Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những hiện tượng siêu tự nhiên trong Lễ Phong Chân Phước cho ĐTGM Oscar Romero
Đặng Tự Do
13:56 02/06/2015
Một vòng tròn hào quang tuyệt hảo hình thành phía trên mặt trời |
Cha Manuel Dorantes, linh mục thuộc tổng giáo phận Chicago Hoa Kỳ, phụ tá tiếng Tây Ban Nha cho Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã cho thông tấn xã Công Giáo CNA biết như trên hôm 29 tháng Năm. Ngài xác tín rằng hiện tượng siêu tự nhiên này cho thấy việc phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero “rất đẹp lòng Đức Chúa Trời”.
Quý vị và anh chị em có thể thấy hiện tượng này được ghi lại trong video Vietcatholic đã phát trong tuần qua Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 21/05 – 27/05/2015: Chân Phước Tổng Giám Mục Oscar Romero, url: http://www.vietcatholic.net/News/Html/137744.htm
Cha Manuel nói: “Thật tình mà nói, đây là hiện tượng siêu tự nhiên đầu tiên tôi chứng kiến trong đời mình”.
Ngài thuật lại rằng sau khi Đức Hồng Y Angelo Amato Tổng trưởng Bộ Phong Thánh tuyên đọc sắc lệnh của Đức Thánh Cha Phanxicô công nhận Đức Tổng Giám Mục là vị tử đạo vì đức tin và tuyên phong Chân Phước cho ngài; sắc lệnh này được đọc lại một lần nữa bằng tiếng Tây Ban Nha trước khi cộng đoàn bắt đầu hát Kinh Vinh Danh và thánh tích của Đức Cha Romero được rước lên cho Đức Hồng Y tôn kính. Lúc ấy, “một hiện tượng rất kỳ lạ đã xảy ra”.
Cha Manuel cho biết tiếp: “Khi thánh tích được rước ra, và chúng tôi đang hát Kinh Vinh Danh, thì bất ngờ, trời như mở ra trên chúng tôi, mặt trời ló dạng. Một vòng tròn hào quang tuyệt hảo hình thành phía trên mặt trời”.
“Ngay khi tôi nói với anh đây, tôi vẫn còn thấy lạnh tóc gáy”. Ngài cho biết, mọi người không ai bảo ai đều nhìn lên.
“Có những linh mục bắt đầu khóc. Tôi cũng khóc, nhiều linh mục khóc. Các Giám Mục đứng trong khán đài có mái che không thấy nên bước hẳn ra ngoài để nhìn cho rõ chuyện gì đã xảy ra.”
Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero sinh ngày 15/08/1917 trong một gia đình có 8 người con. Ngài được thụ phong linh mục tại Rôma vào ngày 04/04/1942.
Sau khi thụ phong linh mục cha Romero tiếp tục ở lại Roma để theo học chương trình tiến sĩ thần học. Nhưng vì cuộc nội chiến tại El Salvador và Giáo Hội tại nước này thiếu linh mục, ngài được gọi về nước.
Và trong hơn 20 năm sau đó, ngài làm cha xứ và thư ký cho Tòa giám mục San Miguel. Năm 1970, cha Oscar Romero được tấn phong giám mục và làm phụ tá cho Đức Cha Chavéz, Tổng Giám Mục San Salvador và ngày 23/02/1977, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của San Salvador.
Ngày 12/03/1977, một linh mục dòng Tên, là cha Rutilio Grande – một trong những linh mục đầu tiên được ngài truyền chức và là một người can đảm đấu tranh cho những người nghèo – bị sát hại.
Chứng kiến cảnh một linh mục can đảm đấu tranh cho người nghèo bị giết hại như vậy, Ðức cha Romero đã phản ứng rất mạnh. Ngài đã ra lệnh đóng cửa trường học do Giáo Hội điều hành trong ba ngày và đình hoãn mọi thánh lễ trên toàn quốc trong tuần lễ kế tiếp, ngoại trừ một thánh lễ đặc biệt tại nhà thờ chính tòa San Salvador.
Trong bài giảng tại thánh lễ đặc biệt đó cũng như trong các thánh lễ các Chúa Nhật tiếp theo, ngài đã lên tiếng tố cáo những tội ác, bất công do giới cầm quyền gây nên.
Để phản đối việc chính phủ liên quan đến hay thinh lặng trước các vụ bắt bớ, giết hại, ngài đã không tham dự lễ nhậm chức của tân tổng thống của nước này. Ngài tuyên bố: “Giáo Hội không được đo lường bằng sự hỗ trợ của chính phủ mà bằng chính tính trung thực, tinh thần cầu nguyện theo tinh thần Tin Mừng, lòng tin tưởng, sự chân thành và công lý, nhất là khi Giáo Hội chống lại các lạm dụng”.
Một cử chỉ khác được coi là mạnh dạn là việc ngài quyết định cho mở cửa chủng viện tại trung tâm thủ đô San Salvador và ngày thứ hai Phục Sinh năm 1978 để đón tiếp bất cứ nạn nhân nào của các vụ bạo động. Hàng trăm người vô gia cư, đói rách và bị hành hung đã đến chủng viện.
Và một quyết định nữa nói lên việc ngài toàn tâm toàn lực đấu tranh cho công lý, cho người nghèo là việc ngài cho ngưng xây cất nhà thờ Chính tòa San Salvador. Ngài nói: “Khi nào chiến tranh chấm dứt, những người đói khổ được ăn uống đầy đủ và trẻ con được giáo dục, lúc đó chúng ta sẽ tiếp tục xây cất nhà thờ chính tòa”.
Chính vì sự cương quyết và can đảm đó, ngài đã trở thành cái gai trong mắt những người có quyền, có thế lực tại El Salvador. Ngài luôn bị đe dọa, luôn phải đối diện với nguy hiểm. Biết vậy, ngài vẫn không im lặng, hay tìm một nơi khác an toàn. Chiều ngày 24/3/1980, Đức Cha Romero cử hành Thánh lễ cầu hồn cho thân mẫu của một người bạn tại nguyện đường của một bệnh viện ở thủ đô San Salvador. Ngài bị bắn chết ngay sau bài giảng nẩy lửa của mình.
Án phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám mục Romero đã vấp phải những quan ngại cho rằng ngài đã bị giết vì tham gia chính trị, chứ không phải vì đức tin của mình. Năm 2013, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã khai thông mọi bế tắc trong tiến trình phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Romero. Ngài nói rằng Đức Tổng Giám Mục Romero “đáng được phong Chân Phước, tôi không bao giờ hồ nghi về điều đó”.
Tổng Giám Mục thủ đô Burundi suýt chết trong một vụ ám sát vì rút các linh mục khỏi ủy ban bầu cử
Đặng Tự Do
00:09 02/06/2015
Thông tấn xã Công Giáo Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc trong bản tin đánh đi hôm 1 tháng Sáu cho biết Đức Cha Évariste Ngoyagoye là Tổng Giám mục thủ đô Bujumbura, của Burundi đã suýt bị ám sát một ngày trước đó, tức là hôm 31 tháng Năm.
Theo những tin tức sơ khởi, vụ ám sát dự trù diễn ra trong cuộc rước kiệu kính Mẹ Maria trong ngày cuối cùng của tháng Năm là tháng kính Đức Mẹ.
Các thanh niên trong ban an ninh của cuộc rước đã khống chế được một kẻ muốn bắn chết Đức Tổng Giám Mục.
Vụ tấn công xảy ra chỉ vài ngày sau khi các giám mục Công Giáo Burundi ra thông báo yêu cầu tất cả các linh mục phải rút khỏi các ủy ban bầu cử, vì trong tình hình hiện nay một cuộc bầu cử công bằng là không thể thực hiện được.
“Chúng ta không thể làm người bảo lãnh cho các cuộc bầu cử đầy những trò ma giáo”, Đức Cha Gervais Bashimiyubusa của giáo phận Ngozi, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục nói.
Theo dự trù ban đầu, sau khi cuộc bầu cử lập pháp diễn ra vào ngày 05 Tháng Sáu, Quốc Hội mới sẽ được yêu cầu thông qua việc tu chính hiến pháp để Tổng thống Burundi là ông Pierre Nkurunziza có thể ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 26 tháng Sáu.
Hiện chỉ có hai đảng tham gia vào cuộc chạy đua vào Quốc Hội. Các đảng khác đồng loạt tẩy chay để phản đối những hạn chế vô lý áp đặt bởi tổng thống Pierre Nkurunziza.
Burundi đã bị nhấn chìm trong bạo lực kể từ khi Tổng thống Pierre Nkurunziza bày tỏ ý muốn ra tranh cử một nhiệm kỳ thứ 3, là điều vi hiến. Các giám mục Công Giáo, cùng với Mỹ và Liên minh châu Âu, đã kêu gọi Nkurunziza từ bỏ kế hoạch đó.
Theo những tin tức sơ khởi, vụ ám sát dự trù diễn ra trong cuộc rước kiệu kính Mẹ Maria trong ngày cuối cùng của tháng Năm là tháng kính Đức Mẹ.
Các thanh niên trong ban an ninh của cuộc rước đã khống chế được một kẻ muốn bắn chết Đức Tổng Giám Mục.
Vụ tấn công xảy ra chỉ vài ngày sau khi các giám mục Công Giáo Burundi ra thông báo yêu cầu tất cả các linh mục phải rút khỏi các ủy ban bầu cử, vì trong tình hình hiện nay một cuộc bầu cử công bằng là không thể thực hiện được.
“Chúng ta không thể làm người bảo lãnh cho các cuộc bầu cử đầy những trò ma giáo”, Đức Cha Gervais Bashimiyubusa của giáo phận Ngozi, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục nói.
Theo dự trù ban đầu, sau khi cuộc bầu cử lập pháp diễn ra vào ngày 05 Tháng Sáu, Quốc Hội mới sẽ được yêu cầu thông qua việc tu chính hiến pháp để Tổng thống Burundi là ông Pierre Nkurunziza có thể ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 26 tháng Sáu.
Hiện chỉ có hai đảng tham gia vào cuộc chạy đua vào Quốc Hội. Các đảng khác đồng loạt tẩy chay để phản đối những hạn chế vô lý áp đặt bởi tổng thống Pierre Nkurunziza.
Burundi đã bị nhấn chìm trong bạo lực kể từ khi Tổng thống Pierre Nkurunziza bày tỏ ý muốn ra tranh cử một nhiệm kỳ thứ 3, là điều vi hiến. Các giám mục Công Giáo, cùng với Mỹ và Liên minh châu Âu, đã kêu gọi Nkurunziza từ bỏ kế hoạch đó.
Tòa Thánh lên tiếng về việc Peter Saunders mạ lỵ Đức Hồng Y George Pell trên truyền hình
Đặng Tự Do
13:58 02/06/2015
Trả lời câu hỏi của các ký giả, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh ra tuyên bố như sau hôm mùng 1 tháng Sáu năm 2015:
“Những phát biểu của ông Peter Saunders (một trong 17 thành viên của Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em) trong một chương trình truyền hình rõ ràng đã được đưa ra một cách hoàn toàn cá nhân và không đại diện cho Ủy ban, là cơ quan không có thẩm quyền để điều tra hay đưa ra những phán quyết về các trường hợp cụ thể.
Hơn nữa, Đức Hồng Y George Pell đã luôn luôn trả lời một cách cẩn thận và kỹ lưỡng những cáo buộc và các câu hỏi đặt ra bởi các nhà chức trách có thẩm quyền của Úc, và quan điểm của ngài đã được làm sáng tỏ một lần nữa trong những ngày gần đây bởi một tuyên bố công khai của ngài, là điều phải được coi là đáng tin cậy và xứng đáng được tôn trọng và chú ý.”
Peter Saunders là ai?
Peter Saunders, 57 tuổi là người Anh hiện cư trú tại London. Peter Saunders cho biết khi còn học tiểu học, ông ta bị quấy nhiễu tính dục bởi một thày giáo tại New Malden, London và bởi chính người nhà của ông. Sau này, khi người thày giáo bị cáo buộc đã quấy nhiễu tính dục nhiều học sinh khác tổng giáo phận chỉ thuyên chuyển thày giáo này sang một trường Công Giáo khác chứ không đuổi việc và cũng không báo cảnh sát. Peter Saunders cũng tố cáo hai linh mục Dòng Tên đã xàm xở với ông tại một trường trung học trong vùng Wimbledon, London.
Năm 1995, Peter Saunders thành lập tại Anh quốc “Hiệp Hội Toàn Quốc Những Người Bị Lạm Dụng Thời Thơ Ấu” với mục đích rõ rệt là theo đuổi các vụ kiện đòi đưa ra công lý những người xách nhiễu tính dục họ.
Ngày 22 tháng Ba năm 2014, Đức Thánh Cha đã ký tự sắc thành lập Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em và hôm 8 tháng 5 vừa qua, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, theo ủy nhiệm của Đức Thánh Cha, đã ký và công bố Qui chế, theo đó Ủy ban này là một cơ quan tư vấn cho Đức Thánh Cha trong việc bảo vệ trẻ em, chống nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, và đề nghị với ngài những biện pháp và sáng kiến cần được thi hành trong Giáo Hội hoàn vũ.
Ủy ban nhóm khóa họp toàn thể một năm 2 lần, và nếu có 2 phần 3 thành viên yêu cầu, thì vị Chủ tịch có thể triệu tập khóa họp ngoại thường, và cũng có thể họp qua các phương tiện viễn liên (videoconference).
Hiện nay, vị chủ tịch Ủy ban là Đức Hồng Y Sean O'Malley, dòng Capuchino, Tổng Giám Mục giáo phận Boston, Hoa Kỳ. Vị tổng thư ký là Đức Ông Robert W. Oliver người Mỹ. Ủy ban hiện nay có 7 phụ nữ, 5 linh mục, 5 giáo dân. Họ là chuyên gia thuộc các ngành như tâm lý trị liệu, trợ tá xã hội, thần học gia, luật gia. Có hai người nguyên là nạn nhân đã bị lạm dụng tính dục là Marie Collins và Peter Saunders.
Phát ngôn viên của Đức Hồng Y George Pell cho biết Peter Saunders chưa hề một lần gặp Đức Hồng Y.
Những mạ lỵ không thể chấp nhận được nhắm vào Đức Hồng Y George Pell
Đức Hồng Y Pell đã bị tấn công không ngừng bởi một số phương tiện truyền thông Úc. Thủ đoạn của những cơ quan có truyền thống bài Công Giáo này là đồng loạt nhại lại những cáo buộc đã cũ, bất kể là những cáo buộc cũ ấy có thêm những tình tiết mới hay không. Trong tuần qua, một đợt tấn công mới được thực hiện đồng loạt trên nhiều phương tiện truyền thông trong đó nhại lại một cáo buộc là khi còn là Giám Mục phụ tá Melbourne (chức vụ do Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long đảm nhận hiện nay), Đức Hồng Y tương lai đã không báo cáo với cảnh sát về tội lạm dụng của một linh mục ấu dâm khét tiếng là linh mục Gerald Ridsdale. Đức Hồng Y Pell đã nhiều lần khẳng định rằng ngài không biết về sự lạm dụng vào thời điểm đó. Đức Hồng Y cũng đã nói rằng ngài mong muốn được nói chuyện với Ủy ban hoàng gia điều tra những vụ lạm dụng tính dục, và sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi mới nào.
Bất kể những tuyên bố của Đức Hồng Y Pell sẵn sàng trả lời bất kỳ vấn đề nào được đặt ra trong thời gian ngài lãnh đạo Giáo Hội tại Úc, trong chương trình 60 Minutes tối Chúa Nhật 31 tháng Năm, Peter Saunders đã tấn công Đức Hồng Y rất nặng nề. Ông ta nói:
“Cá nhân tôi nghĩ rằng ông ta không giữ vững được vị trí của mình đâu, vì giờ đây ông ta có một lô những phủ nhận. Ông ta có cả lô những thứ như hạ nhục con người, hành động nhẫn tâm, lạnh lòng từ tâm – bất lương, tôi dám nói như vậy”.
Được giới thiệu như “cố vấn cho Đức Giáo Hoàng”, Peter Saunders không ngại đưa ra phán quyết:
“Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là ông ta phải bị loại sang một bên – là ông ta phải bị trả về Úc Đại Lợi và Đức Giáo Hoàng phải có hành động mạnh nhất chống lại ông ta. Ông ta là một cái gai khổng lồ bên cạnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô nếu ông ta được phép ở lại”.
Những mạ lỵ chống lại Đức Hồng Y Pell là không thể chấp nhận được vì trên tất cả các bằng chứng sẵn có, Đức Hồng Y Pell là một trong số các giám mục Công Giáo đầu tiên trên thế giới đề cập mạnh mẽ đến vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em bởi các giáo sĩ. Ngay khi ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Melbourne vào tháng Bảy năm 1996, ba tháng sau, tức là tháng 10 năm 1996, ngài đã hình thành ngay cơ quan Melbourne Response để đối phó với tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em.
Phản ứng của Đức Hồng Y George Pell
Đứng trước những mạ lỵ vô căn cứ và hàm hồ của Peter Saunders, phát ngôn viên của Đức Hồng Y George Pell nói:
“Ngay từ những hành động đầu tiên của mình trong tư cách là một tổng giám mục, Đức Hồng Y Pell đã đưa ra một lập trường mạnh mẽ chống lại sự lạm dụng tình dục trẻ em và đề ra những quy trình để những khiếu nại có thể được cứu xét và điều tra độc lập.
Đức Hồng Y Pell chưa bao giờ gặp ông Saunders, người dường như đã hình thành những ý kiến mạnh mẽ của mình mà chưa bao giờ nói chuyện qua với ngài.
Dưới ánh sáng của tất cả các tài liệu có sẵn, bao gồm cả những chứng từ đã tuyên thệ của Đức Hồng Y, không có lý do gì để đưa ra những tuyên bố sai lạc và đầy thành kiến.
Trong trường hợp này, Đức Hồng Y không còn lựa chọn nào khác hơn là tham khảo ý kiến với các cố vấn pháp lý của mình.”
Đe dọa kiện Peter Saunders về tội mạ lỵ dường như là hoàn tòan đúng với trông đợi của Peter Saunders. Hàng loạt những cam kết ủng hộ tài chính trên quy mô toàn thế giới cho Peter Saunders đang được dấy lên. Nhiều quan sát viên nhận định rằng dù Peter Saunders có mạ lỵ Đức Hồng Y tàn bạo và vô lý đến đâu, ngài cũng không có đủ tài chính để thắng trong một vụ kiện như vậy.
Vì thế, Peter Saunders tỏ ra không ngán. Ông ta tuyên bố thẳng thừng:
“Nếu vị trí của tôi trong ủy ban (Tòa Thánh bảo vệ trẻ em) có bị chao đảo vì tôi muốn nói sự thật của tôi thì mặc kệ nó”. Ông ta nói rằng sự đe dọa có hành động pháp lý của Đức Hồng Y “là rất đáng tiếc, rất đáng buồn, và không phải là Kitô giáo.”
Những âu lo trước những phát biểu đầy cảm tính
Các quan sát viên ghi nhận một cách âu lo rằng một số thành viên trong Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em có khuynh hướng hành động theo cảm tính, và đầy cá nhân tính. Peter Saunders không phải là trường hợp thứ nhất.
Ngày 26 tháng Ba vừa qua, Marie Collins, một thành viên khác trong Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em “phang” luôn cả Đức Giáo Hoàng trong việc bổ nhiệm Đức Cha Juan Barros từ Giám Mục Giáo Phận Quân Đội Chí Lợi về làm Giám Mục giáo phận Osorno.
Bà Marie Collins, một phụ nữ Ái Nhĩ Lan, tỏ ra nghi ngờ thiện chí của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Bà nói: “Là một người từng bị lạm dụng, tôi rất kinh ngạc trước việc bổ nhiệm ở Chí Lợi vì nó có vẻ đi ngược lại chính những gì Đức Thánh Cha đã nói về việc không chấp nhận bất cứ ai giữ các vị trí đáng tin cậy trong Giáo Hội mà không có hồ sơ hoàn toàn 100 phần trăm bảo vệ trẻ em”.
Những người chống việc bổ nhiệm này cho rằng Đức Cha Juan Barros là học trò của linh mục Fernando Karadima, là người đã gây ra những tai tiếng rất tai hại cho Giáo Hội tại Chí Lợi.
Cha Fernando Karadima đã từng là một gương mặt rất có thế giá trong Giáo Hội tại nước này. Ông đã giúp đào tạo khoảng 40 linh mục trong đó có 4 vị sau này là Giám Mục, trong đó có Đức Cha Juan Barros.
Tháng 2 năm 2011, Bộ giáo lý Đức Tin tuyên bố rằng những cuộc điều tra tại Chí Lợi cho thấy cha Karadima đã lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên và truyền cho cha Karadima, lúc ấy đã 84 tuổi, phải lui vào sống ẩn dật, chấm dứt mọi thừa tác vụ công khai. Quyết định của Bộ giáo lý Đức Tin đã được đưa ra dù rằng trước đó tòa án đời đã hủy bỏ những cáo buộc chống lại cha Karadima xét vì những vụ lạm dụng đã xảy ra quá lâu và đương sự đã quá già.
Tai tiếng trong vụ cha Karadima gây ra những thiệt hại nặng nề cho Giáo Hội vì những cáo buộc cho rằng Đức Tổng Giám Mục Juan Francisco Fresno, Tổng Giám Mục Santiago de Chile, đã bao che cho những tội lỗi của cha Karadima trước những cáo buộc của anh chị em giáo dân từ năm 1984.
Đức Cha Juan Barros lúc ấy là cha thư ký cho Đức Tổng Giám Mục. Vì thế, ngài bị nghi ngờ đã có những ý kiến chống lại việc mở một cuộc điều tra các tội lỗi của cha Karadima - là thày dạy cũ của mình.
Cha Ciro Benedettini, Phó giám đốc văn phòng báo chí Vatican, cho biết vào ngày thứ Hai 31 tháng 3 rằng trước khi Đức Thánh Cha tuyên bố việc thuyên chuyển Đức Cha Juan Barros từ Giám Mục giáo phận quân đội Chí Lợi về làm Giám Mục giáo phận Osorno, “Bộ Giám Mục đã xem xét cẩn thận việc đề cử vị giám mục này và không tìm thấy lý do khách quan nào chống lại với bổ nhiệm”
Trước đó, Đức Tổng Giám mục Fernando Chomali Garib của tổng giáo phận Concepcion, Chí Lợi, tiết lộ rằng ngài đã gặp riêng Đức Giáo Hoàng Phanxicô để thảo luận về việc bổ nhiệm gây tranh cãi này, và Đức Giáo Hoàng đã nói với Đức Tổng Giám Mục rằng ngài đã phân tích tất cả các hồ sơ quá khứ và không thấy có lý do khách quan nào cho thấy không nên bổ nhiệm Đức Cha Barros làm giám mục giáo phận Osorno.
“Những phát biểu của ông Peter Saunders (một trong 17 thành viên của Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em) trong một chương trình truyền hình rõ ràng đã được đưa ra một cách hoàn toàn cá nhân và không đại diện cho Ủy ban, là cơ quan không có thẩm quyền để điều tra hay đưa ra những phán quyết về các trường hợp cụ thể.
Hơn nữa, Đức Hồng Y George Pell đã luôn luôn trả lời một cách cẩn thận và kỹ lưỡng những cáo buộc và các câu hỏi đặt ra bởi các nhà chức trách có thẩm quyền của Úc, và quan điểm của ngài đã được làm sáng tỏ một lần nữa trong những ngày gần đây bởi một tuyên bố công khai của ngài, là điều phải được coi là đáng tin cậy và xứng đáng được tôn trọng và chú ý.”
Peter Saunders là ai?
Peter Saunders |
Năm 1995, Peter Saunders thành lập tại Anh quốc “Hiệp Hội Toàn Quốc Những Người Bị Lạm Dụng Thời Thơ Ấu” với mục đích rõ rệt là theo đuổi các vụ kiện đòi đưa ra công lý những người xách nhiễu tính dục họ.
Ngày 22 tháng Ba năm 2014, Đức Thánh Cha đã ký tự sắc thành lập Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em và hôm 8 tháng 5 vừa qua, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, theo ủy nhiệm của Đức Thánh Cha, đã ký và công bố Qui chế, theo đó Ủy ban này là một cơ quan tư vấn cho Đức Thánh Cha trong việc bảo vệ trẻ em, chống nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, và đề nghị với ngài những biện pháp và sáng kiến cần được thi hành trong Giáo Hội hoàn vũ.
Ủy ban nhóm khóa họp toàn thể một năm 2 lần, và nếu có 2 phần 3 thành viên yêu cầu, thì vị Chủ tịch có thể triệu tập khóa họp ngoại thường, và cũng có thể họp qua các phương tiện viễn liên (videoconference).
Hiện nay, vị chủ tịch Ủy ban là Đức Hồng Y Sean O'Malley, dòng Capuchino, Tổng Giám Mục giáo phận Boston, Hoa Kỳ. Vị tổng thư ký là Đức Ông Robert W. Oliver người Mỹ. Ủy ban hiện nay có 7 phụ nữ, 5 linh mục, 5 giáo dân. Họ là chuyên gia thuộc các ngành như tâm lý trị liệu, trợ tá xã hội, thần học gia, luật gia. Có hai người nguyên là nạn nhân đã bị lạm dụng tính dục là Marie Collins và Peter Saunders.
Phát ngôn viên của Đức Hồng Y George Pell cho biết Peter Saunders chưa hề một lần gặp Đức Hồng Y.
Những mạ lỵ không thể chấp nhận được nhắm vào Đức Hồng Y George Pell
Đức Hồng Y George Pell |
Bất kể những tuyên bố của Đức Hồng Y Pell sẵn sàng trả lời bất kỳ vấn đề nào được đặt ra trong thời gian ngài lãnh đạo Giáo Hội tại Úc, trong chương trình 60 Minutes tối Chúa Nhật 31 tháng Năm, Peter Saunders đã tấn công Đức Hồng Y rất nặng nề. Ông ta nói:
“Cá nhân tôi nghĩ rằng ông ta không giữ vững được vị trí của mình đâu, vì giờ đây ông ta có một lô những phủ nhận. Ông ta có cả lô những thứ như hạ nhục con người, hành động nhẫn tâm, lạnh lòng từ tâm – bất lương, tôi dám nói như vậy”.
Được giới thiệu như “cố vấn cho Đức Giáo Hoàng”, Peter Saunders không ngại đưa ra phán quyết:
“Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là ông ta phải bị loại sang một bên – là ông ta phải bị trả về Úc Đại Lợi và Đức Giáo Hoàng phải có hành động mạnh nhất chống lại ông ta. Ông ta là một cái gai khổng lồ bên cạnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô nếu ông ta được phép ở lại”.
Những mạ lỵ chống lại Đức Hồng Y Pell là không thể chấp nhận được vì trên tất cả các bằng chứng sẵn có, Đức Hồng Y Pell là một trong số các giám mục Công Giáo đầu tiên trên thế giới đề cập mạnh mẽ đến vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em bởi các giáo sĩ. Ngay khi ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Melbourne vào tháng Bảy năm 1996, ba tháng sau, tức là tháng 10 năm 1996, ngài đã hình thành ngay cơ quan Melbourne Response để đối phó với tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em.
Phản ứng của Đức Hồng Y George Pell
Đứng trước những mạ lỵ vô căn cứ và hàm hồ của Peter Saunders, phát ngôn viên của Đức Hồng Y George Pell nói:
“Ngay từ những hành động đầu tiên của mình trong tư cách là một tổng giám mục, Đức Hồng Y Pell đã đưa ra một lập trường mạnh mẽ chống lại sự lạm dụng tình dục trẻ em và đề ra những quy trình để những khiếu nại có thể được cứu xét và điều tra độc lập.
Đức Hồng Y Pell chưa bao giờ gặp ông Saunders, người dường như đã hình thành những ý kiến mạnh mẽ của mình mà chưa bao giờ nói chuyện qua với ngài.
Dưới ánh sáng của tất cả các tài liệu có sẵn, bao gồm cả những chứng từ đã tuyên thệ của Đức Hồng Y, không có lý do gì để đưa ra những tuyên bố sai lạc và đầy thành kiến.
Trong trường hợp này, Đức Hồng Y không còn lựa chọn nào khác hơn là tham khảo ý kiến với các cố vấn pháp lý của mình.”
Đe dọa kiện Peter Saunders về tội mạ lỵ dường như là hoàn tòan đúng với trông đợi của Peter Saunders. Hàng loạt những cam kết ủng hộ tài chính trên quy mô toàn thế giới cho Peter Saunders đang được dấy lên. Nhiều quan sát viên nhận định rằng dù Peter Saunders có mạ lỵ Đức Hồng Y tàn bạo và vô lý đến đâu, ngài cũng không có đủ tài chính để thắng trong một vụ kiện như vậy.
Vì thế, Peter Saunders tỏ ra không ngán. Ông ta tuyên bố thẳng thừng:
“Nếu vị trí của tôi trong ủy ban (Tòa Thánh bảo vệ trẻ em) có bị chao đảo vì tôi muốn nói sự thật của tôi thì mặc kệ nó”. Ông ta nói rằng sự đe dọa có hành động pháp lý của Đức Hồng Y “là rất đáng tiếc, rất đáng buồn, và không phải là Kitô giáo.”
Những âu lo trước những phát biểu đầy cảm tính
Đức Cha Juan Barros |
Bà Marie Collins |
Ngày 26 tháng Ba vừa qua, Marie Collins, một thành viên khác trong Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em “phang” luôn cả Đức Giáo Hoàng trong việc bổ nhiệm Đức Cha Juan Barros từ Giám Mục Giáo Phận Quân Đội Chí Lợi về làm Giám Mục giáo phận Osorno.
Bà Marie Collins, một phụ nữ Ái Nhĩ Lan, tỏ ra nghi ngờ thiện chí của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Bà nói: “Là một người từng bị lạm dụng, tôi rất kinh ngạc trước việc bổ nhiệm ở Chí Lợi vì nó có vẻ đi ngược lại chính những gì Đức Thánh Cha đã nói về việc không chấp nhận bất cứ ai giữ các vị trí đáng tin cậy trong Giáo Hội mà không có hồ sơ hoàn toàn 100 phần trăm bảo vệ trẻ em”.
Những người chống việc bổ nhiệm này cho rằng Đức Cha Juan Barros là học trò của linh mục Fernando Karadima, là người đã gây ra những tai tiếng rất tai hại cho Giáo Hội tại Chí Lợi.
Cha Fernando Karadima đã từng là một gương mặt rất có thế giá trong Giáo Hội tại nước này. Ông đã giúp đào tạo khoảng 40 linh mục trong đó có 4 vị sau này là Giám Mục, trong đó có Đức Cha Juan Barros.
Tháng 2 năm 2011, Bộ giáo lý Đức Tin tuyên bố rằng những cuộc điều tra tại Chí Lợi cho thấy cha Karadima đã lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên và truyền cho cha Karadima, lúc ấy đã 84 tuổi, phải lui vào sống ẩn dật, chấm dứt mọi thừa tác vụ công khai. Quyết định của Bộ giáo lý Đức Tin đã được đưa ra dù rằng trước đó tòa án đời đã hủy bỏ những cáo buộc chống lại cha Karadima xét vì những vụ lạm dụng đã xảy ra quá lâu và đương sự đã quá già.
Tai tiếng trong vụ cha Karadima gây ra những thiệt hại nặng nề cho Giáo Hội vì những cáo buộc cho rằng Đức Tổng Giám Mục Juan Francisco Fresno, Tổng Giám Mục Santiago de Chile, đã bao che cho những tội lỗi của cha Karadima trước những cáo buộc của anh chị em giáo dân từ năm 1984.
Đức Cha Juan Barros lúc ấy là cha thư ký cho Đức Tổng Giám Mục. Vì thế, ngài bị nghi ngờ đã có những ý kiến chống lại việc mở một cuộc điều tra các tội lỗi của cha Karadima - là thày dạy cũ của mình.
Cha Ciro Benedettini, Phó giám đốc văn phòng báo chí Vatican, cho biết vào ngày thứ Hai 31 tháng 3 rằng trước khi Đức Thánh Cha tuyên bố việc thuyên chuyển Đức Cha Juan Barros từ Giám Mục giáo phận quân đội Chí Lợi về làm Giám Mục giáo phận Osorno, “Bộ Giám Mục đã xem xét cẩn thận việc đề cử vị giám mục này và không tìm thấy lý do khách quan nào chống lại với bổ nhiệm”
Trước đó, Đức Tổng Giám mục Fernando Chomali Garib của tổng giáo phận Concepcion, Chí Lợi, tiết lộ rằng ngài đã gặp riêng Đức Giáo Hoàng Phanxicô để thảo luận về việc bổ nhiệm gây tranh cãi này, và Đức Giáo Hoàng đã nói với Đức Tổng Giám Mục rằng ngài đã phân tích tất cả các hồ sơ quá khứ và không thấy có lý do khách quan nào cho thấy không nên bổ nhiệm Đức Cha Barros làm giám mục giáo phận Osorno.
Bài giảng tại Santa Marta: Tình yêu Thiên Chúa dành cho dân người thể hiện nơi cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá
Đặng Tự Do
07:32 02/06/2015
Sau khước từ và cái chết là đến vinh quanh Phục sinh. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai mùng 1 tháng Sáu tại nhà nguyện Santa Marta.
Trình bày những suy tư về bài Tin Mừng trong ngày, ngài nói phiến đá mà người thợ xây loại bỏ đã trở thành đá tảng góc tường; và tảng đá lớn, mà lính canh đậy lại ngôi mồ sau cái chết nhục nhã của Chúa Giêsu, xem ra chấm dứt mọi hy vọng, nhưng đã ghi dấu sự khởi đầu của ơn cứu rỗi cho nhân loại.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta được thể hiện nơi điều xem ra là “sự thất bại” của Thánh Giá.
Lấy ý từ bài Tin Mừng kể về câu chuyện của những tá điền gian ác, Đức Thánh Cha chỉ ra rằng dụ ngôn này chuyển tải một cách phong phú những sự thật quan trọng về Thiên Chúa và cách thức Ngài đối xử với dân Ngài trong sự kiên nhẫn và công lý.
Nhưng trên tất cả, Đức Giáo Hoàng nói, câu chuyện này cho chúng ta thấy cái chết của Chúa Giêsu đã dẫn đến chiến thắng cuối cùng của Ngài như thế nào.
Chúng ta đừng quên Thánh Giá, bởi vì chính tại đây cái luận lý về “sự thất bại” được lật ngược lại.
Chúa Giêsu nhắc nhở các thầy tư tế, các thầy thông luật và các vị trưởng lão trong dân rằng mặc dù chúng ta có thể gặp phải những gian truân và bị khước từ, cuối cùng chúng ta sẽ thấy chiến thắng và Ngài trích dẫn Thánh Kinh: “Phiến đá mà người thợ xây loại bỏ đã trở thành viên đá góc tường” .
“Các tiên tri - những người được Thiên Chúa sai đến nói với dân và đã bị dân khước từ, không lắng nghe - sẽ là vinh hiển của Ngài. Người Con, đặc phái viên cuối cùng của Thiên Chúa, đã bị bắt giữ, bị giết và ném ra ngoài, đã trở thành đá tảng”.
“Câu chuyện bắt đầu như một giấc mơ tình yêu, xem ra là một câu chuyện tình thơ mộng, dường như đã kết thúc với đầy những thất bại, nhưng thực ra câu chuyện ấy có một kết cục tuyệt vời là tình yêu của Thiên Chúa, Đấng ban cho chúng ta ơn Cứu Rỗi thông qua sự từ khước Con Ngài là Đấng cứu độ tất cả chúng ta” .
Đức Thánh Cha nói với cộng đoàn rằng “con đường cứu độ chúng ta là một con đường được đánh dấu bởi sự thất bại.”
Nhưng đó chính là nơi tình yêu chiến thắng. “Chúng ta không bao giờ được quên con đường của chúng ta là một con đường gian lao”.
Ngài nói tiếp rằng, nếu mỗi người trong chúng ta duyệt xét lương tâm mình, chúng ta sẽ phải thừa nhận rằng thường khi chúng ta đã từ chối các tiên tri: “bao nhiêu lần chúng ta nói với Chúa Giêsu ‘Thôi, hãy đi đi!’ Đã bao nhiêu lần chúng ta tự muốn cứu lấy mình khi nghĩ mình là đúng”
Đức Giáo Hoàng kết luận bài giảng của ngài bằng cách mời gọi các tín hữu đừng bao giờ quên rằng chính trong cái chết trên thập giá của Chúa Con mà tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Ngài được thể hiện.
Trình bày những suy tư về bài Tin Mừng trong ngày, ngài nói phiến đá mà người thợ xây loại bỏ đã trở thành đá tảng góc tường; và tảng đá lớn, mà lính canh đậy lại ngôi mồ sau cái chết nhục nhã của Chúa Giêsu, xem ra chấm dứt mọi hy vọng, nhưng đã ghi dấu sự khởi đầu của ơn cứu rỗi cho nhân loại.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta được thể hiện nơi điều xem ra là “sự thất bại” của Thánh Giá.
Lấy ý từ bài Tin Mừng kể về câu chuyện của những tá điền gian ác, Đức Thánh Cha chỉ ra rằng dụ ngôn này chuyển tải một cách phong phú những sự thật quan trọng về Thiên Chúa và cách thức Ngài đối xử với dân Ngài trong sự kiên nhẫn và công lý.
Nhưng trên tất cả, Đức Giáo Hoàng nói, câu chuyện này cho chúng ta thấy cái chết của Chúa Giêsu đã dẫn đến chiến thắng cuối cùng của Ngài như thế nào.
Chúng ta đừng quên Thánh Giá, bởi vì chính tại đây cái luận lý về “sự thất bại” được lật ngược lại.
Chúa Giêsu nhắc nhở các thầy tư tế, các thầy thông luật và các vị trưởng lão trong dân rằng mặc dù chúng ta có thể gặp phải những gian truân và bị khước từ, cuối cùng chúng ta sẽ thấy chiến thắng và Ngài trích dẫn Thánh Kinh: “Phiến đá mà người thợ xây loại bỏ đã trở thành viên đá góc tường” .
“Các tiên tri - những người được Thiên Chúa sai đến nói với dân và đã bị dân khước từ, không lắng nghe - sẽ là vinh hiển của Ngài. Người Con, đặc phái viên cuối cùng của Thiên Chúa, đã bị bắt giữ, bị giết và ném ra ngoài, đã trở thành đá tảng”.
“Câu chuyện bắt đầu như một giấc mơ tình yêu, xem ra là một câu chuyện tình thơ mộng, dường như đã kết thúc với đầy những thất bại, nhưng thực ra câu chuyện ấy có một kết cục tuyệt vời là tình yêu của Thiên Chúa, Đấng ban cho chúng ta ơn Cứu Rỗi thông qua sự từ khước Con Ngài là Đấng cứu độ tất cả chúng ta” .
Đức Thánh Cha nói với cộng đoàn rằng “con đường cứu độ chúng ta là một con đường được đánh dấu bởi sự thất bại.”
Nhưng đó chính là nơi tình yêu chiến thắng. “Chúng ta không bao giờ được quên con đường của chúng ta là một con đường gian lao”.
Ngài nói tiếp rằng, nếu mỗi người trong chúng ta duyệt xét lương tâm mình, chúng ta sẽ phải thừa nhận rằng thường khi chúng ta đã từ chối các tiên tri: “bao nhiêu lần chúng ta nói với Chúa Giêsu ‘Thôi, hãy đi đi!’ Đã bao nhiêu lần chúng ta tự muốn cứu lấy mình khi nghĩ mình là đúng”
Đức Giáo Hoàng kết luận bài giảng của ngài bằng cách mời gọi các tín hữu đừng bao giờ quên rằng chính trong cái chết trên thập giá của Chúa Con mà tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Ngài được thể hiện.
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi các tín hữu tại Bosni Erzegovine
Lm. Trần Đức Anh OP
08:46 02/06/2015
VATICAN. ĐTC Phanxicô gửi sứ điệp cho các tín hữu tại Cộng hòa Bosni Erzegovine và cho biết ngài đến thăm họ để khích lệ sự sống chung hòa bình.
ĐTC sẽ dành trọn 14 tiếng đồng hồ ngày thứ bẩy 6-6-2015 tới đây để viếng thăm tại thủ đô Sarajevo của Bosni Erzegovine.
Trong sứ điệp Video, ĐTC nói: ”Với ơn phù trợ của Chúa, tôi đến giữa anh chị em, để củng cố các tín hữu Công Giáo trong đức tin, để nâng đỡ cuộc đối thoại đại kết và liên tôn, và nhất là để khích lệ sự sống chung hòa bình tại đất nước anh chị em. Tôi mời gọi anh chị em hiệp ý cầu nguyện với tôi để cuộc tông du này có thể mang lại những thành quả mong muốn cho cộng đoàn Kitô và toàn thể xã hội”.
ĐTC cũng nhắc đến khẩu hiệu cuộc viếng thăm là lời cầu chúc của Chúa Giêsu Phục Sinh ”Bình an cho các con” và khẳng định rằng ”chính Chúa là sức mạnh và là hy vọng của chúng ta, Người ban cho chúng ta an bình, để chúng ta đón nhận trong tâm hồn và phổ biến trong vui mừng và yêu thương”.
ĐTC cho biết: ”Tôi đang chuẩn bị đến giữa anh chị em như người anh em sứ giả hòa bình, để biểu lộ với tất cả mọi người, không trừ một ai, lòng quí chuộng và tình thân hữu của tôi. Tôi muốn loan báo cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn lòng thương xót, sự dịu hiền và tình thương của Thiên Chúa”.
Sau cùng ĐTC đặc biệt khích lệ các tín hữu Công Giáo Bosni Erzegovine hãy ở cạnh các đồng bào của mình như chứng nhấn đức tin và tình thương của Thiên Chúa, hoạt động cho một xã hội tiến về hòa bình, trong sự sống chung và cộng tác với nhau” (SD 2-6-2015)
ĐTC sẽ dành trọn 14 tiếng đồng hồ ngày thứ bẩy 6-6-2015 tới đây để viếng thăm tại thủ đô Sarajevo của Bosni Erzegovine.
Trong sứ điệp Video, ĐTC nói: ”Với ơn phù trợ của Chúa, tôi đến giữa anh chị em, để củng cố các tín hữu Công Giáo trong đức tin, để nâng đỡ cuộc đối thoại đại kết và liên tôn, và nhất là để khích lệ sự sống chung hòa bình tại đất nước anh chị em. Tôi mời gọi anh chị em hiệp ý cầu nguyện với tôi để cuộc tông du này có thể mang lại những thành quả mong muốn cho cộng đoàn Kitô và toàn thể xã hội”.
ĐTC cũng nhắc đến khẩu hiệu cuộc viếng thăm là lời cầu chúc của Chúa Giêsu Phục Sinh ”Bình an cho các con” và khẳng định rằng ”chính Chúa là sức mạnh và là hy vọng của chúng ta, Người ban cho chúng ta an bình, để chúng ta đón nhận trong tâm hồn và phổ biến trong vui mừng và yêu thương”.
ĐTC cho biết: ”Tôi đang chuẩn bị đến giữa anh chị em như người anh em sứ giả hòa bình, để biểu lộ với tất cả mọi người, không trừ một ai, lòng quí chuộng và tình thân hữu của tôi. Tôi muốn loan báo cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn lòng thương xót, sự dịu hiền và tình thương của Thiên Chúa”.
Sau cùng ĐTC đặc biệt khích lệ các tín hữu Công Giáo Bosni Erzegovine hãy ở cạnh các đồng bào của mình như chứng nhấn đức tin và tình thương của Thiên Chúa, hoạt động cho một xã hội tiến về hòa bình, trong sự sống chung và cộng tác với nhau” (SD 2-6-2015)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Linh Mục Khoá I Đại Chủng Viện Vinh Thanh hội ngộ
Jos. Tô Văn Toản
08:45 02/06/2015
Quý Linh Mục Khoá I Đại Chủng Viện Vinh Thanh Hội Ngộ
Tình huynh đệ linh mục và thuộc về linh mục đoàn là những yếu tố đặc trưng của linh mục.[i] Đó là một trong những phương thế giúp linh mục nên thánh và rao giảng tin mừng được Công Đồng Vatican II trong sắc lệnh về Chức Vụ Và Đời Sống Linh Mục dạy và khuyến khích thực hiện.[ii] Suốt 21 năm qua (1994-2015), quý cha thuộc Khoá I đại chủng viện Vinh Thanh đã ý thức thực hành và sống lời dạy trên. Mỗi năm các ngài đều hội ngộ về một điểm hẹn để họp mặt và mừng lễ Quan Thầy Mẹ Thăm Viếng. Điểm hội ngộ của các ngài trong hai ngày 01và 02 tháng 06 năm 2015 là giáo xứ Mỹ Khánh, giáo phận Vinh, nơi cha Gioan Trần Quốc Long quản nhiệm và đăng cai tổ chức.
Xem Hình
Quý cha và cộng đoàn giáo xư Mỹ Khánh cũng rất hân hạnh vì sự hiện diện của Đức Cha Phaolô Maria Trong ngày lễ Quan Thầy của Khoá và cũng lã thánh lễ kết thúc lần gặp gỡ định kỳ này.
Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong bầu khí yêu thương và hiệp thông. Các ngài đã rất vui vẻ được cùng nhau tĩnh dưỡng tâm hồn và sống điều mà Chúa Giêsu mời gọi các Tông Ðồ xưa: "Các con hãy đến nơi thanh vắng và nghỉ ngơi một chút" (Mc 6,31).
Trong những câu chuyện và gặp gỡ thắm tình huynh đệ, các ngài đã giúp nhau vun trồng đời sống thiêng liêng cũng như tri thức; truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm trong công tác mục vụ, và chia sẻ với nhau về những nguy hiểm có thể xẩy ra trong đời sống linh mục do sự cô đơn, căng thẳng và quá tải của công việc.
Quả thật, trong bối cảnh xã hội thay đổi, nhiều thách đố đang đặt ra cho đời sống khó nghèo, độc thân khiết tịnh và vâng phục. Việc cổ vũ một đời sống chung để nâng đỡ nhau như thế quả là một điều hết sức thiết thực. Điều này cũng được công đồng Vatican II nêu rõ: “Để giúp nhau vun trồng đời sống thiêng liêng và tri thức, để có thể cộng tác với nhau đắc lực hơn trong thừa tác vụ, và để tránh những nguy hiểm có thể xẩy ra do sự cô đơn, các Linh Mục phải cổ võ một đời sống chung, hoặc một lối sống cộng đoàn nào đó. Việc này có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau tùy những nhu cầu khác biệt thuộc cá nhân hay mục vụ: như ở chung nơi nào có thể hoặc ăn chung, hoặc ít là có những cuộc họp mặt thường xuyên và định kỳ.”[iii]
Tuy nóng bức và điều kiện cơ sở giáo xứ còn nhiều khó khăn, song tình huynh đệ và hiệp thông linh mục mạnh hơn sự khắc nghiệt của thời tiết và những khó khăn khác. Những gì giữa anh em linh mục trong những ngày qua đã cho giáo dân Mỹ Khánh cảm nhận sâu đậm về một Giáo Hội hiệp nhất yêu thương. Quý cha đã thể hiện được Lời Chúa Giêsu dạy: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau." (Ga 13, 35). Cuộc gặp gỡ kết thúc sau khi quý cha cùng nhau về thăm viếng núi thánh Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham. Các cha chia tay nhau và trở về với công việc mục vụ thường ngày.
Jos. Tô Văn Toản
[i] Kim Chỉ Nam Giáo Phận Vinh (Xã Đoài năm 1998), số 196
[ii] X. Công Đồng Vatican II, Sắc lệnh về chức vụ và đời sống linh mục, số 8
[iii] Ibid, số 8
Tình huynh đệ linh mục và thuộc về linh mục đoàn là những yếu tố đặc trưng của linh mục.[i] Đó là một trong những phương thế giúp linh mục nên thánh và rao giảng tin mừng được Công Đồng Vatican II trong sắc lệnh về Chức Vụ Và Đời Sống Linh Mục dạy và khuyến khích thực hiện.[ii] Suốt 21 năm qua (1994-2015), quý cha thuộc Khoá I đại chủng viện Vinh Thanh đã ý thức thực hành và sống lời dạy trên. Mỗi năm các ngài đều hội ngộ về một điểm hẹn để họp mặt và mừng lễ Quan Thầy Mẹ Thăm Viếng. Điểm hội ngộ của các ngài trong hai ngày 01và 02 tháng 06 năm 2015 là giáo xứ Mỹ Khánh, giáo phận Vinh, nơi cha Gioan Trần Quốc Long quản nhiệm và đăng cai tổ chức.
Xem Hình
Quý cha và cộng đoàn giáo xư Mỹ Khánh cũng rất hân hạnh vì sự hiện diện của Đức Cha Phaolô Maria Trong ngày lễ Quan Thầy của Khoá và cũng lã thánh lễ kết thúc lần gặp gỡ định kỳ này.
Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong bầu khí yêu thương và hiệp thông. Các ngài đã rất vui vẻ được cùng nhau tĩnh dưỡng tâm hồn và sống điều mà Chúa Giêsu mời gọi các Tông Ðồ xưa: "Các con hãy đến nơi thanh vắng và nghỉ ngơi một chút" (Mc 6,31).
Trong những câu chuyện và gặp gỡ thắm tình huynh đệ, các ngài đã giúp nhau vun trồng đời sống thiêng liêng cũng như tri thức; truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm trong công tác mục vụ, và chia sẻ với nhau về những nguy hiểm có thể xẩy ra trong đời sống linh mục do sự cô đơn, căng thẳng và quá tải của công việc.
Quả thật, trong bối cảnh xã hội thay đổi, nhiều thách đố đang đặt ra cho đời sống khó nghèo, độc thân khiết tịnh và vâng phục. Việc cổ vũ một đời sống chung để nâng đỡ nhau như thế quả là một điều hết sức thiết thực. Điều này cũng được công đồng Vatican II nêu rõ: “Để giúp nhau vun trồng đời sống thiêng liêng và tri thức, để có thể cộng tác với nhau đắc lực hơn trong thừa tác vụ, và để tránh những nguy hiểm có thể xẩy ra do sự cô đơn, các Linh Mục phải cổ võ một đời sống chung, hoặc một lối sống cộng đoàn nào đó. Việc này có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau tùy những nhu cầu khác biệt thuộc cá nhân hay mục vụ: như ở chung nơi nào có thể hoặc ăn chung, hoặc ít là có những cuộc họp mặt thường xuyên và định kỳ.”[iii]
Tuy nóng bức và điều kiện cơ sở giáo xứ còn nhiều khó khăn, song tình huynh đệ và hiệp thông linh mục mạnh hơn sự khắc nghiệt của thời tiết và những khó khăn khác. Những gì giữa anh em linh mục trong những ngày qua đã cho giáo dân Mỹ Khánh cảm nhận sâu đậm về một Giáo Hội hiệp nhất yêu thương. Quý cha đã thể hiện được Lời Chúa Giêsu dạy: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau." (Ga 13, 35). Cuộc gặp gỡ kết thúc sau khi quý cha cùng nhau về thăm viếng núi thánh Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham. Các cha chia tay nhau và trở về với công việc mục vụ thường ngày.
Jos. Tô Văn Toản
[i] Kim Chỉ Nam Giáo Phận Vinh (Xã Đoài năm 1998), số 196
[ii] X. Công Đồng Vatican II, Sắc lệnh về chức vụ và đời sống linh mục, số 8
[iii] Ibid, số 8
Tân linh mục dâng Lễ Tạ Ơn tại giáo xứ Bắc Hải
Giuse Khổng Hữu Nguồn
08:44 02/06/2015
HỐ NAI - Chiều thứ Hai 01.6.2015 Tân linh mục Phaolo Trần Minh Khánh về dâng lễ tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho Giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc.
Hình ảnh
Tân Linh mục Phaolo là một trong 19 thầy phó tế được Đức Cha Đaminh, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc Truyền chức Linh mục tại Nhà thờ Chính tòa Xuân Lộc sáng thứ Bảy 30.5.2015 vừa qua. (19 Phó Tế gồm 15 Đại chủng sinh thuộc Giáo phận Xuân Lộc và 4 Đan sĩ thuộc dòng Xitô Phước Lý).
Trong thánh lễ tạ ơn của tân Linh mục Phaolo, có sự hiện diện của quý Cha chánh xứ: Bắc Hải, Thuận Hòa, Cha nghĩa phụ Gioan Đỗ Văn Ngân, Cha Giuse chưởng ấn, quý Cha giáo, quý Cha trong ngoài giáo phận, quý Thầy phó tế.
Tham dự lễ có quý Chủng Sinh thuộc ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc, Quí Bề Trên, Quí tu sĩ nam nữ cùng các ban ngành đoàn thể trong giáo xứ, quý khách, quý linh tông huyết tộc của Cha mới.
Đoàn rước từ trong xứ đường tiến vào cung thánh, hòa với tiếng hát ca đoàn cất cao bài ca “Từ đó, vâng từ đó, Chúa đã gọi con. Một phút trao lời ước giao muôn vạn thưở. Từ đây, vâng từ đây, Chúa đã chọn con. Ấn tín trao tay là lời hứa sắt son. Lời Người nung chảy vàng khối. Lời Người phá đổ tội lỗi. Con thân đứa bé thơ ngây dám đâu loan báo lời Người. Từ ngày con trong bào thai, từ ngày xa xăm thưở ấy, ơn Ta thánh hiến người rồi trao ban giao ước muôn đời….”
Mở đầu thánh lễ, Cha Đaminh Bùi Văn Án, Chánh xứ Bắc Hải, Ngài rất vui mừng thay mặt cộng đoàn dâng lời chào mừng quý cha, quý tu sĩ, quý khách, quý cộng đoàn hiện diện. Ngài chào mừng và giới thiệu Cha mới. Lời chào mừng vừa hết thì cộng đoàn nổ tràng pháo tay vang dội, biểu lộ niềm vui hiệp thông cầu nguyện cho quý Cha mới.
Trong bài giảng lễ, Cha nghĩa phụ của Cha mới Phaolo chia sẻ bài Tin Mừng Mc 26,45-46. Này, đến giờ Con Người bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi. “Đứng dậy, ta đi nào! Kìa kẻ nộp Thầy đã tới”. Như thế, Chúa Giesu đã sẵn sàng để gánh vác hết tất cả thay cho các môn đệ, thay cho những con người yếu đuối, thay cho những con người tội lỗi, thay cho cả loài người: “Máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội” (Mt 26, 24).
Và Ngài chia sẻ với cộng đoàn về thân phận người linh mục của Chúa ví tựa như chiếc bình sành, dễ vỡ. Linh mục là "con người" nên cũng mang thân phận của con người với một thân xác nặng nề, yếu hèn, dễ vấp ngã như mọi người, mặc dù đã được Thiên Chúa tuyển chọn.
Trong dịp mừng lễ tạ ơn của tân linh mục hôm nay, Ngài mời gọi mọi người hãy cùng nhau giúp các linh mục mỗi ngày một hoàn hảo, thánh thiện. Đặc biệt cầu nguyện cho các linh mục, hầu mang lại nhiều ơn ích trong sứ vụ thánh hoá dân Thiên Chúa.
Sau phần hiệp lễ, các tân Linh mục ra quỳ trước cung thánh, và cùng cộng đoàn đọc kinh cầu nguyện cho các linh mục.
Tiếp đến là phần chúc mừng của Cha xứ Đaminh, của Ban hành giáo Bắc Hải, và lời cảm ơn của Cha mới Phaolo đến quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, quý Cộng đoàn và quý khách, quý thân nhân, ân nhân và gia đình huyết tộc.
Sau lễ là phần chụp hình lưu niệm với Cha mới, và tiệc liên hoan trong Hoa Viên Xứ Đường Bắc Hải với phần chúc mừng và chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn; nhưng không kém phần nhộn nhịp vui tươi.
Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương các Linh Mục, xin cầu cho chúng con. Xin cho chúng con được thêm nhiều linh mục thánh thiện.
Hình ảnh
Tân Linh mục Phaolo là một trong 19 thầy phó tế được Đức Cha Đaminh, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc Truyền chức Linh mục tại Nhà thờ Chính tòa Xuân Lộc sáng thứ Bảy 30.5.2015 vừa qua. (19 Phó Tế gồm 15 Đại chủng sinh thuộc Giáo phận Xuân Lộc và 4 Đan sĩ thuộc dòng Xitô Phước Lý).
Trong thánh lễ tạ ơn của tân Linh mục Phaolo, có sự hiện diện của quý Cha chánh xứ: Bắc Hải, Thuận Hòa, Cha nghĩa phụ Gioan Đỗ Văn Ngân, Cha Giuse chưởng ấn, quý Cha giáo, quý Cha trong ngoài giáo phận, quý Thầy phó tế.
Tham dự lễ có quý Chủng Sinh thuộc ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc, Quí Bề Trên, Quí tu sĩ nam nữ cùng các ban ngành đoàn thể trong giáo xứ, quý khách, quý linh tông huyết tộc của Cha mới.
Đoàn rước từ trong xứ đường tiến vào cung thánh, hòa với tiếng hát ca đoàn cất cao bài ca “Từ đó, vâng từ đó, Chúa đã gọi con. Một phút trao lời ước giao muôn vạn thưở. Từ đây, vâng từ đây, Chúa đã chọn con. Ấn tín trao tay là lời hứa sắt son. Lời Người nung chảy vàng khối. Lời Người phá đổ tội lỗi. Con thân đứa bé thơ ngây dám đâu loan báo lời Người. Từ ngày con trong bào thai, từ ngày xa xăm thưở ấy, ơn Ta thánh hiến người rồi trao ban giao ước muôn đời….”
Mở đầu thánh lễ, Cha Đaminh Bùi Văn Án, Chánh xứ Bắc Hải, Ngài rất vui mừng thay mặt cộng đoàn dâng lời chào mừng quý cha, quý tu sĩ, quý khách, quý cộng đoàn hiện diện. Ngài chào mừng và giới thiệu Cha mới. Lời chào mừng vừa hết thì cộng đoàn nổ tràng pháo tay vang dội, biểu lộ niềm vui hiệp thông cầu nguyện cho quý Cha mới.
Trong bài giảng lễ, Cha nghĩa phụ của Cha mới Phaolo chia sẻ bài Tin Mừng Mc 26,45-46. Này, đến giờ Con Người bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi. “Đứng dậy, ta đi nào! Kìa kẻ nộp Thầy đã tới”. Như thế, Chúa Giesu đã sẵn sàng để gánh vác hết tất cả thay cho các môn đệ, thay cho những con người yếu đuối, thay cho những con người tội lỗi, thay cho cả loài người: “Máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội” (Mt 26, 24).
Và Ngài chia sẻ với cộng đoàn về thân phận người linh mục của Chúa ví tựa như chiếc bình sành, dễ vỡ. Linh mục là "con người" nên cũng mang thân phận của con người với một thân xác nặng nề, yếu hèn, dễ vấp ngã như mọi người, mặc dù đã được Thiên Chúa tuyển chọn.
Trong dịp mừng lễ tạ ơn của tân linh mục hôm nay, Ngài mời gọi mọi người hãy cùng nhau giúp các linh mục mỗi ngày một hoàn hảo, thánh thiện. Đặc biệt cầu nguyện cho các linh mục, hầu mang lại nhiều ơn ích trong sứ vụ thánh hoá dân Thiên Chúa.
Sau phần hiệp lễ, các tân Linh mục ra quỳ trước cung thánh, và cùng cộng đoàn đọc kinh cầu nguyện cho các linh mục.
Tiếp đến là phần chúc mừng của Cha xứ Đaminh, của Ban hành giáo Bắc Hải, và lời cảm ơn của Cha mới Phaolo đến quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, quý Cộng đoàn và quý khách, quý thân nhân, ân nhân và gia đình huyết tộc.
Sau lễ là phần chụp hình lưu niệm với Cha mới, và tiệc liên hoan trong Hoa Viên Xứ Đường Bắc Hải với phần chúc mừng và chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn; nhưng không kém phần nhộn nhịp vui tươi.
Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương các Linh Mục, xin cầu cho chúng con. Xin cho chúng con được thêm nhiều linh mục thánh thiện.
Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami: Dâng hoa kính Đức Mẹ và Kết thúc Năm học Giáo lý-Việt ngữ.
Lm Giuse Nguyễn Kim Long
09:50 02/06/2015
Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami: Dâng hoa kính Đức Mẹ cuối tháng 5 và Kết thúc Năm học Giáo lý-Việt ngữ.
Chúa Nhật 31-05, Giáo Hội long trọng mừng kính Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, nhưng đồng thời cũng là ngày cuối tháng 5, tháng Hoa kính Đức Mẹ. Tại Giáo xứ Đức mẹ La Vang, Miami, đã diễn ra hai sự kiện quan trọng.
Xem Hình
1. Dâng hoa kính Đức Mẹ cuối tháng. Mở đầu tháng Hoa, Giáo xứ đã có cuộc rước kiệu Đức Mẹ và các em Thiếu nhi dâng hoa tại Đài Đức Mẹ trước Nhà thờ. Hôm nay Chúa Nhật cuối tháng, các em Thiếu Nhi lại có cơ hội thể hiện lòng yêu mến Đức Mẹ qua việc dâng hoa. MỖi giáo xứ, Cộng đoàn, tuỳ hoàn cãnh và môi trường cố gắng có những đội dâng hoa là các em Thiếu nhi hay hội đoàn người lớn. Ở Việt Nam, việc hình thành các đội dâng hoa dễ dàng và thuận lợi vì hoàn cảnh. Vừa rồi, một số Giáo phận ở Việt Nam tổ chức dâng hoa chung với con số lên tới 4 - 5 ngàn "con hoa". Ở Hoa Kỳ, một số giáo xứ hoặc cộng đoàn Việt Nam cố gắng giữ truyền thống tốt đẹp này. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh tưởng là thuận lợi nhưng lại không dễ dàng vì các em ở đây phải lệ thuộc vào cha mẹ đưa đón, các em sinh ra bên Mỹ không quan tâm tới việc này, chưa kể là ngôn ngữ và văn hoá tạo ra những khó khăn. Dầu vậy, vẫn có những Cộng đoàn lớn như ở Giáo xứ Tam Biên, Cali có đội dâng hoa gần 100 em. Tại Giáo xứ ĐMLV, Miami, cha Quản xứ và quí sơ cũng cố gắng tạo điều kiện cho các em có cơ hội đến với Chúa và yêu mến Đức Mẹ. Đội dâng hoa dịp này qui tụ hơn 40 em thuộc các ngành Thiếu nhi: Hiệp sĩ, Nghĩa sĩ, Thiếu nhi và Ấu nhi. Việc tập luyện rất vất vả vì các em ở xa, gần nhất củng 1/2 tiếng lái xe, thời gian tập không nhiều, và phải giúp các em ý thức việc đạo đức này. Lúc đầu mới nhìn qua, có thể sẽ mất hi vọng. Nhưng sự kiên nhẫn của quí sơ, các Huynh trưởng phụ giúp và các cha mẹ đưa đón, đã dẫn đến kết quả khích lệ là các em cố gắng tập và ngày kết thúc đã dâng hoa cách thật sốt sắng và điêu luyện. Ước mong các Giáo xứ và Cộng đoàn Việt Nam tại Hải ngoại, cùng quí phụ huynh và các anh chị hướng dẫn, tiếp tục hy sinh để cho các em có cơ hội đến với Chúa, yêu mến Đức Mẹ và giữ được ruyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
2. Kết thúc Năm Giáo lý - Việt ngữ và sinh hoạt Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Sau gần một năm học Giáo lý, Việt ngữ và sinh hoạt Đoàn, hôm nay gần 160 em Thiếu nhi và các Huynh trưởng tổng kết và chuẩn bị cho thời gian nghỉ hè. Một số các em xuất sắc trong việc học và sinh hoạt đã được đề nghị nhận phần thưởng. Sau Thánh Lễ, các Huynh trưởng cũng có giờ chầu Thánh Thể mỗi Chúa Nhật cuối tháng và dịp này cũng là để cảm tạ Chúa Giêsu Thánh Thể đã và luôn đồng hành với các anh chị trong suốt năm qua.
Xin cảm tạ Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang và Thánh cả Giuse, luôn gìn giữ và chúc lành cho Giáo xứ chúng con.
Lm Giuse Nguyễn Kim Long
Chúa Nhật 31-05, Giáo Hội long trọng mừng kính Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, nhưng đồng thời cũng là ngày cuối tháng 5, tháng Hoa kính Đức Mẹ. Tại Giáo xứ Đức mẹ La Vang, Miami, đã diễn ra hai sự kiện quan trọng.
Xem Hình
1. Dâng hoa kính Đức Mẹ cuối tháng. Mở đầu tháng Hoa, Giáo xứ đã có cuộc rước kiệu Đức Mẹ và các em Thiếu nhi dâng hoa tại Đài Đức Mẹ trước Nhà thờ. Hôm nay Chúa Nhật cuối tháng, các em Thiếu Nhi lại có cơ hội thể hiện lòng yêu mến Đức Mẹ qua việc dâng hoa. MỖi giáo xứ, Cộng đoàn, tuỳ hoàn cãnh và môi trường cố gắng có những đội dâng hoa là các em Thiếu nhi hay hội đoàn người lớn. Ở Việt Nam, việc hình thành các đội dâng hoa dễ dàng và thuận lợi vì hoàn cảnh. Vừa rồi, một số Giáo phận ở Việt Nam tổ chức dâng hoa chung với con số lên tới 4 - 5 ngàn "con hoa". Ở Hoa Kỳ, một số giáo xứ hoặc cộng đoàn Việt Nam cố gắng giữ truyền thống tốt đẹp này. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh tưởng là thuận lợi nhưng lại không dễ dàng vì các em ở đây phải lệ thuộc vào cha mẹ đưa đón, các em sinh ra bên Mỹ không quan tâm tới việc này, chưa kể là ngôn ngữ và văn hoá tạo ra những khó khăn. Dầu vậy, vẫn có những Cộng đoàn lớn như ở Giáo xứ Tam Biên, Cali có đội dâng hoa gần 100 em. Tại Giáo xứ ĐMLV, Miami, cha Quản xứ và quí sơ cũng cố gắng tạo điều kiện cho các em có cơ hội đến với Chúa và yêu mến Đức Mẹ. Đội dâng hoa dịp này qui tụ hơn 40 em thuộc các ngành Thiếu nhi: Hiệp sĩ, Nghĩa sĩ, Thiếu nhi và Ấu nhi. Việc tập luyện rất vất vả vì các em ở xa, gần nhất củng 1/2 tiếng lái xe, thời gian tập không nhiều, và phải giúp các em ý thức việc đạo đức này. Lúc đầu mới nhìn qua, có thể sẽ mất hi vọng. Nhưng sự kiên nhẫn của quí sơ, các Huynh trưởng phụ giúp và các cha mẹ đưa đón, đã dẫn đến kết quả khích lệ là các em cố gắng tập và ngày kết thúc đã dâng hoa cách thật sốt sắng và điêu luyện. Ước mong các Giáo xứ và Cộng đoàn Việt Nam tại Hải ngoại, cùng quí phụ huynh và các anh chị hướng dẫn, tiếp tục hy sinh để cho các em có cơ hội đến với Chúa, yêu mến Đức Mẹ và giữ được ruyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
2. Kết thúc Năm Giáo lý - Việt ngữ và sinh hoạt Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Sau gần một năm học Giáo lý, Việt ngữ và sinh hoạt Đoàn, hôm nay gần 160 em Thiếu nhi và các Huynh trưởng tổng kết và chuẩn bị cho thời gian nghỉ hè. Một số các em xuất sắc trong việc học và sinh hoạt đã được đề nghị nhận phần thưởng. Sau Thánh Lễ, các Huynh trưởng cũng có giờ chầu Thánh Thể mỗi Chúa Nhật cuối tháng và dịp này cũng là để cảm tạ Chúa Giêsu Thánh Thể đã và luôn đồng hành với các anh chị trong suốt năm qua.
Xin cảm tạ Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang và Thánh cả Giuse, luôn gìn giữ và chúc lành cho Giáo xứ chúng con.
Lm Giuse Nguyễn Kim Long
Rước Kiệu Đức Mẹ kết thúc tháng hoa 2015 tại Giáo xứ CTTĐVN Seattle.
Nguyễn An Quý
17:23 02/06/2015
Rước Kiệu Đức Mẹ kết thúc tháng hoa 2015 tại Giáo xứ CTTĐVN Seattle.
SEATTLE.Chiều thứ bảy cuối tháng hoa, một buổi chiều thật đẹp đến với xứ cao nguyên tình xanh, đặc biệt đến với xứ đạo Việt nam thật tuyệt vời cho buổi cung nghinh kính Đức Mẹ kết thúc tháng hoa năm 2015 được cử hành hôm nay 30 tháng 5. Mới hơn 4 giờ chiều, khuôn viên nhà thờ giáo xứ CTTĐVN trở nên nhộn nhịp, các hội đoàn, giáo đoàn với những trang phục đủ màu sắc theo từng đoàn thể đã tập trung để chuẩn bị cho cuộc cung nghinh Mẹ. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể tham dự cuộc rước kiệu với đội dâng hoa khá đông đảo gồm trên 60 em. Xe hoa kiệu Mẹ được trang trí khá đẹp với những lời nguyện cầu kết chung quanh xe hoa: XIN MẸ CHÚC LÀNH CHO GIÁO XỨ CHÚNG CON- XIN MẸ CẦU CHO QUÊ HƯƠNG VÀ Giáo Hội VIỆT NAM- XIN MẸ HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH CHÚNG CON.
Xem Hình
Từ hơn 5 giờ, Vị MC điều khiển đoàn kiệu bắt đầu thông báo và mời gọi các đoàn thể, các giáo đoàn sẵn sàng vào vị trí để chuẩn bị cuộc rước kiệu. Thứ tự đoàn kiệu cũng được đọc lên nhiều lần. Hiện diện trong buổi rước kiệu có gần 2 ngàn giáo dân trong và ngoài giáo xứ tham dự gồm giáo đoàn Fatima, Mân Côi, Mông Triệu, Mẫu tâm và La Vang. Hai giáo đoàn Mẫu Tâm và La Vang mới được thành lập vào giữa tháng 3 năm 2015. Các Hội Đoàn gồm Hội các Bà Mẹ, Hội Cao Niên, Hội Logio Mariae, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Huynh Đoàn Đa Minh, Liên Đoàn Tôn Đồ Fatima, Hội Thánh Linh Canh Tân Đặc Sủng tham dự đoàn rước với cờ hiệu của mỗi Giáo Đoàn, Hội Đoàn làm tăng thêm vẻ đẹp cho đoàn kiệu. Đặc biệt Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể với đội ngủ dâng hoa khá đông đảo.
Đúng 5 giờ 30, vị MC thông báo: Kính thưa Cộng Đoàn dân Chúa, giờ rước kiệu bắt đầu, xin ba hồi chiến trống. Ba hồi chiêng trống vừa dứt, cha chánh xứ khai mạc cuộc rước kiệu qua nghi thức xông hương trước Thánh Tượng Đức Mẹ đặt trên xe hoa với lơì nguyện cầu dâng lên Mẹ tất cả tâm tình tạ ơn và tôn vinh Mẹ của toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ:"Lạy Mẹ Maria, giờ đây giáo xứ chung con cùng nhau cung nghinh Mẹ, xin Mẹ luôn đồng hành và chúc lành cho gia đình giáo xứ chúng con, chúng con xin dâng lên Mẹ những ước nguyện, những thao thức của chúng con, xin Mẹ cầu bầu cho chúng con được hiệp nhất trong tình yêu của Chúa." Sau lơì nguyện cầu ngắn ngủi của cha chánh xứ chủ sự buổi rước kiệu. Đoàn kiệu bắt đấu di chuyển, dẫn đầu là thánh giá nến cao, chiêng trống, đội áo dài Quốc phục, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Đội Legio Maria, Huynh Đoàn Đa Minh, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Liên Đoàn Tôn Đồ Fatima, Hội Thánh Linh, các Giáo Đoàn Fatima, Mân Côi, Mông Triệu, Mẫu Tâm, La Vang, Hội các Bà Mẹ, Đoàn Thừa tác Viên Thánh Thể, Đội dâng hoa, Kiệu Hoa, Quý Cha và đông đảo giáo xứ trong và ngoài giáo xứ không thuộc các đoàn thể. Đoàn kiệu đi chung quanh khuôn viên nhà thờ kéo dài gần 45 phút và trở về nhà thờ lúc 6 giờ 15 phút, Thánh Tượng Mẹ được thỉnh lên đặt giữa cung thánh. Buổi dâng hoa chúc tụng Mẹ do các em Thiếu Nhi Thánh Thể Đoàn Chúa Hài Đồng phụ trách qua phần phụng vũ khá phong phú đã đưa mọi người hiện diện đi vào những giây phút nguyện cầu rất sốt sắng. những bông hoa của các em dâng Mẹ được kết lên thành trái tim yêu thương trìu mến dâng Mẹ với lời khấn nguyện của tuổi thơ: "Xin Mẹ đồng hành và hướng dẫn, cầu bầu cho giáo xứ chúng con sớm đạt được thành tựu trong việc xây dựng ngôi thánh đường mới."Buổi dâng hoa kết thúc lúc 6 giờ 45 phút và thánh lễ đồng tế bắt đầu do linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế, linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên đồng tế cùng với thầy phó tến Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế nói: "tạ ơn Mẹ, chúng ta có một buổi chiều thật tuyệt vời để cung nghinh Mẹ, Mẹ đã đồng hành với giáo xứ chúng ta chung quanh khuôn viên của ngôi thánh đường thân yêu. Các em Thiếu Nhi vừa trình diễn buổi dâng hoa kính Đức Mẹ đã đưa chúng ta đi vào phần thiêng liêng bằng tất cả tâm tình cầu nguyện. Giáo xứ chào đón tất cả quý ông bà anh chị em thuộc các Giáo Đoàn từ Fatima, từ Mân Côi, Mông Triệu, Mẫu Tâm, La Vang và đông đủ các hội Đoàn, Ca Đoàn cùng vơí quý ông bà anh chị em trong giáo xứ, chào đón quý vị từ xa đến tham dự cuộc rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ kết thúc tháng hoa năm nay. Xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau trong tinh thần hiệp nhất (tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu)
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa mà Giáo Hội mừng Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi với đoạn Tin Mừng của Thánh Matthêu mô tả: "Khi ấy Chúa Giêsu tiến lại nói với các ông rằng: "Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần; giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế".
Cha chánh xứ giảng lễ với bài chia sẻ ngắn gọn nói về mầu nhiệm tình yêu của Chúa Ba Ngôi, ngài nhấn mạnh: "Thiên Chúa Ba Ngôi là mô hình hiệp thông của Giáo Hội, trong đó chúng ta được mời gọi yêu thương tha nhân như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta. Tình yêu là dấu chỉ nổi bật của đời sống tín hữu. Người tín hữu được mời gọi làm chứng và loan báo sứ điệp “Thiên Chúa là tình yêu”, Thiên Chúa gần bên chúng ta, Người luôn luôn ở bên cạnh chúng ta, và đồng hành với chúng ta. Thiên Chúa yêu thương nhân loại nên đã sai Người Con Độc Nhất, Ngôi Hai Thiên Chúa đến trong thế gian để cứu thế gian, kết hợp với Chúa Thánh Thần thông ban sự sống thần linh cho chúng ta và làm cho chúng ta bước vào trong sự năng động của Ba Ngôi, là một sự năng động của tình yêu, của sự hiệp thông, của việc phục vụ và chia sẻ cho nhau. Ngày lễ Chúa Ba Ngôi, Giáo Hội muốn chúng ta suy niệm về mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa dành cho con người. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi không thể hiểu đươc bằng lý trí, nhưng sẽ cảm nhận được khi chúng ta sống theo lời mời gọi tình yêu của Chúa. Đời sống gia đình cũng được thể hiện qua sự yêu thương của người cha, người mẹ liên kết với con cái, xin cho từng gia đình và cả cộng đoàn giáo xứ chúng ta biết sống và liên kết như mầu nhiệm tình yêu của Chúa Ba Ngôi mà Giáo Hội mừng kính hôm nay ".
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chánh xứ cám ơn tất cả các đoàn thể, các giáo đoàn, ca đoàn và các ban ngành đã tham dự rước kiệu kính Đức Mẹ và tất cả các thiện nguyện viên đã bỏ công sức cho việc tổ chức rước kiệu được tốt đẹp. Thánh lễ kết thúc lúc 8 giờ, mọi người nhận lãnh phép lành cuối lễ và ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
SEATTLE.Chiều thứ bảy cuối tháng hoa, một buổi chiều thật đẹp đến với xứ cao nguyên tình xanh, đặc biệt đến với xứ đạo Việt nam thật tuyệt vời cho buổi cung nghinh kính Đức Mẹ kết thúc tháng hoa năm 2015 được cử hành hôm nay 30 tháng 5. Mới hơn 4 giờ chiều, khuôn viên nhà thờ giáo xứ CTTĐVN trở nên nhộn nhịp, các hội đoàn, giáo đoàn với những trang phục đủ màu sắc theo từng đoàn thể đã tập trung để chuẩn bị cho cuộc cung nghinh Mẹ. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể tham dự cuộc rước kiệu với đội dâng hoa khá đông đảo gồm trên 60 em. Xe hoa kiệu Mẹ được trang trí khá đẹp với những lời nguyện cầu kết chung quanh xe hoa: XIN MẸ CHÚC LÀNH CHO GIÁO XỨ CHÚNG CON- XIN MẸ CẦU CHO QUÊ HƯƠNG VÀ Giáo Hội VIỆT NAM- XIN MẸ HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH CHÚNG CON.
Xem Hình
Từ hơn 5 giờ, Vị MC điều khiển đoàn kiệu bắt đầu thông báo và mời gọi các đoàn thể, các giáo đoàn sẵn sàng vào vị trí để chuẩn bị cuộc rước kiệu. Thứ tự đoàn kiệu cũng được đọc lên nhiều lần. Hiện diện trong buổi rước kiệu có gần 2 ngàn giáo dân trong và ngoài giáo xứ tham dự gồm giáo đoàn Fatima, Mân Côi, Mông Triệu, Mẫu tâm và La Vang. Hai giáo đoàn Mẫu Tâm và La Vang mới được thành lập vào giữa tháng 3 năm 2015. Các Hội Đoàn gồm Hội các Bà Mẹ, Hội Cao Niên, Hội Logio Mariae, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Huynh Đoàn Đa Minh, Liên Đoàn Tôn Đồ Fatima, Hội Thánh Linh Canh Tân Đặc Sủng tham dự đoàn rước với cờ hiệu của mỗi Giáo Đoàn, Hội Đoàn làm tăng thêm vẻ đẹp cho đoàn kiệu. Đặc biệt Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể với đội ngủ dâng hoa khá đông đảo.
Đúng 5 giờ 30, vị MC thông báo: Kính thưa Cộng Đoàn dân Chúa, giờ rước kiệu bắt đầu, xin ba hồi chiến trống. Ba hồi chiêng trống vừa dứt, cha chánh xứ khai mạc cuộc rước kiệu qua nghi thức xông hương trước Thánh Tượng Đức Mẹ đặt trên xe hoa với lơì nguyện cầu dâng lên Mẹ tất cả tâm tình tạ ơn và tôn vinh Mẹ của toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ:"Lạy Mẹ Maria, giờ đây giáo xứ chung con cùng nhau cung nghinh Mẹ, xin Mẹ luôn đồng hành và chúc lành cho gia đình giáo xứ chúng con, chúng con xin dâng lên Mẹ những ước nguyện, những thao thức của chúng con, xin Mẹ cầu bầu cho chúng con được hiệp nhất trong tình yêu của Chúa." Sau lơì nguyện cầu ngắn ngủi của cha chánh xứ chủ sự buổi rước kiệu. Đoàn kiệu bắt đấu di chuyển, dẫn đầu là thánh giá nến cao, chiêng trống, đội áo dài Quốc phục, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Đội Legio Maria, Huynh Đoàn Đa Minh, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Liên Đoàn Tôn Đồ Fatima, Hội Thánh Linh, các Giáo Đoàn Fatima, Mân Côi, Mông Triệu, Mẫu Tâm, La Vang, Hội các Bà Mẹ, Đoàn Thừa tác Viên Thánh Thể, Đội dâng hoa, Kiệu Hoa, Quý Cha và đông đảo giáo xứ trong và ngoài giáo xứ không thuộc các đoàn thể. Đoàn kiệu đi chung quanh khuôn viên nhà thờ kéo dài gần 45 phút và trở về nhà thờ lúc 6 giờ 15 phút, Thánh Tượng Mẹ được thỉnh lên đặt giữa cung thánh. Buổi dâng hoa chúc tụng Mẹ do các em Thiếu Nhi Thánh Thể Đoàn Chúa Hài Đồng phụ trách qua phần phụng vũ khá phong phú đã đưa mọi người hiện diện đi vào những giây phút nguyện cầu rất sốt sắng. những bông hoa của các em dâng Mẹ được kết lên thành trái tim yêu thương trìu mến dâng Mẹ với lời khấn nguyện của tuổi thơ: "Xin Mẹ đồng hành và hướng dẫn, cầu bầu cho giáo xứ chúng con sớm đạt được thành tựu trong việc xây dựng ngôi thánh đường mới."Buổi dâng hoa kết thúc lúc 6 giờ 45 phút và thánh lễ đồng tế bắt đầu do linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế, linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên đồng tế cùng với thầy phó tến Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế nói: "tạ ơn Mẹ, chúng ta có một buổi chiều thật tuyệt vời để cung nghinh Mẹ, Mẹ đã đồng hành với giáo xứ chúng ta chung quanh khuôn viên của ngôi thánh đường thân yêu. Các em Thiếu Nhi vừa trình diễn buổi dâng hoa kính Đức Mẹ đã đưa chúng ta đi vào phần thiêng liêng bằng tất cả tâm tình cầu nguyện. Giáo xứ chào đón tất cả quý ông bà anh chị em thuộc các Giáo Đoàn từ Fatima, từ Mân Côi, Mông Triệu, Mẫu Tâm, La Vang và đông đủ các hội Đoàn, Ca Đoàn cùng vơí quý ông bà anh chị em trong giáo xứ, chào đón quý vị từ xa đến tham dự cuộc rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ kết thúc tháng hoa năm nay. Xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau trong tinh thần hiệp nhất (tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu)
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa mà Giáo Hội mừng Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi với đoạn Tin Mừng của Thánh Matthêu mô tả: "Khi ấy Chúa Giêsu tiến lại nói với các ông rằng: "Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần; giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế".
Cha chánh xứ giảng lễ với bài chia sẻ ngắn gọn nói về mầu nhiệm tình yêu của Chúa Ba Ngôi, ngài nhấn mạnh: "Thiên Chúa Ba Ngôi là mô hình hiệp thông của Giáo Hội, trong đó chúng ta được mời gọi yêu thương tha nhân như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta. Tình yêu là dấu chỉ nổi bật của đời sống tín hữu. Người tín hữu được mời gọi làm chứng và loan báo sứ điệp “Thiên Chúa là tình yêu”, Thiên Chúa gần bên chúng ta, Người luôn luôn ở bên cạnh chúng ta, và đồng hành với chúng ta. Thiên Chúa yêu thương nhân loại nên đã sai Người Con Độc Nhất, Ngôi Hai Thiên Chúa đến trong thế gian để cứu thế gian, kết hợp với Chúa Thánh Thần thông ban sự sống thần linh cho chúng ta và làm cho chúng ta bước vào trong sự năng động của Ba Ngôi, là một sự năng động của tình yêu, của sự hiệp thông, của việc phục vụ và chia sẻ cho nhau. Ngày lễ Chúa Ba Ngôi, Giáo Hội muốn chúng ta suy niệm về mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa dành cho con người. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi không thể hiểu đươc bằng lý trí, nhưng sẽ cảm nhận được khi chúng ta sống theo lời mời gọi tình yêu của Chúa. Đời sống gia đình cũng được thể hiện qua sự yêu thương của người cha, người mẹ liên kết với con cái, xin cho từng gia đình và cả cộng đoàn giáo xứ chúng ta biết sống và liên kết như mầu nhiệm tình yêu của Chúa Ba Ngôi mà Giáo Hội mừng kính hôm nay ".
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chánh xứ cám ơn tất cả các đoàn thể, các giáo đoàn, ca đoàn và các ban ngành đã tham dự rước kiệu kính Đức Mẹ và tất cả các thiện nguyện viên đã bỏ công sức cho việc tổ chức rước kiệu được tốt đẹp. Thánh lễ kết thúc lúc 8 giờ, mọi người nhận lãnh phép lành cuối lễ và ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Lễ trọng nào “là cao hơn” lễ Chủ nhật?
Nguyễn Trọng Đa
09:03 02/06/2015
Giải đáp phụng vụ: Lễ trọng nào “là cao hơn” lễ Chúa Nhật?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Hàng năm, ngày 29-6, Giáo Hội long trọng cử hành lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô Tông đồ, cho dù nếu lễ này rơi vào ngày Chúa Nhật. Nếu tôi không nhầm, lễ Cung Hiến Đền thờ Latêranô ở Rôma cũng nắm giữ vinh dự này – nghĩa là lễ này "là cao hơn" lễ Chúa Nhật Thường niên, nếu nó đúng vào một ngày Chúa Nhật. Tuy nhiên, một số lễ trọng và lễ kính khác dường như có tầm quan trọng về tín lý và đường thiêng liêng hơn so với các lễ trên đây, đặc biệt là các lễ trọng kính Đức Trinh Nữ Maria, lại được chuyển vào thứ Bảy trước hoặc vào ngày thứ Hai sau, nếu các lễ trọng này rơi vào ngày Chúa Nhật. Do tầm quan trọng của Chúa Nhật trong đức tin của chúng ta, thưa cha, làm thế nào xác định được lễ nào có thể “là cao hơn” lễ Chúa Nhật, và lễ nào là không cao hơn? - A. H., New York, Mỹ.
Đáp: Câu hỏi này chứng tỏ một thực tế là những gì xem ra là hiển nhiên đối với một số người trong chúng ta, những người hàng ngày phải vật lộn với vấn đề phụng vụ, lại không nhất thiết phải là rõ ràng cho các tín hữu. Đây là một câu hỏi rất tốt của một người Công Giáo quan tâm chu đáo, và nhắc nhở chúng ta rằng đôi khi câu hỏi là tốt để giải thích các khái niệm dễ gây nhầm lẫn.
Lịch phụng vụ được phát triển qua nhiều thế kỷ và đã được tổ chức trong nhiều cách khác nhau. Vì nhiều lý do, việc cử hành phụng vụ của một Chúa Nhật, đặc biệt là ngoài các mùa lớn, đã liên tục có nguy cơ bị thay thế bằng việc cử hành lễ các thánh nổi tiếng và việc sùng kính phổ biến. Trong nhiều dịp, Giáo Hội đã phải can thiệp để khôi phục lại việc cử hành Thánh lễ Chúa Nhật, cho vai trò trung tâm mà lễ Chúa Nhật cần có, trong lòng đạo đức của các tín hữu.
Các nỗ lực gần đây nhất là các quy tắc hiện nay, được ban hành sau Công Đồng chung Vatican II. Các qui tắc này thiết lập một hệ thống xếp hạng mới cho các lễ trọng, và một bảng mới của các ngày phụng vụ, vốn nêu ra sự ưu tiên của một lễ này so với một lễ khác. Các sự phân chia này của các cử hành bao gồm: lễ trọng, lễ kính, lễ nhớ bắt buộc và lễ nhớ tùy chọn.
Cũng đã có một nỗ lực lớn để củng cố việc cử hành lễ Chúa Nhật, vốn chỉ có thể được thay thế bằng lễ kính trọng thể mà thôi.
Các ngày Chúa Nhật của các mùa phụng vụ chính, như Mùa Vọng, Mùa Chay và Phục Sinh là cao hơn lễ trọng trong bảng danh sách, và do đó các lễ trọng nào rơi vào các ngày Chúa Nhật này thường được chuyển qua ngày khác.
Bởi vì lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội rơi vào mùa Vọng, lễ này thường được chuyển qua ngày khác nếu ngày ấy là Chúa Nhật, trừ ở một số quốc gia như Tây Ban Nha và Ý, vì ở các nước này, đây là một ngày lễ nghỉ, và luôn được tổ chức vào ngày 8-12.
Điều tương tự cũng đôi khi xảy ra đối với lễ Thánh Giuse và lễ Truyền Tin, vốn luôn luôn rơi vào mùa Chay hay mùa Phục Sinh. Thực tế, trong năm tới (2016), lễ Truyền Tin sẽ rơi vào Thứ Sáu Tuần Thánh, cho nên lễ này sẽ được chuyển đến sau tuần Bát nhật Phục Sinh, và sẽ mừng vào ngày thứ hai 4-4.
Một số quốc gia nhận được một ngoại lệ đặc biệt so với luật chung từ Tòa Thánh, trên một cơ sở ad hoc (đặc biệt, theo tình thế). Ví dụ, Tòa Thánh đã cho phép các Giám mục Mexico cử hành lể kính Đức Mẹ Guadalupe vào ngày 12-12, thậm chí cả khi lễ rơi vào một Chúa Nhật Mùa Vọng. Sự cho phép này không được mở rộng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Đối với các Chúa Nhật của Giáng sinh và mùa thường niên, các quy định là ít nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, chỉ có lễ trọng kính Chúa và lễ kính Chúa mới có thể thay thế lễ Chúa Nhật. Tất cả các lễ kính và lễ nhớ khác được bỏ qua, nếu trùng vào ngày Chúa Nhật.
Đó là lý do tại sao lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô Tông đồ thay thế lễ Chúa Nhật; điều này cũng duy trì cho các lễ trọng khác, ngay cả khi nó không thường là một ngày lễ buộc (như lễ Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả ngày 24-6).
Hạng đặc biệt của các lễ kính Chúa cũng thay thế lễ Chúa Nhật. Các lễ này khác với các lễ kính trọng thể vì chúng là lễ kính (nghĩa là, có kinh Vinh Danh, nhưng với chỉ hai bài đọc và không đọc Kinh Tin Kính), trừ khi chúng trùng với một ngày Chúa Nhật hoặc thường được cử hành vào một Chúa Nhật. Các lễ ấy là:
- Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, được cử hành vào Chúa Nhật sau ngày 6-1 (hoặc, nơi nào mà lễ trọng Chúa Hiển Linh được chuyển vào Chúa Nhật 7-1 hay 8-1, thì lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa được dời vào ngày thứ hai sau đó);
- Lễ Thánh Gia Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse, cử hành vào ngày Chúa Nhật trong tuần bát nhật Giáng Sinh, hoặc, nếu không có Chúa Nhật, vào ngày 30-12;
- Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh, được cử hành vào ngày 2-2;
- Lễ Chúa Hiển Dung, được cử hành vào ngày 6-8;
- Lễ Suy Tôn Thánh Giá, được cử hành vào ngày 14-9 (ở một số nước, đặc biệt là ở châu Mỹ Latinh, lễ được cử hành vào ngày 3-5 vì các lý do lịch sử và mục vụ);
- Lễ Cung hiền Đền thờ Latêranô, được cử hành vào ngày 9-11. (Đây là một lễ kính Chúa, bởi vì vương cung thánh đường ban đầu được cung hiến dưới tước hiệu Chúa Cứu Thế Cực Thánh, và đây vẫn là một phần của tước hiệu chính thức của đền thờ: "Vương Cung Thánh Đường Cả của Chúa Cứu Thế Cực Thánh, và thánh Gioan Tẩy Giả và Thánh Sử tại Latêranô". Các cung hiến cho Thánh Gioan Tẩy Giả và Thánh Gioan Thánh Sử đã được lần lượt thêm vào trong các thế kỷ 10 và 12).
Không có các lễ kính hoặc lễ nhớ khác thay thế ngày Chúa Nhật. Nhưng vì một lý do nghiêm trọng, một Giám mục có thể ra lệnh hoặc cho phép một Thánh lễ đặc biệt được cử hành vào ngày Chúa Nhật mùa Thường niên, chẳng hạn một Thánh lễ cầu cho hòa bình trong một cuộc khủng hoảng lớn. (Zenit.org 2-6-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Hàng năm, ngày 29-6, Giáo Hội long trọng cử hành lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô Tông đồ, cho dù nếu lễ này rơi vào ngày Chúa Nhật. Nếu tôi không nhầm, lễ Cung Hiến Đền thờ Latêranô ở Rôma cũng nắm giữ vinh dự này – nghĩa là lễ này "là cao hơn" lễ Chúa Nhật Thường niên, nếu nó đúng vào một ngày Chúa Nhật. Tuy nhiên, một số lễ trọng và lễ kính khác dường như có tầm quan trọng về tín lý và đường thiêng liêng hơn so với các lễ trên đây, đặc biệt là các lễ trọng kính Đức Trinh Nữ Maria, lại được chuyển vào thứ Bảy trước hoặc vào ngày thứ Hai sau, nếu các lễ trọng này rơi vào ngày Chúa Nhật. Do tầm quan trọng của Chúa Nhật trong đức tin của chúng ta, thưa cha, làm thế nào xác định được lễ nào có thể “là cao hơn” lễ Chúa Nhật, và lễ nào là không cao hơn? - A. H., New York, Mỹ.
Đáp: Câu hỏi này chứng tỏ một thực tế là những gì xem ra là hiển nhiên đối với một số người trong chúng ta, những người hàng ngày phải vật lộn với vấn đề phụng vụ, lại không nhất thiết phải là rõ ràng cho các tín hữu. Đây là một câu hỏi rất tốt của một người Công Giáo quan tâm chu đáo, và nhắc nhở chúng ta rằng đôi khi câu hỏi là tốt để giải thích các khái niệm dễ gây nhầm lẫn.
Lịch phụng vụ được phát triển qua nhiều thế kỷ và đã được tổ chức trong nhiều cách khác nhau. Vì nhiều lý do, việc cử hành phụng vụ của một Chúa Nhật, đặc biệt là ngoài các mùa lớn, đã liên tục có nguy cơ bị thay thế bằng việc cử hành lễ các thánh nổi tiếng và việc sùng kính phổ biến. Trong nhiều dịp, Giáo Hội đã phải can thiệp để khôi phục lại việc cử hành Thánh lễ Chúa Nhật, cho vai trò trung tâm mà lễ Chúa Nhật cần có, trong lòng đạo đức của các tín hữu.
Các nỗ lực gần đây nhất là các quy tắc hiện nay, được ban hành sau Công Đồng chung Vatican II. Các qui tắc này thiết lập một hệ thống xếp hạng mới cho các lễ trọng, và một bảng mới của các ngày phụng vụ, vốn nêu ra sự ưu tiên của một lễ này so với một lễ khác. Các sự phân chia này của các cử hành bao gồm: lễ trọng, lễ kính, lễ nhớ bắt buộc và lễ nhớ tùy chọn.
Cũng đã có một nỗ lực lớn để củng cố việc cử hành lễ Chúa Nhật, vốn chỉ có thể được thay thế bằng lễ kính trọng thể mà thôi.
Các ngày Chúa Nhật của các mùa phụng vụ chính, như Mùa Vọng, Mùa Chay và Phục Sinh là cao hơn lễ trọng trong bảng danh sách, và do đó các lễ trọng nào rơi vào các ngày Chúa Nhật này thường được chuyển qua ngày khác.
Bởi vì lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội rơi vào mùa Vọng, lễ này thường được chuyển qua ngày khác nếu ngày ấy là Chúa Nhật, trừ ở một số quốc gia như Tây Ban Nha và Ý, vì ở các nước này, đây là một ngày lễ nghỉ, và luôn được tổ chức vào ngày 8-12.
Điều tương tự cũng đôi khi xảy ra đối với lễ Thánh Giuse và lễ Truyền Tin, vốn luôn luôn rơi vào mùa Chay hay mùa Phục Sinh. Thực tế, trong năm tới (2016), lễ Truyền Tin sẽ rơi vào Thứ Sáu Tuần Thánh, cho nên lễ này sẽ được chuyển đến sau tuần Bát nhật Phục Sinh, và sẽ mừng vào ngày thứ hai 4-4.
Một số quốc gia nhận được một ngoại lệ đặc biệt so với luật chung từ Tòa Thánh, trên một cơ sở ad hoc (đặc biệt, theo tình thế). Ví dụ, Tòa Thánh đã cho phép các Giám mục Mexico cử hành lể kính Đức Mẹ Guadalupe vào ngày 12-12, thậm chí cả khi lễ rơi vào một Chúa Nhật Mùa Vọng. Sự cho phép này không được mở rộng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Đối với các Chúa Nhật của Giáng sinh và mùa thường niên, các quy định là ít nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, chỉ có lễ trọng kính Chúa và lễ kính Chúa mới có thể thay thế lễ Chúa Nhật. Tất cả các lễ kính và lễ nhớ khác được bỏ qua, nếu trùng vào ngày Chúa Nhật.
Đó là lý do tại sao lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô Tông đồ thay thế lễ Chúa Nhật; điều này cũng duy trì cho các lễ trọng khác, ngay cả khi nó không thường là một ngày lễ buộc (như lễ Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả ngày 24-6).
Hạng đặc biệt của các lễ kính Chúa cũng thay thế lễ Chúa Nhật. Các lễ này khác với các lễ kính trọng thể vì chúng là lễ kính (nghĩa là, có kinh Vinh Danh, nhưng với chỉ hai bài đọc và không đọc Kinh Tin Kính), trừ khi chúng trùng với một ngày Chúa Nhật hoặc thường được cử hành vào một Chúa Nhật. Các lễ ấy là:
- Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, được cử hành vào Chúa Nhật sau ngày 6-1 (hoặc, nơi nào mà lễ trọng Chúa Hiển Linh được chuyển vào Chúa Nhật 7-1 hay 8-1, thì lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa được dời vào ngày thứ hai sau đó);
- Lễ Thánh Gia Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse, cử hành vào ngày Chúa Nhật trong tuần bát nhật Giáng Sinh, hoặc, nếu không có Chúa Nhật, vào ngày 30-12;
- Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh, được cử hành vào ngày 2-2;
- Lễ Chúa Hiển Dung, được cử hành vào ngày 6-8;
- Lễ Suy Tôn Thánh Giá, được cử hành vào ngày 14-9 (ở một số nước, đặc biệt là ở châu Mỹ Latinh, lễ được cử hành vào ngày 3-5 vì các lý do lịch sử và mục vụ);
- Lễ Cung hiền Đền thờ Latêranô, được cử hành vào ngày 9-11. (Đây là một lễ kính Chúa, bởi vì vương cung thánh đường ban đầu được cung hiến dưới tước hiệu Chúa Cứu Thế Cực Thánh, và đây vẫn là một phần của tước hiệu chính thức của đền thờ: "Vương Cung Thánh Đường Cả của Chúa Cứu Thế Cực Thánh, và thánh Gioan Tẩy Giả và Thánh Sử tại Latêranô". Các cung hiến cho Thánh Gioan Tẩy Giả và Thánh Gioan Thánh Sử đã được lần lượt thêm vào trong các thế kỷ 10 và 12).
Không có các lễ kính hoặc lễ nhớ khác thay thế ngày Chúa Nhật. Nhưng vì một lý do nghiêm trọng, một Giám mục có thể ra lệnh hoặc cho phép một Thánh lễ đặc biệt được cử hành vào ngày Chúa Nhật mùa Thường niên, chẳng hạn một Thánh lễ cầu cho hòa bình trong một cuộc khủng hoảng lớn. (Zenit.org 2-6-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ave Maria Trên Đường Quê
Joseph Nguyễn Tro Bụi
21:13 02/06/2015
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Ave Maria!
Chúng con chẳng còn gì
ngoài trông cậy Mẹ từ bi
Hãy giúp chúng con,
van lơn xin cùng Thiên Chúa thầm thì
Cho cả sáng miền đất khổ đau này
được tràn Thánh ý
Cho Nước Chúa chính nơi đây
vinh quang hiển trị
Cho quê hương chúng con
có một lối thoát đi.
(Trích Thơ của Ly Khách)