Phụng Vụ - Mục Vụ
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH - Từ ngày 1 đến 15.06.2008
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
09:12 29/05/2009
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH
Từ ngày 01 đến ngày 15-06-09
Ngày 01-06-09: Thư giới thiệu chúng tôi là chính anh em. Thư ấy viết trong tâm hồn chúng tôi, mọi người đều biết và đọc. (2Cor 3, 2)
* Thánh Phaolô nói với Công đoàn mà ngài đã thành lập bởi là ơn Thánh Thần. Xin giúp con biết quy mọi thành công về Thiên Chúa.
Ngày 02-06-09: Ngày 02-06-09: Rõ ràng anh em là bức thư của Đức Kitô được trao phó cho chúng tôi chăm sóc, không phải viết bằng mực đen; nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống, không phải ghi trên những tấm bia bằng đá… (2Cor 3, 3)
* Phaolô muốn nhấn mạnh đến trái tim bằng thịt biết yêu thương. Xin giúp con thực hành đức ái bằng sự chăm sóc đời sống cho nhau.
Ngày 03-06-09: Không phải vì tự chúng tôi, chúng tôi có khả năng để nghĩ rằng mình có thể làm được gì, nhưng khả năng của chúng tôi là do nơi Thiên Chúa. (2Cor 3, 5)
* Phaolô đã dạy cho bạn bài học khiêm tốn trong khi làm được mọi việc. Xin dạy con bỏ đầu óc tự kiêu, trong khi phục vụ tha nhân.
Ngày 04-06-09: …Thiên Chúa không thiên vị ai, các vị có thế giá ấy đã không đưa ra thêm điều gì cho tôi. (Gl 2, 6)
* Phaolô ám chỉ đại hội ở Giêrusalem. Các tín hữu gốc dân ngoại tự do đối với việc cắt bì và luật Mô-sê. Tôi noi gương Phaolô đã không gây phiền hà cho những người gốc dân ngoại trên, người Tân tòng.
Ngày 05-06-09: Đấng đã dùng ông Phêrô hoạt động tông đồ cho những người được cắt bì, cũng đã dùng tôi hoạt động cho dân ngoại. (Gl 2, 8) - * Tin Mừng là quyền năng của Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin. Tôi luôn nói về Đức Kitô đã chịu chết và Phục sinh.
Ngày 06-06-09: Chỉ có điều này là chúng tôi phải nhớ đến những người túng thiếu, điều mà tôi vẫn gắng làm. (Gl 2, 10)
* Muốn có hiệp thông trong Chúa, bạn cần cho sự chia sẻ của cải. Đây là cách tôi rao giảng Tin Mừng bằng thực hiện Lời Chúa dạy.
Ngày 07-06-09: Xin Người soi lòng mở trí cho anh em thấy rõ đâu là niềm hy vọng anh em đã nhận được,… đâu là gia nghiệp vinh quang phong phú anh được chia sẻ cùng các thánh. (Êp 1, 18)
* Trong Kinh Thánh, trái tim được tượng trưng cho nội tâm của con người. Con sẽ sống hài hoà cùng với các thánh là mọi Kitô hữu khác.
Ngày 08-06-09: Người đã biểu dương nơi Đức Kitô, khi làm cho Đức Kitô chỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người từ tên trời. (Êp 1, 20) - * Thần Khí của Chúa Cha đã làm cho Đức Kitô sống lại. Xin nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần giúp con đổi mới mỗi ngày.
Ngày 09-06-09: Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh. (Ep 1, 22)
* Đức Kitô là Chúa, là Đầu Hội Thánh, Hội Thánh là thân thể của Người. Tạ ơn Chúa đã cho con người được làm chủ mọi loài thọ tạo.
Ngày 10-06-09:. Bây giờ cũng như trong mọi lúc, Đức Kitô sẽ tỏ bày quyền uy cao cả của Người nơi thân xác tôi, dù tôi sống hay tôi chết. (Pl 1, 20) - * Nhờ lãnh các Bí tích, bạn được liên kết với Đức Kitô, là chi thể của Người, nên đau khổ và sự chết của bạn cũng sẽ trở thành của Đức Kitô một cách huyền nhiệm. Hãy ngẩng cao đầu lên !
Ngày 11-06-09: Vì đối với tôi, sống là Đức Kitô và chết là một mối lợi. (Pl 1, 21) - *Sau khi chết tôi được trở về nhà Cha, được biến đổi chứ không mất đi, ngày chết cũng là ngày Sinh nhật của tôi, vì đời trần gian là thời thai nghén, tôi được sinh ra trong trời mới đất mới!
Ngày 12-06-09: Vì tôi bị giằng co giữa hai đàng: ước ao của tôi là ra đi để được ở với Đức Kitô, điều này tốt hơn bội phần. (Pl 1, 23)
* Ra đi là về ở với Chúa, có thể hưởng hạnh phúc ngay sau khi chết, chứ không phải chờ ngày phán xét chung, nếu tôi sống hoàn thiện!
Ngày 13-06-09: Tôi muốn anh em biết tôi phải chiến đấu gay go thế nào về anh em, vì những người Lao-đi-ki-a, và vì bao người khác chưa thấy tôi tận mắt. (Cl 2, 1) - * Thánh Phaolô muốn khích lệ các tìn hữu, giúp họ sống yêu thương và tránh những sai lầm khác. Xin cho con bền chí trước những biến cố cuộc sống nhiều khó khăn này.
Ngày 14-06-09: Trong Người có cất dấu mọi kho tàng của sự khôn ngoan và hiểu biết. (Cl 2, 3) - * Sự mầu nhiệm về khôn ngoan của Thiên Chúa là Đức Kitô, ngoài Người chỉ là tối tăm và ngu muội. Con quyết đọc kỹ trong Kinh Thánh là bức Thư Tình của Chúa Kitô.
Ngày 15-06-09: Tuy xa cách thể xác, nhưng tôi vẫn ở với anh em về tinh thần, và vui mừng thấy anh em giữ hàng ngũ và vững tin vào Đức Kitô. (Cl 2, 5)
* Sự quan tâm của Phaolô với Tín hữu là gương mẫu cho các mục tử của Chúa Kitô, dù bất cứ ở phương vị nào, từ ông bà, cha mẹ, giáo sĩ, tu sĩ, hay đaị diện đoàn thể, chính quyền các cấp…,đều cần để lòng săn sóc cho người mình có trách nhiệm trước mặt Chúa.
Phó tế: JB Nguyễn văn Định * johdvn@yahoo.com
Từ ngày 01 đến ngày 15-06-09
Ngày 01-06-09: Thư giới thiệu chúng tôi là chính anh em. Thư ấy viết trong tâm hồn chúng tôi, mọi người đều biết và đọc. (2Cor 3, 2)
* Thánh Phaolô nói với Công đoàn mà ngài đã thành lập bởi là ơn Thánh Thần. Xin giúp con biết quy mọi thành công về Thiên Chúa.
Ngày 02-06-09: Ngày 02-06-09: Rõ ràng anh em là bức thư của Đức Kitô được trao phó cho chúng tôi chăm sóc, không phải viết bằng mực đen; nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống, không phải ghi trên những tấm bia bằng đá… (2Cor 3, 3)
* Phaolô muốn nhấn mạnh đến trái tim bằng thịt biết yêu thương. Xin giúp con thực hành đức ái bằng sự chăm sóc đời sống cho nhau.
Ngày 03-06-09: Không phải vì tự chúng tôi, chúng tôi có khả năng để nghĩ rằng mình có thể làm được gì, nhưng khả năng của chúng tôi là do nơi Thiên Chúa. (2Cor 3, 5)
* Phaolô đã dạy cho bạn bài học khiêm tốn trong khi làm được mọi việc. Xin dạy con bỏ đầu óc tự kiêu, trong khi phục vụ tha nhân.
Ngày 04-06-09: …Thiên Chúa không thiên vị ai, các vị có thế giá ấy đã không đưa ra thêm điều gì cho tôi. (Gl 2, 6)
* Phaolô ám chỉ đại hội ở Giêrusalem. Các tín hữu gốc dân ngoại tự do đối với việc cắt bì và luật Mô-sê. Tôi noi gương Phaolô đã không gây phiền hà cho những người gốc dân ngoại trên, người Tân tòng.
Ngày 05-06-09: Đấng đã dùng ông Phêrô hoạt động tông đồ cho những người được cắt bì, cũng đã dùng tôi hoạt động cho dân ngoại. (Gl 2, 8) - * Tin Mừng là quyền năng của Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin. Tôi luôn nói về Đức Kitô đã chịu chết và Phục sinh.
Ngày 06-06-09: Chỉ có điều này là chúng tôi phải nhớ đến những người túng thiếu, điều mà tôi vẫn gắng làm. (Gl 2, 10)
* Muốn có hiệp thông trong Chúa, bạn cần cho sự chia sẻ của cải. Đây là cách tôi rao giảng Tin Mừng bằng thực hiện Lời Chúa dạy.
Ngày 07-06-09: Xin Người soi lòng mở trí cho anh em thấy rõ đâu là niềm hy vọng anh em đã nhận được,… đâu là gia nghiệp vinh quang phong phú anh được chia sẻ cùng các thánh. (Êp 1, 18)
* Trong Kinh Thánh, trái tim được tượng trưng cho nội tâm của con người. Con sẽ sống hài hoà cùng với các thánh là mọi Kitô hữu khác.
Ngày 08-06-09: Người đã biểu dương nơi Đức Kitô, khi làm cho Đức Kitô chỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người từ tên trời. (Êp 1, 20) - * Thần Khí của Chúa Cha đã làm cho Đức Kitô sống lại. Xin nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần giúp con đổi mới mỗi ngày.
Ngày 09-06-09: Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh. (Ep 1, 22)
* Đức Kitô là Chúa, là Đầu Hội Thánh, Hội Thánh là thân thể của Người. Tạ ơn Chúa đã cho con người được làm chủ mọi loài thọ tạo.
Ngày 10-06-09:. Bây giờ cũng như trong mọi lúc, Đức Kitô sẽ tỏ bày quyền uy cao cả của Người nơi thân xác tôi, dù tôi sống hay tôi chết. (Pl 1, 20) - * Nhờ lãnh các Bí tích, bạn được liên kết với Đức Kitô, là chi thể của Người, nên đau khổ và sự chết của bạn cũng sẽ trở thành của Đức Kitô một cách huyền nhiệm. Hãy ngẩng cao đầu lên !
Ngày 11-06-09: Vì đối với tôi, sống là Đức Kitô và chết là một mối lợi. (Pl 1, 21) - *Sau khi chết tôi được trở về nhà Cha, được biến đổi chứ không mất đi, ngày chết cũng là ngày Sinh nhật của tôi, vì đời trần gian là thời thai nghén, tôi được sinh ra trong trời mới đất mới!
Ngày 12-06-09: Vì tôi bị giằng co giữa hai đàng: ước ao của tôi là ra đi để được ở với Đức Kitô, điều này tốt hơn bội phần. (Pl 1, 23)
* Ra đi là về ở với Chúa, có thể hưởng hạnh phúc ngay sau khi chết, chứ không phải chờ ngày phán xét chung, nếu tôi sống hoàn thiện!
Ngày 13-06-09: Tôi muốn anh em biết tôi phải chiến đấu gay go thế nào về anh em, vì những người Lao-đi-ki-a, và vì bao người khác chưa thấy tôi tận mắt. (Cl 2, 1) - * Thánh Phaolô muốn khích lệ các tìn hữu, giúp họ sống yêu thương và tránh những sai lầm khác. Xin cho con bền chí trước những biến cố cuộc sống nhiều khó khăn này.
Ngày 14-06-09: Trong Người có cất dấu mọi kho tàng của sự khôn ngoan và hiểu biết. (Cl 2, 3) - * Sự mầu nhiệm về khôn ngoan của Thiên Chúa là Đức Kitô, ngoài Người chỉ là tối tăm và ngu muội. Con quyết đọc kỹ trong Kinh Thánh là bức Thư Tình của Chúa Kitô.
Ngày 15-06-09: Tuy xa cách thể xác, nhưng tôi vẫn ở với anh em về tinh thần, và vui mừng thấy anh em giữ hàng ngũ và vững tin vào Đức Kitô. (Cl 2, 5)
* Sự quan tâm của Phaolô với Tín hữu là gương mẫu cho các mục tử của Chúa Kitô, dù bất cứ ở phương vị nào, từ ông bà, cha mẹ, giáo sĩ, tu sĩ, hay đaị diện đoàn thể, chính quyền các cấp…,đều cần để lòng săn sóc cho người mình có trách nhiệm trước mặt Chúa.
Phó tế: JB Nguyễn văn Định * johdvn@yahoo.com
Mẹ chúng ta, Đấng Bào Chữa chúng ta: Những hành trình của Đức Maria thành Nadarét
Vũ Văn An
09:36 29/05/2009
Deirdre Cornell (1) thuật lại câu truyện cảm động về một người đàn bà Mễ Tây Cơ qua Nữu Ước tìm tung tích đứa con trai 21 tuổi mất tích vào đúng ngày tòa Tháp Đôi bị khủng bố đánh sập.
Tên đứa con trai là Fernando Jiménez Molinar. Vừa tốt nghiệp trung học, Molinar quyết chí kiếm tiền để mở một thương vụ làm ăn. Anh vượt biên qua Mỹ, tới miền bắc nước này, trở thành một công nhân không giấy tờ của Manhattan. Trong vòng hai năm, anh đã trả xong phí khoản vay để trang trải cho chuyến đi và bắt đầu dành dụm cho tương lai. Nhưng đêm 11 tháng Chín năm 2001, anh không trở về căn hộ cùng thuê với đồng hương di dân. Điều ấy khiến bà mẹ ở quê nhà vô cùng lo lắng, bà chỉ biết một điều: sáng hôm đó, Molinar còn lên đường đi trao hàng, và không bao giờ trở lại nữa.
Người đàn bà can đảm ấy đã lo liệu qua Nữu Ước để dò la dấu vết những ngày cuối cùng của con trai mình. Người chủ tiệm thịt nguội nơi Fernando làm việc xác nhận rằng Fernando là một công nhân tốt rồi anh quay mặt dấu dòng lệ tự nhiên tuôn rơi. Không thi thể để nhận diện và không nhân chứng hợp pháp, toàn bộ biến cố vì thế xem ra bất hiện thực và bất tự nhiên biết chừng nào. Các đồng nghiệp của anh sẵn sàng ra tòa làm chứng, nhưng khi người chủ tiệm thịt nguội từ chối ra tòa vì sợ bị phạt về tội sử dụng công nhân bất hợp pháp, nên các đồng nghiệp trên cũng từ chối luôn.
Mẹ của Fernando đành ngủ lại phòng khách một người quen, sống những đêm không ngủ và những ngày thất vọng, cố gắng gỡ cái thế lưỡng nan mà bà và nhiều gia đình khác hiện đang mắc vào. Chưa hết, thêm vào đó, bà còn nặng chĩu với nhiệm vụ không được để ký ức của con bị xóa nhòa. Dù cái chết của con có thể mang lại những món tiền bồi thường lớn lao, nhưng quan tâm chính của bà mẹ này không phải chỉ có thế, mà có ý nghĩa khác. Bà tâm sự rằng điều làm bà ám ảnh là không có giấy khai tử, không có hồ sơ dân sự nào, không có gì chính thức nhìn nhận con bà đá quá vãng. Như thể Fernando chưa bao giờ hiện diện ở trên đời; không những không có hồ sơ nào ghi chép việc anh từ giã cõi đời, mà đến cả sống anh ta cũng không có dấu chỉ nào hết.
Hiển nhiên người mẹ chàng thanh niên này muốn bảo trì ký ức về con trai mình. Các nhà nhân chủng học văn hóa từ lâu vốn chứng minh rằng trong khi việc sinh nở là một biến cố thể lý, thì chức phận làm cha làm mẹ lại là một hiện tượng do xã hội tạo dựng. Hình ảnh một bà mẹ thức đêm tại nhà chờ con, cầu nguyện cho hạnh phúc của chúng, rất tự nhiên trong tâm trí ta; song hình ảnh một bà mẹ tìm tòi đứa con mất tích trong hồ sơ công cộng quả đã phá hết các nguyên mẫu tình cảm.
Nhất là trong tháng Năm, tháng được người Công Giáo dành để tôn kính Đức Maria, không ai lại không cảm phục chiêm ngưỡng chức làm mẹ của Mẹ Thiên Chúa.
Các hình ảnh về Đức Mẹ
Trong các Phúc Âm, chức làm mẹ của Trinh Nữ Maria đã được trình bày một cách không theo ước lệ chút nào. Phúc âm Mátthêu mở đầu với việc kể lại gia phả của Chúa Giêsu, một gia phả đặt Đức Mẹ bên cạnh nhiều người đàn bà đáng nghi ngại, từng trung thành với giao ước một cách không giống ai. Phúc âm Luca cho thấy một Đức Maria dám phá ước lệ của lối văn truyền tin bằng cách nói lên sự bằng lòng của mình. Trong nhiều bản văn Thánh Kinh, Đức Maria dám đặt câu hỏi; ngài đuổi theo con mình; tham dự tiệc vui; ra lệnh; và nhất là du hành. Nhiều lần. Đúng thế, các đoạn của Thánh Kinh nhắc đến Đức Maria đều được đóng khung bằng những cuộc hành trình. Từ cuộc lên đường thứ nhất lúc ngài “khởi hành và ra đi vội vã” để thăm bà Êlisabét, tới cuộc hành hương dứt khoát tới Giêrusalem và lần sau cùng nhắc tới ngài trong Tông Đồ Công Vụ, câu truyện về ngài lúc nào cũng kèm theo chuyển dịch, từ những thời điểm ý nghĩa này tới thời điểm ý nghĩa kia. Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, chức phận làm mẹ của ngài đi trọn một vòng hoàn hảo, khi ngài tiếp nhận một lần nữa Chúa Thánh Thần là Đấng thổi sự sống vào cộng đồng đức tin và sai họ lên đường truyền giáo.
Nhiều truyền thống bình dân về Đức Mẹ Đồng Trinh đều có cùng một cảm thức như trên về sức sống và tính kiên cường ấy. Không giống việc tôn kính các vị tử đạo và thánh nhân địa phương, lòng tôn sùng Đức Mẹ, trong Giáo Hội sơ khai, không giới hạn vào các địa điểm địa dư đặc thù. Việc Mông Triệu, từng gợi hứng cho óc tưởng tượng Kitô Giáo ngay từ thế kỷ thứ hai, cũng hàm ý rằng danh dự dành cho Mẹ Thiên Chúa tuy có thể liên hệ tới một nơi chốn nhất định, nhưng không bị độc cực hóa (monopolized, độc quyền), không bị một nơi chốn tưởng niệm duy nhất nào thu hút hết. Khi vượt qua cái biên giới tối hậu ấy bằng cả thân xác và linh hồn, nghịch thường thay, ngài đã được tự do bước sâu vào man vàn nền văn hóa của Kitô Giáo, chăm sóc muôn thế hệ tín hữu đã được trao phó cho ngài săn sóc, ngay từ khi còn ở dưới chân Thánh Giá, theo Phúc Âm Gioan.
Hai hình ảnh của Mễ Tây Cơ, một nổi tiếng một không nổi tiếng bao nhiêu, nói với ta rất nhiều về chức phận làm mẹ liên tục của Mẹ Thiên Chúa. Như xưa ngài đã một lần hợp tác vào việc cứu rỗi loài người, nay ngài mở rộng sự che chở và phù hộ đặc biệt của ngài cho những thành phần dễ bị thương tổn hơn cả.
Juquila và Guadalupe
Tại Oaxaca, bức tượng Thánh Nữ Đồng Trinh Juquila nhỏ xíu, diễn tả Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai, hàng năm đang lôi cuốn hơn hai triệu người hành hương đến tôn kính. Khách hành hương từ khắp Cộng Hòa Mễ Tây Cơ, cũng như các di dân từ Vùng Bắc trở về, đã nô nức kéo nhau tụ về đền thánh của ngôi làng nhỏ bé. Họ đi bằng đủ phương tiện: đạp xe, cuốc bộ, hoặc lái xe qua những con đường nguy hiểm, vượt rừng núi nhiều giờ, nhiều ngày và có khi nhiều tuần để tới đây. Bức hình Thánh Nữ Đồng Trinh này từng được người ta yêu mến từ thời Mễ Tây Cơ bị chiếm đóng, vì sự chăm sóc thiết tha của Đức Mẹ dành cho người bản xứ, những người mà ngài năng thăm viếng dưới hìnhh thức một bức tượng cao khoảng một bộ Anh được một vị truyền giáo Dòng Đa Minh rước qua hết mọi nơi. Khi bức tượng được đặt yên vị tại làng Amialtepec, các tân tòng bản địa đua nhau kéo tới căn chòi bằng lá của ngài. Khi ngôi làng bị đốt phá bình địa, bức tượng đã được ‘bình yên’ một cách lạ lùng, tóc chỉ bị cháy xém, mặt và tay bị khói làm đen sạm: thế là Thánh Nữ Đồng Trinh nên giống hệt những người ngài yêu dấu.
Cuối thế kỷ 17, việc mỗi ngày một nổi tiếng của ngài, cũng như việc các giáo sĩ tranh nhau quyền kiểm soát, đã dẫn tới việc rời bức tượng về trụ sở giáo xứ Juquila. Do đó tượng mới có tên là Thánh Nữ Đồng Trinh Juquila. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, đối với lòng sùng kính bình dân, Thánh Nữ Đồng Trinh vẫn tiếp tục “trở về” mái nhà lá khiêm nhường của mình. Cả ngày nay nữa, người ta tin rằng Thánh Nữ Đồng Trinh Juquila vẫn tới lui núi non Oaxaca.
Cái khuôn thước du hành này củng cố hình ảnh Thánh Nữ Đồng Trinh như quan thầy không chính thức của người xuất cư ra khỏi các tiểu bang phương nam của Mễ Tây Cơ. Người hành hương thực hiện chuyến đi cực nhọc tới đền thánh của ngài để được núp dưới tà áo bụi bặm, trải dài từ đôi vai nhỏ xíu của ngài, một hành vi biểu tượng cho sự cầu bầu của ngài trong lúc gian nan họ gặp trên đường đời.
Bức vẽ thứ hai, tức Đức Bà Guadalupe, nổi tiếng vì phong cách vẽ hình Đức Mẹ quả đã vượt qua nhiều biên giới. Bắt đầu với việc ‘xuất khẩu’ các bản sao hình Đức Mẹ từ Mễ Tây Cơ thuộc địa qua Phi Luật Tân, Puerto Rico, các phần khác của Tân Tây Ban Nha và cả Ý Đại Lợi, dịch bản Mễ Tây Cơ về Mẹ Thiên Chúa này (cùng tên với Thánh Nữ Đồng Trinh Guadalupe của vùng Extremadura, Tây Ban Nha), cho thấy một thiên hướng kỳ diệu về di động tính. Gần đây hơn, lòng sùng kính đã lên cao một cách phi thường tại Mỹ nhờ làn sóng các guadalupanos, tức những người sùng kính Đức Bà Guadalupe, ồ ạt kéo tới những vùng trước đây chưa hề quen biết bức ảnh.
Đức Bà Guadalupe luôn chiếm được lòng trung thành đạo hạnh của những người tôn kính ngài. Tuy nhiên, trong lòng sùng kính bình dân, Đức Mẹ không hành động như nữ hoàng Mỹ Châu và nữ hoàng Phi Luật Tân, mà như bà mẹ của họ. Hình ảnh của ngài du hành vạn dặm, đến tận những trang trại của tiểu bang Nữu Ước thượng nguồn, vườn trái cây của tiểu bang Giorgia thôn dã và những xí nghiệp đóng thịt hộp của tiểu bang Minnesota xa xôi, do những người di dân mang theo, những con người tìm được nơi bức ảnh một chứng nhân thân ái cho những vật lộn hàng ngày của họ: Ngài quả là kho lẫm thích đáng cho ký ức cá nhân và tập thể của họ.
Nền tảng đầu hết cho câu truyện Guadalupe đã được truyền khẩu giữ gìn bởi các Kitô hữu bản địa tại vùng Tepeyac. Trình thuật chi tiết nhất được tìm thấy trong cuốn Nican Mopohua (khoảng năm 1556), thuật lại những lần Đức Mẹ hiện ra đầu tiên. Trọng tâm của câu truyện là Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, vừa tới nơi, đã truyện trò với một nhà truyền giáo bản địa, chính là Thánh Juan Diego Cuauhtlatoatzin sau này.
Chặn bước nhà truyền giáo này lúc ông đang đi, Thánh Nữ Đồng Trinh nói với ông bằng tiếng Nahuatl và ủy thác cho ông sứ điệp sau đây: ngài tha thiết có một nơi ẩn dật, một nhà nguyện, một nhà thờ (ba chữ khác nhau trong thứ tự tiệm tiến) được xây dựng tại nơi ngài chọn. Tại đó, ngài hứa sẽ ban tình yêu, sự che chở, sự an ủi và chữa lành trong tư cách một người mẹ cho “tất cả những ai sống tại vùng đất này” và “cả những ai yêu mến ngài nữa”.
Việc Tepeyac được nhà dân tộc học thế kỷ 16 là Fray Bernardino de Sahagún ghi nhận là địa điểm hành hương trước thời Tây Ban Nha là điều không có chi đáng ngạc nhiên cả, vì phần lớn công cuộc truyền bá phúc âm tại Mỹ Châu diễn tiến qua việc xây dựng các ngôi nhà thờ trên các đổ nát của đền thờ bản địa. Điều quan trọng hơn chính là sự kiện các Kitô hữu tân tòng bản địa gọi bức ảnh Đức Mẹ này là “Tonantzin,” (Mẹ Yêu Dấu Của Chúng Con).
Điều đáng chú ý là mặc dù bức ảnh có một ý nghĩa đặc thù, nhưng nó lại thoát được những điều kiện khắt khe của lịch sử. Tấm tilma, tức tấm áo choàng trên đó bức ảnh xuất hiện, vẫn còn nguyên vẹn sau hơn bốn thế kỷ qua, ấy thế mà các nhà khoa học cũng như các nhà sử học vẫn chưa làm sao nhận diện được nguồn gốc mầu nhiệm của nó. Qua sự chú ý mới mẻ hiện nay đối với tấm tilma, người ta mới thấy bức chân dung Đức Bà Guadalupe này (pha trộn đủ các nét Tây Ban Nha lẫn bản địa) mang theo tính biểu tượng hết sức phong phú đối với những người sùng kính ngài. Qua truyện kể và qua hình ảnh, Đức Bà Guadalupe quả đã nói lên một Đức Maria luôn đi tìm con cái mình, giống hệt người mẹ của Fernando lên đường tìm vết chân cuối cùng của con ở Nữu Ước.
Các bà mẹ luôn duy trì được địa vị ưu tuyển khôn sánh khi nói tới ký ức. Thực vậy, một trong những vai trò mà ai cũng phải nhận có tính mẫu thân chính là làm nhân chứng cho ký ức cá nhân của con cái và cháu chắt mình. Các vị trưởng thượng thuộc cả hai giới tính đều có công chuyển giao kiến thức của các thế hệ đi trước, dẫn dắt các thế hệ trẻ đi vào bản sắc tập thể; tuy nhiên, chính các bà mẹ mới là người đặc biệt duy trì được lịch sử con cái mình. Trong các gia đình có đứa con bị mất đi vì thảm họa hay bệnh tật, bà mẹ là người lo lắng sao cho việc mất mát ấy không bao giờ bị gia đình hay cộng đoàn quên lãng.
Kitô hữu tưởng nhớ Đức Mẹ vì Đức Mẹ luôn nhớ tới ta. Khi ta quên khuấy mình là con cái Thiên Chúa, Đức Mẹ luôn nhắc ta nhớ đến bản sắc chân thực của mình: ta là con cái của chính Mẹ Thiên Chúa.
Thánh Nữ Đồng Trinh Maria luôn phủ chiếc áo choàng thời danh lên mọi tín hữu. Việc tưởng niệm Đức Maria, một phụ nữ nông thôn từng vượt qua ranh giới thôn làng để sinh hạ Đấng Thiên Chúa Ở Giữa Chúng Ta và để trở thành chứng nhân cái chết cứu rỗi của Người, thật hết sức phong phú về hình ảnh mà ngài muốn chia sẻ với ta, làm linh hứng cho ta trên đường lữ thứ trần gian. Với lời cầu nguyện bất tận ở bên kia biên giới sau cùng, Đức Mẹ quả là đấng bào chữa cho ta trong một tình mẫu tử vừa nhập thân các nền văn hóa đặc thù của ta vừa vượt lên trên mọi giới hạn của chúng ta về thời gian và địa dư. Ngài chúc lành cho ta, đem ta bình yên qua khỏi ngưỡng cửa cuộc đời.
(1) Deirdre Cornell làm việc lâu năm tại Mễ Tây Cơ, hiện viết cho tập san The America, của các cha Dòng Tên Mỹ (coi số ngày 18 tháng Năm, 2009).
Tên đứa con trai là Fernando Jiménez Molinar. Vừa tốt nghiệp trung học, Molinar quyết chí kiếm tiền để mở một thương vụ làm ăn. Anh vượt biên qua Mỹ, tới miền bắc nước này, trở thành một công nhân không giấy tờ của Manhattan. Trong vòng hai năm, anh đã trả xong phí khoản vay để trang trải cho chuyến đi và bắt đầu dành dụm cho tương lai. Nhưng đêm 11 tháng Chín năm 2001, anh không trở về căn hộ cùng thuê với đồng hương di dân. Điều ấy khiến bà mẹ ở quê nhà vô cùng lo lắng, bà chỉ biết một điều: sáng hôm đó, Molinar còn lên đường đi trao hàng, và không bao giờ trở lại nữa.
Người đàn bà can đảm ấy đã lo liệu qua Nữu Ước để dò la dấu vết những ngày cuối cùng của con trai mình. Người chủ tiệm thịt nguội nơi Fernando làm việc xác nhận rằng Fernando là một công nhân tốt rồi anh quay mặt dấu dòng lệ tự nhiên tuôn rơi. Không thi thể để nhận diện và không nhân chứng hợp pháp, toàn bộ biến cố vì thế xem ra bất hiện thực và bất tự nhiên biết chừng nào. Các đồng nghiệp của anh sẵn sàng ra tòa làm chứng, nhưng khi người chủ tiệm thịt nguội từ chối ra tòa vì sợ bị phạt về tội sử dụng công nhân bất hợp pháp, nên các đồng nghiệp trên cũng từ chối luôn.
Mẹ của Fernando đành ngủ lại phòng khách một người quen, sống những đêm không ngủ và những ngày thất vọng, cố gắng gỡ cái thế lưỡng nan mà bà và nhiều gia đình khác hiện đang mắc vào. Chưa hết, thêm vào đó, bà còn nặng chĩu với nhiệm vụ không được để ký ức của con bị xóa nhòa. Dù cái chết của con có thể mang lại những món tiền bồi thường lớn lao, nhưng quan tâm chính của bà mẹ này không phải chỉ có thế, mà có ý nghĩa khác. Bà tâm sự rằng điều làm bà ám ảnh là không có giấy khai tử, không có hồ sơ dân sự nào, không có gì chính thức nhìn nhận con bà đá quá vãng. Như thể Fernando chưa bao giờ hiện diện ở trên đời; không những không có hồ sơ nào ghi chép việc anh từ giã cõi đời, mà đến cả sống anh ta cũng không có dấu chỉ nào hết.
Hiển nhiên người mẹ chàng thanh niên này muốn bảo trì ký ức về con trai mình. Các nhà nhân chủng học văn hóa từ lâu vốn chứng minh rằng trong khi việc sinh nở là một biến cố thể lý, thì chức phận làm cha làm mẹ lại là một hiện tượng do xã hội tạo dựng. Hình ảnh một bà mẹ thức đêm tại nhà chờ con, cầu nguyện cho hạnh phúc của chúng, rất tự nhiên trong tâm trí ta; song hình ảnh một bà mẹ tìm tòi đứa con mất tích trong hồ sơ công cộng quả đã phá hết các nguyên mẫu tình cảm.
Nhất là trong tháng Năm, tháng được người Công Giáo dành để tôn kính Đức Maria, không ai lại không cảm phục chiêm ngưỡng chức làm mẹ của Mẹ Thiên Chúa.
Các hình ảnh về Đức Mẹ
Trong các Phúc Âm, chức làm mẹ của Trinh Nữ Maria đã được trình bày một cách không theo ước lệ chút nào. Phúc âm Mátthêu mở đầu với việc kể lại gia phả của Chúa Giêsu, một gia phả đặt Đức Mẹ bên cạnh nhiều người đàn bà đáng nghi ngại, từng trung thành với giao ước một cách không giống ai. Phúc âm Luca cho thấy một Đức Maria dám phá ước lệ của lối văn truyền tin bằng cách nói lên sự bằng lòng của mình. Trong nhiều bản văn Thánh Kinh, Đức Maria dám đặt câu hỏi; ngài đuổi theo con mình; tham dự tiệc vui; ra lệnh; và nhất là du hành. Nhiều lần. Đúng thế, các đoạn của Thánh Kinh nhắc đến Đức Maria đều được đóng khung bằng những cuộc hành trình. Từ cuộc lên đường thứ nhất lúc ngài “khởi hành và ra đi vội vã” để thăm bà Êlisabét, tới cuộc hành hương dứt khoát tới Giêrusalem và lần sau cùng nhắc tới ngài trong Tông Đồ Công Vụ, câu truyện về ngài lúc nào cũng kèm theo chuyển dịch, từ những thời điểm ý nghĩa này tới thời điểm ý nghĩa kia. Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, chức phận làm mẹ của ngài đi trọn một vòng hoàn hảo, khi ngài tiếp nhận một lần nữa Chúa Thánh Thần là Đấng thổi sự sống vào cộng đồng đức tin và sai họ lên đường truyền giáo.
Nhiều truyền thống bình dân về Đức Mẹ Đồng Trinh đều có cùng một cảm thức như trên về sức sống và tính kiên cường ấy. Không giống việc tôn kính các vị tử đạo và thánh nhân địa phương, lòng tôn sùng Đức Mẹ, trong Giáo Hội sơ khai, không giới hạn vào các địa điểm địa dư đặc thù. Việc Mông Triệu, từng gợi hứng cho óc tưởng tượng Kitô Giáo ngay từ thế kỷ thứ hai, cũng hàm ý rằng danh dự dành cho Mẹ Thiên Chúa tuy có thể liên hệ tới một nơi chốn nhất định, nhưng không bị độc cực hóa (monopolized, độc quyền), không bị một nơi chốn tưởng niệm duy nhất nào thu hút hết. Khi vượt qua cái biên giới tối hậu ấy bằng cả thân xác và linh hồn, nghịch thường thay, ngài đã được tự do bước sâu vào man vàn nền văn hóa của Kitô Giáo, chăm sóc muôn thế hệ tín hữu đã được trao phó cho ngài săn sóc, ngay từ khi còn ở dưới chân Thánh Giá, theo Phúc Âm Gioan.
Hai hình ảnh của Mễ Tây Cơ, một nổi tiếng một không nổi tiếng bao nhiêu, nói với ta rất nhiều về chức phận làm mẹ liên tục của Mẹ Thiên Chúa. Như xưa ngài đã một lần hợp tác vào việc cứu rỗi loài người, nay ngài mở rộng sự che chở và phù hộ đặc biệt của ngài cho những thành phần dễ bị thương tổn hơn cả.
Juquila và Guadalupe
Tại Oaxaca, bức tượng Thánh Nữ Đồng Trinh Juquila nhỏ xíu, diễn tả Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai, hàng năm đang lôi cuốn hơn hai triệu người hành hương đến tôn kính. Khách hành hương từ khắp Cộng Hòa Mễ Tây Cơ, cũng như các di dân từ Vùng Bắc trở về, đã nô nức kéo nhau tụ về đền thánh của ngôi làng nhỏ bé. Họ đi bằng đủ phương tiện: đạp xe, cuốc bộ, hoặc lái xe qua những con đường nguy hiểm, vượt rừng núi nhiều giờ, nhiều ngày và có khi nhiều tuần để tới đây. Bức hình Thánh Nữ Đồng Trinh này từng được người ta yêu mến từ thời Mễ Tây Cơ bị chiếm đóng, vì sự chăm sóc thiết tha của Đức Mẹ dành cho người bản xứ, những người mà ngài năng thăm viếng dưới hìnhh thức một bức tượng cao khoảng một bộ Anh được một vị truyền giáo Dòng Đa Minh rước qua hết mọi nơi. Khi bức tượng được đặt yên vị tại làng Amialtepec, các tân tòng bản địa đua nhau kéo tới căn chòi bằng lá của ngài. Khi ngôi làng bị đốt phá bình địa, bức tượng đã được ‘bình yên’ một cách lạ lùng, tóc chỉ bị cháy xém, mặt và tay bị khói làm đen sạm: thế là Thánh Nữ Đồng Trinh nên giống hệt những người ngài yêu dấu.
Cuối thế kỷ 17, việc mỗi ngày một nổi tiếng của ngài, cũng như việc các giáo sĩ tranh nhau quyền kiểm soát, đã dẫn tới việc rời bức tượng về trụ sở giáo xứ Juquila. Do đó tượng mới có tên là Thánh Nữ Đồng Trinh Juquila. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, đối với lòng sùng kính bình dân, Thánh Nữ Đồng Trinh vẫn tiếp tục “trở về” mái nhà lá khiêm nhường của mình. Cả ngày nay nữa, người ta tin rằng Thánh Nữ Đồng Trinh Juquila vẫn tới lui núi non Oaxaca.
Cái khuôn thước du hành này củng cố hình ảnh Thánh Nữ Đồng Trinh như quan thầy không chính thức của người xuất cư ra khỏi các tiểu bang phương nam của Mễ Tây Cơ. Người hành hương thực hiện chuyến đi cực nhọc tới đền thánh của ngài để được núp dưới tà áo bụi bặm, trải dài từ đôi vai nhỏ xíu của ngài, một hành vi biểu tượng cho sự cầu bầu của ngài trong lúc gian nan họ gặp trên đường đời.
Bức vẽ thứ hai, tức Đức Bà Guadalupe, nổi tiếng vì phong cách vẽ hình Đức Mẹ quả đã vượt qua nhiều biên giới. Bắt đầu với việc ‘xuất khẩu’ các bản sao hình Đức Mẹ từ Mễ Tây Cơ thuộc địa qua Phi Luật Tân, Puerto Rico, các phần khác của Tân Tây Ban Nha và cả Ý Đại Lợi, dịch bản Mễ Tây Cơ về Mẹ Thiên Chúa này (cùng tên với Thánh Nữ Đồng Trinh Guadalupe của vùng Extremadura, Tây Ban Nha), cho thấy một thiên hướng kỳ diệu về di động tính. Gần đây hơn, lòng sùng kính đã lên cao một cách phi thường tại Mỹ nhờ làn sóng các guadalupanos, tức những người sùng kính Đức Bà Guadalupe, ồ ạt kéo tới những vùng trước đây chưa hề quen biết bức ảnh.
Đức Bà Guadalupe luôn chiếm được lòng trung thành đạo hạnh của những người tôn kính ngài. Tuy nhiên, trong lòng sùng kính bình dân, Đức Mẹ không hành động như nữ hoàng Mỹ Châu và nữ hoàng Phi Luật Tân, mà như bà mẹ của họ. Hình ảnh của ngài du hành vạn dặm, đến tận những trang trại của tiểu bang Nữu Ước thượng nguồn, vườn trái cây của tiểu bang Giorgia thôn dã và những xí nghiệp đóng thịt hộp của tiểu bang Minnesota xa xôi, do những người di dân mang theo, những con người tìm được nơi bức ảnh một chứng nhân thân ái cho những vật lộn hàng ngày của họ: Ngài quả là kho lẫm thích đáng cho ký ức cá nhân và tập thể của họ.
Nền tảng đầu hết cho câu truyện Guadalupe đã được truyền khẩu giữ gìn bởi các Kitô hữu bản địa tại vùng Tepeyac. Trình thuật chi tiết nhất được tìm thấy trong cuốn Nican Mopohua (khoảng năm 1556), thuật lại những lần Đức Mẹ hiện ra đầu tiên. Trọng tâm của câu truyện là Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, vừa tới nơi, đã truyện trò với một nhà truyền giáo bản địa, chính là Thánh Juan Diego Cuauhtlatoatzin sau này.
Chặn bước nhà truyền giáo này lúc ông đang đi, Thánh Nữ Đồng Trinh nói với ông bằng tiếng Nahuatl và ủy thác cho ông sứ điệp sau đây: ngài tha thiết có một nơi ẩn dật, một nhà nguyện, một nhà thờ (ba chữ khác nhau trong thứ tự tiệm tiến) được xây dựng tại nơi ngài chọn. Tại đó, ngài hứa sẽ ban tình yêu, sự che chở, sự an ủi và chữa lành trong tư cách một người mẹ cho “tất cả những ai sống tại vùng đất này” và “cả những ai yêu mến ngài nữa”.
Việc Tepeyac được nhà dân tộc học thế kỷ 16 là Fray Bernardino de Sahagún ghi nhận là địa điểm hành hương trước thời Tây Ban Nha là điều không có chi đáng ngạc nhiên cả, vì phần lớn công cuộc truyền bá phúc âm tại Mỹ Châu diễn tiến qua việc xây dựng các ngôi nhà thờ trên các đổ nát của đền thờ bản địa. Điều quan trọng hơn chính là sự kiện các Kitô hữu tân tòng bản địa gọi bức ảnh Đức Mẹ này là “Tonantzin,” (Mẹ Yêu Dấu Của Chúng Con).
Điều đáng chú ý là mặc dù bức ảnh có một ý nghĩa đặc thù, nhưng nó lại thoát được những điều kiện khắt khe của lịch sử. Tấm tilma, tức tấm áo choàng trên đó bức ảnh xuất hiện, vẫn còn nguyên vẹn sau hơn bốn thế kỷ qua, ấy thế mà các nhà khoa học cũng như các nhà sử học vẫn chưa làm sao nhận diện được nguồn gốc mầu nhiệm của nó. Qua sự chú ý mới mẻ hiện nay đối với tấm tilma, người ta mới thấy bức chân dung Đức Bà Guadalupe này (pha trộn đủ các nét Tây Ban Nha lẫn bản địa) mang theo tính biểu tượng hết sức phong phú đối với những người sùng kính ngài. Qua truyện kể và qua hình ảnh, Đức Bà Guadalupe quả đã nói lên một Đức Maria luôn đi tìm con cái mình, giống hệt người mẹ của Fernando lên đường tìm vết chân cuối cùng của con ở Nữu Ước.
Các bà mẹ luôn duy trì được địa vị ưu tuyển khôn sánh khi nói tới ký ức. Thực vậy, một trong những vai trò mà ai cũng phải nhận có tính mẫu thân chính là làm nhân chứng cho ký ức cá nhân của con cái và cháu chắt mình. Các vị trưởng thượng thuộc cả hai giới tính đều có công chuyển giao kiến thức của các thế hệ đi trước, dẫn dắt các thế hệ trẻ đi vào bản sắc tập thể; tuy nhiên, chính các bà mẹ mới là người đặc biệt duy trì được lịch sử con cái mình. Trong các gia đình có đứa con bị mất đi vì thảm họa hay bệnh tật, bà mẹ là người lo lắng sao cho việc mất mát ấy không bao giờ bị gia đình hay cộng đoàn quên lãng.
Kitô hữu tưởng nhớ Đức Mẹ vì Đức Mẹ luôn nhớ tới ta. Khi ta quên khuấy mình là con cái Thiên Chúa, Đức Mẹ luôn nhắc ta nhớ đến bản sắc chân thực của mình: ta là con cái của chính Mẹ Thiên Chúa.
Thánh Nữ Đồng Trinh Maria luôn phủ chiếc áo choàng thời danh lên mọi tín hữu. Việc tưởng niệm Đức Maria, một phụ nữ nông thôn từng vượt qua ranh giới thôn làng để sinh hạ Đấng Thiên Chúa Ở Giữa Chúng Ta và để trở thành chứng nhân cái chết cứu rỗi của Người, thật hết sức phong phú về hình ảnh mà ngài muốn chia sẻ với ta, làm linh hứng cho ta trên đường lữ thứ trần gian. Với lời cầu nguyện bất tận ở bên kia biên giới sau cùng, Đức Mẹ quả là đấng bào chữa cho ta trong một tình mẫu tử vừa nhập thân các nền văn hóa đặc thù của ta vừa vượt lên trên mọi giới hạn của chúng ta về thời gian và địa dư. Ngài chúc lành cho ta, đem ta bình yên qua khỏi ngưỡng cửa cuộc đời.
(1) Deirdre Cornell làm việc lâu năm tại Mễ Tây Cơ, hiện viết cho tập san The America, của các cha Dòng Tên Mỹ (coi số ngày 18 tháng Năm, 2009).
Ý Cha, ý con
Lm Vũđình Tường
13:52 29/05/2009
Khoa học, kĩ thuật điện tử, mỗi ngày đều có thêm phát minh mới. Cái mới tiện, xinh đẹp hơn cái cũ. Trừ một số nhỏ, đại đa số chạy muốn hụt hơi vẫn không theo kịp phát minh mới. Tất cả đều phải chạy. Nước này chạy đua võ khí với nước kia. Công ti này đua sản phẩm với công ti nọ. Thương buôn đua chào hàng. Cá nhân hãnh diện biết cách ăn, tiêu hơn người.
Để thực hiện ý con, cần lận chỗ này một ít, gian chỗ kia một chút. Hôm nay làm thêm giờ, mai làm phụ trội.
Để cho ý con thể hiện mà cuộc chạy đua tạo ra muôn vàn tệ nạn. Tựu chung, ngôn từ và hành động có chung mục đích, bằng mọi cách, bất kể thủ đoạn miễn đạt ý nguyện.
Truyền thông
Máy truyền hình, đài phát thanh, chiếm chỗ tốt nhất phong phòng khách, đóng đô trong phòng ngủ. Người ta than nghèo, kêu đói. Trưng diện trong phòng khách tố ngược lại, khoe ra điều trái với lời than. Phim ảnh, ca nhạc, kịch, các phương tiện in ấn, các trang báo điện tử, chương trình thể thao, đá bóng. Những loại thông tin này làm người lớn quay cuồng, trẻ nhỏ say mê. Chúng chiếm nhiều chỗ trong nhà, nhiều giờ trong ngày. Người lớn, trẻ em tự nguyện cắt giảm những thứ khác, dành nhiều giờ cho chúng. Ngoài một số nhỏ nhằm mục đích thông tin, tạo kiến thức và giúp vui cho gia đình. Đại đa số còn lại thông tin vịt. Thừa mứa hình ảnh thượng vàng, hạ cám. Khốn thay người già, con trẻ thích hạ cám hơn thượng vàng. Gia đình tan nát, đổ vỡ, nghiện ngập, tệ đoan xã hội, hiếp đáp, bất công, xỉ nhục, hành hạ nhau, coi thường sinh mạng người. Tin vịt là thủ phạm.
Vấn nạn cuộc sống
Thế giới chúng ta đang sống có nhiều vấn đề sôi sục. Tại quê nhà nóng bỏng một thời là vụ phản đối cán bộ âm thầm bán đất nhà chung Toà Khâm Sứ cho tư nhân. Tiếp theo là Thái Hà và mới đây nhất là Trung cộng khai thác bauxite. Nhà nước nói được, dân nói không. Hai bên tranh cãi, cán bộ giận nóng đỏ mặt.
Bắc Úc châu lo sốt vó vì vụ mưa ngập lụt; trái lại phía nam lại nóng cháy rừng. Cả bắc lẫn nam đều có thiệt hại nhân mạng, nhà cửa, mùa màng. Sự việc còn đang trong vòng điều tra, chưa ngã ngũ nguyên nhân cháy từ đâu ra. Trời làm hay người gây ra? Lạm phát kinh tế thế giới đổ ập xuống làm tắt ngúm vụ điều tra cháy rừng.
Chưa lo xong kế hoạch cứu đói đã xảy ra dịch cúm heo. Không chết vì đói cũng ngã gục vì cúm. Cúm truyền nhiễm gây cơn sốt cho cả quan lẫn dân. Chỉ cần hắt hơi nhẹ một cái, phóng đủ vi trùng lây bệnh sang người gần bên. Ho dịch cúm chưa lắng dịu, cơn sốt kia bùng lên do Bắc Hàn chủ xướng. Sau nhiều thất bại; lần này thành công bắn hoả tiễn tầm xa. Bắc Hàn thất bại người ta ăn mừng. Họ thành công người ăn không ngon, kẻ ngủ không yên. Ai bảo thành công luôn luôn tốt?
Biện pháp
Để hoá giải cúm heo, người ta đề ra các biện pháp như chích ngừa, trữ thuốc phòng hờ, rửa và lau tay thường xuyên, sống cách li. Để giải cơn sốt Bắc Hàn. Nhà ngoại giao lên tiếng mạnh mẽ kết án. Ban kế hoạch tìm cách phong toả kinh tế. Luật gia đề nghị đưa thêm luật bắt chẹt nhau. Giới quân sự tổng dợt, tỏ oai phong, sức mạnh vũ khí giết người. Tất cả các biện pháp trên đều dựa vào sức người, khôn ngoan của khối óc, mục đích trừng phạt lẫn nhau.
Chúa ở đâu
Nhìn vào tình trạng thế giới thấy nơi này châm ngòi chiến tranh. Nơi kia cổ võ sống buông thả. Xã hội này cướp đất nhà thờ. Xã hội kia tu sĩ khuyến khích ôm bom giết người. Xã hội này cho phép phá thai, xã hội kia cho phép đám cưới đồng phái. Sức khoẻ thì bệnh AIDS chưa nghiên cứu xong đã xảy ra dịch cúm heo. Những hiện tượng kia khiến người ta tự hỏi, Chúa Thánh Thần thất bại trong việc soi sáng, hướng dẫn và chỉ đường dẫn đến sự thật, an vui, hạnh phúc. Ngài thất bại trong cổ võ hoà bình, tạo một xã hội lành mạnh, an vui.
Đặt vấn đề trên bàn cân ta thấy có sự tự mâu thuẫn nội tại. Người ta không muốn sống, thực hành ý Chúa Cha. Người ta từ chối hướng dẫn, khuyên bảo của Thánh Thần. Người ta muốn hành động theo ý riêng mình, phục vụ sở thích riêng, tin vào tài năng riêng. Tin vào sức mạnh vũ khí giết người hàng loạt. Nền văn minh nhân loại tạo cho con người niềm tin vào khả năng tự bảo vệ, tự cứu.
Thánh Thần Chúa đến trần gian chỉ bảo, hướng dẫn và những ai lắng nghe, thực thi Lời Ngài sẽ sống bình an trong xã hội bất an. Sống tin yêu, phó thác trong mọi hoàn cảnh. Thánh thần không cưỡng ép, bắt buộc ai nghe Lời Ngài. Ngài luôn sẵn sàng ban ơn giúp ta thay đổi lối sống, cách nhìn và thái độ sống. Chấp nhận đổi thay do Ngài hướng dẫn sẽ được thanh tẩy, thánh hoá. Sống giữa bùn nhơ nhưng không hơi mùi bùn. Bị cám dỗ nhưng không thất bại. Bị bôi lọ mà vẫn trinh trong. Bị xỉ vả, nhục mạ mà không thẹn với lương tâm. Sống nơi xáo trộn mà lòng vẫn an bình.
Thánh Thần hoạt động tương tự như chính Đức Kitô. Người ta tưởng đóng đinh Đức Kitô vào thập giá là xong chuyện. Chấm dứt cuộc đời một người. Ai ngờ, sau ba ngày Ngài sống lại vinh quang, hiển trị. Thánh Thần đi con đường đó, kiên nhẫn đợi chờ con người thống hối, ăn năn. Người đời vội kết án Thánh thần đang thất thế. Số khác chối bỏ Ngài hiện hữu. Kitô hữu chớ nản lòng, hãy trung thành, kiên trì cộng tác và lắng nghe Thánh thần hướng dẫn. Thành quả quan trọng nhất là thành quả đời đời. Lời lãi cả thế gian mất thiên đàng ích gì. Hãy coi thường thành quả chóng qua, mưu cầu thành ơn vĩnh cửu, trường sinh.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Để thực hiện ý con, cần lận chỗ này một ít, gian chỗ kia một chút. Hôm nay làm thêm giờ, mai làm phụ trội.
Để cho ý con thể hiện mà cuộc chạy đua tạo ra muôn vàn tệ nạn. Tựu chung, ngôn từ và hành động có chung mục đích, bằng mọi cách, bất kể thủ đoạn miễn đạt ý nguyện.
Truyền thông
Máy truyền hình, đài phát thanh, chiếm chỗ tốt nhất phong phòng khách, đóng đô trong phòng ngủ. Người ta than nghèo, kêu đói. Trưng diện trong phòng khách tố ngược lại, khoe ra điều trái với lời than. Phim ảnh, ca nhạc, kịch, các phương tiện in ấn, các trang báo điện tử, chương trình thể thao, đá bóng. Những loại thông tin này làm người lớn quay cuồng, trẻ nhỏ say mê. Chúng chiếm nhiều chỗ trong nhà, nhiều giờ trong ngày. Người lớn, trẻ em tự nguyện cắt giảm những thứ khác, dành nhiều giờ cho chúng. Ngoài một số nhỏ nhằm mục đích thông tin, tạo kiến thức và giúp vui cho gia đình. Đại đa số còn lại thông tin vịt. Thừa mứa hình ảnh thượng vàng, hạ cám. Khốn thay người già, con trẻ thích hạ cám hơn thượng vàng. Gia đình tan nát, đổ vỡ, nghiện ngập, tệ đoan xã hội, hiếp đáp, bất công, xỉ nhục, hành hạ nhau, coi thường sinh mạng người. Tin vịt là thủ phạm.
Vấn nạn cuộc sống
Thế giới chúng ta đang sống có nhiều vấn đề sôi sục. Tại quê nhà nóng bỏng một thời là vụ phản đối cán bộ âm thầm bán đất nhà chung Toà Khâm Sứ cho tư nhân. Tiếp theo là Thái Hà và mới đây nhất là Trung cộng khai thác bauxite. Nhà nước nói được, dân nói không. Hai bên tranh cãi, cán bộ giận nóng đỏ mặt.
Bắc Úc châu lo sốt vó vì vụ mưa ngập lụt; trái lại phía nam lại nóng cháy rừng. Cả bắc lẫn nam đều có thiệt hại nhân mạng, nhà cửa, mùa màng. Sự việc còn đang trong vòng điều tra, chưa ngã ngũ nguyên nhân cháy từ đâu ra. Trời làm hay người gây ra? Lạm phát kinh tế thế giới đổ ập xuống làm tắt ngúm vụ điều tra cháy rừng.
Chưa lo xong kế hoạch cứu đói đã xảy ra dịch cúm heo. Không chết vì đói cũng ngã gục vì cúm. Cúm truyền nhiễm gây cơn sốt cho cả quan lẫn dân. Chỉ cần hắt hơi nhẹ một cái, phóng đủ vi trùng lây bệnh sang người gần bên. Ho dịch cúm chưa lắng dịu, cơn sốt kia bùng lên do Bắc Hàn chủ xướng. Sau nhiều thất bại; lần này thành công bắn hoả tiễn tầm xa. Bắc Hàn thất bại người ta ăn mừng. Họ thành công người ăn không ngon, kẻ ngủ không yên. Ai bảo thành công luôn luôn tốt?
Biện pháp
Để hoá giải cúm heo, người ta đề ra các biện pháp như chích ngừa, trữ thuốc phòng hờ, rửa và lau tay thường xuyên, sống cách li. Để giải cơn sốt Bắc Hàn. Nhà ngoại giao lên tiếng mạnh mẽ kết án. Ban kế hoạch tìm cách phong toả kinh tế. Luật gia đề nghị đưa thêm luật bắt chẹt nhau. Giới quân sự tổng dợt, tỏ oai phong, sức mạnh vũ khí giết người. Tất cả các biện pháp trên đều dựa vào sức người, khôn ngoan của khối óc, mục đích trừng phạt lẫn nhau.
Chúa ở đâu
Nhìn vào tình trạng thế giới thấy nơi này châm ngòi chiến tranh. Nơi kia cổ võ sống buông thả. Xã hội này cướp đất nhà thờ. Xã hội kia tu sĩ khuyến khích ôm bom giết người. Xã hội này cho phép phá thai, xã hội kia cho phép đám cưới đồng phái. Sức khoẻ thì bệnh AIDS chưa nghiên cứu xong đã xảy ra dịch cúm heo. Những hiện tượng kia khiến người ta tự hỏi, Chúa Thánh Thần thất bại trong việc soi sáng, hướng dẫn và chỉ đường dẫn đến sự thật, an vui, hạnh phúc. Ngài thất bại trong cổ võ hoà bình, tạo một xã hội lành mạnh, an vui.
Đặt vấn đề trên bàn cân ta thấy có sự tự mâu thuẫn nội tại. Người ta không muốn sống, thực hành ý Chúa Cha. Người ta từ chối hướng dẫn, khuyên bảo của Thánh Thần. Người ta muốn hành động theo ý riêng mình, phục vụ sở thích riêng, tin vào tài năng riêng. Tin vào sức mạnh vũ khí giết người hàng loạt. Nền văn minh nhân loại tạo cho con người niềm tin vào khả năng tự bảo vệ, tự cứu.
Thánh Thần Chúa đến trần gian chỉ bảo, hướng dẫn và những ai lắng nghe, thực thi Lời Ngài sẽ sống bình an trong xã hội bất an. Sống tin yêu, phó thác trong mọi hoàn cảnh. Thánh thần không cưỡng ép, bắt buộc ai nghe Lời Ngài. Ngài luôn sẵn sàng ban ơn giúp ta thay đổi lối sống, cách nhìn và thái độ sống. Chấp nhận đổi thay do Ngài hướng dẫn sẽ được thanh tẩy, thánh hoá. Sống giữa bùn nhơ nhưng không hơi mùi bùn. Bị cám dỗ nhưng không thất bại. Bị bôi lọ mà vẫn trinh trong. Bị xỉ vả, nhục mạ mà không thẹn với lương tâm. Sống nơi xáo trộn mà lòng vẫn an bình.
Thánh Thần hoạt động tương tự như chính Đức Kitô. Người ta tưởng đóng đinh Đức Kitô vào thập giá là xong chuyện. Chấm dứt cuộc đời một người. Ai ngờ, sau ba ngày Ngài sống lại vinh quang, hiển trị. Thánh Thần đi con đường đó, kiên nhẫn đợi chờ con người thống hối, ăn năn. Người đời vội kết án Thánh thần đang thất thế. Số khác chối bỏ Ngài hiện hữu. Kitô hữu chớ nản lòng, hãy trung thành, kiên trì cộng tác và lắng nghe Thánh thần hướng dẫn. Thành quả quan trọng nhất là thành quả đời đời. Lời lãi cả thế gian mất thiên đàng ích gì. Hãy coi thường thành quả chóng qua, mưu cầu thành ơn vĩnh cửu, trường sinh.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Những dấu chỉ Đức Chúa Thánh Thần
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
16:41 29/05/2009
Những dấu chỉ Đức Chúa Thánh Thần
Năm 1917 khi hiện ra với ba trẻ mục đồng ở Fatima, đức mẹ Maria đã hỏi ba em: các con có sẵn sàng sống hy sinh cầu nguyện cho người đau khổ, cho người tội lỗi không?
Câu hỏi hay lời kêu gọi của Đức Mẹ Fatima cho ba bạn trẻ Jacinta, Francisca và Lucia ẩn chứa nội dung của Bí tích Thêm sức: tiếp nhận ơn Đức Chúa Thánh Thần sống làm nhân chứng cho Chúa trong tương quan với mọi người nơi cộng đồng xã hội và Giáo Hội.
Và đó cũng là lời của Chúa Giêsu nói với các Thánh Tông đồ: „Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy cho đến tận cùng trái đất“ ( Cv 1,8).
Chúng ta, người Công giáo đã nhận lãnh ơn Đức Chúa Thánh Thần qua Bí tích Rửa tội, bí tích Thêm sức, bí tích Giải tội, bí tích truyền chức Linh mục. Nhưng Đức Chúa Thánh Thần lại không có một hình dạng mắt có thể thấy, cùng tay chân có thể tiếp cận đụng chạm được.
Vậy đâu là những dấu chỉ nói diễn tả về Đức Chúa Thánh Thần trong đời sống ?
1.Dòng Nước
Nước là chất lỏng không có hình dạng cùng không có mầu sắc nào nhất định. Nhưng lại cần thiết căn bản cho sự sống mọi loài phát triển cùng tồn tại. Cây cỏ, súc vật và con người hằng ngày đều cần phải uống nước. Nơi nào không có dòng nước chảy tới, nơi đó sự sống không nảy sinh lên được.
Nước là một trong bốn yếu tố căn bản bên cạnh lửa, đất và không khí, theo suy tư triết học về thiên văn từ thời thượng cổ, của hình thành cấu tạo vũ trụ trái đất.
Nước là hình ảnh dấu chỉ của sự sống. Trong Kinh Thánh thuật lại: „Thuở ban đầu, Thánh Thần Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước“ ( St 1,2).
Trong Bí tích Rửa tội, người tín hữu Chúa Giêsu Kitô được rửa trong nước và trong Đức Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, đức tin chúng ta có nước Đức Chúa Thánh Thần là thức ăn nuôi dưỡng cho lớn lên trưởng thành.
2.Dầu Thánh Chrisam.
Trong Bí tích rửa tội, người lãnh nhận, sau khi đã tiếp nhận làn nước rửa tội, cũng được xức dầu Thánh Chrisam. Và ngày lãnh nhận Bí tích Thêm sức, khi đến tuổi thanh thiếu niên cũng lần nữa được xức Dầu Thánh Chrisam, như dấu ấn Đức Chúa Thánh Thần:„ Hãy nhận lấy Đức Chúa Thánh Thần „
Qua đó, tầm hồn được củng cố trở nên mạnh dạn sống tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa, Đấng là sức mạnh. Và từ nền tảng đó, người tín hữu Chúa Kitô hăng hái tham gia tích cực vào công việc xây dựng đời sống Giáo Hội.
3.Ngọn Lửa
Bên cạnh nước, Đất, và không khí, lửa là một trong bốn yếu tố căn bốn thành hình của vũ trụ trái đất, theo như suy luận về thiên văn từ thời thượng cổ.
Lửa và nước là thái cực nghịch lại với nhau. Nước làm dập tắt lửa. Nhưng lửa lại đun nóng làm nước bốc thành hơi khói.
Lửa chiếu tỏa ánh sáng cùng hơi nóng nồng ấm. Lửa cũng là hình ảnh dấu chỉ nói về tình yêu mến, sự hăng say nồng nàn của tâm hồn con người.
Lửa cũng chẳng có hình dạng nào nhất định. Nhưng từ một ngọn đốm lửa nhỏ người ta có thể châm lan tỏa biến thành nhiều ngọn đốm lửa khác nữa.
Cũng vậy, với ơn Đức Chúa Thánh Thần cũng có thể làm phấn khởi gây lòng yêu mến hăng say nơi người khác được qua việc làm bác ái giúp đỡ nhau trong tình người.
4. Chiếc chong chóng quạt gió
Bây giờ hầu như khắp nơi đều thấy những chiếc chong chóng quạt gió khổng lồ dựng trên cánh đồng, nơi sườn đồi núi hoặc cả ở ngoài biển. Khi cánh qụat xuay chuyển làm cho môtơ chạy biến thành điện năng.
Hay có những em bé bạn trẻ cầm chơi những chiếc chong chóng quạt gió mầu sắc rực rõ nhỏ bé. Chúng chạy nhảy vui đùa thi nhau với cánh quạt xuay vần trong thiên nhiên rất đẹp thi vị.
Những chiếc chong chóng quạt gió dù to khổng lồ hay mầu sắc rực rỡ nhỏ của em bé chơi đùa cũng đều cần phải có gió mới họat động xuay quay tròn đều được.
Gió chuyển động gây ra không khí tươi mát cùng sức mạnh làm cho cánh quạt chong chóng xuay chuyển vận hành, cho cánh buồm ghe thuyền căng thẳng tạp ra sức mạnh đẩy thuyền ghe lướt đi trên mặt sóng nước.
Cũng tương tự như vậy, Đức Chúa Thánh Thần mang hiệu qủa mới trong đời sống Giáo Hội
như ngọn gió tươi mát thổi vào qua việc đổi mới canh tân đời sống phụng vụ cùng mục vụ, qua việc làm sống lại nếp sống đạo đức đã bỏ quên, nhất là việc nhận ra những lỗi lầm khuyết điểm cùng đổi mới tâm hồn nếp sống nơi mỗi người.
5.Muối cho đời
Muối là chất mặn dùng để pha chế vào lương thực thức ăn cho đậm đà. Thử tượng kho cá, nấu canh, chiên đậu phộng hay khoai tây ( Pommes Frite) mà không có muối tra vào sẽ ra như thế nào, liệu có còn thưởng thức ăn ngon được không?
Muối pha rắc vào sẽ làm cho cá thịt không bị hư thối, muối cũng làm tan biến tuyết đá đông đặc trơn trượt.
Ơn Đức Chúa Thánh Thần cũng tương tự như chất muối mặn là chất xúc tác làm cho sức sống đức tin được dậy hương vị không bị ươn hèn hư thối, cho sự lạnh lẽo khô cứng đóng băng chán chường tan rã biến đi trong đời sống đạo đức với Chúa và giữa con người với nhau.
Chúa Giêsu hằng nhắn nhủ kêu gọi: „Anh em là muối cho đời“ ( Mt 5,13).
6. Miếng nam châm
Một miếng nam châm dù nhỏ bé thế nào cũng vẫn có hấp lực sức thu hút kim loại dính vào với nó. Vì nơi mỗi nơi miếng nam châm có ẩn chứa lực từ trường phát tỏa ra thu hút vật thể bằng kim loại khi gần sát nó. Và lực thu hút của nam châm chuyền tiếp từ vật kim loại này sang tiếp tới miếng kim loại khác.
Cũng tương tự như thế, với ơn Đức Chúa Thánh Thần như sức lực thu hút của miếng nam châm. Qua Ngài tâm hồn đời sống đức tin của chúng ta như bị thu hút hướng về sự tốt lành thánh thiện, điều chân thật mỹ miều. Và với ơn thu hút trợ giúp của Ngài, chúng ta cũng có thể thu hút gây lòng vui mừng phấn khởi người khác theo hướng về sự tốt lành thánh thiện.
7.Cánh cửa
Dù là một túp lều, cái chòi hay ngôi nhà lớn, cũng đều cần có cửa ra vào thông thương giữa phía bên ngoài và phía bên trong.
Cửa cũng là hình ảnh đời sống con người.
Con người có thể sống trong mối tương giao liên kết với người khác, có thể bắc nhịp cầu nối liền với xã hội; có thể đóng vai trò trung gian, góp phần vào việc thông tin giúp thông cảm hiểu biết, khi mở cánh cửa đời sống lòng mình ra bên ngoài.
Và con người cũng có thể chặn đứng gây chướng ngại vướng trở hay ẩn dấu cô lập mình lại, khi họ đóng cánh cửa đời sống lòng mình lại.
Mở cánh cửa tâm hồn đời sống ra là đón nhận ơn Đức Chúa Thánh Thần, Đấng là sự sống trong thiên nhiên, là suy nghĩ cùng ý tưởng sáng tạo nơi mỗi con người, là phát triển vươn lên.
„Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta.“ ( KH 3,20).
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống
''Các con hãy nhận lấy Thánh Thần...''
+GM Phêrô Nguyễn Văn Khảm
18:31 29/05/2009
Trong những năm gần đây phong trào canh tân đoàn sủng phát triển mạnh trong Giáo Hội Tin Lành và trong giáo Hội Công Giáo, có người gọi đó là mùa xuân của Giáo Hội đang là sức sống mới. Nhưng cũng có ngừơi đang nhìn phong trào này với thái độ cảnh giác. Họ sợ rằng nó sẽ đi xa đường lối của Giáo Hội. Tôi không có ý phân tích phê phán, nhưng theo tôi phong trào có một điểm mà chúng ta có thể ghi nhận. Phong trào giúp cho ta ý thức hơn về vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời Kitô Hữu. Một vai trò mà nhiều khi chúng ta lãng quên. Có lẽ phần nào nó cũng giống như một nhà khoa học ở trong phòng thí nghiệm. Ông ra sức nghiên cứu về không khí như là một vật thể và mô tả không khí bằng những công thức khoa học có vẻ phức tạp mà ông quên rằng từng giây từng phút mình đang được ngủ lặng trong không khí mà đôi khi mình quên hít thở. Cho nên sự sống thân xác của mình mỗi lúc mỗi tàn tạ.
Tôi xin lấy một hình tượng quen thuộc trong Kinh Thánh để diễn tả về Chúa Thánh Thần. Thánh Luca mô tả: Vào ngày lễ ngũ tuần các môn đệ tề tựu cầu nguyện. Khi ấy có những lưỡi như lưỡi lửa rải rác đậu xuống trên mỗi người. Lửa là hình tượng Kinh Thánh dùng để diễn tả về Chúa Thánh Thần trong chúng ta.
Hôm nay tôi xin nhắc lại và đào sâu hơn hình tượng Thánh Gioan Thánh Giá sử dụng. Ngài là người có kinh nghiệm thần bí sâu sắc đồng thời là một nhà thơ cho nên ngài đã vận dụng ngôn ngữ thi ca để diễn tả kinh nghiệm thần bí đó. Đó là hình ảnh của lửa, của củi.
Chúng ta thử tưởng tượng cảnh mùa đông băng giá ở Châu Âu, ngoài vườn có một khúc củi nằm cô đơn giữa tiết trời băng giá. Cái lạnh làm cho làn da của nó xần xùi, xấu xí. Thế rồi nó được ông chủ nhà đem vào quăng vào lò sưởi. Hơi nóng làm khúc củi cảm thấy ấm áp, hạnh phúc. Nó cảm nhận được đầy sự an ủi không tả được.
Nhưng tiếc rằng sự sung sướng kéo dài chẳng được bao lâu. Trong khỏanh khắc ngọn lửa ôm chặt lấy nó. Sức nóng của lửa nung nấu khiến cho nhựa cây rỉ ra bên ngoài làm thành một lớp da sần sùi như da cóc. Nó tỏa ra một mùi thật khó chịu. Khúc củi quằn quại trong than hồng một thời gian. Cuối cùng nó trở nên một với lửa. Nó không còn là củi mà chỉ là lửa. Lửa đem ánh sáng, lửa đem hơi ấm cho những người trong phòng.
Gioan Thánh Giá dùng hình ảnh tuyệt vời ấy để diễn tả về tác động của Chúa Thánh Thần trong đời sống chúng ta. Hình ảnh ấy giúp chúng ta thấy được đâu là cùng đích của đời sống trong Thánh Thần. Cái cùng đích ấy là Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta được nên một với Thiên Chúa. Như Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu nói: "Ta trở thành một giọt nước hoà trong đại dương". Sự nên một ấy chỉ trở thành trong đời sống vĩnh cữu cho những người mà Chúa ban cho kinh nghiệm thần bí, những người cảm nghiệm được sự nên một hồng phúc với Thiên Chúa.
Chúng ta chưa có được kinh nghiệm huyền bí đó. Nhưng tôi nghĩ: Nếu chúng ta thực hiện đúng những bí tích mà Giáo Hội cử hành là chúng ta đã đi đúng mục đích của Giáo Hội, dẫn ta đến chỗ nên một với Thiên Chúa. Khi ta rước mình Thánh Chúa và để Máu Thánh Chúa hoà vào máu thịt ta để ta nên một với Ngài.
Sự nên một xét trên một bình diện mà người ta gọi là hữu thể học đó hoàn toàn có thật nhưng không ai thấy được. Sự nên một ấy phải diễn tả qua cuộc sống bên ngoài theo kiểu nói của thánh Phaolô. "Anh em hãy mang trong anh em những tâm tư như đã có trong Chúa Giêu Kitô". Cho nên khi nào chúng ta nên một với Chúa thật thì ta sẽ suy nghĩ như Chúa Giêsu, phản ứng như Chúa Giêsu, cảm xúc, yêu thương như Chúa Giêsu. Đấy là dấu chỉ cụ thể. Đấy là cùng đích.
Nhưng để đạt được tới cùng đích nên một trong Thiên Chúa ấy thì chúng ta phải trải qua một hành trình thanh tẩy của Thánh Thần. Hành trình này khởi đầu bằng một niềm an ủi ngọt ngào. Có một số kinh nghiệm nói lên điều ấy. Có anh chị em dự tòng nói với tôi: "Thưa Cha, con xin gì Đức Mẹ cũng cho con hết". Những tu sinh hoặc những nữ tu mới chập chững bước vào đời sống tận hiến: "Thưa Cha, con cảm thấy hạnh phúc vô cùng.". Những lúc ấy ai cũng ca ngợi Chúa, cảm thấy rất ư là dễ thương. Chúa yêu ta vô cùng.
Thưa anh chị em. Đấy chỉ là giai đoạn đầu. Sớm hay muộn gì chúng ta cũng được Chúa Thánh Thần dẫn vào giai đoạn thanh tẩy, giai đoạn đau đớn, giai đoạn này sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn. Vì nó đau đớn cho nên ta không muốn bước vào, không dễ chấp nhận.
Tôi nghĩ có hai lý do chính và cũng là hai giai đoạn chính.
Lý do thứ nhất: Thánh Thần giúp chúng ta chấp nhận con người thật của mình.Có lẽ nhiều người sẽ ngỡ ngàng khi nghe thế. Chúa Giêsu nói: "Hãy yêu tha nhân như chính mình." Nếu tôi không yêu chính mình thì tôi không thể yêu người khác được. Yêu chính mình là chấp nhận con người thật của mình. Chấp nhận hình hài mà Chúa đã ban cho mình. Anh chị em thử kiểm nghiệm lại đời sống của mình xem. Đã biết bao lần ta mơ ước những điều mà chúng ta không có. Ví dụ: Phải chi Chúa ban cho mình sóng mũi cao hơn tí nữa thì đẹp biết bao. Hay phải chi da mình được trắng như bạn mình nhỉ... Những mơ ước ấy biều lộ điều chúng ta không chấp nhận chính mình.
Những suy nghĩ ấy làm cho ta tự mình dằn vặt mình. Tự mình hành hạ mình, tự gây đau khổ cho mình bằng những tự ti mặc cảm. Phải đau đớn lắm, phải tự đấu tranh mới chấp nhận chính con người thật của mình. Chúng ta hãy kêu xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta thực hiện để chúng ta tự nhủ rằng: Dù tôi thế nào đi nữa Chúa vẫn yêu tôi. Chúa tạo dựng tôi cho Chúa. Cảm nhận được như thế sẽ làm cho ta thấy bình an hạnh phúc hơn.
Lý do thứ hai: Chấp nhận được chính mình rồi thì đến giai đoạn hai của sự thanh tẩy. Đi từ chỗ "tôi đang là" đến chỗ "tôi được mời gọi để trở thành..."Ở đây đòi hỏi sự bỏ mình. Cuộc sống Thánh Augustinô là một điển hình. Lúc trẻ ông xa vào con đường ăn chơi, mê đắm trên con đường tình dục, biết là sai nhưng ông vẫn biện minh cho mình, không nhìn nhận sự thật của chính mình, ông bảo: "Sở dĩ tôi bê bối thế vì ông thần ác ở trong hoành hành". Nhờ tác động của Chúa Thánh Thần Thánh Augutinô mới đủ can đảm nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi. Từ đấy ông đã bước vào giai đoạn hai. Ông trở thành một người sống như Chúa Giêsu, yêu thương, phục vụ, suy nghĩ như Giêsu. Một con người trong Chúa Thánh Thần.
Chúng ta phải trở thành cái mà Chúa mời gọi chúng ta. Đó là gì? Thưa là mỗi ngày tôi trở thành người hơn. Cho dù tôi sống bậc gia đình hay tu sĩ, cho dù tôi hành động gì nhưng vẫn hàm ẩn tất cả bên trong là cái tính người, là tính Kitô Hữu. Và hành trình đó đòi chúng ta phải tự bỏ mình mỗi ngày. Công việc ấy rất khó, một mình ta không thể làm được mà phải có tác động của Chúa Thánh Thần. Hãy cầu nguyện với Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần sống như không khí tràn ngập vũ trụ, vấn đề là tôi có hít thở không? Chúa Thánh Thần như dòng suối tràn lan mọi nơi. Vấn đề là tôi có múc mà uống không? Chúa Thánh Thần là ngọn lửa hừng hực, vấn đề là tôi có nhóm lên hay không? Cho nên cầu nguyện là tự tạo cho mình một nội tâm thích hợp. Mở lòng ra cho gió ùa vào, làm rỗng chính mình cho dòng nước chảy vào, và nhóm ngọn lửa lên cho đời mình.
Nếu chúng ta chấp nhận trở về với chính mình trong thinh lặng, nhìn lại đời mình, ta có thể khám phá ra những gì mà Lời Chúa hướng dẫn chúng ta hôm nay.
Tôi xin kết thúc suy niệm này bằng tâm tình của Thánh Augustinô. "Lạy Chúa là vẻ đẹp ngàn đời, vẻ đẹp cổ xưa nhưng vẫn luôn luôn mới mẻ. Con đã chạy tìm những cái đẹp bên ngoài vốn chỉ là phản ánh èo uột của vẻ đẹp vĩnh hằng. Chúa là vẻ đẹp vĩnh hằng ở trong con thì con lại không kiếm tìm. Vì thế, xin Chúa cho con biết trở về với chính lòng mình mỗi ngày, để ở đó con gặp được Chúa, hít thở Chúa. Con đón nhận dòng nước ân sủng và lòng con được đốt cháy ngọn lửa Thánh Thần. Amen."
Tôi xin lấy một hình tượng quen thuộc trong Kinh Thánh để diễn tả về Chúa Thánh Thần. Thánh Luca mô tả: Vào ngày lễ ngũ tuần các môn đệ tề tựu cầu nguyện. Khi ấy có những lưỡi như lưỡi lửa rải rác đậu xuống trên mỗi người. Lửa là hình tượng Kinh Thánh dùng để diễn tả về Chúa Thánh Thần trong chúng ta.
Hôm nay tôi xin nhắc lại và đào sâu hơn hình tượng Thánh Gioan Thánh Giá sử dụng. Ngài là người có kinh nghiệm thần bí sâu sắc đồng thời là một nhà thơ cho nên ngài đã vận dụng ngôn ngữ thi ca để diễn tả kinh nghiệm thần bí đó. Đó là hình ảnh của lửa, của củi.
Chúng ta thử tưởng tượng cảnh mùa đông băng giá ở Châu Âu, ngoài vườn có một khúc củi nằm cô đơn giữa tiết trời băng giá. Cái lạnh làm cho làn da của nó xần xùi, xấu xí. Thế rồi nó được ông chủ nhà đem vào quăng vào lò sưởi. Hơi nóng làm khúc củi cảm thấy ấm áp, hạnh phúc. Nó cảm nhận được đầy sự an ủi không tả được.
Nhưng tiếc rằng sự sung sướng kéo dài chẳng được bao lâu. Trong khỏanh khắc ngọn lửa ôm chặt lấy nó. Sức nóng của lửa nung nấu khiến cho nhựa cây rỉ ra bên ngoài làm thành một lớp da sần sùi như da cóc. Nó tỏa ra một mùi thật khó chịu. Khúc củi quằn quại trong than hồng một thời gian. Cuối cùng nó trở nên một với lửa. Nó không còn là củi mà chỉ là lửa. Lửa đem ánh sáng, lửa đem hơi ấm cho những người trong phòng.
Gioan Thánh Giá dùng hình ảnh tuyệt vời ấy để diễn tả về tác động của Chúa Thánh Thần trong đời sống chúng ta. Hình ảnh ấy giúp chúng ta thấy được đâu là cùng đích của đời sống trong Thánh Thần. Cái cùng đích ấy là Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta được nên một với Thiên Chúa. Như Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu nói: "Ta trở thành một giọt nước hoà trong đại dương". Sự nên một ấy chỉ trở thành trong đời sống vĩnh cữu cho những người mà Chúa ban cho kinh nghiệm thần bí, những người cảm nghiệm được sự nên một hồng phúc với Thiên Chúa.
Chúng ta chưa có được kinh nghiệm huyền bí đó. Nhưng tôi nghĩ: Nếu chúng ta thực hiện đúng những bí tích mà Giáo Hội cử hành là chúng ta đã đi đúng mục đích của Giáo Hội, dẫn ta đến chỗ nên một với Thiên Chúa. Khi ta rước mình Thánh Chúa và để Máu Thánh Chúa hoà vào máu thịt ta để ta nên một với Ngài.
Sự nên một xét trên một bình diện mà người ta gọi là hữu thể học đó hoàn toàn có thật nhưng không ai thấy được. Sự nên một ấy phải diễn tả qua cuộc sống bên ngoài theo kiểu nói của thánh Phaolô. "Anh em hãy mang trong anh em những tâm tư như đã có trong Chúa Giêu Kitô". Cho nên khi nào chúng ta nên một với Chúa thật thì ta sẽ suy nghĩ như Chúa Giêsu, phản ứng như Chúa Giêsu, cảm xúc, yêu thương như Chúa Giêsu. Đấy là dấu chỉ cụ thể. Đấy là cùng đích.
Nhưng để đạt được tới cùng đích nên một trong Thiên Chúa ấy thì chúng ta phải trải qua một hành trình thanh tẩy của Thánh Thần. Hành trình này khởi đầu bằng một niềm an ủi ngọt ngào. Có một số kinh nghiệm nói lên điều ấy. Có anh chị em dự tòng nói với tôi: "Thưa Cha, con xin gì Đức Mẹ cũng cho con hết". Những tu sinh hoặc những nữ tu mới chập chững bước vào đời sống tận hiến: "Thưa Cha, con cảm thấy hạnh phúc vô cùng.". Những lúc ấy ai cũng ca ngợi Chúa, cảm thấy rất ư là dễ thương. Chúa yêu ta vô cùng.
Thưa anh chị em. Đấy chỉ là giai đoạn đầu. Sớm hay muộn gì chúng ta cũng được Chúa Thánh Thần dẫn vào giai đoạn thanh tẩy, giai đoạn đau đớn, giai đoạn này sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn. Vì nó đau đớn cho nên ta không muốn bước vào, không dễ chấp nhận.
Tôi nghĩ có hai lý do chính và cũng là hai giai đoạn chính.
Lý do thứ nhất: Thánh Thần giúp chúng ta chấp nhận con người thật của mình.Có lẽ nhiều người sẽ ngỡ ngàng khi nghe thế. Chúa Giêsu nói: "Hãy yêu tha nhân như chính mình." Nếu tôi không yêu chính mình thì tôi không thể yêu người khác được. Yêu chính mình là chấp nhận con người thật của mình. Chấp nhận hình hài mà Chúa đã ban cho mình. Anh chị em thử kiểm nghiệm lại đời sống của mình xem. Đã biết bao lần ta mơ ước những điều mà chúng ta không có. Ví dụ: Phải chi Chúa ban cho mình sóng mũi cao hơn tí nữa thì đẹp biết bao. Hay phải chi da mình được trắng như bạn mình nhỉ... Những mơ ước ấy biều lộ điều chúng ta không chấp nhận chính mình.
Những suy nghĩ ấy làm cho ta tự mình dằn vặt mình. Tự mình hành hạ mình, tự gây đau khổ cho mình bằng những tự ti mặc cảm. Phải đau đớn lắm, phải tự đấu tranh mới chấp nhận chính con người thật của mình. Chúng ta hãy kêu xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta thực hiện để chúng ta tự nhủ rằng: Dù tôi thế nào đi nữa Chúa vẫn yêu tôi. Chúa tạo dựng tôi cho Chúa. Cảm nhận được như thế sẽ làm cho ta thấy bình an hạnh phúc hơn.
Lý do thứ hai: Chấp nhận được chính mình rồi thì đến giai đoạn hai của sự thanh tẩy. Đi từ chỗ "tôi đang là" đến chỗ "tôi được mời gọi để trở thành..."Ở đây đòi hỏi sự bỏ mình. Cuộc sống Thánh Augustinô là một điển hình. Lúc trẻ ông xa vào con đường ăn chơi, mê đắm trên con đường tình dục, biết là sai nhưng ông vẫn biện minh cho mình, không nhìn nhận sự thật của chính mình, ông bảo: "Sở dĩ tôi bê bối thế vì ông thần ác ở trong hoành hành". Nhờ tác động của Chúa Thánh Thần Thánh Augutinô mới đủ can đảm nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi. Từ đấy ông đã bước vào giai đoạn hai. Ông trở thành một người sống như Chúa Giêsu, yêu thương, phục vụ, suy nghĩ như Giêsu. Một con người trong Chúa Thánh Thần.
Chúng ta phải trở thành cái mà Chúa mời gọi chúng ta. Đó là gì? Thưa là mỗi ngày tôi trở thành người hơn. Cho dù tôi sống bậc gia đình hay tu sĩ, cho dù tôi hành động gì nhưng vẫn hàm ẩn tất cả bên trong là cái tính người, là tính Kitô Hữu. Và hành trình đó đòi chúng ta phải tự bỏ mình mỗi ngày. Công việc ấy rất khó, một mình ta không thể làm được mà phải có tác động của Chúa Thánh Thần. Hãy cầu nguyện với Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần sống như không khí tràn ngập vũ trụ, vấn đề là tôi có hít thở không? Chúa Thánh Thần như dòng suối tràn lan mọi nơi. Vấn đề là tôi có múc mà uống không? Chúa Thánh Thần là ngọn lửa hừng hực, vấn đề là tôi có nhóm lên hay không? Cho nên cầu nguyện là tự tạo cho mình một nội tâm thích hợp. Mở lòng ra cho gió ùa vào, làm rỗng chính mình cho dòng nước chảy vào, và nhóm ngọn lửa lên cho đời mình.
Nếu chúng ta chấp nhận trở về với chính mình trong thinh lặng, nhìn lại đời mình, ta có thể khám phá ra những gì mà Lời Chúa hướng dẫn chúng ta hôm nay.
Tôi xin kết thúc suy niệm này bằng tâm tình của Thánh Augustinô. "Lạy Chúa là vẻ đẹp ngàn đời, vẻ đẹp cổ xưa nhưng vẫn luôn luôn mới mẻ. Con đã chạy tìm những cái đẹp bên ngoài vốn chỉ là phản ánh èo uột của vẻ đẹp vĩnh hằng. Chúa là vẻ đẹp vĩnh hằng ở trong con thì con lại không kiếm tìm. Vì thế, xin Chúa cho con biết trở về với chính lòng mình mỗi ngày, để ở đó con gặp được Chúa, hít thở Chúa. Con đón nhận dòng nước ân sủng và lòng con được đốt cháy ngọn lửa Thánh Thần. Amen."
Lễ hiện xuống
Lm. Ignatiô Hồ Thông
18:35 29/05/2009
Sau triều đại của Chúa Cha trên dân Thiên Chúa mà Mùa Vọng nhắc nhớ, sau việc Chúa Con đến trong thế gian mà chúng ta đã tưởng niệm từ mầu nhiệm Nhập Thể đến biến cố Thăng Thiên, lễ Ngũ Tuần khai mở kỷ nguyên của Chúa Thánh Thần.
• Cv 2: 1-11 Sự kiện Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông đồ, Đức Trinh Nữ, vài người phụ nữ và vài anh em của Đức Giê-su, tụ họp trong phòng Tiệc Ly, được thánh Lu-ca tường thuật trong sách Công Vụ. Biến cố nầy rất thân thuộc với biến cố Xi-nai mà lễ Ngũ Tuần Do thái tưởng niệm vào đúng ngày nầy.
• 1Cr 12: 3-13 Trong thư gởi tín hữu Cô-rin-tô, thánh Phao-lô nhắc nhở rằng tính đa dạng của những ân ban làm chứng về hoạt động của Chúa Thánh Thần. Mỗi một tín hữu lãnh nhận những ân ban của Chúa Thánh Thần, vì chỉ có một Thánh Thần duy nhất để hình thành nên một thân thể duy nhất.
• Ga 10: 19-23 Tin Mừng Gioan tường thuật tiền Ngũ Tuần, ngay từ ngày Phục Sinh. Đức Giê-su, hiện ra ở giữa các môn đệ, thổi hơi vào họ và nói: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”. Chắc chắn những ân ban của Chúa Thánh Thần chỉ được bày tỏ sau nầy; nhưng thánh ký nhấn mạnh rằng biến cố Vượt Qua là biến cố từ đó Giáo Hội khai sinh. Thánh Thần ở với Giáo Hội ngay từ ngày đầu tiên.
BÀI ĐỌC I (Cv 2: 1-11)
Theo thánh Lu-ca, sau khi Chúa Giê-su lên trời trên núi Ô-liu, các Tông Đồ trở về Giê-ru-sa-lem, tuân theo lời căn dặn của Ngài trước khi rời bỏ họ: “Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống” (Lc 24: 49).
Nơi các ông tụ họp là “lầu trên” (Cv 1: 13). Chắc hẳn là phòng Tiệc Ly, căn phòng mà Đức Giê-su đã dùng bữa sau cùng với các ông, và Ngài đã thiết lập bí tích Thánh Thể; chính cũng ở căn phòng đó mà, dù mọi cửa đã đóng kín, Đức Giê-su đã hiện ra cho các ông vào buổi chiều Phục Sinh; chính cũng ở căn phòng đó mà Chúa Thánh Thần sẽ ngự xuống trên các ông.
1. Mọi người đang tề tựu ở một nơi.
Không nên hiểu “mọi người đang tề tựu ở một nơi” là cộng đoàn gồm một trăm hai mươi người họp mặt vài ngày trước đó để chọn ông Mát-thi-a thay thế ông Giu-đa (Cv 1: 15). Chắc hẳn đây là một nhóm nhỏ hơn được mô tả ở Cv 1: 13-14: “Các Tông Đồ… cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a, thân mẫu Đức Giê-su, và với anh em của Đức Giê-su”.
Họ cùng nhau chuyên cần cầu nguyện trong khi chờ đợi biến cố mà Đức Giê-su đã hứa: Chúa Thánh Thần ngự xuống.
Ấy vậy, một sự trùng hợp đáng chú ý, Chúa Thánh Thần chọn tỏ mình ra vào ngày đại lễ Do thái được gọi lễ Ngũ Tuần, lễ tưởng niệm cuộc ký kết Giao Ước trên núi Xi-nai, giữa Thiên Chúa và dân Ngài, trong trận cuồng phong và lửa.
2. Lễ Ngũ Tuần.
Được gọi “lễ Ngũ Tuần” vì ngày đại lễ nầy được cử hành vào ngày thứ năm mươi sau lễ Vượt Qua. Lễ Ngũ Tuần Do thái tự nguồn gốc là ngày lễ mùa, ngày lễ kết thúc giai đoạn được khai mạc vào ngày lễ Vượt Qua. Tuy nhiên, những ngày đại lễ của dân Ít-ra-en đều đã chịu một tiến trình tâm linh hóa: chúng đã trải qua từ bình diện tự nhiên đến bình diện Lịch Sử thánh. Đối với dân Chúa chọn, lịch sử cốt yếu là hành động của Thiên Chúa. Lễ Vượt Qua tưởng niệm cuộc xuất hành ra khỏi đất Ai-cập, lễ Lều tưởng niệm cuộc lưu lại trong Sa-mạc; sau cùng, lễ Ngũ Tuần tưởng niệm Giao Ước được ký kết trên núi Xi-nai, năm mươi ngày sau cuộc xuất hành ra khỏi đất Ai-cập. Vào thời kỳ gần với kỷ nguyên Ki tô giáo, lễ Ngũ Tuần không chỉ tưởng niệm việc ký kết giao ước, nhưng còn là dấu chỉ của việc làm mới lại giao ước hằng năm. Vào ngày lễ nầy, dân Do thái lập lại lời cam kết trung thành với Đức Chúa.
3. Núi Xi-nai và phòng Tiệc Ly.
Trên núi Xi-nai, lời hứa Giao Ước và ân ban Lề Luật được diễn ra một cách long trọng. Biến cố nầy được tác giả mô tả theo một văn phong rất gần với phép ngoa dụ. Trong đa số các tôn giáo, những biểu tượng được mượn ở nơi trận cuồng phong đi theo những cuộc thần hiện. Trong Do thái giáo có một ghi nhận đặc thù: Đức Chúa, Thiên Chúa duy nhất và siêu việt, từ chối mọi hình ảnh về Ngài, chấp nhận dấu chỉ lửa (hay ánh sáng, đám mây chói sáng) và dấu chỉ gió (cuồng phong hay gió hiu hiu), cũng là hơi thở hay thần khí, bởi vì đó là những hình ảnh phi vật chất nhất.
Việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông Đồ trong khuôn khổ của những cuộc thần hiện Cựu Ước. Thêm nữa, những hình ảnh truyền thống đã trở nên phong phú nhờ những đóng góp của văn chương khải huyền. Chúng ta đọc thấy ở văn chương khải huyền nầy, trận cuồng phong loan báo cuộc quy tụ muôn dân muôn nước vào ngày phán xét; những hình lưỡi lửa thuộc vào cùng một hình tượng của ngày chung cuộc. Thánh Lu-ca liên kết những hình ảnh nầy trực tiếp hơn đến ân ban các ngôn ngữ mà các Tông Đồ nhận được. Kỷ nguyên Ki tô giáo thật sự được loan báo bởi cùng những dấu chỉ với kỷ nguyên cánh chung.
Sau cùng truyền thống Kinh Sư đã suy niệm biến cố Xi-nai và đã khai triển những hàm chứa của nó, theo đó, giọng nói của ông Mô-sê đã được phân chia thành bảy mươi ngôn ngữ ngõ hầu mọi dân tộc đều có thể hiểu được.
Và làm thế nào không gợi lên lời cầu chúc của ông Mô-sê: “Phải chi Đức Chúa ban Thần Khí trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ!” (Ds 11: 29).
Như vậy có một sự liên tục từ Cựu Ước đến Tân Ước; Tân Ước đáp trả cho sự mong chờ của Cựu Ước. Mười hai bộ tộc Ít-ra-en ở chân núi Xi-nai; mười hai Tông Đồ ở phòng Tiệc Ly để tiếp tục sự nghiệp. Nhưng những khác biệt thì sâu xa.
4. Phép rửa trong Thần Khí.
“Và ai nấy đều được đầy tràn ơn Thánh Thần”. Thánh Gioan Tẩy Giả đã báo trước rồi: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước…Còn Đấng đến sau tôi…Người sẽ làm phép rửa cho các anh em trong Thánh Thần và lửa” (Mt 3: 11).
Các Tông Đồ đều nhận phép rửa trong Thánh Thần và lửa. Giáo Hội xuất phát từ ngày lễ Ngũ Tuần Ki tô giáo nầy.
Những biến cố Xi-nai thiết lập triều đại Lề Luật; những biến cố của phòng Tiệc Ly thiết lập kỷ nguyên Thánh Thần. Xưa kia một dân duy nhất trở thành đối tượng của việc Thiên Chúa tuyển chọn. Từ nay muôn dân đều được mời gọi hưởng cùng một ơn cứu độ. Vì thế, ơn huệ đầu tiên của Chúa Thánh Thần là ân nói các ngôn ngữ, nhờ đó các Tông Đồ mới có thể ngỏ lời với đám thính giả “từ các dân thiên hạ trở về”. Một danh sách liệt kê dài các dân tộc nhấn mạnh chiều kích phổ quát của sứ điệp Tin Mừng.
Như vậy lễ Ngũ Tuần đối lập với chuyện tích Tháp Ba-ben (St 11), ở đó sự lộn xộn của ngôn ngữ và sự phân tán của các dân tộc xuất hiện như một sự trừng phạt. Nầy đây Giáo Hội của Đức Ki tô dâng hiến cho nhân loại một khả năng hiệp nhất được phục hồi.
Một ân huệ khác của Chúa Thánh Thần, có thể nhận thấy ngay, là ân ban Sức Mạnh. Ngay khi được đầy tràn Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ ra khỏi căn phòng cửa đóng then cài; họ loan báo cho tất cả mọi người những kỳ công của Thiên Chúa. Với sự dạn dĩ, họ phục quyền Đấng chịu đóng đinh và làm chứng Ngài đã sống lại.
5. Sự hiện diện của Đức Ma-ri-a.
Như chúng ta đã ghi nhận trên, ở nơi cụm từ: “mọi người đang tề tựu” bao gồm Đức Ma-ri-a cùng với mấy người phụ nữ. Việc Đức Ma-ri-a hiện diện vào ngày khai sinh Giáo Hội trong Chúa Thánh Thần không phải là không quan trọng: Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên Mẹ trong bầu khí thinh lặng của căn phòng Na-da-rét: Thiên Chúa kín đáo đến ở giữa nhân loại. Đây là một tình mẫu tử khác, tình mẫu tử của nhiệm thể Con Mẹ mà từ nay Đức Ma-ri-a đảm nhận.
Vài người phụ nữ cũng đón nhận Thánh Thần. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng ở giữa họ có bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Những phụ nữ nầy không phải chịu dãi dầu sương gió trên những dặm đường xa, chịu tù đày bắt bớ như các Tông Đồ; các bà làm chứng theo một cách khác; các bà hoạt động đến mức mà truyền thống gọi bà Ma-ri-a Mác-đa-la “tông đồ của các tông đồ”.
BÀI ĐỌC II (1Cr 12: 3-7, 12-13)
Thánh Phao-lô viết từ Ê-phê-sô, có lẽ vào mùa xuân năm 55, cho cộng đoàn tín hữu Cô-rin-tô, mà thánh nhân đã thiết lập vài năm trước đó, vào năm 50-52.
Cộng đoàn Cô-rin-tô rất năng động, nhưng cũng gây ra những bất đồng nội bộ khiến thánh Phao-lô phải bận tâm: đây là đối tượng của thư thứ nhất. Giáo đoàn nầy sống ở giữa thế giới lương dân và trong thành phố rộng mở trước những ảnh hưởng bên ngoài, nhất là trước những đạo thần bí đông phương đang hồi cực thịnh. Những trào lưu nầy không phải không có tác động đến cách ăn nếp ở của các tín hữu.
Ngoài ra, đây không là hoàn cảnh riêng biệt của cộng đoàn Cô-rin-tô. Trong những năm đầu tiên, các cộng đoàn Ki tô hữu đã khổ sở vì thiếu cơ cấu: chưa có phẩm trật; tổ chức còn non yếu và chưa đầy đủ. Ông A-pô-lô và ông Ti-mô-thê đến rồi đi chứ chưa bao giờ cư ngụ lâu dài ở đó. Vào lúc đó, mọi việc đều hoàn toàn tự phát và Chúa Thánh Thần bổ túc những thiếu thốn ban đầu nầy. Quả thật, những đặc sủng thì nhiều; sau đó sẽ trở nên hiếm hơn. Đó là một sự kiện.
Các tín hữu Cô-rin-tô xem ra đã được ban cho nhiều đặc sủng khác nhau, đôi khi không phải là không gây ồn ào huyên náo hay phô trương. Vì thế thánh nhân đòi hỏi họ tiên vàn phải hiểu rõ nguồn mạch của những ân huệ nầy.
1. Nguồn mạch duy nhất của muôn vàn ân sủng: Ba Ngôi Thiên Chúa.
Thật đáng lưu ý rằng thánh Phao-lô đặt những ân sủng và mọi hoạt động Ki tô hữu dưới dấu chỉ của Ba Ngôi, khởi đi từ Chúa Thánh Thần: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Chúa (Đức Ki tô). Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa (Chúa Cha) hoạt động trong mọi người”.
2. Mục đích duy nhất của muôn vàn ân sủng: lợi ích chung.
Thánh Tông Đồ đưa ra một luật vàng: tiêu chuẩn của những ân sủng phải là lợi ích của cộng đoàn, nghĩa là nếu không vì lợi ích cộng đoàn, ân sủng đó chỉ là ngụy tạo, mạo danh.
Tiếp đó, việc so sánh thân thể với Đức Ki tô rất nổi tiếng. Một thân thể làm cho mọi chi thể nên một như thế nào, Đức Ki tô làm cho Giáo Hội nên một như thế ấy, bất chấp vô số thành viên.
Nguyên tắc hiệp nhất, chính là Chúa Thánh Thần, Đấng duy nhất và ban muôn ân sủng cho cho mọi tín hữu trong bí tích Thánh Tẩy. Sự sống Thánh Thần phun trào trong chúng ta như mạch nước hằng sống: “Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thánh Thần duy nhất”.
TIN MỪNG (Ga 20: 19-23)
Chúng ta đã đọc đoạn Tin Mừng nầy rồi vào Chúa Nhật II Phục Sinh, trong một trích dẫn dài hơn và trong quan điểm của biến cố Phục Sinh (xin xem thêm chú giải Chúa Nhật II Phục Sinh).
Hôm nay, bản văn nầy được đề nghị cho chúng ta trong viễn cảnh của lễ Ngũ Tuần. Quả thật, đoạn Tin Mừng nầy được gọi “lễ Ngũ Tuần” của Tin Mừng Gioan.: “Đức Giê-su thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”. Điều nầy không mâu thuẩn với biến cố mà sách Công Vụ tường thuật, nhưng là một bổ túc thần học: “Giáo Hội khai sinh ngay từ biến cố Phục Sinh”, thậm chí nếu những ân huệ Thánh Thần chỉ được bày tỏ sau nầy.
Chúng ta sẽ nhấn mạnh vài nét đặc trưng mà trong bài chú giải của Chúa Nhật II Phục Sinh chúng ta đã không gợi lên.
1. Cuộc sáng tạo mới:
Đức Giê-su trao gởi sứ mạng tiếp tục công việc của Ngài cho cộng đoàn nhỏ bé nầy, “nhóm còn lại” nầy hình thành Giáo Hội Ngài: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. Nói xong, Ngài thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”.
Giáo Hội khai sinh dưới dấu chỉ của Thiên Chúa Ba Ngôi. Đây là một trong những giáo huấn của bản văn nầy.
Đức Giê-su thổi hơi vào họ, lập lại cử chỉ của Đấng Sáng Tạo, Ngài thổi sinh khí vào con người, và con người trở nên một sinh vật. Động từ mà thánh Gioan dùng ở đây không được gặp thấy ở bất cứ nơi nào khác trong Tân Ước, nhưng chính xác là động từ của bản Bảy Mươi, bản dịch Hy Lạp, của sách Sáng Thế để chỉ cử chỉ của Đấng Sáng Tạo (St 2: 7).
Đây cũng là động từ mà ngôn sứ Ê-dê-ki-en sử dụng để mô tả cuộc hồi sinh của những bộ xương khô: “Ngươi hãy nói với Thần Khí: ‘Hỡi Thần Khí hãy thổi hơi vào những người đã chết nầy cho chúng được hồi sinh” (Ed 37: 9). Vì thế cốt là đánh dấu một “cuộc sáng tạo mới”, một thế giới mới khởi sự. Đức Giê-su làm cho các môn đệ trở thành một hạt nhân của nhân loại được tái sinh. Chính sự sống của Đấng Phục Sinh mà Ngài chuyển thông cho các ông.
2. Hiệp nhất giữa biến cố Vượt Qua và biến cố Ngũ Tuần.
Thánh ký luôn luôn liên kết sự tuôn trào Chúa Thánh Thần với biến cố Phục Sinh. Ông đã diễn tả tư tưởng nầy khi Đức Giê-su công bố về “những dòng nước hằng sống” vào ngày lễ Lều: “Đức Giê-su nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận. Thật thế, bấy giờ họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Giê-su chưa được tôn vinh” (Ga 7: 39).
Lễ Ngũ Tuần nội tại nầy, được thánh Gioan ghi lại, chỉ là lời dạo đầu của ngày lễ Ngũ Tuần ngoạn mục, ở đó tác động của Chúa Thánh Thần sẽ biến đổi ngay lập tức các Tông Đồ. Nhưng khi đặt bên cạnh nhau: biến cố Vượt Qua và biến cố Ngũ Tuần, thánh Gioan nhấn mạnh sự hiệp nhất sâu xa của hai biến cố nầy. Hai ngày lễ nầy đã được liên kết rồi trong Do thái giáo; đến lượt mình, Tin Mừng khẳng định sự liên đới của hai biến cố nầy trong một viễn cảnh mới.
• Cv 2: 1-11 Sự kiện Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông đồ, Đức Trinh Nữ, vài người phụ nữ và vài anh em của Đức Giê-su, tụ họp trong phòng Tiệc Ly, được thánh Lu-ca tường thuật trong sách Công Vụ. Biến cố nầy rất thân thuộc với biến cố Xi-nai mà lễ Ngũ Tuần Do thái tưởng niệm vào đúng ngày nầy.
• 1Cr 12: 3-13 Trong thư gởi tín hữu Cô-rin-tô, thánh Phao-lô nhắc nhở rằng tính đa dạng của những ân ban làm chứng về hoạt động của Chúa Thánh Thần. Mỗi một tín hữu lãnh nhận những ân ban của Chúa Thánh Thần, vì chỉ có một Thánh Thần duy nhất để hình thành nên một thân thể duy nhất.
• Ga 10: 19-23 Tin Mừng Gioan tường thuật tiền Ngũ Tuần, ngay từ ngày Phục Sinh. Đức Giê-su, hiện ra ở giữa các môn đệ, thổi hơi vào họ và nói: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”. Chắc chắn những ân ban của Chúa Thánh Thần chỉ được bày tỏ sau nầy; nhưng thánh ký nhấn mạnh rằng biến cố Vượt Qua là biến cố từ đó Giáo Hội khai sinh. Thánh Thần ở với Giáo Hội ngay từ ngày đầu tiên.
BÀI ĐỌC I (Cv 2: 1-11)
Theo thánh Lu-ca, sau khi Chúa Giê-su lên trời trên núi Ô-liu, các Tông Đồ trở về Giê-ru-sa-lem, tuân theo lời căn dặn của Ngài trước khi rời bỏ họ: “Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống” (Lc 24: 49).
Nơi các ông tụ họp là “lầu trên” (Cv 1: 13). Chắc hẳn là phòng Tiệc Ly, căn phòng mà Đức Giê-su đã dùng bữa sau cùng với các ông, và Ngài đã thiết lập bí tích Thánh Thể; chính cũng ở căn phòng đó mà, dù mọi cửa đã đóng kín, Đức Giê-su đã hiện ra cho các ông vào buổi chiều Phục Sinh; chính cũng ở căn phòng đó mà Chúa Thánh Thần sẽ ngự xuống trên các ông.
1. Mọi người đang tề tựu ở một nơi.
Không nên hiểu “mọi người đang tề tựu ở một nơi” là cộng đoàn gồm một trăm hai mươi người họp mặt vài ngày trước đó để chọn ông Mát-thi-a thay thế ông Giu-đa (Cv 1: 15). Chắc hẳn đây là một nhóm nhỏ hơn được mô tả ở Cv 1: 13-14: “Các Tông Đồ… cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a, thân mẫu Đức Giê-su, và với anh em của Đức Giê-su”.
Họ cùng nhau chuyên cần cầu nguyện trong khi chờ đợi biến cố mà Đức Giê-su đã hứa: Chúa Thánh Thần ngự xuống.
Ấy vậy, một sự trùng hợp đáng chú ý, Chúa Thánh Thần chọn tỏ mình ra vào ngày đại lễ Do thái được gọi lễ Ngũ Tuần, lễ tưởng niệm cuộc ký kết Giao Ước trên núi Xi-nai, giữa Thiên Chúa và dân Ngài, trong trận cuồng phong và lửa.
2. Lễ Ngũ Tuần.
Được gọi “lễ Ngũ Tuần” vì ngày đại lễ nầy được cử hành vào ngày thứ năm mươi sau lễ Vượt Qua. Lễ Ngũ Tuần Do thái tự nguồn gốc là ngày lễ mùa, ngày lễ kết thúc giai đoạn được khai mạc vào ngày lễ Vượt Qua. Tuy nhiên, những ngày đại lễ của dân Ít-ra-en đều đã chịu một tiến trình tâm linh hóa: chúng đã trải qua từ bình diện tự nhiên đến bình diện Lịch Sử thánh. Đối với dân Chúa chọn, lịch sử cốt yếu là hành động của Thiên Chúa. Lễ Vượt Qua tưởng niệm cuộc xuất hành ra khỏi đất Ai-cập, lễ Lều tưởng niệm cuộc lưu lại trong Sa-mạc; sau cùng, lễ Ngũ Tuần tưởng niệm Giao Ước được ký kết trên núi Xi-nai, năm mươi ngày sau cuộc xuất hành ra khỏi đất Ai-cập. Vào thời kỳ gần với kỷ nguyên Ki tô giáo, lễ Ngũ Tuần không chỉ tưởng niệm việc ký kết giao ước, nhưng còn là dấu chỉ của việc làm mới lại giao ước hằng năm. Vào ngày lễ nầy, dân Do thái lập lại lời cam kết trung thành với Đức Chúa.
3. Núi Xi-nai và phòng Tiệc Ly.
Trên núi Xi-nai, lời hứa Giao Ước và ân ban Lề Luật được diễn ra một cách long trọng. Biến cố nầy được tác giả mô tả theo một văn phong rất gần với phép ngoa dụ. Trong đa số các tôn giáo, những biểu tượng được mượn ở nơi trận cuồng phong đi theo những cuộc thần hiện. Trong Do thái giáo có một ghi nhận đặc thù: Đức Chúa, Thiên Chúa duy nhất và siêu việt, từ chối mọi hình ảnh về Ngài, chấp nhận dấu chỉ lửa (hay ánh sáng, đám mây chói sáng) và dấu chỉ gió (cuồng phong hay gió hiu hiu), cũng là hơi thở hay thần khí, bởi vì đó là những hình ảnh phi vật chất nhất.
Việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông Đồ trong khuôn khổ của những cuộc thần hiện Cựu Ước. Thêm nữa, những hình ảnh truyền thống đã trở nên phong phú nhờ những đóng góp của văn chương khải huyền. Chúng ta đọc thấy ở văn chương khải huyền nầy, trận cuồng phong loan báo cuộc quy tụ muôn dân muôn nước vào ngày phán xét; những hình lưỡi lửa thuộc vào cùng một hình tượng của ngày chung cuộc. Thánh Lu-ca liên kết những hình ảnh nầy trực tiếp hơn đến ân ban các ngôn ngữ mà các Tông Đồ nhận được. Kỷ nguyên Ki tô giáo thật sự được loan báo bởi cùng những dấu chỉ với kỷ nguyên cánh chung.
Sau cùng truyền thống Kinh Sư đã suy niệm biến cố Xi-nai và đã khai triển những hàm chứa của nó, theo đó, giọng nói của ông Mô-sê đã được phân chia thành bảy mươi ngôn ngữ ngõ hầu mọi dân tộc đều có thể hiểu được.
Và làm thế nào không gợi lên lời cầu chúc của ông Mô-sê: “Phải chi Đức Chúa ban Thần Khí trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ!” (Ds 11: 29).
Như vậy có một sự liên tục từ Cựu Ước đến Tân Ước; Tân Ước đáp trả cho sự mong chờ của Cựu Ước. Mười hai bộ tộc Ít-ra-en ở chân núi Xi-nai; mười hai Tông Đồ ở phòng Tiệc Ly để tiếp tục sự nghiệp. Nhưng những khác biệt thì sâu xa.
4. Phép rửa trong Thần Khí.
“Và ai nấy đều được đầy tràn ơn Thánh Thần”. Thánh Gioan Tẩy Giả đã báo trước rồi: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước…Còn Đấng đến sau tôi…Người sẽ làm phép rửa cho các anh em trong Thánh Thần và lửa” (Mt 3: 11).
Các Tông Đồ đều nhận phép rửa trong Thánh Thần và lửa. Giáo Hội xuất phát từ ngày lễ Ngũ Tuần Ki tô giáo nầy.
Những biến cố Xi-nai thiết lập triều đại Lề Luật; những biến cố của phòng Tiệc Ly thiết lập kỷ nguyên Thánh Thần. Xưa kia một dân duy nhất trở thành đối tượng của việc Thiên Chúa tuyển chọn. Từ nay muôn dân đều được mời gọi hưởng cùng một ơn cứu độ. Vì thế, ơn huệ đầu tiên của Chúa Thánh Thần là ân nói các ngôn ngữ, nhờ đó các Tông Đồ mới có thể ngỏ lời với đám thính giả “từ các dân thiên hạ trở về”. Một danh sách liệt kê dài các dân tộc nhấn mạnh chiều kích phổ quát của sứ điệp Tin Mừng.
Như vậy lễ Ngũ Tuần đối lập với chuyện tích Tháp Ba-ben (St 11), ở đó sự lộn xộn của ngôn ngữ và sự phân tán của các dân tộc xuất hiện như một sự trừng phạt. Nầy đây Giáo Hội của Đức Ki tô dâng hiến cho nhân loại một khả năng hiệp nhất được phục hồi.
Một ân huệ khác của Chúa Thánh Thần, có thể nhận thấy ngay, là ân ban Sức Mạnh. Ngay khi được đầy tràn Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ ra khỏi căn phòng cửa đóng then cài; họ loan báo cho tất cả mọi người những kỳ công của Thiên Chúa. Với sự dạn dĩ, họ phục quyền Đấng chịu đóng đinh và làm chứng Ngài đã sống lại.
5. Sự hiện diện của Đức Ma-ri-a.
Như chúng ta đã ghi nhận trên, ở nơi cụm từ: “mọi người đang tề tựu” bao gồm Đức Ma-ri-a cùng với mấy người phụ nữ. Việc Đức Ma-ri-a hiện diện vào ngày khai sinh Giáo Hội trong Chúa Thánh Thần không phải là không quan trọng: Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên Mẹ trong bầu khí thinh lặng của căn phòng Na-da-rét: Thiên Chúa kín đáo đến ở giữa nhân loại. Đây là một tình mẫu tử khác, tình mẫu tử của nhiệm thể Con Mẹ mà từ nay Đức Ma-ri-a đảm nhận.
Vài người phụ nữ cũng đón nhận Thánh Thần. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng ở giữa họ có bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Những phụ nữ nầy không phải chịu dãi dầu sương gió trên những dặm đường xa, chịu tù đày bắt bớ như các Tông Đồ; các bà làm chứng theo một cách khác; các bà hoạt động đến mức mà truyền thống gọi bà Ma-ri-a Mác-đa-la “tông đồ của các tông đồ”.
BÀI ĐỌC II (1Cr 12: 3-7, 12-13)
Thánh Phao-lô viết từ Ê-phê-sô, có lẽ vào mùa xuân năm 55, cho cộng đoàn tín hữu Cô-rin-tô, mà thánh nhân đã thiết lập vài năm trước đó, vào năm 50-52.
Cộng đoàn Cô-rin-tô rất năng động, nhưng cũng gây ra những bất đồng nội bộ khiến thánh Phao-lô phải bận tâm: đây là đối tượng của thư thứ nhất. Giáo đoàn nầy sống ở giữa thế giới lương dân và trong thành phố rộng mở trước những ảnh hưởng bên ngoài, nhất là trước những đạo thần bí đông phương đang hồi cực thịnh. Những trào lưu nầy không phải không có tác động đến cách ăn nếp ở của các tín hữu.
Ngoài ra, đây không là hoàn cảnh riêng biệt của cộng đoàn Cô-rin-tô. Trong những năm đầu tiên, các cộng đoàn Ki tô hữu đã khổ sở vì thiếu cơ cấu: chưa có phẩm trật; tổ chức còn non yếu và chưa đầy đủ. Ông A-pô-lô và ông Ti-mô-thê đến rồi đi chứ chưa bao giờ cư ngụ lâu dài ở đó. Vào lúc đó, mọi việc đều hoàn toàn tự phát và Chúa Thánh Thần bổ túc những thiếu thốn ban đầu nầy. Quả thật, những đặc sủng thì nhiều; sau đó sẽ trở nên hiếm hơn. Đó là một sự kiện.
Các tín hữu Cô-rin-tô xem ra đã được ban cho nhiều đặc sủng khác nhau, đôi khi không phải là không gây ồn ào huyên náo hay phô trương. Vì thế thánh nhân đòi hỏi họ tiên vàn phải hiểu rõ nguồn mạch của những ân huệ nầy.
1. Nguồn mạch duy nhất của muôn vàn ân sủng: Ba Ngôi Thiên Chúa.
Thật đáng lưu ý rằng thánh Phao-lô đặt những ân sủng và mọi hoạt động Ki tô hữu dưới dấu chỉ của Ba Ngôi, khởi đi từ Chúa Thánh Thần: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Chúa (Đức Ki tô). Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa (Chúa Cha) hoạt động trong mọi người”.
2. Mục đích duy nhất của muôn vàn ân sủng: lợi ích chung.
Thánh Tông Đồ đưa ra một luật vàng: tiêu chuẩn của những ân sủng phải là lợi ích của cộng đoàn, nghĩa là nếu không vì lợi ích cộng đoàn, ân sủng đó chỉ là ngụy tạo, mạo danh.
Tiếp đó, việc so sánh thân thể với Đức Ki tô rất nổi tiếng. Một thân thể làm cho mọi chi thể nên một như thế nào, Đức Ki tô làm cho Giáo Hội nên một như thế ấy, bất chấp vô số thành viên.
Nguyên tắc hiệp nhất, chính là Chúa Thánh Thần, Đấng duy nhất và ban muôn ân sủng cho cho mọi tín hữu trong bí tích Thánh Tẩy. Sự sống Thánh Thần phun trào trong chúng ta như mạch nước hằng sống: “Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thánh Thần duy nhất”.
TIN MỪNG (Ga 20: 19-23)
Chúng ta đã đọc đoạn Tin Mừng nầy rồi vào Chúa Nhật II Phục Sinh, trong một trích dẫn dài hơn và trong quan điểm của biến cố Phục Sinh (xin xem thêm chú giải Chúa Nhật II Phục Sinh).
Hôm nay, bản văn nầy được đề nghị cho chúng ta trong viễn cảnh của lễ Ngũ Tuần. Quả thật, đoạn Tin Mừng nầy được gọi “lễ Ngũ Tuần” của Tin Mừng Gioan.: “Đức Giê-su thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”. Điều nầy không mâu thuẩn với biến cố mà sách Công Vụ tường thuật, nhưng là một bổ túc thần học: “Giáo Hội khai sinh ngay từ biến cố Phục Sinh”, thậm chí nếu những ân huệ Thánh Thần chỉ được bày tỏ sau nầy.
Chúng ta sẽ nhấn mạnh vài nét đặc trưng mà trong bài chú giải của Chúa Nhật II Phục Sinh chúng ta đã không gợi lên.
1. Cuộc sáng tạo mới:
Đức Giê-su trao gởi sứ mạng tiếp tục công việc của Ngài cho cộng đoàn nhỏ bé nầy, “nhóm còn lại” nầy hình thành Giáo Hội Ngài: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. Nói xong, Ngài thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”.
Giáo Hội khai sinh dưới dấu chỉ của Thiên Chúa Ba Ngôi. Đây là một trong những giáo huấn của bản văn nầy.
Đức Giê-su thổi hơi vào họ, lập lại cử chỉ của Đấng Sáng Tạo, Ngài thổi sinh khí vào con người, và con người trở nên một sinh vật. Động từ mà thánh Gioan dùng ở đây không được gặp thấy ở bất cứ nơi nào khác trong Tân Ước, nhưng chính xác là động từ của bản Bảy Mươi, bản dịch Hy Lạp, của sách Sáng Thế để chỉ cử chỉ của Đấng Sáng Tạo (St 2: 7).
Đây cũng là động từ mà ngôn sứ Ê-dê-ki-en sử dụng để mô tả cuộc hồi sinh của những bộ xương khô: “Ngươi hãy nói với Thần Khí: ‘Hỡi Thần Khí hãy thổi hơi vào những người đã chết nầy cho chúng được hồi sinh” (Ed 37: 9). Vì thế cốt là đánh dấu một “cuộc sáng tạo mới”, một thế giới mới khởi sự. Đức Giê-su làm cho các môn đệ trở thành một hạt nhân của nhân loại được tái sinh. Chính sự sống của Đấng Phục Sinh mà Ngài chuyển thông cho các ông.
2. Hiệp nhất giữa biến cố Vượt Qua và biến cố Ngũ Tuần.
Thánh ký luôn luôn liên kết sự tuôn trào Chúa Thánh Thần với biến cố Phục Sinh. Ông đã diễn tả tư tưởng nầy khi Đức Giê-su công bố về “những dòng nước hằng sống” vào ngày lễ Lều: “Đức Giê-su nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận. Thật thế, bấy giờ họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Giê-su chưa được tôn vinh” (Ga 7: 39).
Lễ Ngũ Tuần nội tại nầy, được thánh Gioan ghi lại, chỉ là lời dạo đầu của ngày lễ Ngũ Tuần ngoạn mục, ở đó tác động của Chúa Thánh Thần sẽ biến đổi ngay lập tức các Tông Đồ. Nhưng khi đặt bên cạnh nhau: biến cố Vượt Qua và biến cố Ngũ Tuần, thánh Gioan nhấn mạnh sự hiệp nhất sâu xa của hai biến cố nầy. Hai ngày lễ nầy đã được liên kết rồi trong Do thái giáo; đến lượt mình, Tin Mừng khẳng định sự liên đới của hai biến cố nầy trong một viễn cảnh mới.
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
18:37 29/05/2009
ĐỨC GIÊSU HIỆN RA VỚI CÁC MÔN ĐỆ
Lễ Hiện Xuống (Gioan 20,19-23)
1.- Ngữ cảnh
Dựa theo bố cục tổng quát của Tin Mừng Gioan, đoạn văn này nằm trong chương 20 là chương cuối cùng của phần B (Sách Vinh quang), kèm theo lời kết cho thấy mục tiêu của tác giả khi viết Tin Mừng.
Trong tình trạng tranh tối tranh sáng lúc bình minh, Maria Mácđala đi đến mộ Đức Giêsu và thấy mộ đã được mở và trống không. Cho tới nay, có hai sứ điệp của Đức Giêsu Phục Sinh đã bao trùm ngày Phục Sinh (20,2.17). Vào buổi chiều ngày dài này, Đấng Phục Sinh đã đến gặp các môn đệ Người. Người gặp họ khi họ đang ở trong phòng cửa đóng kín: họ còn đang ở trong mộ của nỗi sợ hãi, chứ chưa được thông dự vào sự sống của Người. Đức Giêsu đã đưa các môn đệ ra khỏi tình trạng bế tắc do phản bội, do sợ hãi. Và Người đã trao sứ mạng để các ông trở thành sứ giả đi khắp nới mà ban ơn tha tội, ban sự bình an.
2.- Bố cục
Bản văn có thể được chia thành ba phần:
1) Lời chào “bình an” thứ nhất với việc chứng minh sự Phục Sinh (20,19-20);
2) Lời chào “bình an” thứ hai với sứ mạng và trao ban Thánh Thần (20,21-23).
3.- Vài điểm chú giải
- Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần (19): Cuộc hiện ra xảy ra tại Giêrusalem vào ngày Chúa Nhật. Bản văn Lc 24,33-49 cho biết Đức Giêsu hiện ra vào buổi chiều, bởi vì vào lúc xế chiều, Người đã ngồi ăn với hai môn đệ tại Emmau, rồi hai ông đã trở lại Giêrusalem ngay trước khi Đức Giêsu hiện ra với cả nhóm. Rất có thể tác giả dùng từ ngữ “ngày ấy” mà chỉ ngày Chúa Nhật ấy là có ý coi đây là ngày cánh chung, ngày mà Đức Giêsu ban Thánh Thần để ở lại mãi mãi với các môn đệ (xem thêm các câu 14,20; 16,23.26).
Tác giả dùng công thức “Ngày thứ nhất trong tuần” cho cả hai lần hiện ra ở đây (lần sau đúng một tuần sau) rất có thể là vì ông muốn nhắc đến thói quen của các Kitô hữu cử hành Thánh Thể vào “ngày thứ nhất trong tuần” (Cv 20,7; xem thêm 1 Cr 16,2).
- các cửa đều đóng kín (19): Lý do nêu ra trong bản văn là “vì các ông sợ người Do-thái”, nhưng có lẽ tác giả cũng còn muốn cho thấy là thân thể Đức Giêsu Phục Sinh có thể đi qua cửa đóng kín.
- Bình an cho anh em (19): Trong tiếng Do-thái, shalôm (= bình an) là một lời chào thông thường. Nhưng trong mạch văn long trọng ở đây, lời của Đức Giêsu có ý nghĩa khác, không phải chỉ là “Cầu chúc anh em được bình an”, như thể họ còn phải chờ đợi sự bình an đến trong tương lai. Ở đây lời Đức Giêsu nói là một nhận định về thực tại: chắc chắn họ đang có sự bình an của Người.
- Như Chúa Cha đã sai Thầy (21): Trong các Tin Mừng khác cũng có lời sai đi này (x. Mt 28,19; Lc 24,47), nhưng ở đây, mẫu mực cho việc sai đi là quan hệ của Con với Cha (một đề tài thần học của Gioan, xem 17,18).
- Người thổi hơi vào các ông... Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần (22): Hành động này nhắc nhớ đến làn hơi sáng tạo của Thiên Chúa trong sách Sáng thế 2,7. Làn hơi của Đức Giêsu chính là Thánh Thần. Trên thập giá, Người đã “trao Thần Khí” (trước đây, vì không quan tâm đến thần học của tác giả Gioan, người ta đã dịch là “trút hơi thở”) (19,30): Người đã trao ban Thánh Thần cho những người đứng dưới chân thập giá, đặc biêt cho thân mẫu Người, tượng trưng Hội Thánh hoặc Dân mới của Thiên Chúa, và cho người môn đệ Người thương mến, tượng trưng các Kitô hữu.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Lời chào “bình an”thứ nhất với việc chứng minh sự Phục Sinh (19-20)
Sau khi Đức Giêsu đã bị bắt, bị xử tử và được an táng, tình trạng của các môn đệ thật đáng thương: các ông về nhà đóng kín tất cả các cửa, vì sợ người Do-thái. Các ông hoàn toàn mất bình an. Khi hiện ra với các ông, điều đầu tiên Đức Giêsu nói là: “Bình an cho anh em!” (19,19). Nhưng nói mà thôi thì không đủ, Người còn cho các môn đệ thấy rằng các ông có Người đang sống giữa các ông. Người không chỉ nói về bình an, Người cung cấp nền tảng chắc chắn cho lời của Người: các vết thương. Vậy Người chính là Đấng đã chết trên thập giá, nhưng nay Người đã trở lại với cuộc sống trong tư cách Đấng chiến thắng cái chết. Các vết thương cũng là dấu chỉ cho thấy tình yêu vô biên của Người. Trong cùng một lúc, Người cho các ông được gặp Người như Đấng Chịu đóng đinh và Đấng Phục Sinh. Do đó, Người chính là sự bình an và nguồn mạch tuôn trào niềm vui cho các môn đệ (c. 20).
* Lời chào “bình an”thứ hai với sứ mạng và trao ban Thánh Thần (21-23)
Lần thứ hai, Người lại chúc các ông được bình an (c. 21). Các môn đệ lại được mời gọi quy chiếu về Đức Giêsu là sự bình an để lại sống tư cách được sai đi (= tông đồ) và sứ mạng chia sẻ hoa trái ơn cứu độ là ơn tha tội. Vì đã nhận được lời chúc bình an, là hoa trái công trình cứu độ, và cũng là chính Người (x. Ep 2,14), Đức Giêsu cho các môn đệ được thông phần vào chính sứ mạng, sự sống và quyền của Người là tha tội. Các ông sẽ bị từ chối, ghét bỏ, nên chỉ khi nào bám vững vào sự bình an của Người, gắn bó với chính Người, các ông mới chu toàn được nhiệm vụ. Như Chúa Cha đã sai Người, nay Người sai các môn đệ. Trong tư cách Chúa Con, Người làm chứng về Chúa Cha; trong tư cách môn đệ Người, các môn đệ đi làm chứng về Người và đưa người ta tới chỗ tin vào Người, để rồi trong Người, các ông được thông hiệp với Chúa Cha. Để các ông chu toàn được sứ mạng, Đức Giêsu ban cho các ông Chúa Thánh Thần là sự sống mới không tàn phai. Nối tiếp sứ mạng của Người, các môn đệ sẽ tha tội và cầm buộc.
Ở trong một thế giới đang làm cho các ông phải lo sợ, các ông đã có ở giữa mình Đấng chiến thắng thế gian (x. 16,33) và được đầy sự bình an và niềm vui của Người. Đức Giêsu đã mở cửa ra cho các ông và làm cho các ông có thể đi vào thế giới và mang các ân huệ đến cho thế giới. Các môn đệ không được khép mình lại trong nỗi sợ hãi trước thế giới, nhưng phải đầy tin tưởng đi vào thế giới.
+ Kết luận
Ân ban căn bản của Đấng Phục Sinh là sự bình an (20,19.21.26). Ngay trong các diễn từ cáo biệt, Đức Giêsu đã hứa ban sự bình an này cho các môn đệ. Người có tư cách để ban sự bình an này vì Người về cùng Chúa Cha (14,27) và vì Người thắng thế gian (16,33). Nay Người đã thực sự thắng cái chết, là dấu chỉ tối hậu về sức mạnh tiêu diệt của thế gian, và đã thật sự lên củng Chúa Cha. Người đã đạt tới mục tiêu của Người, Người lại đang sống giữa các môn đệ trong tư cách là Đấng chiến thắng. Chính Người là nền tảng của sự bình an của các ông, hoặc nói theo thư Êphêxô, “chính Người là bình an của chúng ta” (Ep 2,14).
5.- Gợi ý suy niệm
1. Đức Kitô mà chúng ta gặp trong Lời Chúa, trong các buổi cử hành Phụng vụ, trong giờ cầu nguyện giữa cộng đoàn anh chị em, là Đức Kitô Phục Sinh. Người ban cho chúng ta bình an và Thánh Thần, và sai chúng ta đi hân hoan chia sẻ niềm tin và niềm hy vọng ấy. Chúng ta cần phải để Người đưa chúng ta ra khỏi ngôi mộ của sợ hãi, của ích kỷ, để tin tưởng đi vào lòng thế giới. Quả thật, Đức Giêsu không giải thoát các môn đệ khỏi những ưu phiền (x. 16,33), nhưng ban cho chúng ta sự vững vàng, không lay chuyển và sự tin tưởng an bình.
2. Các môn đệ của Đức Giêsu cần xác tín rằng Đấng đang sống giữa họ cũng chính là Đấng đã chết trên thập giá; các ông cũng phải nhận biết rằng Người vẫn mang những vết tích của cuộc Thương Khó, dù đã sống lại; Người chính là “Con Chiên đứng như thể đã bị giết” (Kh 5,6). Các vết thương ấy là dấu chứng tỏ tình yêu vô biên của Người, nhưng cũng là dấu cho thấy sự tàn ác của loài người: dấu của tình yêu vô biên, để họ luôn luôn tin tưởng dấn thân; dấu của sự tàn ác con người, để họ có cái nhìn thực tế, biết rằng mình dấn thân vào trong thế giới nào.
3. Khi ban Thánh Thần trên các môn đệ, Đức Giêsu đã thổi hơi vào các ông và bảo: “Hãy nhận lấy Thánh Thần”. Thánh Thần chính là làn hơi của Thiên Chúa, Ngài như là gió. Người ta không thấy gió, người ta không biết gió bắt nguồn từ đâu và đến đâu thì dừng lại. Cho dù các nhà khí tượng học có bao trước được các trận bão, ta vẫn có cảm tưởng mình bị một sức mạnh vừa huyền bí vừa mạnh mẽ bao trùm. Gió thổi và gây tiếng động. Gió bẻ gãy và nhổ bật lên. Gió tàn phá nhưng cũng làm cho đất đai ra phì nhiêu. Có khi gió quạt mát, có lúc gió thiêu đốt. Về làn gió Thánh Thần cũng thế. Ngài mạnh mẽ, Ngài len lỏi vào mọi sự. Nếu chúng ta mở lòng ra với Ngài, Ngài sẽ bẻ gãy, Ngài nhổ tung và phá hủy tất cả những gì chống lại tình yêu Thiên Chúa; Ngài cũng làm cho các con tim nên dồi dào phong phú. Ngài liên tục làm việc trong lòng chúng ta, như thánh Phaolô đã nói: “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà [liên tục] kêu lên: “Áp-ba, Cha ơi!” (Gl 4,6).
Lễ Hiện Xuống (Gioan 20,19-23)
1.- Ngữ cảnh
Dựa theo bố cục tổng quát của Tin Mừng Gioan, đoạn văn này nằm trong chương 20 là chương cuối cùng của phần B (Sách Vinh quang), kèm theo lời kết cho thấy mục tiêu của tác giả khi viết Tin Mừng.
Trong tình trạng tranh tối tranh sáng lúc bình minh, Maria Mácđala đi đến mộ Đức Giêsu và thấy mộ đã được mở và trống không. Cho tới nay, có hai sứ điệp của Đức Giêsu Phục Sinh đã bao trùm ngày Phục Sinh (20,2.17). Vào buổi chiều ngày dài này, Đấng Phục Sinh đã đến gặp các môn đệ Người. Người gặp họ khi họ đang ở trong phòng cửa đóng kín: họ còn đang ở trong mộ của nỗi sợ hãi, chứ chưa được thông dự vào sự sống của Người. Đức Giêsu đã đưa các môn đệ ra khỏi tình trạng bế tắc do phản bội, do sợ hãi. Và Người đã trao sứ mạng để các ông trở thành sứ giả đi khắp nới mà ban ơn tha tội, ban sự bình an.
2.- Bố cục
Bản văn có thể được chia thành ba phần:
1) Lời chào “bình an” thứ nhất với việc chứng minh sự Phục Sinh (20,19-20);
2) Lời chào “bình an” thứ hai với sứ mạng và trao ban Thánh Thần (20,21-23).
3.- Vài điểm chú giải
- Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần (19): Cuộc hiện ra xảy ra tại Giêrusalem vào ngày Chúa Nhật. Bản văn Lc 24,33-49 cho biết Đức Giêsu hiện ra vào buổi chiều, bởi vì vào lúc xế chiều, Người đã ngồi ăn với hai môn đệ tại Emmau, rồi hai ông đã trở lại Giêrusalem ngay trước khi Đức Giêsu hiện ra với cả nhóm. Rất có thể tác giả dùng từ ngữ “ngày ấy” mà chỉ ngày Chúa Nhật ấy là có ý coi đây là ngày cánh chung, ngày mà Đức Giêsu ban Thánh Thần để ở lại mãi mãi với các môn đệ (xem thêm các câu 14,20; 16,23.26).
Tác giả dùng công thức “Ngày thứ nhất trong tuần” cho cả hai lần hiện ra ở đây (lần sau đúng một tuần sau) rất có thể là vì ông muốn nhắc đến thói quen của các Kitô hữu cử hành Thánh Thể vào “ngày thứ nhất trong tuần” (Cv 20,7; xem thêm 1 Cr 16,2).
- các cửa đều đóng kín (19): Lý do nêu ra trong bản văn là “vì các ông sợ người Do-thái”, nhưng có lẽ tác giả cũng còn muốn cho thấy là thân thể Đức Giêsu Phục Sinh có thể đi qua cửa đóng kín.
- Bình an cho anh em (19): Trong tiếng Do-thái, shalôm (= bình an) là một lời chào thông thường. Nhưng trong mạch văn long trọng ở đây, lời của Đức Giêsu có ý nghĩa khác, không phải chỉ là “Cầu chúc anh em được bình an”, như thể họ còn phải chờ đợi sự bình an đến trong tương lai. Ở đây lời Đức Giêsu nói là một nhận định về thực tại: chắc chắn họ đang có sự bình an của Người.
- Như Chúa Cha đã sai Thầy (21): Trong các Tin Mừng khác cũng có lời sai đi này (x. Mt 28,19; Lc 24,47), nhưng ở đây, mẫu mực cho việc sai đi là quan hệ của Con với Cha (một đề tài thần học của Gioan, xem 17,18).
- Người thổi hơi vào các ông... Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần (22): Hành động này nhắc nhớ đến làn hơi sáng tạo của Thiên Chúa trong sách Sáng thế 2,7. Làn hơi của Đức Giêsu chính là Thánh Thần. Trên thập giá, Người đã “trao Thần Khí” (trước đây, vì không quan tâm đến thần học của tác giả Gioan, người ta đã dịch là “trút hơi thở”) (19,30): Người đã trao ban Thánh Thần cho những người đứng dưới chân thập giá, đặc biêt cho thân mẫu Người, tượng trưng Hội Thánh hoặc Dân mới của Thiên Chúa, và cho người môn đệ Người thương mến, tượng trưng các Kitô hữu.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Lời chào “bình an”thứ nhất với việc chứng minh sự Phục Sinh (19-20)
Sau khi Đức Giêsu đã bị bắt, bị xử tử và được an táng, tình trạng của các môn đệ thật đáng thương: các ông về nhà đóng kín tất cả các cửa, vì sợ người Do-thái. Các ông hoàn toàn mất bình an. Khi hiện ra với các ông, điều đầu tiên Đức Giêsu nói là: “Bình an cho anh em!” (19,19). Nhưng nói mà thôi thì không đủ, Người còn cho các môn đệ thấy rằng các ông có Người đang sống giữa các ông. Người không chỉ nói về bình an, Người cung cấp nền tảng chắc chắn cho lời của Người: các vết thương. Vậy Người chính là Đấng đã chết trên thập giá, nhưng nay Người đã trở lại với cuộc sống trong tư cách Đấng chiến thắng cái chết. Các vết thương cũng là dấu chỉ cho thấy tình yêu vô biên của Người. Trong cùng một lúc, Người cho các ông được gặp Người như Đấng Chịu đóng đinh và Đấng Phục Sinh. Do đó, Người chính là sự bình an và nguồn mạch tuôn trào niềm vui cho các môn đệ (c. 20).
* Lời chào “bình an”thứ hai với sứ mạng và trao ban Thánh Thần (21-23)
Lần thứ hai, Người lại chúc các ông được bình an (c. 21). Các môn đệ lại được mời gọi quy chiếu về Đức Giêsu là sự bình an để lại sống tư cách được sai đi (= tông đồ) và sứ mạng chia sẻ hoa trái ơn cứu độ là ơn tha tội. Vì đã nhận được lời chúc bình an, là hoa trái công trình cứu độ, và cũng là chính Người (x. Ep 2,14), Đức Giêsu cho các môn đệ được thông phần vào chính sứ mạng, sự sống và quyền của Người là tha tội. Các ông sẽ bị từ chối, ghét bỏ, nên chỉ khi nào bám vững vào sự bình an của Người, gắn bó với chính Người, các ông mới chu toàn được nhiệm vụ. Như Chúa Cha đã sai Người, nay Người sai các môn đệ. Trong tư cách Chúa Con, Người làm chứng về Chúa Cha; trong tư cách môn đệ Người, các môn đệ đi làm chứng về Người và đưa người ta tới chỗ tin vào Người, để rồi trong Người, các ông được thông hiệp với Chúa Cha. Để các ông chu toàn được sứ mạng, Đức Giêsu ban cho các ông Chúa Thánh Thần là sự sống mới không tàn phai. Nối tiếp sứ mạng của Người, các môn đệ sẽ tha tội và cầm buộc.
Ở trong một thế giới đang làm cho các ông phải lo sợ, các ông đã có ở giữa mình Đấng chiến thắng thế gian (x. 16,33) và được đầy sự bình an và niềm vui của Người. Đức Giêsu đã mở cửa ra cho các ông và làm cho các ông có thể đi vào thế giới và mang các ân huệ đến cho thế giới. Các môn đệ không được khép mình lại trong nỗi sợ hãi trước thế giới, nhưng phải đầy tin tưởng đi vào thế giới.
+ Kết luận
Ân ban căn bản của Đấng Phục Sinh là sự bình an (20,19.21.26). Ngay trong các diễn từ cáo biệt, Đức Giêsu đã hứa ban sự bình an này cho các môn đệ. Người có tư cách để ban sự bình an này vì Người về cùng Chúa Cha (14,27) và vì Người thắng thế gian (16,33). Nay Người đã thực sự thắng cái chết, là dấu chỉ tối hậu về sức mạnh tiêu diệt của thế gian, và đã thật sự lên củng Chúa Cha. Người đã đạt tới mục tiêu của Người, Người lại đang sống giữa các môn đệ trong tư cách là Đấng chiến thắng. Chính Người là nền tảng của sự bình an của các ông, hoặc nói theo thư Êphêxô, “chính Người là bình an của chúng ta” (Ep 2,14).
5.- Gợi ý suy niệm
1. Đức Kitô mà chúng ta gặp trong Lời Chúa, trong các buổi cử hành Phụng vụ, trong giờ cầu nguyện giữa cộng đoàn anh chị em, là Đức Kitô Phục Sinh. Người ban cho chúng ta bình an và Thánh Thần, và sai chúng ta đi hân hoan chia sẻ niềm tin và niềm hy vọng ấy. Chúng ta cần phải để Người đưa chúng ta ra khỏi ngôi mộ của sợ hãi, của ích kỷ, để tin tưởng đi vào lòng thế giới. Quả thật, Đức Giêsu không giải thoát các môn đệ khỏi những ưu phiền (x. 16,33), nhưng ban cho chúng ta sự vững vàng, không lay chuyển và sự tin tưởng an bình.
2. Các môn đệ của Đức Giêsu cần xác tín rằng Đấng đang sống giữa họ cũng chính là Đấng đã chết trên thập giá; các ông cũng phải nhận biết rằng Người vẫn mang những vết tích của cuộc Thương Khó, dù đã sống lại; Người chính là “Con Chiên đứng như thể đã bị giết” (Kh 5,6). Các vết thương ấy là dấu chứng tỏ tình yêu vô biên của Người, nhưng cũng là dấu cho thấy sự tàn ác của loài người: dấu của tình yêu vô biên, để họ luôn luôn tin tưởng dấn thân; dấu của sự tàn ác con người, để họ có cái nhìn thực tế, biết rằng mình dấn thân vào trong thế giới nào.
3. Khi ban Thánh Thần trên các môn đệ, Đức Giêsu đã thổi hơi vào các ông và bảo: “Hãy nhận lấy Thánh Thần”. Thánh Thần chính là làn hơi của Thiên Chúa, Ngài như là gió. Người ta không thấy gió, người ta không biết gió bắt nguồn từ đâu và đến đâu thì dừng lại. Cho dù các nhà khí tượng học có bao trước được các trận bão, ta vẫn có cảm tưởng mình bị một sức mạnh vừa huyền bí vừa mạnh mẽ bao trùm. Gió thổi và gây tiếng động. Gió bẻ gãy và nhổ bật lên. Gió tàn phá nhưng cũng làm cho đất đai ra phì nhiêu. Có khi gió quạt mát, có lúc gió thiêu đốt. Về làn gió Thánh Thần cũng thế. Ngài mạnh mẽ, Ngài len lỏi vào mọi sự. Nếu chúng ta mở lòng ra với Ngài, Ngài sẽ bẻ gãy, Ngài nhổ tung và phá hủy tất cả những gì chống lại tình yêu Thiên Chúa; Ngài cũng làm cho các con tim nên dồi dào phong phú. Ngài liên tục làm việc trong lòng chúng ta, như thánh Phaolô đã nói: “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà [liên tục] kêu lên: “Áp-ba, Cha ơi!” (Gl 4,6).
Chúa Thánh Thần - nhà đầu tư số một
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
18:39 29/05/2009
Chúa Nhật Hiện Xuống
1. Dẫn Ý Đầu Lễ
Vào dịp mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống cũng là cao điểm của mùa khấn dòng và tiến chức. Có thể nói được rằng đây cũng là mùa hoa trái của Thánh Thần.
Đâu đâu người ta cũng thấy khấn dòng, phong chức. Trong Nam cũng như ngoài Bắc, trong nước cũng như hải ngoại. Cứ đọc mục tin tức, thông báo trên các trang web Công giáo, sẽ thấy rõ điều này. Nào là “Dòng Thừa Sai Bác Ái GP Vinh tổ chức Lễ Khấn Dòng”, nào là “Phong chức Tân Linh mục gốc người Việt Nam tại TGP Los Angeles, “Dòng Mân Côi New Orleans Lousianna tổ chức Lễ khấn trọn đời”, “Dòng Nữ Đa Minh Houston Texas tổ chức Lễ khấn trọn đời”, “Dòng Mến Thánh Giá Los Angeles tổ chức Lễ khấn trọn đời”, “Dòng Mến Thánh giá Phan Thiết, Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt tổ chức lễ khấn vĩnh khấn”, nào là “Giáo phận Bà Rịa phong chức linh mục cho 6 thầy”, v.v.
Khấn dòng hay tiến chức là bước sang một giai đoạn mới với một sứ mạng mới. Sứ mạng ấy rất cần ơn của Chúa Thánh Thần. Hãy cầu xin cho các tân khấn sinh và các tân chức có được nhiều thánh ân để họ sống xứng đáng với ơn gọi của mình và chu toàn sứ mạng mà họ lãnh nhận.
Chúng ta cũng hãy nguyện xin Chúa Thánh Thần chiếm trọn tâm hồn mình để cuộc đời chúng ta mang lại nhiều hoa trái tốt lành, hoa trái “công chính, bình an và hoan lạc”.
2. Chia sẻ
CHÚA THÁNH THẦN, NHÀ ĐẦU TƯ SỐ 1
Kể từ năm 1995, khi được bình thường hoá quan hệ với Mỹ, sau những năm tháng dài bị cấm vận, bị bao vây kinh tế, và nhất là khi được chính thức vào WTO tháng 01.2007, Việt Nam lập tức tìm mọi cách để thu hút sự đầu tư của nước ngoài trên mọi lĩnh vực: kinh tế, khoa học, y tế, giáo dục….. Các giải pháp cấp bách được đưa ra là cải cách đường lối, đổi mới chính sách, hội nhập kinh tế quốc tế… nhằm tạo ra một môi trường đều tư ổn định, minh bạch và tự do cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đáng ghi nhận: hiện nay Hoa Kỳ vẫn đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Theo sau là Nhật Bản và Trung Quốc.
Thế đó là trong những lĩnh vực thuộc thực tại trần thế. Còn trong lĩnh vực tâm linh, chúng ta đang thu hút nhà đầu tư nào và ai là “nhà đầu tư” lớn nhất trong cuộc đời chúng ta, nếu không phải là Chúa Thánh Thần. Nói cách khác, “nhà đầu tư số một” trong cuộc đời người Kitô hữu chúng ta là ai, nếu không phải là chính Chúa Thánh Thần, Đấng mà chúng ta đang hân hoan mừng lễ kính Ngài.
Ta thấy rằng trong lãnh vực kinh tế, việc đầu tư có thể lời hay lỗ, nhiều khi lỗ te tua, như tập đoàn cho vay thế chấp khổng lồ Freddie Mac, tập đoàn tài chính Merrill Lynch & Co của Hoa Kỳ, nhà sản xuất xe hơi khổng lồ Fiat của Ý, Toyota của Nhật… Thậm chí nhiều công ty, tập đoàn phải tuyên bố sáp nhập hoặc phá sản, điển hình là tập đoàn xe hơi Hoa kỳ vĩ đại Chrysler.
Còn việc đầu tư của Chúa Thánh Thần thì sao ? Chúa Thánh Thần một khi Ngài đầu tư vào cuộc đời của ai thì cuộc đời người đó chỉ có “lời” chứ không bao giờ “lỗ”. Những thành quả, những “cái lời”, của “nhà đầu tư Tâm linh” mang lại cho chúng ta sẽ là gì ?
- Thành quả trước hết là hồng ân sự sống: một sự sống toàn diện và tròn đầy. Sự sống thể xác lẫn linh hồn. Sự sống có từ khởi đầu công trình sáng tạo và sự sống được tái tạo trong công trình cứu độ. Thành quả này ta có thể thấy một cách cụ thể là nền văn hoá sự sống mà Giáo hội đang ra sức xây dựng và cổ vũ mọi người bảo vệ và tôn trọng.
- Thành quả thứ đến là hồng ân sự thật. Vì Chúa Thánh Thần được mệnh danh là nguồn mạch chân lý, sự thật viết hoa. Sự thật về Thiên Chúa, về vũ trụ, về con người và sự thật lớn nhất là sự thật về Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ duy nhất. Một khi chúng ta biết yêu mến sự thật và sống theo sự thật là chúng ta đang cộng tác với nhà đầu tư Thứ Thiệt này.
- Thành quả sau nữa là hồng ân hiệp nhất yêu thương. Chúa Thánh Thần còn được định nghĩa là nguyên lý của sự hiệp nhất yêu thương, nguyên lý liên kết Chúa Cha và Chúa Con, nguyên lý nối kết con người với Thiên Chúa và con người với nhau. Nền văn minh tình thương
Tuy nhiên, để có thể mang lại thành quả dồi dào, cần có sự cộng tác từ phía người được đầu tư. Sự cộng tác đó là tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư. Bao gồm việc tạo “môi trường”, tức tâm hồn thông thoáng, cải cách “thủ tục”, tức lối sống đơn giản; dỡ bỏ các rào cản về “mặt bằng, thuế quan”, tức là dẹp các tính hư tật xấu…Có như thế Chúa Thánh Thần mới có thể hoạt động một các hiệu quả được.
Kinh nghiệm cho thấy trong lĩnh vực kinh tế nếu môi trường đầu tư lắm chướng ngại, thủ tục rườm rà, thuế quan lắt léo,… thì sức thu hút đầu tư sẽ giảm và việc đầu tư cũng sẽ kém phần hiệu quả. Trong đời sống tâm linh cũng thế.
Vậy câu hỏi đặt ra thay cho phần kết là tôi đang thu hút nhà đầu tư nào ? Thần tài, thần tiền, thần sắc dục, thần quyền lực danh vọng hay Thần Khí Sự Sống, Thần Chân Lý, Thần Tình Yêu ? Và những rào cản nào tôi chưa dỡ bỏ để Chúa Thánh Thần chiếm trọn vốn đầu tư 100% trong cuộc đời của tôi?
1. Dẫn Ý Đầu Lễ
Vào dịp mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống cũng là cao điểm của mùa khấn dòng và tiến chức. Có thể nói được rằng đây cũng là mùa hoa trái của Thánh Thần.
Đâu đâu người ta cũng thấy khấn dòng, phong chức. Trong Nam cũng như ngoài Bắc, trong nước cũng như hải ngoại. Cứ đọc mục tin tức, thông báo trên các trang web Công giáo, sẽ thấy rõ điều này. Nào là “Dòng Thừa Sai Bác Ái GP Vinh tổ chức Lễ Khấn Dòng”, nào là “Phong chức Tân Linh mục gốc người Việt Nam tại TGP Los Angeles, “Dòng Mân Côi New Orleans Lousianna tổ chức Lễ khấn trọn đời”, “Dòng Nữ Đa Minh Houston Texas tổ chức Lễ khấn trọn đời”, “Dòng Mến Thánh Giá Los Angeles tổ chức Lễ khấn trọn đời”, “Dòng Mến Thánh giá Phan Thiết, Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt tổ chức lễ khấn vĩnh khấn”, nào là “Giáo phận Bà Rịa phong chức linh mục cho 6 thầy”, v.v.
Khấn dòng hay tiến chức là bước sang một giai đoạn mới với một sứ mạng mới. Sứ mạng ấy rất cần ơn của Chúa Thánh Thần. Hãy cầu xin cho các tân khấn sinh và các tân chức có được nhiều thánh ân để họ sống xứng đáng với ơn gọi của mình và chu toàn sứ mạng mà họ lãnh nhận.
Chúng ta cũng hãy nguyện xin Chúa Thánh Thần chiếm trọn tâm hồn mình để cuộc đời chúng ta mang lại nhiều hoa trái tốt lành, hoa trái “công chính, bình an và hoan lạc”.
2. Chia sẻ
CHÚA THÁNH THẦN, NHÀ ĐẦU TƯ SỐ 1
Kể từ năm 1995, khi được bình thường hoá quan hệ với Mỹ, sau những năm tháng dài bị cấm vận, bị bao vây kinh tế, và nhất là khi được chính thức vào WTO tháng 01.2007, Việt Nam lập tức tìm mọi cách để thu hút sự đầu tư của nước ngoài trên mọi lĩnh vực: kinh tế, khoa học, y tế, giáo dục….. Các giải pháp cấp bách được đưa ra là cải cách đường lối, đổi mới chính sách, hội nhập kinh tế quốc tế… nhằm tạo ra một môi trường đều tư ổn định, minh bạch và tự do cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đáng ghi nhận: hiện nay Hoa Kỳ vẫn đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Theo sau là Nhật Bản và Trung Quốc.
Thế đó là trong những lĩnh vực thuộc thực tại trần thế. Còn trong lĩnh vực tâm linh, chúng ta đang thu hút nhà đầu tư nào và ai là “nhà đầu tư” lớn nhất trong cuộc đời chúng ta, nếu không phải là Chúa Thánh Thần. Nói cách khác, “nhà đầu tư số một” trong cuộc đời người Kitô hữu chúng ta là ai, nếu không phải là chính Chúa Thánh Thần, Đấng mà chúng ta đang hân hoan mừng lễ kính Ngài.
Ta thấy rằng trong lãnh vực kinh tế, việc đầu tư có thể lời hay lỗ, nhiều khi lỗ te tua, như tập đoàn cho vay thế chấp khổng lồ Freddie Mac, tập đoàn tài chính Merrill Lynch & Co của Hoa Kỳ, nhà sản xuất xe hơi khổng lồ Fiat của Ý, Toyota của Nhật… Thậm chí nhiều công ty, tập đoàn phải tuyên bố sáp nhập hoặc phá sản, điển hình là tập đoàn xe hơi Hoa kỳ vĩ đại Chrysler.
Còn việc đầu tư của Chúa Thánh Thần thì sao ? Chúa Thánh Thần một khi Ngài đầu tư vào cuộc đời của ai thì cuộc đời người đó chỉ có “lời” chứ không bao giờ “lỗ”. Những thành quả, những “cái lời”, của “nhà đầu tư Tâm linh” mang lại cho chúng ta sẽ là gì ?
- Thành quả trước hết là hồng ân sự sống: một sự sống toàn diện và tròn đầy. Sự sống thể xác lẫn linh hồn. Sự sống có từ khởi đầu công trình sáng tạo và sự sống được tái tạo trong công trình cứu độ. Thành quả này ta có thể thấy một cách cụ thể là nền văn hoá sự sống mà Giáo hội đang ra sức xây dựng và cổ vũ mọi người bảo vệ và tôn trọng.
- Thành quả thứ đến là hồng ân sự thật. Vì Chúa Thánh Thần được mệnh danh là nguồn mạch chân lý, sự thật viết hoa. Sự thật về Thiên Chúa, về vũ trụ, về con người và sự thật lớn nhất là sự thật về Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ duy nhất. Một khi chúng ta biết yêu mến sự thật và sống theo sự thật là chúng ta đang cộng tác với nhà đầu tư Thứ Thiệt này.
- Thành quả sau nữa là hồng ân hiệp nhất yêu thương. Chúa Thánh Thần còn được định nghĩa là nguyên lý của sự hiệp nhất yêu thương, nguyên lý liên kết Chúa Cha và Chúa Con, nguyên lý nối kết con người với Thiên Chúa và con người với nhau. Nền văn minh tình thương
Tuy nhiên, để có thể mang lại thành quả dồi dào, cần có sự cộng tác từ phía người được đầu tư. Sự cộng tác đó là tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư. Bao gồm việc tạo “môi trường”, tức tâm hồn thông thoáng, cải cách “thủ tục”, tức lối sống đơn giản; dỡ bỏ các rào cản về “mặt bằng, thuế quan”, tức là dẹp các tính hư tật xấu…Có như thế Chúa Thánh Thần mới có thể hoạt động một các hiệu quả được.
Kinh nghiệm cho thấy trong lĩnh vực kinh tế nếu môi trường đầu tư lắm chướng ngại, thủ tục rườm rà, thuế quan lắt léo,… thì sức thu hút đầu tư sẽ giảm và việc đầu tư cũng sẽ kém phần hiệu quả. Trong đời sống tâm linh cũng thế.
Vậy câu hỏi đặt ra thay cho phần kết là tôi đang thu hút nhà đầu tư nào ? Thần tài, thần tiền, thần sắc dục, thần quyền lực danh vọng hay Thần Khí Sự Sống, Thần Chân Lý, Thần Tình Yêu ? Và những rào cản nào tôi chưa dỡ bỏ để Chúa Thánh Thần chiếm trọn vốn đầu tư 100% trong cuộc đời của tôi?
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Ra đi -tha thứ
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
18:41 29/05/2009
Khi nói về Chúa Thánh Thần, ta thường nghĩ đến bảy ơn Người ban qua bí tích Thêm Sức. Ta như người lãnh nhận một cách thụ động. Và những ơn Người ban chẳng ảnh hưởng gì đến đời sống ta. Đó thực là một quan niệm sai lầm tai hại. Thực ra, Đức Chúa Thánh Thần là nguồn sự sống mãnh liệt, là sự trẻ trung của Giáo Hội, là năng lực đổi mới thế giới. Hãy đọc lại bài đọc I, ta sẽ thấy sức mạnh đổi mới của Người mãnh liệt như thế nào. Người như luồng gió cường tráng. Người như ngọn lửa bừng bừng. Luồng gió và ngọn lửa ấy đã khơi dậy nguồn năng lực tiềm ẩn nơi những bác thuyền chài thất học, biến họ thành những con người thay đổi thế giới. Nhận lãnh ơn Đức Chúa Thánh Thần là nhận lãnh sứ mạng hành động. Hôm nay, Chúa Giêsu tóm tắt sứ mạng hành động đó qua 2 nhiệm vụ: Ra đi và Tha thứ.
Nhiệm vụ thứ nhất mà Đức Giêsu trao cho các môn đệ khi ban Thánh Thần cho các ông, đó là RA ĐI:“Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nhận lãnh Chúa Thánh Thần là được sai đi. Chúa Thánh Thần là sức mạnh hành động. Người không thể bị giam hãm trong những căn phòng đóng kín cửa. Người không ưa thích những tâm hồn khép kín trong ủ rũ điêu tàn. Người đến đâu là mở tung cửa nhà ra đến đấy. Mở ra để đón lấy những luồn gió mới tươi mát. Mở ra để đón nhận mọi người đến với mình. Và nhất là mở ra để mình đến với mọi người. Một cuộc sống không giao tiếp sẽ trở nên nghèo nàn, tàn lụi. Một tâm hồn chỉ quy hướng về bản thân sẽ chẳng khác một vũng ao tù, ô nhiễm. Ra đi sẽ giúp ta nên phong phú, mạnh mẽ. Ra đi không phải là lang thang không mục đích, nhưng là đi đến những địa chỉ Thánh Thần muốn gửi ta đến. Những địa chỉ Thánh Thần muốn ta đến đó là “loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa” (Lc 4,18-19). Chúa Thánh Thần sẽ mở tung cánh cửa ích kỷ. Người sẽ phá tan cánh cửa hẹp hòi. Người sẽ củng cố những tâm hồn nhút nhát. Người sẽ quét sạch mọi lớp bụi bặm rêu phong. Người sẽ đổ tràn vào hồn ta nguồn nhựa sống mới giúp ta hăng hái lên đường.
Nhiệm vụ thứ hai mà Đức Giêsu trao cho các môn đệ khi ban Thánh Thần cho các ông, đó là THA THỨ: “Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha”. Tha thứ, hoà giải luôn là một vấn đề lớn của thế giới. Trên thế giới, những cuộc chiến tranh, chia rẽ, xung khắc xảy ra hầu như hằng ngày. Con người là bất toàn, nên sống chung là có bất đồng, xung khắc. Nếu cứ mỗi lần có xung khắc, ta loại trừ đi một người bạn, thì có lẽ cuối cùng ta sẽ chẳng còn người bạn nào. Người ta không thể sống một mình. Mỗi người đều cần đến người khác. Sống chung với nhau là một nhu cầu. Vì thế, việc tha thứ, hoà giải là vô cùng cần thiết. Hoà giải hệ tại ở hai động tác: xin lỗi và tha lỗi. Hai việc đều khó làm. Vì con người đầy tự ái. Dù biết mình lỡ lầm, nhưng ít có ai đủ can đảm nhận lỗi và xin lỗi. Xin lỗi đã khó, tha lỗi còn khó hơn. Chính vì thế, việc hoà giải cần rất nhiều ơn Chúa Thánh Thần, ở đây, ta phải nhìn vào Đức Thánh Cha Gioan - Phaolô như tấm gương sáng chói. Người là tấm gương sáng về sự ra đi. Cuộc đời Người là một cuộc ra đi không biết mệt mỏi. Dù tuổi cao sức yếu, nhưng Người vẫn lên đường đi đến với mọi dân tộc, mọi đất nước. Người tiếp xúc với tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo, chính kiến, mầu da, chủng tộc, ngôn ngữ. Người đi đến với cả những kẻ chống đối, bất hoà và thù nghịch với Người. Để chuẩn bị đón mừng Năm Thánh, Người đã làm một cử chỉ ngoạn mục chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội. Đó là Người công khai nhìn nhận những lỗi lầm của Giáo Hội để xin mọi người tha thứ. Đây quả là một hoạt động của Chúa Thánh Thần để thanh tẩy Giáo Hội. Đức Thánh Cha đã được ơn Chúa Thánh Thần nên đã ra đi làm hoà với mọi người. Chính cử chỉ khiêm nhường ấy đã giúp đổi mới Giáo Hội, đem đến cho Giáo Hội một khuôn mặt mới trẻ trung hơn, một sức sống mới dồi dào hơn, một phong cách hiện diện mới dễ thương dễ mến hơn.
Ta hãy biết noi gương Đức Thánh Cha. Hãy biết ra đi, không chỉ là đi hành hương viếng nhà thờ để lãnh ơn toàn xá, nhưng còn là ra đi đến với những người bé nhỏ, nghèo hèn, những người bị bỏ rơi, những người kém may mắn ở đời, những người ta không ưa thích, những người chống đối ta, cả những người làm hại ta nữa. Nhất là hãy gieo rắc sự tha thứ. Tha thứ cho anh em để anh em cũng tha thứ cho ta, để chúng ta xứng đáng trở thành con Thiên Chúa. Đức Chúa Thánh Thần muốn đổi mới Giáo Hội. Nhưng việc đổi mới phải bắt đầu từ mỗi tâm hồn. Đức Chúa Thánh Thần sẽ canh tân bộ mặt thế giới, nhưng việc canh tân phải khởi đi từ mỗi con người. Ta hãy mở rộng tâm hồn đón nhân ơn Chúa Thánh Thần và hăng hái cộng tác với chương trình của Người.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đổi mới tâm hồn con.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1- Đức Chúa Thánh Thần mời gọi bạn ra đi đến với người khác. Bạn có thường đi thăm viếng những người nghèo hèn, nhất là những người bạn không có cảm tình không?
2- Bạn có muốn tha thứ, làm hoà với người khác không? Bạn đã có cố gắng nào để làm hoà trong Năm Thánh?
3- Bạn nghĩ gì về việc Đức Thánh Cha xin lỗi?
4- Bạn có sẵn sàng để Đức Chúa Thánh Thần biến đổi bạn không?
Nhiệm vụ thứ nhất mà Đức Giêsu trao cho các môn đệ khi ban Thánh Thần cho các ông, đó là RA ĐI:“Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nhận lãnh Chúa Thánh Thần là được sai đi. Chúa Thánh Thần là sức mạnh hành động. Người không thể bị giam hãm trong những căn phòng đóng kín cửa. Người không ưa thích những tâm hồn khép kín trong ủ rũ điêu tàn. Người đến đâu là mở tung cửa nhà ra đến đấy. Mở ra để đón lấy những luồn gió mới tươi mát. Mở ra để đón nhận mọi người đến với mình. Và nhất là mở ra để mình đến với mọi người. Một cuộc sống không giao tiếp sẽ trở nên nghèo nàn, tàn lụi. Một tâm hồn chỉ quy hướng về bản thân sẽ chẳng khác một vũng ao tù, ô nhiễm. Ra đi sẽ giúp ta nên phong phú, mạnh mẽ. Ra đi không phải là lang thang không mục đích, nhưng là đi đến những địa chỉ Thánh Thần muốn gửi ta đến. Những địa chỉ Thánh Thần muốn ta đến đó là “loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa” (Lc 4,18-19). Chúa Thánh Thần sẽ mở tung cánh cửa ích kỷ. Người sẽ phá tan cánh cửa hẹp hòi. Người sẽ củng cố những tâm hồn nhút nhát. Người sẽ quét sạch mọi lớp bụi bặm rêu phong. Người sẽ đổ tràn vào hồn ta nguồn nhựa sống mới giúp ta hăng hái lên đường.
Nhiệm vụ thứ hai mà Đức Giêsu trao cho các môn đệ khi ban Thánh Thần cho các ông, đó là THA THỨ: “Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha”. Tha thứ, hoà giải luôn là một vấn đề lớn của thế giới. Trên thế giới, những cuộc chiến tranh, chia rẽ, xung khắc xảy ra hầu như hằng ngày. Con người là bất toàn, nên sống chung là có bất đồng, xung khắc. Nếu cứ mỗi lần có xung khắc, ta loại trừ đi một người bạn, thì có lẽ cuối cùng ta sẽ chẳng còn người bạn nào. Người ta không thể sống một mình. Mỗi người đều cần đến người khác. Sống chung với nhau là một nhu cầu. Vì thế, việc tha thứ, hoà giải là vô cùng cần thiết. Hoà giải hệ tại ở hai động tác: xin lỗi và tha lỗi. Hai việc đều khó làm. Vì con người đầy tự ái. Dù biết mình lỡ lầm, nhưng ít có ai đủ can đảm nhận lỗi và xin lỗi. Xin lỗi đã khó, tha lỗi còn khó hơn. Chính vì thế, việc hoà giải cần rất nhiều ơn Chúa Thánh Thần, ở đây, ta phải nhìn vào Đức Thánh Cha Gioan - Phaolô như tấm gương sáng chói. Người là tấm gương sáng về sự ra đi. Cuộc đời Người là một cuộc ra đi không biết mệt mỏi. Dù tuổi cao sức yếu, nhưng Người vẫn lên đường đi đến với mọi dân tộc, mọi đất nước. Người tiếp xúc với tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo, chính kiến, mầu da, chủng tộc, ngôn ngữ. Người đi đến với cả những kẻ chống đối, bất hoà và thù nghịch với Người. Để chuẩn bị đón mừng Năm Thánh, Người đã làm một cử chỉ ngoạn mục chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội. Đó là Người công khai nhìn nhận những lỗi lầm của Giáo Hội để xin mọi người tha thứ. Đây quả là một hoạt động của Chúa Thánh Thần để thanh tẩy Giáo Hội. Đức Thánh Cha đã được ơn Chúa Thánh Thần nên đã ra đi làm hoà với mọi người. Chính cử chỉ khiêm nhường ấy đã giúp đổi mới Giáo Hội, đem đến cho Giáo Hội một khuôn mặt mới trẻ trung hơn, một sức sống mới dồi dào hơn, một phong cách hiện diện mới dễ thương dễ mến hơn.
Ta hãy biết noi gương Đức Thánh Cha. Hãy biết ra đi, không chỉ là đi hành hương viếng nhà thờ để lãnh ơn toàn xá, nhưng còn là ra đi đến với những người bé nhỏ, nghèo hèn, những người bị bỏ rơi, những người kém may mắn ở đời, những người ta không ưa thích, những người chống đối ta, cả những người làm hại ta nữa. Nhất là hãy gieo rắc sự tha thứ. Tha thứ cho anh em để anh em cũng tha thứ cho ta, để chúng ta xứng đáng trở thành con Thiên Chúa. Đức Chúa Thánh Thần muốn đổi mới Giáo Hội. Nhưng việc đổi mới phải bắt đầu từ mỗi tâm hồn. Đức Chúa Thánh Thần sẽ canh tân bộ mặt thế giới, nhưng việc canh tân phải khởi đi từ mỗi con người. Ta hãy mở rộng tâm hồn đón nhân ơn Chúa Thánh Thần và hăng hái cộng tác với chương trình của Người.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đổi mới tâm hồn con.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1- Đức Chúa Thánh Thần mời gọi bạn ra đi đến với người khác. Bạn có thường đi thăm viếng những người nghèo hèn, nhất là những người bạn không có cảm tình không?
2- Bạn có muốn tha thứ, làm hoà với người khác không? Bạn đã có cố gắng nào để làm hoà trong Năm Thánh?
3- Bạn nghĩ gì về việc Đức Thánh Cha xin lỗi?
4- Bạn có sẵn sàng để Đức Chúa Thánh Thần biến đổi bạn không?
Bảy ân đức Chúa Thánh Thần
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
18:54 29/05/2009
1.Lạy Chúa Thánh Thần, thần linh sự khôn ngoan.
Những khi tâm trí con người cố định bám chặt vào một con đường, xin đến giúp tâm trí con người thoát ra khỏi vòng cố định đó. Soi dẫn tâm trí nhận ra con đường chương trình của Thiên Chúa muốn trong đời sống mình.
Xin ban cho con người khả năng nhìn tất cả mọi biến cố trong đời sống bằng con mắt đức tin vào Thiên Chúa.
"Qủa vậy, nơi đức khôn ngoan có một Thần Khí tinh tường và thánh thiện" ( Thư gửi Titus 3,6).
2. Lạy Chúa Thánh Thần, thần linh sự thông minh
xin đến giúp con người không chỉ nghe hay đọc Lời Chúa, nhưng còn biết nhận ra sứ điệp Chúa nhắn nhủ cùng đem ra thực hiện trong đời sống cụ thể hằng ngày.
"Ta sẽ ban tặng các người một qủa tim mới, sẽ đặt Thần Khí mới vào lòng các người“ ( Ezechiel 36,26)
3.Lạy Chúa Thánh Thần, Thần linh ân đức biết lo liệu,
Nhiều khi tâm trí con người xuay quanh luẩn quẩn như một vòng tròn vào một điểm, như người sống trong hồ nghi không sao tìm ra lối thoát khỏi khu vòng đó. Xin giúp tâm trí con người thoát ra khỏi vòng sống chật hẹp luẩn quẩn, cùng sẵn sàng nghe lời khuyên nhủ khuyến khích vươn lên.
"Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa xứa dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin mừng…" ( Luca 4,18)
4. Lạy Chúa Thánh Thần, thần linh sức mạnh
Qua ơn đức sự khôn ngoan và biết lo liệu, Chúa Thánh Thần giúp con người hiểu nhận ra ý Thiên Chúa muốn sắp đặt trong đời sống. Xin đến giúp con người có sức mạnh chống trả lại sự cám dỗ thúc đẩy từ bên ngoài cũng như từ bên trong thâm tâm, cùng can đảm lội ngược dòng nước chống lại cám dỗ quyến dũ bất chính.
"Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em" ( Công vụ tông đồ 1,8).
5.Lạy Chúa Thánh Thần, thần khí sự hiểu biết
Xin đến giúp con người chúng con nhận ra luật lệ của công trình tạo dựng thiên nhiên, để sử dụng xây dựng đời sống trở nên có ích lợi.
Xin giúp con người biết bỡ ngỡ sự lạ lùng kỳ diệu trong thiên nhiên, cùng có tâm tình biết ơn tình yêu Thiên Chúa đã tạo dựng nên thiên nhiên cho nhân loại.
"Nếu chúng ta sống nhờ thần khí, thì cũng hãy nhờ thần khí mà tiến bước" ( Galata 5,25).
6. Lạy Chúa Thánh Thần, thần khí lòng đạo đức
xin đến giúp tâm hồn con người chúng con khi gặp những đau khổ, thử thách buồn phiền, không kêu than trách Thiên Chúa, nhưng biết thắc mắc: Lạy Chúa, Chúa muốn nhắn bảo điều gì cho con qua biến cố sự việc này?.
Xin chỉ dậy chúng con đừng lần theo tại sao, nhưng lần theo con đường ý nghĩa c ủa biến cố sự việc, cùng đặt lòng tin tưởng vào Chúa.
"Anh em là đền thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong an hem." ( 1 Corintho 3,16)
7. Lạy Chúa Thánh Thần, thần khí kính mến Chúa
xin đến giúp con người chúng con trên mọi nẻo đường đời sống biết thắc mắc tìm theo ý Thiên Chúa hơn theo ý riêng mình muốn. Xin củng cố tâm hồn chúng con sẵn sàng kính trọng trật tự trong công trình sáng tạo thiên nhiên, nhận biết raThiên Chúa là chủ thiên nhiên và bảo vệ gìn giữ mọi loài được tạo dựng trong đó.
"Thánh Thần ngự xuống trên tất cả những người đang nghe lời Thiên Chúa." ( Công vụ tông đồ 10,44).
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:41 29/05/2009
CON KHỈ PHONG BA
Vợ của Na-lu-tin muốn nuôi một con vật, bà ta mua một con khỉ, Na-lu-tin rất không thích, giận dữ nói:
- “Em cho nó ăn gì ?”
- “Chúng ta ăn gì thì nó ăn nấy.”
- “Vậy thì nó ngủ ở đâu ?”
- “Ngủ trên giường của chúng ta.”
- “Cùng ngủ với chúng ta à ? Vậy thì mùi vị trong phòng làm sao chấp nhận được ?”
- “Em nghĩ, nếu em ngửi được, thì con khỉ ấy cũng có thể nín chịu được.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
“Yêu thì trái ấu cũng tròn, ghét thì trái bồ hòn cũng méo”, câu nói này của tiền nhân thật là đúng trong mọi trường hợp của tình yêu, bởi vì khi đã yêu rồi thì những gì của đối tượng mình yêu thương đều là đẹp và tốt.
Mặc dù yêu thích là tự do của mỗi người, nhưng khi vợ chồng đã chung sống với nhau thì cần phải tôn trọng ý kiến và sở thích của nhau, đừng vì một con khỉ “vô duyên” (hay bất cứ thứ gì có thể gây bất hòa) mà làm mất đi tình cảm tốt đẹp giữa vợ chồng và gây nên sự xáo trộn của gia đình.
Có một vài gia đình Ki-tô hữu chỉ vì sở thích nuôi chó nuôi mèo của vợ mà làm cho gia đình mất vui, có một vài ông chồng thích uống rượu, đánh bạc làm cho gia đình mất hạnh phúc. Có những thú vui làm cho gia đình hạnh phúc và có những đam mê là cho gia đình lục đục của ngày, cho nên làm người Ki-tô hữu thì phải luôn trông cậy vào ân sủng Chúa, biết nhận ra nguyên nhân làm cho hạnh phúc gia đình tan vỡ để mà sửa đổi và điều chỉnh lại cho phủ hợp với Phúc Âm.
Đừng vì những yêu thích riêng mà làm mất đi hạnh phúc gia đình, nhưng nên có hy sinh để gia đình được hạnh phúc.
N2T |
Vợ của Na-lu-tin muốn nuôi một con vật, bà ta mua một con khỉ, Na-lu-tin rất không thích, giận dữ nói:
- “Em cho nó ăn gì ?”
- “Chúng ta ăn gì thì nó ăn nấy.”
- “Vậy thì nó ngủ ở đâu ?”
- “Ngủ trên giường của chúng ta.”
- “Cùng ngủ với chúng ta à ? Vậy thì mùi vị trong phòng làm sao chấp nhận được ?”
- “Em nghĩ, nếu em ngửi được, thì con khỉ ấy cũng có thể nín chịu được.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
“Yêu thì trái ấu cũng tròn, ghét thì trái bồ hòn cũng méo”, câu nói này của tiền nhân thật là đúng trong mọi trường hợp của tình yêu, bởi vì khi đã yêu rồi thì những gì của đối tượng mình yêu thương đều là đẹp và tốt.
Mặc dù yêu thích là tự do của mỗi người, nhưng khi vợ chồng đã chung sống với nhau thì cần phải tôn trọng ý kiến và sở thích của nhau, đừng vì một con khỉ “vô duyên” (hay bất cứ thứ gì có thể gây bất hòa) mà làm mất đi tình cảm tốt đẹp giữa vợ chồng và gây nên sự xáo trộn của gia đình.
Có một vài gia đình Ki-tô hữu chỉ vì sở thích nuôi chó nuôi mèo của vợ mà làm cho gia đình mất vui, có một vài ông chồng thích uống rượu, đánh bạc làm cho gia đình mất hạnh phúc. Có những thú vui làm cho gia đình hạnh phúc và có những đam mê là cho gia đình lục đục của ngày, cho nên làm người Ki-tô hữu thì phải luôn trông cậy vào ân sủng Chúa, biết nhận ra nguyên nhân làm cho hạnh phúc gia đình tan vỡ để mà sửa đổi và điều chỉnh lại cho phủ hợp với Phúc Âm.
Đừng vì những yêu thích riêng mà làm mất đi hạnh phúc gia đình, nhưng nên có hy sinh để gia đình được hạnh phúc.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:42 29/05/2009
N2T |
29. Thánh nhân chính là vừa nhìn thấy mình có chỗ yếu kém, vừa nghĩ đến chỗ hay của người khác.
(Thánh Augustinus)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:44 29/05/2009
N2T |
129. Đọc sách thuộc về tâm linh, giống như sự rèn luyện thì thuộc về thân thể.
Đức ái dưới cái nhìn của thánh Gioan
Thanh Quang CSsR
03:08 29/05/2009
Tình yêu, đức ái là một trong những chủ đề chính yếu mà tác giả, Tông đồ Gioan nhấn rất mạnh, trình bày qua Tin Mừng cũng như các thư; đặc biệt là thư 1 Gioan (Ga) của mình. Tại sao thế? Chắc hẳn do tầm quan trọng đặc biệt của kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa và mang tính sống còn của con người (tức sự sống đời đời) mà Gioan muốn công bố cho mọi người, đặc biệt là cho các Kitô hữu. Thư 1 Gioan trình bày về đức ái như thế nào?
1. Nguồn mạch của đức ái:
Tác giả Gioan trình bày rõ cho chúng ta thấy chính “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8; 4,16). Bởi thế, “ngài đã đưa đức mến lên hàng đầu”. Điều này quá rõ để chúng ta khẳng định cùng với Gioan: chính Thiên Chúa là nguồn mạch của đức ái (x. 4,7). Tình yêu, đức ái ấy được biểu lộ, thể hiện cách cụ thể qua việc Thiên Chúa yêu ta trước (4,10.19), chính Thiên Chúa Cha đã sai Con Một mình là Đức Giêsu Kitô (4,7.10) xuống thế, hiến trao mạng sống vì con người chúng ta (cho ta được sống) và đến lượt chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em, vì lòng mến đối với anh em (x. 3,16). Gioan quả quyết: “Người sống yêu thương, bác ái thì được Thiên Chúa sinh ra và biết Thiên Chúa” (4,7); nếu không yêu thương bác
ái thì cũng không biết Thiên Chúa (4,8). Tóm lại, theo 1 Ga thì đức ái có nguồn mạch từ Thiên Chúa. Đức ái xuất phát từ Thiên Chúa. Bởi thế “đức mến là dấu chỉ đặc biệt của Thiên Chúa trong thế giới, vì Thiên Chúa là lòng mến” (x. 4,8.16; x. Tài liệu học tập, tr 177).
2. Đức bác ái phải được thực thi như thế nào?
Trong một bức thư rất ngắn (có 5 đoạn ngắn), tác giả Gioan đã dành rất nhiều chỗ, nhiều câu để nói, diễn tả về tình yêu, đức ái. Chúng ta có thể liệt kê ra đây: Con người hiệp thông với Thiên Chúa (1,6), hiệp thông với nhau (1,7); tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta và chúng ta đối với Thiên Chúa (2,5); yêu thương anh em thì ở lại trong ánh sáng (2,10); Chúa Cha yêu chúng ta (3,10); hãy yêu mến nhau (3,10; 4,19); yêu thương anh em thì như từ cõi chết bước vào cõi sống (3,14); thực thi đức ái cụ thể (3,17) thì tình yêu Thiên Chúa mới ở lại trong ta (3,17); phải yêu mến cách chân thực bằng việc làm (3,18); tin và yêu phải đi đôi với nhau (3,23); Thiên Chúa yêu ta thì ta cũng phải yêu mến nhau và như thế
được ở trong Thiên Chúa (4,12.16); yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu mến anh em (4,21).
Gioan đã cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của đức ái, đức mến (agapé). Ta có thể nói mạnh như thánh Gioan: có đón nhận đức ái từ Thiên Chúa, có thực thi đức ái cách cụ thể qua việc chia sẻ của cải tinh thần cũng như vật chất, động lòng trắc ẩn, thương xót (3,17) thì mới có tình yêu Thiên Chúa (3,17), mới nhận biết Thiên Chúa (2,3; 4,7), đi trong ánh sáng (1,5; 2,9.10), thuộc về sự thật (3,19), mới thuộc về Thiên Chúa (3,10.24), mới có Thần Khí (3,24), được an lòng trước Thiên Chúa (3,19), có sự sống đời đời (3,15),…
Đức ái ở đây phải được thực thi đối với Thiên Chúa: yêu mến Thiên Chúa hết lòng (4,21; 5,2). Đối với anh em: yêu thương anh em trong cộng đoàn và mở rộng ra đối với người khác (1,7; 3,11.17). Đức ái này bắt nguồn và xuất phát từ lòng yêu mến của Thiên Chúa (4,7.8). Đức ái này phải đạt ở mức hoàn hảo (2,5) và đi đến cùng, nếu cần, ta có thể hiến mạng vì anh em như Đức Kitô đã hiến mạng vì ta (4,10.12); hầu ta có thể đạt sự sống viên mãn, sự sống đời đời (4,9; 3,15). Hệ quả là, người sống tình yêu, đức ái thì không có nơi mình lòng ghen ghét, bóng tối (2,9.11), không thể phạm tội (3,9), không thể sợ hãi (4,18), không thể sống trong sự dối trá (4,21), không thể sát nhân (3,15), không
thể không biết Thiên Chúa (2,3). Theo Gioan, người sống đức ái trong lòng tin vào Thiên Chúa là người khôn ngoan và được đưa vào sâu trong mầu nhiệm Thiên Chúa (2,3; 3,17) và trải rộng tình yêu Thiên Chúa đến với anh em đồng loại (3,17).
Tác giả Gioan cho ta thấy rõ Thiên Chúa chính là nguồn mạch của đức ái. Ai sống đức ái và thực thi đức ái ấy thì được ở trong Thiên Chúa (4,16) và đạt đến sự sống viên mãn, sự sống đời đời. Mỗi người chúng ta được mời gọi để đi trong đức ái, thực thi đức ái để đạt tới sự trọn hảo và được sống trong tình yêu Thiên Chúa, trong sự sống của Thiên Chúa.
1. Nguồn mạch của đức ái:
Tác giả Gioan trình bày rõ cho chúng ta thấy chính “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8; 4,16). Bởi thế, “ngài đã đưa đức mến lên hàng đầu”. Điều này quá rõ để chúng ta khẳng định cùng với Gioan: chính Thiên Chúa là nguồn mạch của đức ái (x. 4,7). Tình yêu, đức ái ấy được biểu lộ, thể hiện cách cụ thể qua việc Thiên Chúa yêu ta trước (4,10.19), chính Thiên Chúa Cha đã sai Con Một mình là Đức Giêsu Kitô (4,7.10) xuống thế, hiến trao mạng sống vì con người chúng ta (cho ta được sống) và đến lượt chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em, vì lòng mến đối với anh em (x. 3,16). Gioan quả quyết: “Người sống yêu thương, bác ái thì được Thiên Chúa sinh ra và biết Thiên Chúa” (4,7); nếu không yêu thương bác
ái thì cũng không biết Thiên Chúa (4,8). Tóm lại, theo 1 Ga thì đức ái có nguồn mạch từ Thiên Chúa. Đức ái xuất phát từ Thiên Chúa. Bởi thế “đức mến là dấu chỉ đặc biệt của Thiên Chúa trong thế giới, vì Thiên Chúa là lòng mến” (x. 4,8.16; x. Tài liệu học tập, tr 177).
2. Đức bác ái phải được thực thi như thế nào?
Trong một bức thư rất ngắn (có 5 đoạn ngắn), tác giả Gioan đã dành rất nhiều chỗ, nhiều câu để nói, diễn tả về tình yêu, đức ái. Chúng ta có thể liệt kê ra đây: Con người hiệp thông với Thiên Chúa (1,6), hiệp thông với nhau (1,7); tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta và chúng ta đối với Thiên Chúa (2,5); yêu thương anh em thì ở lại trong ánh sáng (2,10); Chúa Cha yêu chúng ta (3,10); hãy yêu mến nhau (3,10; 4,19); yêu thương anh em thì như từ cõi chết bước vào cõi sống (3,14); thực thi đức ái cụ thể (3,17) thì tình yêu Thiên Chúa mới ở lại trong ta (3,17); phải yêu mến cách chân thực bằng việc làm (3,18); tin và yêu phải đi đôi với nhau (3,23); Thiên Chúa yêu ta thì ta cũng phải yêu mến nhau và như thế
được ở trong Thiên Chúa (4,12.16); yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu mến anh em (4,21).
Gioan đã cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của đức ái, đức mến (agapé). Ta có thể nói mạnh như thánh Gioan: có đón nhận đức ái từ Thiên Chúa, có thực thi đức ái cách cụ thể qua việc chia sẻ của cải tinh thần cũng như vật chất, động lòng trắc ẩn, thương xót (3,17) thì mới có tình yêu Thiên Chúa (3,17), mới nhận biết Thiên Chúa (2,3; 4,7), đi trong ánh sáng (1,5; 2,9.10), thuộc về sự thật (3,19), mới thuộc về Thiên Chúa (3,10.24), mới có Thần Khí (3,24), được an lòng trước Thiên Chúa (3,19), có sự sống đời đời (3,15),…
Đức ái ở đây phải được thực thi đối với Thiên Chúa: yêu mến Thiên Chúa hết lòng (4,21; 5,2). Đối với anh em: yêu thương anh em trong cộng đoàn và mở rộng ra đối với người khác (1,7; 3,11.17). Đức ái này bắt nguồn và xuất phát từ lòng yêu mến của Thiên Chúa (4,7.8). Đức ái này phải đạt ở mức hoàn hảo (2,5) và đi đến cùng, nếu cần, ta có thể hiến mạng vì anh em như Đức Kitô đã hiến mạng vì ta (4,10.12); hầu ta có thể đạt sự sống viên mãn, sự sống đời đời (4,9; 3,15). Hệ quả là, người sống tình yêu, đức ái thì không có nơi mình lòng ghen ghét, bóng tối (2,9.11), không thể phạm tội (3,9), không thể sợ hãi (4,18), không thể sống trong sự dối trá (4,21), không thể sát nhân (3,15), không
thể không biết Thiên Chúa (2,3). Theo Gioan, người sống đức ái trong lòng tin vào Thiên Chúa là người khôn ngoan và được đưa vào sâu trong mầu nhiệm Thiên Chúa (2,3; 3,17) và trải rộng tình yêu Thiên Chúa đến với anh em đồng loại (3,17).
Tác giả Gioan cho ta thấy rõ Thiên Chúa chính là nguồn mạch của đức ái. Ai sống đức ái và thực thi đức ái ấy thì được ở trong Thiên Chúa (4,16) và đạt đến sự sống viên mãn, sự sống đời đời. Mỗi người chúng ta được mời gọi để đi trong đức ái, thực thi đức ái để đạt tới sự trọn hảo và được sống trong tình yêu Thiên Chúa, trong sự sống của Thiên Chúa.
Mở lòng đón nhận ơn Thần Khí
Anmai, CSsR
03:12 29/05/2009
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Nhiều lần nhiều lúc trong cuộc sống, chúng ta đã quên đi sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Đôi khi ta có cảm giác như Ngài không còn hiện diện nữa thì phải. Nếu như chúng ta đánh mất đi sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cuộc đời, quả thật đó là điều đáng tiếc trong cuộc đời của mỗi người chúng ta
Hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta mừng kính Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Chúa Giêsu, sau khi Ngài lên Trời, trở về cùng Cha là Đấng đã sai Ngài xuống trong trần gian này Ngài đã không để chúng ta mồ côi. Bằng chứng cụ thể trong Tin mừng theo Thánh Gioan mà chúng ta vừa được nghe đấy, Chúa Giêsu đã hứa ban Thánh Thần cho các môn đệ. Phải nói rằng Chúa Giêsu quá tinh tế, quá lo lắng cho con cái của mình. Chúa Giêsu hiểu con cái của mình, may mà có Thầy ở bên mà nhiều khi con yếu tin huống chi là khi Chúa ra đi. Biết các môn đệ sẽ bị hụt hẫng, sẽ bơ vơ và nhất là quên các lời của mình dạy nên Chúa đã lo lắng hết sức mình là xin cùng Cha để Ngài gửi Thánh Thần xuống.
Thật sự, không phải Thánh Thần chỉ mới xuất hiện sau khi Chúa Giêsu về Trời nhưng Chúa Thánh Thần đã xuất hiện từ ngày tạo thiên lập địa.
Chúa Thánh Thần trong Cựu Ước:
. Thánh Thần tích cực lôi kéo vũ trụ ra khỏi tình trạng hỗn mang lúc ban đầu. "Đất trời trông không mông quạnh, và tối tăm trên mặt uông mang, và Thần Khí là là trên mặt nước" (St 1, 2).
. Thánh Thần trong mầu nhiệm tạo dựng con người. Thánh Thần là Đấng ban sự sống thể lý cho con người: "Chính hơi thở của Thiên Chúa đã làm ra tôi, khí Shadday đã cho tôi sự sống" (G 33, 4).
. Thánh Thần phục sinh kẻ chết về thể lý cũng như tinh thần. Người phục hồi sự sống cho những bộ xương khô, biểu tượng của sự chết: "Ta sẽ ban Thần Khí của Ta xuống trong các ngươi. Và các ngươi sẽ được sống" (Ed 37, l4).
. Thánh Thần, Đấng bảo tồn toàn thể sự sống trên trái đất. Khi Giavê Thiên Chúa rút hơi thở Người lại, thì không tạo vật nào còn sống: "Nếu Người chỉ nghĩ đến Người, nếu Người rút về làn khí hơi thở của Người, thì mọi xác phàm sẽ chết cùng một lúc, và con người sẽ trở về với cát bụi" (G 34, 14-15)
Chúa Thánh Thần trong các Tin mừng:
Thánh Thần và biến cố Nhập Thể của Chúa Giêsu
Có hai điều nổi bật trong các bài tường thuật biến cố Nhập Thể của Đức Kitô:
- Các Tin Mừng Nhất Lãm, đặc biệt là Matthêu và Luca khẳng định Đức Maria là một Trinh Nữ, khi thiên thần truyền tin. Matthêu ứng dụng cho Maria sấm ngôn của Is 7, 14 (bản LXX) về một mgười nữ sẽ sinh con được đặt tên là Emmanuel.
- Cả Matthêu lẫn Luca đều nhấn mạnh tác động siêu nhiên của Thánh Thần trong lúc Đức Maria chịu thai Đức Giêsu:
"Xảy ra là Bà dã có thai do tự Thánh Thần" (Mt 1, 18. 21).
"Thánh Thần sẽ đến trên người và quyền năng Đấng Tối Cao trên người rợp bóng" (Lc 1, 35).
Luca: Tác động của Thánh Thần rộng rãi hơn.
Các tác động của Thánh Thần nơi Đức Kitô
Đức Kitô được xức dầu Thánh Thần khi chịu phép rửa.
Cả bốn Phúc Âm đều nói tới sự kiện Đức Giêsu chịu phép rửa và đều mô tả sự kiện ấy như một biến cố đặc biệt mở đầu thời gian rao giảng của Đức Kitô (Mt 3, 1)
Biến cố Đức Giêsu chịu phép rứa có giá trị mạc khải sứ vụ và chân tính của Ngài. Trong biến cố ấy, Thánh Thần đáp xuống và lưu lại nơi Đức Giêsu, Người làm chứng cho sứ vụ cứu thế của Đức Giêsu là sứ vụ thanh tẩy trong Thánh Thần. Thánh Thần không thể đến trên Đức Giêsu cách nhất thời nhưng lưu lại trong Ngài, và vì thế tất cả sứ vụ của Ngài đếu thể hiện trong quyền năng của Thánh Thần.
Thánh Thần và việc Đức Giêsu chịu cám dỗ.
Các Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật sự kiện Đức Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ, và khẳng định Ngài được Thánh Thần đưa vào sa mạc để chịu thử thách (Lc 4, 1)
Satan tìm cách lung lạc tinh thần Đức Giêsu, mong Ngài thay đổi quan điểm về sứ vụ. Nhưng Đức Giêsu vẫn giữ vững tinh thần và lập trường, vì Ngài được đầy Thần Khí (trong biến cố phép rửa).
Thánh Thần và dấu lạ Đức Kitô thực hiện.
Tin mừng Luca ứng dụng sấm ngôn Messia của Is 61, 1-2 cho sứ vụ của Đức Giêsu (4,18-22). Tất cả các việc làm, đặc biệt là những phép lạ, đều là dấu chỉ sứ mạng Thiên Sai của Ngài.
Nhờ Thần Khí mà Ngài làm những điềm thiêng dấu lạ: chữa bệnh tật, xua trừ ma quỷ, cho kẻ chết sống lại (x. Mt 11, 5)
Và đó là bằng chứng Nước Thiên Chúa đang đến (Mt 12, 28; Lc 11, 20. ..).
Thánh Thần và cái chết của Đức Giêsu Kitô.
Cuộc chiến khốc liệt nhất mà Đức Giêsu phải đương đầu chống lại Satan, đầu mục của thế gian, là cuộc Khổ Nạn và cái chết bi thảm của Ngài. Danh tánh của Thánh Thần không được minh nhiên đề cập đến trong các bài tường thuật cuộc Khổ Nạn, nhưng hoạt động của Thánh Thần vẫn tiềm tàng và mạnh mẽ nơi Đức Giêsu, trong những giờ phút cam go nhất như trong vườn Cây Dầu và trên thập giá. Chính nhờ Thánh Thần và trong Thánh Thần mà Đức Kitô hiến thân làm của lễ hy sinh vô tì tích dâng lên Thiên Chúa, như Chiên Con "hiến tế" để xoá tội trần gian (Dt 9, 14).
Thánh Thần và sự phục sinh của Đức Kitô.
Rất nhiều đoạn trong các thư khẳng định Đức Kitô sống lại từ trong cõi chết nhờ tác động của Thánh Thần. Phục sinh là chứng từ vững chắc nhất về sứ vụ và chân tính của Đức Giêsu Kitô. Thánh Thần, vì thông phần vào sự phục sinh thân xác Đức Giêsu, cũng là tác giả của chứng từ Phục Sinh.
Phaolô minh nhiên gán sự phục sinh Đức Giêsu Kitô cho tác động của Thánh Thần: "...được đặt làm Con Thiên Chúa quyền năng, theo Thánh Khí, do tự phục sinh từ cõi chết, Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta" (Rm 1, 4).
Thư Phêrô cũng rõ ràng không kém: "Người đã bị giết chết về xác thịt, nhưng đã được tác sinh về Thần Khí" (1Pr 3, 18). Tóm lại, cả cuộc đời và sứ vụ của Đức Giêsu đều diễn tiến trong Thánh Thần; Thánh Thần làm chứng về Ngài và loan báo mầu nhiệm của Ngài.
Nhìn lại lịch sử của Giáo hội, chúng ta thấy tác động, ảnh hưởng của Thánh Thần trên Giáo hội sơ khai là gì.
Khi Chúa Giêsu chịu chết, các ông nhát đảm và đã tỏa đi muôn phương vì mất định hướng, mất đi Lẽ Sống của mình. Khi Chúa Giêsu sống lại, lòng của các ông cũng tin đó nhưng cũng chưa vững lắm. Chỉ khi Chúa Thánh Thần đến và ngụ trên các ông, lòng tin của các ông khác hẳn.
Qua sách Công vụ tông đồ chúng ta thấy đó, đến ngày lễ Ngũ Tuần, khi mọi người đang tề tựu cầu nguyện như mọi lần thì Thánh Thần đến và tuôn đổ muôn ơn trên các ông và rồi họ nói các thứ tiếng tùy theo khả năng mà Thánh Thần ban cho.
Thế đấy ! Từ khai sơ của Giáo Hội, Thánh Thần đến và ban cho mỗi người một ơn riêng tùy khả năng của mình.
Ngày nay cũng vậy, Chúa Thánh Thần đã đến và ban cho mỗi kitô chúng ta qua sự đặt tay và cầu nguyện của linh mục chủ sự trong bí tích Thanh Tẩy, qua sự đặt tay và cầu nguyện nhất là xức dầu Thánh từ tay Giám mục trong bí tích Thêm Sức. Chúa Thánh Thần đã xuống muôn ơn lành trên mỗi người chúng ta nhưng chúng ta đã không nhận ra và có thể chúng ta đã nhận ra nhưng chúng ta chôn vùi, chúng ta dập tắt ơn của Thần Khí đang hoạt động trong ta.
Nếu chúng ta mở lòng ra để đón nhận Thần Khí của Chúa, tức khắc hoa quả của Thần Khí sẽ đến và ở lại trong tâm hồn, trong cuộc đời của ta ngay. Nhìn vào một người, ta có thể nhận ra là người ấy có hoa quả của Thần Khí không ? nếu có, chúng ta sẽ nhận ra nơi người ấy sống theo Thần Khí. Hoa quả của Thần Khí trong thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galat chúng ta vừa nghe rất rõ ràng. Hoa quả ấy là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ. Và ngược lại, nếu không có Thần Khí thì người ấy sẽ hướng về những ước muốn của xác thịt. Nếu hướng theo xác thịt thì sẽ gây ra những tính xác thịt là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thồ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén và những điều khác giống như vậy.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần, nguồn mạch của tình yêu, nguồn mạch của bình an, hoan lạc, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâp, trung tín, hiền hòa, tiết độ đến và ở lại trong tâm hồn mỗi người chúng ta để sau khi cùng nhau cử hành Thánh Lễ Hiện Xuống này, mỗi người chúng ta sẽ được biến đổi để khi chúng ta trở về với môi trường sống của chúng ta, hoa quả của Thần Khí sẽ tỏa lan trên mọi người chúng ta gặp gỡ, tiếp xúc.
Nhiều lần nhiều lúc trong cuộc sống, chúng ta đã quên đi sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Đôi khi ta có cảm giác như Ngài không còn hiện diện nữa thì phải. Nếu như chúng ta đánh mất đi sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cuộc đời, quả thật đó là điều đáng tiếc trong cuộc đời của mỗi người chúng ta
Hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta mừng kính Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Chúa Giêsu, sau khi Ngài lên Trời, trở về cùng Cha là Đấng đã sai Ngài xuống trong trần gian này Ngài đã không để chúng ta mồ côi. Bằng chứng cụ thể trong Tin mừng theo Thánh Gioan mà chúng ta vừa được nghe đấy, Chúa Giêsu đã hứa ban Thánh Thần cho các môn đệ. Phải nói rằng Chúa Giêsu quá tinh tế, quá lo lắng cho con cái của mình. Chúa Giêsu hiểu con cái của mình, may mà có Thầy ở bên mà nhiều khi con yếu tin huống chi là khi Chúa ra đi. Biết các môn đệ sẽ bị hụt hẫng, sẽ bơ vơ và nhất là quên các lời của mình dạy nên Chúa đã lo lắng hết sức mình là xin cùng Cha để Ngài gửi Thánh Thần xuống.
Thật sự, không phải Thánh Thần chỉ mới xuất hiện sau khi Chúa Giêsu về Trời nhưng Chúa Thánh Thần đã xuất hiện từ ngày tạo thiên lập địa.
Chúa Thánh Thần trong Cựu Ước:
. Thánh Thần tích cực lôi kéo vũ trụ ra khỏi tình trạng hỗn mang lúc ban đầu. "Đất trời trông không mông quạnh, và tối tăm trên mặt uông mang, và Thần Khí là là trên mặt nước" (St 1, 2).
. Thánh Thần trong mầu nhiệm tạo dựng con người. Thánh Thần là Đấng ban sự sống thể lý cho con người: "Chính hơi thở của Thiên Chúa đã làm ra tôi, khí Shadday đã cho tôi sự sống" (G 33, 4).
. Thánh Thần phục sinh kẻ chết về thể lý cũng như tinh thần. Người phục hồi sự sống cho những bộ xương khô, biểu tượng của sự chết: "Ta sẽ ban Thần Khí của Ta xuống trong các ngươi. Và các ngươi sẽ được sống" (Ed 37, l4).
. Thánh Thần, Đấng bảo tồn toàn thể sự sống trên trái đất. Khi Giavê Thiên Chúa rút hơi thở Người lại, thì không tạo vật nào còn sống: "Nếu Người chỉ nghĩ đến Người, nếu Người rút về làn khí hơi thở của Người, thì mọi xác phàm sẽ chết cùng một lúc, và con người sẽ trở về với cát bụi" (G 34, 14-15)
Chúa Thánh Thần trong các Tin mừng:
Thánh Thần và biến cố Nhập Thể của Chúa Giêsu
Có hai điều nổi bật trong các bài tường thuật biến cố Nhập Thể của Đức Kitô:
- Các Tin Mừng Nhất Lãm, đặc biệt là Matthêu và Luca khẳng định Đức Maria là một Trinh Nữ, khi thiên thần truyền tin. Matthêu ứng dụng cho Maria sấm ngôn của Is 7, 14 (bản LXX) về một mgười nữ sẽ sinh con được đặt tên là Emmanuel.
- Cả Matthêu lẫn Luca đều nhấn mạnh tác động siêu nhiên của Thánh Thần trong lúc Đức Maria chịu thai Đức Giêsu:
"Xảy ra là Bà dã có thai do tự Thánh Thần" (Mt 1, 18. 21).
"Thánh Thần sẽ đến trên người và quyền năng Đấng Tối Cao trên người rợp bóng" (Lc 1, 35).
Luca: Tác động của Thánh Thần rộng rãi hơn.
Các tác động của Thánh Thần nơi Đức Kitô
Đức Kitô được xức dầu Thánh Thần khi chịu phép rửa.
Cả bốn Phúc Âm đều nói tới sự kiện Đức Giêsu chịu phép rửa và đều mô tả sự kiện ấy như một biến cố đặc biệt mở đầu thời gian rao giảng của Đức Kitô (Mt 3, 1)
Biến cố Đức Giêsu chịu phép rứa có giá trị mạc khải sứ vụ và chân tính của Ngài. Trong biến cố ấy, Thánh Thần đáp xuống và lưu lại nơi Đức Giêsu, Người làm chứng cho sứ vụ cứu thế của Đức Giêsu là sứ vụ thanh tẩy trong Thánh Thần. Thánh Thần không thể đến trên Đức Giêsu cách nhất thời nhưng lưu lại trong Ngài, và vì thế tất cả sứ vụ của Ngài đếu thể hiện trong quyền năng của Thánh Thần.
Thánh Thần và việc Đức Giêsu chịu cám dỗ.
Các Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật sự kiện Đức Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ, và khẳng định Ngài được Thánh Thần đưa vào sa mạc để chịu thử thách (Lc 4, 1)
Satan tìm cách lung lạc tinh thần Đức Giêsu, mong Ngài thay đổi quan điểm về sứ vụ. Nhưng Đức Giêsu vẫn giữ vững tinh thần và lập trường, vì Ngài được đầy Thần Khí (trong biến cố phép rửa).
Thánh Thần và dấu lạ Đức Kitô thực hiện.
Tin mừng Luca ứng dụng sấm ngôn Messia của Is 61, 1-2 cho sứ vụ của Đức Giêsu (4,18-22). Tất cả các việc làm, đặc biệt là những phép lạ, đều là dấu chỉ sứ mạng Thiên Sai của Ngài.
Nhờ Thần Khí mà Ngài làm những điềm thiêng dấu lạ: chữa bệnh tật, xua trừ ma quỷ, cho kẻ chết sống lại (x. Mt 11, 5)
Và đó là bằng chứng Nước Thiên Chúa đang đến (Mt 12, 28; Lc 11, 20. ..).
Thánh Thần và cái chết của Đức Giêsu Kitô.
Cuộc chiến khốc liệt nhất mà Đức Giêsu phải đương đầu chống lại Satan, đầu mục của thế gian, là cuộc Khổ Nạn và cái chết bi thảm của Ngài. Danh tánh của Thánh Thần không được minh nhiên đề cập đến trong các bài tường thuật cuộc Khổ Nạn, nhưng hoạt động của Thánh Thần vẫn tiềm tàng và mạnh mẽ nơi Đức Giêsu, trong những giờ phút cam go nhất như trong vườn Cây Dầu và trên thập giá. Chính nhờ Thánh Thần và trong Thánh Thần mà Đức Kitô hiến thân làm của lễ hy sinh vô tì tích dâng lên Thiên Chúa, như Chiên Con "hiến tế" để xoá tội trần gian (Dt 9, 14).
Thánh Thần và sự phục sinh của Đức Kitô.
Rất nhiều đoạn trong các thư khẳng định Đức Kitô sống lại từ trong cõi chết nhờ tác động của Thánh Thần. Phục sinh là chứng từ vững chắc nhất về sứ vụ và chân tính của Đức Giêsu Kitô. Thánh Thần, vì thông phần vào sự phục sinh thân xác Đức Giêsu, cũng là tác giả của chứng từ Phục Sinh.
Phaolô minh nhiên gán sự phục sinh Đức Giêsu Kitô cho tác động của Thánh Thần: "...được đặt làm Con Thiên Chúa quyền năng, theo Thánh Khí, do tự phục sinh từ cõi chết, Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta" (Rm 1, 4).
Thư Phêrô cũng rõ ràng không kém: "Người đã bị giết chết về xác thịt, nhưng đã được tác sinh về Thần Khí" (1Pr 3, 18). Tóm lại, cả cuộc đời và sứ vụ của Đức Giêsu đều diễn tiến trong Thánh Thần; Thánh Thần làm chứng về Ngài và loan báo mầu nhiệm của Ngài.
Nhìn lại lịch sử của Giáo hội, chúng ta thấy tác động, ảnh hưởng của Thánh Thần trên Giáo hội sơ khai là gì.
Khi Chúa Giêsu chịu chết, các ông nhát đảm và đã tỏa đi muôn phương vì mất định hướng, mất đi Lẽ Sống của mình. Khi Chúa Giêsu sống lại, lòng của các ông cũng tin đó nhưng cũng chưa vững lắm. Chỉ khi Chúa Thánh Thần đến và ngụ trên các ông, lòng tin của các ông khác hẳn.
Qua sách Công vụ tông đồ chúng ta thấy đó, đến ngày lễ Ngũ Tuần, khi mọi người đang tề tựu cầu nguyện như mọi lần thì Thánh Thần đến và tuôn đổ muôn ơn trên các ông và rồi họ nói các thứ tiếng tùy theo khả năng mà Thánh Thần ban cho.
Thế đấy ! Từ khai sơ của Giáo Hội, Thánh Thần đến và ban cho mỗi người một ơn riêng tùy khả năng của mình.
Ngày nay cũng vậy, Chúa Thánh Thần đã đến và ban cho mỗi kitô chúng ta qua sự đặt tay và cầu nguyện của linh mục chủ sự trong bí tích Thanh Tẩy, qua sự đặt tay và cầu nguyện nhất là xức dầu Thánh từ tay Giám mục trong bí tích Thêm Sức. Chúa Thánh Thần đã xuống muôn ơn lành trên mỗi người chúng ta nhưng chúng ta đã không nhận ra và có thể chúng ta đã nhận ra nhưng chúng ta chôn vùi, chúng ta dập tắt ơn của Thần Khí đang hoạt động trong ta.
Nếu chúng ta mở lòng ra để đón nhận Thần Khí của Chúa, tức khắc hoa quả của Thần Khí sẽ đến và ở lại trong tâm hồn, trong cuộc đời của ta ngay. Nhìn vào một người, ta có thể nhận ra là người ấy có hoa quả của Thần Khí không ? nếu có, chúng ta sẽ nhận ra nơi người ấy sống theo Thần Khí. Hoa quả của Thần Khí trong thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galat chúng ta vừa nghe rất rõ ràng. Hoa quả ấy là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ. Và ngược lại, nếu không có Thần Khí thì người ấy sẽ hướng về những ước muốn của xác thịt. Nếu hướng theo xác thịt thì sẽ gây ra những tính xác thịt là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thồ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén và những điều khác giống như vậy.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần, nguồn mạch của tình yêu, nguồn mạch của bình an, hoan lạc, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâp, trung tín, hiền hòa, tiết độ đến và ở lại trong tâm hồn mỗi người chúng ta để sau khi cùng nhau cử hành Thánh Lễ Hiện Xuống này, mỗi người chúng ta sẽ được biến đổi để khi chúng ta trở về với môi trường sống của chúng ta, hoa quả của Thần Khí sẽ tỏa lan trên mọi người chúng ta gặp gỡ, tiếp xúc.
Tác động của Chúa Thánh Thần
Tuyết Mai
03:13 29/05/2009
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
"Trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể".
Anh em thân mến, không ai có thể nói: "Đức Giêsu là Chúa" mà lại không do Thánh Thần.
Vậy có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều thứ chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa là Đấng làm mọi sự trong mọi người. Sự xuất hiện của Thánh Thần được ban cho từng người, tuỳ theo lợi ích. Cũng như chỉ có một thân thể, nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng vậy. Vì chưng trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do-thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do: tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần. (1 Cr 12, 3b-7. 12-13).
Tôi thiết tưởng những điều Thánh Phaolô nói trên khi ngài gởi thư đến cho tất cả anh em ở Côrintô, quả thực là quá đủ khi ngài nói về ân sủng của Chúa Thánh Thần. Khi Chúa Giêsu đã hoàn tất công trình Cứu Độ của Ngài trên trần gian, và phải về Trời đoàn tụ cùng Chúa Cha trên Thiên Quốc, Nơi mà Ngài đã hằng có từ muôn thuở muôn đời, Ngài đã vì thương yêu hết thảy nhân loại, nên đã xin cùng với Thiên Chúa Cha, cho Đấng Phù Trợ đến, để ở lại trong từng người một, từng ngày, cho đến tận thế. Chúa Thánh Thần được trao phó trách nhiệm mới là hướng dẫn, chỉ bảo, mạc khải, khuyên dụ, khuyến khích, ban thêm sức mạnh, ban thêm cho ơn trí tri, nói tiếng lạ, chữa bệnh, chịu đựng, và tất cả những ơn cần thiết khác, mà một người bình thường với khả năng khiêm nhường Chúa ban, sẽ có thể đạt được tất cả, nếu người ấy một lòng ao ước được sống liên kết và mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa.
Vâng, tôi chỉ có thể làm chứng nhân cho Thiên Chúa những gì tôi nhận được từ nơi Chúa Thánh Thần, và Ngài tác động trên tôi như thế nào và ra làm sao!? Bởi ơn Chúa ban cho mỗi người mỗi khác, và tôi tin rằng, mỗi người đều có một sứ vụ riêng, trách nhiệm riêng, khả năng riêng, mà Chúa sẽ dùng chúng ta để làm cho Thiên Chúa Cha được nên vinh hiển muôn đời, trên tất cả con cái của Ngài. Vâng, chẳng phải chúng ta đã làm nên được tích sự gì cho Chúa đâu, bởi có phải tất cả chúng ta đều là những con người vô dụng, trước nhan Thánh Chúa!? Và có phải Chúa phải cần đến chúng ta thì Ngài mới thấy rằng Ngài là Đấng quyền năng!? Bởi có phải bao nhiêu lâu Chúa tác tạo nên chúng ta, Chúa vẫn luôn bảo bọc, thương yêu, dậy dỗ, và nuôi cho chúng ta miếng ăn, miếng uống, từ tâm hồn, đến thể xác, và tâm linh của chúng ta hay không?
Khả năng của chúng ta Chúa ban phát cho, cũng y như những nén bạc mà Chúa đã ban cho từng người chúng ta vậy! Tùy theo khả năng riêng cá biệt mà Ngài trao cho chúng ta, người thì 2 nén, người thì 5 nén, người thì 10 nén. Và có phải những ai Chúa trao cho nhiều nén bạc thì Chúa đòi hỏi huê lợi nhiều trên người ấy không? Nên sự khôn ngoan nhất là chúng ta hãy chấp nhận và chớ nên so sánh giữa ta với người. Hãy nghĩ rằng hạnh phúc là những gì Chúa ban cho, chứ không phải hạnh phúc là những gì chúng ta mong cho có, và phải trông đợi cho có giống như những người khác!? Giả dụ thôi nhé! Tôi biết tôi xinh đẹp hơn những người con gái khác thì cái lợi của tôi sẽ sinh hoa lợi gì trên cái đẹp của tôi? Cái xinh xắn duyên dáng mà Chúa ban cho tôi, tôi sẽ giúp ích gì cho anh chị em của tôi? Tôi sẽ làm được gì để đáp trả tình yêu của Chúa khi biết bao nhiêu bạn gái cùng trang lứa phải bỏ biết bao nhiêu tiền bạc để mới được giống một phần như tôi? Hoặc giả Chúa ban cho tôi có được nhan sắc của một cô gái chỉ trung bình, nhưng được cái hàm răng và nụ cười rất xinh xắn, và rất bắt mắt, mọi người chung quanh tôi. Tôi biết chứ, và tôi sẽ làm gì được cho Chúa hay cho tha nhân, những gì mà Chúa ban tặng cho tôi? Xinh xắn duyên dáng có phải là sự thuận lợi tốt đẹp nhất của người con gái, nhất là khi cô rao chào hàng, thì bảo đảm quán cơm của cô phải là đông nhất và ai ai cũng phải ghen!?? Hay có nhiều cô con gái hay than phiền rằng mình là phận gái chẳng những vô duyên mà trời lại còn bắt xấu, thì những cô con gái này, cả đời không làm gì lợi ích cho chính bản thân mình, gia đình, xã hội, hay tổ quốc, mà vùi đầu vào gối, khóc lóc tối ngày, rồi giam mình vào trong bốn bức tường, không làm ăn gì hay sao!? Trong khi Thiên Chúa ban cho cô mọi sự khôn ngoan trên đời mà cô có thể đem lại cho cô một mái ấm gia đình và là hoa quả tốt đẹp giúp đồng loại và làm đẹp nòi giống của cô!?
Còn những chàng thanh niên trai trẻ thì sao!? Có phải tình cảnh gia đình của mỗi người mỗi khác!? Đàn ông con trai đâu có phải ganh đua lẫn nhau ở cái đẹp bề ngoài phải không thưa quý anh chị em? Quả đàn ông ở trong thời buổi nào cũng được quý trọng thưa là vì sao? Hầu như ở cái thời nào thì chúng ta cũng thấy cái cảnh âm thịnh mà dương suy cả! Bởi đàn ông thời xưa thì luôn luôn tới tuổi thì bắt đi quân dịch. Số lính ra đi thì nhiều, nhưng số trở về thì chẳng là bao nhiêu!? Rồi thì một số bỏ đi qua nước ngoài sinh sống và đã lấy người ngoại quốc, cho nên số đàn ông trong nước lại thiếu kém. Chưa kể một số nam nhi đã đi theo tiếng gọi của Chúa. Một số không chịu lấy vợ vì nhiều lý do. ... nhất là trong thời buổi sống cuộc sống rất tự do của ngày nay. Và đặc biệt nhất là ở trung quốc và hàn quốc hiện nay là trai thừa mà gái thiếu, nên cũng cho chúng ta những mẩu chuyện thật là thương tâm trên vấn đề buôn bán gái một cách lộ liễu trên đất nước VN, vì nghèo mà mang tấm thân ngà ngọc làm món hàng cho thiên hạ nước ngoài họ mua với giá thật rẻ mạt.
Sở dĩ tôi đi vòng vo tứ hướng là vì dù sao đi chăng nữa! Chẳng phải chúng ta tự trong người mà sinh ra những bản ngã xấu cả đâu! Nhưng âu cũng là do hoàn cảnh sống của mỗi người và vì tìm sự sống quá khó khăn trong từng ngày một, đã vô tình biến đổi chúng ta trở nên xấu, và đã trở nên hư hỏng. Lỗi không phải tại ở cái gốc của chúng ta đâu! Bởi Thiên Chúa đều thương yêu chúng ta như nhau, nên Thiên Chúa Cha mới tạo dựng chúng ta nên giống hình ảnh của Ngài. Nhưng thực sự có ai trong chúng ta có thời giờ để chất vấn mình rằng Chúa sinh ra mình trên trần gian này để làm gì không, thưa anh chị em???? Anh chị em có bao giờ nghĩ rằng, Chúa tạo ra mình đặt để cho sống cả một cuộc đời khốn khổ không cha không mẹ từ tấm bé, lớn lên thất bại rất là nhiều lần trên con đường đi tìm tình yêu!? Thất bại liên miên trong vấn đề công ăn việc làm, không bao giờ cảm thấy thỏa mãn trong công việc nào mà mình đã làm cả! Có vợ thì vợ chê vợ bỏ. Có con thì chúng hỗn láo xấc xược không vâng lời. Nợ nần thì chồng chất ngổn ngang. Học hành thì không có gì là đáng kể từ thuở bé cho đến giờ, cho nên tìm việc làm quả là khó khăn và khổ sở. Ấy vậy! Ai trong chúng ta có bao giờ để ý rằng, người nghèo ít có thấy ai lại đi kết liễu cuộc đời mình, mà chỉ là những anh chị lắm tiền nhiều của không biết làm gì hữu ích cho cuộc đời của mình hay không?
Tôi nghiệm thấy rằng, suốt quãng thời gian từ khi tôi còn rất bé cho đến nay, vâng tất cả những gì tôi từng trải qua, đã tạo cho con người của tôi những thất vọng ê chề, những mong ước chỉ là mong ước, những buồn phiền chất chứa như núi cao, những than thân trách phận không giúp tôi được gì!? Và cuộc sống từng ngày trải qua thật nhạt nhẽo như nước ốc, nhưng không gì khác hơn là biết nhạt nhẽo nhưng vẫn phải húp cho qua ngày đoạn tháng. ... cho đến khi. Vô tình tôi đã được gia nhập vào nhóm Canh Tân Đặc Sủng của hai ông bà bác sĩ mà trước đây tôi đã làm việc cho họ. Chúa Thánh Linh đã xuống trên tôi, và tôi đã khóc một trận như mưa lũ, và hình như đây là dấu hiệu mà bất cứ ai được ơn Chúa Thánh Linh thì phải. Cái khóc thay cho sự tha thứ của Chúa như gội rửa bao nhiêu tội nhơ, bất luận tội lỗi đến đâu. Sau khi đó, tôi vẫn tiếp tục theo hai ông bà đọc kinh mỗi tối thứ sáu và tìm hiểu Phúc Âm của Chúa.
Kế đến, tôi đã phải rất ngạc nhiên vì Chúa Thánh Linh đã đến trong tôi và cho tôi nhiều hứng khởi để làm nhạc, tuy dù tôi đã chẳng biết tí ti gì về âm nhạc. Tôi chẳng biết nốt nhạc là gì, trừ những lời lẽ Chúa Thánh Linh đã giúp tôi, và tôi đã dùng máy cassett để thâu âm điệu lên xuống ra sao mà thôi! Những bài hát Ngài ban tặng cho tôi đến hôm nay tôi mới có cơ hội để thực hiện, vì tôi tin rằng điều gì Chúa muốn, thì Chúa sẽ làm, tôi thật tình không ao ước gì hơn là để Danh Chúa được tôn vinh và Ca Ngợi. Trước đây tôi cũng rất ao ước phải chăng mình được thực hành ít nhất một cái CD nhỉ!? Nhưng nào tôi có tiền, nay mọi thứ tôi đều hiểu rằng việc của Chúa, thì Chúa sẽ có cách và tôi chẳng tốn một xu. Nhạc thì Chúa ban cho con gái của tôi, tuy cháu học ít, nhưng Chúa lại ban cho cháu cái tài riêng, nên bây giờ thì hai mẹ con, tha hồ mang những bản nhạc của Chúa lên “YouTube”. Song song với những bài hát Chúa ban tặng riêng cho tôi là những bài viết tôi đã được các Trang Web lớn đăng dùm cho tôi, quả tình không gì sung sướng cho tôi bằng tôi đã có dịp mà cảm Tạ ơn Thiên Chúa ban thật nhiều cho tôi và gia đình.
Để nhận được nhiều hồng ân và ơn của Chúa, chỉ qua tôi dành nhiều thời giờ cho Chúa tôi, nhất cử nhất động, tôi đều chạy đến Ngài như Người Cha, Người Anh, và Người Bạn. Tôi tâm sự cùng Ngài; Tôi than thở cùng Ngài; và sau cùng tôi dâng lên tất cả mọi khó khăn và thử thách của tôi trong tay quan phòng của Ngài. Thế là tôi có tất cả! Thế là tôi có được hạnh phúc và sự bình an của Ngài! Thế là tôi cứ bình chân như vại tuy dù bao nhiêu sóng gió, phong ba, bão táp, có làm con thuyền gia đình của chúng tôi chòng chành, chóng vánh, trồi lên, lượn xuống, có đôi khi tôi cứ ngỡ rằng con thuyền nó sẽ chìm, nhưng không. .. bởi vì sự bám chặt vào Chúa, mà gia đình chúng tôi luôn luôn được Chúa che chở và đỡ nâng. À tiện tôi cũng muốn chia sẻ cùng anh chị em, là tất cả bài viết của tôi, không bài nào mà tự tôi có thể viết được cả! Mà là nhờ ơn Chúa Thánh Linh đã giúp tôi, vì tôi chỉ là cây viết vô dụng của Ngài không hơn không kém.
Lậy Chúa Thánh Thần! Cảm tạ Ngài đã giúp cho chúng con có cơ hội để tán tụng Ngài và vinh danh Ngài, vì không có Ngài chúng con chỉ là những con người vô dụng. Lậy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến. ..... trên tất cả chúng con. Xin cho chúng con luôn được ở trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.
"Trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể".
Anh em thân mến, không ai có thể nói: "Đức Giêsu là Chúa" mà lại không do Thánh Thần.
Vậy có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều thứ chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa là Đấng làm mọi sự trong mọi người. Sự xuất hiện của Thánh Thần được ban cho từng người, tuỳ theo lợi ích. Cũng như chỉ có một thân thể, nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng vậy. Vì chưng trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do-thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do: tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần. (1 Cr 12, 3b-7. 12-13).
Tôi thiết tưởng những điều Thánh Phaolô nói trên khi ngài gởi thư đến cho tất cả anh em ở Côrintô, quả thực là quá đủ khi ngài nói về ân sủng của Chúa Thánh Thần. Khi Chúa Giêsu đã hoàn tất công trình Cứu Độ của Ngài trên trần gian, và phải về Trời đoàn tụ cùng Chúa Cha trên Thiên Quốc, Nơi mà Ngài đã hằng có từ muôn thuở muôn đời, Ngài đã vì thương yêu hết thảy nhân loại, nên đã xin cùng với Thiên Chúa Cha, cho Đấng Phù Trợ đến, để ở lại trong từng người một, từng ngày, cho đến tận thế. Chúa Thánh Thần được trao phó trách nhiệm mới là hướng dẫn, chỉ bảo, mạc khải, khuyên dụ, khuyến khích, ban thêm sức mạnh, ban thêm cho ơn trí tri, nói tiếng lạ, chữa bệnh, chịu đựng, và tất cả những ơn cần thiết khác, mà một người bình thường với khả năng khiêm nhường Chúa ban, sẽ có thể đạt được tất cả, nếu người ấy một lòng ao ước được sống liên kết và mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa.
Vâng, tôi chỉ có thể làm chứng nhân cho Thiên Chúa những gì tôi nhận được từ nơi Chúa Thánh Thần, và Ngài tác động trên tôi như thế nào và ra làm sao!? Bởi ơn Chúa ban cho mỗi người mỗi khác, và tôi tin rằng, mỗi người đều có một sứ vụ riêng, trách nhiệm riêng, khả năng riêng, mà Chúa sẽ dùng chúng ta để làm cho Thiên Chúa Cha được nên vinh hiển muôn đời, trên tất cả con cái của Ngài. Vâng, chẳng phải chúng ta đã làm nên được tích sự gì cho Chúa đâu, bởi có phải tất cả chúng ta đều là những con người vô dụng, trước nhan Thánh Chúa!? Và có phải Chúa phải cần đến chúng ta thì Ngài mới thấy rằng Ngài là Đấng quyền năng!? Bởi có phải bao nhiêu lâu Chúa tác tạo nên chúng ta, Chúa vẫn luôn bảo bọc, thương yêu, dậy dỗ, và nuôi cho chúng ta miếng ăn, miếng uống, từ tâm hồn, đến thể xác, và tâm linh của chúng ta hay không?
Khả năng của chúng ta Chúa ban phát cho, cũng y như những nén bạc mà Chúa đã ban cho từng người chúng ta vậy! Tùy theo khả năng riêng cá biệt mà Ngài trao cho chúng ta, người thì 2 nén, người thì 5 nén, người thì 10 nén. Và có phải những ai Chúa trao cho nhiều nén bạc thì Chúa đòi hỏi huê lợi nhiều trên người ấy không? Nên sự khôn ngoan nhất là chúng ta hãy chấp nhận và chớ nên so sánh giữa ta với người. Hãy nghĩ rằng hạnh phúc là những gì Chúa ban cho, chứ không phải hạnh phúc là những gì chúng ta mong cho có, và phải trông đợi cho có giống như những người khác!? Giả dụ thôi nhé! Tôi biết tôi xinh đẹp hơn những người con gái khác thì cái lợi của tôi sẽ sinh hoa lợi gì trên cái đẹp của tôi? Cái xinh xắn duyên dáng mà Chúa ban cho tôi, tôi sẽ giúp ích gì cho anh chị em của tôi? Tôi sẽ làm được gì để đáp trả tình yêu của Chúa khi biết bao nhiêu bạn gái cùng trang lứa phải bỏ biết bao nhiêu tiền bạc để mới được giống một phần như tôi? Hoặc giả Chúa ban cho tôi có được nhan sắc của một cô gái chỉ trung bình, nhưng được cái hàm răng và nụ cười rất xinh xắn, và rất bắt mắt, mọi người chung quanh tôi. Tôi biết chứ, và tôi sẽ làm gì được cho Chúa hay cho tha nhân, những gì mà Chúa ban tặng cho tôi? Xinh xắn duyên dáng có phải là sự thuận lợi tốt đẹp nhất của người con gái, nhất là khi cô rao chào hàng, thì bảo đảm quán cơm của cô phải là đông nhất và ai ai cũng phải ghen!?? Hay có nhiều cô con gái hay than phiền rằng mình là phận gái chẳng những vô duyên mà trời lại còn bắt xấu, thì những cô con gái này, cả đời không làm gì lợi ích cho chính bản thân mình, gia đình, xã hội, hay tổ quốc, mà vùi đầu vào gối, khóc lóc tối ngày, rồi giam mình vào trong bốn bức tường, không làm ăn gì hay sao!? Trong khi Thiên Chúa ban cho cô mọi sự khôn ngoan trên đời mà cô có thể đem lại cho cô một mái ấm gia đình và là hoa quả tốt đẹp giúp đồng loại và làm đẹp nòi giống của cô!?
Còn những chàng thanh niên trai trẻ thì sao!? Có phải tình cảnh gia đình của mỗi người mỗi khác!? Đàn ông con trai đâu có phải ganh đua lẫn nhau ở cái đẹp bề ngoài phải không thưa quý anh chị em? Quả đàn ông ở trong thời buổi nào cũng được quý trọng thưa là vì sao? Hầu như ở cái thời nào thì chúng ta cũng thấy cái cảnh âm thịnh mà dương suy cả! Bởi đàn ông thời xưa thì luôn luôn tới tuổi thì bắt đi quân dịch. Số lính ra đi thì nhiều, nhưng số trở về thì chẳng là bao nhiêu!? Rồi thì một số bỏ đi qua nước ngoài sinh sống và đã lấy người ngoại quốc, cho nên số đàn ông trong nước lại thiếu kém. Chưa kể một số nam nhi đã đi theo tiếng gọi của Chúa. Một số không chịu lấy vợ vì nhiều lý do. ... nhất là trong thời buổi sống cuộc sống rất tự do của ngày nay. Và đặc biệt nhất là ở trung quốc và hàn quốc hiện nay là trai thừa mà gái thiếu, nên cũng cho chúng ta những mẩu chuyện thật là thương tâm trên vấn đề buôn bán gái một cách lộ liễu trên đất nước VN, vì nghèo mà mang tấm thân ngà ngọc làm món hàng cho thiên hạ nước ngoài họ mua với giá thật rẻ mạt.
Sở dĩ tôi đi vòng vo tứ hướng là vì dù sao đi chăng nữa! Chẳng phải chúng ta tự trong người mà sinh ra những bản ngã xấu cả đâu! Nhưng âu cũng là do hoàn cảnh sống của mỗi người và vì tìm sự sống quá khó khăn trong từng ngày một, đã vô tình biến đổi chúng ta trở nên xấu, và đã trở nên hư hỏng. Lỗi không phải tại ở cái gốc của chúng ta đâu! Bởi Thiên Chúa đều thương yêu chúng ta như nhau, nên Thiên Chúa Cha mới tạo dựng chúng ta nên giống hình ảnh của Ngài. Nhưng thực sự có ai trong chúng ta có thời giờ để chất vấn mình rằng Chúa sinh ra mình trên trần gian này để làm gì không, thưa anh chị em???? Anh chị em có bao giờ nghĩ rằng, Chúa tạo ra mình đặt để cho sống cả một cuộc đời khốn khổ không cha không mẹ từ tấm bé, lớn lên thất bại rất là nhiều lần trên con đường đi tìm tình yêu!? Thất bại liên miên trong vấn đề công ăn việc làm, không bao giờ cảm thấy thỏa mãn trong công việc nào mà mình đã làm cả! Có vợ thì vợ chê vợ bỏ. Có con thì chúng hỗn láo xấc xược không vâng lời. Nợ nần thì chồng chất ngổn ngang. Học hành thì không có gì là đáng kể từ thuở bé cho đến giờ, cho nên tìm việc làm quả là khó khăn và khổ sở. Ấy vậy! Ai trong chúng ta có bao giờ để ý rằng, người nghèo ít có thấy ai lại đi kết liễu cuộc đời mình, mà chỉ là những anh chị lắm tiền nhiều của không biết làm gì hữu ích cho cuộc đời của mình hay không?
Tôi nghiệm thấy rằng, suốt quãng thời gian từ khi tôi còn rất bé cho đến nay, vâng tất cả những gì tôi từng trải qua, đã tạo cho con người của tôi những thất vọng ê chề, những mong ước chỉ là mong ước, những buồn phiền chất chứa như núi cao, những than thân trách phận không giúp tôi được gì!? Và cuộc sống từng ngày trải qua thật nhạt nhẽo như nước ốc, nhưng không gì khác hơn là biết nhạt nhẽo nhưng vẫn phải húp cho qua ngày đoạn tháng. ... cho đến khi. Vô tình tôi đã được gia nhập vào nhóm Canh Tân Đặc Sủng của hai ông bà bác sĩ mà trước đây tôi đã làm việc cho họ. Chúa Thánh Linh đã xuống trên tôi, và tôi đã khóc một trận như mưa lũ, và hình như đây là dấu hiệu mà bất cứ ai được ơn Chúa Thánh Linh thì phải. Cái khóc thay cho sự tha thứ của Chúa như gội rửa bao nhiêu tội nhơ, bất luận tội lỗi đến đâu. Sau khi đó, tôi vẫn tiếp tục theo hai ông bà đọc kinh mỗi tối thứ sáu và tìm hiểu Phúc Âm của Chúa.
Kế đến, tôi đã phải rất ngạc nhiên vì Chúa Thánh Linh đã đến trong tôi và cho tôi nhiều hứng khởi để làm nhạc, tuy dù tôi đã chẳng biết tí ti gì về âm nhạc. Tôi chẳng biết nốt nhạc là gì, trừ những lời lẽ Chúa Thánh Linh đã giúp tôi, và tôi đã dùng máy cassett để thâu âm điệu lên xuống ra sao mà thôi! Những bài hát Ngài ban tặng cho tôi đến hôm nay tôi mới có cơ hội để thực hiện, vì tôi tin rằng điều gì Chúa muốn, thì Chúa sẽ làm, tôi thật tình không ao ước gì hơn là để Danh Chúa được tôn vinh và Ca Ngợi. Trước đây tôi cũng rất ao ước phải chăng mình được thực hành ít nhất một cái CD nhỉ!? Nhưng nào tôi có tiền, nay mọi thứ tôi đều hiểu rằng việc của Chúa, thì Chúa sẽ có cách và tôi chẳng tốn một xu. Nhạc thì Chúa ban cho con gái của tôi, tuy cháu học ít, nhưng Chúa lại ban cho cháu cái tài riêng, nên bây giờ thì hai mẹ con, tha hồ mang những bản nhạc của Chúa lên “YouTube”. Song song với những bài hát Chúa ban tặng riêng cho tôi là những bài viết tôi đã được các Trang Web lớn đăng dùm cho tôi, quả tình không gì sung sướng cho tôi bằng tôi đã có dịp mà cảm Tạ ơn Thiên Chúa ban thật nhiều cho tôi và gia đình.
Để nhận được nhiều hồng ân và ơn của Chúa, chỉ qua tôi dành nhiều thời giờ cho Chúa tôi, nhất cử nhất động, tôi đều chạy đến Ngài như Người Cha, Người Anh, và Người Bạn. Tôi tâm sự cùng Ngài; Tôi than thở cùng Ngài; và sau cùng tôi dâng lên tất cả mọi khó khăn và thử thách của tôi trong tay quan phòng của Ngài. Thế là tôi có tất cả! Thế là tôi có được hạnh phúc và sự bình an của Ngài! Thế là tôi cứ bình chân như vại tuy dù bao nhiêu sóng gió, phong ba, bão táp, có làm con thuyền gia đình của chúng tôi chòng chành, chóng vánh, trồi lên, lượn xuống, có đôi khi tôi cứ ngỡ rằng con thuyền nó sẽ chìm, nhưng không. .. bởi vì sự bám chặt vào Chúa, mà gia đình chúng tôi luôn luôn được Chúa che chở và đỡ nâng. À tiện tôi cũng muốn chia sẻ cùng anh chị em, là tất cả bài viết của tôi, không bài nào mà tự tôi có thể viết được cả! Mà là nhờ ơn Chúa Thánh Linh đã giúp tôi, vì tôi chỉ là cây viết vô dụng của Ngài không hơn không kém.
Lậy Chúa Thánh Thần! Cảm tạ Ngài đã giúp cho chúng con có cơ hội để tán tụng Ngài và vinh danh Ngài, vì không có Ngài chúng con chỉ là những con người vô dụng. Lậy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến. ..... trên tất cả chúng con. Xin cho chúng con luôn được ở trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.
Sống Đạo Tốt Hôm Nay
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
09:09 29/05/2009
SỐNG ĐẠO TỐT HÔM NAY
1- Sống đạo tốt là luôn tha thứ và xin lỗi khi sai sót.
2- Sống đạo tốt là không nghĩ xấu, nói hành bất cứ ai.
3- Sống đạo tốt là không giận dữ, oán hờn ai mà bỏ cuộc.
4- Sống đạo tốt là không lười biếng bê tha, tứ đổ tường.
5- Sống đạo tốt là không cằn nhằn, khó tính kêu ca.
6- Sống đạo tốt là không ba hoa, kiêu ngạo khinh người.
7- sống đạo tốt là không gian tham bất kỳ của ai.
8- Sống đạo tốt là không nặng đầu óc ích kỷ, cá nhân.
9- Sống đạo tốt là không phân biệt ghen ghét, ganh tỵ.
10- Sống đạo tốt là không ngồi lê, la cà, mách lèo.
11- Sống đạo tốt là không yêu sách, chi ly, biển lận.
12- Sống đạo tốt là không kỳ thị, giai cấp, khép kín.
13- Sống đạo tốt là không khinh chê người nghèo khổ.
14- Sống đạo tốt là không cư xử thiên vị, bất công.
15- Sống đạo tốt là không bày chuyện, bịa đặt vu oan.
16- Sống đạo tốt là không thề gian, phách lối, chê bai.
17- Sống đạo tốt là không nghe nói xấu, nói gian.
18- Sống đạo tốt là nét mặt luôn tươi cười, vui vẻ.
19- Sống đạo tốt là ân cần, quan tâm đến mọi người.
20- Sống đạo tốt là bỏ quên giận hờn trước khi đi ngủ.
21- Sống đạo tốt là luôn thuận hòa, phục vụ tha nhân.
22- Sống đão tốt là giúp người lâm nạn, bệnh tật, tù đày.
23- Sống đạo tốt là chu toàn bổn phận, âm thầm, hy sinh.
24- Sống đạo tốt là tham gia làm việc thiện nguyện.
25- Sống đạo tốt là giản dị, hiền lành, khiêm hạ, nết na.
Phó tế: JB Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
1- Sống đạo tốt là luôn tha thứ và xin lỗi khi sai sót.
2- Sống đạo tốt là không nghĩ xấu, nói hành bất cứ ai.
3- Sống đạo tốt là không giận dữ, oán hờn ai mà bỏ cuộc.
4- Sống đạo tốt là không lười biếng bê tha, tứ đổ tường.
5- Sống đạo tốt là không cằn nhằn, khó tính kêu ca.
6- Sống đạo tốt là không ba hoa, kiêu ngạo khinh người.
7- sống đạo tốt là không gian tham bất kỳ của ai.
8- Sống đạo tốt là không nặng đầu óc ích kỷ, cá nhân.
9- Sống đạo tốt là không phân biệt ghen ghét, ganh tỵ.
10- Sống đạo tốt là không ngồi lê, la cà, mách lèo.
11- Sống đạo tốt là không yêu sách, chi ly, biển lận.
12- Sống đạo tốt là không kỳ thị, giai cấp, khép kín.
13- Sống đạo tốt là không khinh chê người nghèo khổ.
14- Sống đạo tốt là không cư xử thiên vị, bất công.
15- Sống đạo tốt là không bày chuyện, bịa đặt vu oan.
16- Sống đạo tốt là không thề gian, phách lối, chê bai.
17- Sống đạo tốt là không nghe nói xấu, nói gian.
18- Sống đạo tốt là nét mặt luôn tươi cười, vui vẻ.
19- Sống đạo tốt là ân cần, quan tâm đến mọi người.
20- Sống đạo tốt là bỏ quên giận hờn trước khi đi ngủ.
21- Sống đạo tốt là luôn thuận hòa, phục vụ tha nhân.
22- Sống đão tốt là giúp người lâm nạn, bệnh tật, tù đày.
23- Sống đạo tốt là chu toàn bổn phận, âm thầm, hy sinh.
24- Sống đạo tốt là tham gia làm việc thiện nguyện.
25- Sống đạo tốt là giản dị, hiền lành, khiêm hạ, nết na.
Phó tế: JB Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:48 29/05/2009
TỔNG THỐNG SĂN BẮN
Tổng thống Roosevelt rất thích đi săn cọp, sư tử và voi, một hôm ông ta nghe có người trong gia tộc săn bắn nổi tiếng ở Luân Đôn (thủ đô nước Anh) vừa đến Mỹ du lịch, bèn mời ông ta đến tòa Bạch Cung để hy vọng có thể được những gợi ý của ông ta.
Hai người nói chuyện trong phòng khách riêng khoảng hai tiếng đồng hồ, người nước Anh đi ra mơ mơ màng màng. Ký giả hỏi:
- “Anh nói với tổng thống những gì vậy ?”
- “Chỉ nói với ông ta họ tên của tôi.” Người khách choáng váng mặt mày trả lời như thế.
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Làm tổng thống thì có rất nhiều việc phải làm trong ngày, và một tổng thống có trách nhiệm thì chắc chắn sẽ không ngồi nói chuyện phiếm trong suốt hai tiếng đồng hồ, nhưng vì quá bận với công việc tổng thống mà để người thợ săn ngồi đợi hai tiếng đồng hồ, đến khi gặp mặt thì chỉ hỏi họ tên người khách rồi thôi vì bận việc.
Sống trong thời đại mà thời gian được quy bằng vàng và bằng bạc, công việc sắp xếp khít khao từng giây từng phút, do đó khi mình biết quý thời giờ như thế nào, thì người khác cũng biết quý thời gian như mình vậy.
Chúa Giê-su dạy chúng ta rằng: “Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì mình cũng hãy làm cho người ta như vậy.”
N2T |
Tổng thống Roosevelt rất thích đi săn cọp, sư tử và voi, một hôm ông ta nghe có người trong gia tộc săn bắn nổi tiếng ở Luân Đôn (thủ đô nước Anh) vừa đến Mỹ du lịch, bèn mời ông ta đến tòa Bạch Cung để hy vọng có thể được những gợi ý của ông ta.
Hai người nói chuyện trong phòng khách riêng khoảng hai tiếng đồng hồ, người nước Anh đi ra mơ mơ màng màng. Ký giả hỏi:
- “Anh nói với tổng thống những gì vậy ?”
- “Chỉ nói với ông ta họ tên của tôi.” Người khách choáng váng mặt mày trả lời như thế.
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Làm tổng thống thì có rất nhiều việc phải làm trong ngày, và một tổng thống có trách nhiệm thì chắc chắn sẽ không ngồi nói chuyện phiếm trong suốt hai tiếng đồng hồ, nhưng vì quá bận với công việc tổng thống mà để người thợ săn ngồi đợi hai tiếng đồng hồ, đến khi gặp mặt thì chỉ hỏi họ tên người khách rồi thôi vì bận việc.
Sống trong thời đại mà thời gian được quy bằng vàng và bằng bạc, công việc sắp xếp khít khao từng giây từng phút, do đó khi mình biết quý thời giờ như thế nào, thì người khác cũng biết quý thời gian như mình vậy.
Chúa Giê-su dạy chúng ta rằng: “Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì mình cũng hãy làm cho người ta như vậy.”
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (lễ Hiện Xuống)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:51 29/05/2009
CHỦ NHẬT
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Tin Mừng: Ga 20, 19-23.
“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.”
Bạn thân mến,
Hôm nay là ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, là ngày khai sinh Giáo Hội Công Giáo ở trần gian này, trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giê-su đã hứa ban Chúa Thánh Thần xuống cho các tông đồ, và vừa sai phái các ngài đi loan truyền Phúc Âm vừa trao quyền tha tội cho các ngài, trong tâm tình ấy, tôi chia sẻ với bạn hai điểm quan trọng trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống này.
1. Bảy ơn Chúa Thánh Thần.
Chúa Cha sai Chúa Thánh Thần đến nhân danh Chúa Giê-su để Chúa Thánh Thần -với ơn sủng của Ngài- ở với các tông đồ trong ngày khai sinh Giáo Hội, chúng ta gọi đó là bảy (7) ơn Chúa Thánh Thần: ơn khôn ngoan, ơn thông hiểu, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn suy biết, ơn đạo đức và ơn kính sợ Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ và ban toàn vẹn bảy ơn ấy cho các ngài, để các ngài chu toàn sứ mệnh mà Chúa Giê-su đã truyền cho các ngài.
Nhờ ơn khôn ngoan mà các tông đồ biết cách đối đáp trước mặt vúa chúa quan quyền trần gian về niềm tin của mình; nhờ ơn thông hiểu mà các tông đồ nói được các thứ tiếng lạ hiểu được những điềm thiêng dấu lạ; nhờ ơn lo liệu mà các tông đồ biết chuẩn bị tâm hồn cho các tín hữu đón nhận Tin Mừng của Chúa Giê-su; nhờ ơn sức mạnh mà các tông đồ đã không quản hiểm nguy đi khắp nơi truyền giáo; nhờ ơn suy biết mà các tông đồ biết nhận ra thánh ý Chúa trong cuộc sống của mình; nhờ ơn đạo đức mà các tông đồ trở thành mô phạm cho mọi người tín hữu; nhờ ơn kính sợ mà các tông đồ quyết không phạm tội làm mất lòng Chúa...
2. Hoa quả của Thánh Thần
Thánh Phao-lô tông đồ đã liệt kê ra mười lăm con đẻ của ma quỷ, là hậu quả do tội lỗi gây ra, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tị, say sưa, chè chén, mười lăm hậu quả này đã làm cho con người ta trở thành những công cụ cho ma quỷ. Nhưng đồng thời, bên cạnh đó, thánh Phao-lô cũng đã được ơn soi sáng mà nhận ra được những hoa quả thiêng liêng của Chúa Thánh Thần, đó là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa và tiết độ (Gl 5, 19-21), chính những hoa quả này mà làm cho con người ta nhận ra Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong Giáo Hội và trong những kẻ tin vào Chúa Giê-su.
Những hoa quả thiêng liêng này không phải tự nhiên mà có, nhưng tất cả những ai tin nhận Đức Giê-su Ki-tô và đặt mình dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần thì mới có, và nhờ những hoa quả này mà người ta nhận ra Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong chúng ta.
Bạn thân mến,
Trong bảy ơn Chúa Thánh Thần thì:
- Ơn lo liệu, ơn suy biết và ơn đạo đức thì nảy sinh đức tiết độ và trí hiểu, hoa quả của tiết độ là tiết chế và hiền hòa; hoa quả của trí hiểu là bác ái và hoan lạc.
- Ơn khôn ngoan, ơn thông hiểu và ơn thông minh thì nảy sinh chính nghĩa và dũng cảm, hoa quả của chính nghĩa là trung tín và từ tâm, hoa quả của dũng cảm là nhẫn nhục và nhân hậu.
- Ơn kính sợ thì kết trái bình an.
Chúa Thánh Thần là nguyên nhân của mọi nhân đức, mọi ơn lành, chính những ơn lành và nhân đức ấy mà nhân loại –trong đó có bạn và tôi- ao ước được sống trong tình huynh đệ chân thành, ao ước được trở nên một con người có ích cho xã hội và cho Giáo Hội, và sâu xa hơn, trong tình yêu của Chúa Giê-su, bạn và tôi mong muốn được nên giống Ngài hơn, do đó mà bạn và tôi luôn để cầu xin Chúa Thánh Thần đến để hướng dẫn chúng ta thực hành những điều Chúa Giê-su đã dạy, để trở nên chứng nhân cho Ngài trong cuộc sống của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Tin Mừng: Ga 20, 19-23.
“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.”
Bạn thân mến,
Hôm nay là ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, là ngày khai sinh Giáo Hội Công Giáo ở trần gian này, trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giê-su đã hứa ban Chúa Thánh Thần xuống cho các tông đồ, và vừa sai phái các ngài đi loan truyền Phúc Âm vừa trao quyền tha tội cho các ngài, trong tâm tình ấy, tôi chia sẻ với bạn hai điểm quan trọng trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống này.
1. Bảy ơn Chúa Thánh Thần.
Chúa Cha sai Chúa Thánh Thần đến nhân danh Chúa Giê-su để Chúa Thánh Thần -với ơn sủng của Ngài- ở với các tông đồ trong ngày khai sinh Giáo Hội, chúng ta gọi đó là bảy (7) ơn Chúa Thánh Thần: ơn khôn ngoan, ơn thông hiểu, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn suy biết, ơn đạo đức và ơn kính sợ Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ và ban toàn vẹn bảy ơn ấy cho các ngài, để các ngài chu toàn sứ mệnh mà Chúa Giê-su đã truyền cho các ngài.
Nhờ ơn khôn ngoan mà các tông đồ biết cách đối đáp trước mặt vúa chúa quan quyền trần gian về niềm tin của mình; nhờ ơn thông hiểu mà các tông đồ nói được các thứ tiếng lạ hiểu được những điềm thiêng dấu lạ; nhờ ơn lo liệu mà các tông đồ biết chuẩn bị tâm hồn cho các tín hữu đón nhận Tin Mừng của Chúa Giê-su; nhờ ơn sức mạnh mà các tông đồ đã không quản hiểm nguy đi khắp nơi truyền giáo; nhờ ơn suy biết mà các tông đồ biết nhận ra thánh ý Chúa trong cuộc sống của mình; nhờ ơn đạo đức mà các tông đồ trở thành mô phạm cho mọi người tín hữu; nhờ ơn kính sợ mà các tông đồ quyết không phạm tội làm mất lòng Chúa...
2. Hoa quả của Thánh Thần
Thánh Phao-lô tông đồ đã liệt kê ra mười lăm con đẻ của ma quỷ, là hậu quả do tội lỗi gây ra, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tị, say sưa, chè chén, mười lăm hậu quả này đã làm cho con người ta trở thành những công cụ cho ma quỷ. Nhưng đồng thời, bên cạnh đó, thánh Phao-lô cũng đã được ơn soi sáng mà nhận ra được những hoa quả thiêng liêng của Chúa Thánh Thần, đó là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa và tiết độ (Gl 5, 19-21), chính những hoa quả này mà làm cho con người ta nhận ra Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong Giáo Hội và trong những kẻ tin vào Chúa Giê-su.
Những hoa quả thiêng liêng này không phải tự nhiên mà có, nhưng tất cả những ai tin nhận Đức Giê-su Ki-tô và đặt mình dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần thì mới có, và nhờ những hoa quả này mà người ta nhận ra Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong chúng ta.
Bạn thân mến,
Trong bảy ơn Chúa Thánh Thần thì:
- Ơn lo liệu, ơn suy biết và ơn đạo đức thì nảy sinh đức tiết độ và trí hiểu, hoa quả của tiết độ là tiết chế và hiền hòa; hoa quả của trí hiểu là bác ái và hoan lạc.
- Ơn khôn ngoan, ơn thông hiểu và ơn thông minh thì nảy sinh chính nghĩa và dũng cảm, hoa quả của chính nghĩa là trung tín và từ tâm, hoa quả của dũng cảm là nhẫn nhục và nhân hậu.
- Ơn kính sợ thì kết trái bình an.
Chúa Thánh Thần là nguyên nhân của mọi nhân đức, mọi ơn lành, chính những ơn lành và nhân đức ấy mà nhân loại –trong đó có bạn và tôi- ao ước được sống trong tình huynh đệ chân thành, ao ước được trở nên một con người có ích cho xã hội và cho Giáo Hội, và sâu xa hơn, trong tình yêu của Chúa Giê-su, bạn và tôi mong muốn được nên giống Ngài hơn, do đó mà bạn và tôi luôn để cầu xin Chúa Thánh Thần đến để hướng dẫn chúng ta thực hành những điều Chúa Giê-su đã dạy, để trở nên chứng nhân cho Ngài trong cuộc sống của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:52 29/05/2009
N2T |
30. Nếu chúng ta phạm tội thì đừng nói là do tính xấu, nhưng nên nghĩ là do chúng ta chưa hoàn thiện mà phạm tội.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:54 29/05/2009
N2T |
130. Cảm kích người làm tổn thương anh bởi vì họ rèn luyện y chí của anh.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Radio Vatican radio bán quảng cáo
Bùi Hữu Thư
03:00 29/05/2009
Radio Vatican radio bán quảng cáo
Công ty năng lượng Ý Enel là khách hàng đầu tiên
VATICAN, ngày 28, tháng 5, 2009 (Zenit.org).- Sau 80 năm hoạt động, đây là lần đầu tiên Radio Vatican quyết định phát thanh các quảng cáo.
Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Vatican tuyên bố sự kiện này ngày thứ ba trong một buổi họp báo.
Ngài giải thích, việc dùng đài phát thanh để quảng cáo “không phải là một điều mới lạ,” và mục tiêu của đài vẫn như cũ: loan truyền sứ điệp của Đức Thánh Cha và giáo huấn của Giáo Hội và các sinh hoạt của Tòa Thánh.
Đa số các quảng cáo sẽ được phát trên băng tần FM 105 tại Rôma, và cũng có trên mạng lưới toàn cầu với tên "One-O-Five Live."
Công ty đầu tiên đăng quảng cáo trên đài này là Enel, một công ty cung cấp năng lượng của Ý đang phục vụ cho 40 triệu khách hàng về điện lực và hơi đốt tại 22 quốc gia.
Chủ tịch công ty là Pietro Gnudi, đã xuất hiện trong một buổi họp báo và giải thích rằng tính cách quốc tế của Radio Vatican đã là động lực thúc đẩy công ty của ông đăng quảng cáo với họ.
Ông công nhận đây là một vinh dự cho công ty được đăng quảng cáo với đài này, và ghi nhận sự chia sẻ cùng những giá trí giữa Vatican và Enel, một tổ chức tìm kiếm nhiều hơn là lời lãi của những người đầu tư với công ty.
Đức Giám Mục Renato Boccardo, thư ký của văn phòng thống đốc của Thánh Đô Vatican, bầy tỏ niềm hy vọng về những phát triển tương lai nhiờ sáng kiến này. Ông cũng bá cáo là Vatican đã thỏa thuận với Enel về công tác trùng tu lại cột trụ Bernini tại Quảng Trường Thánh Phêrô.
Cha Lombardi giải thích là trong quá khứ đài Radio Vatican phải trực thuộc vào sự tài trợ của Vatican, nhưng cha hy vọng chương trình quảng cáo sẽ giúp trang trải các chi phí trong tương lai..
Cha cho hay ngân khoản hàng năm của đài, phát thanh bằng 45 ngôn ngữ, khoảng 20 triệu Euro [$28.9 triệu dollars], và việc quảng cáo sẽ đem lại một số tiền ước tính khoảng từ €100,000 to €200,000 [$139,000 đến $279,000] trong 6 tháng đầu.
Lá thư nhân Năm linh mục
Phan Du Sinh
10:57 29/05/2009
Lá thư nhân Năm linh mục
“Năm cầu nguyện của các linh mục, cùng với và cho các linh mục”
VATICAN, 27/5/2009 (Zenit.org).- Sau đây là lá thư của Đức Hồng y Cláudio Hummes, Bộ trưởng Bộ Giáo sĩ, viết chuẩn bị cho Năm linh mục, sẽ bắt đầu từ ngày 19/6/2009:
Anh em linh mục thân mến,
Năm linh mục, đã được Đức Giáo hoàng yêu dấu Bênêđictô XVI loan báo để cử hành 150 năm ngày qua đời của Cha sở thánh thiện họ Ars, thánh Gioan Maria Vianney, đang tiến gần. Đức Thánh cha sẽ khai mạc vào ngày 19 tháng 6, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu và ngày Quốc tế cầu nguyện cho sự thánh hóa các linh mục. Việc loan báo Năm linh mục đã được đón nhận rất nồng nhiệt, đặc biệt giữa anh em linh mục. Mọi người muốn dấn thân cách quyết tâm, chân thành và nhiệt thành để nó có thể trở thành một năm được cử hành rộng khắp thế giới – trong các Giáo phận, Giáo xứ và trong mọi cộng đoàn địa phương – với sự tham gia nồng nhiệt của toàn dân Công giáo, những người chắc chắn yêu mến các linh mục của mình và muốn thấy các linh mục hạnh phúc, thánh thiện và vui tươi trong công tác tông đồ hằng ngày.
Đây phải là một năm tích cực và hướng về tương lai, trong năm này Giáo hội trước tiên nói với các linh mục, nhưng cũng nói với toàn thể các tín hữu và xã hội rộng lớn hơn nhờ các phương tiện truyền thông xã hội, rằng Giáo hội hãnh diện vì các linh mục của mình, yêu mến họ, tán dương họ, khâm phục họ và nhìn nhận với lòng biết ơn các công việc mục vụ và chứng tá đời sống của họ. Chắc hẳn các linh mục quan trọng không chỉ vì những gì họ làm nhưng cũng vì cuộc sống của họ. Đáng buồn thay, quả là vào lúc này có một số linh mục đã tỏ ra đang dấn thân vào những hoàn cảnh có vấn đề và bất hạnh trầm trọng. Quả là cần thiết việc điều tra nghiên cứu vấn đề, tiến hành các tiến trình pháp lý và bắt chịu các hình phạt tương xứng. Tuy nhiên, cũng quan trọng không kém là ghi nhớ rằng đó vẫn chỉ là một phần rất nhỏ các giáo sĩ. Phần đông áp đảo các linh mục là những người có nhân vị toàn vẹn, dấn thân cho thừa tác vụ thánh; những con người cầu nguyện và có đức ái mục tử, đã đầu tư toàn bộ cuộc sống vào việc chu toàn ơn gọi và sứ vụ, thường qua những hy sinh cá nhân lớn lao, nhưng luôn với một tình yêu đích thực với Đức Giêsu Kitô, Giáo hội và dân chúng, trong tình liên đới với những người nghèo và đau khổ. Chính vì thế mà Giáo hội hãnh diện vì các linh mục của mình ở bất cứ nơi đâu họ hiện diện.
Ước gì Năm này sẽ là một cơ hội để hăng say tìm hiểu giá trị của căn tính linh mục, hiểu biết thần học về chức linh mục công giáo và ý nghĩa đặc biệt của ơn gọi và sứ vụ của linh mục trong giáo hội và trong xã hội. Điều đó cần đến những cơ hội học hỏi, những ngày tĩnh tâm, những linh thao suy tư về chức vụ linh mục, những thuyết trình và hội thảo thần học trong các phân khoa của Giáo hội, các nghiên cứu khoa học và xuất bản tương ứng.
Đức Thánh cha, khi loan báo về Năm linh mục trong bài diễn văn ngày 16/3 vừa qua với Thánh bộ Giáo sĩ trong buổi đại hội khoáng đại, đã nói rằng Năm đặc biệt này nhằm “cổ vũ các linh mục trong nỗ lực trọn lành thiêng liêng, là điều mà hiệu năng sứ vụ của các vị lệ thuộc. Vì thế nó phải trở nên, theo một cách thức rất đặc biệt, một năm cầu nguyện của các linh mục, cầu nguyện với các linh mục và cho các linh mục, một năm canh tân linh đạo của hàng linh mục và của mỗi linh mục. Theo viễn tượng này, bí tích Thánh Thể nằm ở trung tâm linh đạo của người linh mục. Vì thế việc tôn thờ Thánh Thể nhằm thánh hóa các linh mục và tình mẫu tử thiêng liêng của các nữ tu, các người nữ thánh hiến và tu hội đời đối với các linh mục, như thánh bộ giáo sĩ đã đề nghị trước đây ít lâu, cần được khai triển hơn nữa và chắc chắn sẽ mang lại kết quả thánh hóa.”
Ước gì đó cũng là năm mà những hoàn cảnh cụ thể và sự trợ giúp vật chất cho hàng giáo sĩ sẽ được xem xét, vì đôi khi các ngài sống trong những hoàn cảnh cùng cực và khó khăn tại nhiều nơi trên thế giới.
Ước gì đó cũng là năm của những cuộc cử hành tôn giáo và công cộng, nhằm lôi cuốn dân chúng – cộng đoàn công giáo địa phương – cầu nguyện, suy tư, cử hành, và tôn vinh các linh mục các thích đáng. Trong cộng đoàn giáo hội, cuộc cử hành là một dịp rất thân tình để diễn tả và nuôi dưỡng niềm vui kitô giáo, một niềm vui nảy sinh từ niềm xác tín là Thiên Chúa yêu thương chúng ta và cử hành với chúng ta. Vì thế ước gì đó là cơ hội để phát triển sự hiệp thông và tình bạn giữa các linh mục và cộng đoàn được giao phó cho ngài chăm sóc.
Nhiều khía cạnh và sáng kiến khác có thể được nêu lên để làm cho Năm linh mục thêm phong phú, nhưng tài khôn khéo của các Giáo hội địa phương cần được phát huy nơi đây. Vì thế, quả là tốt đẹp khi các giáo phận, các giáo xứ và cộng đoàn địa phương đề ra càng sớm càng tốt, một chương trình hữu hiệu cho năm đặc biệt này. Rõ ràng thật quan trọng khi bắt đầu Năm linh mục bằng một vài biến cố nổi bật. Các Giáo hội địa phương được mời gọi vào ngày 19 tháng Sáu tới đây, trùng ngày mà Đức Thánh cha khai mạc Năm linh mục tại Rôma, tham gia vào biến cố khai mạc, lý tưởng là bằng một vài lễ nghi phụng vụ đặc biệt và lễ hội. Ước gì những ai có điều kiện hơn hết tới Rôma trong lễ khai mạc, để biểu lộ sự tham gia tích cực vào sáng kiến tài tình này của đức giáo hoàng.
Chắc chắn Thiên Chúa sẽ hết lòng âu yếm chúc lành cho công việc định làm này; và Đức Trinh nữ Maria, Nữ vương các linh mục, sẽ cầu nguyện cho mỗi anh em, anh em linh mục rất thân mến.
Hồng y Cláudio Hummes
Cựu Tổng giám mục São Paulo
Bộ trưởng bộ Giáo sĩ
“Năm cầu nguyện của các linh mục, cùng với và cho các linh mục”
VATICAN, 27/5/2009 (Zenit.org).- Sau đây là lá thư của Đức Hồng y Cláudio Hummes, Bộ trưởng Bộ Giáo sĩ, viết chuẩn bị cho Năm linh mục, sẽ bắt đầu từ ngày 19/6/2009:
Anh em linh mục thân mến,
Năm linh mục, đã được Đức Giáo hoàng yêu dấu Bênêđictô XVI loan báo để cử hành 150 năm ngày qua đời của Cha sở thánh thiện họ Ars, thánh Gioan Maria Vianney, đang tiến gần. Đức Thánh cha sẽ khai mạc vào ngày 19 tháng 6, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu và ngày Quốc tế cầu nguyện cho sự thánh hóa các linh mục. Việc loan báo Năm linh mục đã được đón nhận rất nồng nhiệt, đặc biệt giữa anh em linh mục. Mọi người muốn dấn thân cách quyết tâm, chân thành và nhiệt thành để nó có thể trở thành một năm được cử hành rộng khắp thế giới – trong các Giáo phận, Giáo xứ và trong mọi cộng đoàn địa phương – với sự tham gia nồng nhiệt của toàn dân Công giáo, những người chắc chắn yêu mến các linh mục của mình và muốn thấy các linh mục hạnh phúc, thánh thiện và vui tươi trong công tác tông đồ hằng ngày.
Đây phải là một năm tích cực và hướng về tương lai, trong năm này Giáo hội trước tiên nói với các linh mục, nhưng cũng nói với toàn thể các tín hữu và xã hội rộng lớn hơn nhờ các phương tiện truyền thông xã hội, rằng Giáo hội hãnh diện vì các linh mục của mình, yêu mến họ, tán dương họ, khâm phục họ và nhìn nhận với lòng biết ơn các công việc mục vụ và chứng tá đời sống của họ. Chắc hẳn các linh mục quan trọng không chỉ vì những gì họ làm nhưng cũng vì cuộc sống của họ. Đáng buồn thay, quả là vào lúc này có một số linh mục đã tỏ ra đang dấn thân vào những hoàn cảnh có vấn đề và bất hạnh trầm trọng. Quả là cần thiết việc điều tra nghiên cứu vấn đề, tiến hành các tiến trình pháp lý và bắt chịu các hình phạt tương xứng. Tuy nhiên, cũng quan trọng không kém là ghi nhớ rằng đó vẫn chỉ là một phần rất nhỏ các giáo sĩ. Phần đông áp đảo các linh mục là những người có nhân vị toàn vẹn, dấn thân cho thừa tác vụ thánh; những con người cầu nguyện và có đức ái mục tử, đã đầu tư toàn bộ cuộc sống vào việc chu toàn ơn gọi và sứ vụ, thường qua những hy sinh cá nhân lớn lao, nhưng luôn với một tình yêu đích thực với Đức Giêsu Kitô, Giáo hội và dân chúng, trong tình liên đới với những người nghèo và đau khổ. Chính vì thế mà Giáo hội hãnh diện vì các linh mục của mình ở bất cứ nơi đâu họ hiện diện.
Ước gì Năm này sẽ là một cơ hội để hăng say tìm hiểu giá trị của căn tính linh mục, hiểu biết thần học về chức linh mục công giáo và ý nghĩa đặc biệt của ơn gọi và sứ vụ của linh mục trong giáo hội và trong xã hội. Điều đó cần đến những cơ hội học hỏi, những ngày tĩnh tâm, những linh thao suy tư về chức vụ linh mục, những thuyết trình và hội thảo thần học trong các phân khoa của Giáo hội, các nghiên cứu khoa học và xuất bản tương ứng.
Đức Thánh cha, khi loan báo về Năm linh mục trong bài diễn văn ngày 16/3 vừa qua với Thánh bộ Giáo sĩ trong buổi đại hội khoáng đại, đã nói rằng Năm đặc biệt này nhằm “cổ vũ các linh mục trong nỗ lực trọn lành thiêng liêng, là điều mà hiệu năng sứ vụ của các vị lệ thuộc. Vì thế nó phải trở nên, theo một cách thức rất đặc biệt, một năm cầu nguyện của các linh mục, cầu nguyện với các linh mục và cho các linh mục, một năm canh tân linh đạo của hàng linh mục và của mỗi linh mục. Theo viễn tượng này, bí tích Thánh Thể nằm ở trung tâm linh đạo của người linh mục. Vì thế việc tôn thờ Thánh Thể nhằm thánh hóa các linh mục và tình mẫu tử thiêng liêng của các nữ tu, các người nữ thánh hiến và tu hội đời đối với các linh mục, như thánh bộ giáo sĩ đã đề nghị trước đây ít lâu, cần được khai triển hơn nữa và chắc chắn sẽ mang lại kết quả thánh hóa.”
Ước gì đó cũng là năm mà những hoàn cảnh cụ thể và sự trợ giúp vật chất cho hàng giáo sĩ sẽ được xem xét, vì đôi khi các ngài sống trong những hoàn cảnh cùng cực và khó khăn tại nhiều nơi trên thế giới.
Ước gì đó cũng là năm của những cuộc cử hành tôn giáo và công cộng, nhằm lôi cuốn dân chúng – cộng đoàn công giáo địa phương – cầu nguyện, suy tư, cử hành, và tôn vinh các linh mục các thích đáng. Trong cộng đoàn giáo hội, cuộc cử hành là một dịp rất thân tình để diễn tả và nuôi dưỡng niềm vui kitô giáo, một niềm vui nảy sinh từ niềm xác tín là Thiên Chúa yêu thương chúng ta và cử hành với chúng ta. Vì thế ước gì đó là cơ hội để phát triển sự hiệp thông và tình bạn giữa các linh mục và cộng đoàn được giao phó cho ngài chăm sóc.
Nhiều khía cạnh và sáng kiến khác có thể được nêu lên để làm cho Năm linh mục thêm phong phú, nhưng tài khôn khéo của các Giáo hội địa phương cần được phát huy nơi đây. Vì thế, quả là tốt đẹp khi các giáo phận, các giáo xứ và cộng đoàn địa phương đề ra càng sớm càng tốt, một chương trình hữu hiệu cho năm đặc biệt này. Rõ ràng thật quan trọng khi bắt đầu Năm linh mục bằng một vài biến cố nổi bật. Các Giáo hội địa phương được mời gọi vào ngày 19 tháng Sáu tới đây, trùng ngày mà Đức Thánh cha khai mạc Năm linh mục tại Rôma, tham gia vào biến cố khai mạc, lý tưởng là bằng một vài lễ nghi phụng vụ đặc biệt và lễ hội. Ước gì những ai có điều kiện hơn hết tới Rôma trong lễ khai mạc, để biểu lộ sự tham gia tích cực vào sáng kiến tài tình này của đức giáo hoàng.
Chắc chắn Thiên Chúa sẽ hết lòng âu yếm chúc lành cho công việc định làm này; và Đức Trinh nữ Maria, Nữ vương các linh mục, sẽ cầu nguyện cho mỗi anh em, anh em linh mục rất thân mến.
Hồng y Cláudio Hummes
Cựu Tổng giám mục São Paulo
Bộ trưởng bộ Giáo sĩ
Công dân Liên hiệp Âu châu bầu nghị viên
Hà–Minh Thảo
18:23 29/05/2009
CÔNG DÂN LIÊN HIỆP ÂU CHÂU BẦU NGHỊ VIỆN
375 triệu cử tri 27 quốc gia thành viên Liên hiệp Âu châu sẽ tham gia bầu 736 dân biểu họp thành Nghị viện Âu châu mới cho nhiệm kỳ 2009-2014, trong 27 cuộc tuyển cử riêng biệt và khác nhau từ ngày 4 đến 7 tháng sáu 2009.
I. QUYỀN LẬP PHÁP LIÊN HIỆP ÂU CHÂU.
- Liên hiệp Âu châu trao quyền Lập Pháp cho hai cơ quan:
A. Hội đồng Tổng trưởng (hay Hội đồng Liên hiệp Âu châu)
Hội đồng bao gồm 27 tổng trưởng các quốc gia thành viên, theo từng lãnh vực chuyên biệt. Nhưng, số lượng các tổng trưởng có thể tăng lên khi Hội đồng thảo luận các vấn đề liên quan đến nhiều Bộ. Từ tháng 06.2002, Hội đồng bao gồm 9 lãnh vực chuyên biệt: Nông nghiệp và Ngư nghiệp – Cạnh tranh ‘kinh tế’ (Compétitivité) – Hợp tác trong lãnh vực tư pháp và nội vụ - Việc làm, chính sách xã hội, y tế và tiêu thụ – Vận tải, viễn thông và năng lượỉng – Sự vụ tổng quát và liên hệ đối ngoại – Sự vụ kinh tế và tài chính – Giáo dục, thanh niên và văn hóa.
Chủ tịch Hội đồng Tổng trưởng được trao luân phiên giữa các quốc gia thành viên 6 tháng một lần, khi nước đó giữ vai trò Chủ tịch Liên hiệp Âu châu. Vị Tổng trưởng được bầu phải lập chương trình nghị sự cho Hội đồng.
B. Nghị viện Âu châu.
Đây là một nghị viện đa quốc gia lớn nhất thế giới, đại diện 492 triệu người dân Liên hiệp Âu châu, với nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động theo phương châm ‘Hợp nhất từ những khác biệt’. Nghị viện Âu châu là định chế duy nhất bao gồm các dân biểu được công dân các nước Liên hiệp Âu châu trực tiếp bầu vào. Tuy nhiên, Nghị viện không hành sử trọn quyền làm luật như Quốc hội tại các quốc gia dân chủ.
Nghị viện Âu châu được tổ chức như sau:
- Chủ tịch trách nhiệm về các mối quan hệ đối ngoại, chủ trì các kỳ họp của Nghị viện...
- Viện Điều hành Hoạt động Nghị viện và các cơ quan trực thuộc, gồm một Viện trưởng, 14 Viện phó và 5 Cố vấn phụ trách công tác điều hành và tài chính liên quan đến các dân biểu.
- Các ủy ban chuyên môn khác nhau nhưng trách nhiệm chung là chuẩn bị nội dung cần thiết cho các buổi họp Nghị viện.
- Ban thư ký có trách nhiệm điều hành công việc Nghị viện, gồm một Tổng thư ký và 3.500 viên chức mà 1/3 trong số đó làm công tác dịch thuật.
Liên hiệp Âu châu hoàn thành luật theo thủ tục như sau:
1. Ủy ban Âu châu (Commission Européenne) giữ vai trò Chánh Phủ (Hành pháp) Liên hiệp Âu châu, có nhiệm viết Dự Luật và gởi đến Hội đồng Tổng trưởng.
2. Hội đồng Tổng trưởng thảo luận Dự Luật và tìm sự đồng thuận giữa Tổng trưởng và, khi đó, Dự Luật được chuyển đến Nghị viện.
3. Nghị viện Âu châu có nhiệm vụ phê chuẩn hay không một đạo luật của Liên hiệp Âu châu.
Bộ luật của Liên hiệp Âu châu có thẩm quyền cao hơn luật quốc gia thành viên.
Tóm lại, Nghị viện Âu châu có các thẩm quyền:
1. Quyền ‘đồng quyết’ với Hội đồng Tổng trưởng, tức một dự luật chỉ được trở thành luật khi cả hai bên cùng đồng thuận thông qua. Nguyên tắc được áp áp dụng trong hầu hết các lãnh vực, trừ chính sách đối ngoại hay nông nghiệp.
2. Quyền kiểm soát ngân sách Liên hiệp Âu châu và, vào tháng 12 hằng năm, Nghị viện biểu quyết ngân sách cho tài khoá năm sau. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Âu châu có trách nhiệm báo cáo các hoạt động tài chính của Ngân hàng cho Nghị viện trong phiên họp khoáng đại.
3. Quyền quản lý ngân sách Liên hiệp Âu châu được chia với Hội đồng Tổng trưởng, giám sát các định chế của Liên hiệp Âu châu cùng xét duyệt các tân ủy viên Âu châu (ngang hàng với các Tổng trưởng trong Ủy ban Âu châu) và có thể bải nhiệm toàn bộ thành viên Ủy ban Âu châu.
Một nghị quyết đáng chú ý.
Ngày 07.05.2009, tại phiên họp khoáng đại tại Strasbourg, đa số các dân biểu Nghị viện Âu châu đã bác bỏ nghị quyết lên án Đức Bênêđictô XVI vì những lời phát biểu của ngài về bao cao su. Với 253 phiếu chống, 199 ủng hộ và 61 phiếu trắng, các vị này đã quyết định không đưa vào trong bản báo cáo thường niên của Nghị viện về Nhân Quyền trên thế giới, một đoạn văn muốn kết án ‘mãnh mẽ‘ những tuyên bố gần đây của Đức Thánh Cha. Đối với các nghị sĩ, những lời tuyên bố này không gây cản trở cho cuộc đấu tranh chống lại bệnh sida.
Lương dân biểu.
Cho đến nay, dân biểu Nghị viện Âu châu được trả lương ngang với mức lương của dân biểu Quốc hội tại nước mà vị đó đại diện. Do đó, lương tháng của một dân biểu đến từ Ý (11 ngàn euro/tháng) cao gấp 4 lần so với Tây Ban Nha và gấp 14 lần so với thành viên của một số nước Đông Âu (Hung-gia-lợi khoảng 800 euro/tháng, Slovaquie khoảng 900 euro)... Tuy nhiên, những dân biểu có mức lương thấp được nhận thêm một khoản phụ cấp trích từ chi phí điều hành văn phòng (lối 150 ngàn euro/năm) và chi phí công tác bằng phi cơ đều được hoàn trả.
Trong thời gian qua, có những đề nghị thống nhất lương của các dân biểu Âu châu ở mức 8600 euro/tháng. Nhưng chánh phủ Đức không đồng ý vì mức lương đó sẽ gây thêm chi tiêu ngân sách Liên hiệp Âu châu.
Trong nhiệm kỳ 2009 – 2014, một dân biểu Âu châu nhận lương tháng là 7008 euro, 4202 euro trợ cấp phụ phí và 298 euros cho mỗi ngày họp.
Nghị viện Âu châu có hai trụ sở đặt tại Espace Léopold/Leopoldwijk ở Brussels (Bỉ) và tại tòa nhà Louise Weiss Strasbourg (Pháp) cùng bộ phận hành chính ở Luxembourg. Trong một tháng, các dân biểu làm việc ba tuần tại Brussels với hầu hết các cuộc họp của ủy ban và các nhóm chính trị. Tuần còn lại, các vị này họp khoáng đại ở Strasbourg.
II. BẦU CỬ DÂN BIỂU ÂU CHÂU NĂM 2009.
Trong phiên họp thượng đỉnh tại Paris ngày 9 và 10.12.1974, lãnh đạo các quốc gia thành viên Liên hiệp Âu châu nhấn mạnh đến việc cần có một Nghị viện Âu châu do người dân trực tiếp bầu vào. Tháng 01.1975, Nghị viện Âu châu, lúc đó, các dân biểu đã được bầu bởi Quốc hội các quốc gia thành viên, thông qua một dự án để người dân trực tiếp bầu các dân biểu Âu châu. Lãnh đạo các quốc gia Liên hiệp Âu châu ký thành Đạo luật ngày 20.09.1976. Sau khi được các quốc gia thành viên Liên hiệp phê chuẩn, Đạo luật có hiệu lực từ ngày 01.01.1978 và được áp dụng lần đầu trong cuộc bầu cử từ 07 đến 10.06.1979. Ba mươi năm đã trôi qua… Cuộc bầu cử năm 2009 là lần thứ bảy.
Những cuộc bầu cử trải dài tại 27 quốc gia có những điểm giống và những điều khác nhau:
1. Ngày bầu cử.
Cử tri Anh-quốc và Hòa-lan sử dụng lá phiếu vào ngày 04.06.2009. Tiếp theo, Ái-nhỉ-lan tuyển cử ngày 05.06.2009, trong khi Cộng-hòa Séc (Tchèque) khởi sự ngày 05.06.2009 và chấm dứt ngày 06.06.2009. Lettonie bầu cử vào ngày 06.06.2009. Ý-đại-lợi trong hai ngày 06 và 07.06.2009. Các nước còn lại đều tổ chức đầu phiếu vào ngày 07.06.2009.
Theo Quyết định của Hội đồng Âu châu (định chế bao gồm Tổng thống và Thủ tướng các quốc gia Liên hiệp Âu châu) ngày 23.09.2002 thì tuy bầu cử trong những ngày khác nhau nhưng các tuyên đoán kết quả chỉ được công bố sau khi đóng cửa phòng phiếu ở quốc gia cuối cùng của Liên hiệp. Áp dụng cho kỳ tuyển cử năm nay, giờ được phép công bố đó là lúc 20 giờ (giờ Paris) ngày 07.06.2009. Kết quả chính thức chỉ được biết lúc 12 giờ ngày 08.06.2009.
2. Số dân biểu phải cử tại mỗi quốc gia.
Số dân biểu đại diện cho mỗi quốc gia được ấn định theo dân số như sau: Đức (99); Pháp, Ý-đại-lợi và Anh-quốc (72); Tây-ban-nha và Ba-lan (50); Lỗ–ma-ni (33); Hòa-lan (25); Bỉ, Hy-lạp, Hung-gia-lợi, Bồ-đào-nha và Cộng-hòa Séc (Tchèque) (22); Thụy-điển (18); Áo-quốc và Bảo-gia-lợi (17); Đan-mạch, Phần-lan và Cộng-hòa Tiệp (Slovaquie) (13); Lituanie và Ái-nhỉ-lan (12); Lettonie (8); Slovénie (7); Chypre, Lục-xâm-bảo và Estonie (6) và Malte (5).
Tại các quốc gia nhỏ (Lục-xâm-bảo, Malte), một dân biểu đại diện khoảng 80000 dân cư. Tại các quốc gia ‘trung bình’, một dân biểu đại diện lối 500000 dân cư. Tại các quốc gia lớn (Đức, Pháp, Ý-đại-lợi, Anh-quốc, Tây-ban-nha), số dân cư này tăng đến 800000.
Trong nhiệm kỳ lập pháp 2009-2014, nếu Thỏa hiệp Lisbonne được phê chuẩn và có hiệu lực, thì tổng số dân biểu sẽ được gia tăng thành 754.
3. Quyền bầu cử.
Mọi công dân Liên hiệp Âu châu, trọn 18 tuổi và hội đủ điều kiện bầu cử trong nước mình, có quyền bầu cử tại quốc gia mình đang cư ngụ.
Việc bầu phiếu bắt buộc tại Bỉ, Hy-lạp, Lục-xâm-bảo và Malte. Tại Ý-đại-lợi, tuy việc bầu phiếu không bắt buộc, những được xem như một ‘bổn phận công dân.
4. Quyền ứng cử.
Mọi công dân Liên hiệp Âu châu hội đủ điều kiện ứng cử trong nước mình đều có quyền ứng cử tại quốc gia mình đang cư ngụ.
Tuổi tối thiểu để được ứng cử thay đổi theo từng nước:
- 18 tuổi tại Đức, Đan-mạch, Tây-ban-nha, Phần-lan, Hung-gia-lợi, Hòa-lan, Bồ-đào-nha, Thụy-điển, Slovénie và Malte;
- 19 tuổi tại Áo-quốc;
- 21 tuổi tại Bỉ, Ái-nhỉ-lan, Lục-xâm-bảo, Anh-quốc, Cộng-hòa Tiệp, Lituanie, Estonie, Lettonie, Ba-lan, Cộng-hòa Séc và Bảo-gia-lợi;
- 23 tuổi tại Pháp và Lỗ–ma-ni;
- 23 tuổi tại Chypre, Hy-lạp và Ý-đại-lợi.
Trong 6 quốc gia (Đức, Đan-mạch, Hy-lạp, Hòa-lan, Thụy-điển và Cộng-hòa Séc), chỉ các đảng và các tổ chức đồng hóa mới được đưa người ra ứng cử. Tại các quốc gia khác, mọi người có thể trở thành ứng cử viên nếu hội đủ một số chữ ký cần thiết luật định cử tri.
Tại Anh-quốc, Hy-lạp, Hòa-lan, Ái-nhỉ-lan và Cộng-hòa Tiệp, ứng cử viên phải đóng một số tiền ký quỹ.
5. Sự Phân chia Đơn vị bầu cử.
Mười sáu nước (Áo-quốc, Chypre, Đan-mạch, Phần-lan, Tây-ban-nha, Lituanie, Estonie, Lettonie, Hung-gia-lợi, Bồ-đào-nha, Cộng-hòa Séc, Lục-xâm-bảo, Hòa-lan, Thụy-điển, Malte và Cộng-hòa Tiệp) chỉ có một Đơn vị bầu cử trên toàn thể quốc gia.
Bỉ chia quốc gia thành 4 Đơn vị bầu cử; Ba-lan 13; Ái-nhỉ-lan 4; Anh-quốc 11; Ý-đại-lợi 5 và Hy-lạp 56. Pháp 8. Tại Đức, các chính đảng có thể giới thiệu ứng cử viên theo cấp Land, hoặc nhiều Lảnder hay cấp quốc gia.
6. Thể thức Bầu cử và Chia Ghế.
Tất cả các quốc gia dều áp dụng thể thức đại diện theo tỉ lệ tại Nghị viện Âu châu. Có những quốc gia cho phép thay đổi vị trí các ứng cử viên trong liên danh, nhưng có những quốc gia khác như Đức, Tây-ban-nha, Pháp, Hy-lạp… thì cấm ghi gì vào lá phiếu để không bị coi là bất hợp lệ.
375 triệu cử tri 27 quốc gia thành viên Liên hiệp Âu châu sẽ tham gia bầu 736 dân biểu họp thành Nghị viện Âu châu mới cho nhiệm kỳ 2009-2014, trong 27 cuộc tuyển cử riêng biệt và khác nhau từ ngày 4 đến 7 tháng sáu 2009.
I. QUYỀN LẬP PHÁP LIÊN HIỆP ÂU CHÂU.
- Liên hiệp Âu châu trao quyền Lập Pháp cho hai cơ quan:
A. Hội đồng Tổng trưởng (hay Hội đồng Liên hiệp Âu châu)
Hội đồng bao gồm 27 tổng trưởng các quốc gia thành viên, theo từng lãnh vực chuyên biệt. Nhưng, số lượng các tổng trưởng có thể tăng lên khi Hội đồng thảo luận các vấn đề liên quan đến nhiều Bộ. Từ tháng 06.2002, Hội đồng bao gồm 9 lãnh vực chuyên biệt: Nông nghiệp và Ngư nghiệp – Cạnh tranh ‘kinh tế’ (Compétitivité) – Hợp tác trong lãnh vực tư pháp và nội vụ - Việc làm, chính sách xã hội, y tế và tiêu thụ – Vận tải, viễn thông và năng lượỉng – Sự vụ tổng quát và liên hệ đối ngoại – Sự vụ kinh tế và tài chính – Giáo dục, thanh niên và văn hóa.
Chủ tịch Hội đồng Tổng trưởng được trao luân phiên giữa các quốc gia thành viên 6 tháng một lần, khi nước đó giữ vai trò Chủ tịch Liên hiệp Âu châu. Vị Tổng trưởng được bầu phải lập chương trình nghị sự cho Hội đồng.
B. Nghị viện Âu châu.
Đây là một nghị viện đa quốc gia lớn nhất thế giới, đại diện 492 triệu người dân Liên hiệp Âu châu, với nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động theo phương châm ‘Hợp nhất từ những khác biệt’. Nghị viện Âu châu là định chế duy nhất bao gồm các dân biểu được công dân các nước Liên hiệp Âu châu trực tiếp bầu vào. Tuy nhiên, Nghị viện không hành sử trọn quyền làm luật như Quốc hội tại các quốc gia dân chủ.
Nghị viện Âu châu được tổ chức như sau:
- Chủ tịch trách nhiệm về các mối quan hệ đối ngoại, chủ trì các kỳ họp của Nghị viện...
- Viện Điều hành Hoạt động Nghị viện và các cơ quan trực thuộc, gồm một Viện trưởng, 14 Viện phó và 5 Cố vấn phụ trách công tác điều hành và tài chính liên quan đến các dân biểu.
- Các ủy ban chuyên môn khác nhau nhưng trách nhiệm chung là chuẩn bị nội dung cần thiết cho các buổi họp Nghị viện.
- Ban thư ký có trách nhiệm điều hành công việc Nghị viện, gồm một Tổng thư ký và 3.500 viên chức mà 1/3 trong số đó làm công tác dịch thuật.
Liên hiệp Âu châu hoàn thành luật theo thủ tục như sau:
1. Ủy ban Âu châu (Commission Européenne) giữ vai trò Chánh Phủ (Hành pháp) Liên hiệp Âu châu, có nhiệm viết Dự Luật và gởi đến Hội đồng Tổng trưởng.
2. Hội đồng Tổng trưởng thảo luận Dự Luật và tìm sự đồng thuận giữa Tổng trưởng và, khi đó, Dự Luật được chuyển đến Nghị viện.
3. Nghị viện Âu châu có nhiệm vụ phê chuẩn hay không một đạo luật của Liên hiệp Âu châu.
Bộ luật của Liên hiệp Âu châu có thẩm quyền cao hơn luật quốc gia thành viên.
Tóm lại, Nghị viện Âu châu có các thẩm quyền:
1. Quyền ‘đồng quyết’ với Hội đồng Tổng trưởng, tức một dự luật chỉ được trở thành luật khi cả hai bên cùng đồng thuận thông qua. Nguyên tắc được áp áp dụng trong hầu hết các lãnh vực, trừ chính sách đối ngoại hay nông nghiệp.
2. Quyền kiểm soát ngân sách Liên hiệp Âu châu và, vào tháng 12 hằng năm, Nghị viện biểu quyết ngân sách cho tài khoá năm sau. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Âu châu có trách nhiệm báo cáo các hoạt động tài chính của Ngân hàng cho Nghị viện trong phiên họp khoáng đại.
3. Quyền quản lý ngân sách Liên hiệp Âu châu được chia với Hội đồng Tổng trưởng, giám sát các định chế của Liên hiệp Âu châu cùng xét duyệt các tân ủy viên Âu châu (ngang hàng với các Tổng trưởng trong Ủy ban Âu châu) và có thể bải nhiệm toàn bộ thành viên Ủy ban Âu châu.
Một nghị quyết đáng chú ý.
Ngày 07.05.2009, tại phiên họp khoáng đại tại Strasbourg, đa số các dân biểu Nghị viện Âu châu đã bác bỏ nghị quyết lên án Đức Bênêđictô XVI vì những lời phát biểu của ngài về bao cao su. Với 253 phiếu chống, 199 ủng hộ và 61 phiếu trắng, các vị này đã quyết định không đưa vào trong bản báo cáo thường niên của Nghị viện về Nhân Quyền trên thế giới, một đoạn văn muốn kết án ‘mãnh mẽ‘ những tuyên bố gần đây của Đức Thánh Cha. Đối với các nghị sĩ, những lời tuyên bố này không gây cản trở cho cuộc đấu tranh chống lại bệnh sida.
Lương dân biểu.
Cho đến nay, dân biểu Nghị viện Âu châu được trả lương ngang với mức lương của dân biểu Quốc hội tại nước mà vị đó đại diện. Do đó, lương tháng của một dân biểu đến từ Ý (11 ngàn euro/tháng) cao gấp 4 lần so với Tây Ban Nha và gấp 14 lần so với thành viên của một số nước Đông Âu (Hung-gia-lợi khoảng 800 euro/tháng, Slovaquie khoảng 900 euro)... Tuy nhiên, những dân biểu có mức lương thấp được nhận thêm một khoản phụ cấp trích từ chi phí điều hành văn phòng (lối 150 ngàn euro/năm) và chi phí công tác bằng phi cơ đều được hoàn trả.
Trong thời gian qua, có những đề nghị thống nhất lương của các dân biểu Âu châu ở mức 8600 euro/tháng. Nhưng chánh phủ Đức không đồng ý vì mức lương đó sẽ gây thêm chi tiêu ngân sách Liên hiệp Âu châu.
Trong nhiệm kỳ 2009 – 2014, một dân biểu Âu châu nhận lương tháng là 7008 euro, 4202 euro trợ cấp phụ phí và 298 euros cho mỗi ngày họp.
Nghị viện Âu châu có hai trụ sở đặt tại Espace Léopold/Leopoldwijk ở Brussels (Bỉ) và tại tòa nhà Louise Weiss Strasbourg (Pháp) cùng bộ phận hành chính ở Luxembourg. Trong một tháng, các dân biểu làm việc ba tuần tại Brussels với hầu hết các cuộc họp của ủy ban và các nhóm chính trị. Tuần còn lại, các vị này họp khoáng đại ở Strasbourg.
II. BẦU CỬ DÂN BIỂU ÂU CHÂU NĂM 2009.
Trong phiên họp thượng đỉnh tại Paris ngày 9 và 10.12.1974, lãnh đạo các quốc gia thành viên Liên hiệp Âu châu nhấn mạnh đến việc cần có một Nghị viện Âu châu do người dân trực tiếp bầu vào. Tháng 01.1975, Nghị viện Âu châu, lúc đó, các dân biểu đã được bầu bởi Quốc hội các quốc gia thành viên, thông qua một dự án để người dân trực tiếp bầu các dân biểu Âu châu. Lãnh đạo các quốc gia Liên hiệp Âu châu ký thành Đạo luật ngày 20.09.1976. Sau khi được các quốc gia thành viên Liên hiệp phê chuẩn, Đạo luật có hiệu lực từ ngày 01.01.1978 và được áp dụng lần đầu trong cuộc bầu cử từ 07 đến 10.06.1979. Ba mươi năm đã trôi qua… Cuộc bầu cử năm 2009 là lần thứ bảy.
Những cuộc bầu cử trải dài tại 27 quốc gia có những điểm giống và những điều khác nhau:
1. Ngày bầu cử.
Cử tri Anh-quốc và Hòa-lan sử dụng lá phiếu vào ngày 04.06.2009. Tiếp theo, Ái-nhỉ-lan tuyển cử ngày 05.06.2009, trong khi Cộng-hòa Séc (Tchèque) khởi sự ngày 05.06.2009 và chấm dứt ngày 06.06.2009. Lettonie bầu cử vào ngày 06.06.2009. Ý-đại-lợi trong hai ngày 06 và 07.06.2009. Các nước còn lại đều tổ chức đầu phiếu vào ngày 07.06.2009.
Theo Quyết định của Hội đồng Âu châu (định chế bao gồm Tổng thống và Thủ tướng các quốc gia Liên hiệp Âu châu) ngày 23.09.2002 thì tuy bầu cử trong những ngày khác nhau nhưng các tuyên đoán kết quả chỉ được công bố sau khi đóng cửa phòng phiếu ở quốc gia cuối cùng của Liên hiệp. Áp dụng cho kỳ tuyển cử năm nay, giờ được phép công bố đó là lúc 20 giờ (giờ Paris) ngày 07.06.2009. Kết quả chính thức chỉ được biết lúc 12 giờ ngày 08.06.2009.
2. Số dân biểu phải cử tại mỗi quốc gia.
Số dân biểu đại diện cho mỗi quốc gia được ấn định theo dân số như sau: Đức (99); Pháp, Ý-đại-lợi và Anh-quốc (72); Tây-ban-nha và Ba-lan (50); Lỗ–ma-ni (33); Hòa-lan (25); Bỉ, Hy-lạp, Hung-gia-lợi, Bồ-đào-nha và Cộng-hòa Séc (Tchèque) (22); Thụy-điển (18); Áo-quốc và Bảo-gia-lợi (17); Đan-mạch, Phần-lan và Cộng-hòa Tiệp (Slovaquie) (13); Lituanie và Ái-nhỉ-lan (12); Lettonie (8); Slovénie (7); Chypre, Lục-xâm-bảo và Estonie (6) và Malte (5).
Tại các quốc gia nhỏ (Lục-xâm-bảo, Malte), một dân biểu đại diện khoảng 80000 dân cư. Tại các quốc gia ‘trung bình’, một dân biểu đại diện lối 500000 dân cư. Tại các quốc gia lớn (Đức, Pháp, Ý-đại-lợi, Anh-quốc, Tây-ban-nha), số dân cư này tăng đến 800000.
Trong nhiệm kỳ lập pháp 2009-2014, nếu Thỏa hiệp Lisbonne được phê chuẩn và có hiệu lực, thì tổng số dân biểu sẽ được gia tăng thành 754.
3. Quyền bầu cử.
Mọi công dân Liên hiệp Âu châu, trọn 18 tuổi và hội đủ điều kiện bầu cử trong nước mình, có quyền bầu cử tại quốc gia mình đang cư ngụ.
Việc bầu phiếu bắt buộc tại Bỉ, Hy-lạp, Lục-xâm-bảo và Malte. Tại Ý-đại-lợi, tuy việc bầu phiếu không bắt buộc, những được xem như một ‘bổn phận công dân.
4. Quyền ứng cử.
Mọi công dân Liên hiệp Âu châu hội đủ điều kiện ứng cử trong nước mình đều có quyền ứng cử tại quốc gia mình đang cư ngụ.
Tuổi tối thiểu để được ứng cử thay đổi theo từng nước:
- 18 tuổi tại Đức, Đan-mạch, Tây-ban-nha, Phần-lan, Hung-gia-lợi, Hòa-lan, Bồ-đào-nha, Thụy-điển, Slovénie và Malte;
- 19 tuổi tại Áo-quốc;
- 21 tuổi tại Bỉ, Ái-nhỉ-lan, Lục-xâm-bảo, Anh-quốc, Cộng-hòa Tiệp, Lituanie, Estonie, Lettonie, Ba-lan, Cộng-hòa Séc và Bảo-gia-lợi;
- 23 tuổi tại Pháp và Lỗ–ma-ni;
- 23 tuổi tại Chypre, Hy-lạp và Ý-đại-lợi.
Trong 6 quốc gia (Đức, Đan-mạch, Hy-lạp, Hòa-lan, Thụy-điển và Cộng-hòa Séc), chỉ các đảng và các tổ chức đồng hóa mới được đưa người ra ứng cử. Tại các quốc gia khác, mọi người có thể trở thành ứng cử viên nếu hội đủ một số chữ ký cần thiết luật định cử tri.
Tại Anh-quốc, Hy-lạp, Hòa-lan, Ái-nhỉ-lan và Cộng-hòa Tiệp, ứng cử viên phải đóng một số tiền ký quỹ.
5. Sự Phân chia Đơn vị bầu cử.
Mười sáu nước (Áo-quốc, Chypre, Đan-mạch, Phần-lan, Tây-ban-nha, Lituanie, Estonie, Lettonie, Hung-gia-lợi, Bồ-đào-nha, Cộng-hòa Séc, Lục-xâm-bảo, Hòa-lan, Thụy-điển, Malte và Cộng-hòa Tiệp) chỉ có một Đơn vị bầu cử trên toàn thể quốc gia.
Bỉ chia quốc gia thành 4 Đơn vị bầu cử; Ba-lan 13; Ái-nhỉ-lan 4; Anh-quốc 11; Ý-đại-lợi 5 và Hy-lạp 56. Pháp 8. Tại Đức, các chính đảng có thể giới thiệu ứng cử viên theo cấp Land, hoặc nhiều Lảnder hay cấp quốc gia.
6. Thể thức Bầu cử và Chia Ghế.
Tất cả các quốc gia dều áp dụng thể thức đại diện theo tỉ lệ tại Nghị viện Âu châu. Có những quốc gia cho phép thay đổi vị trí các ứng cử viên trong liên danh, nhưng có những quốc gia khác như Đức, Tây-ban-nha, Pháp, Hy-lạp… thì cấm ghi gì vào lá phiếu để không bị coi là bất hợp lệ.
Đức tin và kỹ thuật cao phối hợp nhau trong một dạng thức Kinh Thánh mới
Phụng Nghi
18:45 29/05/2009
WASHINGTON (CNS)- Một trong những cuốn sách cổ xưa nhất, được đọc nhiều nhất trên thế giới, hôm nay đã mang bộ mặt mới, bộ mặt high-tech (kỹ thuật cao). Và chỉ cân nặng có 5 gram, hay 1/100 pound.
“God on the Go (Thiên Chúa trên đường Chuyển dịch)” là một USB flash drive chứa toàn bộ sách Kinh Thánh, bản Tiêu chuẩn Mới Hiệu đính (New Revised Standard Version) hoặc phần Tân Ước trong New American Bible. Hiện nay chỉ mới có phần dùng cho máy tính dạng PC còn bản dùng cho máy tính Mac sẽ được phổ biến vào mùa hè năm nay.
Người sáng tạo dụng cụ này là Mark Mastroianni, một giáo dân xứ đạo St. Edna ở Arlington Heights, Ill. Trong cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã Catholic News Service ông nói rằng cái ý tưởng muốn hình thành “God on the Go” đến trong đầu ông khi đang cầu nguyện, lúc đó ông đang hỏi Chúa xem có cách nào đem đức tin Công giáo kết hợp với khả năng về kỹ thuật và phát triển sản phẩm của mình hay không.
Ông nhớ lại ý tưởng nẩy ra lúc đó: “Tại sao không đem Kinh Thánh kết hợp với những kỹ thuật thông dụng và dễ đạt tới được ?” Sau nhiều tháng tìm tòi và thảo luận với Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, là cơ quan giữ bản quyền sách Kinh Thánh New American Bible, thế là “God on the Go” ra đời.
Mastroianni cũng hài lòng khi được biết rằng dụng cụ này còn giúp phần bảo vệ sinh thái, thay thế phần nào cho các bản in Kinh Thánh, bởi vì những trang giấy mỏng dính của hầu hết những cuốn Kinh Thánh in ra đều phải dùng tới một loại mực “rất độc cho người sử dụng và trong quá trình sản xuất.”
Theo lời ông, “God on the Go” cũng có sức quyến rũ đặc biệt với thế hệ của thiên kỷ mới, họ không còn quen đọc những hàng chữ in mà quen nhìn mọi tài liệu hiển hiện trước màn hình máy điện toán.
USB flash drive cũng còn có một số điều thuận tiện hơn bản in cuốn Kinh Thánh vừa nặng vừa cồng kềnh. Nó có thể được gắn vào vòng đeo chìa khóa, và vì lý do toàn bản Kinh Thánh chỉ chiếm 10% dung lượng của flash drive, người dùng có thể chứa thêm các hình ảnh, bài hát hoặc tài liệu quan trọng để mang theo cùng với Kinh Thánh.
Ngoài ra, nó còn có bảng chú dẫn (index) theo câu Kinh Thánh và theo đề tài, cho phép người dùng đánh dấu những đoạn văn ưa thích, và có thể nối kết người dùng thẳng vào các bài đọc Kinh Thánh hàng ngày trên trang mạng của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ.
Trong dự án này, Mastroianni đã cộng tác với Linh mục Jordan J. Kelly Dòng Đa minh, giám đốc Văn phòng Phúc âm hóa Tổng giáo phận Chicago, “hầu như kể từ ngày đầu”, và đem trắc nghiệm với một nhóm học sinh trường Trung học Công giáo Đức Mẹ Maria tại Chicago Heights trong học kỳ 6 tháng năm 2008.
Điểm đặc trưng được 200 học sinh “đáp ứng nồng nhiệt nhất” khi trắc nghiệm dụng cụ này, theo ông Mastroianni cho biết, đó là bảng chỉ mục ngôn từ nhỏ (mini-concordane), cho phép người dùng truy cập, bằng cách di chuyển chuột (mouse) lên xuống trên màn hình, một danh sách các loại tình cảm và nối kết cảm xúc đó với một đoạn thích hợp trong Kinh Thánh.
Ông cho biết một học sinh đã phát biểu thế này: “Chưa bao giờ tôi nghĩ là Kinh Thánh lại có thể “thú vị” đến thế!”
Qua trang mạng lưới xã hội Công giáo www.4Marks.com, người dùng “God on the Go” có thể trao đổi danh sách những đoạn Kinh Thánh họ ưa thích với bạn hữu.
Ông Mastroianni nói: Dụng cụ này cũng có thể được đặc chế theo đơn đặt hàng để bán cho từng nhóm trong các giáo xứ, trường trung học và đại học. Trên bề mặt drive có thể khắc tên hoặc biểu hiệu riêng biệt.
Ông hy vọng toàn bộ bản Kinh Thánh New American Bible sẽ có trên dụng cụ này vào năm tới (hiện nay chỉ mới có phần Tân ước) vì còn phải chờ sự chuẩn y bản dịch mới phần Cựu ước của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ và của Tòa thánh.
Ghi chú: Có thể mua “God on the Go” qua Acta Publications (www.actapublications.com) và tại các tiệm sách. Phần Tân ước trong New American Bible giá 24.95 đô la, với dung lượng 1 megabyte; toàn bộ Kinh Thánh trong New Revised Standard Version giá 39.95 đô la với dung lượng 2 megabyte. Muốn biết thêm chi tiết xin truy cập www.WordofGodToGo.com.
“God on the Go (Thiên Chúa trên đường Chuyển dịch)” là một USB flash drive chứa toàn bộ sách Kinh Thánh, bản Tiêu chuẩn Mới Hiệu đính (New Revised Standard Version) hoặc phần Tân Ước trong New American Bible. Hiện nay chỉ mới có phần dùng cho máy tính dạng PC còn bản dùng cho máy tính Mac sẽ được phổ biến vào mùa hè năm nay.
Người sáng tạo dụng cụ này là Mark Mastroianni, một giáo dân xứ đạo St. Edna ở Arlington Heights, Ill. Trong cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã Catholic News Service ông nói rằng cái ý tưởng muốn hình thành “God on the Go” đến trong đầu ông khi đang cầu nguyện, lúc đó ông đang hỏi Chúa xem có cách nào đem đức tin Công giáo kết hợp với khả năng về kỹ thuật và phát triển sản phẩm của mình hay không.
Ông nhớ lại ý tưởng nẩy ra lúc đó: “Tại sao không đem Kinh Thánh kết hợp với những kỹ thuật thông dụng và dễ đạt tới được ?” Sau nhiều tháng tìm tòi và thảo luận với Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, là cơ quan giữ bản quyền sách Kinh Thánh New American Bible, thế là “God on the Go” ra đời.
Mastroianni cũng hài lòng khi được biết rằng dụng cụ này còn giúp phần bảo vệ sinh thái, thay thế phần nào cho các bản in Kinh Thánh, bởi vì những trang giấy mỏng dính của hầu hết những cuốn Kinh Thánh in ra đều phải dùng tới một loại mực “rất độc cho người sử dụng và trong quá trình sản xuất.”
Theo lời ông, “God on the Go” cũng có sức quyến rũ đặc biệt với thế hệ của thiên kỷ mới, họ không còn quen đọc những hàng chữ in mà quen nhìn mọi tài liệu hiển hiện trước màn hình máy điện toán.
USB flash drive cũng còn có một số điều thuận tiện hơn bản in cuốn Kinh Thánh vừa nặng vừa cồng kềnh. Nó có thể được gắn vào vòng đeo chìa khóa, và vì lý do toàn bản Kinh Thánh chỉ chiếm 10% dung lượng của flash drive, người dùng có thể chứa thêm các hình ảnh, bài hát hoặc tài liệu quan trọng để mang theo cùng với Kinh Thánh.
Ngoài ra, nó còn có bảng chú dẫn (index) theo câu Kinh Thánh và theo đề tài, cho phép người dùng đánh dấu những đoạn văn ưa thích, và có thể nối kết người dùng thẳng vào các bài đọc Kinh Thánh hàng ngày trên trang mạng của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ.
Trong dự án này, Mastroianni đã cộng tác với Linh mục Jordan J. Kelly Dòng Đa minh, giám đốc Văn phòng Phúc âm hóa Tổng giáo phận Chicago, “hầu như kể từ ngày đầu”, và đem trắc nghiệm với một nhóm học sinh trường Trung học Công giáo Đức Mẹ Maria tại Chicago Heights trong học kỳ 6 tháng năm 2008.
Điểm đặc trưng được 200 học sinh “đáp ứng nồng nhiệt nhất” khi trắc nghiệm dụng cụ này, theo ông Mastroianni cho biết, đó là bảng chỉ mục ngôn từ nhỏ (mini-concordane), cho phép người dùng truy cập, bằng cách di chuyển chuột (mouse) lên xuống trên màn hình, một danh sách các loại tình cảm và nối kết cảm xúc đó với một đoạn thích hợp trong Kinh Thánh.
Ông cho biết một học sinh đã phát biểu thế này: “Chưa bao giờ tôi nghĩ là Kinh Thánh lại có thể “thú vị” đến thế!”
Qua trang mạng lưới xã hội Công giáo www.4Marks.com, người dùng “God on the Go” có thể trao đổi danh sách những đoạn Kinh Thánh họ ưa thích với bạn hữu.
Ông Mastroianni nói: Dụng cụ này cũng có thể được đặc chế theo đơn đặt hàng để bán cho từng nhóm trong các giáo xứ, trường trung học và đại học. Trên bề mặt drive có thể khắc tên hoặc biểu hiệu riêng biệt.
Ông hy vọng toàn bộ bản Kinh Thánh New American Bible sẽ có trên dụng cụ này vào năm tới (hiện nay chỉ mới có phần Tân ước) vì còn phải chờ sự chuẩn y bản dịch mới phần Cựu ước của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ và của Tòa thánh.
Ghi chú: Có thể mua “God on the Go” qua Acta Publications (www.actapublications.com) và tại các tiệm sách. Phần Tân ước trong New American Bible giá 24.95 đô la, với dung lượng 1 megabyte; toàn bộ Kinh Thánh trong New Revised Standard Version giá 39.95 đô la với dung lượng 2 megabyte. Muốn biết thêm chi tiết xin truy cập www.WordofGodToGo.com.
Top Stories
VIETNAM: Le cardinal archevêque de Saigon dénonce la pollution généralisée et encourage les chrétiens à lutter démocratiquement pour la sauvegarde de l’environnement menacé
Eglises d'Asie
15:49 29/05/2009
« La pollution est devenue le fléau des fléaux de notre société », déclare le cardinal archevêque de Saigon dans sa dernière lettre mensuelle intitulée « Lettre du pasteur » (Thu muc Tu), diffusée le 28 mai 2009 (1). Dans ce texte, le cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Mân passe en revue l’ensemble des détériorations subies par l’environnement sur le territoire du pays. Il s’attarde sur deux exemples illustrant la gravité de ce fléau: la pollution provoquée dans la rivière Thi Vai à Saigon par l’usine du groupe Vedan Vietnam et celle qui résultera de l’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux du centre du pays.
Le cardinal dénonce d’abord la pollution occasionnée par les usines de Vedan Vietnam, filiale créée en 1991 du groupe à capitaux taïwanais Vedan International et spécialisée dans la production de glutamate, d’amidon et de soude. Depuis plusieurs années, elles rejettent clandestinement leurs eaux usées dans la rivière Thi Vai. La pollution subie par les élevages de poissons et les cultures agricoles est intense et s’étend sur le territoire de Hô Chi Minh-Ville et des trois provinces voisines de Dông Nai, Ba Ria et Vung Tau. Au 23 mai dernier, on comptait 11 000 plaintes contre le groupe Vedan, émanant des paysans de cette région. De très nombreuses associations ont publiquement dénoncé les dégâts. Pourtant, aucun procès n’a encore eu lieu. Le jour où le cardinal diffusait sa lettre, le Premier ministre Nguyên Tân Dung ordonnait aux responsables civils de la région concernée d’évaluer les dégâts.
Le cardinal fait ensuite allusion aux très forres protestations qui se sont exprimées depuis un an, à l’intérieur comme à l’extérieur du pays, contre le projet d’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux du centre (2). Le cardinal souligne que ce projet va entraîner de graves dommages à l’environnement et constitue une menace pour la sécurité des populations. L’inquiétude est grande, dit-il, au point que de nombreuses personnalités dans le pays ont élevé la voix et que l’Assemblée nationale (qui siège en session depuis quelques jours) a décidé de débattre du dossier.
Le cardinal ajoute qu’il ne s’agit là que de deux exemples. Ses visites pastorales, ses voyages à l’intérieur du pays, les témoignages qu’il a reçus et les paysages qu’il a contemplés l’ont persuadé que la pollution avait atteint un état d’alerte et qu’elle était désormais le fléau majeur du pays.
Le cardinal expose ensuite les grands principes de la doctrine chrétienne qui impose aux catholiques de lutter pour la sauvegarde l’environnement. L’environnement est le bien de tous, en particulier des plus pauvres et ne peut pas être livré au bon plaisir de certains investisseurs qui ne tiennent compte que de leurs intérêts. La nature est un don que nous avons reçu de Dieu, qu’il nous faut respecter et transmettre sans la dégrader. Faisant sans doute implicitement allusion aux minorités ethniques de la région du centre, le cardinal précise que, dans le processus de développement économique d’une région, il faut tenir compte de la population et que celle-ci ne peut être sacrifiée au bénéfice d’une minorité. Il énumère ensuite une série de tâches concrètes que le devoir de sauvegarde de l’environnement impose aux entrepreneurs et à leurs collaborateurs ainsi qu’à tous les citoyens. De plus, les chrétiens doivent prier pour que les dirigeants sachent privilégier le bien commun aux dépens des intérêts particuliers.
En conclusion, le cardinal se réjouit du grand mouvement de protestation qui a soulevé la société vietnamienne face aux affaires du groupe Vedan et de l’exploitation de la bauxite. Il y voit une manifestation de l’opinion publique laissant présager la formation d’une société civile et un progrès de la démocratie. Il invite les chrétiens à participer à ce mouvement à travers les divers moyens de communication à leur disposition.
(1) Le texte de la lettre a été transmis par les services de l’archevêché de Saigon.
(2) Voir EDA 506
(Source: Eglises d'Asie, 29 mai 2009)
Le cardinal dénonce d’abord la pollution occasionnée par les usines de Vedan Vietnam, filiale créée en 1991 du groupe à capitaux taïwanais Vedan International et spécialisée dans la production de glutamate, d’amidon et de soude. Depuis plusieurs années, elles rejettent clandestinement leurs eaux usées dans la rivière Thi Vai. La pollution subie par les élevages de poissons et les cultures agricoles est intense et s’étend sur le territoire de Hô Chi Minh-Ville et des trois provinces voisines de Dông Nai, Ba Ria et Vung Tau. Au 23 mai dernier, on comptait 11 000 plaintes contre le groupe Vedan, émanant des paysans de cette région. De très nombreuses associations ont publiquement dénoncé les dégâts. Pourtant, aucun procès n’a encore eu lieu. Le jour où le cardinal diffusait sa lettre, le Premier ministre Nguyên Tân Dung ordonnait aux responsables civils de la région concernée d’évaluer les dégâts.
Le cardinal fait ensuite allusion aux très forres protestations qui se sont exprimées depuis un an, à l’intérieur comme à l’extérieur du pays, contre le projet d’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux du centre (2). Le cardinal souligne que ce projet va entraîner de graves dommages à l’environnement et constitue une menace pour la sécurité des populations. L’inquiétude est grande, dit-il, au point que de nombreuses personnalités dans le pays ont élevé la voix et que l’Assemblée nationale (qui siège en session depuis quelques jours) a décidé de débattre du dossier.
Le cardinal ajoute qu’il ne s’agit là que de deux exemples. Ses visites pastorales, ses voyages à l’intérieur du pays, les témoignages qu’il a reçus et les paysages qu’il a contemplés l’ont persuadé que la pollution avait atteint un état d’alerte et qu’elle était désormais le fléau majeur du pays.
Le cardinal expose ensuite les grands principes de la doctrine chrétienne qui impose aux catholiques de lutter pour la sauvegarde l’environnement. L’environnement est le bien de tous, en particulier des plus pauvres et ne peut pas être livré au bon plaisir de certains investisseurs qui ne tiennent compte que de leurs intérêts. La nature est un don que nous avons reçu de Dieu, qu’il nous faut respecter et transmettre sans la dégrader. Faisant sans doute implicitement allusion aux minorités ethniques de la région du centre, le cardinal précise que, dans le processus de développement économique d’une région, il faut tenir compte de la population et que celle-ci ne peut être sacrifiée au bénéfice d’une minorité. Il énumère ensuite une série de tâches concrètes que le devoir de sauvegarde de l’environnement impose aux entrepreneurs et à leurs collaborateurs ainsi qu’à tous les citoyens. De plus, les chrétiens doivent prier pour que les dirigeants sachent privilégier le bien commun aux dépens des intérêts particuliers.
En conclusion, le cardinal se réjouit du grand mouvement de protestation qui a soulevé la société vietnamienne face aux affaires du groupe Vedan et de l’exploitation de la bauxite. Il y voit une manifestation de l’opinion publique laissant présager la formation d’une société civile et un progrès de la démocratie. Il invite les chrétiens à participer à ce mouvement à travers les divers moyens de communication à leur disposition.
(1) Le texte de la lettre a été transmis par les services de l’archevêché de Saigon.
(2) Voir EDA 506
(Source: Eglises d'Asie, 29 mai 2009)
VIETNAM: A Thai Ha, la Pentecôte sera une journée de prière continue pour l’Assemblée nationale, qui débat sur le dossier de l’exploitation de la bauxite
Eglises d'Asie
15:50 29/05/2009
Alors que l’Assemblée nationale s’apprête à débattre du problème de l’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux du centre du pays, le ton des protestations monte dans tout le pays. Les catholiques participent à la mobilisation générale. Après le cardinal archevêque de Saigon appelant à lutter pour la sauvegarde de l’environnement (1), c’est de nouveau la paroisse de Thai Ha qui se manifeste en première ligne. Dans un communiqué diffusé le 28 mai, le P. Pierre Nguyên Van Khai, en tant que porte-parole de la paroisse, invite les chrétiens à faire de la fête de la Pentecôte, le 31 mai prochain, une journée de prière continue pour la justice et la paix et plus particulièrement pour les députés de l’Assemblée nationale qui vont débattre du dossier brûlant de la bauxite. Des messes et des réunions de prières seront organisées en l’église de Notre-Dame du Perpétuel secours à 5 h, 10 h, 16 h, 18 h et 20 h. Après les messes de 18 h et de 20 h, une procession aux flambeaux aura lieu. L’invitation est adressée aux chrétiens ainsi qu’à « toutes les personnes de bonne volonté ».
Le communiqué explique que la cinquième session de l’Assemblée nationale s’est ouverte le 20 mai dernier et durera un mois. En tant que représentants de la population et détenteurs du pouvoir de légiférer et de contrôler la politique gouvernementale, les députés jouent un rôle important dans le destin de la nation et la vie quotidienne du peuple. Dans ses prières, l’assemblée réunie pour la fête de la Pentecôte demandera pour que la sagesse et la lucidité soient accordées aux députés et qu’ils choisissent une position juste dans les débats et les votes concernant les problèmes les plus urgents du pays. Ils serviront ainsi plus efficacement la vie présente et future de leurs compatriotes. Les fidèles demanderont également à l’Esprit-Saint qu’il accorde aux députés le courage nécessaire pour exercer leur contrôle sur la politique nationale, protéger la justice et la vérité et privilégier les intérêts de la population. Plus précisément, l’assemblée priera pour que l’esprit des députés soit éclairé sur les dangers engendrés par l’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux. Une activité qui menace l’environnement, l’économie, les cultures, la religion et la sécurité nationale. Il sera demandé à l’Esprit-Saint de pousser le gouvernement à mettre un terme au projet d’exploitation de la bauxite.
Le 27 mai dernier, à l’Assemblée nationale, la situation était encore des plus incertaines. Le 22 mai, le ministère du Commerce avait fait parvenir aux députés un long rapport sur le projet gouvernemental d’exploitation de la bauxite (2). On ne sait pas encore précisément la forme que prendront les débats et quel en sera l’objet.
(1) Voir dépêche diffusée ce jour
(2) Le texte complet de ce rapport a été mis en ligne sur le site Vietnam Net.
(Source: Eglises d'Asie, 29 mai 2009)
Le communiqué explique que la cinquième session de l’Assemblée nationale s’est ouverte le 20 mai dernier et durera un mois. En tant que représentants de la population et détenteurs du pouvoir de légiférer et de contrôler la politique gouvernementale, les députés jouent un rôle important dans le destin de la nation et la vie quotidienne du peuple. Dans ses prières, l’assemblée réunie pour la fête de la Pentecôte demandera pour que la sagesse et la lucidité soient accordées aux députés et qu’ils choisissent une position juste dans les débats et les votes concernant les problèmes les plus urgents du pays. Ils serviront ainsi plus efficacement la vie présente et future de leurs compatriotes. Les fidèles demanderont également à l’Esprit-Saint qu’il accorde aux députés le courage nécessaire pour exercer leur contrôle sur la politique nationale, protéger la justice et la vérité et privilégier les intérêts de la population. Plus précisément, l’assemblée priera pour que l’esprit des députés soit éclairé sur les dangers engendrés par l’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux. Une activité qui menace l’environnement, l’économie, les cultures, la religion et la sécurité nationale. Il sera demandé à l’Esprit-Saint de pousser le gouvernement à mettre un terme au projet d’exploitation de la bauxite.
Le 27 mai dernier, à l’Assemblée nationale, la situation était encore des plus incertaines. Le 22 mai, le ministère du Commerce avait fait parvenir aux députés un long rapport sur le projet gouvernemental d’exploitation de la bauxite (2). On ne sait pas encore précisément la forme que prendront les débats et quel en sera l’objet.
(1) Voir dépêche diffusée ce jour
(2) Le texte complet de ce rapport a été mis en ligne sur le site Vietnam Net.
(Source: Eglises d'Asie, 29 mai 2009)
Vietnam: Protecting environment is a Christian’s duty, Cardinal says
J.B. An Dang
22:01 29/05/2009
In a strong-worded pastoral letter dated May 31, a Vietnamese Cardinal condemns the exploitation of natural resources which damages environment, urging his faithful to protest against economic plans that take into account only the benefits of the minority group of those in power, and to pray for the government to show their concern for the people, the land, and future generations.
Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man, Archbishop of Saigon, stated that it is his pastoral duty to inform and raise awareness among his faithful about the risks of environmental damage in Vietnam after reviewing the recent reports on the issue at hand. The Cardinal letter has came a few days after a decision from Vietnam congress to back bauxite mining projects in the Central Highlands region despite widespread public protests.
The debate at Vietnam National Assembly occurred after a public outcry from scientists, intellectuals and former military high ranking officials- including general Vo Nguyen Giap, the legendary communist wartime hero - who oppose bauxite mining projects endorsed by the Politburo of Vietnam Communist Party - the Vietnam's most powerful ruling body.
Opponents of the bauxite projects claimed the environmental and social damage from the mines would far outweigh any economic benefit, and pointed to security concerns due to the long term presence of hundreds of thousands of Chinese workers in bauxite mines.
“The natural environment is a gift from the Creator that all of us can share,” Cardinal Jean Baptiste Pham stated. “It’s a gift for everyone, not for a particular individual or minority group; a gift not only for the present generation but also for generations to come,” he added.
Echoing the concern of scientists and intellectuals that local residents close to the mines would suffer badly from environmental damage, the Cardinal argued: “Since natural environment is for everyone, no one has permission to damage or control it even in the name of economic development, and strategies to gain profits for only a small group of privileged people.”
“Recent developments have proven that investors have only their personal profits in mind without taking into accounts the effects that their production might cause on the living environment. These strategies of economic development can only lead to chaos. They are neither for the common good of society, nor the future of the nation”, he went on.
The criticism of bauxite projects has come from various directions. However, in response, state-owned media have seemed to choose to punish only Catholics. Last month, Fr. Peter Nguyen Van Khai, the spokesman of Hanoi Redemptorist Monastery, and another Redemptorist, Fr. Joseph Le Quang Uy were victimized by the government for their opposition against bauxite projects. They were accused of "stupidity" and "ignorance," of causing serious damage to national unity and to the process of development, and of plotting to overthrow the communist regime.
In a clear gesture to defend the accused Catholic priests, the Cardinal viewed the open criticism of bauxite projects as “healthy signs” of a democratic society urging his faithful to stand up in the same manner to voice their protest “through legitimate representatives and media” because "protecting environment is our Christian's duty," he confirmed.
In conclusion, the Cardinal urged his faithful “to pray for the government officials so that they know how to love and care for their people, their nation, and generations to come.”
Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man, Archbishop of Saigon, stated that it is his pastoral duty to inform and raise awareness among his faithful about the risks of environmental damage in Vietnam after reviewing the recent reports on the issue at hand. The Cardinal letter has came a few days after a decision from Vietnam congress to back bauxite mining projects in the Central Highlands region despite widespread public protests.
The debate at Vietnam National Assembly occurred after a public outcry from scientists, intellectuals and former military high ranking officials- including general Vo Nguyen Giap, the legendary communist wartime hero - who oppose bauxite mining projects endorsed by the Politburo of Vietnam Communist Party - the Vietnam's most powerful ruling body.
Opponents of the bauxite projects claimed the environmental and social damage from the mines would far outweigh any economic benefit, and pointed to security concerns due to the long term presence of hundreds of thousands of Chinese workers in bauxite mines.
“The natural environment is a gift from the Creator that all of us can share,” Cardinal Jean Baptiste Pham stated. “It’s a gift for everyone, not for a particular individual or minority group; a gift not only for the present generation but also for generations to come,” he added.
Echoing the concern of scientists and intellectuals that local residents close to the mines would suffer badly from environmental damage, the Cardinal argued: “Since natural environment is for everyone, no one has permission to damage or control it even in the name of economic development, and strategies to gain profits for only a small group of privileged people.”
“Recent developments have proven that investors have only their personal profits in mind without taking into accounts the effects that their production might cause on the living environment. These strategies of economic development can only lead to chaos. They are neither for the common good of society, nor the future of the nation”, he went on.
The criticism of bauxite projects has come from various directions. However, in response, state-owned media have seemed to choose to punish only Catholics. Last month, Fr. Peter Nguyen Van Khai, the spokesman of Hanoi Redemptorist Monastery, and another Redemptorist, Fr. Joseph Le Quang Uy were victimized by the government for their opposition against bauxite projects. They were accused of "stupidity" and "ignorance," of causing serious damage to national unity and to the process of development, and of plotting to overthrow the communist regime.
In a clear gesture to defend the accused Catholic priests, the Cardinal viewed the open criticism of bauxite projects as “healthy signs” of a democratic society urging his faithful to stand up in the same manner to voice their protest “through legitimate representatives and media” because "protecting environment is our Christian's duty," he confirmed.
In conclusion, the Cardinal urged his faithful “to pray for the government officials so that they know how to love and care for their people, their nation, and generations to come.”
Thatcher urges Pope to visit Britain
UPI
23:17 29/05/2009
VATICAN CITY - May 29 (UPI) -- Former British Prime Minister Margaret Thatcher urged Pope Benedict XVI during a meeting in Vatican City to accept an invitation to visit Britain.
Thatcher, 83, who is staying with friends in Rome, encouraged the pontiff during their meeting after his weekly audience in St. Peter's Square to accept Prime Minister Gordon Brown's invitation to visit the British isles, The Daily Telegraph reported Friday.
The meeting was arranged by Carla Powell, whose husband, Charles, served as Thatcher's principal foreign policy adviser during her tenure as prime minister. Thatcher is staying with the Powells in Rome.
Paul Johnson, a friend of Thatcher's who accompanied her to the Vatican, said it was difficult to obtain an audience with Benedict.
"Of all the Popes that I have known since Pius XII (died 1958), Benedict XVI is the most difficult to see. He is a hands-on-boss, running an enormous machine, and only sees visitors when there is real business to be done," Johnson said.
(Source: http://www.upi.com/Top_News/2009/05/29/Thatcher-urges-Pope-to-visit-Britain/UPI-26291243621825/)
Baroness Margaret Thatcher |
The meeting was arranged by Carla Powell, whose husband, Charles, served as Thatcher's principal foreign policy adviser during her tenure as prime minister. Thatcher is staying with the Powells in Rome.
Paul Johnson, a friend of Thatcher's who accompanied her to the Vatican, said it was difficult to obtain an audience with Benedict.
"Of all the Popes that I have known since Pius XII (died 1958), Benedict XVI is the most difficult to see. He is a hands-on-boss, running an enormous machine, and only sees visitors when there is real business to be done," Johnson said.
(Source: http://www.upi.com/Top_News/2009/05/29/Thatcher-urges-Pope-to-visit-Britain/UPI-26291243621825/)
Vietnam: hopes fade for return of confiscated church property
Independent Catholic News
01:10 29/05/2009
Hopes that Catholics in Vietnam might be given back confiscated church properties are fading this week after a top official confirmed that the authorities have no intention of returning them.
Nguyen Thanh Xuan, vice chief of Commission for Religious and Ethnic Affairs said that before the communist takeover of Vietnam, the Church had been such a "grand landlord" that his government, “for the common benefits of people at large, had the right to seize Church properties for good.”
He said his government had no intention to return any properties "to the Catholic Church or any other groups of religion”.
Xuan’s statement on Thursday May 21 in an interview with Radio Free Asia has been viewed by Catholics as a significant turnaround from an earlier government commitment to return some key properties seized for decades back to the Church.
Xuan said the Church had been a "grand landlord" before the communist takeover of North Vietnam in 1954, and later of South Vietnam in 1975. Xuan described the Church as a grand landlord who acquired much of the land to get rich and live luxuriously on the “blood, sweat and tears” of poor tenants.
Fr Joseph Nguyen from Hano, said: i“It’s a distortion of history in order to vilify the Church and justify the ongoing injustice of confiscation, persecution, oppression, and exclusion.
“Most of 2250 Church properties seized by the government were buildings the Church used for worshipping, education, or various charitable activities including hospitals to provide health care for the poor,” he continued.
“Up to 1962, Vietnam had been a missionary country in which foreign missionaries and local clergy mobilized all means available to them for serving the poor and through their charitable activities set themselves as true witnesses of the Gospel which they wanted to proclaimed. The Church in Vietnam has never used its land as a financial resource or to live luxuriously. In fact, the Church in Vietnam has not been profited from renting or selling of any piece of properties in dispute. The term ‘Địa Chủ Nhà Chung’ is therefore an insult - a crass, immoral insult - to the Church and Vietnamese Catholics,” he added.
"Labeling Catholic leaders as landlords was a tactic frequently used by Vietnam government in the 1950s to seize Church properties, terrorize bishops, priests, religious and faithful, and ultimately alienate them from the public. In the land reform campaign which spread to most of the villages of North Vietnam from mid-1955 to mid-1956, many Catholic leaders were falsely labeled as landlords and subjected to the confiscation of their land and overt persecution. In an official document, the government reported that the land reform campaign was conducted at 3,563 villages with more than half a million people charged as landlords. Among them 172,008 were executed. In the same document, Vietnam government admitted that among those who were killed, 123,226 were actually victims of injustice. A significant number of priests and lay leaders were murdered in this campaign, resulting in so many congregations without Mass and sacraments for decades.
“Many buildings that once belonged to the Church have been administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Even when their purposes are no longer met, the buildings are seldom returned to their owners," Fr. Joseph Nguyen accused. "Very often, Church properties have been used either to award government officials, or to produce financial support for the Party," he said.
“If this government has really cared for ‘the common benefits of people at large’, why did high ranking officials seize large lots of land, and key buildings in large cities then later used them for personal investment?”, he asked.
“Just because of the common benefits of people at large, the Church has demanded that its properties must be returned to it so that they can be used to serve the society, not the Party,” elaborated Sr. Marie Nguyen from Saigon.
Xuan’s statement reflects a flip-flop in Vietnam religious policy. In a meeting of the committee of Catholic union - which is part of the Patriotic Front - held on February 27 last year, expressing the prime minister's point of view on the matter, Tran Dinh Phung, a permanent member of the Front and the head of Commission for Religious and Ethnic affairs described as "totally legitimate" the Church's request to be allowed to use the complex for the activities of the bishops' conference. "The government cannot ignore the request from the highest leadership of 7 million Vietnamese Catholics, which for 27 years - since the formation of the bishops' conference - has been collaborating with the nation. For this reason, the prime minister has entrusted the examination of the question to the office of religious affairs, to the competent ministers, and to the people's committee of Hanoi."
Seven months after his promise, on 19 September 2008, before daybreak, while the residents of Nha Chung St in Hanoi were still asleep, hundreds of police gathered in front of the house of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet. They set up roadblocks and barbed wire, denying access to the archbishop’s residence, to St Joseph’s Cathedral and to all roads leading to the former nunciature nearby. Police dogs were brought in to help isolate the area and make sure no one got in or out. Blocking devices were in evidence, preventing communication by mobile phone or any other means between the district and the outside world. When it was light, bulldozers moved on to the site of the former nunciature, and construction workers and hundreds of police began demolishing the buildings on the site. As the cathedral’s bells started ringing to alert and summon parishioners, state-controlled television and radio announced that the Government had decided to demolish the buildings to make room for a public playground.
Nguyen Thanh Xuan, vice chief of Commission for Religious and Ethnic Affairs said that before the communist takeover of Vietnam, the Church had been such a "grand landlord" that his government, “for the common benefits of people at large, had the right to seize Church properties for good.”
He said his government had no intention to return any properties "to the Catholic Church or any other groups of religion”.
Xuan’s statement on Thursday May 21 in an interview with Radio Free Asia has been viewed by Catholics as a significant turnaround from an earlier government commitment to return some key properties seized for decades back to the Church.
Xuan said the Church had been a "grand landlord" before the communist takeover of North Vietnam in 1954, and later of South Vietnam in 1975. Xuan described the Church as a grand landlord who acquired much of the land to get rich and live luxuriously on the “blood, sweat and tears” of poor tenants.
Fr Joseph Nguyen from Hano, said: i“It’s a distortion of history in order to vilify the Church and justify the ongoing injustice of confiscation, persecution, oppression, and exclusion.
“Most of 2250 Church properties seized by the government were buildings the Church used for worshipping, education, or various charitable activities including hospitals to provide health care for the poor,” he continued.
“Up to 1962, Vietnam had been a missionary country in which foreign missionaries and local clergy mobilized all means available to them for serving the poor and through their charitable activities set themselves as true witnesses of the Gospel which they wanted to proclaimed. The Church in Vietnam has never used its land as a financial resource or to live luxuriously. In fact, the Church in Vietnam has not been profited from renting or selling of any piece of properties in dispute. The term ‘Địa Chủ Nhà Chung’ is therefore an insult - a crass, immoral insult - to the Church and Vietnamese Catholics,” he added.
"Labeling Catholic leaders as landlords was a tactic frequently used by Vietnam government in the 1950s to seize Church properties, terrorize bishops, priests, religious and faithful, and ultimately alienate them from the public. In the land reform campaign which spread to most of the villages of North Vietnam from mid-1955 to mid-1956, many Catholic leaders were falsely labeled as landlords and subjected to the confiscation of their land and overt persecution. In an official document, the government reported that the land reform campaign was conducted at 3,563 villages with more than half a million people charged as landlords. Among them 172,008 were executed. In the same document, Vietnam government admitted that among those who were killed, 123,226 were actually victims of injustice. A significant number of priests and lay leaders were murdered in this campaign, resulting in so many congregations without Mass and sacraments for decades.
“Many buildings that once belonged to the Church have been administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Even when their purposes are no longer met, the buildings are seldom returned to their owners," Fr. Joseph Nguyen accused. "Very often, Church properties have been used either to award government officials, or to produce financial support for the Party," he said.
“If this government has really cared for ‘the common benefits of people at large’, why did high ranking officials seize large lots of land, and key buildings in large cities then later used them for personal investment?”, he asked.
“Just because of the common benefits of people at large, the Church has demanded that its properties must be returned to it so that they can be used to serve the society, not the Party,” elaborated Sr. Marie Nguyen from Saigon.
Xuan’s statement reflects a flip-flop in Vietnam religious policy. In a meeting of the committee of Catholic union - which is part of the Patriotic Front - held on February 27 last year, expressing the prime minister's point of view on the matter, Tran Dinh Phung, a permanent member of the Front and the head of Commission for Religious and Ethnic affairs described as "totally legitimate" the Church's request to be allowed to use the complex for the activities of the bishops' conference. "The government cannot ignore the request from the highest leadership of 7 million Vietnamese Catholics, which for 27 years - since the formation of the bishops' conference - has been collaborating with the nation. For this reason, the prime minister has entrusted the examination of the question to the office of religious affairs, to the competent ministers, and to the people's committee of Hanoi."
Seven months after his promise, on 19 September 2008, before daybreak, while the residents of Nha Chung St in Hanoi were still asleep, hundreds of police gathered in front of the house of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet. They set up roadblocks and barbed wire, denying access to the archbishop’s residence, to St Joseph’s Cathedral and to all roads leading to the former nunciature nearby. Police dogs were brought in to help isolate the area and make sure no one got in or out. Blocking devices were in evidence, preventing communication by mobile phone or any other means between the district and the outside world. When it was light, bulldozers moved on to the site of the former nunciature, and construction workers and hundreds of police began demolishing the buildings on the site. As the cathedral’s bells started ringing to alert and summon parishioners, state-controlled television and radio announced that the Government had decided to demolish the buildings to make room for a public playground.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Khấn Trọn tại Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
23:28 29/05/2009
PHAN THIẾT - Sáng 29.5, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Giám Mục Phan Thiết đã chủ sự lễ Khấn Dòng. Cùng đồng tế có 50 linh mục trong và ngoài Giáo phận, lời cầu nguyện sốt mến của các tu sĩ nam nữ và đông đảo thân nhân ân nhân các tân khấn sinh.
Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết có thêm 12 Nữ Tu Khấn Trọn Đời. Các Nữ Tu dâng lên Thiên Chúa của lễ trọn một cuộc đời tận hiến cho tình yêu Mến Thánh Giá. Chúa Kitô cũng Mến Thánh Giá. Không phải Chúa mến nổi cực hình nhục nhã của thập giá mà Chúa mến yêu nhân loại và Chúa chọn Thánh Giá để yêu thương cho đến cùng. Tình yêu của Chúa đang tái diễn lại trên bàn thờ nhân ngày lễ khấn dòng của các Nữ Tu. Thánh Lễ chính là hy tế cứu độ của Chúa Kitô, cộng đoàn Dân Chúa hiệp lời cầu nguyện cho các tâm hồn đang khao khát nhân đức trọn lành được no lòng thoả dạ.
Khi tuyên khấn, người Nữ Tu muốn dâng hiến trọn đời mình cho Đức Kitô cả thể xác lẫn tâm hồn. Chúa Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí các Nữ Tu Mến Thánh Giá.
Đức Cha Phaolô giảng lễ, suy niệm Tin mừng Ga 21,13-19.
Trong câu chuyện Phúc Âm vừa nghe, Chúa đặt ông Phêrô làm mục tử chăn dắt đàn chiên của Ngài. Chúa đã sửa soạn cho ông một tinh thần dấn thân bằng tình yêu kèm theo thập giá, cũng như Chúa đã sống trong tinh thần đó với tư cách là một mục tử nhân lành.
Buổi sáng tuyệt đẹp hôm ấy, Chúa Phục Sinh đến gặp các Tông đồ đang bơ phờ mệt mỏi. Sau một đêm vất vả vật lộn với biển khơi mà họ không bắt được con cá nào. Từ trên bờ biển, Chúa hỏi các ông: “các anh không có chi ăn ư?”. Vì không nhận ra Chúa, nghe tiếng gọi, họ chỉ biết trả lời như nói với một khách hàng buôn cá: “thưa không”.
Điều lạ lùng là người khách lạ đề nghị buông thêm một mẻ lưới nữa phía bên phải thuyền với hy vọng có cá. Và họ sẵn sàng làm theo. Quả thật lưới đã đầy cá. Mẻ cá được mùa này giống hệt mẻ cá đầu tiên khi Chúa gọi Phêrô trên bờ biển Tibêria. Gioan có linh tính nhận ra Thầy dễ hơn người khác. Gioan nói với Phêrô “Chúa đó”. Phêrô vội vàng nhảy xuống biển bơi vào bờ để đến gặp Thầy. Vui quá là vui! Mừng ơi là mừng! Thầy đang hiện diện bằng xương bằng thịt giữa anh em. Bữa ăn thân tình giữa Chúa Phục Sinh và bảy Tông Đồ quả là bữa tiệc vui mừng trong hân hoan gặp gỡ. Đầy tình nghĩa, tràn trào phấn khởi và chứa chan hy vọng. Rồi Chúa trao quyền lãnh đạo cho vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo hội.
Cuộc nhận chức lên ngôi của Phêrô thật đơn giản mà đong đầy ý nghĩa của một mục tử thay mặt Chúa chăn dắt đàn chiên.
Chúa hỏi Phêrô: “Này anh Simon con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?”
Tuy bất ngờ nhưng ông Phêrô vẫn chân thành bày tỏ lòng yêu mến: “Thưa Thầy có, Thầy biết con mến Thầy”. Sau ba lần hỏi về lòng mến, Phêrô đáp trả, Chúa phong chức cho ông “Hãy chăm sóc đàn chiên của Thầy”.
Ngày còn ở với các môn đệ, đã có lần Chúa tỏ ý giao trách nhịêm này cho Phêrô, khi ông tuyên xưng đức tin: “Thầy là Con Thiên Chúa Hằng Sống”. Chúa nói với ông: “Này anh Simon, con ông Gioan anh thật có phúc, vì không phải phàm nhân mạc khải cho anh điều đó, nhưng là Cha của Thầy Đấng ngự trên trời… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết. Anh là Phêrô, nghĩa là Đá Tảng, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời, dưới đất anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy, dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
Lúc đó, ông Phêrô và các Tông đồ đã được Chúa trắc nghiệm về lòng tin. Bây giờ, Chúa trắc nghiệm ông Phêrô về lòng yêu mến để chính thức đặt ông làm lãnh đạo Giáo hội. Điều này cũng có nghĩa là lòng tin, lòng yêu mến cuả ông với Chúa vừa là mối quan hệ cá nhân, và là trách nhiệm với cả cộng đồng mà Chúa trao phó. Càng quan tâm đến cộng đoàn Chúa giao phó, ông càng tỏ bày được tình yêu với Chúa.
Ba lần Chúa hỏi ông về tình yêu, tựa hồ như Chúa muốn nhắc lại sự yếu đuối làm cho ông chối Chúa ba lần. Nhưng cũng còn có thể là Chúa muốn nhấn mạnh với ông theo gương Ngài để thi hành trách nhiệm trong tình yêu mến tuyệt đối như Ngài đối với Chúa Cha và với anh em nhân loại. Tình yêu đã đưa Ngài đến hiến tế thập giá.
Con đường thập giá đã trở thành con đường đi cho tất cả những ai muốn theo Chúa: “Ai muốn theo tôi, hãy từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà theo”. Hôm nay, sau khi trao trách nhiệm cho Phêrô, Chúa lại báo cho ông thập giá sẽ đến với ông: “Thật Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải giang tay ra cho kẻ khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn”.
Thế rồi Chúa chấm dứt lễ tấn phong bằng một quyết định không nhỏ: “Hãy theo Thầy”, nhưng nó lại là trách nhiệm qúa lớn đối với Phêrô.
“Hãy theo Thầy”, lời mời gọi của Chúa cách đây hơn hai ngàn năm. Xuyên suốt dòng lịch sử, Chúa vẫn luôn tha thiết “Hãy theo Thầy” trong biết bao tâm hồn môn đệ.
Và chính hôm nay đây qua thông điệp thánh này, Chúa muốn nói lại với các Nữ Tu khấn trọn “Hãy theo Thầy”. Vì Chúa còn cần biết bao tâm hồn quảng đại để Chúa dùng trong công trình cứu độ thế giới.
Lòng tin yêu của ông Phêrô không khép kín nhưng luôn trao ban. Bản chất tình yêu Thiên Chúa là ra khỏi chính mình để vươn xa tới muôn cõi lòng đang cần đến tình thương.
Tình yêu kèm theo một trách nhiệm, một ơn gọi “Hãy theo Thầy”. Theo Chúa là để dấn thân trên con đường yêu thương phục vụ. Yêu cho đến cùng. Yêu đến chỗ sẵn sàng hy sinh mạng sống. Người dấn thân theo Chúa phải trọn tình vẹn nghĩa trong tình yêu như thế.
Ba tiếng “Khấn Trọn Đời” diễn tả chiều dài của lời đoan hứa trong thời gian “trinh khiết, khó nghèo và vâng phục”.
Nhưng với một Nữ Tu Mến Thánh Gía, cần sống chiều rộng và chiều sâu của mầu nhiệm thánh giá. Cuộc đời của Nữ Tu MTG phải thể hiện cho được tình yêu của Đấng chịu đóng đinh. Tình yêu lớn lao và trổi vượt “không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng mình vì bạn hữu”. Thập giá ở trong tình yêu đó! Nữ tu Mến Thánh Giá là đón nhận thập giá với tất cả tình yêu.
Khấn Trọn Đời đối với Nữ Tu luôn mang hai ý nghĩa. Ý nghĩa chiều dài dọc theo thời gian là khấn cho cả cuộc đời còn lại mình. Hai là ý nghĩa chiều rộng và chiều sâu. Không phải chỉ ba lời khấn mà toàn bộ cuộc sống phải hướng tới chỗ sâu thẳm trọn tình vẹn nghĩa của chữ yêu. Khấn Trọn Đời phải là trọn tình vẹn nghĩa với chữ yêu “Yêu như Chúa đã yêu”.
Có như vậy cuộc đời của Nữ Tu mới trở thành của lễ tình yêu để hiệp dâng với Chúa trên bàn thờ mỗi ngày. Mến Thánh Giá cũng đồng nghĩa với tâm nguyện của Chân Phước Têrêsa Calcutta: nơi đâu thiếu tình yêu, có chúng tôi ở đó.
Đức Maria cũng Mến Thánh Giá. Mẹ đã sống mầu nhiệm thánh giá cách trọn vẹn suốt cuộc đời.
Cuối tháng hoa, tháng kính Đức Mẹ, 12 Tân Khấn Sinh như những bông hoa thanh khiết dâng kính Mẹ hiền.
Xin Chúa Thánh Thần đến tràn ngập tâm hồn các Nữ Tu như Ngài đã đến trong tâm hồn Đức Mẹ, giúp các chị cảm nghiệm được những ơn lành Chúa ban và mau mắn đáp lại tình yêu thương đó.
Cầu chúc các Tân Khấn Sinh luôn hạnh phúc trong đời dâng hiến.
Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết có thêm 12 Nữ Tu Khấn Trọn Đời. Các Nữ Tu dâng lên Thiên Chúa của lễ trọn một cuộc đời tận hiến cho tình yêu Mến Thánh Giá. Chúa Kitô cũng Mến Thánh Giá. Không phải Chúa mến nổi cực hình nhục nhã của thập giá mà Chúa mến yêu nhân loại và Chúa chọn Thánh Giá để yêu thương cho đến cùng. Tình yêu của Chúa đang tái diễn lại trên bàn thờ nhân ngày lễ khấn dòng của các Nữ Tu. Thánh Lễ chính là hy tế cứu độ của Chúa Kitô, cộng đoàn Dân Chúa hiệp lời cầu nguyện cho các tâm hồn đang khao khát nhân đức trọn lành được no lòng thoả dạ.
Khi tuyên khấn, người Nữ Tu muốn dâng hiến trọn đời mình cho Đức Kitô cả thể xác lẫn tâm hồn. Chúa Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí các Nữ Tu Mến Thánh Giá.
Đức Cha Phaolô giảng lễ, suy niệm Tin mừng Ga 21,13-19.
Trong câu chuyện Phúc Âm vừa nghe, Chúa đặt ông Phêrô làm mục tử chăn dắt đàn chiên của Ngài. Chúa đã sửa soạn cho ông một tinh thần dấn thân bằng tình yêu kèm theo thập giá, cũng như Chúa đã sống trong tinh thần đó với tư cách là một mục tử nhân lành.
Buổi sáng tuyệt đẹp hôm ấy, Chúa Phục Sinh đến gặp các Tông đồ đang bơ phờ mệt mỏi. Sau một đêm vất vả vật lộn với biển khơi mà họ không bắt được con cá nào. Từ trên bờ biển, Chúa hỏi các ông: “các anh không có chi ăn ư?”. Vì không nhận ra Chúa, nghe tiếng gọi, họ chỉ biết trả lời như nói với một khách hàng buôn cá: “thưa không”.
Điều lạ lùng là người khách lạ đề nghị buông thêm một mẻ lưới nữa phía bên phải thuyền với hy vọng có cá. Và họ sẵn sàng làm theo. Quả thật lưới đã đầy cá. Mẻ cá được mùa này giống hệt mẻ cá đầu tiên khi Chúa gọi Phêrô trên bờ biển Tibêria. Gioan có linh tính nhận ra Thầy dễ hơn người khác. Gioan nói với Phêrô “Chúa đó”. Phêrô vội vàng nhảy xuống biển bơi vào bờ để đến gặp Thầy. Vui quá là vui! Mừng ơi là mừng! Thầy đang hiện diện bằng xương bằng thịt giữa anh em. Bữa ăn thân tình giữa Chúa Phục Sinh và bảy Tông Đồ quả là bữa tiệc vui mừng trong hân hoan gặp gỡ. Đầy tình nghĩa, tràn trào phấn khởi và chứa chan hy vọng. Rồi Chúa trao quyền lãnh đạo cho vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo hội.
Cuộc nhận chức lên ngôi của Phêrô thật đơn giản mà đong đầy ý nghĩa của một mục tử thay mặt Chúa chăn dắt đàn chiên.
Chúa hỏi Phêrô: “Này anh Simon con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?”
Tuy bất ngờ nhưng ông Phêrô vẫn chân thành bày tỏ lòng yêu mến: “Thưa Thầy có, Thầy biết con mến Thầy”. Sau ba lần hỏi về lòng mến, Phêrô đáp trả, Chúa phong chức cho ông “Hãy chăm sóc đàn chiên của Thầy”.
Ngày còn ở với các môn đệ, đã có lần Chúa tỏ ý giao trách nhịêm này cho Phêrô, khi ông tuyên xưng đức tin: “Thầy là Con Thiên Chúa Hằng Sống”. Chúa nói với ông: “Này anh Simon, con ông Gioan anh thật có phúc, vì không phải phàm nhân mạc khải cho anh điều đó, nhưng là Cha của Thầy Đấng ngự trên trời… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết. Anh là Phêrô, nghĩa là Đá Tảng, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời, dưới đất anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy, dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
Lúc đó, ông Phêrô và các Tông đồ đã được Chúa trắc nghiệm về lòng tin. Bây giờ, Chúa trắc nghiệm ông Phêrô về lòng yêu mến để chính thức đặt ông làm lãnh đạo Giáo hội. Điều này cũng có nghĩa là lòng tin, lòng yêu mến cuả ông với Chúa vừa là mối quan hệ cá nhân, và là trách nhiệm với cả cộng đồng mà Chúa trao phó. Càng quan tâm đến cộng đoàn Chúa giao phó, ông càng tỏ bày được tình yêu với Chúa.
Ba lần Chúa hỏi ông về tình yêu, tựa hồ như Chúa muốn nhắc lại sự yếu đuối làm cho ông chối Chúa ba lần. Nhưng cũng còn có thể là Chúa muốn nhấn mạnh với ông theo gương Ngài để thi hành trách nhiệm trong tình yêu mến tuyệt đối như Ngài đối với Chúa Cha và với anh em nhân loại. Tình yêu đã đưa Ngài đến hiến tế thập giá.
Con đường thập giá đã trở thành con đường đi cho tất cả những ai muốn theo Chúa: “Ai muốn theo tôi, hãy từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà theo”. Hôm nay, sau khi trao trách nhiệm cho Phêrô, Chúa lại báo cho ông thập giá sẽ đến với ông: “Thật Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải giang tay ra cho kẻ khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn”.
Thế rồi Chúa chấm dứt lễ tấn phong bằng một quyết định không nhỏ: “Hãy theo Thầy”, nhưng nó lại là trách nhiệm qúa lớn đối với Phêrô.
“Hãy theo Thầy”, lời mời gọi của Chúa cách đây hơn hai ngàn năm. Xuyên suốt dòng lịch sử, Chúa vẫn luôn tha thiết “Hãy theo Thầy” trong biết bao tâm hồn môn đệ.
Và chính hôm nay đây qua thông điệp thánh này, Chúa muốn nói lại với các Nữ Tu khấn trọn “Hãy theo Thầy”. Vì Chúa còn cần biết bao tâm hồn quảng đại để Chúa dùng trong công trình cứu độ thế giới.
Lòng tin yêu của ông Phêrô không khép kín nhưng luôn trao ban. Bản chất tình yêu Thiên Chúa là ra khỏi chính mình để vươn xa tới muôn cõi lòng đang cần đến tình thương.
Tình yêu kèm theo một trách nhiệm, một ơn gọi “Hãy theo Thầy”. Theo Chúa là để dấn thân trên con đường yêu thương phục vụ. Yêu cho đến cùng. Yêu đến chỗ sẵn sàng hy sinh mạng sống. Người dấn thân theo Chúa phải trọn tình vẹn nghĩa trong tình yêu như thế.
Ba tiếng “Khấn Trọn Đời” diễn tả chiều dài của lời đoan hứa trong thời gian “trinh khiết, khó nghèo và vâng phục”.
Nhưng với một Nữ Tu Mến Thánh Gía, cần sống chiều rộng và chiều sâu của mầu nhiệm thánh giá. Cuộc đời của Nữ Tu MTG phải thể hiện cho được tình yêu của Đấng chịu đóng đinh. Tình yêu lớn lao và trổi vượt “không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng mình vì bạn hữu”. Thập giá ở trong tình yêu đó! Nữ tu Mến Thánh Giá là đón nhận thập giá với tất cả tình yêu.
Khấn Trọn Đời đối với Nữ Tu luôn mang hai ý nghĩa. Ý nghĩa chiều dài dọc theo thời gian là khấn cho cả cuộc đời còn lại mình. Hai là ý nghĩa chiều rộng và chiều sâu. Không phải chỉ ba lời khấn mà toàn bộ cuộc sống phải hướng tới chỗ sâu thẳm trọn tình vẹn nghĩa của chữ yêu. Khấn Trọn Đời phải là trọn tình vẹn nghĩa với chữ yêu “Yêu như Chúa đã yêu”.
Có như vậy cuộc đời của Nữ Tu mới trở thành của lễ tình yêu để hiệp dâng với Chúa trên bàn thờ mỗi ngày. Mến Thánh Giá cũng đồng nghĩa với tâm nguyện của Chân Phước Têrêsa Calcutta: nơi đâu thiếu tình yêu, có chúng tôi ở đó.
Đức Maria cũng Mến Thánh Giá. Mẹ đã sống mầu nhiệm thánh giá cách trọn vẹn suốt cuộc đời.
Cuối tháng hoa, tháng kính Đức Mẹ, 12 Tân Khấn Sinh như những bông hoa thanh khiết dâng kính Mẹ hiền.
Xin Chúa Thánh Thần đến tràn ngập tâm hồn các Nữ Tu như Ngài đã đến trong tâm hồn Đức Mẹ, giúp các chị cảm nghiệm được những ơn lành Chúa ban và mau mắn đáp lại tình yêu thương đó.
Cầu chúc các Tân Khấn Sinh luôn hạnh phúc trong đời dâng hiến.
Lễ cung hiến nhà thờ Đại Tiền thuộc giáo phận Thanh Hóa
Tuyết Hạ
23:35 29/05/2009
THANH HÓA (28-05-2009) - Sau hơn một năm thi công, nhà thờ giáo xứ Đại Tiền, cách Tòa Giám mục Thanh hóa 16 cây số về phía Đông bắc, đã được long trọng cung hiến ngày 28-05-2009. Ngôi nhà thờ cũ được xây dựng năm 1912 đã xuống cấp từ lâu nhưng vì giáo dân Đại tiền hầu hết đã di cư vào Nam năm 1954, hiện nay chỉ còn lại vỏn vẹn 17 gia đình nghèo, không đủ khả năng tài chánh để tái thiết tôn tạo cơ sở giáo xứ.
Rất may, bà con Đại Tiền ở Hải Ngoại và tại miền Nam đã tích cực ủng hộ việc xây mới ngôi nhà thờ quê hương trị giá trên dưới 1,5 tỉ đồng VN. Phần lớn ngân khoản này do gia đình anh Phước tại miền Nam dâng cúng. Từ phía bà con hải ngoại, Ông Thông tại Houston đã có công vận động và liên lạc. Việc thi công được Tòa Giám mục ủy thác cho cha Tổng đại diện Phêrô Vũ tiến Phúc, cha Quản lý Nhà chung Giuse Nguyễn văn Bình và thầy phó tế Phêrô Vũ văn Hải.
Điểm độc đáo của công trình này là chính quyền địa phương cũng như bà con lương dân đã xem đó là công trình chung, đóng góp tiền bạc và công lao động giống như giáo dân.
Giáo dân Đại Tiền ít ỏi, nhưng mợi công việc đều tươm tất chu đáo từ đầu đến cuối nhờ sự hổ trợ đắc lực của mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận. Ứng sinh chủng viện, đệ tử dòng Mến Thánh giá đã có mặt ngay từ hôm vọng lễ để giúp vui văn nghệ, ẩm thực, thánh ca; đội kèn hai giáo xứ Tam Tổng và Ngọc Đỉnh cùng hợp tác phục vụ thánh lễ, có sự hiện diện của hầu hết các linh mục Thanh hóa.
Tất cả như nói lên rằng: Nhà thờ Đại Tiền là thành phẩm tình hiệp thông rộng lớn bao la. Đó cũng chính là nội dung lời chia xẻ của đức cha chủ lễ Giuse Nguyễn chí Linh, giám mục giáo phận Thanh hóa khi ngài nói: “tình hiệp thông đã làm ra phép lạ”.
Một niềm vui bất ngờ đã kết thúc ngày trọng đại: Đức cha Giuse Vũ văn Thiên, giám mục giáo phận Hải Phòng đã bất ngờ đến chia xẻ bữa tiện liên hoan trong sự đón tiếp tràn ngập niềm vui của cộng đồng Thanh hóa.
Nguyện cho hồng ân cung hiến hôm nay trở thành hiện thực của Đại tiền ngày mai
Rất may, bà con Đại Tiền ở Hải Ngoại và tại miền Nam đã tích cực ủng hộ việc xây mới ngôi nhà thờ quê hương trị giá trên dưới 1,5 tỉ đồng VN. Phần lớn ngân khoản này do gia đình anh Phước tại miền Nam dâng cúng. Từ phía bà con hải ngoại, Ông Thông tại Houston đã có công vận động và liên lạc. Việc thi công được Tòa Giám mục ủy thác cho cha Tổng đại diện Phêrô Vũ tiến Phúc, cha Quản lý Nhà chung Giuse Nguyễn văn Bình và thầy phó tế Phêrô Vũ văn Hải.
Điểm độc đáo của công trình này là chính quyền địa phương cũng như bà con lương dân đã xem đó là công trình chung, đóng góp tiền bạc và công lao động giống như giáo dân.
Giáo dân Đại Tiền ít ỏi, nhưng mợi công việc đều tươm tất chu đáo từ đầu đến cuối nhờ sự hổ trợ đắc lực của mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận. Ứng sinh chủng viện, đệ tử dòng Mến Thánh giá đã có mặt ngay từ hôm vọng lễ để giúp vui văn nghệ, ẩm thực, thánh ca; đội kèn hai giáo xứ Tam Tổng và Ngọc Đỉnh cùng hợp tác phục vụ thánh lễ, có sự hiện diện của hầu hết các linh mục Thanh hóa.
Tất cả như nói lên rằng: Nhà thờ Đại Tiền là thành phẩm tình hiệp thông rộng lớn bao la. Đó cũng chính là nội dung lời chia xẻ của đức cha chủ lễ Giuse Nguyễn chí Linh, giám mục giáo phận Thanh hóa khi ngài nói: “tình hiệp thông đã làm ra phép lạ”.
Một niềm vui bất ngờ đã kết thúc ngày trọng đại: Đức cha Giuse Vũ văn Thiên, giám mục giáo phận Hải Phòng đã bất ngờ đến chia xẻ bữa tiện liên hoan trong sự đón tiếp tràn ngập niềm vui của cộng đồng Thanh hóa.
Nguyện cho hồng ân cung hiến hôm nay trở thành hiện thực của Đại tiền ngày mai
Thành lập 4 giáo xứ và bổ nhiệm 4 linh mục chính xứ tại giáo hạt Phú Yên, Quy Nhơn
LM Giuse Trương Đình Hiền
23:59 29/05/2009
THÀNH LẬP 4 GIÁO XỨ VÀ BỔ NHIỆM 4 LINH MỤC CHÁNH XỨ TẠI GIÁO HẠT PHÚ YÊN
Trong định hướng mục vụ của Giáo Phận Qui Nhơn hướng về năm kỷ niệm 400 năm Qui Nhơn đón nhận Tin Mừng (2018), Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn, Giám Mục chính tòa Qui Nhơn, trong cuộc tĩnh tâm năm 2009, đã quyết định thành lập 11 giáo xứ mới, trong số đó có 4 giáo xứ thuộc giáo hạt Phú Yên, 6 giáo xứ thuộc giáo hạt Bình Định và 1 giáo xứ thuộc giáo hạt Quảng Ngãi. Các giáo xứ mới thuộc hạt Phú Yên đó là: giáo xứ Gò Duối được tách ra từ giáo xứ Sông Cầu. Giáo họ Hóc Gáo tách ra từ giáo xứ Tuy Hòa. Giáo họ Trà Kê từ giáo xứ Tịnh Sơn và giáo họ Đa Lộc từ giáo xứ Đồng Tre …
Chương trình mục vụ nầy bắt đầu từ lúc 7 giờ sáng ngày 27 tháng 5 và kết thúc vào lúc 18 giờ chiều ngày 28 tháng 5. Chắc chắn đây là một chương trình mục vụ đặc biệt mang nhiều ý nghĩa truyền giáo và sống đạo mà Đức Cha kính yêu của giáo phận, cho dù tuổi cao, sức yếu, đã mang lại cho vùng đất Phú Yên, vùng đất được diễm phúc là quê hương của Á Thánh Anrê Phú Yên, vị Chân Phúc Tử đạo thuộc thế hệ những người tiền phong loan báo Tin Mừng, làm chứng Đức tin và xây dựng Hội Thánh Việt nam. Giáo xứ đầu tiên được chính thức ông bố thành lập đó là Gò Duối, một cộng đoàn nằm phía cực bắc Phú Yên, tiếp giáp với Bình Định trên tuyến đường Quốc lộ 1 A trước khi gặp đèo Cù Mông.
Linh mục Phêrô Nguyễn Xuân Hòa, nguyên phó xứ Tuy Hòa, đặc trách giáo họ Hóc Gáo được chính thức bổ nhiệm làm chánh xứ giáo xứ Gò Duối. Trong cái nắng ấm của bình minh đang vào hè, nghi thức nhậm chức diễn ra trong bầu khí trang trọng và ấm cúng với sự hiện diện đầy đủ mọi thành phần dân Chúa: các linh mục trong và ngoài giáo hạt, các tu sĩ, chủng sinh và đông đảo bà con giáo dân thuộc giáo xứ Sông Cầu, Gò Duối và một số giáo xứ bạn. Liền sau chương trình tại Gò Duối, phái đoàn Đức Cha vội vã tiến về phía nam, băng qua thành phố Tuy Hòa để ngược lên địa bàn Hóc Gáo. Cơn nắng mùa hạ cho dù đã bắt đầu rực lửa, con đường về Hóc Gáo dẫu khúc khuỷu quanh co, Vị Mục Tử của giáo phận vẫn hiên ngang tiến bước về với đàn chiên nhỏ. Những nụ cười hân hoan, những ánh mắt rạng rỡ hướng về Đức Cha với tất cả tâm tình yêu thương và tôn kính. Cha tân chánh xứ Augustinô Nguyễn Văn Phú, người mà chút nữa đây sẽ được Đức Giám Mục chính thức bổ nhiệm làm chánh xứ Hóc Gáo qua nghi thức truyền thống của Giáo Hội Công Giáo đang sắp sẵn cùng với cộng đoàn nghênh đoán Đức Cha giáo phận ngay tại cổng chính nhà thờ. Và sau đó, cuộc lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và cảm động, nhất là khi Đức Cha dẫn linh mục tân chánh xứ đến những vị trí để vị chủ chăn giáo xứ thi hành quyền mục tử. Kết thúc nghi lễ, bà con giáo dân Hóc Gáo đã hiếu thảo dâng về Đức Cha những đóa hoa lòng tươi xinh qua điệu vũ diễn tả tâm tình tri ân cảm mến và lời mời gọi ra đi rao giảng Tin Mừng. Bữa cơm trưa đồng nội Hóc Gáo chắc chắn sẽ là bữa cơm trưa ngon nhất trong những ngày nầy của Đức Cha, vì trong đó hình như ươm đầy hương vị của tình cha con, của đắng cay và vất vả, của sẻ chia và phục vụ, của khó ghèo và hiền lành, của yêu thương và hiệp nhất...
Ngày 27 hình như dài thêm khi đoàn xe của Đức Cha chuyển bánh trên con đường tiến về biên giới cực tây của Giáo Phận, vùng đất đã từng ghi dấu những "chiến tích lừng danh" của cha ông trong việc làm chứng và bảo vệ đức tin. Con đường ngoằn ngoèo hiểm trở mà cố linh mục Phêrô Bùi Huy Bích đã đặt tên là "đường đèo 36 cùi chỏ" chắc chắn đã làm cho Đức Cha và mọi người hôm đó thấm thía lời Chúa Giêsu đã phán dạy ngày nào: "Cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống" (Mt 7,14). Mà thật vậy, sự sống chính là đây: cộng đoàn giáo xứ Trà Kê, lớn bé, trẻ, già, không biết đã tụ tập khi nào dưới cái nắng chói chang của xế chiều mùa Hạ, nhưng sao mà đông, sao mà vui, sao mà hân hoan đến thế. Quả thật, nơi đây đã có thời là trung tâm điểm của vùng truyền giáo phía tây Phú Yên và đã từng là một giáo xứ. Như thế, biến cố hôm nay đối với Trà Kê không phải thành lập mà là "tái lập" giáo xứ thì mới đúng. Dù sao, sau bao nhiêu năm không có người mục tử hiện diện thường xuyên để chăm sóc mục vụ, thì hôm nay, cha Phanxicô Phạm Đình Triều, một linh mục gầy ốm trong xác thân nhưng chắc là cương nghị và dẻo dai trong tinh thần, được chính thức bổ nhiệm làm chánh xứ cai quản đoàn chiên Trà Kê, một cộng đoàn xa xôi, hẻo lánh vào bậc nhất của giáo phận Qui Nhơn.
Trên con đường về lại thành phố Tuy Hòa để qua đêm, không biết trong giấc mơ của Đức Cha Phêrô có lãng vãng đó đây những điệp trùng của núi rừng, của dốc đèo hiểm trở, ánh mắt trẻ thơ, nụ cười bà lảo...; có nghe vọng đâu đó bài ca dịu dàng thánh cả Giuse, những tràng vỗ tay của kính yêu tán thưởng.. Chỉ trong có một ngày mà Đức Cha đã khai sinh 3 giáo xứ mới. Điều đó không đáng là một "kỷ lục mục vụ" sao ?
Ngày 28 được đánh dấu bằng một sự kiện mục vụ cũng liên quan mật thiết đến việc xây dựng cộng đoàn đức tin: Lễ đặt viên đá khởi công xây dựng nhà thờ Đông Mỹ. Sau nửa thế kỷ, nhà thờ Đông Mỹ, vốn xưa kia là Trung tâm truyền giáo phía nam của giáo phận Qui Nhơn, không còn đáp ứng đủ nhu cầu phụng vụ và mục vụ của số giáo dân không ngừng tăng trưởng. Cha sở Phêrô Trương Minh Thái, sau bao năm tháng cưu mang và chuẩn bị, hôm nay đã chính thức kính mời Đức Cha về chủ sự nghi thức đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng ngôi nhà thờ mới trên diện tích đất mới. Hy vọng nơi vùng đất tuyến đầu phương nam của giáo phận sẽ bừng lên sức sống và nhiệt tâm truyền giáo nơi các thế hệ cháu con.
Buổi chiều cuối cùng của chương trình mục vụ Phú Yên, chiều 28 thánh 5, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 Âm lịch), được dành riêng cho Đa Lộc, lại một cộng đoàn miền sâu miền xa, nằm ẩn khuất trong thung lũng của vùng đồi núi tiếp giáp giữa Bình Định và Phú Yên về hướng Đông-Bắc. Cứ tưởng rằng, với sức khỏe đang trong tình trạng không mấy khả quan, Đức Cha sẽ không còn trụ vững để chủ trì nghi thức. Tuy nhiên, vị Mục tử của Giáo Phận vẫn đĩnh đạc hiện diện và đem lại cho cộng đoàn Dân Chúa nơi đây niềm tin yêu và hy vọng ngút ngàn. Đa Lộc, một vùng Kinh tế mới đã trở thành giáo họ và từ giáo họ hôm nay đã chính thức được nâng lên hàng giáo xứ mà vị cha sở tiên khởi chính là cha Tôma Nguyễn Công Binh, người cùng lãnh nhận tác vụ linh mục một ngày với 3 vị tân chánh xứ vừa kể vào ngày 25 tháng 4 năm 2002. Hình như những tâm tình của lễ nghi nhậm chức và thành lập giáo xứ được lắng đọng nơi đây. Với cung giọng trầm ấm pha lẫn một chút run run của con tim đang đong đầy niềm tri ân cảm tạ, cha sở tiên khởi của giáo xứ tân lập đã sẻ chia những tâm tình đơn sơ nhưng sâu lắng Cuộc lễ kết thúc. Đức Cha theo đường Xuân lãnh-Mộc Thịnh- Vân Canh trở về lại Qui Nhơn. Hy vọng những mệt mõi vì đường xa cùng với chương trình mục vụ dày đặt của hai ngày tại Phú Yên sẽ không làm cho Đức Cha chán ngán, nhưng sẽ đem lại một sức sống mới, một nghị lực mới để Đức Cha lại tiếp tục hiên ngang chăn dắt đàn chiên giáo phận tiến về đồng cỏ xanh tươi...
Trong định hướng mục vụ của Giáo Phận Qui Nhơn hướng về năm kỷ niệm 400 năm Qui Nhơn đón nhận Tin Mừng (2018), Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn, Giám Mục chính tòa Qui Nhơn, trong cuộc tĩnh tâm năm 2009, đã quyết định thành lập 11 giáo xứ mới, trong số đó có 4 giáo xứ thuộc giáo hạt Phú Yên, 6 giáo xứ thuộc giáo hạt Bình Định và 1 giáo xứ thuộc giáo hạt Quảng Ngãi. Các giáo xứ mới thuộc hạt Phú Yên đó là: giáo xứ Gò Duối được tách ra từ giáo xứ Sông Cầu. Giáo họ Hóc Gáo tách ra từ giáo xứ Tuy Hòa. Giáo họ Trà Kê từ giáo xứ Tịnh Sơn và giáo họ Đa Lộc từ giáo xứ Đồng Tre …
Chương trình mục vụ nầy bắt đầu từ lúc 7 giờ sáng ngày 27 tháng 5 và kết thúc vào lúc 18 giờ chiều ngày 28 tháng 5. Chắc chắn đây là một chương trình mục vụ đặc biệt mang nhiều ý nghĩa truyền giáo và sống đạo mà Đức Cha kính yêu của giáo phận, cho dù tuổi cao, sức yếu, đã mang lại cho vùng đất Phú Yên, vùng đất được diễm phúc là quê hương của Á Thánh Anrê Phú Yên, vị Chân Phúc Tử đạo thuộc thế hệ những người tiền phong loan báo Tin Mừng, làm chứng Đức tin và xây dựng Hội Thánh Việt nam. Giáo xứ đầu tiên được chính thức ông bố thành lập đó là Gò Duối, một cộng đoàn nằm phía cực bắc Phú Yên, tiếp giáp với Bình Định trên tuyến đường Quốc lộ 1 A trước khi gặp đèo Cù Mông.
Linh mục Phêrô Nguyễn Xuân Hòa, nguyên phó xứ Tuy Hòa, đặc trách giáo họ Hóc Gáo được chính thức bổ nhiệm làm chánh xứ giáo xứ Gò Duối. Trong cái nắng ấm của bình minh đang vào hè, nghi thức nhậm chức diễn ra trong bầu khí trang trọng và ấm cúng với sự hiện diện đầy đủ mọi thành phần dân Chúa: các linh mục trong và ngoài giáo hạt, các tu sĩ, chủng sinh và đông đảo bà con giáo dân thuộc giáo xứ Sông Cầu, Gò Duối và một số giáo xứ bạn. Liền sau chương trình tại Gò Duối, phái đoàn Đức Cha vội vã tiến về phía nam, băng qua thành phố Tuy Hòa để ngược lên địa bàn Hóc Gáo. Cơn nắng mùa hạ cho dù đã bắt đầu rực lửa, con đường về Hóc Gáo dẫu khúc khuỷu quanh co, Vị Mục Tử của giáo phận vẫn hiên ngang tiến bước về với đàn chiên nhỏ. Những nụ cười hân hoan, những ánh mắt rạng rỡ hướng về Đức Cha với tất cả tâm tình yêu thương và tôn kính. Cha tân chánh xứ Augustinô Nguyễn Văn Phú, người mà chút nữa đây sẽ được Đức Giám Mục chính thức bổ nhiệm làm chánh xứ Hóc Gáo qua nghi thức truyền thống của Giáo Hội Công Giáo đang sắp sẵn cùng với cộng đoàn nghênh đoán Đức Cha giáo phận ngay tại cổng chính nhà thờ. Và sau đó, cuộc lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và cảm động, nhất là khi Đức Cha dẫn linh mục tân chánh xứ đến những vị trí để vị chủ chăn giáo xứ thi hành quyền mục tử. Kết thúc nghi lễ, bà con giáo dân Hóc Gáo đã hiếu thảo dâng về Đức Cha những đóa hoa lòng tươi xinh qua điệu vũ diễn tả tâm tình tri ân cảm mến và lời mời gọi ra đi rao giảng Tin Mừng. Bữa cơm trưa đồng nội Hóc Gáo chắc chắn sẽ là bữa cơm trưa ngon nhất trong những ngày nầy của Đức Cha, vì trong đó hình như ươm đầy hương vị của tình cha con, của đắng cay và vất vả, của sẻ chia và phục vụ, của khó ghèo và hiền lành, của yêu thương và hiệp nhất...
Ngày 27 hình như dài thêm khi đoàn xe của Đức Cha chuyển bánh trên con đường tiến về biên giới cực tây của Giáo Phận, vùng đất đã từng ghi dấu những "chiến tích lừng danh" của cha ông trong việc làm chứng và bảo vệ đức tin. Con đường ngoằn ngoèo hiểm trở mà cố linh mục Phêrô Bùi Huy Bích đã đặt tên là "đường đèo 36 cùi chỏ" chắc chắn đã làm cho Đức Cha và mọi người hôm đó thấm thía lời Chúa Giêsu đã phán dạy ngày nào: "Cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống" (Mt 7,14). Mà thật vậy, sự sống chính là đây: cộng đoàn giáo xứ Trà Kê, lớn bé, trẻ, già, không biết đã tụ tập khi nào dưới cái nắng chói chang của xế chiều mùa Hạ, nhưng sao mà đông, sao mà vui, sao mà hân hoan đến thế. Quả thật, nơi đây đã có thời là trung tâm điểm của vùng truyền giáo phía tây Phú Yên và đã từng là một giáo xứ. Như thế, biến cố hôm nay đối với Trà Kê không phải thành lập mà là "tái lập" giáo xứ thì mới đúng. Dù sao, sau bao nhiêu năm không có người mục tử hiện diện thường xuyên để chăm sóc mục vụ, thì hôm nay, cha Phanxicô Phạm Đình Triều, một linh mục gầy ốm trong xác thân nhưng chắc là cương nghị và dẻo dai trong tinh thần, được chính thức bổ nhiệm làm chánh xứ cai quản đoàn chiên Trà Kê, một cộng đoàn xa xôi, hẻo lánh vào bậc nhất của giáo phận Qui Nhơn.
Trên con đường về lại thành phố Tuy Hòa để qua đêm, không biết trong giấc mơ của Đức Cha Phêrô có lãng vãng đó đây những điệp trùng của núi rừng, của dốc đèo hiểm trở, ánh mắt trẻ thơ, nụ cười bà lảo...; có nghe vọng đâu đó bài ca dịu dàng thánh cả Giuse, những tràng vỗ tay của kính yêu tán thưởng.. Chỉ trong có một ngày mà Đức Cha đã khai sinh 3 giáo xứ mới. Điều đó không đáng là một "kỷ lục mục vụ" sao ?
Ngày 28 được đánh dấu bằng một sự kiện mục vụ cũng liên quan mật thiết đến việc xây dựng cộng đoàn đức tin: Lễ đặt viên đá khởi công xây dựng nhà thờ Đông Mỹ. Sau nửa thế kỷ, nhà thờ Đông Mỹ, vốn xưa kia là Trung tâm truyền giáo phía nam của giáo phận Qui Nhơn, không còn đáp ứng đủ nhu cầu phụng vụ và mục vụ của số giáo dân không ngừng tăng trưởng. Cha sở Phêrô Trương Minh Thái, sau bao năm tháng cưu mang và chuẩn bị, hôm nay đã chính thức kính mời Đức Cha về chủ sự nghi thức đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng ngôi nhà thờ mới trên diện tích đất mới. Hy vọng nơi vùng đất tuyến đầu phương nam của giáo phận sẽ bừng lên sức sống và nhiệt tâm truyền giáo nơi các thế hệ cháu con.
Buổi chiều cuối cùng của chương trình mục vụ Phú Yên, chiều 28 thánh 5, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 Âm lịch), được dành riêng cho Đa Lộc, lại một cộng đoàn miền sâu miền xa, nằm ẩn khuất trong thung lũng của vùng đồi núi tiếp giáp giữa Bình Định và Phú Yên về hướng Đông-Bắc. Cứ tưởng rằng, với sức khỏe đang trong tình trạng không mấy khả quan, Đức Cha sẽ không còn trụ vững để chủ trì nghi thức. Tuy nhiên, vị Mục tử của Giáo Phận vẫn đĩnh đạc hiện diện và đem lại cho cộng đoàn Dân Chúa nơi đây niềm tin yêu và hy vọng ngút ngàn. Đa Lộc, một vùng Kinh tế mới đã trở thành giáo họ và từ giáo họ hôm nay đã chính thức được nâng lên hàng giáo xứ mà vị cha sở tiên khởi chính là cha Tôma Nguyễn Công Binh, người cùng lãnh nhận tác vụ linh mục một ngày với 3 vị tân chánh xứ vừa kể vào ngày 25 tháng 4 năm 2002. Hình như những tâm tình của lễ nghi nhậm chức và thành lập giáo xứ được lắng đọng nơi đây. Với cung giọng trầm ấm pha lẫn một chút run run của con tim đang đong đầy niềm tri ân cảm tạ, cha sở tiên khởi của giáo xứ tân lập đã sẻ chia những tâm tình đơn sơ nhưng sâu lắng Cuộc lễ kết thúc. Đức Cha theo đường Xuân lãnh-Mộc Thịnh- Vân Canh trở về lại Qui Nhơn. Hy vọng những mệt mõi vì đường xa cùng với chương trình mục vụ dày đặt của hai ngày tại Phú Yên sẽ không làm cho Đức Cha chán ngán, nhưng sẽ đem lại một sức sống mới, một nghị lực mới để Đức Cha lại tiếp tục hiên ngang chăn dắt đàn chiên giáo phận tiến về đồng cỏ xanh tươi...
Bài chia sẻ Lời Chúa trong Thánh Lễ An Táng Cụ Phêrô Nguyễn bá Cẩn
LM Phaolô Lưu Đình Dương
05:14 29/05/2009
Kính thưa Cụ Bà Elizabeth Nguyễn bá Cẩn và tất cả tang quyến.
Kính thưa quí vị quan khách, quí ông bà và anh chị em giáo hữu thân mến,
Trong bộ Kinh thánh của Giáo hội Công giáo có một cuốn sách với tựa đề là Sách Giảng Viên. Tác giả sách Giảng viên tóm lược tư tưởng chính yếu của ông trong câu 11 đoạn 3 như sau: Thiên chúa đã làm mọi sự hợp thời và đúng lúc. Thiên chúa cũng ban cho con người biết nhận thức về vũ trụ, tuy thế, con người cũng không thể nào hiểu biết hết ý nghĩa công trình của Thiên chúa thực hiện trong vũ trụ. Do đó khi suy nghĩ về cuộc sống và sự chết, tác giả Giảng viên nói rằng:
Ở dưới bầu trời nầy mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời của nó.
Một thời để chào đời. Một thời để lìa cõi thế.
Một thời để trồng cây. Một thời để nhổ cây.
Một thời để giết chết. Một thời để chữa lành.
Một thời để phá đổ. Một thời để xây dựng.
Một thời để khóc lóc. Một thời để vui cười.
Một thời để đánh mất. Một thời để tìm kiếm.
Một thời để giữ lại. Một thời để vất đi.
Một thời để làm thinh. Một thời để lên tiếng.
Kính thưa quí vị.
Thử nhìn lại đời mình, có lẽ không ai trong chúng ta thoát khỏi những điều tác giả sách Giảng viên vừa nói trên đây. Hôm nay chúng ta nhìn vào cuộc đời của Cụ Nguyễn bá Cẩn, một người bạn, một chiến hữu quốc gia, Chủ tịch Quốc hội, Hạ nghị viện, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, người tín hữu Công giáo:
Một thời để chào đời: Cụ Nguyễn bá Cẩn sinh ngày 9 tháng 9 năm 1930 tại tỉnh lỵ Cần thơ, thuộc đồng bằng sông Cửu long, trong một gia đình nông dân. Cậu bé Nguyễn bá Cẫn lớn lên nơi thôn quê ruộng đồng và từ đây bắt đầu ‘Một thời để xây dựng’: xây dựng cho bản thân; xây dựng cho gia đình; và xây dựng cho tổ quốc dân tộc.
Xây dựng bản thân: với đức tính kiên nhẫn, chí khí mạnh mẽ và trí khôn thông minh trời ban, chàng trai Nguyễn bá Cẩn đã thành đạt tốt đẹp trên con đường học vấn, tốt nghiệp các trường Sĩ Quan Trừ Bị, Trường Quốc Gia Hành Chánh. Kể từ đây ông Nguyễn bá Cẩn đã học hành trong nghề nghiệp và không ngừng xây dựng cho bản thân mình để thành nhân. Có thể nói triết lý nhân sinh của Ông dựa trên nguyên tắc phải thành nhân để thành công.
Xây dựng gia đình: Vào tháng 12 năm 1950, trước khi vào quân trường Thủ đức, chàng trai Nguyễn bá Cẩn xây dựng gia đình với cô Elizabeth Nguyễn thị Tu. Và Chúa thương cho ông bà có ba người con.
Xây dựng tổ quốc dân tộc: Có thể nói việc xây dựng tổ quốc dân tộc là lý tưởng cao đẹp mà Cụ Nguyễn bá Cẩn luôn ấp ủ và sống lý tưởng nầy cho đến giờ phút cuối cuộc đời của Cụ. Kể từ năm 1951, sau khi tốt nghiệp trường Quốc Gia Hành Chánh, Cụ Nguyễn bá Cẩn đã xây dựng tổ quốc qua việc phục vụ đất nước trong các chức vụ: Quận trưởng, Phó Tỉnh trưởng, Dân biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Hạ viện, và sau cùng là Thủ tướng Chính phủ.
Thưa quí vị và anh chị em thân mến,
Lịch sử của mỗi người chúng ta ai cũng có những biến cố lớn nhỏ xảy ra trong đời mình, có những biến cố lớn mà chúng ta thường coi là những biến cố đổi đời. Lịch sử dân tộc Việt nam năm 1975 đưa đến cho nhiều người trong chúng ta đây một cuộc đổi đời, đổi lớn, đổi dữ dội, đổi khủng khiếp. Cũng như tất cả những người tỵ nạn từ năm 1975, Cụ Thủ tướng Nguyễn bá Cẩn phải qua một cuộc đổi đời không kém phần dữ dội. Cụ phải lập lại cuộc đời từ con số không. Nhìn thấy trước sự phát triển khoa học kỷ thuật của xã hội Hoa kỳ, Cụ theo học computer science programmer, và đã thành đạt trong việc học cũng như việc làm.
Ngoài những biến cố đổi đời trong cuộc sống vật chất, Cụ Nguyễn bá Cẩn còn có một biến cố đổi đời khác, mạnh mẽ hơn, sâu đậm hơn, đó là biến cố Cụ được ơn chữa lành đôi mắt qua sự bầu cử của Ðức Trinh Nữ Maria, nhân chuyến hành hương Ðức Mẹ Lộ đức ở Pháp. Và cũng từ đây hạt giống đức tin nẩy mầm trong Cụ. Ðầu năm 1996 Cụ Thủ tướng xin tôi giúp Cụ tìm hiểu giáo lý của Chúa. Suốt gần một năm, cứ mỗi ngày Thứ Bảy, Cụ lái xe lên nhà thờ của tôi ở Saratoga học giáo lý. Chúng tôi thỏa thuận với nhau mỗi lần học là 2 tiếng đồng hồ, nhưng có nhiều lần kéo dài hơn 3 tiếng, vì Cụ muốn tìm hiểu cặn kẽ về giáo lý và cuộc sống của người Kitô hữu, nhất là gương sống của các thánh trong giáo hội. Tôi cung cấp sách cho Cụ đọc, thế là cả trò lẫn thầy đào sâu nhiều vấn đề đạo cũng như đời. Cụ Nguyễn bá Cẩn có kiến thức rất rộng về chính trị, kinh tế, quân sự và xã hội. Ðiều quan trọng là Cụ dùng cái học của mình để phục vụ Tổ Quốc và Dân Tộc. Ðến cuối năm 1996, vào ngày 7 tháng 12 tôi cử hành Bí tích Thánh tẩy cho Cụ. Khi chọn thánh bổn mạng Cụ chọn Thánh Phêrô và nói: cha chọn Thánh Phaolô cho nên con phải chọn Thánh Phêrô, vì Phêrô và Phaolô thường đi đôi với nhau. Tôi nói: Cụ có tài lãnh đạo, Cụ điều khiển chính phủ, Cụ chọn Phêrô hợp lắm, mà Cụ biết không Phêrô là boss của Phaolô đó, như vậy là ‘con hơn cha...’
Kính thưa quí vị,
Khi chọn bài đọc Phúc âm cho Thánh lễ An táng Cụ Thủ tướng Nguyễn bá Cẩn hôm nay, tôi đã trở lại môt trong những bài giáo lý tôi hướng dẫn Cụ đó là đoạn Phúc âm Thánh Matthêu về bài giảng trên núi của Chúa Giêsu: Tám Mối Phúc Thật.
Chúa nói: Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước trời là của họ. Phúc thay ai hiền lành vì họ sẽ được Ðất hứa làm gia nghiệp. Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên chúa ủi an. Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên chúa cho thỏa lòng. Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên chúa xót thương. Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên chúa. Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên chúa. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước trời là của họ. Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta xỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em trên trời thật lớn lao. Ở phần cắt nghĩa và thảo luận, tôi nói với Cụ: đây là bản hiến chương Nước Trời, sống đúng theo hiến chương nầy chúng ta được bảo đảm hạnh phúc Thiên đàng.
Hôm nay cùng với Cụ Bà Elizabeth và các con, chúng ta cám ơn Thượng đế, cám ơn Thiên chúa đã cho chúng ta một món quà quí giá một gương mẫu sống như lời Cụ tâm sự: “Tổng kết cuộc đời, tôi đã lãm việc gần 30 năm cho VNCH và 20 năm cho đại tư bản Hoa Kỳ. Suốt 50 năm không nghỉ ngơi! Tại vùng Vịnh của San Francisco này, mỗi ngày tôi phải lái xe trên 100 miles để đi làm... về nhà thì giặt giũ, phụ giúp việc nội trợ, vệ sinh... tôi làm mọi việc mà vẫn thấy yêu đời, yêu cuộc sống, bởi lương tâm tôi thanh thản vì đã phụng sự cho Tổ Quốc mà chưa hề làm gì tổn hại cho Tổ Quốc và đồng bào. Ðối với gia đình thì tôi vẫn luôn luôn là người chồng, người cha nhân ái và gương mẫu…”
Xin Chúa ban phần thưởng hạnh phúc Nước Trời cho Cụ. Tạm biệt Cụ.
Kính thưa quí vị quan khách, quí ông bà và anh chị em giáo hữu thân mến,
Trong bộ Kinh thánh của Giáo hội Công giáo có một cuốn sách với tựa đề là Sách Giảng Viên. Tác giả sách Giảng viên tóm lược tư tưởng chính yếu của ông trong câu 11 đoạn 3 như sau: Thiên chúa đã làm mọi sự hợp thời và đúng lúc. Thiên chúa cũng ban cho con người biết nhận thức về vũ trụ, tuy thế, con người cũng không thể nào hiểu biết hết ý nghĩa công trình của Thiên chúa thực hiện trong vũ trụ. Do đó khi suy nghĩ về cuộc sống và sự chết, tác giả Giảng viên nói rằng:
Ở dưới bầu trời nầy mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời của nó.
Một thời để chào đời. Một thời để lìa cõi thế.
Một thời để trồng cây. Một thời để nhổ cây.
Một thời để giết chết. Một thời để chữa lành.
Một thời để phá đổ. Một thời để xây dựng.
Một thời để khóc lóc. Một thời để vui cười.
Một thời để đánh mất. Một thời để tìm kiếm.
Một thời để giữ lại. Một thời để vất đi.
Một thời để làm thinh. Một thời để lên tiếng.
Kính thưa quí vị.
Thử nhìn lại đời mình, có lẽ không ai trong chúng ta thoát khỏi những điều tác giả sách Giảng viên vừa nói trên đây. Hôm nay chúng ta nhìn vào cuộc đời của Cụ Nguyễn bá Cẩn, một người bạn, một chiến hữu quốc gia, Chủ tịch Quốc hội, Hạ nghị viện, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, người tín hữu Công giáo:
Một thời để chào đời: Cụ Nguyễn bá Cẩn sinh ngày 9 tháng 9 năm 1930 tại tỉnh lỵ Cần thơ, thuộc đồng bằng sông Cửu long, trong một gia đình nông dân. Cậu bé Nguyễn bá Cẫn lớn lên nơi thôn quê ruộng đồng và từ đây bắt đầu ‘Một thời để xây dựng’: xây dựng cho bản thân; xây dựng cho gia đình; và xây dựng cho tổ quốc dân tộc.
Xây dựng bản thân: với đức tính kiên nhẫn, chí khí mạnh mẽ và trí khôn thông minh trời ban, chàng trai Nguyễn bá Cẩn đã thành đạt tốt đẹp trên con đường học vấn, tốt nghiệp các trường Sĩ Quan Trừ Bị, Trường Quốc Gia Hành Chánh. Kể từ đây ông Nguyễn bá Cẩn đã học hành trong nghề nghiệp và không ngừng xây dựng cho bản thân mình để thành nhân. Có thể nói triết lý nhân sinh của Ông dựa trên nguyên tắc phải thành nhân để thành công.
Xây dựng gia đình: Vào tháng 12 năm 1950, trước khi vào quân trường Thủ đức, chàng trai Nguyễn bá Cẩn xây dựng gia đình với cô Elizabeth Nguyễn thị Tu. Và Chúa thương cho ông bà có ba người con.
Xây dựng tổ quốc dân tộc: Có thể nói việc xây dựng tổ quốc dân tộc là lý tưởng cao đẹp mà Cụ Nguyễn bá Cẩn luôn ấp ủ và sống lý tưởng nầy cho đến giờ phút cuối cuộc đời của Cụ. Kể từ năm 1951, sau khi tốt nghiệp trường Quốc Gia Hành Chánh, Cụ Nguyễn bá Cẩn đã xây dựng tổ quốc qua việc phục vụ đất nước trong các chức vụ: Quận trưởng, Phó Tỉnh trưởng, Dân biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Hạ viện, và sau cùng là Thủ tướng Chính phủ.
Thưa quí vị và anh chị em thân mến,
Lịch sử của mỗi người chúng ta ai cũng có những biến cố lớn nhỏ xảy ra trong đời mình, có những biến cố lớn mà chúng ta thường coi là những biến cố đổi đời. Lịch sử dân tộc Việt nam năm 1975 đưa đến cho nhiều người trong chúng ta đây một cuộc đổi đời, đổi lớn, đổi dữ dội, đổi khủng khiếp. Cũng như tất cả những người tỵ nạn từ năm 1975, Cụ Thủ tướng Nguyễn bá Cẩn phải qua một cuộc đổi đời không kém phần dữ dội. Cụ phải lập lại cuộc đời từ con số không. Nhìn thấy trước sự phát triển khoa học kỷ thuật của xã hội Hoa kỳ, Cụ theo học computer science programmer, và đã thành đạt trong việc học cũng như việc làm.
Ngoài những biến cố đổi đời trong cuộc sống vật chất, Cụ Nguyễn bá Cẩn còn có một biến cố đổi đời khác, mạnh mẽ hơn, sâu đậm hơn, đó là biến cố Cụ được ơn chữa lành đôi mắt qua sự bầu cử của Ðức Trinh Nữ Maria, nhân chuyến hành hương Ðức Mẹ Lộ đức ở Pháp. Và cũng từ đây hạt giống đức tin nẩy mầm trong Cụ. Ðầu năm 1996 Cụ Thủ tướng xin tôi giúp Cụ tìm hiểu giáo lý của Chúa. Suốt gần một năm, cứ mỗi ngày Thứ Bảy, Cụ lái xe lên nhà thờ của tôi ở Saratoga học giáo lý. Chúng tôi thỏa thuận với nhau mỗi lần học là 2 tiếng đồng hồ, nhưng có nhiều lần kéo dài hơn 3 tiếng, vì Cụ muốn tìm hiểu cặn kẽ về giáo lý và cuộc sống của người Kitô hữu, nhất là gương sống của các thánh trong giáo hội. Tôi cung cấp sách cho Cụ đọc, thế là cả trò lẫn thầy đào sâu nhiều vấn đề đạo cũng như đời. Cụ Nguyễn bá Cẩn có kiến thức rất rộng về chính trị, kinh tế, quân sự và xã hội. Ðiều quan trọng là Cụ dùng cái học của mình để phục vụ Tổ Quốc và Dân Tộc. Ðến cuối năm 1996, vào ngày 7 tháng 12 tôi cử hành Bí tích Thánh tẩy cho Cụ. Khi chọn thánh bổn mạng Cụ chọn Thánh Phêrô và nói: cha chọn Thánh Phaolô cho nên con phải chọn Thánh Phêrô, vì Phêrô và Phaolô thường đi đôi với nhau. Tôi nói: Cụ có tài lãnh đạo, Cụ điều khiển chính phủ, Cụ chọn Phêrô hợp lắm, mà Cụ biết không Phêrô là boss của Phaolô đó, như vậy là ‘con hơn cha...’
Kính thưa quí vị,
Khi chọn bài đọc Phúc âm cho Thánh lễ An táng Cụ Thủ tướng Nguyễn bá Cẩn hôm nay, tôi đã trở lại môt trong những bài giáo lý tôi hướng dẫn Cụ đó là đoạn Phúc âm Thánh Matthêu về bài giảng trên núi của Chúa Giêsu: Tám Mối Phúc Thật.
Chúa nói: Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước trời là của họ. Phúc thay ai hiền lành vì họ sẽ được Ðất hứa làm gia nghiệp. Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên chúa ủi an. Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên chúa cho thỏa lòng. Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên chúa xót thương. Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên chúa. Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên chúa. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước trời là của họ. Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta xỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em trên trời thật lớn lao. Ở phần cắt nghĩa và thảo luận, tôi nói với Cụ: đây là bản hiến chương Nước Trời, sống đúng theo hiến chương nầy chúng ta được bảo đảm hạnh phúc Thiên đàng.
Hôm nay cùng với Cụ Bà Elizabeth và các con, chúng ta cám ơn Thượng đế, cám ơn Thiên chúa đã cho chúng ta một món quà quí giá một gương mẫu sống như lời Cụ tâm sự: “Tổng kết cuộc đời, tôi đã lãm việc gần 30 năm cho VNCH và 20 năm cho đại tư bản Hoa Kỳ. Suốt 50 năm không nghỉ ngơi! Tại vùng Vịnh của San Francisco này, mỗi ngày tôi phải lái xe trên 100 miles để đi làm... về nhà thì giặt giũ, phụ giúp việc nội trợ, vệ sinh... tôi làm mọi việc mà vẫn thấy yêu đời, yêu cuộc sống, bởi lương tâm tôi thanh thản vì đã phụng sự cho Tổ Quốc mà chưa hề làm gì tổn hại cho Tổ Quốc và đồng bào. Ðối với gia đình thì tôi vẫn luôn luôn là người chồng, người cha nhân ái và gương mẫu…”
Xin Chúa ban phần thưởng hạnh phúc Nước Trời cho Cụ. Tạm biệt Cụ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cộng sản Việt nam sợ gì? - Người dân Việt sợ gì? - Các Tôn giáo ở Việt nam sợ gì?
Lê Sáng
18:18 29/05/2009
Đọc bài của ký Roger Cohen, nhà bình luận toàn cầu của tờ New York Times hôm 25/05/09 trên BBC: (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/05/090527_peaceful_evolution.shtml) và được Phạm Minh Ngọc dịch ra Việt ngữ và đã đăng hôm nay trên VietCatholic (Diễn biến hòa bình).
Thật ngạc nhiên với hiểu biết của một ký giả có “tầm cỡ thế giới” về hiện tình chính trị trong hai quốc gia cộng sản còn sót lại trong thế giới văn minh ngày nay: Trung Cộng và Việt Cộng.
Có vẻ như ký giả này lặp lại những gì mà nhiều người đã nói, đã viết, đã nghe nhiều lần và từ lâu rồi… Lại những câu từ với mô típ rất cũ:
Trích nguyên văn [Thời kỳ "bóng đêm của chủ nghĩa Stalin và Mao chế ngự tâm hồn đã vào quá khứ" ] Hết trích.
Sau vài dòng phân tích sơ sài, câu từ nhạt nhẽo… Ký giả Roger Cohen kết luận: Việt Nam và Trung Quốc chừng một phần tư thế kỷ nữa sẽ có nhiều dân chủ tự do hơn. - Và Roger Cohen khuyên nước Mỹ hãy kiên nhẫn… (?)
Về nguyên nhân làm Việt Nam, Trung Quốc còn thiếu dân chủ, ông ta cho rằng: Vì Bộ Chính trị vẫn mất ngủ với "diễn biến hòa bình". Đi quá đà, ông ta hồn nhiên kết luận: Thanh niên các nước này, chuyển từ xe máy lên xe hơi riêng là mối lo thường trực hơn băn khoan về dân chủ đa đảng. – Xem ra câu kết luận này của Roger Cohen xúc phạm đến dân tộc Việt, nó hao hao giống với câu mà Nguyễn Viết Thịnh, đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội, nói công khai trước quốc hội Âu Châu vào ngày 18/12/2008 rằng: "Đối với dân chúng nghèo họ không quan tâm đến tự do ngôn luận mà quan tâm về ăn uống, đói no." – Nhưng có lẽ ký giả này không có chủ ý, mà chỉ là thiếu hiểu biết và dùng văn từ chưa chuẩn mà thôi.
1) CSVN có sợ “diễn biến hoà bình” không?
Trước tiên phải nói cho anh ký giả Roger Cohen biết rằng, csvn không sợ cái gọi là diễn biến hoà bình chung chung. Và nếu anh căn cứ vào mấy cái văn kiện của đảng csvn phát ra để kết luận như thế thì rất là thiếu hiểu biết về cộng sản nói chung, và Cộng sản Việt nam nói riêng. Có nhiều điều trong văn kiện đảng của cộng sản phát hành công khai chỉ mang tính lừa bịp, hoặc có thể lý giải nhiều cách… Cộng sản vẫn dùng nó để lèo lái biện minh cho đủ thứ hành vi của nó … Đó không phải là sự thật, thậm chí cũng không phải là nguyên tắc hành động của cộng sản đâu.
Cộng sản nói chung, và csvn nói riêng, là những kẻ chuyên lừa đảo và xảo quyệt, nhưng họ nhận thức cũng rất nhanh, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sinh mạng của họ. Khi nói đến diễn biến hoà bình là nói đến một hiện trạng xã hội. Mà hiện trạng thì phải có một nguyên nhân, một động lực nào đó thúc đẩy xã hội đến hiện trạng đó. Hiện trạng diễn biến hoà bình có nguyên nhân trực tiếp, có động lực sâu sa là nhận thức của người dân về nhà nước và con người đảng viên cộng sản. Chính từ nhận thức này mà người dân không chấp nhận nhà nước cộng sản và diễn biến hoà bình xảy ra… Nếu nhận thức người dân mà còn mơ hồ hay sai lạc… Dù cho thời gian cả ngàn năm, chứ không phải chỉ ¼ thế kỷ, dù cho nước Mỹ hay thế lực nào đó thúc đẩy… Cũng không bao giờ có diễn biến hoà bình ở Việt Nam… Thế nên csvn không sợ cái gọi là diễn biến hoà bình chung chung như Roger Cohen viết đâu.
Vậy csvn sợ cái cụ thể gì??? Trong thế giới văn minh ngày nay, nhận thức của mọi lớp người trong xã hội Việt Nam đang ngày càng tiệm cận đến sự thực và chân lý. Cái giúp họ tiệm cận đến chân lý chính là hệ thống truyền tin hiện đại không cho phép csvn có thể kiểm soát được hết… Người dân ngày càng có thêm phương tiện để kiểm chứng tin tức do cộng sản bày đặt, họ dễ dàng tiếp cận các nguồn tin độc lập… Cho nên cái việt gian cộng sản hôm nay sợ nhất là không kiểm soát, không bưng bít được tin tức sự thật. Cộng sản sống được là nhờ đủ thứ giả dối – Sự thực mà sáng tỏ nó sẽ kết liễu cộng sản, chẳng ai phải cầm súng bắn nó cả. Bộ máy tuyên truyền lừa bịp của nó ngày càng khó làm giả tin, khó cắt xén xuyên tạc tin… Nó đang dần dần bị vô hiệu. Từ thực tế này, từ nhận thức này mà csvn nhất quyết không cho tự do ngôn luận, không cho tự do báo chí.
Csvn chẳng những không sợ “diễn biến hoà bình” mà nó còn lợi dụng cái danh “diễn biến hoà bình” để “chụp mũ” rồi tấn công mọi thành phần dân chúng mà nó nghi ngờ chống đối, đặc biệt là giáo dân, tu sĩ các tôn giáo. Không biết diễn biến hoà bình ở Việt Nam có giống như ở Đông Âu hay không, nhưng csvn luôn nghi ngờ và đổ mọi tội lỗi này lên đầu các tôn giáo, đặc biệt là Công Giáo. Cao điểm của việc chụp mũ “diễn biến hoà bình” này là csvn cho ra đời cái nghị định cho phép tổng cục 2 ám sát những ai (kể cả quan chức cao cấp cộng sản) nếu có biểu hiện “diễn biến hoà bình” gây nguy hiểm cho chế độ. Chính nhờ phần không nhỏ vào cái nghị định bất hợp pháp này mà csvn có vẻ vẫn sống khoẻ (?). Quan chức cs phản tỉnh rất sợ - Dân lành lại càng kinh hãi khi thi thoảng lại thấy mất tích một người, hay đột tử tại cơ quan, chết tại nhà vì “dùng ma tuý qua liều” của một cán bộ nhà nước… Trong khi những người này chưa hề có tiền sử hít ma tuý chứ nói gì đến trích ma tuý… Đương nhiên người dân phải tìm cách tự vệ, chứ không thể dùng chiến thuật biển người thí mạng như trong chiến tranh của cộng sản được …
2) Người dân Việt có sợ hãi khuất phục cộng sản không?
Một trong những phương cách người dân phòng vệ là khi chó quá hung hăng, thì tạm lui bước để bảo toàn tính mạng… Và chuyển sang lo toan các vấn đề về kinh tế như chính quyền cộng sản mong muốn. Nó vừa mang tính tự phát vừa là tình thế… Hình như người Nhật sau khi đầu hàng vô điều kiện hồi thế chiến thứ hai, cũng phải chọn phát triển kinh tế… Chứ họ không thể khăng khăng đòi độc lập, đòi phục quốc trước gọng kìm của Mỹ… Một quốc gia, một công ty, một tổ chức, một gia đình, một cá nhân mà có tiềm lực về kinh tế rồi chống lại bất công cũng đều tốt hơn là ngược lại.
Thế còn “cuộc cách mạng long trời lở đất” tại sao không nổ ra??? Sao người dân lại không làm một cuộc “Cách mạng long trời lở đất” mà lại chọn diễn biến hoà bình??? Sống trong xã hội cộng sản, người dân biết được rằng nhà nước cộng sản là một cỗ máy chiến tranh. Nó tồn tại được là nhờ có chiến tranh. Bởi chỉ có chiến tranh mới duy trì được độc tài dễ dàng nhất. Chỉ nhân danh tình trạng chiến tranh nó mới dễ dàng hạn chế, xâm phạm nhân quyền của người dân, bưng bít thông tin loè bịp chân lý đổi trắng thay đen… Chính một đại tá bồi bút cộng sản trước khi chết cũng đã viết những dòng thú nhận về việc nhà nước cộng sản luôn ngụy tạo rằng:
“Lúc nào cũng có kẻ thù rình rập đâu đó để tìm cớ lật đổ chế dộ bằng vũ trang, hay bằng diễn biến hoà bình. Lúc nào cũng được đồng chí trong chi bộ, bàn bè cơ quan giám sát mọi tư tưởng và hành vi để ngăn chặn mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân của mỗi thành viên. Lúc nào cũng phải đề phòng, phải đề cao cảnh giác cách mạng, không tin cậy bất cứ ai, kể cả bạn bè.” – Đi tìm cái tôi đã mất của Nguyễn Khải.
Thực chất csvn cố tình tạo ra những tình huống này để tiện việc đóng cửa quốc gia, đàn áp giết chóc dân lành lên tiếng cho công lý… Người dân cũng thừa biết, nên họ chẳng dại gì mà cho đám Việt gian có cái cớ giết chóc họ dễ dàng… Không có chiến tranh, cũng chẳng có kẻ thù nào đứng đằng sau cả. Chỉ là vấn đề công lý, lẽ phải nội bộ người Việt trong nước Việt mà thôi. Như thế những tên cộng sản hung hăng, cũng có thể bị những kẻ cộng sản phản tỉnh nhưng chưa công khai và đang cầm quyền hãm bớt lại… Người dân Việt khôn ngoan lựa chọn cách tranh đấu với cộng sản như thế. Cộng sản chẳng có tí chính đáng nào để tấn công đàn áp họ cả.
Những biểu hiện ra bên ngoài của người dân Việt trong chế độ cộng sản, như phát ngôn những câu theo mô thức cộng sản một cách ngô nghê và có vẻ cuồng tín cộng sản… Đây là một thực trạng, thực trạng này đến hôm nay cũng không đáng lo ngại lắm… Vì nó hoàn toàn vô thức, người dân nói thế, nhưng không phải bây giờ csvn kêu gọi họ chết thay như hồi chiến tranh họ sẽ nghe đâu … Nó thuần tuý là vô thức, chứ không phải là có ý thức hay từ trong tiềm thức đi ra…
Về sự thờ ơ trước các vấn đề chính trị của bộ phận không nhỏ người trong xã hội cộng sản. Đây là vấn đề làm nhiều người có tâm huyết với quốc gia dân tộc lo ngại. Đúng là đáng lo ngại thật. Nhưng nó cũng không hẳn trầm trọng như những gì người ngoài lo ngại. Xã hội cộng sản là xã hội có rất nhiều cạm bẫy, đặc biệt là cạm bẫy giành cho những người có tư tưởng chống cộng. Cho nên như một phản xạ, người ta không bao giờ để lộ ra quan điểm, ý định chống lại bất công xã hội cộng sản…
Không hiểu Roger Cohen nghĩ gì, lấy tư cách gì mà khuyên nước Mỹ hãy kiên nhẫn khi tự do dân chủ ở Việt Nam chưa tiến triển??? Nước Mỹ không thừa hơi bỏ tiền bạc công sức đi lo hộ tự do dân chủ cho nước khác. Còn nếu vì quyền lợi nước Mỹ thì vấn đề dù ở đâu, Mỹ cũng chẳng xá, chẳng ngồi nhìn đâu. Hãy xem lại hai cuộc chiến ở Áp-ga-nít-tan và I-rắc mà Mỹ phát động. Mặt khác người dân Việt cũng không có ý định nhờ người Mỹ làm cái “tự do dân chủ” thay cho dân tộc Việt. Người Mỹ, dù có lên tiếng cho tự do dân chủ ở đâu, thì trước tiên cũng vì lợi ích nước Mỹ đã. Muốn nắm bắt cái đà tự do dân chủ của thế giới để giải thoát cho mình, người dân trong nước Việt phải chủ động. Ở trong nước ai cũng nghĩ vậy.
Như thế, “Thanh niên các nước này, chuyển từ xe máy lên xe hơi riêng là mối lo thường trực hơn băn khoan về dân chủ đa đảng.” - Là hiện tượng chứ không phải là bản chất dân tộc Việt. Dẫu sao nó cũng là hiện tượng không nên có, nhất là đối với một dân tộc bất khuất, khí khái như dân tộc Việt.
3) Các tôn giáo ở Việt Nam sợ gì?
Bản chất của các tôn giáo là không dựa vào bất cứ thế lực vật chất nào để tồn tại. Vật chất đối với họ chỉ thuần tuý là phương tiện nhất thời. Có đến đâu họ dùng đến đấy. Tuy nhiên tôn giáo nào cũng mong muốn có thêm phương tiện để quảng bá tính chất nhân văn nhân bản của tôn giáo mình…
Vậy thì các tôn giáo ở Việt Nam sợ cái gì??? Cái mà các tôn giáo lo lắng luôn được cá thể hoá đến từng con người tín hữu, tu sĩ cụ thể. Nó chính là tâm hồn chai đá, rời bỏ lương tâm tôn giáo chính thống thay bằng thứ “lương tâm nhái” nào đó cho “thuận tiện và dễ sống trong xã hội cộng sản”. Hoặc là trạng thái “vô vi” không hành động, không làm bất cứ việc gì để tránh va chạm… Các tôn giáo gọi tu sĩ, tín đồ đó có đức tin chết, làm gương mù gương xấu… Họ chống lại tình trạng này bằng sự giáo dục lương tâm cho con người.
Giáo dục và giáo dục lương tâm con người là những việc làm thường ngày, không mệt mỏi của các tôn giáo. Dựa vào thế lực siêu nhiên để đối chọi với thế tục là căn bản của mọi tôn giáo. Cho nên các tôn giáo sau khi dùng hết phương tiện vật chất mà họ có, thì họ viện đến sức mạnh siêu nhiên. Như thế thì họ sợ cái gì mà cộng sản lăm le đe doạ??? Các tu sĩ và giáo dân không sợ đi tù, càng không sợ chết cho tín điều của họ. Còn bị cưỡng đoạt đất đai nhà cửa, bị xã hội đen tấn công đe doạ, bị công an triệu tập sách nhiễu… chỉ là những trò “trẻ con” đối với họ mà thôi.
Mặc dù csvn cũng biết được rằng suy thoái lương tâm sẽ làm cho con người dần xa tôn giáo của họ, nên nó tìm mọi thủ đoạn đê hèn để “quốc doanh” hoá tu sĩ, để “thương mại hoá” giáo dân… Nhưng có vẻ như cuộc chiến với các tôn giáo của Cộng sản Việt nam không cân sức, và kết cục không như họ mong muốn. Bởi chính học thuyết cộng sản đã cảnh báo về kết cục của cuộc chiến này, nhưng Việt gian cộng sản không nghe. Tấn công tuyên chiến với tôn giáo là biểu hiện cơn bối rối vì cùng đường của csvn.
LỜI KẾT:
Đọc bài của ký giả Roger Cohen, mà thấy buồn! Buồn vì có người ngoài cuộc thiếu hiểu biết thực tế và cụ thể về tình hình chính trị của quốc gia mình mà họ lại lên mặt dạy mình. Buồn vì người Việt mình để người ngoài lo lắng cho hiện trạng chính trị của quốc gia mình. Thế mới biết Mỹ - EU - Các quốc gia văn minh luôn khẳng định không ủng hộ sự thay đổi áp đặt từ bên ngoài - Chỉ chấp nhận và ủng hộ sự thay đổi từ bên trong của người dân Việt mà thôi - Là lịch sự văn minh và có chứng lý.
Thật ngạc nhiên với hiểu biết của một ký giả có “tầm cỡ thế giới” về hiện tình chính trị trong hai quốc gia cộng sản còn sót lại trong thế giới văn minh ngày nay: Trung Cộng và Việt Cộng.
Có vẻ như ký giả này lặp lại những gì mà nhiều người đã nói, đã viết, đã nghe nhiều lần và từ lâu rồi… Lại những câu từ với mô típ rất cũ:
Trích nguyên văn [Thời kỳ "bóng đêm của chủ nghĩa Stalin và Mao chế ngự tâm hồn đã vào quá khứ" ] Hết trích.
Sau vài dòng phân tích sơ sài, câu từ nhạt nhẽo… Ký giả Roger Cohen kết luận: Việt Nam và Trung Quốc chừng một phần tư thế kỷ nữa sẽ có nhiều dân chủ tự do hơn. - Và Roger Cohen khuyên nước Mỹ hãy kiên nhẫn… (?)
Về nguyên nhân làm Việt Nam, Trung Quốc còn thiếu dân chủ, ông ta cho rằng: Vì Bộ Chính trị vẫn mất ngủ với "diễn biến hòa bình". Đi quá đà, ông ta hồn nhiên kết luận: Thanh niên các nước này, chuyển từ xe máy lên xe hơi riêng là mối lo thường trực hơn băn khoan về dân chủ đa đảng. – Xem ra câu kết luận này của Roger Cohen xúc phạm đến dân tộc Việt, nó hao hao giống với câu mà Nguyễn Viết Thịnh, đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội, nói công khai trước quốc hội Âu Châu vào ngày 18/12/2008 rằng: "Đối với dân chúng nghèo họ không quan tâm đến tự do ngôn luận mà quan tâm về ăn uống, đói no." – Nhưng có lẽ ký giả này không có chủ ý, mà chỉ là thiếu hiểu biết và dùng văn từ chưa chuẩn mà thôi.
1) CSVN có sợ “diễn biến hoà bình” không?
Trước tiên phải nói cho anh ký giả Roger Cohen biết rằng, csvn không sợ cái gọi là diễn biến hoà bình chung chung. Và nếu anh căn cứ vào mấy cái văn kiện của đảng csvn phát ra để kết luận như thế thì rất là thiếu hiểu biết về cộng sản nói chung, và Cộng sản Việt nam nói riêng. Có nhiều điều trong văn kiện đảng của cộng sản phát hành công khai chỉ mang tính lừa bịp, hoặc có thể lý giải nhiều cách… Cộng sản vẫn dùng nó để lèo lái biện minh cho đủ thứ hành vi của nó … Đó không phải là sự thật, thậm chí cũng không phải là nguyên tắc hành động của cộng sản đâu.
Cộng sản nói chung, và csvn nói riêng, là những kẻ chuyên lừa đảo và xảo quyệt, nhưng họ nhận thức cũng rất nhanh, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sinh mạng của họ. Khi nói đến diễn biến hoà bình là nói đến một hiện trạng xã hội. Mà hiện trạng thì phải có một nguyên nhân, một động lực nào đó thúc đẩy xã hội đến hiện trạng đó. Hiện trạng diễn biến hoà bình có nguyên nhân trực tiếp, có động lực sâu sa là nhận thức của người dân về nhà nước và con người đảng viên cộng sản. Chính từ nhận thức này mà người dân không chấp nhận nhà nước cộng sản và diễn biến hoà bình xảy ra… Nếu nhận thức người dân mà còn mơ hồ hay sai lạc… Dù cho thời gian cả ngàn năm, chứ không phải chỉ ¼ thế kỷ, dù cho nước Mỹ hay thế lực nào đó thúc đẩy… Cũng không bao giờ có diễn biến hoà bình ở Việt Nam… Thế nên csvn không sợ cái gọi là diễn biến hoà bình chung chung như Roger Cohen viết đâu.
Vậy csvn sợ cái cụ thể gì??? Trong thế giới văn minh ngày nay, nhận thức của mọi lớp người trong xã hội Việt Nam đang ngày càng tiệm cận đến sự thực và chân lý. Cái giúp họ tiệm cận đến chân lý chính là hệ thống truyền tin hiện đại không cho phép csvn có thể kiểm soát được hết… Người dân ngày càng có thêm phương tiện để kiểm chứng tin tức do cộng sản bày đặt, họ dễ dàng tiếp cận các nguồn tin độc lập… Cho nên cái việt gian cộng sản hôm nay sợ nhất là không kiểm soát, không bưng bít được tin tức sự thật. Cộng sản sống được là nhờ đủ thứ giả dối – Sự thực mà sáng tỏ nó sẽ kết liễu cộng sản, chẳng ai phải cầm súng bắn nó cả. Bộ máy tuyên truyền lừa bịp của nó ngày càng khó làm giả tin, khó cắt xén xuyên tạc tin… Nó đang dần dần bị vô hiệu. Từ thực tế này, từ nhận thức này mà csvn nhất quyết không cho tự do ngôn luận, không cho tự do báo chí.
Csvn chẳng những không sợ “diễn biến hoà bình” mà nó còn lợi dụng cái danh “diễn biến hoà bình” để “chụp mũ” rồi tấn công mọi thành phần dân chúng mà nó nghi ngờ chống đối, đặc biệt là giáo dân, tu sĩ các tôn giáo. Không biết diễn biến hoà bình ở Việt Nam có giống như ở Đông Âu hay không, nhưng csvn luôn nghi ngờ và đổ mọi tội lỗi này lên đầu các tôn giáo, đặc biệt là Công Giáo. Cao điểm của việc chụp mũ “diễn biến hoà bình” này là csvn cho ra đời cái nghị định cho phép tổng cục 2 ám sát những ai (kể cả quan chức cao cấp cộng sản) nếu có biểu hiện “diễn biến hoà bình” gây nguy hiểm cho chế độ. Chính nhờ phần không nhỏ vào cái nghị định bất hợp pháp này mà csvn có vẻ vẫn sống khoẻ (?). Quan chức cs phản tỉnh rất sợ - Dân lành lại càng kinh hãi khi thi thoảng lại thấy mất tích một người, hay đột tử tại cơ quan, chết tại nhà vì “dùng ma tuý qua liều” của một cán bộ nhà nước… Trong khi những người này chưa hề có tiền sử hít ma tuý chứ nói gì đến trích ma tuý… Đương nhiên người dân phải tìm cách tự vệ, chứ không thể dùng chiến thuật biển người thí mạng như trong chiến tranh của cộng sản được …
2) Người dân Việt có sợ hãi khuất phục cộng sản không?
Một trong những phương cách người dân phòng vệ là khi chó quá hung hăng, thì tạm lui bước để bảo toàn tính mạng… Và chuyển sang lo toan các vấn đề về kinh tế như chính quyền cộng sản mong muốn. Nó vừa mang tính tự phát vừa là tình thế… Hình như người Nhật sau khi đầu hàng vô điều kiện hồi thế chiến thứ hai, cũng phải chọn phát triển kinh tế… Chứ họ không thể khăng khăng đòi độc lập, đòi phục quốc trước gọng kìm của Mỹ… Một quốc gia, một công ty, một tổ chức, một gia đình, một cá nhân mà có tiềm lực về kinh tế rồi chống lại bất công cũng đều tốt hơn là ngược lại.
Thế còn “cuộc cách mạng long trời lở đất” tại sao không nổ ra??? Sao người dân lại không làm một cuộc “Cách mạng long trời lở đất” mà lại chọn diễn biến hoà bình??? Sống trong xã hội cộng sản, người dân biết được rằng nhà nước cộng sản là một cỗ máy chiến tranh. Nó tồn tại được là nhờ có chiến tranh. Bởi chỉ có chiến tranh mới duy trì được độc tài dễ dàng nhất. Chỉ nhân danh tình trạng chiến tranh nó mới dễ dàng hạn chế, xâm phạm nhân quyền của người dân, bưng bít thông tin loè bịp chân lý đổi trắng thay đen… Chính một đại tá bồi bút cộng sản trước khi chết cũng đã viết những dòng thú nhận về việc nhà nước cộng sản luôn ngụy tạo rằng:
“Lúc nào cũng có kẻ thù rình rập đâu đó để tìm cớ lật đổ chế dộ bằng vũ trang, hay bằng diễn biến hoà bình. Lúc nào cũng được đồng chí trong chi bộ, bàn bè cơ quan giám sát mọi tư tưởng và hành vi để ngăn chặn mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân của mỗi thành viên. Lúc nào cũng phải đề phòng, phải đề cao cảnh giác cách mạng, không tin cậy bất cứ ai, kể cả bạn bè.” – Đi tìm cái tôi đã mất của Nguyễn Khải.
Thực chất csvn cố tình tạo ra những tình huống này để tiện việc đóng cửa quốc gia, đàn áp giết chóc dân lành lên tiếng cho công lý… Người dân cũng thừa biết, nên họ chẳng dại gì mà cho đám Việt gian có cái cớ giết chóc họ dễ dàng… Không có chiến tranh, cũng chẳng có kẻ thù nào đứng đằng sau cả. Chỉ là vấn đề công lý, lẽ phải nội bộ người Việt trong nước Việt mà thôi. Như thế những tên cộng sản hung hăng, cũng có thể bị những kẻ cộng sản phản tỉnh nhưng chưa công khai và đang cầm quyền hãm bớt lại… Người dân Việt khôn ngoan lựa chọn cách tranh đấu với cộng sản như thế. Cộng sản chẳng có tí chính đáng nào để tấn công đàn áp họ cả.
Những biểu hiện ra bên ngoài của người dân Việt trong chế độ cộng sản, như phát ngôn những câu theo mô thức cộng sản một cách ngô nghê và có vẻ cuồng tín cộng sản… Đây là một thực trạng, thực trạng này đến hôm nay cũng không đáng lo ngại lắm… Vì nó hoàn toàn vô thức, người dân nói thế, nhưng không phải bây giờ csvn kêu gọi họ chết thay như hồi chiến tranh họ sẽ nghe đâu … Nó thuần tuý là vô thức, chứ không phải là có ý thức hay từ trong tiềm thức đi ra…
Về sự thờ ơ trước các vấn đề chính trị của bộ phận không nhỏ người trong xã hội cộng sản. Đây là vấn đề làm nhiều người có tâm huyết với quốc gia dân tộc lo ngại. Đúng là đáng lo ngại thật. Nhưng nó cũng không hẳn trầm trọng như những gì người ngoài lo ngại. Xã hội cộng sản là xã hội có rất nhiều cạm bẫy, đặc biệt là cạm bẫy giành cho những người có tư tưởng chống cộng. Cho nên như một phản xạ, người ta không bao giờ để lộ ra quan điểm, ý định chống lại bất công xã hội cộng sản…
Không hiểu Roger Cohen nghĩ gì, lấy tư cách gì mà khuyên nước Mỹ hãy kiên nhẫn khi tự do dân chủ ở Việt Nam chưa tiến triển??? Nước Mỹ không thừa hơi bỏ tiền bạc công sức đi lo hộ tự do dân chủ cho nước khác. Còn nếu vì quyền lợi nước Mỹ thì vấn đề dù ở đâu, Mỹ cũng chẳng xá, chẳng ngồi nhìn đâu. Hãy xem lại hai cuộc chiến ở Áp-ga-nít-tan và I-rắc mà Mỹ phát động. Mặt khác người dân Việt cũng không có ý định nhờ người Mỹ làm cái “tự do dân chủ” thay cho dân tộc Việt. Người Mỹ, dù có lên tiếng cho tự do dân chủ ở đâu, thì trước tiên cũng vì lợi ích nước Mỹ đã. Muốn nắm bắt cái đà tự do dân chủ của thế giới để giải thoát cho mình, người dân trong nước Việt phải chủ động. Ở trong nước ai cũng nghĩ vậy.
Như thế, “Thanh niên các nước này, chuyển từ xe máy lên xe hơi riêng là mối lo thường trực hơn băn khoan về dân chủ đa đảng.” - Là hiện tượng chứ không phải là bản chất dân tộc Việt. Dẫu sao nó cũng là hiện tượng không nên có, nhất là đối với một dân tộc bất khuất, khí khái như dân tộc Việt.
3) Các tôn giáo ở Việt Nam sợ gì?
Bản chất của các tôn giáo là không dựa vào bất cứ thế lực vật chất nào để tồn tại. Vật chất đối với họ chỉ thuần tuý là phương tiện nhất thời. Có đến đâu họ dùng đến đấy. Tuy nhiên tôn giáo nào cũng mong muốn có thêm phương tiện để quảng bá tính chất nhân văn nhân bản của tôn giáo mình…
Vậy thì các tôn giáo ở Việt Nam sợ cái gì??? Cái mà các tôn giáo lo lắng luôn được cá thể hoá đến từng con người tín hữu, tu sĩ cụ thể. Nó chính là tâm hồn chai đá, rời bỏ lương tâm tôn giáo chính thống thay bằng thứ “lương tâm nhái” nào đó cho “thuận tiện và dễ sống trong xã hội cộng sản”. Hoặc là trạng thái “vô vi” không hành động, không làm bất cứ việc gì để tránh va chạm… Các tôn giáo gọi tu sĩ, tín đồ đó có đức tin chết, làm gương mù gương xấu… Họ chống lại tình trạng này bằng sự giáo dục lương tâm cho con người.
Giáo dục và giáo dục lương tâm con người là những việc làm thường ngày, không mệt mỏi của các tôn giáo. Dựa vào thế lực siêu nhiên để đối chọi với thế tục là căn bản của mọi tôn giáo. Cho nên các tôn giáo sau khi dùng hết phương tiện vật chất mà họ có, thì họ viện đến sức mạnh siêu nhiên. Như thế thì họ sợ cái gì mà cộng sản lăm le đe doạ??? Các tu sĩ và giáo dân không sợ đi tù, càng không sợ chết cho tín điều của họ. Còn bị cưỡng đoạt đất đai nhà cửa, bị xã hội đen tấn công đe doạ, bị công an triệu tập sách nhiễu… chỉ là những trò “trẻ con” đối với họ mà thôi.
Mặc dù csvn cũng biết được rằng suy thoái lương tâm sẽ làm cho con người dần xa tôn giáo của họ, nên nó tìm mọi thủ đoạn đê hèn để “quốc doanh” hoá tu sĩ, để “thương mại hoá” giáo dân… Nhưng có vẻ như cuộc chiến với các tôn giáo của Cộng sản Việt nam không cân sức, và kết cục không như họ mong muốn. Bởi chính học thuyết cộng sản đã cảnh báo về kết cục của cuộc chiến này, nhưng Việt gian cộng sản không nghe. Tấn công tuyên chiến với tôn giáo là biểu hiện cơn bối rối vì cùng đường của csvn.
LỜI KẾT:
Đọc bài của ký giả Roger Cohen, mà thấy buồn! Buồn vì có người ngoài cuộc thiếu hiểu biết thực tế và cụ thể về tình hình chính trị của quốc gia mình mà họ lại lên mặt dạy mình. Buồn vì người Việt mình để người ngoài lo lắng cho hiện trạng chính trị của quốc gia mình. Thế mới biết Mỹ - EU - Các quốc gia văn minh luôn khẳng định không ủng hộ sự thay đổi áp đặt từ bên ngoài - Chỉ chấp nhận và ủng hộ sự thay đổi từ bên trong của người dân Việt mà thôi - Là lịch sự văn minh và có chứng lý.
Thư của Ngài Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam gửi ông Phạm Đức Hải - Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ
Đỗ Hữu Nghiêm
18:29 29/05/2009
Báo Tuổi Trẻ ngày 11-5-2009 trên trang 7 đăng bài viết "Chuyện không bình thường", vu khống Ngài Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã làm chuyện gì đó không rõ ràng. Đồng thời cũng đăng trên website Tuổi Trẻ Online
Ngày 15-5-2009 Ngài Đại sứ Hoa Kỳ đã có thư gửi ông Phạm Đức Hải, Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ, về vấn đề này. Trong thư, Ngài Đại sứ bày tỏ sự thất vọng khi đọc bài báo, vì đó là một sự bịa đặt hoàn toàn. Ngài Đại sứ nhắc lại tính chuyên nghiệp và chính trực mà báo Tuổi Trẻ đã từng có, đồng thời hy vọng rằng Tuổi Trẻ sẽ giữ được truyền thống báo chí chính trực đáng tự hào của báo.
Sau đây bản dịch tiếng Việt không chính thức:
Ngày 15 tháng 5 năm 2009
Ông Phạm Đức Hải
Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ
60 A Hoàng Văn Thụ, Phường 9
Quận Phú Nhuận
Thành phố Hồ Chí Minh
Thưa Tổng biên tập Phạm Đức Hải:
Tôi rất thất vọng khi đọc bài "Chuyện không bình thường" trên số báo ngày 11 tháng 5 của ông. Quả thực gần đây tôi đã ở Thành phố Hồ Chí Minh và gặp gỡ một số người, bao gồm các quan chức chính quyền và các công dân. Là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, việc thường xuyên gặp gỡ các công dân Việt Nam ở khắp nơi trên cả nước và thuộc mọi tầng lớp trong xã hội vừa là công việc vừa là đặc quyền của tôi. Qua các cuộc nói chuyện của mình, tôi đã biết được nhiều điều khiến tôi ngày càng đánh giá cao đất nước này và những người dân tuyệt vời ở đây, và về phía họ, họ cũng cung cấp thông tin cho chính sách của chúng tôi.
Vì vậy, tôi thấy buồn khi đọc một bài báo mà cả ông và tôi đều biết rằng đó là một sự bịa đặt hoàn toàn. Từ lâu nay Tuổi Trẻ được coi là một trong những ấn phẩm hàng đầu của Việt Nam và đã được trân trọng về tính chuyên nghiệp và chính trực của báo. Việc báo đăng bài "Chuyện không bình thường" là một sự lệch hướng khỏi những đặc điểm định hình bản sắc đó, và làm tổn hại đến độc giả của báo.
Sự hiện diện của một hệ thống truyền thông hoạt động mạnh mẽ và tích cực là điều cốt yếu để Việt Nam tiếp tục phát triển và mở rộng vai trò quan trọng của mình ở trong khu vực và trên thế giới. Tôi rất hy vọng rằng Tuổi Trẻ sẽ đóng vai trò tích cực trong quá trình phát triển đó và tiếp tục truyền thống báo chí chính trực đáng tự hào của báo.
Trân trọng,
Michael W. Michalak
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
Đồng kính gửi:
-Ngài Phạm Gia Khiêm
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao
-Ngài Lê Doãn Hợp
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
-Ngài Lê Hồng Anh
Bộ trưởng Bộ Công an
-Thiếu tướng Huỳnh Hữu Chiến
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh
Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên bản tiếng Anh như sau:
EMBASSY OF THE
UNITED STATES OF AMERICA
Hanoi, Vietnam
AMBASSADOR
May 15, 2009
Phạm Đức Hải
Editor in Chief Tuoi Tre Newspaper
60 A Hoang Van Thu Ward 9
Phu Nhuan District
Ho Chi Minh City
Dear Editor Phạm Đức Hải:
It was with great disappointment that I read "An Unusual Story" in your May 11 edition. I was indeed in Ho Chi Minh City recently where I met with a number of people including government officials and private citizens. As the United States Ambassador to Vietnam, it is both my job and my privilege to regularly meet with Vietnamese citizens from all across this country and from all walks of life. Through my conversations I have learned much that has given me an ever-growing appreciation for this country and its wonderful people which has in turn informed our policy.
Thus I was saddened to read an article that you and I both know to be a complete fabrication. Tuoi Tre has long been considered one of Vietnam's foremost publications and had been respected for its professionalism and integrity. Your publishing of "An Unusual Story" is a departure from those defining characteristics, and a disservice to your readers.
The presence of a vibrant and active media is key to Vietnam's continuing growth and expansion of its important role in the region and around the world. It is my fondest hope that Tuoi Tre will be a positive player in that growth and continue its proud tradition of journalistic integrity.
Sincerely,
Michael W. Michalak
cc:
H.E. Phạm Gia Khiêm
Deputy Prime Minister and Minister of Foreign Affairs
H.E. Mr. Lê Doãn Hợp
Minister of Information and Communication
H.E. Lê Hồng Anh
Minister of Public Security
Major General Huỳnh Hữu Chiến
Deputy Head General Department of Security
Ho Ch Minh City
Ngày 15-5-2009 Ngài Đại sứ Hoa Kỳ đã có thư gửi ông Phạm Đức Hải, Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ, về vấn đề này. Trong thư, Ngài Đại sứ bày tỏ sự thất vọng khi đọc bài báo, vì đó là một sự bịa đặt hoàn toàn. Ngài Đại sứ nhắc lại tính chuyên nghiệp và chính trực mà báo Tuổi Trẻ đã từng có, đồng thời hy vọng rằng Tuổi Trẻ sẽ giữ được truyền thống báo chí chính trực đáng tự hào của báo.
Sau đây bản dịch tiếng Việt không chính thức:
Ngày 15 tháng 5 năm 2009
Ông Phạm Đức Hải
Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ
60 A Hoàng Văn Thụ, Phường 9
Quận Phú Nhuận
Thành phố Hồ Chí Minh
Thưa Tổng biên tập Phạm Đức Hải:
Tôi rất thất vọng khi đọc bài "Chuyện không bình thường" trên số báo ngày 11 tháng 5 của ông. Quả thực gần đây tôi đã ở Thành phố Hồ Chí Minh và gặp gỡ một số người, bao gồm các quan chức chính quyền và các công dân. Là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, việc thường xuyên gặp gỡ các công dân Việt Nam ở khắp nơi trên cả nước và thuộc mọi tầng lớp trong xã hội vừa là công việc vừa là đặc quyền của tôi. Qua các cuộc nói chuyện của mình, tôi đã biết được nhiều điều khiến tôi ngày càng đánh giá cao đất nước này và những người dân tuyệt vời ở đây, và về phía họ, họ cũng cung cấp thông tin cho chính sách của chúng tôi.
Vì vậy, tôi thấy buồn khi đọc một bài báo mà cả ông và tôi đều biết rằng đó là một sự bịa đặt hoàn toàn. Từ lâu nay Tuổi Trẻ được coi là một trong những ấn phẩm hàng đầu của Việt Nam và đã được trân trọng về tính chuyên nghiệp và chính trực của báo. Việc báo đăng bài "Chuyện không bình thường" là một sự lệch hướng khỏi những đặc điểm định hình bản sắc đó, và làm tổn hại đến độc giả của báo.
Sự hiện diện của một hệ thống truyền thông hoạt động mạnh mẽ và tích cực là điều cốt yếu để Việt Nam tiếp tục phát triển và mở rộng vai trò quan trọng của mình ở trong khu vực và trên thế giới. Tôi rất hy vọng rằng Tuổi Trẻ sẽ đóng vai trò tích cực trong quá trình phát triển đó và tiếp tục truyền thống báo chí chính trực đáng tự hào của báo.
Trân trọng,
Michael W. Michalak
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
Đồng kính gửi:
-Ngài Phạm Gia Khiêm
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao
-Ngài Lê Doãn Hợp
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
-Ngài Lê Hồng Anh
Bộ trưởng Bộ Công an
-Thiếu tướng Huỳnh Hữu Chiến
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh
Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên bản tiếng Anh như sau:
EMBASSY OF THE
UNITED STATES OF AMERICA
Hanoi, Vietnam
AMBASSADOR
May 15, 2009
Phạm Đức Hải
Editor in Chief Tuoi Tre Newspaper
60 A Hoang Van Thu Ward 9
Phu Nhuan District
Ho Chi Minh City
Dear Editor Phạm Đức Hải:
It was with great disappointment that I read "An Unusual Story" in your May 11 edition. I was indeed in Ho Chi Minh City recently where I met with a number of people including government officials and private citizens. As the United States Ambassador to Vietnam, it is both my job and my privilege to regularly meet with Vietnamese citizens from all across this country and from all walks of life. Through my conversations I have learned much that has given me an ever-growing appreciation for this country and its wonderful people which has in turn informed our policy.
Thus I was saddened to read an article that you and I both know to be a complete fabrication. Tuoi Tre has long been considered one of Vietnam's foremost publications and had been respected for its professionalism and integrity. Your publishing of "An Unusual Story" is a departure from those defining characteristics, and a disservice to your readers.
The presence of a vibrant and active media is key to Vietnam's continuing growth and expansion of its important role in the region and around the world. It is my fondest hope that Tuoi Tre will be a positive player in that growth and continue its proud tradition of journalistic integrity.
Sincerely,
Michael W. Michalak
cc:
H.E. Phạm Gia Khiêm
Deputy Prime Minister and Minister of Foreign Affairs
H.E. Mr. Lê Doãn Hợp
Minister of Information and Communication
H.E. Lê Hồng Anh
Minister of Public Security
Major General Huỳnh Hữu Chiến
Deputy Head General Department of Security
Ho Ch Minh City
Từ buổi chiều trên nghĩa địa Hàng Dương
Trần Trung Đạo
05:47 29/05/2009
Một ngày hè như thế này 29 năm trước, người anh cùng sở làm và cũng cùng quê Đà Nẵng ghé qua hỏi tôi có thích đi Côn Đảo một chuyến với anh. Không giống như khi được các anh chị khác rủ đi thăm miền bắc trong những lần họ nghỉ phép về thăm nhà mà tôi đã từ chối trước đây, Côn Đảo có một hấp lực cực mạnh khiến tôi gật đầu không chút gì ngần ngại. Chiếc ghe vượt biên anh đóng sắp hoàn tất và đã hứa dành cho tôi một chỗ. Nghĩ đến việc ra đi không hẹn ngày trở lại, thăm Côn Đảo là dịp hiếm hoi không thể bỏ qua. Côn Đảo là đất lịch sử của cách mạng Việt Nam, điểm hẹn của những tâm hồn yêu nước và cũng là nơi nhà cách mạng Phan Chu Trinh từng tả “Bốn mặt dày vò oai sóng gió / Một mình che chở tội non sông” trong bài thơ “Đập đá Côn Lôn” nỗi tiếng của ông. Người anh cùng sở làm lo hết các phương tiện cần thiết, và như thế chúng tôi đi. Anh có vài việc phải đi, còn tôi chỉ đi theo cho biết chứ không làm gì cả.
Khi anh làm xong việc, thời gian còn lại anh em chúng tôi đi vài nơi trên đảo. Côn Đảo ngày chúng tôi đến còn rất hoang vắng. Những khu tù chính trị đã giải tán từ lâu. Tù chính trị mới không bị đưa ra đây mà vào Chí Hòa, Phan Đăng Lưu hay các trại tù miền Bắc. Các khu trại giam Côn Đảo đã trở thành một viện bảo tàng nhưng ít có người thăm. Bên cạnh những xà lim nơi các đảng viên Cộng sản cấp trung ương từng bị giam giữ, Côn Đảo còn có những khu nỗi tiếng vì được báo chí phản chiến Mỹ và Việt khai thác tận tình như chuồng cọp, chuồng bò. Khu chuồng cọp được xây từ thời thực dân, cũ kỷ, kích thước rộng bằng những lớp học nối tiếp nhau. Đặc điểm của khu chuồng cọp là phòng giam không có mái che mà chỉ có những bờ tường dày và thanh sắt lớn. Chị coi sóc ở đây, vốn là một tù nhân Côn Đảo, cho biết trên bờ tường dựng sẵn nhiều thùng vôi bột, nếu tù nhân la ó, phản đối, trật tự tù sẽ đổ vôi xuống.
Trên đường ra về chúng tôi đi theo chị coi sóc nhà tù đến nghĩa địa Hàng Dương. Nắng đã dịu nhiều. Mặt trời đang xuống dần bên kia đỉnh núi. Được gọi là Hàng Dương có lẽ vì chung quanh nghĩa địa có rất nhiều dương liễu. Nghĩa địa có nhiều khu. Mỗi khu có vài trăm ngôi mộ. Chị trịnh trọng giới thiệu một ngôi mộ mà chị gọi là rất linh thiêng: mộ chị Võ Thị Sáu. Tôi không biết gì nhiều về chị Sáu ngoài bản nhạc bắt đầu với “Mùa lêkima nở, ở quê tôi miền đất đỏ” và đọc đâu đó chuyện chị bị xử bắn khi còn trong tuổi vị thành niên. Tấm bia trên mộ chị Sáu hướng về phía biển và nỗi bật lên vì ngày đó đã được xây cao hơn các ngôi mộ khác. Phía sau mộ chị Sáu có một cây dương liễu cụt ngọn, cằn cỗi, trên tàn cây có những chồi xanh nhú lên. Việc một cây bị chặt ngọn nên sinh ra những nhánh non là chuyện bình thường nhưng qua lời giải thích của chị hướng dẫn thì đó là một điều kỳ diệu, một dấu chứng linh thiêng, điềm báo của một cái cũ tàn đi nhưng những cái mới ra đời. Ngay cả một cây dương liễu cũng được giải thích bằng lý luận và niềm tin Cộng Sản.
Anh tôi không thích cảnh nghĩa trang buồn tẻ nên đã đi dạo nơi khác. Cả chị hướng dẫn cũng đi ra ngoài. Tôi ngồi một mình nhìn mấy trăm ngôi mộ, có tên và không tên, được đắp và không được đắp, cao thấp không đều. Bên cạnh một số mộ có bia, tên tuổi và vừa được chỉnh trang, hẳn là của các đảng viên Cộng sản cao cấp, rất nhiều ngôi mộ không có ngay cả tấm thẻ gỗ ghi tên, cỏ mọc đầy sau nhiều năm chưa được một lần chăm sóc. Phần lớn các ngôi mộ trong nghĩa địa Hàng Dương là dấu tích tàn ác của thực dân Pháp. Thời Việt Nam Cộng Hòa, chuyện ở tù Côn Đảo cho đến chết là chuyện hiếm hoi. Hầu hết tù chính trị chỉ ở một thời gian ngắn trước khi được đưa ra Thạch Hản, Thiện Ngôn, Lộc Ninh, Bồng Sơn để trao trả về phía bên kia như đã ghi lại một cách chi tiết trong tác phẩm ký sự Tù Binh và Hòa Bình của nhà văn Phan Nhật Nam.
Hôm qua, khi bắt đầu viết bài này tôi vào Google tìm mộ chị Võ Thị Sáu. Cây dương liễu đã chết và được thay vào đó bằng cây phượng đỏ. Ngôi mộ của chị cũng được xây bằng đá đen, cao hơn ngôi mộ cũ nhiều và không phải sơn màu vôi trắng như lần tôi đến. Nghĩa địa Hàng Dương bây giờ là một trung tâm du lịch, màu sắc lòe loẹt, không còn những mộ cỏ hoang vu, những con đường đất hẹp và những hàng dương cằn cỗi chung quanh. Tôi không cảm thấy chút nào xúc động khi nhìn lại cảnh nghĩa địa Hàng Dương mà chỉ tội nghiệp cho các em học sinh đang sắp hàng vào xem các di tích được gọi là cách mạng ở Côn Đảo. Các em đi xem kịch mà tưởng mình đang tìm về lịch sử cha ông.
Một trong những đặc điểm của chế độ Cộng sản là lừa dối. Không phải chỉ Việt Nam mà mọi quốc gia Cộng sản đều như thế. Khi chế độ Cộng sản Đông Đức sụp đổ, báo chí khám phá trong cơ sở dữ liệu của cơ quan an ninh Stasi một hệ thống lừa dối có tầm vóc quy mô ngoài giới hạn đạo đức của con người. Việc nghi ky, lừa dối không chỉ ở nằm trong hệ thống đảng, các cơ quan nhà nước, mà cả trong mỗi gia đình ruột thịt, máu mủ thân yêu. Anh lừa dối em. Vợ lừa dối chồng. Cha mẹ lừa dối con cái. Cháu chắt lừa dối ông bà. Lừa dối là phương tiện duy nhất để tồn tại trong xã hội Cộng Sản.
Tại Việt Nam cũng thế. Vở kịch tuyên truyền mà Đảng đã đóng suốt mấy chục năm qua làm thui chột nhận thức của nhiều thế hệ Việt Nam. Từ chuyện Lê Văn Tám lấy thân mình làm đuốc đến chuyện Tôn Đức Thắng kéo cờ Cộng sản trên Hắc Hải đều là những chuyện hoang đường nhưng nghe riết cũng quen tai, nghe riết nên tin là chuyện thật.
Có một thời không ít người dân miền bắc còn tin rằng những khẩu CKC, AK47 của mấy chị dân quân đã từng bắn hạ những F-4 Fantom, F-111 của Mỹ. Theo lời kể của cựu Trung Tướng Yevgeni Antonov, nguyên trưởng đoàn cố vấn quân sự của Liên Xô tại Việt Nam trong một bài báo trên tờ Pravda nhân dịp đánh dấu 30 năm cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, Liên Xô đã gởi nguyên một trung đoàn phòng không với đầy đủ vũ khí và trang bị sang Việt Nam tham chiến và 13 người lính phòng không Liên Xô đã chết trên đất bắc. Những chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, kể cả chiếc chiến đấu cơ F4 Fantom của Thượng Nghị Sĩ John McCain, cũng từ hỏa tiển của các đơn vị Hồng Quân Liên Xô chứ không phải từ “Bộ đội phòng không anh hùng”, nói chi là các chị dân quân núp bên bờ ruộng như trong mấy bức ảnh tuyên truyền của đảng.
Cũng theo lời kể của cựu thiếu tướng Liên Xô Yevgeni Antonov, chỉ huy lực lượng phòng không Liên Xô tại Việt Nam từ 1969 đến 1970, Việt Nam chỉ là một phòng thí nghiệm cho vũ khí Liên Xô. Họ muốn đích thân xử dụng vũ khí để chuẩn bị cho việc máy bay Mỹ và NATO oanh tạc vào nội địa Liên Xô trong trường hợp có chiến tranh giữa hai khối sau này. Cuộc chiến đã tàn, chế độ cũng đã tan, ngọn đèn đời sắp tắt, những người lính già Nga chẳng bị áp lực nào để phải nói dối, để tuyên truyền, để bảo vệ cho đảng, hay cho cả chính mình. Họ chỉ còn kỷ niệm, và kỷ niệm của tuổi về chiều thường thành thật, trong sáng như những ngày mới lớn.
Bên cạnh Liên-Xô, vào thời điểm 1967 ngoài hàng vạn tấn đạn dược, vũ khí, đã có 16 sư đoàn với 170 ngàn quân Trung Quốc tại miền bắc Việt Nam để yểm trợ cho đảng Cộng sản Việt Nam nhưng đồng thời để bảo vệ vòng đai an ninh của Trung Quốc. Tội ác của đảng Cộng sản Trung Quốc đối với dân tộc Việt Nam, từ các tư tưởng độc hại đến võ khí giết người, từ cải cách ruộng đất đến đến Hoàng Sa, Trường Sa, từ chiến tranh biên giới đến trận chiến Lão Sơn, không thể viết hết trong một bài, trong một cuốn sách mà phải xây dựng một trung tâm dữ kiện.
Máu đổ, thây rơi, nhà tan, cửa nát ở Hà Nội, Hải Phòng là điều có thật. Những mất mát đau thương vô cùng to lớn của đồng bào miền Bắc đã chịu đựng dưới đạn bom Mỹ là điều có thật. Căm thù, phẩn uất vì thế là những phản ứng tự nhiên. Tuy nhiên không phải chỉ vì đế quốc Mỹ đã đơn phương xâm lược Việt Nam như các thế hệ sinh viên học sinh đã và đang được dạy. Hơn ba mươi năm là một thời gian đủ dài để đồng bào miền bắc, các thế hệ trẻ miền bắc có gia đình chịu đựng đau thương bất hạnh trong chiến tranh, nhìn lại cuộc chiến một cách khách quan và so sánh với thực tế đất nước để qua đó biết rõ những ai và học thuyết nào chính là nguyên nhân của chiến tranh, độc tài và chậm tiến hôm nay.
Đảng Cộng sản có thể tùy thích tạo ra hàng trăm đảng viên cỡ Lê Văn Tám, Tôn Đức Thắng. Đó là chuyện nội bộ của đảng nhưng họ không có quyền biến Côn Đảo thành tài sản riêng của đảng, không có quyền mê hoặc của các thế hệ trẻ Việt Nam bằng các mẫu chuyện hoang đường kiểu Lê Văn Tám như bộ máy tuyên truyền Liên Xô đã từng tô điểm lên một cậu bé nhà nông Pavlik Morozov bất hiếu trước đây. Côn Đảo cũng không phải là đất hương hỏa của Marx, Lenin để lại cho đảng Cộng sản Việt Nam mà là đất thiêng của cách mạng Việt Nam nơi nhiều thế hệ đã lấy xương thịt mình làm phân bón cho mầm xanh tương lai dân tộc.
Trong nghĩa địa Hàng Dương, bên chiếc cầu đá phía bên phải dinh chúa đảo, trước những xà lim chật hẹp, một ngày không xa, các thế hệ Việt Nam sẽ đến đó, không phải để nghe kể công, nghe tuyên truyền mà đến để im lặng cúi đầu tưởng niệm các anh hùng dân tộc.
Họ là ai? Họ là những đảng viên Việt Nam Quang Phục Hội, Phong Trào Đông Du, Phong Trào Duy Tân, Tân Việt Cách Mạng Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng, Đại Việt Dân Chính, Dân Xã Đảng, Đảng Lập Hiến, Đại Việt Duy Dân và nhiều tổ chức, phong trào không Cộng sản khác.
Họ là ai ? Họ là tín đồ các tôn giáo, nhất là Cao Đài và Hòa Hảo, hai tôn giáo được ra đời tại miền Nam, có truyền thống kiên quyết chống cả thực dân lẫn Cộng Sản.
Nếu họ đã từng là đảng viên Cộng sản thì sao? Không sao cả. Như tôi đã có dịp viết vài lần trên diễn đàn này, việc tham gia vào đảng Cộng sản của một số người Việt Nam, chủ yếu là để được tổ chức hóa nhằm mục đích hợp đồng chiến đấu, đạt đến chiến thắng dễ dàng hơn chứ không phải vì tin vào chủ nghĩa Cộng Sản. Ngày đó, vì điều kiện giao thông khó khăn, núi non cách trở, sự phát triển của các đảng phái chống thực dân ít nhiều bị giới hạn bởi các đặc tính địa phương, bà con giòng họ, hoàn cảnh trưởng thành. Nếu họ sinh ra ở Quảng Nam họ sẽ gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng, sinh ra ở Quảng Trị họ sẽ gia nhập Đại Việt, sinh ra ở Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang họ sẽ gia nhập Dân xã Đảng. Đó là trọng điểm của các đảng phái chống Pháp trong những thập niên đầu của thế kỷ 20. Ông bà chúng ta có súng dùng súng, có gậy dùng gậy, và trong nhiều trường hợp chỉ là những bàn tay không gầy yếu.
Những người Việt yêu nước thời đó chọn lựa đảng phái như chọn một chiếc phao để đưa dân tộc sang bờ độc lập. Những nông dân hiền hòa chất phát, nhưng công nhân đầu tắt mặt tối làm sao biết được con đường họ đi không dẫn đến độc lập, tự do, hạnh phúc mà dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu, độc tài và làm sao biết được chiếc phao họ bám cũng là chiếc bẫy buộc chặt chẳng những cuộc đời họ mà còn gây hệ lụy cho cả dân tộc đến ngày nay.
Tôi tin, phần lớn những người yêu nước đã chết trong giấc mơ về một Việt Nam hòa bình, độc lập chứ không phải trong giấc mơ về một xã hội Cộng sản đại đồng. Người yêu nước bằng tình yêu trong sáng, không đánh thuê, đánh mướn cho một chủ nghĩa, một ý thức hệ ngoại lai vong bản hay cho một quyền lợi đế quốc nào sẽ không bao giờ chết, không bao giờ bị lãng quên. Lịch sử sẽ đánh giá, dân tộc sẽ ghi ơn họ một cách công bằng.
Tôi tin, cuộc chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến chính nghĩa. Đó là cuộc đấu tranh đầy gian khổ nhưng anh hùng của một dân tộc bị nô lệ đã đứng lên chống lại một thực dân tàn bạo. Trong suốt gần một thế kỷ trong bóng tối thực dân, hàng vạn đồng bào thuộc nhiều thế hệ Việt Nam đã bị bắt, tra tấn và đã hy sinh trên Côn Đảo. Ngoài một Nguyễn An Ninh để lại thịt xương, một Trần Cao Vân, một Phan Chu Trinh để lại những bài thơ viết bằng máu và mồ hôi trong những ngày đập đá, còn có hàng ngàn, hàng vạn đồng bào đã chết trong âm thầm, không để lại họ tên.
Nhưng cho dù họ có để lại đủ họ tên đi nữa, các thế hệ Việt Nam sau 1975 cũng không có quyền biết đến họ, không có cơ hội để cám ơn họ, để thắp một nén hương, và phần mộ họ một mai có thể sẽ bị san bằng theo mưa nắng. Đảng Cộng sản không chỉ nhuộm đỏ miền Nam, nhuộm đỏ Việt Nam mà còn cố tình nhuộm đỏ cả lịch sử.
Côn Đảo ngày nay gắn liền với tên tuổi của các đảng viên Cộng sản trung ương Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Hà Huy Tập, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Lê Quang Vịnh v.v. Các em học sinh đang sắp hàng chờ vào xem những xà lim kia làm sao biết được, với số đảng viên vỏn vẹn 5 ngàn vào mùa thu 1945, đảng Cộng Sản, dù bị bỏ tù và chết gấp mười lần trong hai cuộc chiến, cũng không thể bằng với con số khoảng 200 ngàn người Việt Nam yêu nước đã từng ở tù Côn Đảo theo nhiều nguồn ước lượng.
Các em cũng không biết rằng hàng trăm lãnh tụ cách mạng không Cộng sản mà đức độ và tài năng bao trùm nhiều lãnh vực như Đức Huỳnh Giáo Chủ, Trương Tử Anh, Phạm Quỳnh, Khái Hưng, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Nguyễn Thế Nghiệp v.v., đã không ở tù hay chết ngoài Côn Đảo chỉ vì họ bị Cộng sản thủ tiêu ngay tại đất liền.
Khác với đảng Cộng sản được thành lập từ nước ngoài theo chỉ thị của quốc tế Cộng sản và nhiều đảng viên được đưa sang Trung Quốc, Liên Xô huấn luyện một cách bài bản nhằm thực hiện các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của trung ương đảng đề ra, phần lớn đảng phái không Cộng sản đã sinh ra và lớn lên ngay trong lòng dân tộc với tất cả khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt. Họ không chỉ bị chết dưới lưỡi đao phong kiến, máy chém thực dân mà còn chết trong bàn tay của những người cùng máu mủ với mình.
Đọc lại diễn tiến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, quá trình thành lập các đảng phái không Cộng sản và lắng nghe các nhà cách mạng trải lòng qua thơ văn đẩm đầy máu lệ, mới cảm thấy lòng yêu nước của thế hệ cha ông thật vô bờ bến.
Bằng hành trang duy nhất trên vai là lòng yêu nước, các nhà cách mạng không Cộng sản dấn thân vào con đường giải phóng dân tộc trên chuyến xe chạy bằng máu của chính mình.
Chiều mùa hè năm đó, lần đầu tiên trong đời tôi xúc động đứng im lặng trước anh linh của những anh hùng đã ngã xuống cho độc lập tự do thật sự của dân tộc. Xương thịt của những người đã hy sinh từ phong trào kháng thuế miền Trung, Hà Thành đầu độc, khởi nghĩa Duy Tân, Thái Nguyên, Yên Bái hẳn đã hòa tan vào lòng đất mẹ nhưng anh linh họ vẫn là ngọn đuốc soi sáng giấc mơ Việt Nam độc lập, tự chủ của dân tộc.
Như tôi có lần đã viết. Giấc của họ là giấc mơ của những người để lưng trần, tóc cắt ngắn, đóng khố che thân, dắt bầy con, vượt bao nhiêu núi rừng ghềnh thác trong cuộc nam tiến đầy gian nan nhưng vô cùng hiển hách, từ dọc bờ Dương Tử di dân xuống lưu vực sông Hồng cách đây gần 50 thế kỷ. Trong lúc bao nhiêu bộ tộc Bách Việt khác đã hoàn toàn bị tiêu diệt hay đồng hóa vào những tỉnh, những huyện như Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến của Trung Quốc ngày nay, giòng giống Lạc Việt qua bao độ thăng trầm, vẫn tồn tại và trưởng thành như một nước Việt Nam.
Giấc mơ của họ là giấc mơ của những người đã tạo nên nền văn minh Việt Nam rất sớm. Nơi đó, từ nhiều thế kỷ trước Công Nguyên, tổ tiên chúng ta đã biết trồng cây ăn trái, biết làm đồ gốm, biết đẽo đá thành những lưỡi cuốc nhọn, biết đắp đất ngăn bờ để đưa nước sông vào ruộng. Tổ tiên chúng ta đã biết xây dựng các cơ xấu xã hội, lấy thôn làng làm căn bản, lấy nông nghiệp làm nền tảng kinh tế, lấy tình nghĩa đồng bào làm sức mạnh, lấy nguồn gốc tổ tiên (một mẹ trăm con, chung cùng bọc trứng) làm nơi nương tựa tinh thần. Những hình ảnh thân thương quen thuộc của cây đa, bến nước, sân đình gắn liền trong tâm thức của mỗi người Việt Nam. Những chiếc trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lữ được chạm trổ tinh vi đánh dấu một thời đại vàng son trong tiến trình phát triển văn minh nhân loại. Chính tinh thần văn hóa Hòa Bình, Đông Sơn đã hun đúc thành sức mạnh dân tộc, để các thế kỷ sau đó, đủ sức đối kháng với sự xâm lăng thô bạo của các nguồn văn hóa mang ý đồ đồng hóa phát xuất từ phương Bắc.
Giấc mơ của họ là giấc mơ của một dân tộc hơn một ngàn năm trong bóng đêm nô lệ nhà Hán, nhà Ngô, nhà Đường, nhà Minh qua bốn lần bắc thuộc với bao nhiêu cực hình đày đọa, sáng xuống bể tìm ngọc châu, chiều lên non săn ngà voi, trầm hương, châu báu, dân tộc Việt vẫn bảo vệ được tính độc lập, vẫn giữ được bản sắc văn hóa Việt trong sáng và thuần nhất.
Đất nước chúng ta đã hơn một lần bị mất đi và giành lại được nhưng chúng ta hãnh diện nói lớn rằng dân tộc Việt Nam chưa bao giờ bị mất gốc. Hình ảnh những chiếc búa, những chiếc rìu, những mũi thương, mũi đao, mũi tên bằng đồng đào được ở vùng Trung Châu, Bắc Việt, ở sông Bạch Đằng, dọc Ải Nam Quan không chỉ là những cổ vật mà còn là chứng tích của bao nhiêu trận mạc, bao nhiêu cuộc chiến đấu, bao nhiêu máu xương và nước mắt của tổ tiên đã đổ xuống trước các cuộc xâm lăng của các triều đại Bắc phương khác.
Lịch sử bao giờ cũng mang tính kế tục nhưng trước hết là lịch sử của thời đại. Mỗi thế hệ có một trách nhiệm để hoàn thành những trách nhiệm mà lịch sử giao phó cho thời đại của họ nhưng dù không hoàn thành, ngọn đuốc lịch sử vẫn phải được chuyển sang bàn tay thế hệ khác. Giấc mơ về Việt Nam tự do, dân chủ và giàu mạnh dù sớm hay muộn sẽ phải thành hiện thực.
Thời gian gần đây, tôi có dịp đọc nhiều bài viết từ những tấm lòng đang băng khoăng vì đất nước. Phần lớn bắt đầu bằng nhóm chữ “chưa bao giờ …như hôm nay”. Chưa bao giờ con người Việt Nam bị khinh thường như hôm nay. Chưa bao giờ lãnh thổ Việt Nam bị chiếm đoạt trắng trợn như hôm nay. Chưa bao giờ chủ quyền đất nước bị đe dọa như hôm nay. Chưa bao giờ tài nguyên thiên nhiên bị thất thoát như hôm nay. Tất cả đều đúng cả. Tôi chỉ muốn thêm vào một “chưa bao giờ” nữa, đó là, chưa bao giờ ranh giới giữa dân tộc và phản dân tộc rõ ràng như hôm nay. Biên giới đó rõ ràng đến mức một người Việt Nam có thể chọn lựa đứng về phía chính nghĩa, phía dân tộc mà không phải lo lầm lỡ về sau.
Giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn một con đường riêng của họ. Con đường đảng chọn cũng rất rõ ràng: phát triển đất nước theo định hướng Trung Quốc và cùng lúc bằng mọi giá duy trì chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam.
Bộ chính trị trung ương đảng Cộng sản Việt Nam không phải là những người không biết suy nghĩ, không thấy đúng, thấy sai và thậm chí có rất nhiều cơ hội để sửa sai nhưng quyền lợi cá nhân, phe nhóm và đảng đã che khuất sự sống còn và tương lai đất nước.
Nhân dân Việt Nam chịu đựng quá nhiều rồi, nhượng bộ quá nhiều rồi, lùi bước quá nhiều rồi. Từ xâm lăng Hoàng Sa đến chiến tranh biên giới, các trận đánh khu vực Lão Sơn, lấn chiếm Trường Sa, bắn chết ngư dân Thanh Hóa và hôm nay Bauxite. Chỉ một thời gian ngắn thôi mà nhìn ra biển, nhìn lên núi, nhìn xuống phố, nhìn qua sông, đâu đâu cũng thấy hàng Trung Quốc, đất Trung Quốc, đảo Trung Quốc, người Trung Quốc, vài chục năm nữa đất nước sẽ ra sao?
Tại sao Trung Quốc không bắn thủng tàu, không ăn cướp tài sản, đất đai của Thái Lan, Philippines hay ngay cả của đàn em Bắc Hàn một cách công khai, lộ liễu như họ đã và đang làm đối với Việt Nam? Một người có ý thức nào cũng biết, đơn giản bởi vì giới lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc sống trong gan ruột của giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam những kẻ không còn một chọn lựa nào khác ngoài việc núp dưới chiếc dù Trung Quốc.
Như tôi có lần mách nước cho bà con ngư dân trong bài “Ai giết 9 ngư dân Thanh Hóa”, cách hay nhất để khỏi bị hải quân Trung Quốc bắn chết là khi tàu đánh cá vừa ra khỏi cửa biển thì xin các bác làm ơn hạ cái lá cờ gọi là “cờ tổ quốc” xuống dùm. Nếu phải treo thì treo đại một lá cờ Phi, cờ Thái Lan, cờ Nhật lên mũi tàu. Nói ra thì cho là phản động nhưng tin tôi đi, làm như thế bà con ngư dân mới hy vọng còn đường trở về với vợ con.
Thời điểm 1958, Pháp đã rút đi và Mỹ thì chưa đến mà Phạm Văn Đồng, còn có thể thay mặt cho 11 ủy viên bộ chính tri, hạ bút ký một văn kiện nhục nhã như thế thì với hoàn cảnh phe Cộng sản chỉ còn lại năm anh em trên một chiếc xe tang, trong đó có đến bốn em đang lâm cảnh hàn vi đói khát, thì chuyện gì mà họ không dám làm. Lê Khả Phiêu, trong giai đoạn tìm về chủ cũ năm 1991, cũng có thể đã ký những văn bản tương tự như văn bản của Phạm Văn Đồng, khác chăng, “đồng chí Phạm Văn Đồng bị lộ” và “đồng chí Lê Khả Phiêu chưa bị lộ” mà thôi.
Người Do Thái nguyền rủa Hitler, nhân loại kết án Hitler, nhưng nhân dân Đức trước khi có thái độ tương tự, họ phải biết trách các thế hệ Đức trong thập niên 30 của thế kỷ 20, bởi vì chính dân Đức thời đó bằng con đường bầu cử hợp pháp đã đồng ý đặt mình dưới sự lãnh đạo của Hitler và đảng Quốc Xã. Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ bầu đảng Cộng sản để lãnh đạo nhưng chắc chắn cũng sẽ phải trả lời cho các thế hệ mai sau về thái độ thờ ơ, thỏa hiệp, yếu hèn của các thế hệ hôm nay trước tình trạng băng hoại đạo đức, lạc hậu kinh tế, thất thoát tài nguyên, mất mát lãnh thổ và suy yếu chủ quyền đất nước.
(Nguồn: Việt Báo Thứ Hai, 5/25/2009, http://vietbao.com/?ppid=45&pid=114&nid=144973)
Khi anh làm xong việc, thời gian còn lại anh em chúng tôi đi vài nơi trên đảo. Côn Đảo ngày chúng tôi đến còn rất hoang vắng. Những khu tù chính trị đã giải tán từ lâu. Tù chính trị mới không bị đưa ra đây mà vào Chí Hòa, Phan Đăng Lưu hay các trại tù miền Bắc. Các khu trại giam Côn Đảo đã trở thành một viện bảo tàng nhưng ít có người thăm. Bên cạnh những xà lim nơi các đảng viên Cộng sản cấp trung ương từng bị giam giữ, Côn Đảo còn có những khu nỗi tiếng vì được báo chí phản chiến Mỹ và Việt khai thác tận tình như chuồng cọp, chuồng bò. Khu chuồng cọp được xây từ thời thực dân, cũ kỷ, kích thước rộng bằng những lớp học nối tiếp nhau. Đặc điểm của khu chuồng cọp là phòng giam không có mái che mà chỉ có những bờ tường dày và thanh sắt lớn. Chị coi sóc ở đây, vốn là một tù nhân Côn Đảo, cho biết trên bờ tường dựng sẵn nhiều thùng vôi bột, nếu tù nhân la ó, phản đối, trật tự tù sẽ đổ vôi xuống.
Trên đường ra về chúng tôi đi theo chị coi sóc nhà tù đến nghĩa địa Hàng Dương. Nắng đã dịu nhiều. Mặt trời đang xuống dần bên kia đỉnh núi. Được gọi là Hàng Dương có lẽ vì chung quanh nghĩa địa có rất nhiều dương liễu. Nghĩa địa có nhiều khu. Mỗi khu có vài trăm ngôi mộ. Chị trịnh trọng giới thiệu một ngôi mộ mà chị gọi là rất linh thiêng: mộ chị Võ Thị Sáu. Tôi không biết gì nhiều về chị Sáu ngoài bản nhạc bắt đầu với “Mùa lêkima nở, ở quê tôi miền đất đỏ” và đọc đâu đó chuyện chị bị xử bắn khi còn trong tuổi vị thành niên. Tấm bia trên mộ chị Sáu hướng về phía biển và nỗi bật lên vì ngày đó đã được xây cao hơn các ngôi mộ khác. Phía sau mộ chị Sáu có một cây dương liễu cụt ngọn, cằn cỗi, trên tàn cây có những chồi xanh nhú lên. Việc một cây bị chặt ngọn nên sinh ra những nhánh non là chuyện bình thường nhưng qua lời giải thích của chị hướng dẫn thì đó là một điều kỳ diệu, một dấu chứng linh thiêng, điềm báo của một cái cũ tàn đi nhưng những cái mới ra đời. Ngay cả một cây dương liễu cũng được giải thích bằng lý luận và niềm tin Cộng Sản.
Anh tôi không thích cảnh nghĩa trang buồn tẻ nên đã đi dạo nơi khác. Cả chị hướng dẫn cũng đi ra ngoài. Tôi ngồi một mình nhìn mấy trăm ngôi mộ, có tên và không tên, được đắp và không được đắp, cao thấp không đều. Bên cạnh một số mộ có bia, tên tuổi và vừa được chỉnh trang, hẳn là của các đảng viên Cộng sản cao cấp, rất nhiều ngôi mộ không có ngay cả tấm thẻ gỗ ghi tên, cỏ mọc đầy sau nhiều năm chưa được một lần chăm sóc. Phần lớn các ngôi mộ trong nghĩa địa Hàng Dương là dấu tích tàn ác của thực dân Pháp. Thời Việt Nam Cộng Hòa, chuyện ở tù Côn Đảo cho đến chết là chuyện hiếm hoi. Hầu hết tù chính trị chỉ ở một thời gian ngắn trước khi được đưa ra Thạch Hản, Thiện Ngôn, Lộc Ninh, Bồng Sơn để trao trả về phía bên kia như đã ghi lại một cách chi tiết trong tác phẩm ký sự Tù Binh và Hòa Bình của nhà văn Phan Nhật Nam.
Hôm qua, khi bắt đầu viết bài này tôi vào Google tìm mộ chị Võ Thị Sáu. Cây dương liễu đã chết và được thay vào đó bằng cây phượng đỏ. Ngôi mộ của chị cũng được xây bằng đá đen, cao hơn ngôi mộ cũ nhiều và không phải sơn màu vôi trắng như lần tôi đến. Nghĩa địa Hàng Dương bây giờ là một trung tâm du lịch, màu sắc lòe loẹt, không còn những mộ cỏ hoang vu, những con đường đất hẹp và những hàng dương cằn cỗi chung quanh. Tôi không cảm thấy chút nào xúc động khi nhìn lại cảnh nghĩa địa Hàng Dương mà chỉ tội nghiệp cho các em học sinh đang sắp hàng vào xem các di tích được gọi là cách mạng ở Côn Đảo. Các em đi xem kịch mà tưởng mình đang tìm về lịch sử cha ông.
Một trong những đặc điểm của chế độ Cộng sản là lừa dối. Không phải chỉ Việt Nam mà mọi quốc gia Cộng sản đều như thế. Khi chế độ Cộng sản Đông Đức sụp đổ, báo chí khám phá trong cơ sở dữ liệu của cơ quan an ninh Stasi một hệ thống lừa dối có tầm vóc quy mô ngoài giới hạn đạo đức của con người. Việc nghi ky, lừa dối không chỉ ở nằm trong hệ thống đảng, các cơ quan nhà nước, mà cả trong mỗi gia đình ruột thịt, máu mủ thân yêu. Anh lừa dối em. Vợ lừa dối chồng. Cha mẹ lừa dối con cái. Cháu chắt lừa dối ông bà. Lừa dối là phương tiện duy nhất để tồn tại trong xã hội Cộng Sản.
Tại Việt Nam cũng thế. Vở kịch tuyên truyền mà Đảng đã đóng suốt mấy chục năm qua làm thui chột nhận thức của nhiều thế hệ Việt Nam. Từ chuyện Lê Văn Tám lấy thân mình làm đuốc đến chuyện Tôn Đức Thắng kéo cờ Cộng sản trên Hắc Hải đều là những chuyện hoang đường nhưng nghe riết cũng quen tai, nghe riết nên tin là chuyện thật.
Có một thời không ít người dân miền bắc còn tin rằng những khẩu CKC, AK47 của mấy chị dân quân đã từng bắn hạ những F-4 Fantom, F-111 của Mỹ. Theo lời kể của cựu Trung Tướng Yevgeni Antonov, nguyên trưởng đoàn cố vấn quân sự của Liên Xô tại Việt Nam trong một bài báo trên tờ Pravda nhân dịp đánh dấu 30 năm cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, Liên Xô đã gởi nguyên một trung đoàn phòng không với đầy đủ vũ khí và trang bị sang Việt Nam tham chiến và 13 người lính phòng không Liên Xô đã chết trên đất bắc. Những chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, kể cả chiếc chiến đấu cơ F4 Fantom của Thượng Nghị Sĩ John McCain, cũng từ hỏa tiển của các đơn vị Hồng Quân Liên Xô chứ không phải từ “Bộ đội phòng không anh hùng”, nói chi là các chị dân quân núp bên bờ ruộng như trong mấy bức ảnh tuyên truyền của đảng.
Cũng theo lời kể của cựu thiếu tướng Liên Xô Yevgeni Antonov, chỉ huy lực lượng phòng không Liên Xô tại Việt Nam từ 1969 đến 1970, Việt Nam chỉ là một phòng thí nghiệm cho vũ khí Liên Xô. Họ muốn đích thân xử dụng vũ khí để chuẩn bị cho việc máy bay Mỹ và NATO oanh tạc vào nội địa Liên Xô trong trường hợp có chiến tranh giữa hai khối sau này. Cuộc chiến đã tàn, chế độ cũng đã tan, ngọn đèn đời sắp tắt, những người lính già Nga chẳng bị áp lực nào để phải nói dối, để tuyên truyền, để bảo vệ cho đảng, hay cho cả chính mình. Họ chỉ còn kỷ niệm, và kỷ niệm của tuổi về chiều thường thành thật, trong sáng như những ngày mới lớn.
Bên cạnh Liên-Xô, vào thời điểm 1967 ngoài hàng vạn tấn đạn dược, vũ khí, đã có 16 sư đoàn với 170 ngàn quân Trung Quốc tại miền bắc Việt Nam để yểm trợ cho đảng Cộng sản Việt Nam nhưng đồng thời để bảo vệ vòng đai an ninh của Trung Quốc. Tội ác của đảng Cộng sản Trung Quốc đối với dân tộc Việt Nam, từ các tư tưởng độc hại đến võ khí giết người, từ cải cách ruộng đất đến đến Hoàng Sa, Trường Sa, từ chiến tranh biên giới đến trận chiến Lão Sơn, không thể viết hết trong một bài, trong một cuốn sách mà phải xây dựng một trung tâm dữ kiện.
Máu đổ, thây rơi, nhà tan, cửa nát ở Hà Nội, Hải Phòng là điều có thật. Những mất mát đau thương vô cùng to lớn của đồng bào miền Bắc đã chịu đựng dưới đạn bom Mỹ là điều có thật. Căm thù, phẩn uất vì thế là những phản ứng tự nhiên. Tuy nhiên không phải chỉ vì đế quốc Mỹ đã đơn phương xâm lược Việt Nam như các thế hệ sinh viên học sinh đã và đang được dạy. Hơn ba mươi năm là một thời gian đủ dài để đồng bào miền bắc, các thế hệ trẻ miền bắc có gia đình chịu đựng đau thương bất hạnh trong chiến tranh, nhìn lại cuộc chiến một cách khách quan và so sánh với thực tế đất nước để qua đó biết rõ những ai và học thuyết nào chính là nguyên nhân của chiến tranh, độc tài và chậm tiến hôm nay.
Đảng Cộng sản có thể tùy thích tạo ra hàng trăm đảng viên cỡ Lê Văn Tám, Tôn Đức Thắng. Đó là chuyện nội bộ của đảng nhưng họ không có quyền biến Côn Đảo thành tài sản riêng của đảng, không có quyền mê hoặc của các thế hệ trẻ Việt Nam bằng các mẫu chuyện hoang đường kiểu Lê Văn Tám như bộ máy tuyên truyền Liên Xô đã từng tô điểm lên một cậu bé nhà nông Pavlik Morozov bất hiếu trước đây. Côn Đảo cũng không phải là đất hương hỏa của Marx, Lenin để lại cho đảng Cộng sản Việt Nam mà là đất thiêng của cách mạng Việt Nam nơi nhiều thế hệ đã lấy xương thịt mình làm phân bón cho mầm xanh tương lai dân tộc.
Trong nghĩa địa Hàng Dương, bên chiếc cầu đá phía bên phải dinh chúa đảo, trước những xà lim chật hẹp, một ngày không xa, các thế hệ Việt Nam sẽ đến đó, không phải để nghe kể công, nghe tuyên truyền mà đến để im lặng cúi đầu tưởng niệm các anh hùng dân tộc.
Họ là ai? Họ là những đảng viên Việt Nam Quang Phục Hội, Phong Trào Đông Du, Phong Trào Duy Tân, Tân Việt Cách Mạng Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng, Đại Việt Dân Chính, Dân Xã Đảng, Đảng Lập Hiến, Đại Việt Duy Dân và nhiều tổ chức, phong trào không Cộng sản khác.
Họ là ai ? Họ là tín đồ các tôn giáo, nhất là Cao Đài và Hòa Hảo, hai tôn giáo được ra đời tại miền Nam, có truyền thống kiên quyết chống cả thực dân lẫn Cộng Sản.
Nếu họ đã từng là đảng viên Cộng sản thì sao? Không sao cả. Như tôi đã có dịp viết vài lần trên diễn đàn này, việc tham gia vào đảng Cộng sản của một số người Việt Nam, chủ yếu là để được tổ chức hóa nhằm mục đích hợp đồng chiến đấu, đạt đến chiến thắng dễ dàng hơn chứ không phải vì tin vào chủ nghĩa Cộng Sản. Ngày đó, vì điều kiện giao thông khó khăn, núi non cách trở, sự phát triển của các đảng phái chống thực dân ít nhiều bị giới hạn bởi các đặc tính địa phương, bà con giòng họ, hoàn cảnh trưởng thành. Nếu họ sinh ra ở Quảng Nam họ sẽ gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng, sinh ra ở Quảng Trị họ sẽ gia nhập Đại Việt, sinh ra ở Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang họ sẽ gia nhập Dân xã Đảng. Đó là trọng điểm của các đảng phái chống Pháp trong những thập niên đầu của thế kỷ 20. Ông bà chúng ta có súng dùng súng, có gậy dùng gậy, và trong nhiều trường hợp chỉ là những bàn tay không gầy yếu.
Những người Việt yêu nước thời đó chọn lựa đảng phái như chọn một chiếc phao để đưa dân tộc sang bờ độc lập. Những nông dân hiền hòa chất phát, nhưng công nhân đầu tắt mặt tối làm sao biết được con đường họ đi không dẫn đến độc lập, tự do, hạnh phúc mà dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu, độc tài và làm sao biết được chiếc phao họ bám cũng là chiếc bẫy buộc chặt chẳng những cuộc đời họ mà còn gây hệ lụy cho cả dân tộc đến ngày nay.
Tôi tin, phần lớn những người yêu nước đã chết trong giấc mơ về một Việt Nam hòa bình, độc lập chứ không phải trong giấc mơ về một xã hội Cộng sản đại đồng. Người yêu nước bằng tình yêu trong sáng, không đánh thuê, đánh mướn cho một chủ nghĩa, một ý thức hệ ngoại lai vong bản hay cho một quyền lợi đế quốc nào sẽ không bao giờ chết, không bao giờ bị lãng quên. Lịch sử sẽ đánh giá, dân tộc sẽ ghi ơn họ một cách công bằng.
Tôi tin, cuộc chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến chính nghĩa. Đó là cuộc đấu tranh đầy gian khổ nhưng anh hùng của một dân tộc bị nô lệ đã đứng lên chống lại một thực dân tàn bạo. Trong suốt gần một thế kỷ trong bóng tối thực dân, hàng vạn đồng bào thuộc nhiều thế hệ Việt Nam đã bị bắt, tra tấn và đã hy sinh trên Côn Đảo. Ngoài một Nguyễn An Ninh để lại thịt xương, một Trần Cao Vân, một Phan Chu Trinh để lại những bài thơ viết bằng máu và mồ hôi trong những ngày đập đá, còn có hàng ngàn, hàng vạn đồng bào đã chết trong âm thầm, không để lại họ tên.
Nhưng cho dù họ có để lại đủ họ tên đi nữa, các thế hệ Việt Nam sau 1975 cũng không có quyền biết đến họ, không có cơ hội để cám ơn họ, để thắp một nén hương, và phần mộ họ một mai có thể sẽ bị san bằng theo mưa nắng. Đảng Cộng sản không chỉ nhuộm đỏ miền Nam, nhuộm đỏ Việt Nam mà còn cố tình nhuộm đỏ cả lịch sử.
Côn Đảo ngày nay gắn liền với tên tuổi của các đảng viên Cộng sản trung ương Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Hà Huy Tập, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Lê Quang Vịnh v.v. Các em học sinh đang sắp hàng chờ vào xem những xà lim kia làm sao biết được, với số đảng viên vỏn vẹn 5 ngàn vào mùa thu 1945, đảng Cộng Sản, dù bị bỏ tù và chết gấp mười lần trong hai cuộc chiến, cũng không thể bằng với con số khoảng 200 ngàn người Việt Nam yêu nước đã từng ở tù Côn Đảo theo nhiều nguồn ước lượng.
Các em cũng không biết rằng hàng trăm lãnh tụ cách mạng không Cộng sản mà đức độ và tài năng bao trùm nhiều lãnh vực như Đức Huỳnh Giáo Chủ, Trương Tử Anh, Phạm Quỳnh, Khái Hưng, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Nguyễn Thế Nghiệp v.v., đã không ở tù hay chết ngoài Côn Đảo chỉ vì họ bị Cộng sản thủ tiêu ngay tại đất liền.
Khác với đảng Cộng sản được thành lập từ nước ngoài theo chỉ thị của quốc tế Cộng sản và nhiều đảng viên được đưa sang Trung Quốc, Liên Xô huấn luyện một cách bài bản nhằm thực hiện các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của trung ương đảng đề ra, phần lớn đảng phái không Cộng sản đã sinh ra và lớn lên ngay trong lòng dân tộc với tất cả khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt. Họ không chỉ bị chết dưới lưỡi đao phong kiến, máy chém thực dân mà còn chết trong bàn tay của những người cùng máu mủ với mình.
Đọc lại diễn tiến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, quá trình thành lập các đảng phái không Cộng sản và lắng nghe các nhà cách mạng trải lòng qua thơ văn đẩm đầy máu lệ, mới cảm thấy lòng yêu nước của thế hệ cha ông thật vô bờ bến.
Bằng hành trang duy nhất trên vai là lòng yêu nước, các nhà cách mạng không Cộng sản dấn thân vào con đường giải phóng dân tộc trên chuyến xe chạy bằng máu của chính mình.
Chiều mùa hè năm đó, lần đầu tiên trong đời tôi xúc động đứng im lặng trước anh linh của những anh hùng đã ngã xuống cho độc lập tự do thật sự của dân tộc. Xương thịt của những người đã hy sinh từ phong trào kháng thuế miền Trung, Hà Thành đầu độc, khởi nghĩa Duy Tân, Thái Nguyên, Yên Bái hẳn đã hòa tan vào lòng đất mẹ nhưng anh linh họ vẫn là ngọn đuốc soi sáng giấc mơ Việt Nam độc lập, tự chủ của dân tộc.
Như tôi có lần đã viết. Giấc của họ là giấc mơ của những người để lưng trần, tóc cắt ngắn, đóng khố che thân, dắt bầy con, vượt bao nhiêu núi rừng ghềnh thác trong cuộc nam tiến đầy gian nan nhưng vô cùng hiển hách, từ dọc bờ Dương Tử di dân xuống lưu vực sông Hồng cách đây gần 50 thế kỷ. Trong lúc bao nhiêu bộ tộc Bách Việt khác đã hoàn toàn bị tiêu diệt hay đồng hóa vào những tỉnh, những huyện như Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến của Trung Quốc ngày nay, giòng giống Lạc Việt qua bao độ thăng trầm, vẫn tồn tại và trưởng thành như một nước Việt Nam.
Giấc mơ của họ là giấc mơ của những người đã tạo nên nền văn minh Việt Nam rất sớm. Nơi đó, từ nhiều thế kỷ trước Công Nguyên, tổ tiên chúng ta đã biết trồng cây ăn trái, biết làm đồ gốm, biết đẽo đá thành những lưỡi cuốc nhọn, biết đắp đất ngăn bờ để đưa nước sông vào ruộng. Tổ tiên chúng ta đã biết xây dựng các cơ xấu xã hội, lấy thôn làng làm căn bản, lấy nông nghiệp làm nền tảng kinh tế, lấy tình nghĩa đồng bào làm sức mạnh, lấy nguồn gốc tổ tiên (một mẹ trăm con, chung cùng bọc trứng) làm nơi nương tựa tinh thần. Những hình ảnh thân thương quen thuộc của cây đa, bến nước, sân đình gắn liền trong tâm thức của mỗi người Việt Nam. Những chiếc trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lữ được chạm trổ tinh vi đánh dấu một thời đại vàng son trong tiến trình phát triển văn minh nhân loại. Chính tinh thần văn hóa Hòa Bình, Đông Sơn đã hun đúc thành sức mạnh dân tộc, để các thế kỷ sau đó, đủ sức đối kháng với sự xâm lăng thô bạo của các nguồn văn hóa mang ý đồ đồng hóa phát xuất từ phương Bắc.
Giấc mơ của họ là giấc mơ của một dân tộc hơn một ngàn năm trong bóng đêm nô lệ nhà Hán, nhà Ngô, nhà Đường, nhà Minh qua bốn lần bắc thuộc với bao nhiêu cực hình đày đọa, sáng xuống bể tìm ngọc châu, chiều lên non săn ngà voi, trầm hương, châu báu, dân tộc Việt vẫn bảo vệ được tính độc lập, vẫn giữ được bản sắc văn hóa Việt trong sáng và thuần nhất.
Đất nước chúng ta đã hơn một lần bị mất đi và giành lại được nhưng chúng ta hãnh diện nói lớn rằng dân tộc Việt Nam chưa bao giờ bị mất gốc. Hình ảnh những chiếc búa, những chiếc rìu, những mũi thương, mũi đao, mũi tên bằng đồng đào được ở vùng Trung Châu, Bắc Việt, ở sông Bạch Đằng, dọc Ải Nam Quan không chỉ là những cổ vật mà còn là chứng tích của bao nhiêu trận mạc, bao nhiêu cuộc chiến đấu, bao nhiêu máu xương và nước mắt của tổ tiên đã đổ xuống trước các cuộc xâm lăng của các triều đại Bắc phương khác.
Lịch sử bao giờ cũng mang tính kế tục nhưng trước hết là lịch sử của thời đại. Mỗi thế hệ có một trách nhiệm để hoàn thành những trách nhiệm mà lịch sử giao phó cho thời đại của họ nhưng dù không hoàn thành, ngọn đuốc lịch sử vẫn phải được chuyển sang bàn tay thế hệ khác. Giấc mơ về Việt Nam tự do, dân chủ và giàu mạnh dù sớm hay muộn sẽ phải thành hiện thực.
Thời gian gần đây, tôi có dịp đọc nhiều bài viết từ những tấm lòng đang băng khoăng vì đất nước. Phần lớn bắt đầu bằng nhóm chữ “chưa bao giờ …như hôm nay”. Chưa bao giờ con người Việt Nam bị khinh thường như hôm nay. Chưa bao giờ lãnh thổ Việt Nam bị chiếm đoạt trắng trợn như hôm nay. Chưa bao giờ chủ quyền đất nước bị đe dọa như hôm nay. Chưa bao giờ tài nguyên thiên nhiên bị thất thoát như hôm nay. Tất cả đều đúng cả. Tôi chỉ muốn thêm vào một “chưa bao giờ” nữa, đó là, chưa bao giờ ranh giới giữa dân tộc và phản dân tộc rõ ràng như hôm nay. Biên giới đó rõ ràng đến mức một người Việt Nam có thể chọn lựa đứng về phía chính nghĩa, phía dân tộc mà không phải lo lầm lỡ về sau.
Giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn một con đường riêng của họ. Con đường đảng chọn cũng rất rõ ràng: phát triển đất nước theo định hướng Trung Quốc và cùng lúc bằng mọi giá duy trì chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam.
Bộ chính trị trung ương đảng Cộng sản Việt Nam không phải là những người không biết suy nghĩ, không thấy đúng, thấy sai và thậm chí có rất nhiều cơ hội để sửa sai nhưng quyền lợi cá nhân, phe nhóm và đảng đã che khuất sự sống còn và tương lai đất nước.
Nhân dân Việt Nam chịu đựng quá nhiều rồi, nhượng bộ quá nhiều rồi, lùi bước quá nhiều rồi. Từ xâm lăng Hoàng Sa đến chiến tranh biên giới, các trận đánh khu vực Lão Sơn, lấn chiếm Trường Sa, bắn chết ngư dân Thanh Hóa và hôm nay Bauxite. Chỉ một thời gian ngắn thôi mà nhìn ra biển, nhìn lên núi, nhìn xuống phố, nhìn qua sông, đâu đâu cũng thấy hàng Trung Quốc, đất Trung Quốc, đảo Trung Quốc, người Trung Quốc, vài chục năm nữa đất nước sẽ ra sao?
Tại sao Trung Quốc không bắn thủng tàu, không ăn cướp tài sản, đất đai của Thái Lan, Philippines hay ngay cả của đàn em Bắc Hàn một cách công khai, lộ liễu như họ đã và đang làm đối với Việt Nam? Một người có ý thức nào cũng biết, đơn giản bởi vì giới lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc sống trong gan ruột của giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam những kẻ không còn một chọn lựa nào khác ngoài việc núp dưới chiếc dù Trung Quốc.
Như tôi có lần mách nước cho bà con ngư dân trong bài “Ai giết 9 ngư dân Thanh Hóa”, cách hay nhất để khỏi bị hải quân Trung Quốc bắn chết là khi tàu đánh cá vừa ra khỏi cửa biển thì xin các bác làm ơn hạ cái lá cờ gọi là “cờ tổ quốc” xuống dùm. Nếu phải treo thì treo đại một lá cờ Phi, cờ Thái Lan, cờ Nhật lên mũi tàu. Nói ra thì cho là phản động nhưng tin tôi đi, làm như thế bà con ngư dân mới hy vọng còn đường trở về với vợ con.
Thời điểm 1958, Pháp đã rút đi và Mỹ thì chưa đến mà Phạm Văn Đồng, còn có thể thay mặt cho 11 ủy viên bộ chính tri, hạ bút ký một văn kiện nhục nhã như thế thì với hoàn cảnh phe Cộng sản chỉ còn lại năm anh em trên một chiếc xe tang, trong đó có đến bốn em đang lâm cảnh hàn vi đói khát, thì chuyện gì mà họ không dám làm. Lê Khả Phiêu, trong giai đoạn tìm về chủ cũ năm 1991, cũng có thể đã ký những văn bản tương tự như văn bản của Phạm Văn Đồng, khác chăng, “đồng chí Phạm Văn Đồng bị lộ” và “đồng chí Lê Khả Phiêu chưa bị lộ” mà thôi.
Người Do Thái nguyền rủa Hitler, nhân loại kết án Hitler, nhưng nhân dân Đức trước khi có thái độ tương tự, họ phải biết trách các thế hệ Đức trong thập niên 30 của thế kỷ 20, bởi vì chính dân Đức thời đó bằng con đường bầu cử hợp pháp đã đồng ý đặt mình dưới sự lãnh đạo của Hitler và đảng Quốc Xã. Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ bầu đảng Cộng sản để lãnh đạo nhưng chắc chắn cũng sẽ phải trả lời cho các thế hệ mai sau về thái độ thờ ơ, thỏa hiệp, yếu hèn của các thế hệ hôm nay trước tình trạng băng hoại đạo đức, lạc hậu kinh tế, thất thoát tài nguyên, mất mát lãnh thổ và suy yếu chủ quyền đất nước.
(Nguồn: Việt Báo Thứ Hai, 5/25/2009, http://vietbao.com/?ppid=45&pid=114&nid=144973)
Ngoại xâm
Ngọc Linh
06:19 29/05/2009
Tôi có việc thường xuyên đi lại trên con đường dọc kênh Nhiêu Lộc, con đường này như nhiều con đường khác trong thành phố đã để lại và tiếp tục gây nhiều nhức nhối cho mọi người. Phải công nhận, cuộc ra tay mạnh mẽ giải tỏa những căn nhà dọc kênh đã mang lại cho thành phố một nét khởi sắc đầy hy vọng, thay vào những căn nhà lụp xụp, những sinh hoạt rất tăm tối mà người ta gọi là “ổ chuột”, hai bên con kênh đã thoáng đãng, đã có những làn gió cho dầu mùi hôi tanh vẫn còn quyện trong không khí, nhưng người ta đã bắt đầu hy vọng, đã bắt đầu muốn chung tay làm một cái gì đó với nhau vì thấy đã lộ ra niềm phấn khởi vui tươi.
Tôi thích nhất hai hàng cây dọc bên con đường, cây lên rất nhanh, xanh một vùng trời, hai hàng cây thẳng tắp vươn lên mang lại màu xanh tươi tốt. Sáng sáng, hàng hàng người đi bộ tập thể dục dọc con kênh, một sinh hoạt dễ thương, một cuộc qui tụ lành mạnh đáng yêu, chẳng ai hô hào, chẳng ai vận động và cũng chẳng cần chính sách nào cả, cái gì đúng và mang lại niềm vui thì người ta làm. Chắc chắn trong cái sinh hoạt đáng yêu ấy, đã là khởi điểm cho rất nhiều điều đáng yêu khác nảy sinh, nhiều tâm hồn tìm được niềm vui, quá đơn giản và nhẹ nhàng.
Tôi âu lo hàng ngày từng gốc cây trước cửa nhà của bà con dọc theo kênh, tôi cứ theo dõi và rung theo từng nhịp thở của từng ngọn cây đó, tôi sợ người ta vì không muốn bị che mặt tiền mà tìm cách giết chết cây. Ở thành phố này, tấc đất tấc vàng, người ta tranh thủ để kiếm chác lợi nhuận, bất chấp lợi ích chung, bất chấp cảnh quan, mỹ quan, … ! Hàng ngày đạp xe qua lại, tôi oằn mình với những thân cây bị bẻ cong do người ta treo lên đó đủ thứ người ta muốn: vòng bánh xe để báo hiệu có sửa xe, chậu xô thùng vì gần nơi họ cư trú, vòng mắc võng để nằm vắt vẻo những buổi trưa, dây đủ loại để giăng lều bạt buôn bán. Tôi nhói đau vì người ta đóng vào thân cây những chiếc đinh để treo móc, tôi xấu hổ vì người dán lên đó đủ thứ quảng cáo, từ rút hầm cầu, thuốc men chữa bá bệnh kể cả những bệnh chẳng ai rêu rao lên làm gì ! Tôi hay phì cười khi thấy có người đứng gốc cây “xả nước”, tôi tưởng tượng lúc này có ai đó giật cái xách tay hay bất cứ cái gì của người đang xả nước thì làm sao nhỉ ? Buồn cười vậy đấy, quen đến độ thay vì không chấp nhận hành vị phóng uế bừa bãi thì lại zí zỏm với nó như là chấp nhận rồi ! Không chấp nhận cũng chẳng được.
Thế rồi có một ngày, người ta công bố chương trình làm đẹp cảnh quan, giải quyết tình trạng ô nhiễm, lắng lọc con kênh để bầu khí được trong lành hơn. Thế rồi có một ngày, người ta vét tất cả tiền bạc có được do những đóng góp còm cõi hàng ngày của nhân dân, không đủ, người ta kêu gọi cho vay mượn, dĩ nhiên cam kết con cháu thế hệ sau sẽ trả nợ. Có một ngày, người ta công bố chương trình cải tạo rất qui mô, với những lời hứa hẹn với nhiều bên, hứa hẹn với nhân dân, hứa hẹn với những gương mặt rạng rỡ hàng ngày đi bộ mỗi sáng. Có một ngày người ta đưa xe cơ giới đến, bắt đầu rào đường, bắt đầu đào đường, bắt đầu bứng nhổ cây, tôi đau xót lắm nhưng vẫn cố bảo mình, cây sẽ được trồng lại tươi tốt hơn, môi trường sẽ được phục hồi lại đẹp hơn. Lòng bảo lòng như vậy, nhưng bao năm tháng qua rồi, con đường như hấp hối, cát bụi mịt mù, rào cản khắp nơi, đất đá ngổn ngang, tất cả đã tang hoang, còn đâu nhưng gương mặt rạng rỡ mỗi sáng tươi cười chào hỏi nhau, còn đâu những “lão tướng” cả đời hao phí sức lực giờ đây chắt chiu từng giây phút.
Báo chí nói rằng công trình này do nhà thầu Trung Quốc làm, họ không đủ năng lực nên công trình cứ ì ạch, đã hết hạn giải ngân cho ngân hàng thế giới (đơn vị cho vay tiền) mấy lần rồi, xin gia hạn mãi có lẽ người ta sẽ không cho nữa. Đọc báo tôi có cảm tưởng rằng không cơ quan nào giám làm gì họ cả, không một ai giám nói gì họ cả, việc họ họ cứ làm, bất chấp lời than phiền, bất chấp hậu quả chúng ta gánh chịu.
Bây giờ lại xảy ra chuyện Bauxit Tây nguyên, lại Trung Quốc! Vẫn là ông hàng xóm to xác bao đời tìm cách uy hiếp mình, báo chí (vẫn chỉ là báo chí, sao không là các cơ quan của nhà nước nhỉ) cho biết họ đã đem cả ngàn người vào nước mình, họ đã rào lại thiết lập cả một vùng đặc khu rộng lớn. Biên giới mất vào tay Trung Quốc, biển mất vào tay Trung Quốc, đất mất vào tay Trung Quốc, mạng (net) mất vào tay Trung Quốc, đất nước này còn cái gì chưa mất ?
Hôm qua, khi có việc đi qua trung tâm thành phố, người ta chặn xe cộ lại để xe các quan chức có xe hụ còi hộ tống đi qua, tôi dừng lại như bao xe khác, mãi miên man nghĩ về đất nước, khi đã được phép đi rồi tôi vẫn không hay, có một người đi đường chay qua mặt tôi nhắc nhở “Đi đi chớ!” tôi mới giật mình, ngẫm nghĩ mà buồn cho đất nước mình, tôi chợt ví von mình như Phạm Ngũ Lão ngồi đan xọt bên đường, mãi nghĩ chuyện nước nhà mà quân lính thúc giáo vào đùi cũng không hay. Ngày xưa tôi được học những bài học lịch sử như vậy đó, những Hưng Đạo Đại Vương với Bạch Đằng dậy sóng, những Trần Bình Trọng “thà làm quỉ nước nam hơn làm vương đất bắc”, những Trần Quốc Tuấn “phá cường địch, báo hoàng ân”, những Trần Quốc Toản bóp nát quả cam trong lòng bàn tay, những Đinh Bộ Lĩnh “Cờ lau tập trận”, những Lý Thường Kiệt “châu chấu đá xe”.
Lâu nay người ta không truyền đạt cho các bạn trẻ những điều này, người ta không gây trong lòng các bạn trẻ tinh thần yêu nước, người ta sợ cái gì? Người ta muốn cái gì? Nhưng rất lạ, tôi thấy các bạn trẻ sôi sục niềm tự hào dân tộc, dũng cảm bày tỏ lòng yêu nước, đầy ý thức trước tai họa ngoại xâm. Người dân việt có truyền thống yêu nước và có truyền thống chống ngoại xâm, một khi những người có trách nhiệm không làm thì nhân dân sẽ dành lại quyền này của nhân dân.
Tôi thích nhất hai hàng cây dọc bên con đường, cây lên rất nhanh, xanh một vùng trời, hai hàng cây thẳng tắp vươn lên mang lại màu xanh tươi tốt. Sáng sáng, hàng hàng người đi bộ tập thể dục dọc con kênh, một sinh hoạt dễ thương, một cuộc qui tụ lành mạnh đáng yêu, chẳng ai hô hào, chẳng ai vận động và cũng chẳng cần chính sách nào cả, cái gì đúng và mang lại niềm vui thì người ta làm. Chắc chắn trong cái sinh hoạt đáng yêu ấy, đã là khởi điểm cho rất nhiều điều đáng yêu khác nảy sinh, nhiều tâm hồn tìm được niềm vui, quá đơn giản và nhẹ nhàng.
Tôi âu lo hàng ngày từng gốc cây trước cửa nhà của bà con dọc theo kênh, tôi cứ theo dõi và rung theo từng nhịp thở của từng ngọn cây đó, tôi sợ người ta vì không muốn bị che mặt tiền mà tìm cách giết chết cây. Ở thành phố này, tấc đất tấc vàng, người ta tranh thủ để kiếm chác lợi nhuận, bất chấp lợi ích chung, bất chấp cảnh quan, mỹ quan, … ! Hàng ngày đạp xe qua lại, tôi oằn mình với những thân cây bị bẻ cong do người ta treo lên đó đủ thứ người ta muốn: vòng bánh xe để báo hiệu có sửa xe, chậu xô thùng vì gần nơi họ cư trú, vòng mắc võng để nằm vắt vẻo những buổi trưa, dây đủ loại để giăng lều bạt buôn bán. Tôi nhói đau vì người ta đóng vào thân cây những chiếc đinh để treo móc, tôi xấu hổ vì người dán lên đó đủ thứ quảng cáo, từ rút hầm cầu, thuốc men chữa bá bệnh kể cả những bệnh chẳng ai rêu rao lên làm gì ! Tôi hay phì cười khi thấy có người đứng gốc cây “xả nước”, tôi tưởng tượng lúc này có ai đó giật cái xách tay hay bất cứ cái gì của người đang xả nước thì làm sao nhỉ ? Buồn cười vậy đấy, quen đến độ thay vì không chấp nhận hành vị phóng uế bừa bãi thì lại zí zỏm với nó như là chấp nhận rồi ! Không chấp nhận cũng chẳng được.
Thế rồi có một ngày, người ta công bố chương trình làm đẹp cảnh quan, giải quyết tình trạng ô nhiễm, lắng lọc con kênh để bầu khí được trong lành hơn. Thế rồi có một ngày, người ta vét tất cả tiền bạc có được do những đóng góp còm cõi hàng ngày của nhân dân, không đủ, người ta kêu gọi cho vay mượn, dĩ nhiên cam kết con cháu thế hệ sau sẽ trả nợ. Có một ngày, người ta công bố chương trình cải tạo rất qui mô, với những lời hứa hẹn với nhiều bên, hứa hẹn với nhân dân, hứa hẹn với những gương mặt rạng rỡ hàng ngày đi bộ mỗi sáng. Có một ngày người ta đưa xe cơ giới đến, bắt đầu rào đường, bắt đầu đào đường, bắt đầu bứng nhổ cây, tôi đau xót lắm nhưng vẫn cố bảo mình, cây sẽ được trồng lại tươi tốt hơn, môi trường sẽ được phục hồi lại đẹp hơn. Lòng bảo lòng như vậy, nhưng bao năm tháng qua rồi, con đường như hấp hối, cát bụi mịt mù, rào cản khắp nơi, đất đá ngổn ngang, tất cả đã tang hoang, còn đâu nhưng gương mặt rạng rỡ mỗi sáng tươi cười chào hỏi nhau, còn đâu những “lão tướng” cả đời hao phí sức lực giờ đây chắt chiu từng giây phút.
Báo chí nói rằng công trình này do nhà thầu Trung Quốc làm, họ không đủ năng lực nên công trình cứ ì ạch, đã hết hạn giải ngân cho ngân hàng thế giới (đơn vị cho vay tiền) mấy lần rồi, xin gia hạn mãi có lẽ người ta sẽ không cho nữa. Đọc báo tôi có cảm tưởng rằng không cơ quan nào giám làm gì họ cả, không một ai giám nói gì họ cả, việc họ họ cứ làm, bất chấp lời than phiền, bất chấp hậu quả chúng ta gánh chịu.
Bây giờ lại xảy ra chuyện Bauxit Tây nguyên, lại Trung Quốc! Vẫn là ông hàng xóm to xác bao đời tìm cách uy hiếp mình, báo chí (vẫn chỉ là báo chí, sao không là các cơ quan của nhà nước nhỉ) cho biết họ đã đem cả ngàn người vào nước mình, họ đã rào lại thiết lập cả một vùng đặc khu rộng lớn. Biên giới mất vào tay Trung Quốc, biển mất vào tay Trung Quốc, đất mất vào tay Trung Quốc, mạng (net) mất vào tay Trung Quốc, đất nước này còn cái gì chưa mất ?
Hôm qua, khi có việc đi qua trung tâm thành phố, người ta chặn xe cộ lại để xe các quan chức có xe hụ còi hộ tống đi qua, tôi dừng lại như bao xe khác, mãi miên man nghĩ về đất nước, khi đã được phép đi rồi tôi vẫn không hay, có một người đi đường chay qua mặt tôi nhắc nhở “Đi đi chớ!” tôi mới giật mình, ngẫm nghĩ mà buồn cho đất nước mình, tôi chợt ví von mình như Phạm Ngũ Lão ngồi đan xọt bên đường, mãi nghĩ chuyện nước nhà mà quân lính thúc giáo vào đùi cũng không hay. Ngày xưa tôi được học những bài học lịch sử như vậy đó, những Hưng Đạo Đại Vương với Bạch Đằng dậy sóng, những Trần Bình Trọng “thà làm quỉ nước nam hơn làm vương đất bắc”, những Trần Quốc Tuấn “phá cường địch, báo hoàng ân”, những Trần Quốc Toản bóp nát quả cam trong lòng bàn tay, những Đinh Bộ Lĩnh “Cờ lau tập trận”, những Lý Thường Kiệt “châu chấu đá xe”.
Lâu nay người ta không truyền đạt cho các bạn trẻ những điều này, người ta không gây trong lòng các bạn trẻ tinh thần yêu nước, người ta sợ cái gì? Người ta muốn cái gì? Nhưng rất lạ, tôi thấy các bạn trẻ sôi sục niềm tự hào dân tộc, dũng cảm bày tỏ lòng yêu nước, đầy ý thức trước tai họa ngoại xâm. Người dân việt có truyền thống yêu nước và có truyền thống chống ngoại xâm, một khi những người có trách nhiệm không làm thì nhân dân sẽ dành lại quyền này của nhân dân.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Rực Lửa Trong Lòng
Lm. Trần Cao Tường
22:49 29/05/2009
RỰC LỬA TRONG LÒNG
Ảnh của Cao Tường
"Họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa
tản ra đậu xuống trên từng người một.
Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần."
(Công Vụ TĐ 2:3-4)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền