Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu - Tình Yêu Tự Hiến
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
21:09 05/06/2010
Tình Yêu Tự Hiến
Thánh Gioan nói: “Thiên Chúa là tình yêu”. Ngài đã mang tình yêu đó ban xuống cho nhân loại qua Người Con dấu ái. Ngài đã biểu lộ tình yêu của mình qua cuộc sống và cái chết của Người con duy nhất là Chúa Giê-su. Đó là một tình yêu tự hiến, một tình yêu dám chết vì yêu, một tình yêu trao ban trọn vẹn đến nỗi dốc cạn đến giọt máu cuối cùng cho người mình yêu. Yêu là tự hiến, yêu là cho đi đến nỗi quên cả chính mình cho người mình yêu được an vui hạnh phúc.
Người ta kể rằng: Ở một làng quê trên miền cao nguyên, có một gia đình mẹ góa con côi. Bà chỉ có một người con gái duy nhất. Khi nó lên ba. Bà để nó ở nhà một mình, còn bà ra đồng cấy lúa. Con bé ở nhà một mình, buồn tay nghịch lửa, và vô tình ngọn lửa đã bốc cháy vào vách nhà tre lá vây quanh. Ngọn lửa ngày một bốc lên cao. Con bé loay hoay mãi cũng không thể ra khỏi biển lửa. Người mẹ từ dưới đồng ruộng nhìn lên ngọn lửa đang bốc cháy căn nhà của mình. Bà đã bỏ tất cả, chạy tất tưởi về nhà, và không ngần ngại nhảy vào lửa để cứu đứa trẻ. Nhưng khi bà chạy ra tới cửa. Khung cửa tre lá đã đổ xập vào bà. Khiến bà bị cháy bỏng toàn bộ khuôn mặt. Từ ngày đó khuôn mặt của bà đã bị biến dạng. Bà không còn đủ can đảm cho ai nhìn khuôn mặt mình nữa. Bà luôn ra đường với chiếc khăn che kín khuôn mặt của mình.
Mười hai năm sau, cô bé ngày nào đã trở thành thiếu nữ 15 xinh đẹp. Cô cùng với bạn bè đang tung tăng trên đường phố. Thình lình một cơn lốc bay cao và vô tình hất tung chiếc khăn che mặt của một người đàn bà đang đi đối diện. Các bạn bè cô la lên kinh hãi, và hỏi nhau người đàn bà dó là ai mà ghê sợ vậy. Một chút chần chừ cô đã nói: “Tôi không biết bà ấy là ai”.
Một lời nói xem ra khó chấp nhận. Đó là lời vô ơn tệ bạc. Đó là lời đáng bị lên án ở mọi thời đại.
Thế nhưng, còn có một cuộc đời tang thương hơn nữa. Tang thương đến nỗi người mang đầy thương tích từ đầu đến chân. Ngay cả trái tim cũng không còn nguyên vẹn chỉ vì tình yêu. Đó chính là tình yêu của Đức Kytô. Ngài đã mang lấy thương tích vì cứu độ chúng ta. Ngài đã bị mất tất cả vì phần rỗi chúng ta. Nhưng liệu có mấy ai mạnh dạn tuyên xưng tình yêu của ngài giữa thế giới, giữa bạn bè hàng xóm láng giềng? Có mấy ai đã nhận ra rằng: Ngài đã mang lấy tất cả những đau đớn đó vì chúng ta? Có mấy ai đã đền đáp tình yêu của Ngài bằng đời sống sám hối canh tân đời sống của mình cho xứng với tình yêu của Chúa? Hay chúng ta cũng vô ơn tệ bạc như cô gái kia. Cô mặc cảm xấu hổ vì người mẹ dị hình ghê sợ. Cô đã quên rằng. Cô được như vậy là nhờ tình thương bao boc chở che của mẹ. Cô được như vậy là nhờ sự hy sinh tận tụy của người mẹ đến hao mòn vì con. Chúng ta có nhận ra Chúa vẫn quan phòng gìn giữ chở che cuộc đời chúng ta hay không? Chúng ta có biết rằng mỗi lầm lỗi của chúng ta là một nhánh gai, một lỗ đinh, một lưỡi đòng đang ghim vào thân thể Chúa hay không?
Mỗi khi tôn kính Trái tim Chúa Giêsu, là dịp để chúng ta tạ tội với Chúa, vì những lần chúng ta thờ ơ với tình yêu của Chúa, và còn tệ hơn nữa là những lần chúng ta quay lưng lại với tình yêu tận hiến của Chúa. Đồng thời chúng ta cũng được mời gọi noi gương yêu thương của Ngài để sống với tha nhân. Sống bằng tinh yêu vô vị lợi để có thể không chỉ yêu thương những kẻ thân thiết mà còn cả những người xa lạ. Một tình yêu có thể tha thứ cho kẻ xúc phạm đến mình. Một tình yêu có thể cứu chuộc anh em cho đến hơi thở cuối cùng mà thánh Gioan đã nói: “Ngài đã yêu thương họ đến cùng”.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta khi nhận ra tình yêu của Chúa luôn bao phủ trong cuộc đời chúng ta, thì cũng biết trao ban tình yêu của mình cho anh chị em xung quanh. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Thánh Gioan nói: “Thiên Chúa là tình yêu”. Ngài đã mang tình yêu đó ban xuống cho nhân loại qua Người Con dấu ái. Ngài đã biểu lộ tình yêu của mình qua cuộc sống và cái chết của Người con duy nhất là Chúa Giê-su. Đó là một tình yêu tự hiến, một tình yêu dám chết vì yêu, một tình yêu trao ban trọn vẹn đến nỗi dốc cạn đến giọt máu cuối cùng cho người mình yêu. Yêu là tự hiến, yêu là cho đi đến nỗi quên cả chính mình cho người mình yêu được an vui hạnh phúc.
Người ta kể rằng: Ở một làng quê trên miền cao nguyên, có một gia đình mẹ góa con côi. Bà chỉ có một người con gái duy nhất. Khi nó lên ba. Bà để nó ở nhà một mình, còn bà ra đồng cấy lúa. Con bé ở nhà một mình, buồn tay nghịch lửa, và vô tình ngọn lửa đã bốc cháy vào vách nhà tre lá vây quanh. Ngọn lửa ngày một bốc lên cao. Con bé loay hoay mãi cũng không thể ra khỏi biển lửa. Người mẹ từ dưới đồng ruộng nhìn lên ngọn lửa đang bốc cháy căn nhà của mình. Bà đã bỏ tất cả, chạy tất tưởi về nhà, và không ngần ngại nhảy vào lửa để cứu đứa trẻ. Nhưng khi bà chạy ra tới cửa. Khung cửa tre lá đã đổ xập vào bà. Khiến bà bị cháy bỏng toàn bộ khuôn mặt. Từ ngày đó khuôn mặt của bà đã bị biến dạng. Bà không còn đủ can đảm cho ai nhìn khuôn mặt mình nữa. Bà luôn ra đường với chiếc khăn che kín khuôn mặt của mình.
Mười hai năm sau, cô bé ngày nào đã trở thành thiếu nữ 15 xinh đẹp. Cô cùng với bạn bè đang tung tăng trên đường phố. Thình lình một cơn lốc bay cao và vô tình hất tung chiếc khăn che mặt của một người đàn bà đang đi đối diện. Các bạn bè cô la lên kinh hãi, và hỏi nhau người đàn bà dó là ai mà ghê sợ vậy. Một chút chần chừ cô đã nói: “Tôi không biết bà ấy là ai”.
Một lời nói xem ra khó chấp nhận. Đó là lời vô ơn tệ bạc. Đó là lời đáng bị lên án ở mọi thời đại.
Thế nhưng, còn có một cuộc đời tang thương hơn nữa. Tang thương đến nỗi người mang đầy thương tích từ đầu đến chân. Ngay cả trái tim cũng không còn nguyên vẹn chỉ vì tình yêu. Đó chính là tình yêu của Đức Kytô. Ngài đã mang lấy thương tích vì cứu độ chúng ta. Ngài đã bị mất tất cả vì phần rỗi chúng ta. Nhưng liệu có mấy ai mạnh dạn tuyên xưng tình yêu của ngài giữa thế giới, giữa bạn bè hàng xóm láng giềng? Có mấy ai đã nhận ra rằng: Ngài đã mang lấy tất cả những đau đớn đó vì chúng ta? Có mấy ai đã đền đáp tình yêu của Ngài bằng đời sống sám hối canh tân đời sống của mình cho xứng với tình yêu của Chúa? Hay chúng ta cũng vô ơn tệ bạc như cô gái kia. Cô mặc cảm xấu hổ vì người mẹ dị hình ghê sợ. Cô đã quên rằng. Cô được như vậy là nhờ tình thương bao boc chở che của mẹ. Cô được như vậy là nhờ sự hy sinh tận tụy của người mẹ đến hao mòn vì con. Chúng ta có nhận ra Chúa vẫn quan phòng gìn giữ chở che cuộc đời chúng ta hay không? Chúng ta có biết rằng mỗi lầm lỗi của chúng ta là một nhánh gai, một lỗ đinh, một lưỡi đòng đang ghim vào thân thể Chúa hay không?
Mỗi khi tôn kính Trái tim Chúa Giêsu, là dịp để chúng ta tạ tội với Chúa, vì những lần chúng ta thờ ơ với tình yêu của Chúa, và còn tệ hơn nữa là những lần chúng ta quay lưng lại với tình yêu tận hiến của Chúa. Đồng thời chúng ta cũng được mời gọi noi gương yêu thương của Ngài để sống với tha nhân. Sống bằng tinh yêu vô vị lợi để có thể không chỉ yêu thương những kẻ thân thiết mà còn cả những người xa lạ. Một tình yêu có thể tha thứ cho kẻ xúc phạm đến mình. Một tình yêu có thể cứu chuộc anh em cho đến hơi thở cuối cùng mà thánh Gioan đã nói: “Ngài đã yêu thương họ đến cùng”.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta khi nhận ra tình yêu của Chúa luôn bao phủ trong cuộc đời chúng ta, thì cũng biết trao ban tình yêu của mình cho anh chị em xung quanh. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Mình Máu Chúa - Sự Sống Đời Đời
Lm Phêrô Hồng Phúc
21:09 05/06/2010
MÌNH MÁU CHÚA - SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI
Ngày hôm nay Giáo Hội mừng lễ kính Mình và Máu Chúa Kitô, là sự sống thần linh nuôi dưỡng linh hồn, nhưng để cảm nghiệm được sự sống này, Thiên Chúa đã cho một dân tộc được trải nghiệm trong thời gian suốt bốn mươi năm sự sống về thể xác, đó là dân tộc Do Thái. Bằng Manna từ trời rơi xuống giữa sa mạc hoang vu, không bánh ăn, không nước uống. Manna là một thứ bột trắng từ trời rơi xuống, dân Do Thái không hiểu đó là cái gì, hỏi nhau “Mannu là cái gì vậy?” Rồi sau “mannu” trở thành “manna” và hiểu manna nghĩa là “Bánh từ trời rơi xuống” theo cách giải thích của Môisê.
Bốn mươi năm không phải là thời gian ngắn, bốn mươi năm là một hành trình hai phần ba đời người theo ước vọng tự nhiên đối với một con người, và vì vậy, bốn mươi năm trong rừng vắng đủ để những người trưởng thành ở tuổi mười tám đôi mươi tiếp nối đi hết chặng đường dài của cuộc đời mình, được ăn bánh bởi trời. Như vậy, Thiên Chúa nuôi họ ở giữa sa mạc để cho họ thấy được sự lạ lùng mà tự nhiên không thể có được. Chuyện ấy xảy ra từ thời Cựu Ước, nhưng gần hơn và sống động hơn là ở thời Tân Ước. Đức Giêsu cũng giảng dạy cho dân chúng nơi sa mạc và thời gian tất cả được cô đọng lại trong ba ngày. Ba ngày người dân đi theo Đức Giêsu đến nỗi quên cả ăn. Tình thương của Đức Giêsu đã không để cho họ phải trở về sợ dọc đường ngất xỉu vì đói lả, cho nên chỉ bằng một hình thức bên ngoài rất nhỏ là với năm chiếc bánh và hai con cá, Đức Giêsu đã đọc lời chúc tụng, rồi Ngài bẻ bánh ra trao cho các môn đệ để các ông chia cho năm nghìn người đàn ông nếu tính cả phụ nữ và trẻ em thì chắc con số phải hơn chục nghìn người, vì phụ nữ và trẻ nhỏ bao giờ cũng đông hơn những người đàn ông. Thế mà số vụn bánh sau khi ăn xong được thu lại là mười hai thúng đầy, còn nhiều hơn cả những gì mà lúc đầu tiên chỉ có một đĩa nhỏ là năm chiếc bánh và hai con cá (x.Ga 6,1-13).
Đức Giêsu muốn cho dân chúng trải nghiệm về sự sống là do Thiên Chúa chứ không phải lệ thuộc vào màu mỡ của đất đai. Bởi vì chính Thiên Chúa đã cho dân chúng được ăn bánh no nê. Nếu như năm chiếc bánh và hai con cá của em bé kia không qua lời chúc tụng của Đức Giêsu, không qua bàn tay phép lành của Đức Giêsu thì có lẽ một người ăn chưa chắc đã no vì có thể có người còn ăn được nữa. Chính vì thế, qua bàn tay của Đức Giêsu với lời chúc tụng của Đức Giêsu thì một suất ăn đến từ một em nhỏ kia không những đã khiến cho khoảng hơn chục nghìn người ăn no mà còn dư mười hai thúng đầy !. Đức Giêsu khẳng định cho mọi người thấy rằng “Sự sống là từ nơi Thiên Chúa” (Ga 1,4). Thiên Chúa trao ban sự sống cho mỗi người là những người đói khát đến với Chúa, nhưng đó là sự sống thể xác. Đức Giêsu không chỉ cho họ một bữa ăn chỉ sống qua một ngày, một tuần nhưng bằng sự khẳng định, Đức Giêsu muốn đưa họ vào sâu hơn trong Bí tích Thánh Thể cho họ thấy rằng Đức Giêsu không chỉ cho họ sự sống về thể xác mà còn cho họ sự sống phần linh hồn, để khi Đức Giêsu lập Bí tích Thánh Thể là trao ban chính mình Ngài cho các Tông đồ và để rồi các Tông đồ tiếp tục lặp lại việc Đức Giêsu đã làm khi Ngài dạy các Tông đồ: “Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (1Cr 11,25). Và ngày nay hiến tế của Đức Giêsu tiếp tục được trao ban, trao ban qua muôn thế hệ, qua dòng thời gian và mọi người sẽ nhận ra rằng: Đây chính là sự sống được trao ban cho tôi. Sự sống ấy không chỉ là sự sống về thể xác nhưng điều quan trọng nhất là sự sống đời đời.
Chúng ta hãy hỏi ai đó xem, một người nào cho họ một trăm triệu, chắc chắn họ vui chứ. Nhưng niềm vui ấy đóng khung trong một trăm triệu, có người chi tiêu trong mười năm, có người chi tiêu trong một năm, có người chi tiêu trong một tháng và có khả năng một ngày người ta cũng chi tiêu hết cả một trăm triệu! Và niềm vui đóng khung ấy biến mất sau khi đồng tiền tan. Nhưng sự trao ban sự sống trong lòng một người mẹ thì niềm vui ấy được truyền từ thế hệ mẹ sang thế hệ con và rồi thế hệ con tiếp tục mang dòng máu của mẹ truyền lại cho thế hệ đời sau. Đó là sự sống, và sự sống được nhân lên trong niềm vui và niềm vui ấy trải qua dòng thời gian, qua các thế hệ chứ không đóng khung trong tiền bạc và tiêu tan trong thời gian Sự sống chính là hạnh phúc được đón nhận, là tình yêu được trao ban, là hiến tế để cho mọi người đạt tới sự sống đời đời, từ đời nọ qua đời kia. Chính ở điểm này, chúng ta nhận thấy Đức Giêsu cho chúng ta hạnh phúc, cho chúng ta tình yêu, cho chúng ta sự sống, sự sống đích thật, sự sống đời đời chứ không chỉ bó khung trong một thân xác và không hạn định về thời gian. Như vậy, Bí tích Thánh Thể chính là Bí tích Tình Yêu mời gọi chúng ta đến để được sống và cho chúng ta được sống dồi dào. Không những thế, Bí tích Thánh Thể còn là nơi hội tụ: hội tụ của tình yêu thương; hội tụ ý nghĩa của sự sống; và nhất là hội tụ ý nghĩa của con người. Con người sống để làm gì? Con người sống để được hưởng niềm vui trong tâm hồn; Con người sống để được tình yêu vun đắp hạnh phúc trong gia đình; Con người sống để có ý nghĩa của cuộc đời luôn luôn được chúc phúc. Vì thế chúng ta đến với Bí tích Thánh Thể không chỉ là vì khát vọng của tâm hồn vì sự đói của linh hồn nhưng là vì chúng ta đến là để được lãnh nhận trọn vẹn ý nghĩa của đời sống con người. Bí tích Thánh Thể chính là nơi để chúng ta thấy ý nghĩa của cuộc sống !.
Không thiếu những ca sĩ hay các minh tinh màn bạc được mọi người ca tụng vỗ tay và thế giới biết tiếng tăm. Nhưng sau khi đã trình diễn xong trở về nhà thấy trống rỗng, và đã có những ca sĩ nổi tiếng không thể chịu nổi cảnh trống rỗng của đời tư mình đã quyên sinh. Họ khám phá ra đằng sau sự cám dỗ của điện ảnh thì sự sống thật trong mình là sự trống rỗng cô đơn. Họ quyên sinh để mong hóa giải đời mình xem kiếp sau của đời mình có hạnh phúc hơn không. Đó là một lối suy nghĩ của những con người đang cố gắng giải thoát mình. Lối suy nghĩ thiển cận đó thể hiện một nỗi đau, thể hiện một giới hạn của con người không vượt qua được chính mình. Đức Giêsu Kitô muốn cho chúng ta đến với Ngài để Ngài trao cho sự sống của Ngài thay thế cho sự sống hạn hẹp của chúng ta. Và những ai đến với Bí tích Thánh Thể thì sẽ nhận được niềm vui, tình yêu, ơn thánh và nhất là nhận được sự sống thật để sự sống của Đức Giêsu cho chúng ta hiểu ý nghĩa của cuộc đời. Chúng ta sống và chúng ta thấy hạnh phúc vì chúng ta được làm người; chúng ta thấy cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa bởi vì có thể làm cho người khác được vui: chúng ta có thể trao ban cho người khác nụ cười, chúng ta có thể làm cho cuộc đời họ nở hoa... Đó là ý nghĩa của cuộc sống.
Ngày hôm nay Giáo Hội mừng lễ kính Mình và Máu Chúa Kitô, là ngày hạnh phúc cho những ai đến với Chúa Giêsu Thánh Thể, ngày yêu thương dành cho tất cả những ai khát vọng một tình yêu, ngày chan chứa niềm vui ơn thánh cho tất cả những ai thiện tâm thiện chí, và cũng là ngày sung mãn cho những ai đói khát, là ngày được đáp ứng cho những nhu cầu chính đáng, là ngày mà Thiên Chúa hiện diện trong tư cách Con Người để trao ban cho con người những gì mà thân xác và tâm hồn của chúng ta cũng cảm nhận được.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Sự sống của Chúa đang tràn trào
trong tâm hồn mỗi người chúng con,
Sự sống chảy theo máu, hô hấp theo phổi,
Sự sống thao thức trong trí óc và làm mở rộng trái tim.
Xin cho chúng con được đáp ứng
những nhu cầu tinh thần tâm linh thiêng liêng
để chúng con thấy Chúa chính là sự sống thật,
sự sống trao ban hạnh phúc trong gia đình,
sự sống trao ban bình an cho tâm hồn
và sự sống là ý nghĩa cho cuộc đời.
Xin Chúa Giêsu Thánh Thể là sự sống thật
ban cho mỗi người chúng con được sống và sống dồi dào. Amen.
Ngày hôm nay Giáo Hội mừng lễ kính Mình và Máu Chúa Kitô, là sự sống thần linh nuôi dưỡng linh hồn, nhưng để cảm nghiệm được sự sống này, Thiên Chúa đã cho một dân tộc được trải nghiệm trong thời gian suốt bốn mươi năm sự sống về thể xác, đó là dân tộc Do Thái. Bằng Manna từ trời rơi xuống giữa sa mạc hoang vu, không bánh ăn, không nước uống. Manna là một thứ bột trắng từ trời rơi xuống, dân Do Thái không hiểu đó là cái gì, hỏi nhau “Mannu là cái gì vậy?” Rồi sau “mannu” trở thành “manna” và hiểu manna nghĩa là “Bánh từ trời rơi xuống” theo cách giải thích của Môisê.
Bốn mươi năm không phải là thời gian ngắn, bốn mươi năm là một hành trình hai phần ba đời người theo ước vọng tự nhiên đối với một con người, và vì vậy, bốn mươi năm trong rừng vắng đủ để những người trưởng thành ở tuổi mười tám đôi mươi tiếp nối đi hết chặng đường dài của cuộc đời mình, được ăn bánh bởi trời. Như vậy, Thiên Chúa nuôi họ ở giữa sa mạc để cho họ thấy được sự lạ lùng mà tự nhiên không thể có được. Chuyện ấy xảy ra từ thời Cựu Ước, nhưng gần hơn và sống động hơn là ở thời Tân Ước. Đức Giêsu cũng giảng dạy cho dân chúng nơi sa mạc và thời gian tất cả được cô đọng lại trong ba ngày. Ba ngày người dân đi theo Đức Giêsu đến nỗi quên cả ăn. Tình thương của Đức Giêsu đã không để cho họ phải trở về sợ dọc đường ngất xỉu vì đói lả, cho nên chỉ bằng một hình thức bên ngoài rất nhỏ là với năm chiếc bánh và hai con cá, Đức Giêsu đã đọc lời chúc tụng, rồi Ngài bẻ bánh ra trao cho các môn đệ để các ông chia cho năm nghìn người đàn ông nếu tính cả phụ nữ và trẻ em thì chắc con số phải hơn chục nghìn người, vì phụ nữ và trẻ nhỏ bao giờ cũng đông hơn những người đàn ông. Thế mà số vụn bánh sau khi ăn xong được thu lại là mười hai thúng đầy, còn nhiều hơn cả những gì mà lúc đầu tiên chỉ có một đĩa nhỏ là năm chiếc bánh và hai con cá (x.Ga 6,1-13).
Đức Giêsu muốn cho dân chúng trải nghiệm về sự sống là do Thiên Chúa chứ không phải lệ thuộc vào màu mỡ của đất đai. Bởi vì chính Thiên Chúa đã cho dân chúng được ăn bánh no nê. Nếu như năm chiếc bánh và hai con cá của em bé kia không qua lời chúc tụng của Đức Giêsu, không qua bàn tay phép lành của Đức Giêsu thì có lẽ một người ăn chưa chắc đã no vì có thể có người còn ăn được nữa. Chính vì thế, qua bàn tay của Đức Giêsu với lời chúc tụng của Đức Giêsu thì một suất ăn đến từ một em nhỏ kia không những đã khiến cho khoảng hơn chục nghìn người ăn no mà còn dư mười hai thúng đầy !. Đức Giêsu khẳng định cho mọi người thấy rằng “Sự sống là từ nơi Thiên Chúa” (Ga 1,4). Thiên Chúa trao ban sự sống cho mỗi người là những người đói khát đến với Chúa, nhưng đó là sự sống thể xác. Đức Giêsu không chỉ cho họ một bữa ăn chỉ sống qua một ngày, một tuần nhưng bằng sự khẳng định, Đức Giêsu muốn đưa họ vào sâu hơn trong Bí tích Thánh Thể cho họ thấy rằng Đức Giêsu không chỉ cho họ sự sống về thể xác mà còn cho họ sự sống phần linh hồn, để khi Đức Giêsu lập Bí tích Thánh Thể là trao ban chính mình Ngài cho các Tông đồ và để rồi các Tông đồ tiếp tục lặp lại việc Đức Giêsu đã làm khi Ngài dạy các Tông đồ: “Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (1Cr 11,25). Và ngày nay hiến tế của Đức Giêsu tiếp tục được trao ban, trao ban qua muôn thế hệ, qua dòng thời gian và mọi người sẽ nhận ra rằng: Đây chính là sự sống được trao ban cho tôi. Sự sống ấy không chỉ là sự sống về thể xác nhưng điều quan trọng nhất là sự sống đời đời.
Chúng ta hãy hỏi ai đó xem, một người nào cho họ một trăm triệu, chắc chắn họ vui chứ. Nhưng niềm vui ấy đóng khung trong một trăm triệu, có người chi tiêu trong mười năm, có người chi tiêu trong một năm, có người chi tiêu trong một tháng và có khả năng một ngày người ta cũng chi tiêu hết cả một trăm triệu! Và niềm vui đóng khung ấy biến mất sau khi đồng tiền tan. Nhưng sự trao ban sự sống trong lòng một người mẹ thì niềm vui ấy được truyền từ thế hệ mẹ sang thế hệ con và rồi thế hệ con tiếp tục mang dòng máu của mẹ truyền lại cho thế hệ đời sau. Đó là sự sống, và sự sống được nhân lên trong niềm vui và niềm vui ấy trải qua dòng thời gian, qua các thế hệ chứ không đóng khung trong tiền bạc và tiêu tan trong thời gian Sự sống chính là hạnh phúc được đón nhận, là tình yêu được trao ban, là hiến tế để cho mọi người đạt tới sự sống đời đời, từ đời nọ qua đời kia. Chính ở điểm này, chúng ta nhận thấy Đức Giêsu cho chúng ta hạnh phúc, cho chúng ta tình yêu, cho chúng ta sự sống, sự sống đích thật, sự sống đời đời chứ không chỉ bó khung trong một thân xác và không hạn định về thời gian. Như vậy, Bí tích Thánh Thể chính là Bí tích Tình Yêu mời gọi chúng ta đến để được sống và cho chúng ta được sống dồi dào. Không những thế, Bí tích Thánh Thể còn là nơi hội tụ: hội tụ của tình yêu thương; hội tụ ý nghĩa của sự sống; và nhất là hội tụ ý nghĩa của con người. Con người sống để làm gì? Con người sống để được hưởng niềm vui trong tâm hồn; Con người sống để được tình yêu vun đắp hạnh phúc trong gia đình; Con người sống để có ý nghĩa của cuộc đời luôn luôn được chúc phúc. Vì thế chúng ta đến với Bí tích Thánh Thể không chỉ là vì khát vọng của tâm hồn vì sự đói của linh hồn nhưng là vì chúng ta đến là để được lãnh nhận trọn vẹn ý nghĩa của đời sống con người. Bí tích Thánh Thể chính là nơi để chúng ta thấy ý nghĩa của cuộc sống !.
Không thiếu những ca sĩ hay các minh tinh màn bạc được mọi người ca tụng vỗ tay và thế giới biết tiếng tăm. Nhưng sau khi đã trình diễn xong trở về nhà thấy trống rỗng, và đã có những ca sĩ nổi tiếng không thể chịu nổi cảnh trống rỗng của đời tư mình đã quyên sinh. Họ khám phá ra đằng sau sự cám dỗ của điện ảnh thì sự sống thật trong mình là sự trống rỗng cô đơn. Họ quyên sinh để mong hóa giải đời mình xem kiếp sau của đời mình có hạnh phúc hơn không. Đó là một lối suy nghĩ của những con người đang cố gắng giải thoát mình. Lối suy nghĩ thiển cận đó thể hiện một nỗi đau, thể hiện một giới hạn của con người không vượt qua được chính mình. Đức Giêsu Kitô muốn cho chúng ta đến với Ngài để Ngài trao cho sự sống của Ngài thay thế cho sự sống hạn hẹp của chúng ta. Và những ai đến với Bí tích Thánh Thể thì sẽ nhận được niềm vui, tình yêu, ơn thánh và nhất là nhận được sự sống thật để sự sống của Đức Giêsu cho chúng ta hiểu ý nghĩa của cuộc đời. Chúng ta sống và chúng ta thấy hạnh phúc vì chúng ta được làm người; chúng ta thấy cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa bởi vì có thể làm cho người khác được vui: chúng ta có thể trao ban cho người khác nụ cười, chúng ta có thể làm cho cuộc đời họ nở hoa... Đó là ý nghĩa của cuộc sống.
Ngày hôm nay Giáo Hội mừng lễ kính Mình và Máu Chúa Kitô, là ngày hạnh phúc cho những ai đến với Chúa Giêsu Thánh Thể, ngày yêu thương dành cho tất cả những ai khát vọng một tình yêu, ngày chan chứa niềm vui ơn thánh cho tất cả những ai thiện tâm thiện chí, và cũng là ngày sung mãn cho những ai đói khát, là ngày được đáp ứng cho những nhu cầu chính đáng, là ngày mà Thiên Chúa hiện diện trong tư cách Con Người để trao ban cho con người những gì mà thân xác và tâm hồn của chúng ta cũng cảm nhận được.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Sự sống của Chúa đang tràn trào
trong tâm hồn mỗi người chúng con,
Sự sống chảy theo máu, hô hấp theo phổi,
Sự sống thao thức trong trí óc và làm mở rộng trái tim.
Xin cho chúng con được đáp ứng
những nhu cầu tinh thần tâm linh thiêng liêng
để chúng con thấy Chúa chính là sự sống thật,
sự sống trao ban hạnh phúc trong gia đình,
sự sống trao ban bình an cho tâm hồn
và sự sống là ý nghĩa cho cuộc đời.
Xin Chúa Giêsu Thánh Thể là sự sống thật
ban cho mỗi người chúng con được sống và sống dồi dào. Amen.
Phục Vụ - Rừa Chân - Thánh Thể - Thập Giá
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
21:12 05/06/2010
Cảm nghiệm Sống # 95
PHỤC VỤ - RỬA CHÂN -THÁNH THỂ - THẬP GÍA
Trong năm Linh mục nhắc tôi nhớ câu: “Không có Linh mục không có Thánh Thể, Thánh Lễ. - Không có Giáo dân, Linh mục sẽ mất Job. - Không có Linh mục, Giáo dân sẽ bơ vơ.”
Thầy Giêsu tâm sự: “Thầy là Chúa là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.” (Ga 13, 14)
Qua câu Kinh Thánh trên, tôi thấy tình yêu cần có hành động, mà hành động là phục vụ nhau, là hy sinh sẵn sàng chết vì nhau.
Thầy Giêsu tâm tình tiếp: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Ga 13, 15).
Như thế, tôi làm việc tôn sùng, rước kiệu xin ơn Thánh Thể thì cần rưả chân, phục vụ nhau cho đến chết trên Thập giá như Thầy:
1/ Trước khi nhận tiệc Thánh Thể, tôi có thực lòng sám hối ăn năn ?
2/ Trưới khi rươc Mình Thánh Chúa, tôi có tha thứ lỗi cho anh em?
3/Trước khi nhận Mình Máu Thánh, tôi có quyết tâm là tấm bánh ?
4/ Trước khi chịu Mình Máu Thánh, tôi quyết bỏ được tật xấu nào ?
5/Trước khi tham dự Tiệc Thánh, tôi có sống xứng đáng là Môn đệ?
1/ Sau khi tôn thờ Chúa trong Thánh lễ, tôi phục vụ cho tha nhân.
2/Sau khi viếng Thánh Thể tại nhà thờ, tôi đi thăm kẻ nghèo khó.
3/ Sau khi rước Chúa trong Thánh Lễ, tôi cần đi đón tiếp mọi người.
4/Sau khi rước kiệu Thánh Thể, tôi cần tôn trọng khác biệt của nhau.
5/ Sau khi nhận Mình Máu Thánh Chúa, tôi cần là tấm bánh bẻ ra.
1/ Mỗi lần dự tiệc Lời Chúa và Thánh Thể, tôi chia sẻ với anh em.
2/ Mỗi lần viếng Thánh thể trong nhà tạm, tôi làm hoà với tha nhân.
3/Mỗi lần rước Mình Máu Thánh Chúa, tôi đến với người bệnh tật…
4/ Mỗi lần tổ chức rước Thánh Thể, tôi can làm chứng cho Chúa.
5/ Mỗi lần tổ chức học hỏi về Thánh Thể, tôi đến với người ngoại.
Chính Thầy Giêsu trong Thánh Thể đã tự hủy mình đi để rửa sạch những kiêu căng, ngoan cố, bè phài, ghen ghét, dâm ô khỏi tôi. Ngài ngự không chỉ trong nhà thờ; nhưng hiện diện ở nhà tạm tâm hồn tôi, để dạy bảo tôi qua Thần Khí của Thầy, để tôi mạnh dạn đi con đường Ngài đã đi. Vì thế Thầy Giêsu trong Thánh Thể muốn:
1/ Thầy Giêsu muốn đồng hành với tôi để đi đến thăm mọi người..
2/ Thầy Giêsu muốn ngự trong Thánh Thể, để sống ngay trong tôi.
3/ Thầy Giêsu muốn ở trong nhà thờ, để tôi biết hiệp thông với nhau.
4/ Thầy Giêsu muốn tôi tạo sự quan tâm đến những người cô đơn…
5/ Thầy Giêu muốn tôi thực hiện rửa chân cho nhau trong đời sống.
6/ Thầy Giêsu muốn tôi mời gọi mọi người đến làm bạn với nhau.
7/ Thầy Giêsu muốn tôi cùng ngồi lại với nhau để không còn chia rẽ.
8/ Thầy Giêsu muốn tôi sống công bằng, bác ái từ trong gia đình…
9/ Thầy Giêsu muốn tôi sống đúng là người có đạo đức nhân bản.
10/ Thầy Giêsu muốn tôi luôn khiêm tốn phục vụ nhau trong Chúa.
11/Thầy Giêsu muốn tôi mạnh dạn và tôn trọng với các tôn giáo bạn.
12/ Thầy Giêsu muốn tôi can đảm nhận mọi người là con một Chúa.
13/ Thầy Giêsu muốn tôi có hành động rửa chân là tha lỗi cho nhau.
14/ Thầy Giêsu muốn tôi sống hoà đồng với mọi người vì là anh em.
15/ Thầy Giêsu muốn tôi sống quên mình như Chúa trên Thập giá.
16/ Thầy Giêsu muốn tôi coi anh em, là dân Thánh và là Đền Thờ …
Bạn và tôi hãy hình dung lại cử chỉ Thầy Giêsu Giêsu trước khi bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, và trước khi lập phép Thánh Thể, (x.Ga 13, 1-17). Ngài đã cúi mình xuống rửa chân cho các môn đệ là phải làm cho sạch, là hạ mình xuống làm tội tớ, chấp nhận cái chết nhục nhã trên Thập giá để làm mẫu gương cho tôi và nhân loại.
Thầy Giêsu nói: “Thật, Thầy bảo thật anh em; tôi tớ không hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi. Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em” (câu 16-17). Nghĩa là bạn và tôi, là tôi tớ, kẻ được sai đi phải nên giống thân phận của chủ nhà, là theo gương Đức Giêsu (chủ nhà) mà dâng hiến mạng sống mình để khiêm nhường phục vụ anh em.
Tóm lại, khi tổ chức lễ lạy, các cuộc cung nghinh, tôn sùng Thánh Thể, tôi cần nhớ đem tình yêu Chúa của mình phục vụ tha nhân hết lòng, không trục lợi, lấy tiếng,… Không phân biệt đối tượng; nhưng vì mọi người, kẻ tội lỗi cũng như người thánh thiện, người mạnh khỏe cũng như kẻ yếu đau, người lạ cũng như người quen, v..v…
Phó tế: GB. Maria Định Nguyễn * johndvn@yahoo.com
PHỤC VỤ - RỬA CHÂN -THÁNH THỂ - THẬP GÍA
Trong năm Linh mục nhắc tôi nhớ câu: “Không có Linh mục không có Thánh Thể, Thánh Lễ. - Không có Giáo dân, Linh mục sẽ mất Job. - Không có Linh mục, Giáo dân sẽ bơ vơ.”
Thầy Giêsu tâm sự: “Thầy là Chúa là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.” (Ga 13, 14)
Qua câu Kinh Thánh trên, tôi thấy tình yêu cần có hành động, mà hành động là phục vụ nhau, là hy sinh sẵn sàng chết vì nhau.
Thầy Giêsu tâm tình tiếp: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Ga 13, 15).
Như thế, tôi làm việc tôn sùng, rước kiệu xin ơn Thánh Thể thì cần rưả chân, phục vụ nhau cho đến chết trên Thập giá như Thầy:
1/ Trước khi nhận tiệc Thánh Thể, tôi có thực lòng sám hối ăn năn ?
2/ Trưới khi rươc Mình Thánh Chúa, tôi có tha thứ lỗi cho anh em?
3/Trước khi nhận Mình Máu Thánh, tôi có quyết tâm là tấm bánh ?
4/ Trước khi chịu Mình Máu Thánh, tôi quyết bỏ được tật xấu nào ?
5/Trước khi tham dự Tiệc Thánh, tôi có sống xứng đáng là Môn đệ?
1/ Sau khi tôn thờ Chúa trong Thánh lễ, tôi phục vụ cho tha nhân.
2/Sau khi viếng Thánh Thể tại nhà thờ, tôi đi thăm kẻ nghèo khó.
3/ Sau khi rước Chúa trong Thánh Lễ, tôi cần đi đón tiếp mọi người.
4/Sau khi rước kiệu Thánh Thể, tôi cần tôn trọng khác biệt của nhau.
5/ Sau khi nhận Mình Máu Thánh Chúa, tôi cần là tấm bánh bẻ ra.
1/ Mỗi lần dự tiệc Lời Chúa và Thánh Thể, tôi chia sẻ với anh em.
2/ Mỗi lần viếng Thánh thể trong nhà tạm, tôi làm hoà với tha nhân.
3/Mỗi lần rước Mình Máu Thánh Chúa, tôi đến với người bệnh tật…
4/ Mỗi lần tổ chức rước Thánh Thể, tôi can làm chứng cho Chúa.
5/ Mỗi lần tổ chức học hỏi về Thánh Thể, tôi đến với người ngoại.
Chính Thầy Giêsu trong Thánh Thể đã tự hủy mình đi để rửa sạch những kiêu căng, ngoan cố, bè phài, ghen ghét, dâm ô khỏi tôi. Ngài ngự không chỉ trong nhà thờ; nhưng hiện diện ở nhà tạm tâm hồn tôi, để dạy bảo tôi qua Thần Khí của Thầy, để tôi mạnh dạn đi con đường Ngài đã đi. Vì thế Thầy Giêsu trong Thánh Thể muốn:
1/ Thầy Giêsu muốn đồng hành với tôi để đi đến thăm mọi người..
2/ Thầy Giêsu muốn ngự trong Thánh Thể, để sống ngay trong tôi.
3/ Thầy Giêsu muốn ở trong nhà thờ, để tôi biết hiệp thông với nhau.
4/ Thầy Giêsu muốn tôi tạo sự quan tâm đến những người cô đơn…
5/ Thầy Giêu muốn tôi thực hiện rửa chân cho nhau trong đời sống.
6/ Thầy Giêsu muốn tôi mời gọi mọi người đến làm bạn với nhau.
7/ Thầy Giêsu muốn tôi cùng ngồi lại với nhau để không còn chia rẽ.
8/ Thầy Giêsu muốn tôi sống công bằng, bác ái từ trong gia đình…
9/ Thầy Giêsu muốn tôi sống đúng là người có đạo đức nhân bản.
10/ Thầy Giêsu muốn tôi luôn khiêm tốn phục vụ nhau trong Chúa.
11/Thầy Giêsu muốn tôi mạnh dạn và tôn trọng với các tôn giáo bạn.
12/ Thầy Giêsu muốn tôi can đảm nhận mọi người là con một Chúa.
13/ Thầy Giêsu muốn tôi có hành động rửa chân là tha lỗi cho nhau.
14/ Thầy Giêsu muốn tôi sống hoà đồng với mọi người vì là anh em.
15/ Thầy Giêsu muốn tôi sống quên mình như Chúa trên Thập giá.
16/ Thầy Giêsu muốn tôi coi anh em, là dân Thánh và là Đền Thờ …
Bạn và tôi hãy hình dung lại cử chỉ Thầy Giêsu Giêsu trước khi bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, và trước khi lập phép Thánh Thể, (x.Ga 13, 1-17). Ngài đã cúi mình xuống rửa chân cho các môn đệ là phải làm cho sạch, là hạ mình xuống làm tội tớ, chấp nhận cái chết nhục nhã trên Thập giá để làm mẫu gương cho tôi và nhân loại.
Thầy Giêsu nói: “Thật, Thầy bảo thật anh em; tôi tớ không hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi. Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em” (câu 16-17). Nghĩa là bạn và tôi, là tôi tớ, kẻ được sai đi phải nên giống thân phận của chủ nhà, là theo gương Đức Giêsu (chủ nhà) mà dâng hiến mạng sống mình để khiêm nhường phục vụ anh em.
Tóm lại, khi tổ chức lễ lạy, các cuộc cung nghinh, tôn sùng Thánh Thể, tôi cần nhớ đem tình yêu Chúa của mình phục vụ tha nhân hết lòng, không trục lợi, lấy tiếng,… Không phân biệt đối tượng; nhưng vì mọi người, kẻ tội lỗi cũng như người thánh thiện, người mạnh khỏe cũng như kẻ yếu đau, người lạ cũng như người quen, v..v…
Phó tế: GB. Maria Định Nguyễn * johndvn@yahoo.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha chủ sự lễ kính Mình Máu Thánh Chúa
LM Trần Đức Anh, OP
05:07 05/06/2010
ROMA - Lúc 7 giờ 20 chiều 3-6-2010, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Gioan Laterano là nhà thờ chính tòa của giáo phận Roma.
Lẽ ra thánh lễ được cử hành tại thềm Đền thờ như mọi năm, nhưng vì trời mưa, nên buổi lễ được chuyển vào bên trong thánh đường va buổi rước kiệu Mình Thánh Chúa sau đó bị hủy bỏ.
Tham dự thánh lễ, có đông đảo các hồng y và giám mục, cùng với các vị giám chức, linh mục và hàng ngàn tín hữu. Nhiều người phải dự lễ từ bên ngoài vì thánh đường không đủ chỗ.
Trong bài giảng, nhân dịp sắp kết thúc Năm Linh Mục, ĐTC đặc biệt trình bày những suy tư về quan hệ giữa Thánh Thể và chức linh mục của Chúa Kitô dựa trên các bài đọc của ngày lễ, từ sách Sáng thế (14m18-20), đến thư I gửi tín hữu Corinto (11,23-26) và sau cùng là Phúc âm theo thánh Luca thuật lại phép lạ Chúa hóa bánh ra nhiều. Ngài nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu không phải là linh mục theo Luật cũ, theo truyền thống Do thái giáo, nhưng ngài trở thành linh mục trong cuộc vượt qua: khổ nạn, chịu chết và sống lại. Ngài đã hiến dâng bản thân làm hy lễ đền tội và Chúa Cha, khi nâng Ngài lên trên mọi loài thụ tạo, đã đặt Ngài làm Đấng Trung Gian phổ quát của ơn cứu độ.
“Chức linh mục của Chúa Kitô bao hàm đau khổ. Chúa Giêsu đã thực sự chịu đau khổ và Ngài làm như thế vì chúng ta. Ngài là Chúa Con và không cần phải học vâng lời Thiên Chúa, nhưng chúng ta thì phải học và luôn luôn cần học vâng lời. vì thế, Chúa Con đã nhận lấy nhân tính chúng ta và vì chúng ta, Ngài đã để cho mình được ”giáo dục” trong cái lò đau khổ, để cho mình được đau khổ biến đổi, như hạt lúa miến phải chết đi trong lòng đất để mang lại bông hạt”.
ĐTC cũng nói rằng: ”Chúa Kitô là linh mục đích thực và hiệu năng vì Ngài đầy sức mạnh của Chúa Thánh Linh, tràn đầy mọi sự sung mãn của tình yêu Thiên Chúa, và điều đó diễn ra chính trong đêm Ngài bị giao nộp, trong giờ của tăm tối (Lc 22,53). Chính sức mạnh thần linh ấy đã biến đổi bạo lực tột đỉnh và bất công tột cùng thành một cử chỉ yêu thương và công lý tột độ. Đó chính là hoạt động của chức Linh mục của Chúa Kitô mà Giáo Hội thừa hưởng và kéo dài trong lịch sử, dưới hai hình thức: chức linh mục chung của tất cả các tín hữu đã chịu phép rửa và chức linh mục của những người được truyền chức, để biến đổi thế giới bằng tình yêu của Thiên Chúa. Tất cả, các linh mục và giáo hữu, chúng ta đều nuôi dưỡng mình bằng cùng Thánh Thể, tất cả chúng ta quì phủ phục thờ lạy Thánh Thể, vì trong đó, có Thầy và Chúa của chúng ta hiện diện, có Thân Mình đích thực của Chúa Giêsu hiện diện, Ngài là Tế Vật và Tư Tế, là phần rỗi của thế giới”. (SD 3-6-2010)
Lẽ ra thánh lễ được cử hành tại thềm Đền thờ như mọi năm, nhưng vì trời mưa, nên buổi lễ được chuyển vào bên trong thánh đường va buổi rước kiệu Mình Thánh Chúa sau đó bị hủy bỏ.
Tham dự thánh lễ, có đông đảo các hồng y và giám mục, cùng với các vị giám chức, linh mục và hàng ngàn tín hữu. Nhiều người phải dự lễ từ bên ngoài vì thánh đường không đủ chỗ.
Trong bài giảng, nhân dịp sắp kết thúc Năm Linh Mục, ĐTC đặc biệt trình bày những suy tư về quan hệ giữa Thánh Thể và chức linh mục của Chúa Kitô dựa trên các bài đọc của ngày lễ, từ sách Sáng thế (14m18-20), đến thư I gửi tín hữu Corinto (11,23-26) và sau cùng là Phúc âm theo thánh Luca thuật lại phép lạ Chúa hóa bánh ra nhiều. Ngài nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu không phải là linh mục theo Luật cũ, theo truyền thống Do thái giáo, nhưng ngài trở thành linh mục trong cuộc vượt qua: khổ nạn, chịu chết và sống lại. Ngài đã hiến dâng bản thân làm hy lễ đền tội và Chúa Cha, khi nâng Ngài lên trên mọi loài thụ tạo, đã đặt Ngài làm Đấng Trung Gian phổ quát của ơn cứu độ.
“Chức linh mục của Chúa Kitô bao hàm đau khổ. Chúa Giêsu đã thực sự chịu đau khổ và Ngài làm như thế vì chúng ta. Ngài là Chúa Con và không cần phải học vâng lời Thiên Chúa, nhưng chúng ta thì phải học và luôn luôn cần học vâng lời. vì thế, Chúa Con đã nhận lấy nhân tính chúng ta và vì chúng ta, Ngài đã để cho mình được ”giáo dục” trong cái lò đau khổ, để cho mình được đau khổ biến đổi, như hạt lúa miến phải chết đi trong lòng đất để mang lại bông hạt”.
ĐTC cũng nói rằng: ”Chúa Kitô là linh mục đích thực và hiệu năng vì Ngài đầy sức mạnh của Chúa Thánh Linh, tràn đầy mọi sự sung mãn của tình yêu Thiên Chúa, và điều đó diễn ra chính trong đêm Ngài bị giao nộp, trong giờ của tăm tối (Lc 22,53). Chính sức mạnh thần linh ấy đã biến đổi bạo lực tột đỉnh và bất công tột cùng thành một cử chỉ yêu thương và công lý tột độ. Đó chính là hoạt động của chức Linh mục của Chúa Kitô mà Giáo Hội thừa hưởng và kéo dài trong lịch sử, dưới hai hình thức: chức linh mục chung của tất cả các tín hữu đã chịu phép rửa và chức linh mục của những người được truyền chức, để biến đổi thế giới bằng tình yêu của Thiên Chúa. Tất cả, các linh mục và giáo hữu, chúng ta đều nuôi dưỡng mình bằng cùng Thánh Thể, tất cả chúng ta quì phủ phục thờ lạy Thánh Thể, vì trong đó, có Thầy và Chúa của chúng ta hiện diện, có Thân Mình đích thực của Chúa Giêsu hiện diện, Ngài là Tế Vật và Tư Tế, là phần rỗi của thế giới”. (SD 3-6-2010)
Đức Thánh Cha nói chúng ta tất cả được nuôi sống bởi cùng một Thánh Thể
Paul Minh Nhật
13:04 05/06/2010
Khẳng định chắc chắn rằng linh mục của Đức Ki-tô kế thừa sự đau khổ
ROME, JUNE 4, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict nói: Tất cả chúng ta, các linh mục và các tín hữu, được nuôi dưỡng bởi cùng một thánh thể.
Đức Giáo Hoàng khẳng định trong bài huấn giáo vào tối thứ năm vừa qua: "Tất cả chúng ta sấp mình phủ phục tôn thờ thánh thể, vì hiện diện trong đó là Thầy và là Chúa của chúng ta, sự hiện diện đó là là thân thể đích thực của đức Giê-su, là tế vật, tư tế, và là sự cứu rỗi của trần gian,"
Đức Thánh Cha đã chủ tọa tại một thánh lễ trước buổi rước kiệu thánh thể tổ chức trong ngày lễ trọng lễ Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô. Thánh lễ đã được tổ chức trong sân nhỏ của đền thờ kính thánh Gioan Laterano, và buổi rước đã đi qua Merulana và kết thúc tại vương cung thánh đường Đức Bà Cả.
Đức Thánh Cha đã tập trung bài chia sẻ của ngài vào "mối quan hệ giữa Bí tích Thánh Thể và Linh mục của Đức Ki-tô", ngài lưu ý rằng đây là những ngày cuối cùng của năm linh mục, nó sẽ khép lại vào tuần tới."
Trong bữa ăn cuối cùng, Đức Benedict XVI khẳng định, "Chúa Giê-su đã biến đổi bánh và rượu thành chính thịt và máu ngài, vì thế các tông đồ có thể nuôi dưỡng chính họ nhờ ngài và sống kết hiệp sâu sắc với ngài."
Đức Giáo Hoàng lưu ý "Chúa Giê-su không phải là một linh mục theo truyền thống của người Do Thái,"
Ngài nói tiếp: "Chúa Cha tặng ban chức tư tế này cho Chúa Giê-su trong tất cả mọi giây phút từ khi ngài vượt qua cái chết đến sự phục sinh"
"Nó không phải là một chức tư tế theo phẩm trật của luật Môsê, nhưng theo phẩm trật Men-ki-sê-đê, theo một phẩm trật của ngôn sứ, nó chỉ dựa vào mối quan hệ của mình với Chúa."
Sự vượt qua và sự biến đổi
Đức Giáo Hoàng nói rõ "Linh mục của Đức Ki-tô kế thừa sự đau khổ, Đức Giê-su thực sự đã rất đau khổ, và ngài đã gánh cho chúng ta"
Ngài nói thêm rằng thông qua nỗi đau khổ này, "thông qua cuộc vượt qua đau thương" và "nhờ sự biến đổi này Đức Giê-su Ki-tô đã trở nên "thượng tế" và có thể cứu tất cả những ai đặt niềm tin tưởng của họ vào ngài."
Đức Thánh Cha nói: Trong bí tích thánh thể, "Đức Giê-su đã tiên liệu trước hy tế của ngài, đó không phải là một hiến tế theo nghi thức nhưng là một hiến tế đích thực"
Ngài lưu ý "hãy dâng lời tạ ơn với niềm hạnh phúc vì Chúa Giê-su đã trở nên bánh và rượu cho chúng ta"
Đức Thánh Cha khẳng định "Nó là một tình yêu thánh đã được biến đổi nhớ việc Đức Giê-su chấp nhận trao ban một cách hoàn toàn cho chúng ta trước"
Ngài nói tiếp, "Tình yêu này không có gì khác hơn là chính Chúa Thánh Thần, Đấng là Thần Khí của Chúa Cha và Chúa Con, được truyền phép để trở thành bánh rượu và thay đổi mô chất cốt lõi để hóa thành Mình và Máu thánh Chúa, sự hiện diện của ngài trong bí tích cùng là một hy tế được thực hiện trong một cách đẫm máu trên thập giá xưa"
Đức Benedict XVI kết luận rằng "Đưc Ki-tô đã là một linh mục đích thực và đầy hiệu năng bởi vì ngài được tràn đầy sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Ngài là đỉnh cao viên mãn của tình yêu Thiên Chúa."
ROME, JUNE 4, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict nói: Tất cả chúng ta, các linh mục và các tín hữu, được nuôi dưỡng bởi cùng một thánh thể.
Đức Giáo Hoàng khẳng định trong bài huấn giáo vào tối thứ năm vừa qua: "Tất cả chúng ta sấp mình phủ phục tôn thờ thánh thể, vì hiện diện trong đó là Thầy và là Chúa của chúng ta, sự hiện diện đó là là thân thể đích thực của đức Giê-su, là tế vật, tư tế, và là sự cứu rỗi của trần gian,"
Đức Thánh Cha đã chủ tọa tại một thánh lễ trước buổi rước kiệu thánh thể tổ chức trong ngày lễ trọng lễ Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô. Thánh lễ đã được tổ chức trong sân nhỏ của đền thờ kính thánh Gioan Laterano, và buổi rước đã đi qua Merulana và kết thúc tại vương cung thánh đường Đức Bà Cả.
Đức Thánh Cha đã tập trung bài chia sẻ của ngài vào "mối quan hệ giữa Bí tích Thánh Thể và Linh mục của Đức Ki-tô", ngài lưu ý rằng đây là những ngày cuối cùng của năm linh mục, nó sẽ khép lại vào tuần tới."
Trong bữa ăn cuối cùng, Đức Benedict XVI khẳng định, "Chúa Giê-su đã biến đổi bánh và rượu thành chính thịt và máu ngài, vì thế các tông đồ có thể nuôi dưỡng chính họ nhờ ngài và sống kết hiệp sâu sắc với ngài."
Đức Giáo Hoàng lưu ý "Chúa Giê-su không phải là một linh mục theo truyền thống của người Do Thái,"
Ngài nói tiếp: "Chúa Cha tặng ban chức tư tế này cho Chúa Giê-su trong tất cả mọi giây phút từ khi ngài vượt qua cái chết đến sự phục sinh"
"Nó không phải là một chức tư tế theo phẩm trật của luật Môsê, nhưng theo phẩm trật Men-ki-sê-đê, theo một phẩm trật của ngôn sứ, nó chỉ dựa vào mối quan hệ của mình với Chúa."
Sự vượt qua và sự biến đổi
Đức Giáo Hoàng nói rõ "Linh mục của Đức Ki-tô kế thừa sự đau khổ, Đức Giê-su thực sự đã rất đau khổ, và ngài đã gánh cho chúng ta"
Ngài nói thêm rằng thông qua nỗi đau khổ này, "thông qua cuộc vượt qua đau thương" và "nhờ sự biến đổi này Đức Giê-su Ki-tô đã trở nên "thượng tế" và có thể cứu tất cả những ai đặt niềm tin tưởng của họ vào ngài."
Đức Thánh Cha nói: Trong bí tích thánh thể, "Đức Giê-su đã tiên liệu trước hy tế của ngài, đó không phải là một hiến tế theo nghi thức nhưng là một hiến tế đích thực"
Ngài lưu ý "hãy dâng lời tạ ơn với niềm hạnh phúc vì Chúa Giê-su đã trở nên bánh và rượu cho chúng ta"
Đức Thánh Cha khẳng định "Nó là một tình yêu thánh đã được biến đổi nhớ việc Đức Giê-su chấp nhận trao ban một cách hoàn toàn cho chúng ta trước"
Ngài nói tiếp, "Tình yêu này không có gì khác hơn là chính Chúa Thánh Thần, Đấng là Thần Khí của Chúa Cha và Chúa Con, được truyền phép để trở thành bánh rượu và thay đổi mô chất cốt lõi để hóa thành Mình và Máu thánh Chúa, sự hiện diện của ngài trong bí tích cùng là một hy tế được thực hiện trong một cách đẫm máu trên thập giá xưa"
Đức Benedict XVI kết luận rằng "Đưc Ki-tô đã là một linh mục đích thực và đầy hiệu năng bởi vì ngài được tràn đầy sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Ngài là đỉnh cao viên mãn của tình yêu Thiên Chúa."
Năm Linh Mục và màu nhiệm Thánh Giá
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
15:38 05/06/2010
ROMA, (zenit.org) - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã gợi lên màu nhiệm Thánh Giá của Đức Kitô khi ngỏ lời với các linh mục Chypre và vùng Trung Đông ngay trong thánh lễ chiều tối hôm nay, thứ bảy ngày 5 tháng Sáu 2010 được cử hành tại nhà thờ Công Giáo ở Nicosia.
« Chúng ta hãy luôn luôn cố gắng bắt chước tình yêu vô vụ lợi của Đấng đã tự hiến dâng mình trên bàn thờ Thánh Giá vì chúng ta », Đức Thánh Cha chia sẻ trong bài giảng.
« Trong Năm Linh Mục này, Đức Giáo Hoàng nói, cho phép tôi có đôi lời đặc biệt với các linh mục hiện diện nơi đây và với những ai đang chuẩn bị tiến chức. Các con hãy suy gẫm lời nhắn nhủ dành cho các tân chức khi vị Giám Mục trao Chén Thánh và Đĩa Thánh: « Con hãy ý thức việc con làm, noi theo điều con cử hành và rập khuôn đời sống của con theo màu nhiệm Thánh Giá Chúa » ».
Ngài giải thích tiếp: « Khi chúng ta tuyên xưng Thánh Giá Chúa Kitô, hãy luôn luôn bắt chước tình yêu vô vị lợi của Đấng đã tự hiến dâng mình trên bàn thờ Thánh Giá vì chúng ta, Đấng vừa là tư tế vừa là nạn nhân, nơi Con Người ấy mà chúng ta nhắc đến và chúng ta hành động khi thi hành tác vụ mà mình đã được lãnh nhận ».
Đức Giáo Hoàng đã mời gọi các linh mục cũng hãy nhớ đến hạnh phục sau này khi nói rằng: « Khi chúng ta suy gẫm một cách cả nhân hay tập thể về những lỗi lầm của mình, chúng ta khiêm tốn nhìn nhận rằng mình đã thật xứng đáng lãnh nhận án phạt hơn Người, Con Chiên vô tội, đã chịu đựng thay cho chúng ta. Hãy hớn hở vui mừng vì chúng ta được nếm hưởng hạnh phúc khi vinh quang của Người sẽ tỏ hiện ».
« Chúng ta hãy luôn luôn cố gắng bắt chước tình yêu vô vụ lợi của Đấng đã tự hiến dâng mình trên bàn thờ Thánh Giá vì chúng ta », Đức Thánh Cha chia sẻ trong bài giảng.
« Trong Năm Linh Mục này, Đức Giáo Hoàng nói, cho phép tôi có đôi lời đặc biệt với các linh mục hiện diện nơi đây và với những ai đang chuẩn bị tiến chức. Các con hãy suy gẫm lời nhắn nhủ dành cho các tân chức khi vị Giám Mục trao Chén Thánh và Đĩa Thánh: « Con hãy ý thức việc con làm, noi theo điều con cử hành và rập khuôn đời sống của con theo màu nhiệm Thánh Giá Chúa » ».
Ngài giải thích tiếp: « Khi chúng ta tuyên xưng Thánh Giá Chúa Kitô, hãy luôn luôn bắt chước tình yêu vô vị lợi của Đấng đã tự hiến dâng mình trên bàn thờ Thánh Giá vì chúng ta, Đấng vừa là tư tế vừa là nạn nhân, nơi Con Người ấy mà chúng ta nhắc đến và chúng ta hành động khi thi hành tác vụ mà mình đã được lãnh nhận ».
Đức Giáo Hoàng đã mời gọi các linh mục cũng hãy nhớ đến hạnh phục sau này khi nói rằng: « Khi chúng ta suy gẫm một cách cả nhân hay tập thể về những lỗi lầm của mình, chúng ta khiêm tốn nhìn nhận rằng mình đã thật xứng đáng lãnh nhận án phạt hơn Người, Con Chiên vô tội, đã chịu đựng thay cho chúng ta. Hãy hớn hở vui mừng vì chúng ta được nếm hưởng hạnh phúc khi vinh quang của Người sẽ tỏ hiện ».
Chypre, “Một phần của Đất Thánh.”
Bùi Hữu Thư
18:25 05/06/2010
Cuộc tiếp xúc với Đức Tổng Giám Mục S. B. Chrysostomos II
ROME, Thứ bẩy 5 tháng 6, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh rằng “Chypre theo truyền thống được coi như một phần của Đất Thánh,” trong cuộc viếng thăm toà Tổng Giám Mục của Đức Tổng Giám Mục S. B. Chrysostomos II của Tân Justin và tất cả đảo Chypre.
Đức Thánh Cha đã viếng thăm viện bảo tàng các ảnh tượng, và ngài cũng suy niệm trước tượng đài tưởng niệm Đức Makarios III.
Đức Thánh Cha nói: ”Đây là một cuộc gặp gỡ dưới một dấu chỉ về “tình huynh đệ âu yếm của Chúa Phục Sinh” và một “sự đón tiếp nồng hậu.”
Đức Thánh Cha đã nhắc đến chuyến viếng thăm của Đức Tổng Giám Mục tại Rôma tháng 6 năm 2007, và ngài cũng đã chào mừng thượng hội đồng giám mục, các linh mục và giáo dân Chính Thống Giáo, và đặc biệt cám ơn họ về hai sự việc.
Về “sự đón tiếp… năm ngoái dành cho Uỷ Ban Hỗn Hợp Quốc Tế khi họ nhóm họp tại ‘Paphos’ và sư cam kết của Giáo Hội Chypre cho việc “đối thoại.”
Về vấn đế này, Đức Thánh Cha đã bầy tỏ ước vọng được cùng đi tới sự hiệp nhất: “Xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn và củng cố sự cam kết của hai giáo hội để phục hồi sự hiệp thông toàn vẹn và rõ rệt giữa các Giáo Hội Đông PHương và Tây Phương, một sự hiệp thông phải được sống trong sự trung thành với Phúc Âm và tông truyền, trong sự tôn kính các truyền thống riêng của Đông Phương và Tây Phương, và trong sự cởi mở cho sư đa dạng của các ân sủng khác nhau mà Chúa Thánh Thần đã dùng để làm cho Giáo Hội phát triển trong sự hiệp nhất, thánh thiện và hòa bình.”
Đức Thánh Cha cũng cám ơn Giáo Hội Chính Thống Chypre về sự liên đới giúp đỡ thành phố Aquila, miền trung nước Ý trong trận động đất năm 2009, mà “các nhu cầu đối với tôi rất khẩn thiết.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI coi qua cử chỉ này, khả năng của người dân Chypre là sống cùng một tinh thần trong tình trạng của hòn đảo bị phân chia và chiếm đóng trên một phần ba lãnh thổ từ năm 1974: “Cũng trong cùng một tinh thần này, bây giờ tôi xin hiệp nhất với quý vị trong lời cầu nguyện để nhờ ơn Chúa Trợ giúp, mọi người dân trên đảo Chypre có sự khôn ngoan và nghị lực cần thiết để cùng hợp tác cho một giải pháp công bình cho các vấn đề cho đến nay không được giải quyết, để tìm kiếm hòa bình và sự hòa giải, và để xây dựng cho các thế hệ tương lai một xã hội có đặc tính tôn trọng nhân quyền của tất cả, kể cả những quyền bất khả xâm phạm là tự do về lương tâm và tín ngưỡng.”
Về mối liên hệ giữa Chypre và Đất Thánh, Đức Thánh Cha tiếp: “Không ai có thể làm ngơ trước vô số những nhu cầu của các tín hữu trong vùng có sự tranh chấp, để làm sao cho các Giáo Hội xưa cổ có thể sống trong hòa bình và thịnh vượng.”
ROME, Thứ bẩy 5 tháng 6, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh rằng “Chypre theo truyền thống được coi như một phần của Đất Thánh,” trong cuộc viếng thăm toà Tổng Giám Mục của Đức Tổng Giám Mục S. B. Chrysostomos II của Tân Justin và tất cả đảo Chypre.
Đức Thánh Cha đã viếng thăm viện bảo tàng các ảnh tượng, và ngài cũng suy niệm trước tượng đài tưởng niệm Đức Makarios III.
Đức Thánh Cha nói: ”Đây là một cuộc gặp gỡ dưới một dấu chỉ về “tình huynh đệ âu yếm của Chúa Phục Sinh” và một “sự đón tiếp nồng hậu.”
Đức Thánh Cha đã nhắc đến chuyến viếng thăm của Đức Tổng Giám Mục tại Rôma tháng 6 năm 2007, và ngài cũng đã chào mừng thượng hội đồng giám mục, các linh mục và giáo dân Chính Thống Giáo, và đặc biệt cám ơn họ về hai sự việc.
Về “sự đón tiếp… năm ngoái dành cho Uỷ Ban Hỗn Hợp Quốc Tế khi họ nhóm họp tại ‘Paphos’ và sư cam kết của Giáo Hội Chypre cho việc “đối thoại.”
Về vấn đế này, Đức Thánh Cha đã bầy tỏ ước vọng được cùng đi tới sự hiệp nhất: “Xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn và củng cố sự cam kết của hai giáo hội để phục hồi sự hiệp thông toàn vẹn và rõ rệt giữa các Giáo Hội Đông PHương và Tây Phương, một sự hiệp thông phải được sống trong sự trung thành với Phúc Âm và tông truyền, trong sự tôn kính các truyền thống riêng của Đông Phương và Tây Phương, và trong sự cởi mở cho sư đa dạng của các ân sủng khác nhau mà Chúa Thánh Thần đã dùng để làm cho Giáo Hội phát triển trong sự hiệp nhất, thánh thiện và hòa bình.”
Đức Thánh Cha cũng cám ơn Giáo Hội Chính Thống Chypre về sự liên đới giúp đỡ thành phố Aquila, miền trung nước Ý trong trận động đất năm 2009, mà “các nhu cầu đối với tôi rất khẩn thiết.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI coi qua cử chỉ này, khả năng của người dân Chypre là sống cùng một tinh thần trong tình trạng của hòn đảo bị phân chia và chiếm đóng trên một phần ba lãnh thổ từ năm 1974: “Cũng trong cùng một tinh thần này, bây giờ tôi xin hiệp nhất với quý vị trong lời cầu nguyện để nhờ ơn Chúa Trợ giúp, mọi người dân trên đảo Chypre có sự khôn ngoan và nghị lực cần thiết để cùng hợp tác cho một giải pháp công bình cho các vấn đề cho đến nay không được giải quyết, để tìm kiếm hòa bình và sự hòa giải, và để xây dựng cho các thế hệ tương lai một xã hội có đặc tính tôn trọng nhân quyền của tất cả, kể cả những quyền bất khả xâm phạm là tự do về lương tâm và tín ngưỡng.”
Về mối liên hệ giữa Chypre và Đất Thánh, Đức Thánh Cha tiếp: “Không ai có thể làm ngơ trước vô số những nhu cầu của các tín hữu trong vùng có sự tranh chấp, để làm sao cho các Giáo Hội xưa cổ có thể sống trong hòa bình và thịnh vượng.”
Thánh Tôma Aquinô và sự hài hòa tự nhiên giữa đức tin là lý trí
Vũ Văn An
18:45 05/06/2010
Ngày 2 tháng 6 vừa qua, trong buổi triều yết chung tại quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã có bài giáo lý sau đây về Thánh Tôma Aquinô, người mà Đức Thánh Cha cho hay được Giáo Hội gọi là Thánh Tiến Sĩ Chung (Doctor Communis).
Trích dẫn thông điệp “Đức Tin và Lý Trí” của vị tiền nhiệm là Đức Gioan Phaolô II, Đức GH Bênêđíctô XVI nói rằng “Giáo Hội rất có lý khi nhất quán tôn phong Thánh Tôma là bậc thầy của tư duy và là một mẫu mực cho việc nghiên cứu thần học cách đúng đắn” (số 43). Bởi thế, không ai ngạc nhiên khi Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo trích dẫn Thánh Tôma đến 61 lần, chỉ sau Thánh Augustinô. Ngài cũng được xưng tụng là Tiến Sĩ Thiên Thần (Doctor Angelicus), có lẽ vì nhân đức của ngài, nhất là nét cao quí trong suy tư và nét trong trắng trong cuộc sống của ngài.
Thánh Tôma sinh giữa các năm 1224 và 1225 trong lâu đài mà gia đình qúi phái và giầu có của ngài sở hữu tại Roccasecca, ngoại ô Aquino và gần đan viện Montecassino nổi tiếng, nơi ngài được gửi tới để tiếp nhận nền giáo huấn đầu đời. Khoảng một năm sau, ngài được gửi tới Naples, thủ phủ Vương Quốc Sicily, nơi Frederick II từng lập một đại học nổi tiếng. Tại đó, ngài được học hỏi không giới hạn tư tưởng của Aristốt, một triết gia Hy Lạp. Ngài lãnh hội ngay được các giá trị vĩ đại của triết gia này.
Nhưng quan trọng hơn cả là trong thời gian ở Naples, ngài đã khám phá ra ơn gọi đi tu Dòng Đa Minh. Thực vậy, Thánh Tôma rất say mê lý tưởng của vị sáng lập ra Dòng này, một Dòng mới được Thánh Đa Minh lập cách đó không lâu. Tuy nhiên, khi mặc áo Dòng, ngài bị gia đình chống đối và buộc phải rời tu viện trở về sống với gia đình.
Năm 1245, lúc đã trưởng thành, ngài được tự do theo đuổi con đường đáp lại tiếng Chúa mời gọi. Sau đó, ngài được gửi qua Paris học thần học dưới sự hướng dẫn của một vị thánh khác là Thánh Cả Albertô. Giữa hai vị nẩy sinh một tình bạn thâm giao đến độ khi được yêu cầu qua Cologne thiết lập một trung tâm nghiên cứu thần học, Thánh Albertô đã đem theo cả người học trò yêu qúi của mình là Tôma Aquinô. Nhờ sự hướng dẫn và giải thích của Thánh Albertô, Thánh Tôma đã nghiên cứu mọi công trình của Aristốt cũng như các công trình chú giải của các soạn giả Ả Rập.
Trong khoảng thời gian này, nền văn hóa của thế giới La Tinh đã được kích thích một cách sâu sắc nhờ gặp gỡ các công trình của Aristốt, những công trình từng bị lãng quên từ trước đến nay. Đây là những trước tác đề cập tới bản chất của nhận thức, tới các khoa học tự nhiên, tới siêu hình, tới linh hồn và đạo đức học, rất giầu thông tri và trực giác có giá trị và có sức thuyết phục. Chúng đem lại một thế giới quan hoàn bị lúc chưa có Chúa Kitô và trước thời Chúa Kitô, một thế giới quan chỉ dựa vào lý trí, và xem ra buộc lý trí phải nhận như là thế giới quan duy nhất; cho nên, giới trẻ hồi đó rất thích thú được đọc và được biết nền triết học này. Tuy nhiên, trong khi nhiều người say mê tiếp nhận kho tàng học thuật cổ xưa và vĩ đại này, say mê một cách nhiều khi thiếu cả phê phán, coi nó như có khả năng canh tân văn hóa một cách có lợi, và mở ra nhiều chân trời hoàn toàn mới mẻ, thì cũng có người sợ rằng tư tưởng ngoại đạo của Aristốt đi ngược lại đức tin Kitô Giáo, nên họ từ khước không học hỏi nghiên cứu gì về ông. Ở đây, có sự đụng độ của hai nền văn hóa: nền văn hóa tiền Kitô Giáo của Aristốt dựa hẳn vào lý tính, và nền văn hóa Kitô Giáo cổ điển.
Một số môi trường khiến người ta bác bỏ Aristốt. Các trình bày về nền triết lý này của các nhà chú giải Ả Rập như Avicenna và Averroes cũng góp phần vào viếc bác bỏ ấy. Thực ra, chính những nhà chú giải này đã lưu truyền nền triết học Aristốt cho thế giới La Tinh. Cụ thể, họ dạy rằng con người không có một trí hiểu có tính bản vị, mà chỉ có một trí hiểu phổ quát, một bản thể tâm linh chung cho mọi người. Một trí hiểu hành động trong mọi người như thể “chỉ là một”. Họ đã phi bản vị hóa con người. Một điểm gây tranh luận khác của các nhà chú giải Ả Rập là thế giới cũng vĩnh hằng như Thiên Chúa. Tất nhiên, nhiều tranh luận bất tận đã diễn ra trong đại học và các giới Giáo Hội. Triết học Aristốt vì thế phổ biến khắp nơi, cả trong giới bình dân.
Dưới sự hướng dẫn của Thánh Albertô, Thánh Tôma Aquinô đã tiến hành một công trình có tầm quan trọng căn để đối với lịch sử triết học và thần học, nói cách khác, đối với lịch sử văn hóa: ngài nghiên cứu Aristốt và các nhà chú giải ông một cách sâu sắc, tạo ra các bản La Tinh dịch từ nguyên bản Hy Lạp. Như thế, ngài không còn tùy thuộc các nhà chú giải Ả Rập nữa, mà đọc thẳng từ nguyên bản, và đích thân chú giải phần lớn các công trình của Aristốt, nhờ thế phân biệt được điều có giá trị và điều đáng hoài nghi hay cần phải bác bỏ, chứng minh được sự đồng thanh đồng khí với các biến cố của lịch sử mạc khải Kitô Giáo và sử dụng tư tưởng Aristốt một cách đầy đủ và sắc bén để trình bày các trước tác thần học do ngài biên soạn. Tóm lại, Thánh Tôma Aquinô cho ta thấy có một sự hài hòa tự nhiên giữa đức tin Kitô Giáo và lý trí. Đó là công trình vĩ đại của Thánh Tôma, người mà ở thời điểm giao thoa giữa hai nền văn hóa, thời điểm dường như đức tin phải đầu hàng lý trí, đã chứng minh được rằng chúng đi đôi với nhau, rằng điều xem ra lý trí không thể tương hợp với đức tin thực ra không phải là lý trí, và điều xem ra là đức tin không phải là đức tin bao lâu nó đi ngược lại lý tính chân thực; như thế, ngài đã tạo được một tổng hợp mới, một tổng hợp lên khuôn cho cả nền văn hóa của các thế kỷ về sau.
Nhờ có được những khả năng tri thức ngoại thường, Thánh Tôma được triệu về Paris giữ ghế giáo sư thần học do Dòng Đa Minh nắm giữ. Tại đây, ngài cũng bắt đầu cho xuất bản các trước tác của mình, một công việc được ngài theo đuổi tới lúc qua đời, một công việc tuyệt vời: các chú giải Thánh Kinh, vì trước nhất, giáo sư thần học là người phải giải thích Thánh Kinh, các chú giải các trước tác của Aristốt, những công trình lớn lao có tính hệ thống, trong đó trổi vượt hơn cả phải kể Bộ Summa Theologiae (Tổng Luận Thần Học), nhiều khảo luận và giảng khóa về nhiều vấn đề khác nhau. Trong khi trước tác, ngài được một số thư ký giúp đỡ, trong đó có Thầy Reginald thành Piperno, người đã trung thành đi theo ngài và kết tình huynh đệ thâm hậu, hết dạ tin tưởng và tín thác nhau. Đây cũng là một đặc điểm của các vị thánh: kết tình bằng hữu, vì đây là một trong những biểu hiện cao thượng nhất của trái tim con người và chính trong biểu hiện này, ta cũng thấy một điều gì đó hết sức thần thiêng. Chính Thánh Tôma đã giải thích điều này trong Tổng Luận Thần Học khi viết: “Bác ái là tình bằng hữu của con người trước nhất với Thiên Chúa, rồi với những hữu thể thuộc về Người” (II, q.23, a.1).
Ngài không lưu lại Paris lâu và đều đặn. Năm 1259, ngài tham dự Tổng Hội Dòng Đa Minh tại Valenciennes trong đó, ngài là thành viên ủy ban thiết lập ra chương trình học tập của Dòng. Rồi từ năm 1261 tới năm 1265, Thánh Tôma sống tại Orvieto. Đức GH Urban IV, vị GH rất qúi mến ngài, ủy nhiệm cho ngài việc soạn thảo các bản văn phụng vụ cho Lễ Mình Thánh Chúa, được thiết lập sau phép lạ Thánh Thể tại Bolsena. Thánh Tôma có một tâm hồn tuyệt diệu về Thánh Thể. Những thánh thi tuyệt vời mà phụng vụ Giáo Hội ca hát ngày nay để mừng kính mầu nhiệm Mình và Máu Thánh Chúa thực sự hiện diện trong Phép Thánh Thể đã được gán cho lòng tin và sự khôn ngoan về thần học của ngài. Từ năm 1265 tới năm 1268, Thánh Tôma cư ngụ tại Rôma, nơi có lẽ ngài điều khiển cơ sở Studium tức Nhà Học Của Dòng và cũng là nơi ngài khởi sự viết bộ Tổng Luận Thần Học (Xem Jean Pierre Torrell, Thomas Aquinas: The Man and the Theologian, Casale Monf., 1994, pp. 118-184).
Năm 1269, ngài lại được triệu về Paris để bắt đầu vòng dạy học thứ hai. Các sinh viên dĩ nhiên rất hứng khởi đối với các giảng khóa của ngài. Một trong các cựu sinh viên của ngài cho hay con số các sinh viên dự các khóa giảng của ngài đông đến nỗi không có lớp học nào đủ chỗ cho họ. Anh còn nói thêm “đối với anh, được nghe ngài là một niềm hạnh phúc sâu xa”. Tuy nhiên, lối giải thích Aristốt của Thánh Tôma không phải ai ai cũng chấp nhận, có điều chính kẻ thù của ngài trong giới khoa bảng, như Goffredo di Fontaines, chẳng hạn, cũng phải nhìn nhận rằng học lý của Thầy Tôma cao hơn học lý của những người khác vì tính hữu dụng và giá trị của nó, nó được dùng để sửa sai các học lý của các bậc tiến sĩ khác. Có lẽ muốn tránh cho ngài khỏi những cuộc tranh luận sôi nổi ấy, các bề trên đã phái ngài tới Naples một lần nữa để phục vụ Vua Charles Đệ Nhất, người đang có dự định tái tổ chức việc học tại đại học.
Song song với việc nghiên cứu và giảng dạy, Thánh Tôma cũng dành nhiều thì giờ giảng thuyết cho giáo dân. Và giáo dân tới nghe ngài rất đông. Quả là một hồng ân lớn lao khi các thần học gia biết đơn sơ và sốt sắng nói truyện với người tín hữu bình dân. Ngược lại, thừa tác vụ giảng thuyết cũng giúp các học giả thần học biết được tính thực tại mục vụ lành mạnh và làm giầu hơn việc tìm tòi nghiên cứu của mình nhờ được kích thích.
Những ngày tháng sau cùng trong cuộc đời dương thế của Thánh Tôma đã được bao phủ bằng một bầu không khí đặc biệt, đúng hơn, một bầu không khí bí nhiệm. Thực vậy, tháng 12 năm 1273, thánh nhân cho gọi người bạn và thư ký riêng của mình là Thầy Reginald tới để báo cho thầy hay quyết định ngưng hết mọi việc lại vì trong khi đang cử hành Thánh Lễ, nhờ một mạc khải siêu nhiên, ngài hiểu ra rằng tất cả những gì ngài trước tác cho tới lúc đó đều chỉ là “một đống rơm”. Quả đây là một thời kỳ bí nhiệm, nó giúp ta hiểu không những tính khiêm nhường của Thánh Tôma, mà còn cả sự kiện này là mọi thành công của ta trong tư duy cũng như trong phát biểu về đức tin, dù cao xa và tinh ròng bao nhiêu, cũng còn xa vời vợi chưa nói được gì về sự cao cả và vẻ đẹp của Thiên Chúa, sự cao cả và vẻ đẹp ta chỉ được mạc khải đầy đủ trên Thiên Đàng mà thôi. Mấy tháng sau, lúc đang để hết tâm trí vào việc suy niệm như thường lệ, ngài qua đời trên đường đi Lyon để tham dự công đồng chung do Đức GH Grêgôriô X triệu tập. Ngài mất tại Đan Viện Dòng Xi Tô ở Fossanova, sau khi chịu Của Ăn Đàng một cách hết sức sốt sắng.
Có thể tóm tắt cuộc đời và giáo huấn của Thánh Tôma Aquinô vào câu truyện do các nhà viết tiểu sử hồi đó truyền lại. Vào một buổi sáng kia, khi đang cầu nguyện, như thói quen, trước tượng chịu nạn tại nhà nguyện Thánh Nicholas ở Naples, ông từ nhà nguyện, Domenico da Caserta, nghe thấy một cuộc đối thoại đang diễn ra. Thánh Tôma lo ngại lên tiếng hỏi xem những điều ngài viết về các mầu nhiệm của đức tin Kitô Giáo có đúng không. Thì Tượng Chịu Nạn trả lời: “Tôma ạ, con viết về Thầy hay lắm. Con muốn Thầy thưởng con điều gì?”. Câu trả lời của Thánh Tôma là điều hết thẩy chúng ta, bằng hữu và môn đệ của Chúa Kitô mọi thời, đều muốn thưa: “Lạy Thầy, không gì khác mà là chính Thầy!” (Đã dẫn, tr.320).
Trích dẫn thông điệp “Đức Tin và Lý Trí” của vị tiền nhiệm là Đức Gioan Phaolô II, Đức GH Bênêđíctô XVI nói rằng “Giáo Hội rất có lý khi nhất quán tôn phong Thánh Tôma là bậc thầy của tư duy và là một mẫu mực cho việc nghiên cứu thần học cách đúng đắn” (số 43). Bởi thế, không ai ngạc nhiên khi Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo trích dẫn Thánh Tôma đến 61 lần, chỉ sau Thánh Augustinô. Ngài cũng được xưng tụng là Tiến Sĩ Thiên Thần (Doctor Angelicus), có lẽ vì nhân đức của ngài, nhất là nét cao quí trong suy tư và nét trong trắng trong cuộc sống của ngài.
Thánh Tôma sinh giữa các năm 1224 và 1225 trong lâu đài mà gia đình qúi phái và giầu có của ngài sở hữu tại Roccasecca, ngoại ô Aquino và gần đan viện Montecassino nổi tiếng, nơi ngài được gửi tới để tiếp nhận nền giáo huấn đầu đời. Khoảng một năm sau, ngài được gửi tới Naples, thủ phủ Vương Quốc Sicily, nơi Frederick II từng lập một đại học nổi tiếng. Tại đó, ngài được học hỏi không giới hạn tư tưởng của Aristốt, một triết gia Hy Lạp. Ngài lãnh hội ngay được các giá trị vĩ đại của triết gia này.
Nhưng quan trọng hơn cả là trong thời gian ở Naples, ngài đã khám phá ra ơn gọi đi tu Dòng Đa Minh. Thực vậy, Thánh Tôma rất say mê lý tưởng của vị sáng lập ra Dòng này, một Dòng mới được Thánh Đa Minh lập cách đó không lâu. Tuy nhiên, khi mặc áo Dòng, ngài bị gia đình chống đối và buộc phải rời tu viện trở về sống với gia đình.
Năm 1245, lúc đã trưởng thành, ngài được tự do theo đuổi con đường đáp lại tiếng Chúa mời gọi. Sau đó, ngài được gửi qua Paris học thần học dưới sự hướng dẫn của một vị thánh khác là Thánh Cả Albertô. Giữa hai vị nẩy sinh một tình bạn thâm giao đến độ khi được yêu cầu qua Cologne thiết lập một trung tâm nghiên cứu thần học, Thánh Albertô đã đem theo cả người học trò yêu qúi của mình là Tôma Aquinô. Nhờ sự hướng dẫn và giải thích của Thánh Albertô, Thánh Tôma đã nghiên cứu mọi công trình của Aristốt cũng như các công trình chú giải của các soạn giả Ả Rập.
Trong khoảng thời gian này, nền văn hóa của thế giới La Tinh đã được kích thích một cách sâu sắc nhờ gặp gỡ các công trình của Aristốt, những công trình từng bị lãng quên từ trước đến nay. Đây là những trước tác đề cập tới bản chất của nhận thức, tới các khoa học tự nhiên, tới siêu hình, tới linh hồn và đạo đức học, rất giầu thông tri và trực giác có giá trị và có sức thuyết phục. Chúng đem lại một thế giới quan hoàn bị lúc chưa có Chúa Kitô và trước thời Chúa Kitô, một thế giới quan chỉ dựa vào lý trí, và xem ra buộc lý trí phải nhận như là thế giới quan duy nhất; cho nên, giới trẻ hồi đó rất thích thú được đọc và được biết nền triết học này. Tuy nhiên, trong khi nhiều người say mê tiếp nhận kho tàng học thuật cổ xưa và vĩ đại này, say mê một cách nhiều khi thiếu cả phê phán, coi nó như có khả năng canh tân văn hóa một cách có lợi, và mở ra nhiều chân trời hoàn toàn mới mẻ, thì cũng có người sợ rằng tư tưởng ngoại đạo của Aristốt đi ngược lại đức tin Kitô Giáo, nên họ từ khước không học hỏi nghiên cứu gì về ông. Ở đây, có sự đụng độ của hai nền văn hóa: nền văn hóa tiền Kitô Giáo của Aristốt dựa hẳn vào lý tính, và nền văn hóa Kitô Giáo cổ điển.
Một số môi trường khiến người ta bác bỏ Aristốt. Các trình bày về nền triết lý này của các nhà chú giải Ả Rập như Avicenna và Averroes cũng góp phần vào viếc bác bỏ ấy. Thực ra, chính những nhà chú giải này đã lưu truyền nền triết học Aristốt cho thế giới La Tinh. Cụ thể, họ dạy rằng con người không có một trí hiểu có tính bản vị, mà chỉ có một trí hiểu phổ quát, một bản thể tâm linh chung cho mọi người. Một trí hiểu hành động trong mọi người như thể “chỉ là một”. Họ đã phi bản vị hóa con người. Một điểm gây tranh luận khác của các nhà chú giải Ả Rập là thế giới cũng vĩnh hằng như Thiên Chúa. Tất nhiên, nhiều tranh luận bất tận đã diễn ra trong đại học và các giới Giáo Hội. Triết học Aristốt vì thế phổ biến khắp nơi, cả trong giới bình dân.
Dưới sự hướng dẫn của Thánh Albertô, Thánh Tôma Aquinô đã tiến hành một công trình có tầm quan trọng căn để đối với lịch sử triết học và thần học, nói cách khác, đối với lịch sử văn hóa: ngài nghiên cứu Aristốt và các nhà chú giải ông một cách sâu sắc, tạo ra các bản La Tinh dịch từ nguyên bản Hy Lạp. Như thế, ngài không còn tùy thuộc các nhà chú giải Ả Rập nữa, mà đọc thẳng từ nguyên bản, và đích thân chú giải phần lớn các công trình của Aristốt, nhờ thế phân biệt được điều có giá trị và điều đáng hoài nghi hay cần phải bác bỏ, chứng minh được sự đồng thanh đồng khí với các biến cố của lịch sử mạc khải Kitô Giáo và sử dụng tư tưởng Aristốt một cách đầy đủ và sắc bén để trình bày các trước tác thần học do ngài biên soạn. Tóm lại, Thánh Tôma Aquinô cho ta thấy có một sự hài hòa tự nhiên giữa đức tin Kitô Giáo và lý trí. Đó là công trình vĩ đại của Thánh Tôma, người mà ở thời điểm giao thoa giữa hai nền văn hóa, thời điểm dường như đức tin phải đầu hàng lý trí, đã chứng minh được rằng chúng đi đôi với nhau, rằng điều xem ra lý trí không thể tương hợp với đức tin thực ra không phải là lý trí, và điều xem ra là đức tin không phải là đức tin bao lâu nó đi ngược lại lý tính chân thực; như thế, ngài đã tạo được một tổng hợp mới, một tổng hợp lên khuôn cho cả nền văn hóa của các thế kỷ về sau.
Nhờ có được những khả năng tri thức ngoại thường, Thánh Tôma được triệu về Paris giữ ghế giáo sư thần học do Dòng Đa Minh nắm giữ. Tại đây, ngài cũng bắt đầu cho xuất bản các trước tác của mình, một công việc được ngài theo đuổi tới lúc qua đời, một công việc tuyệt vời: các chú giải Thánh Kinh, vì trước nhất, giáo sư thần học là người phải giải thích Thánh Kinh, các chú giải các trước tác của Aristốt, những công trình lớn lao có tính hệ thống, trong đó trổi vượt hơn cả phải kể Bộ Summa Theologiae (Tổng Luận Thần Học), nhiều khảo luận và giảng khóa về nhiều vấn đề khác nhau. Trong khi trước tác, ngài được một số thư ký giúp đỡ, trong đó có Thầy Reginald thành Piperno, người đã trung thành đi theo ngài và kết tình huynh đệ thâm hậu, hết dạ tin tưởng và tín thác nhau. Đây cũng là một đặc điểm của các vị thánh: kết tình bằng hữu, vì đây là một trong những biểu hiện cao thượng nhất của trái tim con người và chính trong biểu hiện này, ta cũng thấy một điều gì đó hết sức thần thiêng. Chính Thánh Tôma đã giải thích điều này trong Tổng Luận Thần Học khi viết: “Bác ái là tình bằng hữu của con người trước nhất với Thiên Chúa, rồi với những hữu thể thuộc về Người” (II, q.23, a.1).
Ngài không lưu lại Paris lâu và đều đặn. Năm 1259, ngài tham dự Tổng Hội Dòng Đa Minh tại Valenciennes trong đó, ngài là thành viên ủy ban thiết lập ra chương trình học tập của Dòng. Rồi từ năm 1261 tới năm 1265, Thánh Tôma sống tại Orvieto. Đức GH Urban IV, vị GH rất qúi mến ngài, ủy nhiệm cho ngài việc soạn thảo các bản văn phụng vụ cho Lễ Mình Thánh Chúa, được thiết lập sau phép lạ Thánh Thể tại Bolsena. Thánh Tôma có một tâm hồn tuyệt diệu về Thánh Thể. Những thánh thi tuyệt vời mà phụng vụ Giáo Hội ca hát ngày nay để mừng kính mầu nhiệm Mình và Máu Thánh Chúa thực sự hiện diện trong Phép Thánh Thể đã được gán cho lòng tin và sự khôn ngoan về thần học của ngài. Từ năm 1265 tới năm 1268, Thánh Tôma cư ngụ tại Rôma, nơi có lẽ ngài điều khiển cơ sở Studium tức Nhà Học Của Dòng và cũng là nơi ngài khởi sự viết bộ Tổng Luận Thần Học (Xem Jean Pierre Torrell, Thomas Aquinas: The Man and the Theologian, Casale Monf., 1994, pp. 118-184).
Năm 1269, ngài lại được triệu về Paris để bắt đầu vòng dạy học thứ hai. Các sinh viên dĩ nhiên rất hứng khởi đối với các giảng khóa của ngài. Một trong các cựu sinh viên của ngài cho hay con số các sinh viên dự các khóa giảng của ngài đông đến nỗi không có lớp học nào đủ chỗ cho họ. Anh còn nói thêm “đối với anh, được nghe ngài là một niềm hạnh phúc sâu xa”. Tuy nhiên, lối giải thích Aristốt của Thánh Tôma không phải ai ai cũng chấp nhận, có điều chính kẻ thù của ngài trong giới khoa bảng, như Goffredo di Fontaines, chẳng hạn, cũng phải nhìn nhận rằng học lý của Thầy Tôma cao hơn học lý của những người khác vì tính hữu dụng và giá trị của nó, nó được dùng để sửa sai các học lý của các bậc tiến sĩ khác. Có lẽ muốn tránh cho ngài khỏi những cuộc tranh luận sôi nổi ấy, các bề trên đã phái ngài tới Naples một lần nữa để phục vụ Vua Charles Đệ Nhất, người đang có dự định tái tổ chức việc học tại đại học.
Song song với việc nghiên cứu và giảng dạy, Thánh Tôma cũng dành nhiều thì giờ giảng thuyết cho giáo dân. Và giáo dân tới nghe ngài rất đông. Quả là một hồng ân lớn lao khi các thần học gia biết đơn sơ và sốt sắng nói truyện với người tín hữu bình dân. Ngược lại, thừa tác vụ giảng thuyết cũng giúp các học giả thần học biết được tính thực tại mục vụ lành mạnh và làm giầu hơn việc tìm tòi nghiên cứu của mình nhờ được kích thích.
Những ngày tháng sau cùng trong cuộc đời dương thế của Thánh Tôma đã được bao phủ bằng một bầu không khí đặc biệt, đúng hơn, một bầu không khí bí nhiệm. Thực vậy, tháng 12 năm 1273, thánh nhân cho gọi người bạn và thư ký riêng của mình là Thầy Reginald tới để báo cho thầy hay quyết định ngưng hết mọi việc lại vì trong khi đang cử hành Thánh Lễ, nhờ một mạc khải siêu nhiên, ngài hiểu ra rằng tất cả những gì ngài trước tác cho tới lúc đó đều chỉ là “một đống rơm”. Quả đây là một thời kỳ bí nhiệm, nó giúp ta hiểu không những tính khiêm nhường của Thánh Tôma, mà còn cả sự kiện này là mọi thành công của ta trong tư duy cũng như trong phát biểu về đức tin, dù cao xa và tinh ròng bao nhiêu, cũng còn xa vời vợi chưa nói được gì về sự cao cả và vẻ đẹp của Thiên Chúa, sự cao cả và vẻ đẹp ta chỉ được mạc khải đầy đủ trên Thiên Đàng mà thôi. Mấy tháng sau, lúc đang để hết tâm trí vào việc suy niệm như thường lệ, ngài qua đời trên đường đi Lyon để tham dự công đồng chung do Đức GH Grêgôriô X triệu tập. Ngài mất tại Đan Viện Dòng Xi Tô ở Fossanova, sau khi chịu Của Ăn Đàng một cách hết sức sốt sắng.
Có thể tóm tắt cuộc đời và giáo huấn của Thánh Tôma Aquinô vào câu truyện do các nhà viết tiểu sử hồi đó truyền lại. Vào một buổi sáng kia, khi đang cầu nguyện, như thói quen, trước tượng chịu nạn tại nhà nguyện Thánh Nicholas ở Naples, ông từ nhà nguyện, Domenico da Caserta, nghe thấy một cuộc đối thoại đang diễn ra. Thánh Tôma lo ngại lên tiếng hỏi xem những điều ngài viết về các mầu nhiệm của đức tin Kitô Giáo có đúng không. Thì Tượng Chịu Nạn trả lời: “Tôma ạ, con viết về Thầy hay lắm. Con muốn Thầy thưởng con điều gì?”. Câu trả lời của Thánh Tôma là điều hết thẩy chúng ta, bằng hữu và môn đệ của Chúa Kitô mọi thời, đều muốn thưa: “Lạy Thầy, không gì khác mà là chính Thầy!” (Đã dẫn, tr.320).
Hình ảnh Ngày Thánh Thể tại Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm
Trần Mạnh Trác
21:30 05/06/2010
Kerens, Texas: Ngày Thánh Thể tại đả được khai mạc tại Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm ngày thứ Sáu 4-6-2010 với sự hiện diện cuả Viện Trưởng Philips từ New Mexico tới và nhiều linh mục khách.
Các giáo dân khoảng trên 300 từ Houston, Fort Worth, Dallas và Oklahoma và hai ca đoàn Cecilia và Martino từ Houston.
Sau lễ khai mạc là đêm canh thức Thánh Thể. Các đoàn thể đã thay phiên canh thức cầu nguyện xuốt đêm. Đêm nay có nhiều hơi sương nên khí bắt đều trở lạnh từ nửa đêm. Trời trong và nhiều sao sáng.
Thứ Bảy ngày 5-6-2010 có nhiều sinh hoạt, với 2 buổi giảng phòng về Thánh Thể và 2 buổi JAMfest cho thanh thiếu niên.
Lễ chiều với đông đảo giáo dân khoảng 1 ngàn người từ Dallas Fort Worth, Houston và Oklahoma, và sau lễ là một cuộc rước Thánh Thể long trọng và sốt sắng.
Số tham dự lần đầu như thế là đáng khích lệ. Hy vọng những năm sau, khi đã có một truyền thống và chương trình được thông báo sớm suả thì các giáo xứ lân cận sẽ điều chỉnh chương trình sinh hoạt và như thế sự tham dự sẽ đông đảo hơn.
Một điển son đáng ghi nhận là việc tổ chức hạ tầng cơ sở rất chu đáo, sạch sẽ, đầy đủ. Nhờ công cuả các anh em thiện nguyện từ các giáo xứ ở Arlington, Ft Worth, Dallas và Houston.
Tuy nhiệt độ trong ngày là 101 F, nhưng rừng cây có bóng mát và gió thổi điều hoà cho nên cũng không khó chịu lắm. Trong các lều sinh hoạt nhờ có nhiều máy Heat Exchanger lớn cũng tạm ổn. Hy vọng năm sau có thêm nhiều cơ sở xây lên, nhà dòng sẽ có nhiều phòng ốc thoáng mát hơn.
Chúng tôi nghi ngại sẽ có nhiều muỗi, nhưng tạ ơn Chuá không có muỗi...các anh em sinh hoạt ban đêm rất thoải mái, nhiều em Thiếu Nhi Thánh Thể đã có thể ngủ ngoài trời không lều.
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận tại chỗ cuả hai ngày qua
Các giáo dân khoảng trên 300 từ Houston, Fort Worth, Dallas và Oklahoma và hai ca đoàn Cecilia và Martino từ Houston.
Sau lễ khai mạc là đêm canh thức Thánh Thể. Các đoàn thể đã thay phiên canh thức cầu nguyện xuốt đêm. Đêm nay có nhiều hơi sương nên khí bắt đều trở lạnh từ nửa đêm. Trời trong và nhiều sao sáng.
Thứ Bảy ngày 5-6-2010 có nhiều sinh hoạt, với 2 buổi giảng phòng về Thánh Thể và 2 buổi JAMfest cho thanh thiếu niên.
Lễ chiều với đông đảo giáo dân khoảng 1 ngàn người từ Dallas Fort Worth, Houston và Oklahoma, và sau lễ là một cuộc rước Thánh Thể long trọng và sốt sắng.
Số tham dự lần đầu như thế là đáng khích lệ. Hy vọng những năm sau, khi đã có một truyền thống và chương trình được thông báo sớm suả thì các giáo xứ lân cận sẽ điều chỉnh chương trình sinh hoạt và như thế sự tham dự sẽ đông đảo hơn.
Một điển son đáng ghi nhận là việc tổ chức hạ tầng cơ sở rất chu đáo, sạch sẽ, đầy đủ. Nhờ công cuả các anh em thiện nguyện từ các giáo xứ ở Arlington, Ft Worth, Dallas và Houston.
Tuy nhiệt độ trong ngày là 101 F, nhưng rừng cây có bóng mát và gió thổi điều hoà cho nên cũng không khó chịu lắm. Trong các lều sinh hoạt nhờ có nhiều máy Heat Exchanger lớn cũng tạm ổn. Hy vọng năm sau có thêm nhiều cơ sở xây lên, nhà dòng sẽ có nhiều phòng ốc thoáng mát hơn.
Chúng tôi nghi ngại sẽ có nhiều muỗi, nhưng tạ ơn Chuá không có muỗi...các anh em sinh hoạt ban đêm rất thoải mái, nhiều em Thiếu Nhi Thánh Thể đã có thể ngủ ngoài trời không lều.
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận tại chỗ cuả hai ngày qua
Top Stories
Pope urges support for Mideast Christians
AP
05:26 05/06/2010
Benedict's remarks on Saturday underscored a key theme of his three-day pilgrimage to Cyprus that the Vatican views as a crossroads between Europe and the Middle East.
Meeting with
Orthodox Christian Archbishop Chrysostomos II, Benedict said the continuing conflict in the Middle East "must be a source of concern to all of Christ's followers."
War and harsh economic conditions have led to the exodus of thousands of Christians from the Holy Land, Iraq and elsewhere in recent years.
The pope said Catholics play an important role in cooperating with other religions in "praying and working together for peace."
(Source: http://news.yahoo.com)
Holy Father suggests that moral insight, courage needed in politics
EWTN News
17:36 05/06/2010
Nicosia, Cyprus, Jun 5, 2010 / 09:39 am (CNA/EWTN News).- After meeting privately at the presidential palace of Cyprus in the capital city of Nicosia with president Demetris Christofias, the Holy Father spoke to diplomats and civil authorities in the palace gardens. He emphasized the importance of “clear moral insight and courage” to their service for the common good.
The encounters with the president and public servants were the first on the schedule for the second day of the Holy Father’s Apostolic Journey to Cyprus, where he will be until Sunday afternoon.
Recalling the example of Archbishop Makarios III, who was elected the nation’s first president of 50 years ago, the Holy Father asked the government representatives to be “like him” in committing their public service to the good of society.
Indirectly referring to the political situation on the island of Cyprus, which has been divided into the Turkish Cypriot-governed North and the Greek Cypriot-governed South, the Pope observed that in “delicate political situations,” public servants can create “a much greater good for entire societies and peoples” through the exercise of truth, integrity and respect when relating to others.
From a religious perspective, the Pope explained, we are called as members of God’s “single human family” to “foster unity and to build a more just and fraternal world based on lasting values.”
He highlighted a lesson from the ancient Greek philosophers who taught that the common good “is served precisely by the influence of people endowed with clear moral insight and courage.” In this light, he offered suggestions to the gathering on how to pursue truth and “bring greater harmony to the troubled regions of the earth.”
The promotion of moral truth, he said, means “acting responsibly on the basis of factual knowledge, rising above the situation to obtain an objective and comprehensive vision. He said it also consists of “deconstructing political ideologies which would supplant the truth” and requires “a constant effort to base positive law upon the ethical principles of natural law.”
From the presidential palace, the Holy Father moved on to St. Maron elementary school, where he met members of the island’s Catholic communities.
(The Holy Father's full remarks can be found here: http://www.catholicnewsagency.com/cyprus10/resource.php?res_id=1425)
The encounters with the president and public servants were the first on the schedule for the second day of the Holy Father’s Apostolic Journey to Cyprus, where he will be until Sunday afternoon.
Recalling the example of Archbishop Makarios III, who was elected the nation’s first president of 50 years ago, the Holy Father asked the government representatives to be “like him” in committing their public service to the good of society.
Indirectly referring to the political situation on the island of Cyprus, which has been divided into the Turkish Cypriot-governed North and the Greek Cypriot-governed South, the Pope observed that in “delicate political situations,” public servants can create “a much greater good for entire societies and peoples” through the exercise of truth, integrity and respect when relating to others.
From a religious perspective, the Pope explained, we are called as members of God’s “single human family” to “foster unity and to build a more just and fraternal world based on lasting values.”
He highlighted a lesson from the ancient Greek philosophers who taught that the common good “is served precisely by the influence of people endowed with clear moral insight and courage.” In this light, he offered suggestions to the gathering on how to pursue truth and “bring greater harmony to the troubled regions of the earth.”
The promotion of moral truth, he said, means “acting responsibly on the basis of factual knowledge, rising above the situation to obtain an objective and comprehensive vision. He said it also consists of “deconstructing political ideologies which would supplant the truth” and requires “a constant effort to base positive law upon the ethical principles of natural law.”
From the presidential palace, the Holy Father moved on to St. Maron elementary school, where he met members of the island’s Catholic communities.
(The Holy Father's full remarks can be found here: http://www.catholicnewsagency.com/cyprus10/resource.php?res_id=1425)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Mở Tay của tân Linh mục gốc Việt Nam tại Lakemba, Sydney
Diệp Hải Dung
09:24 05/06/2010
SYDNEY - Sáng thứ Bảy 04/06/2010 rất đông đủ giáo dân trong Cộng Đồng đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba tham dự Thánh lễ mở tay của Tân Linh Mục Phêrô Hoàng Minh vừa được thụ phong Linh Mục ngày hôm qua Thứ Sáu 3/06/2010 tại Saint Augustine’s College Brimson Centre Brookvale Sydney do Đức Giám Mục David Walker chủ tế thụ phong.
Hình ảnh Lễ Mở Tay
Khai mạc Thánh lễ, Cha Nguyễn Văn Tiến là Cậu ruột của Tân Linh Mục Hoàng Minh Tân thay mặt gia đình ngỏ lời chào mừng quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý Quan Khách và mọi người trong Cộng Đồng đã đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Tân Linh Mục Hoàng Minh Tân và Thánh lễ cữ hành gồm 16 Cha Úc Việt cùng đồng tế với Tân Linh Mục.
Trong bài giảng Cha Giuse Nguyễn Văn Thạnh trình bày sơ lược về Tân Linh Mục trước kia đã từng sinh hoạt trong Thiếu Nhi Thánh Thể, Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo, Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh và Phong Trào Cursillo trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney, và lúc đó vừa đi làm vừa đi học. Thế rồi nghe tiếng gọi của Chúa Tân Linh Mục gia nhập vào dòng Thánh Augustine tại Sydney để hiến thân tất cả đời sống của mình phục vụ cho Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Ban Tuyên úy ngỏ lời chúc mừng Tân Linh Mục và thân quyến. Kế tiếp ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Tân Mục Linh và cầu chúc Tân Linh Mục được tràn đầy ân phúc Chúa KiTô. Sau cùng Cha Tony Banks Giám Tỉnh Dòng St. Augustine Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Tân Linh Mục và gia quyến, Cha nói hiện nay Dòng Ausgustine chưa có ở Việt Nam, nhưng ngày hôm nay đã có 2 Cha và 3 Thầy người Việt Nam gia nhập vào Dòng, đó là điều vui mừng của nhà Dòng và ước mong nhà Dòng sẽ đón nhận thêm các Tu Sinh người Việt Nam để phục vụ cho nhà Dòng và Giáo Hội.
Tân Linh Mục Hoàng Minh Tân cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quan khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mở tay đầu tiên và hiệp ý cầu nguyện. Cha chúc tất cả mọi người được mọi sự an lành và tràn đầy ơn phúc Chúa và Mẹ Maria.
Đặc biệt Thánh lễ hôm nay, Cha Paul Văn Chi và Ca đoàn Lakemba hát tặng Tân Linh Mục Phêrô Hoàng Minh Tân nhạc phẩm mới nhất của Cha Paul Văn Chi “Hoan Ca Này Con Xin Đến” rất hay và tạo cho Thánh lễ thêm phần long trọng sốt sắng. Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng qua bên hội trường của nhà thờ tham dự buổi tiệc liên hoan mừng Tân Linh Mục và cũng là ngày mừng Sinh Nhật của Tân Linh Mục Phêrô Hoàng Minh Tân.
Hình ảnh Lễ Mở Tay
Khai mạc Thánh lễ, Cha Nguyễn Văn Tiến là Cậu ruột của Tân Linh Mục Hoàng Minh Tân thay mặt gia đình ngỏ lời chào mừng quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý Quan Khách và mọi người trong Cộng Đồng đã đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Tân Linh Mục Hoàng Minh Tân và Thánh lễ cữ hành gồm 16 Cha Úc Việt cùng đồng tế với Tân Linh Mục.
Trong bài giảng Cha Giuse Nguyễn Văn Thạnh trình bày sơ lược về Tân Linh Mục trước kia đã từng sinh hoạt trong Thiếu Nhi Thánh Thể, Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo, Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh và Phong Trào Cursillo trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney, và lúc đó vừa đi làm vừa đi học. Thế rồi nghe tiếng gọi của Chúa Tân Linh Mục gia nhập vào dòng Thánh Augustine tại Sydney để hiến thân tất cả đời sống của mình phục vụ cho Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Ban Tuyên úy ngỏ lời chúc mừng Tân Linh Mục và thân quyến. Kế tiếp ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Tân Mục Linh và cầu chúc Tân Linh Mục được tràn đầy ân phúc Chúa KiTô. Sau cùng Cha Tony Banks Giám Tỉnh Dòng St. Augustine Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Tân Linh Mục và gia quyến, Cha nói hiện nay Dòng Ausgustine chưa có ở Việt Nam, nhưng ngày hôm nay đã có 2 Cha và 3 Thầy người Việt Nam gia nhập vào Dòng, đó là điều vui mừng của nhà Dòng và ước mong nhà Dòng sẽ đón nhận thêm các Tu Sinh người Việt Nam để phục vụ cho nhà Dòng và Giáo Hội.
Tân Linh Mục Hoàng Minh Tân cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quan khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mở tay đầu tiên và hiệp ý cầu nguyện. Cha chúc tất cả mọi người được mọi sự an lành và tràn đầy ơn phúc Chúa và Mẹ Maria.
Đặc biệt Thánh lễ hôm nay, Cha Paul Văn Chi và Ca đoàn Lakemba hát tặng Tân Linh Mục Phêrô Hoàng Minh Tân nhạc phẩm mới nhất của Cha Paul Văn Chi “Hoan Ca Này Con Xin Đến” rất hay và tạo cho Thánh lễ thêm phần long trọng sốt sắng. Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng qua bên hội trường của nhà thờ tham dự buổi tiệc liên hoan mừng Tân Linh Mục và cũng là ngày mừng Sinh Nhật của Tân Linh Mục Phêrô Hoàng Minh Tân.
Hình ảnh khai mạc Ngày Thánh Thể tại Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm
Trần Mạnh Trác
10:01 05/06/2010
Kerens, Texas, thứ Sáu ngày 4-6-2010: Ngày Thánh Thể tại đả được khai mạc tại Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm với sự hiện diện cuả Viện Trưởng Philips từ New Mexico tới và nhiều linh mục khách.
Các giáo dân khoảng trên 300 từ Houston, Fort Worth, Dallas và Oklahoma và hai ca đoàn Cecilia và Martin từ Houston.
Sau lễ khai mạc là đêm canh thức Thánh Thể. Các đoàn thể đã thay phiên canh thức cầu nguyện xuốt đêm. Đêm nay có nhiều hơi sương nên khí bắt đều trở lạnh từ nửa đêm. Trời trong và nhiều sao sáng.
Sau đây là một vài hình ảnh ghi nhận tại chỗ.
Các giáo dân khoảng trên 300 từ Houston, Fort Worth, Dallas và Oklahoma và hai ca đoàn Cecilia và Martin từ Houston.
Sau lễ khai mạc là đêm canh thức Thánh Thể. Các đoàn thể đã thay phiên canh thức cầu nguyện xuốt đêm. Đêm nay có nhiều hơi sương nên khí bắt đều trở lạnh từ nửa đêm. Trời trong và nhiều sao sáng.
Sau đây là một vài hình ảnh ghi nhận tại chỗ.
Đức Giám Mục Thái Bình gặp gỡ các Chủng Sinh trước ngày đi thực tập Mục Vụ Hè 2010
Trường Giang
13:17 05/06/2010
Sáng nay, 05/06/2010, tại phòng hội Tòa giám mục Thái Bình, Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, chủ chăn giáo phận Thái Bình gặp gỡ và trao đổi chương trình thực tập mục vụ trong dịp hè đối với các chủng sinh của giáo phận. Cùng hiện diện trong buổi gặp gỡ hôm nay còn có cha G.B. Nguyễn Sơn Hải – phụ trách ơn gọi và chủng sinh giáo phận; cha Giuse Trịnh Tiến Thành – giám đốc tu sinh và cha Giuse Phạm Công Dũng – quản lý, phụ trách sinh hoạt Chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức.
“Chủng sinh là con ngươi của Giám mục”, cho nên việc đào tạo ơn gọi linh mục của Giáo Hội rất là cần thiết, nhất là đối với Thái Bình. Từ khi mới về nhận vai trò coi sóc giáo phận Thái Bình, Đức cha Phê rô Đệ rất thao thức và dành ưu tiên cho việc truyền giáo, đặc biệt giáo hạt Hưng Yên, nơi tuyến đầu địa phận. Kết thúc năm học 2009-2010, 66 thày đang được đào tạo tại Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội và Chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức, trở về giáo phận mẹ để tiếp tục được đào tạo. Đức cha đã hoạch định một chương trình thực tập mục vụ hè cho các thày.
Chương trình cụ thể:
Tất cả các thày được sai đến sống và làm việc cùng các giáo họ hẻo lánh, xa xôi thuộc 2 giáo hạt Hưng Yên và Thái Thụy, trong khoảng thời gian hai tháng. Bắt đầu từ ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu (11/06/2010), Quan thày giáo phận, được cử hành tại nhà thờ Chính Tòa Thái Bình. Trong thánh lễ này có nghi thức “sai đi”. Xin nhắc lại, giáo hạt Hưng Yên có 21 giáo xứ, 60 giáo họ, 13368 giáo dân với 12 linh mục (cả linh mục triều và linh mục dòng) đang làm mục vụ tại các giáo xứ. Giáo hạt Thái Thụy có 20 giáo xứ, 82 giáo họ, 18077 giáo dân, với 7 linh mục. Đây là hai giáo hạt mũi nhọn được ưu tiên, vì Hưng Yên là điểm truyền giáo, Thái Thụy là nơi có nhiều giáo họ nhất trong giáo phận, số linh mục lại ít.
Mục đích thực tập mục vụ hè là giúp các thày có điều kiện rèn luyện mình hơn, tập cho mình sự năng động và uốn nắn cho mình có “trái tim mục tử” ngay từ lúc này. Đồng thời giúp các thày có thói quen hi sinh, tinh thần vươn lên khi gặp khó khăn thử thách…
Ban điều hành chương trình gồm: Đức cha giáo phận - vai trò tối cao và chỉ ra đường hướng, cách thức hoạt động, kết hợp với các cha phụ trách Ơn gọi của giáo phận, đó là cha G.B. Nguyễn Sơn Hải, giám đốc Chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức, đặc trách chủng sinh; cha Giuse Trịnh Tiến Thành, giám đốc tu sinh.
Sau hai tháng thực tập, các thày sẽ được cha xứ nơi mình thực tập nhận xét và phê duyệt vào bản nhận định của từng thày, dựa theo mẫu nhận xét của Đại chủng viện Hà Nội, gồm 4 phần: Nhân bản, tri thức, tu đức và đời sống mục vụ. Sau đó chuyển về ban ơn gọi giáo phận thẩm định và chuyển lên các Chủng viện vào đầu niên học mới.
Để bảo đảm tính khách quan và cũng là làm theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, các thày đã cùng nhau rút thăm điểm đến thực tập mục vụ của mình, tại hai giáo hạt Hưng Yên và Thái Thụy.
11h30 kết thúc, các thày dùng cơm trưa với Đức cha và quý cha, tại Tòa giám mục.
“Chủng sinh là con ngươi của Giám mục”, cho nên việc đào tạo ơn gọi linh mục của Giáo Hội rất là cần thiết, nhất là đối với Thái Bình. Từ khi mới về nhận vai trò coi sóc giáo phận Thái Bình, Đức cha Phê rô Đệ rất thao thức và dành ưu tiên cho việc truyền giáo, đặc biệt giáo hạt Hưng Yên, nơi tuyến đầu địa phận. Kết thúc năm học 2009-2010, 66 thày đang được đào tạo tại Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội và Chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức, trở về giáo phận mẹ để tiếp tục được đào tạo. Đức cha đã hoạch định một chương trình thực tập mục vụ hè cho các thày.
Chương trình cụ thể:
Tất cả các thày được sai đến sống và làm việc cùng các giáo họ hẻo lánh, xa xôi thuộc 2 giáo hạt Hưng Yên và Thái Thụy, trong khoảng thời gian hai tháng. Bắt đầu từ ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu (11/06/2010), Quan thày giáo phận, được cử hành tại nhà thờ Chính Tòa Thái Bình. Trong thánh lễ này có nghi thức “sai đi”. Xin nhắc lại, giáo hạt Hưng Yên có 21 giáo xứ, 60 giáo họ, 13368 giáo dân với 12 linh mục (cả linh mục triều và linh mục dòng) đang làm mục vụ tại các giáo xứ. Giáo hạt Thái Thụy có 20 giáo xứ, 82 giáo họ, 18077 giáo dân, với 7 linh mục. Đây là hai giáo hạt mũi nhọn được ưu tiên, vì Hưng Yên là điểm truyền giáo, Thái Thụy là nơi có nhiều giáo họ nhất trong giáo phận, số linh mục lại ít.
Mục đích thực tập mục vụ hè là giúp các thày có điều kiện rèn luyện mình hơn, tập cho mình sự năng động và uốn nắn cho mình có “trái tim mục tử” ngay từ lúc này. Đồng thời giúp các thày có thói quen hi sinh, tinh thần vươn lên khi gặp khó khăn thử thách…
Ban điều hành chương trình gồm: Đức cha giáo phận - vai trò tối cao và chỉ ra đường hướng, cách thức hoạt động, kết hợp với các cha phụ trách Ơn gọi của giáo phận, đó là cha G.B. Nguyễn Sơn Hải, giám đốc Chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức, đặc trách chủng sinh; cha Giuse Trịnh Tiến Thành, giám đốc tu sinh.
Sau hai tháng thực tập, các thày sẽ được cha xứ nơi mình thực tập nhận xét và phê duyệt vào bản nhận định của từng thày, dựa theo mẫu nhận xét của Đại chủng viện Hà Nội, gồm 4 phần: Nhân bản, tri thức, tu đức và đời sống mục vụ. Sau đó chuyển về ban ơn gọi giáo phận thẩm định và chuyển lên các Chủng viện vào đầu niên học mới.
Để bảo đảm tính khách quan và cũng là làm theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, các thày đã cùng nhau rút thăm điểm đến thực tập mục vụ của mình, tại hai giáo hạt Hưng Yên và Thái Thụy.
11h30 kết thúc, các thày dùng cơm trưa với Đức cha và quý cha, tại Tòa giám mục.
Văn Hóa
Một thoáng nhìn về những linh mục Việt nam thời danh trong các hoạt động văn hóa
Phụng Nghi
10:25 05/06/2010
Nhân Năm Linh mục, trước đây chúng tôi có dịp thoáng nhìn về các vị thời danh trong lãnh vực khoa học.Tuy nhiên, tất cả các ngài đều là người ngoại quốc, và thường xa lạ với chúng ta.
Nay, để kết thúc Năm Linh mục, chúng tôi xin góp nhặt một số thông tin về các linh mục Việt nam đã cống hiến được những đóng góp vào kho tàng văn hóa Việt nam bằng các hoạt động hoặc sáng tác. Đây chỉ là một cái nhìn “thoáng qua”, không có tham vọng bao gồm toàn bộ sự nghiệp của các ngài trong lãnh vực văn hóa rộng lớn, và vì thiếu thốn tài liệu, chúng tôi chắc không tránh được những sai sót, nhất là về năm sinh, năm mất. Đa số dữ liệu trong bài này chúng tôi đều lấy từ cuốn Công giáo Việt nam trong truyền thống văn hóa dân tộc của linh mục Vũ đình Trác.
Chúng tôi tạm gọi là “thời danh” những vị được nhiều người biết tới, đặc biệt là trong giới văn học, cũng như đông đảo giáo dân Công giáo. Chắc chắn còn nhiều vị chúng tôi chưa biết hoặc chưa đủ dữ liệu để đưa vào danh sách này, xin sẽ được bổ túc trong tương lai.
Linh mục Philippe Bỉnh (1759-1832)
Sinh tại Hải dương, bắt đầu tu tập năm 16 tuổi và thụ phong linh mục năm 30 tuổi.
Gia nhập dòng Tên, ông đi Lisbonne (Bồ đào nha) để nghiên cứu tình hình giáo hội, và mất tại đây năm 1832.
Đã viết khoảng 23 tác phẩm bằng chữ nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Bồ đào nha và Latinh, về truyện các thánh (Thánh Phanxicô Xaviê; Thánh Anna; Thánh Gioankim), về lịch sử dòng Tên, và đặc biệt là lịch sử Việt nam trong hai cuốn Truyện nước Annam Đàng Ngoài chí Đàng Trong; Sách sổ sang chép các việc (Truyện Đàng Trong 1802).
Linh mục Pham văn Minh (1815-1853)
Sinh tại Cái mơn (Vĩnh long). Du học tại Penang (Mã lai). Qua Calcutta (Ấn độ) giúp giám mục Taberd biên soạn cuốn Tự điển Annam-Latinh (còn gọi là Dương Hiệp tự điển).
Là tác giả của tập thơ Phi năng thi tập, gồm 35 bài bằng chữ nôm cùng 94 bài ngâm vịnh của các thi sĩ khác, và tập thơ Inê tử đạo vãn (Thánh Agnès Lê thị Thành tử đạo) gồm 562 câu thơ lục bát cùng ba bản dịch Latinh, Pháp, và Anh.
Bị bắt và bị trảm quyết năm 1853; được tuyên thánh năm 1988.
Linh mục Lữ Y-Đoan (?-1678)
Chính tên là Louis Đoan, thụ phong linh mục năm 1776.
Đã phỏng dịch 5 cuốn sách (Ngũ Kinh) đầu bộ Cựu ước (Sáng thế ký, Xuất hành, Giáo sĩ, Dân số ký và Nhị luật). Cuốn Sáng thế ký được ông đặt tên là Tạo Đoan Kinh, viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 4394 câu, hoàn thành năm 1670. Cuốn Lập Quốc Kinh (Exodus) (Xuất hành) nay chỉ còn lại được 21 đoạn từ câu 1 đến câu thứ 1623, vì bị hư hoại.
Linh mục Đặng Đức Tuấn (1830?- ?)
Người huyện Bồng Sơn, tỉnh Bình định, thụ phong linh mục khoảng năm 1860.
Dạy chữ Hán cho các chủng sinh tại Penang (Mã lai) trước khi học làm linh mục.
Bị bắt, bị tra tấn thời vua Tự Đức cấm đạo, sau được tha vì những bản điều trần biện bạch lý do theo đạo Công giáo.
Là tác giả nhiều bản điều trần giá trị: Khất xá Thiên Chúa giáo nhân (xin tha những người theo đạo Thiên Chúa); Nguyên Đạo (nguồn gốc của Đạo); Minh Đạo Bình Tây sách (Đường lối và chính sách dẹp giặc Tây). Còn là tác giả tập thơ Tự tích việc Đạo nước Nam, gồm 630 câu thơ lục bát, có chen thơ thất ngôn.
Linh mục Trần Lục (1825-1899)
Chính tên là Petrus Trần Hữu, sinh tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh hóa.
Vào chủng viện, đổi tên là Trần Triêm. Năm 1858 thụ phong Phó tế (tức là chức Thày Sáu, vì thế còn có tên là Cụ Sáu), và chức linh mục năm 1860.
Kiến trúc sư của quần thể thánh đường Phát điệm bằng mỹ thuật cổ truyền Việt nam, rất nguy nga đồ sộ.
Tác giả của Hiếu tự ca (1088 câu thơ lục bát, nói về đạo hiếu đối với cha mẹ và tổ tiên), Nữ tắc thường lễ (1016 câu, chỉ dẫn cho thanh thiếu nữ thành người lương thiện và giáo dân đạo hạnh) và Nịch ái vong ân (440 câu, các bài học cho thanh niên)
Giám mục Hồ ngọc Cẩn (1876-1947)
Chính tên là Hồ ngọc Ca, sinh tại xóm đạo Ngọc hồ thuộc giáo phận Huế.
Nhập chủng viện, đổi tên là Hồ ngọc Cẩn, thụ phong linh mục năm 1902, giám mục (1935) và cai quản giáo phận Bùi chu từ năm đó. Thông thạo Hán văn, Pháp ngữ và Latinh.
Tác giả nhiều sách về văn phạm, toán học và thi văn Việt nam, Pháp và Latinh (Ấu học ngữ pháp; Ngạn ngữ Kinh thư; Toán học sơ pháp; Sách mẹo Phalangsa; Sách mẹo Latinh; Văn chương thi phú Annam…), sách dạy chữ Hán (Hán tự quy giản; Hán Việt thường đàm). Rất nhiều sáng tác khác được đăng rải rác trên các báo đạo đời thời đó như Vì Chúa, Đông dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, Nam Kỳ tuần báo…
Linh mục Nguyễn Văn Thích (1891-1978), bút hiệu Sảng Đình.
Sinh tại huyện Quảng điền, tỉnh Thừa thiên trong một gia đình theo Phật giáo, thân phụ là Lễ Bộ Thương thư Nguyễn Văn Mại.
Trở lại theo Công giáo, xin vào chủng viện và thụ phong linh mục năm 1926.
Dạy học tại các trường Providence (Thiên Hựu), chủng viện An Ninh (Quảng Trị), tuyên uý trường Pellerin (Huế).
Góp phần xây dựng Phong trào Hướng đạo Công giáo tại Huế và Việt nam.
Sáng lập và chủ nhiệm báo Vì Chúa. Sáng lập Vườn Trẻ Hương linh để giáo dục trẻ em mẫu giáo.
Giáo sư Hán văn và Triết học các trường Đại học Saigon, Đà lạt, Huế và Minh Đức.
Tác giả của hơn 10 tác phẩm viết về đủ thể loại (tôn giáo, luân lý, phong dao, trung dung…) và rất nhiều bài thơ Việt Hán (Sảng Đình thi tập), cũng như một số nhạc khúc tôn giáo mang đậm mầu sắc dân ca (Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, Trời cao đất thấp gặp nhau, Bao giờ tôi được lên trời…).
Linh mục Trần Đức Huân (1907-1984)
Sinh tại huyện Xuân Trường, Bùi chu
Thụ phong linh mục năm 1935, giáo sư và giám đốc trường Thầy Giảng (Bùi chu).
Viết thường xuyên cho các báo Đa minh bán nguyệt san, Thời Mới.
Là linh mục Viêt nam đầu tiên dịch trọn bộ Thánh Kinh (Cựu ước và Tân ước, dày hơn 1000 trang) ra Việt ngữ, xuất bản tại Saigon (1960).
Còn là tác giả nhiều sách tu đức và lịch sử Giáo hội (Maria học thuyết; Sử ký Giáo hội; Tôn sùng Thánh mẫu, Gương Đức Mẹ…).
Giám mục Phạm Ngọc Chi (1909-1988)
Sinh tại huyện Kim sơn (Ninh bình).
Thụ phong linh mục năm 1933 khi đang du học tại Roma.
Được bổ nhiệm làm giám mục Bùi chu năm 1950.
Làm Chủ tịch Ủy ban Hỗ trợ Định cư người Việt từ miền Bắc di cư vào Nam năm 1954.
Yểm trợ thiết lập các trường trung học Nguyễn bá Tòng (Saigon), Đắc Lộ (Bảy Hiền), Vinh Sơn Liêm (Bùi môn), Phạm tuấn Đức (Châu hiệp), Hoàng gia Huệ (Trung chánh)…
Giám mục giáo phận Qui Nhơn từ năm 1963.
Tác giả bộ sách Phúc âm Dẫn giải (600 trang).
Lập các bệnh viện Thánh Tâm (Hố nai), Thánh gia (Qui nhơn), An Bình (Đà nẵng).
Hồng y Nguyễn Văn Thuận (1928-2002)
Sinh tại Huế, thuộc gia đình vọng tộc, có Tổng giám mục Ngô đình Thục và Tổng thống Ngô đình Diệm là cậu ruột.
Thụ phong linh mục năm 1953, du học tại Roma năm 1956.
Chủ tịch Caritas Việt nam năm 1971.
Được bổ nhiệm Tổng giám mục Phó Saigon với quyền kế vị năm 1975, nhưng bị bắt và tù đầy 13 năm. Sống lưu vong tại Rome, được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý Hòa bình năm 1984, và được vinh thăng Hồng y.
Tác giả cuốn Đường Hy vọng (được dịch ra 7 ngôn ngữ); Những người lữ hành trên đường Hy vọng; Đường Hy vọng dưới ánh sáng Lời Chúa và Công đồng; Thập đại thành công; Thập đại thắng; Thập đại bệnh; Thập đại bại…)
Giám mục Bùi Tuần (1926- )
Sinh tại Thái Bình, thụ phong linh mục năm 1954.
Đậu tiến sĩ Thần học tại Thụy sĩ năm 1970. Làm giám mục giáo phận Long Xuyên từ đầu năm 1975.
Là tác giả một số sách tôn giáo, chuyên về suy niệm: Ý nghĩa sự đau khổ; Nói với chính mình; Abba! Lạy cha!; Giới luật yêu thương; Ơn trở về; Được chọn và sai đi; Người môn đệ Đức Kitô…) và hồi ký (Đời tôi là một hành trình…)
Linh mục Nguyễn Duy Tôn (1919-1976)
Thụ phong linh mục năm 1946, tình nguyện đi Nouvelle Calédonie (Tân thế giới, thuộc châu Úc) để phục vụ người Việt tại đây.
Ông là linh mục đầu tiên viết tiểu thuyết (Hai trái cam máu). Tiếp sau là nhiều sáng tác khác theo thể tiểu thuyết: Hai tâm hồn; Thầy đi đâu (Quo Vadis); Xích vàng; Mũi tên giết giặc; Bông Huệ tươi.., và ký sự: Phú Ninh quằn quại; Chặn làn sóng đỏ...
Linh mục Phạm Châu Diên (1914-2007?)
Sinh tại Xuân Trường (Nam Định). Năm 1938 ông bỏ công danh, xin tu tập làm linh mục và thụ phong năm 1946.
Dạy học tại tiểu chủng viện Ninh Cường, làm chánh văn phòng toà giám mục Bùi chu trong nhiều năm, làm Trưởng Ty Học chánh tỉnh Bùi chu và di cư vào Nam, phục vụ truyền giáo tại Quy nhơn.
Với bút hiệu Vị Thuỷ, ông sáng tác nhiều sách về tu đức, giáo dục (Tu đức học; Lời hứa Thánh Tâm; Thánh mẫu học phổ thông; Thánh Giuse trong Phúc âm), tiểu sử (Đặng đức Tuấn; Hồ ngọc Cẩn; Thầy Anrê…) và hồi ký (Đời tôi).
Linh mục Vũ đức Trinh (1918-1964)
Sinh tại Giao Thủy (Nam định), nhập chủng viện năm 1930, thụ phong linh mục năm 1944. Du học tại Penang (Mã lai) và Hoa kỳ. Về nước, dạy Anh văn tại tiểu chủng viện Bùi chu.
Có tâm hồn thi sĩ, ông sáng tác nhiều tập thơ (Ánh vàng; Hương Thiêng; Đuốc trời cao; Thục nữ Thiên hương; Bảo tàng Ân ái; Những quả tim non…) và dịch Ca dao sang Anh ngữ (Mấy áng phong dao).
Linh mục Trần văn Kiệm (1920- )
Sinh tại Phát diệm (Ninh bình). Học chữ Nho từ nhỏ. Bắt đầu tu tập từ năm 1930, thụ phong linh mục năm 1946. Hiệu trưởng trường Trung học Trần Lục (Phát diệm). Du học Hoa kỳ từ 1950, đậu các bằng Cử nhân Hóa học và Cao học Vật lý.
Dạy tại Đại học Khoa học Saigon, trung học Hồ ngọc Cẩn. Hiện sống ẩn dật tại miền Đông nam Hoa kỳ.
Viết đủ loại: đạo, đời, Nho, Việt (Chuyện các Tông đồ; Đức Mẹ La vang; Những ngày cuối đời của Chúa Giêsu…) nhưng công trình đáng kể nhất là cuốn Phiên dịch và diễn nghĩa Thánh Kinh Tân ước, và cuốn Từ điển giúp đọc Nôm và Hán Việt.
Linh mục Hồng Phúc (1921-1999)
Tên thật là Cái viết Phúc, sinh tại Quảng Bình. Học tại Providence (Huế) rồi gia nhập Đệ tử viện Dòng Chúa Cứu thế. Thụ phong linh mục năm 1948 và bắt đầu đi giảng thuyết khắp các giáo xứ ở Bắc, Trung, Nam.
Giám đốc nguyệt san Đức Mẹ Hằng cứu giúp (1954). Qua Mỹ từ 1980, tiếp tục giảng tĩnh tâm và làm mục vụ tại Portalnd (Oregon).
Ngoài những bài về Thánh kinh, giáo dục, lịch sử, xã hội viết cho các báo chí Công giáo, ông còn sáng tác nhiều cuốn sách đạo phổ thông (Nhìn lên ảnh Mẹ; Gặp gỡ Chúa; Chị Thánh Têrêxa; Người tín hữu Công giáo; Sống đạo; Mẹ Maria; Chúa Giêsu; Suy niệm lời Chúa…) và những công trình có tính uyên bác như: Điển ngữ đức tin Công giáo; Điển ngữ Thánh Kinh (Lexique Biblique)…
Linh mục Vũ minh Nghiễm (1919-2008)
Sinh tại Nghệ an. Gia nhập dòng Chúa Cứu thế, thụ phong linh mục năm 1951, và đã đi thuyết giảng nhiều nơi.
Là tác giả của một số sách tu đức (Dừng, Vươn, Sống…) và lịch sử ơn Cứu độ (Dân Chúa).
Linh mục Trần đức Huynh (1920-2007)
Sinh tại Ứng luật (Ninh bình). Nhập tiểu chủng viện Bùi chu, thụ phong linh mục năm 1947. Hiệu trưởng trường Trung học Hồ ngọc Cẩn (tại Bùi chu và Saigon).
Dạy Triết học tại các chủng viện. Sáng lập và làm giám đốc trường Hưng Đạo và Nguyễn bá Tòng, hai trường trung học lớn nhất tại Saigon lúc đó. Thành lập nhà in Nguyễn bá Tòng, trang bị nhiều kỹ thuật in ấn mới.
Di tản qua Hoa kỳ, phục vụ giáo dân tại San Antonio, rổi về hưu tại California.
Là một nhà giáo dục, ông đã viết nhiều sách giáo khoa (Đạo đức học; Luận lý học; Luận Triết học), ngoài ra còn sưu tầm các dữ liệu để viết kỷ yếu và lịch sử (Kỷ yếu địa phận Bùi chu; Lịch sử giáo phận Bùi chu; Đặc san Bùi chu…), cũng như cộng tác với các báo đạo để viết những bài về chính trị, lịch sử và xã hội, văn hóa, giáo dục…
Linh mục Nguyễn công Lý (1927- )
Sinh tại Thủ Nhai (Nam định). Gia nhập dòng Đa minh, thụ phong linh mục năm 1957. Du học tại Roma và Jerusalem, Manila (Phi luật tân) chuyên biệt về Thánh Kinh.
Giám đốc học viện Đa Minh (Thủ đức), và Viện trưởng đại học Minh Đức.
Ông viết nhiều bài có đề tài triết học, thần học và tu đức đăng trên các báo đạo, và các tác phẩm về Thánh kinh (như Tìm hiểu Thánh kinh) về Đức Mẹ (như Maria, Mẹ con).
Đức ông Mai đức Vinh (1935- )
Sinh tại Tĩnh Gia (Thanh hóa). Thụ phong linh mục năm 1965, làm giáo sư chủng viện Sao Biển (Nha Trang).
Gia nhập tu hội St Sulpice, và du học tại Roma, đậu hai bằng tiến sĩ về giáo luật và thần học mục vụ. Từ năm 1980 trở thành quản nhiệm giáo xứ Việt nam ở Paris.
Là tác giả của nhiều sách về tôn giáo (Hạnh các Thánh, 12 cuốn) và dịch thuật (Đức trinh khiết Kitô giáo; Tân Giáo luật; Giáo lý cho người trưởng thành, đặc biệt là bộ Tân lịch sử Giáo hội gồm 5 cuốn, mỗi cuốn trên 500 trang).
Linh mục Nguyễn thế Minh (1938- )
Sinh tại Quảng Trị. Học tại Providence (Huế) và giáo hoàng học viện (Đà lạt). Thụ phong linh mục năm 1967. Du học tại Roma đậu tiến sĩ thần học tu đức. Phụ trách chương trình Việt ngữ đài phát thanh Vatican từ 1979-1985.
Sáng lập tập san Hợp tuyển Thần học (1989) quy tụ nhiều nhà thần học Việt nam khắp các châu Âu, Á, Mỹ, Úc. Ngoài một số tác phẩm về tôn giáo ông còn hợp soạn với Ngô Minh cuốn Tự vựng Triết Thần căn bản (song ngữ Pháp Việt và Anh Việt).
Linh mục Chu quang Minh (1938- )
Sinh tại Thọ Ninh (Bắc Ninh), nhập chủng viện Đạo ngạn năm 12 tuổi. Bị động viên vào khóa 14 sĩ quan Thủ đức, sau giải ngũ trở về học tiếp tục và thụ phong linh mục năm 1968.
Hiệu trưởng trường trung học Phụng sự (Cần thơ) và Thánh Minh (Biên hòa).
Đậu bằng Cao học tâm lý tôn giáo và Tiến sĩ tâm lý giáo dục tại Hoa kỳ.
Sáng lập chương trình Thăng tiến Hôn nhân Gia đình và các khoá học Thăng tiến Hôn nhân được mở ở Hoa kỳ Canada, Âu châu và Nhật bản.
Ông đã viết hàng trăm bài nghị luận về tâm lý, và đặc biệt là bộ sách về tâm lý gồm 5 cuốn (Tâm lý thiêng liêng, cá nhân, giao tế, vào đời, gia đình,) Tâm lý thực nghiệm (bộ hai cuốn) cùng một số trước tác khác.
Linh mục Nguyễn chí Thiết (1938- )
Sinh tại Bảo Nhâm (Nghệ an). Nhập chủng viện năm 12 tuổi và thụ phong linh mục năm 1960.
Đậu cử nhân văn khoa (Saigon) và tiến sĩ thần học (Roma), còn nghiên cứu triết học Trung hoa tại Đài bắc và học ban Cao học Cổ ngữ Thánh kinh (Hy lạp, Do thái, Aram) tại Roma và là ứng viên Tiến sĩ Quốc gia Pháp.
Góp công vào bộ sách Khởi thảo Thần học Việt nam cùng với triết gia Phan đình Cho, và chủ trương Nguyệt san Lời Chúa.
Linh mục Vũ hùng Tôn (? - )
Gốc địa phận Huế, thụ phong linh mục năm 1967.
Du học tại Hoa kỳ, đậu bằng Cử nhân tâm lý, cao học về Cố vấn Tâm lý.
Chủ trương tủ sách Xuân Tâm. Là tác giả một số sách về tôn giáo và tâm lý (Tìm hiểu Đạo Chúa; Nói với bạn trẻ; Chuẩn bị đời sống Hôn nhân Công giáo), sách dịch (Nghe như truyện hoang đường; Sức mạnh của tư tưởng tích cực và tinh thần lạc quan; Quan niệm tổng hợp trong đời sống con người toàn bộ…).
Ông còn sáng tác âm nhạc (CD Tin tưởng nơi Chúa…) và ấn loát Thánh ca (Phụng ca lễ Hôn phối, Phụng ca Cộng đồng).
Linh mục Hồ ngọc Thỉnh (1944- )
Sinh tại Thanh hoá, thụ phong linh mục năm 1973. Du học tại Roma, đậu văn bằng Tiến sĩ Xã hội học. Hiện làm cha sở một xứ đạo tại Đức.
Thuyết trình nhiều lần tại Mỹ, Pháp và Đức về các đề tài Tuổi trẻ, Tình yêu, Gia đình trên căn bản văn hóa Việt nam.
Là tác giả nhiều sách tôn giáo (Suy niệm và sống lời Chúa; Chắp cánh cho hồn bay; Chúa Giêsu và Phụ nữ…) và giáo dục (Tuổi trẻ vào đời; Đi vào cuộc đời; Trong dòng đời tươi mát; Tình yêu và gia đình; Dấn thân cho gia đình…). Ông còn là dịch giả cuốn Bước qua ngưỡng cửa Hy vọng của Giáo hoàng Gioan Phaolô, xuất bản tại Mỹ và Đức.
Linh mục Nguyễn văn Thư (1944- ), bút hiệu Đường Phượng Bay
Sinh tại Bắc giang, thụ phong linh mục năm 1974, đậu Cao học Triết học tại đại học Văn khoa Đà lạt.
Sang Mỹ, ông làm quản nhiệm giáo xứ Việt nam San Jose và cha sở giáo xứ Mỹ St Patrick.
Là tác giả của 4 cuốn tiểu thuyết tôn giáo: Qua cửa Thần phù, Mây vẫn nhớ ngàn, Yêu mầu áo đen, Tạm biệt rừng hoa, và những tập sách nhỏ mang chủ đề giáo dục tôn giáo (Tại sao theo đạo Chúa; Căn bản đạo Chúa; Tinh hoa đạo Chúa; Dại khờ vì danh Chúa; Niềm vui có Chúa; Tìm Thiền trong đạo Chúa; Chuẩn bị hôn nhân Công giáo; Ngàn lẻ một truyện giáo dục tôn giáo …) Ngoài ra còn có sách dịch (Tấm lòng vàng) và rất nhiều bài nghị luận, biên khảo, thuyết giảng đăng trên các tạp chí giáo dục và mục vụ tại hải ngoại.
Linh mục Trần cao Tường (1948- )
Sinh tại Chí tĩnh (Ninh bình), thụ phong linh mục năm 1975. Du học Âu châu, đậu Cao học Triết học tại Roma và Cao học Tôn giáo học tại Mỹ. Hiện phục vụ tại tổng giáo phận New Orleans, Louisiana.
Ông dấn thân trong phong trào Canh Tân, Linh Thao, Thánh Linh, viết các tác phẩm về Tâm Linh như Đường đi tới nguồn; Suối nguồn tình yêu; Về nguồn Việt Đạo; Nẻo bước vươn cao… và về văn hóa Việt như Đi tìm nét văn hóa Việt; Đạo sống Dũng Lạc; Đường nở hoa Lê thị Thành… cũng như rất nhiều bài bình luận, khảo cứu về thần học và tu đức đăng trên nhiều tập san và mạng lưới điện toán.
Ông còn là tác giả những cuốn Tin Vui Thời Điểm như Vũ khúc thăng ca; Nhịp múa Sông Thanh; Khúc sáo ân tình...
Công trình đáng kể nhất hiện nay là chủ trương Mạng Lưới Dũng Lạc để triển dương văn hóa Việt với niềm tin Đạo Chúa. Mạng lưới Dũng Lạc rất có uy tín và được nhiều người truy cập, cả trong giới không Công giáo.
Ông còn là người khởi xướng trang ảnh chiêm/niệm/thiền cùng với nhiếp ảnh gia Nguyễn Đức Cung, kết hợp những tấm ảnh chụp nghệ thuật với thơ với nhạc để nâng hồn người lên cao.
Linh mục Trần Đoàn (1950- ), bút hiệu Lã mộng Thường
Sinh tại Phúc Nhạc (Ninh bình). Năm 20 tuổi mới bước vào bậc tu trì. Đậu bằng Tiến sĩ Thần học và Thụ phong linh mục năm 1988, phục vụ tại một giáo xứ Mỹ.
Ông là tác giả của một số sách (Tiếng nói con tim; Hương hoa dân Việt; Ước vọng mùa xuân; Mảnh vụn suy tư…, và bộ sách Linh mục, Người là ai? gồm hai cuốn.
Linh mục Vũ Thành (1947- )
Sinh tại Ninh bình, thụ phong linh mục năm 1975. Du học tại Hoa kỳ và Roma, đậu Cao học giáo dục và Thần học Truyền giáo. Phục vụ tại đài phát thanh Vatican. Hiện đang làm mục vụ tại một giáo xứ Việt nam ở vùng Houston.
Là tác giả của một công trình lớn, đó là bộ sách Dòng máu anh hùng gồm 3 tập, dầy trên 1000 trang, về lịch sử những cuộc bách hại đạo Công giáo dưới thời các vua chúa tại Việt nam. Cuốn sách rất có giá trị về phương diện sử liệu.
Linh mục Nguyễn trọng Tước (1951- ), bút hiệu Nguyễn Tầm Thường
Sinh tại Bắc ninh. Tốt nghiệp tiến sĩ Thần học và Tu đức tại Hoa kỳ và thụ phong linh mục năm 1989. Phục vụ tại trại tị nạm Palawan (Phi luật tân) và Trung tâm truyền hình Kuangchi (Đài loan).
Là tác giả của những tập thơ (Tình thơ thập giá; Mùa hoa trên thánh giá gỗ…) suy niệm và cầu nguyện (Nước mắt và hạnh phúc; Con biết con cần Chúa; Viết trong tâm hồn; Nước mắt từ bên trong; Những trang nhật ký của một linh mục; Đi tìm kẻ trừ tà; Mùa Chay và con sâu bướm; Cô đơn và sự tự do; Đường đi một mình…) và truyện ngắn (Đường về Thượng trí…) cùng rất nhiều bài báo về các vấn đề tu đức, giới trẻ, giáo dục, gia đình và xã hội.
Linh mục Bửu Dưỡng (1904-1986)
Dòng dõi hoàng tộc, trở lại theo Công giáo, nhập dòng Đa minh, thụ phong linh mục năm 1940.
Giáo sư tại các trường đại học ở Hà nội, Saigon, Huế và Đà lạt từ 1952 đến 1975.
Là tác giả của một số sách tôn giáo (Ngài là ai?; Ngài muốn gì?; Ngài ở đâu?...), triết học (Tứ thư giải luận, Triết học quan…) và lịch sử (Tùng Thiện vương).
Linh mục Lương Kim Định (1914- 1997)
Sinh tại Nam định, thụ phong linh mục năm 1943. Du học Pháp, tốt nghiệp Triết học và Nho học tại Paris.
Từ năm 1958, giáo sư các trường đại học Văn khoa Saigon, Đà lạt, Vạn hạnh, Minh đức, Thành nhân và An giang.
Sáng lập chủ thuyết An Vi và Việt Nho.
Hoàn thành bộ Việt Nho và Việt triết gồm 20 cuốn đã xuất bản tại Việt nam. Tại Hoa kỳ, ông viết thêm 3 cuốn: Hùng Việt sử ca; Pho tượng đẹp nhất của Việt tộc; Hoa kỳ và thế chiến lược toàn cầu), tổng cộng có đến 45 cuốn (một số chưa được ấn hành) và tham dự nhiều hội nghị về triết học tại nhiều nơi trên thế giới.
Tổ chức An Vi hiện đang hoạt động ở nhiều châu lục.
Linh mục Lê văn Lý (1913-1992)
Sinh tại Bút đông (Hà nam). Du học Pháp và thụ phong linh mục năm 1941, tốt nghiệp cử nhân Hán văn và Nhật ngữ, ngoài ra còn thông thạo Anh văn và La ngữ. Đậu bằng tiến sĩ quốc gia Pháp về văn chương.
Giáo sư ngữ học tại đại học Văn khoa Saigon, Huế, và Viện trưởng viện đại học Đà lạt.
Là người đầu tiên trình bầy ngữ pháp Việt nam theo cấu trúc tiếng Việt trong cuốn Sơ thảo ngữ pháp Việt nam (Le parler Vietnamien).
Linh mục Cao văn Luận (1910-1986)
Sinh tại Hà tĩnh, thụ phong linh mục năm 1939. Du học Pháp, về nước dạy tại trường Quốc học Huế. Từ 1957 đến 1963 là Viện trưởng viện đại học Huế.
Sáng lập và chủ nhiệm tạp chí Đại học, và là tác giả của nhiều sách giáo khoa triết học (Tâm lý học; Đạo đức học; Luận lý học; Phương pháp luận; Năng lực tinh thần; Ký ức và vật chất; Ý thức luận…) và bộ sách hồi ký Bên giòng lịch sử (hai cuốn).
Đức ông Trần văn Hiến Minh (1919-2003)
Sinh tại Giao thủy (Nam định). Du học tại Roma, thụ phong linh mục năm 1944. Đậu tiến sĩ thần học tại đây và cử nhân Xã hội học tại Pháp.
Giáo sư triết học tại trường Chu văn An (Hà nội và Saigon,) Hồ ngọc Cẩn, Trưng vương, Hưng Đạo, Nguyễn bá Tòng, Trường Sơn…và các trường đại học Văn khoa Saigon, Minh Đức…
Biên soạn nhiều sách giáo khoa triết học (Triết học tổng quát; Tâm lý học; Siêu hình học; Luận lý học; Đạo đức học…) và thần học (Thượng đế học; Nhân loại học siêu nhiên; Tiên tri học; Kytô học…)
Đức ông Trần ngọc Thụ (1918- 2002)
Sinh tại Kim sơn (Ninh bình). Du học tại Roma, thụ phong linh mục năm 1932, đậu bằng tiến sĩ Thần học và Triết học.
Chánh văn phòng tòa khâm sứ Tòa thánh Việt Miên Lào từ 1957 đến 1975. Phục vụ trong văn khố bộ Ngoại giao Tòa thánh tại Roma, và cáo thỉnh viên vụ phong thánh 117 chân phước tử đạo Việt nam. Là người Việt (và Á châu) đầu tiên được chọn làm Bí thư cho Giáo hoàng.
Viết khá nhiều sách đủ loại bằng tiếng Việt, Pháp và Ý để giới thiệu con người và văn hóa Việt nam cho thế giới. Sách đạo: Đức Mẹ Fatima Bình lợi; Thánh Gioan Maria Vianney; Kinh Lạy Cha; Chân dung chị Elizabeth Chúa Ba ngôi; Chúa Thánh Thần và bẩy hồng ân…) sách lịch sử: Giáo hội Việt nam (bộ ba cuốn); Lịch sử giáo phận Phát diệm; Các tôn giáo tại Việt nam…; sách kỷ yếu: Phong thánh tử đạo Việt nam…
Linh mục Đinh xuân Nguyên (1924-1989), bút hiệu Thanh Lãng
Sinh tại Thanh hoá, thụ phong linh mục năm 1950. Du học tại Roma và Thụy sĩ, đậu bằng Tiến sĩ văn chương.
Giáo sư đại học Văn khoa Saigon từ 1957 và chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt nam.
Tác giả nhiều sách về văn học (Văn chương bình dân; Văn học Chữ nôm; Biểu nhất lãm văn học cận đại; Bảng lược đồ văn học Việt nam (2 tập) và bộ Văn học Việt nam: đối kháng Trung hoa (cuốn 1), thế hệ dấn thân yêu đời (cuốn 2); Phê bình văn học thế hệ 1932. Ngoài ra ông còn viết về ảnh hưởng của tôn giáo đối với văn chương (Văn chương tôn giáo 3 thế kỷ đầu; Nền văn chương ảnh hưởng Kitô giáo…)
Linh mục Vũ đình Trác (1927-2003)
Đậu bằng cử nhân và tiến sĩ về Triết học tại Đài loan và Nhật bản.
Là tác giả một số sách giáo khoa (Việt văn bình giảng; Văn học sử Việt nam; Triết học Đông phương; Giáo hội học ứng dụng…), tiểu thuyết (Đời anh), thơ (Đắc đạo thi nhân; Muôn điệu tình ca…), hồi ký (Bên kia bức màn tre; Rồng xanh ngục đỏ…), sách tôn giáo (Tràng châu Mân côi), triết học (Triết lý chấp sinh Nguyễn công Trứ; Triết lý nhân bản Nguyễn Du…), và nghiên cứu (Kiến trúc Việt nam với mái nhà cong; Công giáo Việt nam trong truyền thống văn hóa dân tộc; 100 cây thuốc vạn linh…)
Linh mục Ngô duy Linh (1922-1998)
Sinh tại Trực Ninh (Nam định), thụ phong linh mục năm 1952. Du học Pháp về ngành âm nhạc.
Giáo sư về hòa âm tại tại nhạc viện quốc gia Saigon. Lập ban hợp ca Chim Việt hát cho đài phát thanh Sàigòn.
Viện trưởng Nhạc viện Huế từ 1961 đến 1964. Phó viện trưởng đại học Đà lạt từ 1964-1968.
Ông viết hòa âm cho nhiều bản thánh ca Việt nam (như Tiếng nhạc oai hùng của Hải Linh) và là tác giả của một số bản thánh ca (Ngày vinh thắng… ) cũng như bộ lễ Thánh ca Tiệc ly đậm mầu sắc và âm hưởng dân tộc.
Linh mục Tiến Dũng (1926- )
Sinh tại Hà đông. Du học tại Roma, tốt nghiệp thần học và âm nhạc, và sang Tây Đức nghiên cứu thêm về âm nhạc cổ điển. Thụ phong linh mục năm 1954.
Năm 1967 là trưởng ban thánh nhạc toàn quốc. Lập trường Suối nhạc và giảng dạy tại Nhạc viện quốc gia Sàigòn về nhạc lý, hòa âm, đối âm, sáng tác, dương cầm, phong cầm…
Khoa trưởng phân khoa Nhân văn Nghệ thuật tại đại học Minh Đức từ 1972 đến 1975. Dạy âm nhạc tại viện Ca Vũ Nhạc Kịch Thành phố HCM từ 1978.
Là tác giả của nhiều sách giáo khoa về âm nhạc và một số bản thánh ca như Trăm triệu lời ca, Con yêu Chúa, Dâng lên Ba Ngôi, Khi con suy tưởng, Con linh mục…
Linh mục Nguyễn Phương (1921- 1993)
Sinh tại Quảng Bình, thụ phong linh mục năm 1949. Du học tại Pháp, tốt nghiệp cao học sử tại đại học Sorbonne (Paris)
Giáo sư sử học tại đại học Huế và xuất ngoại nhiều lần để nghiên cứu sử học tại Mỹ, Đài loan, Phi luật tân và Pháp.
Tác giả của nhiều sách sử học giá trị: Sự quan trọng của Đông Phương trước mặt quốc tế; Liên lạc giữa Mỹ và Việt nam; 80 năm Việt sử; 125 năm thế giới sử; Phương pháp sử học; Việt nam thời khai sinh; Việt nam thời bành trướng….
Linh mục Trần phúc Long (1922-?)
Sinh tại Phú Vinh (Ninh bình). Du học Pháp, đậu Cao học về ba sinh ngữ Pháp, Ý, Anh. Thụ phong linh mục năm 1948.
Hiệu trưởng trường Trần Lục (Phát diệm và Sàigòn).
Giáo sư Anh văn trường đại học từ 1965-1975.
Viết cho nhiều báo đạo tại hải ngoại, và xuất bản nguyệt san Đồng Tiến tại California.
Là tác giả nhiều sách về xã hội và tôn giáo: Đấng Cứu chuộc nhân thế; Thực hiện lao động; Lớp tông đồ giáo dân.. và những sách kỷ yếu và lịch sử: Kỷ yếu Phát diệm 1891-1991; Những trại cùi Việt nam; 25 giáo phận Việt nam….
Linh mục Thiện Cẩm (1933- )
Chính tên là Trần minh Cẩm, sinh tại Bùi chu. Du học Pháp, đậu cử nhân Thần học, và sau đó đậu tiến sĩ đệ tam cấp về Triết Đông tại đại học Sorbonne (Paris).
Từ 1968 dạy triết học Phật giáo tại đại học Đà lạt.
Ông viết nhiều sách về triết học (Kitô giáo với các tôn giáo khác; Quan niệm giải thoát trong Phật giáo…), về thần học (Cỏ dại bên đường (500 trang); Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu thế; Hoa trong kẽ đá…) về thánh ca (Hát lên bài ca mới; Trăm triệu lời ca; Bài ca suy tôn; Ca tụng Thiên Chúa) và dịch phẩm Lời ca bái biệt (thơ của Tagore).
Hiện ông thường viết những bài thần học “giải phóng” đăng trên báo Công giáo và Dân tộc ở Sàigòn.
Linh mục Nguyễn Hưng (1934- )
Thụ phong linh mục năm 1958. Giảng dậy tại các trường Hưng Đạo, Nguyễn bá Tòng. Du học Pháp, đậu tiến sĩ đệ tam cấp trường đại học Sorbonne (Paris)
Dạy ngữ học tại các đại học Sàigòn, Đà lạt, Duyên hải, Tiền giang và Cao đài.
Là tác giả của nhiều sách giáo khoa (Giảng văn; Văn học sử; Étude phonologique des tons Sino-Vietnamiens; Ngôn ngữ học đại cương…) và sách dịch (Ký hiệu học thi ca…) cũng như sách về thần học, tu đức (Cuộc đời chiến đấu; Người nữ tu hôm nay; Người giáo dân học tập về cơ cấu giáo hội; Giới thiệu Lời Chúa; Hiệu đính và chú thích các Thánh Truyện của Majorica…)
Linh mục Đỗ quang Chính (1929- )
Tên thực là Đỗ tường Uông, thụ phong linh mục năm 1958. Dạy sử học cho các trường Nguyễn bá Tòng và Hưng Đạo.
Du học Pháp, đậu bằng tiến sĩ sử học. Dạy sử học cho các đại học Đà lạt, Huế, Minh Đức và Giáo hoàng học viện.
Ngoài nhiều bài báo nghiên cứu về sử học và chữ quốc ngữ đăng trong các báo đại học và Công giáo, ông còn là tác giả nhiều sách giáo khoa (Việt sử, Sử Địa…) và nghiên cứu (Người thời đại; Chính trị Nhật bản) cũng như lịch sử (Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659).
Linh mục Chu Công (?)
Thuộc dòng khổ tu Trappist tại Hoa kỳ. Là một Zen Master (Thiền sư) từng hướng dẫn thiền học cho nhiều thế hệ tu sĩ, giáo sĩ Hoa kỳ. Là tác giả của những bài nghiên cứu đăng trong các báo tại Mỹ: Thiền và Thần học Á đông; Phục sinh và tái sinh; Mẹ Từ bi trong giáo lý Công giáo và Quan âm trong Phật giáo; Comtemplative Experience . Ông còn là tác giả cuốn Thức tỉnh tôn giáo: Đông và Tây.
Từng giữ chức Viện phụ tu viện Jordan Trappist ở Phi luật tân.
Linh mục Trần tam Tỉnh (1929- )
Sinh tại Giáo lạc (Nam định). Du học tại Roma, đậu tiến sĩ luật, thụ phong linh mục năm 1956 và sau đó là tiến sĩ văn chương tại Thuỵ sĩ, rồi qua Pháp.
Dạy cổ học tại đại học Laval (Quebec).
Là tác giả của 13 tác phẩm khảo cổ (Le culte d’Isis à Pompei; Le culte des divinités Orientales à Herculanum; Tôi về Hà nội; Trở về nguồn; Dieu et César; I cattolici nella storia del Vietnam…) và năm sáu chục bài nghiên cứu đăng trong các tạp chí chuyên môn bằng nhiều ngôn ngữ.
Ông còn là tác giả cuốn sách gây nhiều tranh luận: Thập giá và Lưỡi gươm.
Linh mục Hồng Kim Linh (1939- )
Sinh tại Mỏ Cày (Bền tre). Thụ phong linh mục năm 1965. Du học Âu châu, đậu cử nhân Thần học tại Roma, cử nhân và cao học Triết lý tại Paris, Tiến sĩ Đông nam Á học và Tiến sĩ ngữ học cũng tại Paris.
Là tác giả của một số sách sử học (Người Việt; Người Nhật dưới con mắt người Việt…) và nhiều tiểu luận dài về văn hóa Việt nam: Người Việt, chữ Việt; Định duyên lập phận lứa đôi qua ngôn ngữ; Người chết nói về sự sống bên kia theo cái nhìn Thần học và Triết học…)
Đức ông Đinh đức Đạo (1945- )
Sinh tại Thức Hóa (Bùi chu). Du học Roma, đậu tiến sĩ thần học và tiến sĩ truyền giáo học.
Thông thạo tiếng Anh, Ý, Pháp và Tây ban nha. Tham dự nhiều hội nghị quốc tế về truyền giáo.
Là tác giả của hàng trăm bài tiểu luận viết bằng ba ngôn ngữ, điển hình như La Sposa sul Monte; Il Contributo dell’Asia per una Chiesa comtemplative e Missionara; Tu mi hai chiamato; My witness; Building the Church in Pluricultural Asia; Mission pour le Troisième Millénaire…
Linh mục Phan đình Cho (1946- )
Sinh tại Nha trang. Du học tại Hong Kong, Luân đôn, Roma, đậu các bằng cử nhân Triết học, Thần học; Cao học Thần học và Tiến sĩ Thần học, Tiến sĩ Triết học.
Giáo sư triết học viện Salesian (Hong Kong và Đà lạt), dạy tại Dallas (Texas) và trở thành Khoa tưởng phân khoa Thần học tại đây.
Năm 1988, dạy Đại học Công giáo Hoa kỳ và trở thành khoa trưởng phân khoa Thần học năm 1992.
Ông là tác giả của nhiều sách về thần học, phong phú và uyên thâm, thuộc hàng những học giả hàn lâm trên thế giới (Social Thought, Eternity in Time, Grace and the Human Condition, Evil and Religions…) cùng rất nhiều tiểu luận (khoảng từ 200 đến 300 bài) về các hệ thống Thần học, chuyển biến Thần học, Tân Thần học, điểm sách và bình luận Thần học.
Linh mục Phan tấn Thành (1946- )
Sinh tại Bình hòa (Gia định), nhập tu dòng Đa minh. Du học tại Tây ban nha, thụ phong linh mục năm 1972, qua Roma học và đậu tiến sĩ Giáo luật và tiến sĩ Thần học.
Làm giáo sư, rồi phó khoa trưởng và khoa trưởng phân khoa Thần học đại học Angelicum tại Roma.
Là tác giả nhiều tiểu luận về thần học và luật học bằng tiếng Anh, tiếng Ý, cùng biên tập các bài về giáo luật và thần học cho đài phát thanh Vatican. Ông cũng là tác giả ba tác phẩm lớn: Bộ Giáo luật; Chú giải bộ Giáo luật; Thánh mẫu học.
Linh mục Vũ kim Chính (1948- )
Sinh tại Kim sơn (Ninh bình). Du học Áo quốc và đậu tiến sĩ Triết học tại đây. Thụ phong linh mục năm 1977 và làm mục vụ cho đồng bào tị nạn tại Áo.
Năm 1980 đi truyền giáo tại Đài loan và gia nhập dòng Tên. Dạy Triết học và Tôn giáo học tại đại học Fujen (Phụ Nhân).
Đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế về Triết học, văn hóa, xã hội tại nhiều nơi trên thế giới.
Là tác giả nhiều sách bằng ngoại ngữ (Transcendentales Ego in E. Husseirls; Religiouskritik bei K. Marx and Ihoe Geschichtliche Wirkugen; Liberation Theology…) và nhiều tham luận (Thần học bản vị hóa; Ôn cố nhi tri tân; Human Rights in the Chinese Context; Dân Chúa giữa trần gian; Giá trị văn hóa Việt nam theo lối nhìn của J. Hebermas; Hội ngộ Đông Tây…) và đóng góp cho cuốn tự điển bách khoa dầy 1000 trang: The Dictionary of Asian Christinanity.
Giám mục Nguyễn thái Hợp (1945- )
Sinh tại Nghi Lộc (Nghệ an). Nhập dòng Đa minh, thụ phong linh mục năm 1972. Du học tại Thụy sĩ, đậu tiến sĩ Triết học.
Thông thạo tiếng Tây ban nha, ông qua Peru dạy tại đại học Lima. Làm viện trưởng viện Thần học Gioan XXIII tại Lima, và giảng dạy tại nhiều đại học ở Peru, Ba tây và Roma.
Tham gia nhiều hội nghị quốc tế về triết học và thần học. Thông thạo các ngoại ngữ Pháp, Latinh, Ý, Anh, Tây ban nha, và là tác giả nhiều sách triết học và thần học (Humanisme marxiste face à Dieu; Hacia una etica desde probes; Iglesia, Pueblo de Dios; Yves Congar: Con người và tư tưởng; Đường vào thần học về tôn giáo…) cùng nhiều tiểu luận bằng Việt ngữ về các đề tài triết học, thần học và giáo dục, văn hóa.
Mới được tòa thánh bổ nhiệm làm giám mục cai quản giáo phận Vinh từ tháng 5 năm 2010.
Linh mục Đào quang Chính (1953- )
Sinh tại Phát diệm (Ninh bình), nhập dòng Đa minh. Tốt nghiệp cao học thần học tại Berkeley, California. Thụ phong linh mục năm 1982, đậu bằng tiến sĩ giáo dục tại Houston (Texas).
Ông viết nhiều cuốn sách về văn hóa và giáo dục bằng tiếng Anh và tiếng Việt (Mái ấm gia đình; Dominican Laity and the Year 2000; Speak and Write Fluently in English, French and Vietnamese; Able to understand Spanish and Latin…) và nhiều tập biên khảo, bình luận về nhiều lãnh vực (Tuổi thanh niên và giáo dục tính dục; Tự hào là người Việt nam; Vietnamese-American Priests; Faith, Culture and Evangelization to the Vietnamese Community…) cùng mấy chục bài tiểu luận về các vấn đề văn hóa, giáo dục, gia đình, tuổi trẻ và tôn giáo đăng trên các báo.
Linh mục Hoàng Diệp (1924-2008)
Chính tên là Nguyễn quang Diệp, sinh tại Vĩnh Hiền (Thừa thiên), thụ phong linh mục trong Dòng Chúa Cứu thế năm 1954.
Là tác giả của nhiều nhạc bản nổi tiếng (Hội nhạc thiên quốc; Tiếng hát thiên thần; Kìa Bà nào; Tình ca của mẹ; Dưới chân Thánh giá; Tôi kết hiệp…) và các tập thơ (như Trường ca ân sủng; Hương Thơ; Trong ánh Tin mừng…)
Đức Ông Lê xuân Hoa (1926- ) bút hiệu Xuân Ly Băng
Sinh tại Diễn châu (Nghệ an). Thụ phong linh mục năm 1959.
Giáo sư tiểu chủng viện và Tổng đại diện giáo phận Phan thiết.
Tác giả của hơn 10 tập thơ (Thơ kinh; Hương kinh; Nỗi niềm; Trầm tư; Sử thi…; đặc biệt là trường thi 1000 câu Bài ca Thương khó.
Tài liệu tham khảo: Công giáo Việt nam trong truyền thống văn hóa dân tộc (Vũ đình Trác, California 1996).
Wikipedia
Mạng Lưới Dũng Lạc
Nay, để kết thúc Năm Linh mục, chúng tôi xin góp nhặt một số thông tin về các linh mục Việt nam đã cống hiến được những đóng góp vào kho tàng văn hóa Việt nam bằng các hoạt động hoặc sáng tác. Đây chỉ là một cái nhìn “thoáng qua”, không có tham vọng bao gồm toàn bộ sự nghiệp của các ngài trong lãnh vực văn hóa rộng lớn, và vì thiếu thốn tài liệu, chúng tôi chắc không tránh được những sai sót, nhất là về năm sinh, năm mất. Đa số dữ liệu trong bài này chúng tôi đều lấy từ cuốn Công giáo Việt nam trong truyền thống văn hóa dân tộc của linh mục Vũ đình Trác.
Chúng tôi tạm gọi là “thời danh” những vị được nhiều người biết tới, đặc biệt là trong giới văn học, cũng như đông đảo giáo dân Công giáo. Chắc chắn còn nhiều vị chúng tôi chưa biết hoặc chưa đủ dữ liệu để đưa vào danh sách này, xin sẽ được bổ túc trong tương lai.
Linh mục Philippe Bỉnh (1759-1832)
Sinh tại Hải dương, bắt đầu tu tập năm 16 tuổi và thụ phong linh mục năm 30 tuổi.
Gia nhập dòng Tên, ông đi Lisbonne (Bồ đào nha) để nghiên cứu tình hình giáo hội, và mất tại đây năm 1832.
Đã viết khoảng 23 tác phẩm bằng chữ nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Bồ đào nha và Latinh, về truyện các thánh (Thánh Phanxicô Xaviê; Thánh Anna; Thánh Gioankim), về lịch sử dòng Tên, và đặc biệt là lịch sử Việt nam trong hai cuốn Truyện nước Annam Đàng Ngoài chí Đàng Trong; Sách sổ sang chép các việc (Truyện Đàng Trong 1802).
Linh mục Pham văn Minh (1815-1853)
Sinh tại Cái mơn (Vĩnh long). Du học tại Penang (Mã lai). Qua Calcutta (Ấn độ) giúp giám mục Taberd biên soạn cuốn Tự điển Annam-Latinh (còn gọi là Dương Hiệp tự điển).
Là tác giả của tập thơ Phi năng thi tập, gồm 35 bài bằng chữ nôm cùng 94 bài ngâm vịnh của các thi sĩ khác, và tập thơ Inê tử đạo vãn (Thánh Agnès Lê thị Thành tử đạo) gồm 562 câu thơ lục bát cùng ba bản dịch Latinh, Pháp, và Anh.
Bị bắt và bị trảm quyết năm 1853; được tuyên thánh năm 1988.
Linh mục Lữ Y-Đoan (?-1678)
Chính tên là Louis Đoan, thụ phong linh mục năm 1776.
Đã phỏng dịch 5 cuốn sách (Ngũ Kinh) đầu bộ Cựu ước (Sáng thế ký, Xuất hành, Giáo sĩ, Dân số ký và Nhị luật). Cuốn Sáng thế ký được ông đặt tên là Tạo Đoan Kinh, viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 4394 câu, hoàn thành năm 1670. Cuốn Lập Quốc Kinh (Exodus) (Xuất hành) nay chỉ còn lại được 21 đoạn từ câu 1 đến câu thứ 1623, vì bị hư hoại.
Linh mục Đặng Đức Tuấn (1830?- ?)
Người huyện Bồng Sơn, tỉnh Bình định, thụ phong linh mục khoảng năm 1860.
Dạy chữ Hán cho các chủng sinh tại Penang (Mã lai) trước khi học làm linh mục.
Bị bắt, bị tra tấn thời vua Tự Đức cấm đạo, sau được tha vì những bản điều trần biện bạch lý do theo đạo Công giáo.
Là tác giả nhiều bản điều trần giá trị: Khất xá Thiên Chúa giáo nhân (xin tha những người theo đạo Thiên Chúa); Nguyên Đạo (nguồn gốc của Đạo); Minh Đạo Bình Tây sách (Đường lối và chính sách dẹp giặc Tây). Còn là tác giả tập thơ Tự tích việc Đạo nước Nam, gồm 630 câu thơ lục bát, có chen thơ thất ngôn.
Linh mục Trần Lục (1825-1899)
Chính tên là Petrus Trần Hữu, sinh tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh hóa.
Vào chủng viện, đổi tên là Trần Triêm. Năm 1858 thụ phong Phó tế (tức là chức Thày Sáu, vì thế còn có tên là Cụ Sáu), và chức linh mục năm 1860.
Kiến trúc sư của quần thể thánh đường Phát điệm bằng mỹ thuật cổ truyền Việt nam, rất nguy nga đồ sộ.
Tác giả của Hiếu tự ca (1088 câu thơ lục bát, nói về đạo hiếu đối với cha mẹ và tổ tiên), Nữ tắc thường lễ (1016 câu, chỉ dẫn cho thanh thiếu nữ thành người lương thiện và giáo dân đạo hạnh) và Nịch ái vong ân (440 câu, các bài học cho thanh niên)
Giám mục Hồ ngọc Cẩn (1876-1947)
Chính tên là Hồ ngọc Ca, sinh tại xóm đạo Ngọc hồ thuộc giáo phận Huế.
Nhập chủng viện, đổi tên là Hồ ngọc Cẩn, thụ phong linh mục năm 1902, giám mục (1935) và cai quản giáo phận Bùi chu từ năm đó. Thông thạo Hán văn, Pháp ngữ và Latinh.
Tác giả nhiều sách về văn phạm, toán học và thi văn Việt nam, Pháp và Latinh (Ấu học ngữ pháp; Ngạn ngữ Kinh thư; Toán học sơ pháp; Sách mẹo Phalangsa; Sách mẹo Latinh; Văn chương thi phú Annam…), sách dạy chữ Hán (Hán tự quy giản; Hán Việt thường đàm). Rất nhiều sáng tác khác được đăng rải rác trên các báo đạo đời thời đó như Vì Chúa, Đông dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, Nam Kỳ tuần báo…
Linh mục Nguyễn Văn Thích (1891-1978), bút hiệu Sảng Đình.
Sinh tại huyện Quảng điền, tỉnh Thừa thiên trong một gia đình theo Phật giáo, thân phụ là Lễ Bộ Thương thư Nguyễn Văn Mại.
Trở lại theo Công giáo, xin vào chủng viện và thụ phong linh mục năm 1926.
Dạy học tại các trường Providence (Thiên Hựu), chủng viện An Ninh (Quảng Trị), tuyên uý trường Pellerin (Huế).
Góp phần xây dựng Phong trào Hướng đạo Công giáo tại Huế và Việt nam.
Sáng lập và chủ nhiệm báo Vì Chúa. Sáng lập Vườn Trẻ Hương linh để giáo dục trẻ em mẫu giáo.
Giáo sư Hán văn và Triết học các trường Đại học Saigon, Đà lạt, Huế và Minh Đức.
Tác giả của hơn 10 tác phẩm viết về đủ thể loại (tôn giáo, luân lý, phong dao, trung dung…) và rất nhiều bài thơ Việt Hán (Sảng Đình thi tập), cũng như một số nhạc khúc tôn giáo mang đậm mầu sắc dân ca (Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, Trời cao đất thấp gặp nhau, Bao giờ tôi được lên trời…).
Linh mục Trần Đức Huân (1907-1984)
Sinh tại huyện Xuân Trường, Bùi chu
Thụ phong linh mục năm 1935, giáo sư và giám đốc trường Thầy Giảng (Bùi chu).
Viết thường xuyên cho các báo Đa minh bán nguyệt san, Thời Mới.
Là linh mục Viêt nam đầu tiên dịch trọn bộ Thánh Kinh (Cựu ước và Tân ước, dày hơn 1000 trang) ra Việt ngữ, xuất bản tại Saigon (1960).
Còn là tác giả nhiều sách tu đức và lịch sử Giáo hội (Maria học thuyết; Sử ký Giáo hội; Tôn sùng Thánh mẫu, Gương Đức Mẹ…).
Giám mục Phạm Ngọc Chi (1909-1988)
Sinh tại huyện Kim sơn (Ninh bình).
Thụ phong linh mục năm 1933 khi đang du học tại Roma.
Được bổ nhiệm làm giám mục Bùi chu năm 1950.
Làm Chủ tịch Ủy ban Hỗ trợ Định cư người Việt từ miền Bắc di cư vào Nam năm 1954.
Yểm trợ thiết lập các trường trung học Nguyễn bá Tòng (Saigon), Đắc Lộ (Bảy Hiền), Vinh Sơn Liêm (Bùi môn), Phạm tuấn Đức (Châu hiệp), Hoàng gia Huệ (Trung chánh)…
Giám mục giáo phận Qui Nhơn từ năm 1963.
Tác giả bộ sách Phúc âm Dẫn giải (600 trang).
Lập các bệnh viện Thánh Tâm (Hố nai), Thánh gia (Qui nhơn), An Bình (Đà nẵng).
Hồng y Nguyễn Văn Thuận (1928-2002)
Sinh tại Huế, thuộc gia đình vọng tộc, có Tổng giám mục Ngô đình Thục và Tổng thống Ngô đình Diệm là cậu ruột.
Thụ phong linh mục năm 1953, du học tại Roma năm 1956.
Chủ tịch Caritas Việt nam năm 1971.
Được bổ nhiệm Tổng giám mục Phó Saigon với quyền kế vị năm 1975, nhưng bị bắt và tù đầy 13 năm. Sống lưu vong tại Rome, được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý Hòa bình năm 1984, và được vinh thăng Hồng y.
Tác giả cuốn Đường Hy vọng (được dịch ra 7 ngôn ngữ); Những người lữ hành trên đường Hy vọng; Đường Hy vọng dưới ánh sáng Lời Chúa và Công đồng; Thập đại thành công; Thập đại thắng; Thập đại bệnh; Thập đại bại…)
Giám mục Bùi Tuần (1926- )
Sinh tại Thái Bình, thụ phong linh mục năm 1954.
Đậu tiến sĩ Thần học tại Thụy sĩ năm 1970. Làm giám mục giáo phận Long Xuyên từ đầu năm 1975.
Là tác giả một số sách tôn giáo, chuyên về suy niệm: Ý nghĩa sự đau khổ; Nói với chính mình; Abba! Lạy cha!; Giới luật yêu thương; Ơn trở về; Được chọn và sai đi; Người môn đệ Đức Kitô…) và hồi ký (Đời tôi là một hành trình…)
Linh mục Nguyễn Duy Tôn (1919-1976)
Thụ phong linh mục năm 1946, tình nguyện đi Nouvelle Calédonie (Tân thế giới, thuộc châu Úc) để phục vụ người Việt tại đây.
Ông là linh mục đầu tiên viết tiểu thuyết (Hai trái cam máu). Tiếp sau là nhiều sáng tác khác theo thể tiểu thuyết: Hai tâm hồn; Thầy đi đâu (Quo Vadis); Xích vàng; Mũi tên giết giặc; Bông Huệ tươi.., và ký sự: Phú Ninh quằn quại; Chặn làn sóng đỏ...
Linh mục Phạm Châu Diên (1914-2007?)
Sinh tại Xuân Trường (Nam Định). Năm 1938 ông bỏ công danh, xin tu tập làm linh mục và thụ phong năm 1946.
Dạy học tại tiểu chủng viện Ninh Cường, làm chánh văn phòng toà giám mục Bùi chu trong nhiều năm, làm Trưởng Ty Học chánh tỉnh Bùi chu và di cư vào Nam, phục vụ truyền giáo tại Quy nhơn.
Với bút hiệu Vị Thuỷ, ông sáng tác nhiều sách về tu đức, giáo dục (Tu đức học; Lời hứa Thánh Tâm; Thánh mẫu học phổ thông; Thánh Giuse trong Phúc âm), tiểu sử (Đặng đức Tuấn; Hồ ngọc Cẩn; Thầy Anrê…) và hồi ký (Đời tôi).
Linh mục Vũ đức Trinh (1918-1964)
Sinh tại Giao Thủy (Nam định), nhập chủng viện năm 1930, thụ phong linh mục năm 1944. Du học tại Penang (Mã lai) và Hoa kỳ. Về nước, dạy Anh văn tại tiểu chủng viện Bùi chu.
Có tâm hồn thi sĩ, ông sáng tác nhiều tập thơ (Ánh vàng; Hương Thiêng; Đuốc trời cao; Thục nữ Thiên hương; Bảo tàng Ân ái; Những quả tim non…) và dịch Ca dao sang Anh ngữ (Mấy áng phong dao).
Linh mục Trần văn Kiệm (1920- )
Sinh tại Phát diệm (Ninh bình). Học chữ Nho từ nhỏ. Bắt đầu tu tập từ năm 1930, thụ phong linh mục năm 1946. Hiệu trưởng trường Trung học Trần Lục (Phát diệm). Du học Hoa kỳ từ 1950, đậu các bằng Cử nhân Hóa học và Cao học Vật lý.
Dạy tại Đại học Khoa học Saigon, trung học Hồ ngọc Cẩn. Hiện sống ẩn dật tại miền Đông nam Hoa kỳ.
Viết đủ loại: đạo, đời, Nho, Việt (Chuyện các Tông đồ; Đức Mẹ La vang; Những ngày cuối đời của Chúa Giêsu…) nhưng công trình đáng kể nhất là cuốn Phiên dịch và diễn nghĩa Thánh Kinh Tân ước, và cuốn Từ điển giúp đọc Nôm và Hán Việt.
Linh mục Hồng Phúc (1921-1999)
Tên thật là Cái viết Phúc, sinh tại Quảng Bình. Học tại Providence (Huế) rồi gia nhập Đệ tử viện Dòng Chúa Cứu thế. Thụ phong linh mục năm 1948 và bắt đầu đi giảng thuyết khắp các giáo xứ ở Bắc, Trung, Nam.
Giám đốc nguyệt san Đức Mẹ Hằng cứu giúp (1954). Qua Mỹ từ 1980, tiếp tục giảng tĩnh tâm và làm mục vụ tại Portalnd (Oregon).
Ngoài những bài về Thánh kinh, giáo dục, lịch sử, xã hội viết cho các báo chí Công giáo, ông còn sáng tác nhiều cuốn sách đạo phổ thông (Nhìn lên ảnh Mẹ; Gặp gỡ Chúa; Chị Thánh Têrêxa; Người tín hữu Công giáo; Sống đạo; Mẹ Maria; Chúa Giêsu; Suy niệm lời Chúa…) và những công trình có tính uyên bác như: Điển ngữ đức tin Công giáo; Điển ngữ Thánh Kinh (Lexique Biblique)…
Linh mục Vũ minh Nghiễm (1919-2008)
Sinh tại Nghệ an. Gia nhập dòng Chúa Cứu thế, thụ phong linh mục năm 1951, và đã đi thuyết giảng nhiều nơi.
Là tác giả của một số sách tu đức (Dừng, Vươn, Sống…) và lịch sử ơn Cứu độ (Dân Chúa).
Linh mục Trần đức Huynh (1920-2007)
Sinh tại Ứng luật (Ninh bình). Nhập tiểu chủng viện Bùi chu, thụ phong linh mục năm 1947. Hiệu trưởng trường Trung học Hồ ngọc Cẩn (tại Bùi chu và Saigon).
Dạy Triết học tại các chủng viện. Sáng lập và làm giám đốc trường Hưng Đạo và Nguyễn bá Tòng, hai trường trung học lớn nhất tại Saigon lúc đó. Thành lập nhà in Nguyễn bá Tòng, trang bị nhiều kỹ thuật in ấn mới.
Di tản qua Hoa kỳ, phục vụ giáo dân tại San Antonio, rổi về hưu tại California.
Là một nhà giáo dục, ông đã viết nhiều sách giáo khoa (Đạo đức học; Luận lý học; Luận Triết học), ngoài ra còn sưu tầm các dữ liệu để viết kỷ yếu và lịch sử (Kỷ yếu địa phận Bùi chu; Lịch sử giáo phận Bùi chu; Đặc san Bùi chu…), cũng như cộng tác với các báo đạo để viết những bài về chính trị, lịch sử và xã hội, văn hóa, giáo dục…
Linh mục Nguyễn công Lý (1927- )
Sinh tại Thủ Nhai (Nam định). Gia nhập dòng Đa minh, thụ phong linh mục năm 1957. Du học tại Roma và Jerusalem, Manila (Phi luật tân) chuyên biệt về Thánh Kinh.
Giám đốc học viện Đa Minh (Thủ đức), và Viện trưởng đại học Minh Đức.
Ông viết nhiều bài có đề tài triết học, thần học và tu đức đăng trên các báo đạo, và các tác phẩm về Thánh kinh (như Tìm hiểu Thánh kinh) về Đức Mẹ (như Maria, Mẹ con).
Đức ông Mai đức Vinh (1935- )
Sinh tại Tĩnh Gia (Thanh hóa). Thụ phong linh mục năm 1965, làm giáo sư chủng viện Sao Biển (Nha Trang).
Gia nhập tu hội St Sulpice, và du học tại Roma, đậu hai bằng tiến sĩ về giáo luật và thần học mục vụ. Từ năm 1980 trở thành quản nhiệm giáo xứ Việt nam ở Paris.
Là tác giả của nhiều sách về tôn giáo (Hạnh các Thánh, 12 cuốn) và dịch thuật (Đức trinh khiết Kitô giáo; Tân Giáo luật; Giáo lý cho người trưởng thành, đặc biệt là bộ Tân lịch sử Giáo hội gồm 5 cuốn, mỗi cuốn trên 500 trang).
Linh mục Nguyễn thế Minh (1938- )
Sinh tại Quảng Trị. Học tại Providence (Huế) và giáo hoàng học viện (Đà lạt). Thụ phong linh mục năm 1967. Du học tại Roma đậu tiến sĩ thần học tu đức. Phụ trách chương trình Việt ngữ đài phát thanh Vatican từ 1979-1985.
Sáng lập tập san Hợp tuyển Thần học (1989) quy tụ nhiều nhà thần học Việt nam khắp các châu Âu, Á, Mỹ, Úc. Ngoài một số tác phẩm về tôn giáo ông còn hợp soạn với Ngô Minh cuốn Tự vựng Triết Thần căn bản (song ngữ Pháp Việt và Anh Việt).
Linh mục Chu quang Minh (1938- )
Sinh tại Thọ Ninh (Bắc Ninh), nhập chủng viện Đạo ngạn năm 12 tuổi. Bị động viên vào khóa 14 sĩ quan Thủ đức, sau giải ngũ trở về học tiếp tục và thụ phong linh mục năm 1968.
Hiệu trưởng trường trung học Phụng sự (Cần thơ) và Thánh Minh (Biên hòa).
Đậu bằng Cao học tâm lý tôn giáo và Tiến sĩ tâm lý giáo dục tại Hoa kỳ.
Sáng lập chương trình Thăng tiến Hôn nhân Gia đình và các khoá học Thăng tiến Hôn nhân được mở ở Hoa kỳ Canada, Âu châu và Nhật bản.
Ông đã viết hàng trăm bài nghị luận về tâm lý, và đặc biệt là bộ sách về tâm lý gồm 5 cuốn (Tâm lý thiêng liêng, cá nhân, giao tế, vào đời, gia đình,) Tâm lý thực nghiệm (bộ hai cuốn) cùng một số trước tác khác.
Linh mục Nguyễn chí Thiết (1938- )
Sinh tại Bảo Nhâm (Nghệ an). Nhập chủng viện năm 12 tuổi và thụ phong linh mục năm 1960.
Đậu cử nhân văn khoa (Saigon) và tiến sĩ thần học (Roma), còn nghiên cứu triết học Trung hoa tại Đài bắc và học ban Cao học Cổ ngữ Thánh kinh (Hy lạp, Do thái, Aram) tại Roma và là ứng viên Tiến sĩ Quốc gia Pháp.
Góp công vào bộ sách Khởi thảo Thần học Việt nam cùng với triết gia Phan đình Cho, và chủ trương Nguyệt san Lời Chúa.
Linh mục Vũ hùng Tôn (? - )
Gốc địa phận Huế, thụ phong linh mục năm 1967.
Du học tại Hoa kỳ, đậu bằng Cử nhân tâm lý, cao học về Cố vấn Tâm lý.
Chủ trương tủ sách Xuân Tâm. Là tác giả một số sách về tôn giáo và tâm lý (Tìm hiểu Đạo Chúa; Nói với bạn trẻ; Chuẩn bị đời sống Hôn nhân Công giáo), sách dịch (Nghe như truyện hoang đường; Sức mạnh của tư tưởng tích cực và tinh thần lạc quan; Quan niệm tổng hợp trong đời sống con người toàn bộ…).
Ông còn sáng tác âm nhạc (CD Tin tưởng nơi Chúa…) và ấn loát Thánh ca (Phụng ca lễ Hôn phối, Phụng ca Cộng đồng).
Linh mục Hồ ngọc Thỉnh (1944- )
Sinh tại Thanh hoá, thụ phong linh mục năm 1973. Du học tại Roma, đậu văn bằng Tiến sĩ Xã hội học. Hiện làm cha sở một xứ đạo tại Đức.
Thuyết trình nhiều lần tại Mỹ, Pháp và Đức về các đề tài Tuổi trẻ, Tình yêu, Gia đình trên căn bản văn hóa Việt nam.
Là tác giả nhiều sách tôn giáo (Suy niệm và sống lời Chúa; Chắp cánh cho hồn bay; Chúa Giêsu và Phụ nữ…) và giáo dục (Tuổi trẻ vào đời; Đi vào cuộc đời; Trong dòng đời tươi mát; Tình yêu và gia đình; Dấn thân cho gia đình…). Ông còn là dịch giả cuốn Bước qua ngưỡng cửa Hy vọng của Giáo hoàng Gioan Phaolô, xuất bản tại Mỹ và Đức.
Linh mục Nguyễn văn Thư (1944- ), bút hiệu Đường Phượng Bay
Sinh tại Bắc giang, thụ phong linh mục năm 1974, đậu Cao học Triết học tại đại học Văn khoa Đà lạt.
Sang Mỹ, ông làm quản nhiệm giáo xứ Việt nam San Jose và cha sở giáo xứ Mỹ St Patrick.
Là tác giả của 4 cuốn tiểu thuyết tôn giáo: Qua cửa Thần phù, Mây vẫn nhớ ngàn, Yêu mầu áo đen, Tạm biệt rừng hoa, và những tập sách nhỏ mang chủ đề giáo dục tôn giáo (Tại sao theo đạo Chúa; Căn bản đạo Chúa; Tinh hoa đạo Chúa; Dại khờ vì danh Chúa; Niềm vui có Chúa; Tìm Thiền trong đạo Chúa; Chuẩn bị hôn nhân Công giáo; Ngàn lẻ một truyện giáo dục tôn giáo …) Ngoài ra còn có sách dịch (Tấm lòng vàng) và rất nhiều bài nghị luận, biên khảo, thuyết giảng đăng trên các tạp chí giáo dục và mục vụ tại hải ngoại.
Linh mục Trần cao Tường (1948- )
Sinh tại Chí tĩnh (Ninh bình), thụ phong linh mục năm 1975. Du học Âu châu, đậu Cao học Triết học tại Roma và Cao học Tôn giáo học tại Mỹ. Hiện phục vụ tại tổng giáo phận New Orleans, Louisiana.
Ông dấn thân trong phong trào Canh Tân, Linh Thao, Thánh Linh, viết các tác phẩm về Tâm Linh như Đường đi tới nguồn; Suối nguồn tình yêu; Về nguồn Việt Đạo; Nẻo bước vươn cao… và về văn hóa Việt như Đi tìm nét văn hóa Việt; Đạo sống Dũng Lạc; Đường nở hoa Lê thị Thành… cũng như rất nhiều bài bình luận, khảo cứu về thần học và tu đức đăng trên nhiều tập san và mạng lưới điện toán.
Ông còn là tác giả những cuốn Tin Vui Thời Điểm như Vũ khúc thăng ca; Nhịp múa Sông Thanh; Khúc sáo ân tình...
Công trình đáng kể nhất hiện nay là chủ trương Mạng Lưới Dũng Lạc để triển dương văn hóa Việt với niềm tin Đạo Chúa. Mạng lưới Dũng Lạc rất có uy tín và được nhiều người truy cập, cả trong giới không Công giáo.
Ông còn là người khởi xướng trang ảnh chiêm/niệm/thiền cùng với nhiếp ảnh gia Nguyễn Đức Cung, kết hợp những tấm ảnh chụp nghệ thuật với thơ với nhạc để nâng hồn người lên cao.
Linh mục Trần Đoàn (1950- ), bút hiệu Lã mộng Thường
Sinh tại Phúc Nhạc (Ninh bình). Năm 20 tuổi mới bước vào bậc tu trì. Đậu bằng Tiến sĩ Thần học và Thụ phong linh mục năm 1988, phục vụ tại một giáo xứ Mỹ.
Ông là tác giả của một số sách (Tiếng nói con tim; Hương hoa dân Việt; Ước vọng mùa xuân; Mảnh vụn suy tư…, và bộ sách Linh mục, Người là ai? gồm hai cuốn.
Linh mục Vũ Thành (1947- )
Sinh tại Ninh bình, thụ phong linh mục năm 1975. Du học tại Hoa kỳ và Roma, đậu Cao học giáo dục và Thần học Truyền giáo. Phục vụ tại đài phát thanh Vatican. Hiện đang làm mục vụ tại một giáo xứ Việt nam ở vùng Houston.
Là tác giả của một công trình lớn, đó là bộ sách Dòng máu anh hùng gồm 3 tập, dầy trên 1000 trang, về lịch sử những cuộc bách hại đạo Công giáo dưới thời các vua chúa tại Việt nam. Cuốn sách rất có giá trị về phương diện sử liệu.
Linh mục Nguyễn trọng Tước (1951- ), bút hiệu Nguyễn Tầm Thường
Sinh tại Bắc ninh. Tốt nghiệp tiến sĩ Thần học và Tu đức tại Hoa kỳ và thụ phong linh mục năm 1989. Phục vụ tại trại tị nạm Palawan (Phi luật tân) và Trung tâm truyền hình Kuangchi (Đài loan).
Là tác giả của những tập thơ (Tình thơ thập giá; Mùa hoa trên thánh giá gỗ…) suy niệm và cầu nguyện (Nước mắt và hạnh phúc; Con biết con cần Chúa; Viết trong tâm hồn; Nước mắt từ bên trong; Những trang nhật ký của một linh mục; Đi tìm kẻ trừ tà; Mùa Chay và con sâu bướm; Cô đơn và sự tự do; Đường đi một mình…) và truyện ngắn (Đường về Thượng trí…) cùng rất nhiều bài báo về các vấn đề tu đức, giới trẻ, giáo dục, gia đình và xã hội.
Linh mục Bửu Dưỡng (1904-1986)
Dòng dõi hoàng tộc, trở lại theo Công giáo, nhập dòng Đa minh, thụ phong linh mục năm 1940.
Giáo sư tại các trường đại học ở Hà nội, Saigon, Huế và Đà lạt từ 1952 đến 1975.
Là tác giả của một số sách tôn giáo (Ngài là ai?; Ngài muốn gì?; Ngài ở đâu?...), triết học (Tứ thư giải luận, Triết học quan…) và lịch sử (Tùng Thiện vương).
Linh mục Lương Kim Định (1914- 1997)
Sinh tại Nam định, thụ phong linh mục năm 1943. Du học Pháp, tốt nghiệp Triết học và Nho học tại Paris.
Từ năm 1958, giáo sư các trường đại học Văn khoa Saigon, Đà lạt, Vạn hạnh, Minh đức, Thành nhân và An giang.
Sáng lập chủ thuyết An Vi và Việt Nho.
Hoàn thành bộ Việt Nho và Việt triết gồm 20 cuốn đã xuất bản tại Việt nam. Tại Hoa kỳ, ông viết thêm 3 cuốn: Hùng Việt sử ca; Pho tượng đẹp nhất của Việt tộc; Hoa kỳ và thế chiến lược toàn cầu), tổng cộng có đến 45 cuốn (một số chưa được ấn hành) và tham dự nhiều hội nghị về triết học tại nhiều nơi trên thế giới.
Tổ chức An Vi hiện đang hoạt động ở nhiều châu lục.
Linh mục Lê văn Lý (1913-1992)
Sinh tại Bút đông (Hà nam). Du học Pháp và thụ phong linh mục năm 1941, tốt nghiệp cử nhân Hán văn và Nhật ngữ, ngoài ra còn thông thạo Anh văn và La ngữ. Đậu bằng tiến sĩ quốc gia Pháp về văn chương.
Giáo sư ngữ học tại đại học Văn khoa Saigon, Huế, và Viện trưởng viện đại học Đà lạt.
Là người đầu tiên trình bầy ngữ pháp Việt nam theo cấu trúc tiếng Việt trong cuốn Sơ thảo ngữ pháp Việt nam (Le parler Vietnamien).
Linh mục Cao văn Luận (1910-1986)
Sinh tại Hà tĩnh, thụ phong linh mục năm 1939. Du học Pháp, về nước dạy tại trường Quốc học Huế. Từ 1957 đến 1963 là Viện trưởng viện đại học Huế.
Sáng lập và chủ nhiệm tạp chí Đại học, và là tác giả của nhiều sách giáo khoa triết học (Tâm lý học; Đạo đức học; Luận lý học; Phương pháp luận; Năng lực tinh thần; Ký ức và vật chất; Ý thức luận…) và bộ sách hồi ký Bên giòng lịch sử (hai cuốn).
Đức ông Trần văn Hiến Minh (1919-2003)
Sinh tại Giao thủy (Nam định). Du học tại Roma, thụ phong linh mục năm 1944. Đậu tiến sĩ thần học tại đây và cử nhân Xã hội học tại Pháp.
Giáo sư triết học tại trường Chu văn An (Hà nội và Saigon,) Hồ ngọc Cẩn, Trưng vương, Hưng Đạo, Nguyễn bá Tòng, Trường Sơn…và các trường đại học Văn khoa Saigon, Minh Đức…
Biên soạn nhiều sách giáo khoa triết học (Triết học tổng quát; Tâm lý học; Siêu hình học; Luận lý học; Đạo đức học…) và thần học (Thượng đế học; Nhân loại học siêu nhiên; Tiên tri học; Kytô học…)
Đức ông Trần ngọc Thụ (1918- 2002)
Sinh tại Kim sơn (Ninh bình). Du học tại Roma, thụ phong linh mục năm 1932, đậu bằng tiến sĩ Thần học và Triết học.
Chánh văn phòng tòa khâm sứ Tòa thánh Việt Miên Lào từ 1957 đến 1975. Phục vụ trong văn khố bộ Ngoại giao Tòa thánh tại Roma, và cáo thỉnh viên vụ phong thánh 117 chân phước tử đạo Việt nam. Là người Việt (và Á châu) đầu tiên được chọn làm Bí thư cho Giáo hoàng.
Viết khá nhiều sách đủ loại bằng tiếng Việt, Pháp và Ý để giới thiệu con người và văn hóa Việt nam cho thế giới. Sách đạo: Đức Mẹ Fatima Bình lợi; Thánh Gioan Maria Vianney; Kinh Lạy Cha; Chân dung chị Elizabeth Chúa Ba ngôi; Chúa Thánh Thần và bẩy hồng ân…) sách lịch sử: Giáo hội Việt nam (bộ ba cuốn); Lịch sử giáo phận Phát diệm; Các tôn giáo tại Việt nam…; sách kỷ yếu: Phong thánh tử đạo Việt nam…
Linh mục Đinh xuân Nguyên (1924-1989), bút hiệu Thanh Lãng
Sinh tại Thanh hoá, thụ phong linh mục năm 1950. Du học tại Roma và Thụy sĩ, đậu bằng Tiến sĩ văn chương.
Giáo sư đại học Văn khoa Saigon từ 1957 và chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt nam.
Tác giả nhiều sách về văn học (Văn chương bình dân; Văn học Chữ nôm; Biểu nhất lãm văn học cận đại; Bảng lược đồ văn học Việt nam (2 tập) và bộ Văn học Việt nam: đối kháng Trung hoa (cuốn 1), thế hệ dấn thân yêu đời (cuốn 2); Phê bình văn học thế hệ 1932. Ngoài ra ông còn viết về ảnh hưởng của tôn giáo đối với văn chương (Văn chương tôn giáo 3 thế kỷ đầu; Nền văn chương ảnh hưởng Kitô giáo…)
Linh mục Vũ đình Trác (1927-2003)
Đậu bằng cử nhân và tiến sĩ về Triết học tại Đài loan và Nhật bản.
Là tác giả một số sách giáo khoa (Việt văn bình giảng; Văn học sử Việt nam; Triết học Đông phương; Giáo hội học ứng dụng…), tiểu thuyết (Đời anh), thơ (Đắc đạo thi nhân; Muôn điệu tình ca…), hồi ký (Bên kia bức màn tre; Rồng xanh ngục đỏ…), sách tôn giáo (Tràng châu Mân côi), triết học (Triết lý chấp sinh Nguyễn công Trứ; Triết lý nhân bản Nguyễn Du…), và nghiên cứu (Kiến trúc Việt nam với mái nhà cong; Công giáo Việt nam trong truyền thống văn hóa dân tộc; 100 cây thuốc vạn linh…)
Linh mục Ngô duy Linh (1922-1998)
Sinh tại Trực Ninh (Nam định), thụ phong linh mục năm 1952. Du học Pháp về ngành âm nhạc.
Giáo sư về hòa âm tại tại nhạc viện quốc gia Saigon. Lập ban hợp ca Chim Việt hát cho đài phát thanh Sàigòn.
Viện trưởng Nhạc viện Huế từ 1961 đến 1964. Phó viện trưởng đại học Đà lạt từ 1964-1968.
Ông viết hòa âm cho nhiều bản thánh ca Việt nam (như Tiếng nhạc oai hùng của Hải Linh) và là tác giả của một số bản thánh ca (Ngày vinh thắng… ) cũng như bộ lễ Thánh ca Tiệc ly đậm mầu sắc và âm hưởng dân tộc.
Linh mục Tiến Dũng (1926- )
Sinh tại Hà đông. Du học tại Roma, tốt nghiệp thần học và âm nhạc, và sang Tây Đức nghiên cứu thêm về âm nhạc cổ điển. Thụ phong linh mục năm 1954.
Năm 1967 là trưởng ban thánh nhạc toàn quốc. Lập trường Suối nhạc và giảng dạy tại Nhạc viện quốc gia Sàigòn về nhạc lý, hòa âm, đối âm, sáng tác, dương cầm, phong cầm…
Khoa trưởng phân khoa Nhân văn Nghệ thuật tại đại học Minh Đức từ 1972 đến 1975. Dạy âm nhạc tại viện Ca Vũ Nhạc Kịch Thành phố HCM từ 1978.
Là tác giả của nhiều sách giáo khoa về âm nhạc và một số bản thánh ca như Trăm triệu lời ca, Con yêu Chúa, Dâng lên Ba Ngôi, Khi con suy tưởng, Con linh mục…
Linh mục Nguyễn Phương (1921- 1993)
Sinh tại Quảng Bình, thụ phong linh mục năm 1949. Du học tại Pháp, tốt nghiệp cao học sử tại đại học Sorbonne (Paris)
Giáo sư sử học tại đại học Huế và xuất ngoại nhiều lần để nghiên cứu sử học tại Mỹ, Đài loan, Phi luật tân và Pháp.
Tác giả của nhiều sách sử học giá trị: Sự quan trọng của Đông Phương trước mặt quốc tế; Liên lạc giữa Mỹ và Việt nam; 80 năm Việt sử; 125 năm thế giới sử; Phương pháp sử học; Việt nam thời khai sinh; Việt nam thời bành trướng….
Linh mục Trần phúc Long (1922-?)
Sinh tại Phú Vinh (Ninh bình). Du học Pháp, đậu Cao học về ba sinh ngữ Pháp, Ý, Anh. Thụ phong linh mục năm 1948.
Hiệu trưởng trường Trần Lục (Phát diệm và Sàigòn).
Giáo sư Anh văn trường đại học từ 1965-1975.
Viết cho nhiều báo đạo tại hải ngoại, và xuất bản nguyệt san Đồng Tiến tại California.
Là tác giả nhiều sách về xã hội và tôn giáo: Đấng Cứu chuộc nhân thế; Thực hiện lao động; Lớp tông đồ giáo dân.. và những sách kỷ yếu và lịch sử: Kỷ yếu Phát diệm 1891-1991; Những trại cùi Việt nam; 25 giáo phận Việt nam….
Linh mục Thiện Cẩm (1933- )
Chính tên là Trần minh Cẩm, sinh tại Bùi chu. Du học Pháp, đậu cử nhân Thần học, và sau đó đậu tiến sĩ đệ tam cấp về Triết Đông tại đại học Sorbonne (Paris).
Từ 1968 dạy triết học Phật giáo tại đại học Đà lạt.
Ông viết nhiều sách về triết học (Kitô giáo với các tôn giáo khác; Quan niệm giải thoát trong Phật giáo…), về thần học (Cỏ dại bên đường (500 trang); Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu thế; Hoa trong kẽ đá…) về thánh ca (Hát lên bài ca mới; Trăm triệu lời ca; Bài ca suy tôn; Ca tụng Thiên Chúa) và dịch phẩm Lời ca bái biệt (thơ của Tagore).
Hiện ông thường viết những bài thần học “giải phóng” đăng trên báo Công giáo và Dân tộc ở Sàigòn.
Linh mục Nguyễn Hưng (1934- )
Thụ phong linh mục năm 1958. Giảng dậy tại các trường Hưng Đạo, Nguyễn bá Tòng. Du học Pháp, đậu tiến sĩ đệ tam cấp trường đại học Sorbonne (Paris)
Dạy ngữ học tại các đại học Sàigòn, Đà lạt, Duyên hải, Tiền giang và Cao đài.
Là tác giả của nhiều sách giáo khoa (Giảng văn; Văn học sử; Étude phonologique des tons Sino-Vietnamiens; Ngôn ngữ học đại cương…) và sách dịch (Ký hiệu học thi ca…) cũng như sách về thần học, tu đức (Cuộc đời chiến đấu; Người nữ tu hôm nay; Người giáo dân học tập về cơ cấu giáo hội; Giới thiệu Lời Chúa; Hiệu đính và chú thích các Thánh Truyện của Majorica…)
Linh mục Đỗ quang Chính (1929- )
Tên thực là Đỗ tường Uông, thụ phong linh mục năm 1958. Dạy sử học cho các trường Nguyễn bá Tòng và Hưng Đạo.
Du học Pháp, đậu bằng tiến sĩ sử học. Dạy sử học cho các đại học Đà lạt, Huế, Minh Đức và Giáo hoàng học viện.
Ngoài nhiều bài báo nghiên cứu về sử học và chữ quốc ngữ đăng trong các báo đại học và Công giáo, ông còn là tác giả nhiều sách giáo khoa (Việt sử, Sử Địa…) và nghiên cứu (Người thời đại; Chính trị Nhật bản) cũng như lịch sử (Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659).
Linh mục Chu Công (?)
Thuộc dòng khổ tu Trappist tại Hoa kỳ. Là một Zen Master (Thiền sư) từng hướng dẫn thiền học cho nhiều thế hệ tu sĩ, giáo sĩ Hoa kỳ. Là tác giả của những bài nghiên cứu đăng trong các báo tại Mỹ: Thiền và Thần học Á đông; Phục sinh và tái sinh; Mẹ Từ bi trong giáo lý Công giáo và Quan âm trong Phật giáo; Comtemplative Experience . Ông còn là tác giả cuốn Thức tỉnh tôn giáo: Đông và Tây.
Từng giữ chức Viện phụ tu viện Jordan Trappist ở Phi luật tân.
Linh mục Trần tam Tỉnh (1929- )
Sinh tại Giáo lạc (Nam định). Du học tại Roma, đậu tiến sĩ luật, thụ phong linh mục năm 1956 và sau đó là tiến sĩ văn chương tại Thuỵ sĩ, rồi qua Pháp.
Dạy cổ học tại đại học Laval (Quebec).
Là tác giả của 13 tác phẩm khảo cổ (Le culte d’Isis à Pompei; Le culte des divinités Orientales à Herculanum; Tôi về Hà nội; Trở về nguồn; Dieu et César; I cattolici nella storia del Vietnam…) và năm sáu chục bài nghiên cứu đăng trong các tạp chí chuyên môn bằng nhiều ngôn ngữ.
Ông còn là tác giả cuốn sách gây nhiều tranh luận: Thập giá và Lưỡi gươm.
Linh mục Hồng Kim Linh (1939- )
Sinh tại Mỏ Cày (Bền tre). Thụ phong linh mục năm 1965. Du học Âu châu, đậu cử nhân Thần học tại Roma, cử nhân và cao học Triết lý tại Paris, Tiến sĩ Đông nam Á học và Tiến sĩ ngữ học cũng tại Paris.
Là tác giả của một số sách sử học (Người Việt; Người Nhật dưới con mắt người Việt…) và nhiều tiểu luận dài về văn hóa Việt nam: Người Việt, chữ Việt; Định duyên lập phận lứa đôi qua ngôn ngữ; Người chết nói về sự sống bên kia theo cái nhìn Thần học và Triết học…)
Đức ông Đinh đức Đạo (1945- )
Sinh tại Thức Hóa (Bùi chu). Du học Roma, đậu tiến sĩ thần học và tiến sĩ truyền giáo học.
Thông thạo tiếng Anh, Ý, Pháp và Tây ban nha. Tham dự nhiều hội nghị quốc tế về truyền giáo.
Là tác giả của hàng trăm bài tiểu luận viết bằng ba ngôn ngữ, điển hình như La Sposa sul Monte; Il Contributo dell’Asia per una Chiesa comtemplative e Missionara; Tu mi hai chiamato; My witness; Building the Church in Pluricultural Asia; Mission pour le Troisième Millénaire…
Linh mục Phan đình Cho (1946- )
Sinh tại Nha trang. Du học tại Hong Kong, Luân đôn, Roma, đậu các bằng cử nhân Triết học, Thần học; Cao học Thần học và Tiến sĩ Thần học, Tiến sĩ Triết học.
Giáo sư triết học viện Salesian (Hong Kong và Đà lạt), dạy tại Dallas (Texas) và trở thành Khoa tưởng phân khoa Thần học tại đây.
Năm 1988, dạy Đại học Công giáo Hoa kỳ và trở thành khoa trưởng phân khoa Thần học năm 1992.
Ông là tác giả của nhiều sách về thần học, phong phú và uyên thâm, thuộc hàng những học giả hàn lâm trên thế giới (Social Thought, Eternity in Time, Grace and the Human Condition, Evil and Religions…) cùng rất nhiều tiểu luận (khoảng từ 200 đến 300 bài) về các hệ thống Thần học, chuyển biến Thần học, Tân Thần học, điểm sách và bình luận Thần học.
Linh mục Phan tấn Thành (1946- )
Sinh tại Bình hòa (Gia định), nhập tu dòng Đa minh. Du học tại Tây ban nha, thụ phong linh mục năm 1972, qua Roma học và đậu tiến sĩ Giáo luật và tiến sĩ Thần học.
Làm giáo sư, rồi phó khoa trưởng và khoa trưởng phân khoa Thần học đại học Angelicum tại Roma.
Là tác giả nhiều tiểu luận về thần học và luật học bằng tiếng Anh, tiếng Ý, cùng biên tập các bài về giáo luật và thần học cho đài phát thanh Vatican. Ông cũng là tác giả ba tác phẩm lớn: Bộ Giáo luật; Chú giải bộ Giáo luật; Thánh mẫu học.
Linh mục Vũ kim Chính (1948- )
Sinh tại Kim sơn (Ninh bình). Du học Áo quốc và đậu tiến sĩ Triết học tại đây. Thụ phong linh mục năm 1977 và làm mục vụ cho đồng bào tị nạn tại Áo.
Năm 1980 đi truyền giáo tại Đài loan và gia nhập dòng Tên. Dạy Triết học và Tôn giáo học tại đại học Fujen (Phụ Nhân).
Đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế về Triết học, văn hóa, xã hội tại nhiều nơi trên thế giới.
Là tác giả nhiều sách bằng ngoại ngữ (Transcendentales Ego in E. Husseirls; Religiouskritik bei K. Marx and Ihoe Geschichtliche Wirkugen; Liberation Theology…) và nhiều tham luận (Thần học bản vị hóa; Ôn cố nhi tri tân; Human Rights in the Chinese Context; Dân Chúa giữa trần gian; Giá trị văn hóa Việt nam theo lối nhìn của J. Hebermas; Hội ngộ Đông Tây…) và đóng góp cho cuốn tự điển bách khoa dầy 1000 trang: The Dictionary of Asian Christinanity.
Giám mục Nguyễn thái Hợp (1945- )
Sinh tại Nghi Lộc (Nghệ an). Nhập dòng Đa minh, thụ phong linh mục năm 1972. Du học tại Thụy sĩ, đậu tiến sĩ Triết học.
Thông thạo tiếng Tây ban nha, ông qua Peru dạy tại đại học Lima. Làm viện trưởng viện Thần học Gioan XXIII tại Lima, và giảng dạy tại nhiều đại học ở Peru, Ba tây và Roma.
Tham gia nhiều hội nghị quốc tế về triết học và thần học. Thông thạo các ngoại ngữ Pháp, Latinh, Ý, Anh, Tây ban nha, và là tác giả nhiều sách triết học và thần học (Humanisme marxiste face à Dieu; Hacia una etica desde probes; Iglesia, Pueblo de Dios; Yves Congar: Con người và tư tưởng; Đường vào thần học về tôn giáo…) cùng nhiều tiểu luận bằng Việt ngữ về các đề tài triết học, thần học và giáo dục, văn hóa.
Mới được tòa thánh bổ nhiệm làm giám mục cai quản giáo phận Vinh từ tháng 5 năm 2010.
Linh mục Đào quang Chính (1953- )
Sinh tại Phát diệm (Ninh bình), nhập dòng Đa minh. Tốt nghiệp cao học thần học tại Berkeley, California. Thụ phong linh mục năm 1982, đậu bằng tiến sĩ giáo dục tại Houston (Texas).
Ông viết nhiều cuốn sách về văn hóa và giáo dục bằng tiếng Anh và tiếng Việt (Mái ấm gia đình; Dominican Laity and the Year 2000; Speak and Write Fluently in English, French and Vietnamese; Able to understand Spanish and Latin…) và nhiều tập biên khảo, bình luận về nhiều lãnh vực (Tuổi thanh niên và giáo dục tính dục; Tự hào là người Việt nam; Vietnamese-American Priests; Faith, Culture and Evangelization to the Vietnamese Community…) cùng mấy chục bài tiểu luận về các vấn đề văn hóa, giáo dục, gia đình, tuổi trẻ và tôn giáo đăng trên các báo.
Linh mục Hoàng Diệp (1924-2008)
Chính tên là Nguyễn quang Diệp, sinh tại Vĩnh Hiền (Thừa thiên), thụ phong linh mục trong Dòng Chúa Cứu thế năm 1954.
Là tác giả của nhiều nhạc bản nổi tiếng (Hội nhạc thiên quốc; Tiếng hát thiên thần; Kìa Bà nào; Tình ca của mẹ; Dưới chân Thánh giá; Tôi kết hiệp…) và các tập thơ (như Trường ca ân sủng; Hương Thơ; Trong ánh Tin mừng…)
Đức Ông Lê xuân Hoa (1926- ) bút hiệu Xuân Ly Băng
Sinh tại Diễn châu (Nghệ an). Thụ phong linh mục năm 1959.
Giáo sư tiểu chủng viện và Tổng đại diện giáo phận Phan thiết.
Tác giả của hơn 10 tập thơ (Thơ kinh; Hương kinh; Nỗi niềm; Trầm tư; Sử thi…; đặc biệt là trường thi 1000 câu Bài ca Thương khó.
Tài liệu tham khảo: Công giáo Việt nam trong truyền thống văn hóa dân tộc (Vũ đình Trác, California 1996).
Wikipedia
Mạng Lưới Dũng Lạc