Ngày 29-05-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 30/05: Lòng Tin của anh đã cứu Anh – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
02:33 29/05/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô,

Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Giê-ri-khô. Khi Đức Giê-su cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giê-ri-khô, thì có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, tên anh ta là Ba-ti-mê, con ông Ti-mê. Vừa nghe nói đó là Đức Giê-su Na-da-rét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: “Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!” Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: “Lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!” Đức Giê-su đứng lại và nói: “Gọi anh ta lại đây!” Người ta gọi anh mù và bảo: “Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!” Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su. Người hỏi: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Anh mù đáp: “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được.” Người nói: “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!” Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi.

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:37 29/05/2024

21. Chúng ta phải không ngừng dùng suy niệm để thao luyện tâm trí của chúng ta, cùng suy nghĩ sâu sắc cái bất hạnh của chúng ta.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:41 29/05/2024
68. HY VỌNG KẺ TRỘM ĐẾN

Kẻ trộm ăn cắp cái ví bao bằng da dê ở một chỗ khác và đi ngang qua cổng nhà của Vu công, thấy cổng nhà chỉ khép hờ thì lòng tham nổi lên, bèn len lén đi vào, bỏ cái ví bao xuống và tiến hành trộm cắp.

Đúng lúc ấy thì Vu công trở về nhà, tên trộm vội vàng nhảy qua tường mà chạy, Vu công lượm được cái ví da dê thì rất phấn khởi, và hy vọng có thể được thêm nhiều của cải nữa, nên mỗi đêm chỉ khép hờ cổng và đi dạo chơi.

Nhưng mỗi khi trở về đều không thấy dấu vết gì của tên ăn trộm và cũng không thấy có tài vật gì, ông ta không ngớt than vắn thở dài một mình, nói:

- “Tên ăn trộm tại sao không đến nhỉ?!”

(Nhã Ngược)

Suy tư 68:

Con người ta ai cũng rất sợ kẻ trộm đến nhà, bởi vì kẻ trộm là những tên sống trên xương máu mồ hôi nước mắt của người khác.

Có những nhà giàu mất ăn mất ngủ vì sợ kẻ trộm đến cướp của; có người đêm ngủ thì khóa hai ba lớp cửa vì sợ kẻ trộm đến. Như thế thì đủ biết ai cũng sợ kẻ trộm đến, vì ai cũng sợ mất của cải của mình, vậy mà Vu công lại trông chờ kẻ trộm đến, đúng là bởi vì ông ta có lòng tham.

Cũng có rất nhiều người Ki-tô hữu sợ kẻ trộm đến cướp của, nên họ cũng xây cổng kín cao tường, canh coi cẩn thận và lo lắng bất an vì họ có nhiều tiền bạc, nhưng họ lại thờ ơ đến độ coi thường ngày Chúa đến bất chợt như kẻ trộm, mà ngày Đức Chúa Giê-su đến thì còn kinh sợ hơn kẻ trộm đến vạn lần, nếu chúng ta không lo chuẩn bị tâm hồn của mình.

Đề phòng kẻ trộm đến là việc phải làm của người cẩn thận, nhưng đợi chờ ngày Chúa đến là việc làm của người khôn ngoan, bởi vì khi Đức Chúa Giê-su đến, thì ngay cả thế gian này chúng ta cũng phải từ bỏ chứ đừng nói là một vài chút của cải vật chất.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Thịt nuôi sống, Máu tha tội
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
06:25 29/05/2024
Lễ Mình Máu Cực Thánh Chúa Giêsu
(Mc 14, 12-16;22-26)
Thịt nuôi sống, Máu tha tội

Ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi, tức 60 ngày sau lễ Phục sinh, Giáo hội cử hành Lễ Của Chúa, hay còn gọi là Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa, nhưng vì lợi ích của giáo dân, một số nơi đã rời vào Chúa Nhật liền sau đó. Lễ này có một điểm đặc biệt là tiếp liền sau Thánh lễ Giáo hội kiệu kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa vừa được truyền phép ra khỏi nhà thờ, đi trên các nẻo đường, vừa đi vừa hát bài: «Chúa nuôi dân bằng lúa mì tinh hảo, mật ong rừng, Người cho hưởng thỏa thuê» (Ca nhập lễ – lời của thánh Tôma Aquinô). Để loan truyền cho mọi người biết rằng: Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới. Đức Ubanô IV thiết lập lễ này ngày 11 tháng 8 năm 1264, nhằm nhắc lại việc cử hành đầy ý nghĩa trong Bữa Tiệc Ly của Chúa, giúp các tín hữu sống lại bầu khí trang nghiêm ấy, với lòng biết ơn Thiên Chúa Cha cách sâu xa, đồng thời khi chầu Mình Thánh Chúa, có thời gian dừng lại trong thinh lặng trước mầu nhiệm Ðức Tin để chiêm ngắm sự cao cả của Bí Tích vô cùng cao quí với trọn con người và tình thương của Chúa Giêsu.

Đây là Máu Giao Ước

Bài trích sách Xuất Hành thuật lại giao ước Thiên Chúa ký kết với dân Israel qua trung gian Môsê. Trước tiên, Môsê lặp lại cho dân những lệnh truyền của Thiên Chúa, và dân đồng ý tuân giữ. Tiếp đến, Môsê viết lại những lệnh truyền ấy của Thiên Chúa để lưu giữ mãi về sau. Sau cùng là nghi lễ kết giao ước: “Môsê cho giết một số bò, lấy máu của chúng rảy một phần lên bàn thờ tượng trưng cho Thiên Chúa, và phần kia lên dân. Máu là tượng trưng cho sự sống, vì thế ý nghĩa của việc rảy máu là từ nay hai bên kết ước (Thiên Chúa và dân Do Thái) cùng một sự sống với nhau” (x. Xh 24, 3-8). Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi. Một Giao Ước bằng máu. Thế nhưng dân đã chẳng tuân giữ Giao Ước này, họ đã chạy theo các ngẫu thần. Dù vậy Thiên Chúa cũng không bỏ dân. Ngài vẫn tiếp tục hết lần nầy tới lần khác đề nghị ký kết giao ước với họ; và qua các ngôn sứ, Ngài dạy họ hy vọng ơn cứu độ, tiến báo Máu Chúa Kitô sẽ đổ ra cho muôn người được tha tội (x. Lời truyền phép).

Máu Chúa Kitô tẩy sạch lương tâm

Như đã nói ở trên, Giao Ước cũ cũng được ký kết bằng máu, nhưng là máu của lễ vật hy sinh mà Môsê dùng để rảy trên dân. Tác giả thư Do thái nói đây chỉ là điều “mô phỏng”, cho nên “máu không đổ thì tội vạ không tha” (Dt 9,18-22). Ngược lại, trong Giao Ước Mới, chính Chúa Kitô, Vị Thượng Tế đổ máu mình, lấy chính thân mình làm lễ vật hy sinh đền tội, “khử trừ sự tội nhờ việc hy sinh của Người” (Dt 9,26); “Người đã hiến dâng mình một lần đem lại ơn cứu độ muôn đời” (Dt 9,28);.

Như thế, đời sống của con người trong Giao Ước Mới không còn bị nô lệ tội lỗi nữa, vì không những họ được tha thứ hết mọi tội lỗi, nhưng nếu lỡ phạm tội thì họ nại tới Đức Kitô, Vị Thượng Tế Trung Gian, đã lấy máu mình : “Máu đó sẽ tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi những việc sinh sự chết” (Dt 9,). Vì Người là trung gian của Giao Ước Mới, Đấng tạ tội cho toàn dân.

Tin Mừng thánh Marcô thuật lại: Đang khi ăn Chúa Giêsu cầm bánh trong tay thánh thiện khả kính, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ và nói: “Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta”. Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: “Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người” (Mc 14, 22-24).

Lời Chúa Giêsu tuyên bố trên Bánh; và trên Chén rượu được Tin Mừng Nhất Lãm và thư Phaolô ghi lại, tuy có sự khác nhau nhưng chỉ là khác biệt thứ yếu, bên ngoài: “Chén này là Giao Ước Mới trong Máu Ta” (x. Lc 22, 19-20; 1 Cr 11, 23-26). “Chén này là Máu Ta, Máu Giáo Ước” (Mc 14, 22-24; Mt 26, 26-29).

Thịt nuôi sống, Máu tha tội

Chúa Giêsu, bánh cầm trong tay, đang có chiên tế lễ vượt qua trước mặt và nói: “Này là Mình Ta”. Sau khi đã ăn chiên tế lễ vượt qua, bữa ăn tạ ơn vì máu chiên đã đổ ra nhắc lại máu giải thoát năm xưa, Chúa Giêsu cầm lấy chén rượu trong tay và nói : “Này là Máu Ta”, Máu đổ ra để thiết lập Giao Ước. Chúa đồng hóa mình với Con Chiên Hy Tế Vượt Qua. Chính (Mình và Máu Chúa Giêsu) là Chiên Vượt Qua thật, chiên đã được tế hiến đổ máu ra. Và như thế, Chúa Giêsu minh nhiên tỏ cho các môn đệ biết Người là Chiên thật hiến tế để nuôi sống, tha tội và cứu chuộc muôn người.

Đó là lý do sau lễ, kiệu Mình Thánh Chúa ra bên ngoài nhà thờ, tuyên xưng Chúa Giêsu ngự thật trong phép Mình Thánh, mang Chúa vào trong đời ta, với mong ước nhà ta là nhà của Chúa, đường đời ta là đường của Chúa, xin Chúa hiện diện hằng ngày trong đời sống chúng ta! Có Chúa Giêsu là Bánh ban sự sống, Bánh của các thiên thần, Bánh của của kẻ hành hương cùng đi, chúng ta sẽ không cô đơn.

Khi đặt Mình Thánh vào Mặt nhật, dưới dạng mặt trời, có Phương du che trên, ngụ ý rằng Chúa Giêsu là «Mặt Trời» và là Chúa cả muôn phương: Ngài là ánh sáng của lòng ta (đó là ý nghĩa của từ «mặt nhật»)

Bình khói hương thơm nghi ngút vừa đi vừa xông, tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta tỏa bay lên trước tòa Chúa.

Các em bé rắc hoa trên đường nhắc lại cuộc rước Chúa Giêsu vào Thành Thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng.

Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con thờ lạy và yêu mến, Đấng đã yêu thương chúng con dường ấy, hầu chúng con được sống đời đời với Người. Amen.
 
Như một chứng nhân
Lm. Minh Anh
15:23 29/05/2024
NHƯ MỘT CHỨNG NHÂN
“Lạy ông Giêsu con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!”.

“Điều chính yếu không thể thấy bằng mắt. Để thấy nó, phải nhìn bằng tim!” - Saint Exupéry.

Kính thưa Anh Chị em,

Nhân vật mù loà trong Tin Mừng hôm nay không thấy Chúa Giêsu bằng mắt, anh thấy Ngài bằng tim. Anh không hề nhận ra rằng, hành động đức tin và sự kiên trì của anh sẽ được ghi lại trong Thánh Kinh ‘như một chứng nhân’ ngàn đời cho vô số người được soi dẫn qua mọi thời đại.

Anh mù Bartimê chỉ làm phần việc của mình và Chúa Giêsu lấy đức tin của anh, chữa lành anh, dùng anh làm nhân chứng cho vinh quang Ngài. Diễn tiến của câu chuyện này rất sâu sắc đối với đời sống đức tin và cách thức cầu nguyện của bạn và tôi.

Trước hết, hãy bắt đầu với hoàn cảnh của anh, một người mù, nghèo khó và sống nhờ người khác. Anh ấy đang ở trong tình trạng rất thiếu thốn. Trong tình trạng này, anh nghe Chúa Giêsu đi ngang qua và nhân cơ hội đó, anh kêu lên Ngài, “Lạy ông Giêsu con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!”. Điều đáng chú ý là Bartimê bị những người chung quanh khiển trách vì lời cầu khá ồn ào của anh; và với điều này, họ như thể muốn nói với anh rằng, anh không xứng đáng với thời gian và sự quan tâm của Ngài.

Bài học quan trọng có thể rút ra từ đoạn văn này là sự kiên trì. Bartimê phớt lờ những lời quở trách của người khác và anh lớn tiếng hơn. Anh không cho phép sự tiêu cực và những đánh giá sai lầm của người khác cản trở tầm nhìn và lòng tin của anh vào Chúa Giêsu. Thực tế, khi sự phản đối càng gia tăng, anh càng lớn tiếng hơn. Bài học này dạy chúng ta cách đối phó với những khó khăn trong cuộc sống. Thông thường, chúng ta bị cám dỗ thu mình lại và nản lòng khi phải đối mặt với một số bất trắc. Điều chúng ta nên làm những lúc ấy là tin cậy vào Chúa nhiều hơn. Chúng ta cần hướng về Ngài và tin chắc rằng, Ngài sẽ nghe chúng ta và muốn can thiệp bất cứ giá nào để giải thoát chúng ta.

Và đó chính xác là những gì Chúa Giêsu đã làm. Ngài lắng nghe Batimê, đáp lại và chữa lành anh. Thật thú vị! Khi thấy khi Ngài để mắt đến Batimê và nhất là khi Ngài gọi anh, tất cả những người vừa quở trách anh lại bất ngờ động viên anh! Đây là kết quả của việc Chúa Giêsu chấp nhận, nhưng cũng là kết quả đức tin và sự kiên trì của anh ‘như một chứng nhân’ cho hiệu quả sức mạnh của việc cầu nguyện.

Anh Chị em,

“Lạy ông Giêsu con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!”. Hôm nay, hãy suy gẫm về lời cầu nguyện khiêm nhường của người ăn xin mù loà này và biến nó thành lời cầu nguyện của chính bạn. Hãy lặp đi lặp lại lời cầu này và cố gắng khám phá đức tin mà anh ấy đã có. Anh không thấy Chúa Giêsu bằng mắt, nhưng thấy Ngài bằng tim để tuyệt đối tin tưởng vào Ngài, Đấng cũng sẽ nghe lời cầu của bạn, gọi bạn đến và ban cho bạn sự chữa lành mà bạn cần. Và đến lượt bạn, ‘như một chứng nhân’, bạn sẽ làm chứng cho sự kiên trì và niềm tin vào Chúa của một con người cầu nguyện.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy con vua Đavít, xin dủ lòng thương con. Lạy con vua Đavít, xin dủ lòng thương con. Lạy con vua Đavít, xin dủ lòng thương con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Thánh Thần và Hiền thê. Chúa Thánh Thần hướng dẫn dân Chúa hướng về Chúa Giêsu là niềm hy vọng của chúng ta. 1. Thánh Thần Chúa bay lượn trên mặt nước
Vũ Văn An
14:54 29/05/2024

Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phê-rô, Thứ tư, 22 tháng 5 năm 2024, Đức Phanxicô đã khởi đầu một loạt bài giáo lý mới về Chúa Thánh Thần và Hiền Thê với bài 1 nói về Chúa Thánh Thần bay là là trên nước ở buổi khởi nguyên tạo dựng. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:



Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Hôm nay, với bài giáo lý này, chúng ta bắt đầu một chuỗi suy tư với chủ đề ‘Chúa Thánh Thần và Hiền Thê’ – hiền thê là Giáo Hội – ‘Chúa Thánh Thần hướng dẫn dân Chúa hướng tới Chúa Giêsu là niềm hy vọng của chúng ta’. Chúng ta sẽ thực hiện cuộc hành trình này qua ba giai đoạn vĩ đại của lịch sử cứu độ: Cựu Ước, Tân Ước và thời Giáo Hội. Luôn hướng ánh mắt về Chúa Giêsu, Đấng là niềm hy vọng của chúng ta.

Trong những bài giáo lý đầu tiên về Chúa Thánh Thần trong Cựu Ước, chúng ta sẽ không học ‘khảo cổ học Kinh Thánh’. Thay vào đó, chúng ta sẽ khám phá ra rằng những gì được đưa ra như một lời hứa trong Cựu Ước đã được thực hiện trọn vẹn nơi Chúa Ki-tô. Nó sẽ giống như đi theo con đường của mặt trời từ bình minh đến giữa trưa.

Chúng ta hãy bắt đầu với hai câu đầu tiên của toàn bộ Kinh Thánh. Hai câu đầu tiên của Kinh Thánh có nội dung: ‘Ban đầu Thiên Chúa dựng nên trời và đất. Trái đất không có hình dạng và trống rỗng, bóng tối bao trùm mặt vực thẳm. Và Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước” (St 1:1-2). Thần Khí Thiên Chúa xuất hiện với chúng ta ở đây như một sức mạnh huyền bí chuyển thế giới từ trạng thái vô hình, hoang vắng và u ám ban đầu sang trạng thái trật tự và hài hòa. Bởi vì Thánh Thần tạo nên sự hòa hợp, hòa hợp trong cuộc sống, hòa hợp trong thế giới. Nói cách khác, chính Người là Đấng làm cho thế giới chuyển từ hỗn mang sang vũ trụ, nghĩa là từ hỗn loạn đến một điều gì đó đẹp đẽ và có trật tự. Thực ra, đây là ý nghĩa của hạn từ kosmos [vũ trụ] trong tiếng Hy Lạp, cũng như từ mundus [thế giới] trong tiếng Latinh, nghĩa là một điều gì đó đẹp đẽ, một điều gì đó có trật tự, trong sạch, hài hòa, bởi vì Thánh Thần là sự hài hòa.

Lời ám chỉ còn mơ hồ này về hoạt động của Chúa Thánh Thần trong công cuộc sáng tạo sẽ trở nên chính xác hơn trong mạc khải sau đây. Trong một thánh vịnh, chúng ta đọc thấy: ‘Nhờ lời Chúa mà các tầng trời được tạo thành, và nhờ hơi thở từ miệng Người mà cả cơ binh [được tạo thành]’ (Tv 33:6); và một lần nữa: ‘Chúa sai thần khí của Chúa đi, chúng được tạo dựng, và Chúa đổi mới bộ mặt trái đất’ (Tv 104:30).

Đường hướng phát triển này trở nên rất rõ ràng trong Tân Ước, trong đó mô tả sự can thiệp của Chúa Thánh Thần vào công cuộc sáng tạo mới, sử dụng chính những hình ảnh mà người ta đọc thấy liên quan đến nguồn gốc của thế giới: con chim bồ câu bay trên mặt nước của sông Giođan lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa (x. Mt 3:16); Chúa Giêsu, Đấng ở Phòng Tiệc Ly, thổi hơi vào các môn đệ và nói: ‘Hãy nhận lấy Thánh Thần’ (Ga 20:22), giống như ngay từ đầu Thiên Chúa đã thổi hơi thở của Người trên Ađam (x. St 2:7).

Thánh Phaolô giới thiệu một yếu tố mới vào mối quan hệ giữa Chúa Thánh Thần và công trình sáng tạo. Ngài nói về một vũ trụ ‘rên rỉ và đau khổ như cơn chuyển dạ’ (x. Rm 8:22). Nó đau khổ vì con người đã đặt nó vào ‘sự nô lệ của sự hư nát’ (x. câu 20-21). Đó là một thực tại liên quan tới chúng ta một cách thân thiết và liên quan tới chúng ta một cách gây ấn tượng sâu sắc. Thánh Tông đồ nhìn thấy nguyên nhân đau khổ của tạo vật là sự hư hoại và tội lỗi của con người đã kéo họ vào tình trạng xa cách Thiên Chúa. Điều này vẫn đúng cho đến ngày nay cũng như thời đó. Chúng ta thấy sự tàn phá đã được thực hiện và điều đó tiếp tục được tạo ra bởi loài người, đặc biệt là phần nhân loại có khả năng khai thác tài nguyên của mình lớn hơn.

Thánh Phanxicô Assisi chỉ cho chúng ta một lối thoát, một con đường tốt đẹp, một lối thoát để trở về với sự hòa hợp của Chúa Thánh Thần: con đường chiêm niệm và ca ngợi. Ngài muốn một bài ca ngợi Đấng Tạo Dựng vang lên từ các tạo vật. Chúng ta nhớ lại bài ca ‘Laudato sí, mi Signore...’ [lạy Chúa, xin ca ngợi Chúa] bài ca của Thánh Phanxicô Assisi.

Một trong các Thánh vịnh (18:2 [19:1]) nói: ‘Các tầng trời rao truyền vinh quang của Thiên Chúa’, nhưng những người nam cũng như nữ đều cần phải lên tiếng cho tiếng kêu thầm lặng này của chúng. Và trong bài ‘Thánh Thánh Thánh’ của Thánh lễ, chúng ta lặp lại mỗi lần: ‘Trời đất đầy vinh quang Chúa’. Có thể nói, chúng đang ‘mang thai’ nó, nhưng chúng cần bàn tay của một bà đỡ giỏi để sinh ra lời khen ngợi này của chúng. Ơn gọi của chúng ta trong thế giới, Thánh Phaolô một lần nữa nhắc nhở chúng ta, là ‘ca ngợi vinh quang của Người’ (Eph 1:12). Đó là đặt niềm vui chiêm ngưỡng lên trên niềm vui sở hữu. Và không ai vui mừng với các tạo vật hơn Thánh Phanxicô Assisi, người không muốn sở hữu bất cứ tạo vật nào.

Thưa anh chị em, Chúa Thánh Thần, Đấng ban đầu đã biến đổi sự hỗn mang thành vũ trụ, đang hoạt động để thực hiện sự biến đổi này nơi mỗi người. Qua tiên tri Êdêkien, Thiên Chúa hứa: ‘Ta sẽ ban cho các ngươi một trái tim mới, và một Thần Khí mới, Ta sẽ đặt trong các ngươi… Ta sẽ đặt Thần Khí của Ta trong các ngươi’ (Edk 36:26-27). Vì trái tim của chúng ta giống như vực thẳm tối tăm, hoang vắng trong những câu đầu tiên của Sáng thế ký. Những cảm xúc và ham muốn trái ngược khuấy động trong đó: của xác thịt và của tinh thần. Theo một nghĩa nào đó, tất cả chúng ta đều là ‘vương quốc tự chia rẽ’ mà Chúa Giêsu nói đến trong Tin Mừng (x. Mc 3:24). Bên trong chúng ta, chúng ta có thể nói rằng có sự hỗn mang bên ngoài – những hỗn mang xã hội, những hỗn mang chính trị. Chúng ta nghĩ về chiến tranh, chúng ta nghĩ về biết bao chàng trai cô gái không đủ ấm, biết bao bất công xã hội. Đây là sự hỗn mang bên ngoài. Nhưng cũng có sự hỗn mang bên trong: nội tâm của mỗi chúng ta. Điều trước không thể được chữa lành trừ khi chúng ta bắt đầu chữa lành điều sau! Thưa anh chị em, chúng ta hãy làm tốt công việc biến sự bối rối nội tâm của chúng ta thành sự sáng tỏ của Chúa Thánh Thần. Chính quyền năng của Thiên Chúa thực hiện điều này, và chúng ta mở lòng mình để Người có thể làm được điều đó.

Chớ gì suy tư này khơi dậy trong chúng ta ước muốn cảm nghiệm được Thần Khí Tạo Dựng. Trong hơn một thiên niên kỷ, Giáo hội đã đặt trên môi chúng ta lời kêu cầu: ‘Veni creator Spiritus! ‘Hãy đến, hỡi Thánh Thần Tạo Dựng! Hãy ghé thăm tâm trí chúng con. Xin đổ đầy ân sủng thiên đàng vào những trái tim mà Chúa đã tạo dựng.’ Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần đến với chúng ta và biến chúng ta thành những con người mới, với sự mới mẻ của Chúa Thánh Thần. Cảm ơn anh chị em.
 
Các giám mục Hoa Kỳ bày tỏ ‘một số thất vọng’ với Vatican trong báo cáo tổng hợp mới về Thượng Hội đồng
Vũ Văn An
19:45 29/05/2024
Hãng tin CWN tường trình rằng Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã công bố báo cáo tổng hợp quốc gia về giai đoạn chuyển tiếp của Thượng Hội đồng Giám mục về tính đồng nghị.

Giai đoạn chuyển tiếp của Thượng Hội đồng diễn ra sau phiên họp tháng 10 năm 2023 của Thượng Hội đồng Giám mục. Vào tháng 12, Thượng Hội đồng Giám mục đã yêu cầu các hội đồng giám mục tổ chức các buổi lắng nghe; Về phần mình, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đề nghị các giáo phận tổ chức các buổi lắng nghe trong Mùa Chay.

76% giáo phận Hoa Kỳ đã nộp báo cáo về hơn 1,000 buổi lắng nghe trong đó có 35,000 người tham gia.

Báo cáo tổng hợp quốc gia nêu rõ: “Trong việc phân định những thành quả của các bản tổng hợp, hai niềm hy vọng cơ bản dành cho Giáo hội bắt đầu xuất hiện: Bến cảng an toàn của sự chắc chắn và cởi mở cũng như mầu nhiệm tiên tri ở trung tâm của Hiệp thông rực lửa của chúng ta,” báo cáo tổng hợp quốc gia nêu rõ:

Những người tham gia các phiên lắng nghe của Thượng Hội đồng thừa nhận rằng tiến trình Thượng Hội đồng đã bộc lộ những căng thẳng trong sự hiệp thông của chúng ta, trong đó một số người “bị thách thức bởi ‘sự thiếu quyết đoán’ của Giáo hội, bởi ‘sự thiếu tôn kính’ và bởi nhận thức rằng Giáo hội đang ‘thay đổi các phương pháp truyền thống”. ' và chấp nhận 'những điều hiện tại trái với quy tắc giáo hội của chúng ta'” (Khu vực III).

Tương tự như vậy, “một số người rất lo lắng về cách Giáo hội phản ứng với nhóm LGBTQ và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội… những người khác muốn đứng vững trong giáo huấn của Giáo hội và không né tránh sự thật” (Khu vực VIII). Nhiều người tham gia đã bày tỏ rằng “sự lãnh đạo trong Giáo hội cần phải làm rõ về sự thật của chúng ta; sự nhầm lẫn đang dẫn đến sự thất vọng và chia rẽ giữa các tín hữu” (Khu VII). [Bản đồ khu vực Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ]

Báo cáo dài 20 trang kết luận: “Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự tò mò, sáng tạo, dấu hiệu trưởng thành và khám phá những căng thẳng cho thấy mong muốn đi sâu hơn vào nguồn hy vọng và niềm tin của chúng ta. Những người tham gia liên tục bày tỏ lòng biết ơn vì có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và lắng nghe lẫn nhau. Một chủ đề chính được nhiều người bày tỏ trong thời gian này là nhận thức sâu sắc hơn về cách thức thể hiện niềm tin tưởng của chúng ta vào Thiên Chúa trong mối liên hệ với các định chế không hoàn hảo của chúng ta trong Giáo hội”.

Các giám mục cũng tham gia vào phiên lắng nghe của riêng mình.

Báo cáo nêu rõ: “Việc thúc đẩy các mối quan hệ huynh đệ và sự hiệp nhất với các linh mục và giữa các linh mục thường được đề cập đến như một ưu tiên cao nhưng đầy thách thức. Nhiều loại phân cực khác nhau đã được đề cập đến và ảnh hưởng đến cơ cấu của các giáo phận và của Giáo hội ở Hoa Kỳ nói chung… Một số phân cực này có nguồn gốc chính trị, một số khác có bản chất thần học rõ ràng hơn”.

Báo cáo nói thêm:

Các giám mục đã đưa ra đánh giá tổng thể tích cực về mối quan hệ giữa họ và Tòa thánh. Tuy nhiên, một số người lưu ý rằng việc tiếp xúc trực tiếp với Rôma không thường xuyên lắm, nhưng đã bày tỏ sự đánh giá cao đối với công việc của Sứ thần Tòa thánh trong việc thúc đẩy tinh thần hiệp thông và tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên lạc với Tòa Thánh.

Các giám mục quả có bày tỏ sự thất vọng rằng việc liên lạc giữa các giám mục và các văn phòng của Tòa thánh đáng lẽ có thể tốt hơn, đưa ra ví dụ rằng trong quá khứ các văn phòng này được thông báo trước về một tài liệu mà sau này được xuất bản bởi một trong các cơ quan này. Việc này dường như không còn được thực hiện nhiều như trước nữa.

Bất chấp sự thất vọng này, trải nghiệm về chuyến viếng thăm Ad Limina tới Rôma được mô tả là những cơ hội của tình huynh đệ và niềm vui.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
NAM ÚC: THƯ MỜI THAM DỰ TIỆC GÂY QŨY
Jo. Vĩnh SA
21:18 29/05/2024
Trùng Tu Thánh Đường MATER DEI giáo xứ Croydon Park, TGP ADELAIDE-SOUTH AUSTRALIA
Nơi sinh hoạt thờ phượng của Cộng Đoàn Người Việt Công Giáo lớn thứ II ở tiểu bang Nam Úc
Mái Tôn quá cũ bị xuống cấp, mùa mưa, bị giột nước trầm trọng


XEM HÌNH
 
VietCatholic TV
Zelenskiy cám ơn NATO và Pháp đã mở cửa tấn công vào đất Nga. Putin phản ứng. UAV tấn công Moscow
VietCatholic Media
02:59 29/05/2024


1. Tổng thống Pháp thật tài tình đã mở cửa cho Ukraine tấn công vào Nga bằng vũ khí phương Tây

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Macron opens the door for Ukraine to ‘neutralize’ Russian bases”, nghĩa là “Macron mở cửa cho Ukraine 'vô hiệu hóa' căn cứ Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Ukraine phải được tự do tấn công các mục tiêu bên trong Nga để đáp trả các mối đe dọa tấn công trực tiếp. Ông đưa ra lập trường trên trongmột cuộc tranh luận đang chia rẽ các đồng minh của Kyiv.

“Chúng ta phải cho phép người Ukraine vô hiệu hóa các địa điểm quân sự nơi hỏa tiễn được phóng đi, nhưng không cho phép các mục tiêu dân sự hoặc quân sự khác. Chúng tôi sẽ không leo thang bằng cách làm này,” ông nói hôm thứ Ba, trong cuộc họp báo cùng với Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Scholz, người luôn tỏ ra thận trọng hơn Macron, đồng ý với quan điểm này nhưng nói thêm rằng việc Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây “phải luôn nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”. Phát biểu mới nhất của Thủ tướng Đức thực hiện rõ rệt sự thay đổi quan điểm. Chỉ mới hôm Thứ Bẩy, 25 Tháng Năm, ông Scholz vẫn khăng khăng cho rằng vũ khí do Đức cung cấp cho Ukraine không thể được dùng để tấn công trên lãnh thổ Nga.

Bình luận của hai nhà lãnh đạo là một phần của cuộc tranh luận rộng hơn đang làm sôi động các đồng minh phương Tây của Ukraine.

Hai vấn đề nhạy cảm nhất trong chương trình nghị sự của cuộc họp hôm thứ Ba của các bộ trưởng quốc phòng Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels là liệu Ukraine có được phép sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công lãnh thổ Nga hay không và liệu các đồng minh của Ukraine có nên gửi quân tới nước này để đẩy nhanh quá trình huấn luyện quân đội Ukraine hay không. Cả hai điều này đều là những ý tưởng được Tổng thống Macron nêu ra.

Các nước Liên Hiệp Âu Châu đang bị chia rẽ sâu sắc về cả hai chủ đề, Đại diện cao cấp về đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell nói với các phóng viên hôm thứ Ba.

Việc dỡ bỏ các hạn chế đối với vũ khí của phương Tây là “quyết định của từng quốc gia thành viên. Đó là trách nhiệm của họ. Không ai có thể buộc một quốc gia thành viên dỡ bỏ những hạn chế này”, ông nói.

Đây không chỉ là vấn đề đối với Liên minh Âu Châu. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đang chịu áp lực từ Quốc hội phải đáp lại lời cầu xin của Kyiv và cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu ở Nga bằng vũ khí được tài trợ.

Ukraine chỉ ra rằng việc không thể làm như vậy sẽ cho phép Nga bình tĩnh tập hợp lực lượng cho các cuộc tấn công hiện đang diễn ra ở phía bắc thành phố lớn thứ hai của họ là Kharkiv, và việc bị hạn chế bắn hạ máy bay bay qua lãnh thổ Nga giúp họ thực hiện các cuộc tấn công ném bom dễ dàng hơn giống như vụ nổ tung một siêu thị ở Kharkiv giết chết hơn chục người.

Phát biểu tại Brussels hôm thứ Ba, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cám ơn Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã làm sáng tỏ lập trường của Ukraine, và nói rằng: “Đây là sự thật, chúng tôi không thể mạo hiểm đối với sự hỗ trợ của các đối tác - đó là lý do tại sao chúng tôi chưa sử dụng vũ khí của các đối tác để tấn công lãnh thổ Nga. Đó là lý do tại sao chúng tôi yêu cầu: Xin hãy cho phép chúng tôi làm điều đó.”

Một số nước Âu Châu như Anh, các nước vùng Baltic, Phần Lan, Ba Lan và các nước khác không gặp vấn đề gì với việc Ukraine tấn công các mục tiêu ở Nga.

“Ngoài đạn dược và phòng không, có hai điều có thể giúp Ukraine đạt đến điểm bùng phát để giành chiến thắng trong cuộc chiến: đó là tăng cường huấn luyện cho các chiến binh Ukraine; và cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga”, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur cho biết như trên.

Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb hôm thứ Hai cho biết: “Việc trói tay người Ukraine không phải là nhiệm vụ của chúng ta”. Đó cũng là quan điểm của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, người đã phát biểu hồi đầu tuần: “Bằng việc có quá nhiều hạn chế, chúng ta đang trói một tay của lực lượng vũ trang Ukraine vào lưng họ”.

2. Phản ứng của Putin trước diễn biến mới nhất

Trước sự thay đổi lớn trong quan điểm của các đồng minh Ukraine về việc tấn công vào lãnh thổ Nga, Putin hôm thứ Ba hốt hoảng cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng” nếu các nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tấn công Nga.

“Sự leo thang liên tục này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng”, Putin nói và cho biết thêm: “Ở Âu Châu, đặc biệt là ở các nước nhỏ, họ nên nhận thức được mình đang chơi trò gì”.

Điều đó buộc các đồng minh của Ukraine phải đưa ra một lựa chọn khó khăn. Đầu ngày thứ Ba, Bỉ cho biết họ sẽ gửi lô chiến đấu cơ F-16 đầu tiên tới Ukraine trong năm nay với điều kiện chúng không bay qua lãnh thổ Nga.

Khi được hỏi có bao nhiêu quốc gia ủng hộ việc dỡ bỏ các hạn chế, Borrell nói đùa: “Một rưỡi? Hai? Tôi không thể nói được con số.” Tuy nhiên, ông nói thêm, tình hình đang phát triển và “trong mọi trường hợp, con số sẽ thay đổi đáng kể”.

Nhiều quan sát viên đồng ý với nhà lãnh đạo ngoại giao của Liên Hiệp Âu Châu, “con số sẽ thay đổi đáng kể”. Kịch bản gần như chắc chắn sẽ xảy ra là Ukraine sẽ tấn công vào các căn cứ quân sự trên đất Nga bằng các loại vũ khí do Anh và Pháp cung cấp. Nga sẽ không có phản ứng gì đáng kể như đã từng xảy ra ở Crimea. Nên nhớ rằng, đối với người Nga, Crimea là lãnh thổ của Nga. Một khi Nga không có phản ứng gì đáng kể, các hạn chế được áp đặt lên Ukraine bởi các đồng minh phương Tây sẽ lần lượt được dỡ bỏ.

Gởi bộ binh tham chiến và huấn luyện

Việc gửi binh lính phương Tây đến Ukraine huấn luyện cũng làm dấy lên những lo ngại tương tự.

Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski hôm thứ Ba cho biết không thành viên NATO nào nên loại trừ lựa chọn gửi quân tới Ukraine.

“Hãy để Putin đoán xem chúng ta sẽ làm gì,” ông nói với tờ báo Gazeta Wyborcza của Ba Lan.

Nhưng ngay cả những đồng minh vững chắc nhất của Kyiv cũng đang chùn bước trước nguy cơ đưa quân của mình vào Ukraine. Hôm thứ Hai, Stubb cho biết: “Ở giai đoạn này, việc đưa quân tới Ukraine chỉ là suy đoán thuần túy. Vị trí của Phần Lan không hề thay đổi. Chúng tôi chưa có ý định gửi quân.”

Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Andris Sprūds nói với POLITICO rằng bất kỳ quyết định nào về việc gửi quân tới Ukraine nên được thực hiện tập thể. Ông nói: “Một quyết định tập thể sẽ hoàn toàn mang lại sự tin cậy.

Putin đã đề cập đến vấn đề này trong chuyến thăm Uzbekistan hôm thứ Ba bằng cách gieo rắc nỗi sợ hãi rằng một số quân đội phương Tây - cụ thể là quân Ba Lan - có thể không bao giờ rời khỏi Ukraine một khi họ tiến vào, họ sẽ chiếm các lãnh thổ của Ukraine. Ông ta nói: “Tất cả những đề xuất này nhằm tạm thời giải tỏa trách nhiệm của một số đơn vị Ukraine dọc biên giới, giải phóng họ để họ có thể ra chiến trường, tất cả đều vô nghĩa,” hãng tin TASS đưa tin.

Đẩy nhanh quá trình huấn luyện binh lính Ukraine là vấn đề then chốt đối với Kyiv sau khi nước này mở rộng quân dịch cho những người trẻ tuổi hơn - tăng quy mô quân đội để chống lại cuộc tấn công ngày càng tăng của Nga đang khiến lực lượng phòng thủ của nước này ngày càng mỏng đi.

Borrell tuyên bố Liên Hiệp Âu Châu sẽ sớm xác định các mục tiêu mới về đào tạo người Ukraine. Ông từ chối tiết lộ số liệu trước khi đưa ra con số cuối cùng nhưng nói thêm rằng “có sự đồng thuận ngày càng tăng về việc tăng mức độ tham vọng”.

Đầu ngày thứ Ba, Pevkur của Estonia cho biết mục tiêu của binh sĩ Ukraine do lực lượng vũ trang Âu Châu huấn luyện nên tăng lên 100.000 so với mức 60.000 hiện nay.

Tuy nhiên, “chưa có quan điểm chung rõ ràng về việc huấn luyện quân đội ở Ukraine”, Borrell nói.

Đầu tuần này, chỉ huy hàng đầu của Ukraine Oleksandr Syrskyi cho biết các huấn luyện viên người Pháp sẽ sớm đến Ukraine.

Sau cuộc họp, các bộ trưởng quốc phòng Liên Hiệp Âu Châu đã đồng thanh về 5 mục tiêu chính, bao gồm gửi tiền từ Quỹ hỗ trợ Ukraine (hiện bị Hung Gia Lợi ngăn chặn), nỗ lực thúc đẩy sản xuất vũ khí của Âu Châu, cải thiện khả năng di chuyển quân sự và giúp khối trở nên mạnh mẽ hơn trước thông tin sai lệch và các cuộc tấn công mạng.

Mặc dù các bộ trưởng không phê duyệt bất kỳ viện trợ bổ sung nào cho Ukraine, nhưng trước cuộc họp, Hà Lan cho biết họ sẽ dẫn đầu một nỗ lực quốc tế để cung cấp hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren cho biết: “Với lời đề nghị của chúng tôi và việc tham khảo ý kiến của các quốc gia đối tác cung cấp một số bộ phận quan trọng và đạn dược, chúng tôi có thể cung cấp cho Ukraine ít nhất một hệ thống hoạt động đầy đủ trong khung thời gian ngắn”.

3. Kyiv cảnh báo Nga có thể mở mặt trận mới từ Belarus như một đòn tâm lý

Putin có thể tiến hành một chiến dịch tâm lý mới về khả năng mở một mặt trận khác ở biên giới quốc gia với Belarus, Trung tâm Chống thông tin sai lệch của Ukraine đưa tin vào ngày 27 Tháng Năm.

Nga phát động một cuộc tấn công mới vào ngày 10 tháng 5 ở phía bắc tỉnh Kharkiv. Lực lượng của Mạc Tư Khoa được cho là đã tiến sâu tới 10 km vào khu vực nhưng đã bị chặn lại bởi tuyến phòng thủ đầu tiên.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 26 Tháng Năm cho biết lực lượng Nga cũng đang thành lập một nhóm quân khác gần biên giới phía bắc Ukraine trong bối cảnh cuộc tấn công đang diễn ra ở tỉnh Kharkiv.

Các quan chức Ukraine vẫn chưa công bố bất kỳ thông tin nào về một cuộc tấn công tiềm tàng, đặc biệt là ở phía tây bắc Ukraine, giáp biên giới Belarus.

Trung tâm chống thông tin sai lệch của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine dự báo Nga sẽ triển khai một chiến dịch tâm lý mới nhằm mở ra một mặt trận mới trong khu vực, với mục đích “khuấy động sự hoảng loạn hàng loạt” trong xã hội Ukraine.

“Chúng tôi mong đợi một loạt tuyên bố khiêu khích của lãnh đạo cao nhất Nga và Belarus sẽ sớm đe dọa Ukraine”, tuyên bố cho biết.

Belarus là đồng minh chủ chốt của Mạc Tư Khoa và ủng hộ hành động gây hấn của Nga chống lại Ukraine, mặc dù nước này không trực tiếp đưa quân đội của mình tham gia chiến sự.

Lực lượng Nga đã tiến hành một cuộc tấn công vào Kyiv từ Belarus vào đầu năm 2022 nhưng bị thất bại và buộc phải rút lui.

4. Thống đốc Nga nói máy bay điều khiển từ xa bị bắn hạ gần Mạc Tư Khoa

Phòng không Nga đã chặn một máy bay điều khiển từ xa trên thị trấn Balashikha gần Mạc Tư Khoa vào tối ngày 27 tháng 5, Thống đốc khu vực Mạc Tư Khoa Andrey Vorobyov tuyên bố.

Vorobyov đưa tin máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ vào khoảng 9 giờ tối giờ địa phương. Các mảnh vỡ từ chiếc máy bay điều khiển từ xa rơi xuống một ngôi nhà nhưng người dân không bị thương.

Hình ảnh và đoạn phim xuất hiện cho thấy thiệt hại do các mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa gây ra và âm thanh của vụ nổ. Người dân Mạc Tư Khoa cho biết họ có thể nghe thấy tiếng nổ của máy bay điều khiển từ xa từ cách đó vài km.

Ukraine đã tấn công các mục tiêu ở Nga, chủ yếu nhằm vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ và công nghiệp quốc phòng của nước này, với các cuộc tấn công ngày càng gia tăng trong suốt mùa đông và mùa xuân.

Kyiv không phải lúc nào cũng tuyên bố chịu trách nhiệm chính thức về các cuộc tấn công được báo cáo trên đất Nga.

5. Bộ Trưởng Ngoại Giao Đức công bố thêm 65 triệu Mỹ Kim viện trợ nhân đạo cho Ukraine

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 27 Tháng Năm cho biết Chính phủ Đức sẽ cung cấp thêm 60 triệu euro hay 65 triệu Mỹ Kim viện trợ nhân đạo cho Kyiv.

Baerbock cho biết trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels: “Quân khủng bố Nga đặc biệt tấn công vào người dân và cuộc sống bình thường ở Ukraine bằng cách tấn công các trung tâm mua sắm chỉ để giết người và gieo rắc nỗi sợ hãi và khủng bố”.

Nga phát động cuộc tấn công chết người vào Kharkiv vào ngày 25 Tháng Năm, tấn công một siêu thị khiến 16 người thiệt mạng. Hơn 40 thường dân bị thương.

Theo Baerbock, viện trợ mới được phân bổ chủ yếu nhằm mục đích giảm bớt tình hình ở miền đông Ukraine.

Ngoại trưởng Đức cam kết Berlin sẽ hỗ trợ thêm cho miền đông Ukraine thông qua hợp tác với các tổ chức quốc tế.

Các ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu đang họp tại Brussels để thảo luận về cuộc chiến tranh xâm lược đang diễn ra của Nga. Nhà lãnh đạo cơ quan ngoại giao Ukraine, Dmytro Kuleba, dự kiến cũng sẽ tham gia thông qua hội nghị truyền hình.

6. Ba Lan mua hỏa tiễn tầm xa cho F-16 từ Mỹ

Bộ Quốc phòng Ba Lan tuyên bố Ba Lan sẽ hoàn tất thỏa thuận vào ngày 28 tháng 5 về việc mua hỏa tiễn hành trình tầm xa JASSM-ER cho chiến đấu cơ F-16.

Warsaw đã thực hiện các biện pháp để xây dựng lực lượng quân sự của mình kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng Ukraine.

Bộ Quốc phòng cho biết hôm 27 Tháng Năm: “Cuộc chiến ở Ukraine đã cho thấy tầm quan trọng của việc có thể tấn công các mục tiêu thậm chí ở rất xa chiến tuyến và tầm bắn của hỏa tiễn được mua là khoảng 1.000 km”.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysh sẽ ký hợp đồng trị giá 735 triệu Mỹ Kim vào ngày 28 tháng 5. Việc giao hàng sẽ diễn ra trong giai đoạn 2026-2030.

JASSM là hỏa tiễn hành trình không đối đất tầm xa do Mỹ sản xuất với tầm bắn lên tới 1.000 km.

Ba Lan gần đây đã điều động các máy bay F-16 để bảo vệ không phận Ba Lan trước các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa quy mô lớn của Nga nhằm vào Ukraine. Chính phủ Ba Lan được cho là đang xem xét liệu có nên huy động các đơn vị phòng không của mình bắn hạ hỏa tiễn Nga tiếp cận biên giới phía đông của nước này hay không.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ngày 20 Tháng Năm cho biết Warsaw đã ký hợp đồng với Ngân hàng Đầu tư Âu Châu, gọi tắt là EIB, để tham gia Sáng kiến Sky Shield, một hệ thống phòng không toàn Âu Châu.

7. Tổng thống Latvia nói Nga đang đạt được thắng lợi nhờ hạn chế của phương Tây về nơi Ukraine có thể tấn công

Tổng thống Latvia Edgars Rinkevics nói với CNN hôm 27 Tháng Năm rằng những thành tựu gần đây của Nga ở Kharkiv là kết quả trực tiếp của việc các đối tác của Kyiv không cho phép tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga bằng vũ khí do phương Tây cung cấp.

Mỹ và Đức, hai nhà cung cấp viện trợ quân sự hàng đầu cho Ukraine, phản đối việc Kyiv sử dụng vũ khí tấn công lãnh thổ Nga vì lo ngại điều này sẽ dẫn đến leo thang chiến tranh.

Ukraine đã nhiều lần nói rằng những hạn chế này có nghĩa là Ukraine không thể tấn công lực lượng Nga khi họ đang củng cố lực lượng trước khi vượt biên giới vào tỉnh Kharkiv trong cuộc tấn công mới của Nga bắt đầu vào ngày 10 tháng 5.

Tổng thống Rinkevics nói với CNN rằng những thành tựu gần đây của Nga là “hậu quả của việc chúng ta không thể cung cấp vũ khí cho Ukraine và sau đó tự đặt ra các hạn chế sử dụng những vũ khí đó để tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga”.

“Chúng tôi không nói về các thành phố hay dân thường, chúng tôi đang nói về các mục tiêu quân sự hợp pháp.”

Rinkevics lập luận rằng khả năng đạt được những thành tựu của Nga phụ thuộc một phần vào sự huy động lớn nền kinh tế và người dân. Nó còn phụ thuộc vào khả năng của phương Tây “đánh trả và hỗ trợ một quốc gia đang có chiến tranh”.

“Nếu Ukraine thua, an ninh của chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng”, Rinkevics nói.

“Chúng tôi không muốn chứng kiến sự lặp lại của những khoảnh khắc đen tối nhất trong lịch sử và đất nước tôi đã trải qua những điều đó”.

Trước đó vào ngày 27 Tháng Năm, Hội đồng Nghị viện NATO đã thông qua tuyên bố ủng hộ các đồng minh NATO dỡ bỏ các hạn chế cấm Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp nhằm vào các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Nga.

Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng Đức đã đưa ra các quy định rõ ràng cho Ukraine cấm sử dụng vũ khí Đức trên đất Nga và ông thấy không có lý do gì để thay đổi điều này.

8. Tổng thống Estonia cảnh báo các cuộc tấn công kết hợp của Nga có thể sẽ tiếp tục.

Hôm Thứ Hai, 27 Tháng Năm, Alar Karis, tổng thống Estonia, cho biết các cuộc tấn công kết hợp của Nga có thể sẽ tiếp tục.

Phát biểu cùng với Tổng thống Phần Lan, Karis cho biết “cả hai chúng tôi đều công nhận rằng chúng tôi đã sẵn sàng cho sự phát triển này”, đài truyền hình công cộng Estonia đưa tin.

“Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi có thể theo dõi mọi thứ hay để mặc mọi việc diễn ra. Tôi xin nhắc các bạn rằng biên giới Estonia-Phần Lan với Nga cũng là biên giới của Liên minh Âu Châu và chúng tôi có thể nhấn mạnh điều này khi cần yêu cầu Liên Hiệp Âu Châu giúp đỡ để củng cố biên giới”, ông nói thêm.

9. Nhà máy sửa chữa máy bay của Nga ở Luhansk bị tạm chiếm bị tấn công

Các vụ nổ đã được báo cáo tại Luhansk bị Nga tạm chiếm vào tối ngày 27 tháng 5 khi nhà lãnh đạo khu vực do Mạc Tư Khoa cài đặt Leonid Pasechnik tuyên bố về một cuộc tấn công hỏa tiễn vào thành phố.

Kênh Telegram chia sẻ hình ảnh và video cho thấy vụ cháy lớn ở Luhansk.

Thống đốc tỉnh Luhansk Artem Lysohor cho biết vụ nổ xảy ra gần cơ sở hạ tầng của Trường Hàng không Quân sự Cao cấp Luhansk trước đây và nhà máy sửa chữa máy bay gần đó.

Pasechnik của Nga cho biết thông tin về thiệt hại và thương vong “đang được làm rõ”.

Trước đó, Lysohor cho biết Ukraine đã tấn công vào một căn cứ quân sự của Nga ở ngoại ô Yuvileine của Luhansk vào ngày 20 tháng 5.

Một tuần trước, một kho đạn dược của Nga được cho là đã phát nổ tại thị trấn Sorokine (Krasnodon) bị tạm chiếm ở tỉnh Luhansk.

Nga đã xâm lược Luhansk và một phần quan trọng của khu vực kể từ khi bắt đầu cuộc chiến năm 2014.

10. Chính phủ Nga đề xuất loại Taliban khỏi danh sách tổ chức khủng bố

Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp Nga đã chính thức đề nghị với Putin khả năng loại Taliban khỏi danh sách các tổ chức bị cấm, hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin hôm 27 Tháng Năm, dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao.

Theo TASS, bước đi này sẽ mở đường cho Nga chính thức công nhận chính phủ Taliban của Afghanistan, vốn lên nắm quyền vào năm 2021 và chưa nhận được sự công nhận về mặt pháp lý từ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Bi hài ở đây là từ tháng Năm, 2022, Nga đã đưa Ukraine vào danh sách các tổ chức khủng bố. Hàng loạt những người yêu chuộng hòa bình, nổi tiếng trên thế giới bị Putin liệt vào danh sách khủng bố cần truy nã.

Taliban trước đây đã cai trị Afghanistan từ năm 1996 đến năm 2001 và thi hành luật tôn giáo Sharia nghiêm ngặt, đàn áp dã man phụ nữ, các đối thủ chính trị và các nhóm tôn giáo thiểu số.

Kể từ khi trở lại nắm quyền vào năm 2021, Liên Hiệp Quốc ước tính có 1.000 dân thường ở Afghanistan đã thiệt mạng.

Tin tức nổi lên vào tháng 4 rằng một phái đoàn của Taliban đã được mời tham dự Diễn đàn Kinh tế Quốc tế của Nga và Thế giới Hồi giáo ở Kazan ở Tatarstan, bất chấp thực tế là Taliban đã chính thức bị cấm ở Nga.

Nga đã chỉ định Taliban là nhóm khủng bố vào năm 2003, cùng với Al-Qaeda và Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo.

Nouruddin Azizi, quyền bộ trưởng công nghiệp của Taliban, được cho là đã tới Kazan để tham dự sự kiện diễn ra từ ngày 14 đến ngày 19 tháng 5.

TASS dẫn lời quan chức Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Nga không có kế hoạch kỷ niệm 105 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nga và Afghanistan sắp tới, mà đây là “vì lý do thuần túy hình thức”, cụ thể là “thiếu sự công nhận chính thức” đối với Taliban.

TASS cho biết Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp Nga hiện đang chờ quyết định chính thức từ Điện Cẩm Linh.

11. Zelenskiy tới thăm Bỉ, ký thỏa thuận an ninh song phương

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã đến thăm Bỉ vào ngày Thứ Ba, 28 Tháng Năm, để ký thỏa thuận an ninh song phương.

Bỉ sẽ trở thành quốc gia thứ 11 ký hiệp định như vậy với Ukraine, sau Tây Ban Nha, Anh, Đức, Pháp, Đan Mạch, Ý, Canada, Hà Lan, Phần Lan và Latvia.

Các hiệp ước này dựa trên cam kết của các nước Nhóm G7 vào tháng 7 năm ngoái và được thiết kế để giúp Kyiv chống lại lực lượng Nga và ngăn chặn sự xâm lược trong tương lai.

Zelenskiy bay thẳng đến Brussels từ Tây Ban Nha, nơi ông đã hoàn tất thỏa thuận an ninh với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez vào ngày 27 tháng 5. Ông đã gặp thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ Ludivine Dedonder.

Tổng thống Zelenskiy đã tổ chức một cuộc họp báo chung với Thủ tướng de Croo sau khi các nhà lãnh đạo ký thỏa thuận an ninh.

Chuyến thăm cũng bao gồm chuyến tham quan căn cứ không quân, nơi ông Zelenskiy sẽ gặp gỡ các huấn luyện viên bay đang huấn luyện phi công Ukraine trên chiến đấu cơ F-16.

Thủ tướng De Croo ngày 26 Tháng Tư cho biết Bỉ hy vọng sẽ bắt đầu vận chuyển F-16 cho Ukraine vào cuối năm nay. Bỉ là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia liên minh huấn luyện F-16 được thành lập vào mùa hè năm 2023 để tăng cường sức mạnh cho Không quân Ukraine. Sáng kiến này được dẫn đầu bởi Mỹ, Đan Mạch và Hà Lan.

12. Tây Ban Nha cam kết viện trợ quân sự 1 tỷ cho Kyiv khi Zelenskiy đến thăm

Tây Ban Nha hôm thứ Hai đã cam kết viện trợ quân sự một tỷ euro cho Ukraine khi Thủ tướng Pedro Sanchez và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ký một thỏa thuận an ninh ở Madrid.

Ông Sanchez phát biểu trong một cuộc họp báo chung: “Thỏa thuận này “bao gồm cam kết viện trợ quân sự một tỷ euro cho năm 2024”.

Ông nói: “Nó sẽ cho phép Ukraine tăng cường khả năng của mình, bao gồm các hệ thống phòng không thiết yếu để bảo vệ dân thường, thành phố và cơ sở hạ tầng, những nơi vẫn đang hứng chịu các cuộc tấn công bừa bãi như đã thấy vào cuối tuần này ở Kharkiv.” giết chết ít nhất 16 người.

Chuyến thăm của Zelenskiy diễn ra trong bối cảnh Ukraine đang phải đối mặt với cuộc tấn công trên bộ của Nga ở khu vực Kharkiv bắt đầu vào ngày 10 tháng 5 trong cuộc tiến công lãnh thổ lớn nhất của Mạc Tư Khoa trong 18 tháng.

Với cuộc tấn công của Nga hiện đã bước sang năm thứ ba, Ukraine đã cầu xin thêm vũ khí cho lực lượng quân đội yếu hơn và đông hơn của mình, đặc biệt là tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết tình trạng thiếu hệ thống phòng không.

Sanchez cho biết Tây Ban Nha đã cam kết cung cấp hỏa tiễn Patriot, nhưng điều Zelenskiy cần từ các đồng minh của Ukraine là “hệ thống phóng những hỏa tiễn này”.

“Đó là những gì Tổng thống Zelenskiy đang làm việc với các đồng minh khác nhau để xem chính xác chúng tôi có thể cử bao nhiêu bệ phóng đến để bảo đảm an ninh trên không.”

Tây Ban Nha cũng sẽ gửi “một lô xe tăng Leopard khác và trên hết là đạn dược”, ông Sanchez nói, đồng thời cam kết tiếp tục hợp tác với Kyiv “để hiểu cách thức khác - và với những hệ thống thay thế nào khác - chúng tôi có thể giúp bảo đảm an ninh hàng không của Ukraine”.

Zelenskiy đã ký các thỏa thuận an ninh song phương với một số quốc gia bao gồm Pháp, Đức và Anh.

Sanchez cho biết thỏa thuận an ninh sẽ bao gồm nhiều vấn đề khác nhau, từ “hỗ trợ quân sự, nhân đạo và tài chính, đến hợp tác giữa các ngành công nghiệp quốc phòng của Tây Ban Nha và Ukraine, cũng như hỗ trợ tái thiết và rà phá bom mìn cùng những thứ khác”.

Tháng trước, Tây Ban Nha cam kết sẽ gửi một số lượng chưa xác định hệ thống hỏa tiễn phòng không Patriot tới Ukraine; trước đây họ đã gửi 10 xe tăng Leopard.

Cho đến nay, Madrid chỉ cung cấp viện trợ quân sự hạn chế cho Kyiv.

Theo Viện Kiel - cơ quan theo dõi số vũ khí được cam kết và chuyển giao cho Ukraine kể từ khi Nga xâm lược - Tây Ban Nha cho đến nay đã cam kết viện trợ quân sự 330 triệu euro, khiến nước này trở thành nước đóng góp nhỏ ở cấp độ Âu Châu.

Để so sánh, Berlin, Paris và Rôma đã cam kết lần lượt là 18,61 tỷ, 5,65 tỷ và 1,0 tỷ euro, trong khi đóng góp của Luân Đôn ở mức 9,22 tỷ, số liệu cho thấy.

Sau cuộc hội đàm với Sanchez, Zelenskiy đã gặp Vua Felipe Đệ Lục để hội đàm tại cung điện và sau đó ăn trưa, sau đó quốc vương cho biết “hơn 4.300 binh sĩ Ukraine” đã được huấn luyện ở Tây Ban Nha.

Nhà vua cho biết, sự hỗ trợ quân sự của Tây Ban Nha hoàn toàn nhằm mục đích phòng thủ, đồng thời cho biết điều đó “dựa trên việc từ chối sử dụng lực lượng vũ trang trong bối cảnh quốc tế” - thực chất là lệnh cấm bắn vũ khí như vậy vào lãnh thổ Nga.

13. Ba Lan sẽ đưa ra các hạn chế đối với việc di chuyển của các nhà ngoại giao Nga

Ngoại trưởng Radoslaw Sikorski cho biết Ba Lan sẽ đưa ra các hạn chế đối với việc di chuyển của các nhà ngoại giao Nga trên lãnh thổ nước này do Mạc Tư Khoa tham gia vào một cuộc chiến tranh hỗn hợp chống lại Liên minh Âu Châu.

Mối quan hệ giữa Ba Lan và Nga đã xấu đi nghiêm trọng kể từ khi Mạc Tư Khoa gửi hàng chục ngàn quân sang nước láng giềng Ukraine vào tháng 2/2022.

Reuters đưa tin Warsaw cũng cáo buộc Mạc Tư Khoa có hoạt động gián điệp và tham gia vào các hành động phá hoại trên lãnh thổ của mình.

“Đây là những quyết định mang tính quốc gia, nhưng chúng tôi có bằng chứng cho thấy nhà nước Nga cũng có liên quan đến việc cổ vũ phá hoại ở đất nước chúng tôi. Chúng tôi hy vọng Liên bang Nga sẽ coi đây là một cảnh báo rất nghiêm trọng”, Radoslaw Sikorski nói với các nhà báo ở Brussels.

14. Bộ Tái hòa nhập: Cậu bé 11 tuổi trở về nhà từ tỉnh Donetsk bị Nga tạm chiếm

Ukraine đã đưa trở về nhà một cậu bé 11 tuổi bị tách khỏi mẹ ở tỉnh Donetsk bị Nga tạm chiếm trong hai năm, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk, kiêm Bộ trưởng Bộ Tái hòa nhập cho biết như trên hôm 27 Tháng Năm.

Cậu bé đang sống với một người họ hàng lớn tuổi ở vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm gần Mariupol. Thành phố này đã bị Nga bao vây khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022 và bị Nga xâm lược vào tháng 5 năm 2022.

Vì mẹ cậu phục vụ trong quân đội Ukraine nên bà không thể vào lãnh thổ bị Nga tạm chiếm và cậu bé không thể rời khỏi khu vực mà không có người lớn đi cùng.

Đại diện của Bộ Tái hòa nhập và Mạng lưới vì Quyền trẻ em Ukraine, một liên minh các tổ chức phi chính phủ tập trung vào quyền trẻ em, đã giúp đưa cậu bé trở về.

Bộ Tái hòa nhập cho biết: “Cuối cùng cậu bé cũng được an toàn với mẹ mình”.

Theo cơ sở dữ liệu Children of War của chính phủ Ukraine, ít nhất 19.500 trẻ em Ukraine đã được xác nhận là bị Nga bắt cóc kể từ khi nước này bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, và chưa đến 400 trẻ em đã được trở về nhà.
 
Khôi hài: Tướng tình báo FSB Nga tung tin NATO sắp ra đòn hạt nhân phủ đầu. EU phẫn nộ với Hungary
VietCatholic Media
15:38 29/05/2024


1. Nga tố NATO đang lên kế hoạch tấn công hạt nhân

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Claims NATO Is Planning Nuclear Strikes”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một giám đốc tình báo FSB đã cáo buộc các nước NATO chuẩn bị tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Nga khi căng thẳng giữa Điện Cẩm Linh và liên minh tiếp tục gia tăng

Tướng Vladimir Kulishov, nhà lãnh đạo cơ quan biên giới của cơ quan tình báo chính của Nga, nói với hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti rằng Mạc Tư Khoa lo ngại về sự gia tăng các hoạt động trinh sát của NATO gần biên giới Nga.

Ông nói với cơ quan này: “Các hoạt động tình báo của NATO đang gia tăng gần biên giới Nga,” ông nói với cơ quan này, cũng như “cường độ huấn luyện tác chiến và chiến đấu của quân đội liên minh”.

Ông nói: “Các kịch bản tiến hành chiến sự chống lại Liên bang Nga đang được tính toán, bao gồm cả tấn công hạt nhân vào lãnh thổ của chúng ta”.

Bình luận của Kulishov được đưa ra trong bối cảnh Nga gia tăng quan điểm hạt nhân, với việc Tổng thống Vladimir Putin trong tháng này đã ra lệnh cho quân đội của mình thực hành triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật sau những gì Mạc Tư Khoa cho là mối đe dọa từ phương Tây.

Song song với những luận điệu đe dọa hạt nhân ngày càng gia tăng, Điện Cẩm Linh và các nhà tuyên truyền của họ đã coi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa Mạc Tư Khoa và phương Tây, thường xuyên chỉ trích sự hỗ trợ quân sự của các thành viên NATO cho Kyiv.

Kể từ khi Putin bắt đầu chiến tranh, liên minh đã phát triển với hai thành viên, với sự gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan dẫn đến việc Biển Baltic được mệnh danh là “Hồ NATO”, mặc dù có sự hiện diện của vùng Kaliningrad thuộc Nga.

Mạc Tư Khoa đã bị cáo buộc có hành vi khiêu khích đối với các thành viên NATO xung quanh Biển Baltic, trong đó Lithuania gần đây đã phản ứng giận dữ trước một tài liệu của chính phủ Nga kêu gọi điều chỉnh lại biên giới trên biển ở Vịnh Phần Lan. Lithuania đã nói rằng các quốc gia NATO dọc theo sườn phía đông của liên minh sẽ sử dụng máy bay điều khiển từ xa để tăng cường khả năng bảo vệ của họ trước “các quốc gia không thân thiện”.

Tổng thống Joe Biden nằm trong số các nhà lãnh đạo phương Tây đã cảnh báo rằng Putin cuối cùng có thể tấn công một quốc gia NATO, một tuyên bố mà nhà lãnh đạo Nga đã bác bỏ là “vô nghĩa” khi cuộc tranh luận tiếp tục nổ ra về vai trò của liên minh này trong cuộc chiến.

Với việc Mạc Tư Khoa trong tháng này phát động một cuộc tấn công ở khu vực Kharkiv của Ukraine, Kyiv đã cầu xin Washington cho phép họ sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga, một nguyên nhân gây tranh cãi vì xung đột có thể leo thang.

Nhà lãnh đạo NATO Jens Stoltenberg đã lên tiếng về cuộc tranh luận, nói với tờ The Economist rằng việc từ chối Kyiv sử dụng những vũ khí này “chống lại các mục tiêu quân sự hợp pháp trên lãnh thổ Nga khiến họ rất khó tự vệ”.

Đáp lại, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với tờ Izvestia rằng bình luận của ông Stoltenberg cho thấy “NATO đang gia tăng mức độ leo thang, NATO đang tán tỉnh bằng những lời lẽ quân sự”.

Hôm Thứ Ba, 28 Tháng Năm, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhắc lại rằng ông không loại trừ khả năng gửi quân tới Ukraine trong trường hợp Kyiv yêu cầu.

Truyền thông nhà nước Nga đưa tin hôm thứ Ba về những bình luận của Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski trên cơ quan truyền thông Gazeta Wyborcza. Khi được hỏi về khả năng Warsaw gửi quân tới Ukraine, Sikorski nói “chúng ta không nên loại trừ bất kỳ khả năng nào”.

2. Liên Hiệp Âu Châu phẫn nộ khi Hung Gia Lợi đe dọa các quỹ mới của Ukraine

Các đối tác Liên Hiệp Âu Châu hôm thứ Hai đã chỉ trích Hung Gia Lợi khi Budapest đe dọa sẽ ngăn chặn hàng tỷ euro giúp trang bị vũ khí cho Ukraine.

Hung Gia Lợi - quốc gia Liên Hiệp Âu Châu thân thiện nhất với Nga - đã nhiều lần đưa ra các trở ngại trong việc thông qua các sáng kiến hỗ trợ Ukraine hoặc trừng phạt Nga kể từ khi Mạc Tư Khoa xâm chiếm nước láng giềng vào năm 2022.

Sự tức giận ngày càng gia tăng với Budapest trong năm qua khi nước này ngăn chặn các khoản thanh toán từ quỹ trung ương của Liên Hiệp Âu Châu để hoàn trả cho các quốc gia thành viên số vũ khí được gửi đến Ukraine.

Giờ đây, các quan chức Liên Hiệp Âu Châu cho biết lệnh phong tỏa mới từ Hung Gia Lợi có nguy cơ làm mất thêm 5 tỷ euro hay 5,4 tỷ Mỹ Kim vốn có thể dùng để hỗ trợ các lực lượng thiếu vũ khí của Kyiv mặc dù thỏa thuận này đã được các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu phê chuẩn.

Việc ngăn chặn của Hung Gia Lợi cũng có nguy cơ trì hoãn việc chi thêm hàng tỷ Mỹ Kim lợi nhuận từ tài sản ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng mà Liên Hiệp Âu Châu dự kiến sẽ bắt đầu nhận vào tháng Bảy.

“Chúng tôi không thể để sự hỗ trợ quân sự của Âu Châu dành cho Ukraine bị bắt làm con tin cho những quyết định khác không liên quan gì đến vấn đề cụ thể này”, nhà lãnh đạo đối ngoại Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell nói sau cuộc họp với các bộ trưởng ngoại giao ở Brussels.

“ Đặc biệt trong tình hình cấp bách - Ukraine hiện cần vũ khí này.

Ngoại trưởng Đức, Annalena Baerbock, kêu gọi Budapest “phải cho phép viện trợ cho Ukraine một lần nữa, bởi vì Âu Châu chỉ mạnh nếu thống nhất”.

Ngoại trưởng Bỉ Hadja Lahbib cho biết: “Chúng tôi không thể chấp nhận rằng một quốc gia duy nhất, cũng đã đồng ý với số tiền này vài tháng trước tại cuộc họp hội đồng, giờ lại chặn khoản viện trợ quan trọng này cho Ukraine”.

Ngoại trưởng Hung Gia Lợi Peter Szijjarto viết trên mạng xã hội rằng ông đã phải đối mặt với “áp lực rất lớn” từ các đồng nghiệp Liên Hiệp Âu Châu.

Ông nói rằng việc cấp số tiền hiện trị giá khoảng 6,5 tỷ euro để giúp trang bị cho Ukraine là điều “không thể chấp nhận được” đối với Budapest.

Hung Gia Lợi dưới thời Thủ tướng cánh hữu Viktor Orban từ lâu đã đóng vai trò phá hoại nội bộ Liên Hiệp Âu Châu khi nước này sử dụng quyền phủ quyết của mình để làm đòn bẩy trong các tranh chấp với Brussels.

Nhưng Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis nói rằng tính chất đối kháng của Budapest giờ đây dường như đã trở thành một “đường lối có hệ thống”.

Ông nói: “Về cơ bản, hầu như tất cả các cuộc thảo luận cũng như các giải pháp và quyết định cần thiết của Liên Hiệp Âu Châu đều đang bị chặn bởi chỉ một quốc gia duy nhất”.

“Tôi nghĩ Hung Gia Lợi đã đi rất, rất xa.”

3. Bộ trưởng Quốc phòng cho biết, Ukraine có thể nhận được F-16 đầu tiên 'rất sớm' nhưng một nửa viện trợ quân sự đến muộn

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Defense minister: Ukraine may receive first F-16s 'very soon' but half of military aid arriving late”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters công bố vào hôm Thứ Tư, 29 Tháng Năm, rằng lô chiến đấu cơ F-16 đầu tiên sẽ được chuyển đến Ukraine “hy vọng là rất sớm”, nhưng khoảng một nửa số viện trợ quân sự từ các đối tác phương Tây sẽ đến muộn.

Một số quốc gia NATO - Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ và Na Uy - đã cam kết cung cấp hàng chục chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất từ kho của họ. Máy bay F-16 của Đan Mạch dự kiến sẽ đến sớm nhất là vào mùa hè này, trong khi chiến binh của Hà Lan sẽ bắt đầu đến vào mùa thu.

“ Chúng tôi cần nhiều nhất có thể,” Umerov nói khi được hỏi về số lượng máy bay Ukraine dự kiến nhận, đồng thời cho biết thêm rằng nước này hiện đang tập trung chủ yếu vào việc đào tạo phi công và nhân sự.

Theo Bộ trưởng, Ukraine cũng tiếp tục tăng cường sản xuất vũ khí và máy bay điều khiển từ xa cũng như khả năng tác chiến điện tử của mình.

Nga có 500.000 quân ở Ukraine và gần biên giới và đang chuẩn bị huy động thêm từ 200.000 đến 300.000 quân nữa, nhằm mục đích “mở một mặt trận mới ở phía bắc để bắt đầu sử dụng toàn bộ nhân lực và hỏa lực”, Umerov cho biết.

Ông nói thêm: “Chúng tôi đang chịu đựng, nhưng tất nhiên chúng tôi cần thêm vũ khí, chúng tôi cần thêm sức mạnh hỏa lực, chúng tôi cần hỏa tiễn tầm xa, không cho phép chúng xâm nhập vào quốc gia của chúng tôi”.

Trong những tháng gần đây, Nga duy trì thế chủ động trên chiến trường, tận dụng sự chậm trễ trong viện trợ quốc phòng cho Ukraine từ các đồng minh phương Tây và tình trạng thiếu quân của Kyiv.

Mạc Tư Khoa phát động một cuộc tấn công mới vào ngày 10 tháng 5 ở phía bắc tỉnh Kharkiv. Lực lượng của Mạc Tư Khoa được cho là đã tiến xa tới 10 km vào khu vực nhưng đã bị chặn lại bởi tuyến phòng thủ đầu tiên.

4. Nga triển khai bom lượn của Iran chống lại Ukraine

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Deploying Iranian Glide Bombs Against Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Sự hợp tác quân sự của Mạc Tư Khoa với Tehran đang ngày càng sâu sắc theo một báo cáo của Đức cho biết Iran đã cung cấp cho Nga một số bom lượn nhằm mục đích tấn công Ukraine.

Trong suốt cuộc chiến do Tổng thống Vladimir Putin khởi xướng, Iran đã cung cấp cho Nga các máy bay điều khiển từ xa Shahed, chúng đã gây ra sự tàn phá khắp Ukraine bằng cách nhắm vào các mục tiêu cơ sở hạ tầng và dân sự.

Iran cũng được tường trình đã cung cấp cho Nga thông tin kỹ thuật để chế tạo phiên bản riêng của máy bay điều khiển từ xa kamikaze ở thành phố Yelabuga, vùng Tatarstan, nơi đã bị máy bay điều khiển từ xa của Ukraine nhắm tới vào tháng 4.

Nhưng Julian Röpcke, một nhà phân tích dữ liệu mở của cơ quan truyền thông Bild, đã báo cáo rằng sự giúp đỡ của Iran cho cuộc chiến của Putin cho đến nay bao gồm việc cung cấp đạn pháo và đạn cho xe tăng cũng như máy bay điều khiển từ xa, đã mở rộng sang cả bom dẫn đường mới nhất của nước này.

Đoạn clip đăng lên mạng xã hội được ghi lại bởi một người dân địa phương đang tiếp cận chiếc máy bay điều khiển từ xa Mohajer-6 khi nó nằm giữa cánh đồng.

Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết số ghi danh của máy bay điều khiển từ xa, ER-858, cho thấy nó có nguồn gốc từ Iran, đồng thời cho biết thêm rằng Nga đã sử dụng những chiếc UAV này vào năm 2022 vì vào thời điểm đó Nga không có hệ thống UAV tầm xa của riêng mình.

Röpcke nói rằng đoạn video từ khu vực Kursk của Nga nơi chiếc UAV bị rơi cho thấy máy bay điều khiển từ xa này mang theo quả bom dẫn đường mới nhất của Iran, Qaem-5, được đưa vào sử dụng ở Iran vào năm 2019.

Röpcke nói: “Đánh giá từ tất cả mọi thứ, máy bay điều khiển từ xa được cho là sẽ tấn công khu vực Sumy, nhưng không rõ vì lý do gì mà nó bị rơi”.

Lực lượng Vũ trang Nga trước đây chưa từng sử dụng Qaem-5 có độ chính xác cao trong chiến trường Ukraine và phát hiện mới cho thấy một “cấp độ mới” trong hợp tác quân sự giữa Tehran và Mạc Tư Khoa.

Có bốn phiên bản của Qaem, đôi khi được viết là Ghaem, bao gồm một phiên bản được dẫn đường bằng laser, một phiên bản khác được trang bị đầu dò hồng ngoại IR, trong khi các phiên bản Qaem-5 và Qaem-9 lớn hơn sử dụng dẫn đường bằng TV.

Nga đang ngày càng sử dụng bom lượn, loại bom tiêu chuẩn được sửa đổi để bao gồm cánh và hệ thống định vị cho phép bay lượn tầm xa tới mục tiêu.

5. Một cựu sĩ quan Đức đã bị kết án ba năm rưỡi tù hôm thứ Hai vì tội làm gián điệp cho Nga

Hôm Thứ Ba, 28 Tháng Năm, truyền thông Đức đưa tin, một cựu sĩ quan lực lượng vũ trang Đức đã bị kết án ba năm rưỡi tù hôm thứ Hai vì tội làm gián điệp cho Nga, trong một vụ án làm nổi bật sự dễ bị tổn thương của Đức trước người hàng xóm ngày càng thù địch ở phía đông.

Cựu đại úy quân đội, người đóng quân tại văn phòng mua sắm của quân đội ở Koblenz, bị cáo buộc giao tài liệu mật cho lãnh sự quán Nga ở Bonn và đại sứ quán ở Berlin.

Các công tố viên cho biết trong cáo buộc của họ: “Anh ta đã chuyển thông tin mà anh ta có được trong quá trình làm việc với mục đích gửi chúng cho cơ quan tình báo Nga”.

Hoạt động của văn phòng mua sắm đặc biệt nhạy cảm vào thời điểm cường quốc kinh tế của Liên minh Âu Châu đang chạy đua tái trang bị và xây dựng lại lực lượng vũ trang bị lãng quên từ lâu nhằm đáp trả việc Nga xâm lược Ukraine.

6. Bom chưa nổ được tìm thấy tại hiện trường vụ tấn công siêu thị Kharkiv

Các nhà điều tra đã tìm thấy một quả bom chưa nổ gần đại siêu thị Kharkiv mà Nga nhắm tới vào ngày 25 Tháng Năm, khiến hơn chục dân thường thiệt mạng, Văn phòng Công tố khu vực Kharkiv đưa tin hôm 27 Tháng Năm.

Nga đã sử dụng hai quả bom dẫn đường trên không để tấn công đại siêu thị vật liệu xây dựng sầm uất ở Kharkiv vào chiều thứ Bảy, khiến ít nhất 18 người thiệt mạng và 48 người khác bị thương.

Các nhà điều tra đã tìm thấy quả bom thứ ba cách siêu thị khoảng 80 m khi hoạt động trục vớt thi thể từ đống đổ nát của tòa nhà vẫn tiếp tục.

Văn phòng Công tố khu vực Kharkiv cho biết, nếu quả bom rơi trúng đại siêu thị và phát nổ, “có thể còn có thêm nhiều nạn nhân nữa”.

Văn phòng Công tố Khu vực cho biết, các nhà điều tra cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy Nga đã điều chỉnh hỏa lực vào tòa nhà với sự hỗ trợ của máy bay điều khiển từ xa trinh sát, điều này chứng tỏ Nga đang cố tình làm hại dân thường.

Trong số những người thiệt mạng trong cuộc tấn công có một bé gái 12 tuổi cùng mẹ và một cậu bé 17 tuổi.

Kharkiv và khu vực xung quanh đặc biệt dễ bị tấn công bằng bom dẫn đường do nằm gần biên giới Nga vì bom được phóng từ máy bay trong không phận Nga.

Theo Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, Nga đã phóng tổng cộng 3.200 quả bom dẫn đường nhằm vào Ukraine chỉ trong tháng 4.

7. Tờ BILD cho biết NATO cân nhắc bảo vệ bầu trời phía Tây Ukraine

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “NATO Considers Defending Skies Over Western Ukraine – BILD”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo nguồn tin từ BILD, NATO hiện đang cân nhắc khả năng bảo đảm không phận phía Tây Ukraine và huấn luyện quân đội Kyiv trên lãnh thổ của họ.

Một số quốc gia thành viên, bao gồm Estonia, Anh, Ba Lan, Canada, Lithuania và Pháp, đang ủng hộ việc tăng cường hỗ trợ cho Kyiv, có khả năng mở rộng sang lãnh thổ Ukraine.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Đức đã bày tỏ sự dè dặt về những hành động như vậy. Mặc dù chưa có quyết định dứt khoát nào được đưa ra nhưng các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra trong ba lĩnh vực chính:

Về Đào tạo:

Có một đề xuất đào tạo binh sĩ Lực lượng Vũ trang Ukraine ngay trong lãnh thổ Ukraine, thay vì vận chuyển họ đi khắp Âu Châu.

Theo BILD, Niko Lange, cựu lãnh đạo cơ quan tác chiến của Bộ Quốc phòng Đức và Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis, đều ủng hộ đường lối này với lý do hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Về hậu cần

Một số nước NATO, trong đó có Anh, Canada và Estonia, đang xem xét kế hoạch cung cấp vũ khí, đạn dược trực tiếp tới tiền tuyến ở Ukraine, thay vì dừng lại ở biên giới.

Sáng kiến này, được gọi là “hậu cần tiên tiến”, đang được một số quốc gia phương Tây phát triển.

Về Phòng không

Ý tưởng bảo vệ không phận phía Tây Ukraine bằng hệ thống phòng không của NATO cũng đang được xem xét. Ba Lan đã đề xuất “mở rộng phòng không” nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng.

Những cuộc thảo luận này phản ánh những nỗ lực đang diễn ra trong NATO nhằm cân bằng sự hỗ trợ dành cho Ukraine với sự phức tạp của việc tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tin rằng NATO nên đánh chặn hỏa tiễn của Nga trên bầu trời Ukraine cho dù không đóng quân trên Ukraine.

Trong một cuộc phỏng vấn với The New York Times xuất bản vào thứ Ba, ngày 21 tháng 5, Zelenskiy mô tả đường lối này hoàn toàn mang tính phòng thủ, nhấn mạnh rằng nó sẽ không dẫn đến chiến đấu trực tiếp với lực lượng Nga.

“Vì vậy, câu hỏi của tôi là: có vấn đề gì vậy? Tại sao chúng ta không thể bắn hạ các hỏa tiễn của Nga?” Zelenskiy hỏi. “Đây có phải là sự bảo vệ không? Vâng, đúng vậy. Đây có phải là một cuộc tấn công vào Nga? Không, không phải vậy. Bạn có đang bắn hạ máy bay Nga và giết chết phi công Nga? Không, không phải như thế.

“Vậy, vấn đề với sự tham gia của các nước NATO vào cuộc chiến là gì? Không có vấn đề như vậy.”

“Bắn hạ những gì đang bay trên bầu trời Ukraine”, Zelenskiy nói thêm. “Và cung cấp cho chúng tôi vũ khí mà chúng tôi có thể sử dụng để chống lại lực lượng Nga ở biên giới.”

8. Nga đạt cột mốc tổn thất lớn về pháo binh

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Hits Major Artillery Losses Milestone”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Nga đã đạt đến một cột mốc thê thảm về tổn thất pháo binh trong cuộc chiến ở Ukraine, theo bản cập nhật từ quân đội Ukraine đưa ra hôm Thứ Ba, 28 Tháng Năm.

Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine đăng số liệu về tổn thất quân đội và trang thiết bị của Nga như một phần cập nhật hàng ngày về cuộc chiến bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Bộ cho biết Nga đã mất 48 hệ thống pháo trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 13.029.

Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong một bài đăng trên các kênh truyền thông xã hội của mình rằng “13.000 hệ thống pháo binh của Nga đã bị phá hủy kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga, cộng với 1.018 kể từ đầu tháng 5. Đó là cái mà chúng tôi gọi là một cuộc chiến phản pháo hiệu quả.”

Những số liệu mới nhất được đưa ra khi lực lượng của Mạc Tư Khoa đang nỗ lực giành được những thắng lợi đáng kể ở miền đông Ukraine. Lực lượng Mạc Tư Khoa bắt đầu cuộc tấn công ở khu vực Kharkiv vào ngày 10 tháng 5, chiếm giữ một số thị trấn ở biên giới phía đông bắc Ukraine khi Kyiv thiếu đạn dược và nhân lực.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm 16 Tháng Năm cho biết trong khi lực lượng Mạc Tư Khoa tiến lên, quân của ông đang ổn định tình hình. Tuy nhiên, ông cảnh báo hôm Chúa Nhật rằng Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới gần biên giới.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, cho biết đây có thể là một phần trong nỗ lực lôi kéo quân đội Kyiv đến khu vực và “chuẩn bị cho các hoạt động tấn công nhằm mở rộng chỗ đứng của Nga tại khu vực biên giới quốc tế ở phía đông bắc Ukraine”

Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cũng cho biết Mạc Tư Khoa đã mất 1.460 binh sĩ trong ngày qua, nâng tổng số lên 503.800. Bản cập nhật cho biết, Nga cũng đã mất tổng cộng 7.692 xe tăng, 14.858 xe chiến đấu bọc thép, 17.740 phương tiện và thùng nhiên liệu cùng 357 máy bay phản lực quân sự và 326 máy bay trực thăng trong cuộc chiến.

9. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh ngày 27 Tháng Năm

Trong bản tin tình báo ngày 27 Tháng Năm, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến công tác chính trị tư tưởng trong bối cảnh trào lưu phản chiến đang tăng mạnh ở Nga.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Ban giám đốc chính trị chính của Bộ Quốc phòng Nga đã phát hành Politruk, một tạp chí mới về hướng dẫn chính trị cho Lực lượng Vũ trang vào ngày 22 tháng 5 năm 2024. Tạp chí này nhằm mục đích hỗ trợ các giảng viên chính trị trong Lực lượng Vũ trang về việc giáo dục chính trị cho binh lính của họ. Một bài viết giới thiệu của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tướng Viktor Goremykin, người đứng đầu Tổng cục Chính trị của Lực lượng Vũ trang, nêu rõ rằng tạp chí mới tập trung chủ yếu vào di sản của các ấn phẩm quân sự thời Liên Xô nhằm mục đích giáo dục chính trị cho quân nhân.

Một Ban Giám đốc Tổng cục Chính trị đã được thành lập trong Bộ Quốc phòng Nga vào năm 2018, vì khi đó người ta thấy rằng cần phải đưa lại giáo dục chính trị vào Lực lượng Vũ trang.

Goremykin trích dẫn Stalin về tầm quan trọng của việc giáo dục chính trị cho binh lính và sự cần thiết phải có lòng căm thù kẻ thù đến chết. Tạp chí nhấn mạnh kẻ thù ở Ukraine ngày nay cũng chính là kẻ thù mà Liên Xô đang chiến đấu, đó là Đức Quốc xã. Một bản đồ Ukraine đăng trên tạp chí được sử dụng để hỗ trợ cho các lập luận, gây nghi ngờ về tính xác thực của tư cách nhà nước của Ukraine, và do đó để biện minh cho cuộc xâm lược.

Tạp chí phản ánh việc sử dụng lịch sử một cách chính trị hóa đã trở thành một đặc điểm nổi bật trong chính sách giáo dục của Nga trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ sau cuộc xâm lược Ukraine, và tiếp tục rao bán những câu chuyện sai lệch mà Nga đã và đang sử dụng để gây ảnh hưởng đến quân nhân và dân chúng của mình nói chung.

10. Bản đồ chiến tranh Ukraine tiết lộ bước tiến của Kyiv ở Kharkiv

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine War Map Reveals Kyiv's Kharkiv Advances”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các lực lượng Ukraine đang đạt được một số thành công trong cuộc chiến chống lại quân đội Nga dọc biên giới chung ở khu vực đông bắc Kharkiv, nơi trong những tuần gần đây Mạc Tư Khoa đã mở một mặt trận mới có thể đe dọa thành phố lớn thứ hai của đất nước.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho biết trong bản cập nhật tối thứ Hai rằng các đơn vị của Kyiv “gần đây đã đạt được những bước tiến nhỏ về phía bắc Thành phố Kharkiv theo hướng Lyptsi”. Cơ quan tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ nói thêm rằng các cuộc tấn công và tiến bộ của Nga vẫn tiếp tục ở những nơi khác trên mặt trận phía đông bắc cũng như ở phía nam và phía đông của đất nước.

Làng Lyptsi cách biên giới chung khoảng 7 dặm về phía nam và theo bản đồ chiến trường mới nhất của ISW, làng này nằm ở rìa phía đông nam của mỏm đá do Nga nắm giữ hiện nhô ra phía đông bắc Ukraine. Lyptsi cách vùng ngoại ô của Thành phố Kharkiv khoảng 12 dặm. Khu đô thị này từ lâu đã nằm trong tầm bắn của hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa thường xuyên của Nga, nhưng các bước tiến của quân đội Nga có nguy cơ đặt khu vực này vào tầm bắn của pháo binh thông thường.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Tư, 29 Tháng Năm, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết quân đội Ukraine đã chiếm ưu thế trong cuộc giao tranh gần thị trấn. Ông nhấn mạnh rằng các lực lượng của Kyiv sẽ “thực hiện các biện pháp để cải thiện biên giới phòng thủ” đồng thời đạt được thành công hơn nữa “trong từng khu vực riêng lẻ”.

Cuộc giao tranh ác liệt gần đây nhất dọc biên giới Kharkiv diễn ra ở thị trấn Vovchansk, hiện đã bị phá hủy phần lớn. Tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrskyi tuần trước cho biết lực lượng Nga “hoàn toàn sa lầy” và chịu “tổn thất rất nặng nề”.

Nhưng bức tranh rộng hơn từ khắp mặt trận vẫn là một trong những lợi ích từ từ, dù tốn kém, của Nga. ISW báo cáo những bước tiến nhỏ của Nga tại một số điểm nóng dọc theo chiến tuyến, mặc dù bước đột phá sau khi chiếm giữ Avdiivka ở khu vực Donetsk dường như đã bị quân tiếp viện của Ukraine ngăn chặn.

Xa hơn về phía tây ở khu vực Kharkiv, lực lượng Nga vẫn đang tiến về phía và xung quanh sườn thành phố Kupiansk. Mạc Tư Khoa cho biết lực lượng của họ đã chiếm được các khu định cư Ivanivka và Berestove trong những ngày gần đây.

Các lực lượng Nga được cho là đã tiến xa hơn về phía tây Avdiivka và phía tây thành phố Bakhmut của Donetsk, nơi Điện Cẩm Linh đang để mắt tới thành phố chiến lược Chasiv Yar. Các đơn vị của Mạc Tư Khoa cũng tiếp tục tiến về phía tây tới các thành phố Lyman và Siversk của Donetsk, cả hai đều đóng vai trò là cửa ngõ vào các thành phố lớn trong khu vực là Slovyansk và Kramatorsk.

Theo hướng phía nam Zaporizhzhia, các lực lượng Nga tiếp tục nỗ lực chiếm lại các lãnh thổ do quân đội Ukraine giải phóng trong cuộc phản công thất bại vào mùa hè năm 2023. Giao tranh ở đó tập trung vào khu định cư Staromayorske.

Nỗ lực tấn công đa hướng của Nga dường như nhằm mục đích kéo căng Ukraine và buộc Kyiv phải đưa lực lượng dự bị vào chiến đấu. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hồi đầu tháng cho biết rằng cuộc tấn công vào Kharkiv của Mạc Tư Khoa đánh dấu sự khởi đầu của cuộc tấn công mùa hè dự kiến và cảnh báo chiến dịch rộng hơn có thể “bao gồm nhiều đợt”.

11. Cuộc tấn công của Nga vào khu dân cư ở thị trấn tỉnh Donetsk khiến 2 người thiệt mạng, 3 người bị thương

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Tư, 29 Tháng Năm, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết quân đội Nga đã thả 3 quả bom dẫn đường xuống một khu dân cư ở thị trấn Toretsk thuộc tỉnh Donetsk vào ngày Thứ Ba, 28 Tháng Năm, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 3 người bị thương.

Toretsk, cách tiền tuyến chưa đầy 8 km, có dân số khoảng 31.000 người trước khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.

Cuộc tấn công của Nga được cho là đã phá hủy một phần hai tòa nhà chung cư và một doanh nghiệp địa phương.

Lyutnytska cho biết một cư dân ở Toretsk và vợ đã thiệt mạng. Ba phụ nữ khác, 24, 53 và 63 tuổi, bị thương và phải vào bệnh viện.

Các khu định cư ở tỉnh Donetsk đã phải hứng chịu các cuộc tấn công hàng ngày của Nga do nằm gần tiền tuyến. Giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn ở tỉnh Donetsk khi Nga tìm cách chiếm toàn bộ khu vực.

Cô nhắc lại rằng lực lượng Nga đã thả một quả bom nặng 1,5 tấn xuống làng Oleksiyevo-Druzhkivka ở tỉnh Donetsk vào sáng sớm ngày 2 Tháng Mười, khiến 7 người bị thương, trong đó có một trẻ em.
 
Cuộc hành hương Paris-Chartres của giới trẻ Pháp. ĐHY Parolin dự cuộc hành hương Berdychiv, Ukraine
VietCatholic Media
16:17 29/05/2024


1. Gần hai mươi ngàn bạn trẻ Pháp hành hương tại Chartres

Gần hai mươi ngàn bạn trẻ đã tham dự cuộc hành hương dài 80 cây số, từ Paris đến Chartres, bên Pháp và tham dự thánh lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, do Đức Hồng Y Gerhard Müller, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, chủ sự.

Đây là cuộc hành hương kỷ lục về số tham dự viên, trong số bốn mươi hai cuộc hành hương từ trước đến nay, do Hội “Đức Mẹ Kitô giáo” (Notre-Dame de Chrétienté) tổ chức và được truyền tới hàng trăm ngàn tín hữu Công Giáo Pháp.

Đức Cha Matthieu Rougé, Giám mục Giáo phận Chartres, đã đón tiếp đoàn hành hương và đồng hành với họ trên đoạn đường thuộc giáo phận của ngài.

Đức Hồng Y Müller đã cử hành thánh lễ ngày 20 tháng Năm, trong cuộc hành hương này tại nhà thờ chính tòa Chartres, theo nghi thức truyền thống tiền Công đồng.

Trong bài giảng, Đức Hồng Y nhắc đến cuộc hành hương của các bạn trẻ từ Paris tới Chartres vượt qua những lúc khó khăn, vất vả thể lý, và cả những cám dỗ và nghi ngờ. Ngài ví kinh nghiệm này với hành trình của Giáo hội qua dòng lịch sử. Các nghị phụ Công đồng chung Vatican II, trong Hiến chế “Ánh sáng muôn dân” cũng mô tả con đường của Giáo hội lữ hành hướng về Chúa Ba Ngôi: “Giáo hội tiến bước trong cuộc lữ hành của mình qua những bách hại của thế gian và những an ủi của Chúa, loan báo thập giá và cái chết của Chúa, cho đến khi Chúa trở lại. Sức mạnh của Chúa Phục Sinh là sức mạnh của Giáo hội, giúp Giáo hội chiến thắng, trong kiên nhẫn và bác ái, những sầu muộn và khó khăn xảy đến cho Giáo hội, vừa từ bên trong lẫn bên ngoài, và trung thành biểu lộ mầu nhiệm nước Chúa giữa trần gian, cho đến ngày sau cùng được biểu lộ trong ánh sáng vẹn toàn” (LG 8).

Đức Hồng Y Müller nhận xét rằng trong số những khó khăn ngày nay, có tình trạng nhiều giới lãnh đạo muốn thay thế Kitô giáo bằng chủ nghĩa vô thần. Họ muốn cướp mất cái hồn của Âu châu, biến nó thành nạn nhân chế độ vô thần của họ thời hậu nhân bản, bằng cách đẩy mạnh chủ trương của họ giải trừ Kitô giáo.

Đức Hồng Y kêu gọi các tín hữu Công Giáo đừng chiều theo những lời tuyên truyền và “thuốc phiện” của những tôn giáo chính trị thay thế Kitô giáo, và ngài khẳng định rằng “sự tự hủy diệt qua tự sát và an tử (Eutanasia), ma túy và rượu, hoặc phủ nhận phái tính nam hoặc nữ của chúng ta, đó không phải là những chọn lựa đối với các Kitô hữu. Đức Hồng Y cũng nhắc lại rằng các tín hữu Kitô là cộng đoàn tôn giáo bị bách hại nhiều nhất trong lịch sử nhân loại.

2. Đức Hồng Y Quốc vụ khanh sẽ viếng thăm Ukraine

Lần đầu tiên từ khi xảy ra chiến tranh ở Ukraine, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, sẽ đến nước này vào ngày 21 tháng Bảy tới đây, trong tư cách là Đặc sứ của Đức Thánh Cha, chủ sự buổi lễ kết thúc cuộc hành hương của các tín hữu Công Giáo Latinh tại Đền thánh Đức Mẹ Berdychiv.

Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết hôm thứ Bảy, ngày 18 tháng Năm vừa rồi, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Parolin thi hành sứ vụ này.

Đền thánh Berdychiv thuộc tỉnh Zhytomyr, cách thủ đô Kyiv khoảng 150 cây số về hướng tây, vẫn thu hút các tín hữu Công Giáo Latinh đến từ các nơi ở Ukraine cũng như từ các nước khác. Tại đây, trong hai năm qua, các tín hữu đã đặc biệt cầu xin ơn hòa bình cho đất nước bị tấn công.

Đền thánh Đức Mẹ Berdychiv được ủy thác cho các cha Dòng Cát Minh nhặt phép coi sóc. Đây vốn là một đan viện được ông Yanush Tychkevych, Tỉnh trưởng Kyiv, thành lập năm 1630, như dấu chỉ biết ơn Đức Mẹ vì sự giải thoát khỏi quân Tartare gốc Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống tại Nga. Ông cũng tặng cho Đan viện ảnh Đức Mẹ Tuyết, Mẹ Thiên Chúa, được họa hồi thế kỷ XVI. Chẳng bao lâu sự tôn kính ảnh Đức Mẹ lan truyền và đông đảo các tín hữu đến hành hương. Họ được những ơn đặc biệt của Đức Mẹ. Ngày 23 tháng Năm năm 1647, Đức Cha Stanislav Zaremba, Giám mục Latinh của thành Kyiv, phê chuẩn lòng sùng mộ và việc tôn kính Ảnh Mẹ Thiên Chúa ở Berdychiv, khởi đầu truyền thống hành hương từ đó. Ngày 27 tháng Mười năm 2012, do quyết định của Hội đồng Giám mục, nơi đây trở thành Đền thánh quốc gia.

Trước đây, Đức Hồng Y Parolin đã đến Ukraine hai lần: lần đầu hồi tháng Sáu năm 2016 và 5 năm sau đó, ngài tham dự các buổi lễ kỷ niệm 30 năm độc lập khỏi khối Liên xô, mừng vào tháng Tám năm 2021.

3. Công nghị Thường trực Công Giáo Ukraine nhóm họp tại Munich

Trong những ngày này, từ 21 đến 24 tháng Năm, Công nghị Thường trực của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương đang nhóm họp tại Munich, miền nam nước Đức, dưới quyền chủ tọa của Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav Shevchuk, và bàn về tình hình Giáo hội cũng như chính trị xã hội tại Ukraine và nước ngoài.

Khóa họp khai mạc với thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Đức Maria Phù hộ và thánh Anrê tại Munich, nhân kỷ niệm 65 năm thành lập địa phận đại diện Tông tòa Công Giáo Ukraine tại Đức. Trong khuôn khổ kỷ niệm này, có buổi giới thiệu bản dịch tiếng Đức cuốn sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo Ukraine Đông phương và cuốn sách của Đức Tổng Giám Mục Shevchuk “Thiên Chúa không bỏ rơi Ukraine”.

Công nghị Thường trực của Giáo Hội Công Giáo Ukraine Đông phương gồm có Đức Tổng Giám Mục Trưởng Shevchuk, 54 tuổi, và bốn giám mục thành viên, trong đó có cả Đức Cha Bohdan Szyurakh, Giám mục Ukraine sở tại. Đức Cha sinh trưởng tại thành phố Lvov và từ ba năm nay, là giám mục Công Giáo Ukraine tại Đức và các nước Bắc Âu.

Giáo Hội Công Giáo Ukraine Đông phương có khoảng năm triệu tín hữu Công Giáo trên thế giới, thuộc ba mươi sáu giáo phận, trong số này có hai mươi giáo phận ở nước ngoài và mười sáu giáo phận còn lại ở Ukraine.

Trong số hai mươi giáo phận ở nước ngoài, có mười hai giáo phận ở Bắc và Nam Mỹ.

4. Sứ điệp Video Đức Thánh Cha gửi Hội nghị Kỷ niệm 100 năm Công đồng Trung Hoa

Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi những hướng đi do Công đồng Trung Hoa đề ra cho Giáo Hội Công Giáo tại nước này, và ngài phó thác các tín hữu Công Giáo Trung Hoa cho sự phù trợ của Đức Mẹ, đồng thời cầu mong toàn Giáo hội tìm ra những con đường mới để loan báo và làm chứng cho Tin mừng trong thế giới ngày này.

Đức Thánh Cha bày tỏ những chia sẻ trên đây, sáng hôm 21 tháng Năm vừa qua, trong sứ điệp Video gửi các tham dự viên Hội nghị tại Đại học Giáo hoàng Urbaniana ở Roma, nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Công đồng Trung Hoa đầu tiên.

Hội nghị có chủ đề là: “100 năm Công đồng Trung Hoa: giữa lịch sử và hiện tại”. Cộng tác với Đại học vào việc tổ chức Hội nghị này, có hãng tin Fides và Ủy ban mục vụ Trung Hoa.

Công đồng đầu tiên và duy nhất của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc, Concilium Sinense, khai mạc ngày 15 tháng Năm năm 1924 và tiến hành cả trong tháng Sáu tiếp đó, tại nhà thờ chính tòa thánh Inhaxiô Loyola, với mục đích tạo điều kiện và đồng hành trong sự phát triển một Giáo hội bản xứ tại Trung Hoa, với các giám mục địa phương. Tham dự Công đồng này, có các giám mục, các vị tổng đại diện, các tu sĩ và linh mục thừa sai, dưới quyền chủ tọa của Đức Tổng Giám Mục Celso Costantini, Khâm sứ Tòa Thánh tại Trung Hoa, với sứ mạng tái đẩy mạnh sứ mạng của Giáo hội tại đất nước này, dưới ánh sáng thông điệp “Maximum Illud”, do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV công bố, hồi năm 1919, tái khẳng định rằng đức tin nơi Chúa Kitô “không phải là điều xa lạ đối với một quốc dân nào”, và tại mọi nơi trên thế giới, trở thành tín hữu Kitô không có nghĩa là đặt mình dưới sự bảo vệ và quyền bính của một nước khác, và tránh né luật lệ của mình”.

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Các nghị phụ đã theo vết các đại thừa sai, như cha Matteo Ricci - Lợi Mã Đậu; bước theo hướng đi của thánh Phaolxe hơing đồ, khi người rao giảng rằng cần trở nên “mọi sự cho mọi người” để loan báo và làm chứng về Chúa Kitô Phục Sinh”...

“Công đồng Thượng Hải không những chỉ giúp đẩy vào quên lãng những áp đặt sai lầm thịnh hành trong thời kỳ trước đó. Vấn đề không phải là “thay đổi chiến lược, nhưng là đi theo những con đường phù hợp hơn với bản chất và sứ mạng của Giáo hội, chỉ tín thác nơi ơn thánh của Chúa Kitô và trong sự thu hút của Chúa”.

Và Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Các tín hữu Công Giáo Trung Hoa, trong tình hiệp thông với Giám mục Roma, đang tiến bước trong thời đại ngày nay. Trong bối cảnh họ sống, họ làm chứng về đức tin với những công việc từ bi bác ái. Qua chứng tá, họ đóng góp thực sự vào sự sống chung hòa hợp trong xã hội, xây dựng căn nhà chung”.

“Ai theo Chúa Giêsu thì yêu chuộng hòa bình và liên kết với tất cả những người đang hoạt động cho hòa bình, trong một thời đại chúng ta thấy những thế lực vô nhân đạo hoạt động mạnh mẽ”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha nhận định rằng: “Cả chúng ta, giống như các nghị phụ Công đồng Thượng Hải, chúng ta có thể nhìn về tương lai. Và ký ức về Công đồng này cũng có thể gợi ý cho toàn thể Giáo hội những con đường mới và hành trình cần táo bạo khởi xướng để loan báo và làm chứng cho Tin mừng ngày nay”.