Phụng Vụ - Mục Vụ
Màu nhiệm trọng nhất
Lm Phêrô Hồng Phúc
07:55 30/05/2010
MẦU NHIỆM TRỌNG NHẤT
Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trọng nhất trong Đạo Công giáo. Ngưỡng cửa tri thức của con người dừng bước trước mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, đã thế chúng ta đâu có quyền tìm hiểu, phân tích về Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhưng những gì chúng ta không thể tìm hiểu, không thể phân tích thì chúng ta lại có thể cảm nhận một cách sâu sắc nhất và chính Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Nhập thể làm người đã mạc khải cho chúng ta. Bởi lẽ, Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa nguyên ủy của sự hiệp nhất và là mẫu gương hoàn hảo của sự thông ban. Là nguyên ủy của sự hiệp nhất, Thiên Chúa Ba Ngôi luôn cho chúng ta thấy một mô hình “Cha yêu Con và nhiệm xuất Thánh Thần”. Một sự sống trọn hảo luôn luôn được qui về một Thiên Chúa duy nhất nhưng Ba Ngôi vị khác nhau để mỗi người chúng ta được hưởng từng Ngôi vị trong sự sống được trao ban cho chúng ta:
-Thứ nhất: Khi nói về Thiên Chúa, Kinh Thánh nói “Ngài rút hơi thở chúng đi, chúng chết ngay và chúng trở về với tro bụi của mình” (Tv 103,29). Chúng ta hiểu rằng, quyền sáng tạo là của Thiên Chúa. Vì vậy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha vì Ngài sinh ra muôn vật trong vũ trụ. Ngài rút hơi thở chúng đi, chúng chết ngay và chúng trở về chốn tro bụi của mình. Còn nếu Ngài gửi hơi thở tới thì chúng lại được tạo thành. Điều này được nói về Chúa Thánh Thần, Chúa Thánh Thần là Đấng canh tân bộ mặt trái đất vì “Nếu không có Chúa hộ phù, trong con người còn chi thanh khiết, không còn chi vô tội” (Ca tiếp liên). Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, Ngài cất hơi thở đi là chúng chết ngay. Thế còn con người của chúng ta thì sao? Nếu không có Chúa Thánh Thần thì trong con người của chúng ta không còn chi thanh khiết, không còn chi vô tội. Sự sống ấy đồng nghĩa với tối tăm và sự chết. Lúc ấy chúng ta thấy rõ một điều: Nếu không có tình yêu cứu độ của Thiên Chúa nhập thể làm người thì mãi mãi chúng ta sống trong bóng tối của sự chết và vì vậy, dù có sống thì cũng là sống trong bóng đêm của sự tội, sự chết mà thôi. Vì thế, chúng ta được Thiên Chúa tạo dựng, được Thiên Chúa canh tân và Thiên Chúa tái tạo. Tất cả đều trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Để khi nói lên trong từng ngôi vị, chúng ta cảm nghiệm thấy tình yêu của Thiên Chúa khi sáng tạo, khi tái tạo, khi canh tân chúng ta. Thiên Chúa Ba Ngôi luôn gần gũi và yêu thương chúng ta. Bởi vậy, Ngài là nguyên ủy của sự sống. Đức Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha: “Lạy Cha, Con cầu xin cho họ nên một như Cha và Con là một. Con ở trong họ và Cha ở trong Con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai Con và đã yêu thương họ như đã yêu thương Con” (Ga 17,23). Không còn một lời cầu nguyện nào sâu sắc hơn, yêu thương hơn bằng lời cầu nguyện hiến tế của Đức Giêsu khi Ngài muốn đưa chúng ta vào sâu thẳm của mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi hiệp nhất nên một như vậy.
-Thứ hai: Khi nói về sự sống: Thế giới của chúng ta tồn tại nhiều yếu tố, nhưng những yếu tố mang tính chất là cặp phạm trù đối kháng hoặc không thiếu những tổ hợp tiêu hủy nhau. Ví dụ một cặp song đối ngày và đêm: Ngày thì không có đêm, hết đêm rồi mới đến ngày. Ánh sáng không thể đi với bóng tối và bóng tối thì không tồn tại trong ánh sáng; Chúng ta cũng gặp thấy tổ hợp một tình yêu tay ba không thể đem lại hạnh phúc cho gia đình. Bởi lẽ tình yêu chỉ có thể trọn vẹn khi hai người trao hiến cho nhau. Một tình yêu tay ba là tình yêu ngoại tình, không thể nào đem lại một tình yêu trọn vẹn hạnh phúc trong gia đình được. Trên thế giới của chúng ta tồn tại nhiều cặp phạm trù, nhiều tổ hợp đối nghịch nhau. Chỉ những gì đi vào trong nguyên lý của nguyên ủy hiệp nhất Ba Ngôi mới tồn tại. Như người nam và người nữ yêu thương và bổ túc cho nhau để tạo nên một gia đình. Như Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và làm nên một thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô là Giáo Hội. Vì vậy chúng ta nói nguyên ủy của sự hiệp nhất là nguyên ủy của sự sống, là sự sống được trao ban. Khi nói về sự sống chúng ta nói đến mô phạm của sự trao ban hoàn hảo. Thiên Chúa Cha yêu thương, trao ban sự sống; Đức Giêsu Kitô – Con Thiên Chúa nhập thể làm người – yêu thương, tái tạo sự sống; Thánh Thần – Tình yêu của Thiên Chúa – canh tân, thánh hóa để tất cả những gì không thể tồn tại trong Thiên Chúa thì nhờ Thánh Thần được trở nên thánh và tồn tại. Đó là sự trao ban đến trọn vẹn. Từ đó chúng ta có “Thân xác là Đền thờ Chúa Thánh Thần” (1Cr 3,16) nhân vị chúng ta là chi thể trong thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô, toàn thể con người chúng ta là hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi !.
Là những người Kitô hữu, chúng ta được hưởng ơn của Thiên Chúa Ba Ngôi từng giây từng phút. Một giây phút không có tình yêu của Thiên Chúa Cha tạo dựng, chúng ta lại trở về hư vô; một giây phút không có bàn tay, không có “nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con” thì đời sống của chúng ta dù có sống thì cũng là chết; một giây phút chúng ta không có Thánh Thần Tình yêu của Thiên Chúa thì tất cả đều vô nghĩa và không thể tồn tại trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì vậy chúng ta thấy cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều như là đến với chúng ta. Đức Giêsu nói rằng: “Thánh Thần từ Thầy sẽ ban cho các con” (Ga 16,15) Lúc khác, Ngài nói: “Bình an cho các con. Như Chúa Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21). Rõ ràng là chúng ta thấy, luôn luôn là sự thông ban, luôn luôn là sai đi, và đó là sứ mệnh của Giáo Hội. Giáo Hội được thông ban ơn thánh, Giáo Hội được sai đi để loan báo Tin Mừng như Chúa Cha yêu Chúa Con và sai Chúa Con xuống trần gian. Chúng ta nói như vậy có thể hiểu sai như là bố sai con theo nghĩa của con người. Nhưng vì ngôn ngữ loài người ngọng ngịu trước từ ngữ yêu thương của Thiên Chúa nên chúng ta phải mượn danh từ “Cha sinh ra Con” khiến cho chúng ta dễ hiểu lầm. Nhưng cũng chẳng còn từ ngữ nào hơn nữa trong tình yêu Cha, Con và Thánh Thần là một tình yêu được luôn luôn sai đi, được luôn luôn trao ban vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta. Cho nên, hiểu thì chúng ta không thể hiểu được và càng cố hiểu chúng ta dễ đi vào sai lầm, nhưng cảm nhận thì chúng ta cảm nhận rất rõ. Chúa yêu chúng ta, Chúa cứu chuộc chúng ta, Chúa thánh hóa chúng ta. Chính vì vậy ngày lễ Thiên Chúa Ba Ngôi hôm nay mời gọi chúng ta đi vào mầu nhiệm Thiên Chúa, đi vào trong sự hiệp nhất nguyên ủy sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi chứ không phải là chúng ta đứng ngoài mà phân tích.
Thế giới của chúng ta ngày nay có một điều rất là lạ lùng, thay vì để Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh của Người, thì con người trong thế giới hôm nay lại dựng nên Thiên Chúa giống hình ảnh của con người để Thiên Chúa ấy mang hình sắc của tiền bạc, mang hình sắc của duy vật chất, mang hình sắc của ích kỷ và hưởng thụ. Vì thế mà Thiên Chúa Ba Ngôi đối với họ chỉ là một Thiên Chúa mà họ có thể hiểu được, họ có thể sai khiến được, họ có thể giam tù Thiên Chúa trong cõi lòng ích kỷ của họ. Còn Thiên Chúa Ba Ngôi chúng ta thờ kính hôm nay, là Thiên Chúa muốn đưa chúng ta vào trong sâu thẳm tình yêu của Ngài mà khi ở trong Ngài chúng ta mới cảm nghiệm sâu sắc hơn bao giờ hết. Chúng ta cảm nghiệm không phải bằng trí hiểu mà cần cảm nghiệm bằng con tim. Đó cũng chính là điều mà ông Pascal nói: “ Dieu est sensible au coeur” Đức Chúa Trời cảm nhận bằng trái tim (chứ không phải phân tích bằng trí óc). Và chính bằng trái tim, bằng tấm lòng cởi mở hôm nay chúng ta thấy Thiên Chúa Ba Ngôi có mặt trong từng hơi thở có mặt trong từng giây phút, hiện diện trong từng biến cố của cuộc đời của chúng ta. Chỉ vì mắt chúng ta mù, tai chúng ta điếc, miệng chúng ta câm nên chúng ta không thể diễn tả được. Vậy thì còn một trái tim rộng mở chúng ta hãy dâng lên cho Chúa để bù lại những gì mà chúng ta không thể diễn tả, những gì “nhìn mà không thấy, lắng tai mà không hiểu, miệng lưỡi không thốt lên được” thì trái tim đón nhận được.
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh,
Mỗi giây phút mà không có sự hiện diện của Chúa Ba Ngôi,
chúng con trở nên hư vô,
chúng con trở nên tội lỗi và sự chết,
chúng con mãi mãi ở trong quyền lực và tối tăm.
Ngày hôm nay,
Thiên Chúa Ba Ngôi đến với chúng con để giải thoát,
để yêu thương, để trao ban,
để đưa chúng con vào sâu trong mầu nhiệm
là nguyên ủy của sự sống.
Xin đừng để ai trong chúng con
quay lưng lại với Thiên Chúa Ba Ngôi
và đóng cửa lòng
trước lời mời gọi yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Xin cho tất cả chúng con luôn biết mở rộng cõi lòng để đón Chúa.
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh,
Xin hãy đến để trao ban sự sống cho chúng con,
tái tạo sự sống cho chúng con,
thánh hóa sự sống cho chúng con
để chúng con đạt tới sự sống đời đời
đạt tới mầu nhiệm tình yêu trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Amen.
Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trọng nhất trong Đạo Công giáo. Ngưỡng cửa tri thức của con người dừng bước trước mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, đã thế chúng ta đâu có quyền tìm hiểu, phân tích về Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhưng những gì chúng ta không thể tìm hiểu, không thể phân tích thì chúng ta lại có thể cảm nhận một cách sâu sắc nhất và chính Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Nhập thể làm người đã mạc khải cho chúng ta. Bởi lẽ, Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa nguyên ủy của sự hiệp nhất và là mẫu gương hoàn hảo của sự thông ban. Là nguyên ủy của sự hiệp nhất, Thiên Chúa Ba Ngôi luôn cho chúng ta thấy một mô hình “Cha yêu Con và nhiệm xuất Thánh Thần”. Một sự sống trọn hảo luôn luôn được qui về một Thiên Chúa duy nhất nhưng Ba Ngôi vị khác nhau để mỗi người chúng ta được hưởng từng Ngôi vị trong sự sống được trao ban cho chúng ta:
-Thứ nhất: Khi nói về Thiên Chúa, Kinh Thánh nói “Ngài rút hơi thở chúng đi, chúng chết ngay và chúng trở về với tro bụi của mình” (Tv 103,29). Chúng ta hiểu rằng, quyền sáng tạo là của Thiên Chúa. Vì vậy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha vì Ngài sinh ra muôn vật trong vũ trụ. Ngài rút hơi thở chúng đi, chúng chết ngay và chúng trở về chốn tro bụi của mình. Còn nếu Ngài gửi hơi thở tới thì chúng lại được tạo thành. Điều này được nói về Chúa Thánh Thần, Chúa Thánh Thần là Đấng canh tân bộ mặt trái đất vì “Nếu không có Chúa hộ phù, trong con người còn chi thanh khiết, không còn chi vô tội” (Ca tiếp liên). Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, Ngài cất hơi thở đi là chúng chết ngay. Thế còn con người của chúng ta thì sao? Nếu không có Chúa Thánh Thần thì trong con người của chúng ta không còn chi thanh khiết, không còn chi vô tội. Sự sống ấy đồng nghĩa với tối tăm và sự chết. Lúc ấy chúng ta thấy rõ một điều: Nếu không có tình yêu cứu độ của Thiên Chúa nhập thể làm người thì mãi mãi chúng ta sống trong bóng tối của sự chết và vì vậy, dù có sống thì cũng là sống trong bóng đêm của sự tội, sự chết mà thôi. Vì thế, chúng ta được Thiên Chúa tạo dựng, được Thiên Chúa canh tân và Thiên Chúa tái tạo. Tất cả đều trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Để khi nói lên trong từng ngôi vị, chúng ta cảm nghiệm thấy tình yêu của Thiên Chúa khi sáng tạo, khi tái tạo, khi canh tân chúng ta. Thiên Chúa Ba Ngôi luôn gần gũi và yêu thương chúng ta. Bởi vậy, Ngài là nguyên ủy của sự sống. Đức Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha: “Lạy Cha, Con cầu xin cho họ nên một như Cha và Con là một. Con ở trong họ và Cha ở trong Con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai Con và đã yêu thương họ như đã yêu thương Con” (Ga 17,23). Không còn một lời cầu nguyện nào sâu sắc hơn, yêu thương hơn bằng lời cầu nguyện hiến tế của Đức Giêsu khi Ngài muốn đưa chúng ta vào sâu thẳm của mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi hiệp nhất nên một như vậy.
-Thứ hai: Khi nói về sự sống: Thế giới của chúng ta tồn tại nhiều yếu tố, nhưng những yếu tố mang tính chất là cặp phạm trù đối kháng hoặc không thiếu những tổ hợp tiêu hủy nhau. Ví dụ một cặp song đối ngày và đêm: Ngày thì không có đêm, hết đêm rồi mới đến ngày. Ánh sáng không thể đi với bóng tối và bóng tối thì không tồn tại trong ánh sáng; Chúng ta cũng gặp thấy tổ hợp một tình yêu tay ba không thể đem lại hạnh phúc cho gia đình. Bởi lẽ tình yêu chỉ có thể trọn vẹn khi hai người trao hiến cho nhau. Một tình yêu tay ba là tình yêu ngoại tình, không thể nào đem lại một tình yêu trọn vẹn hạnh phúc trong gia đình được. Trên thế giới của chúng ta tồn tại nhiều cặp phạm trù, nhiều tổ hợp đối nghịch nhau. Chỉ những gì đi vào trong nguyên lý của nguyên ủy hiệp nhất Ba Ngôi mới tồn tại. Như người nam và người nữ yêu thương và bổ túc cho nhau để tạo nên một gia đình. Như Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và làm nên một thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô là Giáo Hội. Vì vậy chúng ta nói nguyên ủy của sự hiệp nhất là nguyên ủy của sự sống, là sự sống được trao ban. Khi nói về sự sống chúng ta nói đến mô phạm của sự trao ban hoàn hảo. Thiên Chúa Cha yêu thương, trao ban sự sống; Đức Giêsu Kitô – Con Thiên Chúa nhập thể làm người – yêu thương, tái tạo sự sống; Thánh Thần – Tình yêu của Thiên Chúa – canh tân, thánh hóa để tất cả những gì không thể tồn tại trong Thiên Chúa thì nhờ Thánh Thần được trở nên thánh và tồn tại. Đó là sự trao ban đến trọn vẹn. Từ đó chúng ta có “Thân xác là Đền thờ Chúa Thánh Thần” (1Cr 3,16) nhân vị chúng ta là chi thể trong thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô, toàn thể con người chúng ta là hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi !.
Là những người Kitô hữu, chúng ta được hưởng ơn của Thiên Chúa Ba Ngôi từng giây từng phút. Một giây phút không có tình yêu của Thiên Chúa Cha tạo dựng, chúng ta lại trở về hư vô; một giây phút không có bàn tay, không có “nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con” thì đời sống của chúng ta dù có sống thì cũng là chết; một giây phút chúng ta không có Thánh Thần Tình yêu của Thiên Chúa thì tất cả đều vô nghĩa và không thể tồn tại trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì vậy chúng ta thấy cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều như là đến với chúng ta. Đức Giêsu nói rằng: “Thánh Thần từ Thầy sẽ ban cho các con” (Ga 16,15) Lúc khác, Ngài nói: “Bình an cho các con. Như Chúa Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21). Rõ ràng là chúng ta thấy, luôn luôn là sự thông ban, luôn luôn là sai đi, và đó là sứ mệnh của Giáo Hội. Giáo Hội được thông ban ơn thánh, Giáo Hội được sai đi để loan báo Tin Mừng như Chúa Cha yêu Chúa Con và sai Chúa Con xuống trần gian. Chúng ta nói như vậy có thể hiểu sai như là bố sai con theo nghĩa của con người. Nhưng vì ngôn ngữ loài người ngọng ngịu trước từ ngữ yêu thương của Thiên Chúa nên chúng ta phải mượn danh từ “Cha sinh ra Con” khiến cho chúng ta dễ hiểu lầm. Nhưng cũng chẳng còn từ ngữ nào hơn nữa trong tình yêu Cha, Con và Thánh Thần là một tình yêu được luôn luôn sai đi, được luôn luôn trao ban vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta. Cho nên, hiểu thì chúng ta không thể hiểu được và càng cố hiểu chúng ta dễ đi vào sai lầm, nhưng cảm nhận thì chúng ta cảm nhận rất rõ. Chúa yêu chúng ta, Chúa cứu chuộc chúng ta, Chúa thánh hóa chúng ta. Chính vì vậy ngày lễ Thiên Chúa Ba Ngôi hôm nay mời gọi chúng ta đi vào mầu nhiệm Thiên Chúa, đi vào trong sự hiệp nhất nguyên ủy sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi chứ không phải là chúng ta đứng ngoài mà phân tích.
Thế giới của chúng ta ngày nay có một điều rất là lạ lùng, thay vì để Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh của Người, thì con người trong thế giới hôm nay lại dựng nên Thiên Chúa giống hình ảnh của con người để Thiên Chúa ấy mang hình sắc của tiền bạc, mang hình sắc của duy vật chất, mang hình sắc của ích kỷ và hưởng thụ. Vì thế mà Thiên Chúa Ba Ngôi đối với họ chỉ là một Thiên Chúa mà họ có thể hiểu được, họ có thể sai khiến được, họ có thể giam tù Thiên Chúa trong cõi lòng ích kỷ của họ. Còn Thiên Chúa Ba Ngôi chúng ta thờ kính hôm nay, là Thiên Chúa muốn đưa chúng ta vào trong sâu thẳm tình yêu của Ngài mà khi ở trong Ngài chúng ta mới cảm nghiệm sâu sắc hơn bao giờ hết. Chúng ta cảm nghiệm không phải bằng trí hiểu mà cần cảm nghiệm bằng con tim. Đó cũng chính là điều mà ông Pascal nói: “ Dieu est sensible au coeur” Đức Chúa Trời cảm nhận bằng trái tim (chứ không phải phân tích bằng trí óc). Và chính bằng trái tim, bằng tấm lòng cởi mở hôm nay chúng ta thấy Thiên Chúa Ba Ngôi có mặt trong từng hơi thở có mặt trong từng giây phút, hiện diện trong từng biến cố của cuộc đời của chúng ta. Chỉ vì mắt chúng ta mù, tai chúng ta điếc, miệng chúng ta câm nên chúng ta không thể diễn tả được. Vậy thì còn một trái tim rộng mở chúng ta hãy dâng lên cho Chúa để bù lại những gì mà chúng ta không thể diễn tả, những gì “nhìn mà không thấy, lắng tai mà không hiểu, miệng lưỡi không thốt lên được” thì trái tim đón nhận được.
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh,
Mỗi giây phút mà không có sự hiện diện của Chúa Ba Ngôi,
chúng con trở nên hư vô,
chúng con trở nên tội lỗi và sự chết,
chúng con mãi mãi ở trong quyền lực và tối tăm.
Ngày hôm nay,
Thiên Chúa Ba Ngôi đến với chúng con để giải thoát,
để yêu thương, để trao ban,
để đưa chúng con vào sâu trong mầu nhiệm
là nguyên ủy của sự sống.
Xin đừng để ai trong chúng con
quay lưng lại với Thiên Chúa Ba Ngôi
và đóng cửa lòng
trước lời mời gọi yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Xin cho tất cả chúng con luôn biết mở rộng cõi lòng để đón Chúa.
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh,
Xin hãy đến để trao ban sự sống cho chúng con,
tái tạo sự sống cho chúng con,
thánh hóa sự sống cho chúng con
để chúng con đạt tới sự sống đời đời
đạt tới mầu nhiệm tình yêu trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Amen.
Năm thánh Linh Mục 2010 - Thành quả
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
11:40 30/05/2010
NĂM THÁNH LINH MỤC 2010.
THÀNH QUẢ
Nhân dịp kỷ niệm 150 năm, ngày qua đời của thánh Gioan Maria Vianney, 2 tháng 8, 1859, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã công bố Năm Thánh Linh Mục, bắt đầu từ ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu 19 tháng 6, 2009 đến ngày 19 tháng 6, 2010. Thánh Gioan Maria Vianney, Cha Sở của Xứ Đạo Ars, Bổn Mạng Các Cha Sở, khi sống ở dưới trần gian Ngài đã nên gương sáng ngời của một vị mục tử tốt lành dám hy sinh vì đoàn chiên của Chúa. Đời sống gương mẫu của ngài có khả năng làm đổi thay nhiều tâm hồn về với Chúa. Giáo Hội đã cử hành Năm Thánh Linh Mục, để trong thời gian này, qua các buổi học hỏi, suy niệm, các việc lành thánh và những phản ảnh đời sống, giúp các linh mục học theo gương mẫu của Cha Thánh mà kiên trì trong việc phục vụ Chúa Kitô và Giáo Hội.
Ý Nghĩa Năm Thánh
Chỉ còn ít ngày nữa, chúng ta sẽ kết thúc Năm Thánh Linh Mục. Ngày tháng trôi qua thật nhanh, mới ngày nào Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI công bố khởi đầu Năm Thánh với rất nhiều mong ước và ý hướng thánh thiện. Mọi người đều hân hoan đón chào Năm Thánh với nhiều chuẩn bị và định hướng thực hành. Hình ảnh cha thánh Gioan Maria Vianney và lời Kinh Năm Thánh cầu cho các linh mục được in ra đủ mọi loại hạng và kích thước. Các trang trí và biểu ngữ được trương lên đánh dấu ngày khai mạc. Ai cũng mong ước có sự gì thay đổi nơi mỗi con người linh mục. Thay đổi để trở nên tốt hơn và nên giống Thánh Quan Thầy của mình.
Gần một năm trôi qua, nếu chúng ta có dịp lên các mạng lưới Công Giáo, chúng ta đã thấy có rất nhiều bài suy niệm về ơn gọi, chức linh mục và đời sống của linh mục. Những bài viết như: Nào là Linh mục là ai? Những mâu thuẫn của đời sống linh mục. Linh mục với cái nhìn đổi mới. Linh mục và tỉnh thức. Linh mục và luật độc thân. Tại sao gọi là chức linh mục? Linh mục nâng tâm hồn lên với Chúa. Linh mục đời đời. Linh mục và của lễ. Linh mục nên thánh nhờ cầu nguyện và hy sinh. Linh mục hãy nên thánh.v.v. Có nhiều bài viết về những mẫu gương tốt lành của linh mục sống chứng nhân can trường. Bài viết nào về ơn gọi linh mục cũng có nhiều ý nghĩa và rất thánh thiện. Ơn gọi linh mục thật là thánh thiêng. Lý tưởng của đời linh mục thật cao vời. Cuộc sống linh mục thật tốt đẹp. Một lần xin vâng, cố gắng sống cho trọn lời thề. Xét về phương diện linh thánh thần học, chức vị linh mục thật cao qúi vì được chia sẻ chức vị tư tế của Chúa Giêsu Linh Mục Thượng Phẩm.
Trong phần kế tiếp con muốn trình bày một vài nét đặc trưng về đời sống gương mẫu của Cha Vianney. Mở tấm gương nhân đức của thánh Quan Thầy Vianney để các linh mục cùng soi chung và phản ảnh đời sống chứng nhân.
Cha Vianney, Mẫu Gương
Cho tới hôm nay, con vẫn cứ luẩn quẩn suy nghĩ tại sao Đức Thánh Cha lại chọn cha Gioan Maria Vianney làm quan thầy của các cha sở và lại chọn Ngài là mẫu mực cho các linh mục trong Năm Thánh này. Mới đầu, con cũng không chú ý lắm về Năm Thánh Linh Mục. Con đang phục vụ tại một Giáo Xứ đa văn hóa, dưới sự coi sóc của các cha Dòng. Xem ra các ngài cũng không để ý nhiều tới những biến cố do Đức Thánh Cha khơi động. Thế rồi ngày qua tháng lại, trong nhà thờ nơi con phục vụ, cũng chỉ treo lên một cái phướng về Năm Linh Mục (Year of Priests). Con cố tìm học hỏi về đời sống của cha thánh Vianney đã chết cách đây đã 150 năm xem có gì đặc biệt.
Trước đó, con cũng đã đọc qua chút ít về những sinh hoạt mục vụ thường xuyên của Ngài, nhưng con chỉ nghĩ rằng đây là một vài câu truyện và tấm gương soi chung. Càng đọc về cuộc đời của Thánh Gioan Vianney, con càng cảm thấy sao mà xa lạ quá. Cuộc đời linh mục của cha Vianney mãi trên kia, thuộc thế giới khác và đã như là đi vào huyền sử. Con chỉ biết ngước mắt trông lên mà thán phục. Còn việc bắt chước gương mẫu đời sống của Ngài thì xem ra không thể. Thánh Gioan Vianney có nhiều khác biệt trong đời sống linh mục và cách thế phục vụ lắm. Con cứ đi từ ngạc nhiên này tới sự khâm phục khác. Và con tự an ủi mình rằng cha Thánh sống vào thế kỷ trước, khác xa bây giờ. Vả lại Ngài đã có niềm tin sắt son và lãnh nhận nhiều ơn Chúa. Ngài sống cao siêu quá, thánh thiện qúa, khiêm nhường qúa và con nghĩ ai mà theo cho được. Con khó có thể theo bước chân của Ngài, vì con nặng nợ trần gian quá.
Ơn Gọi Phục Vụ
Cha Vianney không được học hỏi nhiều và không thông minh lắm. Khi Đức Giám Mục hỏi các giáo sư nghĩ gì về Thầy Gioan Vianney. Các Giáo Sư trả lời: Về phần đạo đức sốt sáng, cách ăn ở khiêm nhường cùng các nhân đức khác thì Gioan hơn hẳn anh em bạn học, chỉ mỗi tội là học quá kém thôi. Nghe thế, cha Chính Địa Phận trả lời rằng cha bằng lòng cho thầy Gioan chịu chức, chức 5, rồi chức 6 và chức linh mục. Nhưng Gioan đã phải bước qua rất nhiều thử thách, vất vả, khó nhọc cùng chịu nhiều đau khổ cay đắng suốt hai mươi năm trọn cho đến ngày tiến chức linh mục vào ngày 13 tháng 8, 1815.
Sau khi chịu chức linh mục, cha được sai về làm phó cho cha Bailey, xứ Ecully. Cha Vianney vui mừng quá đỗi được về giúp cha Bailey như là cha linh hướng và thầy dạy. Đức Giám Mục đòi cha Vianney phải học thêm về luân lý thần học một thời gian nữa mới được giải tội. Điều này làm cha Vianney tủi hổ vô cùng. Nhưng nhờ sự khiêm nhượng và phó thác, cha Vianney đã tiến triển trên đường nhân đức. Cha Bailey hết lòng nâng đỡ và khuyến khích cha Vianney trong mọi cách sống của đời dâng hiến. Sau khi cha Bailey qua đời, cha Vianney được bổ nhiệm làm cha xứ. Ngài bắt đầu đời sứ vụ qua việc ăn chay hãm mình để đền tội thay cho giáo dân. Cha không những coi sóc giáo dân mà còn phải giải tội và làm các phép cho giáo dân các xứ bên cạnh.
Bài Sai Xứ Đạo
Ngày 20 tháng 2, 1818, cha Gioan đi nhận xứ Ars, trên đường về nhận xứ, cha qùy gối xuống bên đường lộ, để cầu nguyện cho đàn chiên mà cha sắp chăn dắt. Đây là một xứ miền quê, người ta sống đủ ăn đủ mặc và không túng thiếu. Đời sống cũng tốt nhưng vì qua cuộc cách mạng cấm đạo, không có linh mục coi sóc nên lòng người ra mê muội, biếng nhác đọc kinh dự lễ và không hiểu biết giáo lý. Khi cha mới về, chỉ năm ba người đàn bà dự lễ. Chúa nhật có một số đi dự lễ cho có lệ và uể oải lắm. Từng bước từng bước qua sự an chay hãm mình và cầu nguyện, cha đã cải đổi tâm hồn họ.
Mỗi anh em linh mục cũng được Đức Giám Mục Địa phận hay Bề Trên sai đến một địa chỉ của Họ Đạo hay Xứ Đạo để phục vụ. Có những nơi, các cơ sở đã được chuẩn bị và có đầy đủ phương tiện để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Có những nơi như vùng Truyền Giáo hay vùng kinh tế mới, các linh mục phải bắt tay vào việc xây dựng cơ sở từ số không. Cũng có những Xứ Đạo đã đi vào nề nếp và giữ đạo tốt lành sầm uất. Có những Họ Đạo lẫn lộn lương giáo và thuộc vùng xa vùng sâu nghèo khổ. Mỗi linh mục lãnh nhận sứ mệnh và có nhiệm vụ sống chết với đoàn chiên của mình. Không vì hoàn cảnh nghèo khổ mà chúng ta mất đi lòng nhiệt thành trong đời sứ vụ.
Nơi Phục Vụ
Có nhiều cách thế cha Gioan đã dùng để khuyên nhủ mọi người bỏ đàng tội mà sống đạo tốt. Cha đã cầu xin Chúa giúp và vâng theo thánh ý Chúa. Khi nhận xứ, cha chẳng để ý đến nhà xứ và việc tu sửa vì cha ở nhà thờ hầu như cả ngày. Không mấy lúc cha ở trong phòng hay trong nhà xứ. Từ một hai giờ sáng cho đến chín mười giờ tối, trừ lúc ban chiều cha đi thăm viếng con chiên và đưa của ăn đàng cho kẻ liệt. Ai có việc tìm cha, chỉ cần ra nhà thờ. Ở đó, cha quì thẳng trước Nhà Tạm, không tựa vào đâu, mắt nhìn chăm chú vào nhà tạm. Có lúc cha đọc Kinh Nhật Tụng, có lúc cha khóc lóc kêu xin Chúa thương đến giáo dân của mình.
Chúng con cũng là linh mục. Chúng con cũng được trao ban đầy đủ tác vụ của một linh mục nhưng chúng con đã sống thế nào? Điều trước nhất khi mới về nhà xứ là chúng con phải tìm một cơ ngơi thuận tiện và thoải mái. Chúng con lo xây sửa mọi nơi ở cho thật xứng đáng. Chúng con lý luận rằng phải có đầy đủ tiện nghi phòng ốc, nhà cửa rồi mới có thể phục vụ được chứ. Nhà cha xứ mà. Nhà xứ là nơi chúng con sinh họat hằng ngày, là nơi gặp gỡ người ta và là nơi sinh sống và làm việc. Còn nhà thờ là nơi để dâng lễ và để giáo dân cầu kinh mà thôi. Thật thế, đâu có mấy lúc chúng con ghé qua nhà thờ gặp Chúa nơi Nhà Tạm, quá ít và rất họa hiếm. Nhà tạm nơi Chúa ngự bên đèn chầu bằng dầu, đôi nơi còn dùng đèn điện, chẳng bao giờ phải thay hay phải lau chùi. Chúng con gần như khách lạ trước Nhà Tạm Chúa. Con tự hỏi: Làm sao cha Gioan có thể ở nhà thờ suốt ngày được? Chỉ có thể, khi Ngài tin thật Chúa Giêsu đang hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Ngài qùi đó mà không chán và không mệt mỏi. Vì Ngài đang tâm sự với Đấng hiện hữu thật sự mà Ngài tôn thờ.
Giảng Dạy
Cha Gioan đến nhận xứ Ars. Làng Ars không phải là đất của chữ nghĩa. Không có thầy dạy, không có trường học và dân chúng nơi đây chỉ chú trọng đến công ăn việc làm. Cha Gioan lập trường học và chịu khó giảng giải mỗi ngày. Ngài nói: Tôi lấy sự giảng giải là cần thiết và nặng nề hơn các việc khác. Tôi không lấy sự hãm mình, ăn chay và đánh tội mỗi ngày, ngồi tòa giải tội lâu giờ, thao thức suốt đêm mà khổ sở cho bằng dọn bài giảng. Cha dọn bài rất cẩn thận và không tiếc thời giờ. Cha đọc sách, nghiên cứu và viết bài giảng. Mỗi ngày sau các giờ cầu nguyện, cha dọn bài giảng từ tám giờ tối cho đến gần nửa đêm. Suốt trong vòng mười năm đầu, cha phải học thuộc hoặc nhớ rõ chi tiết. Cha còn để lại các bản nháp trong phòng cha, ở Xứ Ars.
Là linh mục, chúng con được học hỏi và có nhiều kiến thức về Kinh Thánh, Triết Học, Thần Học và về Giáo Hội đầy đủ. Chúng con đã làm gì với vốn liếng ấy. Chúng con có nhiều sách để cất giữ và xếp trên kệ sách cho đẹp mắt. Rồi chúng con thu nhặt nhiều sách đẹp, hay và giá trị nhưng lại ít khi mở ra để học hỏi và nghiên cứu. Chúng con ngại ngùng cầm cây bút để viết và sọan bài giảng. Chúng con còn quá nhiều công việc phải lo, nhiều vấn đề phải giải quyết và phải gặp gỡ đối diện nhiều người hàng ngày. Chúng con không có nhiều giờ để dọn bài giảng. Một vài ý tưởng lóe lên trong đầu hay một vài ý tưởng ghi xuống cũng đủ để chúng con chia sẻ một bài giảng huyên thuyên từ 10 tới 15 phút. Chúng con không biết rằng giáo dân đang phải ngồi chịu đựng thánh giá và sức nặng từ môi miệng chúng con phát ra. Vì người ta gọi đó là Bài Giảng mà. Phải nghe thôi!
Ăn Chay và Đánh Tội
Phần cha Gioan, cha ăn chay, hãm mình, đánh tội, trước hết là vì cha muốn bắt xác thịt phải vâng phục linh hồn và để đền tội. Cha muốn làm cho thân xác yếu nhược để nó không chống cưỡng với linh hồn được. Nghe nói việc ăn chay, đánh tội sao mà xa lạ quá. Giáo Hội chỉ còn khuyên ăn chay kiêng thịt một năm có hai ngày Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh, kiêng thịt các ngày Thứ Sáu trong Mùa Chay. Có thế thôi, cũng chưa thực hành được, nói chi đến ăn chay đánh tội mỗi ngày. Cha Gioan mỗi mgày chỉ đứng ăn vài củ khoai và uống vài ly nước lã. Khi không có khoai, cha ăn bánh tráng hay uống bát nước hồ. Thế là xong bữa. Khi tuổi già sức yếu, cha uống thêm một chén cà phê hay một ly sữa. Thỉnh thoảng cha ăn một chút bánh miến và hai ba miếng thịt để vâng lời bề trên buộc giảm bớt việc ăn chay.
Còn chúng con, ngày hai ba bữa được dọn sẵn sàng. Ăn sáng, ăn trưa, ăn tối và còn ra vào không kể. Chúng con nói rằng ăn để có sức mà phục vụ nhà Chúa. Linh mục cần có sức khỏe thì mới phục vụ tốt được. Điều này rất đúng. Nhiều xứ còn có các người giúp bếp, nấu nướng những món ngon vừa miệng, đâu thể ăn chay kiểu của cha Gioan được. Đánh tội thì có vẻ xa xưa rồi, ngày nay đâu có ai thực hành đánh tội nữa. Ngày nay chúng con lại còn dung dưỡng thân xác nhiều hơn, nào là tập thể dục mỗi ngày, có máy đẩy, máy kéo, máy chạy và thuốc bỏ đủ loại… đủ mọi phương tiện để bồi dưỡng sức khỏe.
Quyền Giải Tội
Cha Gioan ngồi tòa giải tội từ 15 tới 18 tiếng mỗi ngày. Mỗi đêm khi chuông đồng hồ gõ 12 tiếng là Ngài dậy, rồi ra nhà thờ cầu nguyện và giải tội. Ngài thực hành không chỉ trong vòng thời gian ngắn nhưng là trong khoảng 40 năm là cha Xứ Ars. Ngày này qua ngày khác, Ngài đã làm việc liên tục và không ngừng nghỉ. Nhiều khi đi không vững và phải vịn vách tường mà ra nhà thờ. Ngài đã bị kiệt quệ trong thân xác nhưng tinh thần rất minh mẫn. Chúa thêm sức cho Ngài qua việc cử hành Thánh Lễ và Rước Mình Máu Chúa và cầu nguyện. Hàng ngày cả mấy trăm người từ khắp nơi đến xin xưng tội. Danh tiếng sự thánh thiện của Ngài đã lôi kéo rất nhiều người trở lại và họ đã được đổi đời qua bí Tích Hòa Giải. Cha Vianney còn được thị kiến những tâm hồn khô khan cần được nâng đỡ và giúp họ hòa giải với Chúa và tha nhân.
Phần chúng con là linh mục, một tuần chúng con chỉ ngồi tòa giải tội có một hay hai giờ là nhiều lắm rồi. Đôi khi chúng con còn ngại ngùng và thoái thác. Nhiều khi chúng con còn từ chối người muốn xin xưng tội. Nói rằng phải có nơi và có giờ đã được ấn định, hẹn lúc khác. Chúng con làm khó làm dễ một số người muốn đến với tòa cáo giải. Và sự hòa giải gần như trở thành máy móc, chúng con không có giờ cầu nguyện để nhận được ơn hướng dẫn và thúc giục hối nhân trở về cùng Chúa. Cha Gioan ngồi mười mấy tiếng đồng hồ để nghe các hối nhân xưng thú tội lỗi. Ngài phải có sức chịu đựng phi thường và lòng tin yêu mãnh liệt để cứu các linh hồn.
Đối diện khó khăn.
Những kẻ hiền lành nhân đức luôn phải chịu sự khốn khổ đời này. Tục ngữ dạy: “Lửa thử vàng, gian nan thử đức.” Cha Gioan đi giảng và giải tội nơi nhiều Xứ Đạo khác. Các giáo dân rất qúy mến và khen cha nhân đức. Trong khi thấy con chiên của mình đua nhau đến xứ Ars xưng tội với cha Vianney, thì các linh mục ở những Xứ gần cận lại đem lòng ghen ghét và trách cứ cha Vianney. Có linh mục nói rằng: Cha Vianney dốt lắm. Tiếng La tinh thì không thông biết nhiều, phải học đi học lại thần học mà không hiểu. Có cha khác lại nói: Cha Vianney tính tình lạ lùng, khác thường và không theo cách ăn ở của linh mục. Cha hay ăn chay hãm mình và mặc quần áo rách rưới, lấy cái vẻ bề ngoài, làm cho người ta kính trọng và khen ngợi. Cha làm mồi và bỏ bùa để người ta đến xưng tội với mình. Hầu hết các linh mục mỉa mai và chê trách cha Vianney. Rất nhiều linh mục vì ghen tương, thay vì giảng đức bác ái yêu thương, trên tòa giảng một phần chê trách cha Vianney. Cha rất khiêm nhượng và trả lời: Các cha chưa biết tôi rõ ràng, chớ nếu biết tỏ tường, các ngài còn chê trách và cáo tội nhiều điều khác nữa.
Mỗi vị thánh có một cách sống đức tin tuyệt đối. Các ngài đạt tới cùng tận của lòng mong ước nên thánh. Các ngài dám hy sinh và xả thân vì lý tưởng để đạt đến cùng đích. Còn chúng con linh mục, chúng con cũng không tránh khỏi những sự dèm pha, ghen tương và xét xử thiên kiến với nhau và những người đạo đức khác. Khi làm được điều gì, chúng con mong muốn được người ta khen thưởng. Chúng con vui với những thành công trước mặt như xây nhà thờ, sửa nhà xứ, dựng tượng đài và mở mang khu vực… Chúng con muốn đầu tư vào những công việc bên ngòai nhiều hơn là những đổi thay bên trong tâm hồn. Chúng con đua nhau để làm đẹp vẻ bề ngoài và chuộng hình thức. Vì những biểu hiện bên ngoài thì dễ bắt mắt người ta hơn và dễ dàng thực hiện hơn.
Chúng ta thường nhầm lẫn giữa phương tiện và mục đích. Và một khi chúng ta đánh mất cái trọng tâm thì sẽ bám vào cái bề ngoài là cơ sở vật chất để bù đắp. Những cơ sở hoành tráng bên ngoài trở thành chiếc phao che đậy cái trống rỗng bên trong. Quan niệm sống và hoàn cảnh sống sẽ tạo nên những ý thức hệ. Nếu các linh mục là những mục tử không dẫn dắt giáo dân sống đời cầu nguyện và nội tâm thực sự, họ cũng sẽ dễ dàng hướng ngoại để nhìn về những nhu cầu vật chất hơn là tinh thần. Truyện kể: Một linh mục về quê dâng lễ tạ ơn, nhà thờ đã lâu không có người coi sóc và tình trạng xuống cấp nhiều. Một số vị đi theo và giới thiệu hết nhu cầu nâng cấp cầu, tượng đài, nhà xứ, đến tu sửa cung thánh, ghế quỳ, bàn thờ và khu vực chung quanh. Nhưng rồi chẳng thấy cha nói gì. Trước khi ra về, họ nhắc lại: “Vậy cha không cho chúng con gì à”. Cha cười, trả lời: “Tôi cho lễ rồi mà”. Họ nói: “Tưởng cha cho gì, chứ cho lễ thì chúng con không cần”.
Sự Phó Thác.
Đức tin là nền tảng và là cội nguồn của các nhân đức khác. Cha Vianney giảng: Ta có phúc dường bao khi xem thấy Chúa Giêsu ngự trong Phép Thánh Thể. Ai không có đức tin, người đó mù tối trong linh hồn còn hơn những người mù thân xác nữa. Cha Vianney học hành chậm chạp và trí khôn tối tăm nhưng nhờ cha mạnh tin và lấy đức tin làm mẫu mực cho các việc mình làm nên cha trở thành người khôn ngoan, thông biết và cao siêu. Cha nói: Ai tâm sự nói năng với Chúa như khi ta nói truyện với nhau, đó là người mạnh tin. Lòng trông cậy của cha Vianney còn mãnh liệt hơn nữa. Ngài nói rằng: “Người nào yêu chuộng sự gì thì lòng họ luôn hướng đến sự ấy.” Nếu như ta năng suy gẫm và ước ao phúc thiên đàng ta sẽ coi mọi sự vui thú thế gian là hèn hạ và đáng ghét. Ba mươi năm cuối đời của cha, cha Vianney chú tâm vào một việc duy nhất là yêu mến Chúa hết lòng mỗi ngày một hơn và lo liệu cho mọi người yêu mến Chúa. Cha nói rằng: Ở thế gian này chỉ có một sự biết và yêu mến Chúa là vui thật.
Phó thác hoàn toàn trong sự quan phòng của Chúa là một nhân đức. Chúng ta không thể chỉ cậy dựa vào sức riêng mình. Có Chúa, chúng ta sẽ có tất cả. Trong thực tế cuộc sống, chúng ta đi tìm nhiều bảo hiểm khác ngoài Chúa. Chúng ta dựa vào các bảo hiểm như là sự bảo đảm an toàn cho cuộc đời. Chúng ta có mọi thứ bảo hiểm từ sức khỏe, sống chết, của cải, tiền bạc… Chúng ta nghĩ rằng khi có đủ bảo hiểm chúng ta sẽ vui sống tự tại. Những của cải vật chất không thể là chỗ chúng ta tựa dựa và dung thân. Một lúc nào đó chúng ta cũng phải buông lại tất cả của cải vật chất để ra đi với hai bàn tay trắng. Công sức gom góp và thu nhặt rồi cũng tan đi như làn khói. Mọi sự trên trần gian thì nay còn mai mất. Chúng ta nên đặt niềm tin tưởng và phó thác trong sự quan phòng của Chúa.
Như lời kết,
Hôm nay các cuộc cử hành Năm Thánh Linh Mục đã vãn hồi và các biểu ngữ đã bạc mầu. Các cuộc hội ngộ linh mục cũng đã được tổ chức ở nhiều nơi rất ấn tượng. Anh em linh mục đã vui mừng gặp gỡ nhau và chia sẻ đời sống mục vụ trong nhiều hoàn cảnh riêng biệt. Kinh nghiệm mục vụ thì vô vàn, công việc thì bề bộn và cuộc sống thì chạy đuổi theo thời gian. Các sinh họat Phụng vụ và Mục vụ của Giáo Xứ thì liên tục trong năm. Các sinh hoạt thường xuyên của Giáo Xứ như: các Lễ Quan Thầy Xứ và các Hội Đoàn, Cấm Phòng Các Giới, Thăng Tiến đời sống Hôn nhân, Thăng tiến Gia đình, Hội thảo Giới trẻ, Sinh hoạt Thiếu Nhi..v.v… Hầu như không có lúc nào linh mục ngừng nghỉ. Xem ra bộ mặt bên ngoài của Xứ Đạo rất rộn ràng và sống động. Điều này tốt và rất tốt.
Năm Thánh Linh Mục mời gọi các linh mục đi vào chiều sâu của ơn gọi phục vụ. Các linh mục cần chạy đến với Chúa Kitô để múc tận nguồn ơn cứu độ mà phân phát cho mọi người. Ước chi mỗi linh mục học được nơi mẫu gương của cha Thánh Vianney một chút. Thực hành nhân đức mỗi ngày thêm một chút, mỗi việc phục vụ có ý nghĩa hơn một chút và đời sống gắn bó với Chúa Giêsu Thánh Thể hơn một chút nữa. Các anh em linh mục chúng ta sẽ ghé thăm Nhà Thờ và gặp gỡ hối nhân thường xuyên hơn.
Lạy Chúa Giêsu, Thầy Cả Thượng Phẩm, xin uốn nắn lòng chúng con để chúng con học biết và dám xả thân mình để giúp cứu rỗi các linh hồn. Xin thánh Quan Thầy Gioan Maria Vianney phù trợ chúng con trên bước đường phục vụ. Xin Thiên Chúa Ba Ngôi đổ tràn hồng ân trên các linh mục của Chúa để các ngài luôn là chứng nhân của tình yêu. Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho các linh mục.
Bronx, New York
THÀNH QUẢ
Nhân dịp kỷ niệm 150 năm, ngày qua đời của thánh Gioan Maria Vianney, 2 tháng 8, 1859, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã công bố Năm Thánh Linh Mục, bắt đầu từ ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu 19 tháng 6, 2009 đến ngày 19 tháng 6, 2010. Thánh Gioan Maria Vianney, Cha Sở của Xứ Đạo Ars, Bổn Mạng Các Cha Sở, khi sống ở dưới trần gian Ngài đã nên gương sáng ngời của một vị mục tử tốt lành dám hy sinh vì đoàn chiên của Chúa. Đời sống gương mẫu của ngài có khả năng làm đổi thay nhiều tâm hồn về với Chúa. Giáo Hội đã cử hành Năm Thánh Linh Mục, để trong thời gian này, qua các buổi học hỏi, suy niệm, các việc lành thánh và những phản ảnh đời sống, giúp các linh mục học theo gương mẫu của Cha Thánh mà kiên trì trong việc phục vụ Chúa Kitô và Giáo Hội.
Ý Nghĩa Năm Thánh
Chỉ còn ít ngày nữa, chúng ta sẽ kết thúc Năm Thánh Linh Mục. Ngày tháng trôi qua thật nhanh, mới ngày nào Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI công bố khởi đầu Năm Thánh với rất nhiều mong ước và ý hướng thánh thiện. Mọi người đều hân hoan đón chào Năm Thánh với nhiều chuẩn bị và định hướng thực hành. Hình ảnh cha thánh Gioan Maria Vianney và lời Kinh Năm Thánh cầu cho các linh mục được in ra đủ mọi loại hạng và kích thước. Các trang trí và biểu ngữ được trương lên đánh dấu ngày khai mạc. Ai cũng mong ước có sự gì thay đổi nơi mỗi con người linh mục. Thay đổi để trở nên tốt hơn và nên giống Thánh Quan Thầy của mình.
Gần một năm trôi qua, nếu chúng ta có dịp lên các mạng lưới Công Giáo, chúng ta đã thấy có rất nhiều bài suy niệm về ơn gọi, chức linh mục và đời sống của linh mục. Những bài viết như: Nào là Linh mục là ai? Những mâu thuẫn của đời sống linh mục. Linh mục với cái nhìn đổi mới. Linh mục và tỉnh thức. Linh mục và luật độc thân. Tại sao gọi là chức linh mục? Linh mục nâng tâm hồn lên với Chúa. Linh mục đời đời. Linh mục và của lễ. Linh mục nên thánh nhờ cầu nguyện và hy sinh. Linh mục hãy nên thánh.v.v. Có nhiều bài viết về những mẫu gương tốt lành của linh mục sống chứng nhân can trường. Bài viết nào về ơn gọi linh mục cũng có nhiều ý nghĩa và rất thánh thiện. Ơn gọi linh mục thật là thánh thiêng. Lý tưởng của đời linh mục thật cao vời. Cuộc sống linh mục thật tốt đẹp. Một lần xin vâng, cố gắng sống cho trọn lời thề. Xét về phương diện linh thánh thần học, chức vị linh mục thật cao qúi vì được chia sẻ chức vị tư tế của Chúa Giêsu Linh Mục Thượng Phẩm.
Trong phần kế tiếp con muốn trình bày một vài nét đặc trưng về đời sống gương mẫu của Cha Vianney. Mở tấm gương nhân đức của thánh Quan Thầy Vianney để các linh mục cùng soi chung và phản ảnh đời sống chứng nhân.
Cha Vianney, Mẫu Gương
Cho tới hôm nay, con vẫn cứ luẩn quẩn suy nghĩ tại sao Đức Thánh Cha lại chọn cha Gioan Maria Vianney làm quan thầy của các cha sở và lại chọn Ngài là mẫu mực cho các linh mục trong Năm Thánh này. Mới đầu, con cũng không chú ý lắm về Năm Thánh Linh Mục. Con đang phục vụ tại một Giáo Xứ đa văn hóa, dưới sự coi sóc của các cha Dòng. Xem ra các ngài cũng không để ý nhiều tới những biến cố do Đức Thánh Cha khơi động. Thế rồi ngày qua tháng lại, trong nhà thờ nơi con phục vụ, cũng chỉ treo lên một cái phướng về Năm Linh Mục (Year of Priests). Con cố tìm học hỏi về đời sống của cha thánh Vianney đã chết cách đây đã 150 năm xem có gì đặc biệt.
Trước đó, con cũng đã đọc qua chút ít về những sinh hoạt mục vụ thường xuyên của Ngài, nhưng con chỉ nghĩ rằng đây là một vài câu truyện và tấm gương soi chung. Càng đọc về cuộc đời của Thánh Gioan Vianney, con càng cảm thấy sao mà xa lạ quá. Cuộc đời linh mục của cha Vianney mãi trên kia, thuộc thế giới khác và đã như là đi vào huyền sử. Con chỉ biết ngước mắt trông lên mà thán phục. Còn việc bắt chước gương mẫu đời sống của Ngài thì xem ra không thể. Thánh Gioan Vianney có nhiều khác biệt trong đời sống linh mục và cách thế phục vụ lắm. Con cứ đi từ ngạc nhiên này tới sự khâm phục khác. Và con tự an ủi mình rằng cha Thánh sống vào thế kỷ trước, khác xa bây giờ. Vả lại Ngài đã có niềm tin sắt son và lãnh nhận nhiều ơn Chúa. Ngài sống cao siêu quá, thánh thiện qúa, khiêm nhường qúa và con nghĩ ai mà theo cho được. Con khó có thể theo bước chân của Ngài, vì con nặng nợ trần gian quá.
Ơn Gọi Phục Vụ
Cha Vianney không được học hỏi nhiều và không thông minh lắm. Khi Đức Giám Mục hỏi các giáo sư nghĩ gì về Thầy Gioan Vianney. Các Giáo Sư trả lời: Về phần đạo đức sốt sáng, cách ăn ở khiêm nhường cùng các nhân đức khác thì Gioan hơn hẳn anh em bạn học, chỉ mỗi tội là học quá kém thôi. Nghe thế, cha Chính Địa Phận trả lời rằng cha bằng lòng cho thầy Gioan chịu chức, chức 5, rồi chức 6 và chức linh mục. Nhưng Gioan đã phải bước qua rất nhiều thử thách, vất vả, khó nhọc cùng chịu nhiều đau khổ cay đắng suốt hai mươi năm trọn cho đến ngày tiến chức linh mục vào ngày 13 tháng 8, 1815.
Sau khi chịu chức linh mục, cha được sai về làm phó cho cha Bailey, xứ Ecully. Cha Vianney vui mừng quá đỗi được về giúp cha Bailey như là cha linh hướng và thầy dạy. Đức Giám Mục đòi cha Vianney phải học thêm về luân lý thần học một thời gian nữa mới được giải tội. Điều này làm cha Vianney tủi hổ vô cùng. Nhưng nhờ sự khiêm nhượng và phó thác, cha Vianney đã tiến triển trên đường nhân đức. Cha Bailey hết lòng nâng đỡ và khuyến khích cha Vianney trong mọi cách sống của đời dâng hiến. Sau khi cha Bailey qua đời, cha Vianney được bổ nhiệm làm cha xứ. Ngài bắt đầu đời sứ vụ qua việc ăn chay hãm mình để đền tội thay cho giáo dân. Cha không những coi sóc giáo dân mà còn phải giải tội và làm các phép cho giáo dân các xứ bên cạnh.
Bài Sai Xứ Đạo
Ngày 20 tháng 2, 1818, cha Gioan đi nhận xứ Ars, trên đường về nhận xứ, cha qùy gối xuống bên đường lộ, để cầu nguyện cho đàn chiên mà cha sắp chăn dắt. Đây là một xứ miền quê, người ta sống đủ ăn đủ mặc và không túng thiếu. Đời sống cũng tốt nhưng vì qua cuộc cách mạng cấm đạo, không có linh mục coi sóc nên lòng người ra mê muội, biếng nhác đọc kinh dự lễ và không hiểu biết giáo lý. Khi cha mới về, chỉ năm ba người đàn bà dự lễ. Chúa nhật có một số đi dự lễ cho có lệ và uể oải lắm. Từng bước từng bước qua sự an chay hãm mình và cầu nguyện, cha đã cải đổi tâm hồn họ.
Mỗi anh em linh mục cũng được Đức Giám Mục Địa phận hay Bề Trên sai đến một địa chỉ của Họ Đạo hay Xứ Đạo để phục vụ. Có những nơi, các cơ sở đã được chuẩn bị và có đầy đủ phương tiện để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Có những nơi như vùng Truyền Giáo hay vùng kinh tế mới, các linh mục phải bắt tay vào việc xây dựng cơ sở từ số không. Cũng có những Xứ Đạo đã đi vào nề nếp và giữ đạo tốt lành sầm uất. Có những Họ Đạo lẫn lộn lương giáo và thuộc vùng xa vùng sâu nghèo khổ. Mỗi linh mục lãnh nhận sứ mệnh và có nhiệm vụ sống chết với đoàn chiên của mình. Không vì hoàn cảnh nghèo khổ mà chúng ta mất đi lòng nhiệt thành trong đời sứ vụ.
Nơi Phục Vụ
Có nhiều cách thế cha Gioan đã dùng để khuyên nhủ mọi người bỏ đàng tội mà sống đạo tốt. Cha đã cầu xin Chúa giúp và vâng theo thánh ý Chúa. Khi nhận xứ, cha chẳng để ý đến nhà xứ và việc tu sửa vì cha ở nhà thờ hầu như cả ngày. Không mấy lúc cha ở trong phòng hay trong nhà xứ. Từ một hai giờ sáng cho đến chín mười giờ tối, trừ lúc ban chiều cha đi thăm viếng con chiên và đưa của ăn đàng cho kẻ liệt. Ai có việc tìm cha, chỉ cần ra nhà thờ. Ở đó, cha quì thẳng trước Nhà Tạm, không tựa vào đâu, mắt nhìn chăm chú vào nhà tạm. Có lúc cha đọc Kinh Nhật Tụng, có lúc cha khóc lóc kêu xin Chúa thương đến giáo dân của mình.
Chúng con cũng là linh mục. Chúng con cũng được trao ban đầy đủ tác vụ của một linh mục nhưng chúng con đã sống thế nào? Điều trước nhất khi mới về nhà xứ là chúng con phải tìm một cơ ngơi thuận tiện và thoải mái. Chúng con lo xây sửa mọi nơi ở cho thật xứng đáng. Chúng con lý luận rằng phải có đầy đủ tiện nghi phòng ốc, nhà cửa rồi mới có thể phục vụ được chứ. Nhà cha xứ mà. Nhà xứ là nơi chúng con sinh họat hằng ngày, là nơi gặp gỡ người ta và là nơi sinh sống và làm việc. Còn nhà thờ là nơi để dâng lễ và để giáo dân cầu kinh mà thôi. Thật thế, đâu có mấy lúc chúng con ghé qua nhà thờ gặp Chúa nơi Nhà Tạm, quá ít và rất họa hiếm. Nhà tạm nơi Chúa ngự bên đèn chầu bằng dầu, đôi nơi còn dùng đèn điện, chẳng bao giờ phải thay hay phải lau chùi. Chúng con gần như khách lạ trước Nhà Tạm Chúa. Con tự hỏi: Làm sao cha Gioan có thể ở nhà thờ suốt ngày được? Chỉ có thể, khi Ngài tin thật Chúa Giêsu đang hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Ngài qùi đó mà không chán và không mệt mỏi. Vì Ngài đang tâm sự với Đấng hiện hữu thật sự mà Ngài tôn thờ.
Giảng Dạy
Cha Gioan đến nhận xứ Ars. Làng Ars không phải là đất của chữ nghĩa. Không có thầy dạy, không có trường học và dân chúng nơi đây chỉ chú trọng đến công ăn việc làm. Cha Gioan lập trường học và chịu khó giảng giải mỗi ngày. Ngài nói: Tôi lấy sự giảng giải là cần thiết và nặng nề hơn các việc khác. Tôi không lấy sự hãm mình, ăn chay và đánh tội mỗi ngày, ngồi tòa giải tội lâu giờ, thao thức suốt đêm mà khổ sở cho bằng dọn bài giảng. Cha dọn bài rất cẩn thận và không tiếc thời giờ. Cha đọc sách, nghiên cứu và viết bài giảng. Mỗi ngày sau các giờ cầu nguyện, cha dọn bài giảng từ tám giờ tối cho đến gần nửa đêm. Suốt trong vòng mười năm đầu, cha phải học thuộc hoặc nhớ rõ chi tiết. Cha còn để lại các bản nháp trong phòng cha, ở Xứ Ars.
Là linh mục, chúng con được học hỏi và có nhiều kiến thức về Kinh Thánh, Triết Học, Thần Học và về Giáo Hội đầy đủ. Chúng con đã làm gì với vốn liếng ấy. Chúng con có nhiều sách để cất giữ và xếp trên kệ sách cho đẹp mắt. Rồi chúng con thu nhặt nhiều sách đẹp, hay và giá trị nhưng lại ít khi mở ra để học hỏi và nghiên cứu. Chúng con ngại ngùng cầm cây bút để viết và sọan bài giảng. Chúng con còn quá nhiều công việc phải lo, nhiều vấn đề phải giải quyết và phải gặp gỡ đối diện nhiều người hàng ngày. Chúng con không có nhiều giờ để dọn bài giảng. Một vài ý tưởng lóe lên trong đầu hay một vài ý tưởng ghi xuống cũng đủ để chúng con chia sẻ một bài giảng huyên thuyên từ 10 tới 15 phút. Chúng con không biết rằng giáo dân đang phải ngồi chịu đựng thánh giá và sức nặng từ môi miệng chúng con phát ra. Vì người ta gọi đó là Bài Giảng mà. Phải nghe thôi!
Ăn Chay và Đánh Tội
Phần cha Gioan, cha ăn chay, hãm mình, đánh tội, trước hết là vì cha muốn bắt xác thịt phải vâng phục linh hồn và để đền tội. Cha muốn làm cho thân xác yếu nhược để nó không chống cưỡng với linh hồn được. Nghe nói việc ăn chay, đánh tội sao mà xa lạ quá. Giáo Hội chỉ còn khuyên ăn chay kiêng thịt một năm có hai ngày Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh, kiêng thịt các ngày Thứ Sáu trong Mùa Chay. Có thế thôi, cũng chưa thực hành được, nói chi đến ăn chay đánh tội mỗi ngày. Cha Gioan mỗi mgày chỉ đứng ăn vài củ khoai và uống vài ly nước lã. Khi không có khoai, cha ăn bánh tráng hay uống bát nước hồ. Thế là xong bữa. Khi tuổi già sức yếu, cha uống thêm một chén cà phê hay một ly sữa. Thỉnh thoảng cha ăn một chút bánh miến và hai ba miếng thịt để vâng lời bề trên buộc giảm bớt việc ăn chay.
Còn chúng con, ngày hai ba bữa được dọn sẵn sàng. Ăn sáng, ăn trưa, ăn tối và còn ra vào không kể. Chúng con nói rằng ăn để có sức mà phục vụ nhà Chúa. Linh mục cần có sức khỏe thì mới phục vụ tốt được. Điều này rất đúng. Nhiều xứ còn có các người giúp bếp, nấu nướng những món ngon vừa miệng, đâu thể ăn chay kiểu của cha Gioan được. Đánh tội thì có vẻ xa xưa rồi, ngày nay đâu có ai thực hành đánh tội nữa. Ngày nay chúng con lại còn dung dưỡng thân xác nhiều hơn, nào là tập thể dục mỗi ngày, có máy đẩy, máy kéo, máy chạy và thuốc bỏ đủ loại… đủ mọi phương tiện để bồi dưỡng sức khỏe.
Quyền Giải Tội
Cha Gioan ngồi tòa giải tội từ 15 tới 18 tiếng mỗi ngày. Mỗi đêm khi chuông đồng hồ gõ 12 tiếng là Ngài dậy, rồi ra nhà thờ cầu nguyện và giải tội. Ngài thực hành không chỉ trong vòng thời gian ngắn nhưng là trong khoảng 40 năm là cha Xứ Ars. Ngày này qua ngày khác, Ngài đã làm việc liên tục và không ngừng nghỉ. Nhiều khi đi không vững và phải vịn vách tường mà ra nhà thờ. Ngài đã bị kiệt quệ trong thân xác nhưng tinh thần rất minh mẫn. Chúa thêm sức cho Ngài qua việc cử hành Thánh Lễ và Rước Mình Máu Chúa và cầu nguyện. Hàng ngày cả mấy trăm người từ khắp nơi đến xin xưng tội. Danh tiếng sự thánh thiện của Ngài đã lôi kéo rất nhiều người trở lại và họ đã được đổi đời qua bí Tích Hòa Giải. Cha Vianney còn được thị kiến những tâm hồn khô khan cần được nâng đỡ và giúp họ hòa giải với Chúa và tha nhân.
Phần chúng con là linh mục, một tuần chúng con chỉ ngồi tòa giải tội có một hay hai giờ là nhiều lắm rồi. Đôi khi chúng con còn ngại ngùng và thoái thác. Nhiều khi chúng con còn từ chối người muốn xin xưng tội. Nói rằng phải có nơi và có giờ đã được ấn định, hẹn lúc khác. Chúng con làm khó làm dễ một số người muốn đến với tòa cáo giải. Và sự hòa giải gần như trở thành máy móc, chúng con không có giờ cầu nguyện để nhận được ơn hướng dẫn và thúc giục hối nhân trở về cùng Chúa. Cha Gioan ngồi mười mấy tiếng đồng hồ để nghe các hối nhân xưng thú tội lỗi. Ngài phải có sức chịu đựng phi thường và lòng tin yêu mãnh liệt để cứu các linh hồn.
Đối diện khó khăn.
Những kẻ hiền lành nhân đức luôn phải chịu sự khốn khổ đời này. Tục ngữ dạy: “Lửa thử vàng, gian nan thử đức.” Cha Gioan đi giảng và giải tội nơi nhiều Xứ Đạo khác. Các giáo dân rất qúy mến và khen cha nhân đức. Trong khi thấy con chiên của mình đua nhau đến xứ Ars xưng tội với cha Vianney, thì các linh mục ở những Xứ gần cận lại đem lòng ghen ghét và trách cứ cha Vianney. Có linh mục nói rằng: Cha Vianney dốt lắm. Tiếng La tinh thì không thông biết nhiều, phải học đi học lại thần học mà không hiểu. Có cha khác lại nói: Cha Vianney tính tình lạ lùng, khác thường và không theo cách ăn ở của linh mục. Cha hay ăn chay hãm mình và mặc quần áo rách rưới, lấy cái vẻ bề ngoài, làm cho người ta kính trọng và khen ngợi. Cha làm mồi và bỏ bùa để người ta đến xưng tội với mình. Hầu hết các linh mục mỉa mai và chê trách cha Vianney. Rất nhiều linh mục vì ghen tương, thay vì giảng đức bác ái yêu thương, trên tòa giảng một phần chê trách cha Vianney. Cha rất khiêm nhượng và trả lời: Các cha chưa biết tôi rõ ràng, chớ nếu biết tỏ tường, các ngài còn chê trách và cáo tội nhiều điều khác nữa.
Mỗi vị thánh có một cách sống đức tin tuyệt đối. Các ngài đạt tới cùng tận của lòng mong ước nên thánh. Các ngài dám hy sinh và xả thân vì lý tưởng để đạt đến cùng đích. Còn chúng con linh mục, chúng con cũng không tránh khỏi những sự dèm pha, ghen tương và xét xử thiên kiến với nhau và những người đạo đức khác. Khi làm được điều gì, chúng con mong muốn được người ta khen thưởng. Chúng con vui với những thành công trước mặt như xây nhà thờ, sửa nhà xứ, dựng tượng đài và mở mang khu vực… Chúng con muốn đầu tư vào những công việc bên ngòai nhiều hơn là những đổi thay bên trong tâm hồn. Chúng con đua nhau để làm đẹp vẻ bề ngoài và chuộng hình thức. Vì những biểu hiện bên ngoài thì dễ bắt mắt người ta hơn và dễ dàng thực hiện hơn.
Chúng ta thường nhầm lẫn giữa phương tiện và mục đích. Và một khi chúng ta đánh mất cái trọng tâm thì sẽ bám vào cái bề ngoài là cơ sở vật chất để bù đắp. Những cơ sở hoành tráng bên ngoài trở thành chiếc phao che đậy cái trống rỗng bên trong. Quan niệm sống và hoàn cảnh sống sẽ tạo nên những ý thức hệ. Nếu các linh mục là những mục tử không dẫn dắt giáo dân sống đời cầu nguyện và nội tâm thực sự, họ cũng sẽ dễ dàng hướng ngoại để nhìn về những nhu cầu vật chất hơn là tinh thần. Truyện kể: Một linh mục về quê dâng lễ tạ ơn, nhà thờ đã lâu không có người coi sóc và tình trạng xuống cấp nhiều. Một số vị đi theo và giới thiệu hết nhu cầu nâng cấp cầu, tượng đài, nhà xứ, đến tu sửa cung thánh, ghế quỳ, bàn thờ và khu vực chung quanh. Nhưng rồi chẳng thấy cha nói gì. Trước khi ra về, họ nhắc lại: “Vậy cha không cho chúng con gì à”. Cha cười, trả lời: “Tôi cho lễ rồi mà”. Họ nói: “Tưởng cha cho gì, chứ cho lễ thì chúng con không cần”.
Sự Phó Thác.
Đức tin là nền tảng và là cội nguồn của các nhân đức khác. Cha Vianney giảng: Ta có phúc dường bao khi xem thấy Chúa Giêsu ngự trong Phép Thánh Thể. Ai không có đức tin, người đó mù tối trong linh hồn còn hơn những người mù thân xác nữa. Cha Vianney học hành chậm chạp và trí khôn tối tăm nhưng nhờ cha mạnh tin và lấy đức tin làm mẫu mực cho các việc mình làm nên cha trở thành người khôn ngoan, thông biết và cao siêu. Cha nói: Ai tâm sự nói năng với Chúa như khi ta nói truyện với nhau, đó là người mạnh tin. Lòng trông cậy của cha Vianney còn mãnh liệt hơn nữa. Ngài nói rằng: “Người nào yêu chuộng sự gì thì lòng họ luôn hướng đến sự ấy.” Nếu như ta năng suy gẫm và ước ao phúc thiên đàng ta sẽ coi mọi sự vui thú thế gian là hèn hạ và đáng ghét. Ba mươi năm cuối đời của cha, cha Vianney chú tâm vào một việc duy nhất là yêu mến Chúa hết lòng mỗi ngày một hơn và lo liệu cho mọi người yêu mến Chúa. Cha nói rằng: Ở thế gian này chỉ có một sự biết và yêu mến Chúa là vui thật.
Phó thác hoàn toàn trong sự quan phòng của Chúa là một nhân đức. Chúng ta không thể chỉ cậy dựa vào sức riêng mình. Có Chúa, chúng ta sẽ có tất cả. Trong thực tế cuộc sống, chúng ta đi tìm nhiều bảo hiểm khác ngoài Chúa. Chúng ta dựa vào các bảo hiểm như là sự bảo đảm an toàn cho cuộc đời. Chúng ta có mọi thứ bảo hiểm từ sức khỏe, sống chết, của cải, tiền bạc… Chúng ta nghĩ rằng khi có đủ bảo hiểm chúng ta sẽ vui sống tự tại. Những của cải vật chất không thể là chỗ chúng ta tựa dựa và dung thân. Một lúc nào đó chúng ta cũng phải buông lại tất cả của cải vật chất để ra đi với hai bàn tay trắng. Công sức gom góp và thu nhặt rồi cũng tan đi như làn khói. Mọi sự trên trần gian thì nay còn mai mất. Chúng ta nên đặt niềm tin tưởng và phó thác trong sự quan phòng của Chúa.
Như lời kết,
Hôm nay các cuộc cử hành Năm Thánh Linh Mục đã vãn hồi và các biểu ngữ đã bạc mầu. Các cuộc hội ngộ linh mục cũng đã được tổ chức ở nhiều nơi rất ấn tượng. Anh em linh mục đã vui mừng gặp gỡ nhau và chia sẻ đời sống mục vụ trong nhiều hoàn cảnh riêng biệt. Kinh nghiệm mục vụ thì vô vàn, công việc thì bề bộn và cuộc sống thì chạy đuổi theo thời gian. Các sinh họat Phụng vụ và Mục vụ của Giáo Xứ thì liên tục trong năm. Các sinh hoạt thường xuyên của Giáo Xứ như: các Lễ Quan Thầy Xứ và các Hội Đoàn, Cấm Phòng Các Giới, Thăng Tiến đời sống Hôn nhân, Thăng tiến Gia đình, Hội thảo Giới trẻ, Sinh hoạt Thiếu Nhi..v.v… Hầu như không có lúc nào linh mục ngừng nghỉ. Xem ra bộ mặt bên ngoài của Xứ Đạo rất rộn ràng và sống động. Điều này tốt và rất tốt.
Năm Thánh Linh Mục mời gọi các linh mục đi vào chiều sâu của ơn gọi phục vụ. Các linh mục cần chạy đến với Chúa Kitô để múc tận nguồn ơn cứu độ mà phân phát cho mọi người. Ước chi mỗi linh mục học được nơi mẫu gương của cha Thánh Vianney một chút. Thực hành nhân đức mỗi ngày thêm một chút, mỗi việc phục vụ có ý nghĩa hơn một chút và đời sống gắn bó với Chúa Giêsu Thánh Thể hơn một chút nữa. Các anh em linh mục chúng ta sẽ ghé thăm Nhà Thờ và gặp gỡ hối nhân thường xuyên hơn.
Lạy Chúa Giêsu, Thầy Cả Thượng Phẩm, xin uốn nắn lòng chúng con để chúng con học biết và dám xả thân mình để giúp cứu rỗi các linh hồn. Xin thánh Quan Thầy Gioan Maria Vianney phù trợ chúng con trên bước đường phục vụ. Xin Thiên Chúa Ba Ngôi đổ tràn hồng ân trên các linh mục của Chúa để các ngài luôn là chứng nhân của tình yêu. Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho các linh mục.
Bronx, New York
Hồng ân tha thứ... tại Lộ Đức
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
13:35 30/05/2010
Một ngày trong năm 1968 một người đàn ông trung niên đứng nhìn đoàn tín hữu Công Giáo hành hương Lộ Đức đang sốt sắng giang tay cầu nguyện. Ông lẩm bẩm và tỏ ra cau có khó chịu. Bỗng chốc, ông chú ý đến một thanh nữ đứng gần ông, có đôi mắt đẫm lệ. Cô cũng giang tay cầu nguyện. Trong khi đó vị Linh Mục hướng dẫn buổi hành hương cất cao giọng đọc kinh Lạy Cha. Khi đến câu: ”Xin CHA tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” người đàn ông càu nhàu:
- A! Không! Không được! Không bao giờ!
Vừa giận dữ vừa chửi rủa, ông rời hang đá Đức Mẹ và trở về quán trọ. Trên đường ông gặp một Linh Mục. Thấy dáng vẽ bất bình, vị Linh Mục đến gần ông và gợi chuyện:
- Ông có chuyện gì mà trông ông có vẽ mệt mỏi thế!
Ông càu nhàu trả lời:
- Xin hãy để con yên!
Vị Linh Mục vẫn nhỏ nhẹ tiếp tục:
- Nhưng mà giữa anh em, chúng ta nên giúp đỡ lẫn nhau!
Người đàn ông càu nhàu:
- Giúp đỡ? Giúp đỡ cái gì? Cha chả giúp gì được đâu! Cha biết không, con vừa ra khỏi tù đây! 15 năm tù vì một tội mà con không bao giờ phạm, chỉ vì người bạn thân nhất của con đã tố cáo oan con. Trong thời gian con bị tù, hiền thê con thường đến thăm con. Nàng hứa là khi nào con ra khỏi tù, nàng sẽ đưa con đi hành hương Lộ Đức. Nhưng ngày con ra khỏi tù thì nàng đã là người thiên cổ! Dầu vậy, con vẫn một mình đi Lộ Đức, không phải hành hương nhưng là để xem. Thú thật với Cha là lúc nãy khi nghe đọc kinh Lạy Cha tới câu: ”Xin CHA tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, con phát điên lên được! Con xin hỏi Cha: ”Làm sao con có thể tha thứ cho người bạn thân đã gây cho con không biết bao nhiêu tang thương khốn khổ?”
Trước một sự thật quá đau lòng, vị Linh Mục im lặng và trầm tư một lúc, sau đó Cha ôn tồn nói:
- Ông biết rõ tất cả chúng ta đều là kẻ tội lỗi. Vậy thì, nếu ông muốn có sự bình an trong tâm hồn, thì trước hết, chúng ta phải được THIÊN CHÚA thứ tha mọi tội lỗi. Nhưng làm sao THIÊN CHÚA có thể tha thứ, nếu chính chúng lại không tha thứ cho người khác? Do đó tôi nghĩ là ông nên kiểm điểm lại lương tâm mình!
Vừa nói chuyện, hai người tiếp tục đi dọc theo con sông Gave. Người đàn ông, sau một lúc im lặng suy nghĩ, ông bắt đầu xưng thú tội lỗi. Sau khi giải tội, vị Linh Mục thân mật bắt tay giã từ và nói:
- Mọi sự được dàn xếp ổn thỏa. Vậy ông đừng nên nhắc lại chuyện cũ. Ông có bằng lòng không?
Người đàn ông mỉm cười đáp:
- Thưa Cha, con rất hài lòng. Giờ đây con biết rằng con đã tha thứ!
Mấy ngày sau, trước khi rời Lộ Đức, người đàn ông ra Hang Đá Đức Mẹ để lấy nước suối Đức Mẹ. Nơi đây, ông gặp lại thanh nữ mà ông trông thấy vào buổi chiều đầu tiên đến Hang Đá Đức Mẹ. Cô gái hình như cũng nhận ra ông. Cô đến gần và nói:
- Bác không có gì để lấy nước. Vậy Bác có thể lấy cái bình của cháu.
Vừa đưa bình, thanh nữ vừa tiếp tục:
- Cháu thoáng trông thấy bác hôm nọ ở ngoài Hang Đá Đức Mẹ. Cháu thấy hình như Bác có vẽ buồn sầu lo lắng cái gì đó.
Người đàn ông nhã nhặn đáp lại:
- Bây giờ thì hết rồi cô ạ và tôi đang có sự bình an trong tâm hồn.
Cô gái cũng nhanh nhẹn nói:
- Cháu cũng vậy, như Bác thấy đó! Ba cháu bị bệnh ung thư và trước khi chết Ba cháu muốn được người bạn tha thứ cho tội đã vu khống khiến bạn phải bị 15 năm tù!
Cô gái lên 5 tuổi, vào thời kỳ xảy ra câu chuyện đau thương giữa hai người bạn. Bây giờ cô là thanh nữ 20 xuân xanh.. Người đàn ông ngạc nhiên nói lớn tiếng:
- Cháu là Têrêxa đó sao? Bây giờ thì Bác nhận ra cháu rồi!
Cô thanh nữ cảm động ấp úng:
- Ủa, thật chính là Bác sao?
Người đàn ông trả lời:
- Phải, chính Bác đây!
Rồi ông nói tiếp:
- Bây giờ hai Bác Cháu cùng đem ơn tha thứ đến cho Ba cháu để Ba cháu nhắm mắt an nghỉ trong Tình Yêu muôn đời của THIÊN CHÚA.
KINH THÁNH MẪU LA VANG
(mừng kỷ niệm 200 năm (1798-1998) Đức Mẹ hiện ra tại La Vang).
Lạy Mẹ MARIA Thánh Mẫu La Vang,
đầy muôn ơn phước, ngời chói vạn hào quang,
muôn vàn Thần Thánh không ai sánh bằng.
Đức Chúa Trời đã đoái thương chọn Mẹ,
tinh tuyền thánh thiện, sinh Đấng Cứu Độ muôn loài.
Mẹ đã chọn La Vang mà hiện đến,
cứu giúp hộ phù tổ tiên chúng con lương giáo,
giữa thời ly loạn cấm cách, khốn khổ trăm bề.
Từ ấy gót chân Mẹ bước đến,
vẫn mãi đầy ơn thiêng.
Ơn phần hồn, ơn phần xác,
người bệnh tật, kẻ ưu phiền,
nào ai cầu khẩn mà Mẹ không nhậm lời.
Lạy Mẹ MARIA, Thánh Mẫu La Vang,
Mẹ là Thánh Mẫu Chúa Trời,
cũng là Thánh Mẫu loài người chúng con.
Cúi xin xuống phước hải hà,
đoái thương con cái thiết tha van nài.
Xin cho chúng con tấm lòng từ bi nhân hậu,
đại lượng bao dung,
cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống.
Xin Mẹ phù hộ chúng con
luôn sống đức hạnh, đầy lòng cậy trông.
Và sau cuộc đời này,
xin cho chúng con được về sống bên Mẹ,
hưởng vinh phúc trong Chúa Ba Ngôi muôn đời. AMEN.
(René Laurentin + Albert Pfleger, ”FIORETTI DE LA VIERGE MARIE”, Mambre Editeur 1991, trang 24-25)
Vừa giận dữ vừa chửi rủa, ông rời hang đá Đức Mẹ và trở về quán trọ. Trên đường ông gặp một Linh Mục. Thấy dáng vẽ bất bình, vị Linh Mục đến gần ông và gợi chuyện:
- Ông có chuyện gì mà trông ông có vẽ mệt mỏi thế!
Ông càu nhàu trả lời:
- Xin hãy để con yên!
Vị Linh Mục vẫn nhỏ nhẹ tiếp tục:
- Nhưng mà giữa anh em, chúng ta nên giúp đỡ lẫn nhau!
Người đàn ông càu nhàu:
- Giúp đỡ? Giúp đỡ cái gì? Cha chả giúp gì được đâu! Cha biết không, con vừa ra khỏi tù đây! 15 năm tù vì một tội mà con không bao giờ phạm, chỉ vì người bạn thân nhất của con đã tố cáo oan con. Trong thời gian con bị tù, hiền thê con thường đến thăm con. Nàng hứa là khi nào con ra khỏi tù, nàng sẽ đưa con đi hành hương Lộ Đức. Nhưng ngày con ra khỏi tù thì nàng đã là người thiên cổ! Dầu vậy, con vẫn một mình đi Lộ Đức, không phải hành hương nhưng là để xem. Thú thật với Cha là lúc nãy khi nghe đọc kinh Lạy Cha tới câu: ”Xin CHA tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, con phát điên lên được! Con xin hỏi Cha: ”Làm sao con có thể tha thứ cho người bạn thân đã gây cho con không biết bao nhiêu tang thương khốn khổ?”
Trước một sự thật quá đau lòng, vị Linh Mục im lặng và trầm tư một lúc, sau đó Cha ôn tồn nói:
- Ông biết rõ tất cả chúng ta đều là kẻ tội lỗi. Vậy thì, nếu ông muốn có sự bình an trong tâm hồn, thì trước hết, chúng ta phải được THIÊN CHÚA thứ tha mọi tội lỗi. Nhưng làm sao THIÊN CHÚA có thể tha thứ, nếu chính chúng lại không tha thứ cho người khác? Do đó tôi nghĩ là ông nên kiểm điểm lại lương tâm mình!
Vừa nói chuyện, hai người tiếp tục đi dọc theo con sông Gave. Người đàn ông, sau một lúc im lặng suy nghĩ, ông bắt đầu xưng thú tội lỗi. Sau khi giải tội, vị Linh Mục thân mật bắt tay giã từ và nói:
- Mọi sự được dàn xếp ổn thỏa. Vậy ông đừng nên nhắc lại chuyện cũ. Ông có bằng lòng không?
Người đàn ông mỉm cười đáp:
- Thưa Cha, con rất hài lòng. Giờ đây con biết rằng con đã tha thứ!
Mấy ngày sau, trước khi rời Lộ Đức, người đàn ông ra Hang Đá Đức Mẹ để lấy nước suối Đức Mẹ. Nơi đây, ông gặp lại thanh nữ mà ông trông thấy vào buổi chiều đầu tiên đến Hang Đá Đức Mẹ. Cô gái hình như cũng nhận ra ông. Cô đến gần và nói:
- Bác không có gì để lấy nước. Vậy Bác có thể lấy cái bình của cháu.
Vừa đưa bình, thanh nữ vừa tiếp tục:
- Cháu thoáng trông thấy bác hôm nọ ở ngoài Hang Đá Đức Mẹ. Cháu thấy hình như Bác có vẽ buồn sầu lo lắng cái gì đó.
Người đàn ông nhã nhặn đáp lại:
- Bây giờ thì hết rồi cô ạ và tôi đang có sự bình an trong tâm hồn.
Cô gái cũng nhanh nhẹn nói:
- Cháu cũng vậy, như Bác thấy đó! Ba cháu bị bệnh ung thư và trước khi chết Ba cháu muốn được người bạn tha thứ cho tội đã vu khống khiến bạn phải bị 15 năm tù!
Cô gái lên 5 tuổi, vào thời kỳ xảy ra câu chuyện đau thương giữa hai người bạn. Bây giờ cô là thanh nữ 20 xuân xanh.. Người đàn ông ngạc nhiên nói lớn tiếng:
- Cháu là Têrêxa đó sao? Bây giờ thì Bác nhận ra cháu rồi!
Cô thanh nữ cảm động ấp úng:
- Ủa, thật chính là Bác sao?
Người đàn ông trả lời:
- Phải, chính Bác đây!
Rồi ông nói tiếp:
- Bây giờ hai Bác Cháu cùng đem ơn tha thứ đến cho Ba cháu để Ba cháu nhắm mắt an nghỉ trong Tình Yêu muôn đời của THIÊN CHÚA.
KINH THÁNH MẪU LA VANG
(mừng kỷ niệm 200 năm (1798-1998) Đức Mẹ hiện ra tại La Vang).
Lạy Mẹ MARIA Thánh Mẫu La Vang,
đầy muôn ơn phước, ngời chói vạn hào quang,
muôn vàn Thần Thánh không ai sánh bằng.
Đức Chúa Trời đã đoái thương chọn Mẹ,
tinh tuyền thánh thiện, sinh Đấng Cứu Độ muôn loài.
Mẹ đã chọn La Vang mà hiện đến,
cứu giúp hộ phù tổ tiên chúng con lương giáo,
giữa thời ly loạn cấm cách, khốn khổ trăm bề.
Từ ấy gót chân Mẹ bước đến,
vẫn mãi đầy ơn thiêng.
Ơn phần hồn, ơn phần xác,
người bệnh tật, kẻ ưu phiền,
nào ai cầu khẩn mà Mẹ không nhậm lời.
Lạy Mẹ MARIA, Thánh Mẫu La Vang,
Mẹ là Thánh Mẫu Chúa Trời,
cũng là Thánh Mẫu loài người chúng con.
Cúi xin xuống phước hải hà,
đoái thương con cái thiết tha van nài.
Xin cho chúng con tấm lòng từ bi nhân hậu,
đại lượng bao dung,
cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống.
Xin Mẹ phù hộ chúng con
luôn sống đức hạnh, đầy lòng cậy trông.
Và sau cuộc đời này,
xin cho chúng con được về sống bên Mẹ,
hưởng vinh phúc trong Chúa Ba Ngôi muôn đời. AMEN.
(René Laurentin + Albert Pfleger, ”FIORETTI DE LA VIERGE MARIE”, Mambre Editeur 1991, trang 24-25)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:00 30/05/2010
XÚI QUẨY
Theo truyền thuyết, thi cử đời nhà Minh thật khó, hồi ấy người đi thi nếu mà thi đậu (đỗ) thì dựng một cán cờ ngay trước cổng nhà, bày tỏ sự vui mừng, cán cờ này chính là “mi楣” (1); nếu thi không đậu thì dẹp cán cờ đi, đem nó ngã xuống nên gọi là “xúi quẩy倒楣” (2). Bởi vì thi không đậu nên cán cờ trước cổng nhà phải dẹp đi, để bày tỏ môn đệ nhà này không phấn chấn, vận khí không tốt.
Cho nên, về sau chỉ cần chuyện không vừa lòng thì dùng chữ “xúi quẩy” để hình dung.
Cũng có người cho rằng “mi楣” của “dạ cửa” và “mi眉” (3) của “lông mày” là đồng âm, cho nên “mi” của “dạ cửa” nên là “mi” của “lông mày” mới phải, bởi vì người phương bắc đem “nhíu lông mày皺眉頭” nói thành là “xúi quẩy倒楣”. Khi người ta ưu tư hay không vừa lòng thì nhíu lông mày, cho nên “đảo mi倒眉” là bày tỏ vận khí không may.
(Tiếu hạ nhàn ký)
Suy tư:
Chỉ một chữ “xúi quẩy” không thôi mà phải phân tích đủ thứ, thì đúng là tiếng Tàu thật rắc rối.
Có người làm ăn cứ gặp vận đen hoài nên cho là xui xẻo, thế là tìm cách “phân tích” chữ xúi quẩy theo cách nghĩ của họ, thế là họ đuổi vận đen đi bằng cách mời thầy cúng đến coi hướng nhà, hướng mồ mả tổ tiên, và cúng quảy cho ma quỷ, nhưng cúng hoài mà vận đen như đỉa đói cứ bám chặt vào mình; lại có người mời thầy bói đến để hỏi cách trừ vận đen, gặp thầy bói bặm trợn mất nết thì “phán”: phải đi mua trinh con gái để “xả xui” thế là vận đen không còn nữa, thế là tội ác dồn lên tội ác, tệ nạn xã hội cũng bởi đó mà ra.
Người Ki-tô hữu gặp vận đen thì tin rằng Thiên Chúa đang thử thách đức tin của họ, gặp khó khăn thì họ tin rằng Thiên Chúa đã an bài mọi sự, điều cần thiết là họ luôn tin tưởng vào tình yêu của Chúa. Họ không than vãn, không trách móc oán hờn, nhưng vẫn hết mình chu toàn công việc để ý Chúa được thể hiện.
Các thánh nam nữ đã làm như thế.
(1) Mi楣: dạ cửa, mi cửa.
(2) 倒楣: xúi quẩy.
(3) Mi眉: lông mày.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Theo truyền thuyết, thi cử đời nhà Minh thật khó, hồi ấy người đi thi nếu mà thi đậu (đỗ) thì dựng một cán cờ ngay trước cổng nhà, bày tỏ sự vui mừng, cán cờ này chính là “mi楣” (1); nếu thi không đậu thì dẹp cán cờ đi, đem nó ngã xuống nên gọi là “xúi quẩy倒楣” (2). Bởi vì thi không đậu nên cán cờ trước cổng nhà phải dẹp đi, để bày tỏ môn đệ nhà này không phấn chấn, vận khí không tốt.
Cho nên, về sau chỉ cần chuyện không vừa lòng thì dùng chữ “xúi quẩy” để hình dung.
Cũng có người cho rằng “mi楣” của “dạ cửa” và “mi眉” (3) của “lông mày” là đồng âm, cho nên “mi” của “dạ cửa” nên là “mi” của “lông mày” mới phải, bởi vì người phương bắc đem “nhíu lông mày皺眉頭” nói thành là “xúi quẩy倒楣”. Khi người ta ưu tư hay không vừa lòng thì nhíu lông mày, cho nên “đảo mi倒眉” là bày tỏ vận khí không may.
(Tiếu hạ nhàn ký)
Suy tư:
Chỉ một chữ “xúi quẩy” không thôi mà phải phân tích đủ thứ, thì đúng là tiếng Tàu thật rắc rối.
Có người làm ăn cứ gặp vận đen hoài nên cho là xui xẻo, thế là tìm cách “phân tích” chữ xúi quẩy theo cách nghĩ của họ, thế là họ đuổi vận đen đi bằng cách mời thầy cúng đến coi hướng nhà, hướng mồ mả tổ tiên, và cúng quảy cho ma quỷ, nhưng cúng hoài mà vận đen như đỉa đói cứ bám chặt vào mình; lại có người mời thầy bói đến để hỏi cách trừ vận đen, gặp thầy bói bặm trợn mất nết thì “phán”: phải đi mua trinh con gái để “xả xui” thế là vận đen không còn nữa, thế là tội ác dồn lên tội ác, tệ nạn xã hội cũng bởi đó mà ra.
Người Ki-tô hữu gặp vận đen thì tin rằng Thiên Chúa đang thử thách đức tin của họ, gặp khó khăn thì họ tin rằng Thiên Chúa đã an bài mọi sự, điều cần thiết là họ luôn tin tưởng vào tình yêu của Chúa. Họ không than vãn, không trách móc oán hờn, nhưng vẫn hết mình chu toàn công việc để ý Chúa được thể hiện.
Các thánh nam nữ đã làm như thế.
(1) Mi楣: dạ cửa, mi cửa.
(2) 倒楣: xúi quẩy.
(3) Mi眉: lông mày.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:02 30/05/2010
N2T |
16. Trong lòng luôn luôn chuẩn bị đón nhận những đau khổ mà Thiên Chúa gia tăng trên bản thân mình, càng bình thường càng hèn hạ thì đau khổ đó càng hiện thực.
(Thánh Francis de Sales)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:03 30/05/2010
N2T |
453. Trước khi chúc ngủ ngon thì nói với mình lời an ủi: ái dà, hôm nay anh biểu hiện thật tốt.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kinh Truyền Tin: Huấn dụ của ĐTC ngày lễ Chúa Ba ngôi
Bình Hòa
09:19 30/05/2010
Cuộc cải tổ lịch phụng vụ sau công đồng Vaticanô II đã thay đổi tên gọi các chúa nhựt sau muà Phục sinh. Trước kia, các chúa nhựt này được đặt tên là “sau lễ Hiện xưống” kéo dài cho đến hết năm phụng vụ. Từ nay, các chúa nhựt được gọi là “Thường niên”, và tính tiếp theo con số đã bị gián đoạn từ muà Bốn mươi. Mở đầu bài huấn dụ trưa chúa nhựt hôm qua, Đức Thánh Cha lưu ý rằng trở lại các chúa nhựt “Thường niên” không có nghĩa là trở lại nếp sống tầm thường. Không phải thế, bởi vì ơn thánh mà chúng ta đã lãnh nhận từ các bí tích của mùa Phục sinh thúc đẩy chúng ta luôn thăng tiến đến đường thánh thiện. Tiếp đó, khi suy niệm về mầu nhiệm Chúa Ba ngôi được mừng vào chúa nhựt tiếp theo lễ Ngũ Tuần, đức Bênêđictô XVI đã trình bày cho thấy rằng trót cả cuộc đời Kitô hữu diễn ra trong sự kết hiệp với Chúa Ba Ngôi, từ lúc lãnh bí tích rửa tội nhân danh Chúa Ba ngôi, cho đến những lần cầu nguyện nhân danh Chúa Ba ngôi. Đặc biệt, nhân dịp Năm Linh mục sắp kết thúc, một tư tưởng của thánh Gioan Maria Vianney được trích dẫn để nhắc nhở các tín hữu là họ đã được các linh mục đón tiếp, hướng dẫn và tháp tùng trong đời ân sủng từ khi được tái sinh làm con cái Chúa cho đến lúc lìa đời. Vào cuối bài huấn dụ, đức thánh cha nhắc đến lễ phong chân phước cho một nữ tu diễn ra sáng qua tại đền thờ đức Bà, và cũng xin mọi người cầu nguyện cho cuộc viếng thăm đảo Cyprus vào cuối tuần này để trao Tài liệu làm việc của Thượng hội đồng giám mục bàn về Trung đông. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Sau mùa Phục sinh, kết thúc với lễ Ngũ Tuần, phụng vụ trở về với Mùa Thường niên. Điều này không có nghĩa là các tín hữu có thể an phận với nếp sống bình thường; ngược lại, do việc gia nhập đời sống thần linh qua các bí tích, chúng ta được kêu mời mỗi ngày hãy cởi mở cho ơn thánh Chúa tác động ngõ hầu được tăng trưởng trong tình yêu đối với Chúa và với tha nhân. Phần nào lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay tóm lại mặc khải của Thiên Chúa diễn ra qua các mầu nhiệm Vượt qua: cuộc tử nạn và phục sinh của đức Kitô, việc lên trời ngự bên hữu Chúa Cha và trao ban Thánh linh. Trí tuệ và miệng lưỡi con người không tài nào giải thích được những mối tương quan giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh; tuy vậy các giáo phụ đã tim cách diễn tả mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi qua cuộc sống đức tin sâu xa.
Thực vậy, Thiên Chúa Ba ngôi đã đến cư ngụ ở trong chúng ta từ khi lãnh bí tích Thánh tẩy. Tác viên nói: “Cha rửa tội cho con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Chúng ta khẩn cầu Danh Thánh của Thiên Chúa mỗi khi chúng ta làm dấu thánh giá. Cha Romano Guardini đã nhận định về dấu thánh giá như thế này: “Chúng ta làm dấu thánh giá trước khi cầu nguyện. . để tâm hồn được chỉnh đốn, tập trung tư tưởng, tâm tình và ý chí vào Thiên Chúa. Sau khi cầu nguyện, chúng ta làm dấu thánh giá, để giữ gìn điều mà Chúa đã ban. Dấu thánh giá bao trùm toàn thân ta, thể xác và linh hồn; tất cả con người chúng ta đưọc thánh hiến nhân danh Một Chúa ba ngôi”.
Vì thế, lời tuyên xưng đức tin và nền tảng cầu nguyện đã được gói ghém nơi dấu thánh giá nhân danh Thiên Chúa hằng sống. Và như Chúa Giêsu đã hứa với các thành tông đồ là “khi nào Thánh Linh của chân lý ngự đến, thì ngài sẽ dẫn chúng ta đến chân lý trọn vẹn” (Ga 16,13), điều này diễn ra trong phụng vụ ngày chúa nhựt, khi các linh mục ban phát từ tuần này sang tuần khác, bánh của Lời Chúa và bánh Thánh Thể. Thánh Gioan Vianney, cha sở họ Ars đã nhắc nhở các tín hữu thế này: “Ai đã đón rước linh hồn của anh chị em gia nhập vào cuộc sống mới? Linh mục. Ai đã nuôi dưỡng linh hồn anh chị em để cung cấp sức lực trên đường lữ hành? Linh mục. Ai đã chuẩn bị linh hồn anh chị em để trình diện trước nhan Chúa, bằng cách rửa sạch nó lần cuối trong máu thánh Chúa Giêsu? Vẫn là linh mục”.
Các bạn thân mến, chúng ta hãy mượn lời của thánh Hilariô giám mục Poitiers để cầu nguyện như sau: “Xin hãy duy trì tinh tuyền đức tin ngay chính ở trong con, và cho đến hơi thở cuối cùng, xin ban cho con tiếng nói của lương tâm, để con luôn được trung thành với điều mà con đã tuyên xưng vào lúc được tái sinh, khi con được rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (De Trinitate XII, 57). Vào lúc hướng về Đức Trinh nữ Maria, thọ tạo đã được chiếm ngự trọn vẹn bởi Ba Ngôi cực thánh, chúng ta xin Mẹ phù hộ để tiếp tục cuộc lữ hành dương thế.
Sáng nay, tại đền thờ Đức Bà, đã diễn ra lễ phong chân phước cho nữ tu Maria Pierina de Micheli, thuộc dòng Con cái Đức Mẹ vô nhiễm Buenos Aires. Chị chào đời năm 1890 tại Milano, trong một gia đình đạo hạnh đã nảy sinh nhiều ơn gọi linh mục và tu sĩ. Khi lên 23 tuổi, chị cũng đi theo con đường dâng hiến, phục vụ trong ngành giáo dục ở Ac-khen-ti-na và ở Italia. Chúa đã ban cho chị ơn sùng kính đặc biệt với Nhan Thánh Chúa Kitô thụ nạn, Đấng đã nâng đỡ chị trong những lúc thử thách và bệnh tật. Chị qua đời năm 1945 và được an táng tại Rôma.
Anh chị em thân mến
Sau mùa Phục sinh, kết thúc với lễ Ngũ Tuần, phụng vụ trở về với Mùa Thường niên. Điều này không có nghĩa là các tín hữu có thể an phận với nếp sống bình thường; ngược lại, do việc gia nhập đời sống thần linh qua các bí tích, chúng ta được kêu mời mỗi ngày hãy cởi mở cho ơn thánh Chúa tác động ngõ hầu được tăng trưởng trong tình yêu đối với Chúa và với tha nhân. Phần nào lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay tóm lại mặc khải của Thiên Chúa diễn ra qua các mầu nhiệm Vượt qua: cuộc tử nạn và phục sinh của đức Kitô, việc lên trời ngự bên hữu Chúa Cha và trao ban Thánh linh. Trí tuệ và miệng lưỡi con người không tài nào giải thích được những mối tương quan giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh; tuy vậy các giáo phụ đã tim cách diễn tả mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi qua cuộc sống đức tin sâu xa.
Thực vậy, Thiên Chúa Ba ngôi đã đến cư ngụ ở trong chúng ta từ khi lãnh bí tích Thánh tẩy. Tác viên nói: “Cha rửa tội cho con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Chúng ta khẩn cầu Danh Thánh của Thiên Chúa mỗi khi chúng ta làm dấu thánh giá. Cha Romano Guardini đã nhận định về dấu thánh giá như thế này: “Chúng ta làm dấu thánh giá trước khi cầu nguyện. . để tâm hồn được chỉnh đốn, tập trung tư tưởng, tâm tình và ý chí vào Thiên Chúa. Sau khi cầu nguyện, chúng ta làm dấu thánh giá, để giữ gìn điều mà Chúa đã ban. Dấu thánh giá bao trùm toàn thân ta, thể xác và linh hồn; tất cả con người chúng ta đưọc thánh hiến nhân danh Một Chúa ba ngôi”.
Vì thế, lời tuyên xưng đức tin và nền tảng cầu nguyện đã được gói ghém nơi dấu thánh giá nhân danh Thiên Chúa hằng sống. Và như Chúa Giêsu đã hứa với các thành tông đồ là “khi nào Thánh Linh của chân lý ngự đến, thì ngài sẽ dẫn chúng ta đến chân lý trọn vẹn” (Ga 16,13), điều này diễn ra trong phụng vụ ngày chúa nhựt, khi các linh mục ban phát từ tuần này sang tuần khác, bánh của Lời Chúa và bánh Thánh Thể. Thánh Gioan Vianney, cha sở họ Ars đã nhắc nhở các tín hữu thế này: “Ai đã đón rước linh hồn của anh chị em gia nhập vào cuộc sống mới? Linh mục. Ai đã nuôi dưỡng linh hồn anh chị em để cung cấp sức lực trên đường lữ hành? Linh mục. Ai đã chuẩn bị linh hồn anh chị em để trình diện trước nhan Chúa, bằng cách rửa sạch nó lần cuối trong máu thánh Chúa Giêsu? Vẫn là linh mục”.
Các bạn thân mến, chúng ta hãy mượn lời của thánh Hilariô giám mục Poitiers để cầu nguyện như sau: “Xin hãy duy trì tinh tuyền đức tin ngay chính ở trong con, và cho đến hơi thở cuối cùng, xin ban cho con tiếng nói của lương tâm, để con luôn được trung thành với điều mà con đã tuyên xưng vào lúc được tái sinh, khi con được rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (De Trinitate XII, 57). Vào lúc hướng về Đức Trinh nữ Maria, thọ tạo đã được chiếm ngự trọn vẹn bởi Ba Ngôi cực thánh, chúng ta xin Mẹ phù hộ để tiếp tục cuộc lữ hành dương thế.
Sáng nay, tại đền thờ Đức Bà, đã diễn ra lễ phong chân phước cho nữ tu Maria Pierina de Micheli, thuộc dòng Con cái Đức Mẹ vô nhiễm Buenos Aires. Chị chào đời năm 1890 tại Milano, trong một gia đình đạo hạnh đã nảy sinh nhiều ơn gọi linh mục và tu sĩ. Khi lên 23 tuổi, chị cũng đi theo con đường dâng hiến, phục vụ trong ngành giáo dục ở Ac-khen-ti-na và ở Italia. Chúa đã ban cho chị ơn sùng kính đặc biệt với Nhan Thánh Chúa Kitô thụ nạn, Đấng đã nâng đỡ chị trong những lúc thử thách và bệnh tật. Chị qua đời năm 1945 và được an táng tại Rôma.
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các tổ chức biết tôn trọng đời sống
Bùi Hữu Thư
20:32 30/05/2010
Ý chỉ cầu nguyện của Đức Thánh Cha Benedict XVI cho tháng Sáu
ROME, Chúa Nhật 30 th1ng 5, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI xin mọi người cầu nguyện trong tháng Sáu, để cho các tổ chức quốc gia và quốc tế, cam kết tôn trọng đời sống con người.
Lời kêu cầu về kinh nguyện này nằm trong các ý chỉ được liệt kê trong lá thư của Đức Thánh Cha gửi cho Hội Tông Đồ Cầu Nguyện, một sáng kiến được khoảng 50 triệu người trên thế giới tuân theo.
Đức Thánh Cha trình bầy một ý chỉ chung và một ý chỉ truyền giáo.
Ý chỉ chung như sau: “Xin cho tất cả các tổ chức quốc gia và quốc tế cam kết bảo đảm việc tôn trọng đời sống con người, từ lúc thụ thai cho đến khi chấm dứt cách tự nhiên.”
Ý chỉ truyền giáo là: “Xin cho Giáo Hội tại Á Châu, chỉ là một đoàn chiên nhỏ bé trong những dân số lớn không phải là Kitô hữu, biết loan truyền Phúc Âm và hân hoan làm chứng tá cho việc trung thành với Đức Kitô.”
ROME, Chúa Nhật 30 th1ng 5, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI xin mọi người cầu nguyện trong tháng Sáu, để cho các tổ chức quốc gia và quốc tế, cam kết tôn trọng đời sống con người.
Lời kêu cầu về kinh nguyện này nằm trong các ý chỉ được liệt kê trong lá thư của Đức Thánh Cha gửi cho Hội Tông Đồ Cầu Nguyện, một sáng kiến được khoảng 50 triệu người trên thế giới tuân theo.
Đức Thánh Cha trình bầy một ý chỉ chung và một ý chỉ truyền giáo.
Ý chỉ chung như sau: “Xin cho tất cả các tổ chức quốc gia và quốc tế cam kết bảo đảm việc tôn trọng đời sống con người, từ lúc thụ thai cho đến khi chấm dứt cách tự nhiên.”
Ý chỉ truyền giáo là: “Xin cho Giáo Hội tại Á Châu, chỉ là một đoàn chiên nhỏ bé trong những dân số lớn không phải là Kitô hữu, biết loan truyền Phúc Âm và hân hoan làm chứng tá cho việc trung thành với Đức Kitô.”
Đức Giáo Hoàng kêu gọi cho Tình Liên Đới Huynh Đệ, Công Lý vả Hoà Bình
Paul Minh Nhật chuyển ngữ
23:57 30/05/2010
Tiếp đón trong buổi hội kiến đại diện ngoại giao từ Benin
VATICAN CITY, MAY 28, 2010: Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nói Tình liên đới huynh đệ, công lý và lao động là những yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội thái bình.
Đức Giáo Hoàng hôm nay đã nói như vậy khi nhận lá thư ủy nhiệm từ Comlanvi Theodore Loko, tân đại sứ của Benin bên cạnh Tòa Thánh. Trong bài nói chuyện, Đức Giáo Hoàng đã phản ánh dựa trên phương châm của Benin: Tình liên đới huynh đệ, Công lý, Lao Động.
Ngài đã khuyến khích những ai "làm việc trong công tác xây dựng xã hội hãy xây dựng trên Công lý và hòa bình, trong việc nhìn nhận các quyền lợi của tất cả mọi thành phần dân tộc."
Đức Thánh Cha nói "Sự thực hành một lý tưởng như vậy cần sự hợp nhất yêu thương, bác ái trong công lý và sự đánh giá cao lao động," cái mà ngài đã gọi là "một bản tóm tắt thực sự hiến pháp của một dân tộc với những lý tưởng nhân văn cao cả"
Ngài nói tiếp "Nó là sự thực hiện và đồng thời cũng góp phần vào sự đoàn kết thống nhất hơn với các quốc gia khác"
Đức Benedict nhận thấy rằng tình liên đới huynh đệ "là điều kiện tiên quyết cho sự hòa bình của xã hội và là một yếu tố của tính toàn vẹn không thể thiếu của việc thăng tiến con người"
"Một diễn tả cụ thể về phẩm giá bình đẳng của tất cả mọi công dân, tình liên đới là một nguyên tắc nền tảng chủ yếu và một giá trị đạo đức cơ bản cho sự phát triển của một xã hội được nuôi dưỡng thực sự, như nó cho phép đánh giá cao tất cả tính nhân văn và tinh thần tiềm ẩn"
Đức Giáo Hoàng tiếp: "Tình liên đới huynh đệ cũng phải dẫn tới việc theo đuổi công lý, người thiếu vắng nó thì luôn luôn là nguyên nhân của các vụ căng thẳng xã hội và đưa tới một số những hậu quả nguy hại."
Cũng trong tham chiếu về sự cần thiết của sự công bằng, ngài cảnh báo rằng "Việc theo đuổi lợi nhuận cá nhân gây phương hại đến thiện ích chung là một điều xấu xa làm xói mòn các tổ chức thiện nguyện công cộng, cái cũng làm cản trở sự phát triển toàn diện của con người." Ngài nói.
Đức Thánh Cha khẳng định "Các nhân tố chính trị, kinh tế và xã hội của một quốc gia hình thành 'lương tâm cẩn trọng' của nó, cái bảo vệ cho sự trong suốt trong cấu trúc của nó và luân thường đạo lý làm sinh động cuộc sống của toàn thể xã hội, họ phải điểu chỉnh lại."
"Công bằng luôn luôn đi đôi với tình liên đới. Nó là một yếu tố của tính hiệu quả và cân bằng xã hội"
Vị trí thứ nhất
Với sự quan tâm đến lao động, đức Benedict XVI gọi nó là ưu tiên trước nhất cho sự phát triển của xã hội: "(lao động) là tồn tại với thực tại nhân sinh, dựa vào đó mà con người được nhìn nhận một cách đầy đủ nhờ lao động của mình."
"Sự yêu mến lao động làm con người nên cao thượng và tạo ra sự cộng sinh giữa con người với nhau, cũng như giữa con người với các thành phần khác của công trình sáng tạo."
Giữa những giá trị của di sản Benin, đức Thánh Cha cũng lưu ý đến sự tôn trọng đặc tính thiêng liêng của sự sống. Ngài chỉ ra rằng những giá trị đó "sẽ là một sự hỗ đỡ vô cùng quý giá để tái khẳng định chắc chắn tính đồng nhất và ơn gọi của nó."
Từ sáng sớm, ông đại sứ của quốc gia phi châu đã đọc bài diễn văn chào mừng đức Giáo Hoàng, trong đó ông đã dành vài lời tưởng nhớ về Đức cố Hồng y Bernardin Gantin, người gốc Benin, người qua đời cách đây hai năm."
Đức Thánh Cha Benedict XVI sau đó đã nhắc đến đức cố hồng y như là "một vận động viên xây dựng những cây cầu giữa các nền văn hóa và các châu lục," và nói tiếp gương mẫu của đức cố hồng y là một sự hứng khởi cho nhiều người tại Benin, đặc biệt là các bạn trẻ."
Đức Giáo Hoàng nói "Vị trí của ngài trong trong Giáo Hội, cho các thành phần của nó, sẽ truyền hứng khởi cho nhiều nam nữ trong Giáo Hội đưa đến một sự phục vụ quảng đại và liên tục cho công ích vĩ đại hơn cho đất nước mến yêu của các bạn, nơi sang năm sẽ tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 150 công cuộc truyền giáo,"
Đức thánh cha cũng nhấn mạnh đến "sự tuyệt vời của các mối quan hệ tồn tại giữa Cộng hòa Benin và Tòa Thánh, và sự quan tâm sâu sắc mà người Benin có với "Giáo hội Công Giáo."
Ngài khuyến khích người Công Giáo Benin "hơn bao giờ hết trở thành nhân chứng đích thực của niềm tin và của tình yêu thương liên đời mà Đức Ki-tô tỏ ra cho chúng ta," và ngài cũng đã nhìn nhận sự nỗ lực của chính phủ "làm củng cố thêm các mối quan hệ trong sự tôn trọng và quý mến nhau giữa các xưng thú lỗi lầm tôn giáo của đất nước các bạn."
Ngài thêm "Tự do tôn giáo không thể nhưng đóng góp làm giàu cho nền tự do và cỗ võ cho sự phát triển."
Đất nước Benin ở Tây Phi có dân số là 9 triệu người, trong đó có 27% là Công Giáo, 24% là Hồi Giáo, và 15% là các tín hữu không Công Giáo.
VATICAN CITY, MAY 28, 2010: Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nói Tình liên đới huynh đệ, công lý và lao động là những yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội thái bình.
Đức Giáo Hoàng hôm nay đã nói như vậy khi nhận lá thư ủy nhiệm từ Comlanvi Theodore Loko, tân đại sứ của Benin bên cạnh Tòa Thánh. Trong bài nói chuyện, Đức Giáo Hoàng đã phản ánh dựa trên phương châm của Benin: Tình liên đới huynh đệ, Công lý, Lao Động.
Ngài đã khuyến khích những ai "làm việc trong công tác xây dựng xã hội hãy xây dựng trên Công lý và hòa bình, trong việc nhìn nhận các quyền lợi của tất cả mọi thành phần dân tộc."
Đức Thánh Cha nói "Sự thực hành một lý tưởng như vậy cần sự hợp nhất yêu thương, bác ái trong công lý và sự đánh giá cao lao động," cái mà ngài đã gọi là "một bản tóm tắt thực sự hiến pháp của một dân tộc với những lý tưởng nhân văn cao cả"
Ngài nói tiếp "Nó là sự thực hiện và đồng thời cũng góp phần vào sự đoàn kết thống nhất hơn với các quốc gia khác"
Đức Benedict nhận thấy rằng tình liên đới huynh đệ "là điều kiện tiên quyết cho sự hòa bình của xã hội và là một yếu tố của tính toàn vẹn không thể thiếu của việc thăng tiến con người"
"Một diễn tả cụ thể về phẩm giá bình đẳng của tất cả mọi công dân, tình liên đới là một nguyên tắc nền tảng chủ yếu và một giá trị đạo đức cơ bản cho sự phát triển của một xã hội được nuôi dưỡng thực sự, như nó cho phép đánh giá cao tất cả tính nhân văn và tinh thần tiềm ẩn"
Đức Giáo Hoàng tiếp: "Tình liên đới huynh đệ cũng phải dẫn tới việc theo đuổi công lý, người thiếu vắng nó thì luôn luôn là nguyên nhân của các vụ căng thẳng xã hội và đưa tới một số những hậu quả nguy hại."
Cũng trong tham chiếu về sự cần thiết của sự công bằng, ngài cảnh báo rằng "Việc theo đuổi lợi nhuận cá nhân gây phương hại đến thiện ích chung là một điều xấu xa làm xói mòn các tổ chức thiện nguyện công cộng, cái cũng làm cản trở sự phát triển toàn diện của con người." Ngài nói.
Đức Thánh Cha khẳng định "Các nhân tố chính trị, kinh tế và xã hội của một quốc gia hình thành 'lương tâm cẩn trọng' của nó, cái bảo vệ cho sự trong suốt trong cấu trúc của nó và luân thường đạo lý làm sinh động cuộc sống của toàn thể xã hội, họ phải điểu chỉnh lại."
"Công bằng luôn luôn đi đôi với tình liên đới. Nó là một yếu tố của tính hiệu quả và cân bằng xã hội"
Vị trí thứ nhất
Với sự quan tâm đến lao động, đức Benedict XVI gọi nó là ưu tiên trước nhất cho sự phát triển của xã hội: "(lao động) là tồn tại với thực tại nhân sinh, dựa vào đó mà con người được nhìn nhận một cách đầy đủ nhờ lao động của mình."
"Sự yêu mến lao động làm con người nên cao thượng và tạo ra sự cộng sinh giữa con người với nhau, cũng như giữa con người với các thành phần khác của công trình sáng tạo."
Giữa những giá trị của di sản Benin, đức Thánh Cha cũng lưu ý đến sự tôn trọng đặc tính thiêng liêng của sự sống. Ngài chỉ ra rằng những giá trị đó "sẽ là một sự hỗ đỡ vô cùng quý giá để tái khẳng định chắc chắn tính đồng nhất và ơn gọi của nó."
Từ sáng sớm, ông đại sứ của quốc gia phi châu đã đọc bài diễn văn chào mừng đức Giáo Hoàng, trong đó ông đã dành vài lời tưởng nhớ về Đức cố Hồng y Bernardin Gantin, người gốc Benin, người qua đời cách đây hai năm."
Đức Thánh Cha Benedict XVI sau đó đã nhắc đến đức cố hồng y như là "một vận động viên xây dựng những cây cầu giữa các nền văn hóa và các châu lục," và nói tiếp gương mẫu của đức cố hồng y là một sự hứng khởi cho nhiều người tại Benin, đặc biệt là các bạn trẻ."
Đức Giáo Hoàng nói "Vị trí của ngài trong trong Giáo Hội, cho các thành phần của nó, sẽ truyền hứng khởi cho nhiều nam nữ trong Giáo Hội đưa đến một sự phục vụ quảng đại và liên tục cho công ích vĩ đại hơn cho đất nước mến yêu của các bạn, nơi sang năm sẽ tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 150 công cuộc truyền giáo,"
Đức thánh cha cũng nhấn mạnh đến "sự tuyệt vời của các mối quan hệ tồn tại giữa Cộng hòa Benin và Tòa Thánh, và sự quan tâm sâu sắc mà người Benin có với "Giáo hội Công Giáo."
Ngài khuyến khích người Công Giáo Benin "hơn bao giờ hết trở thành nhân chứng đích thực của niềm tin và của tình yêu thương liên đời mà Đức Ki-tô tỏ ra cho chúng ta," và ngài cũng đã nhìn nhận sự nỗ lực của chính phủ "làm củng cố thêm các mối quan hệ trong sự tôn trọng và quý mến nhau giữa các xưng thú lỗi lầm tôn giáo của đất nước các bạn."
Ngài thêm "Tự do tôn giáo không thể nhưng đóng góp làm giàu cho nền tự do và cỗ võ cho sự phát triển."
Đất nước Benin ở Tây Phi có dân số là 9 triệu người, trong đó có 27% là Công Giáo, 24% là Hồi Giáo, và 15% là các tín hữu không Công Giáo.
Top Stories
Archbishop Gomez analyzes future of Hispanics in US Catholic Church
Catholic News Agency
14:00 30/05/2010
Los Angeles, Calif., May 28, 2010 / 06:02 am (CNA).- As he prepares to lead the largest archdiocese in the United States, Archbishop Jose Gomez, spoke with CNA in an exclusive interview addressing the role of Hispanics in the U.S. Catholic Church.
The full text of the interview can be read below:
CNA: What is your own background?
Archbishop Gomez: I grew up in Monterrey, Mexico. My father was a medical doctor in Monterrey. My mother was raised in San Antonio, Texas, where she completed high school. She also went to college in Mexico City, and although she completed her course, my mother married my father instead of graduating. Education was always very important in my family.
I am both an American citizen and an immigrant, born and raised in Monterrey, Mexico. Some of my ancestors were in what’s now Texas, since 1805. (At that time it was still under Spanish rule.) I’ve always had family and friends on both sides of the border.
CNA: As the next Archbishop of Los Angeles, you will be the most prominent Hispanic prelate in the Catholic Church in the United States. What is your view of the state of Catholicism among U.S. Hispanics?
Gomez: The number of Hispanics self-identifying as Catholics has declined from nearly 100 percent in just two decades, while the number who describe themselves as Protestant has nearly doubled, and the number saying they have “no religion” has also doubled.
I’m not a big believer in polls about religious beliefs and practice. But in this case the polls reflect pastoral experience on the ground.
CNA: What questions do you see as key for Catholic ministry to U.S. Hispanics?
Gomez: As Hispanics become more and more successful, more and more assimilated into the American mainstream, will they keep the faith? Will they stay Catholic or will they drift away—to Protestant denominations, to some variety of vague spirituality, or to no religion at all?
Will they live by the Church’s teachings and promote and defend these teachings in the public square? Or will their Catholicism simply become a kind of “cultural” background, a personality trait, a part of their upbringing that shapes their perspective on the world but compels no allegiance or devotion to the Church?
Hispanic ministry should mean only one thing—bringing Hispanic people to the encounter with Jesus Christ in his Church.
All our pastoral plans and programs presume that we are trying to serve Christ and his Gospel. But we can no longer simply presume Christ. We must make sure we are proclaiming him.
We should thank God every day many times for the good things we have been given. But we also need to give thanks to God through service, through works of mercy and love.
CNA: What is the most serious problem Hispanic Catholics face in the U.S.?
Gomez: The dominant culture in the United States, which is aggressively, even militantly secularized. This is a subject that unfortunately doesn’t get much attention at all in discussions about the future of Hispanic ministry. But it’s time that we change that.
“Practical atheism” has become the de facto state religion in America. The price of participation in our economic, political, and social life is that we essentially have to agree to conduct ourselves as if God does not exist. Religion in the U.S. is something we do on Sundays or in our families, but is not allowed to have any influence on what we do the rest of the week.
This is all very strange for a country that was founded by Christians—in fact by Hispanic Catholics. Indeed, in San Antonio, the Gospel was being preached in Spanish and Holy Mass was being celebrated by Hispanics before George Washington was born.
CNA: You have said these secularizing forces put even more pressure on Hispanics and other immigrant groups. Why?
Gomez: Because immigrants already face severe demands to “fit in,” to downplay what is culturally and religiously distinct about them; to prove that they are “real” Americans, too. We might feel subtle pressures to blend in, to assimilate, to downplay our heritage and our distinctive identities as Catholics and Hispanics.
I believe that in God’s plan, the new Hispanic presence is to advance our country’s spiritual renewal. To restore the promise of America’s youth. In this renewed encounter with Hispanic faith and culture, I believe God wants America to rediscover values it has lost sight of—the importance of religion, family, friendship, community, and the culture of life.
CNA: What are other challenges facing Hispanics in the U.S.?
Gomez: In our Hispanic ministries, we must understand that we are preaching the Good News to the poor. The second and third generation of Hispanics are much better educated, much more fluent in the dominant language, and are living at a higher economic standard of living than the first generation.
But still about one-quarter of all Hispanics, no matter what generation, are living below the poverty line. Combine that with high school drop-out rates of about 22 percent, and a dramatic rise in the number of Hispanic children being raised in single-parent homes—both strong indicators of future poverty—and I worry that we may be ministering to a permanent Hispanic underclass.
We have moral and social problems too. Our people have some of the highest rates of teen pregnancy, abortion, and out-of-wedlock births, of any ethnic group in the country. These are things we don’t talk about enough. But we cannot write these issues off as just “conservative issues.”
To my mind, these are serious “justice” issues. If we want justice for our young people, if we want what God wants for them, then we need to find ways to teach our young people virtue, self-discipline, and personal responsibility.
CNA: What do you tell Latino leaders?
Gomez: Don’t be intimidated by the truths of our faith. They are a gift from God. Let these truths touch your heart and change your life.
You should own copies of the Compendium of the Catechism of the Catholic Church and the Compendium of the Social Doctrine of the Church. If you spend a few minutes each day reading these books and also reading from the Gospel, you will notice a change. You will look at the world and your own lives with new eyes.
“Be proud of your heritage! Deepen your sense of your Hispanic identity, the traditions and customs of our ancestors!” I tell them. “But you are Catholics. And ‘catholic’ means universal. That means you can’t define yourself —nor can you let society define you—solely by your ethnic identity. You are called to be leaders—not only in the Hispanic community, but in every area of our culture and society.”
As Catholic leaders and as Hispanics, we must reclaim this culture for God.
Being a leader means, first of all, accepting Jesus Christ as the ruler of your life. The martyrs of Mexico all lived—and died—with these words on their lips: Viva Cristo Rey! (“May Christ the King live!”) To be true leaders, the living Christ must be your king.
CNA: What is the role of the Church in the political debate over immigration?
Gomez: The Church is not a political party or interest group. It is not the Church’s primary task to fight political battles or to be engaged in debates over specific policies. This task belongs to the laity.
The Church’s interest in immigration is not a recent development. It doesn’t grow out of any political or partisan agenda. No. It is a part of our original religious identity as Catholics, as Christians. We must defend the immigrant if we are to be worthy of the name Catholic.
For bishops and priests, our job as pastors is to help form our peoples’ consciences, especially those who work in the business community and in government. We need to instill in our people a greater sense of their civic duty to work for reforms in a system that denies human dignity to so many.
While we forcefully defend the rights of immigrants, we must also remind them of their duties under Catholic social teaching. Chief among these duties is the obligation to respect the laws of their new country.
We need to help ensure that these newcomers become true Americans while preserving their own distinctive identity and culture, in which religion, family, friendship, community, and the culture of life are important values.
I’m not a politician. I’m a pastor of souls. And as a pastor I believe the situation that’s developed today is bad for the souls of Americans. There is too much anger. Too much resentment. Too much fear. Too much hate. It’s eating people up.
In this volatile debate, the Church must be a voice of compassion, reason, and moral principle.
The Church has an important role to play in promoting forgiveness and reconciliation on this issue. We must work so that justice and mercy, not anger and resentment, are the motives behind our response to illegal immigration.
CNA: How should Catholics respond to immigration?
Gomez: Unfortunately anti-immigrant sentiment and anti-Hispanic bias is a problem today, even among our fellow Catholics. I don’t want to over-dramatize the situation. But we do need to be honest and recognize that racial prejudice is a driving factor behind a lot of our political conversation about immigration.
In the bitter debates of recent years, I have been alarmed by the indifference of so many of our people to Catholic teaching and to the concrete demands of Christian charity.
It is not only the racism, xenophobia, and scapegoating. These are signs of a more troubling reality. Many of our Catholic people no longer see the foreigners sojourning among them as brothers and sisters. To listen to the rhetoric in the U.S. and elsewhere it is as if the immigrant is not a person, but only a thief or a terrorist or a simple work-animal.
We can never forget that Jesus himself and his family were migrants. They were forced into Egypt by the bad policies of a bad government. This was to show us Christ’s solidarity with refugees, displaced persons, and immigrants—in every time and in every place.
We all know these words of Jesus: “For I was a stranger and you welcomed me. . . As you did it to one of the least of these my brethren, you did it to me” (Matt. 25:35, 40). We need to restore the truth that the love of God and the love of neighbor have been forever joined in the teaching—and in the person—of Jesus Christ.
Many of these new laws on immigration are harsh and punitive. The law should not be used to scare people, to invade their homes and work-sites, to break up families.
I would like to see a moratorium on new state and local legislation. And, as the U.S. bishops recently called for, I would like to see an end to federal work-site enforcement raids.
The bottom line is that as long as workers can earn more in one hour in the U.S. than they can earn in a day or a week in Mexico and elsewhere in Latin America, they will continue to migrate to this country. Immigration has to do with peoples’ rights to share in the goods they need to secure their livelihoods.
We need to come together and find a solution to the complicated economic, national security, and legal issues raised by immigration.
CNA: But how would you respond to those angered by illegal immigration? Shouldn’t those in the country illegally face punishment?
Gomez: As we stress the Church’s moral principles, we need to be more sensitive to people’s fears. The opponents of immigration are also people of faith.
They are afraid. And their fears are legitimate.
The fact is that millions of immigrants are here in blatant violation of U.S. law. This makes law-abiding Americans angry. And it should.
We have to make sure that our laws are fair and understandable. At the same time, we have to insist that our laws be respected and enforced. Those who violate our laws have to be punished.
The question is how? What punishments are proper and just? I think, from a moral standpoint, we’re forced to conclude that deporting immigrants who break our laws is too severe a penalty.
Now, this doesn’t mean we shouldn’t enforce the laws. It means we need to find more suitable penalties. I would suggest that intensive, long-term community service would be a far more constructive solution than deportation. This would build communities rather than tear them apart. And it would serve to better integrate the immigrants into the social and moral fabric of America.
(Source: http://www.catholicnewsagency.com/news/archbishop-gomez-analyzes-future-of-hispanics-in-us-catholic-church/?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+catholicnewsagency%2Fdailynews+%28CNA+Daily+News%29)
The full text of the interview can be read below:
CNA: What is your own background?
Coadjutor Archbishop of Los Angeles Jose Gomez |
I am both an American citizen and an immigrant, born and raised in Monterrey, Mexico. Some of my ancestors were in what’s now Texas, since 1805. (At that time it was still under Spanish rule.) I’ve always had family and friends on both sides of the border.
CNA: As the next Archbishop of Los Angeles, you will be the most prominent Hispanic prelate in the Catholic Church in the United States. What is your view of the state of Catholicism among U.S. Hispanics?
Gomez: The number of Hispanics self-identifying as Catholics has declined from nearly 100 percent in just two decades, while the number who describe themselves as Protestant has nearly doubled, and the number saying they have “no religion” has also doubled.
I’m not a big believer in polls about religious beliefs and practice. But in this case the polls reflect pastoral experience on the ground.
CNA: What questions do you see as key for Catholic ministry to U.S. Hispanics?
Gomez: As Hispanics become more and more successful, more and more assimilated into the American mainstream, will they keep the faith? Will they stay Catholic or will they drift away—to Protestant denominations, to some variety of vague spirituality, or to no religion at all?
Will they live by the Church’s teachings and promote and defend these teachings in the public square? Or will their Catholicism simply become a kind of “cultural” background, a personality trait, a part of their upbringing that shapes their perspective on the world but compels no allegiance or devotion to the Church?
Hispanic ministry should mean only one thing—bringing Hispanic people to the encounter with Jesus Christ in his Church.
All our pastoral plans and programs presume that we are trying to serve Christ and his Gospel. But we can no longer simply presume Christ. We must make sure we are proclaiming him.
We should thank God every day many times for the good things we have been given. But we also need to give thanks to God through service, through works of mercy and love.
CNA: What is the most serious problem Hispanic Catholics face in the U.S.?
Gomez: The dominant culture in the United States, which is aggressively, even militantly secularized. This is a subject that unfortunately doesn’t get much attention at all in discussions about the future of Hispanic ministry. But it’s time that we change that.
“Practical atheism” has become the de facto state religion in America. The price of participation in our economic, political, and social life is that we essentially have to agree to conduct ourselves as if God does not exist. Religion in the U.S. is something we do on Sundays or in our families, but is not allowed to have any influence on what we do the rest of the week.
This is all very strange for a country that was founded by Christians—in fact by Hispanic Catholics. Indeed, in San Antonio, the Gospel was being preached in Spanish and Holy Mass was being celebrated by Hispanics before George Washington was born.
CNA: You have said these secularizing forces put even more pressure on Hispanics and other immigrant groups. Why?
Gomez: Because immigrants already face severe demands to “fit in,” to downplay what is culturally and religiously distinct about them; to prove that they are “real” Americans, too. We might feel subtle pressures to blend in, to assimilate, to downplay our heritage and our distinctive identities as Catholics and Hispanics.
I believe that in God’s plan, the new Hispanic presence is to advance our country’s spiritual renewal. To restore the promise of America’s youth. In this renewed encounter with Hispanic faith and culture, I believe God wants America to rediscover values it has lost sight of—the importance of religion, family, friendship, community, and the culture of life.
CNA: What are other challenges facing Hispanics in the U.S.?
Gomez: In our Hispanic ministries, we must understand that we are preaching the Good News to the poor. The second and third generation of Hispanics are much better educated, much more fluent in the dominant language, and are living at a higher economic standard of living than the first generation.
But still about one-quarter of all Hispanics, no matter what generation, are living below the poverty line. Combine that with high school drop-out rates of about 22 percent, and a dramatic rise in the number of Hispanic children being raised in single-parent homes—both strong indicators of future poverty—and I worry that we may be ministering to a permanent Hispanic underclass.
We have moral and social problems too. Our people have some of the highest rates of teen pregnancy, abortion, and out-of-wedlock births, of any ethnic group in the country. These are things we don’t talk about enough. But we cannot write these issues off as just “conservative issues.”
To my mind, these are serious “justice” issues. If we want justice for our young people, if we want what God wants for them, then we need to find ways to teach our young people virtue, self-discipline, and personal responsibility.
CNA: What do you tell Latino leaders?
Gomez: Don’t be intimidated by the truths of our faith. They are a gift from God. Let these truths touch your heart and change your life.
You should own copies of the Compendium of the Catechism of the Catholic Church and the Compendium of the Social Doctrine of the Church. If you spend a few minutes each day reading these books and also reading from the Gospel, you will notice a change. You will look at the world and your own lives with new eyes.
“Be proud of your heritage! Deepen your sense of your Hispanic identity, the traditions and customs of our ancestors!” I tell them. “But you are Catholics. And ‘catholic’ means universal. That means you can’t define yourself —nor can you let society define you—solely by your ethnic identity. You are called to be leaders—not only in the Hispanic community, but in every area of our culture and society.”
As Catholic leaders and as Hispanics, we must reclaim this culture for God.
Being a leader means, first of all, accepting Jesus Christ as the ruler of your life. The martyrs of Mexico all lived—and died—with these words on their lips: Viva Cristo Rey! (“May Christ the King live!”) To be true leaders, the living Christ must be your king.
CNA: What is the role of the Church in the political debate over immigration?
Gomez: The Church is not a political party or interest group. It is not the Church’s primary task to fight political battles or to be engaged in debates over specific policies. This task belongs to the laity.
The Church’s interest in immigration is not a recent development. It doesn’t grow out of any political or partisan agenda. No. It is a part of our original religious identity as Catholics, as Christians. We must defend the immigrant if we are to be worthy of the name Catholic.
For bishops and priests, our job as pastors is to help form our peoples’ consciences, especially those who work in the business community and in government. We need to instill in our people a greater sense of their civic duty to work for reforms in a system that denies human dignity to so many.
While we forcefully defend the rights of immigrants, we must also remind them of their duties under Catholic social teaching. Chief among these duties is the obligation to respect the laws of their new country.
We need to help ensure that these newcomers become true Americans while preserving their own distinctive identity and culture, in which religion, family, friendship, community, and the culture of life are important values.
I’m not a politician. I’m a pastor of souls. And as a pastor I believe the situation that’s developed today is bad for the souls of Americans. There is too much anger. Too much resentment. Too much fear. Too much hate. It’s eating people up.
In this volatile debate, the Church must be a voice of compassion, reason, and moral principle.
The Church has an important role to play in promoting forgiveness and reconciliation on this issue. We must work so that justice and mercy, not anger and resentment, are the motives behind our response to illegal immigration.
CNA: How should Catholics respond to immigration?
Gomez: Unfortunately anti-immigrant sentiment and anti-Hispanic bias is a problem today, even among our fellow Catholics. I don’t want to over-dramatize the situation. But we do need to be honest and recognize that racial prejudice is a driving factor behind a lot of our political conversation about immigration.
In the bitter debates of recent years, I have been alarmed by the indifference of so many of our people to Catholic teaching and to the concrete demands of Christian charity.
It is not only the racism, xenophobia, and scapegoating. These are signs of a more troubling reality. Many of our Catholic people no longer see the foreigners sojourning among them as brothers and sisters. To listen to the rhetoric in the U.S. and elsewhere it is as if the immigrant is not a person, but only a thief or a terrorist or a simple work-animal.
We can never forget that Jesus himself and his family were migrants. They were forced into Egypt by the bad policies of a bad government. This was to show us Christ’s solidarity with refugees, displaced persons, and immigrants—in every time and in every place.
We all know these words of Jesus: “For I was a stranger and you welcomed me. . . As you did it to one of the least of these my brethren, you did it to me” (Matt. 25:35, 40). We need to restore the truth that the love of God and the love of neighbor have been forever joined in the teaching—and in the person—of Jesus Christ.
Many of these new laws on immigration are harsh and punitive. The law should not be used to scare people, to invade their homes and work-sites, to break up families.
I would like to see a moratorium on new state and local legislation. And, as the U.S. bishops recently called for, I would like to see an end to federal work-site enforcement raids.
The bottom line is that as long as workers can earn more in one hour in the U.S. than they can earn in a day or a week in Mexico and elsewhere in Latin America, they will continue to migrate to this country. Immigration has to do with peoples’ rights to share in the goods they need to secure their livelihoods.
We need to come together and find a solution to the complicated economic, national security, and legal issues raised by immigration.
CNA: But how would you respond to those angered by illegal immigration? Shouldn’t those in the country illegally face punishment?
Gomez: As we stress the Church’s moral principles, we need to be more sensitive to people’s fears. The opponents of immigration are also people of faith.
They are afraid. And their fears are legitimate.
The fact is that millions of immigrants are here in blatant violation of U.S. law. This makes law-abiding Americans angry. And it should.
We have to make sure that our laws are fair and understandable. At the same time, we have to insist that our laws be respected and enforced. Those who violate our laws have to be punished.
The question is how? What punishments are proper and just? I think, from a moral standpoint, we’re forced to conclude that deporting immigrants who break our laws is too severe a penalty.
Now, this doesn’t mean we shouldn’t enforce the laws. It means we need to find more suitable penalties. I would suggest that intensive, long-term community service would be a far more constructive solution than deportation. This would build communities rather than tear them apart. And it would serve to better integrate the immigrants into the social and moral fabric of America.
(Source: http://www.catholicnewsagency.com/news/archbishop-gomez-analyzes-future-of-hispanics-in-us-catholic-church/?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+catholicnewsagency%2Fdailynews+%28CNA+Daily+News%29)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Hạnh Thông Tây, Gò Vấp khánh thành nhà sinh hoạt, giáo lý
Nguyễn Quang Ngọc
08:16 30/05/2010
Thánh Lễ Tạ Ơn, Khánh Thành Nhà Sinh Hoạt – Phụng Vụ – Giáo Lý Tại Giáo xứ Hạnh Thông
Sài Gòn, sáng nay thứ bảy vào lúc 09h30 ngày 29 tháng 05 năm 2010, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã đến dâng Thánh Lễ Tạ Ơn – Khánh Thành Nhà Sinh Hoạt, Phụng Vụ, Giáo Lý tại Giáo xứ Hạnh Thông Tây Hạt Gò Vấp (số 53/7 Quang Trung Phường 11 Quận Gò Vấp) cùng đồng tế còn có sự hiện diện của Cha Chánh xứ Clêmentê Lê Minh Trung, Cha Phụ Tá Giuse Vũ Văn Quyên, Cha Quản Hạt, Quý Cha tiền nhiệm, Quý Cha, Quý tu sĩ nam nữ, Quý vị ân nhân, Quý quan khách xa gần, cùng toàn thể Cộng đoàn Dân Chúa.
Bài dẫn Lễ hôm nay, nói lên nỗi vui mừng và lòng tạ ơn Thiên Chúa của toàn thể Giáo xứ Hạnh Thông Tây như sau:
Kính Thưa cộng đoàn,
Hôm nay là ngày đoàn tụ, hân hoan, và cũng là ngày hồng phúc cho Giáo xứ Hạnh Thông Tây, vì từ lâu lắm rồi Giáo xứ Hạnh Thông Tây chúng ta chưa có một ngày hội quan trọng như hôm nay. Chúng ta vui mừng họp nhau nơi Ngôi nhà mới này để cùng dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ tri ân vì biết bao hồng ân mà Thiên Chúa đã ban xuống cho Cộng đoàn Dân Chúa nơi đây, đặc biệt là qua sự quan phòng, yêu thương, Chúa đã ban cho công trình xây dựng Ngôi nhà Sinh Hoạt Phụng Vụ – Giáo lý của Giáo xứ chúng ta được hoàn thành tốt đẹp và khánh thành trong Năm Thánh 2010 này. Từ nay Cộng đoàn Giáo xứ Hạnh Thông Tây chúng ta có thêm một nơi thoáng mát, rộng rãi để tham dự Thánh Lễ, học Giáo lý và hội họp.
Xem hình khánh thành nhà sinh hoạt
Thánh Đường là Nhà Chúa là nơi Chúa hiện diện ở giữa Dân Ngài, là nơi mà Cộng đoàn Dân Chúa quy tụ lại trong tình hợp nhất, yêu thương để thờ phượng, cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa qua việc cử hành phụng vụ, và lắng nghe Lời Chúa. Tùy hoàn cảnh và nhu cầu, và trong chừng mực nào đó, Nhà Sinh Hoạt Phụng Vụ – Giáo lý cũng rất quan trọng cho một Giáo xứ như Hạnh Thông Tây chúng ta. Nhà Sinh Hoạt Phụng vụ – Giáo lý cũng là nơi toàn thể Dân Chúa trong họ đạo quy tụ lại để tham dự phụng vụ và là nơi Cộng đoàn Dân Chúa gặp gỡ, hội họp, học hỏi Lời Chúa và tập sống gắn kết với nhau trong tình hiệp nhất yêu thương hầu xây dựng Hội Thánh Chúa ngay tại nơi đây.
Để có được Ngôi nhà Sinh Hoạt Phụng vụ – Giáo lý như hiện nay, trước hết là do Lòng Chúa Xót Thương ban cho, qua sáng kiến, ưu tư và phát động mời gọi của Cha sở thân yêu của chúng ta, cùng với sự đồng tâm nhất trí của mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo xứ, đặc biệt là sự quan tâm của các bậc cao niên lão thành, các cựu quới chức, và quan trọng hơn nữa là sự góp nhặt những hy sinh nhỏ bé của từng người trong Giáo xứ gần 2 năm qua, cùng sự giúp đỡ của quý ân nhân xa gần vì lòng mến yêu Nhà Chúa, yêu mến Giáo xứ Hạnh Thông Tây này.
Trong Thánh Lễ khánh thành Nhà Sinh Hoạt Phụng vụ – Giáo lý hôm nay, chúng ta hãy hiệp lời cầu xin Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót ban muôn ơn lành xuống trên những ai đã góp công, góp của, góp lời cầu nguyện để Ngôi Nhà Sinh Phụng vụ – Giáo lý được hoàn thành.
Đúng 09h15, đoàn đồng tế từ trong Nhà Thờ tiến đến trước sân Nhà Sinh Hoạt, Đức Hồng Y, Cha Hạt Trưởng, Cha sở cắt băng Khánh Thành Nhà Sinh Hoạt. Sau đó, Đức Hồng Y mở băng vải bia đá “Dấu ấn Năm Thánh – Kỷ niệm Khánh Thành Nhà Sinh Hoạt 29.05.2010) trong tiếng vỗ tay hân hoan vui mừng của Cộng đoàn, với tiếng nhạc hoàng tráng của ban kèn đồng hòa lẫn những chùm bong bóng đủ màu sắc bay lên bầu trời Hạnh Thông Tây như báo hiệu tin vui được loan báo khắp nơi.
Trước Thánh Lễ, Cha Chánh xứ Clêmente ngỏ lời chào Đức Hồng Y, Quý Cha, Cộng đoàn và vắn tắt về công trình xây dựng vừa hoàn thành.
Sau lời chào của Cha Chánh xứ, Đức Hồng Y làm dấu Thánh giá cử hành Nghi thức làm phép Nhà Sinh Hoạt Phụng Vụ – Giáo lý:
1. Lời mời gọi của Đức Hồng Y.
2. Đức Hồng Y đọc lời nguyện làm phép.
3. Đức Hồng Y rảy Nước Thánh trên bàn thờ, Cung Thánh và xung quanh Nhà Hội.
Trong bài giảng, Đức Hồng Y Gioan Baotixita đã chia sẽ: hôm nay anh chị em quy tụ nơi đây đã tạ ơn Chúa, đặc biệt Chúa đã thương anh chị em, cụ thể ơn cho anh chị em, ơn đức tin, ơn đức mến, ơn đức cậy, và qua ơn đức tin, đức mến, đức cậy anh chị em đã xây dựng một công trình cho mọi người sống trong Giáo xứ Hạnh Thông Tây này, mà cũng là cho con cháu và thế hệ mai sau của anh chị em, anh chị em làm được điều đó, anh chị em cảm thấy đó là nhờ ơn Chúa thương, do đó anh chị em tạ ơn Chúa. Nhưng mà Chúa thương anh chị em không phải chỉ để cất Ngôi nhà này thôi, Chúa yêu thương anh chị em, anh chị em cảm thấy điều đó, để anh chị em biết yêu thương đồng bào, đồng loại của mình, để yêu thương người khác, đó là cách tạ ơn Chúa, cách đáp trả lại tình thương của Chúa, đẹp lòng Chúa nhất.
Sau lời nguyện kết Lễ, đại diện Cộng đoàn Giáo xứ Hạnh Thông Tây dâng lời cảm tạ tri ân:
Trọng kính Đức Hồng Y Gioan Baotixita Tổng Giám Mục Sài Gòn. Kính thưa Cha quản hạt và quý Cha tiền nhiệm, kính thưa Cha sở Cha phụ tá và quý Cha cùng quý tu sĩ, quý vị ân nhân, quý quan khách xa gần cùng toàn thể Cộng đoàn Dân Chúa.
Trước hết con xin đại diện cho Cộng đoàn Dân Chúa Giáo xứ Hạnh Thông Tây xin kính dâng lên Đức Hồng Y lời cám ơn chân thành và lòng biết ơn sâu xa của Cộng đoàn Dân Chúa chúng con.
Cách đây chưa đầy 2 năm, chính trên mảnh đất này, chỉ toàn là những cây bạch đàn đan xen trong những mảnh cỏ với đất cát sỏi đá, mùa nắng thì khô cằn, mùa mưa thì lầy lội, trong khi Cộng đoàn tham dự Thánh Lễ phải đội nắng đụt mưa và các em thiếu nhi thiếu chỗ sinh hoạt học tập Giáo lý, các lễ hội phải tổ chức trong các điều kiện thiếu thốn. Chính vì thế ước mong phải có Nhà Hội khang trang, rộng lớn ngõ hầu đáp ứng được những nhu cầu ấy mỗi ngày mỗi thôi thúc. Qua gần 2 năm cầu nguyện – khát khao và hy vọng – nhờ sự bảo trợ của Thánh Cả Giuse và Đức Mẹ Maria ngôi Nhà Sinh hoạt Phụng vụ – Giáo lý của Giáo xứ Hạnh Thông Tây chúng con đã hoàn thành và hôm nay Dân Chúa hoan hỷ tham dự Thánh Lễ Khánh Thành trong tâm tình tạ ơn sốt mến. Sự quan tâm chỉ đạo khích lệ và những lời cầu nguyện của Đức Hồng y đã giúp cho Cộng đoàn chúng con hiệp nhất hơn, yêu thương hơn để cùng chung một tấm lòng quy tụ chung quanh Cha sở và hôm nay lòng Thương Xót Chúa đổ muôn ơn xuống cho Cộng đoàn chúng con. Hơn nữa sự hiện diện của Đức Hồng Y trong Thánh Lễ khánh thành này còn là một hồng ân lớn lao mà Chúa ban cho Giáo xứ chúng con, vì khởi đi từ đây một ngôi Nhà Hội được hình thành xứng đáng, để cộng đoàn Dân Chúa sinh hoạt và phụng vụ – Cộng đoàn chúng con xin hết lòng cảm tạ Đức Hồng Y.
Chúng con xin cám ơn Cha quản hạt và quý Cha – quý tu sĩ đã cầu nguyện, khích lệ và hiện diện cùng hiệp dâng Thánh Lễ đồng tế hôm nay. Để cùng mừng vui với Giáo xứ chúng con.
Cộng đoàn chúng con hằng biết ơn quý Cha tiền nhiệm, và quý Cha đã từng giúp các công việc mục vụ nơi đây, quý Cha đã hy sinh biết bao công sức để dìu dắt đời sống đạo của Dân Chúa và gìn giữ nhà Chúa để ngày nay Giáo xứ tiếp tục công việc mở mang và phát triển họ đạo. Cộng đoàn chúng con xin chân thành cám ơn quý Cha.
Cộng đoàn chúng tôi xin cám ơn quý vị ân nhân và quý khách xa gần, quý vị đã thể hiện tấm lòng vì Nhà Chúa, mến yêu Giáo Hội và yêu thương Cộng đoàn nơi đây, đã nâng đỡ và quảng đại giúp sức cho chúng tôi về tinh thần cũng như vật chất. Sự hiện diện của quý vị ân nhân và quý khách trong Thánh Lễ khánh thành này đã nói tình hiệp thông giữa các con cái Chúa ở khắp mọi nơi, và chúng tôi cảm nhận được rằng này đến lượt mình cũng phải biết chia sẻ với anh chị em. Một lần nữa Cộng đoàn chúng tôi xin ghi ơn quý vị ân nhân và quý khách.
Chúng tôi cũng xin gởi lời cảm ơn nồng nàn đến tất cả mọi thành phần Dân Chúa của Giáo xứ Hạnh Thông Tây yêu này, chính những lời cầu nguyện, những đóng góp hy sinh dù có nhỏ nhoi, thầm lặng nhưng hết sức bền bỉ và chứa chan lòng mến của từng Giáo khu, từng gia đình, từng cá nhân đã thấu đến Chúa vì Chúa đã xót thương Dân Ngài. Một lần nữa chúng tôi xin cảm ơn toàn thể Cộng đoàn Dân Chúa đã đến hiệp thông và giúp đỡ ban tổ chức chúng tôi trong mọi mặt để Lễ khánh thành được tổ chức tốt đẹp.
Và cuối cùng, Cộng đoàn chúng con xin phép Đức Hồng Y, quý Cha, quý tu sĩ và quý khách cho chúng con đôi lời với Cha Sở Clêmentê thân yêu.
Kính thưa Cha sở Clêmentê.
Giờ đây hiện diện trong ngôi Nhà Hội mới này, chúng con biết lòng Cha đang rất vui, Cha vui vì từ đây đoàn con cái Cha có thêm một Ngôi Nhà mới nguy nga, bề thế để sinh hoạt và phụng vụ cũng như tổ chức các lễ hội, Cha vui vì Cha đã làm được một việc tốt đẹp cho Giáo Hội cho đoàn chiên mà Cha được trao phó để chăm lo săn sóc. Chúng con biết rằng Cha còn ấp ủ nhiều chương trình, nhiều việc lớn lao hữu ích nữa để mỗi ngày, mỗi thời gian qua đi, Dân Chúa càng cảm nhận được Chúa đang yêu thương và đồng hành với mình. Chúng con cám ơn Cha vì công trình Nhà Hội này cùng với đường Kiệu xung quanh và 15 chặng đàng Thánh Giá còn là dấu ấn đặc biệt của năm Thánh hồng ân này. Dấu ấn của Cha chắc chắn rằng sẽ hiện diện lâu dài nơi Giáo xứ Hạnh Thông Tây này.
Tiếp đến, Đức Hồng Y trao bằng Chúc lành của Đức Thánh Cha cho Cha sở và đại diện Cộng đoàn Dân Chúa Hạnh Thông Tây.
Cuối Thánh Lễ, Đức Hồng Y, Quý Cha, Quý Thầy, Quý Dì và Quý khách dùng bữa cơm thân tình chia sẻ niềm vui với Giáo xứ.
Sơ Lược Giáo xứ Hạnh Thông Tây
Xứ đạo Hạnh Thông Tây được thành lập năm 1861 do Linh mục Puginier gầy dựng. Ban đầu, chỉ có gia đình ông Phu Ca và một vài người có quyền thế trong ngôi làng nhỏ có tên là Hạnh Thông Tây xin gia nhập đạo. Sau đó, khoảng 400 người ngoại giáo có của cải và nhà cửa trong làng đến xin học đạo, rồi số người càng lúc càng đông. Lúc ấy, chưa có nơi tụ họp nên một số người khá giả đã ưng thuận hiến tặng ngôi đình thờ làng của họ dựng ngôi nhà nguyện. Thế rồi ngôi giáo đường đầu tiên hình thành.
Nhưng ngày xưa, muốn gia nhập đạo thì buộc phải đi học Giáo lý mỗi ngày nên số người hăng hái ban đầu giảm khá nhiều, chỉ còn lại một nửa. Cha Puginnier vẫn kiên nhẫn dạy dỗ cho đến khi họ nhận Bí tích Rửa Tội, Giải Tội, Thêm Sức. Sự yên bình trên quê hương đất nước đã khiến người dân được thoải mái chọn lựa tín ngưỡng cho mình.
Vì nhiều lý do, từ năm 1865 đến năm 1899 Nhà Thờ không có Linh mục ở cùng Giáo dân. Dẫu vậy, trong khoảng thời gian đó vẫn có Linh mục từ Nhà Thờ An Nhơn đi lại để cử hành Thánh Lễ và Ban Bí Tích cho Giáo dân. Quả là đáng tiếc, một họ đạo gồm toàn những người tân tòng mà không có Mục tử ở cùng nên cũng có một số đông người bỏ đạo. Thế nên trong khoảng thời gian nửa thế kỷ, số Giáo dân từ 300 người mới phát triển thành 600 người mà thôi. Có phải ơn gọi Linh mục ngày xưa cần thiết hơn ngày nay hay ơn gọi Mục tử ngày nay quý hơn, vì giữa cuộc sống hiện đại vật chất, nhiều hướng lựa chọn, ai dám dấn thân hy sinh thì quả là quý hiếm.
Thăng trầm theo thời gian, Nhà Thờ đầu tiên do Cha Jourdain xây dựng đã được Cha Tôma Dưỡng xây cất lại, còn Nhà Thờ Hạnh Thông Tây hiện nay được xây vào năm 1921 dưới thời Linh mục Matthêu Hồ Tấn Đức làm Cha sở (1921-1939). Đây là một di tích Tôn Giáo vừa cổ kính vừa độc đáo. Nhà Thờ được xây dựng trên diện tích 560m2, chiều cao là 20m. Ban đầu tháp chuông có hình tháp nhọn nhưng vì đây là vùng có nhiều máy bay quân sự bay qua nên cơ sở Hàng không Đông Dương tại Sài Gòn đã xin Đức Giám mục J.Cassaigne cho hạ thấp tháp chuông Nhà Thờ Hạnh Thông Tây theo văn thư đề ngày 29.10.1953, từ đó tháp chuông có hình vuông.
Bên trong Nhà Thờ được trang trí bằng đá và gỗ quý, màu sắc hài hòa và thanh nhã vì đều là bằng cẩm thạch. Mặt bàn thờ là một khối cẩm thạch màu trắng nhưng các chi tiết trạm trổ chung quanh lại là cẩm thạch vàng, có ánh sáng chiếu vào, chúng ánh lên một màu vàng óng. Trần Nhà Thờ được đúc hình vòm cung có phết nhũ vàng, trên cùng là hình ảnh Chúa Giêsu đang trăn trối trên Thánh Giá, nên quanh đó có Đức Mẹ, Thánh Gioan, mấy người phụ nữ và lính canh.
Ngày trước, việc an táng các vị ân nhân trong Nhà Thờ là hàm ý cộng đoàn biết ơn vị ấy nên không ai ngạc nhiên khi thấy bên cánh trái Nhà Thờ là mộ phần ông Denis Lê Phát An, người dâng cúng đất, toàn bộ chi phí xây dựng và đồ dùng trong Thánh Đường (Ông là con ông Lê Phát An, tức là Huyện Sĩ, là cháu chắt của Thánh Tử đạo Matthêu Lê Văn Gẫm); bên cánh phải Nhà Thờ là mộ phần của người vợ là bà Anna Trần Thị Thơ, cả hai mộ đều làm bằng cẩm thạch Ý với việc điêu khắc kỳ công.
Thật đáng quý một ngôi Thánh Đường chứa đựng chiều dài thời gian và cả hành trình đức tin của người Giáo dân cùng Gò Vấp này.
Sài Gòn, sáng nay thứ bảy vào lúc 09h30 ngày 29 tháng 05 năm 2010, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã đến dâng Thánh Lễ Tạ Ơn – Khánh Thành Nhà Sinh Hoạt, Phụng Vụ, Giáo Lý tại Giáo xứ Hạnh Thông Tây Hạt Gò Vấp (số 53/7 Quang Trung Phường 11 Quận Gò Vấp) cùng đồng tế còn có sự hiện diện của Cha Chánh xứ Clêmentê Lê Minh Trung, Cha Phụ Tá Giuse Vũ Văn Quyên, Cha Quản Hạt, Quý Cha tiền nhiệm, Quý Cha, Quý tu sĩ nam nữ, Quý vị ân nhân, Quý quan khách xa gần, cùng toàn thể Cộng đoàn Dân Chúa.
Bài dẫn Lễ hôm nay, nói lên nỗi vui mừng và lòng tạ ơn Thiên Chúa của toàn thể Giáo xứ Hạnh Thông Tây như sau:
Kính Thưa cộng đoàn,
Hôm nay là ngày đoàn tụ, hân hoan, và cũng là ngày hồng phúc cho Giáo xứ Hạnh Thông Tây, vì từ lâu lắm rồi Giáo xứ Hạnh Thông Tây chúng ta chưa có một ngày hội quan trọng như hôm nay. Chúng ta vui mừng họp nhau nơi Ngôi nhà mới này để cùng dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ tri ân vì biết bao hồng ân mà Thiên Chúa đã ban xuống cho Cộng đoàn Dân Chúa nơi đây, đặc biệt là qua sự quan phòng, yêu thương, Chúa đã ban cho công trình xây dựng Ngôi nhà Sinh Hoạt Phụng Vụ – Giáo lý của Giáo xứ chúng ta được hoàn thành tốt đẹp và khánh thành trong Năm Thánh 2010 này. Từ nay Cộng đoàn Giáo xứ Hạnh Thông Tây chúng ta có thêm một nơi thoáng mát, rộng rãi để tham dự Thánh Lễ, học Giáo lý và hội họp.
Xem hình khánh thành nhà sinh hoạt
Thánh Đường là Nhà Chúa là nơi Chúa hiện diện ở giữa Dân Ngài, là nơi mà Cộng đoàn Dân Chúa quy tụ lại trong tình hợp nhất, yêu thương để thờ phượng, cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa qua việc cử hành phụng vụ, và lắng nghe Lời Chúa. Tùy hoàn cảnh và nhu cầu, và trong chừng mực nào đó, Nhà Sinh Hoạt Phụng Vụ – Giáo lý cũng rất quan trọng cho một Giáo xứ như Hạnh Thông Tây chúng ta. Nhà Sinh Hoạt Phụng vụ – Giáo lý cũng là nơi toàn thể Dân Chúa trong họ đạo quy tụ lại để tham dự phụng vụ và là nơi Cộng đoàn Dân Chúa gặp gỡ, hội họp, học hỏi Lời Chúa và tập sống gắn kết với nhau trong tình hiệp nhất yêu thương hầu xây dựng Hội Thánh Chúa ngay tại nơi đây.
Để có được Ngôi nhà Sinh Hoạt Phụng vụ – Giáo lý như hiện nay, trước hết là do Lòng Chúa Xót Thương ban cho, qua sáng kiến, ưu tư và phát động mời gọi của Cha sở thân yêu của chúng ta, cùng với sự đồng tâm nhất trí của mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo xứ, đặc biệt là sự quan tâm của các bậc cao niên lão thành, các cựu quới chức, và quan trọng hơn nữa là sự góp nhặt những hy sinh nhỏ bé của từng người trong Giáo xứ gần 2 năm qua, cùng sự giúp đỡ của quý ân nhân xa gần vì lòng mến yêu Nhà Chúa, yêu mến Giáo xứ Hạnh Thông Tây này.
Trong Thánh Lễ khánh thành Nhà Sinh Hoạt Phụng vụ – Giáo lý hôm nay, chúng ta hãy hiệp lời cầu xin Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót ban muôn ơn lành xuống trên những ai đã góp công, góp của, góp lời cầu nguyện để Ngôi Nhà Sinh Phụng vụ – Giáo lý được hoàn thành.
Đúng 09h15, đoàn đồng tế từ trong Nhà Thờ tiến đến trước sân Nhà Sinh Hoạt, Đức Hồng Y, Cha Hạt Trưởng, Cha sở cắt băng Khánh Thành Nhà Sinh Hoạt. Sau đó, Đức Hồng Y mở băng vải bia đá “Dấu ấn Năm Thánh – Kỷ niệm Khánh Thành Nhà Sinh Hoạt 29.05.2010) trong tiếng vỗ tay hân hoan vui mừng của Cộng đoàn, với tiếng nhạc hoàng tráng của ban kèn đồng hòa lẫn những chùm bong bóng đủ màu sắc bay lên bầu trời Hạnh Thông Tây như báo hiệu tin vui được loan báo khắp nơi.
Trước Thánh Lễ, Cha Chánh xứ Clêmente ngỏ lời chào Đức Hồng Y, Quý Cha, Cộng đoàn và vắn tắt về công trình xây dựng vừa hoàn thành.
Sau lời chào của Cha Chánh xứ, Đức Hồng Y làm dấu Thánh giá cử hành Nghi thức làm phép Nhà Sinh Hoạt Phụng Vụ – Giáo lý:
1. Lời mời gọi của Đức Hồng Y.
2. Đức Hồng Y đọc lời nguyện làm phép.
3. Đức Hồng Y rảy Nước Thánh trên bàn thờ, Cung Thánh và xung quanh Nhà Hội.
Trong bài giảng, Đức Hồng Y Gioan Baotixita đã chia sẽ: hôm nay anh chị em quy tụ nơi đây đã tạ ơn Chúa, đặc biệt Chúa đã thương anh chị em, cụ thể ơn cho anh chị em, ơn đức tin, ơn đức mến, ơn đức cậy, và qua ơn đức tin, đức mến, đức cậy anh chị em đã xây dựng một công trình cho mọi người sống trong Giáo xứ Hạnh Thông Tây này, mà cũng là cho con cháu và thế hệ mai sau của anh chị em, anh chị em làm được điều đó, anh chị em cảm thấy đó là nhờ ơn Chúa thương, do đó anh chị em tạ ơn Chúa. Nhưng mà Chúa thương anh chị em không phải chỉ để cất Ngôi nhà này thôi, Chúa yêu thương anh chị em, anh chị em cảm thấy điều đó, để anh chị em biết yêu thương đồng bào, đồng loại của mình, để yêu thương người khác, đó là cách tạ ơn Chúa, cách đáp trả lại tình thương của Chúa, đẹp lòng Chúa nhất.
Sau lời nguyện kết Lễ, đại diện Cộng đoàn Giáo xứ Hạnh Thông Tây dâng lời cảm tạ tri ân:
Trọng kính Đức Hồng Y Gioan Baotixita Tổng Giám Mục Sài Gòn. Kính thưa Cha quản hạt và quý Cha tiền nhiệm, kính thưa Cha sở Cha phụ tá và quý Cha cùng quý tu sĩ, quý vị ân nhân, quý quan khách xa gần cùng toàn thể Cộng đoàn Dân Chúa.
Trước hết con xin đại diện cho Cộng đoàn Dân Chúa Giáo xứ Hạnh Thông Tây xin kính dâng lên Đức Hồng Y lời cám ơn chân thành và lòng biết ơn sâu xa của Cộng đoàn Dân Chúa chúng con.
Cách đây chưa đầy 2 năm, chính trên mảnh đất này, chỉ toàn là những cây bạch đàn đan xen trong những mảnh cỏ với đất cát sỏi đá, mùa nắng thì khô cằn, mùa mưa thì lầy lội, trong khi Cộng đoàn tham dự Thánh Lễ phải đội nắng đụt mưa và các em thiếu nhi thiếu chỗ sinh hoạt học tập Giáo lý, các lễ hội phải tổ chức trong các điều kiện thiếu thốn. Chính vì thế ước mong phải có Nhà Hội khang trang, rộng lớn ngõ hầu đáp ứng được những nhu cầu ấy mỗi ngày mỗi thôi thúc. Qua gần 2 năm cầu nguyện – khát khao và hy vọng – nhờ sự bảo trợ của Thánh Cả Giuse và Đức Mẹ Maria ngôi Nhà Sinh hoạt Phụng vụ – Giáo lý của Giáo xứ Hạnh Thông Tây chúng con đã hoàn thành và hôm nay Dân Chúa hoan hỷ tham dự Thánh Lễ Khánh Thành trong tâm tình tạ ơn sốt mến. Sự quan tâm chỉ đạo khích lệ và những lời cầu nguyện của Đức Hồng y đã giúp cho Cộng đoàn chúng con hiệp nhất hơn, yêu thương hơn để cùng chung một tấm lòng quy tụ chung quanh Cha sở và hôm nay lòng Thương Xót Chúa đổ muôn ơn xuống cho Cộng đoàn chúng con. Hơn nữa sự hiện diện của Đức Hồng Y trong Thánh Lễ khánh thành này còn là một hồng ân lớn lao mà Chúa ban cho Giáo xứ chúng con, vì khởi đi từ đây một ngôi Nhà Hội được hình thành xứng đáng, để cộng đoàn Dân Chúa sinh hoạt và phụng vụ – Cộng đoàn chúng con xin hết lòng cảm tạ Đức Hồng Y.
Chúng con xin cám ơn Cha quản hạt và quý Cha – quý tu sĩ đã cầu nguyện, khích lệ và hiện diện cùng hiệp dâng Thánh Lễ đồng tế hôm nay. Để cùng mừng vui với Giáo xứ chúng con.
Cộng đoàn chúng con hằng biết ơn quý Cha tiền nhiệm, và quý Cha đã từng giúp các công việc mục vụ nơi đây, quý Cha đã hy sinh biết bao công sức để dìu dắt đời sống đạo của Dân Chúa và gìn giữ nhà Chúa để ngày nay Giáo xứ tiếp tục công việc mở mang và phát triển họ đạo. Cộng đoàn chúng con xin chân thành cám ơn quý Cha.
Cộng đoàn chúng tôi xin cám ơn quý vị ân nhân và quý khách xa gần, quý vị đã thể hiện tấm lòng vì Nhà Chúa, mến yêu Giáo Hội và yêu thương Cộng đoàn nơi đây, đã nâng đỡ và quảng đại giúp sức cho chúng tôi về tinh thần cũng như vật chất. Sự hiện diện của quý vị ân nhân và quý khách trong Thánh Lễ khánh thành này đã nói tình hiệp thông giữa các con cái Chúa ở khắp mọi nơi, và chúng tôi cảm nhận được rằng này đến lượt mình cũng phải biết chia sẻ với anh chị em. Một lần nữa Cộng đoàn chúng tôi xin ghi ơn quý vị ân nhân và quý khách.
Chúng tôi cũng xin gởi lời cảm ơn nồng nàn đến tất cả mọi thành phần Dân Chúa của Giáo xứ Hạnh Thông Tây yêu này, chính những lời cầu nguyện, những đóng góp hy sinh dù có nhỏ nhoi, thầm lặng nhưng hết sức bền bỉ và chứa chan lòng mến của từng Giáo khu, từng gia đình, từng cá nhân đã thấu đến Chúa vì Chúa đã xót thương Dân Ngài. Một lần nữa chúng tôi xin cảm ơn toàn thể Cộng đoàn Dân Chúa đã đến hiệp thông và giúp đỡ ban tổ chức chúng tôi trong mọi mặt để Lễ khánh thành được tổ chức tốt đẹp.
Và cuối cùng, Cộng đoàn chúng con xin phép Đức Hồng Y, quý Cha, quý tu sĩ và quý khách cho chúng con đôi lời với Cha Sở Clêmentê thân yêu.
Kính thưa Cha sở Clêmentê.
Giờ đây hiện diện trong ngôi Nhà Hội mới này, chúng con biết lòng Cha đang rất vui, Cha vui vì từ đây đoàn con cái Cha có thêm một Ngôi Nhà mới nguy nga, bề thế để sinh hoạt và phụng vụ cũng như tổ chức các lễ hội, Cha vui vì Cha đã làm được một việc tốt đẹp cho Giáo Hội cho đoàn chiên mà Cha được trao phó để chăm lo săn sóc. Chúng con biết rằng Cha còn ấp ủ nhiều chương trình, nhiều việc lớn lao hữu ích nữa để mỗi ngày, mỗi thời gian qua đi, Dân Chúa càng cảm nhận được Chúa đang yêu thương và đồng hành với mình. Chúng con cám ơn Cha vì công trình Nhà Hội này cùng với đường Kiệu xung quanh và 15 chặng đàng Thánh Giá còn là dấu ấn đặc biệt của năm Thánh hồng ân này. Dấu ấn của Cha chắc chắn rằng sẽ hiện diện lâu dài nơi Giáo xứ Hạnh Thông Tây này.
Tiếp đến, Đức Hồng Y trao bằng Chúc lành của Đức Thánh Cha cho Cha sở và đại diện Cộng đoàn Dân Chúa Hạnh Thông Tây.
Cuối Thánh Lễ, Đức Hồng Y, Quý Cha, Quý Thầy, Quý Dì và Quý khách dùng bữa cơm thân tình chia sẻ niềm vui với Giáo xứ.
Sơ Lược Giáo xứ Hạnh Thông Tây
Xứ đạo Hạnh Thông Tây được thành lập năm 1861 do Linh mục Puginier gầy dựng. Ban đầu, chỉ có gia đình ông Phu Ca và một vài người có quyền thế trong ngôi làng nhỏ có tên là Hạnh Thông Tây xin gia nhập đạo. Sau đó, khoảng 400 người ngoại giáo có của cải và nhà cửa trong làng đến xin học đạo, rồi số người càng lúc càng đông. Lúc ấy, chưa có nơi tụ họp nên một số người khá giả đã ưng thuận hiến tặng ngôi đình thờ làng của họ dựng ngôi nhà nguyện. Thế rồi ngôi giáo đường đầu tiên hình thành.
Nhưng ngày xưa, muốn gia nhập đạo thì buộc phải đi học Giáo lý mỗi ngày nên số người hăng hái ban đầu giảm khá nhiều, chỉ còn lại một nửa. Cha Puginnier vẫn kiên nhẫn dạy dỗ cho đến khi họ nhận Bí tích Rửa Tội, Giải Tội, Thêm Sức. Sự yên bình trên quê hương đất nước đã khiến người dân được thoải mái chọn lựa tín ngưỡng cho mình.
Vì nhiều lý do, từ năm 1865 đến năm 1899 Nhà Thờ không có Linh mục ở cùng Giáo dân. Dẫu vậy, trong khoảng thời gian đó vẫn có Linh mục từ Nhà Thờ An Nhơn đi lại để cử hành Thánh Lễ và Ban Bí Tích cho Giáo dân. Quả là đáng tiếc, một họ đạo gồm toàn những người tân tòng mà không có Mục tử ở cùng nên cũng có một số đông người bỏ đạo. Thế nên trong khoảng thời gian nửa thế kỷ, số Giáo dân từ 300 người mới phát triển thành 600 người mà thôi. Có phải ơn gọi Linh mục ngày xưa cần thiết hơn ngày nay hay ơn gọi Mục tử ngày nay quý hơn, vì giữa cuộc sống hiện đại vật chất, nhiều hướng lựa chọn, ai dám dấn thân hy sinh thì quả là quý hiếm.
Thăng trầm theo thời gian, Nhà Thờ đầu tiên do Cha Jourdain xây dựng đã được Cha Tôma Dưỡng xây cất lại, còn Nhà Thờ Hạnh Thông Tây hiện nay được xây vào năm 1921 dưới thời Linh mục Matthêu Hồ Tấn Đức làm Cha sở (1921-1939). Đây là một di tích Tôn Giáo vừa cổ kính vừa độc đáo. Nhà Thờ được xây dựng trên diện tích 560m2, chiều cao là 20m. Ban đầu tháp chuông có hình tháp nhọn nhưng vì đây là vùng có nhiều máy bay quân sự bay qua nên cơ sở Hàng không Đông Dương tại Sài Gòn đã xin Đức Giám mục J.Cassaigne cho hạ thấp tháp chuông Nhà Thờ Hạnh Thông Tây theo văn thư đề ngày 29.10.1953, từ đó tháp chuông có hình vuông.
Bên trong Nhà Thờ được trang trí bằng đá và gỗ quý, màu sắc hài hòa và thanh nhã vì đều là bằng cẩm thạch. Mặt bàn thờ là một khối cẩm thạch màu trắng nhưng các chi tiết trạm trổ chung quanh lại là cẩm thạch vàng, có ánh sáng chiếu vào, chúng ánh lên một màu vàng óng. Trần Nhà Thờ được đúc hình vòm cung có phết nhũ vàng, trên cùng là hình ảnh Chúa Giêsu đang trăn trối trên Thánh Giá, nên quanh đó có Đức Mẹ, Thánh Gioan, mấy người phụ nữ và lính canh.
Ngày trước, việc an táng các vị ân nhân trong Nhà Thờ là hàm ý cộng đoàn biết ơn vị ấy nên không ai ngạc nhiên khi thấy bên cánh trái Nhà Thờ là mộ phần ông Denis Lê Phát An, người dâng cúng đất, toàn bộ chi phí xây dựng và đồ dùng trong Thánh Đường (Ông là con ông Lê Phát An, tức là Huyện Sĩ, là cháu chắt của Thánh Tử đạo Matthêu Lê Văn Gẫm); bên cánh phải Nhà Thờ là mộ phần của người vợ là bà Anna Trần Thị Thơ, cả hai mộ đều làm bằng cẩm thạch Ý với việc điêu khắc kỳ công.
Thật đáng quý một ngôi Thánh Đường chứa đựng chiều dài thời gian và cả hành trình đức tin của người Giáo dân cùng Gò Vấp này.
Thiếu nhi Thánh Thể xứ Tân Phước Sàigòn mừng lễ bổn mạng
Nguyễn Quang Ngọc
08:29 30/05/2010
LỄ CHÚA BA NGÔI QUAN THẦY TNTT GIÁO XỨ TÂN PHƯỚC
Mừng Kính Lễ Chúa Ba Ngôi quan thầy đoàn Thiếu nhi Thánh Thể Giáo xứ Tân Phước, Sáng chủ nhật vào lúc 7h30 ngày 30 tháng 05 năm 2010 xứ đoàn đã tổ chức lễ hội thật long trọng. Trong Thánh Lễ đồng tế mừng Bổn Mạng, các em hân hoan hòa chung với niềm vui của 9 Thiếu Nhi của xứ đoàn mình chính thức gia nhập Hội Thánh Chúa. Các em này đã đến sinh hoạt với đoàn trong nhiều tháng qua để tìm hiểu, nhận biết, tin Chúa, yêu Chúa và hôm nay đón nhận Bí Tích Thanh tẩy để được nhập đoàn con Chúa. Trong đó, có những em là thành viên đầu tiên của gia đình được rửa tội. Hy vọng hạt giống tốt sẽ nảy sinh và phát triển rộng đến các thành viên khác trong gia đình cùng gia nhập Giáo Hội Chúa. Trong bài giảng thật sinh động của Cha Chánh xứ Giuse cùng những video clip minh họa để giúp các em biết về mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi, các em tham gia trả lời các câu hỏi của Cha Giuse thật rõ ràng mạch lạc.
Xem hình mừng lễ bổn mạng
Sau Thánh Lễ là phần hội thật tưng bừng, nhộn nhịp. Các em được nhận phần quà, thức ăn, nước uống và các phiếu tham gia các trò chơi sôi động do các anh chị Huynh Trưởng đã chuẩn bị từ những ngày trước. Từ những trò chơi dân gian như là thảy cổ vịt, cổ chai, vớt cá, đập lon, ném vòng, nhảy sạp, đi cầu khỉ đến những trò chơi hiện đại: nhảy theo nhạc Audition…
Để có được những cuộc vui này phải kể đến tâm huyết và lòng yêu trẻ của hai Cha Giuse, các vị ân nhân tài trợ vật chất và công sức của các Huynh Trưởng. Mong rằng những lễ hội này như tiếp thêm lửa cho các em. Cầu chúc các em hăng say hơn trong việc tham dự các lớp Giáo lý để ngày càng biết Chúa, tin Chúa, yêu Chúa và biến đổi cuộc đời ngày càng nên người và nên Thánh.
Mừng Kính Lễ Chúa Ba Ngôi quan thầy đoàn Thiếu nhi Thánh Thể Giáo xứ Tân Phước, Sáng chủ nhật vào lúc 7h30 ngày 30 tháng 05 năm 2010 xứ đoàn đã tổ chức lễ hội thật long trọng. Trong Thánh Lễ đồng tế mừng Bổn Mạng, các em hân hoan hòa chung với niềm vui của 9 Thiếu Nhi của xứ đoàn mình chính thức gia nhập Hội Thánh Chúa. Các em này đã đến sinh hoạt với đoàn trong nhiều tháng qua để tìm hiểu, nhận biết, tin Chúa, yêu Chúa và hôm nay đón nhận Bí Tích Thanh tẩy để được nhập đoàn con Chúa. Trong đó, có những em là thành viên đầu tiên của gia đình được rửa tội. Hy vọng hạt giống tốt sẽ nảy sinh và phát triển rộng đến các thành viên khác trong gia đình cùng gia nhập Giáo Hội Chúa. Trong bài giảng thật sinh động của Cha Chánh xứ Giuse cùng những video clip minh họa để giúp các em biết về mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi, các em tham gia trả lời các câu hỏi của Cha Giuse thật rõ ràng mạch lạc.
Xem hình mừng lễ bổn mạng
Sau Thánh Lễ là phần hội thật tưng bừng, nhộn nhịp. Các em được nhận phần quà, thức ăn, nước uống và các phiếu tham gia các trò chơi sôi động do các anh chị Huynh Trưởng đã chuẩn bị từ những ngày trước. Từ những trò chơi dân gian như là thảy cổ vịt, cổ chai, vớt cá, đập lon, ném vòng, nhảy sạp, đi cầu khỉ đến những trò chơi hiện đại: nhảy theo nhạc Audition…
Để có được những cuộc vui này phải kể đến tâm huyết và lòng yêu trẻ của hai Cha Giuse, các vị ân nhân tài trợ vật chất và công sức của các Huynh Trưởng. Mong rằng những lễ hội này như tiếp thêm lửa cho các em. Cầu chúc các em hăng say hơn trong việc tham dự các lớp Giáo lý để ngày càng biết Chúa, tin Chúa, yêu Chúa và biến đổi cuộc đời ngày càng nên người và nên Thánh.
CĐCGVN TGP Sydney Mừng Kính Ngày Thánh Mẫu
Diệp Hải Dung
08:37 30/05/2010
CĐCGVN TGP Sydney Mừng Kính Ngày Thánh Mẫu
Sáng Chúa Nhật 30/05/2010 thời tiết tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney rất là đẹp. Ban Thường Vụ và Ban Mục Vụ Trung Tâm quyết định dựng Lễ đài trước tượng đài Đức Mẹ để dâng Thánh lễ mừng kính Ngày Thánh Mẫu với chủ đề Mẹ Là Nguồn Cậy Trông.
Xem hình ngày Thánh Mẫu
Đúng 2 giờ chiều rất đông đảo mọi người trong Cộng Đồng đã đến Trung Tâm tập trung trước tượng đài Đức Mẹ và sau 3 hồi Chiêng Trống cổ truyền khai mạc giờ đền tạ Đức Mẹ, quý Cha và mọi nguời nguyện cầu xin Mẹ ban ơn chúc lành cho Gia Đình, cho Cộng Đồng và cho Giáo Hội Việt Nam. Sau đó quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Mai Đào Hiền và Cha Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Cha Tuyên úy Trưởng ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người và Cha mời gọi mọi người hôm nay cùng hiệp ý cầu nguyện cho Cha Cố Dominic Nguyễn Văn Đồi, Ngài đã có công sáng lập Trung Tâm và đã gắn bó với Trung Tâm suốt những thánh năm dài và cũng xin mọi người cầu nguyện cho Thầy Phó tế Đặng Đình Nên đang cấm phòng để chuẩn bị lãnh nhận thiên chức Linh Mục vào ngày 11/06/2010 sắp tới.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney ngỏ lời chào mừng cám ơn mọi người đã đến Trung Tâm tham dự mừng kính Ngày Thánh Mẫu. Qua dự báo thời tiết thì hôm nay sẽ có mưa bão, nhưng trời hôm nay rất đẹp nên Ban Thường Vụ và Ban Mục Vụ Trung Tâm dựng ngay Lễ đài trước tượng đài Đức Mẹ để đền tạ và dâng Thánh lễ mừng kính Ngày Thánh Mẫu. Đáng lẽ ra chúng tôi sẽ đặt lên bệ đài những tượng của Chặng Đàng Thánh Giá để mọi người nhìn ngắm nhưng vì thời tiết suốt trong tuần lễ này mưa gió nên chúng tôi phải đình hoãn lại và cũng nhân dịp này chúng tôi thông báo công trình xây dựng Lễ đài và 14 Chặng Đàng Thánh Giá sẽ hoàn thành vào tháng 10/2010.
Cha Tuyên úy Trưởng cũng ngỏ lời cám ơn Ban Thường Vụ và Ban Mục Vụ Trung Tâm đã bỏ công sức dựng Lễ đài tại đây để mọi người cùng tham dự Thánh lễ. Dự trù Thánh lễ sẽ cử hành tại hội trường Trung Tâm với thời tiết mưa gió. Cha cũng cám ơn Ca đoàn Monica hát rất hay tạo cho mọi người thêm phần sốt sắng trong Thánh lễ. Thánh lễ kết thúc mọi người cùng thăm viếng công trình xây dựng Lễ đài và 14 Chặng Đàng Thánh Giá. Diệp Hải Dung
Sáng Chúa Nhật 30/05/2010 thời tiết tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney rất là đẹp. Ban Thường Vụ và Ban Mục Vụ Trung Tâm quyết định dựng Lễ đài trước tượng đài Đức Mẹ để dâng Thánh lễ mừng kính Ngày Thánh Mẫu với chủ đề Mẹ Là Nguồn Cậy Trông.
Xem hình ngày Thánh Mẫu
Đúng 2 giờ chiều rất đông đảo mọi người trong Cộng Đồng đã đến Trung Tâm tập trung trước tượng đài Đức Mẹ và sau 3 hồi Chiêng Trống cổ truyền khai mạc giờ đền tạ Đức Mẹ, quý Cha và mọi nguời nguyện cầu xin Mẹ ban ơn chúc lành cho Gia Đình, cho Cộng Đồng và cho Giáo Hội Việt Nam. Sau đó quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Mai Đào Hiền và Cha Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Cha Tuyên úy Trưởng ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người và Cha mời gọi mọi người hôm nay cùng hiệp ý cầu nguyện cho Cha Cố Dominic Nguyễn Văn Đồi, Ngài đã có công sáng lập Trung Tâm và đã gắn bó với Trung Tâm suốt những thánh năm dài và cũng xin mọi người cầu nguyện cho Thầy Phó tế Đặng Đình Nên đang cấm phòng để chuẩn bị lãnh nhận thiên chức Linh Mục vào ngày 11/06/2010 sắp tới.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney ngỏ lời chào mừng cám ơn mọi người đã đến Trung Tâm tham dự mừng kính Ngày Thánh Mẫu. Qua dự báo thời tiết thì hôm nay sẽ có mưa bão, nhưng trời hôm nay rất đẹp nên Ban Thường Vụ và Ban Mục Vụ Trung Tâm dựng ngay Lễ đài trước tượng đài Đức Mẹ để đền tạ và dâng Thánh lễ mừng kính Ngày Thánh Mẫu. Đáng lẽ ra chúng tôi sẽ đặt lên bệ đài những tượng của Chặng Đàng Thánh Giá để mọi người nhìn ngắm nhưng vì thời tiết suốt trong tuần lễ này mưa gió nên chúng tôi phải đình hoãn lại và cũng nhân dịp này chúng tôi thông báo công trình xây dựng Lễ đài và 14 Chặng Đàng Thánh Giá sẽ hoàn thành vào tháng 10/2010.
Cha Tuyên úy Trưởng cũng ngỏ lời cám ơn Ban Thường Vụ và Ban Mục Vụ Trung Tâm đã bỏ công sức dựng Lễ đài tại đây để mọi người cùng tham dự Thánh lễ. Dự trù Thánh lễ sẽ cử hành tại hội trường Trung Tâm với thời tiết mưa gió. Cha cũng cám ơn Ca đoàn Monica hát rất hay tạo cho mọi người thêm phần sốt sắng trong Thánh lễ. Thánh lễ kết thúc mọi người cùng thăm viếng công trình xây dựng Lễ đài và 14 Chặng Đàng Thánh Giá. Diệp Hải Dung
Lễ mừng 50 năm linh mục, 10 năm Giám mục và thượng thọ 80 năm Đức Cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh
Paul Maria
11:31 30/05/2010
ĐÀ NẴNG- Sau Tuần Tam Nhật ( 27,28,29/5/2010 ) tất cả các Giáo xứ, các Cộng Đoàn khắp Giáo phận Đà Nẵng đã tổ chức cầu nguyện đặc biệt cho Đức Cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh, hôm nay, Chúa nhật lễ Chúa Ba Ngôi, Giáo phận dâng Thánh lễ Tạ ơn mừng 50 năm Linh Mục, 10 năm Giám Mục và 80 năm cuộc sống của Đức Cha Phaolô Tịnh tại Nhà thờ Chính Tòa.
Hình ảnh Lễ mừng Đức Cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh
Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Phaolô Tịnh chủ sự. Đồng tế với Ngài có Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Cha Giám đốc ĐCV Xuân Bích Huế, Quý Cha nguyên Tổng Đại Diện cùng hơn 50 Cha trong và ngoài Giáo phận.
Mặc dầu gặp thời tiết nắng nóng oi bức của Miền Trung, nhưng rất đông Giáo dân đã không quản ngại để về tham dự Thánh lễ Tạ ơn chiều nay.
Đặc biệt có sự hiện diện đầy khả ái và yêu thương của Đức Cha FX. Nguyễn Quang Sách và bà con thân thuộc của Đức Cha Phaolô Tịnh
Trong phần Dẫn lễ, Cha Bônaventura Mai Thái - Phụ trách Phụng Vụ của Giáo phận đã nói:
" Cộng đoàn Phụng vụ quý mến,
Tác giả Thánh Vịnh, khi suy niệm về đời người, đã cất lời khẩn nguyện: " Lạy Chúa, xin cho con biết đếm tháng ngày con được sống".
Trân trọng năm tháng cuộc đời mình, để biết rằng mọi sự đều do bởi Chúa và tất cả đều là Hồng ân.
Cùng quy tụ nhau nơi đây, bên các Vị Chủ Chăn đáng kính, Đức Cha Giuse Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng, Đức Cha Giuse Giám Mục Giáo phận Phát Diệm, và đặc biệt là Đức Cha Phaolô Tịnh khả ái, chúng ta cùng dâng lời tạ ơn Chúa với Đức Cha vì hồng ân 80 năm cuộc sống, 50 năm sống đời Linh Mục Thừa tác và 10 được chọn làm Giám Mục của Chúa Kitô.
Đức Cha Phaolô sinh ngày 30 tháng 5 năm 1930 tại phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình.
Là người con út của Ông Bà Cố Phêrô Nguyễn Văn Thừa và Maria Nguyễn Thị Nhiên.
Khởi đầu đời sống Ơn gọi tại Tiểu Chủng viện Ba Làng, Thanh Hóa.
Đức Cha đã theo học các Đại Chủng viện Vĩnh Long và Thị Nghè do các Linh Mục Xuân Bích giảng dạy từ năm 1954 đến 1960.
Ngày 31/5/1960, Đức Cha được truyền chức Linh Mục do Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền và sau đó Ngài gia nhập Tu Hội Xuân Bích, chọn sứ mạng đào tạo huấn luyện chủng sinh làm hoạt động Tông đồ của đời Linh Mục.
Sau khi du học ở Pháp về, Ngài làm giáo sư Đại Chủng viện Xuân Bích Nha Trang và Huế.
Năm 1970, Ngài làm Giám đốc Tiểu Chủng viện Gioan Đà Nẵng.
Năm 1987, Ngài làm Quản xứ An Hải.
Sau khi tái lập Đại chủng viện Huế năm 1994, Ngài được bổ nhiệm làm Giám đốc.
Ngày 3-/6/2000, Tòa Thánh bổ nhiệm Ngài làm Giám Mục Phó Gp Đà Nẵng và ngày 06/11/2000, Đức Cha Phaolô Tịnh nhậm chức Giám Mục Chính Tòa Đà Nẵng kế vị Đức Cha Phanxicô Xaviê.
Ngày 13/5/2006, Tòa Thánh chấp nhận cho Ngài nghỉ hưu ở độ tuổi 75 theo Giáo luật.
Hợp ý cùng Đức Cha Phaolô Tịnh trong thánh lễ hôm nay.
Khấn xin Chúa Ba Ngôi chí Thánh tiếp tục đổ tràn tâm hồn và đời sống Đức Cha ơn An Bình và Thánh Đức, để Ngài tiếp tục " Khiêm Tốn Phục Vụ " Thiên Chúa và Hội Thánh Người.
Chia sẻ đầu Thánh lễ, Đức Cha Phaolô Tịnh đã nói:
" Xin chân thành cám ơn Đức Cha Giáo phận, Đức Cha Phát Diệm, Đức Cha Phanxicô Xaviê, Quý Cha đã tổ chức Thánh lễ Tạ ơn hôm nay.
Thành thật mà nói, cá nhân tôi không thích những dịp tổ chức to lớn thế này... Là Linh Mục, tôi sống Thiên chức này mãi mãi cho đến khi nhắm mắt. Là Giám Mục, tôi luôn vì Giáo phận và hằng gắn kết với Anh Em Linh Mục của mình. Bởi đó, Thánh lễ hôm nay được dâng để cầu nguyện cho Giáo phận Đà Nẵng, cách đặc biệt cho Đức Cha Giuse. Xin Chúa ban ơn để Đức Cha khi kế vị các Đức Cha Tiền nhiệm, luôn gắn bó, liên kết với Anh Em Linh Mục và cộng đoàn Giáo phận để xây dựng Giáo phận tiến bước bền vững..."
Trong lời chúc mừng cuối Thánh lễ, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri đã tâm tình:
" Nếu xét Giáo phận theo Thần học và Giáo luật, thì con là người đứng đầu Giáo phận này. Nhưng nếu xét Giáo phận như là một gia đình, thì con chỉ là con cháu đối với Quý Đức Cha, là người anh em trong đại gia đình Giáo phận.
Cuộc tập họp của Giáo phận hôm nay mang tính cách gia đình. Vì thế, con mạn phép được đại diện cho Anh Em Linh Mục, anh chị Em Tu sĩ nam nữ, các Chủng sinh và cộng đồng Dân Chúa để được nói lên những lời chúc mừng và tâm tình của chúng con đối với Đức Cha Phaolô Tịnh, nguyên Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng, nhân kỷ niệm 10 thụ phong Giám Mục, 50 năm Linh Mục và 80 cuộc đời.
Kính thưa Đức Cha,
Trong 80 năm cuộc đời, Đức Cha đã cống hiến cho Giáo phận Đà Nẵng này đúng 40 năm, từ khi Đức Cha làm Giám đốc Tiểu Chủng viện Thánh Gioan Đà Nẵng, bản thân con lúc ấy còn là một chú học trò lớp 7. Như vậy, đúng phân nửa tuổi đời của Đức Cha đã gắn kết với Giáo phận này với biết bao trăn trở, buồn vui như một nhà giáo dục, một Quản xứ, một Đại diện Giám Mục, rồi một Giám Mục thực thụ. Và những năm hưu dưỡng sau một đời phục vụ, Đức Cha vẫn chọn Đà Nẵng này làm quê hương. Chúng con xin cùng Đức Cha tạ ơn Chúa vì 80 năm Người đã cho Đức Cha vào đời làm người và làm người có ích cho Giáo Hội cho đến hôm nay.
Rồi 50 năm Linh Mục.
Đây là một hồng phúc quá lớn lao vì không phải Linh Mục nào cũng có thể đạt tới. Ở tuổi 50 của đời Linh Mục, Đức Cha vẫn còn có thể sốt sắng dâng Thánh lễ mỗi ngày để xây dựng Mầu nhiệm Hội Thánh, cho dù là trong phòng riêng của mình. Đức Cha vẫn có thể thỉnh thoảng lặn lội miền ngược miền xuôi để thăm viếng và ban Bí tích cho Giáo dân, ủy lạo những người nghèo khổ, trợ giúp những người xấu số bần cùng. Đức Cha thật là mẫu gương đặc biệt cho anh em Linh Mục chúng con sống đời linh Mục hôm nay. Chúng con xin được chúc mừng và tạ ơn Chúa cùng với Đức Cha.
Và mới đó mà hôm nay Đức Cha đã 10 năm thụ phong Giám Mục, từ Năm Thánh 2000 đến Năm Thánh 2010 này. Chúng con không quên được gương can đảm và tinh thần sẵn sàng quãng đại của Đức Cha khi can đảm chấp nhận trọng trách Giám Mục nặng nề ở tuổi " thất thập cổ lai hy " và đã chứng tỏ đức độ quản trị của Đức Cha dù chỉ trong thời gian 6 năm vắn vỏi. Chúng con là " hậu sinh " mà không " khả úy ", khi tiếp nhận cơ đồ quá lớn lao mà Đức Cha để lại cho Giáo phận. Nhưng thật may mắn vì Chúa vẫn để Đức Cha ở bên cạnh chúng con, để chúng con cậy dựa nương nhờ.
Chúng con xin chúc mừng Đức Cha, chúc mừng Hồng ân cao cả mà Đức Cha đã đón nhận từ Thiên Chúa và những ơn cả đức dày Đức Cha đã để lại cho Giáo phận Đà Nẵng này.
Đại diện gia đình Giáo phận, Giáo dân, Tu sĩ, Linh Mục, Giám Mục, chúng con xin dâng lên Đức Cha những món quà mọn nói lên tâm tình quý mến và lòng biết ơn của chúng con hôm nay, xin Đức Cha vui nhận... "
Trước khi Đức Cha Phaolô Tịnh ban phép lành, Đức Giám Mục Phát Diệm cũng nói lên lời cảm tạ Chúa và chúc mừng Đức Cha Phaolô Tịnh, một người con của quê hương Phát Diệm. Đức Cha Giuse cũng thân ái mời bà con Giáo dân Đà Nẵng ra Phát Diệm kính viếng và thăm Nhà Thờ đá nổi tiếng xưa nay...
Sau Thánh lễ, Quý Cha và khách mời đã cùng Quý Đức Cha tham dự bữa cơm thân mật mừng Đức Cha Phaolô Tịnh do Tòa Giám Mục chiêu đãi.
Một Thánh lễ sốt sắng, đầm ấm và đầy ắp tình mến của hằng ngàn tấm lòng thân thiết, yêu thương.
Hình ảnh Lễ mừng Đức Cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh
Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Phaolô Tịnh chủ sự. Đồng tế với Ngài có Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Cha Giám đốc ĐCV Xuân Bích Huế, Quý Cha nguyên Tổng Đại Diện cùng hơn 50 Cha trong và ngoài Giáo phận.
Mặc dầu gặp thời tiết nắng nóng oi bức của Miền Trung, nhưng rất đông Giáo dân đã không quản ngại để về tham dự Thánh lễ Tạ ơn chiều nay.
Đặc biệt có sự hiện diện đầy khả ái và yêu thương của Đức Cha FX. Nguyễn Quang Sách và bà con thân thuộc của Đức Cha Phaolô Tịnh
Trong phần Dẫn lễ, Cha Bônaventura Mai Thái - Phụ trách Phụng Vụ của Giáo phận đã nói:
" Cộng đoàn Phụng vụ quý mến,
Tác giả Thánh Vịnh, khi suy niệm về đời người, đã cất lời khẩn nguyện: " Lạy Chúa, xin cho con biết đếm tháng ngày con được sống".
Trân trọng năm tháng cuộc đời mình, để biết rằng mọi sự đều do bởi Chúa và tất cả đều là Hồng ân.
Cùng quy tụ nhau nơi đây, bên các Vị Chủ Chăn đáng kính, Đức Cha Giuse Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng, Đức Cha Giuse Giám Mục Giáo phận Phát Diệm, và đặc biệt là Đức Cha Phaolô Tịnh khả ái, chúng ta cùng dâng lời tạ ơn Chúa với Đức Cha vì hồng ân 80 năm cuộc sống, 50 năm sống đời Linh Mục Thừa tác và 10 được chọn làm Giám Mục của Chúa Kitô.
Đức Cha Phaolô sinh ngày 30 tháng 5 năm 1930 tại phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình.
Là người con út của Ông Bà Cố Phêrô Nguyễn Văn Thừa và Maria Nguyễn Thị Nhiên.
Khởi đầu đời sống Ơn gọi tại Tiểu Chủng viện Ba Làng, Thanh Hóa.
Đức Cha đã theo học các Đại Chủng viện Vĩnh Long và Thị Nghè do các Linh Mục Xuân Bích giảng dạy từ năm 1954 đến 1960.
Ngày 31/5/1960, Đức Cha được truyền chức Linh Mục do Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền và sau đó Ngài gia nhập Tu Hội Xuân Bích, chọn sứ mạng đào tạo huấn luyện chủng sinh làm hoạt động Tông đồ của đời Linh Mục.
Sau khi du học ở Pháp về, Ngài làm giáo sư Đại Chủng viện Xuân Bích Nha Trang và Huế.
Năm 1970, Ngài làm Giám đốc Tiểu Chủng viện Gioan Đà Nẵng.
Năm 1987, Ngài làm Quản xứ An Hải.
Sau khi tái lập Đại chủng viện Huế năm 1994, Ngài được bổ nhiệm làm Giám đốc.
Ngày 3-/6/2000, Tòa Thánh bổ nhiệm Ngài làm Giám Mục Phó Gp Đà Nẵng và ngày 06/11/2000, Đức Cha Phaolô Tịnh nhậm chức Giám Mục Chính Tòa Đà Nẵng kế vị Đức Cha Phanxicô Xaviê.
Ngày 13/5/2006, Tòa Thánh chấp nhận cho Ngài nghỉ hưu ở độ tuổi 75 theo Giáo luật.
Hợp ý cùng Đức Cha Phaolô Tịnh trong thánh lễ hôm nay.
Khấn xin Chúa Ba Ngôi chí Thánh tiếp tục đổ tràn tâm hồn và đời sống Đức Cha ơn An Bình và Thánh Đức, để Ngài tiếp tục " Khiêm Tốn Phục Vụ " Thiên Chúa và Hội Thánh Người.
Chia sẻ đầu Thánh lễ, Đức Cha Phaolô Tịnh đã nói:
" Xin chân thành cám ơn Đức Cha Giáo phận, Đức Cha Phát Diệm, Đức Cha Phanxicô Xaviê, Quý Cha đã tổ chức Thánh lễ Tạ ơn hôm nay.
Thành thật mà nói, cá nhân tôi không thích những dịp tổ chức to lớn thế này... Là Linh Mục, tôi sống Thiên chức này mãi mãi cho đến khi nhắm mắt. Là Giám Mục, tôi luôn vì Giáo phận và hằng gắn kết với Anh Em Linh Mục của mình. Bởi đó, Thánh lễ hôm nay được dâng để cầu nguyện cho Giáo phận Đà Nẵng, cách đặc biệt cho Đức Cha Giuse. Xin Chúa ban ơn để Đức Cha khi kế vị các Đức Cha Tiền nhiệm, luôn gắn bó, liên kết với Anh Em Linh Mục và cộng đoàn Giáo phận để xây dựng Giáo phận tiến bước bền vững..."
Trong lời chúc mừng cuối Thánh lễ, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri đã tâm tình:
" Nếu xét Giáo phận theo Thần học và Giáo luật, thì con là người đứng đầu Giáo phận này. Nhưng nếu xét Giáo phận như là một gia đình, thì con chỉ là con cháu đối với Quý Đức Cha, là người anh em trong đại gia đình Giáo phận.
Cuộc tập họp của Giáo phận hôm nay mang tính cách gia đình. Vì thế, con mạn phép được đại diện cho Anh Em Linh Mục, anh chị Em Tu sĩ nam nữ, các Chủng sinh và cộng đồng Dân Chúa để được nói lên những lời chúc mừng và tâm tình của chúng con đối với Đức Cha Phaolô Tịnh, nguyên Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng, nhân kỷ niệm 10 thụ phong Giám Mục, 50 năm Linh Mục và 80 cuộc đời.
Kính thưa Đức Cha,
Trong 80 năm cuộc đời, Đức Cha đã cống hiến cho Giáo phận Đà Nẵng này đúng 40 năm, từ khi Đức Cha làm Giám đốc Tiểu Chủng viện Thánh Gioan Đà Nẵng, bản thân con lúc ấy còn là một chú học trò lớp 7. Như vậy, đúng phân nửa tuổi đời của Đức Cha đã gắn kết với Giáo phận này với biết bao trăn trở, buồn vui như một nhà giáo dục, một Quản xứ, một Đại diện Giám Mục, rồi một Giám Mục thực thụ. Và những năm hưu dưỡng sau một đời phục vụ, Đức Cha vẫn chọn Đà Nẵng này làm quê hương. Chúng con xin cùng Đức Cha tạ ơn Chúa vì 80 năm Người đã cho Đức Cha vào đời làm người và làm người có ích cho Giáo Hội cho đến hôm nay.
Rồi 50 năm Linh Mục.
Đây là một hồng phúc quá lớn lao vì không phải Linh Mục nào cũng có thể đạt tới. Ở tuổi 50 của đời Linh Mục, Đức Cha vẫn còn có thể sốt sắng dâng Thánh lễ mỗi ngày để xây dựng Mầu nhiệm Hội Thánh, cho dù là trong phòng riêng của mình. Đức Cha vẫn có thể thỉnh thoảng lặn lội miền ngược miền xuôi để thăm viếng và ban Bí tích cho Giáo dân, ủy lạo những người nghèo khổ, trợ giúp những người xấu số bần cùng. Đức Cha thật là mẫu gương đặc biệt cho anh em Linh Mục chúng con sống đời linh Mục hôm nay. Chúng con xin được chúc mừng và tạ ơn Chúa cùng với Đức Cha.
Và mới đó mà hôm nay Đức Cha đã 10 năm thụ phong Giám Mục, từ Năm Thánh 2000 đến Năm Thánh 2010 này. Chúng con không quên được gương can đảm và tinh thần sẵn sàng quãng đại của Đức Cha khi can đảm chấp nhận trọng trách Giám Mục nặng nề ở tuổi " thất thập cổ lai hy " và đã chứng tỏ đức độ quản trị của Đức Cha dù chỉ trong thời gian 6 năm vắn vỏi. Chúng con là " hậu sinh " mà không " khả úy ", khi tiếp nhận cơ đồ quá lớn lao mà Đức Cha để lại cho Giáo phận. Nhưng thật may mắn vì Chúa vẫn để Đức Cha ở bên cạnh chúng con, để chúng con cậy dựa nương nhờ.
Chúng con xin chúc mừng Đức Cha, chúc mừng Hồng ân cao cả mà Đức Cha đã đón nhận từ Thiên Chúa và những ơn cả đức dày Đức Cha đã để lại cho Giáo phận Đà Nẵng này.
Đại diện gia đình Giáo phận, Giáo dân, Tu sĩ, Linh Mục, Giám Mục, chúng con xin dâng lên Đức Cha những món quà mọn nói lên tâm tình quý mến và lòng biết ơn của chúng con hôm nay, xin Đức Cha vui nhận... "
Trước khi Đức Cha Phaolô Tịnh ban phép lành, Đức Giám Mục Phát Diệm cũng nói lên lời cảm tạ Chúa và chúc mừng Đức Cha Phaolô Tịnh, một người con của quê hương Phát Diệm. Đức Cha Giuse cũng thân ái mời bà con Giáo dân Đà Nẵng ra Phát Diệm kính viếng và thăm Nhà Thờ đá nổi tiếng xưa nay...
Sau Thánh lễ, Quý Cha và khách mời đã cùng Quý Đức Cha tham dự bữa cơm thân mật mừng Đức Cha Phaolô Tịnh do Tòa Giám Mục chiêu đãi.
Một Thánh lễ sốt sắng, đầm ấm và đầy ắp tình mến của hằng ngàn tấm lòng thân thiết, yêu thương.
Giáo Xứ Paris học hỏi và cử hành Năm Thánh 2010: Bài 4: Đạo Công Giáo trưởng thành thế nào ở Việt Nam 1960-2010
Trần Văn Cảnh
14:46 30/05/2010
Giáo Xứ Paris học hỏi và cử hành Năm Thánh 2010
Bài 4: Đạo Công Giáo trưởng thành thế nào ở Việt Nam, 1960-2010
Paris. Chúa nhật 30/05/2010, Lễ kính Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Trước thánh lễ 11g30, GXVN Paris đã dành 10 phút để học hỏi về Năm Thánh 2010 (1). GS Trần Văn Cảnh giới thiệu với Cộng Đoàn về « Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam trong thời kỳ Trưởng Thành, 1960-2010 ». Bài giới thiệu được chia làm hai phần: phần trình bày và phần hỏi thưa.
A. PHẦN TRÌNH BÀY
Việc thành lập hàng giáo phẩm địa phương, vốn là ước vọng của Thánh Bộ Truyền Giáo ngay từ bản huấn thị 1659, nhưng trong thực tế, phải đến thế kỷ XX mới thành sự thật. Năm 1846, Ðức Piô IX đã đưa ra những chỉ thị rất cụ thể: “Phải hủy bỏ tập tục chỉ chấp nhận một hàng giáo sĩ bản xứ phụ thuộc. Những người làm việc Tin Mừng, dù thuộc xứ nào, đều bình đẳng”. Sau đó, Ðức Lêô XIII đã đẩy công việc nhanh hơn bằng cách lập các Tòa Khâm Sứ, trước tiên là tại Ấn Ðộ (1884) rồi đến Hoa Kỳ và Canada (1898). Ðến thời Ðức Piô XI, Việt Nam có Tòa Khâm Sứ tại Huế năm 1925. Chính dưới thời Ðức Piô XI, nhiều quốc gia thuộc miền truyền giáo có Giám mục: Ấn Ðộ (1923), Trung Hoa (1926), Nhật Bản (1927) và Việt Nam (1933). Ðặc biệt kỳ đó, Tòa Thánh không chỉ hỏi ý kiến các thừa sai, mà cả ý kiến các linh mục Việt Nam tại Sàigòn năm 1925, và tại Huế năm 1930. Kể từ đây sinh hoạt của Giáo Hội Việt Nam linh động hẳn lên: đón nhận nhiều Dòng Tu quốc tế, thành lập và cải tổ các Dòng Tu trong nước, số linh mục Việt ngày càng đông đảo, số địa phận ngày càng gia tăng. Các địa phận mới được thiết lập là: Thái Bình (1936), Vĩnh Long (1938), Cần Thơ (1955) và Nha Trang (1957).
Thời kỳ Chính Tòa, 1960-2010, tuy mới bắt đầu vừa được 50 năm, nhưng đã trải dài trên hai giai đoạn lịch sử Việt Nam: Giai đoạn Quốc Cộng Nam Bắc (1954-1975) và giai đoạn Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa (1975-2010). Những việc khai trương thời Bảo Trợ và những việc phát triển thời Tông Tòa vẫn tiếp tục được thực hiện. Thêm vào đó, năm việc mới đã được khai trương.
1. Ngày lịch sử 24-11-1960: Thành lập hàng giáo phẩm việt nam. Từ năm 1933, bắt đầu có giám mục người Việt Nam. Đến năm 1959, 14 linh mục việt nam đã được tấn phong giám mục. Đó là các đức cha: Nguyễn Bá Tòng (1933), Hồ Ngọc Cẩn (1935), Ngô Đình Thục (1938), Phan Đình Phùng (1940), Lê Hữu Từ (1945), Phạm Ngọc Chi (1950), Trịnh Như Khuê (1950), Hoàng Văn Đoàn (1950), Trần Hữu Đức (1951), Trương Cao Đại (1953), Nguyễn Văn Hiền (1955), Nguyễn Văn Bình (1955), Khuất Văn Tạo (1956) và Bùi Chu Tạo (1959).
Thấy rằng Giáo Hội Việt Nam đã đủ trưởng thành, ngày 24-11-1960, Đức Thánh Cha Gioan XXIII thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam; các giám mục hiệu toà trở thành CHÍNH TÒA với 3 toà Tổng giám mục ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Thành lập thêm ba giáo phận Đà Lạt, Mỹ Tho và Long Xuyên trong giáo tỉnh Sài Gòn. Số các giáo phận tăng lên thành 20: 10 ở giáo tỉnh Hà Nội, 4 ở giáo tỉnh Huế và 6 ở giáo tỉnh Sài Gòn.
2. Từ 1962, các giáo sĩ việt nam tham gia vào giáo triều Roma với nhiều chức phận khác nhau: nghị phụ, hồng y, chủ tịch, sứ thần, bí thư,.… Hai năm sau khi được cất lên hàng Giám Mục Chính Tòa, vào năm 1962, kỳ họp đầu tiên của Công Đồng Chung Vatican II, từ ngày 11/10 đến 08/12/1962, 17 đức cha của các giáo phận Miền Nam Việt Nam đã đến Rôma tham dự công đồng và gặp Đức Thánh Cha Gioan XXIII. Nhiều đức cha đã tiếp tục đến dự các kỳ họp thứ II năm 1963, thứ III năm 1964 và thứ IV năm 1965.
Từ năm 1976, việt nam bắt đầu có hồng y và cho đến nay, tất cả chúng ta có 5 vị. Đó là các vị sau đây: Trịnh Như Khuê (1976), Trịnh Văn Căn (1979), Phạm Đình Tụng (1994), Nguyễn Văn Thuận (2001) và Phạm Minh Mẫn (2003). Riêng ĐHY Nguyễn Văn Thuận, ngài đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý Hòa Bình, ngày 24/06/1998, một chức vụ hàng Bộ Trưởng ở Tòa Thánh.
Ngoài ra, một số giáo sĩ việt nam đã được chọn lựa để tham gia các chức vụ tại giáo triều Rôma, Đức Ông Trần Ngọc Thụ Bí Thư của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Ông Trần Văn Khả phục vụ Bộ Phụng Tự, Đức Ông Nguyễn Văn Phương làm việc ở Bộ Truyền Giáo, hay phục vụ tại các Tòa Khâm Sứ, như Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt, ….
3. Từ 1975, giáo sĩ và tu sĩ việt nam đi làm mục vụ trên khắp thế giới. Năm 1975, chính quyền Miền Bắc chiến thắng chính quyền Miền Nam và thống nhất quốc gia trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Khoảng một triệu nggười miền Nam đã bỏ nước đi tỵ nạn trên khắp các quốc gia trên thế giới, từ Á, qua Âu, sang Mỹ, đến Úc và Phi châu. Trong số những người tỵ nạn chính trị năm 1975 này, người công giáo chiếm một số quan trọng. Ngày nay, trên khắp các nước nhiều giáo sĩ và tu sĩ góp phần truyền giáo, không chỉ cho người việt nam, mà cả cho người bản xứ nữa. Hội Tu sĩ Việt Nam tại Pháp hiện nay qui tụ 450 hội viên linh mục, chủng sinh và tu sĩ. Làm việc mục vụ toàn thời cho giáo dân việt nam không quá 10 vị. Khoảng 50 vị phục vụ bán thời cho giáo dân việt nam. Số còn lại, một số là sinh viên đang theo học hay tu nghiệp, đại đa số phục vụ cho giáo hội địa phương Pháp.
4. Năm 1980, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được thành lập. Ngày 01.05.1980 có thể được coi là một trong những ngày lịch sử của Giáo Hội Việt Nam, Vì đó là ngày đầu tiên mà 33 vị giám mục khắp ba miền Việt Nam đã có thể về tham dự Đại Hội Giám Mục Việt Nam và đã thành lập qui chế Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. « Hội đồng Giám mục Việt Nam là một tổ chức có tính cách pháp nhân gồm tất cả các giám mục đang thi hành phận sự mục vụ nơi các giáo phận tại nước Việt Nam. Tổ chức này có nhiệm vụ cổ vũ tình liên đới để phát huy các thiện ích mà Giáo Hội cống hiến cho Dân Chúa bằng các hình thức tông đồ và các phương pháp thích hợp với hoàn cảnh của thời đại, trong tinh thần gắn bó với dân tộc và đất nước (x. Thư Chung HĐGM VN 1980, số 9, 10, 11, 12). HĐGM VN lấy mục đích xây dựng Giáo Hội mầu nhiệm - hiệp thông - truyền giáo và phục vụ con người trong xã hội làm điểm quy chiếu cho mọi sinh hoạt và quyết định của mình ».
Với một Ban Thường vụ, một Văn phòng và 16 Ủy ban chuyên biệt, HĐGM VN đã đưa cho GHVN một sức sống mới, một tổ chức mới và một cách làm việc mới. Mà Năm Thánh và Đại Hội Dân Chúa 2010 là một biểu lộ khách quan.
5. Năm 1988, Giáo hội phong hiển thánh 117 vị tử đạo ở Việt Nam. Ngày 16-11-1985 Ðức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục (HÐGM) Việt Nam, đã chính thức gửi thỉnh nguyện thư lên Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II để xin « cho lệnh mở lại hồ sơ các Chân Phúc tử đạo Việt Nam và cứu xét việc tôn phong các ngài lên bậc Hiển Thánh. Cả dân tộc Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, nhất trí với con để dâng lời thỉnh nguyện này ». Ba năm sau, ngày 19.06.1988, Đức Thánh cha Gioan Phaolô II đã chính thức làm lễ tôn phong hiển thánh cho 117 chân phước tử đạo ở Việt Nam, tại quảng trường thánh Phêrô tại Rôma, trước sự hiện diện của 15.000 ngưới, trong đó có rất nhiều người công giáo việt nam đến từ khắp thề giới.
6. Từ những năm 2000, Giáo dân Việt Nam càng ngày càng ý thức rõ rệt hơn về tâm thức Việt Nam của mình. Thư chung 1980 của HĐGM VN, đã xác định rõ ràng rằng « Hội Thánh là dân Thiên Chúa, Hội Thánh vì loài người; Hội Thánh của Chúa Kitô gắn bó với dân tộc và đất nước, Cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc, Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc ». Từ đó, tín hữu việt nam, theo gương cha Đặng Đức Tuấn và ông Nguyễn Trường Tộ, giáo sĩ cũng như giáo dân, dần dà có một tâm thức mới: ý thức rõ rệt mình là việt nam công giáo, dấn thân tham gia trách nhiệm xây dựng quốc gia dân tộc, để bảo vệ và phát triển chân lý và công bình xã hội, mở rộng nhân bản trên nền tảng Tin Mừng.
Sau 50 năm Chính Tòa (1960-2010), « Tính đến 31-12-2007, Giáo hội Công giáo Việt Nam có 26 giáo phận: 10 ở Giáo tỉnh Hà Nội, 6 ở Giáo tỉnh Huế và 10 ở Giáo Tỉnh TP-HCM, 2 Hồng y, 2 Tổng Giám mục, 38 giám mục, 3.510 linh mục, 14.968 tu sĩ nam nữ, 6.087.659 tín hữu trên tổng số 85.154.900 người, chiếm 7,15% dân số. Trong 50 năm qua, GHCGVN đã có thêm 9 giáo phận mới, số tín hữu tăng gấp 3, số linh mục tu sĩ tăng gấp đôi ». Giáo hội Công Giáo đã lớn lên và đã trưởng thành.
B. PHẦN HỎI-ĐÁP
Sau phần trình bày của GS Trần Văn Cảnh, Ông Nguyễn Văn Thơm, Ủy Viên Xây Dựng, HĐMV đã đặt ra với GS Cảnh năm câu hỏi.
1- H. Đức Giám mục tiên khởi, Đức Hồng Y tiên khởi và Vị Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý Hòa Bình tiên khởi người Việt Nam, ở Tòa Thánh, là những ai?
T. Câu hỏi này nêu ra một vấn đề rất quan trọng. Đó là vai trò của giám mục trong việc điều hành, dậy dỗ và thánh hóa giáo dân trong giáo hội địa phương. Chính dựa theo sự hiện diện và trách nhiệm của giám mục, mà lịch sử GHVN đã được chia làm 3 thời kỳ. Từ 1533 đến 1659, trên đất Việt Nam chỉ có giáo sỹ dưới quyền bảo trợ Bồ Đào Nha, chưa có giám mục. Nên gọi là thời Kỳ Thành lập hay Bảo Trợ. Từ 1659 hai giám mục được bổ nhiệm coi sóc hai địa phận tông tòa. Đức cha Pallu làm Đại Diện Tông Tòa Đàng Ngoài. Đức Cha Lambert de la Motte làm Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong. Các giáo phận tông tòa tăng lên đến số 17 vào năm 1960. Đó là Thời Kỳ Tông Tòa. Từ năm 1960, Tòa Thánh lập thêm 3 giáo phận mới và nâng tất cả 17 giáo phận cũ và 3 giáo phận mới lên hàng Chính Tòa. Thời kỳ từ 1960 đến 2010 ngày nay gọi là Chính Tòa.
Đức Giám mục tiên khởi người Việt Nam là Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, được tấn phong Giám mục ngày 11.6.1933, làm Giám Mục Đại Diện Tông Tòa địa phận Phát Diệm..
Hồng Y tiên khởi người Việt là Đức Giuse Maria Trịnh Như Khuê, được ĐGH Phaolô VI phong chức Tổng giám mục hiệu tòa Synaitana, Hồng y linh mục St. Francesco di Paolo of Monti ngày 24 tháng 5 năm 1976.
Giáo sĩ Việt Nam đầu tiên được bổ nhiệm làm việc với chức vụ hàng bộ trưởng ở Tòa Thánh Vatican là Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Ngày 24 tháng 6 năm 1998, ngài được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Công lý Hòa bình. Ngày 21 tháng 1 năm 2001, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố tuyển chọn ngài vào Hồng Y Ðoàn.
2- H. Hàng Giáo phẩm Việt Nam được thiết lập năm nào?
T. Ngày 24.11.1960, Đức Giáo Hoàng Gioan 23 đã thiết lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam sau 4 thế kỷ đón nhận Tin Mừng. Cùng ngày ấy, 3 địa phận mới đã được thiết lập ở Việt Nam, nâng số các địa phận lên 20, qui tụ trong ba Tổng Giáo Phận: Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Đây là một ngày rất quan trọng, vì nó đánh dấu khởi đầu cho Thời Kỳ Chính Tòa. Năm Thánh 2010 được tổ chức với mục đích chính yếu là để tưởng nhớ 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, 1960-2010.
Hiện nay, GHVN đã có 105 giám mục việt nam, mà Đức Cha Nguyễn Nguyễn Thái Hợp là vị thứ 105, vừa được bổ nhiệm ngày 13/05/2010 và dự kiến sẽ thụ phong ngày 23/07/2010; đã có 5 hồng y, mà hôm nay 4 vị đã được Chúa cất về và một vị đang coi sóc Tổng Giáo Phận TP Hồ Chí Minh.
3- H. Hiện nay Giáo Hội Việt Nam có bao nhiêu giáo phận?
T. Hiện nay Giáo Hội Việt Nam có 26 giáo phận, họp thành 3 giáo tỉnh là Hà Nội với Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn, Huế với Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể và Thành Phố Hồ Chí Minh với Đức Tổng Giám Mục Hồng Y Phạm Minh Mẫn. Tổng số giáo dân của 26 địa phận, tính đến ngày 31/12/2007 là 6.087.659 giáo dân.
4- H. Sau ngày thống nhất đất nước, đường hướng mục vụ của Giáo Hội Việt Nam là gì?
T. Năm 1980, các giám mục trong cả nước đã nhóm họp và khẳng định ý muốn là “Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô trong lòng dân tộc Việt Nam, để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”: « Hội Thánh là dân Thiên Chúa, Hội Thánh vì loài người; Hội Thánh của Chúa Kitô gắn bó với dân tộc và đất nước, Cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc, Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc ». (Thơ chung HĐGMVN ngày 01/05/1980).
5- H. Để là “Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô trong lòng dân tộc Việt Nam,” Giáo Hội Việt Nam phải làm gì?
T. Giáo Hội Việt Nam phải hội nhập vào trong nền văn hóa Việt Nam và trở thành một Giáo Hội địa phương để có thể hoàn thành sứ vụ yêu thương và phục vụ của mình.
« Ngoài ra, hồng ân đức tin Chúa đã ban cho chúng ta cũng cần được chia sẻ cho người khác, nhất là cho đồng bào của mình, những người cùng sống trong một đất nước, cùng chia sẻ một lịch sử, cùng chung một vận mệnh quê hương.
« Cách cụ thể, kể từ Năm Thánh này, theo lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, mỗi gia đình công giáo hãy trở thành một trường dạy đức tin và đức mến, cũng như các giá trị và đức tính nhân bản. Mỗi người công giáo hãy cố gắng sống theo lương tâm ngay thẳng, bác ái, trung thực và quý trọng công ích. Như thế, chúng ta góp phần xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng, là xã hội mà mọi người mong ước, đồng thời làm chứng cho mọi người về vẻ đẹp và những giá trị tích cực của Đạo Chúa » (ĐC Nguyễn Văn Nhơn, Diễn Văn khai mạc Năm Thánh 2010, ngày 24/11/2009).
Giờ đây, để hiệp thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam trong Năm Thánh 2010, mời Cộng Đoàn cùng đọc « Kinh Năm Thánh 2010 ».
Paris, ngày 30 tháng 05 năm 2010
Trần Văn Cảnh
(Viết theo Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh
http://www.hdgmvietnam.org/tai-lieu-hoc-hoi-trong-nam-thanh-toan-tap/1719.83.6.aspx)
Chú thích:
(1). Để sống Năm Thánh 2010, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề nghị một phương thức hai điểm: 1- « Có những cử hành chung cho cả nước và có những cử hành riêng cho địa phương ». 2- « Cử hành năm Thánh 2010 là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua trong tâm tình tạ ơn vì biết bao hồng ân Chúa ban, tạ ơn vì những hy sinh của các bậc tiền nhân, các ân nhân cũng như các chứng nhân đức tin; đồng thời tạ lỗi vì đã chưa bày tỏ được hình ảnh Giáo Hội như lòng Chúa mong ước. Đây cũng là cơ hội cho ta nhìn vào hiện tại với cặp mắt đức tin để phân định những thách đố cũng như những thuận lợi cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Đây còn là thời điểm thúc đẩy chúng ta nhìn tới tương lai với quyết tâm xây dựng một Giáo Hội như gia đình của Chúa, như cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, và là cộng đoàn loan báo Tin Mừng Chúa Kitô nhằm phục vụ sự sống và phẩm giá của mọi người, nhất là những người nghèo khổ ».
Theo phương thức trên, Ban Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris đã đưa ra một chương trình « Học hỏi về Năm Thánh 2010 » thực hiện trong 8 tuần lễ. Mỗi chúa nhật, trước thánh lễ 11 giờ 30, Ban Giám Đốc đã mời Giáo Sư Trần Văn Cảnh hướng dẫn Cộng đoàn học hỏi về lịch sử Giáo Hội Việt Nam và lịch sử Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Paris.
1. 09/05: Dẫn nhập: Tìm hiểu Năm Thánh 2010
2. 16/05: GHVN hình thành, 1533-1659
3. 23/05: GHVN phát triển, 1659-1960
4. 30/05, GHVN trưởng thành, 1960-hôm nay
5. 06/06: CGVN Paris thành hình, 1784-1952
6. 13/06: CGVN Paris tăng số lượng, 1952-1977
7. 20/06: CGVN Paris có tổ chức mới, 1977-hôm nay
8. 27/06: Hướng tương lai cho GHVN
9. Và lần thứ 9, GXVN Paris sẽ theo Tuyên Úy Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp và toàn thể các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, để tổ chức Đại Hội Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam, trong hai ngày 03-04/07/2010 tại Paris với sự tham dự của Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp và Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Bài 4: Đạo Công Giáo trưởng thành thế nào ở Việt Nam, 1960-2010
Paris. Chúa nhật 30/05/2010, Lễ kính Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Trước thánh lễ 11g30, GXVN Paris đã dành 10 phút để học hỏi về Năm Thánh 2010 (1). GS Trần Văn Cảnh giới thiệu với Cộng Đoàn về « Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam trong thời kỳ Trưởng Thành, 1960-2010 ». Bài giới thiệu được chia làm hai phần: phần trình bày và phần hỏi thưa.
A. PHẦN TRÌNH BÀY
Việc thành lập hàng giáo phẩm địa phương, vốn là ước vọng của Thánh Bộ Truyền Giáo ngay từ bản huấn thị 1659, nhưng trong thực tế, phải đến thế kỷ XX mới thành sự thật. Năm 1846, Ðức Piô IX đã đưa ra những chỉ thị rất cụ thể: “Phải hủy bỏ tập tục chỉ chấp nhận một hàng giáo sĩ bản xứ phụ thuộc. Những người làm việc Tin Mừng, dù thuộc xứ nào, đều bình đẳng”. Sau đó, Ðức Lêô XIII đã đẩy công việc nhanh hơn bằng cách lập các Tòa Khâm Sứ, trước tiên là tại Ấn Ðộ (1884) rồi đến Hoa Kỳ và Canada (1898). Ðến thời Ðức Piô XI, Việt Nam có Tòa Khâm Sứ tại Huế năm 1925. Chính dưới thời Ðức Piô XI, nhiều quốc gia thuộc miền truyền giáo có Giám mục: Ấn Ðộ (1923), Trung Hoa (1926), Nhật Bản (1927) và Việt Nam (1933). Ðặc biệt kỳ đó, Tòa Thánh không chỉ hỏi ý kiến các thừa sai, mà cả ý kiến các linh mục Việt Nam tại Sàigòn năm 1925, và tại Huế năm 1930. Kể từ đây sinh hoạt của Giáo Hội Việt Nam linh động hẳn lên: đón nhận nhiều Dòng Tu quốc tế, thành lập và cải tổ các Dòng Tu trong nước, số linh mục Việt ngày càng đông đảo, số địa phận ngày càng gia tăng. Các địa phận mới được thiết lập là: Thái Bình (1936), Vĩnh Long (1938), Cần Thơ (1955) và Nha Trang (1957).
Thời kỳ Chính Tòa, 1960-2010, tuy mới bắt đầu vừa được 50 năm, nhưng đã trải dài trên hai giai đoạn lịch sử Việt Nam: Giai đoạn Quốc Cộng Nam Bắc (1954-1975) và giai đoạn Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa (1975-2010). Những việc khai trương thời Bảo Trợ và những việc phát triển thời Tông Tòa vẫn tiếp tục được thực hiện. Thêm vào đó, năm việc mới đã được khai trương.
1. Ngày lịch sử 24-11-1960: Thành lập hàng giáo phẩm việt nam. Từ năm 1933, bắt đầu có giám mục người Việt Nam. Đến năm 1959, 14 linh mục việt nam đã được tấn phong giám mục. Đó là các đức cha: Nguyễn Bá Tòng (1933), Hồ Ngọc Cẩn (1935), Ngô Đình Thục (1938), Phan Đình Phùng (1940), Lê Hữu Từ (1945), Phạm Ngọc Chi (1950), Trịnh Như Khuê (1950), Hoàng Văn Đoàn (1950), Trần Hữu Đức (1951), Trương Cao Đại (1953), Nguyễn Văn Hiền (1955), Nguyễn Văn Bình (1955), Khuất Văn Tạo (1956) và Bùi Chu Tạo (1959).
Thấy rằng Giáo Hội Việt Nam đã đủ trưởng thành, ngày 24-11-1960, Đức Thánh Cha Gioan XXIII thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam; các giám mục hiệu toà trở thành CHÍNH TÒA với 3 toà Tổng giám mục ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Thành lập thêm ba giáo phận Đà Lạt, Mỹ Tho và Long Xuyên trong giáo tỉnh Sài Gòn. Số các giáo phận tăng lên thành 20: 10 ở giáo tỉnh Hà Nội, 4 ở giáo tỉnh Huế và 6 ở giáo tỉnh Sài Gòn.
2. Từ 1962, các giáo sĩ việt nam tham gia vào giáo triều Roma với nhiều chức phận khác nhau: nghị phụ, hồng y, chủ tịch, sứ thần, bí thư,.… Hai năm sau khi được cất lên hàng Giám Mục Chính Tòa, vào năm 1962, kỳ họp đầu tiên của Công Đồng Chung Vatican II, từ ngày 11/10 đến 08/12/1962, 17 đức cha của các giáo phận Miền Nam Việt Nam đã đến Rôma tham dự công đồng và gặp Đức Thánh Cha Gioan XXIII. Nhiều đức cha đã tiếp tục đến dự các kỳ họp thứ II năm 1963, thứ III năm 1964 và thứ IV năm 1965.
Từ năm 1976, việt nam bắt đầu có hồng y và cho đến nay, tất cả chúng ta có 5 vị. Đó là các vị sau đây: Trịnh Như Khuê (1976), Trịnh Văn Căn (1979), Phạm Đình Tụng (1994), Nguyễn Văn Thuận (2001) và Phạm Minh Mẫn (2003). Riêng ĐHY Nguyễn Văn Thuận, ngài đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý Hòa Bình, ngày 24/06/1998, một chức vụ hàng Bộ Trưởng ở Tòa Thánh.
Ngoài ra, một số giáo sĩ việt nam đã được chọn lựa để tham gia các chức vụ tại giáo triều Rôma, Đức Ông Trần Ngọc Thụ Bí Thư của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Ông Trần Văn Khả phục vụ Bộ Phụng Tự, Đức Ông Nguyễn Văn Phương làm việc ở Bộ Truyền Giáo, hay phục vụ tại các Tòa Khâm Sứ, như Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt, ….
3. Từ 1975, giáo sĩ và tu sĩ việt nam đi làm mục vụ trên khắp thế giới. Năm 1975, chính quyền Miền Bắc chiến thắng chính quyền Miền Nam và thống nhất quốc gia trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Khoảng một triệu nggười miền Nam đã bỏ nước đi tỵ nạn trên khắp các quốc gia trên thế giới, từ Á, qua Âu, sang Mỹ, đến Úc và Phi châu. Trong số những người tỵ nạn chính trị năm 1975 này, người công giáo chiếm một số quan trọng. Ngày nay, trên khắp các nước nhiều giáo sĩ và tu sĩ góp phần truyền giáo, không chỉ cho người việt nam, mà cả cho người bản xứ nữa. Hội Tu sĩ Việt Nam tại Pháp hiện nay qui tụ 450 hội viên linh mục, chủng sinh và tu sĩ. Làm việc mục vụ toàn thời cho giáo dân việt nam không quá 10 vị. Khoảng 50 vị phục vụ bán thời cho giáo dân việt nam. Số còn lại, một số là sinh viên đang theo học hay tu nghiệp, đại đa số phục vụ cho giáo hội địa phương Pháp.
4. Năm 1980, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được thành lập. Ngày 01.05.1980 có thể được coi là một trong những ngày lịch sử của Giáo Hội Việt Nam, Vì đó là ngày đầu tiên mà 33 vị giám mục khắp ba miền Việt Nam đã có thể về tham dự Đại Hội Giám Mục Việt Nam và đã thành lập qui chế Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. « Hội đồng Giám mục Việt Nam là một tổ chức có tính cách pháp nhân gồm tất cả các giám mục đang thi hành phận sự mục vụ nơi các giáo phận tại nước Việt Nam. Tổ chức này có nhiệm vụ cổ vũ tình liên đới để phát huy các thiện ích mà Giáo Hội cống hiến cho Dân Chúa bằng các hình thức tông đồ và các phương pháp thích hợp với hoàn cảnh của thời đại, trong tinh thần gắn bó với dân tộc và đất nước (x. Thư Chung HĐGM VN 1980, số 9, 10, 11, 12). HĐGM VN lấy mục đích xây dựng Giáo Hội mầu nhiệm - hiệp thông - truyền giáo và phục vụ con người trong xã hội làm điểm quy chiếu cho mọi sinh hoạt và quyết định của mình ».
Với một Ban Thường vụ, một Văn phòng và 16 Ủy ban chuyên biệt, HĐGM VN đã đưa cho GHVN một sức sống mới, một tổ chức mới và một cách làm việc mới. Mà Năm Thánh và Đại Hội Dân Chúa 2010 là một biểu lộ khách quan.
5. Năm 1988, Giáo hội phong hiển thánh 117 vị tử đạo ở Việt Nam. Ngày 16-11-1985 Ðức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục (HÐGM) Việt Nam, đã chính thức gửi thỉnh nguyện thư lên Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II để xin « cho lệnh mở lại hồ sơ các Chân Phúc tử đạo Việt Nam và cứu xét việc tôn phong các ngài lên bậc Hiển Thánh. Cả dân tộc Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, nhất trí với con để dâng lời thỉnh nguyện này ». Ba năm sau, ngày 19.06.1988, Đức Thánh cha Gioan Phaolô II đã chính thức làm lễ tôn phong hiển thánh cho 117 chân phước tử đạo ở Việt Nam, tại quảng trường thánh Phêrô tại Rôma, trước sự hiện diện của 15.000 ngưới, trong đó có rất nhiều người công giáo việt nam đến từ khắp thề giới.
6. Từ những năm 2000, Giáo dân Việt Nam càng ngày càng ý thức rõ rệt hơn về tâm thức Việt Nam của mình. Thư chung 1980 của HĐGM VN, đã xác định rõ ràng rằng « Hội Thánh là dân Thiên Chúa, Hội Thánh vì loài người; Hội Thánh của Chúa Kitô gắn bó với dân tộc và đất nước, Cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc, Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc ». Từ đó, tín hữu việt nam, theo gương cha Đặng Đức Tuấn và ông Nguyễn Trường Tộ, giáo sĩ cũng như giáo dân, dần dà có một tâm thức mới: ý thức rõ rệt mình là việt nam công giáo, dấn thân tham gia trách nhiệm xây dựng quốc gia dân tộc, để bảo vệ và phát triển chân lý và công bình xã hội, mở rộng nhân bản trên nền tảng Tin Mừng.
Sau 50 năm Chính Tòa (1960-2010), « Tính đến 31-12-2007, Giáo hội Công giáo Việt Nam có 26 giáo phận: 10 ở Giáo tỉnh Hà Nội, 6 ở Giáo tỉnh Huế và 10 ở Giáo Tỉnh TP-HCM, 2 Hồng y, 2 Tổng Giám mục, 38 giám mục, 3.510 linh mục, 14.968 tu sĩ nam nữ, 6.087.659 tín hữu trên tổng số 85.154.900 người, chiếm 7,15% dân số. Trong 50 năm qua, GHCGVN đã có thêm 9 giáo phận mới, số tín hữu tăng gấp 3, số linh mục tu sĩ tăng gấp đôi ». Giáo hội Công Giáo đã lớn lên và đã trưởng thành.
B. PHẦN HỎI-ĐÁP
Sau phần trình bày của GS Trần Văn Cảnh, Ông Nguyễn Văn Thơm, Ủy Viên Xây Dựng, HĐMV đã đặt ra với GS Cảnh năm câu hỏi.
1- H. Đức Giám mục tiên khởi, Đức Hồng Y tiên khởi và Vị Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý Hòa Bình tiên khởi người Việt Nam, ở Tòa Thánh, là những ai?
T. Câu hỏi này nêu ra một vấn đề rất quan trọng. Đó là vai trò của giám mục trong việc điều hành, dậy dỗ và thánh hóa giáo dân trong giáo hội địa phương. Chính dựa theo sự hiện diện và trách nhiệm của giám mục, mà lịch sử GHVN đã được chia làm 3 thời kỳ. Từ 1533 đến 1659, trên đất Việt Nam chỉ có giáo sỹ dưới quyền bảo trợ Bồ Đào Nha, chưa có giám mục. Nên gọi là thời Kỳ Thành lập hay Bảo Trợ. Từ 1659 hai giám mục được bổ nhiệm coi sóc hai địa phận tông tòa. Đức cha Pallu làm Đại Diện Tông Tòa Đàng Ngoài. Đức Cha Lambert de la Motte làm Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong. Các giáo phận tông tòa tăng lên đến số 17 vào năm 1960. Đó là Thời Kỳ Tông Tòa. Từ năm 1960, Tòa Thánh lập thêm 3 giáo phận mới và nâng tất cả 17 giáo phận cũ và 3 giáo phận mới lên hàng Chính Tòa. Thời kỳ từ 1960 đến 2010 ngày nay gọi là Chính Tòa.
Đức Giám mục tiên khởi người Việt Nam là Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, được tấn phong Giám mục ngày 11.6.1933, làm Giám Mục Đại Diện Tông Tòa địa phận Phát Diệm..
Hồng Y tiên khởi người Việt là Đức Giuse Maria Trịnh Như Khuê, được ĐGH Phaolô VI phong chức Tổng giám mục hiệu tòa Synaitana, Hồng y linh mục St. Francesco di Paolo of Monti ngày 24 tháng 5 năm 1976.
Giáo sĩ Việt Nam đầu tiên được bổ nhiệm làm việc với chức vụ hàng bộ trưởng ở Tòa Thánh Vatican là Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Ngày 24 tháng 6 năm 1998, ngài được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Công lý Hòa bình. Ngày 21 tháng 1 năm 2001, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố tuyển chọn ngài vào Hồng Y Ðoàn.
2- H. Hàng Giáo phẩm Việt Nam được thiết lập năm nào?
T. Ngày 24.11.1960, Đức Giáo Hoàng Gioan 23 đã thiết lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam sau 4 thế kỷ đón nhận Tin Mừng. Cùng ngày ấy, 3 địa phận mới đã được thiết lập ở Việt Nam, nâng số các địa phận lên 20, qui tụ trong ba Tổng Giáo Phận: Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Đây là một ngày rất quan trọng, vì nó đánh dấu khởi đầu cho Thời Kỳ Chính Tòa. Năm Thánh 2010 được tổ chức với mục đích chính yếu là để tưởng nhớ 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, 1960-2010.
Hiện nay, GHVN đã có 105 giám mục việt nam, mà Đức Cha Nguyễn Nguyễn Thái Hợp là vị thứ 105, vừa được bổ nhiệm ngày 13/05/2010 và dự kiến sẽ thụ phong ngày 23/07/2010; đã có 5 hồng y, mà hôm nay 4 vị đã được Chúa cất về và một vị đang coi sóc Tổng Giáo Phận TP Hồ Chí Minh.
3- H. Hiện nay Giáo Hội Việt Nam có bao nhiêu giáo phận?
4- H. Sau ngày thống nhất đất nước, đường hướng mục vụ của Giáo Hội Việt Nam là gì?
T. Năm 1980, các giám mục trong cả nước đã nhóm họp và khẳng định ý muốn là “Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô trong lòng dân tộc Việt Nam, để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”: « Hội Thánh là dân Thiên Chúa, Hội Thánh vì loài người; Hội Thánh của Chúa Kitô gắn bó với dân tộc và đất nước, Cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc, Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc ». (Thơ chung HĐGMVN ngày 01/05/1980).
5- H. Để là “Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô trong lòng dân tộc Việt Nam,” Giáo Hội Việt Nam phải làm gì?
T. Giáo Hội Việt Nam phải hội nhập vào trong nền văn hóa Việt Nam và trở thành một Giáo Hội địa phương để có thể hoàn thành sứ vụ yêu thương và phục vụ của mình.
« Ngoài ra, hồng ân đức tin Chúa đã ban cho chúng ta cũng cần được chia sẻ cho người khác, nhất là cho đồng bào của mình, những người cùng sống trong một đất nước, cùng chia sẻ một lịch sử, cùng chung một vận mệnh quê hương.
« Cách cụ thể, kể từ Năm Thánh này, theo lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, mỗi gia đình công giáo hãy trở thành một trường dạy đức tin và đức mến, cũng như các giá trị và đức tính nhân bản. Mỗi người công giáo hãy cố gắng sống theo lương tâm ngay thẳng, bác ái, trung thực và quý trọng công ích. Như thế, chúng ta góp phần xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng, là xã hội mà mọi người mong ước, đồng thời làm chứng cho mọi người về vẻ đẹp và những giá trị tích cực của Đạo Chúa » (ĐC Nguyễn Văn Nhơn, Diễn Văn khai mạc Năm Thánh 2010, ngày 24/11/2009).
Giờ đây, để hiệp thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam trong Năm Thánh 2010, mời Cộng Đoàn cùng đọc « Kinh Năm Thánh 2010 ».
Paris, ngày 30 tháng 05 năm 2010
Trần Văn Cảnh
(Viết theo Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh
http://www.hdgmvietnam.org/tai-lieu-hoc-hoi-trong-nam-thanh-toan-tap/1719.83.6.aspx)
Chú thích:
(1). Để sống Năm Thánh 2010, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề nghị một phương thức hai điểm: 1- « Có những cử hành chung cho cả nước và có những cử hành riêng cho địa phương ». 2- « Cử hành năm Thánh 2010 là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua trong tâm tình tạ ơn vì biết bao hồng ân Chúa ban, tạ ơn vì những hy sinh của các bậc tiền nhân, các ân nhân cũng như các chứng nhân đức tin; đồng thời tạ lỗi vì đã chưa bày tỏ được hình ảnh Giáo Hội như lòng Chúa mong ước. Đây cũng là cơ hội cho ta nhìn vào hiện tại với cặp mắt đức tin để phân định những thách đố cũng như những thuận lợi cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Đây còn là thời điểm thúc đẩy chúng ta nhìn tới tương lai với quyết tâm xây dựng một Giáo Hội như gia đình của Chúa, như cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, và là cộng đoàn loan báo Tin Mừng Chúa Kitô nhằm phục vụ sự sống và phẩm giá của mọi người, nhất là những người nghèo khổ ».
Theo phương thức trên, Ban Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris đã đưa ra một chương trình « Học hỏi về Năm Thánh 2010 » thực hiện trong 8 tuần lễ. Mỗi chúa nhật, trước thánh lễ 11 giờ 30, Ban Giám Đốc đã mời Giáo Sư Trần Văn Cảnh hướng dẫn Cộng đoàn học hỏi về lịch sử Giáo Hội Việt Nam và lịch sử Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Paris.
1. 09/05: Dẫn nhập: Tìm hiểu Năm Thánh 2010
2. 16/05: GHVN hình thành, 1533-1659
3. 23/05: GHVN phát triển, 1659-1960
4. 30/05, GHVN trưởng thành, 1960-hôm nay
5. 06/06: CGVN Paris thành hình, 1784-1952
6. 13/06: CGVN Paris tăng số lượng, 1952-1977
7. 20/06: CGVN Paris có tổ chức mới, 1977-hôm nay
8. 27/06: Hướng tương lai cho GHVN
9. Và lần thứ 9, GXVN Paris sẽ theo Tuyên Úy Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp và toàn thể các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, để tổ chức Đại Hội Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam, trong hai ngày 03-04/07/2010 tại Paris với sự tham dự của Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp và Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Linh mục ước mong gì nơi chủ chăn và Giám mục mong tạo tình thân thế nào với các linh mục của mình?
LM Văn Chính, SDB
19:39 30/05/2010
“Kính nhi viễn chi” là một thành ngữ có nguồn gốc từ một câu nói của Khổng Tử trong "Luận ngữ - Ung dã": “Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị tri hĩ”. Tạm dịch như sau: “Làm việc nghĩa cho dân, tuy phải kính trọng quỷ thần (ý nói bề trên) nhưng không cầu cạnh quỷ thần, mà nên tránh xa quỷ thần, đó là trí.”
Như vậy, "Kính nhi viễn chi" chính là cách nói rút gọn từ câu "Kính quỷ thần nhi viễn chi".
Ngày nay, trong tiếng Việt, thành ngữ "kính nhi viễn chi" thường được dùng trong các trường hợp: bề ngoài tỏ ra kính nể, tôn trọng một đối tượng nào đó, nhưng trên thực tế không muốn tiếp cận, gần gũi với đối tượng đó; hoặc thường dùng trong các trường hợp mỉa mai, châm biếm khi mình không muốn tiếp cận với một đối tượng nào đó. Ví dụ: họ là những người có quyền uy thế lực, hô mưa hoán gió, giao du với họ là họa phúc vô lường, tôi chỉ dám "kính nhi viễn chi" thôi.
Trong ngôn ngữ nhà đạo vẫn quen dùng thì “kính nhi viễn chi” thường chỉ một thái độ không dám đến gần và tiếp xúc cách tự nhiên với những Đấng quyền cao chức trọng vì nhận thấy thân phận mình nhỏ bé, không xứng đáng. Có lẽ đó chẳng phải do các Giám mục “khó tánh” hay “dữ dằn” hoặc do các linh mục “nhút nhát” hay “sợ sệt”. Tâm lý tự nhiên này dễ nảy sinh cách tự nhiên giữa hàng linh mục với những Đấng chủ chăn trong địa phận, và ngay cả giữa các Giám mục với những Đấng có vị thế cao hơn.
Vậy liệu có thể làm gì để bỏ đi cái rào cản ngăn cách mà dường như rất tự nhiên này ? Làm thế nào để tạo một sự thân tình giữa Giám mục và các linh mục như là những cộng sự viên đắc lực của Giám mục ? Đó là những trăn trở mà các vị chủ chăn của các địa phận thuộc Giáo tỉnh Sài gòn khu vực I đã chia sẻ trong buổi nói chuyện với các linh mục trong dịp Hội Ngộ Linh Mục tại Trung Tâm Mục Vụ Sài gòn vào ngày 27.05.2010 vừa qua.
Đức Giám Mục Mỹ Tho: Linh Mục là “niềm dzui” của Giám Mục
Lời khẳng định cách khẳng khái này trong buổi chia sẻ tâm tình của Đức Giám Mục Phao-lô Bùi văn Đọc có lẽ cũng làm các linh mục sửng sốt, nhưng cũng “dzui”. Ai cũng biết ngài là một con người “chân chất”, có sao nói vậy. Ngài chia sẻ rằng ngài luôn tìm dịp đến với các linh mục, gặp gỡ các linh mục qua những cuộc thăm viếng các xứ đạo, các buổi gặp mặt các linh mục, hoặc mời đến tòa giám mục để dùng cơm và nói chuyện… vì các linh mục là “niềm dzui” của Giám mục. Thế nhưng cũng qua những cuộc gặp gỡ xuề xòa và thân tình đó, nhiều vấn đề hiểu lầm giữa các linh mục với nhau, hoặc giữa linh mục và Giám mục, đã được giải quyết tốt đẹp.
Hơn nữa, ngài còn xác tín rằng ý muốn xây dựng một Giáo hội như một cộng đoàn đức tin và tình yêu phải được xây dựng trên sự tin tưởng: giữa linh mục và Giám mục, giữa các linh mục với nhau, giữa linh mục và con chiên bổn đạo.
Quán Cà Phê “Xuân Tiếu”: một lối “Mục vụ cà phê” với các linh mục
Với Đức Giám Mục Giuse Trần Xuân Tiếu, người thường tự coi mình là Giám mục “nông dân”, thì sự gặp gỡ và tạo sự thân tình với các linh mục cũng phản ảnh lối nhìn của một “nhà nông” bình dân, giản dị. “Nhà nông” trong suy nghĩ và trong phương cách thực hiện: như chủ ruộng cần tới thợ làm ruộng thế nào, thì các Giám Mục cần cậy nhờ vào các linh mục và giáo dân như thế. Từ đó, ước muốn gầy dựng một sự thân tình với các linh mục đã giúp ngài nảy sinh sáng kiến lập một “quán cà phê Xuân Tiếu”, để qua tách nước trà, ly cà phê, điếu thuốc lá… là đầu câu chuyện, mà tâm tình cởi lởi và tình thân được kết chặt hơn.
Ngài còn dùng hình ảnh chiếc đồng hồ để nói lên mối tương quan và việc cần tới nhau: nếu như một chiếc đồng hồ cần có kim chỉ giờ, kim chỉ phút, và kim chỉ giây, thì Giám mục được sánh ví như kim chỉ giờ, linh mục như kim chỉ phút, và giáo dân như kim chỉ giây. Tất cả phải cần tới nhau, cần làm việc sát cánh với nhau.
Giám Mục Phụ tá Sài gòn: không phải là một tương quan “quyền lực”, nhưng là tình bạn
Khi nghe tin làm Giám mục, có người đã nói với ngài: có lẽ không nên làm Giám mục, vì còn thời giờ đâu mà dành cho mình. Thế nhưng ngài nghĩ rằng đâu phải mình chọn điều mình muốn, nhưng là chọn điều Chúa muốn. Chúa muốn ngài trở thành Giám mục, và như các linh mục thì phải lo cho giáo dân, thì các giám mục cũng phải lo cho các linh mục.
Trong việc chăm lo cho các linh mục, một xác tín đã trở thành lối sống của ngài, đó là tương quan giữa giám mục và các linh mục không phải là một tương quan “quyền lực”, nhưng là một tương quan tình bạn. Đành rằng Giám mục vẫn là người ra quyết định và linh mục cần thực hiện, nhưng tất cả đều nhằm tới lợi ích và sự phát triển của giáo phận, của Giáo hội. Ngài còn cho rằng mối tương quan này phải mô phỏng như mối tương quan tình bạn giữa Đức Giê-su và các môn đệ: Thày không gọi anh em là tôi tớ, nhưng là bạn hữu (Ga 15,15).
Giám Mục Cần Thơ: Coi nhau như “Anh em” và sống tinh thần chia sẻ hợp tác
Với cung cách khiêm tốn tự coi mình là Giám mục “miệt vườn”, Đức Giám Mục Tri Bửu Thiên cũng muốn hòa mình với các linh mục để trở thành người “anh em” giữa các linh mục. Ngay cả đối với bà con giáo dân: lối gọi “bác”, “chú”, “thím”…và xưng “con” quen dùng nơi ngài cũng là những cách hành xử để trở nên gần gũi, thân thiện với họ, xóa đi hàng rào ngăn cản vốn dễ nảy sinh cách tự nhiên giữa vị chủ chăn và những người cộng tác, những người thuộc quyền.
Thêm vào đó, mối tương giao thân tình gần gũi này còn nhắm đến việc xây dựng một sự hiệp nhất trong giáo phận, và một Giáo hội của tình mến.
-------
Ước muốn của các vị chủ chăn là thế, nhưng tất nhiên việc xây dựng tình thân ái, sự hiệp thông, hiệp nhất giữa các vị chủ chăn và các linh mục đâu phải chỉ là trách vụ của các Giám mục mà thôi, nhưng hẳn còn cần tới sự góp phần tích cực của mỗi linh mục.
Dịp Hội ngộ Linh mục âu cũng là một cơ hội tốt đẹp để chia sẻ, hiểu biết và tạo sự hiệp thông sâu xa hơn giữa các vị chủ chăn và các linh mục, cũng như giữa các linh mục với nhau, để cùng hướng tới việc xây dựng một Giáo Hội chứng tá của Đức Ki-tô trong thế giới hôm nay.
Như vậy, "Kính nhi viễn chi" chính là cách nói rút gọn từ câu "Kính quỷ thần nhi viễn chi".
Ngày nay, trong tiếng Việt, thành ngữ "kính nhi viễn chi" thường được dùng trong các trường hợp: bề ngoài tỏ ra kính nể, tôn trọng một đối tượng nào đó, nhưng trên thực tế không muốn tiếp cận, gần gũi với đối tượng đó; hoặc thường dùng trong các trường hợp mỉa mai, châm biếm khi mình không muốn tiếp cận với một đối tượng nào đó. Ví dụ: họ là những người có quyền uy thế lực, hô mưa hoán gió, giao du với họ là họa phúc vô lường, tôi chỉ dám "kính nhi viễn chi" thôi.
Trong ngôn ngữ nhà đạo vẫn quen dùng thì “kính nhi viễn chi” thường chỉ một thái độ không dám đến gần và tiếp xúc cách tự nhiên với những Đấng quyền cao chức trọng vì nhận thấy thân phận mình nhỏ bé, không xứng đáng. Có lẽ đó chẳng phải do các Giám mục “khó tánh” hay “dữ dằn” hoặc do các linh mục “nhút nhát” hay “sợ sệt”. Tâm lý tự nhiên này dễ nảy sinh cách tự nhiên giữa hàng linh mục với những Đấng chủ chăn trong địa phận, và ngay cả giữa các Giám mục với những Đấng có vị thế cao hơn.
Vậy liệu có thể làm gì để bỏ đi cái rào cản ngăn cách mà dường như rất tự nhiên này ? Làm thế nào để tạo một sự thân tình giữa Giám mục và các linh mục như là những cộng sự viên đắc lực của Giám mục ? Đó là những trăn trở mà các vị chủ chăn của các địa phận thuộc Giáo tỉnh Sài gòn khu vực I đã chia sẻ trong buổi nói chuyện với các linh mục trong dịp Hội Ngộ Linh Mục tại Trung Tâm Mục Vụ Sài gòn vào ngày 27.05.2010 vừa qua.
Đức Giám Mục Mỹ Tho: Linh Mục là “niềm dzui” của Giám Mục
Lời khẳng định cách khẳng khái này trong buổi chia sẻ tâm tình của Đức Giám Mục Phao-lô Bùi văn Đọc có lẽ cũng làm các linh mục sửng sốt, nhưng cũng “dzui”. Ai cũng biết ngài là một con người “chân chất”, có sao nói vậy. Ngài chia sẻ rằng ngài luôn tìm dịp đến với các linh mục, gặp gỡ các linh mục qua những cuộc thăm viếng các xứ đạo, các buổi gặp mặt các linh mục, hoặc mời đến tòa giám mục để dùng cơm và nói chuyện… vì các linh mục là “niềm dzui” của Giám mục. Thế nhưng cũng qua những cuộc gặp gỡ xuề xòa và thân tình đó, nhiều vấn đề hiểu lầm giữa các linh mục với nhau, hoặc giữa linh mục và Giám mục, đã được giải quyết tốt đẹp.
Hơn nữa, ngài còn xác tín rằng ý muốn xây dựng một Giáo hội như một cộng đoàn đức tin và tình yêu phải được xây dựng trên sự tin tưởng: giữa linh mục và Giám mục, giữa các linh mục với nhau, giữa linh mục và con chiên bổn đạo.
Quán Cà Phê “Xuân Tiếu”: một lối “Mục vụ cà phê” với các linh mục
Với Đức Giám Mục Giuse Trần Xuân Tiếu, người thường tự coi mình là Giám mục “nông dân”, thì sự gặp gỡ và tạo sự thân tình với các linh mục cũng phản ảnh lối nhìn của một “nhà nông” bình dân, giản dị. “Nhà nông” trong suy nghĩ và trong phương cách thực hiện: như chủ ruộng cần tới thợ làm ruộng thế nào, thì các Giám Mục cần cậy nhờ vào các linh mục và giáo dân như thế. Từ đó, ước muốn gầy dựng một sự thân tình với các linh mục đã giúp ngài nảy sinh sáng kiến lập một “quán cà phê Xuân Tiếu”, để qua tách nước trà, ly cà phê, điếu thuốc lá… là đầu câu chuyện, mà tâm tình cởi lởi và tình thân được kết chặt hơn.
Ngài còn dùng hình ảnh chiếc đồng hồ để nói lên mối tương quan và việc cần tới nhau: nếu như một chiếc đồng hồ cần có kim chỉ giờ, kim chỉ phút, và kim chỉ giây, thì Giám mục được sánh ví như kim chỉ giờ, linh mục như kim chỉ phút, và giáo dân như kim chỉ giây. Tất cả phải cần tới nhau, cần làm việc sát cánh với nhau.
Giám Mục Phụ tá Sài gòn: không phải là một tương quan “quyền lực”, nhưng là tình bạn
Khi nghe tin làm Giám mục, có người đã nói với ngài: có lẽ không nên làm Giám mục, vì còn thời giờ đâu mà dành cho mình. Thế nhưng ngài nghĩ rằng đâu phải mình chọn điều mình muốn, nhưng là chọn điều Chúa muốn. Chúa muốn ngài trở thành Giám mục, và như các linh mục thì phải lo cho giáo dân, thì các giám mục cũng phải lo cho các linh mục.
Trong việc chăm lo cho các linh mục, một xác tín đã trở thành lối sống của ngài, đó là tương quan giữa giám mục và các linh mục không phải là một tương quan “quyền lực”, nhưng là một tương quan tình bạn. Đành rằng Giám mục vẫn là người ra quyết định và linh mục cần thực hiện, nhưng tất cả đều nhằm tới lợi ích và sự phát triển của giáo phận, của Giáo hội. Ngài còn cho rằng mối tương quan này phải mô phỏng như mối tương quan tình bạn giữa Đức Giê-su và các môn đệ: Thày không gọi anh em là tôi tớ, nhưng là bạn hữu (Ga 15,15).
Giám Mục Cần Thơ: Coi nhau như “Anh em” và sống tinh thần chia sẻ hợp tác
Với cung cách khiêm tốn tự coi mình là Giám mục “miệt vườn”, Đức Giám Mục Tri Bửu Thiên cũng muốn hòa mình với các linh mục để trở thành người “anh em” giữa các linh mục. Ngay cả đối với bà con giáo dân: lối gọi “bác”, “chú”, “thím”…và xưng “con” quen dùng nơi ngài cũng là những cách hành xử để trở nên gần gũi, thân thiện với họ, xóa đi hàng rào ngăn cản vốn dễ nảy sinh cách tự nhiên giữa vị chủ chăn và những người cộng tác, những người thuộc quyền.
Thêm vào đó, mối tương giao thân tình gần gũi này còn nhắm đến việc xây dựng một sự hiệp nhất trong giáo phận, và một Giáo hội của tình mến.
-------
Ước muốn của các vị chủ chăn là thế, nhưng tất nhiên việc xây dựng tình thân ái, sự hiệp thông, hiệp nhất giữa các vị chủ chăn và các linh mục đâu phải chỉ là trách vụ của các Giám mục mà thôi, nhưng hẳn còn cần tới sự góp phần tích cực của mỗi linh mục.
Dịp Hội ngộ Linh mục âu cũng là một cơ hội tốt đẹp để chia sẻ, hiểu biết và tạo sự hiệp thông sâu xa hơn giữa các vị chủ chăn và các linh mục, cũng như giữa các linh mục với nhau, để cùng hướng tới việc xây dựng một Giáo Hội chứng tá của Đức Ki-tô trong thế giới hôm nay.
Văn Hóa
Kết thúc tháng hoa
Ngô xuân Tịnh
11:42 30/05/2010
Tháng hoa Mẹ đã qua rồi
Nhưng tình yêu Mẹ suốt đời với con
Tình nầy đâu phải sóng cồn
Gió qua để lại thân con bọt bèo
Chút gì mỏng mảnh rong rêu
Cuốn trôi theo ngọn thủy triều mất tăm
Tình nầy không phải trăng rằm
Tròn rồi lại khuyết, tối tăm đêm dài
Nhưng tình bền bỉ miệt mài
Như là không khí thở hoài tháng năm
Những khi cuộc sống êm đềm
Hoặc khi sóng gió tăng thêm muộn phiền
Lòng con yêu Mẹ triền miên
Trọn niềm phó thác gắn liền từng giây
Phúc âm lời Chúa đong đầy
Của ăn bổ dưỡng mọi ngày dương gian
Trong bàn tay Mẹ ủi an
Cuộc đời con sẽ chứa chan phúc lành
Lữ hành kết thúc đường trần
Mẹ đưa về chốn vĩnh hằng phúc vinh
Mẹ và con bóng với hình
Tình yêu ngọn nến lung linh mọi ngày
Con thơ bé bỏng Mẹ đây
Thân con yếu đuối Mẹ đầy yêu thương
Không lo chi vạn nẻo đường
Tháng hoa tích tụ mùi hương dạt dào
Ngọt ngào con mãi ước ao
Nhưng tình yêu Mẹ suốt đời với con
Tình nầy đâu phải sóng cồn
Gió qua để lại thân con bọt bèo
Chút gì mỏng mảnh rong rêu
Cuốn trôi theo ngọn thủy triều mất tăm
Tình nầy không phải trăng rằm
Tròn rồi lại khuyết, tối tăm đêm dài
Nhưng tình bền bỉ miệt mài
Như là không khí thở hoài tháng năm
Những khi cuộc sống êm đềm
Hoặc khi sóng gió tăng thêm muộn phiền
Lòng con yêu Mẹ triền miên
Trọn niềm phó thác gắn liền từng giây
Phúc âm lời Chúa đong đầy
Của ăn bổ dưỡng mọi ngày dương gian
Trong bàn tay Mẹ ủi an
Cuộc đời con sẽ chứa chan phúc lành
Lữ hành kết thúc đường trần
Mẹ đưa về chốn vĩnh hằng phúc vinh
Mẹ và con bóng với hình
Tình yêu ngọn nến lung linh mọi ngày
Con thơ bé bỏng Mẹ đây
Thân con yếu đuối Mẹ đầy yêu thương
Không lo chi vạn nẻo đường
Tháng hoa tích tụ mùi hương dạt dào
Ngọt ngào con mãi ước ao
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Lá Cờ Tự Do - Salute
Nguyễn Đức Cung
22:38 30/05/2010
LÁ CỜ TỰ DO - Salute
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Tưởng niệm những chiến sĩ
đã bỏ mình vì lý tưởng tự do.
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền