Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô -B-
Lm. Jude Siciliano, OP
01:58 31/05/2018
Xuất Hành 24:3-8; Tvịnh 115; Do Thái 9: 11-15; Máccô 14: 12-16, 22-26
Hôm nay bài đọc thứ nhất nói về chi tiết nghi lễ do ông Môsê hướng dẫn về thực hiện Giao Ước Thiên Chúa làm với dân Ngài. Lễ Giao Ước này sẽ được làm đi làm lại thường xuyên, nhất là những khi dân Israel rời xa khỏi Thiên Chúa. Họ sẽ dựng nên một đền thờ và trong đó có bàn thờ hiến tế lễ vật, và lễ đó sẽ là việc làm thường xuyên trong đời sống tôn giáo của cộng đoàn. Lễ hiến tế sẽ là dấu chỉ giao ước và nhắc dân chúng nhớ sự liên kết giữa họ và Thiên Chúa là sự liên kết "bằng máu", và bởi thế họ sẽ tín nhiệm về sự trung thành của Đấng đã ký kết giao ước với họ.
Cũng như các nghi lễ mà chúng ta mừng hằng năm, nghi thức này trở nên là một lễ nghi quy chuẩn đòi buộc của tôn giáo và mang tính kế thừa. Do các nghi thức được truyền lại qua các thế hệ, và những thế hệ mới lãnh nhận từ cha mẹ về cách sống tôn giáo và họ sẽ thấy nhàm chán về các nghi thức bên ngoài. Do vậy nhiêu người trẻ tuổi mới lớn đã than với chúng ta về việc đi lễ ngày Chúa Nhật là một lối sống tôn giáo nhàm chán phải không? Có thể không phải do lổi của các người trẻ đó. Chúng ta là những người duy trì truyền thống nghi thức có thể làm cho thánh lễ trở nên trống rổng và vô nghĩa. Cũng có thể vì nghi thức theo truyền thống đã trở nên mang tính hình thức, không có ý nghĩa thật sự về sự liên hệ giữa chúng ta và Thiên Chúa. Chúng ta có thể quên những nghi thức đó, hay quên đi những hành vì bắt buộc. Thật ra với bài sách Xuất Hành đọc hôm nay, chúng ta thi hành lễ lạc để mừng những việc Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, và cho đời sống mới chúng ta vừa bắt đầu.
Cũng như chúng ta, người Israel không tự cho họ là người đáng khen. Họ đã được chọn không phải vì họ là những người đã đối nghịch Thiên Chúa, nhưng là vì Thiên Chúa là Đấng đầy lòng nhân từ. Nghi thức cữ hành Lời Chúa và hưởng dụng Máu mà mọi người thi hành, thừa nhận sự hiểu biết và nhận ra được Thiên Chúa là Đấng nhân từ với họ. Nghi thức chỉ là một sự nhắc nhở về Thiên Chúa của họ, và việc họ muốn được phục vụ Đấng đã mời gọi họ. Cũng như họ nói "Thật chúng ta có một Thiên Chúa toàn năng. Chúng ta phải làm gì để phục vụ một Thiên Chúa như thế? Chúng ta nên sống gần Thiên Chúa này, và đó là lợi ích cho chúng ta". Lễ nghi được lập đi lập lại sẽ giúp họ sống gần nhau hơn, nhờ vậy chính Thiên Chúa sống gần họ hơn.
Dân chúng liên kết trọn vẹn họ cho Thiên Chúa, và Thiên Chúa làm Giao Ước với họ. Ở đây không có gì là nhàm chán, không có gì là theo một tục lệ vô ý nghĩa. Toàn dân nhiệt thành cùng đáp lên "Mọi lời Đúc Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành". Hãy xem đoạn trước bài trích sách Xuất Hành đọc hôm nay. Dân Israel vừa mới được cứu khỏi nơi lưu đày, băng qua sa mạc, được ăn manna và chim cút, và được uống nước từ đá cuội, Mặc dù họ than oán và chống đối về việc đi ra khỏi Ai Cập, Thiên Chúa vẫn muốn làm giao ước với họ. Vì sao họ lại không muốn điều kiện trong giao ước đó? Nếu họ sống gần Thiên Chúa thì họ chỉ được lợi ích thôi. Nhưng họ, cũng như chúng ta, sẽ phải rời xa những nghi lễ mừng sự kiện hôm nay.
Những thiếu sót và tội lỗi của chúng ta trong cuộc sống là lý do khiến chúng ta phải tạm dừng lại và suy nghĩ: Tại sao Thiên Chúa lại muôn liên hệ với tôi với những thiếu sót của tôi? Chúng ta cũng có thể nói rằng hiện nay giáo hội, Đức Thánh Cha và các Giám Mục đã cầu xin sự tha thứ cho những vấp phạm của giáo hội. Biết bao nhiêu điều cần phải xin tha thứ. Nhưng điều này không phải chỉ có trong giáo hội La mã. Mà các tôn giáo khác cũng làm như vậy. Cách đây ít lâu giáo hội tin lành Methodist đã xin lỗi Giáo Hội Công Giáo vì những điều thiếu sót của họ với giáo hội La mã. Tại sao Đức Chúa lại tiếp tục làm đấng hổ trợ cho dân Israel sau cuộc hành trình sa mạc của họ? Vì sao Thiên Chúa lại cứ tiếp tục muốn làm việc với chúng ta? Ai biết vì sao không? Đó là điều có liên quan đến Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta vô bờ bến.
Máu đã rơi vãi trên bàn thờ, hòa bình đã được dựng xây giữa Thiên Chúa và dân chúng. Đối với chúng ta cũng vậy, Trong ngày kính Mình Máu Thánh Chúa hôm nay, chúng ta được nhắc nhở đến Máu Chúa Kitô đã đổ ra vì chúng ta. Không phải là một hiến lễ nhằm hòa giải với một Thiên Chúa đang giận dử, nhưng là một sự nhắc nhở là Thiên Chúa muốn tỏ bày sự quan tâm của Ngài cho chúng ta mặc dù chúng ta đã tự rời xa Ngài. Thật thế, lễ kính Thánh Thể này không phải là một lễ nghi Phụng Vụ chính thức cho chúng ta. Ít nhất mang lại sức sống cho chúng ta qua lời truyền phép trên bàn thờ.
Mỗi khi chúng ta họp nhau mừng Bí Tích Thánh Thể, chúng ta đem rất nhiều điều dâng lên bàn thờ. Và chúng ta được nhắc nhở rằng đây kể như là lần cuối chúng ta đến bàn thờ, chúng ta có nhiều tội lỗi để xin ơn tha thứ. Nhưng, nghi thức truyền phép Thánh Thể là dấu chỉ cam đoan nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta. Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã đến gần chúng ta để chứng tỏ là Thiên Chúa và chúng ta đã có giao ước với nhau. Và Thiên Chúa luôn luôn sẵn sàng lập lại giao ước đó sau khi chúng ta rời xa khỏi Ngài dể đi lang thang trong sa mạc tội lỗi.
Lễ vật hiến tế ông Môsê là lời kinh nguyện dân chúng dâng lên để vui mừng cám tạ Thiên Chúa toàn thiện của họ. Và với chúng ta cũng vậy, của lễ chúng ta dâng trên bàn thờ trong Bí Tích Thánh Thể này, chúng ta thể hiện lời ca ngợi Thiên Chúa trong khi chúng ta đã nhận được và vui mừng về những điều Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Sự liên hệ mừng trở lại trên bàn thờ này rất mãnh liệt vì qua của lễ hiến tế này chúng ta có thể dâng hiến một lễ vật như thế trong đời sống riêng biệt và của cộng đoàn chúng ta. Chúng ta hiến dâng thân xác và máu chúng ta như:
- mỗi khi chúng ta hy sinh thì giờ giúp đở phục vụ người khác trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta.
- Dấn thân và từ bỏ thời gian rảnh rỗi để rao giảng lời Chúa cho những giáo dân khác trong cộng đòan giáo xứ chúng ta.
- mỗi khi chúng ta hy sinh dấn thân vì lý tưởng chúng ta không thể tự cho phép chúng ta kiếm cách thối thác công việc.
- mỗi khi chúng ta săn sóc cha mẹ già bằng cách đem thực phẩm, thuốc men, hay để thì giờ đưa cha mẹ đi bác sĩ, nấu ăn cho cha mẹ hay lắng tai nghe cha mẹ.
- chúng ta trong những buổi họp cộng đoàn hay với cơ quan chính quyền, chúng ta bênh vực người nghèo, người vô gia cư, người bị bệnh tinh thần, người trong lao tù, phụ nữ bị áp bức, trẻ con không có bảo hiểm sức khỏe v.v...
- mỗi khi chúng ta làm việc trong cộng đoàn nhằm giảm bớt bạo lực ở trường học hay ở trên đường phố.
Nhũng người bình thường như chúng ta làm sao hy sinh bao nhiêu việc để phục vụ kẻ khác, để đổ máu mình trên bao nhiêu bàn thờ để phục vụ? Chúng ta, những người được liên kết trong Bí Tích Thánh Thể hôm nay không do dự gì về nguồn gốc của sự dấn thân và hy sinh năng lực của chúng ta. Sự nhắc nhở sống động nơi bàn thờ này hôm nay là: Thiên Chúa đã hy sinh bao nhiêu điều cho chúng ta. Trong khi chúng ta nghe lời mời gọi, và đáp lại bằng cách dự phần vào bửa ăn, chúng ta làm như vậy với sự nhận thức thật sự. Chúng ta thấy những người trong chúng ta cũng tuyên xưng như chúng ta là Thiên Chúa là Đấng đáng được tôn vinh, không phải vì chúng ta bị bắt buộc phải làm như thế, nhưng vì chúng ta đã biết rõ hơn thế nữa.
Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP
THE BODY AND BLOOD OF CHRIST (B)
Exodus 24:3-8; Psalm 116; Hebrews 9: 11-15; Mark 14: 12-16, 22-26
Today’s first reading describes in some detail the ritual that Moses ordered to ratify the covenant God was making with the people. This covenant ritual would be renewed often, especially whenever Israel wandered from God. Eventually they would build a temple where the altar sacrifices would become a regular part of their religious and community lives. The sacrifices would be a continual sign of the covenant and remind the people that the bond between them and God had been "sealed in blood" and so they could trust in the fidelity of the One who had entered into contract with them.
Like all rituals we celebrate over years and years, this ritual had the possibility of becoming staid, merely something religious law or custom required. Rituals get passed on to the next generations and these new recipients of their parents’ religious observances can grow bored with what looks like mere formality. How many teenagers have told us that about going to church on Sunday? "It’s so boring!" It may not always be their fault, we who carry on the tradition can make our rituals look empty and meaningless – perhaps the traditional practices have become merely ritual for us, devoid of what they express about our relationship with God. We can forget what we are ritualizing; we can forget we are not doing it because we are "supposed to," or "we have always done it". Rather, with this Exodus reading in mind, we perform our rituals to celebrate what God has done for us and the new life we have been given.
Like us, the Israelites, on their own, were no prizes. They were picked, not because they were irresistible to God, but because God is a big hearted gift-giver. The ritual of word and blood the people are celebrating acknowledges their awareness of how gracious God had been to them. The ritual would be a reminder of their God and their desire to serve this most appealing God. It’s as if they are saying, "What a wonderful God we have! What can we do to serve this God? Let’s stay as close to this God as we can; it will be to our benefit." The repeating of the ritual would help them to stay close – but God would stay even closer.
The people are committing themselves to God and God is making covenant with them. There is no hint of boredom here, no hint of having to follow meaningless rules and regulations. They say with enthusiasm, "We will do everything that the Lord has told us." Scan the previous chapters in Exodus. The Israelites have just been delivered from slavery, taken through the desert, nourished with manna and quail, and given water from the rock. Despite their grumblings and stumblings on their God-directed journey, God still wants to make covenant with them. Why wouldn’t they accept the terms of this covenant? They have everything to gain by staying close to God. But they, like us, will pull away from what they are celebrating in today’s event.
Our own short comings and sin on the journey of our lives give us reason to pause: why would God want to get involved with me with all my blemishes? We can say the same thing about ourselves as a church. The pope and our bishops have asked forgiveness for the sins of our church. There is much for which to ask forgiveness. But this is true not just for our Roman church, other religious groups are doing the same. A while back the Methodists made an apology to Catholics for their sins against us. Why would God continue to have anything to do with the Israelite people after their desert journey? Why would God continue to want anything to do with us as well? Who knows why? It has something to do with the foolish lover we have for our God!
Blood was sprinkled on the altar; peace was made between God and the people. For us too, at this eucharistic celebration, we are reminded of the blood of Christ offered for us; not a sacrifice of appeasement to an angry God, but a reminder of how far God was and is willing to go to show that, even if we were to give up on ourselves, God will never give up on us. Thus, this eucharistic celebration is not rote or formal liturgy for us. At least it shouldn’t be. Not if we have heard the Word speaking to us assembled today at this altar.
Every time we gather at Eucharist we bring much to the altar. And we are reminded that since the last time we were here, we have much for which to ask forgiveness. But the eucharistic ritual is a visible reminder and assurance to us: God has not given up on us. God, through Jesus, draws close to us to confirm a fact: God and we are in covenant to one another. And God is always ready to renew that covenant after our wanderings and goings astray in the desert.
The holocaust ordered by Moses was the people’s prayer of praise and thanksgiving to their wonderful God. So too for us, our offering today at Eucharist expresses our praise of God as we realize and celebrate what God has done for us. The ties renewed at this altar are so powerful that, through this sacrifice, we are enabled to offer a similar sacrifice in our personal and communal lives. We sacrifice our body and blood when we:
- give our energies and time to our children. (A father told me recently that he and his wife were sleep-deprived during the first two years of their new born’s life. And someone chimed in, "Just wait till he’s a teenager!")
- dedicate ourselves and give up free time to minister to others in our church communities
- sacrifice a job because our principles will not allow us to compromise or take dishonest shortcuts
- tend to an ailing parent by bringing them groceries, renewing prescriptions, taking time to take them to doctors’ appointments, cooking meals and just spending time listening to them
- advocate for the poor, homeless, disabled, mental patients, prisoners, abused women, uninsured children, etc. at community meetings and before governmental bodies.
- work in the community to reduce violence in schools and on our streets
How do ordinary people like us get such dedication to do so much service for others, to pour out our life blood on so many altars of service? Those of us at this Eucharist have no doubt about the source of our commitment and energy. The living reminder is at this altar for us today: God has given everything for us. As we hear the Word and respond by partaking in this meal we do so with eyes open. We see those people with us who are professing what we do – that our God is worth celebrating, not because we are ordered to do so, but because we know better.
Hôm nay bài đọc thứ nhất nói về chi tiết nghi lễ do ông Môsê hướng dẫn về thực hiện Giao Ước Thiên Chúa làm với dân Ngài. Lễ Giao Ước này sẽ được làm đi làm lại thường xuyên, nhất là những khi dân Israel rời xa khỏi Thiên Chúa. Họ sẽ dựng nên một đền thờ và trong đó có bàn thờ hiến tế lễ vật, và lễ đó sẽ là việc làm thường xuyên trong đời sống tôn giáo của cộng đoàn. Lễ hiến tế sẽ là dấu chỉ giao ước và nhắc dân chúng nhớ sự liên kết giữa họ và Thiên Chúa là sự liên kết "bằng máu", và bởi thế họ sẽ tín nhiệm về sự trung thành của Đấng đã ký kết giao ước với họ.
Cũng như các nghi lễ mà chúng ta mừng hằng năm, nghi thức này trở nên là một lễ nghi quy chuẩn đòi buộc của tôn giáo và mang tính kế thừa. Do các nghi thức được truyền lại qua các thế hệ, và những thế hệ mới lãnh nhận từ cha mẹ về cách sống tôn giáo và họ sẽ thấy nhàm chán về các nghi thức bên ngoài. Do vậy nhiêu người trẻ tuổi mới lớn đã than với chúng ta về việc đi lễ ngày Chúa Nhật là một lối sống tôn giáo nhàm chán phải không? Có thể không phải do lổi của các người trẻ đó. Chúng ta là những người duy trì truyền thống nghi thức có thể làm cho thánh lễ trở nên trống rổng và vô nghĩa. Cũng có thể vì nghi thức theo truyền thống đã trở nên mang tính hình thức, không có ý nghĩa thật sự về sự liên hệ giữa chúng ta và Thiên Chúa. Chúng ta có thể quên những nghi thức đó, hay quên đi những hành vì bắt buộc. Thật ra với bài sách Xuất Hành đọc hôm nay, chúng ta thi hành lễ lạc để mừng những việc Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, và cho đời sống mới chúng ta vừa bắt đầu.
Cũng như chúng ta, người Israel không tự cho họ là người đáng khen. Họ đã được chọn không phải vì họ là những người đã đối nghịch Thiên Chúa, nhưng là vì Thiên Chúa là Đấng đầy lòng nhân từ. Nghi thức cữ hành Lời Chúa và hưởng dụng Máu mà mọi người thi hành, thừa nhận sự hiểu biết và nhận ra được Thiên Chúa là Đấng nhân từ với họ. Nghi thức chỉ là một sự nhắc nhở về Thiên Chúa của họ, và việc họ muốn được phục vụ Đấng đã mời gọi họ. Cũng như họ nói "Thật chúng ta có một Thiên Chúa toàn năng. Chúng ta phải làm gì để phục vụ một Thiên Chúa như thế? Chúng ta nên sống gần Thiên Chúa này, và đó là lợi ích cho chúng ta". Lễ nghi được lập đi lập lại sẽ giúp họ sống gần nhau hơn, nhờ vậy chính Thiên Chúa sống gần họ hơn.
Dân chúng liên kết trọn vẹn họ cho Thiên Chúa, và Thiên Chúa làm Giao Ước với họ. Ở đây không có gì là nhàm chán, không có gì là theo một tục lệ vô ý nghĩa. Toàn dân nhiệt thành cùng đáp lên "Mọi lời Đúc Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành". Hãy xem đoạn trước bài trích sách Xuất Hành đọc hôm nay. Dân Israel vừa mới được cứu khỏi nơi lưu đày, băng qua sa mạc, được ăn manna và chim cút, và được uống nước từ đá cuội, Mặc dù họ than oán và chống đối về việc đi ra khỏi Ai Cập, Thiên Chúa vẫn muốn làm giao ước với họ. Vì sao họ lại không muốn điều kiện trong giao ước đó? Nếu họ sống gần Thiên Chúa thì họ chỉ được lợi ích thôi. Nhưng họ, cũng như chúng ta, sẽ phải rời xa những nghi lễ mừng sự kiện hôm nay.
Những thiếu sót và tội lỗi của chúng ta trong cuộc sống là lý do khiến chúng ta phải tạm dừng lại và suy nghĩ: Tại sao Thiên Chúa lại muôn liên hệ với tôi với những thiếu sót của tôi? Chúng ta cũng có thể nói rằng hiện nay giáo hội, Đức Thánh Cha và các Giám Mục đã cầu xin sự tha thứ cho những vấp phạm của giáo hội. Biết bao nhiêu điều cần phải xin tha thứ. Nhưng điều này không phải chỉ có trong giáo hội La mã. Mà các tôn giáo khác cũng làm như vậy. Cách đây ít lâu giáo hội tin lành Methodist đã xin lỗi Giáo Hội Công Giáo vì những điều thiếu sót của họ với giáo hội La mã. Tại sao Đức Chúa lại tiếp tục làm đấng hổ trợ cho dân Israel sau cuộc hành trình sa mạc của họ? Vì sao Thiên Chúa lại cứ tiếp tục muốn làm việc với chúng ta? Ai biết vì sao không? Đó là điều có liên quan đến Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta vô bờ bến.
Máu đã rơi vãi trên bàn thờ, hòa bình đã được dựng xây giữa Thiên Chúa và dân chúng. Đối với chúng ta cũng vậy, Trong ngày kính Mình Máu Thánh Chúa hôm nay, chúng ta được nhắc nhở đến Máu Chúa Kitô đã đổ ra vì chúng ta. Không phải là một hiến lễ nhằm hòa giải với một Thiên Chúa đang giận dử, nhưng là một sự nhắc nhở là Thiên Chúa muốn tỏ bày sự quan tâm của Ngài cho chúng ta mặc dù chúng ta đã tự rời xa Ngài. Thật thế, lễ kính Thánh Thể này không phải là một lễ nghi Phụng Vụ chính thức cho chúng ta. Ít nhất mang lại sức sống cho chúng ta qua lời truyền phép trên bàn thờ.
Mỗi khi chúng ta họp nhau mừng Bí Tích Thánh Thể, chúng ta đem rất nhiều điều dâng lên bàn thờ. Và chúng ta được nhắc nhở rằng đây kể như là lần cuối chúng ta đến bàn thờ, chúng ta có nhiều tội lỗi để xin ơn tha thứ. Nhưng, nghi thức truyền phép Thánh Thể là dấu chỉ cam đoan nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta. Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã đến gần chúng ta để chứng tỏ là Thiên Chúa và chúng ta đã có giao ước với nhau. Và Thiên Chúa luôn luôn sẵn sàng lập lại giao ước đó sau khi chúng ta rời xa khỏi Ngài dể đi lang thang trong sa mạc tội lỗi.
Lễ vật hiến tế ông Môsê là lời kinh nguyện dân chúng dâng lên để vui mừng cám tạ Thiên Chúa toàn thiện của họ. Và với chúng ta cũng vậy, của lễ chúng ta dâng trên bàn thờ trong Bí Tích Thánh Thể này, chúng ta thể hiện lời ca ngợi Thiên Chúa trong khi chúng ta đã nhận được và vui mừng về những điều Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Sự liên hệ mừng trở lại trên bàn thờ này rất mãnh liệt vì qua của lễ hiến tế này chúng ta có thể dâng hiến một lễ vật như thế trong đời sống riêng biệt và của cộng đoàn chúng ta. Chúng ta hiến dâng thân xác và máu chúng ta như:
- mỗi khi chúng ta hy sinh thì giờ giúp đở phục vụ người khác trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta.
- Dấn thân và từ bỏ thời gian rảnh rỗi để rao giảng lời Chúa cho những giáo dân khác trong cộng đòan giáo xứ chúng ta.
- mỗi khi chúng ta hy sinh dấn thân vì lý tưởng chúng ta không thể tự cho phép chúng ta kiếm cách thối thác công việc.
- mỗi khi chúng ta săn sóc cha mẹ già bằng cách đem thực phẩm, thuốc men, hay để thì giờ đưa cha mẹ đi bác sĩ, nấu ăn cho cha mẹ hay lắng tai nghe cha mẹ.
- chúng ta trong những buổi họp cộng đoàn hay với cơ quan chính quyền, chúng ta bênh vực người nghèo, người vô gia cư, người bị bệnh tinh thần, người trong lao tù, phụ nữ bị áp bức, trẻ con không có bảo hiểm sức khỏe v.v...
- mỗi khi chúng ta làm việc trong cộng đoàn nhằm giảm bớt bạo lực ở trường học hay ở trên đường phố.
Nhũng người bình thường như chúng ta làm sao hy sinh bao nhiêu việc để phục vụ kẻ khác, để đổ máu mình trên bao nhiêu bàn thờ để phục vụ? Chúng ta, những người được liên kết trong Bí Tích Thánh Thể hôm nay không do dự gì về nguồn gốc của sự dấn thân và hy sinh năng lực của chúng ta. Sự nhắc nhở sống động nơi bàn thờ này hôm nay là: Thiên Chúa đã hy sinh bao nhiêu điều cho chúng ta. Trong khi chúng ta nghe lời mời gọi, và đáp lại bằng cách dự phần vào bửa ăn, chúng ta làm như vậy với sự nhận thức thật sự. Chúng ta thấy những người trong chúng ta cũng tuyên xưng như chúng ta là Thiên Chúa là Đấng đáng được tôn vinh, không phải vì chúng ta bị bắt buộc phải làm như thế, nhưng vì chúng ta đã biết rõ hơn thế nữa.
Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP
THE BODY AND BLOOD OF CHRIST (B)
Exodus 24:3-8; Psalm 116; Hebrews 9: 11-15; Mark 14: 12-16, 22-26
Today’s first reading describes in some detail the ritual that Moses ordered to ratify the covenant God was making with the people. This covenant ritual would be renewed often, especially whenever Israel wandered from God. Eventually they would build a temple where the altar sacrifices would become a regular part of their religious and community lives. The sacrifices would be a continual sign of the covenant and remind the people that the bond between them and God had been "sealed in blood" and so they could trust in the fidelity of the One who had entered into contract with them.
Like all rituals we celebrate over years and years, this ritual had the possibility of becoming staid, merely something religious law or custom required. Rituals get passed on to the next generations and these new recipients of their parents’ religious observances can grow bored with what looks like mere formality. How many teenagers have told us that about going to church on Sunday? "It’s so boring!" It may not always be their fault, we who carry on the tradition can make our rituals look empty and meaningless – perhaps the traditional practices have become merely ritual for us, devoid of what they express about our relationship with God. We can forget what we are ritualizing; we can forget we are not doing it because we are "supposed to," or "we have always done it". Rather, with this Exodus reading in mind, we perform our rituals to celebrate what God has done for us and the new life we have been given.
Like us, the Israelites, on their own, were no prizes. They were picked, not because they were irresistible to God, but because God is a big hearted gift-giver. The ritual of word and blood the people are celebrating acknowledges their awareness of how gracious God had been to them. The ritual would be a reminder of their God and their desire to serve this most appealing God. It’s as if they are saying, "What a wonderful God we have! What can we do to serve this God? Let’s stay as close to this God as we can; it will be to our benefit." The repeating of the ritual would help them to stay close – but God would stay even closer.
The people are committing themselves to God and God is making covenant with them. There is no hint of boredom here, no hint of having to follow meaningless rules and regulations. They say with enthusiasm, "We will do everything that the Lord has told us." Scan the previous chapters in Exodus. The Israelites have just been delivered from slavery, taken through the desert, nourished with manna and quail, and given water from the rock. Despite their grumblings and stumblings on their God-directed journey, God still wants to make covenant with them. Why wouldn’t they accept the terms of this covenant? They have everything to gain by staying close to God. But they, like us, will pull away from what they are celebrating in today’s event.
Our own short comings and sin on the journey of our lives give us reason to pause: why would God want to get involved with me with all my blemishes? We can say the same thing about ourselves as a church. The pope and our bishops have asked forgiveness for the sins of our church. There is much for which to ask forgiveness. But this is true not just for our Roman church, other religious groups are doing the same. A while back the Methodists made an apology to Catholics for their sins against us. Why would God continue to have anything to do with the Israelite people after their desert journey? Why would God continue to want anything to do with us as well? Who knows why? It has something to do with the foolish lover we have for our God!
Blood was sprinkled on the altar; peace was made between God and the people. For us too, at this eucharistic celebration, we are reminded of the blood of Christ offered for us; not a sacrifice of appeasement to an angry God, but a reminder of how far God was and is willing to go to show that, even if we were to give up on ourselves, God will never give up on us. Thus, this eucharistic celebration is not rote or formal liturgy for us. At least it shouldn’t be. Not if we have heard the Word speaking to us assembled today at this altar.
Every time we gather at Eucharist we bring much to the altar. And we are reminded that since the last time we were here, we have much for which to ask forgiveness. But the eucharistic ritual is a visible reminder and assurance to us: God has not given up on us. God, through Jesus, draws close to us to confirm a fact: God and we are in covenant to one another. And God is always ready to renew that covenant after our wanderings and goings astray in the desert.
The holocaust ordered by Moses was the people’s prayer of praise and thanksgiving to their wonderful God. So too for us, our offering today at Eucharist expresses our praise of God as we realize and celebrate what God has done for us. The ties renewed at this altar are so powerful that, through this sacrifice, we are enabled to offer a similar sacrifice in our personal and communal lives. We sacrifice our body and blood when we:
- give our energies and time to our children. (A father told me recently that he and his wife were sleep-deprived during the first two years of their new born’s life. And someone chimed in, "Just wait till he’s a teenager!")
- dedicate ourselves and give up free time to minister to others in our church communities
- sacrifice a job because our principles will not allow us to compromise or take dishonest shortcuts
- tend to an ailing parent by bringing them groceries, renewing prescriptions, taking time to take them to doctors’ appointments, cooking meals and just spending time listening to them
- advocate for the poor, homeless, disabled, mental patients, prisoners, abused women, uninsured children, etc. at community meetings and before governmental bodies.
- work in the community to reduce violence in schools and on our streets
How do ordinary people like us get such dedication to do so much service for others, to pour out our life blood on so many altars of service? Those of us at this Eucharist have no doubt about the source of our commitment and energy. The living reminder is at this altar for us today: God has given everything for us. As we hear the Word and respond by partaking in this meal we do so with eyes open. We see those people with us who are professing what we do – that our God is worth celebrating, not because we are ordered to do so, but because we know better.
Lễ Mình Máu Chúa Kitô
Lm Đan Vinh
02:03 31/05/2018
(CN 09 THƯỜNG NIÊN B) –
Xh 24,3-8 ; Dt 9,11-15 ; Mc 14,12-16.22-26
HIỆP THÔNG VỚI CHÚA ĐỂ CẢM THÔNG VỚI THA NHÂN
I. HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Mc 14,12-16.22-26
(12) Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giê-su: ”Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu? (13) Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ: “Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó”. (14) Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà: Thầy nhắn: “Cái phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?” (15) Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng. Và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta. (16) Hai môn đệ ra đi, vào đến thành, các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua. (22) Cũng đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy”. (23) Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. (24) Người bảo các ông: “Đây là Máu Thầy, Máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. (25) Thầy bảo thật anh em: Chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày ấy, ngày Thầy được uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa”. (26) Hát Thánh Vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ ra đi lên núi Ô-liu.
2.Ý CHÍNH:
Đức Giê-su lập bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc ly là tiệc Chiên Vượt Qua của đạo Do thái, trước khi Người hiến thân chịu tử nạn và phục sinh, hầu thiết lập một Giao ước Mới để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa và ban ơn cứu độ cho loài người thay thế Giao ước Cũ thời Mô-sê.
3.CHÚ THÍCH:
-C 12-13: +Tuần lễ Bánh Không Men: Luật Mô-sê quy định về lễ Vượt Qua và tuần lễ Bánh Không Men như sau: Ngày 14 tháng Ni-xan (là tháng thứ nhất theo lịch Do Thái, tức vào khoảng tháng 3-4 dương lịch ngày nay), là đại lễ Vượt Qua mừng kính Đức Chúa. Vào ngày này người ta sát tế chiên vào lúc chập tối và sẽ ăn tiệc chiên Vượt Qua với bánh không men (x. Xh 12,1-14). Hôm sau, là bắt đầu tuần lễ Bánh Không Men kính Đức Chúa, kéo dài bảy ngày. Trong tuần này, người Do Thái phải ăn bánh không pha men, để nhắc nhở họ về bữa tiệc trước cuộc Xuất hành thời Mô-sê. Cũng từ ngày 15 tháng Ni-xan, họ phải họp nhau để thờ phụng Đức Chúa và kiêng việc xác. Trong 7 ngày, họ phải tiến hành dâng lễ vật hỏa tế lên Đức Chúa. Đến ngày thứ Bảy là ngày kết thúc, họ phải tập họp để thờ phượng Đức Chúa và phải kiêng các công việc lao động nặng (x. Lv 23,5-8). +Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua tại đâu?: Môn đệ hỏi Đức Giê-su như hỏi một người chủ gia đình có trách nhiệm cử hành lễ Vượt Qua. Vì là dân nhập cư từ nơi khác đến Giê-ru-sa-lem, nên Đức Giê-su và các môn đệ được quyền tổ chức ăn lễ Vượt Qua trước một ngày, tức vào lúc 6 giờ chiều ngày thứ Năm khởi đầu ngày thứ Sáu, thay vì phải mừng vào 6 giờ chiều thứ Sáu tức bắt đầu ngày thứ Bảy, mà năm ấy lễ Vượt Qua nhằm vào thứ Bảy (x. Ga 19,14.31.42). +Người sai hai môn đệ đi: Đây là Phê-rô và Gio-an (x. Lc 22,8). +Sẽ thấy một người mang vò nước…: Đức Giê-su làm chủ không gian và thời gian: Người nhìn thấy trước mọi sự việc đúng như nó sắp xảy ra, cũng như có lần Người thấy trước Na-tha-na-en lúc ông đang ngồi dưới gốc cây vả (x.Ga 1,48).
-C 14-16: + Các ông dọn tiệc Vượt Qua: Theo tục lệ cổ truyền, khi ăn thịt chiên tại nhà, mọi người phải đứng, lưng thắt gọn gàng, chân đi dép, tay cầm gậy và ăn cách vội vã (x. Xh 12,11). Nhưng đến thời Đức Giê-su, người Do Thái không còn giữ tục lệ ấy. Khi ăn tiệc, họ cũng theo cách thức ăn tiệc của văn hóa La-Hy (La-tinh Hy-Lạp) đương thời: Thực khách dự tiệc nằm trên một tấm thảm, đầu nghiêng về một bên và dựa vào cánh tay trái dùng làm gối. Còn tay mặt thì dùng lấy đồ ăn.
+ VỀ VỊ TRÍ TRONG BỮA TIỆC LY VƯỢT QUA: Người môn đệ được Đức Giê-su yêu quí là Gio-an nằm ở bên phải Đức Giê-su và có lúc đã tựa đầu vào ngực Thầy (x. Ga 13,25). Tiếp đến là Phê-rô nằm cạnh Gio-an. Chính ông Phê-rô đã làm hiệu và bảo Gio-an: “Hỏi xem Thầy muốn nói về ai vậy?” (Ga 13,24). Còn Giu-đa nằm ở bên trái Đức Giê-su. Điều này giải thích tại sao Đức Giê-su trả lời cho Giu-đa mà các môn đệ khác không nghe được (x. Mt 26,25), và việc Đức Giê-su dễ dàng “chấm một miếng bánh trao cho Giu-đa” (x. Ga 13,26). Ngoài ra, về vị trí của các môn đệ khác thì khó xác định.
-C 22: +Cũng đang bữa ăn: Mác-cô tường thuật việc Đức Giê-su lập Phép Thánh Thể trong khung cảnh bữa tiệc Vượt Qua. Đức Giê-su đã theo diễn tiến bữa tiệc Chiên Vượt Qua để truyền cho bánh rượu trở nên Mình Máu thánh của Người (x. Ga 6,51-58). +Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra trao cho các ông: Đây là những cử chỉ Đức Giê-su đã làm từ khi ra giảng đạo như: Hai lần làm cho bánh nhân ra nhiều (x. Mc 6,41; 8,6); Một lần Chúa Phục sinh làm khi ngồi ăn tối với hai môn đệ làng Em-mau (x. Lc 24,30)… Cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng là cử chỉ mà gia trưởng phải làm trong nghi lễ tiệc Chiên Vượt Qua theo luật Mô-sê, sau khi các người đồng bàn hát kinh Ha-len phần I (gồm Thánh vịnh 112-113) và uống chén rượu thứ hai. “Bẻ bánh ra và trao cho các ông” là hai cử chỉ mang ý nghĩa hiệp thông và huynh đệ cộng đoàn. + Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy: Trong niềm tin Ki-tô giáo, Đức Giê-su đã dùng quyền năng để biến đổi bản chất của tấm bánh trở nên Thân Mình của Người, chứ không phải chỉ thành biểu tượng của Mình Chúa mà thôi, như có người lầm tưởng (x. Ga 6,51-58; 1 Cr 11,23-25).
-C 23-25: +Và Người cầm chén rượu…: Chén rượu với lời tạ ơn ở đây là chén rượu thứ ba trong nghi lễ tiệc Chiên Vượt Qua. Đức Giê-su dùng chén rượu thứ ba này để thiết lập Giao ước Mới. + Đây là Máu Thầy, Máu Giao ước, đổ ra vì muôn người: Đây là Máu Giao ước Mới, khác với Giao ước Cũ thời kỳ Xuất hành, đã được ghi lại trong sách Xuất hành như sau: “Bấy giờ ông Mô-sê lấy máu rảy trên dân và nói: “Đây là máu Giao ước Đức Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời này” (Xh 24,8). Trong nghi lễ Giao ước Xi-nai được thiết lập giữa Thiên Chúa với dân Ít-ra-en, người ta giết bò, rồi vị tư tế lấy máu nó rảy trên bàn thờ và trên dân chúng. Máu đó là dấu chỉ mối tương quan mới và sự hiệp thông giữa Đức Chúa với dân Ít-ra-en. Trong thời Tân ước, Giao ước Mới được thiết lập bằng Máu Đức Giê-su Con Chiên Thiên Chúa, là dấu chỉ sự hiệp thông mới giữa Thiên Chúa với Hội Thánh là dân Ít-ra-en Mới. Máu sắp đổ ra vào lúc Đức Giê-su chịu khổ nạn thập giá. Cái chết của Người sẽ đền tội thay cho loài người, để ban ơn cứu độ muôn người. +Chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày ấy, ngày Thầy được uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa: Đến ngày tận thế, sau khi lịch sử nhân loại chấm dứt và Nước Thiên Chúa xuất hiện, Đức Giê-su sẽ uống rượu mới với những người được cứu độ trong bữa tiệc cánh chung. Hình ảnh này diễn tả sự hiệp thông chia sẻ trọn vẹn và chung cuộc giữa các môn đệ với Đức Giê-su và với Thiên Chúa.
4.CÂU HỎI:
1)Đức Giê-su thiết lập phép Thánh Thể ở đâu, khi nào và lập để làm gì?
2)Luật Mô-sê qui định thế nào về lễ Vượt Qua và tuần lễ Bánh Không Men?
3)Tại sao Đức Giê-su và các môn đệ lại ăn lễ Vượt Qua vào tối thứ Năm thay vì vào tối thứ Sáu là thời gian bắt đầu đại lễ Vượt Qua năm đó?
4)Hai môn đệ nào đã được Đức Giê-su sai đi dọn chỗ cho thầy trò ăn mừng lễ Vượt Qua?
5)Theo tục lệ, người Do thái phải ăn lễ Vượt Qua thế nào? Tuy nhiên Đức Giê-su và các môn đệ lại ăn tiệc Vượt Qua theo cách nào?
6)Dựa vào Tin Mừng, hãy cho biết vị trí ngồi của các ông Gio-an, Phê-rô và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt trong bàn tiệc?
7)Đức Giê-su đã lập phép Thánh Thể, truyền cho bánh rượu trở nên Mình Máu Người theo thứ tự nào?
8) Những cử chỉ Đức Giê-su làm khi truyền phép giống với các cử chỉ Người đã làm trong các hoàn cảnh nào?
9)Bạn nhận định thế nào về ý kiến cho rằng: Sau khi truyền phép, bánh đã không biến hóa thành Mình Thánh Chúa, mà chỉ là biểu tượng của Mình Thánh Chúa thôi?
10)Chén rượu được truyền phép trở thành Máu Thánh Đức Giê-su là chén rượu thứ mấy trong bữa tiệc chiên Vượt Qua của đạo Do Thái?
11)Phân biệt giá trị và hiệu quả của Máu Giao Ước Mới Đức Giê-su sắp đổ ra trong cuộc khổ nạn, khác với máu chiên bò bị sát tế trong Giao Ước Cũ thời kỳ Mô-sê ra sao?
12)Đức Giê-su hứa sẽ hiệp thông chia sẻ bằng việc uống rượu mới với các môn đệ trong Nước TC vào thời điểm nào sau này?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1.LỜI CHÚA: “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy” (Mc 14,22):
2.CÂU CHUYỆN:
1) NGUỒN GỐC LỄ MÌNH THÁNH CHÚA
Vào năm 1263, một linh mục người Đức đang cử hành Thánh lễ tại một nhà thờ kinh thánh KÍT-XI-A-NA (Christiana), lúc bẻ bánh trước khi rước lễ, vị linh mục này đã trông thấy Mình thánh hình bánh thánh đã biến thành Thân Mình Đức GIÊ-SU tử nạn. Trên thân xác Chúa, máu đang rịn ra qua các vết thương ở tay chân và cạnh sườn Người. Máu chảy ra làm ướt tấm khăn thánh và mấy lớp khăn phủ trên bàn thờ. Vị linh mục vội gấp các tấm khăn bàn thờ lại. Nhưng gấp tới đâu thì máu vẫn thấm ra tới đó. Cuối cùng máu thấm qua tới 25 lần vải khăn. Vừa cảm động lại vừa sợ hãi đến nỗi vị linh mục không thể tiếp tục dâng hết thánh lễ được.
Sau đó, ngài đến xin yết kiến Đức Giáo Hoàng UR-BA-NÔ và tường trình sự kiện lạ lùng ấy. Đức Giáo Hoàng liền sai một phái đoàn, đứng đầu là một Giám mục đến điều tra thực hư. Sau khi xác định thực sự đó là phép lạ, vị Giám mục đã cho rước Mình Thánh Chúa cùng các khăn bàn thờ đã có thấm Máu Thánh kia về RÔ-MA, đặt tại một nhà thờ kính phép Mình Thánh, và mời gọi giáo dân đến chầu Mình Thánh Chúa liên tục 24/24. Sau đó, vào ngày mồng 8 thánh 9 năm 1264, Đức Urbanô đã ra sắc dụ truyền thiết lập lễ kính Mình Máu thánh Chúa GIÊ-SU. Ngài truyền mừng trọng thể lễ Mình Thánh này trong toàn thể Hội thánh.
2) KỶ VẬT TÌNH YÊU
Có một đôi vợ chồng trẻ kia mới lấy nhau được mười năm và đã có với nhau một đứa con gái 4 tuổi. Trong thời gian đó họ đã sống rất hòa hợp hạnh phúc. Mỗi ngày trước khi rời nhà đi làm buổi sáng, và chiều tối khi về đến nhà, anh chồng không khi nào quên trao cho vợ và con gái cử chỉ âu yếm kèm theo một lời nói yêu thương. Nhờ đó tình yêu giữa hai vợ chồng và đứa con thơ ngày thêm bền chặt. Nhưng rồi hạnh phúc của họ đã bị đe dọa khi một hôm người chồng đi làm về bị trúng mưa và được đem đến bệnh viện điều trị. Sau khi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán anh đã bị bệnh ung thư màng phổi ác tính thời kỳ thứ ba. Một tuần sau thì anh qua đời. Trước khi chết, anh gọi vợ con lại gần và thều thào trăn trối: “Em và con yêu quí! Có lẽ sắp tới giờ Chúa gọi anh về. Anh đã chuẩn bị và sẵn sàng vâng theo ý Chúa. Anh chỉ tiếc một điều là không còn được sống bên em và con nữa. Trước khi đi xa, anh không có gì trối lại cho em ngoài chiếc nhẫn mà vợ chồng mình đã tặng nhau khi kết ước cách đây mười năm. Bây giờ anh xin tặng lại chiếc nhẫn kỷ vật này cho em, để mỗi lần thấy nó, em biết rằng anh vẫn luôn ở bên em và hằng cầu Chúa cho em được hạnh phúc”. Nói xong, anh tháo chiếc nhẫn đang đeo và âu yếm xỏ vào tay vợ, giống như trước đây anh đã từng làm trong lễ hôn phối. Rồi anh đã nhắm mắt lìa đời trong sự thương tiếc vô vàn của vợ con. Sau đó anh đã được an táng tại khu đất thánh gần nhà. Từ đó, mỗi ngày người ta đều thấy một phụ nữ còn rất trẻ, đầu đội khăn tang, tay cầm bó bông, dắt theo đứa con gái nhỏ dại đi vào trong nghĩa trang. Chị ta đã đứng hằng giờ trước ngôi mộ cỏ mọc chưa xanh của người chồng quá cố để cầu nguyện cho anh. Trên tay chị có đeo hai chiếc nhẫn: Một chiếc của ngày thành hôn và chiếc kia là kỷ vật của chồng trao tặng trước khi từ giã cuộc đời.
3) MẸ ĐÃ TẬN HIẾN TRỌN CẢ CUỘC ĐỜI CHO CON:
Cách đây nhiều năm, trên màn ảnh nhỏ có chiếu vở kịch Lá Sầu Riêng của đoàn kịch nói Kim Cương, qua đó nói lên tình yêu của một bà mẹ nghèo đã cảm hóa đứa con vô cảm.
Bà mẹ nghèo này đã phải trải qua nhiều nỗi khó khăn, gian khổ mới được giành được quyền nuôi đứa con trai do mình sinh ra. Trong hoàn cảnh mẹ góa con côi, bà đã phải buôn gánh bán bưng, tảo tần sớm hôm lo cho con ăn học nên người. Từ khi con còn nhỏ đến khi trưởng thành, bà mẹ vẫn cố giấu hoàn cảnh nghèo hèn của mình, không dám công khai đến thăm con giữa chúng bạn, để tránh cho nó khỏi bị mặc cảm vì có người mẹ nghèo hèn.
Con bà giờ đây trở thành bác sĩ và sắp kết hôn với một cô gái nhà giàu. Một hôm khi gánh hàng rong ngang qua nhà trọ của con, vì nhớ con quá, bà đã can đảm bước vào nhà trọ hỏi thăm mà không báo trước. Khi gặp mẹ, anh con trai ngượng nghịu không vui vì có cô bạn gái người yêu đang trong phòng. Bà chợt hiểu anh con trai do sợ mất người yêu nên ban đầu đã làm như không quen biết người mẹ đã sinh thành và hiến cả cuộc đời cho anh. Thấy vậy, mẹ anh rất buồn thốt lên: "Con ơi, mẹ nhớ lúc con còn nhỏ, mẹ đi chợ về chỉ cần cho con một cái bánh đa thôi, mà con cũng rất vui. Nhưng đến nay, mẹ đã cho con cả cuộc đời của mẹ mà con vẫn không thấy vui nghĩa là sao?" Chính lời nói đó đã đánh động lương tâm đứa con, anh ta chợt hiểu ra rằng trên đời này không gì có thể sánh được với tình thương của mẹ. Sau đó anh đã công khai thừa nhận bà mẹ nghèo hèn trước mặt cô người yêu. Cũng nhờ thái độ can đảm đó, anh không những đã không mất mẹ, mà cả cô gái người yêu kia cũng vui mừng, sẵn sàng chấp nhận anh làm chồng vì nhận thấy anh là một người có lòng nhân nghĩa và hiếu thảo.
Trong lễ kính Mình Máu Thánh Chúa, mỗi người chúng ta cũng cảm nghiệm được tình yêu vô biên của Chúa Giê-su đối với chúng ta. Trong bữa tiệc chiên Vượt Qua Đức Giê-su đã thiết lập bí tích Thánh Thể, để biến bánh rượu trở thành Thân Mình Máu Huyết của Người, sắp hiến tế trên bàn thờ thập giá, trở thành lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng đức tin Hội Thánh trong cuộc lữ hành về quê trời. Rồi Người đã truyền cho Hội Thánh cử hành Thánh Thể để tưởng nhớ và chia sẻ yêu thương noi gương Người: “Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.
4) CHIM BỒ NÔNG LẤY THỊT MÌNH MÀ NUÔI DƯỠNG ĐÀN CON:
Trong một số nhà thờ, nơi gian cung thánh hay trước bàn thờ có chạm trổ hình con chim bồ nông mẹ đang truyền của ăn cho các chim con. Theo truyền thuyết, trong mùa đói khát, chim bồ nông mẹ đã lấy mỏ tự mổ vào ngực để dùng máu mình mà dưỡng nuôi các con. Có một truyền thuyết khác nói rằng chim bồ nông mẹ đã dùng máu mình để tái sinh các con đã chết, nhưng rồi chính chim mẹ lại bị chết.
Qua chuyện này chúng ta dễ hiểu tại sao các tín hữu thời Hội Thánh sơ khai lại dùng hình ảnh chim bồ nông này để ám chỉ Chúa Giê-su, Đấng đã chịu chết trên cây thập giá để cứu chuộc chúng ta khỏi phải chết. Người còn thiết lập bí tích Thánh Thể để nên lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng đức tin của chúng ta.
3. THẢO LUẬN:
1) Chúa Giê-su lập bí tích Thánh Thể khi nào và ý nghĩa của bí tích này ra sao?
2) Ta phải hiệp thông với Chúa Thánh Thể thế nào để cảm thông và chia sẻ với tha nhân, hầu góp phần kiến tạo “Trời Mới Đất Mới” theo thánh ý Chúa?
4. SUY NIỆM:
Hơn hai ngàn năm trước đây, Đức Giê-su đã làm một việc tương tự: Biết rằng “Giờ đã đến, Giờ Con Người phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, và Người đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Người đã lập phép Thánh Thể, để lại cho Hội Thánh kỷ vật là dấu hiệu của một tình yêu lớn lao tột đỉnh. Kỷ vật đó chính là Mình Máu Người dưới hình bánh rượu, làm của ăn của uống thiêng liêng để các tín hữu được hiệp thông với Người. Tin Mừng Mác-cô đã tường thuật việc Đức Giê-su lập phép Thánh Thể trong khung cảnh bữa tiệc Chiên Vượt Qua (x Mc 14,22-24), như Người đã hứa trong bài giảng về Bánh Hằng Sống tại hội đường thành Ca-phác-na-um (x. Ga 6,51-58). Vậy Đức Giê-su thiết lập phép Thánh Thể khi nào? Ý nghĩa cũa bí tích này ra sao? Ngày nay, để đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta phải cử hành bí tích Thánh Thể như thế nào?
1) THIẾT LẬP BÍ TÍCH THÁNH THỂ:
Đức Giê-su đã thiết lập bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc Chiên Vượt Qua cũng là bữa ăn cuối trước khi từ biệt các môn đệ để bước vào cuộc khổ nạn, Người sử dụng bánh không men và rượu nho dùng trong bữa tiệc Vượt Qua của đạo Do thái để biến nên Thịt Máu Người, hầu ban cho những kẻ ăn Thịt uống Máu ấy sẽ được sống đời đời. Thánh Mác-cô đã thuật lại câu chuyện Đức Giê-su lập phép Thánh Thể như sau: “Cũng đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra trao cho các ông và nói: Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy. Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: Đây là Máu Thầy, Máu Giao Ứớc, đổ ra vì muôn người” (Mc 14,22-24).
2) Ý NGHĨA CỦA BÍ TÍCH THÁNH THỂ:
Tin Mừng đã ghi nhận bốn sự kiện liên quan đến bí tích Thánh Thể như sau:
- Một là phép lạ Đức Giê-su biến nước lã thành rượu nho tại tiệc cưới thành Ca-na, tiên báo về việc biến rượu trở nên Máu Người trong bữa Tiệc Ly sau này (x Ga 2,1-11).
- Hai là phép lạ Đức Giê-su nhân bánh ra nhiều tại thành Ca-phác-na-um, sau đó Người cho biết sẽ ban Thịt Máu Người làm của ăn của uống thiêng liêng đem lại sự sống đời đời cho những ai lãnh nhận (x Ga 6,1-14.32-35.48-58).
- Ba là bữa Tiệc Ly, trong đó Người dùng bánh rượu trong tiệc Chiên Vượt Qua của Do thái giáo để thiết lập bí tích Thánh Thể của Ki-tô giáo và đã truyền cho các môn đệ: ”Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,14-19).
- Bốn là Đức Giê-su Phục Sinh cử hành nghi thức Bẻ Bánh với hai môn đệ tại làng Em-mau: dọc đường Người đã dùng lời Thánh Kinh để nói về mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh của Đấng Thiên Sai khiến các ông nóng lên lòng yêu mến Chúa. Rồi trong lúc ăn tối, Người lặp lại các cử chỉ lời đọc trong bữa Tiệc Ly (x Lc 24,13-32) khiến mắt họ mở ra và nhận biết Người.
Như vậy, Mình Thánh Chúa chính là món quà quí giá nhất mà Chúa Giê-su tặng ban cho loài người. Người đã tự hiến để ban Thịt Máu Người làm của ăn thức uống nuôi dưỡng đức tin của chúng ta và để có thể ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28,20). Mặc dù trí khôn chúng ta khó lòng hiểu thấu, dù giác quan của chúng ta không cảm thấy có sự khác biệt giữa tấm bánh ly rượu trước và sau khi truyền phép, nhưng đức tin dạy chúng ta rằng: Sau lời truyền phép của linh mục chủ tế trong thánh lễ thì bánh rượu liền biến hóa nên Mình Máu Chúa Giê-su như Người đã dạy: “Vì Thịt Tôi thật là của ăn, và Máu Tôi thật là của uống. Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,54-56). Quả thật, chỉ có trái tim của một người Cha, người Thầy yêu thương con cái và môn đệ đến cùng như Chúa Giê-su, mới nghĩ ra phương thế tuyệt hảo để tặng món quà vừa thiết thực vừa kỳ diệu như vậy!
3) NĂNG HIỆP THÔNG VỚI CHÚA THÁNH THỂ ĐỂ CHIA SẺ CHO ANH EM:
- Đức Giê-su là tấm bánh bẻ ra xây dựng một thế giới mới: Tin Mừng Gio-an có đoạn như sau : “Người đã yêu thương những kẻ thuộc về thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13, 1). Như hạt lúa được biến đổi nên tấm bánh mì, phải qua nhiều công đoạn: bị nghiền nát thành bột, nhào với nước và cho vào lò nướng rồi mới trở thành tấm bánh mì thơm ngon, thì Chúa Giê-su cũng tự nguyện trở nên bánh thánh cho nhân loại chúng ta trải qua nhiều công đoạn như: hạt lúa Giê-su đầu tiên được gieo trong lòng Đức Mẹ Đồng Trinh, đã lớn lên dưới ánh nắng mặt trời làng Na-da-rét, rồi Người đã bị gặt hái, bị nghiền nát trong cuộc tử nạn, bị nướng trong lò luyện đau khổ thập giá trước khi phục sinh rồi được bẻ ra và trao cho chúng ta hưởng dùng. Do đó, khi đón nhận Bí tích Thánh Thể, chúng ta được mời gọi trở nên giống như tấm bánh Giê-su, chịu đau khổ và được chia sẻ cho anh em để mang lại sự thật, bình an cho thế giới đang chìm trong tối tăm, gian ác, bất công, dối trá, hận thù.
- Hiệp thông với Chúa bằng việc năng dự lễ và cầu nguyện: Mỗi ngày chúng ta hãy năng tham dự Thánh lễ và dọn mình rước lễ sốt sắng, năng đến chầu Thánh Thể. Trong ngày hãy làm các việc bổn phận, các việc hãm mình, hy sinh và bác ái để dâng lên Chúa kèm theo lời nguyện tắt: “Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể. Con làm việc này như bông hoa dâng tiến Chúa, biểu lộ lòng con yêu mến Chúa. Xin Chúa vui nhận và ban cho một bệnh nhân sớm được ơn chữa lành, cho một tội nhân sớm được hồi tâm hoán cải, cho một người lương quen biết sớm tin yêu Chúa để họ cũng được chia sẻ niềm vui và hạnh phúc Nước Trời đời đời với con.”
- Hiệp nhất với nhau trong cộng đoàn: Bàn tiệc Thánh Thể do Chúa lập ra để giúp chúng ta thể hiện tình thương hiệp nhất với nhau. Do đó, chúng ta cần tránh những hành động ích kỷ gây chia rẽ nội bộ, như Tông đồ Phao-lô đã cáo trách một số người thuộc giáo đoàn Cô-rin-thô: “Trước tiên tôi nghe rằng khi họp cộng đoàn, anh em chia rẽ nhau… Khi anh em họp nhau, thì không còn phải là ăn bữa tối của Chúa. Thật vậy, mỗi người lo ăn bữa riêng của mình trước. Và như thế kẻ thì bị đói, người lại no say! Anh em không có nhà để ăn uống sao? Hay anh em khinh Hội Thánh của Thiên Chúa và làm nhục những người không có của?… Cho nên thưa anh em, khi họp nhau để dùng bữa, anh em hãy đợi nhau. Ai đói thì ăn ở nhà, kẻo anh em đến họp mà hóa ra để bị kết án!” (1 Cr 11,18-22.33-34). Mỗi người chúng ta hãy thể hiện tình hiệp thông khi tham dự thánh lễ bằng cách: vào trong nhà thờ dự lễ thay vì đứng ngoài, mở miệng đối đáp với chủ tế và đọc kinh ca hát chung với cộng đoàn.
- Chia sẻ tình thương của Chúa cho tha nhân: Sau khi rước lễ để đón Chúa Thánh Thể vào lòng, chúng ta hãy tâm sự với Chúa và sau lễ hãy mang Chúa đến chia sẻ với tha nhân, bằng vịệc: Chủ động bắt tay làm quen với những người có dịp tiếp xúc; Nhẫn nhịn chịu đựng và không chấp nhất những lời nói và cách ứng xử thiếu bác ái của tha nhân; không dửng dưng trước nỗi đau của người bên cạnh, nhưng quảng đại nhường cơm sẻ áo, nhường chỗ tốt cho người già cả, tật bệnh trên xe và ở nơi chung; năng xin điều lành cho những người đau khổ; Khiêm tốn trình bày về Chúa cho người muốn tìm hiểu đức tin Công Giáo...
5.LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: “Chúng con phải sống tinh thần của bí tích Thánh Thể”, nghĩa là trở nên “tấm bánh bẻ ra cho một thế giới mới”. Xin cho chúng con ý thức rằng: Chúa luôn đồng hành với chúng con và nhờ chúng con đến với tha nhân, để an ủi động viên những người nghèo khó lao nhọc, bênh vực những kẻ cô thế cô thân, mời gọi những tội nhân mau hồi tâm sám hối, chia sẻ cơm bánh vật chất cho những kẻ đói khát, khiêm tốn phục vụ những ngừơi bất hạnh ... Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ được Chúa thương ban ơn cứu độ và đón nhận chúng con vào dự bàn tiệc Nước Trời đời đời với Chúa sau này.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Xh 24,3-8 ; Dt 9,11-15 ; Mc 14,12-16.22-26
HIỆP THÔNG VỚI CHÚA ĐỂ CẢM THÔNG VỚI THA NHÂN
I. HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Mc 14,12-16.22-26
(12) Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giê-su: ”Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu? (13) Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ: “Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó”. (14) Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà: Thầy nhắn: “Cái phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?” (15) Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng. Và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta. (16) Hai môn đệ ra đi, vào đến thành, các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua. (22) Cũng đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy”. (23) Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. (24) Người bảo các ông: “Đây là Máu Thầy, Máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. (25) Thầy bảo thật anh em: Chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày ấy, ngày Thầy được uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa”. (26) Hát Thánh Vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ ra đi lên núi Ô-liu.
2.Ý CHÍNH:
Đức Giê-su lập bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc ly là tiệc Chiên Vượt Qua của đạo Do thái, trước khi Người hiến thân chịu tử nạn và phục sinh, hầu thiết lập một Giao ước Mới để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa và ban ơn cứu độ cho loài người thay thế Giao ước Cũ thời Mô-sê.
3.CHÚ THÍCH:
-C 12-13: +Tuần lễ Bánh Không Men: Luật Mô-sê quy định về lễ Vượt Qua và tuần lễ Bánh Không Men như sau: Ngày 14 tháng Ni-xan (là tháng thứ nhất theo lịch Do Thái, tức vào khoảng tháng 3-4 dương lịch ngày nay), là đại lễ Vượt Qua mừng kính Đức Chúa. Vào ngày này người ta sát tế chiên vào lúc chập tối và sẽ ăn tiệc chiên Vượt Qua với bánh không men (x. Xh 12,1-14). Hôm sau, là bắt đầu tuần lễ Bánh Không Men kính Đức Chúa, kéo dài bảy ngày. Trong tuần này, người Do Thái phải ăn bánh không pha men, để nhắc nhở họ về bữa tiệc trước cuộc Xuất hành thời Mô-sê. Cũng từ ngày 15 tháng Ni-xan, họ phải họp nhau để thờ phụng Đức Chúa và kiêng việc xác. Trong 7 ngày, họ phải tiến hành dâng lễ vật hỏa tế lên Đức Chúa. Đến ngày thứ Bảy là ngày kết thúc, họ phải tập họp để thờ phượng Đức Chúa và phải kiêng các công việc lao động nặng (x. Lv 23,5-8). +Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua tại đâu?: Môn đệ hỏi Đức Giê-su như hỏi một người chủ gia đình có trách nhiệm cử hành lễ Vượt Qua. Vì là dân nhập cư từ nơi khác đến Giê-ru-sa-lem, nên Đức Giê-su và các môn đệ được quyền tổ chức ăn lễ Vượt Qua trước một ngày, tức vào lúc 6 giờ chiều ngày thứ Năm khởi đầu ngày thứ Sáu, thay vì phải mừng vào 6 giờ chiều thứ Sáu tức bắt đầu ngày thứ Bảy, mà năm ấy lễ Vượt Qua nhằm vào thứ Bảy (x. Ga 19,14.31.42). +Người sai hai môn đệ đi: Đây là Phê-rô và Gio-an (x. Lc 22,8). +Sẽ thấy một người mang vò nước…: Đức Giê-su làm chủ không gian và thời gian: Người nhìn thấy trước mọi sự việc đúng như nó sắp xảy ra, cũng như có lần Người thấy trước Na-tha-na-en lúc ông đang ngồi dưới gốc cây vả (x.Ga 1,48).
-C 14-16: + Các ông dọn tiệc Vượt Qua: Theo tục lệ cổ truyền, khi ăn thịt chiên tại nhà, mọi người phải đứng, lưng thắt gọn gàng, chân đi dép, tay cầm gậy và ăn cách vội vã (x. Xh 12,11). Nhưng đến thời Đức Giê-su, người Do Thái không còn giữ tục lệ ấy. Khi ăn tiệc, họ cũng theo cách thức ăn tiệc của văn hóa La-Hy (La-tinh Hy-Lạp) đương thời: Thực khách dự tiệc nằm trên một tấm thảm, đầu nghiêng về một bên và dựa vào cánh tay trái dùng làm gối. Còn tay mặt thì dùng lấy đồ ăn.
+ VỀ VỊ TRÍ TRONG BỮA TIỆC LY VƯỢT QUA: Người môn đệ được Đức Giê-su yêu quí là Gio-an nằm ở bên phải Đức Giê-su và có lúc đã tựa đầu vào ngực Thầy (x. Ga 13,25). Tiếp đến là Phê-rô nằm cạnh Gio-an. Chính ông Phê-rô đã làm hiệu và bảo Gio-an: “Hỏi xem Thầy muốn nói về ai vậy?” (Ga 13,24). Còn Giu-đa nằm ở bên trái Đức Giê-su. Điều này giải thích tại sao Đức Giê-su trả lời cho Giu-đa mà các môn đệ khác không nghe được (x. Mt 26,25), và việc Đức Giê-su dễ dàng “chấm một miếng bánh trao cho Giu-đa” (x. Ga 13,26). Ngoài ra, về vị trí của các môn đệ khác thì khó xác định.
-C 22: +Cũng đang bữa ăn: Mác-cô tường thuật việc Đức Giê-su lập Phép Thánh Thể trong khung cảnh bữa tiệc Vượt Qua. Đức Giê-su đã theo diễn tiến bữa tiệc Chiên Vượt Qua để truyền cho bánh rượu trở nên Mình Máu thánh của Người (x. Ga 6,51-58). +Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra trao cho các ông: Đây là những cử chỉ Đức Giê-su đã làm từ khi ra giảng đạo như: Hai lần làm cho bánh nhân ra nhiều (x. Mc 6,41; 8,6); Một lần Chúa Phục sinh làm khi ngồi ăn tối với hai môn đệ làng Em-mau (x. Lc 24,30)… Cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng là cử chỉ mà gia trưởng phải làm trong nghi lễ tiệc Chiên Vượt Qua theo luật Mô-sê, sau khi các người đồng bàn hát kinh Ha-len phần I (gồm Thánh vịnh 112-113) và uống chén rượu thứ hai. “Bẻ bánh ra và trao cho các ông” là hai cử chỉ mang ý nghĩa hiệp thông và huynh đệ cộng đoàn. + Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy: Trong niềm tin Ki-tô giáo, Đức Giê-su đã dùng quyền năng để biến đổi bản chất của tấm bánh trở nên Thân Mình của Người, chứ không phải chỉ thành biểu tượng của Mình Chúa mà thôi, như có người lầm tưởng (x. Ga 6,51-58; 1 Cr 11,23-25).
-C 23-25: +Và Người cầm chén rượu…: Chén rượu với lời tạ ơn ở đây là chén rượu thứ ba trong nghi lễ tiệc Chiên Vượt Qua. Đức Giê-su dùng chén rượu thứ ba này để thiết lập Giao ước Mới. + Đây là Máu Thầy, Máu Giao ước, đổ ra vì muôn người: Đây là Máu Giao ước Mới, khác với Giao ước Cũ thời kỳ Xuất hành, đã được ghi lại trong sách Xuất hành như sau: “Bấy giờ ông Mô-sê lấy máu rảy trên dân và nói: “Đây là máu Giao ước Đức Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời này” (Xh 24,8). Trong nghi lễ Giao ước Xi-nai được thiết lập giữa Thiên Chúa với dân Ít-ra-en, người ta giết bò, rồi vị tư tế lấy máu nó rảy trên bàn thờ và trên dân chúng. Máu đó là dấu chỉ mối tương quan mới và sự hiệp thông giữa Đức Chúa với dân Ít-ra-en. Trong thời Tân ước, Giao ước Mới được thiết lập bằng Máu Đức Giê-su Con Chiên Thiên Chúa, là dấu chỉ sự hiệp thông mới giữa Thiên Chúa với Hội Thánh là dân Ít-ra-en Mới. Máu sắp đổ ra vào lúc Đức Giê-su chịu khổ nạn thập giá. Cái chết của Người sẽ đền tội thay cho loài người, để ban ơn cứu độ muôn người. +Chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày ấy, ngày Thầy được uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa: Đến ngày tận thế, sau khi lịch sử nhân loại chấm dứt và Nước Thiên Chúa xuất hiện, Đức Giê-su sẽ uống rượu mới với những người được cứu độ trong bữa tiệc cánh chung. Hình ảnh này diễn tả sự hiệp thông chia sẻ trọn vẹn và chung cuộc giữa các môn đệ với Đức Giê-su và với Thiên Chúa.
4.CÂU HỎI:
1)Đức Giê-su thiết lập phép Thánh Thể ở đâu, khi nào và lập để làm gì?
2)Luật Mô-sê qui định thế nào về lễ Vượt Qua và tuần lễ Bánh Không Men?
3)Tại sao Đức Giê-su và các môn đệ lại ăn lễ Vượt Qua vào tối thứ Năm thay vì vào tối thứ Sáu là thời gian bắt đầu đại lễ Vượt Qua năm đó?
4)Hai môn đệ nào đã được Đức Giê-su sai đi dọn chỗ cho thầy trò ăn mừng lễ Vượt Qua?
5)Theo tục lệ, người Do thái phải ăn lễ Vượt Qua thế nào? Tuy nhiên Đức Giê-su và các môn đệ lại ăn tiệc Vượt Qua theo cách nào?
6)Dựa vào Tin Mừng, hãy cho biết vị trí ngồi của các ông Gio-an, Phê-rô và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt trong bàn tiệc?
7)Đức Giê-su đã lập phép Thánh Thể, truyền cho bánh rượu trở nên Mình Máu Người theo thứ tự nào?
8) Những cử chỉ Đức Giê-su làm khi truyền phép giống với các cử chỉ Người đã làm trong các hoàn cảnh nào?
9)Bạn nhận định thế nào về ý kiến cho rằng: Sau khi truyền phép, bánh đã không biến hóa thành Mình Thánh Chúa, mà chỉ là biểu tượng của Mình Thánh Chúa thôi?
10)Chén rượu được truyền phép trở thành Máu Thánh Đức Giê-su là chén rượu thứ mấy trong bữa tiệc chiên Vượt Qua của đạo Do Thái?
11)Phân biệt giá trị và hiệu quả của Máu Giao Ước Mới Đức Giê-su sắp đổ ra trong cuộc khổ nạn, khác với máu chiên bò bị sát tế trong Giao Ước Cũ thời kỳ Mô-sê ra sao?
12)Đức Giê-su hứa sẽ hiệp thông chia sẻ bằng việc uống rượu mới với các môn đệ trong Nước TC vào thời điểm nào sau này?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1.LỜI CHÚA: “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy” (Mc 14,22):
2.CÂU CHUYỆN:
1) NGUỒN GỐC LỄ MÌNH THÁNH CHÚA
Vào năm 1263, một linh mục người Đức đang cử hành Thánh lễ tại một nhà thờ kinh thánh KÍT-XI-A-NA (Christiana), lúc bẻ bánh trước khi rước lễ, vị linh mục này đã trông thấy Mình thánh hình bánh thánh đã biến thành Thân Mình Đức GIÊ-SU tử nạn. Trên thân xác Chúa, máu đang rịn ra qua các vết thương ở tay chân và cạnh sườn Người. Máu chảy ra làm ướt tấm khăn thánh và mấy lớp khăn phủ trên bàn thờ. Vị linh mục vội gấp các tấm khăn bàn thờ lại. Nhưng gấp tới đâu thì máu vẫn thấm ra tới đó. Cuối cùng máu thấm qua tới 25 lần vải khăn. Vừa cảm động lại vừa sợ hãi đến nỗi vị linh mục không thể tiếp tục dâng hết thánh lễ được.
Sau đó, ngài đến xin yết kiến Đức Giáo Hoàng UR-BA-NÔ và tường trình sự kiện lạ lùng ấy. Đức Giáo Hoàng liền sai một phái đoàn, đứng đầu là một Giám mục đến điều tra thực hư. Sau khi xác định thực sự đó là phép lạ, vị Giám mục đã cho rước Mình Thánh Chúa cùng các khăn bàn thờ đã có thấm Máu Thánh kia về RÔ-MA, đặt tại một nhà thờ kính phép Mình Thánh, và mời gọi giáo dân đến chầu Mình Thánh Chúa liên tục 24/24. Sau đó, vào ngày mồng 8 thánh 9 năm 1264, Đức Urbanô đã ra sắc dụ truyền thiết lập lễ kính Mình Máu thánh Chúa GIÊ-SU. Ngài truyền mừng trọng thể lễ Mình Thánh này trong toàn thể Hội thánh.
2) KỶ VẬT TÌNH YÊU
Có một đôi vợ chồng trẻ kia mới lấy nhau được mười năm và đã có với nhau một đứa con gái 4 tuổi. Trong thời gian đó họ đã sống rất hòa hợp hạnh phúc. Mỗi ngày trước khi rời nhà đi làm buổi sáng, và chiều tối khi về đến nhà, anh chồng không khi nào quên trao cho vợ và con gái cử chỉ âu yếm kèm theo một lời nói yêu thương. Nhờ đó tình yêu giữa hai vợ chồng và đứa con thơ ngày thêm bền chặt. Nhưng rồi hạnh phúc của họ đã bị đe dọa khi một hôm người chồng đi làm về bị trúng mưa và được đem đến bệnh viện điều trị. Sau khi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán anh đã bị bệnh ung thư màng phổi ác tính thời kỳ thứ ba. Một tuần sau thì anh qua đời. Trước khi chết, anh gọi vợ con lại gần và thều thào trăn trối: “Em và con yêu quí! Có lẽ sắp tới giờ Chúa gọi anh về. Anh đã chuẩn bị và sẵn sàng vâng theo ý Chúa. Anh chỉ tiếc một điều là không còn được sống bên em và con nữa. Trước khi đi xa, anh không có gì trối lại cho em ngoài chiếc nhẫn mà vợ chồng mình đã tặng nhau khi kết ước cách đây mười năm. Bây giờ anh xin tặng lại chiếc nhẫn kỷ vật này cho em, để mỗi lần thấy nó, em biết rằng anh vẫn luôn ở bên em và hằng cầu Chúa cho em được hạnh phúc”. Nói xong, anh tháo chiếc nhẫn đang đeo và âu yếm xỏ vào tay vợ, giống như trước đây anh đã từng làm trong lễ hôn phối. Rồi anh đã nhắm mắt lìa đời trong sự thương tiếc vô vàn của vợ con. Sau đó anh đã được an táng tại khu đất thánh gần nhà. Từ đó, mỗi ngày người ta đều thấy một phụ nữ còn rất trẻ, đầu đội khăn tang, tay cầm bó bông, dắt theo đứa con gái nhỏ dại đi vào trong nghĩa trang. Chị ta đã đứng hằng giờ trước ngôi mộ cỏ mọc chưa xanh của người chồng quá cố để cầu nguyện cho anh. Trên tay chị có đeo hai chiếc nhẫn: Một chiếc của ngày thành hôn và chiếc kia là kỷ vật của chồng trao tặng trước khi từ giã cuộc đời.
3) MẸ ĐÃ TẬN HIẾN TRỌN CẢ CUỘC ĐỜI CHO CON:
Cách đây nhiều năm, trên màn ảnh nhỏ có chiếu vở kịch Lá Sầu Riêng của đoàn kịch nói Kim Cương, qua đó nói lên tình yêu của một bà mẹ nghèo đã cảm hóa đứa con vô cảm.
Bà mẹ nghèo này đã phải trải qua nhiều nỗi khó khăn, gian khổ mới được giành được quyền nuôi đứa con trai do mình sinh ra. Trong hoàn cảnh mẹ góa con côi, bà đã phải buôn gánh bán bưng, tảo tần sớm hôm lo cho con ăn học nên người. Từ khi con còn nhỏ đến khi trưởng thành, bà mẹ vẫn cố giấu hoàn cảnh nghèo hèn của mình, không dám công khai đến thăm con giữa chúng bạn, để tránh cho nó khỏi bị mặc cảm vì có người mẹ nghèo hèn.
Con bà giờ đây trở thành bác sĩ và sắp kết hôn với một cô gái nhà giàu. Một hôm khi gánh hàng rong ngang qua nhà trọ của con, vì nhớ con quá, bà đã can đảm bước vào nhà trọ hỏi thăm mà không báo trước. Khi gặp mẹ, anh con trai ngượng nghịu không vui vì có cô bạn gái người yêu đang trong phòng. Bà chợt hiểu anh con trai do sợ mất người yêu nên ban đầu đã làm như không quen biết người mẹ đã sinh thành và hiến cả cuộc đời cho anh. Thấy vậy, mẹ anh rất buồn thốt lên: "Con ơi, mẹ nhớ lúc con còn nhỏ, mẹ đi chợ về chỉ cần cho con một cái bánh đa thôi, mà con cũng rất vui. Nhưng đến nay, mẹ đã cho con cả cuộc đời của mẹ mà con vẫn không thấy vui nghĩa là sao?" Chính lời nói đó đã đánh động lương tâm đứa con, anh ta chợt hiểu ra rằng trên đời này không gì có thể sánh được với tình thương của mẹ. Sau đó anh đã công khai thừa nhận bà mẹ nghèo hèn trước mặt cô người yêu. Cũng nhờ thái độ can đảm đó, anh không những đã không mất mẹ, mà cả cô gái người yêu kia cũng vui mừng, sẵn sàng chấp nhận anh làm chồng vì nhận thấy anh là một người có lòng nhân nghĩa và hiếu thảo.
Trong lễ kính Mình Máu Thánh Chúa, mỗi người chúng ta cũng cảm nghiệm được tình yêu vô biên của Chúa Giê-su đối với chúng ta. Trong bữa tiệc chiên Vượt Qua Đức Giê-su đã thiết lập bí tích Thánh Thể, để biến bánh rượu trở thành Thân Mình Máu Huyết của Người, sắp hiến tế trên bàn thờ thập giá, trở thành lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng đức tin Hội Thánh trong cuộc lữ hành về quê trời. Rồi Người đã truyền cho Hội Thánh cử hành Thánh Thể để tưởng nhớ và chia sẻ yêu thương noi gương Người: “Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.
4) CHIM BỒ NÔNG LẤY THỊT MÌNH MÀ NUÔI DƯỠNG ĐÀN CON:
Trong một số nhà thờ, nơi gian cung thánh hay trước bàn thờ có chạm trổ hình con chim bồ nông mẹ đang truyền của ăn cho các chim con. Theo truyền thuyết, trong mùa đói khát, chim bồ nông mẹ đã lấy mỏ tự mổ vào ngực để dùng máu mình mà dưỡng nuôi các con. Có một truyền thuyết khác nói rằng chim bồ nông mẹ đã dùng máu mình để tái sinh các con đã chết, nhưng rồi chính chim mẹ lại bị chết.
Qua chuyện này chúng ta dễ hiểu tại sao các tín hữu thời Hội Thánh sơ khai lại dùng hình ảnh chim bồ nông này để ám chỉ Chúa Giê-su, Đấng đã chịu chết trên cây thập giá để cứu chuộc chúng ta khỏi phải chết. Người còn thiết lập bí tích Thánh Thể để nên lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng đức tin của chúng ta.
3. THẢO LUẬN:
1) Chúa Giê-su lập bí tích Thánh Thể khi nào và ý nghĩa của bí tích này ra sao?
2) Ta phải hiệp thông với Chúa Thánh Thể thế nào để cảm thông và chia sẻ với tha nhân, hầu góp phần kiến tạo “Trời Mới Đất Mới” theo thánh ý Chúa?
4. SUY NIỆM:
Hơn hai ngàn năm trước đây, Đức Giê-su đã làm một việc tương tự: Biết rằng “Giờ đã đến, Giờ Con Người phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, và Người đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Người đã lập phép Thánh Thể, để lại cho Hội Thánh kỷ vật là dấu hiệu của một tình yêu lớn lao tột đỉnh. Kỷ vật đó chính là Mình Máu Người dưới hình bánh rượu, làm của ăn của uống thiêng liêng để các tín hữu được hiệp thông với Người. Tin Mừng Mác-cô đã tường thuật việc Đức Giê-su lập phép Thánh Thể trong khung cảnh bữa tiệc Chiên Vượt Qua (x Mc 14,22-24), như Người đã hứa trong bài giảng về Bánh Hằng Sống tại hội đường thành Ca-phác-na-um (x. Ga 6,51-58). Vậy Đức Giê-su thiết lập phép Thánh Thể khi nào? Ý nghĩa cũa bí tích này ra sao? Ngày nay, để đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta phải cử hành bí tích Thánh Thể như thế nào?
1) THIẾT LẬP BÍ TÍCH THÁNH THỂ:
Đức Giê-su đã thiết lập bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc Chiên Vượt Qua cũng là bữa ăn cuối trước khi từ biệt các môn đệ để bước vào cuộc khổ nạn, Người sử dụng bánh không men và rượu nho dùng trong bữa tiệc Vượt Qua của đạo Do thái để biến nên Thịt Máu Người, hầu ban cho những kẻ ăn Thịt uống Máu ấy sẽ được sống đời đời. Thánh Mác-cô đã thuật lại câu chuyện Đức Giê-su lập phép Thánh Thể như sau: “Cũng đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra trao cho các ông và nói: Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy. Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: Đây là Máu Thầy, Máu Giao Ứớc, đổ ra vì muôn người” (Mc 14,22-24).
2) Ý NGHĨA CỦA BÍ TÍCH THÁNH THỂ:
Tin Mừng đã ghi nhận bốn sự kiện liên quan đến bí tích Thánh Thể như sau:
- Một là phép lạ Đức Giê-su biến nước lã thành rượu nho tại tiệc cưới thành Ca-na, tiên báo về việc biến rượu trở nên Máu Người trong bữa Tiệc Ly sau này (x Ga 2,1-11).
- Hai là phép lạ Đức Giê-su nhân bánh ra nhiều tại thành Ca-phác-na-um, sau đó Người cho biết sẽ ban Thịt Máu Người làm của ăn của uống thiêng liêng đem lại sự sống đời đời cho những ai lãnh nhận (x Ga 6,1-14.32-35.48-58).
- Ba là bữa Tiệc Ly, trong đó Người dùng bánh rượu trong tiệc Chiên Vượt Qua của Do thái giáo để thiết lập bí tích Thánh Thể của Ki-tô giáo và đã truyền cho các môn đệ: ”Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,14-19).
- Bốn là Đức Giê-su Phục Sinh cử hành nghi thức Bẻ Bánh với hai môn đệ tại làng Em-mau: dọc đường Người đã dùng lời Thánh Kinh để nói về mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh của Đấng Thiên Sai khiến các ông nóng lên lòng yêu mến Chúa. Rồi trong lúc ăn tối, Người lặp lại các cử chỉ lời đọc trong bữa Tiệc Ly (x Lc 24,13-32) khiến mắt họ mở ra và nhận biết Người.
Như vậy, Mình Thánh Chúa chính là món quà quí giá nhất mà Chúa Giê-su tặng ban cho loài người. Người đã tự hiến để ban Thịt Máu Người làm của ăn thức uống nuôi dưỡng đức tin của chúng ta và để có thể ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28,20). Mặc dù trí khôn chúng ta khó lòng hiểu thấu, dù giác quan của chúng ta không cảm thấy có sự khác biệt giữa tấm bánh ly rượu trước và sau khi truyền phép, nhưng đức tin dạy chúng ta rằng: Sau lời truyền phép của linh mục chủ tế trong thánh lễ thì bánh rượu liền biến hóa nên Mình Máu Chúa Giê-su như Người đã dạy: “Vì Thịt Tôi thật là của ăn, và Máu Tôi thật là của uống. Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,54-56). Quả thật, chỉ có trái tim của một người Cha, người Thầy yêu thương con cái và môn đệ đến cùng như Chúa Giê-su, mới nghĩ ra phương thế tuyệt hảo để tặng món quà vừa thiết thực vừa kỳ diệu như vậy!
3) NĂNG HIỆP THÔNG VỚI CHÚA THÁNH THỂ ĐỂ CHIA SẺ CHO ANH EM:
- Đức Giê-su là tấm bánh bẻ ra xây dựng một thế giới mới: Tin Mừng Gio-an có đoạn như sau : “Người đã yêu thương những kẻ thuộc về thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13, 1). Như hạt lúa được biến đổi nên tấm bánh mì, phải qua nhiều công đoạn: bị nghiền nát thành bột, nhào với nước và cho vào lò nướng rồi mới trở thành tấm bánh mì thơm ngon, thì Chúa Giê-su cũng tự nguyện trở nên bánh thánh cho nhân loại chúng ta trải qua nhiều công đoạn như: hạt lúa Giê-su đầu tiên được gieo trong lòng Đức Mẹ Đồng Trinh, đã lớn lên dưới ánh nắng mặt trời làng Na-da-rét, rồi Người đã bị gặt hái, bị nghiền nát trong cuộc tử nạn, bị nướng trong lò luyện đau khổ thập giá trước khi phục sinh rồi được bẻ ra và trao cho chúng ta hưởng dùng. Do đó, khi đón nhận Bí tích Thánh Thể, chúng ta được mời gọi trở nên giống như tấm bánh Giê-su, chịu đau khổ và được chia sẻ cho anh em để mang lại sự thật, bình an cho thế giới đang chìm trong tối tăm, gian ác, bất công, dối trá, hận thù.
- Hiệp thông với Chúa bằng việc năng dự lễ và cầu nguyện: Mỗi ngày chúng ta hãy năng tham dự Thánh lễ và dọn mình rước lễ sốt sắng, năng đến chầu Thánh Thể. Trong ngày hãy làm các việc bổn phận, các việc hãm mình, hy sinh và bác ái để dâng lên Chúa kèm theo lời nguyện tắt: “Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể. Con làm việc này như bông hoa dâng tiến Chúa, biểu lộ lòng con yêu mến Chúa. Xin Chúa vui nhận và ban cho một bệnh nhân sớm được ơn chữa lành, cho một tội nhân sớm được hồi tâm hoán cải, cho một người lương quen biết sớm tin yêu Chúa để họ cũng được chia sẻ niềm vui và hạnh phúc Nước Trời đời đời với con.”
- Hiệp nhất với nhau trong cộng đoàn: Bàn tiệc Thánh Thể do Chúa lập ra để giúp chúng ta thể hiện tình thương hiệp nhất với nhau. Do đó, chúng ta cần tránh những hành động ích kỷ gây chia rẽ nội bộ, như Tông đồ Phao-lô đã cáo trách một số người thuộc giáo đoàn Cô-rin-thô: “Trước tiên tôi nghe rằng khi họp cộng đoàn, anh em chia rẽ nhau… Khi anh em họp nhau, thì không còn phải là ăn bữa tối của Chúa. Thật vậy, mỗi người lo ăn bữa riêng của mình trước. Và như thế kẻ thì bị đói, người lại no say! Anh em không có nhà để ăn uống sao? Hay anh em khinh Hội Thánh của Thiên Chúa và làm nhục những người không có của?… Cho nên thưa anh em, khi họp nhau để dùng bữa, anh em hãy đợi nhau. Ai đói thì ăn ở nhà, kẻo anh em đến họp mà hóa ra để bị kết án!” (1 Cr 11,18-22.33-34). Mỗi người chúng ta hãy thể hiện tình hiệp thông khi tham dự thánh lễ bằng cách: vào trong nhà thờ dự lễ thay vì đứng ngoài, mở miệng đối đáp với chủ tế và đọc kinh ca hát chung với cộng đoàn.
- Chia sẻ tình thương của Chúa cho tha nhân: Sau khi rước lễ để đón Chúa Thánh Thể vào lòng, chúng ta hãy tâm sự với Chúa và sau lễ hãy mang Chúa đến chia sẻ với tha nhân, bằng vịệc: Chủ động bắt tay làm quen với những người có dịp tiếp xúc; Nhẫn nhịn chịu đựng và không chấp nhất những lời nói và cách ứng xử thiếu bác ái của tha nhân; không dửng dưng trước nỗi đau của người bên cạnh, nhưng quảng đại nhường cơm sẻ áo, nhường chỗ tốt cho người già cả, tật bệnh trên xe và ở nơi chung; năng xin điều lành cho những người đau khổ; Khiêm tốn trình bày về Chúa cho người muốn tìm hiểu đức tin Công Giáo...
5.LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: “Chúng con phải sống tinh thần của bí tích Thánh Thể”, nghĩa là trở nên “tấm bánh bẻ ra cho một thế giới mới”. Xin cho chúng con ý thức rằng: Chúa luôn đồng hành với chúng con và nhờ chúng con đến với tha nhân, để an ủi động viên những người nghèo khó lao nhọc, bênh vực những kẻ cô thế cô thân, mời gọi những tội nhân mau hồi tâm sám hối, chia sẻ cơm bánh vật chất cho những kẻ đói khát, khiêm tốn phục vụ những ngừơi bất hạnh ... Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ được Chúa thương ban ơn cứu độ và đón nhận chúng con vào dự bàn tiệc Nước Trời đời đời với Chúa sau này.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Lễ Thánh Tâm năm B
Lm Đan Vinh
02:13 31/05/2018
Hs 11,1.3-4.8c-9; Ep 3,8-12.14-19; Ga 19,31-37
TÌNH CHÚA TÌNH NGƯỜI
1. TIN MỪNG: Ga 19,31-37.
31 Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống.32 Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su.33 Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người.34 Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.35 Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin.36 Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập.37 Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu.
2. CÂU CHUYỆN:
1) LỊCH SỬ TỪ LỄ THÁNH TÂM ĐẾN LỄ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT.
Lòng sùng kính Thánh Tâm là sự tôn kính đặc biệt đối với tình yêu của Chúa Giê-su, hiện thân tình yêu vô cùng của Thiên Chúa Ba Ngôi đối với loài người. Đức Giê-su cũng đã biểu lộ tình yêu tột cùng với các môn đệ nên trong bữa Tiệc Ly Vượt Qua vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, Người đã lập bí tích Thánh Thể để biến tấm bánh không men dùng trong bữa tiệc chiên trở thành Thân Mình của Người sắp bị nộp vì tội lỗi nhân loại. Rồi Ngừoi cũng đọc lời truyền phép để biến chén rượu nho trong bữa Tiêc Ly trở thành chén Máu thánh của Người sắp đổ ra để đền tội cho nhân loại. Bí tích Thánh Thể biểu lộ tình yêu của Chúa Giê-su, được diễn tả cách rõ nét khi trên cây thập giá, Đức Giê-su còn bị lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn trúng trái tim và Máu cùng Nước đã chảy ra từ vết thương này, như đồ đệ Gioan đã làm chứng đã nhìn thấy và ghi chép trong sách Tin Mừng (x. Ga 19,34-35). Máu và Nước đó đã tuôn trào để tẩy rửa tội lỗi của loài người và cũng để ban ơn cứu độ và giao hòa loài người với Thiên Chúa.
Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su đã có từ thế kỷ XI. Nhưng mãi đến thế kỷ XVI, lòng sùng kính này vẫn chỉ mang tính riêng tư, gắn với lòng sùng kính Năm Dấu Thánh của Chúa. Mãi đến ngày 31-8-1670 Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su mới được cử hành tại Rennes nước Pháp, nhờ công khó của Thánh Jean Eudes (1602-1680). Từ Rennes, lòng sùng kính Thánh Tâm đã lan truyền đi nhiều nơi, nhưng phải chờ đến thánh nữ Margarette Marie Alacoque, lòng sùng kính Thánh Tâm mới có điều kiện lan rộng đi khắp nơi trên thế giới.
Trong những lần được thị kiến thấy Chúa Giê-su, thánh nữ MARGARETTE MARIE ALACOQUE đã được Người mặc khải về hình ảnh một Trái Tim của Chúa Giê-su có ngọn lửa và vòng gai quấn quanh. Lần hiện ra quan trọng xảy ra vào ngày 16-6-1675, Chúa Giê-su đã hiện ra yêu cầu Thánh nữ Margarette xin với giáo quyền cho cử hành lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su vào ngày thứ Sáu sau lễ kính Mình Máu Thánh Chúa, để đền bù sự vô ơn bạc nghĩa của loài người đối với tình yêu vô cùng và sự hy sinh cao cả của Chúa Giê-su. Thánh Tâm không những là biểu hiệu của một trái tim thể lý mà còn biểu hiệu tình yêu thương vô biên của Chúa đối với nhân loại.
Lòng sùng kính Thánh Tâm đã được phổ biến từ sau khi Thánh nữ Margarette Marie Alacoque qua đời vào năm 1690, nhưng phải mãi đến năm 1765, lễ Thánh Tâm mới được cử hành chính thức tại nước Pháp. Gần 100 năm sau (1856), ĐGH Piô IX đã truyền mừng kính lễ Thánh Tâm Chúa cho toàn thể Hội Thánh theo đề nghị của Hội đồng Giám mục Pháp. Thánh Thể và Thánh Tâm đều là Nguồn Tình Yêu vô biên của Chúa Giê-su, Đấng đã yêu thương nhân loại tội lỗi đến cùng, đến nỗi bằng lòng chịu chết nhục nhã trên cây thánh giá để đền bù tội lỗi của họ và ban ơn cứu độ cho họ.
Ngày nay, Chúa Giê-su cũng đã mặc khải về Lòng Thương Xót của Người cho Thánh nữ FAUSTINA KOWALSKA người Ba Lan (1905-1938). Người cũng yêu cầu thánh nữ hãy xin với giáo quyền thiết lập lễ kính Lòng Chúa Thương Xót bằng những lời sau: “Ta muốn một tấm hình được làm phép trọng thể vào Chúa Nhật sau Đại lễ Phục Sinh, và Ta muốn tấm hình đó được tôn kính công khai để mỗi linh hồn đều biết đến tấm hình đó” (Nhật Ký, số 341).
Lễ kính Lòng Chúa Thương Xót đã được đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II người Ba-lan chính thức thiết lập vào ngày 30/4/2000 và truyền mừng trọng thể lễ kính Lòng Chúa Thương Xót trong toàn thể Hội Thánh vào Chúa Nhật II Phục Sinh hằng năm.
Gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô tyuyên bố sẽ chính thức mở Năm Thánh Kính Lòng Chúa Thương Xót (2016) để tạo cơ hội cho các con cái Hội Thánh khám phá những nét mới mẻ của Lòng Chúa Thương Xót, kín múc dồi dào những hồng ân đang tuôn trào từ nguồn suối vô tận là Trái Tim rất thánh của Chúa Giê-su. Trong Năm Thánh này, hãy để cho Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Chúa thanh tẩy và nhào nắn chúng ta nên những tông đồ của Lòng Chúa Thương Xót, nhờ đó lòng tràn ngập niềm vui chúng ta sẽ đủ tự tin ra đi để chia sẻ tình thương của Chúa đến cho mọi người.
2) MƯỜI HAI LỜI HỨA CỦA THÁNH TÂM CHÚA GIÊ-SU:
Để khuyến khích mọi người hiểu biết lợi ích của việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su, Người đã hứa với Thánh nữ Margarette Marie Alacoque sẽ ban những ơn ích thiêng liêng cho những ai sùng kính Thánh Tâm như sau:
1-Ta sẽ ban cho họ mọi ân sủng cần thiết trong đời sống.
2-Ta sẽ ban bình an cho gia đình họ và sẽ tái hợp các gia đình đã ly tan.
3-Ta sẽ an ủi họ trong mọi lúc khó khăn.
4-Ta sẽ là nơi họ trú ẩn khi sống và trước khi chết.
5-Ta sẽ ban Phép Lành Nước Trời trên công việc của họ.
6-Các tội nhân sẽ tìm được Nguồn Thương Xót vô hạn nơi Thánh Tâm Ta.
7-Các linh hồn lạnh nhạt sẽ trở nên nhiệt thành.
8-Các linh hồn nhiệt thành sẽ mau đạt tới sự trọn lành.
9-Ta sẽ chúc lành cho nơi nào trưng bày và tôn sùng linh ảnh Thánh Tâm Ta, và Ta sẽ ghi dấu tình yêu của Ta vào lòng những người đeo hình Thánh Tâm Ta. Ta cũng sẽ phá hủy mọi sự rối loạn nơi họ.
10-Các linh mục nhiệt thành tôn sùng Thánh Tâm Ta thì Ta sẽ ban cho họ ơn hoán cải các linh hồn chai cứng nhất.
11-Những người truyền bá lòng tôn sùng này sẽ được ghi tên trong Thánh Tâm Ta, không bao giờ phai nhòa.
12-Ta hứa với lòng thương xót vô biên của Thánh Tâm Ta rằng những người rước lễ vào Thứ Sáu Đầu Tháng trong 9 tháng liên tiếp, tình yêu mãnh liệt của Ta sẽ ban cho ơn ăn năn trở lại trong cuối đời: Họ sẽ không chết trong tình trạng thất sủng hoặc không được lãnh nhận các bí tích. Thánh Tâm Ta sẽ là nơi trú ẩn an toàn cho họ trong giờ sau hết.
Lời Chúa hứa luôn chắc chắn. Hãy tin tưởng và hãy dành 9 ngày Thứ Sáu Đầu Tháng để tôn kính Thánh Tâm Chúa Giê-su, nghĩa là thực hành việc tôn sùng và yêu mến Thánh Tâm Chúa Giê-su liên tục và rước lễ trong 9 ngày Thứ Sáu Đầu Tháng.
3) SỨC MẠNH CỦA ẢNH THÁNH TÂM CHÚA GIÊ-SU:
Vào năm 1597 lệnh cấm đạo Công Giáo trên đất Nhật xảy ra gắt gao. Chỉ trong một tuần lễ, mọi cơ sở Công Giáo đều bị triệt hạ, giáo sĩ bị bắt gần hết, giáo dân bị phân tán và khủng bố.
Tại vùng ODAWARA, Kamakura, người ta bắt được hai Linh mục trẻ tuổi là Simauchi và Uzawa cùng nhiều ảnh tượng và giải về Tokyo. Quan đại thần TSUKAMOTO lấy từ trong đống ảnh đạo một bức ảnh Thánh tâm Chúa Giê-su. Ông nói: Người gì đâu lại để trái tim ra ngoài !
Tsukamoto là một nhà nho uyên bác có óc thực tế và thích tìm hiểu. Ông cầm bức ảnh trái tim Chúa coi qua rồi vứt vào trong sọt rác. Nhưng đến tối khi đi ngủ, ông nhớ lại và nghĩ bức ảnh kỳ lạ kia hẳn phải có một ý nghĩa nào đó. Ông ra nhặt lại bức ảnh trên để trên bàn và suy nghĩ. Trời đã về khuya mà ông vẫn ngồi bất động một mình với bức ảnh trước mặt. Mãi đến gần một giờ sáng, vị đại thần mới thở ra nhẹ nhàng khoan khoái, tay cầm bút lông ghi dưới bức ảnh mấy chữ sau: ”đối ngoại hữu kỳ tâm – đối nội vô tâm giả”.
Từ đó Tsukamoto đặt bức ảnh trái tim Chúa trên bàn làm việc cách kín cẩn. Một hôm có ông bạn tên OSAKI đến chơi, thấy bức ảnh liền hỏi :
- Này anh bạn. Anh lại thích ảnh tượng của bọn tả đạo rồi sao ?
- Đứng về mặt chính trị của triều đình thì tôi không dám phản kháng. Nhưng về mặt văn hóa và nhân đạo thì tôi lại thấy rất thích bức ảnh này. Phải chăng bức ảnh này đã nói lên chương trình, hành động cùng lối xử thế của Kitô giáo. Tôi xin tạm giải thích như sau: Đối với tha nhân bên ngoài thì “Hữu Tâm”, còn với bản thân mình thì “Vô Tâm”. Cho nên người theo đạo mới vẽ trái tim ra ngoài cơ thể... Nghĩa là phải đem hết tình yêu nơi trái tim mà phục vụ xã hội và giúp ích cho đời; còn về phần mình thì chấp nhận hy sinh, không lo riêng cho bản thân, diệt trừ cái ngã vị kỷ. Đem hết tình thương ra giúp đời giúp người.
Trong bức ảnh này tôi nhận thấy đầy đủ hơn cả cái học Từ Bi của Đức Phật, khoan dung hơn cái Nhân Thứ của Khổng Tử, cao siêu hơn cái Vô Ngã của Lão Tử, mạnh mẽ hơn cái Dũng thuật của Thần Đạo Nhật bản chúng ta. Một tôn giáo dạy phải phụng sự nhân loại, yêu thương mọi người, không quan tâm đến tư lợi, thì quả là sự ngay chính của cả Thiên hạ vậy.
Osaki cảm phục sự diễn đạt tinh thông của ông bạn. Ông không ngờ Đạo Công Giáo lại hàm chứa một triết lý nhân sinh cao siêu đến như vậy. Từ đó hai ông đã trở nên những người bạn chí thân và đã âm thầm đón nhận phép rửa tội, và vận động triều đình thả hai linh mục ra.
(Trích trong: Hạt giống nảy mầm).
3. THẢO LUẬN:
1) Thánh Tâm Chúa Giê-su đã biểu lộ tình yêu tột cùng đối với loài người chúng ta thế nào ?
2) Mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện tình yêu đối với tha nhân hầu đáp lại tình yêu vô biên của Chúa Giê-su đối với chúng ta ?
4. SUY NIỆM:
1) Ngọn lửa yêu mến phát xuất từ Thánh Tâm Chúa Giê-su:
Chúa Giê-su đã nói về lửa yêu mến của Người: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (Lc 12:49). Ngọn lửa yêu thương của Chúa cần được bùng cháy lên trong tâm hồn các tín hữu. Trên cây thập giá Người đã nói: “Ta khát” (Ga 19,28), Ngài khát tình yêu của chúng ta và Người đã yêu thương chúng ta. Ngôn sứ Hôsê tuyên sấm về tình yêu của Đức Chúa như sau: “Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (x. Hs 11,8). Chúa Giê-su đã chứng tỏ tình yêu tột cùng của Người đối với chúng ta: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Người yêu thương chúng ta vô điều kiện, yêu ta ngay khi chúng ta đang còn là tội nhân (Rm 5:8) và yêu đến tột cùng (ga 13:1). Người muốn chúng ta học nơi Người về phong cách yêu thương là đối xử dịu hiền và khiêm tốn phục vụ người mình yêu: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11:29). Chúng ta không thể không yêu thương vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8). Ngày nay chúng ta không thể đến được với Thiên Chúa Cha nếu không đi con đường Giê-su là yêu thương chia sẻ hạnh phúc cho tha nhân: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14:6). Người đến để yêu thương là “cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10:9-10).
2) Sức mạnh của lửa yêu mến từ Thánh Tâm Chúa:
Lửa có đặc tính kỳ diệu: Lửa có vẻ mềm yếu nhưng cũng có sức mạnh to lớn– mạnh hơn mọi thứ sức mạnh. Một đốm lửa nhỏ có thể dập tắt dễ dàng bằng một làn gió nhẹ, nhưng một ngọn lửa lớn thì không dễ gì dập tắt được. Gió càng lớn lại càng làm cho ngọn lửa bùng cháy mạnh hơn. Lửa khi được chia sẻ ra nhiều không hề giảm bớt sức mạnh mà càng nhân sức mạnh thêm lên nhiều! Lửa yêu mến từ Thánh Tâm Chúa Giê-su cũng có sức mạnh như vậy. Ai yêu mến Chúa và kết hiệp với Chúa thì sẽ được Người thông ban ngọn lửa yêu mến có tác động kỳ diệu đến những tâm hồn khô khan nguội lạnh như vậy.
3) Thánh Thể gắn liền với Thánh Tâm: Trong tuần Chúa Nhật lễ kính Thánh Thể Chúa Giê-su, Hội Thánh cũng mừng kính Thánh Tâm Chúa vào ngày thứ sáu.
Khi diễn tả tình yêu, người ta thường dùng hình ảnh trái tim bị lưỡi gươm đâm thâu. Qua đó cho thấy: Yêu là CHO nhiều hơn NHẬN! và mọi người đều muốn yêu và được yêu. Con tim có những lý lẽ riêng mà lý trí không thể hiểu biết được, như lời thánh Phao-lô trong thư Rô-ma: “Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi. Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5:8).
4) Sống yêu thương bằng việc quảng đại chia sẻ cho đi:
Thiên Chúa đã yêu thương loài người chúng ta qua việc chậm giận và hay tha thứ, ở lại trong tình yêu của Chúa Giê-su bằng cách tuân giữ điều răn của Chúa.
Tác giả thánh vịnh 103 diễn tả tình yêu của Chúa cụ thể như sau: “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, chẳng trách cứ luôn luôn, không oán hờn mãi mãi. Người không cứ tội ta mà xét xử, không trả báo ta xứng với lỗi lầm” (Tv 103:8 và 10).
Thánh Gio-an cũng khuyên các tín hữu yêu thương nhau như sau: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:7-8).
Thánh nhân cũng mời gọi các tín hữu yêu thương nhau: “Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau... Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4:15-16).
Tin vào tình yêu của Thiên Chúa là tín thác mọi sự cho lòng thương xót của Người, tin Chúa bằng cả con người của chúng ta chứ không chỉ bằng môi miệng bề ngoài. Chúa Giê-su luôn mời gọi các môn đệ: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15:9). “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người” (Ga 15:10). Yêu ai thì làm theo ý người đó, muốn cho người ấy được vui và muốn nên giống người ấy.
Tình yêu của Chúa Giê-su đã được Người diễn tả qua hình ảnh “TRÁI TIM BỊ ĐÂM THÂU”. Vì thế, Người đã bày tỏ cho thánh nữ Ma-ga-ri-ta (thế kỷ 15) hình ảnh “TRÁI TIM CÓ LỬA VẤN VÒNG GAI” chung quanh và truyền cho Ma-ga-ri-ta hãy truyền bá rộng rãi ảnh này khắp nơi.
5. LỜI CẦU:
“Ôi Giêsu, tình yêu của con, cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con; ơn gọi của con là tình yêu…Vâng lạy Thiên Chúa của con. Giữa lòng Hội Thánh, con sẽ là tình yêu. Như thế, con sẽ là tất cả và giấc mơ của con sẽ mỹ mãn”... “Xin ban cho con tình yêu của Chúa, con vui lòng làm hy tế cho tình yêu, nghĩa là, nhận lấy tất cả tình yêu mà người khác không muốn lãnh nhận, bởi vì họ không để cho Chúa yêu họ theo cách Ngài muốn”. (Theo thánh Tê-rê-sa HĐ)
TÌNH CHÚA TÌNH NGƯỜI
1. TIN MỪNG: Ga 19,31-37.
31 Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống.32 Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su.33 Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người.34 Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.35 Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin.36 Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập.37 Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu.
2. CÂU CHUYỆN:
1) LỊCH SỬ TỪ LỄ THÁNH TÂM ĐẾN LỄ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT.
Lòng sùng kính Thánh Tâm là sự tôn kính đặc biệt đối với tình yêu của Chúa Giê-su, hiện thân tình yêu vô cùng của Thiên Chúa Ba Ngôi đối với loài người. Đức Giê-su cũng đã biểu lộ tình yêu tột cùng với các môn đệ nên trong bữa Tiệc Ly Vượt Qua vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, Người đã lập bí tích Thánh Thể để biến tấm bánh không men dùng trong bữa tiệc chiên trở thành Thân Mình của Người sắp bị nộp vì tội lỗi nhân loại. Rồi Ngừoi cũng đọc lời truyền phép để biến chén rượu nho trong bữa Tiêc Ly trở thành chén Máu thánh của Người sắp đổ ra để đền tội cho nhân loại. Bí tích Thánh Thể biểu lộ tình yêu của Chúa Giê-su, được diễn tả cách rõ nét khi trên cây thập giá, Đức Giê-su còn bị lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn trúng trái tim và Máu cùng Nước đã chảy ra từ vết thương này, như đồ đệ Gioan đã làm chứng đã nhìn thấy và ghi chép trong sách Tin Mừng (x. Ga 19,34-35). Máu và Nước đó đã tuôn trào để tẩy rửa tội lỗi của loài người và cũng để ban ơn cứu độ và giao hòa loài người với Thiên Chúa.
Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su đã có từ thế kỷ XI. Nhưng mãi đến thế kỷ XVI, lòng sùng kính này vẫn chỉ mang tính riêng tư, gắn với lòng sùng kính Năm Dấu Thánh của Chúa. Mãi đến ngày 31-8-1670 Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su mới được cử hành tại Rennes nước Pháp, nhờ công khó của Thánh Jean Eudes (1602-1680). Từ Rennes, lòng sùng kính Thánh Tâm đã lan truyền đi nhiều nơi, nhưng phải chờ đến thánh nữ Margarette Marie Alacoque, lòng sùng kính Thánh Tâm mới có điều kiện lan rộng đi khắp nơi trên thế giới.
Trong những lần được thị kiến thấy Chúa Giê-su, thánh nữ MARGARETTE MARIE ALACOQUE đã được Người mặc khải về hình ảnh một Trái Tim của Chúa Giê-su có ngọn lửa và vòng gai quấn quanh. Lần hiện ra quan trọng xảy ra vào ngày 16-6-1675, Chúa Giê-su đã hiện ra yêu cầu Thánh nữ Margarette xin với giáo quyền cho cử hành lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su vào ngày thứ Sáu sau lễ kính Mình Máu Thánh Chúa, để đền bù sự vô ơn bạc nghĩa của loài người đối với tình yêu vô cùng và sự hy sinh cao cả của Chúa Giê-su. Thánh Tâm không những là biểu hiệu của một trái tim thể lý mà còn biểu hiệu tình yêu thương vô biên của Chúa đối với nhân loại.
Lòng sùng kính Thánh Tâm đã được phổ biến từ sau khi Thánh nữ Margarette Marie Alacoque qua đời vào năm 1690, nhưng phải mãi đến năm 1765, lễ Thánh Tâm mới được cử hành chính thức tại nước Pháp. Gần 100 năm sau (1856), ĐGH Piô IX đã truyền mừng kính lễ Thánh Tâm Chúa cho toàn thể Hội Thánh theo đề nghị của Hội đồng Giám mục Pháp. Thánh Thể và Thánh Tâm đều là Nguồn Tình Yêu vô biên của Chúa Giê-su, Đấng đã yêu thương nhân loại tội lỗi đến cùng, đến nỗi bằng lòng chịu chết nhục nhã trên cây thánh giá để đền bù tội lỗi của họ và ban ơn cứu độ cho họ.
Ngày nay, Chúa Giê-su cũng đã mặc khải về Lòng Thương Xót của Người cho Thánh nữ FAUSTINA KOWALSKA người Ba Lan (1905-1938). Người cũng yêu cầu thánh nữ hãy xin với giáo quyền thiết lập lễ kính Lòng Chúa Thương Xót bằng những lời sau: “Ta muốn một tấm hình được làm phép trọng thể vào Chúa Nhật sau Đại lễ Phục Sinh, và Ta muốn tấm hình đó được tôn kính công khai để mỗi linh hồn đều biết đến tấm hình đó” (Nhật Ký, số 341).
Lễ kính Lòng Chúa Thương Xót đã được đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II người Ba-lan chính thức thiết lập vào ngày 30/4/2000 và truyền mừng trọng thể lễ kính Lòng Chúa Thương Xót trong toàn thể Hội Thánh vào Chúa Nhật II Phục Sinh hằng năm.
Gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô tyuyên bố sẽ chính thức mở Năm Thánh Kính Lòng Chúa Thương Xót (2016) để tạo cơ hội cho các con cái Hội Thánh khám phá những nét mới mẻ của Lòng Chúa Thương Xót, kín múc dồi dào những hồng ân đang tuôn trào từ nguồn suối vô tận là Trái Tim rất thánh của Chúa Giê-su. Trong Năm Thánh này, hãy để cho Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Chúa thanh tẩy và nhào nắn chúng ta nên những tông đồ của Lòng Chúa Thương Xót, nhờ đó lòng tràn ngập niềm vui chúng ta sẽ đủ tự tin ra đi để chia sẻ tình thương của Chúa đến cho mọi người.
2) MƯỜI HAI LỜI HỨA CỦA THÁNH TÂM CHÚA GIÊ-SU:
Để khuyến khích mọi người hiểu biết lợi ích của việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su, Người đã hứa với Thánh nữ Margarette Marie Alacoque sẽ ban những ơn ích thiêng liêng cho những ai sùng kính Thánh Tâm như sau:
1-Ta sẽ ban cho họ mọi ân sủng cần thiết trong đời sống.
2-Ta sẽ ban bình an cho gia đình họ và sẽ tái hợp các gia đình đã ly tan.
3-Ta sẽ an ủi họ trong mọi lúc khó khăn.
4-Ta sẽ là nơi họ trú ẩn khi sống và trước khi chết.
5-Ta sẽ ban Phép Lành Nước Trời trên công việc của họ.
6-Các tội nhân sẽ tìm được Nguồn Thương Xót vô hạn nơi Thánh Tâm Ta.
7-Các linh hồn lạnh nhạt sẽ trở nên nhiệt thành.
8-Các linh hồn nhiệt thành sẽ mau đạt tới sự trọn lành.
9-Ta sẽ chúc lành cho nơi nào trưng bày và tôn sùng linh ảnh Thánh Tâm Ta, và Ta sẽ ghi dấu tình yêu của Ta vào lòng những người đeo hình Thánh Tâm Ta. Ta cũng sẽ phá hủy mọi sự rối loạn nơi họ.
10-Các linh mục nhiệt thành tôn sùng Thánh Tâm Ta thì Ta sẽ ban cho họ ơn hoán cải các linh hồn chai cứng nhất.
11-Những người truyền bá lòng tôn sùng này sẽ được ghi tên trong Thánh Tâm Ta, không bao giờ phai nhòa.
12-Ta hứa với lòng thương xót vô biên của Thánh Tâm Ta rằng những người rước lễ vào Thứ Sáu Đầu Tháng trong 9 tháng liên tiếp, tình yêu mãnh liệt của Ta sẽ ban cho ơn ăn năn trở lại trong cuối đời: Họ sẽ không chết trong tình trạng thất sủng hoặc không được lãnh nhận các bí tích. Thánh Tâm Ta sẽ là nơi trú ẩn an toàn cho họ trong giờ sau hết.
Lời Chúa hứa luôn chắc chắn. Hãy tin tưởng và hãy dành 9 ngày Thứ Sáu Đầu Tháng để tôn kính Thánh Tâm Chúa Giê-su, nghĩa là thực hành việc tôn sùng và yêu mến Thánh Tâm Chúa Giê-su liên tục và rước lễ trong 9 ngày Thứ Sáu Đầu Tháng.
3) SỨC MẠNH CỦA ẢNH THÁNH TÂM CHÚA GIÊ-SU:
Vào năm 1597 lệnh cấm đạo Công Giáo trên đất Nhật xảy ra gắt gao. Chỉ trong một tuần lễ, mọi cơ sở Công Giáo đều bị triệt hạ, giáo sĩ bị bắt gần hết, giáo dân bị phân tán và khủng bố.
Tại vùng ODAWARA, Kamakura, người ta bắt được hai Linh mục trẻ tuổi là Simauchi và Uzawa cùng nhiều ảnh tượng và giải về Tokyo. Quan đại thần TSUKAMOTO lấy từ trong đống ảnh đạo một bức ảnh Thánh tâm Chúa Giê-su. Ông nói: Người gì đâu lại để trái tim ra ngoài !
Tsukamoto là một nhà nho uyên bác có óc thực tế và thích tìm hiểu. Ông cầm bức ảnh trái tim Chúa coi qua rồi vứt vào trong sọt rác. Nhưng đến tối khi đi ngủ, ông nhớ lại và nghĩ bức ảnh kỳ lạ kia hẳn phải có một ý nghĩa nào đó. Ông ra nhặt lại bức ảnh trên để trên bàn và suy nghĩ. Trời đã về khuya mà ông vẫn ngồi bất động một mình với bức ảnh trước mặt. Mãi đến gần một giờ sáng, vị đại thần mới thở ra nhẹ nhàng khoan khoái, tay cầm bút lông ghi dưới bức ảnh mấy chữ sau: ”đối ngoại hữu kỳ tâm – đối nội vô tâm giả”.
Từ đó Tsukamoto đặt bức ảnh trái tim Chúa trên bàn làm việc cách kín cẩn. Một hôm có ông bạn tên OSAKI đến chơi, thấy bức ảnh liền hỏi :
- Này anh bạn. Anh lại thích ảnh tượng của bọn tả đạo rồi sao ?
- Đứng về mặt chính trị của triều đình thì tôi không dám phản kháng. Nhưng về mặt văn hóa và nhân đạo thì tôi lại thấy rất thích bức ảnh này. Phải chăng bức ảnh này đã nói lên chương trình, hành động cùng lối xử thế của Kitô giáo. Tôi xin tạm giải thích như sau: Đối với tha nhân bên ngoài thì “Hữu Tâm”, còn với bản thân mình thì “Vô Tâm”. Cho nên người theo đạo mới vẽ trái tim ra ngoài cơ thể... Nghĩa là phải đem hết tình yêu nơi trái tim mà phục vụ xã hội và giúp ích cho đời; còn về phần mình thì chấp nhận hy sinh, không lo riêng cho bản thân, diệt trừ cái ngã vị kỷ. Đem hết tình thương ra giúp đời giúp người.
Trong bức ảnh này tôi nhận thấy đầy đủ hơn cả cái học Từ Bi của Đức Phật, khoan dung hơn cái Nhân Thứ của Khổng Tử, cao siêu hơn cái Vô Ngã của Lão Tử, mạnh mẽ hơn cái Dũng thuật của Thần Đạo Nhật bản chúng ta. Một tôn giáo dạy phải phụng sự nhân loại, yêu thương mọi người, không quan tâm đến tư lợi, thì quả là sự ngay chính của cả Thiên hạ vậy.
Osaki cảm phục sự diễn đạt tinh thông của ông bạn. Ông không ngờ Đạo Công Giáo lại hàm chứa một triết lý nhân sinh cao siêu đến như vậy. Từ đó hai ông đã trở nên những người bạn chí thân và đã âm thầm đón nhận phép rửa tội, và vận động triều đình thả hai linh mục ra.
(Trích trong: Hạt giống nảy mầm).
3. THẢO LUẬN:
1) Thánh Tâm Chúa Giê-su đã biểu lộ tình yêu tột cùng đối với loài người chúng ta thế nào ?
2) Mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện tình yêu đối với tha nhân hầu đáp lại tình yêu vô biên của Chúa Giê-su đối với chúng ta ?
4. SUY NIỆM:
1) Ngọn lửa yêu mến phát xuất từ Thánh Tâm Chúa Giê-su:
Chúa Giê-su đã nói về lửa yêu mến của Người: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (Lc 12:49). Ngọn lửa yêu thương của Chúa cần được bùng cháy lên trong tâm hồn các tín hữu. Trên cây thập giá Người đã nói: “Ta khát” (Ga 19,28), Ngài khát tình yêu của chúng ta và Người đã yêu thương chúng ta. Ngôn sứ Hôsê tuyên sấm về tình yêu của Đức Chúa như sau: “Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (x. Hs 11,8). Chúa Giê-su đã chứng tỏ tình yêu tột cùng của Người đối với chúng ta: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Người yêu thương chúng ta vô điều kiện, yêu ta ngay khi chúng ta đang còn là tội nhân (Rm 5:8) và yêu đến tột cùng (ga 13:1). Người muốn chúng ta học nơi Người về phong cách yêu thương là đối xử dịu hiền và khiêm tốn phục vụ người mình yêu: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11:29). Chúng ta không thể không yêu thương vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8). Ngày nay chúng ta không thể đến được với Thiên Chúa Cha nếu không đi con đường Giê-su là yêu thương chia sẻ hạnh phúc cho tha nhân: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14:6). Người đến để yêu thương là “cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10:9-10).
2) Sức mạnh của lửa yêu mến từ Thánh Tâm Chúa:
Lửa có đặc tính kỳ diệu: Lửa có vẻ mềm yếu nhưng cũng có sức mạnh to lớn– mạnh hơn mọi thứ sức mạnh. Một đốm lửa nhỏ có thể dập tắt dễ dàng bằng một làn gió nhẹ, nhưng một ngọn lửa lớn thì không dễ gì dập tắt được. Gió càng lớn lại càng làm cho ngọn lửa bùng cháy mạnh hơn. Lửa khi được chia sẻ ra nhiều không hề giảm bớt sức mạnh mà càng nhân sức mạnh thêm lên nhiều! Lửa yêu mến từ Thánh Tâm Chúa Giê-su cũng có sức mạnh như vậy. Ai yêu mến Chúa và kết hiệp với Chúa thì sẽ được Người thông ban ngọn lửa yêu mến có tác động kỳ diệu đến những tâm hồn khô khan nguội lạnh như vậy.
3) Thánh Thể gắn liền với Thánh Tâm: Trong tuần Chúa Nhật lễ kính Thánh Thể Chúa Giê-su, Hội Thánh cũng mừng kính Thánh Tâm Chúa vào ngày thứ sáu.
Khi diễn tả tình yêu, người ta thường dùng hình ảnh trái tim bị lưỡi gươm đâm thâu. Qua đó cho thấy: Yêu là CHO nhiều hơn NHẬN! và mọi người đều muốn yêu và được yêu. Con tim có những lý lẽ riêng mà lý trí không thể hiểu biết được, như lời thánh Phao-lô trong thư Rô-ma: “Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi. Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5:8).
4) Sống yêu thương bằng việc quảng đại chia sẻ cho đi:
Thiên Chúa đã yêu thương loài người chúng ta qua việc chậm giận và hay tha thứ, ở lại trong tình yêu của Chúa Giê-su bằng cách tuân giữ điều răn của Chúa.
Tác giả thánh vịnh 103 diễn tả tình yêu của Chúa cụ thể như sau: “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, chẳng trách cứ luôn luôn, không oán hờn mãi mãi. Người không cứ tội ta mà xét xử, không trả báo ta xứng với lỗi lầm” (Tv 103:8 và 10).
Thánh Gio-an cũng khuyên các tín hữu yêu thương nhau như sau: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:7-8).
Thánh nhân cũng mời gọi các tín hữu yêu thương nhau: “Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau... Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4:15-16).
Tin vào tình yêu của Thiên Chúa là tín thác mọi sự cho lòng thương xót của Người, tin Chúa bằng cả con người của chúng ta chứ không chỉ bằng môi miệng bề ngoài. Chúa Giê-su luôn mời gọi các môn đệ: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15:9). “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người” (Ga 15:10). Yêu ai thì làm theo ý người đó, muốn cho người ấy được vui và muốn nên giống người ấy.
Tình yêu của Chúa Giê-su đã được Người diễn tả qua hình ảnh “TRÁI TIM BỊ ĐÂM THÂU”. Vì thế, Người đã bày tỏ cho thánh nữ Ma-ga-ri-ta (thế kỷ 15) hình ảnh “TRÁI TIM CÓ LỬA VẤN VÒNG GAI” chung quanh và truyền cho Ma-ga-ri-ta hãy truyền bá rộng rãi ảnh này khắp nơi.
5. LỜI CẦU:
“Ôi Giêsu, tình yêu của con, cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con; ơn gọi của con là tình yêu…Vâng lạy Thiên Chúa của con. Giữa lòng Hội Thánh, con sẽ là tình yêu. Như thế, con sẽ là tất cả và giấc mơ của con sẽ mỹ mãn”... “Xin ban cho con tình yêu của Chúa, con vui lòng làm hy tế cho tình yêu, nghĩa là, nhận lấy tất cả tình yêu mà người khác không muốn lãnh nhận, bởi vì họ không để cho Chúa yêu họ theo cách Ngài muốn”. (Theo thánh Tê-rê-sa HĐ)
Hỗ tương
Lm Vũdình Tường
04:15 31/05/2018
Cơ thể và máu huyết hỗ tương cho nhau. Nếu sống cả hai cùng sống, nếu chết cả hai cùng chết. Cơ thể không có máu lưu thông là cơ thể hoặc đang trong nhà xác hoặc đang an nghỉ nơi nghĩa trang; máu ở ngoài cơ thể chỉ có thể tạm sống một thời gian trong ngân hàng máu. Cơ thể cần máu và máu cần cơ thể để cả hai cùng giúp nhau sống và sinh hoạt cách bình thường.
Cơ thể không chỉ làm nhiệm vụ bình chứa máu của con người mà cơ thể có nhiệm vụ sinh sản ra máu mới, làm mới máu và là con đường giúp máu di chuyển. Máu nuôi dưỡng cơ thể, chuyển thực phẩm đến toàn thân, sưởi ấm cơ thể, chữa lành chỗ thương tích và còn làm nhiệm vụ trong sạch máu, bởi máu di chuyển có mang theo chất thải cơ thể sản xuất ra.
Ngày lễ Mình và Máu thánh Đức Kitô thường biết đến là ngày Thánh Thể hay là Thánh Lễ, Đức Kitô dùng chính thịt và máu mình nuôi dưỡng linh hồn Kitô hữu. Đây là một trong những lễ trọng Giáo Hội hàng năm mừng cách trọng thể nói lên tâm tình tạ ơn, cảm mến Đức Kitô vì yêu quí nhân loại đã tự nguyện liên kết mật thiết với Kitô hữu bằng cách tự hiến chính Thịt và Máu mình cho nhân loại. Thánh thể là con đường dẫn Kitô hữu tiến vào tình yêu Đức Kitô. Vì yêu quí nhân loại Đức Kitô ban tặng và cho phép Kitô hữu tham gia vào Bí Tích Thánh Thể, dự bàn tiệc thánh. Đặc ân này do chính Đức Kitô sáng lập và Kitô hữu không có gì đáp trả trừ việc dâng lời tạ ơn và đón nhận Tiệc Thánh với tất cả tấm lòng yêu mến, kính trọng. Mình và Máu thánh Đức Kitô trao tặng nhân loại là món quà tình yêu cao trọng đến độ trên đời này không gì có thể mua được. Bởi Đức Kitô biết rõ không gì cao quí hơn tình yêu Ngài trao ban nên Ngài trao ban không điều kiện. Những ai thành tâm đón nhận Mình và Máu thánh Đức Kitô sẽ trở nên giống Ngài hơn về cách suy nghĩ và cách sống chung với anh em đồng loại. Mình Máu Thánh Đức Kitô nuôi dưỡng đức tin Kitô hữu lãnh nhận trong ngày nhận Bí Tích Thanh Tẩy, biến đức trở nên mạnh mẽ, trưởng thành, chân thành sống và yêu mến anh chị em trong đại gia đình Chúa. Mình và Máu Thánh liên kết Kitô hữu với Đức Kitô và với tha nhân.
Máu đổi mới và thanh tẩy thân xác, Mình và Máu Đức Kitô nuôi dưỡng, thanh tẩy, đổi mới cuộc sống tâm linh. Mình Máu Thánh ban sức mạnh chống lại cơn cám dỗ tự kiêu, tự đại và giúp chống lại cơn cám dỗ muốn độc lập, tách khỏi tình yêu Chúa. Được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu Thánh, Kitô hữu cần chia sẻ những gì nhận được từ Đức Kitô cho tha nhân. Đức Kitô ban cho Kitô hữu tình yêu vô điều kiện, Kitô hữu cũng cần giúp tha nhân vô điều kiện, sẵn sàng phục vụ vì tha nhân để làm sánh Danh Chúa. Đức Kitô đổ máu đào trên thập tự, Kitô hữu cũng đổ mồ hôi và biến lao công khó nhọc của mình thành quà tặng tha nhân, cùng chung vai cộng tác mở mang nước Kitô nơi trần thế, được biết dưới danh xưng truyền giáo. Chính Đức Kitô kêu gọi Kitô hữu đóng vai trò tìm kiếm và đào luyện Kitô hữu khác (Mat 28,19). Đức Kitô trao ban tình yêu Ngài, Kitô hữu cũng cần đối xử với nhau bằng tình yêu chân thành và đáp trả lại tình yêu Chúa một cách chân tình. Siêng năng lãnh nhận Mình và Máu thánh Đức Kitô giúp cuộc sống thường nhật trở nên í nghĩa hơn, gánh nặng trở nên nhẹ nhàng hơn, hy sinh phục vụ có mục đích rõ ràng hơn và tình yêu trong sáng hơn. Nhờ thế tâm hồn thanh thản, thân xác an bình trong một thế giới ồn ào, xáo trộn.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Cơ thể không chỉ làm nhiệm vụ bình chứa máu của con người mà cơ thể có nhiệm vụ sinh sản ra máu mới, làm mới máu và là con đường giúp máu di chuyển. Máu nuôi dưỡng cơ thể, chuyển thực phẩm đến toàn thân, sưởi ấm cơ thể, chữa lành chỗ thương tích và còn làm nhiệm vụ trong sạch máu, bởi máu di chuyển có mang theo chất thải cơ thể sản xuất ra.
Ngày lễ Mình và Máu thánh Đức Kitô thường biết đến là ngày Thánh Thể hay là Thánh Lễ, Đức Kitô dùng chính thịt và máu mình nuôi dưỡng linh hồn Kitô hữu. Đây là một trong những lễ trọng Giáo Hội hàng năm mừng cách trọng thể nói lên tâm tình tạ ơn, cảm mến Đức Kitô vì yêu quí nhân loại đã tự nguyện liên kết mật thiết với Kitô hữu bằng cách tự hiến chính Thịt và Máu mình cho nhân loại. Thánh thể là con đường dẫn Kitô hữu tiến vào tình yêu Đức Kitô. Vì yêu quí nhân loại Đức Kitô ban tặng và cho phép Kitô hữu tham gia vào Bí Tích Thánh Thể, dự bàn tiệc thánh. Đặc ân này do chính Đức Kitô sáng lập và Kitô hữu không có gì đáp trả trừ việc dâng lời tạ ơn và đón nhận Tiệc Thánh với tất cả tấm lòng yêu mến, kính trọng. Mình và Máu thánh Đức Kitô trao tặng nhân loại là món quà tình yêu cao trọng đến độ trên đời này không gì có thể mua được. Bởi Đức Kitô biết rõ không gì cao quí hơn tình yêu Ngài trao ban nên Ngài trao ban không điều kiện. Những ai thành tâm đón nhận Mình và Máu thánh Đức Kitô sẽ trở nên giống Ngài hơn về cách suy nghĩ và cách sống chung với anh em đồng loại. Mình Máu Thánh Đức Kitô nuôi dưỡng đức tin Kitô hữu lãnh nhận trong ngày nhận Bí Tích Thanh Tẩy, biến đức trở nên mạnh mẽ, trưởng thành, chân thành sống và yêu mến anh chị em trong đại gia đình Chúa. Mình và Máu Thánh liên kết Kitô hữu với Đức Kitô và với tha nhân.
Máu đổi mới và thanh tẩy thân xác, Mình và Máu Đức Kitô nuôi dưỡng, thanh tẩy, đổi mới cuộc sống tâm linh. Mình Máu Thánh ban sức mạnh chống lại cơn cám dỗ tự kiêu, tự đại và giúp chống lại cơn cám dỗ muốn độc lập, tách khỏi tình yêu Chúa. Được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu Thánh, Kitô hữu cần chia sẻ những gì nhận được từ Đức Kitô cho tha nhân. Đức Kitô ban cho Kitô hữu tình yêu vô điều kiện, Kitô hữu cũng cần giúp tha nhân vô điều kiện, sẵn sàng phục vụ vì tha nhân để làm sánh Danh Chúa. Đức Kitô đổ máu đào trên thập tự, Kitô hữu cũng đổ mồ hôi và biến lao công khó nhọc của mình thành quà tặng tha nhân, cùng chung vai cộng tác mở mang nước Kitô nơi trần thế, được biết dưới danh xưng truyền giáo. Chính Đức Kitô kêu gọi Kitô hữu đóng vai trò tìm kiếm và đào luyện Kitô hữu khác (Mat 28,19). Đức Kitô trao ban tình yêu Ngài, Kitô hữu cũng cần đối xử với nhau bằng tình yêu chân thành và đáp trả lại tình yêu Chúa một cách chân tình. Siêng năng lãnh nhận Mình và Máu thánh Đức Kitô giúp cuộc sống thường nhật trở nên í nghĩa hơn, gánh nặng trở nên nhẹ nhàng hơn, hy sinh phục vụ có mục đích rõ ràng hơn và tình yêu trong sáng hơn. Nhờ thế tâm hồn thanh thản, thân xác an bình trong một thế giới ồn ào, xáo trộn.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thăm dò mới nhất của Pew về tâm thức Kitô hữu tại Tây Âu,
Vũ Văn An
01:19 31/05/2018
Đa số Kitô hữu tại Âu Châu không còn thực hành đạo, nhưng họ khác với những người không có bất cứ thống thuộc tôn giáo nào trong quan điểm về Thiên Chúa, các thái độ đối với người Hồi Giáo, di dân, và các ý kiến về vai trò của tôn giáo trong xã hội.
Theo một cuộc thăm dò mới của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew về các niềm tin và thực hành tôn giáo ở Tây Âu, tại đây, nơi Kitô Giáo Thệ Phản phát sinh và Đạo Công Giáo đặt căn cứ gần trọn suốt lịch sử của nó, đã và đang trở thành một trong những vùng có đầu óc thế tục nhất thế giới. Dù đại đa số người trưởng thành nói họ đã chịu phép rửa, ngày nay, nhiều người không tự mô tả mình là Kitô hữu. Một số nói rằng họ từ từ trôi giạt ra xa tôn giáo, ngưng tin vào các giáo huấn tôn giáo, hoặc ra xa lạ trước các tai tiếng hoặc chủ trương của Giáo Hội về các vấn đề xã hội.
Ấy thế nhưng phần lớn người trưởng thành được thăm dò vẫn tự coi mình là Kitô hữu, mặc dù ít khi họ tới nhà thờ. Thực vậy, cuộc thăm dò cho thấy: các Kitô hữu không thực hành đạo (vì mục đích của tường trình này, những người này được định nghĩa là người nhận mình là Kitô hữu nhưng chỉ tham dự các nghi lễ ở nhà thờ mỗi năm chừng vài lần) hiện đang tạo nên thành phần lớn nhất trong dân số vùng này. Tại mọi quốc gia, trừ Ý, họ đông hơn các Kitô hữu đi nhà thờ (tức những người tham dự nghi lễ nhà thờ ít nhất mỗi tháng 1 lần). Tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh), chẳng hạn, theo định nghĩa này, các Kitô hữu không thực hành đạo (55%) chiếm gần như 3 lần nhiều hơn các Kitô hữu thực hành đạo (18%).
Con số các Kitô hữu không thực hành đạo cũng vượt xa con số những người không thống thuộc tôn giáo nào (tức những người nhận mình là vô thần, bất khả tri hay “không là gì đặc biệt cả” gọi tắt là “nones”) trong hầu hết các nước được thăm dò (1). Và, cả sau việc gia tăng di dân gần đây từ Trung Đông và Bắc Phi, số Kitô hữu không thực hành đạo ở Tây Âu vẫn đông hơn mọi tôn giáo khác gộp lại (Hồi Giáo, Do Thái Giáo, Ấn Giáo, Phật Giáo v.v...)
Những con số trên nêu lên một số câu hỏi hiển nhiên: Ý nghĩa căn tính Kitô giáo ở Tây Âu ngày nay là gì? Và các Kitô hữu không thực hành đạo khác ra sao so với những người châu Âu không thống thuộc tôn giáo nào – mà nhiều người cũng xuất thân từ nguồn gốc Kitô giáo?
Cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew - liên quan đến hơn 24,000 cuộc phỏng vấn qua điện thoại với những người trưởng thành được lựa chọn ngẫu nhiên, bao gồm gần 12,000 Kitô hữu không thực hành đạo - thấy rằng căn tính Kitô giáo vẫn là một dấu chỉ có ý nghĩa ở Tây Âu, ngay cả nơi những người ít khi đến nhà thờ. Đây không chỉ là một căn tính "chiểu danh" (nominal) mà thôi, không có tầm quan trọng thực tế. Ngược lại, các quan điểm về tôn giáo, chính trị và văn hóa của các Kitô hữu không thực hành đạo thường khác với các quan điểm của những Kitô hữu đi nhà thờ và những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo. Ví dụ:
* Mặc dù nhiều Kitô hữu không thực hành đạo nói rằng họ không tin vào Thượng Đế “như được mô tả trong Thánh Kinh,” họ có khuynh hướng tin vào một quyền năng cao hơn hoặc một sức mạnh thiêng liêng khác nào đó. Ngược lại, hầu hết các Kitô hữu đi nhà thờ đều nói rằng họ tin vào sự mô tả của Thánh Kinh về Thiên Chúa. Và phần lớn những người lớn không thống thuộc tôn giáo không tin vào bất cứ loại quyền năng hay sức mạnh thiêng liêng cao hơn nào trong vũ trụ.
* Các Kitô hữu không thực hành đạo có khuynh hướng bày tỏ các quan điểm tích cực hơn tiêu cực đối với các giáo hội và các tổ chức tôn giáo, nói rằng chúng phục vụ xã hội bằng cách giúp đỡ người nghèo và đem các cộng đồng lại với nhau. Thái độ của họ đối với các định chế tôn giáo không hoàn toàn thuận lợi như các Kitô hữu đi nhà thờ, nhưng hơn những người châu Âu không thống thuộc tôn giáo, họ có phần sẵn sàng nói rằng các giáo hội và các tổ chức tôn giáo khác đóng góp một cách tích cực cho xã hội.
* Căn tính Kitô giáo ở Tây Âu được liên kết với mức cảm quan tiêu cực hơn đối với người nhập cư và người thiểu số tôn giáo. Nói chung, những người tự nhận là Kitô hữu - dù đi nhà thờ hay không - có phần chắc hơn những người không thống thuộc tôn giáo trong việc phát biểu các quan điểm tiêu cực về người nhập cư, cũng như của người Hồi giáo và người Do Thái giáo.
* Các Kitô hữu không thực hành đạo ít có xác xuất hơn các Kitô hữu thực hành đạo trong việc bày tỏ các quan điểm duy quốc gia. Tuy nhiên, họ có nhiều xác xuất hơn những người "nones" trong việc nói rằng nền văn hóa của họ trổi vượt hơn các nền văn hóa khác và cần có tổ tiên của đất nước mới chia sẻ được căn tính quốc gia (ví dụ, người ta phải có bối cảnh gia đình Tây Ban Nha mới thực sự là người Tây Ban Nha).
* Giống đại đa số những người không thống thuộc tôn giáo ở Tây Âu, đại đa số các Kitô hữu không thực hành đạo ủng hộ việc phá thai hợp pháp và hôn nhân đồng tính. Các Kitô hữu đi nhà thờ bảo thủ hơn về những vấn đề này, dù vậy, ngay trong số các Kitô hữu đi nhà thờ, cũng có sự hỗ trợ đáng kể - và ở một số nước, đa số ủng hộ - cho việc phá thai hợp pháp và hôn nhân đồng tính.
* Gần như tất cả các Kitô hữu đi nhà thờ mà là cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ vị thành niên (những người dưới 18 tuổi) đều nói rằng họ dưỡng dục con em họ trong đức tin Kitô giáo. Các Kitô hữu không thực hành đạo, có phần ít hơn - dù vẫn là đa số áp đảo - nói rằng họ nuôi dạy con cái họ thành các Kitô hữu. Ngược lại, các cha mẹ không thống thuộc tôn giáo, nói chung, nuôi dạy con cái họ một cách phi thống thuộc tôn giáo.
Căn tính và thực hành tôn giáo không phải là các nhân tố duy nhất đứng đàng sau các niềm tin và ý kiến của người châu Âu về các vấn đề này. Ví dụ, những người Châu Âu có học vấn cao, nói chung, chấp nhận người nhập cư và người thiểu số tôn giáo nhiều hơn, còn những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo có xu hướng dành nhiều năm đi học hơn các Kitô hữu không thực hành đạo. Nhưng cả sau khi các kỹ thuật thống kê được sử dụng để hiểu sự khác biệt về giáo dục, tuổi tác, giới tính và ý thức hệ chính trị, cuộc thăm dò vẫn cho thấy các Kitô hữu đi nhà thờ, các Kitô hữu không thực hành đạo và những người châu Âu không thống thuộc tôn giáo thể hiện các thái độ khác nhau về tôn giáo, văn hóa và xã hội. (Xem bên dưới trong cái nhìn tổng quát này và Chương 1.)
Đó là một số phát hiện chủ yếu của cuộc thăm dò mới của Trung tâm nghiên cứu Pew về 24,599 người lớn được lựa chọn ngẫu nhiên tại 15 quốc gia ở Tây Âu. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành bằng điện thoại di động và điện thoại cố định từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2017, bằng 12 thứ tiếng. Cuộc thăm dò này không chỉ khảo sát các tín ngưỡng và tác phong tôn giáo truyền thống của Kitô hữu, ý kiến về vai trò của các định chế tôn giáo trong xã hội và quan điểm về căn tính quốc gia, người nhập cư và người thiểu số tôn giáo, mà cả các thái độ của người châu Âu đối với các ý tưởng và thực hành tâm linh của phương Đông và Tân Đại (New Age). Và nửa phần hai của bài tổng quan này sẽ khảo sát kỹ hơn các tín ngưỡng và các đặc điểm khác của dân số không thống thuộc tôn giáo trong khu vực.
Trong khi đại đa số người Tây Âu nhận diện mình là Kitô hữu hoặc không thống thuộc tôn giáo, cuộc thăm dò cũng bao gồm các cuộc phỏng vấn với những người thuộc các tôn giáo khác (không phải là Kitô giáo) cũng như với một số người từ chối trả lời các câu hỏi về căn tính tôn giáo của họ. Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia, các mẫu thăm dò không giúp phân tích chi tiết các thái độ của những người trong nhóm này. Hơn nữa, thể loại này bao gồm phần lớn người trả lời Hồi giáo, và các cuộc thăm dò dân số nói chung có thể ít đại diện cho người Hồi giáo và các nhóm tôn giáo nhỏ khác ở châu Âu vì các nhóm thiểu số này thường phân bố khác nhau ở khắp nước hơn là dân số nói chung; ngoài ra, một số thành viên của các nhóm này (đặc biệt là những người nhập cư gần đây) không nói được ngôn ngữ quốc gia đủ để tham gia vào cuộc thăm dò. Kết quả là, bản tường trìn này không cố gắng nói rõ đặc tính các quan điểm của những người thiểu số tôn giáo như người Hồi giáo, Do thái giáo, Phật giáo hay Ấn giáo ở Tây Âu.
Kỳ sau: Đâu là số trung bình?
Theo một cuộc thăm dò mới của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew về các niềm tin và thực hành tôn giáo ở Tây Âu, tại đây, nơi Kitô Giáo Thệ Phản phát sinh và Đạo Công Giáo đặt căn cứ gần trọn suốt lịch sử của nó, đã và đang trở thành một trong những vùng có đầu óc thế tục nhất thế giới. Dù đại đa số người trưởng thành nói họ đã chịu phép rửa, ngày nay, nhiều người không tự mô tả mình là Kitô hữu. Một số nói rằng họ từ từ trôi giạt ra xa tôn giáo, ngưng tin vào các giáo huấn tôn giáo, hoặc ra xa lạ trước các tai tiếng hoặc chủ trương của Giáo Hội về các vấn đề xã hội.
Ấy thế nhưng phần lớn người trưởng thành được thăm dò vẫn tự coi mình là Kitô hữu, mặc dù ít khi họ tới nhà thờ. Thực vậy, cuộc thăm dò cho thấy: các Kitô hữu không thực hành đạo (vì mục đích của tường trình này, những người này được định nghĩa là người nhận mình là Kitô hữu nhưng chỉ tham dự các nghi lễ ở nhà thờ mỗi năm chừng vài lần) hiện đang tạo nên thành phần lớn nhất trong dân số vùng này. Tại mọi quốc gia, trừ Ý, họ đông hơn các Kitô hữu đi nhà thờ (tức những người tham dự nghi lễ nhà thờ ít nhất mỗi tháng 1 lần). Tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh), chẳng hạn, theo định nghĩa này, các Kitô hữu không thực hành đạo (55%) chiếm gần như 3 lần nhiều hơn các Kitô hữu thực hành đạo (18%).
Con số các Kitô hữu không thực hành đạo cũng vượt xa con số những người không thống thuộc tôn giáo nào (tức những người nhận mình là vô thần, bất khả tri hay “không là gì đặc biệt cả” gọi tắt là “nones”) trong hầu hết các nước được thăm dò (1). Và, cả sau việc gia tăng di dân gần đây từ Trung Đông và Bắc Phi, số Kitô hữu không thực hành đạo ở Tây Âu vẫn đông hơn mọi tôn giáo khác gộp lại (Hồi Giáo, Do Thái Giáo, Ấn Giáo, Phật Giáo v.v...)
Những con số trên nêu lên một số câu hỏi hiển nhiên: Ý nghĩa căn tính Kitô giáo ở Tây Âu ngày nay là gì? Và các Kitô hữu không thực hành đạo khác ra sao so với những người châu Âu không thống thuộc tôn giáo nào – mà nhiều người cũng xuất thân từ nguồn gốc Kitô giáo?
Cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew - liên quan đến hơn 24,000 cuộc phỏng vấn qua điện thoại với những người trưởng thành được lựa chọn ngẫu nhiên, bao gồm gần 12,000 Kitô hữu không thực hành đạo - thấy rằng căn tính Kitô giáo vẫn là một dấu chỉ có ý nghĩa ở Tây Âu, ngay cả nơi những người ít khi đến nhà thờ. Đây không chỉ là một căn tính "chiểu danh" (nominal) mà thôi, không có tầm quan trọng thực tế. Ngược lại, các quan điểm về tôn giáo, chính trị và văn hóa của các Kitô hữu không thực hành đạo thường khác với các quan điểm của những Kitô hữu đi nhà thờ và những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo. Ví dụ:
* Mặc dù nhiều Kitô hữu không thực hành đạo nói rằng họ không tin vào Thượng Đế “như được mô tả trong Thánh Kinh,” họ có khuynh hướng tin vào một quyền năng cao hơn hoặc một sức mạnh thiêng liêng khác nào đó. Ngược lại, hầu hết các Kitô hữu đi nhà thờ đều nói rằng họ tin vào sự mô tả của Thánh Kinh về Thiên Chúa. Và phần lớn những người lớn không thống thuộc tôn giáo không tin vào bất cứ loại quyền năng hay sức mạnh thiêng liêng cao hơn nào trong vũ trụ.
* Các Kitô hữu không thực hành đạo có khuynh hướng bày tỏ các quan điểm tích cực hơn tiêu cực đối với các giáo hội và các tổ chức tôn giáo, nói rằng chúng phục vụ xã hội bằng cách giúp đỡ người nghèo và đem các cộng đồng lại với nhau. Thái độ của họ đối với các định chế tôn giáo không hoàn toàn thuận lợi như các Kitô hữu đi nhà thờ, nhưng hơn những người châu Âu không thống thuộc tôn giáo, họ có phần sẵn sàng nói rằng các giáo hội và các tổ chức tôn giáo khác đóng góp một cách tích cực cho xã hội.
* Căn tính Kitô giáo ở Tây Âu được liên kết với mức cảm quan tiêu cực hơn đối với người nhập cư và người thiểu số tôn giáo. Nói chung, những người tự nhận là Kitô hữu - dù đi nhà thờ hay không - có phần chắc hơn những người không thống thuộc tôn giáo trong việc phát biểu các quan điểm tiêu cực về người nhập cư, cũng như của người Hồi giáo và người Do Thái giáo.
* Các Kitô hữu không thực hành đạo ít có xác xuất hơn các Kitô hữu thực hành đạo trong việc bày tỏ các quan điểm duy quốc gia. Tuy nhiên, họ có nhiều xác xuất hơn những người "nones" trong việc nói rằng nền văn hóa của họ trổi vượt hơn các nền văn hóa khác và cần có tổ tiên của đất nước mới chia sẻ được căn tính quốc gia (ví dụ, người ta phải có bối cảnh gia đình Tây Ban Nha mới thực sự là người Tây Ban Nha).
* Giống đại đa số những người không thống thuộc tôn giáo ở Tây Âu, đại đa số các Kitô hữu không thực hành đạo ủng hộ việc phá thai hợp pháp và hôn nhân đồng tính. Các Kitô hữu đi nhà thờ bảo thủ hơn về những vấn đề này, dù vậy, ngay trong số các Kitô hữu đi nhà thờ, cũng có sự hỗ trợ đáng kể - và ở một số nước, đa số ủng hộ - cho việc phá thai hợp pháp và hôn nhân đồng tính.
* Gần như tất cả các Kitô hữu đi nhà thờ mà là cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ vị thành niên (những người dưới 18 tuổi) đều nói rằng họ dưỡng dục con em họ trong đức tin Kitô giáo. Các Kitô hữu không thực hành đạo, có phần ít hơn - dù vẫn là đa số áp đảo - nói rằng họ nuôi dạy con cái họ thành các Kitô hữu. Ngược lại, các cha mẹ không thống thuộc tôn giáo, nói chung, nuôi dạy con cái họ một cách phi thống thuộc tôn giáo.
Căn tính và thực hành tôn giáo không phải là các nhân tố duy nhất đứng đàng sau các niềm tin và ý kiến của người châu Âu về các vấn đề này. Ví dụ, những người Châu Âu có học vấn cao, nói chung, chấp nhận người nhập cư và người thiểu số tôn giáo nhiều hơn, còn những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo có xu hướng dành nhiều năm đi học hơn các Kitô hữu không thực hành đạo. Nhưng cả sau khi các kỹ thuật thống kê được sử dụng để hiểu sự khác biệt về giáo dục, tuổi tác, giới tính và ý thức hệ chính trị, cuộc thăm dò vẫn cho thấy các Kitô hữu đi nhà thờ, các Kitô hữu không thực hành đạo và những người châu Âu không thống thuộc tôn giáo thể hiện các thái độ khác nhau về tôn giáo, văn hóa và xã hội. (Xem bên dưới trong cái nhìn tổng quát này và Chương 1.)
Đó là một số phát hiện chủ yếu của cuộc thăm dò mới của Trung tâm nghiên cứu Pew về 24,599 người lớn được lựa chọn ngẫu nhiên tại 15 quốc gia ở Tây Âu. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành bằng điện thoại di động và điện thoại cố định từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2017, bằng 12 thứ tiếng. Cuộc thăm dò này không chỉ khảo sát các tín ngưỡng và tác phong tôn giáo truyền thống của Kitô hữu, ý kiến về vai trò của các định chế tôn giáo trong xã hội và quan điểm về căn tính quốc gia, người nhập cư và người thiểu số tôn giáo, mà cả các thái độ của người châu Âu đối với các ý tưởng và thực hành tâm linh của phương Đông và Tân Đại (New Age). Và nửa phần hai của bài tổng quan này sẽ khảo sát kỹ hơn các tín ngưỡng và các đặc điểm khác của dân số không thống thuộc tôn giáo trong khu vực.
Trong khi đại đa số người Tây Âu nhận diện mình là Kitô hữu hoặc không thống thuộc tôn giáo, cuộc thăm dò cũng bao gồm các cuộc phỏng vấn với những người thuộc các tôn giáo khác (không phải là Kitô giáo) cũng như với một số người từ chối trả lời các câu hỏi về căn tính tôn giáo của họ. Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia, các mẫu thăm dò không giúp phân tích chi tiết các thái độ của những người trong nhóm này. Hơn nữa, thể loại này bao gồm phần lớn người trả lời Hồi giáo, và các cuộc thăm dò dân số nói chung có thể ít đại diện cho người Hồi giáo và các nhóm tôn giáo nhỏ khác ở châu Âu vì các nhóm thiểu số này thường phân bố khác nhau ở khắp nước hơn là dân số nói chung; ngoài ra, một số thành viên của các nhóm này (đặc biệt là những người nhập cư gần đây) không nói được ngôn ngữ quốc gia đủ để tham gia vào cuộc thăm dò. Kết quả là, bản tường trìn này không cố gắng nói rõ đặc tính các quan điểm của những người thiểu số tôn giáo như người Hồi giáo, Do thái giáo, Phật giáo hay Ấn giáo ở Tây Âu.
Kỳ sau: Đâu là số trung bình?
Đức Hồng Y tân cử của Bolivia bị vu cáo có vợ và con cái
Đặng Tự Do
05:00 31/05/2018
Đức Hồng Y tân cử Toribio Ticona của Bolivia, đã bác bỏ tin đồn rằng ngài có vợ và con cái.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Ba 29 tháng 5, vị Giám Mục 81 tuổi đang nghỉ hưu đã tố cáo những đồn thổi này là những lời vu cáo và đe dọa kiện những người tung tin đồn nhảm ra trước tòa.
“Trước những lời vu cáo đang lan truyền trong giới truyền thông về cuộc sống riêng tư của tôi, tôi thấy có nghĩa vụ phải tuyên bố và nhấn mạnh rằng những lời đồn đãi này là không đúng với sự thật”, ngài nói.
“Nếu những lời vu cáo này vẫn tồn tại, tôi không thấy có vấn đề gì khi nộp đơn kiện tội phỉ báng chống lại những người ủng hộ hoặc tuyên truyền những điều này.”
Đức Cha Ticona cho biết những tin đồn đã không chỉ lan truyền như một cuộc tấn công chống lại chính ngài mà còn chống lại cả Đức Thánh Cha Phanxicô, là vị Giáo Hoàng đã công bố việc tấn phong Hồng Y cho ngài hôm Chúa Nhật 20 tháng 5.
“Về phương diện cá nhân, tôi thấy vui vì những lời buộc tội này được đưa ra vào lúc này, để dứt khoát đóng vụ này lại”, Đức Giám Mục nói thêm. Ngài cho biết những tin đồn như thế xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2011, nhưng sau đó ai cũng biết đó “đơn giản chỉ là những lời vu cáo”.
Đức tân Hồng Y đã ra thông cáo bác bỏ các tin đồn này sau khi trang web Adelante La Fe tuyên bố rằng một “thực tế ai cũng biết” là Đức Cha Ticona đã “sống với một người phụ nữ trong tòa Giám Mục tại Oruro” trong khi còn là Giám Mục Corocoro.
Trang web này còn đi xa hơn nữa khi bịa chuyện như thật rằng “Người đàn bà và các con của bà ấy tự hào được gọi là vợ và con của giám mục, như chính Giám mục Toribio Ticona cũng biết chuyện đó”.
Tuy nhiên, tờ báo Ý Il Messaggero nói Tòa Thánh đã điều tra những tin đồn này và thấy rằng “không có gì đúng sự thật”. Đức Cha Ticona là người đi đứng chững chạc không có “bà” nào hết.
Ở tuổi 81, Đức Giám Mục Ticona sẽ là một trong ba tân Hồng Y quá tuổi tham gia vào một mật nghị để bầu giáo hoàng kế tiếp. Các vị được phong Hồng Y quá tuổi 80 thường là những bậc có nhiều công trạng hiển hách với Giáo Hội.
Đức Cha Ticona sinh ngày 25 tháng Tư, 1937 tại Atocha, Bolivia. Thời niên thiếu của ngài trôi qua trong cơ cực và lầm than. Cha bỏ đi từ sớm nên ngài sống với mẹ và không biết cha mình là ai. Ngài làm đủ các nghề của trẻ đường phố như đánh giầy, bán báo, phụ hồ. Ngài được các thừa sai người Bỉ dạy dỗ và trở thành người Công Giáo. Sau một thời gian làm phu mỏ để phụ giúp mẹ nuôi em, ngài theo học Triết và Thần học tại Sucre, Bolivia và được thụ phong linh mục ngày 29 tháng Giêng năm 1967. Ngài học thêm tại Trung Tâm Mục Vụ của CELAM (Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu) và tại Trung Tâm Lumen Viate tại Brussels.
Trong thời gian làm mục vụ tại Chacarilla, một thị trấn mỏ với dân số 2,000 người, ngài được dân chúng bầu làm thị trưởng miền này trong vòng 14 năm.
Ngày 5 tháng Tư, 1986 Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá Potosi. Sáu năm sau đó, vào ngày 4 tháng Sáu 1992, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lại bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Miền Phủ Doãn Tông Tòa Corocoro.
Khi đến tuổi 75 theo luật định, ngài nộp đơn từ chức và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã nhận đơn từ chức của ngài vào ngày 29 tháng Sáu 2012.
Hôm 20 tháng 5, trong lúc đang viếng mộ thân mẫu tại Quillacollo, ngài được báo cho biết là Đức Thánh Cha đã quyết định tấn phong Hồng Y cho ngài.
Quyết định tấn phong Hồng Y cho ngài thể hiện sự đánh giá cao của Đức Thánh Cha Phanxicô với công lao xây dựng Miền Phủ Doãn Tông Tòa Corocoro của ngài. Theo niên giám Tòa Thánh, trong tổng số 235,500 ngàn dân trong vùng 210,300 người là tín hữu Công Giáo (89.3%).
Source: Catholic Herald - New cardinal denies having secret wife and children
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Ba 29 tháng 5, vị Giám Mục 81 tuổi đang nghỉ hưu đã tố cáo những đồn thổi này là những lời vu cáo và đe dọa kiện những người tung tin đồn nhảm ra trước tòa.
“Trước những lời vu cáo đang lan truyền trong giới truyền thông về cuộc sống riêng tư của tôi, tôi thấy có nghĩa vụ phải tuyên bố và nhấn mạnh rằng những lời đồn đãi này là không đúng với sự thật”, ngài nói.
“Nếu những lời vu cáo này vẫn tồn tại, tôi không thấy có vấn đề gì khi nộp đơn kiện tội phỉ báng chống lại những người ủng hộ hoặc tuyên truyền những điều này.”
Đức Cha Ticona cho biết những tin đồn đã không chỉ lan truyền như một cuộc tấn công chống lại chính ngài mà còn chống lại cả Đức Thánh Cha Phanxicô, là vị Giáo Hoàng đã công bố việc tấn phong Hồng Y cho ngài hôm Chúa Nhật 20 tháng 5.
“Về phương diện cá nhân, tôi thấy vui vì những lời buộc tội này được đưa ra vào lúc này, để dứt khoát đóng vụ này lại”, Đức Giám Mục nói thêm. Ngài cho biết những tin đồn như thế xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2011, nhưng sau đó ai cũng biết đó “đơn giản chỉ là những lời vu cáo”.
Đức tân Hồng Y đã ra thông cáo bác bỏ các tin đồn này sau khi trang web Adelante La Fe tuyên bố rằng một “thực tế ai cũng biết” là Đức Cha Ticona đã “sống với một người phụ nữ trong tòa Giám Mục tại Oruro” trong khi còn là Giám Mục Corocoro.
Trang web này còn đi xa hơn nữa khi bịa chuyện như thật rằng “Người đàn bà và các con của bà ấy tự hào được gọi là vợ và con của giám mục, như chính Giám mục Toribio Ticona cũng biết chuyện đó”.
Tuy nhiên, tờ báo Ý Il Messaggero nói Tòa Thánh đã điều tra những tin đồn này và thấy rằng “không có gì đúng sự thật”. Đức Cha Ticona là người đi đứng chững chạc không có “bà” nào hết.
Ở tuổi 81, Đức Giám Mục Ticona sẽ là một trong ba tân Hồng Y quá tuổi tham gia vào một mật nghị để bầu giáo hoàng kế tiếp. Các vị được phong Hồng Y quá tuổi 80 thường là những bậc có nhiều công trạng hiển hách với Giáo Hội.
Đức Cha Ticona sinh ngày 25 tháng Tư, 1937 tại Atocha, Bolivia. Thời niên thiếu của ngài trôi qua trong cơ cực và lầm than. Cha bỏ đi từ sớm nên ngài sống với mẹ và không biết cha mình là ai. Ngài làm đủ các nghề của trẻ đường phố như đánh giầy, bán báo, phụ hồ. Ngài được các thừa sai người Bỉ dạy dỗ và trở thành người Công Giáo. Sau một thời gian làm phu mỏ để phụ giúp mẹ nuôi em, ngài theo học Triết và Thần học tại Sucre, Bolivia và được thụ phong linh mục ngày 29 tháng Giêng năm 1967. Ngài học thêm tại Trung Tâm Mục Vụ của CELAM (Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu) và tại Trung Tâm Lumen Viate tại Brussels.
Trong thời gian làm mục vụ tại Chacarilla, một thị trấn mỏ với dân số 2,000 người, ngài được dân chúng bầu làm thị trưởng miền này trong vòng 14 năm.
Ngày 5 tháng Tư, 1986 Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá Potosi. Sáu năm sau đó, vào ngày 4 tháng Sáu 1992, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lại bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Miền Phủ Doãn Tông Tòa Corocoro.
Khi đến tuổi 75 theo luật định, ngài nộp đơn từ chức và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã nhận đơn từ chức của ngài vào ngày 29 tháng Sáu 2012.
Hôm 20 tháng 5, trong lúc đang viếng mộ thân mẫu tại Quillacollo, ngài được báo cho biết là Đức Thánh Cha đã quyết định tấn phong Hồng Y cho ngài.
Quyết định tấn phong Hồng Y cho ngài thể hiện sự đánh giá cao của Đức Thánh Cha Phanxicô với công lao xây dựng Miền Phủ Doãn Tông Tòa Corocoro của ngài. Theo niên giám Tòa Thánh, trong tổng số 235,500 ngàn dân trong vùng 210,300 người là tín hữu Công Giáo (89.3%).
Source: Catholic Herald - New cardinal denies having secret wife and children
Tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh về trường hợp lạm dụng tại Chí Lợi
Giuse Thẩm Nguyễn
11:22 31/05/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gửi một lá thư do đích thân ngài viết cho Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Chí Lợi, gửi đến tất cả dân Chúa, như ngài đã hứa với các Giám mục nước này. Lời loan báo này đã được đưa ra bởi ông Greg Burke, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, trong một tuyên bố hôm thứ Năm 31 tháng Năm, 2018.
Tuyên bố của Vatican cũng lưu ý rằng Đức Thánh Cha sẽ tiếp một nhóm nạn nhân lạm dụng thứ hai đến từ Chí Lợi tại nhà nghỉ Santa Marta từ ngày 1 đến ngày 3 tháng Sáu. Một chi tiết khác là Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna và Đức Ông Jordi Bertomeu sẽ trở lại Chí Lợi như một phần trong nhiệm vụ vẫn còn đang tiếp diễn của các ngài để gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng bởi linh mục Fernando Karadima người Chí Lợi, và những người theo ông; cũng như để tiến hành các cuộc điều tra sâu rộng hơn.
Cuối tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ có một loạt các cuộc gặp gỡ riêng với các nạn nhân lạm dụng đến từ Chí Lợi cùng với hai linh mục tháp tùng họ, là những người đã hỗ trợ tinh thần cho các nạn nhân.
Source: Vatican News Press Office: statement on Chile abuse case
Tuyên bố của Vatican cũng lưu ý rằng Đức Thánh Cha sẽ tiếp một nhóm nạn nhân lạm dụng thứ hai đến từ Chí Lợi tại nhà nghỉ Santa Marta từ ngày 1 đến ngày 3 tháng Sáu. Một chi tiết khác là Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna và Đức Ông Jordi Bertomeu sẽ trở lại Chí Lợi như một phần trong nhiệm vụ vẫn còn đang tiếp diễn của các ngài để gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng bởi linh mục Fernando Karadima người Chí Lợi, và những người theo ông; cũng như để tiến hành các cuộc điều tra sâu rộng hơn.
Cuối tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ có một loạt các cuộc gặp gỡ riêng với các nạn nhân lạm dụng đến từ Chí Lợi cùng với hai linh mục tháp tùng họ, là những người đã hỗ trợ tinh thần cho các nạn nhân.
Source: Vatican News Press Office: statement on Chile abuse case
Một Liên Hoan tại Jakarta về Thanh Niên và Sứ mạng.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:31 31/05/2018
Jakarta (Agenzia Fides) Thanh niên Công Giáo của thành phố Jakarta sẽ bắt đầu chuẩn bị cho lễ hội “Joyfest 2018”, một Liên Hoan Thanh Niên để phát huy đức tin và tăng cường chiều kích truyền giáo trong đời sống Kitô hữu của họ, như Genia Gusky, một quan hệ công chúng của Joyfest 2018 tường trình với hãng tin Agenzia Fides. Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 11 tháng Chín năm 2018 ở Serpong, thuộc tỉnh Banten ở Jakarta. Có trên 10,000 thanh niên Công Giáo từ 67 giáo xứ của Tổng Giáo Phận Jakarta và khoảng 2000 người từ các nước Đông Nam Á sẽ tới tham dự.
Lễ hội cũng đáp ứng lời kêu gọi của ĐGH Phanxicô cho Ngày Sứ Mạng Thế Giới, tập trung về chủ đề thanh niên và sứ mạng trong Giáo Hội.Thanh niên Công Giáo Indonesia cảm thấy có trách nhiệm sống và làm chứng cho đức tin trong thời khắc lịch sử này khi mà quốc gia đang phải trải qua bất ổn vì chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, và trong lúc có nhu cầu để sống và tăng cường “sự hiệp nhất đa dạng” điển hình của quốc gia Indonesia. Những thanh niên, cùng với tất cả những người khác đã chịu phép rửa tội, mong muốn đóng góp vào sự hòa hợp, hòa bình và cùng tồn tại trong xã hội.
Phần đầu tiên của Liên Hoan sẽ tập trung vào “ Niềm vui của đức tin”, “sự hiệp nhất trong đa dạng” và “nhận thức về những khó khăn hiện nay” có ảnh hưởng trên đất nước. Có phần chia sẻ về những kinh nghiệm tâm linh, giáo lý, chứng tá của đức tin, cầu nguyện, ơn gọi. Phần thứ hai của Liên hoan sẽ bao gồm thuyết trình và hòa nhạc và đặc biệt có sự hiện diện của nữ tu người Ý là Cristina Scuccia, cũng là một danh ca nổi tiếng và một nhạc sĩ dòng Tên là Andang Listya Bainawan, gốc người Canada.
Có khoảng 10% trong số dân 261 triệu người Indonesia là Kitô hữu. Nước này có số dân Hồi giáo lớn nhất thế giới, khoảng 227 triệu người.
Source: Agenzia Fides Youth and Mission: a Festival in Jakarta
Lễ hội cũng đáp ứng lời kêu gọi của ĐGH Phanxicô cho Ngày Sứ Mạng Thế Giới, tập trung về chủ đề thanh niên và sứ mạng trong Giáo Hội.Thanh niên Công Giáo Indonesia cảm thấy có trách nhiệm sống và làm chứng cho đức tin trong thời khắc lịch sử này khi mà quốc gia đang phải trải qua bất ổn vì chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, và trong lúc có nhu cầu để sống và tăng cường “sự hiệp nhất đa dạng” điển hình của quốc gia Indonesia. Những thanh niên, cùng với tất cả những người khác đã chịu phép rửa tội, mong muốn đóng góp vào sự hòa hợp, hòa bình và cùng tồn tại trong xã hội.
Phần đầu tiên của Liên Hoan sẽ tập trung vào “ Niềm vui của đức tin”, “sự hiệp nhất trong đa dạng” và “nhận thức về những khó khăn hiện nay” có ảnh hưởng trên đất nước. Có phần chia sẻ về những kinh nghiệm tâm linh, giáo lý, chứng tá của đức tin, cầu nguyện, ơn gọi. Phần thứ hai của Liên hoan sẽ bao gồm thuyết trình và hòa nhạc và đặc biệt có sự hiện diện của nữ tu người Ý là Cristina Scuccia, cũng là một danh ca nổi tiếng và một nhạc sĩ dòng Tên là Andang Listya Bainawan, gốc người Canada.
Có khoảng 10% trong số dân 261 triệu người Indonesia là Kitô hữu. Nước này có số dân Hồi giáo lớn nhất thế giới, khoảng 227 triệu người.
Source: Agenzia Fides Youth and Mission: a Festival in Jakarta
Bài giảng tại nhà nguyện Santa Marta:Hãy từ bỏ các khuôn mẫu hành xử thế gian tước mất tự do của chúng ta
Đặng Tự Do
17:36 31/05/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo các Kitô hữu chống lại những vướng bận với những cách suy nghĩ và hành động của thế gian trong bài giảng Thánh lễ hôm thứ Ba 29 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta
Lấy cảm hứng từ Bài Đọc Một trích từ Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô Tông Đồ trong đó thúc giục các Kitô hữu hãy thánh thiện trong mọi khía cạnh của hành vi, bài giảng của Đức Thánh Cha là những suy tư của ngài về lời kêu gọi nên thánh và tầm quan trọng của việc thoát ra khỏi lối tư duy và cách hành xử thế gian đã từng nô lệ hóa chúng ta.
“Lời kêu gọi thánh thiện, một lời kêu gọi bình thường, là lời kêu gọi chúng ta hãy sống như một Kitô hữu, và như thế nói ‘sống như một Kitô hữu’ cũng đồng nghĩa với nói ‘sống như một vị thánh’. Nhiều lần chúng ta nghĩ về sự thánh thiện như một điều gì đó phi thường, như phải được thị kiến hay phải có những lời cầu nguyện cao cả ... hoặc một số người nghĩ rằng thánh thiện có nghĩa là có một gương mặt như trong một bức điêu khắc ... không. Nên thánh là điều gì đó khác. Đó là tiến bước dọc theo con đường Chúa nói với chúng ta về sự thánh thiện. Và tiến bước dọc theo con đường thánh thiện là gì? Thánh Phêrô nói rằng: ‘Hãy hoàn toàn đặt niềm trông cậy vào ân sủng sẽ được mang đến cho anh em trong ngày Đức Giêsu Kitô tỏ hiện’”
Tiến về phía ánh sáng
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng tiến về đàng thánh thiện có nghĩa là tiến tới ân sủng đã được Thánh Phêrô đề cập, tiến đến cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Nó giống như tiến về phía ánh sáng: nhiều lần chúng ta không thấy rõ con đường bởi vì ánh sáng làm lóa mắt chúng ta.
Nhưng, Đức Thánh Cha lưu ý rằng “Chúng ta đừng nhầm lẫn, đừng chỉ tin vào những nẻo đường được chiếu sáng. Khi anh chị em bước đi với ánh sáng phía sau lưng, anh chị em có thể nhìn thấy rõ con đường, nhưng trong thực tế trước mặt anh chị em chỉ có cái bóng, chứ không phải là ánh sáng.”
Đừng quay trở lại với khuôn mẫu hành xử thế gian
Đức Thánh Cha cảnh giác rằng có nhiều điều nô lệ hóa chúng ta, các Kitô hữu cần phải “được tự do và cảm thấy tự do” để có thể hướng về đàng thánh thiện.
Đó là lý do khiến Thánh Phêrô thúc giục chúng ta “đừng chiều theo những đam mê trước kia, lúc anh em còn mê muội.” Thánh Phaolô cũng nói trong Thư Thứ Nhất gởi dân thành Rôma: “Đừng tuân thủ”, nghĩa là đừng tham gia vào các khuôn mẫu hành xử thế gian.
“Đây là bản dịch chính xác của lời khuyên này – đừng chấp nhận các khuôn mẫu thế gian, - đừng chấp nhận những kiểu hành xử, những lề lối tư duy trần tục, đừng chấp nhận những cách suy nghĩ và đánh giá mà thế giới đưa ra cho anh chị em bởi vì điều đó tước mất tự do của anh chị em. Và, như Thánh Phêrô nói ở đây, khi chúng ta quay lại với lối sống của chúng ta trước khi gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô hay khi chúng ta quay lại với những kiểu hành xử thế gian đó, chúng ta mất tự do.”
Không có tự do, người ta không thể nên thánh được
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cảnh báo rằng khi đối mặt với những khó khăn, chúng ta thường bị cám dỗ nhìn lại với một nỗi hoài cổ như dân Chúa đã làm trong Sách Xuất Hành khi họ phàn nàn và nghĩ lại “cuộc sống tươi đẹp mà họ từng sống ở Ai Cập.”
Ngài nói: “Trong khoảnh khắc thử thách và gian truân, chúng ta luôn bị cám dỗ nhìn lại, hướng về các kiểu cách hành xử thế gian, hướng đến các khuôn mẫu chúng ta đã có trước khi cất bước trên con đường hướng tới sự cứu rỗi: là những cách hành xử không có tự do. Và không có tự do, người ta không thể là thánh. Tự do là điều kiện để tiến lên phía trước trong khi nhìn vào ánh sáng phía trước chúng ta. Không chấp nhận các kiểu hành xử thế gian, tiến về phía trước, nhìn vào ánh sáng, là lời hứa, trong hy vọng. Đây là lời hứa giống lời Chúa hứa với dân Ngài trong sa mạc: khi họ nhìn về phía trước, mọi thứ đều ổn; khi họ hoài niệm vì họ không còn có thể ăn những thứ ngon miệng trước đây, họ phạm lỗi và quên rằng thời đó họ làm gì có được tự do ở đó.”
Khuôn mẫu thế gian hứa hẹn mọi thứ nhưng chẳng mang lại điều gì
Đức Thánh Cha nhắc nhở cử tọa của ngài rằng Chúa kêu gọi chúng ta nên thánh mỗi ngày. Và ngài nói thêm rằng có hai thông số giúp chúng ta nhận biết chúng ta đang trên con đường hướng đến sự thánh thiện hay không. Trước tiên, chúng ta phải hướng đến ánh sáng của Chúa với hy vọng tìm thấy ánh sáng ấy. Thứ hai là khi thử thách ập đến, chúng ta vẫn tiếp tục nhìn phía trước và không đánh mất tự do của chúng ta bằng cách quay lại với các khuôn mẫu hành xử thế gian, chúng “hứa hẹn với anh chị em mọi thứ nhưng chẳng mang lại điều gì”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng lệnh truyền của Chúa là “Ngươi hãy nên thánh vì Ta là Đấng Thánh”.
Để kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để hiểu chính xác con đường của sự thánh thiện là gì: đó là “con đường tự do” nhưng với “sự căng thẳng của hy vọng” dọc dài trên con đường của chúng ta hướng về Chúa Giêsu.
Source: Vatican News - Pope at Mass: Reject worldly patterns of behaviour that take away our freedom
Lấy cảm hứng từ Bài Đọc Một trích từ Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô Tông Đồ trong đó thúc giục các Kitô hữu hãy thánh thiện trong mọi khía cạnh của hành vi, bài giảng của Đức Thánh Cha là những suy tư của ngài về lời kêu gọi nên thánh và tầm quan trọng của việc thoát ra khỏi lối tư duy và cách hành xử thế gian đã từng nô lệ hóa chúng ta.
“Lời kêu gọi thánh thiện, một lời kêu gọi bình thường, là lời kêu gọi chúng ta hãy sống như một Kitô hữu, và như thế nói ‘sống như một Kitô hữu’ cũng đồng nghĩa với nói ‘sống như một vị thánh’. Nhiều lần chúng ta nghĩ về sự thánh thiện như một điều gì đó phi thường, như phải được thị kiến hay phải có những lời cầu nguyện cao cả ... hoặc một số người nghĩ rằng thánh thiện có nghĩa là có một gương mặt như trong một bức điêu khắc ... không. Nên thánh là điều gì đó khác. Đó là tiến bước dọc theo con đường Chúa nói với chúng ta về sự thánh thiện. Và tiến bước dọc theo con đường thánh thiện là gì? Thánh Phêrô nói rằng: ‘Hãy hoàn toàn đặt niềm trông cậy vào ân sủng sẽ được mang đến cho anh em trong ngày Đức Giêsu Kitô tỏ hiện’”
Tiến về phía ánh sáng
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng tiến về đàng thánh thiện có nghĩa là tiến tới ân sủng đã được Thánh Phêrô đề cập, tiến đến cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Nó giống như tiến về phía ánh sáng: nhiều lần chúng ta không thấy rõ con đường bởi vì ánh sáng làm lóa mắt chúng ta.
Nhưng, Đức Thánh Cha lưu ý rằng “Chúng ta đừng nhầm lẫn, đừng chỉ tin vào những nẻo đường được chiếu sáng. Khi anh chị em bước đi với ánh sáng phía sau lưng, anh chị em có thể nhìn thấy rõ con đường, nhưng trong thực tế trước mặt anh chị em chỉ có cái bóng, chứ không phải là ánh sáng.”
Đừng quay trở lại với khuôn mẫu hành xử thế gian
Đức Thánh Cha cảnh giác rằng có nhiều điều nô lệ hóa chúng ta, các Kitô hữu cần phải “được tự do và cảm thấy tự do” để có thể hướng về đàng thánh thiện.
Đó là lý do khiến Thánh Phêrô thúc giục chúng ta “đừng chiều theo những đam mê trước kia, lúc anh em còn mê muội.” Thánh Phaolô cũng nói trong Thư Thứ Nhất gởi dân thành Rôma: “Đừng tuân thủ”, nghĩa là đừng tham gia vào các khuôn mẫu hành xử thế gian.
“Đây là bản dịch chính xác của lời khuyên này – đừng chấp nhận các khuôn mẫu thế gian, - đừng chấp nhận những kiểu hành xử, những lề lối tư duy trần tục, đừng chấp nhận những cách suy nghĩ và đánh giá mà thế giới đưa ra cho anh chị em bởi vì điều đó tước mất tự do của anh chị em. Và, như Thánh Phêrô nói ở đây, khi chúng ta quay lại với lối sống của chúng ta trước khi gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô hay khi chúng ta quay lại với những kiểu hành xử thế gian đó, chúng ta mất tự do.”
Không có tự do, người ta không thể nên thánh được
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cảnh báo rằng khi đối mặt với những khó khăn, chúng ta thường bị cám dỗ nhìn lại với một nỗi hoài cổ như dân Chúa đã làm trong Sách Xuất Hành khi họ phàn nàn và nghĩ lại “cuộc sống tươi đẹp mà họ từng sống ở Ai Cập.”
Ngài nói: “Trong khoảnh khắc thử thách và gian truân, chúng ta luôn bị cám dỗ nhìn lại, hướng về các kiểu cách hành xử thế gian, hướng đến các khuôn mẫu chúng ta đã có trước khi cất bước trên con đường hướng tới sự cứu rỗi: là những cách hành xử không có tự do. Và không có tự do, người ta không thể là thánh. Tự do là điều kiện để tiến lên phía trước trong khi nhìn vào ánh sáng phía trước chúng ta. Không chấp nhận các kiểu hành xử thế gian, tiến về phía trước, nhìn vào ánh sáng, là lời hứa, trong hy vọng. Đây là lời hứa giống lời Chúa hứa với dân Ngài trong sa mạc: khi họ nhìn về phía trước, mọi thứ đều ổn; khi họ hoài niệm vì họ không còn có thể ăn những thứ ngon miệng trước đây, họ phạm lỗi và quên rằng thời đó họ làm gì có được tự do ở đó.”
Khuôn mẫu thế gian hứa hẹn mọi thứ nhưng chẳng mang lại điều gì
Đức Thánh Cha nhắc nhở cử tọa của ngài rằng Chúa kêu gọi chúng ta nên thánh mỗi ngày. Và ngài nói thêm rằng có hai thông số giúp chúng ta nhận biết chúng ta đang trên con đường hướng đến sự thánh thiện hay không. Trước tiên, chúng ta phải hướng đến ánh sáng của Chúa với hy vọng tìm thấy ánh sáng ấy. Thứ hai là khi thử thách ập đến, chúng ta vẫn tiếp tục nhìn phía trước và không đánh mất tự do của chúng ta bằng cách quay lại với các khuôn mẫu hành xử thế gian, chúng “hứa hẹn với anh chị em mọi thứ nhưng chẳng mang lại điều gì”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng lệnh truyền của Chúa là “Ngươi hãy nên thánh vì Ta là Đấng Thánh”.
Để kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để hiểu chính xác con đường của sự thánh thiện là gì: đó là “con đường tự do” nhưng với “sự căng thẳng của hy vọng” dọc dài trên con đường của chúng ta hướng về Chúa Giêsu.
Source: Vatican News - Pope at Mass: Reject worldly patterns of behaviour that take away our freedom
Chấm dứt 36 năm truyền thống rước Thánh Thể tại Rôma trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa
Đặng Tự Do
19:02 31/05/2018
Ngày 18 tháng 5 năm ngoái 2017, khi Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết cuộc rước truyền thống Corpus Christi – Mình Máu Thánh Chúa tại Rôma được dời từ Thứ Năm 15 tháng Sáu sang Chúa Nhật 18 tháng Sáu; các tín hữu tại Rôma đã bày tỏ nỗi buồn của họ trước quyết định này. Các vị nào buồn như thế năm nay có thể còn buồn nhiều hơn nữa trước quyết định hủy bỏ hoàn toàn truyền thống này.
Vatican News [1] cho biết lần đầu tiên kể từ năm 1982, Đức Giáo Hoàng sẽ không chủ sự cuộc rước Thánh Thể long trọng tại Rôma trong ngày lễ Corpus Christi (Mình Máu Thánh Chúa).
Thay vào đó, vào ngày Chúa Nhật 3 tháng Sáu, Đức Thánh Cha sẽ đến thành phố duyên hải Ostia, cách Rôma khoảng 25 km, nơi ngài sẽ chủ sự thánh lễ và cuộc rước sau đó.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 28 tháng 4, Phủ Giáo Hoàng đã ra thông báo cho biết về quyết định hủy bỏ cuộc rước truyền thống tại Rôma và cho biết thêm sau khi cử hành Thánh Lễ vào tối ngày 3 tháng Sáu tại quảng trường trước nhà thờ giáo xứ Thánh Monica, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự cuộc rước tại đó.
Năm 1982, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tái lập truyền thống rước Thánh Thể long trọng trên các đường phố của Rôma sau một thời gian bị gián đoạn khoảng 100 năm.
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một lễ trọng trong năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong đó chúng ta bày tỏ niềm xác tín về sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích Thánh Thể.
Lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành trong các Giáo Hội Công Giáo Rôma, Anh Giáo, Giáo Hội Luther, Giáo Hội Công Giáo Cổ, và là ngày nghỉ lễ chính thức tại Áo, Brazil, Bolivia, Bosnia và Herzegovina, Colombia, Croatia, Cộng hòa Dominican, Haiti, Đông Timor, Liechtenstein, Monaco, Panama, Peru, Ba Lan, San Marino, Thụy Sĩ, Grenada, Saint Lucia, Trinidad và Tobago và một số tiểu bang tại Đức và Tây Ban Nha.
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một trong 5 lễ trọng trong năm mà một giám mục giáo phận không được rời khỏi giáo phận của mình, ngoại trừ những lý do khẩn cấp.
Theo truyền thống, người Công Giáo tham gia vào một cuộc rước qua các đường phố của một khu phố dân cư gần giáo xứ của họ, vừa đi, vừa cầu nguyện và hát. Sau đám rước, họ trở về nhà thờ và chầu Thánh thể.
Ngoài ra, trong ngày Lễ Mình và Máu Thánh Chúa, nhiều giáo xứ trên thế giới cho các em nhỏ được lễ Rước Lễ lần đầu.
Ở nhiều nước trên thế giới, lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành vào ngày Thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia khác vì hoàn cảnh cụ thể, lễ Mình Máu Thánh Chúa có thể được cử hành vào ngày Chúa Nhật sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Trong ngày lễ Corpus Christi, theo truyền thống, Đức Giáo Hoàng dẫn đầu một cuộc rước trọng thể qua các đường phố Rôma, từ Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Lateranô đến Đền Thờ Đức Bà Cả. Mình Thánh Chúa được đặt trong một Mặt Nhật và được rước qua các đường phố.
Martin Luther là một người quyết liệt chống lễ Mình Máu Thánh Chúa. Ông ta chống lại mọi chuyện rước sách. Đặc biệt, việc rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố bị ông ta cho là một việc phạm thánh trầm trọng. Từ đó, người Tin Lành chống đối rất mạnh ngày lễ Corpus Christi. Năm 1548, Anh Giáo ngả theo Tin Lành và cấm chỉ việc cử hành ngày lễ này. Tuy nhiên, sau đó họ đã dần dần tái lập ngày lễ này.
[1] Vatican News - Pope to lead Corpus Christi procession in Ostia
Vatican News [1] cho biết lần đầu tiên kể từ năm 1982, Đức Giáo Hoàng sẽ không chủ sự cuộc rước Thánh Thể long trọng tại Rôma trong ngày lễ Corpus Christi (Mình Máu Thánh Chúa).
Thay vào đó, vào ngày Chúa Nhật 3 tháng Sáu, Đức Thánh Cha sẽ đến thành phố duyên hải Ostia, cách Rôma khoảng 25 km, nơi ngài sẽ chủ sự thánh lễ và cuộc rước sau đó.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 28 tháng 4, Phủ Giáo Hoàng đã ra thông báo cho biết về quyết định hủy bỏ cuộc rước truyền thống tại Rôma và cho biết thêm sau khi cử hành Thánh Lễ vào tối ngày 3 tháng Sáu tại quảng trường trước nhà thờ giáo xứ Thánh Monica, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự cuộc rước tại đó.
Năm 1982, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tái lập truyền thống rước Thánh Thể long trọng trên các đường phố của Rôma sau một thời gian bị gián đoạn khoảng 100 năm.
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một lễ trọng trong năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong đó chúng ta bày tỏ niềm xác tín về sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích Thánh Thể.
Lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành trong các Giáo Hội Công Giáo Rôma, Anh Giáo, Giáo Hội Luther, Giáo Hội Công Giáo Cổ, và là ngày nghỉ lễ chính thức tại Áo, Brazil, Bolivia, Bosnia và Herzegovina, Colombia, Croatia, Cộng hòa Dominican, Haiti, Đông Timor, Liechtenstein, Monaco, Panama, Peru, Ba Lan, San Marino, Thụy Sĩ, Grenada, Saint Lucia, Trinidad và Tobago và một số tiểu bang tại Đức và Tây Ban Nha.
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một trong 5 lễ trọng trong năm mà một giám mục giáo phận không được rời khỏi giáo phận của mình, ngoại trừ những lý do khẩn cấp.
Theo truyền thống, người Công Giáo tham gia vào một cuộc rước qua các đường phố của một khu phố dân cư gần giáo xứ của họ, vừa đi, vừa cầu nguyện và hát. Sau đám rước, họ trở về nhà thờ và chầu Thánh thể.
Ngoài ra, trong ngày Lễ Mình và Máu Thánh Chúa, nhiều giáo xứ trên thế giới cho các em nhỏ được lễ Rước Lễ lần đầu.
Ở nhiều nước trên thế giới, lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành vào ngày Thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia khác vì hoàn cảnh cụ thể, lễ Mình Máu Thánh Chúa có thể được cử hành vào ngày Chúa Nhật sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Trong ngày lễ Corpus Christi, theo truyền thống, Đức Giáo Hoàng dẫn đầu một cuộc rước trọng thể qua các đường phố Rôma, từ Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Lateranô đến Đền Thờ Đức Bà Cả. Mình Thánh Chúa được đặt trong một Mặt Nhật và được rước qua các đường phố.
Martin Luther là một người quyết liệt chống lễ Mình Máu Thánh Chúa. Ông ta chống lại mọi chuyện rước sách. Đặc biệt, việc rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố bị ông ta cho là một việc phạm thánh trầm trọng. Từ đó, người Tin Lành chống đối rất mạnh ngày lễ Corpus Christi. Năm 1548, Anh Giáo ngả theo Tin Lành và cấm chỉ việc cử hành ngày lễ này. Tuy nhiên, sau đó họ đã dần dần tái lập ngày lễ này.
[1] Vatican News - Pope to lead Corpus Christi procession in Ostia
Thăm dò mới nhất của Pew về tâm thức Kitô hữu tại Tây Âu, kỳ 2
Vũ Văn An
19:12 31/05/2018
Đâu là số trung bình?
Đối với nhiều câu hỏi trong suốt bản tường trình này, phần trăm trung bình được cung cấp để giúp độc giả thấy được các mẫu tổng thể. Số trung bình (median) là số ở giữa bảng liệt kê các con số được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. Trong một cuộc thăm dò 15 quốc gia, kết quả trung bình là thứ tám trong bảng liệt kê các phát hiện cấp quốc gia được xếp theo thứ tự.
Các Kitô hữu không thực hành đạo tin tưởng rộng rãi vào Thiên Chúa hoặc một quyền năng cao hơn
Hầu hết các Kitô hữu không thực hành đạo ở châu Âu đều tin vào Thiên Chúa. Nhưng khái niệm của họ về Thiên Chúa khác một cách đáng kể so với cách các Kitô hữu đi nhà thờ có xu hướng quan niệm về Thiên Chúa. Trong khi hầu hết các Kitô hữu đi nhà thờ nói rằng họ tin vào Thiên Chúa “như được mô tả trong Thánh Kinh,” các Kitô hữu không thực hành đạo có xu hướng nói rằng họ không tin vào sự mô tả của Thánh Kinh về Thiên Chúa, nhưng họ tin vào một quyền năng hay một sức mạnh thiêng liêng cao hơn nào đó trong vũ trụ.
Thí dụ, ở Tây Ban Nha đa số theo Công Giáo, chỉ có một phần năm Kitô hữu không thực hành đạo (21%) tin vào Thiên Chúa "như được mô tả trong Thánh Kinh", trong khi sáu trong mười người nói: họ tin vào một quyền năng cao hơn hoặc sức mạnh thiêng liêng khác cao hơn.
Các Kitô hữu không thực hành đạo và những người “nones” cũng rất khác nhau về câu hỏi này; hầu hết những người không thống thuộc tôn giáo ở Tây Âu không tin vào Thiên Chúa hay một quyền năng hoặc một sức mạnh thiêng liêng cao hơn dưới mọi hình thức. (Xem bên dưới để biết thêm chi tiết về niềm tin vào Thiên Chúa của những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo).
Các khuôn mẫu tương tự - trong đó các Kitô hữu có xu hướng duy trì niềm tin tâm linh trong khi những người “nones” thì không duy trì – các khuôn mẫu ấy chiếm ưu thế đối với nhiều niềm tin khác, chẳng hạn như khả thể sống sau khi chết và khái niệm cho rằng con người có linh hồn tách biệt với cơ thể vật chất của họ. Đa số các Kitô hữu không thực hành đạo và các Kitô hữu đi nhà thờ tin vào những ý tưởng này. Hầu hết những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo, mặt khác, từ chối niềm tin vào đời sau, và nhiều người không tin họ có linh hồn.
Thật vậy, nhiều người lớn không thống thuộc tôn giáo hoàn toàn xa lánh linh đạo và tôn giáo. Đa số đồng ý với các tuyên bố như “Không có các sức mạnh thiêng liêng nào trong vũ trụ, chỉ có các định luật tự nhiên” và “Khoa học làm cho tôn giáo không cần thiết trong cuộc sống của tôi.” Những chủ trương này được tin theo bởi một phần nhỏ hơn các Kitô hữu thực hành và các Kitô hữu không thực hành đạo, dù ở hầu hết các nước khoảng một phần tư hoặc hơn các Kitô hữu không thực hành đạo nói: khoa học làm cho tôn giáo không cần thiết đối với họ. (Để có một phân tích thống kê chi tiết kết hợp nhiều câu hỏi thành các thang điểm về sự dấn thân tôn giáo và linh đạo, xem Chương 3 và 5.)
Quan điểm về mối tương quan giữa chính phủ và tôn giáo
Nói chung, người Tây Âu không tỏ ra ưu ái đối với những tương quan vướng vít giữa chính phủ của họ và tôn giáo. Thực thế, quan điểm chủ yếu ở tất cả 15 quốc gia được thăm dò là: tôn giáo nên được giữ ở một khoảng cách đối với chính sách của chính phủ (số trung bình là 60%), trái với chủ trương cho rằng các chính sách của chính phủ nên hỗ trợ các giá trị và tín ngưỡng tôn giáo ở nước họ (36%).
Các Kitô hữu không thực hành đạo có khuynh hướng nói rằng nên giữ cho tôn giáo ở bên ngoài chính sách của chính phủ. Tuy nhiên, những nhóm thiểu số đáng kể (số trung bình là 35%) nơi các Kitô hữu không thực hành đạo nghĩ rằng chính phủ nên hỗ trợ các giá trị và niềm tin tôn giáo ở đất nước của họ - và họ có xác suất nhiều hơn người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo trong việc theo đuổi chủ trương này. Thí dụ, ở Vương quốc Thống Nhất (Anh), 40% các Kitô hữu không thực hành đạo nói rằng chính phủ nên hỗ trợ các giá trị và tín ngưỡng tôn giáo, so với 18% người "nones".
Ở mọi quốc gia được thăm dò, các Kitô hữu đi nhà thờ có nhiều xác suất hơn các Kitô hữu không thực hành đạo trong việc ủng hộ việc chính phủ hỗ trợ các giá trị tôn giáo. Ví dụ, ở Áo, đa số (64%) Kitô hữu đi nhà thờ có chủ trương này, so với 38% Kitô hữu không thực hành đạo.
Cuộc thăm dò cũng đo lường các quan điểm về các định chế tôn giáo, hỏi xem người trả lời có đồng ý với ba tuyên bố tích cực về các giáo hội và các tổ chức tôn giáo khác không, đó là các giáo hội và các tổ chức này “bảo vệ và củng cố luân lý trong xã hội”, “đem người ta lại với nhau và củng cố các dây nối kết cộng đồng” và “đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ người nghèo và người thiếu thốn”. Ba câu hỏi tương tự hỏi xem họ có đồng ý với các đánh giá tiêu cực về các tổ chức tôn giáo – đó là: các giáo hội và các tổ chức tôn giáo khác "can dự quá đáng vào chính trị", "tập chú quá nhiều vào các quy tắc" và "lo lắng quá đáng tới tiền bạc và quyền lực.”
Một lần nữa, có sự khác biệt rõ rệt về ý kiến đối với các câu hỏi trên giữa những người Tây Âu thuộc các loại căn tính và thực hành tôn giáo. Khắp khu vực, các Kitô hữu không thực hành đạo có xác suất nhiều hơn những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo trong việc nói lên ý kiến tích cực về các định chế tôn giáo. Ví dụ, ở Đức, đa số Kitô hữu không thực hành đạo (62%) đồng ý rằng các giáo hội và các tổ chức tôn giáo khác đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ người nghèo và người thiếu thốn, so với non nửa (41%) những người “nones”.
Các Kitô hữu đi nhà thờ có những ý kiến đặc biệt tích cực về vai trò của các tổ chức tôn giáo trong xã hội. Ví dụ, gần ba trong bốn Kitô hữu đi nhà thờ ở Bỉ (73%), Đức (73%) và Ý (74%) đồng ý rằng các giáo hội và các định chế tôn giáo khác đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ người nghèo và người thiếu thốn. (Để có thêm phân tích về kết quả đối với những câu hỏi này, xem Chương 6.)
Các Kitô hữu cả không thực hành lẫn thực hành đạo đều có xác suất nhiều hơn những người không thống thuộc tôn giáo trong việc có quan điểm tiêu cực về những người nhập cư, người Hồi giáo và người Do thái giáo.
Được thực hiện sau cuộc gia tăng nhập cư vào châu Âu từ các quốc gia đa số theo Hồi giáo, cuộc thăm dò đã hỏi nhiều câu hỏi về căn tính quốc gia, tính đa nguyên tôn giáo và việc nhập cư.
Hầu hết người Tây Âu nói rằng họ sẵn sàng chấp nhận người Hồi giáo và người Do Thái giáo trong khu xóm của họ và trong gia đình của họ, và hầu hết bác bỏ các phát biểu tiêu cực về những nhóm người này. Và, nói chung, nhiều người trả lời hơn nói rằng người nhập cư trung thực và chăm chỉ làm việc hơn là nói ngược lại.
Nhưng một khuôn mẫu rõ ràng đã xuất hiện: Cả các Kitô hữu thực hành lẫn không thực hành đều có xác suất nhiều hơn những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo ở Tây Âu trong việc nói lên quan điểm chống di dân và các nhóm thiểu số.
Thí dụ, ở Vương Quốc Thống Nhất (Anh), 45% Kitô hữu đi nhà thờ nói rằng Hồi giáo, về căn bản, không tương hợp với các giá trị và văn hóa của Anh, hầu như cùng một số như thế các Kitô hữu không thực hành đạo cũng nói thế (47%). Nhưng trong số những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo, ít người hơn (30%) nói rằng trong căn bản, Hồi giáo không tương hợp với các giá trị của đất nước họ. Có một khuôn mẫu tương tự, ở khắp khu vực, về việc liệu có nên hạn chế về trang phục của phụ nữ Hồi giáo hay không, với các Kitô hữu, có nhiều xác suất hơn là với những người "nones", trong việc nói rằng không nên cho phép phụ nữ Hồi giáo mặc bất cứ trang phục tôn giáo nào.
Mặc dù các cuộc tranh luận hiện thời về chủ nghĩa đa văn hóa ở châu Âu thường tập chú vào Hồi giáo và người Hồi giáo, cũng có những cộng đồng Do Thái lâu đời ở nhiều nước Tây Âu. Cuộc thăm dò cho thấy các Kitô hữu ở mọi bình diện tuân giữ tôn giáo có nhiều xác suất hơn những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo trong việc nói rằng họ sẽ không sẵn lòng chấp nhận người Do Thái trong gia đình họ, và nói chung, có nhiều khả thể họ đồng ý với những phát biểu khá tiêu cực về người Do Thái, chẳng hạn như, “Người Do Thái luôn theo đuổi ích riêng của họ, chứ không phải lợi ích của đất nước nơi họ đang sinh sống.” (Để phân tích thêm về những câu hỏi này, xem Chương 1.)
Nói đến di dân, các Kitô hữu, cả thực hành lẫn không thực hành đạo, đều có xu hướng nhiều hơn những người “nones” ở châu Âu nói rằng các di dân từ Trung Đông và châu Phi không lương thiện hay không chăm chỉ làm việc, và họ thích giảm số di dân khỏi mức hiện nay (2). Thí dụ, 35% Kitô hữu đi nhà thờ và 36% Kitô hữu không đi nhà thờ ở Pháp nói rằng nên giảm việc di dân vào xứ sở họ, so với 21% những người “nones” có cùng một chủ trương.
Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ đối với khuôn mẫu tổng quát này. Ở một ít nơi, các Kitô hữu đi nhà thờ nào chấp nhận việc nhập cư, thì ít có xác suất nói rằng nên giảm bớt việc này. Ví dụ, ở Phần Lan, chỉ có một phần năm Kitô hữu đi nhà thờ ủng hộ việc giảm nhập cư (19%), so với số lớn những người lớn tuổi không thống thuộc tôn giáo (33%) và các Kitô hữu không thực hành đạo (37%).
Nhưng nhìn chung, các ý kiến chống nhập cư, chống người Hồi giáo và chống người Do thái giáo phổ biến nơi các Kitô hữu, thuộc mọi bình diện thực hành, hơn là nơi những người Tây Âu không thống thuộc tôn giáo. Điều này không có nghĩa: hầu hết các Kitô hữu duy trì các quan điểm này: Ngược lại, theo phần lớn các cách đo lường và ở hầu hết các nước được thăm dò, chỉ có thiểu số Kitô hữu nói lên ý kiến tiêu cực về người nhập cư và nhóm thiểu số tôn giáo.
Ngoài ra còn có các nhân tố khác ngoài căn tính tôn giáo được nối kết chặt chẽ với các quan điểm về di dân và các nhóm thiểu số tôn giáo. Ví dụ, giáo dục cao đẳng và việc bản thân biết một người Hồi giáo nào đó có xu hướng đi đôi với sự cởi mở hơn đối với việc nhập cư và các nhóm thiểu số tôn giáo. Và việc đồng hóa mình với phe hữu chính trị được liên kết chặt chẽ với các lập trường chống nhập cư.
Tuy nhiên, cả sau khi đã sử dụng các kỹ thuật thống kê để kiểm soát nhiều nhân tố (tuổi tác, giáo dục, giới tính, ý thức hệ chính trị, bản thân biết người Hồi giáo hoặc người Do Thái giáo, các đánh giá bản thân về phúc lợi kinh tế, hài lòng với định hướng chung của đất nước, v.v. .), những người Tây Âu nào tự nhận là Kitô hữu đều có nhiều khả thể hơn những người không thống thuộc tôn giáo trong việc nói lên các cảm quan tiêu cực về người nhập cư và các nhóm thiểu số tôn giáo.
Kỳ sau: Căn tính Kitô giáo và việc nhập cư Hồi giáo có liên quan không? Cuộc tranh luận rộng lớn hơn ở châu Âu
Đối với nhiều câu hỏi trong suốt bản tường trình này, phần trăm trung bình được cung cấp để giúp độc giả thấy được các mẫu tổng thể. Số trung bình (median) là số ở giữa bảng liệt kê các con số được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. Trong một cuộc thăm dò 15 quốc gia, kết quả trung bình là thứ tám trong bảng liệt kê các phát hiện cấp quốc gia được xếp theo thứ tự.
Các Kitô hữu không thực hành đạo tin tưởng rộng rãi vào Thiên Chúa hoặc một quyền năng cao hơn
Hầu hết các Kitô hữu không thực hành đạo ở châu Âu đều tin vào Thiên Chúa. Nhưng khái niệm của họ về Thiên Chúa khác một cách đáng kể so với cách các Kitô hữu đi nhà thờ có xu hướng quan niệm về Thiên Chúa. Trong khi hầu hết các Kitô hữu đi nhà thờ nói rằng họ tin vào Thiên Chúa “như được mô tả trong Thánh Kinh,” các Kitô hữu không thực hành đạo có xu hướng nói rằng họ không tin vào sự mô tả của Thánh Kinh về Thiên Chúa, nhưng họ tin vào một quyền năng hay một sức mạnh thiêng liêng cao hơn nào đó trong vũ trụ.
Thí dụ, ở Tây Ban Nha đa số theo Công Giáo, chỉ có một phần năm Kitô hữu không thực hành đạo (21%) tin vào Thiên Chúa "như được mô tả trong Thánh Kinh", trong khi sáu trong mười người nói: họ tin vào một quyền năng cao hơn hoặc sức mạnh thiêng liêng khác cao hơn.
Các Kitô hữu không thực hành đạo và những người “nones” cũng rất khác nhau về câu hỏi này; hầu hết những người không thống thuộc tôn giáo ở Tây Âu không tin vào Thiên Chúa hay một quyền năng hoặc một sức mạnh thiêng liêng cao hơn dưới mọi hình thức. (Xem bên dưới để biết thêm chi tiết về niềm tin vào Thiên Chúa của những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo).
Các khuôn mẫu tương tự - trong đó các Kitô hữu có xu hướng duy trì niềm tin tâm linh trong khi những người “nones” thì không duy trì – các khuôn mẫu ấy chiếm ưu thế đối với nhiều niềm tin khác, chẳng hạn như khả thể sống sau khi chết và khái niệm cho rằng con người có linh hồn tách biệt với cơ thể vật chất của họ. Đa số các Kitô hữu không thực hành đạo và các Kitô hữu đi nhà thờ tin vào những ý tưởng này. Hầu hết những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo, mặt khác, từ chối niềm tin vào đời sau, và nhiều người không tin họ có linh hồn.
Thật vậy, nhiều người lớn không thống thuộc tôn giáo hoàn toàn xa lánh linh đạo và tôn giáo. Đa số đồng ý với các tuyên bố như “Không có các sức mạnh thiêng liêng nào trong vũ trụ, chỉ có các định luật tự nhiên” và “Khoa học làm cho tôn giáo không cần thiết trong cuộc sống của tôi.” Những chủ trương này được tin theo bởi một phần nhỏ hơn các Kitô hữu thực hành và các Kitô hữu không thực hành đạo, dù ở hầu hết các nước khoảng một phần tư hoặc hơn các Kitô hữu không thực hành đạo nói: khoa học làm cho tôn giáo không cần thiết đối với họ. (Để có một phân tích thống kê chi tiết kết hợp nhiều câu hỏi thành các thang điểm về sự dấn thân tôn giáo và linh đạo, xem Chương 3 và 5.)
Quan điểm về mối tương quan giữa chính phủ và tôn giáo
Nói chung, người Tây Âu không tỏ ra ưu ái đối với những tương quan vướng vít giữa chính phủ của họ và tôn giáo. Thực thế, quan điểm chủ yếu ở tất cả 15 quốc gia được thăm dò là: tôn giáo nên được giữ ở một khoảng cách đối với chính sách của chính phủ (số trung bình là 60%), trái với chủ trương cho rằng các chính sách của chính phủ nên hỗ trợ các giá trị và tín ngưỡng tôn giáo ở nước họ (36%).
Các Kitô hữu không thực hành đạo có khuynh hướng nói rằng nên giữ cho tôn giáo ở bên ngoài chính sách của chính phủ. Tuy nhiên, những nhóm thiểu số đáng kể (số trung bình là 35%) nơi các Kitô hữu không thực hành đạo nghĩ rằng chính phủ nên hỗ trợ các giá trị và niềm tin tôn giáo ở đất nước của họ - và họ có xác suất nhiều hơn người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo trong việc theo đuổi chủ trương này. Thí dụ, ở Vương quốc Thống Nhất (Anh), 40% các Kitô hữu không thực hành đạo nói rằng chính phủ nên hỗ trợ các giá trị và tín ngưỡng tôn giáo, so với 18% người "nones".
Ở mọi quốc gia được thăm dò, các Kitô hữu đi nhà thờ có nhiều xác suất hơn các Kitô hữu không thực hành đạo trong việc ủng hộ việc chính phủ hỗ trợ các giá trị tôn giáo. Ví dụ, ở Áo, đa số (64%) Kitô hữu đi nhà thờ có chủ trương này, so với 38% Kitô hữu không thực hành đạo.
Cuộc thăm dò cũng đo lường các quan điểm về các định chế tôn giáo, hỏi xem người trả lời có đồng ý với ba tuyên bố tích cực về các giáo hội và các tổ chức tôn giáo khác không, đó là các giáo hội và các tổ chức này “bảo vệ và củng cố luân lý trong xã hội”, “đem người ta lại với nhau và củng cố các dây nối kết cộng đồng” và “đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ người nghèo và người thiếu thốn”. Ba câu hỏi tương tự hỏi xem họ có đồng ý với các đánh giá tiêu cực về các tổ chức tôn giáo – đó là: các giáo hội và các tổ chức tôn giáo khác "can dự quá đáng vào chính trị", "tập chú quá nhiều vào các quy tắc" và "lo lắng quá đáng tới tiền bạc và quyền lực.”
Một lần nữa, có sự khác biệt rõ rệt về ý kiến đối với các câu hỏi trên giữa những người Tây Âu thuộc các loại căn tính và thực hành tôn giáo. Khắp khu vực, các Kitô hữu không thực hành đạo có xác suất nhiều hơn những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo trong việc nói lên ý kiến tích cực về các định chế tôn giáo. Ví dụ, ở Đức, đa số Kitô hữu không thực hành đạo (62%) đồng ý rằng các giáo hội và các tổ chức tôn giáo khác đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ người nghèo và người thiếu thốn, so với non nửa (41%) những người “nones”.
Các Kitô hữu đi nhà thờ có những ý kiến đặc biệt tích cực về vai trò của các tổ chức tôn giáo trong xã hội. Ví dụ, gần ba trong bốn Kitô hữu đi nhà thờ ở Bỉ (73%), Đức (73%) và Ý (74%) đồng ý rằng các giáo hội và các định chế tôn giáo khác đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ người nghèo và người thiếu thốn. (Để có thêm phân tích về kết quả đối với những câu hỏi này, xem Chương 6.)
Các Kitô hữu cả không thực hành lẫn thực hành đạo đều có xác suất nhiều hơn những người không thống thuộc tôn giáo trong việc có quan điểm tiêu cực về những người nhập cư, người Hồi giáo và người Do thái giáo.
Được thực hiện sau cuộc gia tăng nhập cư vào châu Âu từ các quốc gia đa số theo Hồi giáo, cuộc thăm dò đã hỏi nhiều câu hỏi về căn tính quốc gia, tính đa nguyên tôn giáo và việc nhập cư.
Hầu hết người Tây Âu nói rằng họ sẵn sàng chấp nhận người Hồi giáo và người Do Thái giáo trong khu xóm của họ và trong gia đình của họ, và hầu hết bác bỏ các phát biểu tiêu cực về những nhóm người này. Và, nói chung, nhiều người trả lời hơn nói rằng người nhập cư trung thực và chăm chỉ làm việc hơn là nói ngược lại.
Nhưng một khuôn mẫu rõ ràng đã xuất hiện: Cả các Kitô hữu thực hành lẫn không thực hành đều có xác suất nhiều hơn những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo ở Tây Âu trong việc nói lên quan điểm chống di dân và các nhóm thiểu số.
Thí dụ, ở Vương Quốc Thống Nhất (Anh), 45% Kitô hữu đi nhà thờ nói rằng Hồi giáo, về căn bản, không tương hợp với các giá trị và văn hóa của Anh, hầu như cùng một số như thế các Kitô hữu không thực hành đạo cũng nói thế (47%). Nhưng trong số những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo, ít người hơn (30%) nói rằng trong căn bản, Hồi giáo không tương hợp với các giá trị của đất nước họ. Có một khuôn mẫu tương tự, ở khắp khu vực, về việc liệu có nên hạn chế về trang phục của phụ nữ Hồi giáo hay không, với các Kitô hữu, có nhiều xác suất hơn là với những người "nones", trong việc nói rằng không nên cho phép phụ nữ Hồi giáo mặc bất cứ trang phục tôn giáo nào.
Mặc dù các cuộc tranh luận hiện thời về chủ nghĩa đa văn hóa ở châu Âu thường tập chú vào Hồi giáo và người Hồi giáo, cũng có những cộng đồng Do Thái lâu đời ở nhiều nước Tây Âu. Cuộc thăm dò cho thấy các Kitô hữu ở mọi bình diện tuân giữ tôn giáo có nhiều xác suất hơn những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo trong việc nói rằng họ sẽ không sẵn lòng chấp nhận người Do Thái trong gia đình họ, và nói chung, có nhiều khả thể họ đồng ý với những phát biểu khá tiêu cực về người Do Thái, chẳng hạn như, “Người Do Thái luôn theo đuổi ích riêng của họ, chứ không phải lợi ích của đất nước nơi họ đang sinh sống.” (Để phân tích thêm về những câu hỏi này, xem Chương 1.)
Nói đến di dân, các Kitô hữu, cả thực hành lẫn không thực hành đạo, đều có xu hướng nhiều hơn những người “nones” ở châu Âu nói rằng các di dân từ Trung Đông và châu Phi không lương thiện hay không chăm chỉ làm việc, và họ thích giảm số di dân khỏi mức hiện nay (2). Thí dụ, 35% Kitô hữu đi nhà thờ và 36% Kitô hữu không đi nhà thờ ở Pháp nói rằng nên giảm việc di dân vào xứ sở họ, so với 21% những người “nones” có cùng một chủ trương.
Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ đối với khuôn mẫu tổng quát này. Ở một ít nơi, các Kitô hữu đi nhà thờ nào chấp nhận việc nhập cư, thì ít có xác suất nói rằng nên giảm bớt việc này. Ví dụ, ở Phần Lan, chỉ có một phần năm Kitô hữu đi nhà thờ ủng hộ việc giảm nhập cư (19%), so với số lớn những người lớn tuổi không thống thuộc tôn giáo (33%) và các Kitô hữu không thực hành đạo (37%).
Nhưng nhìn chung, các ý kiến chống nhập cư, chống người Hồi giáo và chống người Do thái giáo phổ biến nơi các Kitô hữu, thuộc mọi bình diện thực hành, hơn là nơi những người Tây Âu không thống thuộc tôn giáo. Điều này không có nghĩa: hầu hết các Kitô hữu duy trì các quan điểm này: Ngược lại, theo phần lớn các cách đo lường và ở hầu hết các nước được thăm dò, chỉ có thiểu số Kitô hữu nói lên ý kiến tiêu cực về người nhập cư và nhóm thiểu số tôn giáo.
Ngoài ra còn có các nhân tố khác ngoài căn tính tôn giáo được nối kết chặt chẽ với các quan điểm về di dân và các nhóm thiểu số tôn giáo. Ví dụ, giáo dục cao đẳng và việc bản thân biết một người Hồi giáo nào đó có xu hướng đi đôi với sự cởi mở hơn đối với việc nhập cư và các nhóm thiểu số tôn giáo. Và việc đồng hóa mình với phe hữu chính trị được liên kết chặt chẽ với các lập trường chống nhập cư.
Tuy nhiên, cả sau khi đã sử dụng các kỹ thuật thống kê để kiểm soát nhiều nhân tố (tuổi tác, giáo dục, giới tính, ý thức hệ chính trị, bản thân biết người Hồi giáo hoặc người Do Thái giáo, các đánh giá bản thân về phúc lợi kinh tế, hài lòng với định hướng chung của đất nước, v.v. .), những người Tây Âu nào tự nhận là Kitô hữu đều có nhiều khả thể hơn những người không thống thuộc tôn giáo trong việc nói lên các cảm quan tiêu cực về người nhập cư và các nhóm thiểu số tôn giáo.
Kỳ sau: Căn tính Kitô giáo và việc nhập cư Hồi giáo có liên quan không? Cuộc tranh luận rộng lớn hơn ở châu Âu
Buổi trình diễn võ thuật của nhóm võ sĩ trẻ từ Liên đoàn Taekwondo Đại Hàn.
Thanh Quảng sdb
19:16 31/05/2018
Buổi trình diễn võ thuật của nhóm võ sĩ trẻ từ Liên đoàn Taekwondo Đại Hàn.
Trong trang phục quần áo màu đen và mầu trắng, tượng trưng cho hai phe hay hai vế… Các võ sĩ từ Hàn Quốc khai mạc cuộc biểu diễn với một băng rôn: “Hòa bình quý giá hơn chiến thắng” và thả chim bồ câu như khát vọng hòa bình để tri ân Đức Thánh Cha Phanxicô về những nỗ lực của Ngài hầu đem lại hòa bình cho bán đảo này.
Trước tâm tình đó ĐTC nói: Cha cám ơn chúng con, các võ sĩ Hàn Quốc về cuộc biểu diễn tuyệt diệu của chúng con, nó nói lên một nỗi niềm mong ước hòa bình… Đây thật là một sứ điệp hòa bình cho tất cả nhân loại! Cha xin cám ơn chúng con!"
Trong trang phục quần áo màu đen và mầu trắng, tượng trưng cho hai phe hay hai vế… Các võ sĩ từ Hàn Quốc khai mạc cuộc biểu diễn với một băng rôn: “Hòa bình quý giá hơn chiến thắng” và thả chim bồ câu như khát vọng hòa bình để tri ân Đức Thánh Cha Phanxicô về những nỗ lực của Ngài hầu đem lại hòa bình cho bán đảo này.
Trước tâm tình đó ĐTC nói: Cha cám ơn chúng con, các võ sĩ Hàn Quốc về cuộc biểu diễn tuyệt diệu của chúng con, nó nói lên một nỗi niềm mong ước hòa bình… Đây thật là một sứ điệp hòa bình cho tất cả nhân loại! Cha xin cám ơn chúng con!"
Các võ sĩ Taewandoo Đại Hàn thả Chim Bồ Câu để nói lên nguyện ước Hòa bình cho bán đảo Triều Tiên | |
Các võ sĩ Taewandoo Đại Hàn với quần áo mầu trắng và đen trong trận biểu diễn thi đấu | |
Các võ sĩ Taewandoo Đại Hàn dủ thua hay thắng nhưng cuối cùng họ ôm nhau để nói lên sự hiệp nhất | |
Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc triều yết
Đức Thánh Cha cử thanh tra tông toà đến Medjugorje
Đặng Tự Do
19:56 31/05/2018
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm một vị thanh tra tông tòa tại Medjugorje, đó là vị tổng giám mục Ba Lan mà ban đầu đã được Đức Thánh Cha đã gửi đến thị trấn này với tư cách là đặc sứ của ngài để nghiên cứu các nhu cầu mục vụ của các tín hữu địa phương và hàng ngàn người hành hương đổ về nơi được cho là đã có những cuộc hiện ra của Đức Maria.
Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser, vị tổng giám mục đã nghỉ hưu của Warsaw-Praga, Ba Lan, là thanh tra tông tòa đến Medjugorje, Bosnia-Herzegovina, trong một nhiệm kỳ vô hạn định. Tòa Thánh đã cho biết như trên hôm 31 tháng Năm. Thông báo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết: “Sứ mạng của vị thanh tra tông tòa là nhằm mục đích đảm bảo một sự tháp tùng ổn định và liên tục cho cộng đồng giáo xứ Medjugorje và cho các tín hữu hành hương tại đó, là những người có những nhu cầu cần được chú ý đặc biệt”. Ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nói với các nhà báo rằng Đức Tổng Giám Mục Hoser “sẽ thường trú tại Medjugorje” và nhiệm vụ của ngài không liên quan đến việc điều tra tính xác thực của các cuộc hiện ra đã được báo cáo. Sứ mệnh của Đức Tổng Giám Mục Hoser “thuần túy là mục vụ và không liên quan đến tín lý”, ông Burke nói. Tháng 2 năm 2017, vị Tổng Giám Mục Ba Lan đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm đặc sứ của ngài để nghiên cứu tình hình mục vụ ở Medjugorje. Tại một cuộc họp báo sau chuyến viếng thăm đầu tiên của mình, Đức Tổng Giám Mục Hoser nói rằng mặc dù ngài không có thẩm quyền hoặc chuyên môn để thảo luận về tính xác thực của các tuyên bố cho là Đức Mẹ đã hiện ra tại Medjugorje, ngài nhận thấy rõ ràng là “có bầu khí thiêng liêng đặc biệt” ở Medjugorje. “Phép lạ lớn nhất của Medjugorje là việc xưng tội” của hàng trăm người mỗi ngày, Đức Tổng Giám Mục Hoser nói với các phóng viên vào tháng Tư năm 2017. Năm 1981, sáu người trẻ tuyên bố rằng Đức Maria đã hiện ra với họ. Một số trong số sáu người nói rằng Đức Maria vẫn hiện ra với họ và đưa ra các sứ điệp mỗi ngày, trong khi những người khác nói rằng họ chỉ nhìn thấy Đức Mẹ mỗi năm một lần. Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận rằng những người hành hương đến Medjugorje xứng đáng được chăm sóc và hỗ trợ về tinh thần, nhưng ngài cũng bày tỏ nghi ngờ về những tuyên bố cho rằng Đức Maria vẫn hiện ra với các thị nhân và đưa ra các sứ điệp mỗi ngày. Source: Catholic Herald Pope Francis expands mission of envoy to Medjugorje Bức hình một linh mục Congo nhiễm Ebola quỳ gối xin Giám Mục đứng từ xa ban phép lành gây chấn động trên Twitter
Đặng Tự Do
20:29 31/05/2018
Bức hình của nhiếp ảnh gia Will Swanson trong đó ghi lại cảnh cha Lucien Ambunga, người Congo, quỳ gối trong hàng rào kiểm dịch Ebola xin vị Giám Mục của mình cầu nguyện và ban phép lành đã được lan truyền nhanh chóng trên Twitter.
Bộ Y tế Cộng hòa Dân chủ Congo cho biết trận dịch mới nhất đã giết chết ít nhất là 25 người trong vài ngày đầu tiên. Những đợt bùng phát trước đó chỉ xảy ra ở những vùng xa xôi của đất nước nhưng lần này nó xảy ra ngay tại Mbandaka, một thành phố với hơn một triệu người ở phía tây Congo, khiến các quan chức chính phủ lo ngại con số thương vong sẽ lên rất cao. Cha Lucien Ambunga, một linh mục sống chết với giáo dân mình đã liều mình làm các bí tích sau cùng cho những người đang hấp hối. Hậu quả là hồi đầu tuần này, ngài bị nhiễm vi khuẩn Ebola và cơ quan y tế đã ra lệnh cách ly ngài. Đức Cha Fridolin Ambongo, Giám Mục bản quyền giáo phận Mbandaka-Bikoro đã đến thăm ngài nhưng phải đứng từ xa bên ngoài hàng rào cách ly. Ngài giơ tay cầu nguyện và ban phép lành cho cha Ambunga trong khi vị linh mục quỳ sau hàng rào cách ly. Nhiếp ảnh gia Will Swanson đã ghi lại cảnh này và tung lên Twitter kèm theo lời kêu gọi cầu nguyện cho vị linh mục trẻ. Có lẽ nhờ lời cầu nguyện của Đức Cha Fridolin Ambongo và các “web hữu” xa gần, theo tin của Catholic Herald, cha Lucien Ambunga đã được khỏi bệnh và sau các xét nghiệm cần thiết, ngài đã được cho về giáo xứ. Cafod, cơ quan viện trợ nước ngoài của Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales, đã ban hành một tuyên bố từ ông Abbé Louis Iyeli, giám đốc Caritas Mbandaka. Ông nói: “Chúng tôi có một đội ngũ hoạt động tại Mbandaka và bốn đội khác đang có mặt tại Bikoro, Ntondo, Itipo-Iboko và Ingende. Hai đội khác đang theo dõi các khu vực lân cận bao gồm Irebu và Lukolela. Chúng tôi sẽ tập trung nỗ lực vào công tác phòng chống Ebola, bảo vệ nguồn nước, vệ sinh và môi trường, vận động trong cộng đồng và qua các phương tiện truyền thông. Do đó, chúng tôi cần dựa vào sự hỗ trợ và tham gia của các linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo viên và nhân viên điều dưỡng làm việc trong các khu vực bị ảnh hưởng.” Source: Cathlic Herald Dramatic photo shows bishop blessing priest in Ebola quarantine Top Stories
Vietnam: Bishops welcome new papal representative
J.B. An Dang
23:27 31/05/2018
On May 21, 2018, the Holy See announced Pope’s Francis appointment of Archbishop Marek Zalewski of Poland as the Apostolic Nuncio in Singapore, and the non-resident representative of the Holy See in Vietnam.
Archbishop Joseph Nguyễn Chí Linh, president of the Vietnamese Bishops' Conference, welcomed the decision. “Archbishop Leopoldo Girelli concluded his tenure as Vatican Representative in Vietnam in September 2017, and I believe that all Catholics in Vietnam are eagerly awaiting his replacement,” said the prelate. Referring to Archbishop Girelli, the former papal envoy, Archbishop Joseph Nguyễn remarked, “I was aware of the fact that the most burning desire in his excellency’s tenure was that he could raise the relationship between the Holy See and Vietnam to a higher level.” The bishop went on to elaborate further on the issue. “I also noticed that Archbishop Girelli regularly consulted to great extent with the Vietnamese Bishops' Conference on from the biggest to smallest files of the Church in Vietnam and of each diocese, each congregation. Pursuant to the regulations of the Vietnamese government, each non-resident representative of the Holy See in Vietnam can only stay for one month. He always abode strictly the diplomatic rule. But at the same time, as a shepherd, he did not mind the challenging distances and road conditions, to reach out to parishes in remote and isolated areas, visiting the underprivileged and the unfortunate, regardless of their religion, to share love,” he added. Referring to the possibility of normalization of diplomatic relations between the Holy See and Vietnam, the Hue’s archbishop said: “After 1957 in the North and after 1975 in the South, the Vietnamese government did not maintain a diplomatic relation with the Vatican as the previous political regimes did. But according to bilateral agreements, when there is a need arising, one party can send envoys to the other for negotiation or exchanging of information. It was not until 2011 that the Holy See was allowed to appoint a representative in Vietnam, but only with a non-permanent status, that is, at the lowest diplomatic level, someone who is allowed to work, but not to stay in Vietnam on a permanent basis.” “The recent history of the Vietnamese people is a complicated history as it has been made that way due to the cold war’s mentality still deeply rooted in the minds of many Vietnamese people. It is also due to people’s minds are not in unison and to the pressure coming from East and South Asia. The relationship between Vietnam and the Holy See has been established in such rough context, so it is not surprising when it encounters many obstacles.”, the prelate lamented. “Currently, one of the political goals the government sets is to promote the integration of the country into the international community. I think the relationship between Vietnam and the Holy See will be improved if the Vietnamese government also integrates its diplomatic views with the Holy See’s, as in most other countries in the world,” he assesses. Regarding the restrictions on religious freedom that the Church in Vietnam is still facing, the President of the Vietnamese Bishops’ Conference states: “Objectively speaking, there still are many restrictions, especially in the area of appointing bishops. Under the agreement between the Holy See and the government of Vietnam, the proposition of bishops is the right of the Holy See, the Vietnamese State has no right to nominate candidates but has the right to refuse or approve. In the past, this was quite a tough issue, but I have to acknowledge that the most challenging task today is the appointment of the archbishops to the archdioceses of Hanoi and Saigon. In the rural dioceses, since the two sides have been becoming more sensitive to each other, the appointment of bishops to any other than the two archdioceses mentioned above has become relatively easier than before.” “There are still blockages between the Vietnamese government and the Catholic community that have not been removed. For instance, the Catholic community to this day has not been allowed to involve in facilitating health, educational, or social activities at the national level. Nevertheless, in comparison with the period of reforms, many religious activities have been partially untied, such as celebration, ordination, and construction activities. We still hope that the government would keep going and accelerate the process of untying on a deeper and broader scale”, he said. The most current thorny issue is the land dispute between the Church and the government.” Land is a hot file, not only for the Church in Vietnam but also for many other social components. Official statistics show that as many as 73% of complaints are related to land and housing. Of course, on matters related to Church properties, the Vietnamese Catholic Bishops’ Conference has the responsibility to speak up in a certain way. The problem is how to speak up and with whom should she speak up? I think speaking out to the public and to the media is a very sensitive issue. Without adequate consideration, it can mess up the relationship and belief. Catholics are both Christians and Vietnamese citizens. Having to be loyal to both statuses at the same time in a monolithic society like Vietnam is not a simple matter. Nevertheless, the Vietnamese Catholic Bishops' Conference must take a position which is to speak out when necessary, speak out straightforwardly yet delicately, I mean, their voice must be heard and acknowledged as the message of a well-intentioned community which wants to construct, to improve, not to attack and cause misunderstanding.” Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Mừng Ngân Khánh Linh Mục Cha Giuse Trần Trung Liêm, OP Tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia.
Vọng Sinh
20:13 31/05/2018
Trong tâm tình cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa, Ban Thường Vụ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cùng với các Ban ngành, các Hội đoàn, các Ca đoàn, và các ân nhân đã hân hoan tổ chức Lễ Ngân Khánh Linh Mục cho Cha Chánh Xứ Giuse Trần Trung Liêm, OP. Hai Thánh Lễ mừng Ngân Khánh đã được cử hành: chiều Thứ Bảy (26/5) do chính Cha Giuse Trần Trung Liêm, OP chủ tế cùng với Các em Thiếu Nhi Thánh Thể, thân bằng quyến thuộc, ân nhân, các thành viên trong Ban Thường Vụ và đại diện các Hội đoàn, ca đoàn trong Giáo Xứ; Thánh Lễ 12 giờ trưa Chúa Nhật(27/5) do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP chủ tế, hơn 10 Linh Mục đồng tế, trong đó có Cha Giuse Vũ Quang Cảnh đến từ Calgary Canada, cùng với đông đảo Cộng Đoàn dân Chúa.
Xem Video Cha Giuse Trần Trung Liêm chào đời trong một gia đình Công Giáo đạo đức tại Bùi Chu, Hố Nai, Việt Nam. Khi lên lớp 10, nhập học Đệ Tử Viện Đaminh Gò Vấp. Năm 1976 nhập Học Viện Đaminh Thủ Đức. Khấn Dòng tháng 7/1980. Tháng 7/1988 tới Bataan, Philippines. Tháng 3/1989 định cư tại California, Hoa Kỳ. Tháng 5/1990 tới Calgary Canada, tái gia nhập Dòng Đaminh, Phụ Tỉnh Thánh Vinh-Sơn Liêm. Ngày 28 tháng 5/1993, đã được Đức Cha Paul O’Byrne truyền chức Linh Mục tại Nhà Thờ Chính Tòa Saint Mary của Giáo phận Calgary Canada. Từ 2008-2016: Bề Trên Phụ Tỉnh Thánh Vinh-Sơn Liêm hải ngoại. Tháng 10/2016 tới nay: Chánh Xứ GX CTTĐVN Arlington, Va. Tôn chỉ cho đời Linh Mục: “Ở giữa đoàn chiên, Linh Mục thờ phượng Chúa trong tinh thần và chân lý” (Hiến chế Giáo Hội Ánh Sáng Muôn Dân, Vatican II, số 28), và khẩu hiệu: “Tôi tớ vì Đức Giêsu” (2Cor 4:5) Phụ Tỉnh Đaminh Việt Nam Hải Ngoại Thánh Vinh-Sơn Liêm được thành lập tháng 11/1980, với mục đích quy tụ anh em Đaminh Việt Nam hải ngoại về một mối. Cha Bề Trên tiên khởi Giuse Nguyễn Công Lý (Trước đó là Phụ tá Bề trên Tổng Quyền tại Roma) và các Cha lúc ban đầu, đã phải vượt qua bao nhiêu gian khó để Phụ Tỉnh Thánh Vinh-Sơn Liêm được hình thành và phát triển như hiện nay. Tám năm giữ trọng trách Bề Trên Phụ Tỉnh, nhờ Ơn Chúa, với sự đồng lòng của Anh Em trong Phụ Tỉnh, với lòng rộng rãi của Qúy ân nhân, Cơ sở mới của Phụ Tỉnh đã được xây dựng hoàn tất khang trang rộng rãi tại Calgary Canada, với Đền Thánh Martino cho khách hành hương kính viếng cầu khấn. Hôm nay nhìn lại, cha Trần Trung Liêm đã viết trong sách: “Về Hướng Mặt Trời – Kỷ Niệm 25 năm Đồng Hành Và Phục Vụ.” Phát hành làm qùa tặng nhân dịp kỷ niệm 25 năm Linh Mục. Cha viết về bức tranh trên Thánh gía từ Haiti, trình bày một nông dân đang đi về hướng mặt trời: “Thánh gía này cho thấy luôn luôn có một lộ trình; luôn luôn có ánh sáng ở cuối đường.” (trang 264). “Về Hướng Mặt Trời cũng là một định hướng muốn quy hướng sự sống, hành động, sứ vụ của tác gỉa về Thiên Chúa, Đấng là Chân Lý muôn đời, là Thiện Hảo vô cùng và là Tuyệt Mỹ.” (Lời Ngỏ, trang 8) Sau Thánh Lễ tối Thứ Bảy, một buổi tiệc cho thân hữu và những người cộng tác với Ngài trong công tác mục vụ đã được tổ chức dưới Hội Trường Trần Duy Nhất, phần Văn nghệ giúp vui với những bài thánh ca nhạc trẻ thật sôi động, đặc biệt có sự góp mặt của cặp nghệ sỹ Ngọc Huệ - Charles Phạm đến từ California, đã làm cho bầu khí buổi tiệc thật tưng bừng sôi nổi. Trong phút tâm tình, Cha Giuse Trần Trung Liêm khi nhắc tới Bà Cố, đã rươm rướm nước mắt, làm cho cả Phòng tiệc cũng bùi ngùi xúc động theo. Ngay sau Thánh Lễ trưa Chúa Nhật, đông đảo giáo dân cùng linh mục tu sỹ đã tham dự buổi tiệc liên hoan ngoài trời, ngay trong bãi đậu xe cạnh nhà thờ. Thời tiết dự đoán là sẽ mưa, nhưng qủa thật Hồng Ân Chúa luôn bao bọc che chở suốt 25 năm qua, và hôm nay vẫn không thay đổi. Thời tiết rất đẹp, nắng nhẹ, không nóng lắm, và đã không mưa cho tới khi buổi tiệc đã hoàn tất! Mọi người rất vui vẻ thưởng thức những món ăn thật ngon miệng do các Hội Đoàn đóng góp dưới sự sắp xếp khéo léo và chu đáo của Ban Thường Vụ do Ông Chủ Tịch Ngô Quốc Tuấn điều khiển. Phần Văn Nghệ với những bài thánh ca nhạc trẻ thật sôi động, cùng với sự góp mặt của nhạc sỹ Ý Vũ và tiếng hát sôi động của Nguyên Nguyễn & Hoàng Nhi từ GX Mẹ Việt Nam MD, và các tiếng hát tuyệt vời của Giáo Xứ CTT ĐVN Arl.Va, đã làm cho chương trình rất sôi động. Đặc biệt tam ca: “Cha Cha Cha” (Ba Cha: Cha Sơn, Cha Tiến, Cha Hưng) với ca khúc: “Vui Đời Tu” (LM An Bình) đã nói với mọi người rằng: Người tu cũng biết yêu! Mà không yêu một lại yêu nhiều, sang hèn đẹp xấu đều yêu hết, tim này chẳng biết rộng bao nhiêu! Đời Tu là Vui thế đấy ! Tam ca: “Cha Cha Cha” thách thức: “Bạn muốn thử không ? Hãy đi tu! Vũ khúc: 25 Năm Hồng Ân do Ca Đoàn Ave Maria thực hiện. 12 “Kiều nữ” rất uyển chuyển duyên dáng trong điệu nhạc Tây Nguyên nhịp nhàng, đã thu hút khán giả phải ngưng ăn uống để hướng về sân khấu theo dõi. Xin mở một ngoặc nhỏ là mặc dù đã là “ U 50-60+”, màn múa vẫn rất duyên dáng nhịp nhàng, và được khán giả yêu thích tán thưởng. Song ca của 2 em Thiên Hạnh,Thiên Bảo trong trang phục tu sỹ: quần áo đen mang cổ coln trắng với bài: Duyên Trời (LM An Bình chế lời từ bài: Duyên Phận) cũng đã là một nhắc nhở về Ơn Gọi, Xin cho nhiều bạn trẻ quảng đại hiến thân làm việc Chúa. Buổi tiệc liên hoan ngoài trời đã kết thúc khoảng 3:45 chiều. Sau đó những hạt mưa nhè nhẹ bắt đầu rơi; như cơn mưa Hồng Ân tắm gội cuộc đời cho tươi mát sau buổi trưa một chút nắng nóng… Qủa thật là Hồng Ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con mãi ngợi ca ơn Nguời. Vọng Sinh. Giáo Xứ CTT ĐVN Arlington Va.28.5.2018 Thánh lễ Bế mạc tháng Hoa tại Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam, Huế
Trương Trí
20:22 31/05/2018
Sau tròn một tháng mà hằng đêm cộng đoàn sum họp tại từng gia đình trong giáo xứ để dâng lên Mẹ tràng hoa Mân Côi, vâng theo lời dạy bảo của Mẹ: “Hãy siêng năng lần hạt”. Tối 31 tháng 5, kết thúc tháng Hoa mà Giáo hội dành riêng để kính nhớ Mẹ, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam tổ chức Thánh lễ tại Hang đá Đức Mẹ để kính nhớ biến cố Mẹ đi thăm viếng bà Elizabet, đồng thời dâng lên Mẹ những lẵng hoa tươi thắm nhất để tỏ lòng hiếu thảo của đoàn con của Mẹ.
Xem Hình Trước khi đi vào Thánh lễ, Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, Quản xứ Chính tòa đã long trọng làm phép pho tượng Lòng Chúa Thương xót. Đồng thời Ngài cũng thay mặt Giáo xứ và Cộng đoàn Lòng Chúa thương xót giáo xứ Phủ Cam cảm ơn vị ân nhân rất sung kính Lòng Chúa thương xót đã dâng cúng pho tượng mà cho đến bây giờ ngài vẫn chưa biết tên. Thánh lễ đồng tế với sự tham dự của rất đông người, thể hiện tấm lòng yêu mến người Mẹ nhân lành, Mẹ của lòng thương xót. Chia sẻ trong bài giảng lễ, Cha Antôn chủ tế đã nhắn nhủ cộng đoàn: Sứ vụ đầu tiên của Mẹ trong việc cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa Giêsu chính là đem niềm vui cưu mang Chúa Giê su đến với người chị họ, có nghĩa là đem đến với một gia đình. Cũng như trên đồi Can vê, dưới chân Thập giá, Chúa Giêsu đã trao phó cho Mẹ làm mẹ của Gioan, trong vai trò đó Mẹ là mẹ của cả nhân loại. Lời ca ngợi của bà Elizabet đối Mẹ là sự mặc khải của Chúa Thánh thần tỏ cho biết Mẹ là Mẹ của Đấng Cứu thế. Mẹ không tự hào vì đã mang thai con Thiên Chúa mà Mẹ mang niềm vui đó đến với mọi người trong tinh thần phục vụ một cách khiêm hạ: “Này tôi là tôi tá Chúa, tôi xin vâng như lời Sứ thần truyền.” Như hôm nay, Mẹ đến với chúng ta sau một tháng Mẹ đã hiện diện trong từng gia đình. Mẹ đã mang lại tình yêu thương và nối kết mọi gia đình, giữa mọi người với nhau, Mẹ đã làm cho mọi người không còn hờn giận nhau. Cũng vậy, do lòng yêu mến Chúa Giêsu Lòng Chúa thương xót, hình ảnh này đã mang lại rất nhiều ơn hoán cải, do đó một vị ân nhân đã âm thầm dâng cúng pho tượng Lòng Chúa thương xót mà cho đến bây giờ ngài cũng vẫn không biết tên người dâng cũng là ai, họ làm việc này với một tấm lòng khiêm tốn và phục vụ. Thể hiện lòng Chúa thương xót là nhận ra tương quan của mình với lòng Chúa thương xót, là tương quan của một con người tội lỗi với Đấng giàu lòng thương xót. Hằng ngày chúng ta đến đây để dâng lên lời kinh ca tụng Mẹ, xin Mẹ nâng đỡ và cứu giúp chúng ta, nhưng Mẹ không phải là người cứu chúng ta mà Mẹ dẫn đưa chúng ta đến với Chúa, đến với lòng thương xót Chúa. Kết thúc Thánh lễ, các em thiếu nhi và các đôi vợ chồng trẻ đã thay mặt cộng đoàn giáo xứ, dâng lên Mẹ những lẵng hoa tươi thắm muôn sắc muôn màu để tỏ lòng kính yêu đối với Mẹ. Năm nay là năm mục vụ “Đồng hành cùng Gia đình trẻ”, những đôi vợ chồng trẻ đại diện cho tất cả những gia đình trẻ trong giáo xứ cầu xin Mẹ luôn đồng hành và nâng đỡ trong bước đường đời đầy chông gai và cám dỗ. Sau đó, Cha Quản xứ mời gọi mọi người cùng nhau tiếp tục dâng lên Mẹ tràng chuỗi Mân Côi, xin Mẹ dìu dắt mỗi một người, mỗi một gia đình trong giáo xứ biết luôn khiêm tốn phục vụ trong tinh thần yêu thương như Mẹ đã yêu thương và phục vụ. Trương Trí Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam Mất Định Hướng Ở Biển Đông
Phạm Trần
08:17 31/05/2018
Rõ ràng là Quốc Hội Việt Nam,cơ quan đại diện dân và đảng Cộng sản cầm quyền đã cúi đầu khuất phục trước sức mạnh quân sự của Trung Hoa ở Biển Đông và để mặc cho lính Tầu tự do đàn áp ngư dân Việt Nam.
Thái độ nhu nhược này đã lộ rõ mỗi ngày từ đầu năm 2018, khi Trung Hoa hầu như đã hoàn tất kế hoạch bồi đắp thành đảo lớn kiên cố và quân sự hóa 7 bãi đá chiếm của Việt Nam ở Trường Sa gồm Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên. Căn cứ vào hình chụp vệ tinh thì các viện nghiện cứu quân sự Tây phương, kể cả Hoa Kỳ và Anh cho biết Trung Hoa đã xây dựng căn cứ quân sự, xây sân bay, bãi đáp trực thăng, thiết lập các dàn phóng phòng không, dựng đài Radar, đài khí tượng và lập nhiều bến tầu đổ bộ, tiếp vận tại 7 vị trí. Về phương diện chiến lược thì Subi, Gaven và Chữ Thập gần Việt Nam nhất. Gạc Ma và Châu Viên nằm ở vị trí có thể ngăn chặn các tầu tiếp viện và lương thực từ Tỉnh Khánh Hòa cho quân Việt Nam đồn trú ở Trường Sa. Hai đá Tư Nghĩa (còn có tên là Huy Cơ), phía bắc Gạc Ma và Vành Khăn nằm chệch về hướng đông, hay phía Tây của biển Phi Luật Tân. Vào ngày 06/01/2018, Trung Hoa đã cho 2 máy bay dân sự của China Southern Airlines và Hainan Airlines bay thử và đáp xuống sân bay dài trên 3,000 mét ở đá Chữ Thập. ĐE DỌA VIỆT NAM Theo tài liệu của Bách khoa Toàn thư mở thì :”Trung Quốc đã xây dựng một toà nhà bê tông dài hơn 60 m trên đá Chữ Thập. Trên ngôi nhà có nhiều ăng-ten, gồm cả một ăng-ten radar thu phát sóng cao tần Yagi của hải quân cùng hai vòm che radar. Ngày 26 tháng 5 năm 2010, Trung Quốc phủ sóng mạng điện thoại trên đá này. Từ năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa có diện tích 2,74 km2 (tính đến tháng 7/2015) với tổng kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD). Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng, 10 ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar. Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m, là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có các căn cứ Mỹ) đến Ấn Độ Dương. Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris, cho biết hiện các vỉa đá ngầm mà Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng trái phép ở Biển Đông nhìn giống hệt các căn cứ cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu và hoạt động do thám.” Như vậy, từ vị trí Chữ Thập, máy bay quân sự Trung Hoa có thể cất cánh tấn công Đà Nẵng,cố đô Huế và các tỉnh miền Trung trong nháy mắt. Trong khi đó, tại bãi Subi phía bắc của Gaven và Chữ Thập, máy bay quân sự Trung Hoa cũng đã bị nhận diện có mặt từ hồi tháng 5/2018. Tin này được đài Tiếng nói Việt Nam (Voice of Vietnam, VOV) phát đi từ Hà Nội ngày 11/05/2018, dựa theo báo Tiếng nói nước Nga Việt Nam (Sputnik Vietnam). Theo Sputnik Vietnam thì:” Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative, AMTI) đã công bố bức ảnh vệ tinh cho thấy máy bay vận tải quân sự Y-8 Trung Quốc đỗ trên đường băng mà nước này ngang nhiên xây dựng phi pháp ở Đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những hình ảnh cực kỳ chi tiết do vệ tinh chụp được ngày 28/4 cho thấy, một chiếc máy bay quân sự Shaanxi Y-8 đang đỗ trên đường băng do Trung Quốc xây trái phép trên đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Y-8 là máy bay vận tải quân sự nhưng một số phiên bản có thể sử dụng để vận chuyển trực thăng, chống ngầm và do thám. Loại máy bay này được Trung Quốc phát triển dựa trên thiết kế của máy bay Antonov An-12 do Liên Xô chế tạo và có thể so sánh với chiếc C-130 Hercules của Mỹ. Theo AMTI, những động thái của Trung Quốc ở Đá Subi, Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập cho thấy Trung Quốc có tham vọng theo đuổi mô hình họ từng thực hiện phi pháp ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.” Từ Subi, máy bay quân sự Trung Hoa cũng có thể xung trận tấn công vào Việt Nam cùng lúc với máy bay cất cánh từ Chữ Thập Ngoài ra từ đầu tháng 05/2018, đài CNBC của Mỹ trích tin tình báo Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc đã bố trí tên lửa YJ-12 chống hạm trong tầm hoạt động 295 hải lý (1 hải lý dài 1,852 mét) và tên lửa địa không HQ-9B, có tầm bắn xa 257 cây số trên 3 bãi Chữ Thập, Subi và Vành Khăn. TỪ TƯ NGHĨA XUỐNG GẠC MA Về họat động của quân Trung Hoa và công tác kiến thiết doanh trại của họ ở Trường Sa, hai Phóng viên của báo Thanh Niên (Việt Nam), Mai Thanh Hải và Trung Hiếu đã có một số bài viết từ chuyến ra Trường Sa từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2018. Theo quan sát của hai phóng viên này thì các hoạt động của tầu hải quân Trung Hoa và tầu quân sự Trung Hoa đã không bị cản trở khi di chuyển từ vị trí này qua vị trí khác, dù trong tầm quan sát của lực lượng Việt Nam ở Trường Sa. Mai Thanh Hải viết:”Chiều một ngày cuối tháng 1.2018, khi đang tác nghiệp trên đảo Len Đao (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) thì chúng tôi nghe hiệu lệnh báo động "Tàu quân sự nước ngoài tiếp cận vùng biển Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma". Từ đài quan sát trên nóc đảo Len Đao, chúng tôi phát hiện 1 tàu quân sự rất lớn mang số hiệu 961, mang cờ Trung Quốc đang chạy từ phía nam lên Gạc Ma - Bãi đá của Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm từ ngày 14.3.1988 và giữa năm 2013 tập trung tôn tạo, xây dựng thành đảo nhân tạo với nhiều cơ sở hạ tầng với các trang thiết bị, vũ khí khí tài hiện đại.” (báo Thanh Niên, ngày 05/02/2018) Trong khi đó, Phóng viên Trung Hiếu quan sát:”So với công trình 9 tầng trên bãi đá Huy Gơ (hay Tư Nghĩa) thì 'thành phố nổi' mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Gạc Ma có quy mô rộng lớn hơn nhiều. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên vào những ngày giữa tháng 4.2016, Trung Quốc đã xây xong tòa nhà trung tâm (Sở Chỉ huy) hình khối cao khoảng 8 tầng trên bãi Gạc Ma. Bao quanh tòa nhà phi pháp này là hàng rào và những dãy nhà xây kiên cố theo kiểu doanh trại quân đội. Các dãy nhà này che chắn hết hai tầng phía dưới của tòa nhà trung tâm để các tàu bè đi ngoài biển không thể quan sát được các hoạt động bên trong tòa nhà. Đáng chú ý ở thời điểm PV Thanh Niên có mặt gần bãi đã có tàu vận tải đổ bộ số hiệu 998 và tàu khu trục số hiệu 168 lướt sóng quẩn quanh bãi Gạc Ma. Tàu vận tải đổ bộ 998 trọng tải gần 20.000 tấn có nhiệm vụ vận chuyển quân và đánh chiếm các mục tiêu đảo. Tàu 998 có sức chở 1 tiểu đoàn hải quân đánh bộ khoảng 270 người với đầy đủ trang bị vũ khí, 4 xuống đổ bộ đệm khí LCAC, 3 xe tăng lội nước kiểu 63A hoặc 6 xe thiết giáp kiểu 90. Tàu còn được trang bị 1 bệ 8 ống phóng tên lửa đối không HQ-7 tầm bắn 13 km, 1 khẩu pháo 76 mm, 2 bệ 4 khẩu pháo 30 mm. Tàu 998 thuộc biện chế Hạm đội Nam Hải và con tàu này từng tham gia chiến dịch hạ đặt giàn khoan 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam năm 2014.” (báo Thanh Niên, ngày 19/04/2016) Như vậy, dù Trung Hoa chỉ chiếm 7 vị trí tại Trường Sa nhưng Bắc Kinh đã biến chúng thành các căn cứ Quân sự kiên cố và trang bị vũ khi tối tân để đe dọa Việt Nam và các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông gồm Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei và Nam Dương. Đài Loan, tuy kiểm soát đảo Ba Bình, lớn nhất trong Trường Sa, nhưng không tranh chấp với Bắc Kinh vì Trung Hoa coi Đài Loan là phần lãnh thổ của mình. Ngược lại, Việt Nam luôn luôn chứng minh Ba Bình thuộc Trường Sa là của Việt Nam. Các hoạt động quân sự của Trung Hoa ở Trường Sa và ở Hoàng Sa (chiếm của Việt Nam từ tháng 01/1974), cộng với các cuộc thao diễn lực lượng hải và không quân của nước này từ đầu năm 2018, có dự kiến của Chủ tịch, Tổng Bí thư đàng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình, cho thấy Bắc Kinh không ngại phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông. Và nhiều phần Việt Nam sẽ là nạn nhân đầu tiên, nếu xẩy ra chiến tranh, mặc dù Việt Nam đang kiểm soát tới 21 vị trí ở Trường Sa gồm: Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Tây, Đá Nam Cụm Nam Yết: Đảo Nam Yết, Đảo Sơn Ca, Đá Lớn, Đá Núi Thị Cụm Sinh Tồn: Đảo Sinh Tồn, Đảo Sinh Tồn Đông, Đá Cô Lin, Đá Len Đao Cụm Trường Sa: Đảo Trường Sa, Đá Đông,Đá Lát, Đá Núi Le, Đảo Phan Vinh, Đá Tây, Đá Tiên Nữ,Đá Tốc Tan, Đảo Trường Sa Đông Cụm Thám Hiểm: Đảo An Bang, Đá/Bãi Thuyền Chài NGƯ DÂN VÀ CHỦ QUYỀN Với các hoạt động quân sự ngông ngênh của Trung Hoa ở Biển Đông đã rõ như thế mà người đứng đầu đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN),Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Quốc Hội, cơ chế đại diện dân vẫn không dám có bất cứ động thái nào chống mưu đồ nham hiểm của của Bắc Kinh. Họ đã ngâm miệng nhìn hàng chục ngư dân bị lính Tầu đánh đập, dã man dâm chìm thuyền trong đêm tối giữa biển khơi và cướp đi tài sản đánh bắt từ ngày 18/03/2018 ở Hoàng Sa và Trường Sa. Vụ mới nhất đã xẩy ra khoảng giữa tháng 5/2018 cho ngư dân Lê Văn Nam ở Quảng Ngãi khi tầu của ông đang hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa thì “bị một tàu vỏ sắt tấn công, dùng súng uy hiếp, cướp đi 200 tấm lưới, 6 tạ hải sản và đổ số còn lại xuống biển. Trước đó hai ngày, cũng tại vùng biển này, ngư dân Trần Quốc Vũ cũng bị hai ca nô truy đuổi rồi cướp nhiều ngư cụ và hải sản trên tàu”. (Tin các báo từ Việt Nam, ngày 25/5/2018) Ngoài các hành động vô nhân đạo và cướp bóc của lính Trung Quốc nhắm vào ngư dân Việt mà chính quyền Cộng sản Việt Nam không bảo vệ được, Việt Nam còn bị Trung Hoa áp lực ngưng các hợp đồng tìm kiếm dầu với các công ty nước ngoài ở Biển Đông. Tiêu biểu như Việt Nam đã phải ngưng Dự án giếng dầu và khí đốt Cá Rồng Đỏ do PetroVietNam hợp tác với Repsol (Spain,Tây Ban Nha) trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các tin của Kỹ nghệ dầu khí xác nhận Việt Nam đã phải đình chỉ tìm kiếm ở giếng Cá Rồng Đỏ, sau khi Trung Hoa đe dọa sẽ tấn công quân sự rộng rãi vào các vị trí của Việt Nam ở Trường Sa. Giếng Cá Rồng Đỏ, lô 163-03, nằm ở khu vực bãi Tư Chính (Vanguard Bank), phía Tây Nam trong quần đảo Trường Sa và cách Vũng Tàu khoảng 200 hải lý về phía Đông Nam. Giếng này có khả năng sản xuất 25.000-30.000 thùng dầu và 60 triệu mét khối khí mỗi ngày. Trung Hoa cho rằng giếng Cá Rồng Đỏ nằm trong vùng “lưỡi bò” thuộc chủ quyền của họ, mặc dù Tòa án Quốc tế đã bác bỏ luận cứ này từ năm 2016 LẠC QUAN HỒ HỞI Với những bằng chứng kể trên, rõ ràng lãnh đạo Việt Nam đã chỉ biết khoanh tay cúi đầu trước áp chế của Trung Hoa mà không dám phản ứng. Chẳng những thế, một số viên chức trong nước và báo chí còn không dám chỉ đích danh lính Trung Hoa và tầu Trung Hoa đã tấn công, đánh đập dã man và cướp tài sản, ngư cụ của ngư dân Việt Nam. Họ cam tâm cúi mặt để gọi các tầu hải quân, cảnh sát biển Trung Hoa là “tầu lạ”, hay “tầu nước ngoài”. Cũng bằng cái giọng lạc điệu và hồ hởi của kẻ bàng quang, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội đã nói với báo chí tại hành lang Quốc Hội rằng :”Quan hệ đối ngoại, quốc phòng, kể cả vấn đề liên quan đến hoạt động trên biển đảo đều rất tốt.” “Ông lấy ví dụ như hoạt động tuần tra chung, giao lưu hải quân, Cảnh sát biển Việt Nam với các nước diễn ra rất tốt. Ông tướng này nói thêm:”Có thể nói độc lập, chủ quyền được giữ vững và quan trọng nhất, tạo được hòa bình để phát triển kinh tế…chúng ta đấu tranh bằng tất cả các giải pháp từ chính trị, ngoại giao, xây dựng bảo vệ thực địa, đặc biệt là việc tổ chức, giáo dục tuyên truyền để nhân dân bạn bè quốc tế hiểu hơn về chủ quyền của ta đối với vùng Biển Đông.” (theo VietnamExpress, ngày 25/05/2018) Như vậy thì Việt Nam đã mất định hướng ở Biển Đông chưa, hay khi nào giặc Trung Quốc vào nhà dí súng vào mặt thì mới biết mở mắt ra ? Hay là, lại giống như ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã khuyên những ai phản đối du khách Tầu vào Việt Nam mặc áo thun có hình “Lưỡi Bò” rằng :”Không để những sự cố nhỏ ảnh hưởng đến đại cục”. Tất nhiên ông Tuấn đã bị rất nhiều người chửi phản quốc vì ông sợ làm to chuyện áo thun sẽ mất du khách Tầu du lịch Việt Nam. Tư duy vọng ngoại như thế mà viên chức này vẫn tại chức mới lạ. Càng lạ hơn, nếu đem những chuyện Trung Hoa đang tung hoành ở Biển Đông để đo lường khả năng cầm quyền của lãnh đạo Việt Nam thì sẽ thấy ngay họ sợ Tập Cận Bình đến mức nào ? -/- Phạm Trần (05/018) Văn Hóa
Bốn mươi năm tình hồng
Nguyễn Kim Ngân
10:01 31/05/2018
Thân tặng anh chị T & T
Anh Chị T & T thân: Tháng Năm, tháng Hoa Mẹ, giữa mùa xuân rạng rỡ, tôi nhớ đến bài “Khúc Hát Thanh Xuân” mà NS Phạm Duy viết lời Việt dựa trên nền nhạc Valse nổi tiếng của Johann Strauss II: “One day when we were young, one wonderful morning in May, you told me you loved me, when we were young one day.” Đúng là những lời “tỏ tình của mùa xuân.” Trong tiết xuân êm đềm của năm nay, tôi nhận đươc một lúc ba cái thiệp hồng: đám cưới cô em, con ông chú; đám cưới cô cháu, con ông anh; và “đám cưới” bốn thập niên của anh chị. Càng tuyệt vời hơn nữa khi những cánh thiệp hồng này lại đến trong cùng một khoảng thời gian mà cả thế giới đang lên cơn sốt vì một đám cưới lịch sử: đám cưới hoàng gia, giữa Hoàng Tử Harry và cô Maghan Markle. Dẫu sao, biến cố “cựu hôn” của anh chị vẫn nổi bật lên giữa những cuộc “tân hôn” đang nổi đình nổi đám. Chẳng sao cả, miễn cứ còn “hôn” là được! (Ý quên, không được, phải loại bỏ những thứ như “ly hôn, ngoại hôn, song hôn, từ hôn, tiêu hôn, loạn hôn…chứ!) Nói giỡn thôi, bởi vì bốn mươi năm thành hôn của anh chị là một biến cố không kém “lịch sử,” trong thế giới thường tình của những con người bình thường, của anh chị, của chúng tôi, biến cố không phải đôi lứa nào cũng có được, và là một món hàng càng ngày càng khan hiếm, càng trở thành quý giá, thậm chí đắt giá nữa là khác. Bốn mươi năm trong cuộc đời đôi lứa là một chuỗi ngày khá dài khiến cho có thể “đầu đã bạc, răng đã long.” Mà dù có thật như vậy chăng nữa, lời chúc truyền thống mà ta vẫn thường nghe (‘chúc cho đôi trẻ yêu nhau đến khi răng long, đầu bạc) thực ra không còn áp dụng được nữa. Lý do là hiện nay có đủ loại thuốc nhuộm, có đủ thứ tóc giả, có dư thừa các dich vụ chăm sóc răng miệng, để nếu muốn tóc không bạc, răng không long cũng chẳng khó khăn gì! Không thể đổ thừa cho tuổi tác để bỏ nhau, để thôi nhau. Kỷ niệm thành hôn của anh chị chứng minh rằng thời gian tuy vẫn tàn nhẫn với phần xác thịt, nhưng nó chẳng làm gì được về mặt tâm linh, tình yêu của anh chị vẫn nồng nàn, bất chấp thời gian. Nói thế để mừng cho anh chị trong dịp trọng đại này. Trải qua một chặng đường dài, thật đáng khích lệ khi nhìn thấy anh chị vẫn hạnh phúc trong tình yêu hôn nhân, bên cạnh con cái, cháu chắt. Thật giống với biến cố mới đây, khi hỏi cảm tưởng về hạnh phúc của một đôi hôn phối mừng kỷ niệm 60 năm thành hôn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nghe được câu trả lời tuyệt vời là “Chúng con vẫn còn đang yêu ạ!” (xem Lệ Hằng FMA: Thánh Lễ tại Santa Marta 25/5: Vẻ Đẹp của Hôn Nhân, VietCatholic 05/26/2018) Hơn bốn mươi năm trước, trong số những người anh chị gặp gỡ, chẳng hề có ai chạm được tới trái tim thổn thức của mình, cho đến khi anh chị gặp nhau. Để rồi kể từ ngày hôm đó, đời sống không còn tiếp diễn như cũ được nữa—life is not the same anymore—mà đã vĩnh viễn thay đổi. Sự cam kết của anh chị có thể, nhưng chưa hẳn, là bởi vì anh chị đã tìm ra ‘người tình lý tưởng’ hay ‘người yêu trong mộng’ cho mình. Nhà văn Mỹ Dave Meurer thật chí lý khi nói rằng: “Một hôn nhân đẹp không phải là khi một ‘cặp đôi hoàn hảo’ tìm đến với nhau, mà chính là lúc một ‘cặp đôi bất toàn’ biết cách tận hưởng những khác biệt của nhau.” “Tận hưởng những khác biệt của nhau” gợi nhớ ý tưởng về “đôi dép” xem ra rất tâm đắc với Đức Cố Giám Mục “Thông Vi Vu” Vũ Duy Thống, khiến cho ngài viết thành ca khúc, và biến nó thành một trong những “top hit” trong toàn bộ sáng tác của ngài. Hình ảnh đôi dép nói lên rất nhiều về cuộc sống lứa đôi: hai chiếc dép, không hề giống nhau, đối nhau là khác, mỗi chiếc một bên, phải hoặc trái. Thế mà hai chiếc ghép lại trở thành một đôi. Một mà hai, hai mà một. Như bóng với hình, chẳng rời nhau nửa bước, dù lả lướt trên thảm nhung hay vẹt gót trên đường gập ghềnh sỏi đá. Cả hai cứ song hành, sánh đôi, liên tục bất cứ khi nào và nơi chốn nào, đến độ chung nhau một số phận. Thân phận gắn bó nhau chặt chẽ keo sơn đến độ nếu lỡ một trong hai chiếc mất đi thì chiếc còn lại sẽ trở thành khập khiễng, chênh vênh. Và cho dù có ghép với một chiếc nào khác chăng nữa thì cũng vẫn là cọc cạch, và thiên hạ thế nào cũng nhận ra sự gán ghép giả tạo này. Thật không có tương quan nào giữa hai người mà lại thân mật gần gũi như tương quan vợ chồng, khi “người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt” (St 2:24). Trước khi thành vợ chồng, anh chị chỉ là hai kẻ xa lạ. Bỗng một ngày, tình yêu lên ngôi, khiến anh chị trở thành gần gũi, sống chung một nhà, ăn chung một bàn, ngủ chung một giường. Thế là mình với ta tuy hai mà một, tuy một mà hai. Sự cam kết ‘ăn đời ở kiếp’ với nhau đúng là cách chọn lựa của anh chị, và vì chọn lựa này, mà sẵn sàng hy sinh tất cả các chọn lựa khác. Nói theo vợ chồng Bác Sĩ Les & Leslie Parrott, thì “Hôn nhân không hề đem lại hạnh phúc cho anh chị. Chính anh chị mới đem lại hạnh phúc cho hôn nhân của mình.” Thành ra, khi kỷ niệm bốn mươi năm thành hôn, anh chị muốn nhắn gửi một thông điệp thật rõ ràng, cho con cái, cháu chắt, cho cả chúng tôi nữa, rằng tình yêu chân chính là có thật, chứ không phải chỉ là chuyện thần tiên trong sách vở, hay là một giai thoại cảm động được trình diễn trên vô tuyến truyền hình. Nụ hôn đầu đời là một kỷ niệm không thể nào quên, nó quá đậm đà cảm xúc đến như xuất thần, khiến mất ăn, mất ngủ, đứng ngồi không yên. Nhưng rồi những cảm xúc ấy sẽ phai nhạt dần theo năm tháng. Điều kỳ diệu bây giờ chính là tái tạo những cảm xúc sâu đậm và nồng nàn ấy, cứ mỗi lần anh chị đặt trên môi nhau những nụ hôn tiếp nối, từ hôm nay trở đi, như đã từ bốn mươi năm qua, từng ngày, trong những lúc hạnh phúc chất ngất đong đầy, nhưng nhất là khi gian truân và thử thách trải dài trên lối đi, khiến cho bước chân như hụt hẫng hay làm chao đảo cả dòng sống thường ngày. Tình yêu chân chính là có thật, nhất là khi tình yêu đó được nâng cấp, được siêu thăng qua Bí Tích Hôn Phối. Tôi rất đồng ý với một trong những lý do khiến anh tổ chức buổi mừng kỷ niệm thành hôn này: anh muốn vinh danh Bí Tích Hôn Phối. Thật là tuyệt vời, tuy không phải ai cũng có thể trải nghiệm được. Điều này trùng khớp với lời giảng của một vị Linh Mục trong một Thánh Lễ Hôn Phối tôi đã được tham dự: “Điều mà hôn nhân bình thường không thực hiện nổi, thì Bí Tích Hôn Phối Kitô Giáo sẽ làm được.” Phải cần cả một cuốn sách mới nói hết được hàm ý trong lời giảng này. Tuy nhiên, để đơn giản hóa, mình có thể diễn ý đại khái thế này: hôn nhân bình thường là chuyện của hai người (vợ và chồng), hôn nhân Kitô Giáo là chuyện của ba người: vơ, chồng và Thiên Chúa. Gạt Thiên Chúa ra ngoài, hôn nhân không còn là Kitô Giáo nữa. Thực ra, Thiên Chúa không hề can thiệp theo kiểu “xía vô” chuyện hôn nhân của đôi vợ chồng, Ngài là mắt xích kết nối họ, Ngài kết hợp họ và nhất là nâng đỡ họ bằng ân sủng của Ngài. Ân sủng (gratia) không hủy hoại tính tự nhiên (natura), nhưng nâng đỡ và kiện toàn nó. Chính để cho tình yêu của mình được Thiên Chúa chứng giám, chúc phúc và nâng đỡ mà đôi tình nhân thời đại, Estela, một bệnh nhân ung thư đang đếm lùi những ngày sống trong đời, và Nicolas, đã xin cho đươc kết hôn theo nghi thức Công Giáo, trong nhà nguyện của bệnh viện nơi Estela đang được chăm sóc (xem Vũ Văn An: Tình Yêu Đem Đến Nước Mắt Hân Hoan, VietCatholic.net ngày 05/20/2018). Ngoài ý nghĩa tuyệt vời vừa nói, khi mừng kỷ niệm thành hôn, anh chị cũng muốn cử hành sự cam kết thủy chung, chọn lựa một lần cho tất cả, cho hôm qua, hôm nay, cho mãi đến ngàn sau. Đây là dịp anh chị ghi ấn dấu trên sức phấn đấu bền bỉ, can trường, cố gắng đi tới tận cuối con đường của mình. Y như lời Thánh Phaolô Tông Đồ: “Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin” (2 Tm 4:7). Cùng với Thánh Phaolô, anh chị chắc cũng sẽ được “đội vòng hoa dành cho người công chính” (4:8). Điều gì đã làm nên tuyệt phẩm này? Bởi vì vợ chồng được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống như Ngài, và vì thế hôn nhân cũng là hình ảnh của Thiên Chúa. Điều này khiến cho hôn nhân trở thành tuyệt mỹ, thành “một bài giảng thầm lặng cho những người khác, một bài giảng hàng ngày.” (xem bài đã viện dẫn trên) Xin hân hoan chúc mừng anh chị trong ngày kỷ niệm đáng nhớ. Cầu chúc tình yêu anh chị ngày càng nồng đậm như rượu quý, gừng cay! Ngày cuối Tháng Hoa Mẹ Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng 05/31/2018 Nguyễn Kim Ngân Tháng Sáu : Tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu
Đinh Văn Tiến Hùng
10:03 31/05/2018
Một Trái Tim yêu thương con người, chỉ nhận đáp trả vô ơn bội bạc.” ( Lời Chúa phán với Thánh Nữ Margarita Maria Alacoque- Sứ giả Thánh Tâm Chúa ) Trong niên lịch Phụng Vụ có nhiều tháng giành tôn kính đặc biệt như : -Tháng 3 : Kính Thánh Cả Giuse, Dưỡng Phụ Chúa Giêsu, Phu Quân Đức Trinh Nữ Maria. -Tháng 5 : Tháng Hoa tôn kính Đức Mẹ. -Tháng 6 : Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. -Tháng 10: Tháng Mân Côi kính Đức Mẹ. -Tháng 11: Cầu nguyên cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục. -Tháng 12: Mùa Vọng đón mừng Chúa Giáng Sinh. Ngoài ra, các tháng còn lại thường theo ý chỉ cầu nguyện và truyền giáo. Trong Thánh Kinh có nhiều đoạn dẫn chứng về ‘Thánh Tâm Chúa’ đối với nhân loại : -“Ta đã dùng giây nhân tình, dùng xích yêu thương kéo chúng nó đến. Ta đã như những kẻ cởi hàm khỏi ách chúng nó và để của ăn trước mắt chúng nó.” ( Hô-sê.11 : 2- 4 ) -“Để anh em khi đã đâm rễ vững nền trong sự yêu thương, được hiệp cùng các thánh đồ, mà hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của nó như thế nào và biết được sự yêu thương của Đấng Cứu Thế, là sự trổi hơn mọi sự thông biết, hầu cho anh em được đầy mọi sự dư dật của Thiên Chúa.” (Ê-phê-sô 3:8-12) -“Hai con chim sẻ há không bán một đồng tiền sao ? Thế mà không một con nào rơi xuống đất ngoài ý Cha các ngươi ! Cả những sợi tóc trên đầu các ngươi cũng đã cộng sổ rồi. Vậy đừng sợ ! các ngươi quí giá hơn con chim sẻ nhiều. ( Mt.19 : 29 & 30 ) -“Đến bên Đức Chúa Giêsu họ thấy Ngài đã chết, thì không đập bể ống chân Ngài, nhưng một người lính lấy đòng đâm cạnh sườn Ngài, và lập tức có máu cùng nước chảy ra.” ( Yn.19 : 32- 34 ) -“Bấy giờ Đức Giêsu nói : Lạy Cha xin tha thứ cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm.” (Lc.23 : 34) -“Không có tình yêu nào lớn hơn, là thí mạng sống mình vì bạn hữu.” ( Yn.15 : 13 ) -“Vì Thiên Chúa đã yêu thế gian đến như thế, đến nỗi đã ban Con Một của Người, ngõ hầu ai tin vào Ngài thì khỏi phải hư đi, nhưng được sự sống đời đời.” ( Yn.2 : 16 ) -“Còn Thiên Chúa thì lại thi thố lòng yêu mến của Người đối với chúng ta : là Đức Kitô đã chết vì ta, ngay lúc ta còn là tội nhân. Vậy phương chi bây giờ đã được giải án tuyên công trong máu Ngài, ta sẽ được nhờ Ngài cứu khỏi án thịnh nộ.” ( Thư Thánh Phaolô gưi tín hữu Roma : ( Roma.5 : 8- 10 ) Phong trào tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được các tu sĩ Dòng Biển Đức và Xitô phát động từ thế kỷ 11. Đến cuối thế kỷ 13, nữ tu Gertrude Dòng Xitô được thi kiến dựa vào vết thương Chúa, nghe được nhịp đập Trái Tim Chúa, gây cảm xúc ngây ngất không thể diễn tả. Thế kỷ 17, đức tin Công Giáo bị rung động dữ dội vì tà thuyết Jansen và Tin Lành. Nữ tu Margarita Maria Alacoque được thị kiến cách đặc biệt thấy Trái Tim bốc lửa với vòng gai bao quanh và Chúa phán : ”Đây là Trái Tim đã thương yêu loài người vô cùng, không tiếc gì với họ. Một Trái Tim yêu thương con người, chỉ nhận đáp trả vô ơn bội bạc.” Chúa còn truyền Làm Giờ Thánh đền tạ Trái Tim Chúa, chịu Mình Thánh mỗi thứ sáu đầu tháng và ủy thác cho 2 Lm Dòng Tên Gioan Eudes & Claude quảng bá lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa. Trước đây việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa chỉ trong phạm vi nước Pháp, nhưng từ năm 1856, Lễ Kính Thánh Tâm lan rộng khắp Giáo Hội. ĐGH Clêmentê 13 chuẩn y cho Hội đồng Giám Mục Ba-Lan và Hội Huynh Đệ Thánh Tâm Roma thiết lập Lễ Kính Thánh Tâm Chúa. ĐGH Piô 9 nới rộng việc cử hành Lễ Thánh Tâm ngày thứ sáu, sau tuần bát nhật kính Mình Thánh Chúa. ĐGH Lêô 13 qua Thông điệp Annum Sacrum công nhận việc tôn thờ Thánh Tâm là ‘việc đạo đức hảo hạng’ và hiến dâng Thế giới cho Thánh Tâm Chúa. Đức Piô 11 ban Thông điệp Miserentissimus Redemptor ( Đấng Cứu Thế Nhân Từ ) Đức Piô 12 công bố Thông điệp Haurietis Aquas (Hân Hoan Múc Nước) Đức Phaolô 6 được bầu lên ngôi Giáo Hoàng vào đúng ngày Lễ Kính Thánh Tâm Chúa 21/6/1963. Hai vị Giáo Hoàng gần đây nhất là ĐTC Gioan Phaolô 2 đắc cử Giáo Hoàng 16/10/1978 ngày lễ kính Nữ Thánh Margarita Sứ giả Thánh Tâm Chúa - Giáo Hoàng cũng là tông đồ của Lòng Chúa Thương Xót và Thánh Tâm Chúa. ĐTC Bênêdictô 16 trước khi nghỉ hưu công bố Thông điệp Deus Caritas Est ( Thiên Chúa là Tình Yêu ) Thánh Lm Năm Dấu Chúa nói : “Chúng ta hãy nhớ rằng Thánh Tâm Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta không chỉ để thánh hóa chúng ta, mà còn vì linh hồn chúng ta. Ngài muốn cứu độ các linh hồn.” Đức Phaolô 6 :”Tôn sùng Thánh Tâm Chúa là phương thế hữu hiệu nhất để đóng góp vào việc canh tân tâm linh và luân lý thế giới.” Ngoài Nữ thánh Margarita Maria Alacoque Sứ giả Thánh Tâm Chúa, ta còn phải nhắc đề 3 Tông đồ nhiệt thành của Thánh Tâm Chúa : -Thánh Maria Faustina Kowalska, người Ba-Lan, Dòng Nữ tu Đức Mẹ Thương Xót với nhật ký ‘Divine Mercy in My Soul’- Ngài là Sứ giả Lòng Chúa Thương Xót. -Chị Beninha Consolata, người Ý, Dòng Thăm Viếng qua tác phẩm ‘Tình dịu dàng của Chúa’ -Chị Josefa Menender, người Pháp, Dòng Thánh Tâm với quyển ‘Tiếng gọi Tình yêu’ Vì lòng tôn sùng nhiều tổ chức, đoàn thể, dòng tu, trường học, bệnh viên…đã mang tên Thánh Tâm Chúa. Tại Việt Nam Dòng Thánh Tâm được Đức Cha Joseph Marie Eugene Allys thành lập tại Huế năm 1925 và Bề trên tiên khởi là Linh mục Hồ Ngọc Cẩn, sau là Giám Mục địa phận Bùi Chu. Hiện nay dòng Thánh Tâm đã mở rộng thêm nhiều Chi dòng tại các Giáo phận. Chúa hứa cùng Thánh Nữ Margarita ban 12 ơn lành cho những ai có lòng yêu mến Thánh Tâm Chúa : 1-Ban bình an cho đời sống cá nhân. 2-Ban bình an cho gia đình. 3-An bình trong mọi gian nan. 4-Ẩn náu an toàn nơi Trái Tim Chúa trong giờ sau hết. 5-Đổ ơn lành trên việc làm. 6-Tội nhân sẽ nhận thấy Thánh Tâm Chúa chính là đại dương Lòng thương xót. 7-Kẻ nguội lạnh sẽ được hoán cải trở nên sốt sáng. 8-Linh hồn sốt sáng sẽ mau trở nên trọn lành thánh thiện. 9-Chúc lành cho các gia đình trưng ảnh tượng và tôn kính Thánh Tâm Chúa. 10-Ban sức manh cho các Linh Mục lay chuyển các linh hồn chai đá. 11-Kẻ nào truyền bá Thánh Tâm sẽ ghi trong Trái Tim Ta không bao giờ phai mờ. 12-Ai rước lễ 9 lần liên tiếp thứ sáu đầu tháng, sẽ được ơn ăn năn thống hối và lãnh nhận các phép bí tích trong giờ lâm chung. Nhiều phép lạ đã xảy ra chứng minh Lòng thương xót bao la của Thánh Tâm Chúa với nhân loại : -Phép lạ tại Lanciano, nước Y, vào năm 700 : Bánh Thánh hóa Thịt và Máu đước lưu giữ nguyên vẹn cho tới nay. -Phép là tại Blanot, Pháp, năm 1331 : Máu Thánh chảy trên khăn Thánh vẫn còn được lưu giữ. -Phép lạ tại Offida, nước Ý, năm 1273 : Bánh Thánh hóa Thịt và Máu tuôn trào khi bị nung nóng. -Phép lạ tại Walldum, nước Đức, năm 1330 : Rượu đổ trên khăn Thánh biến thành hình Thánh Giá với 11 Đầu Chúa đội mạo gai bao quanh. ……………………………… Những phép lạ trên chỉ là tiêu biểu đã được các Vị Giáo Hoàng phê chuẩn hay các vị thẩm quyền Giáo Hội địa phương công nhận. Nhưng phép lạ gần đây nhất được thuật lại trên Vietcatholic : Hiện tượng xảy ra vào Lễ Giáng Sinh 2013, Một Bánh Thánh rơi xuống sàn, được đặt vào hộp chứa nước và những tia máu đỏ đã xuất hiện sau đó. Đã được Pháp Y Ba Lan công nhận sau khi y khoa xét nghiệm là các mô có nguồn gốc từ con người. Sau khi tham khảo với Bộ Giáo Lý & Đức Tin, tháng giêng 2016 vừa qua Đức Giám Mục Zbigniew Kiernikowski, Giáo phận Legnica long trọng công bố : ‘Bánh Thánh này có tất cả dấu ấn của một phép lạ’. Hãy luôn sốt sáng đọc các kinh nguyện thờ lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu : -Kinh Đền Tạ Trái Tim Chúa ( Được lãnh ơn Đại xá nếu đọc trong ngày Lễ kính Thánh Tâm Chúa ) -Kinh cầu Trái Tim Chúa Giêsu. -Kinh dâng mình cho Trái Tim Chúa ( Do Thánh Margarita soạn ) -Kinh dâng mình cho Trái Tim Chúa ( của ĐTC Piô 11 ) Giáo Hội dùng cả Tháng 6 để nhắc ta nhớ đến Tình yêu cao cả của Chúa, tình yêu hy sinh tận hiến vô vị lợi. Chúa đã hiến mình trên Thập Giá để cứu chuộc loài người, vì chỉ nơi Thập Giá chúng ta mới gặp được Thiên Chúa và đón nhận ân sủng để nên thánh như người trộm lành biết thống hối, nhận được hồng ân Nước Trời. Cũng như lời Chúa hứa :”Khi nào Ta bị treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta.” Xin cho chúng con luôn hướng về Thánh Tâm Chúa, vì Trái tim Chúa đã mở rộng để Máu và Nước đổ nguồn ơn cứu độ trên chúng con. “Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu ! Đấng giàu lòng thương xót, xin gíúp chúng con nhận được tình yêu bao la vô điều kiện của Ngài, để chúng con có thể cảm nghiệm nhịp đập Trái Tim thương xót của Ngài. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng với Đức Chúa Cha và Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời-Amen. Đinh văn Tiến Hùng Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mơ Cánh Chim Trời
Nguyễn Đức Cung
21:16 31/05/2018
Ảnh của Nguyễn Đức Cung Ước sao chắp cánh chim trời An nhiên bay lượn rong chơi cuộc đời. (nđc) |