Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:13 03/06/2009
KHÔNG TẬP HÁT TỪ LÂU RỒI
Cô gái ở nhà luyện ca, đáng tiếc cô ta có cái giọng lớn như tiếng phèng la, làm ồn áo hàng xóm khó mà chấp nhận.
Cuối cùng người hàng xóm cũng mạnh bạo đi qua gõ cửa, nói:
- “Này cô, nếu cô không ngừng luyện giọng ca của cô, thì tôi phải điên mất.”
Cô gái hỏi ông ta:
- “Ông nói gì ? Tôi đã kết thúc buổi tập hát cách đây hai tiếng đồng hồ rồi cơ mà !”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Có một vài người Ki-tô hữu giữ đạo giống như cô gái tập luyện giọng hát của mình, cứ đúng giờ là đi lễ đọc kinh, tới nhà thờ thì lăng xăng đến la mắng đứa trẻ này quỳ không ngay ngắn, nhéo tai đứa trẻ kia ngồi đong đưa hai chân, trợn mắt với mấy anh chị thanh niên đọc kinh trong miệng, nhưng tuyệt nhiên không thấy họ tham gia mọi sinh hoạt của giáo xứ...
Cha sở hỏi tại sao, thì họ trả lời: “Đi lễ coi chừng tụi nhỏ là quá lắm rồi, tham gia đoàn thể làm gì nữa cha, mệt lắm !”
Thế là hội cha gia đình không thấy họ tham dự, hội các bà mẹ gia đình cũng không thấy, các ban ngành cũng không thấy họ, nhưng hể mỗi lần có chén tạc chén thù thì lớn tiếng nói: tớ giúp cha sở và giáo xứ nhiều lắm, không có tớ thì trong nhà thờ loạn cả lên như cái chợ, vì tụi nhỏ nói chuyện ồn áo...
Giữ đạo thì phải thực hành đạo, đi lễ đọc kinh thì phải thực hành Lời Chúa dạy, bằng không thì chỉ làm điếc tai Chúa vì những thói khoe khoang của mình mà thôi.
N2T |
Cô gái ở nhà luyện ca, đáng tiếc cô ta có cái giọng lớn như tiếng phèng la, làm ồn áo hàng xóm khó mà chấp nhận.
Cuối cùng người hàng xóm cũng mạnh bạo đi qua gõ cửa, nói:
- “Này cô, nếu cô không ngừng luyện giọng ca của cô, thì tôi phải điên mất.”
Cô gái hỏi ông ta:
- “Ông nói gì ? Tôi đã kết thúc buổi tập hát cách đây hai tiếng đồng hồ rồi cơ mà !”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Có một vài người Ki-tô hữu giữ đạo giống như cô gái tập luyện giọng hát của mình, cứ đúng giờ là đi lễ đọc kinh, tới nhà thờ thì lăng xăng đến la mắng đứa trẻ này quỳ không ngay ngắn, nhéo tai đứa trẻ kia ngồi đong đưa hai chân, trợn mắt với mấy anh chị thanh niên đọc kinh trong miệng, nhưng tuyệt nhiên không thấy họ tham gia mọi sinh hoạt của giáo xứ...
Cha sở hỏi tại sao, thì họ trả lời: “Đi lễ coi chừng tụi nhỏ là quá lắm rồi, tham gia đoàn thể làm gì nữa cha, mệt lắm !”
Thế là hội cha gia đình không thấy họ tham dự, hội các bà mẹ gia đình cũng không thấy, các ban ngành cũng không thấy họ, nhưng hể mỗi lần có chén tạc chén thù thì lớn tiếng nói: tớ giúp cha sở và giáo xứ nhiều lắm, không có tớ thì trong nhà thờ loạn cả lên như cái chợ, vì tụi nhỏ nói chuyện ồn áo...
Giữ đạo thì phải thực hành đạo, đi lễ đọc kinh thì phải thực hành Lời Chúa dạy, bằng không thì chỉ làm điếc tai Chúa vì những thói khoe khoang của mình mà thôi.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:15 03/06/2009
Chương 19:
“Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường.” (Gc 4, 6)
KIÊU NGẠO
“Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường.” (Gc 4, 6)
N2T |
1. Kiêu ngạo là vua của các thứ tội, kiêu ngạo vừa đến thì muôn vàn tội ác cũng đến theo, các đức hạnh đều bỏ đi.
(Thánh Gregory)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:16 03/06/2009
N2T |
134. Kinh nghiệm xấu là sự giáo huấn tốt.
Ba Ngôi là Một
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:06 03/06/2009
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI, năm B
Mt 28, 16-20
Lúc nhỏ tôi vẫn luôn thắc mắc tại sao Thiên Chúa lại có Ba Ngôi và Ba Ngôi lại là một Chúa. Các Sơ, các Thầy và các Giáo lý viên không giải đáp thỏa đáng thắc mắc của tôi. Thú thực, thời đó, các bài giảng của các Cha xứ cũng chưa làm tôi hiểu về Chúa Na Ngôi lắm. Nhưng càng lớn lên, càng được học hành và càng chìm sâu vào chiêm niệm, cầu nguyện, tôi càng hiểu rõ hơn mầu nhiệm vô cùng cao sâu của Đạo. Tôi chỉ biết cảm tạ Thiên Chúa vì tình thương của Ngài và hạnh phúc sống trong mầu nhiệm tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.
MỘT CÁCH GIẢI THÍCH : Câu giải thích người ta thường dùng để cắt nghĩa Ba Ngôi Thiên Chúa là một ngón tay có ba đốt, ba đốt chỉ là một ngón tay hay một cái trứng có vỏ, có tròng trắng, tròng đỏ nhưng cũng chỉ là một cái trứng mà thôi.Hoặc nước có thể hiện diện dưới ba dạng: thể hơi, thể rắn, thể lỏng. Ba nốt nhạc tạo nên một hợp âm duy nhất vv…Dùng cách loại suy này cũng chỉ hiểu một phần nào về mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi mà thôi.Thực tế những hình ảnh này không tránh khỏi vụng về, thiếu sót khi trình bầy về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Vâng, những cách giải thích, những hình ảnh dùng để diễn tả về một mầu nhiệm chẳng khác chi như thánh Augustinô đã nói giống như lấy vỏ sò múc nước biển đổ vào lỗ cát.
CHÚA MẠC KHẢI MẦU NHIỆM MỘT CHÚA BA NGÔI: Câu Kinh Thánh danh tiếng, rõ nhất nói về Chúa Ba Ngôi: " Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần " ( Mt 28, 19 ). Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi cũng đã tuyên xưng về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi thật đơn giản, thật xác tín: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần để ra đi loan báo Tin Mừng và Rửa tội cho muôn dân. Thánh Gioan định nghĩa:” Thiên Chúa là tình yêu”. Thánh Augustinô nói: ” Mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa là mầu nhiệm Tình Yêu “. Do đó, chúng ta chỉ có thể cảm nhận sâu xa về Ba Ngôi Thiên Chúa khi chúng ta sống quan hệ yêu thương. Hình ảnh rõ nét và ấn tượng nhất về mầu nhiệm Ba Ngôi trong Kinh Thánh là lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi tay Gioan Tẩy Giả ở sông Giorđăng: Một hình chim bồ câu bay lượn trên mình Người, và trên trời có tiếng phán: "Con là Con Ta yêu dấu" ( Mt 1, 11 ). Đây là hình ảnh rất sống động về Chúa Ba Ngôi. Thánh Tôma Aquinô nói trong cuộc Hiển Dung Ba Ngôi cùng xuất hiện: “ Chúa Cha trong tiếng nói, Chúa Con trong con người, Chúa Thánh Thần trong áng mây sáng chói “. Chúa Giêsu cũng đã xác nhận:” Ta và Cha là một “ ( Ga 14, 10 ).” Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta “ và “ Mọi sự của Cha có đều là của Ta “ ( Ga 16, 15 ) hoặc “ Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy và Chúng Ta sẽ đến và cư ngụ nơi người ấy “ (Ga 14, 23 ). “ Cha sẽ ban cho các ngươi một Đấng Phù Trợ khác để Ngài ở với các ngươi luôn mãi “ ( Ga 14, 16 ).
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ : Hằng ngày chúng ta đã nhiều lần làm dấu thánh giá: ” Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần “ hoặc chúng ta đọc kinh tin kính, kinh sáng danh là chúng ta tuyên xưng một Chúa Ba Ngôi.
Chúng ta sống mầu nhiệm Ba Ngôi là sống yêu thương, chia sẻ, hiệp thông: ” Ai ở trong Tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy “ ( 1 Ga 4, 16 ).
Chúng ta hãy siêng năng cầu nguyện bởi vì nhờ cầu nguyện mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi mới hoạt động tích cực trong đời sống thường nhật của mỗi người chúng ta.
Lạy Chúa Ba Ngôi, xin cho chúng con hiệp nhất trong tình yêu, để chúng con chứng minh cho sự hiệp nhất của Chúa. Amen.
Mt 28, 16-20
Lúc nhỏ tôi vẫn luôn thắc mắc tại sao Thiên Chúa lại có Ba Ngôi và Ba Ngôi lại là một Chúa. Các Sơ, các Thầy và các Giáo lý viên không giải đáp thỏa đáng thắc mắc của tôi. Thú thực, thời đó, các bài giảng của các Cha xứ cũng chưa làm tôi hiểu về Chúa Na Ngôi lắm. Nhưng càng lớn lên, càng được học hành và càng chìm sâu vào chiêm niệm, cầu nguyện, tôi càng hiểu rõ hơn mầu nhiệm vô cùng cao sâu của Đạo. Tôi chỉ biết cảm tạ Thiên Chúa vì tình thương của Ngài và hạnh phúc sống trong mầu nhiệm tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.
MỘT CÁCH GIẢI THÍCH : Câu giải thích người ta thường dùng để cắt nghĩa Ba Ngôi Thiên Chúa là một ngón tay có ba đốt, ba đốt chỉ là một ngón tay hay một cái trứng có vỏ, có tròng trắng, tròng đỏ nhưng cũng chỉ là một cái trứng mà thôi.Hoặc nước có thể hiện diện dưới ba dạng: thể hơi, thể rắn, thể lỏng. Ba nốt nhạc tạo nên một hợp âm duy nhất vv…Dùng cách loại suy này cũng chỉ hiểu một phần nào về mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi mà thôi.Thực tế những hình ảnh này không tránh khỏi vụng về, thiếu sót khi trình bầy về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Vâng, những cách giải thích, những hình ảnh dùng để diễn tả về một mầu nhiệm chẳng khác chi như thánh Augustinô đã nói giống như lấy vỏ sò múc nước biển đổ vào lỗ cát.
CHÚA MẠC KHẢI MẦU NHIỆM MỘT CHÚA BA NGÔI: Câu Kinh Thánh danh tiếng, rõ nhất nói về Chúa Ba Ngôi: " Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần " ( Mt 28, 19 ). Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi cũng đã tuyên xưng về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi thật đơn giản, thật xác tín: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần để ra đi loan báo Tin Mừng và Rửa tội cho muôn dân. Thánh Gioan định nghĩa:” Thiên Chúa là tình yêu”. Thánh Augustinô nói: ” Mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa là mầu nhiệm Tình Yêu “. Do đó, chúng ta chỉ có thể cảm nhận sâu xa về Ba Ngôi Thiên Chúa khi chúng ta sống quan hệ yêu thương. Hình ảnh rõ nét và ấn tượng nhất về mầu nhiệm Ba Ngôi trong Kinh Thánh là lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi tay Gioan Tẩy Giả ở sông Giorđăng: Một hình chim bồ câu bay lượn trên mình Người, và trên trời có tiếng phán: "Con là Con Ta yêu dấu" ( Mt 1, 11 ). Đây là hình ảnh rất sống động về Chúa Ba Ngôi. Thánh Tôma Aquinô nói trong cuộc Hiển Dung Ba Ngôi cùng xuất hiện: “ Chúa Cha trong tiếng nói, Chúa Con trong con người, Chúa Thánh Thần trong áng mây sáng chói “. Chúa Giêsu cũng đã xác nhận:” Ta và Cha là một “ ( Ga 14, 10 ).” Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta “ và “ Mọi sự của Cha có đều là của Ta “ ( Ga 16, 15 ) hoặc “ Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy và Chúng Ta sẽ đến và cư ngụ nơi người ấy “ (Ga 14, 23 ). “ Cha sẽ ban cho các ngươi một Đấng Phù Trợ khác để Ngài ở với các ngươi luôn mãi “ ( Ga 14, 16 ).
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ : Hằng ngày chúng ta đã nhiều lần làm dấu thánh giá: ” Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần “ hoặc chúng ta đọc kinh tin kính, kinh sáng danh là chúng ta tuyên xưng một Chúa Ba Ngôi.
Chúng ta sống mầu nhiệm Ba Ngôi là sống yêu thương, chia sẻ, hiệp thông: ” Ai ở trong Tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy “ ( 1 Ga 4, 16 ).
Chúng ta hãy siêng năng cầu nguyện bởi vì nhờ cầu nguyện mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi mới hoạt động tích cực trong đời sống thường nhật của mỗi người chúng ta.
Lạy Chúa Ba Ngôi, xin cho chúng con hiệp nhất trong tình yêu, để chúng con chứng minh cho sự hiệp nhất của Chúa. Amen.
Suy gẫm từng ngày trong Tháng kính Trái tim Chúa Giêsu
NXB Hiện Tại
18:09 03/06/2009
THÁNG SÁU: THÁNG TRÁI TIM CHÚA GIÊSU
(Theo sách THÁNG TRÁI TIM CHÚA GIÊSU, Nhà xuất bản Hiện Tại 1969)
NGÀY MỒNG MỘT
Gốc tích việc tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu
Trái Tim Chúa Giêsu được người ta tôn thờ ngay từ lúc Người thở hơi cuối cùng trên thánh giá.
Thánh Giuse và Nicôđêmô tháo đanh và hạ xác Chúa Giêsu xuống, Ðức Mẹ giơ tay ẵm lấy. Ðức Mẹ xiết vào lòng xác con đã lạnh giá, đầy những thương tích. Nỗi lòng đau không xiết kể, nhất là khi Người nhìn thấy vết thương cạnh sườn mở quá rộng, để lộ một con tim nhợt máu vì đã bị ngọn giáo thâu qua…
Đến thời Trung cổ, đạo Chúa bị bách hại, các bè rối nổi lên phản ngụy cùng giáo hội. Tinh thần đạo sa sút, giáo dân bỏ đạo thật theo đạo rối.
Để chống lại cơn cuồng phong ấy, Thiên Chúa toàn năng đã dự định một phương thế thần diệu là Trái Tim Chúa Giêsu. Thiên Chúa muốn cho người ta tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu, để nhờ đó ngọn lửa mến đã hầu tắt đi, được bùng cháy lại mạnh mẽ.
Để truyền bá việc tôn thờ Trái Tim Chúa, Chúa đã dùng một nữ tu khiêm hạ ẩn kín trong tu viện là nữ tu Magarita Maria Alacoque người nước Pháp. Trong sách truyện Thánh nữ, sinh sống từ năm 1647, qua đời năm 1690. Thánh nữ kể về gốc tích tôn thờ Trái Tim Chúa như sau:
"Năm 1678, một hôm, lúc tôi đang chầu Mình Thánh Chúa trong tuần Tĩnh tâm với các chị em Dòng tại Paray-le Monial (Nước Pháp). Chúa Giêsu hiện ra cho tôi thấy Trái Tim Chúa bừng cháy ngọn lửa tình yêu nhân loại, rồi Người phán:
"Cha muốn tỏ ra cho loài người biết Cha yêu thương chúng chừng nào. Trái Tim Cha là nguồn mạch mọi ơn cứu rỗi chúng đời đời. Cha muốn chọn con để tuyên truyền lòng Tôn thờ Trái Tim Cha cho loài người. Con hèn yếu, nhưng Cha muốn chọn con để mọi người biết rằng việc này là của Cha chứ không phải của con. Con chỉ là dụng cụ hèn mọn Cha dùng".
Nghe những lời ấy, tôi giùng mình kinh khiếp, liền sấp mình kêu van Chúa chọn người tài giỏi xứng đáng hơn, tôi vừa kém đức lại là phận đàn bà yếu hèn sao làm nổi việc ấy. Nhưng Chúa Giêsu không nghe, Người phán rằng:
"Cha chọn con, chỉ vì con thấy mình yếu đuối hèn hạ. Tự sức riêng con, con không làm gì được. Nhưng con hãy vững lòng, chớ sợ, Cha sẽ giúp sức cho con. Cha sẽ ban ơn dư dật cho con. Con không biết Cha hay dùng sức yếu mà phá đổ cường quyền ư? Cha thường dùng người yếu hèn để làm những công việc cao cả, vì người khiêm hèn chỉ cốt làm vinh danh Cha".
Tôi thưa lại: Vậy lậy Chúa xin ban cho con những ơn cần để con có thể làm việc Chúa truyền dạy.
- Chúa phán: chỉ có một sự rất cần là con phải khiêm nhượng và tin thật, nếu không có Cha giúp, con chẳng làm gì được. Con hãy tin tưởng mạnh mẽ, Cha sẽ giúp con thành công trong việc Cha truyền".
Rồi Người mở trái tim cho tôi xem, tôi thấy lửa ở trái tim bốc ra lan tràn. Lúc ấy lòng tôi nóng ran như lửa, chịu chẳng được tôi phải kêu lên: " Lạy Chúa, xin cứu con, con yếu hèn quá". Chúa ngọt ngào an ủi tôi:
- Con đừng sợ, Cha sẽ thêm sức cho con, con chỉ nên ghi lòng những mệnh lệnh của Cha. Đây là ơn trọng sau hết Cha ban cho các tội nhân. Ai từ chối sẽ phải hư mất đời đời, vì Cha chẳng còn ban ơn nào hơn được nữa".
Từ đấy, Chúa còn hiện ra nhiều lần dạy tôi những việc phải làm và những nhân đức phải giữ để tôn sùng Trái Tim Chúa.
Tôi vâng giữ các điều Chúa truyền dạy, hết sức khuyên giục chị em dòng và giáo dân tôn kính Trái Tim Chúa Giêsu trong suốt đời tôi".
Những việc tỏ lòng tôn kính Trái Tim Chúa:
1- Đeo ảnh Trái Tim Chúa trong người.
2- Thờ ảnh, tượng Trái Tim Chúa nơi gia đình, nhà thờ, nhà trường...
3- Tôn nhận Chúa làm Vua gia đình qua nghi lễ Tôn vương,
4- Dự lễ kính Trái Tim Chúa trong Tháng Sáu,
5- Nếu có thể, dự lễ và Rước lễ đền tạ các Thứ Sáu đầu tháng.
6- Nếu có thể, gia nhập Phong trào Liên Minh Thánh Tâm để cùng nhau đền tạ và xin Chúa thánh hóa gia đình.
Lạy Chúa, trong tháng này con xin dâng các việc con làm, những niềm vui, nỗi khổ cho Trái Tim Chúa Giêsu, xin Trái Tim Chúa nhận lấy và ban ơn lành cho con. Amen.
NGÀY MỒNG HAI
Chúa Giêsu hứa ban muôn ơn cho ai tôn thờ Trái Tim Chúa.
Ai làm việc thì đáng lãnh công. Biết vậy, nên Chúa Giêsu đã hứa ban rất nhiều ơn cho những ai thành thực tôn thờ Trái Tim Chúa. Người hứa ban ơn chung cho mọi người, ban ơn riêng cho từng người, cho người nhân đức, cho kẻ tội lỗi, cho kẻ ốm đau, cho người khỏe mạnh, cho kẻ đi tu, cho người phần đời, ai cũng được ơn dư dật của Trái Tim Chúa.
Tháng Magarita viết rằng: Tôi không sao kể hết những đặc ân Chúa Giêsu ban cho những ai tôn thờ Trái Tim Chúa, xin kể mấy đặc ân sau:
1. Cha sẽ ban những ơn cần thiết theo bậc sống mỗi người.
2. Cha sẽ ban bình an hòa thuận xuống gia đình chúng.
3. Cha sẽ yên ủi trong lúc chúng gian khổ.
4. Cha sẽ nên nơi ẩn náu an toàn cho chúng trong đời sống,nhất là giờ chết.
5. Cha sẽ đổ tràn ơn phúc trong các việc chúng làm.
6. Cha sẽ nên nguồn mạch, nên biển cả tình thương cho các tội nhân.
7. Nhờ kính Trái Tim Cha, linh hồn nguội lạnh sẽ nên sốt sắng.
8. Linh hồn sốt sáng sẽ nên trọn lành.
9. Cha sẽ chúc phúc cho những nhà nào đặt ảnh tượng và tôn kính
Trái Tim Cha.
10. Cha sẽ cho các linh mục được ơn lay chuyển những tấm lòng cứng cỏi trở về cùng Chúa.
11. Ai khuyên người khác tôn sùng Trái Tim Cha, tên kẻ ấy sẽ được ghi vào Trái Tim Cha, không bao giờ bị xóa bỏ.
12. Cha sẽ ban ơn thống hối lúc cuối đời cho những ai Rước Lễ 9 ngày thứ Sáu Đầu tháng liên tiếp.Nó sẽ không chết khi còn là kẻ thù nghịch Cha, hoặc không được lãnh các Bí tích sau hết. Trái Tim Cha sẽ là nơi nương náu an toàn cho chúng trong giờ chết.
Thánh tích:
Marseille là thành phố rộng lớn và giầu có bên nước Pháp, đêm ngày hàng mấy trăm con tàu đi lại sầm uất. Năm 1722, chứng dịch nổi lên, người thành phố bị chết rất nhiều, người ta kéo nhau tản cư sang tỉnh khác, nhưng sau có lệnh cấm không ai được ra khỏi thành phố, sợ đem dịch đi nơi khác. Người còn lại trong thành rất lo về số phận mình. Số người chết mỗi ngày gia tăng. Các cửa hàng im lìm, phố vắng vẻ như chết. Tiếng khóc liên miên ngày đêm không dứt. Nạn nhân trước còn được chôn hẳn hoi, sau vì nhiều quá, người ta vất la liệt ngoài ngã ba đường phố. Vì thế sinh nặng khí, và chứng dịch càng ra nặng hơn. Trong 4 tháng, thành phố chết tới 4 chục ngàn người.
Đức giám mục thành chạy đến cùng Trái Tim Chúa Giêsu và dâng mình cùng cả giáo dân trong địa phận mình cho Trái Tim Chúa. Người khấn mỗi năm một lần sẽ kiệu tượng Trái Tim Chúa trọng thể.
Ngày lễ Các thánh năm ấy, giáo dân sốt sáng rước tượng Trái Tim Chúa rất trọng thể. Từ đó chứng dịch nhẹ dần và ít lâu sau khỏi hẳn. Mấy năm sau, ngưòi ta không thấy ai chết vì chứng bệnh dịch nữa.
NGÀY MỒNG BA
Mục đích việc tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu
Sự tôn thờ Trái Tim Chúa ở tại 2 việc: một là kính mến trả nghĩa Chúa Giêsu đã yêu thương ta, hai là đền tạ những tội ta và người ta đã xúc phạm đến Trái Tim Chúa và phép Thánh thể.
Trái Tim Chúa Giêsu rất đáng phụng thờ tôn kính, vì là Trái tim Con Thiên Chúa, chính Chúa Thánh Thần đã lấy máu cực sạch Đức Mẹ dựng nên, và vì trái tim ấy đã hợp với linh hồn cực thánh Chúa Giêsu, được thông phần bản tính Đức Chúa Trời nhân lành, quyền phép, đủ mọi nhân đức.
Lẽ ấy cũng đủ cho ta kính thờ Trái tim cực thánh Chúa Giêsu, nhưng ta còn phải kính thờ Trái Tim Chúa, vì Người đã thương yêu và ban nhiều ơn trọng cho ta, muốn ta kính mến và an ủi Người.
Có lần Người hiện đến cùng bà thánh Magarita Maria, mở trái tim cho bà thánh xem và phán:
- Đây là Trái Tim vì yêu thương loài người đã hao mòn kiệt sức, nhưng người ta không biết ơn, không an ủi, lại còn phạm đến Thánh Thể Cha. Vậy con hãy lo lập lễ đền tạ những tội phạm đến Trái Tim và Thánh Thể Cha. Ngày ấy Cha sẽ ban nhiều ơn trọng cho kẻ xưng tội rước lễ, chầu Mình thánh và làm việc lành khác có ý đền tạ và yên ủi Trái Tim Cha".
Lời ấy chỉ rõ: Chúa Giêsu muốn ta báo ơn trả nghĩa Trái Tim Người và Người sẽ ban cho ta nhiều ơn rất trọng.
Muốn biết Trái Tim Chúa Giêsu đã thương yêu và ban nhiều ơn cho ta, hãy nghe lời thánh Magarita:
“Vì quá yêu thương ta, Người đã sinh ra khó nghèo trong hang đá, đã chịu đòn tan nát thân mình, đội mũ gai, sau cùng chịu đóng đinh trên thánh giá, và chịu chết cách đau đớn ô nhục. Trước khi chịu nạn, người đã lập phép Thánh Thể để dâng mình tế lễ đức Chúa Cha đền tội cho ta và làm của nuôi linh hồn ta. Chúa muốn ở với ta để yên ủi và thêm sức cho ta vui sống trước những đau khổ do thế gian, xác thịt và ma quỉ gây nên. Vì thế Chúa muốn cho ta kính mến trả ơn Trái Tim đau đớn Người”.
Thánh tích:
Năm 1858 có một thầy dòng quê nước Pháp nhớ lời Chúa Giêsu phán với bà thánh Magarita, và suy những tội người ta phạm đến phép Mình thánh, thầy liền khởi xướng lập Hội Rước lễ Đền tạ Trái Tim Chúa Giêsu. Các giám mục ưng thuận và cũng vui lòng cho lập hội này trong các địa phận. Đức Giáo hoàng Piô thứ 9 chẳng những châu phê cho lập Hội mà còn ban nhiều ân xá cho các hội viên nữa.
Ngày nay khắp thế giới, hội ấy đã lan tràn mạnh mẽ. Những người vào hội ấy phải rước lễ một lần trong tuần và các ngày thứ Sáu đầu tháng để đền những tội người ta phạm đến phép Mình Thánh và Trái Tim Chúa Giêsu.
Những ơn ích bởi hội ấy thì nhiều lắm, đây xin kể một tích:
Có một linh mục kia viết thư rằng: Giáo dân xứ tôi vốn khô khan, nhưng sau một năm lập hội Đền tạ Trái Tim Chúa Giêsu, đã thấy 20 người bỏ xưng tội lâu năm, đã xưng tội dịp lễ Phục sinh năm nay. Giáo dân tôi đã đi lễ và rước lễ rất đông, nhiều người năng đi đàng Thánh giá, nhiều người viếng Mình Thánh Chúa chiều hôm, Chúa nhật người ta kiêng việc xác hơn mọi năm.
Vậy nếu xứ ta đã có hội Liên minh Thánh Tâm, ta nên vào hội ấy. Hãy rước lễ, làm việc lành đền tạ tội lỗi ta, và cầu cho kẻ khô khan được hiểu biết lòng thương xót vô biên của Trái Tim Chúa Giêsu.
NGÀY MỒNG BỐN
Vết thương ở Trái Tim Chúa Giêsu có nước và máu chảy ra
Khi Chúa Giêsu đã tắt thở trên thánh giá, quan cai thành và mọi người Dothái đã về, chỉ còn Ðức Mẹ, thánh Gioan và ít người nữ ở lại khóc lóc. Giữa cơn thảm sầu, một người lính chạy tới, thấy Chúa Giêsu đã tắt thở, liền cầm ngọn giáo đâm vào Trái Tim Người. Ngọn giáo rút ra, nước và máu chảy theo.
Đây là mầu nhiệm của lòng Thương xót Chúa, muốn mở Trái Tim mình, để chúng ta được an nghỉ trong đó như ở trong một đồn vững chắc.
Nước ấy tượng trưng phép Rửa tội có sức rửa sạch mọi tội và làm cho ta trở nên con cái Thiên Chúa. Nước ấy có sức làm cho ta ước ao sự trên trời và khinh chê mọi thèm khát cùng những sự vui sướng thế tục.
Máu bởi Trái Tim Chúa Giêsu là giá chuộc tội nhân loại. Máu Abilê kêu nài tới tòa Chúa để phạt Cain, nhưng Chúa Cha thấy máu Con mình kêu tới, liền nguôi cơn giận và thương xót tội nhân.
Thánh Bonaventura suy tưởng đến vết thương Trái Tim Chúa Giêsu, đã than thở rằng: "Lạy Chúa, Chúa chịu chết cho chúng con được sống, vết thương Trái Tim Chúa chữa lành những vết thương linh hồn chúng con, máu chảy ra đã giao hòa chúng con với Chúa Cha để cứu linh hồn chúng con".
Thánh tích:
Năm 325 hội Công đồng Nicea, có 300 giám mục, có cả vua Constantinô và thánh Athanasiô tới dự. Đang lúc hội, thánh Athanasiô kể truyện này:
Trong tỉnh Beyrouth nước Syria, có nhiều người Dothái sinh sống ở đấy. Có một người Công giáo thuê nhà gần phố họ, lập một bàn thờ và treo ảnh Chúa Giêsu rất đẹp.
Sau mấy năm buôn bán phát tài, người ấy thuê nhà lớn hơn ở phố khác. Khi dọn nhà đi, người ấy quên không đem theo ảnh Chúa về nhà mới. Ngày hôm sau có người Dothái đến ở nhà ấy. Khi vào nhà, thấy ảnh Chúa Giêsu treo ở đấy, hắn liền chửi bới Chúa Giêsu thậm tệ. Những người hàng xóm kéo lại rất đông. Chúng thấy ảnh Chúa Giêsu liền nổi giận và chửi rủa một lúc lâu, nhưng không phạm gì tới ảnh thánh. Bấy giờ có một thầy cả Dothái bảo chúng rằng:” Chúng ta hãy giày xéo ảnh này đi”. Mọi người đều ưng thuận, họ trèo lên bàn thờ kéo ảnh xuống, lấy chân đạp lên ảnh và khạc nhổ vào mặt Chúa Giêsu. Có người lấy roi đánh, có người lấy đinh đóng và lấy kim nhọn chọc nát cả mặt Chúa. Sau cùng, một người rút dao đâm vào cạnh sườn Chúa 2, 3 cái. Lạ thay! vừa rút dao ra liền có nước và máu chảy ra. Bấy giờ mọi người khiếp sợ không ai dám chửi nữa. Thầy cả Dothái nói rằng:” Nghe đâu máu Giêsu thiêng lắm, ta hãy hứng lấy để chữa bệnh”. Chúng liền hứng lấy, rồi đem ảnh và máu đã hứng được về nhà hội, kêu gọi bệnh nhân đến để chữa. Được tin mừng, tất cả những người có bệnh tật đều tới: kẻ bất toại, câm điếc, mù lòa, bị quỉ ám và nhiều thứ bệnh khác đều kéo đến chật nhà hội. Thầy cả Dothái lấy máu và nước ấy mà bôi cho những người bệnh tật, khi bôi cho người nào, người ấy được khỏi ngay.
Thấy những phép lạ rõ ràng ấy, chúng sợ và khóc lóc đấm ngực ăn năn tội. Mọi người già trẻ lớn bé đều sấp mình xuống đất lạy ảnh Chúa Giêsu. Họ đem ảnh Chúa và máu còn lại cho Đức giám mục. sau khi nghe biết mọi điều, đức giám mục tạ ơn Chúa và dạy đạo cho mọi người Dothái ở thành ấy. Ít tuần sau, họ được lãnh Bí tích Rửa tội, và giữ đạo sốt sáng vững vàng.
NGÀY MỒNG NĂM
Trái Tim Chúa Giêsu có vòng gai cuốn chung quanh
Trông lên ảnh Trái Tim Chúa Giêsu, ta thấy một vòng gai cuốn chung quanh giống như thánh nữ Magarita đã xem thấy, khi Chúa tỏ ra cho bà.
Xưa quân dữ lấy những cây gai khoanh tròn làm triều thiên đội vào đầu Chúa Giêsu cho xấu hổ.
Vòng gai cuốn quanh Trái Tim Chúa dạy ta phải vui lòng vác thánh giá, phải kiên nhẫn chịu những đau khổ gặp trên đời, dạy ta ở khiêm nhường, dạy ta đừng để lòng mê tham của thế gian, xa lánh những vui sướng xác thịt, lại dạy ta ở đơn thật: thành thực trong khi làm việc, và làm việc vì một ý ngay lành, đừng cầu tư lợi hay hư danh, làm thế ta sẽ mất phần thưởng trên trời, vì Chúa đã phán trong Phúc âm: "Chúng đã được phần thưởng nơi loài người rồi".
Thánh tích:
Ngày lễ Ðức Mẹ Lên trời, có một bà sang trọng kia bảo 2 con gái mình rằng: hôm nay là lễ trọng, các con hãy mặc áo đẹp và đội triều thiên vàng đi rước lễ với mẹ". Hai con vâng lời, mặc áo quí và đội triều thiên vàng, như thói quen những phụ nữ sang trọng.
Ba mẹ con đi lễ, quì trước bàn thờ. Cô út trông lên bàn thờ, thấy ảnh Chúa Giêsu trên đầu có vòng gai đầy những vết máu chảy xuống, cô ta liền bỏ triều thiên xuống và quì trên đất cả buổi lễ.
Lễ xong, mẹ hỏi con thì con trả lời:
- Thưa mẹ, con thấy Chúa Giêsu là Vua cả trời đất, đầu đội mũ gai, mình đầy những thương tích đẫm máu, mà con là loài người hèn hạ, đâu dám đội triều thiên vàng ngọc trước mặt Người.
Cô vừa nói vừa khóc, vì đã cảm thấy tình yêu vô cùng của Chúa Giêsu. Từ đó cô càng thêm lòng mến Chúa hơn.
Về sau làm hoàng hậu nước Hungary, cô đã nên thánh gọi là thánh Isave hoàng hậu Hungary, qua đời lúc 24 tuổi, kính ngày 17 tháng 11 hàng năm.
Vậy ta phải noi gương thánh Isave, biết rằng muốn được vinh hiển đời sau, thì ngay bây giờ phải từ bỏ những vinh hoa thế tục và chịu lấy mão gai như Chúa Giêsu xưa.
NGÀY MỒNG SÁU
Trái Tim Chúa Giêsu có Thánh giá ở trên
Khi Chúa Giêsu tỏ Trái Tim Chúa cho thánh nữ Magarita, Người cho bà xem thấy Trái Tim có thánh giá ở trên.
Thánh giá ấy dạy cho ta biết, cả cuộc đời đau khổ của Chúa, từ lúc sinh ra hèn hạ đến lúc chết nhục nhã, đã dồn lại trong Trái Tim Người.
Thánh giá là món quà bổ ích Chúa dành riêng cho những ai Người yêu quí, thánh nữ Magarita nói rằng:
"Nếu tôi chẳng được vác thánh giá và rước lễ mỗi ngày, thì tôi không thể sống được. Nếu ta chẳng vui lòng chịu đau khổ, còn để lòng quyến luyến những vui sướng thế gian, thì ta là môn đệ Chúa sao được?"
Ai hiểu được lợi ích của đau khổ, thì kẻ ấy đã có lòng yêu mến Chúa, và đã có hi vọng lãnh phần thưởng đời đời Chúa dành cho trên Nước Chúa. Ai yêu Chúa thật thì lấy nặng nhọc làm êm ái, và lấy cay đắng làm ngọt ngào.
Thánh tích:
Xưa có một bà đạo đức phải bệnh nặng. Đã lâu ngày, uống các thứ thuốc, bệnh cũng chẳng giảm bớt. Các danh y đều bó tay. Tuy bà chẳng tiếc gì sống, nhưng bà thương cho đứa con còn thơ ngây, một mai bà chết đi, lấy ai săn sóc, dạy dỗ. Bà đành chịu cho bác sĩ mổ, may ra sống sót được.
Lúc mổ, tuy đau đớn, nhưng bà vẫn giữ nét mặt thản nhiên, không kêu la, không rên rỉ. Các y tá đều ngạc nhiên trước thái độ can đảm của bà.
Mổ xong, bà cầm ảnh Thánh giá nói với mọi người:
"Đây là sức mạnh giúp tôi can đảm chịu đau đớn. Tôi cũng là người biết đau đớn như người ta, nhưng khi nhớ đến những đau khổ, đến cái chết của Chúa trên thánh giá, tôi được can đảm, và còn chịu được nữa".
Bà còn sống được ít lâu, chịu đau khổ. Khi gần từ giã cuộc đời, bà gọi con đến, đưa ảnh thánh giá và khuyên con:
"Con hãy giữ lấy thánh giá này, đây là nguồn an ủi độc nhất của con trên đời. Đây là vật quí giá mẹ để lại cho con. Ảnh này sẽ giúp con vui sống trong vui mừng cũng như trong đau khổ".
Bà đã trút hơi trước những tiếng khóc của cậu con bên giường.
NGÀY MỒNG BẢY
Trái Tim Chúa Giêsu là lò lửa mến yêu.
Nhìn ảnh Trái Tim Chúa Giêsu ta thấy có lửa bốc ra nơi chân thánh giá, chỗ lưỡi đòng và mão gai đâm vào.
Lần kia, Chúa hiện đến cùng thánh nữ Magarita cho bà xem thấy Trái tim và nói:"Cha thương yêu người ta quá sức con không hiểu được. Cha không thể cầm hãm lửa trong Trái Tim Cha được nữa. Lửa ấy bốc ra cho người ta xem thấy mà lãnh lấy những ơn lành".
Thánh nữ Getrudê năng than thở rằng:"Lạy Chúa, nếu loài người hiểu biết Trái Tim Chúa thương yêu chúng chừng nào, hẳn chúng sẽ kính phục và mến Chúa hết".
Ta phải xin Chúa cho ta được hiểu biết và hết lòng kính mến Trái Tim Chúa, đem suốt đời phục vụ Chúa.
Thánh tích:
Xưa có chàng thanh niên hư thân, đến nỗi những chàng xấu nết trong vùng cũng chẳng còn muốn làm bạn với chàng. Vì hoang đàng quá độ, chàng mắc bệnh thổ huyết, ốm đau kịch liệt.
Khi linh mục xứ đến thăm, khuyên bảo, chàng cũng chẳng nghe, lại còn nói phạm đến Chúa. Thương linh hồn chàng, linh mục xứ tìm mọi cách giúp chàng phần linh hồn. Ngài nhờ cha phó đến tận Paray le Monial, nơi người ta tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu, nhờ những người ở đấy cầu xin cho chàng. Người ta dự lễ, rước lễ cầu cho chàng.
Khi cha phó trở về, cả 2 cha tới thăm chàng thanh niên đau liệt ngay. Cha phó nói tới việc đi Paray và tặng cho chàng mẫu ảnh Trái Tim Chúa Giêsu làm quà. Chàng giơ tay đón nhận, hôn kính nói lời cảm ơn, rồi nhờ mẹ đeo ảnh Trái Tim Chúa Giêsu vào cổ mình. Đeo xong, chàng xin xưng tội ngay hôm ấy, cùng lãnh phép Xức dầu bệnh nhân sốt sáng, đọc theo những lời trong nghi lễ xức dầu. Từ lúc đó, chàng năng than thở:' Lạy Trái Tim Chúa Giêsu đã quá thương con, con quyết lòng kính mến Chúa hết lòng con, suốt đời con".
Ngày hôm sau, cậu từ giã cõi đời cách êm ái.
NGÀY MỒNG TÁM
Việc thứ nhất phải làm để tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu là dâng mình cho Trái Tim cực trọng Người.
Chúa Giêsu đã dạy cho thánh nữ Magarita một bản kinh dâng mình và hứa rằng:
" Từ nay Cha sẽ trả công cho người làm ơn cho con như làm ơn cho Cha. Cha sẽ phạt những kẻ làm mất lòng con như làm mất lòng Cha. Cha sẽ nghe lời con cầu xin và bầu cử cho người ta nữa".
Thánh nữ kể rằng: Có người xin tôi cầu nguyện cho một người tội lỗi ăn năn thống hối. Tôi nhận lời và cầu nguyện như ý xin. Ngày sau đó, Chúa hiện đến phán rằng:"Nều kẻ tội lỗi ấy vâng theo thánh ý Chúa Cha cho trọn, Cha sẽ thương cứu nó, nhưng nó phải dâng mình cho Trái Tim Cha".
Thánh nữ Magarita thấy ai có lòng tôn sùng Trái Tim Chúa Giêsu thì cũng khuyên dâng mình cho Chúa. Bà nói:" Muốn được đẹp lòng Chúa và thực lòng kính mến Trái Tim Chúa, người ta phải dâng mình cho Trái Tim cực trọng Chúa. Thánh nữ đã viết nhiều bản kinh dâng mình gửi đi nhiều nơi.
Dâng mình cho Chúa là nhận Chúa là đấng dựng nên mình, cứu chuộc, coi sóc, ban mọi ơn trong ngoài hồn xác, và quyết tâm kính mến Chúa đến trọn đời như con với cha hiền.
Chúa phán:
- Đã dâng mình cho Chúa, phải thành thực và trọn vẹn, hồn xác, nếu còn giữ lại phần nào thì Chúa không nhận".
Thánh tích:
Chẳng có kinh nào sốt sáng bằng kinh thánh nữ Magarita đã đọc để dâng mình cho Trái Tim Chúa Giêsu, vì là kinh Chúa đã dạy thánh nữ viết ra, có ý tỏ lòng thành thực dâng mình cho Trái Tim Chúa.
Đọc kinh này, ta thấy thánh nữ Magarita đã dâng mọi sự trong ngoài, hồn xác mãi mãi…thánh nữ Magarita năng đọc kinh này vào lễ kính Trái Tim Chúa Giêsu và các thứ Sáu quanh năm, sau khi rước lễ. Ngoài ra, thánh nữ còn dâng mình tắt trong tâm trí nhiều lần trong ngày.
Chúa Giêsu muốn cho người ta dâng mình riêng từng người, lại muốn cho mọi người trong gia đình, trong cộng đoàn, xứ đạo, trong tu viện hợp ý cùng nhau dâng mình cho Chúa, nhận Chúa làm Vua cai trị mình nữa.
NGÀY MỒNG CHÍN
Việc 2: Đền tạ những tội phạm đến Trái Tim và Thánh Thể
Một lần Chúa Giêsu hiện đến phán dạy thánh nữ Magarita rằng:
"Cha ước ao và muốn cho người ta tôn sùng Trái Tim Cha, đền tạ những tội xúc phạm đến Trái Tim Cha".
Thánh nữ kể lại: Một hôm, khi tôi đang chầu Mình Thánh, Chúa hiện ra uy nghi sáng láng, mở Trái Tim Người ra cho tôi xem và phán:
"Hỡi con, Cha muốn con rước lễ các ngày thứ Sáu đầu tháng, để đền tạ những tội loài người xúc phạm đến Thánh Thể Cha".
Năm 1675, Chúa lại hiện đến cùng tôi và phán:
"Cha muốn hàng năm, ngày thứ Sáu tuần lễ Thánh Thể, có một lễ riêng kính thờ Trái Tim Cha. Hôm ấy, những kẻ kính mến Cha sẽ rước lễ đền tạ những tội loài người xúc phạm đến Cha ngự trong phép Thánh Thể".
Lần khác, sau khi rước lễ, Chúa lại hiện ra cùng bà, dạy phải ăn chay, hãm mình lánh tội và làm các việc lành khác đền tội thay cho những người đang mắc tội trọng đã cả dám lên rước lễ.
Thánh tích:
Bên Pháp, nhiều xứ đã lập Hội Rước lễ đền tạ Trái Tim Chúa Giêsu và Thánh Thể, hội được nhiều người gia nhập. Một linh mục cho biết, hội đã đem lại rất nhiều ơn ích. Ngài kể:
Có một người Anh giáo đến dưỡng bệnh trong xứ tôi gần một năm. Ông đã uống nhiều thuốc mà không khỏi bệnh, các bác sĩ đã bó tay.
Được tin, tôi đến khuyên ông về nhập Công giáo, đầu tiên, ông chối ngay và nói: đừng khuyên tôi mất công, tôi đã theo Anh giáo từ nhỏ, tôi quyết theo đến cùng.
Về nhà, tôi kể lại câu chuyện cho các người trong hội đền ta nghe, xin họ cầu nguyện cùng Trái Tim Chúa Giêsu mở lòng cho người Anh giáo này. Mọi người trong hội nghe tôi, cùng sốt sáng cầu nguyện mới 2 ngày.
Tôi lại đến thăm ông ta, vừa vào chưa kịp nói gì, ông ta đã xin tôi lo liệu cho được nhập đạo Công giáo kẻo mất linh hồn.
Tôi đã giúp ông các bí tích cần thiết. Sau cùng ông nói: Khi chưa trở lại, tôi rất sợ chết, bây giờ tôi không sợ mà còn mong được chết.
Ba ngày sau, ông đã được Chúa đưa ra khỏi đời này cách êm đềm.
NGÀY MỒNG MƯỜI
Việc thứ 3: Năng rước lễ
Chẳng những Chúa dạy kẻ kính thờ Người phải năng rước lễ mà còn ước ao cho người ta rước lễ hàng ngày.. Người dạy thánh nữ Magarita rằng:
"Để đẹp lòng Cha, con phải năng rước lễ."
Từ nhỏ, thánh nữ đã ước ao được rước lễ, khi thấy ai lên rước lễ tôi thèm khát phúc trọng ấy lắm.
Khi đi tu dòng, thánh nữ càng ước ao rước lễ hơn, bà nói:"Tôi ước ao ước lễ, dù phải bước vào đống than hồng hay đi trong lửa cháy, tôi cũng không sợ. Nhiều lần tôi phát khóc vì không được rước lễ. Tôi khao khát rước Chúa như linh hồn luyện ngục khao khát về hưởng mặt Chúa trên thiên đàng".
Thánh tích:
Thánh Catarina đói Mình Thánh, Chúa bay vào miệng bà.
Thánh Catarina Siena đã nêu gương sáng về sự năng rước Mình Thánh đức Chúa Giêsu. Bà sốt sắng rước lễ hàng ngày. Khi nào vì ngăn trở không rước Mình Thánh Chúa được, thì suốt ngày hôm đó, bà bồn chồn, khổ sở cực lòng lắm.
Cha linh hồn của thánh nữ kể rằng: một ngày kia nhằm lễ kính thánh Marcô, tôi có việc cần lắm nên phải rời nhà từ sáng sớm không làm lễ được, gần trưa tôi mới về. bà catarina đến thưa rằng:
- Thưa cha, con đói lắm.
Tôi hiểu ngay chị thánh ước ao muốn rước lễ. tôi thử lòng chị, nên nói rằng:
- Tôi đi đường xa về mệt lắm, không làm lễ được.
Catarina buồn bước ra khỏi phòng. Chỉ vài phút sau, Catarina đến thưa:
- Thưa cha, con đói lắm.
Quá cảm động trước lòng ao ước rước Mình Thánh Chúa của chị thánh, tôi sửa soạn ra nhà thờ dâng lễ ngay. Lạ thay, khi tôi vừa bẻ Mình Thánh ra làm hai, thì một nửa ở trong tay tôi bay đi đâu mất. Tôi đang luống cuống lo sợ, thì chị thánh nói “Mình Thánh Chúa bay vào miệng con rồi”. Bấy giờ mặt chị sáng láng như thiên thần.
NGÀY MƯỜI MỘT
Việc thứ 4: Năng dự thánh lễ
Thánh lễ misa là việc cao trọng nhất trong đạo Công giáo, vì chính Chúa Giêsu là Đấng tế lễ và là của lễ dâng lên Chúa Cha như Chúa đã dâng trên Thánh giá trên Canvê xưa.
Trong thư gửi cho một linh mục mới, thánh nữ Magarita viết: Thưa cha, con biết lấy lời nào để tỏ lòng vui và mừng cha đã được ơn đặc biệt, là ơn mời gọi Chúa trên trời biến đổi tấm bánh lúc cha dâng lễ. Ôi trí loài người sao hiểu được phúc cao trọng vô cùng ấy? Con không biết lấy gì đáp lại việc trọng đại cha ban cho con là dâng lễ cầu cho con, con coi thánh lễ là quà cao trọng hơn hết mọi sự trên đời này."
Suốt đời, bà thánh này luôn mơ tưởng dự thánh lễ. Lúc được dự lễ, bà nghiêm trang, sốt sáng, mặt đỏ bừng bừng lửa kính mến. Chính Chúa Giêsu đã dạy bà:
"Khi dự lễ, con phải cầm lòng cầm trí và sốt sắng cầu xin, như Ðức Mẹ xưa khi Người đứng dưới chân thánh giá".
Khi dâng lễ, ta hãy hợp lòng trí cùng linh mục chủ tế và các người cùng dâng lễ để tôn vinh sự chết và sống lại của Chúa Kitô, thờ lạy, cảm tạ, xin lỗi, và xin ơn lành cho mình và cho toàn thể giáo hội.
Thánh tích:
Xưa có một vị đạo đức lắm, ngày đêm luôn than thở những lời sốt sắng tự đáy lòng rằng: Lạy Chúa, con ước ao trên rừng có bao nhiêu lá, bầu trời có bao nhiêu sao, sa mạc có bao nhiêu cát, biển cả có bao nhiêu giọt nước, thì con cũng được bấy nhiêu miệng lưỡi để ca ngợi Chúa, bấy nhiêu con tim để yêu mến Chúa …
Một lần sau khi ông than thở như vậy, Chúa Giêsu hiện đến phán rằng:
"Con ơi, nếu một linh hồn sạch tội dâng một lễ thánh cho sốt sáng, thì đó là một việc kính mến, ca ngợi và làm sáng danh Cha hơn những việc con ước ao đêm ngày muôn phần".
NGÀY MƯỜI HAI
Việc thứ 5: Năng chầu thánh thể
Thánh nữ Magarita mến Chúa lắm, ngay từ nhỏ đã thích quì chầu Chúa trước nhà tạm. Thấy vắng mặt Magarita, cha mẹ chỉ vào nhà thờ là tìm thấy em, em đang quì chầu Chúa.
Thánh nữ viết: "Ba má tôi qua đời khi anh em chúng tôi còn nhỏ, cậu mợ tôi săn sóc chúng tôi và trông coi gia tài cha mẹ chúng tôi, nhưng cậu mợ hay gắt gỏng hung dữ, đánh chửi chúng tôi, chúng tôi khổ sở lắm. Nhưng Chúa Giêsu đã ban cho tôi nguồn an ủi vô tận là Thánh Thể. Mỗi khi buồn phiền, tôi đến quì trước nhan thánh Chúa, tôi khóc, tôi than, tôi giãi bày tâm sự với Chúa. Thật không có gì êm dịu sung sướng được bằng quì trước nhà chầu. Tôi có thể quên ăn quên ngủ để được thờ lạy Chúa trong phép Thánh Thể. Lòng tôi rạo rực vì yêu Người, bởi quá thương nhân loại, Người đã ngự trong nhà tạm chật hẹp này".
Người ta phải bỡ ngỡ khi thấy Magarita thân hình gầy yếu mà lúc chầu Mình Thánh Chúa có thể quì suốt ngày mà không mỏi mệt. Chắc hẳn Chúa ban sức riêng cho người.
Một lần Chúa phán cùng thánh nữ:
"Con ơi, nếu bao giờ con tránh mặt Cha, Cha sẽ phạt con. Ai ngăn cản con đến cùng Cha, Cha sẽ không cho kẻ ấy thấy mặt Cha bao giờ"
Lạy Chúa, xin cho con ơn năng đến và sốt sáng thờ lạy Chúa trong nhà tạm để đáp lại lòng mong đợi của Chúa.
Thánh tích:
Mình Thánh Chúa chinh phục thanh niên Herman đạo Do thái
Herman một người theo đạo Dothái và ghét đạo Công giáo lắm. Hồi còn thanh niên, anh giỏi nghề đàn hát, danh tiếng lẫy lừng. Một năm, nhân ngày lễ trọng, cha xứ thành Paris nhờ anh đánh đàn nhà thờ.
Lúc dâng Mình Thánh, giáo dân đều quì thờ lạy Chúa, chỉ có Herman mặt vênh váo, hai tay chắp sau lưng. Trông đúng là tay vô thần kiêu căng.
Chúa quyền phép vô cùng, xưa đã đánh ngã Phaolô từ lưng ngựa xuống đất, thì cũng đánh ngã anh Do thái kiêu ngạo ấy. Giữa lúc linh mục đang dâng Mình Thánh lên. Anh nhìn thấy tỏ tường trong hình bánh tròn trắng có một con trẻ xinh đẹp lạ lùng. Nhờ ơn Chúa giúp, anh ta tin thật đó là Chúa Giêsu ngự trong phép Mình Thánh, đồng thời anh phân vân về cách sống ngỗ nghịch bấy nay. Anh quyết tâm bỏ đạo Do thái trở về đạo thật.
Sau ngày Rửa tội, anh sống đạo đức sốt sắng, lại dâng mình vào nhà Chúa, sau được lãnh chức linh mục, rồi vào tu dòng Đức Mẹ Carmelo. Suốt đời linh mục, người hằng khuyên giáo dân kính mến và cậy trông phép Mình Thánh Chúa.
NGÀY MƯỜI BA
Việc thứ 6: Suy ngắm cuộc tử nạn Chúa
Một thầy ẩn tu tu rất đạo đức cầu nguyện rằng: Lạy Chúa, xin soi sáng cho con biết việc đạo đức nào làm đẹp lòng Chúa hơn?
Chúa Giêsu hiện ra, vai vác thánh giá nặng, đầu đội mũ gai, mình đầy máu me, Chúa phán:
" Con ơi, lòng Cha yêu thương loài người đến thế này đây, con hãy nhìn ngắm các vết thương Cha. Con có nghĩ được cách nào khác để Cha tỏ lòng yêu của Cha với loài người hơn được nữa không? Vậy mà được mấy người thực lòng mến Cha? Còn biết bao nhiêu người nghe theo ma quỉ, mê đắm những cái hư hèn chóng qua mà xa cách Cha, thờ ơ lãnh đạm với Cha, chê chối Cha, phụ tình Cha. Cha chết để cứu họ khỏi hỏa ngục, nhưng họ lại từ chối ơn Cha, tự gieo mình xuống biển lửa! Ôi, còn gì làm đau lòng Cha hơn.
Hỡi con, để bù vào sự lạnh nhạt của người đời, để an ủi Cha, con hãy năng SUY NGẮM SỰ THƯƠNG KHÓ CHA. Sự thương khó, phải, cả cuộc đời Cha từ lúc sinh ra trong hang bò lừa, cho đến khi chết trần trên thánh giá là một chuỗi ngày đau khổ hơn ai hết.
Đó là việc đẹp lòng Cha hơn cả. Con đừng bỏ việc Cha yêu thích đó".
Thánh tích:
Năm 1676, Chúa Giêsu hiện ra cùng thánh nữ Magarita và bảo rằng:
"Hỡi con, yêu dấu, từ nay trong đêm thứ Năm sang thứ Sáu, con hãy tỉnh thức suy ngắm sự thương khó Cha, đêm ấy, con sẽ cùng cha vào vườn Giêtsimani để cầu nguyện cùng Chúa cha. Con hãy làm với mục đích khẩn cầu Thiên Chúa tha tội cho nhân loại và an ủi cha, vì những nỗi tệ bạc người ta hằng làm cho cha".
Thánh nữ Magarita vâng lời Chúa, cứ nửa đêm thứ Năm người thức dậy, quì xuống đất, giang 2 tay ra như hình Chúa chết trên thánh giá, và suy ngắm sự thương khó đau đớn Chúa chịu xưa, đêm thứ Năm Tuần thánh, người quì thờ lạy Chúa suốt đêm.
Một linh mục hỏi: Trong giờ quì như vậy chị làm gì?
Thánh nữ Magarita trả lời: Trong giờ ấy con không làm gì khác hơn là tưởng nhớ đến những cực hình Chúa Giêsu đã chịu xưa, con khóc, con hối hận vì tội lỗi con và tội loài người đã gây nên nỗi khổ hình kia mà Chúa phải chịu. Trong giờ ấy con cảm thấy đau đớn bứt rứt vô cùng, con tưởng chừng không thể sống được nữa. Đó là ơn Chúa ban cho con chia sẻ một chút đau khổ của Người."
Chớ gì ta được lòng ăn năn khóc lóc vì tội lỗi mình đã phạm làm cho Chúa đau khổ như vậy.
NGÀY MƯỜI BỐN
Việc thứ 7: Rước lễ thứ Sáu đầu tháng
Thánh nữ Magarita Maria, tông đồ truyền bá lòng Tôn sùng Trái Tim Chúa Giêsu viết lại:
” Một hôm đang quì chầu mình thánh, Chúa Giêsu hiện ra, mặt người uy nghi sáng lángmở trái tim đang bầng bầng cháy và Chúa bảo tôi:
"Con yêu dấu, nghe lời cha dậy: Từ nay con chịu lễ các thứ Sáu để đền bù tội lỗi loài người xúc phạm đến Mình thánh Cha”.
Thánh nữ liền quyết giữ lời Chúa đã truyền cho đến chết.
Trong một sắc lệnh, đức Giáo hoàng đã khuyên giục các giáo dân hãy nhiệt tâm kính thờ Trái Tim Chúa Giêsu, và người đã nhấn mạnh về sự rước lễ thứ Sáu đầu tháng.
Ngày thứ Sáu đầu tháng, ai có thể, nên làm ít việc sau, tùy hoàn cảnh của mình:
1/ Suy ngắm về lòng nhân từ Chúa đã thương yêu ta, về sự bội bạc của ta đối với phép Mình Thánh.
2/ Dâng lễ, rước lễ đền tạ vì tội phạm đến Mình Thánh Chúa.
3/ Sau rước lễ, dâng hồn xác, gia đình mình cho Trái Tim Chúa.
4/ Ngắm đàng thánh giá để tưởng niệm cuộc thương khó Chúa.
Cũng nên kể thêm những ơn Chúa hứa ban cho những ai rước lễ thứ Sáu đầu tháng:
1/ Ai rước lễ 9 thứ sáu đầu tháng liền, sẽ được chết trong khi có nghĩa cùng Chúa.
2/ Chúa sẵn lòng nghe lời cầu xin của người xưng tội rước lễ và làm việc lành trong ngày thứ Sáu đầu tháng.
3/ Chúa sẽ thêm sức chịu mọi nỗi khó nhọc cay cực ở đời để lập công trên thiên đàng.
Thánh tích:
Bà góa được chữa bệnh ngày thứ Sáu đầu tháng:
Xưa có một bà góa thân xác yếu đuối bệnh tật. Năm ấy bà mắc một bệnh rất nặng. Thầy lang bác sĩ đã chê. Bà đã ngã lòng không uống thuốc gì nữa, chỉ lo dọn mình đi về đời sau thôi. Bà nằm liệt trên giường không thể ngồi dậy hoặc đi lại được nữa. Vì có lòng đạo, bà vui chịu mọi đau khổ không hề than van kêu trách gì.
Con cái biết mẹ mình chẳng còn sống bao lâu nữa thì thưa rằng:
- Thưa mẹ, mẹ muốn gì, ăn uống gì mẹ cứ nói, chúng con sẽ làm theo ý mẹ.
- Bà trả lời: Nay mẹ đã gần mồ, mẹ không thèm khát gì nữa, mẹ chỉ ước ao một điều là được nhìn ngắm một lần nữa tượng Trái tim Chúa Giêsu mà cha xứ mới mua tháng trước, hiện đang trưng bày ở nhà thờ. Chúng con có thể thì lo việc ấy cho mẹ.
Hôm sau là thứ Sáu đầu tháng, con cái đưa mẹ đến nhà thờ, nâng bà ngồi tựa vào ghế. Bà dự lễ, rước lễ sốt sắng khác thường. Rước lễ xong, bà chăm chú nhìn vào tượng Trái tim Chúa, lòng trí hướng về Người, bà thấy trong mình khoan khoái lạ thường, bỗng bà kêu lên:
“Tạ ơn lòng nhân từ Chúa đã thương con, chữa con khỏi bệnh tật rồi.”
Bà vừa nói vừa đứng dậy đi lại mau mắn như người thường.
Lễ xong bà đi về nhà cách nhẹ nhàng. Cha xứ cùng mọi người thấy sự lạ lùng ấy đều bỡ ngỡ, và tạ ơn ngợi khen lòng nhân từ Chúa đối với những ai trông cậy Người.
Bà tin rằng những ai rước lễ, làm việc lành và cầu xin Chúa trong ngày thứ Sáu đầu tháng thì đẹp lòng Chúa lắm. Từ bấy giờ đến chết, bà không bỏ dọn mình rước lễ các ngày thứ Sáu đầu tháng bao giờ.
NGÀY MƯỜI LĂM
Việc thứ 8: Mừng lễ Trái Tim Chúa.
Mỗi lần Chúa hiện ra cùng thánh nữ Magarita, Chúa đều tỏ ra ý Người muốn là hàng năm dành một lễ riêng để tôn thờ Trái tim Chúa. Tháng Sáu năm 1675, Chúa tỏ điều ấy rõ ràng hơn. Bà thánh kể lại:
“Năm 1675, đang khi tôi chầu Mình Thánh, Chúa tỏ lòng thương yêu tôi lắm, và tôi cũng thấy lòng cháy lửa kính mến Người. Người bảo tôi:
” Con muốn tỏ lòng kính mến trả ơn Cha, thì hãy làm việc cha đã bảo con nhiều lần, vì chẳng có việc nào cha ước muốn bằng việc ấy. Cha đã quá thương yêu người ta, nhưng người ta không những chẳng báo ơn Cha, lại có nhiều kẻ bội bạc làm hư phép Mình Thánh và xúc phạm đến cha vì thế Cha muốn mỗi năm dành riêng một lễ tôn thờ Trái Tim Cha. Ngày ấy những ai có lòng mến Cha hãy rước lễ đền tội những người phạm đến Cha trong phép Mình Thánh. Cha hứa sẽ ban nhiều ơn cho những ai sốt sắng mừng và khuyên bảo người ta mừng lễ ấy”.
Thánh nữ Magarita đã cậy nhờ các bề trên trong giáo hội xin tòa thánh lập lễ ấy. Đức giáo hoàng Innocentê đang cai quản giáo hội, ưng nhận việc đó, nhưng người muốn để các giám mục các giáo phận lập lễ ấy trước trong giáo phận mình, rồi tòa thánh sẽ ấn định sau.
Mười năm sau, giám mục giáo phận Lyon lập lễ này trước hết. Thánh nữ Magarita vui mừng lắm.
Năm 1765, sau khi thánh nữ qua đời, các giám mục nước Pháp đã lập lễ này trong toàn quốc.
Năm 1865, tòa thánh lập lễ này cho cả hội thánh.
Năm 1888, tòa thánh nâng lễ này lên bậc lễ trọng.
Ngày nay giáo hội mừng lễ này rất trọng thể, lại đặt Mình Thánh Chúa cho giáo dân chầu suốt ngày.
Khi mừng lễ Trái Tim Chúa, ta phải có ý tạ ơn Chúa vì những ơn người đã ban, nhất là người đã dùng bí tích Mình Thánh Chúa để ban trót mình cho ta, lại có ý đền bù những tội người ta xúc phạm đến Chúa và Mình Thánh Người.
Những việc người ta quen làm như: dự lễ, dâng mình, dâng thế giới cho Trái Tim Chúa, đi đàng thánh giá, đọc kinh đền tạ Trái Tim Chúa…
Năm 1906, Đức thánh cha Leô đã truyền đọc kinh đền tạ trong các nhà thờ xứ đang khi chầu Mình Thánh Chúa.
Năm 1967, Đức giáo hoàng Phaolô 6 ban ơn đại xá cho những ai đọc kinh “Lạy Đức Chúa Giêsu rất nhân lành, Chúa đã yêu dấu loài người quá bội” vào ngày lễ kính Trái Tim Chúa để đền tạ Chúa, với những điều kiện thông thường như rước lễ, xưng tội trong vòng một tháng, cầu nguyện theo ý Đức giáo hoàng. Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã nhận ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa là Ngày Thánh Hóa các Linh Mục.
Ngày 31 tháng 5 năm 2005, Bộ Giáo Sĩ đã công bố một văn kiện, mời gọi các Linh Mục hãy tái khám phá tình bằng hữu với Chúa Kitô, một tình bằng hữu đã hướng dẫn họ yêu mến ơn gọi linh mục. Văn kiện quả quyết rằng: "Bí quyết hay chìa khóa của đời linh mục là tình yêu say mê đối với Chúa Kitô". Văn Kiện của Bộ Giáo Sĩ trích lại Bức Thư của Ðức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 gởi các Linh Mục nhân ngày Thứ Năm Tuần Thánh năm nay 2005, và những đề nghị của Ðức Tân Giáo Hoàng Beneditô 16 trong bài giảng thánh lễ khai mạc thừa tác vụ Phêrô của ngài. Ngài đã mời gọi các linh mục hãy sống năm Thánh Thể qua việc tái khám phá tình bằng hữu với Chúa Kitô, chìa khóa của đời linh mục.
ĐTC còn quả quyết như sau: "Bất cứ ai mở cửa tiếp nhận Chúa Kitô, thì không bị thiệt mất điều chi cả; không bị thiệt mất bất cứ điều chi làm cho đời sống được tự do, tươi đẹp và cao cả. Chỉ trong tình bằng hữu với Chúa Kitô, mà mọi cánh cửa của cuộc đời được mở rộng ra. Chỉ trong tình bằng hữu nầy, mà khả năng cao cả của thân phận con người được mở ra. Chỉ trong tình bằng hữu nầy mà các linh mục cảm nghiệm được điều gì là tốt và tự do."
Thánh tích:
Trái Tim Chúa cứu làng Ấn độ bị dịch tả:
Bên nước Ấn độ hay có dịch tả. Linh mục Anrê truyền giáo bên nước này kể lại rằng: Bệnh dịch năm nay nặng hơn mọi năm, giết hại nhiều người, phần lớn là lương dân.
Thoạt khi bệnh dịch vừa nổi lên, người ta cầu khấn Trái Tim Chúa Giêsu, dân làng già trẻ lớn bé kéo đến nhà thờ làm việc kính thờ Trái Tim Chúa mấy giờ liền, cho tới khi hết tai họa. Họ bảo nhau xưng tội, rước lễ nhiều lần, nhờ đó giáo dân được Chúa giữ gìn cách riêng. Có làng Công giáo không mắc dịch, có làng chết người nhưng không quá một trăm. Người lương chết nhiều hơn. Thấy lòng Chúa thương cách riêng, mọi người làng tôi càng trông cậy kính mến Trái Tim Chúa hơn.
NGÀY MƯỜI SÁU
Việc thứ 9: Tôn thờ ảnh tượng Trái Tim Chúa Giêsu
Thánh nữ Magarita kể lại như sau: "Một lần Chúa Giêsu hiện ra uy nghi sáng láng, mở Trái Tim Chúa cho tôi xem, tôi thấy 5 dấu thánh nơi mình Người sáng ra. Trái Tim Chúa có thánh giá ở trên, trong có lửa bốc ra, một vòng gai cuốn chung quanh đâm vào trái Tim, vết thương ngọn giáo đâm vào mở to ra. Lần nào Chúa cũng mở Trái Tim, tôi cũng thấy như thế. Những ảnh tượng làm giống như trên đẹp lòng Chúa Giêsu lắm, vì nó giống hệt Trái Tim Chúa Giêsu".
Chúa muốn cho người ta trưng bày ảnh tượng Trái Tim Chúa trong nhà thờ, tại nhà riêng, và những nơi xứng đáng khác… để kẻ có tội nhìn thấy và hối cải.
Ai đeo ảnh Trái Tim Chúa Giêsu sẽ được Chúa ban nhiều ơn lành hồn xác.
Thánh tích:
Bên nước Pháp có một bà quí phái đạo đức có một con trai làm sĩ quan. Khi xảy ra chiến tranh con bà phải đem quân sang nước Arabia. Mẹ ở nhà lo sợ, bà dâng con cho Trái Tim Chúa Giêsu, cho con một mẫu ảnh Trái Tim Chúa, dặn con phải đeo luôn trong mình. Người con nghe lời mẹ, đeo ảnh và tin tưởng như bùa hộ thân. Đã nhiều lần ông phải xông pha nơi trận tuyến, nhưng nhờ ảnh Chúa che chở, ông được bình an. Một lần địch đóng nơi dất hiểm, ông được lệnh đi phá nơi ấy. Thấy đồn địch kiên vững, lính nản sợ, hai bên giao tranh ác liệt, bốn đại đội của ông bị chết một nửa, sau cùng quân ông phá được đồn giặc. Ông bị mấy vết đạn, một vết giữa ngực, trúng ảnh Trái Tim Chúa Giêsu, ảnh cong lại, nhưng ông không bị thương. Ai cũng nhận là Chúa che chở ông cách đặc biệt.
Từ đó ông và gia đình càng thêm lòng kính mến Trái Tim Chúa Giêsu hơn nữa.
NGÀY MƯỜI BẢY
Nhân đức nhất để tỏ lòng kính mến Trái Tim Chúa Giêsu:
Phải ghét tội trên mọi sự
Theo lời thánh nữ Magarita: muốn tỏ lòng kính mến Trái Tim Chúa, phải giữ điều Người dạy: là ghét tội trên hết, dứt tình quyến luyến tạo vật, và chịu đau khổ, vác thánh giá mà theo Chúa.
Có lần Chúa hiện ra, đầu Chúa đội mũ gai máu chảy ròng ròng, Chúa phán:
"Đây là món quà kẻ có tội tặng cho Cha".
Từ khi tôi thấy Chúa đau khổ như thế, tôi biết rõ tội trọng tai hại chừng nào, nó làm khốn Chúa dường nào. Tôi quyết ghét tội trên hết mọi sự, thà chết ngàn lần chẳng phạm tội bao giờ.
Một lần Chúa phán với bà thánh:
"Cha là đấng thánh, dạy người ta nên thánh, đấng cực sạch, không hề tha thứ cho một bụi nhơ. Cha không chấp những tội người ta phạm vì yếu đuối hay vô tình, nhưng Cha phạt những tội người ta cố chấp không ăn năn, dù là nhỏ mọn".
Chúa còn cho biết có ít tội nhỏ nhưng làm cực lòng Chúa lắm, như tội bất kính trước Mình Thánh Chúa, tội phô trương việc lành mình làm, làm vì tư lợi, kiêu ngạo, lỗi công bình, lỗi bác ái, lười biếng việc thờ phượng.
Thánh tích:
Thánh nữ Magarita đã kể truyện này:
Ngày lễ kính Thánh Thể năm ấy, lúc chầu Mình Thánh Chúa tôi thấy một linh hồn hiện về bên cạnh tôi, mình đầy lửa, làm tôi cũng phải nóng nảy quá chừng. Người ấy bảo tôi rằng:
"Tôi là tu sĩ dòng tháng Ventô, tôi phải phạt trong luyện ngục đã lâu năm, vì tôi coi thường tội nhẹ, hay phạm mà không bao giờ ăn năn sám hối. Bây giờ Chúa thương cho tôi hiện về xin bà cứu giúp, xin bà dâng công nghiệp việc lành, những sự khốn khó, các ân xá để đền bù cho tôi.
Trong 3 tháng, tôi làm như thầy ấy xin, nhưng 3 tháng ấy là 3 tháng cực nhọc cho tôi lắm, lúc nào linh hồn ấy cũng ở bên tôi, làm tôi nóng nảy rát rúa không chịu được.
Một ngày kia, trong lúc đau đớn, linh hồn ấy hiện ra sáng láng đẹp đẽ, và báo tin cho tôi là đã được ra khỏi luyện ngục. Cũng lúc ấy, tôi thấy trong mình khoan khoái dễ chịu.
NGÀY MƯỜI TÁM
Nhân đức thứ 2 để tỏ lòng kính mến Trái Tim Chúa Giêsu
là bỏ lòng yêu mình, yêu thế gian
Về nhân đức này,thánh nữ Magarita là gương mẫu cho người ta noi. Bà thánh nói: "Ta kém lòng mến Chúa Giêsu là tại ta quá yêu chuộng mình cùng thế gian. Khi ta đã quá yêu một sự gì thì Chúa lìa bỏ ta, vì Chúa muốn một mình làm chủ trái tim ta. Chúa không muốn một tấm lòng đã chia sẻ cho các tạo vật. Xác thịt ta cùng những sự đời là những sợi giây ràng buộc chặt linh hồn ta xuống đất, không cho nó bay lên cùng Chúa, như con chim đã bị buộc đôi cánh".
Càng yêu mình, yêu đời, càng kém lòng kính mến Chúa.
Thánh tích:
Thánh nữ Magarita Maria làm gương hãm mình, cùng bỏ sự đời:
Thánh nữ như không còn ý riêng, mà chỉ còn vâng lời theo ý bề trên.
Về phần xác, dù ốm yếu, bà cũng giữ chay cả mùa chay, nhiều khi xin phép giữ thêm nữa. Có khi tìm ăn đồ không ngon, có khi thêm muối vào cho khó ăn.
Bà có bệnh khát nước, mà có khi 10 ngày liền không uống nước để kính Chúa chịu khát trên thánh giá xưa. Khi bề trên bắt uống nước ngày 3 lần, thì bà uống nước dơ ở thùng rửa bát, hay ở thùng giặt quần áo để hãm mình.
Bà mặc áo lót bằng lông ngựa, thắt giây có gai đinh. Dù ốm đau, bà cứ làm việc với chị em, cứ quì chầu Mình Thánh Chúa, có khi cả ngày không ngồi, không dựa vào đâu cả.
Khi vào nhà dòng, bà phân phát hết của cải cho người ta, ở trong dòng bà càng sống khó nghèo hơn nữa.
Suốt 19 năm tu, bà không về quê lần nào.
Ta không noi gương hãm mình như thánh nữ Magarita, nhưng tinh thần từ bỏ để mến Chúa trên hết thì ta không thể thiếu, thế mới đẹp lòng Chúa.
NGÀY MƯỜI CHÍN
Nhân đức thứ 3: Yêu thánh giá, vui chịu đau khổ
Thánh nữ Magarita kể lại: Năm 1674, ngày lễ các thánh, Chúa Giêsu, trong một giây phút hé mở cho tôi thấy nước Trời. Trong chốc lát, lòng tôi tràn ngập vui sướng, tôi hằng mơ ước được về hưởng hạnh phúc vô tận ấy. Nhưng với giọng nhân từ Người phán bảo tôi:
"Chỉ có đường thánh giá, chỉ có đau khổ mới đưa con tới đỉnh tuyệt vời ấy".
Lần khác, Chúa hiện ra và bảo tôi:
"Hai điều con muốn điều nào: một là được khỏe mạnh, lòng luôn hưởng sự ngọt ngào êm ái, bề trên tín cẩn, chị em mến phục, người đời trọng kính; hai là phải ốm đau bệnh tật, chịu bề trên, chị em khinh dể, lòng luôn cay đắng khổ cực? Nghe những lời ấy, tôi bần thần cả người, sấp mình xuống than thở: Lạy Chúa, con chẳng dám chọn đàng nào, nhưng đàng nào đẹp lòng Chúa hơn, thì con xin chọn đàng ấy." Chúa lại bảo tôi:
"Cha chọn cho con đàng khổ giá, vì chỉ có khổ giá mới đẹp lòng Cha, ai yêu khổ giá thì nên giống Cha".
Cũng lúc ấy Chúa cho tôi xem thấy những sự khốn khó của cả đời tôi, tôi giùng mình khiếp sợ, không biết rồi đau khổ sẽ đưa tôi đến đâu?
Bà thánh tiếp: "Yêu nhau thì trao tặng vật quí trọng cho người mình yêu. Chúa Giêsu ban cho kẻ người yêu, trừ nước thiên đàng, không còn của gì quí hơn thánh giá, nghĩa là cho họ những đau khổ khi còn sống trên đời".
Bà viết thư cho chị dòng Đức Bà bị bệnh nặng rằng: "Tôi cầu cho chị luôn, không xin Chúa cất đau khổ đi, vì Chúa chỉ ban thánh giá cho người Chúa yêu. Tôi chỉ xin Chúa cho chị vác thánh giá đến cùng".
Thánh tích:
Thánh nữ Magarita làm gương nhẫn nhục và vui chịu khổ. Bà kể lại như sau:
Lần nào Chúa dạy tôi tôn thờ Trái Tim Chúa, Người cũng bảo tôi:
"Con sẽ phải đau khổ suốt đời. Cha đã dùng thánh giá để cứu chuộc thế gian, thì con cũng phải dùng khổ giá, khổ cực để truyền bá lòng tôn sùng Trái Tim Cha."
Lời Chúa phán không sai, suốt đời tôi bị đau khổ với chính mình, đau khổ với kẻ khác, đau khổ vì Chúa Giêsu.
Khi thánh nữ trình bày những lời truyền dạy của Chúa cho bề trên, bà dạy phải viết những điều ấy vào giấy để trình lên các bề trên giáo phận. Các đấng xem xong cho là bà bị quỉ ám hoạc cuồng tín. Nhục nhã hơn nữa, có linh mục đến trừ quỉ cho bà.
Tiếng đồn bà bị quỉ ám tung ra khắp nơi, ai cũng sợ và tránh bà như tránh tà ma. Bà phải chịu tiếng xấu ấy cho đến khi cha Columbi dòng Tên làm bề trên ở tỉnh Paray xác nhận việc tôn sùng Trái Tim Chúa Giêsu là do chính Chúa truyền dạy.
Nhưng sau này, quyết nghị ấy bị một hồng y giáo chủ phi bác. Lại một lần nữa, bà bị mọi người xỉ nhục, coi là kẻ giả hình nhân đức, là kẻ dở người, là kẻ bị quỉ ám.
Bấy giờ mọi người đồng tình làm khổ tôi, bạc đãi tôi, bêu xấu tôi. Nếu không có Chúa nâng đỡ, tôi không sao chịu được. Bà phải chịu cơ cực như thế 20 năm dài. Nhưng nhờ những năm đau khổ ấy, Trái Tim Chúa Giêsu được khắp nơi tôn thờ.
NGÀY HAI MƯƠI
Nhân đức thứ 4: Lòng Khiêm nhường
"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng".
Chúa dạy thánh nữ Magarita như sau:
"Cha yêu con hơn mọi người, không ơn nào Cha không ban cho con, nhưng con chớ khoe khoang, tự phụ, kiêu căng, nhưng con phải ở khiêm nhường. Cha sẽ tỏ cho con biết con là vật gì để con hiểu rõ bản tính hèn hạ của con".
Rồi người cho tôi xem thấy những cái hèn kém, yếu đuối của tôi. Nhìn vào cái khốn nạn của tôi như nhìn vào bức tranh đáng ghê tởm, tôi giùng mình nhìn đi nơi khác, nhờ đó, mỗi lần quỉ cám dỗ tôi kiêu ngạo, tôi biết hạ mình xuống, thấy mình hèn kém hơn hết mọi tạo vật.
Trong khi nói chuyện hay viết thư, thánh nữ thường xưng mình là "kẻ tội lỗi" và xin người ta cầu nguyện cho mình được ơn thống hối.
Thánh tích:
Gần nơi bà Magarita ở, có một tu viện rất nổi tiếng gọi là tu viện thánh Ventô. Bề trên tu viện là một vị hồng y. Khi nghe người ta nói về Chúa Giêsu truyền sự tôn sùng Trái Tim Chúa cho Magarita, hồng y liền khích bác và cho tìm bà đến để tra xét.
Trong một hội đồng công cộng có đủ mọi hạng người, bà bị tra hỏi một hồi lâu. Magarita thành thực tường trình mọi việc trước sau, nhưng bị hồng y phi bác và cho là chuyện mơ hồ, nếu không phải là do quỉ khởi xướng. Ngài quở bà thánh nặng lời, và đe phạt, nếu còn đưa ra những câu chuyện hoang đường ấy làm náo động cả dân chúng.
Bà thánh trong lòng tuy cay cực, nhưng vẫn thản nhiên không dám buông lời kêu trách hay tỏ thái độ nóng nảy, khiến cho mọi người đều sửng sốt và cảm động.
NGÀY HAI MƯƠI MỐT
Nhân đức thứ 5: Hiền lành
"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường".
Bà thánh kể lại:
"Chúa Giêsu dạy tôi phải hòa thuận với mọi người, tránh những lời nói hay những cử chỉ làm mất lòng người ta, nhất là vui lòng chịu người ta xử tệ".
Thánh nữ Magarita có tính hiền hậu từ còn nhỏ. Anh người làm chứng rằng: Ngay khi còn ở nhà, em tôi rất thùy mị, không giận dữ, gắt gỏng với ai, không làm mất lòng ai, hằng ở hòa thuận với mọi người, và luôn tìm dịp giúp đỡ mọi người".
Trong dòng, thánh nữ càng hiền hậu hơn. Nhà dòng kể: Thánh nữ Magarita rất hiền hậu, lịch sự và độ lượng với mọi chị em. Thấy ai buồn, bà an ủi, thấy ai khốn khó, bà giúp đỡ, không bao giờ bà kêu ca điều gì, dù với người làm mất lòng mình.
Khi huấn luyện tập sinh, người khuyên: Không có gì giúp ta chóng nên trọn lành bằng cư xử hiền lành với mọi người, kể cả những kẻ thù ta, kẻ khinh chê chửi bới ta…
Đó chính là gương Chúa Giêsu đã làm khi còn ở thế gian.
Thánh tích:
Thánh nữ Magarita mồ côi cha từ khi còn nhỏ, mẹ người yếu, phải nhờ anh chồng coi sóc tài sản. Ông dọn đến ở với gia đình Magarita. Ông có tính hà tiện, mẹ con Magarita thiếu thốn gì phải xin ông, nhiều khi ông không cho, cả đến cơm ăn cũng bị hạn chế, có lần phải đi vay hàng xóm.
Ông ta lại còn hay đánh đập các cháu, có lần Magarita phải trốn trong chuồng bò hay ngoài góc vườn, đến tối mới dám về ngủ…
Dù phải khổ cực như thế, bà thánh vẫn vui chịu, không kêu trách hay nói xấu bác, bà vẫn giữ kín trong lòng cho đến khi vâng lời cha giải tội phải viết ra trên giấy.
NGÀY HAI MƯƠI HAI
Nhân đức thứ 6: Vâng lời
Bà thánh Magarita kể rằng: Chúa Giêsu đã dạy tôi lúc còn nhỏ. Người là Thầy duy nhất của tôi. Người sửa phạt khi tôi lỗi phạm, Người dạy tôi nguyện ngắm, tập nhân đức, làm việc lành. Người truyền cho tôi phải thức dậy từ nửa đêm thứ Năm sang thứ Sáu để suy ngắm sự thương khó Người. Tôi cung kính thưa lại: Lạy Chúa, Chúa dạy sao con xin vâng hết, nhưng Chúa biết con ở dưới quyền mẹ bề trên, mẹ cho phép làm gì con mới được làm, nếu mẹ cấm, con phải theo mẹ. Chúa phán:
" Con nói đúng, dù Cha có quyền trên hết, nhưng Cha không muốn cất quyền bề trên con đâu, Cha muốn con luôn vâng lời bà. Việc Cha truyền, con cũng phải xin phép bà, bà có cho phép, con mới được làm. Kẻ không vâng lời bề trên, chẳng khác cành đã lìa cây, sẽ phải héo đi. Những việc lành làm theo ý riêng, khi không được phép bề trên, cũng giống như trái cây hư thối vô dụng. Cha không nhận những việc ấy. Kẻ dưới phải vâng lời bề trên là người đại diện thay quyền Cha, dù bề trên là kẻ tội lỗi, kẻ dưới vẫn phải vâng lời"
Một lần tôi đánh tội không xin phép bề trên, Chúa Giêsu hiện đến la tôi:
"Con theo ý riêng mà đánh tội, cha không nhận, còn ghét việc ấy như ghét tội vậy".
Lần khác Chúa nói:
"Nếu con luôn vâng lời bề trên, không bao giờ theo ý riêng, thì quỉ không làm hại được con, nó không được phép hại kẻ vâng lời".
Thánh nữ Magarita lấy gương Chúa trong Thánh Thể làm gương vâng lời. Người viết: Sau khi linh mục đọc lời truyền, Chúa Giêsu vâng lời ngự xuống hình bánh ngay, linh mục đặt Người trong nhà chầu, hay trao cho ai, cho người lành hay kẻ mắc tội trọng…Người vui nhận, không từ chối, hoàn toàn phó mình theo ý linh mục…
Thánh tích:
Trong sách linh mục Rolin truyền cho thánh nữ Magarita viết ra có chép truyện này: Từ bé tôi đã không ăn đưọc bánh sữa, chỉ ngửi thôi tôi cũng muốn ói ra rồi. Lúc anh tôi dẫn tôi vào dòng, đã cho bà bề trên biết chuyện này. Bà đã hứa với anh tôi "không bao giờ bắt tôi ăn bánh sữa".
Bà và bà Anna là bề trên sau, không bao giờ bắt tôi ăn bánh sữa, nhưng đến đời bà Rosalia làm bề trên, bà quyết ép tôi ăn bánh sữa như chị em. Tôi lấy việc phải vâng lời bề trên trong việc này là quá sức. Nhưng vì lòng mến nhà dòng, tôi cho việc được ở trong dòng là phúc trọng trên hết, nên thà chết hơn bỏ dòng.
Giả như tôi không quí trọng nhà dòng đến thế, chắc hẳn tôi đã đành bỏ nhà dòng còn hơn vâng lời bề trên mà ăn những của tôi ghê sợ. Nhưng tôi quyết vâng lời bề trên truyền mà ăn bánh sữa.Tôi ép mình hết sức cầm lên rồi bỏ xuống, không sao đưa vào miệng được.
Trong cảnh cùng cực đó, tôi chạy vào nhà nguyện khóc lóc kêu van xin Chúa giúp sức để tôi ép mình vâng lời bề trên cho trọn. Chúa phán bảo tôi:
"Kẻ thật lòng kính mến Cha thì vâng lời trong mọi sự không chút từ nan".
Chúa nói xong, tôi thấy xúc động trong lòng, dù chết tôi cũng ép mình vâng lời ngay. Tôi đến sấp mình trước mặt bề trên xin vâng lời ăn bánh sữa. Tôi cầm bánh ăn ngay trước mặt bề trên, khổ thân, ăn xong, tôi ói mửa suốt ngày cho đến tối, lâm bệnh phải vào nhà liệt.
Thánh nữ Magarita đã ép mình đến thế để vâng lời bề trên, lẽ ra bề trên tha ăn những của sinh hại cho người, nhưng bề trên không tha, còn bắt ăn 8 năm liền. Hết 8 năm, thấy người gầy yếu quá,sợ không thể sống được, mới tha không bắt ăn bánh sữa nữa.
Trong truyện này, chị em dòng kể thêm: vì ăn bánh không hợp, nên thánh nữ Magarita đã bị hư bao tử, hễ khi ăn uống gì xong, người ói ra hết.
Thật là gương vâng lời rất đáng kính phục, nhờ đó mà bà thánh trở nên thánh lớn.
NGÀY HAI MƯƠI BA
Nhân đức thứ 6: Vâng lời
Bà thánh Magarita kể rằng: Chúa Giêsu đã dạy tôi lúc còn nhỏ. Người là Thầy duy nhất của tôi. Người sửa phạt khi tôi lỗi phạm, Người dạy tôi nguyện ngắm, tập nhân đức, làm việc lành. Người truyền cho tôi phải thức dậy từ nửa đêm thứ Năm sang thứ Sáu để suy ngắm sự thương khó Người. Tôi cung kính thưa lại: Lạy Chúa, Chúa dạy sao con xin vâng hết, nhưng Chúa biết con ở dưới quyền mẹ bề trên, mẹ cho phép làm gì con mới được làm, nếu mẹ cấm, con phải theo mẹ. Chúa phán:
" Con nói đúng, dù Cha có quyền trên hết, nhưng Cha không muốn cất quyền bề trên con đâu, Cha muốn con luôn vâng lời bà. Việc Cha truyền, con cũng phải xin phép bà, bà có cho phép, con mới được làm. Kẻ không vâng lời bề trên, chẳng khác cành đã lìa cây, sẽ phải héo đi. Những việc lành làm theo ý riêng, khi không được phép bề trên, cũng giống như trái cây hư thối vô dụng. Cha không nhận những việc ấy. Kẻ dưới phải vâng lời bề trên là người đại diện thay quyền Cha, dù bề trên là kẻ tội lỗi, kẻ dưới vẫn phải vâng lời"Một lần tôi đánh tội không xin phép bề trên, Chúa Giêsu hiện đến la tôi: "Con theo ý riêng mà đánh tội, cha không nhận, còn ghét việc ấy như ghét tội vậy".Lần khác Chúa nói:"Nếu con luôn vâng lời bề trên, không bao giờ theo ý riêng, thì quỉ không làm hại được con, nó không được phép hại kẻ vâng lời".Thánh nữ Magarita lấy gương Chúa trong Thánh Thể làm gương vâng lời. Người viết: Sau khi linh mục đọc lời truyền, Chúa Giêsu vâng lời ngự xuống hình bánh ngay, linh mục đặt Người trong nhà chầu, hay trao cho ai, cho người lành hay kẻ mắc tội trọng…Người vui nhận, không từ chối, hoàn toàn phó mình theo ý linh mục…
Thánh tích:
Trong sách linh mục Rolin truyền cho thánh nữ Magarita viết ra có chép truyện này: Từ bé tôi đã không ăn đưọc bánh sữa, chỉ ngửi thôi tôi cũng muốn ói ra rồi. Lúc anh tôi dẫn tôi vào dòng, đã cho bà bề trên biết chuyện này. Bà đã hứa với anh tôi "không bao giờ bắt tôi ăn bánh sữa".
Bà và bà Anna là bề trên sau, không bao giờ bắt tôi ăn bánh sữa, nhưng đến đời bà Rosalia làm bề trên, bà quyết ép tôi ăn bánh sữa như chị em. Tôi lấy việc phải vâng lời bề trên trong việc này là quá sức. Nhưng vì lòng mến nhà dòng, tôi cho việc được ở trong dòng là phúc trọng trên hết, nên thà chết hơn bỏ dòng.Giả như tôi không quí trọng nhà dòng đến thế, chắc hẳn tôi đã đành bỏ nhà dòng còn hơn vâng lời bề trên mà ăn những của tôi ghê sợ. Nhưng tôi quyết vâng lời bề trên truyền mà ăn bánh sữa.Tôi ép mình hết sức cầm lên rồi bỏ xuống, không sao đưa vào miệng được.
Trong cảnh cùng cực đó, tôi chạy vào nhà nguyện khóc lóc kêu van xin Chúa giúp sức để tôi ép mình vâng lời bề trên cho trọn. Chúa phán bảo tôi:
"Kẻ thật lòng kính mến Cha thì vâng lời trong mọi sự không chút từ nan".
Chúa nói xong, tôi thấy xúc động trong lòng, dù chết tôi cũng ép mình vâng lời ngay. Tôi đến sấp mình trước mặt bề trên xin vâng lời ăn bánh sữa. Tôi cầm bánh ăn ngay trước mặt bề trên, khổ thân, ăn xong, tôi ói mửa suốt ngày cho đến tối, lâm bệnh phải vào nhà liệt.
Thánh nữ Magarita đã ép mình đến thế để vâng lời bề trên, lẽ ra bề trên tha ăn những của sinh hại cho người, nhưng bề trên không tha, còn bắt ăn 8 năm liền. Hết 8 năm, thấy người gầy yếu quá,sợ không thể sống được, mới tha không bắt ăn bánh sữa nữa.
Trong truyện này, chị em dòng kể thêm: vì ăn bánh không hợp, nên thánh nữ Magarita đã bị hư bao tử, hễ khi ăn uống gì xong, người ói ra hết.
Thật là gương vâng lời rất đáng kính phục, nhờ đó mà bà thánh trở nên thánh lớn.
NGÀY HAI MƯƠI BỐN
Trái Tim Chúa Giêsu ước ao cho nhân loại tôn sùng Ðức Mẹ
Ở trần gian Chúa Giêsu đã kính mến Ðức Mẹ hết lòng, nay trên trời, Người còn kính mến Ðức Mẹ hơn muôn lần. Người tặng Ðức Mẹ làm Nữ vương trời đất, trao phó mọi kho tàng ơn thánh cho Ðức Mẹ, để Ðức Mẹ ban cho ai bao nhiêu, ban lúc nào tùy ý Ðức Mẹ.
Thánh tích:
Thánh nữ Magarita suốt đời đã nhiệt thành kính mến Ðức Mẹ.
Người kể: Ðức Mẹ luôn săn sóc tôi từ khi tôi còn thơ bé, đã cứu tôi thoát bao hiểm nghèo. Hồi đó, khi muốn xin ơn gì, tôi thường chạy đến cùng Ðức Mẹ. Lên 11 tuổi, tôi bị bệnh nặng suốt 4 năm không rời khỏi giường, các thày thuốc đã chê. Nhưng tôi không ngã lòng, hết lòng cầu xin Ðức Mẹ và khấn: "nếu tôi được khỏi, tôi sẽ đi tu dòng Ðức Mẹ đến trọn đời". Khấn xong tôi liền khỏi bệnh. Từ đấy, tôi nhận Người làm mẹ, mỗi khi gặp khốn khó, tôi liền chạy đến cầu xin, lần nào cũng được Ðức Mẹ cứu chữa.
Tôi quyết vào dòng Ðức Mẹ, nhưng mẹ và anh tôi ngăn cản, bắt tôi vào dòng nữ thánh Ursula, vì gần nhà quê tôi. Thấy thế, tôi buồn, lại chạy đến cùng Ðức Mẹ. Ít lâu sau, Ðức Mẹ đã đổi lòng mẹ và anh tôi, cho tôi vào dòng Ðức Mẹ như ý.
Lần khác tôi bị bệnh nặng, bề trên bảo tôi xin Chúa Giêsu chữa cho, tôi vâng lời cầu xin Chúa, nhưng Ðức Mẹ hiện ra bảo tôi:
" Con hãy yên tâm, Chúa Giêsu Con Mẹ sai Mẹ đến chữa con và ban sức khỏe cho con, vì con còn phải gặp nhiều sự khó, thánh giá con vác sẽ rất nặng, đường đi còn xa, nhưng hãy vững lòng, Mẹ sẽ ở cùng con luôn. Khi ấy tôi không hiểu ý Ðức Mẹ nói, nhưng sau này khi Chúa Giêsu hiện đến dạy bảo, tôi mới rõ lời Ðức Mẹ. Trong những bước đường khó khăn, Ðức Mẹ vẫn giữ lời hứa, luôn hiện ra yên ủi giúp tôi bền vững".
NGÀY HAI MƯƠI LĂM
Trái Tim Chúa Giêsu mong muốn cho người ta được phần rỗi các linh hồn
"Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế"
Trái Tim Chúa Giêsu muốn cho người ta được rỗi linh hồn vô cùng. Ngưòi đã từng nói:
"Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn nào có ích gì? Lấy gì đổi lại cho cân" (Mt 16, 26).
Trong khi hấp hối trên thánh giá Chúa phán "Ta khát", Chúa không thèm khát chút nước vật chất, nhưng Người khát khao cứu rỗi các linh hồn. Cũng vì khát khao cứu rỗi các linh hồn nên Người mở Trái Tim Người ra cho ta vào nương náu, tránh khỏi nanh vuốt ma quỉ là kẻ thù bắt linh hồn ta. Người dạy rằng:
"Ta ước ao mở Trái Tim ra, để cho hết mọi người được nhờ những ơn và những công nghiệp vô cùng do Trái Tim Ta phát ra để khỏi hư mất đời đời, nhưng được rỗi linh hồn hết thảy".
Thánh tích:
Năm 1822, ở thành Lyon có một bà đạo đức tên là Paulina Jaricot, khi nghe truyện các linh mục đi giảng đạo cho dân ngoại phải thiếu thốn, vất vả, và nếu muốn làm việc thiện tại các nơi đó thì không làm được, vì không có tiền.
Truyện ấy đã làm cho bà suy nghĩ, bà muốn giúp các linh mục ấy, nhưng bà cũng túng nghèo.
Với ơn Chúa soi dẫn, bà liền đi xin các chị em bạn góp mỗi tuần một đồng để gây quĩ giúp việc truyền giáo. Cuối năm, quĩ đã lên tới mấy trăm ngàn…
Khi nghe biết công việc tốt đẹp ấy, chẳng những người nghèo mà cả người giầu trong tỉnh Lyon, trong cả nước Pháp cũng góp tiền lập một quĩ lớn, gọi là quĩ Truyền giáo. Ban đầu chỉ có nước Pháp, sau lan sang các nước Âu châu, rồi sang cả bên Đông phương nữa.
Vào hội Truyền giáo, hội viên góp tiền, mỗi năm mấy chục, và góp lời cầu nguyện, đọc mỗi ngày một kinh Lạy Cha, một kinh Kính mừng, và lời nguyện: "Ông thánh Phanxicô Xavie cầu cho chúng tôi".
Giáo hội ban nhiều ơn xá cho các hội viên. Mỗi năm lại có nhiều lễ misa cầu cho hội viên còn sống hay đã qua đời.
NGÀY HAI MƯƠI SÁU
Trái Tim Chúa Giêsu ước ao Cứu linh hồn luyện ngục
Chúa phán với bà thánh Gêtrudê rằng:
"Mỗi lần con cứu được một linh hồn ra khỏi luyện ngục, thì Cha vui mừng như con đã cứu chính Cha ra khỏi nơi ấy".
Thánh tích:
Thánh nữ Magarita có lòng thương và hay cứu giúp các linh hồn trong luyện ngục cách riêng, người gọi các linh hồn ấy là "những người bạn đau khổ". Nhiều lần các linh hồn được Chúa cho hiện về với bà, có linh hồn kể cho bà những hình khổ phải chịu và xin giúp, có linh hồn cho biết đã được giảm bớt, có linh hồn về cảm ơn bà và bay về thiên đàng. Thánh nữ Magarita hay nhường công nghiệp việc lành cho các linh hồn, khi thì 3 hay 6 tháng…về sau Chúa dạy bà phải nhường công phúc cả đời cho các linh hồn.
Thánh nữ Magarita có chép truyện sau:
Một năm, bề trên cho tôi được chầu Mình Thánh Chúa đêm thứ Năm tuần thánh. Đang khi chầu, tôi thấy nhiều linh hồn hiện về xin cứu giúp, cũng lúc ấy Chúa Giêsu đến dạy tôi nhường công phúc cho các linh hồn cả năm, tôi vâng lời ngay. Nhiều lần khác Chúa dạy tôi đền tội thay cho các linh hồn, những lần ấy tôi phải chịu cơ cực quá sức y như các linh hồn ấy đang phải chịu đền trong luyện ngục vậy.
NGÀY HAI MƯƠI BẢY
Cái gai thứ 1 đâm Trái Tim Chúa Giêsu: phạm tội trọng
Cứ lời thánh Phaolô dạy, kẻ phạm tội trọng đóng đanh Chúa Giêsu như quân Dothái xưa. Họ không đóng đanh bề ngoài, họ đóng đanh Người trong lòng. Thật vậy, vì có một lần Chúa Giêsu hiện đến cùng thánh nữ Magarita, đầu đội vòng gai, cả mình đầy những máu chảy ra, Chúa phán rằng:
"Những kẻ phạm tội trọng làm khốn Cha thế này đây".
Xưa bà thánh Têrêsa hằng cầu nguyện cho kẻ có tội. Một lần bà sốt sắng kêu van hết sức làm động lòng Chúa Giêsu, Chúa nghe lời bà và Chúa cứu 6 ngàn người được ơn ăn năn trở lại, sửa mình và được rỗi linh hồn.
Thánh tích:
Xưa có một người rất dữ tợn hung ác, đã phạm mọi giống tội. Khi đã già 60 tuổi, ông ta bị bệnh nặng, các y sĩ đều chê. Anh em bà con thấy thế khuyên ông ta lo việc linh hồn. Ông ta không nghe lời khuyên bảo, không lo xưng tội, mà còn chửi bới nói phạm đến Chúa.
Nhưng Chúa thương xót vô cùng, Người hiện ra phán rằng:
" Ta là Giêsu đã chết cho con, dù tội con nặng đến đâu, đừng sợ, hãy ăn năn thực lòng, Ta sẽ tha hết, vì Ta nhân từ thương xót vô cùng".
Ông ta thưa: Tôi sắp mất linh hồn rồi, cần gì ăn năn làm gì nữa.
Lúc ấy Chúa Giêsu mở áo cho ông ta xem các dấu tích trên mình Người và nói:
"Ta đã chịu khổ cực thế này để cứu linh hồn con, hãy thật lòng ghét tội, Ta sẽ cứu con khỏi sa hỏa ngục".
Ôi ghê gớm khốn nạn thay, lão ấy chẳng những không biết ơn Chúa Giêsu đã thương lão mà hối cải, nó còn xung lên nói phạm đến lòng nhân lành Chúa. Chúa Giêsu thấy lão cứng lòng cố chấp như vậy thì Người lấy mấy giọt máu bên sườn nhỏ xuống trán hắn, nói rằng:
"Đến ngày phán xét, máu này sẽ làm chứng cho thiên hạ biết ngươi đã khinh chê lòng thương xót Ta, ngươi hư đi là tại chính ngươi mà chớ".
Suy tích này ta biết tội trọng là sự gớm ghiếc và sự cứng lòng phạm đến Đức Chúa Trời là làm hại linh hồn người ta ngần nào.
Hãy hạ mình xuống cầu xin Ðức Mẹ thương xem, chớ để mình ra cứng lòng…
NGÀY HAI MƯƠI TÁM
Cái gai thứ 2 đâm Trái Tim Chúa Giêsu: làm hư phép Mình Thánh
Trong thời nay, có biết bao kẻ đã không tin, hay có tin nhưng phạm đến Mình Thánh Chúa, làm cho quỉ vui mừng, các thiên thần xấu hổ, còn Chúa Giêsu thì đau đớn…Giuđa đã bán Chúa cho kẻ dữ làm khổ Người, kẻ phạm đến Mình Thánh Chúa cũng như đem nộp Chúa cho quỉ dữ. Chúa Giêsu ở trong linh hồn mắc tội trọng, Người xấu hổ đau buồn chừng nào, Người bị quỉ khinh thường chừng nào. Ôi Thiên Chúa cao sang chịu thiệt thòi vì phần rỗi chúng con!!!
Thánh tích:
Xưa có một người ăn mày đến xin ăn trước cửa nhà thánh Paulino giám mục thành Nola, người thấy nó bại một tay thì hỏi nó bị bại từ bao lâu rồi. Người ấy nói:
- Cha tôi mất sớm, mẹ tôi nuôi tôi đến lớn, nhưng tôi chẳng đền ơn, lại còn phung phí của cải gia đình, rượu chè cờ bạc, bán cả ruộng rẫy.
Một hôm, tôi thấy mẹ tôi còn mấy đồng bạc, tôi đòi lấy, mẹ tôi không cho, nên tôi lấy tay này đánh mẹ tôi chết ngay. Hôm ấy là thứ Năm tuần thánh, tôi giấu xác mẹ tôi, rồi đi lễ, và tôi cả lòng lên rước lễ như người ta. Khi vừa rước lễ xong, tay tôi liền khô bại, đau đớn, tôi kêu la ầm cả nhà thờ. Người ta kéo đến hỏi han, tôi xấu hổ quá, bỏ làng ra đi dông dài mãi đến nay. Tôi xin chịu sự đau đớn đời này, nhưng tôi sợ hình khổ hỏa ngục lắm.
Nghe vậy, thánh giám mục nói:
- Anh đã làm cực lòng Chúa lắm, nhưng đừng ngã lòng, vì Chúa vô cùng nhân từ thương xót, hãy ăn năn thật lòng và xưng tội cho thật thà, rước lễ cho sốt sắng đền tội đã làm hư phép Mình Thánh Chúa xưa.
Anh ta nghe lời thánh giám mục, ăn năn xưng tội và chịu lễ sốt sắng, vừa chịu lễ xong, tay anh ta mềm ra và giơ lên được như cũ.
Ta hãy quyết tâm đừng bao giờ dám phạm đến Mình Thánh Chúa Giêsu.
NGÀY HAI MƯƠI CHÍN
Cái gai thứ 3 đâm Trái Tim Chúa Giêsu: lười biếng rước lễ
Thánh ý Chúa Giêsu khi lập phép Mình Thánh là muốn cho người ta năng rước lễ. Chúa phán:
"Hỡi những kẻ khó nhọc, gồng gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta. Ta sẽ bổ sức cho các ngươi.
"Ta bảo thật: ai không ăn thịt Ta và uống máu Ta, sẽ không được sống. Ai ăn thịt và uống máu Ta sẽ sống đời đời".
Thánh tích:
Trong sách Hạnh các thánh có kể truyện ông thánh Alexio người thành Rôma, là con nhà giầu sang lắm. Trong dịp cưới vợ, bởi ơn Chúa soi, ông đã bỏ cha mẹ, vợ, cùng của cải sang trọng trần gian mà sang phương Đông đi viếng các nhà thờ, chăm lo đọc kinh xem lễ cầu nguyệm đêm ngày. Người chẳng có của nuôi thân, phải đi ăn mày kiếm miếng cơm.
Qua 17 năm, người trở về Rôma, đến ăn xin ở cửa nhà cha mẹ, nhưng người giấu không cho cha mẹ biết, và cũng vì người rách rưới nên cha mẹ không nhận ra người.
Ông bà thấy người đói rách túng thiếu thì cho ở nhờ trong một xó nhà, và bảo đầy tớ mỗi ngày cho bát cơm, chén nước.
Alesio cứ ở như thế 17 năm nữa, chịu tôi tớ khinh dể mà không dám kêu ca phàn nàn, cũng không tỏ mình là con yêu quí cha mẹ đang tìm tòi mong mỏi.
Khi đã được 17 năm, Alesio bị bệnh mà chết. Lúc sắp liệm xác, thấy người cầm trong tay một tờ giấy, mở ra xem mới biết người chính là Alesio, con ông bà chủ nhà. Cha mẹ Alesio nghe tin ấy, vội chạy đến nhận xác con, khóc lóc thảm thiết không ai an ủi được.
Ta hãy nhận ra Chúa Giêsu trong bí tích Thánh thể, mà đến thăm viếng Người, đón rước Người vào linh hồn ta để Người nên bạn thân an ủi, thêm sức và cùng đi với ta tiến về quê trời.
NGÀY BA MƯƠI
Phải vững lòng trông cậy Trái Tim Chúa Giêsu
Thánh nữ Magarita nói rằng:"Nếu ta thấy mình khô khan lười biếng, hãy đến cùng Trái Tim Chúa Giêsu là lò lửa mến hằng cháy, Người sẽ đốt lòng ta, cho ta nên sốt sáng. Nếu ta yếu đuối hay phạm tội, hãy mau chạy đến với Trái Tim Chúa Giêsu, ta sẽ được thêm sức để tránh tội, vững vàng trên đường nhân đức. Ta phải luôn vững lòng trông cậy vào lòng Thương xót Chúa Giêsu, ta sẽ được những ơn ta thiếu thốn".
Thánh tích:
Nhờ ảnh Trái Tim Chúa, cha xứ cứu được một linh hồn:
Có một cha xứ kia kể tích chuyện này:
Trong xứ tôi, có một người về phần xác thì giầu, nhưng phần hồn thì rất khô khan. Đã lâu năm ông bỏ không tới nhà thờ. Vào một ngày kia ông bị bệnh nặng, các thầy thuốc đều chê cả. Nghe tin ấy, tôi vội đến thăm ngay, nhưng không được vào, vì ý ông không muốn lo việc linh hồn, nên đã bảo người nhà không được cho tôi vào.
Mấy ngày sau tôi lại đến, nhưng cũng vô ích, vẫn không được vào. Tôi thấy tình cảnh như thế thì trao một mẫu ảnh Trái Tim Chúa cho một người nhà của ông ta, và bảo giấu ảnh ấy dưới gối ông ta ngủ. Về nhà thờ, tôi cho giáo dân biết tin ấy, xin mọi người trong xứ, nhất là những ai quen rước lễ thứ Sáu đầu tháng, kêu van cầu xin Trái Tim Chúa Giêsu, để Người soi sáng mở lòng cho kẻ bệnh nặng ăn năn trở lại.
Phần riêng tôi cũng ra sức cầu xin Trái Tim Chúa cho ông ta, nhất là trong lúc tôi dâng lễ.
Đến ngày thứ Sáu đầu tháng, tôi được tin ông ta trở bệnh nặng. Nóng lòng quá, tôi liền đến ngay nhà kẻ liệt, và dù người nhà ngăn cản, tôi cũng cứ xông vào trong phòng ông ta nằm. Tôi chào và hỏi bệnh tình, rồi tôi khuyên ông ta lo việc linh hồn. Ôi, Trái Tim nhân lành Chúa Giêsu hay thương xót kẻ có tội chừng nào. Ông không chống lại nữa, và vui lòng nghe lời tôi khuyên bảo, lại xin tôi giúp, vì đã bỏ xưng tội lâu năm. Tôi giúp ông kỹ càng, rồi làm phép giải tội và phép xức dầu cho ông ngay. Ông ấy lãnh các phép sốt sắng cùng tỏ ra dấu ăn năn tội khác thường.
Mười lăm ngày sau, ông thở hơi cuối cùng, miệng kêu Tên cực trọng Chúa Giêsu, và ra đi bình an trong tay nhân lành của Chúa.
(Theo sách THÁNG TRÁI TIM CHÚA GIÊSU, Nhà xuất bản Hiện Tại 1969)
NGÀY MỒNG MỘT
Gốc tích việc tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu
Trái Tim Chúa Giêsu được người ta tôn thờ ngay từ lúc Người thở hơi cuối cùng trên thánh giá.
Thánh Giuse và Nicôđêmô tháo đanh và hạ xác Chúa Giêsu xuống, Ðức Mẹ giơ tay ẵm lấy. Ðức Mẹ xiết vào lòng xác con đã lạnh giá, đầy những thương tích. Nỗi lòng đau không xiết kể, nhất là khi Người nhìn thấy vết thương cạnh sườn mở quá rộng, để lộ một con tim nhợt máu vì đã bị ngọn giáo thâu qua…
Đến thời Trung cổ, đạo Chúa bị bách hại, các bè rối nổi lên phản ngụy cùng giáo hội. Tinh thần đạo sa sút, giáo dân bỏ đạo thật theo đạo rối.
Để chống lại cơn cuồng phong ấy, Thiên Chúa toàn năng đã dự định một phương thế thần diệu là Trái Tim Chúa Giêsu. Thiên Chúa muốn cho người ta tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu, để nhờ đó ngọn lửa mến đã hầu tắt đi, được bùng cháy lại mạnh mẽ.
Để truyền bá việc tôn thờ Trái Tim Chúa, Chúa đã dùng một nữ tu khiêm hạ ẩn kín trong tu viện là nữ tu Magarita Maria Alacoque người nước Pháp. Trong sách truyện Thánh nữ, sinh sống từ năm 1647, qua đời năm 1690. Thánh nữ kể về gốc tích tôn thờ Trái Tim Chúa như sau:
"Năm 1678, một hôm, lúc tôi đang chầu Mình Thánh Chúa trong tuần Tĩnh tâm với các chị em Dòng tại Paray-le Monial (Nước Pháp). Chúa Giêsu hiện ra cho tôi thấy Trái Tim Chúa bừng cháy ngọn lửa tình yêu nhân loại, rồi Người phán:
"Cha muốn tỏ ra cho loài người biết Cha yêu thương chúng chừng nào. Trái Tim Cha là nguồn mạch mọi ơn cứu rỗi chúng đời đời. Cha muốn chọn con để tuyên truyền lòng Tôn thờ Trái Tim Cha cho loài người. Con hèn yếu, nhưng Cha muốn chọn con để mọi người biết rằng việc này là của Cha chứ không phải của con. Con chỉ là dụng cụ hèn mọn Cha dùng".
Nghe những lời ấy, tôi giùng mình kinh khiếp, liền sấp mình kêu van Chúa chọn người tài giỏi xứng đáng hơn, tôi vừa kém đức lại là phận đàn bà yếu hèn sao làm nổi việc ấy. Nhưng Chúa Giêsu không nghe, Người phán rằng:
"Cha chọn con, chỉ vì con thấy mình yếu đuối hèn hạ. Tự sức riêng con, con không làm gì được. Nhưng con hãy vững lòng, chớ sợ, Cha sẽ giúp sức cho con. Cha sẽ ban ơn dư dật cho con. Con không biết Cha hay dùng sức yếu mà phá đổ cường quyền ư? Cha thường dùng người yếu hèn để làm những công việc cao cả, vì người khiêm hèn chỉ cốt làm vinh danh Cha".
Tôi thưa lại: Vậy lậy Chúa xin ban cho con những ơn cần để con có thể làm việc Chúa truyền dạy.
- Chúa phán: chỉ có một sự rất cần là con phải khiêm nhượng và tin thật, nếu không có Cha giúp, con chẳng làm gì được. Con hãy tin tưởng mạnh mẽ, Cha sẽ giúp con thành công trong việc Cha truyền".
Rồi Người mở trái tim cho tôi xem, tôi thấy lửa ở trái tim bốc ra lan tràn. Lúc ấy lòng tôi nóng ran như lửa, chịu chẳng được tôi phải kêu lên: " Lạy Chúa, xin cứu con, con yếu hèn quá". Chúa ngọt ngào an ủi tôi:
- Con đừng sợ, Cha sẽ thêm sức cho con, con chỉ nên ghi lòng những mệnh lệnh của Cha. Đây là ơn trọng sau hết Cha ban cho các tội nhân. Ai từ chối sẽ phải hư mất đời đời, vì Cha chẳng còn ban ơn nào hơn được nữa".
Từ đấy, Chúa còn hiện ra nhiều lần dạy tôi những việc phải làm và những nhân đức phải giữ để tôn sùng Trái Tim Chúa.
Tôi vâng giữ các điều Chúa truyền dạy, hết sức khuyên giục chị em dòng và giáo dân tôn kính Trái Tim Chúa Giêsu trong suốt đời tôi".
Những việc tỏ lòng tôn kính Trái Tim Chúa:
1- Đeo ảnh Trái Tim Chúa trong người.
2- Thờ ảnh, tượng Trái Tim Chúa nơi gia đình, nhà thờ, nhà trường...
3- Tôn nhận Chúa làm Vua gia đình qua nghi lễ Tôn vương,
4- Dự lễ kính Trái Tim Chúa trong Tháng Sáu,
5- Nếu có thể, dự lễ và Rước lễ đền tạ các Thứ Sáu đầu tháng.
6- Nếu có thể, gia nhập Phong trào Liên Minh Thánh Tâm để cùng nhau đền tạ và xin Chúa thánh hóa gia đình.
Lạy Chúa, trong tháng này con xin dâng các việc con làm, những niềm vui, nỗi khổ cho Trái Tim Chúa Giêsu, xin Trái Tim Chúa nhận lấy và ban ơn lành cho con. Amen.
NGÀY MỒNG HAI
Chúa Giêsu hứa ban muôn ơn cho ai tôn thờ Trái Tim Chúa.
Ai làm việc thì đáng lãnh công. Biết vậy, nên Chúa Giêsu đã hứa ban rất nhiều ơn cho những ai thành thực tôn thờ Trái Tim Chúa. Người hứa ban ơn chung cho mọi người, ban ơn riêng cho từng người, cho người nhân đức, cho kẻ tội lỗi, cho kẻ ốm đau, cho người khỏe mạnh, cho kẻ đi tu, cho người phần đời, ai cũng được ơn dư dật của Trái Tim Chúa.
Tháng Magarita viết rằng: Tôi không sao kể hết những đặc ân Chúa Giêsu ban cho những ai tôn thờ Trái Tim Chúa, xin kể mấy đặc ân sau:
1. Cha sẽ ban những ơn cần thiết theo bậc sống mỗi người.
2. Cha sẽ ban bình an hòa thuận xuống gia đình chúng.
3. Cha sẽ yên ủi trong lúc chúng gian khổ.
4. Cha sẽ nên nơi ẩn náu an toàn cho chúng trong đời sống,nhất là giờ chết.
5. Cha sẽ đổ tràn ơn phúc trong các việc chúng làm.
6. Cha sẽ nên nguồn mạch, nên biển cả tình thương cho các tội nhân.
7. Nhờ kính Trái Tim Cha, linh hồn nguội lạnh sẽ nên sốt sắng.
8. Linh hồn sốt sáng sẽ nên trọn lành.
9. Cha sẽ chúc phúc cho những nhà nào đặt ảnh tượng và tôn kính
Trái Tim Cha.
10. Cha sẽ cho các linh mục được ơn lay chuyển những tấm lòng cứng cỏi trở về cùng Chúa.
11. Ai khuyên người khác tôn sùng Trái Tim Cha, tên kẻ ấy sẽ được ghi vào Trái Tim Cha, không bao giờ bị xóa bỏ.
12. Cha sẽ ban ơn thống hối lúc cuối đời cho những ai Rước Lễ 9 ngày thứ Sáu Đầu tháng liên tiếp.Nó sẽ không chết khi còn là kẻ thù nghịch Cha, hoặc không được lãnh các Bí tích sau hết. Trái Tim Cha sẽ là nơi nương náu an toàn cho chúng trong giờ chết.
Thánh tích:
Marseille là thành phố rộng lớn và giầu có bên nước Pháp, đêm ngày hàng mấy trăm con tàu đi lại sầm uất. Năm 1722, chứng dịch nổi lên, người thành phố bị chết rất nhiều, người ta kéo nhau tản cư sang tỉnh khác, nhưng sau có lệnh cấm không ai được ra khỏi thành phố, sợ đem dịch đi nơi khác. Người còn lại trong thành rất lo về số phận mình. Số người chết mỗi ngày gia tăng. Các cửa hàng im lìm, phố vắng vẻ như chết. Tiếng khóc liên miên ngày đêm không dứt. Nạn nhân trước còn được chôn hẳn hoi, sau vì nhiều quá, người ta vất la liệt ngoài ngã ba đường phố. Vì thế sinh nặng khí, và chứng dịch càng ra nặng hơn. Trong 4 tháng, thành phố chết tới 4 chục ngàn người.
Đức giám mục thành chạy đến cùng Trái Tim Chúa Giêsu và dâng mình cùng cả giáo dân trong địa phận mình cho Trái Tim Chúa. Người khấn mỗi năm một lần sẽ kiệu tượng Trái Tim Chúa trọng thể.
Ngày lễ Các thánh năm ấy, giáo dân sốt sáng rước tượng Trái Tim Chúa rất trọng thể. Từ đó chứng dịch nhẹ dần và ít lâu sau khỏi hẳn. Mấy năm sau, ngưòi ta không thấy ai chết vì chứng bệnh dịch nữa.
NGÀY MỒNG BA
Mục đích việc tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu
Sự tôn thờ Trái Tim Chúa ở tại 2 việc: một là kính mến trả nghĩa Chúa Giêsu đã yêu thương ta, hai là đền tạ những tội ta và người ta đã xúc phạm đến Trái Tim Chúa và phép Thánh thể.
Trái Tim Chúa Giêsu rất đáng phụng thờ tôn kính, vì là Trái tim Con Thiên Chúa, chính Chúa Thánh Thần đã lấy máu cực sạch Đức Mẹ dựng nên, và vì trái tim ấy đã hợp với linh hồn cực thánh Chúa Giêsu, được thông phần bản tính Đức Chúa Trời nhân lành, quyền phép, đủ mọi nhân đức.
Lẽ ấy cũng đủ cho ta kính thờ Trái tim cực thánh Chúa Giêsu, nhưng ta còn phải kính thờ Trái Tim Chúa, vì Người đã thương yêu và ban nhiều ơn trọng cho ta, muốn ta kính mến và an ủi Người.
Có lần Người hiện đến cùng bà thánh Magarita Maria, mở trái tim cho bà thánh xem và phán:
- Đây là Trái Tim vì yêu thương loài người đã hao mòn kiệt sức, nhưng người ta không biết ơn, không an ủi, lại còn phạm đến Thánh Thể Cha. Vậy con hãy lo lập lễ đền tạ những tội phạm đến Trái Tim và Thánh Thể Cha. Ngày ấy Cha sẽ ban nhiều ơn trọng cho kẻ xưng tội rước lễ, chầu Mình thánh và làm việc lành khác có ý đền tạ và yên ủi Trái Tim Cha".
Lời ấy chỉ rõ: Chúa Giêsu muốn ta báo ơn trả nghĩa Trái Tim Người và Người sẽ ban cho ta nhiều ơn rất trọng.
Muốn biết Trái Tim Chúa Giêsu đã thương yêu và ban nhiều ơn cho ta, hãy nghe lời thánh Magarita:
“Vì quá yêu thương ta, Người đã sinh ra khó nghèo trong hang đá, đã chịu đòn tan nát thân mình, đội mũ gai, sau cùng chịu đóng đinh trên thánh giá, và chịu chết cách đau đớn ô nhục. Trước khi chịu nạn, người đã lập phép Thánh Thể để dâng mình tế lễ đức Chúa Cha đền tội cho ta và làm của nuôi linh hồn ta. Chúa muốn ở với ta để yên ủi và thêm sức cho ta vui sống trước những đau khổ do thế gian, xác thịt và ma quỉ gây nên. Vì thế Chúa muốn cho ta kính mến trả ơn Trái Tim đau đớn Người”.
Thánh tích:
Năm 1858 có một thầy dòng quê nước Pháp nhớ lời Chúa Giêsu phán với bà thánh Magarita, và suy những tội người ta phạm đến phép Mình thánh, thầy liền khởi xướng lập Hội Rước lễ Đền tạ Trái Tim Chúa Giêsu. Các giám mục ưng thuận và cũng vui lòng cho lập hội này trong các địa phận. Đức Giáo hoàng Piô thứ 9 chẳng những châu phê cho lập Hội mà còn ban nhiều ân xá cho các hội viên nữa.
Ngày nay khắp thế giới, hội ấy đã lan tràn mạnh mẽ. Những người vào hội ấy phải rước lễ một lần trong tuần và các ngày thứ Sáu đầu tháng để đền những tội người ta phạm đến phép Mình Thánh và Trái Tim Chúa Giêsu.
Những ơn ích bởi hội ấy thì nhiều lắm, đây xin kể một tích:
Có một linh mục kia viết thư rằng: Giáo dân xứ tôi vốn khô khan, nhưng sau một năm lập hội Đền tạ Trái Tim Chúa Giêsu, đã thấy 20 người bỏ xưng tội lâu năm, đã xưng tội dịp lễ Phục sinh năm nay. Giáo dân tôi đã đi lễ và rước lễ rất đông, nhiều người năng đi đàng Thánh giá, nhiều người viếng Mình Thánh Chúa chiều hôm, Chúa nhật người ta kiêng việc xác hơn mọi năm.
Vậy nếu xứ ta đã có hội Liên minh Thánh Tâm, ta nên vào hội ấy. Hãy rước lễ, làm việc lành đền tạ tội lỗi ta, và cầu cho kẻ khô khan được hiểu biết lòng thương xót vô biên của Trái Tim Chúa Giêsu.
NGÀY MỒNG BỐN
Vết thương ở Trái Tim Chúa Giêsu có nước và máu chảy ra
Khi Chúa Giêsu đã tắt thở trên thánh giá, quan cai thành và mọi người Dothái đã về, chỉ còn Ðức Mẹ, thánh Gioan và ít người nữ ở lại khóc lóc. Giữa cơn thảm sầu, một người lính chạy tới, thấy Chúa Giêsu đã tắt thở, liền cầm ngọn giáo đâm vào Trái Tim Người. Ngọn giáo rút ra, nước và máu chảy theo.
Đây là mầu nhiệm của lòng Thương xót Chúa, muốn mở Trái Tim mình, để chúng ta được an nghỉ trong đó như ở trong một đồn vững chắc.
Nước ấy tượng trưng phép Rửa tội có sức rửa sạch mọi tội và làm cho ta trở nên con cái Thiên Chúa. Nước ấy có sức làm cho ta ước ao sự trên trời và khinh chê mọi thèm khát cùng những sự vui sướng thế tục.
Máu bởi Trái Tim Chúa Giêsu là giá chuộc tội nhân loại. Máu Abilê kêu nài tới tòa Chúa để phạt Cain, nhưng Chúa Cha thấy máu Con mình kêu tới, liền nguôi cơn giận và thương xót tội nhân.
Thánh Bonaventura suy tưởng đến vết thương Trái Tim Chúa Giêsu, đã than thở rằng: "Lạy Chúa, Chúa chịu chết cho chúng con được sống, vết thương Trái Tim Chúa chữa lành những vết thương linh hồn chúng con, máu chảy ra đã giao hòa chúng con với Chúa Cha để cứu linh hồn chúng con".
Thánh tích:
Năm 325 hội Công đồng Nicea, có 300 giám mục, có cả vua Constantinô và thánh Athanasiô tới dự. Đang lúc hội, thánh Athanasiô kể truyện này:
Trong tỉnh Beyrouth nước Syria, có nhiều người Dothái sinh sống ở đấy. Có một người Công giáo thuê nhà gần phố họ, lập một bàn thờ và treo ảnh Chúa Giêsu rất đẹp.
Sau mấy năm buôn bán phát tài, người ấy thuê nhà lớn hơn ở phố khác. Khi dọn nhà đi, người ấy quên không đem theo ảnh Chúa về nhà mới. Ngày hôm sau có người Dothái đến ở nhà ấy. Khi vào nhà, thấy ảnh Chúa Giêsu treo ở đấy, hắn liền chửi bới Chúa Giêsu thậm tệ. Những người hàng xóm kéo lại rất đông. Chúng thấy ảnh Chúa Giêsu liền nổi giận và chửi rủa một lúc lâu, nhưng không phạm gì tới ảnh thánh. Bấy giờ có một thầy cả Dothái bảo chúng rằng:” Chúng ta hãy giày xéo ảnh này đi”. Mọi người đều ưng thuận, họ trèo lên bàn thờ kéo ảnh xuống, lấy chân đạp lên ảnh và khạc nhổ vào mặt Chúa Giêsu. Có người lấy roi đánh, có người lấy đinh đóng và lấy kim nhọn chọc nát cả mặt Chúa. Sau cùng, một người rút dao đâm vào cạnh sườn Chúa 2, 3 cái. Lạ thay! vừa rút dao ra liền có nước và máu chảy ra. Bấy giờ mọi người khiếp sợ không ai dám chửi nữa. Thầy cả Dothái nói rằng:” Nghe đâu máu Giêsu thiêng lắm, ta hãy hứng lấy để chữa bệnh”. Chúng liền hứng lấy, rồi đem ảnh và máu đã hứng được về nhà hội, kêu gọi bệnh nhân đến để chữa. Được tin mừng, tất cả những người có bệnh tật đều tới: kẻ bất toại, câm điếc, mù lòa, bị quỉ ám và nhiều thứ bệnh khác đều kéo đến chật nhà hội. Thầy cả Dothái lấy máu và nước ấy mà bôi cho những người bệnh tật, khi bôi cho người nào, người ấy được khỏi ngay.
Thấy những phép lạ rõ ràng ấy, chúng sợ và khóc lóc đấm ngực ăn năn tội. Mọi người già trẻ lớn bé đều sấp mình xuống đất lạy ảnh Chúa Giêsu. Họ đem ảnh Chúa và máu còn lại cho Đức giám mục. sau khi nghe biết mọi điều, đức giám mục tạ ơn Chúa và dạy đạo cho mọi người Dothái ở thành ấy. Ít tuần sau, họ được lãnh Bí tích Rửa tội, và giữ đạo sốt sáng vững vàng.
NGÀY MỒNG NĂM
Trái Tim Chúa Giêsu có vòng gai cuốn chung quanh
Trông lên ảnh Trái Tim Chúa Giêsu, ta thấy một vòng gai cuốn chung quanh giống như thánh nữ Magarita đã xem thấy, khi Chúa tỏ ra cho bà.
Xưa quân dữ lấy những cây gai khoanh tròn làm triều thiên đội vào đầu Chúa Giêsu cho xấu hổ.
Vòng gai cuốn quanh Trái Tim Chúa dạy ta phải vui lòng vác thánh giá, phải kiên nhẫn chịu những đau khổ gặp trên đời, dạy ta ở khiêm nhường, dạy ta đừng để lòng mê tham của thế gian, xa lánh những vui sướng xác thịt, lại dạy ta ở đơn thật: thành thực trong khi làm việc, và làm việc vì một ý ngay lành, đừng cầu tư lợi hay hư danh, làm thế ta sẽ mất phần thưởng trên trời, vì Chúa đã phán trong Phúc âm: "Chúng đã được phần thưởng nơi loài người rồi".
Thánh tích:
Ngày lễ Ðức Mẹ Lên trời, có một bà sang trọng kia bảo 2 con gái mình rằng: hôm nay là lễ trọng, các con hãy mặc áo đẹp và đội triều thiên vàng đi rước lễ với mẹ". Hai con vâng lời, mặc áo quí và đội triều thiên vàng, như thói quen những phụ nữ sang trọng.
Ba mẹ con đi lễ, quì trước bàn thờ. Cô út trông lên bàn thờ, thấy ảnh Chúa Giêsu trên đầu có vòng gai đầy những vết máu chảy xuống, cô ta liền bỏ triều thiên xuống và quì trên đất cả buổi lễ.
Lễ xong, mẹ hỏi con thì con trả lời:
- Thưa mẹ, con thấy Chúa Giêsu là Vua cả trời đất, đầu đội mũ gai, mình đầy những thương tích đẫm máu, mà con là loài người hèn hạ, đâu dám đội triều thiên vàng ngọc trước mặt Người.
Cô vừa nói vừa khóc, vì đã cảm thấy tình yêu vô cùng của Chúa Giêsu. Từ đó cô càng thêm lòng mến Chúa hơn.
Về sau làm hoàng hậu nước Hungary, cô đã nên thánh gọi là thánh Isave hoàng hậu Hungary, qua đời lúc 24 tuổi, kính ngày 17 tháng 11 hàng năm.
Vậy ta phải noi gương thánh Isave, biết rằng muốn được vinh hiển đời sau, thì ngay bây giờ phải từ bỏ những vinh hoa thế tục và chịu lấy mão gai như Chúa Giêsu xưa.
NGÀY MỒNG SÁU
Trái Tim Chúa Giêsu có Thánh giá ở trên
Khi Chúa Giêsu tỏ Trái Tim Chúa cho thánh nữ Magarita, Người cho bà xem thấy Trái Tim có thánh giá ở trên.
Thánh giá ấy dạy cho ta biết, cả cuộc đời đau khổ của Chúa, từ lúc sinh ra hèn hạ đến lúc chết nhục nhã, đã dồn lại trong Trái Tim Người.
Thánh giá là món quà bổ ích Chúa dành riêng cho những ai Người yêu quí, thánh nữ Magarita nói rằng:
"Nếu tôi chẳng được vác thánh giá và rước lễ mỗi ngày, thì tôi không thể sống được. Nếu ta chẳng vui lòng chịu đau khổ, còn để lòng quyến luyến những vui sướng thế gian, thì ta là môn đệ Chúa sao được?"
Ai hiểu được lợi ích của đau khổ, thì kẻ ấy đã có lòng yêu mến Chúa, và đã có hi vọng lãnh phần thưởng đời đời Chúa dành cho trên Nước Chúa. Ai yêu Chúa thật thì lấy nặng nhọc làm êm ái, và lấy cay đắng làm ngọt ngào.
Thánh tích:
Xưa có một bà đạo đức phải bệnh nặng. Đã lâu ngày, uống các thứ thuốc, bệnh cũng chẳng giảm bớt. Các danh y đều bó tay. Tuy bà chẳng tiếc gì sống, nhưng bà thương cho đứa con còn thơ ngây, một mai bà chết đi, lấy ai săn sóc, dạy dỗ. Bà đành chịu cho bác sĩ mổ, may ra sống sót được.
Lúc mổ, tuy đau đớn, nhưng bà vẫn giữ nét mặt thản nhiên, không kêu la, không rên rỉ. Các y tá đều ngạc nhiên trước thái độ can đảm của bà.
Mổ xong, bà cầm ảnh Thánh giá nói với mọi người:
"Đây là sức mạnh giúp tôi can đảm chịu đau đớn. Tôi cũng là người biết đau đớn như người ta, nhưng khi nhớ đến những đau khổ, đến cái chết của Chúa trên thánh giá, tôi được can đảm, và còn chịu được nữa".
Bà còn sống được ít lâu, chịu đau khổ. Khi gần từ giã cuộc đời, bà gọi con đến, đưa ảnh thánh giá và khuyên con:
"Con hãy giữ lấy thánh giá này, đây là nguồn an ủi độc nhất của con trên đời. Đây là vật quí giá mẹ để lại cho con. Ảnh này sẽ giúp con vui sống trong vui mừng cũng như trong đau khổ".
Bà đã trút hơi trước những tiếng khóc của cậu con bên giường.
NGÀY MỒNG BẢY
Trái Tim Chúa Giêsu là lò lửa mến yêu.
Nhìn ảnh Trái Tim Chúa Giêsu ta thấy có lửa bốc ra nơi chân thánh giá, chỗ lưỡi đòng và mão gai đâm vào.
Lần kia, Chúa hiện đến cùng thánh nữ Magarita cho bà xem thấy Trái tim và nói:"Cha thương yêu người ta quá sức con không hiểu được. Cha không thể cầm hãm lửa trong Trái Tim Cha được nữa. Lửa ấy bốc ra cho người ta xem thấy mà lãnh lấy những ơn lành".
Thánh nữ Getrudê năng than thở rằng:"Lạy Chúa, nếu loài người hiểu biết Trái Tim Chúa thương yêu chúng chừng nào, hẳn chúng sẽ kính phục và mến Chúa hết".
Ta phải xin Chúa cho ta được hiểu biết và hết lòng kính mến Trái Tim Chúa, đem suốt đời phục vụ Chúa.
Thánh tích:
Xưa có chàng thanh niên hư thân, đến nỗi những chàng xấu nết trong vùng cũng chẳng còn muốn làm bạn với chàng. Vì hoang đàng quá độ, chàng mắc bệnh thổ huyết, ốm đau kịch liệt.
Khi linh mục xứ đến thăm, khuyên bảo, chàng cũng chẳng nghe, lại còn nói phạm đến Chúa. Thương linh hồn chàng, linh mục xứ tìm mọi cách giúp chàng phần linh hồn. Ngài nhờ cha phó đến tận Paray le Monial, nơi người ta tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu, nhờ những người ở đấy cầu xin cho chàng. Người ta dự lễ, rước lễ cầu cho chàng.
Khi cha phó trở về, cả 2 cha tới thăm chàng thanh niên đau liệt ngay. Cha phó nói tới việc đi Paray và tặng cho chàng mẫu ảnh Trái Tim Chúa Giêsu làm quà. Chàng giơ tay đón nhận, hôn kính nói lời cảm ơn, rồi nhờ mẹ đeo ảnh Trái Tim Chúa Giêsu vào cổ mình. Đeo xong, chàng xin xưng tội ngay hôm ấy, cùng lãnh phép Xức dầu bệnh nhân sốt sáng, đọc theo những lời trong nghi lễ xức dầu. Từ lúc đó, chàng năng than thở:' Lạy Trái Tim Chúa Giêsu đã quá thương con, con quyết lòng kính mến Chúa hết lòng con, suốt đời con".
Ngày hôm sau, cậu từ giã cõi đời cách êm ái.
NGÀY MỒNG TÁM
Việc thứ nhất phải làm để tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu là dâng mình cho Trái Tim cực trọng Người.
Chúa Giêsu đã dạy cho thánh nữ Magarita một bản kinh dâng mình và hứa rằng:
" Từ nay Cha sẽ trả công cho người làm ơn cho con như làm ơn cho Cha. Cha sẽ phạt những kẻ làm mất lòng con như làm mất lòng Cha. Cha sẽ nghe lời con cầu xin và bầu cử cho người ta nữa".
Thánh nữ kể rằng: Có người xin tôi cầu nguyện cho một người tội lỗi ăn năn thống hối. Tôi nhận lời và cầu nguyện như ý xin. Ngày sau đó, Chúa hiện đến phán rằng:"Nều kẻ tội lỗi ấy vâng theo thánh ý Chúa Cha cho trọn, Cha sẽ thương cứu nó, nhưng nó phải dâng mình cho Trái Tim Cha".
Thánh nữ Magarita thấy ai có lòng tôn sùng Trái Tim Chúa Giêsu thì cũng khuyên dâng mình cho Chúa. Bà nói:" Muốn được đẹp lòng Chúa và thực lòng kính mến Trái Tim Chúa, người ta phải dâng mình cho Trái Tim cực trọng Chúa. Thánh nữ đã viết nhiều bản kinh dâng mình gửi đi nhiều nơi.
Dâng mình cho Chúa là nhận Chúa là đấng dựng nên mình, cứu chuộc, coi sóc, ban mọi ơn trong ngoài hồn xác, và quyết tâm kính mến Chúa đến trọn đời như con với cha hiền.
Chúa phán:
- Đã dâng mình cho Chúa, phải thành thực và trọn vẹn, hồn xác, nếu còn giữ lại phần nào thì Chúa không nhận".
Thánh tích:
Chẳng có kinh nào sốt sáng bằng kinh thánh nữ Magarita đã đọc để dâng mình cho Trái Tim Chúa Giêsu, vì là kinh Chúa đã dạy thánh nữ viết ra, có ý tỏ lòng thành thực dâng mình cho Trái Tim Chúa.
Đọc kinh này, ta thấy thánh nữ Magarita đã dâng mọi sự trong ngoài, hồn xác mãi mãi…thánh nữ Magarita năng đọc kinh này vào lễ kính Trái Tim Chúa Giêsu và các thứ Sáu quanh năm, sau khi rước lễ. Ngoài ra, thánh nữ còn dâng mình tắt trong tâm trí nhiều lần trong ngày.
Chúa Giêsu muốn cho người ta dâng mình riêng từng người, lại muốn cho mọi người trong gia đình, trong cộng đoàn, xứ đạo, trong tu viện hợp ý cùng nhau dâng mình cho Chúa, nhận Chúa làm Vua cai trị mình nữa.
NGÀY MỒNG CHÍN
Việc 2: Đền tạ những tội phạm đến Trái Tim và Thánh Thể
Một lần Chúa Giêsu hiện đến phán dạy thánh nữ Magarita rằng:
"Cha ước ao và muốn cho người ta tôn sùng Trái Tim Cha, đền tạ những tội xúc phạm đến Trái Tim Cha".
Thánh nữ kể lại: Một hôm, khi tôi đang chầu Mình Thánh, Chúa hiện ra uy nghi sáng láng, mở Trái Tim Người ra cho tôi xem và phán:
"Hỡi con, Cha muốn con rước lễ các ngày thứ Sáu đầu tháng, để đền tạ những tội loài người xúc phạm đến Thánh Thể Cha".
Năm 1675, Chúa lại hiện đến cùng tôi và phán:
"Cha muốn hàng năm, ngày thứ Sáu tuần lễ Thánh Thể, có một lễ riêng kính thờ Trái Tim Cha. Hôm ấy, những kẻ kính mến Cha sẽ rước lễ đền tạ những tội loài người xúc phạm đến Cha ngự trong phép Thánh Thể".
Lần khác, sau khi rước lễ, Chúa lại hiện ra cùng bà, dạy phải ăn chay, hãm mình lánh tội và làm các việc lành khác đền tội thay cho những người đang mắc tội trọng đã cả dám lên rước lễ.
Thánh tích:
Bên Pháp, nhiều xứ đã lập Hội Rước lễ đền tạ Trái Tim Chúa Giêsu và Thánh Thể, hội được nhiều người gia nhập. Một linh mục cho biết, hội đã đem lại rất nhiều ơn ích. Ngài kể:
Có một người Anh giáo đến dưỡng bệnh trong xứ tôi gần một năm. Ông đã uống nhiều thuốc mà không khỏi bệnh, các bác sĩ đã bó tay.
Được tin, tôi đến khuyên ông về nhập Công giáo, đầu tiên, ông chối ngay và nói: đừng khuyên tôi mất công, tôi đã theo Anh giáo từ nhỏ, tôi quyết theo đến cùng.
Về nhà, tôi kể lại câu chuyện cho các người trong hội đền ta nghe, xin họ cầu nguyện cùng Trái Tim Chúa Giêsu mở lòng cho người Anh giáo này. Mọi người trong hội nghe tôi, cùng sốt sáng cầu nguyện mới 2 ngày.
Tôi lại đến thăm ông ta, vừa vào chưa kịp nói gì, ông ta đã xin tôi lo liệu cho được nhập đạo Công giáo kẻo mất linh hồn.
Tôi đã giúp ông các bí tích cần thiết. Sau cùng ông nói: Khi chưa trở lại, tôi rất sợ chết, bây giờ tôi không sợ mà còn mong được chết.
Ba ngày sau, ông đã được Chúa đưa ra khỏi đời này cách êm đềm.
NGÀY MỒNG MƯỜI
Việc thứ 3: Năng rước lễ
Chẳng những Chúa dạy kẻ kính thờ Người phải năng rước lễ mà còn ước ao cho người ta rước lễ hàng ngày.. Người dạy thánh nữ Magarita rằng:
"Để đẹp lòng Cha, con phải năng rước lễ."
Từ nhỏ, thánh nữ đã ước ao được rước lễ, khi thấy ai lên rước lễ tôi thèm khát phúc trọng ấy lắm.
Khi đi tu dòng, thánh nữ càng ước ao rước lễ hơn, bà nói:"Tôi ước ao ước lễ, dù phải bước vào đống than hồng hay đi trong lửa cháy, tôi cũng không sợ. Nhiều lần tôi phát khóc vì không được rước lễ. Tôi khao khát rước Chúa như linh hồn luyện ngục khao khát về hưởng mặt Chúa trên thiên đàng".
Thánh tích:
Thánh Catarina đói Mình Thánh, Chúa bay vào miệng bà.
Thánh Catarina Siena đã nêu gương sáng về sự năng rước Mình Thánh đức Chúa Giêsu. Bà sốt sắng rước lễ hàng ngày. Khi nào vì ngăn trở không rước Mình Thánh Chúa được, thì suốt ngày hôm đó, bà bồn chồn, khổ sở cực lòng lắm.
Cha linh hồn của thánh nữ kể rằng: một ngày kia nhằm lễ kính thánh Marcô, tôi có việc cần lắm nên phải rời nhà từ sáng sớm không làm lễ được, gần trưa tôi mới về. bà catarina đến thưa rằng:
- Thưa cha, con đói lắm.
Tôi hiểu ngay chị thánh ước ao muốn rước lễ. tôi thử lòng chị, nên nói rằng:
- Tôi đi đường xa về mệt lắm, không làm lễ được.
Catarina buồn bước ra khỏi phòng. Chỉ vài phút sau, Catarina đến thưa:
- Thưa cha, con đói lắm.
Quá cảm động trước lòng ao ước rước Mình Thánh Chúa của chị thánh, tôi sửa soạn ra nhà thờ dâng lễ ngay. Lạ thay, khi tôi vừa bẻ Mình Thánh ra làm hai, thì một nửa ở trong tay tôi bay đi đâu mất. Tôi đang luống cuống lo sợ, thì chị thánh nói “Mình Thánh Chúa bay vào miệng con rồi”. Bấy giờ mặt chị sáng láng như thiên thần.
NGÀY MƯỜI MỘT
Việc thứ 4: Năng dự thánh lễ
Thánh lễ misa là việc cao trọng nhất trong đạo Công giáo, vì chính Chúa Giêsu là Đấng tế lễ và là của lễ dâng lên Chúa Cha như Chúa đã dâng trên Thánh giá trên Canvê xưa.
Trong thư gửi cho một linh mục mới, thánh nữ Magarita viết: Thưa cha, con biết lấy lời nào để tỏ lòng vui và mừng cha đã được ơn đặc biệt, là ơn mời gọi Chúa trên trời biến đổi tấm bánh lúc cha dâng lễ. Ôi trí loài người sao hiểu được phúc cao trọng vô cùng ấy? Con không biết lấy gì đáp lại việc trọng đại cha ban cho con là dâng lễ cầu cho con, con coi thánh lễ là quà cao trọng hơn hết mọi sự trên đời này."
Suốt đời, bà thánh này luôn mơ tưởng dự thánh lễ. Lúc được dự lễ, bà nghiêm trang, sốt sáng, mặt đỏ bừng bừng lửa kính mến. Chính Chúa Giêsu đã dạy bà:
"Khi dự lễ, con phải cầm lòng cầm trí và sốt sắng cầu xin, như Ðức Mẹ xưa khi Người đứng dưới chân thánh giá".
Khi dâng lễ, ta hãy hợp lòng trí cùng linh mục chủ tế và các người cùng dâng lễ để tôn vinh sự chết và sống lại của Chúa Kitô, thờ lạy, cảm tạ, xin lỗi, và xin ơn lành cho mình và cho toàn thể giáo hội.
Thánh tích:
Xưa có một vị đạo đức lắm, ngày đêm luôn than thở những lời sốt sắng tự đáy lòng rằng: Lạy Chúa, con ước ao trên rừng có bao nhiêu lá, bầu trời có bao nhiêu sao, sa mạc có bao nhiêu cát, biển cả có bao nhiêu giọt nước, thì con cũng được bấy nhiêu miệng lưỡi để ca ngợi Chúa, bấy nhiêu con tim để yêu mến Chúa …
Một lần sau khi ông than thở như vậy, Chúa Giêsu hiện đến phán rằng:
"Con ơi, nếu một linh hồn sạch tội dâng một lễ thánh cho sốt sáng, thì đó là một việc kính mến, ca ngợi và làm sáng danh Cha hơn những việc con ước ao đêm ngày muôn phần".
NGÀY MƯỜI HAI
Việc thứ 5: Năng chầu thánh thể
Thánh nữ Magarita mến Chúa lắm, ngay từ nhỏ đã thích quì chầu Chúa trước nhà tạm. Thấy vắng mặt Magarita, cha mẹ chỉ vào nhà thờ là tìm thấy em, em đang quì chầu Chúa.
Thánh nữ viết: "Ba má tôi qua đời khi anh em chúng tôi còn nhỏ, cậu mợ tôi săn sóc chúng tôi và trông coi gia tài cha mẹ chúng tôi, nhưng cậu mợ hay gắt gỏng hung dữ, đánh chửi chúng tôi, chúng tôi khổ sở lắm. Nhưng Chúa Giêsu đã ban cho tôi nguồn an ủi vô tận là Thánh Thể. Mỗi khi buồn phiền, tôi đến quì trước nhan thánh Chúa, tôi khóc, tôi than, tôi giãi bày tâm sự với Chúa. Thật không có gì êm dịu sung sướng được bằng quì trước nhà chầu. Tôi có thể quên ăn quên ngủ để được thờ lạy Chúa trong phép Thánh Thể. Lòng tôi rạo rực vì yêu Người, bởi quá thương nhân loại, Người đã ngự trong nhà tạm chật hẹp này".
Người ta phải bỡ ngỡ khi thấy Magarita thân hình gầy yếu mà lúc chầu Mình Thánh Chúa có thể quì suốt ngày mà không mỏi mệt. Chắc hẳn Chúa ban sức riêng cho người.
Một lần Chúa phán cùng thánh nữ:
"Con ơi, nếu bao giờ con tránh mặt Cha, Cha sẽ phạt con. Ai ngăn cản con đến cùng Cha, Cha sẽ không cho kẻ ấy thấy mặt Cha bao giờ"
Lạy Chúa, xin cho con ơn năng đến và sốt sáng thờ lạy Chúa trong nhà tạm để đáp lại lòng mong đợi của Chúa.
Thánh tích:
Mình Thánh Chúa chinh phục thanh niên Herman đạo Do thái
Herman một người theo đạo Dothái và ghét đạo Công giáo lắm. Hồi còn thanh niên, anh giỏi nghề đàn hát, danh tiếng lẫy lừng. Một năm, nhân ngày lễ trọng, cha xứ thành Paris nhờ anh đánh đàn nhà thờ.
Lúc dâng Mình Thánh, giáo dân đều quì thờ lạy Chúa, chỉ có Herman mặt vênh váo, hai tay chắp sau lưng. Trông đúng là tay vô thần kiêu căng.
Chúa quyền phép vô cùng, xưa đã đánh ngã Phaolô từ lưng ngựa xuống đất, thì cũng đánh ngã anh Do thái kiêu ngạo ấy. Giữa lúc linh mục đang dâng Mình Thánh lên. Anh nhìn thấy tỏ tường trong hình bánh tròn trắng có một con trẻ xinh đẹp lạ lùng. Nhờ ơn Chúa giúp, anh ta tin thật đó là Chúa Giêsu ngự trong phép Mình Thánh, đồng thời anh phân vân về cách sống ngỗ nghịch bấy nay. Anh quyết tâm bỏ đạo Do thái trở về đạo thật.
Sau ngày Rửa tội, anh sống đạo đức sốt sắng, lại dâng mình vào nhà Chúa, sau được lãnh chức linh mục, rồi vào tu dòng Đức Mẹ Carmelo. Suốt đời linh mục, người hằng khuyên giáo dân kính mến và cậy trông phép Mình Thánh Chúa.
NGÀY MƯỜI BA
Việc thứ 6: Suy ngắm cuộc tử nạn Chúa
Một thầy ẩn tu tu rất đạo đức cầu nguyện rằng: Lạy Chúa, xin soi sáng cho con biết việc đạo đức nào làm đẹp lòng Chúa hơn?
Chúa Giêsu hiện ra, vai vác thánh giá nặng, đầu đội mũ gai, mình đầy máu me, Chúa phán:
" Con ơi, lòng Cha yêu thương loài người đến thế này đây, con hãy nhìn ngắm các vết thương Cha. Con có nghĩ được cách nào khác để Cha tỏ lòng yêu của Cha với loài người hơn được nữa không? Vậy mà được mấy người thực lòng mến Cha? Còn biết bao nhiêu người nghe theo ma quỉ, mê đắm những cái hư hèn chóng qua mà xa cách Cha, thờ ơ lãnh đạm với Cha, chê chối Cha, phụ tình Cha. Cha chết để cứu họ khỏi hỏa ngục, nhưng họ lại từ chối ơn Cha, tự gieo mình xuống biển lửa! Ôi, còn gì làm đau lòng Cha hơn.
Hỡi con, để bù vào sự lạnh nhạt của người đời, để an ủi Cha, con hãy năng SUY NGẮM SỰ THƯƠNG KHÓ CHA. Sự thương khó, phải, cả cuộc đời Cha từ lúc sinh ra trong hang bò lừa, cho đến khi chết trần trên thánh giá là một chuỗi ngày đau khổ hơn ai hết.
Đó là việc đẹp lòng Cha hơn cả. Con đừng bỏ việc Cha yêu thích đó".
Thánh tích:
Năm 1676, Chúa Giêsu hiện ra cùng thánh nữ Magarita và bảo rằng:
"Hỡi con, yêu dấu, từ nay trong đêm thứ Năm sang thứ Sáu, con hãy tỉnh thức suy ngắm sự thương khó Cha, đêm ấy, con sẽ cùng cha vào vườn Giêtsimani để cầu nguyện cùng Chúa cha. Con hãy làm với mục đích khẩn cầu Thiên Chúa tha tội cho nhân loại và an ủi cha, vì những nỗi tệ bạc người ta hằng làm cho cha".
Thánh nữ Magarita vâng lời Chúa, cứ nửa đêm thứ Năm người thức dậy, quì xuống đất, giang 2 tay ra như hình Chúa chết trên thánh giá, và suy ngắm sự thương khó đau đớn Chúa chịu xưa, đêm thứ Năm Tuần thánh, người quì thờ lạy Chúa suốt đêm.
Một linh mục hỏi: Trong giờ quì như vậy chị làm gì?
Thánh nữ Magarita trả lời: Trong giờ ấy con không làm gì khác hơn là tưởng nhớ đến những cực hình Chúa Giêsu đã chịu xưa, con khóc, con hối hận vì tội lỗi con và tội loài người đã gây nên nỗi khổ hình kia mà Chúa phải chịu. Trong giờ ấy con cảm thấy đau đớn bứt rứt vô cùng, con tưởng chừng không thể sống được nữa. Đó là ơn Chúa ban cho con chia sẻ một chút đau khổ của Người."
Chớ gì ta được lòng ăn năn khóc lóc vì tội lỗi mình đã phạm làm cho Chúa đau khổ như vậy.
NGÀY MƯỜI BỐN
Việc thứ 7: Rước lễ thứ Sáu đầu tháng
Thánh nữ Magarita Maria, tông đồ truyền bá lòng Tôn sùng Trái Tim Chúa Giêsu viết lại:
” Một hôm đang quì chầu mình thánh, Chúa Giêsu hiện ra, mặt người uy nghi sáng lángmở trái tim đang bầng bầng cháy và Chúa bảo tôi:
"Con yêu dấu, nghe lời cha dậy: Từ nay con chịu lễ các thứ Sáu để đền bù tội lỗi loài người xúc phạm đến Mình thánh Cha”.
Thánh nữ liền quyết giữ lời Chúa đã truyền cho đến chết.
Trong một sắc lệnh, đức Giáo hoàng đã khuyên giục các giáo dân hãy nhiệt tâm kính thờ Trái Tim Chúa Giêsu, và người đã nhấn mạnh về sự rước lễ thứ Sáu đầu tháng.
Ngày thứ Sáu đầu tháng, ai có thể, nên làm ít việc sau, tùy hoàn cảnh của mình:
1/ Suy ngắm về lòng nhân từ Chúa đã thương yêu ta, về sự bội bạc của ta đối với phép Mình Thánh.
2/ Dâng lễ, rước lễ đền tạ vì tội phạm đến Mình Thánh Chúa.
3/ Sau rước lễ, dâng hồn xác, gia đình mình cho Trái Tim Chúa.
4/ Ngắm đàng thánh giá để tưởng niệm cuộc thương khó Chúa.
Cũng nên kể thêm những ơn Chúa hứa ban cho những ai rước lễ thứ Sáu đầu tháng:
1/ Ai rước lễ 9 thứ sáu đầu tháng liền, sẽ được chết trong khi có nghĩa cùng Chúa.
2/ Chúa sẵn lòng nghe lời cầu xin của người xưng tội rước lễ và làm việc lành trong ngày thứ Sáu đầu tháng.
3/ Chúa sẽ thêm sức chịu mọi nỗi khó nhọc cay cực ở đời để lập công trên thiên đàng.
Thánh tích:
Bà góa được chữa bệnh ngày thứ Sáu đầu tháng:
Xưa có một bà góa thân xác yếu đuối bệnh tật. Năm ấy bà mắc một bệnh rất nặng. Thầy lang bác sĩ đã chê. Bà đã ngã lòng không uống thuốc gì nữa, chỉ lo dọn mình đi về đời sau thôi. Bà nằm liệt trên giường không thể ngồi dậy hoặc đi lại được nữa. Vì có lòng đạo, bà vui chịu mọi đau khổ không hề than van kêu trách gì.
Con cái biết mẹ mình chẳng còn sống bao lâu nữa thì thưa rằng:
- Thưa mẹ, mẹ muốn gì, ăn uống gì mẹ cứ nói, chúng con sẽ làm theo ý mẹ.
- Bà trả lời: Nay mẹ đã gần mồ, mẹ không thèm khát gì nữa, mẹ chỉ ước ao một điều là được nhìn ngắm một lần nữa tượng Trái tim Chúa Giêsu mà cha xứ mới mua tháng trước, hiện đang trưng bày ở nhà thờ. Chúng con có thể thì lo việc ấy cho mẹ.
Hôm sau là thứ Sáu đầu tháng, con cái đưa mẹ đến nhà thờ, nâng bà ngồi tựa vào ghế. Bà dự lễ, rước lễ sốt sắng khác thường. Rước lễ xong, bà chăm chú nhìn vào tượng Trái tim Chúa, lòng trí hướng về Người, bà thấy trong mình khoan khoái lạ thường, bỗng bà kêu lên:
“Tạ ơn lòng nhân từ Chúa đã thương con, chữa con khỏi bệnh tật rồi.”
Bà vừa nói vừa đứng dậy đi lại mau mắn như người thường.
Lễ xong bà đi về nhà cách nhẹ nhàng. Cha xứ cùng mọi người thấy sự lạ lùng ấy đều bỡ ngỡ, và tạ ơn ngợi khen lòng nhân từ Chúa đối với những ai trông cậy Người.
Bà tin rằng những ai rước lễ, làm việc lành và cầu xin Chúa trong ngày thứ Sáu đầu tháng thì đẹp lòng Chúa lắm. Từ bấy giờ đến chết, bà không bỏ dọn mình rước lễ các ngày thứ Sáu đầu tháng bao giờ.
NGÀY MƯỜI LĂM
Việc thứ 8: Mừng lễ Trái Tim Chúa.
Mỗi lần Chúa hiện ra cùng thánh nữ Magarita, Chúa đều tỏ ra ý Người muốn là hàng năm dành một lễ riêng để tôn thờ Trái tim Chúa. Tháng Sáu năm 1675, Chúa tỏ điều ấy rõ ràng hơn. Bà thánh kể lại:
“Năm 1675, đang khi tôi chầu Mình Thánh, Chúa tỏ lòng thương yêu tôi lắm, và tôi cũng thấy lòng cháy lửa kính mến Người. Người bảo tôi:
” Con muốn tỏ lòng kính mến trả ơn Cha, thì hãy làm việc cha đã bảo con nhiều lần, vì chẳng có việc nào cha ước muốn bằng việc ấy. Cha đã quá thương yêu người ta, nhưng người ta không những chẳng báo ơn Cha, lại có nhiều kẻ bội bạc làm hư phép Mình Thánh và xúc phạm đến cha vì thế Cha muốn mỗi năm dành riêng một lễ tôn thờ Trái Tim Cha. Ngày ấy những ai có lòng mến Cha hãy rước lễ đền tội những người phạm đến Cha trong phép Mình Thánh. Cha hứa sẽ ban nhiều ơn cho những ai sốt sắng mừng và khuyên bảo người ta mừng lễ ấy”.
Thánh nữ Magarita đã cậy nhờ các bề trên trong giáo hội xin tòa thánh lập lễ ấy. Đức giáo hoàng Innocentê đang cai quản giáo hội, ưng nhận việc đó, nhưng người muốn để các giám mục các giáo phận lập lễ ấy trước trong giáo phận mình, rồi tòa thánh sẽ ấn định sau.
Mười năm sau, giám mục giáo phận Lyon lập lễ này trước hết. Thánh nữ Magarita vui mừng lắm.
Năm 1765, sau khi thánh nữ qua đời, các giám mục nước Pháp đã lập lễ này trong toàn quốc.
Năm 1865, tòa thánh lập lễ này cho cả hội thánh.
Năm 1888, tòa thánh nâng lễ này lên bậc lễ trọng.
Ngày nay giáo hội mừng lễ này rất trọng thể, lại đặt Mình Thánh Chúa cho giáo dân chầu suốt ngày.
Khi mừng lễ Trái Tim Chúa, ta phải có ý tạ ơn Chúa vì những ơn người đã ban, nhất là người đã dùng bí tích Mình Thánh Chúa để ban trót mình cho ta, lại có ý đền bù những tội người ta xúc phạm đến Chúa và Mình Thánh Người.
Những việc người ta quen làm như: dự lễ, dâng mình, dâng thế giới cho Trái Tim Chúa, đi đàng thánh giá, đọc kinh đền tạ Trái Tim Chúa…
Năm 1906, Đức thánh cha Leô đã truyền đọc kinh đền tạ trong các nhà thờ xứ đang khi chầu Mình Thánh Chúa.
Năm 1967, Đức giáo hoàng Phaolô 6 ban ơn đại xá cho những ai đọc kinh “Lạy Đức Chúa Giêsu rất nhân lành, Chúa đã yêu dấu loài người quá bội” vào ngày lễ kính Trái Tim Chúa để đền tạ Chúa, với những điều kiện thông thường như rước lễ, xưng tội trong vòng một tháng, cầu nguyện theo ý Đức giáo hoàng. Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã nhận ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa là Ngày Thánh Hóa các Linh Mục.
Ngày 31 tháng 5 năm 2005, Bộ Giáo Sĩ đã công bố một văn kiện, mời gọi các Linh Mục hãy tái khám phá tình bằng hữu với Chúa Kitô, một tình bằng hữu đã hướng dẫn họ yêu mến ơn gọi linh mục. Văn kiện quả quyết rằng: "Bí quyết hay chìa khóa của đời linh mục là tình yêu say mê đối với Chúa Kitô". Văn Kiện của Bộ Giáo Sĩ trích lại Bức Thư của Ðức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 gởi các Linh Mục nhân ngày Thứ Năm Tuần Thánh năm nay 2005, và những đề nghị của Ðức Tân Giáo Hoàng Beneditô 16 trong bài giảng thánh lễ khai mạc thừa tác vụ Phêrô của ngài. Ngài đã mời gọi các linh mục hãy sống năm Thánh Thể qua việc tái khám phá tình bằng hữu với Chúa Kitô, chìa khóa của đời linh mục.
ĐTC còn quả quyết như sau: "Bất cứ ai mở cửa tiếp nhận Chúa Kitô, thì không bị thiệt mất điều chi cả; không bị thiệt mất bất cứ điều chi làm cho đời sống được tự do, tươi đẹp và cao cả. Chỉ trong tình bằng hữu với Chúa Kitô, mà mọi cánh cửa của cuộc đời được mở rộng ra. Chỉ trong tình bằng hữu nầy, mà khả năng cao cả của thân phận con người được mở ra. Chỉ trong tình bằng hữu nầy mà các linh mục cảm nghiệm được điều gì là tốt và tự do."
Thánh tích:
Trái Tim Chúa cứu làng Ấn độ bị dịch tả:
Bên nước Ấn độ hay có dịch tả. Linh mục Anrê truyền giáo bên nước này kể lại rằng: Bệnh dịch năm nay nặng hơn mọi năm, giết hại nhiều người, phần lớn là lương dân.
Thoạt khi bệnh dịch vừa nổi lên, người ta cầu khấn Trái Tim Chúa Giêsu, dân làng già trẻ lớn bé kéo đến nhà thờ làm việc kính thờ Trái Tim Chúa mấy giờ liền, cho tới khi hết tai họa. Họ bảo nhau xưng tội, rước lễ nhiều lần, nhờ đó giáo dân được Chúa giữ gìn cách riêng. Có làng Công giáo không mắc dịch, có làng chết người nhưng không quá một trăm. Người lương chết nhiều hơn. Thấy lòng Chúa thương cách riêng, mọi người làng tôi càng trông cậy kính mến Trái Tim Chúa hơn.
NGÀY MƯỜI SÁU
Việc thứ 9: Tôn thờ ảnh tượng Trái Tim Chúa Giêsu
Thánh nữ Magarita kể lại như sau: "Một lần Chúa Giêsu hiện ra uy nghi sáng láng, mở Trái Tim Chúa cho tôi xem, tôi thấy 5 dấu thánh nơi mình Người sáng ra. Trái Tim Chúa có thánh giá ở trên, trong có lửa bốc ra, một vòng gai cuốn chung quanh đâm vào trái Tim, vết thương ngọn giáo đâm vào mở to ra. Lần nào Chúa cũng mở Trái Tim, tôi cũng thấy như thế. Những ảnh tượng làm giống như trên đẹp lòng Chúa Giêsu lắm, vì nó giống hệt Trái Tim Chúa Giêsu".
Chúa muốn cho người ta trưng bày ảnh tượng Trái Tim Chúa trong nhà thờ, tại nhà riêng, và những nơi xứng đáng khác… để kẻ có tội nhìn thấy và hối cải.
Ai đeo ảnh Trái Tim Chúa Giêsu sẽ được Chúa ban nhiều ơn lành hồn xác.
Thánh tích:
Bên nước Pháp có một bà quí phái đạo đức có một con trai làm sĩ quan. Khi xảy ra chiến tranh con bà phải đem quân sang nước Arabia. Mẹ ở nhà lo sợ, bà dâng con cho Trái Tim Chúa Giêsu, cho con một mẫu ảnh Trái Tim Chúa, dặn con phải đeo luôn trong mình. Người con nghe lời mẹ, đeo ảnh và tin tưởng như bùa hộ thân. Đã nhiều lần ông phải xông pha nơi trận tuyến, nhưng nhờ ảnh Chúa che chở, ông được bình an. Một lần địch đóng nơi dất hiểm, ông được lệnh đi phá nơi ấy. Thấy đồn địch kiên vững, lính nản sợ, hai bên giao tranh ác liệt, bốn đại đội của ông bị chết một nửa, sau cùng quân ông phá được đồn giặc. Ông bị mấy vết đạn, một vết giữa ngực, trúng ảnh Trái Tim Chúa Giêsu, ảnh cong lại, nhưng ông không bị thương. Ai cũng nhận là Chúa che chở ông cách đặc biệt.
Từ đó ông và gia đình càng thêm lòng kính mến Trái Tim Chúa Giêsu hơn nữa.
NGÀY MƯỜI BẢY
Nhân đức nhất để tỏ lòng kính mến Trái Tim Chúa Giêsu:
Phải ghét tội trên mọi sự
Theo lời thánh nữ Magarita: muốn tỏ lòng kính mến Trái Tim Chúa, phải giữ điều Người dạy: là ghét tội trên hết, dứt tình quyến luyến tạo vật, và chịu đau khổ, vác thánh giá mà theo Chúa.
Có lần Chúa hiện ra, đầu Chúa đội mũ gai máu chảy ròng ròng, Chúa phán:
"Đây là món quà kẻ có tội tặng cho Cha".
Từ khi tôi thấy Chúa đau khổ như thế, tôi biết rõ tội trọng tai hại chừng nào, nó làm khốn Chúa dường nào. Tôi quyết ghét tội trên hết mọi sự, thà chết ngàn lần chẳng phạm tội bao giờ.
Một lần Chúa phán với bà thánh:
"Cha là đấng thánh, dạy người ta nên thánh, đấng cực sạch, không hề tha thứ cho một bụi nhơ. Cha không chấp những tội người ta phạm vì yếu đuối hay vô tình, nhưng Cha phạt những tội người ta cố chấp không ăn năn, dù là nhỏ mọn".
Chúa còn cho biết có ít tội nhỏ nhưng làm cực lòng Chúa lắm, như tội bất kính trước Mình Thánh Chúa, tội phô trương việc lành mình làm, làm vì tư lợi, kiêu ngạo, lỗi công bình, lỗi bác ái, lười biếng việc thờ phượng.
Thánh tích:
Thánh nữ Magarita đã kể truyện này:
Ngày lễ kính Thánh Thể năm ấy, lúc chầu Mình Thánh Chúa tôi thấy một linh hồn hiện về bên cạnh tôi, mình đầy lửa, làm tôi cũng phải nóng nảy quá chừng. Người ấy bảo tôi rằng:
"Tôi là tu sĩ dòng tháng Ventô, tôi phải phạt trong luyện ngục đã lâu năm, vì tôi coi thường tội nhẹ, hay phạm mà không bao giờ ăn năn sám hối. Bây giờ Chúa thương cho tôi hiện về xin bà cứu giúp, xin bà dâng công nghiệp việc lành, những sự khốn khó, các ân xá để đền bù cho tôi.
Trong 3 tháng, tôi làm như thầy ấy xin, nhưng 3 tháng ấy là 3 tháng cực nhọc cho tôi lắm, lúc nào linh hồn ấy cũng ở bên tôi, làm tôi nóng nảy rát rúa không chịu được.
Một ngày kia, trong lúc đau đớn, linh hồn ấy hiện ra sáng láng đẹp đẽ, và báo tin cho tôi là đã được ra khỏi luyện ngục. Cũng lúc ấy, tôi thấy trong mình khoan khoái dễ chịu.
NGÀY MƯỜI TÁM
Nhân đức thứ 2 để tỏ lòng kính mến Trái Tim Chúa Giêsu
là bỏ lòng yêu mình, yêu thế gian
Về nhân đức này,thánh nữ Magarita là gương mẫu cho người ta noi. Bà thánh nói: "Ta kém lòng mến Chúa Giêsu là tại ta quá yêu chuộng mình cùng thế gian. Khi ta đã quá yêu một sự gì thì Chúa lìa bỏ ta, vì Chúa muốn một mình làm chủ trái tim ta. Chúa không muốn một tấm lòng đã chia sẻ cho các tạo vật. Xác thịt ta cùng những sự đời là những sợi giây ràng buộc chặt linh hồn ta xuống đất, không cho nó bay lên cùng Chúa, như con chim đã bị buộc đôi cánh".
Càng yêu mình, yêu đời, càng kém lòng kính mến Chúa.
Thánh tích:
Thánh nữ Magarita Maria làm gương hãm mình, cùng bỏ sự đời:
Thánh nữ như không còn ý riêng, mà chỉ còn vâng lời theo ý bề trên.
Về phần xác, dù ốm yếu, bà cũng giữ chay cả mùa chay, nhiều khi xin phép giữ thêm nữa. Có khi tìm ăn đồ không ngon, có khi thêm muối vào cho khó ăn.
Bà có bệnh khát nước, mà có khi 10 ngày liền không uống nước để kính Chúa chịu khát trên thánh giá xưa. Khi bề trên bắt uống nước ngày 3 lần, thì bà uống nước dơ ở thùng rửa bát, hay ở thùng giặt quần áo để hãm mình.
Bà mặc áo lót bằng lông ngựa, thắt giây có gai đinh. Dù ốm đau, bà cứ làm việc với chị em, cứ quì chầu Mình Thánh Chúa, có khi cả ngày không ngồi, không dựa vào đâu cả.
Khi vào nhà dòng, bà phân phát hết của cải cho người ta, ở trong dòng bà càng sống khó nghèo hơn nữa.
Suốt 19 năm tu, bà không về quê lần nào.
Ta không noi gương hãm mình như thánh nữ Magarita, nhưng tinh thần từ bỏ để mến Chúa trên hết thì ta không thể thiếu, thế mới đẹp lòng Chúa.
NGÀY MƯỜI CHÍN
Nhân đức thứ 3: Yêu thánh giá, vui chịu đau khổ
Thánh nữ Magarita kể lại: Năm 1674, ngày lễ các thánh, Chúa Giêsu, trong một giây phút hé mở cho tôi thấy nước Trời. Trong chốc lát, lòng tôi tràn ngập vui sướng, tôi hằng mơ ước được về hưởng hạnh phúc vô tận ấy. Nhưng với giọng nhân từ Người phán bảo tôi:
"Chỉ có đường thánh giá, chỉ có đau khổ mới đưa con tới đỉnh tuyệt vời ấy".
Lần khác, Chúa hiện ra và bảo tôi:
"Hai điều con muốn điều nào: một là được khỏe mạnh, lòng luôn hưởng sự ngọt ngào êm ái, bề trên tín cẩn, chị em mến phục, người đời trọng kính; hai là phải ốm đau bệnh tật, chịu bề trên, chị em khinh dể, lòng luôn cay đắng khổ cực? Nghe những lời ấy, tôi bần thần cả người, sấp mình xuống than thở: Lạy Chúa, con chẳng dám chọn đàng nào, nhưng đàng nào đẹp lòng Chúa hơn, thì con xin chọn đàng ấy." Chúa lại bảo tôi:
"Cha chọn cho con đàng khổ giá, vì chỉ có khổ giá mới đẹp lòng Cha, ai yêu khổ giá thì nên giống Cha".
Cũng lúc ấy Chúa cho tôi xem thấy những sự khốn khó của cả đời tôi, tôi giùng mình khiếp sợ, không biết rồi đau khổ sẽ đưa tôi đến đâu?
Bà thánh tiếp: "Yêu nhau thì trao tặng vật quí trọng cho người mình yêu. Chúa Giêsu ban cho kẻ người yêu, trừ nước thiên đàng, không còn của gì quí hơn thánh giá, nghĩa là cho họ những đau khổ khi còn sống trên đời".
Bà viết thư cho chị dòng Đức Bà bị bệnh nặng rằng: "Tôi cầu cho chị luôn, không xin Chúa cất đau khổ đi, vì Chúa chỉ ban thánh giá cho người Chúa yêu. Tôi chỉ xin Chúa cho chị vác thánh giá đến cùng".
Thánh tích:
Thánh nữ Magarita làm gương nhẫn nhục và vui chịu khổ. Bà kể lại như sau:
Lần nào Chúa dạy tôi tôn thờ Trái Tim Chúa, Người cũng bảo tôi:
"Con sẽ phải đau khổ suốt đời. Cha đã dùng thánh giá để cứu chuộc thế gian, thì con cũng phải dùng khổ giá, khổ cực để truyền bá lòng tôn sùng Trái Tim Cha."
Lời Chúa phán không sai, suốt đời tôi bị đau khổ với chính mình, đau khổ với kẻ khác, đau khổ vì Chúa Giêsu.
Khi thánh nữ trình bày những lời truyền dạy của Chúa cho bề trên, bà dạy phải viết những điều ấy vào giấy để trình lên các bề trên giáo phận. Các đấng xem xong cho là bà bị quỉ ám hoạc cuồng tín. Nhục nhã hơn nữa, có linh mục đến trừ quỉ cho bà.
Tiếng đồn bà bị quỉ ám tung ra khắp nơi, ai cũng sợ và tránh bà như tránh tà ma. Bà phải chịu tiếng xấu ấy cho đến khi cha Columbi dòng Tên làm bề trên ở tỉnh Paray xác nhận việc tôn sùng Trái Tim Chúa Giêsu là do chính Chúa truyền dạy.
Nhưng sau này, quyết nghị ấy bị một hồng y giáo chủ phi bác. Lại một lần nữa, bà bị mọi người xỉ nhục, coi là kẻ giả hình nhân đức, là kẻ dở người, là kẻ bị quỉ ám.
Bấy giờ mọi người đồng tình làm khổ tôi, bạc đãi tôi, bêu xấu tôi. Nếu không có Chúa nâng đỡ, tôi không sao chịu được. Bà phải chịu cơ cực như thế 20 năm dài. Nhưng nhờ những năm đau khổ ấy, Trái Tim Chúa Giêsu được khắp nơi tôn thờ.
NGÀY HAI MƯƠI
Nhân đức thứ 4: Lòng Khiêm nhường
"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng".
Chúa dạy thánh nữ Magarita như sau:
"Cha yêu con hơn mọi người, không ơn nào Cha không ban cho con, nhưng con chớ khoe khoang, tự phụ, kiêu căng, nhưng con phải ở khiêm nhường. Cha sẽ tỏ cho con biết con là vật gì để con hiểu rõ bản tính hèn hạ của con".
Rồi người cho tôi xem thấy những cái hèn kém, yếu đuối của tôi. Nhìn vào cái khốn nạn của tôi như nhìn vào bức tranh đáng ghê tởm, tôi giùng mình nhìn đi nơi khác, nhờ đó, mỗi lần quỉ cám dỗ tôi kiêu ngạo, tôi biết hạ mình xuống, thấy mình hèn kém hơn hết mọi tạo vật.
Trong khi nói chuyện hay viết thư, thánh nữ thường xưng mình là "kẻ tội lỗi" và xin người ta cầu nguyện cho mình được ơn thống hối.
Thánh tích:
Gần nơi bà Magarita ở, có một tu viện rất nổi tiếng gọi là tu viện thánh Ventô. Bề trên tu viện là một vị hồng y. Khi nghe người ta nói về Chúa Giêsu truyền sự tôn sùng Trái Tim Chúa cho Magarita, hồng y liền khích bác và cho tìm bà đến để tra xét.
Trong một hội đồng công cộng có đủ mọi hạng người, bà bị tra hỏi một hồi lâu. Magarita thành thực tường trình mọi việc trước sau, nhưng bị hồng y phi bác và cho là chuyện mơ hồ, nếu không phải là do quỉ khởi xướng. Ngài quở bà thánh nặng lời, và đe phạt, nếu còn đưa ra những câu chuyện hoang đường ấy làm náo động cả dân chúng.
Bà thánh trong lòng tuy cay cực, nhưng vẫn thản nhiên không dám buông lời kêu trách hay tỏ thái độ nóng nảy, khiến cho mọi người đều sửng sốt và cảm động.
NGÀY HAI MƯƠI MỐT
Nhân đức thứ 5: Hiền lành
"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường".
Bà thánh kể lại:
"Chúa Giêsu dạy tôi phải hòa thuận với mọi người, tránh những lời nói hay những cử chỉ làm mất lòng người ta, nhất là vui lòng chịu người ta xử tệ".
Thánh nữ Magarita có tính hiền hậu từ còn nhỏ. Anh người làm chứng rằng: Ngay khi còn ở nhà, em tôi rất thùy mị, không giận dữ, gắt gỏng với ai, không làm mất lòng ai, hằng ở hòa thuận với mọi người, và luôn tìm dịp giúp đỡ mọi người".
Trong dòng, thánh nữ càng hiền hậu hơn. Nhà dòng kể: Thánh nữ Magarita rất hiền hậu, lịch sự và độ lượng với mọi chị em. Thấy ai buồn, bà an ủi, thấy ai khốn khó, bà giúp đỡ, không bao giờ bà kêu ca điều gì, dù với người làm mất lòng mình.
Khi huấn luyện tập sinh, người khuyên: Không có gì giúp ta chóng nên trọn lành bằng cư xử hiền lành với mọi người, kể cả những kẻ thù ta, kẻ khinh chê chửi bới ta…
Đó chính là gương Chúa Giêsu đã làm khi còn ở thế gian.
Thánh tích:
Thánh nữ Magarita mồ côi cha từ khi còn nhỏ, mẹ người yếu, phải nhờ anh chồng coi sóc tài sản. Ông dọn đến ở với gia đình Magarita. Ông có tính hà tiện, mẹ con Magarita thiếu thốn gì phải xin ông, nhiều khi ông không cho, cả đến cơm ăn cũng bị hạn chế, có lần phải đi vay hàng xóm.
Ông ta lại còn hay đánh đập các cháu, có lần Magarita phải trốn trong chuồng bò hay ngoài góc vườn, đến tối mới dám về ngủ…
Dù phải khổ cực như thế, bà thánh vẫn vui chịu, không kêu trách hay nói xấu bác, bà vẫn giữ kín trong lòng cho đến khi vâng lời cha giải tội phải viết ra trên giấy.
NGÀY HAI MƯƠI HAI
Nhân đức thứ 6: Vâng lời
Bà thánh Magarita kể rằng: Chúa Giêsu đã dạy tôi lúc còn nhỏ. Người là Thầy duy nhất của tôi. Người sửa phạt khi tôi lỗi phạm, Người dạy tôi nguyện ngắm, tập nhân đức, làm việc lành. Người truyền cho tôi phải thức dậy từ nửa đêm thứ Năm sang thứ Sáu để suy ngắm sự thương khó Người. Tôi cung kính thưa lại: Lạy Chúa, Chúa dạy sao con xin vâng hết, nhưng Chúa biết con ở dưới quyền mẹ bề trên, mẹ cho phép làm gì con mới được làm, nếu mẹ cấm, con phải theo mẹ. Chúa phán:
" Con nói đúng, dù Cha có quyền trên hết, nhưng Cha không muốn cất quyền bề trên con đâu, Cha muốn con luôn vâng lời bà. Việc Cha truyền, con cũng phải xin phép bà, bà có cho phép, con mới được làm. Kẻ không vâng lời bề trên, chẳng khác cành đã lìa cây, sẽ phải héo đi. Những việc lành làm theo ý riêng, khi không được phép bề trên, cũng giống như trái cây hư thối vô dụng. Cha không nhận những việc ấy. Kẻ dưới phải vâng lời bề trên là người đại diện thay quyền Cha, dù bề trên là kẻ tội lỗi, kẻ dưới vẫn phải vâng lời"
Một lần tôi đánh tội không xin phép bề trên, Chúa Giêsu hiện đến la tôi:
"Con theo ý riêng mà đánh tội, cha không nhận, còn ghét việc ấy như ghét tội vậy".
Lần khác Chúa nói:
"Nếu con luôn vâng lời bề trên, không bao giờ theo ý riêng, thì quỉ không làm hại được con, nó không được phép hại kẻ vâng lời".
Thánh nữ Magarita lấy gương Chúa trong Thánh Thể làm gương vâng lời. Người viết: Sau khi linh mục đọc lời truyền, Chúa Giêsu vâng lời ngự xuống hình bánh ngay, linh mục đặt Người trong nhà chầu, hay trao cho ai, cho người lành hay kẻ mắc tội trọng…Người vui nhận, không từ chối, hoàn toàn phó mình theo ý linh mục…
Thánh tích:
Trong sách linh mục Rolin truyền cho thánh nữ Magarita viết ra có chép truyện này: Từ bé tôi đã không ăn đưọc bánh sữa, chỉ ngửi thôi tôi cũng muốn ói ra rồi. Lúc anh tôi dẫn tôi vào dòng, đã cho bà bề trên biết chuyện này. Bà đã hứa với anh tôi "không bao giờ bắt tôi ăn bánh sữa".
Bà và bà Anna là bề trên sau, không bao giờ bắt tôi ăn bánh sữa, nhưng đến đời bà Rosalia làm bề trên, bà quyết ép tôi ăn bánh sữa như chị em. Tôi lấy việc phải vâng lời bề trên trong việc này là quá sức. Nhưng vì lòng mến nhà dòng, tôi cho việc được ở trong dòng là phúc trọng trên hết, nên thà chết hơn bỏ dòng.
Giả như tôi không quí trọng nhà dòng đến thế, chắc hẳn tôi đã đành bỏ nhà dòng còn hơn vâng lời bề trên mà ăn những của tôi ghê sợ. Nhưng tôi quyết vâng lời bề trên truyền mà ăn bánh sữa.Tôi ép mình hết sức cầm lên rồi bỏ xuống, không sao đưa vào miệng được.
Trong cảnh cùng cực đó, tôi chạy vào nhà nguyện khóc lóc kêu van xin Chúa giúp sức để tôi ép mình vâng lời bề trên cho trọn. Chúa phán bảo tôi:
"Kẻ thật lòng kính mến Cha thì vâng lời trong mọi sự không chút từ nan".
Chúa nói xong, tôi thấy xúc động trong lòng, dù chết tôi cũng ép mình vâng lời ngay. Tôi đến sấp mình trước mặt bề trên xin vâng lời ăn bánh sữa. Tôi cầm bánh ăn ngay trước mặt bề trên, khổ thân, ăn xong, tôi ói mửa suốt ngày cho đến tối, lâm bệnh phải vào nhà liệt.
Thánh nữ Magarita đã ép mình đến thế để vâng lời bề trên, lẽ ra bề trên tha ăn những của sinh hại cho người, nhưng bề trên không tha, còn bắt ăn 8 năm liền. Hết 8 năm, thấy người gầy yếu quá,sợ không thể sống được, mới tha không bắt ăn bánh sữa nữa.
Trong truyện này, chị em dòng kể thêm: vì ăn bánh không hợp, nên thánh nữ Magarita đã bị hư bao tử, hễ khi ăn uống gì xong, người ói ra hết.
Thật là gương vâng lời rất đáng kính phục, nhờ đó mà bà thánh trở nên thánh lớn.
NGÀY HAI MƯƠI BA
Nhân đức thứ 6: Vâng lời
Bà thánh Magarita kể rằng: Chúa Giêsu đã dạy tôi lúc còn nhỏ. Người là Thầy duy nhất của tôi. Người sửa phạt khi tôi lỗi phạm, Người dạy tôi nguyện ngắm, tập nhân đức, làm việc lành. Người truyền cho tôi phải thức dậy từ nửa đêm thứ Năm sang thứ Sáu để suy ngắm sự thương khó Người. Tôi cung kính thưa lại: Lạy Chúa, Chúa dạy sao con xin vâng hết, nhưng Chúa biết con ở dưới quyền mẹ bề trên, mẹ cho phép làm gì con mới được làm, nếu mẹ cấm, con phải theo mẹ. Chúa phán:
" Con nói đúng, dù Cha có quyền trên hết, nhưng Cha không muốn cất quyền bề trên con đâu, Cha muốn con luôn vâng lời bà. Việc Cha truyền, con cũng phải xin phép bà, bà có cho phép, con mới được làm. Kẻ không vâng lời bề trên, chẳng khác cành đã lìa cây, sẽ phải héo đi. Những việc lành làm theo ý riêng, khi không được phép bề trên, cũng giống như trái cây hư thối vô dụng. Cha không nhận những việc ấy. Kẻ dưới phải vâng lời bề trên là người đại diện thay quyền Cha, dù bề trên là kẻ tội lỗi, kẻ dưới vẫn phải vâng lời"Một lần tôi đánh tội không xin phép bề trên, Chúa Giêsu hiện đến la tôi: "Con theo ý riêng mà đánh tội, cha không nhận, còn ghét việc ấy như ghét tội vậy".Lần khác Chúa nói:"Nếu con luôn vâng lời bề trên, không bao giờ theo ý riêng, thì quỉ không làm hại được con, nó không được phép hại kẻ vâng lời".Thánh nữ Magarita lấy gương Chúa trong Thánh Thể làm gương vâng lời. Người viết: Sau khi linh mục đọc lời truyền, Chúa Giêsu vâng lời ngự xuống hình bánh ngay, linh mục đặt Người trong nhà chầu, hay trao cho ai, cho người lành hay kẻ mắc tội trọng…Người vui nhận, không từ chối, hoàn toàn phó mình theo ý linh mục…
Thánh tích:
Trong sách linh mục Rolin truyền cho thánh nữ Magarita viết ra có chép truyện này: Từ bé tôi đã không ăn đưọc bánh sữa, chỉ ngửi thôi tôi cũng muốn ói ra rồi. Lúc anh tôi dẫn tôi vào dòng, đã cho bà bề trên biết chuyện này. Bà đã hứa với anh tôi "không bao giờ bắt tôi ăn bánh sữa".
Bà và bà Anna là bề trên sau, không bao giờ bắt tôi ăn bánh sữa, nhưng đến đời bà Rosalia làm bề trên, bà quyết ép tôi ăn bánh sữa như chị em. Tôi lấy việc phải vâng lời bề trên trong việc này là quá sức. Nhưng vì lòng mến nhà dòng, tôi cho việc được ở trong dòng là phúc trọng trên hết, nên thà chết hơn bỏ dòng.Giả như tôi không quí trọng nhà dòng đến thế, chắc hẳn tôi đã đành bỏ nhà dòng còn hơn vâng lời bề trên mà ăn những của tôi ghê sợ. Nhưng tôi quyết vâng lời bề trên truyền mà ăn bánh sữa.Tôi ép mình hết sức cầm lên rồi bỏ xuống, không sao đưa vào miệng được.
Trong cảnh cùng cực đó, tôi chạy vào nhà nguyện khóc lóc kêu van xin Chúa giúp sức để tôi ép mình vâng lời bề trên cho trọn. Chúa phán bảo tôi:
"Kẻ thật lòng kính mến Cha thì vâng lời trong mọi sự không chút từ nan".
Chúa nói xong, tôi thấy xúc động trong lòng, dù chết tôi cũng ép mình vâng lời ngay. Tôi đến sấp mình trước mặt bề trên xin vâng lời ăn bánh sữa. Tôi cầm bánh ăn ngay trước mặt bề trên, khổ thân, ăn xong, tôi ói mửa suốt ngày cho đến tối, lâm bệnh phải vào nhà liệt.
Thánh nữ Magarita đã ép mình đến thế để vâng lời bề trên, lẽ ra bề trên tha ăn những của sinh hại cho người, nhưng bề trên không tha, còn bắt ăn 8 năm liền. Hết 8 năm, thấy người gầy yếu quá,sợ không thể sống được, mới tha không bắt ăn bánh sữa nữa.
Trong truyện này, chị em dòng kể thêm: vì ăn bánh không hợp, nên thánh nữ Magarita đã bị hư bao tử, hễ khi ăn uống gì xong, người ói ra hết.
Thật là gương vâng lời rất đáng kính phục, nhờ đó mà bà thánh trở nên thánh lớn.
NGÀY HAI MƯƠI BỐN
Trái Tim Chúa Giêsu ước ao cho nhân loại tôn sùng Ðức Mẹ
Ở trần gian Chúa Giêsu đã kính mến Ðức Mẹ hết lòng, nay trên trời, Người còn kính mến Ðức Mẹ hơn muôn lần. Người tặng Ðức Mẹ làm Nữ vương trời đất, trao phó mọi kho tàng ơn thánh cho Ðức Mẹ, để Ðức Mẹ ban cho ai bao nhiêu, ban lúc nào tùy ý Ðức Mẹ.
Thánh tích:
Thánh nữ Magarita suốt đời đã nhiệt thành kính mến Ðức Mẹ.
Người kể: Ðức Mẹ luôn săn sóc tôi từ khi tôi còn thơ bé, đã cứu tôi thoát bao hiểm nghèo. Hồi đó, khi muốn xin ơn gì, tôi thường chạy đến cùng Ðức Mẹ. Lên 11 tuổi, tôi bị bệnh nặng suốt 4 năm không rời khỏi giường, các thày thuốc đã chê. Nhưng tôi không ngã lòng, hết lòng cầu xin Ðức Mẹ và khấn: "nếu tôi được khỏi, tôi sẽ đi tu dòng Ðức Mẹ đến trọn đời". Khấn xong tôi liền khỏi bệnh. Từ đấy, tôi nhận Người làm mẹ, mỗi khi gặp khốn khó, tôi liền chạy đến cầu xin, lần nào cũng được Ðức Mẹ cứu chữa.
Tôi quyết vào dòng Ðức Mẹ, nhưng mẹ và anh tôi ngăn cản, bắt tôi vào dòng nữ thánh Ursula, vì gần nhà quê tôi. Thấy thế, tôi buồn, lại chạy đến cùng Ðức Mẹ. Ít lâu sau, Ðức Mẹ đã đổi lòng mẹ và anh tôi, cho tôi vào dòng Ðức Mẹ như ý.
Lần khác tôi bị bệnh nặng, bề trên bảo tôi xin Chúa Giêsu chữa cho, tôi vâng lời cầu xin Chúa, nhưng Ðức Mẹ hiện ra bảo tôi:
" Con hãy yên tâm, Chúa Giêsu Con Mẹ sai Mẹ đến chữa con và ban sức khỏe cho con, vì con còn phải gặp nhiều sự khó, thánh giá con vác sẽ rất nặng, đường đi còn xa, nhưng hãy vững lòng, Mẹ sẽ ở cùng con luôn. Khi ấy tôi không hiểu ý Ðức Mẹ nói, nhưng sau này khi Chúa Giêsu hiện đến dạy bảo, tôi mới rõ lời Ðức Mẹ. Trong những bước đường khó khăn, Ðức Mẹ vẫn giữ lời hứa, luôn hiện ra yên ủi giúp tôi bền vững".
NGÀY HAI MƯƠI LĂM
Trái Tim Chúa Giêsu mong muốn cho người ta được phần rỗi các linh hồn
"Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế"
Trái Tim Chúa Giêsu muốn cho người ta được rỗi linh hồn vô cùng. Ngưòi đã từng nói:
"Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn nào có ích gì? Lấy gì đổi lại cho cân" (Mt 16, 26).
Trong khi hấp hối trên thánh giá Chúa phán "Ta khát", Chúa không thèm khát chút nước vật chất, nhưng Người khát khao cứu rỗi các linh hồn. Cũng vì khát khao cứu rỗi các linh hồn nên Người mở Trái Tim Người ra cho ta vào nương náu, tránh khỏi nanh vuốt ma quỉ là kẻ thù bắt linh hồn ta. Người dạy rằng:
"Ta ước ao mở Trái Tim ra, để cho hết mọi người được nhờ những ơn và những công nghiệp vô cùng do Trái Tim Ta phát ra để khỏi hư mất đời đời, nhưng được rỗi linh hồn hết thảy".
Thánh tích:
Năm 1822, ở thành Lyon có một bà đạo đức tên là Paulina Jaricot, khi nghe truyện các linh mục đi giảng đạo cho dân ngoại phải thiếu thốn, vất vả, và nếu muốn làm việc thiện tại các nơi đó thì không làm được, vì không có tiền.
Truyện ấy đã làm cho bà suy nghĩ, bà muốn giúp các linh mục ấy, nhưng bà cũng túng nghèo.
Với ơn Chúa soi dẫn, bà liền đi xin các chị em bạn góp mỗi tuần một đồng để gây quĩ giúp việc truyền giáo. Cuối năm, quĩ đã lên tới mấy trăm ngàn…
Khi nghe biết công việc tốt đẹp ấy, chẳng những người nghèo mà cả người giầu trong tỉnh Lyon, trong cả nước Pháp cũng góp tiền lập một quĩ lớn, gọi là quĩ Truyền giáo. Ban đầu chỉ có nước Pháp, sau lan sang các nước Âu châu, rồi sang cả bên Đông phương nữa.
Vào hội Truyền giáo, hội viên góp tiền, mỗi năm mấy chục, và góp lời cầu nguyện, đọc mỗi ngày một kinh Lạy Cha, một kinh Kính mừng, và lời nguyện: "Ông thánh Phanxicô Xavie cầu cho chúng tôi".
Giáo hội ban nhiều ơn xá cho các hội viên. Mỗi năm lại có nhiều lễ misa cầu cho hội viên còn sống hay đã qua đời.
NGÀY HAI MƯƠI SÁU
Trái Tim Chúa Giêsu ước ao Cứu linh hồn luyện ngục
Chúa phán với bà thánh Gêtrudê rằng:
"Mỗi lần con cứu được một linh hồn ra khỏi luyện ngục, thì Cha vui mừng như con đã cứu chính Cha ra khỏi nơi ấy".
Thánh tích:
Thánh nữ Magarita có lòng thương và hay cứu giúp các linh hồn trong luyện ngục cách riêng, người gọi các linh hồn ấy là "những người bạn đau khổ". Nhiều lần các linh hồn được Chúa cho hiện về với bà, có linh hồn kể cho bà những hình khổ phải chịu và xin giúp, có linh hồn cho biết đã được giảm bớt, có linh hồn về cảm ơn bà và bay về thiên đàng. Thánh nữ Magarita hay nhường công nghiệp việc lành cho các linh hồn, khi thì 3 hay 6 tháng…về sau Chúa dạy bà phải nhường công phúc cả đời cho các linh hồn.
Thánh nữ Magarita có chép truyện sau:
Một năm, bề trên cho tôi được chầu Mình Thánh Chúa đêm thứ Năm tuần thánh. Đang khi chầu, tôi thấy nhiều linh hồn hiện về xin cứu giúp, cũng lúc ấy Chúa Giêsu đến dạy tôi nhường công phúc cho các linh hồn cả năm, tôi vâng lời ngay. Nhiều lần khác Chúa dạy tôi đền tội thay cho các linh hồn, những lần ấy tôi phải chịu cơ cực quá sức y như các linh hồn ấy đang phải chịu đền trong luyện ngục vậy.
NGÀY HAI MƯƠI BẢY
Cái gai thứ 1 đâm Trái Tim Chúa Giêsu: phạm tội trọng
Cứ lời thánh Phaolô dạy, kẻ phạm tội trọng đóng đanh Chúa Giêsu như quân Dothái xưa. Họ không đóng đanh bề ngoài, họ đóng đanh Người trong lòng. Thật vậy, vì có một lần Chúa Giêsu hiện đến cùng thánh nữ Magarita, đầu đội vòng gai, cả mình đầy những máu chảy ra, Chúa phán rằng:
"Những kẻ phạm tội trọng làm khốn Cha thế này đây".
Xưa bà thánh Têrêsa hằng cầu nguyện cho kẻ có tội. Một lần bà sốt sắng kêu van hết sức làm động lòng Chúa Giêsu, Chúa nghe lời bà và Chúa cứu 6 ngàn người được ơn ăn năn trở lại, sửa mình và được rỗi linh hồn.
Thánh tích:
Xưa có một người rất dữ tợn hung ác, đã phạm mọi giống tội. Khi đã già 60 tuổi, ông ta bị bệnh nặng, các y sĩ đều chê. Anh em bà con thấy thế khuyên ông ta lo việc linh hồn. Ông ta không nghe lời khuyên bảo, không lo xưng tội, mà còn chửi bới nói phạm đến Chúa.
Nhưng Chúa thương xót vô cùng, Người hiện ra phán rằng:
" Ta là Giêsu đã chết cho con, dù tội con nặng đến đâu, đừng sợ, hãy ăn năn thực lòng, Ta sẽ tha hết, vì Ta nhân từ thương xót vô cùng".
Ông ta thưa: Tôi sắp mất linh hồn rồi, cần gì ăn năn làm gì nữa.
Lúc ấy Chúa Giêsu mở áo cho ông ta xem các dấu tích trên mình Người và nói:
"Ta đã chịu khổ cực thế này để cứu linh hồn con, hãy thật lòng ghét tội, Ta sẽ cứu con khỏi sa hỏa ngục".
Ôi ghê gớm khốn nạn thay, lão ấy chẳng những không biết ơn Chúa Giêsu đã thương lão mà hối cải, nó còn xung lên nói phạm đến lòng nhân lành Chúa. Chúa Giêsu thấy lão cứng lòng cố chấp như vậy thì Người lấy mấy giọt máu bên sườn nhỏ xuống trán hắn, nói rằng:
"Đến ngày phán xét, máu này sẽ làm chứng cho thiên hạ biết ngươi đã khinh chê lòng thương xót Ta, ngươi hư đi là tại chính ngươi mà chớ".
Suy tích này ta biết tội trọng là sự gớm ghiếc và sự cứng lòng phạm đến Đức Chúa Trời là làm hại linh hồn người ta ngần nào.
Hãy hạ mình xuống cầu xin Ðức Mẹ thương xem, chớ để mình ra cứng lòng…
NGÀY HAI MƯƠI TÁM
Cái gai thứ 2 đâm Trái Tim Chúa Giêsu: làm hư phép Mình Thánh
Trong thời nay, có biết bao kẻ đã không tin, hay có tin nhưng phạm đến Mình Thánh Chúa, làm cho quỉ vui mừng, các thiên thần xấu hổ, còn Chúa Giêsu thì đau đớn…Giuđa đã bán Chúa cho kẻ dữ làm khổ Người, kẻ phạm đến Mình Thánh Chúa cũng như đem nộp Chúa cho quỉ dữ. Chúa Giêsu ở trong linh hồn mắc tội trọng, Người xấu hổ đau buồn chừng nào, Người bị quỉ khinh thường chừng nào. Ôi Thiên Chúa cao sang chịu thiệt thòi vì phần rỗi chúng con!!!
Thánh tích:
Xưa có một người ăn mày đến xin ăn trước cửa nhà thánh Paulino giám mục thành Nola, người thấy nó bại một tay thì hỏi nó bị bại từ bao lâu rồi. Người ấy nói:
- Cha tôi mất sớm, mẹ tôi nuôi tôi đến lớn, nhưng tôi chẳng đền ơn, lại còn phung phí của cải gia đình, rượu chè cờ bạc, bán cả ruộng rẫy.
Một hôm, tôi thấy mẹ tôi còn mấy đồng bạc, tôi đòi lấy, mẹ tôi không cho, nên tôi lấy tay này đánh mẹ tôi chết ngay. Hôm ấy là thứ Năm tuần thánh, tôi giấu xác mẹ tôi, rồi đi lễ, và tôi cả lòng lên rước lễ như người ta. Khi vừa rước lễ xong, tay tôi liền khô bại, đau đớn, tôi kêu la ầm cả nhà thờ. Người ta kéo đến hỏi han, tôi xấu hổ quá, bỏ làng ra đi dông dài mãi đến nay. Tôi xin chịu sự đau đớn đời này, nhưng tôi sợ hình khổ hỏa ngục lắm.
Nghe vậy, thánh giám mục nói:
- Anh đã làm cực lòng Chúa lắm, nhưng đừng ngã lòng, vì Chúa vô cùng nhân từ thương xót, hãy ăn năn thật lòng và xưng tội cho thật thà, rước lễ cho sốt sắng đền tội đã làm hư phép Mình Thánh Chúa xưa.
Anh ta nghe lời thánh giám mục, ăn năn xưng tội và chịu lễ sốt sắng, vừa chịu lễ xong, tay anh ta mềm ra và giơ lên được như cũ.
Ta hãy quyết tâm đừng bao giờ dám phạm đến Mình Thánh Chúa Giêsu.
NGÀY HAI MƯƠI CHÍN
Cái gai thứ 3 đâm Trái Tim Chúa Giêsu: lười biếng rước lễ
Thánh ý Chúa Giêsu khi lập phép Mình Thánh là muốn cho người ta năng rước lễ. Chúa phán:
"Hỡi những kẻ khó nhọc, gồng gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta. Ta sẽ bổ sức cho các ngươi.
"Ta bảo thật: ai không ăn thịt Ta và uống máu Ta, sẽ không được sống. Ai ăn thịt và uống máu Ta sẽ sống đời đời".
Thánh tích:
Trong sách Hạnh các thánh có kể truyện ông thánh Alexio người thành Rôma, là con nhà giầu sang lắm. Trong dịp cưới vợ, bởi ơn Chúa soi, ông đã bỏ cha mẹ, vợ, cùng của cải sang trọng trần gian mà sang phương Đông đi viếng các nhà thờ, chăm lo đọc kinh xem lễ cầu nguyệm đêm ngày. Người chẳng có của nuôi thân, phải đi ăn mày kiếm miếng cơm.
Qua 17 năm, người trở về Rôma, đến ăn xin ở cửa nhà cha mẹ, nhưng người giấu không cho cha mẹ biết, và cũng vì người rách rưới nên cha mẹ không nhận ra người.
Ông bà thấy người đói rách túng thiếu thì cho ở nhờ trong một xó nhà, và bảo đầy tớ mỗi ngày cho bát cơm, chén nước.
Alesio cứ ở như thế 17 năm nữa, chịu tôi tớ khinh dể mà không dám kêu ca phàn nàn, cũng không tỏ mình là con yêu quí cha mẹ đang tìm tòi mong mỏi.
Khi đã được 17 năm, Alesio bị bệnh mà chết. Lúc sắp liệm xác, thấy người cầm trong tay một tờ giấy, mở ra xem mới biết người chính là Alesio, con ông bà chủ nhà. Cha mẹ Alesio nghe tin ấy, vội chạy đến nhận xác con, khóc lóc thảm thiết không ai an ủi được.
Ta hãy nhận ra Chúa Giêsu trong bí tích Thánh thể, mà đến thăm viếng Người, đón rước Người vào linh hồn ta để Người nên bạn thân an ủi, thêm sức và cùng đi với ta tiến về quê trời.
NGÀY BA MƯƠI
Phải vững lòng trông cậy Trái Tim Chúa Giêsu
Thánh nữ Magarita nói rằng:"Nếu ta thấy mình khô khan lười biếng, hãy đến cùng Trái Tim Chúa Giêsu là lò lửa mến hằng cháy, Người sẽ đốt lòng ta, cho ta nên sốt sáng. Nếu ta yếu đuối hay phạm tội, hãy mau chạy đến với Trái Tim Chúa Giêsu, ta sẽ được thêm sức để tránh tội, vững vàng trên đường nhân đức. Ta phải luôn vững lòng trông cậy vào lòng Thương xót Chúa Giêsu, ta sẽ được những ơn ta thiếu thốn".
Thánh tích:
Nhờ ảnh Trái Tim Chúa, cha xứ cứu được một linh hồn:
Có một cha xứ kia kể tích chuyện này:
Trong xứ tôi, có một người về phần xác thì giầu, nhưng phần hồn thì rất khô khan. Đã lâu năm ông bỏ không tới nhà thờ. Vào một ngày kia ông bị bệnh nặng, các thầy thuốc đều chê cả. Nghe tin ấy, tôi vội đến thăm ngay, nhưng không được vào, vì ý ông không muốn lo việc linh hồn, nên đã bảo người nhà không được cho tôi vào.
Mấy ngày sau tôi lại đến, nhưng cũng vô ích, vẫn không được vào. Tôi thấy tình cảnh như thế thì trao một mẫu ảnh Trái Tim Chúa cho một người nhà của ông ta, và bảo giấu ảnh ấy dưới gối ông ta ngủ. Về nhà thờ, tôi cho giáo dân biết tin ấy, xin mọi người trong xứ, nhất là những ai quen rước lễ thứ Sáu đầu tháng, kêu van cầu xin Trái Tim Chúa Giêsu, để Người soi sáng mở lòng cho kẻ bệnh nặng ăn năn trở lại.
Phần riêng tôi cũng ra sức cầu xin Trái Tim Chúa cho ông ta, nhất là trong lúc tôi dâng lễ.
Đến ngày thứ Sáu đầu tháng, tôi được tin ông ta trở bệnh nặng. Nóng lòng quá, tôi liền đến ngay nhà kẻ liệt, và dù người nhà ngăn cản, tôi cũng cứ xông vào trong phòng ông ta nằm. Tôi chào và hỏi bệnh tình, rồi tôi khuyên ông ta lo việc linh hồn. Ôi, Trái Tim nhân lành Chúa Giêsu hay thương xót kẻ có tội chừng nào. Ông không chống lại nữa, và vui lòng nghe lời tôi khuyên bảo, lại xin tôi giúp, vì đã bỏ xưng tội lâu năm. Tôi giúp ông kỹ càng, rồi làm phép giải tội và phép xức dầu cho ông ngay. Ông ấy lãnh các phép sốt sắng cùng tỏ ra dấu ăn năn tội khác thường.
Mười lăm ngày sau, ông thở hơi cuối cùng, miệng kêu Tên cực trọng Chúa Giêsu, và ra đi bình an trong tay nhân lành của Chúa.
Tháng Trái Tim: Các Kinh thờ lậy Thánh Tâm Chúa Giêsu
Kinh Bổn VN
18:15 03/06/2009
CÁC KINH THỜ LẠY THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
I. Kinh Đền tạ Trái Tim Chúa
(Được ơn đại xá nếu đọc vào ngày lễ kính Trái Tim Chúa)
Lạy Đức Chúa Giêsu rất nhân lành, Chúa đã yêu dấu loài người quá bội, mà loài người vô tình tệ bạc, lại còn khinh mạn dể duôi. Nay chúng con sấp mình xuống trước bàn thờ Chúa, hết lòng thờ phượng cung kính, cho được đền vì những sự vô nhân bất nghĩa, khắp thiên hạ hằng làm sỉ nhục Trái Tim Chúa hay thương dường ấy.
Song le chúng con nhớ lại, xưa nay chúng con cũng đã lỗi nghĩa cùng Chúa như vậy, thì chúng con hết lòng ăn năn đau đớn, xin Chúa thương xót tha thứ. Chúng con sẵn lòng đền tội chúng con, cùng xin đền tội những kẻ lạc xa đàng rỗi, hoặc bởi cố tình chẳng tin phục nhận biết Chúa, là Đấng chăn chiên dẫn đàng chính thật, hoặc khinh dể những điều đã khấn nguyện khi chịu phép Rửa tội, mà dẫy bỏ giới răn Chúa là ách êm ái dịu dàng.
Bấy nhiêu tội đáng khóc lóc đau đớn dường ấy, thì chúng con quyết chí đền hết thay thảy. Lại dốc lòng đền riêng những tội này, như cách ăn ở buông tuồng mất nết, những thói tục xấu xa làm dịp cho kẻ hãy còn thanh sạch mất lòng khiết tịnh. Tội bỏ chẳng giữ các ngày lễ, sự nói lộng ngôn phạm đến Chúa cùng các thánh, những lời sỉ nhục bỉ báng Đấng thay mặt Chúa cùng các đấng làm thầy, những điều ơ hờ khinh dể cùng những tội gớm ghê phạm đến chính phép Bí tích Yêu mến. Sau hết, chúng con xin đền tạ chung các nước thiên hạ hằng chống cưỡng chẳng nhận quyền, cùng chẳng vâng phục lời Hội thánh Chúa truyền dạy. Chớ gì chúng con được đổ máu ra mà rửa sạch bấy nhiêu tội ấy. Ít là chúng con xin dâng công đền tội xưa Chúa đã dâng cho Đức Chúa Cha trên cây Thánh giá, mà rày còn dâng lên bàn thờ mọi ngày. Lại xin dâng công nghiệp Đức Mẹ Đồng Trinh và các thánh cùng các kẻ lành, cho được đền vì những sự vô phép mất lòng Chúa.
Chúng con thật lòng hứa cùng Chúa từ này về sau, nhờ ơn Chúa giúp, thì chúng con sẽ giữ đức tin vững vàng, ăn ở thanh sạch, giữ luật Phúc âm cho trọn, nhất là luật mến Chúa yêu người, cho được bù lại những tội chúng con, cùng tội thiên hạ đã phụ ơn bội nghĩa cùng Chúa hay thương dường ấy. Lại hết sức ngăn ngừa kẻo người ta còn phạm đến Chúa, cùng khuyên dụ cho nhiều người trở lại theo chân Chúa.
Lạy Đức Chúa Giêsu cực khoan cực nhân, chúng con cậy vì lời Đức Nữ Đồng Trinh Maria đã đồng công chuộc tội cầu bầu, xin Chúa nhận lễ đền tội chúng con thật lòng kính dâng mà tạ Chúa, cùng xin ban cho chúng con được ơn bền đỗ, giữ lòng trung tín lo việc bổn phận làm tôi Chúa cho đến trọn đời, cho ngày sau chúng con hết thảy được về quê thật là nơi Chúa hằng sống hằng trị cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. Amen.
II - Kinh dâng mình cho Trái Tim Chúa
(của thánh nữ Magarita)
Lạy Chúa, con là (Magarita Maria) con xin dâng phó trót mình con, hồn xác con, sự sống, các việc làm, các sự khốn khó con chịu cho Trái Tim Chúa. Từ nay, con quyết dâng trí lòng, hồn xác, mọi tài năng trong ngoài con để kính mến, làm vinh Danh Chúa. Con quyết dâng cả thân con cho Trái Tim Chúa, và làm mọi việc vì kính mến Trái Tim Chúa, tránh lánh mọi tội phạm đến Trái Tim Chúa.
Con xin nhận Trái Tim Chúa làm Tình yêu của con. Xin Trái Tim nhân lành Chúa che chở con đời này, để con lo việc rỗi linh hồn cho chắc. Xin tha các tội con phạm khi còn sống, và bênh chữa con trong giờ chết.
Lạy Trái Tim nhân lành, xin bênh vực con trước mặt Đức Chúa Cha, và cứu con khỏi cơn giận của Người. Con yếu đuối hèn sức, nên con trông cậy Trái Tim Chúa hay thương vô cùng phá tan mọi nết xấu, mọi sự trái ngược cùng Trái Tim Chúa trong bản thân con, xin đốt lửa kính mến trong tâm hồn con, để từ nay con luôn kính mến Chúa, chẳng còn làm mất lòng Chúa nữa.
Con xin Chúa ghi khắc tên con vào Trái Tim Chúa rất sâu, vì dù sống hay chết, con chẳng còn coi sự gì hơn Chúa nữa. Amen.
III - Kinh Dâng Mình Cho Thánh Tâm Chúa Giêsu
của Đức Piô XI
Lạy ơn Trái Tim cực trọng Đức Chúa Giêsu đã thương chúng con vô cùng.
Ai kể cho xiết được những ơn Trái Tim cực thánh đã ban cho chúng con.
Từ khi Đức Chúa Giêsu mới sinh ra, thì Trái Tim Người đã nghĩ đến chúng con là kẻ hèn mọn.
Mọi việc Người làm thì đã làm vì chúng con.
Người đã chịu đau đớn, đã chịu nạn, đã chịu chết.
Trái Tim Người đã chịu cực khổ vì chúng con. Chúng con mê muội bấy lâu nay, chưa suy ơn Đức Chúa Trời nên.
Xin Đức Chúa Trời tha tội tha vạ cho kẻ có tội.
Chúng con là kẻ khốn khó, chẳng biết làm thế nào mà đội ơn cho xứng đáng.
Nay ơn trên trời soi sáng thì chúng con mới biết Đức Chúa Giêsu muốn cho người ta kính mến Trái Tim Người cách riêng.
Thật là chúng con thiếu thốn mọi đàng, trong mình những thấy tội lỗi, chẳng có sự gì lành đáng dâng cho Trái Tim cực thánh.
Chúng con xấu hổ lắm, sấp mình xuống dưới chân Đấng nhân lành vô cùng.
Chúng con hợp một ý cùng Bề trên mà dâng mình cho Trái Tim cực trọng Đức Chúa Giêsu.
Chúng con dâng linh hồn, xin Trái Tim gìn giữ cho sạch mọi tội.
Chúng con dâng xác, xin Trái Tim ban ơn cho được làm tôi Đức Chúa Trời.
Mọi sự bề trong bề ngoài, mọi việc chúng con làm; sự sống, sự chết, tài trí, của cải, hết mọi sự chúng con dâng cho Trái Tim thay thảy.
Dù khi chúng con được sự gì lành, dù khi phải sự gì khốn khó, thì xin chịu bằng lòng cho sáng danh Trái Tim Đức Chúa Giêsu.
Chúng con cũng xin dâng cả anh em, họ hàng, xin Trái Tim gìn giữ cùng ban mọi ơn lành.
Ớ Trái Tim cực thánh, xin cai trị trong lòng chúng con.
Xin che chở chúng con cho khỏi chước ma quỷ.
Xin thêm lòng tin, cậy, kính mến cho chúng con được đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Xin phá những sự dữ hay vây bọc tư bề.
Xin cứu lấy chúng con trong giờ sau hết.
Xin ban mọi ơn lành cho Đức Giám mục chăn giữ con chiên Đức Chúa Giêsu.
Xin phù hộ cho các Linh mục được đẹp lòng Đức Chúa Trời, cùng xin giúp các Đấng, các bậc được dạy dỗ chúng con cho nên.
Ớ Trái Tim hay thương vô cùng, xin chịu lấy trái tim hèn mọn chúng con. Xin ban lòng kính mến một ngày một hơn ở đời này.
Xin đưa chúng con lên Thiên đàng hưởng Trái Tim Đức Chúa Giêsu đời đời chẳng cùng. Amen.
(Toàn niên Kinh nguyện, Bùi chu tr 135)
IV - Kinh Cầu Trái Tim Chúa Giêsu
-Xin Chúa thương xót chúng con
-Xin Chúa Kitô thương xót chúng con
-Xin Chúa thương xót chúng con
-Chúa Kitô nghe cho chúng con
-Chúa Kitô nhận lời chúng con
-Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật
Thưa: Thương xót chúng con
Đức Chúa Con chuộc tội cứu thế là Đức Chúa Trời thật
Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật
Ba ngôi cũng là một Đức Chúa Trời
Trái tim Đức Chúa Giêsu con Đức Chúa Cha hằng có đời đời
Trái tim Đức Chúa Giêsu bởi phép Đức Chúa Thánh Thần đã dựng nên trong lòng Rất Thánh Đức Mẹ Đồng trinh
Trái tim Đức Chúa Giêsu hợp làm một cùng ngôi thứ Hai cho trọn
Trái tim Đức Chúa Giêsu oai vọng vô cùng
Trái tim Đức Chúa Giêsu là đền thánh Chúa Trời
Trái tim Đức Chúa Giêsu là toà Đấng cực cao cực trọng
Trái tim Đức Chúa Giêsu là đền đài Chúa Trời cùng là cửa Thiên đàng
Trái tim Đức Chúa Giêsu là lò lửa mến hằng cháy
Trái tim Đức Chúa Giêsu gồm sự công chính và sự thương yêu
Trái tim Đức Chúa Giêsu đầy sự nhân lành cùng sự yêu dấu
Trái tim Đức Chúa Giêsu là vực đầy mọi nhân đức
Trái tim Đức Chúa Giêsu rất đáng ngợi khen mọi đàng
Trái tim Đức Chúa Giêsu là Vua lòng mọi người cùng là chốn phải hướng về thay thảy
Trái tim Đức Chúa Giêsu là kho mọi sự khôn ngoan thông thái
Trái tim Đức Chúa Giêsu là nơi trót tính Đức Chúa Trời ngự
Trái tim Đức Chúa Giêsu là chốn Đức Chúa Cha lấy làm ưa ý mọi đàng
Trái tim Đức Chúa Giêsu là mạch đầy dẫy hằng chảy ơn lành cho hết mọi người chúng con
Trái tim Đức Chúa Giêsu các thánh trên trời khao khát
Trái tim Đức Chúa Giêsu hay nhịn hay thương vô cùng
Trái tim Đức Chúa Giêsu hay ở rộng rãi cùng những kẻ nguyện xin
Trái tim Đức Chúa Giêsu là cội rễ cho chúng con được nên lành nên thánh
Trái tim Đức Chúa Giêsu là của lễ đền tội chúng con
Trái tim Đức Chúa Giêsu đã phải xấu hổ nhuốc nhơ bội phần
Trái tim Đức Chúa Giêsu đã phải tan nát vì tội chúng con
Trái tim Đức Chúa Giêsu đã vâng lời cho đến chết
Trái tim Đức Chúa Giêsu đã phải lưỡi đòng thâu qua
Trái tim Đức Chúa Giêsu là nguồn mọi sự yên ủi
Trái tim Đức Chúa Giêsu là sự sống cùng là sự sống lại chúng con
Trái tim Đức Chúa Giêsu ban cho chúng con được bằng yên và làm lành cùng Đức Chúa Trời
Trái tim Đức Chúa Giêsu dâng mình chịu phạt cho kẻ có tội
Trái tim Đức Chúa Giêsu hay cứu chữa kẻ trông cậy
Trái tim Đức Chúa Giêsu hay làm cho kẻ mong sinh thì được cậy trông
Trái tim Đức Chúa Giêsu hay làm cho các thánh được vui mừng
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế
Thưa: Chúa Giêsu tha tội chúng con
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế
Thưa: Chúa Giêsu nhậm lời chúng con
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế
Thưa: Chúa Giêsu thương xót chúng con
Lời nguyện:
Chúng con lạy Đức Chúa Trời phép tắc vô cùng hằng có đời đời. Chúng con xin Chúa con trông đến Trái Tim Con Rất Yêu dấu Chúa con,
cùng những lời ngợi khen, và những việc lành Người dâng thay cho kẻ có tội, mà nguôi cơn giận mà tha thứ cho những kẻ ăn năn kêu van,
vì một Đức Chúa Giêsu Kitô Con Chúa con, là Đấng hằng sống hằng trị làm một cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. Amen.
I. Kinh Đền tạ Trái Tim Chúa
(Được ơn đại xá nếu đọc vào ngày lễ kính Trái Tim Chúa)
Lạy Đức Chúa Giêsu rất nhân lành, Chúa đã yêu dấu loài người quá bội, mà loài người vô tình tệ bạc, lại còn khinh mạn dể duôi. Nay chúng con sấp mình xuống trước bàn thờ Chúa, hết lòng thờ phượng cung kính, cho được đền vì những sự vô nhân bất nghĩa, khắp thiên hạ hằng làm sỉ nhục Trái Tim Chúa hay thương dường ấy.
Song le chúng con nhớ lại, xưa nay chúng con cũng đã lỗi nghĩa cùng Chúa như vậy, thì chúng con hết lòng ăn năn đau đớn, xin Chúa thương xót tha thứ. Chúng con sẵn lòng đền tội chúng con, cùng xin đền tội những kẻ lạc xa đàng rỗi, hoặc bởi cố tình chẳng tin phục nhận biết Chúa, là Đấng chăn chiên dẫn đàng chính thật, hoặc khinh dể những điều đã khấn nguyện khi chịu phép Rửa tội, mà dẫy bỏ giới răn Chúa là ách êm ái dịu dàng.
Bấy nhiêu tội đáng khóc lóc đau đớn dường ấy, thì chúng con quyết chí đền hết thay thảy. Lại dốc lòng đền riêng những tội này, như cách ăn ở buông tuồng mất nết, những thói tục xấu xa làm dịp cho kẻ hãy còn thanh sạch mất lòng khiết tịnh. Tội bỏ chẳng giữ các ngày lễ, sự nói lộng ngôn phạm đến Chúa cùng các thánh, những lời sỉ nhục bỉ báng Đấng thay mặt Chúa cùng các đấng làm thầy, những điều ơ hờ khinh dể cùng những tội gớm ghê phạm đến chính phép Bí tích Yêu mến. Sau hết, chúng con xin đền tạ chung các nước thiên hạ hằng chống cưỡng chẳng nhận quyền, cùng chẳng vâng phục lời Hội thánh Chúa truyền dạy. Chớ gì chúng con được đổ máu ra mà rửa sạch bấy nhiêu tội ấy. Ít là chúng con xin dâng công đền tội xưa Chúa đã dâng cho Đức Chúa Cha trên cây Thánh giá, mà rày còn dâng lên bàn thờ mọi ngày. Lại xin dâng công nghiệp Đức Mẹ Đồng Trinh và các thánh cùng các kẻ lành, cho được đền vì những sự vô phép mất lòng Chúa.
Chúng con thật lòng hứa cùng Chúa từ này về sau, nhờ ơn Chúa giúp, thì chúng con sẽ giữ đức tin vững vàng, ăn ở thanh sạch, giữ luật Phúc âm cho trọn, nhất là luật mến Chúa yêu người, cho được bù lại những tội chúng con, cùng tội thiên hạ đã phụ ơn bội nghĩa cùng Chúa hay thương dường ấy. Lại hết sức ngăn ngừa kẻo người ta còn phạm đến Chúa, cùng khuyên dụ cho nhiều người trở lại theo chân Chúa.
Lạy Đức Chúa Giêsu cực khoan cực nhân, chúng con cậy vì lời Đức Nữ Đồng Trinh Maria đã đồng công chuộc tội cầu bầu, xin Chúa nhận lễ đền tội chúng con thật lòng kính dâng mà tạ Chúa, cùng xin ban cho chúng con được ơn bền đỗ, giữ lòng trung tín lo việc bổn phận làm tôi Chúa cho đến trọn đời, cho ngày sau chúng con hết thảy được về quê thật là nơi Chúa hằng sống hằng trị cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. Amen.
II - Kinh dâng mình cho Trái Tim Chúa
(của thánh nữ Magarita)
Lạy Chúa, con là (Magarita Maria) con xin dâng phó trót mình con, hồn xác con, sự sống, các việc làm, các sự khốn khó con chịu cho Trái Tim Chúa. Từ nay, con quyết dâng trí lòng, hồn xác, mọi tài năng trong ngoài con để kính mến, làm vinh Danh Chúa. Con quyết dâng cả thân con cho Trái Tim Chúa, và làm mọi việc vì kính mến Trái Tim Chúa, tránh lánh mọi tội phạm đến Trái Tim Chúa.
Con xin nhận Trái Tim Chúa làm Tình yêu của con. Xin Trái Tim nhân lành Chúa che chở con đời này, để con lo việc rỗi linh hồn cho chắc. Xin tha các tội con phạm khi còn sống, và bênh chữa con trong giờ chết.
Lạy Trái Tim nhân lành, xin bênh vực con trước mặt Đức Chúa Cha, và cứu con khỏi cơn giận của Người. Con yếu đuối hèn sức, nên con trông cậy Trái Tim Chúa hay thương vô cùng phá tan mọi nết xấu, mọi sự trái ngược cùng Trái Tim Chúa trong bản thân con, xin đốt lửa kính mến trong tâm hồn con, để từ nay con luôn kính mến Chúa, chẳng còn làm mất lòng Chúa nữa.
Con xin Chúa ghi khắc tên con vào Trái Tim Chúa rất sâu, vì dù sống hay chết, con chẳng còn coi sự gì hơn Chúa nữa. Amen.
III - Kinh Dâng Mình Cho Thánh Tâm Chúa Giêsu
của Đức Piô XI
Lạy ơn Trái Tim cực trọng Đức Chúa Giêsu đã thương chúng con vô cùng.
Ai kể cho xiết được những ơn Trái Tim cực thánh đã ban cho chúng con.
Từ khi Đức Chúa Giêsu mới sinh ra, thì Trái Tim Người đã nghĩ đến chúng con là kẻ hèn mọn.
Mọi việc Người làm thì đã làm vì chúng con.
Người đã chịu đau đớn, đã chịu nạn, đã chịu chết.
Trái Tim Người đã chịu cực khổ vì chúng con. Chúng con mê muội bấy lâu nay, chưa suy ơn Đức Chúa Trời nên.
Xin Đức Chúa Trời tha tội tha vạ cho kẻ có tội.
Chúng con là kẻ khốn khó, chẳng biết làm thế nào mà đội ơn cho xứng đáng.
Nay ơn trên trời soi sáng thì chúng con mới biết Đức Chúa Giêsu muốn cho người ta kính mến Trái Tim Người cách riêng.
Thật là chúng con thiếu thốn mọi đàng, trong mình những thấy tội lỗi, chẳng có sự gì lành đáng dâng cho Trái Tim cực thánh.
Chúng con xấu hổ lắm, sấp mình xuống dưới chân Đấng nhân lành vô cùng.
Chúng con hợp một ý cùng Bề trên mà dâng mình cho Trái Tim cực trọng Đức Chúa Giêsu.
Chúng con dâng linh hồn, xin Trái Tim gìn giữ cho sạch mọi tội.
Chúng con dâng xác, xin Trái Tim ban ơn cho được làm tôi Đức Chúa Trời.
Mọi sự bề trong bề ngoài, mọi việc chúng con làm; sự sống, sự chết, tài trí, của cải, hết mọi sự chúng con dâng cho Trái Tim thay thảy.
Dù khi chúng con được sự gì lành, dù khi phải sự gì khốn khó, thì xin chịu bằng lòng cho sáng danh Trái Tim Đức Chúa Giêsu.
Chúng con cũng xin dâng cả anh em, họ hàng, xin Trái Tim gìn giữ cùng ban mọi ơn lành.
Ớ Trái Tim cực thánh, xin cai trị trong lòng chúng con.
Xin che chở chúng con cho khỏi chước ma quỷ.
Xin thêm lòng tin, cậy, kính mến cho chúng con được đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Xin phá những sự dữ hay vây bọc tư bề.
Xin cứu lấy chúng con trong giờ sau hết.
Xin ban mọi ơn lành cho Đức Giám mục chăn giữ con chiên Đức Chúa Giêsu.
Xin phù hộ cho các Linh mục được đẹp lòng Đức Chúa Trời, cùng xin giúp các Đấng, các bậc được dạy dỗ chúng con cho nên.
Ớ Trái Tim hay thương vô cùng, xin chịu lấy trái tim hèn mọn chúng con. Xin ban lòng kính mến một ngày một hơn ở đời này.
Xin đưa chúng con lên Thiên đàng hưởng Trái Tim Đức Chúa Giêsu đời đời chẳng cùng. Amen.
(Toàn niên Kinh nguyện, Bùi chu tr 135)
IV - Kinh Cầu Trái Tim Chúa Giêsu
-Xin Chúa thương xót chúng con
-Xin Chúa Kitô thương xót chúng con
-Xin Chúa thương xót chúng con
-Chúa Kitô nghe cho chúng con
-Chúa Kitô nhận lời chúng con
-Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật
Thưa: Thương xót chúng con
Đức Chúa Con chuộc tội cứu thế là Đức Chúa Trời thật
Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật
Ba ngôi cũng là một Đức Chúa Trời
Trái tim Đức Chúa Giêsu con Đức Chúa Cha hằng có đời đời
Trái tim Đức Chúa Giêsu bởi phép Đức Chúa Thánh Thần đã dựng nên trong lòng Rất Thánh Đức Mẹ Đồng trinh
Trái tim Đức Chúa Giêsu hợp làm một cùng ngôi thứ Hai cho trọn
Trái tim Đức Chúa Giêsu oai vọng vô cùng
Trái tim Đức Chúa Giêsu là đền thánh Chúa Trời
Trái tim Đức Chúa Giêsu là toà Đấng cực cao cực trọng
Trái tim Đức Chúa Giêsu là đền đài Chúa Trời cùng là cửa Thiên đàng
Trái tim Đức Chúa Giêsu là lò lửa mến hằng cháy
Trái tim Đức Chúa Giêsu gồm sự công chính và sự thương yêu
Trái tim Đức Chúa Giêsu đầy sự nhân lành cùng sự yêu dấu
Trái tim Đức Chúa Giêsu là vực đầy mọi nhân đức
Trái tim Đức Chúa Giêsu rất đáng ngợi khen mọi đàng
Trái tim Đức Chúa Giêsu là Vua lòng mọi người cùng là chốn phải hướng về thay thảy
Trái tim Đức Chúa Giêsu là kho mọi sự khôn ngoan thông thái
Trái tim Đức Chúa Giêsu là nơi trót tính Đức Chúa Trời ngự
Trái tim Đức Chúa Giêsu là chốn Đức Chúa Cha lấy làm ưa ý mọi đàng
Trái tim Đức Chúa Giêsu là mạch đầy dẫy hằng chảy ơn lành cho hết mọi người chúng con
Trái tim Đức Chúa Giêsu các thánh trên trời khao khát
Trái tim Đức Chúa Giêsu hay nhịn hay thương vô cùng
Trái tim Đức Chúa Giêsu hay ở rộng rãi cùng những kẻ nguyện xin
Trái tim Đức Chúa Giêsu là cội rễ cho chúng con được nên lành nên thánh
Trái tim Đức Chúa Giêsu là của lễ đền tội chúng con
Trái tim Đức Chúa Giêsu đã phải xấu hổ nhuốc nhơ bội phần
Trái tim Đức Chúa Giêsu đã phải tan nát vì tội chúng con
Trái tim Đức Chúa Giêsu đã vâng lời cho đến chết
Trái tim Đức Chúa Giêsu đã phải lưỡi đòng thâu qua
Trái tim Đức Chúa Giêsu là nguồn mọi sự yên ủi
Trái tim Đức Chúa Giêsu là sự sống cùng là sự sống lại chúng con
Trái tim Đức Chúa Giêsu ban cho chúng con được bằng yên và làm lành cùng Đức Chúa Trời
Trái tim Đức Chúa Giêsu dâng mình chịu phạt cho kẻ có tội
Trái tim Đức Chúa Giêsu hay cứu chữa kẻ trông cậy
Trái tim Đức Chúa Giêsu hay làm cho kẻ mong sinh thì được cậy trông
Trái tim Đức Chúa Giêsu hay làm cho các thánh được vui mừng
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế
Thưa: Chúa Giêsu tha tội chúng con
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế
Thưa: Chúa Giêsu nhậm lời chúng con
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế
Thưa: Chúa Giêsu thương xót chúng con
Lời nguyện:
Chúng con lạy Đức Chúa Trời phép tắc vô cùng hằng có đời đời. Chúng con xin Chúa con trông đến Trái Tim Con Rất Yêu dấu Chúa con,
cùng những lời ngợi khen, và những việc lành Người dâng thay cho kẻ có tội, mà nguôi cơn giận mà tha thứ cho những kẻ ăn năn kêu van,
vì một Đức Chúa Giêsu Kitô Con Chúa con, là Đấng hằng sống hằng trị làm một cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. Amen.
Đồng tiền cắt rời khúc ruột
Anmai, CSsR
18:24 03/06/2009
Lần đầu tiên được đặt chân đến xứ Nghệ ! Để tiện đường, Cha Bề Trên Cộng đoàn Cửa Lò hướng dẫn bác tài đi theo con đường ven biển. Trước mắt chúng tôi, con đường nhựa cực đẹp. Thấy anh em trong đoàn khen con đường cực đẹp này, Cha Bề Trên cũng là “hướng dẫn viên du lịch” trên xe cho anh em biết rằng con đường này quả là đẹp thật, nó mang tên là con đường Sinh Thái của Cửa Lò nhưng đáng tiếc thay nhiều người đã đổi tiên con đường Sinh Thái thành con đường “Sinh Sự”.
Chuyện là cách đây vài năm, vùng biển Cửa Lò này êm ả là chừng nào. Thế nhưng, từ ngày có con đường “Sinh Sự” này nó đã làm cho không biết bao nhiêu gia đình tan vỡ.
Vùng đất nghèo nằm khiêm tốn ở vùng biển này ít người biết đến, và vì vậy nên đất cát ở đây chẳng là gì cả, nghe kể lại là ngày xưa cho cũng chẳng ai thèm lấy vì có lấy đi chăng nữa cũng chẳng làm được gì cả. Bỗng dưng, theo đà phát triển của đất nước, con đường nhỏ ven vùng biển nghèo ấy đã được mở rộng ra, đẹp ra. Con đường mang tên Sinh Thái thật sự đã làm cho đời sống kinh tế ở đây phát triển hơn trước nhiều. Con đường Sinh Thái này không chỉ thay da đổi thịt vùng biển nghèo này thế nhưng nó cũng làm thay lòng đổi dạ của con người. Nhiều gia đình sở hữu con đường mặt tiền ấy đã tan nát, cha mẹ con cái đã tranh chấp đất đai đến độ khốc liệt. Có gia đình kiện cáo đến nay đã 3 năm mà vẫn chưa giải quyết xong.
Thế đấy! Đất cát có giá, đồng tiền lên ngôi đã làm cho nhiều và nhiều gia đình vùng biển nghèo này trở nên đổ nát.
Sáng nay, trở lại vùng biển nghèo Cần Giờ sau vài ngày ra Bắc, đang làm việc, bỗng dưng có cuộc điện thoại của người bạn thân. Anh bạn tâm sự chuyện buồn của một gia đình nọ mà anh biết được cũng do tiền nong.
Ông bố của căn nhà mặt tiền đường Cách Mạng Tháng 8 vừa “khuất núi” sau khi hưởng thọ 100 tuổi. Tang lễ của ông vừa dứt thì trong nhà đã lục đục về cái thùng tiền phúng điếu. Người chị bảo khách của người chị nhiều nên dành phần của cái thùng phúng điếu ấy!!! Người em đành ngậm ngùi với cái quyết định của chị. Chưa hết, sau đó, người chị ra thông báo cho 3 đứa em của mình rằng chị sẽ đưa cho 3 đứa em ít tiền “hương hoả” để bà hưởng căn nhà “hương hoả” ấy. Số tiền người chị hứa sẽ đưa chẳng là gì cả so với giá trị của cả căn nhà mặt tiền. Người chị cả bảo các em nên dọn đi sớm đi, tiền thuê nhà chị sẽ gửi cho, khi nào bán được nhà chị sẽ gửi tiền hương hoả cho từng đứa !
Nghe chuyện cái thùng tiền phúng điếu nó đã đau, nay lại nghe thêm chuyện căn nhà nữa sao mà nó đau quá !
Đúng là sức mạnh của đồng tiền!
Người ta vẫn thường nói: “đồng tiền dính liền khúc ruột!”. Đúng! Vì lẽ nó dính liền khúc ruột cho nên khi ai chiếm tiền của ta thì ta cũng phải cố gắng bằng mọi giá để cắt ruột luôn để ta hưởng cho trọn.
Sống trên đời này, không ai là không cần tiền nhưng thật sự ra thì không phải lúc nào cũng cần cả. Có những lúc thật cần và rồi có những lúc chẳng cần. Khi ta còn sống, ta cố gắng vun vén, tích góp cho thật nhiều nhưng khi đau bệnh, liệt lào và nhất là khi nằm xuống, đồng tiền nó chẳng còn có nghĩa lý gì với đời ta nữa. Những đồng tiền có được phải có nhân có nghĩa chứ những đồng tiền có được do người ta bất nhân bất nghĩa mà có thì quả thật là chán lắm !
Nhớ lại 228 nạn nhân trên chuyến bay định mệnh Brazil – Pháp nay còn đâu để mà ky cóp. Họ chẳng thể ngờ được chuyến đi ấy lại là chuyến đi cuối cùng của cuộc đời họ. Nhìn vào biến cố ấy, nhìn những con người ấy ắt hẳn ta cũng nghiệm ra điều gì đó cho sự vun vén, sự ky cóp của con người.
Ai ai cũng biết chân lý là như vậy, sự thật là như vậy nhưng rồi khi đối diện với mãnh lực của đồng tiền, có người đã đánh đổi tất cả để chiếm lấy như một số gia đình đang trú ngụ ven con đường “Sinh Sự” ở Cửa Lò hay như gia đình bạn của người quen của mình.
Những câu chuyện hết sức đời thường về con đường mang tên “Sinh Sự”, những câu chuyện hết sức đời thường của những gia đình đổ nát vì vật chất, vì đồng tiền phải chăng là những bài học hết sức thiết thực cho mỗi người chúng ta.
Tiền! Ai cũng cần nhưng cần lắm cái chữ Tình! Có Tiền chưa chắc mua Tình được nhưng nếu có Tình, Tiền bỗng dưng sẽ được sẻ chia, được gửi đến kèm theo sau cái Tình ấy.
Đồng tiền hết sức nghiệt ngã, đồng hiền hết sức cần thiết cho cuộc đời nhưng cũng chính là con dao cắt đi từng đoạn ruột của vợ chồng, con cái, anh chị em ruột thịt.
Cuộc đời này hết sức vắn vỏi, cuộc đời này hết sức mong manh! Xin hãy vun đắp, nuôi dưỡng, chăm sóc cho chữ Tình trong đời ta hơn là thu vén, ky cóp những đồng tiền mà người ta vẫn thường nói: tiền là bạc! Đồng tiền chính là nguyên nhân làm cho người ta bạc tình bạc nghĩa với nhau hơn.
Chuyện là cách đây vài năm, vùng biển Cửa Lò này êm ả là chừng nào. Thế nhưng, từ ngày có con đường “Sinh Sự” này nó đã làm cho không biết bao nhiêu gia đình tan vỡ.
Vùng đất nghèo nằm khiêm tốn ở vùng biển này ít người biết đến, và vì vậy nên đất cát ở đây chẳng là gì cả, nghe kể lại là ngày xưa cho cũng chẳng ai thèm lấy vì có lấy đi chăng nữa cũng chẳng làm được gì cả. Bỗng dưng, theo đà phát triển của đất nước, con đường nhỏ ven vùng biển nghèo ấy đã được mở rộng ra, đẹp ra. Con đường mang tên Sinh Thái thật sự đã làm cho đời sống kinh tế ở đây phát triển hơn trước nhiều. Con đường Sinh Thái này không chỉ thay da đổi thịt vùng biển nghèo này thế nhưng nó cũng làm thay lòng đổi dạ của con người. Nhiều gia đình sở hữu con đường mặt tiền ấy đã tan nát, cha mẹ con cái đã tranh chấp đất đai đến độ khốc liệt. Có gia đình kiện cáo đến nay đã 3 năm mà vẫn chưa giải quyết xong.
Thế đấy! Đất cát có giá, đồng tiền lên ngôi đã làm cho nhiều và nhiều gia đình vùng biển nghèo này trở nên đổ nát.
Sáng nay, trở lại vùng biển nghèo Cần Giờ sau vài ngày ra Bắc, đang làm việc, bỗng dưng có cuộc điện thoại của người bạn thân. Anh bạn tâm sự chuyện buồn của một gia đình nọ mà anh biết được cũng do tiền nong.
Ông bố của căn nhà mặt tiền đường Cách Mạng Tháng 8 vừa “khuất núi” sau khi hưởng thọ 100 tuổi. Tang lễ của ông vừa dứt thì trong nhà đã lục đục về cái thùng tiền phúng điếu. Người chị bảo khách của người chị nhiều nên dành phần của cái thùng phúng điếu ấy!!! Người em đành ngậm ngùi với cái quyết định của chị. Chưa hết, sau đó, người chị ra thông báo cho 3 đứa em của mình rằng chị sẽ đưa cho 3 đứa em ít tiền “hương hoả” để bà hưởng căn nhà “hương hoả” ấy. Số tiền người chị hứa sẽ đưa chẳng là gì cả so với giá trị của cả căn nhà mặt tiền. Người chị cả bảo các em nên dọn đi sớm đi, tiền thuê nhà chị sẽ gửi cho, khi nào bán được nhà chị sẽ gửi tiền hương hoả cho từng đứa !
Nghe chuyện cái thùng tiền phúng điếu nó đã đau, nay lại nghe thêm chuyện căn nhà nữa sao mà nó đau quá !
Đúng là sức mạnh của đồng tiền!
Người ta vẫn thường nói: “đồng tiền dính liền khúc ruột!”. Đúng! Vì lẽ nó dính liền khúc ruột cho nên khi ai chiếm tiền của ta thì ta cũng phải cố gắng bằng mọi giá để cắt ruột luôn để ta hưởng cho trọn.
Sống trên đời này, không ai là không cần tiền nhưng thật sự ra thì không phải lúc nào cũng cần cả. Có những lúc thật cần và rồi có những lúc chẳng cần. Khi ta còn sống, ta cố gắng vun vén, tích góp cho thật nhiều nhưng khi đau bệnh, liệt lào và nhất là khi nằm xuống, đồng tiền nó chẳng còn có nghĩa lý gì với đời ta nữa. Những đồng tiền có được phải có nhân có nghĩa chứ những đồng tiền có được do người ta bất nhân bất nghĩa mà có thì quả thật là chán lắm !
Nhớ lại 228 nạn nhân trên chuyến bay định mệnh Brazil – Pháp nay còn đâu để mà ky cóp. Họ chẳng thể ngờ được chuyến đi ấy lại là chuyến đi cuối cùng của cuộc đời họ. Nhìn vào biến cố ấy, nhìn những con người ấy ắt hẳn ta cũng nghiệm ra điều gì đó cho sự vun vén, sự ky cóp của con người.
Ai ai cũng biết chân lý là như vậy, sự thật là như vậy nhưng rồi khi đối diện với mãnh lực của đồng tiền, có người đã đánh đổi tất cả để chiếm lấy như một số gia đình đang trú ngụ ven con đường “Sinh Sự” ở Cửa Lò hay như gia đình bạn của người quen của mình.
Những câu chuyện hết sức đời thường về con đường mang tên “Sinh Sự”, những câu chuyện hết sức đời thường của những gia đình đổ nát vì vật chất, vì đồng tiền phải chăng là những bài học hết sức thiết thực cho mỗi người chúng ta.
Tiền! Ai cũng cần nhưng cần lắm cái chữ Tình! Có Tiền chưa chắc mua Tình được nhưng nếu có Tình, Tiền bỗng dưng sẽ được sẻ chia, được gửi đến kèm theo sau cái Tình ấy.
Đồng tiền hết sức nghiệt ngã, đồng hiền hết sức cần thiết cho cuộc đời nhưng cũng chính là con dao cắt đi từng đoạn ruột của vợ chồng, con cái, anh chị em ruột thịt.
Cuộc đời này hết sức vắn vỏi, cuộc đời này hết sức mong manh! Xin hãy vun đắp, nuôi dưỡng, chăm sóc cho chữ Tình trong đời ta hơn là thu vén, ky cóp những đồng tiền mà người ta vẫn thường nói: tiền là bạc! Đồng tiền chính là nguyên nhân làm cho người ta bạc tình bạc nghĩa với nhau hơn.
Lễ Chúa Ba Ngôi
Lm. Ignatiô Hồ Thông
18:29 03/06/2009
LỄ CHÚA BA NGÔI
Mặc khải Một Chúa Ba Ngôi không thuộc phạm vi của Cựu ước. Cựu Ước bận lòng gìn giữ sự tinh tuyền độc thần giáo không ngừng bị đe dọa bởi ảnh hưởng của các tôn giáo chung quanh.
Tuy nhiên, các bản văn Kinh Thánh để lộ ra vài tiên cảm về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi nầy. Tầm quan trọng được ban cho Thần Khí Thiên Chúa, ngôi vị hóa dần dần của Ngôi Lời, đoạn của Đức Khôn Ngoan, nhất là trong những tác phẩm muộn thời, đặt trên lộ trình mặc khải về một Chúa với Ba Ngôi vị.
Ngôi Lời Nhập Thể mặc khải Chúa Cha và Chúa Thánh Thần và sự hiệp nhất của hai Ngôi Vị nầy với Chúa Con trong một sự hiệp thông của tình yêu, một sự tuôn tràn liên tục, một sự đổi trao thường hằng, vì thế bản tính của Thiên Chúa là sự trao ban. Chính nhờ tình yêu tự hiến của Chúa Con và sự sai phái của Chúa Thánh Thần mà sự trao ban nầy giúp nhân loại được tham đự vào cuộc sống Ba Ngôi nầy.
Như vậy mặc khải Chúa Ba Ngôi là một dữ kiện đặc biệt của Ki tô giáo, phân biệt với hai tôn giáo độc thần khác, Do thái giáo và Hồi giáo.
Từ ngữ “Một Chúa Ba Ngôi” xuất hiện lần đầu tiên tại một văn sĩ thuộc thế kỷ thứ hai, Théophile d’ Antioche.
Chúa Nhật thứ nhất sau lễ Ngũ Tuần được liên kết khá sớm với việc cử hành Thiên Chúa Ba Ngôi. Lễ nhớ tôn kính Thiên Chúa Ba Ngôi được cử hành vào thế kỷ thứ bảy. Được ấn định trong lịch Phụng Vụ, việc cử hành nầy dần dần được xem như một ngày lễ đặc biệt. Từ thế kỷ thứ mười, lễ nầy được cử hành long trọng trong nhiều giáo hội địa phương. Vào năm 1334, Đức Thánh Cha Gioan XXII chấp nhận cách dùng nầy cho thành đô Rô-ma. Từ đó, lễ nầy được phổ biến khắp Giáo Hội hoàn vũ.
Vào ngày lễ Chúa Ba Ngôi nầy, ba bài đọc làm nổi bật dần dần Ba Ngôi Thiên Chúa.
Đnl 4: 32-34, 39-40
Bài đọc I, trích từ sách Đệ Nhị Luật, ca ngợi sự cao vời khôn sánh của Đức Chúa, Thiên Chúa duy nhất, siêu việt và hoàn vũ. Đây là dung mạo của Chúa Cha.
Rm 8: 14-17
Trong bài đọc II được trích từ thư gởi tín hữu Rô-ma, thánh Phao-lô cho thấy tác động biến đổi của Chúa Thánh Thần trên cuộc sống của người Ki tô hữu.
Mt 28: 16-20
Bài đọc III là phần kết thúc Tin Mừng Mát-thêu: Chúa Con Phục Sinh công bố mình là chúa tể hoàn vũ, nguyên lý ơn cứu độ cho muôn dân muôn nước và thường hằng phù trợ Giáo Hội của Ngài.
BÀI ĐỌC I (Đnl 4: 32-40)
Bài đọc I được trích từ sách cuối cùng của bộ Ngũ Thư, được gọi là sách Đệ Nhị Luật, hay đơn giản là sách “Luật thứ hai”. Tuy nhiên, sách không lập lại Luật được diễn tả trong các sách trước đó (sách Xuất Hành, sách Dân Số, sách Lê-vi); sách nầy đánh dấu những phát triển mới để thích ứng luật vào hoàn cảnh của một dân đang định cư và thậm chí đã an cư lập nghiệp đến nỗi có nguy cơ quên ơn gọi của mình.
Bản hiến chương được làm mới lại nầy, được hư cấu trên môi miệng của ông Mô-sê, muốn nói lên rằng nó chỉ là khai triển luật của ông Mô-sê. Ông Mô-sê được cho là đang ngỏ lời với dân Ít-ra-en trước khi dân tiến vào Đất Hứa, nhưng thật ra đây là những thế hệ sau nầy được mời gọi trung thành với Đức Chúa của mình.
Sách Đệ Nhị Luật có chủ ý nhấn mạnh trên những nền tảng lịch sử và thần học của Luật.
Đoạn trích mà chúng ta đọc hôm nay thật là có ý nghĩa về phương diện nầy.
1. Nền tảng lịch sử của Luật 4: 32-34)
Bản văn rất nổi tiếng, được soạn thảo theo văn phong đầy cảm xúc, ca ngợi việc Chúa chọn dân Ít-ra-en với cung điệu nồng nàn. Việc tuyển chọn nầy đem lại ý nghĩa cho những đòi hỏi của Luật.
Sự kiện vài ngàn người lưu vong thoát khỏi đất Ai-cập xem ra chẳng có nghĩa lý gì trong lịch sử chung của thế giới; nhưng thật ra, đây là một biến cố độc nhất vô nhị, việc Thiên Chúa can thiệp minh nhiên đầu tiên vào lịch sử thánh kể từ ngày khai thiên lập địa đến nay, vì Thiên Chúa đã chọn cho mình một dân giữa muôn dân: “Anh em cứ hỏi những thời xa xưa, thời có trước anh em, từ ngày Thiên Chúa dựng nên con người trên mặt đất; cứ hỏi từ chân trời nầy đến chân trời kia: có bao giờ đã xảy ra chuyện vĩ đại như thế, hay có ai đã nghe điều giống như vậy chăng?”.
Lúc đó, bằng những ám chỉ, tác giả gợi lên những diễn biến của lịch sử đầy kinh ngạc nầy. Trước hết, tác giả nhắc nhớ biến cố chủ chốt: Thiên Chúa đã tỏ mình ra trên núi Xi-nai; mọi người đều được nghe tiếng Ngài mà không phải chết.
Chúng ta lưu ý trong diễn từ nầy, ông Mô-sê không nói lên kinh nghiệm của riêng mình về Thiên Chúa nhưng chỉ kinh nghiệm của dân chúng về Thiên Chúa. Quả thật, đó là một viễn cảnh rất hiển nhiên trong sách Đệ Nhị Luật: dân Ít-ra-en được xem như một cá nhân, một chủ thể duy nhất, đồng nhất với chính mình qua muôn thế hệ.
Tiếp đó, người kể chuyện còn đi ngược dòng thời gian đến cuộc xuất hành khỏi đất Ai-cập: “Hoặc có vị thần nào đã ra công đi chọn lấy cho mình một dân tộc từ giữa một dân tộc khác, đã dùng bao thử thách, dấu lạ, điềm thiêng và chinh chiến, đã dùng cách tay mạnh mẽ uy quyền, gây kinh hồn táng đỡm, như Đức Chúa của anh em, đã làm cho anh em tại Ai-cập, trước mắt anh em không?” Chúng ta có thể nói Thiên Chúa đã “bứng” dân Do thái khỏi đất Ai-cập để làm thành dân riêng của Ngài.
- “dùng bao thử thách” ám chỉ đến những gian truân vất vả trong sa mạc: đói khát, mệt mõi, lang bạc rày đây mai đó, vân vân
- “những dấu chỉ, điềm thiêng”: nào là nước phun vọt ra từ tảng đá, bánh man-na rơi xuống từ trời, chim cút rơi trên mặt đất, vân vân.
- “những chinh chiến”. Tác giả dành một chỗ lớn cho những cuộc chiến; ông vừa mới kể dong dài cuộc chinh phục đầy gian khổ ở bên kia sông Gio-đan; ông bày tỏ lý tưởng quốc gia chinh chiến, mà ông biết làm cho nó đồng hiện diện với lời dạy về một tôn giáo nội tâm.
- “đã dùng cánh tay mạnh mẽ uy quyền”. Đây là kiểu nói “thần nhân đồng hình”: kiểu nói nầy diễn tả vừa tính chất siêu việt của Thiên Chúa Ít-ra-en: Đấng hoàn toàn khác, vừa tính cách rất mực gần gũi của Ngài: Đấng làm cho mình trở nên gần với nhân loại hơn, trở nên sống động với dân Ngài hơn. Đây cũng là cách thức nhấn mạnh sự bất lực và bất tất của các thần linh ngoại giáo.
Sau cùng, tác giả ngược dòng thời gian xa hơn nữa khi ám chỉ đến những chiến công gây kinh hồn táng đỡm mà Thiên Chúa đã làm tại Ai-cập, nghĩa là những tai ương giáng xuống trên dân Ai-cập để buộc Pha-ra-on phải để cho dân Do thái ra đi.
Sau khi Thiên Chúa đã bày tỏ biết bao ân cần của Ngài đối với dân, làm thế nào dân Chúa chọn có thể tỏ mình bất trung với Ngài được? Đoạn văn cuối cùng suy ra những hậu quả thần học từ ơn tuyển chọn của dân Ít-ra-en.
2. Nền tảng thần học của Lề Luật (4: 39-40).
“Hôm nay đây, anh em phải biết và để tâm suy niệm điều nầy”. Những lời nầy hình thành nên lời khuyên bảo giáo lý đầu tiên rất đặc trưng trong toàn bộ sách. Tôn giáo mà sách Đệ Nhị Luật dạy không quy chiếu đến việc tuân giữ Lề Luật chi li, nó kêu gọi đến những tư thế sẳn sàng nội tâm và đến tình yêu đối với Thiên Chúa.
Vị Thiên Chúa nầy, hiện diện trong lịch sử, chính là Đấng Sáng Tạo, Ngài ngự trị “trên cõi trời cũng như dưới mặt đất, chính Đức Chúa là Thiên Chúa duy nhất, chứ không có Thiên Chúa nào khác”.
Lời nhắc nhở đến độc thần giáo tuyệt đối chắc chắn là cần thiết vào lúc nầy. Một phần sách Đệ Nhị Luật xem ra đã được các thầy Lê-vi thuộc vương quốc phương Bắc soạn thảo kể từ thế kỷ thứ tám trước Công Nguyên, vào thời kỳ bội giáo của vương quốc nầy; nhưng rồi vào thế kỷ tiếp sau đó, vương quốc phương Nam, đến phiên mình, phạm tội thờ ngẫu tượng. Lời khẳng định về Thiên Chúa chân thật, duy nhất và siêu việt, Thiên Chúa của dân Ít-ra-en đòi hỏi phải vâng lời và yêu mến Ngài, chính là lời nhắc nhở thần học căn bản, đối mặt với những toan tính cúng tế của dân Ca-na-an.
“Vậy, các giới răn và mệnh lệnh của Người, mà hôm nay tôi truyền đạt cho anh em, anh em phải tuân hành”. Từ “hôm nay” của sách Đệ Nhị Luật nhấn mạnh giá trị thường hằng của những huấn lệnh Thiên Chúa. Tuân hành chúng là nguồn mạch của những phúc lộc ở dưới thế nầy: “hạnh phúc và trường thọ”. Vào thời nầy, trong Kinh Thánh chưa có những viễn cảnh về những ân thưởng bên kia nấm mồ.
BÀI ĐỌC II (Rm 8: 14-17)
Thánh Phao-lô viết thư nầy từ Cô-rin-tô, vào mùa xuân 57-58, để chuẩn bị cho cuộc hành trình đến Rô-ma. Tuy nhiên, dự định đã không thành vì thánh nhân bị bắt vào mùa xuân năm sau ở Giê-ru-sa-lem. Chính trong cảnh giam cầm mà thánh nhân bị giải đến thủ đô của Đế Quốc vào đầu năm 61.
Trong những thư của thánh Phao-lô, thư gởi các tín hữu Rô-ma là thư dài nhất và quan trọng nhất về phương diện đạo lý.
Sau bức tranh ảm đạm về nhân loại bị giam hãm trong tội lỗi, thánh nhân phác họa một bức tranh đầy an ủi về nhân loại được ơn tái sinh và sống theo Thần Khí. Đây là chủ đề của chương 8 nầy.
1. Ơn nghĩa tử:
Thánh nhân ngỏ lời với những người chịu phép rửa, nhờ phép rửa, họ trở thành con cái Thiên Chúa. Thánh nhân khích lệ họ sống cho thích đáng với phẩm chất nầy và mời gọi họ sống cuộc sống nội tâm, một cuộc sống cho phép họ lắng nghe Thần Khí, vì Thần Khí sở hữu quyền năng biến đổi.
Như vậy, Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử chứ không trở thành nô lệ. Vào thời đại nầy, sự sánh ví nầy rất hùng hồn. Người nô lệ là người không có quyền lợi gì, không sở hữu bất cứ điều gì, sợ hãi ông chủ của mình. Người con là người thân thưa với cha mình “Cha ơi!” với một tấm lòng yêu thương và tin tưởng.
2. Đồng thừa kế với Đức Ki tô.
Người con không chỉ chắc chắn hưởng được lòng trìu mến thương yêu của Cha, nhưng còn có quyền thừa kế nữa.
Người Ki tô hữu là nghĩa tử nhờ Đức Ki tô, và với Đức Ki tô họ trở nên đồng thừa kế những thiện hảo của Nước Trời. Một viễn cảnh như thế thì trái với pháp lý Do thái, nhưng hợp với luật Hy-lạp và Rô-ma, người con nuôi được hưởng quyền thừa kế như người con ruột. Như vậy, thánh nhân nhấn mạnh ơn ban nghĩa tử trong Chúa Thánh Thần.
Nhưng nếu ơn nghĩa tử nầy làm cho người Ki tô hữu nên anh chị em của Đức Ki tô, nó kéo họ vào trong những gian truân và cái chết, trước khi cho họ được dự phần vào vinh quang của Ngài. Thánh nhân không làm dịu đi sứ điệu của mình.
TIN MỪNG (Mt 28: 16-20)
Chính trên hoạt cảnh uy nghi và hùng vĩ nầy mà sách Tin Mừng Mát-thêu hoàn tất: trên một ngọn núi thuộc miền Ga-li-lê, Đức Ki tô phục sinh xuất hiện cho nhóm Mười Một, họ phủ phục dưới chân Ngài. Ngài mặc khải quyền chủ tể hoàn vũ của Ngài và truyền lệnh cho họ truyền giáo khắp thiên hạ, bằng cách đảm bảo với họ ơn phù trợ của Ngài.
Thánh Mát-thêu không tường thuật bất cứ lần hiện ra nào của Đức Giê-su với nhóm Mười Một nầy sau khi Ngài sống lại ngoại trừ lần hiện ra nầy; thánh ký tập trung chứng từ về cuộc sống của Đấng Phục Sinh và những lời căn dặn sau cùng của Ngài vào cuộc gặp gỡ duy nhất nầy. Như vậy biến cố nầy mang lấy một chiều kích đặc biệt.
1. Miền Ga-li-lê.
Sự kiện xảy ra ở miền Ga-li-lê. Chính ở đó mà Đức Giê-su đã ba lần hẹn gặp các Tông Đồ của Ngài. Lần thứ nhất, Ngài đã báo trước cho họ thánh Phê-rô sẽ chối Ngài và các ông sẽ vấp ngã vì Ngài: “Nhưng sau khi trỗi dậy, Thầy sẽ đến Ga-li-lê trước anh em” (26: 32). Lần thứ hai vào buổi sáng Phục Sinh, sứ thần đã nói với các người phụ nữ: “Các bà…mau về nói với môn đệ Người như thế nầy: Người đã trỗi dậy từ cõi chết, và Người đi Ga-li-lê trước các ông” (29: 7). Lần thứ ba, Đức Giê-su đã lập lại cùng một sứ điệp: “Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó” (28: 10). Thánh Mát-thêu là thánh ký duy nhất nhắc lại ba lần cuộc hẹn gặp ở Ga-li-lê nầy, trong khi thánh Lu-ca đặt cuộc gặp gỡ sau cùng của Đức Giê-su với các Tông Đồ của Ngài ở Giê-ru-sa-lem. Thánh Mát-thêu không thích thành đô Giê-ru-sa-lem vì nó đã phản bội sứ mạng của mình, vì thế thánh ký dành cho miền Ga-li-lê sứ điệp tối thượng của Đức Giê-su.
Cuộc gặp gỡ được định vị trên một ngọn núi; ngọn núi nào chẳng quan trọng gì: ngọn núi chỉ là biểu tượng. Không phải lời dạy về các mối phúc được vang lên trên núi sao?
2. Họ phủ phục.
“Khi thấy Người, các ông phủ phục, nhưng có mấy ông lại hoài nghi”.
Dường như chúng ta có ở đây một hoạt cảnh sóng đôi với những hoạt cảnh mà ở đó thánh Mác-cô và thánh Lu-ca mô tả những hoài nghi như thế được gợi lên: “Sau cùng, Người tỏ mình ra cho chính nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa. Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng” (Mc 16: 14). Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo: “Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em ngờ vực…” (Lc 24: 36).
Đức Giê-su tiến lại gần họ để họ nhận ra Ngài rõ hơn. Sau khi đã trấn an họ, Ngài cho họ dự phần vào vinh quang của Ngài và trao phó cho họ sứ mạng tối hậu của Ngài.
3. “Thầy đã được trao quyền trên trời dưới đất”.
Quyền thống trị hoàn vũ nầy đã được ngôn sứ Đa-ni-en loan báo về một nhân vật mầu nhiệm với tược vị Con Người rồi: “Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị; muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong” (Đn 7: 14).
Tiếp đó, Đức Giê-su trao cho các Tông Đồ sứ mạng loan báo Tin Mừng: “Vậy anh em hãy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.
Đây là một trong những ghi chú về Chúa Ba Ngôi rõ nét nhất trong toàn bộ Tin Mừng Mát-thêu. Quả thật, phép rửa của Chúa Giê-su đã là bày tỏ Ba Ngôi Thiên Chúa: “Khi Đức Giê-su chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán: Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3: 16-17).
Chính ở dưới dấu hiệu của Ba Ngôi Thiên Chúa nầy mà phép rửa Ki tô giáo được ban cho. Công thức mà thánh Mát-thêu trích dẫn là công thức Thánh Tẩy được Giáo Hội dùng rất sớm. Chúng ta đọc thấy trong chứng liệu rất cổ xưa thuộc cuối thế kỷ thứ nhất, sách “Didaché” (hay “Đạo lý của Mười Hai Tông Đồ”), sưu tập giáo lý và phụng vụ, những hàng nầy: “Khi phép rửa bởi việc dìm vào trong nước không thể, phải rửa trong nước thông thường bằng cách đổ nước ba lần trên đầu nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Didaché 7, 3). Công thức của thánh Mát-thêu càng quý hơn nữa nếu chúng ta so sánh với công thức của thánh Phao-lô: “Anh em đã chịu phép rửa trong Đức Giê-su Ki tô” (Rm 6: 3; Gl 3: 27), hoặc “Chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí” (1Cr 12: 13), hay với sách Công Vụ: “Họ đã chịu phép rửa nhân danh Chúa Giê-su” (Cv 8: 16; 19: 5).
4. “Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em”
Chúng ta nên lưu ý rằng trong diễn từ nầy Đức Giê-su nói với cùng uy quyền và hầu như trong cùng những từ ngữ như Đức Chúa của sách Đệ Nhị Luật mà ông Mô-sê nhắc lại sự cao vời khôn ví của Ngài và truyền đạt sứ điệp của Ngài: “Trên cõi trời cũng như dưới mặt đất, chính Đức Chúa là Thiên Chúa, chứ không có Thiên Chúa nào khác. Vậy, các giới răn và mệnh lệnh của Người, mà hôm nay tôi truyền đạt cho anh em, anh em phải tuân hành…”.
5. “Còn Thầy, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.
Chúa Giê-su không nói như một lời hứa: “Thầy sẽ ở cùng anh em”, nhưng như một lời khẳng định: “Thầy ở cùng anh em”. Đây là một lời khẳng định tuyệt vời nhất về sự hiện diện của Thiên Chúa: “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Chính nhờ sự hiện diện của Thiên Chúa trong suốt chiều dài lịch sử mà dân Ít-ra-en đã được hình thành và được phù trợ. Đó cũng lời khẳng định hình thành nên dân Thiên Chúa mới, tức Giáo Hội, được đảm bảo ơn phù trợ của Đức Ki tô mọi ngày cho đến tận thế.
Cuối cùng chúng ta ghi nhận rằng, thánh ký, rất nhạy bén trước chiều kích phổ quát của ơn cứu độ, hoàn tất tác phẩm của mình trên viễn cảnh mênh mông về cuộc hoán cải của muôn dân.
Mặc khải Một Chúa Ba Ngôi không thuộc phạm vi của Cựu ước. Cựu Ước bận lòng gìn giữ sự tinh tuyền độc thần giáo không ngừng bị đe dọa bởi ảnh hưởng của các tôn giáo chung quanh.
Tuy nhiên, các bản văn Kinh Thánh để lộ ra vài tiên cảm về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi nầy. Tầm quan trọng được ban cho Thần Khí Thiên Chúa, ngôi vị hóa dần dần của Ngôi Lời, đoạn của Đức Khôn Ngoan, nhất là trong những tác phẩm muộn thời, đặt trên lộ trình mặc khải về một Chúa với Ba Ngôi vị.
Ngôi Lời Nhập Thể mặc khải Chúa Cha và Chúa Thánh Thần và sự hiệp nhất của hai Ngôi Vị nầy với Chúa Con trong một sự hiệp thông của tình yêu, một sự tuôn tràn liên tục, một sự đổi trao thường hằng, vì thế bản tính của Thiên Chúa là sự trao ban. Chính nhờ tình yêu tự hiến của Chúa Con và sự sai phái của Chúa Thánh Thần mà sự trao ban nầy giúp nhân loại được tham đự vào cuộc sống Ba Ngôi nầy.
Như vậy mặc khải Chúa Ba Ngôi là một dữ kiện đặc biệt của Ki tô giáo, phân biệt với hai tôn giáo độc thần khác, Do thái giáo và Hồi giáo.
Từ ngữ “Một Chúa Ba Ngôi” xuất hiện lần đầu tiên tại một văn sĩ thuộc thế kỷ thứ hai, Théophile d’ Antioche.
Chúa Nhật thứ nhất sau lễ Ngũ Tuần được liên kết khá sớm với việc cử hành Thiên Chúa Ba Ngôi. Lễ nhớ tôn kính Thiên Chúa Ba Ngôi được cử hành vào thế kỷ thứ bảy. Được ấn định trong lịch Phụng Vụ, việc cử hành nầy dần dần được xem như một ngày lễ đặc biệt. Từ thế kỷ thứ mười, lễ nầy được cử hành long trọng trong nhiều giáo hội địa phương. Vào năm 1334, Đức Thánh Cha Gioan XXII chấp nhận cách dùng nầy cho thành đô Rô-ma. Từ đó, lễ nầy được phổ biến khắp Giáo Hội hoàn vũ.
Vào ngày lễ Chúa Ba Ngôi nầy, ba bài đọc làm nổi bật dần dần Ba Ngôi Thiên Chúa.
Đnl 4: 32-34, 39-40
Bài đọc I, trích từ sách Đệ Nhị Luật, ca ngợi sự cao vời khôn sánh của Đức Chúa, Thiên Chúa duy nhất, siêu việt và hoàn vũ. Đây là dung mạo của Chúa Cha.
Rm 8: 14-17
Trong bài đọc II được trích từ thư gởi tín hữu Rô-ma, thánh Phao-lô cho thấy tác động biến đổi của Chúa Thánh Thần trên cuộc sống của người Ki tô hữu.
Mt 28: 16-20
Bài đọc III là phần kết thúc Tin Mừng Mát-thêu: Chúa Con Phục Sinh công bố mình là chúa tể hoàn vũ, nguyên lý ơn cứu độ cho muôn dân muôn nước và thường hằng phù trợ Giáo Hội của Ngài.
BÀI ĐỌC I (Đnl 4: 32-40)
Bài đọc I được trích từ sách cuối cùng của bộ Ngũ Thư, được gọi là sách Đệ Nhị Luật, hay đơn giản là sách “Luật thứ hai”. Tuy nhiên, sách không lập lại Luật được diễn tả trong các sách trước đó (sách Xuất Hành, sách Dân Số, sách Lê-vi); sách nầy đánh dấu những phát triển mới để thích ứng luật vào hoàn cảnh của một dân đang định cư và thậm chí đã an cư lập nghiệp đến nỗi có nguy cơ quên ơn gọi của mình.
Bản hiến chương được làm mới lại nầy, được hư cấu trên môi miệng của ông Mô-sê, muốn nói lên rằng nó chỉ là khai triển luật của ông Mô-sê. Ông Mô-sê được cho là đang ngỏ lời với dân Ít-ra-en trước khi dân tiến vào Đất Hứa, nhưng thật ra đây là những thế hệ sau nầy được mời gọi trung thành với Đức Chúa của mình.
Sách Đệ Nhị Luật có chủ ý nhấn mạnh trên những nền tảng lịch sử và thần học của Luật.
Đoạn trích mà chúng ta đọc hôm nay thật là có ý nghĩa về phương diện nầy.
1. Nền tảng lịch sử của Luật 4: 32-34)
Bản văn rất nổi tiếng, được soạn thảo theo văn phong đầy cảm xúc, ca ngợi việc Chúa chọn dân Ít-ra-en với cung điệu nồng nàn. Việc tuyển chọn nầy đem lại ý nghĩa cho những đòi hỏi của Luật.
Sự kiện vài ngàn người lưu vong thoát khỏi đất Ai-cập xem ra chẳng có nghĩa lý gì trong lịch sử chung của thế giới; nhưng thật ra, đây là một biến cố độc nhất vô nhị, việc Thiên Chúa can thiệp minh nhiên đầu tiên vào lịch sử thánh kể từ ngày khai thiên lập địa đến nay, vì Thiên Chúa đã chọn cho mình một dân giữa muôn dân: “Anh em cứ hỏi những thời xa xưa, thời có trước anh em, từ ngày Thiên Chúa dựng nên con người trên mặt đất; cứ hỏi từ chân trời nầy đến chân trời kia: có bao giờ đã xảy ra chuyện vĩ đại như thế, hay có ai đã nghe điều giống như vậy chăng?”.
Lúc đó, bằng những ám chỉ, tác giả gợi lên những diễn biến của lịch sử đầy kinh ngạc nầy. Trước hết, tác giả nhắc nhớ biến cố chủ chốt: Thiên Chúa đã tỏ mình ra trên núi Xi-nai; mọi người đều được nghe tiếng Ngài mà không phải chết.
Chúng ta lưu ý trong diễn từ nầy, ông Mô-sê không nói lên kinh nghiệm của riêng mình về Thiên Chúa nhưng chỉ kinh nghiệm của dân chúng về Thiên Chúa. Quả thật, đó là một viễn cảnh rất hiển nhiên trong sách Đệ Nhị Luật: dân Ít-ra-en được xem như một cá nhân, một chủ thể duy nhất, đồng nhất với chính mình qua muôn thế hệ.
Tiếp đó, người kể chuyện còn đi ngược dòng thời gian đến cuộc xuất hành khỏi đất Ai-cập: “Hoặc có vị thần nào đã ra công đi chọn lấy cho mình một dân tộc từ giữa một dân tộc khác, đã dùng bao thử thách, dấu lạ, điềm thiêng và chinh chiến, đã dùng cách tay mạnh mẽ uy quyền, gây kinh hồn táng đỡm, như Đức Chúa của anh em, đã làm cho anh em tại Ai-cập, trước mắt anh em không?” Chúng ta có thể nói Thiên Chúa đã “bứng” dân Do thái khỏi đất Ai-cập để làm thành dân riêng của Ngài.
- “dùng bao thử thách” ám chỉ đến những gian truân vất vả trong sa mạc: đói khát, mệt mõi, lang bạc rày đây mai đó, vân vân
- “những dấu chỉ, điềm thiêng”: nào là nước phun vọt ra từ tảng đá, bánh man-na rơi xuống từ trời, chim cút rơi trên mặt đất, vân vân.
- “những chinh chiến”. Tác giả dành một chỗ lớn cho những cuộc chiến; ông vừa mới kể dong dài cuộc chinh phục đầy gian khổ ở bên kia sông Gio-đan; ông bày tỏ lý tưởng quốc gia chinh chiến, mà ông biết làm cho nó đồng hiện diện với lời dạy về một tôn giáo nội tâm.
- “đã dùng cánh tay mạnh mẽ uy quyền”. Đây là kiểu nói “thần nhân đồng hình”: kiểu nói nầy diễn tả vừa tính chất siêu việt của Thiên Chúa Ít-ra-en: Đấng hoàn toàn khác, vừa tính cách rất mực gần gũi của Ngài: Đấng làm cho mình trở nên gần với nhân loại hơn, trở nên sống động với dân Ngài hơn. Đây cũng là cách thức nhấn mạnh sự bất lực và bất tất của các thần linh ngoại giáo.
Sau cùng, tác giả ngược dòng thời gian xa hơn nữa khi ám chỉ đến những chiến công gây kinh hồn táng đỡm mà Thiên Chúa đã làm tại Ai-cập, nghĩa là những tai ương giáng xuống trên dân Ai-cập để buộc Pha-ra-on phải để cho dân Do thái ra đi.
Sau khi Thiên Chúa đã bày tỏ biết bao ân cần của Ngài đối với dân, làm thế nào dân Chúa chọn có thể tỏ mình bất trung với Ngài được? Đoạn văn cuối cùng suy ra những hậu quả thần học từ ơn tuyển chọn của dân Ít-ra-en.
2. Nền tảng thần học của Lề Luật (4: 39-40).
“Hôm nay đây, anh em phải biết và để tâm suy niệm điều nầy”. Những lời nầy hình thành nên lời khuyên bảo giáo lý đầu tiên rất đặc trưng trong toàn bộ sách. Tôn giáo mà sách Đệ Nhị Luật dạy không quy chiếu đến việc tuân giữ Lề Luật chi li, nó kêu gọi đến những tư thế sẳn sàng nội tâm và đến tình yêu đối với Thiên Chúa.
Vị Thiên Chúa nầy, hiện diện trong lịch sử, chính là Đấng Sáng Tạo, Ngài ngự trị “trên cõi trời cũng như dưới mặt đất, chính Đức Chúa là Thiên Chúa duy nhất, chứ không có Thiên Chúa nào khác”.
Lời nhắc nhở đến độc thần giáo tuyệt đối chắc chắn là cần thiết vào lúc nầy. Một phần sách Đệ Nhị Luật xem ra đã được các thầy Lê-vi thuộc vương quốc phương Bắc soạn thảo kể từ thế kỷ thứ tám trước Công Nguyên, vào thời kỳ bội giáo của vương quốc nầy; nhưng rồi vào thế kỷ tiếp sau đó, vương quốc phương Nam, đến phiên mình, phạm tội thờ ngẫu tượng. Lời khẳng định về Thiên Chúa chân thật, duy nhất và siêu việt, Thiên Chúa của dân Ít-ra-en đòi hỏi phải vâng lời và yêu mến Ngài, chính là lời nhắc nhở thần học căn bản, đối mặt với những toan tính cúng tế của dân Ca-na-an.
“Vậy, các giới răn và mệnh lệnh của Người, mà hôm nay tôi truyền đạt cho anh em, anh em phải tuân hành”. Từ “hôm nay” của sách Đệ Nhị Luật nhấn mạnh giá trị thường hằng của những huấn lệnh Thiên Chúa. Tuân hành chúng là nguồn mạch của những phúc lộc ở dưới thế nầy: “hạnh phúc và trường thọ”. Vào thời nầy, trong Kinh Thánh chưa có những viễn cảnh về những ân thưởng bên kia nấm mồ.
BÀI ĐỌC II (Rm 8: 14-17)
Thánh Phao-lô viết thư nầy từ Cô-rin-tô, vào mùa xuân 57-58, để chuẩn bị cho cuộc hành trình đến Rô-ma. Tuy nhiên, dự định đã không thành vì thánh nhân bị bắt vào mùa xuân năm sau ở Giê-ru-sa-lem. Chính trong cảnh giam cầm mà thánh nhân bị giải đến thủ đô của Đế Quốc vào đầu năm 61.
Trong những thư của thánh Phao-lô, thư gởi các tín hữu Rô-ma là thư dài nhất và quan trọng nhất về phương diện đạo lý.
Sau bức tranh ảm đạm về nhân loại bị giam hãm trong tội lỗi, thánh nhân phác họa một bức tranh đầy an ủi về nhân loại được ơn tái sinh và sống theo Thần Khí. Đây là chủ đề của chương 8 nầy.
1. Ơn nghĩa tử:
Thánh nhân ngỏ lời với những người chịu phép rửa, nhờ phép rửa, họ trở thành con cái Thiên Chúa. Thánh nhân khích lệ họ sống cho thích đáng với phẩm chất nầy và mời gọi họ sống cuộc sống nội tâm, một cuộc sống cho phép họ lắng nghe Thần Khí, vì Thần Khí sở hữu quyền năng biến đổi.
Như vậy, Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử chứ không trở thành nô lệ. Vào thời đại nầy, sự sánh ví nầy rất hùng hồn. Người nô lệ là người không có quyền lợi gì, không sở hữu bất cứ điều gì, sợ hãi ông chủ của mình. Người con là người thân thưa với cha mình “Cha ơi!” với một tấm lòng yêu thương và tin tưởng.
2. Đồng thừa kế với Đức Ki tô.
Người con không chỉ chắc chắn hưởng được lòng trìu mến thương yêu của Cha, nhưng còn có quyền thừa kế nữa.
Người Ki tô hữu là nghĩa tử nhờ Đức Ki tô, và với Đức Ki tô họ trở nên đồng thừa kế những thiện hảo của Nước Trời. Một viễn cảnh như thế thì trái với pháp lý Do thái, nhưng hợp với luật Hy-lạp và Rô-ma, người con nuôi được hưởng quyền thừa kế như người con ruột. Như vậy, thánh nhân nhấn mạnh ơn ban nghĩa tử trong Chúa Thánh Thần.
Nhưng nếu ơn nghĩa tử nầy làm cho người Ki tô hữu nên anh chị em của Đức Ki tô, nó kéo họ vào trong những gian truân và cái chết, trước khi cho họ được dự phần vào vinh quang của Ngài. Thánh nhân không làm dịu đi sứ điệu của mình.
TIN MỪNG (Mt 28: 16-20)
Chính trên hoạt cảnh uy nghi và hùng vĩ nầy mà sách Tin Mừng Mát-thêu hoàn tất: trên một ngọn núi thuộc miền Ga-li-lê, Đức Ki tô phục sinh xuất hiện cho nhóm Mười Một, họ phủ phục dưới chân Ngài. Ngài mặc khải quyền chủ tể hoàn vũ của Ngài và truyền lệnh cho họ truyền giáo khắp thiên hạ, bằng cách đảm bảo với họ ơn phù trợ của Ngài.
Thánh Mát-thêu không tường thuật bất cứ lần hiện ra nào của Đức Giê-su với nhóm Mười Một nầy sau khi Ngài sống lại ngoại trừ lần hiện ra nầy; thánh ký tập trung chứng từ về cuộc sống của Đấng Phục Sinh và những lời căn dặn sau cùng của Ngài vào cuộc gặp gỡ duy nhất nầy. Như vậy biến cố nầy mang lấy một chiều kích đặc biệt.
1. Miền Ga-li-lê.
Sự kiện xảy ra ở miền Ga-li-lê. Chính ở đó mà Đức Giê-su đã ba lần hẹn gặp các Tông Đồ của Ngài. Lần thứ nhất, Ngài đã báo trước cho họ thánh Phê-rô sẽ chối Ngài và các ông sẽ vấp ngã vì Ngài: “Nhưng sau khi trỗi dậy, Thầy sẽ đến Ga-li-lê trước anh em” (26: 32). Lần thứ hai vào buổi sáng Phục Sinh, sứ thần đã nói với các người phụ nữ: “Các bà…mau về nói với môn đệ Người như thế nầy: Người đã trỗi dậy từ cõi chết, và Người đi Ga-li-lê trước các ông” (29: 7). Lần thứ ba, Đức Giê-su đã lập lại cùng một sứ điệp: “Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó” (28: 10). Thánh Mát-thêu là thánh ký duy nhất nhắc lại ba lần cuộc hẹn gặp ở Ga-li-lê nầy, trong khi thánh Lu-ca đặt cuộc gặp gỡ sau cùng của Đức Giê-su với các Tông Đồ của Ngài ở Giê-ru-sa-lem. Thánh Mát-thêu không thích thành đô Giê-ru-sa-lem vì nó đã phản bội sứ mạng của mình, vì thế thánh ký dành cho miền Ga-li-lê sứ điệp tối thượng của Đức Giê-su.
Cuộc gặp gỡ được định vị trên một ngọn núi; ngọn núi nào chẳng quan trọng gì: ngọn núi chỉ là biểu tượng. Không phải lời dạy về các mối phúc được vang lên trên núi sao?
2. Họ phủ phục.
“Khi thấy Người, các ông phủ phục, nhưng có mấy ông lại hoài nghi”.
Dường như chúng ta có ở đây một hoạt cảnh sóng đôi với những hoạt cảnh mà ở đó thánh Mác-cô và thánh Lu-ca mô tả những hoài nghi như thế được gợi lên: “Sau cùng, Người tỏ mình ra cho chính nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa. Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng” (Mc 16: 14). Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo: “Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em ngờ vực…” (Lc 24: 36).
Đức Giê-su tiến lại gần họ để họ nhận ra Ngài rõ hơn. Sau khi đã trấn an họ, Ngài cho họ dự phần vào vinh quang của Ngài và trao phó cho họ sứ mạng tối hậu của Ngài.
3. “Thầy đã được trao quyền trên trời dưới đất”.
Quyền thống trị hoàn vũ nầy đã được ngôn sứ Đa-ni-en loan báo về một nhân vật mầu nhiệm với tược vị Con Người rồi: “Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị; muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong” (Đn 7: 14).
Tiếp đó, Đức Giê-su trao cho các Tông Đồ sứ mạng loan báo Tin Mừng: “Vậy anh em hãy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.
Đây là một trong những ghi chú về Chúa Ba Ngôi rõ nét nhất trong toàn bộ Tin Mừng Mát-thêu. Quả thật, phép rửa của Chúa Giê-su đã là bày tỏ Ba Ngôi Thiên Chúa: “Khi Đức Giê-su chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán: Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3: 16-17).
Chính ở dưới dấu hiệu của Ba Ngôi Thiên Chúa nầy mà phép rửa Ki tô giáo được ban cho. Công thức mà thánh Mát-thêu trích dẫn là công thức Thánh Tẩy được Giáo Hội dùng rất sớm. Chúng ta đọc thấy trong chứng liệu rất cổ xưa thuộc cuối thế kỷ thứ nhất, sách “Didaché” (hay “Đạo lý của Mười Hai Tông Đồ”), sưu tập giáo lý và phụng vụ, những hàng nầy: “Khi phép rửa bởi việc dìm vào trong nước không thể, phải rửa trong nước thông thường bằng cách đổ nước ba lần trên đầu nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Didaché 7, 3). Công thức của thánh Mát-thêu càng quý hơn nữa nếu chúng ta so sánh với công thức của thánh Phao-lô: “Anh em đã chịu phép rửa trong Đức Giê-su Ki tô” (Rm 6: 3; Gl 3: 27), hoặc “Chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí” (1Cr 12: 13), hay với sách Công Vụ: “Họ đã chịu phép rửa nhân danh Chúa Giê-su” (Cv 8: 16; 19: 5).
4. “Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em”
Chúng ta nên lưu ý rằng trong diễn từ nầy Đức Giê-su nói với cùng uy quyền và hầu như trong cùng những từ ngữ như Đức Chúa của sách Đệ Nhị Luật mà ông Mô-sê nhắc lại sự cao vời khôn ví của Ngài và truyền đạt sứ điệp của Ngài: “Trên cõi trời cũng như dưới mặt đất, chính Đức Chúa là Thiên Chúa, chứ không có Thiên Chúa nào khác. Vậy, các giới răn và mệnh lệnh của Người, mà hôm nay tôi truyền đạt cho anh em, anh em phải tuân hành…”.
5. “Còn Thầy, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.
Chúa Giê-su không nói như một lời hứa: “Thầy sẽ ở cùng anh em”, nhưng như một lời khẳng định: “Thầy ở cùng anh em”. Đây là một lời khẳng định tuyệt vời nhất về sự hiện diện của Thiên Chúa: “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Chính nhờ sự hiện diện của Thiên Chúa trong suốt chiều dài lịch sử mà dân Ít-ra-en đã được hình thành và được phù trợ. Đó cũng lời khẳng định hình thành nên dân Thiên Chúa mới, tức Giáo Hội, được đảm bảo ơn phù trợ của Đức Ki tô mọi ngày cho đến tận thế.
Cuối cùng chúng ta ghi nhận rằng, thánh ký, rất nhạy bén trước chiều kích phổ quát của ơn cứu độ, hoàn tất tác phẩm của mình trên viễn cảnh mênh mông về cuộc hoán cải của muôn dân.
Sứ mạng phổ quát
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
18:32 03/06/2009
Lễ Chúa Ba Ngôi (Mátthêu 28,16-20)
1.- Ngữ cảnh
Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến ngữ cảnh trực tiếp, đó là mộ trống với hai sứ điệp, một tích cực, một tiêu cực:
a) Sứ điệp tích cực
Sứ điệp tích cực được gửi đến trong hai thì:
- bởi sứ thần khi ngài giao phó cho các phụ nữ hai sứ mạng là làm chứng về sự Phục Sinh của Đức Giêsu và loan báo cho các môn đệ lệnh triệu tập của Đức Giêsu (28,1-8). Đây là kinh nghiệm tiêu cực về sự Phục Sinh.
- bởi chính Đức Giêsu Phục Sinh (28,9-10): Người cho các phụ nữ sống một kinh nghiệm thực hữu về sự Phục Sinh của Người và giao cho họ cùng một sứ mạng, là triệu tập các môn đệ về Galilê.
Đoạn văn 28,16-20 cho hiểu rằng các phụ nữ đã chu toàn hai sứ mạng được giao: khi quy tụ về quả núi đã được chỉ định tại Galilê, các môn đệ chứng tỏ các ông đã tin vào chứng tá của các phụ nữ liên hệ đến cuộc Phục Sinh để cũng có thể tin vào lệnh triệu tập được các bà chuyển cho.
b) Sứ điệp tiêu cực
Sứ điệp tiêu cực là truyện sai lạc về Đức Giêsu, được toán lính tung ra theo trò bịp bợm của các thủ lãnh Do-thái.
Đoạn văn này nêu bật sự tương phản (c. 16: de) giữa các thủ lãnh Do-thái và toán lính một bên, và bên kia, là Đức Giêsu và các môn đệ Người, giữa sứ điệp do người Do-thái tung ra và thực tế; vậy đoạn văn này chính là một lời phi bác tin đồn thất thiệt đã được phổ biến. Đối với người Do-thái, Đức Giêsu là một xác chết, còn các môn đệ Người là những tên trộm cắp và dối trá; trong thực tế, Đức Giêsu đã chiến thắng cái chết, đã sống lại, được ban cho toàn quyền của Thiên Chúa và đảm bảo bằng sự hiện diện đầy uy lực của Người; các môn đệ Người không tìm cách đánh cắp thi hài, nhưng đã đi về Galilê, đi xa ngôi mộ, để gặp Đức Giêsu Phục Sinh. Tin Mừng sẽ đi đến với “mọi dân tộc”, chứ không như tin đồn thất thiệt kia, chỉ được loan truyền “giữa người Do-thái” mà thôi. Giáo huấn phổ quát (didaskontes) mà các môn đệ của Đức Giêsu, vị Tôn Sư tuyệt đối (didaskalos, 23,8), sẽ cống hiến cho mọi dân tộc sẽ hoàn toàn vượt xa những gì toán lính phổ biến, vì họ đã làm theo lời “các thượng tế dạy” (edidachthêsan, 28,15). Các môn đệ sẽ được che chở và nâng đỡ “cho đến tận thế”, không phải bởi một quyền bính nhân loại như quyền bính của các thượng tế, nhưng bởi uy quyền của Đấng Phục Sinh, Chúa tể vũ hoàn.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Cuộc diện kiến của Nhóm Mười Một với Đức Giêsu (28,16-17);
2) Các lời nói của Đức Giêsu (28,18-20):
a) Mạc khải về quyền năng (18),
b) Lệnh truyền giáo (19-20a),
c) Hứa hiện diện hỗ trợ (20b).
3.- Vài điểm chú giải
- Về phần mười một môn đệ (16): Ở đầu c. 16 này, có tiêu từ de (“và”, “rồi”; “nhưng”; “về phần”) hẳn là để nêu lên sự tương phản giữa báo cáo sai lạc của toán lính với sự thật về cuộc hiện ra của Đức Giêsu với mười một môn đệ.
- Mười một môn đệ (16): Trong Mt, Đức Giêsu có một nhóm các “môn đệ” (mathêtês: Mt 73 lần, Mc 46 lần, Lc 37 lần, Ga 78 lần. Có 65 trong Mt ở số phức) luôn luôn được xác định bằng quán từ (article) hoi (x. 5,1; 8,21; 9,10; 12,1; 13,10; 14,15; 15,2; 16,5; 28,7). Điều này khẳng định rằng họ được biết rõ trong tư cách đó và họ không phải là nhóm “bảy mươi hai” của Lc (vả lại, Lc không gán cho nhóm “bảy mươi hai” cái tên “môn đệ”, mà là “bảy mươi hai người khác”, x. Lc 10,1). Các ông là những người sống hiệp thông với Thầy mình (“einai meta” [“ở với”]), tháp tùng Thầy trong sứ vụ của Người (9,19), cùng làm việc với Người để phục vụ các đám đông (9,36-37), được nêu ra làm gương cho các đám đông và được giới thiệu như là gia đình đích thực của Đức Giêsu (12,46-50). Mt xác định rằng các ông là “mười hai môn đệ” ( 10,1; 11,1; hay là “Nhóm Mười Hai”: 20,17; 26,20; ở c. 10,2, các ông cũng được gọi là “mười hai tông đồ” cùng với tên của các ông).
Con số “mười một” nhắc đến sự vắng mặt thê thảm của Giuđa, “một trong Nhóm Mười Hai” (26,14.47; x. 10,2.4): sự hư hỏng đã xảy ra ngay trong nhóm, tức là đây không phải là một nhóm toàn vẹn; với lại, tất cả các ông khác đều đã té ngã (x. hoi mathêtai: 26,56b; Phêrô: 26,69-75). Nhưng sứ điệp mà Đức Giêsu ban cho các ông nhờ trung gian các phụ nữ đã là một dấu cho thấy Người tha thứ và hòa giải; Người gọi các ông là “anh em của Thầy” (28,10). Bây giờ, cuộc hành trình của các ông tiến về với Đức Giêsu và sự hiện diện của các ông tại nơi Người đã chỉ định là một dấu chứng tỏ các ông đón nhận sự tha thứ và hòa giải.
- ngọn núi (16): To oros (danh từ với quán từ) khẳng định rằng chính là trên một quả núi mà Đức Giêsu và các môn đệ đã biết, nhưng không cung cấp một xác định nào khác.
- Bái lạy (17): Mt chỉ dùng động từ proskyneô (Mt 13 lần; Mc 2 lần; Lc 2 lần) cho những ai đã nhìn nhận phẩm giá của Đức Giêsu và diễn tả sự nhìn nhận đó ra bằng hành vi này (x. các hiền sĩ: 2,2.8.11; người phong cùi: 8,2; ông trưởng hội đường: 9,18; các môn đệ trên thuyền: 14,33; bà Canaan: 15,25; mẹ các con ông Dêbêđê: 20,20; các phụ nữ tại mồ: 28,9).
- Nhưng có mấy ông lại hoài nghi (17): Trong Tân Ước, động từ distazein chỉ xuất hiện ở 14,31 (Phêrô đi trên mặt nước) và ở đây. Động từ này nhắc đến những gì Tin Mừng đã nói biết bao lần về phẩm chất của đức tin của các môn đệ: ở 6,30; 8,26-27; 14,31; 16,8; 17,20 (x. câu 17). Mt là tác giả duy nhất ghi nhận “đức tin lớn (megalê hê pistis)” của bà Canaan (15,28). Cùng với đề tài đức tin, Mt trình bày đề tài sự hiểu biết (synienai) và không hiểu biết: ở 15,16; x. 16,12; 17,13.
- Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất (18): Động từ edothê ở thì aorist thái bị động trần thuật (passive indicative): Thì aorist nhắm đến một sự kiện đã hoàn tất, chứ không phải là một lời hứa hay một niềm hy vọng; hẳn là ta có thể nghĩ đến một quan hệ mặc nhiên với sự phục sinh. Thái bị động đây là một thái bị động thay tên minh nhiên của Thiên Chúa. Hơn nữa, cách thức khẳng định cách tuyệt đối như thế gợi ý rằng Thiên Chúa là tác giả (so sánh c. 18b với 11,25).
Đề tài exousia cũng là một đề tài quan trọng của Mt (9 lần: 7,29; 8,9; 9,6; 9,8; 10,1; 21,23; 21,24; 21,27; 28,18). Từ ngữ có nghĩa là “quyền hành”, “uy quyền”, “quyền lợi”, “khả năng”, là những đặc tính của giáo huấn và cách hành động của Đức Giêsu: phân đoạn 5,1–7,29 (Bài Giảng trên núi) giới thiệu Đức Giêsu như là “Đấng Mêsia có uy quyền trong lời nói” (x. 7,28), còn phân đoạn 8,1–9,38 giới thiệu Người như là “Đấng Mêsia có uy quyền trong hành động” (x. 11,2) (Đức Giêsu khẳng định rằng Người có exousia này: 9,6; dân chúng: 7,29; viên sĩ quan: 8,9; khi thấy người bại liệt được chữa lành, dân chúng tôn vinh Thiên Chúa: 9,8; Đức Giêsu nói về quyền của Người và từ chối cho biết nguồn gốc của quyền ấy: 21,24.27). Câu 28,18 là như tổng hợp về đề tài này và là một câu trả lời cho nhà chức trách tôn giáo: Đức Giêsu không phải là một người mất trí hay một kẻ tiếm quyền; Người đã nhận được quyền bính này trọn vẹn, trên toàn vũ trụ, từ Thiên Chúa (chứ không phải từ tay ma quỉ, x. 9,34). Ở đây, điều được khẳng định là quyền (exousia) đã được Thiên Chúa ban.
- hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ (19): Trong các Tin Mừng, động từ mathêteuein chỉ được sử dụng ở Mt (13,52; 27,57; 28,19) với hai nghĩa: 1) nghĩa ngoại động (intransitive): trở thành môn đệ (13,52; 27,57); 2) nghĩa nội động (transitive): làm thành môn đệ; làm cho ai thành môn đệ (28,19; x. Cv 14,21). Đây không phải là chỉ trình bày, cống hiến sứ điệp, loan báo Tin Mừng, nhưng là kiến tạo một quan hệ chặt chẽ và riêng tư. Kiểu mẫu của quan hệ này chính là quan hệ của Đức Giêsu lịch sử với các môn đệ đã được Người kêu gọi (môn đệ đi theo [akolouthein, x. 4,20.22; 8,23; 19,27.28], Thầy đi trước [proagein, x. 26,32; 28,7]).
- nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần (19): Công thức “nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” một công thức phép rửa. Qua công thức này, ta găp thực tại chúng ta có trong các Tin Mừng Nhất Lãm: đó là quan hệ chặt chẽ giữa đời sống và công trình của Đức Giêsu với Cha Người trong Chúa Thánh Thần. Cựu Ước biết đến vị Thiên Chúa tạo thành trời đất, đây là vị Thiên Chúa mà họ đến trình diện trong tư cách là các thọ tạo hoàn toàn khác với Ngài và không có quyền đi vào đối thoại với Ngài. Đức Giêsu loan báo vị Thiên Chúa có một người đối thoại trong bình diện thần linh. Chúa Con ở trước mặt Chúa Cha, và hai Đấng được liên kết với nhau, biết nhau, hiểu nhau và yêu thương nhau trọn vẹn và hoàn hảo nhờ Chúa Thánh Thần. Bí tích Rửa tội nhận chìm chúng ta vào trong vùng quyền lực của vị Thiên Chúa này.
- Này đây Thầy (20): Mt chuộng thức mệnh lệnh idou này. Nên ghi nhận là công thức long trọng idou egô luôn luôn có quan hệ với ý tưởng sứ mạng: 10,16; 23,34 et 28,20.
- Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế (20): Khi nói minh nhiên pasas tas hêmeras (tất cả các ngày), Đức Giêsu khẳng định Người sẽ ở thường trực và trọn vẹn với các môn đệ. Heôs tês synteleias tou aiônos (cho đến tận thế) có nghĩa mục tiêu, nơi đến: nhắm đến tận thế. Từ ngữ synteleia (hoàn tất; kết cục) luôn được sử dụng với aiôn có nghĩa là “thời gian hiện tại”, “tình trạng hiện nay của tạo thành” (x. 13,22; 12,31). Synteleia tou aiônos có nghĩa là “khi kết thúc thời gian của thế giới này”. Người ta chờ đợi một kết thúc thời gian này với việc Đức Giêsu ngự đến (x. 24,3).
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Cuộc diện kiến của Nhóm Mười Một với Đức Giêsu (16-17)
Phần thứ nhất kể lại các hành vi của các môn đệ trong quá khứ (aorist) (đi tới, c. 16; bái lạy, c. 17; hoài nghi, c. 17). Bản văn cũng ghi nhận một hành vi của Đức Giêsu, “đã truyền” (etaxato, c. 16), nhưng chắc chắn đây là một hành vi Đức Giêsu đã làm trước các hoạt động của các môn đệ được kể lại trong đoạn văn này; hành vi này lại chỉ là một mệnh lệnh, một hành vi nói. Ngược lại, trong các bản văn khác về hiện ra, Đức Giêsu hành động cùng nhịp với những người có mặt, chẳng hạn, ở Mt 28,9, Đức Giêsu đến gặp (hypêntêsen) các bà. Phải chờ đến c. 18 để gặp được một hành vi của Đức Giêsu, nhưng cả hành vi này cũng chỉ là một hành vi nói (elalêsen).
Các nhân vật chính của phần thứ nhất là hoi hendêka methêtai, “mười một môn đệ”. Con số này nhắc đến sự phản bội của cả nhóm. Nhưng sứ điệp mà Đức Giêsu ban cho các ông nhờ trung gian các phụ nữ đã là một dấu cho thấy Người tha thứ và hòa giải; Người gọi các ông là “anh em của Thầy” (28,10). Bây giờ, cuộc hành trình của các ông tiến về với Đức Giêsu và sự hiện diện của các ông tại nơi Người đã chỉ định là một dấu chứng tỏ các ông đón nhận sự tha thứ và hòa giải. Các môn đệ tiến về một nơi đã được Đức Giêsu xác định trước và theo thông tin của các phụ nữ (lệnh của sứ thần (28,7) và lệnh của Đức Giêsu ban cho các phụ nữ).
Trong Mt, ta không thấy có một lệnh minh nhiên của Đức Giêsu là đi đến một ngọn núi được xác định, nhưng có những chi tiết liên hệ đến Galilê. Tất cả các chi tiết này, khi được đặt vào trong bối cảnh là cuộc Thương Khó và Phục Sinh, thì giống như những tia chớp hy vọng được ban cho các môn đệ (tại núi Ô-liu, Đức Giêsu đã nói đến Galilê: 26,32; tại mộ, vị thiên thần đã nhắc đến Galilê: 28,7; Đức Giêsu xác nhận sứ điệp: 28,10). Chuyến đi đưa các ông về nơi Đức Giêsu đã chỉ định cho thấy rằng họ vừa thi hành lệnh Đức Giêsu truyền, họ vừa ý thức rằng họ đang được trở vào trong tình bằng hữu với Người, tình bằng hữu mà Người đã mời họ đến khi gọi họ là “anh em của Thầy” (28,10).
Như thế, câu truyện sẽ kết thúc ngay tại nơi mà sứ vụ của Đức Giêsu đã bắt đầu: tại “Galilê, miền đất của dân ngoại”, đã xuất hiện ánh sáng có sức thắng vượt bóng tối của tử thần (4,15-16) và giúp cho có thể bắt đầu việc rao giảng cho muôn dân (28,19). Ở đây tầm quan trọng của Galilê đặc biệt có tính thần học: Đấng Phục Sinh gặp lại các môn đệ Người tại nơi chính của hoạt động trần thế Người (nhất là theo Mc và Mt); điều này giả thiết có một sự tiếp nối giữa Đức Giêsu trần thế và Đức Kitô Phục Sinh, một sự tiếp nối mà c. 20a sẽ nêu bật minh nhiên (“[bằng cách] dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”). Do chính sự kiện này, Người xác nhận việc loan báo đầu tiên của Người, hoặc đơn giản hơn, xác nhận trọn vẹn sứ mạng của Người và giới thiệu sứ mạng ấy như mẫu mực cho các môn đệ.
Lời Đức Giêsu nói với các phụ nữ (28,10), “họ phải đi đến Galilê”, là một mệnh lệnh, còn “họ sẽ được thấy Thầy ở đó” là một lời hứa. Vậy bản văn của chúng ta là sự hoàn tất mệnh lệnh ấy và sự thực hiện lời hứa ấy.
“Ngọn núi” không phải là một nơi mà người ta hẳn là có thể xác định theo địa lý; đây là nơi tiêu biểu cho mạc khải (5,1: “Bài Giảng trên núi”; 15,29: mạc khải của Đấng cứu thế, Đấng nuôi dưỡng dân Người như ông Môsê xưa kia trong hoang địa; 28,16: “ngọn núi” xuất hiện lần thứ ba, để cũng nêu bật tầm quan trọng của mạc khải như thế).
Sự kiện các môn đệ “thấy” Đức Giêsu được kín đáo giới thiệu bằng một vị tính từ (participle), lệ thuộc động từ chính: “các ông bái lạy”. Việc “thấy Đức Giêsu” chỉ được nhắc đến ngắn ngủi ở đây, khác với các bài tường thuật khác về hiện ra, nhưng nó chẳng còn giá trị gì khi nói về niềm tin Phục Sinh. Sự kiện quan trọng đối với Mt là “các ông bái lạy” (prosekynêsan), đây là cách tôn kính mang tính tôn giáo và thậm chí phụng vụ. Thái độ này diễn tả trước những gì sẽ được lời tuyên bố ở c. 18b loan báo về quyền của Đức Giêsu. “Nhưng có mấy ông lại hoài nghi” (c. 17). Ở đây, nỗi ngờ vực đã xảy đến idontes, “khi thấy Người” như là Đấng Phục Sinh. Chúng ta phải ngạc nhiên khi thấy phát sinh nỗi ngờ vực, nghĩa là một tình trạng ngần ngại, lưỡng lự, trong bối cảnh lại quá đậm đặc và tiêu biểu này. Phản ứng này xuất hiện nhiều lần trong các bài tường thuật khác về hiện ra. Nỗi hoài nghi được thắng vượt mỗi lần một cách: Đấng Phục Sinh xin các ông cho ăn (Lc 24,41tt); Đức Giêsu hiện ra một lần nữa với các môn đệ lúc đầu không tin (Mc 16,14tt); Tôma có thể chạm tới các vết thương của Đức Giêsu (Ga 20,24-29). Ta không thấy có gì tương tự ở đây cả. Có lẽ sự hoài nghi này liên hệ đến một thời đại muộn màng hơn: cộng đoàn hôm nay không còn thấy Đức Giêsu bằng mắt thịt nữa, họ có thể rơi vào hoài nghi; họ phải thắng vượt khó khăn này nhờ dựa vào lời của Đấng Phục Sinh. Các lời nói của Đức Kitô Phục Sinh và sự vâng phục của các môn đệ với lời Người là cách thế duy nhất giúp vượt qua nỗi hoài nghi.
* Các lời nói của Đức Giêsu (18-20)
Đứng trước đức tin xen lẫn hoài nghi của các môn đệ, lời Đức Giêsu nói cung cấp câu trả lời. Đấng Phục Sinh không trách các ông về sự bất trung hoặc về nỗi hoài nghi; thậm chí Người cũng không xua tan nỗi hoài nghi bằng một cử chỉ hoặc một chứng từ bổ sung. Người đến gần các ông và nói. Người từ xa đến với những người là các môn đệ Người, vâng phục Người và đang cung kính bái lạy Người. Chỉ mình Người có thể vượt qua khoảng cách bằng cách đi đến với các ông. Proserchomai là một động từ được Mt ưa chuộng (Mt 52 lần; Mc 5 lần; Lc 10 lần; Ga 1 lần), nhưng chỉ có hai lần ông diễn tả một hành vi chủ động của Đức Giêsu (ở đây và ở 17,6-7: hai đoạn riêng của Mt): trong trường hợp này, Đức Giêsu đến gần là để nâng đỡ những người đang hoài nghi hoặc đang sợ.
Vấn đề ở đây là một lời nói, vấn đề ở đây là nghe chứ không phải là thấy. Chính lời nói của Đức Giêsu tạo được sự trấn an diễn tả ra bằng hành vi đến gần: Người tự tỏ mình ra trong lời Người nói như là Đấng được đặt để trong quyền bính và nói với uy quyền. Trong tư cách đó, Người hiện diện trong thời gian của thế giới, trong Giáo Hội cho đến tận thế.
Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất (18b). Được đặt ở đầu bài diễn từ, mạc khải này đỡ nâng các khẳng định tiếp sau: lệnh truyền và lời hứa. Đức Giêsu khẳng định quan hệ của Người với Thiên Chúa và vị trí hiện nay của Người: chính Thiên Chúa, Cha của Đức Giêsu (so sánh với 9,6.8; 11,27 và Đn 7,14), đã ban cho Người tất cả các quyền hành trên trời dưới đất.
Theo lời rao giảng tiên khởi (kêrygma) của các tông đồ, do Phục Sinh, Người đã được đặt làm Đức Chúa (Kyrios) trên vũ trụ và làm Thẩm phán vào lúc tận thế. Trong thực tế, bản văn không nói cho biết là Người đã được Chúa Cha đặt để như thế khi nào, nhưng nhấn mạnh rằng quyền lực tối thượng này của Đấng Phục Sinh là vô biên (pasa) tự nó trong sự viên mãn và trong cường độ của nó: trong không gian, Đấng Phục Sinh hiển trị trên vũ hoàn (trời và đất), như trong Cựu Ước, Thiên Chúa được nhìn nhận là Chúa tể trời đất, nghĩa là Đấng Tạo hóa và Bảo toàn tất cả vũ trụ; và trong thời gian, Người hiển trị bây giờ và cho đến tận thế.
Bây giờ, trong tư cách là Đấng đại diện toàn quyền của Thiên Chúa, Đức Giêsu là Đấng mạc khải cánh chung cho biết ý muốn của Thiên Chúa và là Đấng thực hiện dự phóng cứu độ của Người. Các môn đệ có thể hoàn toàn chắc chắn rằng họ được ban cho quyền này.
Từ oun, “vậy”, gợi ý là lệnh truyền này là hậu quả của tuyên bố về quyền vũ hoàn của Đức Giêsu, là sứ mạng của Nhóm Mười Một phát xuất từ quyền bính của Đức Kitô. Tuy nhiên, lệnh truyền được ban cho toàn nhóm, điều này cho thấy rằng bổn phận truyền giáo là một nhiệm vụ của toàn thể cộng đoàn chứ không của một vài cá nhân. Uy quyền (c. 18) và sự hiện diện của Đức Giêsu (c. 20) sẽ cho các ông đủ tư cách và uy tín mà chu toàn bổn phận này.
Khi đi rao giảng, các môn đệ không chỉ trình bày, chỉ cống hiến sứ điệp, loan báo Tin Mừng (keryssein), nhưng là kiến tạo một cộng đoàn có quan hệ chặt chẽ và riêng tư. Tương quan của các môn đệ với Đức Giêsu là kiểu mẫu cho sự hiệp thông với Người mà mọi dân tộc đang được đưa dẫn tới. Kể từ nay, kiểu mẫu này là chuẩn mực cho mọi Kitô hữu: “môn đệ” có thể nói là định nghĩa ngắn nhất của Kitô hữu. Được giao sứ mạng “làm ra các môn đệ”, Nhóm Mười Một đang hiện diện ở đây sẽ có thể rút ra từ đó biết bao hệ luận: một đàng, kinh nghiệm sống với Đức Giêsu phải luôn luôn là điểm qui chiếu cho họ trong hoạt động; đàng khác, tư cách môn đệ không phải là của riêng thuộc về những bạn đồng hành lịch sử của Đức Giêsu trần thế, trái lại đây là tư cách mà kể từ nay mỗi người được mời gọi đi vào. Tất cả đều được mời gọi trở thành”môn đệ Đức Giêsu”, vị Thầy duy nhất (x. 23,8.10).
Chiều hướng phổ quát đã được báo trước trong lời nhắc đến Abraham (1,1), trong truyện các đạo sĩ (2,1-12), vị sĩ quan Caphácnaum (8,5-13), bà Canaan (15,21-28), viên sĩ quan canh giữ Đức Giêsu trên đồi Sọ (27,54). Đi đến với các dân tộc đã là chọn lựa của Đức Giêsu, cho dù trong diễn từ truyền giáo (ch. 10), Người đã truyền các môn đệ là chỉ đi đến với các chiên lạc Israel thôi. Tính phổ quát truyền giáo này còn được báo trước ở 24,4 và 26,13, và bây giờ được khẳng định như là ý muốn chính xác của Đức Giêsu. Điều bị cấm trước đây ở 10,5 (anh em đừng đi tới vùng các dân ngoại) bây giờ được khuyến cáo thi hành (hãy làm cho muôn dân trở thành môn đệ): như đại đa số các lần xuất hiện, từ ethnê trong Mt có nghĩa chữ là Dân ngoại, lệnh này chỉ liên hệ đến Dân ngoại. Nhưng nếu Israel không còn là đối tượng của một sứ mạng đặc biệt, điều này không có nghĩa là Israel bị loại ra khỏi chân trời Phục Sinh. Rất có thể vào thời của cộng đoàn Mt, đã có một sự đoạn tuyệt giữa Giáo Hội và Hội đường; nhưng người Do-thái tiếp tục là một thực tại của cộng đoàn Mt. Nếu Israel bị kết án, mỗi người Do-thái vẫn có thể đến với cộng đoàn các môn đệ. Sẽ xuất hiện một cộng đoàn phổ quát trong đó mỗi người có một quan hệ trực tiếp và thân tình vừa với Đức Giêsu vừa với những người khác. Hoạt động của các môn đệ là một sự tiếp nối hoạt động của Đức Giêsu (4,23; 9,35; 11,1).
Để làm cho muôn dân thành môn đệ, hai việc các môn đệ phải làm là “làm phép rửa” nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi và “giảng dạy”. Căn tính mới của Thiên Chúa là căn tính Cha, Con và Thánh Thần, mà người môn đệ bắt đầu quan hệ với qua bí tích thánh tẩy. Lệnh truyền giảng dạy đã được đặt vào cuối Tin Mừng, có thể là vì Mt coi nhiệm vụ giảng dạy như là nhiệm vụ cao nhất trong Hội Thánh. Nhóm Mười Một không được phép mở trường, nhưng tiếp tục học ở “trường” Đức Giêsu: các ông phải giảng dạy, như chính Đức Giêsu đã giảng dạy. Cho dù các ông đã nhận lãnh bổn phận giảng dạy, các ông sẽ phải mãi mãi duy trì chân tính môn đệ, bằng cách nhìn nhận và chấp nhận uy quyền của Đức Giêsu, bằng cách bây giờ tin vào Đức Giêsu như tin vào chính Thiên Chúa.
Đề tài giảng dạy đã có sẵn: các lệnh truyền của Đức Giêsu. TM Mt chứa biết bao lời giảng dạy của Đức Giêsu (trong năm diễn từ), nhưng nhất là giáo huấn của Bài giảng trên núi đáng được xét đến. Trong lệnh truyền giáo, Đấng Phục Sinh đã nói với các môn đệ là “dạy bảo họ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (c. 20). Câu này chắc chắn qui về tất cả mọi lời nhắn nhủ, tất cả giáo huấn của Đức Giêsu trong TM Mt, nhưng đặc biệt qui về các lời nhắn nhủ trong Bài Giảng trên núi bởi vì Bài Giảng này chứa phần lớn những gì Đức Giêsu đã dạy các môn đệ và có một giọng thôi thúc người ta thực hiện các lời nhắn nhủ này (x. 7,13-27).
Tuy nhiên, Đấng nói đây không còn là vị Thầy trần thế nữa, nhưng là Đức Chúa Phục Sinh, “Đấng đã được ban cho toàn quyền trên trời dưới đất”. Bây giờ, với uy quyền của Đấng là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” trong mức viên mãn của sự Phục Sinh, Đức-Giêsu-đang-sống lấy lại giáo huấn của Bài Giảng trên núi và nhắc lại cho các thế hệ tương lai.
Mục tiêu không còn phải là chu toàn Lề Luật hoặc các Ngôn sứ, nhưng tuân giữ “tất cả những gì Thầy đã truyền cho anh em”. Như thế, chính Đức Giêsu đặt mình vào vị trí của “Lề Luật hoặc các Ngôn sứ” (x. ngay ở 5,21-48 với các công thức “Anh em đã nghe [Luật] dạy người xưa / Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết”), Người là Đấng lập pháp tối cao, diễn tả trọn vẹn ý muốn của Thiên Chúa. Thái độ này khi đó và lệnh truyền hiện nay gửi trở lại với các công thức khác nhau của Cựu Ước trong đó chính YHWH truyền lệnh cho dân Người là tuân giữ điều răn của Ngài (x. 2 Sb 33,8; Xh 34,32; Đnl 4,2; 12,14). Bây giờ Đức Giêsu thay thế YHWH khi khẳng định ý muốn của Người. Và chắc chắn ý muốn thần linh này được tập trung nơi điều răn yêu thương, đỉnh cao và sự hoàn tất của Kinh Thánh (“Lề Luật hoặc các Ngôn sứ”: x. 22,40).
Tuy nhiên, hẳn là ta có thể nới rộng ý nghĩa của “tất cả những gì Thầy đã truyền cho anh em” cho cả bốn bài diễn từ khác, bởi vì tác giả đã xác định rằng chúng cũng là những “chỉ thị/dụ ngôn/những điều” của Đức Giêsu (x. công thức kết luận mỗi bài diễn từ: 11,1; 13,53; 19,1; 26,1; x. 7,28-29). Vấn đề ở đây là các giáo huấn của Thầy về các điều kiện và bản chất của đời sống đích thực của người môn đệ và về nẻo đường thánh ý chân thực của Thiên Chúa, “nẻo đường công chính” (21,32).
Khi nói “tất cả những gì Thầy đã truyền cho anh em”, Đức Giêsu xác định giáo huấn của Người là như một lệnh truyền, như một đòi hỏi cấp bách (trong một ngữ cảnh tương tự, Mc nói đến “tin mừng”: 13,10; 14,9; Lc thì nói đến “hoán cải và tha thứ tội lỗi”: 24,47). Đấng Phục Sinh biến lời của Đức Giêsu trần thế thành chuẩn mực cho Hội Thánh mọi thời và “cho đến tận thế”. Sứ điệp của Đấng Phục Sinh được coi là đồng nhất với sứ điệp của Đức Giêsu trần thế.
Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế (20b). Egô meth’ hymôn eimi. Giới từ meta + thuộc cách có nghĩa là “với” nhằm diễn tả sự hiệp thông, sự hiệp nhất (cơ bản là riêng tư cá nhân), sự cộng tác, khi đó là tương quan của Đức Giêsu với những người khác: Đặc biệt 28,20 đáp lại khởi đầu Tin Mừng, khi mà Đức Giêsu được giới thiệu lúc chào đời như là Đấng mà “người ta sẽ gọi tên là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” (1,23). Ở đây chúng ta có một thể đóng khung rất lớn bung mở ra chiều kích vũ hoàn của bản thân Đức Giêsu trên toàn thể lịch sử nhân loại, đồng thời vẫn nêu bật sự bám rễ của Người về phương diện xác thịt trong thời gian và không gian. Thực tại Emmanuel này được diễn tả xuyên qua toàn thể Tin Mừng: Vào lúc chào đời của Đức Giêsu (1,23); trong khi hoạt động, Người hiện diện giữa nhóm môn đệ (9,15; 26,18.20.36.38.40; x. “Đức Giêsu dẹp yên biển động”, 8,23-27; egô eimi, 14,27); những lần Người tiếp xúc với người tội lỗi (9,11) và qua cái chết ban ơn cứu chuộc (26,28; x. 1,21; 17,17 so với Mc 9,19). Mt 28,20 hẳn là câu trả lời chung cuộc cho câu hỏi ấy. Bây giờ Người hứa ở với họ mãi mãi.
Trong Cựu Ước, bằng những thuật ngữ tương tự Ta sẽ ở với các ngươi mãi mãi, YHWH thường đảm bảo với một tín hữu, một ngôn sứ, một thủ lãnh, toàn dân, nhất là trong bối cảnh một cuộc sai phái, là Người sẽ hiện diện, nghĩa là giúp đỡ tận tình, với lòng từ bi thương xót, để cứu độ. Đấng Kyrios ban cho các môn đệ cũng một đảm bảo như YHWH đã ban cho dân Ngài trong Cựu Ước. Người không thế chỗ cho các môn đệ, nhưng sẽ hiện diện với họ để nâng đỡ họ bằng sức mạnh, không do các đức tính hay các thành tích của các môn đệ, nhưng do sự trung tín hữu hiệu của Đấng đã đưa các lời hứa trong Kinh Thánh đến chỗ hoàn tất. Khi nói “tất cả các ngày”, Đức Giêsu khẳng định Người sẽ ở thường trực và trọn vẹn với các môn đệ, và nhắm đến tận thế, “lúc kết thúc thời gian của thế giới này”.
+ Kết luận
Trên núi Galilê (28,16; x. 5,1), Đức Kitô Phục Sinh, đại diện toàn quyền của Thiên Chúa, tỏ mình ra như là Đấng mạc khải tối hậu của Thiên Chúa và Đấng lập pháp vĩnh viễn, nay cử các môn đệ đi đến với mọi dân tộc. Trong Cựu Ước, núi Sinai xuất hiện ra như là quả núi của mạc khải và của Giao ước, trên đó Thiên Chúa tự tỏ mình ra và thông ban các điều răn của Ngài (Xh 19,1–24,11). Từ Sinai, dân Israel bắt đầu cuộc hành trình tiến về Đất hứa; trên núi Galilê, Đức Giêsu đích thân, trong tư cách Đấng Phục Sinh, tức đã đi vào trong đời sống Thiên Chúa, cho thấy đâu là mục tiêu của mỗi người trong “tất cả các dân tộc”.
Các lời kết thúc của Đức Giêsu đã đón nhận lấy các nội dung chính của Tin Mừng Mt về sứ vụ không biên giới của các môn đệ. Điều này còn cho thấy một lần nữa chiều hướng tổng hợp hướng về sứ vụ phổ quát như là nét tiêu biểu của Tin Mừng này.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Nhóm môn đệ có một vết thương, gây ra do sự phản bội và sự biến mất của Giuđa. Họ không còn là mười hai, là là mười một. Vết thương này nhắc nhớ rằng tất cả đã bất trung với Đức Giêsu. Khi Người bắt đầu chuyến đi vào Thương Khó, các ông đã cắt đứt việc đi theo Người hoặc bằng cách chạy trốn (26,56) hoặc bằng cách giữ khoảng cách trong ba lần chối (26,69-75). Tuy nhiên, Đức Giêsu đã chữa lành vết đứt này. Người không gọi những môn đệ mới, nhưng gọi chính những người đã thất bại trong thử thách Khổ Nạn. Khi các môn đệ đến nơi hẹn, Đức Giêsu không hề thốt ra một lời trách móc, mà lại còn giao sứ vụ, là sứ vụ của chính Người.
2. Nhận biết và hoài nghi là hai thái độ có thể đi với nhau, như lời xin của cha đứa bé trong Tin Mừng Máccô: “Tôi tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi” (Mc 9,24). Do đó, cần phải nhìn lại tất cả hoạt động công khai của Đức Giêsu dưới ánh sáng của biến cố Phục Sinh. Bây giờ Đức Giêsu mạc khải cho các môn đệ biết Người có toàn quyền, Người là Chúa tể không giới hạn, do quyền Chúa Cha ban cho Người. Người đã gọi các ông, các ông đã đi theo Người, đã nghe lời Người giảng dạy; Người đã chết trên thập giá, nhưng nay Người đang sống trước mắt các ông và là Chúa tể tuyệt đối, các ông hãy tin trọn vẹn vào Người.
3. Các môn đệ của Đức Giêsu phải ra đi để làm cho muôn dân “trở thành môn đệ” Người, chứ không phải trở thành môn đệ của chính mình. Các môn đệ mới sẽ cùng các ông bước theo Đức Giêsu, nghĩa là liên kết với Đức Giêsu, hiệp thông cuộc sống với Người, chấp nhận Người chỉ cho mình lộ trình phải theo, xác định hình thái và chiều hướng sống, ký thác trọn vẹn nơi Người.
4. Những người được nhận lời hứa hiện diện thường trực cho đến tận thế, không chỉ là các môn đệ ở trên núi Galilê ấy mà thôi. Chân trời mở rất rộng: Đấng Kyrios không hiện diện giữa dân Người như trong mầu nhiệm nội tại và trong thực tại thần bí của Người, nhưng đúng ra, tại mọi thời và trong mọi tình huống, Người ở bên cạnh dân để trợ giúp và an ủi họ, để khích lệ và kêu gọi họ, và Người luôn luôn tháp tùng hoạt động của các sứ giả Người. Mt không nhắc đến Thăng thiên để không đưa Đức Giêsu đi xa cộng đoàn của Người: Người tháp tùng họ trong cuộc hành hương trần thế “cho đến tận thế”.
5. Bài Tin Mừng này nêu bật quan hệ chặt chẽ giữa đời sống và công trình của Đức Giêsu với Cha Người trong Chúa Thánh Thần. Hơn Cựu Ước, Đức Giêsu loan báo vị Thiên Chúa có một người đối thoại trong bình diện thần linh: Chúa Con ở trước mặt Chúa Cha, và hai Đấng được liên kết với nhau, biết nhau, hiểu nhau và yêu thương nhau trọn vẹn và hoàn hảo nhờ Chúa Thánh Thần. Bí tích Rửa tội đưa chúng ta đi sâu vào trong vùng quyền lực của vị Thiên Chúa này.
1.- Ngữ cảnh
Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến ngữ cảnh trực tiếp, đó là mộ trống với hai sứ điệp, một tích cực, một tiêu cực:
a) Sứ điệp tích cực
Sứ điệp tích cực được gửi đến trong hai thì:
- bởi sứ thần khi ngài giao phó cho các phụ nữ hai sứ mạng là làm chứng về sự Phục Sinh của Đức Giêsu và loan báo cho các môn đệ lệnh triệu tập của Đức Giêsu (28,1-8). Đây là kinh nghiệm tiêu cực về sự Phục Sinh.
- bởi chính Đức Giêsu Phục Sinh (28,9-10): Người cho các phụ nữ sống một kinh nghiệm thực hữu về sự Phục Sinh của Người và giao cho họ cùng một sứ mạng, là triệu tập các môn đệ về Galilê.
Đoạn văn 28,16-20 cho hiểu rằng các phụ nữ đã chu toàn hai sứ mạng được giao: khi quy tụ về quả núi đã được chỉ định tại Galilê, các môn đệ chứng tỏ các ông đã tin vào chứng tá của các phụ nữ liên hệ đến cuộc Phục Sinh để cũng có thể tin vào lệnh triệu tập được các bà chuyển cho.
b) Sứ điệp tiêu cực
Sứ điệp tiêu cực là truyện sai lạc về Đức Giêsu, được toán lính tung ra theo trò bịp bợm của các thủ lãnh Do-thái.
Đoạn văn này nêu bật sự tương phản (c. 16: de) giữa các thủ lãnh Do-thái và toán lính một bên, và bên kia, là Đức Giêsu và các môn đệ Người, giữa sứ điệp do người Do-thái tung ra và thực tế; vậy đoạn văn này chính là một lời phi bác tin đồn thất thiệt đã được phổ biến. Đối với người Do-thái, Đức Giêsu là một xác chết, còn các môn đệ Người là những tên trộm cắp và dối trá; trong thực tế, Đức Giêsu đã chiến thắng cái chết, đã sống lại, được ban cho toàn quyền của Thiên Chúa và đảm bảo bằng sự hiện diện đầy uy lực của Người; các môn đệ Người không tìm cách đánh cắp thi hài, nhưng đã đi về Galilê, đi xa ngôi mộ, để gặp Đức Giêsu Phục Sinh. Tin Mừng sẽ đi đến với “mọi dân tộc”, chứ không như tin đồn thất thiệt kia, chỉ được loan truyền “giữa người Do-thái” mà thôi. Giáo huấn phổ quát (didaskontes) mà các môn đệ của Đức Giêsu, vị Tôn Sư tuyệt đối (didaskalos, 23,8), sẽ cống hiến cho mọi dân tộc sẽ hoàn toàn vượt xa những gì toán lính phổ biến, vì họ đã làm theo lời “các thượng tế dạy” (edidachthêsan, 28,15). Các môn đệ sẽ được che chở và nâng đỡ “cho đến tận thế”, không phải bởi một quyền bính nhân loại như quyền bính của các thượng tế, nhưng bởi uy quyền của Đấng Phục Sinh, Chúa tể vũ hoàn.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Cuộc diện kiến của Nhóm Mười Một với Đức Giêsu (28,16-17);
2) Các lời nói của Đức Giêsu (28,18-20):
a) Mạc khải về quyền năng (18),
b) Lệnh truyền giáo (19-20a),
c) Hứa hiện diện hỗ trợ (20b).
3.- Vài điểm chú giải
- Về phần mười một môn đệ (16): Ở đầu c. 16 này, có tiêu từ de (“và”, “rồi”; “nhưng”; “về phần”) hẳn là để nêu lên sự tương phản giữa báo cáo sai lạc của toán lính với sự thật về cuộc hiện ra của Đức Giêsu với mười một môn đệ.
- Mười một môn đệ (16): Trong Mt, Đức Giêsu có một nhóm các “môn đệ” (mathêtês: Mt 73 lần, Mc 46 lần, Lc 37 lần, Ga 78 lần. Có 65 trong Mt ở số phức) luôn luôn được xác định bằng quán từ (article) hoi (x. 5,1; 8,21; 9,10; 12,1; 13,10; 14,15; 15,2; 16,5; 28,7). Điều này khẳng định rằng họ được biết rõ trong tư cách đó và họ không phải là nhóm “bảy mươi hai” của Lc (vả lại, Lc không gán cho nhóm “bảy mươi hai” cái tên “môn đệ”, mà là “bảy mươi hai người khác”, x. Lc 10,1). Các ông là những người sống hiệp thông với Thầy mình (“einai meta” [“ở với”]), tháp tùng Thầy trong sứ vụ của Người (9,19), cùng làm việc với Người để phục vụ các đám đông (9,36-37), được nêu ra làm gương cho các đám đông và được giới thiệu như là gia đình đích thực của Đức Giêsu (12,46-50). Mt xác định rằng các ông là “mười hai môn đệ” ( 10,1; 11,1; hay là “Nhóm Mười Hai”: 20,17; 26,20; ở c. 10,2, các ông cũng được gọi là “mười hai tông đồ” cùng với tên của các ông).
Con số “mười một” nhắc đến sự vắng mặt thê thảm của Giuđa, “một trong Nhóm Mười Hai” (26,14.47; x. 10,2.4): sự hư hỏng đã xảy ra ngay trong nhóm, tức là đây không phải là một nhóm toàn vẹn; với lại, tất cả các ông khác đều đã té ngã (x. hoi mathêtai: 26,56b; Phêrô: 26,69-75). Nhưng sứ điệp mà Đức Giêsu ban cho các ông nhờ trung gian các phụ nữ đã là một dấu cho thấy Người tha thứ và hòa giải; Người gọi các ông là “anh em của Thầy” (28,10). Bây giờ, cuộc hành trình của các ông tiến về với Đức Giêsu và sự hiện diện của các ông tại nơi Người đã chỉ định là một dấu chứng tỏ các ông đón nhận sự tha thứ và hòa giải.
- ngọn núi (16): To oros (danh từ với quán từ) khẳng định rằng chính là trên một quả núi mà Đức Giêsu và các môn đệ đã biết, nhưng không cung cấp một xác định nào khác.
- Bái lạy (17): Mt chỉ dùng động từ proskyneô (Mt 13 lần; Mc 2 lần; Lc 2 lần) cho những ai đã nhìn nhận phẩm giá của Đức Giêsu và diễn tả sự nhìn nhận đó ra bằng hành vi này (x. các hiền sĩ: 2,2.8.11; người phong cùi: 8,2; ông trưởng hội đường: 9,18; các môn đệ trên thuyền: 14,33; bà Canaan: 15,25; mẹ các con ông Dêbêđê: 20,20; các phụ nữ tại mồ: 28,9).
- Nhưng có mấy ông lại hoài nghi (17): Trong Tân Ước, động từ distazein chỉ xuất hiện ở 14,31 (Phêrô đi trên mặt nước) và ở đây. Động từ này nhắc đến những gì Tin Mừng đã nói biết bao lần về phẩm chất của đức tin của các môn đệ: ở 6,30; 8,26-27; 14,31; 16,8; 17,20 (x. câu 17). Mt là tác giả duy nhất ghi nhận “đức tin lớn (megalê hê pistis)” của bà Canaan (15,28). Cùng với đề tài đức tin, Mt trình bày đề tài sự hiểu biết (synienai) và không hiểu biết: ở 15,16; x. 16,12; 17,13.
- Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất (18): Động từ edothê ở thì aorist thái bị động trần thuật (passive indicative): Thì aorist nhắm đến một sự kiện đã hoàn tất, chứ không phải là một lời hứa hay một niềm hy vọng; hẳn là ta có thể nghĩ đến một quan hệ mặc nhiên với sự phục sinh. Thái bị động đây là một thái bị động thay tên minh nhiên của Thiên Chúa. Hơn nữa, cách thức khẳng định cách tuyệt đối như thế gợi ý rằng Thiên Chúa là tác giả (so sánh c. 18b với 11,25).
Đề tài exousia cũng là một đề tài quan trọng của Mt (9 lần: 7,29; 8,9; 9,6; 9,8; 10,1; 21,23; 21,24; 21,27; 28,18). Từ ngữ có nghĩa là “quyền hành”, “uy quyền”, “quyền lợi”, “khả năng”, là những đặc tính của giáo huấn và cách hành động của Đức Giêsu: phân đoạn 5,1–7,29 (Bài Giảng trên núi) giới thiệu Đức Giêsu như là “Đấng Mêsia có uy quyền trong lời nói” (x. 7,28), còn phân đoạn 8,1–9,38 giới thiệu Người như là “Đấng Mêsia có uy quyền trong hành động” (x. 11,2) (Đức Giêsu khẳng định rằng Người có exousia này: 9,6; dân chúng: 7,29; viên sĩ quan: 8,9; khi thấy người bại liệt được chữa lành, dân chúng tôn vinh Thiên Chúa: 9,8; Đức Giêsu nói về quyền của Người và từ chối cho biết nguồn gốc của quyền ấy: 21,24.27). Câu 28,18 là như tổng hợp về đề tài này và là một câu trả lời cho nhà chức trách tôn giáo: Đức Giêsu không phải là một người mất trí hay một kẻ tiếm quyền; Người đã nhận được quyền bính này trọn vẹn, trên toàn vũ trụ, từ Thiên Chúa (chứ không phải từ tay ma quỉ, x. 9,34). Ở đây, điều được khẳng định là quyền (exousia) đã được Thiên Chúa ban.
- hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ (19): Trong các Tin Mừng, động từ mathêteuein chỉ được sử dụng ở Mt (13,52; 27,57; 28,19) với hai nghĩa: 1) nghĩa ngoại động (intransitive): trở thành môn đệ (13,52; 27,57); 2) nghĩa nội động (transitive): làm thành môn đệ; làm cho ai thành môn đệ (28,19; x. Cv 14,21). Đây không phải là chỉ trình bày, cống hiến sứ điệp, loan báo Tin Mừng, nhưng là kiến tạo một quan hệ chặt chẽ và riêng tư. Kiểu mẫu của quan hệ này chính là quan hệ của Đức Giêsu lịch sử với các môn đệ đã được Người kêu gọi (môn đệ đi theo [akolouthein, x. 4,20.22; 8,23; 19,27.28], Thầy đi trước [proagein, x. 26,32; 28,7]).
- nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần (19): Công thức “nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” một công thức phép rửa. Qua công thức này, ta găp thực tại chúng ta có trong các Tin Mừng Nhất Lãm: đó là quan hệ chặt chẽ giữa đời sống và công trình của Đức Giêsu với Cha Người trong Chúa Thánh Thần. Cựu Ước biết đến vị Thiên Chúa tạo thành trời đất, đây là vị Thiên Chúa mà họ đến trình diện trong tư cách là các thọ tạo hoàn toàn khác với Ngài và không có quyền đi vào đối thoại với Ngài. Đức Giêsu loan báo vị Thiên Chúa có một người đối thoại trong bình diện thần linh. Chúa Con ở trước mặt Chúa Cha, và hai Đấng được liên kết với nhau, biết nhau, hiểu nhau và yêu thương nhau trọn vẹn và hoàn hảo nhờ Chúa Thánh Thần. Bí tích Rửa tội nhận chìm chúng ta vào trong vùng quyền lực của vị Thiên Chúa này.
- Này đây Thầy (20): Mt chuộng thức mệnh lệnh idou này. Nên ghi nhận là công thức long trọng idou egô luôn luôn có quan hệ với ý tưởng sứ mạng: 10,16; 23,34 et 28,20.
- Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế (20): Khi nói minh nhiên pasas tas hêmeras (tất cả các ngày), Đức Giêsu khẳng định Người sẽ ở thường trực và trọn vẹn với các môn đệ. Heôs tês synteleias tou aiônos (cho đến tận thế) có nghĩa mục tiêu, nơi đến: nhắm đến tận thế. Từ ngữ synteleia (hoàn tất; kết cục) luôn được sử dụng với aiôn có nghĩa là “thời gian hiện tại”, “tình trạng hiện nay của tạo thành” (x. 13,22; 12,31). Synteleia tou aiônos có nghĩa là “khi kết thúc thời gian của thế giới này”. Người ta chờ đợi một kết thúc thời gian này với việc Đức Giêsu ngự đến (x. 24,3).
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Cuộc diện kiến của Nhóm Mười Một với Đức Giêsu (16-17)
Phần thứ nhất kể lại các hành vi của các môn đệ trong quá khứ (aorist) (đi tới, c. 16; bái lạy, c. 17; hoài nghi, c. 17). Bản văn cũng ghi nhận một hành vi của Đức Giêsu, “đã truyền” (etaxato, c. 16), nhưng chắc chắn đây là một hành vi Đức Giêsu đã làm trước các hoạt động của các môn đệ được kể lại trong đoạn văn này; hành vi này lại chỉ là một mệnh lệnh, một hành vi nói. Ngược lại, trong các bản văn khác về hiện ra, Đức Giêsu hành động cùng nhịp với những người có mặt, chẳng hạn, ở Mt 28,9, Đức Giêsu đến gặp (hypêntêsen) các bà. Phải chờ đến c. 18 để gặp được một hành vi của Đức Giêsu, nhưng cả hành vi này cũng chỉ là một hành vi nói (elalêsen).
Các nhân vật chính của phần thứ nhất là hoi hendêka methêtai, “mười một môn đệ”. Con số này nhắc đến sự phản bội của cả nhóm. Nhưng sứ điệp mà Đức Giêsu ban cho các ông nhờ trung gian các phụ nữ đã là một dấu cho thấy Người tha thứ và hòa giải; Người gọi các ông là “anh em của Thầy” (28,10). Bây giờ, cuộc hành trình của các ông tiến về với Đức Giêsu và sự hiện diện của các ông tại nơi Người đã chỉ định là một dấu chứng tỏ các ông đón nhận sự tha thứ và hòa giải. Các môn đệ tiến về một nơi đã được Đức Giêsu xác định trước và theo thông tin của các phụ nữ (lệnh của sứ thần (28,7) và lệnh của Đức Giêsu ban cho các phụ nữ).
Trong Mt, ta không thấy có một lệnh minh nhiên của Đức Giêsu là đi đến một ngọn núi được xác định, nhưng có những chi tiết liên hệ đến Galilê. Tất cả các chi tiết này, khi được đặt vào trong bối cảnh là cuộc Thương Khó và Phục Sinh, thì giống như những tia chớp hy vọng được ban cho các môn đệ (tại núi Ô-liu, Đức Giêsu đã nói đến Galilê: 26,32; tại mộ, vị thiên thần đã nhắc đến Galilê: 28,7; Đức Giêsu xác nhận sứ điệp: 28,10). Chuyến đi đưa các ông về nơi Đức Giêsu đã chỉ định cho thấy rằng họ vừa thi hành lệnh Đức Giêsu truyền, họ vừa ý thức rằng họ đang được trở vào trong tình bằng hữu với Người, tình bằng hữu mà Người đã mời họ đến khi gọi họ là “anh em của Thầy” (28,10).
Như thế, câu truyện sẽ kết thúc ngay tại nơi mà sứ vụ của Đức Giêsu đã bắt đầu: tại “Galilê, miền đất của dân ngoại”, đã xuất hiện ánh sáng có sức thắng vượt bóng tối của tử thần (4,15-16) và giúp cho có thể bắt đầu việc rao giảng cho muôn dân (28,19). Ở đây tầm quan trọng của Galilê đặc biệt có tính thần học: Đấng Phục Sinh gặp lại các môn đệ Người tại nơi chính của hoạt động trần thế Người (nhất là theo Mc và Mt); điều này giả thiết có một sự tiếp nối giữa Đức Giêsu trần thế và Đức Kitô Phục Sinh, một sự tiếp nối mà c. 20a sẽ nêu bật minh nhiên (“[bằng cách] dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”). Do chính sự kiện này, Người xác nhận việc loan báo đầu tiên của Người, hoặc đơn giản hơn, xác nhận trọn vẹn sứ mạng của Người và giới thiệu sứ mạng ấy như mẫu mực cho các môn đệ.
Lời Đức Giêsu nói với các phụ nữ (28,10), “họ phải đi đến Galilê”, là một mệnh lệnh, còn “họ sẽ được thấy Thầy ở đó” là một lời hứa. Vậy bản văn của chúng ta là sự hoàn tất mệnh lệnh ấy và sự thực hiện lời hứa ấy.
“Ngọn núi” không phải là một nơi mà người ta hẳn là có thể xác định theo địa lý; đây là nơi tiêu biểu cho mạc khải (5,1: “Bài Giảng trên núi”; 15,29: mạc khải của Đấng cứu thế, Đấng nuôi dưỡng dân Người như ông Môsê xưa kia trong hoang địa; 28,16: “ngọn núi” xuất hiện lần thứ ba, để cũng nêu bật tầm quan trọng của mạc khải như thế).
Sự kiện các môn đệ “thấy” Đức Giêsu được kín đáo giới thiệu bằng một vị tính từ (participle), lệ thuộc động từ chính: “các ông bái lạy”. Việc “thấy Đức Giêsu” chỉ được nhắc đến ngắn ngủi ở đây, khác với các bài tường thuật khác về hiện ra, nhưng nó chẳng còn giá trị gì khi nói về niềm tin Phục Sinh. Sự kiện quan trọng đối với Mt là “các ông bái lạy” (prosekynêsan), đây là cách tôn kính mang tính tôn giáo và thậm chí phụng vụ. Thái độ này diễn tả trước những gì sẽ được lời tuyên bố ở c. 18b loan báo về quyền của Đức Giêsu. “Nhưng có mấy ông lại hoài nghi” (c. 17). Ở đây, nỗi ngờ vực đã xảy đến idontes, “khi thấy Người” như là Đấng Phục Sinh. Chúng ta phải ngạc nhiên khi thấy phát sinh nỗi ngờ vực, nghĩa là một tình trạng ngần ngại, lưỡng lự, trong bối cảnh lại quá đậm đặc và tiêu biểu này. Phản ứng này xuất hiện nhiều lần trong các bài tường thuật khác về hiện ra. Nỗi hoài nghi được thắng vượt mỗi lần một cách: Đấng Phục Sinh xin các ông cho ăn (Lc 24,41tt); Đức Giêsu hiện ra một lần nữa với các môn đệ lúc đầu không tin (Mc 16,14tt); Tôma có thể chạm tới các vết thương của Đức Giêsu (Ga 20,24-29). Ta không thấy có gì tương tự ở đây cả. Có lẽ sự hoài nghi này liên hệ đến một thời đại muộn màng hơn: cộng đoàn hôm nay không còn thấy Đức Giêsu bằng mắt thịt nữa, họ có thể rơi vào hoài nghi; họ phải thắng vượt khó khăn này nhờ dựa vào lời của Đấng Phục Sinh. Các lời nói của Đức Kitô Phục Sinh và sự vâng phục của các môn đệ với lời Người là cách thế duy nhất giúp vượt qua nỗi hoài nghi.
* Các lời nói của Đức Giêsu (18-20)
Đứng trước đức tin xen lẫn hoài nghi của các môn đệ, lời Đức Giêsu nói cung cấp câu trả lời. Đấng Phục Sinh không trách các ông về sự bất trung hoặc về nỗi hoài nghi; thậm chí Người cũng không xua tan nỗi hoài nghi bằng một cử chỉ hoặc một chứng từ bổ sung. Người đến gần các ông và nói. Người từ xa đến với những người là các môn đệ Người, vâng phục Người và đang cung kính bái lạy Người. Chỉ mình Người có thể vượt qua khoảng cách bằng cách đi đến với các ông. Proserchomai là một động từ được Mt ưa chuộng (Mt 52 lần; Mc 5 lần; Lc 10 lần; Ga 1 lần), nhưng chỉ có hai lần ông diễn tả một hành vi chủ động của Đức Giêsu (ở đây và ở 17,6-7: hai đoạn riêng của Mt): trong trường hợp này, Đức Giêsu đến gần là để nâng đỡ những người đang hoài nghi hoặc đang sợ.
Vấn đề ở đây là một lời nói, vấn đề ở đây là nghe chứ không phải là thấy. Chính lời nói của Đức Giêsu tạo được sự trấn an diễn tả ra bằng hành vi đến gần: Người tự tỏ mình ra trong lời Người nói như là Đấng được đặt để trong quyền bính và nói với uy quyền. Trong tư cách đó, Người hiện diện trong thời gian của thế giới, trong Giáo Hội cho đến tận thế.
Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất (18b). Được đặt ở đầu bài diễn từ, mạc khải này đỡ nâng các khẳng định tiếp sau: lệnh truyền và lời hứa. Đức Giêsu khẳng định quan hệ của Người với Thiên Chúa và vị trí hiện nay của Người: chính Thiên Chúa, Cha của Đức Giêsu (so sánh với 9,6.8; 11,27 và Đn 7,14), đã ban cho Người tất cả các quyền hành trên trời dưới đất.
Theo lời rao giảng tiên khởi (kêrygma) của các tông đồ, do Phục Sinh, Người đã được đặt làm Đức Chúa (Kyrios) trên vũ trụ và làm Thẩm phán vào lúc tận thế. Trong thực tế, bản văn không nói cho biết là Người đã được Chúa Cha đặt để như thế khi nào, nhưng nhấn mạnh rằng quyền lực tối thượng này của Đấng Phục Sinh là vô biên (pasa) tự nó trong sự viên mãn và trong cường độ của nó: trong không gian, Đấng Phục Sinh hiển trị trên vũ hoàn (trời và đất), như trong Cựu Ước, Thiên Chúa được nhìn nhận là Chúa tể trời đất, nghĩa là Đấng Tạo hóa và Bảo toàn tất cả vũ trụ; và trong thời gian, Người hiển trị bây giờ và cho đến tận thế.
Bây giờ, trong tư cách là Đấng đại diện toàn quyền của Thiên Chúa, Đức Giêsu là Đấng mạc khải cánh chung cho biết ý muốn của Thiên Chúa và là Đấng thực hiện dự phóng cứu độ của Người. Các môn đệ có thể hoàn toàn chắc chắn rằng họ được ban cho quyền này.
Từ oun, “vậy”, gợi ý là lệnh truyền này là hậu quả của tuyên bố về quyền vũ hoàn của Đức Giêsu, là sứ mạng của Nhóm Mười Một phát xuất từ quyền bính của Đức Kitô. Tuy nhiên, lệnh truyền được ban cho toàn nhóm, điều này cho thấy rằng bổn phận truyền giáo là một nhiệm vụ của toàn thể cộng đoàn chứ không của một vài cá nhân. Uy quyền (c. 18) và sự hiện diện của Đức Giêsu (c. 20) sẽ cho các ông đủ tư cách và uy tín mà chu toàn bổn phận này.
Khi đi rao giảng, các môn đệ không chỉ trình bày, chỉ cống hiến sứ điệp, loan báo Tin Mừng (keryssein), nhưng là kiến tạo một cộng đoàn có quan hệ chặt chẽ và riêng tư. Tương quan của các môn đệ với Đức Giêsu là kiểu mẫu cho sự hiệp thông với Người mà mọi dân tộc đang được đưa dẫn tới. Kể từ nay, kiểu mẫu này là chuẩn mực cho mọi Kitô hữu: “môn đệ” có thể nói là định nghĩa ngắn nhất của Kitô hữu. Được giao sứ mạng “làm ra các môn đệ”, Nhóm Mười Một đang hiện diện ở đây sẽ có thể rút ra từ đó biết bao hệ luận: một đàng, kinh nghiệm sống với Đức Giêsu phải luôn luôn là điểm qui chiếu cho họ trong hoạt động; đàng khác, tư cách môn đệ không phải là của riêng thuộc về những bạn đồng hành lịch sử của Đức Giêsu trần thế, trái lại đây là tư cách mà kể từ nay mỗi người được mời gọi đi vào. Tất cả đều được mời gọi trở thành”môn đệ Đức Giêsu”, vị Thầy duy nhất (x. 23,8.10).
Chiều hướng phổ quát đã được báo trước trong lời nhắc đến Abraham (1,1), trong truyện các đạo sĩ (2,1-12), vị sĩ quan Caphácnaum (8,5-13), bà Canaan (15,21-28), viên sĩ quan canh giữ Đức Giêsu trên đồi Sọ (27,54). Đi đến với các dân tộc đã là chọn lựa của Đức Giêsu, cho dù trong diễn từ truyền giáo (ch. 10), Người đã truyền các môn đệ là chỉ đi đến với các chiên lạc Israel thôi. Tính phổ quát truyền giáo này còn được báo trước ở 24,4 và 26,13, và bây giờ được khẳng định như là ý muốn chính xác của Đức Giêsu. Điều bị cấm trước đây ở 10,5 (anh em đừng đi tới vùng các dân ngoại) bây giờ được khuyến cáo thi hành (hãy làm cho muôn dân trở thành môn đệ): như đại đa số các lần xuất hiện, từ ethnê trong Mt có nghĩa chữ là Dân ngoại, lệnh này chỉ liên hệ đến Dân ngoại. Nhưng nếu Israel không còn là đối tượng của một sứ mạng đặc biệt, điều này không có nghĩa là Israel bị loại ra khỏi chân trời Phục Sinh. Rất có thể vào thời của cộng đoàn Mt, đã có một sự đoạn tuyệt giữa Giáo Hội và Hội đường; nhưng người Do-thái tiếp tục là một thực tại của cộng đoàn Mt. Nếu Israel bị kết án, mỗi người Do-thái vẫn có thể đến với cộng đoàn các môn đệ. Sẽ xuất hiện một cộng đoàn phổ quát trong đó mỗi người có một quan hệ trực tiếp và thân tình vừa với Đức Giêsu vừa với những người khác. Hoạt động của các môn đệ là một sự tiếp nối hoạt động của Đức Giêsu (4,23; 9,35; 11,1).
Để làm cho muôn dân thành môn đệ, hai việc các môn đệ phải làm là “làm phép rửa” nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi và “giảng dạy”. Căn tính mới của Thiên Chúa là căn tính Cha, Con và Thánh Thần, mà người môn đệ bắt đầu quan hệ với qua bí tích thánh tẩy. Lệnh truyền giảng dạy đã được đặt vào cuối Tin Mừng, có thể là vì Mt coi nhiệm vụ giảng dạy như là nhiệm vụ cao nhất trong Hội Thánh. Nhóm Mười Một không được phép mở trường, nhưng tiếp tục học ở “trường” Đức Giêsu: các ông phải giảng dạy, như chính Đức Giêsu đã giảng dạy. Cho dù các ông đã nhận lãnh bổn phận giảng dạy, các ông sẽ phải mãi mãi duy trì chân tính môn đệ, bằng cách nhìn nhận và chấp nhận uy quyền của Đức Giêsu, bằng cách bây giờ tin vào Đức Giêsu như tin vào chính Thiên Chúa.
Đề tài giảng dạy đã có sẵn: các lệnh truyền của Đức Giêsu. TM Mt chứa biết bao lời giảng dạy của Đức Giêsu (trong năm diễn từ), nhưng nhất là giáo huấn của Bài giảng trên núi đáng được xét đến. Trong lệnh truyền giáo, Đấng Phục Sinh đã nói với các môn đệ là “dạy bảo họ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (c. 20). Câu này chắc chắn qui về tất cả mọi lời nhắn nhủ, tất cả giáo huấn của Đức Giêsu trong TM Mt, nhưng đặc biệt qui về các lời nhắn nhủ trong Bài Giảng trên núi bởi vì Bài Giảng này chứa phần lớn những gì Đức Giêsu đã dạy các môn đệ và có một giọng thôi thúc người ta thực hiện các lời nhắn nhủ này (x. 7,13-27).
Tuy nhiên, Đấng nói đây không còn là vị Thầy trần thế nữa, nhưng là Đức Chúa Phục Sinh, “Đấng đã được ban cho toàn quyền trên trời dưới đất”. Bây giờ, với uy quyền của Đấng là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” trong mức viên mãn của sự Phục Sinh, Đức-Giêsu-đang-sống lấy lại giáo huấn của Bài Giảng trên núi và nhắc lại cho các thế hệ tương lai.
Mục tiêu không còn phải là chu toàn Lề Luật hoặc các Ngôn sứ, nhưng tuân giữ “tất cả những gì Thầy đã truyền cho anh em”. Như thế, chính Đức Giêsu đặt mình vào vị trí của “Lề Luật hoặc các Ngôn sứ” (x. ngay ở 5,21-48 với các công thức “Anh em đã nghe [Luật] dạy người xưa / Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết”), Người là Đấng lập pháp tối cao, diễn tả trọn vẹn ý muốn của Thiên Chúa. Thái độ này khi đó và lệnh truyền hiện nay gửi trở lại với các công thức khác nhau của Cựu Ước trong đó chính YHWH truyền lệnh cho dân Người là tuân giữ điều răn của Ngài (x. 2 Sb 33,8; Xh 34,32; Đnl 4,2; 12,14). Bây giờ Đức Giêsu thay thế YHWH khi khẳng định ý muốn của Người. Và chắc chắn ý muốn thần linh này được tập trung nơi điều răn yêu thương, đỉnh cao và sự hoàn tất của Kinh Thánh (“Lề Luật hoặc các Ngôn sứ”: x. 22,40).
Tuy nhiên, hẳn là ta có thể nới rộng ý nghĩa của “tất cả những gì Thầy đã truyền cho anh em” cho cả bốn bài diễn từ khác, bởi vì tác giả đã xác định rằng chúng cũng là những “chỉ thị/dụ ngôn/những điều” của Đức Giêsu (x. công thức kết luận mỗi bài diễn từ: 11,1; 13,53; 19,1; 26,1; x. 7,28-29). Vấn đề ở đây là các giáo huấn của Thầy về các điều kiện và bản chất của đời sống đích thực của người môn đệ và về nẻo đường thánh ý chân thực của Thiên Chúa, “nẻo đường công chính” (21,32).
Khi nói “tất cả những gì Thầy đã truyền cho anh em”, Đức Giêsu xác định giáo huấn của Người là như một lệnh truyền, như một đòi hỏi cấp bách (trong một ngữ cảnh tương tự, Mc nói đến “tin mừng”: 13,10; 14,9; Lc thì nói đến “hoán cải và tha thứ tội lỗi”: 24,47). Đấng Phục Sinh biến lời của Đức Giêsu trần thế thành chuẩn mực cho Hội Thánh mọi thời và “cho đến tận thế”. Sứ điệp của Đấng Phục Sinh được coi là đồng nhất với sứ điệp của Đức Giêsu trần thế.
Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế (20b). Egô meth’ hymôn eimi. Giới từ meta + thuộc cách có nghĩa là “với” nhằm diễn tả sự hiệp thông, sự hiệp nhất (cơ bản là riêng tư cá nhân), sự cộng tác, khi đó là tương quan của Đức Giêsu với những người khác: Đặc biệt 28,20 đáp lại khởi đầu Tin Mừng, khi mà Đức Giêsu được giới thiệu lúc chào đời như là Đấng mà “người ta sẽ gọi tên là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” (1,23). Ở đây chúng ta có một thể đóng khung rất lớn bung mở ra chiều kích vũ hoàn của bản thân Đức Giêsu trên toàn thể lịch sử nhân loại, đồng thời vẫn nêu bật sự bám rễ của Người về phương diện xác thịt trong thời gian và không gian. Thực tại Emmanuel này được diễn tả xuyên qua toàn thể Tin Mừng: Vào lúc chào đời của Đức Giêsu (1,23); trong khi hoạt động, Người hiện diện giữa nhóm môn đệ (9,15; 26,18.20.36.38.40; x. “Đức Giêsu dẹp yên biển động”, 8,23-27; egô eimi, 14,27); những lần Người tiếp xúc với người tội lỗi (9,11) và qua cái chết ban ơn cứu chuộc (26,28; x. 1,21; 17,17 so với Mc 9,19). Mt 28,20 hẳn là câu trả lời chung cuộc cho câu hỏi ấy. Bây giờ Người hứa ở với họ mãi mãi.
Trong Cựu Ước, bằng những thuật ngữ tương tự Ta sẽ ở với các ngươi mãi mãi, YHWH thường đảm bảo với một tín hữu, một ngôn sứ, một thủ lãnh, toàn dân, nhất là trong bối cảnh một cuộc sai phái, là Người sẽ hiện diện, nghĩa là giúp đỡ tận tình, với lòng từ bi thương xót, để cứu độ. Đấng Kyrios ban cho các môn đệ cũng một đảm bảo như YHWH đã ban cho dân Ngài trong Cựu Ước. Người không thế chỗ cho các môn đệ, nhưng sẽ hiện diện với họ để nâng đỡ họ bằng sức mạnh, không do các đức tính hay các thành tích của các môn đệ, nhưng do sự trung tín hữu hiệu của Đấng đã đưa các lời hứa trong Kinh Thánh đến chỗ hoàn tất. Khi nói “tất cả các ngày”, Đức Giêsu khẳng định Người sẽ ở thường trực và trọn vẹn với các môn đệ, và nhắm đến tận thế, “lúc kết thúc thời gian của thế giới này”.
+ Kết luận
Trên núi Galilê (28,16; x. 5,1), Đức Kitô Phục Sinh, đại diện toàn quyền của Thiên Chúa, tỏ mình ra như là Đấng mạc khải tối hậu của Thiên Chúa và Đấng lập pháp vĩnh viễn, nay cử các môn đệ đi đến với mọi dân tộc. Trong Cựu Ước, núi Sinai xuất hiện ra như là quả núi của mạc khải và của Giao ước, trên đó Thiên Chúa tự tỏ mình ra và thông ban các điều răn của Ngài (Xh 19,1–24,11). Từ Sinai, dân Israel bắt đầu cuộc hành trình tiến về Đất hứa; trên núi Galilê, Đức Giêsu đích thân, trong tư cách Đấng Phục Sinh, tức đã đi vào trong đời sống Thiên Chúa, cho thấy đâu là mục tiêu của mỗi người trong “tất cả các dân tộc”.
Các lời kết thúc của Đức Giêsu đã đón nhận lấy các nội dung chính của Tin Mừng Mt về sứ vụ không biên giới của các môn đệ. Điều này còn cho thấy một lần nữa chiều hướng tổng hợp hướng về sứ vụ phổ quát như là nét tiêu biểu của Tin Mừng này.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Nhóm môn đệ có một vết thương, gây ra do sự phản bội và sự biến mất của Giuđa. Họ không còn là mười hai, là là mười một. Vết thương này nhắc nhớ rằng tất cả đã bất trung với Đức Giêsu. Khi Người bắt đầu chuyến đi vào Thương Khó, các ông đã cắt đứt việc đi theo Người hoặc bằng cách chạy trốn (26,56) hoặc bằng cách giữ khoảng cách trong ba lần chối (26,69-75). Tuy nhiên, Đức Giêsu đã chữa lành vết đứt này. Người không gọi những môn đệ mới, nhưng gọi chính những người đã thất bại trong thử thách Khổ Nạn. Khi các môn đệ đến nơi hẹn, Đức Giêsu không hề thốt ra một lời trách móc, mà lại còn giao sứ vụ, là sứ vụ của chính Người.
2. Nhận biết và hoài nghi là hai thái độ có thể đi với nhau, như lời xin của cha đứa bé trong Tin Mừng Máccô: “Tôi tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi” (Mc 9,24). Do đó, cần phải nhìn lại tất cả hoạt động công khai của Đức Giêsu dưới ánh sáng của biến cố Phục Sinh. Bây giờ Đức Giêsu mạc khải cho các môn đệ biết Người có toàn quyền, Người là Chúa tể không giới hạn, do quyền Chúa Cha ban cho Người. Người đã gọi các ông, các ông đã đi theo Người, đã nghe lời Người giảng dạy; Người đã chết trên thập giá, nhưng nay Người đang sống trước mắt các ông và là Chúa tể tuyệt đối, các ông hãy tin trọn vẹn vào Người.
3. Các môn đệ của Đức Giêsu phải ra đi để làm cho muôn dân “trở thành môn đệ” Người, chứ không phải trở thành môn đệ của chính mình. Các môn đệ mới sẽ cùng các ông bước theo Đức Giêsu, nghĩa là liên kết với Đức Giêsu, hiệp thông cuộc sống với Người, chấp nhận Người chỉ cho mình lộ trình phải theo, xác định hình thái và chiều hướng sống, ký thác trọn vẹn nơi Người.
4. Những người được nhận lời hứa hiện diện thường trực cho đến tận thế, không chỉ là các môn đệ ở trên núi Galilê ấy mà thôi. Chân trời mở rất rộng: Đấng Kyrios không hiện diện giữa dân Người như trong mầu nhiệm nội tại và trong thực tại thần bí của Người, nhưng đúng ra, tại mọi thời và trong mọi tình huống, Người ở bên cạnh dân để trợ giúp và an ủi họ, để khích lệ và kêu gọi họ, và Người luôn luôn tháp tùng hoạt động của các sứ giả Người. Mt không nhắc đến Thăng thiên để không đưa Đức Giêsu đi xa cộng đoàn của Người: Người tháp tùng họ trong cuộc hành hương trần thế “cho đến tận thế”.
5. Bài Tin Mừng này nêu bật quan hệ chặt chẽ giữa đời sống và công trình của Đức Giêsu với Cha Người trong Chúa Thánh Thần. Hơn Cựu Ước, Đức Giêsu loan báo vị Thiên Chúa có một người đối thoại trong bình diện thần linh: Chúa Con ở trước mặt Chúa Cha, và hai Đấng được liên kết với nhau, biết nhau, hiểu nhau và yêu thương nhau trọn vẹn và hoàn hảo nhờ Chúa Thánh Thần. Bí tích Rửa tội đưa chúng ta đi sâu vào trong vùng quyền lực của vị Thiên Chúa này.
Chúa Thánh Thần “vừa đá banh vừa huýt còi”
Lm FX Nguyễn Hùng Oánh
18:43 03/06/2009
Có lẽ câu nói “vừa đá banh vừa huýt còi” xuất phát từ sân cỏ để phê bình trọng tài “người mình “ thiên vị đội nhà bây giờ trở thành một thứ thành ngữ nói lên thiếu tính khách quan khi nhận xét, phê bình, chấm điểm … Xuất phát từ gia đình, có câu “mẹ hát, con khen”, nếu lên một bực nữa: mẹ hát mẹ khen thì đúng với sân cỏ: vùa đá banh vừa huýt còi.
Xin mở đầu bằng lời nói “vui” vậy, nhưng nếu xét đến hoạt động của Chúa Thánh Thần thì chúng ta nói được Chúa Thánh Thần “vừa đá banh vừa huýt còi”
Tại gia đình Cornelio, ngoại giáo, Chúa Thánh Thần tác động nơi ông Cornelio, ông nói: “Cách đây bốn hôm, vào khoảng giờ nầy, lúc tôi đang đọc kinh giờ chín, bỗng có một người đứng trước mắt tôi, y phục rực rỡ, Người đó nói vơi tôi: Ông Cornelio, Thiên Chúa đã nhận lời ông, và nhớ đến công việc cứu trợ ông làm. Vạy, ông hãy sai người đi Giaphô mời ông Simon, cũng gọi là Phêrô, ông ấy đang trọ tại nhà ông Simon, thợ thuộc da, ở gần bờ biển (CvTd 10, 30-32).
Còn Thánh Phêrô nói: “Tôi thấy đói và muốn ăn. Đang khi người ta dọn bữa, tôi xuất thần: tôi thấy trời mở ra và thấy một vật gì sà xuống, trông như một tấm khăn lớn, buộc bốn góc, đang được thả xuống đất, chứa những vật bốn chân và rắn rết, chim trời. Có tiếng dạy tôi: “Phêrô đứng dậy làm thịt mà ăn”. Tôi thưa, lạy Chúa, không thể được vì con không bao giờ ăn vật ô uế và không thanh sạch. Lại có tiếng phán bảo tôi: “ Những gì Thiên Chúa tuyên bố là thanh sạch thì người đừng xem là ô uế “. Việc ấy xảy ra ba lần và lập tức các vật ấy đươc kéo lên trời. Tôi đang phân vân tự hỏi thị kiến nầy có nghĩa gì thì những người nhà ông Cornelio sai đến đã hỏi ra được nhà ông Simon, họ lớn tiếng hỏi: Có ông Phêrô trọ ở đây không ? Tôi đang phân vân thì Thần Khí bảo tôi: “Kìa có ba người đến tìm ngươi, Đứng lên mà đi vơi họ, đừng ngần ngại gì, vì chính Ta đã sai họ đến “ (xem CvTd 10,10 -20).
Thánh Phêrô vào nhà ông Cornelio, xác nhận lạp trường: “Quả thật, Thiên Chúa không thiên vị, vì bất cứ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành thì dù họ thuộc bất cứ dân tộc nào cũng đều được Ngài chấp nhận. Rồi thánh Phêrô giảng về Chúa Giêsu Kytô: “Chúa Giêsu Kytô xuất thân từ Nagiaret, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xưc dầu tấn phong Người.Đi tới đâu, Người đều rải ân phúc tới đó, chữa lành người bị ma quỷ ám bởi vì Thiên Chúa hằng ở vơi Người.Chúng tôi xin làm chứng mọi việc Người đã làm trong cả vùng D o thái và Giêrusalem. Người đã bị họ treo lên thập giá mà giết đi. Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, và cho Người xuất hiện rõ ràng không phải trước mặt toàn dân nhưng trước mặt những nhân chứng Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước là chúng tôi, những kẻ đã cùng ăn cùng uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại. Ngừơì truyền cho chúng tôi phải rao giảng cho dân và trân trọng làm chứng rằng Người là Đấng Thiên Chúa đặt làm Quan tòa xét xử kẻ chết và người sống (CvTd 10,34-42).
Kết quả: “ Thánh Thần ngự xuống trên tất cả những người đang nghe lời Thiên Chúa. Những tín hữu thuộc giới cắt bì hiện diện tại đó với thánh Phêrô đều ngạc nhiên vì thấy Thiên Chúa cũng ban Thánh Thần cho các dân ngoại nữa bởi họ nghe những người nầy nói các thứ tiếng lạ mà tán dương Thiên Chúa “ (CvTd 10,44-46).
Trong đoạn Kinh Thánh tên, ta biết rõ chính Chúa Thánh Thẩn đã thuyết phục được Phêrô nên Phêrô nói: “ Những người nầy cũng nhận Thánh Thần như chúng ta, thì ai có thể ngăn cản chúng ta lấy nước làm phép rửa cho họ?” (CvTd 10,47).
Đoạn Sách kể trên cũng cho biết phía gia đình Cornelio và những người láng giềng của ông được gia nhạp Đạo Chúa là công trình thật vất vả của Chúa Thánh Thần: phải thuyết phục Phêrô đến với dân ngoại (Conelio), phải chỉ cho dân ngoại chạy đến Phêrô, phải cho dân cắt bì (Do thái trở lại) và Phêrô thấy được Thiên Chúa không thiên vị: Thánh Thần xuống trên dân ngoại không cắt bì y hệt như đã xuống trên dân cắt bì.
Chúa Thánh Thần vừa đá banh vừa huýt còi nhưng xem ra Chúa Thánh Thần phải thuyết phục những người Ngài tuyển chọn. Thật ra, Thiên Chúa toàn năng, Ngài vẫn cầm còi “trên sân cỏ vững chắc”, thời nào cũng vậy, hễ những ai ăn ngay ở lành theo lương tâm của mình đều được Thiên Chúa chấp nhận, không phải bỏ qua “khâu Hội Thánh Chúa Kytô ở trần gian” vì Chúa Thánh Thần đến thánh hóa Hội Thánh, và thánh hóa trần gian để Hội Thánh trở thành ánh sáng, men, muối ướp trần gian.
Viết đến đây, tôi nhớ tới phim Corpus Christi đang chiếu, xuyên tạc, bôi nhọ Chúa Kytô và các Tông đồ (họ diễn tả các ngài như nhóm đồng tính luyến ái), tôi đã hỏi các bạn trẻ trong bài giảng lễ Chúa Thánh Thẩn hiện xuống vừa rồi: chúng ta phản đối, lên án và có thể “đấm” vào mặt bọn họ, còn Chúa, Chúa phản ứng thế nào ? - Suy nghĩ và ai cũng đồng ý: Chúa Kytô ở trên Thánh gía cầu nguyện cho họ: “ Xin Cha tha cho họ vì họ lầm chẳng biết “và chúng ta cầu nguyên cho họ, tìm cach đối thoại với họ. Chúa Thánh Thần không muốn để ai hư mất nên Ngài vừa đá banh vừa cầm còi mà !!
Chính Thánh Lễ chúng ta đang tham dự hiện tại hóa Thánh Lễ Thập giá để ban ơn cứu độ cho mọi người. Chúng ta tuyên xưng “đây là mầu nhiệm Đức tin”.
Mầu nhiệm Vượt Qua do Chúa Kytô thực hiện (chịu chết) và do quyền năng của Thánh Thần, Chúa Kytô sống lại vinh hiển làm trọn vẹn mầu nhiệm Vượt Qua, khơi dậy niềm tin cho chúng ta để chúng ta biết đón nhận Thánh Thần trở thành chứng nhân, rao giảng Tin Mừng dưới sức mạnh của Thánh Thần.
Xin mở đầu bằng lời nói “vui” vậy, nhưng nếu xét đến hoạt động của Chúa Thánh Thần thì chúng ta nói được Chúa Thánh Thần “vừa đá banh vừa huýt còi”
Tại gia đình Cornelio, ngoại giáo, Chúa Thánh Thần tác động nơi ông Cornelio, ông nói: “Cách đây bốn hôm, vào khoảng giờ nầy, lúc tôi đang đọc kinh giờ chín, bỗng có một người đứng trước mắt tôi, y phục rực rỡ, Người đó nói vơi tôi: Ông Cornelio, Thiên Chúa đã nhận lời ông, và nhớ đến công việc cứu trợ ông làm. Vạy, ông hãy sai người đi Giaphô mời ông Simon, cũng gọi là Phêrô, ông ấy đang trọ tại nhà ông Simon, thợ thuộc da, ở gần bờ biển (CvTd 10, 30-32).
Còn Thánh Phêrô nói: “Tôi thấy đói và muốn ăn. Đang khi người ta dọn bữa, tôi xuất thần: tôi thấy trời mở ra và thấy một vật gì sà xuống, trông như một tấm khăn lớn, buộc bốn góc, đang được thả xuống đất, chứa những vật bốn chân và rắn rết, chim trời. Có tiếng dạy tôi: “Phêrô đứng dậy làm thịt mà ăn”. Tôi thưa, lạy Chúa, không thể được vì con không bao giờ ăn vật ô uế và không thanh sạch. Lại có tiếng phán bảo tôi: “ Những gì Thiên Chúa tuyên bố là thanh sạch thì người đừng xem là ô uế “. Việc ấy xảy ra ba lần và lập tức các vật ấy đươc kéo lên trời. Tôi đang phân vân tự hỏi thị kiến nầy có nghĩa gì thì những người nhà ông Cornelio sai đến đã hỏi ra được nhà ông Simon, họ lớn tiếng hỏi: Có ông Phêrô trọ ở đây không ? Tôi đang phân vân thì Thần Khí bảo tôi: “Kìa có ba người đến tìm ngươi, Đứng lên mà đi vơi họ, đừng ngần ngại gì, vì chính Ta đã sai họ đến “ (xem CvTd 10,10 -20).
Thánh Phêrô vào nhà ông Cornelio, xác nhận lạp trường: “Quả thật, Thiên Chúa không thiên vị, vì bất cứ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành thì dù họ thuộc bất cứ dân tộc nào cũng đều được Ngài chấp nhận. Rồi thánh Phêrô giảng về Chúa Giêsu Kytô: “Chúa Giêsu Kytô xuất thân từ Nagiaret, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xưc dầu tấn phong Người.Đi tới đâu, Người đều rải ân phúc tới đó, chữa lành người bị ma quỷ ám bởi vì Thiên Chúa hằng ở vơi Người.Chúng tôi xin làm chứng mọi việc Người đã làm trong cả vùng D o thái và Giêrusalem. Người đã bị họ treo lên thập giá mà giết đi. Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, và cho Người xuất hiện rõ ràng không phải trước mặt toàn dân nhưng trước mặt những nhân chứng Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước là chúng tôi, những kẻ đã cùng ăn cùng uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại. Ngừơì truyền cho chúng tôi phải rao giảng cho dân và trân trọng làm chứng rằng Người là Đấng Thiên Chúa đặt làm Quan tòa xét xử kẻ chết và người sống (CvTd 10,34-42).
Kết quả: “ Thánh Thần ngự xuống trên tất cả những người đang nghe lời Thiên Chúa. Những tín hữu thuộc giới cắt bì hiện diện tại đó với thánh Phêrô đều ngạc nhiên vì thấy Thiên Chúa cũng ban Thánh Thần cho các dân ngoại nữa bởi họ nghe những người nầy nói các thứ tiếng lạ mà tán dương Thiên Chúa “ (CvTd 10,44-46).
Trong đoạn Kinh Thánh tên, ta biết rõ chính Chúa Thánh Thẩn đã thuyết phục được Phêrô nên Phêrô nói: “ Những người nầy cũng nhận Thánh Thần như chúng ta, thì ai có thể ngăn cản chúng ta lấy nước làm phép rửa cho họ?” (CvTd 10,47).
Đoạn Sách kể trên cũng cho biết phía gia đình Cornelio và những người láng giềng của ông được gia nhạp Đạo Chúa là công trình thật vất vả của Chúa Thánh Thần: phải thuyết phục Phêrô đến với dân ngoại (Conelio), phải chỉ cho dân ngoại chạy đến Phêrô, phải cho dân cắt bì (Do thái trở lại) và Phêrô thấy được Thiên Chúa không thiên vị: Thánh Thần xuống trên dân ngoại không cắt bì y hệt như đã xuống trên dân cắt bì.
Chúa Thánh Thần vừa đá banh vừa huýt còi nhưng xem ra Chúa Thánh Thần phải thuyết phục những người Ngài tuyển chọn. Thật ra, Thiên Chúa toàn năng, Ngài vẫn cầm còi “trên sân cỏ vững chắc”, thời nào cũng vậy, hễ những ai ăn ngay ở lành theo lương tâm của mình đều được Thiên Chúa chấp nhận, không phải bỏ qua “khâu Hội Thánh Chúa Kytô ở trần gian” vì Chúa Thánh Thần đến thánh hóa Hội Thánh, và thánh hóa trần gian để Hội Thánh trở thành ánh sáng, men, muối ướp trần gian.
Viết đến đây, tôi nhớ tới phim Corpus Christi đang chiếu, xuyên tạc, bôi nhọ Chúa Kytô và các Tông đồ (họ diễn tả các ngài như nhóm đồng tính luyến ái), tôi đã hỏi các bạn trẻ trong bài giảng lễ Chúa Thánh Thẩn hiện xuống vừa rồi: chúng ta phản đối, lên án và có thể “đấm” vào mặt bọn họ, còn Chúa, Chúa phản ứng thế nào ? - Suy nghĩ và ai cũng đồng ý: Chúa Kytô ở trên Thánh gía cầu nguyện cho họ: “ Xin Cha tha cho họ vì họ lầm chẳng biết “và chúng ta cầu nguyên cho họ, tìm cach đối thoại với họ. Chúa Thánh Thần không muốn để ai hư mất nên Ngài vừa đá banh vừa cầm còi mà !!
Chính Thánh Lễ chúng ta đang tham dự hiện tại hóa Thánh Lễ Thập giá để ban ơn cứu độ cho mọi người. Chúng ta tuyên xưng “đây là mầu nhiệm Đức tin”.
Mầu nhiệm Vượt Qua do Chúa Kytô thực hiện (chịu chết) và do quyền năng của Thánh Thần, Chúa Kytô sống lại vinh hiển làm trọn vẹn mầu nhiệm Vượt Qua, khơi dậy niềm tin cho chúng ta để chúng ta biết đón nhận Thánh Thần trở thành chứng nhân, rao giảng Tin Mừng dưới sức mạnh của Thánh Thần.
Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta
Jos. Tú Nạc, NMS
18:49 03/06/2009
Chúa Ba Ngôi – (Deuteronomy 4: 32-34, 39-40; Psalm 33; Romans 8: 14-17; Mathew 28: 16-20)
Vũ trụ chuyển động từ sức mạnh phi thường được phát ra bởi sự sáng tạo. Bằng những dụng cụ đo lường tinh vi của mình, các nhà khoa học đã đo tiếng dội và những rung chuyển sau đó của vụ nổ Big Bang hình thành vũ trụ. Sau hàng tỷ năm, chúng ta chỉ tìm ra những lời bàn tán xì xào và những dấu tích của khoảnh khắc thực sự đó. Nhưng nó vẫn đang mở ra và chúng ta trải qua ảnh hưởng của nó hằng ngày. Sự sáng tạo tiếp tục – vũ trụ tiếp tục tiến triển và chúng ta tiếp tục thay đổi.
Trong một phương thức tương tự, Môsê kêu gọi dân Israel hãy nhớ sự biểu hiện quyền năng của Thiên Chúa mà đã cứu thoát họ khỏi cảnh nô lệ và cùng họ tới miền đất hứa (Promised Land). Sự lưa chọn và cứu vớt của họ cả hai là không do lao động và khó có thể xảy ra – lý do duy nhất là tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa dành cho mọi người mà Người đã chọn. Và giờ đây, Môsê cổ vũ họ không bao giờ được quên cả hai quyền năng và bác ái. Họ phải mang hết nghị lực và những hiệu quả đem lại của ký ức sơ khai đó để luôn trung thành trước những giới răn của Thiên Chúa và sống theo những nguyên tắc thiêng liêng, cao cả. Thiên Chúa không đoạn tuyệt họ vì sự cứu rỗi là một quá trình liên tục. Suốt chiều dài lịch sử của Israel tai họa xảy ra bất cứ lúc nào, quốc gia quên lòng nhân từ khởi thủy của Thiên Chúa hoặc cho phép nó trở thành một tôn giáo hoặc sự tạo tác văn hóa thay vì thực tế cuộc sống.
Cuộc tử nạn và sự phục sinh của Chúa Giêsu là sự kiện đặt nền móng cho người Ki-tô giáo. Nó phản hồi hàng bao nhiêu thế kỷ, dấu ấn văn hóa, lịch sử và vô số đời sống con người. Nó không phải là cái gì mà sự sống nhân loại kiếm được hoặc xứng đáng được hưởng mà là được ban phát bởi lòng thương xót và lượng từ bi của Thiên Chúa. Khắc ghi tình yêu và quyền năng mà Thiên Chúa biểu hiện trên danh nghĩa của chúng ta giúp đỡ chúng ta để đời sống bản thân chúng ta mãi mãi trung thành đối với lời răn dạy của Chúa Giêsu.
Chúng ta đương đầu cùng với những nguy hiểm khi những biến cố của Đức Ki-tô trở nên giáo điều hoặc nghi thức và không còn là nguồn sinh khí và cảm hứng. Dư âm cùng những trào lưu đặt trong sự vận động bởi cuộc đời của Đức Ki-tô là tất cả những gì xoay quanh chúng ta và có thể được lĩnh hội khi chúng ta mở rộng tâm trí và tâm hồn của chúng ta.
Mối liên kết của chính chúng ta với Thiên Chúa tuần tự tiếp tục phát triển. Thánh Phaolô giải thích rằng niềm tin của chúng ta không chỉ là tôn giáo mà còn là sự gọi mời để chia sẻ trong mối quan hệ hiệp nhất với Thiên Chúa. Món quà yếu tính của Thiên Chúa cộng hưởng sự thiêng liêng tới bản tính loài người của chúng ta. Tiếng kêu than của chúng ta đối với “Chúa/Abba” là một trong những nhận biết – chúng ta nhận thức rõ một cách thầm kín rằng Thiên Chúa là cả hai nguồn gốc và vận mệnh của chúng ta. Sự thiêng liêng cao cả sẽ là yếu tố để chúng ta chiến thắng những cảm nghĩ chia cắt và khoảng cách với Thiên Chúa và tham gia mối quan hệ với Chúa Ba Ngôi. Niềm mong muốn của Thiên Chúa là được chia sẻ với chúng ta tất cả những gì là của Người. Sự sợ hãi vẫn hiện diện trong nhiều tâm hồn thành tín là bằng chứng để chúng ta vẫn còn một chặng đường dài tiến bước. Đó là trách nhiệm của tôn giáo lành mạnh, kiên cường để thấm nhuần ý nghĩa sự sống của con cái và người kế thừa của Thiên Chúa thay vì sợ hãi và thiếu tự do.
Thậm chí sự kiện Chúa Giêsu phục sinh xuất hiện không thể xua tan mọi nghi ngờ. Phản ứng của các tông đồ là một sự pha trộn lưỡng lự và niềm tin cũng như sợ hãi, vui mừng và sửng sốt. Sứ mệnh của Chúa Giêsu rất rõ ràng – chia sẻ tin mùng và ơn phúc bạn được lãnh nhận cùng với cả thế gian. Đừng tích lũy nó cho bản thân hoặc sử dụng nó để củng cố ý thức độc đoán hoặc cá nhân. Dạy người khác những gì mà nó mang ý nghĩa để sống một đời sống làm người trong mối giao hòa với dấu chỉ thiêng liêng về phần linh hồn. Nhưng trước khi mạnh dạn để làm môn đệ của người khác, chúng ta phải đoan chắc rằng chúng ta tự thân bước trên con đường đó.
Nhiều học giả tin rằng hình thức đặt tên Chúa Ba Ngôi trong đoạn trích là sự bổ sung sau này và nó thể hiện môy lý thuyết thần học Chúa Ba Ngôi mà mất đến gần bốn thế kỷ để bộc lộ. Nó không phải là sự cho phép để bắt buộc niềm tin của con người đối với người khác hoặc hạ uy tín những ai thuộc truyền thống tôn giáo khác. Tầm quan trọng (của vấn đề) là nên tham gia “tông đồ” và cuộc sống của một tông đồ có thể chấp nhận bằng nhiều hình thức khác – yếu tố thiết yếu đó là tình yêu, phục vụ và công lý. Nó cũng kêu gọi để đón nhận những cơ cấu chính trị, kinh tế và tôn giáo để phản ảnh những nguyên tắc thiêng liêng của sự bình đẳng, chia sẻ và công lý đả thông.
Nhưng những lời cuối của Chúa Giêsu chúng ta sẽ tiếp nhận dũng khí – Người luôn ở bên chúng ta đến “lúc cuối cùng.” Thiên Chúa sẽ không bao giờ vắng mặt với đời sống của chúng ta thậm chí chúng ta luôn không nhận biết được sự hiện diện của người. Và điều đó không chỉ mang ý nghĩa như một sự an ủi mà còn như nguồn cảm hứng và nguồn lực cho chúng ta.
Nguồn: Regis College – The School of Theology
Vũ trụ chuyển động từ sức mạnh phi thường được phát ra bởi sự sáng tạo. Bằng những dụng cụ đo lường tinh vi của mình, các nhà khoa học đã đo tiếng dội và những rung chuyển sau đó của vụ nổ Big Bang hình thành vũ trụ. Sau hàng tỷ năm, chúng ta chỉ tìm ra những lời bàn tán xì xào và những dấu tích của khoảnh khắc thực sự đó. Nhưng nó vẫn đang mở ra và chúng ta trải qua ảnh hưởng của nó hằng ngày. Sự sáng tạo tiếp tục – vũ trụ tiếp tục tiến triển và chúng ta tiếp tục thay đổi.
Trong một phương thức tương tự, Môsê kêu gọi dân Israel hãy nhớ sự biểu hiện quyền năng của Thiên Chúa mà đã cứu thoát họ khỏi cảnh nô lệ và cùng họ tới miền đất hứa (Promised Land). Sự lưa chọn và cứu vớt của họ cả hai là không do lao động và khó có thể xảy ra – lý do duy nhất là tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa dành cho mọi người mà Người đã chọn. Và giờ đây, Môsê cổ vũ họ không bao giờ được quên cả hai quyền năng và bác ái. Họ phải mang hết nghị lực và những hiệu quả đem lại của ký ức sơ khai đó để luôn trung thành trước những giới răn của Thiên Chúa và sống theo những nguyên tắc thiêng liêng, cao cả. Thiên Chúa không đoạn tuyệt họ vì sự cứu rỗi là một quá trình liên tục. Suốt chiều dài lịch sử của Israel tai họa xảy ra bất cứ lúc nào, quốc gia quên lòng nhân từ khởi thủy của Thiên Chúa hoặc cho phép nó trở thành một tôn giáo hoặc sự tạo tác văn hóa thay vì thực tế cuộc sống.
Cuộc tử nạn và sự phục sinh của Chúa Giêsu là sự kiện đặt nền móng cho người Ki-tô giáo. Nó phản hồi hàng bao nhiêu thế kỷ, dấu ấn văn hóa, lịch sử và vô số đời sống con người. Nó không phải là cái gì mà sự sống nhân loại kiếm được hoặc xứng đáng được hưởng mà là được ban phát bởi lòng thương xót và lượng từ bi của Thiên Chúa. Khắc ghi tình yêu và quyền năng mà Thiên Chúa biểu hiện trên danh nghĩa của chúng ta giúp đỡ chúng ta để đời sống bản thân chúng ta mãi mãi trung thành đối với lời răn dạy của Chúa Giêsu.
Chúng ta đương đầu cùng với những nguy hiểm khi những biến cố của Đức Ki-tô trở nên giáo điều hoặc nghi thức và không còn là nguồn sinh khí và cảm hứng. Dư âm cùng những trào lưu đặt trong sự vận động bởi cuộc đời của Đức Ki-tô là tất cả những gì xoay quanh chúng ta và có thể được lĩnh hội khi chúng ta mở rộng tâm trí và tâm hồn của chúng ta.
Mối liên kết của chính chúng ta với Thiên Chúa tuần tự tiếp tục phát triển. Thánh Phaolô giải thích rằng niềm tin của chúng ta không chỉ là tôn giáo mà còn là sự gọi mời để chia sẻ trong mối quan hệ hiệp nhất với Thiên Chúa. Món quà yếu tính của Thiên Chúa cộng hưởng sự thiêng liêng tới bản tính loài người của chúng ta. Tiếng kêu than của chúng ta đối với “Chúa/Abba” là một trong những nhận biết – chúng ta nhận thức rõ một cách thầm kín rằng Thiên Chúa là cả hai nguồn gốc và vận mệnh của chúng ta. Sự thiêng liêng cao cả sẽ là yếu tố để chúng ta chiến thắng những cảm nghĩ chia cắt và khoảng cách với Thiên Chúa và tham gia mối quan hệ với Chúa Ba Ngôi. Niềm mong muốn của Thiên Chúa là được chia sẻ với chúng ta tất cả những gì là của Người. Sự sợ hãi vẫn hiện diện trong nhiều tâm hồn thành tín là bằng chứng để chúng ta vẫn còn một chặng đường dài tiến bước. Đó là trách nhiệm của tôn giáo lành mạnh, kiên cường để thấm nhuần ý nghĩa sự sống của con cái và người kế thừa của Thiên Chúa thay vì sợ hãi và thiếu tự do.
Thậm chí sự kiện Chúa Giêsu phục sinh xuất hiện không thể xua tan mọi nghi ngờ. Phản ứng của các tông đồ là một sự pha trộn lưỡng lự và niềm tin cũng như sợ hãi, vui mừng và sửng sốt. Sứ mệnh của Chúa Giêsu rất rõ ràng – chia sẻ tin mùng và ơn phúc bạn được lãnh nhận cùng với cả thế gian. Đừng tích lũy nó cho bản thân hoặc sử dụng nó để củng cố ý thức độc đoán hoặc cá nhân. Dạy người khác những gì mà nó mang ý nghĩa để sống một đời sống làm người trong mối giao hòa với dấu chỉ thiêng liêng về phần linh hồn. Nhưng trước khi mạnh dạn để làm môn đệ của người khác, chúng ta phải đoan chắc rằng chúng ta tự thân bước trên con đường đó.
Nhiều học giả tin rằng hình thức đặt tên Chúa Ba Ngôi trong đoạn trích là sự bổ sung sau này và nó thể hiện môy lý thuyết thần học Chúa Ba Ngôi mà mất đến gần bốn thế kỷ để bộc lộ. Nó không phải là sự cho phép để bắt buộc niềm tin của con người đối với người khác hoặc hạ uy tín những ai thuộc truyền thống tôn giáo khác. Tầm quan trọng (của vấn đề) là nên tham gia “tông đồ” và cuộc sống của một tông đồ có thể chấp nhận bằng nhiều hình thức khác – yếu tố thiết yếu đó là tình yêu, phục vụ và công lý. Nó cũng kêu gọi để đón nhận những cơ cấu chính trị, kinh tế và tôn giáo để phản ảnh những nguyên tắc thiêng liêng của sự bình đẳng, chia sẻ và công lý đả thông.
Nhưng những lời cuối của Chúa Giêsu chúng ta sẽ tiếp nhận dũng khí – Người luôn ở bên chúng ta đến “lúc cuối cùng.” Thiên Chúa sẽ không bao giờ vắng mặt với đời sống của chúng ta thậm chí chúng ta luôn không nhận biết được sự hiện diện của người. Và điều đó không chỉ mang ý nghĩa như một sự an ủi mà còn như nguồn cảm hứng và nguồn lực cho chúng ta.
Nguồn: Regis College – The School of Theology
Nước mắt Mẹ
Xuân Ly Băng
19:37 03/06/2009
Nhìn Mẹ trào nước mắt
Nước mắt chứa máu đào
Tim con càng đau thắt
Nhìn Mẹ lòng nao nao
Vô vàn tội nhân thế
Xé nát tim Mẹ ra
Càng coi thường lời Mẹ
Càng trụy lạc sa đòa
Tội ác thấu tận trời
Máu phun mờ nhật nguyệt
Ai có thể, Mẹ ơi!
Kể làm sao cho hết
Thời Hồng Thủy kém xa
Ba Ben không đáng kể
Vạn thành Sô đô ma
Sánh sao bằng, hỡi Mẹ!
Tiếng kêu đã thấu trời
Bốn phương trời chấn nộ
Nước mắt Mẹ tuôn rơi
Máu đào theo lệ đổ
Con thương Mẹ sầu bi
Nơi nơi trào máu lệ
Mẹ lau nước mắt đi
Cho an lòng nhân thế
Mẹ cảnh cáo bao lần
Cho bốn phương con cái
Phải cải thiện canh tân
Và thành tâm sám hối
Có ai nghe Mẹ đâu?
Lời Mẹ như gió thoảng
Tội ác càng chìm sâu
Càng gần bờ vực thẳm.
(13/8/1997)
Nước mắt chứa máu đào
Tim con càng đau thắt
Nhìn Mẹ lòng nao nao
Vô vàn tội nhân thế
Xé nát tim Mẹ ra
Càng coi thường lời Mẹ
Càng trụy lạc sa đòa
Tội ác thấu tận trời
Máu phun mờ nhật nguyệt
Ai có thể, Mẹ ơi!
Kể làm sao cho hết
Thời Hồng Thủy kém xa
Ba Ben không đáng kể
Vạn thành Sô đô ma
Sánh sao bằng, hỡi Mẹ!
Tiếng kêu đã thấu trời
Bốn phương trời chấn nộ
Nước mắt Mẹ tuôn rơi
Máu đào theo lệ đổ
Con thương Mẹ sầu bi
Nơi nơi trào máu lệ
Mẹ lau nước mắt đi
Cho an lòng nhân thế
Mẹ cảnh cáo bao lần
Cho bốn phương con cái
Phải cải thiện canh tân
Và thành tâm sám hối
Có ai nghe Mẹ đâu?
Lời Mẹ như gió thoảng
Tội ác càng chìm sâu
Càng gần bờ vực thẳm.
(13/8/1997)
Thiên Chúa Ba Ngôi Tình Yêu Muôn Đời
Tuyết Mai
21:01 03/06/2009
Tôi không biết trong số nhiều anh chị em nào có đứa con hư hỏng, bê tha, bỏ nhà ra đi thật lâu, nay xem được trên báo lời đăng của cha mẹ, mong con trở về đoàn tụ cùng gia đình sẽ nghĩ ngợi như thế nào!? Khi đọc được trên báo lời hồi âm của cậu ấm hay của cô công chúa như sau: Con tên Trần v. A hay Trần T. Thắm, nếu cha mẹ muốn con trở về phải hội đủ điều kiện - phải cho một căn nhà trên tỉnh, một số tiền sẵn trong trương mục, không được dính líu hay có ý kiến gì trên cuộc đời của cô hay cậu, vì đã trưởng thành rồi! Nhất là phải để cho cô cậu có tự do không được cấm đoán, v.v..., nếu có thể thì thỉnh thoảng sẽ đến thăm ông bà một ngày cuối tuần để phụ giúp cắt cỏ hay công việc vặt trong nhà hay chở dùm đi mua bán chi đó!.
Anh chị em nghĩ sao khi có những đứa con hư hỏng như thế!?? Tấm lòng chúng đối xử với cha mẹ không một chút tình thương hay một chút tình cảm cho dù suốt cả cuộc đời cực khổ bôn ba cũng vì chúng? Thưa có phải đau lòng lắm khi đọc được những dòng chữ như thế trên báo hay không? Thưa có phải những lời lẽ như thế sẽ làm mất mặt cha mẹ biết là bao đối với những người thân quen với cha mẹ của chúng. Nhưng tình thương của cha mẹ thì luôn bao la và như biển khơi rộng lớn ngoài đại dương. Con bỏ nhà ra đi không một lời từ giã, ăn cắp của cha mẹ một số nữ trang, tiền mặt, và đồ cổ trong nhà. Căn nhà vắng đi hình bóng và tiếng nói của cậu ấm hay của cô công chúa, cũng làm cho hai ông bà buồn bã và cô đơn vô cùng. Nhưng chờ mãi chờ hoài người con ấy vẫn mờ mịt tận phương trời nào, không một thư tín, không một dấu tích là người con ấy đã trôi dạt phương trời nào???
Có những chuyện xẩy ra ở trên đời này thiết tưởng không bao giờ có xẩy ra, nhưng trên thực tế thì có rất nhiều chuyện bi đát có thật xẩy ra hằng ngày chung quanh chúng ta đấy chứ! Nhưng vì không phải chuyện của mình nên cũng phải làm lơ để hàng xóm không nghĩ rằng mình nhiều chuyện hay soi mói chuyện đời tư của người ta, nhưng thực sự không muốn nghe cũng không được, vì nhà thì sát vách nhau, một tiếng nói lớn cũng còn nghe được, hà huống gì cái cảnh xô xát nhau hằng ngày mà lại không nghe và không biết ư!??? Cho nên chuyện gia đình giữa cha mẹ, con cái, chị em, bất đồng là chuyện thường cho mọi gia đình, chỉ khác nhau cách cư xử mà thôi phải không thưa anh chị em?? Nhưng chuyện người con hoang đàng bỏ nhà đi thật lâu phiêu bạt nơi nào cũng làm cho gia đình ấy từ cha mẹ cho đến anh chị em, cũng cảm thấy nhớ nhung nhung nhớ, muốn biết đứa con hay anh chị em của mình ngày nay lớn bộn như thế nào rồi!? Hy vọng một ngày rất gần thì người con này sẽ ân hận biết lỗi mà trở về cùng gia đình, để tình yêu thương gia đình lúc bấy giờ mới được gọi là đầy đủ. Vâng, ngay cả đứa con hoang đàng ấy vẫn còn ngang ngược và vẫn còn mất dậy, nhưng nếu để có sự lựa chọn thì chắc hẳn người cha mẹ vẫn mong muốn đứa con mình trở về sống chung dưới một mái nhà thì hơn, vì dẫu sao nó cũng mang dòng máu mủ của người cha và trong sự banh da xẻ thịt của người mẹ mang con con dạ suốt 9 tháng 10 ngày, bao nhiêu là tình thương của cả cha lẫn mẹ mới có được đứa con chào đời.
Suy luận ra được như thế, và để có được kinh nghiệm như thế, chúng ta mới hiểu được tình thương bao la hải hà của Thiên Chúa Ba Ngôi đối với con cái nhân loại trần gian như thế nào!?? Có phải con cái trần gian hầu hết là những đứa con hoang đàng? Có phải hầu hết con cái trần gian đối xử với Thiên Chúa Ba Ngôi không khác nào như Ông Thần Đèn Aladdin?? Cả đời các con sống luôn xa cách tình yêu thương của Thiên Chúa, không thích ràng buộc bởi luật lệ, không thích nghe những Lời bổ ích, không thích làm người con tốt, một chỉ phung phí tiền của, sức lực, lao vào cuộc sống bê tha, mê muội với những cơn mê thú tục trần, đắm đuối vào những nơi đem linh hồn chúng ta vào cõi tối tăm muôn đời, biết thế nhưng vẫn không muốn rời xa cuộc sống của mờ mờ ảo ảo, không thực ấy! Bởi chúng ta là những con người yếu đuối và bạc nhược, không chịu nổi trách nhiệm, không cáng đáng nổi những bổn phận rất tầm thường, không chịu đựng được những cực khổ, nên chịu đem thân xác và linh hồn của mình, đến những nơi mà chủ của chúng là quỷ dữ, đội lốt người ta để mê hoặc những con người khờ dại này cho đến khi, đã quá trễ???
Có phải con người của chúng ta thỉnh thoảng có những lúc cầu nguyện với Thiên Chúa, nếu thâu âm những lời chúng ta cầu xin, và những lời chúng ta trao đổi với Chúa là nếu Chúa ban cho chúng con được. ... thì chúng con sẽ cố gắng siêng năng đi lễ hơn, thì chúng con sẽ đọc kinh Mân Côi vào mỗi chiều thứ sáu, thì chúng con sẽ hứa cho tiền người nghèo khổ hơn, chúng con sẽ, và sẽ,. .......
Buồn cho Chúa quá phải không thưa anh chị em!? Chúa nào phải là Ông Thần Đèn, để chúng ta cứ lấy đèn ra mà chà xát mà xin xỏ cho được hết cái nọ đến cái kia? Chúa nào phải để chúng ta lợi dụng Ngài? Chúa nào phải để chúng ta quay lưng đi khi Ngài không ban phát những điều chẳng tốt lành chúng ta xin và phải nghe những lời ta thán là Chúa chẳng linh? Chúa nào phải là nô lệ của chúng ta? Chúa nào mà chúng ta lại dám làm thế khi Ngài thẳng tay giáng phạt chúng ta? Chúa nào mà lại để cho con cái quá hỗn xược như thế? Ấy thế mà hầu hết chúng ta đều đối xử với Ngài như thế! Thưa vì sao??? Có phải vì chúng ta quá ỷ y và lợi dụng tình yêu thương của Ngài? Thưa có phải vì chúng ta lợi dụng Chúa một lần đã treo Ngài trên Thánh Giá, nghĩ rằng chúng ta vẫn có thể đối xử với Ngài như thế mà vẫn được Chúa yêu thương và cho lên Thiên Đàng chung hưởng hạnh phúc muôn đời bên Ngài cách dễ dàng???? Nếu chúng ta suy nghĩ thế thì có phải chúng ta quá ư là mê muội hay không? Nước Trời nào mà lại dễ dàng như thế? Nước Trời nào mà phạm 10 điều răn cũng được lên Trời ư!?? Nước Trời nào mà ai cũng tìm được thì Chúa lại chẳng xuống trần làm người phàm, sinh ra trong hang lừa trong mùa đông giá lạnh mà làm gì!? Lớn lên mang một thân xác như con người, làm lụng như con người, cực khổ như con người, bỏ suốt 3 năm trời đi rao giảng về Nước Thiên Chúa, chịu khổ hình, và mai táng.
Cả một công trình Cứu Độ của Thiên Chúa là để dậy dỗ tất cả con cái nhân loại của Ngài trên thế trần là tìm về Quê Trời. Thiên Chúa quả cực khổ với con người biết là bao nhiêu. Chúng ta hãy mở to đôi mắt mà nhìn xem, Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngài toàn năng, uy quyền như thế nào, mọi sự Ngài tác tạo và tạo thành, cũng là vì yêu thương con người. Ngài yêu thương con người, nên tác tạo mọi thứ tinh tú, vệ tinh, hành tinh, không gian, vũ trụ, và mọi thứ trong đó, Ngài gọi chúng là Trời. Tiếp theo Ngài đã tạo dựng mọi thứ trong trái đất có nước, con người, thú vật, cây cỏ thực vật, và mọi sinh linh, và Ngài gọi nó là Đất. Nhưng Thiên Chúa đã vì chúng ta mà Ngài cũng đã phải khổ sở để chịu đựng chúng ta, không biết cho tới bao giờ thì Ngài sẽ không chịu nổi nữa sự lợi dụng và bê tha tội lỗi đó của cả thảy chúng ta!???
Kính Lậy Thiên Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần!
Ba Ngôi Thiên Chúa của cả vũ trụ trên trời và dưới đất
Hằng có hằng trị hằng vinh hiển muôn đời
Toàn thể tạo vật chúng con cùng cúi đầu cung nghinh chúc tụng
Ca khen: Vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế Thiên Chúa Ba Ngôi
Chúc tụng Thiên Chúa: Với vạn thứ tiếng của ngôn ngữ khác nhau
Nhưng tất cả đều tạo thành một âm điệu một tấm lòng
Ca khen: Một Thiên Chúa Đấng thương yêu Đấng tạo thành
Ngài thương yêu tất cả con người trong mọi tạo vật
Nên đã ban cho linh hồn con người sẽ được sống muôn đời
Sẽ mãi mãi không bao giờ chết bị hủy diệt
Sẽ đời đời sống cạnh Thiên Chúa Ba Ngôi
Đó là ý muốn từ thuở ban đầu của Thiên Chúa Cha
Hằng mong cho tất cả con cái của Ngài được vậy!
Vì Thiên Chúa Ba Ngôi Ngài là Tình Yêu muôn đời. Amen.
Anh chị em nghĩ sao khi có những đứa con hư hỏng như thế!?? Tấm lòng chúng đối xử với cha mẹ không một chút tình thương hay một chút tình cảm cho dù suốt cả cuộc đời cực khổ bôn ba cũng vì chúng? Thưa có phải đau lòng lắm khi đọc được những dòng chữ như thế trên báo hay không? Thưa có phải những lời lẽ như thế sẽ làm mất mặt cha mẹ biết là bao đối với những người thân quen với cha mẹ của chúng. Nhưng tình thương của cha mẹ thì luôn bao la và như biển khơi rộng lớn ngoài đại dương. Con bỏ nhà ra đi không một lời từ giã, ăn cắp của cha mẹ một số nữ trang, tiền mặt, và đồ cổ trong nhà. Căn nhà vắng đi hình bóng và tiếng nói của cậu ấm hay của cô công chúa, cũng làm cho hai ông bà buồn bã và cô đơn vô cùng. Nhưng chờ mãi chờ hoài người con ấy vẫn mờ mịt tận phương trời nào, không một thư tín, không một dấu tích là người con ấy đã trôi dạt phương trời nào???
Có những chuyện xẩy ra ở trên đời này thiết tưởng không bao giờ có xẩy ra, nhưng trên thực tế thì có rất nhiều chuyện bi đát có thật xẩy ra hằng ngày chung quanh chúng ta đấy chứ! Nhưng vì không phải chuyện của mình nên cũng phải làm lơ để hàng xóm không nghĩ rằng mình nhiều chuyện hay soi mói chuyện đời tư của người ta, nhưng thực sự không muốn nghe cũng không được, vì nhà thì sát vách nhau, một tiếng nói lớn cũng còn nghe được, hà huống gì cái cảnh xô xát nhau hằng ngày mà lại không nghe và không biết ư!??? Cho nên chuyện gia đình giữa cha mẹ, con cái, chị em, bất đồng là chuyện thường cho mọi gia đình, chỉ khác nhau cách cư xử mà thôi phải không thưa anh chị em?? Nhưng chuyện người con hoang đàng bỏ nhà đi thật lâu phiêu bạt nơi nào cũng làm cho gia đình ấy từ cha mẹ cho đến anh chị em, cũng cảm thấy nhớ nhung nhung nhớ, muốn biết đứa con hay anh chị em của mình ngày nay lớn bộn như thế nào rồi!? Hy vọng một ngày rất gần thì người con này sẽ ân hận biết lỗi mà trở về cùng gia đình, để tình yêu thương gia đình lúc bấy giờ mới được gọi là đầy đủ. Vâng, ngay cả đứa con hoang đàng ấy vẫn còn ngang ngược và vẫn còn mất dậy, nhưng nếu để có sự lựa chọn thì chắc hẳn người cha mẹ vẫn mong muốn đứa con mình trở về sống chung dưới một mái nhà thì hơn, vì dẫu sao nó cũng mang dòng máu mủ của người cha và trong sự banh da xẻ thịt của người mẹ mang con con dạ suốt 9 tháng 10 ngày, bao nhiêu là tình thương của cả cha lẫn mẹ mới có được đứa con chào đời.
Suy luận ra được như thế, và để có được kinh nghiệm như thế, chúng ta mới hiểu được tình thương bao la hải hà của Thiên Chúa Ba Ngôi đối với con cái nhân loại trần gian như thế nào!?? Có phải con cái trần gian hầu hết là những đứa con hoang đàng? Có phải hầu hết con cái trần gian đối xử với Thiên Chúa Ba Ngôi không khác nào như Ông Thần Đèn Aladdin?? Cả đời các con sống luôn xa cách tình yêu thương của Thiên Chúa, không thích ràng buộc bởi luật lệ, không thích nghe những Lời bổ ích, không thích làm người con tốt, một chỉ phung phí tiền của, sức lực, lao vào cuộc sống bê tha, mê muội với những cơn mê thú tục trần, đắm đuối vào những nơi đem linh hồn chúng ta vào cõi tối tăm muôn đời, biết thế nhưng vẫn không muốn rời xa cuộc sống của mờ mờ ảo ảo, không thực ấy! Bởi chúng ta là những con người yếu đuối và bạc nhược, không chịu nổi trách nhiệm, không cáng đáng nổi những bổn phận rất tầm thường, không chịu đựng được những cực khổ, nên chịu đem thân xác và linh hồn của mình, đến những nơi mà chủ của chúng là quỷ dữ, đội lốt người ta để mê hoặc những con người khờ dại này cho đến khi, đã quá trễ???
Có phải con người của chúng ta thỉnh thoảng có những lúc cầu nguyện với Thiên Chúa, nếu thâu âm những lời chúng ta cầu xin, và những lời chúng ta trao đổi với Chúa là nếu Chúa ban cho chúng con được. ... thì chúng con sẽ cố gắng siêng năng đi lễ hơn, thì chúng con sẽ đọc kinh Mân Côi vào mỗi chiều thứ sáu, thì chúng con sẽ hứa cho tiền người nghèo khổ hơn, chúng con sẽ, và sẽ,. .......
Buồn cho Chúa quá phải không thưa anh chị em!? Chúa nào phải là Ông Thần Đèn, để chúng ta cứ lấy đèn ra mà chà xát mà xin xỏ cho được hết cái nọ đến cái kia? Chúa nào phải để chúng ta lợi dụng Ngài? Chúa nào phải để chúng ta quay lưng đi khi Ngài không ban phát những điều chẳng tốt lành chúng ta xin và phải nghe những lời ta thán là Chúa chẳng linh? Chúa nào phải là nô lệ của chúng ta? Chúa nào mà chúng ta lại dám làm thế khi Ngài thẳng tay giáng phạt chúng ta? Chúa nào mà lại để cho con cái quá hỗn xược như thế? Ấy thế mà hầu hết chúng ta đều đối xử với Ngài như thế! Thưa vì sao??? Có phải vì chúng ta quá ỷ y và lợi dụng tình yêu thương của Ngài? Thưa có phải vì chúng ta lợi dụng Chúa một lần đã treo Ngài trên Thánh Giá, nghĩ rằng chúng ta vẫn có thể đối xử với Ngài như thế mà vẫn được Chúa yêu thương và cho lên Thiên Đàng chung hưởng hạnh phúc muôn đời bên Ngài cách dễ dàng???? Nếu chúng ta suy nghĩ thế thì có phải chúng ta quá ư là mê muội hay không? Nước Trời nào mà lại dễ dàng như thế? Nước Trời nào mà phạm 10 điều răn cũng được lên Trời ư!?? Nước Trời nào mà ai cũng tìm được thì Chúa lại chẳng xuống trần làm người phàm, sinh ra trong hang lừa trong mùa đông giá lạnh mà làm gì!? Lớn lên mang một thân xác như con người, làm lụng như con người, cực khổ như con người, bỏ suốt 3 năm trời đi rao giảng về Nước Thiên Chúa, chịu khổ hình, và mai táng.
Cả một công trình Cứu Độ của Thiên Chúa là để dậy dỗ tất cả con cái nhân loại của Ngài trên thế trần là tìm về Quê Trời. Thiên Chúa quả cực khổ với con người biết là bao nhiêu. Chúng ta hãy mở to đôi mắt mà nhìn xem, Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngài toàn năng, uy quyền như thế nào, mọi sự Ngài tác tạo và tạo thành, cũng là vì yêu thương con người. Ngài yêu thương con người, nên tác tạo mọi thứ tinh tú, vệ tinh, hành tinh, không gian, vũ trụ, và mọi thứ trong đó, Ngài gọi chúng là Trời. Tiếp theo Ngài đã tạo dựng mọi thứ trong trái đất có nước, con người, thú vật, cây cỏ thực vật, và mọi sinh linh, và Ngài gọi nó là Đất. Nhưng Thiên Chúa đã vì chúng ta mà Ngài cũng đã phải khổ sở để chịu đựng chúng ta, không biết cho tới bao giờ thì Ngài sẽ không chịu nổi nữa sự lợi dụng và bê tha tội lỗi đó của cả thảy chúng ta!???
Kính Lậy Thiên Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần!
Ba Ngôi Thiên Chúa của cả vũ trụ trên trời và dưới đất
Hằng có hằng trị hằng vinh hiển muôn đời
Toàn thể tạo vật chúng con cùng cúi đầu cung nghinh chúc tụng
Ca khen: Vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế Thiên Chúa Ba Ngôi
Chúc tụng Thiên Chúa: Với vạn thứ tiếng của ngôn ngữ khác nhau
Nhưng tất cả đều tạo thành một âm điệu một tấm lòng
Ca khen: Một Thiên Chúa Đấng thương yêu Đấng tạo thành
Ngài thương yêu tất cả con người trong mọi tạo vật
Nên đã ban cho linh hồn con người sẽ được sống muôn đời
Sẽ mãi mãi không bao giờ chết bị hủy diệt
Sẽ đời đời sống cạnh Thiên Chúa Ba Ngôi
Đó là ý muốn từ thuở ban đầu của Thiên Chúa Cha
Hằng mong cho tất cả con cái của Ngài được vậy!
Vì Thiên Chúa Ba Ngôi Ngài là Tình Yêu muôn đời. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thiên An Môn: 20 năm sau
Linh Tiến Khải
02:07 03/06/2009
Phỏng vấn anh Vũ Nhi Khai Hi, lãnh tụ phong trào sinh viên học sinh đòi dân chủ, 20 năm sau vụ thảm sát tại Thiên An Môn
Cách đây 20 năm ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989, Nhà Nước cộng sản Bắc Kinh đã ra lệnh cho quân đội tàn sát hàng ngàn sinh viên học sinh tại quảng trường Thiên An Môn, khi người trẻ biểu tình ôn hòa chống tham những, đòi dân chủ và cải cách đất nước.
Trong bài phỏng vấn dành cho hãng thông tin Asianews của Hiệp Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano, gọi tắt là PIME, hôm mùng 1 tháng 6 vừa qua, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân nguyên Giám Mục Hồng Kông đã tuyên bố: ”Thật là điều đau buồn, khi thấy 20 năm đã qua rồi kể từ khi xảy ra vụ tàn sát đinh viên học sinh tại Thiên An Môn, mà chính quyền Bắc Kinh vẫn không thừa nhận sự sai lầm và tội phạm của mình... Ông Đặng Tiểu Bình là người có trách nhiệm đối với vụ tàn sát này, vì chính ông ra đã ra lệnh cho quân đội xả súng bắn giết sinh viên học sinh; rồi các ngày sau đó lại còn đến chúc mừng quân đội về vụ tàn sát này. Nhưng giờ đây họ Đặng đã qua đời rồi, làm sao sau bao nhiêu năm rồi mà người ta vẫn chưa làm sáng tỏ và đưa ra công lý những gì đã xảy ra, và lại sợ hãi một người đã chết từ lâu như vậy?
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nổi tiếng là người can đảm tranh đấu cho dân chủ và các quyền tự do của con người. Ngài khẳng định rằng nguồn gốc thái độ khước từ nhận tội của chính quyền là chế độ độc tài đảng trị. Đã đến lúc phải thay đổi chế độ này. Chế độ độc tài của nhà nước cộng sản Trung Quốc tùy thuộc nơi một cá nhân. Cá nhân đó đã nhìn xa thấy rộng và thông minh trong một số vấn đề, nhưng cũng chính cá nhân đó đã không chịu được nền dân chủ, và tự coi mình là một hoàng đế. Mới đây có người đưa ra câu hỏi: ”làm thế nào để tái lập danh dự cho phong trào đòi dân chủ của sinh viên học sinh tại Thiên An Môn? Phải trách cứ ông Đặng Tiểu Bình thôi. Nhưng đây là điều không làm được”. Thế thì tôi xin hỏi tại sao lại không thể trách cứ ông Đặng Tiểu Bình khi ông ấy đã làm một chuyện tầy đình như vậy? Chủ tịch Mao Trạch Đông cũng đã bị trách cứ vì cuộc Cách Mạng Văn Hóa sai lầm, thì tại sao lại không thể trách cứ ông Đặng Tiều Bình vì tội của ông ấy? Cần phải thay đổi hệ thống vua chúa này đã gây ra một thảm cảnh to lớn như vây.
20 năm trước đây Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã chỉ là một linh mục. Và hồi đó cha Trần là hiệu trưởng trường của dòng Don Bosco tai Aberdeen, nhưng cha nhớ rất rõ sự tham dự của người dân Hồng Kông vào phong trào đòi dân chủ cũng như nỗi đớn đau của họ sau khi xảy ra vụ thảm sát tại Thiên An Môn. Kể từ năm 1989, người dân Hồng Kông đã bắt đầu có một ý thức mới và sự nhậy cảm mới. Đức Hồng Y nói: ”Chúng tôi là người Trung Hoa và là thành phần của quốc gia này. Chúng tôi đã khóc và chia sẻ niềm đau của các người trẻ đã có can đảm đòi hỏi chính quyền cải cách quốc gia. Tôi còn nhớ tôi đã đọc hai bài diễn văn, và chúng tôi đã cử hành buổi lễ tưởng niệm các anh hùng Thiên An Môn tại quảng trường gần trường học. Tôi nhớ nhất là buổi tuần hành cầu nguyện của 1 triệu người dân Hồng Kông. Đó đã là một kinh nghiệm duy nhất không bao giờ có thể quên được. Và từ năm 1989 đến nay hàng năm cứ vào ngày mùng 4 tháng 6 người dân Hồng Kông lại tổ chức buổi canh thức cầu nguyện tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát tại Thiên An Môn.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn anh Vũ Nhi Khai Hi về phong trào đòi dân chủ, cải cách đất nước và cuộc thảm sát tại Thiên An Môn. Cùng với Vương Dân và Sài Linh, anh Vũ Nhi Khai Hi thuộc bộ ba lãnh đạo phong trào sinh viên học sinh đòi dân chủ tại Trung Quốc cách đây 20 năm. Phong trào này ban đầu đã chỉ được khởi xướng trong thủ đô Bắc Kinh, nhưng sau đó lan ra trên toàn Trung Quốc. Anh Vũ Nhi Khai Hi thuộc chủng tộc Uigura gồm 8 triệu người sống trong vùng Trung Á, bị coi là một dân tộc thiểu số và bị kỳ thị trên chính quê hương mình. Chủng tộc Uigura có dáng vẻ của người tây phương, theo một hình thức Sufi Hồi giáo, và nói một thứ ngôn ngữ giống tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Vũ Nhi Khai Hi trong tiếng Uigura là Urkesh Devlet.
Trong mấy tuần theo sau vụ thảm sát, ban đầu Vũ Nhi Khai Hi trốn sang Pháp, và cùng vời các sinh viên khác thành lập ”Liên hiệp Trung Hoa dân chủ”. Sau đó anh sang Hoa Kỳ và tiếp tục học. Hiên nay anh cùng vợ và hai con sống lưu vong tại Đài Loan, và làm việc trong lãnh vực truyền thông.
H: Thưa anh, ngày nay nghĩ lại những gì đã xảy ra cách đây 20 năm, khi các cuộc biểu tình phản đối lôi cuốn hàng triệu người dân trong toàn Trung Quốc, nhưng lại đã kết thúc một cách thê thảm như vậy với vụ tàn sát tại Thiên An Môn, anh có các cảm nghĩ gì?
Đ: Tôi tin rằng đó đã là một thời điểm chính trong lịch sử của Trung Quốc: một thời điểm gây xúc động và một sự thức tỉnh. Nó đã có ảnh hưởng vĩ đại đối với tất cả những gì xảy ra từ đó cho đến nay tại Trung Quốc. Chúng ta không được quên rằng trong số các điều mà giới sinh viên yêu cầu cũng có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do diễn tả, tự do hội họp cũng như thừa nhận quyền tư sản. Nếu chúng ta nhìn vào Trung Quốc hiện nay, thì thấy ngay là những gì chúng tôi yêu cầu vẫn chưa được chấp thuận, trong khi các yêu cầu kinh tế thì được công nhận. Ngoài ra còn có một yêu cầu quan trọng khác nữa do các sinh viên học sinh biểu tình tại Thiên An Môn đưa ra: đó là Đảng cộng sản phải rút lui khỏi cuộc sống tư của người dân. Ngày nay điều này đã được thực hiện: mọi người đều có thể chọn công ăn việc làm họ muốn, ở nơi đâu họ muốn, và muốn lập gia đình với ai thì lập.
H: Như thế không thể nói là các sinh viên học sinh Thiên An Môn đã có được tất cả những gì họ đòi hỏi nơi nhà nước Bắc Kinh?
Đ: Không, nhưng các bước tiến ghi nhận được đã quan trọng và chúng có nguồn gốc nơi phong trào đòi hỏi dân chủ của chúng tôi. Ngay sau khi xảy ra vụ tàn sát sinh viên học sinh, từ năm 1989 tới năm 1992 chính quyền Bắc Kinh đã biến quốc gia trở thành một Nhà Nước cảnh sát công an. Nhà nước đã quyết định làm một thỏa hiệp tồi tệ nhất với nhân dân để đánh đổi lấy tự do chính trị, mà chúng tôi không nhượng bộ: nhà nước đồng ý cho dân được tự do kinh tế. Tôi gọi đó là một thỏa hiệp tồi tệ nhất, vì sự thật đó là cả hai quyền tự do đều thuộc nhân dân trung quốc cả. Và nhân dân đã chấp nhận: kể từ đó trở đi thì không còn có các vụ phản đối chính trị có ý nghĩa nào khác nữa.
H: Anh đã rời Trung Quốc như thế nào?
Đ: Tôi đã là một trong số các sinh viên được kéo ra khỏi Trung Quốc qua cái được định nghĩa là công tác ”Chim vàng”, được một mạng lưới các nhà kinh doanh Hồng Kông yểm trợ, hay một số các nhà buôn lậu thường nhập cảng xuất cảng các sản phẩm bất hợp pháp. Tôi không biết tin đồn có đúng hay không, theo đó chính quyền ra lệnh phải bắt giữ Vương Dân và Sài Linh, nhưng phải giết thằng Uigura là tôi. Sau khi tới Hồng Kông tôi sang Âu châu.
H: Anh có muốn trở về Trung Quốc không?
Đ: Dĩ nhiên là có chứ! Cùng với các người bất đồng ý kiến khác chúng tôi đã kêu gọi chính quyền Bắc Kinh cho chúng tôi trở về Hoa Lục; và năm nay chúng tôi cũng sẽ lại mạnh mẽ lên tiếng kêu gọi nữa. Trong qúa khứ đã có những người đến gặp tôi và đề nghị tôi nên giàn xếp với nhà nước để có thể trở về Hoa Lục, nhưng với các điều kiện không thể chấp nhận được: nhà nước Trung Quốc muốn tôi hoàn toàn từ bỏ phong trào tranh đấu cho dân chủ của năm 1989, và cung cấo các tin tức liên quan tới vài người gắn bó với phong trào hồi đó. Nhưng mà tôi đâu có thể phản bội sự tin tương của người khác được.
H: Anh nghĩ gì về người trẻ Trung Quốc hiện nay, sẵn sàng biểu tình để tấn công Tây Âu, nhưng lại không dám biểu tình chống nhà nước?
Đ: Các lãnh tụ hiện nay như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo là các người lãnh đạo buồn nản nhất, mà Trung Quốc chưa từng có. Họ đã chỉ thừa kế quyền của ông Giang Trạch Dân, chứ họ không phải là các chiến sĩ cách mạng, cũng không phải là những người đã được bầu lên. Họ cũng không thể tự gán cho mình sự thành công kinh tế quốc gia. Cái duy nhất còn lại để che đậy sự hợp pháp của họ là vẫy cao lá cờ ái quốc. Rất tiếc là điều này lại đã tìm thấy sự thành công nơi vài người trẻ, tin rằng thực sự có kẻ thù bên ngoài Trung Quốc; và họ ”cà khịa” với các cuộc đàm phán Pháp như Carrefour hay Fast Food Mỹ như hãng KFC. Tôi tin rằng cái vô lý thường là một căn bệnh của xã hội, kể cả các xã hội dân chủ; nếu có sự sự khác biệt chăng đó là một nền dân chủ có trong mình các cơ cấu giúp sửa chữa, một khi các cử tri chịu hậu qủa của một sự lựa chọn sai lầm của họ. Còn một chính quyền độc tài thì không có cách sửa sai. Nhưng xem ra có nhiều người chỉ trích khuynh hướng ái quốc độc địa này, và tôi coi đó là một dấu chỉ tích cực.
H: Nhiều người tại Trung Quốc cũng như ở nước ngoài ngày nay chỉ trích phong trào sinh viên học sinh đòi dân chủ, bằng cách cho rằng giới sinh viên vô trách nhiệm vì đã đem hỗn loạn vào các đường phố Bắc Kinh, và dân chủ là đều sai lầm đối với Trung Quốc, anh thì anh nghĩ sao?
Đ: Tôi khiêm tốn lắng nghe những ai nói rằng chúng tôi đã lầm lỗi, vì như thế là họ khích lệ chúng tôi suy tư. Nhưng nhiều lời chỉ trích không do thiện ý, mà chỉ muốn bôi nhọ giới sinh viên chúng tôi thôi. Sự kiện có người tại Trung Quốc hốt hoảng sợ hãi nền dân chủ là điều có thể hiểu được, vì họ đã biết các cảnh tàn phá của cuộc Cách Mạng Văn Hóa, và họ sợ sự hỗn loạn. Cái lầm lẫn của họ đó là tin rằng nền dân chủ đương nhiên dẫn tới sự hỗn loạn. Các nền dân chủ có thể ồn ào, nhưng không hỗn loạn. Qúy vị cứ nhìn Đài Loan thì đủ biết!
(Avvenire 29-5-2009; ASIANEWS 1-6-2009)
Cách đây 20 năm ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989, Nhà Nước cộng sản Bắc Kinh đã ra lệnh cho quân đội tàn sát hàng ngàn sinh viên học sinh tại quảng trường Thiên An Môn, khi người trẻ biểu tình ôn hòa chống tham những, đòi dân chủ và cải cách đất nước.
Trong bài phỏng vấn dành cho hãng thông tin Asianews của Hiệp Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano, gọi tắt là PIME, hôm mùng 1 tháng 6 vừa qua, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân nguyên Giám Mục Hồng Kông đã tuyên bố: ”Thật là điều đau buồn, khi thấy 20 năm đã qua rồi kể từ khi xảy ra vụ tàn sát đinh viên học sinh tại Thiên An Môn, mà chính quyền Bắc Kinh vẫn không thừa nhận sự sai lầm và tội phạm của mình... Ông Đặng Tiểu Bình là người có trách nhiệm đối với vụ tàn sát này, vì chính ông ra đã ra lệnh cho quân đội xả súng bắn giết sinh viên học sinh; rồi các ngày sau đó lại còn đến chúc mừng quân đội về vụ tàn sát này. Nhưng giờ đây họ Đặng đã qua đời rồi, làm sao sau bao nhiêu năm rồi mà người ta vẫn chưa làm sáng tỏ và đưa ra công lý những gì đã xảy ra, và lại sợ hãi một người đã chết từ lâu như vậy?
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nổi tiếng là người can đảm tranh đấu cho dân chủ và các quyền tự do của con người. Ngài khẳng định rằng nguồn gốc thái độ khước từ nhận tội của chính quyền là chế độ độc tài đảng trị. Đã đến lúc phải thay đổi chế độ này. Chế độ độc tài của nhà nước cộng sản Trung Quốc tùy thuộc nơi một cá nhân. Cá nhân đó đã nhìn xa thấy rộng và thông minh trong một số vấn đề, nhưng cũng chính cá nhân đó đã không chịu được nền dân chủ, và tự coi mình là một hoàng đế. Mới đây có người đưa ra câu hỏi: ”làm thế nào để tái lập danh dự cho phong trào đòi dân chủ của sinh viên học sinh tại Thiên An Môn? Phải trách cứ ông Đặng Tiểu Bình thôi. Nhưng đây là điều không làm được”. Thế thì tôi xin hỏi tại sao lại không thể trách cứ ông Đặng Tiểu Bình khi ông ấy đã làm một chuyện tầy đình như vậy? Chủ tịch Mao Trạch Đông cũng đã bị trách cứ vì cuộc Cách Mạng Văn Hóa sai lầm, thì tại sao lại không thể trách cứ ông Đặng Tiều Bình vì tội của ông ấy? Cần phải thay đổi hệ thống vua chúa này đã gây ra một thảm cảnh to lớn như vây.
20 năm trước đây Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã chỉ là một linh mục. Và hồi đó cha Trần là hiệu trưởng trường của dòng Don Bosco tai Aberdeen, nhưng cha nhớ rất rõ sự tham dự của người dân Hồng Kông vào phong trào đòi dân chủ cũng như nỗi đớn đau của họ sau khi xảy ra vụ thảm sát tại Thiên An Môn. Kể từ năm 1989, người dân Hồng Kông đã bắt đầu có một ý thức mới và sự nhậy cảm mới. Đức Hồng Y nói: ”Chúng tôi là người Trung Hoa và là thành phần của quốc gia này. Chúng tôi đã khóc và chia sẻ niềm đau của các người trẻ đã có can đảm đòi hỏi chính quyền cải cách quốc gia. Tôi còn nhớ tôi đã đọc hai bài diễn văn, và chúng tôi đã cử hành buổi lễ tưởng niệm các anh hùng Thiên An Môn tại quảng trường gần trường học. Tôi nhớ nhất là buổi tuần hành cầu nguyện của 1 triệu người dân Hồng Kông. Đó đã là một kinh nghiệm duy nhất không bao giờ có thể quên được. Và từ năm 1989 đến nay hàng năm cứ vào ngày mùng 4 tháng 6 người dân Hồng Kông lại tổ chức buổi canh thức cầu nguyện tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát tại Thiên An Môn.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn anh Vũ Nhi Khai Hi về phong trào đòi dân chủ, cải cách đất nước và cuộc thảm sát tại Thiên An Môn. Cùng với Vương Dân và Sài Linh, anh Vũ Nhi Khai Hi thuộc bộ ba lãnh đạo phong trào sinh viên học sinh đòi dân chủ tại Trung Quốc cách đây 20 năm. Phong trào này ban đầu đã chỉ được khởi xướng trong thủ đô Bắc Kinh, nhưng sau đó lan ra trên toàn Trung Quốc. Anh Vũ Nhi Khai Hi thuộc chủng tộc Uigura gồm 8 triệu người sống trong vùng Trung Á, bị coi là một dân tộc thiểu số và bị kỳ thị trên chính quê hương mình. Chủng tộc Uigura có dáng vẻ của người tây phương, theo một hình thức Sufi Hồi giáo, và nói một thứ ngôn ngữ giống tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Vũ Nhi Khai Hi trong tiếng Uigura là Urkesh Devlet.
Trong mấy tuần theo sau vụ thảm sát, ban đầu Vũ Nhi Khai Hi trốn sang Pháp, và cùng vời các sinh viên khác thành lập ”Liên hiệp Trung Hoa dân chủ”. Sau đó anh sang Hoa Kỳ và tiếp tục học. Hiên nay anh cùng vợ và hai con sống lưu vong tại Đài Loan, và làm việc trong lãnh vực truyền thông.
H: Thưa anh, ngày nay nghĩ lại những gì đã xảy ra cách đây 20 năm, khi các cuộc biểu tình phản đối lôi cuốn hàng triệu người dân trong toàn Trung Quốc, nhưng lại đã kết thúc một cách thê thảm như vậy với vụ tàn sát tại Thiên An Môn, anh có các cảm nghĩ gì?
Đ: Tôi tin rằng đó đã là một thời điểm chính trong lịch sử của Trung Quốc: một thời điểm gây xúc động và một sự thức tỉnh. Nó đã có ảnh hưởng vĩ đại đối với tất cả những gì xảy ra từ đó cho đến nay tại Trung Quốc. Chúng ta không được quên rằng trong số các điều mà giới sinh viên yêu cầu cũng có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do diễn tả, tự do hội họp cũng như thừa nhận quyền tư sản. Nếu chúng ta nhìn vào Trung Quốc hiện nay, thì thấy ngay là những gì chúng tôi yêu cầu vẫn chưa được chấp thuận, trong khi các yêu cầu kinh tế thì được công nhận. Ngoài ra còn có một yêu cầu quan trọng khác nữa do các sinh viên học sinh biểu tình tại Thiên An Môn đưa ra: đó là Đảng cộng sản phải rút lui khỏi cuộc sống tư của người dân. Ngày nay điều này đã được thực hiện: mọi người đều có thể chọn công ăn việc làm họ muốn, ở nơi đâu họ muốn, và muốn lập gia đình với ai thì lập.
H: Như thế không thể nói là các sinh viên học sinh Thiên An Môn đã có được tất cả những gì họ đòi hỏi nơi nhà nước Bắc Kinh?
Đ: Không, nhưng các bước tiến ghi nhận được đã quan trọng và chúng có nguồn gốc nơi phong trào đòi hỏi dân chủ của chúng tôi. Ngay sau khi xảy ra vụ tàn sát sinh viên học sinh, từ năm 1989 tới năm 1992 chính quyền Bắc Kinh đã biến quốc gia trở thành một Nhà Nước cảnh sát công an. Nhà nước đã quyết định làm một thỏa hiệp tồi tệ nhất với nhân dân để đánh đổi lấy tự do chính trị, mà chúng tôi không nhượng bộ: nhà nước đồng ý cho dân được tự do kinh tế. Tôi gọi đó là một thỏa hiệp tồi tệ nhất, vì sự thật đó là cả hai quyền tự do đều thuộc nhân dân trung quốc cả. Và nhân dân đã chấp nhận: kể từ đó trở đi thì không còn có các vụ phản đối chính trị có ý nghĩa nào khác nữa.
H: Anh đã rời Trung Quốc như thế nào?
Đ: Tôi đã là một trong số các sinh viên được kéo ra khỏi Trung Quốc qua cái được định nghĩa là công tác ”Chim vàng”, được một mạng lưới các nhà kinh doanh Hồng Kông yểm trợ, hay một số các nhà buôn lậu thường nhập cảng xuất cảng các sản phẩm bất hợp pháp. Tôi không biết tin đồn có đúng hay không, theo đó chính quyền ra lệnh phải bắt giữ Vương Dân và Sài Linh, nhưng phải giết thằng Uigura là tôi. Sau khi tới Hồng Kông tôi sang Âu châu.
H: Anh có muốn trở về Trung Quốc không?
Đ: Dĩ nhiên là có chứ! Cùng với các người bất đồng ý kiến khác chúng tôi đã kêu gọi chính quyền Bắc Kinh cho chúng tôi trở về Hoa Lục; và năm nay chúng tôi cũng sẽ lại mạnh mẽ lên tiếng kêu gọi nữa. Trong qúa khứ đã có những người đến gặp tôi và đề nghị tôi nên giàn xếp với nhà nước để có thể trở về Hoa Lục, nhưng với các điều kiện không thể chấp nhận được: nhà nước Trung Quốc muốn tôi hoàn toàn từ bỏ phong trào tranh đấu cho dân chủ của năm 1989, và cung cấo các tin tức liên quan tới vài người gắn bó với phong trào hồi đó. Nhưng mà tôi đâu có thể phản bội sự tin tương của người khác được.
H: Anh nghĩ gì về người trẻ Trung Quốc hiện nay, sẵn sàng biểu tình để tấn công Tây Âu, nhưng lại không dám biểu tình chống nhà nước?
Đ: Các lãnh tụ hiện nay như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo là các người lãnh đạo buồn nản nhất, mà Trung Quốc chưa từng có. Họ đã chỉ thừa kế quyền của ông Giang Trạch Dân, chứ họ không phải là các chiến sĩ cách mạng, cũng không phải là những người đã được bầu lên. Họ cũng không thể tự gán cho mình sự thành công kinh tế quốc gia. Cái duy nhất còn lại để che đậy sự hợp pháp của họ là vẫy cao lá cờ ái quốc. Rất tiếc là điều này lại đã tìm thấy sự thành công nơi vài người trẻ, tin rằng thực sự có kẻ thù bên ngoài Trung Quốc; và họ ”cà khịa” với các cuộc đàm phán Pháp như Carrefour hay Fast Food Mỹ như hãng KFC. Tôi tin rằng cái vô lý thường là một căn bệnh của xã hội, kể cả các xã hội dân chủ; nếu có sự sự khác biệt chăng đó là một nền dân chủ có trong mình các cơ cấu giúp sửa chữa, một khi các cử tri chịu hậu qủa của một sự lựa chọn sai lầm của họ. Còn một chính quyền độc tài thì không có cách sửa sai. Nhưng xem ra có nhiều người chỉ trích khuynh hướng ái quốc độc địa này, và tôi coi đó là một dấu chỉ tích cực.
H: Nhiều người tại Trung Quốc cũng như ở nước ngoài ngày nay chỉ trích phong trào sinh viên học sinh đòi dân chủ, bằng cách cho rằng giới sinh viên vô trách nhiệm vì đã đem hỗn loạn vào các đường phố Bắc Kinh, và dân chủ là đều sai lầm đối với Trung Quốc, anh thì anh nghĩ sao?
Đ: Tôi khiêm tốn lắng nghe những ai nói rằng chúng tôi đã lầm lỗi, vì như thế là họ khích lệ chúng tôi suy tư. Nhưng nhiều lời chỉ trích không do thiện ý, mà chỉ muốn bôi nhọ giới sinh viên chúng tôi thôi. Sự kiện có người tại Trung Quốc hốt hoảng sợ hãi nền dân chủ là điều có thể hiểu được, vì họ đã biết các cảnh tàn phá của cuộc Cách Mạng Văn Hóa, và họ sợ sự hỗn loạn. Cái lầm lẫn của họ đó là tin rằng nền dân chủ đương nhiên dẫn tới sự hỗn loạn. Các nền dân chủ có thể ồn ào, nhưng không hỗn loạn. Qúy vị cứ nhìn Đài Loan thì đủ biết!
(Avvenire 29-5-2009; ASIANEWS 1-6-2009)
Đại hội Liên đoàn CGVN tại Đức quốc vinh danh ÔB Dr. Neudeck, người khởi xướng con tàu Cap Anamur
Dân Chúa Âu Châu
02:29 03/06/2009
Đại hội Liên đoàn CGVN tại Đức quốc vinh danh ÔB Dr. Neudeck, người khởi xướng con tàu Cap Anamur đã cứu vớt hơn 10.000 thuyền nhân VN
Hình ảnh ÔB Dr Rupert Neudeck đến thăm Đại Hội CGVN tại Đức
Sau đây là bài phát biểu của Dr. Rupert Neudeck nhân buổi Lễ Kỷ niệm 02.05.2009 tại München vào dịp 30 năm CAP ANAMUR và việc cứu với người tị nạn:
Người Việt Nam ở Đức... Tưởng như huyền thoại
Hầu như bất kỳ chuyện gì người trong chính giới và xã hội Đức cũng đều có thể hình dung ra được, duy chỉ có điều này thì không: Vào năm 2009 tại Đức không cần phải bàn cãi gì nữa, nhóm người gốc ngoại quốc có thành quả hội nhập tốt đẹp nhất chính là những người Việt Nam. Tập thể người Việt, khoảng 80.000, rất thành công, không những trong việc học tiếng Đức, mà còn qua những đợt lấy bằng tú tài, kỳ thi cử đỗ đạt giỏi nhất.
Người Việt Nam đã trở thành những người con đáng yêu của tổ quốc, bởi vì họ đã thành công vượt trội hơn tất cả các nhóm người ngoại quốc khác (ít nhất là cho tới lúc này).
Nhóm chúng tôi, những người mà trong năm 1979 đã phải đương đầu với những chống đối mãnh liệt của chính sách nhà nước, đâu có ai đoán trước được cái thành quả ấy? Hồi ấy chúng tôi trong đầu chỉ có mỗi cái thôi thúc mang tính chất chủng tộc, mà chính cái đức tin Thiên Chúa giáo cũng đòi hỏi chúng tôi là phải cố gắng cứu những người trước mắt đang gặp hiểm họa chết chóc và bị giết.
Sự kiện đó thật rõ ràng, nhưng trong giới cầm quyền thì lại chẳng mấy ai hiểu cả. Họ cứ mải lo tìm kiếm những kẻ có thẩm quyền và phó mặc cho chuyên gia để cuối cùng biết đâu lại có thêm một mớ các bản giám định chồng chất nữa, nhưng rồi chẳng cứu được một thuyền nhân tỵ nạn nào cả.
Riêng chúng tôi thì chỉ muốn thực hiện ngay một cái gì đó, mà cũng không ưa chuyện đề cử một chuyên gia về luật hàng hải, kẻ đó chỉ gây thêm phiền toái và trở ngại cho công việc của chúng tôi mà thôi. Chiến dịch này đã được sự tiếp tay của hàng triệu công dân Đức, nam cũng như nữ, hồi ấy họ đã yểm trợ con tàu, mà không hề biết đến cái tổ chức đó. Chiến dịch ấy đã trở thành sự khởi xướng lớn nhất của quần chúng và thành công nhất ở nước Đức kể từ năm 1949. Với con tàu đầu tiên, phát xuất vào ngày 09 tháng tám 1979, chúng tôi đã vớt được tổng cộng 9.507 người Việt. Rồi với con tàu thứ hai (từ tháng ba tới tháng sáu 1986) chúng tôi lại cứu được 888 thuyền nhân tỵ nạn. Tàu thứ ba, mà chúng tôi thực hiện chung với ông Bernard Kouchner, bây giờ là ngoại trưởng Pháp, và tổ chức "Y khoa cho thế giới" của ông, lại thêm được 905 người Việt được vớt lên từ những chiếc ghe chạy sông chở khẳm mà trang bị lại quá sức sơ sài. Hầu hết số người đó đã đến định cư tại Cộng Hòa Liên Bang Đức.
Hàng triệu đồng hương người Đức của tôi, rất nhiều người đã đích thân góp phần đáng kể: Ở đây tôi chỉ xin kể ra năm người:
Heinrich Böll, không có ông ta thì tổ chức đã không hình thành được.
Dieter Hildebrannt gửi cho chúng tôi 1.000 Đức Mã đầu tiên và viết trong thư: "Cái ý tưởng đó thật là điên rồ, nhưng tôi lại chịu những người có những ý tưởng điên rồ như vậy !" Rồi thống đốc tiểu bang Niedersachsen Ernst Albrecht, người bạn sốt sắng nhất trong các chiến dịch này, sau đến Johannes Rau, thời đó là thống đốc tiểu bang Nordrhein Westphalen. Sau cùng là Franz Alt, hồi đó là người đã dùng tiếng nói của mình, ra rả vận động trong công chúng không biết mệt mỏi và đặc biệt luôn luôn ủng hộ mọi công việc của chúng tôi hết mình.
Những thuyền nhân đầu tiên đã tới Đức ngày 03 tháng 12 năm 1978, thuộc nhóm một ngàn người đã được thống đốc Albrecht đón nhận một cách can đảm và quảng đại, bởi vì ông hiểu rằng, với tư cách là thống đốc, ông không thể nào xoa dịu được tất cả những khổ đau của thế giới này, cũng như không thể giải quyết được tất cả các vấn đề, nhưng ở đây ông có thể can đảm hứa nhận đón người. Và ông cũng đã làm điều ấy !
Tàu Cap Anamur đầu tiên hoạt động đến năm thứ ba thì chúng tôi bị dập một cú trước mũi tàu. Chính quyền các tiểu bang Tây Đức lo sợ điều mà người ta hồi đó rêu rao, là không chừng chúng tôi "dám vớt sạch cả biển Đông lắm". Và phải chận điều đó lại mới được. Hành động có tính chất tượng trưng, rồi tới cả mấy ngàn, nhưng làm việc thiện gì thì cũng có giới hạn thôi!
Có câu chuyện rất thú vị mà chúng tôi được nghe kể từ cuộc họp nội các tiểu bang Nieder-sachsen: Chúng tôi, những kẻ chuyên tạo rắc rối cho nhà Chung và xã hội, lại có đầy người tỵ nạn trên chiếc tàu Cap nhỏ bé của mình. Tôi gọi điện cho ông Albrecht và hỏi xem ông ta có thể nhận thêm trăm người tỵ nạn quá số lượng đã phân chia được không, ông chấp thuận ngay. Tôi phải gửi bằng fax cho ông một bức thư ngắn - hồi đó tôi đã học được điều này.
Cap Anamur, hải đảo của người tị nạn Việt Nam
Tới kỳ họp nội các ở Hannover, ông Albrecht báo tin ấy: Chúng ta lại nhận thêm trăm người do tàu Cap Anamur cứu. Bộ trưởng Nội vụ thời ấy là Möcklinghoff đã viết vào mảnh giấy: "Nhưng mình không còn chỗ nữa. Möcklinghoff !" Rồi đẩy mảnh giấy ấy đến chỗ ngài thống đốc. Ông viết vào phía dưới mảnh giấy đó: "Thế thì ông hãy tạo ra chỗ mới đi! Albrecht". Khi ấy là giờ hoàng đạo của xã hội Đức - Không chỉ riêng cho phía nhà Chung, hồi ấy thái độ của họ có vẻ còn lưỡng lự lắm. Nhưng trong tất cả các giáo xứ Đức thì người ta tích cực vô cùng, để thêm chỗ trống đón nhận những "damnés de la mer" ("những kẻ khốn cùng ngoài biển").
Giờ thì chẳng có nhầm lẫn gì nữa và cũng không ai nghi ngờ gì cả: Tập thể người Việt Nam ở đây tạo thịnh vượng thêm cho xã hội Đức, họ làm người Đức chúng ta được hãnh diện. Ngay cả nếu như Việt Nam thay đổi chế độ và đa số người Việt trở về quê hương thì họ cũng sẽ để lại trong chúng ta một kỷ niệm rất ư là nồng nàn, sống động.
Trong xã hội Đức hiếm khi thấy tổ chức NRO, một hình thức tổ chức phi chính phủ hoàn toàn do dân chúng gánh vác như hồi những năm 1979 – 1986. Về phía các quốc gia thì chỉ có một lần được sự trợ giúp của Cộng đồng Âu châu. Vào năm 1983 quốc hội Âu châu đã bỏ phiếu cho một nghị quyết do dân biểu Horst Langes đề ra. Chúng tôi được mời tới Strassburg để chứng kiến quốc hội, thời đó có những nhân vật nổi tiếng như Willy Brandt, Heinz Oskar Vetter, Enrico Berlinguer, thuộc ban chấp hành đảng cộng sản Ý, đồng bỏ phiếu thuận cho nghị quyết và chúng tôi đã nhận được 60.000 Đức Mã.
Người Đức chúng ta, giờ đây bao gồm cả 80.000 người Đức gốc Việt, hãy nhận như một lời nguyện suốt đời. Bất kỳ nơi đâu, trên mặt đất, dưới nước hay trên trời, nếu có người bị tra tấn, hành hạ, bị theo dõi, xua đuổi, bị đánh đập, ép buộc lao động, bị giam giữ dưới các chế độ xâm chiếm, chúng ta phải can thiệp cho họ.
Công tác cứu vớt trên biển Đông dù thành công, vẫn đòi hỏi chúng ta bây giờ, năm 2009 này, phải tiếp tục. Dầu là A Phú Hãn, Ruanda, dầu là Zimbabwe hay Kaschmir, Palestin hay Mauretanien, nó vẫn mãi là cái quy tắc muôn đời của người Samariter trong câu chuyện ngụ ý trong sách Phúc âm: Ai trong bọn họ là người đã có tình đồng loại, cứu giúp những người Việt Nam bị hiểm nguy chết đuối trên biển Đông?
Chính là những người Đức đồng hương của tôi!!
Họ luôn sẵn sàng và có thể tiếp tục đảm nhận những việc thiện cao quý khác.
Dr. Rupert Neudeck
Hình ảnh ÔB Dr Rupert Neudeck đến thăm Đại Hội CGVN tại Đức
Cha Tuấn ngồi giữa ÔB Dr Neudeck tại Đại Hội |
Người Việt Nam ở Đức... Tưởng như huyền thoại
Hầu như bất kỳ chuyện gì người trong chính giới và xã hội Đức cũng đều có thể hình dung ra được, duy chỉ có điều này thì không: Vào năm 2009 tại Đức không cần phải bàn cãi gì nữa, nhóm người gốc ngoại quốc có thành quả hội nhập tốt đẹp nhất chính là những người Việt Nam. Tập thể người Việt, khoảng 80.000, rất thành công, không những trong việc học tiếng Đức, mà còn qua những đợt lấy bằng tú tài, kỳ thi cử đỗ đạt giỏi nhất.
Người Việt Nam đã trở thành những người con đáng yêu của tổ quốc, bởi vì họ đã thành công vượt trội hơn tất cả các nhóm người ngoại quốc khác (ít nhất là cho tới lúc này).
Nhóm chúng tôi, những người mà trong năm 1979 đã phải đương đầu với những chống đối mãnh liệt của chính sách nhà nước, đâu có ai đoán trước được cái thành quả ấy? Hồi ấy chúng tôi trong đầu chỉ có mỗi cái thôi thúc mang tính chất chủng tộc, mà chính cái đức tin Thiên Chúa giáo cũng đòi hỏi chúng tôi là phải cố gắng cứu những người trước mắt đang gặp hiểm họa chết chóc và bị giết.
Sự kiện đó thật rõ ràng, nhưng trong giới cầm quyền thì lại chẳng mấy ai hiểu cả. Họ cứ mải lo tìm kiếm những kẻ có thẩm quyền và phó mặc cho chuyên gia để cuối cùng biết đâu lại có thêm một mớ các bản giám định chồng chất nữa, nhưng rồi chẳng cứu được một thuyền nhân tỵ nạn nào cả.
Riêng chúng tôi thì chỉ muốn thực hiện ngay một cái gì đó, mà cũng không ưa chuyện đề cử một chuyên gia về luật hàng hải, kẻ đó chỉ gây thêm phiền toái và trở ngại cho công việc của chúng tôi mà thôi. Chiến dịch này đã được sự tiếp tay của hàng triệu công dân Đức, nam cũng như nữ, hồi ấy họ đã yểm trợ con tàu, mà không hề biết đến cái tổ chức đó. Chiến dịch ấy đã trở thành sự khởi xướng lớn nhất của quần chúng và thành công nhất ở nước Đức kể từ năm 1949. Với con tàu đầu tiên, phát xuất vào ngày 09 tháng tám 1979, chúng tôi đã vớt được tổng cộng 9.507 người Việt. Rồi với con tàu thứ hai (từ tháng ba tới tháng sáu 1986) chúng tôi lại cứu được 888 thuyền nhân tỵ nạn. Tàu thứ ba, mà chúng tôi thực hiện chung với ông Bernard Kouchner, bây giờ là ngoại trưởng Pháp, và tổ chức "Y khoa cho thế giới" của ông, lại thêm được 905 người Việt được vớt lên từ những chiếc ghe chạy sông chở khẳm mà trang bị lại quá sức sơ sài. Hầu hết số người đó đã đến định cư tại Cộng Hòa Liên Bang Đức.
Hàng triệu đồng hương người Đức của tôi, rất nhiều người đã đích thân góp phần đáng kể: Ở đây tôi chỉ xin kể ra năm người:
Heinrich Böll, không có ông ta thì tổ chức đã không hình thành được.
Dieter Hildebrannt gửi cho chúng tôi 1.000 Đức Mã đầu tiên và viết trong thư: "Cái ý tưởng đó thật là điên rồ, nhưng tôi lại chịu những người có những ý tưởng điên rồ như vậy !" Rồi thống đốc tiểu bang Niedersachsen Ernst Albrecht, người bạn sốt sắng nhất trong các chiến dịch này, sau đến Johannes Rau, thời đó là thống đốc tiểu bang Nordrhein Westphalen. Sau cùng là Franz Alt, hồi đó là người đã dùng tiếng nói của mình, ra rả vận động trong công chúng không biết mệt mỏi và đặc biệt luôn luôn ủng hộ mọi công việc của chúng tôi hết mình.
Những thuyền nhân đầu tiên đã tới Đức ngày 03 tháng 12 năm 1978, thuộc nhóm một ngàn người đã được thống đốc Albrecht đón nhận một cách can đảm và quảng đại, bởi vì ông hiểu rằng, với tư cách là thống đốc, ông không thể nào xoa dịu được tất cả những khổ đau của thế giới này, cũng như không thể giải quyết được tất cả các vấn đề, nhưng ở đây ông có thể can đảm hứa nhận đón người. Và ông cũng đã làm điều ấy !
Tàu Cap Anamur đầu tiên hoạt động đến năm thứ ba thì chúng tôi bị dập một cú trước mũi tàu. Chính quyền các tiểu bang Tây Đức lo sợ điều mà người ta hồi đó rêu rao, là không chừng chúng tôi "dám vớt sạch cả biển Đông lắm". Và phải chận điều đó lại mới được. Hành động có tính chất tượng trưng, rồi tới cả mấy ngàn, nhưng làm việc thiện gì thì cũng có giới hạn thôi!
Có câu chuyện rất thú vị mà chúng tôi được nghe kể từ cuộc họp nội các tiểu bang Nieder-sachsen: Chúng tôi, những kẻ chuyên tạo rắc rối cho nhà Chung và xã hội, lại có đầy người tỵ nạn trên chiếc tàu Cap nhỏ bé của mình. Tôi gọi điện cho ông Albrecht và hỏi xem ông ta có thể nhận thêm trăm người tỵ nạn quá số lượng đã phân chia được không, ông chấp thuận ngay. Tôi phải gửi bằng fax cho ông một bức thư ngắn - hồi đó tôi đã học được điều này.
Cap Anamur, hải đảo của người tị nạn Việt Nam
Tới kỳ họp nội các ở Hannover, ông Albrecht báo tin ấy: Chúng ta lại nhận thêm trăm người do tàu Cap Anamur cứu. Bộ trưởng Nội vụ thời ấy là Möcklinghoff đã viết vào mảnh giấy: "Nhưng mình không còn chỗ nữa. Möcklinghoff !" Rồi đẩy mảnh giấy ấy đến chỗ ngài thống đốc. Ông viết vào phía dưới mảnh giấy đó: "Thế thì ông hãy tạo ra chỗ mới đi! Albrecht". Khi ấy là giờ hoàng đạo của xã hội Đức - Không chỉ riêng cho phía nhà Chung, hồi ấy thái độ của họ có vẻ còn lưỡng lự lắm. Nhưng trong tất cả các giáo xứ Đức thì người ta tích cực vô cùng, để thêm chỗ trống đón nhận những "damnés de la mer" ("những kẻ khốn cùng ngoài biển").
Giờ thì chẳng có nhầm lẫn gì nữa và cũng không ai nghi ngờ gì cả: Tập thể người Việt Nam ở đây tạo thịnh vượng thêm cho xã hội Đức, họ làm người Đức chúng ta được hãnh diện. Ngay cả nếu như Việt Nam thay đổi chế độ và đa số người Việt trở về quê hương thì họ cũng sẽ để lại trong chúng ta một kỷ niệm rất ư là nồng nàn, sống động.
Trong xã hội Đức hiếm khi thấy tổ chức NRO, một hình thức tổ chức phi chính phủ hoàn toàn do dân chúng gánh vác như hồi những năm 1979 – 1986. Về phía các quốc gia thì chỉ có một lần được sự trợ giúp của Cộng đồng Âu châu. Vào năm 1983 quốc hội Âu châu đã bỏ phiếu cho một nghị quyết do dân biểu Horst Langes đề ra. Chúng tôi được mời tới Strassburg để chứng kiến quốc hội, thời đó có những nhân vật nổi tiếng như Willy Brandt, Heinz Oskar Vetter, Enrico Berlinguer, thuộc ban chấp hành đảng cộng sản Ý, đồng bỏ phiếu thuận cho nghị quyết và chúng tôi đã nhận được 60.000 Đức Mã.
Người Đức chúng ta, giờ đây bao gồm cả 80.000 người Đức gốc Việt, hãy nhận như một lời nguyện suốt đời. Bất kỳ nơi đâu, trên mặt đất, dưới nước hay trên trời, nếu có người bị tra tấn, hành hạ, bị theo dõi, xua đuổi, bị đánh đập, ép buộc lao động, bị giam giữ dưới các chế độ xâm chiếm, chúng ta phải can thiệp cho họ.
Công tác cứu vớt trên biển Đông dù thành công, vẫn đòi hỏi chúng ta bây giờ, năm 2009 này, phải tiếp tục. Dầu là A Phú Hãn, Ruanda, dầu là Zimbabwe hay Kaschmir, Palestin hay Mauretanien, nó vẫn mãi là cái quy tắc muôn đời của người Samariter trong câu chuyện ngụ ý trong sách Phúc âm: Ai trong bọn họ là người đã có tình đồng loại, cứu giúp những người Việt Nam bị hiểm nguy chết đuối trên biển Đông?
Chính là những người Đức đồng hương của tôi!!
Họ luôn sẵn sàng và có thể tiếp tục đảm nhận những việc thiện cao quý khác.
Dr. Rupert Neudeck
Con người hiện đại và Giáo Hội
Vũ Văn An
07:56 03/06/2009
Tháng Năm năm 2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mở một cơ mật viện gồm toàn thể các vị hồng y của Giáo Hội Công Giáo để bàn về tính tối thượng của thừa tác vụ Phêrô (ngôi vị Giáo Hoàng) và tính hiệp đoàn của các vị giám mục. Trong cơ mật viện này, nhiều vị hồng y đã đọc bài tham luận, trong đó có Đức Hồng Y Godfried Daneels, tổng giám mục Brussels-Mechelen, Bỉ. Đề tài bài tham luận của ngài là: Con người hiện đại và Giáo Hội.
Lãnh tụ phe cải cách
Theo lời ngài tâm sự với Doris Donnelly, giám đốc Chương Trình Đức Hồng Y Suenens về Thần Học và Đời Sống Giáo Hội tại Đại Học John Carroll, ở Cleveland, Ohio, thì bài tham luận này chỉ được soạn thảo một ngày trước, sau khi đã lắng nghe nhiều vị hồng y khác phát biểu. Ngài là vị hồng y phát biểu sau cùng, sau khi một số trong 44 vị muốn phát biểu nhưng không được phát biểu vì lý do thì giờ.
Trong cuộc phỏng vấn với Doris Donnelly, Đức Hồng Y Daneels cho hay: tại chính cơ mật viện, các nhận định của ngài không bị ai hiểu lầm hay đòi phải được minh xác thêm, nhưng ở bên ngoài cơ mật viện, thì đã có hiểu lầm, phần lớn cho rằng chủ đích của ngài muốn đánh bóng tương lai làm giáo hoàng. Nhưng Đức Hồng Y Daneels cho hay: ngài không bao giờ có ước nguyện làm giáo hoàng. Những điểm ngài nêu lên chỉ là những điểm cấn phải nói lên, thế thôi.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Đức Hồng Y Daneels là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Bỉ. Vì Bỉ là một trong các quốc gia có tỷ lệ phá thai, đồng tính luyến ái khá cao (đã được hợp pháp hóa), nên có người đã gán cho Đức HY nhãn hiệu “lãnh tụ phe cải cách” trong Giáo Hội Công Giáo.
Đức Hồng Y Daneels vốn nổi tiếng trong lãnh vực phụng vụ. Các bài đóng góp của ngài trong Dictionary of the Liturgy (Từ Điển Phụng Vụ) đã làm ngài nổi tiếng khắp thế giới Công Giáo. Ngài cũng từng tích cực tham dự công trình soạn thảo hiến chế Sacrosanctum Concilium của Công Đồng Vatican II. Thụ phong giám mục năm 1977, hai năm sau, đảm nhiệm tổng giám mục Brussels, nhận mũ hồng y năm 1983, hiện là thành viên của ban thư ký thường trực Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, thành viên Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, thành viên Thánh Bộ Giáo Sĩ, được các ĐH Georgetown và ĐH Công Giáo Tilburg cấp bằng tiến sĩ danh dự.
Trong cuộc phỏng vấn với Doris Donnelly trên đây, có lẽ để soi sáng phần nào cho nhãn hiệu “lãnh tụ phe cải cách”, Đức Hồng Y Daneels nhận định rằng: Trước Công Đồng Vatican II, trong lãnh vực thần học, cũng như trong nhiều lãnh vực khác, kỷ luật khá nghiêm minh. Nhưng sau Công Đồng đó, là cả một cuộc cách mạng, một cuộc cách mạng, theo ngài, khá hỗn mang: người ta mặc tình muốn thảo luận gì thì thảo luận. Hết còn một thần học hay một triết học chung như trước nữa. Người ta mặc tình thí nghiệm đủ mọi thứ ý niệm mới mẻ.
Theo ngài, nền thần học của ta vẫn còn đang trong thời kỳ khủng hoảng và còn cần một thời gian nữa, may ra mới ổn định được. Trong tình thế như thế, tất nhiên Rôma phải thỉnh thoảng can thiệp vào để cho thấy quan điểm này hay quan điểm nọ không phù hợp với đức tin Công Giáo. Đức HY khuyên các nhà thần học nên hiểu điều ấy. Theo ngài, có nhiều thần học gia đi quá xa đến độ rút gọn đức tin Công Giáo vào một thứ triết lý phổ quát.
Ngài cũng cho rằng đối với Rôma, vấn đề là phải biết lúc nào nên can thiệp và can thiệp ra sao với ý thức rằng mình rất có thể đi quá xa trong việc hạn chế tự do của các nhà thần học. Đối với cả Rôma lẫn các nhà thần học, việc ấy không dễ chút nào. Tuy nhiên, điều thường xẩy ra có khi không hẳn do các nhà thần học. Có những tố cáo nhằm thẳng vào Rôma nhưng người tố cáo lại không phải là thần học gia, mà là nặc danh. Cho nên theo ngài, giám mục địa phương nên là nơi liên hệ trực tiếp với các thần học gia để xác định tính chính thống.
Để dễ cho cả hai bên thực thi các chỉ dẫn có sẵn, Đức Hồng Y Daneels cho rằng trong các lời phi lộ đầu sách của mình, các nhà thần học nên có mấy dòng đại khái nói rằng: đây chỉ là giả thuyết, là giả thuyết của tôi. Tôi xin đặt giả thuyết này dưới sự phán đoán của đồng nghiệp, các thần học gia khác, cũng như của thẩm quyền Giáo Hội”, chứ đừng nên cho người đọc hiểu rằng: đây là những lời cuối cùng, là chân lý trọn vẹn của vấn đề. Đức Hồng Y Daneels cho hay: phần lớn, lời khuyên của ngài không được ai nghe!
Ít nhận thức rõ thực tại bí tích
Trong tham luận của mình, Đức Hồng Y Daneels cho rằng Giáo Hội đang phải đương đầu với nhiều vấn đề, tuy nhiên, trong bối cảnh thế tục hóa cao độ của Âu Châu, ngài nghĩ nên vắn tắt tìm hiểu con người hiện đại tại Phương Tây. Ngài nhận diện ba khía cạnh trong con người ấy mà khía cạnh đầu tiên là họ ít nhận thức được thực tại bí tích, tuy họ rất thích lễ nghi và lễ nghi hóa.
Xem ra, người Phương Tây đang có một điểm mù. Trong thừa tác vụ chăn dắt, các linh mục đang bị cám dỗ đi trở lui để chỉ tập chú vào thừa tác vụ lời và diakonia (“phục vụ”). Tình thế này ra gia trọng do việc giảm thiểu con số linh mục. Dù sao, các bí tích cũng không còn là trọng tâm của chăm sóc mục vụ Công Giáo nữa.
Thực vậy, dù con người hiện đại vẫn còn hiểu rõ sức mạnh của lời và liên hệ tính của phục vụ thừa tác (diaconal service) trong Giáo Hội, mỗi ngày họ một hiểu và đánh giá ít hơn thực tại của thế giới bí tích. Hậu quả là: phụng vụ liều mình bị tràn ngập một cách quá đáng bởi lời và bởi phương cách người ta muốn tới đó ‘xạc’ bình điện cho diakoniavà hành động xã hội. Giáo Hội xem ra chả còn là gì khác ngoài là một nơi để người ta lên tiếng và đặt để mình phục vụ thế giới. Đời sống bí tích bị chuyển dịch từ tâm điểm ra bên lề Giáo Hội. Phải chăng đó là chuyện từ từ và vô thức Thệ Phản Hóa Giáo Hội từ bên trong?
Dù gì, thì xu hướng ấy cũng đem lại những hậu quả nghiêm trọng đối với bản chất của Giáo Hội, bản chất của thừa tác vụ thụ phong và bản chất của các bí tích. Nó còn có thể hủy diệt quan niệm của Công Giáo về rao giảng, một rao giảng chủ yếu không phải là thuật hùng biện tìm kiếm thị trường, và tìm kiếm diakonia, vốn là việc thương người (philanthropy).
Nguyên nhân thì có nhiều và khá đa dạng. Dù sao, nó không phải là việc đánh mất cảm quan về biểu tượng, như nhiều người vốn nghĩ. Bởi vì ngày nay, hơn lúc nào hết, người ta hết sức say mê nghi lễ. Các nghi lễ mọc lên như mùa ra lá xum xuê của một cánh rừng nhiệt đới. Người ta đang sáng chế ra, và tìm thị trường, cho man vàn nghi lễ thế tục hay có tính vũ trụ hay các nghi lễ có liên hệ tới các tôn giáo tự nhiên, để đánh dấu mọi giai đoạn lớn của đời người: sinh ra, dậy thì, lấy nhau và chết. Phải chăng chúng ta đang trở về thời đại các thầy tu Xen-tíc (Celtic druids) hay tôn giáo huyền bí?
Điều đang lâm nguy ở đây là nền tảng lịch sử và Kitô học của các nghi lễ có tính bí tích Kitô giáo, là các nghi lễ vốn phân biệt một cách độc đáo các bí tích của Giáo Hội với các biểu tượng và nghi lễ nhân bản phổ quát. Hơn nữa, các nghi lễ của tôn giáo tự nhiên làm phát sinh mà không giải quyết được ba vấn đề đang thách thức tất cả chúng ta: tính hữu hạn, cái chết và tội lỗi. Các nghi lễ kia không có khả năng tạo ra sự hồi tâm; đúng hơn, chúng chỉ hứa hẹn các ảo tưởng chữa bệnh hay tự cứu chuộc mình.
Bởi thế mà chúng ta công bố lời và thực hành diakonia. Nhưng chúng ta cũng phải bảo toàn kho tàng qúy giá nhất của Giáo Hội Công Giáo: phụng vụ và các bí tích. Hiến chế về Phụng Vụ của Công Đồng Vatican II há không quả quyết rằng không thể múc cạn được phụng vụ, phụng vụ là nguồn từ đó mọi sự tuôn chẩy và là đích điểm mà mọi sự cần cho sự cứu rỗi nhân loại tụ về đó sao?
Nhu cầu tham gia
Khía cạnh thứ hai: con người hiện đại, cả đàn ông lẫn đàn bà, thích tham gia và gặp khó khăn đối với thẩm quyền nói chung. Đối với Đức Hồng Y Daneels, vấn đề hiện nay về chủ đề hiệp đoàn tính (collegiality) trong Giáo Hội là: liệu người ta có muốn nó nằm ở đầu nghị trình trong công luận của Giáo Hội và truyền thông hay không. Mặt khác, chủ đề này có tính “công đồng” một cách ưu hạng. Trong khi đang mở rộng và đa dạng hóa mỗi ngày một nhiều hơn, thế giới cũng mỗi ngày một muốn mình là một nhiều hơn. Đây là một thách đố hết sức lớn lao đối với Giáo Hội trong tương lai: phải cương quyết tiếp tục là một nhưng đồng thời phải quảng đại ra đa dạng và hội nhập văn hóa. Đây cũng là nghịch lý muôn thuở của Giáo Hội: mối liên hệ giữa Phêrô và Mười Một Tông Đồ, giữa quyền tối thượng của Phêrô và tính hiệp đoàn của các giám mục. Sự nghịch lý này sinh ra đã có (congenital) và trải rộng suốt nhiều thiên niên kỷ. Đối với thiên niên kỷ thứ ba này, vấn đề hiệp đoàn tính chắc chắn sẽ là một trong các thách đố lớn mà ta phải đối diện.
Về điểm trên, Giáo Hội sẽ không bao giờ ẩn trốn được căng thẳng. Một số người mơ tưởng có thể giải quyết vấn đề ấy bằng cách tán dương một trong hai cực mà gây hại cho cực kia: hoặc là đề cao quyền tối thượng của Phêrô mà gây hại cho hiệp đoàn giám mục hoặc giảm thiểu vai trò của Phêrô để nghiêng hẳn về các giám mục. Ấy thế nhưng giải pháp cũng không thể là nhẩy một chân. Mà phải củng cố cả hai cực: cả tính tối thượng lẫn tính hiệp đoàn. Một thế giới đang mở rộng, với đủ mọi dị biệt nhưng luôn tìm kiếm hợp nhất tính, cần một Phêrô mạnh và một hiệp đoàn giám mục mạnh.
Cho đến nay, ta vẫn chưa có được dụng cụ hoàn toàn thích đáng để thực hiện được thế quân bình trên; các “dụng cụ” của chúng ta để khởi động hiệp đoàn tính vẫn chưa sẵn có. Ta phải tìm ra một cách chính xác và hữu hiệu hơn để đồng hình đồng dạng hóa và diễn tả rõ ràng bốn thành tố sau đây: Giáo triều Rôma, các hội đồng giám mục, thượng hội đồng giám mục và cơ mật viện các hồng y.
Theo Đức HY Daneels, các đề nghị của các vị hồng y liên quan tới một hình thức phân quyền nào đó đối với các giáo hội địa phương, trong thủ tục đề cử giám mục, quản trị công lý trong Giáo Hội và trong các mối liên hệ giữa Giáo triều và các hội đồng giám mục, đáng được nghiêm chỉnh và thiện chí cứu xét, cả khi chưa lập tức đạt được bất cứ giả pháp nào.
Thượng hội đồng giám mục thế giới chắc chắn là dụng cụ ưu hạng của hiệp đoàn tính. Tuy nhiên, cần phải hoàn thiện hóa sự vận hành của nó. Như cách vận hành hiện nay chẳng hạn, nó chưa cho phép có được các cuộc tranh luận thực sự trong hiệp đoàn giám mục quanh Phêrô. Hai tuần lễ đầu chỉ đưa lại một “bản đồ địa dư” cho vấn đề, như lối nói của Đức Gioan Phaolô II. Tuần lễ thứ ba, chia thành từng nhóm nhỏ, thì quá ngắn ngủi và điều hợp không được tốt: nó không cho phép các ý tưởng được dịp chạm trán với nhau. Nói một cách thành thực, các phúc trình trong buổi họp toàn thể tiếp theo đó khiến người ta thất vọng. Nói về tuần lễ thứ tư, phải nói đó là giờ phụ trội nhưng chỉ sản xuất được chút ít đề cương. Rất may, Đức Thánh Cha đã ‘cứu bồ’ bằng cách nhận viết huấn dụ hậu thượng hội đồng.
Thiết tưởng cần phải cổ vũ một nền văn hóa tranh luận thực sự trong Giáo Hội. Đã đành là các nghị phụ thượng hội đồng nên thành thực và nói đúng chỗ hơn nữa trong các tham luận của mình. Thiếu sót không phải chỉ hệ ở phương pháp trong thủ tục (ordo procedendi). Đức Hồng Y Daneels cho rằng: theo Sách Giảng Viên “mọi sự đều có mùa của chúng”. Có lúc để giảng lễ và có lúc để tham luận tại thượng hội đồng.
Ta có nên sợ tranh luận tại thượng hội đồng không? Nếu mọi nghị phụ của thượng hội đồng đều đặt lòng yêu mến Giáo Hội lên trên sở thích cá nhân hay sở thích của giáo đoàn mình, nếu các ngài có can đảm khước từ các ảnh hưởng bên ngoài, nếu các ngài sống sâu sắc niềm tin vào thừa tác vụ Phêrô và vào ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần, thì một nền văn hóa tranh luận trong Giáo Hội sẽ là điều mang lại nhiều ơn ích, và còn là điều không thể thiếu được nữa. Ta không nên quên rằng thượng hội đồng không phải chỉ là vấn đề cai quản Giáo Hội, mà trước nhất nó thuộc lãnh vự cử hành. Vì Chúa Thánh Thần hiện diện ở đấy.
Do dự trước điều đúng, bất lực trước điều tốt, nhưng yêu điều đẹp
Khía cạnh thứ ba của con người hiện đại là: do dự trước cái đúng, bất lực trước cái tốt, nhưng yêu mến cái đẹp. Để phúc âm hóa con người hiện đại ấy, người rao giảng phúc âm nhất thiết phải bám rễ thật vững chãi vào Thánh Kinh và Thánh Truyền. Họ cũng nhất thiết không kém phải gần gũi sâu sắc với nền văn hóa đương thời. Theo Đức HY Daneels, sẽ là một lầm lỗi lớn nếu, trong khi huấn luyện các đại chủng sinh, linh mục và cả giáo dân nữa, mà ta lại nhút nhát tự giam mình vào một học trình giáo dục “trong ống nghiệm” (“in vitro” ). Điều tuyệt đối cần thiết là người rao giảng phúc âm phải biết rõ sự phong phú mênh mông của nền văn hóa hiện đại: khoa học và kỹ thuật, sinh hoạt tâm trí trong các trào lưu đa dạng của nó, văn chương, nghệ thuật, kịch nghệ, tóm lại, toàn bộ cuộc sống đầy hứng thú của thế giới ngày nay. Các giáo sĩ và giáo dân của ta chắc chắn cần có một cái khung vững chắc gồm các nhận thức về Thánh Kinh, tín lý và luân lý có thể chống đỡ được bão tố mùa thu của nền văn minh già nua đang bị đe dọa bởi căn bệnh dòn xương văn hóa. Nhưng họ cũng cần có được một hệ thần kinh biết nhạy cảm đối với những đổi thay muôn màu muôn vẻ của môi trường văn hóa: Những dây thần kinh siêu nhạy cảm.
Cùng một luồng tư duy trên, ta không thể không nói tới một cánh cửa khác dẫn tới Thiên Chúa: đó là cánh cửa Cái Đẹp. Thực vậy, Thiên Chúa là Sự Thật, Sự Thánh Thiện và là Sự Hoàn Thiện Luân Lý, nhưng Người còn là Cái Đẹp nữa. Ta có thể tìm thấy Người nhờ cánh cửa sự thật, vì sự thật quả lôi cuốn chúng ta. Nhưng không thiếu những người đồng thời với chúng ta giống Philatô xưa, luôn miệng đặt câu hỏi: “chân lý là cái quái gì?” và tiếp tục đứng ngoài cửa, không chịu bước vào. Thiên Chúa, trong tư cách Hoàn Thiện Luân Lý và là Sự Thánh Thiện cũng lôi cuốn chúng ta. Nhưng thiếu gì người bảo: “Sự hoàn hảo luân lý lôi cuốn tôi, nhưng tôi bất lực, không có khả năng với tới nó” và tiếp tục đứng bên ngoài vì mình đầy những thiếu sót luân lý.
Nhưng cái đẹp thì không thế, nó bắt người ta buông vũ khí: đối với con người hiện đại, không ai cưỡng lại được nó. Các sinh viên trẻ đang thảo luận và học hỏi các khóa giảng về tín lý (Điều Đúng) và luân lý (Điều Thiện). Nhưng sau cuộc trình diễn bản “Cuộc Khổ Nạn Theo Thánh Mátthêu” của Johann Sebastian Bach, họ thấy mình hoàn toàn bị khuất phục và không còn biết nói gì nữa. Giáo Hội có nhiều điều đẹp đẽ để nói và trình bày với thế giới, không phải chỉ lấy từ gia tài nghệ thuật của mình, mà còn rút ra từ rất nhiều vị thánh vốn sáng ngời về cái đẹp. Chỉ cần đơn cử hai vị thánh vĩ đại: Thánh Phanxicô Assisi với Ca Khúc Mặt Trời và thánh Gioan Thánh Giá với những vần thơ bất hủ. Ở đấy có nhiều điều hơn là chính khoa mỹ học. Đối với những ai còn hoài nghi, ta nên nhắc họ nhớ rằng cái đẹp có liên hệ với mọi điều chân thật, với chính chân lý: cái đẹp chính là vẻ sáng của chân lý. Cái đẹp cũng liên hệ với mọi điều thiện hảo, với chính sự thiện. Đức Hồng Y Daneels cho rằng: người Hy Lạp còn tổng hợp những điều trên vào một chữ duy nhất, đó là kaloskagathos.
Từ kép này vốn không dễ gì dịch sang tiếng Việt, cả tiếng Anh cũng thế. Vì nó tổng hợp cả hai đức tính, mà có người dịch là “đẹp trai và can đảm”. Người lại dịch là chính nhân quân tử (gentleman) hay hiệp sĩ (knight) để nhấn mạnh nghĩa xã hội, hay “anh hùng chiến trận” và ngay cả “tuẫn đạo” (martyr) nữa để nhấn mạnh tới khía cạnh đấu tranh. Thực ra, trong xã hội qúy tộc Nhã Điển, nó được dùng chỉ chính giai cấp này. Đối với các triết gia đạo đức, từ này chỉ con người lý tưởng hay người hoàn hảo. Tóm lại mẫu người này là thế quân bình của cả cái thiện lẫn cái đẹp, mà thuật ngữ Latinh cũng có cái tương đương: “mens sana in corpore sano” (tâm trí lành mạnh trong một thân xác lành mạnh).
Tóm lại, theo Đức Hồng Y Daneels, cái đẹp có thể tổng hợp được cả cái chân lẫn cái thiện. Chân, Thiện, Mỹ. Ở đây chúng là ba cái tên và ba con đường dẫn tới Thiên Chúa. Nhưng Cái Đẹp thì vẫn còn phải khám phá nhiều hơn nữa trong thần học và giáo lý của thời ta. Nay chẳng phải là lúc mình chú tâm tới sự thiếu sót này sao?
Lãnh tụ phe cải cách
Theo lời ngài tâm sự với Doris Donnelly, giám đốc Chương Trình Đức Hồng Y Suenens về Thần Học và Đời Sống Giáo Hội tại Đại Học John Carroll, ở Cleveland, Ohio, thì bài tham luận này chỉ được soạn thảo một ngày trước, sau khi đã lắng nghe nhiều vị hồng y khác phát biểu. Ngài là vị hồng y phát biểu sau cùng, sau khi một số trong 44 vị muốn phát biểu nhưng không được phát biểu vì lý do thì giờ.
Trong cuộc phỏng vấn với Doris Donnelly, Đức Hồng Y Daneels cho hay: tại chính cơ mật viện, các nhận định của ngài không bị ai hiểu lầm hay đòi phải được minh xác thêm, nhưng ở bên ngoài cơ mật viện, thì đã có hiểu lầm, phần lớn cho rằng chủ đích của ngài muốn đánh bóng tương lai làm giáo hoàng. Nhưng Đức Hồng Y Daneels cho hay: ngài không bao giờ có ước nguyện làm giáo hoàng. Những điểm ngài nêu lên chỉ là những điểm cấn phải nói lên, thế thôi.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Đức Hồng Y Daneels là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Bỉ. Vì Bỉ là một trong các quốc gia có tỷ lệ phá thai, đồng tính luyến ái khá cao (đã được hợp pháp hóa), nên có người đã gán cho Đức HY nhãn hiệu “lãnh tụ phe cải cách” trong Giáo Hội Công Giáo.
Đức Hồng Y Daneels vốn nổi tiếng trong lãnh vực phụng vụ. Các bài đóng góp của ngài trong Dictionary of the Liturgy (Từ Điển Phụng Vụ) đã làm ngài nổi tiếng khắp thế giới Công Giáo. Ngài cũng từng tích cực tham dự công trình soạn thảo hiến chế Sacrosanctum Concilium của Công Đồng Vatican II. Thụ phong giám mục năm 1977, hai năm sau, đảm nhiệm tổng giám mục Brussels, nhận mũ hồng y năm 1983, hiện là thành viên của ban thư ký thường trực Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, thành viên Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, thành viên Thánh Bộ Giáo Sĩ, được các ĐH Georgetown và ĐH Công Giáo Tilburg cấp bằng tiến sĩ danh dự.
Trong cuộc phỏng vấn với Doris Donnelly trên đây, có lẽ để soi sáng phần nào cho nhãn hiệu “lãnh tụ phe cải cách”, Đức Hồng Y Daneels nhận định rằng: Trước Công Đồng Vatican II, trong lãnh vực thần học, cũng như trong nhiều lãnh vực khác, kỷ luật khá nghiêm minh. Nhưng sau Công Đồng đó, là cả một cuộc cách mạng, một cuộc cách mạng, theo ngài, khá hỗn mang: người ta mặc tình muốn thảo luận gì thì thảo luận. Hết còn một thần học hay một triết học chung như trước nữa. Người ta mặc tình thí nghiệm đủ mọi thứ ý niệm mới mẻ.
Theo ngài, nền thần học của ta vẫn còn đang trong thời kỳ khủng hoảng và còn cần một thời gian nữa, may ra mới ổn định được. Trong tình thế như thế, tất nhiên Rôma phải thỉnh thoảng can thiệp vào để cho thấy quan điểm này hay quan điểm nọ không phù hợp với đức tin Công Giáo. Đức HY khuyên các nhà thần học nên hiểu điều ấy. Theo ngài, có nhiều thần học gia đi quá xa đến độ rút gọn đức tin Công Giáo vào một thứ triết lý phổ quát.
Ngài cũng cho rằng đối với Rôma, vấn đề là phải biết lúc nào nên can thiệp và can thiệp ra sao với ý thức rằng mình rất có thể đi quá xa trong việc hạn chế tự do của các nhà thần học. Đối với cả Rôma lẫn các nhà thần học, việc ấy không dễ chút nào. Tuy nhiên, điều thường xẩy ra có khi không hẳn do các nhà thần học. Có những tố cáo nhằm thẳng vào Rôma nhưng người tố cáo lại không phải là thần học gia, mà là nặc danh. Cho nên theo ngài, giám mục địa phương nên là nơi liên hệ trực tiếp với các thần học gia để xác định tính chính thống.
Để dễ cho cả hai bên thực thi các chỉ dẫn có sẵn, Đức Hồng Y Daneels cho rằng trong các lời phi lộ đầu sách của mình, các nhà thần học nên có mấy dòng đại khái nói rằng: đây chỉ là giả thuyết, là giả thuyết của tôi. Tôi xin đặt giả thuyết này dưới sự phán đoán của đồng nghiệp, các thần học gia khác, cũng như của thẩm quyền Giáo Hội”, chứ đừng nên cho người đọc hiểu rằng: đây là những lời cuối cùng, là chân lý trọn vẹn của vấn đề. Đức Hồng Y Daneels cho hay: phần lớn, lời khuyên của ngài không được ai nghe!
Ít nhận thức rõ thực tại bí tích
Trong tham luận của mình, Đức Hồng Y Daneels cho rằng Giáo Hội đang phải đương đầu với nhiều vấn đề, tuy nhiên, trong bối cảnh thế tục hóa cao độ của Âu Châu, ngài nghĩ nên vắn tắt tìm hiểu con người hiện đại tại Phương Tây. Ngài nhận diện ba khía cạnh trong con người ấy mà khía cạnh đầu tiên là họ ít nhận thức được thực tại bí tích, tuy họ rất thích lễ nghi và lễ nghi hóa.
Xem ra, người Phương Tây đang có một điểm mù. Trong thừa tác vụ chăn dắt, các linh mục đang bị cám dỗ đi trở lui để chỉ tập chú vào thừa tác vụ lời và diakonia (“phục vụ”). Tình thế này ra gia trọng do việc giảm thiểu con số linh mục. Dù sao, các bí tích cũng không còn là trọng tâm của chăm sóc mục vụ Công Giáo nữa.
Thực vậy, dù con người hiện đại vẫn còn hiểu rõ sức mạnh của lời và liên hệ tính của phục vụ thừa tác (diaconal service) trong Giáo Hội, mỗi ngày họ một hiểu và đánh giá ít hơn thực tại của thế giới bí tích. Hậu quả là: phụng vụ liều mình bị tràn ngập một cách quá đáng bởi lời và bởi phương cách người ta muốn tới đó ‘xạc’ bình điện cho diakoniavà hành động xã hội. Giáo Hội xem ra chả còn là gì khác ngoài là một nơi để người ta lên tiếng và đặt để mình phục vụ thế giới. Đời sống bí tích bị chuyển dịch từ tâm điểm ra bên lề Giáo Hội. Phải chăng đó là chuyện từ từ và vô thức Thệ Phản Hóa Giáo Hội từ bên trong?
Dù gì, thì xu hướng ấy cũng đem lại những hậu quả nghiêm trọng đối với bản chất của Giáo Hội, bản chất của thừa tác vụ thụ phong và bản chất của các bí tích. Nó còn có thể hủy diệt quan niệm của Công Giáo về rao giảng, một rao giảng chủ yếu không phải là thuật hùng biện tìm kiếm thị trường, và tìm kiếm diakonia, vốn là việc thương người (philanthropy).
Nguyên nhân thì có nhiều và khá đa dạng. Dù sao, nó không phải là việc đánh mất cảm quan về biểu tượng, như nhiều người vốn nghĩ. Bởi vì ngày nay, hơn lúc nào hết, người ta hết sức say mê nghi lễ. Các nghi lễ mọc lên như mùa ra lá xum xuê của một cánh rừng nhiệt đới. Người ta đang sáng chế ra, và tìm thị trường, cho man vàn nghi lễ thế tục hay có tính vũ trụ hay các nghi lễ có liên hệ tới các tôn giáo tự nhiên, để đánh dấu mọi giai đoạn lớn của đời người: sinh ra, dậy thì, lấy nhau và chết. Phải chăng chúng ta đang trở về thời đại các thầy tu Xen-tíc (Celtic druids) hay tôn giáo huyền bí?
Điều đang lâm nguy ở đây là nền tảng lịch sử và Kitô học của các nghi lễ có tính bí tích Kitô giáo, là các nghi lễ vốn phân biệt một cách độc đáo các bí tích của Giáo Hội với các biểu tượng và nghi lễ nhân bản phổ quát. Hơn nữa, các nghi lễ của tôn giáo tự nhiên làm phát sinh mà không giải quyết được ba vấn đề đang thách thức tất cả chúng ta: tính hữu hạn, cái chết và tội lỗi. Các nghi lễ kia không có khả năng tạo ra sự hồi tâm; đúng hơn, chúng chỉ hứa hẹn các ảo tưởng chữa bệnh hay tự cứu chuộc mình.
Bởi thế mà chúng ta công bố lời và thực hành diakonia. Nhưng chúng ta cũng phải bảo toàn kho tàng qúy giá nhất của Giáo Hội Công Giáo: phụng vụ và các bí tích. Hiến chế về Phụng Vụ của Công Đồng Vatican II há không quả quyết rằng không thể múc cạn được phụng vụ, phụng vụ là nguồn từ đó mọi sự tuôn chẩy và là đích điểm mà mọi sự cần cho sự cứu rỗi nhân loại tụ về đó sao?
Nhu cầu tham gia
Khía cạnh thứ hai: con người hiện đại, cả đàn ông lẫn đàn bà, thích tham gia và gặp khó khăn đối với thẩm quyền nói chung. Đối với Đức Hồng Y Daneels, vấn đề hiện nay về chủ đề hiệp đoàn tính (collegiality) trong Giáo Hội là: liệu người ta có muốn nó nằm ở đầu nghị trình trong công luận của Giáo Hội và truyền thông hay không. Mặt khác, chủ đề này có tính “công đồng” một cách ưu hạng. Trong khi đang mở rộng và đa dạng hóa mỗi ngày một nhiều hơn, thế giới cũng mỗi ngày một muốn mình là một nhiều hơn. Đây là một thách đố hết sức lớn lao đối với Giáo Hội trong tương lai: phải cương quyết tiếp tục là một nhưng đồng thời phải quảng đại ra đa dạng và hội nhập văn hóa. Đây cũng là nghịch lý muôn thuở của Giáo Hội: mối liên hệ giữa Phêrô và Mười Một Tông Đồ, giữa quyền tối thượng của Phêrô và tính hiệp đoàn của các giám mục. Sự nghịch lý này sinh ra đã có (congenital) và trải rộng suốt nhiều thiên niên kỷ. Đối với thiên niên kỷ thứ ba này, vấn đề hiệp đoàn tính chắc chắn sẽ là một trong các thách đố lớn mà ta phải đối diện.
Về điểm trên, Giáo Hội sẽ không bao giờ ẩn trốn được căng thẳng. Một số người mơ tưởng có thể giải quyết vấn đề ấy bằng cách tán dương một trong hai cực mà gây hại cho cực kia: hoặc là đề cao quyền tối thượng của Phêrô mà gây hại cho hiệp đoàn giám mục hoặc giảm thiểu vai trò của Phêrô để nghiêng hẳn về các giám mục. Ấy thế nhưng giải pháp cũng không thể là nhẩy một chân. Mà phải củng cố cả hai cực: cả tính tối thượng lẫn tính hiệp đoàn. Một thế giới đang mở rộng, với đủ mọi dị biệt nhưng luôn tìm kiếm hợp nhất tính, cần một Phêrô mạnh và một hiệp đoàn giám mục mạnh.
Cho đến nay, ta vẫn chưa có được dụng cụ hoàn toàn thích đáng để thực hiện được thế quân bình trên; các “dụng cụ” của chúng ta để khởi động hiệp đoàn tính vẫn chưa sẵn có. Ta phải tìm ra một cách chính xác và hữu hiệu hơn để đồng hình đồng dạng hóa và diễn tả rõ ràng bốn thành tố sau đây: Giáo triều Rôma, các hội đồng giám mục, thượng hội đồng giám mục và cơ mật viện các hồng y.
Theo Đức HY Daneels, các đề nghị của các vị hồng y liên quan tới một hình thức phân quyền nào đó đối với các giáo hội địa phương, trong thủ tục đề cử giám mục, quản trị công lý trong Giáo Hội và trong các mối liên hệ giữa Giáo triều và các hội đồng giám mục, đáng được nghiêm chỉnh và thiện chí cứu xét, cả khi chưa lập tức đạt được bất cứ giả pháp nào.
Thượng hội đồng giám mục thế giới chắc chắn là dụng cụ ưu hạng của hiệp đoàn tính. Tuy nhiên, cần phải hoàn thiện hóa sự vận hành của nó. Như cách vận hành hiện nay chẳng hạn, nó chưa cho phép có được các cuộc tranh luận thực sự trong hiệp đoàn giám mục quanh Phêrô. Hai tuần lễ đầu chỉ đưa lại một “bản đồ địa dư” cho vấn đề, như lối nói của Đức Gioan Phaolô II. Tuần lễ thứ ba, chia thành từng nhóm nhỏ, thì quá ngắn ngủi và điều hợp không được tốt: nó không cho phép các ý tưởng được dịp chạm trán với nhau. Nói một cách thành thực, các phúc trình trong buổi họp toàn thể tiếp theo đó khiến người ta thất vọng. Nói về tuần lễ thứ tư, phải nói đó là giờ phụ trội nhưng chỉ sản xuất được chút ít đề cương. Rất may, Đức Thánh Cha đã ‘cứu bồ’ bằng cách nhận viết huấn dụ hậu thượng hội đồng.
Thiết tưởng cần phải cổ vũ một nền văn hóa tranh luận thực sự trong Giáo Hội. Đã đành là các nghị phụ thượng hội đồng nên thành thực và nói đúng chỗ hơn nữa trong các tham luận của mình. Thiếu sót không phải chỉ hệ ở phương pháp trong thủ tục (ordo procedendi). Đức Hồng Y Daneels cho rằng: theo Sách Giảng Viên “mọi sự đều có mùa của chúng”. Có lúc để giảng lễ và có lúc để tham luận tại thượng hội đồng.
Ta có nên sợ tranh luận tại thượng hội đồng không? Nếu mọi nghị phụ của thượng hội đồng đều đặt lòng yêu mến Giáo Hội lên trên sở thích cá nhân hay sở thích của giáo đoàn mình, nếu các ngài có can đảm khước từ các ảnh hưởng bên ngoài, nếu các ngài sống sâu sắc niềm tin vào thừa tác vụ Phêrô và vào ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần, thì một nền văn hóa tranh luận trong Giáo Hội sẽ là điều mang lại nhiều ơn ích, và còn là điều không thể thiếu được nữa. Ta không nên quên rằng thượng hội đồng không phải chỉ là vấn đề cai quản Giáo Hội, mà trước nhất nó thuộc lãnh vự cử hành. Vì Chúa Thánh Thần hiện diện ở đấy.
Do dự trước điều đúng, bất lực trước điều tốt, nhưng yêu điều đẹp
Khía cạnh thứ ba của con người hiện đại là: do dự trước cái đúng, bất lực trước cái tốt, nhưng yêu mến cái đẹp. Để phúc âm hóa con người hiện đại ấy, người rao giảng phúc âm nhất thiết phải bám rễ thật vững chãi vào Thánh Kinh và Thánh Truyền. Họ cũng nhất thiết không kém phải gần gũi sâu sắc với nền văn hóa đương thời. Theo Đức HY Daneels, sẽ là một lầm lỗi lớn nếu, trong khi huấn luyện các đại chủng sinh, linh mục và cả giáo dân nữa, mà ta lại nhút nhát tự giam mình vào một học trình giáo dục “trong ống nghiệm” (“in vitro” ). Điều tuyệt đối cần thiết là người rao giảng phúc âm phải biết rõ sự phong phú mênh mông của nền văn hóa hiện đại: khoa học và kỹ thuật, sinh hoạt tâm trí trong các trào lưu đa dạng của nó, văn chương, nghệ thuật, kịch nghệ, tóm lại, toàn bộ cuộc sống đầy hứng thú của thế giới ngày nay. Các giáo sĩ và giáo dân của ta chắc chắn cần có một cái khung vững chắc gồm các nhận thức về Thánh Kinh, tín lý và luân lý có thể chống đỡ được bão tố mùa thu của nền văn minh già nua đang bị đe dọa bởi căn bệnh dòn xương văn hóa. Nhưng họ cũng cần có được một hệ thần kinh biết nhạy cảm đối với những đổi thay muôn màu muôn vẻ của môi trường văn hóa: Những dây thần kinh siêu nhạy cảm.
Cùng một luồng tư duy trên, ta không thể không nói tới một cánh cửa khác dẫn tới Thiên Chúa: đó là cánh cửa Cái Đẹp. Thực vậy, Thiên Chúa là Sự Thật, Sự Thánh Thiện và là Sự Hoàn Thiện Luân Lý, nhưng Người còn là Cái Đẹp nữa. Ta có thể tìm thấy Người nhờ cánh cửa sự thật, vì sự thật quả lôi cuốn chúng ta. Nhưng không thiếu những người đồng thời với chúng ta giống Philatô xưa, luôn miệng đặt câu hỏi: “chân lý là cái quái gì?” và tiếp tục đứng ngoài cửa, không chịu bước vào. Thiên Chúa, trong tư cách Hoàn Thiện Luân Lý và là Sự Thánh Thiện cũng lôi cuốn chúng ta. Nhưng thiếu gì người bảo: “Sự hoàn hảo luân lý lôi cuốn tôi, nhưng tôi bất lực, không có khả năng với tới nó” và tiếp tục đứng bên ngoài vì mình đầy những thiếu sót luân lý.
Nhưng cái đẹp thì không thế, nó bắt người ta buông vũ khí: đối với con người hiện đại, không ai cưỡng lại được nó. Các sinh viên trẻ đang thảo luận và học hỏi các khóa giảng về tín lý (Điều Đúng) và luân lý (Điều Thiện). Nhưng sau cuộc trình diễn bản “Cuộc Khổ Nạn Theo Thánh Mátthêu” của Johann Sebastian Bach, họ thấy mình hoàn toàn bị khuất phục và không còn biết nói gì nữa. Giáo Hội có nhiều điều đẹp đẽ để nói và trình bày với thế giới, không phải chỉ lấy từ gia tài nghệ thuật của mình, mà còn rút ra từ rất nhiều vị thánh vốn sáng ngời về cái đẹp. Chỉ cần đơn cử hai vị thánh vĩ đại: Thánh Phanxicô Assisi với Ca Khúc Mặt Trời và thánh Gioan Thánh Giá với những vần thơ bất hủ. Ở đấy có nhiều điều hơn là chính khoa mỹ học. Đối với những ai còn hoài nghi, ta nên nhắc họ nhớ rằng cái đẹp có liên hệ với mọi điều chân thật, với chính chân lý: cái đẹp chính là vẻ sáng của chân lý. Cái đẹp cũng liên hệ với mọi điều thiện hảo, với chính sự thiện. Đức Hồng Y Daneels cho rằng: người Hy Lạp còn tổng hợp những điều trên vào một chữ duy nhất, đó là kaloskagathos.
Từ kép này vốn không dễ gì dịch sang tiếng Việt, cả tiếng Anh cũng thế. Vì nó tổng hợp cả hai đức tính, mà có người dịch là “đẹp trai và can đảm”. Người lại dịch là chính nhân quân tử (gentleman) hay hiệp sĩ (knight) để nhấn mạnh nghĩa xã hội, hay “anh hùng chiến trận” và ngay cả “tuẫn đạo” (martyr) nữa để nhấn mạnh tới khía cạnh đấu tranh. Thực ra, trong xã hội qúy tộc Nhã Điển, nó được dùng chỉ chính giai cấp này. Đối với các triết gia đạo đức, từ này chỉ con người lý tưởng hay người hoàn hảo. Tóm lại mẫu người này là thế quân bình của cả cái thiện lẫn cái đẹp, mà thuật ngữ Latinh cũng có cái tương đương: “mens sana in corpore sano” (tâm trí lành mạnh trong một thân xác lành mạnh).
Tóm lại, theo Đức Hồng Y Daneels, cái đẹp có thể tổng hợp được cả cái chân lẫn cái thiện. Chân, Thiện, Mỹ. Ở đây chúng là ba cái tên và ba con đường dẫn tới Thiên Chúa. Nhưng Cái Đẹp thì vẫn còn phải khám phá nhiều hơn nữa trong thần học và giáo lý của thời ta. Nay chẳng phải là lúc mình chú tâm tới sự thiếu sót này sao?
Đức Thánh Cha âu lo đến những cuộc tấn cống người Kitô Hữu
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
19:18 03/06/2009
Ngài lưu ý đến sự quan tâm này khi chào đại sứ Ấn Độ đến trình ủy nhiệm thư.
ROME (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã tỏ bày ý muốn cho mọi người được hưởng quyền tự do trong một sứ điệp viết tay cho tân đại sứ India, nơi những Kitô hữu đã là đối tượng của một làn sống bạo lực năm ngoái trong tiểu bang miền đông Orissa
Đức Giáo Hoàng nói diều này hôm nay trong một bản tuyên bố viết tay trao cho Chitra Narayanan. Đức Thánh Cha đã tiếp nhận phái viên trong một buổi tiếp kiến chung cùng bảy đại sứ khác đại diện Mongolia, Benin, New Zealand, South Africa, Burkina Faso, Namibia và Norway. Ngài đã ngõ lời với 8 vị như một nhóm, và sau đó trao cho mỗi vị một bản tuyên bố viết tay đề cập những quan tâm riêng cho mỗi xứ.
Trong sứ điệp ngài trao cho Narayanan, Đức Thánh Cha đã nói rằng “với tư cách Mục Tử Tối Cao Giáo Hội Công Giáo, tôi kết hợp với những vị lãnh đạo tôn giáo và chính phủ khắp thế giới, những vị chia sẻ một ý muốn chung cho tất cả các thành phần gia đình nhân loại hưởng quyền tự do thực hành tôn giáo và dấn thân trong đời sống dân sự mà không sợ những hậu quả trái ngược vì những niềm tin của mình.”
“ Do đó tôi không thể không bày tỏ sự quan tâm sâu xa của tôi đối với những Kitô hữu dã chịu đau khổ từ những vụ bùng nổ bạo lực trong một số lãnh vực bên trong những biên giơi của ngài”.
Những căn thẳng giữa người Ấn Giáo-Kitô hữu tiếp tục tồn tại đã bùng nổ thành nột làn sóng bạo lực vào hồi tháng Tám năm ngoái sau khi những người quá khích Ấn Giáo tại Orissa cho rằng những người Kitô hữu chịu trách nhiệm về cái chết của một lãnh đạo Ấn Giáo. Hàng tá người Kitô hữu, kể cả một linh mục, bị giết, và hơn 54.000 người bỏ nhà cửa trốn đi. Hàng ngàn trong số đó còn sống trong những trại đổi chỗ.
Bạo lực đã trải rộng tới hơn 392 thành phố, nơi lối 5,000 nhà ở, 149 nhà thờ, và 40 trường học bị phá hủy và đốt cháy bình địa.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI công nhận những cố gắng của chính phủ “cung cấp cho những nạn nhân chỗ ở và sự trợ giúp, sự cứu viện và sự phục hồi, cũng như có những biện pháp thực thi những điều tra tội phạm và những thủ tục xét xử hầu giải quyết những vấn đề này.”
Tôi kêu gọi tất cả mọi người chứng tỏ sự tôn trọng nhân phẩm bằng cách loại bỏ hận thù và từ bỏ bạo lực trong tất cả mọi hình thức của nó,” ngài nói thêm.
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo trong xứ sở của ngài sẽ tiếp tục đóng một vai trò cổ võ hoà bình, hài hoà và hoà giải giữa những kẻ theo mọi tôn giáo, cách riêng qua sự giáo dục và huấn luyện trong các nhân đức công bình, bao dung và bác ái.”
“Trên thực tế, đó là mục đích cố hữu của mọi hình thức chân chính giáo dục bởi vì—trong sự phù hợp với phẩm giá con người và ơn gọi tất cả những người nam và người nữ sống trong cộng đồng—chúng nhằm tới việc trau dồi các nhân đức luân lý và chuẩn bị giới trẻ lãnh nhận những trách nhiệm xã hội của mình với một sự nhạy cảm tao nhã đối với điều thiện, công bằng và cao thượng.
ROME (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã tỏ bày ý muốn cho mọi người được hưởng quyền tự do trong một sứ điệp viết tay cho tân đại sứ India, nơi những Kitô hữu đã là đối tượng của một làn sống bạo lực năm ngoái trong tiểu bang miền đông Orissa
Đức Giáo Hoàng nói diều này hôm nay trong một bản tuyên bố viết tay trao cho Chitra Narayanan. Đức Thánh Cha đã tiếp nhận phái viên trong một buổi tiếp kiến chung cùng bảy đại sứ khác đại diện Mongolia, Benin, New Zealand, South Africa, Burkina Faso, Namibia và Norway. Ngài đã ngõ lời với 8 vị như một nhóm, và sau đó trao cho mỗi vị một bản tuyên bố viết tay đề cập những quan tâm riêng cho mỗi xứ.
Trong sứ điệp ngài trao cho Narayanan, Đức Thánh Cha đã nói rằng “với tư cách Mục Tử Tối Cao Giáo Hội Công Giáo, tôi kết hợp với những vị lãnh đạo tôn giáo và chính phủ khắp thế giới, những vị chia sẻ một ý muốn chung cho tất cả các thành phần gia đình nhân loại hưởng quyền tự do thực hành tôn giáo và dấn thân trong đời sống dân sự mà không sợ những hậu quả trái ngược vì những niềm tin của mình.”
“ Do đó tôi không thể không bày tỏ sự quan tâm sâu xa của tôi đối với những Kitô hữu dã chịu đau khổ từ những vụ bùng nổ bạo lực trong một số lãnh vực bên trong những biên giơi của ngài”.
Những căn thẳng giữa người Ấn Giáo-Kitô hữu tiếp tục tồn tại đã bùng nổ thành nột làn sóng bạo lực vào hồi tháng Tám năm ngoái sau khi những người quá khích Ấn Giáo tại Orissa cho rằng những người Kitô hữu chịu trách nhiệm về cái chết của một lãnh đạo Ấn Giáo. Hàng tá người Kitô hữu, kể cả một linh mục, bị giết, và hơn 54.000 người bỏ nhà cửa trốn đi. Hàng ngàn trong số đó còn sống trong những trại đổi chỗ.
Bạo lực đã trải rộng tới hơn 392 thành phố, nơi lối 5,000 nhà ở, 149 nhà thờ, và 40 trường học bị phá hủy và đốt cháy bình địa.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI công nhận những cố gắng của chính phủ “cung cấp cho những nạn nhân chỗ ở và sự trợ giúp, sự cứu viện và sự phục hồi, cũng như có những biện pháp thực thi những điều tra tội phạm và những thủ tục xét xử hầu giải quyết những vấn đề này.”
Tôi kêu gọi tất cả mọi người chứng tỏ sự tôn trọng nhân phẩm bằng cách loại bỏ hận thù và từ bỏ bạo lực trong tất cả mọi hình thức của nó,” ngài nói thêm.
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo trong xứ sở của ngài sẽ tiếp tục đóng một vai trò cổ võ hoà bình, hài hoà và hoà giải giữa những kẻ theo mọi tôn giáo, cách riêng qua sự giáo dục và huấn luyện trong các nhân đức công bình, bao dung và bác ái.”
“Trên thực tế, đó là mục đích cố hữu của mọi hình thức chân chính giáo dục bởi vì—trong sự phù hợp với phẩm giá con người và ơn gọi tất cả những người nam và người nữ sống trong cộng đồng—chúng nhằm tới việc trau dồi các nhân đức luân lý và chuẩn bị giới trẻ lãnh nhận những trách nhiệm xã hội của mình với một sự nhạy cảm tao nhã đối với điều thiện, công bằng và cao thượng.
Đức Giáo Hoàng: cơn khủng hoảng kinh tế sẽ thành tai họa.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
19:19 03/06/2009
Đức Thánh Cha khích lệ các nước giàu gia tăng sự trợ giúp cho những nước kém phát triển.
ROME (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI lên tiếng cơn khủng hoảng xã hội và kinh tế mới đây sẽ dẫn tới một “tai hoạ” nếu các nước giàu không đến giúp những nước nghèo hơn.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm nay khi nhận ủy nhiệm thư từ tám tân đại sứ bên cạnh Toà thánh. Những phái viên này đại diện Mongolia, India, Benin, New Zealand, South Afria, Burkina Faso, Namibia và Norway.
Ngài cảnh giác về những nguy hiểm bất bình đẳng, và những xung đột nó gây ra.
Khi nói với tám người bằng tiếng Pháp, Đức Thánh Cha đã lưu ý rằng “ giữa một cơn khủng hoảng kinh tế và xã hội toàn cầu, điều cần thiết là thu hồi ý thức về sự cần thiết tranh đấu một cách hiệu nghiệm nhất để thiết lập hoà bình thật, với mục đích kiến thiết một thế giới công bằng và thịnh vượng hơn.”
Ngài nói những bất công “dẫn tới những sự tấn công chống hòa bình và tạo dựng một nguy cơ nghiêm trọng tới xung đột.” và hoà bình này “không thể được xây dựng trừ phi cương quyết can thiệp loại bỏ sự bất bình đẳng do những hệ thống bất công sinh ra, và nhờ vậy mọi người có được một tiêu chuẩn sống cho phép họ sống một cuộc sống xứng đáng và phồn vinh.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói cơn khủng hoảng kinh tế hiện nay đã ảnh hưởng cách riêng những xứ thu-hoạch thấp. Ngài ghi chú những hậu qủa tiêu cực thể ấy bao hàm “ sự giảm sút đầu tư nươc ngoài, sự giảm sút trong việc đặt mua những vật hạng thô và khuynh hướng giảm thiểu đối với sự trợ giúp quốc tế,” cũng như “ sự hạ trong những việc gởi tiền của những người di dân, tương tự những nạn nhân của nạn suy thoái, cũng ảnh hưởng những nước chủ nhà của họ.”
Đức Thánh Cha cảnh báo rằng cơn khủng hoảng hiện nay sẽ trở thành một ‘tai họa,” cách riêng cho những nước nghèo hơn, vì “sự tuyệt vọng” dẫn dân chúng tới chỗ thực thi “những hành vi tập thể bạo lực có thể làm bất ổn hơn nữa những xã hội đã yếu kém.”
Đức giáo Hoàng đã gợi ý cho những nước giàu hơn tăng gia sự trợ giúp cho những nước nghèo hơn, còn hơn là cắt đứt “ngõ hầu những xứ nghèo nhất có thể duy trì những nền kinh tế của họ và củng cố những biện pháp xã hội có mục đích bảo hộ những khu vực túng thiếu nhất của dân cư.”
Ngài cũng phát đi một lời kêu gọi cho “ tình huynh đệ và tình liên đới lớn hơn, và sự quảng đại toàn cầu thật sự,” và kêu gọi “những xứ phát triển tái khám phá một cảm giác tỉ lệ và tiết độ trong những nền kinh tế và kiểu sống của mình.”
ROME (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI lên tiếng cơn khủng hoảng xã hội và kinh tế mới đây sẽ dẫn tới một “tai hoạ” nếu các nước giàu không đến giúp những nước nghèo hơn.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm nay khi nhận ủy nhiệm thư từ tám tân đại sứ bên cạnh Toà thánh. Những phái viên này đại diện Mongolia, India, Benin, New Zealand, South Afria, Burkina Faso, Namibia và Norway.
Ngài cảnh giác về những nguy hiểm bất bình đẳng, và những xung đột nó gây ra.
Khi nói với tám người bằng tiếng Pháp, Đức Thánh Cha đã lưu ý rằng “ giữa một cơn khủng hoảng kinh tế và xã hội toàn cầu, điều cần thiết là thu hồi ý thức về sự cần thiết tranh đấu một cách hiệu nghiệm nhất để thiết lập hoà bình thật, với mục đích kiến thiết một thế giới công bằng và thịnh vượng hơn.”
Ngài nói những bất công “dẫn tới những sự tấn công chống hòa bình và tạo dựng một nguy cơ nghiêm trọng tới xung đột.” và hoà bình này “không thể được xây dựng trừ phi cương quyết can thiệp loại bỏ sự bất bình đẳng do những hệ thống bất công sinh ra, và nhờ vậy mọi người có được một tiêu chuẩn sống cho phép họ sống một cuộc sống xứng đáng và phồn vinh.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói cơn khủng hoảng kinh tế hiện nay đã ảnh hưởng cách riêng những xứ thu-hoạch thấp. Ngài ghi chú những hậu qủa tiêu cực thể ấy bao hàm “ sự giảm sút đầu tư nươc ngoài, sự giảm sút trong việc đặt mua những vật hạng thô và khuynh hướng giảm thiểu đối với sự trợ giúp quốc tế,” cũng như “ sự hạ trong những việc gởi tiền của những người di dân, tương tự những nạn nhân của nạn suy thoái, cũng ảnh hưởng những nước chủ nhà của họ.”
Đức Thánh Cha cảnh báo rằng cơn khủng hoảng hiện nay sẽ trở thành một ‘tai họa,” cách riêng cho những nước nghèo hơn, vì “sự tuyệt vọng” dẫn dân chúng tới chỗ thực thi “những hành vi tập thể bạo lực có thể làm bất ổn hơn nữa những xã hội đã yếu kém.”
Đức giáo Hoàng đã gợi ý cho những nước giàu hơn tăng gia sự trợ giúp cho những nước nghèo hơn, còn hơn là cắt đứt “ngõ hầu những xứ nghèo nhất có thể duy trì những nền kinh tế của họ và củng cố những biện pháp xã hội có mục đích bảo hộ những khu vực túng thiếu nhất của dân cư.”
Ngài cũng phát đi một lời kêu gọi cho “ tình huynh đệ và tình liên đới lớn hơn, và sự quảng đại toàn cầu thật sự,” và kêu gọi “những xứ phát triển tái khám phá một cảm giác tỉ lệ và tiết độ trong những nền kinh tế và kiểu sống của mình.”
Giáo Hoàng nhắc đến Giáo Hội cần thay đổi tâm lý.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
19:20 03/06/2009
Đức Thánh Cha kêu gọi Giáo Dân thừa nhận trách nhiệm mục vụ
ROME (ZENIT.ORG)- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói Giáo dân không chỉ là những cộng tác viên của hàng giáo sĩ, nhưng đúng hơn chia sẻ trong trách nhiệm thừa tác vụ của Giáo Hội.
Đức Giáo Hoàng kêu gọi giáo dân trở nên ý thức hơn về vai trò của mình khi ngài khai mạc hôm thứ Ba 26/5 một hội nghị có tính giáo hội cho Giáo Phận Roma về “Tư cách Hội Viên Giáo Hội và về sự đồng-trách nhiệm Mục Vụ.” Cuộc hội nghị đang diễn tiến suốt ngày Thứ Sáu.
“Phải ý thức lại về sự kiện chúng ta là Giáo Hội và về sự đồng trách nhiệm mục vụ mà, nhân danh Chúa Kitô, tất cả chúng ta được kêu gọi thực thi,” Đức Thánh Cha nói. Sự đồng-trách nhiệm này sẽ thúc đẩy “sự tôn trọng các ơn gọi và các nhiệm vụ của những người thánh hiến và các giáo dân,” ngài nói thêm.
Đức Thánh Cha đã công nhận rằng điều này đòi hỏi một “sự thay đổi tâm lý,” cách riêng liên hệ với giáo dân, chuyển từ “ sự xem xét chính mình là những cộng tác viên của hàng giáo sĩ đến chỗ công nhận chính mình thật sự là đồng- trách nhiệm cho sự tồn tại và hành động của Giáo Hội, ủng hộ sự củng cố của một hàng giáo dân trưởng thành và dấn thân.”
Đức Giám Mục thành Roma đã gợi ý rằng “vẫn còn một xu hướng đơn phương đồng hóa Giáo Hội với hàng giáo phẩm, quên trách nhiệm chung, sứ vụ chung” của tất cả những người đã được rửa tội.”
“Cho tới điểm nào là trách nhiệm mục vụ của mọi người, cách riêng giáo dân, được thừa nhận và khích lệ”.
Khi qui chiếu về người giáo dân dấn thân phục vụ Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng nói sẽ không có “một sự giảm ý thức rằng họ là ‘Giáo Hội,’ bởi vì Chúa Kitô, Lời đời đời của Cha, triệu tập họ và làm cho họ nên Dân của Người.”
Như vậy Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI xin các linh mục truyền thông cho giáo dân một “cảm giác tùy thuộc cộng đồng giáo xứ” và tầm quan trọng của sự hiệp nhất. Ngài khuyến khích hơn nữa người giáo dân xích gần tới Kinh Thánh, qua các phương tiện như đọc Kinh Thánh, và thực hành sinh hoạt truyền giáo, hơn hết bằng cách sống đức bác ái.
Đức Thánh Cha khẳng định rằng những sự chuẩn bị cho Năm Thánh 2000 tại Rome đã giúp “cộng đồng giáo hội nâng cao ý thức rằng mệnh lệnh rao giảng Tin Mừng không hẳn cho một sốt ít người, nhưng cho tất cả mọi người đã được rửa tội.”
Đó là cách Giáo Hội đã sống cho các thế hệ, ngài nói thêm, đang khi “rất nhiều người đã được rửa tội” đã “hiến mạng sống mình để giáo dục các thế hệ trẻ trong đức tin, chăm sóc những người bịnh và giúp đỡ những kẻ nghèo.”
“Sứ vụ này được giao phó cho chúng ta ngày nay, trong những tình huống khác nhau, trong một thành phố trong đó nhiều người đã chịu phép rửa tội đã mất con đường của Giáo Hội và những kẻ không phải là Kitô hữu không biết vẻ đẹp của đức tin chúng ta”.
Đàng khác, ngài khuyên chống lại một khuynh hướng thấy Dân Chúa từ một quan điểm “thuần túy xã hội học” với một viễn ảnh gần như hàng ngang mà thôi, loại trừ qui chiếu hàng dọc tới Chúa.”
Đức Thánh Cha ngắm sự khác biệt giữa “Dân Chúa” và “Thân Thể Chúa Kitô,” khẳng định cả hai quan niệm “là bổ sung và cùng làm thành quan niệm Tân Ước của Giáo Hội.”
Ngài đã giải thích: “Đang khi ‘Dân Chúa’ diễn tả sự liên tục của lịch sử Giáo Hội, ‘Thân thể Chúa Kitô’ diễn tả tính phổ quát được khai trương trên thánh giá và với sự phục sinh của Chúa.”
“Trong Chúa Kitô, chúng ta thật sự trở thành Dân Chúa,” Dân Chúa, ngài khẳng định, có nghĩa là mọi người, “từ Đức Giáo Hoàng cho tới đứa bé rốt hết.”
Đức Thánh Cha lưu ý rằng “Do đó, Giáo Hội, không phải là hậu quả của một tổng số cá nhân, như là một đơn vị giữa những người được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa và Bánh Hằng Sống”.
Và Giáo Hội “lớn mạnh và phát triển,” ngài khẳng định. “Tương lai Kitô Giáo và Giáo Hội thành Rome cũng là sự dấn thân và bằng chứng của mỗi người trong chúng ta.”
ROME (ZENIT.ORG)- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói Giáo dân không chỉ là những cộng tác viên của hàng giáo sĩ, nhưng đúng hơn chia sẻ trong trách nhiệm thừa tác vụ của Giáo Hội.
Đức Giáo Hoàng kêu gọi giáo dân trở nên ý thức hơn về vai trò của mình khi ngài khai mạc hôm thứ Ba 26/5 một hội nghị có tính giáo hội cho Giáo Phận Roma về “Tư cách Hội Viên Giáo Hội và về sự đồng-trách nhiệm Mục Vụ.” Cuộc hội nghị đang diễn tiến suốt ngày Thứ Sáu.
“Phải ý thức lại về sự kiện chúng ta là Giáo Hội và về sự đồng trách nhiệm mục vụ mà, nhân danh Chúa Kitô, tất cả chúng ta được kêu gọi thực thi,” Đức Thánh Cha nói. Sự đồng-trách nhiệm này sẽ thúc đẩy “sự tôn trọng các ơn gọi và các nhiệm vụ của những người thánh hiến và các giáo dân,” ngài nói thêm.
Đức Thánh Cha đã công nhận rằng điều này đòi hỏi một “sự thay đổi tâm lý,” cách riêng liên hệ với giáo dân, chuyển từ “ sự xem xét chính mình là những cộng tác viên của hàng giáo sĩ đến chỗ công nhận chính mình thật sự là đồng- trách nhiệm cho sự tồn tại và hành động của Giáo Hội, ủng hộ sự củng cố của một hàng giáo dân trưởng thành và dấn thân.”
Đức Giám Mục thành Roma đã gợi ý rằng “vẫn còn một xu hướng đơn phương đồng hóa Giáo Hội với hàng giáo phẩm, quên trách nhiệm chung, sứ vụ chung” của tất cả những người đã được rửa tội.”
“Cho tới điểm nào là trách nhiệm mục vụ của mọi người, cách riêng giáo dân, được thừa nhận và khích lệ”.
Khi qui chiếu về người giáo dân dấn thân phục vụ Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng nói sẽ không có “một sự giảm ý thức rằng họ là ‘Giáo Hội,’ bởi vì Chúa Kitô, Lời đời đời của Cha, triệu tập họ và làm cho họ nên Dân của Người.”
Như vậy Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI xin các linh mục truyền thông cho giáo dân một “cảm giác tùy thuộc cộng đồng giáo xứ” và tầm quan trọng của sự hiệp nhất. Ngài khuyến khích hơn nữa người giáo dân xích gần tới Kinh Thánh, qua các phương tiện như đọc Kinh Thánh, và thực hành sinh hoạt truyền giáo, hơn hết bằng cách sống đức bác ái.
Đức Thánh Cha khẳng định rằng những sự chuẩn bị cho Năm Thánh 2000 tại Rome đã giúp “cộng đồng giáo hội nâng cao ý thức rằng mệnh lệnh rao giảng Tin Mừng không hẳn cho một sốt ít người, nhưng cho tất cả mọi người đã được rửa tội.”
Đó là cách Giáo Hội đã sống cho các thế hệ, ngài nói thêm, đang khi “rất nhiều người đã được rửa tội” đã “hiến mạng sống mình để giáo dục các thế hệ trẻ trong đức tin, chăm sóc những người bịnh và giúp đỡ những kẻ nghèo.”
“Sứ vụ này được giao phó cho chúng ta ngày nay, trong những tình huống khác nhau, trong một thành phố trong đó nhiều người đã chịu phép rửa tội đã mất con đường của Giáo Hội và những kẻ không phải là Kitô hữu không biết vẻ đẹp của đức tin chúng ta”.
Đàng khác, ngài khuyên chống lại một khuynh hướng thấy Dân Chúa từ một quan điểm “thuần túy xã hội học” với một viễn ảnh gần như hàng ngang mà thôi, loại trừ qui chiếu hàng dọc tới Chúa.”
Đức Thánh Cha ngắm sự khác biệt giữa “Dân Chúa” và “Thân Thể Chúa Kitô,” khẳng định cả hai quan niệm “là bổ sung và cùng làm thành quan niệm Tân Ước của Giáo Hội.”
Ngài đã giải thích: “Đang khi ‘Dân Chúa’ diễn tả sự liên tục của lịch sử Giáo Hội, ‘Thân thể Chúa Kitô’ diễn tả tính phổ quát được khai trương trên thánh giá và với sự phục sinh của Chúa.”
“Trong Chúa Kitô, chúng ta thật sự trở thành Dân Chúa,” Dân Chúa, ngài khẳng định, có nghĩa là mọi người, “từ Đức Giáo Hoàng cho tới đứa bé rốt hết.”
Đức Thánh Cha lưu ý rằng “Do đó, Giáo Hội, không phải là hậu quả của một tổng số cá nhân, như là một đơn vị giữa những người được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa và Bánh Hằng Sống”.
Và Giáo Hội “lớn mạnh và phát triển,” ngài khẳng định. “Tương lai Kitô Giáo và Giáo Hội thành Rome cũng là sự dấn thân và bằng chứng của mỗi người trong chúng ta.”
Mongolia được ghi nhận như tấm gương tự do tôn giáo.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
19:21 03/06/2009
Đức Thánh Cha tiếp kiến phái viên từ quốc gia từng là Cộng Sản.
ROME (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã gọi Mongolia là một gương tự do tôn giáo khi ngài tiếp nhận ủy nhiệm thư từ tân đại sứ Mogolia.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Thứ Sáu 29/5 trong một bản công bố ngài đã trao cho Danzannorov Boldbaatar. Đức Thánh Cha đã tiếp nhận phái viên trong một buổi tiếp kiến chung với bảy đại sứ khác đại diện Mongolia, Benin, New Zealand, South Africa, Burkina Faso, Namibia và Norway. Ngài đã ngõ lời với 8 vị như một nhóm, và sau đó ngài trao cho mỗi vị một bản công bố viết đề cập những quan tâm riêng cho mỗi xứ.
Trong bản phát ngôn của ngài với Boldbaatar, Đức Thánh Cha đã ghi nhận rằng hiến pháp xứ Mongolia, được đưa vào năm 1992, công nhận quyền tư do tôn giáo như là một “quyền cơ bản.”
Đức Thánh Cha nói “Quyền nhân bản cơ bản này, được chứa đựng trong Hiến Pháp Mongolia và được các công dân của nó giữ gìn như cho phép sự phát triển đầy đủ của con người, cho phép họ tìm kiếm chân lý, dấn thân trong sự đối thoại và hoàn thành nhiệm vụ của họ là thờ phượng Thiên Chúa mà được bảo vệ khỏi sự cưỡng chế bất xứng nào”.
Đức Giáo Hoàng nói thêm “Những dân tộc nào thực thi sự bao dung tôn giáo có một luật buộc chia sẻ sự khôn ngoan của nguyên lý này với toàn thể gia đình nhân loại, ngõ hầu tất cả những người nam và người nữ có thể thấy rõ vẻ đẹp của sự chung sống bình an và có can đảm xây dựng một xã hội tôn trọng phẩm giá con người và hành động theo lệnh truyền của Chúa là yêu thương người thân cận của mình”.
Sau sự sụp đổ chủ nghĩa Cộng Sản trong những ngày đầu năm 1990, những vị thừa sai đầu tiên Công giáo--một vị người Bỉ và hai vị người Phi Luật Tân đã tớii Mongolia, nơi một số ít người đã nghe nói về Chúa Giêsu Kitô. Tòa Thánh đã chính thức thiết lập bang giao với quốc gia cộng sản này vào năm 1992.
Ngày nay Giáo Hội tại Mongolia bao gồm hạt phủ doãn tông toà tại Ulan Bator. Một phủ doãn tông toà thường là bước đầu đi tới chổ thiết lập một giáo phận.
Giám mục Wenceslao Padilla thuộc Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ lãnh đạo phủ doãn tông toà, tường trình đã cử hành 100 bí tích rửa tội hằng năm.
Đưc Giáo Hoàng Biển Đức XVI bảo đảm rằng cộng đồng Công Giáo, “dầu còn nhỏ tại Mongolia, hăm hở cống hiến sự trợ giúp của mình trong việc nuôi dưỡng sự đối thoại liên tôn giáo, cổ võ sự phát triển, khuếch trương những cơ hội giáo dục, và xúc tiến những mục tiêu huy hoàng tăng cường tình liên đới của gia đình nhân loại và hướng cái nhìn của mình tới hành động Thiên Chúa trong thế giới. Đang khi công nhận tính tự trị hợp pháp của cộng đồng chính trị, Giáo Hội Công Giáo được thúc đẩy hợp tác với xã hội dân sự trong những cách thừc thích hợp với những hoàn cảnh thời gian và không gian trong đó cả hai thấy mình sống với nhau.”
Phật Giáo Tây tạng là tôn giáo được thực thi rộng rải nhất trong xứ này. 40% người Mongolians tự xưng mình là vô thần.
ROME (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã gọi Mongolia là một gương tự do tôn giáo khi ngài tiếp nhận ủy nhiệm thư từ tân đại sứ Mogolia.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Thứ Sáu 29/5 trong một bản công bố ngài đã trao cho Danzannorov Boldbaatar. Đức Thánh Cha đã tiếp nhận phái viên trong một buổi tiếp kiến chung với bảy đại sứ khác đại diện Mongolia, Benin, New Zealand, South Africa, Burkina Faso, Namibia và Norway. Ngài đã ngõ lời với 8 vị như một nhóm, và sau đó ngài trao cho mỗi vị một bản công bố viết đề cập những quan tâm riêng cho mỗi xứ.
Trong bản phát ngôn của ngài với Boldbaatar, Đức Thánh Cha đã ghi nhận rằng hiến pháp xứ Mongolia, được đưa vào năm 1992, công nhận quyền tư do tôn giáo như là một “quyền cơ bản.”
Đức Thánh Cha nói “Quyền nhân bản cơ bản này, được chứa đựng trong Hiến Pháp Mongolia và được các công dân của nó giữ gìn như cho phép sự phát triển đầy đủ của con người, cho phép họ tìm kiếm chân lý, dấn thân trong sự đối thoại và hoàn thành nhiệm vụ của họ là thờ phượng Thiên Chúa mà được bảo vệ khỏi sự cưỡng chế bất xứng nào”.
Đức Giáo Hoàng nói thêm “Những dân tộc nào thực thi sự bao dung tôn giáo có một luật buộc chia sẻ sự khôn ngoan của nguyên lý này với toàn thể gia đình nhân loại, ngõ hầu tất cả những người nam và người nữ có thể thấy rõ vẻ đẹp của sự chung sống bình an và có can đảm xây dựng một xã hội tôn trọng phẩm giá con người và hành động theo lệnh truyền của Chúa là yêu thương người thân cận của mình”.
Sau sự sụp đổ chủ nghĩa Cộng Sản trong những ngày đầu năm 1990, những vị thừa sai đầu tiên Công giáo--một vị người Bỉ và hai vị người Phi Luật Tân đã tớii Mongolia, nơi một số ít người đã nghe nói về Chúa Giêsu Kitô. Tòa Thánh đã chính thức thiết lập bang giao với quốc gia cộng sản này vào năm 1992.
Ngày nay Giáo Hội tại Mongolia bao gồm hạt phủ doãn tông toà tại Ulan Bator. Một phủ doãn tông toà thường là bước đầu đi tới chổ thiết lập một giáo phận.
Giám mục Wenceslao Padilla thuộc Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ lãnh đạo phủ doãn tông toà, tường trình đã cử hành 100 bí tích rửa tội hằng năm.
Đưc Giáo Hoàng Biển Đức XVI bảo đảm rằng cộng đồng Công Giáo, “dầu còn nhỏ tại Mongolia, hăm hở cống hiến sự trợ giúp của mình trong việc nuôi dưỡng sự đối thoại liên tôn giáo, cổ võ sự phát triển, khuếch trương những cơ hội giáo dục, và xúc tiến những mục tiêu huy hoàng tăng cường tình liên đới của gia đình nhân loại và hướng cái nhìn của mình tới hành động Thiên Chúa trong thế giới. Đang khi công nhận tính tự trị hợp pháp của cộng đồng chính trị, Giáo Hội Công Giáo được thúc đẩy hợp tác với xã hội dân sự trong những cách thừc thích hợp với những hoàn cảnh thời gian và không gian trong đó cả hai thấy mình sống với nhau.”
Phật Giáo Tây tạng là tôn giáo được thực thi rộng rải nhất trong xứ này. 40% người Mongolians tự xưng mình là vô thần.
Đức Giáo Hoàng phân ưu đến tai nạn máy bay của Pháp
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
19:33 03/06/2009
VATICAN (Zenit.org.).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI bày tỏ sự đau buồn của ngài khi nhận được tin về một tai nạn của hãng hàng không Pháp làm thiệt mạng 228 người trong một chuyến bay từ Rio Janeiro ở Ba Tây tới Paris.
Đức Giáo Hoàng gởi một sứ điệp qua Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đến Tổng Giám Mục Fortunato Baldelli, là khâm sứ tông tòa tại Pháp, hiện nay đã được bổ nhiệm làm Chánh Án Toà Ân Giải Tối Cao
Chiếc máy bay đã mất tích trên bầu trời Đại Tây Dương vào ngày thứ Hai 1/6. Đức Thánh Cha tỏ bày những phân ưu sâu xa của ngài đến các gia đình đang gặp tang buồn và bảo đảm họ về sự “gần gũi thiêng liênh của ngài với tất cả những kẻ bị thảm cảnh này.”
Trong điện văn chia buồn viết bằng tiếng Pháp, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã phó thác các người quá cố cho lòng thương xót của Chúa,” và cầu xin Thiên Chúa Toàn Năng đưa họ vào trong bình an và ánh sáng của Người.”
Đức Giáo Hoàng ban phép lành tông toà của ngài cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm cảnh này, “ngài xin Chúa ban sự nâng đỡ và niềm an ủi cho tất cả những người bị thử thách ác nghiệt,” và hy vong họ” có thể gặp được sự giúp đỡ họ cần xung quanh họ trong những giờ thống khổ này.”
Đức Giáo Hoàng gởi một sứ điệp qua Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đến Tổng Giám Mục Fortunato Baldelli, là khâm sứ tông tòa tại Pháp, hiện nay đã được bổ nhiệm làm Chánh Án Toà Ân Giải Tối Cao
Chiếc máy bay đã mất tích trên bầu trời Đại Tây Dương vào ngày thứ Hai 1/6. Đức Thánh Cha tỏ bày những phân ưu sâu xa của ngài đến các gia đình đang gặp tang buồn và bảo đảm họ về sự “gần gũi thiêng liênh của ngài với tất cả những kẻ bị thảm cảnh này.”
Trong điện văn chia buồn viết bằng tiếng Pháp, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã phó thác các người quá cố cho lòng thương xót của Chúa,” và cầu xin Thiên Chúa Toàn Năng đưa họ vào trong bình an và ánh sáng của Người.”
Đức Giáo Hoàng ban phép lành tông toà của ngài cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm cảnh này, “ngài xin Chúa ban sự nâng đỡ và niềm an ủi cho tất cả những người bị thử thách ác nghiệt,” và hy vong họ” có thể gặp được sự giúp đỡ họ cần xung quanh họ trong những giờ thống khổ này.”
Một nhà truyền giáo người Áo bị ám sát tại Nam Phi
Bùi Hữu Thư
22:57 03/06/2009
Một nhà truyền giáo người Áo bị ám sát tại Nam Phi
MATATIELE, Nam Phi, ngày 3, tháng 6, 2009 (Zenit.org).- Một nhà truyền giáo người Áo, Linh mục Ernest Plöchl thuộc Dòng Truyền giáo Mariannhill, bị ám sát ngày thứ bẩy tại Mariazell, miền nam Nam Phi.
Trong một lá thư được đăng trên Gia Trang của nhà Dòng, Bề Trên Tỉnh Dòng, Linh Mục Guy Cloutier, giải thích trường hợp của thảm trạng này.
Thân thể bị thắt cổ của cha được khám phá trong phòng tắm sáng sớm ngày Chúa Nhật bởi người quét dọn.
Người ta cho rằng quân trộm đã giết ngài tối Thứ Bẩy trong khi cố gắng cướp số tiền ngài thường có vào cuối tháng để trả lương cho nhân viên tại xứ truyền giáo của ngài.
Tuy nhiên, cha Plöchl đã phát lương vào buổi sáng và không còn gì để đưa cho bọn cướp.
Két sắt của ngài mở nhưng không có dầu hiệu bị đập phá, làm cho giới chức công quyền tin rằng ngài đã cố gắng cho bọn cướp hay là ngài không còn tiền trước khi chúng dùng một giá mắc khăn tắm và một giây thừng để thắt cổ ngài.
Xứ truyền giáo được thành lập năm 1931 và ngài được bổ nhiệm làm hiệu trưởng của trường nội trú Mariazell kể từ năm 1968. Ngài tiếp tục làm việc mặc dầu mắc bệnh đau tim, tiểu đường, và lãng tai.
Trong bài điếu văn đã có ghi nhận là cha Cloutier là vị thừa sai “vượt trên hết mọi trở ngại để giáo dục các trẻ em,” là những người hiện nay “đang có mặt tại khắp nơi trên quốc gia này “để làm cho trở thành một nơi chốn tốt đẹp hơn.” Thánh Lễ an Táng cha sẽ được cử hành sáng ngày Thứ Sáu.
Top Stories
NEPAL: Après l’attentat meurtrier de l’église de l’Assomption, les chrétiens refusent de céder aux menaces des extrémistes hindous et manifestent pour la paix
Eglises d'Asie
18:26 03/06/2009
Une grande manifestation organisée conjointement par les catholiques et les protestants a réuni, dimanche 31 mai, plus de 7 000 chrétiens à Katmandou, ainsi que de nombreux autres groupes dans une quinzaine de localités népalaises. Tous protestaient contre l’attentat à la bombe meurtrier du 23 mai dernier dans l’église de l’Assomption, principale église catholique du Népal, qui a fait deux morts et plus d’une quinzaine de blessés graves dont l’un, la mère de l’une des victimes, vient de décéder des suites de ses blessures (1).
Malgré les fortes pluies de la mousson, les participants, comprenant un grand nombre de protestants (au nombre de 4 000 environ), de catholiques (plus de 3 000, venus des trois paroisses de Katmandou) ainsi que des hindous et des musulmans, ont rallié le cœur de la capitale en une « Marche de la paix et de la non-violence, contre le meurtre, la violence et le terrorisme ». Evangéline Rai, de l’Eglise pentecôtiste, déclare avoir voulu protester contre « l’acte haineux » perpétré contre les catholiques. Elle ajoute: « Notre Eglise pourrait être la prochaine victime. C’est une attaque contre l’ensemble de la communauté chrétienne du Népal. »
Mgr Anthony Sharma, vicaire apostolique de l’Eglise catholique au Népal, présent lors de la manifestation, a souligné que « la communauté catholique au Népal [avait] toujours été au service des pauvres et des nécessiteux, et [qu’] il n’y avait aucune raison de viser l’Eglise. Les lieux de culte devraient toujours être respectés et jamais attaqués » (2).
Comme les premiers indices trouvés sur les lieux du drame le laissaient supposer, le groupuscule hindouiste, l’Armée de Défense du Népal (Nepal Defence Army, NDA), a confirmé le 29 mai sa responsabilité dans l’attentat, par une déclaration menaçante: « Nous voulons que le million de chrétiens quitte le pays, sinon nous mettrons un million de bombes dans toutes les maisons où vivent les chrétiens et nous les ferons exploser. »
En 2008, le même NDA avait revendiqué l’assassinat du P. John Prakash Moyalan, prêtre catholique, ainsi qu’un attentat à la bombe qui avait fait deux morts dans une mosquée. D’autres attentats lui ont été imputés depuis que ce groupe s’est fait connaître peu après la transformation, en 2006, du dernier royaume hindou de la planète en une république laïque. Connu pour recruter ses membres parmi d’anciens soldats de la monarchie, d’anciens policiers et des victimes de la guérilla maoïste, le NDA demande la restauration d’un Etat hindou et le départ des humanitaires étrangers et des membres des autres religions au Népal (3).
L’un des organisateurs de la marche pour la paix, le Rév. Isu Jung Karki, affirme: « Ce type de menaces n’affectera en aucune façon notre mission au Népal. Nous avons traversé des temps très difficiles pendant les Panchayati days et nous n’avons pas arrêté pour autant de travailler pour Dieu (…).Cette marche montre que de telles attaques contre les chrétiens ne nous effrayent pas mais renforcent davantage notre unité et notre foi » (4).
Il confirme cependant que bon nombre de pasteurs reçoivent des menaces téléphoniques régulières. Quant à Binod Gurung, président de la Nepal Catholic Society, il considère que, « plus que jamais, depuis l’attentat à la bombe, [les chrétiens] doivent être vigilants et ne pas prendre ces menaces à la légère ».
Dans leurs allocutions lors de la manifestation, tous les responsables chrétiens, aussi bien catholiques que protestants, ont demandé au gouvernement d’assurer la sécurité des églises et des fidèles, de verser un dédommagement aux familles des victimes de la bombe et de prendre des mesures contre les instigateurs de l’attentat.
Rabindra Khanal, hindou, professeur à l’Université, a déclaré avoir participé à la marche parce qu’il croyait au droit de chaque citoyen à bénéficier de la liberté de religion: « Si ce n’est pas possible, il n’y a pas de raison d’appeler notre pays ‘République démocratique fédérale du Népal’ », a-t-il souligné.
(1) Voir EDA 508
(2) Ucanews, 2 juin 2009.
(3) Ucanews, 1er juin 2009.
(4) Dans les années 1960, le roi Mahendra avait instauré le système sans partis des panchayats (conseils), affermissant ainsi le pouvoir absolu d’une monarchie et d’une religion d’Etat hindoues. En 1991, sous son fils Birendra, une certaine liberté de culte a été autorisée, à la condition que les Eglises ne fassent aucun prosélytisme. Mais ce n’est qu’en 2006, avec l’établissement d’un Etat laïque, que le droit à la liberté de religion a été officiellement reconnu. L’Eglise catholique au Népal regroupe aujourd’hui quelque 8 000 catholiques (sur environ 1,5 million de chrétiens), dans un pays hindou à plus de 80 %.
(Source: Eglises d'Asie, 3 juin 2009)
Malgré les fortes pluies de la mousson, les participants, comprenant un grand nombre de protestants (au nombre de 4 000 environ), de catholiques (plus de 3 000, venus des trois paroisses de Katmandou) ainsi que des hindous et des musulmans, ont rallié le cœur de la capitale en une « Marche de la paix et de la non-violence, contre le meurtre, la violence et le terrorisme ». Evangéline Rai, de l’Eglise pentecôtiste, déclare avoir voulu protester contre « l’acte haineux » perpétré contre les catholiques. Elle ajoute: « Notre Eglise pourrait être la prochaine victime. C’est une attaque contre l’ensemble de la communauté chrétienne du Népal. »
Mgr Anthony Sharma, vicaire apostolique de l’Eglise catholique au Népal, présent lors de la manifestation, a souligné que « la communauté catholique au Népal [avait] toujours été au service des pauvres et des nécessiteux, et [qu’] il n’y avait aucune raison de viser l’Eglise. Les lieux de culte devraient toujours être respectés et jamais attaqués » (2).
Comme les premiers indices trouvés sur les lieux du drame le laissaient supposer, le groupuscule hindouiste, l’Armée de Défense du Népal (Nepal Defence Army, NDA), a confirmé le 29 mai sa responsabilité dans l’attentat, par une déclaration menaçante: « Nous voulons que le million de chrétiens quitte le pays, sinon nous mettrons un million de bombes dans toutes les maisons où vivent les chrétiens et nous les ferons exploser. »
En 2008, le même NDA avait revendiqué l’assassinat du P. John Prakash Moyalan, prêtre catholique, ainsi qu’un attentat à la bombe qui avait fait deux morts dans une mosquée. D’autres attentats lui ont été imputés depuis que ce groupe s’est fait connaître peu après la transformation, en 2006, du dernier royaume hindou de la planète en une république laïque. Connu pour recruter ses membres parmi d’anciens soldats de la monarchie, d’anciens policiers et des victimes de la guérilla maoïste, le NDA demande la restauration d’un Etat hindou et le départ des humanitaires étrangers et des membres des autres religions au Népal (3).
L’un des organisateurs de la marche pour la paix, le Rév. Isu Jung Karki, affirme: « Ce type de menaces n’affectera en aucune façon notre mission au Népal. Nous avons traversé des temps très difficiles pendant les Panchayati days et nous n’avons pas arrêté pour autant de travailler pour Dieu (…).Cette marche montre que de telles attaques contre les chrétiens ne nous effrayent pas mais renforcent davantage notre unité et notre foi » (4).
Il confirme cependant que bon nombre de pasteurs reçoivent des menaces téléphoniques régulières. Quant à Binod Gurung, président de la Nepal Catholic Society, il considère que, « plus que jamais, depuis l’attentat à la bombe, [les chrétiens] doivent être vigilants et ne pas prendre ces menaces à la légère ».
Dans leurs allocutions lors de la manifestation, tous les responsables chrétiens, aussi bien catholiques que protestants, ont demandé au gouvernement d’assurer la sécurité des églises et des fidèles, de verser un dédommagement aux familles des victimes de la bombe et de prendre des mesures contre les instigateurs de l’attentat.
Rabindra Khanal, hindou, professeur à l’Université, a déclaré avoir participé à la marche parce qu’il croyait au droit de chaque citoyen à bénéficier de la liberté de religion: « Si ce n’est pas possible, il n’y a pas de raison d’appeler notre pays ‘République démocratique fédérale du Népal’ », a-t-il souligné.
(1) Voir EDA 508
(2) Ucanews, 2 juin 2009.
(3) Ucanews, 1er juin 2009.
(4) Dans les années 1960, le roi Mahendra avait instauré le système sans partis des panchayats (conseils), affermissant ainsi le pouvoir absolu d’une monarchie et d’une religion d’Etat hindoues. En 1991, sous son fils Birendra, une certaine liberté de culte a été autorisée, à la condition que les Eglises ne fassent aucun prosélytisme. Mais ce n’est qu’en 2006, avec l’établissement d’un Etat laïque, que le droit à la liberté de religion a été officiellement reconnu. L’Eglise catholique au Népal regroupe aujourd’hui quelque 8 000 catholiques (sur environ 1,5 million de chrétiens), dans un pays hindou à plus de 80 %.
(Source: Eglises d'Asie, 3 juin 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thư mục vụ của Giám mục giáo phận Kontum
+GM Micae Hoàng Đức Oanh
05:18 03/06/2009
Số 56/VT/‘09/Tgmkt
Tulsa, Oklahoma, USA, ngày 31 tháng 5 năm 2009
Kính gởi
Quý Cha và Cộng Đồng dân Chúa Giáo Phận Kontum.
Anh chị em thân mến,
Nguyện xin ân sủng và bình an của Chúa Kitô Phục Sinh ở cùng anh chị em luôn mãi. Nhờ hồng ân Chúa thương ban, sức khỏe của tôi nay đã khá nhiều. Xin chân thành cám ơn anh chị em luôn nhớ cầu nguyện cho. Hy vọng trung tuần tháng 6, tôi có thể rời Hoa Kỳ đi tham dự Ad Limina ở Roma. Tôi sẽ chuyển lên Đức Thánh Cha những tâm tình biết ơn và lòng thảo kính của cả Giáo Phận và xin Ngài chúc phúc cho tất cả chúng ta. Để đáp trả tình thương và sự quan tâm của Vị Cha Chung khả kính, chúng ta quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh truyền giáo trong Giáo Phận và xa hơn nữa, nếu điều kiện cho phép, như là những món quà dâng lên Ngài.
1. Chuẩn bị mừng Năm Thánh 2010.
Anh chị em thân mến,
Đức Thánh Cha đã chấp thuận cho Giáo Hội Việt Nam mở Năm Thánh mừng 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam (1960-2010). Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã gửi toàn thể cộng đồng dân Chúa một bức tâm thư kêu gọi mọi thành viên tích cực tham gia chuẩn bị Năm Thánh và dành trọn các đóng góp Ngày lễ Chúa Ba Ngôi, ngày 07.06.2009 sắp tới, để có điều kiện Tổ chức Năm Thánh tốt đẹp.
Năm Thánh 2010 là một dịp để cùng nhau dâng lời cảm tạ tôn vinh Chúa cùng nhìn lại quãng đường đã đi qua và xin Chúa Thánh Thần soi sáng để biết phải làm gì và làm sao xứng danh những người môn đệ được sai vào trần gian này.
Nhìn lại hơn 400 năm truyền giáo (1533-1960), Giáo Hội Việt Nam mới có được hơn 6 triệu kể cả con số gần 500.000 giáo dân đang sống rải rác khắp Năm Châu như những nhà thừa sai được Chúa Thánh Thần đẩy đi sau biến cố 1975. Giáo Phận Tây Nguyên cũng mới có hơn 500.000 giáo dân - kể cả số giáo dân nay thuộc Giáo Phận Ban Mê Thuột và Attôpư - sau 162 năm truyền giáo. Xem ra những con số này khá khiêm tốn so với công sức bỏ ra và ơn Chúa trao ban. Nguyên chuyện mãi đến 1960, Giáo Hội Việt Nam mới được công nhận là một Giáo Hội trưởng thành. Nhưng trong thực tế, tới hôm nay, đa phần chúng ta vẫn còn phải cậy nhờ sự giúp đỡ của Mẹ Hội Thánh và của các Giáo Hội anh em Phương Tây hay Á Châu thay vì chúng ta phải giúp đỡ các Giáo Hội non trẻ khác. Đâu là những nguyên nhân thuận hay nghịch của con đường phát triển truyền giáo này? Nếu biến cố 70 đã đẩy các Tông Đồ và Giáo Hội sơ khai ra đi mang hạt giống Tin Mừng gieo vãi khắp Đế Quốc Roma, thì phải chăng Chúa cũng đã dùng biến cố 1954 và 1975 đẩy Giáo Hội Việt Nam lên đường truyền giáo? “Chúa thực là Chủ lịch sử” .
Trong thư mục vụ, trước khi lên đường đi Hoa Kỳ chữa bệnh, tôi đã có dịp đề nghị một số việc làm cụ thể theo hướng tuyền giáo. Hôm nay chúng ta có thể tiếp tục khai triển theo hướng “Tất cả cho việc truyền giáo!”.
2. Sứ mạng đến với muôn dân ( Ad Gentes)
Anh Chị em thân mến!
Vâng, “Tất cả cho việc truyền giáo” bằng không mọi người chúng ta phải thú nhận như Thánh Phaolô “Khốn thân tôi nếu tôi không loan báo Tin Mừng” (1Cr 9,16). Vậy chúng ta có thể làm gì tích cực và hữu hiệu để Chuẩn bị mừng Năm Thánh 2010 sắp tới.
2.1. Hãy cầu nguyện.
Chuẩn bị mừng Năm Thánh 2010 bằng lời cầu nguyện. Chúa đã dạy “Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt.18,20). Không có Chúa, chúng ta chẳng làm nên công trạng gì (x.Ga 15,5). Hãy cầu nguyện. Cầu nguyện riêng; cầu nguyện chung; cầu nguyện khắp nơi; cầu nguyện dưới mọi hình thức. Cầu nguyện cho Năm Thánh 2010 được diễn tiến tốt đẹp, sốt sắng và đưa Giáo Hội Việt Nam mạnh bước trên con đường truyền giáo. Kinh cầu cho công việc truyền giáo cả Giáo Phận vẫn đọc sẽ nhắc nhớ chúng ta biết phải làm gì và làm thế nào cho thật tốt.
2.2. Hãy canh tân đời sống đạo.
Chuẩn bị mừng Năm Thánh 2010 bằng đời sống đạo, đời sống yêu thương phục vụ, đời sống hài hòa thống nhất giữa lời nói và việc làm. Xã hội “cần chứng nhân hơn lời giảng”. Đúng thế “Lời nói gió bay, gương lành lôi cuốn” . Chung quanh chúng ta hiện có rất nhiều cá nhân, nhiều gia đình sống đạo lành thánh. Họ là những tấm gương sống đạo, những bông hoa thơm ngát trong vườn hoa Giáo Hội. Họ chính là những tấm gương truyền giáo xuất sắc.
2.3. "Tất Cả Cho Truyền Giáo”
Chuẩn bị mừng Năm Thánh 2010 bằng thi hành lệnh Chúa truyền: “Anh em hãy ra đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân” (Mt 28,19). Chúng ta đã chấp hành lệnh truyền này như thế nào? Điều đáng suy nghĩ: chính những lúc gặp khó khăn, bị bó chân bó tay, lại là lúc Chúa ra tay bênh chữa con cái và gieo vãi Tin Mừng. Như thời gian mấy chục năm qua, nhiều nơi cơ sở vật chất hầu như mất hết, đoàn chiên phải sống chế độ 5 không: không nhà thờ, không linh mục, không bí tích, không quy tụ cộng đoàn, không lời giảng dạy, thế mà Giáo Hội Chúa vẫn phát triển! “Chúa thực là Chủ lịch sử”.
Hiện có một nan giải: Mục vụ thì tràn ngập, truyền giáo thì mênh mông, đâu là giải pháp tốt nhất? Thiết nghĩ như một đội banh muốn giữ vững khung thành và bảo vệ chiến thắng, họ cần “đá trái banh về phía đối phương” để kéo giãn đội hình và giảm áp lực bị tấn công, chúng ta cũng chỉ có một cách – nhìn dưới con mắt phàm trần – là dùng truyền giáo giải tỏa áp lực mục vụ, là chấp nhận hy sinh công việc xây dựng đồ xộ tốn phí để dồn công sức chăm lo đào tạo nhân sự đáp ứng cho cánh đồng truyền giáo mênh mông. Tinh Thần truyền giáo này chi phối tất cả đời sống chúng ta, đời sống giáo phận.
Nhưng, làm sao chúng ta có thể cho người khác Tin Mừng của Chúa một khi chính chúng ta không có Lời Chúa, không sống theo Lời Chúa? Vì thế, cần khai triển rộng rãi “Người người Tân Ước, nhà nhà Kinh Thánh” , để ai nấy đều có cơ hội tiếp cận với chính Lời Chúa, với chính Chúa, hầu có thể giới thiệu Ngài cho muôn dân.
3. Đẩy mạnh “Gia Đình Phanxicô” trong Giáo Phận & “Gia Đình Ơn Gọi” trong Giáo Xứ.
Anh chị em thân mến,
Trong Thư gửi giáo đoàn Roma 10,14-15, Thánh Phaolô, Vị Tông Đồ dân ngoại, đã viết: “Thế nhưng, làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe nếu không có ai rao giảng? Làm sao mà rao giảng nếu không được sai đi? Như có lời chép “đẹp thay bước chân những sứ giả loan báo Tin Mừng” . Vâng, mọi người đều được mời gọi truyền giáo. Giáo phận đang cần nhiều nhà truyền giáo. “Gia đình Phanxicô” trong giáo phận và “Các gia đình ơn gọi” tại các giáo xứ là hai tổ chức quan trọng cần được quan tâm đặc biệt, để ngày càng có thêm nhiều nhà truyền giáo đáp ứng nhu cầu mênh mông của cánh đồng truyền giáo Tây Nguyên. Xin anh chị em hăng say tích cực tham gia 2 tổ chức này.
Hiệp thông cùng anh chị em trong tâm tình tôn vinh và tạ ơn Thiên Chúa giàu lòng thương xót để cùng hăng say, tiếp tục công cuộc loan báo Tin Mừng mọi nơi mọi lúc, dưới mọi hình thức theo điều kiện cụ thể của mỗi người cũng như của mỗi cộng đoàn. Nhân dịp kỷ niệm Năm Thánh 2010 sắp tới, noi gương các Tông Đồ xưa quy tụ bên Mẹ Maria, chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa Thánh Thần thổi bùng ngọn lửa truyền giáo nơi tâm hồn mỗi thành viên trong Giáo phận chúng ta.
Hiệp thông,
Giám Mục Giáo Phận Kontum
Mười năm hình thành và phát triển Legio Mariae giáo phận Vinh
Dũng Lạc Anh Văn
18:51 03/06/2009
VINH - Sáng ngày 02 tháng 6 năm 2009 tại trung tâm hành hương thánh Antôn (Trại Gáo). Comitium Vinh gồm có: Legio giáo phận Vinh, giáo phận Thanh Hoá, 3 giáo phận Lào Viengchan Pakse và Thakhet, long trọng mừng kỷ niệm mười năm thành lập và phát triển.
Mặc dầu giữa mùa hè, cái nóng của miền trung thật gay gắt, nhưng ngay từ sáng sớm chúng tôi đã thấy từng đoàn xe mang biển số Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Sài gòn, Lào, và đông nhất là Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Bình, nối đuôi nhau chạy thẳng về Linh Địa Thánh Antôn, tạo một bầu không khí náo nhiệt. Mọi người tay bắt mặt mừng với những nụ cười tươi nở trên môi, dường như trút được nỗi mệt nhọc sau một chuyến hành trình dài. Đây là dịp thuận tiện để các thành viên nhìn lại con đường mình đã đi qua và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm.
Đúng 9 giờ các hội viên đã tề tựu đầy đủ trong hội trường rộng rãi thoáng mát của linh địa.
- Cha linh giám Comitium Vinh đã công bố buổi họp mặt.
- Anh trưởng Comitium Vinh Giuse Hoàng Trung Thông đọc lời chào mừng sự hiện diện của các cha Linh giám trong ngoài giáo phận, các đại biểu Senatus Sàigòn và các Comitium Hà Nội, Huế, Hải phòng, Thanh hoá, Đà Nẵng và các vị quan khách.
- Một phút để tưởng niệm những hội viên Legio đã qua đời.
- Chị phó Têrêxa Dương Thị Duệ phác thảo qua cuộc hành trình 10 năm về sự cộng tác đắc lực của các đơn vị trực thuộc Comitium Vinh.
- Ý kiến chia sẻ của các hội viên, đặc biệt của các Curia vùng sâu vùng xa.
- Chia sẻ kinh nghiệm công tác và công việc truyền bá Tin Mừng.
- Bài đúc kết của cha linh giám Comitum và định hướng cho tương lai.
Đúng 11 giờ bữa tiệc thân mật được khai mạc trong hoan trường rộng rãi của trung tâm hành hương.
12 giờ nghỉ trưa và cầu nguyện riêng.
Đúng 1 giờ hiệu kỳ đã được treo lên khắp cả quảng trường rợp một màu xanh hy vọng.
Đúng 2 giờ đôi kèn của giáo xứ Cầu Rầm thúc lên những bài ca vào trận. “Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông…”.
Thánh lễ đồng tế, cha Linh giám Raphael chủ tế cùng với 20 linh mục đồng tế. Cùng hiệp thông trong thánh lễ tạ ơn hôm nay gồm có các nam nữ tu sĩ và hơn 2500 hội viên đến từ 371 đơn vị trong và ngoài giáo phận. Ngoài ra còn có các đoàn đại diện khách mời đến từ phương nam như TP. HCM, Bà Rịa. Khách phương bắc đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Hoá, Bùi Chu, Phát Diệm và Thanh Hóa…
Hội Legio Mariae là một đoàn thể giáo dân, được Giáo hội phê chuẩn và đặt dưới quyền chỉ huy của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Hội đã trở thành đạo quân hùng mạnh để phục vụ Giáo hội trong chiến cuộc giao tranh với thế lực gian tà và tội ác. Hội được thành lập ngày 7 tháng 9 năm 1921 tại thành Dublin nước Ái Nhĩ Lan. Đạo quân này đến nay đã có mặt trên 172 quốc gia và đang bành trướng rất mạnh trên khắp toàn thế giới, đặc biệt là tại các nước Đông Nam Á và thế giới thứ ba. Hệ thống quản trị trung ương (Concilium Legionis) của Hội có trụ sở chính đặt tại nước Ái Nhĩ Lan. Mục đích của Hội là làm vinh danh Thiên Chúa, rao giảng Tin Mừng và cứu rỗi các linh hồn qua việc thánh hoá hội viên, bằng sự cầu nguyện và tích cực cộng tác vào công cuộc hành động của Đức Maria và của Hội Thánh. Hội giúp Giáo hội trong mọi lãnh vực và hoàn cảnh, nhằm phá tan mọi thế lực gian tà và tội ác để đem lại vinh quang cho Thiên Chúa và mưu ích cho các linh hồn. Ngoài ra Hội còn thực hiện công tác tông đồ giáo dân dưới nhiều hình thức khác nhau qua sự hướng dẫn của linh mục quản xứ, nơi đơn vị Legio thành lập. Sống theo tinh thần của Đức Maria là phương châm hành động của Hội, đặc biệt là bắt chước trong Đức tin, Đức ái và Đức khiêm nhường của Mẹ. Truyền bá và cố võ việc sùng kính Đức Mẹ và lần chuỗi Mân Côi, để qua Mẹ mà đến với Chúa Giêsu.
Legio Mariae giáo phận Vinh
Legio Mariae của giáo phận Vinh được thành lập tại nhà nguyện giáo họ Ân Hậu, giáo xứ Làng Anh, giáo hạt Cửa Lò ngày 19 tháng 4 năm 1999. Khởi đầu chỉ với 11 hội viên, với sự cho phép và quan tâm giúp đỡ của cha Phêrô Nguyễn Sĩ Nho - vị linh giám tiên khởi - qua sự dẫn dắt của Curia Xuân Sơn, thuộc Comitium Bà Rịa giáo phận Xuân Lộc. Trong những năm tháng khởi đầu, Hội đã phải vượt qua biết bao gian nan thử thách từ nhiều phía, tưởng chừng như không thể đứng vững và phát triển được. Sự chống đối và cấm đoán của phe phái, sự nghi kỵ và dèm pha của những người thiếu thiện chí, sự thiếu thốn về tinh thần cũng như vật chất. Nhưng nhờ sự quan phòng của Thiên Chúa, Sự nâng đỡ của Mẹ Maria, Sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, và sự đồng hành của các cha linh giám mà Legio Vinh được phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay.
Năm 2004, Đức giám mục Giáo phận cho phép thành lập Comitium giáo phận Vinh. Đây là một hồng ân lớn, một biến cố trọng đại cho anh chị em Legio giáo phận nhà và cũng là niềm vui lớn cho Legio trên toàn thế giới. Cũng chính từ biến cố thiêng liêng này, đức cha Phêrô Maria Cao Đình Thuyên đã bổ nhiệm cha Raphael Trần Xuân Nhàn làm Linh giám của Comitium. Nhờ sự tận tâm và nhiệt tình đồng hành của cha Raphael và sự hỗ trợ của Senatus, đến năm 2005 Legio giáo phận Vinh đã vươn tới Thanh Hoá, và thành lập đơn vị mới tại giáo xứ Ba Làng.
Đến năm 2008, Cha Linh giám Raphael đã làm một bước đột phá mới là thành lập đơn vị thứ hai tại nước bạn Lào qua sự hỗ trợ của xơ Maciel Huệ. Hạt giống được gieo vãi nơi mảnh đất thân thương Lào đã nẩy mần và đang phát triển rất mạnh, hứa hẹn một vụ mùa bội thu lớn.
Trong bài giảng lễ, cha Linh giám đã nêu cao tinh thần đoàn kết yêu thương của hội. Sự đoàn kết này được thể hiện rõ nét trên khuôn mặt vui tươi, cởi mở, tôn trọng và phục vụ nhiệt tình của các hội viên. Đặc biệt có nhiều thành viên chưa bao giờ biết mặt nhau, nhưng khi gặp nhau đã tay bắt mặt mừng và chia sẻ với nhau về công tác tông đồ như những người chiến sĩ bao năm trường xa cách nay được gặp lại nhau. Họ đã nhanh chóng đón nhận anh chị em của mình chân tình và trao đổi với nhau một cách cởi mở yêu thương. Phần hai của bài giảng, cha Linh giám đã làm nổi bật đức tính khiêm nhường và vâng phục của Mẹ Maria mà Hội đã chọn làm Nư Tướng. Một đức tính luôn luôn sẵn sàng thưa vâng với Chúa trong mọi hoàn cảnh để dấn thân phục vụ anh chị em đồng loại và cứu rỗi các linh hồn. Cũng giống như Mẹ Maria đã không ngần ngại thưa vâng với Chúa để cộng tác với Ngài trong công trình cứu chuộc nhân loại, mỗi thành viên của Hội Legio cũng luôn luôn sẵn sàng thưa vâng như Mẹ để dấn thân phục vụ Nước Chúa bất chấp mọi khó khăn gian khổ. Làm cho Chúa được vinh danh và cứu rỗi các linh hồn là tinh thần phục vụ của Hội.
Vậy đó, mười năm thắm thoát đã trôi qua với biết bao gian lao và ân sủng, thăng trầm và biến đổi. Chỉ với con số 11 khiêm tốn lúc ban đầu, nay giáo phận Vinh đã có trên 5029 hội viên hoạt động, 2849 hội viên tán trợ và 1058 hội viên thiếu nhi. Đặc biệt trong năm vừa qua Hội đã giúp 130 người lãnh nhận Bí tích thêm sức, gỡ rối và hợp thức hoá 14 đôi hôn phối, giúp rửa tội 20 trẻ em và 87 người lớn, hòa giải 96 gia đình bất hòa, giúp 194 em xưng tội rước lễ lần đầu và đưa 253 người trở về giao hoà với Thiên Chúa trong mùa phục sinh.
Có được những thành qủa tốt đẹp như thế là nhờ sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các Đức cha giáo phận, các cha linh giám, các anh chị phụ trách và các hội viên. Dịp mừng kỷ niệm mười năm thành lập và phát triển này quả là một dịp thuận tiện để hội nhìn nhận lại mình và tìm cách vươn cao lên nữa hầu làm cho Danh Chúa ngày càng vinh hiển. Mặc dầu trời nắng nóng và oi bức nhưng thánh lễ đã diễn ra trong bầu không khí trang trọng, sốt sắng và thành công tốt đẹp.
Mặc dầu giữa mùa hè, cái nóng của miền trung thật gay gắt, nhưng ngay từ sáng sớm chúng tôi đã thấy từng đoàn xe mang biển số Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Sài gòn, Lào, và đông nhất là Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Bình, nối đuôi nhau chạy thẳng về Linh Địa Thánh Antôn, tạo một bầu không khí náo nhiệt. Mọi người tay bắt mặt mừng với những nụ cười tươi nở trên môi, dường như trút được nỗi mệt nhọc sau một chuyến hành trình dài. Đây là dịp thuận tiện để các thành viên nhìn lại con đường mình đã đi qua và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm.
Đúng 9 giờ các hội viên đã tề tựu đầy đủ trong hội trường rộng rãi thoáng mát của linh địa.
- Cha linh giám Comitium Vinh đã công bố buổi họp mặt.
- Anh trưởng Comitium Vinh Giuse Hoàng Trung Thông đọc lời chào mừng sự hiện diện của các cha Linh giám trong ngoài giáo phận, các đại biểu Senatus Sàigòn và các Comitium Hà Nội, Huế, Hải phòng, Thanh hoá, Đà Nẵng và các vị quan khách.
- Một phút để tưởng niệm những hội viên Legio đã qua đời.
- Chị phó Têrêxa Dương Thị Duệ phác thảo qua cuộc hành trình 10 năm về sự cộng tác đắc lực của các đơn vị trực thuộc Comitium Vinh.
- Ý kiến chia sẻ của các hội viên, đặc biệt của các Curia vùng sâu vùng xa.
- Chia sẻ kinh nghiệm công tác và công việc truyền bá Tin Mừng.
- Bài đúc kết của cha linh giám Comitum và định hướng cho tương lai.
Đúng 11 giờ bữa tiệc thân mật được khai mạc trong hoan trường rộng rãi của trung tâm hành hương.
12 giờ nghỉ trưa và cầu nguyện riêng.
Đúng 1 giờ hiệu kỳ đã được treo lên khắp cả quảng trường rợp một màu xanh hy vọng.
Đúng 2 giờ đôi kèn của giáo xứ Cầu Rầm thúc lên những bài ca vào trận. “Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông…”.
Thánh lễ đồng tế, cha Linh giám Raphael chủ tế cùng với 20 linh mục đồng tế. Cùng hiệp thông trong thánh lễ tạ ơn hôm nay gồm có các nam nữ tu sĩ và hơn 2500 hội viên đến từ 371 đơn vị trong và ngoài giáo phận. Ngoài ra còn có các đoàn đại diện khách mời đến từ phương nam như TP. HCM, Bà Rịa. Khách phương bắc đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Hoá, Bùi Chu, Phát Diệm và Thanh Hóa…
Hội Legio Mariae là một đoàn thể giáo dân, được Giáo hội phê chuẩn và đặt dưới quyền chỉ huy của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Hội đã trở thành đạo quân hùng mạnh để phục vụ Giáo hội trong chiến cuộc giao tranh với thế lực gian tà và tội ác. Hội được thành lập ngày 7 tháng 9 năm 1921 tại thành Dublin nước Ái Nhĩ Lan. Đạo quân này đến nay đã có mặt trên 172 quốc gia và đang bành trướng rất mạnh trên khắp toàn thế giới, đặc biệt là tại các nước Đông Nam Á và thế giới thứ ba. Hệ thống quản trị trung ương (Concilium Legionis) của Hội có trụ sở chính đặt tại nước Ái Nhĩ Lan. Mục đích của Hội là làm vinh danh Thiên Chúa, rao giảng Tin Mừng và cứu rỗi các linh hồn qua việc thánh hoá hội viên, bằng sự cầu nguyện và tích cực cộng tác vào công cuộc hành động của Đức Maria và của Hội Thánh. Hội giúp Giáo hội trong mọi lãnh vực và hoàn cảnh, nhằm phá tan mọi thế lực gian tà và tội ác để đem lại vinh quang cho Thiên Chúa và mưu ích cho các linh hồn. Ngoài ra Hội còn thực hiện công tác tông đồ giáo dân dưới nhiều hình thức khác nhau qua sự hướng dẫn của linh mục quản xứ, nơi đơn vị Legio thành lập. Sống theo tinh thần của Đức Maria là phương châm hành động của Hội, đặc biệt là bắt chước trong Đức tin, Đức ái và Đức khiêm nhường của Mẹ. Truyền bá và cố võ việc sùng kính Đức Mẹ và lần chuỗi Mân Côi, để qua Mẹ mà đến với Chúa Giêsu.
Legio Mariae giáo phận Vinh
Legio Mariae của giáo phận Vinh được thành lập tại nhà nguyện giáo họ Ân Hậu, giáo xứ Làng Anh, giáo hạt Cửa Lò ngày 19 tháng 4 năm 1999. Khởi đầu chỉ với 11 hội viên, với sự cho phép và quan tâm giúp đỡ của cha Phêrô Nguyễn Sĩ Nho - vị linh giám tiên khởi - qua sự dẫn dắt của Curia Xuân Sơn, thuộc Comitium Bà Rịa giáo phận Xuân Lộc. Trong những năm tháng khởi đầu, Hội đã phải vượt qua biết bao gian nan thử thách từ nhiều phía, tưởng chừng như không thể đứng vững và phát triển được. Sự chống đối và cấm đoán của phe phái, sự nghi kỵ và dèm pha của những người thiếu thiện chí, sự thiếu thốn về tinh thần cũng như vật chất. Nhưng nhờ sự quan phòng của Thiên Chúa, Sự nâng đỡ của Mẹ Maria, Sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, và sự đồng hành của các cha linh giám mà Legio Vinh được phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay.
Năm 2004, Đức giám mục Giáo phận cho phép thành lập Comitium giáo phận Vinh. Đây là một hồng ân lớn, một biến cố trọng đại cho anh chị em Legio giáo phận nhà và cũng là niềm vui lớn cho Legio trên toàn thế giới. Cũng chính từ biến cố thiêng liêng này, đức cha Phêrô Maria Cao Đình Thuyên đã bổ nhiệm cha Raphael Trần Xuân Nhàn làm Linh giám của Comitium. Nhờ sự tận tâm và nhiệt tình đồng hành của cha Raphael và sự hỗ trợ của Senatus, đến năm 2005 Legio giáo phận Vinh đã vươn tới Thanh Hoá, và thành lập đơn vị mới tại giáo xứ Ba Làng.
Đến năm 2008, Cha Linh giám Raphael đã làm một bước đột phá mới là thành lập đơn vị thứ hai tại nước bạn Lào qua sự hỗ trợ của xơ Maciel Huệ. Hạt giống được gieo vãi nơi mảnh đất thân thương Lào đã nẩy mần và đang phát triển rất mạnh, hứa hẹn một vụ mùa bội thu lớn.
Trong bài giảng lễ, cha Linh giám đã nêu cao tinh thần đoàn kết yêu thương của hội. Sự đoàn kết này được thể hiện rõ nét trên khuôn mặt vui tươi, cởi mở, tôn trọng và phục vụ nhiệt tình của các hội viên. Đặc biệt có nhiều thành viên chưa bao giờ biết mặt nhau, nhưng khi gặp nhau đã tay bắt mặt mừng và chia sẻ với nhau về công tác tông đồ như những người chiến sĩ bao năm trường xa cách nay được gặp lại nhau. Họ đã nhanh chóng đón nhận anh chị em của mình chân tình và trao đổi với nhau một cách cởi mở yêu thương. Phần hai của bài giảng, cha Linh giám đã làm nổi bật đức tính khiêm nhường và vâng phục của Mẹ Maria mà Hội đã chọn làm Nư Tướng. Một đức tính luôn luôn sẵn sàng thưa vâng với Chúa trong mọi hoàn cảnh để dấn thân phục vụ anh chị em đồng loại và cứu rỗi các linh hồn. Cũng giống như Mẹ Maria đã không ngần ngại thưa vâng với Chúa để cộng tác với Ngài trong công trình cứu chuộc nhân loại, mỗi thành viên của Hội Legio cũng luôn luôn sẵn sàng thưa vâng như Mẹ để dấn thân phục vụ Nước Chúa bất chấp mọi khó khăn gian khổ. Làm cho Chúa được vinh danh và cứu rỗi các linh hồn là tinh thần phục vụ của Hội.
Vậy đó, mười năm thắm thoát đã trôi qua với biết bao gian lao và ân sủng, thăng trầm và biến đổi. Chỉ với con số 11 khiêm tốn lúc ban đầu, nay giáo phận Vinh đã có trên 5029 hội viên hoạt động, 2849 hội viên tán trợ và 1058 hội viên thiếu nhi. Đặc biệt trong năm vừa qua Hội đã giúp 130 người lãnh nhận Bí tích thêm sức, gỡ rối và hợp thức hoá 14 đôi hôn phối, giúp rửa tội 20 trẻ em và 87 người lớn, hòa giải 96 gia đình bất hòa, giúp 194 em xưng tội rước lễ lần đầu và đưa 253 người trở về giao hoà với Thiên Chúa trong mùa phục sinh.
Có được những thành qủa tốt đẹp như thế là nhờ sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các Đức cha giáo phận, các cha linh giám, các anh chị phụ trách và các hội viên. Dịp mừng kỷ niệm mười năm thành lập và phát triển này quả là một dịp thuận tiện để hội nhìn nhận lại mình và tìm cách vươn cao lên nữa hầu làm cho Danh Chúa ngày càng vinh hiển. Mặc dầu trời nắng nóng và oi bức nhưng thánh lễ đã diễn ra trong bầu không khí trang trọng, sốt sắng và thành công tốt đẹp.
Giáo phận Bà Rịa sẽ có thêm 6 tân Linh mục
Peter Nguyễn Minh Trung
18:56 03/06/2009
BÀ RỊA - Trước khi lên đường sang Rome "ad limina", viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, triều yết Đức Giáo Hoàng và các Thánh Bộ tại Giáo Triều cùng với 30 vị Giám mục Việt Nam khác vào trung tuần tháng 6 này (20-06-2009), Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm - Giám mục giáo phận Bà Rịa sẽ phong chức Linh mục cho 6 Phó tế thuộc giáo phận Bà Rịa vào lúc 8h30 ngày 11-06-2009 tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, thành phố Vũng Tàu. Danh sách các vị tân phó tế được phong chức gồm có:
1/ Giuse Vũ Minh Đạo
2/ Giuse Nguyễn Công Luận
3/ Giuse Vũ Đức Thịnh
4/ Antôn Nguyễn Văn Thuần
5/ Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tín
6/ Giuse Trần Đình Túc
Xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho 6 vị Tân chức trong thiên chức Linh mục sắp lãnh nhận, cầu nguyện cho Giáo phận Bà Rịa - Giáo phận non trẻ nhất Việt Nam.
Tưởng cũng nên nhắc lại, với Tự sắc Ad Aptius Consulendum được Đức Thánh Cha Benedict XVI ký ngày 22 tháng 11 năm 2005 tại Vatican, lệnh truyền tách hẳn địa giới hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khỏi giáo phận Xuân Lộc và trở thành giáo phận mới Bà Rịa, giáo phận thứ 26 của Giáo hội Việt Nam, đồng thời bổ nhiệm Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm làm Giám mục tiên khởi của giáo phận Bà Rịa. Lễ công bố Tự sắc và bổ nhiệm Giám mục chánh tòa tiên khởi diễn ra ngày 05-12-2005.
1/ Giuse Vũ Minh Đạo
2/ Giuse Nguyễn Công Luận
3/ Giuse Vũ Đức Thịnh
4/ Antôn Nguyễn Văn Thuần
5/ Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tín
6/ Giuse Trần Đình Túc
Xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho 6 vị Tân chức trong thiên chức Linh mục sắp lãnh nhận, cầu nguyện cho Giáo phận Bà Rịa - Giáo phận non trẻ nhất Việt Nam.
Tưởng cũng nên nhắc lại, với Tự sắc Ad Aptius Consulendum được Đức Thánh Cha Benedict XVI ký ngày 22 tháng 11 năm 2005 tại Vatican, lệnh truyền tách hẳn địa giới hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khỏi giáo phận Xuân Lộc và trở thành giáo phận mới Bà Rịa, giáo phận thứ 26 của Giáo hội Việt Nam, đồng thời bổ nhiệm Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm làm Giám mục tiên khởi của giáo phận Bà Rịa. Lễ công bố Tự sắc và bổ nhiệm Giám mục chánh tòa tiên khởi diễn ra ngày 05-12-2005.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lễ giỗ 100 ngày cố Hồng Y Phạm Đình Tụng: một Trái Tim không ngủ yên
Giuse Trần Ngọc Huấn
03:27 03/06/2009
THÁNH LỄ GIỖ 100 NGÀY ĐỨC CỐ HỒNG Y PHAOLÔ GIUSE PHẠM ĐÌNH TỤNG
TGP HÀ NỘI - 18 giờ chiều ngày 2 tháng 6 năm 2009, tại Nhà thờ Chính Toà Hà Nội đã diễn ra một Thánh lễ đặc biệt long trọng cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, nhân kỷ niệm 100 ngày ngài được gọi về Nhà Cha trên trời.
Xem hình ảnh
Thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự. Cùng đồng tế với ngài là Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục Lạng Sơn, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục phụ tá TGP Sài Gòn. Khoảng 200 linh mục của giáo tỉnh Hà Nội đang tham dự đợt I của tuần thường huấn linh mục cũng đã đồng tế trong Thánh lễ này.
Một bầu khí vừa trang trọng, sốt sắng nhưng cũng đầy xúc động lan toả khắp không gian và trong lòng mỗi người tham dự Thánh lễ. Hôm nay kỷ niệm đúng 100 ngày, vị Cha Chung khả kính của Tổng Giáo phận Hà Nội, cây đại thụ của giáo hội Việt Nam đã rời bỏ cuộc sống dương thế để theo tiếng gọi về nhà Cha trên trời.
Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình TụngTụng sinh ngày 20-5-1919 tại Cầu Mễ, Yên Mô, Ninh Bình, thụ phong Linh mục cách đây 60 năm, ngày 6-6-1949, làm chánh xứ Hàm Long Hà Nội và Giám đốc chủng viện Gioan. Năm 1963, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Bắc Ninh. 31 năm sau đó, ngài thăng Tổng Giám mục chính tòa Hà Nội và ngày 26-11-1994, Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Hồng Y.
Đức cố Hồng Y Phạm đình Tụng đã làm Chủ tịch HĐGM Việt Nam, trong hai nhiệm kỳ từ 1995 đến 2001. Ngài cũng từng làm giám quản giáo phận Lạng Sơn, Hải Phòng và Hưng Hóa, sáng lập nam tu đoàn Truyền Tin và nữ tu đoàn Truyền Giáo Truyền Tin tại Tổng giáo phận Hà Nội.
Năm 2003, Đức cố Hồng Y nghỉ hưu khi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa Hà Nội và ngày 19-2-2005, khi đã 86 tuổi, ngài được Tòa Thánh chính thức nhận đơn từ chức Tổng Giám mục Hà Nội.
Lúc 5 giờ chiều Chúa nhật 22 – 2 - 2009, các nhà thờ trong tổng giáo phận Hà Nội đã đồng loạt đánh chuông tang. Đức Tổng Giám mục giuse Ngô Quang Kiệt đã làm phép thi hài Đức cố Hồng Y tại Nhà Nguyện tòa Tổng Giám mục. Lúc 7 giờ sáng ngày 23-2 đã có nghi thức tẩm liệm và sau đó lúc 8 giờ có lễ phát tang tại Nhà Thờ Chính Tòa và các tín hữu bắt đầu đến kính viếng linh cữu.
Thánh lễ an táng Đức cố Hồng y đã được cử hành vào sáng ngày 26 tháng 2 năm 2009 tại quảng trường nhà thờ Chính toà Hà Nội với đông đảo các vị Giám Mục, linh mục và khoảng 2 vạn giáo hữu khắp nơi tham dự. Sau đó, linh cữu của Ngài được an táng trong cung lòng nhà thờ Chính Toà Hà Nội.
Sự ra đi của Đức cố Hồng y Phaolô Giuse là một sự mất mát lớn lao cho Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng và giáo hội Việt Nam nói chung. Trong dịp này, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã gửi điện văn chia buồn với Tổng Giáo phận Hà Nội, cách riêng với Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Ngài viết:
"Tôi đau buồn hay tin Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Tổng Giám mục Hà Nội, Vị Tiền nhiệm của Đức Cha, qua đời, tôi muốn bày tỏ sự hiệp thông nồng nhiệt của tôi trong kinh nguyện với toàn thể các Giám Mục Việt Nam, tất cả các tín hữu thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội và toàn quốc, cũng như gia đình Đức Cố Hồng Y và những người có liên hệ với cái tang này. Tôi cầu xin Chúa là Cha, nguồn mạch mọi tình thương xót, đón nhận vị Mục Tử trổi vượt này vào bên Ngài, trong an bình và ánh sáng nơi Chúa. Đức Cố Hồng Y đã phục vụ Giáo Hội trong những hoàn cảnh khó khăn với lòng can đảm lớn lao và trong niềm quảng đại trung thành với Tòa Thánh Phêrô, xả thân tận tụy rao giảng Tin Mừng. Như bảo chứng niềm an ủi, tôi thành tâm ban Phép Lành Tòa Thánh cho Đức Cha, Đức Cha Phụ Tá, các Giám Mục Việt Nam, các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội, cũng như thân nhân của Đức Cố Hồng Y và những người tham dự lễ an táng".
Trong suốt 100 ngày qua, từ khi Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse được Chúa gọi về, mọi thành phần dân Chúa từ khắp nơi trong và ngoài Tổng Giáo phận Hà Nội đã đến kính viếng và cầu nguyện cho Ngài. Những kỷ niệm và hình ảnh về người Cha thân thương còn đọng lại mãi trong lòng mỗi người.
Mở đầu thánh lễ giỗ 100 ngày Đức Cố hồng y hôm nay, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã mời gọi cộng đồng dân Chúa như sau:
Giáo hội là hiệp thông, chính trong tình hiệp thông đó, chúng ta họp nhau nơi đây để cầu nguyện cho Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse, hôm nay có sự hiện diện hiệp thông của Đức Cha Giuse giáo phận Lạng Sơn, Đức Cha Phêrô – giám mục phụ tá Sài Gòn, quý Cha trong cả 9 giáo phận cùng với tất cả anh chị em, chúng ta tưởng nhớ Đức cố Hồng y Phaolô Giuse kính yêu và dâng lời cầu nguyện, xin Chúa ban cho người sớm được hưởng Tôn Nhan Chúa. Chúng ta tin tưởng rằng, người về bên Chúa sẽ luôn cầu bầu cho chúng ta.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã quảng diễn về những hồng ân Chúa ban cho các vị mục tử để dẫn đưa dân Chúa tới nguồn nước trong, dòng suối mát là chính Thiên Chúa hằng sống. Chỉ có tình yêu gắn bó với Chúa Kitô mới làm cho người mục tử trong Hội thánh mang lấy một cặp mắt mới để có thể nhìn thấy những điều mà người ta không thấy, qua đó mới thấy được chiều sâu của tâm hồn, như Chúa Giêsu đã thấy được niềm khao khát sự sống nơi người thiếu nữ Samaria đi kín nước nơi bờ giếng Giacop, như Chúa Giêsu đã thấy được khát vọng hoàn lương nơi người phụ nữ phạm tội ngoại tình mà tất cả mọi người khác đều lên án, qua đó mới có thể làm cho người mục tử trong Hội thánh mang lấy một năng lực mới.
Đức Cha Phêrô cũng chia sẻ với cộng đoàn Phụng vụ về những ký ức của Ngài về Đức cố Hồng y như sau:
Vào những năm 1970 đến 1990 của thế kỷ trước, ở trong miền Nam, chúng tôi rất xúc động mỗi lần được nghe kể chuyện về đức tin dũng cảm của anh chị em giáo dân miền Bắc, cùng với đức tin kiên trung ấy của anh chị em là tấm gương hy sinh của các vị mục tử.
Chúng tôi được nghe kể là Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse trong hoàn cảnh hết sức khó khăn về mặt xã hội mà lại thiếu thốn về nhân sự, Ngài đã biến Toà Giám mục Bắc Ninh của mình thành một trung tâm hành hương để mỗi tuần, vào Chúa nhật, từng đoàn người đông đảo khắp nơi đổ về đó, Ngài lo cho có chỗ ăn chỗ ngủ rồi lo dạy giáo lý, làm lễ, ban các bí tích cho anh chị em giáo dân. Tất cả mọi người đều nhìn thấy nơi Đức cố Hồng y hình ảnh của một người Cha hết lòng yêu thương chăm sóc con cái trong giáo phận.
Chúng tôi cũng được nghe kể, trong hoàn cảnh khó khăn mà người giáo dân không có điều kiện để học hỏi thánh Kinh, giáo lý, thì Đức cố Hồng y đã dành nhiều thời gian để biên soạn cuộc đời của Chúa Giêsu, mà điều độc đáo nhất là biên soạn bằng Thơ, để qua đó cho người ta dễ đọc, dễ nhớ và dễ hiểu, không ai biết được rằng những vẫn thơ giáo lý – Kinh Thánh ấy đã đi vào tâm hồn của bao thế hệ, đã đi vào đời sống đức tin của bao gia đình cho đến tận hôm nay vẫn luôn được cất lên (…).
Chúng tôi xin được nhắc lại một vài câu chuyện nho nhỏ như thế, để làm cho chúng ta thấy rõ hơn con tim của Đức cố Hồng y Phaolô Giuse - một Trái Tim không ngủ yên! Một trái tim không ngủ yên trước những nhu cầu của dân Chúa, và vì thế, cho dù hoàn cảnh bên ngoài có khó khăn đến đâu đi nữa thì trái tim không ngủ yên ấy vẫn thúc đẩy ngài tìm mọi cách để nuôi sống dân Chúa, để đáp ứng nhu cầu của dân Chúa. Chính vì hoàn cảnh khó khăn bên ngoài không thể dập tắt nhiệt tình của trái tim không ngủ yên ấy cho nên những khó khăn ấy vẫn không thể dập tắt sức sống đức tin của anh chị em giáo dân.
Kết thúc thánh lễ, Đức Tổng Giuse, quý Đức Cha và quý Cha đã đến niệm hương và rảy nước Thánh trước phần mộ của Đức cố Hồng y Phaolô Giuse. Cộng đoàn hiện diện đã dâng lên Chúa những lời kinh nguyện trầm, tha thiết xin Người rủ thương cho Đức cố Hồng y được sớm về hợp đoàn cùng chư thần thánh trên Thiên Quốc, hưởng tôn nhan Chúa muôn đời.
Lạy Chúa là Cha Chí thánh, chúng con xin dâng lời chúc tụng tạ ơn Chúa đã thực hiện những việc kỳ diệu khi làm cho Đức Giêsu Con Chúa sống lại từ cõi chết. Xin Chúa nhận lời chúng con kêu cầu mà ban cho Đức Cố Hồng y Phaolô Giuse được sớm hưởng trọn phúc vinh bên Chúa.
TGP HÀ NỘI - 18 giờ chiều ngày 2 tháng 6 năm 2009, tại Nhà thờ Chính Toà Hà Nội đã diễn ra một Thánh lễ đặc biệt long trọng cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, nhân kỷ niệm 100 ngày ngài được gọi về Nhà Cha trên trời.
Xem hình ảnh
Thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự. Cùng đồng tế với ngài là Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục Lạng Sơn, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục phụ tá TGP Sài Gòn. Khoảng 200 linh mục của giáo tỉnh Hà Nội đang tham dự đợt I của tuần thường huấn linh mục cũng đã đồng tế trong Thánh lễ này.
Một bầu khí vừa trang trọng, sốt sắng nhưng cũng đầy xúc động lan toả khắp không gian và trong lòng mỗi người tham dự Thánh lễ. Hôm nay kỷ niệm đúng 100 ngày, vị Cha Chung khả kính của Tổng Giáo phận Hà Nội, cây đại thụ của giáo hội Việt Nam đã rời bỏ cuộc sống dương thế để theo tiếng gọi về nhà Cha trên trời.
Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình TụngTụng sinh ngày 20-5-1919 tại Cầu Mễ, Yên Mô, Ninh Bình, thụ phong Linh mục cách đây 60 năm, ngày 6-6-1949, làm chánh xứ Hàm Long Hà Nội và Giám đốc chủng viện Gioan. Năm 1963, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Bắc Ninh. 31 năm sau đó, ngài thăng Tổng Giám mục chính tòa Hà Nội và ngày 26-11-1994, Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Hồng Y.
Đức cố Hồng Y Phạm đình Tụng đã làm Chủ tịch HĐGM Việt Nam, trong hai nhiệm kỳ từ 1995 đến 2001. Ngài cũng từng làm giám quản giáo phận Lạng Sơn, Hải Phòng và Hưng Hóa, sáng lập nam tu đoàn Truyền Tin và nữ tu đoàn Truyền Giáo Truyền Tin tại Tổng giáo phận Hà Nội.
Năm 2003, Đức cố Hồng Y nghỉ hưu khi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa Hà Nội và ngày 19-2-2005, khi đã 86 tuổi, ngài được Tòa Thánh chính thức nhận đơn từ chức Tổng Giám mục Hà Nội.
Lúc 5 giờ chiều Chúa nhật 22 – 2 - 2009, các nhà thờ trong tổng giáo phận Hà Nội đã đồng loạt đánh chuông tang. Đức Tổng Giám mục giuse Ngô Quang Kiệt đã làm phép thi hài Đức cố Hồng Y tại Nhà Nguyện tòa Tổng Giám mục. Lúc 7 giờ sáng ngày 23-2 đã có nghi thức tẩm liệm và sau đó lúc 8 giờ có lễ phát tang tại Nhà Thờ Chính Tòa và các tín hữu bắt đầu đến kính viếng linh cữu.
Thánh lễ an táng Đức cố Hồng y đã được cử hành vào sáng ngày 26 tháng 2 năm 2009 tại quảng trường nhà thờ Chính toà Hà Nội với đông đảo các vị Giám Mục, linh mục và khoảng 2 vạn giáo hữu khắp nơi tham dự. Sau đó, linh cữu của Ngài được an táng trong cung lòng nhà thờ Chính Toà Hà Nội.
Sự ra đi của Đức cố Hồng y Phaolô Giuse là một sự mất mát lớn lao cho Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng và giáo hội Việt Nam nói chung. Trong dịp này, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã gửi điện văn chia buồn với Tổng Giáo phận Hà Nội, cách riêng với Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Ngài viết:
"Tôi đau buồn hay tin Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Tổng Giám mục Hà Nội, Vị Tiền nhiệm của Đức Cha, qua đời, tôi muốn bày tỏ sự hiệp thông nồng nhiệt của tôi trong kinh nguyện với toàn thể các Giám Mục Việt Nam, tất cả các tín hữu thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội và toàn quốc, cũng như gia đình Đức Cố Hồng Y và những người có liên hệ với cái tang này. Tôi cầu xin Chúa là Cha, nguồn mạch mọi tình thương xót, đón nhận vị Mục Tử trổi vượt này vào bên Ngài, trong an bình và ánh sáng nơi Chúa. Đức Cố Hồng Y đã phục vụ Giáo Hội trong những hoàn cảnh khó khăn với lòng can đảm lớn lao và trong niềm quảng đại trung thành với Tòa Thánh Phêrô, xả thân tận tụy rao giảng Tin Mừng. Như bảo chứng niềm an ủi, tôi thành tâm ban Phép Lành Tòa Thánh cho Đức Cha, Đức Cha Phụ Tá, các Giám Mục Việt Nam, các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội, cũng như thân nhân của Đức Cố Hồng Y và những người tham dự lễ an táng".
Trong suốt 100 ngày qua, từ khi Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse được Chúa gọi về, mọi thành phần dân Chúa từ khắp nơi trong và ngoài Tổng Giáo phận Hà Nội đã đến kính viếng và cầu nguyện cho Ngài. Những kỷ niệm và hình ảnh về người Cha thân thương còn đọng lại mãi trong lòng mỗi người.
Mở đầu thánh lễ giỗ 100 ngày Đức Cố hồng y hôm nay, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã mời gọi cộng đồng dân Chúa như sau:
Giáo hội là hiệp thông, chính trong tình hiệp thông đó, chúng ta họp nhau nơi đây để cầu nguyện cho Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse, hôm nay có sự hiện diện hiệp thông của Đức Cha Giuse giáo phận Lạng Sơn, Đức Cha Phêrô – giám mục phụ tá Sài Gòn, quý Cha trong cả 9 giáo phận cùng với tất cả anh chị em, chúng ta tưởng nhớ Đức cố Hồng y Phaolô Giuse kính yêu và dâng lời cầu nguyện, xin Chúa ban cho người sớm được hưởng Tôn Nhan Chúa. Chúng ta tin tưởng rằng, người về bên Chúa sẽ luôn cầu bầu cho chúng ta.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã quảng diễn về những hồng ân Chúa ban cho các vị mục tử để dẫn đưa dân Chúa tới nguồn nước trong, dòng suối mát là chính Thiên Chúa hằng sống. Chỉ có tình yêu gắn bó với Chúa Kitô mới làm cho người mục tử trong Hội thánh mang lấy một cặp mắt mới để có thể nhìn thấy những điều mà người ta không thấy, qua đó mới thấy được chiều sâu của tâm hồn, như Chúa Giêsu đã thấy được niềm khao khát sự sống nơi người thiếu nữ Samaria đi kín nước nơi bờ giếng Giacop, như Chúa Giêsu đã thấy được khát vọng hoàn lương nơi người phụ nữ phạm tội ngoại tình mà tất cả mọi người khác đều lên án, qua đó mới có thể làm cho người mục tử trong Hội thánh mang lấy một năng lực mới.
Đức Cha Phêrô cũng chia sẻ với cộng đoàn Phụng vụ về những ký ức của Ngài về Đức cố Hồng y như sau:
Vào những năm 1970 đến 1990 của thế kỷ trước, ở trong miền Nam, chúng tôi rất xúc động mỗi lần được nghe kể chuyện về đức tin dũng cảm của anh chị em giáo dân miền Bắc, cùng với đức tin kiên trung ấy của anh chị em là tấm gương hy sinh của các vị mục tử.
Chúng tôi được nghe kể là Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse trong hoàn cảnh hết sức khó khăn về mặt xã hội mà lại thiếu thốn về nhân sự, Ngài đã biến Toà Giám mục Bắc Ninh của mình thành một trung tâm hành hương để mỗi tuần, vào Chúa nhật, từng đoàn người đông đảo khắp nơi đổ về đó, Ngài lo cho có chỗ ăn chỗ ngủ rồi lo dạy giáo lý, làm lễ, ban các bí tích cho anh chị em giáo dân. Tất cả mọi người đều nhìn thấy nơi Đức cố Hồng y hình ảnh của một người Cha hết lòng yêu thương chăm sóc con cái trong giáo phận.
Chúng tôi cũng được nghe kể, trong hoàn cảnh khó khăn mà người giáo dân không có điều kiện để học hỏi thánh Kinh, giáo lý, thì Đức cố Hồng y đã dành nhiều thời gian để biên soạn cuộc đời của Chúa Giêsu, mà điều độc đáo nhất là biên soạn bằng Thơ, để qua đó cho người ta dễ đọc, dễ nhớ và dễ hiểu, không ai biết được rằng những vẫn thơ giáo lý – Kinh Thánh ấy đã đi vào tâm hồn của bao thế hệ, đã đi vào đời sống đức tin của bao gia đình cho đến tận hôm nay vẫn luôn được cất lên (…).
Chúng tôi xin được nhắc lại một vài câu chuyện nho nhỏ như thế, để làm cho chúng ta thấy rõ hơn con tim của Đức cố Hồng y Phaolô Giuse - một Trái Tim không ngủ yên! Một trái tim không ngủ yên trước những nhu cầu của dân Chúa, và vì thế, cho dù hoàn cảnh bên ngoài có khó khăn đến đâu đi nữa thì trái tim không ngủ yên ấy vẫn thúc đẩy ngài tìm mọi cách để nuôi sống dân Chúa, để đáp ứng nhu cầu của dân Chúa. Chính vì hoàn cảnh khó khăn bên ngoài không thể dập tắt nhiệt tình của trái tim không ngủ yên ấy cho nên những khó khăn ấy vẫn không thể dập tắt sức sống đức tin của anh chị em giáo dân.
Kết thúc thánh lễ, Đức Tổng Giuse, quý Đức Cha và quý Cha đã đến niệm hương và rảy nước Thánh trước phần mộ của Đức cố Hồng y Phaolô Giuse. Cộng đoàn hiện diện đã dâng lên Chúa những lời kinh nguyện trầm, tha thiết xin Người rủ thương cho Đức cố Hồng y được sớm về hợp đoàn cùng chư thần thánh trên Thiên Quốc, hưởng tôn nhan Chúa muôn đời.
Lạy Chúa là Cha Chí thánh, chúng con xin dâng lời chúc tụng tạ ơn Chúa đã thực hiện những việc kỳ diệu khi làm cho Đức Giêsu Con Chúa sống lại từ cõi chết. Xin Chúa nhận lời chúng con kêu cầu mà ban cho Đức Cố Hồng y Phaolô Giuse được sớm hưởng trọn phúc vinh bên Chúa.
Thông Báo
Phân Ưu: LM Giuse Đỗ Văn Lực, OP, vừa tạ thế tại Houston, Texas
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
00:24 03/06/2009
PHÂN ƯU
Được tin
Cha Giuse Đỗ Vân Lực, OP
Tu sĩ Đa Minh, Phó xứ Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức Houston, Texas, USA
Sinh ngày 02/03/1945
Tạ thế ngày 29/05/2009
TIỂU SỬ
Sinh ngày 2 tháng 3 năm 1945 tại Đồng Giới, Hải Phòng, Việt Nam.
Gia nhập Tập Viện Đa Minh, ngày 05/09/1965, tại Tu viện Thánh Tôma, Vũng Tàu.
Khấn dòng Đa Minh ngày 6 tháng 9 năm 1966
Học triết và thần học từ 1966 – 1973 tại Học viện Đa Minh Thủ Đức.
Lãnh tác vụ Linh Mục ngày 27 tháng 4 năm 1974
Được bổ nhiệm vào Tu viện Đa Minh Mân Côi Gò Vấp từ năm1974 đến 1987.
Tu nghiệp tại Úc từ năm1988 đến 1998.
Tị nạn tại Hoa Kỳ từ năm 1998
Phó xứ Giáo Xứ Đức Mẹ Lavang, Houston, TX 1998-2003.
Phó xứ Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức, Houston, TX 2003-2009.
Tốt nghiệp Tiến Sĩ Mục Vụ tại Houston Graduate School of Theology năm 2003.
CHƯƠNG TRÌNH THĂM VIẾNG, ĐỌC KINH
VÀ THÁNH LỄ AN TÁNG
Thi hài được quàn tại Nhà quàn American Heritage Funeral:
10710 Veterans Memorial Dr, Houston, TX 77038 / 281 445-0050
Thi hài được chuyển tới các Nhà Thờ để tín hữu cầu nguyện thăm viếng theo ngày:
Chiều Thứ Tư 03/06/2009
6:00 – 7:00 Thánh Lễ
7:00 - 9:00 Thăm Viếng và Cầu Nguyện.
Tại Nhà Thờ Cộng đoàn Đức Mẹ Fatima
Chiều Thứ Năm 04/06/2009
6:00 – 7:00 Thánh Lễ
7:00 - 9:00 Thăm Viếng và Cầu Nguyện.
Tại Nhà Thờ Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang
Chiều Thứ Sáu 05/06/2009
4:00 – 6:30 Thăm Viếng và Cầu Nguyện.
6:30 – 7:30 Thánh Lễ
7:30 - 9:00 Thăm Viếng và Cầu Nguyện.
Tại Nhà Thờ Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức
Sáng Thứ Bảy 06/06/2009 10:00 Thánh Lễ An Táng
Tại Nhà Thờ Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức
Linh cửu sẽ được đưa về Canada và an táng tại nghĩa trang của Dòng Đa Minh Việt Nam Hải Ngoại.
Xin thành kính phân ưu với thân quyến, Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức và Dòng Đa Minh.
Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Cha Giuse về hưởng Thánh Nhan Chúa
và trả công bội hậu cho ngài trong bao nhiêu năm phục vụ Thiên Chúa và Hội Thánh.
Kính xin quý Linh mục và Cộng đồng Dân Chúa LĐCGVNHK
hiệp dâng Lễ cầu nguyện cho người anh em của chúng ta.
Thành kính,
Chủ tịch LĐCGVNHK
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Vườn Hoa
Lê Trị
23:29 03/06/2009
VƯỜN HOA
Ảnh của Lê Trị
Mải chơi dạo bước vườn hoa
Chớ quên địa ngục cả tòa dưới chân!
(Trích thơ của Issa Gs Lưu Văn Vịnh phóng ngữ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Quảng Cáo
Giới thiệu Đài Truyền Hình Vietnamese Broadcast Services
VBS Television
19:20 03/06/2009