Ngày 26-05-2015
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi từ bỏ lòng quyến luyến của cải
LM Trần Đức Anh OP
06:48 26/05/2015
Ngài đưa ra lời cảnh giác trên đây trong bài giảng thánh lễ sáng ngày 25-5-2015 tại Nguyện đường Nhà trọ thánh Marta ở Nội thành Vatican.

Trong bài giảng, ĐTC đã diễn giải bài Tin Mừng về cuộc gặp gỡ của chàng thanh niên giàu có với Chúa Giêsu. Anh ta chăm chỉ giữ các giới răn nhưng khi Ngài mời gọi anh ta bán của cải để đi theo Ngài, thì anh ta buồn rầu bỏ đi. Trước tình trạng đó, Chúa nói: ”Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Trời”.

ĐTC nhận xét rằng: ”Thế là niềm vui và hy vọng nơi chàng thanh niên giàu sang ấy tan biến, vì chàng ta không muốn từ bỏ của cải của mình. Sự quyến luyến của cải là khởi đầu mọi thứ hư hỏng, ở mọi người: hư hỏng bản thân, hư hỏng trong kinh doanh, cả thứ hư hỏng cỡ nhỏ trong thương mại, hư hỏng của những người giảm bớt cân lượng đúng đắn, hư hỏng chính trị, hư hỏng trong giáo dục.. Tại sao? Vì những người sống gắn bó với quyền lực, giàu sang của mình thì tưởng mình đang ở trên thiên đàng rồi. Họ khép kín, không có chân trời, không có hy vọng. Rốt cục họ phải rời bỏ tất cả”.

ĐTC nhắc lại một khu phố ngài đã thấy trong thập niên 1970, khu phố của những người giàu sang, họ phải xây hàng rào chung quanh để bảo vệ chống lại trộm cắp... Sống không có chân trời là một cuộc sống son sẻ, sống không có hy vọng là một cuộc sống buồn thảm. Sự quyến luyến với của cải làm cho chúng ta buồn thảm và son sẻ. Tôi nói ”quyến luyến” chứ không nói ”quản trị tốt của cải”, vì của cải là điều để mưu công ích cho mọi người. Nếu Chúa ban của cải cho một người là để họ mưu ích cho tất cả mọi người, chứ không phải cho bản thân họ mà thôi, không phải để họ khép kín của cải trong tâm hồn, để rồi trở nên hư hỏng và buồn sầu”.

ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Của cải mà không có lòng quảng đại làm cho chúng ta tưởng mình quyền năng, như Thiên Chúa. Nhưng rốt cục chúng tước đoạt của chúng ta điều tốt đẹp nhất, là niềm hy vọng”
 
Tóm tắt sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế Giới truyền giáo
LM Trần Đức Anh OP
21:46 26/05/2015
VATICAN. Trong Sứ điệp nhân ngày Thế giới truyền giáo lần thứ 89, ĐTC Phanxicô đặc biệt khuyến khích người trẻ và giáo dân dấn thân truyền giáo.

Ngày thế giới truyền giáo năm nay sẽ được cử hành vào Chúa Nhật 18-10 tới đây. Trong Sứ điệp công bố Chúa Nhật 24-5-2015, lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, ĐTC khẳng định rằng người trẻ có khả năng làm chứng tá can đảm, có những công trình quảng đại và nhiều khi đi ngược dòng. Ngài mời gọi họ đừng để bị tước đoạt mất giấc mơ truyền giáo đích thực, theo Chúa Giêsu, và chấp nhận hiến thân trọn vẹn, vì việc loan báo Tin Mừng, trước khi là điều cần thiết cho những người chưa biết Chúa, thì đã là một nhu cầu đối với những ai yêu mến Chúa”.

ĐTC cũng kêu gọi những người thánh hiến, các tu sĩ nam nữ, khi phục vụ sứ mạng truyền giáo, hãy thăng tiến sự hiện diện của các tín hữu giáo dân, can đảm cởi mở đối với những người sẵn sàng cộng tác vào kinh nghiệm truyền giáo, kể cả trong trường hợp ngắn hạn, vì ơn gọi truyền giáo là điều nội tại ở trong bí tích rửa tội và liên hệ tới tất cả mọi người.

Trong phần đầu của Sứ điệp, ĐTC nhắc nhở rằng truyền giáo không phải là chiêu dụ tín đồ, hay là một chiến lược, nhưng là lòng say mê đối với Chúa Kitô, đối với dân chúng và Tin Mừng. Ngài cũng nhấn mạnh mối liên hệ mật thiết giữa đời sống thánh hiến và sứ vụ truyền giáo. ĐTC nhắc đến điều này trong bối cảnh Năm Đời sống Thánh Hiến đang được cử hành trong toàn Giáo Hội, và năm nay kỷ niệm 50 năm Sắc lệnh Ad Gentes của Công đồng chung Vatican 2 về công cuộc truyền giáo cho dân ngoại.

ĐTC khẳng định rằng ”Ai theo Chúa Kitô thì không thể không trở thành thừa sai. Vì thế, những người thánh hiến được mời gọi lắng nghe Chúa Thánh Linh, và đi tới những biên cương rộng lớn, những ”khu vực ngoại ô” của các miền truyền giáo, nơi mà Tin Mừng chưa được truyền tới cho dân ngoại.

Trong bối cảnh này, ĐTC nói đến một thách đố hàng đầu trong sứ vụ truyền giáo ngày nay là ”tôn trọng nhu cầu của mọi dân tộc, tái khởi hành từ các căn cội của mình và bảo tồn các giá trị của những nền văn hóa liên hệ. Thực vậy, mỗi dân tộc, và mỗi nền văn hóa đều có quyền được giúp đỡ trong truyền thống của họ, để hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa và đón nhận Tin Mừng. Ngoài ra, những người ưu tiên được đón nhận lời loan báo ấy chính là những người nghèo, những người bé nhỏ, yếu đau, bị coi rẻ và lãng quên, vì có một mối liên hệ không thể tách rời giữa đức tin và người nghèo”.

Với ý hướng đó, ĐTC kêu gọi những người thánh hiến hãy bước theo Chúa Kitô trong sự chọn lựa ưu tiên dành cho người nghèo. Đây không phải là một chọn lựa ý thức hệ, nhưng là đồng hóa với người nghèo như Chúa đã làm, từ bỏ việc thực thi mọi quyền lực để trở nên anh em của những người rốt cùng, mang lại cho họ niềm vui Phúc Âm và tình bác ái của Thiên Chúa”.

Sau cùng, ĐTC đề cao tầm quan trọng của sự cộng tác và hợp lực giữa GM Roma và các Hội dòng truyền giáo của Giáo Hội, để bảo đảm tình hiệp thông, để mang lại một hiệu năng lớn hơn cho sứ điệp Tin Mừng và thăng tiến sự tâm đầu ý hiệp, là một hoa trái của chính Chúa Thánh Linh” (SD 25-4-2015)
 
Tài liệu chuẩn bị Đại Hội các Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia 2015: Ánh sáng trong một thế giới tối tăm
TGM Philadelphia
08:47 26/05/2015
Giáo lý chuẩn bị Đại Hội các Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia 2015

TÌNH YÊU LÀ SỨ MỆNH CỦA CHÚNG TA
ĐỂ GIA ĐÌNH SỐNG DỒI DÀO


BÀI BẢY: ÁNH SÁNG TRONG MỘT THẾ GIỚI TĂM TỐI

Ở tình trạng tốt nhất của hôn nhân, gia đình chính là trường học dạy yêu thương, công bằng, lòng trắc ẩn, sự thứ tha, sự tương kính, đức kiên nhẫn và đức khiêm tốn giữa lòng một thế giới tăm tối bởi thói ích kỷ và những xung đột. Theo những đường hướng này, gia đình dạy chúng ta biết cách sống làm người. Tuy nhiên, nhiều cám dỗ cứ xuất hiện cố gắng dụ dỗ chúng ta quên đi rằng người nam và người nữ được tạo dựng nên để sống giao ước và hiệp thông với nhau. Sự nghèo đói, sự giàu có, văn hóa phẩm khiêu dâm, việc ngừa thai, những thứ triết lý và văn hóa lầm lạc, tất cả đều có thể tạo nên những bối cảnh thách đố hoặc đe dọa đời sống gia đình lành mạnh. Hội Thánh chống lại những thứ này để bảo vệ gia đình.

Hậu quả của sự Sa ngã

113. Chúng ta là những thụ tạo đã sa ngã. Chúng ta không luôn luôn yêu thương đúng như chúng ta phải yêu thương. Nhưng nếu chúng ta nhìn nhận và xác định tội lỗi của mình, chúng ta có thể chừa bỏ được chúng.

114. Chúng ta có thể nhận thấy chứng cớ sa ngã trong các việc mình làm hằng ngày: nơi trái tim bị phân rẽ của chúng ta, và nơi những chướng ngại chống lại nhân đức rất thường thấy trên đời. "Chế độ tội lỗi" được ta “cảm nhận ngay trong những tương quan giữa người nam và người nữ. Sự kết hợp của họ luôn bị đe dọa bởi sự bất hòa, óc thống trị, sự bất trung, lòng ghen tương, và những xung đột có thể leo thang đến mức thù hận và chia lìa.

Tình trạng vô trật tự này có thể tự bộc lộ cách sâu sắc nhiều hay ít, và có thể được thắng vượt nhiều hay ít tùy theo hoàn cảnh văn hóa, thời đại, và các cá nhân, nhưng dường như nó mang tính cách phổ biến[1].

115. Tài liệu Chuẩn bị Thượng Hội đồng Giám mục Ngoại thường 2014 về " Các Thách đố Mục vụ đối với Gia đình trong Bối cảnh Phúc âm hóa" đưa ra một con số rất lớn những vấn đề toàn cầu:

Nhiều hoàn cảnh mới đòi hỏi Hội thánh phải quan tâm và chăm sóc mục vụ bao gồm: hôn nhân hỗn hợp hay hôn nhân khác đạo, các gia đình có cha mẹ đơn thân, nạn đa thê, hôn nhân với hệ lụy về của hồi môn, đôi khi được hiểu như giá mua người phụ nữ, hệ thống giai cấp, một thứ văn hóa chủ trương không cần sự cam kết và một giả định mối liên kết hôn nhân có thể là nhất thời ; các hình thức chủ nghĩa nữ quyền thù địch với Hội thánh; tình trạng di cư và việc định nghĩa lại chính ý niệm gia đình; chủ nghĩa đa nguyên theo thuyết tương đối trong quan niệm hôn nhân; ảnh hưởng của truyền thông trên nền văn hóa đại chúng liên quan đến cách hiểu về hôn nhân và đời sống gia đình; những khuynh hướng tư tưởng tiềm ẩn trong các dự luật nhằm hạ thấp quan niệm về tính vĩnh viễn và lòng trung thành trong giao ước hôn nhân; hiện tượng mang thai hộ ngày càng nhiều); và những lối giải mới về điều được xem là nhân quyền[2].

Các Vấn đề và bối cảnh kinh tế

116. Sự nghèo đói và khó khăn kinh tế xói mòn hôn nhân và đời sống gia đình trên khắp thế giới.

Một ngày nọ, chỉ vào một tấm bảng giữa đám đông tại Quảng trường thánh Phêrô lúc nguyện kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Tôi đọc thấy ở đó hàng chữ lớn "Người nghèo không thể chờ đợi". Thật là hay! Điều này làm tôi nghĩ đến Chúa Giêsu sinh ra trong một chuồng bò. Ngài đâu có được sinh ra dưới một mái nhà. Sau đó, Ngài đã phải vượt biên, lánh sang Ai Cập để thoát thân. Rồi Ngài trở về nhà mình tại Nadarét. Và hôm nay, khi đọc thấy những gì viết ở đó, tôi nghĩ đến bao gia đình không nhà không cửa, hoặc vì họ đã chẳng bao giờ có được một mái ấm, hoặc vì họ đã bị mất đi do vô số lý do. Gia đình và mái ấm đi đôi với nhau. Vun đắp một gia đình mà không được sống trong một mái nhà, thật rất khó khăn.

Tôi mời gọi tất cả mọi người (các cá nhân, các định chế xã hội, các giới chức thẩm quyền) hãy làm hết sức có thể để mỗi gia đình có được một mái nhà[3].

117. Đồng thời, các dữ liệu khoa học xã hội cho thấy những cuộc hôn nhân và những gia đình ổn định dễ vượt qua sự nghèo khổ, cũng như sự nghèo khổ vẫn có thể tác hại cho các cuộc hôn nhân và gia đình ổn định. Các cuộc hôn nhân và gia đình vững mạnh tạo nên hy vọng, và hy vọng dẫn tới mục đích và thành tựu. Sự kiện này gợi lên một cung cách mà một niềm tin Kitô kiên vững sẽ đem lại những hệ quả cụ thể cũng như thiêng liêng. Giúp đỡ các gia đình phá vỡ những vòng luẩn quẩn, và biến đổi chúng thành những chu kỳ đạo đức, là một lý do để Hội thánh quan tâm đến các hoàn cảnh kinh tế cũng như những hoàn cảnh thiêng liêng trong cuộc sống chúng ta.

118. Đức Bênêđictô XVI, trong Thông Điệp cuối cùng của mình, "Bác Ái trong Chân Lý", nhấn mạnh đến "các mối liên hệ sâu xa giữa đạo đức sự sống và đạo đức xã hội”[4]. Ngài nhận xét rằng : "Gia đình cần có một mái ấm, công ăn việc làm và một sự nhìn nhận đúng đắn hoạt động tại gia của cha mẹ, khả năng cho con cái ăn học, và chăm sóc sức khỏe cơ bản cho mọi người"[5]. Đức Giêsu Kitô chăm sóc con người toàn diện. Chính Người không xa lạ với cảnh nghèo khổ và cũng phát xuất từ một gia đình vốn đã một lần phải đi tị nạn[6]; giờ đây Người kêu gọi Hội thánh Người bày tỏ tình liên đới với các gia đình gặp cảnh ngộ tương tự[7].

119. Nói cách khác, nếu chúng ta nói chúng ta quan tâm đến gia đình, chúng ta cần chăm sóc người nghèo. Nếu chúng ta chăm sóc người nghèo, chúng ta sẽ phục vụ các gia đình.

120. Nền kinh tế siêu tư bản toàn cầu hiện nay cũng tác hại cho các tầng lớp trung lưu và người giàu có. Chẳng hạn, nền văn hóa đại chúng xem tình dục như một thứ hàng hóa. Việc tiếp thị của các tập đoàn tạo nên một thứ ham muốn khôn cùng thích những kinh nghiệm mới mẻ, một bầu khí thích thường xuyên đi rong ruổi và ham muốn không ngơi. Cuộc sống trong các nền văn hóa thị trường hiện đại trở thành một cuộc vật lộn trước các thứ âm nhạc giải trí hỗn tạp, tiếng ồn, và những thèm khát khôn nguôi, tất cả những thứ này phá vỡ sự ổn định của gia đình và càng nuôi dưỡng ý thức rằng mình được quyền. Thường xuyên sống trong thị trường như thế có thể cám dỗ chúng ta nghĩ rằng một khi chúng ta ước muốn điều gì, mà điều ấy có được sự đồng thuận, và mình có khả năng tài chánh để chi trả, thì chúng ta được quyền có điều đó. Thứ cảm thức mình được quyền làm mọi sự ấy là một ảo tưởng có tính hủy diệt, một thứ nô lệ cho thị dục, làm giảm thiểu sự tự do của chúng ta để sống theo đức hạnh. Không chấp nhận các giới hạn, chúng ta cứ khăng khăng đeo đuổi những thị dục của mình, càng làm cho nhiều vấn đề, về đời sống vật chất cũng như tinh thần, trong thế giới ngày nay thêm trầm trọng.

Tại sao Văn hóa phẩm Khiêu dâm và thủ dâm là điều sai trái

121. Xem tính dục như một thứ hàng hóa cũng luôn kèm theo hệ lụy xem con người cũng là một thứ hàng hóa. Văn hóa phẩm khiêu dâm (thường đi liền với nạn buôn người ác nghiệt) ngày nay đang là một đại dịch, không chỉ trong nam giới mà cả nữ giới ngày càng tham gia đông đảo. Kĩ nghệ siêu lợi nhuận toàn cầu này có thể xâm nhập bất cứ nhà nào chỉ qua chiếc máy tính và truyền hình cáp. Văn hóa phẩm khiêu dâm dạy cho khách tiêu dùng của nó thói sống ích kỉ, dạy cho những ai dùng nó xem người khác như món đồ để thỏa mãn những ham muốn của mình mà thôi.

122. Đối với mỗi người chúng ta, việc học tập đức tính kiên nhẫn, quảng đại, bao dung, cao thượng và các mặt khác của bác ái yêu thương hi sinh quả là một sự khó khăn. Văn hóa phẩm khiêu dâm càng làm cho người ta khó biết quên mình vì tha nhân và khó sống theo giao ước của Thiên Chúa, cả đối với những người không thường xuyên xử dụng. Thủ dâm là sai trái cũng vì những lí do tương tự. Khi một người ‘hưởng dùng’ hoặc có lí do dùng văn hóa phẩm khiêu dâm hoặc phải dùng đến sự thủ dâm, thì người ấy đã tự tước bỏ đi khả năng hi sinh từ bỏ mình, sống tính dục trưởng thành, và khả năng sống thân mật đích thực với người phối ngẫu. Không có gì lạ vì các thứ sản phẩm khiêu dâm lại có vai trò khá lớn làm đổ vỡ nhiều cuộc hôn nhân ngày hôm nay. Văn hóa khiêu dâm và thủ dâm cũng có thể tấn công vào ơn gọi những người độc thân, có lẽ chính bởi vì những người ấy đã sống quá tách biệt trong chốn riêng tư.

Tại sao ngừa thai là sai trái

123. Cách tương tự, việc ngừa thai cũng đưa chúng ta tới chỗ coi ham muốn tình dục là một điều chúng ta được quyền. Việc ngừa thai làm cho kẻ thực hành nó coi sự ham muốn hành vi tình dục là điều tự biện minh được. Khi tách biệt việc truyền sinh khỏi sự kết hợp vợ chồng, ngừa thai làm lu mờ đi và cuối cùng xói mòn lý do căn bản của hôn nhân.

124. Các đôi vợ chồng ngừa thai có thể hành động như vậy với ý ngay lành. Nhiều cặp từng trải tin rằng việc ân ái có sử dụng biện pháp ngừa thai là càn thiết đẻ bảo vệ hôn nhân của họ, hoặc cho rằng việc ân ái có ngừa thai thì vô hại mà cũng không làm thiệt hại ai. Nhiều cặp quá quen với ngừa thai đến nỗi có vẻ bất bình khi nghe giáo huấn Hội thánh về lãnh vực này.

125. Nhưng đối với một cặp vợ chồng mà thực sự tìm kiếm sự tự do nội tâm, sự tự hiến cho nhau, và một tình yêu biết hi sinh quên mình, vốn là những điều giao ước Thiên Chúa mời gọi tất cả chúng ta sống, thì khó hình dung được rằng ngừa thai là cần thiết và cốt yếu theo một nghĩa nào. Hội thánh tin rằng thái độ ngừa thai ngoan cố đó dựa trên những huyền thoại về gia đình không có thực. Đức Giáo Hoàng Piô XII giải thích như sau :

Có những người viện lẽ rằng hạnh phúc trong hôn nhân tùy thuộc trực tiếp vào việc tạo khoái cảm cho nhau trong quan hệ vợ chồng. Không phải vậy đâu. Thật ra, hạnh phúc trong hôn nhân tùy thuộc trực tiếp vào sự kiện đôi vợ chồng tôn trọng nhau, ngay cả khi họ quan hệ thân mật vợ chồng.[8]

126. Nói cách khác, quan điểm cho ngừa thai là cần thiết hay hữu ích xuất phát từ một giả thuyết mơ hồ. Từ cội rễ của nó, một hôn nhân hạnh phúc (kiểu kéo dài bền vững suốt đời) có nhiều điểm chung với khả năng sống quảng đại, kiên nhẫn và hiến thân của người sống đời độc thân thánh hiến hơn điều mà Đức Piô XII gọi là ‘chủ trương khoái lạc tinh chế’ (refined hedonism)[9]. Gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc đến Thánh Gia khi đề cao các đức tính quảng đại và tự do nội tâm, là điều kiện làm cho một cuộc hôn nhân tốt đẹp:

Thánh Giuse là con người luôn lắng nghe tiếng Thiên Chúa. Tự sâu thẳm ngài nhạy cảm với ý muốn thầm kín của Thiên Chúa. Ngài là một con người chăm chú lắng nghe các thông điệp đến từ sâu thẳm cõi lòng hay từ trời cao. Ngài không mải mê theo đuổi kế hoạch riêng của mình cho đời mình, không để cho cay đắng đầu độc tâm can. Đúng hơn, ngài sẵn sàng đón nhận các tin có thể khiến ngài phải lúng túng. Và vì thế, ngài là một người công chính. Ngài không căm ghét, không để cho cay đắng đầu độc lòng mình.... Do đó, ngài trở nên tự do hơn và cao cả hơn. Bằng cách chấp nhận bản thân theo kế hoạch của Thiên Chúa, thánh Giuse tìm được trọn vẹn con người của mình, vượt trên cả bản thân ngài. Tự do của ngài là ở chỗ từ bỏ ngay cả những gì là mình ... và thái độ nội tâm của ngài hoàn toàn sẵn sàng làm theo thánh ý Thiên Chúa thách thức chúng ta và chỉ cho chúng ta đường đi.[10]

127. Ngừa thai làm lu mờ sự tự do và sức mạnh nội tâm. Trước hoàn cảnh người ta coi thỏa mãn những ham muốn tình dục như là quyền của mình, hoặc là không bao giờ người ta chịu dời lại những ham muốn ấy, ta thấy rõ nhu cầu cần thiết phát triển sự tự do nội tâm. Như một "giải pháp kỹ thuật" đối với điều thực ra là một vấn đề luân lý, việc ngừa thai ‘che giấu vấn đề căn bản liên quan tới ý nghĩa của tính dục con người và nhu cầu làm chủ tính dục một cách có trách nhiệm sao cho việc thực hành tính dục trở thành là một cách diễn tả tình yêu của chính mình.’[11]

Những Lợi ích của Kế hoạch hóa gia đình theo Phương pháp tự nhiê.

128. Chắc hẳn "làm cha mẹ có trách nhiệm" bao gồm sự phân định khi nào thì nên có con. Những lý do nghiêm túc, xuất phát từ "những điều kiện thể lý, kinh tế, tâm lý và xã hội", có thể đưa hai vợ chồng tới "quyết định không có thêm con nữa trong một thời gian hoặc trong một thời gian vô hạn định”[12].

129. Các cặp vợ chồng Công Giáo trong tình trạng này cần đến những người giảng dạy, tham vấn hay bạn hữu có khả năng giúp huấn luyện và nâng đỡ họ kế hoạch hóa gia đình theo Phương pháp tự nhiên (Natural Family Planning). Các giáo xứ và giáo phận cần phải làm cho việc trợ giúp này thành một mục vụ ưu tiên và dễ tiếp cận. Nói cho sâu xa, một cặp vợ chồng sẽ sống được giáo huấn Công Giáo néu như họ được hướng dẫn thiêng liêng, được chỉ dẫn thực tế và được bạn bè hỗ trợ. Giáo dân, linh mục, giám mục, hết thảy đều có trách nhiệm tạo nên những điều kiện khả thi này.

130. Nếu một cặp vợ chồng, với lòng quảng đại, sau khi cầu nguyện và suy nghĩ thân thành, nhận định rằng lúc này không phải là thời gian Thiên Chúa kêu gọi họ có thêm con cái, thì thi thoảng họ phải kiêng cữ giao hợp, theo Kế hoạch hóa theo Phương pháp Tự nhiên (KHH theo PPTN). Thực hành kế hoạch hóa theo PPTN này đòi các cặp phải đặt ham muốn tình dục ngắn ngủi bên dưới cảm thức lớn hơn về tiếng mời gọi của Chúa trên cuộc đời họ. Làm chủ được ý chí và những ham muốn của mình là một trong nhiều cách mà KHH theo PPTN và việc ngừa thai rất là khác nhau, cả về mặt khách quan và mặt kinh nghiẹm chủ quan. KHH theo PPTN là một con đường đi theo Chúa trong đời hôn nhân, vừa thân mật vừa đòi hỏi, có một vẻ đẹp ngầm và sâu sắc.

131. KHH theo PPTN đặt tiền đề trên vẻ đẹp và sự cần thiết của ái ân vợ chồng. Bởi vì nó cũng dựa trên việc tiết dục từng giai đoạn nhằm bảo đảm các lần sinh nở cách quãng. KHH theo PPTN kêu gọi các cặp vợ chồng giao tiếp với nhau và biết tự chủ. Cũng như mối liên kết hôn nhân, KHH theo PPTN định hình và khuôn các ham muốn tình dục vào kỉ luật. Chính ý tưởng một vợ một chồng giả thiết trước là những người nam nữ sa ngã về tình dục có thể kiên trì khuôn phép dần những ham muốn đi rong, và học biết cách đối xử với người phối ngẫu của mình một cách quảng đại và trung thành. Theo cách này, việc tiết dục định kì mà KHH theo PPTN đòi hỏi có tác dụng làm thêm sâu đậm và thăm dò mức độ dấn thân đôi bạn sống. KHH theo PPTN không bảo đảm có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, cũng không miễn trừ cho một cuộc hôn nhân khỏi mọi đau khổ thông thường của hôn nhân, thế nhưng, KHH theo PPTN là một cố gắng xây dựng gia đình trên đá chứ không phải trên cát.

Ngừa thai làm hôn nhân trong xã hội càng thêm rối rắm

132. Như Hội thánh đã tiên báo gần 50 năm trước, ngừa thai không những làm xói mòn hôn nhân, nhưng còn gây ra những hậu quả tai hại khác trong xã hội[13]. Việc ngừa thai nhan nhản khắp nơi có nghĩa là ít người có thói quen tiết dục và tự chủ. Theo hướng này, ngừa thai đã khiến việc sống độc thân khó được chấp nhận hơn đối với người thời nay, và vì thế khiến cho đời hôn nhân hay những lối sống đôi lứa lãng mạn khác xem ra ngầm hiểu như là không thể tránh khỏi. Khi sự thể là như thế thì tất cả đời sống xã hội của một cộng đồng bị biến dạng. Và trong mức độ ngừa thai làm cho người ta không thể đón nhận việc sống độc thân, ơn gọi linh mục và tu sĩ trẻ càng thiếu hụt. Ngừa thai tràn lan cũng xem ra làm cho người ta càng dễ chấp nhận cách hời hợt tình dục ngoài hôn nhân (trước hoặc ngoài hôn nhân), như thể chuyện ân ái chẳng gây ra hậu quả nào. Và dĩ nhiên, có nhiều lý lẽ tương tự biện minh cho sự thực hành tính dục không con cái, biện minh cho ngừa thai, cũng áp dụng vào việc phá thai dễ dãi, nhưng kéo theo những hậu quả còn tệ hại hơn và tàn bạo hơn nhiều.

133. Khi tách biệt tính dục với truyền sinh, ngừa thai sẽ khuyến khích một thứ văn hóa đặt tiền đề của hôn nhân chỉ dựa trên tình bạn sống theo cảm xúc và khoái lạc. Tầm nhìn hạn hẹp và rối loạn này càng làm người ta thêm bối rối không hiểu bản chất đích thực của hôn nhân là gì, đang khi đó càng tạo nên li dị nhiều hơn và phổ biến hơn, như thể hôn nhân chỉ là một hợp đồng có thể xé bỏ và thương thảo lại. Như Đức Thánh Cha Phanxicô nói gần đây :

Gia đình đang trải qua một khủng hoảng văn hóa sâu xa, giống như kinh nghiệm của mọi cộng đồng và mối liên kết xã hội khác ... Hôn nhân bây giờ có khuynh hướng được xem như một hình thái thỏa mãn tình cảm đơn thuần, và có thể được xây dựng theo mọi cách hoặc có thể bị thay đổi tùy tiện. Nhưng sự đóng góp không gì thay thế được của hôn nhân cho xã hội vượt lên trên các tình cảm và nhu cầu nhất thời của cặp vợ chồng. Như các giám mục Pháp đã dạy, hôn nhân không phát sinh "từ cảm xúc yêu đương vốn tự bản chất là phù du, nhưng từ nghiã vụ sâu xa được nhìn nhận bởi hai vợ chồng vốn chấp thuận tiến tới một đời sống hiệp thông trọn vẹn"[14]

Tại sao Hội thánh không tán thành cái được gọi là ‘Hôn nhân đồng tính’

134. Đặt tiền đề cho hôn nhân chủ yếu như sự thỏa mãn tình dục hay cảm xúc, là một bước thuận tiện hơn cho việc tách biệt tính dục ra khỏi việc truyền sinh, cũng tạo lý lẽ biện minh cho kết hợp đồng tính. Trong một số quốc gia hiện nay, có những phong trào đòi định nghĩa lại hôn nhân, như thế hôn nhân có thể bao gồm bất cứ một quan hệ tình cảm sâu đậm hay tình dục giữa những người lớn bất kì cùng ưng thuận nhau. Nơi nào mà li dị và ngừa thai đã trở thành một tập quán, và quan điểm về hôn nhân xét lại đó đã ăn sâu trong xã họi, thì bước kế tiếp có thể là đón nhận ‘hôn nhân đồng tính’.

135. Về ý tưởng ‘hôn nhân’ đồng tính, như đã được nhiều người biết đến, Hội thánh từ chối chúc lành và không nhìn nhận sự kết hợp ấy là một hôn nhân. Điều này không hàm ý bất cứ một phỉ báng hay thiếu quí trọng nào đối với những tình bạn hay tình yêu của những người đồng tính. Vì cần phải rõ ràng về điểm này ngay trong tập giáo lý này, Hội thánh Công Giáo xác định là mọi người đều được kêu gọi trao ban và đón nhận tình yêu thương. Tình bạn khiết tịnh, gắn kết, biết hi sinh giữa những người đồng giới cần phải được quí trọng. Bởi vì người Công Giáo phải dấn thân sống tình yêu, hiếu khách, liên đới với nhau và trong khi "đỡ đần gánh nặng cho nhau"[15], Hội thánh ở mọi cấp đều muốn nuôi dưỡng và ủng hộ những cơ hội xây dựng tình bạn trong sáng, luôn cố gắng liên đới với những ai không thể kết hôn vì bất cứ lý do nào.

136. Tình bạn đích thực là một ơn gọi có từ ngàn xưa và đáng kính. Thánh Alfred Rievaulx đã nhận xét là ước muốn có một người bạn phát xuất từ trong sâu thẳm của tâm hồn.[16] Bạn hữu đích thật thì đem lại "hoa trái" và sự "ngọt ngào" khi họ giúp đỡ nhau đáp lại Thiên Chúa, khích lệ nhau sống Tin Mừng"[17]. Dẫu tình bạn phát sinh giữa những người đồng giới hay khác giới, nó vẫn là một điều thiện hảo lớn lao cho tất cả. Tình bạn đưa tới sự hiệp thông thiêng liêng"[18].

137. Nhưng, và cũng cần phải xác định rõ ràng ở đây, khi người Công Giáo nói đến hôn nhân, là chúng ta đang đề cập tới một điều gì khác biệt so với các quan hệ tình yêu đặc biệt mãnh liệt, cả khi tình yêu này sâu đậm và chịu hi sinh trong thời gian lâu dài. Tình cảm thân mật, mãnh liệt, lâu dài chưa đủ để làm thành một cuộc hôn nhân. Hôn nhân, như thật sự đã được nhìn nhận ở khắp nơi cho đến thời gian rất gần đây tại Tây Phương, đặt tiền đề trên các bổn phận vốn xuất phát từ những khả thể và thách đố do năng lực sinh sản của một người nam và một người nữ đặt ra.

138. Hội thánh mời gọi mọi người nam cũng như nữ nhìn tính dục của mình như một khả thể ơn gọi. Một người trưởng thành dù nam hay nữ thì biết đặt cho chính mình một số câu hỏi: Thiên Chúa đang kêu gọi tôi hội nhập giới tính của mình vào kế hoạch Ngài dành cho đời tôi như thế nào? Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, số phận của chúng ta là phải luôn sống hiệp thông, hi sinh, phục vụ và yêu thương. Câu hỏi đặt ra cho mỗi người chúng ta là chúng ta sẽ dâng hiến như thế nào các khía cạnh tính dục của đời sống mình, trong hôn nhân hay trong cộng đoàn độc thân dâng hiến. Cả dục tình cũng như tình cảm lãng mạn trong cả hai trường hợp này đều không có quyền tối thượng hay độc lập. Trong cả hai trường hợp, chúng ta chắc chắn được mời gọi hi sinh, vốn là điều chúng ta có lẽ sẽ không tự lựa chọn nếu như chúng ta tự quyết định cho thân phận mình.

Bối cảnh triết lý, pháp lý và chính trị của hôn nhân ngày nay

139. Những tranh luận liên quan đến việc định nghĩa lại hôn nhân, bao gồm các vấn đề về ‘hôn nhân’ đồng tính, khơi lên những vấn đề pháp lý và chính trị. Trong lãnh vực học thuyết chính trị và thần học, người Công Giáo nói đến hôn nhân như một định chế tiền chính trị.[19] Nói một cách khác, về mặt pháp lý, gia đình “có trước" xã hội dân sự, cộng đồng và nhà nước chính trị, bởi vì gia đình được "tạo lập trực tiếp hơn trong tự nhiên"[20]. Xã hội không phát minh ra hay tạo lập gia đình; đúng hơn, gia đình là nền móng của xã hội. "Gia đình, nơi mà nhiều thế hệ khác nhau cùng có mặt và giúp nhau trở nên khôn ngoan hơn và hòa hợp các quyền lợi riêng của cá nhân với những đòi hỏi khác của đời sống xã hội, chính là nền móng của xã hội”[21]. Công quyền vì thế có bổn phận bảo vệ và phục vụ gia đình.

140. Cho tới thời gian gần đây, quan điểm này về gia đình còn được chấp nhận rộng rãi bởi những người không Công Giáo. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948 nói rằng “gia đình là một cộng đồng tự nhiên và nền tảng của xã hội, và có quyền được xã hội và Nhà Nước bảo vệ”[22]. Nhưng khi nhiều chính quyền phán quyết lại hôn nhân như là một vấn đề thuộc sở thích cá nhân, bỏ qua mọi liên hệ hữu cơ với sự khác biệt giới tính và việc sinh sản, và cổ võ một quan điểm coi hôn nhân chỉ mang tính cách hợp đồng, thì sự đồng thuận nói trên không còn nữa. Ngày nay, nhà nước càng ngày càng tự cho rằng mình có quyền sáng chế ra hôn nhân và định nghĩa lại hôn nhân theo ý mình[23]. Người ta cho rằng gia đình không còn xây dựng xã hội và nhà nước nữa; đúng hơn, ngày nay nhà nước tự cho quyền giám sát và điều khiển gia đình.

141. Một số nhà lập pháp ngày nay đang ra sức biến mặt trái triết lý này thành những luật hôn nhân mới. Thay vì đón nhận hôn nhân như một định chế dựa trên tự nhiên, viễn ảnh mới nhìn hôn nhân như một thực tại vô cùng uyển chuyển, như bị lệ thuộc và có thể bị uốn nắn theo ý muốn chính trị. Hội thánh không có sự chọn lựa nào khác hơn là chống lại chủ nghĩa xét lại này để bảo vệ các gia đình, hôn nhân và các trẻ con.

142. Một xã hội mà nghĩ sai lầm cho rằng hôn nhân luôn luôn là một cái gì có thể thương lượng được, chỉ chịu trách nhiệm trước sự ưng thuận của con người cá nhân, thì xã hội ấy sẽ nhìn hôn nhân chủ yếu như một hợp đồng, như một sự thỏa thuận tự nguyện giữa những cá nhân tự lập có quyền của mình. Thế nhưng, những hợp đồng đơn thuần này không hề giống như một cuộc hôn nhân vốn được đặt nền tảng trên một giao ước của nghĩa tình. Lôgich của những hợp đồng như thế không phải là lôgich của thánh Phaolô nói trong Thư Êphêsô chương 5, theo đó người chồng và người vợ yêu thương nhau theo cung cách của Thập giá. Thứ lập luận đàng sau những hợp đồng khiếm khuyết như thế thì xa lạ với hồng ân hôn nhân như là một bí tích của giao ước.

143. Hội thánh buộc phải chống lại sự lan tỏa của những lý lẽ giả trá về hôn nhân như thế. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận xét:

Liên tục lúc này rồi lúc khác, Hội thánh đã hành động như một trung gian đi tìm giải pháp cho những vấn đề làm mất sự bình an, sự hài hòa trong xã hội, về đất đai, về bảo vệ sự sống, quyền con người, quyền công dân, và các thứ khác nữa. Và các trường học và các đại học Công Giáo trên thế giới đã thực hiện được bao nhiêu điều rất tốt đẹp! Đó là một điều tốt lành. Tuy nhiên, chúng ta thấy thật khó để làm cho người ta hiểu rằng: khi chúng ta khơi lên những vấn đề khác mà dư luận quần chúng khó chấp nhận hơn, là chúng ta đang hành động do trung thành với chính cũng những xác tín liên quan đến phẩm giá con người và công ích[24].

144. Như đã nói khi bắt đầu các bài giáo lý này, tất cả mọi giáo huấn của Hội thánh về hôn nhân, gia đình và tính dục đều bắt nguồn từ Chúa Giêsu. Thần học luân lý Công Giáo là một tường thuật mạch lạc thỏa mãn những vấn đề sâu xa nhất của nhân loại – một chuyện kể độc nhất và thống nhất bắt nguồn từ những xác tín Kitô giáo căn bản về tạo thành và giao ước của Thiên Chúa, sự sa ngã của loài người, việc Đức Kitô nhập thể, cuộc sống, chịu đóng đinh và phục sinh. Các giáo huấn này kéo theo những cái giá phải trả và những đau khổ dành cho tất cả những ai muốn làm môn đệ Chúa Giêsu, nhưng các giáo huấn này cũng mở ra những cơ hội mới cho vẻ đẹp và sự triển nở của con người.

145. Khi bản chất đích thực của hôn nhân bị xói mòn hoặc ít được hiểu biết, gia đình sẽ bị suy yếu đi. Khi gia đình suy yếu, tất cả chúng ta sẽ sa đà vào một thứ cá nhân chủ nghĩa thô bạo. Chúng ta cũng dễ dàng mất đi nhân đức dịu hiền của Đức Kitô và kỉ luật của giao ước Người. Khi gia đình vững mạnh (tức là khi gia đình tạo được không gian cho vợ chồng và con cái thực hành nghệ thuật hiến thân theo mẫu mực của giao ước Thiên Chúa) thì lúc đó ánh sáng sẽ soi chiếu vào thế giới tối tăm. Trong ánh sáng này, bản chất thật của con người sẽ được hiển thị . Đó là lí do tại sao Hội thánh chống lại những bóng tối đang đe dọa gia đình.

146. Tất cả chúng ta đều đã sa ngã. Sự hỗn loạn nơi mỗi một người và nơi hết mọi trái tim con người đều có một bối cảnh xã hội và những hậu quả xã hội. Sự hiệp thông mà chúng ta đã được tạo dựng để tham dự bị đe dọa bởi chính các ước muốn vô trật tự, tình trạng kinh tế, văn hóa phẩm dâm ô, việc ngừa thai, ly dị, và sự hỗn độn về pháp lý hay tri thức của chúng ta. Nhưng tình yêu là sứ mệnh của chúng ta, và Hội thánh đang tìm kiếm một cuộc sống xã hội mới, một cộng đoàn đặt tiền đề trên tình thương, sự quảng đại, sự tự do và trung thành của Chúa Giêsu. Nhiều tác vụ của Hội thánh thúc đẩy nền văn hóa sự sống, như trợ giúp người nghèo, hỗ trợ việc kế họach hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên, hay xây dựng một triết lý phù hợp hơn cho pháp luật. Khi người Công Giáo chống lại ly dị, hay "hôn nhân" đồng tính, hoặc những sự xét lại luật về hôn nhân gây rối ren, là chúng ta cũng nhận trách nhiệm vun xới những cộng đồng chuyên giúp đỡ và yêu thương.

Câu Hỏi Thảo Luận

a) Hãy giải thích những mối liên hệ giữa việc Hội thánh chăm sóc người nghèo và giáo huấn của Hội thánh về tính dục và đức khiết tịnh.
b) Đâu là sự khác biệt giữa ngừa thai và kế họach hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên?
c) Mẫu số chung giữa ly dị, ngừa thai và hôn nhân đồng tính là gì ?
d) Có những thách đố nào đối với đức khiết tịnh trong cộng đoàn của anh chị, và giáo dân trong xứ đạo của anh chị cần phải đi đâu để học biết lối nhìn của Hội thánh? Giáo xứ anh chị có thể nâng đỡ những người muốn sống giáo huấn của Hội thánh như thế nào?

[1] GLHTCG, 1606.
[2] Thượng hội đồng Giám mục, Đại hội ngoại thường lần III, tài liệu chuẩn bị “Các thách đố mục vụ trong bối cảnh loan báo Tin Mừng” ,Vatican, 2013.
[3] ĐGH Phanxicô, Kinh truyền tin, 22/12/2013, Vatican
[4] ĐGH Bênêđictô XVI Tđ. Caritas in veritate 2009, s 15.
[5] ĐGH Bênêđictô XVI, diễn văn “ để mừng ngày thế giới về hòa bình” ( 1/1/2008)
[6] Cf Mt 2,13-23.
[7] ĐGH Phanxicô, Kinh truyền tin, 29/12/2013, Vatican.
[8] ĐGH Piô XII, “Bài nói chuyện với những người hộ sinh” 29/10/1951.
[9] ĐGH Piô XII, “Bài nói chuyện với những người hộ sinh” 29/10/1951.
[10] ĐGH Phanxicô, Kinh truyền tin, 22/12/2013, Vatican.
[11] ĐGH Bênêđictô XVI, diễn văn “Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Thông điệp Humane vitae của Đức Phaolô VI” ( 2/10/2008).
[12] HV, 10. Cf. GLHTCG, 2368. Xem thêm số 72 trên đây.
[13] Cf. HV, 17.
[14] EG, 66.
[15] Xem như trên đây s. 68
[16] Thánh Aelred of Rievaul, De Spirituali Amicitia, 1:51.
[17] Thánh Aelred of Rievaul, De Spirituali Amicitia, 45-46.
[18] GLHTCG, 2347. Xem trên đây số 102
[19] Cf. Tóm lược Học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo (HTXHCG), 214.
[20] ĐGH Leo XIII, Tđ. Rerum Novarum (RN),(1891), 13.
[21] GS 52.
[22] LHQ tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, điều 16.
[23] Cf. EG 66.
[24] EG, 65.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến tổng tu nghị dòng Phanxicô
Lm. Trần Đức Anh OP
11:53 26/05/2015
VATICAN. ĐTC Phanxicô nhắn nhủ các tu sĩ dòng Phanxicô sống trọn tinh thần hèn mọn và huynh đệ, thông truyền lòng thương xót, hòa giải và an bình.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 26-5-2015, dành cho 200 tham dự viên Tổng tu nghị dòng Anh em Hèn mọn Phanxicô, nhóm tại Assisi từ ngày 10-5 đến 7-6 tới đây. Trong số các vị có một người Việt là cha Inhaxio Nguyễn Duy Lâm, Bề trên tỉnh dòng Việt Nam. ĐTC nói:

“Trong những ngày suy tư và cầu nguyện, anh em để cho mình được 2 yếu tố thiết yếu trong căn tính của anh em hướng dẫn, đó là hèn mọn và huynh đệ.

- ”Sự hèn mọn kêu gọi ta sống và cảm thấy mình là bé nhỏ trước mặt Thiên Chúa, hoàn toàn tín thác nơi lòng thương xót vô biên của Chúa. Viễn tượng thương xót là điều không thể hiểu được đối với những người không nhận mình là ”hèn mọn”, nghĩa là bé nhỏ, túng thiếu và tội lỗi trước mặt Chúa. Hễ chúng ta càng ý thức điều này, thì chúng ta càng gần ơn cứu độ; hễ chúng ta càng xác tín mình là người tội lỗi, thì chúng ta càng sẵn sàng được cứu độ..

ĐTC nhận xét rằng: ”Đặc tính hèn mọn cũng có nghĩa là ra khỏi mình, ra khỏi những cái khung và quan điểm cá nhân của mình; là đi xa hơn những cơ cấu, những tập tục và an ninh, để chứng tỏ sự gần gũi cụ thể với người nghèo, người túng thiếu, người ở ngoài lề, trong thái độ chia sẻ và phục vụ đích thực”.

- ĐTC nhấn mạnh chiều kích huynh đệ là điều thiết yếu thuộc về chứng tá Tin Mừng. ”Trong Giáo Hội nguyên thủy, các tín hữu Kitô sống tình hiệp thông huynh đệ đến độ trở thành dấu chỉ hùng hồn về sự hiệp nhất và bác ái, đầy sức thu hút. Dân chúng ngạc nhiên khi thấy các tín hữu Kitô hiệp nhất như vậy trong tình thương, sẵn sàng trao ban và tha thứ cho nhau, liên đới trong tình thương xót, tử tế, giúp đỡ lẫn nhau, đồng tâm chia sẻ vui buồn, đau khổ, và những kinh nghiệm sống. Gia đình dòng tu của anh em cũng được kêu gọi diễn tả tình huynh đệ cụ thể ấy, qua sự phục hồi sự tín nhiệm lẫn nhau trong những tương quan với nhau, để thể giới thế và tin, nhìn nhận rằng tình thương của Chúa Kitô chữa lành những vết thương và làm cho hiệp nhất”.

Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC khẳng định rằng ”Trong viễn tượng vừa nói, điều quan trọng là phục hồi ý thức mình là người mang lòng từ bi thương xót, hòa giải và an bình. Anh em sẽ thực thi ơn gọi và sứ mạng này tốt đẹp nếu anh em luôn luôn là một dòng tu ”đi ra ngoài”. Vả lại điều này cũng đáp ứng đoàn sủng của anh em.

Theo ĐTC, những lời nhắn nhủ của thánh Phanxicô về sự sống chung hòa hợp, tránh tranh cãi, không đoán xét người khác, dịu dàng, an bình, khiêm tốn, dịu dàng, khiêm nhường, ăn nói liêm chính với mọi người...”vẫn còn rất thời sự ngày nay, đó là lời ngôn sứ về tình huynh đệ và sự hèn mọn đối với thế giới chúng ta.. Thật là điều rất quan trọng khi sống đời sống Kitô và tu trì không để mình bị mất hút trong những tranh biện và nói hành nói xấu, vun trồng một cuộc đối thoại thanh thản với mọi người, dịu hiền, từ nhân, khiêm tốn, dùng những phương thế nghèo hèn, loan báo an bình và sống tiết độ, hài lòng với những gì được trao tặng. Điều này cũng đòi phải dấn thân quyết liệt trong sự minh bạch, sử dụng của cải hợp với luân lý đạo đức và liên đới, có lối sống điều độ và từ bỏ.”

ĐTC cảnh giác rằng ”Nếu anh em quyến luyến của cải và giàu sang của thế gian này, thì anh em đặt an ninh của mình nơi những của ấy, và chính Chúa sẽ tước bỏ anh em khỏi tinh thần thế tục để bảo tồn gia sản quí giá là sự hèn mọn và thanh bần mà anh em được kêu gọi sống, qua thánh Phanxicô. Hoặc anh em là những người tự nguyện thanh bần và hèn mọn, hoặc anh em rốt cục sẽ bị tước bỏ” (SD 26-5-2015)
 
Top Stories
Vietnam: Remarques et contributions des évêques du Vietnam au projet de loi N° 4 sur les croyances et la religion
Eglises d'Asie
08:57 26/05/2015
Le texte ci-dessous a été élaboré par le Conseil permanent de la Conférence des évêques catholiques du Vietnam, réuni pour cette occasion dans les nouveaux locaux de la conférence épiscopale à Hô Chi Minh-Ville. Il a été envoyé au président de l’Assemblée nationale et au directeur du Bureau des Affaires religieuses, le 4 mai 2015, quelque temps avant que ne s’achève le court délai accordé aux communautés religieuses pour présenter leurs remarques et leurs contributions. Comme on le verra, le verdict des évêques sur le texte gouvernemental est particulièrement sévère. Il ne contient en effet aucune remarque positive. Des chapitres entiers (chapitre 11 et 12) sont rejetés en bloc. En conclusion, les auteurs du texte font part de leur désaccord avec le projet gouvernemental et proposent que celui-ci soit entièrement changé.

La rédaction d’Eglises d’Asie a traduit ce texte dont la version vietnamienne a paru sur le site officiel de la Conférence épiscopale du Vietnam, le 5 mai dernier.

Conférence épiscopale du Vietnam.
Remarques et contributions au projet de loi N° 4 sur les croyances et la religion.

A Monsieur Nguyen Sinh Hung, président de l’Assemblée nationale de la République socialiste du Vietnam,
A Monsieur Pham Ding Truong, directeur du Bureau gouvernemental des Affaires religieuses.


En réponse à la demande de contribution au projet de loi sur les croyances et la religion (que nous nommerons désormais le projet n° 4), nous, les membres du Conseil permanent, au nom de la Conférence des évêques du Vietnam, nous vous présentons les remarques et propositions suivantes :

I. Remarques générales

Le projet de loi N° 4 n’indique pas clairement quel est son objectif. Les lois sont en effet créées pour garantir les droits de l’homme, pour établir l’égalité entre les organisations, les individus qui ont l’occasion de contribuer au développement commun du pays. Elles sont aussi créées pour apporter la concorde à l’intérieur de la société ainsi que dans la communauté nationale.

La condition décisive pour que la concorde soit présente au sein de la communauté nationale, c’est que les gens du peuple puissent réaliser pleinement leur humanité, à savoir (Ndt – selon la maxime confucéenne) : « Qu’ils se corrigent eux-mêmes, gèrent leurs familles, gouvernent leur pays », en suivant pour cela le mandat du ciel, en profitant des conditions favorables d’ici-bas, et en établissant la paix de l’humanité. « Le mandat du ciel », c’est le dessein du ciel ; « les conditions favorables ici-bas » correspondent à la tradition culturelle et morale de notre pays ; « la paix de l’humanité », c’est la paix au cœur de l’homme, au sein du sentiment religieux de la population.

Dans le texte du projet de loi N° 4, il y a des dispositions législatives qui ne visent qu’à servir l’intérêt des autorités (comme par exemple l’article 9 (1) ou encore les articles traitant de l’enregistrement des religions…). Ces dispositions oublient les intérêts des gens du peuple en ne reconnaissant pas clairement le statut de « personne morale » de l’organisation religieuse.

Le plus grand défaut du projet de loi, c’est l’absence de reconnaissance de l’existence légale d’une organisation religieuse devant la loi vietnamienne. Cette non-reconnaissance empêche l’organisation religieuse d’être une personne morale telle que celle-ci est définie aux articles 84 85 du Code civil de 2005.

D’une façon générale, le projet de loi N° 4 marque un recul considérable en ce qui concerne la liberté de croyances et de religion, apportant davantage d’inquiétudes que d’apaisement chez tous.

II. Un certain nombre de détails

Le projet N° 4 comporte de nombreuses dispositions légales ou des éléments de celles-ci tout à fait insuffisants… Elles ne reflètent pas les bonnes dispositions d’un Etat qui respecte la liberté de croyance et de la religion au sein de la population. Nous nous contenterons ici de présenter les dispositions légales et les éléments de ces dispositions les plus inquiétants.

1. L’article 2, paragraphe 4 n’explique pas clairement ce que signifie l’expression « dispositions de la loi » (2).

2. L’article 6, paragraphe 5B comporte des prescriptions trop générales et trop vagues (3). En effet, il peut y avoir opposition sur la doctrine et la morale entre les conceptions des religions et la politique de l’Etat, comme par exemple en matière d’avortement, de divorce, de mariage homosexuel… C’est pourquoi, sur ce sujet, on ne peut accepter une interdiction pure et simple de ce qui est contraire à la politique de l’Etat.

3. L’article 15 du projet de loi énumère les activités que peuvent mener les organisations religieuses après avoir obtenu l’enregistrement légal. Dans cette liste, il manque les droits nécessaires à la survie de l’organisation religieuse. Dans le paragraphe 1, on se contente de reconnaître le droit « de restaurer et de réformer, le droit d’élever à une catégorie supérieure les ouvrages destinés au culte religieux ». Mais on ne fait aucune mention des droits de propriété et d’utilisation de cet établissement.

4. L’article 18 de la Charte des Nations Unies et l’article 24 de la Constitution de la République socialiste du Vietnam (remaniée en 2013) prescrivent l’une et l’autre : « Tous les hommes jouissent également de la liberté de croyances et de religion ». C’est pourquoi, il faut répondre aux besoins religieux des personnes emprisonnées ; il s’agit là d’une disposition exigée par la charte des Nations Unies et par la Constitution.

5. Article 32. Les congrès et les assemblées des organisations religieuses n’ont pas besoin de l’accord des organes gouvernementaux compétents. En effet, il s’agit là d’une affaire relevant de l’autorité interne de l’organisation religieuse.

7. L’article 38 représente un véritable recul si on le compare avec l’article 22 de l’Ordonnance sur les croyances et les religions ou avec l’article 19 de l’arrêté 92 (4).

8. L’article 49 comporte des exigences trop lourdes et trop astreignantes. Les dignitaires religieux, les clercs, les religieux, les croyants qui participent aux activités des sessions de formation religieuse à l’étranger accomplissent une activité purement religieuse. Ils n’ont pas besoin de recevoir l’accord des organes administratifs de l’Etat. Ce dernier n’a pas besoin de s’immiscer aussi profondément dans les affaires intérieures des religions.

9. L’énoncé de l’article 50 (5) est trop vague (5). Qu’est-ce qu’une organisation religieuse internationale ? Que signifie : « Participer à une organisation religieuse internationale ? » Une prescription aussi vague sera la source de difficultés pour les activités religieuses.

10. L’article 51 au paragraphe 1 déclare : « Les organisations religieuses ont le droit d’organiser les collectes, de recevoir des biens qui leur sont offerts volontairement… » Cet article ignore ou encore limite des activités d’organisation religieuse comme la gestion et l’utilisation de ces biens, les comptes bancaires, l’achat, la vente la cession des établissements religieux en fonction de leurs besoins concrets…

11. Article 52. Les organisations religieuses doivent être libres de leurs activités dans le domaine caritatif, humanitaire et cela, sans qu’il leur soit imposé de quelconques limites.

12. Article 54. Comment faut-il comprendre l’expression « les biens légaux » lorsque les organisations religieuses n’ont pas encore été reconnues comme personnes morales ?

13. Article 66. La disposition concernant la résolution des réclamations et des plaintes ne parle que des plaintes en vue d’un procès, d’une décision administrative, d’une mesure administrative conformément à la loi sur les procédures administratives. Le fait que les organisations religieuses ont le droit de porter plainte devant les tribunaux de toute instance pour défendre leurs intérêts légaux n’a pas été mentionné, par exemple, dans le cas où il y a spoliation des terrains et des établissements religieux.

14. Le chapitre 10 et le chapitre 11 ne respectent pas le droit à la liberté religieuse (6) ; ils témoignent du caractère oppressif des forces que l’Etat fait subir aux organisations religieuses. Ils créent des brèches qui permettront aux organes législatifs d’abuser de leur pouvoir. C’est pourquoi ces deux chapitres sont en contradiction avec l’article 2 du projet de loi N° 4 ainsi qu’avec la Constitution de 1992 et sa refonte de 2013.

III. Propositions

Le projet de loi N° 4 représente un recul par rapport à la Déclaration internationale des droits de l’homme (article 18) et à la Constitution de la République socialiste du Vietnam, amendée en 2013 (article 24). Nous remarquons que le projet de loi N° 4 effectue aussi un retour en arrière si on le compare avec l’Ordonnance sur les croyances et la religion de l’année 2004. Ce projet comporte beaucoup trop de formalités embrouillées, des mécanismes et des chaînes destinées à entraver l’exercice de la religion.

En conséquence, voici quelles sont nos propositions :
- en désaccord avec le projet de loi N° 4 sur les croyances de religion,
- nous proposons d’élaborer à nouveau un autre projet de loi conforme à l’esprit de liberté et de démocratie et portant marque d’une société orientée vers le progrès.

Le nouveau projet devra être soumis à l’appréciation des organisations religieuses. Avant tout, celles-ci devront être reconnues comme des personnes morales et être protégées par la loi.

Fait à Hô Chi Minh-Ville, le 4 mai 2015,
Le Conseil permanent de la Conférence épiscopale du Vietnam

Les notes sont de la Rédaction d'Eglises d'Asie.
(1) L’article 9 est consacré à l’enregistrement des manifestations annuelles des « croyances » (les fêtes folkloriques).
(2) Le paragraphe 4 de l’article 2 explique que l’Etat garantit la liberté de croyance et de religion en fonction des dispositions de la loi (sans définir lesquelles).
(3) Le paragraphe 5 b de l’article 6 sanctionne une prédication qui s’oppose à la loi, à la ligne politique de l’Etat, etc.
(4) L’article 38 prévoit les conditions que doivent remplir les dirigeants religieux pour effectuer un déplacement de responsables religieux.
(5) L’article 50 traite de la participation des catholiques vietnamiens aux organisations religieuses dites « internationales ».
(6) Ces deux derniers chapitres traitent des enquêtes menées par le gouvernement sur les groupes religieux et des sanctions éventuelles.

(Source: Eglises d'Asie, le 26 mai 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Niềm vui tại Gx Mẹ Thiên Chúa mừng Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
Ignatio Phan Đình Long
09:06 26/05/2015
SAIGÒN - Vào buổi chiểu ngày 23/05/2015, Lễ Vọng Chúa Thánh Thần Hiện xuống, Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa đã tổ chức buổi phát quà cho người nghèo và học sinh 2 cấp I, II. Số quà trên của 03 gia đình thuộc 2 Giáo xứ Fatima Bình Triệu và Tân Thành, Tổng Giáo Phận Sài Gòn đóng góp cho.

Hình ảnh

Chính vợ chồng và con cái của 03 gia đình này, tự tay gói quà và phát quà cho người nghèo và học sinh dưới sự chứng kiến của Cha Chính xứ Giuse Nguyễn Công Hoàng và Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ. Giá trị mỗi phần quà không đáng kể, khoảng trên dưới 100.000đ/phần, nhưng ở đây nói lên sự chia sẻ với người nghèo của 03 gia đình nói trên, đặc biệt chính họ đã giáo dục con cái của họ tập nhân đức bác ái, yêu thương và chia sẻ với người nghèo. Những phần quà cho người nghèo gồm: dầu ăn, bột ngọt, đường... và những phần quà cho học sinh gồm: vở bút và nhiều thứ khác.

Sáng ngày 24/05/2015, cùng với toàn thể Giáo Hội Hoàn Vũ, Giáo xự Mẹ Thiên Chúa đã hân hoan Mừng Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Đặc biệt là trong Thánh Lễ hôm nay, cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa đã vui mừng đón nhận thêm 03 tân tòng. Trong số 03 tân tòng này, có một điều rất đặc biệt là một người mẹ vợ tương lai và một chàng rễ tương lai, cùng chịu các Bí Tích Khai Tâm trong cùng một Thánh Lễ.

Sau khi cử hành Bí Tích Rửa Tội và Thêm Sức, Cha Giuse Nguyễn Công Hoàng đã hợp thức hóa cho 2 đôi Hôn phối đã sống trong tình trạng rối lâu nay. Cha Giuse cũng tặng quà cho các tân tòng, trong đó là sách “Đạo Yêu Thương” và Tràng Chuỗi Mân Côi.

Nguyện xin Chúa Thánh Thần ngự đến tâm hồn mỗi người và nơi Giáo xứ chúng con, để chúng con luôn được đổi mới trong cách nghĩ, cách sống, hầu chúng con trở thành nhân chứng cho Chúa Kitô, làm gương sáng cho mọi người lương dân chung quanh để nhiều người tìm và gặp gỡ được Chúa qua chúng con.
 
Thánh Lễ Rước Lễ Lần Đầu và Thêm Sức tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami.
LM. Giuse Nguyễn Kim Long
09:06 26/05/2015
Thánh Lễ Rước Lễ Lần Đầu và Thêm Sức tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami.

Tháng Năm là tháng Giáo Hội dành riêng kính Đức Mẹ, hay còn gọi là tháng Hoa. Tuy nhiên, trong lịch Phụng vụ, tháng 5 cũng có nhiều Lễ Trọng: Lễ Thăng Thiên, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và Lễ Chúa Ba Ngôi.

Hoà trong niềm vui của những ngày Lễ Trọng này, Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami đã tổ chức các Thánh Lễ cho các em Thiếu Nhi Rước Lễ Lần Đầu và Thêm Sức.

Xem Hình

Năm nay, Giáo xứ hân hoan đón chào 33 em Thiếu nhi Rước Lễ Lần Đầu. Các em đã được các Thày cô Giáo lý viên hướng dẫn giáo lý về Chúa Giêsu Thánh Thể trong 2 năm. Để chuẩn bị cho ngày trọng thể, các em cũng được Cha Quản xứ cho xưng tội trước đó. Chúa Nhật 17-05, ngày Giáo Hội mừng Lễ Chúa Thăng Thiên, là ngày vui của các em. Nhìn 33 em trong màu áo trắng như những thiên thần nhỏ tiến lên giữa tiếng hát hân hoan của ca đoàn Thiếu nhi hay còn gọi là Ca đoàn Thiên Thần, mở đầu Thánh Lễ. Trong bài giảng, cha Quản xứ nhắc nhở các em về ý nghĩa của Bí tích Thánh Thể, về tâm tình chuẩn bị rước Chúa Giêsu, người bạn tuyệt vời của các em vào trong tâm hồn. Đến phần rước lễ, các em lần lượt đi lên đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể lần đầu tiên với thái độ thật thánh thiện và dễ thương. Sau Thánh Lễ, các em chụp hình chung với cha chủ tế, thày cô hướng dẫn và đón nhận những phần quà kỷ niệm.

Ngày Chúa Nhật 24-05, Giáo Hội mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và cũng là ngày Khai sinh Giáo Hội. Chúa Thánh là Ngôi Ba Thiên Chúa và là Đấng đến canh tân bộ mặt trái đất. Bảy ơn Chúa Thánh Thần giúp người Ki-tô hữu sống và chu toàn bổn phận của mình. Giáo xứ vui mừng chào đón 24 em Thiếu Nhi, sau khi hoàn tất chương trình Giáo lý căn bản, được lãnh nhận bí tích Thêm sức, chuẩn bị cho lứa tuổi thiếu niên. Trước đó, các em đã tham dự một ngày Tĩnh tâm với chủ để thích hợp do thày Lâm và trưởng Độ hướng dẫn. Các em và phụ huynh cũng có ngày xưng tội và ngày tập nghi thức. Đức Cha Fernando Isern, một Giám mục về hưu đang ở Miami, đã thay mặt Đức TGM Wenski đến cử hành Thánh Lễ. Sau Thánh Lễ, các em chụp hình chung với Đức GM, cha Quản xứ và rồi từng em chụp hình với Đức Cha.

Cảm tạ Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang và Thánh cả Giuse, đã ban cho Giáo xứ chúng con những ngày lễ thật sốt sắng và tràn đầy niềm vui.

LM. Giuse Nguyễn Kim Long
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thời gian là thông điệp của Thiên Chúa.
Pt Huỳnh Mai Trác
06:49 26/05/2015

“Trong thời gian này” có nhiều người Kitô hữu “đang tử vì đạo vì danh Chúa Giêsu” và đang chịu đựng thử thách một cách vui vẻ, dù là chịu cảnh bị giết hại . Và luôn luôn là vì “lòng yêu mến Chúa Giêsu”.
Vấn đề được đặt ra là “các luật sĩ không chấp nhận lời loan báo, lời tiên tri về Chúa Giêsu Kitô”. Đặc biệt là câu 33, nói về các luật sĩ đã nổi giận khi các thánh Tông đồ loan báo về Chúa Giêsu và muốn đem các ngài đi giết. Nhưng “trong lúc đó, khi họ sẵn sàng đem các ngài ra ngoài để ném đá, một người Pharisiêu đứng lên giữa Hội trường “.
Đó là một cử chỉ rất “quan trọng”, Đức Giáo Hoàng nhận xét, bởi vì “không phải tất cả mọi người Pharisiêu đều xấu”. Và đoạn trích sách Công vụ Tông đồ nói về ông Gamaliel, “một người có uy thế về luân lý đã ra lệnh thả các Tông đồ và nói rằng :” Chúng ta đã thấy nhiều cuộc cách mạng, họ tự xưng là đấng cứu thế và đã kết thúc như thế nào? Tự nó tự hủy diệt . . .
Lời đề nghị của Gamaliel cũng có giá trị cho các tín hữu hôm nay, Đức Giáo Hoàng xác định :”Khi chúng ta có điều gì hay có ý nghĩ trái lại ý tưỡng của người nào và chúng ta không tham khảo ý kiến trước, và để sự bực tức càng ngày càng lớn dần, lớn dần đến lúc bùng nổ : bùng nổ trong lời chưởi rủa, trong chiến tranh, và biết bao điều xấu xa sẽ xẩy ra”. Vậy, thuốc chữa mà Gamaliel đưa ra là: ”Hãy dừng lại, hãy dừng lại”. Lời khuyên của ông là” Chờ đợi thời gian sẽ trả lời”.
Đúng như thế, Đức Giáo Hoàng giải thích, “thời gian làm điều hòa mọi thứ và cho chúng ta thấy rỏ mọi sự việc”. Nhưng khi chúng ta hành động trong cơn giận dữ, là điều rất chắc chắn sẽ là bất công”. Và làm điều bất công cũng làm tổn thương đến chính mình nữa”. Chính vì điều đó, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở là Gamaliel đã đưa ra một lời khuyên rất chí lý “ về thời gian trong cơn bị cám dỗ”.
“Về phần tôi – Đức Giáo Hoàng thú nhận – tôi nói thật là khi có điều gì bất mãn, Thì điều đó tất nhiên không từ Chúa mà đến, và luôn là không tốt, Và tôi tự nhủ; Hãy : dừng lại, hãy dừng lại”. Làm như thế để nhường chổ cho Chúa ThánhThần, để Ngài từ từ chữa lành chúng ta và dẫn chúng ta đến sự công bình , đến hòa bình và công chính “..
Phần còn lại, Đức Giáo Hoàng nói, để tránh mọi kiêu ngạo, chỉ cần mở rộng con tim với lòng khiêm tốn, điều ít người hiểu được là phải có lòng khiêm tốn mới có thể thực hành khiêm tốn được .
Chính là ân sủng khi “noi gương Chúa Giêsu” , Đức Giáo Hòang nói thêm, “ không chỉ những người tử đạo bây giờ , mà còn biết bao người nam, người nữ chịu đựng những nhục nhã mỗi ngày vì lợi ích của gia đình, và còn nhiều sự việc nữa, họ nín nhịn, giữ im lặng, không nói lời nào, chịu đựng vì lòng yêu mến Chúa Giêsu . Và họ thật là đông đảo”. Đó chính là sự thánh thiện của Giáo Hội .
”Cũng trong giây phút này” nhiều người Kitô hữu “ đang hy sinh tử đạo vì danh Chúa Giêsu” và vui vẻ chịu đựng nhục nhã đau khổ, . . . cho đến chết. Và luôn luôn “vì yêu mến Chúa Giêsu”, cũng có nhiều người chịu nhục nhã mỗi ngày “, lẽ dĩ nhiên vì yêu mến gia định “ Đó cũng chính là con đường noi theo gương Chúa Giêsu” là sống trong niềm vui khi chịu nhục nhã và khiêm tốn” , đó là lời quả quyết của Đức Giáo Hòang trong bài giảng của Ngài trong thánh lễ thứ tư ngày 17 tháng 4 trong Nguyện Đường Nhà Thánh Marta .(nguồn : News.va)
 
Giải đáp phụng vụ: Phận vụ của hai phó tế trong một thánh lễ.
Nguyễn Trọng Đa
09:09 26/05/2015
Giải đáp phụng vụ: Phận vụ của hai phó tế trong một thánh lễ.

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi 1: Thưa cha, trong một Thánh lễ có hai phó tế, và một trong hai phó tế sẽ giảng sau bài Tin Mừng, phó tế nào sẽ công bố Tin Mừng? Liệu phó tế nào sắp giảng sẽ công bố bài Tin Mừng, hay liệu một phó tế công bố bài Tin Mừng và phó tế kia sẽ giảng không? Trong một tình huống tương tự, ai sẽ công bố bài Tin Mừng, khi một Giám mục là chủ tế và một linh mục đồng tế sẽ giảng lễ, nhưng có nhiều linh mục đồng tế và không có phó tế? Liệu một linh mục công bố bài Tin Mừng và một linh mục khác giảng, hoặc liệu linh mục nào sắp giảng sẽ công bố Tin Mừng luôn không? - R. B., Marquette, Michigan, Mỹ.


Đáp: Các qui định về điểm này là không tuyệt đối, và cho phép một mức độ linh hoạt nào đó, để thích ứng với hoàn cảnh đặc biệt. Đồng thời, có một số khía cạnh của sự trang nghiêm phụng vụ cần được tôn trọng càng nhiều càng tốt.

Một nguyên tắc cần được tôn trọng là nếu một phó tế hiện diện, thì phó tế này đọc bài Tin Mừng. Một linh mục chỉ đọc bài Tin Mừng, nếu phó tế là bất khả vì một lý do đặc biệt, thí dụ, nếu phó tế không biết ngôn ngữ của bài Tin Mừng trong một thánh lễ đa ngôn ngữ.

Mọi việc là bằng nhau, khi có hai phó tế trong Thánh lễ, họ thường phân công nhau: một người là phó tế Lời Chúa và một người là phó tế Thánh Thể. Ngoài việc công bố bài Tin Mừng và các lời nguyện chung, phó tế Lời Chúa sẽ đứng bên trái vị chủ tế trong Phụng Vụ Thánh Thể, hoặc cũng có thể xông hương Mình Thánh Chúa trong phần Kinh Nguyện Thánh Thể. Còn phó tế Thánh Thể sẽ giữ chức năng phó tế quen thuộc trong việc chuẩn bị lễ vật, Kinh nguyện Thánh Thể và đọc lời chúc bình an.

Một nguyên tắc chung khác trong phụng vụ là tránh các di chuyển vô ích.

Trong ánh sáng này, một phó tế phụ trách giảng thường giữ vai trò của phó tế Lời Chúa, để thi hành hai chức năng một cách dễ dàng và không bị gián đoạn.

Đôi khi có thể có lý do tốt cho một sự thay đổi thừa tác viên. Thí dụ, nếu bài Tin Mừng cần được hát, thì phó tế nào có khả năng hát hơn, nên hát bài Tin Mừng, mặc dầu phó tế kia sẽ giảng.

Trong trường hợp của lễ đồng tế mà không có một phó tế, vị chủ tế, Giám mục hay linh mục, không đọc bài Tin Mừng, dù vị ấy thường là người giảng lễ.

Nếu một linh mục khác, không là chủ tế, sẽ giảng lễ, thì nói chung linh mục ấy đọc Tin Mừng. Sự việc nhiều linh mục có thể đồng tế là không phải lý do đủ để phân chia công việc giữa nhiều thừa tác viên, và do đó gia tăng các di chuyển không cần thiết.

Ngoại lệ cho luật ngón tay cái này có thể được thực hiện vì lý do tương tự, như những gì đã nêu ra cho các phó tế: sự khác biệt về ngôn ngữ, hát bản văn…

Hỏi 2: Chúng tôi có một giáo xứ lớn ở ngoại ô với sáu Thánh Lễ cuối tuần. Chúa Nhật thứ tư của tháng là dành cho các phó tế giảng, một việc mà các phó tế vĩnh viễn rất hân hoan mong muốn.

Khi chúng tôi có ba phó tế, mỗi vị giảng trong hai Thánh lễ. Điều này là rất tốt cho chúng tôi. Tuy nhiên gần đây, Giám mục chuyển một trong các phó tế của chúng tôi qua một giáo xứ khác. Chỉ còn lại hai phó tế chúng tôi phụ trách giảng cho sáu Thánh Lễ. Câu hỏi nổi lên cho cơ chế của một phó tế giúp trong ba Thánh Lễ. Theo chúng tôi biết, mỗi phó tế không thể làm phận vụ phó tế cho hơn hai thánh lễ cuối tuần.

Giải pháp chúng tôi đưa ra là mỗi người giữ phận vụ phó tế trong hai Thánh lễ, và chỉ giảng trong một Thánh lễ khác. Bây giờ chúng tôi xin hỏi: Khi không phục vụ như là phó tế, liệu có thích hợp cho chúng tôi để đọc bài Tin Mừng và giảng không? Hoặc liệu vị chủ tế là người đọc bài Tin Mừng chăng? Hình như ở đây có sự đảo ngược kỳ lạ của các vai trò. Một linh mục - cha phụ tá – nhấn mạnh là nên làm như vậy. Người bạn phó tế của tôi nói rằng chữ đỏ là rõ ràng về điểm này: nếu phó tế hiện diện trong thánh lễ, phó tế đọc bài Tin Mừng.

Nếu phó tế không phải là phó tế giúp lễ, mà chỉ giảng lễ mà thôi, liệu phó tế ấy là “hiện diện” trong Thánh lễ, như ý của Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói không?"

Đáp: Mặc dầu câu hỏi này nói đến một tình hình đặc biệt, tôi có thể nói như sau:

Tôi giả sử rằng quy tắc chung, vốn nói rằng không ai được rước lễ hơn hai lần trong một ngày, cũng áp dụng cho các phó tế.

Trên cơ sở đó, sẽ có một số khó khăn đối với một phó tế giúp trong ba Thánh Lễ trong một ngày. Đúng là không bắt buộc rước lễ trong Thành lễ thừ ba, nhưng sẽ là kỳ cục khi thực hiện mọi tác vụ phó tế mà không rước lễ.

Tuy nhiên, không có lý do tại sao phó tế không phục vụ trong một Thánh lễ chiều thứ bảy và hai Thánh lễ ngày Chúa Nhật, hoặc ngược lại. Việc phục vụ các Thánh lễ giống nhau cho ngày thứ bảy và Chúa Nhật như thế, không vi phạm chữ đỏ, vốn qui định không rước lễ quá hai lần trong một ngày.

Vì vậy, tôi tin rằng giả thuyết của bạn đọc trên nói rằng phó tế không thể giúp quá hai Thánh Lễ dịp cuối tuần là không đứng vững.

Đồng thời, tôi sẽ nói một cách tổng quát rắng sẽ là không phù hợp với qui định cho một phó tế đọc Tin Mừng hay giảng lễ, nếu phó tế ấy không thi hành thừa tác cách tích cực trong thánh lễ, như Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma, số 66, cho biết: "Người diễn giảng thông thường là chính vị chủ tế hay một trong các vị đồng tế được vị chủ tế nhờ, hay đôi khi, tuỳ nghi, là phó tế, nhưng không bao giờ là giáo dân. Trong những trường hợp đặc biệt và có lý do chính đáng, một Giám Mục hay một linh mục hiện diện trong buổi cử hành mà không đồng tế có thể đảm trách việc giảng.... " (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Vì vậy, trong khi Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma cho phép cho một trường hợp ngoại lệ, mà trong đó một Giám mục không đồng tế hay một linh mục không đồng tế có thể giảng trong Thánh Lễ, không có ngoại lệ như vậy được dành cho một phó tế. (Zenit.org 16-11-2010 và 30-11-2010)

Nguyễn Trọng Đa
 
Nhân dịp Đức Mẹ Thánh Du tới Đan viện BĐ Thiên Tâm: bàn về các tượng thánh du nổi tiếng.
Trần Mạnh Trác
12:24 26/05/2015


Dịp đại hội Thánh Thể 3 ngày sắp tới tại đan viện Biển Đức Thiên Tâm, Kerens TX (từ 4 đến 7 tháng 6 2015) bức tượng "Đức Nữ Trinh Thánh Du Quốc Tế Liên Hiệp Quốc" ("The United Nations International Pilgrim Virgin Statue"), gọi tắt là UNIPVS, sẽ được cung nghinh tới đại hội trong ngày thứ Sáu và Thứ Bảy.

Kể ra những năm gần đây ở vùng Bắc Texas, số giáo dân VN đông đảo đã có nhiều dịp được đón rước Đức Mẹ Thánh Du.



Chỉ mới đây thôi, Gx Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington TX đã cung nghinh tượng Thánh Du Quốc Tế Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, gọi tắt là IPIHMS (The International Pilgrim Image of Immaculate Heart of Mary Statue )



Và năm ngoái, Gx ĐMHCG Garland TX và Gx Thánh Giuse Grand Prairie cũng đã cung nghinh tượng đức Nữ Trinh Fatima Thánh Du Quốc Tế, nổi tiếng thế giới, gọi tắt là IPVS (The World-Famous International Pilgrim Virgin Statue of Our Lady of Fatima).

Viết đến đây, chắc hẳn quí vị độc giả sẽ hỏi, vậy có nhiều tượng Thánh Du Quốc Tế chăng?

Xin thưa ngay, đúng thế, có ít nhất là 3 tượng được mệnh danh là 'Thánh Du Quốc Tế' ('International Pilgrim ') như đã nói ở trên, cho nên những ai từng tham dự các Ngày Thánh Mẫu ở nhà dòng Đồng Công, lại có dịp chiêm ngưỡng bức tượng thánh du ở Gx ĐMHCG hoặc Gx Th. Giuse năm ngóai, thì đây là một dịp may để chiêm ngưỡng bức tượng quốc tế nổi tiếng thứ 3 tại đan viện Biển Đức Thiên Tâm.

Nhưng dù cho chúng ta có dịp cầu nguyện trước bức tượng nào mặc lòng, nổi danh hay không, quốc tế hay bản điạ, thì bản chất vẫn là để truyền bá và thực hành 3 mệnh lệnh Fatima, là một điều rất cần thiết trong bối cảnh chiến tranh và sự dữ tràn lan trên Thế Giới ngày nay.



Ờ Fatima Mẹ hứa sẽ cứu vớt thế giới ra khỏi cơn phẫn nộ của Thiên Chúa nếu chúng ta thực hành 3 mệnh lệnh:

1) Ăn năn đền tội cải thiện đời sống

2) Tôn Sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria

3) Lần hạt Mân Côi


Do đó sự chiêm ngưỡng một bức tượng có một lịch sử nổi danh chỉ nên coi như là một chất xúc tác, giúp củng cố thêm lòng trông cậy mà thôi.





Lịch sử là sau năm 1946, tức là năm mà bức tượng Fatima nguyên thủy đã thực hiện cuộc thánh du đầu tiên từ Fatima đi Lisbon và có xảy ra việc lạ Chim Bồ Câu, thì nhiều nơi đã xin cung nghinh bức tượng đó để làm hâm nóng lên phong trào đền tạ. Lúc bấy giờ Chị Lucia đề nghị nên giữ bức tượng nguyên thủy ở lại Fatima, và thay vào đó là dùng bức tượng thứ hai (IPIHMS), có trái tim, mới được cùng một nhà điệu khắc gia Jose Ferreira Thedim hoàn thành.

Bức tượng thứ hai này đã qua thăm niềm Nam VN và hiện đang được lưu giữ tại đền thánh Khiết Tâm cuả nhà dòng Đồng Công ở Carthage, Missouri từ năm 1984.



Đây cũng là bức tượng đã được đưa qua Roma để ĐGH Gioan Phaolo 2 hiến dâng Thế Giới cho Mẹ trong năm 1984 (?)

Cũng trong năm 1947, vì nhu cầu thánh du đòi hỏi, ngươì ta lại thánh hiến thêm một bức tượng thứ 3, giống như bức tượng nguyên thủy, để dành cho các xứ Mỹ Châu. Vì bức tượng IPIHMS đang du hành ở các xứ Đông Phương (Úc Châu, VN..) cho nên người ta đặt tên bức tượng thứ 3 này là bức tượng Tây Phương (the western statue) và trao cho đaọ Binh Xanh cuả Hoa Kỳ. Bức tượng này có một lịch sử khá ly kỳ, đã xảy ra nhiều hiện tượng lạ qua những cuộc du hành, cho nên được đặt thêm nhiều tên gọi, như tượng phép lạ chim bồ câu, tượng ĐM khóc. Ngaỳ nay người ta đơn sơ gọi là IPVS (International Pilgrim Virgin Statue, tượng đức Nữ Trinh Thánh Du Quốc Tế.)

Cả hai bức tượng, 'Đông Phương' (IPIHMS) và Tây Phương (IPVS) đã hòan tất công việc thánh du vòng quanh thế giới năm 1984. Tượng IPIHMS thì về nhà dòng Đồng Công, còn tượng IPVS vẫn tiếp tục đi du hành các nơi.

Thế thì bức tượng sẽ được rước tới nhà dòng Biển Đức Thiên Tâm?

Như tên gọi, đây là bức tượng có mục đích hổ trợ cho tổ chức Liên Hiệp Quốc.

Tưọng UNIPVS (The United Nations International Pilgrim Virgin Statue - Tượng đức Nữ trinh Thánh Du Quốc Tế Liên Hiệp Quốc) cũng đã được khắc bởi chính điêu khắc gia Jose Ferreira Thedim, cùng một lượt với tượng IPIHMS và tượng IPVS. Bức tượng này được đem đến Roma để ĐGH Piô XII làm phép ngày 13 tháng 5 năm 1947 và được lưu giữ tại Fatima cho đến ngày 13 tháng 10 năm 1952, ĐGM cuả Fatima đã thánh hiến bức tượng này cho Liên Hiệp Quốc.

Ngày 8 tháng 12 năm 1952 bức tượng UNIPVS đã được đón rước vào phòng Meditation Room cuả trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York. Sau đó, tượng được trao cho Hiệp Hội Tông Đồ truyền bá Mệnh Lệnh Fatima (World Apostolate of Fatima - cuả đạo Binh Xanh) để tổ chức du hành cho đến ngày nay.



Tóm lại, có tới 4 bức tượng nổi tiếng do điêu khắc gia Jose Ferreira Thedim khắc ra theo lời chỉ bảo chi tiết cuả Chị Lucia, từ tư thế tay và chân, và với một khuôn mặt dựa vào bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, đó là:

1- Bức tượng nguyện thủy, tên chính thức là Tượng Nguyên Thuỷ Đức Mẹ Mân Côi (The Original Statue of Our Lady of The Rosary,) luôn được lưu giữ ở Fatima, tại nhà nguyện Cây Sồi (Santuario de Fatima.) Trong những dịp đại lễ, người ta đội vương miện cho bức tượng. Ở giữa vương miện có gắn một đầu đạn bắn vào Thánh GH Gioan Phaolo 2. Ngài thoát chết nhờ ơn ĐM Fatima cho nên đã dâng viên đạn này lên ĐM.

2- Bức tượng Thánh Du Quốc Tế Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria (IPIHMS), khắc ra bằng gổ cuả cây Thích (Maple) nhập cảng từ Brazil, luôn được tôn kính tại nhà dòng Đồng Công ở Missouri. Hằng năm vào tháng 8, người ta rước Mẹ ra để khai mạc đại hội Thánh Mẫu, và tổ chức rước kiệu bế mạc một cách linh đình trọng thể.

Đây là bức tương còn nhiều 'duyên nợ' với người Việt Nam chúng ta. Mẹ đã du hành tòan thể lãnh thổ niềm Nam trong những năm 1965-1967, điểm cao nhất là tới Bến Hải trong một ngày mưa bão mà hướng nhìn về miền Bắc. Có lẽ Mẹ đã không nỡ rời đòan con yêu quí VN, cho nên vẫn còn ở lại bên người tị nạn tại xứ Hoa Kỳ tạm dung. Ước mong một ngày nào đó Mẹ sẽ có thể về thăm miền Bắc? thành tựu được đủ vòng cuộc thánh du tòan cõi nước Việt Nam?



3 và 4- Hiệp Hội Tông Đồ truyền bá Mệnh Lệnh Fatima (World Apostolate of Fatima) giữ 2 bức tượng nổi tiếng kế tiếp, đó là tượng IPVS (đã được các Gx vùng Dallas cung nghinh năm ngoái) và tượng UNIPVS sẽ được đưa tới nhà dòng Biển Đức Thiên Tâm vào đầu tháng 6 năm nay. Giống như tượng IPIHMS, hai tượng này cũng được khắc ra bằng gổ cuả cây Thích (Maple) nhập cảng từ Brazil.

Ngoài ra, Hiệp Hội Tông Đồ truyền bá Mệnh Lệnh Fatima còn có 2 bức tượng nữa, khắc theo khuôn mẫu có cầu chứng cuả nhà điệu khắc Thedim (chứ không phải do chính tay ông,) và chưa được mang danh hiệu 'Quốc Tế' ('IP',) đó là bức tượng NPVS (The National Pilgrim Virgin Statue), 'copy' theo bức tượng nguyên thủy, được ĐGH Paul VI làm phép ngày 13 tháng 5, 1967 tại Fatima. Và bức tượng IHMS (Immaculate Heart of Our Lady of Fatima Statue), 'copy' theo bức tượng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội, được ĐGH Phanxicô làm phép ngày 13 tháng 10 năm 2013 tại Roma.
 
Văn Hóa
''Mãn Tang'' hồng ân Linh Mục : Tạ ơn 3 năm Linh Mục khóa 9 Phan Thiết
Lm Nguyễn Thành Long
18:36 26/05/2015
‘MÃN TANG’ HỒNG ÂN LINH MỤC

(Bài chia sẻ dịp Tạ Ơn 3 năm Linh Mục - Khóa 9, Gp. Phan Thiết)

Hôm qua khi ngỏ lời nhờ tôi chia sẻ, cha trưởng lớp nói với tôi: “Ngày mai, các anh em Linh mục Khóa 9 - Phan Thiết, kỷ niệm ‘mãn tang’ 3 năm Linh mục, cha Long giảng giùm nha”. Tôi nhận lời, nhưng cứ thắc mắc tại sao kỷ niệm 3 năm linh mục, ngài lại gọi là “mãn tang”! Ngẫm nghĩ ra, tôi thấy cũng đúng lắm, vì ngày chịu chức linh mục, đành rằng là ngày vinh quang trước mặt thế gian, nhưng trong cái nhìn siêu nhiên, đó cũng là ngày linh mục bắt đầu chết. Chết cho những gì?

- Thứ nhất là chết cho ý riêng. Trong ngày chịu chức các linh mục phải đặt hai tay mình trong bàn tay của ĐGM để hứa vâng phục ngài và các đấng kế vị ngài. Không phải chỉ các tu sĩ mới thề hứa vâng phục đâu, các linh mục cũng phải thề hứa vâng phục trước mặt ĐGM. Và cũng vì lời hứa này mà các ngài bắt đầu chết cho ý riêng để làm theo ý bề trên của mình. Sai đi đâu, phải đi đó, dù biết rằng có khi là ‘bài sai’ thật (theo nghĩa là không đúng ý mình). Về làm phó một cha già khó tính, về làm đặc trách một họ đạo mãi tít vùng sâu vùng xa…, không đúng ý mình tí nào, càng không thích tí nào; nhưng cũng phải khăn gói ra đi. Nhận bài sai mà lòng nghẹn ngào, mắt muốn trào ứa lệ. Làm phó được 2 - 3 năm, được sai về làm quản xứ một giáo xứ miền quê nghèo, giáo dân lèo tèo vài ba trăm, cơ ngơi dường như chưa có gì. Biết chắc sẽ phải bắt tay xây dựng từ đầu, từ cơ sở vật chất, đến tổ chức đoàn hội. Rồi miệt mài 7,8 năm gầy dựng, giáo xứ đã ra ngô ra khoai, nề nếp đâu vào đó, tình cha-con, chủ chiên-bổn đạo đang hồi thắm thiết, đùng một cái nhận tin đổi xứ, không phải đến một giáo xứ tốt hơn ngon hơn, mà đến một giáo xứ thuộc vùng trấn biên, nơi khỉ ho cò gáy. Dù lòng chẳng muốn tí nào, nhưng không dám giơ tay: “Thưa Đức Cha, con có ý kiến”. Lúc này mới thấy thấm thía thế nào là vâng phục, thế nào là chết cho ý riêng, chết thật sự!

- Thứ hai là chết cho nhục dục. Là một thanh niên bình thường, thậm chí là sung mãn sức vóc, linh mục lẽ ra cũng được tận hưởng những vui thú của trần gian. Nhưng khi lãnh nhận thánh chức, người linh mục bắt đầu chấp nhận chết đi cho cái phần “Trư Bát Giới”, tức dục vọng trong con người của mình, cùng với bao nhiêu thứ đam mê khác. Chết đi để sống trọn vẹn lý tưởng đời độc thân khiết tịnh. Là con người, lắm lúc các linh mục cũng cảm thấy sự cô đơn giày vò; mùa đông có khi đắp mấy cái mền cũng không thấy ấm, chỉ vì cảm thấy cô đơn. Khúc hát “cô đơn một cõi đi về” không phải được hát lên ngày một ngày hai, mà sẽ phải hát suốt đời. Hát mãi suốt đời để trọn đời chung thủy với mối tình Giêsu. Người ta vẫn thường nói rằng yêu là chết trong lòng một ít. Yêu Chúa không phải là chết một ít, mà là chết trong lòng cả một… mớ. Chết là chết như thế đấy!

- Thứ ba là chết đi cho tha nhân . Làm linh mục đã khó, vì phải dùi mài kinh sử có khi cả 20-30 năm với đủ thử thách gian truân, nhưng sống đời linh mục càng khó hơn. Lo mục vụ giảng dạy, mục vụ các Bí tích, mục vụ quản trị giáo xứ, nhất là những giáo xứ lớn, linh mục phải hao mòn mỗi ngày, tựa như thân nến cháy vậy. Xây xong một cái nhà giáo lý hay cái nhà xứ, thấy cha già đi 5 tuổi; làm xong một cái nhà thờ, thấy cha giảm thọ đi 10 năm. Ngày về nhận xứ, đầu tóc cha hãy còn xanh, ngày đổi xứ thấy đầu tóc cha đã bạc đi hơn một nửa. “Vì lòng nhiệt thành nhà Chúa”, mà linh mục phải chịu hao mòn sức lực. Cá nhân con đây cũng không phải là ngoại lệ. Ngày về nhận xứ, nhà thờ xuống cấp, nhà xứ xập xệ, khuôn viên lem nhem quá tệ. Sáu năm liên tục xây với dựng, sửa với chữa, nhiều lúc cũng thấy mệt mỏi rã rời. Làm xong mấy công trình, thì bị mấy em Huynh Trưởng hát chọc: “Cha ơi cha, cha đã già rồi mà. Cha ơi cha, cha đã già thật mà”. Đúng vậy, phải nhổ tóc bạc đều đều rồi!

Các cha kỷ niệm 3 năm linh mục đây còn trẻ lắm, tóc còn đen lắm, nhưng 5-10 năm sau gặp lại sẽ thấy khác. Các ngài đang ưu tư thao thức nhiều lắm cho giáo xứ mới toanh của mình. Có cha nhận xứ chỉ mới tròn 100 ngày. Mà thao thức ưu tư cũng có nghĩa là sẽ phải hao phải mòn. Tức là phải chết đi, chết đi cụ thể ở đây là chết cho tha nhân, cho con chiên bổn đạo. Nhưng chính nhờ việc các ngài chấp nhận chết đi cho ý riêng, cho nhục dục và cho thế gian, mà bao hoa trái tốt lành được trổ sinh. Hoa trái đó chính là những thiện ích cho Chúa, cho Giáo Hội và cho phần rỗi các linh hồn.

Vậy trong dịp kỷ niệm hồng ân 3 năm linh mục của quý cha đây, xin cộng đoàn chúng ta cùng với các ngài tạ ơn Thiên Chúa. Linh mục cả cuộc đời mắc nợ: mắc nợ Giáo Hội, mắc nợ mọi người, nhất là mắc nợ Thiên Chúa. Mắc nợ thì phải trả nợ đã đành, dĩ nhiên là không bao giờ trả hết được, nhưng biết ơn và tạ ơn phải là bổn phận mà người linh mục cần ghi đậm và khắc sâu. Tạ ơn về thánh chức linh mục đã đành, các ngài còn được mời gọi tạ ơn về những điều kiện Chúa ban để chu toàn ơn gọi linh mục của mình. Nhất là điều kiện về sức khỏe.

Hầu hết các anh em linh mục kỷ niệm 3 năm linh mục đây được Chúa ban cho sức khỏe khá tốt, ai cũng to béo hồng hào, chỉ một vài anh em chân tay bị gút, còn các bộ phận khác thì “very good”. Có sức khỏe tốt để chu toàn sứ mạng của người linh mục mà Chúa và Giáo Hội đã trao trong vai trò là cha sở, cha quản nhiệm các giáo xứ.

Không biết quý cha ở đây thế nào; còn tôi thì sau mỗi Thánh lễ, tôi vẫn thường tạ ơn Chúa nhiều điều. Tạ ơn Chúa vì Chúa cho đầu óc mình vẫn minh mẫn để suy tư, để giảng dạy; trong khi có những anh em linh mục khác bị tai biến, đầu óc lú lẫn. Tạ ơn Chúa đã ban cho tôi đôi mắt còn tinh anh để đọc sách Lời Chúa, để đọc Sách Lễ, chứ không bị lem nhem nhìn cò hóa cuốc. Tạ ơn Chúa đã ban cho tôi đôi tai vẫn còn nghe rõ ràng lời ca hát đáp thưa của cộng đoàn; trong khi có những cha nặng tai khổ sở nghe chữ được chữ mất. Tạ ơn Chúa đã ban cho tôi giọng nói giọng đọc, đọc Lời Chúa, đọc Lời Nguyện, vẫn to rõ; trong khi nhiều cha tự nhiên phát bệnh tắt tiếng, đọc không ra hơi. Tạ ơn Chúa đã ban cho đôi chân tôi có thể đứng làm lễ cả tiếng đồng hồ mà không sao, trong khi có những linh mục làm lễ phải ngồi xe lăn, v.v… Nói chung là khi dâng xong một Thánh lễ, thì có rất nhiều điều để tạ ơn Chúa. Ngoài ra, trong cuộc đời linh mục nói chung, còn có rất nhiều hồng ân khác nữa mà Chúa đã ban riêng cho các ngài, như lời Chúa nói trong Tin Mừng hôm nay: “Anh em sẽ được gấp trăm lần ở đời này và nhất là được sự sống vĩnh cửu mai sau” (x. Mc 10,31).

Chính vì những lẽ đó, các linh mục luôn được mời gọi tạ ơn Chúa liên lỉ là vậy. Xin cộng đoàn cùng tạ ơn với các ngài, cụ thể trong Thánh lễ hôm nay. Tạ ơn Chúa, đồng thời ta cũng được mời gọi tiếp tục cầu nguyện nhiều cho các ngài, để các ngài luôn sống xứng đáng với những gì mà các ngài đã lãnh nhận với tấm lòng tri ân, nhất là xin cho trọn cuộc đời của các ngài trở thành bài ca ngợi khen Chúa hôm nay và mãi mãi. Amen.

Giáo xứ Rạng, 26.05.2015

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bay Trong Trời Mây
Đặng Đức Cương
21:24 26/05/2015
BAY TRONG TRỜI MÂY
Ảnh của Đặng Đức Cương
Yêu trời cao, bạn sẽ thanh cao.

The love of heaven make one heavenly.
(W. Shakespeare)