Phụng Vụ - Mục Vụ
Men say thần khí
Lm Giacôbê Tạ Chúc
00:44 27/05/2009
Trong các thí nghiệm của khoa học, để một phản ứng hóa học xảy ra, bao giờ cũng có một xúc tác kèm theo: có thể là nhiệt độ, điều kiện môi trường,một chất xúc tác, hay một tác động bên ngòai nào đó. Ở bình diện tình cảm của con người cũng thế, khi hai người yêu nhau, và muốn gần nhau, bao giờ cũng có những xúc tác kèm theo như: khứu giác, vị giác, xúc giác,thính giác và thị giác. Những chất xúc tác càng mạnh về cường độ thì những phản ứng hóa học hay tình cảm sẽ có chiều tỉ lệ thuận với chúng. Xét trên góc độ của khoa học, và tình cảm là thế. Trên lãnh vực siêu nhiên, chính Chúa Thánh Thần là những “xúc tác” hướng dẫn họat động cho sứ vụ Tông Đồ của những người theo Chúa Kitô.
Đọc lại lịch sử cứu độ, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra những điều này, qua một số trường hợp các nhân vật đặc biệt trong Kinh Thánh.
Trước hết là trong Cựu ước, chúng ta nhận thấy Thánh Thần đến và trao phó cho họ những sứ mạng và trợ giúp về thể lý, tinh thần và thiêng liêng để giúp những người này hòan thành nhiệm vụ mà Thiên Chúa trao ban. Thánh Thần được Thiên Chúa trao ban ơn khôn ngoan để họ lãnh đạo đòan dân của Chúa như trong trường hợp của Môisê, Giôsua, Đavít…” Yavê phán với Môsê:”Hãy triệu tập lại cho Ta bảy mươi người, trong hàng Kỳ mục Israel, những kẻ ngươi biết là Kỳ mục của dân, những ký lục của nó, ngươi sẽ đem chúng đến Trướng Tao phùng và chúng sẽ đứng chực ở đó với ngươi. Ta sẽ xuống, và ở đó Ta sẽ phán bảo ngươi, Ta sẽ rút Thần khí có trên ngươi mà đặt trên chúng, và chúng sẽ gánh vác với ngươi gáng nặng là dân này, và ngươi sẽ không còn gánh lấy một mình”(Ds 11, 16-17). Việc xức dầu cho các vua là dấu hiệu sự hiện diện của Thánh Thần trong việc cai trị của họ:” Samuel cầm lấy sừng dầu mà xức dầu cho cậu giữa các anh và Thần Khí đã đáp xuống trên Đavít từ ngày ấy về sau”(1Sm 16,13). Dưới tác động hết sức mãnh liệt của Thánh Thần, những con người vốn mỏng dòn yếu đuối, bỗng trở nên sức mạnh phi thường:” Thần Khí xuống trên ông Samson và ông đã xé mảnh con sư tử như thể người ta xé mảnh con dê…Bây giờ Thần Khí giáng xuống trên ông, và ông đã xuống Asqalon và giết 30 người…Khi ông đến gần Lêkhi, Thần Khí Giavê giáng xuống trên ông: các chão trên tay ông đã ra ngay như sợi dây gai cháy xèo trong lửa…”( Tl14,6.19; 15,14). Ngôn sứ Mica tự coi mình là người đầy sức mạnh, đầy Thần Khí Giavê(Mk 3,8). Êdêkiel thì cho rằng Thần Khí nhập vào ông, lôi ông đứng dậy, giao cho ông sứ vụ phải thi hành hay những điều cụ thể phải làm(Ed 2,2; 3,24).Có thể kể ra rất nhiều trường hợp những con người trong Cựu ước được ơn của Chúa Thánh Thần biến đổi để trở nên những chứng nhân cho Thiên Chúa và chuẩn bị cho sứ mạng cao cả của Đấng Thiên sai. Cựu ước cũng vậy và kế đếnTân ước cũng thế, trong số những người nghèo của Giavê ngóng chờ ơn cứu độ, đã có nhiều người đón nhận được hồng ân của Chúa Thánh Thần. Tin mừng của Thánh Luca chỉ cho chúng ta thấy những con người đặc biệt này: Bà Êlisabeth (Lc 1, 41); Ông Zacaria (Lc 1, 67); và thánh Gioan Tẩy Giả (Lc 1,13-18). Hơn ai hết, chính Chúa Giêsu là người đón nhận tràn đầy hồng ân của Chúa Thánh Thần ngay từ lúc khởi đầu sứ vụ của mình (Lc 4,18-19). Các Tông Đồ trong ngày lễ Ngũ tuần đã nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần (Cv 2,4). Thánh Phêrô tràn đầy Chúa Thánh Thần khi ra trước công nghị Do Thái(Cv 4,8). Các tín hữu họp nhau cầu nguyện cho Phêrô và Gioan cũng đầy tràn Thánh Thần( Cv 4,31). Trong số các phó tế, Stêphanô được mô tả là người đầy Thánh Thần và được thị kiến vinh quang của Thiên Chúa và Đức Giêsu ngự bên hữu Ngài:” Được đầy ơn Thánh Thần, ông( Stêphanô) đăm đăm nhìn trời, thấy vinh quang Thiên Chúa, và thấy Đức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa”( Cv 7,55). Thánh Phaolô, sau khi trở lại, cũng đón nhận được ơn của Chúa Thánh Thần ( Cv 9,17; 13,9).
Qua những dẫn chứng trên, chúng ta mới có thể cảm thông với những người Do thái và Hy lạp khi họ gán cho các Tông Đồ là những kẻ say rượi:”Nhưng người khác lại chế nhạo:” Mấy ông này say rượi rồi”(Cv 2,13). Vâng những người Tông đồ của Chúa, trên cánh đồng loan báo nước Trời. Họ là những kẻ say men Thần Khí, và tràn ngập hơi cay của Thần Linh. Cũng như những người say mê Thiên Chúa và điên trong Thần Khí, là những người đã chọn Chúa Giêsu làm gia nghiệp họ như những người say không hối tiếc và những người điên không biết buồn.
Đọc lại lịch sử cứu độ, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra những điều này, qua một số trường hợp các nhân vật đặc biệt trong Kinh Thánh.
Trước hết là trong Cựu ước, chúng ta nhận thấy Thánh Thần đến và trao phó cho họ những sứ mạng và trợ giúp về thể lý, tinh thần và thiêng liêng để giúp những người này hòan thành nhiệm vụ mà Thiên Chúa trao ban. Thánh Thần được Thiên Chúa trao ban ơn khôn ngoan để họ lãnh đạo đòan dân của Chúa như trong trường hợp của Môisê, Giôsua, Đavít…” Yavê phán với Môsê:”Hãy triệu tập lại cho Ta bảy mươi người, trong hàng Kỳ mục Israel, những kẻ ngươi biết là Kỳ mục của dân, những ký lục của nó, ngươi sẽ đem chúng đến Trướng Tao phùng và chúng sẽ đứng chực ở đó với ngươi. Ta sẽ xuống, và ở đó Ta sẽ phán bảo ngươi, Ta sẽ rút Thần khí có trên ngươi mà đặt trên chúng, và chúng sẽ gánh vác với ngươi gáng nặng là dân này, và ngươi sẽ không còn gánh lấy một mình”(Ds 11, 16-17). Việc xức dầu cho các vua là dấu hiệu sự hiện diện của Thánh Thần trong việc cai trị của họ:” Samuel cầm lấy sừng dầu mà xức dầu cho cậu giữa các anh và Thần Khí đã đáp xuống trên Đavít từ ngày ấy về sau”(1Sm 16,13). Dưới tác động hết sức mãnh liệt của Thánh Thần, những con người vốn mỏng dòn yếu đuối, bỗng trở nên sức mạnh phi thường:” Thần Khí xuống trên ông Samson và ông đã xé mảnh con sư tử như thể người ta xé mảnh con dê…Bây giờ Thần Khí giáng xuống trên ông, và ông đã xuống Asqalon và giết 30 người…Khi ông đến gần Lêkhi, Thần Khí Giavê giáng xuống trên ông: các chão trên tay ông đã ra ngay như sợi dây gai cháy xèo trong lửa…”( Tl14,6.19; 15,14). Ngôn sứ Mica tự coi mình là người đầy sức mạnh, đầy Thần Khí Giavê(Mk 3,8). Êdêkiel thì cho rằng Thần Khí nhập vào ông, lôi ông đứng dậy, giao cho ông sứ vụ phải thi hành hay những điều cụ thể phải làm(Ed 2,2; 3,24).Có thể kể ra rất nhiều trường hợp những con người trong Cựu ước được ơn của Chúa Thánh Thần biến đổi để trở nên những chứng nhân cho Thiên Chúa và chuẩn bị cho sứ mạng cao cả của Đấng Thiên sai. Cựu ước cũng vậy và kế đếnTân ước cũng thế, trong số những người nghèo của Giavê ngóng chờ ơn cứu độ, đã có nhiều người đón nhận được hồng ân của Chúa Thánh Thần. Tin mừng của Thánh Luca chỉ cho chúng ta thấy những con người đặc biệt này: Bà Êlisabeth (Lc 1, 41); Ông Zacaria (Lc 1, 67); và thánh Gioan Tẩy Giả (Lc 1,13-18). Hơn ai hết, chính Chúa Giêsu là người đón nhận tràn đầy hồng ân của Chúa Thánh Thần ngay từ lúc khởi đầu sứ vụ của mình (Lc 4,18-19). Các Tông Đồ trong ngày lễ Ngũ tuần đã nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần (Cv 2,4). Thánh Phêrô tràn đầy Chúa Thánh Thần khi ra trước công nghị Do Thái(Cv 4,8). Các tín hữu họp nhau cầu nguyện cho Phêrô và Gioan cũng đầy tràn Thánh Thần( Cv 4,31). Trong số các phó tế, Stêphanô được mô tả là người đầy Thánh Thần và được thị kiến vinh quang của Thiên Chúa và Đức Giêsu ngự bên hữu Ngài:” Được đầy ơn Thánh Thần, ông( Stêphanô) đăm đăm nhìn trời, thấy vinh quang Thiên Chúa, và thấy Đức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa”( Cv 7,55). Thánh Phaolô, sau khi trở lại, cũng đón nhận được ơn của Chúa Thánh Thần ( Cv 9,17; 13,9).
Qua những dẫn chứng trên, chúng ta mới có thể cảm thông với những người Do thái và Hy lạp khi họ gán cho các Tông Đồ là những kẻ say rượi:”Nhưng người khác lại chế nhạo:” Mấy ông này say rượi rồi”(Cv 2,13). Vâng những người Tông đồ của Chúa, trên cánh đồng loan báo nước Trời. Họ là những kẻ say men Thần Khí, và tràn ngập hơi cay của Thần Linh. Cũng như những người say mê Thiên Chúa và điên trong Thần Khí, là những người đã chọn Chúa Giêsu làm gia nghiệp họ như những người say không hối tiếc và những người điên không biết buồn.
Ngôn ngữ Chúa Thánh Thần
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
00:45 27/05/2009
LỄ HIỆN XUỐNG
Sách Sáng thế 11,1-9 kể câu chuyện về Tháp Babel.
Bấy giờ thiên hạ chỉ nói một thứ tiếng, sau khi định cư tại đồng bằng Senna, họ bàn luận với nhau: - Ta hãy nung gạch và xây một ngọn tháp chọc trời, trước khi phân tán tới mọi miền trên mặt đất. Trước ý định đầy kiêu căng và ngông cuồng đó, Thiên Chúa đã khiến tiếng nói của họ trở nên lộn xộn, người này không còn hiểu được người kia. Thế là họ đành phải ngưng việc xây tháp và ra đi mỗi người một ngả. Hình ảnh tháp Babel mượn từ các tháp ziggurat miền Lưỡng Hà: tháp vuông, nhiều tầng, càng cao tầng nhỏ lại. Những tháp này xây trong khu vực đền thờ với mục đích tôn giáo là để bắt liên lạc với thần trên cao bằng dâng lễ vật và làm bệ để thần lên xuống với con người. Ngày nay còn có nhiều di tích về các tháp này. Tác giả Thánh kinh mượn hình ảnh các tháp Ziggurat để cắt nghĩa tại sao loài người lại chia rẽ và phân tán, từ đó dạy bài học tôn giáo. Babel bởi động từ balal (làm cho lộn xộn). Tác giả dùng hình ảnh xây tháp Babel để chỉ tội cộng đồng của con người, muốn dựa vào sức lực và tài năng của mình để chống lại Chúa, gạt bỏ Chúa mà tự quyết định cho mình. Trong Cựu ước, Babel là kinh đô của một đế quốc hùng mạnh tượng trưng cho sự kiêu căng.
Một khi con người đã loại bỏ Chúa, tự nhiên chia rẽ và phân tán với đồng loại. Kiêu căng gây chia rẽ. Thiên Chúa là duy nhất và là giềng mối hiệp nhất. Sự hiệp nhất chỉ có thể được tái lập bởi và quanh Thiên Chúa. Ngày Hiên Xuống, Thánh Thần sẽ hiệp nhất nhân loại quanh Đức Kitô Phục Sinh (Cv 2,1-11). Thánh Thần làm vết thương của tháp Babel được lành. Thánh Thần là nguyên lý đoàn kết và hiệp nhất. Thánh Thần làm cho con người hiểu nhau, gần nhau, và giúp Giáo Hội trở thành Giáo Hội của mọi dân tộc.
Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, một tình trạng mới đã được nảy sinh. Bấy giờ các môn đệ đang tụ họp ở một nơi, bỗng dưng có tiếng từ trời đến, ào ào như gió thổi, ùa vào nhà nơi các ông đang hội họp. Lại thấy có hình lưỡi lửa tản ra và đậu xuống trên từng người. Tất cả đều được đầy tràn Chúa Thánh Thần và bắt đầu nói được nhiều thứ tiếng khác nhau. Trong thời gian lễ Ngũ Tuần, có nhiều người Do thái từ khắp các nơi trở về Giêrusalem. Nghe tiếng ồn, họ liền tuốn đến. Và ai nấy đều bỡ ngỡ vì mỗi người đều nghe các Tông đồ nói tiếng của mình. Họ ngạc nhiên, sửng sốt, thán phục và bàn tán cùng nhau: - Phải chăng chúng ta đều nghe họ dùng tiếng thổ âm của mình mà nói đến những sự cao trọng của Thiên Chúa? Đây chính là một cuộc tụ họp đông đảo mà mọi người đều hiểu được nhau và cảm thông với nhau. Có được như vậy là do tác động của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là nguồn sức sống mãnh liệt. Chúa Thánh Thần là sự trẻ trung của Giáo hội. Chúa Thánh Thần là năng lực đổi mới thế giới. Ngài như luồng gió cường tráng. Ngài như ngọn lửa bừng bừng. Luồng gió và ngọn lửa ấy đã khơi dậy nguồn năng lực tiềm ẩn nơi những bác thuyền chài thất học, biến họ thành những con người thay đổi thế giới. Nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần là nhận lãnh sứ mạng hành động.
Qua hình ảnh lưỡi lửa và ơn nói nhiều thứ tiếng nơi các Tông đồ, chúng ta nhận thấy ngôn ngữ Chúa Thánh Thần dùng đã liên kết và tạo nên sự cảm thông. Đó chính là thứ ngôn ngữ của tình yêu. Thiếu vắng Ngài, thiếu vắng tác động của Ngài là thiếu vắng tình yêu, chúng ta không thể hiểu biết nhau, không thể xích lại gần nhau và không thể cảm thông với nhau. Khi đó hận thù sẽ bùng nổ.
Vào năm 1887, một người Ba Lan tên là Zamenhof, đã tạo ra và cổ động cho một thứ ngôn ngữ quốc tế. ông ước mong mọi người có thể sử dụng ngôn ngữ ấy một cách dễ dàng. Tuy nhiên, thứ ngôn ngữ quốc tế này đến nay vẫn giậm chân tại chỗ. Thế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu và không đặt tình yêu làm nền tảng cho mọi mối liên hệ.
Tình yêu chân chính là hoạt động của Chúa Thánh Thần. Tình yêu là một thứ ngôn ngữ mà ai cũng có thể hiểu được. Tình yêu không chỉ được nói bằng lời, bằng tiếng. Tình yêu còn được nói bằng thái độ, bằng cử chỉ, bằng việc làm và bằng cả cuộc sống đong đầy tình bác ái huynh đệ. Một ánh mắt thông cảm, một cử chỉ thân thiện, hay một việc làm giúp đỡ, ngôn ngữ tình yêu dễ hiểu dễ gần nhau. Ngôn ngữ này giúp con người hiểu được nhau và hiểu được chính Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa là tình yêu nên ai yêu thương thì gặp được Thiên Chúa.
Rất nhiều khi nhờ những hành động bác ái yêu thương mà những kẻ tội lỗi biết đường ăn năn trở về cùng Chúa. Trong đời sống gia đình cũng như trong sinh hoạt xã hội, đừng nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của hận thù, hiềm khích. Đừng nói với nhau bằng ngôn ngữ của chia rẽ, nghi kị. Hãy nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của tình yêu, ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần. Vì ngôn ngữ của tình yêu chính là ngôn ngữ tạo được sự cảm thông và bất cứ ai cũng có thể hiểu được. Máy vi tính là phát minh hiện đại của con người. Máy cũng có một thứ ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ của máy vi tính xây dựng trên cơ sở lý luận toán học và sự chính xác. Ngôn ngữ máy vi tính giúp con người rất nhiều trong việc thông tin và trao đổi liên lạc với nhau nhanh chóng. Trong đời sống, con người dùng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ như Anh, Pháp, Việt Nam... cho nhu cầu thông tin liên lạc với nhau. Nhưng có một thứ ngôn ngữ ngay từ thuở sơ sinh ai cũng có, ai cũng biết. Đó là ngôn ngữ tình yêu, ngôn ngữ vỗ về âu yếm, ngôn ngữ sưởi ấm tâm hồn. Khi ngôn ngữ này được nói ra bằng âm thanh hay biểu lộ qua nét mặt nụ cười của ông bà cha mẹ, anh chị em, tất cả mọi người đều hiểu được cả. Ngôn ngữ tình yêu phát xuất từ trái tim tâm hồn, nên gọn nhẹ trong sáng và truyền đi tín hiệu nhanh chóng nhạy cảm ngay từ những giây phút đầu tiên của sự sống một con người. Qua ngôn ngữ tình yêu, mối liên lạc tình người được xây dựng từ cha mẹ tới con cái, con người với nhau trong đời sống.
Ngôn ngữ tình yêu không viết bằng mẫu tự A B C hay hình vẽ biểu tượng như chữ Nho, chữ Thái lan, chữ Ả rập... cũng không bằng những dấu hiệu chương trình lý luận toán học như ngôn ngữ của máy vi tính. Ngôn ngữ tình yêu từ bẩm sinh đã nằm ẩn sâu trong trái tim tâm hồn mỗi người. Ai ai cũng có chương trình ngôn ngữ đó và đều có thể sử dụng được chương trình này. Dù là tiếng mẹ đẻ, ta cũng cần phải học, phải mài giũa, phải sửa đổi mới hoàn chỉnh trong sáng văn phạm cùng câu cú. Dù là ngôn ngữ đã được hệ thống và cài sẵn chương trình chạy trong máy vi tính, người sử dụng máy cũng vẫn phải học cách sử dụng điều khiển sao cho đúng không bị sai lầm. Những sai lầm trong tiếng mẹ đẻ và trong ngôn ngữ máy vi tính là do con người sử dụng gây ra. Cần phải điều chỉnh lại cách sử dụng sao cho đúng. Trong ngôn ngữ tình yêu cũng thế, khi chương trình ngôn ngữ này sai lỗi là do con người gây ra. Thiên Chúa ghi trong tâm hồn mỗi người chương trình ngôn ngữ tình yêu. Khi sử dụng hoặc là con người không dùng đúng chương trình hoặc là muốn sử dụng sai của riêng mình. Vì thế sinh ra sai lầm và không còn truyền đi tín hiệu thông tin, không hiểu nhau được nữa. Những sai lầm đó là do thiếu tình liên đới với nhau, do chỉ chú ý tìm quyền lợi riêng tư cho mình. Ngôn ngữ tình yêu kêu gọi sự hiểu biết thông cảm với nhau, niềm vui, niềm hy vọng, sự tha thứ làm hòa và tình liên đới trong cuộc sống. Ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các thánh Tông đồ đã tìm ra được ngôn ngữ chung cho cả nhân loại. Ngôn ngữ tình yêu do Chúa Thánh Thần mang đến và ghi khắc trong tâm hồn con người. Qua ngôn ngữ này ai cũng hiểu được Tin mừng ơn cứu độ của Chúa Giêsu và đến với nhau rồi cùng nhau tìm về với Thiên Chúa. Ngôn ngữ Thánh Thần kiến tạo một gia đình, mọi người là anh em con một Cha trên trời. Chúa Thánh Thần mang từ trời cao đến cho con người ngôn ngữ của Chúa Cha, ngôn ngữ này khác gì là “tiếng mẹ đẻ” của con người: ngôn ngữ tình yêu – ngôn ngữ của toàn cầu. Kinh Thánh đã được dịch ra hơn hai ngàn ngôn ngữ. Chúng ta còn cần dịch ra một thứ ngôn ngữ ai cũng hiểu, đó là ngôn ngữ của phục vụ và yêu thương.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy thắp lên trong lòng chúng con ngọn lửa tình yêu, để chúng con luôn nói với nhau bằng ngôn ngữ của Ngài, ngôn ngữ yêu thương và hiệp nhất. Amen.
Sách Sáng thế 11,1-9 kể câu chuyện về Tháp Babel.
Bấy giờ thiên hạ chỉ nói một thứ tiếng, sau khi định cư tại đồng bằng Senna, họ bàn luận với nhau: - Ta hãy nung gạch và xây một ngọn tháp chọc trời, trước khi phân tán tới mọi miền trên mặt đất. Trước ý định đầy kiêu căng và ngông cuồng đó, Thiên Chúa đã khiến tiếng nói của họ trở nên lộn xộn, người này không còn hiểu được người kia. Thế là họ đành phải ngưng việc xây tháp và ra đi mỗi người một ngả. Hình ảnh tháp Babel mượn từ các tháp ziggurat miền Lưỡng Hà: tháp vuông, nhiều tầng, càng cao tầng nhỏ lại. Những tháp này xây trong khu vực đền thờ với mục đích tôn giáo là để bắt liên lạc với thần trên cao bằng dâng lễ vật và làm bệ để thần lên xuống với con người. Ngày nay còn có nhiều di tích về các tháp này. Tác giả Thánh kinh mượn hình ảnh các tháp Ziggurat để cắt nghĩa tại sao loài người lại chia rẽ và phân tán, từ đó dạy bài học tôn giáo. Babel bởi động từ balal (làm cho lộn xộn). Tác giả dùng hình ảnh xây tháp Babel để chỉ tội cộng đồng của con người, muốn dựa vào sức lực và tài năng của mình để chống lại Chúa, gạt bỏ Chúa mà tự quyết định cho mình. Trong Cựu ước, Babel là kinh đô của một đế quốc hùng mạnh tượng trưng cho sự kiêu căng.
Một khi con người đã loại bỏ Chúa, tự nhiên chia rẽ và phân tán với đồng loại. Kiêu căng gây chia rẽ. Thiên Chúa là duy nhất và là giềng mối hiệp nhất. Sự hiệp nhất chỉ có thể được tái lập bởi và quanh Thiên Chúa. Ngày Hiên Xuống, Thánh Thần sẽ hiệp nhất nhân loại quanh Đức Kitô Phục Sinh (Cv 2,1-11). Thánh Thần làm vết thương của tháp Babel được lành. Thánh Thần là nguyên lý đoàn kết và hiệp nhất. Thánh Thần làm cho con người hiểu nhau, gần nhau, và giúp Giáo Hội trở thành Giáo Hội của mọi dân tộc.
Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, một tình trạng mới đã được nảy sinh. Bấy giờ các môn đệ đang tụ họp ở một nơi, bỗng dưng có tiếng từ trời đến, ào ào như gió thổi, ùa vào nhà nơi các ông đang hội họp. Lại thấy có hình lưỡi lửa tản ra và đậu xuống trên từng người. Tất cả đều được đầy tràn Chúa Thánh Thần và bắt đầu nói được nhiều thứ tiếng khác nhau. Trong thời gian lễ Ngũ Tuần, có nhiều người Do thái từ khắp các nơi trở về Giêrusalem. Nghe tiếng ồn, họ liền tuốn đến. Và ai nấy đều bỡ ngỡ vì mỗi người đều nghe các Tông đồ nói tiếng của mình. Họ ngạc nhiên, sửng sốt, thán phục và bàn tán cùng nhau: - Phải chăng chúng ta đều nghe họ dùng tiếng thổ âm của mình mà nói đến những sự cao trọng của Thiên Chúa? Đây chính là một cuộc tụ họp đông đảo mà mọi người đều hiểu được nhau và cảm thông với nhau. Có được như vậy là do tác động của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là nguồn sức sống mãnh liệt. Chúa Thánh Thần là sự trẻ trung của Giáo hội. Chúa Thánh Thần là năng lực đổi mới thế giới. Ngài như luồng gió cường tráng. Ngài như ngọn lửa bừng bừng. Luồng gió và ngọn lửa ấy đã khơi dậy nguồn năng lực tiềm ẩn nơi những bác thuyền chài thất học, biến họ thành những con người thay đổi thế giới. Nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần là nhận lãnh sứ mạng hành động.
Qua hình ảnh lưỡi lửa và ơn nói nhiều thứ tiếng nơi các Tông đồ, chúng ta nhận thấy ngôn ngữ Chúa Thánh Thần dùng đã liên kết và tạo nên sự cảm thông. Đó chính là thứ ngôn ngữ của tình yêu. Thiếu vắng Ngài, thiếu vắng tác động của Ngài là thiếu vắng tình yêu, chúng ta không thể hiểu biết nhau, không thể xích lại gần nhau và không thể cảm thông với nhau. Khi đó hận thù sẽ bùng nổ.
Vào năm 1887, một người Ba Lan tên là Zamenhof, đã tạo ra và cổ động cho một thứ ngôn ngữ quốc tế. ông ước mong mọi người có thể sử dụng ngôn ngữ ấy một cách dễ dàng. Tuy nhiên, thứ ngôn ngữ quốc tế này đến nay vẫn giậm chân tại chỗ. Thế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu và không đặt tình yêu làm nền tảng cho mọi mối liên hệ.
Tình yêu chân chính là hoạt động của Chúa Thánh Thần. Tình yêu là một thứ ngôn ngữ mà ai cũng có thể hiểu được. Tình yêu không chỉ được nói bằng lời, bằng tiếng. Tình yêu còn được nói bằng thái độ, bằng cử chỉ, bằng việc làm và bằng cả cuộc sống đong đầy tình bác ái huynh đệ. Một ánh mắt thông cảm, một cử chỉ thân thiện, hay một việc làm giúp đỡ, ngôn ngữ tình yêu dễ hiểu dễ gần nhau. Ngôn ngữ này giúp con người hiểu được nhau và hiểu được chính Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa là tình yêu nên ai yêu thương thì gặp được Thiên Chúa.
Rất nhiều khi nhờ những hành động bác ái yêu thương mà những kẻ tội lỗi biết đường ăn năn trở về cùng Chúa. Trong đời sống gia đình cũng như trong sinh hoạt xã hội, đừng nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của hận thù, hiềm khích. Đừng nói với nhau bằng ngôn ngữ của chia rẽ, nghi kị. Hãy nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của tình yêu, ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần. Vì ngôn ngữ của tình yêu chính là ngôn ngữ tạo được sự cảm thông và bất cứ ai cũng có thể hiểu được. Máy vi tính là phát minh hiện đại của con người. Máy cũng có một thứ ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ của máy vi tính xây dựng trên cơ sở lý luận toán học và sự chính xác. Ngôn ngữ máy vi tính giúp con người rất nhiều trong việc thông tin và trao đổi liên lạc với nhau nhanh chóng. Trong đời sống, con người dùng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ như Anh, Pháp, Việt Nam... cho nhu cầu thông tin liên lạc với nhau. Nhưng có một thứ ngôn ngữ ngay từ thuở sơ sinh ai cũng có, ai cũng biết. Đó là ngôn ngữ tình yêu, ngôn ngữ vỗ về âu yếm, ngôn ngữ sưởi ấm tâm hồn. Khi ngôn ngữ này được nói ra bằng âm thanh hay biểu lộ qua nét mặt nụ cười của ông bà cha mẹ, anh chị em, tất cả mọi người đều hiểu được cả. Ngôn ngữ tình yêu phát xuất từ trái tim tâm hồn, nên gọn nhẹ trong sáng và truyền đi tín hiệu nhanh chóng nhạy cảm ngay từ những giây phút đầu tiên của sự sống một con người. Qua ngôn ngữ tình yêu, mối liên lạc tình người được xây dựng từ cha mẹ tới con cái, con người với nhau trong đời sống.
Ngôn ngữ tình yêu không viết bằng mẫu tự A B C hay hình vẽ biểu tượng như chữ Nho, chữ Thái lan, chữ Ả rập... cũng không bằng những dấu hiệu chương trình lý luận toán học như ngôn ngữ của máy vi tính. Ngôn ngữ tình yêu từ bẩm sinh đã nằm ẩn sâu trong trái tim tâm hồn mỗi người. Ai ai cũng có chương trình ngôn ngữ đó và đều có thể sử dụng được chương trình này. Dù là tiếng mẹ đẻ, ta cũng cần phải học, phải mài giũa, phải sửa đổi mới hoàn chỉnh trong sáng văn phạm cùng câu cú. Dù là ngôn ngữ đã được hệ thống và cài sẵn chương trình chạy trong máy vi tính, người sử dụng máy cũng vẫn phải học cách sử dụng điều khiển sao cho đúng không bị sai lầm. Những sai lầm trong tiếng mẹ đẻ và trong ngôn ngữ máy vi tính là do con người sử dụng gây ra. Cần phải điều chỉnh lại cách sử dụng sao cho đúng. Trong ngôn ngữ tình yêu cũng thế, khi chương trình ngôn ngữ này sai lỗi là do con người gây ra. Thiên Chúa ghi trong tâm hồn mỗi người chương trình ngôn ngữ tình yêu. Khi sử dụng hoặc là con người không dùng đúng chương trình hoặc là muốn sử dụng sai của riêng mình. Vì thế sinh ra sai lầm và không còn truyền đi tín hiệu thông tin, không hiểu nhau được nữa. Những sai lầm đó là do thiếu tình liên đới với nhau, do chỉ chú ý tìm quyền lợi riêng tư cho mình. Ngôn ngữ tình yêu kêu gọi sự hiểu biết thông cảm với nhau, niềm vui, niềm hy vọng, sự tha thứ làm hòa và tình liên đới trong cuộc sống. Ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các thánh Tông đồ đã tìm ra được ngôn ngữ chung cho cả nhân loại. Ngôn ngữ tình yêu do Chúa Thánh Thần mang đến và ghi khắc trong tâm hồn con người. Qua ngôn ngữ này ai cũng hiểu được Tin mừng ơn cứu độ của Chúa Giêsu và đến với nhau rồi cùng nhau tìm về với Thiên Chúa. Ngôn ngữ Thánh Thần kiến tạo một gia đình, mọi người là anh em con một Cha trên trời. Chúa Thánh Thần mang từ trời cao đến cho con người ngôn ngữ của Chúa Cha, ngôn ngữ này khác gì là “tiếng mẹ đẻ” của con người: ngôn ngữ tình yêu – ngôn ngữ của toàn cầu. Kinh Thánh đã được dịch ra hơn hai ngàn ngôn ngữ. Chúng ta còn cần dịch ra một thứ ngôn ngữ ai cũng hiểu, đó là ngôn ngữ của phục vụ và yêu thương.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy thắp lên trong lòng chúng con ngọn lửa tình yêu, để chúng con luôn nói với nhau bằng ngôn ngữ của Ngài, ngôn ngữ yêu thương và hiệp nhất. Amen.
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
LM Anphong Trần Đức Phương
01:16 27/05/2009
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống thường được gọi là Lễ Hiện Xuống với Lễ Vọng và Lễ Chính Ngày. Lễ Vọng được mừng trọng thể vào chiều Thứ Bảy tuần VII Mùa Phục Sinh, trước hoặc sau Kinh Chiều. Lễ Chính Ngày được mừng trọng thể vào Chúa Nhật hôm sau. Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chấm dứt Mùa Phục Sinh và bước sang Mùa Thường Niên II.
Trong Thánh Lễ Vọng, ngày Thứ Bảy: Bài Đọc I có thể chọn: Khởi Nguyên 11: 1-9; Xuất hành 19: 3-8, 16-20; Egiêkien 37:1-14 hoặc Giôen 3: 1-5. Bài Đọc II: Roma 8: 22-27. Bài Phúc Âm Gioan 7: 37-39.
Trong Thánh Lễ Chính Ngày vào ngày Chúa Nhật hôm sau: Bài Đọc I: Công Vụ Tông Đồ 2: 1-11; Bài Đọc II: 1 Corinto 12: 3-7, 12-13 (Năm B có thể chọn: Galat 5:16-25, Năm C có thể chọn: Roma 8: 8-17). Bài Phúc Âm: Gioan 20:19-23 (Năm B có thể chọn: Gioan 15: 26-27; 16:12-15. Năm C có thể chọn: Gioan 14: 15-16, 23-26).
Qua các Bài Đọc trên đây, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là dịp để chúng ta nhớ lại và mừng một biến cố rất trọng đại: “Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên các Thánh Tông Đồ, đúng như lời Chúa Giêsu đã thông báo trước (Gioan 14:26, 15:26, 16: 7-15). Với Ơn Thánh Hóa của Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ đã được biến đổi hoàn toàn: Từ những người sống bằng nghề ‘chài lưới’, những người bình dân, ít học thức, các Ngài đã trở nên ‘những con người mới’ thông hiểu Thánh Kinh, ‘những Tông Đồ nhiệt thành’ sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời và cả mạng sống để rao giảng Phúc Âm Tình Thương của Chúa cho mọi người, ở mọi nơi mà Chúa Thánh Thần soi sáng cho các Ngài tìm đến: Từ Giêrusalem đến các vùng lân cận, đến các dân tộc chung quanh, đến mãi Thủ Đô Rôma, trung tâm văn hóa của nhân loại thời đó.
Như vậy, ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống là ngày khởi đầu của Giáo Hội, ngày ‘Sinh Nhật’ của Giáo Hội, cũng là ngày khởi đầu công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Ơn Chúa Thánh Thần đã biến cải các Tông Đồ trở nên những người can đảm. Các Ngài không còn “đóng kín cửa vì sợ người Do Thái” nữa (Gioan 20: 19), nhưng bắt đầu rao giảng cho dân chúng đang tụ họp chung quanh nơi các Ngài ở (Cv 2: 14…) và đã có nhiều người ăn năn sám hối, xin chịu Phép Rửa để gia nhập Giáo Hội Chúa (Cv 2: 41).
Từ ngày đó, nhờ Ơn Chúa Thánh Thần, công cuộc truyền giáo của Giáo Hội tiếp tục phát triển qua dòng thời gian cho đến ngày nay, và Giáo Hội được mở rộng đến các dân tộc (Luca 24: 47) để đem Tin Mừng tình thương và Ơn Cứu Rỗi đến cho mọi người, để “ai tin thì sẽ được cứu rỗi…” (Matcô 16:15…). Chúa Thánh Thần vẫn che chở Giáo Hội Chúa qua “mọi cơn gian nan khốn khó”, qua bao cuộc “bách hại” khủng khiếp ở mọi thời và mọi nơi.
Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến để canh tân thế giới chúng ta, để bảo vệ Nhân Quyền và tự do Tôn Giáo, “hiệp nhất chúng ta nên một” trong cùng một gia đình nhân loại, và ban hòa bình cho các tâm hồn, các gia đình và thế giới chúng ta.
Xin Chúa Thánh Thần ngự đến giúp chúng ta là các tín hữu của Chúa, luôn biết sống làm sao để “làm chứng cho Chúa” bằng chính đời sống lương thiện, công chính của mình, và hòa hợp yêu thương đối với mọi người.
Xin Chúa Thánh Thần ngự đến để giúp chúng ta biết đem Tin Mừng tình thương của Chúa đến cho mọi người chung sống với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: trong gia đình, trong khu xóm, nơi sở làm, trường học… Xin Chúa Thánh Thần ngự đến để gìn giữ Giáo Hội qua mọi cuộc bách hại; đặc biệt để nâng đỡ tinh thần các vị chủ chăn và các tín hữu đang bị phân tán, đang bị tù đầy, bị đe dọa, đang gặp bao nhiêu khó khăn thử thách ở nhiều nơi trên thế giới. Xin Chúa Thánh Thần ngự đến để giúp chúng ta luôn giữ vững Đức Tin tinh tuyền giữa bao chủ trương sai lạc của thế giới hôm nay.
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống thường được gọi là Lễ Hiện Xuống với Lễ Vọng và Lễ Chính Ngày. Lễ Vọng được mừng trọng thể vào chiều Thứ Bảy tuần VII Mùa Phục Sinh, trước hoặc sau Kinh Chiều. Lễ Chính Ngày được mừng trọng thể vào Chúa Nhật hôm sau. Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chấm dứt Mùa Phục Sinh và bước sang Mùa Thường Niên II.
Trong Thánh Lễ Vọng, ngày Thứ Bảy: Bài Đọc I có thể chọn: Khởi Nguyên 11: 1-9; Xuất hành 19: 3-8, 16-20; Egiêkien 37:1-14 hoặc Giôen 3: 1-5. Bài Đọc II: Roma 8: 22-27. Bài Phúc Âm Gioan 7: 37-39.
Trong Thánh Lễ Chính Ngày vào ngày Chúa Nhật hôm sau: Bài Đọc I: Công Vụ Tông Đồ 2: 1-11; Bài Đọc II: 1 Corinto 12: 3-7, 12-13 (Năm B có thể chọn: Galat 5:16-25, Năm C có thể chọn: Roma 8: 8-17). Bài Phúc Âm: Gioan 20:19-23 (Năm B có thể chọn: Gioan 15: 26-27; 16:12-15. Năm C có thể chọn: Gioan 14: 15-16, 23-26).
Qua các Bài Đọc trên đây, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là dịp để chúng ta nhớ lại và mừng một biến cố rất trọng đại: “Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên các Thánh Tông Đồ, đúng như lời Chúa Giêsu đã thông báo trước (Gioan 14:26, 15:26, 16: 7-15). Với Ơn Thánh Hóa của Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ đã được biến đổi hoàn toàn: Từ những người sống bằng nghề ‘chài lưới’, những người bình dân, ít học thức, các Ngài đã trở nên ‘những con người mới’ thông hiểu Thánh Kinh, ‘những Tông Đồ nhiệt thành’ sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời và cả mạng sống để rao giảng Phúc Âm Tình Thương của Chúa cho mọi người, ở mọi nơi mà Chúa Thánh Thần soi sáng cho các Ngài tìm đến: Từ Giêrusalem đến các vùng lân cận, đến các dân tộc chung quanh, đến mãi Thủ Đô Rôma, trung tâm văn hóa của nhân loại thời đó.
Như vậy, ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống là ngày khởi đầu của Giáo Hội, ngày ‘Sinh Nhật’ của Giáo Hội, cũng là ngày khởi đầu công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Ơn Chúa Thánh Thần đã biến cải các Tông Đồ trở nên những người can đảm. Các Ngài không còn “đóng kín cửa vì sợ người Do Thái” nữa (Gioan 20: 19), nhưng bắt đầu rao giảng cho dân chúng đang tụ họp chung quanh nơi các Ngài ở (Cv 2: 14…) và đã có nhiều người ăn năn sám hối, xin chịu Phép Rửa để gia nhập Giáo Hội Chúa (Cv 2: 41).
Từ ngày đó, nhờ Ơn Chúa Thánh Thần, công cuộc truyền giáo của Giáo Hội tiếp tục phát triển qua dòng thời gian cho đến ngày nay, và Giáo Hội được mở rộng đến các dân tộc (Luca 24: 47) để đem Tin Mừng tình thương và Ơn Cứu Rỗi đến cho mọi người, để “ai tin thì sẽ được cứu rỗi…” (Matcô 16:15…). Chúa Thánh Thần vẫn che chở Giáo Hội Chúa qua “mọi cơn gian nan khốn khó”, qua bao cuộc “bách hại” khủng khiếp ở mọi thời và mọi nơi.
Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến để canh tân thế giới chúng ta, để bảo vệ Nhân Quyền và tự do Tôn Giáo, “hiệp nhất chúng ta nên một” trong cùng một gia đình nhân loại, và ban hòa bình cho các tâm hồn, các gia đình và thế giới chúng ta.
Xin Chúa Thánh Thần ngự đến giúp chúng ta là các tín hữu của Chúa, luôn biết sống làm sao để “làm chứng cho Chúa” bằng chính đời sống lương thiện, công chính của mình, và hòa hợp yêu thương đối với mọi người.
Xin Chúa Thánh Thần ngự đến để giúp chúng ta biết đem Tin Mừng tình thương của Chúa đến cho mọi người chung sống với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: trong gia đình, trong khu xóm, nơi sở làm, trường học… Xin Chúa Thánh Thần ngự đến để gìn giữ Giáo Hội qua mọi cuộc bách hại; đặc biệt để nâng đỡ tinh thần các vị chủ chăn và các tín hữu đang bị phân tán, đang bị tù đầy, bị đe dọa, đang gặp bao nhiêu khó khăn thử thách ở nhiều nơi trên thế giới. Xin Chúa Thánh Thần ngự đến để giúp chúng ta luôn giữ vững Đức Tin tinh tuyền giữa bao chủ trương sai lạc của thế giới hôm nay.
Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
01:18 27/05/2009
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Ga 20,22)
Một trường phái triết học tuy không mới lắm nhưng vẫn mang tính thời sự, đó là “hiện tượng luận”. Cái nhìn triết học này chủ yếu căn cứ vào các hiện tượng lặp đi lặp lại, trong tự nhiên lẫn xã hội, để rồi rút ra những quy luật nào đó khả dĩ giúp ta đặt vấn đề, dù rằng có thiên về tính chủ quan nhưng vẫn phản ảnh một điều gì đó rất thật của cuộc sống. Theo cái nhìn này, xin được nêu lên một vài hiện tượng như sau: Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần năm xưa, khi hiện ra với các môn đệ tại nhà Tiệc ly mà không có ông Tôma ở đó, Chúa Giêsu đã thổi hơi trên các ngài và ban Thánh Thần. Hôm ấy các cánh cửa của căn phòng được đóng kín vì các vị sợ người Do Thái hãm hại. Một tuần sau, các vị cũng tề tựu ở đó, có Tôma ở cùng, thế mà các cửa vẫn đóng kín ( x.Ga 20,26 ). Một hiện tượng khác: Các em thiếu niên 13-14 tuổi xét chung đang ngoan ngoãn, siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên cần học giáo lý, sau khi được Giám Mục đặt tay ban Thánh Thần qua bí tích Thêm Sức, thì một số không ít lại trở chứng, ngang bướng, lười tham dự Thánh Lễ và hay bỏ học giáo lý. Một hiện tượng khác: Đang là chủng sinh thì sống phải phép, lịch sự đủ đầy, bỗng sau khi được đặt tay ban Thánh Thần qua Nghi thức phong chức linh mục, thì có đôi vị lại hành xử theo cung cách cha chú, ta đây.
Là Kitô hữu Công giáo, chúng ta tin nhận tính “tại sự” ( ex opere operato ) theo thần học bí tích. Tuy nhiên tính “tại sự” ấy của bí tích không cấm chúng ta đặt vấn đề rằng cớ sao trong nhiều trường hợp như chiều ngày thứ nhất trong tuần của năm nào tại căn nhà Tiệc Ly, Thánh Thần đã được ban tặng mà hiệu quả dường như chưa thấy ? Vấn nạn xem ra tuy khó có lời giải, nhưng dựa vào lời của Đấng Cứu Thế chiều hôm ấy, chúng ta có thể thấy được vấn đề. “ Hãy nhận lấy Thánh Thần !” Chúa đã thổi hơi ban Thánh Thần, nhưng các Tông đồ phải biết đón nhận. Ai trao cho chúng ta một tặng phẩm mà chúng ta không nhận hay chưa nhận thì cũng là chưa có, nói đúng hơn, là chưa có hiệu quả. Mặt trời đã mọc lên nhưng các cánh cửa căn nhà còn đóng kín thì căn nhà vẫn chìm trong bóng tối. Theo toán học thì ngoài điều kiện cần, phải có điều kiện đủ, thì kết quả mới xảy ra. Triết học gọi đó là nguyên nhân và cơ hội, còn thần học thì phân biệt nguyên nhân tác thành hay còn gọi là nguyên nhân đệ nhất và nguyên nhân đệ nhị. Anh em Phật tử lại dùng hai từ nhân và duyên.
Để hồng ân Thánh Thần mà chúng ta được trao ban, phát sinh hoa trái, thiết tưởng không thể thiếu thái độ sẵn sàng đón nhận, vì đây chính là duyên, là nguyên nhân đệ nhị, là cơ hội, là điều kiện đủ. Để sẵn sàng đón nhận hồng ân Thánh Thần cách hiệu quả, không gì hơn, hãy nhớ lại những gì Chúa Kitô và các Tông đồ nói về Thánh Thần, đặc biệt qua vài Danh xưng của Người. Người là Thiên Chúa thật trong Ba Ngôi Thiên Chúa, là Thần Chân Lý, là Đấng An ủi, Đấng Bảo Trợ, là Nguyên lý của các đặc sủng… Qua các Danh xưng của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể thấy một vài điều kiện để có thể sẵn sàng đón nhận Người.
1.Sự khiêm nhu: Chúa Thánh Thần là Thần Chân lý. Người dẫn chúng ta đến sự thật, Người soi sáng cho chúng ta nhận thức sự vật hiện tượng, nhận thức chính bản thân ta và tha nhân, nhận biết Thiên Chúa và chương trình ý định của Người cách đúng đắn. Để tiếp cận với chân lý, trên hết và trước hết cần phải có sự khiêm nhu chân thành. Người khiêm nhu thì chân nhận mình còn mù mờ, thấy sự việc như trong sương, trong chiếc gương đồng ( x.1Cor 13,12 ). Người khiêm nhu thì sẵn sàng biết lắng nghe và chân thành học hỏi. Người khiêm nhu còn can đảm nhìn nhận con người bất toàn và đầy thiếu sót lẫn sai lầm của chính mình. Thiếu nữ Maria, làng quê Nagiarét, nhờ biết khiêm nhu cách sâu thẳm, nên đã đón nhận ân sủng Thánh Thần cách đầy tràn ( x. Lc 1,26-38 ). Trái lại, chính lòng kiêu căng đã làm cho nhiều biệt phái và luật sĩ khôn ngoan, thông thái năm xưa không thể tiếp nhận chân lý ( x.Lc 10,21 )
2.Sự tín thác vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa: Người biết tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa thì sẽ dễ dàng đón nhận Đấng Bảo trợ, đặc biệt trong những cơn gian nan thử thách. Các Thánh Tử đạo là những người làm chứng cho chúng ta về điều kiện này. Dù xuất thân bởi nhiều hoàn cảnh khác nhau, dù khác nhau về trình độ học vấn, dù khác nhau cả về mức độ đạo đức hay chức vị, danh phận…thì các ngài vẫn bình an trong cơn gian khổ, bách hại, vì luôn có Đấng Bảo trợ, Thần An ủi ở cùng. Sự bình an trong cơn gian nan, khốn khó là một trong những nét trỗi vượt của các thánh Tử đạo so với những anh hùng dân tộc. Cũng là chịu hy sinh cách anh dũng vì “chính đạo”, nhưng các anh hùng dân tộc thì phẩn uất, căm thù kẻ làm hại mình, còn các thánh Tử đạo thì hân hoan, an bình và còn cầu nguyện cho cả kẻ giết mình. Được như vậy là nhờ các ngài luôn tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Sự tín thác này được thể hiện bằng niềm tin rằng chính sự sống của mình là do Chúa ban tặng, tin nhận rằng Thiên Chúa không chỉ là Đấng quyền năng đã dựng nên mình từ hư vô mà còn là Người Cha nhân hậu chăm sóc mình đến từng sợi tóc ( x.Mt 10,30; Lc 12,7 ), là Đấng trọn lành cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ dữ, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn tội nhân ( x. Mt 5,44-45 )
3.Có tấm lòng vì ích chung: Một người có tấm lòng vì ích chung, cách riêng vì ích lợi của những người nghèo, những người cô thế, kém phận thì rất dễ sẵn sàng hiến thân theo khả năng và hoàn cảnh cách hết mình. Và họ sẽ nhận được nhiều đặc sủng như chữa bệnh, làm phép lạ, nói tiên tri, phân định thần khí…do Thánh Thần ban tặng ( x. 1 Cor 12,7-11 ). Tấm lòng vì ích chung có thể nói là đối nghịch với tâm hồn ích kỷ, chỉ biết lợi ích riêng mình. Khi đã có tấm lòng vì ích chung thì ta sẽ dễ dàng xây dựng sự hiệp nhất trong sự tôn trọng cái khác biệt của tha nhân. Trái lại khi đã đặt cái tôi của mình lên trên hết, thì ta sẽ có nguy cơ tìm cách bắt kẻ khác phục vụ mình, làm theo ý riêng mình cách độc đoán, độc tài và có thể là độc ác nếu ta có chút quyền hay chút tài lực.
Gió muốn thổi đi đâu thì thổi ( x.Ga 3,8). Không ai thấy gió nhưng người ta có thể nhận ra gió qua các hiệu ứng của nó như lá bay, cây lay…Xem quả thì biết cây ( x.Mt 7,16-20 ). Mừng Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, một lần nữa xin hãy kiểm định xem chúng ta đã trổ sinh những hoa trái nào. Giả như chúng ta chưa sinh hoa kết trái tốt lành là dấu chứng tỏ rằng chúng ta chưa đón nhận hồng ân Thánh Thần mà Chúa Kitô đã ban tặng. Nếu chúng ta chưa sẵn sàng đón nhận hồng ân Thánh Thần thì cũng là dấu chứng tỏ rằng chúng ta chưa thật sự khiêm nhu, chưa biết tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa, chưa biết mưu cầu ích chung, nhất là ích lợi của của người nghèo, ngưòi kém phận…
Một trường phái triết học tuy không mới lắm nhưng vẫn mang tính thời sự, đó là “hiện tượng luận”. Cái nhìn triết học này chủ yếu căn cứ vào các hiện tượng lặp đi lặp lại, trong tự nhiên lẫn xã hội, để rồi rút ra những quy luật nào đó khả dĩ giúp ta đặt vấn đề, dù rằng có thiên về tính chủ quan nhưng vẫn phản ảnh một điều gì đó rất thật của cuộc sống. Theo cái nhìn này, xin được nêu lên một vài hiện tượng như sau: Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần năm xưa, khi hiện ra với các môn đệ tại nhà Tiệc ly mà không có ông Tôma ở đó, Chúa Giêsu đã thổi hơi trên các ngài và ban Thánh Thần. Hôm ấy các cánh cửa của căn phòng được đóng kín vì các vị sợ người Do Thái hãm hại. Một tuần sau, các vị cũng tề tựu ở đó, có Tôma ở cùng, thế mà các cửa vẫn đóng kín ( x.Ga 20,26 ). Một hiện tượng khác: Các em thiếu niên 13-14 tuổi xét chung đang ngoan ngoãn, siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên cần học giáo lý, sau khi được Giám Mục đặt tay ban Thánh Thần qua bí tích Thêm Sức, thì một số không ít lại trở chứng, ngang bướng, lười tham dự Thánh Lễ và hay bỏ học giáo lý. Một hiện tượng khác: Đang là chủng sinh thì sống phải phép, lịch sự đủ đầy, bỗng sau khi được đặt tay ban Thánh Thần qua Nghi thức phong chức linh mục, thì có đôi vị lại hành xử theo cung cách cha chú, ta đây.
Là Kitô hữu Công giáo, chúng ta tin nhận tính “tại sự” ( ex opere operato ) theo thần học bí tích. Tuy nhiên tính “tại sự” ấy của bí tích không cấm chúng ta đặt vấn đề rằng cớ sao trong nhiều trường hợp như chiều ngày thứ nhất trong tuần của năm nào tại căn nhà Tiệc Ly, Thánh Thần đã được ban tặng mà hiệu quả dường như chưa thấy ? Vấn nạn xem ra tuy khó có lời giải, nhưng dựa vào lời của Đấng Cứu Thế chiều hôm ấy, chúng ta có thể thấy được vấn đề. “ Hãy nhận lấy Thánh Thần !” Chúa đã thổi hơi ban Thánh Thần, nhưng các Tông đồ phải biết đón nhận. Ai trao cho chúng ta một tặng phẩm mà chúng ta không nhận hay chưa nhận thì cũng là chưa có, nói đúng hơn, là chưa có hiệu quả. Mặt trời đã mọc lên nhưng các cánh cửa căn nhà còn đóng kín thì căn nhà vẫn chìm trong bóng tối. Theo toán học thì ngoài điều kiện cần, phải có điều kiện đủ, thì kết quả mới xảy ra. Triết học gọi đó là nguyên nhân và cơ hội, còn thần học thì phân biệt nguyên nhân tác thành hay còn gọi là nguyên nhân đệ nhất và nguyên nhân đệ nhị. Anh em Phật tử lại dùng hai từ nhân và duyên.
Để hồng ân Thánh Thần mà chúng ta được trao ban, phát sinh hoa trái, thiết tưởng không thể thiếu thái độ sẵn sàng đón nhận, vì đây chính là duyên, là nguyên nhân đệ nhị, là cơ hội, là điều kiện đủ. Để sẵn sàng đón nhận hồng ân Thánh Thần cách hiệu quả, không gì hơn, hãy nhớ lại những gì Chúa Kitô và các Tông đồ nói về Thánh Thần, đặc biệt qua vài Danh xưng của Người. Người là Thiên Chúa thật trong Ba Ngôi Thiên Chúa, là Thần Chân Lý, là Đấng An ủi, Đấng Bảo Trợ, là Nguyên lý của các đặc sủng… Qua các Danh xưng của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể thấy một vài điều kiện để có thể sẵn sàng đón nhận Người.
1.Sự khiêm nhu: Chúa Thánh Thần là Thần Chân lý. Người dẫn chúng ta đến sự thật, Người soi sáng cho chúng ta nhận thức sự vật hiện tượng, nhận thức chính bản thân ta và tha nhân, nhận biết Thiên Chúa và chương trình ý định của Người cách đúng đắn. Để tiếp cận với chân lý, trên hết và trước hết cần phải có sự khiêm nhu chân thành. Người khiêm nhu thì chân nhận mình còn mù mờ, thấy sự việc như trong sương, trong chiếc gương đồng ( x.1Cor 13,12 ). Người khiêm nhu thì sẵn sàng biết lắng nghe và chân thành học hỏi. Người khiêm nhu còn can đảm nhìn nhận con người bất toàn và đầy thiếu sót lẫn sai lầm của chính mình. Thiếu nữ Maria, làng quê Nagiarét, nhờ biết khiêm nhu cách sâu thẳm, nên đã đón nhận ân sủng Thánh Thần cách đầy tràn ( x. Lc 1,26-38 ). Trái lại, chính lòng kiêu căng đã làm cho nhiều biệt phái và luật sĩ khôn ngoan, thông thái năm xưa không thể tiếp nhận chân lý ( x.Lc 10,21 )
2.Sự tín thác vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa: Người biết tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa thì sẽ dễ dàng đón nhận Đấng Bảo trợ, đặc biệt trong những cơn gian nan thử thách. Các Thánh Tử đạo là những người làm chứng cho chúng ta về điều kiện này. Dù xuất thân bởi nhiều hoàn cảnh khác nhau, dù khác nhau về trình độ học vấn, dù khác nhau cả về mức độ đạo đức hay chức vị, danh phận…thì các ngài vẫn bình an trong cơn gian khổ, bách hại, vì luôn có Đấng Bảo trợ, Thần An ủi ở cùng. Sự bình an trong cơn gian nan, khốn khó là một trong những nét trỗi vượt của các thánh Tử đạo so với những anh hùng dân tộc. Cũng là chịu hy sinh cách anh dũng vì “chính đạo”, nhưng các anh hùng dân tộc thì phẩn uất, căm thù kẻ làm hại mình, còn các thánh Tử đạo thì hân hoan, an bình và còn cầu nguyện cho cả kẻ giết mình. Được như vậy là nhờ các ngài luôn tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Sự tín thác này được thể hiện bằng niềm tin rằng chính sự sống của mình là do Chúa ban tặng, tin nhận rằng Thiên Chúa không chỉ là Đấng quyền năng đã dựng nên mình từ hư vô mà còn là Người Cha nhân hậu chăm sóc mình đến từng sợi tóc ( x.Mt 10,30; Lc 12,7 ), là Đấng trọn lành cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ dữ, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn tội nhân ( x. Mt 5,44-45 )
3.Có tấm lòng vì ích chung: Một người có tấm lòng vì ích chung, cách riêng vì ích lợi của những người nghèo, những người cô thế, kém phận thì rất dễ sẵn sàng hiến thân theo khả năng và hoàn cảnh cách hết mình. Và họ sẽ nhận được nhiều đặc sủng như chữa bệnh, làm phép lạ, nói tiên tri, phân định thần khí…do Thánh Thần ban tặng ( x. 1 Cor 12,7-11 ). Tấm lòng vì ích chung có thể nói là đối nghịch với tâm hồn ích kỷ, chỉ biết lợi ích riêng mình. Khi đã có tấm lòng vì ích chung thì ta sẽ dễ dàng xây dựng sự hiệp nhất trong sự tôn trọng cái khác biệt của tha nhân. Trái lại khi đã đặt cái tôi của mình lên trên hết, thì ta sẽ có nguy cơ tìm cách bắt kẻ khác phục vụ mình, làm theo ý riêng mình cách độc đoán, độc tài và có thể là độc ác nếu ta có chút quyền hay chút tài lực.
Gió muốn thổi đi đâu thì thổi ( x.Ga 3,8). Không ai thấy gió nhưng người ta có thể nhận ra gió qua các hiệu ứng của nó như lá bay, cây lay…Xem quả thì biết cây ( x.Mt 7,16-20 ). Mừng Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, một lần nữa xin hãy kiểm định xem chúng ta đã trổ sinh những hoa trái nào. Giả như chúng ta chưa sinh hoa kết trái tốt lành là dấu chứng tỏ rằng chúng ta chưa đón nhận hồng ân Thánh Thần mà Chúa Kitô đã ban tặng. Nếu chúng ta chưa sẵn sàng đón nhận hồng ân Thánh Thần thì cũng là dấu chứng tỏ rằng chúng ta chưa thật sự khiêm nhu, chưa biết tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa, chưa biết mưu cầu ích chung, nhất là ích lợi của của người nghèo, ngưòi kém phận…
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:22 27/05/2009
KIM KHÁNH VỢ CHỒNG
Hai vợ chồng già bận từ sáng đến tối mừng kim khánh hôn phối, bà con bạn bè xa gần không ngớt đến chúc mừng, không vui sao được.
Chiều đến, khách khứa đều đã ra về, hai vợ chồng ngồi êm ả trên sân thượng, nhìn mặt trời xuống núi, nhẹ nhõm vì một ngày lao lực.
Chồng già tình sâu nghĩa nặng nhìn người vợ già của mình, nói:
- “Này bà, bà làm cho tôi rất hãnh diện đó,”
- “Ông nói gì vậy, lớn tiếng chút xíu, ông biết là tai tôi bị lãng mà.”
- “Tôi nói, bà làm cho tôi rất hãnh diện.”
Bà vợ già không một chút do dự nói:
- “Không có gì, tôi cũng rất chán nản ông.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Chịu đựng khuyết điểm của nhau cả một đời không nói ra, thì quả là người vợ rất yêu mến chồng và chấp nhận những khuyết điểm của chồng cách can đảm.
Thời nay có những cặp vợ chồng mới cưới nhau hai ba tháng thì vác đơn ra tòa ly dị với lý do rất phổ biến: không hợp nhau.
Trên đời này không ai hợp với ai cả, bởi vì mỗi người một tính, anh khác tôi và tôi khác người khác, huống hồ tôi là đàn ông con trai và cô là đàn bà con gái, khác nhau là cái chắc. Nhưng cái khác nhau ấy sẽ không khác nhau mà còn hợp với nhau là nhờ tình yêu chân thành của hai người (vợ chồng) dành cho nhau, tình yêu chân thành chính là chấp nhận những khuyết điểm của nhau, và sẵn lòng tha thứ cho nhau, bởi vì cả hai không còn là hai nữa, nhưng là một.
Vợ chồng công giáo ăn ở với nhau cả đời, chịu đựng những khuyết điểm của nhau cũng nhiều, những vẫn cứ sát cánh bên nhau là nhờ hai vợ chồng đem tình yêu của mình đặt vào trong tình yêu của Thiên Chúa qua bí tích hôn phối mà Chúa Giê-su đã lập ra.
Đem tình yêu chân thành của mình đặt vào trong tình yêu của Chúa, thì sẽ không còn chán nhau nữa, và mọi so lệch trong suy tư, cá tính đều hợp với nhau, vì Thiên Chúa là tình yêu.
N2T |
Hai vợ chồng già bận từ sáng đến tối mừng kim khánh hôn phối, bà con bạn bè xa gần không ngớt đến chúc mừng, không vui sao được.
Chiều đến, khách khứa đều đã ra về, hai vợ chồng ngồi êm ả trên sân thượng, nhìn mặt trời xuống núi, nhẹ nhõm vì một ngày lao lực.
Chồng già tình sâu nghĩa nặng nhìn người vợ già của mình, nói:
- “Này bà, bà làm cho tôi rất hãnh diện đó,”
- “Ông nói gì vậy, lớn tiếng chút xíu, ông biết là tai tôi bị lãng mà.”
- “Tôi nói, bà làm cho tôi rất hãnh diện.”
Bà vợ già không một chút do dự nói:
- “Không có gì, tôi cũng rất chán nản ông.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Chịu đựng khuyết điểm của nhau cả một đời không nói ra, thì quả là người vợ rất yêu mến chồng và chấp nhận những khuyết điểm của chồng cách can đảm.
Thời nay có những cặp vợ chồng mới cưới nhau hai ba tháng thì vác đơn ra tòa ly dị với lý do rất phổ biến: không hợp nhau.
Trên đời này không ai hợp với ai cả, bởi vì mỗi người một tính, anh khác tôi và tôi khác người khác, huống hồ tôi là đàn ông con trai và cô là đàn bà con gái, khác nhau là cái chắc. Nhưng cái khác nhau ấy sẽ không khác nhau mà còn hợp với nhau là nhờ tình yêu chân thành của hai người (vợ chồng) dành cho nhau, tình yêu chân thành chính là chấp nhận những khuyết điểm của nhau, và sẵn lòng tha thứ cho nhau, bởi vì cả hai không còn là hai nữa, nhưng là một.
Vợ chồng công giáo ăn ở với nhau cả đời, chịu đựng những khuyết điểm của nhau cũng nhiều, những vẫn cứ sát cánh bên nhau là nhờ hai vợ chồng đem tình yêu của mình đặt vào trong tình yêu của Thiên Chúa qua bí tích hôn phối mà Chúa Giê-su đã lập ra.
Đem tình yêu chân thành của mình đặt vào trong tình yêu của Chúa, thì sẽ không còn chán nhau nữa, và mọi so lệch trong suy tư, cá tính đều hợp với nhau, vì Thiên Chúa là tình yêu.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:23 27/05/2009
N2T |
27. Bất cứ việc gì đều có chỗ cực kỳ của nó, thiện thì có chỗ cực kỳ của thiện, ác thì có cái cực kỳ của ác, con người ta không thể đột nhiên mà đạt tới chỗ cực kỳ.
(Thánh Bernardus)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:25 27/05/2009
N2T |
127. Học vấn không chỉ là minh triết, mà còn là tự do nữa.
Hiểu đời
Ngọc Nga
05:32 27/05/2009
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày lãi một ngày
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc,cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sông, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
Con tiêu tiền cha mẹ thoải mại; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
Cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ôm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao.. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chua đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.
(Khuyết danh)
Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày lãi một ngày
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc,cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sông, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
Con tiêu tiền cha mẹ thoải mại; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
Cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ôm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao.. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chua đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.
(Khuyết danh)
Chúa Thánh Thần trong Thần học của Yves Congar
Lm. Phêrô Nguyễn Hương
05:37 27/05/2009
CHÚA THÁNH THẦN TRONG THẦN HỌC CỦA YVES CONGAR
I. DẪN NHẬP
1. Đặt vấn nạn
Có một thời người ta thường nói tới sự lãng quên về Chúa Thánh Thần: “Thánh Thần là Đấng đại Bị Quên Lãng (il grande Sconosciuto) hơn cả Ngôi Lời” (1). Vào năm 1951, E. Brunner cho rằng Chúa Thánh Thần có lẽ luôn là đối tượng không được để ý tới của thần học và sự năng động (dinamismo) của Thánh Thần có lẽ thường được xem như con ngáo ộp đối với các nhà thần học (2). Ngày hôm nay tình trạng này không còn như thế nữa. Từ Công Đồng Vatican II, sự quan tâm về thánh linh học có tính thời sự không thể chối cãi được. Từ khắp nơi người ta nói tới một sự tái khám phá về khuôn mặt Chúa Thánh Thần. Quả thế, Công Đồng Vaticano II đã nhắc tới tên của Chúa Thánh Thần 258 lần trong các văn kiện và đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần trong đời sống của Giáo hội cũng như tầm quan trọng của viễn tượng thánh linh học trong tất cả nền thần học như là “linh hồn” của thần học (3).
Nhưng Chúa Thánh Thần là ai? Ta có thể nói về Ngôi vị (persona) của Người và vai trò của Người trong lịch sử cứu độ? Quả thật, không dễ dàng để nói về những điều đó! Bởi lẽ, trong Ba Ngôi vị thần linh, Người là ngôi vị bí nhiệm hơn cả, ẩn dấu hơn cả (il più misterioso), một khuôn mặt không có khuôn mặt, như «gió muốn thổi đâu thì thổi» (Gv 3,5).
Theo Congar, để nói về Chúa Cha và Chúa Con chúng ta có sẵn những khái niệm khá rõ và có thể tới gần được như tình phụ tử (Cha), hay tình nghĩa tử (Con). Những hạn từ thuộc tương quan này đặc tính hóa hai Ngôi Vị này nhờ sự tương quan hỗ tương “Cha – Con” của họ. Tên gọi Chúa Thánh Thần, ngược lại, không có nói gì tương tự như thế. Chữ “Thánh - Santo và chữ Thần – Spirito cũng được áp dụng cách tương tự cho Chúa Cha và Chúa Con. Bởi vì Thiên Chúa là thánh và thần khí (cf. Gv 4,24). Nói theo nhà thần học Ratzinger, «hữu thể thần linh (spirito) và thánh thiện (santo) tạo thành sự diễn tả về yếu tính của chính Thiên Chúa» (4). Chúa Thánh Thần xuất hiện như một Thiên Chúa ẩn dấu cả về căn tính, cả về hành động của Người. Người được mô tả như là Đấng không nói về mình và không tự mình nói (cf. Gv 16,13), và như Congar nghĩ, Người là «Dieu en avant, Dieu qui appelle sans cesse en avant» (5). Liên quan đến khía cạnh này, Congar khẳng định một dạng thức “kenosi” (tự hủy) của Chúa Thánh Thần, khi Người tự trút bỏ ngôi vị tính (personalità) của mình để trở nên liên hệ với Các Ngôi Vị khác và với con người (6).
Điều này cho thấy sự khó khăn khi chúng ta trình bày về nguồn gốc, ngôi vị và hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống của Ba Ngôi và trong lịch sử cứu độ. Khó khăn này bắt rễ từ chính trong mạc khải Thánh Kinh và trong tất cả truyền thống thần học tín lý. Tự thân Thánh Thần là Đấng không thể diễn tả (ineffabile), nói theo kiểu nói của thánh Basilio. Kinh Thánh chỉ dùng những biểu tượng và hình ảnh để nói về Người, như nước, khí, lửa, chim bồ câu vvv… Đối diện với Chúa Thánh Thần là đối diện trước một mầu nhiệm lớn, khôn giò khôn thấu, vượt khỏi trí khôn và khả năng con người. Các nỗ lực thần học chỉ là những cố gắng để đến gần với Mầu Nhiệm, chứ không thể hiểu hết được Mầu Nhiệm về Người.
Sau Công Đồng Vaticano II, nhiều nhà thần học với những tiếp cận khác nhau như H. Mühlen, Yves Congar, L. Bouyer, K. Rahner, H.U. von Baltharsar, F.X Durrwell và những vị khác… đã cố gắng để khám phá và phác họa khuôn mặt của Chúa Thánh Thần và hoạt động của Người trong công trình cứu độ, nhằm xây dựng một nền thần học thánh linh công giáo đầy đủ và quân bình liên hệ tới các ngành thần học khác. Trong bài này, chúng ta chỉ nói về những nổ lực thần học của Yves Congar trong việc xác định Chúa Thánh Thần là ai và Người làm gì trong đời sống Ba Ngôi và trong nhiệm cục cứu độ.
2. Một vài nét tiểu sử của Yves Congar
Yves Congar (1904-1995) sinh tại Sedan, miền Ardenne của Nước Pháp, là nhà giáo hội học nổi tiếng, một chuyên viên chính và quan trọng của Công Đồng Vaticano II, một nhà đại kết được ưa thích và cũng là một nhà thánh linh học có tầm cở. Congar diễn tả ước muốn của mình trở thành cây đàn qua đó Thần Khí của Thiên Chúa sẽ làm rung chuyển các dây đàn và vang lên những ca khúc và điệu nhạc hài hòa. Cha đã hiến cả đời mình cho chân lý Tin Mừng và cũng đã chịu đau khổ rất nhiều vì tiếng gọi đó. Bị lên án bởi Giáo Hội vì những sự mới mẻ thần học vào năm 1953 với việc lưu đày ở Giêrusalem, rồi ở Đức và ở Anh. Sau những sóng gió, Cha được phong là “maestro in teologia” – tôn sư trong thần học – của Dòng Đaminh. Được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hồng Y vào năm 1994 như là một sự nhìn nhận chính thức của Giáo hội về những đóng góp to lớn của Congar cho nền thần học công giáo. Cha Congar mất vào mùa thu năm 1995 tại thành phố Paris.
II. CĂN TÍNH CỦA CHÚA THÁNH THẦN TRONG THÁNH LINH HỌC CỦA CONGAR
Chúa Thánh Thần là ai? Đó là câu hỏi nền tảng hướng dẫn suy tư của chúng ta ở phần này. Theo Congar, để tìm hiểu về Chúa Thánh Thần, trước hết chúng ta phải tìm lại những mặc khải và những kinh nhiệm về Ngôi vị thứ Ba trong Kinh Thánh và trong Truyền Thống của giáo hội. Đó là hai nguồn chính yếu để suy tư và là nền tảng của thần học.
1. Chúa Thánh Thần ở trong Kinh Thánh và trong các Giáo phụ
Theo định hướng của Công Đồng Vaticano II thần học phải trở về nguồn Kinh Thánh và các giáo phụ, Congar cho thấy rằng Cựu Ước đã nói điều gì đó rồi về Chúa Thánh Thần qua những ẩn dụ, hình ảnh và biểu tượng có tính các khách quan (oggettivo): Trong tiếng Do thái, Ruach có nghĩa là khí, gió, hơi thở, không khí (cf. St 1,2; 6,17). Thần Khí đã hiện diện ngay từ lúc tạo dựng: “Thần Khí bay là là trên mặt nước” (St 1,1). Thần Khí là sức mạnh tạo dựng, ban sự sống và thúc đẩy con người hành động để chương trình cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện trong lịch sử (Gdc 15,19; 1Sam 16,13…), vì thế Thần Khí trở thành nguyên lý bên trong của đời sống luân lý (Ez 36,25-27). Như vậy Cựu Ước đã nói về “thực tại” của Thánh Thần, nhưng không dám khẳng định Người là một Ngôi Vị vì nguyên nhân của niềm tin độc thần, nghĩa là chỉ tin vào một Thiên Chúa duy nhất.
Trong Tân Ước, Chúa Thánh Thần thực sự được mạc khải như là một Ngôi Vị nhiệm xuất (procede) từ Chúa Cha (Ga 15,26). Như thế, Thánh Thần không chỉ là một sức mạnh đơn thuần, nhưng là một Chủ Thể Siêu Việt, là Chính Thiên Chúa. Đây là sự mới mẻ của mạc khải Tân Ước. Nếu các Sách Nhất lãm nhấn mạnh đến sự hiện diện liên lĩ của Chúa Thánh Thần trong con người của Đức Kitô và sứ mạng của Người dưới sự thúc đẩy và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần (Mc 1,8; Mt 12,31; Lc 24,49); thì Sách Công vụ Tông Đồ đặc biệt mô tả sự bành trướng và truyền giáo của Giáo hội dưới sự tác động và hướng dẫn của Ngôi Ba. Thánh Phaolô đề cập nhiều về Chúa Thánh Thần, Đấng đến từ Thiên Chúa (2Cor 2,12), như là nguyên lý của đời sống mới (Rm 8,9.15; Gal 4,6), là “Quà Tặng” cho chúng ta (Rm 5,5), là Đấng ở trong chúng ta (2Cor 3,16; 6,19), ban phát các ân huệ các tự do tùy theo ý muốn của mình vì lợi ích chung (1Cor 12,11). Đặc biệt Thánh Gioan nói về Chúa Thánh Thần như là Thánh Thần của Chân Lý và là Đấng Phù Trợ (Paraclito) được ban bởi Đấng Phục Sinh (Ga 14,6.26).
Dựa vào những dữ liệu Kinh Thánh, các Giáo phụ Đông và Tây đã phát triển nền Thánh Linh học để thiết lập một giáo huấn căn bản và phong phú về Chúa Thánh Thần, chống lại những lạc giáo cùng thời của các Ngài khi cho rằng Chúa Thánh Thần chỉ là một thụ tạo, kém hơn Chúa Con và Chúa Cha về bản tính (như các pneumatomachi lạc giáo)… Những đóng góp của các Ngài được hội tụ trong xác quyết rõ ràng rằng Chúa Thánh Thần là Đấng phân biệt từ Chúa Cha và Chúa Con, đồng bản tính, cùng vinh dự, vinh quang và tôn thờ với Chúa Cha và với Chúa Con. Giáo huấn này trở thành niềm tuyên xưng của Giáo hội trong tín biểu của Công Đồng Costantinopoli (383): “Tôi tin Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống, nhiệm sinh từ Chúa Cha, là đối tượng của chính sự tôn thờ và vinh quang của Chúa Cha và Chúa Con” (DS 150).
2. Ngôi vị của Chúa Thánh Thần trong Mầu Nhiệm Ba Ngôi
Nền tảng của suy tư thần học về Chúa Thánh Thần là đức tin của Giáo hội được tuyên xưng dựa trên Mầu nhiệm Ba Ngôi. Theo Congar, Thánh Linh học luôn phải được nhìn trong viễn tượng Ba Ngôi. Ba Ngôi học là viên đá tảng để xây dựng nền thánh linh học.
Trong đời sống Ba Ngôi, Chúa Cha là Suối Nguồn, là Khởi Nguyên duy nhất và là Nguồn gốc của hữu thể và sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
«Quan niệm đầu tiên về mầu nhiệm Ba ngôi, Congar viết, là quan niệm về nguồn gốc của nó trong vương quốc của Chúa Cha» (7). «Thiên Chúa» quả thật là Cha, Đấng không có nguồn gốc và là suối nguồn vô hình (avrch/|), Người ở trong ánh sáng không thể tới gần được. Ngôi Lời và Thánh Thần mạc khải về Người và đưa tới Người. Cả Hai, trước hết, phát xuất từ miệng của Người» (8). Chúa Con được sinh bởi Chúa Cha, Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con (theo truyền thống Tây Phương Filioque) hay qua Chúa Con (per Filium, truyền thống Đông Phương), và vũ trụ được tạo dựng bởi Chúa Cha nhờ Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. Mọi vật đến từ Thiên Chúa, nghĩa là từ Chúa Cha và sẽ quy về Người như là mục đích tối hậu của mình.
Những suy tư thần học của Congar diễn tả về những tính cách riêng để xác định ngôi vị và phẩm tính của Chúa Thánh Thần. Cũng như Thánh Agustino (9) và Thánh Thôma Aquinô, Congar cho rằng Tình Yêu (Amore) và Quà Tặng (Dono) là những tên gọi riêng của Chúa Thánh Thần, theo nghĩa là những tên gọi này diễn tả được sự liên hệ của Người với các Ngôi vị khác. Trong trật tự Ba Ngôi nội tại (immanente), Chúa Thánh Thần là Tình Yêu hỗ tương – Amore vicendevole – của Chúa Cha và Chúa Con. Người là nexus amoris của Chúa Cha và Chúa Con (mối dây tình yêu, theo kiểu nói của các Giáo phụ Tây phương). Người là sự hiệp thông (comunione) giữa Chúa Cha và Chúa Con, một sự hiệp thông được bản thể hóa (ipostatizzata). Là niềm vui vĩnh cữu, là nụ hôn của Ba Ngôi (theo kiểu diễn tả của thánh Alberto), là sự hoan lạc và sự thánh thiện của Ba Ngôi. Người là sự hoàn tất, sự viên mãn và sự kết thúc của sự phong nhiêu thần linh.
Trong nhiệm cục cứu độ – economia, Người là sự thông truyền (comunicazione), là sự đổ xuống dồi dào, là Quà Tặng nhưng không của chính Tình Yêu Ba Ngôi cho nhân loại, trong lòng mỗi người. Như Thánh Phaolô nói rằng: «Thiên Chúa đã đổ vào lòng chúng ta tình yêu của Thiên Chúa nhờ Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta» (Rm 5,5). Như thế Thánh thần cũng chính là Tình Yêu, là Quà Tặng, là mối liên kết giữa con người với Thiên Chúa.
Liên quan đến vấn đề về Filioque và processio (nhiệm xuất) của Chúa Thánh Thần, mà trong quá khứ là nguyên nhân gây ra chia rẽ giữa giáo hội Đông Phương và Tây Phương, Congar đã cố gắng đào sâu những vấn đề này một cách rất kỹ lưỡng. Thần học Tây phương khẳng định rằng: trong những tương quan Ba Ngôi nội tại, Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con (Filioque). Trong khi thần học Đông phương từ thế kỷ IX-X và sau đó, lại đề ra thuyết monopatrismo, là một giáo thuyết thần học về sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần (evk mo,nou tou/ Patro,j a Patre solo), nghĩa là Chúa Thánh Thần nhiệm xuất “từ Chúa Cha mà thôi”. Theo Congar, cả hai cơ cấu và hai lối tiếp cận thần học khác nhau nhưng lại bổ túc cho nhau về chính mầu nhiệm và mỗi bên giải quyết một số vấn đề và để cho bên kia khám phá và trả lời cho những khía cạnh mà bên này còn chưa đạt tới. Trong cố gắng hòa giải đại kết, Congar kết luận rằng: Sự nhiệm sinh của Chúa Thánh Thần từ Chúa Cha có sự tham dự của Chúa Con và việc sinh ra của Chúa Con từ Chúa Cha có sự tham dự của Chúa Thánh Thần (ex Spirituque). Bởi trong sự hòa nhập Ba Ngôi – pericolesi, các ngôi vị đều hiệp thông và đồng tham dự với nhau từ bản thể và mỗi hành động của Thiên Chúa.
III. HOẠT ĐỘNG CỦA THÁNH THẦN TRONG NHIỆM CỤC CỨU ĐỘ
Congar cho rằng: Chúng ta không thể nhận biết Chúa Thánh Thần một cách trực tiếp, nhưng chúng ta nhận biết Người qua các hành động và sự diễn tả của Người. Giáo hội là nơi trong đó Chúa Thánh Thần mạc khải sứ mạng và hoạt động của mình. Thánh Irênê có câu nói tuyệt vời: «Ở đâu có Thánh Thần của Đức Chúa, ở đó có Giáo Hội và ở đâu có Giáo Hội, ở đó có Thánh Thần của Đức Chúa và các ân sủng» (10). Dưới cái nhìn đó chúng ta sẽ tìm hiểu về những hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống Giáo Hội và đời sống người kitô hữu.
1. Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Giáo Hội
Sau một thời gian dài trong đó nền giáo hội học chiếm ưu thế mang tính kitô học quá nhiều (cristocentrismo), tính phẩm trật và cơ cấu, theo kiểu piramide và tính hữu hình. Nay Giáo hội lại được nhìn và khám phá theo viễn tượng mầu nhiệm của nó (như là Thân Mình mầu nhiệm của Đức Kitô, là Dân Thiên Chúa) và theo chiều kích Thánh Linh học.
Theo hướng này, Congar đặc biệt nghiên cứu vai trò của Chúa Con và Chúa Thánh Thần trong việc thành lập Giáo Hội. Giáo Hội được chuẩn bị từ lòng Chúa Cha, được sinh ra và phát triển bởi hai sứ vụ của Lời và Thần Khí: Chúa Kitô là đấng sáng lập Giáo Hội và Chúa Thánh Thần là Đấng đồng sáng lập (co-istituente), Chúa Kitô thiết lập cơ cấu, Chúa Thánh Thần ban ân sủng và sự sống cho Giáo Hội. Đối với Congar, giữa cơ cấu (istituzione) (những gì Đức Kitô thực hiện trong giáo hội) và ân sủng (carisma của Chúa Thánh Thần) không có sự đối lập nhau, nhưng là bổ túc cho nhau, hai sứ vụ của Ngôi Lời (Verbo) và Thần Khí (Soffio) như hai bàn tay, (nói theo Thánh Irênê mà Congar rất thích), thực hiện một công trình cứu độ duy nhất của Chúa Cha. Cùng với Chúa Con trong tư cách là Đầu của Giáo Hội, Chúa Thánh Thần là LINH HỒN, Anima, là Đấng làm cho giáo hội sống động, trẻ trung và là Người ban tặng các ân sủng và đặc sủng cho Giáo hội. Một cách chính xác hơn, Congar nói về Chúa Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền của Giáo Hội. Nghĩa là Chúa Thánh Thần hoạt động ngay ở trong bản tính của Giáo hội.
2. Hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống của người Kitô hữu
Nếu Chúa Thánh Thần là sợi dây tình yêu của đời sống Ba Ngôi, thì Người cũng là trung tâm của toàn thể đời sống người Kitô hữu. Quả thế, Congar cho thấy rằng qua phụng vụ, và các Bí tích, Chúa Thánh Thần bày tỏ vai trò của mình như là một người thực hiện, người thánh hóa, người hướng dẫn và cùng hành động với chúng ta, Người ban các ân sủng và quà tặng của Người cho chúng ta.
Chúa Thánh Thần không xuất hiện như một Người “xa lạ” nhưng là Đấng cư ngụ, hành động và thần hóa chúng ta (cf. 1 Cor 3,16); một cách tuyệt vời theo cách nói của Thánh Agustino, Người là Thiên Chúa “intimior intimo meo et superior summo meo” (mật thiết hơn cả chính con với con và vượt hẳn hơn chính con). Theo chiều hướng đó thì nói như J. Moltmann: «Như thế, Thánh Thần của Thiên Chúa gần gủi với chúng ta hơn tất cả những gì mà chúng ta gần gủi với chính mình… Chúng ta biết rất ít về Chúa Thánh Thần bởi vì Người quá gần với chúng ta, chứ không phải là Người ở quá xa chúng ta» (11).
Vì thế, Chúa Thánh Thần được gọi lex nova, luật mới, là bạn đồng hành của đời sống người Kitô hữu. Với Cha Congar, đời sống của người Kitô hữu là một hành trình theo và trong Thánh Thần. Người là người thực hiện sự thánh hóa của chúng ta, làm cho chúng ta trở thành con nhận của Chúa Cha, và nhờ Người chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha – Abbà Cha ơi! (Rm 8,15). Ai sống theo Thần Khí thì sống trong tự do, bác ái, hoan lạc và bình an của Thiên Chúa (x. Gal 5,22).
VI. ĐÁNH GIÁ THÁNH LINH HỌC CỦA CONGAR
1. Những ảnh hưởng chính trên thánh linh học của Congar
Mỗi nhà thần học đều chịu ảnh hưởng và được gợi hứng từ bối cảnh thần học và những vấn đề thần học của thời đại đó. Congar là một nhà thần học lớn của thế kỷ XX, và cũng như các nhà thần học khác, tư tưởng của Congar chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhà thần học và các truyền thống thần học khác nhau. Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu những ảnh hưởng chính và có ý nghĩa.
- Những ảnh hưởng có ý nghĩa hơn cả trên thánh linh học của Congar đó là việc nghiên cứu về thần học các Giáo Phụ, về Thánh Tôma Aquinô, và Johann Adam Möhler, sự dấn thân cho đại kết với người Tin lành, Chính Thống giáo, và kinh nghiệm của Congar trong Công đồng Vaticano II. Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng sâu đậm vào tư tưởng của Congar.
2. Đặc điểm và sự đóng góp thánh linh học của Congar
Khi lưu ý tới sự yếu kém của thần học tiền công đồng về Chúa Thánh Thần đơn thuần chỉ là một khảo luận về Ngôi Thứ Ba mà không có liên hệ với các khảo luận thần học khác, Congar đã thực hiện cách giàu có và quân bình một nền thần học của Thánh Linh học và một nền Thánh Linh học trong thần học, nghĩa là một nền thánh linh học toàn vẹn (integrale) mà nó mang các đặc tính của Ba Ngôi học, Kitô học, Giáo hội học, nhân chủng học, và cánh chung học… Như thế chiều kích thánh linh học thấm nhập tất cả nền thần học, liên hệ đến các lĩnh vực thần học. Điều này thiết lập một viễn tượng mới mẻ trong thần học của Congar và là đóng góp lớn cho nền thần học Công giáo.
Trước hết, đó là một nền thánh linh học mang tính Ba Ngôi học:
Với Cha Congar, niềm tin Ba Ngôi là nền tảng và khuôn mẫu của đời sống kitô hữu, là viên đá góc tường của thần học hệ thống để nói về Thiên Chúa, là viễn tưởng và chân trời cần thiết cho một nền thần học về Chúa Thánh Thần.
Trong thập niên 1970-1980, sau Công Đồng Vaticanô II, đã có sự tái sinh của sự quan tâm về học thuyết Ba Ngôi vốn một thời đã bị lãng quên. Congar giải thích rằng: «Từ tất cả các nơi, trong thời gian gần đây, dân chúng đã từ bỏ sự không thích hợp của quan niệm về Thiên Chúa theo cái nhìn tiền ba ngôi (pretrinitaria)» (12). Congar liên kết tiền ba ngôi thuyết này (pretrinitarianismo) với sự thống trị của thần học duy gia trưởng-paternalismo và nam tính trong Kitô giáo (13). Congar cũng cho rằng, ở bình diện mục vụ, truyền thống ba ngôi học không thường xuyên có liên hệ với tu đức, và được sống bởi các người công giáo. Sự lơ là các đặc tính ba ngôi của thần học cũng đã là rõ ràng trong sự kiện là nhiều khảo luận thần học đề cập về tạo thành, ơn cứu độ, nhân chủng học và kitô học, mạc khải và giáo hội, các bí tích và cánh chung,… mà không hề quan tâm, nghĩ tới những mặt khác khởi đi từ tính riêng biệt của đức tin kitô giáo vào Thiên Chúa Ba Ngôi.
Để tránh sự thiếu hụt này và giữ cho được quân bình của nền thần học và nền tu đức Kitô giáo, theo Congar, cần phải trở về với nền tảng đức tin của chúng ta, trong đó chúng ta tin và tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa Ba Ngôi. Nền tảng ba ngôi học này cũng là con đường để đổi mới một nền thánh linh học đích thực và khuôn mẫu Ba Ngôi học và Thánh linh học này tránh được chủ nghĩa duy gia trưởng và duy quyền lực trong Giáo Hội (14).
Congar trình bày một nền thánh linh học đầy ý nghĩa, được nhìn và liên hệ chặt chẽ với mầu nhiệm Ba Ngôi. Quả thế, không thể tách biệt Chúa Cha khỏi Chúa Con và khỏi Chúa Thánh Thần. Một cách hữu thể học, các ngôi vị nên một với nhau, liên hệ với nhau. Vì thế, thánh linh học phải được hiểu dưới ánh sáng và với toàn thể mầu nhiệm Ba Ngôi. Với viễn tượng ba ngôi này, theo Congar, người ta có thể tránh được những loại chủ thuyết “duy”: thuyết duy tiền ba ngôi (pre-trinitarianismo), duy kitô học (cristomonismo) và ngay cả duy thánh linh học (pneumatomonismo). Điều này sẽ mang lại một nền thánh linh học khỏe khoắn, thực thụ và quân bình của nó.
Thánh linh học của Congar là một nền thánh linh học mang tính kitô học (cristologia):
Khi đề cập về tương quan giữa Thánh Thần và Đức Kitô, Cha Congar khẳng định rằng: «Không thể có kitô học nếu không có thánh linh học, cũng như không thể có một thánh linh học mà lại vắng mặt kitô học» (15). Trong mối tương quan hai chiều này, “Chúa Thánh Thần của Đức Kitô” sẽ không còn được hiểu như là một sự phụ thuộc cấp dưới vào Ngôi Lời, nhưng là diễn tả sự liên hệ chặt chẽ giữa Đức Kitô và Chúa Thánh Thần, giữa kitô học và thánh linh học. Quả thế, Thần học về “Thánh Thần của Đức Kitô” trở thành một sự mở ra của thánh linh học ngay trong lòng của kitô học và cũng là sự quay về của kitô học vào lòng của Thánh linh học. Theo Congar, một nền thánh linh học viên mãn và khỏe mạnh sẽ không tách rời hành động của Chúa Thánh Thần khỏi công trình của Đức Kitô (16). Congar đã cố gắng làm sáng rõ tương quan giữa Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần. Sự đóng góp ý nghĩa của Congar hệ tại trong «sự thay đổi tận căn giữa thánh linh học và kitô học: là sự quân bình giữa duy thánh linh học và duy kitô học» (17). Congar thành lập công thức nền tảng của ông: «Kitô học và thánh linh học không thể tách biệt nhau», bởi vì Chúa Thánh Thần luôn là Thánh Thần của Đức Kitô, như Kinh Thánh làm chứng nhiều lần (cf. 2Cor 3,17) «và sự khỏe mạnh của thánh linh học ở trong sự liên hệ với Kitô học» và «une ecclésiologie pneumatologique, suppose […] une cristologie pneumatologique, c’est-à-dire la perception du rôle de l’Esprit dans la vie messianique de Jésus» (18).
Một nền thánh linh học mang tính giáo hội học (ecclesiologica):
Như đã nói, thế kỷ XX được coi là thế kỷ của một sự đổi mới lạ thường về giáo hội học. Về phía mình, Cha Congar là người đã đóng góp lớn cho sự đổi mới này trong Công Đồng Vaticano II và sau Công Đồng, với sự phục hồi lại nguyên thủy chiều kích thánh linh học của Giáo hội. Trong quá khứ, một cách truyền thống, giáo hội học của Tây Phương mang tính quy Kitô là chính yếu (nếu không muốn nói là duy kitô học – cristomonismo). Thần học Công giáo tiền công đồng quá nhấn mạnh đến các khía cạnh kitô học của Giáo hội, bị giới hạn chỉ trong sự quy chiếu tới những hành động của Chúa Giêsu lịch sử và điều này tạo ra một lỗ hổng hiển nhiên trong lĩnh vực giáo hội học, nơi mà sự thiếu vắng của nền thánh linh học đúng đắn được thay thế bằng cái nhìn một chiều về Giáo hội theo tính pháp lý (giuridica), giáo sĩ (clericale) và piramide. Hệ quả đưa tới ít nhất là ba điều sau: các tín hữu bị giảm thiểu như là những đối tượng như trẻ thơ cần được chăm sóc và hướng dẫn, Congar tóm tắt diễn tả của Doloso Cortès “tất cả cho dân, không gì từ dân”; rồi một quan niệm tuyệt đối hóa mang tính duy gia trưởng về quyền hành trong Giáo hội, và sự thoái hóa của hiệp nhất (unità) thành đồng nhất hóa (uniformità). Vì thế cần phải vượt lên cái nhìn duy Kitô học và tiền ba ngôi của giáo hội học bằng cái nhìn ba ngôi học và nhất là chiều kích thánh linh học của Giáo hội.
Congar cho rằng giáo hội học-thánh linh (ecclesiologia pneumatologica) cho phép khẳng định rằng Giáo hội trước hết là một sự hiệp thông (communio) và Chúa Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp thông này. Cha Congar dám chắc rằng nó sẽ tránh được sự duy pháp lý, sự đồng nhất hóa, và logic hoàn toàn duy giáo sỹ, piramide, và gia trưởng trong Giáo hội. Congar cho thấy tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Giáo Hội không chỉ hệ tại ở những hoạt động của Giáo Hội, nhưng nhất là ở trong chính bản tính của Giáo Hội. Thánh Thần là đấng đồng sáng lập Giáo hội, Đấng cư ngụ trong giáo hội như linh hồn cư ngụ trong thân xác. Đấng thánh hóa Giáo hội và làm cho Giáo hội sống động. Khi mẫu giáo hội này, một Giáo hội hiệp thông thánh linh (Chiesa communio-pneumatologica), vượt trên một Giáo hội nặng kiểu một tổ chức xã hội pháp lý (societas-giuridica), duy cơ cấu và hữu hình.
Thánh linh học mang tính nhân chủng loại học (antropologica):
Khởi đi từ cái nhìn của nhân loại học Kitô giáo trong đó con người được định nghĩa một cách nền tảng và hữu thể học, là IMAGO DEI, hình ảnh của Thiên Chúa (cf. St 1,26). Thiên Chúa là hình ảnh của chúng ta, Chúa Cha sinh ra cách hằng hữu Ngôi Lời và nhiệm sinh Thần Khí tình yêu. Các ngôi vị thần linh hiện hữu với, nhờ và cho nhau. Con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa hiện hữu cách tương tự trong hữu thể với nhau (être à) và có tương quan với nhau. Con người chỉ tìm thấy sự viên mãn và bổ túc đầy đủ trong sự hiệp thông với Đấng Khác (Altro) và với người khác. Thiên Chúa và con người không thể tách biệt nhau, tương tự như thế, con người với con người cũng không thể tách biệt nhau, nhưng hiệp thông với nhau.
Khi con người đánh mất tương quan với Thiên Chúa vì tội lỗi của mình, Congar tin rằng, Thiên Chúa chữa lành những vết thương của nhân loại qua việc sai Chúa Con và sai Thánh Thần đến với nhân loại. Đức Kitô đấng cứu độ con người khỏi tội và Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh hóa con người. Người làm cho chúng ta trở thành con nhận của Chúa Cha và tạo vật mới trong Đức Kitô. Thánh Thần ở trong chúng ta và hướng chúng ta tới Thiên Chúa.
Ngược với nền thần học công giáo tân kinh viện thống trị trong thời tuổi trẻ của ông, Congar phát triển điều mà ông định nghĩa là một nền nhân chủng học thánh linh nó không tách rời khỏi điều mà ông gọi là một nền giáo hội học thánh linh. Mối tương quan thánh linh học này mà Congar thiết lập giữa nhân chủng học và giáo hội học là «một trong những đóng góp có ý nghĩa trong thần học về Chúa Thánh Thần của ông… Suy tư về hai chiều kích này của thần học của ông về Thánh Thần cho thấy sự bất khả phân chia của chúng» (19).
Cuối cùng là một nền thánh linh học mang tính cánh chung học (escatologica):
Tương quan giữa thánh linh học và cánh chung học là rất quan trọng. Thánh Thần đã được ban bởi Đấng Phục sinh như là Quà Tặng cánh chung. Nhưng Giáo hội lữ hành sống và bước đi trong thực tại “đã và chưa” – già e non ancora, đã đón nhận, nhưng chưa đầy đủ, đã được thánh hóa, nhưng chưa hoàn toàn thánh thiện. Giáo hội chỉ đạt tới sự hiệp thông trọn vẹn và viên mãn với Thiên Chúa trong ngày cánh chung, như cô dâu và chú rể, được trình bày bởi Gioan trong sách khải huyền. Với tư cách là Quà Tặng cánh chung như là sự khởi đầu, như mầm..., Chúa Thánh Thần thực hiện trước những lời hứa cánh chung, Người xuất hiện như tác giả của một thực tại mà Người làm điểm nối giữa hiện tại và tương lai, Người ban cho chúng ta eschata, sự sống vĩnh cữu, sự mới mẽ cánh chung. Với Quà Tặng Thánh Thần, chúng ta nếm trước, tham dự trước sự sống của ngày cánh chung và chờ đợi sự viên mãn được hứa ban cho chúng ta đó là sự viên mãn trong Thánh Thần của Đức Kitô.
KẾT LUẬN
Trong Hội Ngị Đại Kết ở Upsal, Thượng phụ Hazim đã phát biểu những lời đầy sức sống về công trình của Thiên Chúa và Thánh Thần của Người, được Congar trích dẫn và tâm đắc: «Không có Thánh Thần, Thiên Chúa rất xa vời, Đức Kitô thuộc về quá khứ, Tin mừng là chữ chết, Giáo Hội chỉ là tổ chức, quyền bính là thống trị, truyền giáo là tuyên truyền, phụng tự chỉ là thuần túy tưởng niệm, hành vi kitô hữu chỉ còn là đạo đức nô lệ. Nhưng trong Thánh Thần, vũ trụ được nâng dậy và rên rỉ làm nảy sinh Nước Thiên Chúa, con người chiến đấu chống lại xác thịt, Đức Kitô Phục sinh đến hiện diện giữa chúng ta, Tin Mừng trở thành quyền bính sự sống, Giáo hội là Hiệp Thông Ba Ngôi, quyền bính nhằm phục vụ và giải thoát, Truyền giáo là một lễ Hiện Xuống… » (20).
Chúng ta vừa cố gắng giới thiệu những nét chính yếu trong nền thánh linh học của Congar. Có thể kết luận rằng thần học về Thánh Thần của Congar như là một cố gắng cho chúng ta có một cái nhìn toàn bộ về nền thánh linh học công giáo. Và có thể được xem như là một viên đá tảng trên đó thế hệ kế tiếp có thể sẽ xây lên những tòa nhà mới và những công trình mới đầy đủ và đẹp đẽ hơn.
Kết quả trên đây chỉ đơn giản là những trang giấy đơn sơ và giới hạn. Trong khi thực tại mầu nhiệm mà Congar nói đến và làm chứng – Quà Tặng của Thiên Chúa –, thì không thể diễn tả hết trong những từ ngữ đơn hèn của con người, nhưng có thể được khấn cầu trong lời nguyện: “Veni Sancte Spiritus!” Lạy Chúa Thánh Thần xin ngự đến để bù đắp sự yếu đuối của chúng con (cf. Rm 8,26).
Chú thích:
1. Cf. Congar trích dẫn H.-U. VON BALTHASAR, Spiritus Creator. Saggi teologici, vol. 3, Morcelliana, Brescia 1972, 97. Cf. V. DILLARD, Au Dieu inconnu, Beauchesne, Paris 1938.
2. Cf. E. BRUNNER, Ein Buch von der Kirch, Göttingen 1951, 55.
3. Cf. LG 2, 7, 42, 48; GS 3, 21, 48.
4. J. RAZINGER, “Lo Spirito Santo come ‘communio’. Sul rapporto fra pneumatologia e spiritualità in Agostino”, in HEITMANN C. - MÜHLEN H. (a cura di), La riscoperta dello Spirito. Esperienza e teologia dello Spirito Santo, Jaca Book, Milano 1977, 253.
5. Y.-M. CONGAR, “Actualité d’une pneumatologie”, in Proche Orient Chrétien 23 (1973), 121-132, qui 131.
6. Cf. Y.-M. CONGAR, Credo nella Spirito Santo, Queriniana, Brescia 1998-19992, 5. Từ đây tác phẩm này sẽ được ký hiệu là CNSS.
7. CNSS, 571. Chi è il Padre? Secondo la tradizione teologica che prende le mosse dai Padri della Chiesa, il Padre è colui che assicura l’unità della Trinità essendo la fonte unica della divinità. Sappiamo che non esiste un’essenza divina anteriore alle persone, non c’è una natura divina che stia al di sopra di esse (DH 803-804), ma questa natura è posseduta interamente dai tre, ognuno a modo suo. Il Padre la possiede in modo fontale, originaria, dandola e mai ricevendola, anche se sempre relativamente al Figlio e allo Spirito Santo; cioè, il suo possesso originario della divinità non può essere considerato indipendentemente dalle altre due persone. Cf. L.-F. LADARIA, Il Dio vivo e vero. Il mistero della Trinità, Piemme, Casale Monferrato 20022, 336-337.
8. Cf. Y.-M., CONGAR, La Parola e il Soffio, Borla, Roma 1985, 26. Si è evidenziato come l’amore del Padre sia amore sorgivo, fontale: il Padre è il principio, la sorgente e l’origine della vita divina. Concilio XI di Toledo (675): DS 525 afferma: «Confessiamo che il Padre non è generato, non è creato, ma è ingenerato. Egli infatti, dal quale il Figlio riceve la nascita e lo Spirito Santo la processione, non ha origine da nessuno. Egli dunque è fonte e l’origine di tutta la divinità».
9. Theo kiểu nói của Agustino, thì Chúa Cha là Đấng Yêu Thương (Amante), Chúa Con là Đấng Được Yêu (Amato), và Thánh Thần là Tình Yêu (Amore).
10. IRENEO, Adv. Haer., 3,24,1.
11. MOLTMANN, Lo Spirito della Vita. Per una pneumatologia integrale [1991], Queriniana, Brescia 19942,183.
12. Y.-M. CONGAR, “Actualité renouvelée du Saint Esprit”, in Lumen Vitae 27, 4 (1972), 543-560, qui 455. Anche in CNSS, 189.
13. Cf. Y.-M. CONGAR, “Actualité de la pneumatologie”, in Credo in Spiritum Sanctum. Atti del congresso teologico internazionale di pneumatologia, vol. 1, LEV, Città del Vaticano 1983, 22.
14. Cf. Y.-M. CONGAR, La Parola e il Soffio, op. cit., -12.
15. Id., La Parola e il Soffio, op. cit., 10.
16. Cf. CNSS, 179.
17. M. G. CONGIU, Le Chiese Sorelle nella Teologia di Yves Congar, Roma 2001, 241.
18. Y.-M. CONGAR, “Pneumatologie dogmatique”, in Initiation à la pratique de la théologie, 495-496.
19. E.-T. GROPPE, “The Contribution of Yves Congar’s Theology of the Holy Spirit”, in Theological Studies 62 (2001), 457.
20. CNSS, 218.
I. DẪN NHẬP
1. Đặt vấn nạn
Có một thời người ta thường nói tới sự lãng quên về Chúa Thánh Thần: “Thánh Thần là Đấng đại Bị Quên Lãng (il grande Sconosciuto) hơn cả Ngôi Lời” (1). Vào năm 1951, E. Brunner cho rằng Chúa Thánh Thần có lẽ luôn là đối tượng không được để ý tới của thần học và sự năng động (dinamismo) của Thánh Thần có lẽ thường được xem như con ngáo ộp đối với các nhà thần học (2). Ngày hôm nay tình trạng này không còn như thế nữa. Từ Công Đồng Vatican II, sự quan tâm về thánh linh học có tính thời sự không thể chối cãi được. Từ khắp nơi người ta nói tới một sự tái khám phá về khuôn mặt Chúa Thánh Thần. Quả thế, Công Đồng Vaticano II đã nhắc tới tên của Chúa Thánh Thần 258 lần trong các văn kiện và đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần trong đời sống của Giáo hội cũng như tầm quan trọng của viễn tượng thánh linh học trong tất cả nền thần học như là “linh hồn” của thần học (3).
Nhưng Chúa Thánh Thần là ai? Ta có thể nói về Ngôi vị (persona) của Người và vai trò của Người trong lịch sử cứu độ? Quả thật, không dễ dàng để nói về những điều đó! Bởi lẽ, trong Ba Ngôi vị thần linh, Người là ngôi vị bí nhiệm hơn cả, ẩn dấu hơn cả (il più misterioso), một khuôn mặt không có khuôn mặt, như «gió muốn thổi đâu thì thổi» (Gv 3,5).
Theo Congar, để nói về Chúa Cha và Chúa Con chúng ta có sẵn những khái niệm khá rõ và có thể tới gần được như tình phụ tử (Cha), hay tình nghĩa tử (Con). Những hạn từ thuộc tương quan này đặc tính hóa hai Ngôi Vị này nhờ sự tương quan hỗ tương “Cha – Con” của họ. Tên gọi Chúa Thánh Thần, ngược lại, không có nói gì tương tự như thế. Chữ “Thánh - Santo và chữ Thần – Spirito cũng được áp dụng cách tương tự cho Chúa Cha và Chúa Con. Bởi vì Thiên Chúa là thánh và thần khí (cf. Gv 4,24). Nói theo nhà thần học Ratzinger, «hữu thể thần linh (spirito) và thánh thiện (santo) tạo thành sự diễn tả về yếu tính của chính Thiên Chúa» (4). Chúa Thánh Thần xuất hiện như một Thiên Chúa ẩn dấu cả về căn tính, cả về hành động của Người. Người được mô tả như là Đấng không nói về mình và không tự mình nói (cf. Gv 16,13), và như Congar nghĩ, Người là «Dieu en avant, Dieu qui appelle sans cesse en avant» (5). Liên quan đến khía cạnh này, Congar khẳng định một dạng thức “kenosi” (tự hủy) của Chúa Thánh Thần, khi Người tự trút bỏ ngôi vị tính (personalità) của mình để trở nên liên hệ với Các Ngôi Vị khác và với con người (6).
Điều này cho thấy sự khó khăn khi chúng ta trình bày về nguồn gốc, ngôi vị và hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống của Ba Ngôi và trong lịch sử cứu độ. Khó khăn này bắt rễ từ chính trong mạc khải Thánh Kinh và trong tất cả truyền thống thần học tín lý. Tự thân Thánh Thần là Đấng không thể diễn tả (ineffabile), nói theo kiểu nói của thánh Basilio. Kinh Thánh chỉ dùng những biểu tượng và hình ảnh để nói về Người, như nước, khí, lửa, chim bồ câu vvv… Đối diện với Chúa Thánh Thần là đối diện trước một mầu nhiệm lớn, khôn giò khôn thấu, vượt khỏi trí khôn và khả năng con người. Các nỗ lực thần học chỉ là những cố gắng để đến gần với Mầu Nhiệm, chứ không thể hiểu hết được Mầu Nhiệm về Người.
Sau Công Đồng Vaticano II, nhiều nhà thần học với những tiếp cận khác nhau như H. Mühlen, Yves Congar, L. Bouyer, K. Rahner, H.U. von Baltharsar, F.X Durrwell và những vị khác… đã cố gắng để khám phá và phác họa khuôn mặt của Chúa Thánh Thần và hoạt động của Người trong công trình cứu độ, nhằm xây dựng một nền thần học thánh linh công giáo đầy đủ và quân bình liên hệ tới các ngành thần học khác. Trong bài này, chúng ta chỉ nói về những nổ lực thần học của Yves Congar trong việc xác định Chúa Thánh Thần là ai và Người làm gì trong đời sống Ba Ngôi và trong nhiệm cục cứu độ.
2. Một vài nét tiểu sử của Yves Congar
Yves Congar (1904-1995) sinh tại Sedan, miền Ardenne của Nước Pháp, là nhà giáo hội học nổi tiếng, một chuyên viên chính và quan trọng của Công Đồng Vaticano II, một nhà đại kết được ưa thích và cũng là một nhà thánh linh học có tầm cở. Congar diễn tả ước muốn của mình trở thành cây đàn qua đó Thần Khí của Thiên Chúa sẽ làm rung chuyển các dây đàn và vang lên những ca khúc và điệu nhạc hài hòa. Cha đã hiến cả đời mình cho chân lý Tin Mừng và cũng đã chịu đau khổ rất nhiều vì tiếng gọi đó. Bị lên án bởi Giáo Hội vì những sự mới mẻ thần học vào năm 1953 với việc lưu đày ở Giêrusalem, rồi ở Đức và ở Anh. Sau những sóng gió, Cha được phong là “maestro in teologia” – tôn sư trong thần học – của Dòng Đaminh. Được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hồng Y vào năm 1994 như là một sự nhìn nhận chính thức của Giáo hội về những đóng góp to lớn của Congar cho nền thần học công giáo. Cha Congar mất vào mùa thu năm 1995 tại thành phố Paris.
II. CĂN TÍNH CỦA CHÚA THÁNH THẦN TRONG THÁNH LINH HỌC CỦA CONGAR
Chúa Thánh Thần là ai? Đó là câu hỏi nền tảng hướng dẫn suy tư của chúng ta ở phần này. Theo Congar, để tìm hiểu về Chúa Thánh Thần, trước hết chúng ta phải tìm lại những mặc khải và những kinh nhiệm về Ngôi vị thứ Ba trong Kinh Thánh và trong Truyền Thống của giáo hội. Đó là hai nguồn chính yếu để suy tư và là nền tảng của thần học.
1. Chúa Thánh Thần ở trong Kinh Thánh và trong các Giáo phụ
Theo định hướng của Công Đồng Vaticano II thần học phải trở về nguồn Kinh Thánh và các giáo phụ, Congar cho thấy rằng Cựu Ước đã nói điều gì đó rồi về Chúa Thánh Thần qua những ẩn dụ, hình ảnh và biểu tượng có tính các khách quan (oggettivo): Trong tiếng Do thái, Ruach có nghĩa là khí, gió, hơi thở, không khí (cf. St 1,2; 6,17). Thần Khí đã hiện diện ngay từ lúc tạo dựng: “Thần Khí bay là là trên mặt nước” (St 1,1). Thần Khí là sức mạnh tạo dựng, ban sự sống và thúc đẩy con người hành động để chương trình cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện trong lịch sử (Gdc 15,19; 1Sam 16,13…), vì thế Thần Khí trở thành nguyên lý bên trong của đời sống luân lý (Ez 36,25-27). Như vậy Cựu Ước đã nói về “thực tại” của Thánh Thần, nhưng không dám khẳng định Người là một Ngôi Vị vì nguyên nhân của niềm tin độc thần, nghĩa là chỉ tin vào một Thiên Chúa duy nhất.
Trong Tân Ước, Chúa Thánh Thần thực sự được mạc khải như là một Ngôi Vị nhiệm xuất (procede) từ Chúa Cha (Ga 15,26). Như thế, Thánh Thần không chỉ là một sức mạnh đơn thuần, nhưng là một Chủ Thể Siêu Việt, là Chính Thiên Chúa. Đây là sự mới mẻ của mạc khải Tân Ước. Nếu các Sách Nhất lãm nhấn mạnh đến sự hiện diện liên lĩ của Chúa Thánh Thần trong con người của Đức Kitô và sứ mạng của Người dưới sự thúc đẩy và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần (Mc 1,8; Mt 12,31; Lc 24,49); thì Sách Công vụ Tông Đồ đặc biệt mô tả sự bành trướng và truyền giáo của Giáo hội dưới sự tác động và hướng dẫn của Ngôi Ba. Thánh Phaolô đề cập nhiều về Chúa Thánh Thần, Đấng đến từ Thiên Chúa (2Cor 2,12), như là nguyên lý của đời sống mới (Rm 8,9.15; Gal 4,6), là “Quà Tặng” cho chúng ta (Rm 5,5), là Đấng ở trong chúng ta (2Cor 3,16; 6,19), ban phát các ân huệ các tự do tùy theo ý muốn của mình vì lợi ích chung (1Cor 12,11). Đặc biệt Thánh Gioan nói về Chúa Thánh Thần như là Thánh Thần của Chân Lý và là Đấng Phù Trợ (Paraclito) được ban bởi Đấng Phục Sinh (Ga 14,6.26).
Dựa vào những dữ liệu Kinh Thánh, các Giáo phụ Đông và Tây đã phát triển nền Thánh Linh học để thiết lập một giáo huấn căn bản và phong phú về Chúa Thánh Thần, chống lại những lạc giáo cùng thời của các Ngài khi cho rằng Chúa Thánh Thần chỉ là một thụ tạo, kém hơn Chúa Con và Chúa Cha về bản tính (như các pneumatomachi lạc giáo)… Những đóng góp của các Ngài được hội tụ trong xác quyết rõ ràng rằng Chúa Thánh Thần là Đấng phân biệt từ Chúa Cha và Chúa Con, đồng bản tính, cùng vinh dự, vinh quang và tôn thờ với Chúa Cha và với Chúa Con. Giáo huấn này trở thành niềm tuyên xưng của Giáo hội trong tín biểu của Công Đồng Costantinopoli (383): “Tôi tin Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống, nhiệm sinh từ Chúa Cha, là đối tượng của chính sự tôn thờ và vinh quang của Chúa Cha và Chúa Con” (DS 150).
2. Ngôi vị của Chúa Thánh Thần trong Mầu Nhiệm Ba Ngôi
Nền tảng của suy tư thần học về Chúa Thánh Thần là đức tin của Giáo hội được tuyên xưng dựa trên Mầu nhiệm Ba Ngôi. Theo Congar, Thánh Linh học luôn phải được nhìn trong viễn tượng Ba Ngôi. Ba Ngôi học là viên đá tảng để xây dựng nền thánh linh học.
Trong đời sống Ba Ngôi, Chúa Cha là Suối Nguồn, là Khởi Nguyên duy nhất và là Nguồn gốc của hữu thể và sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
«Quan niệm đầu tiên về mầu nhiệm Ba ngôi, Congar viết, là quan niệm về nguồn gốc của nó trong vương quốc của Chúa Cha» (7). «Thiên Chúa» quả thật là Cha, Đấng không có nguồn gốc và là suối nguồn vô hình (avrch/|), Người ở trong ánh sáng không thể tới gần được. Ngôi Lời và Thánh Thần mạc khải về Người và đưa tới Người. Cả Hai, trước hết, phát xuất từ miệng của Người» (8). Chúa Con được sinh bởi Chúa Cha, Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con (theo truyền thống Tây Phương Filioque) hay qua Chúa Con (per Filium, truyền thống Đông Phương), và vũ trụ được tạo dựng bởi Chúa Cha nhờ Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. Mọi vật đến từ Thiên Chúa, nghĩa là từ Chúa Cha và sẽ quy về Người như là mục đích tối hậu của mình.
Những suy tư thần học của Congar diễn tả về những tính cách riêng để xác định ngôi vị và phẩm tính của Chúa Thánh Thần. Cũng như Thánh Agustino (9) và Thánh Thôma Aquinô, Congar cho rằng Tình Yêu (Amore) và Quà Tặng (Dono) là những tên gọi riêng của Chúa Thánh Thần, theo nghĩa là những tên gọi này diễn tả được sự liên hệ của Người với các Ngôi vị khác. Trong trật tự Ba Ngôi nội tại (immanente), Chúa Thánh Thần là Tình Yêu hỗ tương – Amore vicendevole – của Chúa Cha và Chúa Con. Người là nexus amoris của Chúa Cha và Chúa Con (mối dây tình yêu, theo kiểu nói của các Giáo phụ Tây phương). Người là sự hiệp thông (comunione) giữa Chúa Cha và Chúa Con, một sự hiệp thông được bản thể hóa (ipostatizzata). Là niềm vui vĩnh cữu, là nụ hôn của Ba Ngôi (theo kiểu diễn tả của thánh Alberto), là sự hoan lạc và sự thánh thiện của Ba Ngôi. Người là sự hoàn tất, sự viên mãn và sự kết thúc của sự phong nhiêu thần linh.
Trong nhiệm cục cứu độ – economia, Người là sự thông truyền (comunicazione), là sự đổ xuống dồi dào, là Quà Tặng nhưng không của chính Tình Yêu Ba Ngôi cho nhân loại, trong lòng mỗi người. Như Thánh Phaolô nói rằng: «Thiên Chúa đã đổ vào lòng chúng ta tình yêu của Thiên Chúa nhờ Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta» (Rm 5,5). Như thế Thánh thần cũng chính là Tình Yêu, là Quà Tặng, là mối liên kết giữa con người với Thiên Chúa.
Liên quan đến vấn đề về Filioque và processio (nhiệm xuất) của Chúa Thánh Thần, mà trong quá khứ là nguyên nhân gây ra chia rẽ giữa giáo hội Đông Phương và Tây Phương, Congar đã cố gắng đào sâu những vấn đề này một cách rất kỹ lưỡng. Thần học Tây phương khẳng định rằng: trong những tương quan Ba Ngôi nội tại, Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con (Filioque). Trong khi thần học Đông phương từ thế kỷ IX-X và sau đó, lại đề ra thuyết monopatrismo, là một giáo thuyết thần học về sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần (evk mo,nou tou/ Patro,j a Patre solo), nghĩa là Chúa Thánh Thần nhiệm xuất “từ Chúa Cha mà thôi”. Theo Congar, cả hai cơ cấu và hai lối tiếp cận thần học khác nhau nhưng lại bổ túc cho nhau về chính mầu nhiệm và mỗi bên giải quyết một số vấn đề và để cho bên kia khám phá và trả lời cho những khía cạnh mà bên này còn chưa đạt tới. Trong cố gắng hòa giải đại kết, Congar kết luận rằng: Sự nhiệm sinh của Chúa Thánh Thần từ Chúa Cha có sự tham dự của Chúa Con và việc sinh ra của Chúa Con từ Chúa Cha có sự tham dự của Chúa Thánh Thần (ex Spirituque). Bởi trong sự hòa nhập Ba Ngôi – pericolesi, các ngôi vị đều hiệp thông và đồng tham dự với nhau từ bản thể và mỗi hành động của Thiên Chúa.
III. HOẠT ĐỘNG CỦA THÁNH THẦN TRONG NHIỆM CỤC CỨU ĐỘ
Congar cho rằng: Chúng ta không thể nhận biết Chúa Thánh Thần một cách trực tiếp, nhưng chúng ta nhận biết Người qua các hành động và sự diễn tả của Người. Giáo hội là nơi trong đó Chúa Thánh Thần mạc khải sứ mạng và hoạt động của mình. Thánh Irênê có câu nói tuyệt vời: «Ở đâu có Thánh Thần của Đức Chúa, ở đó có Giáo Hội và ở đâu có Giáo Hội, ở đó có Thánh Thần của Đức Chúa và các ân sủng» (10). Dưới cái nhìn đó chúng ta sẽ tìm hiểu về những hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống Giáo Hội và đời sống người kitô hữu.
1. Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Giáo Hội
Sau một thời gian dài trong đó nền giáo hội học chiếm ưu thế mang tính kitô học quá nhiều (cristocentrismo), tính phẩm trật và cơ cấu, theo kiểu piramide và tính hữu hình. Nay Giáo hội lại được nhìn và khám phá theo viễn tượng mầu nhiệm của nó (như là Thân Mình mầu nhiệm của Đức Kitô, là Dân Thiên Chúa) và theo chiều kích Thánh Linh học.
Theo hướng này, Congar đặc biệt nghiên cứu vai trò của Chúa Con và Chúa Thánh Thần trong việc thành lập Giáo Hội. Giáo Hội được chuẩn bị từ lòng Chúa Cha, được sinh ra và phát triển bởi hai sứ vụ của Lời và Thần Khí: Chúa Kitô là đấng sáng lập Giáo Hội và Chúa Thánh Thần là Đấng đồng sáng lập (co-istituente), Chúa Kitô thiết lập cơ cấu, Chúa Thánh Thần ban ân sủng và sự sống cho Giáo Hội. Đối với Congar, giữa cơ cấu (istituzione) (những gì Đức Kitô thực hiện trong giáo hội) và ân sủng (carisma của Chúa Thánh Thần) không có sự đối lập nhau, nhưng là bổ túc cho nhau, hai sứ vụ của Ngôi Lời (Verbo) và Thần Khí (Soffio) như hai bàn tay, (nói theo Thánh Irênê mà Congar rất thích), thực hiện một công trình cứu độ duy nhất của Chúa Cha. Cùng với Chúa Con trong tư cách là Đầu của Giáo Hội, Chúa Thánh Thần là LINH HỒN, Anima, là Đấng làm cho giáo hội sống động, trẻ trung và là Người ban tặng các ân sủng và đặc sủng cho Giáo hội. Một cách chính xác hơn, Congar nói về Chúa Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền của Giáo Hội. Nghĩa là Chúa Thánh Thần hoạt động ngay ở trong bản tính của Giáo hội.
2. Hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống của người Kitô hữu
Nếu Chúa Thánh Thần là sợi dây tình yêu của đời sống Ba Ngôi, thì Người cũng là trung tâm của toàn thể đời sống người Kitô hữu. Quả thế, Congar cho thấy rằng qua phụng vụ, và các Bí tích, Chúa Thánh Thần bày tỏ vai trò của mình như là một người thực hiện, người thánh hóa, người hướng dẫn và cùng hành động với chúng ta, Người ban các ân sủng và quà tặng của Người cho chúng ta.
Chúa Thánh Thần không xuất hiện như một Người “xa lạ” nhưng là Đấng cư ngụ, hành động và thần hóa chúng ta (cf. 1 Cor 3,16); một cách tuyệt vời theo cách nói của Thánh Agustino, Người là Thiên Chúa “intimior intimo meo et superior summo meo” (mật thiết hơn cả chính con với con và vượt hẳn hơn chính con). Theo chiều hướng đó thì nói như J. Moltmann: «Như thế, Thánh Thần của Thiên Chúa gần gủi với chúng ta hơn tất cả những gì mà chúng ta gần gủi với chính mình… Chúng ta biết rất ít về Chúa Thánh Thần bởi vì Người quá gần với chúng ta, chứ không phải là Người ở quá xa chúng ta» (11).
Vì thế, Chúa Thánh Thần được gọi lex nova, luật mới, là bạn đồng hành của đời sống người Kitô hữu. Với Cha Congar, đời sống của người Kitô hữu là một hành trình theo và trong Thánh Thần. Người là người thực hiện sự thánh hóa của chúng ta, làm cho chúng ta trở thành con nhận của Chúa Cha, và nhờ Người chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha – Abbà Cha ơi! (Rm 8,15). Ai sống theo Thần Khí thì sống trong tự do, bác ái, hoan lạc và bình an của Thiên Chúa (x. Gal 5,22).
VI. ĐÁNH GIÁ THÁNH LINH HỌC CỦA CONGAR
1. Những ảnh hưởng chính trên thánh linh học của Congar
Mỗi nhà thần học đều chịu ảnh hưởng và được gợi hứng từ bối cảnh thần học và những vấn đề thần học của thời đại đó. Congar là một nhà thần học lớn của thế kỷ XX, và cũng như các nhà thần học khác, tư tưởng của Congar chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhà thần học và các truyền thống thần học khác nhau. Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu những ảnh hưởng chính và có ý nghĩa.
- Những ảnh hưởng có ý nghĩa hơn cả trên thánh linh học của Congar đó là việc nghiên cứu về thần học các Giáo Phụ, về Thánh Tôma Aquinô, và Johann Adam Möhler, sự dấn thân cho đại kết với người Tin lành, Chính Thống giáo, và kinh nghiệm của Congar trong Công đồng Vaticano II. Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng sâu đậm vào tư tưởng của Congar.
2. Đặc điểm và sự đóng góp thánh linh học của Congar
Khi lưu ý tới sự yếu kém của thần học tiền công đồng về Chúa Thánh Thần đơn thuần chỉ là một khảo luận về Ngôi Thứ Ba mà không có liên hệ với các khảo luận thần học khác, Congar đã thực hiện cách giàu có và quân bình một nền thần học của Thánh Linh học và một nền Thánh Linh học trong thần học, nghĩa là một nền thánh linh học toàn vẹn (integrale) mà nó mang các đặc tính của Ba Ngôi học, Kitô học, Giáo hội học, nhân chủng học, và cánh chung học… Như thế chiều kích thánh linh học thấm nhập tất cả nền thần học, liên hệ đến các lĩnh vực thần học. Điều này thiết lập một viễn tượng mới mẻ trong thần học của Congar và là đóng góp lớn cho nền thần học Công giáo.
Trước hết, đó là một nền thánh linh học mang tính Ba Ngôi học:
Với Cha Congar, niềm tin Ba Ngôi là nền tảng và khuôn mẫu của đời sống kitô hữu, là viên đá góc tường của thần học hệ thống để nói về Thiên Chúa, là viễn tưởng và chân trời cần thiết cho một nền thần học về Chúa Thánh Thần.
Trong thập niên 1970-1980, sau Công Đồng Vaticanô II, đã có sự tái sinh của sự quan tâm về học thuyết Ba Ngôi vốn một thời đã bị lãng quên. Congar giải thích rằng: «Từ tất cả các nơi, trong thời gian gần đây, dân chúng đã từ bỏ sự không thích hợp của quan niệm về Thiên Chúa theo cái nhìn tiền ba ngôi (pretrinitaria)» (12). Congar liên kết tiền ba ngôi thuyết này (pretrinitarianismo) với sự thống trị của thần học duy gia trưởng-paternalismo và nam tính trong Kitô giáo (13). Congar cũng cho rằng, ở bình diện mục vụ, truyền thống ba ngôi học không thường xuyên có liên hệ với tu đức, và được sống bởi các người công giáo. Sự lơ là các đặc tính ba ngôi của thần học cũng đã là rõ ràng trong sự kiện là nhiều khảo luận thần học đề cập về tạo thành, ơn cứu độ, nhân chủng học và kitô học, mạc khải và giáo hội, các bí tích và cánh chung,… mà không hề quan tâm, nghĩ tới những mặt khác khởi đi từ tính riêng biệt của đức tin kitô giáo vào Thiên Chúa Ba Ngôi.
Để tránh sự thiếu hụt này và giữ cho được quân bình của nền thần học và nền tu đức Kitô giáo, theo Congar, cần phải trở về với nền tảng đức tin của chúng ta, trong đó chúng ta tin và tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa Ba Ngôi. Nền tảng ba ngôi học này cũng là con đường để đổi mới một nền thánh linh học đích thực và khuôn mẫu Ba Ngôi học và Thánh linh học này tránh được chủ nghĩa duy gia trưởng và duy quyền lực trong Giáo Hội (14).
Congar trình bày một nền thánh linh học đầy ý nghĩa, được nhìn và liên hệ chặt chẽ với mầu nhiệm Ba Ngôi. Quả thế, không thể tách biệt Chúa Cha khỏi Chúa Con và khỏi Chúa Thánh Thần. Một cách hữu thể học, các ngôi vị nên một với nhau, liên hệ với nhau. Vì thế, thánh linh học phải được hiểu dưới ánh sáng và với toàn thể mầu nhiệm Ba Ngôi. Với viễn tượng ba ngôi này, theo Congar, người ta có thể tránh được những loại chủ thuyết “duy”: thuyết duy tiền ba ngôi (pre-trinitarianismo), duy kitô học (cristomonismo) và ngay cả duy thánh linh học (pneumatomonismo). Điều này sẽ mang lại một nền thánh linh học khỏe khoắn, thực thụ và quân bình của nó.
Thánh linh học của Congar là một nền thánh linh học mang tính kitô học (cristologia):
Khi đề cập về tương quan giữa Thánh Thần và Đức Kitô, Cha Congar khẳng định rằng: «Không thể có kitô học nếu không có thánh linh học, cũng như không thể có một thánh linh học mà lại vắng mặt kitô học» (15). Trong mối tương quan hai chiều này, “Chúa Thánh Thần của Đức Kitô” sẽ không còn được hiểu như là một sự phụ thuộc cấp dưới vào Ngôi Lời, nhưng là diễn tả sự liên hệ chặt chẽ giữa Đức Kitô và Chúa Thánh Thần, giữa kitô học và thánh linh học. Quả thế, Thần học về “Thánh Thần của Đức Kitô” trở thành một sự mở ra của thánh linh học ngay trong lòng của kitô học và cũng là sự quay về của kitô học vào lòng của Thánh linh học. Theo Congar, một nền thánh linh học viên mãn và khỏe mạnh sẽ không tách rời hành động của Chúa Thánh Thần khỏi công trình của Đức Kitô (16). Congar đã cố gắng làm sáng rõ tương quan giữa Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần. Sự đóng góp ý nghĩa của Congar hệ tại trong «sự thay đổi tận căn giữa thánh linh học và kitô học: là sự quân bình giữa duy thánh linh học và duy kitô học» (17). Congar thành lập công thức nền tảng của ông: «Kitô học và thánh linh học không thể tách biệt nhau», bởi vì Chúa Thánh Thần luôn là Thánh Thần của Đức Kitô, như Kinh Thánh làm chứng nhiều lần (cf. 2Cor 3,17) «và sự khỏe mạnh của thánh linh học ở trong sự liên hệ với Kitô học» và «une ecclésiologie pneumatologique, suppose […] une cristologie pneumatologique, c’est-à-dire la perception du rôle de l’Esprit dans la vie messianique de Jésus» (18).
Một nền thánh linh học mang tính giáo hội học (ecclesiologica):
Như đã nói, thế kỷ XX được coi là thế kỷ của một sự đổi mới lạ thường về giáo hội học. Về phía mình, Cha Congar là người đã đóng góp lớn cho sự đổi mới này trong Công Đồng Vaticano II và sau Công Đồng, với sự phục hồi lại nguyên thủy chiều kích thánh linh học của Giáo hội. Trong quá khứ, một cách truyền thống, giáo hội học của Tây Phương mang tính quy Kitô là chính yếu (nếu không muốn nói là duy kitô học – cristomonismo). Thần học Công giáo tiền công đồng quá nhấn mạnh đến các khía cạnh kitô học của Giáo hội, bị giới hạn chỉ trong sự quy chiếu tới những hành động của Chúa Giêsu lịch sử và điều này tạo ra một lỗ hổng hiển nhiên trong lĩnh vực giáo hội học, nơi mà sự thiếu vắng của nền thánh linh học đúng đắn được thay thế bằng cái nhìn một chiều về Giáo hội theo tính pháp lý (giuridica), giáo sĩ (clericale) và piramide. Hệ quả đưa tới ít nhất là ba điều sau: các tín hữu bị giảm thiểu như là những đối tượng như trẻ thơ cần được chăm sóc và hướng dẫn, Congar tóm tắt diễn tả của Doloso Cortès “tất cả cho dân, không gì từ dân”; rồi một quan niệm tuyệt đối hóa mang tính duy gia trưởng về quyền hành trong Giáo hội, và sự thoái hóa của hiệp nhất (unità) thành đồng nhất hóa (uniformità). Vì thế cần phải vượt lên cái nhìn duy Kitô học và tiền ba ngôi của giáo hội học bằng cái nhìn ba ngôi học và nhất là chiều kích thánh linh học của Giáo hội.
Congar cho rằng giáo hội học-thánh linh (ecclesiologia pneumatologica) cho phép khẳng định rằng Giáo hội trước hết là một sự hiệp thông (communio) và Chúa Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp thông này. Cha Congar dám chắc rằng nó sẽ tránh được sự duy pháp lý, sự đồng nhất hóa, và logic hoàn toàn duy giáo sỹ, piramide, và gia trưởng trong Giáo hội. Congar cho thấy tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Giáo Hội không chỉ hệ tại ở những hoạt động của Giáo Hội, nhưng nhất là ở trong chính bản tính của Giáo Hội. Thánh Thần là đấng đồng sáng lập Giáo hội, Đấng cư ngụ trong giáo hội như linh hồn cư ngụ trong thân xác. Đấng thánh hóa Giáo hội và làm cho Giáo hội sống động. Khi mẫu giáo hội này, một Giáo hội hiệp thông thánh linh (Chiesa communio-pneumatologica), vượt trên một Giáo hội nặng kiểu một tổ chức xã hội pháp lý (societas-giuridica), duy cơ cấu và hữu hình.
Thánh linh học mang tính nhân chủng loại học (antropologica):
Khởi đi từ cái nhìn của nhân loại học Kitô giáo trong đó con người được định nghĩa một cách nền tảng và hữu thể học, là IMAGO DEI, hình ảnh của Thiên Chúa (cf. St 1,26). Thiên Chúa là hình ảnh của chúng ta, Chúa Cha sinh ra cách hằng hữu Ngôi Lời và nhiệm sinh Thần Khí tình yêu. Các ngôi vị thần linh hiện hữu với, nhờ và cho nhau. Con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa hiện hữu cách tương tự trong hữu thể với nhau (être à) và có tương quan với nhau. Con người chỉ tìm thấy sự viên mãn và bổ túc đầy đủ trong sự hiệp thông với Đấng Khác (Altro) và với người khác. Thiên Chúa và con người không thể tách biệt nhau, tương tự như thế, con người với con người cũng không thể tách biệt nhau, nhưng hiệp thông với nhau.
Khi con người đánh mất tương quan với Thiên Chúa vì tội lỗi của mình, Congar tin rằng, Thiên Chúa chữa lành những vết thương của nhân loại qua việc sai Chúa Con và sai Thánh Thần đến với nhân loại. Đức Kitô đấng cứu độ con người khỏi tội và Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh hóa con người. Người làm cho chúng ta trở thành con nhận của Chúa Cha và tạo vật mới trong Đức Kitô. Thánh Thần ở trong chúng ta và hướng chúng ta tới Thiên Chúa.
Ngược với nền thần học công giáo tân kinh viện thống trị trong thời tuổi trẻ của ông, Congar phát triển điều mà ông định nghĩa là một nền nhân chủng học thánh linh nó không tách rời khỏi điều mà ông gọi là một nền giáo hội học thánh linh. Mối tương quan thánh linh học này mà Congar thiết lập giữa nhân chủng học và giáo hội học là «một trong những đóng góp có ý nghĩa trong thần học về Chúa Thánh Thần của ông… Suy tư về hai chiều kích này của thần học của ông về Thánh Thần cho thấy sự bất khả phân chia của chúng» (19).
Cuối cùng là một nền thánh linh học mang tính cánh chung học (escatologica):
Tương quan giữa thánh linh học và cánh chung học là rất quan trọng. Thánh Thần đã được ban bởi Đấng Phục sinh như là Quà Tặng cánh chung. Nhưng Giáo hội lữ hành sống và bước đi trong thực tại “đã và chưa” – già e non ancora, đã đón nhận, nhưng chưa đầy đủ, đã được thánh hóa, nhưng chưa hoàn toàn thánh thiện. Giáo hội chỉ đạt tới sự hiệp thông trọn vẹn và viên mãn với Thiên Chúa trong ngày cánh chung, như cô dâu và chú rể, được trình bày bởi Gioan trong sách khải huyền. Với tư cách là Quà Tặng cánh chung như là sự khởi đầu, như mầm..., Chúa Thánh Thần thực hiện trước những lời hứa cánh chung, Người xuất hiện như tác giả của một thực tại mà Người làm điểm nối giữa hiện tại và tương lai, Người ban cho chúng ta eschata, sự sống vĩnh cữu, sự mới mẽ cánh chung. Với Quà Tặng Thánh Thần, chúng ta nếm trước, tham dự trước sự sống của ngày cánh chung và chờ đợi sự viên mãn được hứa ban cho chúng ta đó là sự viên mãn trong Thánh Thần của Đức Kitô.
KẾT LUẬN
Trong Hội Ngị Đại Kết ở Upsal, Thượng phụ Hazim đã phát biểu những lời đầy sức sống về công trình của Thiên Chúa và Thánh Thần của Người, được Congar trích dẫn và tâm đắc: «Không có Thánh Thần, Thiên Chúa rất xa vời, Đức Kitô thuộc về quá khứ, Tin mừng là chữ chết, Giáo Hội chỉ là tổ chức, quyền bính là thống trị, truyền giáo là tuyên truyền, phụng tự chỉ là thuần túy tưởng niệm, hành vi kitô hữu chỉ còn là đạo đức nô lệ. Nhưng trong Thánh Thần, vũ trụ được nâng dậy và rên rỉ làm nảy sinh Nước Thiên Chúa, con người chiến đấu chống lại xác thịt, Đức Kitô Phục sinh đến hiện diện giữa chúng ta, Tin Mừng trở thành quyền bính sự sống, Giáo hội là Hiệp Thông Ba Ngôi, quyền bính nhằm phục vụ và giải thoát, Truyền giáo là một lễ Hiện Xuống… » (20).
Chúng ta vừa cố gắng giới thiệu những nét chính yếu trong nền thánh linh học của Congar. Có thể kết luận rằng thần học về Thánh Thần của Congar như là một cố gắng cho chúng ta có một cái nhìn toàn bộ về nền thánh linh học công giáo. Và có thể được xem như là một viên đá tảng trên đó thế hệ kế tiếp có thể sẽ xây lên những tòa nhà mới và những công trình mới đầy đủ và đẹp đẽ hơn.
Kết quả trên đây chỉ đơn giản là những trang giấy đơn sơ và giới hạn. Trong khi thực tại mầu nhiệm mà Congar nói đến và làm chứng – Quà Tặng của Thiên Chúa –, thì không thể diễn tả hết trong những từ ngữ đơn hèn của con người, nhưng có thể được khấn cầu trong lời nguyện: “Veni Sancte Spiritus!” Lạy Chúa Thánh Thần xin ngự đến để bù đắp sự yếu đuối của chúng con (cf. Rm 8,26).
Chú thích:
1. Cf. Congar trích dẫn H.-U. VON BALTHASAR, Spiritus Creator. Saggi teologici, vol. 3, Morcelliana, Brescia 1972, 97. Cf. V. DILLARD, Au Dieu inconnu, Beauchesne, Paris 1938.
2. Cf. E. BRUNNER, Ein Buch von der Kirch, Göttingen 1951, 55.
3. Cf. LG 2, 7, 42, 48; GS 3, 21, 48.
4. J. RAZINGER, “Lo Spirito Santo come ‘communio’. Sul rapporto fra pneumatologia e spiritualità in Agostino”, in HEITMANN C. - MÜHLEN H. (a cura di), La riscoperta dello Spirito. Esperienza e teologia dello Spirito Santo, Jaca Book, Milano 1977, 253.
5. Y.-M. CONGAR, “Actualité d’une pneumatologie”, in Proche Orient Chrétien 23 (1973), 121-132, qui 131.
6. Cf. Y.-M. CONGAR, Credo nella Spirito Santo, Queriniana, Brescia 1998-19992, 5. Từ đây tác phẩm này sẽ được ký hiệu là CNSS.
7. CNSS, 571. Chi è il Padre? Secondo la tradizione teologica che prende le mosse dai Padri della Chiesa, il Padre è colui che assicura l’unità della Trinità essendo la fonte unica della divinità. Sappiamo che non esiste un’essenza divina anteriore alle persone, non c’è una natura divina che stia al di sopra di esse (DH 803-804), ma questa natura è posseduta interamente dai tre, ognuno a modo suo. Il Padre la possiede in modo fontale, originaria, dandola e mai ricevendola, anche se sempre relativamente al Figlio e allo Spirito Santo; cioè, il suo possesso originario della divinità non può essere considerato indipendentemente dalle altre due persone. Cf. L.-F. LADARIA, Il Dio vivo e vero. Il mistero della Trinità, Piemme, Casale Monferrato 20022, 336-337.
8. Cf. Y.-M., CONGAR, La Parola e il Soffio, Borla, Roma 1985, 26. Si è evidenziato come l’amore del Padre sia amore sorgivo, fontale: il Padre è il principio, la sorgente e l’origine della vita divina. Concilio XI di Toledo (675): DS 525 afferma: «Confessiamo che il Padre non è generato, non è creato, ma è ingenerato. Egli infatti, dal quale il Figlio riceve la nascita e lo Spirito Santo la processione, non ha origine da nessuno. Egli dunque è fonte e l’origine di tutta la divinità».
9. Theo kiểu nói của Agustino, thì Chúa Cha là Đấng Yêu Thương (Amante), Chúa Con là Đấng Được Yêu (Amato), và Thánh Thần là Tình Yêu (Amore).
10. IRENEO, Adv. Haer., 3,24,1.
11. MOLTMANN, Lo Spirito della Vita. Per una pneumatologia integrale [1991], Queriniana, Brescia 19942,183.
12. Y.-M. CONGAR, “Actualité renouvelée du Saint Esprit”, in Lumen Vitae 27, 4 (1972), 543-560, qui 455. Anche in CNSS, 189.
13. Cf. Y.-M. CONGAR, “Actualité de la pneumatologie”, in Credo in Spiritum Sanctum. Atti del congresso teologico internazionale di pneumatologia, vol. 1, LEV, Città del Vaticano 1983, 22.
14. Cf. Y.-M. CONGAR, La Parola e il Soffio, op. cit., -12.
15. Id., La Parola e il Soffio, op. cit., 10.
16. Cf. CNSS, 179.
17. M. G. CONGIU, Le Chiese Sorelle nella Teologia di Yves Congar, Roma 2001, 241.
18. Y.-M. CONGAR, “Pneumatologie dogmatique”, in Initiation à la pratique de la théologie, 495-496.
19. E.-T. GROPPE, “The Contribution of Yves Congar’s Theology of the Holy Spirit”, in Theological Studies 62 (2001), 457.
20. CNSS, 218.
Một cuộc Hiện Xuống mới
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
14:42 27/05/2009
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, năm B
Ga 20,19-23
Lúc nhỏ mỗi lần lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, tôi vẫn có những ấn tượng rất đẹp và rất mạnh bởi vì khi đọc đọan sách Công vụ tông đồ 2, 1-11, tôi vẫn cảm thấy như có một cái gì đó thật thôi thúc và thúc đẩy tôi sống lại biến cố Chúa Giêsu ban Thánh Thần cho các tông đồ và sai các Ngài đi làm nhân chứng cho Chúa khắp mọi nơi. Biến cố này vẫn theo tôi từ lúc có trí khôn cho đến ngày nay, và chắc chắn còn theo tôi mãi mãi đến muôn đời.Ngày lễ Ngũ Tuần thời xưa cũng là một cuộc hiện xuống mới hôm nay và mãi mãi…
NGÀY LỄ NGŨ TUẦN: Dân Ít-ra-en được Thiên Chúa thương giải thoát khỏi ách nô lệ Ai-cập, Chúa ban cho dân mười giới luật để đóng ấn giao ước giữa Chúa và dân của Ngài. Dân Ít-ra-en đã mừng biến cố này hết sức long trọng và hoành tráng 50 ngày sau lễ Vượt qua, nên ngày này được gọi là lễ Ngũ Tuần.Biến cố ấn tượng và hết sức lạ lùng này được Sách Công vụ tông đồ tường thuật lại một cách hết sức thuyết phục.” Chúa Thánh Thần đã xuống trên các Tông đồ và Hội thánh mới được thành lập “.Biến cố lễ Ngũ Tuần được Sách Công vụ tông đồ diễn tả bằng những lời văn sống động gần giống cách tường thuật việc Thiên Chúa ban Lề Luật cho dân Chúa trên núi Sinai. Với khí thế tưng bừng, náo nhiệt, ào ạt gió bão, Chúa Thánh Thần tràn ngập cộng đoàn Hội Thánh tiên khởi, gồm 11 môn đệ Chúa Giêsu, Mẹ Maria, một số phụ nữ đạo đức và 120 tông đồ ( Cv 1, 15 ). Trong ngày lễ Ngũ Tuần mọi môn đệ, tông đồ và những người hiện diện đều được tràn đầy Thần khí và đều cất tiếng ca ngợi những kỳ công Chúa đã làm, cao rao Lời Chúa hứa ban ơn cứu độ nay đã nên thành sự. Việc nói tiếng lạ là do Thần khí ban cho đã làm cho ngày lễ Ngũ Tuần rất sinh động. Các Môn đệ, các Tông đồ đã rao giảng đến nỗi ai cũng hiểu được ngôn ngữ của dân tộc mình là một điều hết sức lạ lùng. Các Ngài rao giảng sứ điệp của Chúa, sứ điệp về Tin Mừng cứu độ. Hết thảy các dân tộc nói ở đây là tất cả những người Do Thái bị tản mác khắp nơi trên khắp thế giới, nay trong ngày lễ Ngũ tuần qui tụ về Giêrusalem và họ đã nhận được Thần khí, do đó, họ đều ca ngợi Chúa.
MỘT CUỘC HIỆN XUỐNG MỚI : Ngày nay Thần khí Chúa hiện diện khắp mọi nơi, mọi chỗ trên toàn thể thế giới. Tác động của Thần khí đảm nhận mọi nền văn hóa riêng biệt và đa dạng trong một Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Sứ điệp Tin Mừng của Chúa chỉ có một nhưng đối với từng dân tộc thì sứ điệp ấy được rao truyền bằng ngôn ngữ của chính nước họ. Thần khí của Thiên Chúa cũng chỉ có một nhưng ở nơi đâu thần hứng được diễn tả bằng những phong tục, tập quán, văn hóa của địa phương họ để một ngôn ngữ được diễn tả hợp với tư tưởng, suy nghĩ phù hợp với khẩu vị, truyền thống của từng dân tộc. Đó là việc hội nhập văn hóa địa phương mà Đức cố Giáo Hoàng Gioan – Phaolô II đã viết: ” Khi đức tin chưa trở thành văn hóa, thì đức tin chưa được đón nhận trọn vẹn, chưa được suy tư đầy đủ, chưa được sống một các trung tín”.Đức cố Giáo Hoàng Gioan 23, tức chân phước Gioan 23 đã mở Công đồng Vatican II: đây là cuộc Hiện Xuống mới. Công Đồng Vatican II đã tái thiết lập một cuộc hiện Xuống mới đầy thần khí trong một thế giới tưởng đang đi tới việc chối bỏ đức tin.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ : Thần khí của Thiên Chúa vẫn đang tràn đầy khắp thế giới, nhưng mọi nước, mọi nơi có biết lãnh nhận Thần khí và có biết tái hiện lại ngày lễ Ngũ Tuần trong Hội Thánh địa phương không ? Điều này đòi hỏi phải sống hội nhập văn hóa. Bởi vì, mỗi nước, mỗi ngôn ngữ có một cách diễn tả đức tin khác nhau. Mỗi ngôn ngữ đều có nền văn hóa riêng biệt, người Au Châu có cách diễn tả riêng, người Phi Châu có cách diễn tả của lục địa họ, người Á Châu có cách diễn tả riêng của Á Châu.Thần khí của Thiên Chúa luôn chan hòa và tràn ngập thế giới này, nhưng để đón nhận dược Thần khí lại là một chuyện đòi hỏi con người phải biết mở lòng ra.
Hãy nhìn vào thực tế, xưa các môn đệ Chúa cũng đã được sống với Chúa, được nghe Lời Chúa, được chứng kiến các phép lạ Ngài làm, các Ngài cũng đã phó thác cho Chúa, tín nhiệm Chúa, nhưng khi xẩy ra thử thách, các môn đệ cũng đã bấn loạn, Giuđa thì bán Chúa, Phêrô thì chối bỏ Chúa, các môn đệ khác bỏ chạy trốn. Phải đợi đến ngày Lễ Ngũ Tuần khi Chúa Thánh Thần của Chúa Giêsu đến, các Ngài mới thực sự được biến đổi hoàn toàn.Mọi Kitô hữu hãy xin Chúa Thánh Thần đến để biến đổi tâm hồn mình và để ban cho mình một trái tim mới hầu mình có thể làm chứng cho Chúa tốt đẹp hơn.
Cách đây 2009 năm, Thần khí của Đức Kitô phục sinh bắt đầu ngự trong tâm hồn các môn đệ một cách đầy quyền năng. Hôm nay chúng ta mừng ngày lễ ấy bởi vì Chúa Kitô phục sinh đang ở với nhân loại mọi ngày cho đến tận thế.
Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy đến biến đổi tâm hồn chúng con. Amen.
Ga 20,19-23
Lúc nhỏ mỗi lần lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, tôi vẫn có những ấn tượng rất đẹp và rất mạnh bởi vì khi đọc đọan sách Công vụ tông đồ 2, 1-11, tôi vẫn cảm thấy như có một cái gì đó thật thôi thúc và thúc đẩy tôi sống lại biến cố Chúa Giêsu ban Thánh Thần cho các tông đồ và sai các Ngài đi làm nhân chứng cho Chúa khắp mọi nơi. Biến cố này vẫn theo tôi từ lúc có trí khôn cho đến ngày nay, và chắc chắn còn theo tôi mãi mãi đến muôn đời.Ngày lễ Ngũ Tuần thời xưa cũng là một cuộc hiện xuống mới hôm nay và mãi mãi…
NGÀY LỄ NGŨ TUẦN: Dân Ít-ra-en được Thiên Chúa thương giải thoát khỏi ách nô lệ Ai-cập, Chúa ban cho dân mười giới luật để đóng ấn giao ước giữa Chúa và dân của Ngài. Dân Ít-ra-en đã mừng biến cố này hết sức long trọng và hoành tráng 50 ngày sau lễ Vượt qua, nên ngày này được gọi là lễ Ngũ Tuần.Biến cố ấn tượng và hết sức lạ lùng này được Sách Công vụ tông đồ tường thuật lại một cách hết sức thuyết phục.” Chúa Thánh Thần đã xuống trên các Tông đồ và Hội thánh mới được thành lập “.Biến cố lễ Ngũ Tuần được Sách Công vụ tông đồ diễn tả bằng những lời văn sống động gần giống cách tường thuật việc Thiên Chúa ban Lề Luật cho dân Chúa trên núi Sinai. Với khí thế tưng bừng, náo nhiệt, ào ạt gió bão, Chúa Thánh Thần tràn ngập cộng đoàn Hội Thánh tiên khởi, gồm 11 môn đệ Chúa Giêsu, Mẹ Maria, một số phụ nữ đạo đức và 120 tông đồ ( Cv 1, 15 ). Trong ngày lễ Ngũ Tuần mọi môn đệ, tông đồ và những người hiện diện đều được tràn đầy Thần khí và đều cất tiếng ca ngợi những kỳ công Chúa đã làm, cao rao Lời Chúa hứa ban ơn cứu độ nay đã nên thành sự. Việc nói tiếng lạ là do Thần khí ban cho đã làm cho ngày lễ Ngũ Tuần rất sinh động. Các Môn đệ, các Tông đồ đã rao giảng đến nỗi ai cũng hiểu được ngôn ngữ của dân tộc mình là một điều hết sức lạ lùng. Các Ngài rao giảng sứ điệp của Chúa, sứ điệp về Tin Mừng cứu độ. Hết thảy các dân tộc nói ở đây là tất cả những người Do Thái bị tản mác khắp nơi trên khắp thế giới, nay trong ngày lễ Ngũ tuần qui tụ về Giêrusalem và họ đã nhận được Thần khí, do đó, họ đều ca ngợi Chúa.
MỘT CUỘC HIỆN XUỐNG MỚI : Ngày nay Thần khí Chúa hiện diện khắp mọi nơi, mọi chỗ trên toàn thể thế giới. Tác động của Thần khí đảm nhận mọi nền văn hóa riêng biệt và đa dạng trong một Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Sứ điệp Tin Mừng của Chúa chỉ có một nhưng đối với từng dân tộc thì sứ điệp ấy được rao truyền bằng ngôn ngữ của chính nước họ. Thần khí của Thiên Chúa cũng chỉ có một nhưng ở nơi đâu thần hứng được diễn tả bằng những phong tục, tập quán, văn hóa của địa phương họ để một ngôn ngữ được diễn tả hợp với tư tưởng, suy nghĩ phù hợp với khẩu vị, truyền thống của từng dân tộc. Đó là việc hội nhập văn hóa địa phương mà Đức cố Giáo Hoàng Gioan – Phaolô II đã viết: ” Khi đức tin chưa trở thành văn hóa, thì đức tin chưa được đón nhận trọn vẹn, chưa được suy tư đầy đủ, chưa được sống một các trung tín”.Đức cố Giáo Hoàng Gioan 23, tức chân phước Gioan 23 đã mở Công đồng Vatican II: đây là cuộc Hiện Xuống mới. Công Đồng Vatican II đã tái thiết lập một cuộc hiện Xuống mới đầy thần khí trong một thế giới tưởng đang đi tới việc chối bỏ đức tin.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ : Thần khí của Thiên Chúa vẫn đang tràn đầy khắp thế giới, nhưng mọi nước, mọi nơi có biết lãnh nhận Thần khí và có biết tái hiện lại ngày lễ Ngũ Tuần trong Hội Thánh địa phương không ? Điều này đòi hỏi phải sống hội nhập văn hóa. Bởi vì, mỗi nước, mỗi ngôn ngữ có một cách diễn tả đức tin khác nhau. Mỗi ngôn ngữ đều có nền văn hóa riêng biệt, người Au Châu có cách diễn tả riêng, người Phi Châu có cách diễn tả của lục địa họ, người Á Châu có cách diễn tả riêng của Á Châu.Thần khí của Thiên Chúa luôn chan hòa và tràn ngập thế giới này, nhưng để đón nhận dược Thần khí lại là một chuyện đòi hỏi con người phải biết mở lòng ra.
Hãy nhìn vào thực tế, xưa các môn đệ Chúa cũng đã được sống với Chúa, được nghe Lời Chúa, được chứng kiến các phép lạ Ngài làm, các Ngài cũng đã phó thác cho Chúa, tín nhiệm Chúa, nhưng khi xẩy ra thử thách, các môn đệ cũng đã bấn loạn, Giuđa thì bán Chúa, Phêrô thì chối bỏ Chúa, các môn đệ khác bỏ chạy trốn. Phải đợi đến ngày Lễ Ngũ Tuần khi Chúa Thánh Thần của Chúa Giêsu đến, các Ngài mới thực sự được biến đổi hoàn toàn.Mọi Kitô hữu hãy xin Chúa Thánh Thần đến để biến đổi tâm hồn mình và để ban cho mình một trái tim mới hầu mình có thể làm chứng cho Chúa tốt đẹp hơn.
Cách đây 2009 năm, Thần khí của Đức Kitô phục sinh bắt đầu ngự trong tâm hồn các môn đệ một cách đầy quyền năng. Hôm nay chúng ta mừng ngày lễ ấy bởi vì Chúa Kitô phục sinh đang ở với nhân loại mọi ngày cho đến tận thế.
Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy đến biến đổi tâm hồn chúng con. Amen.
Cuộc sáng tạo mới
LM Inhaxiô Trần Ngà
18:13 27/05/2009
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (Gioan 20, 19-23)
Sau khi tạo dựng vũ trụ càn khôn cùng muôn vật diệu kỳ trong hoàn vũ, Thiên Chúa vẫn chưa hài lòng với tác phẩm của mình. Người muốn sáng tạo thêm một kiệt tác trổi vượt tất cả những gì Người đã dựng nên.
Thế là Ba Ngôi Thiên Chúa quyết định tạo dựng con người: “Chúng ta hãy sáng tạo con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để chúng làm chủ cá biển chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất” (St 1, 26)
Thiên Chúa lấy bùn đất, nắn thành hình một con người, nhưng hình tượng nầy vẫn còn trơ trơ bất động, vô cảm, vô tri …
Thế rồi Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi của hình tượng nầy và điều kỳ diệu đã xảy ra: khối đất vô hồn mang hình dạng con người đang nằm im lìm bất động bỗng cựa mình đứng lên trở thành người sống: có tư duy, có tình cảm, có tự do, có óc sáng tạo… mang đậm dấu ấn và bản sắc của Thiên Chúa. Thế là Thiên Chúa đã hoàn thành kiệt tác Ađam là nguyên tổ của loài người.
Con người cũ bị băng hoại vì tội lỗi
Nhưng tiếc thay, tội lỗi đã thấm nhập vào thế gian làm băng hoại con người. Kiệt tác của Thiên Chúa đã bị biến chất thảm hại nên Thiên Chúa phải theo đuổi một kế hoạch tạo dựng mới.
Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người khởi đầu công cuộc nầy. Người quy tụ những môn đệ đầu tiên, và dùng những vị nầy làm nhân tố phát sinh một dân mới.
Nhưng sau khi Chúa Giê-su sống lại và lên trời, các môn đệ cảm thấy lạc lõng bơ vơ như đoàn chiên không chủ, như rắn mất đầu. Các ngài sống âm thầm, im hơi lặng tiếng, co cụm trong phòng đóng kín vì sợ người Do-Thái, tựa như Ađam lúc chưa được hơi thở của Thiên Chúa thổi vào.
Con người mới được tác sinh
Thế rồi “vào chiều ngày hôm ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái, Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em!"
Và như thuở ban đầu Thiên Chúa thổi hơi vào mũi A-đam để ban cho ông sự sống, thì nay Chúa Giê-su “thổi hơi vào các môn đệ và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”(Gioan 20,19. 22)
Theo ngôn ngữ Kinh Thánh (bằng tiếng Hebrew), Chúa Thánh Thần được gọi là Ruah, nghĩa là Hơi Thở hay Thần Khí.
Thổi hơi vào các môn đệ có nghĩa là Chúa Giê-su truyền ban Thần Khí (= Chúa Thánh Thần) cho các ông.
Như hôm xưa Ađam vươn vai chỗi dậy sau khi đón nhận hơi thở của Thiên Chúa, các môn đệ một khi đã lãnh nhận Hơi Thở ban Thần Khí của Chúa Giê-su cũng được tái sinh, cựa mình chỗi dậy, thoát ra khỏi căn phòng đóng kín như mộ địa giam nhốt mình để đi đến với muôn dân, loan truyền Tin Mừng cứu độ cho toàn thế giới, sẵn sàng hy sinh cả mạng sống vì Nước Trời...
Thế là nhân loại mới đã được tác sinh từ biến cố trọng đại nầy, khởi từ ngày hôm ấy.
Lạy Chúa Giê-su,
Nếu không có làn hơi của Thiên Chúa thổi vào, A-đam chỉ là một khối đất vô tri bất động và không hề có sự sống.
Nếu không được Chúa Giê-su thổi hơi ban Thần Khí, các tông đồ xưa cũng chỉ là một nhóm người bạc nhược, ươn hèn.
Và hôm nay, nếu không được đón nhận Thần Khí Chúa ban, chúng con cũng chỉ là những kitô hữu nguội lạnh, thiếu nhiệt thành và luôn đứng bên lề Hội Thánh.
Nguyện xin Chúa thổi hơi ban Thần Khí cho chúng con như đã ban cho các môn đệ năm xưa, để chúng con được đón nhận Sự Sống Mới và kiên quyết lên đường thi hành sứ mạng loan Tin Mừng cho muôn dân.
Sau khi tạo dựng vũ trụ càn khôn cùng muôn vật diệu kỳ trong hoàn vũ, Thiên Chúa vẫn chưa hài lòng với tác phẩm của mình. Người muốn sáng tạo thêm một kiệt tác trổi vượt tất cả những gì Người đã dựng nên.
Thế là Ba Ngôi Thiên Chúa quyết định tạo dựng con người: “Chúng ta hãy sáng tạo con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để chúng làm chủ cá biển chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất” (St 1, 26)
Thiên Chúa lấy bùn đất, nắn thành hình một con người, nhưng hình tượng nầy vẫn còn trơ trơ bất động, vô cảm, vô tri …
Thế rồi Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi của hình tượng nầy và điều kỳ diệu đã xảy ra: khối đất vô hồn mang hình dạng con người đang nằm im lìm bất động bỗng cựa mình đứng lên trở thành người sống: có tư duy, có tình cảm, có tự do, có óc sáng tạo… mang đậm dấu ấn và bản sắc của Thiên Chúa. Thế là Thiên Chúa đã hoàn thành kiệt tác Ađam là nguyên tổ của loài người.
Con người cũ bị băng hoại vì tội lỗi
Nhưng tiếc thay, tội lỗi đã thấm nhập vào thế gian làm băng hoại con người. Kiệt tác của Thiên Chúa đã bị biến chất thảm hại nên Thiên Chúa phải theo đuổi một kế hoạch tạo dựng mới.
Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người khởi đầu công cuộc nầy. Người quy tụ những môn đệ đầu tiên, và dùng những vị nầy làm nhân tố phát sinh một dân mới.
Nhưng sau khi Chúa Giê-su sống lại và lên trời, các môn đệ cảm thấy lạc lõng bơ vơ như đoàn chiên không chủ, như rắn mất đầu. Các ngài sống âm thầm, im hơi lặng tiếng, co cụm trong phòng đóng kín vì sợ người Do-Thái, tựa như Ađam lúc chưa được hơi thở của Thiên Chúa thổi vào.
Con người mới được tác sinh
Thế rồi “vào chiều ngày hôm ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái, Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em!"
Và như thuở ban đầu Thiên Chúa thổi hơi vào mũi A-đam để ban cho ông sự sống, thì nay Chúa Giê-su “thổi hơi vào các môn đệ và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”(Gioan 20,19. 22)
Theo ngôn ngữ Kinh Thánh (bằng tiếng Hebrew), Chúa Thánh Thần được gọi là Ruah, nghĩa là Hơi Thở hay Thần Khí.
Thổi hơi vào các môn đệ có nghĩa là Chúa Giê-su truyền ban Thần Khí (= Chúa Thánh Thần) cho các ông.
Như hôm xưa Ađam vươn vai chỗi dậy sau khi đón nhận hơi thở của Thiên Chúa, các môn đệ một khi đã lãnh nhận Hơi Thở ban Thần Khí của Chúa Giê-su cũng được tái sinh, cựa mình chỗi dậy, thoát ra khỏi căn phòng đóng kín như mộ địa giam nhốt mình để đi đến với muôn dân, loan truyền Tin Mừng cứu độ cho toàn thế giới, sẵn sàng hy sinh cả mạng sống vì Nước Trời...
Thế là nhân loại mới đã được tác sinh từ biến cố trọng đại nầy, khởi từ ngày hôm ấy.
Lạy Chúa Giê-su,
Nếu không có làn hơi của Thiên Chúa thổi vào, A-đam chỉ là một khối đất vô tri bất động và không hề có sự sống.
Nếu không được Chúa Giê-su thổi hơi ban Thần Khí, các tông đồ xưa cũng chỉ là một nhóm người bạc nhược, ươn hèn.
Và hôm nay, nếu không được đón nhận Thần Khí Chúa ban, chúng con cũng chỉ là những kitô hữu nguội lạnh, thiếu nhiệt thành và luôn đứng bên lề Hội Thánh.
Nguyện xin Chúa thổi hơi ban Thần Khí cho chúng con như đã ban cho các môn đệ năm xưa, để chúng con được đón nhận Sự Sống Mới và kiên quyết lên đường thi hành sứ mạng loan Tin Mừng cho muôn dân.
Chúa Thánh Thần là ai và Người làm gì?
Lm. Phêrô Nguyễn Hương
18:15 27/05/2009
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Một người bạn linh mục kể với tôi một câu chuyện vui như sau: Một ngày nọ, Chúa Cha nói với Chúa Con: “Cha muốn đi thăm lại Sinai, nơi Cha đã tới đó một lần rồi”. Chúa Con nói: “Con muốn đi thăm Giêrusalem, nơi mà người ta đã giết Con, nào chúng ta cùng đi”. Còn Chúa Thánh Thần thì nói: “Tôi muốn tới thăm quan Vaticăng” Chúa Cha hỏi: “Tại sao”, Chúa Thánh Thần trả lời: bởi vì… Tôi chưa bao giờ tới đó lần nào cả”!!!
Đây chỉ là một câu chuyện tưởng tưởng thôi, nhưng có lẽ nó cũng nói với chúng ta một điều gì đó về sự lãng quên Chúa Thánh Thần ở trong Giáo Hội như các nhà thần học cảnh tĩnh: “Chúa Thánh Thần là Đấng đại bị quên lãng” (von Baltharsar). Chúng ta thường không để ý tới Chúa Thánh Thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
Nhưng Chúa Thánh Thần là ai? Và Người làm? Chúng ta có thể nói về Người được không? Điều này không dễ tý nào! Quả thế, trong Ba Ngôi Vị thần linh, Chúa Thánh Thần là Đấng bí nhiệm hơn cả, ẩn dấu hơn cả, một Ngôi vị không có khuôn mặt, như “gió muốn thổi đâu thì thổi” (Ga 3,5). Người không nói về mình và tự mình nói. Cả tên gọi của Người cũng không phải là riêng của Người, từ “Thánh – Thần” cũng có thể áp dụng tương tự cho Chúa Cha và Chúa Con, bởi vì “Thiên Chúa là Thần khí và thánh thiện” (Ga 4,24). Chúa Thánh Thần tự trút bỏ chính mình (kenosi) để được liên hệ tất cả với Chúa Cha và Chúa Con. Vì thế, Người là Deus sempre major (Thiên Chúa luôn lớn hơn), là Đấng không thể diễn tả, nói theo Thánh Basilio Cả. Chúng ta không thể biết Người cách trực tiếp, nhưng chúng ta có thể tới gần với mầu nhiệm của Người qua sự biểu lộ, những hoạt động và dấu chỉ của Người trong lịch sử cứu độ.
Trong bài đọc I: Chúa Thánh Thần được diễn tả bởi hai hình ảnh: đó là gió và lửa. Trước hết, gió là sự diễn tả về sức mạnh. Đối với thế giới cổ đại, gió là dấu chỉ của sức mạnh thần linh làm thay đổi thế giới và chuyển dời các tinh tú. Nhưng gió cũng là sự diễn tả về một trong bốn yếu tố chính cấu thành vũ trụ - không khí (ruach). Chỉ ở đâu có không khí, thì ở đó có thể hít thở và có sự sống ở đó. Chỉ ở đâu hít thở được, ở đó có thể tồn tại con người, nhân loại và đời sống tinh thần.
Hình ảnh thứ hai được dùng để chỉ về Chúa Thánh Thần đó là lửa: Nếu trong thế giới cổ đại, không khí xuất hiện như là yếu tố nền tảng của sự sống, thì lửa là những gì mà nền văn minh nhân loại cổ dùng nó để phát triển. Lửa là ánh sáng, là sức nóng, là sự vận động, là sức mạnh của sự biến đổi. Và lửa cũng là yếu tố của sư huỷ diệt, của sự phá hủy nếu. Lửa cũng được coi là một phần của mặt trời, là yếu tố của sức mạnh thần linh. Nên khi con người biết sử dụng lửa, con người ý thức mình là giống thần linh. Thế giới hy lạp đã tạo ra huyền thoại về Prometeo, nhân vật đã chiến đấu với các thần, ăn cắp lửa từ trời, rồi mang lửa xuống trái đất và từ đó khởi đầu một thế giới mới.
Như vậy, biểu tượng gió và lửa được dùng trong Kinh Thánh muốn xác định sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cộng đoàn Giáo Hội và trong thế giới như là nguyên lý của sự sống, của sự biến đổi, của sự thanh tẩy và soi sáng. Biến cố ngày lễ hiện xuống nói với Chúng ta rằng: Chúa Thánh Thần là lửa và Chúa Kitô là Prometeo đích thực đã lấy lửa từ trời và đã mang xuống trái đất để “canh tân bộ mặt trái đất” (Tv 103,30). Với việc sai Thánh Thần như gió và lửa, Giáo hội được khai sinh và bắt đầu sứ mạng truyền giáo mà chính Thánh Thần là vai chính của việc truyền giáo (protagonist of mission). Chúa Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất của Giáo Hội, Người tập hợp tất cả các dân tộc khác nhau về màu da, ngôn ngữ, quốc gia… trong một Thân Thể duy nhất của Đức Kitô (Bài đọc I). Qua Giáo hội, “Lửa Thánh Thần” của Đức Kitô đó đã bùng lên khắp thế giới từ hơn 20 thế kỷ qua, và đã thay đổi khôn mặt thế giới này trở nên nhân bản hơn, tự do hơn, đẹp đẻ hơn.
Chúng ta chuyển sang ý nghĩa khác của bài đọc Tin Mừng trong đó Chúa Thánh Thần xuất hiện như là “Đấng Phù trợ mà Thầy sẽ sai xuống trên các con từ Chúa Cha, Thánh Thần Chân Lý nhiệm xuất từ Chúa Cha sẽ dẫn các con tới Chân lý toàn vẹn” (Ga 15,26). Ở đây, Mạc khải về Chúa Thánh Thần không chỉ đơn thuần là sức mạnh, là năng lực, nhưng là chính Thiên Chúa, là Ngôi Ba. Trong trật tự của Thiên Chúa Ba Ngôi nội tại, Chúa Thánh Thần là Tình Yêu-Ngôi Vị (Amore-persona) như là nexus amoris (rợi dây tình yêu) của Chúa Cha và Chúa Con; là sự viên mãn và sự kết thúc của sự phì nhiêu thần linh ba ngôi. Trong nhiệm cục cứu độ, Người là Quà Tặng (Dono-persona) của tình yêu ba ngôi dành cho nhân loại. Như lời thánh Phaolô nói: “Tình Yêu của Thiên Chúa được đổ vào lòng chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta” (Rm 5,5).
Như thế, Chúa Thánh Thần không xuất hiện như một ngôi vị “xa lạ” với chúng ta, nhưng là Đấng ở trong chúng ta, thần hóa chúng ta và hành động với chúng ta (x. 1Cor 3,16). Chúng ta biết rất ít về Người không phải tại vì Người ở quá xa chúng ta, nhưng tại vì Người ở quá gần chúng ta. Một cách tuyệt vời theo lời Thánh Agustino, Người là Thiên Chúa ““intimior intimo meo et superior summo meo” (Thiên Chúa gần gủi thân mật hơn cả chính con với con), Người trở thành Luật Mới, luật của Tình Yêu được in vào lòng người. Người thực hiện sự thánh hóa của chúng ta, làm cho chúng ta thành nghĩa tử của Chúa Cha, và nhờ Người, chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Abbà, Cha ơi! (Rm 8,15). Và như thế đời sống của người kitô hữu là hành trình bước đi theo và trong Thánh Thần: “Tôi xin nói với anh em là hãy sống theo Thần Khí, và như vậy, anh em sẽ không còn thoả mãn đam mê của tính xác thịt nữa. Những việc do tính xác thịt gây nên, thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, hận thù, bất hoà, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy… Tôi nói cho mà biết: những kẻ làm những điều đó sẽ không được hưởng Nước Thiên Chúa” (Gl 5,16.19-21).
Ngày hôm nay chúng ta đang đối diện với đầy dẫy những dối trá và nộ lệ dưới nhiều hình thức khác nhau. Tất cả chúng ta được mời gọi hãy nhạy bén và dễ bảo với Chúa Thánh Thần. Ai bước đi trong Thần Khí và Sự Thật sẽ đón nhận được hoa quả của Thánh Thần: đó là “hoa quả của Thần Khí là: bác ái, vui tươi, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế” (Gal 16,22).
Veni Sancte Spiritus! Xin Chúa Thánh Thần hãy đến để thắp lên trong lòng chúng con ngọn lửa tình yêu Chúa. Bởi lẽ chỉ có ngọn lửa của Thánh Thần mới có thể biến đổi chúng con, chỉ có Tình Yêu mới cứu độ! Amen!
Một người bạn linh mục kể với tôi một câu chuyện vui như sau: Một ngày nọ, Chúa Cha nói với Chúa Con: “Cha muốn đi thăm lại Sinai, nơi Cha đã tới đó một lần rồi”. Chúa Con nói: “Con muốn đi thăm Giêrusalem, nơi mà người ta đã giết Con, nào chúng ta cùng đi”. Còn Chúa Thánh Thần thì nói: “Tôi muốn tới thăm quan Vaticăng” Chúa Cha hỏi: “Tại sao”, Chúa Thánh Thần trả lời: bởi vì… Tôi chưa bao giờ tới đó lần nào cả”!!!
Đây chỉ là một câu chuyện tưởng tưởng thôi, nhưng có lẽ nó cũng nói với chúng ta một điều gì đó về sự lãng quên Chúa Thánh Thần ở trong Giáo Hội như các nhà thần học cảnh tĩnh: “Chúa Thánh Thần là Đấng đại bị quên lãng” (von Baltharsar). Chúng ta thường không để ý tới Chúa Thánh Thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
Nhưng Chúa Thánh Thần là ai? Và Người làm? Chúng ta có thể nói về Người được không? Điều này không dễ tý nào! Quả thế, trong Ba Ngôi Vị thần linh, Chúa Thánh Thần là Đấng bí nhiệm hơn cả, ẩn dấu hơn cả, một Ngôi vị không có khuôn mặt, như “gió muốn thổi đâu thì thổi” (Ga 3,5). Người không nói về mình và tự mình nói. Cả tên gọi của Người cũng không phải là riêng của Người, từ “Thánh – Thần” cũng có thể áp dụng tương tự cho Chúa Cha và Chúa Con, bởi vì “Thiên Chúa là Thần khí và thánh thiện” (Ga 4,24). Chúa Thánh Thần tự trút bỏ chính mình (kenosi) để được liên hệ tất cả với Chúa Cha và Chúa Con. Vì thế, Người là Deus sempre major (Thiên Chúa luôn lớn hơn), là Đấng không thể diễn tả, nói theo Thánh Basilio Cả. Chúng ta không thể biết Người cách trực tiếp, nhưng chúng ta có thể tới gần với mầu nhiệm của Người qua sự biểu lộ, những hoạt động và dấu chỉ của Người trong lịch sử cứu độ.
Trong bài đọc I: Chúa Thánh Thần được diễn tả bởi hai hình ảnh: đó là gió và lửa. Trước hết, gió là sự diễn tả về sức mạnh. Đối với thế giới cổ đại, gió là dấu chỉ của sức mạnh thần linh làm thay đổi thế giới và chuyển dời các tinh tú. Nhưng gió cũng là sự diễn tả về một trong bốn yếu tố chính cấu thành vũ trụ - không khí (ruach). Chỉ ở đâu có không khí, thì ở đó có thể hít thở và có sự sống ở đó. Chỉ ở đâu hít thở được, ở đó có thể tồn tại con người, nhân loại và đời sống tinh thần.
Hình ảnh thứ hai được dùng để chỉ về Chúa Thánh Thần đó là lửa: Nếu trong thế giới cổ đại, không khí xuất hiện như là yếu tố nền tảng của sự sống, thì lửa là những gì mà nền văn minh nhân loại cổ dùng nó để phát triển. Lửa là ánh sáng, là sức nóng, là sự vận động, là sức mạnh của sự biến đổi. Và lửa cũng là yếu tố của sư huỷ diệt, của sự phá hủy nếu. Lửa cũng được coi là một phần của mặt trời, là yếu tố của sức mạnh thần linh. Nên khi con người biết sử dụng lửa, con người ý thức mình là giống thần linh. Thế giới hy lạp đã tạo ra huyền thoại về Prometeo, nhân vật đã chiến đấu với các thần, ăn cắp lửa từ trời, rồi mang lửa xuống trái đất và từ đó khởi đầu một thế giới mới.
Như vậy, biểu tượng gió và lửa được dùng trong Kinh Thánh muốn xác định sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cộng đoàn Giáo Hội và trong thế giới như là nguyên lý của sự sống, của sự biến đổi, của sự thanh tẩy và soi sáng. Biến cố ngày lễ hiện xuống nói với Chúng ta rằng: Chúa Thánh Thần là lửa và Chúa Kitô là Prometeo đích thực đã lấy lửa từ trời và đã mang xuống trái đất để “canh tân bộ mặt trái đất” (Tv 103,30). Với việc sai Thánh Thần như gió và lửa, Giáo hội được khai sinh và bắt đầu sứ mạng truyền giáo mà chính Thánh Thần là vai chính của việc truyền giáo (protagonist of mission). Chúa Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất của Giáo Hội, Người tập hợp tất cả các dân tộc khác nhau về màu da, ngôn ngữ, quốc gia… trong một Thân Thể duy nhất của Đức Kitô (Bài đọc I). Qua Giáo hội, “Lửa Thánh Thần” của Đức Kitô đó đã bùng lên khắp thế giới từ hơn 20 thế kỷ qua, và đã thay đổi khôn mặt thế giới này trở nên nhân bản hơn, tự do hơn, đẹp đẻ hơn.
Chúng ta chuyển sang ý nghĩa khác của bài đọc Tin Mừng trong đó Chúa Thánh Thần xuất hiện như là “Đấng Phù trợ mà Thầy sẽ sai xuống trên các con từ Chúa Cha, Thánh Thần Chân Lý nhiệm xuất từ Chúa Cha sẽ dẫn các con tới Chân lý toàn vẹn” (Ga 15,26). Ở đây, Mạc khải về Chúa Thánh Thần không chỉ đơn thuần là sức mạnh, là năng lực, nhưng là chính Thiên Chúa, là Ngôi Ba. Trong trật tự của Thiên Chúa Ba Ngôi nội tại, Chúa Thánh Thần là Tình Yêu-Ngôi Vị (Amore-persona) như là nexus amoris (rợi dây tình yêu) của Chúa Cha và Chúa Con; là sự viên mãn và sự kết thúc của sự phì nhiêu thần linh ba ngôi. Trong nhiệm cục cứu độ, Người là Quà Tặng (Dono-persona) của tình yêu ba ngôi dành cho nhân loại. Như lời thánh Phaolô nói: “Tình Yêu của Thiên Chúa được đổ vào lòng chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta” (Rm 5,5).
Như thế, Chúa Thánh Thần không xuất hiện như một ngôi vị “xa lạ” với chúng ta, nhưng là Đấng ở trong chúng ta, thần hóa chúng ta và hành động với chúng ta (x. 1Cor 3,16). Chúng ta biết rất ít về Người không phải tại vì Người ở quá xa chúng ta, nhưng tại vì Người ở quá gần chúng ta. Một cách tuyệt vời theo lời Thánh Agustino, Người là Thiên Chúa ““intimior intimo meo et superior summo meo” (Thiên Chúa gần gủi thân mật hơn cả chính con với con), Người trở thành Luật Mới, luật của Tình Yêu được in vào lòng người. Người thực hiện sự thánh hóa của chúng ta, làm cho chúng ta thành nghĩa tử của Chúa Cha, và nhờ Người, chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Abbà, Cha ơi! (Rm 8,15). Và như thế đời sống của người kitô hữu là hành trình bước đi theo và trong Thánh Thần: “Tôi xin nói với anh em là hãy sống theo Thần Khí, và như vậy, anh em sẽ không còn thoả mãn đam mê của tính xác thịt nữa. Những việc do tính xác thịt gây nên, thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, hận thù, bất hoà, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy… Tôi nói cho mà biết: những kẻ làm những điều đó sẽ không được hưởng Nước Thiên Chúa” (Gl 5,16.19-21).
Ngày hôm nay chúng ta đang đối diện với đầy dẫy những dối trá và nộ lệ dưới nhiều hình thức khác nhau. Tất cả chúng ta được mời gọi hãy nhạy bén và dễ bảo với Chúa Thánh Thần. Ai bước đi trong Thần Khí và Sự Thật sẽ đón nhận được hoa quả của Thánh Thần: đó là “hoa quả của Thần Khí là: bác ái, vui tươi, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế” (Gal 16,22).
Veni Sancte Spiritus! Xin Chúa Thánh Thần hãy đến để thắp lên trong lòng chúng con ngọn lửa tình yêu Chúa. Bởi lẽ chỉ có ngọn lửa của Thánh Thần mới có thể biến đổi chúng con, chỉ có Tình Yêu mới cứu độ! Amen!
Thần khí đem lại phúc lợi chung đến cho mọi người
Jos. Tú Nạc, NMS
18:21 27/05/2009
Chúa Thánh Thần Hiện Xuống- Năm B (Acts 2: 2-11; Psalm 104; Corinthians 12: 3-7, 12-13; John 20:19-23)
Trong một thế giới hẹp hòi, cố chấp và đối kháng sâu sắc, nhu cầu về Thần Khí của Thiên Chúa không bao giờ nhạy bén hơn. Nhiều sai lầm cá nhân đã bảo thủ những ý kiến một cách trầm trọng như thể ý định của Thiên Chúa và là chân lý duy nhất.
Sự cảm nghiệm về Thần Khí thường được hiểu như một xác nhận thuộc quan điểm riêng của con người và những xét xử hoặc một sự ban ơn về trật tự đã được thiết lập. Kèm theo là sự hiểu lầm về Thần Khí thường là một “sai lầm – không – có – lẽ phải” mà năng lực trí tuệ muốn tìm cách để gạt sang một bên, coi thường hoặc đàn áp những ai nhìn sự việc một cách khác đi.
Nhưng Chúa Thánh Thần không quan tâm đến bất kỳ về những sự việc này. Sau khi xuống vào ngày Lễ Chúa Thánh Thần, điều này đã tạo ra một công việc hết sức nhanh chóng về những rào cản thuộc loài người mà đã chia rẽ mọi người trên căn bản của sắc tộc, giai cấp xã hội, tôn giáo và giới tính. Một số người đã được mở ra trước sức mạnh dẫn đường của nó trong lúc một số khác kháng cự với tất cả những gì mà họ có thể. Hoàn toàn giống với thời buổi của chúng ta. Thật đáng tiếc, chẳng may, đối với nhiều người Thần Khí đa phần vẫn là ý niệm thần học và là một điều khoản của niềm tin thay vì một sự sống và trải nghiệm hân hoan của cuộc sống mới trong Vương quốc của Thiến Chúa.
Trong Sách Công vụ của các Tông đồ, sự hiện xuống của Thần Khí là một âm thanh trung thực và trưng bày sán lạn. Nó mang đến sức mạnh và hiệu quả của nó hầu như cấp kỳ và quảng bá. Điều này đặt trong sự tương phản rõ nét trước sự riêng tư và cho đi lặng lẽ hoàn toàn của Thần Khí trong Tin mừng của Thánh Gioan. Trong Tin mừng này, chúng ta không nghe điều gì về việc làm tiếp nối của Thần Khí và các tông đồ dường như đã trở lại với đời sống thường lệ của họ. Trong Sách Công vụ Tông đồ, tuy nhiên, họ không bao giờ nhìn lại quá khứ - họ làm chứng cho Tin mừng và sự hướng ngoại từ Jerusalem cho tới ngày tận thế xa xôi. Việc đọc hiểu lời tuyên bố của Thánh Phêrô gửi đến chúng ta là một thông điệp thần học tối quan trọng. Mối bất hòa và sự phân tán của loài người đã được biểu đạt trong câu chuyện Tháp Babel trong kinh Cựu ước Sáng thế là sự hiện hữu được thay đổi. Nhân loại là sự sống hợp quần và hiệp nhất. Sự hòa giải, gắn kết và hiệp nhất là chìa khóa đặc thù của việc làm Thần Khí và nó khá dễ dàng để tìm ra công trình của đích thân Thiên Chúa ở khắp mọi nơi. Bất cứ điều gì thiên về chiều hướng của sự ly tán, bè phái, độc đoán và ích kỷ tiến hành chiến tranh với Thần Khí của Thiên Chúa.
Thánh Phaolô đưa ý chủ yếu này trong lá thư của mình gửi tín hữu Côrintô. Thần Khí phải làm chủ hoặc cai quản bởi không ai và không bao giờ được quen thói ích kỷ, hoặc những biểu hiện tự cao, tự đại. Chuyển động của Thần Khí luôn hướng về ích lợi chung – một lý tưởng mà chẳng may đã vuột khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Trong cộng đồng này đã tạo ra bởi Thần Khí thì không ai là không quan trọng hoặc thấp hèn mặc dù tính đa dạng bề ngoài của nó vì chúng ta ai nấy nỗ lực làm việc cho cùng một mục đích. Thần khí dạy chúng ta hỗ tương và hợp tác thay vì sự thống trị hoặc dùng quyền lực áp đặt, chi phối và tính nguyên tắc này là căn bản cho bất kỳ cộng đồng đáng tin cậy nào.
Như Chúa Giêsu truyền hơi thở trên các môn đệ đầy sửng sốt trong căn phòng từ trên cao hiếm có xảy ra rằng đây là một sự diễn lại những hàng phi lộ của Sách Sáng thế (Book of Genesis). Tiếng Do thái và Hy Lạp “yếu tính/ spirit” và “hơi thở/ breath” là sự đồng nhất trong cả hai lời giao ước – Cựu ước và Tân ước. Hơi thở thiêng liêng sẽ đem lại trật tự và sự hòa hợp vào thế giới hỗn độn loài người trong một phong cách hồi tưởng hành động khởi thủy của sáng tạo. Hơi thở hoặc yếu tính của Thiên Chúa cho chúng ta đời sống nhưng nó không bao giờ là cách duy nhất đối với chúng ta, vì Chúa Giêsus thốt ra những lời về sứ vụ của họ ngay cả khi Người truyền hơi thở trên họ. Thần Khí của thiên Chúa sinh động và năng động cả hai trong sự sáng tạo và đời sống nhân loại, nên họ phải dọn ra khỏi thế giới này để sống, yêu thương và phục vụ như Chúa Giêsus đã làm và để tiếp tục công cuộc của Người. Nhưng việc thấu hiểu, nắm bắt Thần Khí với cái tôi ích kỷ và sợ hãi có thể nguy hiểm cho chính mình và cho người khác. Lịch sử, từ cổ chí kim, đều chống chất những điển hình bi thảm.
Làm thế nào để chúng ta có thể nhận thức rõ “yếu tính” mà thi thố đối với sự chú ý của chúng ta? Chúng ta nghi ngờ bất cứ hoạt động nào về “yếu tính” điều đó dường như kích thích những sợ hãi, đánh giá và thành kiến của chúng ta. Phải chăng sự thôi thúc tinh thần này dẫn đến việc hàn gắn, hòa giải và hiệp nhất? Phải chăng nó phục vụ lợi ích chung? Phải chăng nó quan tâm đến tha nhân, nhất là những người bị coi thường và bị đuổi xua? Thần Khí sẽ chắc chắn dẫn dắt chúng ta về miền thanh thản và khi chúng ta được mở ra và sẵn sàng để được dẫn dắt, chúng ta có thể thực sự là công cụ thuộc về Thiên Chúa. Được vẻ vang với Thần Khí của Thiên Chúa cho phép chúng ta chữa lành lặn vết thương trên hành tinh của chúng ta và khôi phục nhân loại để hiệp nhất và hòa hợp với nhau cùng với Đấng Tạo Hóa.
Nguồn: Regis College – The School of Theology
Trong một thế giới hẹp hòi, cố chấp và đối kháng sâu sắc, nhu cầu về Thần Khí của Thiên Chúa không bao giờ nhạy bén hơn. Nhiều sai lầm cá nhân đã bảo thủ những ý kiến một cách trầm trọng như thể ý định của Thiên Chúa và là chân lý duy nhất.
Sự cảm nghiệm về Thần Khí thường được hiểu như một xác nhận thuộc quan điểm riêng của con người và những xét xử hoặc một sự ban ơn về trật tự đã được thiết lập. Kèm theo là sự hiểu lầm về Thần Khí thường là một “sai lầm – không – có – lẽ phải” mà năng lực trí tuệ muốn tìm cách để gạt sang một bên, coi thường hoặc đàn áp những ai nhìn sự việc một cách khác đi.
Nhưng Chúa Thánh Thần không quan tâm đến bất kỳ về những sự việc này. Sau khi xuống vào ngày Lễ Chúa Thánh Thần, điều này đã tạo ra một công việc hết sức nhanh chóng về những rào cản thuộc loài người mà đã chia rẽ mọi người trên căn bản của sắc tộc, giai cấp xã hội, tôn giáo và giới tính. Một số người đã được mở ra trước sức mạnh dẫn đường của nó trong lúc một số khác kháng cự với tất cả những gì mà họ có thể. Hoàn toàn giống với thời buổi của chúng ta. Thật đáng tiếc, chẳng may, đối với nhiều người Thần Khí đa phần vẫn là ý niệm thần học và là một điều khoản của niềm tin thay vì một sự sống và trải nghiệm hân hoan của cuộc sống mới trong Vương quốc của Thiến Chúa.
Trong Sách Công vụ của các Tông đồ, sự hiện xuống của Thần Khí là một âm thanh trung thực và trưng bày sán lạn. Nó mang đến sức mạnh và hiệu quả của nó hầu như cấp kỳ và quảng bá. Điều này đặt trong sự tương phản rõ nét trước sự riêng tư và cho đi lặng lẽ hoàn toàn của Thần Khí trong Tin mừng của Thánh Gioan. Trong Tin mừng này, chúng ta không nghe điều gì về việc làm tiếp nối của Thần Khí và các tông đồ dường như đã trở lại với đời sống thường lệ của họ. Trong Sách Công vụ Tông đồ, tuy nhiên, họ không bao giờ nhìn lại quá khứ - họ làm chứng cho Tin mừng và sự hướng ngoại từ Jerusalem cho tới ngày tận thế xa xôi. Việc đọc hiểu lời tuyên bố của Thánh Phêrô gửi đến chúng ta là một thông điệp thần học tối quan trọng. Mối bất hòa và sự phân tán của loài người đã được biểu đạt trong câu chuyện Tháp Babel trong kinh Cựu ước Sáng thế là sự hiện hữu được thay đổi. Nhân loại là sự sống hợp quần và hiệp nhất. Sự hòa giải, gắn kết và hiệp nhất là chìa khóa đặc thù của việc làm Thần Khí và nó khá dễ dàng để tìm ra công trình của đích thân Thiên Chúa ở khắp mọi nơi. Bất cứ điều gì thiên về chiều hướng của sự ly tán, bè phái, độc đoán và ích kỷ tiến hành chiến tranh với Thần Khí của Thiên Chúa.
Thánh Phaolô đưa ý chủ yếu này trong lá thư của mình gửi tín hữu Côrintô. Thần Khí phải làm chủ hoặc cai quản bởi không ai và không bao giờ được quen thói ích kỷ, hoặc những biểu hiện tự cao, tự đại. Chuyển động của Thần Khí luôn hướng về ích lợi chung – một lý tưởng mà chẳng may đã vuột khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Trong cộng đồng này đã tạo ra bởi Thần Khí thì không ai là không quan trọng hoặc thấp hèn mặc dù tính đa dạng bề ngoài của nó vì chúng ta ai nấy nỗ lực làm việc cho cùng một mục đích. Thần khí dạy chúng ta hỗ tương và hợp tác thay vì sự thống trị hoặc dùng quyền lực áp đặt, chi phối và tính nguyên tắc này là căn bản cho bất kỳ cộng đồng đáng tin cậy nào.
Như Chúa Giêsu truyền hơi thở trên các môn đệ đầy sửng sốt trong căn phòng từ trên cao hiếm có xảy ra rằng đây là một sự diễn lại những hàng phi lộ của Sách Sáng thế (Book of Genesis). Tiếng Do thái và Hy Lạp “yếu tính/ spirit” và “hơi thở/ breath” là sự đồng nhất trong cả hai lời giao ước – Cựu ước và Tân ước. Hơi thở thiêng liêng sẽ đem lại trật tự và sự hòa hợp vào thế giới hỗn độn loài người trong một phong cách hồi tưởng hành động khởi thủy của sáng tạo. Hơi thở hoặc yếu tính của Thiên Chúa cho chúng ta đời sống nhưng nó không bao giờ là cách duy nhất đối với chúng ta, vì Chúa Giêsus thốt ra những lời về sứ vụ của họ ngay cả khi Người truyền hơi thở trên họ. Thần Khí của thiên Chúa sinh động và năng động cả hai trong sự sáng tạo và đời sống nhân loại, nên họ phải dọn ra khỏi thế giới này để sống, yêu thương và phục vụ như Chúa Giêsus đã làm và để tiếp tục công cuộc của Người. Nhưng việc thấu hiểu, nắm bắt Thần Khí với cái tôi ích kỷ và sợ hãi có thể nguy hiểm cho chính mình và cho người khác. Lịch sử, từ cổ chí kim, đều chống chất những điển hình bi thảm.
Làm thế nào để chúng ta có thể nhận thức rõ “yếu tính” mà thi thố đối với sự chú ý của chúng ta? Chúng ta nghi ngờ bất cứ hoạt động nào về “yếu tính” điều đó dường như kích thích những sợ hãi, đánh giá và thành kiến của chúng ta. Phải chăng sự thôi thúc tinh thần này dẫn đến việc hàn gắn, hòa giải và hiệp nhất? Phải chăng nó phục vụ lợi ích chung? Phải chăng nó quan tâm đến tha nhân, nhất là những người bị coi thường và bị đuổi xua? Thần Khí sẽ chắc chắn dẫn dắt chúng ta về miền thanh thản và khi chúng ta được mở ra và sẵn sàng để được dẫn dắt, chúng ta có thể thực sự là công cụ thuộc về Thiên Chúa. Được vẻ vang với Thần Khí của Thiên Chúa cho phép chúng ta chữa lành lặn vết thương trên hành tinh của chúng ta và khôi phục nhân loại để hiệp nhất và hòa hợp với nhau cùng với Đấng Tạo Hóa.
Nguồn: Regis College – The School of Theology
Lễ Ngũ Tuần, ngày hội của Chúa Thánh Thần và Giáo Hội
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
21:34 27/05/2009
Lễ Ngũ Tuần đánh dấu sự hiện xuống của Chúa Thánh Thần trên các thánh Tông Đồ và trên Giáo Hội sơ khai.
Biến cố này xảy ra năm mươi ngày tiếp theo sau biến cố Chúa Giêsu sống lại (Trong ngôn ngữ tiếng Hy Lạp, pentêkostê có nghĩa là thứ năm mươi). Giáo Hội Công Giáo mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống năm nay vào Chúa Nhật ngày 31 tháng 5.
Biến cố ngày lễ Ngũ Tuần chỉ có thể được hiểu trong mối quan hệ với biến cố lễ Chúa Phục Sinh và Chúa Lên Trời. Chịu chết để cứu độ nhân loại (Thứ Sáu Tuần Thánh), sống lại (vào ngày Phục Sinh) và về cùng Chúa Cha (Lên Trời), Đức Kitô phái Thánh Thần đến cho nhân loại (dịp lễ Ngũ Tuần). Do đó, ngày lễ này khép lại Mùa Phục Sinh vốn được kéo dài trong suốt bảy tuần lễ và cũng là sự đăng quang của Mùa Phục Sinh.
Vào ngày ấy, « các Tông Đồ đang hội họp cùng với nhau. Bỗng nhiên, từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho. (…) Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình » (Cv 2, 1-6).
Hơn nữa, đây cũng là dịp thực hiện lời hứa của Chúa Giêsu Phục Sinh đối với các Tông Đồ vào thời điểm lên trời xảy ra mười ngày trước đó: « Anh em sẽ lãnh nhận một sức mạnh, sức mạnh của Chúa Thánh Thần sẽ đến trên anh em. Và anh em sẽ là những chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong vùng Giuđê và Samari cho đến tận cùng bờ cõi trái đất ».
Thực tế cho thấy, các Tông Đồ khi nhận được sức mạnh của Thánh Thần liền can đảm rời khỏi gian phòng mà trước đây họ tự giam hãm trong nỗi sợ sệt. Ngay lập tức họ bắt đầu làm chứng cho Chúa Phục Sinh, rao giảng giáo huấn của Ngài cho muôn dân và làm phép Rửa Tội. « Trong dịp lễ Ngũ Tuần, Giáo Hội được khai sinh không do ý muốn của loài người, nhưng là bởi sức mạnh của Thánh Thần ». Trong thực tế, tiếp theo biến cố này các cộng đoàn tín hữu đầu tiên được ra đời, được củng cố, phát triển và lan truyền rộng rãi.
Trình thuật trong sách Tông Đồ Công Vụ mang hàm ý: gió và lửa, cũng như các trình thuật khác trong Kinh Thánh, biểu hiện sự hiện diện của Thiên Chúa. Những lưỡi lửa chứng tỏ sự ngự xuống của Thánh Thần trên các Tông Đồ. Và khả năng của họ làm cho tất cả những người nghe hiểu được mà theo như bản văn liệt kê một cách rất cụ thể và chính xác rằng đây là những người dân « Pácthia, Mêđia, Êlam, Mêxôpôtamia, Giuđê, Capađôkia, Pontô và Asia, có người là dân Physia, Pamphylia, Ai Cập, và những vùng Libya giáp giới Kyrênê; nào là những người từ Rôma đến đây; nào là người Do Thái cũng như người mới trở lại đạo; nào là người đảo Kêta hay người Arập ». Hết thảy đều đều nghe các Tông Đồ rao giảng bằng tiếng bản xứ của mình.
Cũng vậy, Tin Mừng có liên quan đến tất cả nhân loại, ơn Chúa Thánh Thần cho phép các Tông Đồ đáp trả lời mời gọi của Chúa Phục Sinh: trở nên những chứng nhân của Ngài cho đến « tận cùng trái đất ».
Cũng như các Tông Đồ, các Kitô hữu được mời gọi không được khép kín nơi bản thân mình như người đứng bên ngoài cuộc sống và ở ngoài thế giới, trái lại phải là những người công bố Tin Vui trong Phúc Âm một cách mạch lạc và tự do. Bổn phận này được đặc biệt nhắc đến trong Công Đồng Vatican II về vai trò của người giáo dân, cũng như trong tông huấn Christideles laici của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đề ngày 30 tháng 12 năm 1998.
Nguồn mạch được tỏ hiện trong biến cố Lễ Ngũ Tuần, Bí Tích Thêm Sức thường xuyên được cử hành trong dịp lễ này. Trong nghi thức, giám mục đặt tay trên người lãnh nhận, cử chỉ biểu lộ ơn Chúa Thánh Thần. Ngày nay, người lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức có thể là những thiếu niên cũng như những người trưởng thành.
(Nguồn: La Pentecôte, fête de l'Esprit Saint et de l'Eglise)
Biến cố này xảy ra năm mươi ngày tiếp theo sau biến cố Chúa Giêsu sống lại (Trong ngôn ngữ tiếng Hy Lạp, pentêkostê có nghĩa là thứ năm mươi). Giáo Hội Công Giáo mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống năm nay vào Chúa Nhật ngày 31 tháng 5.
Biến cố ngày lễ Ngũ Tuần chỉ có thể được hiểu trong mối quan hệ với biến cố lễ Chúa Phục Sinh và Chúa Lên Trời. Chịu chết để cứu độ nhân loại (Thứ Sáu Tuần Thánh), sống lại (vào ngày Phục Sinh) và về cùng Chúa Cha (Lên Trời), Đức Kitô phái Thánh Thần đến cho nhân loại (dịp lễ Ngũ Tuần). Do đó, ngày lễ này khép lại Mùa Phục Sinh vốn được kéo dài trong suốt bảy tuần lễ và cũng là sự đăng quang của Mùa Phục Sinh.
Vào ngày ấy, « các Tông Đồ đang hội họp cùng với nhau. Bỗng nhiên, từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho. (…) Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình » (Cv 2, 1-6).
Hơn nữa, đây cũng là dịp thực hiện lời hứa của Chúa Giêsu Phục Sinh đối với các Tông Đồ vào thời điểm lên trời xảy ra mười ngày trước đó: « Anh em sẽ lãnh nhận một sức mạnh, sức mạnh của Chúa Thánh Thần sẽ đến trên anh em. Và anh em sẽ là những chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong vùng Giuđê và Samari cho đến tận cùng bờ cõi trái đất ».
Thực tế cho thấy, các Tông Đồ khi nhận được sức mạnh của Thánh Thần liền can đảm rời khỏi gian phòng mà trước đây họ tự giam hãm trong nỗi sợ sệt. Ngay lập tức họ bắt đầu làm chứng cho Chúa Phục Sinh, rao giảng giáo huấn của Ngài cho muôn dân và làm phép Rửa Tội. « Trong dịp lễ Ngũ Tuần, Giáo Hội được khai sinh không do ý muốn của loài người, nhưng là bởi sức mạnh của Thánh Thần ». Trong thực tế, tiếp theo biến cố này các cộng đoàn tín hữu đầu tiên được ra đời, được củng cố, phát triển và lan truyền rộng rãi.
Trình thuật trong sách Tông Đồ Công Vụ mang hàm ý: gió và lửa, cũng như các trình thuật khác trong Kinh Thánh, biểu hiện sự hiện diện của Thiên Chúa. Những lưỡi lửa chứng tỏ sự ngự xuống của Thánh Thần trên các Tông Đồ. Và khả năng của họ làm cho tất cả những người nghe hiểu được mà theo như bản văn liệt kê một cách rất cụ thể và chính xác rằng đây là những người dân « Pácthia, Mêđia, Êlam, Mêxôpôtamia, Giuđê, Capađôkia, Pontô và Asia, có người là dân Physia, Pamphylia, Ai Cập, và những vùng Libya giáp giới Kyrênê; nào là những người từ Rôma đến đây; nào là người Do Thái cũng như người mới trở lại đạo; nào là người đảo Kêta hay người Arập ». Hết thảy đều đều nghe các Tông Đồ rao giảng bằng tiếng bản xứ của mình.
Cũng vậy, Tin Mừng có liên quan đến tất cả nhân loại, ơn Chúa Thánh Thần cho phép các Tông Đồ đáp trả lời mời gọi của Chúa Phục Sinh: trở nên những chứng nhân của Ngài cho đến « tận cùng trái đất ».
Cũng như các Tông Đồ, các Kitô hữu được mời gọi không được khép kín nơi bản thân mình như người đứng bên ngoài cuộc sống và ở ngoài thế giới, trái lại phải là những người công bố Tin Vui trong Phúc Âm một cách mạch lạc và tự do. Bổn phận này được đặc biệt nhắc đến trong Công Đồng Vatican II về vai trò của người giáo dân, cũng như trong tông huấn Christideles laici của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đề ngày 30 tháng 12 năm 1998.
Nguồn mạch được tỏ hiện trong biến cố Lễ Ngũ Tuần, Bí Tích Thêm Sức thường xuyên được cử hành trong dịp lễ này. Trong nghi thức, giám mục đặt tay trên người lãnh nhận, cử chỉ biểu lộ ơn Chúa Thánh Thần. Ngày nay, người lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức có thể là những thiếu niên cũng như những người trưởng thành.
(Nguồn: La Pentecôte, fête de l'Esprit Saint et de l'Eglise)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Xương Thánh Têrêsa sẽ viếng thăm Nước Anh và Wales
Bùi Hữu Thư
02:11 27/05/2009
Xương Thánh Têrêsa sẽ viếng thăm Nước Anh và Wales
Luân Đôn, ngày 26, tháng 5, 2009 (Zenit.org).- Nước Anh và Wales đang chuẩn bị để đón tiếp xương Thánh Têrêsa thành Lisieux.
Một thông cáo của Hội Đồng Giám Mục ngày hôm nay cho hay “có sự nôn nao háo hức ngày càng gia tăng” trước chuyến viếng thăm của xương thánh trên khắp quốc gia, từ ngày 16 tháng 9 đến 16 tháng 10.
Có nhiều sinh hoạt bên cạnh chuyến du hành, kể cả việc chiếu phim về cuộc đời thánh Têrêsa, các buổi nói chuyện về sứ mệnh của ngài và các hoạt động dành cho thiếu nhi.
Cơ Quan Công Giáo Yểm Trợ Truyền Giáo đã sản xuất một cuốn phim để cổ võ “khả năng truyền giáo của chuyến viễn du này."
Đức Ông Keith Barltrop, người tổ chức biến cố này nói: “Trọng tâm của sứ điệp của Thánh Têrêsa theo chính lời của ngài là, “Thiên Chúa bị thiêu đốt bởi ước muốn được vào trong trái tim bạn.”
"Mục đích của tất cả các sự chuẩn bị đang diễn ra khắp trên toàn quốc này là cuộc viếng thăm của xương Thánh, được một giám mục mô tả rất tượng hình là 'di tích của một tình yêu đã bị thiêu đốt vì Thiên Chúa,’ sẽ giúp chúng ta mở lòng ra cho tình yêu ấy."
Pope2You.net đạt 500.000 lượt truy cập trong ngày đầu tiên ra mắt
Peter Nguyễn Minh Trung
05:13 27/05/2009
VATICAN (CNA) - Vào ngày đầu tiên khai trương trên mạng lưới điện toán Internet, website mới nối kết các bạn trẻ khắp nơi trên thế giới với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã nhận được gần nửa triệu lượt viếng thăm.
Theo người điều hành website trên là Linh mục Paolo Padrini của Đài Phát Thanh Vatican, Pope2You.net được lập bởi Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội và được Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo dân bảo trợ nhằm mục đích "tạo ra bầu khí thân mật tham dự vào Giáo hội và sự gần gũi lớn hơn bao giờ hết với Đức Thánh Cha."
Website mới này cũng cho phép người dùng tìm hiểu những giáo huấn của Đức Benedict XVI trên Facebook, tải xuống (download) các ứng dụng cho iPhone và truy cập vào trang của Vatican trên Youtube. Trong ngày đầu tiên ra mắt, website đã gửi đi gần 10.000 bưu thiếp điện tử và nhận gần nửa triệu lượt người truy cập.
Cha Padrini cũng lưu ý rằng những gì "trên Facebook không phải là profile của Đức Giáo Hoàng, nhưng đúng hơn là một nơi để chia sẻ, bởi vì Đức Thánh Cha hiển nhiên không cần một profile để tự giới thiệu bản thân mình trên Facebook...Sự đối thoại với Ngài ở đây dựa trên những thực tế hằng ngày của chúng ta ở trường học, công sở và xứ đạo. Điều này được Đức Giáo Hoàng thúc đẩy và làm cho cụ thể bằng việc chia sẻ với các bạn trên Internet."
Theo người điều hành website trên là Linh mục Paolo Padrini của Đài Phát Thanh Vatican, Pope2You.net được lập bởi Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội và được Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo dân bảo trợ nhằm mục đích "tạo ra bầu khí thân mật tham dự vào Giáo hội và sự gần gũi lớn hơn bao giờ hết với Đức Thánh Cha."
Website mới này cũng cho phép người dùng tìm hiểu những giáo huấn của Đức Benedict XVI trên Facebook, tải xuống (download) các ứng dụng cho iPhone và truy cập vào trang của Vatican trên Youtube. Trong ngày đầu tiên ra mắt, website đã gửi đi gần 10.000 bưu thiếp điện tử và nhận gần nửa triệu lượt người truy cập.
Cha Padrini cũng lưu ý rằng những gì "trên Facebook không phải là profile của Đức Giáo Hoàng, nhưng đúng hơn là một nơi để chia sẻ, bởi vì Đức Thánh Cha hiển nhiên không cần một profile để tự giới thiệu bản thân mình trên Facebook...Sự đối thoại với Ngài ở đây dựa trên những thực tế hằng ngày của chúng ta ở trường học, công sở và xứ đạo. Điều này được Đức Giáo Hoàng thúc đẩy và làm cho cụ thể bằng việc chia sẻ với các bạn trên Internet."
Hiệp ước về tài sản giữa Vatican - Israel cổ thể hoàn tất trước cuối năm nay
Peter Nguyễn Minh Trung
05:54 27/05/2009
JERUSALEM (CNA) - Người trông coi Thánh Địa, Linh mục Pierbattista Pizzaballa thuộc Dòng Phanxicô cho biết hồi tuần trước rằng "những điều kiện còn tồn tại để có thể hoàn tất một thỏa ước chung" giữa Tòa Thánh và Israel "sẽ hoàn tất trước cuối năm nay". Cha Pizzaballa cũng cho biết thêm là "một địa điểm có giá trị cao trong số các địa điểm của thỏa ước trước nay không đồng thuận được nay đã giải quyết xong."
Những nhận xét trên của cha Pizzaballa là một phần trong những bình luận mà cha đã phát biểu về chuyến tông du Thánh Địa mới đây của Đức Thánh Cha Benedict XVI, kết thúc vào ngày 15 tháng 05.
Phát biểu với cơ quan thông tấn thuộc HĐGM Italia, cha giải thích rằng "vấn đề liên quan đến việc miễn trừ thuế cho các tài sản Giáo hội là một điểm tích cực, nhưng vẫn cần phải có thêm những thảo luận như vậy về các Địa điểm Thánh khác. Đây mới chính là điều mà chúng ta đang thảo luận vào thời điểm này."
Israel đang xem xét trả lại cho Giáo hội Công giáo di tích Phòng Tiệc Ly, nhưng cha Pizzaballa nói rằng: "Điều đó đã được nghiên cứu chi tiết từ rất lâu và hiển nhiên không cần bàn cãi là thuộc về Giáo hội Công giáo. Thực tế, về vấn đề này chúng ta đã hoàn tất thảo luận nó từ năm 2000."
Khi được hỏi về việc chính phủ Israel yêu cầu phải có visa đối với các linh mục, giáo sĩ nước ngoài làm mục vụ tôn giáo tại Israel, đặc biệt là những giáo sĩ đến từ các nước Ả Rập, cha Pizzaballa nói: "Điều này đã được thảo luận gần đây với Thủ tướng Israel, thế nhưng vẫn chưa thể có những thay đổi tức khắc được. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng cho một tiến trình bình thường hóa trong ngắn hạn."
Những nhận xét trên của cha Pizzaballa là một phần trong những bình luận mà cha đã phát biểu về chuyến tông du Thánh Địa mới đây của Đức Thánh Cha Benedict XVI, kết thúc vào ngày 15 tháng 05.
Phát biểu với cơ quan thông tấn thuộc HĐGM Italia, cha giải thích rằng "vấn đề liên quan đến việc miễn trừ thuế cho các tài sản Giáo hội là một điểm tích cực, nhưng vẫn cần phải có thêm những thảo luận như vậy về các Địa điểm Thánh khác. Đây mới chính là điều mà chúng ta đang thảo luận vào thời điểm này."
Israel đang xem xét trả lại cho Giáo hội Công giáo di tích Phòng Tiệc Ly, nhưng cha Pizzaballa nói rằng: "Điều đó đã được nghiên cứu chi tiết từ rất lâu và hiển nhiên không cần bàn cãi là thuộc về Giáo hội Công giáo. Thực tế, về vấn đề này chúng ta đã hoàn tất thảo luận nó từ năm 2000."
Khi được hỏi về việc chính phủ Israel yêu cầu phải có visa đối với các linh mục, giáo sĩ nước ngoài làm mục vụ tôn giáo tại Israel, đặc biệt là những giáo sĩ đến từ các nước Ả Rập, cha Pizzaballa nói: "Điều này đã được thảo luận gần đây với Thủ tướng Israel, thế nhưng vẫn chưa thể có những thay đổi tức khắc được. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng cho một tiến trình bình thường hóa trong ngắn hạn."
ĐTC Benedictô XVI thăm viếng Cassino và tu viện MonteCassino
Peter Nguyễn Minh Trung
06:24 27/05/2009
VATICAN (CNA) - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã viếng thăm Cassino, Italy vào Chúa nhật 24-05 vừa qua. Ngài đã ghé qua Tu viện Montecassino và Nghĩa trang Quân đội Ba Lan.
Vào lúc 9h00 giờ địa phương sáng Chúa nhật 24-05, ĐTC Benedict XVI đã lên máy bay trực thăng đi từ Vatican đến sân vận động Cassino's Salveti. Máy bay hạ cánh sau 30 phút bay.
Ngài đã chủ sự Thánh Lễ ở quãng trường Piazza Miranda của thành phố Cassino. Sau Kinh Cầu Nữ Vương, ĐTC di chuyển đến Tu viện Dòng Biển Đức Montecassino, khi trên đường đến Tu viện ĐTC có ghé thăm chốc lát tại "Casa della Carita" (Nhà Bác Ái).
Đầu giờ chiều, Đức Giáo Hoàng dùng bữa trưa tại Tu viện rồi tiếp đó chào thăm cộng đoàn sống tại tu viện. Chiều đến, ĐTC cử hành buổi cầu kinh chiều cùng với các viện trưởng, tu sĩ và nữ tu của Tu viện Biển Đức ở Vương Cung Thánh Đường Montecassino của Tu viện.
Sau khi rời Tu viện, ĐTC đã viếng Nghĩa trang Quân đội Ba Lan ở Montecassino.
18h30 chiều cùng ngày, Đức Giáo Hoàng đáp máy bay về Vatican.
Vào lúc 9h00 giờ địa phương sáng Chúa nhật 24-05, ĐTC Benedict XVI đã lên máy bay trực thăng đi từ Vatican đến sân vận động Cassino's Salveti. Máy bay hạ cánh sau 30 phút bay.
Ngài đã chủ sự Thánh Lễ ở quãng trường Piazza Miranda của thành phố Cassino. Sau Kinh Cầu Nữ Vương, ĐTC di chuyển đến Tu viện Dòng Biển Đức Montecassino, khi trên đường đến Tu viện ĐTC có ghé thăm chốc lát tại "Casa della Carita" (Nhà Bác Ái).
Đầu giờ chiều, Đức Giáo Hoàng dùng bữa trưa tại Tu viện rồi tiếp đó chào thăm cộng đoàn sống tại tu viện. Chiều đến, ĐTC cử hành buổi cầu kinh chiều cùng với các viện trưởng, tu sĩ và nữ tu của Tu viện Biển Đức ở Vương Cung Thánh Đường Montecassino của Tu viện.
Sau khi rời Tu viện, ĐTC đã viếng Nghĩa trang Quân đội Ba Lan ở Montecassino.
18h30 chiều cùng ngày, Đức Giáo Hoàng đáp máy bay về Vatican.
Hướng dẫn của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ cho người Công giáo về Kinh tế
Phụng Nghi
14:29 27/05/2009
WASHINGTON, D.C. (Zenit) – Giáo hội Công giáo khẳng định thế nào về thị trường tự do?
Trả lời cho câu hỏi đó cũng như những vấn nạn khác liên quan đến giáo huấn Công giáo về xã hội, là một phần trong những câu vấn đáp có thể tìm thấy nơi một website mới của Hội đồng giám mục Hoa kỳ. Trang mạng này có mục đích cung ứng công cụ cho các giáo xứ nhằm hướng dẫn giáo dân đáp ứng với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Điểm đặc trưng của trang mạng Giáo huấn Công giáo về Đời sống Kinh tế (www.usccb.org/jphd/economiclife) là đưa ra bản tổng hợp 10 điểm liên quan đến khuôn khổ đời sống kinh tế theo tinh thần Kitô giáo. Trang mạng này có những lời tuyên bố của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, những câu truyện tường thuật cách thức các nhóm đã thành công trong việc đáp ứng với cuộc khủng hoảng ra sao, cũng như các đoạn video và podcasts.
Đức giám mục William Murphy thuộc Trung tâm Rockville ở New York, đồng thời là chủ tịch Ủy ban về Công lý Xã hội và Phát triển Con người của Hội đồng giám mục Hoa kỳ, đã phác thảo một chủ đề trọng tâm của trang mạng này trong một lá thư gửi cho các nhà lãnh đạo toàn quốc: “Cuộc khủng hoảng này liên quan đến nhiều lãnh vực chứ không phải chỉ có những vấn đề kỹ thuật và kinh tế, nhưng có ảnh hưởng to lớn trên con người và có những chiều kích luân thường đạo lý rõ rệt, ảnh hưởng và chiều kích đó phải là trọng tâm thảo luận và quyết định xem phương cách để tiến tới phải như thế nào.
“Nhiều gia đình mất nhà cửa. Tiền dành dụm để hưu dưỡng lâm vào rủi ro. Nhiều người mất công ăn việc làm và các phúc lợi. Những cải biến, cấu trúc và biện pháp sửa chữa về kinh tế phải đặt mục tiêu căn bản là bảo vệ cuộc sống và phẩm giá con người.”
John Carr, giám đốc điều hành của Ủy ban nói trên, nói rằng trang mạng này có mục tiêu là giáo dục người Công giáo để họ hiểu biết cuộc khủng hoảng kinh tế này dưới ánh sáng những giáo huấn của Giáo hội.
Ông cho biết: “Một trong những chủ đề trọng tâm của giáo huấn đó là phẩm giá của con người phải luôn luôn đi trước. Đây là thông điệp hy vọng giữa thời buổi khó khăn về kinh tế.”
Trả lời cho câu hỏi đó cũng như những vấn nạn khác liên quan đến giáo huấn Công giáo về xã hội, là một phần trong những câu vấn đáp có thể tìm thấy nơi một website mới của Hội đồng giám mục Hoa kỳ. Trang mạng này có mục đích cung ứng công cụ cho các giáo xứ nhằm hướng dẫn giáo dân đáp ứng với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Điểm đặc trưng của trang mạng Giáo huấn Công giáo về Đời sống Kinh tế (www.usccb.org/jphd/economiclife) là đưa ra bản tổng hợp 10 điểm liên quan đến khuôn khổ đời sống kinh tế theo tinh thần Kitô giáo. Trang mạng này có những lời tuyên bố của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, những câu truyện tường thuật cách thức các nhóm đã thành công trong việc đáp ứng với cuộc khủng hoảng ra sao, cũng như các đoạn video và podcasts.
Đức giám mục William Murphy thuộc Trung tâm Rockville ở New York, đồng thời là chủ tịch Ủy ban về Công lý Xã hội và Phát triển Con người của Hội đồng giám mục Hoa kỳ, đã phác thảo một chủ đề trọng tâm của trang mạng này trong một lá thư gửi cho các nhà lãnh đạo toàn quốc: “Cuộc khủng hoảng này liên quan đến nhiều lãnh vực chứ không phải chỉ có những vấn đề kỹ thuật và kinh tế, nhưng có ảnh hưởng to lớn trên con người và có những chiều kích luân thường đạo lý rõ rệt, ảnh hưởng và chiều kích đó phải là trọng tâm thảo luận và quyết định xem phương cách để tiến tới phải như thế nào.
“Nhiều gia đình mất nhà cửa. Tiền dành dụm để hưu dưỡng lâm vào rủi ro. Nhiều người mất công ăn việc làm và các phúc lợi. Những cải biến, cấu trúc và biện pháp sửa chữa về kinh tế phải đặt mục tiêu căn bản là bảo vệ cuộc sống và phẩm giá con người.”
John Carr, giám đốc điều hành của Ủy ban nói trên, nói rằng trang mạng này có mục tiêu là giáo dục người Công giáo để họ hiểu biết cuộc khủng hoảng kinh tế này dưới ánh sáng những giáo huấn của Giáo hội.
Ông cho biết: “Một trong những chủ đề trọng tâm của giáo huấn đó là phẩm giá của con người phải luôn luôn đi trước. Đây là thông điệp hy vọng giữa thời buổi khó khăn về kinh tế.”
Anh em Phan sinh khai mạc Tổng Tu nghị lần thứ 187
Phan Du Sinh
16:13 27/05/2009
Anh em Phan sinh khai mạc Tổng Tu nghị lần thứ 187
Anh em Phan sinh đang tụ họp tại Assisi để tham dự Tổng Tu nghị lần thứ 187 của Hội Dòng trong dịp cử hành kỷ niệm 800 ngày thánh Phanxicô thành lập nhóm đầu tiên.
Đại diện cho 15.000 tu sĩ đang hoạt động trên hơn 110 quốc gia, 181 anh em (152 Đại biểu và 29 anh em trợ giúp bao gồm các thông dịch viên và phụ tá) đã đến tuần qua để khởi sự cuộc hội họp kéo dài một tháng. Tổng Tu nghị kết thúc vào ngày 20 tháng Sáu.
Anh em Phan sinh bàn luận chủ đề "Verbum Domini nuntiantes in universo mundo" (Loan báo Tin mừng của Chúa trên khắp trần gian).
Anh em hợp thành đoàn rước, cùng nhau đi vào Thánh lễ Chúa nhật, trong dịp này vị Tổng Phục vụ đương nhiệm, Cha José Rodríguez Carballo, nhấn mạnh đến nhu cầu loan báo Tin mừng với sức mạnh của thánh Phaolô và chỉ dẫn của thánh Phanxicô, ngay cả những nơi mà việc loan báo tạo nên những vấn đề và gây đau khổ.
Ngài nói trong bài giảng: "Anh em hèn mọn thân mến, hãy ra đi, Thánh Thần của Chúa tiếp tục nói với chúng ta ngày hôm nay, không như là những người nắm giữ chân lý, nhưng như những đầy tớ khiêm tốn, và điều mà anh em đã lãnh nhân nhưng không, hãy cho nhưng không. Hãy ra đi và loan báo cho những người mà anh em gặp thấy trên đường đi và trong các quãng trường thành phố, loan báo địa vị làm con cái của cùng một Cha, những người anh chị em của anh em. Hãy đi và phúc âm hóa, cùng cộng tác với giáo dân, nam và nữ, trẻ lẫn già.”
Cha Rodríguez Carballo đã nhìn nhận, "Chắc chắn sẽ không thiếu những khó khăn nhưng chính Chúa đã nói: 'Hãy can đảm lên. Đừng sợ.'"
Trong tuần lễ thứ hai của Tu nghị, một vị Tổng Phục vụ mới sẽ được bầu lên bởi đa số tuyệt đối, trong sự chứng kiến của một Đặc sứ Tòa Thánh, Đức Hồng y José Saraiva Martins. Tuần lễ thứ ba và thứ tư dành cho việc thảo luận định hướng cho Hội Dòng trong Sáu năm tới.
Nói về sứ điệp
Trong cuộc họp báo ngày 22/5 tại Rooma để giới thiệu Tổng Tu nghị, Cha Rodríguez Carballo đã nhấn mạnh đến "những thách đố truyền giáo," đặc biệt việc hội nhập văn hóa và canh tân ngôn từ của phúc âm hóa: "khiêm tốn hơn, khôn ngoan hơn và bớt vênh vang," và kèm theo chứng tá đời sống.
Ngài nói đến những nỗ lực phúc âm hóa do Dòng thực hiện, không những trong các giáo xứ nhưng còn trong hơn 800 trung tâm giáo dục do anh em phan sinh điều hành.
Vị Tổng Phục vụ ghi nhận rằng thánh Phanxicô "trước tiên là một tín hữu," cho dù nhiều lần Ngài được mô tả như "một nhà cách mạng xã hội và chính trị. Phanxicô là một nhà cách mạng của Tin mừng."
Cuối buổi họp báo, Cha Rodríguez Carballo giới thiệu mề đay kỷ niệm sinh nhật 800 năm của anh chị em phan sinh (1209-2009).
Phan Du Sinh
Anh em Phan sinh đang tụ họp tại Assisi để tham dự Tổng Tu nghị lần thứ 187 của Hội Dòng trong dịp cử hành kỷ niệm 800 ngày thánh Phanxicô thành lập nhóm đầu tiên.
Đại diện cho 15.000 tu sĩ đang hoạt động trên hơn 110 quốc gia, 181 anh em (152 Đại biểu và 29 anh em trợ giúp bao gồm các thông dịch viên và phụ tá) đã đến tuần qua để khởi sự cuộc hội họp kéo dài một tháng. Tổng Tu nghị kết thúc vào ngày 20 tháng Sáu.
Anh em Phan sinh bàn luận chủ đề "Verbum Domini nuntiantes in universo mundo" (Loan báo Tin mừng của Chúa trên khắp trần gian).
Anh em hợp thành đoàn rước, cùng nhau đi vào Thánh lễ Chúa nhật, trong dịp này vị Tổng Phục vụ đương nhiệm, Cha José Rodríguez Carballo, nhấn mạnh đến nhu cầu loan báo Tin mừng với sức mạnh của thánh Phaolô và chỉ dẫn của thánh Phanxicô, ngay cả những nơi mà việc loan báo tạo nên những vấn đề và gây đau khổ.
Ngài nói trong bài giảng: "Anh em hèn mọn thân mến, hãy ra đi, Thánh Thần của Chúa tiếp tục nói với chúng ta ngày hôm nay, không như là những người nắm giữ chân lý, nhưng như những đầy tớ khiêm tốn, và điều mà anh em đã lãnh nhân nhưng không, hãy cho nhưng không. Hãy ra đi và loan báo cho những người mà anh em gặp thấy trên đường đi và trong các quãng trường thành phố, loan báo địa vị làm con cái của cùng một Cha, những người anh chị em của anh em. Hãy đi và phúc âm hóa, cùng cộng tác với giáo dân, nam và nữ, trẻ lẫn già.”
Cha Rodríguez Carballo đã nhìn nhận, "Chắc chắn sẽ không thiếu những khó khăn nhưng chính Chúa đã nói: 'Hãy can đảm lên. Đừng sợ.'"
Trong tuần lễ thứ hai của Tu nghị, một vị Tổng Phục vụ mới sẽ được bầu lên bởi đa số tuyệt đối, trong sự chứng kiến của một Đặc sứ Tòa Thánh, Đức Hồng y José Saraiva Martins. Tuần lễ thứ ba và thứ tư dành cho việc thảo luận định hướng cho Hội Dòng trong Sáu năm tới.
Nói về sứ điệp
Trong cuộc họp báo ngày 22/5 tại Rooma để giới thiệu Tổng Tu nghị, Cha Rodríguez Carballo đã nhấn mạnh đến "những thách đố truyền giáo," đặc biệt việc hội nhập văn hóa và canh tân ngôn từ của phúc âm hóa: "khiêm tốn hơn, khôn ngoan hơn và bớt vênh vang," và kèm theo chứng tá đời sống.
Ngài nói đến những nỗ lực phúc âm hóa do Dòng thực hiện, không những trong các giáo xứ nhưng còn trong hơn 800 trung tâm giáo dục do anh em phan sinh điều hành.
Vị Tổng Phục vụ ghi nhận rằng thánh Phanxicô "trước tiên là một tín hữu," cho dù nhiều lần Ngài được mô tả như "một nhà cách mạng xã hội và chính trị. Phanxicô là một nhà cách mạng của Tin mừng."
Cuối buổi họp báo, Cha Rodríguez Carballo giới thiệu mề đay kỷ niệm sinh nhật 800 năm của anh chị em phan sinh (1209-2009).
Phan Du Sinh
Đài phát thanh Vatican bắt đầu nhận quảng cáo thương mại.
Nguyễn Long Thao
17:24 27/05/2009
VATICAN 26/05/09. _ Giám đốc đài Phát Thanh Vatican, LM Federico Lombardi, và Đức Giám Mục Renato Boccardo, Bộ Trưởng Điều Hành Quốc Gia Vatican, cùng với ông Chủ Tịch công ty điện lực Enel của Ý, đã mở cuộc họp báo tại Roma vào ngày hôm nay để loan báo đài phát thanh Vatican, tiếng nói chính thức của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, sẽ bắt đầu có thêm phần quảng cáo thương mại kể từ đầu tháng 7 năm 2009.
Mục đích phần quảng cáo, theo như LM Giám Đốc Đài Phát Thanh, là để gây quỹ hoạt động cho đài. Kinh phí hàng năm của đài phát thanh Vatican là 30 triệu dollars tương đương vớ 21.4 triêu Euros.
Các giới chức trong ngành truyền thông của Tòa Thánh cũng cho biết là kế hoạch quảng cáo thương mại hiện nay mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm và sẽ thiết lập một cơ quan nghiên cứu để bảo đảm nội dung cũng như xếp đặt phần quảng cáo sao cho phù hợp với đạo đức Công Giáo và các chương trình phát thanh.
Quảng cáo đầu tiên sẽ là quảng cáo của công ty điện lực Enel của Ý, được phát đi bằng 5 ngôn ngữ khác nhau trên 105 kênh từ tháng 7 đến hết tháng 9.
Đài Phát Thanh Vatican, thường được dân chúng Âu Châu gọi là Tiếng Nói Đức Giáo Hoàng được thành lập từ năm 1931 là một trong những đài lâu đời nhất trên thế giới do nhà bác họ Marconi thiết kế, có làn sóng rất mạnh có thể truyền tiếng nói tới những vùng xa xôi bên ngoài nước Ý.
Hiện nay đài phát thanh Vatican dùng các làn sóng ngắn, làn sóng trung bình, làn sóng dài, kể cả làn sóng FM. Chương trình phát thanh cũng được đưa lên Internet.
Hầu hết tất cả các nước trên thế giới đều có thể nghe được chương trình của đài phát thanh Vatican.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã chấp thuận chương trình thử nghiệm quảng cáo trên đài phát thanh Vatican.
Mục đích phần quảng cáo, theo như LM Giám Đốc Đài Phát Thanh, là để gây quỹ hoạt động cho đài. Kinh phí hàng năm của đài phát thanh Vatican là 30 triệu dollars tương đương vớ 21.4 triêu Euros.
Các giới chức trong ngành truyền thông của Tòa Thánh cũng cho biết là kế hoạch quảng cáo thương mại hiện nay mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm và sẽ thiết lập một cơ quan nghiên cứu để bảo đảm nội dung cũng như xếp đặt phần quảng cáo sao cho phù hợp với đạo đức Công Giáo và các chương trình phát thanh.
Quảng cáo đầu tiên sẽ là quảng cáo của công ty điện lực Enel của Ý, được phát đi bằng 5 ngôn ngữ khác nhau trên 105 kênh từ tháng 7 đến hết tháng 9.
Đài Phát Thanh Vatican, thường được dân chúng Âu Châu gọi là Tiếng Nói Đức Giáo Hoàng được thành lập từ năm 1931 là một trong những đài lâu đời nhất trên thế giới do nhà bác họ Marconi thiết kế, có làn sóng rất mạnh có thể truyền tiếng nói tới những vùng xa xôi bên ngoài nước Ý.
Hiện nay đài phát thanh Vatican dùng các làn sóng ngắn, làn sóng trung bình, làn sóng dài, kể cả làn sóng FM. Chương trình phát thanh cũng được đưa lên Internet.
Hầu hết tất cả các nước trên thế giới đều có thể nghe được chương trình của đài phát thanh Vatican.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã chấp thuận chương trình thử nghiệm quảng cáo trên đài phát thanh Vatican.
Giáo hội Công giáo Congo công bố kế hoạch 144 triệu mỹ kim nhằm giúp các nhân AIDS
Peter Nguyễn Minh Trung
18:17 27/05/2009
KINSHASA (CNA) - Giáo hội Công giáo nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Congo vừa mới tuyên bố một kế hoạch quyên góp lên đến 144 triệu USD cho Caritas Congo để phục vụ bệnh nhân HIV/AIDS trong chương trình kéo dài 3 năm. Nhiều người nhiễm HIV là phụ nữ và do bị cưỡng hiếp.
Caritas cho biết các quỹ của tổ chức này sẽ được sử dụng cho việc giáo dục, ngăn chặn, chữa trị, chăm sóc và hoạt động chống lại căn bệnh thế kỷ.
Ở Congo có đến 450.000 người bị nhiễm HIV, trong số đó hơn 50.000 là trẻ em.
Miền Đông của nước này có khoảng 1.5 triệu người đã phải bỏ chạy khỏi quê nhà vì xung đột. Điều đó khiến cho số trẻ em và phụ nữ bị bỏ lại không có khả năng kháng cự tệ nạn hiếp dâm và nhiễm HIV. Năm 2006, chỉ riêng tại tỉnh miền Nam Kivu đã có hơn 27.000 trường hợp bị tấn công nhằm thỏa mãn tình dục. Khoảng 10-12% phụ nữ bị cưỡng đoạt đó nhiễm HIV.
Các kế hoạch cho chương trình 144 triệu USD trên được soạn thảo bởi các tham dự viên đến từ 47 giáo phận trong cả nước Congo. Caritas cho hay mạng lưới rộng khắp của Giáo hội Công giáo sẽ cung cấp các hỗ trợ cộng đồng những nơi không có cơ sở hạ tầng về y tế.
Tiến sĩ Bruno Miteyo, Giám đốc Caritas Congo, đã trình bày chương trình này tại cuộc hội thảo của các Giám mục Congo ở Kinshasa hồi đầu tháng. Ông nói, hàng triệu người nhiễm HIV/AIDS sẽ được ích lợi từ chương trình.
Cũng tại cuộc hội thảo, đại diện của chính phủ Congo cũng nêu bật các tổ chức tôn giáo như Giáo hội Công giáo đóng một vai trò mạnh mẽ trong việc điều hành và ngăn chặn sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS.
Đức ông Robert J. Vitillo, chuyên viên cố vấn đặc biệt của Caritas Quốc tế về HIV/AIDS, cũng đã tham dự trong cuộc hội thảo ở Kinshasa. Đức ông thuật lại kinh nghiệm cuộc viếng thăm các bệnh nhân ở Bệnh viện Mama Yemo như thế nào. Nơi đó, 60% các bệnh nhân thuộc Khoa nội tiết đều bị nhiễm HIV.
Đức ông nói thêm: "Giám đốc bệnh viện cho tôi biết là các bệnh nhân ở đó đều chỉ có thể trông cậy vào những trợ giúp đặc biệt về mặt xã hội, tinh thần, trị liệu và hỗ trợ khác từ các tổ chức của Giáo hội Công giáo."
"Trong kế hoạch chống AIDS mới này, Giáo hội tại Congo sẽ cung cấp tất cả nguồn lực, chuyên môn, kinh nghiệm và thậm chí còn xa hơn thế để hoàn tất chương trình đề ra. Chúng ta hy vọng chính phủ, các cơ quan quốc tế và những nhà hảo tâm sẽ hỗ trợ thêm những nguồn lực họ có cho Caritas Congo để Caritas Congo thi hành trọn vẹn sự ủy thác lớn lao này."
Đức ông Vitillo nói tiếp: "Những vụ cưỡng bức một cách có hệ thống được gọi là "hành động chiến tranh" đã gây nên biết bao thương tổn lớn lao cho các phụ nữ, những người vốn đã thiếu thốn nghiêm trọng những kiểm soát cuộc sống cho riêng mình và không được sống trọn vẹn phẩm giá cao quý Thiên Chúa ban tặng nay lại phải mang trong mình căn bệnh HIV."
Caritas cho biết các quỹ của tổ chức này sẽ được sử dụng cho việc giáo dục, ngăn chặn, chữa trị, chăm sóc và hoạt động chống lại căn bệnh thế kỷ.
Ở Congo có đến 450.000 người bị nhiễm HIV, trong số đó hơn 50.000 là trẻ em.
Miền Đông của nước này có khoảng 1.5 triệu người đã phải bỏ chạy khỏi quê nhà vì xung đột. Điều đó khiến cho số trẻ em và phụ nữ bị bỏ lại không có khả năng kháng cự tệ nạn hiếp dâm và nhiễm HIV. Năm 2006, chỉ riêng tại tỉnh miền Nam Kivu đã có hơn 27.000 trường hợp bị tấn công nhằm thỏa mãn tình dục. Khoảng 10-12% phụ nữ bị cưỡng đoạt đó nhiễm HIV.
Các kế hoạch cho chương trình 144 triệu USD trên được soạn thảo bởi các tham dự viên đến từ 47 giáo phận trong cả nước Congo. Caritas cho hay mạng lưới rộng khắp của Giáo hội Công giáo sẽ cung cấp các hỗ trợ cộng đồng những nơi không có cơ sở hạ tầng về y tế.
Tiến sĩ Bruno Miteyo, Giám đốc Caritas Congo, đã trình bày chương trình này tại cuộc hội thảo của các Giám mục Congo ở Kinshasa hồi đầu tháng. Ông nói, hàng triệu người nhiễm HIV/AIDS sẽ được ích lợi từ chương trình.
Cũng tại cuộc hội thảo, đại diện của chính phủ Congo cũng nêu bật các tổ chức tôn giáo như Giáo hội Công giáo đóng một vai trò mạnh mẽ trong việc điều hành và ngăn chặn sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS.
Đức ông Robert J. Vitillo, chuyên viên cố vấn đặc biệt của Caritas Quốc tế về HIV/AIDS, cũng đã tham dự trong cuộc hội thảo ở Kinshasa. Đức ông thuật lại kinh nghiệm cuộc viếng thăm các bệnh nhân ở Bệnh viện Mama Yemo như thế nào. Nơi đó, 60% các bệnh nhân thuộc Khoa nội tiết đều bị nhiễm HIV.
Đức ông nói thêm: "Giám đốc bệnh viện cho tôi biết là các bệnh nhân ở đó đều chỉ có thể trông cậy vào những trợ giúp đặc biệt về mặt xã hội, tinh thần, trị liệu và hỗ trợ khác từ các tổ chức của Giáo hội Công giáo."
"Trong kế hoạch chống AIDS mới này, Giáo hội tại Congo sẽ cung cấp tất cả nguồn lực, chuyên môn, kinh nghiệm và thậm chí còn xa hơn thế để hoàn tất chương trình đề ra. Chúng ta hy vọng chính phủ, các cơ quan quốc tế và những nhà hảo tâm sẽ hỗ trợ thêm những nguồn lực họ có cho Caritas Congo để Caritas Congo thi hành trọn vẹn sự ủy thác lớn lao này."
Đức ông Vitillo nói tiếp: "Những vụ cưỡng bức một cách có hệ thống được gọi là "hành động chiến tranh" đã gây nên biết bao thương tổn lớn lao cho các phụ nữ, những người vốn đã thiếu thốn nghiêm trọng những kiểm soát cuộc sống cho riêng mình và không được sống trọn vẹn phẩm giá cao quý Thiên Chúa ban tặng nay lại phải mang trong mình căn bệnh HIV."
Năm Thánh Giacôbê Tông Đồ
Bùi Hữu Thư
22:29 27/05/2009
Năm Thánh Giacôbê Tông Đồ
SANTIAGO DE COMPOSTELA, Tây Ba Nha, 27, tháng 5, 2009 (Zenit.org).- Tổng Giám Mục Santiago de Compostela đã chính thức tuyên bố năm 2010 là “Năm Thánh Giacôbê”, được cử hành hàng năm vào ngày Chúa Nhật Lễ Thánh Giacôbê Tông Đồ Cả.
Thánh Giacôbê (tiếng Tây Ba Nha là Santiago) là quan thầy nước Tây Ban Nha. Lễ kính ngài là 25 tháng 7. Ngày lễ này trùng vào ngày Chúa Nhật 14 lần trong mỗi thế kỷ, khiến cho có 14 Năm Thánh. Ngày lễ sang năm sẽ là ngày khởi sự Năm Thánh lần thứ hai trong thiên niên kỷ thứ ba.
Trong một cuộc họp báo ngày thứ hai vừa qua, Tổng Giám Mục Julián Barrio mời gọi các tín hữu Tây Ban Nha và trên toàn thể Âu Châu, và các đại lục khác “đến hành hương tại mộ Thánh Giacôbê để tuyên xưng đức tin nơi Chúa Kitô Phục Sinh và nhận lãnh tràn đầy lòng thương xót Chúa như một biểu tượng của tình yêu Chúa dành cho mỗi người."
Đức Cha cũng trình bầy một tông thư có tên, “Hành hương, Đức Tin và Chứng Nhân của Chúa Kitô Phục Sinh." Lá thư được dùng như một loại lịch trình cho các khách hành hương đến Santiago. Lá thư chú trọng đến kinh nghiệm của hai môn đệ trên đường Emmaus.
Theo truyền thống thì Thánh Giacôbê tong đồ giảng đạo tại Tây Ban Nha và mộ của ngài nằm tại Santiago de Compostela.
Một trong các biến cố chính của Năm Thánh sẽ là một cuộc Hành Hương với Thánh Giá của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào tháng 8. Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ được tổ chức tại thủ đô Madrid, Tây Ban Nha năm 2011
Tin Giáo Hội Việt Nam
Các Cộng Đoàn CGVN tại Pháp Khóa gặp gỡ XIII: chia sẻ Bác ái gia đình và Xã hội
Trần Văn Cảnh
00:56 27/05/2009
MỤC VỤ GIỚI TRƯỞNG THÀNH
Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp Khóa gặp gỡ XIII từ 21 đến 24/05/2008 tại ORSAY
NGÀY CHIA SẺ BÁC ÁI GIA ĐÌNH & XÃ HỘI, 23/05/2008
Orsay, 23.05.2005 - Ngày thứ ba của Đại Hội Mục Vụ Giới Trưởng Thành của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Pháp, khóa 13, họp tại Orsay, ngoại ô Nam Paris, từ 21 đến 24.05.2009. Các đại biểu đã trao đổi về « Bác Ái trong gia đình » với lời gợi ý của Gs Trần Văn Cảnh và về « Bác Ái trong xã hội » với lời gợi ý của Bs Đoàn Quốc Khánh. Buổi tối, sáu nhóm, mỗi nhóm đóng góp « Văn nghệ Đức Ái » qua các hình thức: thơ, ca, vũ, nhạc, kịch. Nhưng trước đó, sau điểm tâm, các đại biểu đã chụp hình kỷ niệm Hội Thảo Mục Vụ Trưởng Thành, Khóa XIII.
1. Trao đổi về Đức Ái trong gia đình
Đề nghị một tiếp cận quản lý để gợi ý thực hiện « Đức Ái trong gia đình » giáo sư Cảnh nhắc đến 6 nguyên tắc cư xử của Tôn Tử: Chính Đạo, Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tướng tài, pháp chế nghiêm minh. Theo ông, cách hành động này có cái hay là thay vì ngồi đó mà than vãn, trách móc, người ta sẽ lấy thái độ tích cực, cải sửa, giải quyết. Vấn đề nào cũng có một giải quyết. Bất toàn, mới lạ, khó khăn,... mình đều có thể tìm ra giải đáp. Đem chiến lược Tôn Tử cải tiến việc thực hiện đức ái trong gia đình, Gs Cảnh đề nghị đại hội thảo luận về Đức Ái trong gia đình qua 3 vấn nạn, để xác tín cái chính đạo của Đức Ái, để biết mình phải làm gì ở bậc mình và làm thế nào ?
Tại sao phải thực hiện đức ái trong gia đình ? Ba trả lời đã được gợi ý: Vì Đức ái là 1 trong 3 nền tảng của đạo công giáo. Vì Đức Ái là 1 trong những diệu pháp có thể phục hồi và cải tiến gia đình. Vì thực hiện Đức Ái là cách hay nhất để chuẩn bị cử hành Nam Thánh 2010. Kết luận: Thực hiện Bác Ái Gia Đình là chính đạo, có thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Phải thực hiện Đức Ái Gia Đình thế nào ? Tuỳ vai trò. Từ vợ đến chồng, thì phải tha thứ, tôn trọng, chung thủy, phục vụ vô vị lợi. Từ chồng đến vợ thì, vì bình đẳng, cũng tương tự, nghĩa là phải tha thứ, tôn trọng, chung thủy, phục vụ vô vị lợi. Từ cha mẹ đến con cái, thì phải dưỡng nuôi, giáo dục, đáp ứng nhu cầu, (và có một điều mà chúng ta hay quên, nhưng giáo lý công giáo rất rõ rệt, là) tôn trọng nhân vị của con cái. Từ con cái đến cha mẹ, thì phải biết tôn kính, hiếu thảo, vâng lời và có trách nhiệm giúp đỡ, nhất là khi các ngài già cả. Kết luận: Mỗi bậc trong gia đình đều có những việc bác ái riêng biệt phải thực hiện.
Làm sao để cải tiến việc thực hiện Đức Ái Gia đình ? Gs Cảnh giới thiệu 4 phương pháp: Phương pháp cải tiến bánh xe Deming PDCA, Phương pháp Dự Án, Phương pháp tầm rộng lý do (đồ hình Ishikawa), và Phương pháp đào sâu nguyên nhân (Cây nguyên nhân).
Kết luận: Người công giáo có thái độ quản trị thì, bất kể hoàn cảnh và môi trường nào, ngay cả trong gia đình, và nhất là trong gia đình:
- Bác ái trong tâm tình: chấp nhận, kính trọng, đón nhận, dâng hiến, tìm hiểu khách quan, trách nhiệm, cải tiến
- Bác ái trong lời nói: khích lệ, an ủi, thông cảm khích lệ, lời xây dựng, phân tích
- Bác ái trong hành động: hòa giải, phục vụ, chia sẻ, quyết định, giải quyết
Và để gợi ý làm việc cho 6 nhóm thảo luận, Gs Cảnh đề nghị mỗi nhóm làm việc trên một đề tài riêng:
1. Nhóm 1: Cải tiến Đức Ái bất toàn do chồng cho vợ (lý do rộng)
2. Nhóm 2: Phải tôn trọng con cái trong đức ái, tại sao ? thế nào ?
3. Nhóm 3: Cải tiến Đức Ái bất toàn do vợ cho chồng (đào sâu nguyên nhân)
4. Nhóm 4: Bái ái gia đình có phải là bằng mọi cách làm đẹp lòng người ta, chiều chuộng, nịnh bợ, tùng phục, mà bất chấp sự thật ? bất chấp công bình ? bất chấp đâo lý ?
5. Nhóm 5: Cải tiến Đức Ái bất toàn do cha mẹ cho con cái (lý do rộng)
6. Nhóm 6: Cải tiến Đức Ái bất toàn do con cái choc ha mẹ (đào sâu nguyên nhân)
2. Trao đổi về Đức Ái trong xã hội
Sau trưa, Bs Khánh gợi ý cho đại hội thảo luận về « Đức Ái trong xã hội. ». Ba ý tưởng căn bản đã được Bs Khánh nêu ra: Có cần phải thực hiện công bằng đã, rồi hãy làm bác ái sau không ? Theo mẫu thức bác ái xã hội của thông điệp « Thiên Chúa là Tình Yêu », thì phải thực hiện bác ái xã hội như thế nào ? Những hội đoàn người Việt ở Orléans-Loirêt đã thực hiện bác ái xã hội như thế nào ?
Theo Bs Khánh, « Kể từ thế kỷ thứ 19, đã nổi lên sự chống đối hoạt động bác ái xã hội của Hội Thánh, đặc biệt với sự phát triển của học thuyết Mác- xít: họ nói người nghèo không cần bác ái xã hội, nhưng cần công bằng. Những công tác xã hội bố thí – là một hình thức để người giàu tránh bổn phận theo công bằng và xoa dịu lương tâm, trong khi vẫn củng cố địa vị của họ và bác đọat quyền lợi của người nghèo. Thuyết Mácxít đã ảo tưởng khi xem cuộc cách mạng thế giới và tập thể hóa các phương tiện sản xuất như một thuốc chữa kỳ diệu cho vấn đề xã hội, bởi trong hoàn cảnh phức tạp của thế giới hôm nay, sự tăng trưởng của một kinh tế toàn cầu hóa, sự tiến bộ vượt bậc của các phương tiện thông tin đại chúng (thông qua công nghệ điện toán…) và các phương tiện chuyên chở, việc bác ái xã hội đã mang tính cách tòan cầu:
- Vấn đề nghèo khổ của con người mang tính cách tòan cầu,
- Việc giải cứu sự nghèo khổ của con người cũng mang tính cách tòan cầu,
- Một yêu cầu thực tiễn trước hết là sự phối kết các nỗ lực bác ái xã hội, không phân biệt quốc gia, chủng tộc, ý thức hệ chính tri, tôn giáo, trình độ (xem TCLTY, số 30).
Ngày nay, đâu còn ai nghi ngờ vai trò và sự cần thiết của việc bác ái xã hội, kể cả những nhà lãnh đạo CS. Cũng vì ý thức vai trò cần thiết của việc bác ái xã hội, nên hiện nay không chỉ có các tổ chức của các tôn giáo, mà còn nhiều cơ quan của các đoàn thể phi tôn giáo, phi chính phủ dấn thân vào công tác này ».
Nếu là cần thiết thì phải thực hiện. Vấn đề là phải thực hiện làm sao ? theo mẫu thức nào ? Bs Khánh giới thiệu mẫu thức của thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu. « Thông điệp mượn dụ ngôn người Samari nhân hậu, nhằm giới thiệu mẫu thức bác ái xã hội, xưa và nay (Luc 10,30-37) - một việc bác ái xã hội hết sưc hữu hiệu, đòi hỏi xử lý khoa học và chuyên môn, khôn ngoan và tốn kém. Thông điệp nhấn mạnh: các tổ chức bác ái của Hội Thánh phải làm hết khả năng để có sẵn các phương tiện, nhất là nhân sự. Theo đó khả năng nghề nghiệp là điều cần thiết đầu tiên và căn bản - thứ nữa còn cần đến tình người, sự quan tâm cua con tim, để người được chăm sóc cảm nhận được sự phong phú của nhân phẩm nơi họ (số 31). Và qua đó, dẫu không áp đặt người được gíup đỡ vào niềm tin vào Thiên Chúa và Hội Thánh, nhưng khi cần cũng phải cho họ có cơ hội nhìn ra Thiên Chúa và găp gỡ Thiên Chúa » (số 31).
Và để việc lời gợi ý thực hiện bác ái xã hội được cụ thể, Bs Khánh đã giới thiệu vài hoạt động ở Orléans-Loirêt: « Trên phương diện hội đòan của Orléans / Loiret: qua Pháp năm 1978, một trong những nỗ lưc chính của chúng tôi là thiết lập hội đoàn theo tinh thần đạo luật 1901, bởi thiết nghi chỉ với sự đồng tâm của các hội viên, chúng ta mới có thể thưc hiện nhiều công tác xã hội, nhất là trong giai đoạn tranh tối tranh sáng này: vấn đề thuyền nhân, hội nhập, thăm người nghèo, giúp đỡ người mới tơi trong công ăn việc làm, dạy tiếng Việt cho các em, kèm tiếng Pháp cho người lơn. Công việc rất nhiêu khê, phiền tạp, vì số hội viên lương giáo qúa it. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thể hiện nhiều công tác bác ái có tầm mức.
Từ khi bầu khí hội đoàn đươm màu sắc chính trị, khoảng năm 1982, thì nhiều công tác bác ái xã hội giảm thiểu rõ rệt. Sự chia rẽ giứa các hội viên đã làm phân hóa nhiều tiềm năng và nỗ lực của chúng tôi. Hiện chỉ còn hai hội, với sự tham gia của nhiều anh chị em Công giáo: hội Arche des Enfants nhằm gíup các trẻ em, khoảng 112 em tại Sài gòn, mà vì sinh kế cha mẹ không thể quán xuyến các em ban ngày được - hội Association pour le développement médical au VN, quy tu khoảng 600 hội viên (trên toàn nươc Pháp) đã thể hiện nhiều công tác y khoa nhân đạo thật đáng khâm phuc. Dù mang khẩu hiệu trao đổi kỹ thuật y khoa, nhưng cũng không quên những khu bùn lầy nươc đọng, ‘vùng sâu vùng xa, tây nguyên. Riêng anh em Công giáo thì chỉ còn khoảng 10 gia đình sinh hoat, nhưng nhờ một vài bà ‘Martha và Veronica ‘, chín đại chủng sinh VN, nên những sinh hoạt chính như Thánh lễ đầu tháng và một vài công tác xã hội vẫn cố gắng duy trì. Sẽ có một hội viên đảm trách hội Tobia (tài liệu do giáo xứ Paris trao tặng) ».
Để kết luận, Bs Khánh đã đưa ra 2 câu hỏi để gợi ý thảo luận cho 6 nhóm:
1) Theo qúy anh chị và theo thông điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu, đâu là mẫu thức (paradigme) phải thực hiện và đặc tính của việc bác ái xã hội Công giáo ?
2) Làm thế nào đào tạo người thi hành công tác bác ái xã hội theo thông điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu ?
3. Văn Nghệ Đức Ái
Để kết thúc bốn bài học tập: Đức Ái theo thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, Đức Ái trong Công Đoàn, Đức Ái Trong Gia Đình và Đức Ái trong xã hội, Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành đã đưa vào chương trình một « Tối Văn Nghệ Đức Ái ». Sư Huynh Trần Công Lao đã tiết lộ như vậy khi giới thiệu chương trình văn nghệ. Sư Huynh còn nhấn mạnh thêm rằng: « Khi mà mình có thể diễn tả điều mình đã học hiểu ra bằng thơ, ca, vũ, nhạc, kịch, thì lúc đó, điều mình đã học hiểu dườnh như đã thấm vào tâm não, vào cơ thể của mình rồi vậy ».
Tất cả, 13 màn chính đã được 6 nhóm trình diễn, đều nhiều ít nói về « Đức Ái ». Đặc biệt 5 màn trình diễn sau đây đã trực tiếp gợi hứng từ những bài thuyết trình:
1. Hoạt cảnh « Lòng mẹ ».
2. Kịch « Giết chó khuyên chồng ».
3. Hoạt Cảnh « Kính Chúa Yêu Ngườỉ.
4. Bi hài kịch « Gia đình bác hai ».
5. Diễn nguyện « Người Samaritanô nhân hậu ».
Cha Tổng Tuyên Úy Hà Quang Minh cám ơn những nghệ nhân tài ba, khéo diễn tả Phúc Âm Đức Ái qua Văn hóa Việt Nam. Ngài chúc mọi người một giấc ngủ an lành.
Trong tâm tư, đi về phòng mình, người thì nhớ lại Lời Chúa: “Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đạ thương yêu anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau” (Gioan, 13, 34-35)
Người thì lẩm bẩm bài ca « Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào,… »
Kẻ khác lại trầm tư trong ý tưởng « phải hiếu thảo nuôi dưỡng cha mẹ già, phải tôn trọng nhân vị của con cái »
Người khác lại thỏa thuê, tràn đầy vui sướng trong bài ca kinh chiều « Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa í a ».
Paris, ngày 26 tháng 05 năm 2009
Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp Khóa gặp gỡ XIII từ 21 đến 24/05/2008 tại ORSAY
NGÀY CHIA SẺ BÁC ÁI GIA ĐÌNH & XÃ HỘI, 23/05/2008
Orsay, 23.05.2005 - Ngày thứ ba của Đại Hội Mục Vụ Giới Trưởng Thành của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Pháp, khóa 13, họp tại Orsay, ngoại ô Nam Paris, từ 21 đến 24.05.2009. Các đại biểu đã trao đổi về « Bác Ái trong gia đình » với lời gợi ý của Gs Trần Văn Cảnh và về « Bác Ái trong xã hội » với lời gợi ý của Bs Đoàn Quốc Khánh. Buổi tối, sáu nhóm, mỗi nhóm đóng góp « Văn nghệ Đức Ái » qua các hình thức: thơ, ca, vũ, nhạc, kịch. Nhưng trước đó, sau điểm tâm, các đại biểu đã chụp hình kỷ niệm Hội Thảo Mục Vụ Trưởng Thành, Khóa XIII.
1. Trao đổi về Đức Ái trong gia đình
Đề nghị một tiếp cận quản lý để gợi ý thực hiện « Đức Ái trong gia đình » giáo sư Cảnh nhắc đến 6 nguyên tắc cư xử của Tôn Tử: Chính Đạo, Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tướng tài, pháp chế nghiêm minh. Theo ông, cách hành động này có cái hay là thay vì ngồi đó mà than vãn, trách móc, người ta sẽ lấy thái độ tích cực, cải sửa, giải quyết. Vấn đề nào cũng có một giải quyết. Bất toàn, mới lạ, khó khăn,... mình đều có thể tìm ra giải đáp. Đem chiến lược Tôn Tử cải tiến việc thực hiện đức ái trong gia đình, Gs Cảnh đề nghị đại hội thảo luận về Đức Ái trong gia đình qua 3 vấn nạn, để xác tín cái chính đạo của Đức Ái, để biết mình phải làm gì ở bậc mình và làm thế nào ?
Tại sao phải thực hiện đức ái trong gia đình ? Ba trả lời đã được gợi ý: Vì Đức ái là 1 trong 3 nền tảng của đạo công giáo. Vì Đức Ái là 1 trong những diệu pháp có thể phục hồi và cải tiến gia đình. Vì thực hiện Đức Ái là cách hay nhất để chuẩn bị cử hành Nam Thánh 2010. Kết luận: Thực hiện Bác Ái Gia Đình là chính đạo, có thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Phải thực hiện Đức Ái Gia Đình thế nào ? Tuỳ vai trò. Từ vợ đến chồng, thì phải tha thứ, tôn trọng, chung thủy, phục vụ vô vị lợi. Từ chồng đến vợ thì, vì bình đẳng, cũng tương tự, nghĩa là phải tha thứ, tôn trọng, chung thủy, phục vụ vô vị lợi. Từ cha mẹ đến con cái, thì phải dưỡng nuôi, giáo dục, đáp ứng nhu cầu, (và có một điều mà chúng ta hay quên, nhưng giáo lý công giáo rất rõ rệt, là) tôn trọng nhân vị của con cái. Từ con cái đến cha mẹ, thì phải biết tôn kính, hiếu thảo, vâng lời và có trách nhiệm giúp đỡ, nhất là khi các ngài già cả. Kết luận: Mỗi bậc trong gia đình đều có những việc bác ái riêng biệt phải thực hiện.
Làm sao để cải tiến việc thực hiện Đức Ái Gia đình ? Gs Cảnh giới thiệu 4 phương pháp: Phương pháp cải tiến bánh xe Deming PDCA, Phương pháp Dự Án, Phương pháp tầm rộng lý do (đồ hình Ishikawa), và Phương pháp đào sâu nguyên nhân (Cây nguyên nhân).
Kết luận: Người công giáo có thái độ quản trị thì, bất kể hoàn cảnh và môi trường nào, ngay cả trong gia đình, và nhất là trong gia đình:
- Bác ái trong tâm tình: chấp nhận, kính trọng, đón nhận, dâng hiến, tìm hiểu khách quan, trách nhiệm, cải tiến
- Bác ái trong lời nói: khích lệ, an ủi, thông cảm khích lệ, lời xây dựng, phân tích
- Bác ái trong hành động: hòa giải, phục vụ, chia sẻ, quyết định, giải quyết
Và để gợi ý làm việc cho 6 nhóm thảo luận, Gs Cảnh đề nghị mỗi nhóm làm việc trên một đề tài riêng:
1. Nhóm 1: Cải tiến Đức Ái bất toàn do chồng cho vợ (lý do rộng)
2. Nhóm 2: Phải tôn trọng con cái trong đức ái, tại sao ? thế nào ?
3. Nhóm 3: Cải tiến Đức Ái bất toàn do vợ cho chồng (đào sâu nguyên nhân)
4. Nhóm 4: Bái ái gia đình có phải là bằng mọi cách làm đẹp lòng người ta, chiều chuộng, nịnh bợ, tùng phục, mà bất chấp sự thật ? bất chấp công bình ? bất chấp đâo lý ?
5. Nhóm 5: Cải tiến Đức Ái bất toàn do cha mẹ cho con cái (lý do rộng)
6. Nhóm 6: Cải tiến Đức Ái bất toàn do con cái choc ha mẹ (đào sâu nguyên nhân)
2. Trao đổi về Đức Ái trong xã hội
Sau trưa, Bs Khánh gợi ý cho đại hội thảo luận về « Đức Ái trong xã hội. ». Ba ý tưởng căn bản đã được Bs Khánh nêu ra: Có cần phải thực hiện công bằng đã, rồi hãy làm bác ái sau không ? Theo mẫu thức bác ái xã hội của thông điệp « Thiên Chúa là Tình Yêu », thì phải thực hiện bác ái xã hội như thế nào ? Những hội đoàn người Việt ở Orléans-Loirêt đã thực hiện bác ái xã hội như thế nào ?
Theo Bs Khánh, « Kể từ thế kỷ thứ 19, đã nổi lên sự chống đối hoạt động bác ái xã hội của Hội Thánh, đặc biệt với sự phát triển của học thuyết Mác- xít: họ nói người nghèo không cần bác ái xã hội, nhưng cần công bằng. Những công tác xã hội bố thí – là một hình thức để người giàu tránh bổn phận theo công bằng và xoa dịu lương tâm, trong khi vẫn củng cố địa vị của họ và bác đọat quyền lợi của người nghèo. Thuyết Mácxít đã ảo tưởng khi xem cuộc cách mạng thế giới và tập thể hóa các phương tiện sản xuất như một thuốc chữa kỳ diệu cho vấn đề xã hội, bởi trong hoàn cảnh phức tạp của thế giới hôm nay, sự tăng trưởng của một kinh tế toàn cầu hóa, sự tiến bộ vượt bậc của các phương tiện thông tin đại chúng (thông qua công nghệ điện toán…) và các phương tiện chuyên chở, việc bác ái xã hội đã mang tính cách tòan cầu:
- Vấn đề nghèo khổ của con người mang tính cách tòan cầu,
- Việc giải cứu sự nghèo khổ của con người cũng mang tính cách tòan cầu,
- Một yêu cầu thực tiễn trước hết là sự phối kết các nỗ lực bác ái xã hội, không phân biệt quốc gia, chủng tộc, ý thức hệ chính tri, tôn giáo, trình độ (xem TCLTY, số 30).
Ngày nay, đâu còn ai nghi ngờ vai trò và sự cần thiết của việc bác ái xã hội, kể cả những nhà lãnh đạo CS. Cũng vì ý thức vai trò cần thiết của việc bác ái xã hội, nên hiện nay không chỉ có các tổ chức của các tôn giáo, mà còn nhiều cơ quan của các đoàn thể phi tôn giáo, phi chính phủ dấn thân vào công tác này ».
Nếu là cần thiết thì phải thực hiện. Vấn đề là phải thực hiện làm sao ? theo mẫu thức nào ? Bs Khánh giới thiệu mẫu thức của thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu. « Thông điệp mượn dụ ngôn người Samari nhân hậu, nhằm giới thiệu mẫu thức bác ái xã hội, xưa và nay (Luc 10,30-37) - một việc bác ái xã hội hết sưc hữu hiệu, đòi hỏi xử lý khoa học và chuyên môn, khôn ngoan và tốn kém. Thông điệp nhấn mạnh: các tổ chức bác ái của Hội Thánh phải làm hết khả năng để có sẵn các phương tiện, nhất là nhân sự. Theo đó khả năng nghề nghiệp là điều cần thiết đầu tiên và căn bản - thứ nữa còn cần đến tình người, sự quan tâm cua con tim, để người được chăm sóc cảm nhận được sự phong phú của nhân phẩm nơi họ (số 31). Và qua đó, dẫu không áp đặt người được gíup đỡ vào niềm tin vào Thiên Chúa và Hội Thánh, nhưng khi cần cũng phải cho họ có cơ hội nhìn ra Thiên Chúa và găp gỡ Thiên Chúa » (số 31).
Và để việc lời gợi ý thực hiện bác ái xã hội được cụ thể, Bs Khánh đã giới thiệu vài hoạt động ở Orléans-Loirêt: « Trên phương diện hội đòan của Orléans / Loiret: qua Pháp năm 1978, một trong những nỗ lưc chính của chúng tôi là thiết lập hội đoàn theo tinh thần đạo luật 1901, bởi thiết nghi chỉ với sự đồng tâm của các hội viên, chúng ta mới có thể thưc hiện nhiều công tác xã hội, nhất là trong giai đoạn tranh tối tranh sáng này: vấn đề thuyền nhân, hội nhập, thăm người nghèo, giúp đỡ người mới tơi trong công ăn việc làm, dạy tiếng Việt cho các em, kèm tiếng Pháp cho người lơn. Công việc rất nhiêu khê, phiền tạp, vì số hội viên lương giáo qúa it. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thể hiện nhiều công tác bác ái có tầm mức.
Từ khi bầu khí hội đoàn đươm màu sắc chính trị, khoảng năm 1982, thì nhiều công tác bác ái xã hội giảm thiểu rõ rệt. Sự chia rẽ giứa các hội viên đã làm phân hóa nhiều tiềm năng và nỗ lực của chúng tôi. Hiện chỉ còn hai hội, với sự tham gia của nhiều anh chị em Công giáo: hội Arche des Enfants nhằm gíup các trẻ em, khoảng 112 em tại Sài gòn, mà vì sinh kế cha mẹ không thể quán xuyến các em ban ngày được - hội Association pour le développement médical au VN, quy tu khoảng 600 hội viên (trên toàn nươc Pháp) đã thể hiện nhiều công tác y khoa nhân đạo thật đáng khâm phuc. Dù mang khẩu hiệu trao đổi kỹ thuật y khoa, nhưng cũng không quên những khu bùn lầy nươc đọng, ‘vùng sâu vùng xa, tây nguyên. Riêng anh em Công giáo thì chỉ còn khoảng 10 gia đình sinh hoat, nhưng nhờ một vài bà ‘Martha và Veronica ‘, chín đại chủng sinh VN, nên những sinh hoạt chính như Thánh lễ đầu tháng và một vài công tác xã hội vẫn cố gắng duy trì. Sẽ có một hội viên đảm trách hội Tobia (tài liệu do giáo xứ Paris trao tặng) ».
Để kết luận, Bs Khánh đã đưa ra 2 câu hỏi để gợi ý thảo luận cho 6 nhóm:
1) Theo qúy anh chị và theo thông điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu, đâu là mẫu thức (paradigme) phải thực hiện và đặc tính của việc bác ái xã hội Công giáo ?
2) Làm thế nào đào tạo người thi hành công tác bác ái xã hội theo thông điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu ?
3. Văn Nghệ Đức Ái
Để kết thúc bốn bài học tập: Đức Ái theo thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, Đức Ái trong Công Đoàn, Đức Ái Trong Gia Đình và Đức Ái trong xã hội, Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành đã đưa vào chương trình một « Tối Văn Nghệ Đức Ái ». Sư Huynh Trần Công Lao đã tiết lộ như vậy khi giới thiệu chương trình văn nghệ. Sư Huynh còn nhấn mạnh thêm rằng: « Khi mà mình có thể diễn tả điều mình đã học hiểu ra bằng thơ, ca, vũ, nhạc, kịch, thì lúc đó, điều mình đã học hiểu dườnh như đã thấm vào tâm não, vào cơ thể của mình rồi vậy ».
Tất cả, 13 màn chính đã được 6 nhóm trình diễn, đều nhiều ít nói về « Đức Ái ». Đặc biệt 5 màn trình diễn sau đây đã trực tiếp gợi hứng từ những bài thuyết trình:
1. Hoạt cảnh « Lòng mẹ ».
2. Kịch « Giết chó khuyên chồng ».
3. Hoạt Cảnh « Kính Chúa Yêu Ngườỉ.
4. Bi hài kịch « Gia đình bác hai ».
5. Diễn nguyện « Người Samaritanô nhân hậu ».
Cha Tổng Tuyên Úy Hà Quang Minh cám ơn những nghệ nhân tài ba, khéo diễn tả Phúc Âm Đức Ái qua Văn hóa Việt Nam. Ngài chúc mọi người một giấc ngủ an lành.
Trong tâm tư, đi về phòng mình, người thì nhớ lại Lời Chúa: “Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đạ thương yêu anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau” (Gioan, 13, 34-35)
Người thì lẩm bẩm bài ca « Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào,… »
Kẻ khác lại trầm tư trong ý tưởng « phải hiếu thảo nuôi dưỡng cha mẹ già, phải tôn trọng nhân vị của con cái »
Người khác lại thỏa thuê, tràn đầy vui sướng trong bài ca kinh chiều « Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa í a ».
Paris, ngày 26 tháng 05 năm 2009
Sinh viên Công Giáo đi thăm trại phong Quả Cảm
SVGTHN
03:36 27/05/2009
HÀ NỘI - Bạn có tâm tình nào, hành động nào để yêu như Chúa yêu, trước những thảm cảnh trên thế giới? Các thai nhi vô tội bị giết hại? Các trẻ em khuyết tật, mồ côi, lang thang, cơ nhỡ...? Và những người gần bên bạn, bạn làm gì để yêu họ như Chúa yêu?
Xem hình ảnh
Có một người bạn đã nói rằng: Mỗi ngày làm một việc cụ thể để thể hiện tình yêu như Chúa yêu đối với người sống cạnh bạn.
Một lần về thăm trại phong Quả Cảm, được tiếp xúc, chia sẻ với các em, bạn T (SVCGBN) đã rất cảm động và hứa là sẽ quay trở lại thăm các em và sẽ mua quà, đồ chơi. Một lời hứa tưởng chừng có thể cho qua đi trong gió thoảng, nhưng nếu biết coi trọng thực hiện thì sẽ là một món quà vô giá không gì có thể mua được.
Cũng là sinh viên, lại sống xa nhà, số tiền mà gia đình gửi lên cũng chỉ vừa đủ cho những sinh hoạt hàng ngày, nên điều này quả thật khó khăn. Nhưng với tình yêu, bạn T đã tự tay trang trí những quả trứng và bán để lấy tiền mua quà cho các em dù việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và sự khéo léo. Một hành động thật nhỏ bé, nhưng tình yêu mà bạn T dành cho các em nhỏ nơi này thật đáng đáng khâm phục và để cho chúng ta học tập.
Chính vì vậy, ngày thứ 7 (23/05/2009), Nhóm SVCG Bắc Ninh, Di Trạch, Công Nghiệp thuộc hội sinh viên Công giáo TGP Hà Nội đã tới thăm các em thiếu nhi ở trại phong Quả Cảm-Bắc Ninh. Có thể nói đây không phải lần đầu tiên chúng tôi được về thăm trại phong, nhưng những xúc cảm mà mỗi lần được tới mảnh đất này luôn dâng trào trong trái tim mỗi bạn sinh viên. Được sinh ra trong no ấm đủ đầy, và đặc biệt là được may mắn hơn các em nhỏ ở Quả Cảm, chúng tôi nhiều khi không thể hiểu hết được những mặc cảm của các em, những thiếu thốn về tình cảm, những cái nhìn của người ngoài đối với các em... Chính những điều đó làm cho tâm hồn các em bị tổn thương, tan vỡ. Bằng tình yêu Thiên Chúa, bằng sự yêu thương, sự sẻ chia, nhóm SVCG, nhân ngày tết thiếu nhi mùng 1-6, các bạn SVCG đã tới thăm, tổ chức một chương trình tết thiếu nhi cho các em trước. Chúng tôi đã được giao lưu, vui chơi, văn nghệ, chơi trò chơi, đốt lửa trại, trao quà cho các em...
Những món quà tuy thật nhỏ bé, nhưng là tình cảm của các bạn sinh viên, là tình yêu Chúa Giê-su thể hiện nơi những người anh em mình. Chuyến đi, tuy ngắn ngủi nhưng đã mang lại cho các em nhỏ Quả Cảm niềm vui, tạo cho trại phong không khí nhiệt huyết của tuổi trẻ, xóa tan bóng mây mờ ảm đạm thường ngày, sự tẻ nhạt, và cô quạnh của không gian. Nhìn những nụ cười trên môi các bé khiến lòng mỗi người chúng tôi ấm lên…
Qua chuyến đi, mỗi bạn sinh viên chúng tôi cũng học hỏi và nhận thức được nhiều điều ý nghĩa, được chia sẻ và cảm thông, được yêu thương và phục vụ, được hy sinh và hiến thân trong tình yêu thương.
Xem hình ảnh
Có một người bạn đã nói rằng: Mỗi ngày làm một việc cụ thể để thể hiện tình yêu như Chúa yêu đối với người sống cạnh bạn.
Một lần về thăm trại phong Quả Cảm, được tiếp xúc, chia sẻ với các em, bạn T (SVCGBN) đã rất cảm động và hứa là sẽ quay trở lại thăm các em và sẽ mua quà, đồ chơi. Một lời hứa tưởng chừng có thể cho qua đi trong gió thoảng, nhưng nếu biết coi trọng thực hiện thì sẽ là một món quà vô giá không gì có thể mua được.
Cũng là sinh viên, lại sống xa nhà, số tiền mà gia đình gửi lên cũng chỉ vừa đủ cho những sinh hoạt hàng ngày, nên điều này quả thật khó khăn. Nhưng với tình yêu, bạn T đã tự tay trang trí những quả trứng và bán để lấy tiền mua quà cho các em dù việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và sự khéo léo. Một hành động thật nhỏ bé, nhưng tình yêu mà bạn T dành cho các em nhỏ nơi này thật đáng đáng khâm phục và để cho chúng ta học tập.
Chính vì vậy, ngày thứ 7 (23/05/2009), Nhóm SVCG Bắc Ninh, Di Trạch, Công Nghiệp thuộc hội sinh viên Công giáo TGP Hà Nội đã tới thăm các em thiếu nhi ở trại phong Quả Cảm-Bắc Ninh. Có thể nói đây không phải lần đầu tiên chúng tôi được về thăm trại phong, nhưng những xúc cảm mà mỗi lần được tới mảnh đất này luôn dâng trào trong trái tim mỗi bạn sinh viên. Được sinh ra trong no ấm đủ đầy, và đặc biệt là được may mắn hơn các em nhỏ ở Quả Cảm, chúng tôi nhiều khi không thể hiểu hết được những mặc cảm của các em, những thiếu thốn về tình cảm, những cái nhìn của người ngoài đối với các em... Chính những điều đó làm cho tâm hồn các em bị tổn thương, tan vỡ. Bằng tình yêu Thiên Chúa, bằng sự yêu thương, sự sẻ chia, nhóm SVCG, nhân ngày tết thiếu nhi mùng 1-6, các bạn SVCG đã tới thăm, tổ chức một chương trình tết thiếu nhi cho các em trước. Chúng tôi đã được giao lưu, vui chơi, văn nghệ, chơi trò chơi, đốt lửa trại, trao quà cho các em...
Những món quà tuy thật nhỏ bé, nhưng là tình cảm của các bạn sinh viên, là tình yêu Chúa Giê-su thể hiện nơi những người anh em mình. Chuyến đi, tuy ngắn ngủi nhưng đã mang lại cho các em nhỏ Quả Cảm niềm vui, tạo cho trại phong không khí nhiệt huyết của tuổi trẻ, xóa tan bóng mây mờ ảm đạm thường ngày, sự tẻ nhạt, và cô quạnh của không gian. Nhìn những nụ cười trên môi các bé khiến lòng mỗi người chúng tôi ấm lên…
Qua chuyến đi, mỗi bạn sinh viên chúng tôi cũng học hỏi và nhận thức được nhiều điều ý nghĩa, được chia sẻ và cảm thông, được yêu thương và phục vụ, được hy sinh và hiến thân trong tình yêu thương.
Thánh lễ gặp gỡ giữa sinh viên và các anh chị cựu của nhóm SVCG Nam Định
SVCG Nam Định
05:02 27/05/2009
HÀ NỘI - Năm nay đã là năm thứ 3 tôi là sinh viên. Nhanh thật! Nhưng tôi vẫn nhớ mãi không quên được ngày đầu tiên tôi đến tham gia nhóm SVCG Nam Định. Ngày đó tôi bỡ ngỡ lạ lùng, ngày đó mỗi người đều rất xa lạ với tôi. Và ngày đó tôi chỉ dám đứng nhìn mọi người nói chuyện, vui đùa.
Xem hình ảnh
Bây giờ đối với tôi đã khác. Tôi không còn đứng nhìn mọi người đùa vui mỗi lần họp nhóm nữa mà đã cùng bày trò trêu chọc mọi người, tôi không còn cảm giác xa lạ, sợ sệt khi tiếp xúc với các anh chị trong nhóm nữa. Đối với tôi, nhóm SVCG Nam Định là gia đình thứ hai của tôi. Đã giúp tôi trưởng thành hơn trong đời sống đức tin khi lần đầu tiên bước chân xa nhà.
Tôi tin rằng đó không chỉ là cảm xúc của riêng tôi mà đó là cảm xúc chung của tất cả các thành viên trong nhóm. Bạn biết tại sao tôi lại nói thế không? Khi tôi bước chân vào nhóm tôi đã rất thắc mắc, tại sao đây là nhóm của sinh viên mà mỗi lần đi họp có rất nhiều anh chị đi làm vẫn đến? thời gian trôi đi những thắc mắc trong lòng tôi cũng được trả lời. Và tôi tự hứa với mình nếu sau nay ra trường tôi cũng sẽ cố gắng tham gia các buổi sinh hoạt của nhóm như các anh chị bây giờ! Để có một truyền thống tốt đẹp như thế nhóm tôi đã có sự cố gắng rất nhiều.
Ngày 24/5/2009 vừa qua là một ngày không đẹp trời. Nắng chiều buông xuống như muốn thiêu đốt từng con người bước chân ra đường. Trời đổ nắng xuống, mặt đường hất nắng lên. Làm sao đây? 2h chiều nhóm tôi đã hẹn gặp mặt nhau tại nhà nguyện Têresa ở Nhà thờ Lớn Hà Nội cùng các anh chị cựu sinh viên, sinh hoạt và tổ chức lễ cầu bình an cho công việc – học tập – gia đình. Lưỡng lự hồi lâu tôi cũng quyết định đi sau một hồi suy nghĩ, nhóm tôi ít chỉ được khoảng 30 người, nếu tôi không đi sẽ càng ít hơn và sẽ mất một dịp vui được gặp mọi người. Tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều người không chịu được nắng mà ở nhà. Tôi đến nhà thờ vẫn chưa có ai. Lo lắng…hẹn 2h mà bây giờ 2h kém10 vẫn một mình tôi. Hôm nay có tổ chức được không đây? Sau một hồi chờ đợi cuối cùng cũng chỉ hơn chục người nhưng dù ít thì chúng tôi cũng vẫn tổ chức vì tất cả mọi việc đã được anh trưởng nhóm anh Trung năng động và những thành viên nhiệt tình như anh Thịnh, anh Nghinh…lo liệu sắp xếp. Lác đác có vài anh chị cựu sinh viên. Và đã đến giờ sinh hoạt. Trong niềm hân hoan của bài hát Gặp Gỡ Đức Kito, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt bước vào. Thật bất ngờ hôm nay chúng tôi lại được Ngài chia sẻ. Một người đứng đầu trong tổng giáo phận, Ngài bận trăm công ngàn việc mà vẫn đến chia sẻ với một nhóm sinh viên nhỏ như chúng tôi. “Xin cho con biết lắng nghe lời Ngài dạy con trong đêm tối. Xin cho con biết lắng nghe lời Ngài dạy con lúc lẻ loi”. Đức TGM đã chia sẻ với chúng tôi về 2 từ “sinh viên” và việc học. Trong mịt mùng phức tạp của xã hội ngày nay, những sinh viên xa nhà rất dễ bị cuốn vào những con đường tội lỗi vì thế những người sinh viên không phải chỉ biết trau dồi kiến thức mà còn phải luôn trau dồi đạo đức nhất là những sinh viên Công giáo. Sinh viên là cần toàn diện về mọi mặt. “Lời Ngài là ánh sáng đời con. Lời Ngài đổi mới cho cuộc đời. Lời Ngài đượm chất ngất niềm tin. Lời Ngài hạnh phúc cho đời con”Chúng tôi ngồi nghe Đức TGM chia sẻ và tôi nghĩ rằng sau bài chia sẻ của Ngài mỗi người chúng tôi sẽ trưởng thành hơn trong nhận thức rất nhiều.
Sau khi gặp Đức TGM,chúng tôi bước vào học hát để chuản bị Thánh lễ. Ít người mà sao giọng hát to thế này? Từ nãy giờ ngồi nghe Đức TGM chia sẻ chăm chú, tôi đã không biết rằng các anh chị đến rất đông rồi. Phải chăng lời Đức TGM có sức hút mạnh thế sao? Thánh lễ đã bắt đầu! Bất ngờ nối tiếp bất ngờ làm mọi người cứ tròn xoe đôi mắt ngước nhìn. Chúng tôi được Đức Cha Phụ tá Laurenso Chu Văn Minh chủ sự. Các Ngài phải lo trăm công ngàn việc mà vẫn quan tâm đến nhóm nhỏ chúng tôi làm mỗi thành viên đều rất xúc động. Thánh lễ diễn ra thật trang nghiêm! Sao hôm nay mọi người hát hay thật và …đúng nhạc. Để chuẩn bị cho Thánh lễ, nhóm đã tổ chức một buổi tập hát sau Thánh lế Chúa Giêsu lên Trời nhưng hôm ấy chỉ vài người ngồi tự tập với nhau ở sân nhà thờ Thái Hà. Không đàn, không người dạy hát và hát …sai nhạc. Nhưng hôm nay ai cũng cố gắng hết mình để Thánh Lễ thành công, dâng lên Chúa những lời ca hay nhất.Bài giảng của Đức Cha phụ tá hôm nay cũng thật ý nghĩa. Ngài nói về nụ cười. Tiếng cười rất quan trọng với mỗi người trong cuộc sống. Dù khó khăn, dù buồn đau đến đâu nhưng nếu ta bật lên được tiếng cười mọi việc biết đâu sẽ tan biến hết. Nghe từng lời giảng của Ngài tôi cứ nghĩ đến cuộc sống của chính mình. Đúng là có những lúc tôi đã buồn, đã khóc rất nhiều nhưng buồn và khóc xong có giải quyết được gì đâu hay lại chỉ làm cho mình buồn thêm. Phải chi lúc đấy tôi cười lên biết đâu mọi chuyện sẽ tốt hơn. Chúa cho chúng ta nụ cười tươi như Thiên thần, tại sao chúng ta cứ phải rầu rĩ? Tôi thấm thía từng lời Ngài nói.Từ giây phút này tôi sẽ cố thực hiện theo những gì Ngài dạy. Kết lễ Ngài cũng nhắc nhở chúng tôi nhiều điều. Mảnh đất Nam Định là cái nôi sinh ra rất nhiều người tài cả về Đạo và Đời. Nơi ấy có Tú Xương, nơi ấy có Nguyễn Bính, Văn Cao,…và nơi ấy có pháp trường Bảy Mẫu với gần một nửa các vị thánh Tử Đạo ở đây. Ngài nhắc chúng tôi phải sống xứng đáng với cha ông chúng ta, lấy các Ngài là mẫu gương trong cuộc đời mỗi chúng ta.
Sau lễ chúng tôi có tổ chức một bữa tiệc nhỏ gặp mặt mọi người. Đức Cha phụ tá đã ở lại tham dự cùng chúng tôi. Ngài gần gũi, ân cần hỏi thăm từng người một. Nhìn khuôn mặt thân quen của mỗi người. Ngài lại cố đoán xem là con cháu ai vì Ngài cũng là người Nam Định. Điều ấy cho thế hệ trẻ như chúng tôi thấy rằng trước đây Ngài cũng rất quan tâm đến từng gia đình trong giáo xứ. Các anh chị cựu sinh viên đến rất đông có khi còn đông hơn cả sinh viên chúng tôi, có chị đang có bầu nhưng vẫn đến sinh hoạt. Nhóm SVCG Nam định đúng là gia đình thứ hai của mỗi thành viên.
Tôi đã từng nghe một bạn ở nhóm SVCG khác nói bạn thích cái chất của nhóm sinh viên công giáo Nam Định, nhỏ thôi nhưng mọi người luôn đoàn kết gắn bó, các anh chị cựu sinh viên dù bận rộn đến đâu vẫn quan tâm đến nhóm, sát cánh cùng các em trên con đường Đức Tin đưa nhóm SVCG Nam Định ngày càng trở nên vững mạnh hơn.
Xem hình ảnh
Bây giờ đối với tôi đã khác. Tôi không còn đứng nhìn mọi người đùa vui mỗi lần họp nhóm nữa mà đã cùng bày trò trêu chọc mọi người, tôi không còn cảm giác xa lạ, sợ sệt khi tiếp xúc với các anh chị trong nhóm nữa. Đối với tôi, nhóm SVCG Nam Định là gia đình thứ hai của tôi. Đã giúp tôi trưởng thành hơn trong đời sống đức tin khi lần đầu tiên bước chân xa nhà.
Tôi tin rằng đó không chỉ là cảm xúc của riêng tôi mà đó là cảm xúc chung của tất cả các thành viên trong nhóm. Bạn biết tại sao tôi lại nói thế không? Khi tôi bước chân vào nhóm tôi đã rất thắc mắc, tại sao đây là nhóm của sinh viên mà mỗi lần đi họp có rất nhiều anh chị đi làm vẫn đến? thời gian trôi đi những thắc mắc trong lòng tôi cũng được trả lời. Và tôi tự hứa với mình nếu sau nay ra trường tôi cũng sẽ cố gắng tham gia các buổi sinh hoạt của nhóm như các anh chị bây giờ! Để có một truyền thống tốt đẹp như thế nhóm tôi đã có sự cố gắng rất nhiều.
Ngày 24/5/2009 vừa qua là một ngày không đẹp trời. Nắng chiều buông xuống như muốn thiêu đốt từng con người bước chân ra đường. Trời đổ nắng xuống, mặt đường hất nắng lên. Làm sao đây? 2h chiều nhóm tôi đã hẹn gặp mặt nhau tại nhà nguyện Têresa ở Nhà thờ Lớn Hà Nội cùng các anh chị cựu sinh viên, sinh hoạt và tổ chức lễ cầu bình an cho công việc – học tập – gia đình. Lưỡng lự hồi lâu tôi cũng quyết định đi sau một hồi suy nghĩ, nhóm tôi ít chỉ được khoảng 30 người, nếu tôi không đi sẽ càng ít hơn và sẽ mất một dịp vui được gặp mọi người. Tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều người không chịu được nắng mà ở nhà. Tôi đến nhà thờ vẫn chưa có ai. Lo lắng…hẹn 2h mà bây giờ 2h kém10 vẫn một mình tôi. Hôm nay có tổ chức được không đây? Sau một hồi chờ đợi cuối cùng cũng chỉ hơn chục người nhưng dù ít thì chúng tôi cũng vẫn tổ chức vì tất cả mọi việc đã được anh trưởng nhóm anh Trung năng động và những thành viên nhiệt tình như anh Thịnh, anh Nghinh…lo liệu sắp xếp. Lác đác có vài anh chị cựu sinh viên. Và đã đến giờ sinh hoạt. Trong niềm hân hoan của bài hát Gặp Gỡ Đức Kito, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt bước vào. Thật bất ngờ hôm nay chúng tôi lại được Ngài chia sẻ. Một người đứng đầu trong tổng giáo phận, Ngài bận trăm công ngàn việc mà vẫn đến chia sẻ với một nhóm sinh viên nhỏ như chúng tôi. “Xin cho con biết lắng nghe lời Ngài dạy con trong đêm tối. Xin cho con biết lắng nghe lời Ngài dạy con lúc lẻ loi”. Đức TGM đã chia sẻ với chúng tôi về 2 từ “sinh viên” và việc học. Trong mịt mùng phức tạp của xã hội ngày nay, những sinh viên xa nhà rất dễ bị cuốn vào những con đường tội lỗi vì thế những người sinh viên không phải chỉ biết trau dồi kiến thức mà còn phải luôn trau dồi đạo đức nhất là những sinh viên Công giáo. Sinh viên là cần toàn diện về mọi mặt. “Lời Ngài là ánh sáng đời con. Lời Ngài đổi mới cho cuộc đời. Lời Ngài đượm chất ngất niềm tin. Lời Ngài hạnh phúc cho đời con”Chúng tôi ngồi nghe Đức TGM chia sẻ và tôi nghĩ rằng sau bài chia sẻ của Ngài mỗi người chúng tôi sẽ trưởng thành hơn trong nhận thức rất nhiều.
Sau khi gặp Đức TGM,chúng tôi bước vào học hát để chuản bị Thánh lễ. Ít người mà sao giọng hát to thế này? Từ nãy giờ ngồi nghe Đức TGM chia sẻ chăm chú, tôi đã không biết rằng các anh chị đến rất đông rồi. Phải chăng lời Đức TGM có sức hút mạnh thế sao? Thánh lễ đã bắt đầu! Bất ngờ nối tiếp bất ngờ làm mọi người cứ tròn xoe đôi mắt ngước nhìn. Chúng tôi được Đức Cha Phụ tá Laurenso Chu Văn Minh chủ sự. Các Ngài phải lo trăm công ngàn việc mà vẫn quan tâm đến nhóm nhỏ chúng tôi làm mỗi thành viên đều rất xúc động. Thánh lễ diễn ra thật trang nghiêm! Sao hôm nay mọi người hát hay thật và …đúng nhạc. Để chuẩn bị cho Thánh lễ, nhóm đã tổ chức một buổi tập hát sau Thánh lế Chúa Giêsu lên Trời nhưng hôm ấy chỉ vài người ngồi tự tập với nhau ở sân nhà thờ Thái Hà. Không đàn, không người dạy hát và hát …sai nhạc. Nhưng hôm nay ai cũng cố gắng hết mình để Thánh Lễ thành công, dâng lên Chúa những lời ca hay nhất.Bài giảng của Đức Cha phụ tá hôm nay cũng thật ý nghĩa. Ngài nói về nụ cười. Tiếng cười rất quan trọng với mỗi người trong cuộc sống. Dù khó khăn, dù buồn đau đến đâu nhưng nếu ta bật lên được tiếng cười mọi việc biết đâu sẽ tan biến hết. Nghe từng lời giảng của Ngài tôi cứ nghĩ đến cuộc sống của chính mình. Đúng là có những lúc tôi đã buồn, đã khóc rất nhiều nhưng buồn và khóc xong có giải quyết được gì đâu hay lại chỉ làm cho mình buồn thêm. Phải chi lúc đấy tôi cười lên biết đâu mọi chuyện sẽ tốt hơn. Chúa cho chúng ta nụ cười tươi như Thiên thần, tại sao chúng ta cứ phải rầu rĩ? Tôi thấm thía từng lời Ngài nói.Từ giây phút này tôi sẽ cố thực hiện theo những gì Ngài dạy. Kết lễ Ngài cũng nhắc nhở chúng tôi nhiều điều. Mảnh đất Nam Định là cái nôi sinh ra rất nhiều người tài cả về Đạo và Đời. Nơi ấy có Tú Xương, nơi ấy có Nguyễn Bính, Văn Cao,…và nơi ấy có pháp trường Bảy Mẫu với gần một nửa các vị thánh Tử Đạo ở đây. Ngài nhắc chúng tôi phải sống xứng đáng với cha ông chúng ta, lấy các Ngài là mẫu gương trong cuộc đời mỗi chúng ta.
Sau lễ chúng tôi có tổ chức một bữa tiệc nhỏ gặp mặt mọi người. Đức Cha phụ tá đã ở lại tham dự cùng chúng tôi. Ngài gần gũi, ân cần hỏi thăm từng người một. Nhìn khuôn mặt thân quen của mỗi người. Ngài lại cố đoán xem là con cháu ai vì Ngài cũng là người Nam Định. Điều ấy cho thế hệ trẻ như chúng tôi thấy rằng trước đây Ngài cũng rất quan tâm đến từng gia đình trong giáo xứ. Các anh chị cựu sinh viên đến rất đông có khi còn đông hơn cả sinh viên chúng tôi, có chị đang có bầu nhưng vẫn đến sinh hoạt. Nhóm SVCG Nam định đúng là gia đình thứ hai của mỗi thành viên.
Tôi đã từng nghe một bạn ở nhóm SVCG khác nói bạn thích cái chất của nhóm sinh viên công giáo Nam Định, nhỏ thôi nhưng mọi người luôn đoàn kết gắn bó, các anh chị cựu sinh viên dù bận rộn đến đâu vẫn quan tâm đến nhóm, sát cánh cùng các em trên con đường Đức Tin đưa nhóm SVCG Nam Định ngày càng trở nên vững mạnh hơn.
Ngày Quốc tế Truyền thông Xã hội 2009: Phỏng vấn Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, SDB, Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông Xã hội
+ GM Phêrô Nguyễn Văn Đệ SDB
06:21 27/05/2009
WHĐ – Nhân Ngày Quốc tế Truyền thông Xã hội 2009, để giúp độc giả hiểu thêm về vai trò của Truyền thông Xã hội trong việc rao giảng Tin Mừng của Giáo hội Công giáo Việt Nam hôm nay, website HĐGMVN đã gửi đến Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông Xã hội một vài câu hỏi gợi ý. Sau đây là những câu trả lời của Đức cha.
CÂU HỎI 1: Xin Đức Cha cho biết sơ qua về lịch sử Ngày Quốc Tế Truyền Thông Xã hội, chủ đề và nội dung chính của Sứ điệp Ngày Quốc tế Truyền Thông năm nay.
TRẢ LỜI: Với Giáo hội toàn cầu và thế giới, Ngày Quốc tế Truyền thông Xã hội đã có từ 43 năm nay, nhưng riêng với Giáo hội Việt Nam, đây là lần đầu tiên chúng ta nghe nói đến Ngày Quốc Tế Truyền thông Xã hội tại Việt Nam. Thật vậy, trong phiên họp thường niên lần 1 năm 2009, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mới có quyết định thành lập Ngày Truyền thông Xã hội Công giáo Việt Nam, cử hành vào ngày Chúa nhật lễ Chúa Lên Trời 24/5/2009. Do thời gian quá eo hẹp, Ban Truyển Thông không kịp họp để chuẩn bị cho ngày mừng quan trọng này. Ngày Quốc tế Truyền thông năm tới 2010, Ban Truyền thông sẽ chính thức mừng.
Tôi xin cám ơn Ban Biên tập trang WHĐ đã có những câu hỏi trực tiếp liên quan đến Ngày Quốc Tế Truyền Thông, nhờ đó tôi được làm một công đôi việc vừa trả lời các câu hỏi của Ban Biên tập WHĐ, vừa có dịp phổ biến những gì cần thiết liên quan đến nhiệm vụ Truyền thông.
Với lý do này các câu trả lời của tôi hơi bị dài, xin Ban Biên tập và quý độc giả vui lòng cảm thông. Sau đây tôi xin lược tóm ý nghĩa và sứ điệp Ngày Quốc tế Truyền thông Xã hội trong 43 năm qua!
1. Ý nghĩa Ngày Truyền Thông Xã hội
Qua văn kiện về Truyền thông Xã hội Inter Mirifica (số 18), Công đồng Vaticanô II đã thiết lập ‘Ngày Thế Giới Truyền Thông’. Trong văn kiện này, các Nghị phụ Công đồng nói: “Để việc tông đồ dưới nhiều hình thức của Hội Thánh được hiệu quả hơn trong lãnh vực truyền thông xã hội, mỗi giáo phận trên thế giới, tuỳ theo quyết định của giám mục, hằng năm phải cử hành một ngày lễ để nhắc nhở các tín hữu về bổn phận của họ trong lãnh vực này. Phải xin họ cầu nguyện cho sự thành công của hoạt động tông đồ của Hội Thánh trong lãnh vực này và đóng góp cho mục đích này, các đóng góp của họ phải được sử dụng một cách nghiêm túc để hỗ trợ và đẩy mạnh sự phát triển của các dự án mà Hội Thánh đã khởi xướng vì nhu cầu của toàn thể Hội Thánh.”
Ngày Truyền Thông Xã hội lần đầu tiên được cử hành vào ngày 6 tháng 5, 1968 và kể từ đó nó đã trở thành một sự kiện thường kỳ. Mỗi năm, Toà Thánh đưa ra một chủ đề và Đức Giáo Hoàng công bố một thông điệp đặc biệt cho dịp này, thường được đề ngày 24 tháng 1, lễ Thánh Phanxicô Salê, bổn mạng của các nhà báo Công Giáo.
Hội đồng Giáo hoàng (về Truyền thông) hỗ trợ cho thông điệp này của Giáo Hoàng bằng các bản văn phụng vụ, các bài suy tư và các lời cầu nguyện cho dịp này. Ngày được toàn thế giới công nhận là ngày Chúa Nhật giữa lễ Lên Trời và lễ Hiện Xuống, nhưng mỗi HĐGM hay thậm chí mỗi giáo phận cũng có thể tuỳ nghi chọn ngày riêng cho mình.
Ngày Thế giới Truyền thông là một dịp đặc biệt cho việc Truyền thông mục vụ: Nó cống hiến cơ hội cho các tín hữu hiểu biết về tầm quan trọng của truyền thông xã hội trong sứ mạng và trong hoạt động của Hội Thánh, và kêu gọi họ cầu nguyện cũng như nâng đỡ bằng tinh thần và tài chánh cho việc tông đồ truyền thông.
Nó cống hiến cho Hội Thánh một cơ hội để đánh giá cao và cảm ơn các chuyên gia truyền thông vì việc phục vụ của họ cho cộng đồng. Tại một số nơi, giám mục hay cá nhân các linh mục mời các người truyền thông đến để cám ơn họ và cùng nhau mừng lễ. Những nơi khác sử dụng dịp này để tung ra các dự án mới hay mời gọi dân chúng đóng góp các ý tưởng và gợi ý các đề xuất về truyền thông. Tại một số quốc gia, người ta làm và phân phát các áp phích tuyên truyền; người ta cũng mở các cuộc triển lãm để làm nổi bật mối quan tâm của chủ đề năm ấy. Các cuộc hội thảo và các khoá đào tạo đặc biệt cũng có thể được tổ chức để sử dụng dịp này vào việc đào tạo hay phát hiện các tài năng cho công việc truyền thông của Hội Thánh trong một giáo phận hay một quốc gia.
2. Các Thông điệp Ngày Quốc tế Truyền thông Xã hội
Trong thông điệp cho năm 1992 (Chủ đề: “Rao giảng thông điệp của Đức Kitô trong các phương tiện truyền thông”), ĐGH Gioan Phaolô II đã mô tả mục đích của ngày này như sau:
“Vào ngày này, chúng ta cử hành lễ mừng những phúc lành của khả năng nói, nghe và nhìn, giúp chúng ta ra khỏi tình trạng cô độc và cô đơn để trao đổi với những người sống xung quanh chúng ta các tư tưởng và tình cảm phát sinh trong lòng mình. Chúng ta mừng hồng ân viết và đọc, chúng truyền lại cho chúng ta sự khôn ngoan của tiền nhân, để rồi các kinh nghiệm và suy tư của chính chúng ta lại được lưu truyền cho các thế hệ sau. Rồi, nếu chúng ta ít để ý đến những điều kỳ diệu này, thì chúng ta cũng phải nhìn nhận những điều kỳ diệu còn lạ lùng hơn nữa: ‘những điều kỳ diệu của kỹ thuật mà Thiên Chúa đã định cho thiên tài của loài người khám phá ra’ (IM số 1), những phát minh đã tăng lên vô số trong thời đại chúng ta và đã khuếch đại tiếng nói của chúng ta khiến cho cùng một lúc nó có thể lọt vào tai của những đám đông không thể nào đếm nổi.
Các phương tiện truyền thông - chúng ta không loại trừ một phương tiện nào trong lễ mừng này - là tấm vé vào cửa của mọi người, nam cũng như nữ, để đi vào thị trường đương đại nơi các tư tưởng được nói lên một cách công khai, nơi các ý tưởng được trao đổi, các tin tức được lưu chuyển, và thông tin đủ loại được phát đi và tiếp nhận (xem Redemptoris Missio số 37). Chúng ta ngợi khen Cha trên Trời vì tất cả những hồng ân này, vì ‘mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo’ (Gc 1,17) đều đến từ Người.”
Các chủ đề và các thông điệp cho Ngày Thế giới Truyền thông kể từ năm 1968 đã tạo thành một kho tàng phong phú về các suy nghĩ và các mối quan tâm của Hội Thánh đối với truyền thông xã hội. Một số chủ đề có tác động đặc biệt đối với hoạt động truyền thông mục vụ, như khi chúng liên quan đến gia đình (1969, 1979, 1980, 1991, 1994, 2004), trẻ em (1979) và giới trẻ (1979, 1985), phụ nữ (1996), và người già (1982), cổ võ công lý và hoà bình (1983, 1987, 1988, 2003), và hoà giải (1975); máy tính và Internet (1990, 2002), và rao giảng Tin Mừng (1974, 1992, 2002).
CÂU HỎI 2: Xin Đức Cha cho biết các phương tiện Truyền thông xã hội ngày nay có vai trò nào trong việc loan báo Tin Mừng Cứu độ của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hôm nay.
TRẢ LỜI: Nói đến “ sự cần thiết của các phương tiện Truyền thông trong việc loan báo Tin mừng ”, mà chưa thống nhất với nhau về nguồn gốc, bản chất, nội dung của Truyền thông có liên hệ mật thiết đến Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, thì thật là khó khăn và có thể gây sốc, ngạc nhiên, bỡ ngỡ cho nhiều người! Vì cho tới nay, nhiều người, kể cả một số đông các linh mục, tu sĩ, hình như chưa nghe nói có môn Thần học Truyền thông? Thật sự có môn thần học Truyền thông không? Tại sao Truyền thông lại có liên hệ mật thiết với mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi đến thế?
Thật vậy, nhiều người vẫn chưa xác tín Truyền thông là một thành phần trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.
Xin tóm tắt về thần học Truyền thông như sau: Chúa Cha là Người khởi đầu sự truyền thông, là nguồn của mọi Truyền thông, Chúa Cha tự thông truyền, tự tỏ lộ, tự mạc khải chính mình bằng nhiều kiểu, nhiều cách, qua tạo dựng vũ trụ, qua các tạo vật, qua lịch sử con người... và cuối cùng là qua Con của Người.
Chúa Con là Đấng truyền thông của Chúa Cha, là trung gian, là đỉnh cao của truyền thông Thiên Chúa Cha, ‘Mọi sự của con là của Cha, và mọi sự của Cha là của con’ (Ga 17,10). “Đức Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, mặc khải cho chúng ta thấy đời sống thần linh là một sự truyền thông, chia sẻ. Việc Đức Giêsu chia sẻ chính mình và mọi sự thật phát xuất từ sự chia sẻ hoàn toàn giữa Cha và Con trong Thánh Thần.
Chúa Thánh thần là Đấng giải mã sứ điệp truyền thông của Chúa Cha. Thánh Thần là chia sẻ, là truyền thông. “Khi Thần Sự Thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại...” (Ga 16,13-15).
Trả lời cho câu hỏi các phương tiện Truyền thông xã hội ngày nay có vai trò nào trong việc loan báo Tin Mừng Cứu độ của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hôm nay, giả thiết chúng ta đã phải xác tín những giáo lý căn bản về thần học Truyền thông nói trên, rồi từ đó ta mới đồng tình với Công đồng Vatican II khi công đồng yêu cầu phải tận dụng tất cả mọi phương tiện tân kỳ hiện đại nhất cho việc loan báo Tin Mừng Chúa.
Chính vì thế, Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt dành cho Châu Á họp tại Roma từ 19 tháng 4 đến 14 tháng 5, 1998, đã nói rằng “các phương tiện truyền thông xứng đáng được gọi là Areopagus, “Nghị Trường” của thời đại hôm nay; chính ở đây cũng như trong các lãnh vực khác, Hội Thánh có thể đóng một vai trò tiên tri và khi cần có thể trở thành tiếng nói của những người không có tiếng nói.” Các loại phương tiện truyền thông gồm có:
1. Các phương tiện Truyền thông “ truyền thống”
+ Truyền thông giữa người với người
- Trong Tông huấn Evangelii Nuntiandi (1975), ĐGH Phaolô VI nhắc nhở các người rao giảng Tin Mừng “đừng quên hình thức rao giảng người-cho-người này, nhờ đó lương tâm thâm sâu của một cá nhân được chạm tới bởi một thế giới hoàn toàn độc đáo mà họ nhận được từ một người khác...” Chính Chúa đã sử dụng các cách thức truyền thông như thế, ví dụ như với ông Nicôđêmô, ông Dakêu, người phụ nữ Samaria, và ông Simon người Biệt Phái (EN số 46).
- Phương tiện truyền thông trước hết và trên hết trong việc mục vụ là quan hệ người với người: người ta tìm kiếm nhau và trao đổi cho nhau mọi nhu cầu và tình cảm. Sự truyền thông này chỉ bao gồm những con người và khả năng chia sẻ với nhau. Ngay cả trong thời đại truyền thông đại chúng hay đa phương tiện ngày nay, lối truyền thông này vẫn là cơ bản và hiệu quả nhất.
+ Truyền thông “truyền thống”
- Các phương tiện truyền thông “truyền thống” tồn tại trong mọi nền văn hoá như kể truyện, ca múa, kịch nghệ, và những dòng truyền thông trong cơ cấu xã hội như giữa cha mẹ và con cái, thầy và trò. Một người truyền thông giỏi biết cách vươn ra hay tương quan với những người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau và thậm chí các nền văn hoá khác nhau.
- Trong Công vụ Tông đồ ta thấy thời ấy không có các phương tiện đại chúng hay các kỹ thuật đặc biệt nào cho việc truyền thông. Chính các lời nói bằng miệng, các rao giảng và dạy dỗ và đặc biệt các chứng tá của đời sống cá nhân và cộng đoàn là những cái thuyết phục được người ta và đưa họ đến với đức tin. Đồng thời mọi Kitô hữu tự nhận thấy nhu cầu truyền thông truyền giáo khi họ đi đến bất cứ đâu. Vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, đức tin Kitô đã từ Israel lan tới toàn vùng Địa Trung Hải cho tới Rôma và tới tận Tây Ban Nha.
- Các phương tiện truyền thông được dùng cho việc này chỉ là truyền thông từ người đến người và từ cộng đoàn tới cộng đoàn qua những chứng tá cá nhân, các thư từ và truyện kể.
+ Các phương pháp của Tông huấn Mục vụ Evangelii Nuntiandi (1975, các số 40-48): Tông huấn đã nhắc tới đến bảy phương pháp có liên quan tới cách thức truyền thông, nhưng hầu hết không nhắc đến một phương tiện kỹ thuật nào ngoài một ít sách hay tài liệu giảng dạy. Các phương pháp này dựa trên sự chia sẻ người với người của các cá nhân hay các nhóm như trong các cuộc cử hành phụng vụ.
- Truyền thông bằng dạy giáo lý, giảng, chứng tá và truyền thông người với người thường không cần những dụng cụ hay kỹ thuật đặc biệt nào để truyền thông.
- Phương pháp cơ bản: Ecclesia in Asia (số 20) đưa ra một hướng cơ bản khi nói rằng “sứ vụ của chính Đức Giêsu cho thấy rõ giá trị của sự tiếp xúc cá nhân, nó đòi người rao giảng Tin Mừng phải lưu tâm tới hoàn cảnh của người nghe để có thể cống hiến những lời rao giảng phù hợp với mức độ trưởng thành của người nghe, với một hình thức và một ngôn ngữ thích hợp. Dưới góc nhìn này, các nghị phụ Thượng Hội Đồng nhiều lần nhấn mạnh nhu cầu phải rao giảng thế nào để lôi cuốn được sự nhạy cảm của các dân tộc Châu Á...”
- Lòng đạo đức bình dân là phương tiện truyền giáo được liệt kê cuối cùng trong Evangelii Nuntiandi. Lòng đạo đức này được xây dựng rất nhiều trên các phương tiện truyền thống như chia sẻ nhóm, hành hương, ca hát, diễn kịch, hoạt cảnh, ca múa hay các phương tiện tương tự để diễn tả “một khát vọng về Thiên Chúa mà chỉ những con người đơn sơ nghèo khổ mới có thể cảm nghiệm. Nó làm cho người ta trở nên quảng đại và có thể hi sinh tới mức anh hùng khi cần phải biểu lộ niềm tin” (Số 48).
- Đây cũng là một trường hợp điển hình cho thấy rằng trong mọi việc truyền thông giữa con người với nhau, các yếu tố cơ bản như lắng nghe, hiểu biết và kính trọng lẫn nhau, và cả sự quan tâm lẫn nhau phải được bộc lộ như thế nào.
- Một sự truyền thông nhân bản trong đó người ta cảm thấy mình được thấu hiểu và được chấp nhận cũng là một cách diễn tả sự truyền thông truyền giáo vì nó phản ánh thái độ nhân bản của Đức Kitô đối với dân chúng, đặc biệt những người nghèo khổ.
- Về cách truyền thông này, các giám mục Châu Á khuyến khích phương pháp kể truyện: “Nên chọn phương pháp kể truyện vì chúng gần gũi với các hình thức văn hoá của Châu Á. Thực vậy, việc rao giảng về Đức Giêsu Kitô có thể được thực hiện một cách hiệu quả nhất nhờ kể truyện về Người, như các sách Tin Mừng đã làm. Các khái niệm siêu hình liên hệ... có thể được bổ sung bằng các bối cảnh có tính quan hệ, lịch sử và vũ trụ hơn” (Ecclesia in Asia số 20).
- Các hình thức và phương pháp khác được dùng trong việc giáo dục không chính qui cũng có giá trị cho việc truyền thông truyền giáo. Chẳng hạn, các câu truyện và các tiêu chuẩn khác nhau để sử dụng chúng có thể rất hữu ích. Kịch nghệ và trò chơi cũng có thể dẫn đến một sự hiểu biết sâu hơn về thông điệp Kitô giáo. Các phương tiện truyền thông truyền thống lâu đời như ca múa, kịch, hành hương và hình ảnh, có thể gọi là ‘truyền thông nhóm,’ là một phần có liên quan và cốt yếu của mọi việc truyền thông truyền giáo.
2. Các phương tiện Truyền thông đại chúng
+ Tông huấn Mục vụ Ecclesia in Africa (1995, số 124)
- ĐGH Gioan Phaolô II nhắc nhở chúng ta thêm rằng “các phương tiện đại chúng hiện đại không chỉ là các dụng cụ truyền thông mà cũng là một thế giới phải được Tin Mừng hóa. Về phương diện thông điệp chúng truyền đi, cần phải bảo đảm rằng chúng truyền bá cái tốt, cái thật và cái đẹp.”
- Ở chỗ này Đức Giáo Hoàng cũng diễn tả sự “quan tâm sâu xa đến nội dung luân lý của rất nhiều chương trình mà các phương tiện truyền thông đang đổ vào Châu Phi. Cách riêng tôi khuyến cáo chống lại những cảnh khiêu dâm và bạo lực đang tràn ngập các nước nghèo này...
- Mọi người Kitô hữu đều phải lo sao để các phương tiện truyền thông là một kênh truyền tải tinh thần Tin Mừng. Nhưng các Kitô hữu là chuyên gia trong lãnh vực này phải đóng một vai trò đặc biệt. Họ có nhiệm vụ bảo đảm rằng các nguyên tắc Kitô giáo phải ảnh hưởng tới việc hành nghề của họ, kể cả trong khâu kỹ thuật và quản lý.”
+ Truyền thông bằng ‘sách báo’ phục vụ Truyền giáo
- Sách có một tầm quan trọng đặc biệt cho việc truyền thông truyền giáo. Trong các Thông điệp ban đầu về Truyền giáo, các ĐGH chủ yếu khuyến khích việc sử dụng sách báo cho việc truyền thông truyền giáo, bởi vì “ai cũng biết rằng báo chí có thể được dùng một cách hiệu quả như thế nào để trình bày sự thật và nhân đức trong chính ánh sáng của chúng và nhờ đó tạo ấn tượng trên tâm trí con người, hay để phơi bày các lý luận sai lạc được nguỵ trang dưới cái vỏ sự thật, hay để bác bỏ một số ý kiến sai lầm nghịch với tôn giáo hay gây thiệt hại lớn về thiêng liêng bằng cách trình bày một cách xuyên tạc các vấn đề gai góc của xã hội.” (Piô XII, Evangelii Praecones, 1951).
- Trung Tâm Thông Tin và Tìm Hiểu:
Tại đây, người ta có thể tìm hiểu về Kinh Thánh, đức tin và đời sống Kitô giáo và thậm chí cũng có thể tham dự các khoá học chuyên môn với sự hỗ trợ của các ấn phẩm. Các trung tâm này thường quảng cáo trên các nhật báo và cả ở những nơi công cộng khác. Chúng sử dụng các áp phích, tờ rơi và các vật liệu thông tin khác để làm cho đức tin Kitô giáo được biết đến và hiểu rõ hơn.
- Các tạp chí chuyên về truyền thông truyền giáo trực tiếp viết cho những người không thuộc về Hội Thánh còn khá hiếm. Chúng có thể gồm các câu truyện mang tính chất Kitô giáo, hay trong tinh thần tiền-rao giảng Tin Mừng, kể lại các sự kiện và nhân vật biểu thị các giá trị, đời sống và niềm tin Kitô giáo.
+ Truyền thông bằng ‘phát sóng: Rađiô và TV’ phục vụ Truyền giáo
- ĐGH Gioan XXIII trong Thông điệp Princeps Pastorum (1959) về Truyền giáo đã mở rộng các lời khuyến khích của các Giáo hoàng tiền nhiệm về việc sử dụng báo chí trong truyền thông truyền giáo bằng cách thêm vào cả việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử: “Phải sử dụng tới mức đầy đủ nhất các phát minh khoa học mới nhất cho việc truyền thông và phát sóng về chân lý.”
- Việc phát sóng trên rađiô và TV có thể được dùng để giảng và trình bày Tin Mừng như được làm bởi nhiều nhóm và nhà giảng thuyết thuộc phái Tin Lành.
Ở đâu được phép có những đài phát sóng tư nhân, các đài này có thể đi vào loại truyền thông này.
- Phát sóng trên truyền thanh và truyền hình có lợi thế đặc biệt là thường hiệu quả hơn trong tiến trình tiền-rao giảng Tin Mừng. Thực ra chúng không phải là rao giảng trực tiếp mà là giúp người ta hiểu và quí chuộng cuộc đời họ trong ánh sáng các giá trị nhân bản và Kitô giáo. Nhờ vậy người ta trở nên mở lòng ra với Kitô giáo hơn và đi theo Đức Kitô bằng con đường riêng của họ.
+ Truyền thông bằng ‘Truyền hình’ phục vụ truyền giáo
- Tại hầu hết các nước Châu Á, ngoại trừ nước Philippines mà phần đa dân số là người Công Giáo, thì việc đưa các chương trình thuần tuý Kitô giáo lên màn hình TV quả là rất khó, trừ một vài dịp đặc biệt như các lễ Giáng Sinh và Phục Sinh. Tại các nước ấy, có lẽ phương thức “thuyết phục gián tiếp” có nhiều cơ may thành công hơn nhưng cũng không dễ thực hiện.
- Vai trò chính của truyền hình trong việc truyền thông truyền giáo thực sự là ở giai đoạn tiền-rao giảng Tin Mừng: chuẩn bị một bầu khí và mảnh đất để đức tin Kitô giáo được dung nạp và có thể được chấp nhận một cách tích cực như một đối tác.
- Về phương diện này, một tường thuật về các nhân cách lỗi lạc như Mẹ Têrêsa Calcutta hay ĐGH Gioan Phaolô II sẽ có tác dụng rất lớn. Một tường thuật về các chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đôi khi tạo được một ảnh hưởng vượt quá một khu vực riêng nào, và trở thành biểu tượng cho khát vọng hoà bình và hiệp nhất của thế giới nếu chẳng hạn ngài đi thăm một đền thờ Hồi Giáo hay các lãnh thổ của Paléttin tại Israel.
+ Truyền thông bằng ‘Phim ảnh’ phục vụ Truyền giáo
- ĐGH Piô XII đã viết trong Thông điệp Miranda Prorsus từ năm 1957 (số 74) vẫn còn giá trị hôm nay cho việc truyền thông truyền giáo: “Điện ảnh... ngày nay phải được kể trong số những phương tiện quan trọng nhất nhờ đó các ý tưởng và khám phá của thời đại chúng ta được biết đến.”
- Khi bình luận về 100 năm Điện Ảnh, ĐGH Gioan Phaolô II trong Thông điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Thông 1995 đã nhắc nhở chúng ta: “Với khả năng to lớn của nó, điện ảnh có thể trở thành một phương tiện mạnh mẽ cho việc rao giảng Tin Mừng. Hội Thánh thúc đẩy các nhà sản xuất, các đạo diễn và mọi người có liên quan, những người tự nhận mình là Kitô hữu và hoạt động trong thế giới phức tạp và độc đáo này của điện ảnh, hãy hành động một cách nhất quán với Đức Tin của mình và có những sáng kiến can đảm... để nhờ hoạt động chuyên nghiệp của họ, thông điệp Kitô giáo với nội dung là Tin Mừng cứu độ cho mọi người có thể hiện diện nhiều hơn trên thế giới.”
- ĐGH nhìn thấy tiềm năng truyền giáo của Điện Ảnh đặc biệt trong mối tương quan giữa phim ảnh và văn hoá. Trong một cuộc tiếp tân ngày 25 tháng 11, 1999 dành cho các nhà sản xuất phim, ngài nói: “Tôi cũng tin tưởng rằng các phim quí vị sản xuất sẽ là một trợ cụ hiệu quả trong cuộc đối thoại cần thiết đang diễn ra giữa văn hoá và đức tin trong thời đại chúng ta. Trong thế giới điện ảnh và truyền hình, nơi đồng qui của lịch sử, nghệ thuật và ngôn ngữ biểu cảm, hoạt động của quí vị trong tư cách là các nhà chuyên môn và là tín hữu, đang tỏ ra đặc biệt cần thiết. Tự chính bản chất của nó, văn hoá là truyền thông: truyền thông của các cá nhân với nhau và của con người với môi trường sống của họ.
+ Truyền thông bằng ‘Video ‘ phục vụ Truyền giáo
- Video mở ra những khả năng mới nhưng cũng đặt ra những thách thức cho việc truyền thông mục vụ của Hội Thánh. Với khả năng ‘chuyển đổi thời gian’ (xem Eilers 2002, tr. 169t.), các sự kiện tôn giáo và các chương trình mang tính mục vụ có thể được xem không chỉ vào thời gian thực tế nhưng cả vào những thời gian thuận tiện đối với người xem. Bằng cách này các sự kiện tôn giáo và các chương trình có giá trị mục vụ có thể được chiếu vào những dịp khác nhau cho các cá nhân và các nhóm tuỳ theo nhu cầu hay sở thích của họ.
- Video còn cống hiến các cơ hội đặc biệt để sử dụng trong mục vụ như huấn giáo, giảng dạy tôn giáo và sinh động hoá, để làm sáng tỏ một mối quan tâm hay để cung cấp đề tài suy tư. Các chương trình về cầu nguyện và linh đạo, về các địa danh và các thông điệp của Kinh Thánh, về đời sống Kitô giáo hay cuộc đời các Thánh có thể giúp minh hoạ các giáo huấn của Hội Thánh nhưng đặc biệt có thể sinh động hoá việc truyền thông nhóm và xử lý các kinh nghiệm chung. Tình trạng ngày càng có nhiều thiết bị video và chương trình video cống hiến cho các người hoạt động mục vụ thêm nhiều cơ hội để phục vụ con người.
- Với các chương trình hết sức đa dạng được cống hiến cho công chúng, các hoạt động truyền thông mục vụ cũng có nghĩa vụ đạo đức và sáng tạo trong việc cổ xuý và giới thiệu các chương trình tốt có thể làm cho kinh nghiệm đời sống của con người thêm phong phú và sâu xa hơn. Có thể soạn một sách hướng dẫn để giúp việc chọn lựa phim dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức và nghệ thuật. Nhiều phim truyện hiện hữu đã có những thẩm định trước đây của các cơ quan Hội Thánh như các văn phòng quốc gia về điện ảnh. Một “Sách hướng dẫn phim Video” dựa trên các thẩm định này và được phổ cập tới mọi người sẽ rất hữu ích, đặc biệt đối với các bậc cha mẹ và nhà giáo. Chúng cũng có thể giúp mở ra những con đường mới trong việc khám phá các khía cạnh Kitô giáo kín ẩn trong các phim có vẻ là thế tục.
- Tình trạng các chương trình phim video khiêu dâm tràn lan trên thị trường cho cá nhân sử dụng đặt ra một thách thức mục vụ đặc biệt. Nó không chỉ đòi hỏi một sự đánh giá luân lý mà còn đòi hỏi một sự giáo dục về phương tiện truyền thông để giúp đặc biệt giới trẻ có một quan điểm phê phán và trưởng thành đối với phim ảnh và video (xem Eilers 2002: Tiêu chuẩn về Phim và TV của Hồng y Mahony, tr. 181-189; 1999, tr. 362-381). Truyền thông Mục vụ phải giúp thay đổi “não trạng dâm đãng” của con người thành một ý thức về phẩm giá đối với giới tính và hành vi tính dục trong hôn nhân.
- Ngày nay các kỹ thuật video có thể được mọi người sử dụng dễ dàng, điều này cống hiến thêm những khả năng cho công việc mục vụ. Không chỉ có các bài giảng mẫu được ghi đĩa và xem lại trong các lớp thuyết giảng ở chủng viện; các hoạt động mục vụ cũng có thể được ghi đĩa, biên tập và sử dụng. Đặc biệt có thể hướng dẫn giới trẻ điều khiển các thiết bị video để thực hiện việc quay phim thực tế và bằng cách này trở nên tích cực hơn trong lãnh vực truyền thông bằng hình ảnh.
3. Các phương tiện Truyền thông bằng ‘công nghệ hiện đại ’
- Trong văn kiện Gaudium et Spes về Hội Thánh trong Thế Giới Hôm Nay, các Nghị phụ Công Đồng viết rằng tiến bộ kỹ thuật đã đang “biến đổi bộ mặt trái đất” và đang vươn tới chinh phục không gian (GS số 5).
- Theo hướng này, thông điệp cho Ngày Thế Giới Hoà Bình năm 1990 của ĐGH Gioan Phaolô II về ‘thông điệp Kitô giáo trong một văn hoá máy tính’ quả quyết rằng các Nghị phụ Công Đồng đã “nhìn nhận rằng các phát triển về công nghệ truyền thông sẽ tạo ra những phản ứng dây chuyền với những hậu quả không thể lường trước được.”
- Nhưng cũng theo tinh thần này của Gaudium et Spes, “dân Thiên Chúa (phải) sử dụng với óc sáng kiến các khám phá và các kỹ thuật mới vì lợi ích nhân loại và sự hoàn thành ý định của Thiên Chúa đối với thế giới.”
- Trong lãnh vực này, “Hội Thánh được cống hiến thêm phương tiện hoàn thành sứ mạng của mình.” Ngoài việc gia tăng sự truyền thông đối nội (ad intra), Hội Thánh với sự giúp đỡ của các công nghệ mới cũng có thể “sẵn sàng hơn để loan báo cho thế giới biết các niềm tin của mình và cắt nghĩa các lý do cho lập trường của mình đối với mọi vấn đề và sự kiện liên quan.”
- Vaticanô II (GS số 58) nói rằng: “Thiên Chúa đã nói với loài người tuỳ theo nền văn hoá riêng của mỗi thời đại. Cũng vậy, Hội Thánh trong dòng lịch sử đã tồn tại giữa các hoàn cảnh khác nhau, đã sử dụng các nguồn lực của các nền văn hoá khác nhau trong việc rao giảng của mình để truyền bá và cắt nghĩa thông điệp của Đức Kitô.”
- ĐGH Gioan Phaolô II đã hiểu theo tinh thần này khi ngài vạch ra chức năng truyền giáo của Internet trong cuộc gặp gỡ các giám đốc của các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo của Hoa Kỳ ngày 23 tháng 2, 2003. Ngài nói: “Sự phát triển của Internet những năm gần đây cống hiến một cơ hội chưa từng có để mở rộng cánh đồng truyền giáo của Hội Thánh, vì nó đã trở thành một nguồn thông tin và truyền thông hàng đầu cho biết bao con người thời đại chúng ta, đặc biệt là giới trẻ.”
+ Truyền thông trên ‘Mạng’
- Trong thông điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông năm 2002 về “Internet: Một Diễn Đàn Mới cho việc Rao giảng Tin Mừng”, ĐGH Gioan Phaolô II đã nói chi tiết hơn về việc phải sử dụng Internet thế nào cho việc truyền thông truyền giáo.
- Qua Internet, Hội Thánh không chỉ tham gia cuộc đối thoại của xã hội giống như người ta ngồi nói chuyện ở nơi họp chợ (Forum, Aeropagus) của thế giới. Nhờ Internet mà các thông tin và suy tư về đức tin Kitô giáo cũng được truyền đạt.
- Internet có thể kích thích sự quan tâm “và làm cho cuộc gặp gỡ đầu tiên với thông điệp Kitô giáo có thể thực hiện được.” Điều quan trọng là phải duy trì và phát triển mối quan tâm này, đặc biệt giữa giới trẻ. Tuy nhiên, ta phải ý thức rằng cuối cùng người ta cũng sẽ phải bỏ thế giới ảo để vào thế giới thật của cộng đoàn Kitô giáo.
- Một khả năng nữa trong việc sử dụng Internet cho việc truyền giáo là cung cấp sự giúp đỡ tiếp theo sau cuộc gặp gỡ ban đầu. Các chương trình Internet có thể giúp đào sâu đức tin và nhận thức. Chúng có thể được dùng cho việc giảng dạy giáo lý ban đầu và thường xuyên, và cũng được dùng để chia sẻ kinh nghiệm đức tin, trả lời các câu hỏi và cung cấp một bối cảnh tốt hơn cho các cuộc gặp gỡ ban đầu và các kinh nghiệm đức tin.
- Nhưng việc sử dụng Internet trong truyền thông truyền giáo cũng có một số hạn chế. Trong một nền văn hoá sống dựa trên cái phù du, người ta dễ rơi vào nguy cơ tin rằng cái quan trọng là các sự kiện chứ không phải các giá trị.
- Internet cung cấp những sự hiểu biết hết sức rộng rãi, nhưng không dạy các giá trị; và khi các giá trị bị coi thường, thì chính nhân tính của chúng ta cũng bị hạ thấp và người ta dễ đánh mất phẩm giá siêu việt của mình. Bất chấp những tiềm năng to lớn của nó cho sự thiện, ai ai cũng đã thấy rõ ràng một số cách thức đê hèn và bần tiện mà việc sử dụng Internet gây ra...”
- Các chương trình được thiết kế đặc biệt cho truyền thông truyền giáo trên Internet có thể là hình thức cung cấp thông tin đơn giản qua các website (vd., www.vatican.va), nhưng cũng có cả các dịch vụ tư vấn, các thắc mắc và trả lời; chúng có thể là các ‘phòng-chat’ hay các hình thức đối thoại khác để trao đổi kinh nghiệm và ý kiến.
- Có thể có các chương trình huấn luyện và đào tạo qua Net cho các cuộc tiếp xúc đầu tiên và cả cho việc đào sâu hiểu biết và xác tín. Các chương trình Internet có thể sinh động hoá và khuyến khích thêm nhiều cuộc tiếp xúc và kinh nghiệm đức tin sâu hơn.
- “Nhờ Internet người ta có thể gia tăng các mối tiếp xúc bằng các cách xưa nay chưa từng được nghĩ tới, sự kiện này mở ra những tiềm năng tuyệt vời cho việc loan báo Tin Mừng.
- Nhưng cũng đúng là các mối quan hệ được thiết lập bằng các phương tiện điện tử không bao giờ có thể thay thế cho sự tiếp xúc cá nhân trực tiếp mà việc loan báo Tin Mừng đích thực đòi hỏi. Vì rao giảng Tin Mừng luôn luôn lệ thuộc vào chứng tá bản thân của người được sai đi rao giảng (xem Rm 10,14-15). Làm thế nào để từ những mối tiếp xúc được cung cấp bởi Internet, Hội Thánh dẫn đến sự truyền thông sâu hơn do việc loan báo của Kitô giáo đòi hỏi? Chúng ta xây dựng thế nào từ sự tiếp xúc và trao đổi thông tin đầu tiên mà Internet cung cấp?” (Thông điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Thông 2002).
+ Các Thừa sai Mạng
- Một số người không chỉ chế ra từ “Tin mừng điện tử” (e-vangelism) theo mẫu các thuật ngữ tương tự như “thương mại điện tử” (e-commerce) và “ngân hàng điện tử” (e-banking).
- Tin Mừng điện tử là một cố gắng hệ thống nhằm sử dụng Internet và không gian mạng (cyberspace) cho việc truyền thông truyền giáo.
- Tin Mừng điện tử sử dụng các chức năng khác nhau của Net để rao giảng và chia sẻ Tin Mừng của Đức Kitô. Những người muốn hiến đời mình cho một hoạt động như thế được gọi là các “thừa sai mạng” (cyber missionaries).
- Họ đi lại trên không gian ảo như ở nhà mình và chia sẻ Tin Mừng với bất cứ ai họ gặp. Để sử dụng phương pháp này, rõ ràng họ phải là các chuyên gia tin học, đặc biệt về ngành lập trình, và có khả năng xử lý mạng thành thạo. Nhưng họ cũng phải là những người đầy đức tin và có kinh nghiệm bản thân về Đức Kitô để họ có thể chia sẻ.
- Đồng thời họ phải là những người hiểu biết mọi nhu cầu và khát vọng của con người. Họ cũng cần ý thức rằng cuối cùng đức tin được sống trong thực tế chứ không phải trong không gian ảo.
- Bằng cách này, vai trò của các ‘thừa sai mạng’ thường chỉ giới hạn ở giai đoạn gặp gỡ đầu tiên. Họ chỉ mở ra cánh cửa của thực tại ảo để chỉ con đường tới đời sống thực, chạm đến mọi kinh nghiệm của con người.
- Các ‘thừa sai mạng’ là những chuyên gia ở giai đoạn Tiền-Rao giảng Tin Mừng và họ quảng đại nhường nhiệm vụ đào sâu bên kia không gian ảo cho những người trong các cộng đoàn đức tin sống thực, ở đó sự truyền thông người-với-người chuẩn bị giai đoạn chót cho một cuộc dấn thân sâu xa hơn với Đức Kitô.
- “Internet làm cho hàng tỉ hình ảnh xuất hiện trên hàng triệu màn hình máy tính trên khắp hành tinh này. Từ ngân hà hình ảnh và âm thanh này, liệu khuôn mặt Đức Kitô có hiện lên không và tiếng nói của Người có được nghe thấy hay không?
- Vì chỉ khi khuôn mặt Người được nhìn thấy và tiếng nói Người được nghe thấy, thế giới mới biết được tin vui về sự cứu chuộc của chúng ta. Đây là mục đích của rao giảng Tin Mừng. và đây là điều sẽ làm cho Internet trở thành một không gian con người đích thực, vì nếu không có chỗ cho Đức Kitô, thì cũng không có chỗ cho con người.” (Ngày Thế Giới Truyền Thông 2002).
+ Internet và Cyberspace
- Với sự ra đời của truyền thông trên Internet và không gian mạng (cyberspace), thêm những cánh cửa mới được mở ra cho hoạt động mục vụ của Hội Thánh trong thiên niên kỷ mới này.
- Các website có thể được sử dụng để cung cấp thông tin về các cơ quan của Hội Thánh, các Trung tâm mục vụ cũng như các dịch vụ và sinh hoạt của chúng. Các website này cũng có thể được phát triển để trở thành tương tác bằng cách mời người khác viết bài và phản hồi về nội dung và các chương trình của các trang web này và cũng để nói lên các nhu cầu và mong đợi mục vụ của họ.
- Có thể phát triển các website đặc biệt cho việc chăm sóc mục vụ, ở đó người ta có thể hỏi các câu hỏi và diễn tả các nhu cầu thiêng liêng và nhân bản của họ. Ví dụ, website www.ffnfuncity.de ở Đức là một thành phố ảo với một Nhà thờ giáo xứ. Một số linh mục và người hoạt động mục vụ hiện diện trong Nhà thờ ảo này để cung cấp tư vấn và mọi người có thể đến để cầu nguyện và xin ơn. Các site như thế có thể giúp người ta làm chủ đời mình và phát triển một quan điểm Kitô giáo về các sự kiện đang xảy ra. Chẳng hạn một cha Capucinô tại Frankfurt (Đức) viết mỗi ngày một bài suy niệm Kinh Thánh trên tờ nhật báo “Bild”, một tờ báo hàng đầu mỗi ngày phát hành hơn 4,5 triệu bản. Người đọc có thể click vào bài suy niệm của ngài hoặc cũng có thể nhận miễn phí qua đường e-mail.
- Các website khác cung cấp cho độc giả các bài viết và sách thần học quan trọng, rất có ích cho các sinh viên và nhà nghiên cứu nhưng với khả năng tiếp cận khá giới hạn các thư viện chuyên môn. William Fore đã thực hiện trang web www.religion-online-org với mục đích này.
- Các cổng khác liên quan tới Giáo Hội cung cấp thông tin, mua sắm, gửi thư web miễn phí, bài đọc thiêng liêng, suy tư hằng ngày, và các nhóm ‘chat’, cũng như các tiện ích khác. Ví dụ như ở Hoa Kỳ có www.catholic-forum.com hay www.catholic.org hay www.catholicexchange.com. Chỉ riêng ở Đức thôi cũng có khoảng 500 website (năm 2003) có liên quan cách này hay cách khác với Hội Thánh Công Giáo. Một mình website của HĐGM (www.katholische-kirche.de) cung cấp khoảng 3.500 đường kết nối như thế.
- E-mail (thư điện tử) là một phương tiện quan trọng khác nữa cho việc truyền thông nói chung của Hội Thánh về mặt đối nội và đối ngoại, nhưng đặc biệt cho việc truyền thông mục vụ. Sử dụng e-mail, người ta có thể truyền thông trực tiếp trong Hội Thánh và ra bên ngoài. Các người hoạt động mục vụ và những người có nhu cầu có thể đến được với nhau hầu như tức thời. Các dịch vụ thư mạng miễn phí được cung cấp bởi các cổng của Giáo Hội và các tổ chức khác giúp cho người ta có thể tiếp xúc với nhau nhanh hơn và rẻ hơn.
- Các tin tức đều đặn về các dịch vụ mục vụ có thể được gửi qua e-mail đến những người đăng ký. Các chương trình học và dạy có thể được chia sẻ về lãnh vực huấn giáo, linh đạo và đào luyện thần học.
- E-commerce (thương mại điện tử) cũng cung cấp nhiều khả năng cho việc truyền thông mục vụ.
- Internet là một thách thức đặc biệt cho Hội Thánh trong lãnh vực giáo dục truyền thông. Trẻ em ngày nay ‘được sinh ra với con chuột’ rồi. Máy tính đóng một vai trò quan trọng ngay từ tuổi thơ của các em, như xem các câu truyện hoạt hình trên màn hình.
- Truyền thông Mục vụ sẽ cho các em sự hướng dẫn cần thiết và giúp các em tiêu hoá những gì các em thấy và nghe. Ở đây, đặc biệt giới trẻ có thể là những đối tác trong hoạt động mục vụ vì họ khá thành thạo các công nghệ truyền thông mới này. Họ có thể phát triển các chương trình đặc biệt cho hoạt động mục vụ qua Internet và giúp bảo trì máy tính và các hệ thống mạng.
- Các website hay các cổng mạng còn có các công dụng khác nữa cho các mục đích mục vụ. Chẳng hạn như đang có sự gia tăng một khuynh hướng sử dụng hay tạo các website cho ‘tang lễ’. Các trang than khóc được tạo ra bởi các cá nhân xuất hiện cùng với các hình ảnh, bản văn và video để tưởng nhớ một người quá cố. Một quyển ‘sách dành cho khách’ (guest book) được mở ra, ở đó bất cứ ai có những kinh nghiệm tương tự có thể chia sẻ và tìm được những lời an ủi. Đối với nhiều người, hình thức này có ý nghĩa nhiều hơn là những bông hoa và những đồ vật đặt trên mộ. Một tấm bia được dựng trong không gian mạng, trên đó người quá cố được mong đợi là vẫn còn sống. Phải chăng đây cũng là một thách thức đặc biệt cho việc truyền thông mục vụ?
- Còn đối với những người ‘hưởng dùng’ các chương trình tôn giáo của Net, các nghiên cứu ban đầu có vẻ cho thấy rằng các chương trình tôn giáo chủ yếu được truy cập bởi những người đã thuộc về một tôn giáo nào đó. Có vẻ như những người ngoài Hội Thánh cũng bắt đầu trở thành những người sử dụng trực tuyến các chương trình tôn giáo. Nhưng trường hợp này chủ yếu vẫn là ở Hoa Kỳ và Châu Âu nhiều hơn.
- Rõ ràng Internet cũng có một tiềm năng lớn cho việc rao giảng Tin Mừng, như Đức Gioan Phaolô II đã vạch ra trong thông điệp của ngài cho Ngày Thế Giới Truyền Thông 2002: “Internet: Một Diễn Đàn Mới cho việc Rao Giảng Tin Mừng.” Trong thông điệp của ngài vào dịp này, Đức Gioan Phaolô II mô tả các khả năng rất cụ thể của phương tiện truyền thông mới này đối với việc Rao Giảng Tin Mừng. Các khả năng này cũng bao gồm cả việc sử dụng Internet để theo dõi các bước đầu của công việc truyền giáo, cuộc gặp gỡ đầu tiên với Tin Mừng. Đức Giáo Hoàng nhắc đến chiều kích mục vụ khi ngài viết: “Internet cũng có thể cung cấp một sự theo dõi mà công việc rao giảng Tin Mừng đòi hỏi. Đặc biệt trong một nền văn hoá không hỗ trợ việc này, đời sống Kitô giáo kêu gọi phải tiếp tục việc giảng dạy và huấn giáo, và đây có lẽ là lãnh vực mà Internet có thể cung cấp một sự trợ giúp tuyệt vời.”
4. Kết luận:
Như đã thấy ở trên, giá trị các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất là kỹ thuật mang không gian thật hiển nhiên và chắc chắn vô cùng ích lợi nếu biết áp dụng vào lãnh vực loan báo Tin Mừng. “Cùng với các phương tiện truyền thống như chứng tá đời sống, huấn giáo, tiếp xúc cá nhân, lòng đạo đức bình dân, phụng vụ và các cuộc cử hành mừng lễ, việc sử dụng các phương tiện truyền thông hôm nay là thành phần thiết yếu trong việc rao giảng Tin Mừng và huấn giáo.
Thực vậy, như ĐGH Phaolô II từng nói: “Hội Thánh sẽ cảm thấy có lỗi trước mặt Thiên Chúa nếu không vận dụng các phương tiện mạnh mẽ này mà tài năng con người không ngừng làm cho phát triển và hoàn thiện mỗi ngày” (EN số 45). Các phương tiện truyền thông xã hội có thể và phải là các công cụ của chương trình Tái Tin Mừng hoá và Tân Tin Mừng hoá của Hội Thánh trong thế giới hôm nay...”
Trong lãnh vực này (Truyền thông xã hội) Giáo Hội Việt nam đang đứng trước những thách đố lớn lao! Một mặt các kỹ thuật truyền thông mạng đang ngày càng bỏ xa tầm tay của Giáo hội mặt khác Nhà Nước đang ra sức hạn chế, nếu không muốn nói là độc quyền trong lãnh vực truyền thông, vì cho rằng tự do truyền thông, tự do ngôn luận, tự do báo chí... sẽ bị lợi dụng để công kích, đả phá chế độ!
Dầu vậy, ta vẫn có thể nói như Đức Hồng Y Sepe, Bộ Trưởng Thánh Bộ Truyền Bá Tin Mừng cho các Dân Tộc, đã nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của việc truyền thông truyền giáo trong một cuộc phỏng vấn cho ngày Chúa Nhật Truyền Giáo Thế Giới năm 2002 (Agenzia Internazionale Fides, 2-10-2002) như sau: “Hội Thánh thời kỳ đầu đã nhìn các con đường của Đế Quốc Rôma như là một ơn huệ Chúa Quan Phòng ban cho để lên đường đi truyền giáo, mặc dù biết chắc Rôma không xây những con đường đó cho Hội Thánh”.
Các tông đồ đã nhận lệnh của Chúa “đi khắp thế giới loan báo Tin Mừng cho mọi tạo vật,’ các ngài đã không ngần ngại sử dụng các phương tiện giao thông ấy của Đế Quốc để đi rao truyền Lời Thiên Chúa. Ngày nay, công nghệ hiện đại cống hiến những con đường mới mà tất cả chúng ta phải sử dụng vì chúng sẽ giúp chúng ta tung ra những mạng lưới xưa nay chưa từng có. ‘Một số lượng khán thính giả đông đảo quá sức tưởng tượng của các vị rao giảng Tin Mừng trước chúng ta. Vì vậy, điều mà thời nay chúng ta cần là một sự dấn thân tích cực và giàu tưởng tượng của Hội Thánh vào lãnh vực truyền thông.
Người Công Giáo không được sợ hãi mở toang cánh cửa truyền thông xã hội cho Đức Kitô, để Tin Mừng của Người có thể được nghe thấy từ các nóc nhà trên khắp thế giới’ (Gioan Phaolô II, Thông điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Thông 2001).
Thánh Bộ Truyền Bá Tin Mừng cho các Dân Tộc đặc biệt chú ý tới cả một đại dương những khả năng mà các phương tiện truyền thông cống hiến cho chúng ta; chúng ta tiến bước một cách táo bạo như lời Đức Thánh Cha nói khi hô hào ‘ra chỗ nước sâu thả lưới’ và chúng ta phải cầu xin Chúa ban cho chúng ta sức mạnh và lòng dũng cảm để thể hiện các sáng kiến mục vụ và thiêng liêng hợp với thời đại mới, nó cho phép chúng ta sử dụng với hiệu quả tối đa các công cụ mà nền văn hoá thông tin cống hiến, khi chúng ta được kiên cường nhờ tin tưởng vào lời Chúa Giêsu.”
CÂU HỎI 3 : Đức Cha đã có dịp tham dự kỷ niệm 40 năm thành lập Radio Veritas tại Philippines. Xin Đức Cha cho biết hoạt động truyền thông xã hội của Giáo hội Công giáo Việt Nam giữ vị trí nào trong vùng châu Á hiện nay.
TRẢ LỜI: Để hiểu rõ hơn và thấy được tầm mức vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn lao của Truyền thông đại chúng nhất là trong lãnh vực truyền thanh, tôi xin lược tóm bài nói chuyện của Cha Franz Josef Eilers về sự hình thành và vai trò nhiệm vụ của Đài Truyền Thanh Radio Veritas như sau.
Ban đầu, Radio Veritas (Đài Chân Lý) có 2 dịch vụ: một dịch vụ hải ngoại cho các nước Châu Á và một dịch vụ trong nước cho Philippines, thuộc trách nhiệm của Tổng Giáo Phận Manila.
Đến năm 1990, dịch vụ (nhánh) trong nước này tách riêng ra thành một đài thương mại độc lập. Vì thế dịch vụ hải ngoại (nhánh hải ngoại) trở thành một đài độc lập với tên gọi “Radio Veritas Asia” (Đài Chân Lý Á Châu, gọi tắt là RVA) và tiếp tục hoạt động phi thương mại, hoàn toàn lo việc loan báo Tin Mừng và phát triển tại Châu Á.
Ngoài đài Radio Vaticana, đài Radio Veritas Asia là đài phát sóng ngắn duy nhất của Hội Thánh ở cấp châu lục, phát bằng 17 thứ tiếng của 21 nước Châu Á. Đài thuộc quyền sở hữu pháp lý của “Trung Tâm Phát Thanh Thông Tin và Giáo Dục Philippines” (Philippines Radio Educational and Information Center, viết tắt là PREIC), gồm các giám mục và các chuyên gia của Philippines. Nhưng việc quản lý, điều hành và tài trợ “Đài Chân Lý Á Châu” thuộc trách nhiệm của “Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Á” (FABC) qua đại diện là “Văn Phòng Truyền Thông Xã hội” (OSC), đặt trụ sở tại Manila. Ban giám đốc của văn phòng này gồm 5 giám mục cũng đồng thời là ban giám đốc điều hành của RVA.
Các chương trình được sản xuất chủ yếu tại các trung tâm sản xuất của các vùng tiếp sóng (vùng đích), dưới trách nhiệm của các HĐGM quốc gia hay vùng ấy; sau đó các chương trình này được hoàn chỉnh bởi các ban ngôn ngữ khác nhau tại các studio của RVA ở Thành phố Quezon (Manila) của Philippines. Các chương trình được phát sóng qua ba máy phát 250 KW với 16 ăngten định hướng đặt ở Palauig, Zambales, cách Manila khoảng 220 km về phía tây bắc.
Trong số các ngôn ngữ khác nhau, lượng chương trình phát nhiều nhất là bằng tiếng Quan Thoại, phát bốn giờ mỗi ngày tới lục địa Trung Quốc. Thêm vào đó còn có 50 phút phát lại bằng tiếng Quan Thoại từ đài Radio Vaticana. Ngoài ra cũng có một chương trình 30 phút bằng tiếng Quảng Đông được phát tới Trung Quốc.
Kế đến là chương trình tiếng Việt được phát mỗi ngày hai giờ rưỡi, còn các tiếng khác được phát khoảng từ 30 phút tới một giờ bằng bốn thứ tiếng của Miến Điện (Miến, Karen, Kachin và Zomi-Chin), tiếng Inđônêxia, Sinhala, Urdu, Tamil, Telugu và Hinđi. Một chương trình hằng ngày bằng tiếng Filipino dành cho đông đảo người Philippines lao động tại nước ngoài trên khắp Châu Á và xa hơn. Ngoài một chùm phát về hướng Đông Á ( Hong Kong), chương trình này đặc biệt được phát sang các nước Ả Rập, là những nơi mà người Kitô hữu không được phép cử hành các nghi lễ tôn giáo riêng của mình.
Radio Veritas Asia được tài trợ bởi các cơ quan tài trợ khác nhau của Châu Âu và Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin ở Rôma. Nhiều giám mục Châu Á thường xuyên góp cho đài một ngàn đôla từ khoản trợ cấp hằng năm của giáo phận mình ở Propaganda, và các HĐGM Nhật, Hàn Quốc và Thái Lan cũng đóng góp.
Tuy đã thử nhiều lần, nhưng cho đến nay đài vẫn không thể nhận được sự bảo đảm hỗ trợ tài chánh từ các nước và các châu lục khác như Hoa Kỳ, Canađa và Úc. Tại Philippines một “Quỹ Radio Veritas Asia” vừa được lập để tìm các nhà hảo tâm địa phương và chính Quỹ này cũng đi vào các hoạt động Quan hệ Công cộng hầu làm cho đài được biết đến nhiều hơn trong nước và cả ở nước ngoài.
Các khả năng công nghệ mới đặt ra thách thức cho sự phát triển tương lai của hoạt động phục vụ phát sóng tại Châu Á với thêm các khả năng của mạng Internet. Mới đây, một hội nghị của các cơ quan gây quỹ tại Đức (14-15 tháng 2, 2001) và các chuyên gia về tương lai của đài RVA đã cho thấy rằng việc phát sóng ngắn vẫn còn giữ vị trí quan trọng trong tương lai, nhưng phải được bổ túc bằng các khả năng mới của Internet để có thể cung cấp các chương trình thích hợp với các nhu cầu và đòi hỏi của cá nhân. Các công nghệ mới cũng mở rộng khả năng biên tập, thiết kế chương trình và hợp tác giữa đài với các trung tâm sản xuất tại các vùng tiếp sóng. Với sự trợ giúp của “CBCPnet”, nhà cung cấp Internet mới của HĐGM Philippines (CBCP), các nhà sản xuất và biên tập tại các studio ở Quezon bây giờ đã hoàn toàn kết nối với Net. Nhờ vậy, ngoài những khả năng khác, họ đã có thể tiếp cận rộng rãi hơn với các tin tức và thông tin địa phương từ các vùng tiếp sóng của họ.
Tại lục địa Châu Á, số người Công Giáo chỉ chiếm khoảng 3% tổng dân số 3 tỷ rưỡi. Con số này đặt ra một thách thức lớn cho việc Loan Báo Tin Mừng bằng Radio và Internet. Với đài “Radio Veritas Asia”, chúng ta có một khả năng có một không hai trên thế giới.
ĐGH Gioan Phaolô II đã ý thức điều này khi ngài viết trong Tông huấn Ecclesia in Asia, “Cùng với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, tôi có lời khen ngợi Đài Radio Veritas Asia, là đài phát sóng ngắn duy nhất cấp châu lục cho Hội Thánh tại Châu Á, vì công việc rao giảng Tin Mừng qua việc phát sóng của đài trong gần 30 năm qua. Phải có những cố gắng để củng cố công cụ truyền giáo tuyệt vời này, nhờ các chương trình ngôn ngữ thích hợp, trợ giúp nhân sự và tài chánh từ các HĐGM và các giáo phận tại Châu Á.”
Trong chuyến viếng thăm của ĐGH nhân dịp kỷ niệm 25 năm của đài, ngài cảm thấy rằng “đài RVA tiếp tục là một cách diễn tả mạnh mẽ tinh thần đồng trách nhiệm của các giám mục Châu Á trong việc theo đuổi sứ mạng truyền giáo của Hội Thánh với một tầm nhìn xa rộng và phấn khởi.” Theo ngài, “Radio Veritas Asia đang đối diện với nhiệm vụ cấp bách là phải tìm ra những cách thức ngày càng hiệu quả hơn để duy trì và làm sáng tỏ đức tin của những người đã tin Đức Kitô, và loan báo về Người và Nước của Người cho những ai chưa biết Người... Radio Veritas có thể tự hào là đã nuôi dưỡng cuộc đối thoại tôn trọng với các tín đồ của các tôn giáo khác, là thành phần thính giả rất đông đảo của đài.
Ngày nay hơn bao giờ, các tín đồ của các truyền thống khác nhau cần phải hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn, để cộng tác với nhau trong việc bảo vệ những giá trị thiêng liêng và nhân bản chung, mà nếu không có những giá trị này thì không thể nào xây dựng được một xã hội xứng đáng với con người. Qua các chương trình giáo dục, tin tức và giải trí, Radio Veritas Asia đang cống hiến cho sự phát triển con người của vô số cá nhân và gia đình.”
Trong mười năm qua, Đài đã nhận được gần một triệu lá thư của các thính giả. Trong số này chỉ có 35% là Công Giáo. Số 65% còn lại là tín đồ của các tôn giáo khác như Hồi Giáo, Phật Giáo, Hinđu Giáo và cả những người không theo tôn giáo nào. Với nhiều chương trình của đài, 80 tới 90% thính giả không phải là người Kitô giáo. Chỉ xin nêu ra đây 3 ví dụ:
- Một thính giả từ Bắc Kinh viết: “Tôi thực sự biết ơn Đài Veritas vì đã cung cấp cho chúng tôi những chương trình quí báu và chất lượng cao, và cho các bạn bè ở nước ngoài... giúp tôi hiểu khá đầy đủ những sự phát triển và thay đổi đang diễn ra, và bản chất của lối suy nghĩ triết học truyền thống của Trung Quốc... Vì Trung Quốc lục địa sử dụng triết học Mác... nhiều ý tưởng khá cực đoan và hạn chế, thiếu cái nhìn khách quan...
- Một thính giả khác từ một tỉnh của Trung Quốc viết: “Đài phát thanh Công Giáo đã đi vào cuộc sống tôi. Nó giống như một Nhà Thần Học trên không cung cấp sự đào luyện cho tôi. Nó là người linh hướng của tôi, một người bạn giàu khôn ngoan và là con thuyền của dòng đời tôi. Tôi nghe đài hằng ngày. Đài có các chương trình rất hay, đa dạng, với nhiều sắc thái khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung vào Tin Mừng Đức Kitô, thấm đượm sức sống và nuôi dưỡng linh hồn...”
- Một thanh niên ở một vùng khác của Châu Á: “Tôi là một dân tị nạn ở Thái Lan. Tôi là một Phật tử. Tôi là thính giả thường xuyên của RVA. Mặc dù tôi đang gặp hoàn cảnh khó khăn, nhưng tôi không bao giờ thất vọng vì RVA luôn nâng đỡ, khích lệ và an ủi tôi. Tôi ao ước trở thành người Công Giáo. Tôi hi vọng sẽ được rửa tội vào tháng 12 tới.”
Ngoài các lá thư, sự tích cực tham gia của các thính giả cũng là một dấu hiệu chứng minh tính hiệu quả của các chương trình RVA:
Các câu lạc bộ thính giả là các nhóm thính giả cùng nhau nghe hoặc thảo luận về các chương trình của đài. Riêng chương trình bằng tiếng Hinđi cũng đã có 208 câu lạc bộ các thính giả RVA như thế tại Ấn Độ.
Các cuộc gặp gỡ thính giả tại các vùng ngôn ngữ cũng là một dấu chỉ khác nữa. Chẳng hạn tại cuộc gặp gỡ hằng năm ở Hyderabad năm 2001, ngoài những điều khác, sau đây là các ví dụ do những người tham dự nêu lên:
- Một thính giả thuê một xe tải, gắn loa trên xe tải và cho phát lại các chương trình RVA tại các làng xã.
- Một câu lạc bộ khác xin tổ vận động cho một đảng chính trị tặng cho câu lạc bộ các micrô của họ. Họ tặng và câu lạc bộ hiện đang dùng các micrô này để phát đi các chương trình RVA.
- Một thính giả nói năm ngoái ông có 2 lớp học ngày Chúa Nhật; bây giờ ông có 20 lớp với 23 giáo viên và 1.500 trẻ em được nghe các chương trình của RVA.
- Một câu lạc bộ thính giả khác đã chuyển các bài hát của chương trình RVA thành các điệu múa và đi biểu diễn ở các làng xã.
Về câu hỏi hoạt động truyền thông xã hội của Giáo hội Công giáo Việt Nam giữ vị trí nào trong vùng châu Á hiện nay, tôi xin trả lời bằng sự kiện người thật, việc thật trong dịp Đài Chân lý Á Châu (RVA) mừng 40 năm ngày thành lập như sau: Hôm đó là chiều ngày 16/4/2009, Thánh lễ trọng thể được khởi sự tại hội trường của RVA vào lúc 2 giờ trưa, với chủ tế là Đức Tổng Giám Mục Claudio Celli, và đồng tế có Đức Khâm Sứ Toà Thánh ở Philippines, 2 hồng y, 17 giám mục và khoảng 100 linh mục. Khách mời tham dự trên 300 người. Sau thánh lễ là liên hoan chúc mừng, mọi người lắng nghe lời chúc mừng của các đại sứ, khâm sứ, các giám mục đại diện các giáo hội địa phương tại Á châu, các cơ quan tài trợ, xen kẽ với các tiết mục văn nghệ. Phần thưởng lưu niệm được trao cho những nhân vật và các cơ quan đã tận tuỵ với RVA.
Đặc biệt, giải thưởng Hồng Y Sin - RVA mới được thiết lập cho dịp lễ kỷ niệm này và được trao lần đầu tiên cho Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, giám đốc chương trình của RVA, một người Việt Nam đã phục vụ cho đài suốt 31 năm. Phát biểu đáp từ của Đức ông Phêrô sau đó đã nhận được rất nhiều tràng pháo tay tán thưởng, một phát biểu mang đậm nét dí dỏm duyên dáng của người Việt Nam, nhưng cũng thấm đẫm văn hoá Phi (nơi người đã phục vụ suốt nửa cuộc đời), và bao hàm sự trung thực khiêm tốn của một người được sai đi từ Vatican.
Nếu Việt Nam được thông thoáng hơn, tự do hơn, thì truyền thông của Giáo hội Công giáo Việt Nam chắc chắn sẽ “Vượt qua mọi biên giới, để chia sẻ Chúa Kitô”, khẩu hiệu của Đài RVA.
CÂU HỎI 4: Với tư cách Giám mục Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Xã hội của Hội đồng Giám mục Việt Nam, xin Đức Cha cho độc giả biết đôi nét về bước phát triển của Ủy ban trong thời gian tới.
TRẢ LỜI: Ủy ban Truyền thông trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam được thành lập ngày 29/1/2007 với đại diện của 26 Giáo phận và 15 Dòng tu. Ủy ban đã soạn ra Nội quy sinh hoạt của Uỷ Ban và để ra chương trình hoạt động như sau:
Nội quy Ủy ban Truyền thông Xã hội của Hội đồng Giám mục Việt Nam
1/. Thành lập và mục đích của Ủy ban Truyền thông Xã hội
Điều 1: Ủy ban Truyền thông xã hội do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thành lập và trực thuộc Hội đồng Giám Mục Việt Nam theo quy chế và nội quy Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Điều 2: Ủy ban Truyền thông xã hội có mục đích giúp Hội đồng Giám mục Việt Nam điều hành các sinh hoạt liên quan đến Truyền thông xã hội.
2/. Nhiệm vụ của Ủy ban Giám mục về Truyền thông Xã hội
Điều 3: Nhiệm vụ chung của Ủy ban Giám mục về Truyền thông xã hội là:
(1) Giúp mọi thành phần dân Chúa hiểu rõ tầm quan trọng, lợi ích, ảnh hưởng lớn lao của truyền thông xã hội trong việc phục vụ Tin Mừng theo giáo huấn của Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
(2) Định hướng và hỗ trợ các hoạt động về truyền thông xã hội của các giáo phận, giáo xứ và dòng tu.
(3) Phát huy và điều phối sự tham gia của các phương tiện truyền thông xã hội vào việc thông truyền, loan báo Tin mừng Chúa đến cho mọi người.
(4) Nghiên cứu, phổ biến các sắc lệnh, văn kiện, giáo huấn của Giáo Hội.
(5) Phổ biến các tài liệu, văn kiện, giáo huấn, đường hướng mục vụ, thư chung, thư mục vụ, các tin tức, sinh hoạt, thời sự tôn giáo của HĐGMVN và các giáo phận, giáo xứ, dòng tu.
(6) Tổ chức các khóa đào tạo huấn luyện nhân sự về truyền thông xã hội cho các giáo phận, dòng tu.
(7) Mở các khóa học giúp sử dụng, quản trị, điều hành giáo phận và giáo xứ bằng kỹ thuật điện toán.
(8) Thông truyền Tin mừng bằng mọi phương tiện kỹ thuật truyền thông như: internet, truyền thanh, truyền hình, in ấn, phát hành các sách báo, tập san, phim ảnh, các băng đĩa công giáo.
(9) Cổ vũ các nỗ lực truyền thông xã hội phục vụ chân thiện mỹ trong đời sống con người và xã hội.
(10) Cổ vũ tinh thần hiệp thông trong Giáo Hội và thế giới.
3/. Nhân sự của Ủy ban Truyền thông Xã hội
Điều 7: Theo Quy chế Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ủy ban Truyền thông Xã hội gồm: các uỷ viên, ban thường trực, và các tiểu ban.
+ Các ủy viên: do các giáo phận và Dòng tu đề cử.
+ Ban Thường trực: do toàn Ban đề cử.
+ Các Tiểu ban chuyên môn gồm:
1. Tiểu ban Tin mừng
Nhiệm vụ: thông truyền, phổ biến Lời Chúa, các bài giảng, các bài suy niệm, học hỏi, chia sẻ, các loại thi ca, hội họa, thánh nhạc.
2. Tiểu ban Văn kiện Giáo Hội
Nhiệm vụ: thu thập, tổng hợp và phổ biến giáo huấn của Giáo Hội hoàn vũ và địa phương, thu thập và dịch các văn kiện Giáo Hội về truyền thông.
3. Tiểu ban Ơn gọi
Nhiệm vụ: phổ biến tài liệu về ơn gọi, lịch sử, linh đạo các Dòng tu, phát triển các ơn gọi.
4. Tiểu ban Thời sự
Nhiệm vụ: thu thập, phổ biến các tin tức sinh hoạt của Giáo Hội toàn cầu và địa phương.
5. Tiểu ban Nghe nhìn
Nhiệm vụ: phổ biến các chương trình truyền thanh, truyền hình giáo lý công giáo, các phim ảnh, băng đĩa công giáo và các băng đĩa mang tính giáo dục.
6. Tiểu ban Văn hoá nghệ thuật
Nhiệm vụ: sử dụng các loại hình văn hoá nghệ thuật để loan truyền Tin Mừng.
7. Tiểu ban Giáo dục và đào tạo truyền thông
Nhiệm vụ: giáo dục truyền thông và đào tạo nhân sự đặc trách về mục vụ truyền thông xã hội cho các giáo phận và Dòng tu.
8. Tiểu ban Kỹ thuật truyền thông
Nhiệm vụ: mở các khóa hướng dẫn cách thức sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, cách riêng trong việc tổ chức, điều hành, quản lý giáo phận, giáo xứ, Dòng tu bằng điện toán.
9. Tiểu ban Truyền thông cho dân tộc thiểu số
Nhiệm vụ: nghiên cứu và phổ biến các lợi ích về truyền thông xã hội cho anh em dân tộc thiểu số, chuyển ngữ để họ có thể đón nhận Tin Mừng.
10. Tiểu ban Website
Nhiệm vụ: điều hành website của HĐGMVN và website của UBTT.
11. Tiểu ban Ấn loát và xuất bản
Nhiệm vụ: thực hiện và phát hành các ấn phẩm công giáo.
Trên đây mới chỉ là bộ khung hay chủ trương căn bản của UBTT, do UB mới được thành lập và do còn nhiều trở ngại về địa lý, nhân sự, tài chánh v.v… nên UB chưa làm được gì đáng kể, ngoại trừ một số in ấn xuất bản trong 2 năm 2007-2008 như sau:
+ 100.000 bản Toát yếu Giáo lý Hội thánh Công giáo,
+ 5.000 Tân Ước cho người Bana,
+ 10.000 bản Phúc Âm cho người K’ho,
+ 35.000 bản Daily Gospel cho Cộng đồng Công giáo Philippines,
+ 25.000 Daily Gospel cho Cộng đồng Công giáo Hoa Kỳ, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Hàn Quốc,
+ 2.000 cuốn Từ điển Bahnar–Việt cho Gp Kontum,
+ In và phát hành các sách: Hôn nhân và Gia đình, Như Thầy đã nêu gương cho anh em, Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo, Tình yêu và đau khổ…,
+ Dịch và in 1.000 cuốn “Communicating in Ministry & Mission” (Truyền thông trong Mục vụ và Truyền giáo) của Cha Francis-Josef Eilers,
+ Dịch và in 1.000 cuốn “Social Communication Formation in Priestly Ministry” (Đào luyện Truyền thông trong thừa tác vụ Linh mục) của Cha Franz-Josef Eilers,
+ Mở khoá đào tạo tập huấn báo chí cho 30 người từ 22/8-29/9/2008.
Hướng phát triển cho Uỷ ban Truyền thông trong tương lai: Do còn nhiều hạn chế về nhân sự, chính trị, tài chánh v.v... nên Ủy ban chú trọng đến việc đào tạo nhân sự Truyền thông bằng các việc cụ thể sau:
1/ Dịch và cung cấp các sách về Truyền thông làm sách giáo khoa cho các chủng viện, các khoá huấn luyện nhân sự Truyền thông.
2/ Mở thêm và nhân rộng các khoá đào tạo tập huấn báo chí cho các nhân sự truyền thông đang phục vụ tại các Giáo phận, Dòng tu v.v... mở rộng thêm cho các nam nữ tu sĩ, sinh viên, học sinh v.v..
3/ Dịch thuật và lồng tiếng các bộ phim hay hỗ trợ việc dạy giáo lý – hiện đã có trên 200 bộ phim được dịch và lồng tiếng, có thể sử dụng để hỗ trợ việc dạy giao lý.
4/ Biên soạn và thu thập các bài giáo lý bằng Proshow và Powerpoint hỗ trợ các giáo lý viên và học sinh giáo lý.
5/ Biên soạn và lồng tiếng các chương trình phát thanh hỗ trợ các đài phát thanh Công giáo Chân lý Á Châu tại Manila và Vatican
6/ Biên soạn và thu thập các hoạt cảnh Tin Mừng, hoạt cảnh Giáng sinh, Phục sinh, các buổi trình diễn thánh ca, văn nghệ, đại nhạc hội... chế tác thành những CD, VCD, DVD làm tài liệu huấn luyện giới trẻ và các hội đoàn.
7/ Cộng tác, hỗ trợ, phong phú hóa nội dung và hình thức trang Web của HĐGM/VN và trang Web của UBTT.
8/ Phát hành các sách báo, ấn phẩm Công giáo, cố vấn kỹ thuật hình thức và nội dung, phép xuất bản, liên hệ với các nhà in v.v…
Kính thưa quý độc giả, cách riêng các bạn trẻ thân mến,
Bộ môn Truyền thông xã hội thật quá mới mẻ và thách đố đối với chúng ta, dù nó đã được Công đồng Vaticanô II nói tới cách đây hơn 45 năm; chúng tôi trân trọng và tha thiết kính mời qúy độc giả, cách riêng các bạn trẻ, những ai quan tâm tha thiết với Truyền thông Công giáo, hãy tích cực tham gia, cộng tác, góp ý kiến cho Uỷ ban Truyền thông chúng tôi biết phải làm gì, làm thế nào và làm sao nữa để sứ vụ loan báo Tin Mừng đạt được kết quả theo lệnh truyền của Chúa.
Xin chân thành cám ơn.
Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông HĐGM/VN
(Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=24&Act=Detail&ID=323&CateID=65)
CÂU HỎI 1: Xin Đức Cha cho biết sơ qua về lịch sử Ngày Quốc Tế Truyền Thông Xã hội, chủ đề và nội dung chính của Sứ điệp Ngày Quốc tế Truyền Thông năm nay.
TRẢ LỜI: Với Giáo hội toàn cầu và thế giới, Ngày Quốc tế Truyền thông Xã hội đã có từ 43 năm nay, nhưng riêng với Giáo hội Việt Nam, đây là lần đầu tiên chúng ta nghe nói đến Ngày Quốc Tế Truyền thông Xã hội tại Việt Nam. Thật vậy, trong phiên họp thường niên lần 1 năm 2009, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mới có quyết định thành lập Ngày Truyền thông Xã hội Công giáo Việt Nam, cử hành vào ngày Chúa nhật lễ Chúa Lên Trời 24/5/2009. Do thời gian quá eo hẹp, Ban Truyển Thông không kịp họp để chuẩn bị cho ngày mừng quan trọng này. Ngày Quốc tế Truyền thông năm tới 2010, Ban Truyền thông sẽ chính thức mừng.
Tôi xin cám ơn Ban Biên tập trang WHĐ đã có những câu hỏi trực tiếp liên quan đến Ngày Quốc Tế Truyền Thông, nhờ đó tôi được làm một công đôi việc vừa trả lời các câu hỏi của Ban Biên tập WHĐ, vừa có dịp phổ biến những gì cần thiết liên quan đến nhiệm vụ Truyền thông.
Với lý do này các câu trả lời của tôi hơi bị dài, xin Ban Biên tập và quý độc giả vui lòng cảm thông. Sau đây tôi xin lược tóm ý nghĩa và sứ điệp Ngày Quốc tế Truyền thông Xã hội trong 43 năm qua!
1. Ý nghĩa Ngày Truyền Thông Xã hội
Qua văn kiện về Truyền thông Xã hội Inter Mirifica (số 18), Công đồng Vaticanô II đã thiết lập ‘Ngày Thế Giới Truyền Thông’. Trong văn kiện này, các Nghị phụ Công đồng nói: “Để việc tông đồ dưới nhiều hình thức của Hội Thánh được hiệu quả hơn trong lãnh vực truyền thông xã hội, mỗi giáo phận trên thế giới, tuỳ theo quyết định của giám mục, hằng năm phải cử hành một ngày lễ để nhắc nhở các tín hữu về bổn phận của họ trong lãnh vực này. Phải xin họ cầu nguyện cho sự thành công của hoạt động tông đồ của Hội Thánh trong lãnh vực này và đóng góp cho mục đích này, các đóng góp của họ phải được sử dụng một cách nghiêm túc để hỗ trợ và đẩy mạnh sự phát triển của các dự án mà Hội Thánh đã khởi xướng vì nhu cầu của toàn thể Hội Thánh.”
Ngày Truyền Thông Xã hội lần đầu tiên được cử hành vào ngày 6 tháng 5, 1968 và kể từ đó nó đã trở thành một sự kiện thường kỳ. Mỗi năm, Toà Thánh đưa ra một chủ đề và Đức Giáo Hoàng công bố một thông điệp đặc biệt cho dịp này, thường được đề ngày 24 tháng 1, lễ Thánh Phanxicô Salê, bổn mạng của các nhà báo Công Giáo.
Hội đồng Giáo hoàng (về Truyền thông) hỗ trợ cho thông điệp này của Giáo Hoàng bằng các bản văn phụng vụ, các bài suy tư và các lời cầu nguyện cho dịp này. Ngày được toàn thế giới công nhận là ngày Chúa Nhật giữa lễ Lên Trời và lễ Hiện Xuống, nhưng mỗi HĐGM hay thậm chí mỗi giáo phận cũng có thể tuỳ nghi chọn ngày riêng cho mình.
Ngày Thế giới Truyền thông là một dịp đặc biệt cho việc Truyền thông mục vụ: Nó cống hiến cơ hội cho các tín hữu hiểu biết về tầm quan trọng của truyền thông xã hội trong sứ mạng và trong hoạt động của Hội Thánh, và kêu gọi họ cầu nguyện cũng như nâng đỡ bằng tinh thần và tài chánh cho việc tông đồ truyền thông.
Nó cống hiến cho Hội Thánh một cơ hội để đánh giá cao và cảm ơn các chuyên gia truyền thông vì việc phục vụ của họ cho cộng đồng. Tại một số nơi, giám mục hay cá nhân các linh mục mời các người truyền thông đến để cám ơn họ và cùng nhau mừng lễ. Những nơi khác sử dụng dịp này để tung ra các dự án mới hay mời gọi dân chúng đóng góp các ý tưởng và gợi ý các đề xuất về truyền thông. Tại một số quốc gia, người ta làm và phân phát các áp phích tuyên truyền; người ta cũng mở các cuộc triển lãm để làm nổi bật mối quan tâm của chủ đề năm ấy. Các cuộc hội thảo và các khoá đào tạo đặc biệt cũng có thể được tổ chức để sử dụng dịp này vào việc đào tạo hay phát hiện các tài năng cho công việc truyền thông của Hội Thánh trong một giáo phận hay một quốc gia.
2. Các Thông điệp Ngày Quốc tế Truyền thông Xã hội
Trong thông điệp cho năm 1992 (Chủ đề: “Rao giảng thông điệp của Đức Kitô trong các phương tiện truyền thông”), ĐGH Gioan Phaolô II đã mô tả mục đích của ngày này như sau:
“Vào ngày này, chúng ta cử hành lễ mừng những phúc lành của khả năng nói, nghe và nhìn, giúp chúng ta ra khỏi tình trạng cô độc và cô đơn để trao đổi với những người sống xung quanh chúng ta các tư tưởng và tình cảm phát sinh trong lòng mình. Chúng ta mừng hồng ân viết và đọc, chúng truyền lại cho chúng ta sự khôn ngoan của tiền nhân, để rồi các kinh nghiệm và suy tư của chính chúng ta lại được lưu truyền cho các thế hệ sau. Rồi, nếu chúng ta ít để ý đến những điều kỳ diệu này, thì chúng ta cũng phải nhìn nhận những điều kỳ diệu còn lạ lùng hơn nữa: ‘những điều kỳ diệu của kỹ thuật mà Thiên Chúa đã định cho thiên tài của loài người khám phá ra’ (IM số 1), những phát minh đã tăng lên vô số trong thời đại chúng ta và đã khuếch đại tiếng nói của chúng ta khiến cho cùng một lúc nó có thể lọt vào tai của những đám đông không thể nào đếm nổi.
Các phương tiện truyền thông - chúng ta không loại trừ một phương tiện nào trong lễ mừng này - là tấm vé vào cửa của mọi người, nam cũng như nữ, để đi vào thị trường đương đại nơi các tư tưởng được nói lên một cách công khai, nơi các ý tưởng được trao đổi, các tin tức được lưu chuyển, và thông tin đủ loại được phát đi và tiếp nhận (xem Redemptoris Missio số 37). Chúng ta ngợi khen Cha trên Trời vì tất cả những hồng ân này, vì ‘mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo’ (Gc 1,17) đều đến từ Người.”
Các chủ đề và các thông điệp cho Ngày Thế giới Truyền thông kể từ năm 1968 đã tạo thành một kho tàng phong phú về các suy nghĩ và các mối quan tâm của Hội Thánh đối với truyền thông xã hội. Một số chủ đề có tác động đặc biệt đối với hoạt động truyền thông mục vụ, như khi chúng liên quan đến gia đình (1969, 1979, 1980, 1991, 1994, 2004), trẻ em (1979) và giới trẻ (1979, 1985), phụ nữ (1996), và người già (1982), cổ võ công lý và hoà bình (1983, 1987, 1988, 2003), và hoà giải (1975); máy tính và Internet (1990, 2002), và rao giảng Tin Mừng (1974, 1992, 2002).
CÂU HỎI 2: Xin Đức Cha cho biết các phương tiện Truyền thông xã hội ngày nay có vai trò nào trong việc loan báo Tin Mừng Cứu độ của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hôm nay.
TRẢ LỜI: Nói đến “ sự cần thiết của các phương tiện Truyền thông trong việc loan báo Tin mừng ”, mà chưa thống nhất với nhau về nguồn gốc, bản chất, nội dung của Truyền thông có liên hệ mật thiết đến Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, thì thật là khó khăn và có thể gây sốc, ngạc nhiên, bỡ ngỡ cho nhiều người! Vì cho tới nay, nhiều người, kể cả một số đông các linh mục, tu sĩ, hình như chưa nghe nói có môn Thần học Truyền thông? Thật sự có môn thần học Truyền thông không? Tại sao Truyền thông lại có liên hệ mật thiết với mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi đến thế?
Thật vậy, nhiều người vẫn chưa xác tín Truyền thông là một thành phần trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.
Xin tóm tắt về thần học Truyền thông như sau: Chúa Cha là Người khởi đầu sự truyền thông, là nguồn của mọi Truyền thông, Chúa Cha tự thông truyền, tự tỏ lộ, tự mạc khải chính mình bằng nhiều kiểu, nhiều cách, qua tạo dựng vũ trụ, qua các tạo vật, qua lịch sử con người... và cuối cùng là qua Con của Người.
Chúa Con là Đấng truyền thông của Chúa Cha, là trung gian, là đỉnh cao của truyền thông Thiên Chúa Cha, ‘Mọi sự của con là của Cha, và mọi sự của Cha là của con’ (Ga 17,10). “Đức Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, mặc khải cho chúng ta thấy đời sống thần linh là một sự truyền thông, chia sẻ. Việc Đức Giêsu chia sẻ chính mình và mọi sự thật phát xuất từ sự chia sẻ hoàn toàn giữa Cha và Con trong Thánh Thần.
Chúa Thánh thần là Đấng giải mã sứ điệp truyền thông của Chúa Cha. Thánh Thần là chia sẻ, là truyền thông. “Khi Thần Sự Thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại...” (Ga 16,13-15).
Trả lời cho câu hỏi các phương tiện Truyền thông xã hội ngày nay có vai trò nào trong việc loan báo Tin Mừng Cứu độ của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hôm nay, giả thiết chúng ta đã phải xác tín những giáo lý căn bản về thần học Truyền thông nói trên, rồi từ đó ta mới đồng tình với Công đồng Vatican II khi công đồng yêu cầu phải tận dụng tất cả mọi phương tiện tân kỳ hiện đại nhất cho việc loan báo Tin Mừng Chúa.
Chính vì thế, Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt dành cho Châu Á họp tại Roma từ 19 tháng 4 đến 14 tháng 5, 1998, đã nói rằng “các phương tiện truyền thông xứng đáng được gọi là Areopagus, “Nghị Trường” của thời đại hôm nay; chính ở đây cũng như trong các lãnh vực khác, Hội Thánh có thể đóng một vai trò tiên tri và khi cần có thể trở thành tiếng nói của những người không có tiếng nói.” Các loại phương tiện truyền thông gồm có:
1. Các phương tiện Truyền thông “ truyền thống”
+ Truyền thông giữa người với người
- Trong Tông huấn Evangelii Nuntiandi (1975), ĐGH Phaolô VI nhắc nhở các người rao giảng Tin Mừng “đừng quên hình thức rao giảng người-cho-người này, nhờ đó lương tâm thâm sâu của một cá nhân được chạm tới bởi một thế giới hoàn toàn độc đáo mà họ nhận được từ một người khác...” Chính Chúa đã sử dụng các cách thức truyền thông như thế, ví dụ như với ông Nicôđêmô, ông Dakêu, người phụ nữ Samaria, và ông Simon người Biệt Phái (EN số 46).
- Phương tiện truyền thông trước hết và trên hết trong việc mục vụ là quan hệ người với người: người ta tìm kiếm nhau và trao đổi cho nhau mọi nhu cầu và tình cảm. Sự truyền thông này chỉ bao gồm những con người và khả năng chia sẻ với nhau. Ngay cả trong thời đại truyền thông đại chúng hay đa phương tiện ngày nay, lối truyền thông này vẫn là cơ bản và hiệu quả nhất.
+ Truyền thông “truyền thống”
- Các phương tiện truyền thông “truyền thống” tồn tại trong mọi nền văn hoá như kể truyện, ca múa, kịch nghệ, và những dòng truyền thông trong cơ cấu xã hội như giữa cha mẹ và con cái, thầy và trò. Một người truyền thông giỏi biết cách vươn ra hay tương quan với những người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau và thậm chí các nền văn hoá khác nhau.
- Trong Công vụ Tông đồ ta thấy thời ấy không có các phương tiện đại chúng hay các kỹ thuật đặc biệt nào cho việc truyền thông. Chính các lời nói bằng miệng, các rao giảng và dạy dỗ và đặc biệt các chứng tá của đời sống cá nhân và cộng đoàn là những cái thuyết phục được người ta và đưa họ đến với đức tin. Đồng thời mọi Kitô hữu tự nhận thấy nhu cầu truyền thông truyền giáo khi họ đi đến bất cứ đâu. Vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, đức tin Kitô đã từ Israel lan tới toàn vùng Địa Trung Hải cho tới Rôma và tới tận Tây Ban Nha.
- Các phương tiện truyền thông được dùng cho việc này chỉ là truyền thông từ người đến người và từ cộng đoàn tới cộng đoàn qua những chứng tá cá nhân, các thư từ và truyện kể.
+ Các phương pháp của Tông huấn Mục vụ Evangelii Nuntiandi (1975, các số 40-48): Tông huấn đã nhắc tới đến bảy phương pháp có liên quan tới cách thức truyền thông, nhưng hầu hết không nhắc đến một phương tiện kỹ thuật nào ngoài một ít sách hay tài liệu giảng dạy. Các phương pháp này dựa trên sự chia sẻ người với người của các cá nhân hay các nhóm như trong các cuộc cử hành phụng vụ.
- Truyền thông bằng dạy giáo lý, giảng, chứng tá và truyền thông người với người thường không cần những dụng cụ hay kỹ thuật đặc biệt nào để truyền thông.
- Phương pháp cơ bản: Ecclesia in Asia (số 20) đưa ra một hướng cơ bản khi nói rằng “sứ vụ của chính Đức Giêsu cho thấy rõ giá trị của sự tiếp xúc cá nhân, nó đòi người rao giảng Tin Mừng phải lưu tâm tới hoàn cảnh của người nghe để có thể cống hiến những lời rao giảng phù hợp với mức độ trưởng thành của người nghe, với một hình thức và một ngôn ngữ thích hợp. Dưới góc nhìn này, các nghị phụ Thượng Hội Đồng nhiều lần nhấn mạnh nhu cầu phải rao giảng thế nào để lôi cuốn được sự nhạy cảm của các dân tộc Châu Á...”
- Lòng đạo đức bình dân là phương tiện truyền giáo được liệt kê cuối cùng trong Evangelii Nuntiandi. Lòng đạo đức này được xây dựng rất nhiều trên các phương tiện truyền thống như chia sẻ nhóm, hành hương, ca hát, diễn kịch, hoạt cảnh, ca múa hay các phương tiện tương tự để diễn tả “một khát vọng về Thiên Chúa mà chỉ những con người đơn sơ nghèo khổ mới có thể cảm nghiệm. Nó làm cho người ta trở nên quảng đại và có thể hi sinh tới mức anh hùng khi cần phải biểu lộ niềm tin” (Số 48).
- Đây cũng là một trường hợp điển hình cho thấy rằng trong mọi việc truyền thông giữa con người với nhau, các yếu tố cơ bản như lắng nghe, hiểu biết và kính trọng lẫn nhau, và cả sự quan tâm lẫn nhau phải được bộc lộ như thế nào.
- Một sự truyền thông nhân bản trong đó người ta cảm thấy mình được thấu hiểu và được chấp nhận cũng là một cách diễn tả sự truyền thông truyền giáo vì nó phản ánh thái độ nhân bản của Đức Kitô đối với dân chúng, đặc biệt những người nghèo khổ.
- Về cách truyền thông này, các giám mục Châu Á khuyến khích phương pháp kể truyện: “Nên chọn phương pháp kể truyện vì chúng gần gũi với các hình thức văn hoá của Châu Á. Thực vậy, việc rao giảng về Đức Giêsu Kitô có thể được thực hiện một cách hiệu quả nhất nhờ kể truyện về Người, như các sách Tin Mừng đã làm. Các khái niệm siêu hình liên hệ... có thể được bổ sung bằng các bối cảnh có tính quan hệ, lịch sử và vũ trụ hơn” (Ecclesia in Asia số 20).
- Các hình thức và phương pháp khác được dùng trong việc giáo dục không chính qui cũng có giá trị cho việc truyền thông truyền giáo. Chẳng hạn, các câu truyện và các tiêu chuẩn khác nhau để sử dụng chúng có thể rất hữu ích. Kịch nghệ và trò chơi cũng có thể dẫn đến một sự hiểu biết sâu hơn về thông điệp Kitô giáo. Các phương tiện truyền thông truyền thống lâu đời như ca múa, kịch, hành hương và hình ảnh, có thể gọi là ‘truyền thông nhóm,’ là một phần có liên quan và cốt yếu của mọi việc truyền thông truyền giáo.
2. Các phương tiện Truyền thông đại chúng
+ Tông huấn Mục vụ Ecclesia in Africa (1995, số 124)
- ĐGH Gioan Phaolô II nhắc nhở chúng ta thêm rằng “các phương tiện đại chúng hiện đại không chỉ là các dụng cụ truyền thông mà cũng là một thế giới phải được Tin Mừng hóa. Về phương diện thông điệp chúng truyền đi, cần phải bảo đảm rằng chúng truyền bá cái tốt, cái thật và cái đẹp.”
- Ở chỗ này Đức Giáo Hoàng cũng diễn tả sự “quan tâm sâu xa đến nội dung luân lý của rất nhiều chương trình mà các phương tiện truyền thông đang đổ vào Châu Phi. Cách riêng tôi khuyến cáo chống lại những cảnh khiêu dâm và bạo lực đang tràn ngập các nước nghèo này...
- Mọi người Kitô hữu đều phải lo sao để các phương tiện truyền thông là một kênh truyền tải tinh thần Tin Mừng. Nhưng các Kitô hữu là chuyên gia trong lãnh vực này phải đóng một vai trò đặc biệt. Họ có nhiệm vụ bảo đảm rằng các nguyên tắc Kitô giáo phải ảnh hưởng tới việc hành nghề của họ, kể cả trong khâu kỹ thuật và quản lý.”
+ Truyền thông bằng ‘sách báo’ phục vụ Truyền giáo
- Sách có một tầm quan trọng đặc biệt cho việc truyền thông truyền giáo. Trong các Thông điệp ban đầu về Truyền giáo, các ĐGH chủ yếu khuyến khích việc sử dụng sách báo cho việc truyền thông truyền giáo, bởi vì “ai cũng biết rằng báo chí có thể được dùng một cách hiệu quả như thế nào để trình bày sự thật và nhân đức trong chính ánh sáng của chúng và nhờ đó tạo ấn tượng trên tâm trí con người, hay để phơi bày các lý luận sai lạc được nguỵ trang dưới cái vỏ sự thật, hay để bác bỏ một số ý kiến sai lầm nghịch với tôn giáo hay gây thiệt hại lớn về thiêng liêng bằng cách trình bày một cách xuyên tạc các vấn đề gai góc của xã hội.” (Piô XII, Evangelii Praecones, 1951).
- Trung Tâm Thông Tin và Tìm Hiểu:
Tại đây, người ta có thể tìm hiểu về Kinh Thánh, đức tin và đời sống Kitô giáo và thậm chí cũng có thể tham dự các khoá học chuyên môn với sự hỗ trợ của các ấn phẩm. Các trung tâm này thường quảng cáo trên các nhật báo và cả ở những nơi công cộng khác. Chúng sử dụng các áp phích, tờ rơi và các vật liệu thông tin khác để làm cho đức tin Kitô giáo được biết đến và hiểu rõ hơn.
- Các tạp chí chuyên về truyền thông truyền giáo trực tiếp viết cho những người không thuộc về Hội Thánh còn khá hiếm. Chúng có thể gồm các câu truyện mang tính chất Kitô giáo, hay trong tinh thần tiền-rao giảng Tin Mừng, kể lại các sự kiện và nhân vật biểu thị các giá trị, đời sống và niềm tin Kitô giáo.
+ Truyền thông bằng ‘phát sóng: Rađiô và TV’ phục vụ Truyền giáo
- ĐGH Gioan XXIII trong Thông điệp Princeps Pastorum (1959) về Truyền giáo đã mở rộng các lời khuyến khích của các Giáo hoàng tiền nhiệm về việc sử dụng báo chí trong truyền thông truyền giáo bằng cách thêm vào cả việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử: “Phải sử dụng tới mức đầy đủ nhất các phát minh khoa học mới nhất cho việc truyền thông và phát sóng về chân lý.”
- Việc phát sóng trên rađiô và TV có thể được dùng để giảng và trình bày Tin Mừng như được làm bởi nhiều nhóm và nhà giảng thuyết thuộc phái Tin Lành.
Ở đâu được phép có những đài phát sóng tư nhân, các đài này có thể đi vào loại truyền thông này.
- Phát sóng trên truyền thanh và truyền hình có lợi thế đặc biệt là thường hiệu quả hơn trong tiến trình tiền-rao giảng Tin Mừng. Thực ra chúng không phải là rao giảng trực tiếp mà là giúp người ta hiểu và quí chuộng cuộc đời họ trong ánh sáng các giá trị nhân bản và Kitô giáo. Nhờ vậy người ta trở nên mở lòng ra với Kitô giáo hơn và đi theo Đức Kitô bằng con đường riêng của họ.
+ Truyền thông bằng ‘Truyền hình’ phục vụ truyền giáo
- Tại hầu hết các nước Châu Á, ngoại trừ nước Philippines mà phần đa dân số là người Công Giáo, thì việc đưa các chương trình thuần tuý Kitô giáo lên màn hình TV quả là rất khó, trừ một vài dịp đặc biệt như các lễ Giáng Sinh và Phục Sinh. Tại các nước ấy, có lẽ phương thức “thuyết phục gián tiếp” có nhiều cơ may thành công hơn nhưng cũng không dễ thực hiện.
- Vai trò chính của truyền hình trong việc truyền thông truyền giáo thực sự là ở giai đoạn tiền-rao giảng Tin Mừng: chuẩn bị một bầu khí và mảnh đất để đức tin Kitô giáo được dung nạp và có thể được chấp nhận một cách tích cực như một đối tác.
- Về phương diện này, một tường thuật về các nhân cách lỗi lạc như Mẹ Têrêsa Calcutta hay ĐGH Gioan Phaolô II sẽ có tác dụng rất lớn. Một tường thuật về các chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đôi khi tạo được một ảnh hưởng vượt quá một khu vực riêng nào, và trở thành biểu tượng cho khát vọng hoà bình và hiệp nhất của thế giới nếu chẳng hạn ngài đi thăm một đền thờ Hồi Giáo hay các lãnh thổ của Paléttin tại Israel.
+ Truyền thông bằng ‘Phim ảnh’ phục vụ Truyền giáo
- ĐGH Piô XII đã viết trong Thông điệp Miranda Prorsus từ năm 1957 (số 74) vẫn còn giá trị hôm nay cho việc truyền thông truyền giáo: “Điện ảnh... ngày nay phải được kể trong số những phương tiện quan trọng nhất nhờ đó các ý tưởng và khám phá của thời đại chúng ta được biết đến.”
- Khi bình luận về 100 năm Điện Ảnh, ĐGH Gioan Phaolô II trong Thông điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Thông 1995 đã nhắc nhở chúng ta: “Với khả năng to lớn của nó, điện ảnh có thể trở thành một phương tiện mạnh mẽ cho việc rao giảng Tin Mừng. Hội Thánh thúc đẩy các nhà sản xuất, các đạo diễn và mọi người có liên quan, những người tự nhận mình là Kitô hữu và hoạt động trong thế giới phức tạp và độc đáo này của điện ảnh, hãy hành động một cách nhất quán với Đức Tin của mình và có những sáng kiến can đảm... để nhờ hoạt động chuyên nghiệp của họ, thông điệp Kitô giáo với nội dung là Tin Mừng cứu độ cho mọi người có thể hiện diện nhiều hơn trên thế giới.”
- ĐGH nhìn thấy tiềm năng truyền giáo của Điện Ảnh đặc biệt trong mối tương quan giữa phim ảnh và văn hoá. Trong một cuộc tiếp tân ngày 25 tháng 11, 1999 dành cho các nhà sản xuất phim, ngài nói: “Tôi cũng tin tưởng rằng các phim quí vị sản xuất sẽ là một trợ cụ hiệu quả trong cuộc đối thoại cần thiết đang diễn ra giữa văn hoá và đức tin trong thời đại chúng ta. Trong thế giới điện ảnh và truyền hình, nơi đồng qui của lịch sử, nghệ thuật và ngôn ngữ biểu cảm, hoạt động của quí vị trong tư cách là các nhà chuyên môn và là tín hữu, đang tỏ ra đặc biệt cần thiết. Tự chính bản chất của nó, văn hoá là truyền thông: truyền thông của các cá nhân với nhau và của con người với môi trường sống của họ.
+ Truyền thông bằng ‘Video ‘ phục vụ Truyền giáo
- Video mở ra những khả năng mới nhưng cũng đặt ra những thách thức cho việc truyền thông mục vụ của Hội Thánh. Với khả năng ‘chuyển đổi thời gian’ (xem Eilers 2002, tr. 169t.), các sự kiện tôn giáo và các chương trình mang tính mục vụ có thể được xem không chỉ vào thời gian thực tế nhưng cả vào những thời gian thuận tiện đối với người xem. Bằng cách này các sự kiện tôn giáo và các chương trình có giá trị mục vụ có thể được chiếu vào những dịp khác nhau cho các cá nhân và các nhóm tuỳ theo nhu cầu hay sở thích của họ.
- Video còn cống hiến các cơ hội đặc biệt để sử dụng trong mục vụ như huấn giáo, giảng dạy tôn giáo và sinh động hoá, để làm sáng tỏ một mối quan tâm hay để cung cấp đề tài suy tư. Các chương trình về cầu nguyện và linh đạo, về các địa danh và các thông điệp của Kinh Thánh, về đời sống Kitô giáo hay cuộc đời các Thánh có thể giúp minh hoạ các giáo huấn của Hội Thánh nhưng đặc biệt có thể sinh động hoá việc truyền thông nhóm và xử lý các kinh nghiệm chung. Tình trạng ngày càng có nhiều thiết bị video và chương trình video cống hiến cho các người hoạt động mục vụ thêm nhiều cơ hội để phục vụ con người.
- Với các chương trình hết sức đa dạng được cống hiến cho công chúng, các hoạt động truyền thông mục vụ cũng có nghĩa vụ đạo đức và sáng tạo trong việc cổ xuý và giới thiệu các chương trình tốt có thể làm cho kinh nghiệm đời sống của con người thêm phong phú và sâu xa hơn. Có thể soạn một sách hướng dẫn để giúp việc chọn lựa phim dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức và nghệ thuật. Nhiều phim truyện hiện hữu đã có những thẩm định trước đây của các cơ quan Hội Thánh như các văn phòng quốc gia về điện ảnh. Một “Sách hướng dẫn phim Video” dựa trên các thẩm định này và được phổ cập tới mọi người sẽ rất hữu ích, đặc biệt đối với các bậc cha mẹ và nhà giáo. Chúng cũng có thể giúp mở ra những con đường mới trong việc khám phá các khía cạnh Kitô giáo kín ẩn trong các phim có vẻ là thế tục.
- Tình trạng các chương trình phim video khiêu dâm tràn lan trên thị trường cho cá nhân sử dụng đặt ra một thách thức mục vụ đặc biệt. Nó không chỉ đòi hỏi một sự đánh giá luân lý mà còn đòi hỏi một sự giáo dục về phương tiện truyền thông để giúp đặc biệt giới trẻ có một quan điểm phê phán và trưởng thành đối với phim ảnh và video (xem Eilers 2002: Tiêu chuẩn về Phim và TV của Hồng y Mahony, tr. 181-189; 1999, tr. 362-381). Truyền thông Mục vụ phải giúp thay đổi “não trạng dâm đãng” của con người thành một ý thức về phẩm giá đối với giới tính và hành vi tính dục trong hôn nhân.
- Ngày nay các kỹ thuật video có thể được mọi người sử dụng dễ dàng, điều này cống hiến thêm những khả năng cho công việc mục vụ. Không chỉ có các bài giảng mẫu được ghi đĩa và xem lại trong các lớp thuyết giảng ở chủng viện; các hoạt động mục vụ cũng có thể được ghi đĩa, biên tập và sử dụng. Đặc biệt có thể hướng dẫn giới trẻ điều khiển các thiết bị video để thực hiện việc quay phim thực tế và bằng cách này trở nên tích cực hơn trong lãnh vực truyền thông bằng hình ảnh.
3. Các phương tiện Truyền thông bằng ‘công nghệ hiện đại ’
- Trong văn kiện Gaudium et Spes về Hội Thánh trong Thế Giới Hôm Nay, các Nghị phụ Công Đồng viết rằng tiến bộ kỹ thuật đã đang “biến đổi bộ mặt trái đất” và đang vươn tới chinh phục không gian (GS số 5).
- Theo hướng này, thông điệp cho Ngày Thế Giới Hoà Bình năm 1990 của ĐGH Gioan Phaolô II về ‘thông điệp Kitô giáo trong một văn hoá máy tính’ quả quyết rằng các Nghị phụ Công Đồng đã “nhìn nhận rằng các phát triển về công nghệ truyền thông sẽ tạo ra những phản ứng dây chuyền với những hậu quả không thể lường trước được.”
- Nhưng cũng theo tinh thần này của Gaudium et Spes, “dân Thiên Chúa (phải) sử dụng với óc sáng kiến các khám phá và các kỹ thuật mới vì lợi ích nhân loại và sự hoàn thành ý định của Thiên Chúa đối với thế giới.”
- Trong lãnh vực này, “Hội Thánh được cống hiến thêm phương tiện hoàn thành sứ mạng của mình.” Ngoài việc gia tăng sự truyền thông đối nội (ad intra), Hội Thánh với sự giúp đỡ của các công nghệ mới cũng có thể “sẵn sàng hơn để loan báo cho thế giới biết các niềm tin của mình và cắt nghĩa các lý do cho lập trường của mình đối với mọi vấn đề và sự kiện liên quan.”
- Vaticanô II (GS số 58) nói rằng: “Thiên Chúa đã nói với loài người tuỳ theo nền văn hoá riêng của mỗi thời đại. Cũng vậy, Hội Thánh trong dòng lịch sử đã tồn tại giữa các hoàn cảnh khác nhau, đã sử dụng các nguồn lực của các nền văn hoá khác nhau trong việc rao giảng của mình để truyền bá và cắt nghĩa thông điệp của Đức Kitô.”
- ĐGH Gioan Phaolô II đã hiểu theo tinh thần này khi ngài vạch ra chức năng truyền giáo của Internet trong cuộc gặp gỡ các giám đốc của các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo của Hoa Kỳ ngày 23 tháng 2, 2003. Ngài nói: “Sự phát triển của Internet những năm gần đây cống hiến một cơ hội chưa từng có để mở rộng cánh đồng truyền giáo của Hội Thánh, vì nó đã trở thành một nguồn thông tin và truyền thông hàng đầu cho biết bao con người thời đại chúng ta, đặc biệt là giới trẻ.”
+ Truyền thông trên ‘Mạng’
- Trong thông điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông năm 2002 về “Internet: Một Diễn Đàn Mới cho việc Rao giảng Tin Mừng”, ĐGH Gioan Phaolô II đã nói chi tiết hơn về việc phải sử dụng Internet thế nào cho việc truyền thông truyền giáo.
- Qua Internet, Hội Thánh không chỉ tham gia cuộc đối thoại của xã hội giống như người ta ngồi nói chuyện ở nơi họp chợ (Forum, Aeropagus) của thế giới. Nhờ Internet mà các thông tin và suy tư về đức tin Kitô giáo cũng được truyền đạt.
- Internet có thể kích thích sự quan tâm “và làm cho cuộc gặp gỡ đầu tiên với thông điệp Kitô giáo có thể thực hiện được.” Điều quan trọng là phải duy trì và phát triển mối quan tâm này, đặc biệt giữa giới trẻ. Tuy nhiên, ta phải ý thức rằng cuối cùng người ta cũng sẽ phải bỏ thế giới ảo để vào thế giới thật của cộng đoàn Kitô giáo.
- Một khả năng nữa trong việc sử dụng Internet cho việc truyền giáo là cung cấp sự giúp đỡ tiếp theo sau cuộc gặp gỡ ban đầu. Các chương trình Internet có thể giúp đào sâu đức tin và nhận thức. Chúng có thể được dùng cho việc giảng dạy giáo lý ban đầu và thường xuyên, và cũng được dùng để chia sẻ kinh nghiệm đức tin, trả lời các câu hỏi và cung cấp một bối cảnh tốt hơn cho các cuộc gặp gỡ ban đầu và các kinh nghiệm đức tin.
- Nhưng việc sử dụng Internet trong truyền thông truyền giáo cũng có một số hạn chế. Trong một nền văn hoá sống dựa trên cái phù du, người ta dễ rơi vào nguy cơ tin rằng cái quan trọng là các sự kiện chứ không phải các giá trị.
- Internet cung cấp những sự hiểu biết hết sức rộng rãi, nhưng không dạy các giá trị; và khi các giá trị bị coi thường, thì chính nhân tính của chúng ta cũng bị hạ thấp và người ta dễ đánh mất phẩm giá siêu việt của mình. Bất chấp những tiềm năng to lớn của nó cho sự thiện, ai ai cũng đã thấy rõ ràng một số cách thức đê hèn và bần tiện mà việc sử dụng Internet gây ra...”
- Các chương trình được thiết kế đặc biệt cho truyền thông truyền giáo trên Internet có thể là hình thức cung cấp thông tin đơn giản qua các website (vd., www.vatican.va), nhưng cũng có cả các dịch vụ tư vấn, các thắc mắc và trả lời; chúng có thể là các ‘phòng-chat’ hay các hình thức đối thoại khác để trao đổi kinh nghiệm và ý kiến.
- Có thể có các chương trình huấn luyện và đào tạo qua Net cho các cuộc tiếp xúc đầu tiên và cả cho việc đào sâu hiểu biết và xác tín. Các chương trình Internet có thể sinh động hoá và khuyến khích thêm nhiều cuộc tiếp xúc và kinh nghiệm đức tin sâu hơn.
- “Nhờ Internet người ta có thể gia tăng các mối tiếp xúc bằng các cách xưa nay chưa từng được nghĩ tới, sự kiện này mở ra những tiềm năng tuyệt vời cho việc loan báo Tin Mừng.
- Nhưng cũng đúng là các mối quan hệ được thiết lập bằng các phương tiện điện tử không bao giờ có thể thay thế cho sự tiếp xúc cá nhân trực tiếp mà việc loan báo Tin Mừng đích thực đòi hỏi. Vì rao giảng Tin Mừng luôn luôn lệ thuộc vào chứng tá bản thân của người được sai đi rao giảng (xem Rm 10,14-15). Làm thế nào để từ những mối tiếp xúc được cung cấp bởi Internet, Hội Thánh dẫn đến sự truyền thông sâu hơn do việc loan báo của Kitô giáo đòi hỏi? Chúng ta xây dựng thế nào từ sự tiếp xúc và trao đổi thông tin đầu tiên mà Internet cung cấp?” (Thông điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Thông 2002).
+ Các Thừa sai Mạng
- Một số người không chỉ chế ra từ “Tin mừng điện tử” (e-vangelism) theo mẫu các thuật ngữ tương tự như “thương mại điện tử” (e-commerce) và “ngân hàng điện tử” (e-banking).
- Tin Mừng điện tử là một cố gắng hệ thống nhằm sử dụng Internet và không gian mạng (cyberspace) cho việc truyền thông truyền giáo.
- Tin Mừng điện tử sử dụng các chức năng khác nhau của Net để rao giảng và chia sẻ Tin Mừng của Đức Kitô. Những người muốn hiến đời mình cho một hoạt động như thế được gọi là các “thừa sai mạng” (cyber missionaries).
- Họ đi lại trên không gian ảo như ở nhà mình và chia sẻ Tin Mừng với bất cứ ai họ gặp. Để sử dụng phương pháp này, rõ ràng họ phải là các chuyên gia tin học, đặc biệt về ngành lập trình, và có khả năng xử lý mạng thành thạo. Nhưng họ cũng phải là những người đầy đức tin và có kinh nghiệm bản thân về Đức Kitô để họ có thể chia sẻ.
- Đồng thời họ phải là những người hiểu biết mọi nhu cầu và khát vọng của con người. Họ cũng cần ý thức rằng cuối cùng đức tin được sống trong thực tế chứ không phải trong không gian ảo.
- Bằng cách này, vai trò của các ‘thừa sai mạng’ thường chỉ giới hạn ở giai đoạn gặp gỡ đầu tiên. Họ chỉ mở ra cánh cửa của thực tại ảo để chỉ con đường tới đời sống thực, chạm đến mọi kinh nghiệm của con người.
- Các ‘thừa sai mạng’ là những chuyên gia ở giai đoạn Tiền-Rao giảng Tin Mừng và họ quảng đại nhường nhiệm vụ đào sâu bên kia không gian ảo cho những người trong các cộng đoàn đức tin sống thực, ở đó sự truyền thông người-với-người chuẩn bị giai đoạn chót cho một cuộc dấn thân sâu xa hơn với Đức Kitô.
- “Internet làm cho hàng tỉ hình ảnh xuất hiện trên hàng triệu màn hình máy tính trên khắp hành tinh này. Từ ngân hà hình ảnh và âm thanh này, liệu khuôn mặt Đức Kitô có hiện lên không và tiếng nói của Người có được nghe thấy hay không?
- Vì chỉ khi khuôn mặt Người được nhìn thấy và tiếng nói Người được nghe thấy, thế giới mới biết được tin vui về sự cứu chuộc của chúng ta. Đây là mục đích của rao giảng Tin Mừng. và đây là điều sẽ làm cho Internet trở thành một không gian con người đích thực, vì nếu không có chỗ cho Đức Kitô, thì cũng không có chỗ cho con người.” (Ngày Thế Giới Truyền Thông 2002).
+ Internet và Cyberspace
- Với sự ra đời của truyền thông trên Internet và không gian mạng (cyberspace), thêm những cánh cửa mới được mở ra cho hoạt động mục vụ của Hội Thánh trong thiên niên kỷ mới này.
- Các website có thể được sử dụng để cung cấp thông tin về các cơ quan của Hội Thánh, các Trung tâm mục vụ cũng như các dịch vụ và sinh hoạt của chúng. Các website này cũng có thể được phát triển để trở thành tương tác bằng cách mời người khác viết bài và phản hồi về nội dung và các chương trình của các trang web này và cũng để nói lên các nhu cầu và mong đợi mục vụ của họ.
- Có thể phát triển các website đặc biệt cho việc chăm sóc mục vụ, ở đó người ta có thể hỏi các câu hỏi và diễn tả các nhu cầu thiêng liêng và nhân bản của họ. Ví dụ, website www.ffnfuncity.de ở Đức là một thành phố ảo với một Nhà thờ giáo xứ. Một số linh mục và người hoạt động mục vụ hiện diện trong Nhà thờ ảo này để cung cấp tư vấn và mọi người có thể đến để cầu nguyện và xin ơn. Các site như thế có thể giúp người ta làm chủ đời mình và phát triển một quan điểm Kitô giáo về các sự kiện đang xảy ra. Chẳng hạn một cha Capucinô tại Frankfurt (Đức) viết mỗi ngày một bài suy niệm Kinh Thánh trên tờ nhật báo “Bild”, một tờ báo hàng đầu mỗi ngày phát hành hơn 4,5 triệu bản. Người đọc có thể click vào bài suy niệm của ngài hoặc cũng có thể nhận miễn phí qua đường e-mail.
- Các website khác cung cấp cho độc giả các bài viết và sách thần học quan trọng, rất có ích cho các sinh viên và nhà nghiên cứu nhưng với khả năng tiếp cận khá giới hạn các thư viện chuyên môn. William Fore đã thực hiện trang web www.religion-online-org với mục đích này.
- Các cổng khác liên quan tới Giáo Hội cung cấp thông tin, mua sắm, gửi thư web miễn phí, bài đọc thiêng liêng, suy tư hằng ngày, và các nhóm ‘chat’, cũng như các tiện ích khác. Ví dụ như ở Hoa Kỳ có www.catholic-forum.com hay www.catholic.org hay www.catholicexchange.com. Chỉ riêng ở Đức thôi cũng có khoảng 500 website (năm 2003) có liên quan cách này hay cách khác với Hội Thánh Công Giáo. Một mình website của HĐGM (www.katholische-kirche.de) cung cấp khoảng 3.500 đường kết nối như thế.
- E-mail (thư điện tử) là một phương tiện quan trọng khác nữa cho việc truyền thông nói chung của Hội Thánh về mặt đối nội và đối ngoại, nhưng đặc biệt cho việc truyền thông mục vụ. Sử dụng e-mail, người ta có thể truyền thông trực tiếp trong Hội Thánh và ra bên ngoài. Các người hoạt động mục vụ và những người có nhu cầu có thể đến được với nhau hầu như tức thời. Các dịch vụ thư mạng miễn phí được cung cấp bởi các cổng của Giáo Hội và các tổ chức khác giúp cho người ta có thể tiếp xúc với nhau nhanh hơn và rẻ hơn.
- Các tin tức đều đặn về các dịch vụ mục vụ có thể được gửi qua e-mail đến những người đăng ký. Các chương trình học và dạy có thể được chia sẻ về lãnh vực huấn giáo, linh đạo và đào luyện thần học.
- E-commerce (thương mại điện tử) cũng cung cấp nhiều khả năng cho việc truyền thông mục vụ.
- Internet là một thách thức đặc biệt cho Hội Thánh trong lãnh vực giáo dục truyền thông. Trẻ em ngày nay ‘được sinh ra với con chuột’ rồi. Máy tính đóng một vai trò quan trọng ngay từ tuổi thơ của các em, như xem các câu truyện hoạt hình trên màn hình.
- Truyền thông Mục vụ sẽ cho các em sự hướng dẫn cần thiết và giúp các em tiêu hoá những gì các em thấy và nghe. Ở đây, đặc biệt giới trẻ có thể là những đối tác trong hoạt động mục vụ vì họ khá thành thạo các công nghệ truyền thông mới này. Họ có thể phát triển các chương trình đặc biệt cho hoạt động mục vụ qua Internet và giúp bảo trì máy tính và các hệ thống mạng.
- Các website hay các cổng mạng còn có các công dụng khác nữa cho các mục đích mục vụ. Chẳng hạn như đang có sự gia tăng một khuynh hướng sử dụng hay tạo các website cho ‘tang lễ’. Các trang than khóc được tạo ra bởi các cá nhân xuất hiện cùng với các hình ảnh, bản văn và video để tưởng nhớ một người quá cố. Một quyển ‘sách dành cho khách’ (guest book) được mở ra, ở đó bất cứ ai có những kinh nghiệm tương tự có thể chia sẻ và tìm được những lời an ủi. Đối với nhiều người, hình thức này có ý nghĩa nhiều hơn là những bông hoa và những đồ vật đặt trên mộ. Một tấm bia được dựng trong không gian mạng, trên đó người quá cố được mong đợi là vẫn còn sống. Phải chăng đây cũng là một thách thức đặc biệt cho việc truyền thông mục vụ?
- Còn đối với những người ‘hưởng dùng’ các chương trình tôn giáo của Net, các nghiên cứu ban đầu có vẻ cho thấy rằng các chương trình tôn giáo chủ yếu được truy cập bởi những người đã thuộc về một tôn giáo nào đó. Có vẻ như những người ngoài Hội Thánh cũng bắt đầu trở thành những người sử dụng trực tuyến các chương trình tôn giáo. Nhưng trường hợp này chủ yếu vẫn là ở Hoa Kỳ và Châu Âu nhiều hơn.
- Rõ ràng Internet cũng có một tiềm năng lớn cho việc rao giảng Tin Mừng, như Đức Gioan Phaolô II đã vạch ra trong thông điệp của ngài cho Ngày Thế Giới Truyền Thông 2002: “Internet: Một Diễn Đàn Mới cho việc Rao Giảng Tin Mừng.” Trong thông điệp của ngài vào dịp này, Đức Gioan Phaolô II mô tả các khả năng rất cụ thể của phương tiện truyền thông mới này đối với việc Rao Giảng Tin Mừng. Các khả năng này cũng bao gồm cả việc sử dụng Internet để theo dõi các bước đầu của công việc truyền giáo, cuộc gặp gỡ đầu tiên với Tin Mừng. Đức Giáo Hoàng nhắc đến chiều kích mục vụ khi ngài viết: “Internet cũng có thể cung cấp một sự theo dõi mà công việc rao giảng Tin Mừng đòi hỏi. Đặc biệt trong một nền văn hoá không hỗ trợ việc này, đời sống Kitô giáo kêu gọi phải tiếp tục việc giảng dạy và huấn giáo, và đây có lẽ là lãnh vực mà Internet có thể cung cấp một sự trợ giúp tuyệt vời.”
4. Kết luận:
Như đã thấy ở trên, giá trị các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất là kỹ thuật mang không gian thật hiển nhiên và chắc chắn vô cùng ích lợi nếu biết áp dụng vào lãnh vực loan báo Tin Mừng. “Cùng với các phương tiện truyền thống như chứng tá đời sống, huấn giáo, tiếp xúc cá nhân, lòng đạo đức bình dân, phụng vụ và các cuộc cử hành mừng lễ, việc sử dụng các phương tiện truyền thông hôm nay là thành phần thiết yếu trong việc rao giảng Tin Mừng và huấn giáo.
Thực vậy, như ĐGH Phaolô II từng nói: “Hội Thánh sẽ cảm thấy có lỗi trước mặt Thiên Chúa nếu không vận dụng các phương tiện mạnh mẽ này mà tài năng con người không ngừng làm cho phát triển và hoàn thiện mỗi ngày” (EN số 45). Các phương tiện truyền thông xã hội có thể và phải là các công cụ của chương trình Tái Tin Mừng hoá và Tân Tin Mừng hoá của Hội Thánh trong thế giới hôm nay...”
Trong lãnh vực này (Truyền thông xã hội) Giáo Hội Việt nam đang đứng trước những thách đố lớn lao! Một mặt các kỹ thuật truyền thông mạng đang ngày càng bỏ xa tầm tay của Giáo hội mặt khác Nhà Nước đang ra sức hạn chế, nếu không muốn nói là độc quyền trong lãnh vực truyền thông, vì cho rằng tự do truyền thông, tự do ngôn luận, tự do báo chí... sẽ bị lợi dụng để công kích, đả phá chế độ!
Dầu vậy, ta vẫn có thể nói như Đức Hồng Y Sepe, Bộ Trưởng Thánh Bộ Truyền Bá Tin Mừng cho các Dân Tộc, đã nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của việc truyền thông truyền giáo trong một cuộc phỏng vấn cho ngày Chúa Nhật Truyền Giáo Thế Giới năm 2002 (Agenzia Internazionale Fides, 2-10-2002) như sau: “Hội Thánh thời kỳ đầu đã nhìn các con đường của Đế Quốc Rôma như là một ơn huệ Chúa Quan Phòng ban cho để lên đường đi truyền giáo, mặc dù biết chắc Rôma không xây những con đường đó cho Hội Thánh”.
Các tông đồ đã nhận lệnh của Chúa “đi khắp thế giới loan báo Tin Mừng cho mọi tạo vật,’ các ngài đã không ngần ngại sử dụng các phương tiện giao thông ấy của Đế Quốc để đi rao truyền Lời Thiên Chúa. Ngày nay, công nghệ hiện đại cống hiến những con đường mới mà tất cả chúng ta phải sử dụng vì chúng sẽ giúp chúng ta tung ra những mạng lưới xưa nay chưa từng có. ‘Một số lượng khán thính giả đông đảo quá sức tưởng tượng của các vị rao giảng Tin Mừng trước chúng ta. Vì vậy, điều mà thời nay chúng ta cần là một sự dấn thân tích cực và giàu tưởng tượng của Hội Thánh vào lãnh vực truyền thông.
Người Công Giáo không được sợ hãi mở toang cánh cửa truyền thông xã hội cho Đức Kitô, để Tin Mừng của Người có thể được nghe thấy từ các nóc nhà trên khắp thế giới’ (Gioan Phaolô II, Thông điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Thông 2001).
Thánh Bộ Truyền Bá Tin Mừng cho các Dân Tộc đặc biệt chú ý tới cả một đại dương những khả năng mà các phương tiện truyền thông cống hiến cho chúng ta; chúng ta tiến bước một cách táo bạo như lời Đức Thánh Cha nói khi hô hào ‘ra chỗ nước sâu thả lưới’ và chúng ta phải cầu xin Chúa ban cho chúng ta sức mạnh và lòng dũng cảm để thể hiện các sáng kiến mục vụ và thiêng liêng hợp với thời đại mới, nó cho phép chúng ta sử dụng với hiệu quả tối đa các công cụ mà nền văn hoá thông tin cống hiến, khi chúng ta được kiên cường nhờ tin tưởng vào lời Chúa Giêsu.”
CÂU HỎI 3 : Đức Cha đã có dịp tham dự kỷ niệm 40 năm thành lập Radio Veritas tại Philippines. Xin Đức Cha cho biết hoạt động truyền thông xã hội của Giáo hội Công giáo Việt Nam giữ vị trí nào trong vùng châu Á hiện nay.
TRẢ LỜI: Để hiểu rõ hơn và thấy được tầm mức vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn lao của Truyền thông đại chúng nhất là trong lãnh vực truyền thanh, tôi xin lược tóm bài nói chuyện của Cha Franz Josef Eilers về sự hình thành và vai trò nhiệm vụ của Đài Truyền Thanh Radio Veritas như sau.
Ban đầu, Radio Veritas (Đài Chân Lý) có 2 dịch vụ: một dịch vụ hải ngoại cho các nước Châu Á và một dịch vụ trong nước cho Philippines, thuộc trách nhiệm của Tổng Giáo Phận Manila.
Đến năm 1990, dịch vụ (nhánh) trong nước này tách riêng ra thành một đài thương mại độc lập. Vì thế dịch vụ hải ngoại (nhánh hải ngoại) trở thành một đài độc lập với tên gọi “Radio Veritas Asia” (Đài Chân Lý Á Châu, gọi tắt là RVA) và tiếp tục hoạt động phi thương mại, hoàn toàn lo việc loan báo Tin Mừng và phát triển tại Châu Á.
Ngoài đài Radio Vaticana, đài Radio Veritas Asia là đài phát sóng ngắn duy nhất của Hội Thánh ở cấp châu lục, phát bằng 17 thứ tiếng của 21 nước Châu Á. Đài thuộc quyền sở hữu pháp lý của “Trung Tâm Phát Thanh Thông Tin và Giáo Dục Philippines” (Philippines Radio Educational and Information Center, viết tắt là PREIC), gồm các giám mục và các chuyên gia của Philippines. Nhưng việc quản lý, điều hành và tài trợ “Đài Chân Lý Á Châu” thuộc trách nhiệm của “Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Á” (FABC) qua đại diện là “Văn Phòng Truyền Thông Xã hội” (OSC), đặt trụ sở tại Manila. Ban giám đốc của văn phòng này gồm 5 giám mục cũng đồng thời là ban giám đốc điều hành của RVA.
Các chương trình được sản xuất chủ yếu tại các trung tâm sản xuất của các vùng tiếp sóng (vùng đích), dưới trách nhiệm của các HĐGM quốc gia hay vùng ấy; sau đó các chương trình này được hoàn chỉnh bởi các ban ngôn ngữ khác nhau tại các studio của RVA ở Thành phố Quezon (Manila) của Philippines. Các chương trình được phát sóng qua ba máy phát 250 KW với 16 ăngten định hướng đặt ở Palauig, Zambales, cách Manila khoảng 220 km về phía tây bắc.
Trong số các ngôn ngữ khác nhau, lượng chương trình phát nhiều nhất là bằng tiếng Quan Thoại, phát bốn giờ mỗi ngày tới lục địa Trung Quốc. Thêm vào đó còn có 50 phút phát lại bằng tiếng Quan Thoại từ đài Radio Vaticana. Ngoài ra cũng có một chương trình 30 phút bằng tiếng Quảng Đông được phát tới Trung Quốc.
Kế đến là chương trình tiếng Việt được phát mỗi ngày hai giờ rưỡi, còn các tiếng khác được phát khoảng từ 30 phút tới một giờ bằng bốn thứ tiếng của Miến Điện (Miến, Karen, Kachin và Zomi-Chin), tiếng Inđônêxia, Sinhala, Urdu, Tamil, Telugu và Hinđi. Một chương trình hằng ngày bằng tiếng Filipino dành cho đông đảo người Philippines lao động tại nước ngoài trên khắp Châu Á và xa hơn. Ngoài một chùm phát về hướng Đông Á ( Hong Kong), chương trình này đặc biệt được phát sang các nước Ả Rập, là những nơi mà người Kitô hữu không được phép cử hành các nghi lễ tôn giáo riêng của mình.
Radio Veritas Asia được tài trợ bởi các cơ quan tài trợ khác nhau của Châu Âu và Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin ở Rôma. Nhiều giám mục Châu Á thường xuyên góp cho đài một ngàn đôla từ khoản trợ cấp hằng năm của giáo phận mình ở Propaganda, và các HĐGM Nhật, Hàn Quốc và Thái Lan cũng đóng góp.
Tuy đã thử nhiều lần, nhưng cho đến nay đài vẫn không thể nhận được sự bảo đảm hỗ trợ tài chánh từ các nước và các châu lục khác như Hoa Kỳ, Canađa và Úc. Tại Philippines một “Quỹ Radio Veritas Asia” vừa được lập để tìm các nhà hảo tâm địa phương và chính Quỹ này cũng đi vào các hoạt động Quan hệ Công cộng hầu làm cho đài được biết đến nhiều hơn trong nước và cả ở nước ngoài.
Các khả năng công nghệ mới đặt ra thách thức cho sự phát triển tương lai của hoạt động phục vụ phát sóng tại Châu Á với thêm các khả năng của mạng Internet. Mới đây, một hội nghị của các cơ quan gây quỹ tại Đức (14-15 tháng 2, 2001) và các chuyên gia về tương lai của đài RVA đã cho thấy rằng việc phát sóng ngắn vẫn còn giữ vị trí quan trọng trong tương lai, nhưng phải được bổ túc bằng các khả năng mới của Internet để có thể cung cấp các chương trình thích hợp với các nhu cầu và đòi hỏi của cá nhân. Các công nghệ mới cũng mở rộng khả năng biên tập, thiết kế chương trình và hợp tác giữa đài với các trung tâm sản xuất tại các vùng tiếp sóng. Với sự trợ giúp của “CBCPnet”, nhà cung cấp Internet mới của HĐGM Philippines (CBCP), các nhà sản xuất và biên tập tại các studio ở Quezon bây giờ đã hoàn toàn kết nối với Net. Nhờ vậy, ngoài những khả năng khác, họ đã có thể tiếp cận rộng rãi hơn với các tin tức và thông tin địa phương từ các vùng tiếp sóng của họ.
Tại lục địa Châu Á, số người Công Giáo chỉ chiếm khoảng 3% tổng dân số 3 tỷ rưỡi. Con số này đặt ra một thách thức lớn cho việc Loan Báo Tin Mừng bằng Radio và Internet. Với đài “Radio Veritas Asia”, chúng ta có một khả năng có một không hai trên thế giới.
ĐGH Gioan Phaolô II đã ý thức điều này khi ngài viết trong Tông huấn Ecclesia in Asia, “Cùng với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, tôi có lời khen ngợi Đài Radio Veritas Asia, là đài phát sóng ngắn duy nhất cấp châu lục cho Hội Thánh tại Châu Á, vì công việc rao giảng Tin Mừng qua việc phát sóng của đài trong gần 30 năm qua. Phải có những cố gắng để củng cố công cụ truyền giáo tuyệt vời này, nhờ các chương trình ngôn ngữ thích hợp, trợ giúp nhân sự và tài chánh từ các HĐGM và các giáo phận tại Châu Á.”
Trong chuyến viếng thăm của ĐGH nhân dịp kỷ niệm 25 năm của đài, ngài cảm thấy rằng “đài RVA tiếp tục là một cách diễn tả mạnh mẽ tinh thần đồng trách nhiệm của các giám mục Châu Á trong việc theo đuổi sứ mạng truyền giáo của Hội Thánh với một tầm nhìn xa rộng và phấn khởi.” Theo ngài, “Radio Veritas Asia đang đối diện với nhiệm vụ cấp bách là phải tìm ra những cách thức ngày càng hiệu quả hơn để duy trì và làm sáng tỏ đức tin của những người đã tin Đức Kitô, và loan báo về Người và Nước của Người cho những ai chưa biết Người... Radio Veritas có thể tự hào là đã nuôi dưỡng cuộc đối thoại tôn trọng với các tín đồ của các tôn giáo khác, là thành phần thính giả rất đông đảo của đài.
Ngày nay hơn bao giờ, các tín đồ của các truyền thống khác nhau cần phải hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn, để cộng tác với nhau trong việc bảo vệ những giá trị thiêng liêng và nhân bản chung, mà nếu không có những giá trị này thì không thể nào xây dựng được một xã hội xứng đáng với con người. Qua các chương trình giáo dục, tin tức và giải trí, Radio Veritas Asia đang cống hiến cho sự phát triển con người của vô số cá nhân và gia đình.”
Trong mười năm qua, Đài đã nhận được gần một triệu lá thư của các thính giả. Trong số này chỉ có 35% là Công Giáo. Số 65% còn lại là tín đồ của các tôn giáo khác như Hồi Giáo, Phật Giáo, Hinđu Giáo và cả những người không theo tôn giáo nào. Với nhiều chương trình của đài, 80 tới 90% thính giả không phải là người Kitô giáo. Chỉ xin nêu ra đây 3 ví dụ:
- Một thính giả từ Bắc Kinh viết: “Tôi thực sự biết ơn Đài Veritas vì đã cung cấp cho chúng tôi những chương trình quí báu và chất lượng cao, và cho các bạn bè ở nước ngoài... giúp tôi hiểu khá đầy đủ những sự phát triển và thay đổi đang diễn ra, và bản chất của lối suy nghĩ triết học truyền thống của Trung Quốc... Vì Trung Quốc lục địa sử dụng triết học Mác... nhiều ý tưởng khá cực đoan và hạn chế, thiếu cái nhìn khách quan...
- Một thính giả khác từ một tỉnh của Trung Quốc viết: “Đài phát thanh Công Giáo đã đi vào cuộc sống tôi. Nó giống như một Nhà Thần Học trên không cung cấp sự đào luyện cho tôi. Nó là người linh hướng của tôi, một người bạn giàu khôn ngoan và là con thuyền của dòng đời tôi. Tôi nghe đài hằng ngày. Đài có các chương trình rất hay, đa dạng, với nhiều sắc thái khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung vào Tin Mừng Đức Kitô, thấm đượm sức sống và nuôi dưỡng linh hồn...”
- Một thanh niên ở một vùng khác của Châu Á: “Tôi là một dân tị nạn ở Thái Lan. Tôi là một Phật tử. Tôi là thính giả thường xuyên của RVA. Mặc dù tôi đang gặp hoàn cảnh khó khăn, nhưng tôi không bao giờ thất vọng vì RVA luôn nâng đỡ, khích lệ và an ủi tôi. Tôi ao ước trở thành người Công Giáo. Tôi hi vọng sẽ được rửa tội vào tháng 12 tới.”
Ngoài các lá thư, sự tích cực tham gia của các thính giả cũng là một dấu hiệu chứng minh tính hiệu quả của các chương trình RVA:
Các câu lạc bộ thính giả là các nhóm thính giả cùng nhau nghe hoặc thảo luận về các chương trình của đài. Riêng chương trình bằng tiếng Hinđi cũng đã có 208 câu lạc bộ các thính giả RVA như thế tại Ấn Độ.
Các cuộc gặp gỡ thính giả tại các vùng ngôn ngữ cũng là một dấu chỉ khác nữa. Chẳng hạn tại cuộc gặp gỡ hằng năm ở Hyderabad năm 2001, ngoài những điều khác, sau đây là các ví dụ do những người tham dự nêu lên:
- Một thính giả thuê một xe tải, gắn loa trên xe tải và cho phát lại các chương trình RVA tại các làng xã.
- Một câu lạc bộ khác xin tổ vận động cho một đảng chính trị tặng cho câu lạc bộ các micrô của họ. Họ tặng và câu lạc bộ hiện đang dùng các micrô này để phát đi các chương trình RVA.
- Một thính giả nói năm ngoái ông có 2 lớp học ngày Chúa Nhật; bây giờ ông có 20 lớp với 23 giáo viên và 1.500 trẻ em được nghe các chương trình của RVA.
- Một câu lạc bộ thính giả khác đã chuyển các bài hát của chương trình RVA thành các điệu múa và đi biểu diễn ở các làng xã.
Về câu hỏi hoạt động truyền thông xã hội của Giáo hội Công giáo Việt Nam giữ vị trí nào trong vùng châu Á hiện nay, tôi xin trả lời bằng sự kiện người thật, việc thật trong dịp Đài Chân lý Á Châu (RVA) mừng 40 năm ngày thành lập như sau: Hôm đó là chiều ngày 16/4/2009, Thánh lễ trọng thể được khởi sự tại hội trường của RVA vào lúc 2 giờ trưa, với chủ tế là Đức Tổng Giám Mục Claudio Celli, và đồng tế có Đức Khâm Sứ Toà Thánh ở Philippines, 2 hồng y, 17 giám mục và khoảng 100 linh mục. Khách mời tham dự trên 300 người. Sau thánh lễ là liên hoan chúc mừng, mọi người lắng nghe lời chúc mừng của các đại sứ, khâm sứ, các giám mục đại diện các giáo hội địa phương tại Á châu, các cơ quan tài trợ, xen kẽ với các tiết mục văn nghệ. Phần thưởng lưu niệm được trao cho những nhân vật và các cơ quan đã tận tuỵ với RVA.
Đặc biệt, giải thưởng Hồng Y Sin - RVA mới được thiết lập cho dịp lễ kỷ niệm này và được trao lần đầu tiên cho Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, giám đốc chương trình của RVA, một người Việt Nam đã phục vụ cho đài suốt 31 năm. Phát biểu đáp từ của Đức ông Phêrô sau đó đã nhận được rất nhiều tràng pháo tay tán thưởng, một phát biểu mang đậm nét dí dỏm duyên dáng của người Việt Nam, nhưng cũng thấm đẫm văn hoá Phi (nơi người đã phục vụ suốt nửa cuộc đời), và bao hàm sự trung thực khiêm tốn của một người được sai đi từ Vatican.
Nếu Việt Nam được thông thoáng hơn, tự do hơn, thì truyền thông của Giáo hội Công giáo Việt Nam chắc chắn sẽ “Vượt qua mọi biên giới, để chia sẻ Chúa Kitô”, khẩu hiệu của Đài RVA.
CÂU HỎI 4: Với tư cách Giám mục Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Xã hội của Hội đồng Giám mục Việt Nam, xin Đức Cha cho độc giả biết đôi nét về bước phát triển của Ủy ban trong thời gian tới.
TRẢ LỜI: Ủy ban Truyền thông trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam được thành lập ngày 29/1/2007 với đại diện của 26 Giáo phận và 15 Dòng tu. Ủy ban đã soạn ra Nội quy sinh hoạt của Uỷ Ban và để ra chương trình hoạt động như sau:
Nội quy Ủy ban Truyền thông Xã hội của Hội đồng Giám mục Việt Nam
1/. Thành lập và mục đích của Ủy ban Truyền thông Xã hội
Điều 1: Ủy ban Truyền thông xã hội do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thành lập và trực thuộc Hội đồng Giám Mục Việt Nam theo quy chế và nội quy Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Điều 2: Ủy ban Truyền thông xã hội có mục đích giúp Hội đồng Giám mục Việt Nam điều hành các sinh hoạt liên quan đến Truyền thông xã hội.
2/. Nhiệm vụ của Ủy ban Giám mục về Truyền thông Xã hội
Điều 3: Nhiệm vụ chung của Ủy ban Giám mục về Truyền thông xã hội là:
(1) Giúp mọi thành phần dân Chúa hiểu rõ tầm quan trọng, lợi ích, ảnh hưởng lớn lao của truyền thông xã hội trong việc phục vụ Tin Mừng theo giáo huấn của Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
(2) Định hướng và hỗ trợ các hoạt động về truyền thông xã hội của các giáo phận, giáo xứ và dòng tu.
(3) Phát huy và điều phối sự tham gia của các phương tiện truyền thông xã hội vào việc thông truyền, loan báo Tin mừng Chúa đến cho mọi người.
(4) Nghiên cứu, phổ biến các sắc lệnh, văn kiện, giáo huấn của Giáo Hội.
(5) Phổ biến các tài liệu, văn kiện, giáo huấn, đường hướng mục vụ, thư chung, thư mục vụ, các tin tức, sinh hoạt, thời sự tôn giáo của HĐGMVN và các giáo phận, giáo xứ, dòng tu.
(6) Tổ chức các khóa đào tạo huấn luyện nhân sự về truyền thông xã hội cho các giáo phận, dòng tu.
(7) Mở các khóa học giúp sử dụng, quản trị, điều hành giáo phận và giáo xứ bằng kỹ thuật điện toán.
(8) Thông truyền Tin mừng bằng mọi phương tiện kỹ thuật truyền thông như: internet, truyền thanh, truyền hình, in ấn, phát hành các sách báo, tập san, phim ảnh, các băng đĩa công giáo.
(9) Cổ vũ các nỗ lực truyền thông xã hội phục vụ chân thiện mỹ trong đời sống con người và xã hội.
(10) Cổ vũ tinh thần hiệp thông trong Giáo Hội và thế giới.
3/. Nhân sự của Ủy ban Truyền thông Xã hội
Điều 7: Theo Quy chế Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ủy ban Truyền thông Xã hội gồm: các uỷ viên, ban thường trực, và các tiểu ban.
+ Các ủy viên: do các giáo phận và Dòng tu đề cử.
+ Ban Thường trực: do toàn Ban đề cử.
+ Các Tiểu ban chuyên môn gồm:
1. Tiểu ban Tin mừng
Nhiệm vụ: thông truyền, phổ biến Lời Chúa, các bài giảng, các bài suy niệm, học hỏi, chia sẻ, các loại thi ca, hội họa, thánh nhạc.
2. Tiểu ban Văn kiện Giáo Hội
Nhiệm vụ: thu thập, tổng hợp và phổ biến giáo huấn của Giáo Hội hoàn vũ và địa phương, thu thập và dịch các văn kiện Giáo Hội về truyền thông.
3. Tiểu ban Ơn gọi
Nhiệm vụ: phổ biến tài liệu về ơn gọi, lịch sử, linh đạo các Dòng tu, phát triển các ơn gọi.
4. Tiểu ban Thời sự
Nhiệm vụ: thu thập, phổ biến các tin tức sinh hoạt của Giáo Hội toàn cầu và địa phương.
5. Tiểu ban Nghe nhìn
Nhiệm vụ: phổ biến các chương trình truyền thanh, truyền hình giáo lý công giáo, các phim ảnh, băng đĩa công giáo và các băng đĩa mang tính giáo dục.
6. Tiểu ban Văn hoá nghệ thuật
Nhiệm vụ: sử dụng các loại hình văn hoá nghệ thuật để loan truyền Tin Mừng.
7. Tiểu ban Giáo dục và đào tạo truyền thông
Nhiệm vụ: giáo dục truyền thông và đào tạo nhân sự đặc trách về mục vụ truyền thông xã hội cho các giáo phận và Dòng tu.
8. Tiểu ban Kỹ thuật truyền thông
Nhiệm vụ: mở các khóa hướng dẫn cách thức sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, cách riêng trong việc tổ chức, điều hành, quản lý giáo phận, giáo xứ, Dòng tu bằng điện toán.
9. Tiểu ban Truyền thông cho dân tộc thiểu số
Nhiệm vụ: nghiên cứu và phổ biến các lợi ích về truyền thông xã hội cho anh em dân tộc thiểu số, chuyển ngữ để họ có thể đón nhận Tin Mừng.
10. Tiểu ban Website
Nhiệm vụ: điều hành website của HĐGMVN và website của UBTT.
11. Tiểu ban Ấn loát và xuất bản
Nhiệm vụ: thực hiện và phát hành các ấn phẩm công giáo.
Trên đây mới chỉ là bộ khung hay chủ trương căn bản của UBTT, do UB mới được thành lập và do còn nhiều trở ngại về địa lý, nhân sự, tài chánh v.v… nên UB chưa làm được gì đáng kể, ngoại trừ một số in ấn xuất bản trong 2 năm 2007-2008 như sau:
+ 100.000 bản Toát yếu Giáo lý Hội thánh Công giáo,
+ 5.000 Tân Ước cho người Bana,
+ 10.000 bản Phúc Âm cho người K’ho,
+ 35.000 bản Daily Gospel cho Cộng đồng Công giáo Philippines,
+ 25.000 Daily Gospel cho Cộng đồng Công giáo Hoa Kỳ, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Hàn Quốc,
+ 2.000 cuốn Từ điển Bahnar–Việt cho Gp Kontum,
+ In và phát hành các sách: Hôn nhân và Gia đình, Như Thầy đã nêu gương cho anh em, Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo, Tình yêu và đau khổ…,
+ Dịch và in 1.000 cuốn “Communicating in Ministry & Mission” (Truyền thông trong Mục vụ và Truyền giáo) của Cha Francis-Josef Eilers,
+ Dịch và in 1.000 cuốn “Social Communication Formation in Priestly Ministry” (Đào luyện Truyền thông trong thừa tác vụ Linh mục) của Cha Franz-Josef Eilers,
+ Mở khoá đào tạo tập huấn báo chí cho 30 người từ 22/8-29/9/2008.
Hướng phát triển cho Uỷ ban Truyền thông trong tương lai: Do còn nhiều hạn chế về nhân sự, chính trị, tài chánh v.v... nên Ủy ban chú trọng đến việc đào tạo nhân sự Truyền thông bằng các việc cụ thể sau:
1/ Dịch và cung cấp các sách về Truyền thông làm sách giáo khoa cho các chủng viện, các khoá huấn luyện nhân sự Truyền thông.
2/ Mở thêm và nhân rộng các khoá đào tạo tập huấn báo chí cho các nhân sự truyền thông đang phục vụ tại các Giáo phận, Dòng tu v.v... mở rộng thêm cho các nam nữ tu sĩ, sinh viên, học sinh v.v..
3/ Dịch thuật và lồng tiếng các bộ phim hay hỗ trợ việc dạy giáo lý – hiện đã có trên 200 bộ phim được dịch và lồng tiếng, có thể sử dụng để hỗ trợ việc dạy giao lý.
4/ Biên soạn và thu thập các bài giáo lý bằng Proshow và Powerpoint hỗ trợ các giáo lý viên và học sinh giáo lý.
5/ Biên soạn và lồng tiếng các chương trình phát thanh hỗ trợ các đài phát thanh Công giáo Chân lý Á Châu tại Manila và Vatican
6/ Biên soạn và thu thập các hoạt cảnh Tin Mừng, hoạt cảnh Giáng sinh, Phục sinh, các buổi trình diễn thánh ca, văn nghệ, đại nhạc hội... chế tác thành những CD, VCD, DVD làm tài liệu huấn luyện giới trẻ và các hội đoàn.
7/ Cộng tác, hỗ trợ, phong phú hóa nội dung và hình thức trang Web của HĐGM/VN và trang Web của UBTT.
8/ Phát hành các sách báo, ấn phẩm Công giáo, cố vấn kỹ thuật hình thức và nội dung, phép xuất bản, liên hệ với các nhà in v.v…
Kính thưa quý độc giả, cách riêng các bạn trẻ thân mến,
Bộ môn Truyền thông xã hội thật quá mới mẻ và thách đố đối với chúng ta, dù nó đã được Công đồng Vaticanô II nói tới cách đây hơn 45 năm; chúng tôi trân trọng và tha thiết kính mời qúy độc giả, cách riêng các bạn trẻ, những ai quan tâm tha thiết với Truyền thông Công giáo, hãy tích cực tham gia, cộng tác, góp ý kiến cho Uỷ ban Truyền thông chúng tôi biết phải làm gì, làm thế nào và làm sao nữa để sứ vụ loan báo Tin Mừng đạt được kết quả theo lệnh truyền của Chúa.
Xin chân thành cám ơn.
Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông HĐGM/VN
(Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=24&Act=Detail&ID=323&CateID=65)
Lễ khánh thành nhà thờ ĐaKai - Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
18:54 27/05/2009
PHAN THIẾT - Một ngôi nhà thờ mới khang trang bề thế trên vùng đất kinh tế mới Đakai rừng núi. Hồng ân diệu vợi Thiên Chúa ban tặng.Vui mừng và hân hoan cho toàn thể Giáo phận.
Ngày 27.5.2009, ĐGM Phan thiết, Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Đức Ông JB Lê Xuân Hoa và 40 linh mục, đồng tế thánh lễ cung hiến Nhà thờ Đakai, Hạt Đức Tánh. Tham dự thánh lễ có đông đảo tu sĩ nam nữ, chủng sinh và khoảng 3.000 giáo dân. Dù trời mưa tầm tả, đường sá xa xôi ngoằn nghèo cách trở, mọi người đều đến chung lời tạ ơn và chia sẽ niềm vui với anh chị em của mình.
Hơn 30 năm di dân lập nghiệp nơi miền sơn cước, bao gian truân vất vả đã đi qua. Nhìn lại một thoáng lịch sử để biết tri ân bao công ơn đã làm nên Giáo xứ hôm nay.
Giáo xứ Đakai thuộc vùng sâu vùng xa, giáp ranh với giáo hạt Phương Lâm, Xuân Lộc.
Từ năm 1976 đến 1980, giáo dân từ các giáo phận phía bắc như Bùi Chu, Phát Diệm, Thanh Hóa, Vinh, Huế và một số giáo xứ thuộc hạt Hàm Tân, đến nông trường Đakai lập nghiệp. Vùng đất kinh tế mới hoang vu, núi non rừng rậm, đất đai bạt ngàn giang rộng đôi tay đón nhận bà con di dân từ nhiều miền đất nước. Bên cạnh việc khai khẩn ruộng vườn, phát nương dọn rẫy làm ăn sinh sống, bà con giáo dân luôn giữ đạo bằng kinh hạt gia đình và sống đạo âm thầm trong tin yêu. Mỗi năm chỉ hai dịp Giáng sinh và Phục sinh mới đi dự thánh lễ, vì quá xa nhà thờ và quá khó khăn. Trải qua những vất vả của buổi ban đầu đến vùng đất “đèo heo hút gió’ đầy gian khổ và thăng trầm, người tín hữu luôn giữ vững niềm tin, chờ đợi trong hy vọng.
Đến năm 1990, bà con giáo dân quy tụ lại thành Giáo họ Mân Côi. Vì cách xa nhà thờ xứ trên 30 cây số, đường đất đỏ lầy lội, giao thông trắc trở nên mọi sinh hoạt tôn giáo gặp rất nhiều gian nan. Một số ít giáo dân có xe máy mới có thể tham dự các lễ trọng và Chúa nhật tại các giáo xứ Bình Lâm và Phương Lâm, Xuân Lộc. Mỗi năm vào hai dịp Mùa Chay Mùa Vọng, các cha trong giáo hạt đến ban Bí tích Hoà giải, các em được Rửa tội, Thêm sức đều phải về Nhà thờ giáo xứ.
Năm 1992, cha FX Phạm Quyền, chánh xứ Võ Đắt cho thành lập Ban Điều Hành giáo họ đầu tiên. Mọi sinh hoạt tôn giáo vẫn quá cam go từ phía chính quyền.
Năm 1995, hình thành các nhóm cầu nguyện, đến với các gia đình.
Đến năm 2000, Ban điều hành giáo họ mới được bầu lại, cha xứ Võ Đắt lập thêm các điểm phụng vụ Lới Chúa tại các tư gia.
Ngày mồng 2 Tết năm 2003, lần đầu tiên trong mấy mươi năm, giáo họ có một thánh lễ đầu năm mới tại nhà ông Stêphanô Trương Sơn. Từ đó, nơi đây trở thành điểm phụng vụ Lời Chúa và tổ chức thánh lễ Chúa nhật. Trong thời gian này, Đức Cha Nicola Huỳnh Văn Nghi đã yêu thương tạo điều kiện, cho mua một thửa đất hơn 3 sào để làm nơi sinh hoạt và chuẩn bị cho tương lai.
Cuối năm 2004, trên mảnh đất này, thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh lần đầu tiên được tổ chức. Từ đó đến nay, tại nơi đây, được sự quan tâm của cha xứ Võ Đắt, giáo họ thường xuyên có các cha thay nhau đến dâng lễ mỗi Chúa nhật.
Ngày 26.8.2005, giáo họ vinh dự đón Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan đến cử hành thánh lễ ban Thêm Sức cho hơn 200 em tại nhà nguyện lều bạt che tạm.
Ngày 10.7.2007, Đức Giám Mục Giáo Phận, Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Đức Ông Tổng Đại Diện, GB Lê Xuân Hoa, các cha hạt trưởng cùng một số cha đồng tế thánh lễ. Đông đảo các chủng sinh, tu sĩ và ân nhân xa gần đến chia sẽ niềm vui với bà con miền núi. Sau 30 năm gian nan tư bề, bà con giáo dân vùng kinh tế mới Đakai vui mừng có đựơc lễ đặt viên đá đầu tiên xây Nhà Thờ.
Sau 17 tháng nhiệt thành làm việc, các công trình đã hoàn thành với Nhà thờ, nhà xứ, nhà giáo lý.
Tiến độ xây dựng nhanh là nhờ sự tài trợ của Thánh Bộ Truyền Giáo, giáo xứ các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington Texas; nhờ sự giúp đỡ của các giáo xứ Fatima Bình triệu, Nam hoà, Vĩnh hoà - Sài gòn, Kađô – Đà lạt, Thanh sơn, Phát hải – Xuân Lộc và các giáo xứ trong giáo phận như Phú Hải, Chính toà, Võ đắt, Thanh Xuân, Vinh tân, Tân Tạo, Hà văn, Chính tâm… cùng với lòng quãng đại của quý ân nhân xa gần.
Cha quản xứ cũng là hạt trưởng hạt Đức Tánh JB Trần Văn Thuyết, Cha Phó Phêrô Đặng Hữu Châu đã có thể nhẹ nhàng ngũ ngon sau những năm tháng gian truân với công việc nặng nề.
Giáo xứ với 1.950 giáo dân bước vào một giai đoạn mới. ĐGM đã nâng lên hàng Giáo xứ cùng sánh nhịp phát triển với18 giáo xứ trong giáo hạt. Hy vọng một ngày gần đây, ĐGM sẽ bổ nhiệm cha xứ tiên khởi và có các tu sĩ đến phục vụ. “Lúa chín đầy đồng” đang cần nhiều thợ gặt đến gặt lúa đang trĩu bông. Đakai, một xứ đạo miền núi với 2.000 giáo dân sống rải rác giữa đông đảo anh em lương dân. Nhà thờ giữa ruộng đồng nương rẫy. Từ nay, tiếng chuông thanh bình ngày đêm ngân nga lời mời gọi, đan xen trong lời kinh tiếng hát sáng tối của cộng đoàn. Một sức sống mới đang dạt dào ơn thánh nâng tâm hồn mọi người lên cao tới Thiên Chúa.
Nhà thờ là nơi cầu nguyện và cử hành các Bí tích. Nhà thờ là kho tàng của ân sủng chuyển thông sự sống thiêng liêng. Nhà thờ mới khang trang và lòng người cũng phải mới để mỗi anh chị em tín hữu Đakai xây dựng đền thờ tâm hồn xứng đáng cho Chúa ngự. Cầu chúc anh chị em đón nhận sự sống dồi dào nơi Chúa Kitô và cho đi sự sống ấy một cách phong phú qua mọi nẻo đường phục vụ.
Ngày 27.5.2009, ĐGM Phan thiết, Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Đức Ông JB Lê Xuân Hoa và 40 linh mục, đồng tế thánh lễ cung hiến Nhà thờ Đakai, Hạt Đức Tánh. Tham dự thánh lễ có đông đảo tu sĩ nam nữ, chủng sinh và khoảng 3.000 giáo dân. Dù trời mưa tầm tả, đường sá xa xôi ngoằn nghèo cách trở, mọi người đều đến chung lời tạ ơn và chia sẽ niềm vui với anh chị em của mình.
Hơn 30 năm di dân lập nghiệp nơi miền sơn cước, bao gian truân vất vả đã đi qua. Nhìn lại một thoáng lịch sử để biết tri ân bao công ơn đã làm nên Giáo xứ hôm nay.
Giáo xứ Đakai thuộc vùng sâu vùng xa, giáp ranh với giáo hạt Phương Lâm, Xuân Lộc.
Từ năm 1976 đến 1980, giáo dân từ các giáo phận phía bắc như Bùi Chu, Phát Diệm, Thanh Hóa, Vinh, Huế và một số giáo xứ thuộc hạt Hàm Tân, đến nông trường Đakai lập nghiệp. Vùng đất kinh tế mới hoang vu, núi non rừng rậm, đất đai bạt ngàn giang rộng đôi tay đón nhận bà con di dân từ nhiều miền đất nước. Bên cạnh việc khai khẩn ruộng vườn, phát nương dọn rẫy làm ăn sinh sống, bà con giáo dân luôn giữ đạo bằng kinh hạt gia đình và sống đạo âm thầm trong tin yêu. Mỗi năm chỉ hai dịp Giáng sinh và Phục sinh mới đi dự thánh lễ, vì quá xa nhà thờ và quá khó khăn. Trải qua những vất vả của buổi ban đầu đến vùng đất “đèo heo hút gió’ đầy gian khổ và thăng trầm, người tín hữu luôn giữ vững niềm tin, chờ đợi trong hy vọng.
Đến năm 1990, bà con giáo dân quy tụ lại thành Giáo họ Mân Côi. Vì cách xa nhà thờ xứ trên 30 cây số, đường đất đỏ lầy lội, giao thông trắc trở nên mọi sinh hoạt tôn giáo gặp rất nhiều gian nan. Một số ít giáo dân có xe máy mới có thể tham dự các lễ trọng và Chúa nhật tại các giáo xứ Bình Lâm và Phương Lâm, Xuân Lộc. Mỗi năm vào hai dịp Mùa Chay Mùa Vọng, các cha trong giáo hạt đến ban Bí tích Hoà giải, các em được Rửa tội, Thêm sức đều phải về Nhà thờ giáo xứ.
Năm 1992, cha FX Phạm Quyền, chánh xứ Võ Đắt cho thành lập Ban Điều Hành giáo họ đầu tiên. Mọi sinh hoạt tôn giáo vẫn quá cam go từ phía chính quyền.
Năm 1995, hình thành các nhóm cầu nguyện, đến với các gia đình.
Đến năm 2000, Ban điều hành giáo họ mới được bầu lại, cha xứ Võ Đắt lập thêm các điểm phụng vụ Lới Chúa tại các tư gia.
Ngày mồng 2 Tết năm 2003, lần đầu tiên trong mấy mươi năm, giáo họ có một thánh lễ đầu năm mới tại nhà ông Stêphanô Trương Sơn. Từ đó, nơi đây trở thành điểm phụng vụ Lời Chúa và tổ chức thánh lễ Chúa nhật. Trong thời gian này, Đức Cha Nicola Huỳnh Văn Nghi đã yêu thương tạo điều kiện, cho mua một thửa đất hơn 3 sào để làm nơi sinh hoạt và chuẩn bị cho tương lai.
Cuối năm 2004, trên mảnh đất này, thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh lần đầu tiên được tổ chức. Từ đó đến nay, tại nơi đây, được sự quan tâm của cha xứ Võ Đắt, giáo họ thường xuyên có các cha thay nhau đến dâng lễ mỗi Chúa nhật.
Ngày 26.8.2005, giáo họ vinh dự đón Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan đến cử hành thánh lễ ban Thêm Sức cho hơn 200 em tại nhà nguyện lều bạt che tạm.
Ngày 10.7.2007, Đức Giám Mục Giáo Phận, Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Đức Ông Tổng Đại Diện, GB Lê Xuân Hoa, các cha hạt trưởng cùng một số cha đồng tế thánh lễ. Đông đảo các chủng sinh, tu sĩ và ân nhân xa gần đến chia sẽ niềm vui với bà con miền núi. Sau 30 năm gian nan tư bề, bà con giáo dân vùng kinh tế mới Đakai vui mừng có đựơc lễ đặt viên đá đầu tiên xây Nhà Thờ.
Sau 17 tháng nhiệt thành làm việc, các công trình đã hoàn thành với Nhà thờ, nhà xứ, nhà giáo lý.
Tiến độ xây dựng nhanh là nhờ sự tài trợ của Thánh Bộ Truyền Giáo, giáo xứ các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington Texas; nhờ sự giúp đỡ của các giáo xứ Fatima Bình triệu, Nam hoà, Vĩnh hoà - Sài gòn, Kađô – Đà lạt, Thanh sơn, Phát hải – Xuân Lộc và các giáo xứ trong giáo phận như Phú Hải, Chính toà, Võ đắt, Thanh Xuân, Vinh tân, Tân Tạo, Hà văn, Chính tâm… cùng với lòng quãng đại của quý ân nhân xa gần.
Cha quản xứ cũng là hạt trưởng hạt Đức Tánh JB Trần Văn Thuyết, Cha Phó Phêrô Đặng Hữu Châu đã có thể nhẹ nhàng ngũ ngon sau những năm tháng gian truân với công việc nặng nề.
Giáo xứ với 1.950 giáo dân bước vào một giai đoạn mới. ĐGM đã nâng lên hàng Giáo xứ cùng sánh nhịp phát triển với18 giáo xứ trong giáo hạt. Hy vọng một ngày gần đây, ĐGM sẽ bổ nhiệm cha xứ tiên khởi và có các tu sĩ đến phục vụ. “Lúa chín đầy đồng” đang cần nhiều thợ gặt đến gặt lúa đang trĩu bông. Đakai, một xứ đạo miền núi với 2.000 giáo dân sống rải rác giữa đông đảo anh em lương dân. Nhà thờ giữa ruộng đồng nương rẫy. Từ nay, tiếng chuông thanh bình ngày đêm ngân nga lời mời gọi, đan xen trong lời kinh tiếng hát sáng tối của cộng đoàn. Một sức sống mới đang dạt dào ơn thánh nâng tâm hồn mọi người lên cao tới Thiên Chúa.
Nhà thờ là nơi cầu nguyện và cử hành các Bí tích. Nhà thờ là kho tàng của ân sủng chuyển thông sự sống thiêng liêng. Nhà thờ mới khang trang và lòng người cũng phải mới để mỗi anh chị em tín hữu Đakai xây dựng đền thờ tâm hồn xứng đáng cho Chúa ngự. Cầu chúc anh chị em đón nhận sự sống dồi dào nơi Chúa Kitô và cho đi sự sống ấy một cách phong phú qua mọi nẻo đường phục vụ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tướng Giáp gửi thư nữa về bauxite
BBC
15:14 27/05/2009
Tướng Giáp gửi thư nữa về bauxite
Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại mới gửi thêm một lá thư nữa cho Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, đề nghị dừng các dự án bauxite.
Lá thư được gửi đi ngày 20/05 vừa qua cảnh báo về nguy cơ 'quyết định sai lầm, gây nên tai họa lớn cho đất nước'.
Tướng Giáp, năm nay 98 tuổi, hoan nghênh Bộ Chính trị đã lắng nghe ý kiến các giới nhưng viết rằng "chủ trương khai thác chế biến bô xít ở Tây Nguyên là một vấn đề hết sức hệ trọng".
Theo ông, nó "sẽ có tác động lớn đến môi trường sinh thái, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đến phát triển ổn định, bền vững của đất nước."
Tổng hợp các ý kiến lắng nghe trong quá trình Việt Nam có tranh luận sôi nổi về vụ khai thác bauxite ở Tân Rai và Nhân Cơ với đối tác Trung Quốc đem công nhân của họ vào, ông Giáp cho rằng "nhiều vấn đề mà Bộ Chính trị nêu lên cho đến nay chưa được nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn diện đầy đủ".
Đánh giá chung, ông Giáp nói thực ra Việt Nam "chưa có phương án giải quyết rõ ràng, còn nhiều vấn đề bất cập".
Bởi thế, ông đề nghị dừng các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, kể cả khai thác thí điểm.
Tướng Giáp cũng đánh thẳng vào quan điểm khai thác bằng mọi giá nhân danh "hiện đại hóa", vốn được một số nhà lãnh đạo nêu ra.
Ông viết:"Hiện nay chưa khai thác bô xít ở Tây Nguyên, dành tài nguyên đó cho thế hệ mai sau và không khai thác bô xít thì chúng ta vẫn tiến hành được công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước."
Đặc biệt, nhắc đến vai trò của Quốc hội hiện đang họp tại Hà Nội, ông mong rằng "Trung ương và Quốc hội phát huy dân chủ, bàn bạc kỹ lưỡng, có quyết định đúng đắn".
Ý kiến tướng lĩnh
Trong tháng 4 vừa qua, Tướng Giáp đã gửi lá thư thứ nhì đề nghị xem xét kỹ dự án bauxite.
Ông nói: "Tôi cho đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng. Vấn đề này trước đây tôi đã từng nghiên cứu, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng nhưng chưa được trả lời."
"Tôi mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc, thảo luận một cách khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Đảng và Nhà nước một chủ trương đúng đắn về vấn đề bô-xít Tây Nguyên mà tôi cho là không nên khai thác."
Tướng Đồng Sĩ Nguyên mới đây cũng lên tiếng phản đối khai thác bauxite tại Tây Nguyên
Hồi đầu tháng 5 năm nay, trung tướng, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng Đồng Sĩ Nguyên, trong bài viết đăng trên báo điện tử Vietnamnet, cũng nhấn mạnh vì Tây Nguyên là "yếu huyệt", cho nên ông không muốn thấy "bất kỳ nước nào vào Tây Nguyên."
Bài viết của cựu tư lệnh đường Hồ Chí Minh để kỷ niệm ngày 30/4 cho rằng: "Trong thời chiến và cả sau này cũng vậy, địa chiến lược, địa quân sự Tây Nguyên cũng luôn là yếu huyệt, vì thế làm gì ở Tây Nguyên cũng phải rất cẩn trọng,"
Ông Đồng Sĩ Nguyên nói "xây dựng Tây Nguyên phải do chính bàn tay người Việt làm."
Trước đó, đầu tháng 3, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Viện khoa học Chiến lược Bộ Công an cũng công bố một tham luận nêu ra vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên có thể tác động đến vấn đề an ninh Việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại mới gửi thêm một lá thư nữa cho Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, đề nghị dừng các dự án bauxite.
Lá thư được gửi đi ngày 20/05 vừa qua cảnh báo về nguy cơ 'quyết định sai lầm, gây nên tai họa lớn cho đất nước'.
Tướng Giáp, năm nay 98 tuổi, hoan nghênh Bộ Chính trị đã lắng nghe ý kiến các giới nhưng viết rằng "chủ trương khai thác chế biến bô xít ở Tây Nguyên là một vấn đề hết sức hệ trọng".
Theo ông, nó "sẽ có tác động lớn đến môi trường sinh thái, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đến phát triển ổn định, bền vững của đất nước."
Tổng hợp các ý kiến lắng nghe trong quá trình Việt Nam có tranh luận sôi nổi về vụ khai thác bauxite ở Tân Rai và Nhân Cơ với đối tác Trung Quốc đem công nhân của họ vào, ông Giáp cho rằng "nhiều vấn đề mà Bộ Chính trị nêu lên cho đến nay chưa được nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn diện đầy đủ".
Đánh giá chung, ông Giáp nói thực ra Việt Nam "chưa có phương án giải quyết rõ ràng, còn nhiều vấn đề bất cập".
Bởi thế, ông đề nghị dừng các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, kể cả khai thác thí điểm.
Tướng Giáp cũng đánh thẳng vào quan điểm khai thác bằng mọi giá nhân danh "hiện đại hóa", vốn được một số nhà lãnh đạo nêu ra.
Ông viết:"Hiện nay chưa khai thác bô xít ở Tây Nguyên, dành tài nguyên đó cho thế hệ mai sau và không khai thác bô xít thì chúng ta vẫn tiến hành được công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước."
Đặc biệt, nhắc đến vai trò của Quốc hội hiện đang họp tại Hà Nội, ông mong rằng "Trung ương và Quốc hội phát huy dân chủ, bàn bạc kỹ lưỡng, có quyết định đúng đắn".
Ý kiến tướng lĩnh
Trong tháng 4 vừa qua, Tướng Giáp đã gửi lá thư thứ nhì đề nghị xem xét kỹ dự án bauxite.
Ông nói: "Tôi cho đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng. Vấn đề này trước đây tôi đã từng nghiên cứu, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng nhưng chưa được trả lời."
"Tôi mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc, thảo luận một cách khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Đảng và Nhà nước một chủ trương đúng đắn về vấn đề bô-xít Tây Nguyên mà tôi cho là không nên khai thác."
Tướng Đồng Sĩ Nguyên mới đây cũng lên tiếng phản đối khai thác bauxite tại Tây Nguyên
Hồi đầu tháng 5 năm nay, trung tướng, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng Đồng Sĩ Nguyên, trong bài viết đăng trên báo điện tử Vietnamnet, cũng nhấn mạnh vì Tây Nguyên là "yếu huyệt", cho nên ông không muốn thấy "bất kỳ nước nào vào Tây Nguyên."
Bài viết của cựu tư lệnh đường Hồ Chí Minh để kỷ niệm ngày 30/4 cho rằng: "Trong thời chiến và cả sau này cũng vậy, địa chiến lược, địa quân sự Tây Nguyên cũng luôn là yếu huyệt, vì thế làm gì ở Tây Nguyên cũng phải rất cẩn trọng,"
Ông Đồng Sĩ Nguyên nói "xây dựng Tây Nguyên phải do chính bàn tay người Việt làm."
Trước đó, đầu tháng 3, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Viện khoa học Chiến lược Bộ Công an cũng công bố một tham luận nêu ra vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên có thể tác động đến vấn đề an ninh Việt Nam.
Cộng sản Tàu xâm lấn dần đến biển Đông Việt Nam
Hà Long
18:18 27/05/2009
Bá Linh – Theo tin tức ngày 25/5/209 của hãng thông tấn Reuters từ Singapore cho biết tập đoàn Dầu Khí Quốc Doanh PetroChina đấu giá $ 2,2 tỷ USD để mua một nửa cổ phần của công ty Dầu Khí Singapore (SP Chemicals Ltd - SPC). Một tập đoàn có nguồn gốc từ 30 năm và mỗi ngày sản xuất 285.000 thùng dầu. Đây là một cuộc đọ sức với các hãng dầu khí thế giới từ cs Tàu.
Công ty Dầu Khí Singapore (SPC) được sự hỗ trợ của tập đoàn Keppel nắm giữ 45,5% cổ phần, họ đã có hợp với tổng công ty Dầu khí Việt Nam để thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam và đã được Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận vào tháng 8/2007, dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 11 tỷ USD, đặt tại xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa. Như thế cs Tàu mua thêm với giá 1,02 tỷ USD những cổ phần này và họ được quyền tham dự vào các dự án khai thác dầu khí tại Indonesia và Việt Nam qua các thỏa thuận giữa VN và Singapore. (The $1.02 billion to buy Keppel Corp's 45.5 percent stake will trigger a mandatory buyout offer for SPC, which also operates small oilfields and pursues exploration activities in Vietnam and Indonesia).
Điều lợi thứ hai cho tập đoàn Dầu Khí Quốc Doanh PetroChina về vai trò chủ chốt cung cấp nhiên liệu lâu dài cho nước nhập khẩu hàng đầu trong khu vực là Indonesia và Việt Nam. (It already has two other key ingredients for success: long-term deals to supply fuel to top regional importers Indonesia and Vietnam)
Chỉ trong vài tuần lễ qua nưóc Việt Nam đang bị sự tấn công liên tục và mạnh mẽ về chiến lược quân sự đến kinh tế từ phiá Tàu cộng:
• Cộng sản Tàu hoàn toàn phản đối Việt Nam về việc nộp hồ sơ đòi chủ quyền vùng biển Đông lên Liên Hiệp Quốc.
• Theo BBC, Tân Hoa Xã loan tin tàu Ngư Chính lớn nhất của tỉnh Quảng Đông lần đầu tiên tuần tra quần đảo Hoàng Sa đã tới cảng Tam Á ngày 17/5/2009 sau chuyến hành trình 360 hải lý.
• Trang mạng cộng sản Tàu loan tin hôm 24/5, tàu Trung Quốc đã "trục xuất thành công" bốn tàu cá nước ngoài trên Biển Đông (có thể đó là tàu đánh cá VN).
• Trang mạng cộng sản Tàu có tên miền của chính phủ VN vẫn còn giữ bản tiếng Tàu xác định chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa là của Tàu.
• Qua tới đường bộ với hợp đồng ngu xuẩn, VN dâng hiến trọn miền Tây Nguyên cho Tàu cộng mang danh nghiã “công trường bô-xít”. Nhiều nhà nhận định về chiến lược cho thấy bọn Tàu đang “cưỡi lên đoạn xương sống” quan trọng của VN.
• Cho đến đường sắt, qua bản tin của Dow Jones Newswires ngày 24/5/2009, Công ty quốc doanh Đường Sắt số 6 của cs Tàu đã trúng thầu xây dựng hệ thống đường sắt tại Hà Nội trị giá 350,57 triệu đô la (China Railway No.6 Group Bags $350.57 Million Contract In Vietnam). Cộng sản VN rất sợ dư luận dân chúng nên chưa dám công khai hóa bản tin này vì chuyện Bô-xít Tây Nguyên đang gây nhiều bức xúc và nóng bỏng trong mọi giai cấp ở Việt Nam (http://www.nasdaq.com/aspx/stock-market-news-story.aspx?storyid=200905242303dowjonesdjonline000461&title=china-railway-no6-group-bags-35057-million-contract-in-vietnam).
Nơi đây chúng ta được phép đặt một câu hỏi nhà nước cộng sản VN đang chơi trò đu dây với cs Tàu hoặc là hèn nhát tự dâng hiến đất đai, bờ cõi, biển Đông cho giặc Tàu ngàn năm? Tại sao 15 tên đầu xỏ tại Hà Nội có thể ung dung tự tại bán nước như thế? Sự hèn nhát của những tên này làm cho sc Tàu càng mạnh bạo hơn tiến vào lãnh thổ Việt Nam.
Theo báo Tiền Phong đưa tin, sáng 26/5/2009, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì và Đoàn sang thăm Việt Nam và dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Á - Âu lần thứ 9. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh bày tỏ vui mừng nhận thấy, các chuyến thăm lẫn nhau giữa lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước, các Bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể và tổ chức nhân dân hai bên có ý nghĩa rất quan trọng, là những bước tiếp tục cụ thể hoá, phát triển quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện’’ Việt Nam - Trung Quốc.
Không biết trong cuộc họp tên trùm đảng Nông Đức Mạnh có bí mật dâng hiến thêm điều gì chăng cho giặc ngàn năm đến từ phương Bắc khi Dương Khiết Trì bày tỏ rất vui mừng về mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện’’ Việt Nam - Trung Quốc phát triển tốt đẹp trong thời gian qua; chúc nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục thu được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa.
Có thể những thành tựu mới to lớn hơn nữa (chỉ riêng cho Tàu) đó là thêm “phần đầu” và “phần chân” của VN chiều cống luôn cho giặc Tàu qua những hợp đồng dầu tư kinh tế!
Thật đớn đau cho Tổ quốc Việt Nam! Khi cs Tàu tóm gọn được Công ty Dầu Khí Singapore (SPC) cũng là đồng lúc cộng sản Tàu “danh chính ngôn thuận” coi vùng biển Đông thuộc về chúng vì Nguyễn Tấn Dũng đã ký tên trên hợp đồng vào tháng 8/2007.
Công ty Dầu Khí Singapore (SPC) được sự hỗ trợ của tập đoàn Keppel nắm giữ 45,5% cổ phần, họ đã có hợp với tổng công ty Dầu khí Việt Nam để thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam và đã được Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận vào tháng 8/2007, dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 11 tỷ USD, đặt tại xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa. Như thế cs Tàu mua thêm với giá 1,02 tỷ USD những cổ phần này và họ được quyền tham dự vào các dự án khai thác dầu khí tại Indonesia và Việt Nam qua các thỏa thuận giữa VN và Singapore. (The $1.02 billion to buy Keppel Corp's 45.5 percent stake will trigger a mandatory buyout offer for SPC, which also operates small oilfields and pursues exploration activities in Vietnam and Indonesia).
Điều lợi thứ hai cho tập đoàn Dầu Khí Quốc Doanh PetroChina về vai trò chủ chốt cung cấp nhiên liệu lâu dài cho nước nhập khẩu hàng đầu trong khu vực là Indonesia và Việt Nam. (It already has two other key ingredients for success: long-term deals to supply fuel to top regional importers Indonesia and Vietnam)
Chỉ trong vài tuần lễ qua nưóc Việt Nam đang bị sự tấn công liên tục và mạnh mẽ về chiến lược quân sự đến kinh tế từ phiá Tàu cộng:
• Cộng sản Tàu hoàn toàn phản đối Việt Nam về việc nộp hồ sơ đòi chủ quyền vùng biển Đông lên Liên Hiệp Quốc.
• Theo BBC, Tân Hoa Xã loan tin tàu Ngư Chính lớn nhất của tỉnh Quảng Đông lần đầu tiên tuần tra quần đảo Hoàng Sa đã tới cảng Tam Á ngày 17/5/2009 sau chuyến hành trình 360 hải lý.
• Trang mạng cộng sản Tàu loan tin hôm 24/5, tàu Trung Quốc đã "trục xuất thành công" bốn tàu cá nước ngoài trên Biển Đông (có thể đó là tàu đánh cá VN).
• Trang mạng cộng sản Tàu có tên miền của chính phủ VN vẫn còn giữ bản tiếng Tàu xác định chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa là của Tàu.
• Qua tới đường bộ với hợp đồng ngu xuẩn, VN dâng hiến trọn miền Tây Nguyên cho Tàu cộng mang danh nghiã “công trường bô-xít”. Nhiều nhà nhận định về chiến lược cho thấy bọn Tàu đang “cưỡi lên đoạn xương sống” quan trọng của VN.
• Cho đến đường sắt, qua bản tin của Dow Jones Newswires ngày 24/5/2009, Công ty quốc doanh Đường Sắt số 6 của cs Tàu đã trúng thầu xây dựng hệ thống đường sắt tại Hà Nội trị giá 350,57 triệu đô la (China Railway No.6 Group Bags $350.57 Million Contract In Vietnam). Cộng sản VN rất sợ dư luận dân chúng nên chưa dám công khai hóa bản tin này vì chuyện Bô-xít Tây Nguyên đang gây nhiều bức xúc và nóng bỏng trong mọi giai cấp ở Việt Nam (http://www.nasdaq.com/aspx/stock-market-news-story.aspx?storyid=200905242303dowjonesdjonline000461&title=china-railway-no6-group-bags-35057-million-contract-in-vietnam).
Nơi đây chúng ta được phép đặt một câu hỏi nhà nước cộng sản VN đang chơi trò đu dây với cs Tàu hoặc là hèn nhát tự dâng hiến đất đai, bờ cõi, biển Đông cho giặc Tàu ngàn năm? Tại sao 15 tên đầu xỏ tại Hà Nội có thể ung dung tự tại bán nước như thế? Sự hèn nhát của những tên này làm cho sc Tàu càng mạnh bạo hơn tiến vào lãnh thổ Việt Nam.
Theo báo Tiền Phong đưa tin, sáng 26/5/2009, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì và Đoàn sang thăm Việt Nam và dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Á - Âu lần thứ 9. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh bày tỏ vui mừng nhận thấy, các chuyến thăm lẫn nhau giữa lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước, các Bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể và tổ chức nhân dân hai bên có ý nghĩa rất quan trọng, là những bước tiếp tục cụ thể hoá, phát triển quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện’’ Việt Nam - Trung Quốc.
Không biết trong cuộc họp tên trùm đảng Nông Đức Mạnh có bí mật dâng hiến thêm điều gì chăng cho giặc ngàn năm đến từ phương Bắc khi Dương Khiết Trì bày tỏ rất vui mừng về mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện’’ Việt Nam - Trung Quốc phát triển tốt đẹp trong thời gian qua; chúc nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục thu được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa.
Có thể những thành tựu mới to lớn hơn nữa (chỉ riêng cho Tàu) đó là thêm “phần đầu” và “phần chân” của VN chiều cống luôn cho giặc Tàu qua những hợp đồng dầu tư kinh tế!
Thật đớn đau cho Tổ quốc Việt Nam! Khi cs Tàu tóm gọn được Công ty Dầu Khí Singapore (SPC) cũng là đồng lúc cộng sản Tàu “danh chính ngôn thuận” coi vùng biển Đông thuộc về chúng vì Nguyễn Tấn Dũng đã ký tên trên hợp đồng vào tháng 8/2007.
20 năm sau cuộc tắm máu
Lữ Giang
21:32 27/05/2009
Nhân đánh dấu 20 năm ngày xảy ra biến cố Thiên An Môn (1989 - 2009), một cuộc hội thảo nhỏ đã diễn ra tại Bắc Kinh gồm khoảng 20 giáo sư và trí thức nổi tiếng, để đánh giá lại biến cố này. Những quan điểm được nêu lên trong cuộc hội thảo này có thể sẽ giúp chúng ta rút ra được bài học gì về kinh nghiệm đấu tranh?
NGƯỜI TÙ CỦA NHÀ NƯỚC
Trong khi đó, tập hồi ký “Prisoner of the State: The Secret Journal of Premier Zhao Ziyang” (Người Tù của Nhà Nước: Nhật ký Bí Mật của Thủ Tướng Triệu Tử Dương), bản tiếng Anh, cũng được ra mắt tại Hong Kong hôm 19.5.2009 nói nhiều đến vụ Thiên An Môn.
Cuốn sách chỉ dày 306 trang, được biên soạn trong 4 năm dựa theo những lời phát biểu của Triệu Tử Dương được bí mật ghi lại trong những cuốn băng trong thời gian ông bị giam giữ tại gia từ 1989 đến 2005, tức đến khi ông qua đời vào ngày 17.1.2005. Tổng cộng thời gian phát biểu được ghi lại là khoảng 30 tiếng đồng hồ. Để có những cuốn băng này, ông Bào Đồng, bí thư cũ của Triệu Tử Dương đã dùng một máy ghi âm nhỏ và tìm cách đánh lừa cơ quan an ninh Trung Quốc nhiều cách trong nhiều năm mới có thể thu âm được, chẳng hạn như ông chọn những lúc đi dạo cùng với ông Triệu Tử Dương hoặc những khi nhân viên an ninh đi vắng vài chục phút, v.v. Ông Bào Đồng đã bị tù 6 năm, nhưng ông đã chuyển được cho con trai ông các đoạn băng nói trên và tư liệu để con ông chuyển qua Hong Kong và biên soạn thành sách.
Qua những cuốn băng nói trên, ông Triệu Tử Dương đã nói đến ba vấn đề quan trọng:
Vấn đề thứ nhất là các chi tiết liên hệ đến việc các nhà lãnh đạo trong “Cung Đình Trung Nam Hải” đã thảo luận và quyết định như thế nào trong thời điểm dẫn tới vụ thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4.6.1989, thường được người Trung Quốc gọi là vụ Lục – Tứ.
Vấn đề thứ hai là ông đánh giá về “Bố Già” Đặng Tiểu Bình. Ông Triệu Tử Dương nói rằng lúc đó ông Đặng Tiểu Bình đã trên 80, không làm gì để điều hành đất nước. Ông ta chỉ ngồi nhà nghe các phe phái đến trình bày những đề nghị cho giải pháp này giải pháp khác, và lo phân xử những vụ xung khắc giữa các phe. Riêng trong vụ Thiên An Môn, theo ông Triệu Tử Dương, ông Đặng Tiểu Bình khi ấy chủ yếu thiên về ý kiến của phe bê-tông do Lý Bằng đứng đầu.
Vấn đề thứ ba là ông xác định quan điểm cải tổ kinh tế và hướng chuyển biến nội tâm của ông về hướng dân chủ sau vụ Thiên An Môn. Ông nói chính ông mới là kiến trúc sư của cải cách kinh tế Trung Quốc chứ không phải Đặng Tiểu Bình.
Trước khi đưa ra những nhận xét về quan điểm của một số giáo sư và trí thức Trung Quốc về biến cố Thiên An Môn, chúng tôi xin nói qua về biến cố này.
BIẾN CỐ THIÊN AN MÔN
Chữ Thiên An Môn có nghĩa là “Cổng Vào Nơi An Bình Riêng” chứ không phải là “Cổng Trời Bình An” như được dịch ra tiếng Anh là “The Gate of Heavenly Peace”. Đây là một đài kỷ niệm nổi tiếng ở Bắc Kinh, nó được xây cất đầu tiên vào năm 1420 dưới Triều Đại Nhà Minh. Thiên An Môn được coi như là cổng đi vào Cấm Thành, nằm ở phía bắc Quảng Trường Thiên An Môn
Quảng trường Thiên An Môn là một quảng trường lớn, dài 800m và ngang 500m, có sức chứa khoảng một triệu người.
Thiên An Môn là trung tâm điểm của các sinh hoạt chính trị ở Trung Quốc: Phía bắc là tháp Thiên An với tấm chân dung Mao Trạch Đông. Phía tây là Sảnh Đường Nhân Dân, nơi Quốc Hội nhóm họp. Phía đông là Viện Bảo Tàng Cách Mạng. Ngay giữa quảng trường là đài tưởng niệm liệt sĩ.
Tuy được gọi là “Cổng Vào Nơi An Bình Riêng”, nhưng năm 1989, nơi đây đã trở thành nơi đẩm máu.
1.- Nguyên nhân của biến cố
Khởi đầu của biến cố là cái chết của Hồ Diệu Bang. Ông sinh ngày 20.11.1915, vào đảng CSTQ từ đầu và là một nhà cải cách nổi tiếng. Ông đã cùng với Đặng Tiểu Bình thực hiện nhiều cuộc cải cách quan trọng. Ông đã tìm cách khôi phục danh dự cho những người từng bị ngược đãi thời Cách Mạng Văn Hóa. Năm 1980, ông được giữ chức Tổng Bí Thư Đảng CSTQ. Tuy nhiên, sau đó ông bị phe bảo thủ buộc tội đã phạm "những sai lầm trong các vấn đề liên quan tới những nguyên tắc chính trị quan trọng". Ngày 16.1.1987, ông phải từ chức Tổng Bí Thư Đảng CSTQ. Ông qua đời ngày 15.4.1989.
Nhân dân Trung Quốc coi ông là người của quần chúng. Trong bản điếu văn, đảng CSTQ đã ca ngợi những công lao của ông đối với Đảng và những thành tích cách mạng của ông, nhưng lại cho rằng ông đã sáng suốt khi “nhìn nhận sự sai lầm" của mình, ý nói ông đã từ chức khi biết lỗi. Bài điếu văn này đã gây mối bất bình trong quần chúng, nhất là giới trí thức trẻ.
2.- Thiên An Môn nổi sóng
Để bày tỏ sự ủng hộ Hồ Diệu Bang, một nhóm sinh viên trường Đại Học Bắc Kinh đã gửi một vòng hoa đến đài liệt sĩ ở quảng trường Thiên An Môn. Nhưng đêm đó giới lãnh đạo Trung Quốc đã ra lệnh bỏ vòng hoa này đi. Biết được chuyện này, ngày hôm sau khoảng 3.000 sinh viên đã tuần hành vào quảng trường Thiên An Môn với một bản kiến nghị gồm 7 điểm sau đây:
(1) Đảng CSTQ phải phục hồi danh dự cho Hồ Diệu Bang và nhìn nhận sai lầm đã ép ông từ chức.
(2) Chấm dứt cuộc tuyên truyền chống lại "thành phần tiểu tư sản" và "gột rửa tư tưởng tiểu tư sản".
(3) Bảo đảm quyền tự do ngôn luận.
(4) Tăng ngân sách giáo dục.
(5) Cho phép tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa.
(6) Chấm dứt nạn tham nhũng vào bao che bằng cách công bố lương của các lãnh đạo và hồ sơ thuế.
(7) Chấm dứt sự dính líu của chính quyền vào các doanh vụ bất chính.
Bản kiến nghị này đã bị các nhà lãnh đạo Trung Quốc bác bỏ. Không khí bất mãn dâng lên trong các trường đại học. Ngày 18.4.1989, khoảng 30.000 sinh viên tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn bất chấp lệnh giải tán của chính quyền.
Ngày 20.4.1989, một đám đông đến trước trụ sở của đảng CSTQ trao vòng hoa tưởng niệm Hồ Diệu Bang cho ban lãnh đạo Đảng. Đám đông bị cảnh sát chận lại. Sau nhiều lần cảnh cáo, cảnh sát đã đàn áp bằng dùi cui và bắt giữ nhiều người.
Đêm 21/4 có khoảng 200.000 sinh viên đã tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn để tưởng niệm Hồ Diêu Bang. Ủy Ban Đoàn Kết Sinh Viên được thành lập do hai hai sinh Vũ Khải (Wuer Kaixi) và Quang Đán (Wang Dan) đại diện lãnh đạo. Một dàn loa phát thanh được đưa tới lắp đặt tại quảng trường. Ban tổ chức tuyên bố rằng cuộc tưởng niệm sẽ được biến thành một cuộc tuần hành cho dân chủ. Họ yêu cầu tất cả các trường đại học gửi đại diện đến.
Sau đó, các sinh viên đã thông qua bản kiến nghị 7 điểm đã được công bố và các phương pháp biểu tình. Các phương pháp này gồm có tuyệt thực, bãi khóa, và biểu tình ngồi. Ban tổ chức nhấn mạnh rằng đây là cuộc biểu tình bất bạo động.
Để đối phó lại, trước hết nhà cầm quyền Trung Quốc cho đăng trên nhật báo Nhân Dân những bài lên án cuộc biểu tình của sinh viên, cho rằng đó là một cuộc nổi loạn, đồng thời đưa cảnh sát ra ngăn chận các sinh viên đổ vào quảng trường. Tiếp theo, cơ quan an ninh đã yêu cầu các trường đại học trình danh sách các giáo sư và sinh viên tham gia biểu tình, nhưng các trường đại học đều từ chối.
Được tin các sinh viên ở Bắc Kinh bắt đầu biểu tình đòi dân chủ, sinh viên tại nhiều tỉnh khác cũng tổ chức biểu tình. Nhiều nơi, các cuộc biểu tình đã trở thành bạo động, một số cơ sở của chính quyền bị đốt phá.
Ngày 27/4, một cuộc tuần hành lớn đã diễn ra: Hơn 200.000 sinh viên từ 42 trường đại học đã đi bộ 40 km trên các ngả đường để tiến về Bắc Kinh. Bằng cách nắm tay nhau, họ đã vượt qua 18 hàng rào cảnh sát. Hàng triệu người đứng hai bên đường xem sinh viên tuần hành. Họ đem thức ăn và nước uống cho những người biểu tình. Các cuộc biểu tình cứ thế kéo dài từ ngày này qua ngày khác.
Ngày 13/5 khoảng 2000 sinh viên đã tham gia một cuộc tuyệt thực tại đài liệt sĩ ở quảng trường Thiên An Môn. Họ mang trên đầu cái băng có hai chữ “tuyệt thực” mà mặc những chiếc áo có viết các chữ: "Không có dân chủ, chúng tôi thà chết".
Đến ngày thứ ba, số người tuyệt thực đã lên tới 3000, nhưng khoảng 600 người đã phải được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Ngày thứ tư, hàng triệu người dân đã đổ ra trên các đường phố Bắc Kinh để bày tỏ sự ủng hộ.
Thủ tướng Lý Bằng đã đứng ra thương lượng với những sinh viên tuyệt thực, nhưng không đi đến kết quả nào, vì ông ta từ chối không đề cập đến các yêu sách của sinh viên. Ông chỉ yêu cầu sinh viên ngưng biểu tình và tuyệt thực.
Sau đó, với sự chấp thuận của Đặng Tiểu Bình, Thủ Tướng Lý Bằng đã ra lệnh cho bộ đội tiến vào thành phố để "tái lập trật tự”, đồng thời ban hành lệnh giới nghiêm. Bộ Chính Trị đã cho điều hai quân đoàn 27 và 28 ở các tỉnh xa, không hiểu chuyện gì đã thật sự xẩy ra ở Bắc Kinh, tiến vào thủ đô “tiêu diệt bọn phản cách mạng”. Các binh sĩ bị cấm xem báo, nghe đài một tuần trước khi được huy động. Nguồn tin duy nhất họ nhận được là từ Ban Văn Hóa Thông Tin với lời tuyên truyền rằng đây là một cuộc nổi loạn của bọn người xấu.
Trước áp lực nặng nề của chính quyền, lãnh tụ sinh viên Quang Đán từ chức và kêu gọi chấm dứt cuộc biểu tình. Vũ Khải tuyên bố anh ta sẽ tiếp tục tham gia cho đến ngày 20/6, khi Quốc Hội nhóm họp.
Mặc dầu có lệnh giới nghiêm, dân chúng vẫn xuống đường ủng hộ cuộc biểu tình. Các xe quân sự bị dân chúng chận lại.
Ngày 30/5, một bức tượng được gọi là "Nữ Thần Dân Chủ”, cao 10m, đã được dựng lên ở quảng trường Thiên An Môn, đứng đối diện với tấm hình Mao Trạch Đông treo trước cổng Thiên An.
Ngày 31/5, bộ đội bắt đầu tiến vào thành phố. Cảnh sát chìm ngồi trong các xe bus và du lịch đi vào trung tâm. Đến ngày 2/6 đã có khoảng 200.000 bộ đội được đưa vào Bắc Kinh. Khoảng 10.000 bộ đội bị dân chúng chận lại. Biết rằng chính quyền đang điều động quân đội để dẹp biểu tình, các sinh viên vẫn nhất quyết không lùi bước.
3.- Thiên An Môn đẫm máu
Ngày 3.6.1989, lệnh hành quân được ban ra. Lệnh của chính quyền:
(1) Bắn bỏ bất cứ ai kháng cự.
(2) Quãng trường phải được dọn dẹp sạch trước khi trời sáng.
(3) Tất cả những người lãnh đạo cuộc biểu tình đều phải bị bắt.
Bộ đội dàn ra trên các đường phố, đánh đập và bắt giữ bất cứ ai kháng cự. Quảng trường Thiên An Môn bị khóa chặt. Cảnh sát ném lựu đạn cay, dùng dùi cui và roi điện đánh đập mọi người. Tiếng súng nổ vang ở ngoại vi thành phố. Lúc 2 giờ sáng xe thiết giáp ủi bằng các chướng ngại vật do sinh viên dựng lên. Bộ đội nã súng vào đoàn biểu tình. Từng đoàn xe tăng tiến vào quảng trường cán nát các thây người.
Charlie Cole, một nhiếp ảnh gia của tạp chí Newsweek, cho biết vào tháng 5 năm 1989, khi các cuộc biểu tình của các sinh viên ngày càng lên cao, ông được phái đến Bắc Kinh. Ông kể lại:
“Buổi chiều tối ngày 3/6, sau một ngày đương đầu căng thẳng giữa phía quân đội và những người biểu tình, quân đội bắt đầu bao vây trung tâm thành phố và cuối cùng, họ cho xe tăng và xe bọc thép vào ngay giữa Quảng Trường Thiên An Môn.
“Phía trên quảng trường, ở ngay trước Tử Cấm Thành, một chiếc xe bọc thép bị xé lẻ khỏi đội hình. Trong lúc hoảng loạn tìm cách thoát khỏi đám đông, chiếc xe này đã cán lên một số người biểu tình. Ngay lập tức, điều đó đã làm dấy lên tình trạng bạo lực. Đám đông chặn chiếc xe, lôi những người lính ra, giết chết rồi phóng hoả đốt xe. Cảnh tượng diễn ra ngay trước mắt một số tiểu đội lính đứng cách đó khoảng 150 mét...
“Khi tôi vừa đến gần những tán cây trên phố thì quân đội nổ sung vào đám đông ở phía trên quảng trường. Mọi người hoảng loạn khi bị bắn. Trời rất tối nên tôi không thể chụp ảnh, mà khi đó lại không thể dùng đèn flash được...
“Vào khoảng 4 - 5 giờ sáng, hàng đoàn xe tăng chạy vào quảng trường nghiền nát xe buýt, xe đạp và người dưới bánh xích.
Ngày hôm sau, 5/6, tôi và Stuard lại ra ban công theo dõi tình hình. Khi trời sáng, hàng trăm lính xếp hàng trước lối vào quảng trường. Họ nấp sau những chướng ngại vật, chĩa tiểu liên vào sinh viên và dân cư tò mò đang đứng cách đó khoảng 100 mét.
“Chúng tôi nhìn thấy hầu như trên mái nhà nào, kể cả toà nhà chúng tôi đang đứng, cũng có cảnh sát mật mang ống nhòm và máy truyền tin đang tìm cách kiểm soát tình hình.
“Vào khoảng trưa, chúng tôi nghe tiếng xe bọc thép nổ máy và bắt đầu rời quảng trường để giải tán đám đông ở Đại lộ Trường An, một số súng máy đã nhả đạn vào đám đông. Mọi người bỏ chạy vì hoảng loạn.
“Ngay sau đó, khoảng 25 xe tăng xếp hàng bắt đầu lăn bánh theo cùng hướng dọc theo đại lộ.
“Đột nhiên, chúng tôi thấy một thanh niên bước ra từ lề đường, một tay cầm chiếc áo khoác, tay kia cầm túi siêu thị bước vào lối đi của những chiếc xe tăng với ý định chặn đoàn xe lại.
“Thật là chuyện không thể tin được, nhất là sau tất cả những gì đã xảy ra. Không thể tin được điều đó, tôi vừa tiếp tục chụp ảnh, vừa dự đoán về số phận bất hạnh của anh.
“Và tôi ngạc nhiên khi thấy chiếc xe tăng đi đầu dừng lại rồi tìm cách đi vòng quanh người thanh niên. Thế nhưng anh lại tiếp tục chặn đầu xe. Cuối cùng, cảnh sát mật tóm lấy người thanh niên và và lôi anh đi.
“Tôi và Stuart nhìn nhau, cùng kinh ngạc về những gì mình vừa mới chứng kiến và ghi lại được bằng hình ảnh...
“Rất nhiều cơ quan và các tạp chí đã tìm cách xác định danh tính người thanh niên và những gì đã xảy ra với anh sau đó. Một số người nói anh tên là là Vương Vỵ Lâm, nhưng không chắc chắn lắm.”
4.- Một vài con số được ghi nhận
Cuộc đàn áp kéo dài vài ngày sau đó. Bộ đội nã súng vào bất cứ ai có thái độ khiêu khích hay cản đường. Các trường đại học bị lục soát, các nhân vật bất đồng chính kiến bị bắt đi. Hơn 1.500 người bị bắt, trong đó có ít nhất 6 lãnh tụ sinh viên trong danh sách 21 người bị truy nã.
Sáng ngày 8/6, một sự im lặng ngột ngạt bao trùm thành phố. Trong số 21 sinh viên nằm trong danh sách truy nã của chính quyền, có khoảng phân nửa đã lần lượt trốn ra nước ngoài
Chính quyền tuyên bố thắng lợi trước "Cuộc nổi loạn phản cách mạng." Một số đơn vị bộ đội từ chối không tham gia vào cuộc thảm sát đã bị giải giới sau đó. Tất cả các xác chết đều được dọn sạch trong đêm theo lệnh của chính quyền.
Số người chết và người bị thương không thể biết chính xác được. Theo báo cáo của tổ chức Hồng Thập Tự Quốc Tế, có khoảng 2.600 người dân bị giết và hơn 30.000 người bị thương. Theo báo cáo của chính quyền Trung Quốc, có khoảng 300 lính và người dân chết, 5000 lính và 2000 dân bị thương, có 400 lính mất liên lạc. Theo báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, có hơn 4000 người chết, trên 40.000 người bị thương.
HẬU THIÊN AN MÔN
Cả thế giới đã lên án chính quyền Trung Quốc trong việc đàn áp đẩm máu ở Thiên An Môn. Hồng Kông, Đài Loan đã mở cửa biên giới để cho người Trung Quốc vào tị nạn...
Quốc Hội Hoa Kỳ đã cấp tốc họp và biểu quyết với tỉ lệ 418/0 quyết định trừng phạt chính quyền Trung Quốc bằng các biện pháp sau đây: (1) Ngưng giao thương; (2) cấm bán các trang bị cho cảnh sát, các dụng cụ kỹ thuật cao và vũ khí; (3) ngưng các chương trình thăm viếng quân sự.
Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trở nên căng thẳng. Trung Quốc tố cáo rằng HK can thiệp vào nội bộ Trung Quốc khi Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh giúp những người bị truy nã thoát ra nước ngoài.
Các nước trong Liên Hiệp Âu Châu, nhất là Pháp và Đức, cũng đã áp dụng các biện phá chế tài đối với Trung Quốc gióng như ở Hoa Kỳ.
Trong khi đó, người dân Hoa Lục bị cấm không được nhắc đến biến cố ngày 4/6. Chính quyền cấm mọi hình thức bàn bạc về vụ Thiên An Môn. Ngay cả nhửng người mẹ mất con trong cuộc thảm sát đó cũng không được công khai khóc thương con họ.
Các sinh viên đã tham gia vào vụ biểu tình tại Thiên An Môn may mắn thoát được đến các nước khác, đã tiếp tục cuộc đấu tranh cho một đất nước Trung Quốc dân chủ và tự do.
Nhưng “để lâu cứt trâu cũng hoá bùn”. Vào tháng 12 năm 2004, tại Hội Nghị cao cấp của 7 nước trong Liên Hiệp Âu Châu (EU), Pháp và Đức đã đứng ra vận động hủy bỏ cấm vận võ khí cho Trung Quốc, nhưng chưa được toàn thể các hội viên đồng ý. Bắc Kinh cho rằng quyết định cấm vận này là tàn dư thời kỳ chiến tranh lạnh, nay đã đến lúc cần phải khai tử. Tuy nhiên, Hội Nghị cũng đi đến quyết định mở rộng cánh của hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng đi theo. Nay mọi chuyện coi như đã trở lại bình thường.
BÀI HỌC LỊCH SỬ
Trong cuộc hội thảo bỏ túi tại Bắc Kinh hôm 10.5.2009, học giả Thôi Vệ Bình cho rằng sự im lặng tập thể (tại Trung Quốc) trong 20 năm qua đã tác động xấu đến đạo đức xã hội. Ông nói: "Ngay cả nếu chúng ta không trực tiếp gây ra tội ác đẫm máu 20 năm trước, việc chúng ta im lặng ngần ấy năm cũng khiến chúng ta thành kẻ đồng lõa."
Các giáo sư Thôi Vệ Bình, Từ Hữu Ngư, Trương Bác Thụ, v.v., đặt câu hỏi rằng sự im lặng của giới trí thức trong nước trong suốt 20 năm qua “đã làm hại gì cho tinh thần và đạo đức dân tộc?" Họ cho rằng khi “chính phủ đối xử với dân như kẻ thù, nhân dân sẽ đáp lại y như thế." Họ kết luận rằng thứ tư duy của Đặng Tiểu Bình và các lãnh đạo cộng sản khác “là sự bắt đầu của mọi điều sai trái trong lịch sử."
Đây chỉ là những nhận định về nguyên nhân của biến cố, những lời sám hối hay lên án suông. Bài học lịch sử Thiên An Môn đắt giá hơn nhiều.
1.- Đàn áp để bảo vệ quyền bính
Nếu những sự kiện như trên xẩy ra ở Miến Điện, Bắc Hàn, Nam Hàn, Indonesia, Zimbabwe hay Việt Nam, v.v., các nhà cầm quyền này cũng sẽ hành động như nhà cầm quyền Trung Quốc để bảo vệ quyền bính. Một vài thí dụ cụ thể:
Tháng 5 năm 1980, ông Kim Đại Trọng lãnh đạo một cuộc nổi dậy tại Gwangju, Nam Hàn, để đòi hỏi dân chủ. Tổng Thống Chung Đô Hoan liền đưa quân đội đến dẹp tan. Tài liệu của chính quyền nói có 191 người chết và 852 người bị thương. Nhưng các hãng thông tấn quốc tế ước lượng số người bị giết trên 1000 người. Nếu không có sự can thiệp của ĐGH Gioan Phaolô II, ông Kim Đại Trọng đã bị xử tử.
Tháng 10 năm 2007, dân chúng Miến Điện cũng biểu tình đòi dân chủ. Lúc đầu chỉ có 30.000 người, dần dần lên tới 50.000 rồi 100.000..., trong số đó có 15.000 tăng ni. Mặc dầu Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Âu Châu đã kêu gọi tránh dùng bạo lực, nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện cũng đã huy động quân đội đến dẹp biểu tình. Tin của nhà cầm quyền cho biết có khoảng 200 người chết, nhưng các hãng thông tấn ngoại quốc tin rằng đã có hàng ngàn nguời chết, khoảng 6000 người bị bắt, trong đó có 1.400 nhà sư. Cũng tại Miến Điện, trong năm 1988, sinh viên và học sinh cũng đã nổi dậy đòi dân chủ với kết quả là có khoảng 3000 người bị giết.
2.- Thiếu tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ
Sở dĩ cuộc biểu tình vĩ đại của các sinh viên ở Thiên An Môn bị thất bại vì các lý do chính sau đây:
Vụ Thiên An Môn là một cuộc nổi dậy bột phát do lòng hăng say của tuổi trẻ, được khơi động bởi một biến cố của thời cuộc, vì thế không được tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ, không có chiến lược tổng quát và chiến thuật cho từng giai đoạn, hầu hết đều do sáng kiến cá nhân... thất bại là chuyện không tránh được.
Năm 1945, Việt Minh đã thành công trong việc cuớp chính quyền ở Việt Nam, mặc dầu lúc đó số đoàn viên của họ lúc chỉ bằng 1% số đoàn viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng, đó là nhờ Việt Minh được tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ, biết bắt kịp thời cơ và biết dùng thủ đoạn để đạt mục tiêu của mình.
Năm 1989, Công Đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan đã làm sụp đổ chế độ cộng sản ở Ba Lan và góp phần to lớn vào sự sụp đổ nhanh chóng sau đó các chế độ cộng sản trên khắp Đông Âu là nhờ có tổ chức và lãnh đạo, và biết nắm lấy thời cơ.
Chỉ kích động sự bất mãn của quần chúng để họ tự động đứng lên thì không thể làm thay đổi một chế độ độc tài được. Phải có những tổ chức lãnh đạo đứng đàng sau khai thác và điều khiển sự bất mãn đó mới có thể làm thay đổi thời cuộc.
3.- Thủ đoạn của các chính quyền
Trước một cuộc nổi dậy của đám đông không được kiểm soát, không thể nào tránh được bạo động. Chính quyền sẽ vin vào đó để đàn áp. Giả thiết sự bạo động không xẩy ra, chính quyền cũng sẽ tạo ra bạo động để có lý do hành động.
Phương pháp thứ hai mà các chính quyền thường dùng để dẹp các cuộc nổi dậy là điều tra xem tổ chức hay cá nhân nào đã lãnh đạo cuộc nổi dậy. Nắm được nhóm lãnh đạo và xách động thì đám đông như rắn mất đầu.
Trong vụ Thiên An Môn, nhà cầm quyền Trung Quốc đã để cho biến cố kéo dài từ ngày 14 tháng 4 đến ngày 4 tháng 6 năm 1989 mới ra tay. Thời gian 50 ngày quá đủ để cho nhân viên an ninh mở cuộc điều tra. Họ giả làm ký giả, sinh viên biểu tình, dân chúng đi xem... để quay phim và chụp hình những người lãnh đạo và xách động cuộc biểu tình. Họ đã đưa ra danh sách 21 lãnh tụ sinh viên bị truy nã. Nếu tính cả những sinh viên có khả năng xách động, con số này có thể lên đến hàng ngàn người. Do đó, các tổ chức chuyên tạo bạo loạn như các đảng Cộng Sản, không bao giờ để cho những người lãnh đạo bị lộ diện. Họ chỉ dùng các tay chân bộ hạ để hành động.
4.- Thái độ của các cường quốc
Khi một phong trào đấu tranh đòi dân chủ nổi lên ở một quốc gia độc tài, các cường quốc Tây phương thường lên tiếng ủng hộ hay bênh vực. Nếu phong trào đó thành công, họ sẽ nhảy vào và biến thành công cụ của họ. Nếu phong trào đó thất bại, họ sẽ lên tiếng bênh vực qua loa rồi để cho đi vào lãng quên, sống chết mặc bây. Do đó, tự lực cánh sinh bao giờ cũng là nền tảng của các cuộc đấu tranh.
5.- Chiến thuật diễn biến hoà bình
Kinh nghiệm cho thấy nỗ lực tạo nên các cuộc nổi đậy để lật đổ một chế độ độc tài rất khó thành công và thường xẩy ra các biến loạn liên tiếp sau khi những chế độ mới được hình thành. Do đó, ngày nay các cuờng quốc đã quyết định dùng “chiến thuật diễn biến hoà bình” để làm thay đổi những chế độ độc tài còn lại. Nói nôm na là dùng kinh tế và giáo dục để làm thay đổi chế độ chính trị, “dùng thằng con thay thế thằng cha” , v.v. Kế hoạch này có khi kéo dài 15, 20 hay 30 năm.
Trong hồi ký “Người Tù của Nhà Nước...” , ông Triệu Tử Dương đã nói rằng đa số sinh viên cũng chỉ mong cải cách dân chủ kiểu xã hội chủ nghĩa sao cho dễ thở hơn chứ không có ý phản loạn. Ông cho rằng hệ thống cộng sản ở Trung Quốc còn cải tổ được và sinh viên chỉ nêu ra các “tiêu cực”.
Ý của ông Triệu Tử Dương có lẽ cũng phù hợp với đường lối của các cường quốc ngày nay. Dĩ nhiên, những người thích mì ăn liền không chấp nhận đường lối đó, nhưng dù họ có cố gắng đến hơi thở cuối cùng, cũng không thể làm đảo ngược được đường lối mà các “Anh Hai” của họ đang theo đuổi. Vấn đề là phải tìm một hướng đi mới để đấu tranh có kết quả hơn.
Dầu sao, biến cố Thiên An Môn cũng đã đưa tới nhiều thay đổi tại Trung Quốc từ đó cho đến nay và máu của các nhà tranh đấu kiên cường đã không bị đổ ra một cách vô ích.
(Ngày 25.5.2009)
NGƯỜI TÙ CỦA NHÀ NƯỚC
Trong khi đó, tập hồi ký “Prisoner of the State: The Secret Journal of Premier Zhao Ziyang” (Người Tù của Nhà Nước: Nhật ký Bí Mật của Thủ Tướng Triệu Tử Dương), bản tiếng Anh, cũng được ra mắt tại Hong Kong hôm 19.5.2009 nói nhiều đến vụ Thiên An Môn.
Cuốn sách chỉ dày 306 trang, được biên soạn trong 4 năm dựa theo những lời phát biểu của Triệu Tử Dương được bí mật ghi lại trong những cuốn băng trong thời gian ông bị giam giữ tại gia từ 1989 đến 2005, tức đến khi ông qua đời vào ngày 17.1.2005. Tổng cộng thời gian phát biểu được ghi lại là khoảng 30 tiếng đồng hồ. Để có những cuốn băng này, ông Bào Đồng, bí thư cũ của Triệu Tử Dương đã dùng một máy ghi âm nhỏ và tìm cách đánh lừa cơ quan an ninh Trung Quốc nhiều cách trong nhiều năm mới có thể thu âm được, chẳng hạn như ông chọn những lúc đi dạo cùng với ông Triệu Tử Dương hoặc những khi nhân viên an ninh đi vắng vài chục phút, v.v. Ông Bào Đồng đã bị tù 6 năm, nhưng ông đã chuyển được cho con trai ông các đoạn băng nói trên và tư liệu để con ông chuyển qua Hong Kong và biên soạn thành sách.
Qua những cuốn băng nói trên, ông Triệu Tử Dương đã nói đến ba vấn đề quan trọng:
Triệu Tử Dương và Ôn Gia Bảo (áo đen đứng sau) |
Vấn đề thứ hai là ông đánh giá về “Bố Già” Đặng Tiểu Bình. Ông Triệu Tử Dương nói rằng lúc đó ông Đặng Tiểu Bình đã trên 80, không làm gì để điều hành đất nước. Ông ta chỉ ngồi nhà nghe các phe phái đến trình bày những đề nghị cho giải pháp này giải pháp khác, và lo phân xử những vụ xung khắc giữa các phe. Riêng trong vụ Thiên An Môn, theo ông Triệu Tử Dương, ông Đặng Tiểu Bình khi ấy chủ yếu thiên về ý kiến của phe bê-tông do Lý Bằng đứng đầu.
Vấn đề thứ ba là ông xác định quan điểm cải tổ kinh tế và hướng chuyển biến nội tâm của ông về hướng dân chủ sau vụ Thiên An Môn. Ông nói chính ông mới là kiến trúc sư của cải cách kinh tế Trung Quốc chứ không phải Đặng Tiểu Bình.
Trước khi đưa ra những nhận xét về quan điểm của một số giáo sư và trí thức Trung Quốc về biến cố Thiên An Môn, chúng tôi xin nói qua về biến cố này.
BIẾN CỐ THIÊN AN MÔN
Chữ Thiên An Môn có nghĩa là “Cổng Vào Nơi An Bình Riêng” chứ không phải là “Cổng Trời Bình An” như được dịch ra tiếng Anh là “The Gate of Heavenly Peace”. Đây là một đài kỷ niệm nổi tiếng ở Bắc Kinh, nó được xây cất đầu tiên vào năm 1420 dưới Triều Đại Nhà Minh. Thiên An Môn được coi như là cổng đi vào Cấm Thành, nằm ở phía bắc Quảng Trường Thiên An Môn
Quảng trường Thiên An Môn là một quảng trường lớn, dài 800m và ngang 500m, có sức chứa khoảng một triệu người.
Thiên An Môn là trung tâm điểm của các sinh hoạt chính trị ở Trung Quốc: Phía bắc là tháp Thiên An với tấm chân dung Mao Trạch Đông. Phía tây là Sảnh Đường Nhân Dân, nơi Quốc Hội nhóm họp. Phía đông là Viện Bảo Tàng Cách Mạng. Ngay giữa quảng trường là đài tưởng niệm liệt sĩ.
Tuy được gọi là “Cổng Vào Nơi An Bình Riêng”, nhưng năm 1989, nơi đây đã trở thành nơi đẩm máu.
1.- Nguyên nhân của biến cố
Khởi đầu của biến cố là cái chết của Hồ Diệu Bang. Ông sinh ngày 20.11.1915, vào đảng CSTQ từ đầu và là một nhà cải cách nổi tiếng. Ông đã cùng với Đặng Tiểu Bình thực hiện nhiều cuộc cải cách quan trọng. Ông đã tìm cách khôi phục danh dự cho những người từng bị ngược đãi thời Cách Mạng Văn Hóa. Năm 1980, ông được giữ chức Tổng Bí Thư Đảng CSTQ. Tuy nhiên, sau đó ông bị phe bảo thủ buộc tội đã phạm "những sai lầm trong các vấn đề liên quan tới những nguyên tắc chính trị quan trọng". Ngày 16.1.1987, ông phải từ chức Tổng Bí Thư Đảng CSTQ. Ông qua đời ngày 15.4.1989.
Nhân dân Trung Quốc coi ông là người của quần chúng. Trong bản điếu văn, đảng CSTQ đã ca ngợi những công lao của ông đối với Đảng và những thành tích cách mạng của ông, nhưng lại cho rằng ông đã sáng suốt khi “nhìn nhận sự sai lầm" của mình, ý nói ông đã từ chức khi biết lỗi. Bài điếu văn này đã gây mối bất bình trong quần chúng, nhất là giới trí thức trẻ.
2.- Thiên An Môn nổi sóng
Để bày tỏ sự ủng hộ Hồ Diệu Bang, một nhóm sinh viên trường Đại Học Bắc Kinh đã gửi một vòng hoa đến đài liệt sĩ ở quảng trường Thiên An Môn. Nhưng đêm đó giới lãnh đạo Trung Quốc đã ra lệnh bỏ vòng hoa này đi. Biết được chuyện này, ngày hôm sau khoảng 3.000 sinh viên đã tuần hành vào quảng trường Thiên An Môn với một bản kiến nghị gồm 7 điểm sau đây:
(1) Đảng CSTQ phải phục hồi danh dự cho Hồ Diệu Bang và nhìn nhận sai lầm đã ép ông từ chức.
(2) Chấm dứt cuộc tuyên truyền chống lại "thành phần tiểu tư sản" và "gột rửa tư tưởng tiểu tư sản".
(3) Bảo đảm quyền tự do ngôn luận.
(4) Tăng ngân sách giáo dục.
(5) Cho phép tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa.
(6) Chấm dứt nạn tham nhũng vào bao che bằng cách công bố lương của các lãnh đạo và hồ sơ thuế.
(7) Chấm dứt sự dính líu của chính quyền vào các doanh vụ bất chính.
Bản kiến nghị này đã bị các nhà lãnh đạo Trung Quốc bác bỏ. Không khí bất mãn dâng lên trong các trường đại học. Ngày 18.4.1989, khoảng 30.000 sinh viên tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn bất chấp lệnh giải tán của chính quyền.
Ngày 20.4.1989, một đám đông đến trước trụ sở của đảng CSTQ trao vòng hoa tưởng niệm Hồ Diệu Bang cho ban lãnh đạo Đảng. Đám đông bị cảnh sát chận lại. Sau nhiều lần cảnh cáo, cảnh sát đã đàn áp bằng dùi cui và bắt giữ nhiều người.
Đêm 21/4 có khoảng 200.000 sinh viên đã tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn để tưởng niệm Hồ Diêu Bang. Ủy Ban Đoàn Kết Sinh Viên được thành lập do hai hai sinh Vũ Khải (Wuer Kaixi) và Quang Đán (Wang Dan) đại diện lãnh đạo. Một dàn loa phát thanh được đưa tới lắp đặt tại quảng trường. Ban tổ chức tuyên bố rằng cuộc tưởng niệm sẽ được biến thành một cuộc tuần hành cho dân chủ. Họ yêu cầu tất cả các trường đại học gửi đại diện đến.
Sau đó, các sinh viên đã thông qua bản kiến nghị 7 điểm đã được công bố và các phương pháp biểu tình. Các phương pháp này gồm có tuyệt thực, bãi khóa, và biểu tình ngồi. Ban tổ chức nhấn mạnh rằng đây là cuộc biểu tình bất bạo động.
Để đối phó lại, trước hết nhà cầm quyền Trung Quốc cho đăng trên nhật báo Nhân Dân những bài lên án cuộc biểu tình của sinh viên, cho rằng đó là một cuộc nổi loạn, đồng thời đưa cảnh sát ra ngăn chận các sinh viên đổ vào quảng trường. Tiếp theo, cơ quan an ninh đã yêu cầu các trường đại học trình danh sách các giáo sư và sinh viên tham gia biểu tình, nhưng các trường đại học đều từ chối.
Được tin các sinh viên ở Bắc Kinh bắt đầu biểu tình đòi dân chủ, sinh viên tại nhiều tỉnh khác cũng tổ chức biểu tình. Nhiều nơi, các cuộc biểu tình đã trở thành bạo động, một số cơ sở của chính quyền bị đốt phá.
Ngày 27/4, một cuộc tuần hành lớn đã diễn ra: Hơn 200.000 sinh viên từ 42 trường đại học đã đi bộ 40 km trên các ngả đường để tiến về Bắc Kinh. Bằng cách nắm tay nhau, họ đã vượt qua 18 hàng rào cảnh sát. Hàng triệu người đứng hai bên đường xem sinh viên tuần hành. Họ đem thức ăn và nước uống cho những người biểu tình. Các cuộc biểu tình cứ thế kéo dài từ ngày này qua ngày khác.
Ngày 13/5 khoảng 2000 sinh viên đã tham gia một cuộc tuyệt thực tại đài liệt sĩ ở quảng trường Thiên An Môn. Họ mang trên đầu cái băng có hai chữ “tuyệt thực” mà mặc những chiếc áo có viết các chữ: "Không có dân chủ, chúng tôi thà chết".
Đến ngày thứ ba, số người tuyệt thực đã lên tới 3000, nhưng khoảng 600 người đã phải được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Ngày thứ tư, hàng triệu người dân đã đổ ra trên các đường phố Bắc Kinh để bày tỏ sự ủng hộ.
Thủ tướng Lý Bằng đã đứng ra thương lượng với những sinh viên tuyệt thực, nhưng không đi đến kết quả nào, vì ông ta từ chối không đề cập đến các yêu sách của sinh viên. Ông chỉ yêu cầu sinh viên ngưng biểu tình và tuyệt thực.
Sau đó, với sự chấp thuận của Đặng Tiểu Bình, Thủ Tướng Lý Bằng đã ra lệnh cho bộ đội tiến vào thành phố để "tái lập trật tự”, đồng thời ban hành lệnh giới nghiêm. Bộ Chính Trị đã cho điều hai quân đoàn 27 và 28 ở các tỉnh xa, không hiểu chuyện gì đã thật sự xẩy ra ở Bắc Kinh, tiến vào thủ đô “tiêu diệt bọn phản cách mạng”. Các binh sĩ bị cấm xem báo, nghe đài một tuần trước khi được huy động. Nguồn tin duy nhất họ nhận được là từ Ban Văn Hóa Thông Tin với lời tuyên truyền rằng đây là một cuộc nổi loạn của bọn người xấu.
Trước áp lực nặng nề của chính quyền, lãnh tụ sinh viên Quang Đán từ chức và kêu gọi chấm dứt cuộc biểu tình. Vũ Khải tuyên bố anh ta sẽ tiếp tục tham gia cho đến ngày 20/6, khi Quốc Hội nhóm họp.
Mặc dầu có lệnh giới nghiêm, dân chúng vẫn xuống đường ủng hộ cuộc biểu tình. Các xe quân sự bị dân chúng chận lại.
Ngày 30/5, một bức tượng được gọi là "Nữ Thần Dân Chủ”, cao 10m, đã được dựng lên ở quảng trường Thiên An Môn, đứng đối diện với tấm hình Mao Trạch Đông treo trước cổng Thiên An.
Ngày 31/5, bộ đội bắt đầu tiến vào thành phố. Cảnh sát chìm ngồi trong các xe bus và du lịch đi vào trung tâm. Đến ngày 2/6 đã có khoảng 200.000 bộ đội được đưa vào Bắc Kinh. Khoảng 10.000 bộ đội bị dân chúng chận lại. Biết rằng chính quyền đang điều động quân đội để dẹp biểu tình, các sinh viên vẫn nhất quyết không lùi bước.
3.- Thiên An Môn đẫm máu
Ngày 3.6.1989, lệnh hành quân được ban ra. Lệnh của chính quyền:
(1) Bắn bỏ bất cứ ai kháng cự.
(2) Quãng trường phải được dọn dẹp sạch trước khi trời sáng.
(3) Tất cả những người lãnh đạo cuộc biểu tình đều phải bị bắt.
Bộ đội dàn ra trên các đường phố, đánh đập và bắt giữ bất cứ ai kháng cự. Quảng trường Thiên An Môn bị khóa chặt. Cảnh sát ném lựu đạn cay, dùng dùi cui và roi điện đánh đập mọi người. Tiếng súng nổ vang ở ngoại vi thành phố. Lúc 2 giờ sáng xe thiết giáp ủi bằng các chướng ngại vật do sinh viên dựng lên. Bộ đội nã súng vào đoàn biểu tình. Từng đoàn xe tăng tiến vào quảng trường cán nát các thây người.
Charlie Cole, một nhiếp ảnh gia của tạp chí Newsweek, cho biết vào tháng 5 năm 1989, khi các cuộc biểu tình của các sinh viên ngày càng lên cao, ông được phái đến Bắc Kinh. Ông kể lại:
“Buổi chiều tối ngày 3/6, sau một ngày đương đầu căng thẳng giữa phía quân đội và những người biểu tình, quân đội bắt đầu bao vây trung tâm thành phố và cuối cùng, họ cho xe tăng và xe bọc thép vào ngay giữa Quảng Trường Thiên An Môn.
“Phía trên quảng trường, ở ngay trước Tử Cấm Thành, một chiếc xe bọc thép bị xé lẻ khỏi đội hình. Trong lúc hoảng loạn tìm cách thoát khỏi đám đông, chiếc xe này đã cán lên một số người biểu tình. Ngay lập tức, điều đó đã làm dấy lên tình trạng bạo lực. Đám đông chặn chiếc xe, lôi những người lính ra, giết chết rồi phóng hoả đốt xe. Cảnh tượng diễn ra ngay trước mắt một số tiểu đội lính đứng cách đó khoảng 150 mét...
“Khi tôi vừa đến gần những tán cây trên phố thì quân đội nổ sung vào đám đông ở phía trên quảng trường. Mọi người hoảng loạn khi bị bắn. Trời rất tối nên tôi không thể chụp ảnh, mà khi đó lại không thể dùng đèn flash được...
“Vào khoảng 4 - 5 giờ sáng, hàng đoàn xe tăng chạy vào quảng trường nghiền nát xe buýt, xe đạp và người dưới bánh xích.
Ngày hôm sau, 5/6, tôi và Stuard lại ra ban công theo dõi tình hình. Khi trời sáng, hàng trăm lính xếp hàng trước lối vào quảng trường. Họ nấp sau những chướng ngại vật, chĩa tiểu liên vào sinh viên và dân cư tò mò đang đứng cách đó khoảng 100 mét.
“Chúng tôi nhìn thấy hầu như trên mái nhà nào, kể cả toà nhà chúng tôi đang đứng, cũng có cảnh sát mật mang ống nhòm và máy truyền tin đang tìm cách kiểm soát tình hình.
“Vào khoảng trưa, chúng tôi nghe tiếng xe bọc thép nổ máy và bắt đầu rời quảng trường để giải tán đám đông ở Đại lộ Trường An, một số súng máy đã nhả đạn vào đám đông. Mọi người bỏ chạy vì hoảng loạn.
“Ngay sau đó, khoảng 25 xe tăng xếp hàng bắt đầu lăn bánh theo cùng hướng dọc theo đại lộ.
“Đột nhiên, chúng tôi thấy một thanh niên bước ra từ lề đường, một tay cầm chiếc áo khoác, tay kia cầm túi siêu thị bước vào lối đi của những chiếc xe tăng với ý định chặn đoàn xe lại.
“Thật là chuyện không thể tin được, nhất là sau tất cả những gì đã xảy ra. Không thể tin được điều đó, tôi vừa tiếp tục chụp ảnh, vừa dự đoán về số phận bất hạnh của anh.
“Và tôi ngạc nhiên khi thấy chiếc xe tăng đi đầu dừng lại rồi tìm cách đi vòng quanh người thanh niên. Thế nhưng anh lại tiếp tục chặn đầu xe. Cuối cùng, cảnh sát mật tóm lấy người thanh niên và và lôi anh đi.
“Tôi và Stuart nhìn nhau, cùng kinh ngạc về những gì mình vừa mới chứng kiến và ghi lại được bằng hình ảnh...
“Rất nhiều cơ quan và các tạp chí đã tìm cách xác định danh tính người thanh niên và những gì đã xảy ra với anh sau đó. Một số người nói anh tên là là Vương Vỵ Lâm, nhưng không chắc chắn lắm.”
4.- Một vài con số được ghi nhận
Cuộc đàn áp kéo dài vài ngày sau đó. Bộ đội nã súng vào bất cứ ai có thái độ khiêu khích hay cản đường. Các trường đại học bị lục soát, các nhân vật bất đồng chính kiến bị bắt đi. Hơn 1.500 người bị bắt, trong đó có ít nhất 6 lãnh tụ sinh viên trong danh sách 21 người bị truy nã.
Sáng ngày 8/6, một sự im lặng ngột ngạt bao trùm thành phố. Trong số 21 sinh viên nằm trong danh sách truy nã của chính quyền, có khoảng phân nửa đã lần lượt trốn ra nước ngoài
Chính quyền tuyên bố thắng lợi trước "Cuộc nổi loạn phản cách mạng." Một số đơn vị bộ đội từ chối không tham gia vào cuộc thảm sát đã bị giải giới sau đó. Tất cả các xác chết đều được dọn sạch trong đêm theo lệnh của chính quyền.
Số người chết và người bị thương không thể biết chính xác được. Theo báo cáo của tổ chức Hồng Thập Tự Quốc Tế, có khoảng 2.600 người dân bị giết và hơn 30.000 người bị thương. Theo báo cáo của chính quyền Trung Quốc, có khoảng 300 lính và người dân chết, 5000 lính và 2000 dân bị thương, có 400 lính mất liên lạc. Theo báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, có hơn 4000 người chết, trên 40.000 người bị thương.
HẬU THIÊN AN MÔN
Cả thế giới đã lên án chính quyền Trung Quốc trong việc đàn áp đẩm máu ở Thiên An Môn. Hồng Kông, Đài Loan đã mở cửa biên giới để cho người Trung Quốc vào tị nạn...
Quốc Hội Hoa Kỳ đã cấp tốc họp và biểu quyết với tỉ lệ 418/0 quyết định trừng phạt chính quyền Trung Quốc bằng các biện pháp sau đây: (1) Ngưng giao thương; (2) cấm bán các trang bị cho cảnh sát, các dụng cụ kỹ thuật cao và vũ khí; (3) ngưng các chương trình thăm viếng quân sự.
Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trở nên căng thẳng. Trung Quốc tố cáo rằng HK can thiệp vào nội bộ Trung Quốc khi Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh giúp những người bị truy nã thoát ra nước ngoài.
Các nước trong Liên Hiệp Âu Châu, nhất là Pháp và Đức, cũng đã áp dụng các biện phá chế tài đối với Trung Quốc gióng như ở Hoa Kỳ.
Trong khi đó, người dân Hoa Lục bị cấm không được nhắc đến biến cố ngày 4/6. Chính quyền cấm mọi hình thức bàn bạc về vụ Thiên An Môn. Ngay cả nhửng người mẹ mất con trong cuộc thảm sát đó cũng không được công khai khóc thương con họ.
Các sinh viên đã tham gia vào vụ biểu tình tại Thiên An Môn may mắn thoát được đến các nước khác, đã tiếp tục cuộc đấu tranh cho một đất nước Trung Quốc dân chủ và tự do.
Nhưng “để lâu cứt trâu cũng hoá bùn”. Vào tháng 12 năm 2004, tại Hội Nghị cao cấp của 7 nước trong Liên Hiệp Âu Châu (EU), Pháp và Đức đã đứng ra vận động hủy bỏ cấm vận võ khí cho Trung Quốc, nhưng chưa được toàn thể các hội viên đồng ý. Bắc Kinh cho rằng quyết định cấm vận này là tàn dư thời kỳ chiến tranh lạnh, nay đã đến lúc cần phải khai tử. Tuy nhiên, Hội Nghị cũng đi đến quyết định mở rộng cánh của hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng đi theo. Nay mọi chuyện coi như đã trở lại bình thường.
BÀI HỌC LỊCH SỬ
Trong cuộc hội thảo bỏ túi tại Bắc Kinh hôm 10.5.2009, học giả Thôi Vệ Bình cho rằng sự im lặng tập thể (tại Trung Quốc) trong 20 năm qua đã tác động xấu đến đạo đức xã hội. Ông nói: "Ngay cả nếu chúng ta không trực tiếp gây ra tội ác đẫm máu 20 năm trước, việc chúng ta im lặng ngần ấy năm cũng khiến chúng ta thành kẻ đồng lõa."
Các giáo sư Thôi Vệ Bình, Từ Hữu Ngư, Trương Bác Thụ, v.v., đặt câu hỏi rằng sự im lặng của giới trí thức trong nước trong suốt 20 năm qua “đã làm hại gì cho tinh thần và đạo đức dân tộc?" Họ cho rằng khi “chính phủ đối xử với dân như kẻ thù, nhân dân sẽ đáp lại y như thế." Họ kết luận rằng thứ tư duy của Đặng Tiểu Bình và các lãnh đạo cộng sản khác “là sự bắt đầu của mọi điều sai trái trong lịch sử."
Đây chỉ là những nhận định về nguyên nhân của biến cố, những lời sám hối hay lên án suông. Bài học lịch sử Thiên An Môn đắt giá hơn nhiều.
1.- Đàn áp để bảo vệ quyền bính
Nếu những sự kiện như trên xẩy ra ở Miến Điện, Bắc Hàn, Nam Hàn, Indonesia, Zimbabwe hay Việt Nam, v.v., các nhà cầm quyền này cũng sẽ hành động như nhà cầm quyền Trung Quốc để bảo vệ quyền bính. Một vài thí dụ cụ thể:
Tháng 5 năm 1980, ông Kim Đại Trọng lãnh đạo một cuộc nổi dậy tại Gwangju, Nam Hàn, để đòi hỏi dân chủ. Tổng Thống Chung Đô Hoan liền đưa quân đội đến dẹp tan. Tài liệu của chính quyền nói có 191 người chết và 852 người bị thương. Nhưng các hãng thông tấn quốc tế ước lượng số người bị giết trên 1000 người. Nếu không có sự can thiệp của ĐGH Gioan Phaolô II, ông Kim Đại Trọng đã bị xử tử.
Tháng 10 năm 2007, dân chúng Miến Điện cũng biểu tình đòi dân chủ. Lúc đầu chỉ có 30.000 người, dần dần lên tới 50.000 rồi 100.000..., trong số đó có 15.000 tăng ni. Mặc dầu Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Âu Châu đã kêu gọi tránh dùng bạo lực, nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện cũng đã huy động quân đội đến dẹp biểu tình. Tin của nhà cầm quyền cho biết có khoảng 200 người chết, nhưng các hãng thông tấn ngoại quốc tin rằng đã có hàng ngàn nguời chết, khoảng 6000 người bị bắt, trong đó có 1.400 nhà sư. Cũng tại Miến Điện, trong năm 1988, sinh viên và học sinh cũng đã nổi dậy đòi dân chủ với kết quả là có khoảng 3000 người bị giết.
2.- Thiếu tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ
Sở dĩ cuộc biểu tình vĩ đại của các sinh viên ở Thiên An Môn bị thất bại vì các lý do chính sau đây:
Vụ Thiên An Môn là một cuộc nổi dậy bột phát do lòng hăng say của tuổi trẻ, được khơi động bởi một biến cố của thời cuộc, vì thế không được tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ, không có chiến lược tổng quát và chiến thuật cho từng giai đoạn, hầu hết đều do sáng kiến cá nhân... thất bại là chuyện không tránh được.
Năm 1945, Việt Minh đã thành công trong việc cuớp chính quyền ở Việt Nam, mặc dầu lúc đó số đoàn viên của họ lúc chỉ bằng 1% số đoàn viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng, đó là nhờ Việt Minh được tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ, biết bắt kịp thời cơ và biết dùng thủ đoạn để đạt mục tiêu của mình.
Năm 1989, Công Đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan đã làm sụp đổ chế độ cộng sản ở Ba Lan và góp phần to lớn vào sự sụp đổ nhanh chóng sau đó các chế độ cộng sản trên khắp Đông Âu là nhờ có tổ chức và lãnh đạo, và biết nắm lấy thời cơ.
Chỉ kích động sự bất mãn của quần chúng để họ tự động đứng lên thì không thể làm thay đổi một chế độ độc tài được. Phải có những tổ chức lãnh đạo đứng đàng sau khai thác và điều khiển sự bất mãn đó mới có thể làm thay đổi thời cuộc.
3.- Thủ đoạn của các chính quyền
Trước một cuộc nổi dậy của đám đông không được kiểm soát, không thể nào tránh được bạo động. Chính quyền sẽ vin vào đó để đàn áp. Giả thiết sự bạo động không xẩy ra, chính quyền cũng sẽ tạo ra bạo động để có lý do hành động.
Phương pháp thứ hai mà các chính quyền thường dùng để dẹp các cuộc nổi dậy là điều tra xem tổ chức hay cá nhân nào đã lãnh đạo cuộc nổi dậy. Nắm được nhóm lãnh đạo và xách động thì đám đông như rắn mất đầu.
Trong vụ Thiên An Môn, nhà cầm quyền Trung Quốc đã để cho biến cố kéo dài từ ngày 14 tháng 4 đến ngày 4 tháng 6 năm 1989 mới ra tay. Thời gian 50 ngày quá đủ để cho nhân viên an ninh mở cuộc điều tra. Họ giả làm ký giả, sinh viên biểu tình, dân chúng đi xem... để quay phim và chụp hình những người lãnh đạo và xách động cuộc biểu tình. Họ đã đưa ra danh sách 21 lãnh tụ sinh viên bị truy nã. Nếu tính cả những sinh viên có khả năng xách động, con số này có thể lên đến hàng ngàn người. Do đó, các tổ chức chuyên tạo bạo loạn như các đảng Cộng Sản, không bao giờ để cho những người lãnh đạo bị lộ diện. Họ chỉ dùng các tay chân bộ hạ để hành động.
4.- Thái độ của các cường quốc
Khi một phong trào đấu tranh đòi dân chủ nổi lên ở một quốc gia độc tài, các cường quốc Tây phương thường lên tiếng ủng hộ hay bênh vực. Nếu phong trào đó thành công, họ sẽ nhảy vào và biến thành công cụ của họ. Nếu phong trào đó thất bại, họ sẽ lên tiếng bênh vực qua loa rồi để cho đi vào lãng quên, sống chết mặc bây. Do đó, tự lực cánh sinh bao giờ cũng là nền tảng của các cuộc đấu tranh.
5.- Chiến thuật diễn biến hoà bình
Kinh nghiệm cho thấy nỗ lực tạo nên các cuộc nổi đậy để lật đổ một chế độ độc tài rất khó thành công và thường xẩy ra các biến loạn liên tiếp sau khi những chế độ mới được hình thành. Do đó, ngày nay các cuờng quốc đã quyết định dùng “chiến thuật diễn biến hoà bình” để làm thay đổi những chế độ độc tài còn lại. Nói nôm na là dùng kinh tế và giáo dục để làm thay đổi chế độ chính trị, “dùng thằng con thay thế thằng cha” , v.v. Kế hoạch này có khi kéo dài 15, 20 hay 30 năm.
Trong hồi ký “Người Tù của Nhà Nước...” , ông Triệu Tử Dương đã nói rằng đa số sinh viên cũng chỉ mong cải cách dân chủ kiểu xã hội chủ nghĩa sao cho dễ thở hơn chứ không có ý phản loạn. Ông cho rằng hệ thống cộng sản ở Trung Quốc còn cải tổ được và sinh viên chỉ nêu ra các “tiêu cực”.
Ý của ông Triệu Tử Dương có lẽ cũng phù hợp với đường lối của các cường quốc ngày nay. Dĩ nhiên, những người thích mì ăn liền không chấp nhận đường lối đó, nhưng dù họ có cố gắng đến hơi thở cuối cùng, cũng không thể làm đảo ngược được đường lối mà các “Anh Hai” của họ đang theo đuổi. Vấn đề là phải tìm một hướng đi mới để đấu tranh có kết quả hơn.
Dầu sao, biến cố Thiên An Môn cũng đã đưa tới nhiều thay đổi tại Trung Quốc từ đó cho đến nay và máu của các nhà tranh đấu kiên cường đã không bị đổ ra một cách vô ích.
(Ngày 25.5.2009)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phong trào duy nữ và lòng sùng kính Đức Mẹ (2)
Vũ Văn An
07:21 27/05/2009
Phản phán tiêu cực
Callahan cho rằng muốn giải thích việc phát sinh ra lòng sùng kính Đức Mẹ trong Giáo Hội Công Giáo, người ta phải nhận rằng khi Kitô Giáo được truyền tới các phần đất ngoại giáo, khuynh hướng tự nhiên là các Kitô hữu tân tòng sẽ tìm cách đồng hóa hay thăng hoa hóa các việc thờ phượng từng có trước đó tại địa phương. Mà ai cũng biết, một trong các việc thờ phượng ấy chính là việc thờ phượng nữ thần mẹ vĩ đại, dưới nhiều hình thức nữ thần khác nhau. Và hình thức này đã ảnh hưởng sâu rộng tới lòng sùng kính đối với Mẹ Chúa Giêsu.
Có điều, theo cái nhìn duy nữ, việc thờ kính các nữ thần mẹ ngoại giáo không bị quan niệm như là phương tiện để nô dịch hóa phụ nữ, trái lại, được coi như một thăng tiến đầy tính biểu tượng đối với quyền lực nữ giới và là một chứng nghiệm giá trị cho kinh nghiệm đàn bà. Theo phần đông các nhà duy nữ, khi Thiên Chúa hay Thượng Đế được biểu tượng qua hình ảnh đàn bà, thì những người đàn bà tầm thường trong xã hội đều được thăng tiến nhờ đó.
Chính vì thế, các nhà duy nữ hiện đại, bên ngoài các truyền thống tôn giáo, từng tạo ra những nghi thức thờ kính các nữ thần tân ngoại giáo để minh nhiên nhắm tới việc tự nhìn nhận giá trị và tự lên sức mạnh cho mình qua các biểu tượng nữ giới và qua các nghi lễ qui hướng về đàn bà. Các nhà duy nữ Kitô Giáo cũng thế, họ cũng tái xây dựng các biểu tượng nữ giới trong truyền thống, những nền linh đạo có chiều hướng nữ giới, những lối đọc Thánh Kinh và cử hành nghi thức đặt trọng tâm vào đàn bà. Một nhìn nhận giá trị tương tự như thế đối với quyền lực và tầm quan trọng của phụ nữ vốn đi đôi với lòng sùng kính Đức Mẹ của Giáo Hội, coi Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và là Nữ Vương đầy uy quyền của thiên đàng. Những tâm tình ấy vốn bột phát từ lòng dân, nhất là giới phụ nữ, nên không thể coi như trò chơi quyền lực của các đấng mày râu độc thân được. Ngay nhà sử học bất khả tri là Henry Adams, khi viết về thời Trung Cổ vào thế kỷ 20, cũng phải nhìn nhận: “Mọi văn chương và lịch sử của thời ấy” đều tuyên dương lòng sùng kính Đức Maria như “một sự thờ kính nâng cao cả một giới tính lên xiết bao”.
Vì một đàng, có một lòng sùng kính nhằm vinh danh thẩm quyền thiêng liêng nữ giới của Đức Maria trong kế hoạch của Thiên Chúa, một thẩm quyền đi ngược hẳn lại các tuyên bố chính thức về sự thấp hèn của đàn bà. Đàng khác, luôn có một cử hành và cậy trông vào việc Đức Mẹ hiện thân và hiện nhập vào sự việc nhân bản trong tư cách một người đàn bà thực sự, liên quan tới các chi tiết nội trợ giống như mọi phụ nữ khác. Ngài là nữ vương vĩ đại và đầy quyền uy của thiên đàng và đồng thời là người đàn bà như mọi người đàn bà khác, rất dễ với tới trong tương quan với các nhu cầu thường nhật của bất cứ người đàn ông và đàn bà nào.
Những người vinh danh Đức Maria trong thờ phượng phụng vụ, trong nghệ thuật và thi ca vốn dùng Thánh Kinh một cách biểu tượng để đồng hóa ngài với Khôn Ngoan, với Chúa Thánh Thần, với Evà mới, với người phụ nữ dũng cảm, với con gái Sion, với khuôn mặt giáo hội trung trinh. Ngài nhận được các tước hiệu tôn kính đồng hóa ngài với mọi nhân đức và mọi vẻ đẹp trong thiên nhiên. Kinh cầu (litanies) chào kính ngài là Đấng Chỉ Bảo Đàng Lành, Bầu Chữa Kẻ Có Tội, là Tòa Đấng Khôn Ngoan, là Đấng Đáng Tôn Trọng, là Đấng Có Lòng Khoan Nhân, là Nữ Vương Ban Sự Bằng Yên, là Hoa Hường Mầu Nhiệm, là Như Sao Mai sáng Vậy. Liệu những hình ảnh nữ tính đầy quyền lực tích cực như thế có mờ gọi phụ nữ cảm nhận mình bất thích đáng, bất toàn và bất khả năng hay không? Chắc chắn là không.
Lòng sùng kính đối với Đức Mẹ cũng trổi vượt trong việc khai triển sự tốt lành của ngài như một người đàn bà thực sự, đầy hiện thân. Không những ‘lòng’ Đức Mẹ được xưng tụng là diễm phúc mà cả vú cùng sữa cũng được chiêm tụng. Đức Maria vốn được minh họa đang mang thai và bú mớm con thơ. Còn có cả những dã sử cho thấy ngài dùng sữa mình chữa nhiều chứng bệnh; luôn sẵn sàng giúp đỡ người ta về thể lý, đôi khi còn đến lau mồ hôi trán cho những người đang hấp hối; mở dạ những người đàn bà hiếm muộn; giúp các cô dâu không của hồi môn và giúp phụ nữ khi sinh con. Mọi thời kỳ trong chu kỳ sinh hoạt đàn bà của Đức Maria đều được phụ nữ và cả nam giới nêu danh và cử hành. Người mẹ sầu bi trọng tuổi, quặn đau dưới chân Thánh Giá của Con mình, sẽ không bao giờ bị lãng quên. Ngài khóc với nhân loại trong mọi nỗi đớn đau khổ sầu, nhất là với những người phụ nữ mất con.
Tuy nhiên, từ Trung Cổ cho tới thời nay, người ta thấy rằng quan tâm đặc biệt của Đức Maria là mạnh mẽ bênh vực người nghèo, người bị ruồng bỏ, người bị áp bức, người bệnh, người bị đẩy ra bên lề và người bị người ta nghi hoặc về tinh thần. Việc ngài quan tâm chữa lành người bệnh về thể chất đã tạo ra những đền thánh vĩ đại và là chứng tá cho quyền lực chữa lành của Chúa Kitô. Và đó cũng chính là những báo hiệu đầy hứa hẹn đối với việc phục hồi thừa tác vụ chữa lành có tính Kitô Giáo trong Giáo Hội ngày nay. Ngoài ra, ngay trước khi thần học giải phóng nghĩ ra thuật ngữ “ưu tiên chọn người nghèo”, Đức Maria đã dùng chính các hoạt động của mình mà loan báo cái thông tuệ Kitô Giáo căn bản ấy từ lâu rồi.
Các phép lạ và các lần hiện ra của Đức Mẹ lúc nào cũng ưu tiên dành cho người bị chà đạp, người thấp hèn và những người túng thiếu. Lời cầu nguyện vĩ đại, đầy thách thức của Đức Mẹ, tức Kinh Ngợi Khen, cho thấy ngài là người thừa kế các tiên tri Hibálai, là người con gái đích thực của Sion, luôn kêu gọi Thiên Chúa giáng công lý trên kẻ giầu có và đánh tan phường kiêu căng. Cả ngày nay nữa, trong nhiều phong trào đứng lên chống áp bức, Đức Maria lại được kêu cầu dưới các tước hiệu: người phụ nữ của kẻ nghèo, bà mẹ góa bụa, người tị nạn chính trị, người tìm nơi nương náu, dấu chỉ mâu thuẫn, mẹ kẻ vô gia cư, mẹ người bất bạo động, mẹ của tội nhân bị xử tử, khuôn mẫu may rủi, tin cậy, can đảm, nhẫn nại, kiên tâm, nguồn suối bất tận của bằng yên.
Henry Adams nắm bắt được tinh thần của việc người ta cậy trông và chạy đến cùng Đức Mẹ, dù ông giới hạn các phân tích của mình về lòng tôn sùng Đức Mẹ tại Âu Châu Trung Cổ mà thôi, chứ không biết gì tới những phát triển đầy ngạc nhiên của lòng sùng kính ấy trong các thời kỳ sắp tới sau ông. Đối với Adams, Đức Maria không bao giờ thụ động cả, nhưng ngài “tập trung nơi ngài toàn bộ cuộc nổi loạn của con người chống lại số mệnh”. Ông thầy Bàlamôn người Boston này cũng quả quyết rằng “người ta yêu mến Đức Maria vì ngài chà đạp lên ước lệ: không phải chỉ vì ngài có thể làm thế, nhưng vì ngài thích làm điều gây ngỡ ngàng cho các thẩm quyền kiên cố. Lòng sót thương của ngài vô hạn” (Mont-Saint-Michel và Chartres).
Kết luận của Adams quả ngược hẳn lại kết luận của giám mục (Thánh Công Hội) Spong và của Marina Warner. Đối với Adams, người ta “thần tượng hóa ngài vì ngài mạnh mẽ, cả ngoài thể lý lẫn trong ý chí, đến nỗi ngài không sợ hãi chi, và giúp đỡ như nhau cả chàng hiệp sĩ giữa trận tiền lẫn bà mẹ trẻ đang trên giường sinh con”. Đức Mẹ trổi vượt về cả tính cả quyết của nam nhi lẫn các quan tâm dịu dàng của nữ giới. Thiển nghĩ: giống như Chúa Kitô, ta có thể mặc nhiên coi Đức Mẹ như nhân chứng cho thông tuệ Kitô giáo căn bản sau đây là: trong Chúa Kitô, không có nam có nữ. Thực hiện được ý Thiên Chúa, tin và vâng lời được trong yêu thương, là con người nhân bản có thể vượt quá cả bản sắc giới tính của mình.
Theo Caroline Walker Bynum, một nhà sử học danh tiếng về tôn giáo, thì dù trong văn hóa, có sự thù ghét đàn bà (misogyny), “nhưng trong thực tế, người đàn bà có tôn giáo rất ít chú ý tới điều người ta cho là thiếu khẳ năng của họ” (Gender and Religion, 1986). Người đàn bà tôn giáo luôn làm lại các hình ảnh giới tính và một cách hữu hiệu, thiết lập được cảm nghiệm bình đẳng ngay trong nội tâm mình. Các nữ huyền nhiệm gia và các nữ văn gia viết về lòng sùng kính đã tìm lại được nhiều thể tài Kitô giáo cổ xưa và đã nói tới Chúa Kitô như một bà mẹ đang hạ sinh ra Giáo Hội. Thiên Chúa cũng được nhìn như có mẫu tính, giống như bà mẹ nuôi con âu yếm cho các tín hữu con mình ăn uống Thánh Thể.
Ngày nay, các nhà duy nữ Kitô Giáo đang cố gắng khám phá và nói lên các gốc rễ thiêng liêng xưa, vốn có tính khẳng định người đàn bà. Khi lịch sử được xem sét bằng một tâm trí cởi mở cách mới mẻ, người ta sẽ thấy nhiều hình thức khác nhau của chủ nghĩa duy nữ thay nhau xuất hiện và thay nhau bị loại trừ. Người ta có thể coi chủ nghĩa duy nữ thế tục của cuối thế kỷ 20 cũng là một trong những vòng biến hóa ấy.
Các thể tài duy nữ thế tục hiện nay
Hiển nhiên, các nhà duy nữ khác biệt nhau, vì họ đạt tới các xác tín duy nữ của họ từ những khởi điểm khác nhau và duy trì lòng trung thành có tính ý thức hệ đối với các thế giới quan khác nhau. Điều ấy khiến nhiều người hoài nghi tự hỏi liệu có gì chung giữa nhiều hình thức duy nữ khác nhau hay không.
Nhất định là có. Có nhiều khẳng định duy nữ nòng cốt. Mọi nhà duy nữ, từ những người chủ trương phân cách triệt để nhất tới những nhà duy nữ tôn giáo chính thống nhất, đều tìm cách chấm dứt nạn kỳ thị giới tính đầy tai hại và việc đàn áp bất công người đàn bà. Tất cả đều đòi phải có các thay đổi xã hội cần thiết để đem lại bình đẳng giới tính, phúc lợi và triển nở nhân bản đầy đủ cho phụ nữ. Trong công trình giải phóng chung này, mọi nhà duy nữ tất nhiên không thể tránh được việc phải phê phán tình thế hiện hữu (status quo).
Phần lớn các nhà duy nữ nhấn mạnh tới nhu cầu phải tìm lại quan điểm tương quan về chính mình, chống lại quy phạm cá nhân chủ nghĩa của nam giới vốn lấy mình làm đủ cách đơn độc. Trong các phân tích duy nữ, người ta coi con người nhân bản như được nhập thân và gắn sâu vào bối cảnh gia đình và lịch sử đặc thù mà họ không thể làm ngơ. Phần đóng góp kín đáo của phụ nữ cho xã hội và việc tạo ra những con người “tự chế” (self-made men) phải được nhìn nhận. Phục hoạt lịch sử từ bên dưới, nơi phụ nữ cũng như những người ít quyền lực hơn vốn sinh sống và làm việc, là một dự án duy nữ quan trọng. Cũng cách đó, phần lớn các nhà duy nữ đều cho chủ quan tính đầy nhập thân nhân bản là một tính trong đó lý trí và xúc cảm không thể nào tách biệt được nhau.
Một quan tâm chủ chốt có tính duy nữ khác là việc phân tích quyền lực và cách thế các cấu trúc xã hội có thể áp bức hay giải phóng con người một cách tế vi hay thô bạo. Phụ nữ thường hay bị câm họng hay loại trừ. Do đó, các nhà duy nữ đã sử dụng khoa giải thích hoài nghi (hermeneutics of suspicion )để tìm hiểu xem khi người ta đưa ra một định nghĩa hay một sắp xếp nào về giới tính thì quyền lợi của ai được phục vụ. Điều cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ là công lý và bình đẳng giới tính phải vận hành bên trong gia đình, trong đó có các thói quen nuôi dạy con cái.
Các nhà duy nữ cũng cho rằng những người áp bức cũng bị quyền lực có tính lạm dụng làm cho thương tổn. Như thế thì tại sao lại cho rằng phải vinh danh bằng văn hóa các hình thức bạo hành của quyền lực thống trị và coi nhẹ công trình nuôi dưỡng đầy sáng tạo của phụ nữ?
Cuối cùng, mọi nhà duy nữ đều cho rằng đàn bà không nên coi mình như những đối tượng tính dục nữa hay giảm thiểu vị thế sinh nở và nuôi dưỡng của mình vào thế phục vụ phái nam hay nhà nước đầy uy quyền. Tính dục và quyền tự chủ về tính dục của người đàn bà phải được tôn trọng.
Đánh giá lại các khai triển duy nữ hiện nay bằng con mắt duy nữ
Ngày nay, Đức Maria và các học lý về Đức Maria được hiểu là để nói về và giải thích căn kẽ cái hiểu của Giáo Hội về Chúa Kitô và việc Nhập Thể. Bản sắc giới tính được vượt qua, vì các thần học gia nhấn mạnh tới vai trò “đệ nhất môn đệ” của Đức Mẹ và coi ngài như kiểu thức hay kiểu mẫu cho mọi tín hữu Kitô Giáo, bất luận là nam hay nữ. Các tín điều Tượng Thai Vô Nhiễm và Hồn Xác Lên Trời nay ai cũng hiểu có tính nhất thiết liên hệ và có tính mặc nhiên dẫn khởi từ việc Chúa Kitô cứu chuộc toàn thể nhân loại. Đức Mẹ là hoa trái đầu mùa của hành vi Chúa Kitô cứu rỗi, một hành vi thắng vượt tội lỗi và sự chết. Lời “xin vâng” Thiên Chúa của Đức Mẹ khiến cho việc cứu chuộc có thể diễn ra được, và qua Chúa Kitô, mọi Kitô hữu đều cũng có thể thưa “xin vâng” và nhờ thế mà ‘thai nghén’ được niềm hy vọng và sản sinh ra được sự sống mới.
Các nhà duy nữ Kitô Giáo còn đi xa hơn trong việc đọc ra ý nghĩa biến hóa của Đức Maria: lòng sùnh kính Đức Mẹ từng duy trì được sự hiện diện của nữ tính và việc thừa nhận quyền lực nữ giới ngay bên trong một cấu trúc về mặt chính thức do nam giới thống ngự. Ít nhất cũng có một người đàn bà thánh thiện chưa bao giờ bị lãng quên, bị bỏ xó vô danh hay bị loại ra ngoài ‘giai cấp’ lãnh đạo trong Giáo Hội. Cho đến khi Thiên Chúa được mọi tín hữu kêu cầu như Mẹ cũng như như Cha, thì Đức Maria vẫn đứng đó làm chứng cho Khôn Ngoan thần linh và cho sự kiện này là trong khôn ngoan và đức tin, giới tính bị vượt qua. Nhưng nếu lòng sùng kính Đức Mẹ duy trì được gia tài nữ tính, thì nó cũng báo trước một cách đầy tiên tri các khai triển mới đầy minh nhiên cho sứ điệp tiềm ẩn của Phúc Âm. Những hạt giống hiện đang nằm im lìm sẽ trổ bông vào thời viên mãn.
Ngày nay, Giáo Hội đang bắt đầu giáp mặt với phong trào duy nữ hoàn cầu, và việc này chẳng bao lâu sẽ đem lên phía trước các vấn đề thần học sâu sắc hơn về sự nhập thân (embodiment), về giới tính và về tính dục. Việc Đức Mẹ thoát khỏi tội lỗi, việc ngài hồn xác lên trời làm chứng cho sự tốt lành trong thân xác nhân bản của phụ nữ và chân lý phục sinh được hứa ban cho mọi thân xác. Nhưng đâu là hệ luận cho các thân xác và thể thống nhất của cả xác lẫn hồn nơi những con người hiện đang ở đây và vào ngay lúc này? Các đền thờ Thánh Mẫu vẫn nổi tiếng về việc chữa lành, nhưng các thừa tác vụ chữa lành vẫn chưa trở thành quan tâm chính của Giáo Hội.
Việc Đức Mẹ tích cực quan tâm tới các tín hữu tại thế cũng chứng thực cho niềm tin Kitô Giáo vào việc hiệp thông các thánh hay mầu nhiệm các thánh cùng thông công cũng như tình liên đới liên tục của một cộng đồng nhân bản gồm cả người sống lẫn người chết. Nhưng việc làm chứng mặc nhiên của lòng sùng kính Đức Mẹ đối với tình liên đới vũ trụ và bản chất cộng đồng của nhân loại thì vẫn chưa được khai tiển để trở thành một nền thần học có lớp lang. Kitô Giáo xem ra vẫn còn ở trạng thái thơ dại trong cuộc tranh đấu dành bình đẳng và công lý.
Việc Đức Mẹ được gắn sâu vào các diễn trình tự nhiên của sinh nở, việc ngài được đồng hóa với các hình ảnh trong thiên nhiên và việc ngài được nâng lên làm đấng chăm sóc vũ trụ là điều gây phấn chấn cho những ai hiện đang cố gắng khai triển ra một ý thức sinh thái có tính Kitô Giáo. Nhưng cả ở đây mữa, công cuộc làm mẹ chăm sóc cho thế giới chỉ mới bắt đầu.
Cũng thế, các hệ luận tạo hòa bình và bất bạo động của Phúc Âm vẫn chưa được khai triển. Các người Công Giáo Hiện Đại trong phong trào hòa bình từng chạy tới với Đức Mẹ như là Mẹ của Hòa Bình, nguồn suối bất tận của hòa bình và được gợi hứng để mơ ước có được những hình thức mới mẻ cho việc tạo hòa bình ấy. Một cuộc chiến thiêng liêng cho hòa bình và sức mạnh của lời kinh cầu bầu vốn là hai nét chủ yếu trong lòng sùng kính Đức Mẹ, nhưng các khai triển thần học về lời kinh cầu bầu ấy và của việc làm chứng bất bạo động thì kể như chưa thỏa đáng.
Các tranh ảnh xưa vẽ cảnh Đức Mẹ ngủ (dormition) biểu tượng cho giấc ngủ hiện đang là đặc điểm của việc suy tư thần học về các thể tài Thánh Mẫu. Nhưng đàng khác, những lần Đức Mẹ hiện ra khắp nơi trên thế giới hiện nay lại mỗi ngày một gia tăng. Những cuộc hiện ra này ít làm cho tính khả tín của Giáo Hội gia tăng, nhưng quả tình chúng chứng nghiệm sự kiện này là những con người đơn sơ luôn tin tưởng Đức Mẹ sẵn sàng hiện ra với họ tại sân sau nhà và muốn đích thân truyện trò thân mật với họ.
Sự hội tụ giữa các thể tài Thánh Mẫu và duy nữ
Cần một cái đọc cẩn trọng và tinh tế hơn về câu truyện Đức Mẹ, ta mới biện biệt được việc các cách tôn sùng Đức Mẹ và các học thuyết về ngài quả có hội tụ với các quan tâm cốt lõi của phong trào duy nữ. Hiển nhiên, hiện đang có một lời kêu gọi chung cho công lý và một ý muốn nhằm giải phóng tổng thể người đàn bà và những ai bị áp bức. Các quan tâm duy nữ về hòa bình, về sức mạnh nuôi dưỡng và các phong trào mới của chủ nghĩa duy nữ sinh thái (ecological feminism) đều có tiếng vang sâu xa bên trong lòng sùng kính Đức Mẹ.
Cũng chắc một điều là các nhấn mạnh duy nữ đối với tầm quan trọng của việc phải nhập thân vào xã hội cụ thể cũng tìm thấy trong lòng sùng kính Đức Mẹ và các tín điều về ngài. Thực vậy, trong việc tôn kính Đức Mẹ, cái tôi luôn có tính tương quan; không một ai, kể cả Thiên Chúa, lại không rõ ràng nhìn nhận sợi dây nối kết ta với mẹ và gia đình.
Một sự thật hiển nhiên nữa là lòng sùng kính Đức Mẹ luôn nhấn mạnh tới nhu cầu xúc cảm của con người, nhu cầu về vẻ đẹp thi ca và về việc hòa nhập cảm giới (the affect) và lý trí trong các phát biểu và suy tư của con người. Chủ nghĩa kinh viện quá thuần lý rất có thể đã ngự trị một phần trong đời sống Giáo Hội nhưng không phải ở khắp mọi nơi, chắc chắn không phải ở trong lãnh địa Đức Bà. Ai cũng biết trong thế kỷ 19, đã có cơn cám dỗ muốn lái lòng sùng kính Đức Mẹ thiên về xúc cảm quá đáng. Nhưng ít nhất, Đức Mẹ chưa bao giờ bị kết án là quán quân của những luật lệ trừu tượng, khô cằn chỉ đem lại một vâng phục mù quáng đối với câu chữ của luật.
Thế còn lời tố cáo cho rằng đức đồng trinh của Đức Mẹ khiến những người đàn bà tích cực về phương diện tính dục hay cảm thấy mặc cảm tội lỗi vì không thể trong sạch như Đức Mẹ thì sao? Và Đức Mẹ, người được tán dương nhờ phẩm vị làm mẹ, có tuân theo ý thức hệ “sinh học là số mệnh” (biology is destiny) hay chăng? Dĩ nhiên, đôi khi các biểu tượng về Đức Mẹ đã được sử dụng một cách duy giảm thiểu (reductionist) tức là cách hiểu bản chất sự vật phức tạp bằng cách coi nó chỉ là tổng số những phần đơn giản hơn.
Trong nhiều giới Giáo Hội, vẫn còn phảng phất đâu đó sự thù oán có tính ngộ đạo, bài tính dục, đồng hóa tính dục với tội lỗi. Giới tính và sinh hoạt giới tính trong một số truyền thống khổ hạnh bị coi là nhơ nhuốc. Nhưng một số yếu tố biểu tượng khác được sử dụng trong câu truyện về Đức Mẹ xem ra có tính mạnh mẽ hơn. Chính Marina Warner nhắc ta nhớ rằng đức đồng trinh trong thế giới nữ thần cổ thời không phản ảnh sự trong sạch giới tính cho bằng sự tự lập và ý chí tự quyết định cách tự do. Các trinh nữ như Diana của Êphêsô hay Pallas Athena có lẽ chỉ là các biểu hiện của cùng một vị nữ thần mẹ vĩ đại từng được tôn thờ dọc theo chu kỳ giới tính của người đàn bà, từ trinh nữ tới người đàn bà có chồng và bà già đầy khôn ngoan. Đức đồng trinh của các nữ thần ngoại giáo này chỉ là dấu chỉ sự tự do hoàn toàn của họ thoát khỏi sự thống trị của một nam nhân hay một người phối ngẫu.
Đức đồng trinh của Đức Mẹ và việc ngài sinh con mà còn đồng trinh nên được giải thích như là các biểu tượng cho tính tự lập của ngài, cho việc ngài có liên hệ trực tiếp với Thiên Chúa, không cần trung gian của bất cứ nam nhân nào do phẩm trật sắp đặt cho, dù là người phối ngẫu hay không. Đức đồng trinh đối với cả nam lẫn nữ giới cũng có thể biểu tượng cho tính toàn vẹn, một tâm trí không bị phân chia và một tâm hồn hoàn toàn tập chú, mà dấu chỉ chính là một thân xác không bị đụng chạm. Một cách thật ý nghĩa, khi ta thấy hình phạt dành cho Evà chính là lòng ham muốn đối với chồng và sự tùy thuộc giới tính đối với ông, vốn được coi như một hệ luận cho việc bà lệ thuộc ông, và niềm đau lúc sinh con. Đức Mẹ, tân Evà, được tin là đồng trinh để thoát khỏi sự lệ thuộc giới tính này, cũng như thoát khỏi cái đau của việc sinh con.
Dù Thánh Gia có thể không phải là mô thức cho việc thỏa mãn tính dục cũng như tính phong phú về sinh nở, nhưng theo cái nhìn duy nữ, gia đình ấy cho thấy một mô thức giải phóng, đem lại sự bình đẳng về giới tính cho các mối liên hệ. Đức Mẹ bình đẳng, không hề bị người phối ngẫu thống trị và hoàn toàn tự do như một chủ thể luân lý. Dù sống trong một thời đại khinh miệt phụ nữ, mọi quyền lực và đặc ân của Đức Mẹ, mọi ưu điểm và nhân đức của ngài đều được coi là độc lập đối với tư cách làm vợ. Đức Mẹ và Thánh Giuse và tên của ngài luôn luôn được nhắc đến đầu tiên, cho thấy mối liên hệ liên lập, bình đẳng đầy lòng kính trọng lẫn nhau trong một gia đình. Có chăng, chính Thánh Giuse mới đáng danh hiệu “người hỗ trợ” (helpmate) trong cuộc hôn nhân này.
Thực thế, các nhà duy nữ Kitô Giáo còn có thể đi xa hơn trong việc phân tích các trình thuật có tính biểu tượng. Lời “xin vâng” của Đức Mẹ ngỏ với thiên thần khi chấp nhận làm mẹ Chúa Giêsu, được tin là đã nói trong sự tự do hoàn toàn, không hề xao xuyến chi về tội, vì sự tượng thai vô nhiễm của ngài. Trong trình thuật cứu rỗi của Kitô Giáo, Đức Maria không hề bị Thiên Chúa cưỡng bức, hay bị lái tới chỗ phải sinh nở bất cứ vì nỗi xao xuyến lo sợ của mình, vì ảnh hưởng xã hội, vì ham muốn của người chồng hay vì bất cứ sức mạnh sinh học nào khác. Lời “xin vâng” có tính bản thân của Đức Maria đã đem lại một thai nghén và sinh con có thể coi như loan báo một thời đại mới cho việc sinh nở nhân bản. Người phụ nữ được cứu chuộc là người tự do hợp tác với Thiên Chúa và sự sống trong tư cách một tác nhân luân lý có trách nhiệm và biết đáp ứng. Trong hết mọi phụ nữ trên đời, Đức Maria là người sau cùng để ta có thể nói được “sinh học là định mệnh hay số mệnh”.
Biểu tượng nghịch thường của chức phận Làm Mẹ và Trinh Nữ mâu thuẫn một cách đặc thù với ý niệm cho rằng người đàn bà buộc phải chọn lựa giữa sứ mệnh bản thân trong tư cách tác nhân luân lý của toàn vẹn tính và các đặc ân cũng như niềm vui được làm mẹ sinh học. Và người đàn bà độc thân không sinh nở cũng được chứng nghiệm là có giá trị như bà mẹ sinh nở. Nhập thân (embodiment) và sức mạnh sinh nở được khẳng định mà không cần phải tuyệt đối hóa.
____________________________________________________________________
(1) Sidney Callahan là một tâm lý gia và là tác giả cuốn Created for Joy: A Christian View of Suffering (Dựng Nên hưởng Niềm Vui: Một Cái Nhìn Kitô Giáo về Đau Khổ)
Callahan cho rằng muốn giải thích việc phát sinh ra lòng sùng kính Đức Mẹ trong Giáo Hội Công Giáo, người ta phải nhận rằng khi Kitô Giáo được truyền tới các phần đất ngoại giáo, khuynh hướng tự nhiên là các Kitô hữu tân tòng sẽ tìm cách đồng hóa hay thăng hoa hóa các việc thờ phượng từng có trước đó tại địa phương. Mà ai cũng biết, một trong các việc thờ phượng ấy chính là việc thờ phượng nữ thần mẹ vĩ đại, dưới nhiều hình thức nữ thần khác nhau. Và hình thức này đã ảnh hưởng sâu rộng tới lòng sùng kính đối với Mẹ Chúa Giêsu.
Có điều, theo cái nhìn duy nữ, việc thờ kính các nữ thần mẹ ngoại giáo không bị quan niệm như là phương tiện để nô dịch hóa phụ nữ, trái lại, được coi như một thăng tiến đầy tính biểu tượng đối với quyền lực nữ giới và là một chứng nghiệm giá trị cho kinh nghiệm đàn bà. Theo phần đông các nhà duy nữ, khi Thiên Chúa hay Thượng Đế được biểu tượng qua hình ảnh đàn bà, thì những người đàn bà tầm thường trong xã hội đều được thăng tiến nhờ đó.
Chính vì thế, các nhà duy nữ hiện đại, bên ngoài các truyền thống tôn giáo, từng tạo ra những nghi thức thờ kính các nữ thần tân ngoại giáo để minh nhiên nhắm tới việc tự nhìn nhận giá trị và tự lên sức mạnh cho mình qua các biểu tượng nữ giới và qua các nghi lễ qui hướng về đàn bà. Các nhà duy nữ Kitô Giáo cũng thế, họ cũng tái xây dựng các biểu tượng nữ giới trong truyền thống, những nền linh đạo có chiều hướng nữ giới, những lối đọc Thánh Kinh và cử hành nghi thức đặt trọng tâm vào đàn bà. Một nhìn nhận giá trị tương tự như thế đối với quyền lực và tầm quan trọng của phụ nữ vốn đi đôi với lòng sùng kính Đức Mẹ của Giáo Hội, coi Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và là Nữ Vương đầy uy quyền của thiên đàng. Những tâm tình ấy vốn bột phát từ lòng dân, nhất là giới phụ nữ, nên không thể coi như trò chơi quyền lực của các đấng mày râu độc thân được. Ngay nhà sử học bất khả tri là Henry Adams, khi viết về thời Trung Cổ vào thế kỷ 20, cũng phải nhìn nhận: “Mọi văn chương và lịch sử của thời ấy” đều tuyên dương lòng sùng kính Đức Maria như “một sự thờ kính nâng cao cả một giới tính lên xiết bao”.
Vì một đàng, có một lòng sùng kính nhằm vinh danh thẩm quyền thiêng liêng nữ giới của Đức Maria trong kế hoạch của Thiên Chúa, một thẩm quyền đi ngược hẳn lại các tuyên bố chính thức về sự thấp hèn của đàn bà. Đàng khác, luôn có một cử hành và cậy trông vào việc Đức Mẹ hiện thân và hiện nhập vào sự việc nhân bản trong tư cách một người đàn bà thực sự, liên quan tới các chi tiết nội trợ giống như mọi phụ nữ khác. Ngài là nữ vương vĩ đại và đầy quyền uy của thiên đàng và đồng thời là người đàn bà như mọi người đàn bà khác, rất dễ với tới trong tương quan với các nhu cầu thường nhật của bất cứ người đàn ông và đàn bà nào.
Những người vinh danh Đức Maria trong thờ phượng phụng vụ, trong nghệ thuật và thi ca vốn dùng Thánh Kinh một cách biểu tượng để đồng hóa ngài với Khôn Ngoan, với Chúa Thánh Thần, với Evà mới, với người phụ nữ dũng cảm, với con gái Sion, với khuôn mặt giáo hội trung trinh. Ngài nhận được các tước hiệu tôn kính đồng hóa ngài với mọi nhân đức và mọi vẻ đẹp trong thiên nhiên. Kinh cầu (litanies) chào kính ngài là Đấng Chỉ Bảo Đàng Lành, Bầu Chữa Kẻ Có Tội, là Tòa Đấng Khôn Ngoan, là Đấng Đáng Tôn Trọng, là Đấng Có Lòng Khoan Nhân, là Nữ Vương Ban Sự Bằng Yên, là Hoa Hường Mầu Nhiệm, là Như Sao Mai sáng Vậy. Liệu những hình ảnh nữ tính đầy quyền lực tích cực như thế có mờ gọi phụ nữ cảm nhận mình bất thích đáng, bất toàn và bất khả năng hay không? Chắc chắn là không.
Lòng sùng kính đối với Đức Mẹ cũng trổi vượt trong việc khai triển sự tốt lành của ngài như một người đàn bà thực sự, đầy hiện thân. Không những ‘lòng’ Đức Mẹ được xưng tụng là diễm phúc mà cả vú cùng sữa cũng được chiêm tụng. Đức Maria vốn được minh họa đang mang thai và bú mớm con thơ. Còn có cả những dã sử cho thấy ngài dùng sữa mình chữa nhiều chứng bệnh; luôn sẵn sàng giúp đỡ người ta về thể lý, đôi khi còn đến lau mồ hôi trán cho những người đang hấp hối; mở dạ những người đàn bà hiếm muộn; giúp các cô dâu không của hồi môn và giúp phụ nữ khi sinh con. Mọi thời kỳ trong chu kỳ sinh hoạt đàn bà của Đức Maria đều được phụ nữ và cả nam giới nêu danh và cử hành. Người mẹ sầu bi trọng tuổi, quặn đau dưới chân Thánh Giá của Con mình, sẽ không bao giờ bị lãng quên. Ngài khóc với nhân loại trong mọi nỗi đớn đau khổ sầu, nhất là với những người phụ nữ mất con.
Tuy nhiên, từ Trung Cổ cho tới thời nay, người ta thấy rằng quan tâm đặc biệt của Đức Maria là mạnh mẽ bênh vực người nghèo, người bị ruồng bỏ, người bị áp bức, người bệnh, người bị đẩy ra bên lề và người bị người ta nghi hoặc về tinh thần. Việc ngài quan tâm chữa lành người bệnh về thể chất đã tạo ra những đền thánh vĩ đại và là chứng tá cho quyền lực chữa lành của Chúa Kitô. Và đó cũng chính là những báo hiệu đầy hứa hẹn đối với việc phục hồi thừa tác vụ chữa lành có tính Kitô Giáo trong Giáo Hội ngày nay. Ngoài ra, ngay trước khi thần học giải phóng nghĩ ra thuật ngữ “ưu tiên chọn người nghèo”, Đức Maria đã dùng chính các hoạt động của mình mà loan báo cái thông tuệ Kitô Giáo căn bản ấy từ lâu rồi.
Các phép lạ và các lần hiện ra của Đức Mẹ lúc nào cũng ưu tiên dành cho người bị chà đạp, người thấp hèn và những người túng thiếu. Lời cầu nguyện vĩ đại, đầy thách thức của Đức Mẹ, tức Kinh Ngợi Khen, cho thấy ngài là người thừa kế các tiên tri Hibálai, là người con gái đích thực của Sion, luôn kêu gọi Thiên Chúa giáng công lý trên kẻ giầu có và đánh tan phường kiêu căng. Cả ngày nay nữa, trong nhiều phong trào đứng lên chống áp bức, Đức Maria lại được kêu cầu dưới các tước hiệu: người phụ nữ của kẻ nghèo, bà mẹ góa bụa, người tị nạn chính trị, người tìm nơi nương náu, dấu chỉ mâu thuẫn, mẹ kẻ vô gia cư, mẹ người bất bạo động, mẹ của tội nhân bị xử tử, khuôn mẫu may rủi, tin cậy, can đảm, nhẫn nại, kiên tâm, nguồn suối bất tận của bằng yên.
Henry Adams nắm bắt được tinh thần của việc người ta cậy trông và chạy đến cùng Đức Mẹ, dù ông giới hạn các phân tích của mình về lòng tôn sùng Đức Mẹ tại Âu Châu Trung Cổ mà thôi, chứ không biết gì tới những phát triển đầy ngạc nhiên của lòng sùng kính ấy trong các thời kỳ sắp tới sau ông. Đối với Adams, Đức Maria không bao giờ thụ động cả, nhưng ngài “tập trung nơi ngài toàn bộ cuộc nổi loạn của con người chống lại số mệnh”. Ông thầy Bàlamôn người Boston này cũng quả quyết rằng “người ta yêu mến Đức Maria vì ngài chà đạp lên ước lệ: không phải chỉ vì ngài có thể làm thế, nhưng vì ngài thích làm điều gây ngỡ ngàng cho các thẩm quyền kiên cố. Lòng sót thương của ngài vô hạn” (Mont-Saint-Michel và Chartres).
Kết luận của Adams quả ngược hẳn lại kết luận của giám mục (Thánh Công Hội) Spong và của Marina Warner. Đối với Adams, người ta “thần tượng hóa ngài vì ngài mạnh mẽ, cả ngoài thể lý lẫn trong ý chí, đến nỗi ngài không sợ hãi chi, và giúp đỡ như nhau cả chàng hiệp sĩ giữa trận tiền lẫn bà mẹ trẻ đang trên giường sinh con”. Đức Mẹ trổi vượt về cả tính cả quyết của nam nhi lẫn các quan tâm dịu dàng của nữ giới. Thiển nghĩ: giống như Chúa Kitô, ta có thể mặc nhiên coi Đức Mẹ như nhân chứng cho thông tuệ Kitô giáo căn bản sau đây là: trong Chúa Kitô, không có nam có nữ. Thực hiện được ý Thiên Chúa, tin và vâng lời được trong yêu thương, là con người nhân bản có thể vượt quá cả bản sắc giới tính của mình.
Theo Caroline Walker Bynum, một nhà sử học danh tiếng về tôn giáo, thì dù trong văn hóa, có sự thù ghét đàn bà (misogyny), “nhưng trong thực tế, người đàn bà có tôn giáo rất ít chú ý tới điều người ta cho là thiếu khẳ năng của họ” (Gender and Religion, 1986). Người đàn bà tôn giáo luôn làm lại các hình ảnh giới tính và một cách hữu hiệu, thiết lập được cảm nghiệm bình đẳng ngay trong nội tâm mình. Các nữ huyền nhiệm gia và các nữ văn gia viết về lòng sùng kính đã tìm lại được nhiều thể tài Kitô giáo cổ xưa và đã nói tới Chúa Kitô như một bà mẹ đang hạ sinh ra Giáo Hội. Thiên Chúa cũng được nhìn như có mẫu tính, giống như bà mẹ nuôi con âu yếm cho các tín hữu con mình ăn uống Thánh Thể.
Ngày nay, các nhà duy nữ Kitô Giáo đang cố gắng khám phá và nói lên các gốc rễ thiêng liêng xưa, vốn có tính khẳng định người đàn bà. Khi lịch sử được xem sét bằng một tâm trí cởi mở cách mới mẻ, người ta sẽ thấy nhiều hình thức khác nhau của chủ nghĩa duy nữ thay nhau xuất hiện và thay nhau bị loại trừ. Người ta có thể coi chủ nghĩa duy nữ thế tục của cuối thế kỷ 20 cũng là một trong những vòng biến hóa ấy.
Các thể tài duy nữ thế tục hiện nay
Hiển nhiên, các nhà duy nữ khác biệt nhau, vì họ đạt tới các xác tín duy nữ của họ từ những khởi điểm khác nhau và duy trì lòng trung thành có tính ý thức hệ đối với các thế giới quan khác nhau. Điều ấy khiến nhiều người hoài nghi tự hỏi liệu có gì chung giữa nhiều hình thức duy nữ khác nhau hay không.
Nhất định là có. Có nhiều khẳng định duy nữ nòng cốt. Mọi nhà duy nữ, từ những người chủ trương phân cách triệt để nhất tới những nhà duy nữ tôn giáo chính thống nhất, đều tìm cách chấm dứt nạn kỳ thị giới tính đầy tai hại và việc đàn áp bất công người đàn bà. Tất cả đều đòi phải có các thay đổi xã hội cần thiết để đem lại bình đẳng giới tính, phúc lợi và triển nở nhân bản đầy đủ cho phụ nữ. Trong công trình giải phóng chung này, mọi nhà duy nữ tất nhiên không thể tránh được việc phải phê phán tình thế hiện hữu (status quo).
Phần lớn các nhà duy nữ nhấn mạnh tới nhu cầu phải tìm lại quan điểm tương quan về chính mình, chống lại quy phạm cá nhân chủ nghĩa của nam giới vốn lấy mình làm đủ cách đơn độc. Trong các phân tích duy nữ, người ta coi con người nhân bản như được nhập thân và gắn sâu vào bối cảnh gia đình và lịch sử đặc thù mà họ không thể làm ngơ. Phần đóng góp kín đáo của phụ nữ cho xã hội và việc tạo ra những con người “tự chế” (self-made men) phải được nhìn nhận. Phục hoạt lịch sử từ bên dưới, nơi phụ nữ cũng như những người ít quyền lực hơn vốn sinh sống và làm việc, là một dự án duy nữ quan trọng. Cũng cách đó, phần lớn các nhà duy nữ đều cho chủ quan tính đầy nhập thân nhân bản là một tính trong đó lý trí và xúc cảm không thể nào tách biệt được nhau.
Một quan tâm chủ chốt có tính duy nữ khác là việc phân tích quyền lực và cách thế các cấu trúc xã hội có thể áp bức hay giải phóng con người một cách tế vi hay thô bạo. Phụ nữ thường hay bị câm họng hay loại trừ. Do đó, các nhà duy nữ đã sử dụng khoa giải thích hoài nghi (hermeneutics of suspicion )để tìm hiểu xem khi người ta đưa ra một định nghĩa hay một sắp xếp nào về giới tính thì quyền lợi của ai được phục vụ. Điều cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ là công lý và bình đẳng giới tính phải vận hành bên trong gia đình, trong đó có các thói quen nuôi dạy con cái.
Các nhà duy nữ cũng cho rằng những người áp bức cũng bị quyền lực có tính lạm dụng làm cho thương tổn. Như thế thì tại sao lại cho rằng phải vinh danh bằng văn hóa các hình thức bạo hành của quyền lực thống trị và coi nhẹ công trình nuôi dưỡng đầy sáng tạo của phụ nữ?
Cuối cùng, mọi nhà duy nữ đều cho rằng đàn bà không nên coi mình như những đối tượng tính dục nữa hay giảm thiểu vị thế sinh nở và nuôi dưỡng của mình vào thế phục vụ phái nam hay nhà nước đầy uy quyền. Tính dục và quyền tự chủ về tính dục của người đàn bà phải được tôn trọng.
Đánh giá lại các khai triển duy nữ hiện nay bằng con mắt duy nữ
Ngày nay, Đức Maria và các học lý về Đức Maria được hiểu là để nói về và giải thích căn kẽ cái hiểu của Giáo Hội về Chúa Kitô và việc Nhập Thể. Bản sắc giới tính được vượt qua, vì các thần học gia nhấn mạnh tới vai trò “đệ nhất môn đệ” của Đức Mẹ và coi ngài như kiểu thức hay kiểu mẫu cho mọi tín hữu Kitô Giáo, bất luận là nam hay nữ. Các tín điều Tượng Thai Vô Nhiễm và Hồn Xác Lên Trời nay ai cũng hiểu có tính nhất thiết liên hệ và có tính mặc nhiên dẫn khởi từ việc Chúa Kitô cứu chuộc toàn thể nhân loại. Đức Mẹ là hoa trái đầu mùa của hành vi Chúa Kitô cứu rỗi, một hành vi thắng vượt tội lỗi và sự chết. Lời “xin vâng” Thiên Chúa của Đức Mẹ khiến cho việc cứu chuộc có thể diễn ra được, và qua Chúa Kitô, mọi Kitô hữu đều cũng có thể thưa “xin vâng” và nhờ thế mà ‘thai nghén’ được niềm hy vọng và sản sinh ra được sự sống mới.
Các nhà duy nữ Kitô Giáo còn đi xa hơn trong việc đọc ra ý nghĩa biến hóa của Đức Maria: lòng sùnh kính Đức Mẹ từng duy trì được sự hiện diện của nữ tính và việc thừa nhận quyền lực nữ giới ngay bên trong một cấu trúc về mặt chính thức do nam giới thống ngự. Ít nhất cũng có một người đàn bà thánh thiện chưa bao giờ bị lãng quên, bị bỏ xó vô danh hay bị loại ra ngoài ‘giai cấp’ lãnh đạo trong Giáo Hội. Cho đến khi Thiên Chúa được mọi tín hữu kêu cầu như Mẹ cũng như như Cha, thì Đức Maria vẫn đứng đó làm chứng cho Khôn Ngoan thần linh và cho sự kiện này là trong khôn ngoan và đức tin, giới tính bị vượt qua. Nhưng nếu lòng sùng kính Đức Mẹ duy trì được gia tài nữ tính, thì nó cũng báo trước một cách đầy tiên tri các khai triển mới đầy minh nhiên cho sứ điệp tiềm ẩn của Phúc Âm. Những hạt giống hiện đang nằm im lìm sẽ trổ bông vào thời viên mãn.
Ngày nay, Giáo Hội đang bắt đầu giáp mặt với phong trào duy nữ hoàn cầu, và việc này chẳng bao lâu sẽ đem lên phía trước các vấn đề thần học sâu sắc hơn về sự nhập thân (embodiment), về giới tính và về tính dục. Việc Đức Mẹ thoát khỏi tội lỗi, việc ngài hồn xác lên trời làm chứng cho sự tốt lành trong thân xác nhân bản của phụ nữ và chân lý phục sinh được hứa ban cho mọi thân xác. Nhưng đâu là hệ luận cho các thân xác và thể thống nhất của cả xác lẫn hồn nơi những con người hiện đang ở đây và vào ngay lúc này? Các đền thờ Thánh Mẫu vẫn nổi tiếng về việc chữa lành, nhưng các thừa tác vụ chữa lành vẫn chưa trở thành quan tâm chính của Giáo Hội.
Việc Đức Mẹ tích cực quan tâm tới các tín hữu tại thế cũng chứng thực cho niềm tin Kitô Giáo vào việc hiệp thông các thánh hay mầu nhiệm các thánh cùng thông công cũng như tình liên đới liên tục của một cộng đồng nhân bản gồm cả người sống lẫn người chết. Nhưng việc làm chứng mặc nhiên của lòng sùng kính Đức Mẹ đối với tình liên đới vũ trụ và bản chất cộng đồng của nhân loại thì vẫn chưa được khai tiển để trở thành một nền thần học có lớp lang. Kitô Giáo xem ra vẫn còn ở trạng thái thơ dại trong cuộc tranh đấu dành bình đẳng và công lý.
Việc Đức Mẹ được gắn sâu vào các diễn trình tự nhiên của sinh nở, việc ngài được đồng hóa với các hình ảnh trong thiên nhiên và việc ngài được nâng lên làm đấng chăm sóc vũ trụ là điều gây phấn chấn cho những ai hiện đang cố gắng khai triển ra một ý thức sinh thái có tính Kitô Giáo. Nhưng cả ở đây mữa, công cuộc làm mẹ chăm sóc cho thế giới chỉ mới bắt đầu.
Cũng thế, các hệ luận tạo hòa bình và bất bạo động của Phúc Âm vẫn chưa được khai triển. Các người Công Giáo Hiện Đại trong phong trào hòa bình từng chạy tới với Đức Mẹ như là Mẹ của Hòa Bình, nguồn suối bất tận của hòa bình và được gợi hứng để mơ ước có được những hình thức mới mẻ cho việc tạo hòa bình ấy. Một cuộc chiến thiêng liêng cho hòa bình và sức mạnh của lời kinh cầu bầu vốn là hai nét chủ yếu trong lòng sùng kính Đức Mẹ, nhưng các khai triển thần học về lời kinh cầu bầu ấy và của việc làm chứng bất bạo động thì kể như chưa thỏa đáng.
Các tranh ảnh xưa vẽ cảnh Đức Mẹ ngủ (dormition) biểu tượng cho giấc ngủ hiện đang là đặc điểm của việc suy tư thần học về các thể tài Thánh Mẫu. Nhưng đàng khác, những lần Đức Mẹ hiện ra khắp nơi trên thế giới hiện nay lại mỗi ngày một gia tăng. Những cuộc hiện ra này ít làm cho tính khả tín của Giáo Hội gia tăng, nhưng quả tình chúng chứng nghiệm sự kiện này là những con người đơn sơ luôn tin tưởng Đức Mẹ sẵn sàng hiện ra với họ tại sân sau nhà và muốn đích thân truyện trò thân mật với họ.
Sự hội tụ giữa các thể tài Thánh Mẫu và duy nữ
Cần một cái đọc cẩn trọng và tinh tế hơn về câu truyện Đức Mẹ, ta mới biện biệt được việc các cách tôn sùng Đức Mẹ và các học thuyết về ngài quả có hội tụ với các quan tâm cốt lõi của phong trào duy nữ. Hiển nhiên, hiện đang có một lời kêu gọi chung cho công lý và một ý muốn nhằm giải phóng tổng thể người đàn bà và những ai bị áp bức. Các quan tâm duy nữ về hòa bình, về sức mạnh nuôi dưỡng và các phong trào mới của chủ nghĩa duy nữ sinh thái (ecological feminism) đều có tiếng vang sâu xa bên trong lòng sùng kính Đức Mẹ.
Cũng chắc một điều là các nhấn mạnh duy nữ đối với tầm quan trọng của việc phải nhập thân vào xã hội cụ thể cũng tìm thấy trong lòng sùng kính Đức Mẹ và các tín điều về ngài. Thực vậy, trong việc tôn kính Đức Mẹ, cái tôi luôn có tính tương quan; không một ai, kể cả Thiên Chúa, lại không rõ ràng nhìn nhận sợi dây nối kết ta với mẹ và gia đình.
Một sự thật hiển nhiên nữa là lòng sùng kính Đức Mẹ luôn nhấn mạnh tới nhu cầu xúc cảm của con người, nhu cầu về vẻ đẹp thi ca và về việc hòa nhập cảm giới (the affect) và lý trí trong các phát biểu và suy tư của con người. Chủ nghĩa kinh viện quá thuần lý rất có thể đã ngự trị một phần trong đời sống Giáo Hội nhưng không phải ở khắp mọi nơi, chắc chắn không phải ở trong lãnh địa Đức Bà. Ai cũng biết trong thế kỷ 19, đã có cơn cám dỗ muốn lái lòng sùng kính Đức Mẹ thiên về xúc cảm quá đáng. Nhưng ít nhất, Đức Mẹ chưa bao giờ bị kết án là quán quân của những luật lệ trừu tượng, khô cằn chỉ đem lại một vâng phục mù quáng đối với câu chữ của luật.
Thế còn lời tố cáo cho rằng đức đồng trinh của Đức Mẹ khiến những người đàn bà tích cực về phương diện tính dục hay cảm thấy mặc cảm tội lỗi vì không thể trong sạch như Đức Mẹ thì sao? Và Đức Mẹ, người được tán dương nhờ phẩm vị làm mẹ, có tuân theo ý thức hệ “sinh học là số mệnh” (biology is destiny) hay chăng? Dĩ nhiên, đôi khi các biểu tượng về Đức Mẹ đã được sử dụng một cách duy giảm thiểu (reductionist) tức là cách hiểu bản chất sự vật phức tạp bằng cách coi nó chỉ là tổng số những phần đơn giản hơn.
Trong nhiều giới Giáo Hội, vẫn còn phảng phất đâu đó sự thù oán có tính ngộ đạo, bài tính dục, đồng hóa tính dục với tội lỗi. Giới tính và sinh hoạt giới tính trong một số truyền thống khổ hạnh bị coi là nhơ nhuốc. Nhưng một số yếu tố biểu tượng khác được sử dụng trong câu truyện về Đức Mẹ xem ra có tính mạnh mẽ hơn. Chính Marina Warner nhắc ta nhớ rằng đức đồng trinh trong thế giới nữ thần cổ thời không phản ảnh sự trong sạch giới tính cho bằng sự tự lập và ý chí tự quyết định cách tự do. Các trinh nữ như Diana của Êphêsô hay Pallas Athena có lẽ chỉ là các biểu hiện của cùng một vị nữ thần mẹ vĩ đại từng được tôn thờ dọc theo chu kỳ giới tính của người đàn bà, từ trinh nữ tới người đàn bà có chồng và bà già đầy khôn ngoan. Đức đồng trinh của các nữ thần ngoại giáo này chỉ là dấu chỉ sự tự do hoàn toàn của họ thoát khỏi sự thống trị của một nam nhân hay một người phối ngẫu.
Đức đồng trinh của Đức Mẹ và việc ngài sinh con mà còn đồng trinh nên được giải thích như là các biểu tượng cho tính tự lập của ngài, cho việc ngài có liên hệ trực tiếp với Thiên Chúa, không cần trung gian của bất cứ nam nhân nào do phẩm trật sắp đặt cho, dù là người phối ngẫu hay không. Đức đồng trinh đối với cả nam lẫn nữ giới cũng có thể biểu tượng cho tính toàn vẹn, một tâm trí không bị phân chia và một tâm hồn hoàn toàn tập chú, mà dấu chỉ chính là một thân xác không bị đụng chạm. Một cách thật ý nghĩa, khi ta thấy hình phạt dành cho Evà chính là lòng ham muốn đối với chồng và sự tùy thuộc giới tính đối với ông, vốn được coi như một hệ luận cho việc bà lệ thuộc ông, và niềm đau lúc sinh con. Đức Mẹ, tân Evà, được tin là đồng trinh để thoát khỏi sự lệ thuộc giới tính này, cũng như thoát khỏi cái đau của việc sinh con.
Dù Thánh Gia có thể không phải là mô thức cho việc thỏa mãn tính dục cũng như tính phong phú về sinh nở, nhưng theo cái nhìn duy nữ, gia đình ấy cho thấy một mô thức giải phóng, đem lại sự bình đẳng về giới tính cho các mối liên hệ. Đức Mẹ bình đẳng, không hề bị người phối ngẫu thống trị và hoàn toàn tự do như một chủ thể luân lý. Dù sống trong một thời đại khinh miệt phụ nữ, mọi quyền lực và đặc ân của Đức Mẹ, mọi ưu điểm và nhân đức của ngài đều được coi là độc lập đối với tư cách làm vợ. Đức Mẹ và Thánh Giuse và tên của ngài luôn luôn được nhắc đến đầu tiên, cho thấy mối liên hệ liên lập, bình đẳng đầy lòng kính trọng lẫn nhau trong một gia đình. Có chăng, chính Thánh Giuse mới đáng danh hiệu “người hỗ trợ” (helpmate) trong cuộc hôn nhân này.
Thực thế, các nhà duy nữ Kitô Giáo còn có thể đi xa hơn trong việc phân tích các trình thuật có tính biểu tượng. Lời “xin vâng” của Đức Mẹ ngỏ với thiên thần khi chấp nhận làm mẹ Chúa Giêsu, được tin là đã nói trong sự tự do hoàn toàn, không hề xao xuyến chi về tội, vì sự tượng thai vô nhiễm của ngài. Trong trình thuật cứu rỗi của Kitô Giáo, Đức Maria không hề bị Thiên Chúa cưỡng bức, hay bị lái tới chỗ phải sinh nở bất cứ vì nỗi xao xuyến lo sợ của mình, vì ảnh hưởng xã hội, vì ham muốn của người chồng hay vì bất cứ sức mạnh sinh học nào khác. Lời “xin vâng” có tính bản thân của Đức Maria đã đem lại một thai nghén và sinh con có thể coi như loan báo một thời đại mới cho việc sinh nở nhân bản. Người phụ nữ được cứu chuộc là người tự do hợp tác với Thiên Chúa và sự sống trong tư cách một tác nhân luân lý có trách nhiệm và biết đáp ứng. Trong hết mọi phụ nữ trên đời, Đức Maria là người sau cùng để ta có thể nói được “sinh học là định mệnh hay số mệnh”.
Biểu tượng nghịch thường của chức phận Làm Mẹ và Trinh Nữ mâu thuẫn một cách đặc thù với ý niệm cho rằng người đàn bà buộc phải chọn lựa giữa sứ mệnh bản thân trong tư cách tác nhân luân lý của toàn vẹn tính và các đặc ân cũng như niềm vui được làm mẹ sinh học. Và người đàn bà độc thân không sinh nở cũng được chứng nghiệm là có giá trị như bà mẹ sinh nở. Nhập thân (embodiment) và sức mạnh sinh nở được khẳng định mà không cần phải tuyệt đối hóa.
____________________________________________________________________
(1) Sidney Callahan là một tâm lý gia và là tác giả cuốn Created for Joy: A Christian View of Suffering (Dựng Nên hưởng Niềm Vui: Một Cái Nhìn Kitô Giáo về Đau Khổ)
Thông Báo
Các bài Thánh Ca sẽ được trình tấu trong Thánh Lễ Đại Trào ngày Thứ Bẩy 20/6/2009 trong Cuộc Hành Hương Mẹ La Vang
Bùi Hữu Thư
00:37 27/05/2009
Hoa Thịnh Đốn ngày 26/5/2009: Nhân dịp hành hương Đức Mẹ La Vang năm 2009 các ca đoàn trên Bắc Mỹ sẽ có dịp để tham gia Ca Đoàn tổng hợp trong Thánh Lễ Đại Trào ngày Thứ Bẩy 20/6/2009, dưới sự chủ tế của Đức Khâm Sứ Tòa Thánh, Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Tốt.
Sẽ có một dàn nhạc hòa tấu đệm nhạc cho ca đoàn tổng hợp dưới sự điều khiển của Giáo Sư Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến, và các nhạc sĩ khác.
Các ca đoàn về sớm có thể tham gia cuộc tổng dượt ngày Chúa Nhật 14/6/2009 tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: 915 S. Wakfield Street, Arlington, VA 22204; Điện thoại: (703) 553-0370. Các ca đoàn không về sớm xin vui lòng chuẩn bị tập dượt tại điạ phương và download các bài hát đình kèm.
Các bài hát đã được ấn định là:
Ngoài ra sẽ hát bài Trinh Vương Maria cho các em múa dâng hoa trước thánh lễ (trên bậc thêm ngoài trời) và những bài hát cộng đồng như: Nữ Vương Hoà Bình.... trong khi rước kiệu Mẹ La Vang, Các Thánh Tử Đạo và Thánh Phaolô.
Sẽ có một dàn nhạc hòa tấu đệm nhạc cho ca đoàn tổng hợp dưới sự điều khiển của Giáo Sư Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến, và các nhạc sĩ khác.
Các ca đoàn về sớm có thể tham gia cuộc tổng dượt ngày Chúa Nhật 14/6/2009 tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: 915 S. Wakfield Street, Arlington, VA 22204; Điện thoại: (703) 553-0370. Các ca đoàn không về sớm xin vui lòng chuẩn bị tập dượt tại điạ phương và download các bài hát đình kèm.
Các bài hát đã được ấn định là:
- Nhập Lễ: Hãy Về Bên Mẹ & Hỡi Thế Trần
- Đáp Ca: Linh Hồn Tôi (Kim Long)
- Bộ Lễ: Seraphim
- Great Amen: Lm. Nguyễn Đức Vượng
- Dâng Lễ: Ca Khúc Trầm Hương
- Hiệp Lễ: Tán Tụng Hồng Ân
- Kết Lễ: Lạy Đức Mẹ La Vang
- Bài hát dưới Nhà Nguyện Đức Mẹ La Vang: Chúc Tụng Mẹ La Vang
Ngoài ra sẽ hát bài Trinh Vương Maria cho các em múa dâng hoa trước thánh lễ (trên bậc thêm ngoài trời) và những bài hát cộng đồng như: Nữ Vương Hoà Bình.... trong khi rước kiệu Mẹ La Vang, Các Thánh Tử Đạo và Thánh Phaolô.
Ca Khúc Trầm Hương trang 1 |
Ca Khúc Trầm Hương trang 2 |
Chúc Tụng Mẹ La Vang trang 1 |
Chúc Tụng Mẹ La Vang trang 2 |
Hãy Về Bên Mẹ trang 1 |
Hãy Về Bên Mẹ trang 2 |
Hỡi Thế Trần |
Lạy Đức Mẹ La Vang trang 1 |
Linh Hồn Tôi trang 1 |
Tán Tụng Hồng Ân trang 1 |
Tán Tụng Hồng Ân trang 2 |
Trinh Vương Maria |
Tung Hô Sau Khi Truyền Phép |
Chúc mừng Dòng Ngôi Lời có thêm 5 tân linh mục
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
05:29 27/05/2009
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ xin hợp cùng Dòng Ngôi Lời với lời ca ngợi và tạ ơn Thiên Chúa Toàn Năng vui mừng có thêm 5 Tân Linh Mục. Qúy Tân Linh Mục vừa được thụ phong bời Đức Giám Mục Leonard J Olivier thuộc dòng Ngôi Lời vào lúc 2 giờ trưa Thứ Bảy ngày 23 tháng 5, 2009 vừa qua tại Nguyện Đường Ngôi Lời Quốc Tế tại 2001 Waukegan Rd. Techny, IL 60082-0176.
Qúy Tân Linh mục có tên như sau:
- Lm Đặng Ngọc Qúy (tại Mỹ),
- Lm Mai Anh Tuấn (đi China),
- Lm Nguyễn Duy Tâm (Đi Togo/Benin),
- Lm Phạm Duy Linh (tại Mỹ)
- Lm Xinghao John Zhang (Đi China).
Trân trọng Chúc Mừng,
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều Về Trên Biển Vắng
Lm. JM Vũ Quang, CMc. Carthage, MO.
17:19 27/05/2009
CHIỀU VỀ TRÊN BIỂN VẮNG
Ảnh của Lm. JM. Vũ Quang, CMC, Carthage, MO.
Xin cảm ơn những con đường ven biển
Cho rất nhiều đôi lứa dẫn nhau đi
Cám ơn sóng nói thay lời dào dạt
Hàng thùy dương nói hộ tiếng thầm thì.
(Trích thơ của Đỗ Trung Quân)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Eucharistic Fast - Excellency
Nguyễn Trọng Đa
22:26 27/05/2009
Eucharistic Fast
Chay tịnh Thánh Thể. Là việc kiêng ăn kiêng uống một giờ trước khi Rước lễ. Nguyên thủy là kiêng hòan tòan, kể cả nước và thuốc uống, kể từ nửa đêm trước ngày Rước lễ. Chỉ những người nhận của ăn đàng mới được miễn luật này. Năm 1953, Đức Giáo hòang Pius XII giảm việc chay tịnh này, là kiêng hoàn tòan thức ăn đặc, nhưng cho phép chất lỏng (trừ rượu) được dùng trước một giờ so với lúc Rước lễ. Năm 1964 Đức Giáo hòang Phaolô VI gỉam luật này hơn, là kiêng mọi thức ăn một giờ trước khi Rước lễ, nhưng cho phép dùng nước và thuốc uống bất cứ lúc nào trước khi Rước lễ. Năm 1973 Tòa thánh lại giảm việc chay tịnh Thánh Thể, chỉ kiêng thức ăn 15 phút trước khi Rước lễ cho người bệnh, người cao tuổi, và những người chăm sóc họ nếu việc giữ chay một giờ là quá khó đối với những người ấy.
Eucharistic Intercession
Phần chuyển cầu Thánh thể. Là các kinh đọc của linh mục trong thánh lễ, sau khi Truyền phép, vốn tuyên xưng niềm tin rằng Bí tích thánh Thể được cử hành trong sự hiệp nhất với tòan thể Giáo hội trên trời dưới đất, và rằng Bí tích này được dâng vì Giáo hội, và vì mọi thành phần Giáo hội đang sống và đã ly trần.
Eucharistic Invitation
Lời mời gọi Thánh Thể. Là lời mời gọi theo phụng vụ của Linh mục trong Thánh lễ, khi ngài nâng Mình Thánh Chúa lên cho mọi người nhìn, kêu mời họ hãy Rước lễ. Cùng với linh mục, mọi người diễn tả tình cảm khiêm nhượng bằng lời nói của viên bách quản trong Tin mừng.
Eucharistic Meal
Bữa tiệc Thánh Thể. Là việc Rước lễ làm của ăn cho linh hồn. Được hàm chứa trong lời Chúa Kitô khi Ngài bảo các người đi theo Ngài hãy ăn thịt Ngài và uống Máu Ngài, Bí tích Thánh Thể là nguồn nuôi dưỡng chính cho đời sống siêu nhiên. Cũng giống như thực phẩm cho đời sống thể xác, việc Rước lễ nuôi dưỡng cuộc sống thần linh này, tạo ra cảm giác hạnh phúc và no đủ trong linh hồn, và bảo vệ một người khỏi tàn phá của bệnh thiêng liêng hoặc tội lỗi.
Eucharistic Oblation
Kinh tiến dâng Thánh Thể. Sau lúc Truyền phép trong Thánh lễ, đây là kinh nguyện của Giáo hội hòan vũ và nhất là cộng đòan tập họp, trong đó Hy lễ thanh sạch được dâng lên Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần. Sự tiến dâng có nghĩa rằng các tín hữu không chỉ dâng Chúa Kitô mà còn dâng chính họ khi hiệp nhất với Ngài. Chúa đã chết trên thập giá; họ sẽ chết cho chính họ trên thánh giá của họ, và nhờ đó họ đáng hưởng các ân huệ, mà chỉ có hy lễ mới xứng đáng trước mặt Chúa mà thôi.
Eucharistic Prayer
Lễ Quy, Kinh Tạ ơn. Là phần trung tâm của phụng vụ Thánh thể. Kinh Tạ ơn này gồm có tám phần, đó là kinh Tiền tụng, Tung hô, Kinh khẩn cầu Thánh Linh, Truyền Phép, Kinh hồi niệm, Dâng hiến, Chuyển cầu, và Vinh tụng ca. Lịch sử kinh này đã có từ thời các thánh Tông đồ.
Eucharistic Readings
Các bài đọc Thánh Lễ. Là việc đọc các đọan Kinh thánh trong Thánh lễ ở phần Phụng vụ Lời Chúa. Theo truyền thống việc đọc các đọan trích từ Kinh thánh là do một người khác chủ tế thực hiện. Vì vậy thầy Phó tế, hoặc một linh mục khác nếu có mặt ở đó, sẽ đọc bài Tin Mừng; nếu không linh mục chủ tế sẽ đọc. Một người đọc sẽ đọc các trích đoạn khác. Các dấu hiệu đặc biệt được tỏ ra khi nghe đọc bài Tin mừng, với việc cả cộng đoàn đứng lên và thưa đáp với linh mục khi mở đầu và khi kết thúc bài dọc Tin Mừng. Trong các dịp long trọng, sách bài đọc được xông hương trước phần đọc bài Tin mừng.
Eucharisticum Mysterium
Huấn thị Eucharisticum Mysterium (Mầu nhiệm Thánh Thể). Huấn thị của Thánh bộ Lễ điển về thờ phượng Phép Thánh Thể. Văn kiện được chia thành hai phần, một phần bàn về các nguyên tắc và một phần bàn về việc thực hành. Nguyên tắc chính nói rằng Thánh Thể chính là Chúa Giêsu Kitô, do đó Thánh Thể phải được tôn kính như là trung tâm của lòng mộ đạo Công giáo. Các việc thực hành chính mà mọi tín hữu cần làm là: 1. duy trì tinh thần hiệp nhất trong cử hành Thánh lễ; 2. tái lập ngày Chủ nhật là trung tâm điểm, tập trung chung quanh phép Thánh Thể; 3. cổ vũ các tín hữu Rước lễ; 4. lưu giữ Mình Thánh Chúa; 5. cổ vũ lòng tôn sùng Mình Thánh Chúa qua việc đặt và chầu Thánh Thể (ngày 25-5-1967) (lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô).
Eudaemonia
Hạnh phúc. Hạnh phúc như là sự an lành vui thỏa được liên kết với khái niệm của Aristotle về sự thỏa mãn cho con người. (Từ nguyên Hi lạp eudaimonia, hạnh phúc, eu, tốt lành + daim_n, tinh thần.)
Eudists
Tu sĩ Dòng thánh Gioan Eudes. Thành viên của Dòng Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria được thánh John Eudes (1601-80) thành lập tại Caen (Pháp) năm 1643. Đây là dòng các linh mục, được thành lập để quản lý các chủng viện. Bị cuộc Cách mạng Pháp tiêu diệt gần hết, Dòng tái lập vào năm 1826 và chuyên lo các trường trung học. Nhánh dòng nữ mang tên Dòng Nữ tu Đức Mẹ nương náu, trở thành cộng đoàn độc lập từ năm 1657. Dòng nữ này còn có thêm lời khấn thứ tư là chăm sóc các phụ nữ sa ngã.
Eugenics
Thuyết ưu sinh, ưu sinh học. Là khoa học về ảnh hưởng của di truyền và môi trường để cải thiện phẩm chất thể lý và tinh thần cho các thế hệ tương lai. Tên của thuyết được sử dụng lần đầu tiên bởi Francis Galton (1822-1911), bà con của ông Charles Darwin (1809-82). Nói chung, có hai dạng ưu sinh. Một dạng cực đoan bênh vực cho việc bắt buộc những người ưu tuyển sinh con đẻ cái, người nghèo phải ngừa thai và người không có năng lực phải triệt sản và chịu an tử. Ưu sinh học ôn hòa cổ vũ việc nghiên cứu cách làm giảm số người khuyết tật tâm thần và thể xác mà không áp dụng các biện pháp cưỡng bách. Giáo hội Công giáo mạnh mẽ ủng hộ ý tưởng nói rằng người ta có quyền sử dụng các biện pháp hợp lý và thích hợp để cải thiện điều kiện thể lý và tâm trí của mình và của con cái mình. Nhưng Giáo hội lên án các nhà ưu sinh học, khi trong quan điểm thiển cận của họ, họ ca ngợi ưu sinh học như là vô cùng tốt và do đó, họ dùng các phương tiện bất hợp pháp để đẩy mạnh mục đích của họ. Thuyết ưu sinh đã đóng góp đáng kể cho việc áp dụng ngừa thai, triệt sản, phá thai và cái chết êm dịu. (Từ nguyên Hi lạp eugen_s, sinh ra tốt.)
Eugenic Sterilization
Triệt sản ưu sinh. Là làm cho một người mất khả năng sinh đẻ nhằm lọai trừ những đứa con có thể ra đời với dáng vẻ không được ưa thích, và nhằm phát triển một môi trường thuận lợi hơn cho những đứa trẻ ra đời với những nét bên ngoài hấp dẫn. Giáo hội Công giáo cấm tiến trình này bởi vì “các quan chức chính quyền không có quyền trực tiếp trên thân thể của người dân. Vì vậy, nơi nào không có tội ác xảy ra và không có nguyên nhân để trừng phạt người phạm tội, họ không thể trực tiếp làm hại hoặc can thiệp vào thân thể người dân, hoặc vì lý do ưu sinh hoặc vì bất cứ lý do nào khác” (Đức Giáo hòang Pius XI, thông điệp Casti Connubii (Hôn nhân khiết tịnh), II, 68-70).
Eulogia
Phép lành, bánh hiến thánh. Từ ngữ này được dùng vào thời Giáo hội sơ khai để mô tả phép lành, và cũng diễn tả một vật được làm phép, nhất là bánh mì. Từ ngữ này cũng diễn tả “bánh thánh hiến” (pain bénit) mà thỉnh thỏang được làm phép ở nhà thờ, rồi được ăn tại chỗ hay đưa về nhà riêng. Như thế, bánh thánh hiến một cách nào đó có nghĩa là Mình Thánh Chúa. (Từ nguyên Hi lạp eulogia, chúc tụng; nghĩa đen là nói tốt.)
Eulogy
Điếu văn tụng thể, bài tán dương. Là bài văn chính thức và công khai ca ngợi một người, một biến cố hay một vật thể, nhất là vinh danh một người mới qua đời. Điếu văn tụng thể cho thánh Ambrose do Hoáng đế Valentinian (năm 392) đọc đã trở thành một phần của lịch sử các giáo phụ. (Từ nguyên Hi lạp eulogia, ca ngợi, chúc tụng praise; nghĩa đen là nói tốt.)
Eunomianism
Thuyết Eunomius. Là giáo huấn lạc giáo của Eunomius (qua đời năm 395), giám mục người Arian của giáo phận Cyzicus ở Mysia. Thuyết này chủ trương rằng Chúa là tuyệt đối độc nhất, nên Ngôi Hai không thể sinh ra với thiên tính. Thuyết nói Ngôi Hai và Ngôi Ba đã được tạo thành. Những người theo thuyết Eunomius cũng chối bỏ giá trị của bất cứ việc thờ phượng nào, hoặc nhu cầu lãnh nhận các Bí tích.
Evang., Evgl.
Evang., Evgl., Evangelium—Tin Mừng, Phúc Âm, Thánh sử, Phúc Âm gia. (Từ nguyên Hi lạp eu-, tốt + angelos, sứ giả: euangelos, mang tin tốt lành.)
Evangelical Obedience
Đức Vâng lời Phúc Âm, đức tuân phục Phúc Âm. Là sự hạ mình tự nguyện của một người để vâng lời bề trên hợp pháp của mình, vượt quá đòi hỏi sự vâng lời quy định cho mọi tín hữu. Đây là người đầu hàng tự do cho tính độc lập của mình, theo các chỉ thị của Giáo hội, để bắt chước Chúa Kitô một cách tốt hơn, và để cộng tác với Chúa trong công cuộc cứu chuộc, vì Chúa là Đấng đã vâng lời cho đến chết, chết trên cây Thập gía. Đức vâng lời này là ổn định qua lời khấn vâng lời với bề trên trong một Dòng tu, hoặc với cha giải tội hay cha linh hướng của người khấn vâng lời.
Evangelica Testificatio
Tông huấn Evangelica Testificatio (Chứng tá Phúc Âm). Là tông huấn của Đức Giáo hoàng Phaolô VI về đời tu. Đây là văn kiện quan trọng nhất về đời tu kể từ Công đồng chung Vatican II. Văn kiện nhìn nhận rằng một số người đang đặt vấn nạn về sự hiện hữu thật sự của đời tu trì. Mục đích chính của tông huấn là thúc giục các tu sĩ hay trung thành với đoàn sủng của các vị sáng lập Dòng tu, và vun trồng một đời sống thiêng liêng vững mạnh, mà trung tâm là Phép Thánh Thể. (Ngày 29-6-1971).
Evangelism
Thái độ nhiệt tình truyền bá Tin Mừng, thái độ duy Phúc Âm. Là sự rao giảng Tin Mừng cách nhiệt tình, thường áp dụng cho những người hoặc các Dòng tu quyết tâm giúp cho nhiều người trở lại đạo Chúa. Từ ngữ này có nghĩa cơ bản là nhiệt tình truyền bá sứ điệp Tin Mừng, nhưng cũng được dùng trong nghĩa tiêu cực để nói về thái độ duy Phúc Âm, cổ vũ Kitô giáo cách xông xáo quá mức.
Evangelist
Thánh sử, Phúc Âm gia, người rao giảng Tin Mừng. Nói chung, là người rao giảng Tin Mừng. Tân ước dùng từ ngữ này để mô tả một người đi loan báo Tin Mừng (Cv 21:8; Ep 4:11; và II Tm 4:5). Như thế, nó nói đến một chức năng hơn là một chức vụ. Kể từ thế kỷ thứ ba, thánh sử được chủ yếu dùng để chỉ một trong bốn vị viết Tin Mừng: đó là Matthêu, Marcô, Luca và Gioan.
Evangelist Of Mary
Thánh sử của Đức Mẹ Maria. Là một tước hiệu của thánh Luca, vì Tin Mừng của ngài cho chúng ta hầu hết các sự việc chúng ta biết về Đức Mẹ Maria. Trong hai lần, khi các người chăn chiên đến viếng thăm Chúa Hài Đồng ở Bê-lem (Lc 2:19) và sau khi Đức Mẹ tìm thấy Chúa trong Đền Thờ (Lc 2:51), thánh Luca ghi lại rằng “Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”. Ngay cả người duy lý như ông Adolf von Harnack (1851-1930) cũng nhận xét rằng "các trình thuật ấy phải được xem như là lời Đức Mẹ Maria kể lại”. Truyền thống Kitô giáo chủ trương rằng một trong các nguồn mà thánh sử Luca nói là hỏi han để viết Tin Mừng (Lc 1:3) chính là kinh nghiệm bản thân của Đức Trinh Nữ Maria.
Evangelium
Evangelium, Tin Mừng, Phúc Âm. Trong Kinh thánh Phổ thông Latinh, Tin Mừng thường có nghĩa là Tân Ước, để phân biệt với các sách Cựu Ước của Kinh thánh, hay là toàn bộ Giao Ước mới của Chúa với Dân Người.
Evangelization
Rao giảng Tin Mừng, Phúc Âm hóa, Truyền giáo. Là việc rao giảng nhiệt tình Tin Mừng để đem nhiều người đến với Chúa Kitô và Giaó hội của Chúa. Đức Giáo hoàng Phaolô VI nói: “Đối với Giáo Hội, việc truyền giáo có nghĩa là đem Tin Mừng đến cho mọi tầng lớp nhân loại, và qua ảnh hưởng của nó biến đổi nhân loại từ bên trong cùng canh tân nó, ‘Này đây Ta đổi mới mọi sự’ (Kh 21:5). Nhưng sẽ không có nhân lọai mới nếu trước tiên không có những con người mới được đổi mới bằng phép Rửa tội, và đổi mới bởi những người đã sống theo đúng Tin Mừng” (Tông huấn Evangelii Nuntiandi, Loan báo Tin Mừng, 18). Như vậy, việc rao giảng Tin Mừng có ba yếu tố nổi bật: 1. hoán cải bên trong với Chúa và Giáo hội; 2. ảnh hưởng không chỉ cho cá nhân mà cho cả nền văn hóa; và 3. kết quả là thay đổi nền văn hóa này và các định chế của nó, để làm cho chúng trở nên có tính Kitô và Công giáo. (Từ nguyên Latinh evangelium; từ chữ Greek euangelion, tin tốt, thưởng vì đem tin tốt, từ chữ euangelos, mang tin tốt: eu-, tốt, + angelos, sứ gỉa.)
Evangelize
Phúc Âm hóa, rao giảng Tin Mừng. Nói chung, là Phúc Âm hóa, như Chúa Giêsu Kitô đã sống và đã dạy. Một cách đặc biệt hơn, nó có nghĩa là đem Mặc khải Kitô giáo cho những người và nền văn hóa, mà Tin mừng chưa được rao giảng có hiệu quả cho họ.
Eve
Eve, bà E-và. Là người nữ đầu tiên, vợ của ông A-đam và là mẹ của chúng sinh (St 3:20).
Evening Prayer
Giờ Kinh Chiều. Là giờ kinh thứ tư của Thần tụng, cũng còn gọi là Vespers (Kinh Chiều). Giờ kinh này gồm có một thánh thi, hai thánh vịnh, một bài thánh ca Cựu Ước hay Tân Ước, Lời Chúa: một bài đọc Kinh thánh ngắn, Thánh ca Tin mừng: kinh “Linh hồn tôi chúc tụng Chúa” (Magnificat), Xướng đáp ca, Lời cầu và Lời nguyện kết thúc.
Evensong
Giờ Kinh chiều (Anh giáo). Là danh từ Trung Cổ tại Anh để chỉ Giờ Kinh Chiều. Từ ngữ được người Công giáo tiếp tục dùng sau cuộc Cải Cách, nhưng hiện nay chỉ còn người Anh Giáo dùng từ này để chỉ Giờ Kinh Chiều của họ.
Evesham
Đền thánh Evesham. Là một đền thánh dâng kính Đức Mẹ tại Worcestershire, Anh, bên sông Avon. Đây là một nơi Đức Mẹ hiện ra thật sự, khi vào thế kỷ thứ tám, Đức Mẹ hiện ra với một người chăn heo tên là Eoves, bảo anh ấy đi gặp Giám mục và xin Giám mục xây một đền thờ cho Đức Mẹ ở cánh rừng gần đó. Người ta ít biết về đền thờ đầu tiên này, nhưng Bà Godiva (khoảng năm 1010-67) đã xây dựng lại hòan toàn nhà thờ, và nó trở thành một địa điểm hành hương được ưa thích cho đến cuộc Cải Cách. Người dân Evesham và vùng lân cận đã xây dựng lại một đền thờ mới, được nhiều người đến hành hương hơn, sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Evidence
Hiển nhiên, bằng chứng. Nền tảng hoặc lý lẽ cho tri thức, nhất là tri thức phù hợp với xác thực tính.
Evidence, Circumstantial
Bằng chứng hòan cảnh. Là sự hội tụ của các sự việc và chứng cớ về một sự kiện mà chỉ có một kết luận hợp lý được rút ra, mặc dầu không có sự hiểu biết trực tiếp về sự kiện hoặc các chứng nhân trực tiếp, để xác minh việc đã xảy ra.
Evidence, Extrinsic
Bằng chứng ngọai tại. Là các nền tảng để đồng ý một điều dựa vào thế giá của người khác. Nó được gọi là bằng chứng ngọai tại, bởi vì nó không nổi lên trực tiếp từ đối tượng, nhưng từ lời của một người mà khả tín tính (thế giá) của người này bảo đảm việc chấp nhận là đúng.
Evidence, Intrinsic
Bằng chứng nội tại. Là nền tảng bên trong của sự hiểu biết một điều, và do đó không đòi hỏi chứng cớ của một thế gía khác để đáng được tin nhận. Đối tượng là khả tri từ kinh nghiệm và lý trí, chứ không dựa vào lòng tin.
Evidence, Objective
Bằng chứng khách quan. Là thực tế của một sự việc, vốn quá rõ ràng đối với tâm trí mà nó đòi hỏi sự đồng ý, do chính đối tượng, chứ không do các nền tảng chủ quan khác để được chấp nhận.
Evidence, Subjective
Bằng chứng chủ quan. Là nền tảng cá nhân mà một người có, để làm một phán đóan hay là chắc chắn về sự việc. Đó là sự thỏa mãn, thật sự hoặc hy vọng, mà một người có được từ việc chấp nhận một sự việc là đúng thật.
Evil
Sự dữ, xấu, ác. Là việc thiếu sự lành đáng ra phải hiện diện. Đó là thiếu sự lành vốn tùy thuộc cốt yếu vào một bản tính; là vắng sự lành vốn là tự nhiên và thuộc về hữu thể. Do đó sự dữ là vắng điều đáng lẽ phải có ở đó.
Evil Desire
Ước muốn sự dữ. Là ước muốn hay mong ước làm một điều bị cấm đóan. Một ước muốn tuyệt đối về điều gì là tội lỗi là một tội cùng lọai luân lý, và là tội trọng như hành động xấu được ước muốn, dù sự ước muốn là có hiệu quả hay không.
Evil Habits
Thói tật xấu, thói hư tật xấu. Là tật xấu thủ đắc qua việc lặp đi lặp lại các hành vi luân lý xấu. Như một luật chung, các thói tật xấu không làm giảm sự quy tội cho các hành vi xấu được thực hiện bởi thói quen, nếu thói quen được công nhận là xấu và được cho phép tự do tiếp tục làm. Mặt khác, các thói tật xấu sẽ làm giảm tội cho các hành vi xấu đuợc thực hiện bởi thói quen, nếu người ấy thành tâm thống hối và cố gắng sửa chữa thói quen.
Eviternity
Sự vĩnh tồn, trường tồn, bất tử. Là thời gian dài lâu với các khỏang cách định kỳ hay bất kỳ của sự đổi thay trong các loài thụ tạo như thiên thần hay vũ trụ vật chất. Sự vĩnh tồn là nằm giữa sự vĩnh cửu (đời đời, hằng hữu) mà chỉ Chúa có, và sự thay đổi thời gian liên tục nơi mỗi hữu thể. (Từ nguyên Latinh aevum, thời gian không bao giờ kết thúc.)
Evolution
Tiến hóa. Là thuyết nói rằng mọi sự đã và đang trong tình trạng phát triển cần thiết. Tiến hóa duy vật thừa nhận sự hiện hữu muôn đời của vật chất không tạo dựng, và rồi giải thích sự xuất hiện của mọi sinh vật, thực vật, con người, cả xác lẫn hồn, qua một tiến trình tiến hóa tự nhiên. Điều này trái với Mặc khải Kitô giáo. Tiến hóa hữu thần là dung hợp với Kitô giáo, miễn là nó mặc nhiên công nhận sự quan phòng đặc biệt của Chúa, liên quan đến thể xác con người và sự sáng tạo riêng linh hồn mỗi người.
Evolutionism
Thuyết tiến hóa. Là thuyết cho rằng mọi sự trong vũ trụ, kể cả thế giới thần linh, có thể được giải thích bởi sự phát triển tự nhiên và cần thiết từ lòai thấp lên lòai cao, và trong triết học của Hegel, từ vô thể đến hữu thể.
Ex
Ex, Extra -- ngòai.
Examen, General
Xét mình chung. Là sự xét mình định kỳ hàng ngày trong cầu nguyện để xác định lỗi nào mình đã phạm, nhằm ăn năn sám hối, và việc lành nào đã làm, nhằm cảm tạ Chúa.
Examen, Particular
Xét mình riêng. Là sự xét mình đều đặn trong cầu nguyện, bằng cách tập trung vào một thiếu sót luân lý đặc biệt để thắng vượt nó, hoặc vào một nhân đức để thực thi. Mục đích là các diễn tả bề ngòai của lỗi lầm hay nhân đức có thể được nhớ cho kiểm điểm định kỳ. Việc xét mình riêng được thay đổi từng tuần, từng tháng, hoặc khác hơn để bảo đảm tối đa sự quan tâm. Việc xét mình cũng cần được liên kết với việc khẩn cầu Chúa trợ giúp, như khi có dịp để tránh tội hoặc thực thi nhân đức. Và sau một thời gian, cần khởi đầu một chu kỳ khác cho các nết xấu mà một người cần phải vượt thắng, hoặc các tập quán tốt mà người ấy cần triển khai.
Examination Of Conscience
Xét mình xưng tội. Là sự nhìn lại tình trạng linh hồn mình trước mặt Chúa, nghĩa là chuẩn bị để xưng tội.
Examiner
Vị giám khảo giáo phận. Trong phủ giáo phận, là vị linh mục thuộc hội đồng xét duyệt việc chuyển đổi mục tử ở các giáo xứ.
Exarch
Exarch, Tổng giám quản, tổng giám mục. Nguyên thủy là một chức danh của các nhà lãnh đạo phần đời và phần đạo. Tổng giám quản là một tổng giám mục có quyền tài phán vượt quá giáo tỉnh của mình, và các tổng giám quản quan trọng nhất là tổng giám quản của Ephesus và Caesarea. Từ ngữ “Đại diện tông tòa” ở Tây phương được thay thế bằng “Tổng giám quản”. Ngày nay từ ngữ này được dùng cho các vị đứng đầu người Công giáo Nga và Hi Lạp theo nghi lễ Byzantine, và cho vị đại diện thượng phụ của giáo hội bảo hòang ở Jerusalem. Một số giám mục Ukraina ở Bắc Mỹ ngày nay cũng gọi là exarch (tổng giám mục). (Từ nguyên Latinh exarchus; từ chữ Hi Lạp exarchein, bắt đầu, dẫn đầu.)
Exc
Exc, Excommunicatus, excommunicatio—Người bị tuyệt thông, vạ tuyệt thông.
Excardination
Xuất tịch. Là việc nhượng vĩnh viễn một giáo sĩ từ quyền tài phán của một giám mục này qua quyền tài phán của một giám mục khác. Việc xuất tịch là không có hiệu lực, trừ phi giáo sĩ này nhận được thư tuyệt đối và vĩnh viễn cho phép nhập vào giáo phận khác hoặc hạt đại diện tông tòa khác. Để có hiệu lực, thư xuất tịch phải được giám mục ký tên. Việc nhận quyền cư trú trong giáo phận khác đòi hỏi sự xuất tịch khỏi một giáo phận. Một tu sĩ khấn trọn đời là giống như xuất tịch khỏi giáo phận của mình.
Ex Cathedra
Ex Cathedra, Từ thượng tòa, Do thượng giáo tòa. Từ ngữ này thường được áp dụng cho sự thực thi đặc biệt và minh nhiên tính bất khả ngộ của Đức Giáo hòang. Khi Đức Giáo hòang phát ngôn từ ngai tòa (cathedra) quyền bính của Ngài, với tư cách là thủ lĩnh hữu hình của mọi Kitô hữu, giáo huấn của Ngài không tùy thuộc vào sự ưng thuận của Giáo hội và không thể sửa đổi được. (Từ nguyên Latinh ex cathedra, từ cái ghế, từ ngai.)
Excellency
Ngài, Đức (Đức Cha). Cách xưng hô riêng với một giám mục hay tổng giám mục. Đây cũng là cách xưng hô trong địa chỉ của các thượng phụ, thay vì "His Beatitude" (Trọng kính Ngài, Đức Thượng phụ), như Thánh bộ Nghi lễ quyết định vào năm 1983.