Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 31/05: Người có Phúc nhất – Đức Mẹ đi viếng bà Thánh Isave – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến
Giáo Hội Năm Châu
02:00 30/05/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Hồi ấy, bà Ma-ri-a lên đường, vội vã đi đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào bà Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy Thánh Thần. Bà Ê-li-sa-bét kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Quả thật, này tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vì vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”
Bấy giờ bà Ma-ri-a nói:
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
danh Người thật chí thánh chí tôn!
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
và cho con cháu đến muôn đời.”
Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:40 30/05/2024
22. Con sợ hãi canh thức và lao lực, nhưng đối với những người suy niệm đến ngọn lửa đời đời, thì canh thức và lao lực vẫn còn dễ chịu hơn.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:43 30/05/2024
69. LUẬN VĂN CỦA VU CÔNG
Vu công đọc sách mà không mong giải thích, nhưng rất thích bình luận tầm bậy văn học trước mặt mọi người, mạo danh hành gia.
Ông ta nói với mọi người rằng:
- “Nếu là văn chương hay thì đều nên lấy cái thú vị làm thắng lợi, cho nên viết văn chương thì phải có hứng thú, chỉ có hứng thú mới gọi là thú vị, nếu không có hứng thú thì không có thú vị vậy!”
(Nhã Ngược)
Suy tư 69:
Làm văn chương hoặc làm bất cứ việc gì thì cũng phải có hứng thú mới làm được, bằng không thì văn chương sẽ rất gượng gạo không hay, đó là một thực tế không cần giải thích.
Bình luận tầm bậy văn chương của người khác thì chắc chắc là người không hiểu văn chương, mà có hiểu chăng nữa thì cũng vì ghen ghét mà bình luận tầm bậy, sẽ gây ra nhiều hiểu lầm tai hại cho người nghe...
Có một vài linh mục giảng bài Phúc Âm trong thánh lễ giống như Vu công bình luận văn chương: không cần suy tư, không cần đào sâu, không cần biết thính giả giáo dân là hạng người nào, các ngài cứ bổn cũ soạn lại, và thế là Lời Chúa trở thành lời ca tụng giáo dân này đóng góp cho nhà thờ, giáo dân kia không thấy đóng góp, và sau đó thì đưa kế hoạch xin tiền cho đợt tới, giáo dân nhỏng tai lên để cố nghe cha giảng Lời Chúa, nhưng một câu Lời Chúa cũng không được nghe từ miệng cha giảng...
Vu công bình luận tầm bậy văn chương thì sẽ bị người ta chửi, nhưng linh mục lợi dụng tòa giảng để “bình luận” về tiền bạc với ý đồ riêng thì sẽ bị Thiên Chúa phạt, mà phạt rất nặng nề.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Vu công đọc sách mà không mong giải thích, nhưng rất thích bình luận tầm bậy văn học trước mặt mọi người, mạo danh hành gia.
Ông ta nói với mọi người rằng:
- “Nếu là văn chương hay thì đều nên lấy cái thú vị làm thắng lợi, cho nên viết văn chương thì phải có hứng thú, chỉ có hứng thú mới gọi là thú vị, nếu không có hứng thú thì không có thú vị vậy!”
(Nhã Ngược)
Suy tư 69:
Làm văn chương hoặc làm bất cứ việc gì thì cũng phải có hứng thú mới làm được, bằng không thì văn chương sẽ rất gượng gạo không hay, đó là một thực tế không cần giải thích.
Bình luận tầm bậy văn chương của người khác thì chắc chắc là người không hiểu văn chương, mà có hiểu chăng nữa thì cũng vì ghen ghét mà bình luận tầm bậy, sẽ gây ra nhiều hiểu lầm tai hại cho người nghe...
Có một vài linh mục giảng bài Phúc Âm trong thánh lễ giống như Vu công bình luận văn chương: không cần suy tư, không cần đào sâu, không cần biết thính giả giáo dân là hạng người nào, các ngài cứ bổn cũ soạn lại, và thế là Lời Chúa trở thành lời ca tụng giáo dân này đóng góp cho nhà thờ, giáo dân kia không thấy đóng góp, và sau đó thì đưa kế hoạch xin tiền cho đợt tới, giáo dân nhỏng tai lên để cố nghe cha giảng Lời Chúa, nhưng một câu Lời Chúa cũng không được nghe từ miệng cha giảng...
Vu công bình luận tầm bậy văn chương thì sẽ bị người ta chửi, nhưng linh mục lợi dụng tòa giảng để “bình luận” về tiền bạc với ý đồ riêng thì sẽ bị Thiên Chúa phạt, mà phạt rất nặng nề.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Một Lễ Hiện Xuống mới
Lm. Minh Anh
15:43 30/05/2024
MỘT LỄ HIỆN XUỐNG MỚI
“Bà Elisabeth được đầy Thánh Thần”.
“Điều Giáo Hội cần ngày nay không phải là máy móc tốt, những tổ chức mới lập hay các phương pháp mới mẻ; điều Giáo Hội cần là những con người mà Chúa Thánh Thần có thể sử dụng - những con người cầu nguyện! Chúa Thánh Thần không tuôn tràn ân sủng qua các phương pháp, mà qua con người; không đến bằng máy móc, mà bằng con người; không xức dầu cho các kế hoạch, mà xức dầu những con người - những con người cầu nguyện. Ở đâu có họ, ở đó có ‘một lễ Hiện Xuống mới!’” - E. M. Bounds.
Kính thưa Anh Chị em,
“Ở đâu có họ, ở đó có ‘một Lễ Hiện Xuống mới!’”. Tin Mừng ngày lễ Đức Mẹ Thăm Viếng ba Elisabeth cho thấy Đức Maria là một trong những con người đó.
Vậy thì điều gì đã thôi thúc Maria mạo hiểm thực hiện một cuộc du hành đầy rủi ro và vội vã đến thế? Thưa đó là sức mạnh không thể cưỡng lại đang tác động bên trong! Chính sự hiện diện của Chúa Thánh Thần từ ngày Truyền Tin đã làm lu mờ người thôn nữ và đã lấp đầy ‘thiếu nữ Sion’ này. Chính Chúa Thánh Thần giục giã Mẹ cất bước cùng lúc với sự thôi thúc bên trong của hài nhi Giêsu Mẹ đang cưu mang. Để rồi, Mẹ cùng Con, Con cùng Mẹ, đồng hành với Thánh Thần trong niềm vui. Và như thế, sấm ngôn của Xôphônia được ứng nghiệm, “Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Sion, hò vang dậy đi nào, nhà Israel hỡi!” - bài đọc một. Cũng chính Thánh Thần đó đã ngập tràn Elizabeth khi bà vừa nghe lời chào của người em họ, đến đỗi, Gioan trong dạ mẹ cũng nhảy lên vui sướng.
Có thể nói, cuộc viếng thăm của Đức Maria là ‘một Lễ Hiện Xuống mới’ mà Elizabeth tự coi mình bất xứng để hưởng nhận, “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?”. Câu hỏi bồi hồi của Elizabeth phản ánh một đức tính cần thiết nơi một con người cầu nguyện, đó là sự khiêm nhường! Elizabeth ý thức sâu sắc sự thấp hèn của mình trước cuộc viếng thăm của Mẹ Chúa; và Maria đã lặp lại tâm tình này trong Magnificat. Vậy đâu là lý do mà Đấng Toàn Năng đã làm cho Mẹ bao điều cao cả, đến mức muôn thế hệ sẽ gọi Mẹ là người có phúc? Điều đó không do một tài năng hay một phẩm chất nào; cũng không do sự hùng vĩ tráng lệ nào mà thiếu nữ này đã quyến rũ được Đấng Chí Thánh… nhưng đơn giản, vì “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới!”.
Anh Chị em,
“Bà Elisabeth được đầy Thánh Thần”. Nhờ cuộc thăm viếng của Maria, Elisabeth ngập tràn niềm vui và Thánh Thần. Đức Bênêđictô viết, “Đây là niềm vui mà trái tim cảm nhận khi chúng ta quỳ gối để tôn thờ Chúa Giêsu trong đức tin. Niềm vui mang Chúa Kitô, đầy Thánh Thần với lòng biết ơn đối với Thiên Chúa vốn thúc đẩy chúng ta mang Chúa đến cho người khác”. Vì thế, khi cất lên Magnificat, Mẹ không còn dè giữ niềm vui cho mình, nhưng nghĩ tưởng về những gì Chúa làm cho dân tộc mình; một dân tộc, rồi đây, sẽ nhận biết ơn cứu độ. Kìa! “Đấng Thánh cao cả của Israel ở giữa ngươi!”, Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc! Ước gì, niềm vui cầu nguyện, niềm vui sống trong Thánh Thần cũng mang đến ‘một Lễ Hiện Xuống mới’ cho gia đình, cho những người thân yêu, cho những anh chị em chung quanh từ cuộc sống của bạn và tôi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con trở nên một cỗ máy vô hồn, nhưng là một con người cầu nguyện đầy Thánh Thần; để ở đâu có con, ở đó có ‘một Lễ Hiện Xuống mới!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Bà Elisabeth được đầy Thánh Thần”.
“Điều Giáo Hội cần ngày nay không phải là máy móc tốt, những tổ chức mới lập hay các phương pháp mới mẻ; điều Giáo Hội cần là những con người mà Chúa Thánh Thần có thể sử dụng - những con người cầu nguyện! Chúa Thánh Thần không tuôn tràn ân sủng qua các phương pháp, mà qua con người; không đến bằng máy móc, mà bằng con người; không xức dầu cho các kế hoạch, mà xức dầu những con người - những con người cầu nguyện. Ở đâu có họ, ở đó có ‘một lễ Hiện Xuống mới!’” - E. M. Bounds.
Kính thưa Anh Chị em,
“Ở đâu có họ, ở đó có ‘một Lễ Hiện Xuống mới!’”. Tin Mừng ngày lễ Đức Mẹ Thăm Viếng ba Elisabeth cho thấy Đức Maria là một trong những con người đó.
Vậy thì điều gì đã thôi thúc Maria mạo hiểm thực hiện một cuộc du hành đầy rủi ro và vội vã đến thế? Thưa đó là sức mạnh không thể cưỡng lại đang tác động bên trong! Chính sự hiện diện của Chúa Thánh Thần từ ngày Truyền Tin đã làm lu mờ người thôn nữ và đã lấp đầy ‘thiếu nữ Sion’ này. Chính Chúa Thánh Thần giục giã Mẹ cất bước cùng lúc với sự thôi thúc bên trong của hài nhi Giêsu Mẹ đang cưu mang. Để rồi, Mẹ cùng Con, Con cùng Mẹ, đồng hành với Thánh Thần trong niềm vui. Và như thế, sấm ngôn của Xôphônia được ứng nghiệm, “Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Sion, hò vang dậy đi nào, nhà Israel hỡi!” - bài đọc một. Cũng chính Thánh Thần đó đã ngập tràn Elizabeth khi bà vừa nghe lời chào của người em họ, đến đỗi, Gioan trong dạ mẹ cũng nhảy lên vui sướng.
Có thể nói, cuộc viếng thăm của Đức Maria là ‘một Lễ Hiện Xuống mới’ mà Elizabeth tự coi mình bất xứng để hưởng nhận, “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?”. Câu hỏi bồi hồi của Elizabeth phản ánh một đức tính cần thiết nơi một con người cầu nguyện, đó là sự khiêm nhường! Elizabeth ý thức sâu sắc sự thấp hèn của mình trước cuộc viếng thăm của Mẹ Chúa; và Maria đã lặp lại tâm tình này trong Magnificat. Vậy đâu là lý do mà Đấng Toàn Năng đã làm cho Mẹ bao điều cao cả, đến mức muôn thế hệ sẽ gọi Mẹ là người có phúc? Điều đó không do một tài năng hay một phẩm chất nào; cũng không do sự hùng vĩ tráng lệ nào mà thiếu nữ này đã quyến rũ được Đấng Chí Thánh… nhưng đơn giản, vì “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới!”.
Anh Chị em,
“Bà Elisabeth được đầy Thánh Thần”. Nhờ cuộc thăm viếng của Maria, Elisabeth ngập tràn niềm vui và Thánh Thần. Đức Bênêđictô viết, “Đây là niềm vui mà trái tim cảm nhận khi chúng ta quỳ gối để tôn thờ Chúa Giêsu trong đức tin. Niềm vui mang Chúa Kitô, đầy Thánh Thần với lòng biết ơn đối với Thiên Chúa vốn thúc đẩy chúng ta mang Chúa đến cho người khác”. Vì thế, khi cất lên Magnificat, Mẹ không còn dè giữ niềm vui cho mình, nhưng nghĩ tưởng về những gì Chúa làm cho dân tộc mình; một dân tộc, rồi đây, sẽ nhận biết ơn cứu độ. Kìa! “Đấng Thánh cao cả của Israel ở giữa ngươi!”, Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc! Ước gì, niềm vui cầu nguyện, niềm vui sống trong Thánh Thần cũng mang đến ‘một Lễ Hiện Xuống mới’ cho gia đình, cho những người thân yêu, cho những anh chị em chung quanh từ cuộc sống của bạn và tôi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con trở nên một cỗ máy vô hồn, nhưng là một con người cầu nguyện đầy Thánh Thần; để ở đâu có con, ở đó có ‘một Lễ Hiện Xuống mới!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nguyên văn Huấn thị của Bộ Giáo dục Công Giáo Về Tiêu Chuẩn Phân Định Ơn Gọi, liên quan đến những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái
Vũ Văn An
15:11 30/05/2024
Như đã loan tin (https://vietcatholic.net/News/Html/290140.htm), khi nói với các giám mục Ý đừng chấp nhận người có sinh hoạt đồng tính hay có xu hướng đồng tính sâu xa vào chủng viện, Đức Phanxicô đã trích dẫn huấn thị năm 2005 của Bộ Giáo Dục Công Giáo. Mời bạn đọc đọc lại nguyên văn Huấn thị này, dịch theo bản tiếng Anh của Tòa Thánh:
Dẫn nhập
Tiếp nối giáo huấn của Công đồng Vatican II và đặc biệt với Sắc lệnh Optatam Totius [1] về đào tạo linh mục, Bộ Giáo dục Công Giáo đã xuất bản nhiều Văn kiện khác nhau nhằm mục đích thúc đẩy việc đào tạo phù hợp và toàn diện cho các linh mục tương lai, bằng cách đưa ra các hướng dẫn và tiêu chuẩn chính xác về các khía cạnh đa dạng của nó. [2] Trong khi đó, Thượng Hội đồng Giám mục năm 1990 cũng suy nghĩ về việc đào tạo các linh mục trong hoàn cảnh ngày nay, với mục đích hoàn thiện học thuyết của Công đồng về chủ đề này và làm cho nó trở nên rõ ràng và hiệu quả hơn trong việc Thế giới của ngày hôm nay. Sau Thượng Hội đồng này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã công bố Tông huấn Hậu Thượng hội đồng Pastores Dabo Vobis. [3]
Dưới ánh sáng của giáo huấn phong phú này, Huấn thị hiện tại không có ý định tập trung vào tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực cảm xúc và tính dục, vốn đòi hỏi sự phân định chú ý trong toàn bộ thời kỳ đào tạo. Đúng hơn, nó chứa đựng những quy định liên quan đến một vấn đề cụ thể, được đặt ra cấp bách hơn trong hoàn cảnh hiện tại, đó là: có nên nhận vào chủng viện và chức thánh những ứng viên có khuynh hướng đồng tính luyến ái sâu sắc hay không.
1. Sự trưởng thành về mặt cảm xúc và tình phụ tử thiêng liêng
Theo Truyền thống thường hằng của Giáo hội, chỉ có người nam đã được rửa tội [4] mới được lãnh nhận chức thánh một cách hợp lệ. Qua Bí tích Truyền chức, Chúa Thánh Thần làm cho ứng viên thành đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Kitô một cách mới mẻ và chuyên biệt: trên thực tế, linh mục đại diện cho Chúa Kitô, thủ lãnh, mục tử và hiền thê của Giáo hội về mặt bí tích [5]. Vì việc đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, toàn bộ đời sống của thừa tác viên thánh phải được sinh động hóa bằng việc hiến dâng toàn bộ con người mình cho Giáo hội và bằng lòng bác ái mục vụ đích thực [6].
Do đó, ứng viên vào thừa tác vụ thụ phong phải đạt tới mức trưởng thành về tình cảm. Sự trưởng thành như vậy sẽ giúp họ có mối quan hệ đúng đắn với cả nam lẫn nữ, phát triển nơi họ ý thức đích thực về tình phụ tử thiêng liêng đối với cộng đồng Giáo Hội được giao phó cho họ [7].
2. Đồng tính luyến ái và thừa tác vụ thụ phong
Từ thời Công đồng Vatican II cho đến ngày nay, nhiều Văn kiện của Huấn quyền, và đặc biệt là Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, đã xác nhận giáo huấn của Giáo hội về đồng tính luyến ái. Sách Giáo Lý phân biệt giữa hành vi đồng tính luyến ái và khuynh hướng đồng tính luyến ái.
Về các hành vi, nó dạy rằng Kinh Thánh trình bày chúng như những tội trọng. Truyền thống luôn coi chúng là vô đạo đức về bản chất và trái với luật tự nhiên. Do đó, trong mọi trường hợp, chúng không thể được chấp thuận.
Các khuynh hướng đồng tính luyến ái sâu xa, được thấy ở một số đàn ông và phụ nữ, cũng bị rối loạn một cách khách quan và, đối với chính những người đó, thường tạo thành một thử thách. Những người như vậy phải được chấp nhận với sự tôn trọng và nhạy cảm. Phải tránh mọi dấu hiệu phân biệt đối xử bất công liên quan đến họ. Họ được kêu gọi thực hiện ý muốn của Thiên Chúa trong cuộc sống của họ và hiệp nhất với hy tế Thập Giá của Chúa trước những khó khăn mà họ có thể gặp phải [8].
Dưới ánh sáng của giáo huấn như vậy, Bộ này, phù hợp với Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, tin rằng cần phải tuyên bố rõ ràng rằng Giáo hội, trong khi tôn trọng sâu sắc những người được đề cập [9], không thể nhận vào chủng viện hoặc các chức thánh, những người thực hành đồng tính luyến ái, có khuynh hướng đồng tính luyến ái sâu xa hoặc ủng hộ điều gọi là "văn hóa đồng tính" [10].
Thực vậy, những người như vậy thấy mình ở trong một hoàn cảnh bị cản trở nghiêm trọng trong việc quan hệ một cách đúng đắn với nam giới và nữ giới. Người ta không được bỏ qua những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra từ việc phong chức cho những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái sâu xa.
Tuy nhiên, sẽ khác với trường hợp người ta đang giải quyết các xu hướng đồng tính luyến ái chỉ là biểu hiện của một vấn đề nhất thời - ví dụ, vấn đề của tuổi thiếu niên chưa được thay thế. Tuy nhiên, những khuynh hướng này phải được khắc phục rõ ràng ít nhất ba năm trước khi chịu chức phó tế.
3. Sự phân định của Giáo hội liên quan đến sự phù hợp của các ứng viên
Có hai yếu tố không thể tách rời trong mọi ơn gọi linh mục: hồng ân nhưng không của Thiên Chúa và sự tự do có trách nhiệm của con người. Ơn gọi là một hồng ân của ân sủng Thiên Chúa, được lãnh nhận qua Giáo Hội, trong Giáo Hội và để phục vụ Giáo Hội. Để đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa, con người tự nguyện hiến thân cho Người trong tình yêu [11]. Chỉ ước muốn trở thành linh mục thôi thì chưa đủ, và không có quyền lãnh nhận chức thánh. Giáo hội - với trách nhiệm xác định những yêu cầu cần thiết để lãnh nhận các bí tích do Chúa Kitô thiết lập - phải phân định sự phù hợp của người mong muốn được vào chủng viện [12], đồng hành cùng họ trong những năm đào tạo và kêu gọi họ chịu chức thánh nếu họ được đánh giá là có những phẩm chất cần thiết [13].
Việc đào tạo vị linh mục tương lai phải trình bày rõ ràng, theo cách bổ sung cơ bản, bốn chiều kích của việc đào tạo: nhân bản, thiêng liêng, trí thức và mục vụ [14]. Trong bối cảnh này, cần nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc đào tạo con người như là nền tảng cần thiết cho mọi việc đào tạo [15]. Để nhận một ứng viên chịu chức phó tế, Giáo hội phải xác minh, trong số những điều khác, rằng ứng viên đó đã đạt đến mức trưởng thành về tình cảm hay chưa [16].
Ơn gọi vào các chức thánh là trách nhiệm bản thân của Giám mục [17] hoặc bề trên cấp cao. Lưu ý đến ý kiến của những người được giao trách nhiệm đào tạo, Giám mục hoặc bề trên cấp cao, trước khi nhận ứng viên vào chức thánh, phải đưa ra phán quyết chắc chắn về mặt luân lý đối với các phẩm chất của ứng viên. Trong trường hợp có nghi ngờ nghiêm trọng về vấn đề này, ngài không được nhận họ để phong chức [18].
Việc phân định ơn gọi và sự trưởng thành của ứng viên cũng là một nhiệm vụ nghiêm túc của vị giám đốc và của những người khác được giao phó công việc đào tạo trong chủng viện. Trước mỗi lần thụ phong, vị giám đốc phải bày tỏ nhận định của mình về việc liệu ứng viên có những phẩm chất mà Giáo hội yêu cầu hay không [19].
Trong việc phân định liên quan đến sự thích hợp cho việc thụ phong, vị linh hướng có một nhiệm vụ quan trọng. Mặc dù buộc phải giữ bí mật nhưng ngài đại diện cho Giáo hội ở tòa trong. Khi thảo luận với ứng viên, vị linh hướng phải đặc biệt chỉ ra những yêu cầu của Giáo hội liên quan đến đức khiết tịnh của linh mục và sự trưởng thành về tình cảm vốn là đặc điểm của linh mục, cũng như giúp họ nhận ra liệu họ có những phẩm chất cần thiết hay không [20]. Vị linh hướng có nghĩa vụ đánh giá tất cả các phẩm chất nhân cách của ứng viên và đảm bảo rằng ứng viên không bộc lộ những rối loạn về bản chất tình dục, vốn không phù hợp với chức linh mục. Nếu một ứng viên thực hành đồng tính luyến ái hoặc bộc lộ những khuynh hướng đồng tính luyến ái sâu xa, thì vị linh hướng cũng như cha giải tội của ứng viên đó có nhiệm vụ khuyên nhủ ứng viên về lương tâm không nên tiến tới việc thụ phong.
Điều hiển nhiên là chính ứng viên phải chịu trách nhiệm chính về việc đào tạo của chính mình [21]. Họ phải tin tưởng hiến thân cho sự phân định của Giáo hội, của Giám mục, người đã mời gọi họ vào các chức thánh, của giám đốc chủng viện, cha linh hướng của họ và của các nhà giáo dục chủng viện khác mà Giám mục hoặc bề trên cấp cao đã giao phó nhiệm vụ đào tạo các linh mục tương lai. Sẽ thiếu trung thực trầm trọng nếu một ứng viên che giấu sự đồng tính luyến ái của mình để tiếp tục, bất chấp tất cả, tiến tới việc thụ phong. Một thái độ lừa dối như vậy không tương ứng với tinh thần chân thật, lòng trung thành và cởi mở vốn là đặc điểm của nhân cách người tin rằng mình được kêu gọi phục vụ Chúa Kitô và Giáo hội của Người trong chức linh mục thừa tác.
Kết luận
Thánh Bộ này tái khẳng định sự cần thiết của các Giám mục, bề trên cao cấp và tất cả các cơ quan hữu quan để thực hiện một sự phân định chu đáo liên quan đến sự phù hợp của các ứng viên cho chức thánh, từ lúc được nhận vào chủng viện cho đến khi chịu chức. Việc phân định này phải được thực hiện dựa trên quan niệm về chức linh mục thừa tác phù hợp với giáo huấn của Giáo hội.
Các Giám mục, các Hội đồng Giám mục và các bề trên cao cấp hãy chú ý để thấy rằng các quy tắc liên tục của Huấn thị này được tuân thủ một cách trung thành vì lợi ích của chính các ứng viên, và bảo đảm rằng Giáo hội luôn có các linh mục phù hợp là những mục tử đích thực theo Trái Tim Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, vào ngày 31 tháng 8 năm 2005, đã phê chuẩn Huấn thị này và ra lệnh công bố nó.
Rôma, ngày 4 tháng 11 năm 2005, Lễ nhớ Thánh Charles Borromeo, Bổn mạng các Chủng viện
Đức Hồng Y Zenon Grocholewski
Bộ trưởng
J. Michael Miller, C.S.B.
Tổng giám mục hiệu tòa Vertara
Thư ký
________________________________________
Ghi Chú
[1] Công đồng Vatican II, Sắc lệnh về đào tạo linh mục Optatam Totius (28/10/1965): AAS 58 (1966), 713-727.
[2] Xem Bộ Giáo dục Công Giáo, Ratio Fundamentalis Institutionis sacerdotalis [lý lẽ nền tảng của định chế linh mục](6 tháng 1 năm 1970; tái bản lần thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 1985); Nghiên cứu Triết học trong Chủng viện (ngày 20 tháng 1 năm 1972); Hướng dẫn đào tạo độc thân linh mục (11 tháng 4 năm 1974); Về việc giảng dạy giáo luật cho những người chuẩn bị làm linh mục (2 tháng 4 năm 1975); Việc đào tạo thần học cho các linh mục tương lai (22 tháng 2 năm 1976); Epistula circularis de formatione vocationum adultarum [Thư luân lưu về việc đào tạo ơn gọi người lớn] (14 tháng 7 năm 1976); Huấn thị về Đào tạo Phụng vụ trong Chủng viện (03/06/1979); Thư luân lưu liên quan đến một số khía cạnh cấp bách hơn của việc đào tạo tâm linh trong các chủng viện (ngày 6 tháng 1 năm 1980); Hướng dẫn Giáo dục về Tình yêu Con người: Đề cương Giáo dục Giới tính (1/11/1983); mục vụ Chăm sóc những người lưu động trong việc đào tạo các linh mục tương lai (25 tháng 1 năm 1986); Hướng dẫn đào tạo các linh mục tương lai liên quan đến các công cụ truyền thông xã hội (19 tháng 3 năm 1986); Thư Luân lưu Liên quan đến việc Nghiên cứu các Giáo hội Đông phương (ngày 6 tháng 1 năm 1987); Đức Trinh Nữ Maria trong việc đào luyện trí thức và tâm linh (25/03/1988); Hướng dẫn Nghiên cứu và Giảng dạy Học thuyết Xã hội của Giáo hội trong việc Đào tạo Linh mục (30 tháng 12 năm 1988); Huấn thị về việc Nghiên cứu các Giáo phụ trong việc đào tạo các Linh mục (10 tháng 11 năm 1989); Chỉ thị liên quan đến việc chuẩn bị các nhà giáo dục chủng viện (4 tháng 11 năm 1993); Chỉ thị về việc đào tạo các chủng sinh liên quan đến các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình (19 tháng 3 năm 1995); Hướng dẫn của Hội đồng Giám mục về việc tiếp nhận các ứng viên đến từ các chủng viện hoặc gia đình tôn giáo khác (ngày 9 tháng 10 năm 1986 và ngày 8 tháng 3 năm 1996); Thời kỳ Dự bị (1 tháng 5 năm 1998); Các Thư Luân lưu Liên quan đến các Quy tắc Giáo luật liên quan đến những Điều bất thường và Trở ngại cả ad Ordines recipiendos [các chức thánh được tiếp nhận] lẫn ad Ordines exercendos [các chức thánh thi hành] (ngày 27 tháng 7 năm 1992 và ngày 2 tháng 2 năm 1999).
[3] Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Pastores Dabo Vobis (25/03/1992): AAS 84 (1992), 657-864.
[4] Xem Bộ Giáo luật, điều 1024 và Bộ Giáo luật Đông phương, điều 754; Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông Thư Ordinatio Sacerdotalis [phong chức linh mục] về việc chỉ truyền chức linh mục cho nam giới (22/05/1994): AAS 86 (1994), 545-548.
[5] Xem Công đồng Vatican II, Sắc lệnh về thừa tác vụ và đời sống của các linh mục Presbyterorum Ordinis [chức linh mục](7/12/1965), số 2: AAS 58 (1966), 991-993; Pastores Dabo Vobis [ta ban cho các con các mục tử], số 16: AAS 84 (1992), 681-682. Về việc linh mục nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, Phu Quân của Giáo Hội, Pastores Dabo Vobis nói rằng “Linh mục được kêu gọi trở thành hình ảnh sống động của Chúa Giêsu Kitô, Hôn Phu của Giáo Hội.... Vì vậy, trong đời sống thiêng liêng của mình, ngài được mời gọi sống tình yêu phu thê của Chúa Kitô đối với Giáo hội, hiền thê của Người. Vì vậy, đời sống linh mục phải tỏa sáng tính cách phu thê này, vốn đòi hỏi họ phải trở thành chứng nhân cho tình yêu phu thê của Chúa Kitô” (số 22): AAS 84 (1992), 691.
[6] Xem Presbyterorum Ordinis, số 14: AAS 58 (1966), 1013-1014; Pastores Dabo Vobis, số 23: AAS 84 (1992), 691-694.
[7] Xem Bộ Giáo sĩ, Hướng dẫn về Thừa tác vụ và Đời sống Linh mục (31/03/1994), số 58.
[8] X. Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo (ấn bản tiêu chuẩn, 1997), các số 2357-2358. Cũng xem các Tài liệu khác nhau của Bộ Giáo lý Đức tin: Tuyên bố Persona Humana [nhân vị] về một số vấn đề liên quan đến đạo đức tình dục (29 tháng 12 năm 1975); Thư Homosexitatis problema [các vấn đề đồng tính luyến ái]gửi các Giám mục của Giáo Hội Công Giáo về việc chăm sóc mục vụ cho những người đồng tính luyến ái (1 tháng 10 năm 1986); Một số cân nhắc liên quan đến việc đáp ứng các đề xuất lập pháp về việc không phân biệt đối xử với người đồng tính (23 tháng 7 năm 1992); Các Xem xét về các Đề xuất công nhận về mặt pháp lý đối với sự kết hợp giữa những người đồng tính (3 tháng 6 năm 2003). Liên quan đến các khuynh hướng đồng tính luyến ái, Thư Homosexitatis problema khẳng định rằng “Mặc dù khuynh hướng đặc biệt của người đồng tính luyến ái không phải là một tội lỗi, nhưng đó là một khuynh hướng ít nhiều mạnh mẽ hướng tới một sự ác luân lý nội tại; và do đó, bản thân khuynh hướng này phải được coi là một sự rối loạn khách quan” (khoản 3).
[9] Xem Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo (ấn bản tiêu chuẩn, 1997), số 2358; cũng xem Bộ Giáo luật, điều 208 và Bộ Giáo luật Đông phương, điều 11.
[10] X. Bộ Giáo dục Công Giáo, Bản ghi nhớ gửi các Giám mục tìm kiếm lời khuyên về các vấn đề liên quan đến đồng tính luyến ái và các ứng viên được nhận vào Chủng viện (ngày 9 tháng 7 năm 1985); Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Thư (16/5/2002): Notitiae 38 (2002), 586.
[11] X. Pastores Dabo Vobis, các số 35-36: AAS 84 (1992), 714-718.
[12] X. Bộ Giáo luật, điều 241 §1: “Giám mục giáo phận chỉ được nhận vào đại chủng viện những người được đánh giá là có đủ khả năng cống hiến lâu dài cho các thừa tác vụ thánh; ngài phải xem xét các phẩm chất nhân bản, luân lý, tâm linh và trí thức, sức khỏe thể chất và tinh thần của họ, và ý định đúng đắn của họ"; xem. Bộ Giáo luật Đông phương, điều 342 §1.
[13] X. Optatam Totius, số 6: AAS 58 (1966), 717. Cũng xem Bộ Giáo luật, điều 1029: “Chỉ những người được tiến chức, theo sự đánh giá khôn ngoan của Giám mục hoặc bề trên cấp cao có thẩm quyền, đã xem xét mọi vấn đề, có đức tin trọn vẹn, được thúc đẩy bởi ý hướng đúng đắn, có kiến thức cần thiết, danh tiếng tốt, có đạo đức trọn vẹn và các nhân đức đã được chứng minh cũng như các phẩm chất thể chất và tinh thần khác phù hợp với chức thánh được tiếp nhận"; xem Bộ Giáo luật Đông phương, điều 758. Việc không mời vào chức thánh những người không có đủ phẩm chất cần thiết không phải là một sự phân biệt đối xử bất công: x. Bộ Giáo lý Đức tin, Một số Xem xét liên quan đến việc đáp ứng các đề xuất pháp lý về việc không phân biệt đối xử với những người đồng tính luyến ái.
[14] X. Pastores Dabo Vobis, các số 43-59: AAS 84 (1992), 731-762.
[15] X. ibid., Số 43: “Linh mục, người được mời gọi trở thành ‘hình ảnh sống động’ của Chúa Giêsu Kitô, đầu và mục tử của Giáo hội, phải tìm cách phản ảnh nơi mình càng nhiều càng tốt sự hoàn hảo nhân bản chiếu sáng nơi Con Thiên Chúa nhập thể. Thiên Chúa và được phản ảnh một cách sống động đặc biệt trong thái độ của Người đối với người khác": AAS 84 (1992), 732.
[16] X. ibid., các số 44 và 50: AAS 84 (1992), 733-736 và 746-748. Cũng nên xem: Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Thư luân lưu gửi các Giám mục giáo phận đáng kính nhất và các Đấng bản quyền khác có năng quyền giáo luật để nhận vác các chức thánh liên quan đến: Việc xem xét kỹ lưỡng về sự phù hợp của các ứng viên để lãnh chức thánh (10 tháng 11 năm 1997): Notitiae 33 (1997), 507-518, đặc biệt là Bản Đính Kèm V.
[17] X. Bộ Giám mục, Hướng dẫn Mục vụ của các Giám mục Apostolorum Successores [Kế vị các Tông đồ] (22 tháng 2 năm 2004), số 88.
[18] Xem Bộ Giáo luật, điều1052 §3: "Nếu... vì lý do cụ thể nào đó, Giám mục nghi ngờ liệu một ứng viên có phù hợp để lãnh chức hay không, ngài không được thăng chức cho người đó". Cũng xem Bộ Giáo luật Đông phương, điều 770.
[19] X. Bộ Giáo luật, Điều 1051: “Phải tuân thủ những quy định sau đây liên quan đến việc điều tra các phẩm chất cần có nơi người được thụ phong:...phải có chứng từ của giám đốc chủng viện hoặc nhà đào tạo về những phẩm chất cần thiết để được lãnh nhận chức thánh, nghĩa là về giáo lý đúng đắn của ứng viên, lòng đạo đức chân chính, đạo đức tốt và khả năng thực thi thừa tác vụ của ứng viên, cũng như, sau khi thực hiện một cuộc điều tra đúng đắn, về tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của ứng viên”.
[20] Xem Pastores Dabo Vobis, các số 50 và 66: AAS 84 (1992), 746-748 và 772-774. Cũng xem Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis, số 48.
[21] Xem Pastores Dabo Vobis, số 69: AAS 84 (1992), 778.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Rước Lễ Lần Đầu, Gx. ĐMLV, Miami
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tôn Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu
Đinh văn Tiến Hùng
17:57 30/05/2024
*Tôn Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu*
(Lễ kính Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu 07/6/24)
* TIN MỪNG: Ga 10,11-18
“Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên. Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.
Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử. Sở dĩ Chúa
Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được.”
+ CHÚA chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi.
“Đây là Trái Tim đã thương yêu loài người vô cùng, không tiếc gì với họ.
Một Trái Tim yêu thương con người, chỉ nhận lại đáp trả vô ơn bội bạc.”
(Lời Chúa phán vớiThánh Nữ Margarita Maria Alacoque- (Sứ giả Thánh Tâm Chúa)
* Ta sẽ tặng con người một quả tim mới,
Sẽ đặt Thần Khí mới vào lòng,
Lấy khỏi mình các người quả tim chai đá,
Ban tặng một quả tim biết yêu thương.
(Thánh Vịnh TvEd: 36)
Trong niên lịch Phụng Vụ có nhiều tháng giành tôn kính đặc biệt như:
- Tháng 3: Kính Thánh Cả Giuse, Dưỡng Phụ Chúa Giêsu, Phu Quân Đức Trinh Nữ Maria.
- Tháng 5: Tháng Hoa tôn kính Đức Mẹ.
- Tháng 6: Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
- Tháng 10: Tháng Mân Côi kính Đức Mẹ.
- Tháng 11: Cầu nguyên cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục.
- Tháng 12: Mùa Vọng đón mừng Chúa Giáng Sinh.
Ngoài ra, các tháng còn lại thường theo ý chỉ cầu nguyện và truyền giáo của Giáo Hội và Đức Thánh Cha.
Trong Thánh Kinh có nhiều đoạn dẫn chứng về ‘Thánh Tâm Chúa’ đối với nhân loại:
-“Ta đã dùng giây nhân tình, dùng xích yêu thương kéo chúng nó đến. Ta đã như những kẻ cởi hàm khỏi ách chúng nó và để của ăn trước mắt chúng nó.” (Hô-sê.11: 2- 4)
-“Để anh em khi đã đâm rễ vững nền trong sự yêu thương, được hiệp cùng các thánh đồ, mà hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của nó như thế nào và biết được sự yêu thương của Đấng Cứu Thế, là sự trổi hơn mọi sự thông biết, hầu cho anh em được đầy mọi sự dư dật của Thiên Chúa.” (Ê-phê-sô 3:8-12)
-“Hai con chim sẻ há không bán một đồng tiền sao? Thế mà không một con nào rơi xuống đất ngoài ý Cha các ngươi! Cả những sợi tóc trên đầu các ngươi cũng đã cộng sổ rồi. Vậy đừng sợ! các ngươi quí giá hơn con chim sẻ nhiều. (Mt.19: 29 & 30)
-“Đến bên Đức Chúa Giêsu họ thấy Ngài đã chết, thì không đập bể ống chân Ngài, nhưng một người lính lấy đòng đâm cạnh sườn Ngài, và lập tức có máu cùng nước chảy ra.” (Yn.19: 32- 34)
-“Bấy giờ Đức Giêsu nói: Lạy Cha xin tha thứ cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm.” (Lc.23: 34)
-“Không có tình yêu nào lớn hơn, là thí mạng sống mình vì bạn hữu.” (Yn.15: 13)
-“Vì Thiên Chúa đã yêu thế gian đến như thế, đến nỗi đã ban Con Một của Người, ngõ hầu ai tin vào Ngài thì khỏi phải hư đi, nhưng được sự sống đời đời.” (Yn.2: 16)
-“Còn Thiên Chúa thì lại thi thố lòng yêu mến của Người đối với chúng ta: là Đức Kitô đã chết vì ta, ngay lúc ta còn là tội nhân. Vậy phương chi bây giờ đã được giải án tuyên công trong máu Ngài, ta sẽ được nhờ Ngài cứu khỏi án thịnh nộ.” (Thư Thánh Phaolô gưi tín hữu Roma: (Roma.5: 8- 10)
- Phong trào tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được các tu sĩ Dòng Biển Đức và Xitô phát động từ thế kỷ 11. Đến cuối thế kỷ 13, nữ tu Gertrude Dòng Xitô được thi kiến dựa vào vết thương Chúa, nghe được nhịp đập Trái Tim Chúa, gây cảm xúc ngây ngất không thể diễn tả.
- Thế kỷ 17, đức tin Công Giáo bị rung động dữ dội vì tà thuyết Jansen và Tin Lành. Nữ tu Margarita Maria Alacoque được thị kiến cách đặc biệt thấy Trái Tim bốc lửa với vòng gai bao quanh và Chúa phán: ”Đây là Trái Tim đã thương yêu loài người vô cùng, không tiếc gì với họ. Một Trái Tim yêu thương con người, chỉ nhận lại đáp trả vô ơn bội bạc.” Chúa còn truyền Làm Giờ Thánh đền tạ Trái Tim Chúa, chịu Mình Thánh mỗi thứ sáu đầu tháng và ủy thác cho 2 Lm Dòng Tên Gioan Eudes & Claude quảng bá lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa.
* Trước đây việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa chỉ trong phạm vi nước Pháp, nhưng từ năm 1856, Lễ Kính Thánh Tâm lan rộng khắp Giáo Hội.
- ĐGH Clêmentê 13 chuẩn y cho Hội đồng Giám Mục Ba-Lan và Hội Huynh Đệ Thánh Tâm Roma thiết lập Lễ Kính Thánh Tâm Chúa.
- ĐGH Piô 9 nới rộng việc cử hành Lễ Thánh Tâm ngày thứ sáu, sau tuần bát nhật kính Mình Thánh Chúa.
- ĐGH Lêô 13 qua Thông điệp Annum Sacrum công nhận việc tôn thờ Thánh Tâm là ‘việc đạo đức hảo hạng’ và hiến dâng Thế giới cho Thánh Tâm Chúa.
- Đức Piô 11 ban Thông điệp Miserentissimus Redemptor (Đấng Cứu Thế Nhân Từ)
- Đức Piô 12 công bố Thông điệp Haurietis Aquas (Hân Hoan Múc Nước)
- Đức Phaolô 6 được bầu lên ngôi Giáo Hoàng vào đúng ngày Lễ Kính Thánh Tâm Chúa 21/6/1963.
- Hai vị Giáo Hoàng gần đây nhất là ĐTC Gioan Phaolô 2 đắc cử Giáo Hoàng 16/10/1978 ngày lễ kính Nữ --Thánh Margarita Sứ giả Thánh Tâm Chúa - Giáo Hoàng cũng là tông đồ của Lòng Chúa Thương Xót và Thánh Tâm Chúa.
- ĐTC Bênêdictô 16 trước khi nghỉ hưu công bố Thông điệp Deus Caritas Est (Thiên Chúa là Tình Yêu)
- Thánh Lm Năm Dấu Chúa nói: “Chúng ta hãy nhớ rằng Thánh Tâm Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta không chỉ để thánh hóa chúng ta, mà còn vì linh hồn chúng ta. Ngài muốn cứu độ các linh hồn.”
Đức Phaolô 6: “Tôn sùng Thánh Tâm Chúa là phương thế hữu hiệu nhất để đóng góp vào việc canh tân tâm linh và luân lý thế giới.”
- Ngoài Nữ thánh Margarita Maria Alacoque Sứ giả Thánh Tâm Chúa, ta còn phải nhắc đề 3 Tông đồ nhiệt thành của Thánh Tâm Chúa:
- Thánh Maria Faustina Kowalska, người Ba-Lan, Dòng Nữ tu Đức Mẹ Thương Xót với nhật ký ‘Divine Mercy in My Soul’- Ngài là Sứ giả Lòng Chúa Thương Xót.
- Chị Beninha Consolata, người Ý, Dòng Thăm Viếng qua tác phẩm ‘Tình dịu dàng của Chúa’
- Chị Josefa Menender, người Pháp, Dòng Thánh Tâm với quyển ‘Tiếng gọi Tình yêu’
Vì lòng tôn sùng nhiều tổ chức, đoàn thể, dòng tu, trường học, bệnh viên…đã mang tên Thánh Tâm Chúa. Tại Việt Nam Dòng Thánh Tâm được Đức Cha Joseph Marie Eugene Allys thành lập tại Huế năm 1925 và Bề trên tiên khởi là Linh mục Hồ Ngọc Cẩn, sau là Giám Mục địa phận Bùi Chu. Hiện nay dòng Thánh Tâm đã mở rộng thêm nhiều Chi dòng tại các Giáo phận.
Chúa hứa cùng Thánh Nữ Margarita ban 12 ơn lành cho những ai có lòng yêu mến Thánh Tâm Chúa:
1- Ban bình an cho đời sống cá nhân.
2- Ban bình an cho gia đình.
3- An bình trong mọi gian nan.
4- Ẩn náu an toàn nơi Trái im Chúa trong giờ sau hết.
5- Đổ ơn lành trên việc làm.
6- Tội nhân sẽ nhận thấy Thánh Tâm Chúa chính là đại dương Lòng thương xót.
7- Kẻ nguội lạnh sẽ được hoán cải trở nên sốt sáng.
8- Linh hồn sốt sáng sẽ mau trở nên trọn lành thánh thiện.
9- Chúc lành cho các gia đình trưng ảnh tượng và tôn kính Thánh Tâm Chúa.
10- Ban sức manh cho các Linh Mục lay chuyển các linh hồn chai đá.
11- Kẻ nào truyền bá Thánh Tâm sẽ ghi trong Trái Tim Ta không bao giờ phai mờ.
12- Ai rước lễ 9 lần liên tiếp thứ sáu đầu tháng, sẽ được ơn ăn năn thống hối và lãnh nhận các phép bí tích trong giờ lâm chung.
Phép lạ THÁNH TÂM CHÚA
Nhiều phép lạ đã xảy ra chứng minh Lòng thương xót bao la của Thánh Tâm Chúa với nhân loại:
- Phép lạ tại Lanciano, nước Y, vào năm 700: Bánh Thánh hóa Thịt và Máu đước lưu giữ nguyên vẹn cho tới nay.
- Phép là tại Blanot, Pháp, năm 1331: Máu Thánh chảy trên khăn Thánh vẫn còn được lưu giữ.
- Phép lạ tại Offida, nước Ý, năm 1273: Bánh Thánh hóa Thịt và Máu tuôn trào khi bị nung nóng.
- Phép lạ tại Walldum, nước Đức, năm 1330: Rượu đổ trên khăn Thánh biến thành hình Thánh Giá với 11 Đầu Chúa đội mạo gai.
Những phép lạ trên chỉ là tiêu biểu đã được các Vị Giáo Hoàng phê chuẩn hay các vị thẩm quyền Giáo Hội địa phương công nhận.
Nhưng phép lạ gần đây nhất được thuật lại trên Vietcatholic: Hiện tượng xảy ra vào Lễ Giáng Sinh 2013,
Một Bánh Thánh rơi xuống sàn, được đặt vào hộp chứa nước và những tia máu đỏ đã xuất hiện sau đó.
Đã được Pháp Y Ba Lan công nhận sau khi y khoa xét nghiệm là các mô có nguồn gốc từ con người.
Sau khi tham khảo với Bộ Giáo Lý & Đức Tin, tháng giêng 2016 vừa qua Đức Giám Mục Zbigniew Kiernikowski, Giáo phận Legnica long trọng công bố: ‘Bánh Thánh này có tất cả dấu ấn của một phép lạ’.
Hãy luôn sốt sáng đọc các kinh nguyện thờ lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu:
- Kinh Đền Tạ Trái Tim Chúa (Được lãnh ơn Đại xá nếu đọc trong ngày Lễ kính Thánh Tâm Chúa)
- Kinh cầu Trái Tim Chúa Giêsu.
- Kinh dâng mình cho Trái Tim Chúa (Do Thánh Margarita soạn)
- Kinh dâng mình cho Trái Tim Chúa (của ĐTC Piô 11)
Giáo Hội dùng cả Tháng 6 để nhắc ta nhớ đến Tình yêu cao cả của Chúa, tình yêu hy sinh tận hiến vô vị lợi. Chúa đã hiến mình trên Thập Giá để cứu chuộc loài người, vì chỉ nơi Thập Giá chúng ta mới gặp được Thiên Chúa và đón nhận ân sủng để nên thánh như người trộm lành biết thống hối, nhận được hồng ân Nước Trời. Cũng như lời Chúa hứa:”Khi nào Ta bị treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta.”
Xin cho chúng con luôn hướng về Thánh Tâm Chúa, vì Trái tim Chúa đã mở rộng để Máu và Nước đổ nguồn ơn cứu độ trên chúng con.
“Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu! Đấng giàu lòng thương xót, xin gíúp chúng con nhận được tình yêu bao la vô điều kiện của Ngài, để chúng con có thể cảm nghiệm nhịp đập Trái Tim thương xót của Ngài. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng với Đức Chúa Cha và Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời-A A+A- “ Thiên Chúa là Tình Yêu,
Ai ở trong Tình Yêu thì ở trong Thiên Chúa
và Thiên Chúa ở trong người ấy” (Ga.14:16)
*‘Đối ngoại hữu kỳ tâm- Đối nội vô tâm giả’
Để trái tim bên ngoài,
Không còn giữ ở trong,
Vì cho đời tất cả,
Còn mình kể như không
Đâu có tình yêu nào, Mà nhân loại khát khao,
Bằng Tình Yêu Thiên Chúa
Chết vì yêu chúng ta
Nhưng than ôi lòng người !
Đã phụ bạc biết bao,
Quên đem lòng đáp trả,
Tình yêu Chúa đã trao.
Thương dân Ít-ra-en,
Bốn mươi năm ngày đêm,
Chúa nuôi trong sa mạc,
Từ trời đổ man-na.
Chúa từ bỏ trời cao,
Hạ sinh nơi thế trần,
Trong khung cảnh nghèo nàn
Nhân gian được cứu chuộc
Trên khổ giá năm xưa,
Ta gọi con không thưa,
Tim Ta buồn rỉ máu,
Yêu con mấy cho vừa.
Diễm phúc đồi Can-ve
Loài người được thứ tha,
Chúa treo trên Thập giá,
Ơn cứu chuộc giao hòa.
Trước khi vĩnh biệt ta,
Chúa trao Thánh Gio-an,
Người đại diện nhân loại,
Cho Mẹ Ma-ri-a.
Không chỉ yêu người lành,
Kẻ thống hối tội mình,
Cũng được ơn tha thứ,
Lãnh nhận phúc trường sinh.
Trong Thánh Thể giờ đây,
Nuôi dưỡng ta đêm ngày,
Cho hồn lành xác mạnh,
Hồng ân Chúa ban đầy.
Chúa như chim bồ nông,
Vì yêu con hết lòng,
Hy sinh cả mạng sống,
Con dâng Chúa, Chúa ơi !
Với xác thân mỏi mòn,. n
Với tâm hồn thống hối h
Chỉ mình Chúa mà thôi,
Vì đời con có Chúa,
Sẽ vĩnh phúc muôn đời
* Ghi chú:
(1) Trong nhiều Thánh đường thường minh họa chim bồ nông lấy thịt chính mình nuôi con.
Biểu tượng việc Chúa nuôi chúng ta bằng thịt máu Ngài.
(2) Thánh vịnh Phụng vụ
+Phụ dẫn :
Gần đây, có người tìm được tấm ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu, phần dưới Trái tim Chúa đang chảy máu, người này xin phép Đức Hồng Y cho phổ biến tấm ảnh ấy. ĐHY cho phép với điều kiện phải in thêm câu này trên ảnh : ‘ Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả ‘
Cuối tháng 3/2007, Đức Hồng Y đi thăm Nhật và biết được câu truyện về các Thánh Tử Đạo Nhật. Truyện kể hai ông quan chịu trách nhiệm bắt giam người Công Giáo cuối thế kỷ 16. Khi tịch biên tài sản của họ, phát hiện trong đó có ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu. Một trong hai ông quan đặt ảnh Chúa trên bàn làm việc và suy nghĩ suốt đêm. Tại sao người trong ảnh lại có trái tim ở ngoài? Hôm sau ông có kết luân và viết :
‘ Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả ‘ ( Người có trái tim bên ngoài, bên trong lại không có trái tim: ám chỉ người chỉ lo yêu thương người khác, mà không lo cho chính mình )
Đó chính là đặc tính của Chúa Giêsu và câu nói của ông quan người Nhật cũng rất đúng.
( Trích theo tài liệu biên soạn của Lm Stêphanô Huỳnh Trụ )
Đinh văn Tiến Hùng- Tổng hợp
(Lễ kính Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu 07/6/24)
* TIN MỪNG: Ga 10,11-18
“Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên. Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.
Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử. Sở dĩ Chúa
Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được.”
+ CHÚA chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi.
“Đây là Trái Tim đã thương yêu loài người vô cùng, không tiếc gì với họ.
Một Trái Tim yêu thương con người, chỉ nhận lại đáp trả vô ơn bội bạc.”
(Lời Chúa phán vớiThánh Nữ Margarita Maria Alacoque- (Sứ giả Thánh Tâm Chúa)
* Ta sẽ tặng con người một quả tim mới,
Sẽ đặt Thần Khí mới vào lòng,
Lấy khỏi mình các người quả tim chai đá,
Ban tặng một quả tim biết yêu thương.
(Thánh Vịnh TvEd: 36)
Trong niên lịch Phụng Vụ có nhiều tháng giành tôn kính đặc biệt như:
- Tháng 3: Kính Thánh Cả Giuse, Dưỡng Phụ Chúa Giêsu, Phu Quân Đức Trinh Nữ Maria.
- Tháng 5: Tháng Hoa tôn kính Đức Mẹ.
- Tháng 6: Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
- Tháng 10: Tháng Mân Côi kính Đức Mẹ.
- Tháng 11: Cầu nguyên cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục.
- Tháng 12: Mùa Vọng đón mừng Chúa Giáng Sinh.
Ngoài ra, các tháng còn lại thường theo ý chỉ cầu nguyện và truyền giáo của Giáo Hội và Đức Thánh Cha.
Trong Thánh Kinh có nhiều đoạn dẫn chứng về ‘Thánh Tâm Chúa’ đối với nhân loại:
-“Ta đã dùng giây nhân tình, dùng xích yêu thương kéo chúng nó đến. Ta đã như những kẻ cởi hàm khỏi ách chúng nó và để của ăn trước mắt chúng nó.” (Hô-sê.11: 2- 4)
-“Để anh em khi đã đâm rễ vững nền trong sự yêu thương, được hiệp cùng các thánh đồ, mà hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của nó như thế nào và biết được sự yêu thương của Đấng Cứu Thế, là sự trổi hơn mọi sự thông biết, hầu cho anh em được đầy mọi sự dư dật của Thiên Chúa.” (Ê-phê-sô 3:8-12)
-“Hai con chim sẻ há không bán một đồng tiền sao? Thế mà không một con nào rơi xuống đất ngoài ý Cha các ngươi! Cả những sợi tóc trên đầu các ngươi cũng đã cộng sổ rồi. Vậy đừng sợ! các ngươi quí giá hơn con chim sẻ nhiều. (Mt.19: 29 & 30)
-“Đến bên Đức Chúa Giêsu họ thấy Ngài đã chết, thì không đập bể ống chân Ngài, nhưng một người lính lấy đòng đâm cạnh sườn Ngài, và lập tức có máu cùng nước chảy ra.” (Yn.19: 32- 34)
-“Bấy giờ Đức Giêsu nói: Lạy Cha xin tha thứ cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm.” (Lc.23: 34)
-“Không có tình yêu nào lớn hơn, là thí mạng sống mình vì bạn hữu.” (Yn.15: 13)
-“Vì Thiên Chúa đã yêu thế gian đến như thế, đến nỗi đã ban Con Một của Người, ngõ hầu ai tin vào Ngài thì khỏi phải hư đi, nhưng được sự sống đời đời.” (Yn.2: 16)
-“Còn Thiên Chúa thì lại thi thố lòng yêu mến của Người đối với chúng ta: là Đức Kitô đã chết vì ta, ngay lúc ta còn là tội nhân. Vậy phương chi bây giờ đã được giải án tuyên công trong máu Ngài, ta sẽ được nhờ Ngài cứu khỏi án thịnh nộ.” (Thư Thánh Phaolô gưi tín hữu Roma: (Roma.5: 8- 10)
- Phong trào tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được các tu sĩ Dòng Biển Đức và Xitô phát động từ thế kỷ 11. Đến cuối thế kỷ 13, nữ tu Gertrude Dòng Xitô được thi kiến dựa vào vết thương Chúa, nghe được nhịp đập Trái Tim Chúa, gây cảm xúc ngây ngất không thể diễn tả.
- Thế kỷ 17, đức tin Công Giáo bị rung động dữ dội vì tà thuyết Jansen và Tin Lành. Nữ tu Margarita Maria Alacoque được thị kiến cách đặc biệt thấy Trái Tim bốc lửa với vòng gai bao quanh và Chúa phán: ”Đây là Trái Tim đã thương yêu loài người vô cùng, không tiếc gì với họ. Một Trái Tim yêu thương con người, chỉ nhận lại đáp trả vô ơn bội bạc.” Chúa còn truyền Làm Giờ Thánh đền tạ Trái Tim Chúa, chịu Mình Thánh mỗi thứ sáu đầu tháng và ủy thác cho 2 Lm Dòng Tên Gioan Eudes & Claude quảng bá lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa.
* Trước đây việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa chỉ trong phạm vi nước Pháp, nhưng từ năm 1856, Lễ Kính Thánh Tâm lan rộng khắp Giáo Hội.
- ĐGH Clêmentê 13 chuẩn y cho Hội đồng Giám Mục Ba-Lan và Hội Huynh Đệ Thánh Tâm Roma thiết lập Lễ Kính Thánh Tâm Chúa.
- ĐGH Piô 9 nới rộng việc cử hành Lễ Thánh Tâm ngày thứ sáu, sau tuần bát nhật kính Mình Thánh Chúa.
- ĐGH Lêô 13 qua Thông điệp Annum Sacrum công nhận việc tôn thờ Thánh Tâm là ‘việc đạo đức hảo hạng’ và hiến dâng Thế giới cho Thánh Tâm Chúa.
- Đức Piô 11 ban Thông điệp Miserentissimus Redemptor (Đấng Cứu Thế Nhân Từ)
- Đức Piô 12 công bố Thông điệp Haurietis Aquas (Hân Hoan Múc Nước)
- Đức Phaolô 6 được bầu lên ngôi Giáo Hoàng vào đúng ngày Lễ Kính Thánh Tâm Chúa 21/6/1963.
- Hai vị Giáo Hoàng gần đây nhất là ĐTC Gioan Phaolô 2 đắc cử Giáo Hoàng 16/10/1978 ngày lễ kính Nữ --Thánh Margarita Sứ giả Thánh Tâm Chúa - Giáo Hoàng cũng là tông đồ của Lòng Chúa Thương Xót và Thánh Tâm Chúa.
- ĐTC Bênêdictô 16 trước khi nghỉ hưu công bố Thông điệp Deus Caritas Est (Thiên Chúa là Tình Yêu)
- Thánh Lm Năm Dấu Chúa nói: “Chúng ta hãy nhớ rằng Thánh Tâm Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta không chỉ để thánh hóa chúng ta, mà còn vì linh hồn chúng ta. Ngài muốn cứu độ các linh hồn.”
Đức Phaolô 6: “Tôn sùng Thánh Tâm Chúa là phương thế hữu hiệu nhất để đóng góp vào việc canh tân tâm linh và luân lý thế giới.”
- Ngoài Nữ thánh Margarita Maria Alacoque Sứ giả Thánh Tâm Chúa, ta còn phải nhắc đề 3 Tông đồ nhiệt thành của Thánh Tâm Chúa:
- Thánh Maria Faustina Kowalska, người Ba-Lan, Dòng Nữ tu Đức Mẹ Thương Xót với nhật ký ‘Divine Mercy in My Soul’- Ngài là Sứ giả Lòng Chúa Thương Xót.
- Chị Beninha Consolata, người Ý, Dòng Thăm Viếng qua tác phẩm ‘Tình dịu dàng của Chúa’
- Chị Josefa Menender, người Pháp, Dòng Thánh Tâm với quyển ‘Tiếng gọi Tình yêu’
Vì lòng tôn sùng nhiều tổ chức, đoàn thể, dòng tu, trường học, bệnh viên…đã mang tên Thánh Tâm Chúa. Tại Việt Nam Dòng Thánh Tâm được Đức Cha Joseph Marie Eugene Allys thành lập tại Huế năm 1925 và Bề trên tiên khởi là Linh mục Hồ Ngọc Cẩn, sau là Giám Mục địa phận Bùi Chu. Hiện nay dòng Thánh Tâm đã mở rộng thêm nhiều Chi dòng tại các Giáo phận.
Chúa hứa cùng Thánh Nữ Margarita ban 12 ơn lành cho những ai có lòng yêu mến Thánh Tâm Chúa:
1- Ban bình an cho đời sống cá nhân.
2- Ban bình an cho gia đình.
3- An bình trong mọi gian nan.
4- Ẩn náu an toàn nơi Trái im Chúa trong giờ sau hết.
5- Đổ ơn lành trên việc làm.
6- Tội nhân sẽ nhận thấy Thánh Tâm Chúa chính là đại dương Lòng thương xót.
7- Kẻ nguội lạnh sẽ được hoán cải trở nên sốt sáng.
8- Linh hồn sốt sáng sẽ mau trở nên trọn lành thánh thiện.
9- Chúc lành cho các gia đình trưng ảnh tượng và tôn kính Thánh Tâm Chúa.
10- Ban sức manh cho các Linh Mục lay chuyển các linh hồn chai đá.
11- Kẻ nào truyền bá Thánh Tâm sẽ ghi trong Trái Tim Ta không bao giờ phai mờ.
12- Ai rước lễ 9 lần liên tiếp thứ sáu đầu tháng, sẽ được ơn ăn năn thống hối và lãnh nhận các phép bí tích trong giờ lâm chung.
Phép lạ THÁNH TÂM CHÚA
Nhiều phép lạ đã xảy ra chứng minh Lòng thương xót bao la của Thánh Tâm Chúa với nhân loại:
- Phép lạ tại Lanciano, nước Y, vào năm 700: Bánh Thánh hóa Thịt và Máu đước lưu giữ nguyên vẹn cho tới nay.
- Phép là tại Blanot, Pháp, năm 1331: Máu Thánh chảy trên khăn Thánh vẫn còn được lưu giữ.
- Phép lạ tại Offida, nước Ý, năm 1273: Bánh Thánh hóa Thịt và Máu tuôn trào khi bị nung nóng.
- Phép lạ tại Walldum, nước Đức, năm 1330: Rượu đổ trên khăn Thánh biến thành hình Thánh Giá với 11 Đầu Chúa đội mạo gai.
Những phép lạ trên chỉ là tiêu biểu đã được các Vị Giáo Hoàng phê chuẩn hay các vị thẩm quyền Giáo Hội địa phương công nhận.
Nhưng phép lạ gần đây nhất được thuật lại trên Vietcatholic: Hiện tượng xảy ra vào Lễ Giáng Sinh 2013,
Một Bánh Thánh rơi xuống sàn, được đặt vào hộp chứa nước và những tia máu đỏ đã xuất hiện sau đó.
Đã được Pháp Y Ba Lan công nhận sau khi y khoa xét nghiệm là các mô có nguồn gốc từ con người.
Sau khi tham khảo với Bộ Giáo Lý & Đức Tin, tháng giêng 2016 vừa qua Đức Giám Mục Zbigniew Kiernikowski, Giáo phận Legnica long trọng công bố: ‘Bánh Thánh này có tất cả dấu ấn của một phép lạ’.
Hãy luôn sốt sáng đọc các kinh nguyện thờ lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu:
- Kinh Đền Tạ Trái Tim Chúa (Được lãnh ơn Đại xá nếu đọc trong ngày Lễ kính Thánh Tâm Chúa)
- Kinh cầu Trái Tim Chúa Giêsu.
- Kinh dâng mình cho Trái Tim Chúa (Do Thánh Margarita soạn)
- Kinh dâng mình cho Trái Tim Chúa (của ĐTC Piô 11)
Giáo Hội dùng cả Tháng 6 để nhắc ta nhớ đến Tình yêu cao cả của Chúa, tình yêu hy sinh tận hiến vô vị lợi. Chúa đã hiến mình trên Thập Giá để cứu chuộc loài người, vì chỉ nơi Thập Giá chúng ta mới gặp được Thiên Chúa và đón nhận ân sủng để nên thánh như người trộm lành biết thống hối, nhận được hồng ân Nước Trời. Cũng như lời Chúa hứa:”Khi nào Ta bị treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta.”
Xin cho chúng con luôn hướng về Thánh Tâm Chúa, vì Trái tim Chúa đã mở rộng để Máu và Nước đổ nguồn ơn cứu độ trên chúng con.
“Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu! Đấng giàu lòng thương xót, xin gíúp chúng con nhận được tình yêu bao la vô điều kiện của Ngài, để chúng con có thể cảm nghiệm nhịp đập Trái Tim thương xót của Ngài. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng với Đức Chúa Cha và Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời-A A+A- “ Thiên Chúa là Tình Yêu,
Ai ở trong Tình Yêu thì ở trong Thiên Chúa
và Thiên Chúa ở trong người ấy” (Ga.14:16)
*‘Đối ngoại hữu kỳ tâm- Đối nội vô tâm giả’
Để trái tim bên ngoài,
Không còn giữ ở trong,
Vì cho đời tất cả,
Còn mình kể như không
Đâu có tình yêu nào, Mà nhân loại khát khao,
Bằng Tình Yêu Thiên Chúa
Chết vì yêu chúng ta
Nhưng than ôi lòng người !
Đã phụ bạc biết bao,
Quên đem lòng đáp trả,
Tình yêu Chúa đã trao.
Thương dân Ít-ra-en,
Bốn mươi năm ngày đêm,
Chúa nuôi trong sa mạc,
Từ trời đổ man-na.
Chúa từ bỏ trời cao,
Hạ sinh nơi thế trần,
Trong khung cảnh nghèo nàn
Nhân gian được cứu chuộc
Trên khổ giá năm xưa,
Ta gọi con không thưa,
Tim Ta buồn rỉ máu,
Yêu con mấy cho vừa.
Diễm phúc đồi Can-ve
Loài người được thứ tha,
Chúa treo trên Thập giá,
Ơn cứu chuộc giao hòa.
Trước khi vĩnh biệt ta,
Chúa trao Thánh Gio-an,
Người đại diện nhân loại,
Cho Mẹ Ma-ri-a.
Không chỉ yêu người lành,
Kẻ thống hối tội mình,
Cũng được ơn tha thứ,
Lãnh nhận phúc trường sinh.
Trong Thánh Thể giờ đây,
Nuôi dưỡng ta đêm ngày,
Cho hồn lành xác mạnh,
Hồng ân Chúa ban đầy.
Chúa như chim bồ nông,
Vì yêu con hết lòng,
Hy sinh cả mạng sống,
Con dâng Chúa, Chúa ơi !
Với xác thân mỏi mòn,. n
Với tâm hồn thống hối h
Chỉ mình Chúa mà thôi,
Vì đời con có Chúa,
Sẽ vĩnh phúc muôn đời
* Ghi chú:
(1) Trong nhiều Thánh đường thường minh họa chim bồ nông lấy thịt chính mình nuôi con.
Biểu tượng việc Chúa nuôi chúng ta bằng thịt máu Ngài.
(2) Thánh vịnh Phụng vụ
+Phụ dẫn :
Gần đây, có người tìm được tấm ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu, phần dưới Trái tim Chúa đang chảy máu, người này xin phép Đức Hồng Y cho phổ biến tấm ảnh ấy. ĐHY cho phép với điều kiện phải in thêm câu này trên ảnh : ‘ Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả ‘
Cuối tháng 3/2007, Đức Hồng Y đi thăm Nhật và biết được câu truyện về các Thánh Tử Đạo Nhật. Truyện kể hai ông quan chịu trách nhiệm bắt giam người Công Giáo cuối thế kỷ 16. Khi tịch biên tài sản của họ, phát hiện trong đó có ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu. Một trong hai ông quan đặt ảnh Chúa trên bàn làm việc và suy nghĩ suốt đêm. Tại sao người trong ảnh lại có trái tim ở ngoài? Hôm sau ông có kết luân và viết :
‘ Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả ‘ ( Người có trái tim bên ngoài, bên trong lại không có trái tim: ám chỉ người chỉ lo yêu thương người khác, mà không lo cho chính mình )
Đó chính là đặc tính của Chúa Giêsu và câu nói của ông quan người Nhật cũng rất đúng.
( Trích theo tài liệu biên soạn của Lm Stêphanô Huỳnh Trụ )
Đinh văn Tiến Hùng- Tổng hợp
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, Chương Bẩy: Nghiên cứu Kinh Thánh sau Vatican II
Vũ Văn An
01:03 30/05/2024
Chương 7: Nghiên cứu Kinh Thánh sau Công Đồng
Việc tất cả những điều trên thúc đẩy người Công Giáo nghiên cứu Kinh thánh khó có thể bị phóng đại. Người Công Giáo tham gia dường như với một sự báo thù vào các cuộc tranh luận học thuật trước đây hầu như chỉ dành cho những người không theo Công Giáo. Một số việc làm đó đã tạo ra những đóng góp thực sự cho một công thức Công Giáo giải thích kinh thánh tốt hơn. Một phần không nhỏ trong đó cũng đã đi quá xa, và trong những thập niên sau đó, người ta thường thấy những chủ trương ngông cuồng—và, thậm chí theo quan điểm học thuật, hoàn toàn vô căn cứ— cho rằng các học giả đã “giải quyết” một số câu hỏi bằng cách “chỉ ra” rằng các bản văn gốc trên thực tế không hỗ trợ hoặc thậm chí mâu thuẫn với đức tin và luân lý Công Giáo lâu đời. Sự sinh hạ đồng trinh, phép lạ, Bí tích Thánh Thể, sự chuộc tội của Chúa Kitô trên Thập giá, sự Phục sinh, như tất cả những điều này đã được hiểu từ lâu, thường bị phủ nhận hoặc đôi khi bị bóp méo đến nỗi không còn nhận diện được nữa.
Một cựu giáo sư chủng viện Công Giáo tuyên bố rằng không những Chúa Giêsu không sống lại từ cõi chết, mà thân thể của Người có lẽ đã bị bỏ lại trên Thập giá và bị chim ăn xác hoặc bị ném vào hố chung và bị chó ăn ngấu nghiến. (1) Dĩ nhiên, không có bằng chứng nào, và phần lớn đã bị phủ nhận, nhưng các nghiên cứu lịch sử đã “chỉ ra” rằng đây là một thực hành chung cho những tên tội phạm bị Đế quốc La Mã đóng đinh, vì vậy nó phải được giả thiết đã xảy ra trong trường hợp của Chúa Giêsu. Đương nhiên, một nền “học giả” gây sốc như vậy đã nhận được sự đưa tin rộng rãi của các phương tiện truyền thông đại chúng, điều này đã gieo rắc nghi ngờ cho những người Công Giáo bình thường. Tương tự như vậy, các nhà thần học không phải là chuyên gia về Kinh thánh, chẳng hạn như Cha Hans Küng trong cuốn sách bán chạy nhất của ông On Being a Christian [Về việc làm một Kitô hữu], (2) tin rằng, trong nền học giả hiện đại, họ đã phát hiện ra một Chúa Giêsu lịch sử khác, người dường như đã chống lại chế độ độc đoán — và đúng lúc để phù hợp với với làn sóng cách mạng văn hóa hoàn cầu của các thập niên 1960 và 1970. Một số nhà duy nữ Công Giáo lập luận rằng việc tin Thiên Chúa đã hy sinh Con một của Người trong cái chết khủng khiếp trên Thập giá để tha thứ tội lỗi là một cách giải thích Kinh thánh sai lầm mà trong lịch sử đã khuyến khích lạm dụng phụ nữ và trẻ em. Thomas Sheehan, một người Công Giáo bỏ đạo, đã tranh luận với một số sự nhạy bén học giả mà những người khác, kém thông minh hơn về mặt trí thức, vẫn thường nghĩ: rằng việc nghiên cứu Kinh thánh theo lối phê bình lịch sử vừa làm nổ tung các niềm tin truyền thống vừa lấn át hầu hết các định chế Công Giáo chính thống. (Bản thân Sheehan đã giảng dạy tại Đại học Loyola ở Chicago.) Mặc dù hoài nghi về độ tin cậy của các sách Tin Mừng, nhưng Sheehan, giống như nhiều nhà phê bình trước ông, đã đi đến một kết luận chắc chắn về Chúa Giêsu: rằng Người đến để xóa bỏ tôn giáo. (3)
Một dấu hiệu cho thấy việc nghiên cứu Kinh thánh có tính phê phán hiện đại thậm chí còn nghiêm túc hơn có thể trở nên tồi tệ như thế nào có thể tìm thấy trong tác phẩm của Edward Schillebeeckx, O.P. (1914-2009). Schillebeeckx được đào tạo như một nhà thần học tại quê hương Bỉ và Pháp của ông và nghiên cứu về thánh Tôma Aquinô theo cách mà hầu hết các sinh viên đã làm trong tiền bán thế kỷ XX, nghĩa là ông đã dành nhiều năm để đọc các sách giáo khoa và các giải trình viết sao cho dễ hiểu về vị thánh Đa Minh vĩ đại trước khi ông thực sự được dẫn nhập vào chính các bản văn. Cũng giống như nhiều người khác, ông nhận thấy cách tiếp cận lịch sử không thỏa đáng và—tại một số học viện dưới sự hướng dẫn của các giáo sư như Congar, Chenu và Gilson—ông bắt đầu áp dụng cách tiếp cận nhân vị chủ nghĩa hơn đối với Thánh Tôma mà chúng ta đã xem xét trong các chương đầu tiên của tác phẩm này, kết hợp với quan tâm hiện tượng học. Là một người trung thành theo chủ nghĩa cấp tiến, ông đã tranh luận về quyền độc thân tùy chọn của linh mục ngay cả trước Công đồng Vatican II và đã ảnh hưởng đến Công đồng cũng như việc thực hiện nó sau đó, đặc biệt là ở Hoà Lan, mặc dù ông đã bị các đối thủ ở Rôma ngăn cản không cho phục vụ với tư cách là chuyên viên cho các giám mục Hoà Lan.
Sau Công đồng, Schillebeeckx chuyển sang nghiên cứu Kinh thánh - lĩnh vực mà ông không được đào tạo chính thức - bởi vì ông tin rằng Kitô học theo mô hình cũ của các kinh tin kính, công đồng và tín điều cần phải được đổi mới theo các điều kiện bản vị và trải nghiệm hơn. Luôn luôn là một học giả đáng gờm và siêng năng, ông đã thực hiện một chương trình nghiên cứu đồ sộ về các phương pháp phê bình lịch sử hiện đại và cho ra đời ba tập sách đáng chú ý vào thập niên 1970, đặc biệt là cuốn sách có ảnh hưởng lớn và gây nhiều tranh cãi của ông, Jesus: An Experiment in Christology [Chúa Giêsu: Một thực nghiệm trong Kitô học], (4) đã nêu ra những câu hỏi sâu sắc, không những nơi những người bảo thủ mà cả những nhà thần học cấp tiến ôn hòa. Hai tập tiếp theo, Christ: The Experience of Jesus as Lord [Chúa Kitô:Trải nghiệm Chúa Giêsu như là Chúa] và Church: The Human Story of God [Giáo hội: Câu chuyện nhân bản của Thiên Chúa], (5) đã phần nào rút lui khỏi chủ nghĩa cấp tiến của cuốn đầu tiên—hoặc đặt nó vào một bối cảnh rộng lớn hơn, như chính Schillebeeckx có thể đã lập luận. Nhưng ấn tượng rằng ông đã hoàn toàn lật ngược niềm tin vào các sự kiện lịch sử như Nhập thể và Phục sinh vẫn còn, mặc dù không rõ việc đây là điều ông đã làm, chính tác giả đã phủ nhận điều đó. Tuy nhiên, Schillebeeckx đã bị Bộ Giáo lý Đức tin chất vấn nhiều lần, nhưng chưa bao giờ bị chính thức kiểm duyệt, có lẽ vì sự phức tạp và mơ hồ trong công trình của ông.
Có một cái gì đó bi thảm trong câu chuyện của Schillebeeckx. Mặc dù ông đã vật lộn rất nhiều với nền học giả Kinh thánh hiện đại và dường như đã tạo ra sự tổng hợp ban đầu của riêng mình nhằm củng cố niềm tin hiện đại trên cơ sở kinh nghiệm, nhưng người ta thấy dễ xem ông như một phần của con đường mòn dẫn vào ngõ cụt trong thế kỷ XX. Giống như các học giả khác, ông coi Mác là biểu thức sớm nhất và do đó, là biểu thức căn bản nhất của các sự thật lịch sử mà cộng đồng Kitô giáo sơ khai từng biết. Và Tin Mừng Máccô được ông chấp thuận trong vai trò này kết thúc với việc những người phụ nữ tìm thấy ngôi mộ trống, chứ không phải “đoạn kết dài” bao gồm những lần hiện ra sau Phục sinh của Chúa Kitô. Do đó, đối với ông, cũng như đối với Máccô, lịch sử thực sự bắt đầu với việc Chúa Giêsu đến để được Thánh Gioan làm phép rửa và kết thúc với điều bí ẩn được trình bày bởi ngôi mộ trống. Tóm lại, cuộc đời của Chúa Giêsu cũng giống như bất cứ cuộc đời nào khác, ngoại trừ sức lôi cuốn phi thường mà Người biểu lộ trong việc thu hút các môn đệ và làm mọi người cảm động.
Nhưng chính sau khuôn khổ chung này, mọi điều trở nên phức tạp. Theo lời kể của Schillebeeckx, “kinh nghiệm” của các môn đệ một thời gian sau cái chết của Chúa Giêsu và “sự hiển dương” Người đã khiến họ hiểu rằng Người đến từ Thiên Chúa một cách độc đáo (Chúa Giêsu đã có “kinh nghiệm Abba” của riêng Người) và thực hiện một số nhiệm vụ đặc biệt trong cái chết và sau đó hiện diện với các môn đệ của Người. Chắc chắn, kinh nghiệm sau này không có nghĩa là việc Truyền Tin và Sinh Hạ Đồng Trinh, như cách hiểu theo truyền thống, xảy ra vào lúc bắt đầu cuộc đời của Đấng Kitô, hay sự chết và Sự Phục Sinh thể xác của Người, cũng như cách hiểu thông thường, đã xảy ra. Như đã được gợi ý trong công trình của nhiều học giả Kinh thánh hiện đại khác, những nguyên lý này của các tín điều ban đầu — đã được đưa vào chính là để loại trừ thuyết Ngộ đạo và cách giải thích “duy linh” khác vốn làm giảm giá trị sự hiện hữu thực sự của Chúa Giêsu trong tư cách một con người bằng xương bằng thịt — là những bồi đắp sau này.
Tuy nhiên, ở Schillebeeckx, một lý thuyết giải thích phức tạp dường như gợi ý rằng mối liên hệ của Đấng Kitô với Thiên Chúa như Cha và sự Phục sinh của Người là có thật, nhưng không có tính lịch sử hay thể lý. (Ông thậm chí còn trích dẫn câu nói cũ của Thánh Tôma, “Quidquid recitur ad modum receiveris recitur” [bất cứ điều gì được tiếp nhận đều được tiếp nhận theo lối của người tiếp nhận], để củng cố ý niệm cho rằng kinh nghiệm của các môn đệ đầu tiên và việc tiếp nhận kinh nghiệm đó phải bị giới hạn bởi khả năng tiếp nhận sự mặc khải mới của chính họ.) Người ta thường nói rằng ông đã lật ngược đầu Bultmann và cho rằng đức tin sau này của các môn đệ không độc lập với sự thật lịch sử (sola fide [chỉ do đức tin]) nhưng cách nào đó đã cho thấy sự thật đó sau sự kiện, mặc dù không hề có, chẳng hạn, biến cố thể lý như một máy ảnh có thể đã ghi lại lúc Phục sinh.
Mặc dù hai cuốn sách sau này về Chúa Kitô và Giáo hội đã đặt lý thuyết này vào bối cảnh kết nối nó với các nguyên tắc Công Giáo khác, nhưng thật khó hiểu làm thế nào cách hiểu riêng tư như vậy có thể dung hòa được với niềm tin Công Giáo lâu đời. Thật vậy, cách hiểu như vậy dường như tuân theo vòng cung chú giải hiện đại thông thường coi các tường trình phép lạ trong Tân ước — điều mà chính các tác giả và độc giả ban đầu hiểu rõ ràng là một điều khác thường — như một chuyện gây bối rối cho thế giới khoa học hiện đại. Hầu như mọi phúc trình đều coi Schillebeeckx như một người có đức tin sâu sắc; một người như thế khi chấp nhận những giới hạn như vậy đối với câu chuyện được kể trong các sách Tin Mừng, tất nhiên sẽ tìm cách dung hòa những điều dường như bất khả trong mong muốn tìm thấy một ý nghĩa nào đó trong những điều bất khả có thể làm nó trở thành hợp lý.
Bi hài kịch nơi Schillebeeckx là toàn bộ dự án giống như một nhiệm vụ khổng lồ của người Teutonic nhằm cứu vãn một đức tin mong manh khỏi một thế giới quan khiến nó ít được tìm kiếm trên thế giới. Nhưng giống như nhiều dự án như vậy, dù có tính học giả ra sao, nó thực sự không có nền tảng chắc chắn như hàng chục dự án khác từng đạt tới những kết luận rất khác nhau. Có lẽ Bộ Giáo lý Đức tin đã không biết chắc đủ về ý nghĩa cuối cùng của dự án, nên đã không lên án Schillebeeckx. Nhưng cảm tình không tốt đã cuốn xoáy quanh ông — và quanh lý lẽ ông đưa ra — trong nhiều năm. Ngay từ năm 1968, Karl Rahner, người được Vatican chỉ định để bênh vực riêng cho Schillebeeckx khỏi những lời buộc tội ban đầu, đã phá vỡ lời thề giữ bí mật mà ngài đã thề lấy cớ là đã làm một cuộc “kiềm chế ý nghĩa” (mental reservation] và gửi cho Schillebeeckx hồ sơ chống lại ông. (6) Loại thập tự chinh tự do hành nghề này—và sau lời tuyên thệ—càng làm trầm trọng thêm những căng thẳng hiện có.
Các cuộc phỏng vấn sau đó của Schillebeeckx với Bộ Giáo Lý Đức Tin vào những năm 1980 đã không còn bị lên án nữa, và công việc của ông tiếp tục gây ảnh hưởng rộng rãi, tuy có gây bất ổn, trong phần còn lại của thế kỷ XX. Ở nhiều định chế Công Giáo, việc tranh luận phức tạp về việc “thân thể vinh hiển” của Chúa Kitô sau khi phục sinh, như thể thân thể của Người, như được một người trung bình hiểu, từng là... Chà, chuyện gì đã xảy ra với thân thể đó thì thật khó nói. Như Raymond Brown, một ông ba bị [bogeyman] cấp tiến đối với một số người bảo thủ, có lần đã nghĩ rằng cần phải nói về những lý thuyết như thế này hay lý thuyết của Crossan: “Hãy để tôi mạnh dạn tuyên bố: không hề có bằng chứng nào cho thấy bất cứ ai trong Tân Ước tự coi mình là Kitô hữu lại nghĩ rằng thi thể của Chúa Giêsu có thể vẫn đang tan rữa trong mộ.” (7)
Trong cùng một cuốn sách mà ông đưa ra tuyên bố đó, Brown cũng bảo vệ phương pháp phê bình-lịch sử khỏi cả những người bóp méo cấp tiến và bảo thủ của nó (những người bảo thủ có xu hướng trở thành “những người cực kỳ bảo thủ” trong bản văn đó). Nhưng có sự bất đối xứng về tác dụng của họ trong cả lý thuyết lẫn thực hành. Những người bóp méo bảo thủ hoặc cực bảo thủ đưa ra lời biện hộ không thể đứng vững về việc một số học thuyết Công Giáo có liên quan như thế nào với việc mạc khải của Kinh thánh dưới ánh sáng các phát triển trong nhận thức, nhưng ít nhất họ bảo vệ đức tin được phát biểu trong các kinh tin kính. Những người bóp méo cấp tiến, ít nhất đồng ý với những người bảo thủ về điều này, dường như thường tin rằng, nếu các tín lý không bắt nguồn trực tiếp từ những đoạn Kinh thánh rõ ràng, thì họ - giống như những người Thệ phản trước họ - được biện minh khi coi chúng như không được hỗ trợ và do đó, có thể cải cách được theo hướng của chủ nghĩa cấp tiến hiện đại.
Brown, trong tư cách một học giả Công Giáo tự xưng là trung dung (một mô tả bị nhiều người khác tranh cãi), nói rằng ông và các đồng nghiệp của mình phản đối quan điểm đó và coi đó là sai lầm khi không đánh giá các “quỹ đạo” dẫn ra khỏi Kinh thánh. Mặc dù có thể không có bằng chứng bản văn trong Tân ước hoặc bằng chứng lịch sử ở những nơi khác cho các tín điều đã được định tín, nhưng điều này không phải lúc nào cũng là trở ngại đối với niềm tin vào khả năng của Giáo hội có thể biện phân và xác định - theo quan điểm hạn chế của các tác giả thế kỷ thứ nhất - những sự thật thuộc về đức tin, ngay cả đối với những vấn đề trọng tâm như Đức Trinh Nữ Maria và thẩm quyền Phêrô. (8) Điều này đúng và là một cách giải thích sự việc, mặc dù nó rất gần với quan điểm của George Tyrrell. Nhưng ngoài điểm lý thuyết này, trong thực tế rộng rãi, các cách tiếp cận như của Brown đã dẫn đến sự bất đồng và không chắc chắn giữa các tín hữu bình thường. Những tác động này, như Brown đã nói một cách đúng đắn, không phải là lỗi của các học giả, những người mà tác phẩm của họ đang bị lạm dụng. Nhưng đồng thời, một vấn đề mục vụ nảy sinh, có lẽ bắt nguồn từ quan điểm trước đó của Thệ phản và Công Giáo về Kinh thánh như một loại bản văn xây nền, hơn là một điểm quy chiếu trung tâm, tuy nhiên, bản thân nó lại là một phần của truyền thống. Chính Brown, chẳng hạn, đã lập luận rằng những lời thiết lập Bí tích Thánh Thể (“Đây là Mình Ta... Đây là... Máu Ta”), một điểm trung tâm trong kinh nghiệm phụng vụ của mọi người Công Giáo, được hầu hết các nhà chú giải coi như là một sự phát triển sau này, không phải là những lời thực sự của Chúa Giêsu (mặc dù chúng xuất hiện lần đầu trong thư 1 Côrintô, một trong những bản văn đầu tiên của Tân Ước). Các nhà chú giải “ôn hòa” cho rằng những lời như vậy có thể phi lịch sử nhưng lại là một biểu thức chân thực về đức tin sơ khai của Giáo hội; nhưng, như C. S. Lewis đã cảnh cáo, sự ôn hòa này có tác dụng thực tế đối với hầu hết tín hữu cho rằng chúng không có thật chút nào.
Bản thân Schillebeeckx chiếm một vị trí mơ hồ trong quan điểm này, chính vì sự liên lụy của ông vào các chính nghĩa cấp tiến phần nào không liên quan đến công việc của ông trong Kinh thánh. Sau sự phấn khích ban đầu, tên tuổi của ông giảm dần sự nổi bật, và các học giả chuyển sang các mối quan tâm khác, mặc dù toàn bộ hình thức của các vấn đề ông nêu ra vẫn còn đó. Và điểm quan trọng nhất vẫn còn đó là: liệu niềm tin vào tính độc đáo của Chúa Kitô và Cuộc khổ nạn, cái chết và sự Phục sinh của Người có thể sống còn việc lên công thức lại như dựa trên “kinh nghiệm Vượt qua” thay vì niềm tin vào các sự kiện có thật, như trong Kitô giáo chính thống,— theo một cách hiểu đơn giản hơn, mặc dù không ngây thơ—đã thực sự diễn ra trong thế giới của chúng ta và thay đổi quan niệm về thế giới đó và thế giới mai sau mãi mãi.
Tranh luận “Cuộc Hội thảo về Chúa Giêsu”
Một trong những sự hiện hữu công khai khét tiếng nhất của nền học giả kinh thánh thế kỷ 20 là điều gọi là “Cuộc Hội thảo về Chúa Giêsu” [Jesus Seminar], được thành lập vào năm 1985 bởi một nhóm nhỏ các học giả cấp tiến, Công Giáo và Thệ phản, những người đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông bằng cách tự cho mình là tiếng nói của nền học giả hiện đại. Trên thực tế, không phải tất cả họ đều là học giả—một người là nhà sản xuất phim—và là các “học giả” nói chung không mấy xuất chúng. Nhưng trong số những mánh lới quảng cáo trên phương tiện truyền thông của họ là tổ chức việc bỏ phiếu chọn những câu nói của Chúa Giêsu, bằng cách sử dụng các hạt màu khác nhau để cho biết liệu chúng có khả năng xác thực, tức là có nguồn gốc từ chính Chúa Giêsu hay không. (Họ tuyên bố rằng chỉ có khoảng 20 phần trăm những lời được ghi lại của Chúa Kitô rất có khả năng là của Người.) Các học giả chân chính đã thực hiện một công việc đáng tin cậy là chỉ trích cả hình thức lẫn vấn đề của gánh xiếc giao tế này. Nhưng bất chấp sự thiếu nghiêm túc của cuộc Hội thảo về Chúa Giêsu - ngoại trừ theo nghĩa các phương tiện truyền thông hiện đại được dùng như cái loa phóng thanh cho mọi điều xem ra tồi tệ và đối đầu, và do đó có thể thu hút khán giả - nó vẫn được dùng như một thí dụ khá có mầu sắc cho một số vấn đề khá nghiêm túc về phần lớn các nghiên cứu kinh thánh đương thời.
Luke Timothy Johnson, một học giả Kinh thánh Công Giáo và là một trong những người thực hành cân bằng nhất về phê bình Kinh thánh hiện đại, đã xác định ba cặp nhận thức nằm sau phần lớn cuộc xung đột về ý nghĩa của Kinh thánh. Tóm tắt rất ngắn gọn, các giả định đằng sau các phương pháp có thể được trình bày như sau:
I. Những Tri Nhận Khác Nhau Về Kitô Giáo
A. như dựa trên và được làm sống động bởi việc Thiên Chúa tự biểu lộ hoặc mặc khải
B. như chỉ là một tôn giáo khác trên thế giới, là công trình xây dựng của con người về thế giới biểu tượng
II. Những Hiểu biết Khác nhau về Giáo hội
A. Như một định chế được đo lường bằng mức độ trung thành với các nguồn cung cấp danh tính của Giáo Hội
B. Như một tổ chức xã hội được đánh giá theo các tiêu chuẩn của xã hội đương thời
III. Những cách hiểu khác nhau về Tân Ước, đặc biệt là các sách Tin Mừng
A. như những hướng dẫn đáng tin cậy để nhận biết Chúa Giêsu thật trong kinh nghiệm liên tục của các tín hữu và Giáo hội
B. như những văn bản cổ xưa phải được thanh lọc khỏi bất cứ quan điểm đức tin nào, thậm chí có thể được giải cấu trúc để đạt được thực tế đằng sau các bả văn. (9)
Johnson ngay lập tức nói thêm rằng những gì dường như là các chia rẽ trí thức rõ ràng giữa cách tiếp cận đức tin và cách tiếp cận duy lý, tuy nhiên, không phải là các tách biệt xã hội cũng rõ ràng như vậy giữa Giáo hội và học thuật. Một trong những nét gây tranh cãi nhất của Kitô giáo hiện đại không hẳn là sự chia rẽ truyền thống giữa Công Giáo và Thệ phản (mặc dù điều đó vẫn còn gây phiền lòng) mà là sự hồ đồ bên trong chính các Giáo Hội về cách Kinh thánh nên hướng dẫn cuộc sống của các tín hữu ra sao.
Tất nhiên, ở một mức độ nào đó, sự chia rẽ này tiếp tục phản ảnh sự chia rẽ cũ hơn giữa các phương thức tư duy của Phong trào Ánh sáng và Trước Phong trào Ánh sáng, mà chúng ta đã gặp trên đây. Tuy nhiên, chúng ta cần cẩn thận khi phân biệt điều này, vì nhiều người hiện đại cho rằng đó là vấn đề của đức tin như chống đối với lý trí. Trên thực tế, đức tin luôn sử dụng lý trí—và sử dụng nó suốt lịch sử. Do đó, câu hỏi không phải là liệu Kitô giáo có xem xét một cách hợp lý các văn bản mà họ luôn coi là có thẩm quyền hay không. Câu hỏi thực sự là điều gì được coi là hợp lý. Có phải lý trí chỉ được đồng nhất với những tiền đề duy tự nhiên của một số loại tư duy đã trở thành một lực lượng văn hóa mạnh mẽ ở thế giới phương Tây trong thế kỷ thứ mười tám và kể từ đó. Hay có những hình thức lý trí nào đi trước và đi sau phiên bản của Phong trào Ánh sáng có giá trị riêng của chúng? Theo quan điểm thứ nhất, như Johnson đã nói một cách đúng đắn, người ta cho rằng tâm trí con người - và tâm trí con người vận hành trong một lý thuyết khá thô thiển và hạn chế về thế giới và nhận thức, như các nhà phê bình hậu hiện đại sau này sẽ chỉ ra - là thước đo của thực tại, chứ không phải Thiên Chúa hay mặc khải. Hố phân cách giữa hai quan điểm cuối cùng không thể lấp đầy được nữa. Chẳng hạn, rõ ràng là các công cụ được áp dụng để tiếp cận “Chúa Giêsu lịch sử” không bao giờ có thể khám phá ra nhân vật được các Kitô hữu tin tưởng hay, cần phải nói thêm, bất cứ hữu thể thiêng liêng tương tự nào, vì tất cả những công cụ này, trong căn bản, đã bị loại trừ trước bởi các giả định của các nhà sử học được cho là trung lập.
Tuy nhiên, hầu hết các Giáo Hội Kitô Giáo không chỉ đơn thuần bác bỏ toàn bộ tư tưởng hiện đại đã hấp thụ một số thành tựu và thủ tục thực sự của Phong trào Ánh sáng. Và đối với hầu hết các Kitô hữu, những người cam kết theo đuổi mọi sự thật như là sự phản ảnh của Thiên Chúa, đây là một quá trình cần thiết, dù đôi khi gây bối rối. Vấn đề trong tất cả các nhóm tín ngưỡng, bao gồm cả Giáo Hội Công Giáo, có hai mặt. Đầu tiên, việc chấp nhận một số cách tiếp cận nào đó sẽ tự động dẫn đến những kết quả không thể không mâu thuẫn với đức tin sống động của Giáo hội đến mức nào? Và thứ hai, những cách tiếp cận hữu hiệu về mặt văn hóa nào khác đối với việc giải thích Kinh thánh lúc đó có thể được nêu ra một cách trung thành hơn với những sự thật mà những cách tiếp cận duy lý hơn, tự bản chất, không thể đánh giá đúng đắn được—những sự thật rất quan trọng đối với sự sống còn của Kitô giáo? Johnson nhấn mạnh rằng điều này đặc biệt quan trọng đối với các chủng viện nơi các linh mục tương lai đang được đào tạo và việc chống lại mô hình tự do học thuật như được thực hành trong học thuật không nên được coi chỉ là sự mù quáng độc đoán. (10)
Nhưng thách thức là một thách thức lớn hơn khi liên quan đến toàn thể Giáo hội, vì bất cứ Giáo hội nào không trình bày một cách mạnh mẽ và thuyết phục một lối sống khác với lối sống của nền văn hóa xung quanh thì rất ít thu hút được sự chú ý của người ta ngoại trừ trong các dịp lễ nghi long trọng. Và điều này giải thích rất nhiều sự suy sụp của các Giáo Hội Thệ Phản cấp tiến chính dòng cũng như sự trỗi dậy của trào lưu chính thống cực đoan. Nhìn theo quan điểm xã hội học, Giáo Hội Công Giáo vốn nhìn Kinh thánh từ một vị trí đâu đó giữa chủ nghĩa cấp tiến của chính dòng Thệ Phản và chủ nghĩa bảo thủ của những người theo trào lưu chính thống cực đoan. Và điều đó đã dẫn đến sự tranh cãi bất tận về việc đâu là những sự thật kinh thánh đã ổn định và không thể thay đổi và đâu là các cách diễn đạt đơn thuần có điều kiện về mặt văn hóa dành cho một số cộng đồng trong quá khứ nhưng không thể áp dụng được hiện nay (hoặc, tệ hơn nữa, một số phát minh sơ khai của Giáo hội). Chính cách thức lên khuôn lập luận này đã giải thích cho một số sự chua cay thấy rõ trong Công Giáo kể từ Công đồng Vatican II, thậm chí sau bốn thập niên và hai vị giáo hoàng—Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI—những người đã có một cách tiếp cận rất tinh vi để thu hút thời hiện đại. Ngay từ những năm 1970, một nhân vật không kém gì Karl Rahner vốn đã cảnh cáo: “Giáo hội không thể là một xã hội tranh luận: Giáo hội phải có khả năng đưa ra các quyết định ràng buộc tất cả mọi người trong đó. Một đòi hỏi như vậy không thể là một trái ngược tiên thiên với phẩm giá của con người nếu... họ thực sự là một hữu thể xã hội. Và lúc đó, một điểm tối cao mà tại đó tất cả các suy tư và thảo luận dân chủ được biến thành các quyết định mang tính ràng buộc phổ quát không thể không có ý nghĩa.” (11)
Việc tìm kiếm Chúa Giêsu lịch sử (cố ý không viết hoa ở đây có nghĩa là nghiên cứu lịch sử đang diễn ra, chứ không chỉ là kết quả của một giai đoạn nào đó) có giá trị trí thức thực sự. Không có gì sai—và rất đúng—khi sử dụng bất cứ công cụ nào chúng ta có trong tay để cố gắng hiểu rõ hơn về con người vốn là nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử loài người. Nhưng trớ trêu thay, đã có một sự ngây thơ và thậm chí là đầu óc đơn giản nào đó trong việc tìm kiếm như nó đã được các học giả thực hành. Để bắt đầu, khi chúng ta đang làm việc với một nhân vật có ảnh hưởng lớn của công chúng, ngay cả khi chúng ta có tài liệu lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta có về Chúa Kitô, thì không thể tránh khỏi những phức tạp nào đó mà, trong bản chất sự vật, không thể loại bỏ được. Thí dụ, Abraham Lincoln được nhiều người tôn kính như một con người đã trở thành một biểu tượng gần như tôn giáo trong quá trình thâm hậu hóa dần dần tâm trí khi ông cố gắng vật lộn với cả việc bảo tồn Liên minh lẫn ý nghĩa của cuộc đấu tranh cho cả hai bên trong Nội chiến. Tuy nhiên, cho đến nay, một mặt, có nhiều người thấy nơi ông một sự phát sinh tự do mới, mặt khác, nhiều người coi ông là một nhân vật độc tài cuồng tín, người đã khơi mào một cuộc chiến dẫn đến cái chết của hàng trăm nghìn người khi có sẵn các phương tiện ít quyết liệt hơn để đạt được các mục tiêu tương tự. Tất cả các nhân vật lịch sử vĩ đại đều để mình rơi vào những cách giải thích khác nhau. Và Chúa Giêsu Kitô—như chúng ta có thể thấy từ lịch sử Kitô giáo và thế giới hậu Kitô giáo—không phải là một ngoại lệ, theo quan điểm hoàn toàn tự nhiên.
Các nhà sử học có giá trị nhận thức rõ những khó khăn như vậy, những khó khăn này càng phức tạp hơn khi bằng chứng tài liệu trở nên ít ỏi. Nhìn chung, các học giả kinh thánh hiện đại đã từ bỏ quan điểm cho rằng lịch sử của Giáo hội như nó xuất hiện trong Công vụ Tông đồ là không đáng tin cậy. Điều đó có thể đúng hoặc có thể không, nhưng câu hỏi đặt ra ngay lập tức là: Nếu chúng ta từ bỏ câu chuyện đó, vốn phải bắt đầu từ năm 70 đến năm 100 Công nguyên, nghĩa là, vào thời điểm gần với các sự kiện ban đầu hơn là chúng ta, và do đó sẽ phải đối đầu với sự soi xét của nhiều người vốn biết các tông đồ và những người theo họ, chúng ta sẽ thiết lập tiêu chuẩn nào thay cho tiêu chuẩn đó để giúp chúng ta hiểu cuộc đời của Chúa Kitô? Trong một sự phát triển tương tự, người ta từng cho rằng Tin Mừng Gioan, với quan điểm vũ trụ bắt đầu bằng "Ban đầu là Ngôi Lời" là "thần học thuần túy", như đôi khi nó được gọi như thế. Sau đó, người ta nhận thấy rằng, trong số các nhà truyền giáo, Thánh Gioan dường như có kiến thức chính xác nhất về Palestine cổ thời cũng như tường thuật chi tiết về cuộc đời của Chúa Giêsu — và điều này từ Tin Mừng được cho là mới nhất và do đó ít đáng tin cậy nhất.
Có một câu hỏi khởi đầu trong tất cả các nghiên cứu định niên biểu như vậy (trước đây các học giả đã đẩy niên biểu ngày càng xa hơn vào thế kỷ thứ hai Công nguyên để giải thích cho “các phát triển” sau khi các nhân chứng tận mắt và những người biết họ đã chết; giờ đây dường như có sự đồng thuận cho rằng tất cả các sách Tin Mừng đều được viết trong thế kỷ thứ nhất, khiến thời gian dành cho “sự phát triển” thêm tương ứng ít hơn). Nếu chúng ta có bài Diễn văn Gettysburg của Lincoln mà không có phần mở đầu nổi tiếng “Bốn hai chục [four score] và bảy năm trước”, và thay vào đó, bản văn bắt đầu bằng câu thứ hai, “Bây giờ chúng ta đang tham gia vào một cuộc nội chiến vĩ đại”, thì làm sao chúng ta xác định được niên biểu của nó? Một số nhà sử học sẽ hiểu "Bây giờ" như có nghĩa là Lincoln hẳn đã phát biểu ngay từ đầu cuộc xung đột, khi những người nghe ông phải được nhắc nhở rằng họ đang có chiến tranh "bây giờ". Những người khác có thể hoài nghi hơn. Nhưng bất cứ ai xem bài phát biểu ngắn gọn đó mà không có tham chiếu chính xác ngay từ đầu, ngay cả ngày nay khi chúng ta biết rất nhiều chi tiết về lịch sử của Nội chiến, sẽ gặp khó khăn nếu không có bằng chứng bên ngoài để biết Lincoln có thể nói điều đó khi nào.
Phần lớn các kết quả của phương pháp phê bình lịch sử, mặc dù không phải là tất cả, đều gặp phải khó khăn sâu xa này và cả những khó khăn khác nữa. Một trong những giả thuyết ban đầu của nền học giả hiện đại là tuyển tập những câu nói của Chúa Giêsu (logia), được các học giả người Đức chỉ định là tài liệu Q, được lưu hành độc lập. Các học giả đưa ra giả thuyết rằng các tác giả Tin Mừng hẳn đã lồng những câu nói này vào các bối cảnh khác nhau với những động cơ khác nhau, bởi vì những lời của Chúa Giêsu không phải lúc nào cũng xuất hiện trong cùng một bối cảnh trong tất cả các sách Tin Mừng. Nhưng ngay cả giả thuyết đôi khi hữu ích này cũng bộc lộ ngay những khó khăn khác nhau. Để bắt đầu, tại sao chỉ là những câu nói mà không phải là một tập truyện? Hầu hết các hữu thể nhân bản, huống hồ một nhân vật từng đưa ra một số tuyên bố công khai ở những nơi khác nhau, trong đó không có phương tiện truyền thông hiện đại, lặp lại chính chúng. Đôi khi tôi có thể kể một câu chuyện trong một ngữ cảnh cho một mục đích này và trong một ngữ cảnh khác cho một mục đích khác. Khi đó, một trong những giả định căn bản nhất của nền học giả hiện đại, mặc dù không có nghĩa là hoàn toàn vô căn cứ, cho thấy những sai sót nghiêm trọng cả trong việc lên khái niệm và sử dụng nó.
Hơn nữa, nếu những câu nói đó là một tập hợp phi ngữ cảnh như đã được lên lý thuyết, thì bất cứ nỗ lực nào sau này nhằm gán cho chúng một bối cảnh lịch sử, trong căn bản, cũng sẽ chịu số phận bi đát, giống như việc xác định niên biểu của bài Diễn văn Gettysburg phi ngữ cảnh. Nhiều điều chỉ đơn giản là đánh lừa chúng ta. Thí dụ, chúng ta biết cộng đồng Qumran đọc rất nhiều loại bản văn; có phải mỗi sách Tin Mừng chỉ được hướng dẫn hoặc đọc bởi một cộng đồng Kitô giáo — nói cách khác, Sitz-im-Leben [ngữ cảnh] đơn giản hay phức hợp? Nỗ lực giả thiết mỗi yếu tố trong các yếu tố rất không chắc chắn xét chung liên quan ra sao với yếu tố khác có thể chỉ làm tăng thêm sự hiểu lầm khi dự đoán này chồng lên dự đoán kia, và dự đoán kia này lại chồng lên một dự đoán kia khác nữa, v.v. Không hề có tiêu chuẩn nào để nhờ đó mà phán đoán ngoại trừ các tiêu chuẩn được du nhập từ bên ngoài cả Tân Ước như chúng ta đã có lẫn bộ sưu tập các trích dẫn được cho là đang lưu hành, tức tài liệu Q. Bất cứ kết quả nào có thể đạt được đều có thể thu hút sự quan tâm nào đó đối với các học giả đang cố gắng nắm bắt các bản văn phức tạp mà chúng ta hiện có. Và chúng có thể dẫn chúng ta đi tìm những phương hướng có thể giúp chúng ta giải thích một số điều. Nhưng chúng không phải là nền học giả khoa học theo bất cứ ý nghĩa thực sự nào của thuật ngữ này.
Và hơn nữa, những loại tiêu chuẩn nào sẽ được sử dụng - vì phải có cách nào đó để sắp xếp các điều được coi như các mảnh này. Nhìn chung, các học giả có xu hướng bác bỏ bằng chứng do các nhà quan sát tôn giáo liên hệ cung cấp, chẳng hạn như Thánh Luca trong Công vụ. Thật vậy, các tín hữu của Chúa Giêsu, đặc biệt là những tín hữu chính thống, bị nghi ngờ nhiều nhất. Một dấu hiệu cho thấy bản chất của việc bác bỏ này là các bản văn tôn giáo khác—các tài liệu ở Qumran, Thư viện Nag Hammadi, đặc biệt là các tài liệu như điều gọi là Tin Mừng Tôma, dù còn kém tin cậy hơn các Tin Mừng theo bất cứ đánh giá lành mạnh nào, thường được coi là có giá trị tương đương hoặc thậm chí lớn hơn các bản văn được “chấp thuận”. Từ tất cả những điều này, thật khó mà không kết luận rằng nỗ lực đáng khen ngợi khác nhằm thử nghiệm nhiều giả thuyết khác nhau để xem liệu chúng có giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Kitô giáo sơ khai hay không, tự tâm điểm, đã cho thấy một sự thiên vị chống lại truyền thống cổ điển và được chứng thực tốt nhất xung quanh Chúa Giêsu. Đã nảy sinh việc cam kết đối với quyền tự chủ diễn giải hơn là tính chính xác, coi mối đe dọa chính của nó phát xuất từ niềm tin tôn giáo và thẩm quyền của Giáo hội. (12)
Dù sao, một số lượng lớn các linh mục và giám mục trong Giáo hội trong thế kỷ XX đã được dạy một là bác bỏ hai là nhiệt tình chào đón những phát triển mới, nghĩa là các xung đột giữa những người đã được huấn luyện theo quan điểm này hay quan điểm khác ở những thời điểm và địa điểm khác nhau sẽ là điều không thể tránh khỏi.
VietCatholic TV
ĐGH giữa tâm bão truyền thông thế tục, nỗi buồn và cảm giác bị phản bội. Ta hãy cầu nguyện cho ngài
VietCatholic Media
02:04 30/05/2024
1. Chung quanh cơn bão truyền thông quy chụp Đức Phanxicô kỳ thị người đồng tính
Theo Cindy Wooden của hãng tin CNS, Đức Phanxicô, nhân cuộc gặp riêng với hơn 200 thành viên Hội đồng Giám mục Ý ngày 20 tháng 5, 2024, tại cuộc họp mùa xuân của họ, được tổ chức tại Vatican, đã dành 90 phút để trả lời các câu hỏi, nhưng không có bản ghi nào được công bố.
Sáu ngày sau, một trang web tin đồn khét tiếng của Ý đưa tin rằng Đức Giáo Hoàng đã sử dụng một thuật ngữ tiếng lóng thô tục, và mang tính xúc phạm trong tiếng Ý, là từ 'frociaggine’ /fro-si-ác-di-nề/, khi đề cập đến một số chủng viện bị lưu ý bởi văn hóa đồng tính. Đức Thánh Cha được cho là đã nói rằng “có quá nhiều 'frociaggine' trong các chủng viện”. Từ 'frociaggine’ dịch ra tiếng Việt là “bóng lại cái”.
Việc ấy khiến phòng báo chí Vatican lên tiếng: Đức Phanxicô “không bao giờ có ý xúc phạm hoặc thể hiện mình bằng những thuật ngữ kỳ thị người đồng tính, và ngài gửi lời xin lỗi tới những người bị xúc phạm khi sử dụng một thuật ngữ do người khác báo cáo”, được coi là thô tục ở Ý.
Trang web trên, có tên là Dagospia, cho biết Đức Giáo Hoàng đã sử dụng thuật ngữ ngày 20 tháng 5 khi trả lời câu hỏi của một giám mục về việc tiếp nhận những người đồng tính nam vào chủng viện với tư cách là ứng viên cho chức linh mục.
Các tờ báo hàng đầu của Ý là La Repubblica và Corriere della Sera cho biết hôm 27 tháng 5 họ đã xác nhận với các giám mục Ý giấu tên rằng Đức Phanxicô đã sử dụng tiếng lóng thô tục, mặc dù Corriere cũng lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng “đôi khi vấp phải tiếng Ý có phần sáng tạo mà không nhận thức được các sắc thái”.
Matteo Bruni, giám đốc văn phòng báo chí Vatican, đã trả lời vào cuối ngày 28 tháng 5 trước nhiều yêu cầu bình luận.
Ông nói, “Đức Giáo Hoàng Phanxicô biết về những bài báo gần đây nói về cuộc trò chuyện giữa ngài, đằng sau những cánh cửa đóng kín, với các giám mục của Hội đồng Giám mục Ý.
“Như ngài đã có cơ hội phát biểu nhiều lần, ‘Trong Giáo hội có chỗ cho mọi người, cho mọi người! Không ai là vô dụng, không ai là người thừa, có chỗ cho mọi người. Y hệt như chúng ta, mọi người,’ “
La Repubblica đã báo cáo rằng từ ngữ mà Đức Giáo Hoàng sử dụng trong tiếng Ý “đã khiến nhiều giám mục nao núng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô không lạ gì với lối nói thiếu chừng mực; cuộc họp diễn ra sau những cánh cửa đóng kín, cuộc trò chuyện không trang trọng, nhưng khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô sử dụng hạn từ đó 'có sự căng thẳng trong phòng'“.
Trong khi Đức Phanxicô nhấn mạnh với các giám mục rằng những người Công Giáo LGBTQ+ phải được chấp nhận trong Giáo hội và được đối xử tôn trọng, thì theo báo cáo, ngài đã nói tại cuộc họp rằng tốt hơn là không chấp nhận những người đồng tính nam làm ứng viên cho chức linh mục.
Trong một cuộc họp kín tương tự với các giám mục Ý vào năm 2018, La Repubblica đưa tin, Đức Giáo Hoàng đã nói với các Giám Mục rằng nếu các ngài có “dù chỉ một chút nghi ngờ nhỏ” về việc liệu một ứng viên đồng tính có thể sống cuộc sống độc thân trong chủng viện và sau đó trong tư cách là một linh mục, thì “tốt nhất là đừng để họ vào.”
Trong một cuộc phỏng vấn dài thành sách vào năm 2018, Đức Phanxicô cũng đã nói rằng các bề trên phải có khả năng giúp các ứng viên đồng tính chuẩn bị cho cuộc sống độc thân hoặc khuyến khích họ rời khỏi chủng viện.
“Đồng tính luyến ái là một vấn đề rất nghiêm trọng, phải được phân định một cách thỏa đáng ngay từ đầu với các ứng viên, nếu đó là trường hợp. Chúng ta phải đòi hỏi”, Đức Thánh Cha đã nói với Cha Fernando Prado dòng thánh Clara trong cuộc phỏng vấn thành sách, “Sức mạnh của ơn gọi: Đời sống thánh hiến ngày nay.”
Đức Phanxicô đã nói rõ trong cuộc phỏng vấn rằng ngài muốn nói về hoạt động đồng tính luyến ái giữa các linh mục và tu sĩ tuyên khấn khiết tịnh và độc thân.
Đức Giáo Hoàng nói: “Trong đời sống thánh hiến hay đời sống linh mục, không có chỗ cho loại tình cảm này. Vì lý do đó, Giáo hội khuyến cáo những người có khuynh hướng ăn sâu này không nên được chấp nhận vào thừa tác vụ hoặc đời sống thánh hiến”.
Một chỉ thị năm 2005 của Bộ Giáo dục Công Giáo lúc bấy giờ, được Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI phê chuẩn, nói rằng Giáo Hội “không thể thừa nhận vào chủng viện hoặc các chức thánh những người thực hành đồng tính luyến ái, có khuynh hướng đồng tính luyến ái sâu xa hoặc ủng hộ cái gọi là 'văn hóa đồng tính nam'.”
Các giám mục và bề trên các dòng tu, những người chịu trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng về việc tiếp nhận các ứng viên vào chức linh mục và đời sống tu trì, đã tiếp tục thảo luận và tranh luận về ý nghĩa của “khuynh hướng đồng tính luyến ái sâu xa”, điều này rõ ràng là điều đã đặt ra câu hỏi cho các giám mục.
2. Đức Tổng Giám Mục Fisichella: Số tín hữu hành hương năm thánh 2025 sẽ kỷ lục
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Trưởng ban tổ chức Năm Thánh 2025 nói rằng “Số tín hữu hành hương Năm Thánh sắp tới có thể sẽ lên tới mức kỷ lục, hơn 30 triệu người, vượt quá Năm Thánh 2000”.
Trong cuộc họp báo, tại Đại học Roma III, Đức Tổng Giám Mục nhắc lại rằng hồi Năm Thánh 2000, có khoảng 22 triệu 500.000 tín hữu hành hương tại Roma. Ngài cho biết ranh giới giữa tín hữu hành hương và du khách sẽ uyển chuyển: “Chúng tôi cũng muốn biến các du khách thành tín hữu hành hương và tín hữu hành hương thành du khách, theo nghĩa họ cũng khám phá vẻ đẹp của thành Roma này. Ban tổ chức hy vọng có rất nhiều người đăng ký bằng cách dùng ứng dụng và nhận được một thẻ hành hương.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella cũng giới thiệu lịch trình cử hành Năm Thánh 2025, với 35 biến cố lớn. Chương trình này tiếp tục được chuẩn bị và sẽ được công bố trong tháng Sáu tới đậy, bắt đầu là nghi thức mở cửa Năm Thánh, ngày 24 tháng Mười Hai, tại Đền thờ thánh Phêrô, rồi tại ba Đại Vương cung Thánh đường khác.
Tiếp đến, có những ngày Năm Thánh dành cho các giới khác nhau, như: các bệnh nhân, các công nhân viên, các gia đình, người trẻ, ca đoàn, cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo với nhiều chính trị gia từ các nước.
Sẽ có nhiều cuộc hành hương của các giáo phận trong số 4.000 giáo phận trên thế giới.
3. Bề trên Tổng quyền Dòng Ngôi Lời được bổ nhiệm làm Tổng giám mục
Hôm 25 tháng Năm vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Tổng quyền Dòng Ngôi Lời (SVD), cha Paulus Budi Kleden, làm Tổng giám mục Giáo phận Ende, bên Indonesia.
Cha Budi người Indonesia năm nay 59 tuổi (1965), sinh tại đảo Flores, gia nhập Dòng Ngôi Lời và theo học triết và thần học tại Áo, và thụ phong linh mục năm 1993, rồi làm cha phó ba năm tại Thụy Sĩ Đức, trước khi sang Đức học tiếp thần học và bảo vệ thành công Tiến sĩ Thần học tại Đại học Freiburg năm 2000. Trở về Indonesia, cha làm giáo sư thần học tại Đại chủng viện Ledalero, ở Maumere, làm cố vấn tỉnh dòng, trước khi làm Tổng cố vấn của dòng từ năm 2012 đến 2018, là năm cha được bầu làm Bề trên Tổng quyền của dòng, ngày 04 tháng Bảy cùng năm 2018.
Giữa lúc cha sắp mãn nhiệm vụ này thì Đức Thánh Cha bổ nhiệm ngài làm Tổng giám mục Giáo phận Ende tại đảo Flores, Indonesia, có 486.000 tín hữu Công Giáo. Đức Thánh Cha đã yêu cầu ngài tiếp tục giữ nhiệm vụ Bề trên Tổng quyền rồi chủ tọa Tổng Tu nghị, từ ngày 16 tháng Sáu đến ngày 14 tháng Bảy tới đây, tại Nemi gần Roma để bầu người kế nhiệm trong dòng, trước khi bắt đầu sứ vụ Tổng giám mục.
Dòng Ngôi Lời hiện có 5.900 tu sĩ, hoạt động tại 1.336 nhà trên thế giới, trong đó có Tỉnh dòng Ngôi Lời tại Việt Nam, với 200 linh mục, tu sĩ. Từ Tỉnh dòng Việt Nam, có 100 linh mục được sai đi làm việc truyền giáo tại nước ngoài.
4. Cầu khẩn cùng Thánh Cả Gioan Phaolô
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Invoking John Paul the Great”, nghĩa là “Cầu khẩn cùng Thánh Cả Gioan Phaolô”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Tuổi tác chắc chắn làm tăng tốc cảm giác của một người về thời gian trôi qua.
Tôi nhớ những lớp học ở trường trung học dài như thời kỳ tan băng Würm, kim phút đi vòng quanh chu vi đồng hồ với tốc độ băng giá. Tuy nhiên, vào ngày 27 tháng 4 vừa qua, khi ngồi ở cửa ngang phía nam của bia mộ vĩ đại nhất thế giới—Đền Thờ Thánh Phêrô ở Vatican—tôi nhớ mình đã ở đúng vị trí đó trong Thánh lễ năm 1996 đánh dấu Năm Thánh vàng linh mục của Đức Gioan Phaolô II. Nhiều thập niên dường như đã trôi qua với tốc độ siêu thanh. Thời gian như đang chạy trốn, thực sự là như thế!
Hôm đó là kỷ niệm 10 năm phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II, nên thật đáng kinh ngạc khi nhận ra rằng cả một thiên niên kỷ đã trôi qua kể từ khi người mà tôi viết tiểu sử đã được tôn vinh trên bàn thờ cùng với Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Sau đó, đã có những lời xì xào rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nghĩ ra một lễ phong thánh cùng lúc đến hai nhân vật lớn để làm loãng sự tập trung vào Đức Gioan Phaolô II. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi, đó là vere dignum et iustum, “thực sự đúng đắn và công bằng”, vì cả hai vị là hai trụ cột của Công đồng Vatican II – vị giáo hoàng đã triệu tập Công đồng để tái tiếp sinh lực cho Giáo hội truyền giáo và vị giáo hoàng đã ban hành Hội đồng giải thích cách có thẩm quyền Vatican II trong khi kêu gọi chúng ta sống theo giáo huấn của Vatican II về “Tân Phúc âm hóa”— cả hai vị nên được phong thánh cùng nhau.
Dù vậy, Thánh lễ kỷ niệm tháng trước là một sự tóm tắt hoành tráng về những năm dưới triều đại của Đức Gioan Phaolô II.
Nó được tổ chức bởi thư ký lâu năm và người bạn tâm tình của Đức Gioan Phaolô, Stanisław Dziwisz, hiện là Hồng Y tổng giám mục danh dự của Kraków. Khẩu hiệu giám mục của ngài, Sursum Corda (Nâng tâm hồn lên), đã tóm tắt một cách sâu sắc tác động truyền điện của vị giáo hoàng người Ba Lan đối với Giáo hội hoàn vũ.
Chủ tế chính là Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, niên trưởng Hồng Y Đoàn và là chuyên viên lâu năm của Phủ Quốc vụ khanh dưới thời Đức Gioan Phaolô—trên thực tế, là chánh văn phòng của Đức Giáo Hoàng. Ở tuổi chín mươi, Đức Hồng Y Re vẫn tỏa ra năng lượng rực rỡ mà ngài đã thể hiện với tư cách Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh từ năm 1989 đến năm 2000 – mặc dù, như tôi đã nhắc nhở ngài trong buổi chiêu đãi sau Thánh lễ tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục, “Ngài đã ngủ gục trên vai tôi” trong buổi ra mắt phim Our God's Brother ở Kraków vào tháng 6 năm 1997!”
Và ở đó, ở hàng đồng tế đầu tiên, là vị đại diện vĩ đại của Giáo phận Rôma của Đức Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Camillo Ruini: chín mươi ba tuổi và phải ngồi xe lăn, nhưng quyết tâm tôn vinh sự thánh thiện của con người có tầm nhìn của một nhà truyền giáo. Đức Hồng Y Ruini đã anh dũng làm việc để mang lại sức sống ở Rôma và khắp nước Ý. Tôi tự hỏi (và không phải lần đầu tiên), điều gì sẽ xảy ra nếu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 bổ nhiệm Hồng Y Ruini làm Quốc vụ khanh?
Có sự hiện diện của một vị đồng tế là Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, khi đó chỉ đơn thuần là “Cha Vincenzo,” đã không ngừng quan tâm đến Đức Gioan Phaolô II trong suốt 26 năm rưỡi. Tuy nhiên, trong thập niên qua, Paglia đã phá hủy một cách có hệ thống – một số người có thể nói là phá hủy – một trong những sáng kiến nổi bật của vị giáo hoàng người Ba Lan: đó là Viện Hôn nhân và Gia đình Gioan Phaolô II tại Đại học Giáo hoàng Lateranô, mà ngày nay chỉ có mối quan hệ danh nghĩa với trung tâm trí tuệ sôi động mà Carlo Caffarra, Stanisław Grygiel, Livio Melina, José Granados và các học giả nổi tiếng khác từng tạo ra (điều này có thể giải thích tại sao viện này ngày nay có quá ít sinh viên).
Vào cuối Thánh lễ, các Hồng Y và giám mục đồng tế đã đặt vòng hoa trên mộ của Đức Gioan Phaolô II, giữa nhà nguyện Pietà của Michelangelo và nhà nguyện Bí Tích Thánh Thể của Đền Thờ Thánh Phêrô. Sau đó, các ngài hướng dẫn cộng đoàn đọc một lời cầu nguyện được soạn cho dịp này, thể hiện một cách tuyệt vời việc lấy Chúa Kitô làm trung tâm của một triều đại giáo hoàng hoành tráng và gợi lên một số mối quan tâm lớn nhất của triều đại đó:
Ôi Thánh Gioan Phaolô, từ cửa sổ Thiên đường, hãy ban phúc lành cho chúng con! Xin chúc lành cho Giáo hội mà ngài vô cùng yêu mến và can đảm phục vụ trên các nẻo đường của thế giới, để đưa Chúa Giêsu đến với mọi người và mọi người đến với Chúa Giêsu. Chúng con hằng nghe lại tiếng kêu mạnh mẽ của ngài: “Mở, hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô!” Xin giúp chúng con mở cửa tâm hồn cho Chúa Giêsu, để ngày nay chúng con có thể trở thành những nhà truyền giáo không mệt mỏi của Tin Mừng.
Hãy chúc phúc cho những người trẻ, những người từng là niềm đam mê lớn của ngài... Xin ban phước cho các gia đình, ban phước cho mọi gia đình. Ngài là người đã cảm thấy sự tấn công của Satan chống lại tia sáng thiên đường quý giá mà Thiên Chúa đã thắp lên trên trái đất, xin giúp chúng con trở nên mạnh mẽ và can đảm trong việc bảo vệ gia đình...
Hãy mở ra những con đường mới dẫn đến Lòng Thương Xót Chúa mà Chúa Giêsu đã đến gần chúng con trong Bí tích Hòa giải, trong Bí tích Thánh Thể Cực Thánh, và trong Lòng Bác Ái biến đổi chúng con thành cửa sổ Tình Yêu của Thiên Chúa. Amen.
Thánh Gioan Phaolô II, cầu cho chúng con.
Mật ước Đức-Ukraine. Zelenskiy cảnh báo TT Biden. Gripen và F-16. 13000 hệ thống pháo Nga tan tành
VietCatholic Media
03:36 30/05/2024
1. Zelenskiy đưa ra cảnh báo trực tiếp tới Tổng thống Joe Biden về hội nghị thượng đỉnh hòa bình
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Zelensky Issues Direct Warning to Joe Biden Over Peace Summit”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Ba đã đưa ra cảnh báo với Tổng thống Joe Biden về việc ông phải tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình do Kyiv dẫn đầu ở Thụy Sĩ vào tháng tới.
Zelenskiy nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo tại Brussels, rằng sự vắng mặt của Tổng thống Biden trong các cuộc đàm phán vào ngày 15 và 16 tháng 6 - nhằm mục đích phát triển sự hiểu biết chung về con đường hướng tới một nền hòa bình công bằng và lâu dài ở Ukraine - sẽ giống như việc đứng dậy hoan hô Putin.
Washington cho biết Mỹ sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh nhưng chưa cho biết liệu Tổng thống Biden có tham dự hay không. Bloomberg hôm 23 Tháng Năm đưa tin, dẫn lời những người quen thuộc với vấn đề này, rằng Tổng thống Mỹ có thể sẽ bỏ lỡ sự kiện này vì bận rộn với một buổi gây quỹ tranh cử ở California.
Nga không được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh
“Nếu Tổng thống Biden không có mặt, thì sự vắng mặt ấy sẽ giống như hoan nghênh Putin: trong tư thế đứng dậy vỗ tay hoam hô,” Zelenskiy nói, đồng thời kêu gọi càng nhiều quốc gia tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình.
“Tôi tin rằng Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cần Tổng thống Biden, và các nhà lãnh đạo khác đang theo dõi phản ứng của Mỹ cũng cần ông ấy,” ông nói và cho biết thêm rằng ông tin rằng việc tham dự hay bỏ qua sự kiện này phản ánh “sự lựa chọn” của một quốc gia giữa mong muốn hòa bình hoặc chiến tranh ở Ukraine.
Ông nói: “Nếu bạn muốn hòa bình, bạn sẽ có mặt ở đó và bạn sẽ nói, ngay cả khi bạn không đồng ý với điều gì đó”. “Và nếu muốn chiến tranh, bạn sẽ đi đến đám đông mà Nga muốn tổ chức.
“ Putin rất sợ hội nghị thượng đỉnh hòa bình. Ông ấy đã cố gắng ngăn cản hội nghị thượng đỉnh này và tiếp tục làm như vậy”.
Triển vọng đàm phán hòa bình giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa đã được nêu ra nhiều lần nhưng không thành công, kể từ khi Putin tiến hành tấn công Ukraine vào ngày 24 Tháng Hai/2022.
Hôm thứ Sáu, Reuters đưa tin, trích dẫn bốn nguồn tin ẩn danh của Nga quen thuộc với vấn đề này, rằng Putin sẵn sàng “đóng băng” cuộc chiến ở Ukraine trên các tuyến đầu hiện tại.
Điện Cẩm Linh trước đây đã chỉ định một số điều kiện không thể thương lượng đối với Nga, bao gồm cả việc Ukraine phải chấp nhận việc sáp nhập vào Liên Bang Nga, hồi tháng 9 năm 2022, bốn khu vực của mình—Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia—sau các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo bị cộng đồng quốc tế coi là bất hợp pháp.
Ukraine đã tuyên bố rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải vô hiệu hóa việc sáp nhập lãnh thổ của họ vào tháng 9 năm 2022; và Bán đảo Crimea, mà Putin đã sáp nhập vào năm 2014, một lần nữa phải được coi là một phần của Ukraine.
Thụy Sĩ đã mời hơn 160 phái đoàn từ khắp nơi trên thế giới tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình. Tính đến ngày 24 tháng 5, đã có hơn 80 xác nhận.
2. Berlin rón rén cho phép Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí Đức
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Berlin tiptoes toward allowing Ukraine to hit Russia with German weapons”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Văn phòng Thủ tướng Olaf Scholz hiện nói rằng Ukraine có thể tấn công “lãnh thổ của kẻ xâm lược”.
Chính phủ Đức đang lặng lẽ từ bỏ sự dè dặt của mình về việc cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự bên trong Nga bằng vũ khí được tài trợ.
Hôm thứ Ba, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Ukraine có thể sử dụng vũ khí do Đức cung cấp “trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”, điều này sẽ cho phép chúng được sử dụng để chống lại kẻ xâm lược như Nga, kể cả bên trong lãnh thổ Nga.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã có cuộc họp báo cùng Scholz hôm thứ Ba 28 Tháng Năm, cho biết: “Chúng ta phải cho phép người Ukraine vô hiệu hóa các địa điểm quân sự nơi hỏa tiễn được phóng đi, chứ không phải các mục tiêu dân sự hoặc quân sự khác”.
Các quốc gia khác thậm chí còn thẳng thừng hơn.
“Vũ khí Ba Lan gửi tới Ukraine không có giới hạn. Người Ukraine có thể sử dụng chúng khi họ thấy phù hợp”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Cezary Tomczyk nói trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Ba Lan.
Hôm thứ Tư, Berlin đã cố gắng minh định rõ hơn về những gì Thủ tướng Scholz muốn nói.
Phát ngôn nhân Steffen Hebestreit nói với các phóng viên rằng “hành động phòng thủ của Ukraine không chỉ giới hạn ở lãnh thổ của mình mà còn có thể mở rộng sang lãnh thổ của kẻ xâm lược”, đồng thời nhấn mạnh rằng ông không thể tiết lộ các thỏa thuận chính xác với Kyiv về việc sử dụng vũ khí của Đức vì chúng là “bí mật”.
Hebestreit lập luận thêm rằng tuyên bố cách đây một năm của Scholz, trong đó ông nói rằng có “sự đồng thuận” rằng Ukraine sẽ không sử dụng vũ khí của Đức trên đất Nga, là “tuyên bố về sự thật tương đối” chỉ đúng vào thời điểm đó nhưng không nhất thiết phải áp dụng cho tương lai.
Một người quen thuộc với quan điểm của chính phủ Đức cũng cho biết Scholz ủng hộ việc cho phép sử dụng vũ khí phương Tây chống lại các mục tiêu bên trong nước Nga mà không đi sâu vào chi tiết.
Thủ tướng Scholz nói với các phóng viên hôm thứ Ba: “Tôi thấy thật kỳ lạ khi một số người thảo luận và nói rằng người Ukraine không được phép tự vệ và thực hiện các biện pháp phù hợp cho việc này”.
Các đồng minh đang đáp trả áp lực từ Kyiv yêu cầu rõ ràng cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí phương Tây như một cách ngăn chặn chiến dịch phản công và ném bom của Mạc Tư Khoa.
Cho đến nay, Washington vẫn là người chậm lụt nhất.
3. Chủ tịch Quốc hội bác bỏ tuyên bố của Putin về tính hợp pháp của Zelenskiy
Ruslan Stefanchuk, Chủ tịch Quốc hội Ukraine, ngày 28 Tháng Năm đã bác bỏ những tuyên bố của nhà độc tài Nga Vladimir Putin về tính hợp pháp của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Trước đó cùng ngày, Putin đã tuyên bố sai lầm rằng quyền lực tổng thống nên được chuyển giao cho chủ tịch quốc hội Ukraine vì nhiệm kỳ của Zelenskiy được cho là đã kết thúc.
Nếu thiết quân luật không được áp dụng, cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo đã được tổ chức vào ngày 31 tháng 3 năm 2024 và nhiệm kỳ hiện nay của Tổng thống Zelenskiy sẽ kết thúc vào ngày 20 tháng 5. Nhưng Ukraine đã ban hành thiết quân luật sau khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào ngày 24 tháng 2, 2022. Đạo luật Thiết quân luật cấm rõ ràng các cuộc bầu cử tổng thống, quốc hội và địa phương.
Theo Hiến pháp Ukraine, tổng thống thực hiện quyền hạn của mình cho đến khi tổng thống mới được bầu nhậm chức, ông Stefanchuk nói.
“Vì vậy, Volodymyr Zelenskiy vẫn và sẽ giữ chức tổng thống Ukraine cho đến khi kết thúc thiết quân luật. Tất cả điều này đều phù hợp với Hiến pháp và luật pháp Ukraine”, ông nói.
Stefanchuk nói: “Rõ ràng là những câu chuyện mà Nga công bố hôm nay vừa dễ đoán vừa buồn cười”.
Một số nhà phê bình Zelenskiy, bao gồm cả các nhà tuyên truyền Nga, cho rằng Hiến pháp không cho phép kéo dài nhiệm kỳ tổng thống của ông dưới tình trạng thiết quân luật.
Họ cho rằng ông không còn là tổng thống hợp pháp vào ngày 20 tháng 5. Tuy nhiên, các luật sư hiến pháp hàng đầu phản đối tuyên bố này, nói rằng Hiến pháp cho phép gia hạn như vậy.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock và phát ngôn nhân Ủy ban Âu Châu Peter Stano đã lên tiếng ủng hộ tính hợp pháp của Zelenskiy vào ngày 21 Tháng Năm.
Stano nói: “Chúng tôi ở Liên Hiệp Âu Châu cũng không nghi ngờ gì về việc tổng thống Ukraine là Volodymyr Zelenskiy.
4. Theo yêu cầu của các đồng minh, Thụy Điển trì hoãn giao máy bay phản lực Gripen cho Ukraine: Gripen so sánh với F-16 như thế nào?
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Sweden Delays Gripen Jets to Ukraine: How Does Fighter Compare to F-16?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong khi Ukraine háo hức chờ đợi những chuyến hàng chiến đấu cơ F-16 đầu tiên từ các đồng minh phương Tây để chống lại lợi thế trên không của Nga thì Thụy Điển cho biết họ sẽ tạm thời dừng kế hoạch chuyển giao chiến đấu cơ tiên tiến của mình cho Kyiv.
Các quan chức Thụy Điển cho biết việc tạm dừng giao máy bay phản lực Gripen chỉ nhằm bảo đảm rằng kế hoạch chuyển giao máy bay F-16 cho Ukraine diễn ra suôn sẻ.
Hôm Thứ Ba, 28 Tháng Năm, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pål Jonsson cho biết: “Chúng tôi đã được các thành viên khác trong liên minh chiến đấu cơ thuyết phục trì hoãn việc giao chiến đấu cơ Gripen”. “Bây giờ trọng tâm của Ukraine là thực hiện chương trình tiếp nhận máy bay F-16.”
Gripen là một trong những chiến đấu cơ hiện đại nhất do phương Tây sản xuất và có thể thách thức Sukhoi và Mikoyan của Nga về khả năng cơ động. Ukraine đã quyết định lựa chọn những chiếc F-16 đáng tin cậy hơn, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, với hy vọng chúng sẽ giúp xoá bỏ ưu thế trên không của không quân Nga.
Các chiến đấu cơ của Mỹ sẽ thay thế phi đội MiG-29, Su-24 và Su-25 đang căng thẳng của Ukraine - những máy bay phản lực đã ra đời từ thời Chiến tranh Lạnh và khả năng của chúng đã được người Nga biết rõ. Việc đào tạo phi công ước tính mất từ 6 đến 8 tháng, trong đó Bỉ và Đan Mạch dự kiến sẽ chuyển giao lần lượt 30 và 19 máy bay phản lực trong những tuần tới và Hà Lan cũng lên kế hoạch cho một mốc thời gian tương tự.
Đây là những gì chúng ta biết về máy bay phản lực Gripen mà Ukraine có thể nhận được từ Thụy Điển sau khi làm chủ được F-16.
JAS 39 Gripen, do công ty Saab của Thụy Điển phát triển, đã trở nên cần thiết cho nhiều lực lượng không quân kể từ khi được giới thiệu vào năm 1996. Được biết đến nhờ tính linh hoạt và hiệu quả về chi phí, nó được Brazil, Cộng hòa Tiệp, Hung Gia Lợi, Nam Phi và Thái Lan sử dụng.
Được thiết kế như một chiến đấu cơ hạng nhẹ, đa chức năng, Gripen kết hợp hệ thống điện tử hàng không, radar và vũ khí tiên tiến, đồng thời nhấn mạnh tính dễ bảo trì, quay vòng nhanh và linh hoạt trong vận hành, cho phép nó thực hiện hiệu quả trong các tình huống nhiệm vụ đa dạng.
Gripen có thể đạt tốc độ trên Mach 2 (khoảng 2400 km/giờ) và hoạt động ở độ cao lên tới 15km. Nó có bán kính chiến đấu khoảng 800 km với nhiên liệu bên trong và tầm hoạt động phà khoảng 3700 km nếu có thêm bình xăng phụ bên ngoài.
Được trang bị hệ thống radar tiên tiến như PS-05/A và Raven ES-05 AESA, Gripen có thể theo dõi nhiều mục tiêu cả trên không và trên mặt đất với độ chính xác cao. Các máy bay phản lực này được trang bị để mang nhiều loại vũ khí, bao gồm hỏa tiễn không đối không, đạn không đối đất và bom dẫn đường chính xác.
Cuộc chiến ở Ukraine đã cho thấy rằng một số loại vũ khí, bao gồm cả hỏa tiễn tầm xa, có thể được điều chỉnh cho phù hợp với các loại máy bay khác nhau và hỏa tiễn hành trình của phương Tây có thể dễ dàng thích ứng với Gripens hơn so với các máy bay MiG-29 và Su-27 của Liên Xô của Không quân Ukraine.
Gripen E, phiên bản tiên tiến hơn của máy bay phản lực, cung cấp hệ thống điện tử hàng không cải tiến, khả năng tác chiến điện tử nâng cao và khả năng tương tác vượt trội với các hệ thống của NATO. Nó có các cảm biến tiên tiến, kết nối mạng và khả năng thực hiện các cuộc tấn công điện tử và phòng thủ trước các mối đe dọa hiện đại.
Một lợi thế chính của Gripen so với F-16 là chi phí bảo trì thấp và khả năng vận hành từ các đường băng chưa được chuẩn bị trước và thậm chí có thể hạ cánh và cất cánh trên các xa lộ dân sự.
Độ tin cậy của F-16
F-16 đã trở thành nền tảng của nhiều lực lượng không quân kể từ cuối những năm 1970, nổi tiếng về tính linh hoạt và khả năng cơ động.
Ban đầu được thiết kế như một chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không hạng nhẹ, nó đã phát triển thành một máy bay đa năng hoạt động thành công trong mọi thời tiết. Nhiều nâng cấp khác nhau trong những năm qua đã nâng cao hệ thống radar, hệ thống điện tử hàng không và vũ khí của F-16.
Giống như Gripen, F-16 có thể bay với tốc độ trên Mach 2 (khoảng 2400 km/giờ) và hoạt động ở độ cao lên tới 15km. Bán kính chiến đấu của nó ngắn hơn so với Gripen - khoảng 547km- với nhiên liệu bên trong và tầm hoạt động vượt quá 3200km nếu có bình xăng phụ bên ngoài.
F-16 bao gồm các hệ thống radar nâng cấp như AN/APG-68, cung cấp 25 chế độ không đối không và không đối đất, cho phép nó theo dõi mục tiêu trong phạm vi hơn 96km. Nó cũng có mái che để nâng cao tầm nhìn, cần điều khiển gắn bên hông để điều khiển dễ dàng hơn và hệ thống điều khiển bay tự động tiên tiến giúp cải thiện tính linh hoạt.
Nhưng máy bay phản lực F-16, với tất cả tính linh hoạt của nó, có một nhược điểm lớn, là bảo trì. Một báo cáo của Văn phòng Kế toán Tổng hợp Hoa Kỳ năm ngoái đã xếp F-16 là một trong những máy bay khó bảo trì nhất của Không quân. Các chuyên gia cho rằng việc đào tạo mở rộng, kéo dài khoảng 9 tháng và thiết lập hệ thống bảo trì, tiếp nhiên liệu và cung cấp đạn dược là cần thiết để F-16 hoạt động hiệu quả.
Kyiv hy vọng sẽ tích hợp những máy bay phản lực này vào lực lượng không quân của mình ngay sau khi nhận được, mặc dù việc đào tạo cần thiết cho thấy điều đó sẽ không dễ dàng. Mới đây, nhóm phi công Ukraine đầu tiên đã vượt qua chương trình huấn luyện F-16 ở Arizona, theo tuyên bố của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ đưa ra cho Politico vào tuần trước. Các quan chức Hà Lan cho biết, một nhóm phi công Ukraine gần đây cũng đã hoàn thành chương trình đào tạo bảo trì máy bay F-16 ở Hà Lan.
5. Thủ tướng Tiệp cho biết lô đạn pháo đầu tiên theo sáng kiến do Tiệp dẫn đầu có thể đến Ukraine 'trong vài ngày tới'
Thủ tướng Tiệp Petr Fiala cho biết Ukraine có thể nhận được lô đạn dược đầu tiên do các nước đồng minh mua theo sáng kiến do Praha dẫn đầu “trong vài ngày tới”.
Tổng thống Tiệp Petr Pavel hồi tháng 2 cho biết Praha đã xác định được 500.000 quả đạn pháo 155 ly và 300.000 quả đạn pháo 122 ly bên ngoài Âu Châu có thể được mua và gửi tới Ukraine sau khi số tiền cần thiết được phân bổ cho sáng kiến này.
Ngoại trưởng Tiệp Jan Lipavsky cho biết vào cuối tháng 3 rằng, một số quốc gia đã đóng góp kinh phí cho sáng kiến của Tiệp, điều này có thể dẫn đến việc chuyển 1,5 triệu viên đạn tới Kyiv.
Theo Fiala, tổng cộng 15 quốc gia Liên Hiệp Âu Châu và NATO đã phân bổ hơn 1,6 tỷ euro hay 1,7 triệu Mỹ Kim cho nỗ lực này.
Ông nói trước cuộc họp với các quan chức Âu Châu ở Praha: “Hàng chục ngàn viên đạn 155 ly đầu tiên sẽ đến Ukraine vào tháng 6”.
Pavel đưa ra sáng kiến này trong bối cảnh Ukraine mất thành phố tiền tuyến quan trọng Avdiivka vào tháng 2 do thiếu đạn dược trầm trọng.
Kể từ đó, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công trên không vào các thành phố của Ukraine và phát động một cuộc tấn công mới ở Kharkiv, nơi quân xâm lược đã bị chặn lại bởi tuyến phòng thủ đầu tiên.
Nga đang tìm cách sản xuất đạn pháo với tốc độ nhanh gấp ba lần so với các đồng minh của Ukraine với mức giá chỉ bằng một phần tư, Sky News đưa tin hôm 26 Tháng Năm, tham khảo phân tích từ công ty tư vấn quản lý Bain & Company.
6. Thống đốc cho biết số người thiệt mạng trong vụ tấn công Kharkiv ngày 25 tháng 5 của Nga tăng lên 19
Thống đốc Oleh Syniehubov cho biết số người chết trong vụ tấn công Kharkiv ngày 25 Tháng Năm của Nga đã tăng lên 19 người vào ngày 29 Tháng Năm sau khi một người đàn ông bị thương chết tại bệnh viện.
Ông Syniehubov cho biết người đàn ông đã bị bỏng nặng hơn 50% cơ thể do vụ tấn công và hỏa hoạn sau đó.
Nga đã tấn công đại siêu thị vật liệu xây dựng “Epicenter” ở Kharkiv vào giữa ngày 25 tháng 5, được cho là đã sử dụng hai quả bom dẫn đường. Quả bom thứ ba chưa nổ sau đó được tìm thấy tại hiện trường.
Chính quyền địa phương báo cáo ngày hôm sau rằng ít nhất 16 người, trong đó có một bé gái 12 tuổi và mẹ của bé, đã thiệt mạng, trong khi 44 người khác bị thương.
7. Mediazona đã xác nhận được danh tính gần 54.200 binh sĩ Nga thiệt mạng ở Ukraine
Thông qua nghiên cứu nguồn mở, Mediazona, một cơ quan truyền thông độc lập của Nga, cùng với BBC Russia, đã xác nhận tên của 54.185 binh sĩ Nga đã thiệt mạng kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Kể từ lần cập nhật gần đây nhất của Mediazona vào giữa tháng 5, tên của 1.396 binh sĩ Nga đã được thêm vào danh sách các binh sĩ Nga thiệt mạng trong cuộc chiến.
Các nhà báo lưu ý rằng con số thực tế có thể cao hơn đáng kể vì thông tin được xác minh của họ đến từ các nguồn công khai như cáo phó, bài viết của người thân, báo cáo của phương tiện truyền thông khu vực và tuyên bố từ chính quyền địa phương.
Tính đến ngày 25 Tháng Năm, tổng số tổn thất của Nga đã vượt quá 500.000 quân nhân theo ước tính của Ukraine. Các con số dường như phù hợp với ước tính của Anh và Pháp, hồi đầu tháng 5, họ cho biết tổng thiệt hại của Nga là khoảng 500.000.
Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến tổng lực chống lại Ukraine, hơn 3.500 sĩ quan, trong đó có 414 người cấp bậc trung tá trở lên đã thiệt mạng trong chiến đấu ở Ukraine.
Cho đến nay, Trung tướng Oleg Tsokov, Phó Tư lệnh Quân khu phía Nam của Nga, là quan chức quân sự cao cấp nhất của Nga thiệt mạng trong chiến tranh.
Các nhà phân tích lưu ý rằng ít nhất 10.996 tù nhân Nga đã thiệt mạng ở tiền tuyến.
Theo ước tính của Mediazona, phần lớn những người thiệt mạng trong trận chiến đến từ các tỉnh Rostov, Sverdlovsk, Bashkiria, Chelyabinsk, đặc biệt là từ nước cộng hòa Buryatia nơi đa số dân là người thiểu số theo Phật Giáo.
Tính đến ngày 28 tháng 5 năm 2024, quân đội Ukraine ước tính tổn thất chiến đấu của Nga là 503.800 quân.
8. Lukashenko đình chỉ sự tham gia của Belarus vào hiệp ước Lực lượng vũ trang thông thường
Nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko đã ký luật đình chỉ sự tham gia của Belarus vào Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở Âu Châu, gọi tắt là CFE, được thiết kế để thiết lập giới hạn về số lượng vũ khí và thiết bị ở các nước NATO và Hiệp ước Warsaw.
Luật mới của nhà độc tài Belarus đã được ghi danh trên cổng thông tin pháp luật trực tuyến của Belarus vào ngày 29 Tháng Năm.
Hiệp ước CFE đã được đàm phán giữa NATO và các quốc gia Hiệp ước Warsaw vào cuối Chiến tranh Lạnh nhằm hạn chế quy mô lực lượng có thể được sử dụng trong một cuộc tấn công nhanh chóng.
Hiệp ước được ký kết tại Paris vào tháng 11 năm 1990 và ban đầu được sự đồng ý của 16 thành viên NATO và sáu quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw cũ, bao gồm cả Liên Xô.
Lệnh đình chỉ của Belarus đã được Hội đồng Cộng hòa, tức là thượng viện của quốc hội Belarus, thông qua vào ngày 6 tháng 5, sau khi được Hạ viện thông qua vào tháng 4.
Luật quy định rằng việc đình chỉ “không có nghĩa là Belarus rút hoàn toàn khỏi Hiệp ước này hoặc chấm dứt các thủ tục nội bộ trong Lực lượng vũ trang liên quan đến việc thực hiện Hiệp ước này”.
Nga chính thức rút khỏi CFE vào tháng 11 năm 2023, khiến NATO tuyên bố sẽ đình chỉ hiệp ước này để đáp trả.
Cơ quan báo chí của NATO viết: “Mặc dù thừa nhận vai trò của CFE là nền tảng của kiến trúc an ninh Euro-Atlantic, nhưng tình huống mà các quốc gia đồng minh tuân thủ Hiệp ước, trong khi Nga thì không, sẽ không bền vững”.
9. Bộ trưởng Quốc phòng Estonia nói Liên Hiệp Âu Châu nên tăng chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraine lên 100.000 nhân sự
Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur ngày 28 Tháng Năm cho biết chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraine của Liên Hiệp Âu Châu nên tăng năng lực từ 60.000 lên 100.00 nhân sự.
Phái bộ Hỗ trợ Quân sự của Liên minh Âu Châu hỗ trợ Ukraine, gọi tắt là EUMAM Ukraine, được thành lập vào tháng 10 năm 2022 để cung cấp chương trình đào tạo cá nhân, tập thể và chuyên môn cho quân đội Ukraine.
Pevkur cho biết trước đây Liên Hiệp Âu Châu đã hứa sẽ tăng công suất của EUMAM từ 40.000 lên 60.000, nhưng nói rằng như vậy là “chưa đủ”.
Pevkur nói: “Tôi tin rằng có thể gửi một tín hiệu rất rõ ràng rằng chúng ta sẽ huấn luyện tới 100.000 binh sĩ” để đáp lại áp lực gia tăng của Nga và cuộc tấn công mới của Nga ở Kharkiv.”
“Nhưng tất nhiên điều đó có nghĩa là người Ukraine sẽ có thể cần đến sự trợ giúp huấn luyện binh lính của chúng ta,” ông nói thêm.
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi ngày 27 Tháng Năm cho biết ông đã ký các văn bản “cho phép những huấn luyện viên từ quân đội Pháp đầu tiên sớm đến thăm các trung tâm huấn luyện ở Ukraine”.
10. Nga đạt cột mốc tổn thất lớn về pháo binh
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Hits Major Artillery Losses Milestone”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga đã đạt đến một cột mốc thê thảm về tổn thất pháo binh trong cuộc chiến ở Ukraine, theo bản cập nhật từ quân đội Ukraine đưa ra hôm Thứ Ba, 28 Tháng Năm.
Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine đăng số liệu về tổn thất quân đội và trang thiết bị của Nga như một phần cập nhật hàng ngày về cuộc chiến bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Bộ cho biết Nga đã mất 48 hệ thống pháo trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 13.029.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong một bài đăng trên các kênh truyền thông xã hội của mình rằng “13.000 hệ thống pháo binh của Nga đã bị phá hủy kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga, cộng với 1.018 kể từ đầu tháng 5. Đó là cái mà chúng tôi gọi là một cuộc chiến phản pháo hiệu quả.”
Những số liệu mới nhất được đưa ra khi lực lượng của Mạc Tư Khoa đang nỗ lực giành được những thắng lợi đáng kể ở miền đông Ukraine. Lực lượng Mạc Tư Khoa bắt đầu cuộc tấn công ở khu vực Kharkiv vào ngày 10 tháng 5, chiếm giữ một số thị trấn ở biên giới phía đông bắc Ukraine khi Kyiv thiếu đạn dược và nhân lực.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm 16 Tháng Năm cho biết trong khi lực lượng Mạc Tư Khoa tiến lên, quân của ông đang ổn định tình hình. Tuy nhiên, ông cảnh báo hôm Chúa Nhật rằng Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới gần biên giới.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, cho biết đây có thể là một phần trong nỗ lực lôi kéo quân đội Kyiv đến khu vực và “chuẩn bị cho các hoạt động tấn công nhằm mở rộng chỗ đứng của Nga tại khu vực biên giới quốc tế ở phía đông bắc Ukraine”
Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cũng cho biết Mạc Tư Khoa đã mất 1.460 binh sĩ trong ngày qua, nâng tổng số lên 503.800. Bản cập nhật cho biết, Nga cũng đã mất tổng cộng 7.692 xe tăng, 14.858 xe chiến đấu bọc thép, 17.740 phương tiện và thùng nhiên liệu cùng 357 máy bay phản lực quân sự và 326 máy bay trực thăng trong cuộc chiến.
11. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh ngày 29 Tháng Năm,
Trong bản tin tình báo được công bố hôm Thứ Tư, 29 Tháng Năm, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến Đại Hội Thể Thao quân đội quốc tế do Nga tổ chức.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Tuần trước, truyền thông Nga đưa tin Đại hội Thể thao Quân đội Quốc tế thường niên của Nga sẽ không diễn ra vào năm 2024, dù Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra bình luận chính thức. Sự kiện này cũng bị hủy bỏ vào năm 2023.
Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015, Đại hội Thể thao Quân đội Quốc tế là sự kiện thường niên do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức với sự tham gia của một số quốc gia tham gia tranh tài trong các sự kiện quân sự kéo dài hai tuần. Đại hội Thể thao Quân đội Quốc tế lần cuối vào năm 2022 có 6.000 người tham gia từ 37 quốc gia.
Nga có thể đã hủy bỏ Thế vận hội để tránh sự kiện này bị chỉ trích là một hoạt động tầm thường trong thời chiến, làm chệch hướng nỗ lực quân sự trong cuộc chiến ở Ukraine và để tránh khả năng phơi bày sự sụt giảm tham gia của các nước khác.
Sự kiện này, được biết đến đặc biệt với tên gọi Tank Biathlon, cũng có một khả năng thực tế là, do những tổn thất ở Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga lo ngại việc thiếu nhân lực và thiết bị quân sự có tay nghề cao sẽ tạo ra nguy cơ đánh mất đi sự thống trị liên tục của Nga trong cuộc thi.
Kyiv đánh lớn ở Crimea: Giờ đầu phá hủy 2 tàu, nổ tung 2 phà. Nga đóng cầu Kerch. Moscow cháy lớn
VietCatholic Media
14:51 30/05/2024
1. Tình báo quân sự cho biết thuyền điều khiển từ xa của hải quân Ukraine phá hủy 2 tàu tuần tra của Nga ở Crimea bị tạm chiếm
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukrainian naval drones destroy 2 Russian patrol boats in occupied Crimea, military intelligence says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Năm, 30 Tháng Năm, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết các thuyền điều khiển từ xa do cơ quan tình báo quân sự Ukraine điều hành đã tấn công hai tàu tuần tra của Nga, lớp KS-701 Tunets, tại vùng Crimea bị tạm chiếm vào rạng sáng ngày 30 Tháng Năm.
Ông cho biết như trên đồng thời công bố một đoạn video về vụ tấn công và nói rằng hai tàu đã bị phá hủy.
Nguồn tin tình báo quân sự của Ukrainska Pravda cho biết thuyền điều khiển từ xa Magura V5 đã tấn công các tàu thuyền Nga ở khu vực Chornomorske, một thị trấn nằm trên bờ biển phía Tây Crimea.
Trước đó cùng ngày, chính quyền Nga tuyên bố rằng một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine đã làm hư hại hai chiếc phà vận tải ở thành phố cảng Kerch ở phía đông Crimea.
2. Nga tuyên bố vụ tấn công Crimea làm hư hại các chuyến phà gần cầu Kerch
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia claims attack on Crimea damages ferries near Kerch Bridge”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Một cuộc tấn công qua đêm nhằm vào thành phố cảng Kerch ở Crimea đã làm hư hại hai chiếc phà vận tải, Sergei Aksyonov, Thống đốc khu vực bán đảo Crimea, do Nga dựng nên, tuyên bố như trên hôm 30 Tháng Năm.
Kerch nằm ở mũi phía đông của Crimea, đối diện với Krasnodar Krai của Nga. Putin đã xây dựng trái phép cầu Kerch để nối bán đảo với Nga sau khi nước này xâm lược và sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Các kênh Telegram địa phương đưa tin người dân Kerch đã nghe thấy tới 20 vụ nổ.
Aksyonov tuyên bố: Một chiếc phà xe hơi và một chiếc phà hỏa xa đã bị hư hại do các mảnh vỡ hỏa tiễn bị bắn rơi “trong khi đẩy lùi cuộc tấn công của đối phương vào cơ sở hạ tầng giao thông”.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng phòng không Nga đã bắn hạ 8 hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, tầm xa mà Mỹ cung cấp cho Ukraine và 8 máy bay điều khiển từ xa. Không có báo cáo về thương vong.
Aksyonov tuyên bố vào lúc 7h30 sáng giờ địa phương rằng “phương tiện giao thông trên cầu Crimea tạm thời bị phong tỏa”.
Nga sử dụng cây cầu và phà qua eo biển Kerch để vận chuyển quân nhu cho lực lượng xâm lược của Nga ở Crimea và miền nam Ukraine.
Ukraine đã nhận trách nhiệm về các vụ tấn công gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây cầu vào tháng 10 năm 2022 và tháng 7 năm 2023.
3. Thụy Điển viện trợ quân sự cho Ukraine hơn 1 tỷ euro
Hôm Thứ Năm, 30 Tháng Năm, Chính phủ Thụy Điển đã công bố gói viện trợ quân sự thứ 16 cho Ukraine bao gồm máy bay cảnh báo sớm, hỏa tiễn và hệ thống phòng không - như một phản ứng trước cuộc tấn công đang diễn ra của Nga.
“Thụy Điển sẽ tài trợ khả năng quân sự mới để tăng cường khả năng phòng không của Ukraine. Gói 16 sẽ là gói viện trợ quân sự lớn nhất với giá 1,16 tỷ euro. Thụy Điển sẽ tặng máy bay Giám sát và Kiểm soát trên không ASC 890 cho Ukraine”, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pål Jonson tuyên bố.
Ông cho biết máy bay cảnh báo sớm sẽ hoạt động cùng với các chiến đấu cơ F-16 mà Ukraine sẽ nhận trong năm nay.
Thụy Điển cũng sẽ tặng một số lượng Hỏa tiễn không đối không tầm trung tiên tiến, gọi tắt là AMRAAM, chưa được tiết lộ được sử dụng trong các hệ thống phòng không và trên mặt đất, đạn pháo 155 ly và tài nguyên để duy trì các thiết bị được tặng trước đó, cũng như toàn bộ kho thiết giáp dự trữ của nước này bao gồm 302 xe thiết giáp chở quân để hỗ trợ việc thành lập các đơn vị Ukraine mới.
Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển sẽ giúp Ukraine thành lập viện nghiên cứu quốc phòng của riêng mình. Thụy Điển cũng sẽ tăng cường khả năng chỉ huy và kiểm soát của Ukraine bằng cách tặng các thiết bị đầu cuối có ghi danh liên lạc vệ tinh.
“Khoản quyên góp sẽ làm giảm tạm thời khả năng phòng thủ của Thụy Điển, điều này sẽ được giải quyết bằng cách mua thêm máy bay S 106 GlobalEye và thúc đẩy các đơn đặt hàng trước đó cho hai máy bay GlobalEye mới. Thụy Điển cũng sẽ mua xe thiết giáp và hỏa tiễn mới để thay thế những xe được tặng”, Bộ trưởng Pål Jonson nói.
Kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược, Thụy Điển đã cung cấp 43,5 tỷ krone hay 3,8 tỷ euro cho Ukraine. Bộ trưởng Pål Jonson cũng cho biết, ngay từ đầu Thụy Điển cho phép Ukraine sử dụng những vũ khí đó trên đất Nga.
4. Hoạt động tìm kiếm tại siêu thị Kharkiv kết thúc: 19 người thiệt mạng, 54 người bị thương
Bộ trưởng Nội vụ Ihor Klymenko ngày 29/5 cho biết hoạt động tìm kiếm cứu nạn sau cuộc tấn công của Nga vào đại siêu thị “Epitsentr” ở Kharkiv đã kết thúc.
Theo Klymenko, cuộc tấn công của Nga vào đại siêu thị ngày 25/5 đã khiến 19 người thiệt mạng - 12 nam và 7 nữ, trong đó có một cậu bé 17 tuổi và một bé gái 12 tuổi. Ông cho biết, có 54 người bị thương.
Lực lượng Nga đã tấn công đại siêu thị Kharkiv bằng hai quả bom dẫn đường. Quả bom thứ ba, chưa nổ, sau đó đã được tìm thấy tại địa điểm xảy ra vụ tấn công.
Klymenko cho biết 16 người thân của những người mất tích sau vụ tấn công đã cung cấp mẫu sinh học để kiểm tra. Tổng cộng có 100 cuộc thử nghiệm đã được tiến hành.
“Điều đó thật không dễ dàng. Cần có thiết bị đặc biệt suốt ngày đêm để tìm kiếm những người thiệt mạng trong đống tro tàn và họ nhanh chóng được xác định danh tính với sự trợ giúp của phòng thí nghiệm DNA”, Bộ trưởng nói.
Kharkiv và khu vực xung quanh đặc biệt dễ bị tấn công bằng bom dẫn đường do nằm gần biên giới Nga, vì chúng được phóng từ máy bay Nga bên trong không phận Nga.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov, Nga đã thả gần 10.000 quả bom dẫn đường ở Ukraine kể từ đầu năm nay.
5. Chính quyền Nga báo cáo vụ cháy quy mô lớn ở Mạc Tư Khoa
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian authorities report large-scale fire in Mạc Tư Khoa”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Sáng 30 Tháng Năm, Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin, cho biết một đám cháy quy mô lớn bùng phát vào khoảng 3 giờ sáng tại một nhà kho ở Mạc Tư Khoa, lan rộng ra hơn 4.000m2 tòa nhà.
Ông cho biết hơn 120 người, 40 thiết bị, trong đó có 2 máy bay trực thăng và 200 tấn nước đã tham gia dập lửa.
Nhà kho được cho là nằm ở quận Novogireyevo ở phía đông Mạc Tư Khoa.
Ông cho biết thêm: “Việc dập tắt đám cháy rất phức tạp do đám cháy lan quá nhanh trong tòa nhà” và việc lưu trữ “các thùng chứa chất lỏng dễ cháy bên trong”.
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin, đám cháy đã được khống chế vào lúc 9 giờ sáng giờ địa phương.
6. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói rằng lập trường của Mỹ về việc tấn công trên lãnh thổ Nga sẽ 'thích ứng và điều chỉnh khi cần thiết'
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 29 Tháng Năm cho biết Washington sẽ “thích ứng và điều chỉnh khi cần thiết” để cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí do Mỹ cung cấp.
Hạn chế này đã ngăn cản Kyiv tấn công các lực lượng Nga đang tập trung gần Kharkiv trong cuộc tấn công của họ được phát động vào đầu tháng 5, với các loại vũ khí tiên tiến của Mỹ như hỏa tiễn ATACMS.
Trong những ngày gần đây, ngày càng nhiều đồng minh của Ukraine cũng như NATO nói rằng Ukraine nên được phép tấn công bên trong lãnh thổ Nga, tăng áp lực buộc Washington phải làm điều tương tự.
Gần đây nhất, đại diện của Phần Lan, Canada và Ba Lan hôm 29 Tháng Năm đã đưa ra tuyên bố riêng nói rằng Ukraine có thể sử dụng vũ khí của các quốc gia vừa nêu để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
Phát biểu trong chuyến thăm Moldova trước thềm cuộc đàm phán của NATO ở Praha, ông Blinken nói rằng do điều kiện chiến trường đã thay đổi sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, Mỹ đã “điều chỉnh và sẽ điều chỉnh” sự hỗ trợ và vũ khí mà nước này cung cấp.
Khi được hỏi liệu điều này có nghĩa là Mỹ sẽ thay đổi chính sách tấn công các mục tiêu bên trong Nga hay không, ông nói: “Ở mỗi bước đi, chúng tôi đều thích nghi và điều chỉnh khi cần thiết. Và đó chính xác là những gì chúng tôi sẽ làm trong tương lai.
“Chúng tôi luôn lắng nghe, chúng tôi luôn học hỏi và chúng tôi luôn đưa ra quyết định về những gì cần thiết để bảo đảm Ukraine có thể tiếp tục tự vệ một cách hiệu quả.”
Đầu tháng này, The New York Times đưa tin Blinken đang thúc đẩy chính quyền Tổng thống Biden thay đổi chính sách sau chuyến thăm tới Kyiv.
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu một “cuộc tranh luận gay gắt” trong nội bộ chính quyền của Tổng thống Joe Biden về chính sách này sau chuyến thăm kéo dài hai ngày của Blinken tới thủ đô Ukraine, diễn ra chỉ vài ngày sau khi Nga phát động cuộc tấn công mới. Tờ New York Times viết rằng chính tình hình ở Kharkiv đã thay đổi quan điểm của Blinken.
Hãng tin này lưu ý rằng đề xuất này vẫn “trong giai đoạn hình thành” và không rõ có bao nhiêu quan chức cao cấp khác trong nhóm của Tổng thống Biden sẽ ủng hộ nó.
Kế hoạch này sẽ bao gồm việc cho phép tấn công các cơ sở quân sự của Nga nhưng có lẽ không bao gồm các nhà máy lọc dầu và cơ sở hạ tầng khác mà Ukraine đã tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa tự chế.
7. Tờ Washington Post đưa tin cựu Tổng thống Trump gợi ý rằng ông sẽ ném bom Mạc Tư Khoa vì xâm chiếm Ukraine
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Trump suggested he would have bombed Moscow for invading Ukraine, WP reports”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý tại một sự kiện gây quỹ rằng ông sẽ ném bom Mạc Tư Khoa để đáp trả việc Nga xâm lược toàn diện Ukraine, tờ Washington Post đưa tin, dẫn lời một số nhà tài trợ và cố vấn ẩn danh.
Tờ báo cũng cho biết ông sẽ tấn công Bắc Kinh nếu Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan trong nhiệm kỳ của ông.
Theo tờ Washington Post, bình luận của cựu Tổng thống Trump “đã khiến một số nhà tài trợ ngạc nhiên”.
Cựu Tổng thống Trump chưa công khai đe dọa đánh bom Mạc Tư Khoa nhưng trong một cuộc điện thoại bị rò rỉ vào tháng 3 năm 2022, ông Trump đã nói với một người bạn rằng ông đã bí mật đưa ra lời đe dọa như vậy đối với chính Putin.
Ông cũng thường xuyên tuyên bố rằng ông có thể chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine “trong 24 giờ” mặc dù ông chưa bao giờ công khai tuyên bố mình sẽ làm điều này như thế nào.
Theo Washington Post, cựu Tổng thống Trump cũng cho biết ông tin rằng cả Mạc Tư Khoa và Kyiv đều “muốn giữ thể diện, họ muốn có một lối thoát”.
8. Quan chức Mỹ nhận định rằng cuộc chiến hỗn hợp trên biển Baltic của Nga đang phản tác dụng
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia's Baltic Sea Hybrid Warfare Is Backfiring: US Official”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đại sứ Mỹ tại NATO cho biết “các hoạt động xấu xa” của Nga ở khu vực Biển Baltic ở Âu Châu đang có “tác động ngược” với dự định của Vladimir Putin.
Đại sứ Julianne Smith nói với các phóng viên tại cuộc họp báo hôm Thứ Tư, 29 Tháng Năm, rằng mối đe dọa tiềm tàng của Nga ở Bắc Âu “không thành công trong việc tạo ra bất kỳ sự do dự nào từ phía các đồng minh NATO liên quan đến sự hỗ trợ của họ dành cho Ukraine”.
Nga từ lâu đã tham gia vào các hoạt động bí mật và kết hợp chống lại các đối thủ của mình ở khu vực Baltic và Bắc Âu. Những nỗ lực như vậy đặc biệt rõ ràng đối với các quốc gia có chung biên giới như Phần Lan, Estonia, Lithuania, Latvia và Ba Lan.
Smith cho biết Putin và các đồng minh của ông ở Mạc Tư Khoa đang “cố gắng làm mọi thứ có thể trong khả năng của mình để làm chậm hoặc ngăn chặn dòng viện trợ tới Ukraine, đặt ra câu hỏi về sự hỗ trợ của phương Tây – hỗ trợ chính trị, hỗ trợ an ninh – cho Ukraine”.
Smith nói thêm: “Điều tôi có thể bảo đảm với các bạn là những chiến thuật đó sẽ không thành công. “Trên thực tế, tôi nghĩ những gì tôi cảm thấy ở đây trong những tuần và tháng gần đây là sự tăng cường gấp đôi giữa các đồng minh trong việc bảo đảm viện trợ bổ sung cho Ukraine.”
Các mối đe dọa của Điện Cẩm Linh đối với các nước láng giềng đã gia tăng kể từ khi Mạc Tư Khoa bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, một động thái khiến Phần Lan và Thụy Điển từ bỏ vị thế trung lập chính thức trong nhiều thập niên và gia nhập liên minh NATO.
Các hoạt động kết hợp gần đây của Nga bị cáo buộc bao gồm “vũ khí hóa” dòng người di cư qua biên giới NATO, sử dụng thiết bị tác chiến điện tử để can thiệp vào tín hiệu GPS trong khu vực, đề xuất thay đổi biên giới trên biển của Nga và dỡ bỏ các phao đánh dấu biên giới giữa Nga và Estonia dọc theo sông Narva.
Theo Giám đốc Chính sách Đối ngoại của Liên minh Âu Châu Josep Borrell, sự biến mất của các phao Narva – hơn 20 chiếc đã được lực lượng biên phòng Nga loại bỏ vào tuần trước – là “một phần trong mô hình hành động kết hợp rộng hơn của Nga, bao gồm cả trên biển và trên đất liền trong khu vực biên giới ở vùng biển Baltic.”
Tuần trước, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết trước những căng thẳng gần đây trong khu vực: “Mức độ đối đầu ở khu vực Baltic đòi hỏi Nga phải thực hiện các bước để bảo đảm an ninh của mình”.
Ông nói thêm: “Tình hình thế giới đòi hỏi phải đối thoại sâu sắc để tìm cách thoát khỏi căng thẳng, nhưng tập thể phương Tây phản đối điều đó”.
Biển Baltic – được một số quan chức đồng minh gọi đùa là “hồ NATO” sau khi cả Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh – đang nổi lên như một sân khấu quan trọng trong cuộc đối đầu sôi sục giữa Mạc Tư Khoa và các đối thủ phương Tây.
“Điều cực kỳ quan trọng là Biển Baltic hiện là một 'hồ NATO'“, Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna trước đó nói với Newsweek. “Bất cứ ai hiểu bất cứ điều gì về quốc phòng đều hiểu rằng điều này đang thay đổi rất nhiều về mặt chiến lược.”
9. Thống đốc lo ngại Nga có thể tiếp tục tấn công theo hướng khác ở tỉnh Kharkiv
Thống đốc tỉnh Kharkiv Oleh Syniehubov nói với các nhà báo hôm Thứ Năm, 30 Tháng Năm, rằng lực lượng Nga có thể tiến hành các cuộc tấn công ở phía tây bắc tỉnh Kharkiv.
Mạc Tư Khoa phát động một cuộc tấn công mới vào ngày 10 tháng 5 ở phía bắc tỉnh Kharkiv. Lực lượng của Mạc Tư Khoa được cho là đã tiến sâu tới 10 km vào khu vực nhưng đã bị chặn lại bởi tuyến phòng thủ đầu tiên.
Nga đang tăng cường lực lượng dự trữ ở các hướng Lyptsi, Vovchansk và Kupiansk “để duy trì động lực tấn công”, Syniehubov cho biết. Giao tranh đô thị được cho là đang diễn ra tại thị trấn Vovchansk.
Phó Thống đốc tỉnh Kharkiv Roman Semenukha cho biết, lực lượng Ukraine đã kiểm soát khoảng 60% thị trấn tính đến ngày 20 Tháng Năm. Vovchansk được các quan chức Ukraine mô tả là gần như bị phá hủy, trong khi Nga tiếp tục tấn công các khu định cư lân cận khác, gây thương vong cho dân thường.
Thống đốc cho biết: “Đối phương đang cố gắng tiến sâu hơn vào lãnh thổ của chúng tôi nhưng chưa thành công.
Theo Syniehubov, chính quyền địa phương cũng đang theo dõi tình hình ở hướng Bohodukhiv, phía tây bắc của tỉnh.
“Các lực lượng Nga cũng có thể tăng cường hành động ở khu vực đó và chúng tôi đang theo dõi hành vi của họ. Chúng tôi sẽ thực hiện mọi biện pháp, bao gồm cả việc di tản người dân”.
Mạc Tư Khoa đang thành lập một nhóm lực lượng khác gần biên giới phía bắc Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm 26 Tháng Năm. Quân đội Ukraine không loại trừ một cuộc tấn công tương tự của Nga ở tỉnh Sumy.
10. Phần Lan, Canada, Ba Lan không cấm Ukraine tấn công các mục tiêu ở Nga bằng vũ khí được viện trợ
Đại diện Phần Lan, Canada và Ba Lan hôm 29 Tháng Năm đưa ra tuyên bố riêng cho biết Ukraine có thể sử dụng vũ khí của mình để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
Trả lời phỏng vấn tờ báo Phần Lan Uusi Suomi ngày 29 Tháng Năm, Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen cho biết Kyiv có thể tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga bằng vũ khí do Phần Lan cung cấp vì nước này có quyền tự vệ theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
“Phần Lan chưa bao giờ đặt ra bất kỳ hạn chế đặc biệt nào đối với viện trợ của mình cho Ukraine nhưng cho rằng số vũ khí viện trợ sẽ được sử dụng phù hợp với luật pháp quốc tế”, Valtonen nói.
Vấn đề Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga bằng vũ khí do phương Tây cung cấp trở nên nhức nhối sau khi đại diện các nước như Mỹ và Đức cho biết họ phản đối vì lo ngại leo thang căng thẳng.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi chấm dứt lệnh cấm Kyiv sử dụng vũ khí của phương Tây để tấn công Nga.
Hội đồng Nghị viện NATO ngày 27 Tháng Năm đã thông qua tuyên bố ủng hộ các đồng minh NATO dỡ bỏ các hạn chế cấm Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để chống lại các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Nga.
Ngoại trưởng Canada Melanie Joly cho biết trong cuộc họp báo ngày 29 Tháng Năm rằng Ottawa chưa bao giờ phản đối Kyiv sử dụng vũ khí do Canada cung cấp để tấn công Nga.
Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan Cezary Tomczyk lặp lại thông điệp của mình, nói với đài phát thanh Ba Lan Radoi Zet rằng Warsaw không có bất kỳ hạn chế nào đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí do Ba Lan cung cấp ở Nga.
“Ukraine bị Nga tấn công dã man nên có quyền tự vệ. Chúng tôi là một quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế đã quyết định giúp đỡ họ trong vấn đề này”, ông nói.
Các quan chức Ukraine đã tăng cường áp lực lên các đồng minh của họ trong những tuần gần đây, kêu gọi họ cho phép Kyiv sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga.
“Chúng tôi nhìn thấy mọi điểm tập trung của quân đội Nga. Chúng tôi biết tất cả các khu vực mà hỏa tiễn của Nga được phóng đi”, ông Zelenskiy nói hôm 26 Tháng Năm.
11. Nga phát động làn sóng tấn công cơ giới vào Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Launches Wave of Mechanized Attacks at Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo một đánh giá mới, các lực lượng Nga đã tiến hành bốn cuộc tấn công riêng biệt bằng xe thiết giáp vào các vị trí của Ukraine dọc theo chiến tuyến phía đông trong những ngày gần đây khi Mạc Tư Khoa thăm dò sức mạnh phòng thủ của Kyiv ở khu vực Donetsk của nước này.
Đầu tuần này, quân đội Nga đã tấn công vào phía đông thị trấn chiến lược Chasiv Yar và phía tây bắc thành trì Avdiivka cũ của Ukraine, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết trong báo cáo đánh giá mới nhất về cuộc chiến ở Ukraine
Mạc Tư Khoa cũng thực hiện các cuộc tấn công cơ giới lớn hơn ở phía tây nam thủ phủ khu vực do Nga kiểm soát, Thành phố Donetsk và làng Staromayorske, không xa biên giới Donetsk với vùng Zaporizhzhia lân cận.
ISW đánh giá rằng Nga không đạt được “những tiến bộ đáng kể nào” nhưng có thể hy vọng sẽ kiểm tra phản ứng của Ukraine sau “làn sóng tấn công đầu tiên” của Nga ở phía đông bắc Ukraine.
Lực lượng của Điện Cẩm Linh đã mở một mặt trận mới ở khu vực Kharkiv phía đông bắc Ukraine hồi đầu tháng này, nhanh chóng giành được lãnh thổ gần biên giới. Cuối tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết quân đội Kyiv đã thiết lập “quyền kiểm soát chiến đấu ở khu vực biên giới nơi quân xâm lược Nga tiến vào” ở Kharkiv.
Ngay từ đầu, các quan chức Ukraine và các nhà phân tích phương Tây cho biết, bất chấp cuộc tấn công mới ở phía đông bắc, giao tranh vẫn bùng phát ở phía đông đất nước, nơi Nga đã tập trung phần lớn nguồn lực của mình trong hơn hai năm chiến tranh toàn diện. Quân đội Ukraine nhiều lần thông báo về giao tranh ác liệt nhất ở phía đông Pokrovsk, thành phố Donetsk nằm ở phía tây bắc Avdiivka mà Nga kiểm soát kể từ tháng 2.
Các quan chức Kyiv cho biết Mạc Tư Khoa muốn buộc Ukraine chuyển nguồn lực khan hiếm từ khu vực phía đông Donetsk sang Kharkiv. Các nhà phân tích cho rằng Nga đã phát động các cuộc tấn công vào Kharkiv để tận dụng tối đa khoảng thời gian ngắn ngủi trước khi viện trợ quân sự của Mỹ bắt đầu hỗ trợ quân đội Ukraine.
ISW cho biết, Nga có thể đang thử nghiệm để xem liệu “các cơ hội khai thác” có tồn tại dọc theo chiến tuyến xuyên qua Donetsk hay không.
Cơ quan cố vấn cho biết Nga “tiến lên một chút” gần Staromayorske và phía tây bắc Avdiivka, nhưng không ghi nhận được lợi ích nào của Nga gần Chasiv Yar hoặc Novomykhailivka, phía tây nam Thành phố Donetsk.
Các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết trong một bản cập nhật vào tối Thứ Tư, 29 Tháng Năm, theo giờ địa phương rằng Nga đã “tấn công dữ dội” về phía tây bắc Avdiivka, bao gồm cả các cuộc không kích. Kyiv cho biết Mạc Tư Khoa đã “thành công một phần” trong một số lĩnh vực mà không nêu rõ thêm.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Ba cho biết lực lượng của họ đã “cải thiện” các vị trí của họ ở phía tây bắc Avdiivka.
12. Cảnh sát Bỉ, Pháp đột kích tài sản của nhân viên Nghị viện Âu Châu trong bối cảnh cuộc điều tra tuyên truyền của Nga
Cảnh sát ở Bỉ và Pháp đã tiến hành các cuộc đột kích vào các tài sản và văn phòng có liên hệ với một nhân viên của Nghị viện Âu Châu với lý do cho thấy “vai trò quan trọng” của người này trong việc thúc đẩy hoạt động tuyên truyền của Nga, Văn phòng Công tố Liên bang Bỉ đưa tin hôm 29 Tháng Năm.
Đài truyền hình công cộng Hòa Lan NOS đưa tin rằng nhân viên bị điều tra làm việc cho thành viên của Nghị Viện Âu Châu người Hòa Lan Marcel de Graaff, đại diện của đảng cực hữu Diễn đàn vì Dân chủ, gọi tắt là FvD, tại Nghị viện Âu Châu.
Tiệp công bố vào tháng 3 rằng họ đã phát hiện ra một mạng lưới tuyên truyền truyền bá những câu chuyện ủng hộ Điện Cẩm Linh và trả tiền cho các chính trị gia thân Nga ở Liên Hiệp Âu Châu thông qua một trang web có tên là Tiếng nói Âu Châu.
Một cuộc điều tra của tờ báo Tiệp Denik N và Spiegel của Đức cáo buộc rằng trang web này đã trả cho các chính trị gia từ Đức, Pháp, Ba Lan, Bỉ, Hòa Lan và Hung Gia Lợi hàng trăm ngàn euro để đổi lấy việc thúc đẩy việc họ phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine.
Praha chỉ định nhà tài phiệt Ukraine thân Nga Viktor Medvedchuk và giám đốc truyền thông Ukraine-Israel Artem Marchevskyi là những người đứng sau hoạt động này.
Liên Hiệp Âu Châu đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với những người đàn ông này, cũng như trang Voice of Europe, vào ngày 27 tháng 5, sau khi đình chỉ Voice of Europe và ba cơ quan khác được công nhận là kênh tuyên truyền của Nga vào ngày 17 tháng 5.
Tiệp đã phá vỡ mạng lưới tuyên truyền của Nga nhắm vào các cuộc bầu cử ở Âu Châu như thế nào
Mặc dù Văn phòng Công tố Liên bang Bỉ không nêu tên địa điểm cụ thể nhưng thông cáo báo chí cho biết các cuộc đột kích là một phần của hồ sơ về “sự can thiệp, tham nhũng thụ động và tư cách thành viên của một tổ chức tội phạm”.
Vụ việc liên quan đến “những dấu hiệu cho thấy sự can thiệp của Nga, trong đó các thành viên của Nghị viện Âu Châu bị cáo buộc đã tiếp cận và trả tiền cho việc quảng bá tuyên truyền của Nga”.
De Graaf trả lời trên X rằng anh ta biết về các cuộc đột kích thông qua các phương tiện truyền thông và nhân viên của anh ta, là Guillaume Pradoura, trước đây cũng không biết về các cuộc đột kích.
“Chính quyền chưa liên lạc với tôi và anh ta. Đối với tôi, tất cả điều này hoàn toàn là một điều bất ngờ,” de Graaf viết trên X.
“Tôi không liên quan gì đến cái gọi là hoạt động thông tin sai lệch của Nga. Tôi có niềm tin chính trị của riêng mình và tôi tuyên bố chúng. Đó là công việc của tôi với tư cách là thành viên của Nghị Viện Âu Châu,” de Graaf nói.
Pradoura trước đây từng làm trợ lý cho thành viên của Nghị Viện Âu Châu Maximilian Krah từ Đảng Thay thế cho nước Đức, một đảng dân túy cực hữu khác.
Việc khám xét diễn ra chỉ một tuần trước khi Nghị viện Âu Châu chuẩn bị tổ chức bầu cử vào ngày 6-9 tháng Sáu.