Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Năm 3/6: Thiên Chúa duy nhất của ngươi – Suy Niệm của linh mục Anthony Nguyễn Thế Nhân
Giáo Hội Năm Châu
02:30 02/06/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 02-June-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Mc 12, 28b-34
“Thiên Chúa của ngươi là Thiên Chúa duy nhất và ngươi hãy kính mến Người”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, có người trong nhóm Luật sĩ tiến đến Chúa Giêsu và hỏi Người rằng: “Trong các giới răn, điều nào trọng nhất?” Chúa Giêsu đáp: “Giới răn trọng nhất chính là: “Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi”. Còn đây là giới răn thứ hai: “Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi”. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó”. Luật sĩ thưa Người: “Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi nói Thiên Chúa là Chúa duy nhất, và ngoài Người, chẳng có Chúa nào khác. Yêu mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình, và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh”. Thấy người ấy tỏ ý kiến khôn ngoan, Chúa Giêsu bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu”. Và không ai dám hỏi Người thêm điều gì nữa.
Đó là lời Chúa.
Lời đỡ nâng
Lm. Minh Anh
05:31 02/06/2021
LỜI ĐỠ NÂNG
“Các ông không hiểu biết Thánh Kinh, cũng chẳng hiểu biết quyền phép của Thiên Chúa!”.
Chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu nói, “Chỉ cần lướt mắt đến cuốn Thánh Kinh, cũng đã đủ cho tôi! Để ngay lúc đó, tôi hít lấy hương thơm cuộc đời Chúa Giêsu, và tôi biết mình phải chạy về đâu!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Giá mà chúng ta có thể hít lấy hương thơm cuộc đời Chúa Giêsu! Giá mà chúng ta hiểu biết Thiên Chúa, chúng ta đã biết mình phải chạy về đâu nhờ ‘Lời đỡ nâng’ và ‘Lời đầy uy lực’ của Ngài. Vì thế, lời trách cứ của Chúa Giêsu dành cho giới Sađucêô hôm nay, xem ra cũng dành cho mỗi người chúng ta, “Các ông không hiểu biết Thánh Kinh, cũng chẳng hiểu biết quyền phép của Thiên Chúa!”.
Tin Mừng hôm nay lại nói đến những người tìm gặp Chúa Giêsu, không phải để học hỏi, nhưng cốt để gài bẫy Ngài; lần này, họ là những người Sađucêô, vốn không tin vào sự sống lại. Niềm tin vào sự sống lại của chúng ta có thể không như họ, nhưng như Chúa Giêsu nói, có thể chúng ta lại đang sống như thể không tin vào quyền năng của Thiên Chúa. Chẳng hạn, trước những tin xấu dồn dập; hoặc liên tiếp, những tai ương chúng ta gặp phải, những điều này có thể khiến chúng ta nghi ngờ và tiến gần bờ vực của tuyệt vọng và mất lòng trông cậy lúc nào không hay. Và rồi, chúng ta suy nghĩ để tự tìm hiểu cuộc sống, tìm câu trả lời với hàng loạt câu hỏi tại sao, tại sao. Thế nhưng, càng phân tích chuyện của người, và cả chuyện mình, chúng ta lại càng bế tắc và “lầm lạc” như khi mới bắt đầu.
Vậy phải làm sao trong những trường hợp này? Một khi thấy mình đang rối bời trong một tình huống nào đó về bất cứ điều gì, có lẽ cách tốt nhất là chúng ta quỳ gối, lắng nghe những ‘Lời đỡ nâng’ của Chúa Giêsu trong Tin Mừng, như thể Ngài đang nói với chúng ta, hầu có thể múc lấy sức mạnh quyền năng của Ngài. Lời của Ngài có thể khắc nghiệt, như “Khốn cho các ngươi, những kẻ giả hình!”; hoặc như hôm nay, “Các ông không hiểu biết Thánh Kinh, cũng chẳng hiểu biết quyền phép của Thiên Chúa!”… thì dẫu chói tai, chúng ta vẫn cứ khiêm tốn lắng nghe với lòng xác tín rằng, Ngài đang yêu thương và một chỉ muốn chữa lành chúng ta. Với lòng khiêm hạ, chúng ta nhận ra rằng, chúng ta không hiểu Thiên Chúa và quyền năng của Ngài trong cuộc sống mình. Và như vậy, sẽ thật cần thiết để chúng ta càng phải dừng lại và lùi sâu hơn vào thâm cung lòng mình; ở đó, chúng ta được ‘Lời đỡ nâng’, ‘Lời ban sức mạnh’. Thế nhưng, ở đây, điều cần lưu ý, là cầu nguyện. Một điều quan trọng cần xác định là, cầu nguyện hoàn toàn khác với suy nghĩ. Chắc chắn, chúng ta sẽ dùng trí óc để gẫm suy ý muốn của Thiên Chúa, nhưng ‘suy nghĩ, và suy nghĩ nhiều hơn’ không phải lúc nào cũng là cách để hiểu biết Ngài. Suy nghĩ không phải là cầu nguyện! Chúng ta thường nhầm lẫn điều đó.
Anh Chị em,
Như Tôbia, như Sarah và nhất là như Chúa Giêsu, trước khổ đau, chúng ta suy nghĩ, nhưng không chỉ suy nghĩ, chúng ta còn phải cầu nguyện thực sự! Phải để cho linh hồn vươn lên tới Chúa, vươn tới chỗ tôn thờ thánh ý Chúa Cha tuyệt đối như Giêsu, Con Một Ngài. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay thật thâm trầm, “Lạy Chúa, con vươn linh hồn lên tới Chúa!”. Có như thế, những lời chói tai của Chúa Giêsu giờ đây đã trở nên ‘Lời đỡ nâng’ thực sự, vì Thiên Chúa là Đấng quyền năng có thể làm cho hạt giống đã chết thứ Sáu Tuần Thánh đâm chồi sự sống rạng ngày Chúa Nhật Phục Sinh sáng ngời!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con xác tín, Lời của Chúa dù khó nghe hay chói tai đến đâu vẫn là Lời yêu thương, Lời cứu sống; xin quyền lực của Chúa và ‘Lời đỡ nâng’ của Ngài cuốn hút con, để con biết phải chạy về hướng nào, về hướng Giêsu!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Các ông không hiểu biết Thánh Kinh, cũng chẳng hiểu biết quyền phép của Thiên Chúa!”.
Chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu nói, “Chỉ cần lướt mắt đến cuốn Thánh Kinh, cũng đã đủ cho tôi! Để ngay lúc đó, tôi hít lấy hương thơm cuộc đời Chúa Giêsu, và tôi biết mình phải chạy về đâu!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Giá mà chúng ta có thể hít lấy hương thơm cuộc đời Chúa Giêsu! Giá mà chúng ta hiểu biết Thiên Chúa, chúng ta đã biết mình phải chạy về đâu nhờ ‘Lời đỡ nâng’ và ‘Lời đầy uy lực’ của Ngài. Vì thế, lời trách cứ của Chúa Giêsu dành cho giới Sađucêô hôm nay, xem ra cũng dành cho mỗi người chúng ta, “Các ông không hiểu biết Thánh Kinh, cũng chẳng hiểu biết quyền phép của Thiên Chúa!”.
Tin Mừng hôm nay lại nói đến những người tìm gặp Chúa Giêsu, không phải để học hỏi, nhưng cốt để gài bẫy Ngài; lần này, họ là những người Sađucêô, vốn không tin vào sự sống lại. Niềm tin vào sự sống lại của chúng ta có thể không như họ, nhưng như Chúa Giêsu nói, có thể chúng ta lại đang sống như thể không tin vào quyền năng của Thiên Chúa. Chẳng hạn, trước những tin xấu dồn dập; hoặc liên tiếp, những tai ương chúng ta gặp phải, những điều này có thể khiến chúng ta nghi ngờ và tiến gần bờ vực của tuyệt vọng và mất lòng trông cậy lúc nào không hay. Và rồi, chúng ta suy nghĩ để tự tìm hiểu cuộc sống, tìm câu trả lời với hàng loạt câu hỏi tại sao, tại sao. Thế nhưng, càng phân tích chuyện của người, và cả chuyện mình, chúng ta lại càng bế tắc và “lầm lạc” như khi mới bắt đầu.
Vậy phải làm sao trong những trường hợp này? Một khi thấy mình đang rối bời trong một tình huống nào đó về bất cứ điều gì, có lẽ cách tốt nhất là chúng ta quỳ gối, lắng nghe những ‘Lời đỡ nâng’ của Chúa Giêsu trong Tin Mừng, như thể Ngài đang nói với chúng ta, hầu có thể múc lấy sức mạnh quyền năng của Ngài. Lời của Ngài có thể khắc nghiệt, như “Khốn cho các ngươi, những kẻ giả hình!”; hoặc như hôm nay, “Các ông không hiểu biết Thánh Kinh, cũng chẳng hiểu biết quyền phép của Thiên Chúa!”… thì dẫu chói tai, chúng ta vẫn cứ khiêm tốn lắng nghe với lòng xác tín rằng, Ngài đang yêu thương và một chỉ muốn chữa lành chúng ta. Với lòng khiêm hạ, chúng ta nhận ra rằng, chúng ta không hiểu Thiên Chúa và quyền năng của Ngài trong cuộc sống mình. Và như vậy, sẽ thật cần thiết để chúng ta càng phải dừng lại và lùi sâu hơn vào thâm cung lòng mình; ở đó, chúng ta được ‘Lời đỡ nâng’, ‘Lời ban sức mạnh’. Thế nhưng, ở đây, điều cần lưu ý, là cầu nguyện. Một điều quan trọng cần xác định là, cầu nguyện hoàn toàn khác với suy nghĩ. Chắc chắn, chúng ta sẽ dùng trí óc để gẫm suy ý muốn của Thiên Chúa, nhưng ‘suy nghĩ, và suy nghĩ nhiều hơn’ không phải lúc nào cũng là cách để hiểu biết Ngài. Suy nghĩ không phải là cầu nguyện! Chúng ta thường nhầm lẫn điều đó.
Tôbia và Sarah trong bài đọc hôm nay là hai mẫu gương tuyệt vời cho chúng ta. Đó là những con người không chỉ suy nghĩ, nhưng cầu nguyện thật chân thành. Từ vực thẳm khổ đau, Tôbia nài van; ông thừa nhận tội lỗi mình, tội lỗi của dân tộc mình; sự đau khổ của ông vùi dập đến nỗi ông xin được Chúa cất về, “Lạy Chúa, giờ đây xin cứ đối xử với con theo thánh ý Chúa, và xin hãy cho linh hồn con được an nghỉ; vì thà con được chết còn hơn sống!”. Sarah, nàng dâu tương lai của ông cũng ở trong một tình cảnh nghiệt ngã tương tự nhạc gia mai ngày; đối mặt với sự dèm pha tủi nhục vì phải tiếng là “quân sát phu”, cô kiệt sức và không còn thiết sống, “Cô chỉ cầu nguyện, khóc lóc than van cùng Thiên Chúa”. Và này, lời cầu nguyện của hai người đã chứng tỏ, Thiên Chúa, Đấng xót thương, đầy quyền năng và ‘Lời đỡ nâng’ của Ngài còn mạnh hơn khổ đau và sự dữ của con người.
Anh Chị em,
Như Tôbia, như Sarah và nhất là như Chúa Giêsu, trước khổ đau, chúng ta suy nghĩ, nhưng không chỉ suy nghĩ, chúng ta còn phải cầu nguyện thực sự! Phải để cho linh hồn vươn lên tới Chúa, vươn tới chỗ tôn thờ thánh ý Chúa Cha tuyệt đối như Giêsu, Con Một Ngài. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay thật thâm trầm, “Lạy Chúa, con vươn linh hồn lên tới Chúa!”. Có như thế, những lời chói tai của Chúa Giêsu giờ đây đã trở nên ‘Lời đỡ nâng’ thực sự, vì Thiên Chúa là Đấng quyền năng có thể làm cho hạt giống đã chết thứ Sáu Tuần Thánh đâm chồi sự sống rạng ngày Chúa Nhật Phục Sinh sáng ngời!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con xác tín, Lời của Chúa dù khó nghe hay chói tai đến đâu vẫn là Lời yêu thương, Lời cứu sống; xin quyền lực của Chúa và ‘Lời đỡ nâng’ của Ngài cuốn hút con, để con biết phải chạy về hướng nào, về hướng Giêsu!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Lễ Mình Máu Thánh Chúa
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:17 02/06/2021
Lễ Mình Máu Thánh Chúa
THÁNH THỂ
(Xh 24, 3-8; Dt 9, 11-15; Mc 14, 12-16.22-26)
Trong một số nhà thờ, nơi gian cung thánh hoặc trước bàn thờ có chạm trổ hình con chim bồ nông mẹ đang truyền của ăn cho các chim con. Biểu tượng của chim bồ nông mẹ nuôi con có gốc tích trong truyền thuyết cổ xuất hiện trước thời Kitô giáo. Theo truyền thuyết, trong mùa đói khát, chim bồ nông mẹ lấy mỏ tự mổ vào ngực để dùng máu mình mà dưỡng nuôi các con. Có một truyền thuyết khác nói rằng chim bồ nông mẹ đã dùng máu mình để tái sinh các con đã chết, nhưng chính mẹ lại bị chết. Chúng ta dễ hiểu tại sao các Kitô hữu thời sơ khai đã dùng hình ảnh này để ám chỉ Chúa Giêsu. Chim bồ nông mẹ là biểu tượng Chúa Giêsu cứu độ đã hy sinh mạng sống để cứu chuộc chúng ta. Con người đã chết trong tội và được vui hưởng sự sống mới qua giá Máu Châu Báu của Chúa Kitô.
Bí Tích Thánh Thể còn được gọi là Bí Tích Tạ Ơn. Chúa Giêsu đã lập Bí Tích này trong bữa tiệc ly như là Giao Ước mới. Trước khi dâng mình hiến tế trên thánh giá, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly. Bánh và rượu là của ăn, của uống nuôi sống chúng ta hằng ngày. Hình ảnh tấm bánh được kết thành bởi muôn hạt miến và chén rượu được ép bởi muôn ngàn trái nho chín. Chúa dùng cả bánh và rượu để biến đổi nên Mình và Máu Thánh Chúa.
Qua quyền năng của Chúa Thánh Thần, các linh mục lập lại lời truyền phép của Chúa Giêsu Kitô, bánh và rượu trở nên Mình Máu Chúa. Sau khi đọc lời truyền phép, linh mục chủ tế tuyên xưng: Đây là mầu nhiệm đức tin. Chúng ta tin thật Chúa Giêsu ngự trong Bí Tích Thánh Thể. Sự biến đổi bản thể của bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Lúc chúng ta lên rước lễ, trước khi trao Mình Thánh, linh mục nói: Mình Thánh Chúa Kitô, chúng ta thưa: Amen. Khi trao Máu Thánh, linh mục hay thừa tác viên nâng cao chén thánh và nói: Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta thưa: Amen. Bí Tích Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống người Kitô hữu. Chúa Giêsu hiện diện thật trong Bí Tích Thánh Thể. Tín hữu trong Giáo Hội Công Giáo tin nhận Chúa Giêsu hiện diện thật nơi Nhà Tạm và Mình Thánh là của ăn đàng cho những kẻ đau yếu bệnh hoạn hay trong cơn hấp hối.
Chúa Giêsu đã nhiều lần hóa bánh ra nhiều để nuôi dân. Chúa cũng làm biến đổi sáu chum nước ra thành rượu tại tiệc cưới Cana. Chúa biết những nhu cầu của cuộc sống con người. Con người sống thì cần ăn, cần uống và phải hít phải thở. Ăn uống làm tăng thêm chất bổ dưỡng để nuôi sống. Thật lạ lùng, khi chúng ta ăn bánh, uống rượu và bất cứ loại đồ ăn thức uống nào, khi đã nuốt vào bao tử trong vòng 30 phút, các cơ quan trong thân thể nhanh chóng biến đổi các thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi sống các cơ quan. Thức ăn trở thành máu, thịt và giúp cho sự tuần hoàn trong thân thể hoạt động. Đây là chu kỳ nhiệm mầu mà Thượng Đế đã an bài.
Thức ăn bổ dưỡng sẽ giúp cho thân xác khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn. Bí tích Thánh Thể cũng đáp ứng những nhu cầu về linh hồn và thân xác. Chúng ta tin Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Ở nhiều nơi, các tín hữu có thói quen thay phiên nhau Chầu Mình Thánh Chúa suốt ngày đêm. Có những người lặng quì cầu nguyện trước Nhà Tạm hằng giờ để kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn suối ủi an và nơi nương tựa. Chính Chúa Giêsu đã phán: Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11, 28).
Kết hợp với Chúa trong Bí Tích Thánh Thể sẽ mang lại nguồn tươi mát và dịu êm. Giáo Hội mời gọi chúng ta năng kính viếng và lặng quỳ bên Thánh Thể Chúa. Chúng ta sẽ gặp gỡ một Chúa thật có trái tim biết cảm thông và yêu thương. Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích Tình Yêu Chúa Giêsu đã lập để tiếp tục lễ hy sinh trên Thánh giá và để ban Mình Máu Người hiện diện trong hình bánh rượu, làm của nuôi linh hồn. Bí Tích Thánh Thể được cử hành trong thánh lễ. Thánh lễ dâng mỗi ngày cũng là một lễ như xưa trên cây Thánh Giá, vì cũng là một Chúa Kitô làm chủ tế và của lễ nhưng không còn đổ máu như xưa. Thánh lễ quí trọng vô giá. Thánh lễ giao hòa con người với Thiên Chúa. Thánh lễ liên kết mọi người hợp nhất với nhau. Thánh lễ là lời tạ ơn tuyệt vời. Thánh lễ mang lại ơn tha thứ và cứu độ. Mỗi khi cử hành thánh lễ, chúng ta tuyên xưng việc Chúa Giêsu chịu đau khổ, chịu chết và sống lại cùng mong đợi Chúa lại đến trong vinh quang.
Lạy Chúa, con nhìn thấy Nhà Tạm nơi Chúa ẩn ngự, nhưng con chẳng muốn đến gần. Con tất bật lo lắng công việc và đi qua đi lại lo sửa soạn mọi thứ. Đèn chầu vẫn cháy sáng, nhưng lòng con đã ngụm tắt từ bao giờ. Xin Chúa giúp chúng con khơi lại ngọn lửa mến để sưởi ấm tâm hồn. Xin Chúa tha thứ những lần chúng con thờ ơ lãnh đạm và làm ngơ trước sự hiện diện của Chúa. Xin thương xót chúng con.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
THÁNH THỂ
(Xh 24, 3-8; Dt 9, 11-15; Mc 14, 12-16.22-26)
Trong một số nhà thờ, nơi gian cung thánh hoặc trước bàn thờ có chạm trổ hình con chim bồ nông mẹ đang truyền của ăn cho các chim con. Biểu tượng của chim bồ nông mẹ nuôi con có gốc tích trong truyền thuyết cổ xuất hiện trước thời Kitô giáo. Theo truyền thuyết, trong mùa đói khát, chim bồ nông mẹ lấy mỏ tự mổ vào ngực để dùng máu mình mà dưỡng nuôi các con. Có một truyền thuyết khác nói rằng chim bồ nông mẹ đã dùng máu mình để tái sinh các con đã chết, nhưng chính mẹ lại bị chết. Chúng ta dễ hiểu tại sao các Kitô hữu thời sơ khai đã dùng hình ảnh này để ám chỉ Chúa Giêsu. Chim bồ nông mẹ là biểu tượng Chúa Giêsu cứu độ đã hy sinh mạng sống để cứu chuộc chúng ta. Con người đã chết trong tội và được vui hưởng sự sống mới qua giá Máu Châu Báu của Chúa Kitô.
Bí Tích Thánh Thể còn được gọi là Bí Tích Tạ Ơn. Chúa Giêsu đã lập Bí Tích này trong bữa tiệc ly như là Giao Ước mới. Trước khi dâng mình hiến tế trên thánh giá, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly. Bánh và rượu là của ăn, của uống nuôi sống chúng ta hằng ngày. Hình ảnh tấm bánh được kết thành bởi muôn hạt miến và chén rượu được ép bởi muôn ngàn trái nho chín. Chúa dùng cả bánh và rượu để biến đổi nên Mình và Máu Thánh Chúa.
Qua quyền năng của Chúa Thánh Thần, các linh mục lập lại lời truyền phép của Chúa Giêsu Kitô, bánh và rượu trở nên Mình Máu Chúa. Sau khi đọc lời truyền phép, linh mục chủ tế tuyên xưng: Đây là mầu nhiệm đức tin. Chúng ta tin thật Chúa Giêsu ngự trong Bí Tích Thánh Thể. Sự biến đổi bản thể của bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Lúc chúng ta lên rước lễ, trước khi trao Mình Thánh, linh mục nói: Mình Thánh Chúa Kitô, chúng ta thưa: Amen. Khi trao Máu Thánh, linh mục hay thừa tác viên nâng cao chén thánh và nói: Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta thưa: Amen. Bí Tích Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống người Kitô hữu. Chúa Giêsu hiện diện thật trong Bí Tích Thánh Thể. Tín hữu trong Giáo Hội Công Giáo tin nhận Chúa Giêsu hiện diện thật nơi Nhà Tạm và Mình Thánh là của ăn đàng cho những kẻ đau yếu bệnh hoạn hay trong cơn hấp hối.
Chúa Giêsu đã nhiều lần hóa bánh ra nhiều để nuôi dân. Chúa cũng làm biến đổi sáu chum nước ra thành rượu tại tiệc cưới Cana. Chúa biết những nhu cầu của cuộc sống con người. Con người sống thì cần ăn, cần uống và phải hít phải thở. Ăn uống làm tăng thêm chất bổ dưỡng để nuôi sống. Thật lạ lùng, khi chúng ta ăn bánh, uống rượu và bất cứ loại đồ ăn thức uống nào, khi đã nuốt vào bao tử trong vòng 30 phút, các cơ quan trong thân thể nhanh chóng biến đổi các thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi sống các cơ quan. Thức ăn trở thành máu, thịt và giúp cho sự tuần hoàn trong thân thể hoạt động. Đây là chu kỳ nhiệm mầu mà Thượng Đế đã an bài.
Thức ăn bổ dưỡng sẽ giúp cho thân xác khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn. Bí tích Thánh Thể cũng đáp ứng những nhu cầu về linh hồn và thân xác. Chúng ta tin Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Ở nhiều nơi, các tín hữu có thói quen thay phiên nhau Chầu Mình Thánh Chúa suốt ngày đêm. Có những người lặng quì cầu nguyện trước Nhà Tạm hằng giờ để kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn suối ủi an và nơi nương tựa. Chính Chúa Giêsu đã phán: Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11, 28).
Kết hợp với Chúa trong Bí Tích Thánh Thể sẽ mang lại nguồn tươi mát và dịu êm. Giáo Hội mời gọi chúng ta năng kính viếng và lặng quỳ bên Thánh Thể Chúa. Chúng ta sẽ gặp gỡ một Chúa thật có trái tim biết cảm thông và yêu thương. Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích Tình Yêu Chúa Giêsu đã lập để tiếp tục lễ hy sinh trên Thánh giá và để ban Mình Máu Người hiện diện trong hình bánh rượu, làm của nuôi linh hồn. Bí Tích Thánh Thể được cử hành trong thánh lễ. Thánh lễ dâng mỗi ngày cũng là một lễ như xưa trên cây Thánh Giá, vì cũng là một Chúa Kitô làm chủ tế và của lễ nhưng không còn đổ máu như xưa. Thánh lễ quí trọng vô giá. Thánh lễ giao hòa con người với Thiên Chúa. Thánh lễ liên kết mọi người hợp nhất với nhau. Thánh lễ là lời tạ ơn tuyệt vời. Thánh lễ mang lại ơn tha thứ và cứu độ. Mỗi khi cử hành thánh lễ, chúng ta tuyên xưng việc Chúa Giêsu chịu đau khổ, chịu chết và sống lại cùng mong đợi Chúa lại đến trong vinh quang.
Lạy Chúa, con nhìn thấy Nhà Tạm nơi Chúa ẩn ngự, nhưng con chẳng muốn đến gần. Con tất bật lo lắng công việc và đi qua đi lại lo sửa soạn mọi thứ. Đèn chầu vẫn cháy sáng, nhưng lòng con đã ngụm tắt từ bao giờ. Xin Chúa giúp chúng con khơi lại ngọn lửa mến để sưởi ấm tâm hồn. Xin Chúa tha thứ những lần chúng con thờ ơ lãnh đạm và làm ngơ trước sự hiện diện của Chúa. Xin thương xót chúng con.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Trong Thần Khí Và Sự Thật
LM. Giuse Trương Đình Hiền
09:19 02/06/2021
Trong Thần Khí Và Sự Thật
(Phụng vụ - Bí tích Thánh Thể và đời sống Thánh hiến)
“Nhưng giờ đã đến - và chính là lúc nầy đây - giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế” (Ga 4, 23).
“Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy”….”Tất cả anh em hãy uống chén nầy, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội …” (Mt 26,26-29)
“Để thực sự hiệp thông với Chúa, Phụng vụ thánh hẳn là một phương tiện chính yếu, đặc biệt là việc cử hành Thánh lễ và Các giờ kinh phụng vụ … Bí tích Thánh Thể, cũng liên hệ chặt chẽ với quyết tâm hoán cải liên lỉ và nhu cầu được thanh luyện: đó là điều mà những người tận hiến thi hành trong bí tích Hoà giải”. (ĐSTH số 95).
Như chúng ta biết, để có được những cộng đoàn Hội Thánh sơ khai sinh động, mạnh mẽ, xác tín vào Đức Kitô Tử nạn-Phục sinh, …, không chỉ nhờ những “sứ điệp sơ truyền” (Kerygma) của các Thánh Tông Đồ mà còn nhờ những cuộc họp nhau “cử hành Bẻ Bánh”, cầu nguyện (Cv 4,32). Nói cách khác, Đức Kitô không chỉ được nghe, được cảm nhận qua những lời rao giảng; mà còn phải được sống, gặp gỡ qua môi trường phụng vụ của cộng đoàn.
Giờ đây, chúng ta cùng chiêm ngắm Đức Ki-tô, trong chiều kích Phụng Vụ, đặc biệt, Phụng Vụ Thánh Thể.
Thật vậy, Chúa Kitô chính là Đấng đang qui tụ chúng ta thành một cộng đoàn, Đấng đang hướng dẫn, tác động và biến cộng đoàn chúng ta thành một “cộng đoàn thờ phượng đích thực”, một cộng đoàn có khả năng “giúp mỗi thành viên trưởng thành và thăng tiến” để sống và cử hành chính cái “Giờ” của Đức Kitô, “Giờ của Hy tế Thập Giá”, một cộng đoàn sinh động cùng gặp gỡ và lên đường với Đấng Phục Sinh như “những cuộc hẹn hò luôn mới mẻ”…một cộng đoàn biết từng ngày mô phỏng “cộng đoàn mẫu đầu tiên” với những nét đẹp tuyệt vời mà sách Công Vụ Tông Đồ thuật bằng những lời đơn sơ: “Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến đền thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ" (Cv 2, 46-47); “Các tín hữu bấy giờ đông đảo mà chỉ có một lòng một ý… Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự là của chung” (Cv 4, 32).
I. ĐỨC KITÔ THỜ PHƯỢNG VÀ TÔN VINH CHA
Trước hết, chúng ta biết rằng: sứ mệnh căn bản của Đức Ki-tô khi đến trần gian đó chính là thờ phượng và tôn vinh Cha: “Phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho con" (Ga 17, 4). Đồng thời, Ngài thiết lập một “trật tự thờ phượng mới” trên căn bản “trong Thần Khí và sự thật”: “Nầy Chị hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha không phải trên núi nầy hay tại Giê-ru-sa-lem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi, thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do Thái. Nhưng giờ đã đến - và chính là lúc nầy đây - giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế” (Ga 4, 21-23).
- Đức Ki-tô thờ phượng Chúa cha trong “thần khí và sự thật” có nghĩa là Ngài thờ phượng Chúa Cha qua chính bản thân Ngài, bằng “đền thờ thân xác Ngài”, với của lễ là chính “cuộc đời Ngài”: “Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa,, nầy con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như sách thánh đã chép về con.” (Dt 10, 5-7).
- Và trong tư cách là một “Tư tế của Giao ước mới”, Đức Ki-tô đã đem toàn nhân loại vào trong hiến tế của Ngài để dâng lên Thiên chúa sự “phượng thờ đích thực”: “Nhưng Đức Ki-tô đã đến làm Thượng Tế đem phúc lộc của thế giới tương lai. Để vào cung thánh, Người đã đi qua một cái lều lớn hơn và hoàn hảo hơn, không do bàn tay con người làm nên, nghĩa là không thuộc về thế giới thọ tạo nầy. Người đã vào cung thánh không phải với máu con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần mà thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta. Vậy nếu máu các con dê, con bò, nếu nước tro của xác bò cái, đem rảy lên mình những kẻ nhiễm uế còn thánh hoá được họ, nghĩa là cho thân xác họ trở nên trong sạch, thì máu của Đức Ki-tô càng hiệu lực hơn biết mấy. Nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy, Đức Ki-tô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống.” (Dt 9, 11-14).
Hiến chế Phụng vụ thánh đã chú giải và tóm tắt mầu nhiệm nầy như sau: “Cho nên, nhờ Chúa Ki-tô, Thiên Chúa đã hoàn toàn nguôi lòng để chúng ta được giao hoà với Ngài và cho chúng ta được phụng thờ Ngài cách hoàn bị” (Hiến chế PV số 5).
- Mọi nẻo đường trần thế mà Đức Ki-tô đã đi qua trong thân phận con người, từ khi sinh ra cho đến khi “hoàn tất mọi sự” trên thánh giá, là một “cử hành phụng vụ” duy nhất để thờ phượng và tôn vinh Cha. Vì thế Chúa Cha đã chấp nhận và vui lòng vì việc tôn vinh nầy: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về con” (Mc 1, 11).
Chiêm ngưỡng một Đức Ki-tô thờ phượng Cha như thế chắc chắn sẽ là một động lực, một gọi mời để chúng ta lên đường biến cuộc sống mình thành một “cử hành phụng vụ” liên tục, biến cuộc đời mình thành “Ngôi Thánh Đường” mà chất liệu xây lên là tất cả những chắt chiu, những hy sinh, những lao nhọc, những lời kinh, những tiếng hát và cả những khổ đau, yếu đuối, bệnh hoạn…
Để minh hoạ cho ý tưởng nầy, có lẽ chúng ta cùng đọc với nhau vài đoạn trong bài thơ cầu nguyện của Charles Singer. Bài thơ có tên: “Ngôi thánh đường đời con” (La Cathédrale de ma vie):
Lạy Chúa, Cuộc đời con là một ngôi Thánh Đường,
Từ tro bụi, bao năm trường xây đắp,
Con tự hào với tất cả niềm tin,
Bằng đôi tay, bằng mối tình nghệ sĩ,
Để vươn lên thật cao quí tôn nghiêm.
Con cố gắng, con miệt mài tìm kiếm,
Từ khắp nơi, tận góc biển chân trời,
Trên quê hương những loại đá tuyệt vời,
Con làm việc không một lời than vãn :
Xẻ, đục, cưa và chạm trỗ say mê,
Tay xây xát, con không hề bỏ cuộc,
Búa đẽo hư, con một mực kiên trì.
Con mải mê làm cho đến khi ẩn hiện,
Những phù điêu cảnh thánh điện, thiên thần,
đang tấu nhạc thật hoà vang tôn kính,
Nét vui tươi và thanh tĩnh nụ cuời
Lạy Chúa,
Ngôi Thánh Đường của đời con,
Không thể xong trong một sớm một chiều,
Nhưng vun đắp trải qua nhiều năm tháng,
Cùng với nhiều biến dạng của thời gian….
Thế nhưng, con mãi mãi vững tin vào sức mạnh,
Chẳng phải từ nơi con để vượt thắng giòng đời,
Mà tâm nguyện: chỉ nơi Ngài, lạy Chúa,
Ngôi Thánh Đường con sẽ tựa trung kiên,
Để trụ vững giữa đảo điên nhân thế,
Để hiên ngang đứng giữa bể dâu đời.
Lạy Chúa, con chỉ là người thợ cả,
Chính Ngài, con không quá lời đâu:
Là Thiên Chúa, là Khởi Đầu, Chung Cuộc,
Chính Ngài, Nhà Kiến Trúc của đời con.
Cũng trong tư tưởng đó, Giáo Phụ Origène đã để lại cho chúng ta những lời khuyên đầy xác tín như sau: “Cần tìm đền thánh không phải tại một nơi, nhưng trong các cử chỉ, trong cuộc sống và trong các thói quen. Nếu những cử chỉ nầy đẹp ý Thiên Chúa, nếu chúng phù hợp với các giới răn Thiên Chúa, thì cho dù bạn ở nhà hay ở ngoài quảng trường cũng không quan trọng: tôi nói gì, “ở ngoài quảng trường” hả? Cả khi bạn đang ở trong rạp hát đi nữa cũng không quan trọng: nếu bạn đang phục vụ Lời của Thiên Chúa, là bạn đang ở trong đền thờ rồi, đừng nghi ngờ gì cả” (Bài giảng về sách Levi 12, 4; Nguồn gốc Kitô 187, tr. 182. Chứng nhân hy vọng tr. 96).
Sống theo Đức Ki-tô để “Thờ Cha trong thần khí và sự thật” cũng có nghĩa là sống trọn vẹn “Giây phút hiện tại” trong tình yêu, là tìm thấy và thực hiện thánh ý Chúa mọi giây phút…
Chúng ta hãy nghe Đức Hồng Y F.X Nguyễn văn Thuận cầu nguyện với Chúa trong thời gian ngồi tù:
Lạy Chúa Giê-su, con sẽ không chờ đợi nữa.
Con sống giây phút hiện tại cho tràn đầy tình yêu.
Chấm nầy nối tiếp chấm kia,
ngàn vạn chấm thành một đường dài.
Phút nầy nối tiếp phút kia,
muôn triệu phút thành một đời sống.
Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp.
Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh.
Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng.
Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng (ĐHV số 977).
Và Thánh Phaolô Thánh Giá lại xác quyết: “May nắn thay linh hồn nào an nghỉ trong lòng Thiên Chúa mà không nghĩ tới tương lai, nhưng chỉ sống từng phút hiện tại trong Thiên Chúa, không lo lắng gì khác ngoài việc thực hiện tốt ý muốn của Người trong mọi biến cố”. (Chứng nhân hy vọng tr. 94).
II. ĐỨC KITÔ THỜ PHƯỢNG CHA QUA PHỤNG VỤ
Tiếp bước theo Đức Ki-tô trong chiều kích “thờ phượng” còn có nghĩa là qui hướng cuộc sống, đặt cuộc sống mỗi ngày trên nền tảng Phụng Vụ. Bởi vì, Đức Ki-tô không mất hút trong quá khứ, nhưng đang “thực diện” một cách đặc biệt trong các hoạt động Phụng Vụ của Hội Thánh: “Để chu toàn việc lớn lao ấy, Chúa Ki-tô hằng hiện diện trong Giáo Hội, nhất là trong các cử hành Phụng Vụ” (PV số 7).
Cũng cần lưu ý rằng: đã có một thời người ta không quan tâm tới đời sống Phụng vụ cho đủ, trong khi lại quá chú trọng tới việc thực hành các việc đạo đức cá nhân cũng như tập thể. Chúng ta có thể tuyên bố mà không sợ sai điều nầy là: Nếu không đặt trọng tâm trên Phụng Vụ, thì việc thể hiện niềm tin của người Ki-tô hữu cũng chẳng khác bao nhiêu với các thực hành tín ngưỡng của các tôn giáo khác; mà nói đến việc đạo đức cá nhân, e rằng người Ki-tô hữu chúng ta không sánh được với tín hữu Đạo Hồi, Đạo Phật.
Như vậy, để thực sự sống trong thái độ “thờ Cha trong thần khí và sự thật”, điều trước tiên cần phải ghi nhận: Dành “ưu tiên một” cho việc cử hành Phụng Vụ. Chúng ta hãy nghe Giáo Hội dạy: “Do đó, vì là công việc của Chúa Ki-tô tư tế và Thân Thể của Người là Giáo Hội, nên mọi việc cử hành phụng vụ đều là hành vi chí thánh, và không một hành vi nào khác của Giáo Hội có hiệu lực bằng, xét cả về danh hiệu lẫn đẳng cấp” (PV số 7); “Phụng vụ là tột đỉnh mà mọi hoạt động khác của Giáo Hội qui hướng về, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội” (PV số 10).
Trong khi đó, tông huấn Đời Thánh Hiến lại nhắc nhở cách cụ thể hơn khi tập chú cách đặc biệt vào ba cử hành phụng vụ chính yếu nầy: “Để thực sự hiệp thông với Chúa, Phụng vụ thánh hẳn là một phương tiện chính yếu, đặc biệt là việc cử hành Thánh lễ và Các giờ kinh phụng vụ … Bí tích Thánh Thể, cũng liên hệ chặt chẽ với quyết tâm hoán cải liên lỉ và nhu cầu được thanh luyện: đó là điều mà những người tận hiến thi hành trong bí tích Hoà giải”. (ĐSTH số 95).
Và như thế, chúng ta có thể rút ra nhứng kết luận thiêng liêng để áp dụng vào đời sống mỗi ngày:
- Biến cuộc sống thành một “cử hành sống động” hy lễ tình yêu, cử hành thờ phượng và tôn vinh Cha.
- Tập chú và dành ưu tiên một cho việc cử hành Phụng Vụ bằng ý thức, tâm tình, thái độ, sự chuẩn bị, tính cộng đoàn…
(Chúng ta đừng quên điều nầy: một cộng đoàn có cử hành Phụng Vụ tốt, sinh động, là một cộng đoàn mạnh và trưởng thành về mặt thiêng liêng và các sinh hoạt mục vụ khác).
- Biến tâm tình yêu mến và trân trọng Phụng Vụ thành một hướng đi mục vụ: quan tâm, lo lắng, giúp đỡ việc cử hành Phụng Vụ nơi các cộng đoàn giáo dân nghèo, xa xôi hẻo lánh, thiếu phương tiện…
Sau hết, chúng ta hãy nhớ lời của Đức Ki-tô mà chúng ta nghe vọng lại mỗi lần cử hành Thánh Lễ: “Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy”. Quả thật, có nhiều việc để nhớ Chúa Ki-tô. Nhưng việc chính yếu vẫn là Lễ Tạ ơn, là những cử hành Phụng Vụ. Và có lẽ lý tưởng nhất đó là: cuộc đời là một Thánh Lễ nối dài. Sống được như thế có nghĩa là đã thuộc về những người được Thiên Chúa muốn “Cha chỉ muốn có những người thờ phượng Ngài như thế” (Ga 4, 23).
III. THÁNH THỂ VÀ “CHIẾC LỌ MỎNG DÒN”
Chúng ta vừa chiêm ngưỡng Đức Kitô trong chiều kích Ngài “thờ phượng và tôn vinh Chúa Cha trong Thần Khí và sự thật”, mà xét cho cùng, đó chính là Đức Kitô cử hành Phụng vụ. Thế mà, bí tích Thánh Thể lại chính là tâm điểm của Phụng vụ, như giáo lý truyền thống của Giáo Hội đã minh định: “Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của toàn thể đời sống Kitô giáo. Những bí tích khác cũng như mọi thừa tác vụ trong Hội Thánh, và các hoạt động tông đồ, đều gắn liền với bí tích Thánh Thể và quy hướng về bí tích đó. Thật vậy, phép Thánh Thể Chí Thánh chứa đựng toàn bộ của cải thiêng liêng của Hội Thánh, đó là chính Đức Kitô, Chiên Vượt Qua của chúng ta”. … Trong Bữa Tiệc sau hết, đêm bị nộp, Ðấng Cứu Chuộc chúng ta đã thiết lập Hy Tế Tạ Ơn bằng Mình Máu Người, để nhờ đó Hy Tế Khổ Giá kéo dài qua các thời đại cho tới khi Người lại đến, và cũng để ủy thách cho Hiền Thê yêu quí của Người là Giáo Hội việc tưởng nhớ cái Chết và sự Sống Lại của Người: đây là bí tích tình yêu, dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái, bữa tiệc ly phục sinh, “trong đó khi lãnh nhận Chúa Kitô, tinh thần ta được tràn đầy ân sủng, và bảo chứng cho ta, một vinh quang tương lai”.
Và đây chính là “trung tâm” quy chiếu và ban phát sức sống mỗi ngày để được thuộc về Chúa Kitô và với anh chị em trọn vẹn hơn: “và trong khi dâng lễ vật tinh tuyền, không chỉ nhờ tay linh mục mà còn liên kết với ngài, họ tập dâng chính mình; và ngày qua ngày, nhờ Chúa Kitô Trung Gian, họ được tiêu hao trong tình kết liên với Thiên Chúa và với nhau, để cuối cùng Thiên Chúa trở nên mọi sự trong mọi người.”.
Trong khi đó, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã ân cần nói với các người được thánh hiến rằng: “Do tự bản chất, bí tích Thánh Thể là trung tâm đời sống thánh hiến của mỗi người và mỗi cộng đoàn. Đó là của ăn đường mỗi ngày và nguồn mạch linh đạo cho những cá nhân và các tu hội. Trong bí tích Thánh Thể, mỗi người tận hiến được mời gọi sống mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, hợp nhất với Người trong cuộc hiến dâng mạng sống lên cho Chúa Cha nhờ Chúa Thánh Thần. Chuyên cần chiêm ngắm lâu dài Đức Kitô hiện diện trong Thánh Thể cho chúng ta được sống phần nào kinh nghiệm của Thánh Phêrô trong cuộc Biến hình…” (ĐSTH 95).
1. Thánh Thể, quà tặng tình yêu bằng giá máu:
Trong tuyển tập thơ “Có ai về Cát minh” của thi sĩ linh mục Trăng Thập Tự, có một bài thơ mà tôi rất thích, bài thơ mang tựa đề “ĐÁP LỄ”. Nội dung của bài thơ tác giả ngụ ý rằng: trong chính bữa tiệc tại nhà của chị em cô Mác-ta ở Bê-ta-ni-a, trong một giây phút xuất thần khi đang cầm chén rượu, Chúa Kitô đã chợt liên tưởng tới “Tấm Bánh-Ly rượu Thánh Thể” Ngài sẽ ban tặng như một “đáp lễ” cho nghĩa cử thân tình của chị em nhà Mác-ta. Đây là bài thơ đó:
Cầm trên tay lưng chén rượu nồng,
Ngài như chợt quên đời đi một lúc.
Sóng sánh khổ đau hòa hạnh phúc,
Giữa cao lương mỹ vị với tình người.
Có hương trầm, nến sáng, hoa tươi,
những hơi ấm, những mắt nhìn trìu mến.
Chỉ phút chốc, Ngài chìm trong hiện diện,
Lời ca ngừng, nhạc cũng lặng im theo.
Ta đã dặn con khoản đãi người nghèo,
Lời ta dạy, hôm nay con khéo nhớ:
Mời đúng kẻ trôi sông lạc chợ,
Kẻ sinh ra cuối phố đầu đường,
Ngày không nhà, đêm ngủ dưới sương,
Suốt đời chẳng một đồng xu dính túi,
Đến trần gian và ra đi trần trụi.
Thì ra con khéo nhớ lời Ta !
Con làm ta lúng túng Mác-ta !
Đúng là ta không có gì để trả lại.
Ôi, thì ta sẽ đem thịt máu mình ra khoản đãi !
Phải rồi, phải rồi, tại sao không?
Ta sẽ trao chén máu tươi hồng
Và sự sống run trong từng thớ thịt.
Ai nếm thử, sẽ đời đời không chết,
Đúng hơn, nó sẽ sống đời đời.
Và ơ kìa, Maria nữa con ơi !
Con đập vỡ cả bình dầu thơm phức
Từng ngón chân ta, từng ngón chân, con xức.
Dầu con thơm hay tóc con thơm?
Giữa khi cuộc đời thiếu áo thèm cơm,
Con trút cả gia tài lên chân Ta mà thách thức.
Và gục xuống, con hôn không dứt,
Con yêu thật à? Lẽ nào ta thua con !
Ta cũng mang theo đây chiếc lọ mỏng dòn
Nhốt sẵn chất thơm của ngàn muôn thế kỷ.
Ta sẽ đập vỡ mà không lo uổng phí
Vì ta cần xức dầu thơm ta lên khắp cả vũ hoàn.
Lạy Cha, lòng con rất hân hoan,
Xin hãy thực hiện đúng như Cha hằng muốn.
Và có tiếng đáp:
Thật đẹp lòng Ta, vì đúng như ta muốn.
Quả thật, đúng như ngụ ý của bài thơ, Thánh Thể chính là một “Đáp Lễ” trọn vẹn cao vời của Thiên Chúa dành cho nhân loại; hay đúng hơn, Thánh Thể chính là một Quà Tặng tuyệt vời theo như định nghĩa của Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Thông điệp về Thánh Thể: “Hội Thánh đã đón nhận Thánh Thể từ Đức Kitô, Chúa của mình, không như một quà tặng – dẫu quí giá – giữa nhiều quà tặng khác, nhưng là quà tặng trỗi vượt, vì quà tặng đó chính là bản thân Người, quà tặng của một ngôi vị trong nhân tính thần linh, đồng thời cũng là quà tặng của công trình cứu độ...”.
Tuy nhiên, đó lại là “một quà tặng tình yêu đòi giá máu”, là “Bánh Hằng Sống từ trời xuống” mà ngay từ đầu đã làm dị ứng nhiều người.
Thì ra, “Quà tặng tình yêu” đó, “Bánh Hằng sống” đó, “lương thực trường sinh đó”, lại chính là con người Đức Kitô, là Giêsu người Na-da-rét; là Con ông Giuse thợ mộc và bà Maria; là Đấng đã hiên ngang xưng rằng: “Ta là mục tử tốt lành…sẵn sàng hy sinh vì đoàn chiên” (Ga 10,11); là Đấng sẵn sàng đón nhận chén đắng cho dù phải trải qua con đường khổ nạn; là Đấng chấp nhận “bị treo lên để kéo mọi người lên với mình” (Ga 12,32); là Đấng yêu thương đến đổi hiến ban mạng sống, là quà tặng tuyệt vời của Thiên Chúa gởi tặng con người, quà tặng tình yêu: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nổi đã ban Con Một…” (Ga 3,16); và là Đấng mà ngay trên bàn thờ mỗi ngày, “phép lạ cả thể” đã xảy ra giữa chúng ta qua lời hiến thánh của linh mục chủ tế: “Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn, vì nầy là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con…Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống, vì nầy là Chén Máu Thầy…”
Mầu nhiệm Thánh Thể cũng chỉ có thể được định nghĩa trong chiều kích sâu thẳm nhất đó chính là “Quà Tặng tình Yêu”, đó chính là nghĩa cử của lòng thương xót vô bờ bến. Đức G.P. II đã xác quyết trong thông điệp về Thánh Thể: “Tôi muốn nhắc lại chân lý nầy một lần nữa và cùng với anh chị em yêu dấu, tôn thờ mầu nhiệm nầy: mầu nhiệm cao cả, mầu nhiệm của lòng thương xót. Đức Giêsu còn có thể làm gì cho chúng ta hơn nữa chăng? Thật thế, trong Thánh Thể, Người tỏ bày cho chúng ta một tình yêu “cho đến cùng” (Ga 13,1), một tình yêu không thể đo lường được.”.
Quả thật chỉ có Thiên Chúa mới dám nghĩ ra Thứ quà tặng độc đáo nầy, một thứ quà tặng gắn liền với hy sinh, với máu đào hy tế để làm cho chúng ta được “thần hóa” thực sự, được thanh tẩy để “xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa” và “lãnh nhận gia nghiệp vĩnh cửu”… như đã từng được tiên báo khi “Mô-sê rảy máu trên dân để cử hành Giao ước Sinai” (Xh 24,3-8) và như lời khẳng định của Thánh Phaolô trong trích đoạn thư thứ gởi tín hữu Do Thái: “Bởi vậy, Người là trung gian của Giao ước mới, lấy cái chết của mình mà chuộc tội lỗi người ta đã phạm trong thời Giao Ước Cũ, và đem lại cho những ai được Thiên Chúa kêu gọi quyền lãnh nhận gia nghiệp vĩnh cửu của Thiên Chúa” (Dt 9,11-15).
2. Sống mầu nhiệm Thánh thể hôm nay:
Trong một thế giới mà nhu cầu vật chất được đề cao quá mức, sự hưởng thụ lạc thú trần gian luôn là một cám dỗ mạnh mẽ, Bí Tích Thánh thể, “Manna trường sinh” của người Kitô hữu quả là một thách đố lớn lao cho nhiều người. Ngày xưa, cách đây 2000 năm, sau bài giảng “Bánh Hằng Sống” của Đức Kitô, đã có không ít người càm ràm: “Lời gì nghe chói tai quá” và một số môn đệ đã bỏ thầy ra đi (x. Ga 6,60-66).
Ngày hôm nay, sau 2000 năm, chắc cũng có rất nhiều người có thái độ “bỏ đi” như thế, khi không cảm nhận được Thánh Thể có một sức thu hút nào, một ích lợi nào, một lợi nhuận nào cho cuộc sống…
Thiết tưởng, khi cử hành mầu nhiệm Thánh Thể mỗi ngày, là dịp để mỗi người chúng ta xác định lại không chỉ bằng một lời tuyên xưng suông về sự hiện diện của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể; nhưng là bằng một cam kết dấn thân sống cho và sống với sự hiện diện của “Bánh Hằng Sống” được trao ban trong mỗi bước đi của cuộc đời.
Nói cách khác, chỉ thực sự có niềm tin và sống niềm tin Thánh Thể:
- Khi cuộc sống cá nhân tôi, cộng đoàn tôi sẽ phong phú hơn, vui tươi hơn, hạnh phúc hơn nhờ Thánh Thể. Bời vì: Bánh Hằng Sống là chính Đức Kitô sẽ cho tôi được sống và được sống dồi dào.
- Khi tôi biết yêu thương, tha thứ, phục vụ nhờ Thánh Thể. Bởi vì Bánh hằng Sống là chính Đức Kitô, Đấng đã yêu thương và yêu thương đến cùng khi hiến thân trên thánh giá.
- Khi Thánh Thể đem tôi lại gần anh chị em xung quanh, qui tụ bạn bè, hiệp nhất các mối tương quan gia đình, và liên kết với mọi người chung quanh để xây dựng cuộc sống huynh đệ hơn, hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn. Bởi vì nhờ Bánh hằng Sống là chính Đức Kitô, chúng ta “được quy tụ nên một nhờ Chúa Thánh Thần”, “khi thông phần Mình và Máu Đức Kitô”…
Nếu hai đệ trên đường Emmau ngày xưa, khi tham dự “lễ bẻ bánh” trong quán trọ với người “khách lạ” đã chợt nhận ra gương mặt của Thầy Chí Thánh, thì hôm nay, trong Thánh lễ hằng ngày, với đức tin bé bỏng yếu mềm, tôi cũng xin được nhận ra gương mặt của Chúa Giêsu đang hiện diện trong tôi và cùng tôi đồng hành trên mọi nẻo đường cuộc sống.
Sau hết, chúng ta cũng có thể ước mơ như vị Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y F.X Nguyễn Văn Thuận đó là: Tất cả chúng ta “như một tấm bánh lớn, một chiếc bánh duy nhất được dâng hiến trong hy tế thiêng liêng, giữa lòng Giáo Hội như một nhà Tiệc Ly rộng lớn, cùng với Đức Ma-r-a, Mẹ của Thân Mình Chúa Ki-tô, và cùng với Phê-rô người thi hành sứ vụ hiệp nhất phục vụ tất cả. Và tất cả chúng ta cùng với họ, như những hạt lúa, chấp nhận chịu nghiền nát bởi những đòi hỏi của tình hiệp thông, để họp thành một thân mình duy nhất, hoàn toàn liên đới và hoàn toàn trao tặng, như bánh sự sống cho thế giới, như dấu chỉ hy vọng cho nhân loại.” (Chứng nhân hy vọng. tr. 211).
Ước mong sao, Thánh Thể mỗi ngày sẽ đọng lại trong trái tim ta, trong linh hồn ta, trong cộng đoàn ta “Mùi của bánh tình yêu” mà chúng ta lãnh nhận từ Thánh Thể, như cảm nhận qua bài thơ sau:
Mỗi khi con đói,
Con nghe mùi thơm của bánh,
Bánh đượm mùi nước mắt của mẹ,
Bánh thơm mùi mồ hôi của cha.
Mùi của tình yêu đã nặn đúc con ra,
Mùi khổ cực, nhọc nhằn nuôi con khôn lớn.
Và ở giữa biển đời bao la vô tận,
Ai mang phận người,
Mà không một lần thèm một tấm bánh thơm?
Nếu có chăng,
Vì họ chỉ thấy những chiếc bánh không vị không hồn,
Chỉ gặp những chiếc bánh lòe loặt sắc màu,
mà không mang một chút mùi của tình yêu dịu vợi !
Và cũng vậy,
Nếu ai đó chỉ cần một thứ Manna cho qua cầu khát đói,
Bất cần tin bánh ấy đến từ đâu,
Đến vì tình yêu hay đến tận trời cao,
Nên tấm bánh, chẳng qua,
Chỉ là vật thế chỗ cho nồi thịt của một thời nô lệ !
Và đã hai ngàn năm như thế,
Có một Tấm Bánh Thơm vẫn hiện hữu giữa đời.
Bánh chia đều cho nhân thế muôn nơi,
Bánh Thần Linh, Bánh tự trời, Bánh ban Sự Sống.
Mùi của tấm bánh nầy,
Là mùi của Tình Cha đong đầy chất ngất,
Vì yêu thương mà ban tặng cả chính con yêu.
Mùi của tình Con sâu thẳm trăm chiều,
Hy sinh máu thịt bằng lễ dâng Thánh Giá…
Nên chỉ có những ai,
Đã một lần cảm nhận được mùi tình yêu cao cả,
Mùi thơm nồng của dịu ngọt tình Cha,
Mùi yêu thương của máu thịt ngọc ngà,
Của Đấng đã cho ta,
và vì ta mà sẵn sàng hy sinh mạng sống !
Vâng, chỉ có những ai
cảm nhận được mùi tình yêu của tấm bánh,
Mới đi tìm, mong mỏi, khát khao.
Giữa chốn trần gian,
Có biết bao nhiêu tấm bánh, đủ loại, mời chào.
Nhưng duy nhất,
Chỉ một tấm bánh mang mùi tình yêu đích thực.
Tấm bánh Ki-tô,
Kết tinh của vũ trụ bao la trời đất,
Của tình Cha trọn vẹn với Thánh Linh,
Của tình yêu cứu độ, của thập giá hy sinh,
Của anh, của chị, của em,
Của con đường dẫn đi lên vĩnh hằng !.
Ước gì “Mùi Bánh Thánh Thể” luôn lan toả và ướp hương cho cuộc sống cộng đoàn. Bởi vì, “Thánh Thể là trung tâm của đời sống thánh hiến” (ĐSTH 95).
Trương Đình Hiền
(Phụng vụ - Bí tích Thánh Thể và đời sống Thánh hiến)
“Nhưng giờ đã đến - và chính là lúc nầy đây - giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế” (Ga 4, 23).
“Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy”….”Tất cả anh em hãy uống chén nầy, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội …” (Mt 26,26-29)
“Để thực sự hiệp thông với Chúa, Phụng vụ thánh hẳn là một phương tiện chính yếu, đặc biệt là việc cử hành Thánh lễ và Các giờ kinh phụng vụ … Bí tích Thánh Thể, cũng liên hệ chặt chẽ với quyết tâm hoán cải liên lỉ và nhu cầu được thanh luyện: đó là điều mà những người tận hiến thi hành trong bí tích Hoà giải”. (ĐSTH số 95).
Như chúng ta biết, để có được những cộng đoàn Hội Thánh sơ khai sinh động, mạnh mẽ, xác tín vào Đức Kitô Tử nạn-Phục sinh, …, không chỉ nhờ những “sứ điệp sơ truyền” (Kerygma) của các Thánh Tông Đồ mà còn nhờ những cuộc họp nhau “cử hành Bẻ Bánh”, cầu nguyện (Cv 4,32). Nói cách khác, Đức Kitô không chỉ được nghe, được cảm nhận qua những lời rao giảng; mà còn phải được sống, gặp gỡ qua môi trường phụng vụ của cộng đoàn.
Giờ đây, chúng ta cùng chiêm ngắm Đức Ki-tô, trong chiều kích Phụng Vụ, đặc biệt, Phụng Vụ Thánh Thể.
Thật vậy, Chúa Kitô chính là Đấng đang qui tụ chúng ta thành một cộng đoàn, Đấng đang hướng dẫn, tác động và biến cộng đoàn chúng ta thành một “cộng đoàn thờ phượng đích thực”, một cộng đoàn có khả năng “giúp mỗi thành viên trưởng thành và thăng tiến” để sống và cử hành chính cái “Giờ” của Đức Kitô, “Giờ của Hy tế Thập Giá”, một cộng đoàn sinh động cùng gặp gỡ và lên đường với Đấng Phục Sinh như “những cuộc hẹn hò luôn mới mẻ”…một cộng đoàn biết từng ngày mô phỏng “cộng đoàn mẫu đầu tiên” với những nét đẹp tuyệt vời mà sách Công Vụ Tông Đồ thuật bằng những lời đơn sơ: “Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến đền thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ" (Cv 2, 46-47); “Các tín hữu bấy giờ đông đảo mà chỉ có một lòng một ý… Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự là của chung” (Cv 4, 32).
I. ĐỨC KITÔ THỜ PHƯỢNG VÀ TÔN VINH CHA
Trước hết, chúng ta biết rằng: sứ mệnh căn bản của Đức Ki-tô khi đến trần gian đó chính là thờ phượng và tôn vinh Cha: “Phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho con" (Ga 17, 4). Đồng thời, Ngài thiết lập một “trật tự thờ phượng mới” trên căn bản “trong Thần Khí và sự thật”: “Nầy Chị hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha không phải trên núi nầy hay tại Giê-ru-sa-lem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi, thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do Thái. Nhưng giờ đã đến - và chính là lúc nầy đây - giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế” (Ga 4, 21-23).
- Đức Ki-tô thờ phượng Chúa cha trong “thần khí và sự thật” có nghĩa là Ngài thờ phượng Chúa Cha qua chính bản thân Ngài, bằng “đền thờ thân xác Ngài”, với của lễ là chính “cuộc đời Ngài”: “Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa,, nầy con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như sách thánh đã chép về con.” (Dt 10, 5-7).
- Và trong tư cách là một “Tư tế của Giao ước mới”, Đức Ki-tô đã đem toàn nhân loại vào trong hiến tế của Ngài để dâng lên Thiên chúa sự “phượng thờ đích thực”: “Nhưng Đức Ki-tô đã đến làm Thượng Tế đem phúc lộc của thế giới tương lai. Để vào cung thánh, Người đã đi qua một cái lều lớn hơn và hoàn hảo hơn, không do bàn tay con người làm nên, nghĩa là không thuộc về thế giới thọ tạo nầy. Người đã vào cung thánh không phải với máu con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần mà thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta. Vậy nếu máu các con dê, con bò, nếu nước tro của xác bò cái, đem rảy lên mình những kẻ nhiễm uế còn thánh hoá được họ, nghĩa là cho thân xác họ trở nên trong sạch, thì máu của Đức Ki-tô càng hiệu lực hơn biết mấy. Nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy, Đức Ki-tô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống.” (Dt 9, 11-14).
Hiến chế Phụng vụ thánh đã chú giải và tóm tắt mầu nhiệm nầy như sau: “Cho nên, nhờ Chúa Ki-tô, Thiên Chúa đã hoàn toàn nguôi lòng để chúng ta được giao hoà với Ngài và cho chúng ta được phụng thờ Ngài cách hoàn bị” (Hiến chế PV số 5).
- Mọi nẻo đường trần thế mà Đức Ki-tô đã đi qua trong thân phận con người, từ khi sinh ra cho đến khi “hoàn tất mọi sự” trên thánh giá, là một “cử hành phụng vụ” duy nhất để thờ phượng và tôn vinh Cha. Vì thế Chúa Cha đã chấp nhận và vui lòng vì việc tôn vinh nầy: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về con” (Mc 1, 11).
Chiêm ngưỡng một Đức Ki-tô thờ phượng Cha như thế chắc chắn sẽ là một động lực, một gọi mời để chúng ta lên đường biến cuộc sống mình thành một “cử hành phụng vụ” liên tục, biến cuộc đời mình thành “Ngôi Thánh Đường” mà chất liệu xây lên là tất cả những chắt chiu, những hy sinh, những lao nhọc, những lời kinh, những tiếng hát và cả những khổ đau, yếu đuối, bệnh hoạn…
Để minh hoạ cho ý tưởng nầy, có lẽ chúng ta cùng đọc với nhau vài đoạn trong bài thơ cầu nguyện của Charles Singer. Bài thơ có tên: “Ngôi thánh đường đời con” (La Cathédrale de ma vie):
Lạy Chúa, Cuộc đời con là một ngôi Thánh Đường,
Từ tro bụi, bao năm trường xây đắp,
Con tự hào với tất cả niềm tin,
Bằng đôi tay, bằng mối tình nghệ sĩ,
Để vươn lên thật cao quí tôn nghiêm.
Con cố gắng, con miệt mài tìm kiếm,
Từ khắp nơi, tận góc biển chân trời,
Trên quê hương những loại đá tuyệt vời,
Con làm việc không một lời than vãn :
Xẻ, đục, cưa và chạm trỗ say mê,
Tay xây xát, con không hề bỏ cuộc,
Búa đẽo hư, con một mực kiên trì.
Con mải mê làm cho đến khi ẩn hiện,
Những phù điêu cảnh thánh điện, thiên thần,
đang tấu nhạc thật hoà vang tôn kính,
Nét vui tươi và thanh tĩnh nụ cuời
Lạy Chúa,
Ngôi Thánh Đường của đời con,
Không thể xong trong một sớm một chiều,
Nhưng vun đắp trải qua nhiều năm tháng,
Cùng với nhiều biến dạng của thời gian….
Thế nhưng, con mãi mãi vững tin vào sức mạnh,
Chẳng phải từ nơi con để vượt thắng giòng đời,
Mà tâm nguyện: chỉ nơi Ngài, lạy Chúa,
Ngôi Thánh Đường con sẽ tựa trung kiên,
Để trụ vững giữa đảo điên nhân thế,
Để hiên ngang đứng giữa bể dâu đời.
Lạy Chúa, con chỉ là người thợ cả,
Chính Ngài, con không quá lời đâu:
Là Thiên Chúa, là Khởi Đầu, Chung Cuộc,
Chính Ngài, Nhà Kiến Trúc của đời con.
Cũng trong tư tưởng đó, Giáo Phụ Origène đã để lại cho chúng ta những lời khuyên đầy xác tín như sau: “Cần tìm đền thánh không phải tại một nơi, nhưng trong các cử chỉ, trong cuộc sống và trong các thói quen. Nếu những cử chỉ nầy đẹp ý Thiên Chúa, nếu chúng phù hợp với các giới răn Thiên Chúa, thì cho dù bạn ở nhà hay ở ngoài quảng trường cũng không quan trọng: tôi nói gì, “ở ngoài quảng trường” hả? Cả khi bạn đang ở trong rạp hát đi nữa cũng không quan trọng: nếu bạn đang phục vụ Lời của Thiên Chúa, là bạn đang ở trong đền thờ rồi, đừng nghi ngờ gì cả” (Bài giảng về sách Levi 12, 4; Nguồn gốc Kitô 187, tr. 182. Chứng nhân hy vọng tr. 96).
Sống theo Đức Ki-tô để “Thờ Cha trong thần khí và sự thật” cũng có nghĩa là sống trọn vẹn “Giây phút hiện tại” trong tình yêu, là tìm thấy và thực hiện thánh ý Chúa mọi giây phút…
Chúng ta hãy nghe Đức Hồng Y F.X Nguyễn văn Thuận cầu nguyện với Chúa trong thời gian ngồi tù:
Lạy Chúa Giê-su, con sẽ không chờ đợi nữa.
Con sống giây phút hiện tại cho tràn đầy tình yêu.
Chấm nầy nối tiếp chấm kia,
ngàn vạn chấm thành một đường dài.
Phút nầy nối tiếp phút kia,
muôn triệu phút thành một đời sống.
Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp.
Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh.
Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng.
Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng (ĐHV số 977).
Và Thánh Phaolô Thánh Giá lại xác quyết: “May nắn thay linh hồn nào an nghỉ trong lòng Thiên Chúa mà không nghĩ tới tương lai, nhưng chỉ sống từng phút hiện tại trong Thiên Chúa, không lo lắng gì khác ngoài việc thực hiện tốt ý muốn của Người trong mọi biến cố”. (Chứng nhân hy vọng tr. 94).
II. ĐỨC KITÔ THỜ PHƯỢNG CHA QUA PHỤNG VỤ
Tiếp bước theo Đức Ki-tô trong chiều kích “thờ phượng” còn có nghĩa là qui hướng cuộc sống, đặt cuộc sống mỗi ngày trên nền tảng Phụng Vụ. Bởi vì, Đức Ki-tô không mất hút trong quá khứ, nhưng đang “thực diện” một cách đặc biệt trong các hoạt động Phụng Vụ của Hội Thánh: “Để chu toàn việc lớn lao ấy, Chúa Ki-tô hằng hiện diện trong Giáo Hội, nhất là trong các cử hành Phụng Vụ” (PV số 7).
Cũng cần lưu ý rằng: đã có một thời người ta không quan tâm tới đời sống Phụng vụ cho đủ, trong khi lại quá chú trọng tới việc thực hành các việc đạo đức cá nhân cũng như tập thể. Chúng ta có thể tuyên bố mà không sợ sai điều nầy là: Nếu không đặt trọng tâm trên Phụng Vụ, thì việc thể hiện niềm tin của người Ki-tô hữu cũng chẳng khác bao nhiêu với các thực hành tín ngưỡng của các tôn giáo khác; mà nói đến việc đạo đức cá nhân, e rằng người Ki-tô hữu chúng ta không sánh được với tín hữu Đạo Hồi, Đạo Phật.
Như vậy, để thực sự sống trong thái độ “thờ Cha trong thần khí và sự thật”, điều trước tiên cần phải ghi nhận: Dành “ưu tiên một” cho việc cử hành Phụng Vụ. Chúng ta hãy nghe Giáo Hội dạy: “Do đó, vì là công việc của Chúa Ki-tô tư tế và Thân Thể của Người là Giáo Hội, nên mọi việc cử hành phụng vụ đều là hành vi chí thánh, và không một hành vi nào khác của Giáo Hội có hiệu lực bằng, xét cả về danh hiệu lẫn đẳng cấp” (PV số 7); “Phụng vụ là tột đỉnh mà mọi hoạt động khác của Giáo Hội qui hướng về, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội” (PV số 10).
Trong khi đó, tông huấn Đời Thánh Hiến lại nhắc nhở cách cụ thể hơn khi tập chú cách đặc biệt vào ba cử hành phụng vụ chính yếu nầy: “Để thực sự hiệp thông với Chúa, Phụng vụ thánh hẳn là một phương tiện chính yếu, đặc biệt là việc cử hành Thánh lễ và Các giờ kinh phụng vụ … Bí tích Thánh Thể, cũng liên hệ chặt chẽ với quyết tâm hoán cải liên lỉ và nhu cầu được thanh luyện: đó là điều mà những người tận hiến thi hành trong bí tích Hoà giải”. (ĐSTH số 95).
Và như thế, chúng ta có thể rút ra nhứng kết luận thiêng liêng để áp dụng vào đời sống mỗi ngày:
- Biến cuộc sống thành một “cử hành sống động” hy lễ tình yêu, cử hành thờ phượng và tôn vinh Cha.
- Tập chú và dành ưu tiên một cho việc cử hành Phụng Vụ bằng ý thức, tâm tình, thái độ, sự chuẩn bị, tính cộng đoàn…
(Chúng ta đừng quên điều nầy: một cộng đoàn có cử hành Phụng Vụ tốt, sinh động, là một cộng đoàn mạnh và trưởng thành về mặt thiêng liêng và các sinh hoạt mục vụ khác).
- Biến tâm tình yêu mến và trân trọng Phụng Vụ thành một hướng đi mục vụ: quan tâm, lo lắng, giúp đỡ việc cử hành Phụng Vụ nơi các cộng đoàn giáo dân nghèo, xa xôi hẻo lánh, thiếu phương tiện…
Sau hết, chúng ta hãy nhớ lời của Đức Ki-tô mà chúng ta nghe vọng lại mỗi lần cử hành Thánh Lễ: “Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy”. Quả thật, có nhiều việc để nhớ Chúa Ki-tô. Nhưng việc chính yếu vẫn là Lễ Tạ ơn, là những cử hành Phụng Vụ. Và có lẽ lý tưởng nhất đó là: cuộc đời là một Thánh Lễ nối dài. Sống được như thế có nghĩa là đã thuộc về những người được Thiên Chúa muốn “Cha chỉ muốn có những người thờ phượng Ngài như thế” (Ga 4, 23).
III. THÁNH THỂ VÀ “CHIẾC LỌ MỎNG DÒN”
Chúng ta vừa chiêm ngưỡng Đức Kitô trong chiều kích Ngài “thờ phượng và tôn vinh Chúa Cha trong Thần Khí và sự thật”, mà xét cho cùng, đó chính là Đức Kitô cử hành Phụng vụ. Thế mà, bí tích Thánh Thể lại chính là tâm điểm của Phụng vụ, như giáo lý truyền thống của Giáo Hội đã minh định: “Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của toàn thể đời sống Kitô giáo. Những bí tích khác cũng như mọi thừa tác vụ trong Hội Thánh, và các hoạt động tông đồ, đều gắn liền với bí tích Thánh Thể và quy hướng về bí tích đó. Thật vậy, phép Thánh Thể Chí Thánh chứa đựng toàn bộ của cải thiêng liêng của Hội Thánh, đó là chính Đức Kitô, Chiên Vượt Qua của chúng ta”. … Trong Bữa Tiệc sau hết, đêm bị nộp, Ðấng Cứu Chuộc chúng ta đã thiết lập Hy Tế Tạ Ơn bằng Mình Máu Người, để nhờ đó Hy Tế Khổ Giá kéo dài qua các thời đại cho tới khi Người lại đến, và cũng để ủy thách cho Hiền Thê yêu quí của Người là Giáo Hội việc tưởng nhớ cái Chết và sự Sống Lại của Người: đây là bí tích tình yêu, dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái, bữa tiệc ly phục sinh, “trong đó khi lãnh nhận Chúa Kitô, tinh thần ta được tràn đầy ân sủng, và bảo chứng cho ta, một vinh quang tương lai”.
Và đây chính là “trung tâm” quy chiếu và ban phát sức sống mỗi ngày để được thuộc về Chúa Kitô và với anh chị em trọn vẹn hơn: “và trong khi dâng lễ vật tinh tuyền, không chỉ nhờ tay linh mục mà còn liên kết với ngài, họ tập dâng chính mình; và ngày qua ngày, nhờ Chúa Kitô Trung Gian, họ được tiêu hao trong tình kết liên với Thiên Chúa và với nhau, để cuối cùng Thiên Chúa trở nên mọi sự trong mọi người.”.
Trong khi đó, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã ân cần nói với các người được thánh hiến rằng: “Do tự bản chất, bí tích Thánh Thể là trung tâm đời sống thánh hiến của mỗi người và mỗi cộng đoàn. Đó là của ăn đường mỗi ngày và nguồn mạch linh đạo cho những cá nhân và các tu hội. Trong bí tích Thánh Thể, mỗi người tận hiến được mời gọi sống mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, hợp nhất với Người trong cuộc hiến dâng mạng sống lên cho Chúa Cha nhờ Chúa Thánh Thần. Chuyên cần chiêm ngắm lâu dài Đức Kitô hiện diện trong Thánh Thể cho chúng ta được sống phần nào kinh nghiệm của Thánh Phêrô trong cuộc Biến hình…” (ĐSTH 95).
1. Thánh Thể, quà tặng tình yêu bằng giá máu:
Trong tuyển tập thơ “Có ai về Cát minh” của thi sĩ linh mục Trăng Thập Tự, có một bài thơ mà tôi rất thích, bài thơ mang tựa đề “ĐÁP LỄ”. Nội dung của bài thơ tác giả ngụ ý rằng: trong chính bữa tiệc tại nhà của chị em cô Mác-ta ở Bê-ta-ni-a, trong một giây phút xuất thần khi đang cầm chén rượu, Chúa Kitô đã chợt liên tưởng tới “Tấm Bánh-Ly rượu Thánh Thể” Ngài sẽ ban tặng như một “đáp lễ” cho nghĩa cử thân tình của chị em nhà Mác-ta. Đây là bài thơ đó:
Cầm trên tay lưng chén rượu nồng,
Ngài như chợt quên đời đi một lúc.
Sóng sánh khổ đau hòa hạnh phúc,
Giữa cao lương mỹ vị với tình người.
Có hương trầm, nến sáng, hoa tươi,
những hơi ấm, những mắt nhìn trìu mến.
Chỉ phút chốc, Ngài chìm trong hiện diện,
Lời ca ngừng, nhạc cũng lặng im theo.
Ta đã dặn con khoản đãi người nghèo,
Lời ta dạy, hôm nay con khéo nhớ:
Mời đúng kẻ trôi sông lạc chợ,
Kẻ sinh ra cuối phố đầu đường,
Ngày không nhà, đêm ngủ dưới sương,
Suốt đời chẳng một đồng xu dính túi,
Đến trần gian và ra đi trần trụi.
Thì ra con khéo nhớ lời Ta !
Con làm ta lúng túng Mác-ta !
Đúng là ta không có gì để trả lại.
Ôi, thì ta sẽ đem thịt máu mình ra khoản đãi !
Phải rồi, phải rồi, tại sao không?
Ta sẽ trao chén máu tươi hồng
Và sự sống run trong từng thớ thịt.
Ai nếm thử, sẽ đời đời không chết,
Đúng hơn, nó sẽ sống đời đời.
Và ơ kìa, Maria nữa con ơi !
Con đập vỡ cả bình dầu thơm phức
Từng ngón chân ta, từng ngón chân, con xức.
Dầu con thơm hay tóc con thơm?
Giữa khi cuộc đời thiếu áo thèm cơm,
Con trút cả gia tài lên chân Ta mà thách thức.
Và gục xuống, con hôn không dứt,
Con yêu thật à? Lẽ nào ta thua con !
Ta cũng mang theo đây chiếc lọ mỏng dòn
Nhốt sẵn chất thơm của ngàn muôn thế kỷ.
Ta sẽ đập vỡ mà không lo uổng phí
Vì ta cần xức dầu thơm ta lên khắp cả vũ hoàn.
Lạy Cha, lòng con rất hân hoan,
Xin hãy thực hiện đúng như Cha hằng muốn.
Và có tiếng đáp:
Thật đẹp lòng Ta, vì đúng như ta muốn.
Quả thật, đúng như ngụ ý của bài thơ, Thánh Thể chính là một “Đáp Lễ” trọn vẹn cao vời của Thiên Chúa dành cho nhân loại; hay đúng hơn, Thánh Thể chính là một Quà Tặng tuyệt vời theo như định nghĩa của Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Thông điệp về Thánh Thể: “Hội Thánh đã đón nhận Thánh Thể từ Đức Kitô, Chúa của mình, không như một quà tặng – dẫu quí giá – giữa nhiều quà tặng khác, nhưng là quà tặng trỗi vượt, vì quà tặng đó chính là bản thân Người, quà tặng của một ngôi vị trong nhân tính thần linh, đồng thời cũng là quà tặng của công trình cứu độ...”.
Tuy nhiên, đó lại là “một quà tặng tình yêu đòi giá máu”, là “Bánh Hằng Sống từ trời xuống” mà ngay từ đầu đã làm dị ứng nhiều người.
Thì ra, “Quà tặng tình yêu” đó, “Bánh Hằng sống” đó, “lương thực trường sinh đó”, lại chính là con người Đức Kitô, là Giêsu người Na-da-rét; là Con ông Giuse thợ mộc và bà Maria; là Đấng đã hiên ngang xưng rằng: “Ta là mục tử tốt lành…sẵn sàng hy sinh vì đoàn chiên” (Ga 10,11); là Đấng sẵn sàng đón nhận chén đắng cho dù phải trải qua con đường khổ nạn; là Đấng chấp nhận “bị treo lên để kéo mọi người lên với mình” (Ga 12,32); là Đấng yêu thương đến đổi hiến ban mạng sống, là quà tặng tuyệt vời của Thiên Chúa gởi tặng con người, quà tặng tình yêu: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nổi đã ban Con Một…” (Ga 3,16); và là Đấng mà ngay trên bàn thờ mỗi ngày, “phép lạ cả thể” đã xảy ra giữa chúng ta qua lời hiến thánh của linh mục chủ tế: “Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn, vì nầy là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con…Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống, vì nầy là Chén Máu Thầy…”
Mầu nhiệm Thánh Thể cũng chỉ có thể được định nghĩa trong chiều kích sâu thẳm nhất đó chính là “Quà Tặng tình Yêu”, đó chính là nghĩa cử của lòng thương xót vô bờ bến. Đức G.P. II đã xác quyết trong thông điệp về Thánh Thể: “Tôi muốn nhắc lại chân lý nầy một lần nữa và cùng với anh chị em yêu dấu, tôn thờ mầu nhiệm nầy: mầu nhiệm cao cả, mầu nhiệm của lòng thương xót. Đức Giêsu còn có thể làm gì cho chúng ta hơn nữa chăng? Thật thế, trong Thánh Thể, Người tỏ bày cho chúng ta một tình yêu “cho đến cùng” (Ga 13,1), một tình yêu không thể đo lường được.”.
Quả thật chỉ có Thiên Chúa mới dám nghĩ ra Thứ quà tặng độc đáo nầy, một thứ quà tặng gắn liền với hy sinh, với máu đào hy tế để làm cho chúng ta được “thần hóa” thực sự, được thanh tẩy để “xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa” và “lãnh nhận gia nghiệp vĩnh cửu”… như đã từng được tiên báo khi “Mô-sê rảy máu trên dân để cử hành Giao ước Sinai” (Xh 24,3-8) và như lời khẳng định của Thánh Phaolô trong trích đoạn thư thứ gởi tín hữu Do Thái: “Bởi vậy, Người là trung gian của Giao ước mới, lấy cái chết của mình mà chuộc tội lỗi người ta đã phạm trong thời Giao Ước Cũ, và đem lại cho những ai được Thiên Chúa kêu gọi quyền lãnh nhận gia nghiệp vĩnh cửu của Thiên Chúa” (Dt 9,11-15).
2. Sống mầu nhiệm Thánh thể hôm nay:
Trong một thế giới mà nhu cầu vật chất được đề cao quá mức, sự hưởng thụ lạc thú trần gian luôn là một cám dỗ mạnh mẽ, Bí Tích Thánh thể, “Manna trường sinh” của người Kitô hữu quả là một thách đố lớn lao cho nhiều người. Ngày xưa, cách đây 2000 năm, sau bài giảng “Bánh Hằng Sống” của Đức Kitô, đã có không ít người càm ràm: “Lời gì nghe chói tai quá” và một số môn đệ đã bỏ thầy ra đi (x. Ga 6,60-66).
Ngày hôm nay, sau 2000 năm, chắc cũng có rất nhiều người có thái độ “bỏ đi” như thế, khi không cảm nhận được Thánh Thể có một sức thu hút nào, một ích lợi nào, một lợi nhuận nào cho cuộc sống…
Thiết tưởng, khi cử hành mầu nhiệm Thánh Thể mỗi ngày, là dịp để mỗi người chúng ta xác định lại không chỉ bằng một lời tuyên xưng suông về sự hiện diện của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể; nhưng là bằng một cam kết dấn thân sống cho và sống với sự hiện diện của “Bánh Hằng Sống” được trao ban trong mỗi bước đi của cuộc đời.
Nói cách khác, chỉ thực sự có niềm tin và sống niềm tin Thánh Thể:
- Khi cuộc sống cá nhân tôi, cộng đoàn tôi sẽ phong phú hơn, vui tươi hơn, hạnh phúc hơn nhờ Thánh Thể. Bời vì: Bánh Hằng Sống là chính Đức Kitô sẽ cho tôi được sống và được sống dồi dào.
- Khi tôi biết yêu thương, tha thứ, phục vụ nhờ Thánh Thể. Bởi vì Bánh hằng Sống là chính Đức Kitô, Đấng đã yêu thương và yêu thương đến cùng khi hiến thân trên thánh giá.
- Khi Thánh Thể đem tôi lại gần anh chị em xung quanh, qui tụ bạn bè, hiệp nhất các mối tương quan gia đình, và liên kết với mọi người chung quanh để xây dựng cuộc sống huynh đệ hơn, hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn. Bởi vì nhờ Bánh hằng Sống là chính Đức Kitô, chúng ta “được quy tụ nên một nhờ Chúa Thánh Thần”, “khi thông phần Mình và Máu Đức Kitô”…
Nếu hai đệ trên đường Emmau ngày xưa, khi tham dự “lễ bẻ bánh” trong quán trọ với người “khách lạ” đã chợt nhận ra gương mặt của Thầy Chí Thánh, thì hôm nay, trong Thánh lễ hằng ngày, với đức tin bé bỏng yếu mềm, tôi cũng xin được nhận ra gương mặt của Chúa Giêsu đang hiện diện trong tôi và cùng tôi đồng hành trên mọi nẻo đường cuộc sống.
Sau hết, chúng ta cũng có thể ước mơ như vị Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y F.X Nguyễn Văn Thuận đó là: Tất cả chúng ta “như một tấm bánh lớn, một chiếc bánh duy nhất được dâng hiến trong hy tế thiêng liêng, giữa lòng Giáo Hội như một nhà Tiệc Ly rộng lớn, cùng với Đức Ma-r-a, Mẹ của Thân Mình Chúa Ki-tô, và cùng với Phê-rô người thi hành sứ vụ hiệp nhất phục vụ tất cả. Và tất cả chúng ta cùng với họ, như những hạt lúa, chấp nhận chịu nghiền nát bởi những đòi hỏi của tình hiệp thông, để họp thành một thân mình duy nhất, hoàn toàn liên đới và hoàn toàn trao tặng, như bánh sự sống cho thế giới, như dấu chỉ hy vọng cho nhân loại.” (Chứng nhân hy vọng. tr. 211).
Ước mong sao, Thánh Thể mỗi ngày sẽ đọng lại trong trái tim ta, trong linh hồn ta, trong cộng đoàn ta “Mùi của bánh tình yêu” mà chúng ta lãnh nhận từ Thánh Thể, như cảm nhận qua bài thơ sau:
Mỗi khi con đói,
Con nghe mùi thơm của bánh,
Bánh đượm mùi nước mắt của mẹ,
Bánh thơm mùi mồ hôi của cha.
Mùi của tình yêu đã nặn đúc con ra,
Mùi khổ cực, nhọc nhằn nuôi con khôn lớn.
Và ở giữa biển đời bao la vô tận,
Ai mang phận người,
Mà không một lần thèm một tấm bánh thơm?
Nếu có chăng,
Vì họ chỉ thấy những chiếc bánh không vị không hồn,
Chỉ gặp những chiếc bánh lòe loặt sắc màu,
mà không mang một chút mùi của tình yêu dịu vợi !
Và cũng vậy,
Nếu ai đó chỉ cần một thứ Manna cho qua cầu khát đói,
Bất cần tin bánh ấy đến từ đâu,
Đến vì tình yêu hay đến tận trời cao,
Nên tấm bánh, chẳng qua,
Chỉ là vật thế chỗ cho nồi thịt của một thời nô lệ !
Và đã hai ngàn năm như thế,
Có một Tấm Bánh Thơm vẫn hiện hữu giữa đời.
Bánh chia đều cho nhân thế muôn nơi,
Bánh Thần Linh, Bánh tự trời, Bánh ban Sự Sống.
Mùi của tấm bánh nầy,
Là mùi của Tình Cha đong đầy chất ngất,
Vì yêu thương mà ban tặng cả chính con yêu.
Mùi của tình Con sâu thẳm trăm chiều,
Hy sinh máu thịt bằng lễ dâng Thánh Giá…
Nên chỉ có những ai,
Đã một lần cảm nhận được mùi tình yêu cao cả,
Mùi thơm nồng của dịu ngọt tình Cha,
Mùi yêu thương của máu thịt ngọc ngà,
Của Đấng đã cho ta,
và vì ta mà sẵn sàng hy sinh mạng sống !
Vâng, chỉ có những ai
cảm nhận được mùi tình yêu của tấm bánh,
Mới đi tìm, mong mỏi, khát khao.
Giữa chốn trần gian,
Có biết bao nhiêu tấm bánh, đủ loại, mời chào.
Nhưng duy nhất,
Chỉ một tấm bánh mang mùi tình yêu đích thực.
Tấm bánh Ki-tô,
Kết tinh của vũ trụ bao la trời đất,
Của tình Cha trọn vẹn với Thánh Linh,
Của tình yêu cứu độ, của thập giá hy sinh,
Của anh, của chị, của em,
Của con đường dẫn đi lên vĩnh hằng !.
Ước gì “Mùi Bánh Thánh Thể” luôn lan toả và ướp hương cho cuộc sống cộng đoàn. Bởi vì, “Thánh Thể là trung tâm của đời sống thánh hiến” (ĐSTH 95).
Trương Đình Hiền
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:27 02/06/2021
13. Dù thế nào đi nữa thì địa ngục cũng không thể làm cho người ta hiểu được sự bất hạnh khi đánh mất thiên đàng.
(Thánh John Chrysostom)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:31 02/06/2021
64. HIỂU RA ĐẠO LÝ
Con trai không thích học hành, ông bố nhốt nó trong phòng học và ra lệnh:
- “Cặp mắt nhìn chữ cho rõ ràng, đầu óc phải luôn nghĩ đến sách hay, thì từ trong sách sẽ hiểu ra đạo lý !”
Ba ngày sau, ông bố hỏi con trai là cuối cùng đã nhận ra đạo lý nào, con trai rất nghiêm túc nói:
- “Bố nói rất đúng, con nghe lời bố dạy đọc sách ba ngày nên thu hoạch được rất nhiều. Con hiểu rồi: đạo lý, té ra là do sách in ra !”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 64:
Tất cả các tôn giáo trên thế gian này đều có lý thuyết và thực hành của nó mà người ta gọi là giáo lý; cuộc sống của con người cần phải có đạo đức, đạo đức có cái lý của nó nên gọi là đạo lý. Có thứ đạo lý cho người làm quan và có thứ đạo lý cho người làm thường dân, có thứ đạo lý cho người làm chủ và có thứ đạo lý cho người tôi tớ.v.v…tóm lại, đạo lý là dành cho tất cả mọi người không chừa một ai, mà càng có địa vị danh vọng thì càng phải hiểu đạo lý hơn những người khác…
Giáo lý của Đức Chúa Giê-su thì ở trong Kinh Thánh, đạo lý của Đức Chúa Giê-su thì ở trong cách sống làm người của Ngài, từ nơi hang đá Bê Lem cho đến khi chịu chết trên thánh giá, nghĩa là Ngài yêu thương nhân loại cho đến hy sinh mạng sống của mình.
Giáo lý được viết trong sách thánh, mà đạo lý là thực hành những gì mà giáo lý đã viết.
Biết đạo lý không bằng thực hành đạo lý, mà thực hành với tất cả niềm tin và lòng yêu mến thì chẳng khác gì người khôn xây nhà trên đá…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Con trai không thích học hành, ông bố nhốt nó trong phòng học và ra lệnh:
- “Cặp mắt nhìn chữ cho rõ ràng, đầu óc phải luôn nghĩ đến sách hay, thì từ trong sách sẽ hiểu ra đạo lý !”
Ba ngày sau, ông bố hỏi con trai là cuối cùng đã nhận ra đạo lý nào, con trai rất nghiêm túc nói:
- “Bố nói rất đúng, con nghe lời bố dạy đọc sách ba ngày nên thu hoạch được rất nhiều. Con hiểu rồi: đạo lý, té ra là do sách in ra !”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 64:
Tất cả các tôn giáo trên thế gian này đều có lý thuyết và thực hành của nó mà người ta gọi là giáo lý; cuộc sống của con người cần phải có đạo đức, đạo đức có cái lý của nó nên gọi là đạo lý. Có thứ đạo lý cho người làm quan và có thứ đạo lý cho người làm thường dân, có thứ đạo lý cho người làm chủ và có thứ đạo lý cho người tôi tớ.v.v…tóm lại, đạo lý là dành cho tất cả mọi người không chừa một ai, mà càng có địa vị danh vọng thì càng phải hiểu đạo lý hơn những người khác…
Giáo lý của Đức Chúa Giê-su thì ở trong Kinh Thánh, đạo lý của Đức Chúa Giê-su thì ở trong cách sống làm người của Ngài, từ nơi hang đá Bê Lem cho đến khi chịu chết trên thánh giá, nghĩa là Ngài yêu thương nhân loại cho đến hy sinh mạng sống của mình.
Giáo lý được viết trong sách thánh, mà đạo lý là thực hành những gì mà giáo lý đã viết.
Biết đạo lý không bằng thực hành đạo lý, mà thực hành với tất cả niềm tin và lòng yêu mến thì chẳng khác gì người khôn xây nhà trên đá…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tình Tuyệt Vời
Lm Vũđình Tường
21:43 02/06/2021
Máu huyết là một phần trong cơ thể. Máu huyết liên kết chặt chẽ với cơ thể để ban sức sống, nhờ nhau để cả hai cùng sống cho nhau. Máu huyết cung cấp thực phẩm cho cơ thể; cơ thể đổi mới, tái tạo, cũng như tạo máu mới. Cơ thể không máu là cơ thể chết lạnh cóng; máu ở ngoài cơ thể là máu bầm, máu đông, không còn sự sống tốt lành.
Bài đọc một Môisen giúp gợi nhớ Thiên Chúa cứu dân Ngài thoát ách nô lệ, lưu đầy, nơi Aicập. Thiên Chúa tỏ uy quyền với kẻ chống lại Thiên Chúa và tỏ lòng từ tâm, độ lượng với đoàn dân biết thống hối, ăn năn. Trên đường lữ hành về đất hứa đoàn dân di chuyển trong sa mạc, gặp khó khăn, đói khát, họ xin Môisen khẩn cầu cùng Thiên Chúa ban cho họ thực phẩm nuôi thân. Chúa đáp lời, đoàn dân dâng lời cảm tạ Thiên Chúa. Dâng lời cảm tạ không phải là một chọn lựa, mà là tâm tình hiếu thảo của tâm hồn biết phải trái, đúng sai. Lời cảm tạ thể hiện qua việc tin, tôn thờ, trung tín với Thiên Chúa.
Thiên Chúa là Đấng rộng lượng, từ bi, nhân ái. Trong thời kì rao giảng công khai, Đức Kitô làm phép lạ ít bánh hoá nhiều nuôi dân. Đám đông, quên đói, nhịn khát, nguyên ngày ở cạnh Đức Kitô lắng nghe Ngài rao giảng. Gần tối các tông đồ xin giải tán để họ đi kiếm thực phẩm. Đức Kitô làm phép lạ nuôi đám đông. Ngài chạnh lòng thương dân chúng, cho họ của ăn dư thừa. Những lần nuôi dân như thế là dấu chỉ dẫn đến niềm tin, Đức Kitô sẽ lập phép Thánh Thể, nuôi Kitô hữu.
Mừng kính lễ Mình - Máu Thánh, Chúa ban cho môn đệ chính là mừng món quà sự sống Đức Kitô ban cho nhân loại. Món quà ban sự sống trường sinh này được biết đến như là Thánh Lễ.
Trước khi tháo đanh khỏi thập giá, người lính muốn chắc chắn Đức Kitô đã chết, anh ta cầm đòng đâm cạnh sườn Đức Kitô, chỉ có vài giọt máu đọng trong tim tướt ra, anh tin chắc Đức Kitô đã chết. Trên thập tự, Đức Kitô đã đổ đến giọt máu cuối cùng trong tim để ban sự sống cho môn đệ. Đức Kitô ban tặng Kitô hữu chính Mình- Máu Ngài làm của ăn nuôi dưỡng linh hồn. Đây là mối tình cao vời, tình tuyệt vời, Đức Kitô dành cho môn đệ. Kitô hữu tưởng nhớ bữa Tiệc Li, hành động yêu thương cao quí nhất, quan trọng nhất, Đức Kitô tự nguyện hy sinh chết trên thập tự, ba ngày sau sống lại vinh quang, trao ban sự sống trường sinh cho môn đệ. Mỗi lần Kitô hữu tụ họp tham dự Thánh Thể, Kitô hữu không chỉ tưởng nhớ bữa Tiệc Li nhưng chính là đón nhận Đức Kitô vào đời sống, tâm hồn. Đức Kitô, theo cách riêng, huyền bí, Ngài thực sự hiện diện nơi Thánh Thể. Bánh, rượu thường, được chính Thánh Thần Chúa biến đổi thành Mình - Máu Thánh Cực Trọng Đức Kitô. Vì thế Kitô hữu rước lễ chính là rước Đức Kitô sống động vào trong tâm hồn. Đức Kitô phán bảo môn đệ 'Ăn Thịt và uống Máu Thánh Ngài'. Điều này nghe có vẻ chói tai. Có sự thật nào nghe vui tai đâu? Sự thật luôn chứa chất đắng, mà chất đắng thì dã tật.
Đến với Thánh Thể, Kitô hữu đến trước Tôn Nhan Thiên Chúa. Đến với Thánh Thể, Kitô hữu hiện diện trước Tôn Nhan cực thánh, cực trọng, thánh trên hết mọi thần thánh trên trời dưới thế. Đón nhận Thánh Thể chính là đón nhận tình yêu Chúa vào trong tâm hồn. Đến với Thánh Thể, Kitô hữu đón nhận bình an, sự sống trường sinh vào trong cuộc sống. Đón nhận Thánh Thể, Kitô hữu đón nhận tình yêu Đức Kitô tự hiến vì yêu thương môn đệ. Đón nhận Thánh Thể, kitô hữu đón nhận Giao Ước Mới, Giao Ước Thánh, Đức Kitô kết giao với Kitô hữu bằng chính Máu Cực Trọng, Đức Kitô đổ ra trên đường vác thập tự và đổ ra trên thập giá. Mình - Máu thánh Đức Kitô trở thành 'Rượu Mới' trong vương quốc Chúa. (Maco 14:25).
Máu chuyển ôxi khắp châu thân nuôi thân, đồng thời thải bỏ chất dư, cặn bã. Thánh Thể, Mình-Máu thánh Đức Kitô, nuôi đời sống đức tin Kitô hữu, ban sức mạnh tâm linh, tẩy rửa vết nhơ tội lỗi. Thực ra, Đức Kitô không phải chỉ tẩy rửa vết nhơ, tội lỗi. Chính Đức Kitô thay Kitô hữu gánh tội thay. Đấng vô tội tự nhận tội thay. Đấng ban sự sống tự nhận chết thay, ban Kitô hữu sự sống trường sinh. Chúa bình an, thay Kitô hữu giao hoà cùng Thiên Chúa.
Mình- Máu thánh Đức Kitô ban sự sống siêu nhiên, sức mạnh tâm linh giúp Kitô hữu chống lại sa đoạ, xa lánh tội, cám dỗ xác hồn.
Đến với Thánh Thể trong tâm tình thống hối, ăn năn. Đến với Thánh Thể trong tình yêu, lòng mến, cảm tạ, biết ơn. Không ai xứng đáng đến với Thánh Thể. Đức Kitô mời gọi Kitô hữu đến với Thánh Thể. Vì thế Kitô hữu can đảm, vui mừng đón nhận Thánh Thể vào trong tâm hồn, cuộc sống. Đến với Thánh Thể mà thiếu chuẩn bị, thiếu chân tình là hành động coi thường ân sủng Chúa, lạm dụng tình yêu và lòng nhân từ Chúa.
TiengChuong.org
The Summit
Blood is a part of a body, and yet blood and body are well connected. They depend on each other for survival. Blood provides food for the body, and the body renews, and makes new blood. A body without blood is a deathly cold body, and blood without a body is lifeless. Blood outside of a body, or a body without blood is the absence of life.
Today's first reading recalls the story of the pilgrim people. God showed them God's power and mercy. When the pilgrims were wandering in the desert, they were hungry and thirsty. God provided food to keep them alive. People believed, that showing respect to God was not an option, but rather it was an obligation. They showed their gratitude to God by way of faith. Jesus Himself made miracles to feed those who had spent all day long listening to His teaching. These miracles hinted at the establishment of the permanent presence of God in the Holy Eucharist.
The Feast of the Body, and Blood of Christ, is the celebration of life- giving, which Jesus gave to His friends. Its official name is the Eucharist, but commonly known as Mass. Before removing Jesus' body from the cross, a soldier pierced His body, there were a few drops of blood drifting. It confirmed to the soldier, Jesus actually had died. On the cross, Jesus emptied His life to give us the fullness of life. The Holy Eucharist is Jesus' self- sacrificial act of love for His friends. It is the summit of a Christian life. We commemorate Jesus' Last Supper before His Passion. This celebration is not simply a memorial of Jesus' suffering, death, and resurrection. Jesus Himself, in a mysterious way, is truly present at the Holy Eucharist, changing the ordinary bread and wine to become His real Body and Blood. The command to 'Eat Jesus' Body and drink His Blood' is harsh to hear. Indeed, truth always has a bitter taste.
Coming to the Holy Eucharist, we come into God's presence. Coming to the Holy Eucharist, we come before the Most Holy. Receiving the Body and Blood of Jesus, we receive Jesus' life and love. Coming to the Holy Eucharist, we receive salvation and peace. Coming to the Holy Eucharist, we come to Jesus' act of self- sacrificial love. Coming to the Holy Eucharist, we come to God's new covenant, Jesus had established with His own Body and Blood. Jesus' Blood becomes 'the new wine' in God's kingdom (Mark 14:25).
Blood brings oxygen, and nutrients to feed a body. The Holy Eucharist, the Body and Blood of Jesus, brings us new life, that energizes our spiritual life. Blood removes waste materials to keep a body healthy. Jesus not only removed or erased our sins, He actually took our sins on His own shoulders as if they were His own, and carried them for us. Jesus offered us the Holy Eucharist as food for our soul, to strengthen our inner life, to fight against vices, and avoid temptations. The Holy Eucharist satisfies our spiritual needs, and brings us lasting salvation, and eternal peace.
We need to come to the Eucharist with an act of faith. It is shown through utmost personal preparations, care, respect, and reverence. It is no matter how much we have prepared ourselves, we are unworthy to come to the Holy Eucharist. We come to the Holy Eucharist because the Lord asked us to come. We are encouraged to come to the Holy Eucharist. Receiving the Holy Eucharist without utmost preparation is an act of disgrace, abuse of God's everlasting love and mercy.
Bài đọc một Môisen giúp gợi nhớ Thiên Chúa cứu dân Ngài thoát ách nô lệ, lưu đầy, nơi Aicập. Thiên Chúa tỏ uy quyền với kẻ chống lại Thiên Chúa và tỏ lòng từ tâm, độ lượng với đoàn dân biết thống hối, ăn năn. Trên đường lữ hành về đất hứa đoàn dân di chuyển trong sa mạc, gặp khó khăn, đói khát, họ xin Môisen khẩn cầu cùng Thiên Chúa ban cho họ thực phẩm nuôi thân. Chúa đáp lời, đoàn dân dâng lời cảm tạ Thiên Chúa. Dâng lời cảm tạ không phải là một chọn lựa, mà là tâm tình hiếu thảo của tâm hồn biết phải trái, đúng sai. Lời cảm tạ thể hiện qua việc tin, tôn thờ, trung tín với Thiên Chúa.
Thiên Chúa là Đấng rộng lượng, từ bi, nhân ái. Trong thời kì rao giảng công khai, Đức Kitô làm phép lạ ít bánh hoá nhiều nuôi dân. Đám đông, quên đói, nhịn khát, nguyên ngày ở cạnh Đức Kitô lắng nghe Ngài rao giảng. Gần tối các tông đồ xin giải tán để họ đi kiếm thực phẩm. Đức Kitô làm phép lạ nuôi đám đông. Ngài chạnh lòng thương dân chúng, cho họ của ăn dư thừa. Những lần nuôi dân như thế là dấu chỉ dẫn đến niềm tin, Đức Kitô sẽ lập phép Thánh Thể, nuôi Kitô hữu.
Mừng kính lễ Mình - Máu Thánh, Chúa ban cho môn đệ chính là mừng món quà sự sống Đức Kitô ban cho nhân loại. Món quà ban sự sống trường sinh này được biết đến như là Thánh Lễ.
Trước khi tháo đanh khỏi thập giá, người lính muốn chắc chắn Đức Kitô đã chết, anh ta cầm đòng đâm cạnh sườn Đức Kitô, chỉ có vài giọt máu đọng trong tim tướt ra, anh tin chắc Đức Kitô đã chết. Trên thập tự, Đức Kitô đã đổ đến giọt máu cuối cùng trong tim để ban sự sống cho môn đệ. Đức Kitô ban tặng Kitô hữu chính Mình- Máu Ngài làm của ăn nuôi dưỡng linh hồn. Đây là mối tình cao vời, tình tuyệt vời, Đức Kitô dành cho môn đệ. Kitô hữu tưởng nhớ bữa Tiệc Li, hành động yêu thương cao quí nhất, quan trọng nhất, Đức Kitô tự nguyện hy sinh chết trên thập tự, ba ngày sau sống lại vinh quang, trao ban sự sống trường sinh cho môn đệ. Mỗi lần Kitô hữu tụ họp tham dự Thánh Thể, Kitô hữu không chỉ tưởng nhớ bữa Tiệc Li nhưng chính là đón nhận Đức Kitô vào đời sống, tâm hồn. Đức Kitô, theo cách riêng, huyền bí, Ngài thực sự hiện diện nơi Thánh Thể. Bánh, rượu thường, được chính Thánh Thần Chúa biến đổi thành Mình - Máu Thánh Cực Trọng Đức Kitô. Vì thế Kitô hữu rước lễ chính là rước Đức Kitô sống động vào trong tâm hồn. Đức Kitô phán bảo môn đệ 'Ăn Thịt và uống Máu Thánh Ngài'. Điều này nghe có vẻ chói tai. Có sự thật nào nghe vui tai đâu? Sự thật luôn chứa chất đắng, mà chất đắng thì dã tật.
Đến với Thánh Thể, Kitô hữu đến trước Tôn Nhan Thiên Chúa. Đến với Thánh Thể, Kitô hữu hiện diện trước Tôn Nhan cực thánh, cực trọng, thánh trên hết mọi thần thánh trên trời dưới thế. Đón nhận Thánh Thể chính là đón nhận tình yêu Chúa vào trong tâm hồn. Đến với Thánh Thể, Kitô hữu đón nhận bình an, sự sống trường sinh vào trong cuộc sống. Đón nhận Thánh Thể, Kitô hữu đón nhận tình yêu Đức Kitô tự hiến vì yêu thương môn đệ. Đón nhận Thánh Thể, kitô hữu đón nhận Giao Ước Mới, Giao Ước Thánh, Đức Kitô kết giao với Kitô hữu bằng chính Máu Cực Trọng, Đức Kitô đổ ra trên đường vác thập tự và đổ ra trên thập giá. Mình - Máu thánh Đức Kitô trở thành 'Rượu Mới' trong vương quốc Chúa. (Maco 14:25).
Máu chuyển ôxi khắp châu thân nuôi thân, đồng thời thải bỏ chất dư, cặn bã. Thánh Thể, Mình-Máu thánh Đức Kitô, nuôi đời sống đức tin Kitô hữu, ban sức mạnh tâm linh, tẩy rửa vết nhơ tội lỗi. Thực ra, Đức Kitô không phải chỉ tẩy rửa vết nhơ, tội lỗi. Chính Đức Kitô thay Kitô hữu gánh tội thay. Đấng vô tội tự nhận tội thay. Đấng ban sự sống tự nhận chết thay, ban Kitô hữu sự sống trường sinh. Chúa bình an, thay Kitô hữu giao hoà cùng Thiên Chúa.
Mình- Máu thánh Đức Kitô ban sự sống siêu nhiên, sức mạnh tâm linh giúp Kitô hữu chống lại sa đoạ, xa lánh tội, cám dỗ xác hồn.
Đến với Thánh Thể trong tâm tình thống hối, ăn năn. Đến với Thánh Thể trong tình yêu, lòng mến, cảm tạ, biết ơn. Không ai xứng đáng đến với Thánh Thể. Đức Kitô mời gọi Kitô hữu đến với Thánh Thể. Vì thế Kitô hữu can đảm, vui mừng đón nhận Thánh Thể vào trong tâm hồn, cuộc sống. Đến với Thánh Thể mà thiếu chuẩn bị, thiếu chân tình là hành động coi thường ân sủng Chúa, lạm dụng tình yêu và lòng nhân từ Chúa.
TiengChuong.org
The Summit
Blood is a part of a body, and yet blood and body are well connected. They depend on each other for survival. Blood provides food for the body, and the body renews, and makes new blood. A body without blood is a deathly cold body, and blood without a body is lifeless. Blood outside of a body, or a body without blood is the absence of life.
Today's first reading recalls the story of the pilgrim people. God showed them God's power and mercy. When the pilgrims were wandering in the desert, they were hungry and thirsty. God provided food to keep them alive. People believed, that showing respect to God was not an option, but rather it was an obligation. They showed their gratitude to God by way of faith. Jesus Himself made miracles to feed those who had spent all day long listening to His teaching. These miracles hinted at the establishment of the permanent presence of God in the Holy Eucharist.
The Feast of the Body, and Blood of Christ, is the celebration of life- giving, which Jesus gave to His friends. Its official name is the Eucharist, but commonly known as Mass. Before removing Jesus' body from the cross, a soldier pierced His body, there were a few drops of blood drifting. It confirmed to the soldier, Jesus actually had died. On the cross, Jesus emptied His life to give us the fullness of life. The Holy Eucharist is Jesus' self- sacrificial act of love for His friends. It is the summit of a Christian life. We commemorate Jesus' Last Supper before His Passion. This celebration is not simply a memorial of Jesus' suffering, death, and resurrection. Jesus Himself, in a mysterious way, is truly present at the Holy Eucharist, changing the ordinary bread and wine to become His real Body and Blood. The command to 'Eat Jesus' Body and drink His Blood' is harsh to hear. Indeed, truth always has a bitter taste.
Coming to the Holy Eucharist, we come into God's presence. Coming to the Holy Eucharist, we come before the Most Holy. Receiving the Body and Blood of Jesus, we receive Jesus' life and love. Coming to the Holy Eucharist, we receive salvation and peace. Coming to the Holy Eucharist, we come to Jesus' act of self- sacrificial love. Coming to the Holy Eucharist, we come to God's new covenant, Jesus had established with His own Body and Blood. Jesus' Blood becomes 'the new wine' in God's kingdom (Mark 14:25).
Blood brings oxygen, and nutrients to feed a body. The Holy Eucharist, the Body and Blood of Jesus, brings us new life, that energizes our spiritual life. Blood removes waste materials to keep a body healthy. Jesus not only removed or erased our sins, He actually took our sins on His own shoulders as if they were His own, and carried them for us. Jesus offered us the Holy Eucharist as food for our soul, to strengthen our inner life, to fight against vices, and avoid temptations. The Holy Eucharist satisfies our spiritual needs, and brings us lasting salvation, and eternal peace.
We need to come to the Eucharist with an act of faith. It is shown through utmost personal preparations, care, respect, and reverence. It is no matter how much we have prepared ourselves, we are unworthy to come to the Holy Eucharist. We come to the Holy Eucharist because the Lord asked us to come. We are encouraged to come to the Holy Eucharist. Receiving the Holy Eucharist without utmost preparation is an act of disgrace, abuse of God's everlasting love and mercy.
Lễ Mình Máu Cực Thánh Chúa Giêsu
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
21:47 02/06/2021
Lễ Mình Máu Cực Thánh Chúa Giêsu
(Mc 14, 12-16;22-26)
Thứ Năm sau Lễ Chúa Ba Ngôi, tức 10 ngày sau Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Giáo Hội long trọng cử hành “Lễ của Chúa”. Liền sau Lễ là kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên các ngả đường ngõ phố để loan truyền cho mọi người biết rằng : Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới.
“Lễ của Chúa” hay còn gọi là “Lễ Mình Máu Chúa Kitô”.
Trước khi tự ý nộp mình chịu khổ hình và chịu chết, Chúa Giêsu, Thiên Chúa làm người, đã muốn trối lại cho các môn một dấu chỉ hữu hình về sự hiện diện của Người giữa chúng ta. Vào ăn bữa sau hết tại một căn phòng rộng rãi ở trong thành, đang khi ăn Chúa Giêsu cầm bánh trong tay thánh thiện khả kính, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ và nói : "Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta". Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: “Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người” (Mc 14, 22-24). Toàn bộ lịch sử của Thiên Chúa với con người được tóm gọn trong những lời trên.
Chúa Giêsu đã chọn bánh và rượu, làm dấu chỉ sự hiện diện của mình. Qua một trong hai dấu chỉ, Chúa Giêsu đã tự trao ban chính mình cách hoàn toàn, chứ không phải chỉ một phần, và dạy các môn đệ : “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Vì thế, mỗi khi chúng ta, những người Công Giáo cử hành Thánh lễ là chúng ta “nhớ đến Chúa Giêsu”; và tin rằng “Bánh và Rượu vừa được truyền phép là Mình và Máu Chúa Giêsu”. Lễ này công khai biểu lộ niềm tin này vào Bí tích Thánh Thể.
Chúa Giêsu hiện diện dưới hình thức Bánh và Rượu
Để hiểu Lễ của Chúa, trước tiên cần phải hiểu “bí tích” là gì. Bí tích là dấu chỉ hữu hình một thực tại vô hình. Thiên Chúa không ai thấy bao giờ, nhưng Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã mạc khải cho chúng ta : “Ai thấy Thầy, là thấy Chúa Cha; ai nghe lời Thầy, là nghe lời Chúa Cha; ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Chúa Cha; ai chối bỏ Thầy, kẻ ấy cũng chối bó Chúa Cha…” (x.Ga 14, 6-24). Chúa Giêsu, một con người thực sự sinh ra tại Palestin. Nơi Chúa Giêsu, người tín hữu biết được Thiên Chúa làm người. Sau khi chết và sống lại, Chúa Giêsu đã hiện ra với các môn đệ như dấu chỉ về sự hiện diện hữu hình luôn mãi của Người, chúng ta diễm phúc có được “Mình và Máu Chúa” dưới dạng cụ thể là Bánh và Rượu, như Chúa đã truyền cho chúng ta làm. Người Công Giáo tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu, dưới hình thức Bánh và Rượu đã được truyền phép.
Bánh được truyền phép, một thứ lương thực đơn giản, gồm ít bột và nước. Bánh, Thiên Chúa đã ban cho dân Chúa lần đầu tiên trong sa mạc. Bánh, Chúa Giêsu đã làm phép lạ hóa nhiều để nuôi dân chúng. Lời nguyện trong Thánh lễ, phần dâng bánh, Giáo hội xác định bánh là sản phẩm của hoa màu ruộng đất và lao công của con người. Để có bánh, con người phải khó nhọc nắng mưa, làm đất, gieo hạt và thu hoạch, cuối cùng làm bánh.
Bánh không chỉ là sản phẩm của con người, dù con người làm ra; bánh còn là sản phẩm của hoa màu ruộng đất, vì thế bánh là một ân ban. Thực ra, có công lao của con người, đất mới trổ sinh hoa trái; những chỉ có Đấng Tạo Hóa mới làm cho cây đơm bông kết hạt. Bánh là hoa trái của đất trời. Hàm chứa sức mạnh của đất và hồng ân từ trời cao là nắng mưa. Nước cũng thế, để làm được bánh, chúng ta không thể tạo ra nước được. Nói đến đây làm chúng ta nhớ lại hành trình của dân Chúa trong sa mạc khi người và súc vật khát nước, nước là hồng ân vĩ đại, chúng ta không có khẳ năng tạo nước ra cho mình.
Rượu là Dấu chỉ nói cho chúng ta một cách thế tương tự. Rượu thể hiện công trình tuyệt vời của Đấng Tạo Hóa : “Từ cao thẳm, Chúa đổ mưa xuống núi…Chế rượu ngon cho phấn khởi lòng người” (x.Tv 104,13-15). Rượu của niềm vui mà Thiên Chúa muốn cho chúng ta hưởng dùng. Nhưng rượu cũng nói về Cuộc Khổ Nạn : vườn nho phải lớn lên để được thanh tẩy; dưới nắng mưa nho phải chín và được ép rượu : chỉ qua sự vất vả này mà rượu thành rượu quí.
Trong lễ Mình Máu Cực Thánh Chúa, chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu hiện diện trong tấm bánh. Điều này nhắc nhở chúng ta về cuộc hành trình 40 trong sa mặc của dân Israel. Manna của ăn Chúa nuôi dân trong sa mạc, nay Chúa Giêsu, Bánh bởi trời đích thực mà Thiên Chúa ban cho chúng ta.
Bí tích Thánh Thể nằm trong tiến trình của việc Nhập thể, trong đó Thiên Chúa đã "làm cho mình được nhìn thấy" qua một con người là Chúa Giêsu, sau khi sống lại và lên trời, bằng bánh và rượu được truyền phép.
Lễ này được cử hành thế nào?
Sau Thánh lễ là cuộc rước long trọng Mình Thánh Chúa vừa được truyền phép qua các ngả đường và ngõ phố của các thị trấn cũng như làng mạc. Các tín hữu thể hiện đức tin của mình bằng cách trang trí cờ, hoa, băng rôn… công khai cho mọi người thấy niềm tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu nơi Bí tích Thánh Thể.
Phương Du ám chỉ Chúa là Chúa cả trời đất, muôn phương phải bái thờ.
Bàn thờ được trang trí hoa nến là để đón rước Vua Trời.
Mặt nhật, dưới dạng mặt trời (đó là ý nghĩa của từ «mặt nhật»), chỉ ra rằng Chúa Giêsu là “Mặt Trời”: Người là Ánh Sáng của lòng ta.
Bình khói hương nghi ngút vừa đi vừa xông lên trước Mình Thánh Chúa, làn hương thơm nghi ngút tỏa bay lên trước tòa Chúa tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta.
Các em bé rắc trên đường nhắc lại cuộc Rước Chúa Giêsu vào thành thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng.
Trong khi rước kiệu, chúng ta bước theo chính Chúa Giêsu. Và cầu xin Chúa : Hướng dẫn chúng ta trên đường đời ! Chỉ cho chúng ta đường phải đi đến với Giáo hội và các mục tử ! Kiệu Chúa ra ngoài nhà thời để Chúa nhìn thấy nhân loại đau khổ vì dịch bệnh, lang thang bấp bênh giữa bao nhiêu vấn nạn, thấy cái đói về thể lý và tâm lý hành hạ dân Cúa!
Lạy Chúa, xin Chúa chữa lành thế giới và ban cho nhân loại bánh để nuôi dưỡng xác hồn ! Xin cho nhiều người có công ăn việc làm ! Xin Chúa ban chính Chúa cho họ ! Xin Chúa tẩy rửa và thánh hóa chúng con trong mọi sự ! Xin Chúa giúp chúng con hiểu rằng phải qua Khổ Nạn, qua lời "xin vâng" trên cây thập giá, với sự từ bỏ và thanh tẩy, chúng con mới có thể đạt tới vinh quan. Xin qui tụ con cái Chúa tản mác khắp nơi về cùng một mối. Xin hiệp nhất chúng con với Giáo hội của Chúa, đoàn kết chúng con với anh em bị chia rẽ ! Nhất là xin ban cho chúng con! Amen!
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Mc 14, 12-16;22-26)
Thứ Năm sau Lễ Chúa Ba Ngôi, tức 10 ngày sau Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Giáo Hội long trọng cử hành “Lễ của Chúa”. Liền sau Lễ là kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên các ngả đường ngõ phố để loan truyền cho mọi người biết rằng : Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới.
“Lễ của Chúa” hay còn gọi là “Lễ Mình Máu Chúa Kitô”.
Trước khi tự ý nộp mình chịu khổ hình và chịu chết, Chúa Giêsu, Thiên Chúa làm người, đã muốn trối lại cho các môn một dấu chỉ hữu hình về sự hiện diện của Người giữa chúng ta. Vào ăn bữa sau hết tại một căn phòng rộng rãi ở trong thành, đang khi ăn Chúa Giêsu cầm bánh trong tay thánh thiện khả kính, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ và nói : "Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta". Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: “Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người” (Mc 14, 22-24). Toàn bộ lịch sử của Thiên Chúa với con người được tóm gọn trong những lời trên.
Chúa Giêsu đã chọn bánh và rượu, làm dấu chỉ sự hiện diện của mình. Qua một trong hai dấu chỉ, Chúa Giêsu đã tự trao ban chính mình cách hoàn toàn, chứ không phải chỉ một phần, và dạy các môn đệ : “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Vì thế, mỗi khi chúng ta, những người Công Giáo cử hành Thánh lễ là chúng ta “nhớ đến Chúa Giêsu”; và tin rằng “Bánh và Rượu vừa được truyền phép là Mình và Máu Chúa Giêsu”. Lễ này công khai biểu lộ niềm tin này vào Bí tích Thánh Thể.
Chúa Giêsu hiện diện dưới hình thức Bánh và Rượu
Để hiểu Lễ của Chúa, trước tiên cần phải hiểu “bí tích” là gì. Bí tích là dấu chỉ hữu hình một thực tại vô hình. Thiên Chúa không ai thấy bao giờ, nhưng Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã mạc khải cho chúng ta : “Ai thấy Thầy, là thấy Chúa Cha; ai nghe lời Thầy, là nghe lời Chúa Cha; ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Chúa Cha; ai chối bỏ Thầy, kẻ ấy cũng chối bó Chúa Cha…” (x.Ga 14, 6-24). Chúa Giêsu, một con người thực sự sinh ra tại Palestin. Nơi Chúa Giêsu, người tín hữu biết được Thiên Chúa làm người. Sau khi chết và sống lại, Chúa Giêsu đã hiện ra với các môn đệ như dấu chỉ về sự hiện diện hữu hình luôn mãi của Người, chúng ta diễm phúc có được “Mình và Máu Chúa” dưới dạng cụ thể là Bánh và Rượu, như Chúa đã truyền cho chúng ta làm. Người Công Giáo tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu, dưới hình thức Bánh và Rượu đã được truyền phép.
Bánh được truyền phép, một thứ lương thực đơn giản, gồm ít bột và nước. Bánh, Thiên Chúa đã ban cho dân Chúa lần đầu tiên trong sa mạc. Bánh, Chúa Giêsu đã làm phép lạ hóa nhiều để nuôi dân chúng. Lời nguyện trong Thánh lễ, phần dâng bánh, Giáo hội xác định bánh là sản phẩm của hoa màu ruộng đất và lao công của con người. Để có bánh, con người phải khó nhọc nắng mưa, làm đất, gieo hạt và thu hoạch, cuối cùng làm bánh.
Bánh không chỉ là sản phẩm của con người, dù con người làm ra; bánh còn là sản phẩm của hoa màu ruộng đất, vì thế bánh là một ân ban. Thực ra, có công lao của con người, đất mới trổ sinh hoa trái; những chỉ có Đấng Tạo Hóa mới làm cho cây đơm bông kết hạt. Bánh là hoa trái của đất trời. Hàm chứa sức mạnh của đất và hồng ân từ trời cao là nắng mưa. Nước cũng thế, để làm được bánh, chúng ta không thể tạo ra nước được. Nói đến đây làm chúng ta nhớ lại hành trình của dân Chúa trong sa mạc khi người và súc vật khát nước, nước là hồng ân vĩ đại, chúng ta không có khẳ năng tạo nước ra cho mình.
Rượu là Dấu chỉ nói cho chúng ta một cách thế tương tự. Rượu thể hiện công trình tuyệt vời của Đấng Tạo Hóa : “Từ cao thẳm, Chúa đổ mưa xuống núi…Chế rượu ngon cho phấn khởi lòng người” (x.Tv 104,13-15). Rượu của niềm vui mà Thiên Chúa muốn cho chúng ta hưởng dùng. Nhưng rượu cũng nói về Cuộc Khổ Nạn : vườn nho phải lớn lên để được thanh tẩy; dưới nắng mưa nho phải chín và được ép rượu : chỉ qua sự vất vả này mà rượu thành rượu quí.
Trong lễ Mình Máu Cực Thánh Chúa, chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu hiện diện trong tấm bánh. Điều này nhắc nhở chúng ta về cuộc hành trình 40 trong sa mặc của dân Israel. Manna của ăn Chúa nuôi dân trong sa mạc, nay Chúa Giêsu, Bánh bởi trời đích thực mà Thiên Chúa ban cho chúng ta.
Bí tích Thánh Thể nằm trong tiến trình của việc Nhập thể, trong đó Thiên Chúa đã "làm cho mình được nhìn thấy" qua một con người là Chúa Giêsu, sau khi sống lại và lên trời, bằng bánh và rượu được truyền phép.
Lễ này được cử hành thế nào?
Sau Thánh lễ là cuộc rước long trọng Mình Thánh Chúa vừa được truyền phép qua các ngả đường và ngõ phố của các thị trấn cũng như làng mạc. Các tín hữu thể hiện đức tin của mình bằng cách trang trí cờ, hoa, băng rôn… công khai cho mọi người thấy niềm tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu nơi Bí tích Thánh Thể.
Phương Du ám chỉ Chúa là Chúa cả trời đất, muôn phương phải bái thờ.
Bàn thờ được trang trí hoa nến là để đón rước Vua Trời.
Mặt nhật, dưới dạng mặt trời (đó là ý nghĩa của từ «mặt nhật»), chỉ ra rằng Chúa Giêsu là “Mặt Trời”: Người là Ánh Sáng của lòng ta.
Bình khói hương nghi ngút vừa đi vừa xông lên trước Mình Thánh Chúa, làn hương thơm nghi ngút tỏa bay lên trước tòa Chúa tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta.
Các em bé rắc trên đường nhắc lại cuộc Rước Chúa Giêsu vào thành thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng.
Trong khi rước kiệu, chúng ta bước theo chính Chúa Giêsu. Và cầu xin Chúa : Hướng dẫn chúng ta trên đường đời ! Chỉ cho chúng ta đường phải đi đến với Giáo hội và các mục tử ! Kiệu Chúa ra ngoài nhà thời để Chúa nhìn thấy nhân loại đau khổ vì dịch bệnh, lang thang bấp bênh giữa bao nhiêu vấn nạn, thấy cái đói về thể lý và tâm lý hành hạ dân Cúa!
Lạy Chúa, xin Chúa chữa lành thế giới và ban cho nhân loại bánh để nuôi dưỡng xác hồn ! Xin cho nhiều người có công ăn việc làm ! Xin Chúa ban chính Chúa cho họ ! Xin Chúa tẩy rửa và thánh hóa chúng con trong mọi sự ! Xin Chúa giúp chúng con hiểu rằng phải qua Khổ Nạn, qua lời "xin vâng" trên cây thập giá, với sự từ bỏ và thanh tẩy, chúng con mới có thể đạt tới vinh quan. Xin qui tụ con cái Chúa tản mác khắp nơi về cùng một mối. Xin hiệp nhất chúng con với Giáo hội của Chúa, đoàn kết chúng con với anh em bị chia rẽ ! Nhất là xin ban cho chúng con! Amen!
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Làm cho lớn lên
Lm. Minh Anh
22:30 02/06/2021
LÀM CHO LỚN LÊN
“Yêu mến Chúa hết lòng, hết trí hôn, hết sức lực và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Giới điện ảnh, những người khai thác sắc đẹp của Marilyn Monroe, không làm cho cô lớn lên; hoặc chỉ ‘làm cho lớn lên’ ‘một ngôi sao’ theo định hướng lợi nhuận của họ. Vậy mà Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta ‘làm cho lớn lên’ một tình yêu dành cho Thiên Chúa và dành cho cả tha nhân.
Bài đọc thứ nhất cống hiến cho chúng ta một câu chuyện ly kỳ, thú vị; câu chuyện có một không hai, khi thiên thần Chúa đích thân dẫn ‘Tôbia con’ đến nhà Raguel để hỏi vợ cho cậu. Thế mà, chuyện của Sarah, nàng dâu, lại ly kỳ hơn! Sarah đã có đến bảy người đàn ông muốn cưới nàng làm vợ, nhưng họ đã chết trước khi đến gần nàng. Raguel hoảng sợ khi biết ý định của Tôbia muốn cưới con gái mình; nhưng thiên thần Chúa đã kịp trấn an, “Ông đừng sợ gả con gái cho người này, vì con gái ông xứng đáng làm vợ người này, vốn hay kính sợ Thiên Chúa!”. Thiên Chúa đã làm cho họ lớn lên, Ngài đã chúc phúc, họ nên vợ, nên chồng; để rồi, Tôbia Sarah trở nên một trong những cặp đôi mẫu mực cho hôn nhân Kitô giáo; lời cầu nguyện thánh thiện của họ trong ba đêm đầu thành hôn thỉnh thoảng được chọn đọc trong các lễ hôn phối. Qua đó, Giáo Hội cho thấy chìa khoá hạnh phúc của đời đôi lứa vẫn là ‘làm cho lớn lên’ tình yêu của người phối ngẫu trong niềm tôn sợ Chúa! Thánh Vịnh đáp ca hôm nay cũng thổ lộ điều đó, “Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa!”.
Trong Tin Mừng hôm nay, một luật sĩ hỏi Chúa Giêsu đâu là giới răn trọng nhất, và Ngài đã cho ông một ‘câu trả lời kép’, ‘kính mến Chúa trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chính mình’. Ông hỏi một, Ngài trả lời hai; ông tưởng sẽ đi một bước, Ngài mời ông đi hai bước. Ngài mời ông vượt qua chính mình để ‘nhất hoá’ tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân. Kitô giáo không hoàn toàn là chuyện giữa tôi với Chúa; Kitô giáo là chuyện giữa tôi với Chúa và anh em tôi! Đúng thế! Kính mến Chúa trên hết mọi sự, vì tất cả đến từ Chúa và tất cả phải quy về Ngài; thế nhưng, tình yêu đó cần được triển nở, phải được ‘làm cho lớn lên’, thể hiện qua việc yêu thương anh em. Với Chúa Giêsu, chính mối tương quan yêu thương đối với Thiên Chúa sẽ giúp mỗi người có khả năng yêu thương người khác một cách quảng đại, yêu như Chúa yêu.
Một trong những lời cầu nguyện nổi tiếng của thánh Ignatiô Loyola là, “Lạy Chúa, xin nhận lấy tất cả tự do của con, trí nhớ của con, hiểu biết của con, ý chí của con; tất cả những gì con có, con sở hữu. Chúa đã trao cho con tất cả; giờ đây, con trả lại cho Chúa tất cả!”. Chúng ta trao lại tất cả cho Thiên Chúa qua việc chia sẻ và ‘làm cho lớn lên’ người anh em bên cạnh mình; bấy giờ, Kitô hữu trở nên muối men cho thế giới, ánh sáng cho trần gian; họ trở thành ‘tay chân’ và ‘tiếng nói’ của Thiên Chúa.
Anh Chị em,
Yêu thương ai là làm cho người ấy lớn lên! Kính mến Chúa, yêu thương người có nghĩa là, mọi điều chúng ta làm cho người khác phải giúp họ lớn lên trong tình yêu của họ đối với Thiên Chúa, bằng cả trái tim, linh hồn, trí óc và sức lực. Điều này không chỉ thực hiện bằng lời nói, nhưng bằng cách sống tốt lành. Những người khác sẽ được truyền cảm hứng khi họ nhìn thấy tình yêu, niềm đam mê, sự khao khát, sự tận tâm và cam kết của chúng ta đối với Thiên Chúa; họ nhìn thấy và bị thu hút bởi nó, một tình yêu thiên linh mà trong thực tế sẽ thật hấp dẫn. Chứng kiến một tình yêu đầy cảm hứng như thế, làm sao họ có thể cưỡng lại khả năng hướng thiện của chính họ để bắt chước bằng được tình yêu của chúng ta, những người “không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu” như Chúa Giêsu nói!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con yêu mến và kính sợ Chúa bằng cả con người của con; trong tình yêu Chúa, xin cho con biết cách thức ‘làm cho lớn lên’ như Chúa muốn, những ai Chúa trao cho con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Yêu mến Chúa hết lòng, hết trí hôn, hết sức lực và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật!”.
“Xin hãy coi tôi là một con người, tôi muốn làm một nữ diễn viên nghiêm túc!”. Đó là lời van xin của Marilyn Monroe, ngỏ với giới điện ảnh; cô là nữ tài tử xinh đẹp một thời của Hollywood. Để cuối cùng, ở tuổi 35, “Nữ thần tình yêu không bao giờ tìm thấy bất kỳ tình yêu nào” đã kết liễu đời mình. Vào đêm định mệnh ấy, cô đã điện thoại cho Rhett Butler, một diễn viên, nói với anh ta rằng, cô đã uống đủ thuốc ngủ để tự sát; Rhett Butler trả lời, “Thành thật mà nói, em yêu, anh không quan tâm!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Giới điện ảnh, những người khai thác sắc đẹp của Marilyn Monroe, không làm cho cô lớn lên; hoặc chỉ ‘làm cho lớn lên’ ‘một ngôi sao’ theo định hướng lợi nhuận của họ. Vậy mà Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta ‘làm cho lớn lên’ một tình yêu dành cho Thiên Chúa và dành cho cả tha nhân.
Bài đọc thứ nhất cống hiến cho chúng ta một câu chuyện ly kỳ, thú vị; câu chuyện có một không hai, khi thiên thần Chúa đích thân dẫn ‘Tôbia con’ đến nhà Raguel để hỏi vợ cho cậu. Thế mà, chuyện của Sarah, nàng dâu, lại ly kỳ hơn! Sarah đã có đến bảy người đàn ông muốn cưới nàng làm vợ, nhưng họ đã chết trước khi đến gần nàng. Raguel hoảng sợ khi biết ý định của Tôbia muốn cưới con gái mình; nhưng thiên thần Chúa đã kịp trấn an, “Ông đừng sợ gả con gái cho người này, vì con gái ông xứng đáng làm vợ người này, vốn hay kính sợ Thiên Chúa!”. Thiên Chúa đã làm cho họ lớn lên, Ngài đã chúc phúc, họ nên vợ, nên chồng; để rồi, Tôbia Sarah trở nên một trong những cặp đôi mẫu mực cho hôn nhân Kitô giáo; lời cầu nguyện thánh thiện của họ trong ba đêm đầu thành hôn thỉnh thoảng được chọn đọc trong các lễ hôn phối. Qua đó, Giáo Hội cho thấy chìa khoá hạnh phúc của đời đôi lứa vẫn là ‘làm cho lớn lên’ tình yêu của người phối ngẫu trong niềm tôn sợ Chúa! Thánh Vịnh đáp ca hôm nay cũng thổ lộ điều đó, “Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa!”.
Trong Tin Mừng hôm nay, một luật sĩ hỏi Chúa Giêsu đâu là giới răn trọng nhất, và Ngài đã cho ông một ‘câu trả lời kép’, ‘kính mến Chúa trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chính mình’. Ông hỏi một, Ngài trả lời hai; ông tưởng sẽ đi một bước, Ngài mời ông đi hai bước. Ngài mời ông vượt qua chính mình để ‘nhất hoá’ tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân. Kitô giáo không hoàn toàn là chuyện giữa tôi với Chúa; Kitô giáo là chuyện giữa tôi với Chúa và anh em tôi! Đúng thế! Kính mến Chúa trên hết mọi sự, vì tất cả đến từ Chúa và tất cả phải quy về Ngài; thế nhưng, tình yêu đó cần được triển nở, phải được ‘làm cho lớn lên’, thể hiện qua việc yêu thương anh em. Với Chúa Giêsu, chính mối tương quan yêu thương đối với Thiên Chúa sẽ giúp mỗi người có khả năng yêu thương người khác một cách quảng đại, yêu như Chúa yêu.
Một trong những lời cầu nguyện nổi tiếng của thánh Ignatiô Loyola là, “Lạy Chúa, xin nhận lấy tất cả tự do của con, trí nhớ của con, hiểu biết của con, ý chí của con; tất cả những gì con có, con sở hữu. Chúa đã trao cho con tất cả; giờ đây, con trả lại cho Chúa tất cả!”. Chúng ta trao lại tất cả cho Thiên Chúa qua việc chia sẻ và ‘làm cho lớn lên’ người anh em bên cạnh mình; bấy giờ, Kitô hữu trở nên muối men cho thế giới, ánh sáng cho trần gian; họ trở thành ‘tay chân’ và ‘tiếng nói’ của Thiên Chúa.
Anh Chị em,
Yêu thương ai là làm cho người ấy lớn lên! Kính mến Chúa, yêu thương người có nghĩa là, mọi điều chúng ta làm cho người khác phải giúp họ lớn lên trong tình yêu của họ đối với Thiên Chúa, bằng cả trái tim, linh hồn, trí óc và sức lực. Điều này không chỉ thực hiện bằng lời nói, nhưng bằng cách sống tốt lành. Những người khác sẽ được truyền cảm hứng khi họ nhìn thấy tình yêu, niềm đam mê, sự khao khát, sự tận tâm và cam kết của chúng ta đối với Thiên Chúa; họ nhìn thấy và bị thu hút bởi nó, một tình yêu thiên linh mà trong thực tế sẽ thật hấp dẫn. Chứng kiến một tình yêu đầy cảm hứng như thế, làm sao họ có thể cưỡng lại khả năng hướng thiện của chính họ để bắt chước bằng được tình yêu của chúng ta, những người “không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu” như Chúa Giêsu nói!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con yêu mến và kính sợ Chúa bằng cả con người của con; trong tình yêu Chúa, xin cho con biết cách thức ‘làm cho lớn lên’ như Chúa muốn, những ai Chúa trao cho con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tông hiến của Đức Phanxicô thay thế Quyển Sáu Bộ Giáo Luật 1983 theo giải thích của Tòa Thánh
Vũ Văn An
01:08 02/06/2021
Theo Edward Pentin, trong bài phỏng vấn đăng trên National Catholic Register ngày 1 tháng 6, sau mười ba năm tham khảo ý kiến, duyệt xét và bàn luận, ngày hôm nay, Vatican đã công bố Pascite gregem Dei (Hãy chăn dắt Đoàn Chiên của Thiên Chúa), tức tông hiến mới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô chứa các sửa đổi đối với phần Bộ Giáo luật bàn về các tội ác và hình phạt, bao gồm cả những tội ác và hình phạt liên quan đến việc giáo sĩ lạm dụng tình dục.
Được ký vào Lễ trọng Chúa Thánh Thần Hiện xuống, Đức Thánh Cha nói rằng ngài hy vọng 21 trang gồm các tiêu chuẩn sửa đổi sẽ “chứng tỏ là một công cụ phục vụ lợi ích của các linh hồn” và các mục tử sẽ áp dụng chúng “một cách công bằng và đầy thương xót, vì biết rằng thuộc về chức vụ của các ngài, như một nghĩa vụ công lý - một nhân đức chính nổi bật - là áp đặt các hình phạt khi lợi ích của các tín hữu đòi hỏi việc này.
Đức Giáo Hoàng nói rằng, văn kiện mới, kết quả của cuộc tham vấn sâu rộng “trong tinh thần hợp đoàn và hợp tác”, đưa ra những sửa đổi đối với luật lệ và các chế tài cho một số vi phạm hình sự mới cũng như các cải tiến kỹ thuật.
Lưu ý rằng “trong quá khứ, nhiều thiệt hại đã gây ra như thế nào do Giáo hội không tri nhận được mối liên hệ mật thiết giữa việc thực thi bác ái và việc cần tới - khi hoàn cảnh và công lý đòi hỏi - kỷ luật trừng phạt”, Đức Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của “việc áp dụng đúng” các qui định sửa đổi này.
Ngài nói thêm, “Bác ái đòi các mục tử phải nhờ đến hệ thống hình sự thường xuyên nếu cần thiết” để khôi phục công lý, sửa đổi người vi phạm và cung ứng việc việc sửa lại các tai tiếng.
Đức Tổng Giám Mục Filippo Iannone, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn bản Lập pháp – tức cơ quan của Tòa thánh chịu trách nhiệm soạn thảo các bản sửa đổi - cho biết cuộc cải cách này là “cần thiết và đã quá hạn từ lâu,” và “nhằm mục đích làm cho các quy tắc hình sự phổ quát phù hợp hơn bao giờ hết để bảo vệ công ích và các cá nhân tín hữu, phù hợp hơn với các đòi hỏi của công lý và hữu hiệu hơn và thỏa đáng hơn trong bối cảnh giáo hội ngày nay, một bối cảnh rõ ràng khác với bối cảnh của những năm 1970, là thời điểm khi các quy tắc của Quyển VI, hiện bị bãi bỏ, được soạn thảo”.
Trong cuộc phỏng vấn của Register này với Đức Cha Markus Graulich, phó thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Văn bản Lập pháp giải thích thêm về văn kiện, lý do tại sao nó ra đời và tại sao người ta hy vọng các sửa đổi sẽ mang lại công lý lớn hơn trong bối cảnh các vi phạm khác và các trọng tội (grave delicts) cũng như các vi phạm liên quan đến giáo sĩ lạm dụng tình dục.
Các sửa đổi mới sẽ có hiệu lực vào ngày 8 tháng 12, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn Đức Cha Graulich của Pentin:
Hỏi: Đâu là mục đích chính của Quyển VI mới của Bộ Giáo luật và tại sao nó lại được công bố vào lúc này? Có phải Quyển VI cũ quá yếu, hay có lẽ nó cần phải thay đổi theo thời gian?
Đáp: Cả hai giả định của ông đều đúng. Luật hình sự ban đầu của Bộ luật năm 1983 khá yếu và thường không đủ mạnh mẽ. Ông thường tìm thấy những cụm từ như “có thể bị trừng phạt” và toàn bộ việc thi hành bản văn chứa trong Quyển VI không khuyến khích việc áp dụng các hình phạt. Nhiều điều được để mặc cho quyết định của các giám mục và các bề trên khác trong Giáo hội, và không phải lúc nào các ngài cũng có thể (và đôi khi có lẽ không sẵn lòng) áp dụng luật hình sự vào thực tế. Ông nên nhớ rằng toàn bộ việc duyệt xét Bộ Giáo luật diễn ra sau Công đồng Vatican II khi nhiều nhà thần học và mục tử đặt câu hỏi liệu có cần phải có luật trong Giáo hội hay không, chứ chưa nói đến luật hình sự. Trong những năm gần đây, nhất là trong hai thập niên gần đây, mọi sự đã thay đổi. Có một ý thức mới tin rằng Giáo hội không chỉ cần bất cứ luật lệ nào mà cần một thứ luật lệ tốt. Cuộc khủng hoảng xung quanh việc lạm dụng các vị thành niên cũng đã dẫn đến một đánh giá mới về luật hình sự trong Giáo hội. Đã có một sự nhấn mạnh mới về hình phạt đối với những người lạm dụng các vị thành niên và Đức Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI, và Đức Phanxicô đã ban hành các luật lệ chuyên biệt trong lĩnh vực này. Vì những luật này không phải là một phần của Bộ luật chung, một trong những mục đích của cuộc cải cách là tích nhập luật lệ mới này vào Bộ luật chung. Thời thế đã thay đổi và luật lệ cần phải được cập nhật.
Hỏi: Đối với Đức Cha, đâu là các lĩnh vực chính được lưu tâm và mới lạ sẽ mang lại lợi ích cho các mục tử và các tín hữu?
Đáp: Theo tôi thấy, toàn bộ việc cải cách luật hình sự sẽ là một lợi ích cho các mục tử và [các] tín hữu. Một trong những ưu điểm của Quyển VI sửa đổi là các trọng tội (delicts) đã được sắp xếp lại để cách trình bày của chúng có hệ thống hơn. Giờ đây, chúng ta đang phải đối phó với các vi phạm hoặc trọng tội chống lại đức tin và sự hợp nhất của Giáo hội, chống lại thẩm quyền Giáo hội và việc thi hành nhiệm vụ, chống lại các bí tích, chống lại danh tiếng và tội giả dối, chống lại các nghĩa vụ đặc biệt và sự sống, phẩm giá và tự do của con người.
Bây giờ cũng có một điều luật khá dài, điều 1336, với một danh sách các hình phạt có thể có. Trước đây, đối với các giám mục và bề trên, không phải lúc nào cũng dễ dàng nói “một hình phạt chính đáng” sẽ là như thế nào. Bây giờ các ngài có nhiều thí dụ sẵn đấy, bao gồm 14 mệnh lệnh, lệnh cấm và tước quyền bao gồm việc sa thải khỏi bậc giáo sĩ. Cũng bao gồm trong đó là các hình phạt mà Bộ luật cũ đã không xem xét, thí dụ, mệnh lệnh trả một khoản tiền phạt hoặc một khoản tiền cho các mục đích của Giáo hội hoặc tước bỏ các khoản thù lao của Giáo hội. Tuy nhiên, đối với cả hai loại hình phạt này, các Hội đồng Giám mục phải thiết lập các hướng dẫn.
Hỏi: Đức Cha có thể cho biết thêm chi tiết về cách dùng lời của Quyển VI trước đây khiến dẫn đến các vấn đề phải áp dụng các điều luật đa dạng khác nhau?
Đáp: Cách dùng lời của bộ luật cũ thường không khuyến khích việc áp dụng luật hình sự. Điều này, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh trong Tông Hiến về việc ban hành Bộ luật mới, thường gây ra thiệt hại lớn hơn và dẫn đến những tình huống trong đó một số hành vi lệch lạc trở nên rõ ràng và không dễ sửa chữa. Tôi sẽ đưa ra một số thí dụ, cố gắng không quá kỹ thuật: Điều luật đầu tiên của Quyển VI, tức điều 1311, có đoạn thứ hai mới thiết lập giọng điệu cho những điều tiếp theo. Đoạn này quả quyết rằng một phần của việc lãnh đạo mục vụ trong Giáo hội cũng là việc hướng dẫn cộng đồng “qua việc áp đặt hoặc tuyên bố các hình phạt, phù hợp với các quy định của luật, luôn phải được áp dụng một cách công bằng theo giáo luật và lưu ý đến việc phục hồi công lý, cải tạo phạm nhân, và sửa chữa tai tiếng”. Ở đây, chúng ta cũng tìm thấy mục tiêu của các chế tài hình sự trong Giáo hội: khôi phục công lý, cải tạo người phạm tội và sửa chữa tai tiếng. Điều đó cũng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh trong Tông hiến của ngài.
Rồi điều luật 1341 trong phiên bản cũ xác định rằng, “Vị bản quyền phải thận trọng chỉ khởi xướng một diễn trình tư pháp hoặc hành chính để áp đặt hoặc tuyên bố các hình phạt sau khi đã xác định chắc chắn rằng việc sửa chữa hoặc quở trách theo tình huynh đệ hoặc các biện pháp mục vụ khác không thể sửa chữa đầy đủ việc tai tiếng, khôi phục lại công lý, cải tạo người phạm tội”. Bộ giáo luật sửa đổi nêu rõ: “Vị bản quyền phải bắt đầu một thủ tục tư pháp hoặc hành chính để áp đặt hoặc tuyên bố các hình phạt khi ngài nhận thấy mọi phương pháp chăm sóc mục vụ, đặc biệt là việc sửa chữa theo tình huynh đệ, lẫn việc cảnh cáo hoặc sửa sai, cũng không khôi phục được công lý, cải tạo được phạm nhân, sửa chữa được tai tiếng”. Điều này có vẻ như không phải là một thay đổi lớn, nhưng nó vẫn quan trọng, vì quan điểm đã thay đổi và hy vọng cả việc thực hành cũng vậy.
Trong một số điều luật của Quyển VI hiện nay, chúng ta thấy, đối với một số hành vi trọng tội nào đó, một người "có thể bị trừng phạt". Cụm từ này hiện đã không còn. Nếu ai đó mắc một vi phạm hoặc một trọng tội được liệt kê trong luật hình sự, người đó phải bị trừng phạt. Điều này lấy đi việc biện phân của các Giám mục và Bề trên, vì các ngài không còn có thể quyết định liệu có nên áp dụng hình phạt hay không, mà phải bảo đảm để luật lệ được áp dụng.
Hỏi: Văn kiện này gia tăng trách nhiệm giải trình của các nhà lãnh đạo Giáo hội đến mức nào, nhất là liên quan đến tội lạm dụng tình dục?
Đáp: Trách nhiệm giải trình các lạm dụng tình dục luôn phải được chấp pháp, nhất là trong thập niên vừa qua. Quyển VI sửa đổi có một số thay đổi làm cho việc chấp pháp này hy vọng rõ ràng hơn. Một mặt, các trọng tội liên quan đến việc lạm dụng tình dục các vị thành niên đã được chuyển từ tiêu đề nói đến “các vi phạm chống lại các nghĩa vụ đặc biệt” sang tiêu đề “các vi phạm chống lại sự sống, phẩm giá và tự do của con người”. Đối với nhiều độc giả, điều này có vẻ không phải là vấn đề lớn, nhưng nó rất quan trọng vì nó thay đổi quan điểm. Nói rằng ai đó đã phạm một trọng tội chống lại “nghĩa vụ đặc biệt” là một chuyện, nhưng nói rằng hành động của họ là một trọng tội chống lại phẩm giá con người lại là một chuyện khác hẳn. Chúng ta sẽ chờ xem liệu sự thay đổi này có gây ra hậu quả gì cho pháp lệ và các diễn trình hay không.
Về trách nhiệm giải trình, cũng cần phải xem xét tiết §6 mới của điều luật 1371: “Một người sơ suất việc báo cáo một hành vi phạm tội, khi được giáo luật yêu cầu làm như vậy, sẽ bị trừng phạt theo quy định của điều 1336 §§ 2-4, với việc bổ sung các hình phạt khác tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội”. Điều này rất phù hợp với các quy tắc được Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố, chẳng hạn trong Vos estis lux mundi.
Trong cùng một hướng đó, có dự liệu của điều 1389: "Một người lạm dụng quyền lực hoặc chức năng trong Giáo hội sẽ bị trừng phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi hoặc sự thiếu sót, không loại trừ việc bị tước chức vụ, trừ khi luật hoặc giới luật vốn đã quy định hình phạt cho hành vi lạm dụng này". Bản văn này đã được thay đổi và bây giờ là điều 1378 §1: “Ngoài những trường hợp đã được luật pháp dự đoán trước, một người lạm dụng quyền lực, chức vụ hoặc chức năng trong giáo hội, sẽ bị trừng phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi hoặc sự thiếu sót, không loại trừ bằng việc tước bỏ quyền lực hoặc chức vụ, mà không ảnh hưởng đến nghĩa vụ phải đền bù sự thiệt hại”.
Một số định mức mới, có trong điều 1376 sửa đổi (trước đây là điều 1377) và điều 1393 §2, cũng đề cập đến trách nhiệm giải trình trong việc quản lý lợi ích của Giáo hội.
Hỏi: Làm thế nào những sửa đổi này có thể giúp đưa các giám mục ương ngạnh, chẳng hạn như các giám mục ở Đức và những nơi khác, vào hàng ngũ?
Đáp: Đó là một câu hỏi rất hay, nhưng không dễ trả lời. Hiệu quả sẽ được xác định bởi việc áp dụng luật hình mới. Nếu nó được áp dụng một cách chính xác ở bình diện hoàn vũ cũng như ở bình diện địa phương, chắc chắn sẽ có những cải thiện.
Hỏi: Đức Cha đề cập đến việc quan trọng là áp dụng các quy tắc sửa đổi này. Do đó, có thành vấn đề hay không khi phần này của giáo luật tuy chặt chẽ hơn nhưng ý chí, nhất là ý chí của các giám mục không có đó để áp dụng chúng?
Đáp: Điều đó hoàn toàn đúng.
Hỏi: Một điểm yếu có thể có trong các sửa đổi là chúng đề cập đến các lĩnh vực mà thế giới và Giáo hội coi là quan trọng, chẳng hạn như tội lạm dụng tình dục, nhưng ít chú ý đến các lĩnh vực khác của riêng và quan trọng đối với Giáo hội và các linh hồn, tức là các tội đặc biệt chống lại tôn giáo, hoặc lãnh vực thiêng liêng, thí dụ lạc giáo, bội giáo, hoặc những người Công Giáo cố chấp trong các tội trọng công khai khi rước lễ. Có phải một cơ hội đã bị bỏ lỡ trong vấn đề này hay không?
Đáp: Tôi không nghĩ vậy. Lạc giáo và bội giáo đã được đề cập đến, như chúng đã được đề cập trong Bộ luật năm 1983. Tuy nhiên, điều chúng ta phải ghi nhớ là sự kiện này: không phải mọi sự bất tuân đều đã là lạc giáo và sự bội giáo giả thiết “việc bác bỏ hoàn toàn đức tin Kitô giáo” (điều 751). Vì vậy, ta cẩn thận trong lãnh vực này.
Hơn nữa, tôi muốn nói rằng việc đổi mới luật hình sự khiến chúng ta lưu ý đến nhiều vấn đề về đức tin và các bí tích. Ngoài ra, trong diễn trình cải cách, người ta đặc biệt chú ý đến các bí tích. Tất cả các vi phạm chống lại các bí tích đã được tập hợp lại trong một tiêu đề mới và đã có một số bổ sung quan trọng. Không những mưu toan phong chức cho phụ nữ là một trọng tội mà còn bị trừng phạt bằng vạ tuyệt thông tiền kết. Và ông cũng có thể tìm thấy quy tắc mới qui định rằng “một người cố tình ban bí tích cho những người bị cấm nhận lãnh nó sẽ bị phạt ngưng chức, thêm vào đó còn có các hình phạt khác được đề cập trong điều 1336 §§ 2-4 có thể được thêm vào ”(điều 1379 §4).
Trong Giáo hội, “sự cứu rỗi các linh hồn… luôn phải là luật tối cao (điều 1752). Theo nghĩa này, luật hình sự phục vụ cho việc cứu rỗi các linh hồn. Điều đó rất rõ ràng trong điều gọi là hình phạt chữa trị (tuyệt thông, ngưng chức và cấm chế [interdict]). Tất cả đều như một lời mời gọi rút ra khỏi hành vi sai lạc. Các hình phạt khác được gọi là hình phạt đền tội vì chúng cố gắng khôi phục công lý và cải tạo người phạm tội. Nhưng - tôi xin nhắc lại ở đây - mục tiêu này chỉ đạt được nếu luật hình sự được áp dụng một cách chính xác và nếu các nền tảng tín lý rõ ràng. Hơn nữa, phải ý thức được tầm quan trọng của bí tích giải tội vì mọi vi phạm cũng là tội.
Hỏi: Đức Thánh Cha có hoàn toàn ủng hộ văn kiện mới này không?
Đáp: Tôi có thể bảo đảm với ông rằng ngài ủng hộ! Sau khi nhậm chức, ngài đã được thông báo về dự án sửa đổi Quyển VI và đã được cập nhật về các bước khác nhau của công việc này. Ngài cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc cải cách trong bài phát biểu trước phiên họp toàn thể của chúng tôi vào năm ngoái và trong Tông Hiến ngài dùng để ban hành Quyển VI mới này.
Hỏi: Công việc sửa đổi bắt đầu vào năm 2008 - tại sao diễn trình này lại mất nhiều thời gian như vậy?
Đáp: Ý tưởng lần đầu tiên được nhắc đến trong một buổi tiếp kiến mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã trao cho chủ tịch và thư ký của cơ quan chúng tôi vào tháng 9 năm 2007. Năm 2008, các bước chuẩn bị đầu tiên được thực hiện và vào ngày 24 tháng 3 năm 2009, trong bước đầu tiên (trong số hơn 60 bước), các cuộc họp của ủy ban chuyên môn chuẩn bị các dự thảo cải cách đã được tổ chức. Sau bản dự thảo đầu tiên, đã có sự tham khảo khắp thế giới các Hội đồng Giám mục, các bộ sở của Giáo triều Rôma, các bề trên dòng, các chuyên gia về giáo luật và hình sự, các phân khoa giáo luật, v.v... Các nhận xét họ đưa ra đã được thu thập và nghiên cứu. Công việc này dẫn đến một dự thảo mới một lần nữa được gửi đi để tham khảo ý kiến hạn chế hơn, v.v. Giai đoạn cuối của cuộc cải cách bắt đầu với phiên họp toàn thể của chúng tôi vào tháng 2 năm 2020 khi các thành viên của cơ quan chúng tôi phát biểu ý kiến của họ. Cuộc họp này đã dẫn đến những sửa đổi cuối cùng trước khi bản văn được trình lên Đức Thánh Cha để phê duyệt lần cuối. Tất cả điều này cần có thời gian.
Được ký vào Lễ trọng Chúa Thánh Thần Hiện xuống, Đức Thánh Cha nói rằng ngài hy vọng 21 trang gồm các tiêu chuẩn sửa đổi sẽ “chứng tỏ là một công cụ phục vụ lợi ích của các linh hồn” và các mục tử sẽ áp dụng chúng “một cách công bằng và đầy thương xót, vì biết rằng thuộc về chức vụ của các ngài, như một nghĩa vụ công lý - một nhân đức chính nổi bật - là áp đặt các hình phạt khi lợi ích của các tín hữu đòi hỏi việc này.
Đức Giáo Hoàng nói rằng, văn kiện mới, kết quả của cuộc tham vấn sâu rộng “trong tinh thần hợp đoàn và hợp tác”, đưa ra những sửa đổi đối với luật lệ và các chế tài cho một số vi phạm hình sự mới cũng như các cải tiến kỹ thuật.
Lưu ý rằng “trong quá khứ, nhiều thiệt hại đã gây ra như thế nào do Giáo hội không tri nhận được mối liên hệ mật thiết giữa việc thực thi bác ái và việc cần tới - khi hoàn cảnh và công lý đòi hỏi - kỷ luật trừng phạt”, Đức Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của “việc áp dụng đúng” các qui định sửa đổi này.
Ngài nói thêm, “Bác ái đòi các mục tử phải nhờ đến hệ thống hình sự thường xuyên nếu cần thiết” để khôi phục công lý, sửa đổi người vi phạm và cung ứng việc việc sửa lại các tai tiếng.
Đức Tổng Giám Mục Filippo Iannone, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn bản Lập pháp – tức cơ quan của Tòa thánh chịu trách nhiệm soạn thảo các bản sửa đổi - cho biết cuộc cải cách này là “cần thiết và đã quá hạn từ lâu,” và “nhằm mục đích làm cho các quy tắc hình sự phổ quát phù hợp hơn bao giờ hết để bảo vệ công ích và các cá nhân tín hữu, phù hợp hơn với các đòi hỏi của công lý và hữu hiệu hơn và thỏa đáng hơn trong bối cảnh giáo hội ngày nay, một bối cảnh rõ ràng khác với bối cảnh của những năm 1970, là thời điểm khi các quy tắc của Quyển VI, hiện bị bãi bỏ, được soạn thảo”.
Trong cuộc phỏng vấn của Register này với Đức Cha Markus Graulich, phó thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Văn bản Lập pháp giải thích thêm về văn kiện, lý do tại sao nó ra đời và tại sao người ta hy vọng các sửa đổi sẽ mang lại công lý lớn hơn trong bối cảnh các vi phạm khác và các trọng tội (grave delicts) cũng như các vi phạm liên quan đến giáo sĩ lạm dụng tình dục.
Các sửa đổi mới sẽ có hiệu lực vào ngày 8 tháng 12, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn Đức Cha Graulich của Pentin:
Hỏi: Đâu là mục đích chính của Quyển VI mới của Bộ Giáo luật và tại sao nó lại được công bố vào lúc này? Có phải Quyển VI cũ quá yếu, hay có lẽ nó cần phải thay đổi theo thời gian?
Đáp: Cả hai giả định của ông đều đúng. Luật hình sự ban đầu của Bộ luật năm 1983 khá yếu và thường không đủ mạnh mẽ. Ông thường tìm thấy những cụm từ như “có thể bị trừng phạt” và toàn bộ việc thi hành bản văn chứa trong Quyển VI không khuyến khích việc áp dụng các hình phạt. Nhiều điều được để mặc cho quyết định của các giám mục và các bề trên khác trong Giáo hội, và không phải lúc nào các ngài cũng có thể (và đôi khi có lẽ không sẵn lòng) áp dụng luật hình sự vào thực tế. Ông nên nhớ rằng toàn bộ việc duyệt xét Bộ Giáo luật diễn ra sau Công đồng Vatican II khi nhiều nhà thần học và mục tử đặt câu hỏi liệu có cần phải có luật trong Giáo hội hay không, chứ chưa nói đến luật hình sự. Trong những năm gần đây, nhất là trong hai thập niên gần đây, mọi sự đã thay đổi. Có một ý thức mới tin rằng Giáo hội không chỉ cần bất cứ luật lệ nào mà cần một thứ luật lệ tốt. Cuộc khủng hoảng xung quanh việc lạm dụng các vị thành niên cũng đã dẫn đến một đánh giá mới về luật hình sự trong Giáo hội. Đã có một sự nhấn mạnh mới về hình phạt đối với những người lạm dụng các vị thành niên và Đức Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI, và Đức Phanxicô đã ban hành các luật lệ chuyên biệt trong lĩnh vực này. Vì những luật này không phải là một phần của Bộ luật chung, một trong những mục đích của cuộc cải cách là tích nhập luật lệ mới này vào Bộ luật chung. Thời thế đã thay đổi và luật lệ cần phải được cập nhật.
Hỏi: Đối với Đức Cha, đâu là các lĩnh vực chính được lưu tâm và mới lạ sẽ mang lại lợi ích cho các mục tử và các tín hữu?
Đáp: Theo tôi thấy, toàn bộ việc cải cách luật hình sự sẽ là một lợi ích cho các mục tử và [các] tín hữu. Một trong những ưu điểm của Quyển VI sửa đổi là các trọng tội (delicts) đã được sắp xếp lại để cách trình bày của chúng có hệ thống hơn. Giờ đây, chúng ta đang phải đối phó với các vi phạm hoặc trọng tội chống lại đức tin và sự hợp nhất của Giáo hội, chống lại thẩm quyền Giáo hội và việc thi hành nhiệm vụ, chống lại các bí tích, chống lại danh tiếng và tội giả dối, chống lại các nghĩa vụ đặc biệt và sự sống, phẩm giá và tự do của con người.
Bây giờ cũng có một điều luật khá dài, điều 1336, với một danh sách các hình phạt có thể có. Trước đây, đối với các giám mục và bề trên, không phải lúc nào cũng dễ dàng nói “một hình phạt chính đáng” sẽ là như thế nào. Bây giờ các ngài có nhiều thí dụ sẵn đấy, bao gồm 14 mệnh lệnh, lệnh cấm và tước quyền bao gồm việc sa thải khỏi bậc giáo sĩ. Cũng bao gồm trong đó là các hình phạt mà Bộ luật cũ đã không xem xét, thí dụ, mệnh lệnh trả một khoản tiền phạt hoặc một khoản tiền cho các mục đích của Giáo hội hoặc tước bỏ các khoản thù lao của Giáo hội. Tuy nhiên, đối với cả hai loại hình phạt này, các Hội đồng Giám mục phải thiết lập các hướng dẫn.
Hỏi: Đức Cha có thể cho biết thêm chi tiết về cách dùng lời của Quyển VI trước đây khiến dẫn đến các vấn đề phải áp dụng các điều luật đa dạng khác nhau?
Đáp: Cách dùng lời của bộ luật cũ thường không khuyến khích việc áp dụng luật hình sự. Điều này, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh trong Tông Hiến về việc ban hành Bộ luật mới, thường gây ra thiệt hại lớn hơn và dẫn đến những tình huống trong đó một số hành vi lệch lạc trở nên rõ ràng và không dễ sửa chữa. Tôi sẽ đưa ra một số thí dụ, cố gắng không quá kỹ thuật: Điều luật đầu tiên của Quyển VI, tức điều 1311, có đoạn thứ hai mới thiết lập giọng điệu cho những điều tiếp theo. Đoạn này quả quyết rằng một phần của việc lãnh đạo mục vụ trong Giáo hội cũng là việc hướng dẫn cộng đồng “qua việc áp đặt hoặc tuyên bố các hình phạt, phù hợp với các quy định của luật, luôn phải được áp dụng một cách công bằng theo giáo luật và lưu ý đến việc phục hồi công lý, cải tạo phạm nhân, và sửa chữa tai tiếng”. Ở đây, chúng ta cũng tìm thấy mục tiêu của các chế tài hình sự trong Giáo hội: khôi phục công lý, cải tạo người phạm tội và sửa chữa tai tiếng. Điều đó cũng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh trong Tông hiến của ngài.
Rồi điều luật 1341 trong phiên bản cũ xác định rằng, “Vị bản quyền phải thận trọng chỉ khởi xướng một diễn trình tư pháp hoặc hành chính để áp đặt hoặc tuyên bố các hình phạt sau khi đã xác định chắc chắn rằng việc sửa chữa hoặc quở trách theo tình huynh đệ hoặc các biện pháp mục vụ khác không thể sửa chữa đầy đủ việc tai tiếng, khôi phục lại công lý, cải tạo người phạm tội”. Bộ giáo luật sửa đổi nêu rõ: “Vị bản quyền phải bắt đầu một thủ tục tư pháp hoặc hành chính để áp đặt hoặc tuyên bố các hình phạt khi ngài nhận thấy mọi phương pháp chăm sóc mục vụ, đặc biệt là việc sửa chữa theo tình huynh đệ, lẫn việc cảnh cáo hoặc sửa sai, cũng không khôi phục được công lý, cải tạo được phạm nhân, sửa chữa được tai tiếng”. Điều này có vẻ như không phải là một thay đổi lớn, nhưng nó vẫn quan trọng, vì quan điểm đã thay đổi và hy vọng cả việc thực hành cũng vậy.
Trong một số điều luật của Quyển VI hiện nay, chúng ta thấy, đối với một số hành vi trọng tội nào đó, một người "có thể bị trừng phạt". Cụm từ này hiện đã không còn. Nếu ai đó mắc một vi phạm hoặc một trọng tội được liệt kê trong luật hình sự, người đó phải bị trừng phạt. Điều này lấy đi việc biện phân của các Giám mục và Bề trên, vì các ngài không còn có thể quyết định liệu có nên áp dụng hình phạt hay không, mà phải bảo đảm để luật lệ được áp dụng.
Hỏi: Văn kiện này gia tăng trách nhiệm giải trình của các nhà lãnh đạo Giáo hội đến mức nào, nhất là liên quan đến tội lạm dụng tình dục?
Đáp: Trách nhiệm giải trình các lạm dụng tình dục luôn phải được chấp pháp, nhất là trong thập niên vừa qua. Quyển VI sửa đổi có một số thay đổi làm cho việc chấp pháp này hy vọng rõ ràng hơn. Một mặt, các trọng tội liên quan đến việc lạm dụng tình dục các vị thành niên đã được chuyển từ tiêu đề nói đến “các vi phạm chống lại các nghĩa vụ đặc biệt” sang tiêu đề “các vi phạm chống lại sự sống, phẩm giá và tự do của con người”. Đối với nhiều độc giả, điều này có vẻ không phải là vấn đề lớn, nhưng nó rất quan trọng vì nó thay đổi quan điểm. Nói rằng ai đó đã phạm một trọng tội chống lại “nghĩa vụ đặc biệt” là một chuyện, nhưng nói rằng hành động của họ là một trọng tội chống lại phẩm giá con người lại là một chuyện khác hẳn. Chúng ta sẽ chờ xem liệu sự thay đổi này có gây ra hậu quả gì cho pháp lệ và các diễn trình hay không.
Về trách nhiệm giải trình, cũng cần phải xem xét tiết §6 mới của điều luật 1371: “Một người sơ suất việc báo cáo một hành vi phạm tội, khi được giáo luật yêu cầu làm như vậy, sẽ bị trừng phạt theo quy định của điều 1336 §§ 2-4, với việc bổ sung các hình phạt khác tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội”. Điều này rất phù hợp với các quy tắc được Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố, chẳng hạn trong Vos estis lux mundi.
Trong cùng một hướng đó, có dự liệu của điều 1389: "Một người lạm dụng quyền lực hoặc chức năng trong Giáo hội sẽ bị trừng phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi hoặc sự thiếu sót, không loại trừ việc bị tước chức vụ, trừ khi luật hoặc giới luật vốn đã quy định hình phạt cho hành vi lạm dụng này". Bản văn này đã được thay đổi và bây giờ là điều 1378 §1: “Ngoài những trường hợp đã được luật pháp dự đoán trước, một người lạm dụng quyền lực, chức vụ hoặc chức năng trong giáo hội, sẽ bị trừng phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi hoặc sự thiếu sót, không loại trừ bằng việc tước bỏ quyền lực hoặc chức vụ, mà không ảnh hưởng đến nghĩa vụ phải đền bù sự thiệt hại”.
Một số định mức mới, có trong điều 1376 sửa đổi (trước đây là điều 1377) và điều 1393 §2, cũng đề cập đến trách nhiệm giải trình trong việc quản lý lợi ích của Giáo hội.
Hỏi: Làm thế nào những sửa đổi này có thể giúp đưa các giám mục ương ngạnh, chẳng hạn như các giám mục ở Đức và những nơi khác, vào hàng ngũ?
Đáp: Đó là một câu hỏi rất hay, nhưng không dễ trả lời. Hiệu quả sẽ được xác định bởi việc áp dụng luật hình mới. Nếu nó được áp dụng một cách chính xác ở bình diện hoàn vũ cũng như ở bình diện địa phương, chắc chắn sẽ có những cải thiện.
Hỏi: Đức Cha đề cập đến việc quan trọng là áp dụng các quy tắc sửa đổi này. Do đó, có thành vấn đề hay không khi phần này của giáo luật tuy chặt chẽ hơn nhưng ý chí, nhất là ý chí của các giám mục không có đó để áp dụng chúng?
Đáp: Điều đó hoàn toàn đúng.
Hỏi: Một điểm yếu có thể có trong các sửa đổi là chúng đề cập đến các lĩnh vực mà thế giới và Giáo hội coi là quan trọng, chẳng hạn như tội lạm dụng tình dục, nhưng ít chú ý đến các lĩnh vực khác của riêng và quan trọng đối với Giáo hội và các linh hồn, tức là các tội đặc biệt chống lại tôn giáo, hoặc lãnh vực thiêng liêng, thí dụ lạc giáo, bội giáo, hoặc những người Công Giáo cố chấp trong các tội trọng công khai khi rước lễ. Có phải một cơ hội đã bị bỏ lỡ trong vấn đề này hay không?
Đáp: Tôi không nghĩ vậy. Lạc giáo và bội giáo đã được đề cập đến, như chúng đã được đề cập trong Bộ luật năm 1983. Tuy nhiên, điều chúng ta phải ghi nhớ là sự kiện này: không phải mọi sự bất tuân đều đã là lạc giáo và sự bội giáo giả thiết “việc bác bỏ hoàn toàn đức tin Kitô giáo” (điều 751). Vì vậy, ta cẩn thận trong lãnh vực này.
Hơn nữa, tôi muốn nói rằng việc đổi mới luật hình sự khiến chúng ta lưu ý đến nhiều vấn đề về đức tin và các bí tích. Ngoài ra, trong diễn trình cải cách, người ta đặc biệt chú ý đến các bí tích. Tất cả các vi phạm chống lại các bí tích đã được tập hợp lại trong một tiêu đề mới và đã có một số bổ sung quan trọng. Không những mưu toan phong chức cho phụ nữ là một trọng tội mà còn bị trừng phạt bằng vạ tuyệt thông tiền kết. Và ông cũng có thể tìm thấy quy tắc mới qui định rằng “một người cố tình ban bí tích cho những người bị cấm nhận lãnh nó sẽ bị phạt ngưng chức, thêm vào đó còn có các hình phạt khác được đề cập trong điều 1336 §§ 2-4 có thể được thêm vào ”(điều 1379 §4).
Trong Giáo hội, “sự cứu rỗi các linh hồn… luôn phải là luật tối cao (điều 1752). Theo nghĩa này, luật hình sự phục vụ cho việc cứu rỗi các linh hồn. Điều đó rất rõ ràng trong điều gọi là hình phạt chữa trị (tuyệt thông, ngưng chức và cấm chế [interdict]). Tất cả đều như một lời mời gọi rút ra khỏi hành vi sai lạc. Các hình phạt khác được gọi là hình phạt đền tội vì chúng cố gắng khôi phục công lý và cải tạo người phạm tội. Nhưng - tôi xin nhắc lại ở đây - mục tiêu này chỉ đạt được nếu luật hình sự được áp dụng một cách chính xác và nếu các nền tảng tín lý rõ ràng. Hơn nữa, phải ý thức được tầm quan trọng của bí tích giải tội vì mọi vi phạm cũng là tội.
Hỏi: Đức Thánh Cha có hoàn toàn ủng hộ văn kiện mới này không?
Đáp: Tôi có thể bảo đảm với ông rằng ngài ủng hộ! Sau khi nhậm chức, ngài đã được thông báo về dự án sửa đổi Quyển VI và đã được cập nhật về các bước khác nhau của công việc này. Ngài cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc cải cách trong bài phát biểu trước phiên họp toàn thể của chúng tôi vào năm ngoái và trong Tông Hiến ngài dùng để ban hành Quyển VI mới này.
Hỏi: Công việc sửa đổi bắt đầu vào năm 2008 - tại sao diễn trình này lại mất nhiều thời gian như vậy?
Đáp: Ý tưởng lần đầu tiên được nhắc đến trong một buổi tiếp kiến mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã trao cho chủ tịch và thư ký của cơ quan chúng tôi vào tháng 9 năm 2007. Năm 2008, các bước chuẩn bị đầu tiên được thực hiện và vào ngày 24 tháng 3 năm 2009, trong bước đầu tiên (trong số hơn 60 bước), các cuộc họp của ủy ban chuyên môn chuẩn bị các dự thảo cải cách đã được tổ chức. Sau bản dự thảo đầu tiên, đã có sự tham khảo khắp thế giới các Hội đồng Giám mục, các bộ sở của Giáo triều Rôma, các bề trên dòng, các chuyên gia về giáo luật và hình sự, các phân khoa giáo luật, v.v... Các nhận xét họ đưa ra đã được thu thập và nghiên cứu. Công việc này dẫn đến một dự thảo mới một lần nữa được gửi đi để tham khảo ý kiến hạn chế hơn, v.v. Giai đoạn cuối của cuộc cải cách bắt đầu với phiên họp toàn thể của chúng tôi vào tháng 2 năm 2020 khi các thành viên của cơ quan chúng tôi phát biểu ý kiến của họ. Cuộc họp này đã dẫn đến những sửa đổi cuối cùng trước khi bản văn được trình lên Đức Thánh Cha để phê duyệt lần cuối. Tất cả điều này cần có thời gian.
Đức Tổng Giám Mục Aquila: Tiến Trình Công Nghị của Đức cần lòng ăn năn, niềm tin, và sự thật
Đặng Tự Do
05:13 02/06/2021
Các Giám mục Công Giáo Đức và những người tham gia vào Tiến Trình Công Nghị của Giáo hội ở Đức phải là những người đầu tiên “ăn năn và tin tưởng”, trong khi họ kêu gọi thế giới phải làm như vậy, Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver đã nhận định như trên. Ngài đã cảnh báo rằng văn bản đầu tiên của Tiến Trình Công Nghị ở Đức đã đưa ra một quan điểm về Giáo Hội Công Giáo “không thể đứng vững”, hạ thấp tầm quan trọng của Giáo Hội trong vai trò là khí cụ cho ơn cứu độ của Thiên Chúa, và cố ý lờ đi những khác biệt căng thẳng giữa sứ mệnh của Giáo Hội và não trạng trần tục của thế gian.
“Hầu hết chúng ta bên ngoài nước Đức đều nhận thức được thông qua các phương tiện truyền thông về Tiến Trình Công Nghị của Công Giáo Đức và sự thẳng thắn của một số giám mục nước này đang kêu gọi những thay đổi triệt để đối với giáo huấn và thực hành của Giáo hội”, Đức Tổng Giám Mục Aquila nhận định như trên trong bức thư ngỏ ngày 13 tháng 5, lễ Thăng thiên, và được công bố ngày 26 tháng 5, lễ Thánh Philip Neri.
Bức thư của ngài là một bài bình luận dài 15 trang về Tài Liệu Cơ Bản được hình thành bởi diễn đàn đầu tiên của Tiến Trình Công Nghị Công Giáo Đức. Đức Tổng Giám Mục Aquila cảnh báo rằng bản văn Tài Liệu Cơ Bản đầu tiên này đưa ra những cách giải thích “có chọn lọc và gây hiểu lầm” về giáo huấn của Giáo hội. Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng ngài đưa ra phản hồi này để các Giám Mục Đức cầu nguyện và suy tư và khuyến khích các giám mục khác “mạnh dạn làm chứng cho chân lý Tin Mừng, cho Chúa Giêsu Kitô”.
Đức Tổng Giám Mục viết rằng Tiến Trình Công Nghị Đức có quyền lên tiếng bày tỏ sự đau khổ về các vụ bê bối và che đậy lạm dụng tình dục giáo sĩ. Tài Liệu Cơ Bản của Tiến Trình Công Nghị này đã đúng khi nói rằng những vụ tai tiếng này đã gây ra “một cuộc khủng hoảng thực sự về uy tín đối với Giáo hội”. Theo Đức Tổng Giám Mục Aquila, con đường phía trước, là chấp nhận các hậu quả thật sự xuất phát từ những thất bại này, làm việc để khôi phục lại niềm tin, và làm việc để cung cấp dịch vụ chăm sóc mục vụ cho các nạn nhân của nạn lạm dụng giáo sĩ. Các nhà lãnh đạo Giáo hội phải công khai các hành vi thành khẩn và sám hối cũng như các cam kết phải thực sự minh bạch.
Đối với Đức Tổng Giám Mục Aquila, sự minh bạch này bao gồm cả sự rõ ràng về những gì Giáo hội tin tưởng.
Ngài đặt câu hỏi: “Nếu Giáo hội không muốn nói sự thật một cách thận trọng và can đảm về những vấn đề gây khó chịu cho các nhà lãnh đạo của chính mình, thì tại sao thế giới lại có thể tin tưởng Giáo hội đang nói sự thật về những vấn đề gây khó chịu cho thế giới?”. Các giám mục, những mục tử của Giáo hội, phải là những người đầu tiên “ăn năn và tin” vào Tin Mừng ngay khi họ kêu gọi thế giới làm như vậy.
Thực ra, tai tiếng lạm dụng tình dục giáo sĩ chỉ là chiêu bài cho các Giám Mục Đức tung ra những nghị trình mà họ đã ấp ủ từ lâu. Chẳng hạn, tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ thì có liên quan gì đến việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính? Hay có liên quan gì đến việc cho người Tin lành được rước lễ trong các thánh lễ Công Giáo?
Tiến Trình Công Nghị hiện nay là một quá trình mang các giáo dân Đức cấp tiến và các giám mục đến các buổi thảo luận về bốn chủ đề chính: làm thế nào quyền lực được thực thi trong Giáo Hội; luân lý tình dục; chức tư tế; và vai trò của phụ nữ. Khi các giám mục Đức khởi động tiến trình này, ban đầu họ nói rằng các cuộc thảo luận sẽ có tính chất “ràng buộc” đối với Giáo hội Đức, dẫn đến sự can thiệp của Vatican nhằm bác bỏ những tuyên bố như vậy.
Một số người chỉ trích nỗ lực này lo ngại rằng nó sẽ dẫn đến việc các giám mục Đức và giáo dân quảng bá những lập trường mâu thuẫn với giáo huấn và kỷ luật Công Giáo về các vấn đề như truyền chức cho phụ nữ và sự hiệp thông thánh thể, thậm chí dẫn đến một cuộc “ly giáo trên thực tế”.
Đức Tổng Giám Mục Aquila đã nói lên những lo ngại của riêng mình về Tài Liệu Cơ Bản.
Bản văn tuyên bố rằng ngay cả đối với thần học “không có một quan điểm trung tâm, không có một chân lý nào về tôn giáo, đạo đức và sự đánh giá chính trị về thế giới” và “không có một lối suy nghĩ nào có thể được coi là một khẳng định chung cuộc”.
Bản văn tuyên bố rằng: “Ngay cả trong Giáo hội, những quan điểm và cách sống hợp pháp có thể đối kháng với nhau ngay cả trong những xác tín cốt lõi.”
Về điều này, Đức Tổng Giám Mục Aquila trả lời: “Đây là một tuyên bố đáng chú ý vì sự khó hiểu và hàm hồ của nó”.
“Mặc dù nói trên đầu môi chót lưỡi là phục tùng thẩm quyền của Kinh thánh và truyền thống, nhưng rõ ràng là cách tiếp cận của Tiến Trình Công Nghị này quá dẻo, quá dễ uốn nắn để loại bỏ bất kỳ nội dung thực sự mang tính chung cuộc nào”.
Đức Tổng Giám Mục cảnh báo rằng cách tiếp cận này có thể khiến mặc khải của Thiên Chúa bị giam cầm trong “sự suy diễn bất tận về ‘đối thoại’. Điều này cần được đối chiếu với ‘sự hiểu biết đích thực về đối thoại được Công đồng Vatican II nêu rõ và được phát triển bởi các Đức Giáo Hoàng sau công đồng.” Đối với Đức Tổng Giám Mục Aquila, sự giải thích lại của văn bản này về giáo huấn của Giáo hội cho thấy rõ một thứ “thuyết tương đối cấp tiến về giáo lý.”
Theo Đức Tổng Giám Mục Aquila, cách giải thích của Tài Liệu Cơ Bản đối với các văn kiện của Công đồng Vatican II là “có chọn lọc và gây hiểu lầm” và có tác dụng “ủng hộ những quan điểm không thể chấp nhận về bản chất của Giáo hội, mối quan hệ của Giáo hội với thế giới, và quan điểm của Giáo hội về mặc khải của Thiên Chúa. Những quan điểm này không thể dung hòa với sự hiểu biết đầy đủ về Công đồng và dẫn đến một viễn ảnh của một Giáo hội có nguy cơ từ bỏ Chúa Kitô, là Đấng có ‘những lời ban sự sống đời đời’”.
Đức Tổng Giám Mục Aquila kết thúc bằng một số câu hỏi.
“Chúng ta có sẵn sàng nói về Thập tự giá không? Chúng ta có can đảm bước đi trên con đường Thập tự giá, mang theo sự khinh miệt của thế gian đối với sứ điệp Tin Mừng không? Liệu bản thân chúng ta có chú ý đến lời kêu gọi ăn năn của Chúa Giêsu, và có đủ can đảm để vang vọng lời kêu gọi đó cho một thế giới không tin vào Chúa không?”
“Chúng ta có dám can đảm 'không hổ thẹn về Phúc Âm' (Rô-ma 1:16) và lời đề nghị giải thoát khỏi tội lỗi qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, cũng như mối quan hệ mật thiết với Cha Ngài trong tình yêu thương của Chúa Thánh Thần không? Liệu chúng ta có gắn bó với cây nho, là Chúa Giêsu Kitô, và sinh hoa kết trái, hay chúng ta sẽ tiếp tục khô héo (Ga 15: 5–6)?”
Vị tổng giám mục khép lại bức thư với câu hỏi liệu chúng ta có giống như Giáo hội ở Êphêsô, được Chúa Giêsu Kitô nói trong Sách Khải Huyền là đã “từ bỏ tình yêu ban đầu” không? Hội thánh này đã được khuyến khích nhiều lần để ăn năn kẻo Chúa Giêsu đến và “tháo cây đèn của ngươi ra khỏi vị trí của nó” (Kh 2:5).
“Các anh em của tôi, chúng ta hãy nhớ đến Chúa Kitô bị đóng đinh. Chúng ta hãy nhớ về mối tình đầu của mình,” vị Tổng Giám Mục nói.
Source:Catholic News Agency
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Chúa Giêsu, mô hình và linh hồn của cầu nguyện
Vũ Văn An
17:03 02/06/2021
Theo VaticanNews, buổi yết kiến chung trực tiếp tuần này của Đức Thánh Cha vẫn diễn ra tại Sân San Damaso vào lúc 9 giờ 30 sáng Thứ 4, ngày 2 tháng 6 năm 2021. Trong buổi yết kiến này, Đức Thánh Cha đã dạy bài giáo lý thứ 36 của Người về cầu nguyện, nhấn mạnh tới khía cạnh Chúa Giêsu là mô hình và linh hồn của cầu nguyện.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Các sách Tin Mừng cho chúng ta thấy sự cầu nguyện là nền tảng ra sao trong mối liên hệ giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Điều này thấy rõ trong việc lựa chọn người sẽ trở thành Tông đồ. Thánh Luca đặt việc lựa chọn các ngài chính trong bối cảnh cầu nguyện, và ngài viết: “Trong những ngày này, Người lên núi cầu nguyện; và suốt đêm Người tiếp tục cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Và khi đến sáng, Người gọi các môn đệ của Người, và chọn trong số họ mười hai người, những người mà Người đặt làm tông đồ ”(6: 12-13). Chúa Giêsu chọn các tông đồ sau một đêm cầu nguyện. Dường như không có tiêu chuẩn nào trong sự lựa chọn này ngoài lời cầu nguyện, cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với Chúa Cha. Dựa vào cách cư xử của những người đó, dường như sự lựa chọn này không phải là sự lựa chọn tốt nhất, vì tất cả bọn họ đều chạy trốn, bỏ mặc Người trước cuộc Khổ nạn; nhưng chính điều này, đặc biệt là sự hiện diện của Giuđa, kẻ phản bội trong tương lai, chứng tỏ rằng những cái tên đó đã được ghi sẵn trong kế hoạch của Thiên Chúa.
Lời cầu nguyện cho bạn hữu của Người liên tục tái xuất hiện trong cuộc đời Chúa Giêsu. Các Tông đồ đôi khi trở thành lý do khiến Người lo lắng, nhưng Chúa Giêsu, vì Người tiếp nhận họ từ Chúa Cha, sau khi cầu nguyện, nên Người mang họ trong lòng, ngay cả khi họ sai lầm, ngay cả khi họ sa ngã. Trong tất cả những điều này, chúng ta khám phá được việc Chúa Giêsu vừa là thầy vừa là bạn ra sao, luôn sẵn lòng kiên nhẫn chờ đợi sự hoán cải của môn đệ. Điểm cao nhất của sự chờ đợi kiên nhẫn này là “mạng lưới” tình yêu mà Chúa Giêsu dệt quanh Thánh Phêrô. Trong Bữa Tiệc Ly, Người nói với ngài những lời chúng ta đã nghe ở đầu buổi tiếp kiến: “Simon, Simon, kìa Satan đòi lấy anh, để nó sàng anh như sàng lúa mì, nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để đức tin của anh không sai phạm, và khi trở lại, anh hãy củng cố anh em mình” (Lc 22:31-32). Quả là ấn tượng khi biết rằng vào lúc đó, lúc yếu đuối, tình yêu của Chúa Giêsu không ngừng nghỉ. "Nhưng thưa cha, nếu con phạm tội trọng, Chúa Giêsu có yêu con không?" - "Có" - "Và Chúa Giêsu có tiếp tục cầu nguyện cho con không?" - “Có” - “Nhưng nếu con đã làm những điều tồi tệ nhất, và hơn thế nữa, phạm quá nhiều tội lỗi… Chúa Giêsu có tiếp tục [cầu nguyện] cho con không?” - "Có". Tình yêu của Chúa Giêsu, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho mỗi người chúng ta không bao giờ ngừng, nó không bao giờ ngừng, mà còn trở nên mãnh liệt hơn, và chúng ta nằm ở trung tâm lời cầu nguyện của Người! Chúng ta phải luôn ghi nhớ điều này: Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi, Người đang cầu nguyện trước mặt Chúa Cha và làm Chúa Cha nhìn thấy các thương tích mà Người mang bên mình, để Chúa Cha thấy cái giá của ơn cứu rỗi chúng ta, đó là tình yêu Người dành cho chúng ta. Nhưng trong giờ phút này, mỗi người chúng ta hãy suy nghĩ xem: trong giờ phút này, Chúa Giêsu có cầu nguyện cho tôi hay không? Có. Đây là sự chắc chắn tuyệt vời mà chúng ta phải có.
Việc cầu nguyện của Chúa Giêsu trở lại rất đúng lúc ở một thời điểm quan trọng trong cuộc hành trình của Người, đó là sự xác minh đức tin của các môn đệ Người. Chúng ta hãy nghe lại thánh sử Luca: “Khi [Chúa Giêsu] cầu nguyện một mình, các môn đệ ở với Người; và Người hỏi họ, 'Người ta nói Thầy là ai?' Và họ trả lời, 'Gioan Tẩy Giả; nhưng có những người khác nói, Êlia và những người khác nữa nói rằng Thầy là một trong những tiên tri xưa sống lại'. Và Người hỏi họ, ‘Nhưng các con nói thầy là ai?’ Và Phêrô thay mặt họ trả lời, là ‘Đấng Kitô của Thiên Chúa’. Nhưng Người buộc và truyền cho họ không được nói điều này cho ai” (9: 18-21). Nghĩa là, những bước ngoặt lớn lao trong sứ mệnh của Chúa Giêsu luôn được đi trước bằng việc cầu nguyện, nhưng không chỉ qua loa, mà bằng lời cầu nguyện mãnh liệt và kéo dài. Luôn luôn có việc cầu nguyện trong những khoảnh khắc đó. Sự thử thách đức tin này dường như là một mục tiêu, nhưng thực ra, nó là một khởi điểm mới cho các môn đệ, bởi vì từ đó trở đi, dường như Chúa Giêsu sở đắc một sắc thái mới trong sứ mệnh của Người, nói một cách công khai với họ về cuộc khổ nạn, cái chết và sự sống lại của Người.
Với viễn cảnh trên, một viễn cảnh, theo bản năng, phát sinh sợ hãi kinh khiếp cả nơi các môn đệ lẫn nơi chúng ta, những người đọc Tin Mừng, cầu nguyện là nguồn ánh sáng và sức mạnh duy nhất. Cần phải cầu nguyện một cách mãnh liệt hơn, mỗi khi con đường gặp những khúc quanh lên dốc.
Và quả thật, sau khi loan báo cho các môn đệ biết điều gì đang chờ đợi Người ở Giêrusalem, thì biến cố Hiển Dung diễn ra. Chúa Giêsu “đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacôbê và lên núi để cầu nguyện. Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà. Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Môsê và ông Êlia. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem” (9: 28-31), nghĩa là Cuộc Khổ Nạn. Do đó, sự biểu lộ vinh quang được mong đợi này của Chúa Giêsu đã diễn ra trong khi cầu nguyện, trong khi Chúa Con đang trầm mình trong sự hiệp thông với Chúa Cha và hoàn toàn thuận theo ý muốn đầy yêu thương của Người, thuận theo chương trình cứu rỗi của Người. Và từ việc cầu nguyện đó, có lời rõ ràng nói với ba môn đệ có mặt: “Đây là Con Ta, Người được Ta tuyển chọn; hãy lắng nghe Người ”(Lc 9:35). Từ việc cầu nguyện, phát xuất lời mời gọi lắng nghe Chúa Giêsu, luôn luôn phát xuất từ việc cầu nguyện.
Từ việc duyệt qua Sách Tin Mừng nhanh chóng này, chúng ta biết rằng Chúa Giêsu không chỉ muốn chúng ta cầu nguyện như Người cầu nguyện, mà còn bảo đảm với chúng ta rằng, ngay cả khi các nỗ lực cầu nguyện của chúng ta hoàn toàn vô dụng và vô hiệu, chúng ta luôn có thể trông cậy vào lời cầu nguyện của Người. Chúng ta phải ý thức điều này: Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi. Có hồi, một vị giám mục tốt bụng nói với tôi rằng vào một thời điểm rất tồi tệ trong cuộc đời ngài, một thử thách rất, rất, rất lớn, trong đó mọi sự chìm trong bóng tối, ngài nhìn lên Vương cung thánh đường và thấy câu này được viết rõ ràng: “Tôi, Phêrô, sẽ cầu nguyện cho bạn”. Và điều này đã tiếp thêm sức mạnh và an ủi cho ngài. Và điều an ủi này xảy ra bất cứ khi nào mỗi người chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đang cầu nguyện cho mình. Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta. Ngay thời điểm này, ngay chính khoảnh khắc này. Anh chị em hãy làm thao tác trí nhớ này, lặp đi lặp lại điều này. Khi gặp khó khăn, khi anh chị em cảm thấy sức hút quỹ đạo kéo vào xao lãng, hãy nhớ: Chúa Giêsu đang cầu nguyện cho tôi. Nhưng thưa cha, điều này có đúng không? Đúng như thế! Chính Người đã nói điều đó. Chúng ta đừng quên rằng điều nâng đỡ mỗi chúng ta trong cuộc sống là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho mỗi người chúng ta, với tên và họ của chúng ta, trước mặt Chúa Cha, chỉ cho Người các thương tích vốn là giá mua ơn cứu rỗi cho chúng ta.
Ngay cả khi những lời cầu nguyện của chúng ta chỉ là lời lắp bắp, nếu chúng ta bị lung lay bởi một đức tin dao động, chúng ta đừng bao giờ ngừng tín thác nơi Người: Tôi không biết cầu nguyện như thế nào nhưng Người cầu nguyện cho tôi. Được nâng đỡ bởi lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, những lời cầu nguyện rụt rè của chúng ta dựa trên đôi cánh đại bàng và bay lên Thiên đường. Anh chị em đừng quên: Chúa Giêsu đang cầu nguyện cho tôi. Ngay lúc này? Đúng, ngay lúc này. Trong giây phút thử thách, trong giây phút phạm tội, ngay cả trong tội lỗi đó, Chúa Giêsu đang cầu nguyện cho tôi với rất nhiều yêu thương. Cảm ơn anh chị em.
Hoa Kỳ tin rằng cuộc tấn công điện tặc nhắm vào JBS SA của Brazil là xuất phát từ Nga
Đặng Tự Do
17:18 02/06/2021
JBS SA của Brazil nói với chính phủ Hoa Kỳ rằng một cuộc tấn công ransomware nhằm vào công ty làm gián đoạn hoạt động sản xuất thịt ở Bắc Mỹ và Úc Đại Lợi bắt nguồn từ một tổ chức tội phạm có thể có trụ sở tại Nga, Tòa Bạch Ốc cho biết như trên hôm thứ Ba.
JBS, công ty đóng gói thịt lớn nhất thế giới, cho biết vào tối thứ Ba rằng họ đã đạt được “tiến bộ đáng kể trong việc giải quyết cuộc tấn công mạng.” Theo một tuyên bố của công ty này, “đại đa số” nhà máy thịt bò, thịt heo, gia cầm và thực phẩm chế biến sẵn của công ty đã đi vào hoạt động vào thứ Tư 2 tháng 6, giảm bớt lo ngại về giá thực phẩm gia tăng.
Cuộc tấn công mạng diễn ra vào tháng trước bởi một nhóm có quan hệ với Nga trên Colonial Pipeline, là đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất ở Hoa Kỳ, đã làm tê liệt việc cung cấp nhiên liệu trong vài ngày ở Đông Nam Hoa Kỳ.
JBS đã ngừng giết mổ gia súc tại tất cả các nhà máy ở Mỹ vào hôm thứ Ba, theo các quan chức công đoàn. Hôm thứ Hai, cuộc tấn công đã khiến các hoạt động của công ty ở Úc Đại Lợi phải ngừng hoạt động.
Source:Reuters
Đám cưới Công Giáo của Thủ tướng Boris Johnson làm dấy lên các câu hỏi về các cuộc hôn nhân trước
Đặng Tự Do
17:19 02/06/2021
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã kết hôn với vị hôn phu Carrie Symonds vào hôm thứ Bảy, 29 tháng 5 trong một buổi lễ bí mật. Sự kiện đã được xác nhận bởi Số 10 Phố Downing sau các báo cáo của phương tiện truyền thông.
Johnson và Symonds đã kết hôn tại Nhà thờ Westminster của London, một nhà thờ Công Giáo. 10 Phố Downing nằm trong giáo xứ của nhà thờ lớn nhưng những câu hỏi đã được đặt ra về việc làm thế nào mà cặp đôi có thể tổ chức đám cưới trong một buổi lễ Công Giáo.
Thủ tướng đã kết hôn hai lần. Cuộc hôn nhân đầu tiên của ông với Allegra Mostyn-Owen kết thúc vào năm 1993 trong bối cảnh Johnson ngoại tình với một người phụ nữ khác, Marina Wheeler, theo báo The Guardian. Tuy nhiên, các báo cáo đưa tin khác nhau về việc cuộc hôn nhân của Johnson và Mostyn-Owen kết thúc bằng ly hôn hay hủy hôn.
Johnson kết hôn với Wheeler vào năm 1993 nhưng đã ly thân vào năm 2018 và ly hôn vào năm 2020.
Giáo Hội Công Giáo không cho phép, cũng chẳng công nhận ly hôn và những người đã ly hôn không được phép kết hôn theo nghi lễ Công Giáo.
Đám cưới vào cuối tuần này do Cha Daniel Humphreys, một linh mục Công Giáo đã rửa tội cho con trai của Johnson với Symonds, Wilfred Johnson, vào năm ngoái.
Báo chí Anh đã đưa ra suy đoán vào ngày Chúa Nhật về việc cặp này có thể nhận được bí tích hôn nhân Công Giáo khi xét đến những người vợ trước của Johnson.
Tờ Telegraph cho rằng Johnson có thể đã hủy bỏ các cuộc hôn nhân trước đó hoặc vì chúng không được thực hiện trong các nghi lễ Công Giáo, Giáo hội chỉ đơn giản là không công nhận chúng và coi cuộc hôn nhân của Johnson với Symonds là cuộc hôn nhân đầu tiên. Tuy nhiên, các chi tiết chính xác vẫn chưa rõ ràng.
Tờ báo cũng đưa tin rằng mẹ của Johnson là một người Công Giáo nhưng ông đã từ bỏ đức tin của mình khi theo học tại Eton, một trường tư thục nổi tiếng của Anh, và đã gia nhập Anh giáo.
Vợ mới của Johnson, Carrie Symonds, đã công khai thảo luận về đức tin Công Giáo của mình và con trai của họ đã được rửa tội theo nghi thức Công Giáo.
Chỉ có 30 khách có thể tham dự buổi lễ do các hạn chế COVID-19 hiện tại ở Anh và những người tham dự đã được thông báo về sự kiện này vào phút cuối, theo báo cáo trên tờ The Sun and Mail trên các số báo Chủ nhật.
Downing Street đã chính thức xác nhận đám cưới và công bố một bức ảnh của hai vợ chồng vào hôm Chúa Nhật.
“Thủ tướng Chính phủ và bà Symonds đã kết hôn chiều hôm qua trong một buổi lễ nhỏ tại Nhà thờ Westminster”, một phát ngôn viên cho biết.
Source:NewsWeek
Ba Lan kỷ niệm biến cố Đức Mẹ Fatima 'bị giam giữ' tại Sân bay Warsaw
Đặng Tự Do
17:20 02/06/2021
Tờ Aleteia, nghĩa là “Chân Lý Tỏ Tường” cho biết hôm thứ Ba 1 tháng 6, ngày lễ kính nhớ Bậc Đáng kính Stefan Wyszyński, người bạn chiến đấu của Thánh Gioan Phaolô II, và sắp được tuyên phong Chân Phước, người Công Giáo Ba Lan cũng nhớ đến câu chuyện Đức Mẹ Fatima “bị bắt” tại Sân bay Warsaw.
Người Ba Lan liên kết lòng sùng kính Đức Mẹ Fatima trước hết và quan trọng nhất với Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, đặc biệt là sau sự sống sót kỳ diệu của ngài trong vụ ám sát vào ngày 13 tháng 5 năm 1981.
Nhưng thông điệp của Fatima đã được biết đến ở Ba Lan sớm hơn nhiều.
Những câu chuyện về các cuộc hiện ra của Đức Mẹ năm 1917 ở Bồ Đào Nha đã đến được Ba Lan ngay giữa Thế chiến thứ Nhất.
Ngay sau Thế chiến thứ Hai, vào tháng 10 năm 1945, các giám mục Ba Lan đã đáp lại lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Piô XII và quyết định hiến dâng Ba Lan cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Trinh Nữ Maria. Đó cũng là điều mà Đức Maria đã yêu cầu khi hiện ra ở Fatima. Những nỗ lực về mặt này chủ yếu được thực hiện bởi Đức Hồng Y August Hlond, Giáo Chủ Ba Lan, đã được tuyên phong Tôi tớ Chúa.
Việc cung hiến diễn ra trong ba giai đoạn: đầu tiên tại các giáo xứ của Ba Lan vào ngày 7 tháng 7 năm 1946, sau đó ở cấp giáo phận vào ngày 15 tháng 8, và cuối cùng vào ngày 8 tháng 9, cả nước được cung nghinh Trái Tim Đức Trinh Nữ Maria.
Những sự kiện này có sự tham dự của một thành viên mới của Hội đồng Giám mục Ba Lan, Đức Cha Stefan Wyszyński, được tấn phong giám mục vào ngày 12 tháng 5 năm 1946. Cuộc đời và sứ vụ của ngài chủ yếu gắn liền với đền thánh Đức Mẹ Jasna Góra, nên thông điệp Fatima có một ý nghĩa rất lớn với ngài.
Đức Hồng Y Wyszyński được ghi nhận là người đã giúp bảo tồn và củng cố Kitô Giáo ở Ba Lan bất chấp các cuộc đàn áp của chế độ cộng sản từ năm 1945 trở đi.
Ngài được gọi là “Giáo chủ của Thiên niên kỷ” bởi vì trong tư cách là Giáo chủ Ba Lan, ngài đã giám sát một chương trình chuẩn bị kéo dài 9 năm với đỉnh điểm là lễ kỷ niệm trên toàn quốc vào năm 1966 biến cố 1000 năm Ba Lan đón nhận ánh sáng Tin Mừng.
Chế độ Cộng sản ở Ba Lan đặc biệt phản đối Đức Mẹ Fatima bởi vì trong những lần hiện ra, Đức Trinh Nữ Maria đã kêu gọi những lời cầu nguyện cho sự hoán cải của nước Nga, trực tiếp gọi chủ nghĩa Cộng sản là “sự tuyên truyền vô thần” và đề cập đến tội ác của những người Bolshevik.
Không có gì đáng ngạc nhiên, tất cả các hình thức sùng kính liên quan đến Fatima đều bị bọn cầm quyền Ba Lan xem là rất bất lợi. Cộng sản cấm không cho đưa tượng Đức Mẹ Fatima vào Ba Lan.
Năm 1961, một người mang lén được một bức tượng Đức Mẹ Fatima vào Ba Lan tặng cho Đức Hồng Y Wyszyński. Lo sợ bị tịch thu, ngài đưa bức tượng đến một trong những ngôi đền nổi tiếng ở Krzeptówki tuốt trên dãy núi Tatra của Ba Lan. Bức tượng vẫn ở đó cho đến nay.
Bức tượng thứ hai đặt chân đến Ba Lan là một trong 45 bức tượng được Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục thánh hiến vào năm 1967 tại Fatima. Năm 1969, một linh mục Ba Lan sử dụng hộ chiếu Hoa Kỳ đưa được bức tượng vào Ba Lan. Đức Hồng Y Wyszyński đã chuyển tượng Đức Mẹ Fatima đến một nhà thờ của dòng Phanxicô ở Niepokalanów. Tuy nhiên, vì sợ bị tịch thu, bức tượng không được trưng bày công khai trong nhà thờ mà được cất giữ trong tu viện của dòng Phanxicô.
Câu chuyện thú vị nhất được kết nối với bức tượng thứ ba, đến Ba Lan bằng đường hàng không vào đầu tháng 5 năm 1978. Đó là bức tượng Đức Mẹ thực hiện chuyến “Hành hương Hòa bình Thế giới”, bắt đầu ở Fatima.
Các thành viên của “Đội quân xanh” mang bức tượng đi vòng quanh thế giới. Năm 1973, bức tượng này đã đến miền Nam Việt Nam và được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chào đón trong một buổi lễ long trọng trước công viên gần nhà thờ Đức Bà.
Vào đầu tháng 5 năm 1978, khi đến Ba Lan, các thành viên của “Đội quân xanh” mang tượng Đức Mẹ được phép rời khỏi máy bay vào Ba Lan. Tuy nhiên, theo lệnh của chế độ Cộng sản, bức tượng đã bị giam giữ trên tàu, bị nhốt trong buồng lái.
Trong gần một tuần, chiếc máy bay chở tượng Đức Mẹ Fatima đã “bị bắt”, bị di chuyển vào một đường băng kín, bị canh gác bởi một đại đội công an vũ trang.
Thấy không có triển vọng đưa được bức tượng vào Ba Lan, Đội quân xanh đã yêu cầu các tu sĩ dòng Phanxicô ở Niepokalanów vẽ một bức tranh Đức Mẹ Fatima phỏng theo bức tượng họ đang cất giữ. Bức tranh có dòng chữ “Mẹ không bao giờ rời đi” đã đi quanh Ba Lan đến Warsaw, Katowice, Krakow, và Jasna Góra, nơi bức tranh được Hồng Y Giáo Chủ Ba Lan chào đón với 75,000 tín hữu.
Sau một tuần, chiếc máy bay rời Ba Lan, bức tượng vẫn ở trên tàu.
Source:Aleteia
Các giám mục Peru lên án vụ Con đường Sáng giết người hàng loạt
Đặng Tự Do
17:21 02/06/2021
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Peru đã lên án việc sát hại 16 người hôm Chúa Nhật bởi nhóm Con đường Sáng, một nhóm phiến quân cộng sản.
Cuộc tấn công hôm 23 tháng 5, diễn ra tại San Miguel trong thung lũng los Ríos Apurímac, khoảng 289 km về phía Bắc thành phố Ayacucho.
Thi thể của những người thiệt mạng được tìm thấy trong một quán bar, đầy những lỗ đạn, và một số người đã bị thiêu cháy. Các báo cáo trước đó cho biết có 14 hoặc 18 người đã thiệt mạng, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Peru xác nhận có 16 nạn nhân.
Các thi thể được tìm thấy cùng với các tờ rơi nói rằng Con đường Sáng sẽ “xóa sạch khỏi Vraem và Peru những thành phần xấu, những kẻ ăn bám và những kẻ tham nhũng”, đồng thời kêu gọi không được đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới, và đặc biệt là phản đối việc bỏ phiếu cho Keiko Fujimori.
Hôm 24 tháng 5, Đức Tổng Giám Mục Hector Miguel Cabrejos Vidarte của Trujillo cho biết: “Tôi bày tỏ sự lên án sâu sắc của tôi đối với những vụ giết người dã man, bao gồm cả phụ nữ, trẻ em và thanh niên, xảy ra ở Vraem bởi những kẻ khủng bố trong nhóm Con đường Sáng do Víctor Quispe Palomino cầm đầu. Không ai có quyền lấy đi sinh mạng của bất kỳ người nào. Cuộc sống là thánh thiêng”.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng “sự kiện bi thảm này nhắc nhở chúng ta về thời kỳ man rợ và khủng bố mà đất nước đã phải trải qua trong hơn 20 năm, dẫn đến hơn 70,000 người chết và một số lượng lớn người mất tích”.
Đức Tổng Giám Mục Cabrejos nhấn mạnh rằng đã đến lúc phải nói “không một cách quyết liệt với khủng bố. Không bao giờ được xảy ra bạo lực ở Peru, từ bất kỳ nhóm nào. Đất nước chúng ta có quyền được sống trong hòa bình và xây dựng một tương lai có lợi cho tất cả mọi người”.
“ Tôi cầu nguyện cùng Thiên Chúa cho sự nghỉ ngơi vĩnh cửu của những nạn nhân, và cho gia đình họ có thể tìm thấy hòa bình và an ủi, và rằng có thể là một cuộc điều tra kỹ lưỡng.”
Đảng Cộng sản Peru là kẻ cầm đầu nhóm Con đường Sáng hoạt động tại Vraem, một vùng sản xuất coca của đất nước.
Ba linh mục Âu Châu bị giết bởi Con đường Sáng đã được Tòa thánh công nhận là các vị tử đạo vào năm 2015.
Source:Catholic News Agency
Myanmar: Chính quyền đảo chánh quân sự đã càn quét bang Kayah làm cho nhiều người phải trốn chạy và di tản
Thanh Quảng sdb
19:21 02/06/2021
Myanmar: Chính quyền đảo chánh quân sự đã càn quét bang Kayah làm cho nhiều người phải trốn chạy và di tản
Theo Thông tấn xã Fides đánh đi từ Loikaw thì một cuộc tấn công qui mô bất ngờ bằng máy bay, trực thăng, pháo hạng nặng, quân đội Miến Điện (Tatmadaw) đã quyết tâm dập tắt các cuộc phản kháng tại bang Kayah, nằm về phía đông Myanmar, nơi sinh sống của những người thuộc sắc tộc Karenni.
Tại địa phương, Lực lượng Phòng vệ Nhân dân Karenni hoạt động như một phần của "Lực lượng Phòng vệ Nhân dân", một lực lượng phòng vệ rất phổ biến mà người dân Miến đang hình thành để chống lại sự đàn áp quân đội trên toàn lãnh thổ Miến Điện.
Tại bang Kayah, những người theo đạo Công Giáo chiếm khoảng một phần ba tổng số dân cư, đang phải di tản nội bộ cho hay: "Quân đội đang nhắm vào khu vực nơi sắc dân này sinh sống, khoảng một phần ba tổng số dân của bang Kayah, làm họ phải tháo chạy vì sự an nguy của chính họ". Đó là bản báo cáo của cha Paul Tinreh, một linh mục địa phương và điều phối viên mục vụ của giáo phận Loikaw cho TTX Fides hay.
Kể từ hôm 31/5, quân đội đã bắn phá các thành phố Loikaw và Demoso bằng đại bác, tấn công bằng trực thăng và máy bay chiến đấu.
Cha Tinreh cho hay: "Các thành phố và làng mạc đã bị thiệt hại nặng nề bất kể đến an nguy của dân chúng. Nhiều người cần thực phẩm, thuốc men và chỗ ở khẩn cấp khi mùa mưa về; nhiều người bị đau bụng, có lẽ vì nước dơ và thiếu vệ sinh. Ngoài ra, quân đội còn phong tỏa tất cả các quốc lộ quan yếu ra vào tiểu bang để ngăn chặn người dân không thể nhận được viện trợ nhân đạo.
Cha Tinreh nói: “Những hành động quân sự này thật đáng tiếc và phải dừng lại ngay lập tức! Người dân đang tuyệt vọng". Tại Demoso, nơi hai thanh niên Công Giáo bị giết trong những ngày gần đây khi đang mang thức ăn đến cho dân chúng, quân đội đã đột kích và lục soát các nhà xứ và các tu viện.
Một trường hợp cấp bách ở thành phố Loikaw: Trong vụ pháo kích vào ngày 29 tháng 5, binh lính Miến đã giết chết ông Phrey Reh, 50 tuổi, một tình nguyện viên Phật giáo, làm việc cho Chủng viện Công Giáo ở Loikaw. Nạn nhân là một tình nguyện viên đã chuẩn bị thức ăn cho hơn 1.300 người phải di tản trong khuôn viên Đại chủng viện. "Các linh mục không thể làm gì để ngăn cản quân đội đừng giết ông ấy. Quân đội đã đột kích vào khu vực xung quanh các tu viện của các nữ tu và các viện dưỡng lão".
Theo báo cáo của cha thì 7 giáo xứ Công Giáo ở trong giáo phận Loikaw (các giáo xứ Deemoso, Dongankha, Tananukwe, Donganrao, Domyalay, Kayantharya và Loilemlay) đã bị bỏ hoang hoàn toàn. Khoảng 5.000 gia đình Công Giáo với khoảng 35.000 tín hữu đã chạy trốn. 15 linh mục, 24 nữ tu, 39 giáo lý viên và hơn 100 tình nguyện viên phụ giúp các công việc chăm sóc mục vụ và công tác xã hội, từ thiện tại các giáo xứ này đang dấn thân chăm sóc cho những người tị nạn, nhưng viện trợ nhân đạo thì rất khan hiếm, không thể đến với họ được!...
Trong toàn giáo phận Loikaw, dân số Công Giáo, phần đa thuộc sắc dân Karenni, bao gồm cả những người đang ở trong các trại tị nạn nằm ở biên giới giữa Myanmar và Thái Lan, đã vượt quá 91 ngàn người. Các nhân viên của Giáo hội, hiện đã được huy động để hỗ trợ họ trong mọi hoàn cảnh!
Có tất cả 79 linh mục, 6 tu sĩ, 161 nữ tu, 214 giáo lý viên, 431 cộng tác viên giáo dân, được chia thành 58 giáo xứ, 136 giáo họ, 40 nhà dành cho tu sĩ và 47 trung tâm của giáo phận. Tất cả các cơ cấu và tổ chức Công Giáo này nhằm phục vụ những người di cư một cách hệ thống và hiệu năng… (PA) (Agenzia Fides, 1/6/2021)
Theo Thông tấn xã Fides đánh đi từ Loikaw thì một cuộc tấn công qui mô bất ngờ bằng máy bay, trực thăng, pháo hạng nặng, quân đội Miến Điện (Tatmadaw) đã quyết tâm dập tắt các cuộc phản kháng tại bang Kayah, nằm về phía đông Myanmar, nơi sinh sống của những người thuộc sắc tộc Karenni.
Tại địa phương, Lực lượng Phòng vệ Nhân dân Karenni hoạt động như một phần của "Lực lượng Phòng vệ Nhân dân", một lực lượng phòng vệ rất phổ biến mà người dân Miến đang hình thành để chống lại sự đàn áp quân đội trên toàn lãnh thổ Miến Điện.
Tại bang Kayah, những người theo đạo Công Giáo chiếm khoảng một phần ba tổng số dân cư, đang phải di tản nội bộ cho hay: "Quân đội đang nhắm vào khu vực nơi sắc dân này sinh sống, khoảng một phần ba tổng số dân của bang Kayah, làm họ phải tháo chạy vì sự an nguy của chính họ". Đó là bản báo cáo của cha Paul Tinreh, một linh mục địa phương và điều phối viên mục vụ của giáo phận Loikaw cho TTX Fides hay.
Kể từ hôm 31/5, quân đội đã bắn phá các thành phố Loikaw và Demoso bằng đại bác, tấn công bằng trực thăng và máy bay chiến đấu.
Cha Tinreh cho hay: "Các thành phố và làng mạc đã bị thiệt hại nặng nề bất kể đến an nguy của dân chúng. Nhiều người cần thực phẩm, thuốc men và chỗ ở khẩn cấp khi mùa mưa về; nhiều người bị đau bụng, có lẽ vì nước dơ và thiếu vệ sinh. Ngoài ra, quân đội còn phong tỏa tất cả các quốc lộ quan yếu ra vào tiểu bang để ngăn chặn người dân không thể nhận được viện trợ nhân đạo.
Cha Tinreh nói: “Những hành động quân sự này thật đáng tiếc và phải dừng lại ngay lập tức! Người dân đang tuyệt vọng". Tại Demoso, nơi hai thanh niên Công Giáo bị giết trong những ngày gần đây khi đang mang thức ăn đến cho dân chúng, quân đội đã đột kích và lục soát các nhà xứ và các tu viện.
Một trường hợp cấp bách ở thành phố Loikaw: Trong vụ pháo kích vào ngày 29 tháng 5, binh lính Miến đã giết chết ông Phrey Reh, 50 tuổi, một tình nguyện viên Phật giáo, làm việc cho Chủng viện Công Giáo ở Loikaw. Nạn nhân là một tình nguyện viên đã chuẩn bị thức ăn cho hơn 1.300 người phải di tản trong khuôn viên Đại chủng viện. "Các linh mục không thể làm gì để ngăn cản quân đội đừng giết ông ấy. Quân đội đã đột kích vào khu vực xung quanh các tu viện của các nữ tu và các viện dưỡng lão".
Theo báo cáo của cha thì 7 giáo xứ Công Giáo ở trong giáo phận Loikaw (các giáo xứ Deemoso, Dongankha, Tananukwe, Donganrao, Domyalay, Kayantharya và Loilemlay) đã bị bỏ hoang hoàn toàn. Khoảng 5.000 gia đình Công Giáo với khoảng 35.000 tín hữu đã chạy trốn. 15 linh mục, 24 nữ tu, 39 giáo lý viên và hơn 100 tình nguyện viên phụ giúp các công việc chăm sóc mục vụ và công tác xã hội, từ thiện tại các giáo xứ này đang dấn thân chăm sóc cho những người tị nạn, nhưng viện trợ nhân đạo thì rất khan hiếm, không thể đến với họ được!...
Trong toàn giáo phận Loikaw, dân số Công Giáo, phần đa thuộc sắc dân Karenni, bao gồm cả những người đang ở trong các trại tị nạn nằm ở biên giới giữa Myanmar và Thái Lan, đã vượt quá 91 ngàn người. Các nhân viên của Giáo hội, hiện đã được huy động để hỗ trợ họ trong mọi hoàn cảnh!
Có tất cả 79 linh mục, 6 tu sĩ, 161 nữ tu, 214 giáo lý viên, 431 cộng tác viên giáo dân, được chia thành 58 giáo xứ, 136 giáo họ, 40 nhà dành cho tu sĩ và 47 trung tâm của giáo phận. Tất cả các cơ cấu và tổ chức Công Giáo này nhằm phục vụ những người di cư một cách hệ thống và hiệu năng… (PA) (Agenzia Fides, 1/6/2021)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh bản chất căn bản sự thể
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:22 02/06/2021
Hình ảnh bản chất căn bản sự thể
Có thắc mắc làm thế nào để phân biệt một vật thể, như thông thường chúng ta quen thực hiện về một sự hay vật thể.
Người ta có thể diễn tả cùng phân biệt dễ dàng các vật thể đồ đạc như giường tủ, bàn ghế…theo kích thước chiều dài, chiều ngang chiều sâu cao của chúng, cùng vật liệu dụng cụ làm thành, hình thái cùng lớp mầu sơn và sau cùng cả sức cân nặng nữa.
Hai chiếc ghế dựa trong phòng khách được đóng biến chế như nhau về mọi mặt. Nhưng dẫu vậy nơi chúng cũng có sự khác biệt về bản chất căn bản: một chiếc chỉ là một chiếc ghế thông thường như nhìn thấy trong phòng khách.
Còn chiếc ghế khác cũng đặt xếp trong phòng khách, nhưng mỗi khi Bà nội ngày xưa đến thăm gia đình, bà thường hay ngồi vào chiếc ghế đó.
Bà bây giờ đã qua đời, không còn sống đến thăm ngồi vào chiếc ghế đó nữa. Nhưng khi người con, người cháu nhìn chiếc ghế đó, họ nhớ đến những kỷ niệm đến hình ảnh cùng lời nói của bà ngày xưa đã ngồi trên chiếc ghế đó, với lòng bùi ngùi nhớ nhung.
Như thế chiếc ghế kỷ niệm đó có cùng chất liệu cùng công dụng như chiếc ghế kia, nhưng về bản chất căn bản thì lại hoàn toàn khác hẳn. Bản chất căn bản không thể diễn tả như công dụng vật liệu được. Bản chất căn bản của chiếc ghế kỷ niệm có sức thu hút gây gợi tình cảm bùi ngùi cảm động nhớ về một ngưởi, một qúa khứ chan chứa tình thương mến.
Sự biến dạng thay đổi cũng diễn xẩy ra tương tự nơi con ngưười chúng ta thông qua mối dây tương quan liên đới. Điều này không chỉ nơi sự thay đổi tổng quát qua sự tiếp xúc diễn ra trong đời
sống thường ngày. Nhưng còn hay thường diễn xảy đến qua lời nói trao cho nhau nữa.
Ngày thành hôn, hai người nữ nam trước bàn thờ Thiên Chúa, trước cộng đoàn Hội Thánh nói với nhau: „ Anh nhận em làm vợ, người bạn đường chung thủy suốt đời anh. Và Em nhận anh làm chồng, người bạn đường chung thủy suốt đời em“.
Những lời nói của hai vợ chồng đó nói lên bản chất căn bản. Nó khác biệt với những lời nói khác. Vì từ bây giờ mối dây liên kết họ lại với nhau thâm sâu cùng ràng buộc. Và còn hơn thế nữa hôn phối của họ theo luật Giáo Hội cũng còn nói sự liên kết với Thiên Chúa.
Lời nói ưng thuận nhận nhau làm vợ chồng của họ đặt ra mối dây liên lạc giao hảo, và như thế tạo ra sự thay đổi bản chất căn bản của hai người.
Hằng năm Giáo hội mừng kính trọng thể lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Thần học xác quyết trong thánh lễ Misa diễn xảy ra sự biến đổi bản chất căn bản nơi tấm bánh và chén rượu nho.
Bánh và rượu trước và sau như nhau từ hình thức lẫn nội dung khẩu vị... Nhưng bản chất căn bản thì khác với tấm bánh còn trong bao bọc ở phòng áo, rượu trở nên khác với rượu còn trong chai ở tủ phòng áo.
Bản chất căn bản của Bánh và Rượu đã thay đổi qua lời đọc truyền phép của Linh mục chủ tế nơi bàn thờ trở thành Bí Tích trong ý nghĩa mầu nhiệm Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô. Và như thế sự thay đổi căn bản diễn xảy ra qua mối liên lạc.
Trong thánh lễ Misa Bánh và Rượu được liên kết với Chúa Giesu Kitô qua mối liên lạc để trở thành Mình Máu thánh Chúa. Và qua Tấm bánh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô chúng ta cùng được liên kết trong cộng đoàn với Ngài trong tinh thần thiêng liêng.
Hình ảnh qua lời truyền phép linh mục chủ tế đọc trong thánh lễ Misa“ Này là Mình Ta…này là Máu Ta…“ biến đổi tấm bánh và chén rượu trở thành Bí tích Mình Máu Chúa., cùng tạo thành mối dây liên lạc giữa Chúa Giêsu Kitô và người tín hữu Chúa.
Có thể còn khám phá ra bản chất căn bản trong công trình thiên nhiên giữa lòng thế giới, khi chú trọng đến mối dây liên lạc với những công trình sự vật thể trong đời sống.
Bí Tích Thánh Thể là dấu chỉ hướng dẫn cho tâm trí chúng ta.
Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Có thắc mắc làm thế nào để phân biệt một vật thể, như thông thường chúng ta quen thực hiện về một sự hay vật thể.
Người ta có thể diễn tả cùng phân biệt dễ dàng các vật thể đồ đạc như giường tủ, bàn ghế…theo kích thước chiều dài, chiều ngang chiều sâu cao của chúng, cùng vật liệu dụng cụ làm thành, hình thái cùng lớp mầu sơn và sau cùng cả sức cân nặng nữa.
Hai chiếc ghế dựa trong phòng khách được đóng biến chế như nhau về mọi mặt. Nhưng dẫu vậy nơi chúng cũng có sự khác biệt về bản chất căn bản: một chiếc chỉ là một chiếc ghế thông thường như nhìn thấy trong phòng khách.
Còn chiếc ghế khác cũng đặt xếp trong phòng khách, nhưng mỗi khi Bà nội ngày xưa đến thăm gia đình, bà thường hay ngồi vào chiếc ghế đó.
Bà bây giờ đã qua đời, không còn sống đến thăm ngồi vào chiếc ghế đó nữa. Nhưng khi người con, người cháu nhìn chiếc ghế đó, họ nhớ đến những kỷ niệm đến hình ảnh cùng lời nói của bà ngày xưa đã ngồi trên chiếc ghế đó, với lòng bùi ngùi nhớ nhung.
Như thế chiếc ghế kỷ niệm đó có cùng chất liệu cùng công dụng như chiếc ghế kia, nhưng về bản chất căn bản thì lại hoàn toàn khác hẳn. Bản chất căn bản không thể diễn tả như công dụng vật liệu được. Bản chất căn bản của chiếc ghế kỷ niệm có sức thu hút gây gợi tình cảm bùi ngùi cảm động nhớ về một ngưởi, một qúa khứ chan chứa tình thương mến.
Sự biến dạng thay đổi cũng diễn xẩy ra tương tự nơi con ngưười chúng ta thông qua mối dây tương quan liên đới. Điều này không chỉ nơi sự thay đổi tổng quát qua sự tiếp xúc diễn ra trong đời
sống thường ngày. Nhưng còn hay thường diễn xảy đến qua lời nói trao cho nhau nữa.
Ngày thành hôn, hai người nữ nam trước bàn thờ Thiên Chúa, trước cộng đoàn Hội Thánh nói với nhau: „ Anh nhận em làm vợ, người bạn đường chung thủy suốt đời anh. Và Em nhận anh làm chồng, người bạn đường chung thủy suốt đời em“.
Những lời nói của hai vợ chồng đó nói lên bản chất căn bản. Nó khác biệt với những lời nói khác. Vì từ bây giờ mối dây liên kết họ lại với nhau thâm sâu cùng ràng buộc. Và còn hơn thế nữa hôn phối của họ theo luật Giáo Hội cũng còn nói sự liên kết với Thiên Chúa.
Lời nói ưng thuận nhận nhau làm vợ chồng của họ đặt ra mối dây liên lạc giao hảo, và như thế tạo ra sự thay đổi bản chất căn bản của hai người.
Hằng năm Giáo hội mừng kính trọng thể lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Thần học xác quyết trong thánh lễ Misa diễn xảy ra sự biến đổi bản chất căn bản nơi tấm bánh và chén rượu nho.
Bánh và rượu trước và sau như nhau từ hình thức lẫn nội dung khẩu vị... Nhưng bản chất căn bản thì khác với tấm bánh còn trong bao bọc ở phòng áo, rượu trở nên khác với rượu còn trong chai ở tủ phòng áo.
Bản chất căn bản của Bánh và Rượu đã thay đổi qua lời đọc truyền phép của Linh mục chủ tế nơi bàn thờ trở thành Bí Tích trong ý nghĩa mầu nhiệm Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô. Và như thế sự thay đổi căn bản diễn xảy ra qua mối liên lạc.
Trong thánh lễ Misa Bánh và Rượu được liên kết với Chúa Giesu Kitô qua mối liên lạc để trở thành Mình Máu thánh Chúa. Và qua Tấm bánh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô chúng ta cùng được liên kết trong cộng đoàn với Ngài trong tinh thần thiêng liêng.
Hình ảnh qua lời truyền phép linh mục chủ tế đọc trong thánh lễ Misa“ Này là Mình Ta…này là Máu Ta…“ biến đổi tấm bánh và chén rượu trở thành Bí tích Mình Máu Chúa., cùng tạo thành mối dây liên lạc giữa Chúa Giêsu Kitô và người tín hữu Chúa.
Có thể còn khám phá ra bản chất căn bản trong công trình thiên nhiên giữa lòng thế giới, khi chú trọng đến mối dây liên lạc với những công trình sự vật thể trong đời sống.
Bí Tích Thánh Thể là dấu chỉ hướng dẫn cho tâm trí chúng ta.
Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Hi hữu: Đức Phanxicô làm một video ca ngợi nữ tu Hoa Kỳ vì công việc sơ thực hiện cho người di cư
Giáo Hội Năm Châu
03:27 02/06/2021
1. Ấn Độ: Thảm họa kinh hoàng - hơn 400 linh mục và tu sĩ đã chết vì Covid-19
Có ít nhất 205 linh mục và 210 tu sĩ, đa số là nữ tu đã chết vì Covid-19 ở Ấn Độ, trong tháng Tư và tháng Năm.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Hơn 400 linh mục và tu sĩ đã bị tử vong ở Ấn Độ do nhiễm Covid-19, phần lớn chết trong giai đoạn cao điểm của đợt nhiễm thứ hai tàn phá nước này vào tháng 4 và tháng 5. Con số nghiệt ngã này đã được Cha Suresh Mathew, một linh mục Dòng Phan Sinh, là biên tập viên của tạp chí Indian Currents do Giáo hội điều hành, tổng kết. Tính đến thứ Bảy ngày 29 tháng 5, 205 linh mục và 210 nữ tu đã chết vì Covid-19, nâng tổng số lên 415. Con số có thể cao hơn vì một số thương vong không được báo cáo.
Danh sách có 3 giám mục: Đức Tổng Giám Mục Antony Anandarayar của Pondicherry-Cuddalore hưu trí và Giám mục Basil Bhuriya của Jhabua qua đời vào ngày 3 và 5 tháng Năm. Giám mục hưu trí Joseph Neelankavil của Sagar theo nghi thức Syro-Malabar, qua đời vào ngày 17 tháng 2 năm nay.
Chết trong một chuỗi dài
Cha Mathew nêu ra “Tỷ lệ thương vong của các linh mục và tu sĩ, đặc biệt nữ tu cao vì họ làm việc ở những vùng sâu vùng xa, nơi không có các cơ sở y tế”. “Phần lớn họ đã liều mình phục vụ Giáo hội và xã hội. Quốc gia Ấn thiếu các cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực y tế, mà họ phải sống và làm việc ở giữa dân chúng trong các vùng nông thôn và chết giữa họ!” Cha Matthêu chia sẻ với Đài Vatican như thế.
Số người chết liên quan đến 98 giáo phận và 106 dòng tu. Bất chấp nguy cơ lây nhiễm, các giáo phận và dòng tu đã và đang nỗ lực xoa dịu những thương đau cho các nạn nhân của cơn đại dịch. Nhiều giáo phận và Dòng tu đã phải tự sửa soạn các phương tiện điều trị cho các nạn nhân Covid-19.
Cha Mathew báo cáo về những trường hợp tử vong từ các cộng đồng và giáo đoàn của Ấn Độ và 174 giáo phận của đất nước để tổng hợp một danh sách. Cha nói rằng con số thương vong có thể còn cao hơn, vì “điều kiện tiếp cận và đưa đến được bệnh viện quá trễ”. Cha cho biết một số người bị nhiễm vì đã làm nhiệm vụ bình thường của họ, như “Tụ tập, tĩnh tâm, hội họp, v.v.” và đã bị nhiễm khuẩn!..” Cha Mathew cho hay: “Chúng ta cấm tụ tập để tránh lây lan, nhưng số người chết sẽ thấp hơn nhiều nếu có đủ vắc-xin và được tiêm chủng.
Tuy nhiên, Cha Mathew nhìn những con số đáng buồn này dưới ánh sáng của đức tin, ngài nói: “Chúng tôi nhìn vào những nạn nhân của Covid và chấp nhận như thánh ý Chúa.” Cha nói, những người chết vì thực hiện sứ mệnh của họ thì “đáng được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu”.
Các con số quá tải của Ấn Độ
Ấn Độ, một quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới, hiện đang gánh chịu một sự tàn phá tệ hại nhất của cơn đại dịch, dẫn đầu về số ca nhiễm và số người chết hàng ngày. Quốc gia này hôm thứ Bảy vừa qua đã cho biết có 173.790 ca nhiễm coronavirus mới, mức thấp nhất trong 45 ngày qua, trong khi số ca tử vong tăng 3.617. Theo Bộ Y tế, tổng số ca nhiễm hiện nay là 27,7 triệu (đứng thứ hai sau Mỹ), với số người chết là 322.512 (sau Mỹ và Brazil).
Trong tháng này, Ấn Độ đã ghi nhận số người chết vì Covid-19 cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu tung hoành từ năm ngoái. Chỉ khoảng 3% trong số 1,3 tỷ người của đất nước đã được tiêm chủng đầy đủ, tỷ lệ thấp nhất trong 10 quốc gia có nhiều ca bệnh nhất.
Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã phải đối mặt với nhiều chỉ trích, cả trong và ngoài nước, vì sự cẩu thả và không hành động kịp thời để đảm bảo vắc-xin Covid-19 cho người dân, mặc dù quốc gia này là một trong những quốc gia sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới.
2. Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi một nữ tu Hoa Kỳ vì công việc sơ thực hiện cho người di cư
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp video tới Sơ Norma Pimentel, MJ, bày tỏ lòng biết ơn sơ về các công việc sơ làm, để chào đón những người di cư Mỹ Latinh vào Hoa Kỳ.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Sơ Norma Pimentel đã gửi cho Đức Thánh Cha một lá thư ngày 3 tháng 5, mô tả công việc của các Tổ chức Từ thiện Công Giáo ở Thung lũng Rio Grande, nằm ở biên giới phía nam Hoa Kỳ và Mexico.
Đáp lại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video tới sơ người Mỹ gốc Mexico và ca ngợi những việc làm của sơ.
Đức Thánh Cha nói: “Cha cảm ơn con vì những gì con và tổ chức của con đang làm, cám ơn các con đã chào đón và tiếp nhận những người di cư đang đi tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một số đi tìm kiếm sự thăng tiến vươn lên, trong khi những người khác chạy trốn khỏi các địa ngục trần gian”.
Chào đón những người di cư gốc Mỹ Latinh
Đức Thánh Cha tiếp tục khẳng định rằng những người di cư “phải được chào đón, tức là họ phải được bảo vệ, đồng hành và hòa nhập”.
“Bốn điều này,” Đức Thánh Cha đã từng nhấn mạnh: “Được chào đón, bảo vệ, đồng hành và hòa nhập.”
Đức Thánh Cha nói nhóm của Tổ chức Từ thiện Công Giáo ở biên giới phía nam của Texas đang giúp những người “mong muốn được hỗ trợ để cuộc sống họ có phẩm giá hơn”.
Đức Thánh Cha kết luận: “Cha đồng hành với các con. “Cha cầu nguyện cho con và cho tất cả những người đang cộng tác trong công cuộc của con.”
Trong khi ban phép lành cho sơ Norma và tổ chức của sơ, Đức Thánh Cha cũng xin họ cầu nguyện cho ngài.
Sơ Norma là một nữ tu Dòng Truyền giáo Chúa Giêsu, sơ là giám đốc điều hành Tổ chức Từ thiện Công Giáo ở Thung lũng Rio Grande.
Sơ được Hội Từ Thiện Quốc Tế (Caritas Internationalis) và một số tổ chức gần biên giới Hoa Kỳ / Mexico, bao gồm cả Trung tâm cứu trợ nhân đạo McAllen, Texas hỗ trợ.
Theo trang web của tổ chức, thì trung tâm đã “cung cấp nơi ở cho nhiều người nam nữ, trẻ em và các bé sơ sinh có chỗ dừng chân, có những bữa ăn nóng, được tắm rửa và có quần áo sạch sẽ, cũng như thuốc men và các vật dụng khác, trước khi họ tiếp tục cuộc hành trình của họ “.
Hơn 23.000 người đã được giúp đỡ kể từ năm 2015, khi Trung tâm của Dòng Thánh Tâm được thành lập.
Tổ chức từ thiện Công Giáo ở Thung lũng Rio Grande cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn, chương trình hỗ trợ khẩn cấp và tư vấn cho các bà mẹ mang thai, cùng các dịch vụ khác.
3. Nội Chiến xảy ra ở Myanmar và các nhà thờ bị tấn công!
Loikaw (Theo TTX Fides) - Một số bom do chính phủ quân sự Miến Điện pháo kích vào nhà thờ Công Giáo Thánh Giuse ở thành phố Demoso, bang Kayah, miền đông Myanmar, nơi có giao tranh dữ dội giữa quân đội của chính phủ và các nhóm kháng chiến địa phương.
Đây là nhà thờ Công Giáo thứ hai bị pháo, sau Nhà thờ Công Giáo Thánh Tâm ở tỉnh Kayanthayar, trong Tiểu bang Loikaw. Như đã được TTX Fides loan tin với lời minh xác của Linh mục Philip Aung Nge, Tổng đại diện của giáo phận Loikaw, các viên đạn cối đã bắn vào nhà thờ ở Demoso! Nhà thờ thánh Giuse cũng như bốn nhà thờ Công Giáo trong thành phố Demoso, đều là các nơi trú ngụ cho những người di tản, thường dân vô tội. Ngoài những thiệt hại về vật chất, may mắn không có ai bị tử thương… nhưng trước sự gia tăng xung đột, các cha xứ đã quyết định di chuyển mọi người đến những ngôi nhà nguyện nhỏ hơn và biệt lập hơn.
Cha Philip Aung Nge cho TTX Fides hay: các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn ở các khu vực Demoso, bang Kayah và các khu vực Pekhon, thuộc bang Shan gần đó. “Chúng tôi đang chứng kiến cảnh giao tranh ngay trong thành phố, một điều chưa từng thấy ở Myanmar kể từ năm 1948”.
Cha Philip Aung Nge nói: “Chúng tôi không thể quả quyết rằng các nhà thờ là mục tiêu pháo bom, nhưng chúng tôi thấy pháo binh bắn bừa bãi vào thành phố, không cần biết nó có thể rơi vào các nơi dân cư như tu viện, nhà thờ, trường học, dân cư!”. Cha cho hay các nhà thờ có nhiều người di tản, chủ yếu họ là Kitô hữu, vì khoảng một phần ba dân số ở tiểu bang Kayah là những tín hữu tin vào Chúa Giêsu. Giáo Hội Công Giáo địa phương, các linh mục tu sĩ đã làm việc không ngừng để tiếp nhận và cung cấp đồ ăn, thức uống cho dân chúng…
Cha Philip Aung Nge cho biết: “Tại tất cả các nhà thờ trong tiểu bang hỗ trợ thực phẩm, thuốc men, đặc biệt là sự an ủi và nâng đỡ tinh thần. Các chiến binh kháng chiến dân sự ở tiểu bang Kayah đã qui tụ thành “Lực lượng Phòng vệ Nhân dân Karenni” (KPDF) để chống lại việc quân sự hóa khu vực, trong lúc đó chính quyền quân sự cũng ra lệnh tăng cường các biện pháp tình báo, kiểm soát mạng Internet và điện thoại di động của cư dân.
Quân đội Tatmadaw (quân đội Miến Điện) bị thương vong nhiều tại các quận Demoso, Loikaw và Pekhon. Kết quả của những cuộc đụng độ trong 5 ngày qua, làm cho khoảng 70.000 dân thường phải chạy trốn khỏi khoảng 150 ngôi làng ở Demoso, Loikaw và 50.000 người ở Pekhon thuộc bang Kayah và 20.000 ở bang Shan. Nhiều dân làng đã rời bỏ nhà cửa và trốn lên núi đồi hoặc vào rừng sâu. Người dân trong các thành thị thì tìm nương náu trong các tu viện, nhà thờ và các viện dưỡng lão, trường học, nhưng ngay cả ở đó, họ cũng không được an toàn vì các vụ pháo kích...
Theo các nguồn tin của Fides, thì tình trạng du kích có nguy cơ lan rộng ra toàn quốc rất sớm: các nhóm “Lực lượng Phòng vệ Nhân dân”, lực lượng phòng vệ bình dân, hoạt động tích cực trên toàn lãnh thổ, đang tổ chức thành kháng chiến quân có vũ trang ở các thành phố lớn của Miến Điện, trong khi tại 30 trung tâm đô thị lớn thì đã có lệnh giới nghiêm.
“Cuộc nội chiến ngày càng rõ nét... Chúng tôi thực sự đau buồn về những diễn biến này. Người dân thì bị đàn áp, nên họ phải tự vệ, không còn cách nào khác! Quân đội thường bắt bớ tra tấn thường dân, phụ nữ và trẻ em: đây là những tội ác mà người dân phải phản kháng để tự vệ!” nguồn Fides (Agenzia Fides 5/27/2021)
4. Đức Thánh Cha đã kết thúc Tháng cầu Nguyện Marathon với Tràng Chuỗi Mân Côi trong Vườn Vatican.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự việc lần chuỗi Mân Côi toàn cầu vào ngày tối thứ Hai, 31 tháng 5, kết thúc tháng Cầu nguyện Marathon, xin cho cơn đại dịch được chấm dứt.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự để cùng với các tín hữu khắp năm châu lần chuỗi Mân Côi vào ngày cuối cùng của tháng Năm, kết thúc cuộc Cầu nguyện Marathon kéo dài một tháng, để xin Chúa và Mẹ giúp chấm dứt cơn đại dịch Covid-19, hầu nhân loại có thể trở lại sinh hoạt xã hội và cuộc sống thường nhật khắp nơi trên thế giới.
Ảnh Mẹ Maria, “Đấng giải thoát”
Trong buổi tối cầu nguyện cuối cùng này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xin trưng bày hình Đức Mẹ, “Đấng giải cứu” được trưng bày trong Vườn Vatican, nơi mà buổi cầu nguyện cuối cùng liên đới với các đền thờ trên thế giới được diễn ra.
Đức Thánh Cha có một lòng tôn sùng cách đặc biệt đối với bức ảnh có nguồn gốc từ Augsburg, Đức. Bức tranh vẽ vào thế kỷ 18 cho thấy Đức Trinh Nữ Maria đang tháo các nút thắt trong một dải ruy băng trắng được hai thiên thần nâng, như tháo gỡ những ràng buộc tội lỗi hầu ban cho chúng ta niềm hy vọng, lòng thương xót và sức mạnh chiến thắng sự dữ.
Đức Giám Mục Bertram Johannes Meier, của Giáo phận Augsburg, đã mang một bản sao của hình vẽ gốc này đến Rome cho buổi cầu kinh vào thứ Hai 31/5/2021 này, sau đó bức ảnh đã được tặng lại cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Giám Mục Meier dẫn đầu một cuộc rước trọng thể để khai mạc buổi cầu nguyện, ngài đã đặt biểu tượng bức tranh đó ở một nơi xứng đáng trong Vườn Vatican.
Theo một thông cáo báo chí của Thánh bộ Tân Phúc âm hóa – Thánh bộ đã đứng ra tổ chức Cuộc Cầu Nguyện Marathon này – cho hay Đức Thánh Cha và các tín hữu quy tụ dưới một mái vòm của Đền thờ Thánh Phêrô như một “biểu tượng thành phố Roma cũng như tất cả các thành phố trên thế giới được Mẹ chở che.”
Các nút được gỡ bỏ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn năm ý chỉ cầu nguyện đặc biệt cho buổi cầu nguyện kết thúc này.
Năm “nút thắt” cần được cởi bỏ:
- Thứ nhất là “mối quan hệ bị tổn thương, sự cô đơn và sự thờ ơ,” đã trở nên tồi tệ trong cơn đại dịch.
- Nút thắt thứ hai là tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là những thử thách đối với giới trẻ, phụ nữ và những người cha trong gia đình, cũng như những doanh nhân đang phải đối diện với việc bênh vực và bảo vệ nhân công của họ.
- Nút thắt thứ ba là: “Kịch tính của bạo lực” - đặc biệt là bạo lực bắt nguồn từ gia đình, bạo lực đối với phụ nữ và bạo lực xuất phát từ căng thẳng xã hội trở nên trầm trọng hơn bởi cuộc khủng hoảng hiện nay.
- Ý định thứ tư của Thánh Cha liên quan đến “sự tiến bộ của con người”, cần được hỗ trợ bởi các khám phá qua việc nghiên cứu khoa học mà tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được, “đặc biệt là những người yếu đau và nghèo khổ”.
- Cuối cùng, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho việc chăm sóc mục vụ, để các cộng đồng Công Giáo có thể nhận lại được lòng nhiệt thành của họ và cảm thấy một động lực mới trong các lĩnh vực của đời sống mục vụ; những người trẻ có thể thành hôn, xây dựng gia đình và tương lai.
Tôn vinh hình ảnh của Mẹ
Khi kết thúc buổi Cầu nguyện vào tối thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã long trọng đội vương miện cho bức ảnh của Đức Maria, Đấng Giải cứu (Mary, Untier of Knots).
Buổi lần Chuỗi Mân Côi với Đức Thánh Cha Phanxicô đã được truyền hình trực tiếp qua tất cả các kênh truyền thông của Vatican, bao gồm Đài phát thanh Vatican, các trang mạng Vatican; người khiếm thính cũng có thể thông công qua Ngôn ngữ ký hiệu Ý (LIS).
Nhiều đền thờ Đức Mẹ khắp nơi trên thế giới đã kết nối với Rôma để truyền hình buổi đọc Kinh Mân Côi này.
Một số các đền thờ như: Nhà thờ Đức Bà Boulogne ở Pháp; Đức Mẹ Schoenstatt ở Đức; Đức Mẹ Sầu Bi ở Rwanda; Đền thờ Quốc gia Maipú ở Chile; Nuestra Senora de Os Gozos ở Tây Ban Nha; Đền Đức Mẹ Lộ Đức ở Carfin, Scotland; Vương cung thánh đường La Virgen de los Milagros de Caacupé ở Paraguay; và thánh địa giáo xứ Đức Mẹ Ban ơn ở La Spezia, Ý.
Ngỡ ngàng: Tổng Giám Mục Mỹ kêu gọi các Giám Mục Đức ăn năn và tin vào Tin Mừng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:09 02/06/2021
1. Đức Thượng Phụ nghi lễ Latinh ở Giêrusalem yêu cầu tiền quyên góp được trong các Thánh lễ cuối tuần được chuyển đến Gaza
Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Công Giáo nghi lễ Latinh của Giêrusalem, đã yêu cầu toàn bộ tiền quyên góp được trong các Thánh lễ ngày 29 và 30 tháng 5 từ tất cả các giáo xứ trong giáo phận được chuyển cho Giáo xứ Thánh Gia của Gaza như một dấu chỉ của tình liên đới sau các cuộc không kích từ Israel.
“Sau các căng thẳng và xung đột mà chúng ta đã trải qua gần đây, chúng ta hãy hướng trái tim và nhìn vào nhu cầu của các anh chị em của chúng ta trong Chúa Kitô, đặc biệt là ở Gaza và những nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc chiến hỏa tiễn gần đây trong 11 ngày”, Đức Thượng Phụ Pizzaballa nói trong tuyên bố ngày 25 tháng 5.
Cộng đồng Công Giáo Gaza nhỏ bé bao gồm 133 người - bao gồm cả một em bé mới sinh. Nếu tính chung cả anh chị em của các hệ phái Kitô khác, chỉ có dưới 1,100 Kitô Hữu trong số 2 triệu người Palestine ở Gaza.
Đức Thượng Phụ Pizzaballa lưu ý rằng sau “các cuộc đụng độ và đánh bom chết người”, tình hình ở Gaza đã trở nên tồi tệ hơn, vì người dân cũng đang phải vật lộn với COVID-19, đang tiếp tục lan rộng trong khu vực.
“Tôi yêu cầu anh chị em chia sẻ một số tài nguyên của mình để giảm bớt những đau khổ của các tín hữu Kitô anh chị em của chúng ta ở Gaza”.
Vào ngày 21 tháng 5, một lệnh ngừng bắn đã có hiệu lực, chấm dứt vòng bạo lực lớn thứ tư giữa hai bên trong 10 năm qua. Theo Bộ Y tế Hamas, ít nhất 243 người Palestine đã thiệt mạng, trong đó có 66 trẻ em. Bộ Y tế gộp chung con số thương vong chứ không phân biệt giữa dân thường và các tay súng. Hamas bị Hoa Kỳ và Israel coi là một nhóm khủng bố.
Mười hai thường dân Israel - bao gồm hai trẻ em - và một binh sĩ đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh tồi tệ giữa Israel và Hamas trong sáu năm qua.
Source:Crux
2. Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Sarajevo phê bình Tiến Trình Công Nghị tại Đức
Đức Hồng Y Vinko Puljić, Tổng giám mục giáo phận Sarajevo, thủ đô Bosnia, đã lên tiếng phê bình Tiến Trình Công Nghị của Giáo hội Đức và nói rằng các tín hữu Công Giáo tại Bosni không có những “ý tưởng lạ kỳ” như chủ trương của các Giám Mục và giáo dân Đức.
Đức Hồng Y Puljić bày tỏ lập trường trên đây, trong cuộc phỏng vấn dành cho các nữ tín hữu Công Giáo Đức thuộc sáng kiến gọi là Maria 1.0, một phong trào được thành lập hồi tháng Năm năm 2019 để phản ứng lại nhóm phụ nữ Công Giáo Đức thuộc phe gọi là Maria 2.0 cổ võ truyền chức linh mục cho phụ nữ và cổ võ bãi bỏ độc thân linh mục, đồng thời tạo nên một làn sóng phản đối trên toàn nước Đức chống lại một Giáo Hội Công Giáo mà họ cho là bị nam giới thống trị.
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Sarajevo nói: “Một Giáo hội đã vượt thắng những yêu sách của chế độ cộng sản thì không có những ý tưởng lạ kỳ như ở Đức. Những đòi hỏi như thế xúc phạm và gây ngạc nhiên đối với các tín hữu chúng tôi. Chúng ta có thể có những thảo luận về mọi đề tài, nhưng phải dựa trên nền tảng Tin mừng, chứ không dựa trên chủ trương tục hóa và duy tương đối”.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Tổng Giám Mục Aquila: Tiến Trình Công Nghị của Đức cần lòng ăn năn, niềm tin, và sự thật
Các Giám mục Công Giáo Đức và những người tham gia vào Tiến Trình Công Nghị của Giáo hội ở Đức phải là những người đầu tiên “ăn năn và tin tưởng”, trong khi họ kêu gọi thế giới phải làm như vậy, Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver đã nhận định như trên. Ngài đã cảnh báo rằng văn bản đầu tiên của Tiến Trình Công Nghị ở Đức đã đưa ra một quan điểm về Giáo Hội Công Giáo “không thể đứng vững”, hạ thấp tầm quan trọng của Giáo Hội trong vai trò là khí cụ cho ơn cứu độ của Thiên Chúa, và cố ý lờ đi những khác biệt căng thẳng giữa sứ mệnh của Giáo Hội và não trạng trần tục của thế gian.
“Hầu hết chúng ta bên ngoài nước Đức đều nhận thức được thông qua các phương tiện truyền thông về Tiến Trình Công Nghị của Công Giáo Đức và sự thẳng thắn của một số giám mục nước này đang kêu gọi những thay đổi triệt để đối với giáo huấn và thực hành của Giáo hội”, Đức Tổng Giám Mục Aquila nhận định như trên trong bức thư ngỏ ngày 13 tháng 5, lễ Thăng thiên, và được công bố ngày 26 tháng 5, lễ Thánh Philip Neri.
Bức thư của ngài là một bài bình luận dài 15 trang về Tài Liệu Cơ Bản được hình thành bởi diễn đàn đầu tiên của Tiến Trình Công Nghị Công Giáo Đức. Đức Tổng Giám Mục Aquila cảnh báo rằng bản văn Tài Liệu Cơ Bản đầu tiên này đưa ra những cách giải thích “có chọn lọc và gây hiểu lầm” về giáo huấn của Giáo hội. Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng ngài đưa ra phản hồi này để các Giám Mục Đức cầu nguyện và suy tư và khuyến khích các giám mục khác “mạnh dạn làm chứng cho chân lý Tin Mừng, cho Chúa Giêsu Kitô”.
Đức Tổng Giám Mục viết rằng Tiến Trình Công Nghị Đức có quyền lên tiếng bày tỏ sự đau khổ về các vụ bê bối và che đậy lạm dụng tình dục giáo sĩ. Tài Liệu Cơ Bản của Tiến Trình Công Nghị này đã đúng khi nói rằng những vụ tai tiếng này đã gây ra “một cuộc khủng hoảng thực sự về uy tín đối với Giáo hội”. Theo Đức Tổng Giám Mục Aquila, con đường phía trước, là chấp nhận các hậu quả thật sự xuất phát từ những thất bại này, làm việc để khôi phục lại niềm tin, và làm việc để cung cấp dịch vụ chăm sóc mục vụ cho các nạn nhân của nạn lạm dụng giáo sĩ. Các nhà lãnh đạo Giáo hội phải công khai các hành vi thành khẩn và sám hối cũng như các cam kết phải thực sự minh bạch.
Đối với Đức Tổng Giám Mục Aquila, sự minh bạch này bao gồm cả sự rõ ràng về những gì Giáo hội tin tưởng.
Ngài đặt câu hỏi: “Nếu Giáo hội không muốn nói sự thật một cách thận trọng và can đảm về những vấn đề gây khó chịu cho các nhà lãnh đạo của chính mình, thì tại sao thế giới lại có thể tin tưởng Giáo hội đang nói sự thật về những vấn đề gây khó chịu cho thế giới?”. Các giám mục, những mục tử của Giáo hội, phải là những người đầu tiên “ăn năn và tin” vào Tin Mừng ngay khi họ kêu gọi thế giới làm như vậy.
Thực ra, tai tiếng lạm dụng tình dục giáo sĩ chỉ là chiêu bài cho các Giám Mục Đức tung ra những nghị trình mà họ đã ấp ủ từ lâu. Chẳng hạn, tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ thì có liên quan gì đến việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính? Hay có liên quan gì đến việc cho người Tin lành được rước lễ trong các thánh lễ Công Giáo?
Tiến Trình Công Nghị hiện nay là một quá trình mang các giáo dân Đức cấp tiến và các giám mục đến các buổi thảo luận về bốn chủ đề chính: làm thế nào quyền lực được thực thi trong Giáo Hội; luân lý tình dục; chức tư tế; và vai trò của phụ nữ. Khi các giám mục Đức khởi động tiến trình này, ban đầu họ nói rằng các cuộc thảo luận sẽ có tính chất “ràng buộc” đối với Giáo hội Đức, dẫn đến sự can thiệp của Vatican nhằm bác bỏ những tuyên bố như vậy.
Một số người chỉ trích nỗ lực này lo ngại rằng nó sẽ dẫn đến việc các giám mục Đức và giáo dân quảng bá những lập trường mâu thuẫn với giáo huấn và kỷ luật Công Giáo về các vấn đề như truyền chức cho phụ nữ và sự hiệp thông thánh thể, thậm chí dẫn đến một cuộc “ly giáo trên thực tế”.
Đức Tổng Giám Mục Aquila đã nói lên những lo ngại của riêng mình về Tài Liệu Cơ Bản.
Bản văn tuyên bố rằng ngay cả đối với thần học “không có một quan điểm trung tâm, không có một chân lý nào về tôn giáo, đạo đức và sự đánh giá chính trị về thế giới” và “không có một lối suy nghĩ nào có thể được coi là một khẳng định chung cuộc”.
Bản văn tuyên bố rằng: “Ngay cả trong Giáo hội, những quan điểm và cách sống hợp pháp có thể đối kháng với nhau ngay cả trong những xác tín cốt lõi.”
Về điều này, Đức Tổng Giám Mục Aquila trả lời: “Đây là một tuyên bố đáng chú ý vì sự khó hiểu và hàm hồ của nó”.
“Mặc dù nói trên đầu môi chót lưỡi là phục tùng thẩm quyền của Kinh thánh và truyền thống, nhưng rõ ràng là cách tiếp cận của Tiến Trình Công Nghị này quá dẻo, quá dễ uốn nắn để loại bỏ bất kỳ nội dung thực sự mang tính chung cuộc nào”.
Đức Tổng Giám Mục cảnh báo rằng cách tiếp cận này có thể khiến mặc khải của Thiên Chúa bị giam cầm trong “sự suy diễn bất tận về ‘đối thoại’. Điều này cần được đối chiếu với ‘sự hiểu biết đích thực về đối thoại được Công đồng Vatican II nêu rõ và được phát triển bởi các Đức Giáo Hoàng sau công đồng.” Đối với Đức Tổng Giám Mục Aquila, sự giải thích lại của văn bản này về giáo huấn của Giáo hội cho thấy rõ một thứ “thuyết tương đối cấp tiến về giáo lý.”
Theo Đức Tổng Giám Mục Aquila, cách giải thích của Tài Liệu Cơ Bản đối với các văn kiện của Công đồng Vatican II là “có chọn lọc và gây hiểu lầm” và có tác dụng “ủng hộ những quan điểm không thể chấp nhận về bản chất của Giáo hội, mối quan hệ của Giáo hội với thế giới, và quan điểm của Giáo hội về mặc khải của Thiên Chúa. Những quan điểm này không thể dung hòa với sự hiểu biết đầy đủ về Công đồng và dẫn đến một viễn ảnh của một Giáo hội có nguy cơ từ bỏ Chúa Kitô, là Đấng có ‘những lời ban sự sống đời đời’”.
Đức Tổng Giám Mục Aquila kết thúc bằng một số câu hỏi.
“Chúng ta có sẵn sàng nói về Thập tự giá không? Chúng ta có can đảm bước đi trên con đường Thập tự giá, mang theo sự khinh miệt của thế gian đối với sứ điệp Tin Mừng không? Liệu bản thân chúng ta có chú ý đến lời kêu gọi ăn năn của Chúa Giêsu, và có đủ can đảm để vang vọng lời kêu gọi đó cho một thế giới không tin vào Chúa không?”
“Chúng ta có dám can đảm 'không hổ thẹn về Phúc Âm' (Rô-ma 1:16) và lời đề nghị giải thoát khỏi tội lỗi qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, cũng như mối quan hệ mật thiết với Cha Ngài trong tình yêu thương của Chúa Thánh Thần không? Liệu chúng ta có gắn bó với cây nho, là Chúa Giêsu Kitô, và sinh hoa kết trái, hay chúng ta sẽ tiếp tục khô héo (Ga 15: 5–6)?”
Vị tổng giám mục khép lại bức thư với câu hỏi liệu chúng ta có giống như Giáo hội ở Êphêsô, được Chúa Giêsu Kitô nói trong Sách Khải Huyền là đã “từ bỏ tình yêu ban đầu” không? Hội thánh này đã được khuyến khích nhiều lần để ăn năn kẻo Chúa Giêsu đến và “tháo cây đèn của ngươi ra khỏi vị trí của nó” (Kh 2:5).
“Các anh em của tôi, chúng ta hãy nhớ đến Chúa Kitô bị đóng đinh. Chúng ta hãy nhớ về mối tình đầu của mình,” vị Tổng Giám Mục nói.
Source:Catholic News Agency
Tin vui: 3 tháng 6 - Hàng triệu người Âu Châu sẽ lại rước kiệu Mình Máu Thánh Chúa trên đường phố
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:09 02/06/2021
Hàng triệu người Âu Châu sẽ rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố. Xin nhớ theo dõi
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một lễ trọng trong năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong đó chúng ta bày tỏ niềm xác tín về sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích Thánh Thể. Ngày chính lễ là ngày thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Năm nay rơi vào ngày thứ Năm 3 tháng Sáu.
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một trong 5 lễ trọng trong năm mà một giám mục giáo phận không được rời khỏi giáo phận của mình, ngoại trừ những lý do khẩn cấp. Tại Âu Châu, theo truyền thống bên cạnh các thánh lễ, các buổi cử hành sẽ kèm theo một cuộc rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố. Ước chừng sẽ có hàng triệu người trong đoàn rước.
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là ngày nghỉ lễ chính thức tại 22 quốc gia và một số tiểu bang tại Đức và Tây Ban Nha. Ở các quốc gia này, lễ Corpus Christi được mừng vào đúng ngày chính lễ, tức là thứ Năm 03 tháng Sáu trong năm nay.
Corpus Christi là một ngày lễ nghỉ tại sáu bang của Đức, trong đó có bang Bavaria, quê hương của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, nơi hầu hết các thành phố và thị trấn vẫn tổ chức các cuộc rước kiệu truyền thống. Các ông cưỡi ngựa giơ cao thánh giá trong khi các cô gái trẻ, ăn mặc như các cô phù dâu trong trang phục truyền thống màu trắng.
Thành phố Appenzell của Thụy Sĩ là một trong những nơi thu hút khách du lịch rất mạnh trong dịp lễ Corpus Christi. Trong đoàn rước rất dài, đầy mầu sắc, qua các phố xá người ta thấy các thiếu nữ cũng như các bà mẹ Công Giáo mặc trang phục Taefeli-Meedli đã có từ thời Trung Cổ long trọng rước Mình Thánh Chúa từ nhà thờ chính tòa Appenzell đến quảng trường chính của thành phố.
Theo tin của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, hàng triệu người Công Giáo tại quốc gia này, từ nông thôn cho đến thành thị, sẽ tham gia các cuộc rước kiệu tôn vinh Mình Máu Thánh Chúa Kitô và cầu nguyện cho đại dịch coronavirus sớm chấm dứt.
Tại thủ đô Ba Lan, Đức Hồng Y Kazimierz Nycz, Tổng Giám Mục Warsaw, sẽ chủ sự thánh lễ trước tiền đình nhà thờ chính tòa Thánh Gioan và cuộc rước kiệu sau đó.
Điểm đặc biệt là họ sẽ diễn hành trong những trang phục truyền thống rất đẹp khi rước kiệu Mình Thánh Chúa qua các đường phố.
Chúng tôi sẽ có các phóng sự đặc biệt về biến cố quan trọng này. Xin quý vị và anh chị em nhớ theo dõi.
Câu chuyện ly kỳ: Ba Lan kỷ niệm biến cố Đức Mẹ Fatima 'bị giam giữ' tại Sân bay Warsaw
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:17 02/06/2021
1. Hoa Kỳ tin rằng cuộc tấn công điện tặc nhắm vào JBS SA của Brazil là xuất phát từ Nga
JBS SA của Brazil nói với chính phủ Hoa Kỳ rằng một cuộc tấn công ransomware nhằm vào công ty làm gián đoạn hoạt động sản xuất thịt ở Bắc Mỹ và Úc Đại Lợi bắt nguồn từ một tổ chức tội phạm có thể có trụ sở tại Nga, Tòa Bạch Ốc cho biết như trên hôm thứ Ba.
JBS, công ty đóng gói thịt lớn nhất thế giới, cho biết vào tối thứ Ba rằng họ đã đạt được “tiến bộ đáng kể trong việc giải quyết cuộc tấn công mạng.” Theo một tuyên bố của công ty này, “đại đa số” nhà máy thịt bò, thịt heo, gia cầm và thực phẩm chế biến sẵn của công ty đã đi vào hoạt động vào thứ Tư 2 tháng 6, giảm bớt lo ngại về giá thực phẩm gia tăng.
Cuộc tấn công mạng diễn ra vào tháng trước bởi một nhóm có quan hệ với Nga trên Colonial Pipeline, là đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất ở Hoa Kỳ, đã làm tê liệt việc cung cấp nhiên liệu trong vài ngày ở Đông Nam Hoa Kỳ.
JBS đã ngừng giết mổ gia súc tại tất cả các nhà máy ở Mỹ vào hôm thứ Ba, theo các quan chức công đoàn. Hôm thứ Hai, cuộc tấn công đã khiến các hoạt động của công ty ở Úc Đại Lợi phải ngừng hoạt động.
Source:Reuters
2. Đám cưới Công Giáo của Thủ tướng Boris Johnson làm dấy lên các câu hỏi về các cuộc hôn nhân trước
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã kết hôn với vị hôn phu Carrie Symonds vào hôm thứ Bảy, 29 tháng 5 trong một buổi lễ bí mật. Sự kiện đã được xác nhận bởi Số 10 Phố Downing sau các báo cáo của phương tiện truyền thông.
Johnson và Symonds đã kết hôn tại Nhà thờ Westminster của London, một nhà thờ Công Giáo. 10 Phố Downing nằm trong giáo xứ của nhà thờ lớn nhưng những câu hỏi đã được đặt ra về việc làm thế nào mà cặp đôi có thể tổ chức đám cưới trong một buổi lễ Công Giáo.
Thủ tướng đã kết hôn hai lần. Cuộc hôn nhân đầu tiên của ông với Allegra Mostyn-Owen kết thúc vào năm 1993 trong bối cảnh Johnson ngoại tình với một người phụ nữ khác, Marina Wheeler, theo báo The Guardian. Tuy nhiên, các báo cáo đưa tin khác nhau về việc cuộc hôn nhân của Johnson và Mostyn-Owen kết thúc bằng ly hôn hay hủy hôn.
Johnson kết hôn với Wheeler vào năm 1993 nhưng đã ly thân vào năm 2018 và ly hôn vào năm 2020.
Giáo Hội Công Giáo không cho phép, cũng chẳng công nhận ly hôn và những người đã ly hôn không được phép kết hôn theo nghi lễ Công Giáo.
Đám cưới vào cuối tuần này do Cha Daniel Humphreys, một linh mục Công Giáo đã rửa tội cho con trai của Johnson với Symonds, Wilfred Johnson, vào năm ngoái.
Báo chí Anh đã đưa ra suy đoán vào ngày Chúa Nhật về việc cặp này có thể nhận được bí tích hôn nhân Công Giáo khi xét đến những người vợ trước của Johnson.
Tờ Telegraph cho rằng Johnson có thể đã hủy bỏ các cuộc hôn nhân trước đó hoặc vì chúng không được thực hiện trong các nghi lễ Công Giáo, Giáo hội chỉ đơn giản là không công nhận chúng và coi cuộc hôn nhân của Johnson với Symonds là cuộc hôn nhân đầu tiên. Tuy nhiên, các chi tiết chính xác vẫn chưa rõ ràng.
Tờ báo cũng đưa tin rằng mẹ của Johnson là một người Công Giáo nhưng ông đã từ bỏ đức tin của mình khi theo học tại Eton, một trường tư thục nổi tiếng của Anh, và đã gia nhập Anh giáo.
Vợ mới của Johnson, Carrie Symonds, đã công khai thảo luận về đức tin Công Giáo của mình và con trai của họ đã được rửa tội theo nghi thức Công Giáo.
Chỉ có 30 khách có thể tham dự buổi lễ do các hạn chế COVID-19 hiện tại ở Anh và những người tham dự đã được thông báo về sự kiện này vào phút cuối, theo báo cáo trên tờ The Sun and Mail trên các số báo Chủ nhật.
Downing Street đã chính thức xác nhận đám cưới và công bố một bức ảnh của hai vợ chồng vào hôm Chúa Nhật.
“Thủ tướng Chính phủ và bà Symonds đã kết hôn chiều hôm qua trong một buổi lễ nhỏ tại Nhà thờ Westminster”, một phát ngôn viên cho biết.
Source:NewsWeek
3. Ba Lan kỷ niệm biến cố Đức Mẹ Fatima “bị giam giữ” tại Sân bay Warsaw
Tờ Aleteia, nghĩa là “Chân Lý Tỏ Tường” cho biết hôm thứ Ba 1 tháng 6, ngày lễ kính nhớ Bậc Đáng kính Stefan Wyszyński, người bạn chiến đấu của Thánh Gioan Phaolô II, và sắp được tuyên phong Chân Phước, người Công Giáo Ba Lan cũng nhớ đến câu chuyện Đức Mẹ Fatima “bị bắt” tại Sân bay Warsaw.
Người Ba Lan liên kết lòng sùng kính Đức Mẹ Fatima trước hết và quan trọng nhất với Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, đặc biệt là sau sự sống sót kỳ diệu của ngài trong vụ ám sát vào ngày 13 tháng 5 năm 1981.
Nhưng thông điệp của Fatima đã được biết đến ở Ba Lan sớm hơn nhiều.
Những câu chuyện về các cuộc hiện ra của Đức Mẹ năm 1917 ở Bồ Đào Nha đã đến được Ba Lan ngay giữa Thế chiến thứ Nhất.
Ngay sau Thế chiến thứ Hai, vào tháng 10 năm 1945, các giám mục Ba Lan đã đáp lại lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Piô XII và quyết định hiến dâng Ba Lan cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Trinh Nữ Maria. Đó cũng là điều mà Đức Maria đã yêu cầu khi hiện ra ở Fatima. Những nỗ lực về mặt này chủ yếu được thực hiện bởi Đức Hồng Y August Hlond, Giáo Chủ Ba Lan, đã được tuyên phong Tôi tớ Chúa.
Việc cung hiến diễn ra trong ba giai đoạn: đầu tiên tại các giáo xứ của Ba Lan vào ngày 7 tháng 7 năm 1946, sau đó ở cấp giáo phận vào ngày 15 tháng 8, và cuối cùng vào ngày 8 tháng 9, cả nước được cung nghinh Trái Tim Đức Trinh Nữ Maria.
Những sự kiện này có sự tham dự của một thành viên mới của Hội đồng Giám mục Ba Lan, Đức Cha Stefan Wyszyński, được tấn phong giám mục vào ngày 12 tháng 5 năm 1946. Cuộc đời và sứ vụ của ngài chủ yếu gắn liền với đền thánh Đức Mẹ Jasna Góra, nên thông điệp Fatima có một ý nghĩa rất lớn với ngài.
Đức Hồng Y Wyszyński được ghi nhận là người đã giúp bảo tồn và củng cố Kitô Giáo ở Ba Lan bất chấp các cuộc đàn áp của chế độ cộng sản từ năm 1945 trở đi.
Ngài được gọi là “Giáo chủ của Thiên niên kỷ” bởi vì trong tư cách là Giáo chủ Ba Lan, ngài đã giám sát một chương trình chuẩn bị kéo dài 9 năm với đỉnh điểm là lễ kỷ niệm trên toàn quốc vào năm 1966 biến cố 1000 năm Ba Lan đón nhận ánh sáng Tin Mừng.
Chế độ Cộng sản ở Ba Lan đặc biệt phản đối Đức Mẹ Fatima bởi vì trong những lần hiện ra, Đức Trinh Nữ Maria đã kêu gọi những lời cầu nguyện cho sự hoán cải của nước Nga, trực tiếp gọi chủ nghĩa Cộng sản là “sự tuyên truyền vô thần” và đề cập đến tội ác của những người Bolshevik.
Không có gì đáng ngạc nhiên, tất cả các hình thức sùng kính liên quan đến Fatima đều bị bọn cầm quyền Ba Lan xem là rất bất lợi. Cộng sản cấm không cho đưa tượng Đức Mẹ Fatima vào Ba Lan.
Năm 1961, một người mang lén được một bức tượng Đức Mẹ Fatima vào Ba Lan tặng cho Đức Hồng Y Wyszyński. Lo sợ bị tịch thu, ngài đưa bức tượng đến một trong những ngôi đền nổi tiếng ở Krzeptówki tuốt trên dãy núi Tatra của Ba Lan. Bức tượng vẫn ở đó cho đến nay.
Bức tượng thứ hai đặt chân đến Ba Lan là một trong 45 bức tượng được Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục thánh hiến vào năm 1967 tại Fatima. Năm 1969, một linh mục Ba Lan sử dụng hộ chiếu Hoa Kỳ đưa được bức tượng vào Ba Lan. Đức Hồng Y Wyszyński đã chuyển tượng Đức Mẹ Fatima đến một nhà thờ của dòng Phanxicô ở Niepokalanów. Tuy nhiên, vì sợ bị tịch thu, bức tượng không được trưng bày công khai trong nhà thờ mà được cất giữ trong tu viện của dòng Phanxicô.
Câu chuyện thú vị nhất được kết nối với bức tượng thứ ba, đến Ba Lan bằng đường hàng không vào đầu tháng 5 năm 1978. Đó là bức tượng Đức Mẹ thực hiện chuyến “Hành hương Hòa bình Thế giới”, bắt đầu ở Fatima.
Các thành viên của “Đội quân xanh” mang bức tượng đi vòng quanh thế giới. Năm 1973, bức tượng này đã đến miền Nam Việt Nam và được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chào đón trong một buổi lễ long trọng trước công viên gần nhà thờ Đức Bà.
Vào đầu tháng 5 năm 1978, khi đến Ba Lan, các thành viên của “Đội quân xanh” mang tượng Đức Mẹ được phép rời khỏi máy bay vào Ba Lan. Tuy nhiên, theo lệnh của chế độ Cộng sản, bức tượng đã bị giam giữ trên tàu, bị nhốt trong buồng lái.
Trong gần một tuần, chiếc máy bay chở tượng Đức Mẹ Fatima đã “bị bắt”, bị di chuyển vào một đường băng kín, bị canh gác bởi một đại đội công an vũ trang.
Thấy không có triển vọng đưa được bức tượng vào Ba Lan, Đội quân xanh đã yêu cầu các tu sĩ dòng Phanxicô ở Niepokalanów vẽ một bức tranh Đức Mẹ Fatima phỏng theo bức tượng họ đang cất giữ. Bức tranh có dòng chữ “Mẹ không bao giờ rời đi” đã đi quanh Ba Lan đến Warsaw, Katowice, Krakow, và Jasna Góra, nơi bức tranh được Hồng Y Giáo Chủ Ba Lan chào đón với 75,000 tín hữu.
Sau một tuần, chiếc máy bay rời Ba Lan, bức tượng vẫn ở trên tàu.
Source:Aleteia
4. Các giám mục Peru lên án vụ Con đường Sáng giết người hàng loạt
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Peru đã lên án việc sát hại 16 người hôm Chúa Nhật bởi nhóm Con đường Sáng, một nhóm phiến quân cộng sản.
Cuộc tấn công hôm 23 tháng 5, diễn ra tại San Miguel trong thung lũng los Ríos Apurímac, khoảng 289 km về phía Bắc thành phố Ayacucho.
Thi thể của những người thiệt mạng được tìm thấy trong một quán bar, đầy những lỗ đạn, và một số người đã bị thiêu cháy. Các báo cáo trước đó cho biết có 14 hoặc 18 người đã thiệt mạng, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Peru xác nhận có 16 nạn nhân.
Các thi thể được tìm thấy cùng với các tờ rơi nói rằng Con đường Sáng sẽ “xóa sạch khỏi Vraem và Peru những thành phần xấu, những kẻ ăn bám và những kẻ tham nhũng”, đồng thời kêu gọi không được đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới, và đặc biệt là phản đối việc bỏ phiếu cho Keiko Fujimori.
Hôm 24 tháng 5, Đức Tổng Giám Mục Hector Miguel Cabrejos Vidarte của Trujillo cho biết: “Tôi bày tỏ sự lên án sâu sắc của tôi đối với những vụ giết người dã man, bao gồm cả phụ nữ, trẻ em và thanh niên, xảy ra ở Vraem bởi những kẻ khủng bố trong nhóm Con đường Sáng do Víctor Quispe Palomino cầm đầu. Không ai có quyền lấy đi sinh mạng của bất kỳ người nào. Cuộc sống là thánh thiêng”.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng “sự kiện bi thảm này nhắc nhở chúng ta về thời kỳ man rợ và khủng bố mà đất nước đã phải trải qua trong hơn 20 năm, dẫn đến hơn 70,000 người chết và một số lượng lớn người mất tích”.
Đức Tổng Giám Mục Cabrejos nhấn mạnh rằng đã đến lúc phải nói “không một cách quyết liệt với khủng bố. Không bao giờ được xảy ra bạo lực ở Peru, từ bất kỳ nhóm nào. Đất nước chúng ta có quyền được sống trong hòa bình và xây dựng một tương lai có lợi cho tất cả mọi người”.
“ Tôi cầu nguyện cùng Thiên Chúa cho sự nghỉ ngơi vĩnh cửu của những nạn nhân, và cho gia đình họ có thể tìm thấy hòa bình và an ủi, và rằng có thể là một cuộc điều tra kỹ lưỡng.”
Đảng Cộng sản Peru là kẻ cầm đầu nhóm Con đường Sáng hoạt động tại Vraem, một vùng sản xuất coca của đất nước.
Ba linh mục Âu Châu bị giết bởi Con đường Sáng đã được Tòa thánh công nhận là các vị tử đạo vào năm 2015.
Source:Catholic News Agency