Ngày 26-05-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
“… Thành con đường về trời cao”
Lm. Jb Nguyễn Minh Hùng
04:22 26/05/2017
Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên Ngày quốc tế truyền thông lần 51

“… Thành con đường về trời cao”

Mừng lễ Chúa Giêsu Phục Sinh về trời, Hội Thánh Công Giáo cũng đồng thời cử hành ngày Quốc tế Truyền thông. Và năm nay, 2017, Hội Thánh cử hành lần thứ 51 ngày Quốc tế Truyền thông.
Ngay khoá III của kỳ họp lần II, ngày 4.12.1963, Công Đồng Vatican II đã công bố Sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội (Inter Mirifica). Đây là lần đầu tiên Hội Thánh trình bày lập trường của mình về truyền thông.

Trong số 2, Sắc lệnh xác định: “Mẹ Giáo Hội biết rằng, nếu được sử dụng đúng cách, các phương tiện truyền thông sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho nhân loại, sẽ đóng góp rất nhiều cho việc làm phong phú trí tuệ của con người cũng như mở rộng và hỗ trợ Nước Chúa”.

Hội Thánh nhận thấy những ích lợi của các phương tiện truyền thông, cũng như những thiệt hại do việc cố ý dùng sai những phương tiện này. Hội Thánh ngỏ cùng những ai sử dụng truyền thông cần phải dè dặt, bởi chỉ khi “được sử dụng đúng cách”, phương tiện tuyền thông mới trở thành dụng cụ tốt, nâng cao cuộc sống con người. Nếu không như thế, truyền thông sẽ là phương thế độc hại không thể nói hết. Nó trở thành lưỡi dao khủng khiếp giết hại tâm linh của nhiều thế hệ nhân loại.

Trong khi loại bỏ những thứ truyền thông độc hại, Đức Thánh Cha Phanxicô, trong sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông lần 51, kêu gọi tất cả chúng ta hãy cộng tác vào lãnh vực này để “Thông truyền niềm Hy vọng và sự Tin tưởng trong thời đại chúng ta” (chủ đề của sứ điệp).

Đức Thánh Cha “khuyến khích mọi người tham gia vào các loại hình truyền thông mang tính xây dựng, loại bỏ định kiến với người khác và cổ võ nền văn hóa gặp gỡ, giúp mọi người chúng ta nhìn thế giới xung quanh một cách thực tế và đầy tin tưởng” (sứ điệp ngày QTTT lần 51).

Là người tín hữu Kitô, chúng ta hãy hăng say thông truyền Lời Chúa, bởi chỉ có Lời Chúa mới thật sự là Lời mang lại “hy vọng và tin tưởng trong thời đại chúng ta”.

Ngày lễ Chúa về trời, chúng ta suy niệm lời mời gọi của sách Công vụ Tông đồ (bài đọc 1): “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn trời?”. Kể từ ấy, Hội Thánh hiểu rằng, mình không mơ tưởng trời cao một cách viễn vông, nhưng là xây dựng nước trời bằng chính sự hiến dâng mình cho cuộc đời hôm nay.

Đang khi các môn đệ đang mải mê nhìn trời đầy yêu thương, luyến tiếc, vì Chúa không còn hiện diện hữu hình, thì thiên thần nhắc họ nhìn xuống, quay về thực tế của cuộc đời. Họ phải biến những nẻo đường trần thế thành con đường dẫn về trời cao.

Đó chính là sứ điệp chính của lễ Chúa về trời và là ý nghĩa của ngày Quốc tế Truyền thông hôm nay. Bởi nếu không lo biến những nẻo đường trần thế thành con đường dẫn về trời cao, người tín hữu Kitô sẽ lạc điệu, trở thành kẻ phản bội chính niềm tin của mình, nặng hơn, phản bội chính lời răn dạy của Chúa mình.

Nhưng làm cách nào để có thể biến những nẻo đường trần thế thành con đường dẫn về trời cao? Đó là những quyết tâm sống chết cho đức tin của mình, sống chết cho chân lý, cho các giá trị làm người, cho quyền sống của mọi con người… Chỉ có sống chết trong sự hiến dâng bản thân như thế, chúng ta mới thật là truyền thông Lời Chúa, mang lại “hy vọng và tin tưởng trong thời đại chúng ta”.
Một ví dụ cụ thể cho việc người Kitô hữu biến những nẻo đường trần thế thành con đường dẫn về trời cao: Từ ngày 2-11.5.2017, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam, cùng nhiều linh mục trong giáo phận đến các nước châu Âu, các tổ chức Quốc tế, trao thỉnh nguyện thư có 200.000.000 chữ ký, kêu gọi giúp đỡ nạn nhân của công ty gang thép Formosa, kẻ xả thải ô nhiễm biển miền Trung Việt Nam.

Đây là việc làm nguy hiểm cho bản thân các ngài, nhưng vì sự sống của nhiều nạn nhân, các ngài bất chấp tất cả. Các ngài hy sinh chính bản thân mình để mong mỏi một điều kỳ diệu có thể diễn ra. Đó là: Mọi người, không trừ ai, nhất là dân lành trên chính đất Việt phải được sống, được tồn vong, được an ninh, được mọi quyền làm người và được bảo vệ cả tinh thần, lẫn vật chất.

Lời sách Công vụ Tông đồ trong ngày lễ Chúa về trời, lẫn tấm gương anh dũng của Đức Cha Hợp và của nhiều linh mục, một lần nữa, nhắc chúng ta, những người con của Thiên Chúa, những đồ đệ của Chúa Kitô, hãy sống có ích cho cuộc đời và cho con người.

- Cụ thể, việc dâng hiến mà chúng ta có thể làm được, đó là thông truyền Lời Chúa mọi nơi, mọi lúc, dù hoàn cảnh thuận tiện hay không thuận tiện, để Lời Chúa có thể thấm thía và đánh động lương tâm con người qua mọi thời đại.

Chúng ta thông truyền Lời Chúa để đưa chính mình và anh chị em mình tới vương quốc của tình yêu, của lẽ sống, vương quốc mà Đức Thánh Cha ghi nhận: “Khó khăn và thập giá không làm cản trở, nhưng mang lại ơn cứu độ của Thiên Chúa; sự yếu đuối chứng tỏ mình mạnh mẽ hơn bất cứ quyền lực nào của con người; và thất bại có thể lại khơi mào để hoàn thành mọi sự trong tình yêu. Niềm hy vọng trong Vương quốc trở nên vững mạnh và đâm rễ sâu theo cách thế này: đó là ‘như một người gieo hạt giống trên mặt đất, dù đêm hay ngày, người ấy ngủ hay thức, hạt giống vẫn nảy mầm và mọc lên’ (Mc 4,26-27)” (Sứ điệp ngày Thế giới Truyền thông lần 51).

- Chúng ta sẵn sàng giúp đỡ anh chị em xung quanh mình, nếu họ cần đến sự giúp đỡ của chúng ta. Hãy sống bác ái, hãy rộng lượng cho đi. Đó là cách truyền thông Lời Chúa hữu hiệu, mà trong tầm mức cá nhân, ai cũng có thể làm được.

Hãy thông truyền Lời Chúa bằng cả một đời sống đức tin, sống lòng yêu mến Chúa của từng người chúng ta.

 
Chúa Nhật VII Phục Sinh A
Lm. Jude Siciliano, OP
04:30 26/05/2017
Chúa Nhật VII Phục Sinh A
TĐCV 1:12-14; Tv.26; 1 Phêrô 4:13-16;Gioan 17: 1-11a

Tuần này là tuần cuối cùng của mùa Phục Sinh. Thật thời gian qua mau thật! Trong những tuần mùa Phục Sinh, chúng ta nghe những câu chuyện về Chúa Giêsu sống lại hiện ra cho các môn đệ. Chúng ta vừa mừng lễ Thăng Thiên, và bây giờ chúng ta chờ đợi lời hứa Đấng Bảo Vệ. Chúng ta cũng như các môn đệ, Đức Maria và các phụ nữ họp nhau trong phòng trên cầu nguyện và chờ đợi Chúa Thánh Thần sẽ đến ban cho chúng ta một đời mới và sẽ gởi chúng ta ra đi mục vụ.

Dù vậy, hôm nay, theo phúc âm thánh Gioan, chúng ta cùng ngồi nơi bàn tiệc. Cùng với các môn đệ chúng ta nghe Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha cho các môn đệ là những người theo Ngài. Trong các phúc âm Nhất Lãm có nhiều lần nói về Chúa Giêsu cầu nguyện. Nhưng, trong phúc âm thánh Gioan chúng ta được nghe lời cầu nguyện dài của Chúa Giêsu. Theo phúc âm Nhất Lãm, đến đây nơi bửa Tiệc Ly, Chúa Giêsu và mười một môn đệ ra đi lên Vườn Cây Dầu. Chúa Giêsu đã tiên đoán là các môn đệ sẽ bỏ Ngài. Nhưng, trong phúc âm thánh Gioan, đến lúc này trong bửa Tiệc Ly, Chúa Giêsu cầu nguyện.

Trong khi Chúa Giêsu biết các môn đệ sẽ bỏ Ngài, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu chứng tỏ là Ngài không ở một mình vì Ngài tương quan mật thiết với Thiên Chúa. Mặc dù các môn đệ bỏ Chúa Giêsu, việc đó chỉ trong một thời gian thôi chứ không mãi mãi. Các ông sẽ trở về, và với ơn Chúa Thánh Thần, cộng đoàn sẽ làm chứng cho Chúa Giêsu. Ngài không nghĩ sự chết của Ngài là kết thúc những năm sứ vụ Ngài làm, hay là một thất bại cho các môn đệ. Chúa Giêsu nói "con không còn ở trong thế gian nữa". Chúa Giêsu về với Chúa Cha, dù vậy Ngài vẫn sẽ ở với những người của Ngài đang ở lại thế gian bằng một cách mới. Thánh Gioan viết "Đức Giêsu ngước mắt lên trời..." Điều này có thể cho chúng ta biết là Chúa Cha ở trên cao xa. Nhưng, hình ảnh đó cho chúng ta biết là Chúa Giêsu đang tương quan mật thiết nói chuyện với Cha Ngài, và chúng ta được ân huệ nghe lời Ngài nói. Chúng ta lại được nghe thêm về bản tính Chúa Giêsu, và chúng ta làm sao được chia sẻ với Chúa Giêsu để thi hành chương trình của Thiên Chúa.

Lời cầu nguyện hôm nay được gọi là "Lời Cầu Nguyện Tối Cao của chủ tế", hay là “Lời Cầu Nguyện Thánh Hóa" Trong lời cầu nguyện đó, Chúa Giêsu là thầy cả đang dâng lời cầu cho các môn đệ và thánh hóa Ngài và và các ông trong hiến lễ sẽ dâng lên bởi Ngài và các ông. Điều gì làm lời cầu nguyện này có ý nghĩa là sự mật thiết liên hệ giữa Chúa Cha và Chúa Con.

Hãy chú ý, trong một lúc lời cầu nguyện trong đoạn văn 17 này và lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong các phúc âm Nhất Lãm. Lời cầu nguyện bắt đầu với "Lạy Cha" vọng lại lời cầu "Lạy Cha". Cả hai lời cầu chứng tỏ sụ tương quan của Chúa Giêsu với Chúa Cha. Kinh "Lạy Cha" xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển. Trong phúc âm thánh Gioan Chúa Giêsu nói "phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất". Kinh "Lạy Cha" nói "Triều Đại Cha mau đến". Còn trong phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu nói "xin Cha tôn vinh con Cha". Trong kinh "Lạy Cha" xin Cha cho cúng con lương thực hằng ngày. Trong thánh Gioan Chúa Giêsu là "bánh hằng sống". Còn nhiều lời song song nữa giữa kinh Lạy Cha và lời cầu nguyện tối cao của thầy cả trong thánh Gioan. Nhưng những lời đó có thể đưa chúng ta ra khỏi đề tài hôm nay.

Đối với những người cùng thời đại với Chúa Giêsu thì đới sống của Ngài là một thất bại và bị chấm dứt quá bi thảm. Chúa Giêsu chắc cũng đã biết là đến đây dân chúng không chấp nhận lời rao giảng của Ngài nữa. Tuy vậy, trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, không có dấu chỉ Ngài bị chán nản. Ngài đang kết thúc công việc Thiên Chúa giao cho Ngài, và vì thế Ngài đã tôn vinh Thiên Chúa. Thói thông thường thì người ta chết với sự hối hận là đã không thực hiện được những việc gì họ đã mong muốn. Như họ nói "nếu tôi chỉ được..." hay "ước gì tôi được...". Nhưng Chúa Giêsu đã làm việc Thiên Chúa gởi Ngài đến làm và bây giờ Ngài sẵn sàng chết: "phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho con làm". Trên cây thánh giá Ngài sẽ nói "thế là đã hoàn tất". Lời này không phải chỉ nói về đời sống của Ngài sẽ chấm dứt, nhưng là nói việc của ngài đã hoàn tất.

Phần đông chúng ta không biết rõ cách chúng ta chết là đã hoàn tất mọi sự việc. Sự chết thường đến một cách bất ngờ, không định trước, hay từ từ đến sau một thời gian đau khổ. Chúng ta không biết chúng ta được bao nhiêu thời gian, và khi thời gian đến chúng ta vẫn còn bao nhiêu việc chưa hoàn thành. Nhưng, đáng lẽ so sánh đời sống chúng ta với thành quả thâu nhận, lời cầu nguyện Chúa Giêsu tối hôm đó giúp chúng ta tự xét xem: chúng ta đã thực hiện được bao nhiêu công việc mà Thiên Chúa đã giao cho chúng ta, để yêu thương người khác như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta? Chúng ta đã làm chứng Thiên Chúa cho kẻ khác như Chúa Giêsu đã làm chứng Thiên Chúa cho chúng ta vậy? "Những kẻ Cha đã chọn từ giữa thế gian mà ban cho con, con đã cho họ biết danh Cha".

Mọi sự sẽ bắt đầu sụp đổ với Chúa Giêsu và các môn đệ. Họ sẽ đi lên vườn cây dầu. Chúa Giêsu sẽ cầu nguyện ở đó. Ông Giuda phản bội Ngài, các môn đệ sẽ bỏ chạy và ông Phêrô sẽ chối không biết Ngài. Tuy vậy, trước khi Chúa Giêsu chịu chết, lời cầu nguyện của Ngài diễn tả sự tín nhiệm vào Thiên Chúa, và không tưởng tượng được là Ngài còn tín nhiệm vào các môn đệ. Họ là một nhóm người yếu đuối, thiếu can đảm, nhưng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu diễn tả họ thật sự thuộc về Chúa Cha.

Chúa Giêsu tin tưởng là công việc của Ngài sẽ tiếp tục. Nhưng, các môn đệ không thể tự họ làm được công việc của Ngài ở giữa thế gian. Nhưng họ không làm một mình họ. Và chúng ta cũng vậy. Tuần sau chúng ta sẽ mừng lễ Chúa Thánh Thần, sự thực hiên lời hứa của Chúa Giêsu là Ngài sẽ gởi Thần Khí Ngài cho chúng ta. Sự thực hiên lời hứa đó sẽ làm mọi sự thay đổi cho chúng ta là những người được giao việc loan truyền tin mừng của Chúa Giêsu qua lời nói và việc làm của chúng ta.

Bài trích sách Tông đồ Công vụ cho biết các môn đệ, Đức Maria và các phụ nữ họp nhau ở trong phòng trên sau khi Chúa Giêsu lên trời. Họ đang cùng cầu nguyện, và chắc là họ đang chờ đợi Chúa Giêsu thực hiên lời hứa của Ngài là sẽ gởi Thần Khí Ngài đến cho họ. Bài sách cho thấy cộng đoàn đang nóng lòng chờ đợi. Họ cùng nhau trở về Giêrusalem và họp nhau trong phòng trên. "Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện..."

Thư thánh Phêrô cho biết kinh nghiệm của Giáo Hội tiên khởi khi họ được ơn Chúa Thánh Thần. Hình như họ bị thử thách nhiều. Phêrô khuyên các tín hữu hãy vui mừng là họ được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô. Và Phêrô cam đoan với họ là mặc dù họ bị sỉ nhục vì danh Đức Kitô, họ thật là có phúc bởi Thiên Chúa. Nhưng, làm sao có thể vui mừng được khi bị đau khổ, và làm sao được ơn phúc ngay cả khi bị sỉ nhục? Có thể được vì do ơn Chúa Giêsu ban cho họ phải không? Chính Thần Khí Ngài đã thể hiện khi Ngài tôn vinh Thiên Chúa, không phải trong đời sống Ngài mà là trong đau khổ và cả sự chết nữa.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

7th SUNDAY OF EASTER (A)
Acts 1: 12-14; Psalm 27; I Peter 4: 13-16; John 17: 1-11a

This is the last Sunday of the Easter season – a reminder again how fast time flies! On these Sundays since Easter we have been hearing accounts of the resurrected Jesus’ appearances to his disciples. We just celebrated his Ascension and now we await the coming of his promise, the Paraclete. We, like those disciples, Mary and the women in the upper room are praying and waiting for the Spirit who will renew us once again and send us on mission.

Today though, we are at table in John’s account of the Last Supper. With the disciples, we overhear Jesus’ prayer to his Father for them, his followers. In the Synoptic Gospels there are frequent mentions of Jesus praying, but here in John we are given the content of a long prayer. In the other Gospels, at this point in the Last Supper, Jesus and the eleven leave and go to the Mount of Olives. Jesus had already predicted the desertion by the disciples. But in John, at the same point in the meal, Jesus prays.

While the others will desert him, Jesus’ prayer reveals that he is not alone, because he has special communion with God. Even though the disciples have deserted Jesus, their desertion is not permanent, they will return and then, gifted with the Spirit, the community will give witness to him. Jesus does not see his death as the end of his life’s work, or as a disaster for his disciples. He says, "I will no longer be in the world" – he is going to the Father – still, he will be with those he left in the world in a new way.
John says, "Jesus raised his eyes to heaven…." This could convey that the Father is on high and far off. Instead, the image signals to us that Jesus has entered into intimate conversation with his Father and we are being given the privilege of listening in. What we overhear is the truth of Jesus’ identity, and how we will participate with him in fulfilling God’s plan.

The prayer we hear today is called the "High Priestly Prayer," or the "Prayer of Consecration." In it Jesus offers his priestly prayer for his disciples and consecrates himself and them to the sacrifice that was going to be required of him and them. What makes the prayer significant is the intimacy it expresses between the Father and the Son.

Note, for a moment, the similarities between this prayer in chapter 17 and the "Lord’s Prayer in the other Gospels. The prayer begins "Father" – it echoes the "Our Father." Both reveal a special relationship Jesus has with the Father. The Lord’s Prayer "hallows" God’s name; in John Jesus prays, "I glorify you on earth." The Lord’s Prayer has "thy kingdom come"– in John, Jesus prays, "Glorify your son." In the Lord’s Prayer, "give us this day our daily bread" – in John, Jesus is the "bread of life." [There are more parallels between the Lord’s Prayer and John’s High Priestly Prayer – but that would take us beyond today’s passage. For more see John Marsh’s, "The Gospel of St. John." Middlesex, England: Penguin Books, 1977.]

To Jesus’ contemporaries his life was a failure and viciously cut short. He would have known at this point that people did not accept his message. Yet, there is no distress in Jesus’ prayer. He is finishing the work God gave him to do and therefore he has given glory to God. People often die with the regret that they didn’t finish in life what they hoped, "If only I had…" Or, "I wish I hadn’t…." But Jesus has done what God sent him to do and now he is ready to die. "I glorify you on earth by accomplishing the work you gave me to do." On the cross he will say, "It is finished." It is not just that his life is about to end, but that his work is completed.

For the most part we humans do not die so resigned and with such a sense of accomplishment. Death is often untimely, sudden, or comes slowly with pain. We do not know how much time we will be given and when the time comes there will be much left undone. But rather than measure our lives by the world’s rules of success, Jesus’s prayer that night suggests we can ask ourselves: how well did we accomplish the mission he gave us, to love others the way God has loved us? How did we reveal the face of God to others; the face Jesus has revealed to us? "I revealed your name to those you gave me out of the world."

Everything is about to collapse for Jesus and his disciples. They will go off to the garden (18: 1ff) where Jesus will pray, Judas betray him, his disciples flee and Peter deny knowing him. Still, before his death, Jesus’ prayer reveals trust in God and, incredibly, trust in his disciples. They are a weak and discouraging group, but Jesus’ prayer reveals they truly belong to the Father.

He trusts that his work will continue. But on their own, these disciples are not going to be able to further Jesus’ work in the world. But they will not be on their own. Nor are we. Next week we celebrate Pentecost, the fulfillment of Jesus’ promised gift to us, the Spirit. The fulfillment of that promise will make all the difference for us, charged with living and spreading the message of Jesus by our words and actions.

The reading from Acts shows the disciples, Mary and other women gathered in the upper room after Jesus’ ascension. They are praying together and one presumes, waiting for Jesus to fulfill his promise to send them the Spirit. The reading shows signs of the budding vitality of the community. Together they returned to Jerusalem and gathered in the upper room, "These devoted themselves with one accord to prayer…."

The letter from Peter gives witness to experiences the early church had after they received the Spirit. They seem to be undergoing severe testing. Peter encourages believers to rejoice that they share in the sufferings of Christ and he reassures them that though they are insulted for their beliefs they are blessed by God. How is that possible: to rejoice even when suffering; to be blessed even though insulted? It is possible because of the gift Jesus gives them: the same Spirit he had which enabled him to give glory to God, not only in his life, but in his suffering and death as well.


 
Hãy nên chứng nhân của Thầy
Lm Đan Vinh
04:39 26/05/2017
Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên
Cv 1,1-11; Ep 1,17-23; Mt 28,16-20

Hãy nên chứng nhân của Thầy

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 28,16-20:

(16) Mười một Môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến. (17) Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. (18) Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất”. (19) Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. (20) Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi người cho đến tận thế.

2. Ý CHÍNH:

Sau khi sống lại, Chúa Giê-su đã hiện ra nhiều lần để chứng minh cho các môn đệ thấy Người đã thực sự từ cõi chết sống lại. Nhưng lần này trước khi về trời, Đức Giê-su hiện ra lần cuối với Nhóm Mười Một trên một ngọn núi tại miền Ga-li-lê. Người không chứng minh Người đã sống lại như các lần trước, nhưng trao sứ mệnh rao giảng Tin Mừng phổ quát cho Hội Thánh qua Nhóm Mười Một môn đệ như sau: “Hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Người cũng truyền cho các ông tiếp tục dạy cho các tín hữu phải tuân giữ các huấn luyện của Người và hứa sẽ ở cùng các ông mọi ngày cho đến tận thế.

3. CHÚ THÍCH:

- C 16-17: +Mười một môn đệ: Nhóm Mười Hai bây giờ mất Giu-đa phản bội, nên chỉ còn mười một người (x. Mt 10,1-4; 27,5). + Đi tới miền Ga-li-lê: Vâng lời dạy của thiên thần nhắn cho các môn đệ qua hai phụ nữ và sau đó chính Chúa Giê-su cũng nhắc lại khi hiện ra với hai bà này vào sáng sớm Ngày Thứ Nhất trong tuần (x. Mt 28,7.10). Ga-li-lê là trung tâm truyền giáo của Đức Giê-su trong thời gian Người đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời. + Đến ngọn núi: Tin Mừng không xác định là núi nào. Còn sách Công Vụ Tông Đồ cho biết là núi Ô-liu (x. Cv 1,12). Núi tượng trưng là nơi Thiên Chúa mặc khải cho các Ngôn sứ thời Cựu Ước (x. Xh 3,1-5; 19,20; 1 V 19,8-14). Trong Tin Mừng Mát-thêu, nhiều lần Đức Giê-su cũng mặc khải những điều quan trọng trên núi. Chẳng hạn: Công bố Tám Mối Phúc Thật trên một quả núi (x. Mt 5,1), biến hình trước mặt ba môn đệ trên núi cao (x. Mt 17,1); ra lệnh cho các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc trên một ngọn núi (x. Mt 28,16). (17) + Khi thấy Người, các ông bái lạy: Các môn đệ thấy Chúa Giê-su Phục Sinh và biểu lộ niềm tin bằng việc sấp mình bái lạy Người. Hành động này tương tự như các đạo sĩ đã sấp mình bái lạy Hài Nhi Cứu Thế (x. Mt 2,2.8.11); Người phong cùi bái lạy xin Đức Giê-su chữa lành (x. Mt 14,33); Người đàn bà xứ Ca-na-an bái lạy xin Đức Giê-su chữa cho con gái bà khỏi bị quỷ ám (x. Mt 15,25). + Có mấy ông lại hoài nghi: Nói đến có môn đệ còn hoài nghi sau khi các ông đã bái lạy Chúa xem ra bất nhất và khó hiểu. Thực ra, lúc này khi sắp từ giã Chúa Giê-su sắp về trời thì mọi môn đệ đều đã tin, và không ai còn hoài nghi gì nữa. Nhưng các trình thuật hiện ra khác đều nói đến sự nghi ngờ, và đều đã được Người đánh tan sự nghi ngờ ấy. Ở đây, Chúa Giê-su đánh tan sự hoài nghi khi cho biết Người đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất (x. Mt 28,18). Do câu này mà nhiều người nghĩ rằng sự hoài nghi ở đây là nhắm nói tới sự hoài nghi của cộng đoàn nói chung, vì từ đây các tín hữu sẽ không còn thấy Chúa Phục Sinh hiện ra nữa. Sự hoài nghi này từ nay sẽ được Lời Chúa trong Thánh Kinh đánh tan. Do đó, các tín hữu phải dựa vào Lời Chúa và quyền năng của Người để củng cố đức tin. Nhờ vậy đức tin của họ mới được chúc phúc: “Phúc thay những người không thấy mà tin !” (Ga 20,29).

- C 18-19: + Đức Giê-su đến gần: Đến gần là hành động ưu ái đặc biệt, lấp đầy khoảng cách giữa thiên quốc và trần gian mà chỉ Đức Giê-su Phục Sinh mới làm được. + Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất: Lúc khởi đầu việc rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su đã từ chối nhận quyền Sa-tan hứa ban cho Người mọi nước trên thế gian (x. Mt 4,8-10), thì giờ đây, sau khi đã vâng phục thánh ý Chúa Cha để đi con đường "Qua đau khổ vào vinh quang", Người đã được Chúa Cha ban mọi quyền năng trên trời dưới đất, để ứng nghiệm lời tuyên sấm trong sách Đa-ni-en về Con Người: “Người được ban tặng quyền bính, vinh dự, vương triều. Tất cả các dân các nước và các tiếng nói đều phải phụng sự Người” (Đn 7,14), và quyền bính của Người còn bao trùm cả trời đất (x. Cv 13,33). + Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ: Các môn đệ đại diện Hội Thánh nhận bài sai của Chúa Giê-su để đi chinh phục thế giới. Từ nay Hội Thánh phải nhân danh Người mà làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người, trước tiên là những người Do thái (x. Mt 10,5-6; 15,24), rồi đến mọi dân trên thế giới (x. Mt 8,11; 21,41). + Làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần: Làm cho người ta trở thành môn đệ Chúa Ki-tô gồm cả việc rao giảng Tin Mừng. Để chu toàn việc này, các môn đệ phải cho họ lãnh nhận phép rửa nhân danh Chúa Ba Ngôi, nghĩa là đặt người dự tòng trong tương quan với Ba Ngôi Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

- C 20: + Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền: Việc đào tạo người ta nên môn đệ Chúa phải được tiếp tục sau khi đã chịu phép rửa, bằng lời giảng dạy, cho tới khi Hội thánh đạt tới sự viên mãn của Đức Ki-tô (x. Ep 1,23). Chính vì thế mà các Tông đồ phải hướng dẫn muôn dân tuân giữ các giới răn của Chúa. Đây là Dân của Giao Ước Mới phải sống theo Luật Mới do Chúa Giê-su công bố và các Tông đồ có nhiệm vụ phải truyền đạt. + Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế: Chúa Ki-tô Phục Sinh hứa sẽ hiện diện mãi trong Hội Thánh để hỗ trợ, giúp Hội Thánh chu toàn sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cho đến tận thế. Vì Người chính là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (x. Mt 1,23).

4. CÂU HỎI:

1) Tại sao chỉ còn Mười Một môn đệ có mặt khi Chúa lên trời ?
2) Tại sao các môn đệ lại họp mặt tại miền Ga-li-lê ?
3) Chúa lên trời trên quả núi nào ?
4) Tại sao các môn đệ bái lạy Đức Giê-su khi thấy Người xuất hiện ?
5) Tại sao Tin Mừng nhắc đến thái độ hoài nghi của các môn đệ vào lúc này ?
6) Tại sao trước khi lên trời Chúa Giê-su tuyên bố mình được trao toàn quyền trên trời dưới đất ?
7) Mệnh lệnh thâu nạp môn đồ khắp muôn dân và công thức rửa tội nhân danh Chúa Ba Ngôi trong câu này chính xác đến mức độ nào, vì trong sách Công Vụ, Hội Thánh sơ khai mới chỉ nói tới công thức rửa tội “nhân danh Chúa Giê-su” mà thôi (x. Cv 2,38; 10,48) ?

ĐÁP CÂU 7:

Thực ra, từ ban đầu Hội Thánh sơ khai đã ban phép rửa « nhân danh Đức Giê-su » như sách Công Vụ thuật lại lời của ông Phê-rô : « Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, để được ơn tha tội » (Cv 2,38; 10,48).

Còn lời Chúa Giê-su truyền cho các môn đệ « làm phép rửa nhân danh Chúa Ba Ngôi » trước khi lên trời trong Tin Mừng Mát-thêu hôm nay (Mt 28,19) cũng chính là lời của Chúa Giê-su. Tuy nhiên mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi chỉ được sáng tỏ dần dần nhờ ơn Chúa Thánh Thần ban, qua kinh nghiệm sống và rao giảng Tin Mừng của Hội Thánh. Về sau Hội Thánh đã đưa giáo lý về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi vào công thức phụng vụ phép rửa: « Làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần » thay thế công thức « nhân danh Chúa Giê-su » đã có từ thời sơ khai. Khi Tin Mừng Mát-thêu được hoàn thiện (vào khoảng năm 70-80), công thức rửa tội nhân danh Chúa Ba Ngôi được đưa vào lệnh truyền của Chúa Phục Sinh cho các môn đệ trước khi Người lên trời như bài Tin Mừng Mát-thêu thuật lại.

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,18b-20).

2. CÂU CHUYỆN:

1) TIN VÀ LÀM CHỨNG CHO CHÚA

JUNE là một bé gái 5 tuổi có khuôn mặt đẹp như thiên thần và rất lanh lợi. Cha mẹ em đều là nhà giáo có lòng đạo đức. Mẹ thường đem em đi theo mỗi khi bà có việc ra ngoài nhà. Một hôm, hai mẹ con dắt nhau vào bưu điện thành phố. Khi bà mẹ đang lo gửi thư bảo đảm cho một người thân, thì bé June chạy chơi loanh quanh gần đó để xem người ta làm việc. Bấy giờ một ông lão ngồi gần đó trông thấy em bé kháu khỉnh dễ thương, liền bắt chuyện làm quen. Ông nói: “Này bé kia, mái tóc của cháu đẹp lắm ! Sao cháu lại có mái tóc đẹp đến thế nhỉ ?” Cô bé liền vui vẻ trả lời: “Thưa ông, mẹ cháu dạy: Chúa đã ban mọi sự tốt đẹp cho cháu và cháu phải cám ơn Chúa nhiều lắm đó !” Nói xong em nhìn thẳng vào mặt ông lão, nhoẻn một nụ cười thật dễ thương và hỏi: “Thế ông đã được Chúa ban cho điều gì tốt đẹp chưa ? Ông có đươc Chúa ban ơn cứu độ không ?”.

Ông lão kinh ngạc và xúc động trước câu hỏi đơn sơ của cô bé. Ông ngẩn người suy nghĩ giây lát rồi đáp: “Chưa đâu, cháu ạ”. Em bé liền nói: “Thế thì ông phải đến xin Chúa ngay đi. Rồi Chúa sẽ ban cho ông được trở thành con của Chúa, và ông sẽ được Chúa làm cho trở nên một người mới xinh đẹp lắm đó !” Nói xong, bé vội chạy về phía mẹ đang vẫy gọi ở lối bên kia.

Ít tuần sau, ông lão tìm đến một nhà thờ xin học giáo lý dự tòng. Về sau ông cho biết: chính câu nói đơn sơ của bé gái hôm ấy đã đánh động tâm hồn vốn chai lì của ông, và luôn ám ảnh khiến ông không thể nào quên được. Cuối cùng ông đã quyết định phải xin theo đạo để được trở nên con Chúa và được đổi mới tốt đẹp như em bé đã nói.

Câu nói của một bé gái tuy đơn sơ nhưng đã có sức mạnh khiến một người già cứng lòng phải suy nghĩ và quay về với Chúa. Còn chúng ta thì sao ? Chúng ta có dám biểu lộ đức tin trước mặt người khác không ? Có dám nói về Chúa cho những người chưa nhận biết Chúa để họ tin Chúa và đi theo làm môn đệ Người hay không ?

2) HẠNH PHÚC THIÊN ĐÀNG LÀ KHI ĐƯỢC SỐNG TRONG TÌNH THƯƠNG:

Có rất nhiều người lầm tưởng thiên đàng là một khoảng không gian nào đó trên cao kia. Sự lầm tưởng này đã làm phát sinh nhiều hậu quả không hay: người có đạo thì bị lung lay bối rối khi có một vài khoa học gia nói rằng: Chẳng thấy Chúa đâu trên kia cả; người không có đạo thì nghĩ: Có lẽ nước trời là một thế giới nằm đâu đó trong không gian, với những sinh hoạt na ná giống như trần gian này. Thế nên đã có câu chuyện khôi hài do một cha thừa sai kể lại:

Sau một tuần giảng đại phúc thật sốt sắng tại một vùng đất nọ, các cha khuyên nhủ được một ông cụ ngoại đạo gia nhập đoàn chiên Chúa. Thấy cụ bà chưa có dấu hiệu nào khả quan, nên các cha tích cực khuyên bảo: “Ông đã theo đạo rồi, bà cũng nên theo đi thôi, để sau khi chết còn lên thiên đàng gặp lại nhau nữa chứ.” Nghe thế cụ bà hốt hoảng trả lời, “Không được đâu, suốt đời ổng đã hành hạ tui đủ thứ. Mai mốt trên thiên đàng còn phải gặp lại mặt ổng nữa thì tui chết mất.”

Thiên đàng sẽ chẳng có chút gì hấp dẫn nếu như nơi đó không có hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc chính là hoa trái của tình yêu phát xuất từ trái tim, từ trong lòng mỗi người, trong gia đình chúng ta đang cư ngụ hay ở nơi chúng ta làm việc, chứ không phải là một nơi chốn nào đó trên trời cao, như lời Chúa Giê-su: “Triều Đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được. Và người ta sẽ không nói: “Ở đây này! Hay ở kia kìa!” . Vì này, Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông” (Lc 17,20-21)..

3) HẠNH PHÚC THIÊN ĐÀNG CHÍNH LÀ MÁI ẤM GIA ĐÌNH:

Có nhà hoạ sĩ kia mơ ước mình sẽ vẽ được một bức tranh đẹp nhất thế gian. Nhưng anh ta không biết phải vẽ cái gì để bức tranh chứa đựng hình ảnh, màu sắc và nội dung đẹp nhất thế gian. Chàng đã đến hỏi một vị linh mục xem trên thế gian này có điều gì đẹp và ý nghĩa nhất. Vị linh mục trả lời ngay: “Niềm tin. Niềm tin là số một, niềm tin sẽ nâng cao giá trị con người. Niềm tin sẽ chữa lành và biến đổi mọi sự nên tuyệt vời !”

Chàng hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với một cô dâu sắp lên xe hoa về nhà chồng, và được cô trả lời: “Trên thế gian này không có gì đẹp bằng tình yêu. Tình yêu là hơi thở, là sức sống, là hạnh phúc, là tất cả. Tình yêu biến cay đắng thành ngọt ngào, đưa tiếng cười vào nơi than khóc, đổi nghèo hèn tầm thường thành phú quí cao sang. Tình yêu thật tuyệt vời !”

Cuối cùng người hoạ sĩ gặp một anh thương binh vừa trở về từ chiến trường. Nghe hỏi về điều nào đẹp nhất thì anh đã trả lời: “Bình an là điều đẹp nhất trần gian. Ở đâu có chiến tranh, ở đó có đổ nát, bất hạnh, khổ đau. Ở đâu có hoà bình, ở đó có cái đẹp tuyệt vời nhất !”

Ba câu nói của ba con người-- vị linh mục, cô gái sắp lấy chồng và anh thương binh trẻ-- đã làm cho chàng hoạ sĩ phân vân: không biết phải vẽ gì để bức tranh của anh diễn tả cùng một lúc niềm tin, tình yêu, và sự bình an.

Đang suy nghĩ miên man, anh đã về đến nhà lúc nào không hay. Mấy đứa con anh ùa ra đón bố. Anh nhận thấy niềm tin trong ánh mắt của các con. Anh cũng cảm nghiệm được tình yêu trong thái độ ôm hôn chân thành của người vợ hiền. Niềm tin của con cái và tình yêu của người vợ làm cho tâm hồn anh ta trở nên ấm áp và bình an lạ lùng. Thế rồi một ý tưởng chợt loé lên trong đầu. Anh vội đến phòng vẽ bắt tay vào việc vẽ tranh, và sau khi đã hoàn thành tác phẩm đẹp nhất thế gian, anh đã đặt tên cho bức tranh ấy là: “Mái Ấm Gia Đình.”

Mái ấm gia đình chính là hình ảnh xinh đẹp và sống động nhất mà người ta có thể diễn tả về hạnh phúc Thiên đàng đời sau. Mái ấm gia đình cũng chính là lời chứng hùng hồn nhất mà chúng ta có thể trình bày về ơn cứu độ của Chúa cho những người chưa nhận biết Chúa.

4) LÀM CHỨNG CHO CHÚA LÀ SỐNG YÊU THƯƠNG PHỤC VỤ NHƯ MẸ TÊ-RÊ-SA:

Dù chỉ là một nữ tu sáng lập đơn côi ban đầu, đến nay mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã làm nên phép lạ cho dòng Thừa Sai Bác Ái của mẹ lên đến con số 4000 nữ tu, 450 sư huynh và hàng ngàn người ngoại giáo ngày đêm xuôi ngược tiếp tục công việc nhân ái của mẹ, với 600 cơ sở trong 126 quốc gia trên thế giới. Từ ngày thành lập từ năm 1950 đến nay mỗi năm nhà dòng của mẹ đã giúp nuôi 50.000 gia đình nghèo, dạy dỗ cho 20.000 trẻ em và săn sóc cho 90.000 người mắc bệnh phong cùi trong các bệnh viện tư ở 10 quốc gia. Các trẻ em mồ côi mà mẹ đã nuôi dạy từ hơn nửa thế kỷ đến nay đã lên đến con số nhiều không kể hết.

Ngày mẹ qua đời, tổng thống pháp Jacques Chirac đã gởi một bức điện với lời lẽ phân ưu như sau: “Từ tối hôm nay thế giới đã có ít Tình Yêu hơn, ít lòng Trắc Ẩn hơn và ít Ánh Sáng hơn”. Mẹ Têrêsa quả là một chứng nhân anh dũng. Mẹ không chỉ tin đạo mà còn sống đạo để làm chứng nhân của tình yêu Thiên Chúa cho con người thời đại hôm nay.

3. SUY NIỆM:

1) ƯỚC VỌNG LÊN TRỜI CỦA LÒAI NGƯỜI:

Con người từ xưa đến nay đều khát khao được bay lên trời cao. Vì thế, ngày 04 tháng 06 năm 1783, lần đầu tiên, hai anh em Mongolfiers, đã leo lên quả khí cầu bay lên trời được 500 mét trước hàng ngàn người chứng kiến. Ngày 12 tháng 04 năm 1961, Gagarine, phi hành gia đầu tiên của Liên-xô đã bay ra khỏi tầng khí quyển của trái đất trong phi thuyền Vostok I. Đến ngày 16 tháng 07 năm 1969 hai phi hành gia người Mỹ là Armstrong và Aldrin đã bay lên mặt trăng. Hôm nay, Hội Thánh mừng lễ Chúa Giê-su lên trời. Người trở về nhà Cha, sau khi đã hoàn tất sứ vụ được Cha trao phó. Sau thời gian 33 năm sống trên trần gian, giờ đây Người từ cõi chết sống lại, rồi “được đưa về trời ngự bên hữu Thiên Chúa” (Mc 16,19).

2) MẦU NHIỆM CHÚA THĂNG THIÊN:

Tin Mừng Mát-thêu hôm nay kể lại việc Chúa Phục Sinh đã giáo huấn các tông đồ lần cuối cùng, rồi sai các ông đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân và làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Ba Ngôi là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (x. Mt 28,20). Sách Công Vụ cũng ghi lại lời Chúa Phục Sinh truyền cho các môn đệ: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8b). Rồi Ngài lên Trời trước mắt các ông và có đám mây rước Người lên, khuất mắt các ông.

Điều mà Tin Mừng hôm nay muốn nhấn mạnh, không phải là việc Chúa Giê-su được đem lên trời như thế nào mà là sứ vụ mà Người trao cho các môn đệ là thay Người đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân, trở thành chứng nhân của Người đến mọi nơi mình đang hiện diện và cho mọi dân tộc. Các Tông đồ đã đón nhận lời mời của Chúa Giêsu với niềm tin tưởng hân hoan. Tin vào Chúa Giê-su, Đấng đã qua cuộc khổ nạn vào trong vinh quang phục sinh, rồi lên trời và đến ngày tận thế sẽ tái lâm để phán xét chung nhân loại. Tin Chúa Thánh Thần đã được Chúa Giê-su hứa ban để giúp các tông đồ thi hành sứ vụ làm chứng cho Chúa đến tân cùng trái đất. Khi thi hành sứ vụ này, các môn đệ và các tín hữu hôm nay cũng phải đón nhận những chống đối, đau khổ, tù đày và có thể còn bị giết hại như lời Chúa Giê-su tiên báo: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian yêu thích cái gì thuộc về nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em” (Ga 15,18-19).

3) CHÍNH ANH EM HÃY LÀ CHỨNG NHÂN CHO THẦY:

Hơn bao giờ hết cuộc sống đã có không ít những khó khăn đang đặt ra cho mỗi người chúng ta. Những khó khăn đó đã làm cho chúng ta quên đi đời sống chứng nhân của mình. Nhiều tín hữu hiện nay vẫn có thái độ ích kỷ khi chỉ quan tâm lo kiếm tiền bạc, địa vị và quyền hành cho bản thân, mà chưa ý thức sứ vụ loan báo Tin Mừng, làm chứng cho Chúa.

Lễ Chúa Giêsu lên trời hôm nay mời gọi chúng ta hãy làm chứng nhân cho Người. Vậy thế nào là làm chứng nhân cho Chúa ?

- Thực ra, Chúa không đòi chúng ta phải làm điều quá sức như: Phải lập những dòng tu mới hay xây dựng những cơ sở từ thiện như Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã làm. Điều Người chờ đợi nơi chúng ta là làm chứng cho Người bằng lối sống yêu thương, quên mình, phục vụ.
- Làm chứng là mở tai để lắng nghe, mở trí khôn để suy niệm và mở tay ra để thực hành Lời Chúa, vì Lời Chúa chính là ánh sáng và là sức mạnh giúp chúng ta góp phần làm vinh danh cho Chúa và cứu rỗi tha nhân.
- Làm chứng là mở miệng để nói về Chúa Giêsu cho những người thành tâm muốn nghe.
Con người thời nay thường thích nghe các chứng nhân hơn là thầy dạy. Mà nếu họ có nghe thầy dạy là do thầy dạy đó cũng là chứng nhân. Anh em lương dân cũng chỉ sẵn sàng tin điều chúng ta rao giảng khi họ nhìn thấy lối sống yêu thương quên mình phục vụ của chúng ta.

4) CỤ THỂ CHÚNG TA PHẢI LÀM CHỨNG CHO CHÚA NHƯ THẾ NÀO?

Trong tác phẩm “Hương rượu mới”, tác giả thuật lại về giờ phút cuối cùng của cha mình và gương sáng làm việc tông đồ của một nữ tu như sau: “Bấy giờ cha tôi đang hấp hối trên giường bệnh. Trong khi tôi chỉ biết ngồi nhìn cha với tâm trạng chán nản thất vọng, thì một nữ tu Công giáo với dáng người nhỏ nhắn đã bước vào phòng. Chị đi vòng qua bên kia giường cha tôi đang nằm, cầm lấy tay ông đưa lên vỗ nhè nhẹ. Sau đó chị hỏi: “Bác có nghe cháu nói không ?” Ông cụ gật đầu. Đoạn chị nói với ông: “Trước đây bác đã tin Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế chưa ?” Ông cụ lắc đầu. Chị nữ tu liền nói: “Bây giờ bác có muốn tin Chúa không ?” Ông cụ đáp: “Dạ có”. Thế là chị yêu cầu ông lặp lại theo mình: “Lạy Chúa Giê-su, con nhận Chúa chính là Đấng Cứu Thế của con. Xin Chúa ban cho con được làm môn đệ của Chúa và được ơn tái sinh làm con Chúa Cha trên trời”. Ông cụ lặp lại theo từng câu và sau đó nhắm mắt qua đời.

Như vậy “làm chứng” về Chúa Giê-su và dạy cho kẻ khác biết về Người, đơn giản chỉ là chia sẻ cho họ niềm tin và tình yêu mà mình đang có. Chia sẻ kho tàng đức tin mà ta sống và hy vọng. Chúa Giê-su mời gọi chúng ta hãy nhận từ tay của Người sứ vụ mà chính Người đã nhận được từ nơi Chúa Cha, để chúng ta thay Người giúp người đời nhận biết tin thờ Cha và đi theo con đường của Chúa Giê-su là : « Sống tình mến Chúa yêu người ».

Ước gì Lễ Chúa Giê-su Lên Trời hôm nay nhắc chúng ta về Nước Trời ngay ở trần gian hôm nay là gia đình của mình, để chúng ta quyết tâm làm chứng cho Chúa, bằng việc xây dựng cho gia đình mình trở thành một mái ấm yêu thương, tin yêu và an bình hạnh phúc.

4. THẢO LUẬN:

1) Ngày nay bạn có thể làm chứng cho Chúa bằng những phương cách nào hữu hiệu nhất ?
2) Bạn quyết tâm sẽ làm gì cụ thể để làm chứng về Chúa cho một người thân đang lạc xa Chúa, hay một người bạn chưa nhận biết Chúa ?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hôm nay cùng với Hội Thánh, chúng con mừng lễ Chúa về trời. Trời mới là quê hương mà chúng con phải hướng về. Thế nhưng trong Sách Công Vụ hôm nay, Chúa muốn dạy các môn đệ rằng: điều quan trọng nhất các ông phải làm là tiếp tục công trình cứu độ của Chúa, bằng việc loan Tin Mừng “bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất”. Làm chứng bằng lời rao giảng nhờ ơn Thánh Thần. Làm chứng bằng những hành động bác ái yêu thương, bằng sự khiêm nhường phục vụ, bằng việc quảng đại cho đi, bằng việc hy sinh bản thân để lo phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân... Xin Chúa giúp chúng con ý thức chu tòan sứ vụ làm chứng cho Chúa.

- LẠY CHÚA. Chúng con thường nghĩ: “Tôi phải lo cái ăn cái mặc cho bản thân và gia đình mình trước đã ! Tôi không có khả năng nói về Chúa cho người khác ! Tôi không có thì giờ rảnh !…” Đang khi Chúa dạy chúng con: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33). Chúa muốn chúng con hãy bắt đầu phụng sự Chúa với hết khả năng, rồi Chúa sẽ bù đắp phần thiếu sót. Vậy xin Chúa giúp chúng con biết ưu tiên lo cho cho công việc của Chúa và phó thác cuộc sống trong tay Chúa quan phòng. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ được Chúa nói với chúng con trong giờ phán xét: “Hỡi người đầy tớ tài giỏi và trung thành ! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì Ta sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào hưởng niềm vui của chủ anh !” (Mt 25,21).

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
 
Mừng Chúa lên trời
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:45 26/05/2017
MỪNG CHÚA LÊN TRỜI.

Cùng với Hội Thánh toàn cầu chúng ta mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu lên trời. Mầu nhiệm Chúa lên trời dường như rất có ý nghĩa với anh em Chính Thống giáo qua các cử hành Phụng Vụ. Còn với Kitô hữu Công Giáo chúng ta thì không mấy chú tâm mầu nhiệm này. Vì hằng năm chỉ một lần được đề cập theo niên lịch Phụng vụ. Đoàn tín hữu được nghe dẫn giải về mầu nhiệm này hình như cũng chỉ một lần trong thánh lễ mừng Chúa về trời. Và cũng thật không may, nếu ở đâu đó có vị rao giảng Lời Chúa cách chính thức, gửi cho tín hữu một vài thông điệp qua loa, chiếu lệ cho xong bổn phận giảng lễ ngày Chúa Nhật. Chúa Giêsu lên trời là gì? Việc Người lên trời có liên quan gì đến chúng ta, những người đang tại thế? Xin được chia sẻ đôi dòng suy tư và cảm nhận.

Chúa Giêsu lên trời là gì? Là Kitô hữu trưởng thành, không ai giữ mãi quan niệm Chúa lên trời là Chúa bay lên một nơi nào đó trên cao, trên chốn bồng lai, tiên cảnh đầy mây. Trời ở đây không phải chỉ nơi chốn nào đó theo nghĩa không gian mà là một tình trạng. Chúa lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha. Theo Thánh kinh ngự bên hữu nghĩa là đồng hàng trong danh dự, phẩm vị và quyền năng. Chúa Giêsu lên trời nghĩa là sau khi hoàn tất công cuộc cứu độ, Người lấy lại vinh quang, uy quyền và danh dự của một vị Thiên Chúa đồng hàng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Người lấy lại những sự ấy là vì Người đã tự nguyện trút bỏ nó khi vào trần gian để thực thi chương trình cứu độ. “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7). Chúa tự nguyện bỏ đi vinh quang danh dự của Người để rồi lấy lại thì có liên quan gì đến chúng ta? Vậy chúng cần đào sâu ý nghĩa của mầu nhiệm Chúa lên trời.

Ý nghĩa của mầu nhiệm Chúa lên trời:

1. Chúa lên trời nghĩa là Người đã từ trời xuống: “ Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống” (Ga 3,13). Mầu nhiệm Chúa lên trời minh chứng cho nguồn gốc thần linh của Đức Kitô. Đấng chúng ta tôn thờ không phải là phàm nhân được tôn lên hàng thần thánh. Người chính là Thiên Chúa có từ đời đời Và mọi sự, mọi loài nhờ Người mà được hiện hữu. “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa…Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,1-3).

2. Chúa lên trời nghĩa là Người đã hoàn tất công cuộc cứu độ: “Đức Kitô đã lên cao dẫn theo một đám tù; Người đã ban ân huệ cho loài người. Người lên trời nghĩa là gì, nếu không phải là Người đã xuống tận các vùng sâu thẳm dưới mặt đất? Đấng đã xuống cũng chính là Đấng đã lên cao hơn mọi tầng trời để làm cho vũ trụ được viên mãn” (Eph 4,8-10). Con người và mọi sự mọi loài từ đây có được con đường hoàn thiện, nên viên mãn, chính nhờ Người, với Người và trong Người là Giêsu Kitô.

3. Chúa lên trời nghĩa là từ đây các thực tại trần thế có thể đi vào vinh quang bất diệt cùng với Đức Kitô. Khi trở về với vinh quang của một Thiên Chúa thì Đức Kitô đã làm cho các thực tại trần thế mà Người đã nhận lấy qua mầu nhiệm nhập thể, được nên hằng hữu với Người. Từ đây mọi sự, mọi loài đều có thể đi vào cõi bất diệt. Từ nay những sự bình thường và cả tầm thường ở đời này đều có thể trở nên phi thường nhờ nhân tính của Đức Kitô. “Vậy thưa anh em, nhờ máu Đức Giêsu đã đổ ra, chúng ta mạnh dạn bước vào cung thánh. Người đã mở cho chúng ta một con đường mới và sống động qua bức màn, tức là chính thân xác của Người” (Dt 10,19-20).

4. Chúa lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha để cầu bầu cho chúng ta. “Thưa anh em, Đức Kitô đã chẳng vào một cung thánh do tay người phàm làm ra, vì cung thánh ấy là hình bóng của cung thánh thật. Nhưng Người đã vào chính cõi trời, để giờ đây đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta” (Dt 9,24). Giờ đây chúng ta có một vị Thượng Tế cao cả trên trời, một vị Thượng Tế đã kinh qua cảnh sống của loài người chúng ta. Người hiểu và cảm thông với chúng ta trong mọi nỗi niềm của kiếp nhân sinh. Nghĩa là chúng ta đang có một đồng minh đầy uy quyền và rất đáng tin cậy.

Với những ý nghĩa của mầu nhiệm Chúa lên trời như trên, hẳn lòng Mẹ Hội Thánh khao khát đoàn con luôn có thái độ vững tin và hy vọng trong niềm hân hoan phấn khởi. Sao lại không vững tin khi mà Đấng chúng ta tôn thờ và tiếp bước chính là Thiên Chúa thật, là căn nguyên và cùng đích của mọi vật, mọi loài. Sao lại không hy vọng khi mà cửa trời đã mở ra với chúng ta, với tất cả mọi loài thụ tạo. Sao lại không phấn khởi hân hoan khi mà ta luôn có đó Đấng hiểu ta, cảm thông với ta và đang bầu chữa cho ta trước ngai tòa Thiên Chúa.

Để cho niềm tin, niềm hân hoan và hy vọng ấy được hiện thực thì không gì hơn chúng ta hãy nỗ lực làm cho các thực tại trần thế này, từ chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện con chuyện cái, chuyện nhà cửa đến xã hội quốc gia, chuyện Hội Thánh…được đi vào vĩnh cửu, bằng chính con tim của ta, một con tim đồng hình đồng dạng với Thầy chí Thánh, Giêsu Kitô. Nước Trời đã ở giữa chúng ta. Đừng có mãi mê nhìn trời nhưng hãy làm cho trái đất này và những chuyện của trần thế này mang giá trị đời đời. Và cách thế tuyệt vời là hãy sống và hoạt động, nghĩa là làm mọi sự đều nhân danh Giêsu nghĩa là cứu nhân độ thế.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Vì sao Chúa Con về trời : xét phía con người, xét từ Thiên Chúa
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
19:43 26/05/2017
Vì sao Chúa Con về trời : xét phía con người, xét từ Thiên Chúa

Không phải trong nhà Đạo mới có “từ” này, mà trong ngôn ngữ dân gian, người ta nói nhiều đến “từ” này. “Từ” đó là : trời, chầu trời, về trời; “từ” đó là “từ” thăng : ông ấy đã chầu trời rồi ; cụ đã thăng rồi…

Hôm nay lễ Chúa về trời, lễ Thăng Thiên, tuy có cái khác rất xa giữa việc Chúa thăng thiên và con người thăng (ông kia, cụ nọ thăng) nhưng có cái giống giữa hai cái thăng đó, là xa cách, là không thấy bằng con mắt trần nữa. Ta không xét đến sự khác nhau giữa hai việc thăng : Chúa thăng thiên và con người thăng, mà chỉ dừng lại nơi điểm giống nhau giữa 2 việc thăng, tức là “thăng” là xa cách, với câu hỏi sau : Vì sao Chúa về trời, tức là vì sao Chúa xa cách ta ?

Ta sẽ xét dưới góc độ con người và ta sẽ thử xét dưới cái nhìn của Thiên Chúa.

1. Dưới góc độ con người .

Tại sao Chúa về trời, tại sao thầy Giêsu lại giã từ các đồ đệ ?

-Thưa là để các đồ đệ trưởng thành. Nếu thầy cứ ở mãi, đồ đệ không trưởng thành được Có thầy ở bên thì lúc nào cũng bám lấy Thầy, lúc nào cũng hỏi ý kiến Thầy. Cái này làm sao thưa Thầy ? Cái kia làm sao hả Thầy ? (Khổng Minh Gia Cát Lượng thì dùng túi gấm [cẩm nang] để thay mình chỉ dẫn).

Sư phụ Nasreddin đến Trung Quốc, ở đó ông thâu nhận một số môn đệ và dạy dỗ họ hầu giúp họ chuẩn bị giác ngộ. Nhưng khi đã giác ngộ rồi, các đồ đệ bỏ đi hết không nghe thầy Nasreddin giảng nữa. Người ta hỏi thầy có buồn không khi đồ đệ bỏ thầy như vậy. Nasreddin trả lời: “Không phải là danh sư (thầy nổi tiếng) nếu suốt đời đệ tử cứ phải ở với thầy”. Đệ tử phải ra đi xa thầy, thì thầy mới là danh sư. Trường hợp của thầy Giêsu thì ngược lại nhưng cũng cùng mục tiêu. Thay vì đệ tử xa thầy, thì thầy xa đệ tử, để đệ tử tự mình xoay sở và trưởng thành.

Bộ phim “Ở nhà một mình” với bé Mc Caulkin thủ vai chính cho ta thấy, khi cha mẹ đi vắng, bé này đã nảy ra nhiều sáng kiến độc đáo trong việc chống lại kẻ trộm. Đây là bộ phim, tưởng tượng, nhưng thực tế vẫn có thể như vậy. Những trẻ em mất bố mẹ sớm thường trưởng thành và chững chạc hơn những đứa trẻ đầy đủ mẹ cha và sống với cha mẹ cho đến già đầu.

Trong thuật lãnh đạo, người ta kể có 3 loại thầy :

-Loại 1 : Thày và trò cùng làm. Tam cùng : cùng ăn, cùng ở, cùng làm.

-Loại 2 : Thầy không cần làm, nhưng sự hiện diện của thầy cũng đủ cho đệ tử phấn chấn.

-Loại 3 : không có thầy hiện diện mà chỉ cần nhớ đến, nghĩ về thầy, là đệ tử hăng say làm việc.

Đức Giêsu chắc phải là loại thầy thứ ba này. Thứ ba theo liệt kê, nhưng lại là đệ nhất theo thứ hạng : đệ nhất danh sư. Chỉ cần nhớ đến thầy, là trò lên tinh thần. “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”

Vậy ở góc độ con người suy nghĩ, vì sao Chúa xa cách ta : là để đồ đệ trưởng thành…

2. Dưới góc độ Thiên Chúa

Tại sao Chúa Giêsu lại xa cách các môn đệ ? Ta hãy để chính Chúa Giêsu trả lời, và trả lời này được Sách Tin Mừng Gioan ghi rõ :

• Ga 14,3 : Thầy đi là để dọn chỗ cho anh em. Không phải trên Nước Trời sẽ có ghế có bàn, phải dọn phải dẹp, nhưng Đức Giêsu muốn nói Ngài đi trước. Trong ngành du lịch gọi là tiền trạm.

Người thứ nhất từ kẻ chết sống lại là Ngài, thì người thứ nhất lên trời cũng là Ngài. Người thứ nhất chứ không phải người duy nhất. Thứ nhất là đi trước. Chúng ta sẽ là thứ hai, thứ ba, thứ một tỷ... Người thứ nhất như vậy là để dọn đường dọn chỗ. Và rồi Thầy sẽ trở lại đón đồ đệ, để Thầy ở đâu, đồ đệ cũng ở đó với Thầy.

• Ga 16,7 : Thầy đi thì có lợi cho anh em .

Đức Giêsu không nói suông : Thầy đi, người khác tới. Mà nói rõ : có lợi cho anh em. Cán cân “lợi” đã nghiêng về người sẽ tới, tức Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ.

Người ta thường sánh ví thế này :

-Nếu Giáo Hội là một toà nhà, thì người có sáng kiến xây toà nhà đó là Chúa Cha. Người thực hiện, người xây là Chúa Con, và người bảo trì, trang trí, làm cho toà nhà hoạt động là Chúa Thánh Thần. Vai trò bảo tri, trang hoàng, điều hành, quan trọng đến mức nào.

-Nếu Giáo Hội là một đoàn thể, thì người có ý định lập đoàn thể là Chúa Cha. Người thành lập là Chúa Con và Người nuôi dưỡng đoàn thể đó sống là Chúa Thánh Thần. Thầy đi thì có lợi vì lúc đó Đấng nuôi dưỡng mới tới. Ta hay nói, lập một đoàn thể không khó cho bằng duy trì đoàn thể đó hoạt động.

-Nếu Giáo Hội là một lớp học thì Đức Giêsu là thầy dạy, chất liệu để dạy là từ Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần là Đấng Ôn Tập, làm cho học trò nhớ và làm điều thầy dạy. Thầy đi thì có lợi cho anh em, vì lúc đó Đấng Ôn Tập sẽ tới (Ga 16,13-15; 14,26).

• Ga 14, 12 Họ làm những việc Thầy làm và còn làm những việc lớn hơn nữa khi Thầy về cùng Cha.

Thầy ra đi, là để chứng tỏ tin tưởng vào đồ đệ. Người ta kể rằng khi Đức Giêsu hoàn tất sứ mạng ở trần gian, Người về trời. Thiên thần Gabriel đi đón từ xa, và phỏng vấn :

-Thưa Ngài, công trình Ngài được tiếp tục thế nào ở trần gian ?

-Ta có 12 tông đồ, một nhóm môn đệ và vài ba phụ nữ. Ta đã trao cho họ sứ mạng rao giảng Tin Mừng tới mút cùng trái đất.

Nghe vậy, chưa thoả mãn, thiên thần Gabriel hỏi thêm :

-Nếu nhóm nhỏ đó thất bại, Ngài có chương trình nào khác không ? Có phương án 2, kế hoạch B… không ?

Đức Giêsu mỉm cười :

-Không, ta không dự trù kế hoạch nào khác. Ta tin tưởng vào họ.

Tin Mừng Ga 14,12 ghi rõ : Họ làm những việc Thầy làm và còn làm những việc lớn hơn nữa khi Thầy về cùng Cha.

Chả trách gì Tin Mừng Luca thuật lại việc Chúa về trời, xa cách các môn đệ, lại ghi rõ ràng đầy ”mâu thuẫn”, khi xa cách Thầy, các môn đệ không buồn mà lại “lòng đầy hoan hỷ” (Lc 24, 52).

Mỗi người chúng ta đều có lúc phải ra đi. Ông bà sẽ ra đi, cha mẹ sẽ ra đi. Ta đã chuẩn bị gì cho con cái chưa để khi ra đi, con cái, con cháu ta đã trưởng thành, đủ hành trang vào cuộc sống.

Ta là người lãnh đạo, người thợ chuyên môn… Khi rời vị trí, ta phải làm sao để không có một khoảng trống nào, không có một công việc nào bị suy sụp, mà trái lại, người đến sau vẫn hoạt động và hoạt động còn hơn ta nữa, như vậy ta mới là danh sư đệ nhất, giông đệ nhất danh sư Giêsu : Thầy đi thì có lợi cho anh em.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nam Hàn xin Đức Thánh Cha làm trung gian hòa giải và thống nhất Triều tiên
Hồng Thủy
18:10 26/05/2017
Seul – Năm 2017, Hàn quốc và Tòa Thánh cử hành 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, cụ thể là vị khâm sứ Tòa thánh thường trực đầu tiên của Tòa Thánh được gửi đến Hàn quốc.

Nhân dịp này, tân tổng thống Hàn quốc Moon Jae-in đã cử Đức Tổng giám mục Igino Kim Hee-Jung, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hàn quốc, làm đặc sứ, đại diện Hàn quốc và gặp Đức Giáo Hoàng để cử hành sự kiện này.

Các mối liên hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Hàn quốc đã bắt đầu từ năm 1947, ngay sau khi Hàn quốc được giải phóng khỏi ách thống trị của Nhật bản, khi Đức Giáo Hoàng Pio XII gửi cha Patrick James Byrne, người Mỹ, thừa sai dòng Maryknoll, làm khâm sứ thường trực tại Hàn quốc. Năm 1949, cha James Byrne được tấn phong Giám mục, nhưng năm 1950, khi cuộc chiến tranh Triều tiên xảy ra, ngài bị bắt cóc và chết trong tù. Ngài nằm trong số 213 linh giáo sĩ và giáo dân đang trong tiến trình được phong chân phước.

Với việc gửi khâm sứ đến Hàn quốc, Tòa thánh là một trong những quốc gia nhìn nhận sự độc lập của Hàn quốc.

Tháng 12/1963, quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Hàn quốc được thiết lập chính thức với vị sử lý thường vụ (hoặc đại biện) của Tòa thánh và vị sứ thần vào tháng 9/1966.

Trong một bài phỏng vấn, Đức tổng giám mục Igino Kim Hee-jong của giáo phận Quang châu cho biết ngài được tân tổng thống gửi sang Roma với sứ mệnh đặc biệt: xin Tòa Thánh làm trung gian. Mục đích cuối cùng là “một hiệp ước hòa bình”, một trung gian ngoại giao để cho bán đảo Triều tiên bắt đầu hành trình tái thống nhất. Hoạt động trung gian này giống như Tòa thánh đã thực hiện khi giúp tái thiết lập các quan hệ ngoại giao giữa Cuba và Hoa kỳ.

Đức Cha Kim tin là sự trung gian này có thể thực hiện dù là tình hình có vẻ căng thẳng và Bắc hàn tiếp tục thử nghiệm phóng tên lửa.

Theo Đức Cha Kim, Tòa Thánh có thể khuyến khích một cuộc đối thoại chân thành giữa Bắc và Nam hàn. Hiện tại, Bắc hàn không tin tưởng các nước Tây phương, nhưng nếu họ chịu mở ra con đường đối thoại với tổng thống Trump, thì điều này có thể giúp cho hành trình hòa giải.

Đức Cha Kim chia sẻ là nhiều người Hàn quốc tin tưởng vào Giáo Hội Công Giáo. Nếu có một vấn đề quốc gia nghiêm trọng, họ sẽ hướng đến Giáo Hội Công Giáo như điểm tham chiếu và họ chờ đợi các tiếng nói và lời khuyên của Giáo Hội.

Được hỏi về các vấn đề của Bắc hàn, Đức Cha nói họ thiếu rất nhiều thứ, đặc biệt là về kinh tế. Nam hàn rất muốn giúp Bắc hàn, ngay cả qua trao đổi thương mại là điều Bắc hàn chấp nhận.

Đức Cha Kim cho biết là chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào năm 2014 đã mang lại nhiều thay đổi tại Nam hàn, đặc biệt là cho Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội tiếp tục được canh tân, một Giáo Hội nghèo cho ngừơi nghèo. Chính Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu Giáo Hội đến gần với ngừơi bị loại ra ngoài xã hội, người khuyết tật, người già. Hiện nay Giáo Hội hoạt động rất nhiều cho người khuyết tật, ngừơi cao niên, ngừơi bị loại ra ngoài xã hội. Các Giám mục dành một phần thu nhập của họ cho người nghèo, Hội đồng Giám mục gửi các trợ giúp cho các giáo xứ nghèo. Đây là một hoạt động cũng được chính quyền tin tưởng.

Về phương diện đức tin, Đức Cha Kim chia sẻ: “Giáo Hội Triều tiên được bắt đầu với các giáo dân và hoạt động của giáo dân rất sinh động ở Triều tiên. Hiện nay chúng tôi muốn khởi xướng một phong trào Kinh thánh để cho tất cả biết các Sách Thánh. Sau đó, chúng tôi muốn phát triển ý tưởng bác ái, không chỉ như một ý niệm trừu tượng.”

Nếu gặp Đức Giáo Hoàng, Đức Cha Kim sẽ thưa với ngài rằng rất nhiều người Hàn quốc, Công Giáo cũng như không Công Giáo, rất tin tưởng nơi Đức Thánh Cha. Nếu có vấn đề xã hội, họ đều tìm các lời của Đức Giáo Hoàng.

Với phủ quốc vụ khanh Tòa thánh, Đức Cha Kim xin giúp tái thống nhất Bắc và Nam hàn. Các Giám mục không ngừng kêu gọi chính quyền điều này. Các Giám mục muốn loan truyền ý tưởng này cho các giáo dân và công dân Hàn quốc. Hàn quốc có sứ vụ tái thống nhất mà không có ở các quốc gia khác.

Theo Đức Cha Kim, Hàn quốc mong chờ sự can thiệp của Tòa Thánh vì Tòa Thánh hiện diện trong mỗi thời khắc quan trọng trong lịch sử Hàn quốc. Hàn quốc hy vọng vào sự giúp đỡ của Đức Thánh Cha Phanxicô cho bán đảo Triều tiên. Đức Cha nói: “nếu thành công trong việc tìm kiếm hòa bình và thống nhất cho hai miền nam bắc của Hàn quốc, chúng tôi sẽ hoạt động cho hoà bình tại Đông Á và hòa bình trên thế giới. Chúng tôi muốn là khí cụ hòa bình.” (Fides/ ACI 23/05/2017)
 
Ít nhất 26 tín hữu Kitô Ai Cập bị thảm sát trên đường hành hương
Đặng Tự Do
07:22 26/05/2017
Bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công vào một xe buýt chở các tín hữu Coptic đi hành hương tại tu viện Thánh Samuel cách thủ đô Cairo 220 km về phía nam. Vụ tấn công đã xảy ra vào sáng thứ Sáu 26 tháng 5.

Bộ Y tế cho hay: có khoảng 8 đến 10 kẻ tấn công ăn mặc đồng phục quân đội, đã bắn loạn xạ vào chiếc xe buýt này trong địa phận tỉnh Minya/

Khaled Mogahed, phát ngôn viên Bộ Y tế, nói rằng số người chết đã lên tới 26 người nhưng sợ rằng còn có thể tăng thêm. Chỉ có ba trẻ em được ghi nhận là may mắn không bị thương trong cuộc tấn công này.

Các đài truyền hình Ả Rập cho thấy hình ảnh của một chiếc xe buýt bị cháy nám với các cửa sổ vỡ vụn. Xe cứu thương đậu chung quanh, trong khi các thi thể nằm đầy trên mặt đất, được phủ bằng những tấm nhựa màu đen.

Ai Cập đã chứng kiến một làn sóng các cuộc tấn công vào các Kitô hữu. Trong ngày lễ lá đẫm máu 9 tháng Tư vừa qua, hai vụ nổ bom đã xảy ra giết chết 45 người chết và làm 125 người khác bị thương. Trước đó, một cuộc tấn công tại nhà thờ Thánh Máccô vào ngày 11 tháng 12 năm ngoái tại một nhà thờ tại Cairo đã làm 25 người thiệt mạng và 78 người khác bị thương.

Tháng trước Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm Ai Cập để chứng tỏ sự ủng hộ của ngài đối với các Kitô hữu tại Ai Cập. Trong chuyến đi này, Phanxicô đã vinh danh và cầu nguyện cho các nạn nhân của các vụ đánh bom.

Sau chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha, bọn khủng bố Hồi Giáo IS ở Ai Cập đã thề sẽ leo thang các cuộc tấn công chống lại Kitô hữu. Chúng ra các thông báo kêu gọi người Hồi giáo tránh xa các cuộc tụ tập của các tín hữu Kitô và các đại sứ quán phương Tây.

Các tín hữu Kitô Ai Cập, là cộng đồng Kitô hữu lớn nhất Trung Đông. Trong những thập kỷ qua, họ đã là mục tiêu tấn công của các phần tử cực đoan Hồi giáo.
 
Phi Luật Tân: Một linh mục và hàng chục giáo dân bị bắt làm con tin và bị hăm dọa chặt đầu
Đặng Tự Do
17:24 26/05/2017
Quân đội tái chiếm thành phố Marawi
Bọn khủng bố Hồi Giáo IS tại Phi Luật Tân trong nhóm Maute đã gọi điện thoại cho Đức Cha Elmer Abacahin của giáo phận Cagayan de Oro tuyên bố sẽ chặt đầu một linh mục và hàng chục giáo dân bị bắt cóc từ tối thứ Ba 23 tháng Năm tại thành phố Marawi trên đảo Mindanao nếu yêu sách của chúng không được thỏa mãn.

Bạo lực đã bùng phát tại Marawi sau khi quân đội Phi Luật Tân lùng bắt tên chỉ huy của quân khủng bố Hồi Giáo IS trong vùng là Iskilon Hapilon. Mặc dù quân đội chưa bắt được Iskilon Hapilon, các phần tử cực đoan Hồi Giáo đã bao vây thành phố này, đốt các tòa nhà, treo cờ ISIS khắp nơi, và giết chết ít nhất hai cảnh sát viên. Ít nhất 21 người đã chết trong cuộc chiến.

Tối thứ Ba ngày 26 tháng Năm, cha Chito Suganog đang dâng lễ trong nhà thờ chính tòa Marawi, thì bị quân khủng bố Hồi Giáo IS bắt giữ cùng với hàng chục anh chị em giáo dân và các nhân viên nhà thờ.

Đức Cha Elmer Abacahin nói với tờ Gold Star Daily có trụ sở tại Mindanao rằng bọn khủng bố Hồi Giáo IS đòi quân đội phải triệt thoái khỏi thành phố Marawi. Tổng thống Rodrigo Duterte đã bác bỏ yêu sách này và bắt buộc bọn khủng bố Hồi Giáo IS phải đầu hàng vô điều kiện. Tính mạng của cha Chito Suganog và anh chị em giáo dân rất nguy ngập.

Hàng ngàn người dân đã chạy trốn khỏi thành phố này vào hôm thứ Năm, trong khi xe tăng của quân đội tiến về phía thành phố.

Đức Tổng Giám Mục Socrates Villegas của Lingayen-Dagupan, là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân nói:

“Cha Chito Suganog không phải là một chiến binh. Ngài không mang vũ khí. Ngài không phải là một mối đe dọa cho bất cứ ai. Việc bắt giữ ngài và những người bên cạnh ngài vi phạm mọi quy tắc nhân đạo trong các cuộc giao tranh.”
 
Tòa Thánh bênh vực thường dân trong chiến tranh
LM. Trần Đức Anh OP
18:05 26/05/2017
NEW YORK. Đại diện Tòa Thánh tại LHQ ở New York, Đức TGM Bernardito Auza, kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường việc bảo vệ cho các thường dân trong các cuộc xung đột võ trang.

Đức TGM Auza đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài tham luận hôm 25-5-2017, tại cuộc thảo luận mở của Hội đồng bảo an LHQ về đề tài ”Bảo vệ các thường dân và săn sóc sức khỏe trong các cuộc xung đột võ trang”.

Vị đại diện Tòa Thánh nhận xét rằng một xu hướng trong các cuộc xung đột võ trang hiện nay là các thường dân không những ngày càng ít được bảo vệ khỏi các cuộc xung đột ấy, nhưng còn trở thành các mục tiêu nữa. Việc sử dụng thường dân như võ khí chiến tranh là một lối hành xử đáng lên án nhất.. Bạo lực khôn tả bị cố tình gây ra cho các thường dân và những vụ trắng trợn vi phạm công pháp quốc tế về nhân đạo ngày càng trở thành điều thông thường”.

Đức TGM Auza cũng tố giác sự kiện với sự tối tân hóa các võ khí sự phân biệt giữa các võ khí tàn sát tập thể với các các võ khí quy ước tân thời ngày càng lu mờ, vì cả hai thứ võ khí này đều giống nhau trong việc tàn sát các thường dân và phá hủy những vùng rộng lớn, cùng với các dân cư trong đó. Bất kỳ võ khí nào có ảnh hưởng tàn phá như thế trên các thường dân đều là điều trái ngược với công pháp quốc tế về nhân đạo và mọi lý tưởng văn minh, đáng bị lên án quyết liệt, không chút do dự”.

Trong bài tham luận, Đức TGM Auza cũng lên án sự cố ý tàn phá các hạ tầng cơ cấu quan trọng đối với sự sống còn của các thường dân, như trường học, nhà thương và các hệ thống cung cấp nước. Chủ trương này đã trở thành một chiến lược được chọn lựa và thi hành trong các cuộc xung đột hiện nay tại Trung Đông.. Cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ, theo hiến chương LHQ, phải bảo vệ các thường dân và các cơ cấu hạ tầng của họ chống lại sự tàn bạo dã man.

Đức TGM Auza nhắc lại nhân xét của ĐTC Phanxicô đối với sự mâu thuẫn của nhiều chính phủ: ”Chúng ta nói 'Không bao giờ chiến tranh nữa', nhưng chúng ta tiếp tục sản xuất và bán khí giới cho những người đang giao chiến với nhau.” Quốc tế thảo luận nhiều về việc chấm dứt bạo lực và xung đột hầu như vô ích nếu đồng thời vô số các võ khí tiếp tục được sản xuất, được bán và tặng cho các chế độ độc tài, các nhóm khủng bố và các tổ chức tội phạm. Những người sản xuất, buôn bán võ khí phải ý thức rằng họ trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ các tội ác tàn sát tập thể, giúp những kẻ vi phạm các nhân quyền căn bản và quay lưng lại đối với sự phát triển của toàn bộ các dân tộc hoặc các quốc gia. Vì thế cần củng cố các luật pháp và hiệp ước liên hệ trên bình diện đa phương, song phương và bình diện quốc gia, như một bước tiến theo chiều hướng đúng để bảo vệ các thường dân bị kẹt trong các cuộc xung đột võ trang.

Và Đức TGM Auza nói rằng: ”Tòa Thánh tái kêu gọi các hãng và quốc gia sản xuất võ khí hãy hạn chế việc chế tạo, bán và tặng các võ khí kinh khủng sau đó được sử dụng để gây kinh hoàng cho các thường dân hoặc tàn phá các cơ cấu hạ tầng dân sự”. (SD 26-5-2017)
 
Đức Thánh Cha tiếp Dòng Tiểu Muội thừa sai bác ái
LM. Trần Đức Anh OP
15:29 26/05/2017
VATICAN. Sáng 26-5-2017, ĐTC đã tiếp kiến tổng tu nghị dòng tiểu muội thừa sai bác ái và ngài khích lệ các chị biểu lộ cho tha nhân vẻ đẹp của tình yêu Thiên Chúa.

Dòng Tiểu muội thừa sai bác ái cho Cha Orione thành lập và tổng tu nghị thứ 12 của các chị hiện nay có chủ đề là ”Tận hiến cho Thiên Chúa đà tận hiến cho tha nhân. Các tiểu muội thừa sai bác ái: các nữ môn đệ thừa sai, chứng nhân vui mừng về đức bác ái nơi các khu ngoại ô của thế giới”.

Nhân danh Giáo Hội và người nghèo ĐTC cám ơn các chị vì các vì các hoạt động tông đồ bác ái, việc mục vụ giới trẻ trong các trường học, nhà dưỡng lão, trong các nhà sinh hoạt giáo lý cho giới trẻ..

ĐTC đặc biệt nhắn nhủ các chị đào sâu tình hiệp thông với Chúa Kitô để có thể chu toàn sứ mạng truyền giáo qua các hoạt động bác ái, phục vụ người nghèo. Ngài cũng nhấn mạnh rằng thừa sai phải là người có tinh thần táo bạo và có sáng kiến, không thể theo tiêu chuẩn thoải mái: ”từ trước đến giờ người ta vẫn luôn làm như vậy”. Chị em hãy suy nghĩ lại các mục tiêu, các cơ cấu, lối sống và phương pháp thi hành sứ mạng của mình. Chúng ta đang sống trong một thời đại cần nghĩ lại mọi sự dưới ánh sáng điều mà Chúa Thánh Linh yêu cầu chúng ta. Điều này cói một cái nhìn đặc biệt về sứ mạng và thực tại: cái nhìn của Chúa Giêsu, là cái nhìn của Mục Tử Nhân Lành, một cái nhìn không phán xét, nhưng tìm hiểu sự hiện diện của Chúa trong lịch sử; một cái nhìn gần gũi để chiêm ngắm, cảm động và ở với người khác bao lâu cần thiết; một cái nhìn sâu xa, tin tưởng, tôn trọng và đầu cảm thông, chữa lành, giải thoát, an ủi. (SD 26-5-2017)
 
Những bổ nhiệm quan trọng trong giáo phận Rôma
Đặng Tự Do
17:32 26/05/2017
Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố hôm thứ Sáu 26 tháng 5 rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Angelo De Donatis, là một giám mục phụ tá tại Rôma, làm giám quản thay mặt cho ngài trong việc chăn dắt thành phố này.

Tòa Thánh cũng công bố Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn xin nghỉ hưu của Đức Hồng Y Vallini, 77 tuổi, đã là giám quản Rôma kể từ năm 2008.

Đức Tổng Giám Mục De Donatis là một nhà giảng thuyết nổi tiếng. Ngài đã phụ trách thuyết giảng cuộc tĩnh tâm Mùa Chay đầu tiên của Đức Thánh Cha khi vừa được bầu làm Giáo Hoàng.

Đức Giáo Hoàng là vị giám mục Rôma, nhưng trách nhiệm của ngài quá rộng lớn nên ngài cần một vị đại diện để bảo đảm việc chăm sóc mục vụ thích đáng cho giáo phận Rôma.

Với việc bổ nhiệm này, Đức Giáo Hoàng tự động nâng vị giám mục phụ tá Rôma lên hàng tổng giám mục. Ngài sẽ là một trong những vị được nhận dây Pallium vào ngày 29 tháng 6 tới đây nhân lễ hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ.

Đức Tân Tổng Giám Mục Angelo De Donatis cũng được bổ nhiệm làm hiệu trưởng của Đại học Giáo Hoàng Lateranô của Rôma. Ngài cũng là linh mục trưởng Đền Thờ Thánh Gioan Lateranô, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Rôma.

Đức Tổng Giám mục De Donatis sẽ thay thế công việc của Đức Hồng Y Agostino Vallini vào ngày 29 tháng 6, lễ hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, là các vị thánh bảo trợ của Rôma.

Trước tin bổ nhiệm này, Đức Cha De Donatis nói rằng nhiệm vụ của ngài là “loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa bằng lời nói và cuộc sống” cũng như “bảo vệ và quảng bá sự hiệp thông trong Giáo Hội”.

“Tôi cầu xin Chúa ban cho tôi ân sủng biết luôn lắng nghe sâu sắc”.

Đức Tân Tổng Giám Mục Angelo De Donatis năm nay 63 tuổi, quê quán tại tỉnh Lecce của Italia. Vị tân tổng giám mục có bằng triết học, thần học và thần học luân lý và được phong chức linh mục vào năm 1980.

Ngài đã từng coi sóc một giáo xứ tại giáo phận Rôma, giảng dạy tại một chủng viện và là giám đốc linh đạo cho đại chủng viện Rôma. Ngài cũng đã từng là một hiệp sĩ quản thủ Thánh Mộ Giêrusalem. Không lâu sau khi ngài phụ trách tuần tĩnh tâm Mùa Chay 2014 của giáo triều Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm giám mục phụ tá Rôma vào năm 2015 với trọng trách chăm sóc việc đào tạo các linh mục.
 
Nguyên Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem: Tòa Thánh có thể hòa giữa Do Thái và Palestine
Vũ Văn An
18:20 26/05/2017
Theo tin của Zenit ngày 26 tháng Năm, Đức Cha Michel Sabbah, nguyên Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem và hiện là chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Các Vị Bản Quyền Công Giáo tại Đất Thánh, vừa dành cho hãng thông tấn Công Giáo này một cuộc phỏng vấn. Trong đó, ngài cho rằng “Tòa Thánh có thể đóng một vai trò độc đáo trong việc hòa giải tại Đất Thánh giữa người Do Thái và người Palestine. Cả hai phía đều nhìn nhận Tòa Thánh. Tòa Thánh đứng trên các bên… Nó là một thực thể độc đáo có thể đứng làm trung gian”.

Ngài nói như trên trong khi “một số người, cũng sống tại đây, tại xứ sở này, nhưng xem ra đã quen sống với bi kịch, với cái chết hàng ngày và hận thù lẫn nhau”.

Được hỏi Tòa Thánh có thể giúp được gì trong cuộc đối thoại Do Thái – Palestine, Đức Cha trả lời: “tôi tin Tòa Thánh có thể đóng một vai trò độc đáo trong việc hòa giải tại Đất Thánh giữa người Do Thái và người Palestine. Cả hai phía đều nhìn nhận Tòa Thánh. Tòa Thánh đứng trên các bên. Tòa Thánh có các giá trị Tin Mừng để trình bày với thế giới, mà không bị vướng vào các nan đề của thế giới. Bởi thế, tôi tin Tòa Thánh là một thực thể độc đáo có thể đứng làm trung gian, nhất là vào lúc này và trong thế bế tắc này của tình hình hiện nay. Không còn gì khác ngoài Tòa Thánh. Ở Do Thái và trong thế giới Do Thái Giáo, có số người rất đông muốn thấy bi kịch đang diễn ra ở Đất Thánh này kết thúc. Tôi hy vọng Tòa Thánh có thể thực sự đem lại cho Đất Thánh nền hòa bình mà Chúa Kitô đã đem đến cho toàn thể thế giới và cho nơi ấy, nơi Người sinh hạ, tức Giêrusalem và toàn cõi Đất Thánh".

Ủy Ban do Đức Cha Sabbah làm chủ tịch cũng vừa phát hành một thông cáo báo chí về việc bình thường hóa để phản ảnh tình thế hiện nay. Theo ngài, tình thế tranh chấp giữa người Palestine và người Do Thái, "bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, cho đến nay, chưa bao giờ kết thúc. Đã có nhiều cuộc chiến tranh và đụng độ giữa hai bên, mà không làm sao kết thúc các thù nghịch lẫn nhau. Trong tình thế tranh chấp này, tình thế gây tổn thương tác hoác này, hàng ngày không biết bao nhiêu người đàn ông, đàn bà và trẻ em phải đau khổ hoặc chết chóc.
Dường như họ bị bỏ quên. Một số người, cũng sống ở xứ sở này, nhưng xem ra đã quen sống với bi kịch, với cái chết hàng ngày và hận thù lẫn nhau. Điều này cũng đúng đối với nhiều du khách, chính trị gia, chức sắc Giáo Hội, khách hành hương, hình như đến rồi về nhà, coi tình hình ở đây dường như bình thường, như không có tranh chấp, không có bất công chi để mà chỉnh sửa, chẳng có cuộc chiếm đóng quân sự nào để kết liễu, tóm lại, chẳng hề có hai dân tộc nào để mà giảng hòa. Một cuộc đối thoại được thể hiện ở đây nên có một ưu tư, một lời cầu nguyện cho thực tại đang sống, để cuộc tranh chấp kết thúc và hai dân tộc cuối cùng có thể được hòa giải và thực sự khởi đầu một tình thế bình thường".

Đức Cha nhận định thêm rằng: hiện nay, "một bên ý thức được việc cơn bệnh hiện tại cần được chữa lành; còn bên kia thì sợ bị phỏng tay hoặc nghĩ rằng bất cứ sự can thiệp nào cũng vô dụng và vấn đề hoàn toàn có tính cách chính trị, chứ không có một chiều kích nhân bản nào cần được họ chú ý, yêu thương và hành động. Chúng tôi không kêu gọi nổi loạn, nhưng hoàn tất lời cầu nguyện trong nhà Chúa bằng cách nhìn vào những gì đang diễn ra ở đường phố, và bằng cách yêu thương quan tâm tới những con người nhân bản đang đau khổ và yêu thương tìm cách giúp hàn gắn các vết thương của rất nhiều người đau khổ".

Đức Cha Sabbah cho rằng "về phía các nhà cầm quyền chính trị cũng như cơ cấu của Giáo Hội, tình hình gọi là “chính trị” ở đây đang bị coi như một cấm kỵ đối với Giáo Hội. Trong khi thực ra, tình hình không phải chỉ có tính cách chính trị, nó là một tình hình “nhân bản” trong đó, con người nam nữ đang chịu đau khổ, mà ta phải giúp đỡ, và điều hết sức thiết yếu là phải ý thức được sự hiện hữu và các đau khổ của họ, chứ không nên có thái độ của người nhà giầu trong dụ ngôn của Tin Mừng, người thiếu khả năng nhìn thấy người nghèo Ladarô nằm ở cổng nhà mình. Tóm lại, đây không phải chuyện tham gia chính trị mà là nhìn thấy “con người nhân bản” đang chịu đau khổ. Đối với Giáo Hội, đối với mọi Kitô Hữu, đối với Chúa Giêsu Kitô, mọi sự có tính nhân bản đều có liên quan với chúng ta. Và những gì đang diễn ra hôm nay ở Do Thái-Palestine đơn giản chỉ là một tình huống nhân bản hết sức bệnh hoạn mà ta cần phải ý thức được để có thể và phải có can đảm yêu thương và nói lời gì đó để chữa lành".
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tháng Hoa Của Mẹ
Vũ đình Huyến, Lm CRM
20:19 26/05/2017
THÁNG HOA CỦA MẸ
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)
Hồng hoa tươi thắm dâng lên Mẹ
Hương sắc căng tràn khẽ gió lay
Toả ngát bên toà Mẹ chí ái
Gói trọn tình con hiếu thảo hiền.
(KD)