Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Thăng Thiên 29/5 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:35 28/05/2022
BÀI ĐỌC 1 Cv 1:1-11
Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.
Thưa ngài Thê-ô-phi-lô, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những việc Đức Giê-su làm và những điều Người dạy, kể từ đầu cho tới ngày Người được rước lên trời.
Trước ngày ấy, Người đã dạy bảo các Tông Đồ mà Người đã tuyển chọn nhờ Thánh Thần. Người lại còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Người vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình: trong bốn mươi ngày, Người đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa.
Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Đồ, Đức Giê-su truyền cho các ông không được rời khỏi Giê-ru-sa-lem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, “điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới, đó là: ông Gio-an thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần.”
Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó hỏi Người rằng: “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không?”
Người đáp: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.”
Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa. Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói: “Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời.”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Ep 1:17-23
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Ê-phê-xô.
Thưa anh em, tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là Thiên Chúa của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan để mặc khải cho anh em nhận biết Người.
Xin Người soi lòng mở trí cho anh em thấy rõ, đâu là niềm hy vọng anh em đã nhận được, nhờ ơn Người kêu gọi, đâu là gia nghiệp vinh quang phong phú anh em được chia sẻ cùng dân thánh, đâu là quyền lực vô cùng lớn lao Người đã thi thố cho chúng ta là những tín hữu.
Đó chính là sức mạnh toàn năng đầy hiệu lực, mà Người đã biểu dương nơi Đức Ki-tô, khi làm cho Đức Ki-tô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên trời.
Như vậy, Người đã tôn Đức Ki-tô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai.
Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Ki-tô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh; mà Hội Thánh là thân thể Đức Ki-tô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG
Alleluia. Alleluia.
Chúa nói: Anh em hãy đi giảng dạy cho muôn dân.
Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế. Alleluia.
TIN MỪNG Lc 24:46-53
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca.
Khi ấy, Đức Giê-su hiện ra với các môn đệ và nói:
“Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này.
Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống.”
Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giê-ru-sa-lem, lòng đầy hoan hỷ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.
Đó là Lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:53 28/05/2022
9. Vĩnh viễn không suy nghĩ tương lai phải làm gì, nhưng phải hoàn toàn tín nhiệm vào Thiên Chúa, nương dựa vào Thiên Chúa.
(Thánh John Berchmens)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:57 28/05/2022
92. HAI TÊN ĐỖ LIÊN
Đỗ Liên là người ở Hội Kê, lấy thân phận hàn lâm ở hội quán để làm nội các học sĩ.
Một hôm ông ta đi tiếp kiến thừa tướng Giả Trinh, thừa tướng hỏi ông ta quý danh là gì, ông ta cung kính đáp:
- “Môn sinh Đỗ Liên đến thăm thầy thừa tướng”.
Hỏi:
- “Đậu thi hương, thi hội lúc nào vậy?”
Đáp:
- “Năm trước thi hội, con được ân đức của thầy thừa tướng đề bạt ạ”.
Hỏi:
- “Quê ở đâu?”
Đáp:
- “Dạ, người Triết Giang, Hội Kê ạ”.
Hỏi:
- “Trước đây đảm nhậm chức quan gì?”
Đáp:
- “Nội các học sĩ”.
Lúc hỏi đáp, thừa tướng từ từ gục đầu trên bàn mà ngủ, ngáy khò khò, Đỗ Liên nhìn thấy tình trạng như thế nên chỉ biết ngồi chờ chứ không dám bỏ đi.
Một lúc sau Giả Trinh vươn vai tỉnh dậy, nhìn thấy Đỗ Liên thì lại hỏi thi hương, thi hội, chức quan, Đỗ Liên trả lời y như trước, hỏi xong bèn lấy nước mời khách.
Cách vài ngày sau, Giả Trinh nói với tả hữu:
- “Ta đi làm chủ khảo rất nhiều lần nên môn sinh cũng không nhớ rõ. Lần trước đã nhìn thấy có hai tên Đỗ Liên, tên họ, khoa giáp, nguyên quán, chức quan đều giống nhau như đúc, nhiều như thế thì ta làm sao nhớ hết được chứ?”
(Tân tiếu sử)
Suy tư 92:
Có người ngủ một đêm sáng dậy đã thành người thiên cổ vì bị trúng gió đột quỵ; có người trằn trọc thâu đêm không ngủ được vì trong lòng nhiều lo toan, tâm hồn bất ổn; có người nằm xuống thì ngáy khò khò ngủ ngon lành cho đến sáng, đó là những người làm việc mệt nhọc.
Có một vài người sau một giấc ngủ dài nghèo khó, đến khi tỉnh dậy trong giàu có thì biến thành người khác không ai nhận ra họ nữa: họ chấp tay sau đít khi nói chuyện với những người già đáng bậc cha ông của mình; họ kêu cậu cậu tớ tớ với người cùng trang lứa hoặc nhỏ hơn mình –không phải vì thân thiện- nhưng là với giọng kẻ cả của người có tiền có chức quyền; có người quên người bạn nối khố thuở hàn vi của mình...
Ngủ trưa dậy mà quên hết mọi sự thì chỉ có những ông quan lười biếng, kiêu ngạo và những người giàu có nhưng không còn cái tâm thiện hảo nữa mà thôi.
Người Ki-tô hữu thì không phải như thế.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đỗ Liên là người ở Hội Kê, lấy thân phận hàn lâm ở hội quán để làm nội các học sĩ.
Một hôm ông ta đi tiếp kiến thừa tướng Giả Trinh, thừa tướng hỏi ông ta quý danh là gì, ông ta cung kính đáp:
- “Môn sinh Đỗ Liên đến thăm thầy thừa tướng”.
Hỏi:
- “Đậu thi hương, thi hội lúc nào vậy?”
Đáp:
- “Năm trước thi hội, con được ân đức của thầy thừa tướng đề bạt ạ”.
Hỏi:
- “Quê ở đâu?”
Đáp:
- “Dạ, người Triết Giang, Hội Kê ạ”.
Hỏi:
- “Trước đây đảm nhậm chức quan gì?”
Đáp:
- “Nội các học sĩ”.
Lúc hỏi đáp, thừa tướng từ từ gục đầu trên bàn mà ngủ, ngáy khò khò, Đỗ Liên nhìn thấy tình trạng như thế nên chỉ biết ngồi chờ chứ không dám bỏ đi.
Một lúc sau Giả Trinh vươn vai tỉnh dậy, nhìn thấy Đỗ Liên thì lại hỏi thi hương, thi hội, chức quan, Đỗ Liên trả lời y như trước, hỏi xong bèn lấy nước mời khách.
Cách vài ngày sau, Giả Trinh nói với tả hữu:
- “Ta đi làm chủ khảo rất nhiều lần nên môn sinh cũng không nhớ rõ. Lần trước đã nhìn thấy có hai tên Đỗ Liên, tên họ, khoa giáp, nguyên quán, chức quan đều giống nhau như đúc, nhiều như thế thì ta làm sao nhớ hết được chứ?”
(Tân tiếu sử)
Suy tư 92:
Có người ngủ một đêm sáng dậy đã thành người thiên cổ vì bị trúng gió đột quỵ; có người trằn trọc thâu đêm không ngủ được vì trong lòng nhiều lo toan, tâm hồn bất ổn; có người nằm xuống thì ngáy khò khò ngủ ngon lành cho đến sáng, đó là những người làm việc mệt nhọc.
Có một vài người sau một giấc ngủ dài nghèo khó, đến khi tỉnh dậy trong giàu có thì biến thành người khác không ai nhận ra họ nữa: họ chấp tay sau đít khi nói chuyện với những người già đáng bậc cha ông của mình; họ kêu cậu cậu tớ tớ với người cùng trang lứa hoặc nhỏ hơn mình –không phải vì thân thiện- nhưng là với giọng kẻ cả của người có tiền có chức quyền; có người quên người bạn nối khố thuở hàn vi của mình...
Ngủ trưa dậy mà quên hết mọi sự thì chỉ có những ông quan lười biếng, kiêu ngạo và những người giàu có nhưng không còn cái tâm thiện hảo nữa mà thôi.
Người Ki-tô hữu thì không phải như thế.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Học biết đợi chờ
Lm. Minh Anh
23:20 28/05/2022
HỌC BIẾT ĐỢI CHỜ
“Hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống!”.
C. Swindoll viết, “Sự kiên nhẫn thực sự là chờ đợi mà không cần phải lo lắng! Bạn và tôi, chúng ta cần ‘học biết đợi chờ!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chúng ta cần ‘học biết đợi chờ!’”. Đó cũng là những gì Lời Chúa Chúa Nhật Thăng Thiên hôm nay nói đến! Thật thú vị, tác giả Luca có một chi tiết độc đáo mà các Tin Mừng khác không có! Đó là, sau khi ban hành lệnh truyền “Hãy ra đi” cho các môn đệ, Chúa Giêsu căn dặn họ, “Hãy đợi chờ!”. Ngài nói, “Các con hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống!”. Qua đó, phải chăng, Ngài muốn chúng ta, môn đệ của Ngài, ‘học biết đợi chờ!’.
Bài đọc Công Vụ Tông Đồ cho biết một cách chi tiết, “Ngài truyền cho các ông không được rời khỏi Giêrusalem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa”. Điều Chúa Cha hứa chính là Thánh Thần; hoặc bóng bảy như Tin Mừng hôm nay, “Cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống”, vốn cũng là Thánh Thần. Cám dỗ của các tông đồ có thể là muốn bắt tay vào việc ngay; công việc của Chúa là khẩn cấp… Ấy thế, Chúa Giêsu lại yêu cầu họ dành thời gian để ‘học biết đợi chờ’ Thánh Thần, Đấng có một vai trò nhất định trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Hiểu đúng như thế, rồi đây, các tông đồ sẽ nương theo Thánh Thần trong mọi quyết định; họ sẽ nói, “Thánh Thần và chúng tôi quyết định…”. Rõ ràng, Chúa Giêsu yêu cầu các tông đồ làm việc theo thời gian của Ngài, thay vì theo thời gian của họ!
Thời gian đợi chờ là cơ hội để điều chỉnh bản thân theo nhịp điệu của Chúa, thay vì nhịp điệu riêng của mình; đợi chờ là thời điểm sống chậm lại để biết mình đang làm điều này với mục đích gì? Làm cho ai? Và động cơ nào? Khi kêu gọi các tông đồ đợi “cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao”, Chúa Giêsu muốn nói, “Chúa của công việc quan trọng hơn công việc của Chúa”; và chúng ta, các môn đệ của Ngài cũng thực sự chỉ có thể làm công việc của Chúa trong sức mạnh và ân sủng Ngài ban. Chúa sẽ ban thần lực của Ngài trong thời gian Ngài muốn hơn là lúc chúng ta muốn. Phaolô cũng ám chỉ sự đợi chờ này trong bài đọc hai, “Tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển, ban cho anh em thần khí khôn ngoan, để mặc khải cho anh em nhận biết Ngài; xin Ngài soi lòng mở trí cho anh em thấy rõ”. Bởi lẽ, điều quan trọng không phải là chạy nhanh, chạy ngay; nhưng là chạy đi đâu, chạy với ai, chạy vì mục đích gì!
Lễ Chúa Lên Trời nhắc nhở chúng ta rằng, đừng quá cậy mình, cũng đừng quá cậy người; hãy cậy trông Chúa, ‘học biết đợi chờ’ Ngài! ‘Học biết đợi chờ’ Ngài là học biết cầu nguyện, học biết khiêm tốn, học biết thánh ý Ngài! Thật bất ngờ, đó là cũng cách các môn đệ hiểu tại sao Chúa Giêsu dạy họ đợi chờ! Đúng thế, thật tuyệt vời! Luca kết thúc Tin Mừng với những lời này, “Ngài rời khỏi các ông, được đem lên trời. Bấy giờ, các ông bái lạy Ngài, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, và hằng ở trong đền thờ mà chúc tụng Thiên Chúa”. Như vậy, ý nghĩa sự chờ đợi Chúa Giêsu muốn trước hết là, “hằng ở trong đền thờ mà chúc tụng Thiên Chúa”.
Anh Chị em,
“Hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống!”. Chúa Giêsu biết, dẫu các môn đệ của Ngài có thông minh, tài trí đến đâu, cũng không thể làm được gì nếu không có “quyền năng từ trời cao”. Vì thế, công cuộc loan báo Tin Mừng dù sôi nổi bao nhiêu mà người môn đệ không biết “hằng ở trong thành, trong đền thờ” thì kết quả vẫn là không! “Ở lại trong thành, trong đền thờ” chính là ‘học biết đợi chờ” Chúa, học biết cầu nguyện và học biết ý muốn của Thánh Thần. Sống nhờ Chúa, trong Chúa và vì Chúa, chúng ta mới có thể trao ban Chúa! Chớ gì hôm nay, Ngày Quốc Tế Truyền Thông, chúng ta càng ý thức việc ‘học biết đợi chờ’ lúc trao ban Lời Chúa, trao ban thông tin; cũng như đón nhận Lời Chúa và thông tin. Nhờ đó, giá trị Tin Mừng mới thật sự đi vào mọi tâm tư, suy nghĩ và hành động của chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con thường quá cậy mình, và cậy người; xin dạy con ‘học biết đợi chờ’ Chúa trong cầu nguyện, chiêm ngắm và khám phá. Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha khuyến khích các thành viên Phong trào Cursillo hãy vượt ra ngoài vì sứ mệnh và sự hiệp nhất
Thanh Quảng sdb
18:06 28/05/2022
Đức Thánh Cha khuyến khích các thành viên Phong trào Cursillo hãy 'vượt ra ngoài' vì sứ mệnh và sự hiệp nhất
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến các thành viên của Phong trào 'Cursillo' Ý, và khuyến khích họ vun góp sự hiệp thông trong Giáo hội và tiếp tục sứ mệnh truyền bá phúc âm hóa xã hội.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Dấn thân cho sự hiệp thông và truyền giáo
Đức Thánh Cha Phanxicô đã quảng diễn hai “hướng hoạt động” cho các thành viên Cursillo Ý, khi ngài tiếp kiến khoảng 2.400 thành viên trong Hội trường Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI vào ngày thứ Bảy (28/5/2022) nhân dịp Đại hội ‘Ultreya’ của Phong trào Cursillo toàn quốc lần thứ 7.
Cursillo là một phong trào giáo dân quốc tế được thành lập vào năm 1944 tại Tây Ban Nha, do một nhóm giáo dân, nhằm đào tạo những người nam nữ thành những người lãnh đạo Kitô hữu sống động trong cộng đồng, giáo xứ, trong môi trường làm việc và những nơi mà họ sinh sống. Họ đã tham dự khóa đào tạo tâm linh (cursillos), trong đó họ xây dựng được mối thân tình với Chúa Kitô và trải nghiệm sâu sắc hơn về cộng đoàn Kitô giáo.
Phong trào đã được Thánh Giáo hoàng Phaolô VI công nhận và nhìn nhận Cursillo là một phong trào giúp canh tân Giáo Hội. Phong trào này hiện đã lan rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, Việt Nam và Úc châu…
Hiệp Thông
Đề cập đến danh từ 'ultreya', mà những người hành hương Tây Ban Nha thường dùng để khích lệ nhau hãy “đi xa hơn", để "vượt ra ngoài", Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh để "tiến tới sự hiệp thông cần vượt ra khỏi chính mình và vượt ra ngoài các phe nhóm để hình thành cộng đồng và phát triển Giáo hội, đây là “một nhiệm thể chứ không bao giờ là một nhóm, bao gồm nhiều phân bộ riêng lẻ.”
ĐTC tiếp: “Đừng bao giờ cô lập bản thân, cũng đừng bao giờ tự nhốt mình vào một khuôn khổ! Hãy luôn gắn bó và gia tăng những nối kết mà hiệp thông với nhau trong môi trường chúng ta đang sinh sống.”
Do đó, ĐTC khuyến khích các thành viên Cursillo hãy “xây dựng cộng đồng” với các nhóm khác ở địa phương, trong phong trào và mở ra với toàn thể Giáo hội.
Đức Thánh Cha nói: “Thách thức lớn lao là duy trì một tinh thần bác ái và hiệp nhất dựa trên di sản tinh thần được mọi người chấp nhận, sống và chia sẻ, hiểu biết và rao truyền.”
Sứ mệnh
Phương hướng thứ hai được Đức Thánh Cha Phanxicô quảng diễn là truyền giáo.
“Các bạn có một đặc sủng đặc biệt, khiến các bạn khám phá hầu có thể truyền rao một cách đơn sơ và trực tiếp những cốt yếu của cảm nghiệm Kitô giáo đó là tình yêu mà Thiên Chúa trao ban cho hết mọi người.”
Do đó, ĐTC khuyến khích các Cursillos hãy dấn thân hoạt động và lan tỏa đặc sủng này, để “cảm nghiệm niềm vui của việc truyền giáo, trong mọi lĩnh vực của đời sống riêng tư và công cộng”, cũng như tiếp cận tới những người đã xa rời Giáo hội.
Tiến tới
Suy ngẫm sâu hơn về việc “vượt lên trên”, Đức Thánh Cha Phanxicô, xin các Cursillo phải luôn vận động để “đoàn kết nội bộ và truyền giáo”, Ngài lưu ý rằng điều này cũng nên áp dụng cho những người ở các vị trí hàng đầu trong phong trào.
Trong bài phát biểu ngắn gọn, Đức Thánh Cha nhấn mạnh về điểm này, tầm quan trọng của việc đổi mới lãnh đạo. ĐTC nói: “Ai cũng tốt, nên đừng loại trừ ai!”
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến các thành viên của Phong trào 'Cursillo' Ý, và khuyến khích họ vun góp sự hiệp thông trong Giáo hội và tiếp tục sứ mệnh truyền bá phúc âm hóa xã hội.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Dấn thân cho sự hiệp thông và truyền giáo
Đức Thánh Cha Phanxicô đã quảng diễn hai “hướng hoạt động” cho các thành viên Cursillo Ý, khi ngài tiếp kiến khoảng 2.400 thành viên trong Hội trường Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI vào ngày thứ Bảy (28/5/2022) nhân dịp Đại hội ‘Ultreya’ của Phong trào Cursillo toàn quốc lần thứ 7.
Cursillo là một phong trào giáo dân quốc tế được thành lập vào năm 1944 tại Tây Ban Nha, do một nhóm giáo dân, nhằm đào tạo những người nam nữ thành những người lãnh đạo Kitô hữu sống động trong cộng đồng, giáo xứ, trong môi trường làm việc và những nơi mà họ sinh sống. Họ đã tham dự khóa đào tạo tâm linh (cursillos), trong đó họ xây dựng được mối thân tình với Chúa Kitô và trải nghiệm sâu sắc hơn về cộng đoàn Kitô giáo.
Phong trào đã được Thánh Giáo hoàng Phaolô VI công nhận và nhìn nhận Cursillo là một phong trào giúp canh tân Giáo Hội. Phong trào này hiện đã lan rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, Việt Nam và Úc châu…
Hiệp Thông
Đề cập đến danh từ 'ultreya', mà những người hành hương Tây Ban Nha thường dùng để khích lệ nhau hãy “đi xa hơn", để "vượt ra ngoài", Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh để "tiến tới sự hiệp thông cần vượt ra khỏi chính mình và vượt ra ngoài các phe nhóm để hình thành cộng đồng và phát triển Giáo hội, đây là “một nhiệm thể chứ không bao giờ là một nhóm, bao gồm nhiều phân bộ riêng lẻ.”
ĐTC tiếp: “Đừng bao giờ cô lập bản thân, cũng đừng bao giờ tự nhốt mình vào một khuôn khổ! Hãy luôn gắn bó và gia tăng những nối kết mà hiệp thông với nhau trong môi trường chúng ta đang sinh sống.”
Do đó, ĐTC khuyến khích các thành viên Cursillo hãy “xây dựng cộng đồng” với các nhóm khác ở địa phương, trong phong trào và mở ra với toàn thể Giáo hội.
Đức Thánh Cha nói: “Thách thức lớn lao là duy trì một tinh thần bác ái và hiệp nhất dựa trên di sản tinh thần được mọi người chấp nhận, sống và chia sẻ, hiểu biết và rao truyền.”
Sứ mệnh
Phương hướng thứ hai được Đức Thánh Cha Phanxicô quảng diễn là truyền giáo.
“Các bạn có một đặc sủng đặc biệt, khiến các bạn khám phá hầu có thể truyền rao một cách đơn sơ và trực tiếp những cốt yếu của cảm nghiệm Kitô giáo đó là tình yêu mà Thiên Chúa trao ban cho hết mọi người.”
Do đó, ĐTC khuyến khích các Cursillos hãy dấn thân hoạt động và lan tỏa đặc sủng này, để “cảm nghiệm niềm vui của việc truyền giáo, trong mọi lĩnh vực của đời sống riêng tư và công cộng”, cũng như tiếp cận tới những người đã xa rời Giáo hội.
Tiến tới
Suy ngẫm sâu hơn về việc “vượt lên trên”, Đức Thánh Cha Phanxicô, xin các Cursillo phải luôn vận động để “đoàn kết nội bộ và truyền giáo”, Ngài lưu ý rằng điều này cũng nên áp dụng cho những người ở các vị trí hàng đầu trong phong trào.
Trong bài phát biểu ngắn gọn, Đức Thánh Cha nhấn mạnh về điểm này, tầm quan trọng của việc đổi mới lãnh đạo. ĐTC nói: “Ai cũng tốt, nên đừng loại trừ ai!”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khánh Thành Hang Đá Đức Mẹ Giáo Họ Tùng Sơn – Giáo Phận Đà Nẵng
Tôma Trương Văn Ân
16:07 28/05/2022
Nhà thờ Giáo họ Tùng Sơn, thuộc Giáo xứ Phú Thượng, Giáo phận Đà Nẵng, trên địa bàn hành chính: thôn Tùng Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng. Giáo Họ Tùng Sơn hiện nay có 160 gia đình Công Giáo, hơn 530 Giáo dân, Cha Augustino Trần Như Huynh ( OAD) Phụ tá Giáo xứ Phú Thượng, đặc trách mục vụ tại đây từ năm 2021.
Xem Hình
Gần khu vực này, tập trung những xứ đạo cổ kính của Giáo phận Đà Nẵng, hình thành trên 350 năm, như: An Ngãi, Phước Đông, Phú Thượng, Lộc Hòa, Hòa Ninh. Các Nhà Truyền Giáo Dòng Tên đến Việt Nam 18 / 1 / 1615, các Linh mục Hội Thừa Sai Paris ( MEP ) tiếp tục công cuộc Loan báo Tin Mừng, đã đến đây trong khoảng năm 1670, cả một vùng rộng lớn các xứ Đạo, toàn tòng Tín hữu Công Giáo.
Trước đây, tại vùng trung du này, người dân Tùng Sơn sinh sống bằng nghề trồng và chế biến chè, thêm rẫy vườn nương ruộng, nhưng ngày nay, đa số chuyển sang nghề khác. Chè Phú Thượng, Tùng Sơn ….. một thời nổi tiếng với hương vị rất riêng, ngọt ngào đậm đà. Sau một thời gian bị lãng quên, bây giờ một số gia đình xen canh ở một vài khu vườn, lại bắt đầu khởi sắc.
Nhà thờ Tùng Sơn được xây dựng năm 1904, bằng đá và dùng chất liệu kết dính đặc biệt gồm: vôi, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng trộn lại đắp lên các tảng đá được xếp chồng lên nhau ( thời điểm này chưa có xi măng), mang phong cách kiến trúc Gothic của Pháp, cổ kính, cao khoảng 15m, Trước mặt là 3 cửa lớn cao 3,9m, trên đầu các trụ Kiểu chóp nhọn, nhấn mạnh hình khối theo chiều thẳng đứng. Vòm cửa nhà thờ hình quả trám, có chạm khắc các phù điêu hình tia sáng và mặt trời, biểu tượng nguồn sáng chân lý và mặt trời công lý là Thiên Chúa. Khung sườn bên trong kết cấu bằng gỗ theo kiểu “Nhà rường Việt “ xưa ( kiểu kiến trúc cung đình người Việt cổ). Nhà thờ nằm trong khuôn viên 15.000 m2 với vườn cây và phong cảnh tuyệt đẹp.
Nhà thờ Tùng Sơn, độc đáo về kiến trúc Gothic bên ngoài, kết hợp kiến trúc Việt cổ bên trong, gần như còn nguyên vẹn. Trong khuôn viên thơ mộng, kết hợp với Hang đá Đức Mẹ, là một địa điểm thích hợp với hành hương và cầu nguyện, kết hợp trong chuỗi du lịch tham quan Bà Nà Hills – Nhà thờ Phú Thượng - Nhà thờ Tùng Sơn - sông Cu Đê - Thôn Trường Định, đi lại con đường Nam tiến mở mang bờ cõi của các Triều đại Đại Việt xưa.
Khánh thành hang đá Đức Mẹ:
Lúc 16 giờ, ngày 28 / 5 / 2022, Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã chủ sự Nghi thức Làm Phép Khánh Thành Hang Đá Đức Mẹ trong khuôn viên nhà thờ Giáo họ. Đồng thời, Đức Cha đã chủ tế Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria, đã ban muôn ơn cho Cộng đoàn Giáo Họ Tùng Sơn. Cách đặc biệt qua Đức Giám Mục Giáo phận, Quí Linh mục Tu sĩ và những n nhân quảng đại, đã giúp Giáo họ xây dựng hang đá Đức Mẹ, và nhiều việc khác nhau, giúp Giáo họ ngày càng hoàn thiện đời sống Đạo và cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Công trình hang đá được "thai nghén" suốt một năm qua, với bao hy sinh đóng góp nhân lực, vật lực, trí lực của Cộng đoàn và n nhân, nay làm cho mọi người tham dự trực tiếp hay trực tuyến và Cộng đoàn thỏa lòng hạnh phúc.
Trong bài giảng lễ, với phụng vụ của Thánh lễ Chúa Thăng Thiên, cùng với Giáo Hội toàn cầu, theo tinh thần của Đức Thánh Cha Phanxicô, sống tinh thần Hội Thánh Hiệp Hành. Đức Cha Chủ tế mời gọi mỗi người biết cộng tác, lắng nghe và phân định, hiệp nhất trong một Đức tin và tham gia Sứ vụ Loan báo Tin Mừng, trong chính môi trường mình đang sống và làm việc. Đức Cha đã khai mở niềm vui cho Cộng đoàn Tùng Sơn: “ có thể trở thành Giáo Họ Biệt Lập”.
Đây là điều Cộng đoàn Tùng Sơn hằng mơ ước. như lời Ông trưởng Ban Đại diện Giáo họ trong lời tri ân cuối Thánh lễ, ông cho biết, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Cha quản xứ Phú Thượng Macello Đoàn Minh và Cha Phụ tá đặc trách Tùng Sơn, Cha Augustino Trần Như Huynh, Giáo Họ Tùng Sơn đã: “ tu sửa tháp chuông, xây nhà họp, nhà Giáo lý, nhà vệ sinh, nhà máy nước, và hôm nay hang đá Đức Mẹ…” về cơ sở hạ tầng đủ đáp ứng thành Giáo họ biệt lập và lên Giáo xứ. Và còn hơn thế nữa, là đời sống Đức tin phong phú. Ông tiếp tục: ” đời sống Đức tin nhiều tiến triển, thành lập ban Giáo lý, thường xuyên có Thánh lễ cả ngày thường và Chúa Nhật …. Tinh thần cộng đoàn hiệp thông, hiệp lực, yêu mến Giáo Hội qua việc cộng tác xây dựng Giáo họ. “
Xin cám ơn Chúa, cám ơn Giáo Hội, cám ơn quí n nhân. Từng thành viên cộng đoàn Tùng Sơn, cùng hiệp hành, cùng tham gia trong một sứ vụ, đón nhận, sống đức tin và loan báo Tin Mừng. Đời sống Đức tin Tùng Sơn được “ đánh thức” sau một “giấc ngủ dài, nay vươn mình trỗi dậy”.
Tôma Trương Văn Ân
Xem Hình
Gần khu vực này, tập trung những xứ đạo cổ kính của Giáo phận Đà Nẵng, hình thành trên 350 năm, như: An Ngãi, Phước Đông, Phú Thượng, Lộc Hòa, Hòa Ninh. Các Nhà Truyền Giáo Dòng Tên đến Việt Nam 18 / 1 / 1615, các Linh mục Hội Thừa Sai Paris ( MEP ) tiếp tục công cuộc Loan báo Tin Mừng, đã đến đây trong khoảng năm 1670, cả một vùng rộng lớn các xứ Đạo, toàn tòng Tín hữu Công Giáo.
Qua nhiều biến động của Lịch sử, có những giai đoạn lịch sử, Giáo Hội bị bách hại nặng nề. có những lúc Tùng Sơn không có Linh mục chăm lo mục vụ, chăm lo đời sống thiêng liêng cho Cộng Đoàn, Giáo dân tản mác. Từ năm 1976 đến 2020, không có Linh mục thường trú. Tùng Sơn trở thành Giáo họ của Giáo xứ Phú Thượng, Tín hữu Tùng Sơn hiệp nhất trong một Giáo xứ Phú Thượng, được Linh mục Quản xứ chăm sóc mục vụ, cho đến nay.
Trước đây, tại vùng trung du này, người dân Tùng Sơn sinh sống bằng nghề trồng và chế biến chè, thêm rẫy vườn nương ruộng, nhưng ngày nay, đa số chuyển sang nghề khác. Chè Phú Thượng, Tùng Sơn ….. một thời nổi tiếng với hương vị rất riêng, ngọt ngào đậm đà. Sau một thời gian bị lãng quên, bây giờ một số gia đình xen canh ở một vài khu vườn, lại bắt đầu khởi sắc.
Nhà thờ Tùng Sơn được xây dựng năm 1904, bằng đá và dùng chất liệu kết dính đặc biệt gồm: vôi, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng trộn lại đắp lên các tảng đá được xếp chồng lên nhau ( thời điểm này chưa có xi măng), mang phong cách kiến trúc Gothic của Pháp, cổ kính, cao khoảng 15m, Trước mặt là 3 cửa lớn cao 3,9m, trên đầu các trụ Kiểu chóp nhọn, nhấn mạnh hình khối theo chiều thẳng đứng. Vòm cửa nhà thờ hình quả trám, có chạm khắc các phù điêu hình tia sáng và mặt trời, biểu tượng nguồn sáng chân lý và mặt trời công lý là Thiên Chúa. Khung sườn bên trong kết cấu bằng gỗ theo kiểu “Nhà rường Việt “ xưa ( kiểu kiến trúc cung đình người Việt cổ). Nhà thờ nằm trong khuôn viên 15.000 m2 với vườn cây và phong cảnh tuyệt đẹp.
Nhà thờ Tùng Sơn, độc đáo về kiến trúc Gothic bên ngoài, kết hợp kiến trúc Việt cổ bên trong, gần như còn nguyên vẹn. Trong khuôn viên thơ mộng, kết hợp với Hang đá Đức Mẹ, là một địa điểm thích hợp với hành hương và cầu nguyện, kết hợp trong chuỗi du lịch tham quan Bà Nà Hills – Nhà thờ Phú Thượng - Nhà thờ Tùng Sơn - sông Cu Đê - Thôn Trường Định, đi lại con đường Nam tiến mở mang bờ cõi của các Triều đại Đại Việt xưa.
Khánh thành hang đá Đức Mẹ:
Lúc 16 giờ, ngày 28 / 5 / 2022, Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã chủ sự Nghi thức Làm Phép Khánh Thành Hang Đá Đức Mẹ trong khuôn viên nhà thờ Giáo họ. Đồng thời, Đức Cha đã chủ tế Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria, đã ban muôn ơn cho Cộng đoàn Giáo Họ Tùng Sơn. Cách đặc biệt qua Đức Giám Mục Giáo phận, Quí Linh mục Tu sĩ và những n nhân quảng đại, đã giúp Giáo họ xây dựng hang đá Đức Mẹ, và nhiều việc khác nhau, giúp Giáo họ ngày càng hoàn thiện đời sống Đạo và cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Công trình hang đá được "thai nghén" suốt một năm qua, với bao hy sinh đóng góp nhân lực, vật lực, trí lực của Cộng đoàn và n nhân, nay làm cho mọi người tham dự trực tiếp hay trực tuyến và Cộng đoàn thỏa lòng hạnh phúc.
Trong bài giảng lễ, với phụng vụ của Thánh lễ Chúa Thăng Thiên, cùng với Giáo Hội toàn cầu, theo tinh thần của Đức Thánh Cha Phanxicô, sống tinh thần Hội Thánh Hiệp Hành. Đức Cha Chủ tế mời gọi mỗi người biết cộng tác, lắng nghe và phân định, hiệp nhất trong một Đức tin và tham gia Sứ vụ Loan báo Tin Mừng, trong chính môi trường mình đang sống và làm việc. Đức Cha đã khai mở niềm vui cho Cộng đoàn Tùng Sơn: “ có thể trở thành Giáo Họ Biệt Lập”.
Đây là điều Cộng đoàn Tùng Sơn hằng mơ ước. như lời Ông trưởng Ban Đại diện Giáo họ trong lời tri ân cuối Thánh lễ, ông cho biết, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Cha quản xứ Phú Thượng Macello Đoàn Minh và Cha Phụ tá đặc trách Tùng Sơn, Cha Augustino Trần Như Huynh, Giáo Họ Tùng Sơn đã: “ tu sửa tháp chuông, xây nhà họp, nhà Giáo lý, nhà vệ sinh, nhà máy nước, và hôm nay hang đá Đức Mẹ…” về cơ sở hạ tầng đủ đáp ứng thành Giáo họ biệt lập và lên Giáo xứ. Và còn hơn thế nữa, là đời sống Đức tin phong phú. Ông tiếp tục: ” đời sống Đức tin nhiều tiến triển, thành lập ban Giáo lý, thường xuyên có Thánh lễ cả ngày thường và Chúa Nhật …. Tinh thần cộng đoàn hiệp thông, hiệp lực, yêu mến Giáo Hội qua việc cộng tác xây dựng Giáo họ. “
Xin cám ơn Chúa, cám ơn Giáo Hội, cám ơn quí n nhân. Từng thành viên cộng đoàn Tùng Sơn, cùng hiệp hành, cùng tham gia trong một sứ vụ, đón nhận, sống đức tin và loan báo Tin Mừng. Đời sống Đức tin Tùng Sơn được “ đánh thức” sau một “giấc ngủ dài, nay vươn mình trỗi dậy”.
Tôma Trương Văn Ân
Phóng sự : Thánh lập giáo xứ Kim Đông giáo phận Phát Diệm
Gp Phát Diệm
21:37 28/05/2022
VietCatholic TV
Bộ Trưỏng Nga chọc quê thế giới, dự trù tháng Tám chiếm Kyiv. Biden gởi hỏa tiễn tầm xa cứu Ukraine
VietCatholic Media
03:22 28/05/2022
1. Bộ trưởng Tài chính Nga lên tiếng chọc quê thế giới
Hôm nay, Nga thông báo rằng họ dự kiến sẽ nhận được 14 tỷ USD doanh thu phụ trội do giá xăng dầu tăng cao.
Bộ trưởng Tài chính Nga thông báo rằng nước này sẽ nhận được 1 ngàn tỷ rúp từ nguồn thu từ phụ trội do giá xăng dầu tăng cao trong năm nay. Trong một cố gắng nhằm chọc quê thế giới, ông ta lưu ý rằng khoản thu nhập bổ sung này sẽ được chi phần lớn cho cuộc xâm lược đang tiếp diễn của Nga vào Ukraine.
Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cho biết: “Chúng tôi dự kiến sẽ nhận được thêm một nghìn tỷ rúp, tương đương 14,4 tỷ đô la Mỹ, doanh thu chênh lệch giá từ dầu và khí đốt, theo dự báo mà chúng tôi đã phát triển với Bộ Phát triển kinh tế”.
Siluanov giải thích thêm rằng số tiền này sẽ được chi cho “các khoản thanh toán bổ sung” cho những người hưu trí và các gia đình có con cũng như để tiếp tục tiến hành một “chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine, đề cập đến cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa vào Ukraine.
2. Nga lên kế hoạch chiếm Kyiv và toàn bộ Ukraine vào tháng Tám tới đây
Mặc dù tổn thất của quân Nga tăng rất nhanh trong cuộc chiến đang diễn ra tại Donbas, và các chiến thắng họ đạt được là khiêm tốn, bộ máy tuyên truyền của Nga đã tìm cách kích động người Nga tin rằng một chiến thắng toàn diện đối với Ukraine sẽ sớm diễn ra.
Theo trang tin độc lập Meduza, Điện Cẩm Linh đang cân nhắc một cuộc tấn công thứ hai vào Kyiv mặc dù không chiếm được thủ đô Ukraine ngay từ đầu cuộc chiến.
Các nguồn tin thân cận với Điện Cẩm Linh và nội bộ chính quyền Putin cho biết niềm tin đã lan tỏa đến giới lãnh đạo của Nước Nga Thống nhất, là đảng chính trị cầm quyền của đất nước, rằng một chiến thắng toàn diện ở Ukraine là có thể xảy ra trước cuối năm nay.
Một nhà lãnh đạo Nga nói với tờ Meduza: “Cuối cùng thì chúng tôi cũng sẽ hạ gục những người Ukraine. Toàn bộ sự việc có thể sẽ kết thúc vào mùa thu.”
Meduza cho rằng, giới lãnh đạo của Nga có các ngưỡng “tối thiểu” và “tối đa” để tuyên bố thành công và hoàn thành “hoạt động quân sự đặc biệt” ở Ukraine.
Theo các nguồn tin, mục tiêu tối thiểu cần thiết để tuyên bố chiến thắng là chiếm được hoàn toàn vùng Donbas, trong khi mục tiêu tối đa là chiếm được Kyiv.
Biên tập viên của ấn bản tiếng Anh của Meduza, Kevin Rothrock, cho biết báo cáo này khẳng định rằng Ukraine đang thua “cuộc chiến thông tin” lần đầu tiên kể từ cuộc xâm lược.
Các quan chức Điện Cẩm Linh cũng hoài nghi rằng các nước phương Tây có thể duy trì sự hỗ trợ tài chính và quân sự khổng lồ của họ cho Ukraine nếu chiến tranh kéo dài.
Một nhà lãnh đạo Nga khác nói với tờ Meduza: “Không sớm thì muộn, Âu Châu sẽ mệt mỏi vì sự giúp đỡ. Đây vừa là tiền vừa là những vũ khí mà họ cần cho mình. Gần đến mùa thu, họ sẽ phải đàm phán với Nga về khí đốt và dầu, trước khi mùa lạnh đến.”
CNN cho biết họ không thể xác minh độc lập các thông tin này.
3. Bài phát biểu ngắn nhất của Ông Zelenskiy từ đầu chiến tranh đến nay
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy phát biểu trong một bài phát biểu video ngắn cho biết tình hình ở Donbas là “rất khó khăn”. Ông cho biết các lực lượng Nga đang tập trung ở khu vực ven biển của Ukraine và sử dụng “pháo tối đa”.
Ông nói: “Chúng ta đang bảo vệ đất đai của mình theo cách mà các nguồn lực phòng thủ hiện tại của chúng tôi cho phép. Và chúng ta đang làm mọi thứ để củng cố các tuyến phòng thủ.”
Thống đốc khu vực, Serhiy Gaidai, cho biết các lực lượng Ukraine có thể buộc phải rút lui khỏi ổ kháng cự cuối cùng ở khu vực phía đông Luhansk để tránh bị bắt.
Gaidai đã đề cập đến các thành phố gần như bị bao vây là Sievierodonetsk và Lysychansk như sau: “Người Nga sẽ không thể chiếm được vùng Luhansk trong những ngày tới như các nhà phân tích đã dự đoán. Chúng tôi sẽ có đủ sức mạnh và nguồn lực để tự vệ. Tuy nhiên, có thể để không bị bao vây, chúng tôi sẽ phải rút lui.”
4. Các quan chức Ukraine báo động về nỗi kinh hoàng Mariupol đang được Nga mở rộng ra những nơi khác ở Donbas
Các quan chức Ukraine đang kêu gọi sự hỗ trợ thêm từ phương Tây khi khu vực Donbas có nguy cơ lặp lại những nỗi kinh hoàng có thể xảy ra ở thành phố Mariupol trong những tháng gần đây.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cũng kêu gọi bổ sung lực lượng trong bài phát biểu hàng đêm vào thứ Sáu, khi lực lượng ly khai được Mạc Tư Khoa hậu thuẫn đã tấn công khu vực công nghiệp của đất nước trong những ngày gần đây.
Ông cho biết các cuộc tấn công có thể khiến các cộng đồng trong vùng thành đống tro tàn, và cáo buộc Mạc Tư Khoa đang theo đuổi “một chính sách diệt chủng trắng trợn” thông qua việc trục xuất hàng loạt và giết hại dân thường.
Ông đã có một giọng điệu gay gắt khi thảo luận về phản ứng từ Liên minh Âu Châu, vốn đang bị khựng lại trong các cuộc thảo luận về thỏa thuận đưa ra vòng trừng phạt thứ sáu - một vòng trừng phạt hiện đang bị chặn bởi Hung Gia Lợi, một trong những đồng minh thân cận nhất của Mạc Tư Khoa trong Liên Hiệp Âu Châu.
Mariupol đã bị bỏ lại trong đống đổ nát sau một cuộc bao vây kéo dài, với hàng trăm người thiệt mạng và những người sống sót bị buộc trục xuất về Nga.
Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã cố gắng đàm phán những thay đổi để xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng cho biết hôm thứ Sáu đã đạt được rất ít tiến bộ.
“Nếu bạn đang hỏi tôi liệu có cơ hội cho hòa bình hay không, thì câu trả lời là không,” Thủ tướng Ý Mario Draghi nói với các phóng viên về cuộc đàm phán.
Thủ tướng Áo Karl Nehammer cũng tuyên bố rằng ông đã tham gia với Putin về một cuộc trao đổi tù nhân, nói rằng Tổng thống Nga cho thấy những nỗ lực để thu xếp một cuộc trao đổi tù binh như thế sẽ được “tăng cường”.
5. Chính quyền Biden cứu nguy Ukraine bằng các hệ thống hỏa tiễn tầm xa
Nhiều quan chức cho biết, chính quyền Biden đang chuẩn bị tăng cường loại vũ khí mà họ đang cung cấp cho Ukraine bằng cách gửi các hệ thống hỏa tiễn tầm xa, tiên tiến hiện đang là yêu cầu hàng đầu của các quan chức Ukraine.
Chính quyền đang có xu hướng gửi các hệ thống này như một phần của gói hỗ trợ an ninh và quân sự lớn hơn cho Ukraine, có thể được công bố ngay trong tuần tới.
Các quan chức cấp cao của Ukraine, bao gồm cả Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, trong những tuần gần đây đã cầu xin Mỹ và các đồng minh cung cấp Hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt nhiều lần, gọi tắt là MLRS. Các hệ thống vũ khí do Mỹ sản xuất có thể bắn một loạt hỏa tiễn hàng trăm km - xa hơn nhiều so với bất kỳ hệ thống nào mà Ukraine hiện có - mà người Ukraine cho rằng có thể là một bước ngoặt trong cuộc chiến chống lại Nga.
Một hệ thống khác mà Ukraine đã yêu cầu là Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao, được gọi là HIMARS, một hệ thống bánh lốp nhẹ hơn có khả năng bắn nhiều loại đạn tương tự như MLRS.
Các quan chức Ukraine cho biết trong những tuần gần đây, Nga đã tấn công Ukraine ở phía đông, nơi quân số Ukraine quá ít so với quân Nga, nên đành phải rút lui trước các cuộc tấn công biển người của địch.
Tuy nhiên, chính quyền Biden đã từ chối trong nhiều tuần về việc có gửi các hệ thống này hay không, trong bối cảnh Hội đồng An ninh Quốc gia lo ngại rằng Ukraine có thể sử dụng vũ khí mới để thực hiện các cuộc tấn công bên trong nước Nga.
Hôm thứ Sáu, sau khi CNN đưa tin đầu tiên, người Nga cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ “vượt qua ranh giới đỏ” nếu cung cấp các hệ thống này cho Ukraine.
Olga Skabeeva, một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng của Nga, cho biết: “Mỹ dự định sẽ thảo luận về vấn đề cung cấp những vũ khí này cho Ukraine ngay trong tuần tới. Vào thời điểm hiện tại, vấn đề đang được chính quyền Tổng thống Mỹ giải quyết. Vì vậy, bây giờ, chúng ta thậm chí không nói về vũ khí chiến thuật nữa, mà là về vũ khí tác chiến-chiến thuật”.
Cô ta nói tiếp rằng: “MLRS của Mỹ có thể phóng đạn pháo trên 500 km. Và nếu người Mỹ làm điều này, rõ ràng họ sẽ vượt qua lằn ranh đỏ, và nỗ lực này chắc chắn sẽ kích động một phản ứng rất gay gắt từ Nga “.
Mặc dù Skabeeva không phát biểu cho Điện Cẩm Linh, nhưng quan điểm của cô thường phản ánh suy nghĩ chính thức.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham của Nam Carolina đã trả lời báo cáo của CNN trên Twitter hôm thứ Sáu, nói rằng ông rất thất vọng khi chính quyền Biden đã “chùn bước” trong việc cung cấp cho Ukraine các hệ thống hỏa tiễn.
Vào thứ Sáu, thư ký báo chí sắp mãn nhiệm của Ngũ Giác Đài John Kirby cho rằng vẫn chưa đạt được quyết định cuối cùng về MLRS. “Chắc chắn là chúng tôi lưu tâm và biết đến những yêu cầu của người Ukraine, một cách riêng tư và công khai, về cái được gọi là một hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt. Và tôi sẽ không đi trước những quyết định chưa được đưa ra,” Kirby nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo.
Các quan chức cho biết vấn đề có cung cấp các hệ thống hỏa tiễn hay không đã được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự tại hai cuộc họp vào tuần trước tại Tòa Bạch Ốc, nơi các thành viên Nội các đã được triệu tập để thảo luận về chính sách an ninh quốc gia. Trọng tâm của vấn đề là mối quan tâm tương tự mà chính quyền đã phải đối mặt kể từ khi bắt đầu chiến tranh - liệu việc gửi vũ khí ngày càng hạng nặng đến Ukraine có bị Nga coi là một hành động khiêu khích có thể kích hoạt một số hình thức trả đũa chống lại Mỹ hay không.
Các nguồn tin cho biết, một điểm bất thường chính là phạm vi hoạt động rộng của hệ thống hỏa tiễn. MLRS và phiên bản trọng lượng nhẹ hơn, HIMARS, có thể phóng xa tới 300 km hoặc 186 dặm, tùy thuộc vào loại đạn. Chúng được bắn từ một phương tiện cơ động vào các mục tiêu trên đất liền, điều này sẽ cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong Nga dễ dàng hơn.
Ukraine được cho là đã thực hiện nhiều cuộc tấn công xuyên biên giới bên trong nước Nga, mà các quan chức Ukraine không xác nhận cũng không phủ nhận. Các quan chức Nga đã tuyên bố công khai rằng bất kỳ mối đe dọa nào đối với quê hương của họ sẽ tạo thành một leo thang lớn và nói rằng các nước phương Tây đang biến mình thành mục tiêu hợp pháp trong cuộc chiến bằng cách tiếp tục vũ trang cho người Ukraine.
Các nguồn tin cho biết một mối quan tâm lớn khác trong chính quyền Biden là liệu Mỹ có đủ khả năng cho đi nhiều vũ khí cao cấp được lấy từ kho dự trữ của quân đội hay không.
Được hỏi vào hôm thứ Hai rằng liệu Mỹ có cung cấp các hệ thống này hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã từ chối. “Tôi không muốn đi trước quan điểm mà chúng tôi đang trong quá trình thảo luận,” ông nói với các phóng viên.
Chính quyền cũng lo ngại tương tự về việc cung cấp cho Ukraine thêm máy bay chiến đấu MiG-29, điều mà một số người lo ngại có thể cho phép Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga. Cuối cùng, Mỹ đã quyết định không trang bị cho Ba Lan các máy bay phản lực mới, nếu Ba Lan trang bị cho Ukraine những chiếc MiG thời Liên Xô.
Cuộc tranh luận về MLRS cũng tương tự như cuộc tranh luận diễn ra trước khi Mỹ quyết định bắt đầu gửi các pháo hạm tầm xa, hạng nặng hơn tới Ukraine vào tháng trước. Các gói vũ khí tập trung vào hỏa tiễn chống tăng Javelin và hỏa tiễn phòng không tầm ngắn Stinger, cũng như vũ khí và đạn dược cỡ nhỏ. Vào thời điểm đó, trọng pháo M777 Howitzers đã đánh dấu sự gia tăng đáng kể về tầm hoạt động và sức mạnh so với các hệ thống trước đó, nhưng ngay cả những hệ thống này cũng chỉ đạt tầm bắn khoảng 25 km hoặc 18 dặm. MLRS có thể bắn xa hơn nhiều so với bất kỳ loại pháo nào mà Mỹ đã gửi cho đến nay.
Các quan chức cho biết, một giải pháp có thể là cung cấp cho Ukraine các hệ thống hỏa tiễn tầm ngắn hơn. Các quan chức nói với CNN sẽ không mất quá nhiều thời gian để huấn luyện người Ukraine về bất kỳ hệ thống phóng hỏa tiễn nào - có thể là khoảng hai tuần.
Mỗi khoản viện trợ từ hàng tồn kho hiện có đều liên quan đến việc phải xem xét tác động tiềm tàng của nó đối với sự sẵn sàng của quân đội Hoa Kỳ. Với những lần chi viện trước đó, rủi ro là “tương đối thấp”, Chủ tịch Liên quân, Tướng Mark Milley cho biết hôm thứ Hai. Quân đội đang theo dõi “rất, rất cẩn thận” để bảo đảm rằng các kho dự trữ không giảm xuống dưới mức gây ra rủi ro lớn hơn, ông nói thêm.
Các nguồn tin cho biết mối lo ngại ngày càng gia tăng đáng kể với các hệ thống đắt tiền hơn mà Mỹ không có nguồn cung cấp lớn.
Các quan chức Ngũ Giác Đài đã gặp Giám đốc điều hành của Lockheed Martin vào tuần trước để thảo luận về việc cung cấp và tăng cường sản xuất MLRS, một nguồn tin quen thuộc với cuộc họp nói với CNN.
Hai quan chức nói với CNN rằng Vương quốc Anh vẫn đang quyết định có gửi các hệ thống này hay không và muốn thực hiện việc này cùng với Mỹ.
Sự thất vọng ngày càng tăng từ phía Ukraine với sự thiếu quyết đoán của Mỹ trong những tuần gần đây, vì họ tin rằng một khi Mỹ gửi các hệ thống thì các nước khác sẽ nhanh chóng làm theo.
Gần đây nhất trong tuần này, Ngũ Giác Đài đã nói với Ukraine “chúng tôi đang làm việc”, một quan chức Ukraine cáu kỉnh cho biết, đồng thời nói thêm rằng Ukraine đang yêu cầu cập nhật quyết định “hàng giờ”.
“Chúng tôi đang rất cần những loại vũ khí có thể giao tranh với quân Nga trên một khoảng cách xa”, chỉ huy quân sự hàng đầu của Ukraine, Tướng Valeriy Zaluzhnyi, cho biết hôm thứ Năm. “Và điều này không thể bị trì hoãn, bởi vì cái giá của sự chậm trễ được đo bằng mạng sống của những người đã bảo vệ thế giới khỏi chủ nghĩa phát xít Nga.”
Khi Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba được hỏi hôm thứ Năm rằng nhu cầu cấp thiết nhất của đất nước ông là gì, ông trả lời: “Nếu bạn thực sự quan tâm đến Ukraine, vũ khí, vũ khí và một lần nữa là vũ khí”.
“Cụm từ tôi ghét nhất ‘Chúng tôi đang thảo luận về điều đó’; Tôi ghét câu nói đó. Tôi muốn nghe ‘Chúng tôi đã hiểu’ hoặc thậm chí ‘Không được, chúng tôi không đồng ý’”.
Dân biểu Dân chủ Jason Crow của Colorado, người đã tham gia chuyến đi của phái đoàn quốc hội tới Kyiv vào đầu tháng này, nói với CNN rằng ông tin rằng các hệ thống này có thể giúp Ukraine có được động lực đáng kể để chống lại Nga.
“Tôi nghĩ nó có thể là một bước ngoặt, thành thật mà nói với bạn,” Crow nói, không chỉ để tấn công mà còn để phòng thủ. Ông giải thích rằng pháo binh thông thường của Nga, có tầm bắn khoảng 50 km, “sẽ không đến gần” các trung tâm đô thị của Ukraine nếu hệ thống MLRS được bố trí ở đó. “Vì vậy, nó sẽ làm mất đi các chiến thuật bao vây của quân Nga”
Câu chuyện này đã được cập nhật với các bình luận từ phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài John Kirby, cũng như một người dẫn chương trình truyền hình Nga vào thứ Sáu cảnh báo Mỹ sẽ vượt qua ranh giới đỏ bằng cách gửi cho Ukraine MLRS, và một tweet từ Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham, người đã chỉ trích Biden chần chừ trì hoãn việc phê duyệt vũ khí
Source:CNN
Bí mật của Su-35 đã bị khám phá, lần đầu không chiến với Ukraine đã nổ tung trên bầu trời Kherson
VietCatholic Media
16:11 28/05/2022
1. Bí mật của Su-35 bị khám phá, lần đầu không chiến Ukraine đã bắn rơi ngay Su-35 của Nga ở Vùng Kherson
Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga đã bị máy bay chiến đấu Ukraine bắn hạ ở khu vực Kherson.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết: “Vào khoảng 02:00 chiều, ngày 27 tháng 5 năm 2022, máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine đã bắn hạ máy bay chiến đấu Su-35 của Nga đang săn lùng các hệ thống phòng không của Ukraine, trên khu vực Kherson”.
Cuộc không chiến đã kết thúc nhanh chóng với chiếc máy bay Su-35 của Nga trúng đạn rớt xuống khu vực ngoại ô thành phố Kherson.
Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga là loại chiến đấu cơ tiên tiến nhất được trang bị hệ thống tấn công tầm xa tinh vi nhất của Nga. Do khả năng tấn công tầm xa, nó được Nga trao nhiệm vụ trấn áp hệ thống phòng không của đối phương.
Ngày 3 tháng 4, khi đang thực hiện nhiệm vụ này một máy bay chiến đấu Su-35 bị bắn hạ gần Izium, cách Kharkiv khoảng 75 dặm về phía đông. Mặc dù máy bay đã bị phá hủy, các báo cáo khẳng định rằng hệ thống tấn công vẫn còn tốt đủ để kiểm tra kỹ lưỡng, và khám phá cơ chế hoạt động của hệ thống tấn công tầm xa. Các chuyên gia của Lực lượng Không quân Ukraine đã có thể thu hồi các phần quan trọng và bí mật trước đó từ đống đổ nát và thông báo cho tình báo Anh. Các hệ thống sau đó được đưa đến Phòng thí nghiệm Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ (DSTL) của Chính phủ ở Porton Down, Wiltshire, nơi các nhà khoa học và hai chuyên gia Không quân Mỹ đã dành 10 ngày để phân tích chúng.
Các nhà khoa học quân sự Hoa Kỳ và Vương quốc Anh điều tra trên tàn tích của chiếc máy bay chiến đấu xấu số này dường như đã giải mã thành công hệ thống tấn công tầm xa của Su-35,
Các chuyên gia tin rằng nó có thể tạo ra “sự khác biệt lớn” trong cách phương Tây tiến hành chiến tranh không đối không với cả Nga và Trung Quốc, và như thế là giáng một đòn chí tử vào tổ hợp công nghiệp và quân sự của Nga. Vụ bắn hạ dễ dàng một chiếc Su-35 bằng một chiếc MiG-29 cho thấy Nga khó lòng chiếm được ưu thế trên không.
2. Thủ tướng Anh Boris Johnson ủng hộ việc gởi các hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt cho Ukraine
Ông Boris Johnson cho biết Ukraine nên được cung cấp các hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt tầm xa, gọi tắt là MLRS, để giúp lực lượng xung kích của Kyiv ngăn chặn quân xâm lược Nga giành được Donbas.
Tuy nhiên, Thủ tướng chưa cam kết việc Vương quốc Anh sẽ gửi hệ thống hỏa tiễn mạnh mẽ M270 mà Kyiv đã cầu xin từ Anh, Mỹ và các thành viên NATO khác trong vài tuần qua.
Johnson cho biết MLRS sẽ cho phép Ukraine “tự vệ trước loại pháo binh rất tàn bạo của Nga, và đó là bước mà thế giới cần phải đi”, trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television.
Ông nói thêm rằng các lực lượng của Putin đang “tiếp tục gặp sức kháng cự quyết liệt” ở khu vực Donbas, khiến “tiến triển chậm, nhưng tôi e rằng họ sẽ trở nên tàn bạo hơn” khi họ tiến sát Sievierodonetsk, thành phố cực đông do Ukraine nắm giữ.
Các bình luận của Johnson dường như xác nhận rằng đã có một sự thay đổi quan trọng về lập trường đối với vũ khí giữa các quốc gia phương Tây.
Mỹ trước đây đã từ chối yêu cầu của Ukraine về hỏa tiễn tầm xa nhưng các cuộc họp báo cho thấy Tòa Bạch Ốc hiện sẵn sàng cung cấp chúng. CNN đưa tin, một thông báo có thể được đưa ra vào tuần tới đối với một loại vũ khí có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc giao tranh.
Uy lực hơn nhiều so với pháo thông thường, hỏa tiễn M270 MLRS có thể có tầm bắn hơn 100 dặm (165km) và có thể bắn 12 quả rocket mỗi phút từ một xe bọc thép. Hỏa lực của họ vượt xa cam kết ban đầu của các thành viên NATO là chỉ gửi “hệ thống phòng thủ” tới Ukraine khi chiến tranh bắt đầu.
3. Quân đội Ukraine đẩy lùi tám cuộc tấn công của quân Nga trong khu vực JFO, phá hủy năm xe tăng
Quân đội Ukraine đã đẩy lùi tám cuộc tấn công của quân Nga trong khu vực Chiến dịch Lực lượng Liên hợp, gọi tắt là JFO, trong ngày qua.
“Các lực lượng phòng thủ Ukraine từ Lực lượng Đặc nhiệm Liên hợp đã đẩy lùi tám cuộc tấn công của đối phương trong ngày qua. Các trận chiến đang diễn ra trong năm địa điểm.”
Đặc biệt, quân đội Ukraine đã phá hủy 5 xe tăng, 10 xe chiến đấu bọc thép và 4 xe cơ giới của Nga, trong đó có một chiếc chở đạn dược.
Trong khi đó, các đơn vị phòng không Ukraine đã bắn rơi một máy bay không người lái Orlan-10.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cũng cho biết lính dù Ukraine đã tiêu diệt trực thăng chiến đấu Ka-52 'Alligator' của Nga ở Vùng Kharkiv.
“Hôm nay, các binh sĩ Ukraine thuộc tiểu đoàn hỏa tiễn phòng không thuộc Lữ đoàn Dù số 95 đã bắn hạ một máy bay trực thăng chiến đấu được sử dụng bởi quân chiếm đóng Nga, đó là một chiếc Ka-52 'Alligator'.
Máy bay trực thăng của đối phương bị tiêu diệt cùng với hệ thống phòng không cơ động Piorun ở Khu vực Kharkiv.
Nhìn chung, Lực lượng tấn công đường không Ukraine đã đánh trúng 67 mục tiêu trên không.
Bất chấp hỏa lực dữ dội, Quân đội Ukraine vẫn kiểm soát được tình hình và nắm được kế hoạch của quân Nga.
Quân đội Nga đang nổ súng dữ dội trên toàn giới tuyến ở Vùng Luhansk và Vùng Donetsk. Tình hình vẫn còn nhiều thách thức nhưng quân Ukraine kiểm soát được.
Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nói:
“Quân xâm lược Nga đang nổ súng dữ dội trên toàn giới tuyến và đánh sâu vào các tuyến phòng thủ của lực lượng Ukraine ở Vùng Luhansk và Vùng Donetsk. Tình hình vẫn còn nhiều thách thức, nhưng Các lực lượng vũ trang Ukraine đã kiểm soát được tình hình và biết được kế hoạch của quân Nga. Đối phương tăng cường các nỗ lực ở các hướng Lyman, Sievierodonetsk, Bakhmut, Kurakhove và Avdiivka. Mục tiêu quan trọng là bao vây các lực lượng Ukraine gần Lysychansk và Sievierodonetsk, đồng thời tiếp cận biên giới hành chính của Vùng Luhansk.”
Theo Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine, quân Ukraine đang kìm hãm cuộc tấn công mạnh mẽ của đối phương trên hướng Sloviansk. Quân đội Nga đang cố gắng tập hợp lại và tiếp tục cuộc tấn công trên các hướng như Izium-Barvinkove và Izium-Sloviansk.
Theo hướng Lyman, quân đội Ukraine đang ngăn chặn các nỗ lực của quân Nga nhằm đẩy lùi các lực lượng phòng thủ Ukraine khỏi các phần phía tây bắc và đông nam của Lyman và mở cuộc tấn công vào Sloviansk. Quân xâm lược Nga có khả năng sẽ sử dụng các phương tiện chiến đấu hỗ trợ xe tăng Terminator để nâng cao năng lực chiến đấu của quân đội họ trong khu vực này.
Trên hướng Sievierodonetsk, quân trú phòng Ukraine đang đẩy lùi các cuộc tấn công của đối phương trên các hướng như Shchedryshcheve-Sievierodonetsk, Oskolonivka-Borivske và Nyzhnie-Toshkivka.
Ở hướng Bakhmut, quân đội Ukraine đang kìm hãm cuộc tấn công của quân xâm lược gần Komyshuvakha bất chấp các cuộc không kích và pháo binh.
Trên hướng Avdiivka, các lực lượng Ukraine đang đẩy lùi các cuộc tấn công của đối phương trên các hướng như Novoselivka Druha-Krasnohorivka và Novobakhmutivka-Krasnohorivka.
Từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 27 tháng 5 năm 2022, tổng thiệt hại khi chiến đấu của Nga tại Ukraine lên tới khoảng 29.750 quân.
4. Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, đã nói chuyện với Thủ tướng Italy, Mario Draghi về khủng hoảng lương thực toàn cầu
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, đã nói chuyện với Thủ tướng Italy, Mario Draghi, để thảo luận về việc tìm cách xuất khẩu lúa mì từ Ukraine, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết như trên.
Trong cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo, Draghi bảo đảm với Zelenskiy về sự hỗ trợ của chính phủ Ý đối với Ukraine, cùng với các nước Liên Hiệp Âu Châu còn lại.
Zelenskiy cho biết ông đã nêu vấn đề cung cấp nhiên liệu với Draghi và ông mong đợi “sự hỗ trợ quốc phòng hơn nữa từ các đối tác của chúng ta”.
5. Hàng chục người thiệt mạng, bị thương khi hỏa tiễn của Nga tấn công căn cứ Vệ binh Quốc gia ở Dnipro
Quân đội Nga đã bắn 3 hỏa tiễn vào khu vực Dnipropetrovsk vào sáng thứ Bẩy 28 tháng 5, khiến 10 người thiệt mạng và ít nhất 35 người khác bị thương sau khi một hỏa tiễn bắn trúng một căn cứ của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine ở Dnipro.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết: “Có một thảm kịch vào buổi sáng. Một hỏa tiễn Iskander đã tấn công một trường bắn của Lực lượng Vệ binh Quốc gia. Thật không may, khoảng mười người đã thiệt mạng. Khoảng 30 đến 35 người khác bị thương. Hầu hết các nhân viên đã được bố trí rải rác khắp khu vực”.
Có thể có nhiều thương vong hơn, nhưng theo lệnh của Bộ Quốc phòng Ukraine, quân đội không tập trung quá 20 người vào một nơi.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cũng lưu ý rằng tình hình đang trở nên tồi tệ hơn không chỉ trong khu vực, mà còn ở phía trước. Quân đội xâm lược đang cố gắng tăng cường cuộc tấn công chủ yếu ở khu vực Luhansk và Donetsk. Khu vực Dnipropetrovsk được bao bọc bởi ba mặt trận và do đó các cảnh báo về các cuộc không kích và các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn ngày càng trở nên thường xuyên hơn.
Đau đớn: Linh mục và giáo dân bị lấy mạng ngay giữa nhà thờ. Băng đảng tấn công đền thánh Đức Mẹ
VietCatholic Media
17:19 28/05/2022
1. Các Giám mục Mễ Tây Cơ yêu cầu một lần nữa mọi người hãy hạ vũ khí và chấm dứt mọi hình thức bạo lực
Trong bản tin đánh đi hôm 23 tháng 5, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, cho biết các Giám Mục Mễ Tây Cơ đã bày tỏ nỗi buồn của các ngài sau khi một linh mục và một giáo dân bị tấn công và giết chết ngay trong nhà thờ.
“Mọi giới hạn của bạo lực và sự bất kính đối với phẩm giá của con người đều bị vượt qua khi một linh mục của Chúa và một người khác bị tấn công ngay trong nhà của Chúa, nơi đáng được chúng ta tôn trọng. Chúng tôi yêu cầu tất cả mọi người một lần nữa hãy hạ vũ khí và chấm dứt mọi hình thức bạo lực, để tất cả chúng ta đều có thể là những người kiến tạo hòa bình. Không ai có quyền định đoạt mạng sống của anh chị em mình và không có gì để biện minh cho hành vi bạo lực đó”.
Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ, gọi tắt là CEM, đã nhắc lại như trên trong một thông điệp bình luận về những hành động bạo lực mới nhất đã xảy ra ở Mễ Tây Cơ, có tựa đề “Tất cả chúng ta đều có thể là những người xây dựng hòa bình. Không ai có quyền toan tính trên mạng sống anh chị em mình.” Văn bản đề ngày 20 tháng 5 và được ký bởi Chủ tịch CEM, là Đức Tổng Giám Mục Rogelio Cabrera Lopez, Tổng giám mục Monterrey; Phó Chủ tịch, là Đức Tổng Giám Mục Gustavo Rodriguez Vega, của Yucatan, và Tổng Thư ký, là Đức Cha Ramon Castro Castro, Giám mục Cuernavaca.
Các Giám mục rất đau buồn về cái chết của Cha José Guadalupe Rivas, của tổng giáo phận Tijuana và người giáo dân đã tháp tùng ngàim và chúng tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình của hai người bị sát hại, cũng như với Đức Tổng Giám Mục của Tijuana, và toàn thể Giáo hội của ngài.
Tình tiết bạo lực khác mà các Giám mục trích dẫn trong thông cáo của các ngài là vụ sát hại một cậu bé ba tuổi bên trong nhà thờ Đức Mẹ Guadalupe ở Fresnillo Zacatecas, nơi các tay súng đuổi theo một người đàn ông bị thương vào tận bên trong đền thánh Đức Mẹ, nổ súng khiến đứa bé bị thiệt mạng.
Cuối cùng, các Giám Mục Mễ Tây Cơ khuyến khích mọi người tiếp tục cầu nguyện “để các nhà chức trách của chúng ta tìm ra con đường hòa bình và an ninh tốt nhất mà tất cả chúng ta cần và mong muốn... để những kẻ tội phạm hối cải và thay đổi cuộc sống của họ... để tất cả chúng ta trở thành những người thực hiện hòa bình”
Source:Fides
2. Đức Tổng Giám Mục Gallagher đã gặp Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav tại Kyiv
Khi tham quan nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Phục sinh của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, Ngoại trưởng Tòa thánh cùng với Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đã đi vào tầng hầm của nhà thờ, nơi hàng trăm thường dân ẩn náu bom và hỏa tiễn của Nga trong các cuộc xung đột xung quanh Kyiv từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 3. Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng đã hỏi chi tiết về tất cả những khoảnh khắc trong những ngày khó khăn này.
Trong cuộc gặp cá nhân với Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng, Đức Cha Sviatoslav của đã nói về cách Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương phản ứng với hoàn cảnh của cuộc chiến ngay từ những phút đầu tiên nổ ra về cuộc khủng hoảng nhân đạo và cách Giáo hội cố gắng phục vụ dân thường và quân đội Ukraine.
Việc phục vụ các tuyên úy quân đội cũng đã được thảo luận. Người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương cho biết: “Ngày nay, việc thể chế hóa các tuyên úy quân đội ở Ukraine mở ra cơ hội và thể hiện sự cần thiết phải tạo ra một quy chế quân sự riêng biệt để chăm sóc thích hợp cho các quân nhân”.
Hơn nữa, Đức Cha Sviatoslav đã trình bày với Đức Tổng Giám Mục Gallagher về những kỳ vọng của người Ukraine về vai trò của Tòa Sứ thần Tòa Thánh trong tình hình hiện tại của cuộc chiến do Nga gây ra chống lại Ukraine. Theo Đức Cha Sviatoslav, vai trò của Vatican một mặt là đưa ra đánh giá đúng đắn về cuộc chiến này cả về luật pháp quốc tế và đạo đức Kitô giáo, mặt khác Tòa thánh, đặc biệt là thông qua ngoại giao, cần đóng vai trò của mình trong việc ngăn chặn xâm lược.
Đức Cha Sviatoslav cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher về chuyến thăm Ukraine, lưu ý rằng ngày nay cả thế giới đang chú ý đến Ukraine: các nguyên thủ quốc gia, đại diện ngoại giao và các quan chức chính phủ đang đến nước này. Đức Cha Sviatoslav nhấn mạnh tầm quan trọng mà hiện nay một nhân vật như Ngoại trưởng Vatican, đang ở Kyiv. “Đây là một dấu hiệu ngoại giao rất mạnh mẽ về sự ủng hộ của Ukraine và người dân Ukraine từ Tòa thánh. Chúng tôi hy vọng rằng chuyến thăm này sẽ có kết quả”, Đức Cha Sviatoslav nói.
Tại Kyiv, Ngoại trưởng Tòa Thánh cũng đã gặp một phái đoàn của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, hiện đang có chuyến thăm đoàn kết với Ukraine. Các vị đã trao đổi quan điểm về mức độ hỗ trợ quốc tế dành cho người tị nạn Ukraine và về phản ứng của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là cộng đồng Công Giáo, đối với các nhu cầu nhân đạo của Ukraine, mà Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk lưu ý, “ngày nay không suy giảm”. “Rõ ràng, thách thức nhân đạo chỉ mới bắt đầu bộc lộ những khía cạnh thực sự của nó. Những thời điểm tồi tệ nhất trong lĩnh vực nhân đạo có lẽ đang ở phía trước chúng ta.”
Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh Paul Richard Gallagher đã có chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới Ukraine từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 5.
Source:UGCC
3. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, kêu gọi sớm hòa đàm để đạt tới hòa bình tại Ukraine.
Trong thánh lễ tại Đền thánh Rita, sáng Chúa nhật 22 tháng Năm vừa qua, Đức Hồng Y cầu khẩn sự chuyển cầu của vị thánh đã từng giúp giải quyết những trường hợp không có thể, để chấm dứt bạo lực hiện nay tại Ukraine. Trong bài giảng, Đức Hồng Y nói: “Tại phần đất đức tin và hòa bình này, là miền Umbria. Tôi cầu mong các cuộc thương thuyết sẽ được khởi sự sớm hết sức và sau cùng đạt tới hòa bình từ lâu vẫn mong ước”.
Đức Hồng Y Parolin cũng nói rằng: “Thánh nữ Rita là biểu tượng của “nhân đức tha thứ, an bình và bác ái. Chúng ta tôn kính thánh nữ bằng cách đặt trong tay người những yếu đuối của con người và cho sự chuyển cầu của thánh nữ. Tôi phó thác cho thánh Rita bao nhiêu ý nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài không ngừng lên tiếng mỗi ngày để phá vỡ cái vòng bạo lực chết chóc vô ích tại Ukraine... Bạo lực không bao giờ là một câu trả lời và những biến cố trong cuộc đời của thánh nữ Rita, dạy chúng ta rằng “bạo lực không bao giờ giải quyết những xung đột nhưng chỉ làm gia tăng những hậu quả thê thảm của nó. Chúng ta cảm nghiệm thấy điều đó mỗi ngày và tôi tự hỏi tại sao chúng ta không hiểu được từ lịch sử, từ thời sự. Dùng bạo lực là cách thức gia tăng các vấn đề”.
Lập trường của Tòa Thánh trên đây trái ngược với xu hướng hiện tại của các phe lâm chiến ở Ukraine hiện nay. Tổng thống Zelenskiy tuyên bố đây chưa phải là lúc bắt đầu thương thuyết. Trong khi đó Mỹ và Âu châu gia tăng cung cấp võ khí cho Ukraine, còn Nga gia tăng các cuộc tấn công tại miền Donbas.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nói rằng ông chỉ tham dự một cuộc họp về việc chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine nếu có sự tham dự của Putin, bởi vì chỉ mình ông ta mới có thể đưa ra mọi quyết định ở Nga.
Người đứng đầu nhà nước Ukraine đã nói điều này trong cuộc trò chuyện trực tuyến tại Nhà Ukraine ở Davos dưới dạng câu hỏi và câu trả lời.
“Không có quyết định nào được đưa ra nếu không có Putin. Và chúng ta phải nhận thức rõ ràng về điều này… Và nếu chúng ta đang nói về một quyết định cụ thể để kết thúc chiến tranh, thì quyết định này sẽ không thể được đưa ra nếu không có ông ta chúng sẽ không thực hiện được nếu không có cuộc gặp với Tổng thống Nga. Vì vậy, về nguyên tắc, tôi không chấp nhận bất kỳ cuộc gặp nào với bất kỳ ai từ Liên bang Nga, ngoại trừ tổng thống Liên bang Nga. Và chỉ có một vấn đề trên bàn là vấn đề kết thúc chiến tranh. Đó là vấn đề duy nhất có thể bàn cãi. Ngoài ra không có gì khác để nói.”
4. Tiếp tục đối thoại giữa Công Giáo và các Giáo hội Chính thống
Tiểu ban điều hợp của Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo hội Chính thống đã nhóm họp từ ngày 16 đến ngày 20 tháng Năm vừa qua, tại Rétimo, bên Hy Lạp, dưới quyền chủ tọa của hai vị Đồng Chủ tịch, là Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô và Đức Tổng Giám Mục Job thuộc Giáo phận Telmessos, từ phía Tòa Thượng phụ Chính thống Constantinople, bên Thổ Nhĩ Kỳ.
Khóa họp lần cuối trước đây của Tiểu ban này đã diễn ra hồi tháng Mười Một năm 2019, tại Đan viện Bose, bắc Ý.
Trong những ngày họp, Tiểu ban đã hoàn tất việc duyệt lại Văn kiện tựa đề “Quyền tối thượng và đặc tính công nghị trong ngàn năm thứ hai và ngày nay”. Văn kiện sẽ được trình bày tại khóa họp toàn thể của Ủy ban Hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính thống, dự kiến vào năm tới, 2023.
Văn kiện cuối cùng trước đây của Ủy ban mang tựa đề “Công nghị tính và quyền tối thượng trong ngàn năm thứ nhất: tiến tới một sự hiểu biết chung phục vụ sự hiệp nhất của Giáo hội”. Văn kiện này đã được thông qua hồi tháng Chín năm 2016, trong khóa họp của Ủy ban nhóm tại thành phố Chieti, nam Ý.
Quyền tối thượng chỉ về Đức Giáo Hoàng trong Giáo Hội Công Giáo, còn công nghị tính chỉ về cách điều hành của các Giáo hội Chính thống, trong đó các quyết định điều hành Giáo hội do công nghị (Sinodo) của Giáo hội ấy cùng đề ra, trong đó vị Thượng phụ, tuy đứng đầu, nhưng cũng chỉ có một phiếu như các thành viên khác trong Công nghị.
Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính thống gồm 56 thành viên, trong đó 28 vị Công Giáo, gồm các giám mục và thần học gia, và 28 vị thuộc 14 Giáo hội Chính thống, mỗi Giáo hội cử một giám mục và một nhà thần học làm thành viên.
Ủy ban quốc tế này hiện gặp khó khăn vì xung đột giữa Chính thống Nga và Chính thống Constantinople từ đầu năm 2019, sau khi Đức Thượng phụ Bartolomaios, vị đứng đầu Chính thống giáo, công nhận quyền độc lập của Chính thống Ukraine, tách rời khỏi Chính thống Nga, vì thế Chính thống Nga đoạn giao với Chính thống Constantinople, và tuyên bố không tham dự bất kỳ cuộc họp nào do Chính thống Constantinople chủ tọa. Nền độc lập của Giáo hội Chính thống Ukraine cho đến nay mới chỉ được vài Giáo hội Chính thống công nhận, trong đó có Chính thống Hy Lạp. Chính thống Nga là khối lớn nhất trong số mười bốn Giáo hội Chính thống trên thế giới.
Thánh Ca
Nguyện một ngày thế giới hồi sinh. Sáng tác: MK Thúy Trang – Quang Uy. Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
Kim Thúy
06:19 28/05/2022