Ngày 03-06-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:56 03/06/2020

42. Thánh Giá của Thiên Chúa thì có rất nhiều loại để thánh hóa bạn hữu của Ngài.

(Thánh Henry Suso)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:59 03/06/2020
38. GIÀY, BÍ TẤT (VỚ) TỐ TỤNG

Người nọ có đôi giày và đôi bí tất bị hư, đôi giày đổ tội cho bí tất, bí tất đổ tội cho đôi giày, tranh chấp rất lâu mà cũng không xong, bèn cùng nhau đi cáo quan.

Quan không thể xét xử nên sai gót chân coi tìm chứng cớ.

Gót chân nói:

- “Kẻ hèn này trước nay vốn bị đày bên ngoài (tức là bị lòi ra ngoài bí tất) làm sao biết được ai đúng ai sai chứ? ”

(Tiếu lâm)

Suy tư 38:

Mang giày thì phải mang bí tất (vớ), nếu không thì bàn chân sẽ bị đau, đó là chuyện của người...văn minh, nhưng có những lúc người văn minh khi mang giày thì cũng chẳng thèm mang bí tất vì không quen hoặc vì muốn...đi bụi. Giày và bí tất như hai người bạn thân gian khổ có nhau, cho nên nếu cả hai cùng bị hư thì không đổ lỗi cho nhau nhưng phải cùng nhau gánh vác và chia sẻ cho nhau, đó mới đúng là đạo bạn hữu.

Đời sống tâm linh của người Ki-tô hữu cũng tương tự như giày và bí tất, đó là cầu nguyện và hy sinh.

Có hy sinh thì phải có cầu nguyện, cầu nguyện và hy sinh phải đi đôi với nhau thì lời cầu nguyện của chúng ta mới có thế giá trước mặt Thiên Chúa. Cầu nguyện thì phải có hy sinh và hy sinh thì cũng phải kèm thêm lời cầu nguyện, bởi vì mang giày mà có mang bí tất thì tăng thêm vẻ đẹp hài hoà cho đôi giày và cho cả người mang nó, cũng vậy, cầu nguyện mà có hy sinh thì làm cho Thiên Chúa vui thích hơn là cầu nguyện mà không hy sinh. Tại sao vậy?

Thưa là vì Đức Chúa Giê-su đã làm như thế khi cầu nguyện trong vườn Cây Dầu, cũng như khi bị đóng đinh chết trên thập giá: Ngài cầu nguyện xin Chúa Cha tha tội cho nhân loại và hy sinh mạng sống để cúư chuộc nhân loại.

Còn chúng ta thì sao, chúng ta có dám hy sinh và cầu nguyện không?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi Năm A. 7.6.2020
Lm Francis Lý văn Ca
10:19 03/06/2020
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Khi có dịp quy tụ lại để cử hành một nghi thức phụng vụ nào, thì việc đầu tiên là chúng ta làm dấu thánh giá. Chẳng hạn như bắt đầu phần kinh nguyện trước thánh lễ hôm nay. Dấu thánh giá là biểu tượng cho mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi mà chúng ta mừng kính hôm nay.

Đây là một mầu nhiệm, nếu tìm hiểu theo trí loài người, chúng ta không bao giờ có thể hiểu được. Nhưng theo đức tin, do Giáo Hội là Mẹ Thánh truyền dạy, chúng ta vui mừng đón nhận mầu nhiệm cao cả với niềm tin và cùng với Giáo Hội mừng kính và tuyên xưng mầu nhiệm thánh theo chu kỳ phụng vụ hằng năm.

Trong cuộc sống hằng ngày, nếu muốn có sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi, đòi hỏi mỗi người chúng ta phải tập sống thánh thiện, biến đổi cá nhân, hay gia đình thành những tòa nhà tình thương cho sự ngự trị của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ Mừng Kính Ba Ngôi Thiên Chúa hôm nay bằng bài ca nhập lễ sau đây:

Trước Bài I:
Tổ phụ Môisen được diện kiến Thiên Chúa Giavê trên núi Sinai để lãnh lệnh truyền 10 giới răn. Đây là biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Qua giới răn, Thiên Chúa muốn con người sống theo ý Ngài.

Trước Bài II:
Thánh Phaolô chào thăm các Kitô hữu, lời chào nầy, linh mục thường dùng để chào cộng đoàn Dân Chúa mỗi khi bắt đầu thánh lễ. Giáo Hội mong muốn đời sống của người tín hẫu luôn trao ban cho nhau tình thương và sự thăm viếng lẫn nhau.

Trước Bài Tin Mừng:
Câu chuyện giữa Chúa Kitô và ông Nicôđêmô làm sáng tỏ mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại. Qua việc làm cụ thể là ban tặng Con của Ngài như một hy tế giao hòa giữa Thiên Chúa và con người.



Lời Nguyện Giáo Dân.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Lời di trối cuối cùng của Đức Kitô cho các tông đồ là sự hiện diện của Ngài trong Giáo Hội cho đến ngày tận thế. Tin tưởng vào sự hiện diện của Chúa Giêsu nơi trần thế, chúng ta dám xin Ngài những ơn cần thiết sau đây:

1. Xin ban cho Đức Thánh Cha Phanxicô, các phẩm trật trong Giáo Hội Công Giáo; với ơn thánh Chúa ban, các Ngài luôn trung thành trong sứ mệnh rao truyền cho thế gian chân lý vĩnh cửu Một Chúa Ba Ngôi, mà chúng ta mừng kính hôm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin Chúa ban cho cộng đoàn xứ đạo của chúng ta ơn hiệp nhất, yêu thương như Ba Ngôi Thiên Chúa: Cha, Con và Thánh Thần là Một. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin Chúa ban cho những anh chị em đang được chuẩn bị để lãnh nhận bí tích Thêm Sức… được thấm nhuần chân lý mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin đốt lên trong chúng ta ngọn lửa yêu mến, để những ai gặp gỡ chúng ta trên đường đời, đều cảm thấy như gặp gỡ chính Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin Chúa ban cho ơn yên nghỉ cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời mà chúng ta nhớ trong những thánh lễ tuần nầy, đặc biệt là những nạn nh6n của Covid-19. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa Cha hằng hữu, Cha đã sai Con Yêu Dấu của Cha đến trần gian, để cứu chuộc nhân loại. Đồng thời, Cha cũng sai Chúa Thánh Thần đến để kiện toàn và gìn giữ Hội Thánh. Xin Cha giúp các con cái của Cha nơi gian trần luôn sống trong bình an và hiệp nhất với nhau. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Lễ Chúa Ba Ngôi A
Lm. Jude Siciliano, OP
23:44 03/06/2020

X.hành 34: 4b-6, 8-9; Danien 3: 52-55; 2 Cor 13: 11-13; Gioan 3: 16-18

Tôi rất hồi hộp khi phải giảng trong những "lễ trọng" này. Anh em có muốn tôi "giải thích" chủ đề của lễ hay không? Nhất là lễ hôm nay. Tôi có cần phải giải thích về Chúa Ba Ngôi hay không? Có người nói, sách của thánh Augustinô nói về "Chúa Ba Ngôi" là sách tuyệt vời của ông ta. Thánh Augustinô nói ông đã dành ra nhiều năm để viết 15 quyển sách về Chúa Ba Ngôi. Giỏi như thánh Augustinô; trong bao nhiêu năm sưu khảo vẫn không thể giải thích về Chúa Ba Ngôi trong 15 quyển sách!

Việc tôi nói đến các lễ lớn như lễ hôm nay là cách tiếp cận của tôi như thường ngày về các bài giảng ngày Chúa Nhật, chú trọng về Kinh Thánh đọc trong ngày hôm đó và những khung cảnh phụng vụ xung quanh lễ. Chúng tôi không thường chú trọng đến lời của thánh vịnh. Bài thánh vịnh là lời ca đáp lại bài đọc thứ nhất. Hôm nay bài ca đó là một điểm đặc biệt, vì đó không phải là một thánh vịnh, nhưng là bài bởi sách của ngôn sứ Danien: "Lạy Chúa, chúc tụng Ngài là Thiên Chúa tổ tiên chúng con. Xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời". Lời của 3 thanh niên Shahrach, Meschach, và Abednego bị quăng vào lò lửa đang cháy bừng bởi vua Nebuchadezzar vì họ không chịu thờ phượng tượng vàng mà vua đã cho làm ra. Ba thanh niên đó sẵn sàng chịu chết hơn là từ chối Thiên Chúa của họ. Trong lò lửa vua thấy ba người đó đi qua lại và ca ngợi Thiên Chúa. Bài thánh ca hôm nay là một phần của bài ca vịnh của ba thanh niên đó.

Đôi khi chúng ta có một hình ảnh cứng rắn về "Thiên Chúa trong Cựu Ước" là Thiên Chúa trừng phạt. Nhưng, vì sao 3 thanh niên đó lại chọn lửa cháy bừng chứ không chịu từ chối thờ phượng Thiên Chúa, nếu Thiên chúa của họ là một Thiên Chúa cứng rắn và trừng phạt như thế? . Trong ngày lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay, lời chúc tụng của 3 thanh niên đang cầu xin trong ngọn lửa bừng cháy đó nhắc chúng ta nhớ về Thiên Chúa mà chúng ta đang tôn thờ: "Chúc tụng Chúa. Xin dâng lời ca tụng suy tôn muôn đời". Đây là lời đáp lại bài trích sách Xuất Hành, chúng ta cùng với ông Môsê lên núi Sinai khi Thiên Chúa triệu tập ông. Thiên Chúa, tự ý Ngài gọi ông Môsê. Đó là cách Thiên Chúa gọi chúng ta. Mỗi khi chúng ta cầu nguyện, hay đến nhà thờ tham dự thánh lễ hay cầu nguyện. Cũng như Ngài đã gọi Môsê, Thiên Chúa gọi chúng ta lên nhiều "đỉnh núi" để Ngài gặp chúng ta. Ngài gọi từng người một trong chúng ta hay gọi cả cộng đoàn phụng vụ.

Đấng kêu gọi đó là ai? Trong lúc gặp ông Môsê Ngài tự xưng tên Ngài là "Đức Chúa, Đức Chúa nhân hậu và từ bi, thường chậm bất bình, giàu lòng nhân hậu và thành tín". Thuật ngữ của tiếng Do thái nói về Thiên Chúa có nhiều ý nghĩa hơn khi dịch ra bằng từ tiếng Anh của chúng ta. Kinh Thánh không định nghĩa Thiên Chúa, nhưng tái hiện hình ảnh cao cả và mạnh mẽ về Thiên Chúa cho chúng ta. Thí dụ như "Đấng nhân hậu" có nghĩa là Đấng "có lòng trắc ẩn" và trong từ ngử Do thái có liên quan đến lòng dạ một phụ nữ. Đấng "giàu nhân nghĩa" có nghĩa thể hiện sự ưu ái đối với con người, và Đấng "chậm giận" có nghĩa là Đấng kiên nhẫn và chịu đau khổ lâu dài.(Sách bài tập năm 2020 dành cho học viên học lời Chúa trang 104).

Thiên Chúa đã tự Ngài mời gọi mọi người, và chính Ngài tự mặc khải bản tính thiên chúa và ý nghĩa đó cho ông Môsê trên đỉnh núi Sinai. Các bạn có cảm thấy lời mời gọi của ông Môsê về một Thiên Chúa toàn năng và nhân hậu dễ mến yêu không? "Lạy Chúa, nếu chúng con được Ngài bênh vực, xin Ngài hãy đến với chúng con". Đó cũng có thể là lời cầu nguyện của chúng ta được dùng trong thời buổi đại dịch Covid này. Cũng như ông Môsê và dân Isael lúc đi qua hoang địa khắc nghiệt để đến một nơi mà họ chưa biết, chúng ta cũng vậy, chúng ta đang đi trên một chặng đường đời đầy nguy hiểm mà chúng ta không biết nơi nào và khi nào mới kết thúc.

Chúng ta cũng dùng chung lời cầu nguyện của ông Môsê cho chúng ta "Lạy Chúa, nếu quả thật chúng con được ơn nghĩa với Chúa. Thì xin Chúa đồng hành với chúng con". Nhân ngày lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay chúng ta thử hỏi "Thiên Chúa mà chúng ta thờ phượng là ai? " Như sách Xuất Hành hướng dẫn, chúng ta thưa "Lạy Chúa, Chúa là Đấng đồng hành với chúng con" Suốt đời sống chúng con, Và tôi thêm vào, nếu chúng con được nghĩa với Thiên Chúa hay không, Thiên Chúa vẫn có đó và luôn ở bên chúng ta và cùng ở với chúng ta.

Thánh Gioan nói rõ hơn về Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ hôm nay. tình thương yêu của Thiên Chúa vô giá và vô lượng. Các ngôn sứ liên tục loan báo điều đó trong suốt lịch sử dân Israel. Thánh Gioan nói với chúng ta là tình yêu thương Chúa luôn lan rộng và sâu đậm cho mọi người vì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta tất cả mọi sự để chứng minh lòng yêu thương của Ngài ngay cả Con Một của Thiên Chúa. Thiên Chúa Tình yêu là như thế nào? Chúa Giêsu trên cây thánh giá hiển thị tình yêu thương đó cho chúng ta. Một Thiên Chúa chịu đóng đinh và chết trên cây thập giá, nhưng Thiên Chúa đã để sự tận cùng đau khổ xãy ra cho Chúa Giêsu để chứng tỏ Thiên Chúa yêu thương chúng ta như thế nào. Chúng ta cần phải nhận sự chữa lành Thiên Chúa ban cho chúng ta qua sự chết của Con Ngài. Chúng ta nhìn trên cây thánh giá, dấu chỉ mạnh mẻ về tình yêu thương và tin tưởng vào lòng tha thứ và chữa lành của Thiên Chúa đem đến cho chúng ta.

Trong Phúc âm thánh Gioan có một khoản cách phân biệt sâu đậm giữa ánh sáng và bóng tối (Ga 1:4-5). Chúng ta có thể chấp nhận và đến với ánh sáng bằng cách tin tưởng vào Chúa Giêsu là Đấng Tạo Dựng mới của Thiên Chúa. Hay chúng ta có thể chịu ở trong bóng tối âm u "hể ai không tin thì bị lên án rối vì người đó không tin vào danh thánh Con Một Thiên Chúa" Sự lên án đến không phải vì người đó đã phá lề luật. Nhưng, vì khi chúng ta chọn ở trong chúng ta, sự dữ sẽ chà đạp và thóa mạ chúng ta, không những chỉ về cá nhân, nhưng là tất cả mọi vật tạo dựng, chà đạp vì tham lam và không biết để ý đến.

Thiên Chúa của chúng ta vượt quá định nghĩa và hiểu biết của chúng ta. Nhưng Ngài vẫn luôn tìm đến chúng ta để cứu chúng ta. Kinh Thánh luôn luôn nói lên diều này, và nói trắng ra. Và chúng ta nhận được ơn thánh Phaolô hôm nay "Cầu chúc toàn thể anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


THE M0ST HOLY TRINITY (A)
Exodus 34: 4b-6, 8-9; Daniel 3: 52-55; 2 Cor 13: 11-13; John 3: 16-18

I am intimidated by these "big feasts" when I preach. Do people expect me to "explain" the subject of the feast? Especially today: am I expected to explain the Trinity? Some called St. Augustine’s book "The Trinity" his masterpiece. He said he spent years writing 15 books concerning the Trinity. Not even the great Augustine could thoroughly explain the Trinity, even in 15 books!

My approach on grand feasts like today is to do what I do on ordinary days and Sunday: focus on the Scriptures for the day and their liturgical context. We don’t usually focus on the Responsorial Psalm. It is what its title suggests, a response to the first reading. Today’s Response is and exception, it is not a Psalm, but a selection from the Book of Daniel. "Blessed are you, O Lord, the God of our fathers, praiseworthy and exalted above all forever." These are the words of the three young men Shadrach, Meschach and Abednego who were thrown into a fiery furnace by Nebuchadnezzar for not worshiping the golden statue he had made. They were willing to die rather than betray their God. In the furnace they could be seen walking around and heard praising God. Today’s Responsorial is part of the young men’s Canticle.

We sometimes paint a harsh picture of the so-called "Old Testament God." But why would the men choose the fire instead of betraying God, if their God was harsh and punishing? On the feast of our triune God the blessings the three men pray from the midst of the flames remind us of the God we worship: "Blessed are you O Lord.. Praiseworthy and exalted above all forever." This is the response to our reading from Exodus. We go with Moses up Mount Sinai where God had summoned him. In calling Moses God had taken the initiative, which is how God treats us as well. Each time we pray, go to church or, as we do these days, live stream Mass, we acknowledge, the God of Moses and the God of Jesus Christ. God calls us to many "mountaintop" encounters, either by ourselves, or with a worshiping community.

Who is this God-of-summons? In the encounter with Moses God declares God’s name, "The Lord, the Lord, a merciful and gracious God slow to anger and rich in kindness and fidelity." The Hebrew terms for God convey more than our English translation. The Bible does not define God, but renders powerful images of God for us. For example: "merciful" means "compassion, " and in Hebrew is associated with a pregnant woman’s womb. "Gracious" means to show favor towards a person and "slow to anger" suggests patience and long-suffering. ("2020 Workbook for Lectors, Gospel Readers and Proclaimers of the Word." Chicago: Liturgy Training Publications, page 194)

God has taken the initiative to call people and it is God who reveals the divine nature and its meaning to Moses on Mount Sinai. Don’t you find Moses’ invitation to the all-powerful and merciful God charming? "If I find favor with you, O Lord, do come along in our company." That could be our prayer as well during these pandemic days. Like Moses and the Israelites crossing the harsh desert to an unknown destination, we too are on a perilous journey and we don’t know where, or when it will end.

We make Moses’ prayer ours too: "If I find favor with you, O Lord, do come along in our company." On Trinity Sunday we ask, "Who is this God we worship? " Guided by our Exodus account we say, "Our God is the one who "comes along in our company" throughout our lives. And I would add, whether we find "favor" with God or not, God is always there for and with us.

John spells out more about the God we worship today. Divine love is very expensive and persistent. The prophets continually proclaimed that throughout Israel’s history. John tells us that God’s love extends to the whole world. How much? God’s love is so expansive and intense for us that God has given everything to prove it – even God’s only Son. What does God’s love look like? Jesus on the cross displays that love for us. God didn’t cause the crucifixion, but God let the worst happen to Jesus to show us how much God loves us. But we need to accept the healing God offers us through the Son’s death. We look upon the cross and by that powerful sign of love trust the forgiveness and healing God is reaching out to give us.

In John’s Gospel there is that chasm between light and darkness (1:4-5). We can accept and come into the light by believing in Jesus, God’s new creation. Or, we can choose to remain in the darkness. "Whoever does not believe has already been condemned because that one has not believed in the name of the only Son of God." The condemnation comes, not because any laws have been broken, but because when we choose to remain on our own evil has its way with us and destroys and defaces – not just us as individuals, but all of the created world, trampled down by greed and indifference.

Our God is beyond our definition and comprehension and still has reached out to save us. Our Scriptures proclaim this consistently and quite plainly and we receive the blessing Paul gives us today, "The grace of the Lord Jesus Christ and the fellowship of the Holy Spirit be with all of you."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cầu nguyện chung với nhóm xài bùa, thiếu nữ Công Giáo Côte dIvoire mất mạng
Đặng Tự Do
05:42 03/06/2020

Năm người, bao gồm cả thủ lĩnh của một nhóm cầu nguyện tự xưng là Công Giáo, đã bị bắt tại Bờ biển Ngà, một quốc gia trong vùng Tây Phi, sau khi một cô gái 16 tuổi chết trong một “lễ trừ tà”.

Các bị cáo đã bị điệu ra ra trước văn phòng công tố viên vào ngày 28 tháng Năm với cáo buộc “tấn công có chủ đích và thao túng tâm lý” liên quan đến cái chết ngày 18 tháng Năm của Grace Alexandra Yao tại San Pedro, thành phố lớn thứ hai của Bờ Biển Ngà.

Thiếu nữ này đã bị đánh đập bằng chuỗi tràng hạt, gậy, chày và nhiều đồ vật khác vào đêm trước khi chết trong một buổi lễ trừ tà.

Thảm kịch diễn ra tại nhà của Florence Adaï, thủ lĩnh của một nhóm cầu nguyện Rosa Mystica, nghĩa là Hoa hồng Mầu nhiệm. Adaï là một thầy bói. Bà này tự xưng là được Đức Mẹ ban cho nhiều đặc sủng.

Grace và chị gái mình là Victoire, đã tham gia một buổi cầu nguyện nhằm chữa bệnh cho Victoire. Victoire mắc nhiều chứng bệnh mà cô cho là thần bí. Trong buổi cầu nguyện này, thầy bói Adaï phán buộc tội Grace là phù thủy và phải chịu trách nhiệm về bệnh tật của chị gái mình.

Họ đánh đập Grace dữ dội trong buổi cầu nguyện và cô qua đời vào ngày hôm sau trước khi đến được Bệnh viện San Pedro.

Vụ việc đã gây ra một tác động lớn trong thành phố và sau đó được lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội. Các nhóm bài Công Giáo cho rằng Adaï và nhóm của bà thuộc về Giáo Hội Công Giáo.

Tuy nhiên, giáo phận San Pedro ra một tuyên bố chính thức phủ nhận các báo cáo cho rằng nhóm của Adaï là Công Giáo.

“Để tránh nhầm lẫn, đây là lúc để khẳng định lại rằng nhóm có tên Rosa Mystica chưa bao giờ tồn tại như một hiệp hội tư nhân trong bất kỳ giáo xứ nào của giáo phận San Pedro, ” Cha Jerome Kato, phát ngôn viên của giáo phận và là cha sở của một trong những giáo xứ lớn trong thành phố viết.

“Nó thậm chí không có sự tồn tại về thể chất hoặc pháp lý. Hơn nữa, nó đã không nhận được bất kỳ sự công nhận hay thậm chí là sự khoan dung nào từ giáo quyền Hội Thánh Công Giáo”, ngài nói.

Ngài cáo buộc nhóm sử dụng danh xưng Công Giáo để cố tình lừa dối mọi người.

“Trong thực tế, nhóm này không có chút gì là Công Giáo, cả trong thực tiễn lẫn nội dung của nó”.

Ngài yêu cầu các tín hữu cầu nguyện cho Grace và gia đình cô.

Một số người trên internet cho rằng nhóm này là một nhánh của Maria Rosa Mystica, nghĩa là Đức Maria Hoa hồng Mầu nhiệm, dưới sự lãnh đạo của một người phụ nữ xưng mình là “Mẹ Pauline”.

Pauline trở nên nổi tiếng ở Bờ Biển Ngà sau khi một trong những “môn đệ” của cô tuyên bố trong một chương trình truyền hình vào tháng 4 năm 2019 rằng “Mẹ Pauline” là Thiên Chúa.

Tuy nhiên, chính nhóm của bà Pauline cũng phủ nhận có liên quan đến nhóm cầu nguyện của người đàn bà vừa bị bắt Adaï.


Source:La Croix
 
Không thể dung thứ cho tội phân biệt chủng tộc, nhưng cũng không chấp nhận bạo lực!
Thanh Quảng sdb
06:03 03/06/2020
Không thể dung thứ cho tội phân biệt chủng tộc, nhưng cũng không chấp nhận bạo lực!

Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát biểu trong buổi triều yết hôm nay (3/6/2020), Ngài đề cập tới các cuộc biểu tình tại Hoa Kỳ, sau vụ một người da đen tên là George Floyd bị chết! Đức Thánh Cha nói chúng ta không thể tuyên bố bảo vệ sự linh thánh của cuộc sống con người, trong khi lại nhắm mắt làm ngơ trước sự kỳ thị và loại trừ chủng tộc.

(Tin Vatican)

Trong lời chào đến các tín hữu nói tiếng Anh trong buổi triều yết hàng tuần hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với nhân dân Hoa Kỳ, trước những cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn trên khắp đất nước!

Đức Thánh Cha nói: Tôi rất lo lắng khi chứng kiến tình trạng bất ổn, đáng lo ngại tại quốc gia của các bạn trong những ngày này, sau cái chết bi thảm của ông George Floyd! Chúng ta không thể dung thứ hoặc nhắm mắt làm ngơ nạn phân biệt chủng tộc và loại trừ nhau dưới mọi hình thức, ngay cả khi tuyên bố là bảo vệ sự linh thiêng của cuộc sống của con người.

Tố giác bạo lực

Sau đó, Đức Thánh Cha đã trích dẫn một tuyên bố gần đây của Đức Hồng Y Jose Gomez, Tổng Giám mục Los Angeles và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB), đã lên án các vụ bạo lực, phát sinh ra từ một số cuộc biểu tình.

Đồng thời, chúng ta phải nhận ra rằng bạo lực của những đêm gần đây là tự hủy hoại và tự giết hại chính mình. Chúng ta không đạt được gì qua con đường bạo lực! Chỉ có mất mát mà thôi!

Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay, hôm nay ngài hiệp thông với Giáo hội tại Saint Paul và Minneapolis, và trên toàn nước Hoa Kỳ, để cầu nguyện cho linh hồn ông George Floyd được an nghỉ và cho những ai khác đã bị giết vì sự phân biệt chủng tộc.

Đức Thánh Cha kết luận bằng mời gọi mọi người hãy cầu nguyện.

“Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa an ủi các gia đình và những ai đang đau buồn… Và chúng con cầu xin cho đất nước Hoa kỳ đang cần sự hòa giải và hòa bình... Xin Đức Mẹ Guadalupe, Mẹ của châu Mỹ bang trợ cho tất cả những ai đang nỗ lực xây dựng hòa bình và công lý trên đất nước Hoa kỳ và trên toàn thế giới.
 
Cảnh sát và các nhà lãnh đạo tinh thần hiệp nhất với người biểu tình kêu cầu Thiên Chúa tại Minneapolis
Đặng Tự Do
15:57 03/06/2020
Tại Minneapolis, nơi đã xảy ra cái chết của anh George Floyd, cảnh sát trưởng Todd Axtell của thành phố St. Paul đã cùng tuần hành với các nhà lãnh đạo đức tin và những người biểu tình để phản đối cái chết của George Floyd trong khi bị cảnh sát thành phố Minneapolis bắt giữ.

Khi những đám mây bão vần vũ trên bầu trời vào chiều thứ Ba, Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda, các linh mục Công Giáo và Mục sư Tin Lành của hai thành phố Minneapolis và St. Paul đã dẫn đầu một cuộc tuần hành cùng với các nhà lãnh đạo chính quyền dân sự.

“Tất cả chúng ta đều đoàn kết trong mong muốn nhìn thấy sự thay đổi, ” Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda, tổng giám mục Minneapolis và St. Paul nói.

Ngài đi bên cạnh Nathaniel Khaliq, một lính cứu hỏa người da đen đã nghỉ hưu và là cựu lãnh đạo của phong trào quyền của người da đen tại St. Paul.

“Đây là lúc phải có sự thay đổi. Và nếu chúng ta không hoàn thành nó ngay bây giờ, chúng ta sẽ không bao giờ hoàn thành nó, ” Khaliq nói.

Khaliq đã đi bên cạnh Todd Axtell, Cảnh sát trưởng St. Paul trong đồng phục màu xanh.

“Đây thực sự là một thời điểm quan trọng đối với việc trị an tại Hoa Kỳ, ” ông Axtell nói. “Chúng ta phải bắt đầu có sự kết nối ở cấp độ cao hơn nhiều với cộng đồng của chúng ta.”

Họ cùng nhau diễu hành qua một cửa hàng phụ tùng xe hơi trên Đại lộ NAPA bị cướp phá và đốt cháy, trước khi đến một tiệm Target bị cướp bóc.

Mục sư James Thomas của Nhà thờ Baptist Olivet đã thu hút những tràng pháo tay khi ông gợi lên quyền năng của Chúa.

“Thiên Chúa đứng về phía chúng ta và Ngài vĩ đại hơn bất kỳ tổ chức siêu quyền lực da trắng thượng đẳng nào từng bước đi trên mặt đất này, ” Mục sư Thomas nói.

Với những tia sét và sấm chớp vang vọng từ xa, Mục sư Stacey Smith của Nhà thờ Thánh James của Tin Lành Trưởng Lão đã kết thúc cuộc diễu hành như sau:

“Lạy Cha chúng con, chúng con cần đến Cha. Xin Cha hãy đến như một cơn gió mạnh ào ạt xua trừ một cơn giông bão đang hình thành trong xã hội chúng con.”


Source:Kare TV
 
Diễn tiến của các cuộc biểu tình phản đối cái chết của anh George Floyd
Đặng Tự Do
16:03 03/06/2020

Các cuộc biểu tình phản đối liên quan đến cái chết của anh George Floyd là một loạt các cuộc biểu tình ôn hoà và bạo loạn đang diễn ra chống lại sự tàn bạo của cảnh sát bắt đầu với các cuộc biểu tình địa phương ở khu vực đô thị của tại 2 thành phố Minneapolis, và Saint Paul, tiểu bang Minnesota trước khi lan rộng khắp nước Mỹ và sau đó trên toàn thế giới.

Các cuộc biểu tình đã bắt đầu tại thành phố Minneapolis vào ngày 26 tháng Năm năm 2020, sau vụ giết George Floyd, trong đó cảnh sát viên Derek Chauvin đã quỳ trên cổ nạn nhân trong 8 phút 46 giây sau khi đã ghì chặt người đàn ông bị còng tay xuống đất trong vụ bắt giữ nạn nhân trước đó một ngày.

Các cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng khắp Hoa Kỳ và cả ở nhiều nước khác để ủng hộ công lý cho Floyd, và phản đối sự tàn bạo của cảnh sát. Ít nhất 12 thành phố lớn đã tuyên bố lệnh giới nghiêm vào tối thứ Bảy, ngày 30 tháng Năm và kể từ ngày 2 tháng Sáu, các thống đốc ở 24 tiểu bang và Washington, D.C, đã phải kêu gọi Lực lượng Vệ binh Quốc gia can thiệp, với hơn 17, 000 binh sĩ được trưng dụng. Từ khi bắt đầu cuộc biểu tình đến ngày 3 tháng 6, ít nhất 11, 000 người đã bị bắt giữ.

Lịch sử tàn bạo của cảnh sát ở Hoa Kỳ

Sự tàn nhẫn và bạo lực của cảnh sát xảy ra hầu như ở mọi nơi trên thế giới. Tại Mỹ, sự tàn nhẫn và bạo lực của cảnh sát là hiển nhiên trong vụ sát hại anh George Floyd. Tuy nhiên, như Đức Tổng Giám Mục Jóse Gomez của Tổng Giám Mục Los Angeles và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ nhận xét: “Sự tàn nhẫn và bạo lực mà anh ta phải chịu không phản ảnh đa số những người nam nữ tốt lành trong lực lượng thực thi pháp luật, là những người thực hiện nhiệm vụ của mình trong danh dự. Chúng ta biết điều đó.”

Hơn thế nữa, sự tàn nhẫn và bạo lực của cảnh sát tại Hoa Kỳ chỉ là vấn đề cá nhân không phải là chủ trương của chính quyền. Đó là sự khác biệt cơ bản với nhiều quốc gia khác. Tại Trung Quốc, chẳng hạn, sự tàn nhẫn và bạo lực của cảnh sát được thể chế hóa thành một ngành kỹ nghệ cướp bóc và buôn bán nội tạng của các tù nhân.

Tuy nhiên, trong một quốc gia dân chủ và tự do như Hoa Kỳ, các trường hợp sử dụng bạo lực quá mức cần thiết của cảnh sát trong lúc thực thi pháp luật từ lâu đã hình thành nên các phong trào dân quyền nhằm gióng lên tiếng nói trước các vụ việc liên quan đến việc sử dụng vũ lực quá mức cần thiết. Ở các nước cộng sản không có các phong trào bảo vệ người dân, chứ không phải là không có sự tàn nhẫn và bạo lực của cả một hệ thống khổng lồ công an và mật vụ nhằm áp đặt “chuyên chế vô sản”.

Các cuộc bạo loạn Watts năm 1965 là một phản ứng đối với sự tàn bạo của cảnh sát của các phong trào dân quyền. Các cuộc đối đầu với cảnh sát trong cuộc bạo loạn năm 1965 đã dẫn đến cái chết của 34 người, hầu hết là người Mỹ gốc Phi. Các cuộc bạo loạn ở Los Angeles năm 1992 là một phản ứng trước sự tha bổng các viên chức cảnh sát chịu trách nhiệm về việc sử dụng bạo lực quá mức đối với anh Rodney King.

Trong thời gian gần đây, những biến cố tương tự đã bao gồm vụ nổ súng năm 2014 giết chết Michael Brown ở Ferguson, Missouri; cái chết của Freddie Gray ở Baltimore năm 2015; và cái chết năm 2014 của Eric Garner tại thành phố New York, là người, giống như George Floyd, đã nói “Tôi không thể thở nổi” trong những giây phút cuối cùng của mình. Một vài vụ được công bố trên toàn quốc đã xảy ra ở Minnesota, bao gồm vụ bắn Jamar Clark năm 2015 ở Minneapolis, vụ bắn Philando Castile năm 2016 ở thành phố Saint Paul bên cạnh và vụ bắn Justine Dhua năm 2017. Vào tháng 3 năm 2020, vụ cảnh sát bắn chết Breonna Taylor ở Kentucky tại căn hộ của chính cô cũng được công bố rộng rãi.

Tác động của đại dịch COVID-19

Các biện pháp chống lại sự bùng phát đại dịch COVID-19, bao gồm việc đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu và thực hiện lệnh cô lập tại nhà, đã tác động đáng kể đến kinh tế và xã hội đối với nhiều người Mỹ. Hàng triệu người mất việc làm và dễ bị tổn thương hơn về kinh tế. Ông Keith Ellison, Bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang Minnesota, cho biết theo quan điểm của ông “người dân đã bị giam giữ trong hai tháng, và vì thế bây giờ họ đang ở trong một tâm trạng khác và một không gian khác. Họ bồn chồn. Một số người đã thất nghiệp, một số người không có tiền thuê nhà và họ tức giận, họ thất vọng.”

Những yếu tố này chắc chắn đã góp phần gây nên tình trạng kinh hoàng hiện nay.


Source:Wiki
 
Giáo xứ Công Giáo trở thành chốn nương thân trong lúc bạo loạn ở Minneapolis.
Trần Mạnh Trác
17:35 03/06/2020
Minneapolis, Ngày 2 tháng 6, 2020 ( CNA ).- Khi các cuộc biểu tình vì sự cố George Floyd trở nên hỗn loạn vào tối thứ Năm, một giáo xứ nhỏ ở Minneapolis đã trở thành nơi nương thân cho những người hàng xóm lo sợ không giám ở trong nhà của họ.

Giáo xứ Công Giáo Thánh Albert Cả (St. Albert the Great), nằm trong khu Longfellow, đã che chở cho 34 người hàng xóm khi cuộc bạo loạn phá hủy các doanh nghiệp ở xung quanh và nhiều nhà đã bị hư hại vào đêm 28 tháng 5. Hàng ngàn người biểu tình đã tụ tập và đốt cháy Chi Cảnh sát quận Ba, cách nhà thờ chưa đầy một dặm, nhiều người trong số họ đã tràn vào các khu vực xung quanh để gây bạo lực.

Cha Joe Gillespie, chánh xứ St. Albert, cho biết những người hàng xóm sợ bị cháy nhà và trộm cắp, và yêu cầu nhà thờ cho trú ẩn. Sau khi nhận được tin từ cơ quan Volunteers of America (Tình nguyện viên Hoa Kỳ) yêu cầu hỗ trợ, nhà thờ đã chào đón những người hàng xóm vào hội trường, chỉ yêu cầu họ mang theo chăn mền riêng để ngủ.

Nhà thờ là một địa điểm dự phòng cho cơ quan Volunteers of America. Trong những trường hợp lũ lụt hoặc mất điện, cư dân có thể đến ẩn náu ở nhà thờ St. Albert.

Mặc dù sự hợp tác của giáo xứ với Volunteers of America đã kéo dài hơn 10 năm, nhưng nhà thờ đã không được sử dụng cho đến khi cuộc khủng hoảng này xảy ra.

Cô thư ký cuả giáo xứ St. Albert là Erin Sim nhận được điện thoại từ Volunteers of America vào sáng ngày 28 tháng 5, và ngay lập tức chuẩn bị tầng hầm cuả nhà thờ cho họ.

“Bạn không thể chỉ giúp người cuả mình mà thôi, bạn phải sẵn sàng giúp đỡ mọi người, ” cô ấy nói.

Khi bạo lực leo thang vào đêm đó, một số cư dân trú ẩn trong nhà thờ đã tự tổ chức an ninh cho họ. Họ thay phiên nhau canh chừng tòa nhà, chung sức với một nhóm người Mỹ bản địa, là những người luôn canh gác một trường học dành riêng cho người Mỹ bản địa ở gần đấy.

Cô Sim cho biết “Chúng tôi đã thoát nạn một cách kỳ diệu so với sự tàn phá xung quanh nhà thờ.”

Ngoài giáo xứ St. Albert, Cha Joseph Williams của nhà thờ St. Stephen ở Minneapolis cũng giúp đỡ một gia đình giáo dân ẩn náu trong nhà thờ. Gia đình ông Sanchez-Ponce, sống trong khu vực cuả chi cảnh sát quận Ba, đã trú ẩn trong nhà xứ vào đêm 28 tháng 5, theo bản tin của tờ báo The Catholic Spirit cuả tổng giáo phận.

Tuy nhiên không phải tất cả các giáo xứ cuả Twin City là bình an vô sự; Vương Cung Thánh Đường Saint Mary ở Minneapolis đã bị thiệt hại vì âm mưu đốt cháy, và graffiti đã vẽ lên nhà thờ St. Mark ở thành phố St Paul, cách trung tâm bạo lực 20 dặm.

“Đây giống như đang có chiến tranh, ” Cha Gillespie nói. “ Chúng tôi bị bao vây.”

Trong lúc bạo lực xẩy ra, Cha Gillespie nói rằng thông điệp về sự đoàn kết trong đại dịch coronavirus cần phải áp dụng cho tình huống này.

“Chúng ta cùng chung một số phận, ” (“We’re in this together, ”) Cha Gillespie lặp lại khẩu hiệu cuả đại dịch, “Cần mọi người trong khu phố chung sức. Đó không chỉ là nhà của tôi hay nhà thờ của tôi, mà là nhà thờ và nhà của chúng ta.”

Nhà thờ St. Albert luôn luôn là một giáo xứ chào đón, cha Gillespie nói. Nhà thờ đã ở trong phố được 85 năm và là nơi mà cộng đồng tìm tới mỗi khi họ cảm thấy bị đe dọa.

Bất cứ nhà thờ nào cũng có khả năng cung cấp việc đó khi cần thiết, ngài cho biết, một giáo xứ là một tổ chức dựa theo mô hình ‘chốn nương náu’ (sanctuary model.)

Cộng đồng St. Albert đã nhận được một số quyên góp lớn để phân phát cho những người có nhu cầu, bao gồm nước, đồ dùng vệ sinh, dụng cụ vệ sinh và thực phẩm. Cha Gillespie cho biết đã nhận được ba khoản tiền đáng kể vào sáng ngày 1/6.

Giúp đỡ những người có nhu cầu là một việc làm có trước cuả nhà thờ St. Albert: ngay cả trước khi xảy ra cuộc tàn phá trong khu phố, St. Albert đã giúp cung cấp thực phẩm và tiền thuê nhà cho những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Giáo dân Rebecca Davis, sống ở khu phố Longfellow từ năm 2001, nói rằng giáo xứ St. Albert là “một giáo xứ nhỏ có khả năng.” (“the little parish that could.”)

Kể từ khi xuất hiện coronavirus, St. Albert đã tổ chức nhiều nhóm giáo dân để phục vụ cộng đồng, cho giáo dân và cho những người ngoài Công Giáo.

Phản ứng của cộng đồng đối với các cuộc biểu tình bạo lực phần lớn là những nỗ lực để đáp ứng nhu cầu căn bản của cộng đồng khi sự cố xảy ra.

Ông Ed Burke, một nhân viên bán thời gian cuả giáo xứ cho biết “Đó là rất nhiều tổ chức tự phát (pop-up). Một ngày nào đó họ tự nhiên đến, bắt đầu quyên góp, làm phẳng một cái sân, và rồi họ dừng lại. Đi làm tiếp một việc khác.”

“Rất nhiều người đang muốn giúp đỡ nhưng họ không biết phải làm gì, ” Cô Davis nói. Gần đây cô đã quyên góp thực phẩm cho một trường học địa phương, và đứng xếp hàng một hàng kéo dài xung quanh một khu phố để làm như vậy.

Rất nhiều thứ đã bị phá hủy, cô thư ký Sim nói, nhưng nó mời gọi chúng ta nghĩ về thế giới mà chúng ta muốn xây dựng lại.

Bất chấp sự hủy diệt xẩy ra trong tuần qua, Cha Gillespie vẫn không mất cái khiếu hài hước của mình.

“Tôi đã không được dự một đêm ngủ chung với đám bạn kể từ khi lên 10 tuổi, ” Cha Gillespie có ý nói về cái đêm thứ Năm khi những hàng xóm tới nương náu ở nhà thờ.
 
Giấc mơ chung của các vị Giáo hoàng và Martin Luther King
Thanh Quảng sdb
19:01 03/06/2020
Giấc mơ chung của các vị Giáo hoàng và Martin Luther King

Giấc mơ được toàn quyền bình đẳng cho những người Mỹ gốc Phi châu tại Hoa Kỳ đã được sự đồng thuận của các vị Giáo hoàng, từ thánh Giáo hoàng Phaolô VI cho đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiện nay. Các ngài đã coi Tiến sĩ Martin Luther King Jr. như một tấm gương sáng trong cuộc đấu tranh bất bạo động cho quyền bình đẳng này.

(Tin Vatican - Alessandro Gisotti)

Cái chết bi thảm của anh George Floyd cho thấy rõ rằng giấc mơ của Mục sư Martin Luther King vẫn còn là con đường dài để được thực hiện trọn vẹn.

Thật vậy bài diễn văn lịch sử “tôi có một giấc mơ”, được nhà lãnh đạo phong trào tranh đấu cho quyền bình đẳng vào ngày 28 tháng 8 năm 1963 - 57 năm trước - tiếp tục vang vọng trên môi miệng và trong trái tim của những người tranh đấu cho công lý và nhân phẩm của cộng đồng người Mỹ gốc Phi châu và qua đó, cho tất cả các nhóm thiểu số ở mọi nơi, thuộc mọi thời đại.

Đó là giấc mơ được ăn rễ sâu trong Tin Mừng và từ sức mạnh giải phóng của tình yêu Thiên Chúa, mà chúng ta có thể tìm thấy nơi các vị Giáo hoàng đương đại...

Thánh Giáo hoàng Phaolô VI

Người đầu tiên là Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, người đã tiếp mục sư Tin lành Baptist Luther King tại Vatican ngày 18 tháng 9 năm 1964 và khích lệ ông tiếp tục con đường đấu tranh ôn hòa chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Bốn năm sau, cũng chính vị thánh Giáo hoàng này đã nhận được hung tin về vụ thảm sát tiến sĩ mục sư Martin Luther King Jr. vào ngày 4 tháng 4 năm 1968 tại Memphis, tiểu bang Tennessee. Ba ngày sau, vào Chủ nhật Lễ Lá, Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã cầu nguyện và nêu gương của nhân vật đã đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình với những lời lẽ phi thường.

Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã cầu nguyện: chớ gì cái tội ác này được trổ sinh hoa trái: Không ghen ghét, không oán thù! Và Ngài kêu gọi hãy có sự bình đẳng cho mọi công dân sống trong cùng một đất nước vĩ đại và cao quý Hoa kỳ. Và thay vào đó, là một mục đích chung mới của sự tha thứ, hòa bình, hòa giải, trong sự bình đẳng của quyền tự do và công lý thay cho sự phân biệt đối xử và đấu tranh bất công hiện nay. Nỗi đau của chúng ta sẽ trở nên đậm hơn và đáng sợ hơn, nếu có những phản ứng bạo động, làm mất trật tự, vì cái chết bi thảm của vị Mục sư khả kính gây ra. Nhưng hy vọng của chúng ta được bừng lên khi chúng ta nhìn thấy những người có trách nhiệm và những ai có một trái tim chân chính sẽ làm dấy lên những ước muốn và cam kết giúp cho các cuộc đấu tranh chủng tộc được dịu lại, luật pháp và các định chế phù hợp với một nền văn minh hiện đại và huynh đệ Kitô hữu được bừng lên qua cái chết của Mục sư King."

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Hai mươi năm sau, vào ngày 12 tháng 9 năm 1987, một thánh Giáo hoàng khác đã làm sống lại giấc mơ của nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Phi châu này. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong chuyến tông du đến New Orleans, trong cuộc gặp gỡ với Cộng đồng người Công Giáo da đen của thành phố. Đức Karol Wojtyla đã nhắc lại cuộc hành trình dài, đầy gian khổ của cộng đồng người Mỹ gốc Phi châu, để vượt qua được những bất công và giải phóng chính mình khỏi gánh nặng của áp bức.

Trong những giờ phút khó khăn nhất của cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng của các bạn trước chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và áp bức, Ngài nhấn mạnh, chính Thiên Chúa đã hướng dẫn các bạn tiến bước trên con đường dẫn tới hòa bình. Trước những chứng nhân lịch sử, những người tranh đấu ôn hòa không bạo lực, sẽ được ghi nhớ mãi trong lịch sử của quốc gia này, như một tượng đài danh dự cho cộng đồng da đen của đất nước Hoa Kỳ.

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói về vai trò quan trọng của người Kitô giáo, mà Mục sư Martin Luther King Jr. đã giữ một vai trò trọng yếu trong việc góp phần cải thiện tôn trọng, cải thiện đúng đắn dành người Mỹ da đen và sự bình đẳng trong xã hội Mỹ đương đại.

Cũng như thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã nêu lên mối quan hệ đặc biệt trong nhãn quan Kitô giáo về tình huynh đệ của con người mà vị Mục sư khả kính King đã dóng lên từ tiểu bang Atlanta cho đến khi Ngài bị ám sát! Đó là một chuỗi dài tranh đấu trong niềm tin được giải thoát cùng với Chúa Kitô.

Vị Nguyên Giáo hoàng Benedict XVI

Giấc mơ này cũng được Đức nguyên Giáo hoàng Benedictô XVI nhắc đến, trong chuyến tông du đến thủ đô Washington vào ngày 16 tháng 4 năm 2008, khi ngài nhấn mạnh rằng niềm tin vào Thiên Chúa đã là nguồn cảm hứng bất tận và thúc đẩy Mục sư Martin Luther King Jr. tranh đấu chống lại chế độ nô lệ và đòi hỏi quyền bình đẳng cho người dân.

Vị nguyên Giáo hoàng Benedictô XVI đã xác quyết những lời đó trong hai ngày thăm viếng, khi Ngài có dịp gặp gỡ người con gái của Mục sư King là cô Bernice Albertine, trong chuyến tông du tham dự cuộc họp đại kết liên tôn ở New York.

Với Giáo hoàng Phanxicô

Bảy năm sau: lần đầu tiên trong lịch sử, một vị Giáo hoàng đã phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ trong một phiên họp quốc gia.

Tại thủ đô Hoa thịnh đốn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có bài phát biểu về tinh thần của đất nước Hoa Kỳ. ĐTC nói đây là một quốc gia được coi là tuyệt vời khi (...) nó nuôi dưỡng một nền văn hóa cho phép mọi người có toàn quyền 'ước mơ' cho tất cả anh chị em của mình, như Mục sư Martin Luther King Jr đã làm.

Đối với Đức Giáo Hoàng, giấc mơ đó của người Kitô giáo là tiếp tục truyền cảm hứng cho tất cả mọi người, thúc đẩy khơi dậy những gì sâu sắc và chân thật nhất trong cuộc sống của một người dân. Và, như Mục sư King đã giảng dậy trong nhiều dịp, Ngài nhấn mạnh đến những giấc mơ kiểu này không phải để an phận cho chính bản thân mình, mà là dẫn ta đến hành động, tham gia và dấn thân.

Cũng như các vị tiền nhiệm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã gặp gỡ người con gái của Mục sư Luther King, bản thân cô cũng là một nhà hoạt động cho quyền lợi người dân. Lần gặp gỡ với cô Bernice Albertine được diễn ra tại Vatican ngày 12 tháng 3 năm 2018. Cuộc tiếp kiến riêng này mang một ý nghĩa lớn, vì nó diễn ra ba tuần trước ngày kỷ niệm 50 năm ngày Mục sư Martin Luther King Jr. bị ám sát!

Như Đức Giáo Hoàng đã viết trong Thông điệp về Ngày Hòa bình Thế giới năm 2017, Mục sư Martin Luther King Jr. đã đạt được những thành công chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc khó quên!

Cách thức đưa tới thành quả đạt cũng như những kết quả của mục đích đều được thực hiện một cách dứt khoát và kiên định qua sự bất bạo động, đã tạo ra những thành quả rất ấn tượng.

Ngược lại, như ĐTC đã chia sẻ trong buổi triều yết vào sáng thứ Tư (3/6/20) nhắc lại lời của Mục sư Luther King giảng thuyết tại Atlanta rằng “chẳng có gì thu tích được bằng bạo lực, ngoại trừ những mất mát!”
 
Ủy Ban Thần Học Quốc Tế: Tính hỗ tương giữa Đức Tin Và Các Bí Tích, 15
Vũ Văn An
19:20 03/06/2020
4.2. Vấn đề hoài nghi: Phẩm chất bí tích của cuộc hôn nhân của “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin”

a) Tiếp cận vấn đề

143. [Định nghĩa]. Hôn nhân là một thực tại tạo vật. Nhờ phép rửa, mối liên kết tự nhiên này được nâng lên hàng một dấu hiệu siêu nhiên: “"Do hôn ước, người nam và người nữ tạo nên một cộng đồng sống chung suốt đời, tự bản tính hôn ước hướng về thiện ích của đôi vợ chồng và việc sinh sản cùng giáo dục con cái. Chúa Kitô đã nâng hôn ước giữa những người đã chịu phép Thánh Tẩy lên hàng bí tích" [176]. Theo giáo lý thần học và thực hành giáo luật hiện hành, mọi hôn ước hợp lệ giữa những người đã được rửa tội đều “tự nó” là bí tích [177], ngay cả khi không có niềm tin nơi các bên ký kết hôn ước. Điều này có nghĩa: trong trường hợp những người đã chịu phép rửa, tính không thể tách biệt giữa một hợp đồng hôn nhân thành hiệu, theo trật tự tạo dựng, và bí tích được khẳng định. Những người đã chịu phép rửa không thể đồng thời gia nhập trật tự bí tích qua phép rửa, mà điều này không ảnh hưởng đến một thực tại có tính quyết định cuộc sống và có khả năng mang ý nghĩa bí tích, như hôn nhân, đến nỗi họ bị rút khỏi trật tự bí tích, một trật tự mà vợ chồng thuộc về một cách bất thu hồi sau khi đã chịu phép rửa (xem § §166 d và 167 d). Học thuyết này có nên được áp dụng cả vào trường hợp kết hôn giữa những người “đã chịu phép rửa nhưng không tin” không? Trong vấn đề tế nhị này, tính “hỗ tương giữa đức tin và các bí tích” mà chúng ta đang bảo vệ dường như được đưa vào để bàn luận. Để tiếp cận vấn đề này một cách thích đáng, chúng ta cần làm sáng tỏ trạng thái và các điều giới hạn của vấn đề một cách chi tiết hơn.

144. [“Những người đã chịu phép rửa nhưng không tin”]. Chúng ta hiểu “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin” là những người ở nơi họ không có dấu hiệu nào cho thấy có sự hiện diện đối thoại của đức tin, vốn là đặc điểm của đáp ứng bản thân của tín hữu đối với cuộc đàm đạo bí tích của Thiên Chúa Ba Ngôi, như chúng ta đã giải thích ở chương thứ hai. Phạm trù này bao gồm hai loại người. Những người lãnh nhận phép rửa khi còn thơ bé, nhưng sau đó, vì bất cứ lý do gì, đã không thực hành một hành vi đức tin bản thân nào, liên quan đến trí hiểu và ý chí của họ. Đây là trường hợp rất thường xuyên xẩy ra ở các quốc gia có truyền thống theo Kitô giáo, nơi mà nay việc phi Kitô giáo xã hội rất rộng rãi song song với hiện tượng rất lơ là trong việc giáo dục đức tin. Chúng ta cũng muốn đề cập đến những người đã chịu phép rửa, nhưng nay bác bỏ đức tin một cách rõ ràng, có ý thức và không coi mình là tín hữu Công Giáo hay Kitô giáo. Thậm chí, đôi khi họ còn thực hiện một hành vi chính thức bác bỏ đức tin Công Giáo và tách khỏi Giáo hội, mà không cho biết lý do của hành động chính thức từ bỏ Giáo Hội Công Giáo là để gia nhập một Giáo Hội, một cộng đồng hoặc một giáo phái Kitô giáo khác. Trong cả hai trường hợp, sự hiện diện của một “thiên hướng tin” không được tri nhận [178].

145. [Phát biểu sơ khởi vấn đề]. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là nếu hai người “đã chịu phép rửa nhưng không tin” độc thân thuộc hai giới khác nhau và thuộc một trong hai loại được mô tả trên đây kết hôn bằng một cuộc cử hành bí tích hoặc bằng một hình thức kết hợp thành hiệu nào khác: Liệu một bí tích có diễn ra không? Đề tài này vốn là chủ đề tranh luận và từng tạo ra rất nhiều bài vở sách báo. Giải đáp về nó không rõ ràng, vì một số yếu tố chính cùng một lúc được đưa vào tương tác. Tiếp theo, chúng ta sẽ duyệt qua một số mốc quan trọng về sự phát triển của nó trong những năm gần đây, trong các giáo huấn của các vị giáo hoàng mới đây, cũng như trong các cơ chế chính thức của giáo hội, để diễn tiến một cách có trách nhiệm đối với các điều kiện của vấn đề.

b) Trạng thái và các giới hạn của vấn đề

146. [Ủy ban Thần học Quốc tế]. Năm 1977, Ủy ban Thần học Quốc tế đã công bố một tài liệu mang tên Các Đề nghị về Học thuyết Hôn nhân Kitô giáo. Trong số các đề tài được thảo luận, ta thấy có: tính bí tích của hôn nhân, hôn nhân giữa những người “đã chịu phép rửa nhưng không tin”, và tính không thể tách biệt giữa khế ước và bí tích. Ủy ban ủng hộ một loạt các chủ đề hàm nhiều ý nghĩa khác nhau cho thấy sự căng thẳng giữa xác tín cho rằng cần phải có đức tin để cử hành một bí tích và chủ trương không tuyên bố đức tin là yếu tố quyết định tính bí tích của hôn nhân. Trong số các khẳng định của họ, mà chúng ta không nhắc lại toàn bộ ở đây, những điểm sau đây nổi bật đối với chủ đề của chúng ta.

147. Sự hiện hữu của mối tương quan hệ cấu thành và hỗ tương giữa tính bất khả tiêu và tính bí tích. Và Ủy ban nói rõ: “Tính bí tích tạo nên các cơ sở sau cùng, mặc dù không phải là các cơ sở duy nhất, cho tính bất khả tiêu của nó” (§ 2.2.).

148. Liên quan đến mối tương quan qua lại giữa đức tin và bí tích hôn nhân, Ủy ban cho rằng trong bí tích hôn nhân, nguồn ơn thánh là Chúa Giêsu Kitô, chứ không phải đức tin của các chủ thể ký kết. Và Ủy ban nói thêm: “Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ơn thánh được ban cho trong bí tích hôn phối ở bên ngoài đức tin hoặc không có đức tin” (§ 2.3.). Đức tin có thể là một “nguyên nhân chuẩn bị” (dispositive cause) để sinh hoa trái chứ không phải để thành hiệu.

149. Về “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin”, Ủy ban quả quyết:

"Sự hiện hữu hôm nay của “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin” đã làm nảy sinh một vấn đề thần học mới và một lưỡng nan mục vụ nghiêm trọng, nhất là khi việc thiếu, hay đúng hơn việc bác bỏ, Đức tin xem ra là điều rõ ràng. Ý định thực hiện điều Chúa Kitô và Giáo hội mong muốn là điều kiện tối thiểu cần phải có trước khi sự ưng thuận được xem xét như một “hành động nhân linh thực sự” trên bình diện bí tích. Không được lẫn lộn vấn đề ý định và vấn đề đức tin bản thân của các bên ký kết, nhưng cũng không được tách biệt chúng một cách hoàn toàn. Phân tích đến cùng, ý định thực sự phát sinh từ và được nuôi dưỡng bằng đức tin sống động. Nơi nào không có một dấu vết đức tin nào (theo nghĩa “tin”, có thiên hướng tin), và không thấy ước muốn được hưởng ơn thánh hay ơn cứu rỗi nào, thì một nghi ngờ thực sự xuất hiện về việc liệu ở đó có ý định chung chung và thực sự bí tích nói trên hay không và liệu cuộc hôn nhân đã ký kết có được ký kết thành hiệu hay không. Như đã lưu ý, đức tin bản thân của các bên ký kết không tạo nên tính bí tích của hôn nhân, nhưng việc thiếu đức tin bản thân có thể làm hại tới tính thành hiệu của bí tích" (§2.3. Nhấn mạnh được thêm vào).

Trong bài bình luận của ngài, được công bố cùng với tài liệu, thư ký của Ủy ban, Đức Cha Philippe Delhaye, tuyên bố: “Chìa khóa để hiểu vấn đề nằm ở ý định; ý định làm điều Giáo hội làm bằng cách dâng hiến một bí tích vĩnh viễn ngụ hàm tính bất khả tiêu, lòng trung thành, tính sinh hoa trái” (179).

150. Sau đó, tài liệu của Ủy ban tái khẳng định tính không thể tách biệt giữa khế ước và bí tích: “Đối với Giáo hội, không hôn nhân tự nhiên nào tách biệt khỏi bí tích hiện hữu đối với những người đã chịu phép rửa, nhưng chỉ có hôn nhân tự nhiên được nâng lên phẩm giá bí tích” (§ 3.5.).

151. [Thánh Gioan Phaolô II]. Trong suốt triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, chủ đề hôn nhân của “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin” và việc cần có đức tin để lãnh nhận bí tích hôn phối đã xuất hiện nhiều lần. Đề nghị 12.4 được phê chuẩn bởi Phiên Thường Lệ Lần Thứ Năm của Thượng Hội Đồng Giám Mục, được tổ chức vào năm 1980, bàn về gia đình, viết rằng: “Nên khảo sát một cách nghiêm túc hơn xem liệu lời khẳng định cho rằng một cuộc hôn nhân thành hiệu giữa những người đã chịu phép rửa luôn là một bí tích có được áp dụng cho những người đã mất đức tin hay không. Nên từ đó rút ra các hậu quả pháp lý và mục vụ” (180).

152. Trong Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng, Familiaris consortio, Thánh Gioan Phaolô II lập luận nhất quán rằng hành vi hôn nhân trong bản chất được xác định bởi thực tại siêu nhiên mà người đã chịu phép rửa vốn thuộc về một cách bất khả thu hồi, vượt lên trên cả ý thức minh nhiên về thực tại này [181]. Về chủ đề của chúng ta, tông huấn nói rõ:

"Còn đối với việc mong muốn đặt để các tiêu chuẩn xa hơn để cho phép việc cử hành cuộc hôn nhân trong Giáo Hội, tức các tiêu chuẩn liên quan đến mức độ đức tin của những người sẽ kết hôn, điều này trên hết có liên hệ đến nhiều rủi ro nghiêm trọng. Trước hết, rủi ro đưa ra những phán đoán vô căn cứ và kỳ thị; thứ hai, rủi ro gây nhiều nghi ngờ đối với tính thành hiệu của các cuộc hôn nhân đã được cử hành, gây tác hại trầm trọng cho các cộng đồng Kitô hữu, và gây nhiều lo âu mới và không chính đáng cho lương tâm các cặp vợ chồng; người ta cũng dám rơi vào nguy cơ đặt nghi vấn đối với bản chất bí tích của nhiều cuộc hôn nhân của các anh em không hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo, do đó, mâu thuẫn với truyền thống giáo hội" [182].

153. Bất chấp tất cả, ngài vẫn nhận ra khả thể cô dâu và chú rể đồng loạt yêu cầu cử hành hôn lễ trong giáo hội và “cho thấy họ bác bỏ một cách minh nhiên và chính thức điều Giáo hội có ý định làm khi hôn lễ của những người đã chịu phép rửa được cử hành". Trong trường hợp này, ngài quy định: “Mục tử các linh hồn không thể cho phép họ cử hành cuộc hôn nhân” [183]. Chúng ta có thể giải thích rằng vì trong trường hợp này sẽ không có bí tích thực sự. Điều đó có nghĩa là, Thánh Gioan Phaolô II yêu cầu một số mức tối thiểu nào đó, ngay cả nếu đó chỉ là việc không bác bỏ một cách minh nhiên và chính thức điều Giáo hội làm. Do đó, theo cách riêng của mình, ngài cũng bác bỏ điều chúng ta có thể gọi là chủ nghĩa tự động bí tích (sacramental automatism) tuyệt đối [184].

154. Sau đó, trong một diễn văn quan trọng với Tòa Tối Cao Rôma (Roman Rota) (ngày 30 tháng 1 năm 2003), ngài đã cảnh cáo rõ ràng về việc không có hai loại hôn nhân, một tự nhiên và một siêu nhiên: “Giáo Hội không từ chối cử hành hôn nhân đối với người có thiên hướng tốt, ngay cả khi họ được chuẩn bị không hoàn hảo theo quan điểm siêu nhiên, với điều kiện người này có ý định kết hôn đúng theo thực tại tự nhiên của hôn nhân. Thực thế, bên cạnh hôn nhân tự nhiên, người ta không thể mô tả một mô hình khác về hôn nhân Kitô giáo với những điều tiên quyết siêu nhiên chuyên biệt” [185]. Ý kiến này đã được Thánh Gioan Phaolô II bảo vệ rõ ràng trong một diễn văn khác với Tòa Tối Cao Rôma (ngày 1 tháng 2 năm 2001) [ 186]. Năm 2001, ngài nhấn mạnh rằng không nên đòi hỏi đức tin như một yêu cầu tối thiểu, bởi vì nó là một điều xa lạ đối với Thánh truyền [187]. Ngài đã phê chuẩn mục đích tự nhiên của hôn nhân và hôn nhân hệ ở một thực tại tự nhiên, chứ không hoàn toàn chỉ có tính siêu nhiên. Trong bối cảnh này, ngài nói: “Do đó, việc che khuất chiều kích tự nhiên của hôn nhân, cùng với việc giản lược nó vào một trải nghiệm chủ quan đơn thuần, cũng kéo theo việc phủ nhận mặc nhiên tính bí tích của nó” [188]. Điều đó có nghĩa, nền tảng mọi điều hệ ở thực tại tự nhiên, thực tại tạo dựng.

155. [Việc tạo lập Bộ Giáo luật]. Trong công trình dẫn đến việc soạn thảo Bộ Giáo luật, vấn đề tính không thể tách biệt giữa thực tại tự nhiên của hôn nhân và hôn nhân bí tích như một thực tại cứu rỗi đã được thảo luận rộng rãi. Cuối cùng, nhà làm luật đã chọn duy trì học lý phổ biến nhất, mà không tìm cách làm sáng tỏ vấn đề về phương diện tín lý, vì nó không nằm trong năng quyền của mình. Khi làm luật, các giả thiết thần học phổ biến nhất được bao gồm [189]. Tính không thể tách biệt này đã được thảo luận trong Công đồng Trent. Trong số các vị chống đối nó, nhân vật Melchior Cano nổi bật. Nó chưa được định tín, mặc dù nó là ý kiến thường xuyên nhất. Nhiều người coi đó là tín lý Công Giáo [190]. Bộ Giáo luật đã chọn đưa nó vào điều 1055, § 2, như đã được đề cập trên đây [191].

156. [Pháp lệ của Tòa Tối Cao Rôma]. Phù hợp với học lý Công Giáo, pháp lệ của Tòa Tối Cao Rôma coi tính bất khả tiêu là một đặc tính thiết yếu của hôn nhân tự nhiên. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội và văn hóa bị thế tục hóa cao, trong đó các xác tín rất khác với các xác tín trong Giáo hội rất phổ biến và ăn rễ sâu, câu hỏi đặt ra là liệu trên thực tế, nếu không có đức tin, tính bất khả tiêu của hôn nhân có được chấp nhận hay không. Vì vậy, trong một số năm hiện nay, ngành luật học đã chủ trương rằng việc thiếu đức tin có thể ảnh hưởng đến ý định bước vào cuộc hôn nhân tự nhiên [192]. Một cách nào đó, xem ra nó đang lặp lại sự nhạy cảm được phát biểu trong đề nghị 40 của Phiên Toàn thể Lần Thứ XI của Thượng Hội Đồng, diễn ra hồi tháng 10 năm 2005, dưới triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI, bàn đến Bí tích Thánh Thể. Trong đó, để giải đáp vấn đề ly hôn và tái hôn, đã có đoạn như sau:

"Thượng hội đồng hy vọng rằng mọi cố gắng có thể có sẽ được thực hiện để bảo đảm đặc tính mục vụ, sự hiện diện và hoạt động chính xác và đầy quan tâm của các tòa án giáo hội liên quan đến các nguyên nhân khiến phải tuyên bố hôn nhân vô hiệu (x. “Dignitas connubi”) nhờ cả việc đào sâu thêm các yếu tố thiết yếu đối với tính thành hiệu của hôn nhân, lẫn việc xem xét cả các vấn đề phát sinh từ bối cảnh biến đổi nhân học sâu sắc của thời đại chúng ta, qua đó chính các tín hữu có nguy cơ bị điều kiện hóa, nhất là khi họ thiếu một nền huấn luyện Kitô giáo vững chắc" [193].

157. [Joseph Ratzinger-Đức Bênêđíctô XVI]. Bộ trưởng Giáo lý Đức tin hồi đó, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, đã tuyên bố rõ ràng vào năm 1997: “Cần phải làm rõ liệu mọi cuộc hôn nhân giữa hai người đã chịu phép rửa có 'tự động' là một cuộc hôn nhân bí tích hay không. Thực thế, Bộ Giáo luật quy định rằng chỉ có cuộc hôn nhân 'thành hiệu' giữa những người đã chịu phép rửa mới đồng thời là một Bí tích (x. Bộ Giáo luật, điều 1055 § 2). Đức tin thuộc về yếu tính của bí tích; điều vẫn cần được làm sáng tỏ là vấn đề pháp lý: bằng chứng nào về việc 'thiếu đức tin' sẽ đem lại hậu quả là bí tích không được hình thành” [194]. Một ý kiến mà khi làm Giáo Hoàng, Đức Bênêđíctô XVI, đã nói thêm trong một diễn văn với các linh mục vào năm 2005, khi ngài cho hay: vấn đề này rất khó khăn; và hiện nay, ngài có nhiều nghi ngờ về việc đức tin là một lý do cho tính bất thành hiệu và vấn đề này vẫn cần được đào sâu thêm [195].

158. Trong diễn văn cuối cùng với Tòa Tối Cao Rôma [196], Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI một lần nữa nói rõ về vấn đề này, một vấn đề rất quan trọng đối với ngài. Chúng ta trích dẫn một số đóng góp của ngài. Ở đầu các suy tư của mình, ngài ám chỉ đến vấn đề đức tin và ý định, phù hợp với Ủy ban Thần học Quốc tế, mà ngài có nhắc đến:

"Đối với mục đích của bí tích, giao ước bất khả tiêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà không đòi hỏi đức tin bản thân nơi những người đính hôn sẽ kết hôn; điều nó đòi hỏi, như một điều kiện tối thiểu cần phải có, là ý định làm điều Giáo hội làm. Tuy nhiên, điều quan trọng là không được nhầm lẫn vấn đề ý định với vấn đề đức tin bản thân của những người kết ước hôn nhân, tuy nhiên không thể tách biệt chúng hoàn toàn" [197].

159. Sau đó, ngài giải thích đức tin và sự cởi mở đối với Thiên Chúa quyết định lớn lao ra sao quan niệm sống trong mọi khía cạnh của nó và đặc biệt trong một điều tế nhị như mối ràng buộc suốt đời (tính bất khả tiêu, tính độc chiếm và lòng trung thành). “Thực vậy, việc bác bỏ đề nghị của Thiên Chúa dẫn đến sự mất cân bằng sâu xa trong mọi tương quan nhân bản, bao gồm cả tương quan hôn nhân, và tạo điều kiện cho cái hiểu sai lầm về tự do và việc thành toàn bản thân”. Theo Đức Bênêđíctô XVI, "từ đó phát sinh một sự mất cân bằng sâu xa trong mọi tương quan nhân bản, bao gồm cả tương quan hôn nhân”. Và, nó “tạo điều kiện cho cái hiểu sai lầm về tự do và việc thành toàn bản thân, một cái hiểu, cùng với việc không kiên nhẫn chịu đựng đau khổ, buộc người ta phải rút vào tính quy ngã đầy vị kỷ" [198].

160. Việc thiếu đức tin này không tự động dẫn đến sự bất khả của một cuộc hôn nhân tự nhiên. Tuy nhiên:

"Đức tin vào Thiên Chúa, được nâng đỡ bởi ơn thánh của Người, do đó, là một yếu tố rất quan trọng để sống việc cống hiến cho nhau và thủy chung vợ chồng. (...) Tuy nhiên, việc đóng cửa đối với Thiên Chúa hoặc bác bỏ chiều kích thánh thiêng của kết hợp vợ chồng và giá trị của nó trong trật tự ơn thánh chắc chắn làm cho việc hiện thân thực tế mô hình hôn nhân cao cả nhất được Giáo hội quan niệm theo kế hoạch của Thiên Chúa ra khó khăn và thậm chí có thể làm suy yếu tính thành hiệu thực sự của khế ước, nếu, như pháp lệ lâu đời của Tòa án này giả thiết, nó được phát biểu qua việc bác bỏ chính nguyên tắc nghĩa vụ thủy chung vợ chồng, nghĩa là bác bỏ các yếu tố hoặc đặc tính thiết yếu khác của hôn nhân" [199].

161. Sau đó, ngài thăm dò việc đức tin có ảnh hưởng quyết định ra sao đến thiện ích của vợ chồng: “Thật vậy, trong mục đích của vợ chồng Kitô giáo muốn sống communio coniugalis (hiệp thông vợ chồng) thực sự, ta thấy một tính năng động riêng của đức tin, mà lời tuyên xưng (Confessio) nó, tức đáp ứng chân thành của bản thân đối với việc loan báo ơn cứu rỗi, khiến tín hữu can dự vào sức thúc đẩy của tình yêu Thiên Chúa” [200]. Ngài tiếp tục khẳng định việc tuyên xưng đức tin, không hề ở lại mãi tại mức độ trừu tượng, làm cho người ta can dự hoàn toàn vào đức ái đã tuyên hứa, vì sự thật và đức ái là những điều không thể tách biệt nhau. Và ngài kết luận: “Do đó, người ta không nên coi thường ý kiến cho rằng có thể có những trường hợp, trong đó, chính vì thiếu đức tin, thiện ích của vợ chồng bị nguy hiểm, nghĩa là bị loại khỏi chính sự ưng thuận” [201]. Một cách đến nỗi việc thiếu đức tin “có thể làm hại tới các thiện ích hôn nhân, mặc dù không nhất thiết, vì việc qui chiếu vào trật tự tự nhiên được Thiên Chúa mong muốn vốn cố hữu trong giao ước vợ chồng (xem St 2:24)” [202].

162. [Đức Giáo Hoàng Phanxicô]. Việc cần nghiên cứu thêm, được Đức Bênêđíctô XVI yêu cầu, hiện vẫn còn giá trị, theo các phát hiện trước các Thượng Hội Đồng Giám Mục gần đây về gia đình và các tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Do đó, Tài liệu Làm việc của Phiên Bất thường lần thứ III của Thượng Hội Đồng Giám Mục (2014) đã tóm tắt vấn đề của chúng ta: “Rất nhiều câu trả lời, nhất là ở Châu Âu và Bắc Mỹ... cho thấy cần phải tìm hiểu vấn đề mối tương quan giữa đức tin và Bí tích Hôn phối, như đề nghị của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI” [203]. Tường trình của Thượng Hội Đồng (Relatio Synodi), được dùng cả như kết luận của Phiên Bất thường lần thứ III lẫn như Tài liệu Chuẩn bị (Lineamenta) cho Phiên Thường lệ lần thứ XIV của Thượng hội đồng, cũng nhắc đến vấn đề này [ 204]; Tài liệu Làm việc (Intrumentum labis) của Phiên Thường lệ lần thứ XIV (2015) cũng thế [205]. Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Amoris laetitia, trong phần giới thiệu, cảnh báo: “Tính phức tạp của các vấn đề nảy sinh [trong thời gian Thượng Hội Đồng] cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục thảo luận cởi mở về một số vấn đề về tín lý, luân lý, tâm linh và mục vụ” [206]. Và tài liệu cho biết thêm: “Nói thế, nhưng vẫn cần suy nghĩ thêm về hành động của Thiên Chúa trong nghi thức kết hôn; điều này được biểu lộ rõ ràng trong các Giáo hội Đông phương qua tầm quan trọng của việc chúc lành mà đôi vợ chồng lãnh nhận như một dấu chỉ ơn Chúa Thánh Thần” [207] Suy tư này về “tính hỗ tương giữa đức tin và bí tích hôn nhân” được định vị một cách khiêm tốn trên nẻo đường này.

163. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã đề cập đến vấn đề của chúng ta trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trong diễn văn với Tòa Tối Cao Rôma vào ngày 23 tháng 1 năm 2015 [208], ngài đã nhắc đến các khiếm khuyết có thể có về sự ưng thuận, một điều có thể ảnh hưởng đến tính thành hiệu; ngài chỉ ra cách nó có thể được thực hiện “cả một cách trực tiếp qua việc khiếm khuyết ý định tạo nên tính thành hiệu lẫn (một cách gian tiếp) qua việc khiếm khuyết trầm trọng trong việc hiểu biết chính hôn nhân đến mức đây là điều chính ý chí của họ ra lệnh (x. giáo luật điều 1099) [209]. Và ngài nói thêm: “Thật vậy, ở cội rễ cuộc khủng hoảng hôn nhân thường là một cuộc khủng hoảng về nhận thức được đức tin soi sáng, nghĩa là nhận thức được việc gắn bó với Thiên Chúa và kế sách yêu thương của Người hiện thực hóa nơi Chúa Giêsu Kitô dẫn dắt” [210].

164. Theo đường hướng này, tông thư dưới hình thức tự sắc Mitis iudex Dominus Iesus [211] (15 tháng 8 năm 2015), quả quyết: “Trong số các trường hợp về vật và người có thể cho phép trường hợp tuyên bố hôn nhân vô hiệu được xử lý bằng diễn trình ngắn hơn theo các điều giáo luật 1683-1687 ta thấy có, chẳng hạn: khiếm khuyết đức tin có thể tạo ra việc ưng thuận giả vờ hoặc sai lầm ảnh hưởng đến ý chí [212]. Vì vậy, thiếu đức tin có thể có tính quyết định đối với tính thành hiệu.

165. Vào năm sau (ngày 22 tháng 1 năm 2016), khi nói chuyện với Tòa Tối Cao Rôma [213], ngài đã phát biểu theo chiều hướng sau: “Điều đáng làm là nhắc lại một cách rõ ràng rằng thành tố thiết yếu của sự ưng thuận kết hôn không phải là phẩm chất đức tin của người ta, mà, theo học thuyết không thay đổi, nó chỉ có thể bị làm cho suy yếu trên bình diện tự nhiên mà thôi (x. Bộ Giáo Luật, điều 1055 § 1 và 2) [214]. Và ngài biến làm của ngài học thuyết chủ trương sự hiện diện của việc thực hành habitus fidei (thói quen sống đức tin) sau khi lãnh nhận phép rửa, dù không có một đức tin có thể tri nhận được về phương diện tâm lý. Và ngài kết luận: “thiếu việc đào tạo về đức tin và hiểu sai tính hợp nhất, bất khả tiêu và phẩm giá bí tích của hôn nhân chỉ làm mất tính thành hiệu của việc ưng thuận kết hôn nếu chúng ảnh hưởng đến ý chí người ta (xem Bộ Giáo Luật, điều 1099). Chính vì lý do này, các sai sót liên quan đến tính bí tích của hôn nhân phải được lượng giá rất chu đáo.

Kỳ sau: Các giới hạn của vấn đề
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hà Nội có thêm 9 tân Phó tế
Triết Giang
09:07 03/06/2020
Ngày 1-6-2020, mở đầu tháng kính Trái Tim Chúa và cũng là tháng cầu nguyện cho các linh mục và chủng sinh, tại nhà thờ lớn Hà Nội, Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên đã chủ sự lễ phong Phó tế cho 9 thày của Tổng giáo phận Hà Nội. Đó là các thày:

Phêrô Nguyễn Văn Cao (sinh 1990 ở Tân Độ, Xuy Xá);
Giuse Phạm Quang Đăng (1984, Vĩnh Dự, Vĩnh Đà);
Giuse Vương Văn Đủ (1984, Cổ Liêu, Hoàng Nguyên);
Giuse Trần Mạnh Hiệp (1983, Trại Hướng, Xuân Bảng);
Phêrô Phạm Văn Hoàng (1988, Vạn Điểm );
Antôn Giuse Phan Văn Hương (1987, Phù Tải);
Micae Nguyễn Hoàng Nam (1988, An Tập);
Giuse Phạm Văn Thế (1983, Hòa Mục, Đạo Truyền);
Giuse Trần Ngọc Hoàng (1985, Phát Đông, Bảo Long).

Cùng đồng tế với Đức TGM Giuse có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Đức cha Lorenso Chu Văn Minh và hang trăm linh mục trong giáo phận. Tham dự thánh lễ có hàng ngàn giáo dân, thân nhân các tiến chức, các chủng sinh và nữ tu.

Trước thánh lễ, Đức TGM Giuse đã dành thời gian chia sẻ về con đường nên thánh của linh mục, chủng sinh qua phân tích lá thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho các linh mục nhân lễ Hiện xuống vừa qua. Ngài nói rằng, linh mục là người coi giữ kho tàng ân sủng đức tin và Bí tích của Chúa, là hiện thân của Đức Kitô nên đòi buộc phải thánh thiện. Trong một giáo xứ, nếu Linh mục thánh thiện thì giáo dân đạo đức, nếu linh mục đạo đức thì giáo dân sống tốt lành. Nhưng nêu linh mục coi sóc xứ khô khan thì giáo dân tội lỗi mà nếu linh mục xứ tội lỗi thì giáo xứ thành hỏa ngục và giáo dân thành quỷ ma hết…

Đúng 10 giờ, đoàn rước đưa các tiến chức và các linh mục, Giám mục ra nhà thờ trong tiếng vỗ tay vang dội của cộng đoàn. Sau phần giảng Lời Chúa, Đức TGM Giuse đã chủ sự nghi lễ phong chức Phó tế cho 9 thày của Tổng giáo phận Hà Nội.

Cộng đoàn sốt sắng hát kinh cầu các thánh để cầu nguyện cho các tiến chức. Đức TGM Giuse ân cần trao hôn bình an cho các tân Phó tế như những người con thân yêu của mình. Vì không gian xung quanh nhà thờ quá chật bởi người và xe đến dự lễ, nên các tân Phó tế phải vất vả mới tìm cho mình một chỗ để thân nhân, bạn bè chúc mừng nhân ngày lễ trọng đại này.

 
Phỏng vấn cha Giuse Đỗ Duy Châu, dòng Đức Mẹ Người Nghèo
Gioan Lê Quang Vinh
21:16 03/06/2020
Dòng Đức Mẹ Người Nghèo vừa mừng Kim Khánh hiện diện tại Việt Nam, đồng thời khai mạc năm thánh của Dòng. Nhân dịp này, TTX Công Giáo Vietcatholic xin phỏng vấn Cha Giuse Đỗ Duy Châu, Tổng Phụ Trách Hội Dòng.

PV. Kính thưa Cha, trước hết, Vietcatholic xin tạ ơn Chúa và chúc mừng Cha cùng Hội Dòng nhân dịp trọng đại này. Xin Cha cho chúng con biết sơ lược về lịch sử Hội Dòng.

Cha Giuse Châu: Dòng Đức Mẹ Người Nghèo được Linh mục Ermin de Clerck sáng lập tại Bourricos, thuộc Giáo phận D’Aire et de Dax, Tây Nam nước Pháp năm 1956. Ngài muốn thiết lập một Hội Dòng theo tinh thần của thánh Biển Đức, sống tình huynh đệ trong cộng đoàn và gần gũi, chan hòa với người nghèo. Đức cha Clement Matthiew, Giám mục Giáo phận D’Aire et de Dax, đã cho phép thành lập và kí sắc lệnh lập Dòng ngày 11.02.1956.

Vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm 1970, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã chính thức đón nhận Dòng Đức Mẹ Người Nghèo vào Giáo phận Sài Gòn.

Ngày 14.09.2015, Đức cha Hervé Gaschinard, Giám mục Giáo phận D’Aire et Dax gửi thư cho Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, TGM Tổng Giáo phận Sài Gòn xin chuyển trụ sở chính của nhà mẹ về Việt Nam, đặt tại 30/13 đường 09, Kp 1, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức.

Ngày 15.01.2016, Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc đã ra quyết định chính thức công nhận Hội Dòng Đức Mẹ Người Nghèo thuộc quyền Giáo phận của TGM Sài Gòn.

PV. Thưa Cha, xin Cha cho độc giả biết về đặc sủng và linh đạo cũng như sứ mạng của Hội Dòng Đức Mẹ Người Nghèo.

Cha Giuse Châu:

Đặc sủng: Tu sĩ Dòng Đức Mẹ Người Nghèo: Sống triệt để Phúc Nghèo theo Tin Mừng. Sống tinh thần chiêm niệm giữa đời.

Linh đạo: Tu sĩ Đức Mẹ Người Nghèo hiến dâng đời mình theo phương châm: “Vì Chúa Giêsu và đạo Phúc m của Ngài”. Hội Dòng chọn mô hình cộng đoàn nhỏ, với nếp sống: bác ái, đơn sơ, giản dị, chan hòa... coi tất cả mọi người là anh chị em của mình. Theo gương Mẹ Maria sống đơn sơ, khó nghèo, khiêm hạ; sẵn sàng lên đường chia sẻ niềm vui có Chúa cho mọi người.

Sứ mạng: Tu sĩ của Hội Dòng theo sát chân Chúa Kitô làm vinh danh Cha trong mọi chi tiết thường nhật, xây dựng Nước Cha thành hiện thực qua đời sống Cộng đoàn. Anh em làm chứng cho Chúa Kitô và rao giảng Tin Mừng bằng cuộc sống hy sinh, ưu tiên phục vụ những người nghèo, bất hạnh hơn hết. Hội Dòng tích cực tham gia vào công cuộc truyền giáo của Hội Thánh, đặc biệt tại những nơi chưa nhận biết Chúa.

PV. Chúng con được biết nhân dịp này Tòa n Giải Tối Cao có ban sắc lệnh mở năm thánh Toàn Xá cho Hội Dòng. Xin Cha cho chúng con biết thêm chi tiết về năm thánh này cũng như điều kiện để được hưởng ơn Toàn Xá.

Cha Giuse Châu: NĂM THÁNH bắt đầu từ ngày 30.05.2020 và kết thúc ngày 30.05.2021, KỶ NIỆM KIM KHÁNH 50 NĂM DÒNG HIỆN DIỆN TẠI VIỆT NAM (1970-2020). Phép Lành Tòa Thánh, kèm theo Ơn Toàn Xá với các điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng) cho các tín hữu hiện diện, đã dốc lòng chừa tội lỗi và do lòng mến thúc đẩy mà đến tham dự các nghi lễ thánh tại Dòng Đức Mẹ Người Nghèo.

CÁC NGÀY NHẬN ƠN TOÀN XÁ

1. Ngày 30.05.2020: Khai mạc Năm Thánh – Vĩnh Khấn

2. Ngày 07.06.2020: Lễ Chúa Ba Ngôi

3. Ngày 14. 06.2020: Lễ Mình Máu Thánh.

4. Ngày 19. 06.2020: Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su.

5. Ngày 15.08.2020: Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

6. Ngày 14.09.2020: Lễ Suy tôn Thánh Giá

7. Ngày 01.11. 2020: Lễ các Thánh nam nữ.

8. Ngày 24.11. 2020: Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

9. Ngày 01.01.2021: Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa.

10. Ngày 02.02.2021: Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh.

11. Ngày 30.05.2021: Bế mạc Năm Thánh Hội Dòng.

PV. Sau 50 năm hiện diện, số tu sĩ của nhà dòng chắc hẳn đã tăng lên nhiều. Việc tìm ơn gọi của nhà dòng có gì đặc biệt, thưa Cha?

Cha Giuse Châu: Vì linh đạo của Hội dòng chúng tôi theo phương thức cộng đoàn nhỏ. Mỗi cộng đoàn chỉ từ 5-7 tu sĩ nên sự phát triển cũng không nhanh, hiện tại có 61 anh em. Việc tìm hiểu ơn gọi cũng dễ dàng cho anh em khao khát đời sống tu trì:

Điều Kiện Gia Nhập:

Tuổi từ 18 trở lên.

Đã Tốt nghiệp THPT.

Khao khát sống đời Thánh Hiến, sẵn sàng lên đường loan báo Tin Mừng, phục vụ người nghèo.

Nộp hồ sơ gồm: Chứng nhận bí tích Thanh Tẩy và Thêm Sức, giấy giới thiệu của Cha Sở, bằng Tốt nghiệp THPT, giấy Chứng nhận sức khỏe tốt.

Liên Hệ: Lm Giu-se Đỗ Duy Châu Sđt: 0908466680

PV. Chúng con nhận thấy cơ sở nhà dòng đã rất cũ kỹ và hư mòn theo thời gian. Xin Cha cho chúng con biết về kế hoạch tái thiết sắp tới.

Cha Giuse Châu: Hội dòng chúng tôi được thiết lập ở Việt Nam từ năm 1970. Hiện nay, khu nhà ở đã xuống cấp nặng nề, Nhà nguyện quá nhỏ, thiếu nhiều phòng chức năng … không đáp ứng được việc huấn luyện đào tạo do anh em ngày một thêm đông; nhu cầu phòng cho khách Tĩnh tâm và các hoạt động xã hội của Hội Dòng. Sau gần 3 năm xin giấy phép xây dựng, chúng tôi dự kiến sẽ khởi công đầu tháng 07-2020 và sẽ hoàn thành công trình vào ngày 30-05-2020, ngày kết thúc Năm Thánh của Hội Dòng.

Ngoài những công việc lao động khiêm tốn để phục vụ, chúng tôi không còn nguồn thu nhập nào khác, chỉ biết trông cậy vào Ơn Chúa, sự cầu bầu của Mẹ Maria và Thánh Cả Giu-se. Rất mong được sự giúp đỡ của quí ân nhân cho công trình xây dựng sớm hoàn thành, để các tu sĩ trong Dòng an tâm, nhiệt thành cho sự nghiệp mở mang Nước Chúa, phục vụ Giáo hội, xã hội và những con người nghèo, bất hạnh hơn hết.

PV. Chúng con xin cám ơn Cha. Xin Chúa chúc lành cho sứ vụ của Cha và Hội Dòng.

Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đừng giáo dục con em của dân tộc mình bất kính với Trời
Nguyễn Văn Nghệ
08:23 03/06/2020

Trước ngày Miền Nam gọi là được “giải phóng”, tôi đã được sinh ra và lớn lên tại một vùng quê Diên Khánh, Khánh Hòa. Và được hấp thụ bởi một nền giáo dục nhân bản từ gia đình cũng như ở trường học. Ông bà, cha mẹ tôi luôn giáo dục con cháu sống theo truyền thống đạo lý từ bao đời của dân tộc, đó là: Biết thờ Trời, biết kính Trời: “ Lạy Trời mưa xuống/ Lấy nước tôi uống…”, chửi Trời đất, gió mưa cũng là một cái tội.

Lúc nhỏ, chúng tôi đặt câu hỏi với ông bà, cha mẹ: làm sao ta biết có Ông Trời (Thượng Đế)? Chúng tôi đã nhận được câu giải đáp: Cứ nhìn xem mọi sự trật tự lạ lùng trong vũ trụ liền biết có Ông Trời.

Càng có tuổi càng thấy câu giải đáp tuy đơn sơ nhưng rất là tinh tế, vi diệu. Trong vũ trụ có hàng tỷ tỷ tinh tú, và qua biết bao “ âm vô cực” năm rồi mà các tinh tú vẫn vận hành một cách có trật tự. Vậy phải có sự điều khiển của Đấng Toàn Năng mà chúng ta gọi là Ông Trời, chứ không thể tự nhiên mà có “trật tự lạ lùng”như vậy được!

Sau ngày Miền Nam được “giải phóng”, chúng tôi được nhồi nhét bởi một cái chủ nghĩa duy lý hung hăng, xóa bỏ cả niềm tin tôn giáo, hạ bệ Ông Trời: “ Thằng trời đứng lại một bên/ Để cho nông hội đứng lên làm trời” hoặc “Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”.

Tháng 7-1955 tại Phân hiệu II Trường Nguyễn Ái Quốc, ông Hồ Chí Minh đã nói chuyện với học viên và ông gọi Trời là “địch trời”, “trời phản động”: “ Về kinh tế cũng như về chính trị, cuộc đấu tranh đều gian khổ, phức tạp. Ngoài Mỹ- Diệm, thực dân ngoan cố, còn có địch trời: lụt, bão, hạn, bệnh tật, v.v…Phải làm sao lấy sức người chống lại sức thiên nhiên. Thời kỳ kháng chiến, ta đã làm và ta đã thắng. Bây giờ có sự giúp đỡ của các nước bạn thì chống Mỹ- Diệm và trời phản động, ta cũng sẽ thắng”[1].

Những “Bố già Mafia” tay họ đã lỡ nhúng chàm nhưng họ vẫn còn biết gởi con cái vào các trường có tiếng đạo đức học tập để con cái không đi theo con đường của họ. Ngược lại, ở Việt Nam, thế hệ ông, cha, anh đã lỡ bất kính với Trời, đi theo con đường vô thần để được vào đảng và làm lãnh đạo lại tiếp tục giáo dục thế hệ trẻ đi vào vết xe đổ của mình là bất kính với Trời. Sách Giáo khoa lớp 4 trước đây có bài “ Trời đành chịu thua”: “ Ngày xưa hạn hán cầu trời/ Ngày nay hạn hán thì người trị ngay/ Trị đêm rồi lại trị ngày/ Cho tên giặc hạn biết tay của người/ Vừa làm vừa thách cả trời/ Có muốn tắm mát thì mời xuống đây/ Nước kia ở dưới đất này/ Đào sâu vét kỹ nước đầy mương ao/ Thách trời cứ hạn nữa nào/ Đồng ta đủ nước hoa màu vẫn xanh/ Chiều chiều nghe tiếng phát thanh/ Người chăm thủy lợi, trời đành chịu thua”[2]

Theo thông lệ vào thời điểm hiện nay (tháng 6/2020) ở Khánh Hòa đã sạ lúa cho vụ Hè- Thu rồi nhưng hiện nay đang hạn hán, đọc những bài viết đăng trên báo Khánh Hòa cho biết các trạm bơm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên sông Cái Nha Trang nghỉ hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Hè- Thu 2020 để “Ưu tiên nước sinh hoạt cho người dân”. Trời hạn, sao đảng không lãnh đạo dân chúng “ Thay trời làm mưa”, “ Nghiêng sông đổ nước lên đồng”, “Vắt đất ra nước” hoặc “Đào sâu vét kỹ nước đầy mương ao” mà lại bắt nông dân ngưng sản xuất vụ Hè Thu 2020? [3]

Những đảng viên cộng sản khi còn đương chức đương quyền thì xưng là vô thần, có lời bất kính với Trời nhưng khi đến tuổi già và nhất là lúc sắp lâm chung thì lại là hữu thần. Cán bộ cấp Trung ương khi chết có bàn thờ Phật, mời chư tăng đến tụng kinh cho hương hồn mau siêu thoát. Hành động tiền hậu bất nhất của các đảng viên ấy làm tôi liên tưởng đến bài học “Biển bức” (Con dơi) trong cuốn Hán văn của Trần Trọng San: “Điểu dữ thú hống, biển bức thường trung lập. Điểu thắng, tắc biển bức phi nhập điểu quần, viết: “ Ngô hữu lưỡng dực, cố điểu dã”. Thú thắng, tắc biển bức tẩu nhập thú quần, viết: “ Ngô hữu tứ túc, cố thú dã” (Chim và muông đánh nhau huyên náo, dơi thường trung lập. Khi chim thắng, thì dơi bay nhập vào đàn chim, nói rằng: “ Tôi có hai cánh vốn loài chim”. Khi muông thắng, dơi nhập vào đàn muông, nói rằng: “Tôi có hai chân, vốn là loài muông”.

Đúng là “miệng chuột, hàm dơi”!

Đương chức, đương quyền thì vô thần, bất kính với Trời nhưng khi về hưu, gần chết lại là hữu thần: “Từ đáy sâu thẳm tâm hồn, con người thời nào và ở đâu cũng hướng về một Tuyệt Đối, một thần thánh hoặc một Thượng Đế.

“Không một cá nhân nào suốt cuộc đời phủ nhận thần nhan trong sâu thẳm con người, không tập thể nào phủ nhận được thần nhan trong khát khao của lịch sử dân tộc mình.

“ Nếu phủ nhận thần thiêng, người ta phải dựng một cá nhân hoặc một tập thể nào lên làm thần tượng sờ mó được…”[4].

Hãy dạy dỗ con em của dân tộc mình sống nhân bản, chớ phủ nhận thần thiêng, chớ bất kính với Trời.

Nguyễn Văn Nghệ

Diên Khánh- Khánh Hòa

Chú thích

tennguoidepnhat.net/2012/05/20/bai-noi-tai-phan-hieu-ii-truong-nguyen-ai-quoc-7-1955/

2- tamcominh.wordpress.com/2011/03/15/hồi-ky-toi-di-hoc-phổ-thong-cấp-1/

mekong-cuulong.blogspot.com/2016/06/mot-trieu-nguoi-vet-nam-can-khan-cap.html

3- baokhanhhoa.vn/kinh-te/202004/uu-tien-nuoc-sinh-hoat-cho-nguoi-dan-8159653/

baokhanhhoa.vn/phong-su/202005/quay-quat-vi-kho-han-8164285/

4- Lm. JMT Nguyễn Thế Thoại, Vấn đề Thượng đế (Thần lý học), Lưu hành nội bộ, tr.227
 
Thời mạt vận đã ló dạng
Phạm Trần
21:02 03/06/2020
Chỉ còn hơn 6 tháng nữa đến Đại hội đảng toàn quốc XIII, diễn ra đầu năm 2021, nhưng những kẻ nịnh thần đã xếp hàng sau lưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để vận động “đề nghị” ông ngồi thêm nhiệm kỳ nữa, hay ít nhất cũng 2 năm.

Lý do của đám tôi trung đưa ra là đất nước cần lãnh đạo ổn định để bảo vệ đảng và chế độ theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng điều này cũng lộ ra dấu hiệu mất đoàn kết và không thống nhất trong nội bộ hơn 4 triệu đảng viên.

Đám bề tôi bợ đỡ, từ một năm qua, đã ca tụng lên tận mây xanh công lao chống tham nhũng, lãng phí trong đảng của ông Trọng, nhưng họ lại quên, chỉ riêng trong nhiệm kỳ này (khóa XII) đã có lối 200 cán bộ cấp cao, kể cả Ủy Bộ Chính trị Đinh La Thăng đã sa lưới vì tham nhũng và bất lực.

Tất cả số người bị án, bị sa thải, tước hết các chức vụ đảng đều đã qua sàng lọc bởi hệ thống cán bộ do ông Trọng đứng đầu từ khóa XI năm 2011, nhưng không ai dám quy trách nhiệm cho ông là người đứng đầu mà để xẩy ra như thế. Ngược lại ông đã được ca tụng là người liêm khiết, hết lòng vì dân vì nước và có quyết tâm diệt tham nhũng mạnh nhất từ trước tói nay.

Đảng viên, nhất là những ngườ có chức, có quyền, cũng đã cúi mặt làm ngơ trước thái độ đầu hàng Trung Cộng của ông Nguyễn Phú Trọng trước các hành động lính Tầu tấn công ngư dân, tự do đem tầu vào tìm kiếm dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và lấn chiếm lãnh thổ ở Biển Đông.

Dù vậy, từ một năm qua, đó đây trong đảng đã rục rịch cuộc vận động “kiến nghị” ông Trọng đừng nghỉ hưu mà tiếp tục ở lại để chèo lái đảng đi tiếp sự nghiệp “qúa độ” lên Xã hội chủ nghĩa, dù chính ông đã bảo “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” (Tuyên bố ngày 24/10/2013 tại Hà Nội)

QÚA TUỔI VẪN TỐT

Nhưng nhóm cán bộ, đảng viên “nịnh Trọng” này có thật sự là những người yêu nước, hay lại là những kẻ nội thù của một âm mưu từ Bắc Kinh muốn giữ ông Trọng để làm Việt Nam suy yếu đến mạt vận?

Theo Điều lệ Đảng thì ông Trọng không thể giữ chức Tổng Bí thư qúa hai nhiệm kỳ, tổng cộng 10 năm, nhưng Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên đã lộ ra một lối thoát mới cho sự nghiệp chính trị cuối đời của ông Trọng, người sẽ 77 tuổi khi Khóa đảng XIII tổ chức đại hội vào đầu năm 2021.

Trước hết, ông Diên nói:” Tại Hội nghị Trung ương 12 vừa qua (11-14/05/2020), Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất trình Đại hội XIII số lượng khoảng 200 ủy viên Trung ương, trong đó khoảng 180 ủy viên chính thức và 20 dự khuyết. Ủy viên Bộ Chính trị giữ như khóa XII với 17-19 người, Ban Bí thư là 12-13 người.” (theo ZING.VN, ngày 27/05/2020).

Những con số này không có gì đặc biệt vì cũng giống như mấy khóa trước. Có quan trọng chăng là họ đã được bầu chọn ra sao, công bằng thế nào và liệu có ngăn được tệ nạn “lợi ích nhóm”, “những kẻ tham nhũng” và “chạy chức chạy quyền” lọt vào Trung ương XIII” như ông Trọng đã hô hào phải loại?

Trong khi chờ xem công tác chọn nhân sự đảng được ông Nguyễn Phú Trọng đề cao là “then chốt của then chốt” sẽ ra sao, thì Trung ương 12 cũng đã đồng ý:”Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 sẽ có 3 độ tuổi, số Ủy viên Trung ương dưới 50 tuổi chiếm khoảng 15 - 20%, từ 50-60 tuổi có khoảng 70%, từ 61 tuổi trở lên khoảng 10%.”

Như vậy, càng già thì càng khó được chọn vào Trung ương, nhưng Đảng lại đề ra trường hợp ngoại lệ, theo lời ông Nguyễn Hồng Diên:”Những trường hợp đặc biệt cần thiết phải tái cử Trung ương Khóa mới không nằm trong độ tuổi quy định thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ xem xét kỹ lưỡng và trình Trung ương quyết định.” (Zing.VN, ngày 27/05/2020)

Trong danh sách Bộ Chính trị khóa XII, có 7 người đã từ 66 trở lên gồm : Nguyễn Phú Trọng (Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước), Nguyễn Xuân Phúc (Thủ tướng), Nguyễn Thị Kim Ngân (Chủ tịch Quốc hội), Trần Quốc Vượng (Thường trực Bí thư), Tòng Thị Phóng (Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, người Dân tộc Thái trắng), Nguyễn Thiện Nhân (Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ), và Ngô Xuân Lịch (Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng)

NỊNH TRƠ TRẼN

Trong nỗ lực muốn kéo ông Trọng ngồi lại đã có nhiều chiêu nịnh hót đến trơ trẽn, không biết ngượng trước nhân quần, xã hội.

Người nổi lên cao nhất trong đám nịnh thần này, không ai khác hơn là ông Nguyễn Hồng Diên, tân Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung Ương. Trước khi được bổ nhiệm ngày 7/5/2020, ông là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình.

Nhưng trong lần xuất hiện đầu tiên trong nhiệm vụ mới trước báo chí ngày 27/05/2020, ông Diên đã phát biểu trôi chảy và rất hăng say khi nói rằng:“Có trường hợp đặc biệt hay không, có thì là bao nhiêu? Đây là vấn đề cán bộ đảng viên, nhân dân rất quân tâm….bài học từ khóa XII cho thấy, nếu thực hiện một cách xơ cứng quy định về độ tuổi thì một số ủy viên T.Ư cao tuổi sẽ không được tái cử.”

Rồi ông ca tụng không ngượng mồm rằng:“ Rõ ràng trong khóa XII, các đồng chí tái cử trong trường hợp đặc biệt, đặc biệt là người đứng đầu của Đảng đã vững vàng đưa đất nước vượt qua khó khăn, gian nguy. Chặng đường phía trước còn rất nhiều khó khăn, rất cần những người lão luyện về chính trị, có kinh nghiệm để chèo lái con thuyền đất nước, vượt qua sóng gió, nguy nan.”

Ông lưu ý cử tọa:”Thử hình dung trong khóa XII này thôi, một số đồng chí được xem là trường hợp đặc biệt được T.Ư khóa XI giới thiệu tại Đại hội XII đã quyết định thì chúng ta thấy hầu hết các đồng chí thể hiện rất xuất sắc trong công việc. Đặc biệt là người đứng đầu, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Có thể nói đến giờ này, đây là hạnh phúc của Đảng, của dân tộc chúng ta.”

Cuối cùng ông Diên diễn tiếp:”Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là trung tâm đoàn kết của Ban chấp hành Trung ương để lãnh đạo tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quyết định nhiều vấn đề chỉ đạo điều hành của đất nước nên chúng ta đã gặt hái được những thành quả như vậy. Không để bị thế lực phản động, thông tin thất thiệt chia rẽ trước Đại hội.” (tin tổng hợp Báo chí Việt Nam, ngày 27/05/2020)

Trước ông Nguyễn Hồng Diện cũng đã có Đội ngũ “nịnh Trọng” tại Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật ra sách “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế".

Theo Cổng thông tin Chính phủ ngày 20/06/2019 thì cuốn sách: “Dầy hơn 600 trang, gồm những bài viết của nhiều tác giả, như bạn học thời sinh viên, đồng nghiệp, nhà báo, hay người chỉ một lần được tiếp xúc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trong chuyến công tác, hoặc mới chỉ biết đồng chí qua những hoạt động ở trong nước và ngoài nước được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, ... Dù ở các cương vị khác nhau, nhưng tất cả đều bày tỏ sự tin tưởng, ngưỡng mộ và cho rằng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo có trí tuệ, bản lĩnh, trong sáng.”

Nội dung còn:”Khẳng định Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo có tư duy chiến lược, có tầm nhìn xa và rất công tâm khi nhìn nhận, giải quyết những việc cụ thể với sự bao dung, độ lượng, thấm đẫm tình người.

Nội dung phần thứ ba cuốn sách với tiêu đề Tình cảm của bạn bè quốc tế. Với quan điểm chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có nhiều chuyến công tác nước ngoài, nhằm hiện thực hóa đường lối đối ngoại của Ðảng, Nhà nước ta.” (theo Chinhphu.vn, ngày 20/06/2019)

TÁT NƯỚC THEO MƯA

Trước đó, ngày 01/28/2020, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng tự ca rằng:”

Thời điểm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội khóa XIV tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021, dư luận đều hồ hởi với niềm tin Đảng, Nhà nước đã chọn được một người xứng đáng. Trên cương vị Tổng Bí thư lãnh đạo Đảng, dẫn dắt đất nước trong suốt 2 nhiệm kỳ Đại hội XI, XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo được những dấu ấn mạnh mẽ. Một con người gần gũi, giản dị nhưng ẩn chứa bên trong là một sự mạnh mẽ, quyết liệt.”

Còn nhớ sau khi được Quốc hội trao thêm quyền Chủ tịch Nước ngày 23/10/2018, báo, đài nhà nước và nhiều người tai to mặt lớn cũng đã thi đua mặc áo xếp hàng vái ông Trọng lên tận ngọn cây.

Báo Công an nhân dân(CAND) viết ngày 24/10/2018 :” Việc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội nhất trí bầu giữ chức Chủ tịch nước là thể hiện đáp ứng nguyện vọng, lòng tin của toàn Đảng, toàn dân ta.”

Báo Dân Trí cũng phù họa theo rằng:” Hai nhiệm kỳ liên tiếp trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tâm sức cho cuộc chiến chống nạn tham nhũng. Đồng thời đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước trong thời điểm lịch sử, Tổng Bí thư quyết tâm tạo chuyển biến mới, quyết liệt hơn trên mặt trận này. (Dân Trí, 23/10/018)

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương, tỉnh Quảng Bình nhanh nhẩu nói với báo Đảng CSVN:”Thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại nhiều dấu ấn lớn, được nhân dân cả nước tin tưởng, đặc biệt là trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Việc Quốc hội bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch nước là vấn đề mà cử tri và các đại biểu rất quan tâm và mong mỏi”

Đến phiên Ủy viên thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình, Ông Đinh Trường Sơn còn hồ hởi hơn khi cho rằng:” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người được cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đánh giá cao về uy tín, sự trong sạch, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.” (báo ĐCSVN, 23/10/018)

Tạp chí Xây dựng Đảng, thì viết trong số đề ngày 7/10/2018:” Việc BCH Trung ương Đảng đề cử Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước là quyết định được đồng thuận cao trong Đảng và xã hội.”

Đến phiên ông Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, cũng muốn lấy điểm trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 24/10/2018, khi nói rằng:”Tôi cũng như những cán bộ lão thành khác và nhân dân luôn tin tưởng tuyệt đối ở đồng chí. Chúng tôi tin tưởng đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ tạo nên nhiều kỳ tích mới, đưa đất nước bước vào những trang sử sáng ngời trong kỷ nguyên mới.”

Nhưng “kỷ nguyên mới” là ở đâu và bao giờ mới thấy, hay đó cũng chỉ là giâc mơ hão huyền của những người chỉ biết súng bái lãnh tụ mà quên rằng, sau nịnh hót là thời mạt vận./-

Phạm Trần

(3/6/2020)

 
Văn Hóa
Tôi muốn
Quyên Di
09:33 03/06/2020
TÔI MUỐN

Nước Mỹ đang trong cơn náo loạn. Ở nhiều nơi, bọn xấu đã biến cuộc biểu tình ôn hoà chống nạn kỳ thị chủng tộc thành cuộc cướp bóc, hôi của, đánh người, giết người. Rất nhiều tiểu bang, thành phố đã có lệnh giới nghiêm để bảo vệ sự an toàn của người dân. Nơi tôi ở cũng cùng số phận.

Buổi chiều, ngắm hoa cỏ, tôi thấy chúng xanh tốt, nở hoa kết trái bên cạnh nhau. Vườn của tôi trồng lung tung các loại cây, không phân chia ranh giới gì cả: hoa ti-gôn chung giàn với hoa lài Hawaii; mai tứ quý bên cạnh lài ta và nhật quỳnh; cúc vàng nở hoa ngay dưới chân cây bông sứ; tử đằng leo chung giàn với... mơ tam thể; gốc hoa hồng và gốc ớt hiểm ở cùng chỗ; ngải cứu và bồ công anh mọc chung với cỏ; thanh long cùng chỗ với hoa dừa cạn; ổi chia đất với hoa loa kèn và cẩm tú cầu; dâu bụt nở đỏ tươi cùng hoa bông giấy cũng đỏ và hoa hồng bạch trắng tinh... Thế mà chúng vui vẻ đáo để. Chúng không kỳ thị nhau, cũng không làm chết nhau. Ai làm vườn chuyên nghiệp nhìn vườn cây và hoa của tôi sẽ lăn ra mà cười!!!

Tự nhiên tôi nhớ đến bài hát "Tôi Muốn" của chàng nhạc sĩ Lê Hựu Hà. Chàng muốn tìm đến thiên nhiên để sống như hoa cỏ hiền lành, như thú hoang, như chim ngàn... Từ đó chàng muốn loài người thương yêu nhau, không tranh chấp, không hận thù...

Tôi chuyển ý và lời bài hát "Tôi Muốn" thành mấy dòng lục bát thô thiển dưới đây. Tôi cũng rụt rè thêm vào vài ý nhỏ:




TÔI MUỐN

Ước gì về với thiên nhiên,
Ước gì sống rất dịu hiền cỏ cây.
Như gió thoảng, như mây bay,
Không tranh chấp cũng không gây hận thù.
Như chim rừng chốn thâm u,
Như loài thú ở hoang vu ngút ngàn.

Ước gì cuộc sống nhân gian,
Yêu thương, hàn gắn, chứa chan ân tình.
Ai ai cũng kiếp nhân sinh
Yêu người như thể yêu mình... đẹp thay.

Đời người cũng thể mây bay,
Giống như gió thoảng những ngày vào thu.
Cứ như hoa cỏ ôn nhu,
Cứ như hoang thú bên bờ suối trong.
Tâm lành như bóng trời xanh,
Dạ hiền như thể một cành mẫu đơn.
Đẹp xinh như cánh sao hôm,
Lung linh cùng với muôn vàn ánh sao.

Sông Ngân sáng ở trên cao
Vườn hoa nhân loại ngạt ngào trần gian.

(Nguồn: Quyen-Di FB)
 
VietCatholic TV
Bước ngoặt: Tổng thống Trump viếng Đền Thánh Gioan Phaolô II, ký luật bảo vệ tự do tôn giáo quốc tế
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:39 03/06/2020


1. Tổng thống Donald Trump thăm Đền thánh Quốc gia Gioan Phaolô II trước khi ký ban hành luật bảo vệ tự do tôn giáo

Như chúng tôi đã đưa tin, Thượng viện đã phê chuẩn phiên bản một dự luật bảo vệ tự do tôn giáo mới nhằm quy trách nhiệm và đưa ra các trừng phạt cá nhân đối với các quan chức Trung Quốc vi phạm tự do tôn giáo và bách hại người Duy Ngô Nhĩ, người dân tộc Kazakhstan và các nhóm thiểu số tôn giáo khác tại Hoa Lục.

Trong một cuộc bỏ phiếu vào chiều ngày 27 tháng Năm, Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã tán thành một cách áp đảo các biện pháp được nêu trong dự luật này.

Hôm thứ Ba 2 tháng Sáu, Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành luật này. Trước khi ký văn kiện quan trọng này, ông và đệ nhất phu nhân đã đến kính viếng đền thánh quốc gia Gioan Phaolô II.

Trong bối cảnh đang có những tranh luận liên quan đến phản ứng của tổng thống đối với các cuộc bạo loạn trên khắp đất nước, việc Tổng thống Donald Trump đến thăm Đền thánh Quốc gia Gioan Phaolô II ở Washington, D.C. đã gây ra các phản ứng trái chiều ngay trong giới Công Giáo.

Một phát ngôn viên của ngôi đền nói rằng chuyến thăm này đã được lên kế hoạch từ lâu như một phần trong buổi lễ ký kết sắc lệnh hành pháp về tự do tôn giáo quốc tế. Trong khi đó Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của tổng giáo phận Washington lại ra một tuyên bố không hài lòng với chuyến viếng thăm ngôi đền của tổng thống.

Hướng dẫn báo chí hàng ngày của Tòa Bạch Ốc xác nhận từ hơn một tuần trước là Tổng thống Trump sẽ có chuyến thăm theo lịch trình đến Đền thánh Quốc gia Gioan Phaolô II ở phía đông bắc thủ đô lúc 11:20 sáng thứ Ba.

Chuyến thăm của tổng thống diễn ra ngay trước khi ông ký một sắc lệnh hành pháp để thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế.

Người phát ngôn của ngôi đền cũng xác nhận vào hôm thứ Ba rằng Tòa Bạch Ốc đã lên kế hoạch từ trước như một phần trong lễ ký sắc lệnh tự do tôn giáo quốc tế.

Tuyên bố của đền thờ nhấn mạnh rằng:

“Điều này thật phù hợp vì Thánh Gioan Phaolô II là người ủng hộ không mệt mỏi cho tự do tôn giáo trong suốt triều đại giáo hoàng của Ngài. Tự do tôn giáo quốc tế đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng, bao gồm cả việc đồng tâm nhất trí thông qua dự luật nhằm bảo vệ các Kitô hữu bị bắt bớ và các nhóm thiểu số tôn giáo trên khắp thế giới.”

Người phát ngôn của ngôi đền nói thêm rằng ngôi đền thờ chào mừng tất cả mọi người đến và cầu nguyện và tìm hiểu về di sản của Thánh John Paul II, bất kể là có dự trù trước hay không.

Chuyến viếng thăm của tổng thống, diễn ra sau những đêm bất ổn vì bạo động tại Washington, đã gặp phải sự chỉ trích từ Đức Tổng Giám Mục Washington.

Trong một tuyên bố đưa ra sáng thứ Ba, Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của Washington, DC cho biết “Tôi thấy khó hiểu và đáng trách khi một cơ sở Công Giáo lại để mình bị lạm dụng và thao túng một cách nghiêm trọng đối với các nguyên tắc tôn giáo của chúng ta, là điều kêu gọi chúng ta bảo vệ các quyền của tất cả mọi người ngay cả những người mà chúng ta có thể không đồng ý với họ.”

“Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một người bảo vệ nhiệt tình cho quyền lợi và nhân phẩm của con người. Di sản của ngài đưa ra một chứng tá sống động cho sự thật đó. Ngài chắc chắn sẽ không nhượng bộ cho việc sử dụng hơi cay và các biện pháp ngăn chặn khác để làm câm nín, giải tán hoặc đe dọa họ, để đổi lấy cơ hội chụp ảnh trước một nơi thờ phượng và một chốn bình an”.

Những lời chỉ trích này của Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory liên quan đến một biến cố khác. Thật vậy, vào tối thứ Hai, Tổng thống Trump đã viếng thăm Nhà thờ Anh giáo Thánh Gioan kế bên Tòa Bạch Ốc, nơi mà mọi tổng thống Hoa Kỳ tại chức, bắt đầu với James Madison, đều đã từng viếng thăm.

Tổng thống Trump đứng bên ngoài nhà thờ trước ống kính cầm một quyển Kinh thánh. Trước đó, ngôi nhà thờ đã bị thiệt hại do hỏa hoạn trong các cuộc biểu tình vào tối Chúa Nhật.

Vào thời điểm tổng thống đứng bên ngoài nhà thờ, thủ đô Washington đang bước vào thời khắc 7 giờ tối là giờ giới nghiêm. Đám đông lúc đó đang đứng đối diện quảng trường Lafayette phía sau Tòa Bạch Ốc, để phản đối cái chết của anh George Floyd và sự tàn bạo của cảnh sát.

Theo Washington Examiner, cảnh sát đã giải tán đám đông bằng hơi cay và các vũ khí không gây chết người khác trên đường H phía sau công viên và bên cạnh nhà thờ, nhưng không đá động gì đến khu phố trên Đại lộ Vermont, nơi các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra bất chấp giới nghiêm. Việc giải tán đám đông trên đường H rõ ràng đã được thực hiện để dọn đường cho tổng thống đến thăm ngôi nhà thờ này chứ không phải là nhằm thực thi lệnh giới nghiêm trong thành phố.

Đền thánh Quốc gia Gioan Phaolô II chứa một thánh tích hạng nhất là máu của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, cũng như một phòng triển lãm có thể tương tác về cuộc đời, những thành tựu và các sự kiện lịch sử quan trọng của ngài. Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã chỉ định đền thờ này là một đền thánh quốc gia vào năm 2014.

Một nhóm khoảng 200 người biểu tình đã tập trung vào sáng thứ Ba gần đền thờ. Một số người biểu tình hô vang các khẩu hiệu như “mạng sống của người da đen có giá trị” và “không có công lý, không có hòa bình”, trong khi một nhóm nhỏ những người biểu tình cầu nguyện với tràng chuỗi Mân Côi.

Eugene F. Rivers là giám đốc của Viện nghiên cứu chính sách William J. Seymour tại Boston thì nghĩ khác với Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory, người da đen đầu tiên giữ chức Tổng Giám Mục Washington.

Rivers nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm thứ Ba rằng “chuyến viếng thăm của tổng thống đã được sắp xếp trước và tập trung vào một vấn đề đã vượt qua được hố ngăn cách giữa hai đảng trong những năm gần đây, đây là một tình huống rất khó khăn.”

“Tôi không thể thấy được làm sao một đền thờ hoặc một nơi thờ phượng có thể từ chối một chuyến viếng thăm của bất cứ ai muốn tỏ lòng thành kính hoặc cầu nguyện ở đó - chứ đừng nói đến tổng thống. Những người gọi tổng thống là một người tội lỗi nên nhớ rằng Chúa Giêsu thường xuyên gây ra các tranh cãi khi Ngài ăn uống và chào đón những người được coi là không được ưa chuộng hay không phù hợp trong suốt cuộc đời Người. Tôi nghĩ rằng Chúa Giêsu chào đón bất cứ ai – trong đó có Tổng thống Trump.”

Theo một quan chức chính quyền, sắc lệnh hành pháp về tự do tôn giáo quốc tế do Tổng thống Trump ký vào hôm thứ Ba là sự kế tục lời kêu gọi trước đó của ông là các quốc gia khác phải chấm dứt ngay việc đàn áp tôn giáo. Nó sẽ tích hợp lời kêu gọi này vào chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.


Source:Catholic News Agency

2. Cầu nguyện chung với nhóm xài bùa, thiếu nữ Công Giáo Côte d'Ivoire mất mạng

Năm người, bao gồm cả thủ lĩnh của một nhóm cầu nguyện tự xưng là Công Giáo, đã bị bắt tại Bờ biển Ngà, một quốc gia trong vùng Tây Phi, sau khi một cô gái 16 tuổi chết trong một “lễ trừ tà”.

Các bị cáo đã bị điệu ra ra trước văn phòng công tố viên vào ngày 28 tháng Năm với cáo buộc “tấn công có chủ đích và thao túng tâm lý” liên quan đến cái chết ngày 18 tháng Năm của Grace Alexandra Yao tại San Pedro, thành phố lớn thứ hai của Bờ Biển Ngà.

Thiếu nữ này đã bị đánh đập bằng chuỗi tràng hạt, gậy, chày và nhiều đồ vật khác vào đêm trước khi chết trong một buổi lễ trừ tà.

Thảm kịch diễn ra tại nhà của Florence Adaï, thủ lĩnh của một nhóm cầu nguyện Rosa Mystica, nghĩa là Hoa hồng Mầu nhiệm. Adaï là một thầy bói. Bà này tự xưng là được Đức Mẹ ban cho nhiều đặc sủng.

Grace và chị gái mình là Victoire, đã tham gia một buổi cầu nguyện nhằm chữa bệnh cho Victoire. Victoire mắc nhiều chứng bệnh mà cô cho là thần bí. Trong buổi cầu nguyện này, thầy bói Adaï phán buộc tội Grace là phù thủy và phải chịu trách nhiệm về bệnh tật của chị gái mình.

Họ đánh đập Grace dữ dội trong buổi cầu nguyện và cô qua đời vào ngày hôm sau trước khi đến được Bệnh viện San Pedro.

Vụ việc đã gây ra một tác động lớn trong thành phố và sau đó được lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội. Các nhóm bài Công Giáo cho rằng Adaï và nhóm của bà thuộc về Giáo Hội Công Giáo.

Tuy nhiên, giáo phận San Pedro ra một tuyên bố chính thức phủ nhận các báo cáo cho rằng nhóm của Adaï là Công Giáo.

“Để tránh nhầm lẫn, đây là lúc để khẳng định lại rằng nhóm có tên Rosa Mystica chưa bao giờ tồn tại như một hiệp hội tư nhân trong bất kỳ giáo xứ nào của giáo phận San Pedro, ” Cha Jerome Kato, phát ngôn viên của giáo phận và là cha sở của một trong những giáo xứ lớn trong thành phố viết.

“Nó thậm chí không có sự tồn tại về thể chất hoặc pháp lý. Hơn nữa, nó đã không nhận được bất kỳ sự công nhận hay thậm chí là sự khoan dung nào từ giáo quyền Hội Thánh Công Giáo”, ngài nói.

Ngài cáo buộc nhóm sử dụng danh xưng Công Giáo để cố tình lừa dối mọi người.

“Trong thực tế, nhóm này không có chút gì là Công Giáo, cả trong thực tiễn lẫn nội dung của nó”.

Ngài yêu cầu các tín hữu cầu nguyện cho Grace và gia đình cô.

Một số người trên internet cho rằng nhóm này là một nhánh của Maria Rosa Mystica, nghĩa là Đức Maria Hoa hồng Mầu nhiệm, dưới sự lãnh đạo của một người phụ nữ xưng mình là “Mẹ Pauline”.

Pauline trở nên nổi tiếng ở Bờ Biển Ngà sau khi một trong những “môn đệ” của cô tuyên bố trong một chương trình truyền hình vào tháng 4 năm 2019 rằng “Mẹ Pauline” là Thiên Chúa.

Tuy nhiên, chính nhóm của bà Pauline cũng phủ nhận có liên quan đến nhóm cầu nguyện của người đàn bà vừa bị bắt Adaï.


Source:La Croix
 
Tin vui cho Giáo Hội Hoàn Vũ: Tòa Thánh có thu nhập tài chính đều đặn trở lại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:43 03/06/2020


1. Ý mừng ngày Cộng Hoà với lòng biết ơn Chúa đã cho thoát khỏi đại dịch coronavirus kinh hoàng

Hôm thứ Ba mùng 2 tháng Sáu, Ý đã mừng ngày Cộng Hoà với các thánh lễ và các diễn văn của các nhà lãnh đạo dân sự bày tỏ tâm tình tri ân Chúa Quan Phòng cho đất nước thoát khỏi đại dịch coronavirus kinh hoàng.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy là một đoàn máy bay phản lực lượn một vòng trên bầu trời Rôma, thả các khói mầu tạo thành hình lá cờ Ý.

Ngày mùng 2 tháng Sáu hàng năm được gọi là ngày Cộng Hoà để kỷ niệm biến cố chấm dứt chế độ quân chủ tại Ý. Thật vậy, ngày 2 tháng 6 năm 1946, người Ý đã bỏ phiếu bãi bỏ chế độ quân chủ, và nền Cộng hòa Ý ra đời.

Sau một chế độ quân chủ 85 năm, phần lớn được người dân rất yêu thích, một cuộc trưng cầu dân ý nhằm bãi bỏ chế độ quân chủ đã dẫn đến 54% phiếu thuận và 45% phiếu chống.

Sau cuộc trưng cầu dân ý này, tất cả các thành viên nam, đặc biệt là những người thừa kế tương lai của Triều đình Savoy đều bị phế truất và lưu đày.

Triều đại Savoy đã cai trị Ý kể từ khi nước này được thống nhất vào năm 1861, nhưng vị vua cuối cùng của nó, Umberto Đệ Nhị, thường được gọi là Vua tháng Năm, chỉ thực sự cai trị từ ngày 9 tháng 5 đến ngày 12 tháng 6.

Vua Victor Emmanuel Đệ Tam đã liên minh quá chặt chẽ với chế độ phát xít Benito Mussolini. Do đó, khi Đức Quốc Xã và Phát Xít Ý bị đánh bại Victor Emmanuel Đệ Tam đã nhường ngôi cho con trai duy nhất với hy vọng điều này cải thiện được bộ mặt của triều đình nhưng mưu toan này đã thất bại.

Sau cuộc trưng cầu dân ý, hiến pháp mới nghiêm cấm nước Ý quay lại chế độ quân chủ.


Source:Local It

2. Tòa Thánh mở lại Viện Bảo Tàng Vatican

Nếu bạn đã từng mơ ước được ở trong Nhà nguyện Sistina mà không cảm thấy như bạn đang phải chen vai thích cánh trong một chiếc xe buýt du lịch mui trần, thì bây giờ là cơ hội của bạn.

Bảo tàng Vatican đã mở cửa lại cho công chúng vào hôm thứ Hai sau khi đóng cửa gần ba tháng vì lệnh cô lập do đại dịch coronavirus.

Bảo tàng Vatican, nơi lưu giữ một số kiệt tác vĩ đại nhất thế giới thời Phục hưng cũng như các cổ vật của La Mã và Ai Cập cổ đại, giờ đây chỉ có thể được truy cập bằng cách đặt chỗ trực tuyến để kiểm soát số lượng người tham dự cùng một lúc.

Du khách được kiểm tra nhiệt độ bằng máy quét nhiệt từ xa và phải đeo khẩu trang.

Tuy nhiên, đó chỉ là một bất tiện nhỏ khi được là một trong số khoảng 25 người được vào Nhà nguyện Sistina, với trần nhà nổi tiếng và bức bích họa Ngày Phán xét cuối cùng được vẽ bởi Michelangelo vào thế kỷ 16.

“Các bảo tàng Vatican thường không thể truy cập được vì có rất đông khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài”, Marisa, một người sống tại Rome cho biết.

“Chúng tôi đã lợi dụng thực tế là không có nhiều khách du lịch vào thời gian này để được vẻ đẹp ở đây và cảm giác của tôi là rất xúc động”, cô nói.

Bảo tàng đã nhận được khoảng 7 triệu du khách vào năm ngoái và là nguồn thu nhập đáng tin cậy nhất của Tòa Thánh, với khoảng 100 triệu đô la hàng năm.

Con số đó có thể sẽ không được nhìn thấy một lần nữa vì ảnh hưởng của đại dịch đối với ngành du lịch và khách sạn.

Trong thời gian đóng cửa, những người yêu thích nghệ thuật có thể ghé thăm Bảo tàng thông qua các chuyến tham quan ảo trực tuyến, nhưng hầu hết đều đồng ý rằng không có gì giống như thật.

“Tất nhiên một chuyến tham quan kỹ thuật số rất quan trọng, nhưng một chuyến thăm thực sự đến các tác phẩm nghệ thuật thực sự không bao giờ có thể được thay thế bằng một chuyến tham quan ảo”, Barbara Jatta, giám đốc Bảo tàng cho biết.

Cùng với việc mở lại bảo tàng Vatican, đấu trường Côlôsêô cũng được mở lại. Đây là nơi thường diễn ra các buổi đi đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.

Đấu trường Côlôsêô ở Rôma cũng là địa điểm được thắp sáng với ánh sáng màu đỏ để thu hút sự chú ý đến cuộc bách hại các Kitô hữu trên toàn thế giới.


Source:Reuters

3. Một người phụ nữ đã tự đề cử mình là ứng viên Tổng Giám mục của Lyon.

Ngay cả khi bà ta không sử dụng từ này, nhà thần học Anne Soupa lại một lần nữa đóng một vai trò khiêu khích đối với Giáo Hội.

Anne Soupa, 73 tuổi, là nhà báo và học giả Kinh thánh, một trong những nhà hoạt động nổi tiếng của Pháp chuyên đấu tranh để đòi hỏi các vai trò lớn hơn cho phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo. Hôm 25 tháng Năm, bà đã gửi một lá thư đến Sứ thần Tòa Thánh ở Paris nói rằng bà muốn lãnh đạo tổng giáo phận Lyon, là một tổng giáo phận đã có từ rất lâu trong lịch sử Giáo Hội.

Bên cạnh lá thư xin việc rất chi tiết, bà còn đính kèm một sơ yếu lý lịch của mình.

Soupa là người đồng sáng lập tổ chức “Hội Nghị Những Người Nói Tiếng Pháp Đã Được Rửa Tội”, gọi tắt là CCBF.

Đơn xin ứng cử của bà đã nhận được hỗ trợ từ nhóm Parole Libérée, là nhóm đã quyết liệt đưa Đức Hồng Y Philippe Barbarin ra tòa về tội “không tố cáo hành vi đối xử tệ bạc với trẻ vị thành niên” của cha Bernard Preynat. Hôm thứ Năm 30 tháng Giêng, Tòa Phúc Thẩm ở Lyon đã tuyên bố ngài vô tội. Tuy nhiên, sau vụ này Đức Hồng Y đã xin Đức Thánh Cha cho ngài từ chức Tổng Giám Mục Lyon vì theo Đức Hồng Y, ngài muốn anh chị em giáo dân “có thể được nên một”.

Tổng giáo phận Lyon là một trong những vị quan trọng nhất ở Pháp và thường do một Hồng Y đứng đầu, đã không có một vị lãnh đạo tinh thần kể từ đầu tháng 3 khi Đức Hồng Y Philippe Barbarin từ chức.

Nói về triển vọng bà được phong chức Tổng Giám Mục, Anne Soupa nói:

“Nó sẽ không xảy ra. Tôi biết điều đó. Nhưng tôi muốn chúng ta có thể tưởng tượng một người phụ nữ trở thành tổng giám mục mà không phải là một trò đùa”.

Không phải phụ nữ nào cũng đồng tình với các trò khiêu khích của bà Anne Soupa.

Cô Marianne Schlosser, một thần học gia người Đức là một thí dụ. Schlosser là một người miền Bavaria, quê hương của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, cũng là cố vấn cho Ủy ban Đức tin của Hội Đồng Giám Mục Đức và kể từ tháng Giêng năm 2018, cô là một thành viên của Ủy ban Thần học của Hội Đồng Giám Mục Áo.

Vào ngày 23 tháng 9 năm 2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Schlosser làm thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế. Cô cũng được chỉ định là thành viên của ủy ban nghiên cứu điều tra việc phong chức phó tế cho nữ giới vào năm 2016.

Schlosser cũng là giáo sư thần học tại Đại học Vienna và là người đã nhận được Giải thưởng Ratzinger 2018. Cô đã được mời tham gia tiến trình công nghị tại Đức trong diễn đàn “phụ nữ trong các vai trò và chức vụ trong Giáo Hội”, với tư cách là một chuyên gia.

Tuy nhiên, tháng 9, 2019 cô tuyên bố rút lui. Schlosser cho biết cô không thể đồng ý với Tài Liệu Làm Việc của nhóm chuẩn bị. Cô đã nêu ra một số vấn đề, đặc biệt là vấn đề “thành kiến cố hữu trong việc phong chức” cho phụ nữ.

Cái người ta gọi là “thành kiến cố hữu” này không phải là vấn đề có thể bàn cãi về mặt thần học, lịch sử, mục vụ hay linh đạo. Cô nói với KNA rằng Giáo Hội Công Giáo dạy rằng Giáo Hội không có thẩm quyền trong việc phong chức cho phụ nữ.

Cô Schlosser cho biết các cuộc thảo luận về việc phong chức cho phụ nữ đã “được tiến hành từ rất lâu rồi”, tất cả các lý lẽ tranh luận đã được trao đổi và được đưa hết lên bàn thảo luận rồi.

Chức tư tế dành cho phụ nữ là điều không thể được vì điều đó không thuộc về thẩm quyền của Giáo Hội như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố một cách “chung cuộc về vấn đề này” với tất cả hiệu lực ràng buộc trên toàn thể Giáo Hội vào năm 1994 - và nhiều lần Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng khẳng định như thế.

Cô Schlosser bày tỏ nỗi sợ hãi rằng những tranh luận vô ích như thế chỉ gây thêm sự phân cực trầm trọng trong Giáo Hội.


Source:La Croix