Phụng Vụ - Mục Vụ
Tội lỗi và Ơn thánh
Lm. Anphong Trần Đức Phương
07:53 07/06/2010
TỘI LỖI và ƠN THÁNH
(CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN, NĂM C)
Chúa Nhật hôm nay nói đến tình thương xót bao la của Thiên Chúa đối với những tội nhân biết nhìn nhận tội lỗi mình và thành thật ăn năn sám hối. Bài Đọc I (2 Samuel 12:7-10,13): Vua David đã được Chúa chọn và xức dầu để làm Vua Israel, nhưng ông đã phạm tội thật nặng nề; tuy nhiên ông đã thật lòng ăn năn tội lỗi và Thiên Chúa đã tha tội cho ông. Bài Đọc II (Galat 2:16, 19-21): Chúng ta được công chính hoá là nhờ lòng tin vào Chúa Kitô, Đấng đã chịu chết để đền tội lỗi chúng ta; theo gương Thánh Phaolô “chúng ta hãy sống trong lòng tin tuyệt đối vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã yêu thương chúng ta và hy sinh chính mình cho chúng ta.” Bài Phúc Âm (Luca 7:36- 8:3): Người đàn bà tội lỗi đã đến với Chúa Giêsu và khóc lóc ăn năn sám hối tội lỗi và vì thế “tội của bà thật nhiều, nhưng đã được thứ tha.”
Chính vì để cứu chuộc tội lỗi chúng ta, mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã “Xuống Thế Làm Người” và chịu khổ nạn chịu chết trên Thánh Giá. Chúa Giêsu đến là để tìm kiếm những người tội lỗi, như Chúa đã nói với người Do Thái: “Ta đến không phải để tìm người công chính nhưng tìm người tội lỗi biết sám hối ăn năn.” (Luca 5:32). Trong Phúc âm còn ghi nhiều Dụ Ngôn Chúa Giêsu đã kể để nói lên tình thương xót của Thiên Chúa đối với các tội nhân khi họ thật lòng nhìn nhận tội lỗi của mình và ăn năn sám hối, như dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” (Luca 15:11-32), dụ ngôn “Con Chiên Lạc” (Luca 15:4-7), dụ ngôn “Đồng Bạc Bị Đánh Mất” (Luca 15:8-10).
Xét ra thì tội của Vua Đavít thật là nặng nề, xấu xa (Xin xem 2 Samuel chương 11); nhưng khi Tiên Tri Nathan được Thiên Chúa sai đến để nói cho Nhà Vua biết, Vua đã không tự ái, nỗi giận với tiên tri, nhưng đã khiêm nhường nhận tội của mình và xin Chúa tha thứ. Đó là lòng sám hối ăn năn. Người đàn bà trong Bài Phúc Âm hôm nay cũng thật sự là kẻ tội lỗi xấu xa mà cả thành phố điều biết; nhưng do lòng sám hối, khóc lóc tội lỗi của mình, nên Chúa đã sẵn sàng tha thứ cho bà. Người “trộm lành” cũng bị treo trên thập tự giá ở bên Chúa, đã nhìn nhận tội mình và cho mình bị khổ hình là xứng đáng với tội mình và xin Chúa cứu vớt, Chúa Giêsu đã nói với anh “Ngay hôm nay con được ở trên Thiên Đàng với Ta.” (Luca 23:39-43)
Khiêm nhường ăn năn sám hối tội lỗi là điều kiện để được Chúa Thứ Tha: Để dọn đường cho Chúa, Thánh Gioan đã ‘ban phép Rửa Thống Hối để được ơn tha tội” tại dòng sông Giodan (Matcô 1:4-5). Bắt đầu công cuộc rao giãng “Tin Mừng của Thiên Chúa” Chúa Giêsu đã nói “Nước Thiên Chúa đã đến gần, ANH EM HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG.” (Matcô 1: 14-15). Lời này được lập đi lập lại khi chủ tế xức tro trên đầu chúng ta trong ngày Thứ Tư Lễ Tro mở đầu mùa Chay Thánh.
Trong đêm Vọng Phục Sinh, phần Công Bố Tin Mừng Phục Sinh, chúng ta được nghe hát thật long trọng những lời rất cảm động sau đây: “Ôi lòng Chúa thương chúng ta thật lạ lùng. Ôi lòng Chúa Thương Xót không thể đo lường được. Để cứu chuộc người tôi tớ, Chúa đã nộp chính con mình. Ôi tội Adong thật cần thiết, tội đã được tẩy xóa nhờ sự chết của Chúa Kitô. Ôi “TỘI HỒNG PHÚC”, vì đã đem lại Đấng Cứu Chuộc thật cao cả.”
Tội Lỗi và Ơn Thánh! Tội Lỗi đã đem lại Ơn Thánh! Tin ở lòng thương xót của Chúa đối với tội nhân, chúng ta hãy năng đến với Chúa qua Bí Tích Hòa Giải (Giải Tội) để được ơn thứ tha các lỗi lầm và được ban thêm Ơn Thánh Hóa. Bí Tích Hòa Giải thật là một kỳ công của Lòng Thương Xót Chúa. Nhờ Bí Tích Hòa Giải mà bao nhiêu tội nhân đã được thứ tha và trở về đường ngay nẻo chính. Đọc tiểu sử các vị thánh, chúng ta thấy nhiều vị đã trải qua cuộc đời thật tội lỗi xấu xa, nhưng nhờ biết sám hối lỗi lầm và lĩnh nhận Bí Tích Hòa Giải nên đã được Ơn Thánh giúp để thật lòng từ bỏ tội lỗi và từ bỏ mọi sự để hiến dâng cuộc đời phụng sự Chúa và nhân loại, đan cử như trường hợp Charles de Foucauld (1858-1916), Thomas Merton (1915-1968). “Vị thánh nào cũng có một qúa khứ, và tội nhân nào cũng có một tương lai!”
Trong Thánh Lễ hôm nay chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta luôn biết tin vào lòng thương xót của Chúa và ăn năn sám hối lỗi lầm trở về với Chúa; xin cho chúng ta luôn biết khiêm nhường, thắng tính tự ái, để biết lắng nghe những lời chân thành cảnh tỉnh chúng ta mà sửa đổi lỗi lầm (như trường hợp Vua Đavít dù là ông Vua uy quyền, nhưng khi nghe Tiên Tri Nathan cảnh tỉnh, Vua đã nhận tội mình ngay và sám hối ăn năn); xin Chúa cũng cho chúng ta biết noi gương lòng nhân từ của Chúa để biết quãng đại tha thứ các lỗi lầm người khác gây cho chúng ta (xin xem Mátthêu 18:21-22); xin cho chúng ta không xét đoán ai, nhưng luôn có lòng yêu thương giúp đở những người trót sa ngã phạm tội được lòng ăn năn sám hối và sửa đổi đời sống; đặc biệt nếu đó lại là người chồng hay người vợ, hay những người con thân yêu của chúng ta.
(CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN, NĂM C)
Chính vì để cứu chuộc tội lỗi chúng ta, mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã “Xuống Thế Làm Người” và chịu khổ nạn chịu chết trên Thánh Giá. Chúa Giêsu đến là để tìm kiếm những người tội lỗi, như Chúa đã nói với người Do Thái: “Ta đến không phải để tìm người công chính nhưng tìm người tội lỗi biết sám hối ăn năn.” (Luca 5:32). Trong Phúc âm còn ghi nhiều Dụ Ngôn Chúa Giêsu đã kể để nói lên tình thương xót của Thiên Chúa đối với các tội nhân khi họ thật lòng nhìn nhận tội lỗi của mình và ăn năn sám hối, như dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” (Luca 15:11-32), dụ ngôn “Con Chiên Lạc” (Luca 15:4-7), dụ ngôn “Đồng Bạc Bị Đánh Mất” (Luca 15:8-10).
Xét ra thì tội của Vua Đavít thật là nặng nề, xấu xa (Xin xem 2 Samuel chương 11); nhưng khi Tiên Tri Nathan được Thiên Chúa sai đến để nói cho Nhà Vua biết, Vua đã không tự ái, nỗi giận với tiên tri, nhưng đã khiêm nhường nhận tội của mình và xin Chúa tha thứ. Đó là lòng sám hối ăn năn. Người đàn bà trong Bài Phúc Âm hôm nay cũng thật sự là kẻ tội lỗi xấu xa mà cả thành phố điều biết; nhưng do lòng sám hối, khóc lóc tội lỗi của mình, nên Chúa đã sẵn sàng tha thứ cho bà. Người “trộm lành” cũng bị treo trên thập tự giá ở bên Chúa, đã nhìn nhận tội mình và cho mình bị khổ hình là xứng đáng với tội mình và xin Chúa cứu vớt, Chúa Giêsu đã nói với anh “Ngay hôm nay con được ở trên Thiên Đàng với Ta.” (Luca 23:39-43)
Khiêm nhường ăn năn sám hối tội lỗi là điều kiện để được Chúa Thứ Tha: Để dọn đường cho Chúa, Thánh Gioan đã ‘ban phép Rửa Thống Hối để được ơn tha tội” tại dòng sông Giodan (Matcô 1:4-5). Bắt đầu công cuộc rao giãng “Tin Mừng của Thiên Chúa” Chúa Giêsu đã nói “Nước Thiên Chúa đã đến gần, ANH EM HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG.” (Matcô 1: 14-15). Lời này được lập đi lập lại khi chủ tế xức tro trên đầu chúng ta trong ngày Thứ Tư Lễ Tro mở đầu mùa Chay Thánh.
Trong đêm Vọng Phục Sinh, phần Công Bố Tin Mừng Phục Sinh, chúng ta được nghe hát thật long trọng những lời rất cảm động sau đây: “Ôi lòng Chúa thương chúng ta thật lạ lùng. Ôi lòng Chúa Thương Xót không thể đo lường được. Để cứu chuộc người tôi tớ, Chúa đã nộp chính con mình. Ôi tội Adong thật cần thiết, tội đã được tẩy xóa nhờ sự chết của Chúa Kitô. Ôi “TỘI HỒNG PHÚC”, vì đã đem lại Đấng Cứu Chuộc thật cao cả.”
Tội Lỗi và Ơn Thánh! Tội Lỗi đã đem lại Ơn Thánh! Tin ở lòng thương xót của Chúa đối với tội nhân, chúng ta hãy năng đến với Chúa qua Bí Tích Hòa Giải (Giải Tội) để được ơn thứ tha các lỗi lầm và được ban thêm Ơn Thánh Hóa. Bí Tích Hòa Giải thật là một kỳ công của Lòng Thương Xót Chúa. Nhờ Bí Tích Hòa Giải mà bao nhiêu tội nhân đã được thứ tha và trở về đường ngay nẻo chính. Đọc tiểu sử các vị thánh, chúng ta thấy nhiều vị đã trải qua cuộc đời thật tội lỗi xấu xa, nhưng nhờ biết sám hối lỗi lầm và lĩnh nhận Bí Tích Hòa Giải nên đã được Ơn Thánh giúp để thật lòng từ bỏ tội lỗi và từ bỏ mọi sự để hiến dâng cuộc đời phụng sự Chúa và nhân loại, đan cử như trường hợp Charles de Foucauld (1858-1916), Thomas Merton (1915-1968). “Vị thánh nào cũng có một qúa khứ, và tội nhân nào cũng có một tương lai!”
Trong Thánh Lễ hôm nay chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta luôn biết tin vào lòng thương xót của Chúa và ăn năn sám hối lỗi lầm trở về với Chúa; xin cho chúng ta luôn biết khiêm nhường, thắng tính tự ái, để biết lắng nghe những lời chân thành cảnh tỉnh chúng ta mà sửa đổi lỗi lầm (như trường hợp Vua Đavít dù là ông Vua uy quyền, nhưng khi nghe Tiên Tri Nathan cảnh tỉnh, Vua đã nhận tội mình ngay và sám hối ăn năn); xin Chúa cũng cho chúng ta biết noi gương lòng nhân từ của Chúa để biết quãng đại tha thứ các lỗi lầm người khác gây cho chúng ta (xin xem Mátthêu 18:21-22); xin cho chúng ta không xét đoán ai, nhưng luôn có lòng yêu thương giúp đở những người trót sa ngã phạm tội được lòng ăn năn sám hối và sửa đổi đời sống; đặc biệt nếu đó lại là người chồng hay người vợ, hay những người con thân yêu của chúng ta.
Niềm tin trên biển cả
Jos. Tú Nạc, NMS chuyền ngử
09:27 07/06/2010
Đó là một buổi sáng tháng Mười êm ả tại Tunnels Beach, Hawaii vào năm 2003. Bethany Hamilton và vài người bạn của cô quyết định đi lướt sóng. Lướt sóng là môn thể thao phổ biến ở Hawaii. Những người lướt sóng đứng, giữ thăng bằng trên ván lướt và cưỡi những ngọn sóng trên đại dương. Những ngọn sóng ở Tunnels Beach là những ngọn sóng khổng lồ. Đôi khi nó vọt cao tới 25 mét! Nhưng không thành vấn đề đối với Bethany. Cô bé mới mười bốn tuổi. Nhưng có đã trở thành một tay lướt sóng cự phách. Cô đã thắng nhiều trận tranh tài môn lướt sóng.
Ngày tháng Mười hôm ấy, Bethany đã vượt xa ra biển, cô nằm sấp trên ván lướt. Cánh tay phải của cô nắm ván, tay trái buông thõng xuống nước. Cô đang chờ đợi một ngọn sóng. Nhưng rồi một điều gì đó đã xảy ra mà vĩnh viễn thay đổi cuộc đời cô. Một con cá mập hổ đã tấn công Bethany. Con cá mập này đã ngoạm đứt cánh tay trái của cô và biến mất. Bethany thản nhiên. Cô không kêu la đau đớn. Điều đó cũng có thể bởi vì cuộc tấn công chỉ kéo dài vài giây, nhanh như chớp. Khi con cá mập đi khỏi, cô mới kêu cứu.
“Tôi đã bị cá mập tấn công!”
Thoạt đầu, thậm chí bạn bè không tin cô. Cô rất bình tĩnh. Nhưng rồi họ đã nhìn thấy máu. Một người bạn tên là Hold đã bơi đến chỗ cô. Anh ta không thể tin điều mà anh ta trông thấy. Con cá mập đã cắn cụt gần hết cánh tay trái của Bethany! Hold biết anh phải hành động hết sức nhanh chóng. Nhưng ít nhất cũng phải mất hai mươi phút mới vào được tới bờ. Hold buộc một miếng vải quanh vai trái của Bethany. Công việc này sẽ giúp để cầm máu. Và Bethany dùng cánh tay còn lại tiếp sức để cả hai cùng bơi vào bờ.
Bethany đã tới bệnh viện kịp thời, cô đã mất một nửa máu trong cợ thể. Các bác sỹ khẩn cấp giải phẫu cho cô. Gia đình cô chờ đợi và cầu nguyện cho cô được cứu sống.
Khi giải phẫu, các bác sỹ đã cắt phần còn lại của cánh tay Bethany. Nhưng cô đã qua khỏi! Bethany và gia đình cô tin rằng câu chuyện này là một phép mầu.
Khi Bethany tỉnh lại trong bệnh viện, điều duy nhất mà Bethany muốn thực hiện hơn bất kỳ điều gì khác. Cô muốn được lướt ván trở lại.
Chỉ sau mười tuần, Bethany đã lướt sóng trong một trận tranh tài ở Hawaii! Dân chúng trên thế giới đã nghe về câu chuyện của cô Họ muốn biết nhiều hơn. Những nhật báo, tạp chí và những chương trình truyền hình muốn nói chuyện với Bethany. Và Bethany lấy làm thú vị để được chia sẻ câu chuyện của mình với thế giới.
Bethany sinh ra và lớn lên ở Hawaii. Khi cô năm tuổi, cô đã trở thành một Ki-tô hữu. Cô đã hiến đời cô để phục vụ và theo Chúa Giê-su Ki-tô. Sau khi trở thành một Ki-tô hữu, Bethany cảm thấy mình khác lạ. Cô nói:
“Suốt từ đó trở đi, tôi chỉ sống một cuộc sống cho Người. Tôi chỉ biết rằng tôi yêu Người và người đã có một kế hoạch quan trọng nào đó cho đời tôi.”
Khi mới bẩy tuổi, Bethany đã bắt đầu lướt sóng. Cô đã có những kỹ năng lướt sóng tự nhiên. Cô bước vào trận tranh tài đầu tiên khi mười ba tuổi. Những người trong nhóm lướt sóng đều khen ngợi Bethany. Họ nói rằng cô là người lướt sóng trẻ tuổi tài năng nhất mà họ chưa từng thấy. Họ chắc rằng cô sẽ còn tiến xa hơn nếu cô tiếp tục lướt sóng trong những cuộc tranh tài.
Cô tiếp tục nỗ lực thi đấu. Nhưng cô cũng muốn chia sẻ đức tin Ki-tô giáo của mình. Cô muốn những người khác biết nhiều hơn về Chúa Giê-su. Cô đã viết những dòng Kinh Thánh trên ván lướt của mình. Cô và mẹ cô thường cầu nguyện để Bethany trở thành một tấm gương tốt cho những người khác.
Vài tuần trước tai nạn cá mập, Bethany và mẹ cô đã có một lời cầu đặc biệt. Họ đã cầu xin Thiên Chúa dẫn dắt Bethany. Họ muốn biết những gì là kế hoạch của Người dành cho cuộc đời Bethany.
Vụ tấn công của cá mập đã thay đổi nhiều điều trong cuộc đời cô. Cô vĩnh viễn thương tật. Nhưng Bethany tin tưởng rằng tai nạn rủi ro này không có nghĩa là Thiên Chúa không đáp trả lời cầu của họ. Những câu hỏi về lý do tại sao Thiên Chúa lại để một điều gì đó giống như vậy xảy ra thì thật khó để trả lời. Nhưng Bethany nói rằng tai nạn của cô đã cho cô sự đổi thay để nói với người xung quanh về tình yêu của cô đối với Đức Ki-tô.
Bethany không bao giờ giận dữ về tai nạn của mình. Cô tin rằng vụ tấn công đó là một phần kế hoạch của Thiên Chúa. Đó là một điều rất khó tin. Nhưng Bethany tin rắng Thiên Chúa có thể thực hiện bằng nhiều cách mà chúng ta không thể hiểu được.
Từ khi bị tai nạn, Bethany đã làm nhiều điều khiến phải ngạc nhiên. Cô tiếp tục lướt vàn trong những trận tranh tài trên khắp thế giới. Thực tế, Năm 2005, cô đã chiếm vị trí đầu bảng trong cuộc thi Quán quân Giao hữu Lướt sóng giữa các Trường Trung học Quốc gia! Và từ năm 2008, cô đã thi đấu với tư cách là một đấu thủ chuyên nghiệp.
Bethany đã nói chuyện với nhiều nhóm người trên thế giới. Cô đã xuất hiện trên những chương trình phát thanh và truyền hình. Có đã viết một cuốn sách nói về trải nghiệm của mình nhan đề “Soul Surfer”. Thậm chí có một phim tài liệu về Bethany và đức tin của cô. Cô cũng đã làm việc với nhiều nhóm cứu trợ vô vụ lợi trên thế giới. Một trong những nhóm mà Bethany làm việc là World Vision. Bethany đặc biệt quan tâm về việc giúp những trẻ em tàn tật trên toàn thế giới.. Cô giúp chúng nhận thức được rằng vẫn còn hy vọng trong cuộc đời, không có vấn đề gì xảy ra.
“Thiên chúa thực sự đã dùng hoàn cảnh của tôi để cho mọi người nguồn hy vọng, niềm tin tưởng. Sự đón nhận chính đáng để loan truyền với thế giới, nói chuyện với dân chúng và cổ vũ họ. Đó là điều thực sự ngạc nhiên. Thế nào mà Thiên Chúa lại dùng sự việc xảy ra đối với tôi để giúp đỡ người khác và chỉ cổ vũ họ.”
Đôi khi người ta hỏi Bethany tại sao mà Thiên Chúa lại để điều chẳng lành xảy đến với cô. Cô đã trả lời bằng một câu trong Kinh Thánh, trích từ Romans.
“Thiên Chúa tạo ra mọi điều để cùng nhau thực hiện cho cái thiện thuộc những ai yêu mến Người và được gọi mời theo mục đích của Người. Người đã thực hiện qua bản thân tôi một cách chính xác và đã cho tôi một niềm tin vào tương lai của tôi. Đó là một phúc lành huyền diệu.”
Bethany là tấm gương về đức tin, can đảm và nghị lực tuyệt vời. Những người như Bethany Hamilton có thề dạy cho chúng ta nhiều điều. Cô không bao giờ từ bỏ những ước mơ. Cô không bao giờ phiền muộn về những điều chẳng lành đã xảy đến với cô. Cô vẫn là một thiếu nữ trẻ trung. Nhưng cô đang làm thay đổi những cuộc sống của nhiều người trên toàn thế giới với câu chuyện hết sức ngạc nhiên của cô.
(Hope in the Water)
Ngày tháng Mười hôm ấy, Bethany đã vượt xa ra biển, cô nằm sấp trên ván lướt. Cánh tay phải của cô nắm ván, tay trái buông thõng xuống nước. Cô đang chờ đợi một ngọn sóng. Nhưng rồi một điều gì đó đã xảy ra mà vĩnh viễn thay đổi cuộc đời cô. Một con cá mập hổ đã tấn công Bethany. Con cá mập này đã ngoạm đứt cánh tay trái của cô và biến mất. Bethany thản nhiên. Cô không kêu la đau đớn. Điều đó cũng có thể bởi vì cuộc tấn công chỉ kéo dài vài giây, nhanh như chớp. Khi con cá mập đi khỏi, cô mới kêu cứu.
“Tôi đã bị cá mập tấn công!”
Thoạt đầu, thậm chí bạn bè không tin cô. Cô rất bình tĩnh. Nhưng rồi họ đã nhìn thấy máu. Một người bạn tên là Hold đã bơi đến chỗ cô. Anh ta không thể tin điều mà anh ta trông thấy. Con cá mập đã cắn cụt gần hết cánh tay trái của Bethany! Hold biết anh phải hành động hết sức nhanh chóng. Nhưng ít nhất cũng phải mất hai mươi phút mới vào được tới bờ. Hold buộc một miếng vải quanh vai trái của Bethany. Công việc này sẽ giúp để cầm máu. Và Bethany dùng cánh tay còn lại tiếp sức để cả hai cùng bơi vào bờ.
Bethany đã tới bệnh viện kịp thời, cô đã mất một nửa máu trong cợ thể. Các bác sỹ khẩn cấp giải phẫu cho cô. Gia đình cô chờ đợi và cầu nguyện cho cô được cứu sống.
Khi giải phẫu, các bác sỹ đã cắt phần còn lại của cánh tay Bethany. Nhưng cô đã qua khỏi! Bethany và gia đình cô tin rằng câu chuyện này là một phép mầu.
Khi Bethany tỉnh lại trong bệnh viện, điều duy nhất mà Bethany muốn thực hiện hơn bất kỳ điều gì khác. Cô muốn được lướt ván trở lại.
Chỉ sau mười tuần, Bethany đã lướt sóng trong một trận tranh tài ở Hawaii! Dân chúng trên thế giới đã nghe về câu chuyện của cô Họ muốn biết nhiều hơn. Những nhật báo, tạp chí và những chương trình truyền hình muốn nói chuyện với Bethany. Và Bethany lấy làm thú vị để được chia sẻ câu chuyện của mình với thế giới.
Bethany sinh ra và lớn lên ở Hawaii. Khi cô năm tuổi, cô đã trở thành một Ki-tô hữu. Cô đã hiến đời cô để phục vụ và theo Chúa Giê-su Ki-tô. Sau khi trở thành một Ki-tô hữu, Bethany cảm thấy mình khác lạ. Cô nói:
“Suốt từ đó trở đi, tôi chỉ sống một cuộc sống cho Người. Tôi chỉ biết rằng tôi yêu Người và người đã có một kế hoạch quan trọng nào đó cho đời tôi.”
Khi mới bẩy tuổi, Bethany đã bắt đầu lướt sóng. Cô đã có những kỹ năng lướt sóng tự nhiên. Cô bước vào trận tranh tài đầu tiên khi mười ba tuổi. Những người trong nhóm lướt sóng đều khen ngợi Bethany. Họ nói rằng cô là người lướt sóng trẻ tuổi tài năng nhất mà họ chưa từng thấy. Họ chắc rằng cô sẽ còn tiến xa hơn nếu cô tiếp tục lướt sóng trong những cuộc tranh tài.
Cô tiếp tục nỗ lực thi đấu. Nhưng cô cũng muốn chia sẻ đức tin Ki-tô giáo của mình. Cô muốn những người khác biết nhiều hơn về Chúa Giê-su. Cô đã viết những dòng Kinh Thánh trên ván lướt của mình. Cô và mẹ cô thường cầu nguyện để Bethany trở thành một tấm gương tốt cho những người khác.
Vài tuần trước tai nạn cá mập, Bethany và mẹ cô đã có một lời cầu đặc biệt. Họ đã cầu xin Thiên Chúa dẫn dắt Bethany. Họ muốn biết những gì là kế hoạch của Người dành cho cuộc đời Bethany.
Vụ tấn công của cá mập đã thay đổi nhiều điều trong cuộc đời cô. Cô vĩnh viễn thương tật. Nhưng Bethany tin tưởng rằng tai nạn rủi ro này không có nghĩa là Thiên Chúa không đáp trả lời cầu của họ. Những câu hỏi về lý do tại sao Thiên Chúa lại để một điều gì đó giống như vậy xảy ra thì thật khó để trả lời. Nhưng Bethany nói rằng tai nạn của cô đã cho cô sự đổi thay để nói với người xung quanh về tình yêu của cô đối với Đức Ki-tô.
Bethany không bao giờ giận dữ về tai nạn của mình. Cô tin rằng vụ tấn công đó là một phần kế hoạch của Thiên Chúa. Đó là một điều rất khó tin. Nhưng Bethany tin rắng Thiên Chúa có thể thực hiện bằng nhiều cách mà chúng ta không thể hiểu được.
Từ khi bị tai nạn, Bethany đã làm nhiều điều khiến phải ngạc nhiên. Cô tiếp tục lướt vàn trong những trận tranh tài trên khắp thế giới. Thực tế, Năm 2005, cô đã chiếm vị trí đầu bảng trong cuộc thi Quán quân Giao hữu Lướt sóng giữa các Trường Trung học Quốc gia! Và từ năm 2008, cô đã thi đấu với tư cách là một đấu thủ chuyên nghiệp.
Bethany đã nói chuyện với nhiều nhóm người trên thế giới. Cô đã xuất hiện trên những chương trình phát thanh và truyền hình. Có đã viết một cuốn sách nói về trải nghiệm của mình nhan đề “Soul Surfer”. Thậm chí có một phim tài liệu về Bethany và đức tin của cô. Cô cũng đã làm việc với nhiều nhóm cứu trợ vô vụ lợi trên thế giới. Một trong những nhóm mà Bethany làm việc là World Vision. Bethany đặc biệt quan tâm về việc giúp những trẻ em tàn tật trên toàn thế giới.. Cô giúp chúng nhận thức được rằng vẫn còn hy vọng trong cuộc đời, không có vấn đề gì xảy ra.
“Thiên chúa thực sự đã dùng hoàn cảnh của tôi để cho mọi người nguồn hy vọng, niềm tin tưởng. Sự đón nhận chính đáng để loan truyền với thế giới, nói chuyện với dân chúng và cổ vũ họ. Đó là điều thực sự ngạc nhiên. Thế nào mà Thiên Chúa lại dùng sự việc xảy ra đối với tôi để giúp đỡ người khác và chỉ cổ vũ họ.”
Đôi khi người ta hỏi Bethany tại sao mà Thiên Chúa lại để điều chẳng lành xảy đến với cô. Cô đã trả lời bằng một câu trong Kinh Thánh, trích từ Romans.
“Thiên Chúa tạo ra mọi điều để cùng nhau thực hiện cho cái thiện thuộc những ai yêu mến Người và được gọi mời theo mục đích của Người. Người đã thực hiện qua bản thân tôi một cách chính xác và đã cho tôi một niềm tin vào tương lai của tôi. Đó là một phúc lành huyền diệu.”
Bethany là tấm gương về đức tin, can đảm và nghị lực tuyệt vời. Những người như Bethany Hamilton có thề dạy cho chúng ta nhiều điều. Cô không bao giờ từ bỏ những ước mơ. Cô không bao giờ phiền muộn về những điều chẳng lành đã xảy đến với cô. Cô vẫn là một thiếu nữ trẻ trung. Nhưng cô đang làm thay đổi những cuộc sống của nhiều người trên toàn thế giới với câu chuyện hết sức ngạc nhiên của cô.
(Hope in the Water)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:32 07/06/2010
DỄ NHƯ TRỞ BÀN TAY
Năm cuối nhà Đông Hán, Viên Thiệu phòng thủ ở Hà Nội, thiếu lương thảo, thế là bộ hạ trước đây của ông ta ở Ký Châu là Mục Hàn Phức sai người đem quân lương đến cho ông ta, Phùng Ký nói với ông ta: “Đại trượng phu làm sao có thể đợi người ta đem lương thực đến chứ ! Ký Châu là một nơi phú túc, sao tướng quân không đem quân đến chiếm làm của mình”. Viên Thiệu nói không có lý do.
Phùng Ký hiến kế: “Ngài có thể ngấm ngầm sai người đưa thư cho Công Tôn Toản kêu ông ta tấn công Ký Châu, hẹn với ông ta là hai bên cùng giáp công, Hàn Phức là một người không có mưu lược, nhất định sẽ mời ngài đến cứu giúp, ngài chỉ cần quyền lớn, lấy được Ký Châu thì dễ dàng giống như nhổ nước bọt trên bàn tay vậy”.
Kết quả, tất cả xảy ra giống như Phùng Ký tiên liệu, Viên Thiệu không phí công sức mà được Ký Châu.
(Tam quốc diễn nghĩa)
Suy tư:
“Thượng bất chính, hạ tắc loạn” đó là một sự thật hiển nhiên trong xã hội, người lớn không làm gương tốt thì sẽ không có lớp trẻ ngoan ngoãn dễ thương; người lớn tham quyền tham tiền tham sắc, thì sẽ không có một lớp thanh niên vui sống lành mạnh có ý thức trong cuộc sống.
Viên Thiệu bị lâm nguy, bộ hạ gởi lương thực đến giúp đỡ, nhưng rồi lại nghe theo người khác mà chiếm đất của người bộ hạ đã giúp mình trong cơn khốn khó, đó chính là người lớn bất lương lấy oán trả ân, và đó cũng là mầm móng chia rẻ hận thù chiến tranh vậy.
Lấy tình thương báo đáp tình thương là căn bản của đạo làm người, nhưng người Ki-tô hữu đi xa hơn một bước nữa, đó là không những lấy tình thương đáp trả tình thương, mà còn lấy tình thương đi yêu thương những người ghét mình, đi yêu thương người hận thù mình, bởi vì chính Chúa Giê-su đã làm như thế khi Ngài bị đóng đinh trên cây thập giá: “Lạy Cha, xin tha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”.
Lấy oán báo ân thì dễ như trở bàn tay, nhưng yêu kẻ thù ghét mình thì không dễ chút nào cả, cần phải có ơn Chúa và sự cố gắng khiêm tốn của chúng ta mà thôi.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Năm cuối nhà Đông Hán, Viên Thiệu phòng thủ ở Hà Nội, thiếu lương thảo, thế là bộ hạ trước đây của ông ta ở Ký Châu là Mục Hàn Phức sai người đem quân lương đến cho ông ta, Phùng Ký nói với ông ta: “Đại trượng phu làm sao có thể đợi người ta đem lương thực đến chứ ! Ký Châu là một nơi phú túc, sao tướng quân không đem quân đến chiếm làm của mình”. Viên Thiệu nói không có lý do.
Phùng Ký hiến kế: “Ngài có thể ngấm ngầm sai người đưa thư cho Công Tôn Toản kêu ông ta tấn công Ký Châu, hẹn với ông ta là hai bên cùng giáp công, Hàn Phức là một người không có mưu lược, nhất định sẽ mời ngài đến cứu giúp, ngài chỉ cần quyền lớn, lấy được Ký Châu thì dễ dàng giống như nhổ nước bọt trên bàn tay vậy”.
Kết quả, tất cả xảy ra giống như Phùng Ký tiên liệu, Viên Thiệu không phí công sức mà được Ký Châu.
(Tam quốc diễn nghĩa)
Suy tư:
“Thượng bất chính, hạ tắc loạn” đó là một sự thật hiển nhiên trong xã hội, người lớn không làm gương tốt thì sẽ không có lớp trẻ ngoan ngoãn dễ thương; người lớn tham quyền tham tiền tham sắc, thì sẽ không có một lớp thanh niên vui sống lành mạnh có ý thức trong cuộc sống.
Viên Thiệu bị lâm nguy, bộ hạ gởi lương thực đến giúp đỡ, nhưng rồi lại nghe theo người khác mà chiếm đất của người bộ hạ đã giúp mình trong cơn khốn khó, đó chính là người lớn bất lương lấy oán trả ân, và đó cũng là mầm móng chia rẻ hận thù chiến tranh vậy.
Lấy tình thương báo đáp tình thương là căn bản của đạo làm người, nhưng người Ki-tô hữu đi xa hơn một bước nữa, đó là không những lấy tình thương đáp trả tình thương, mà còn lấy tình thương đi yêu thương những người ghét mình, đi yêu thương người hận thù mình, bởi vì chính Chúa Giê-su đã làm như thế khi Ngài bị đóng đinh trên cây thập giá: “Lạy Cha, xin tha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”.
Lấy oán báo ân thì dễ như trở bàn tay, nhưng yêu kẻ thù ghét mình thì không dễ chút nào cả, cần phải có ơn Chúa và sự cố gắng khiêm tốn của chúng ta mà thôi.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:33 07/06/2010
N2T |
23. Không chịu đau khổ thì sao sao có thể nên thánh.
(Thánh Tirannio)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:35 07/06/2010
N2T |
460. Làm tốt khâu bảo vệ tâm tình thì khi thu hồi có thể khiến cho người ta biết đủ, mà bỏ đi thì khiến người ta không vui.
Trái Tim Yêu Thương
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
21:47 07/06/2010
Lễ Thánh Tâm - Ngày thế giới xin ơn thánh hoá linh mục
Tháng 6 hằng năm, phụng vụ dành riêng cho việc kính thờ Trái Tim Chúa Giêsu.
Tháng Trái Tim, bầu khí thiêng liêng thổi hơi ấm đạo đức bao phủ các cộng đoàn giáo xứ. Một cuộc trao đổi giữa trái tim tín hữu với trái tim Chúa Giêsu, giữa các trái tim tín hữu với cuộc đời.
Tấm lòng người Công giáo Việt Nam đối với Thánh Tâm đúng là tâm tình đạo đức nhiệt thành như là cách đáp trả lòng thương xót đặc biệt của Chúa. Trái tim là trung tâm điểm của tình yêu. Thiên Chúa là tình yêu, nên nói tới tình yêu Thiên Chúa, chúng ta liên tưởng tới Trái Tim Chúa Giêsu. Như trái tim. Trái tim là nguồn phát máu đi nuôi thân thể con người, khi nào trái tim ngừng đập, lúc ấy không còn sự sống nữa. Trái tim làm việc kinh khủng để cung cấp máu, không hề nghỉ một giây phút, từ lúc con người sinh ra cho đến lúc chết. Tính ra mỗi phút trái tim chuyển được 10 lít máu,mỗi giờ được 600 lít, một ngày được 14.000 lít, một năm được 5.110.000 lít. Và nếu ai sống được 60 tuổi thì trái tim đã làm việc để chuyển đi được 30.000.000 lít máu. Một ngày, tim đập được 100.000 lần, có một sức mạnh tổng cộng có thể nâng được một toa xa hỏa nặng 45 tấn lên cao một mét. Quả tim có sức mạnh phi thường, không ai ngờ được. Trái tim, một công trình tạo dựng siêu bền. Rất nhỏ được đặt trong lồng ngực, nhưng hoạt động cách không thể ngờ. Mỗi người với 24 giờ, trái tim bơm và lọc được 14.000 lít máu. Thật bất ngờ khi biết được con số. Điều bất ngờ không dừng ở đó, và tôi khám phá ra công việc bơm và lọc 14.000 lít máu của trái tim, cho tôi 24 giờ sống tinh tuyền nhất mặc dù rất nhiều bất toàn trong tôi. Tôi nhớ đến Lời Chúa nói qua tiên tri Edêkiel với toàn thể dân Do thái: “Ta sẽ ban cho các ngươi một trái tim mới. Bên trong các ngươi Ta sẽ ban xuống một thần khí mới”. Lời ấy như một Lời tái tạo con người cũ thành con người mới. Như trái tim lọc những dòng máu dơ bẩn khi đi qua các ngõ ngách của cơ thể, để thay vào đó dòng máu tinh tuyền và mang sức sống nuôi dưỡng và làm phát triển toàn thân; Thiên Chúa đang từng giây phút thanh lọc tôi bằng Lời của Người qua dòng đời tôi đang sống. Lời đã sáng tạo và Lời hằng làm nên cái mới. Thiên Chúa đang làm nên những cái mới lưu chảy trong tim tôi. Từng phút giây, Người vẫn không ngừng đổ rót hồng ân Thánh Thần đổi mới cuộc sống trong tôi. Kìa cái cũ đang qua đi và cái mới đang thành sự.
Như công việc của trái tim, tôi không thấy cụ thể những điều trái tim đang làm việc, nhưng tôi biết trái tim vẫn không ngừng rung nhịp đập với trung bình 70 lần một phút trong tôi. Theo từng nhịp đập của trái tim ấy, Thiên Chúa đang hoạt động trong tôi, bởi vì tôi biết rằng Người đã dựng nên tôi, Người cho tôi sự sống và sự sống ấy không ngừng lưu chuyển, cho đến khi tôi được yên nghỉ trong Người. Nếu một ngày kia trái tim này ngừng đập và tôi sẽ trở thành người thiên cổ, nhưng trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa tôi đang an nghỉ. Hôm nay, lúc này, xin tạ ơn Chúa, trái tim tôi vẫn còn nhịp đập. Và như vậy là tôi đang sống, đang hạnh phúc trong tình yêu của Thiên Chúa. Khám phá ra điều này, tôi nhận thức rằng, mỗi ngày tôi có cả ngàn lý do để tạ ơn Chúa. Sự sống nào không phải là hồng ân Chúa ban tặng để tạ ơn Người luôn mãi?
Như chức năng lọc của trái tim, Thiên Chúa đang thanh luyện cuộc đời tôi bằng Thánh Thần của Người. Lọc những vị kỷ để còn vị tha. Lọc hiềm thù để còn yêu thương. Lọc những gì là ô uế để còn những gì tinh trong. Nếu trái tim không lọc rửa, dòng máu sẽ trở thành dòng sông đem đến chết chóc. Nếu Thánh Thần không được ban xuống trong tôi, như trái tim không còn lọc tẩy, cuộc sống tôi sẽ chết dần chết mòn trong ô uế và tội lỗi. Thánh Thần đang đổi mới cuội đời tôi.
Như chức năng của máu là nuôi dưỡng những phần nhỏ nhất của cơ thể, Thiên Chúa đang tháp nhập toàn bộ cuộc sống này của tôi vào lòng yêu thương của Người bằng cách thẩm thấu. Nếu dòng máu bơm đi từ tim không tới được phần cơ thể nào, cơ thể ấy sẽ chết, và sớm cần được cắt rời khỏi thân thể. Thiên Chúa sống trong tôi và đó là điều tôi cảm nghiệm trong dòng máu lưu chuyển châu thân này, nên tôi biết trong thân thể mỏng giòn yếu đuối này, tôi cần được tham dự vào sự sống của Người.
Như thế, từng phút giây, tôi được mời gọi:
Hãy yêu như đang sống. Hãy sống như đang yêu. Yêu để sự sống tồn tại. Sống để tình yêu có mặt. Tình yêu làm hỗn mang trở nên mầu nhiệm sự sống. Và cũng chính tình yêu ấy làm cho sự sống trường tồn bất diệt khi vượt qua sự chết. Thiên Chúa đã bước vào trần thế bằng thân thể, bằng hình hài, và mang trái tim bằng thịt. Cuộc sống trở nên kỳ diệu khi Thiên Chúa biểu lộ bằng trái tim của nhân loại. Thiên Chúa, Người yêu thương tôi bằng trái tim con người và bằng trái tim của Thiên Chúa. Sự chết không thể chôn kín được tình yêu, bởi sức mạnh của tình yêu là làm cho sống. Một trái tim bằng thịt, không phải là bằng kim khí hoạt động như chiếc động cơ do con người chế tạo. Bằng thịt nên trái tim dễ bị tổn thương, và trái tim được đặt vào lồng ngực được những hàng rào xương sườn che chắn. Thiên Chúa biết tôi mỏng giòn và là bình sành dễ vỡ nên người yêu thương tôi, bao bọc tôi bằng ân sủng của Người. Tình yêu của Thiên Chúa khiến tôi không ngừng tự hỏi: “Phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm”. Người yêu thương tôi nhưng sao Người lại đặt trái tim của Người bên ngoài lồng ngực của Người” ? “Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả”. Người có trái tim ở bên ngoài, bên trong lại không có tim, ám chỉ người chỉ lo và yêu thương người khác mà không lo cho chính mình. Đó chính là đặc tính của Trái Tim Chúa.
Xin ơn thánh hóa các linh mục.
Nhân dịp mừng kính trọng thể lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu và kết thúc Năm Linh Mục, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ tham dự buổi canh thức vào chiều tối thứ năm, ngày 10.6, tại Quảng Trường Thánh Phêrô.
Vào chính ngày lễ trọng, thứ sáu 11.6, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ tại khu vực tiền đường của vương cung thánh đường thánh Phêrô cùng với hàng ngàn linh mục đến từ khắp nơi trên thế giới.
Buổi canh thức tối hôm thứ Năm diễn ra vào lúc 20 giờ 30 và kết thúc bằng việc đặt Mình Thánh chầu và ban phép lành trọng thể. Thứ Sáu,11.6, thánh lễ được cử hành vào lúc 10 giờ trưa. (zenit.org)
Trong tâm tình biết ơn, chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu gìn giữ, chúc lành và thánh hóa các Linh mục.
Xin cho Thánh Thể luôn là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Linh mục.
Thánh Phêrô thưa với Chúa rằng:"Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa." (Ga 6,68-69). Lời Chúa Giêsu là “sự sống đời đời” bởi vì đó là Lời loan truyền và thực hiện ân huệ Mình và Máu Thánh của Ngài để mang lại sự sống cho thế gian. Chính Linh mục có bổn phận loan truyền Lời Chúa để cùng với cộng đoàn đi vào trong sự hiệp thông mật thiết nhất với Chúa Sống Lại.
Chúa Giêsu đã thiết lập một tương quan đồng bản tính thật sự giữa Thánh Thể và vị chủ tế. Ngài đã đặt trong tay các tông đồ và những người kế vị chính Mình và Máu của Ngài, nghĩa là cả Con Người của Ngài trở nên toàn hảo nhờ Tình Yêu tự hiến trên thập giá và trong bí tích Thánh Thể (x.Dt 5,9). Để Linh mục có quyền bính thiêng liêng là làm cho Mầu Nhiệm Mình và Máu Thánh hiện diện qua việc tưởng niệm, Chúa Giêsu đã dành cho Linh mục một ân huệ đặc biệt của Chúa Thánh Thần bằng bí tích Truyền Chức Thánh.
Để trở thành người tôi trung của Đức Kitô và của cộng đoàn trong việc chủ sự bí tích Thánh Thể, Linh mục được mời gọi hoán cải liên tục theo chương trình mà Đức Giám Mục đã trao ban trong ngày thụ phong linh mục, khi ngài đặt vào đôi tay Linh mục bánh và rượu để được thánh hóa: “Con hãy nhận lễ vật của dân thánh mà dâng lên Thiên Chúa. Con hãy ý thức việc con làm, noi theo điều con cử hành và rập đời sống con theo khuôn mẫu thánh giá Chúa”.
Việc cử hành thánh lễ là thừa tác vụ quan trọng nhất mà Linh mục cống hiến cho cộng đoàn tín hữu (x Presbyterorum ordinis, 5). Bởi vậy, đó là thời gian quý báu nhất của ngày sống Linh mục, cách riêng vào Chúa Nhật và các ngày Lễ Trọng của năm phụng vụ.
Ngoại trừ những trường hợp không thể được, trong mọi hoàn cảnh, Linh mục phải cố gắng trung thành với việc cử hành thánh lễ hằng ngày (x. Giáo Luật số 276; Bênêđictô XVI, Sacramentum caritatis, 80), bởi vì trong thánh lễ “chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo Hội” (Presbyterorum ordinis, 5).
Điều quan trọng phải làm là Linh mục luôn dành thời gian để chuẩn bị cá nhân cho việc cử hành và cầu nguyện cám ơn sau thánh lễ.
Cầu nguyện trước mặt Chúa Giêsu đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể là kéo dài sự hiệp thông cách thiêng liêng với Ngài khi cử hành và là sự chuẩn bị tốt nhất cho việc cử hành. Ngay cả việc lắng nghe và suy niệm Lời Chúa cũng tìm thấy khung cảnh thuận lợi nhất trước sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu.
Mừng kính Trái Tim Chúa Giêsu, xin cho các linh mục được “tựa đầu vào ngực Chúa”, say mê Thánh Thể Chúa để Linh mục có con tim nhạy cảm, tấm lòng yêu thương như Chúa, nhờ đó “Dân Chúa trông thấy các Linh Mục hạnh phúc, thánh thiện và tươi vui trong công tác tông đồ”.( Trích thư gửi các Linh Mục toàn thế giới nhân Năm Linh Mục, Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ).
Tháng 6 hằng năm, phụng vụ dành riêng cho việc kính thờ Trái Tim Chúa Giêsu.
Tháng Trái Tim, bầu khí thiêng liêng thổi hơi ấm đạo đức bao phủ các cộng đoàn giáo xứ. Một cuộc trao đổi giữa trái tim tín hữu với trái tim Chúa Giêsu, giữa các trái tim tín hữu với cuộc đời.
Tấm lòng người Công giáo Việt Nam đối với Thánh Tâm đúng là tâm tình đạo đức nhiệt thành như là cách đáp trả lòng thương xót đặc biệt của Chúa. Trái tim là trung tâm điểm của tình yêu. Thiên Chúa là tình yêu, nên nói tới tình yêu Thiên Chúa, chúng ta liên tưởng tới Trái Tim Chúa Giêsu. Như trái tim. Trái tim là nguồn phát máu đi nuôi thân thể con người, khi nào trái tim ngừng đập, lúc ấy không còn sự sống nữa. Trái tim làm việc kinh khủng để cung cấp máu, không hề nghỉ một giây phút, từ lúc con người sinh ra cho đến lúc chết. Tính ra mỗi phút trái tim chuyển được 10 lít máu,mỗi giờ được 600 lít, một ngày được 14.000 lít, một năm được 5.110.000 lít. Và nếu ai sống được 60 tuổi thì trái tim đã làm việc để chuyển đi được 30.000.000 lít máu. Một ngày, tim đập được 100.000 lần, có một sức mạnh tổng cộng có thể nâng được một toa xa hỏa nặng 45 tấn lên cao một mét. Quả tim có sức mạnh phi thường, không ai ngờ được. Trái tim, một công trình tạo dựng siêu bền. Rất nhỏ được đặt trong lồng ngực, nhưng hoạt động cách không thể ngờ. Mỗi người với 24 giờ, trái tim bơm và lọc được 14.000 lít máu. Thật bất ngờ khi biết được con số. Điều bất ngờ không dừng ở đó, và tôi khám phá ra công việc bơm và lọc 14.000 lít máu của trái tim, cho tôi 24 giờ sống tinh tuyền nhất mặc dù rất nhiều bất toàn trong tôi. Tôi nhớ đến Lời Chúa nói qua tiên tri Edêkiel với toàn thể dân Do thái: “Ta sẽ ban cho các ngươi một trái tim mới. Bên trong các ngươi Ta sẽ ban xuống một thần khí mới”. Lời ấy như một Lời tái tạo con người cũ thành con người mới. Như trái tim lọc những dòng máu dơ bẩn khi đi qua các ngõ ngách của cơ thể, để thay vào đó dòng máu tinh tuyền và mang sức sống nuôi dưỡng và làm phát triển toàn thân; Thiên Chúa đang từng giây phút thanh lọc tôi bằng Lời của Người qua dòng đời tôi đang sống. Lời đã sáng tạo và Lời hằng làm nên cái mới. Thiên Chúa đang làm nên những cái mới lưu chảy trong tim tôi. Từng phút giây, Người vẫn không ngừng đổ rót hồng ân Thánh Thần đổi mới cuộc sống trong tôi. Kìa cái cũ đang qua đi và cái mới đang thành sự.
Như công việc của trái tim, tôi không thấy cụ thể những điều trái tim đang làm việc, nhưng tôi biết trái tim vẫn không ngừng rung nhịp đập với trung bình 70 lần một phút trong tôi. Theo từng nhịp đập của trái tim ấy, Thiên Chúa đang hoạt động trong tôi, bởi vì tôi biết rằng Người đã dựng nên tôi, Người cho tôi sự sống và sự sống ấy không ngừng lưu chuyển, cho đến khi tôi được yên nghỉ trong Người. Nếu một ngày kia trái tim này ngừng đập và tôi sẽ trở thành người thiên cổ, nhưng trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa tôi đang an nghỉ. Hôm nay, lúc này, xin tạ ơn Chúa, trái tim tôi vẫn còn nhịp đập. Và như vậy là tôi đang sống, đang hạnh phúc trong tình yêu của Thiên Chúa. Khám phá ra điều này, tôi nhận thức rằng, mỗi ngày tôi có cả ngàn lý do để tạ ơn Chúa. Sự sống nào không phải là hồng ân Chúa ban tặng để tạ ơn Người luôn mãi?
Như chức năng lọc của trái tim, Thiên Chúa đang thanh luyện cuộc đời tôi bằng Thánh Thần của Người. Lọc những vị kỷ để còn vị tha. Lọc hiềm thù để còn yêu thương. Lọc những gì là ô uế để còn những gì tinh trong. Nếu trái tim không lọc rửa, dòng máu sẽ trở thành dòng sông đem đến chết chóc. Nếu Thánh Thần không được ban xuống trong tôi, như trái tim không còn lọc tẩy, cuộc sống tôi sẽ chết dần chết mòn trong ô uế và tội lỗi. Thánh Thần đang đổi mới cuội đời tôi.
Như chức năng của máu là nuôi dưỡng những phần nhỏ nhất của cơ thể, Thiên Chúa đang tháp nhập toàn bộ cuộc sống này của tôi vào lòng yêu thương của Người bằng cách thẩm thấu. Nếu dòng máu bơm đi từ tim không tới được phần cơ thể nào, cơ thể ấy sẽ chết, và sớm cần được cắt rời khỏi thân thể. Thiên Chúa sống trong tôi và đó là điều tôi cảm nghiệm trong dòng máu lưu chuyển châu thân này, nên tôi biết trong thân thể mỏng giòn yếu đuối này, tôi cần được tham dự vào sự sống của Người.
Như thế, từng phút giây, tôi được mời gọi:
Hãy yêu như đang sống. Hãy sống như đang yêu. Yêu để sự sống tồn tại. Sống để tình yêu có mặt. Tình yêu làm hỗn mang trở nên mầu nhiệm sự sống. Và cũng chính tình yêu ấy làm cho sự sống trường tồn bất diệt khi vượt qua sự chết. Thiên Chúa đã bước vào trần thế bằng thân thể, bằng hình hài, và mang trái tim bằng thịt. Cuộc sống trở nên kỳ diệu khi Thiên Chúa biểu lộ bằng trái tim của nhân loại. Thiên Chúa, Người yêu thương tôi bằng trái tim con người và bằng trái tim của Thiên Chúa. Sự chết không thể chôn kín được tình yêu, bởi sức mạnh của tình yêu là làm cho sống. Một trái tim bằng thịt, không phải là bằng kim khí hoạt động như chiếc động cơ do con người chế tạo. Bằng thịt nên trái tim dễ bị tổn thương, và trái tim được đặt vào lồng ngực được những hàng rào xương sườn che chắn. Thiên Chúa biết tôi mỏng giòn và là bình sành dễ vỡ nên người yêu thương tôi, bao bọc tôi bằng ân sủng của Người. Tình yêu của Thiên Chúa khiến tôi không ngừng tự hỏi: “Phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm”. Người yêu thương tôi nhưng sao Người lại đặt trái tim của Người bên ngoài lồng ngực của Người” ? “Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả”. Người có trái tim ở bên ngoài, bên trong lại không có tim, ám chỉ người chỉ lo và yêu thương người khác mà không lo cho chính mình. Đó chính là đặc tính của Trái Tim Chúa.
Xin ơn thánh hóa các linh mục.
Nhân dịp mừng kính trọng thể lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu và kết thúc Năm Linh Mục, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ tham dự buổi canh thức vào chiều tối thứ năm, ngày 10.6, tại Quảng Trường Thánh Phêrô.
Vào chính ngày lễ trọng, thứ sáu 11.6, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ tại khu vực tiền đường của vương cung thánh đường thánh Phêrô cùng với hàng ngàn linh mục đến từ khắp nơi trên thế giới.
Buổi canh thức tối hôm thứ Năm diễn ra vào lúc 20 giờ 30 và kết thúc bằng việc đặt Mình Thánh chầu và ban phép lành trọng thể. Thứ Sáu,11.6, thánh lễ được cử hành vào lúc 10 giờ trưa. (zenit.org)
Trong tâm tình biết ơn, chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu gìn giữ, chúc lành và thánh hóa các Linh mục.
Xin cho Thánh Thể luôn là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Linh mục.
Thánh Phêrô thưa với Chúa rằng:"Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa." (Ga 6,68-69). Lời Chúa Giêsu là “sự sống đời đời” bởi vì đó là Lời loan truyền và thực hiện ân huệ Mình và Máu Thánh của Ngài để mang lại sự sống cho thế gian. Chính Linh mục có bổn phận loan truyền Lời Chúa để cùng với cộng đoàn đi vào trong sự hiệp thông mật thiết nhất với Chúa Sống Lại.
Chúa Giêsu đã thiết lập một tương quan đồng bản tính thật sự giữa Thánh Thể và vị chủ tế. Ngài đã đặt trong tay các tông đồ và những người kế vị chính Mình và Máu của Ngài, nghĩa là cả Con Người của Ngài trở nên toàn hảo nhờ Tình Yêu tự hiến trên thập giá và trong bí tích Thánh Thể (x.Dt 5,9). Để Linh mục có quyền bính thiêng liêng là làm cho Mầu Nhiệm Mình và Máu Thánh hiện diện qua việc tưởng niệm, Chúa Giêsu đã dành cho Linh mục một ân huệ đặc biệt của Chúa Thánh Thần bằng bí tích Truyền Chức Thánh.
Để trở thành người tôi trung của Đức Kitô và của cộng đoàn trong việc chủ sự bí tích Thánh Thể, Linh mục được mời gọi hoán cải liên tục theo chương trình mà Đức Giám Mục đã trao ban trong ngày thụ phong linh mục, khi ngài đặt vào đôi tay Linh mục bánh và rượu để được thánh hóa: “Con hãy nhận lễ vật của dân thánh mà dâng lên Thiên Chúa. Con hãy ý thức việc con làm, noi theo điều con cử hành và rập đời sống con theo khuôn mẫu thánh giá Chúa”.
Việc cử hành thánh lễ là thừa tác vụ quan trọng nhất mà Linh mục cống hiến cho cộng đoàn tín hữu (x Presbyterorum ordinis, 5). Bởi vậy, đó là thời gian quý báu nhất của ngày sống Linh mục, cách riêng vào Chúa Nhật và các ngày Lễ Trọng của năm phụng vụ.
Ngoại trừ những trường hợp không thể được, trong mọi hoàn cảnh, Linh mục phải cố gắng trung thành với việc cử hành thánh lễ hằng ngày (x. Giáo Luật số 276; Bênêđictô XVI, Sacramentum caritatis, 80), bởi vì trong thánh lễ “chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo Hội” (Presbyterorum ordinis, 5).
Điều quan trọng phải làm là Linh mục luôn dành thời gian để chuẩn bị cá nhân cho việc cử hành và cầu nguyện cám ơn sau thánh lễ.
Cầu nguyện trước mặt Chúa Giêsu đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể là kéo dài sự hiệp thông cách thiêng liêng với Ngài khi cử hành và là sự chuẩn bị tốt nhất cho việc cử hành. Ngay cả việc lắng nghe và suy niệm Lời Chúa cũng tìm thấy khung cảnh thuận lợi nhất trước sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu.
Mừng kính Trái Tim Chúa Giêsu, xin cho các linh mục được “tựa đầu vào ngực Chúa”, say mê Thánh Thể Chúa để Linh mục có con tim nhạy cảm, tấm lòng yêu thương như Chúa, nhờ đó “Dân Chúa trông thấy các Linh Mục hạnh phúc, thánh thiện và tươi vui trong công tác tông đồ”.( Trích thư gửi các Linh Mục toàn thế giới nhân Năm Linh Mục, Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Viện Trưởng Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ được bổ nhiệm làm Giám Mục Phó Trenton
Bùi Hữu Thư
04:58 07/06/2010
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Linh mục Dòng Thánh Vinh Sơn David O’Connell, viện trưởng Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ (Catholic University of America: CUA) đã được Đức Thánh Cha Benedict XVI bổ nhiệm làm giám mục phó giáo phận Trenton, N.J..
Việc bổ nhiệm được Đức Tổng Giám Mục Pietro Sambi, khâm sứ Toà Thánh tại Hoa Thịnh Đốn tuyên bố. Đức Giám Mục mới được bổ nhiệm O'Connell, 55 tuổi, là người có sanh quán tại Philadelphia và theo học trường Trung Học Thánh Giuse tại Princeton, N.J., và các đại học tại New York và Pennsylvania trước khi được thụ phong linh mục Dòng Thánh Vinh Sơn năm 1982.
Là giám mục phó ngài sẽ tự động kế nhiệm Đức Giám Mục Trenton John M. Smith khi ngài về hưu. Ngày 23 tháng 6, Đức Giám Mục Smith sẽ được 75 tuổi, là tuổi đòi hỏi các giám mục phải đệ đơn xin về hưu.
Giám Mục chỉ định O'Connell đã làm viện trưởng Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ từ năm 1998. Vào tháng 10 vừa qua ngài tuyên bố ý định sẽ từ chức viện trưởng vào cuối niên khóa 2009-2010, đã chấm dứt vào tháng Năm.
Lễ thụ phong giám mục của ngài được dự trù tổ chức ngày 6 tháng Tám tại nhà thờ chánh tòa Đức Mẹ Lên Trời St. Mary of the Assumption Cathedral tại Trenton. Ngài đã mời Đức Giám Mục Smith làm người tấn phong cho ngài, và được trợ giúp bởi Tổng Giám Mục John J. Myers Tổng Giáo Phận Newark, N.J., và Tổng Giám Mục Donald W. Wuerl Tổng Giáo Phận Hoa Thịnh Đốn, kiêm Chưởng Ấn Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ.
Giám Mục được chỉ định O’Connell tuyên bố ngày 4 tháng 6 trong một buổi họp báo tại Trenton sau khi tin về việc bổ nhiệm của ngài được phổ biến: "Trenton đã từng là quê hương thứ hai của tôi.”
Việc bổ nhiệm được Đức Tổng Giám Mục Pietro Sambi, khâm sứ Toà Thánh tại Hoa Thịnh Đốn tuyên bố. Đức Giám Mục mới được bổ nhiệm O'Connell, 55 tuổi, là người có sanh quán tại Philadelphia và theo học trường Trung Học Thánh Giuse tại Princeton, N.J., và các đại học tại New York và Pennsylvania trước khi được thụ phong linh mục Dòng Thánh Vinh Sơn năm 1982.
Là giám mục phó ngài sẽ tự động kế nhiệm Đức Giám Mục Trenton John M. Smith khi ngài về hưu. Ngày 23 tháng 6, Đức Giám Mục Smith sẽ được 75 tuổi, là tuổi đòi hỏi các giám mục phải đệ đơn xin về hưu.
Giám Mục chỉ định O'Connell đã làm viện trưởng Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ từ năm 1998. Vào tháng 10 vừa qua ngài tuyên bố ý định sẽ từ chức viện trưởng vào cuối niên khóa 2009-2010, đã chấm dứt vào tháng Năm.
Lễ thụ phong giám mục của ngài được dự trù tổ chức ngày 6 tháng Tám tại nhà thờ chánh tòa Đức Mẹ Lên Trời St. Mary of the Assumption Cathedral tại Trenton. Ngài đã mời Đức Giám Mục Smith làm người tấn phong cho ngài, và được trợ giúp bởi Tổng Giám Mục John J. Myers Tổng Giáo Phận Newark, N.J., và Tổng Giám Mục Donald W. Wuerl Tổng Giáo Phận Hoa Thịnh Đốn, kiêm Chưởng Ấn Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ.
Giám Mục được chỉ định O’Connell tuyên bố ngày 4 tháng 6 trong một buổi họp báo tại Trenton sau khi tin về việc bổ nhiệm của ngài được phổ biến: "Trenton đã từng là quê hương thứ hai của tôi.”
Giáo Hội Eucador và ”mục vụ thổ dân”
Linh Tiến Khải
05:27 07/06/2010
Phỏng vấn Đức Cha Victor Corral, Giám Mục giáo phận Riobamba, về Giáo Hội Ecuador và mục vụ thổ dân
Hồi tháng Giêng năm nay 2010 giáo phận Riobamba bên Ecuador đã cử hành các lễ nghi kỷ niêm 100 năm Đức Cha Leonidas Proanho sinh ra. Đức Cha Proanho đã là Giám Mục giáo phận Riobamba từ năm 1954 tới năm 1985 và được gọi là ”Giám Mục của các thổ dân, ngôn sứ của Amerindia”. Thần học gia người Tây Ban Nha Juan José Tamayo đã tóm tắt các lễ nghi kỷ niện như sau: ”Chúng tôi đã cử hành các lựa chọn quan trọng nhất của ngài: lựa chọn sống nghèo và lo cho người nghèo, lựa chọn bênh vực các thổ dân, lựa chọn bảo vệ thiên nhiên, trái đất và Pachamama, lựa chọn giải phóng và chống lại bắt bớ nô lệ, lựa chọn xây dựng cộng đoàn”. Thần học gia José Comblin coi Đức Cha Proanho thuộc hàng các ”thánh giáo phụ của Mỹ châu Latinh”.
Thật thế, Đức Cha Proanho đã là người thăng tiến phương pháp ”nhìn xem, phán đoán và hành động” trong suốt cuộc đời chủ chăn của người tại Chimborazo là vùng nghèo nhất, nhưng cũng có đông thổ dân nhất nước Ecuador. Để thăng tiến cuộc sống của các thổ dân, năm 1960 Đức Cha cho thành lập ”Trung tâm nghiên cứu và hành động xã hội”; năm 1962 thành lập các Trường phát thanh bình dân Ecuador, là hệ thống bài trừ nạn mù chữ với khẩu hiệu ”Giáo dục và giải phóng”. Đức Cha Proanho đã là một trong các Giám Mục châu Mỹ Latinh dấn thân nhất trong thời Công Đồng Chung Vaticăng II. Trong tư cách là Chủ tịch Ủy ban mục vụ của Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ Latinh, Đức Cha đã áp dụng các giáo huấn công đồng vào cuộc sống Giáo Hội địa phương. Đức Cha cũng đã nắm giữ nhiệm vụ quan trọng trong Hội nghị của Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ Latinh gọi tắt là CELAM, triệu tập tại Medellin bên Colombia năm 1968.
Đường hướng mục vụ thăng tiến các thổ dân khiến cho mọi người gọi Đức Cha một cách thân thương là ”Taita” tức là ”Bố” trong tiếng Kiwchua, nhưng nó cũng khiến cho Đức Cha bị các Giám Mục khác tại Ecuador cô lập hóa, đến độ năm 1974 các vị xin Tòa Thánh gửi thanh tra tông tòa sang Riobamba. Tuy vị thanh tra tông tòa chứng minh cho thấy công việc mục vụ của Đức Cha rất tốt lành, không có gì sai trái với Tin Mừng và Giáo Luật, nhưng các Giám Mục bảo thủ tại Ecuador vẫn tiếp tục thù nghịch với các lựa con của Đức Cha.
Năm 1976 Đức Cha bị chế độ quân phiệt độc tài bỏ tù vì tội gọi là ”phản động” cùng với 17 Giám Mục khác tại châu Mỹ Latinh. Năm 1986 Đức Cha đã được đề cử làm ứng viên giải thưởng Nobel Hòa Bình. Hai năm sau đó 1988 Đức Cha Proanho đã qua đời vì bệnh ung thư.
Ecuador rộng hơn 238 ngàn cây số vuông, có 13 triệu 213 ngàn dân, 68% theo Công Giáo, số còn lại theo Tin Lành và các tôn giáo khác. Bắt đầu từ thập niên 1990 Ecuador đã phải sống trong một giai đoạn bất ổn chính trị: các căng thẳng nảy sinh từ việc áp dụng các biện pháp kinh tế tân tự do đã khiến cho Ecuador thay đổi 8 tổng thống. Nhiều vị đã bị dân chúng nổi loạn lật đổ trong các năm 1997-2007, cho tới khi bầu đương kim thống thống là ông Rafael Correa.
Là một tín hữu công giáo thiên tả và là một chuyên viên kinh tế nổi tiếng, xuất thân từ các đại học Hoa Kỳ và đại học Louvain bên Bỉ, tổng thống Correa đã thực hiện một cuộc ”cách mạng của nhân dân”, lấy hứng từ những gì hay đẹp nhất của chủ nghĩa xã hội truyền thống, từ chủ nghĩa cộng đoàn Andino và từ nền thần học giải phóng. Trong các năm qua tổng thống Correa đã đề ra một loạt các thay đổi nhằm thăng tiến an sinh như: phiếu trợ giúp người nghèo, khám sức khỏe miễn phí, loại bỏ thuế các trường tiểu học, xây dựng các công trình quốc gia, đóng cửa căn cứ quân sự Mỹ tại Manta, tái tổ chức các tương quan với Ngân Hàng thế giới, gia nhập khối các quốc gia Bolivar vv... Ông đã hội kiến với phe đối lập và đại diện các thổ dân trong nỗ lực giải quyết các hệ lụy xã hội và môi sinh của việc khai thác các quặng mỏ và thủy điện lực.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Victor Corral, môn sinh và là người kế vị Đức Cha Leonidas Proanho trong nhiệm vụ chủ chăn giáo phận Riobamba, kiêm Phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ecuador.
Hỏi: Thưa Đức Cha Corral, Giáo Hội Ecuador đã phát triển việc mục vụ cho các anh chị em thổ dân như thế nào để Giáo Hội là Giáo Hội của thổ dân?
Đáp: Gia tài sáng láng mà Đức Cha Proanho đã để lại bắt nguồn từ Công Đồng Chung Vaticăng II và Hội nghị của Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ Latinh triệu tập tại Medillin bên Colombia hồi năm 1968. Chúng tôi cố gắng trung thành với các lựa chọn lớn là lựa chọn thổ dân và dân nghèo, cũng như các cộng đoàn cơ bản, và có thái độ ngôn sứ tố cáo các bất công xã hội.
Chúng tôi tiếp tục các thái độ sống này, mặc dù tình hình đã thay đổi chứ không giống với thời của Đức Cha Proanho nữa. Trong việc loan báo Tin Mừng, chúng tôi chú ý đến các yếu tố văn hóa trong qúa khứ đã bị chính Giáo Hội gạt ra bên lề, để cho chúng được diễn tả ra một cách quân bình và lành mạnh. Dĩ nhiên là có các khó khăn từ cả hai phía. Nhưng chúng tôi đã tìm phục hồi vài trung tâm thờ tự cổ xưa của các thổ dân ở trên núi, mà chúng tôi đã không biết tới, và để cho các thổ dân cử hành các lễ nghi với kinh nghiệm của họ và lời cầu Kitô. Cũng trong đường hướng thăng tiến Giáo Hội thổ dân, chúng tôi chú trọng tới việc đào tạo các linh mục thổ dân, đã không có vào thời Đức Cha Proanho. Với nhiều cố gắng chúng tôi đã có các linh mục thổ dân. Tuy có hai vị đã bỏ chức linh mục và hiện làm các công việc khác, nhưng họ cũng ích lợi cho cộng đoàn. Thế rồi còn có hàng ngàn giáo lý viên, một vài Phó tế vĩnh viễn được các linh mục và Giám Mục đồng hành hướng dẫn cộng đoàn sống đức tin.
Hỏi: Thưa Đức Cha, trong việc xây dựng Giáo Hội thổ dân cũng có các vấn đề như suy tư thần học, phụng vụ và các chức thừa tác mới, có đúng thế không?
Đáp: Ở đây suy tư được thực hiện trong các cộng đoàn cơ bản và các nhóm nhỏ. Chúng tôi thu góp các suy tư này và tái đề nghị chúng trong một tiến trình phát triển cả trên bình diện thực hành. Một đàng chúng tôi tôn trọng việc thực hành chung của Giáo Hội, đàng khác chúng tôi tiếp nhận việc khám phá ra một kiểu thực hành mới, bắt nguồn từ kinh nghiệm tôn giáo và câu trả lời Kitô mà các tín hữu tìm ra. Chúng tôi không muốn kết luận qúa sớm rằng cần phải có các linh mục lập gia đình hay các phó tế có gia đình, nhưng chúng tôi tôn trọng tiết nhịp phát triển của họ, là một tiết nhịp rất chậm, để tránh áp đặt ý tưởng của chúng tôi. Chính vì thế mới nảy sinh ra các thừa tác mới như: đồng hành với các bệnh nhân, hiện diện trong lãnh vực chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật vv... Từ các cộng đoàn cơ bản có các nhạc sĩ trẻ chơi nhạc phụng vụ và nhạc thổ dân, hay các giáo lý viên dấn thân hoạt động trong cộng đoàn giúp thay đổi các tệ nạn như nạn gian tham hối lộ. Rồi từ các cộng đoàn cơ bản cũng xuất thân những ứng viên hội đồng tỉnh, hay tỉnh trưởng vv... Thừa tác tố cáo sự dữ, bất công và gian dối như kiểu diễn tả đức tin và thực hành theo Chúa Giêsu Kitô cũng hoạt động rất mạnh mẽ.
Hỏi: Tại Bolivia có các Phó tế thổ dân. Trong kinh nghiệm thừa tác của họ các Phó tế này cũng khám phá ra họ là các ”yatiri”, nghĩa là các người khôn ngoan thổ dân, và họ kết hiệp trong mình sự tùy thuộc văn hóa tổ tiên với sự thánh hiến Kitô. Tại Eucador có xảy ra hiện tượng này nay không thưa Đức Cha?
Đáp: Tại Ecuador chúng tôi có truyền chức cho những người được gọi là ”yacha”, tức linh mục thổ dân của bộ lạc Kiwchua, là người có khả năng chữa bệnh và có sự khôn ngoan của tổ tiên. Nhưng chúng tôi tôn trọng thừa tác này của họ và giúp nó trưởng thành hơn. Việc dấn thân trợ giúp sức khỏe của dân nghèo được phát triển trong các cộng đoàn cơ bản, đến độ đưa tới chỗ thành lập một nhà thương trong giáo phận, như hoa trái của thừa tác giáo hội trong lãnh vực y tế, và để cho y khoa tân tiến sánh bước với y khoa truyền thống. Trong nhà thương này các bác sĩ tây dược và các yacha làm việc sát cánh với nhau. Bệnh nhân có thể tự do lựa chọn kiểu chữa trị họ muốn.
Hỏi: Thưa Đức Cha, mới đây chính quyền Ecuador đã chấp thuận giao cho vài dòng thừa sai lo cho các thổ dân vùng Amazzonia. Nhưng có nhiều người cho rằng chính phủ có bổn phận phải lo lắng cho các thổ dân, và họ nêu vấn nạn tại sao sau 500 năm rồi, mà lại phải giao các thổ dân cho người khác lo?
Đáp: Trước hết phải chú ý tới sự kiện này: đó là các phương tiện truyền thông chống chính quyền, vì thế những gì họ nói không luôn luôn đáng tin cậy. Thật ra, sắc lệnh của chính quyền không đưa ra điều gì mới mẻ, mà chỉ canh tân những điều lệ đã có từ trước, phát xuất từ thỏa hiệp ký kết giữa Ecuador với Tòa Thánh năm 1937. Lý do là vì trong các vùng này, chính quyền chưa có khả năng bảo đảm cho các dịch vụ an sinh xã hội cho dân chúng, đặc biệt là trong lãnh vực giáo dục và y tế. Và chính các cộng đoàn địa phương cũng ý thức rằng chỉ có các dòng tu của Giáo Hội hiện diện tại đây từ lâu đời, mới có khả năng làm được điều đó mà thôi. Chỉ có các thừa sai dấn thân mới sẵn sàng hy sinh đi bộ 5-10 ngày hay đi thuyền 8 ngày trên sông để đến với 20 gia đình thổ dân sống trong rừng gìa, và duy trì việc giáo dục, trợ giúp y tế và tổ chức cuộc sống cho họ. Sẽ đến ngày chính quyền có thể làm điều này, nhưng cho tới nay thì người dân cho rằng chỉ có Giáo Hội mới có thể làm được mà thôi.
Hỏi: Đức Cha thấy với tổng thống Rafael Correa, tình hình Ecuador trong 3 năm qua ra sao? Xem ra Ecuador đang bước vào một giai đoạn mới, có đúng thế không thưa Đức Cha?
Đáp: Vâng, đúng vậy. Ecuador đã bước vào một giai đoạn có nhiều thay đổi sâu rộng. Trước đây nó bị cai trị bởi một số ít người theo kiểu qủa đầu chính thể. Nhưng dần dần thổ dân ý thức hơn về chính mình, và bắt đầu tự tổ chức. Năm 1990 thổ dân đã vùng lên phản đối và làm lung lay toàn cơ cấu xã hội chính trị. Cuộc nổi dậy này đã ảnh hưởng lớn trên các đám đông dân nghèo, và hậu qủa không phải chỉ là các kinh nghiệm lẻ tẻ, mà là cả một khuynh hướng của nhân dân Ecuador nổi loạn chống lại một trật tự do vài nhóm nhỏ các người có đặc quyền đặc lợi áp đặt trên toàn dân. Việc kiếm tìm sự thay đổi này đã bắt đầu năm 1996 với cuộc bầu ông Abdalá Bucaran làm tổng thống Cộng Hòa Ecuador. Nhưng 6 tháng sau ông bị lật đổ, vì đã không giữ các lời hứa.
Trong cuộc bầu cử năm 2002 ông Lucio Gutiérrez trúng cử tổng thống, nhưng ông cũng đã phản bội sự tin tưởng của dân nước, nên năm 2005 đã bị truất phế. Và nếu đương kim tổng thống Correa cũng phản bội nhân dân, thì người dân Ecuador cũng sẽ truất phế ông như vậy. Tuy nhiên, tổng thống Correa đang chứng minh cho thấy ông trung thành với các lời đã hứa là thực hiện các thay đổi sâu rộng, vì thế ông đã thắng trong 5 cuộc bầu cử trong vòng 4 năm. Do đó đây không phải là một biến cố lẻ loi như nhiều nhóm quyền bính truyền thống thường nghĩ, mà là cả một khuynh hướng đang đem lại các thay đổi sâu rộng trong nước Ecuador.
Hỏi: Theo Đức Cha, đâu đã là các hành động tích cực nhất cũng như các yếu kém nhất của chính quyền hiện nay?
Đáp: Khía cạnh tích cực nhất là người dân cảm thấy tổng thống là người chân thành, liêm chính, và trung thành với việc thăng tiến cuộc sống của dân nước. Dĩ nhiên, điều này khiến cho ông bị các nhóm quyền bính truyền thống chỉ trích, nhưng nhân dân sẽ tiếp tục ủng hộ ông cho tới khi nào ông còn duy trì đường lối này. Nhưng tốt hơn có lẽ ông nên thay đổi thái độ và tính hiếu chiến của mình, đặc biệt đối với những người không có cùng một ý nghĩ như ông. Nhiều người coi các xung đột của ông với giới truyền thông xã hội là điều tiêu cực, nhưng nhiều người khác lại bênh vực ông, vì cho rằng giới truyền thông từ trước tới nay nằm trong tay của các nhóm thiểu số cầm quyền, nên họ luôn luôn chống lại ông. Trong Giáo Hội, chúng tôi lo sợ rằng việc tập trung mọi quyền bính trong tay một người, tuy có giá trị và khả năng, nhưng sức mạnh của khuynh hướng thay đổi, xây dựng một đất nước mới và một nền dân chủ đích thực có sự tham dự của dân chúng, có thể xung đột với chủ trương tập quyền qúa đáng. Dĩ nhiên, điều đáng mong ước là tổng thống thôi đụng độ với phe đối lập thù nghịch sự thay đổi, và các nhóm quyền bính phải hiểu rằng cần xây dựng một thực tại mới cho đất nước.
Hỏi: Ở ngoại quốc người ta nghĩ rắng Giáo Hội đã hoạt động cho sự thay đổi này, nhưng giờ đây xem ra Giáo Hội hơi sợ hãi. Và hàng lãnh đạo Hội Đồng Giám Mục Ecuador xã xuất hiện đứng đầu phe đối lập trong dịp trưng cầu dân ý Hiến Pháp năm 2008, có dúng thế không thưa Đức Cha?
Đáp: Tuyên ngôn của Hội Đồng Giám Mục hồi tháng 7 năm 2008 đã bị giải thích và hiểu trái với ý định của chúng tôi. Chúng tôi muốn nói rằng trong Hiến Pháp mới có vài điểm hàm hồ, đặc biệt liên quan tới gia đình, là cơ chế gồm một người nam và một người nữ, hay việc tôn trọng sự sống từ lúc thụ thai. Đồng thời chúng tôi cũng thừa nhận Hiến Pháp có các giá trị và khía cạnh tích cực, vì thế chúng tôi kêu gọi mọi người bỏ phiếu theo lương tâm của mình. Nhưng các giới truyền thông phò các nhóm bảo thủ đã lập tức giải thích là Hội Đồng Giám Mục chống lại tân Hiến Pháp và kêu gọi dân chúng bỏ phiếu chống, đặc biệt tại những vùng có phe đối lập; nhưng đa số cử tri đã bỏ phiếu chấp thuận, vì họ muốn có các thay đổi sâu rộng trong nước. Trong Giáo Hội, có thể có các ý kiến khác nhau, nhưng chúng tôi rất hiệp nhất liên quan tới các vấn đề của đức tin, cũng như liên quan tới việc bảo vệ sự sống và bảo vệ gia đình. Tuy nhiên, chúng tôi cũng trả lời cho tín hữu trong các giáo phận liên quan tới các lập trường chính trị, và tôi ủng hộ sự thay đổi.
Hỏi: Sau cuộc trưng cầu dân ý Hiến Pháp và tái bầu tổng thống Correa, Ecuador đã bước vào một giai đoạn mới và có người coi đây là cuộc ”cách mạng công dân” thứ hai. Giáo Hội nghĩ gì về điều này thưa Đức Cha?
Đáp: Như là Giáo Hội, chúng tôi sẽ sẽ tiếp tục đồng hành với nhân dân trong giai đoạn mới này của lịch sử, bắt đầu từ nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng. Chúng tôi không chống lại các sửa đổi trong tương quan Giáo Hội Nhà Nước. Trong một tuyên ngôn công bố ngày mùng 10 tháng 8 năm 2009 nhân dịp mừng 200 năm Ecuador độc lập, các Giám Mục đã khước từ các đặc ân trong các hiệp nghị thư của chính quyền. Trong luật mới về phụng tự và giáo dục, chúng tôi sẽ không bênh vực các đặc quyền, nhưng bênh vực sự thật và các quyền của con người và của gia đình thuộc truyền thống của Giáo Hội công giáo và được thấy trước trong Tân Hiến Pháp.
Hỏi: Theo kinh nghiệm trên 25 làm chủ chăn tai Riobamba, Đức Cha thấy đâu là thách đố chính mà Giáo Hội hoàn vũ phải đương đầu ngày nay?
Đáp: Đối với tôi có hai thách đố chính và nghiêm trọng nhất: thứ nhất là hiểu biết là tín hữu Kitô có nghĩa là gì trong thế giới ngày nay để biến đổi nó, nghĩa là đức tin có chiều kích xã hội: vì thế tín hữu có bổn phận chống lại mạn gian tham hối lộ, bất công, bất bình đẳng, và có nhiệm vụ tạo dựng hòa bình, yêu thương, tình huynh đệ để xây dựng Nước Chúa trong thế giới. Điều này bao gồm chiều kích truyền giáo: Giáo hội phải làm sao để trong thế giới mỗi tín hữu theo Chúa tìm xây dựng Nước Chúa. Tương lai Giáo Hội là ở đó. Thách đố thứ hai là làm thế nào để xây dựng và duy trì sự hiệp nhất của Giáo Hội, mà vẫn tôn trọng sự khác biệt trong kiểu theo Chúa Giêsu và sống Tin Mừng trong thế giới ngày nay: một thổ dân Kiwchua theo Chúa Giêsu không thể diễn tả như một người Pháp được.
(Jesus Maggio 2010, trang 45-52)
Hồi tháng Giêng năm nay 2010 giáo phận Riobamba bên Ecuador đã cử hành các lễ nghi kỷ niêm 100 năm Đức Cha Leonidas Proanho sinh ra. Đức Cha Proanho đã là Giám Mục giáo phận Riobamba từ năm 1954 tới năm 1985 và được gọi là ”Giám Mục của các thổ dân, ngôn sứ của Amerindia”. Thần học gia người Tây Ban Nha Juan José Tamayo đã tóm tắt các lễ nghi kỷ niện như sau: ”Chúng tôi đã cử hành các lựa chọn quan trọng nhất của ngài: lựa chọn sống nghèo và lo cho người nghèo, lựa chọn bênh vực các thổ dân, lựa chọn bảo vệ thiên nhiên, trái đất và Pachamama, lựa chọn giải phóng và chống lại bắt bớ nô lệ, lựa chọn xây dựng cộng đoàn”. Thần học gia José Comblin coi Đức Cha Proanho thuộc hàng các ”thánh giáo phụ của Mỹ châu Latinh”.
Thật thế, Đức Cha Proanho đã là người thăng tiến phương pháp ”nhìn xem, phán đoán và hành động” trong suốt cuộc đời chủ chăn của người tại Chimborazo là vùng nghèo nhất, nhưng cũng có đông thổ dân nhất nước Ecuador. Để thăng tiến cuộc sống của các thổ dân, năm 1960 Đức Cha cho thành lập ”Trung tâm nghiên cứu và hành động xã hội”; năm 1962 thành lập các Trường phát thanh bình dân Ecuador, là hệ thống bài trừ nạn mù chữ với khẩu hiệu ”Giáo dục và giải phóng”. Đức Cha Proanho đã là một trong các Giám Mục châu Mỹ Latinh dấn thân nhất trong thời Công Đồng Chung Vaticăng II. Trong tư cách là Chủ tịch Ủy ban mục vụ của Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ Latinh, Đức Cha đã áp dụng các giáo huấn công đồng vào cuộc sống Giáo Hội địa phương. Đức Cha cũng đã nắm giữ nhiệm vụ quan trọng trong Hội nghị của Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ Latinh gọi tắt là CELAM, triệu tập tại Medellin bên Colombia năm 1968.
Đường hướng mục vụ thăng tiến các thổ dân khiến cho mọi người gọi Đức Cha một cách thân thương là ”Taita” tức là ”Bố” trong tiếng Kiwchua, nhưng nó cũng khiến cho Đức Cha bị các Giám Mục khác tại Ecuador cô lập hóa, đến độ năm 1974 các vị xin Tòa Thánh gửi thanh tra tông tòa sang Riobamba. Tuy vị thanh tra tông tòa chứng minh cho thấy công việc mục vụ của Đức Cha rất tốt lành, không có gì sai trái với Tin Mừng và Giáo Luật, nhưng các Giám Mục bảo thủ tại Ecuador vẫn tiếp tục thù nghịch với các lựa con của Đức Cha.
Năm 1976 Đức Cha bị chế độ quân phiệt độc tài bỏ tù vì tội gọi là ”phản động” cùng với 17 Giám Mục khác tại châu Mỹ Latinh. Năm 1986 Đức Cha đã được đề cử làm ứng viên giải thưởng Nobel Hòa Bình. Hai năm sau đó 1988 Đức Cha Proanho đã qua đời vì bệnh ung thư.
Ecuador rộng hơn 238 ngàn cây số vuông, có 13 triệu 213 ngàn dân, 68% theo Công Giáo, số còn lại theo Tin Lành và các tôn giáo khác. Bắt đầu từ thập niên 1990 Ecuador đã phải sống trong một giai đoạn bất ổn chính trị: các căng thẳng nảy sinh từ việc áp dụng các biện pháp kinh tế tân tự do đã khiến cho Ecuador thay đổi 8 tổng thống. Nhiều vị đã bị dân chúng nổi loạn lật đổ trong các năm 1997-2007, cho tới khi bầu đương kim thống thống là ông Rafael Correa.
Là một tín hữu công giáo thiên tả và là một chuyên viên kinh tế nổi tiếng, xuất thân từ các đại học Hoa Kỳ và đại học Louvain bên Bỉ, tổng thống Correa đã thực hiện một cuộc ”cách mạng của nhân dân”, lấy hứng từ những gì hay đẹp nhất của chủ nghĩa xã hội truyền thống, từ chủ nghĩa cộng đoàn Andino và từ nền thần học giải phóng. Trong các năm qua tổng thống Correa đã đề ra một loạt các thay đổi nhằm thăng tiến an sinh như: phiếu trợ giúp người nghèo, khám sức khỏe miễn phí, loại bỏ thuế các trường tiểu học, xây dựng các công trình quốc gia, đóng cửa căn cứ quân sự Mỹ tại Manta, tái tổ chức các tương quan với Ngân Hàng thế giới, gia nhập khối các quốc gia Bolivar vv... Ông đã hội kiến với phe đối lập và đại diện các thổ dân trong nỗ lực giải quyết các hệ lụy xã hội và môi sinh của việc khai thác các quặng mỏ và thủy điện lực.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Victor Corral, môn sinh và là người kế vị Đức Cha Leonidas Proanho trong nhiệm vụ chủ chăn giáo phận Riobamba, kiêm Phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ecuador.
Hỏi: Thưa Đức Cha Corral, Giáo Hội Ecuador đã phát triển việc mục vụ cho các anh chị em thổ dân như thế nào để Giáo Hội là Giáo Hội của thổ dân?
Đáp: Gia tài sáng láng mà Đức Cha Proanho đã để lại bắt nguồn từ Công Đồng Chung Vaticăng II và Hội nghị của Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ Latinh triệu tập tại Medillin bên Colombia hồi năm 1968. Chúng tôi cố gắng trung thành với các lựa chọn lớn là lựa chọn thổ dân và dân nghèo, cũng như các cộng đoàn cơ bản, và có thái độ ngôn sứ tố cáo các bất công xã hội.
Chúng tôi tiếp tục các thái độ sống này, mặc dù tình hình đã thay đổi chứ không giống với thời của Đức Cha Proanho nữa. Trong việc loan báo Tin Mừng, chúng tôi chú ý đến các yếu tố văn hóa trong qúa khứ đã bị chính Giáo Hội gạt ra bên lề, để cho chúng được diễn tả ra một cách quân bình và lành mạnh. Dĩ nhiên là có các khó khăn từ cả hai phía. Nhưng chúng tôi đã tìm phục hồi vài trung tâm thờ tự cổ xưa của các thổ dân ở trên núi, mà chúng tôi đã không biết tới, và để cho các thổ dân cử hành các lễ nghi với kinh nghiệm của họ và lời cầu Kitô. Cũng trong đường hướng thăng tiến Giáo Hội thổ dân, chúng tôi chú trọng tới việc đào tạo các linh mục thổ dân, đã không có vào thời Đức Cha Proanho. Với nhiều cố gắng chúng tôi đã có các linh mục thổ dân. Tuy có hai vị đã bỏ chức linh mục và hiện làm các công việc khác, nhưng họ cũng ích lợi cho cộng đoàn. Thế rồi còn có hàng ngàn giáo lý viên, một vài Phó tế vĩnh viễn được các linh mục và Giám Mục đồng hành hướng dẫn cộng đoàn sống đức tin.
Hỏi: Thưa Đức Cha, trong việc xây dựng Giáo Hội thổ dân cũng có các vấn đề như suy tư thần học, phụng vụ và các chức thừa tác mới, có đúng thế không?
Đáp: Ở đây suy tư được thực hiện trong các cộng đoàn cơ bản và các nhóm nhỏ. Chúng tôi thu góp các suy tư này và tái đề nghị chúng trong một tiến trình phát triển cả trên bình diện thực hành. Một đàng chúng tôi tôn trọng việc thực hành chung của Giáo Hội, đàng khác chúng tôi tiếp nhận việc khám phá ra một kiểu thực hành mới, bắt nguồn từ kinh nghiệm tôn giáo và câu trả lời Kitô mà các tín hữu tìm ra. Chúng tôi không muốn kết luận qúa sớm rằng cần phải có các linh mục lập gia đình hay các phó tế có gia đình, nhưng chúng tôi tôn trọng tiết nhịp phát triển của họ, là một tiết nhịp rất chậm, để tránh áp đặt ý tưởng của chúng tôi. Chính vì thế mới nảy sinh ra các thừa tác mới như: đồng hành với các bệnh nhân, hiện diện trong lãnh vực chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật vv... Từ các cộng đoàn cơ bản có các nhạc sĩ trẻ chơi nhạc phụng vụ và nhạc thổ dân, hay các giáo lý viên dấn thân hoạt động trong cộng đoàn giúp thay đổi các tệ nạn như nạn gian tham hối lộ. Rồi từ các cộng đoàn cơ bản cũng xuất thân những ứng viên hội đồng tỉnh, hay tỉnh trưởng vv... Thừa tác tố cáo sự dữ, bất công và gian dối như kiểu diễn tả đức tin và thực hành theo Chúa Giêsu Kitô cũng hoạt động rất mạnh mẽ.
Hỏi: Tại Bolivia có các Phó tế thổ dân. Trong kinh nghiệm thừa tác của họ các Phó tế này cũng khám phá ra họ là các ”yatiri”, nghĩa là các người khôn ngoan thổ dân, và họ kết hiệp trong mình sự tùy thuộc văn hóa tổ tiên với sự thánh hiến Kitô. Tại Eucador có xảy ra hiện tượng này nay không thưa Đức Cha?
Đáp: Tại Ecuador chúng tôi có truyền chức cho những người được gọi là ”yacha”, tức linh mục thổ dân của bộ lạc Kiwchua, là người có khả năng chữa bệnh và có sự khôn ngoan của tổ tiên. Nhưng chúng tôi tôn trọng thừa tác này của họ và giúp nó trưởng thành hơn. Việc dấn thân trợ giúp sức khỏe của dân nghèo được phát triển trong các cộng đoàn cơ bản, đến độ đưa tới chỗ thành lập một nhà thương trong giáo phận, như hoa trái của thừa tác giáo hội trong lãnh vực y tế, và để cho y khoa tân tiến sánh bước với y khoa truyền thống. Trong nhà thương này các bác sĩ tây dược và các yacha làm việc sát cánh với nhau. Bệnh nhân có thể tự do lựa chọn kiểu chữa trị họ muốn.
Hỏi: Thưa Đức Cha, mới đây chính quyền Ecuador đã chấp thuận giao cho vài dòng thừa sai lo cho các thổ dân vùng Amazzonia. Nhưng có nhiều người cho rằng chính phủ có bổn phận phải lo lắng cho các thổ dân, và họ nêu vấn nạn tại sao sau 500 năm rồi, mà lại phải giao các thổ dân cho người khác lo?
Đáp: Trước hết phải chú ý tới sự kiện này: đó là các phương tiện truyền thông chống chính quyền, vì thế những gì họ nói không luôn luôn đáng tin cậy. Thật ra, sắc lệnh của chính quyền không đưa ra điều gì mới mẻ, mà chỉ canh tân những điều lệ đã có từ trước, phát xuất từ thỏa hiệp ký kết giữa Ecuador với Tòa Thánh năm 1937. Lý do là vì trong các vùng này, chính quyền chưa có khả năng bảo đảm cho các dịch vụ an sinh xã hội cho dân chúng, đặc biệt là trong lãnh vực giáo dục và y tế. Và chính các cộng đoàn địa phương cũng ý thức rằng chỉ có các dòng tu của Giáo Hội hiện diện tại đây từ lâu đời, mới có khả năng làm được điều đó mà thôi. Chỉ có các thừa sai dấn thân mới sẵn sàng hy sinh đi bộ 5-10 ngày hay đi thuyền 8 ngày trên sông để đến với 20 gia đình thổ dân sống trong rừng gìa, và duy trì việc giáo dục, trợ giúp y tế và tổ chức cuộc sống cho họ. Sẽ đến ngày chính quyền có thể làm điều này, nhưng cho tới nay thì người dân cho rằng chỉ có Giáo Hội mới có thể làm được mà thôi.
Hỏi: Đức Cha thấy với tổng thống Rafael Correa, tình hình Ecuador trong 3 năm qua ra sao? Xem ra Ecuador đang bước vào một giai đoạn mới, có đúng thế không thưa Đức Cha?
Đáp: Vâng, đúng vậy. Ecuador đã bước vào một giai đoạn có nhiều thay đổi sâu rộng. Trước đây nó bị cai trị bởi một số ít người theo kiểu qủa đầu chính thể. Nhưng dần dần thổ dân ý thức hơn về chính mình, và bắt đầu tự tổ chức. Năm 1990 thổ dân đã vùng lên phản đối và làm lung lay toàn cơ cấu xã hội chính trị. Cuộc nổi dậy này đã ảnh hưởng lớn trên các đám đông dân nghèo, và hậu qủa không phải chỉ là các kinh nghiệm lẻ tẻ, mà là cả một khuynh hướng của nhân dân Ecuador nổi loạn chống lại một trật tự do vài nhóm nhỏ các người có đặc quyền đặc lợi áp đặt trên toàn dân. Việc kiếm tìm sự thay đổi này đã bắt đầu năm 1996 với cuộc bầu ông Abdalá Bucaran làm tổng thống Cộng Hòa Ecuador. Nhưng 6 tháng sau ông bị lật đổ, vì đã không giữ các lời hứa.
Trong cuộc bầu cử năm 2002 ông Lucio Gutiérrez trúng cử tổng thống, nhưng ông cũng đã phản bội sự tin tưởng của dân nước, nên năm 2005 đã bị truất phế. Và nếu đương kim tổng thống Correa cũng phản bội nhân dân, thì người dân Ecuador cũng sẽ truất phế ông như vậy. Tuy nhiên, tổng thống Correa đang chứng minh cho thấy ông trung thành với các lời đã hứa là thực hiện các thay đổi sâu rộng, vì thế ông đã thắng trong 5 cuộc bầu cử trong vòng 4 năm. Do đó đây không phải là một biến cố lẻ loi như nhiều nhóm quyền bính truyền thống thường nghĩ, mà là cả một khuynh hướng đang đem lại các thay đổi sâu rộng trong nước Ecuador.
Hỏi: Theo Đức Cha, đâu đã là các hành động tích cực nhất cũng như các yếu kém nhất của chính quyền hiện nay?
Đáp: Khía cạnh tích cực nhất là người dân cảm thấy tổng thống là người chân thành, liêm chính, và trung thành với việc thăng tiến cuộc sống của dân nước. Dĩ nhiên, điều này khiến cho ông bị các nhóm quyền bính truyền thống chỉ trích, nhưng nhân dân sẽ tiếp tục ủng hộ ông cho tới khi nào ông còn duy trì đường lối này. Nhưng tốt hơn có lẽ ông nên thay đổi thái độ và tính hiếu chiến của mình, đặc biệt đối với những người không có cùng một ý nghĩ như ông. Nhiều người coi các xung đột của ông với giới truyền thông xã hội là điều tiêu cực, nhưng nhiều người khác lại bênh vực ông, vì cho rằng giới truyền thông từ trước tới nay nằm trong tay của các nhóm thiểu số cầm quyền, nên họ luôn luôn chống lại ông. Trong Giáo Hội, chúng tôi lo sợ rằng việc tập trung mọi quyền bính trong tay một người, tuy có giá trị và khả năng, nhưng sức mạnh của khuynh hướng thay đổi, xây dựng một đất nước mới và một nền dân chủ đích thực có sự tham dự của dân chúng, có thể xung đột với chủ trương tập quyền qúa đáng. Dĩ nhiên, điều đáng mong ước là tổng thống thôi đụng độ với phe đối lập thù nghịch sự thay đổi, và các nhóm quyền bính phải hiểu rằng cần xây dựng một thực tại mới cho đất nước.
Hỏi: Ở ngoại quốc người ta nghĩ rắng Giáo Hội đã hoạt động cho sự thay đổi này, nhưng giờ đây xem ra Giáo Hội hơi sợ hãi. Và hàng lãnh đạo Hội Đồng Giám Mục Ecuador xã xuất hiện đứng đầu phe đối lập trong dịp trưng cầu dân ý Hiến Pháp năm 2008, có dúng thế không thưa Đức Cha?
Đáp: Tuyên ngôn của Hội Đồng Giám Mục hồi tháng 7 năm 2008 đã bị giải thích và hiểu trái với ý định của chúng tôi. Chúng tôi muốn nói rằng trong Hiến Pháp mới có vài điểm hàm hồ, đặc biệt liên quan tới gia đình, là cơ chế gồm một người nam và một người nữ, hay việc tôn trọng sự sống từ lúc thụ thai. Đồng thời chúng tôi cũng thừa nhận Hiến Pháp có các giá trị và khía cạnh tích cực, vì thế chúng tôi kêu gọi mọi người bỏ phiếu theo lương tâm của mình. Nhưng các giới truyền thông phò các nhóm bảo thủ đã lập tức giải thích là Hội Đồng Giám Mục chống lại tân Hiến Pháp và kêu gọi dân chúng bỏ phiếu chống, đặc biệt tại những vùng có phe đối lập; nhưng đa số cử tri đã bỏ phiếu chấp thuận, vì họ muốn có các thay đổi sâu rộng trong nước. Trong Giáo Hội, có thể có các ý kiến khác nhau, nhưng chúng tôi rất hiệp nhất liên quan tới các vấn đề của đức tin, cũng như liên quan tới việc bảo vệ sự sống và bảo vệ gia đình. Tuy nhiên, chúng tôi cũng trả lời cho tín hữu trong các giáo phận liên quan tới các lập trường chính trị, và tôi ủng hộ sự thay đổi.
Hỏi: Sau cuộc trưng cầu dân ý Hiến Pháp và tái bầu tổng thống Correa, Ecuador đã bước vào một giai đoạn mới và có người coi đây là cuộc ”cách mạng công dân” thứ hai. Giáo Hội nghĩ gì về điều này thưa Đức Cha?
Đáp: Như là Giáo Hội, chúng tôi sẽ sẽ tiếp tục đồng hành với nhân dân trong giai đoạn mới này của lịch sử, bắt đầu từ nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng. Chúng tôi không chống lại các sửa đổi trong tương quan Giáo Hội Nhà Nước. Trong một tuyên ngôn công bố ngày mùng 10 tháng 8 năm 2009 nhân dịp mừng 200 năm Ecuador độc lập, các Giám Mục đã khước từ các đặc ân trong các hiệp nghị thư của chính quyền. Trong luật mới về phụng tự và giáo dục, chúng tôi sẽ không bênh vực các đặc quyền, nhưng bênh vực sự thật và các quyền của con người và của gia đình thuộc truyền thống của Giáo Hội công giáo và được thấy trước trong Tân Hiến Pháp.
Hỏi: Theo kinh nghiệm trên 25 làm chủ chăn tai Riobamba, Đức Cha thấy đâu là thách đố chính mà Giáo Hội hoàn vũ phải đương đầu ngày nay?
Đáp: Đối với tôi có hai thách đố chính và nghiêm trọng nhất: thứ nhất là hiểu biết là tín hữu Kitô có nghĩa là gì trong thế giới ngày nay để biến đổi nó, nghĩa là đức tin có chiều kích xã hội: vì thế tín hữu có bổn phận chống lại mạn gian tham hối lộ, bất công, bất bình đẳng, và có nhiệm vụ tạo dựng hòa bình, yêu thương, tình huynh đệ để xây dựng Nước Chúa trong thế giới. Điều này bao gồm chiều kích truyền giáo: Giáo hội phải làm sao để trong thế giới mỗi tín hữu theo Chúa tìm xây dựng Nước Chúa. Tương lai Giáo Hội là ở đó. Thách đố thứ hai là làm thế nào để xây dựng và duy trì sự hiệp nhất của Giáo Hội, mà vẫn tôn trọng sự khác biệt trong kiểu theo Chúa Giêsu và sống Tin Mừng trong thế giới ngày nay: một thổ dân Kiwchua theo Chúa Giêsu không thể diễn tả như một người Pháp được.
(Jesus Maggio 2010, trang 45-52)
Chân phước Mẹ Têrêxa Thành Calcutta sẽ được Bưu Điện Hoa Kỳ vinh danh
Dominic David Trần
05:45 07/06/2010
WASHINGTON DC - Theo tin liên hợp của Thông tấn Xã CNA/EWTN News, Tổng Nha Bưu Chính Hoa Kỳ (USPS) đã loan báo rằng Tổng Giám Đốc Bưu Chính Hoa Kỳ sẽ trưng bày một con tem mới để vinh danh Chân phước Mẹ Têrêxa Thành Calcutta vào ngày 05 tháng Chín năm nay trong một buổi lễ tại Vương Cung Thánh Đường-Đền Thánh Quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Phát ngôn viên của Bưu Điện Hoa Kỳ tuyên bố là họ đang mong đợi một buổi lễ sẽ được tổ chức thật là trang trọng và rất thành công tại đây.
Trong buổi điện đàm ngày 10/05/2010 Roy Betts, Giám Đốc Quan hệ Cộng Đồng của Bưu Chính Hoa Kỳ đã nói về ý nghĩa đặc biệt của việc vinh danh Mẹ Thánh Têrêxa bằng bưu hoa với Thông Tấn Xã CNA. Roy Betts thông báo rằng buổi lễ sẽ bắt đầu vào lúc 2giờ trưa theo như xác nhận chính thức rất long trọng của ông Jack Potter, Tổng Giám Đốc Tổng Nha Bưu Chính Hoa Kỳ.
Tuy nhiên ông Roy Betts cũng nói rằng ông không được biết thêm kế hoạch nào khác ngoài sự hiểu biết ông vừa trình bày và ông cũng không được biết rõ về chương trình nghị sự của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ trong buỗi lễ này.
Thông Tấn Xã CNA cũng nêu ra những quan ngại về việc vinh danh Mẹ Thánh Têrêxa bằng Bưu Hoa Hoa Kỳ (thường gọi bình dân là phát hành tem thư kỷ niệm ) liệu có thể nào ảnh hưởng đến các vấn đề chủ yếu thuộc về Hiến Pháp của Hoa Kỳ hay không thí dụ như là " Sự tách biệt hẳn hòi giữa Giáo Hội và Nhà Nước thế quyền."
Ông Betts thừa nhận rằng "đã có một ít hành động, một chút chuyện ồn ào" về vấn đề này ngay khi mẫu tem được đề nghị thế nhưng mọi tranh luận ồn ào trước đây giờ đã lặng tiếng. Ông Betts tường thuật; " Trong các tháng rồi tôi không nhận được bất kỳ một cú điện thoại hay một điện thư nêu lên các quan tâm thắc mắc về chuyện phát hành tem vinh danh Mẹ Thánh Têrêxa nữa."
Cái tổ chức gọi là Sáng hội Tự do khỏi mọi Tôn giáo đặt trụ sở tại tiểu bang Wisconsin (Freedom from Religion Foundation) đã khởi sự nêu ra những thắc mắc và than phiền đến Bưu Chính và công luận Hoa Kỳ để phản đối việc vinh danh Mẹ Thánh Têrêxa bằng tem. Để chống lại cái tổ chức đó, những người ủng hộ việc vinh danh Mẹ Thánh Têrêxa bằng tem đã gởi đến một bản kiến nghị có kèm theo hơn 70,000 chữ ký ủng hộ đến tận tay Tổng Nha Bưu Chính Quốc Gia Hoa Kỳ trong tháng Hai 2010 vừa qua.
"Chuơng trình phát hành bưu hoa để tuyên dương Mẹ Thánh Têrêxa là vì những hoạt động nhân đạo của Mẹ. Mẹ Thánh đã nhận Giải Nobel về Hòa Bình, Mẹ Thánh đã là một Công Dân Danh Dự của Hoa Kỳ. Những việc Mẹ Têrêxa làm cho người nghèo khổ đã và đang được công nhận khắp nơi. Và vì thế việc vinh danh Mẹ Thánh Têrêxa bằng Bưu Hoa của Bưu Chính Quốc gia Hoa Kỳ là một làm rất xứng đáng, danh dự này xin trân trọng dành cho Mẹ Têrêxa."
Cũng theo ông Betts, Bưu Điện Hoa Kỳ đã không hề vi phạm chính sách riêng của họ về vấn đề phát hành tem kỷ niệm hay vinh danh cá nhân sự kiện; theo đó chính sách này cấm vinh danh một tổ chức tôn giáo qua việc phát hành tem thư.
Ông Betts giải thích là " Việc vinh danh Mẹ Thánh Têrêxa bằng bưu hoa là sự công nhận một người hoạt động vì nhân đạo nổi danh khắp thế giới." Roy Betts đã nêu tên một vài nhân vật tôn giáo đã được vinh danh bằng tem thư Hoa Kỳ như con tem kỷ niệm Thánh Cam Địa (Mahatma Ghandi) người Ấn Độ in vào năm 1961; con tem vinh danh Mục Sư Tiến Sĩ Martin Luther King Jr. vào năm 1979.
Các giáo sĩ Công giáo cũng được vinh danh như bộ bưu hoa phát hành năm 1982 để kỷ niệm và vinh danh Thánh Phanxicô Thành Assissi tác giả bài Kinh Hòa Bình hoặc con tem in năm 1986 để ghi nhớ Linh Mục Edward J. Flanagan người sáng lập nên hệ thống Cô Nhi viện Boys Town.
Các cơ sở công trình tôn giáo như Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia phái Giám Lý (Episcopalian) tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn hay Nhà Thờ Chính Tòa Tổng giáo Phận Baltimore cũng được giới thiệu qua tem kỷ niệm.
"Chúng tôi đã vinh danh Mẹ Thánh Têrexa đúng nghĩa, chúng tôi thật tự hào vì công nhận Mẹ Thánh Têrêxa và những hoạt động nhân đạo của Mẹ." Phát ngôn lần nữa thay cho Tổng Nha Bưu Chính Hoa Kỳ, ông Roy Betts tuyên bố; "Tổng Nha Bưu Chính Hoa Kỳ đang mong đợi một buổi lễ phát hành bưu hoa vinh danh Mẹ Thánh Têrêxa sẽ được tổ chức thật là trang trọng và rất thành công."
Tuy nhiên ông Roy Betts cũng nói rằng ông không được biết thêm kế hoạch nào khác ngoài sự hiểu biết ông vừa trình bày và ông cũng không được biết rõ về chương trình nghị sự của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ trong buỗi lễ này.
Thông Tấn Xã CNA cũng nêu ra những quan ngại về việc vinh danh Mẹ Thánh Têrêxa bằng Bưu Hoa Hoa Kỳ (thường gọi bình dân là phát hành tem thư kỷ niệm ) liệu có thể nào ảnh hưởng đến các vấn đề chủ yếu thuộc về Hiến Pháp của Hoa Kỳ hay không thí dụ như là " Sự tách biệt hẳn hòi giữa Giáo Hội và Nhà Nước thế quyền."
Ông Betts thừa nhận rằng "đã có một ít hành động, một chút chuyện ồn ào" về vấn đề này ngay khi mẫu tem được đề nghị thế nhưng mọi tranh luận ồn ào trước đây giờ đã lặng tiếng. Ông Betts tường thuật; " Trong các tháng rồi tôi không nhận được bất kỳ một cú điện thoại hay một điện thư nêu lên các quan tâm thắc mắc về chuyện phát hành tem vinh danh Mẹ Thánh Têrêxa nữa."
Cái tổ chức gọi là Sáng hội Tự do khỏi mọi Tôn giáo đặt trụ sở tại tiểu bang Wisconsin (Freedom from Religion Foundation) đã khởi sự nêu ra những thắc mắc và than phiền đến Bưu Chính và công luận Hoa Kỳ để phản đối việc vinh danh Mẹ Thánh Têrêxa bằng tem. Để chống lại cái tổ chức đó, những người ủng hộ việc vinh danh Mẹ Thánh Têrêxa bằng tem đã gởi đến một bản kiến nghị có kèm theo hơn 70,000 chữ ký ủng hộ đến tận tay Tổng Nha Bưu Chính Quốc Gia Hoa Kỳ trong tháng Hai 2010 vừa qua.
"Chuơng trình phát hành bưu hoa để tuyên dương Mẹ Thánh Têrêxa là vì những hoạt động nhân đạo của Mẹ. Mẹ Thánh đã nhận Giải Nobel về Hòa Bình, Mẹ Thánh đã là một Công Dân Danh Dự của Hoa Kỳ. Những việc Mẹ Têrêxa làm cho người nghèo khổ đã và đang được công nhận khắp nơi. Và vì thế việc vinh danh Mẹ Thánh Têrêxa bằng Bưu Hoa của Bưu Chính Quốc gia Hoa Kỳ là một làm rất xứng đáng, danh dự này xin trân trọng dành cho Mẹ Têrêxa."
Cũng theo ông Betts, Bưu Điện Hoa Kỳ đã không hề vi phạm chính sách riêng của họ về vấn đề phát hành tem kỷ niệm hay vinh danh cá nhân sự kiện; theo đó chính sách này cấm vinh danh một tổ chức tôn giáo qua việc phát hành tem thư.
Ông Betts giải thích là " Việc vinh danh Mẹ Thánh Têrêxa bằng bưu hoa là sự công nhận một người hoạt động vì nhân đạo nổi danh khắp thế giới." Roy Betts đã nêu tên một vài nhân vật tôn giáo đã được vinh danh bằng tem thư Hoa Kỳ như con tem kỷ niệm Thánh Cam Địa (Mahatma Ghandi) người Ấn Độ in vào năm 1961; con tem vinh danh Mục Sư Tiến Sĩ Martin Luther King Jr. vào năm 1979.
Các giáo sĩ Công giáo cũng được vinh danh như bộ bưu hoa phát hành năm 1982 để kỷ niệm và vinh danh Thánh Phanxicô Thành Assissi tác giả bài Kinh Hòa Bình hoặc con tem in năm 1986 để ghi nhớ Linh Mục Edward J. Flanagan người sáng lập nên hệ thống Cô Nhi viện Boys Town.
Các cơ sở công trình tôn giáo như Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia phái Giám Lý (Episcopalian) tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn hay Nhà Thờ Chính Tòa Tổng giáo Phận Baltimore cũng được giới thiệu qua tem kỷ niệm.
"Chúng tôi đã vinh danh Mẹ Thánh Têrexa đúng nghĩa, chúng tôi thật tự hào vì công nhận Mẹ Thánh Têrêxa và những hoạt động nhân đạo của Mẹ." Phát ngôn lần nữa thay cho Tổng Nha Bưu Chính Hoa Kỳ, ông Roy Betts tuyên bố; "Tổng Nha Bưu Chính Hoa Kỳ đang mong đợi một buổi lễ phát hành bưu hoa vinh danh Mẹ Thánh Têrêxa sẽ được tổ chức thật là trang trọng và rất thành công."
Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ củng cố sự hiệp thông, tình liên đới với các Kitô hữu Trung Đông
Nguyễn Hoàng Thương
08:39 07/06/2010
Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ củng cố sự hiệp thông, tình liên đới với các Kitô hữu Trung Đông
Nicosia (AsiaNews) - Thượng Hội Đồng Giám Mục về Trung Đông "sẽ cố gắng đào sâu" gắn kết các giáo hội cổ xưa trong vùng để bày tỏ tình liên đới của các Kitô hữu trên khắp thế giới đối với những anh em ở nơi các quốc gia "chịu những nỗi gian nan to lớn do tình hình hiện nay" để ủng hộ cho những chứng tá mà họ đã hiến dâng nhằm khẳng định quyền tự do tôn giáo và "hướng đến sự chú ý của cộng đồng quốc tế về hoàn cảnh của các Kitô hữu tại Trung Đông, những người chịu đau khổ vì đức tin của mình, để chúng ta có thể tìm thấy những giải pháp công bằng và lâu dài cho các cuộc xung đột gây ra quá nhiều đau đớn".
Khi kết thúc Thánh Lễ do Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cử hành tại Trung Tâm Thể Thao Eleftheria ở Nicosia, thánh lễ công khai duy nhất trong chuyến tông du đến đảo Sýp kết thúc vào ngày 06/06, Đức Thánh Cha đã trao Tài Liệu Làm Việc (Instrumentum laboris) cho từng thành viên của Thượng Hội đồng Giám Mục Đặc Biệt về Trung Đông. Ngài đã bày tỏ niềm hy vọng của mình nơi những khoản mục của tài liệu cho Thượng Hội Đồng vào tháng Mười, vốn quy tụ các đại biểu của các Giáo Hội Công Giáo trong vùng về Rôma. Đức Thánh Cha cũng nhắc lại lời kêu gọi của ngài "về cho một nỗ lực quốc tế cấp bách và phối hợp để giải quyết những căng thẳng đang diễn ra ở Trung Đông, nhất là nơi Thánh Địa, trước những xung đột như thế dẫn đến đổ máu hơn nữa".
Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ thiếu vắng sự hiện diện của một giám mục: Đức Cha Luigi Padovese, người được tiến cử là "chúa tể của hòa bình" trong lời cầu nguyện của các tín hữu. Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterović, Tổng Thư Ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục nhấn mạnh đến điều này trước khi tài liệu Thượng Hội Đồng Giám Mục được trao. Đức Thánh Cha cũng nhắc nhớ: "trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, ngài đã đóng góp vào việc chuẩn bị của Tài Liệu Làm Việc mà tôi gửi đến anh em hôm nay. Tin tức về cái chết bất ngờ và bi kịch của ngài hôm thứ Năm gây sửng sốt và kinh sợ cho tất cả chúng ta. Tôi xin phó thác linh hồn ngài vào lòng thương xót của Thiên Chúa toàn năng, lưu tâm đến những gì ngài đã dấn thân, nhất là trên cương vị một giám mục, cho sự hiểu biết về liên tôn, văn hoá và đối thoại giữa các Giáo Hội. Cái chết của ngài là một lời nhắc nhở nghiêm túc về ơn gọi mà mọi Kitô hữu chia sẻ, để làm chứng nhân can đảm trong mọi hoàn cảnh cho những điều tốt đẹp, cao quý và công bằng". Và một lần nữa trong Kinh Truyền Tin khi ngài cầu nguyện cho các Kitô hữu trở thành"chứng nhân"của Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho hay Thượng Hội Đồng Giám Mục "sẽ cố gắng đào sâu gắn kết hiệp thông giữa các thành viên của các Giáo hội địa phương của anh em, sự hiệp thông của các giáo hội với nhau và với Giáo Hội Hoàn Vũ. Thượng Hội Đồng cũng nhằm khuyến khích anh em trong việc làm chứng tá cho đức tin của anh em vào Chúa Kitô ở những đất nước mà đức tin đã được sinh ra và từ đó được loan truyền. Được biết một số trong anh em đã phải chịu đựng gian khổ hết sức cam go do tình hình hiện nay trong khu vực. Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt là một cơ hội cho các Kitô hữu từ phần còn lại của thế giới đem đến sự ủng hộ và tình liên đới về tinh thần đối với anh chị em của mình ở Trung Đông. Đây là cơ hội để nêu bật giá trị quan trọng của sự hiện diện và chứng tá Kitô giáo ở các quốc gia của Kinh Thánh, không chỉ đối với các cộng đồng Kitô giáo trên toàn thế giới, mà còn đối với những người lân cận và đồng bào của anh em. Anh em đang giúp thiện ích chung bằng vô số cách thức, chẳng hạn như giáo dục, chăm sóc y tế và trợ giúp xã hội, và anh em thực hiện công việc xây dựng xã hội. Anh em muốn sống trong hòa bình và hòa hợp với Người Do Thái và Hồi giáo lân cận. Thông thường, anh em hành động như những nhà kiến tạo hòa bình trong tiến trình khó khăn của hoà giải. Anh em xứng đáng được công nhận vai trò vô giá mà anh em đã thực hiện. Đây là hy vọng hệ trọng của tôi, rằng quyền của anh em ngày càng được tôn trọng, gồm cả quyền tự do thờ phượng và tự do tôn giáo, và anh em sẽ không bao giờ lại bị phân biệt đối xử bằng bất cứ hình thức nào".
Tham dự vào việc trao tài liệu và lời giới thiệu đầy cảm xúc về công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục là sáu ngàn người tham dự Thánh Lễ, đại diện cho đàn chiên nhỏ người Công Giáo sống trên đảo. Trong số đó, có một số người di dân từ Phi Luật Tân và Sri Lanka, những người mà Đức Thánh Cha gởi lời chào "đặc biệt". Đây cũng là dịp cho một cái ôm nồng ấm khác với Đức Tổng Giám Mục Chính Thống giáo Chrysostomos cũng hiện diện hôm nay.
Và Lễ Mình Máu Thánh Chúa (Corpus Christi), một "thực tại" vốn là nguồn gốc của mầu nhiệm hiệp thông trong Giáo Hội; "mỗi chúng ta, những người thuộc về Giáo Hội cần phải thoát khỏi thế giới khép kín của cá nhân mình và chấp nhận ‘tình bằng hữu’ của những người cùng "bẻ bánh" với chúng ta. Chúng ta đừng nghĩ đến từ 'tôi' mà phải là 'chúng ta'. Đó là lý do tại sao mỗi ngày chúng ta cầu nguyện cùng Cha ‘chúng ta’, cầu cho lương thực hằng ngày của ‘chúng ta’. Phá vỡ những rào cản giữa chúng ta và những người thân cận chúng ta là điều kiện tiên quyết để bước vào đời sống thiêng liêng mà chúng ta được kêu gọi. Chúng ta cần phải được giải thoát khỏi tất cả những gì giam cầm và cô lập chúng ta: nỗi sợ hãi và ngờ vực người khác, tham lam và ích kỷ, thiếu thiện chí để lèo lái nguy cơ dễ bị tổn thương mà chúng ta bộc lộ bản thân mình khi chúng ta mở rộng cho tình yêu".
Đức Thánh Cha đi đến kết luận: "Chúng ta được kêu gọi vượt thắng mọi khác biệt để mang lại hòa bình và hòa giải ở những nơi có xung đột, để mang đến cho thế giới sứ điệp của hy vọng. Chúng ta được mời gọi đến với những người khốn khó, hào phóng chia sẻ của cải trần thế cho những người kém may mắn hơn chúng ta. Và chúng ta được mời gọi để không ngừng công bố sự chết và phục sinh của Chúa, cho đến khi ngài quang lâm. Qua Ngài, với Ngài và trong Ngài, trong sự hiệp nhất là quà tặng của Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội, chúng ta hãy tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa là Cha trên trời hiệp cùng tất cả thiên thần và các thánh hằng ca ngợi Chúa đời đời".
Nicosia (AsiaNews) - Thượng Hội Đồng Giám Mục về Trung Đông "sẽ cố gắng đào sâu" gắn kết các giáo hội cổ xưa trong vùng để bày tỏ tình liên đới của các Kitô hữu trên khắp thế giới đối với những anh em ở nơi các quốc gia "chịu những nỗi gian nan to lớn do tình hình hiện nay" để ủng hộ cho những chứng tá mà họ đã hiến dâng nhằm khẳng định quyền tự do tôn giáo và "hướng đến sự chú ý của cộng đồng quốc tế về hoàn cảnh của các Kitô hữu tại Trung Đông, những người chịu đau khổ vì đức tin của mình, để chúng ta có thể tìm thấy những giải pháp công bằng và lâu dài cho các cuộc xung đột gây ra quá nhiều đau đớn".
Khi kết thúc Thánh Lễ do Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cử hành tại Trung Tâm Thể Thao Eleftheria ở Nicosia, thánh lễ công khai duy nhất trong chuyến tông du đến đảo Sýp kết thúc vào ngày 06/06, Đức Thánh Cha đã trao Tài Liệu Làm Việc (Instrumentum laboris) cho từng thành viên của Thượng Hội đồng Giám Mục Đặc Biệt về Trung Đông. Ngài đã bày tỏ niềm hy vọng của mình nơi những khoản mục của tài liệu cho Thượng Hội Đồng vào tháng Mười, vốn quy tụ các đại biểu của các Giáo Hội Công Giáo trong vùng về Rôma. Đức Thánh Cha cũng nhắc lại lời kêu gọi của ngài "về cho một nỗ lực quốc tế cấp bách và phối hợp để giải quyết những căng thẳng đang diễn ra ở Trung Đông, nhất là nơi Thánh Địa, trước những xung đột như thế dẫn đến đổ máu hơn nữa".
Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ thiếu vắng sự hiện diện của một giám mục: Đức Cha Luigi Padovese, người được tiến cử là "chúa tể của hòa bình" trong lời cầu nguyện của các tín hữu. Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterović, Tổng Thư Ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục nhấn mạnh đến điều này trước khi tài liệu Thượng Hội Đồng Giám Mục được trao. Đức Thánh Cha cũng nhắc nhớ: "trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, ngài đã đóng góp vào việc chuẩn bị của Tài Liệu Làm Việc mà tôi gửi đến anh em hôm nay. Tin tức về cái chết bất ngờ và bi kịch của ngài hôm thứ Năm gây sửng sốt và kinh sợ cho tất cả chúng ta. Tôi xin phó thác linh hồn ngài vào lòng thương xót của Thiên Chúa toàn năng, lưu tâm đến những gì ngài đã dấn thân, nhất là trên cương vị một giám mục, cho sự hiểu biết về liên tôn, văn hoá và đối thoại giữa các Giáo Hội. Cái chết của ngài là một lời nhắc nhở nghiêm túc về ơn gọi mà mọi Kitô hữu chia sẻ, để làm chứng nhân can đảm trong mọi hoàn cảnh cho những điều tốt đẹp, cao quý và công bằng". Và một lần nữa trong Kinh Truyền Tin khi ngài cầu nguyện cho các Kitô hữu trở thành"chứng nhân"của Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho hay Thượng Hội Đồng Giám Mục "sẽ cố gắng đào sâu gắn kết hiệp thông giữa các thành viên của các Giáo hội địa phương của anh em, sự hiệp thông của các giáo hội với nhau và với Giáo Hội Hoàn Vũ. Thượng Hội Đồng cũng nhằm khuyến khích anh em trong việc làm chứng tá cho đức tin của anh em vào Chúa Kitô ở những đất nước mà đức tin đã được sinh ra và từ đó được loan truyền. Được biết một số trong anh em đã phải chịu đựng gian khổ hết sức cam go do tình hình hiện nay trong khu vực. Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt là một cơ hội cho các Kitô hữu từ phần còn lại của thế giới đem đến sự ủng hộ và tình liên đới về tinh thần đối với anh chị em của mình ở Trung Đông. Đây là cơ hội để nêu bật giá trị quan trọng của sự hiện diện và chứng tá Kitô giáo ở các quốc gia của Kinh Thánh, không chỉ đối với các cộng đồng Kitô giáo trên toàn thế giới, mà còn đối với những người lân cận và đồng bào của anh em. Anh em đang giúp thiện ích chung bằng vô số cách thức, chẳng hạn như giáo dục, chăm sóc y tế và trợ giúp xã hội, và anh em thực hiện công việc xây dựng xã hội. Anh em muốn sống trong hòa bình và hòa hợp với Người Do Thái và Hồi giáo lân cận. Thông thường, anh em hành động như những nhà kiến tạo hòa bình trong tiến trình khó khăn của hoà giải. Anh em xứng đáng được công nhận vai trò vô giá mà anh em đã thực hiện. Đây là hy vọng hệ trọng của tôi, rằng quyền của anh em ngày càng được tôn trọng, gồm cả quyền tự do thờ phượng và tự do tôn giáo, và anh em sẽ không bao giờ lại bị phân biệt đối xử bằng bất cứ hình thức nào".
Tham dự vào việc trao tài liệu và lời giới thiệu đầy cảm xúc về công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục là sáu ngàn người tham dự Thánh Lễ, đại diện cho đàn chiên nhỏ người Công Giáo sống trên đảo. Trong số đó, có một số người di dân từ Phi Luật Tân và Sri Lanka, những người mà Đức Thánh Cha gởi lời chào "đặc biệt". Đây cũng là dịp cho một cái ôm nồng ấm khác với Đức Tổng Giám Mục Chính Thống giáo Chrysostomos cũng hiện diện hôm nay.
Và Lễ Mình Máu Thánh Chúa (Corpus Christi), một "thực tại" vốn là nguồn gốc của mầu nhiệm hiệp thông trong Giáo Hội; "mỗi chúng ta, những người thuộc về Giáo Hội cần phải thoát khỏi thế giới khép kín của cá nhân mình và chấp nhận ‘tình bằng hữu’ của những người cùng "bẻ bánh" với chúng ta. Chúng ta đừng nghĩ đến từ 'tôi' mà phải là 'chúng ta'. Đó là lý do tại sao mỗi ngày chúng ta cầu nguyện cùng Cha ‘chúng ta’, cầu cho lương thực hằng ngày của ‘chúng ta’. Phá vỡ những rào cản giữa chúng ta và những người thân cận chúng ta là điều kiện tiên quyết để bước vào đời sống thiêng liêng mà chúng ta được kêu gọi. Chúng ta cần phải được giải thoát khỏi tất cả những gì giam cầm và cô lập chúng ta: nỗi sợ hãi và ngờ vực người khác, tham lam và ích kỷ, thiếu thiện chí để lèo lái nguy cơ dễ bị tổn thương mà chúng ta bộc lộ bản thân mình khi chúng ta mở rộng cho tình yêu".
Đức Thánh Cha đi đến kết luận: "Chúng ta được kêu gọi vượt thắng mọi khác biệt để mang lại hòa bình và hòa giải ở những nơi có xung đột, để mang đến cho thế giới sứ điệp của hy vọng. Chúng ta được mời gọi đến với những người khốn khó, hào phóng chia sẻ của cải trần thế cho những người kém may mắn hơn chúng ta. Và chúng ta được mời gọi để không ngừng công bố sự chết và phục sinh của Chúa, cho đến khi ngài quang lâm. Qua Ngài, với Ngài và trong Ngài, trong sự hiệp nhất là quà tặng của Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội, chúng ta hãy tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa là Cha trên trời hiệp cùng tất cả thiên thần và các thánh hằng ca ngợi Chúa đời đời".
Chân phước Jerzy Popiełusko hay sự hiển thắng của điều thiện trước sự dữ
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:52 07/06/2010
ROMA, (zenit.org) - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhắc đến sự kiện phong chân phước hôm Chúa Nhật ngày 6 tháng Sáu tại thủ đô Vacxava, Ba Lan cho một linh mục tử đạo người bản xứ Jerzy Popiełusko (1947-1984): Đức Thánh Cha nhận thấy « sự chiến thắng của điều thiện trước sự dữ » trong cuộc đời và cái chết của vị chân phước này.
« Trong niềm hân hoan của ngày phong chân phước hôm nay cho cha Jerzy Popiełusko, linh mục tử đạo, giờ đây tôi muốn nói một vài từ bằng Tiếng Ba Lan », Đức Thánh Cha ngỏ ý bằng Tiếng Anh.
Tiếp đó, ngài nói bằng tiếng Ba Lan: « Tôi gửi đến toàn thể Giáo Hội Ba Lan lời chào thân tình, chính ngày hôm nay tại đây đang mừng vui trước việc nâng thanh danh cha Jerzy Popiełusko lên bàn thờ. Lòng nhiệt thành trong sứ vụ linh mục và hồng phúc tử đạo của ngài là một minh chứng hùng hồn về sự hiển thắng của điều thiện trước sự dữ. Ước chi gương sáng và lời bầu cử của ngài có thể nuôi dưỡng lòng nhiệt thành của các linh mục và làm nảy sinh đức tin trong tình yêu ».
Một trong những câu nói nổi tiếng nhất của cha Popielusko như lời tuyên ngôn về chân lý: « Bổn phận của Kitô hữu là thăng tiến Sự Thật cho dù với giá đắt. Bởi vì Sự Thật tự nó có giá (…). Chúng ta hãy cầu nguyện ngõ hầu không để cho người ta hăm họa, để được giải thoát khỏi nỗi sợ hãi và nhất là khỏi điều ham muốn bạo lực và báo thù ».
Ngài đã bị ám sát ngày 19 tháng Mười năm 1984. Giáo Hội mừng lễ của ngài cũng vào « ngày sinh ra trên Thiên Quốc của ngài ».
« Trong niềm hân hoan của ngày phong chân phước hôm nay cho cha Jerzy Popiełusko, linh mục tử đạo, giờ đây tôi muốn nói một vài từ bằng Tiếng Ba Lan », Đức Thánh Cha ngỏ ý bằng Tiếng Anh.
Tiếp đó, ngài nói bằng tiếng Ba Lan: « Tôi gửi đến toàn thể Giáo Hội Ba Lan lời chào thân tình, chính ngày hôm nay tại đây đang mừng vui trước việc nâng thanh danh cha Jerzy Popiełusko lên bàn thờ. Lòng nhiệt thành trong sứ vụ linh mục và hồng phúc tử đạo của ngài là một minh chứng hùng hồn về sự hiển thắng của điều thiện trước sự dữ. Ước chi gương sáng và lời bầu cử của ngài có thể nuôi dưỡng lòng nhiệt thành của các linh mục và làm nảy sinh đức tin trong tình yêu ».
Một trong những câu nói nổi tiếng nhất của cha Popielusko như lời tuyên ngôn về chân lý: « Bổn phận của Kitô hữu là thăng tiến Sự Thật cho dù với giá đắt. Bởi vì Sự Thật tự nó có giá (…). Chúng ta hãy cầu nguyện ngõ hầu không để cho người ta hăm họa, để được giải thoát khỏi nỗi sợ hãi và nhất là khỏi điều ham muốn bạo lực và báo thù ».
Ngài đã bị ám sát ngày 19 tháng Mười năm 1984. Giáo Hội mừng lễ của ngài cũng vào « ngày sinh ra trên Thiên Quốc của ngài ».
Tin thêm về vụ sát hại Đức Giám Mục Luigi Padovese ở Thổ Nhĩ Kỳ
Tiền Hô
09:05 07/06/2010
Iskenderun (AsiaNews) - Hôm nay, lúc 4:00 giờ địa phương, cử hành tang lễ của Đức Giám Mục Luigi Padovese, người bị tay tài xế riêng - Murat Altun - giết chết cách "điên loạn" vào hôm 3 tháng 6 vừa qua. Trong khi đó, đã xuất hiện thêm các chi tiết mới về động cơ của vụ án này, nhằm bách hại Giáo hội Thổ Nhĩ Kỳ.
Tang lễ được tổ chức tại Nhà thờ Truyền Tin, với sự tham dự của Sứ thần Tòa Thánh Antonio Lucibello, các vị giám mục nghi lễ Latinh của Istanbul và Izmir, giám mục Công giáo Armenia Istanbul, cũng như các linh mục khác ở Thổ Nhĩ Kỳ và đại diện các đại sứ quán quốc tế. Cũng sẽ có một đại diện của Hội đồng Giám mục Châu Âu hiện nay cùng sự hiện diện của các giám mục đến từ các nước khác, đặc biệt là Ý.
Sau tang lễ, từ Iskenderun, thi hài của Đức Giám Mục Padovese sẽ được chuyển đến Milan, nước Ý, nơi sẽ tổ chức một tang lễ khác cho ngài, dự trù sẽ diễn ra vào ngày Thứ Hai, 14 tháng 6. Sự hồi trễ này là bởi vì tòa án Ý đã yêu cầu khám nghiệm tử thi để điều tra.
Trong những ngày qua, đã xuất hiện thêm các chi tiết mới về vụ án giết người này từ chính tay hung thủ "điên loạn". Các bác sĩ thực hiện khám nghiệm tử thi cho biết, Đức Giám Mục Padovese bị những vết dao đâm trên cơ thể, đặc biệt là ở tim (ít nhất là 8 nhát). Đầu ngài gần như hoàn toàn lìa ra khỏi cổ, chỉ còn gắn liền với cơ thể bởi lớp da sau cổ.
Sự táo bạo của vụ giết người rõ ràng là: Đức Giám Mục đã bị đâm ngay trong nhà của mình. Ngài đã dùng sức lết ra ngoài cánh cửa của ngôi nhà, bị chảy máu nhiều và kêu khóc để được giúp đỡ, ngài bị giết ở đấy. Có lẽ, khi ngài ngã xuống đất thì đầu đã lìa khỏi cổ.
Các nhân chứng cho biết, họ có nghe Đức Giám Mục kêu lên xin giúp đỡ, nhưng quan trọng hơn là họ nghe thấy tiếng la hét của tên Murat ngay sau khi hắn giết ngài. Theo những nguồn tin này thì hắn ta leo lên trên nóc nhà rồi kêu lên: "Ta đã giết Satan lớn, lạy Allah Akbar!".
Chi tiết này hoàn toàn trùng hợp với ý nghĩ chặt đầu của hắn, cho cảm giác rằng, nó giống như một sự "hy sinh" để chống lại cái ác (?!). Điều này có liên hệ đến các vụ giết người của các nhóm liên quốc gia và các phong trào Hồi giáo muốn loại trừ Kitô giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Hơn nữa, theo một tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ, Milliyet ngày 4 tháng 6, kẻ giết người đã nói với cảnh sát rằng, hành động của hắn là kết quả của một sự "mặc khải" (?!).
Đối mặt với những chi tiết mới, thật ớn lạnh này, có lẽ là những báo cáo của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và quan điểm đầu tiên của Vatican cần phải được sửa đổi. Họ đã tuyên bố rằng, vụ giết người này không liên hệ gì đến chính trị hay tôn giáo. Dù rằng vừa qua, trên máy bay đến Cyprus, Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng đã nói là vụ giết người này "không thể được gán ghép cho Thổ Nhĩ Kỳ hoặc người Thổ Nhĩ Kỳ, và không nên làm lu mờ các cuộc đối thoại".
Mối quan tâm chính đáng hiện nay là người Công giáo và một số chức phi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu cảnh sát không nên dừng vần đề điều tra "tâm thần" của Murat và tiếp tục điều tra sâu hơn vào các liên mối liên hệ có thể có của hắn với các tổ chức "Nhà nước Ngầm", thậm chí nó còn vượt ra ngoài chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Về các cáo buộc "bị tâm thần" của kẻ giết người 26 tuổi, đã hơn bốn năm sống sống thân cận Đức cố Giám Mục, luật sư giáo hội - Ercan Eris - lập luận rằng, hung thủ không thể trở nên hoảng loạn trong một ngày như các báo cáo y khoa nói. Bây giờ, hắn đã lấy lại cân bằng. Các chứng minh y khoa không xác nhận là hắn ta bị vấn đề về tâm thần. Gần đây, hắn nói là hắn bị hoảng loạn, nhưng bây giờ, người ta cho rằng tất cả chỉ là một chiến lược để bảo vệ chính mình.
Hôm qua, Bộ trưởng Tư pháp từ Ankara đã trực tiếp tới Iskenderun và lên án dứt khoát về vụ này, và ông đảm bảo rằng sẽ làm mọi thứ có thể để làm sáng tỏ những gì đã xảy ra.
Công bố sự thật là điều cần thiết cho nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì nó cho thấy tính hiện đại và khả năng đảm bảo nhân quyền của họ, nó cũng là điều cần thiết cho Giáo Hội. Theo các nguồn tin cảnh sát, có vẻ như Murat đang cố đưa ra lời biện hộ mới cho hành vi của mình như sau: Đức Padovese là một người đồng tính, còn hắn ta - Murat, 26 tuổi - là nạn nhân, "bị buộc phải chịu đựng sự lạm dụng". Còn việc giết hại giám mục không phải là tử đạo, nhưng là một hành động phòng vệ chính đáng.
Nhưng theo các chuyên gia quan sát quốc tế của Thổ Nhĩ Kỳ, việc giết Đức Giám Mục Padovese cho thấy một sự tiến triển ghê gớm của các tổ chức "Nhà nước Ngầm", lần đầu tiên họ nhắm vào mục đích cao như vậy. Từ trước đến nay, họ đã nhắm mục tiêu váo các linh mục bình thường, nhưng bây giờ, họ đã tấn công vào người đứng đầu Giáo hội Thổ Nhĩ Kỳ (Đức Padovese là chủ tịch Hội đồng Giám mục Thổ Nhĩ Kỳ). Đồng thời, hành động của họ đang trở nên tinh vi hơn, ít thô thiển hơn trước. Lời biện minh "bị tâm thần" cũng đã từng được sử dụng cho vụ sát hại Cha Santoro, nhưng bây giờ, họ còn cung cấp nhiều lối giải thích đánh lừa dư luận quốc gia và quốc tế.
(Nguồn: http://www.asianews.it/news-en/Funeral-of-Mgr.-Padovese.-Murderer,-I-killed-the-great-Satan!-18612.html)
Tang lễ được tổ chức tại Nhà thờ Truyền Tin, với sự tham dự của Sứ thần Tòa Thánh Antonio Lucibello, các vị giám mục nghi lễ Latinh của Istanbul và Izmir, giám mục Công giáo Armenia Istanbul, cũng như các linh mục khác ở Thổ Nhĩ Kỳ và đại diện các đại sứ quán quốc tế. Cũng sẽ có một đại diện của Hội đồng Giám mục Châu Âu hiện nay cùng sự hiện diện của các giám mục đến từ các nước khác, đặc biệt là Ý.
Sau tang lễ, từ Iskenderun, thi hài của Đức Giám Mục Padovese sẽ được chuyển đến Milan, nước Ý, nơi sẽ tổ chức một tang lễ khác cho ngài, dự trù sẽ diễn ra vào ngày Thứ Hai, 14 tháng 6. Sự hồi trễ này là bởi vì tòa án Ý đã yêu cầu khám nghiệm tử thi để điều tra.
Trong những ngày qua, đã xuất hiện thêm các chi tiết mới về vụ án giết người này từ chính tay hung thủ "điên loạn". Các bác sĩ thực hiện khám nghiệm tử thi cho biết, Đức Giám Mục Padovese bị những vết dao đâm trên cơ thể, đặc biệt là ở tim (ít nhất là 8 nhát). Đầu ngài gần như hoàn toàn lìa ra khỏi cổ, chỉ còn gắn liền với cơ thể bởi lớp da sau cổ.
Sự táo bạo của vụ giết người rõ ràng là: Đức Giám Mục đã bị đâm ngay trong nhà của mình. Ngài đã dùng sức lết ra ngoài cánh cửa của ngôi nhà, bị chảy máu nhiều và kêu khóc để được giúp đỡ, ngài bị giết ở đấy. Có lẽ, khi ngài ngã xuống đất thì đầu đã lìa khỏi cổ.
Các nhân chứng cho biết, họ có nghe Đức Giám Mục kêu lên xin giúp đỡ, nhưng quan trọng hơn là họ nghe thấy tiếng la hét của tên Murat ngay sau khi hắn giết ngài. Theo những nguồn tin này thì hắn ta leo lên trên nóc nhà rồi kêu lên: "Ta đã giết Satan lớn, lạy Allah Akbar!".
Chi tiết này hoàn toàn trùng hợp với ý nghĩ chặt đầu của hắn, cho cảm giác rằng, nó giống như một sự "hy sinh" để chống lại cái ác (?!). Điều này có liên hệ đến các vụ giết người của các nhóm liên quốc gia và các phong trào Hồi giáo muốn loại trừ Kitô giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Hơn nữa, theo một tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ, Milliyet ngày 4 tháng 6, kẻ giết người đã nói với cảnh sát rằng, hành động của hắn là kết quả của một sự "mặc khải" (?!).
Đối mặt với những chi tiết mới, thật ớn lạnh này, có lẽ là những báo cáo của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và quan điểm đầu tiên của Vatican cần phải được sửa đổi. Họ đã tuyên bố rằng, vụ giết người này không liên hệ gì đến chính trị hay tôn giáo. Dù rằng vừa qua, trên máy bay đến Cyprus, Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng đã nói là vụ giết người này "không thể được gán ghép cho Thổ Nhĩ Kỳ hoặc người Thổ Nhĩ Kỳ, và không nên làm lu mờ các cuộc đối thoại".
Mối quan tâm chính đáng hiện nay là người Công giáo và một số chức phi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu cảnh sát không nên dừng vần đề điều tra "tâm thần" của Murat và tiếp tục điều tra sâu hơn vào các liên mối liên hệ có thể có của hắn với các tổ chức "Nhà nước Ngầm", thậm chí nó còn vượt ra ngoài chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Về các cáo buộc "bị tâm thần" của kẻ giết người 26 tuổi, đã hơn bốn năm sống sống thân cận Đức cố Giám Mục, luật sư giáo hội - Ercan Eris - lập luận rằng, hung thủ không thể trở nên hoảng loạn trong một ngày như các báo cáo y khoa nói. Bây giờ, hắn đã lấy lại cân bằng. Các chứng minh y khoa không xác nhận là hắn ta bị vấn đề về tâm thần. Gần đây, hắn nói là hắn bị hoảng loạn, nhưng bây giờ, người ta cho rằng tất cả chỉ là một chiến lược để bảo vệ chính mình.
Hôm qua, Bộ trưởng Tư pháp từ Ankara đã trực tiếp tới Iskenderun và lên án dứt khoát về vụ này, và ông đảm bảo rằng sẽ làm mọi thứ có thể để làm sáng tỏ những gì đã xảy ra.
Công bố sự thật là điều cần thiết cho nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì nó cho thấy tính hiện đại và khả năng đảm bảo nhân quyền của họ, nó cũng là điều cần thiết cho Giáo Hội. Theo các nguồn tin cảnh sát, có vẻ như Murat đang cố đưa ra lời biện hộ mới cho hành vi của mình như sau: Đức Padovese là một người đồng tính, còn hắn ta - Murat, 26 tuổi - là nạn nhân, "bị buộc phải chịu đựng sự lạm dụng". Còn việc giết hại giám mục không phải là tử đạo, nhưng là một hành động phòng vệ chính đáng.
Nhưng theo các chuyên gia quan sát quốc tế của Thổ Nhĩ Kỳ, việc giết Đức Giám Mục Padovese cho thấy một sự tiến triển ghê gớm của các tổ chức "Nhà nước Ngầm", lần đầu tiên họ nhắm vào mục đích cao như vậy. Từ trước đến nay, họ đã nhắm mục tiêu váo các linh mục bình thường, nhưng bây giờ, họ đã tấn công vào người đứng đầu Giáo hội Thổ Nhĩ Kỳ (Đức Padovese là chủ tịch Hội đồng Giám mục Thổ Nhĩ Kỳ). Đồng thời, hành động của họ đang trở nên tinh vi hơn, ít thô thiển hơn trước. Lời biện minh "bị tâm thần" cũng đã từng được sử dụng cho vụ sát hại Cha Santoro, nhưng bây giờ, họ còn cung cấp nhiều lối giải thích đánh lừa dư luận quốc gia và quốc tế.
(Nguồn: http://www.asianews.it/news-en/Funeral-of-Mgr.-Padovese.-Murderer,-I-killed-the-great-Satan!-18612.html)
Đức Thánh Cha bày tỏ lòng kính trọng Đức Cha Padovese
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:06 07/06/2010
ROMA, Chúa Nhật 06/06/2010 (zenit.org) - Khi kết thúc thánh lễ trọng được cử hành tại Trường đua thể thao, thủ đô Nicosia vào sáng Chúa Nhật, và trước khi trao « Tài liệu làm việc » của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Trung Đông cho các Thượng Phụ, Hồng Y và Giám Mục, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã tưởng nhớ Đức Cha Padovese, bị giết hại hôm thứ năm vừa qua, người đáng lẽ ra phải có mặt ngày hôm nay trong buổi cử hành này và cũng là nhà kiến tạo cho kỳ Thượng Hội Đồng tới đây.
Trong bài huấn dụ có một đoạn bằng Tiếng Anh, Đức Thánh Cha đã gợi lại rằng Đức Cha Padovese là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Thổ Nhĩ Kỳ: với chức danh này đáng lý ngài cũng được nhận tài liệu Thượng Hội Đồng. Vị Giám chức bị sát hại từng là Giám Quản Tông Tòa Anatolia.
Với cương vị như thế, « ngài đã góp phần vào công việc chuẩn bị Tài Liệu Làm Việc mà hôm nay đây tôi trao cho quý Thượng Phụ, Hồng Y và Giám Mục », Đức Thánh Cha nhấn mạnh.
Đức Giáo Hoàng đã thổ lộ rằng « tin về cái chết bất ngờ và tang thương của Đức Cha hôm thứ năm vừa qua đã gây sốc và sửng sốt cho tất cả mọi người ».
Đồng thời Đức Thánh Cha cũng nhắc đến sự dấn thân của Đức Cha Padovese trong công cuộc đại kết và đối thoại liên tôn: « Tôi trao phó linh hồn ngài cho lòng thương xót của Thiên Chúa Toàn Năng, thấu suốt điểm mấu chốt mà Đức Cha dấn thân, đặc biệt với tư cách là giám mục, đối với sự hiểu biết liên tôn và đa văn hóa cũng như trong công cuộc đối thoại giữa các Giáo Hội ».
« Cái chết của ngài, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, nhắc nhở chúng ta ơn gọi của Kitô hữu là can đảm làm chứng trong mọi hoàn cảnh cho điều thiện hảo, cao thượng và công chính ».
Trong chuyến bay từ Roma đi Chypre, hôm thứ sáu ngày 4 tháng Sáu vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã biểu lộ sự đau buồn tột độ của mình trước vụ sát hại Đức Cha Padovese, người đã đóng góp rất nhiều cho việc chuẩn bị Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông.
Vị Thủ Lãnh Giáo Hội cho biết rằng cuộc ám sát không có liên quan gì với chuyến tông du của Ngài và cũng thanh minh cho Thổ Nhĩ Kỳ: « Cái bóng này không có gì phải nhìn với những chủ đề và thực tại của chuyến tông du, vì chưng chúng ta không được gán sự việc này cho Thổ Nhĩ Kỳ hay cho người dân của đất nước này ».
« Đây chắc chắn không phải là một cuộc ám sát với động cơ chính trị hay tôn giáo », Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh.
Trước chuyến công du của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đến Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Cha Padovese đã từng tuyên bố: « Thổ Nhĩ Kỳ là một cửa sổ hướng về Phương Đông. Với đại đa số là Hồi Giáo, quốc gia cầu nối giữa Đông và Tây, đây là địa điểm được hoạch định để truyền bá sứ điệp hòa bình và hòa giải giữa các dân tộc, nền văn hóa và tôn giáo ».
Trong bài huấn dụ có một đoạn bằng Tiếng Anh, Đức Thánh Cha đã gợi lại rằng Đức Cha Padovese là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Thổ Nhĩ Kỳ: với chức danh này đáng lý ngài cũng được nhận tài liệu Thượng Hội Đồng. Vị Giám chức bị sát hại từng là Giám Quản Tông Tòa Anatolia.
Với cương vị như thế, « ngài đã góp phần vào công việc chuẩn bị Tài Liệu Làm Việc mà hôm nay đây tôi trao cho quý Thượng Phụ, Hồng Y và Giám Mục », Đức Thánh Cha nhấn mạnh.
Đức Giáo Hoàng đã thổ lộ rằng « tin về cái chết bất ngờ và tang thương của Đức Cha hôm thứ năm vừa qua đã gây sốc và sửng sốt cho tất cả mọi người ».
Đồng thời Đức Thánh Cha cũng nhắc đến sự dấn thân của Đức Cha Padovese trong công cuộc đại kết và đối thoại liên tôn: « Tôi trao phó linh hồn ngài cho lòng thương xót của Thiên Chúa Toàn Năng, thấu suốt điểm mấu chốt mà Đức Cha dấn thân, đặc biệt với tư cách là giám mục, đối với sự hiểu biết liên tôn và đa văn hóa cũng như trong công cuộc đối thoại giữa các Giáo Hội ».
« Cái chết của ngài, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, nhắc nhở chúng ta ơn gọi của Kitô hữu là can đảm làm chứng trong mọi hoàn cảnh cho điều thiện hảo, cao thượng và công chính ».
Trong chuyến bay từ Roma đi Chypre, hôm thứ sáu ngày 4 tháng Sáu vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã biểu lộ sự đau buồn tột độ của mình trước vụ sát hại Đức Cha Padovese, người đã đóng góp rất nhiều cho việc chuẩn bị Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông.
Vị Thủ Lãnh Giáo Hội cho biết rằng cuộc ám sát không có liên quan gì với chuyến tông du của Ngài và cũng thanh minh cho Thổ Nhĩ Kỳ: « Cái bóng này không có gì phải nhìn với những chủ đề và thực tại của chuyến tông du, vì chưng chúng ta không được gán sự việc này cho Thổ Nhĩ Kỳ hay cho người dân của đất nước này ».
« Đây chắc chắn không phải là một cuộc ám sát với động cơ chính trị hay tôn giáo », Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh.
Trước chuyến công du của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đến Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Cha Padovese đã từng tuyên bố: « Thổ Nhĩ Kỳ là một cửa sổ hướng về Phương Đông. Với đại đa số là Hồi Giáo, quốc gia cầu nối giữa Đông và Tây, đây là địa điểm được hoạch định để truyền bá sứ điệp hòa bình và hòa giải giữa các dân tộc, nền văn hóa và tôn giáo ».
Đức Giáo Hoàng nói: Đối thoại là chìa khoá cho nền Hoà Bình bền vững
Paul Minh Nhật
13:59 07/06/2010
Đức Giáo Hoàng nói Đối Thoại thăng tiến sự tin tưởng, hòa hợp giữa con người với nhau.
NICOSIA, Cyprus, JUNE 5, 2010 (Zenit.org).- Đức Benedict XVI đã giải thích với một cộng đồng người công giáo nhỏ bé tại đảo Cyprus trong ngày hôm nay rằng đối thoại liên tôn là một yếu tố cần thiết cho một nền hòa bình lâu dài vì nó thăng tiến sự tin tưởng và sự hòa hợp giữa con người với nhau trong môi trường đa tôn giáo, đa văn hóa và đa quốc gia"
Đứcc Giáo Hoàng đã nói như vậy trong một cuộc gặp gỡ với người đứng đầu của cộng đồng tín hữu công giáo tại trường thánh Maron tại Nicosia. Người Công Giáo chỉ chiếm 3.15% trên tổng số dân của Cyprus(800000)
Đức Thánh Cha đã nói khởi đầu rằng "Trong sự kiện lịch sử của chuyến viếng thăm lần đầu tiên này của vị Giám Mục Roma tới Cyprus,Cha tới đây để củng cố cho các con niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô và để khích lệ các con hãy giữ con tim và linh hồn sự trung thành với các truyền thống của các tông đồ, trong tư cách là người kế vị thánh Phê-rô, cha đứng giữa các con hôm nay để trao cho các con sự bảo đảm chắc chắn về sự ủng hộ, lời cầu nguyện tha thiết và sự khích lệ của cha"
Đức Giáo Hoàng sau đó đã chỉ ra một "phần thiết yếu của cuộc sống và sứ vụ của Giáo Hội, nhân danh sự tìm kiếm cho sự hiệp nhất lớn lao trong bác ái với các Tín hữu Ki-tô khác và đối thoại với những ai không phải là các tín hữu Ki-tô"
Ngài nói tiếp: "Đặc biệt từ sau Công Đồng Vatican II, Giáo Hội cam kết đi trước trên con đường của sự hiểu biết hơn nữa với các Ki-tô hữu của chúng ta với một cái nhìn về mạnh mẽ hơn bao giờ hết của mối dây yêu thương ràng buộc và tình bằng hữu của tất cả những người đã được rửa tội"
"Dựa vào hoàn cảnh của các bạn, các bạn có thể làm tăng sự đóng góp cá nhân của các bạn cho mục đích hiệp nhất các tín hữu Ki-tô trong cuộc sống hàng ngày của các con. Hãy để cha khuyến khích các con làm như vậy, hãy tin tưởng vào Thánh Thần Thiên Chúa, đấng hằng cầu nguyện cho những người theo ngài trở nên một, sẽ đồng hành với các con trong nhiệm vụ cao trọng này"
Đức Benedict XVI ghi nhận về việc đối thoại với những người mang niềm tin khác nhau chẳng hạn như người người Hồi Giáo "vẫn cần phải làm trên toàn thế giới"
Ngài nói "Đây là một khu vực khác nơi các tín hữu Công Giáo Cyprus thường sống trong những hoàn cảnh có đủ khả năng cho họ có những cơ hội để hành động đúng và khôn ngoan, chỉ bằng cách làm việc kiên nhẫn có thể xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau, gánh nặng của lịch sử qua đi, và những khác biệt về chính trị, văn hóa giữa người với người trở thành động lực để làm cho mọi người hiểu nhau sâu sắc hơn"
"Tôi nài nỉ các bạn hãy giúp kiến tạo sự tin tưởng lẫn nhau giữa các tín hữu Ki-tô và những người không phải là tín hữu Ki-tô như là một điều căn bản cho việc xây dựng nền hòa bình và hòa hợp lâu dài giữa những người khác tôn giáo, khu vực chính trị và các nền văn hóa với nhau"
NICOSIA, Cyprus, JUNE 5, 2010 (Zenit.org).- Đức Benedict XVI đã giải thích với một cộng đồng người công giáo nhỏ bé tại đảo Cyprus trong ngày hôm nay rằng đối thoại liên tôn là một yếu tố cần thiết cho một nền hòa bình lâu dài vì nó thăng tiến sự tin tưởng và sự hòa hợp giữa con người với nhau trong môi trường đa tôn giáo, đa văn hóa và đa quốc gia"
Đứcc Giáo Hoàng đã nói như vậy trong một cuộc gặp gỡ với người đứng đầu của cộng đồng tín hữu công giáo tại trường thánh Maron tại Nicosia. Người Công Giáo chỉ chiếm 3.15% trên tổng số dân của Cyprus(800000)
Đức Thánh Cha đã nói khởi đầu rằng "Trong sự kiện lịch sử của chuyến viếng thăm lần đầu tiên này của vị Giám Mục Roma tới Cyprus,Cha tới đây để củng cố cho các con niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô và để khích lệ các con hãy giữ con tim và linh hồn sự trung thành với các truyền thống của các tông đồ, trong tư cách là người kế vị thánh Phê-rô, cha đứng giữa các con hôm nay để trao cho các con sự bảo đảm chắc chắn về sự ủng hộ, lời cầu nguyện tha thiết và sự khích lệ của cha"
Đức Giáo Hoàng sau đó đã chỉ ra một "phần thiết yếu của cuộc sống và sứ vụ của Giáo Hội, nhân danh sự tìm kiếm cho sự hiệp nhất lớn lao trong bác ái với các Tín hữu Ki-tô khác và đối thoại với những ai không phải là các tín hữu Ki-tô"
Ngài nói tiếp: "Đặc biệt từ sau Công Đồng Vatican II, Giáo Hội cam kết đi trước trên con đường của sự hiểu biết hơn nữa với các Ki-tô hữu của chúng ta với một cái nhìn về mạnh mẽ hơn bao giờ hết của mối dây yêu thương ràng buộc và tình bằng hữu của tất cả những người đã được rửa tội"
"Dựa vào hoàn cảnh của các bạn, các bạn có thể làm tăng sự đóng góp cá nhân của các bạn cho mục đích hiệp nhất các tín hữu Ki-tô trong cuộc sống hàng ngày của các con. Hãy để cha khuyến khích các con làm như vậy, hãy tin tưởng vào Thánh Thần Thiên Chúa, đấng hằng cầu nguyện cho những người theo ngài trở nên một, sẽ đồng hành với các con trong nhiệm vụ cao trọng này"
Đức Benedict XVI ghi nhận về việc đối thoại với những người mang niềm tin khác nhau chẳng hạn như người người Hồi Giáo "vẫn cần phải làm trên toàn thế giới"
Ngài nói "Đây là một khu vực khác nơi các tín hữu Công Giáo Cyprus thường sống trong những hoàn cảnh có đủ khả năng cho họ có những cơ hội để hành động đúng và khôn ngoan, chỉ bằng cách làm việc kiên nhẫn có thể xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau, gánh nặng của lịch sử qua đi, và những khác biệt về chính trị, văn hóa giữa người với người trở thành động lực để làm cho mọi người hiểu nhau sâu sắc hơn"
"Tôi nài nỉ các bạn hãy giúp kiến tạo sự tin tưởng lẫn nhau giữa các tín hữu Ki-tô và những người không phải là tín hữu Ki-tô như là một điều căn bản cho việc xây dựng nền hòa bình và hòa hợp lâu dài giữa những người khác tôn giáo, khu vực chính trị và các nền văn hóa với nhau"
Tạp chí Times hâm lại chuyện cũ tấn kích ĐTC Benedicto XVI và học giả Weigel đáp lời ngay.
Dominic David Trần
14:09 07/06/2010
Học giả George Weigel |
Bài xã luận chính của Tạp chí Times tự chứng minh cho thấy họ chẳng đưa ra được những luận điểm gì mới, không có một bằng cớ chắc chắn nào mới cả và toàn nội dung bài xã luận ấy chẳng có một chút gía trị thực tế nào. Tuy nhiên... cái bài xã luận của Tạp chí Times tấn công Đức Thánh Cha Benedicto XVI theo kiểu bình mới rượu cũ này đã khơi mào cho học giả George Weigel viết một bài báo rất sinh động để đáp trả lại, học giả Weigel viết đại ý như sau;
" Cái 'văn' bài xã luận dài dòng với nội dung viết lách công phu chả mang lại được điều gì mới lạ. Nó chỉ 'nhai đi nhai lại' một vài điều cáo buộc rất què quặt và khập khễnh về Đức Thánh Cha- và những điều vu khống này đã bị bác bỏ thẳng thừng từ đầu hay bị từ khước ngay tại chỗ. Cái kiểu viết lách và nội dung bài xã luận trên trang nhất của Đại tạp chí này giống như kiểu viết chuyện văn chương kích thích sự tò mò của tuổi dậy thì... và kéo dài câu chuyện độ một năm.. rồi sẽ hết hơi cũng như kiểu kết cục với những tháng ngày mòn mỏi héo hon của Henry Luce."
Phân tích của học giả Goerge Weigel rất có giá trị trong những chừng mực mà vị học giả này sửa lại cho đúng những lỗi sai sót mà Đại Tạp Chí Times gây ra-thí dụ như Times đã phiên dịch và quảng diễn sai về Công Đồng Vatican II, cũng như về thẩm quyền và
năng quyền của ngôi vị và chế độ Giáo Hoàng. Đây chính là những chủ đề quan trọng mà thế giới truyền thông thế tục thường xuyên đưa tin sai và tường trình-phân tích không chính xác, không đúng sự thật vì không hiểu rõ mọi sự về cơ cấu tổ chức và lề luật của Giáo Hội.
Tuy nhiên, theo thông tấn Xã CWN News thì trong bài phản bác lại Tạp chí Times lần này- học giả George Weigel có một điểm sai khi Weigel nói; " Thật không dễ dàng chút nào khi hiểu về cái quyết định của các Chủ bút và Giám đốc Biên tập ở Tạp chí Times: họ đang
muốn gì với cái loạt bài xã luận như hiện nay?". Thực ra, phải nói là hoàn tòan dễ hiểu về mọi chuyện của Tạp Chí Time đã và đang làm. Các Chủ Bút của Tạp chí Times rõ ràng đang bị dắt mũi bởi một sự thúc ép nào đó là không cần phải truyền đạt tin tức một cách chính xác nhưng hiển nhiên là bởi một ý đồ muốn tiếp tục xung phong lên trong chiến dịch chống lại Đức Thánh Cha.
Đức Giáo Hoàng: Tìm kiếm sự hiệp nhất thông qua sự thật và hoà giải
Paul Minh Nhật
15:20 07/06/2010
Làm Mới Lại Lời Cam kết Đại Kết, Đối Thoại Với Thế Giới Đạo Hồi
LARNACA, Cyprus, JUNE 6, 2010 (Zenit.org).-Đức Benedict XVI đã nói lời chào tạm biệt Cyprus, nhấn mạnh đến sự thật và hòa giải như là hai chìa khóa để thăng tiến sự hiệp nhất trong quốc gia này. Đức Giáo Hoàng đã đưa ra bài diễn văn tạm biệt hôm nay tại Phi trường Quốc Tế Larnaca, kết thúc chuyến tông du tới Cyprus đã bắt đầu từ hôm thứ sáu tuần vừa qua. Ngài đã cám ơn ông chủ tịch nước, Demetris Christofias, và tất cả những người đã giúp tổ chức nên chuyến đi này của ngài.
Ngài nói "Hãy để chúng tôi tằng cường thêm những nỗ lực của chúng tôi để xây dựng một nền hòa bình đích thực và lâu bền cho tất cả mọi người,"
"Tôi đã nhìn thấy một vài thứ cho bản thân mình về sự phân hóa đáng buồn của hòn đảo này, cũng như học được từ sự mất mát đáng kể của một di sản văn hóa thuộc về toàn thể nhân loại", ngài nói.
Trong suốt chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha đã nghỉ đêm ở lại tại Tòa Sứ Thần, nằm trong vùng đệm của Liên Hiệp Quốc, nơi mà, từ khi cuộc xâm lăng của Thổ Nhĩ Kỳ, phân chia ra cộng đồng người Cyprus Thổ Nhĩ Kỳ và cộng đồng người Cyprus Hy Lạp.
Ngài nói "Tôi cũng đã nghe từ người Cypruss ở phía bắc ao ước được quay trở về nhà và nơi thờ phượng của họ trong yên bình, và tôi đã vô cùng cảm động bởi lời cầu khẩn của họ,"
Ngài tiếp "chắc chắn rằng sự thật và hòa giải, cùng với sự tôn trọng, là nền tảng lành mạnh nhất cho tương lai thống nhất và hòa bình của hòn đảo này, cho sự bền vững và thịnh vượng của tất cả mọi người"
NHỮNG BUỔI GẶP GỠ
Đức Giáo Hoàng cũng đã "cảm tạ Chúa cho những ngày này mà ngài đã chứng kiến cuộc gặp mặt đầu tiên của cộng đồng Công Giáo tại Cyprus này với Đấng Kế Vị Thánh Phê-rô trên mảnh đất của họ"
Ngài nhắc lại "với lòng biết ơn về các buổi gặp gỡ của tôi với các đại diện của các nhà lãnh đạo Ki-tô giáo khác, đặc biệt với đức Thượng phụ Chrysostomos II và các đại diện của giáo hội chính thống Cyprus, tôi cảm ơn họ vì sự tiếp đón đượm tình anh em"
Đức Thánh Cha nói "Tôi hy vọng rằng cuộc viếng thăm này của tôi tới đây sẽ được coi như là một bước khác dọc theo con đường đã được mở ra trước chúng ta bởi sự ưu ái của đức cố thượng phụ Athenagoras và người tiền nhiệm đáng kính của tôi đức Phao-lô VI,"
Ngài nói tiếp "những bước đầu chân mang tính tiên tri đầu tiên cùng với nhau của họ đã chỉ cho chúng ta con đường mà chúng ta phải tiếp bước"
"Chúng ta có tiếng gọi thiêng liêng để trở thành những người anh em, cùng bước đi bên nhau trong đức tin, khiêm tốn trước Thiên Chúa toàn năng, và với giao ước không thể phá vỡ của tình yêu mến cho kẻ khác"
"Như tôi mời gọi những người cùng là Ki-tô hữu tiếp tục cuộc hành trình này, Tôi đã quả quyết với họ rằng Giáo Hội Công Giáo, với phúc lành của Chúa, sẽ tự mình theo đuổi mục đích của sự hiệp nhất hoàn hảo trong lòng nhân từ qua một sự đánh giá sâu sắc của điều mà những người Công Giáo và Chính thống gìn giữ thân yêu nhất"
Ngài cũng biểu lộ một "sự hy vọng và cầu nguyện chân thành với nhau maf các tín hữu Công Giáo và Hồi Giáo sẻ trở thành nắm bột men cho hòa bình và hòa giải giữa những người Cyprus và phục vụ như là một ví dụ cho các quốc gia khác"
LARNACA, Cyprus, JUNE 6, 2010 (Zenit.org).-Đức Benedict XVI đã nói lời chào tạm biệt Cyprus, nhấn mạnh đến sự thật và hòa giải như là hai chìa khóa để thăng tiến sự hiệp nhất trong quốc gia này. Đức Giáo Hoàng đã đưa ra bài diễn văn tạm biệt hôm nay tại Phi trường Quốc Tế Larnaca, kết thúc chuyến tông du tới Cyprus đã bắt đầu từ hôm thứ sáu tuần vừa qua. Ngài đã cám ơn ông chủ tịch nước, Demetris Christofias, và tất cả những người đã giúp tổ chức nên chuyến đi này của ngài.
Ngài nói "Hãy để chúng tôi tằng cường thêm những nỗ lực của chúng tôi để xây dựng một nền hòa bình đích thực và lâu bền cho tất cả mọi người,"
"Tôi đã nhìn thấy một vài thứ cho bản thân mình về sự phân hóa đáng buồn của hòn đảo này, cũng như học được từ sự mất mát đáng kể của một di sản văn hóa thuộc về toàn thể nhân loại", ngài nói.
Trong suốt chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha đã nghỉ đêm ở lại tại Tòa Sứ Thần, nằm trong vùng đệm của Liên Hiệp Quốc, nơi mà, từ khi cuộc xâm lăng của Thổ Nhĩ Kỳ, phân chia ra cộng đồng người Cyprus Thổ Nhĩ Kỳ và cộng đồng người Cyprus Hy Lạp.
Ngài nói "Tôi cũng đã nghe từ người Cypruss ở phía bắc ao ước được quay trở về nhà và nơi thờ phượng của họ trong yên bình, và tôi đã vô cùng cảm động bởi lời cầu khẩn của họ,"
Ngài tiếp "chắc chắn rằng sự thật và hòa giải, cùng với sự tôn trọng, là nền tảng lành mạnh nhất cho tương lai thống nhất và hòa bình của hòn đảo này, cho sự bền vững và thịnh vượng của tất cả mọi người"
NHỮNG BUỔI GẶP GỠ
Đức Giáo Hoàng cũng đã "cảm tạ Chúa cho những ngày này mà ngài đã chứng kiến cuộc gặp mặt đầu tiên của cộng đồng Công Giáo tại Cyprus này với Đấng Kế Vị Thánh Phê-rô trên mảnh đất của họ"
Ngài nhắc lại "với lòng biết ơn về các buổi gặp gỡ của tôi với các đại diện của các nhà lãnh đạo Ki-tô giáo khác, đặc biệt với đức Thượng phụ Chrysostomos II và các đại diện của giáo hội chính thống Cyprus, tôi cảm ơn họ vì sự tiếp đón đượm tình anh em"
Đức Thánh Cha nói "Tôi hy vọng rằng cuộc viếng thăm này của tôi tới đây sẽ được coi như là một bước khác dọc theo con đường đã được mở ra trước chúng ta bởi sự ưu ái của đức cố thượng phụ Athenagoras và người tiền nhiệm đáng kính của tôi đức Phao-lô VI,"
Ngài nói tiếp "những bước đầu chân mang tính tiên tri đầu tiên cùng với nhau của họ đã chỉ cho chúng ta con đường mà chúng ta phải tiếp bước"
"Chúng ta có tiếng gọi thiêng liêng để trở thành những người anh em, cùng bước đi bên nhau trong đức tin, khiêm tốn trước Thiên Chúa toàn năng, và với giao ước không thể phá vỡ của tình yêu mến cho kẻ khác"
"Như tôi mời gọi những người cùng là Ki-tô hữu tiếp tục cuộc hành trình này, Tôi đã quả quyết với họ rằng Giáo Hội Công Giáo, với phúc lành của Chúa, sẽ tự mình theo đuổi mục đích của sự hiệp nhất hoàn hảo trong lòng nhân từ qua một sự đánh giá sâu sắc của điều mà những người Công Giáo và Chính thống gìn giữ thân yêu nhất"
Ngài cũng biểu lộ một "sự hy vọng và cầu nguyện chân thành với nhau maf các tín hữu Công Giáo và Hồi Giáo sẻ trở thành nắm bột men cho hòa bình và hòa giải giữa những người Cyprus và phục vụ như là một ví dụ cho các quốc gia khác"
Ký giả giáo dân đầu tiên sắp được phong chân phước
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
17:23 07/06/2010
ROMA, (zenit.org) - Ngày mai thứ ba 08/06/2010, Đức Cha Claudio Maria Celli, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội sẽ giới thiệu tại Roma gương mặt của ký giả giáo dân đầu tiên sắp được nâng lên hàng chân phước: Manuel Lozano Garrido, thường được biết đến với cái tên quen thuộc «Lolo».
Cuộc gặp gỡ với báo chí, dành cho những nhà nghiên cứu và nhân viên trong ngành truyền thông, nhưng cũng cho tất cả những ai quan tâm, sẽ diễn ra vào ngày mai thứ ba lúc 12 giờ tại phòng hội Marconi của Đài Phát Thanh Vatican.
Sẽ cùng đồng hành với Đức Cha Celli còn có cha Rafael Higueras, với tư cách là người thỉnh cầu án phong chân phước. Ngài cũng có bài thuyết trình trong buổi họp báo.
Chương trình sẽ được ghi dấu bởi buổi trình chiếu ra mắt công chúng những trích đoạn của bộ phim mang tựa đề: « Lolo, người gieo vãi niềm vui » do hãng phim EUK Mamie sản xuất.
Vị ký giả giáo dân đầu tiên sẽ được phong chân phước vào ngày 12 tháng Sáu tới đây tại chính thành phố quê hương của mình mang tên Linares, thuộc tỉnh Jaén, Tây Ban Nha.
Lolo sinh ngày 19 tháng Tám năm 1920 tại Linares và qua đời tại đây vào ngày 3 tháng Mười Một năm 1971. Là thành viên Công Giáo Tiến Hành khi còn ở độ tuổi thiếu niên, chàng trai trẻ này thường mang Mình Thánh Chúa đến cho những người bị giam cầm tại nhà tù dưới thời bách hại đạo tại Tây Ban Nha trong diễn biến của cuộc chiến dân sự.
Bắt đầu phải chịu đựng bệnh tật vào năm 1942, và chỉ trong vòng một năm căn bệnh đã hoàn toàn làm cho ngài trở nên tàn phế và đến năm 1962 thì bị mù lòa.
Lolo thi hành công việc của một ký giả trong ngành báo chí như tờ báo « Ya », các tạp chí « Telva » và « Vida Nueva » và hãng tin « Prensa Asociada ». Trong cùng thời gian ông đã viết rất nhiều sách. Đến năm 1956, ông sáng lập tạp chí « Sinai » dành cho các bệnh nhân.
Mặc dù chung sống với bệnh tật, ông nhận được nhiều danh hiệu cao quý trong nghề nghiệp, như «Giải Thưởng Hoan Hô».
Sẽ cùng đồng hành với Đức Cha Celli còn có cha Rafael Higueras, với tư cách là người thỉnh cầu án phong chân phước. Ngài cũng có bài thuyết trình trong buổi họp báo.
Chương trình sẽ được ghi dấu bởi buổi trình chiếu ra mắt công chúng những trích đoạn của bộ phim mang tựa đề: « Lolo, người gieo vãi niềm vui » do hãng phim EUK Mamie sản xuất.
Vị ký giả giáo dân đầu tiên sẽ được phong chân phước vào ngày 12 tháng Sáu tới đây tại chính thành phố quê hương của mình mang tên Linares, thuộc tỉnh Jaén, Tây Ban Nha.
Lolo sinh ngày 19 tháng Tám năm 1920 tại Linares và qua đời tại đây vào ngày 3 tháng Mười Một năm 1971. Là thành viên Công Giáo Tiến Hành khi còn ở độ tuổi thiếu niên, chàng trai trẻ này thường mang Mình Thánh Chúa đến cho những người bị giam cầm tại nhà tù dưới thời bách hại đạo tại Tây Ban Nha trong diễn biến của cuộc chiến dân sự.
Bắt đầu phải chịu đựng bệnh tật vào năm 1942, và chỉ trong vòng một năm căn bệnh đã hoàn toàn làm cho ngài trở nên tàn phế và đến năm 1962 thì bị mù lòa.
Lolo thi hành công việc của một ký giả trong ngành báo chí như tờ báo « Ya », các tạp chí « Telva » và « Vida Nueva » và hãng tin « Prensa Asociada ». Trong cùng thời gian ông đã viết rất nhiều sách. Đến năm 1956, ông sáng lập tạp chí « Sinai » dành cho các bệnh nhân.
Mặc dù chung sống với bệnh tật, ông nhận được nhiều danh hiệu cao quý trong nghề nghiệp, như «Giải Thưởng Hoan Hô».
Sự hài hòa hiện hữu giữa Đức Tin và Lý Trí
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
21:57 07/06/2010
Đức Giáo Hoàng suy tư về đời sống và những tác phẩm của Thánh Thomas Aquinas
VATICAN (Zenit.org)- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói “Công trình to tác” của thánh Thomas Aquinas là minh chứng không những đức tin và lý trí là tương hợp, mà còn có “một sự hài hòa tự nhiên” giữa cả hai.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Thứ Tư 2 tháng 6 trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Quảng Trường Thánh Phêrô, trong đó ngài trở lại loạt bài giáo lý của ngài về những nhà tư tưởng lớn thời Trung Cổ, với một sự phản ảnh về gương mặt Thánh Thomas Aquinas.
Trưng dẫn lời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói, “Giáo Hội có lý trong sự nhất quán đề nghị Thánh Thomas là một thầy tư tưởng và là một mẫu con đường ngay thẳng làm thần học.” Ngài cũng ghi nhận Thánh Thomas được gọi là Tiến Sĩ Thiên Thần “có lẽ do các nhân đức của ngài, cách riêng sự cao quí tư tưởng và sự tinh sạch đời sống của ngài.”
Thomas sinh giữa 1224 và 1225 gần Aquino, tại Sicily ngày nay. Ngài là con một gia đình giàu có, và được gởi đi học tại Naples, thủ đô Vương Quốc Sicily. Chính tại đây Thánh Thomas trước hết tiếp xúc với những tác phẩm của Aristotle, “giá trị to lớn của Aristotle được ngài ý thức ngay”.
Trong năm 1245, Thomas nhập dòng các cha Đaminh, và được gởi đi Paris để học thần học dưới sự hướng dẫn của Thánh Albertôô Cả.
Đức Thánh Cha bình luận “Albertôô và Thomas kết một tình bạn thật sự và sâu sắc và các ngài học được sự tôn trọng và mong ước sự tốt lành cho nhau, đến nổi Albertô muốn cho người học trò của mình cũng theo mình tới Cologne, tai đây ngài dược các bề trên hội dòng mời thành lập một khoa thần học.”
Đang lúc ở tại Paris, Thánh Thomas “ tiếp xúc với tất cả các tác phẩm của Aristotle và với những nhà chú giải Arab của ông,” ĐGH giải thích, “điều này không được biết qua một thời gian lâu.”
Aristotle
Những tác phẩm đó là những bài viết vè bản chất sự hiểu biết, về những khoa học tự nhiên, về những siêu hình học, về linh hồn và những khoa đạo đức học, phong phú trong sự thông tin và trực giác xem ra vững chắc và xác tín,” ngài nói tiếp. “ Đó là một quan niệm đầy đủ về thế giới được phát triển không có và trước Chúa Kitô, với lý trí thuần túy, và điều đó xem ra tự áp đặt trên lý trí như chính quan niệm ‘đó.“
Chính trong bối cảnh này mà “hai văn hóa gặp nhau,” Đức Thánh Cha ghi nhận, “văn hóa tiền-Kitô hữu của Aristotle, với sự hợp lý triệt để, và vằn hóa cổ điển Kitô hữu.
Và cũng trong bối cảnh này, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói thêm, Thánh Thomas Aquinas “hoàn thành một hoạt động có tầm quan trọng cơ bản cho lịch sử triết học và thần học, tôi muốn nói cho lịch sử văn hóa.”
ĐGH giải thích rằng Thánh Thomas “học về Aristotle và các nhà chú giải của ông trong chiều sâu,” ngài được những bản dịch cải tiến từ những bản gốc Hy Lạp, và không còn dựa trên những nhà chú giài Arab nữa, ngài cung cấp những bài chú giải của ngài về “những tác phẩm Aristotelian, phân biệt cái gì là đúng với những gì đáng nghi ngờ hay là phải loại bỏ hẳn.”
“Nói tóm lại Thomas Aquinas chứng tỏ rằng có một sự hài hòa tự nhiên giữa đức tin Kitô hữu và lý trí.”
“Đó là công trình to lớn của Thomas,” ngài nói tiếp, “ người mà trong lúc gặp gỡ giữa hai văn hóa—lúc mà xem ra đức tin phải đầu hàng trước lý trí—chứng tỏ rằng chúng đi chung nhau, rằng điều gì xem là lý trí không thích hợp với đức tin thì không phải là lý trí, và điều gì xem ra đức tin không phải là đức tin, theo mức độ nó nghịch lại với sự hợp lẽ phải thật; như vậy Ngài xây dựng một tổng thể mới, hình thành văn hóa của các thế kỷ tiếp sau.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ghi nhận “những ân ban trí thức hoàn hảo” của Thánh Thomas, cũng như “sự sản xuất văn chương của ngài, vẫn còn tiếp tục tới khi ngài chết, và là điều lạ lùng: những chú giải về Kinh Thánh—bởi vì giáo sư thần học vượt hết mọi nhà chú giải Kinh thánh--những chú giải về các tác phẩm của Aristotle, những tác phẩm hệ thống hóa có tác dộng mạnh, trong số đó trổi vượt pho sách Summa Theologiae, những luận án và những tranh cãi về nhiều tài liệu.
Đức Giáo Hoàng cũng ghi chú rằng những bản văn phụng vụ cho lề Mình Thánh Chúa được gán cho Thánh Thomas: ”Thomas có một linh hồn nhạy cảm Thánh Thể. Những thánh thi rất đẹp phụng vụ Giáo Hội hát để cử hành mầu nhiệm sự hiện diện thật Mình và Máu Chúa trong Thánh Thể được gán cho đức tin và sự khôn ngoan thần học của ngài.”
Liên quan cái chết của ngài, Đức Thánh Cha nói rằng “những tháng cuối đời của thánh Thomas vẫn được bao bọc bởi một bầu khí đặc biệt—Tôi muốn nói một bầu khí nhiệm mầu.”
“Tháng 12 năm 1273, “ Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “ [Thánh Thomas] gọi người bạn và thư ký của ngài là Reginald thông tri cho ông quyết định chấm dứt mọi công việc bởi vì, trong lúc cử hành Thánh Lễ, ngài đã hiểu, theo một mặc khải siêu nhiên, là tất cả những gì ngài đã viết cho tới khi đó chỉ là ‘một đống rơm.’
“Đó là một tình tiết mầu nhiệm, giúp chúng ta hiểu không những đức khiêm nhượng cá nhân của Thomas, mà còn sự kiện là tất cả những gì chúng ta thành công trong sự suy nghĩ và nói về đức tin bất kể nó cao hay tinh ròng, thì bị vượt hẳn vô cùng bởi sự cao cả và vẻ đẹp của Chúa, sẽ được mặc khải cho chúng ta cách đầy đủ trên Thiên Đàng.”
Nhà thần học thánh qua đời một vài tháng sau trong năm 1274 trong lúc đang khi đi Lyon, nơi ngài phải tham dự Công Đồng Lyon II, do Đức Giáo Hoàng Gregory X triệu tập.
Đời sống và huấn giáo của thánh Thomas Aquinas có thể được tổng kết trong một tình tiết lưu lại bởi những người viết tiểu sử ngày xưa, “ Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kết thúc. “Đang khi vị thánh, theo thói quen, đọc kinh sáng trước ảnh chưộc tội trong Nguyện Đường Thánh Nicholas tại Naples, người giữ phòng thánh nhà nguyện, Domenico da Caserta, nghe một cuộc đối thoại được bộc lộ.
“Thomas, buồn bực, hỏi điều ngài đã viết về những mầu nhiệm đức tin Kitô hữu có đúng không. Và Ảnh Chuộc tội trả lời:’ Con đã nói rất hay về Cha, Thomas, phải thưởng cho con cái gi đây?’
“Và câu trả lời của thánh Thomas là câu trả lời mà tất cả chúng ta, những bạn hữu và môn đệ của Chúa Kitô, sẽ luôn luôn muốn thưa: “Không gì ngoài ra Chúa, Lạy Chúa!’”
VATICAN (Zenit.org)- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói “Công trình to tác” của thánh Thomas Aquinas là minh chứng không những đức tin và lý trí là tương hợp, mà còn có “một sự hài hòa tự nhiên” giữa cả hai.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Thứ Tư 2 tháng 6 trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Quảng Trường Thánh Phêrô, trong đó ngài trở lại loạt bài giáo lý của ngài về những nhà tư tưởng lớn thời Trung Cổ, với một sự phản ảnh về gương mặt Thánh Thomas Aquinas.
Trưng dẫn lời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói, “Giáo Hội có lý trong sự nhất quán đề nghị Thánh Thomas là một thầy tư tưởng và là một mẫu con đường ngay thẳng làm thần học.” Ngài cũng ghi nhận Thánh Thomas được gọi là Tiến Sĩ Thiên Thần “có lẽ do các nhân đức của ngài, cách riêng sự cao quí tư tưởng và sự tinh sạch đời sống của ngài.”
Thomas sinh giữa 1224 và 1225 gần Aquino, tại Sicily ngày nay. Ngài là con một gia đình giàu có, và được gởi đi học tại Naples, thủ đô Vương Quốc Sicily. Chính tại đây Thánh Thomas trước hết tiếp xúc với những tác phẩm của Aristotle, “giá trị to lớn của Aristotle được ngài ý thức ngay”.
Trong năm 1245, Thomas nhập dòng các cha Đaminh, và được gởi đi Paris để học thần học dưới sự hướng dẫn của Thánh Albertôô Cả.
Đức Thánh Cha bình luận “Albertôô và Thomas kết một tình bạn thật sự và sâu sắc và các ngài học được sự tôn trọng và mong ước sự tốt lành cho nhau, đến nổi Albertô muốn cho người học trò của mình cũng theo mình tới Cologne, tai đây ngài dược các bề trên hội dòng mời thành lập một khoa thần học.”
Đang lúc ở tại Paris, Thánh Thomas “ tiếp xúc với tất cả các tác phẩm của Aristotle và với những nhà chú giải Arab của ông,” ĐGH giải thích, “điều này không được biết qua một thời gian lâu.”
Aristotle
Những tác phẩm đó là những bài viết vè bản chất sự hiểu biết, về những khoa học tự nhiên, về những siêu hình học, về linh hồn và những khoa đạo đức học, phong phú trong sự thông tin và trực giác xem ra vững chắc và xác tín,” ngài nói tiếp. “ Đó là một quan niệm đầy đủ về thế giới được phát triển không có và trước Chúa Kitô, với lý trí thuần túy, và điều đó xem ra tự áp đặt trên lý trí như chính quan niệm ‘đó.“
Chính trong bối cảnh này mà “hai văn hóa gặp nhau,” Đức Thánh Cha ghi nhận, “văn hóa tiền-Kitô hữu của Aristotle, với sự hợp lý triệt để, và vằn hóa cổ điển Kitô hữu.
Và cũng trong bối cảnh này, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói thêm, Thánh Thomas Aquinas “hoàn thành một hoạt động có tầm quan trọng cơ bản cho lịch sử triết học và thần học, tôi muốn nói cho lịch sử văn hóa.”
ĐGH giải thích rằng Thánh Thomas “học về Aristotle và các nhà chú giải của ông trong chiều sâu,” ngài được những bản dịch cải tiến từ những bản gốc Hy Lạp, và không còn dựa trên những nhà chú giài Arab nữa, ngài cung cấp những bài chú giải của ngài về “những tác phẩm Aristotelian, phân biệt cái gì là đúng với những gì đáng nghi ngờ hay là phải loại bỏ hẳn.”
“Nói tóm lại Thomas Aquinas chứng tỏ rằng có một sự hài hòa tự nhiên giữa đức tin Kitô hữu và lý trí.”
“Đó là công trình to lớn của Thomas,” ngài nói tiếp, “ người mà trong lúc gặp gỡ giữa hai văn hóa—lúc mà xem ra đức tin phải đầu hàng trước lý trí—chứng tỏ rằng chúng đi chung nhau, rằng điều gì xem là lý trí không thích hợp với đức tin thì không phải là lý trí, và điều gì xem ra đức tin không phải là đức tin, theo mức độ nó nghịch lại với sự hợp lẽ phải thật; như vậy Ngài xây dựng một tổng thể mới, hình thành văn hóa của các thế kỷ tiếp sau.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ghi nhận “những ân ban trí thức hoàn hảo” của Thánh Thomas, cũng như “sự sản xuất văn chương của ngài, vẫn còn tiếp tục tới khi ngài chết, và là điều lạ lùng: những chú giải về Kinh Thánh—bởi vì giáo sư thần học vượt hết mọi nhà chú giải Kinh thánh--những chú giải về các tác phẩm của Aristotle, những tác phẩm hệ thống hóa có tác dộng mạnh, trong số đó trổi vượt pho sách Summa Theologiae, những luận án và những tranh cãi về nhiều tài liệu.
Đức Giáo Hoàng cũng ghi chú rằng những bản văn phụng vụ cho lề Mình Thánh Chúa được gán cho Thánh Thomas: ”Thomas có một linh hồn nhạy cảm Thánh Thể. Những thánh thi rất đẹp phụng vụ Giáo Hội hát để cử hành mầu nhiệm sự hiện diện thật Mình và Máu Chúa trong Thánh Thể được gán cho đức tin và sự khôn ngoan thần học của ngài.”
Liên quan cái chết của ngài, Đức Thánh Cha nói rằng “những tháng cuối đời của thánh Thomas vẫn được bao bọc bởi một bầu khí đặc biệt—Tôi muốn nói một bầu khí nhiệm mầu.”
“Tháng 12 năm 1273, “ Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “ [Thánh Thomas] gọi người bạn và thư ký của ngài là Reginald thông tri cho ông quyết định chấm dứt mọi công việc bởi vì, trong lúc cử hành Thánh Lễ, ngài đã hiểu, theo một mặc khải siêu nhiên, là tất cả những gì ngài đã viết cho tới khi đó chỉ là ‘một đống rơm.’
“Đó là một tình tiết mầu nhiệm, giúp chúng ta hiểu không những đức khiêm nhượng cá nhân của Thomas, mà còn sự kiện là tất cả những gì chúng ta thành công trong sự suy nghĩ và nói về đức tin bất kể nó cao hay tinh ròng, thì bị vượt hẳn vô cùng bởi sự cao cả và vẻ đẹp của Chúa, sẽ được mặc khải cho chúng ta cách đầy đủ trên Thiên Đàng.”
Nhà thần học thánh qua đời một vài tháng sau trong năm 1274 trong lúc đang khi đi Lyon, nơi ngài phải tham dự Công Đồng Lyon II, do Đức Giáo Hoàng Gregory X triệu tập.
Đời sống và huấn giáo của thánh Thomas Aquinas có thể được tổng kết trong một tình tiết lưu lại bởi những người viết tiểu sử ngày xưa, “ Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kết thúc. “Đang khi vị thánh, theo thói quen, đọc kinh sáng trước ảnh chưộc tội trong Nguyện Đường Thánh Nicholas tại Naples, người giữ phòng thánh nhà nguyện, Domenico da Caserta, nghe một cuộc đối thoại được bộc lộ.
“Thomas, buồn bực, hỏi điều ngài đã viết về những mầu nhiệm đức tin Kitô hữu có đúng không. Và Ảnh Chuộc tội trả lời:’ Con đã nói rất hay về Cha, Thomas, phải thưởng cho con cái gi đây?’
“Và câu trả lời của thánh Thomas là câu trả lời mà tất cả chúng ta, những bạn hữu và môn đệ của Chúa Kitô, sẽ luôn luôn muốn thưa: “Không gì ngoài ra Chúa, Lạy Chúa!’”
Thánh Thể hiệp nhất Giáo Hội
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
22:10 07/06/2010
Đức Giáo Hoàng cố thuyết phục chiến thắng những khác biệt hầu mang lại hòa bình cho thế giới.
NICOSIA, CYPRUS (Zenit.org).-Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhấn mạnh tầm quan trong của Thánh Thể, ngài lưu ý các tín hữu được nuôi bằng Mình và Máu Chúa Kitô được qui tụ thành một Dân Chúa.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Chúa Nhật 6 tháng 6 một Thánh Lễ tại trung tâm Thể Thao Eleftheria tại Nicosia, khi ngai trình bày “instrumentum laboris” (văn kiện làm việc) cho Khóa Họp Đặc Biệt Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông, sẽ được tổ chức tại Rome từ 10-24 tháng 10 sắp tới.
Nhiều thượng phụ và giám mục khác nhau của vùng Trung Đông tham gia trong Thánh Lễ cùng với những đại diện các cộng đồng của các ngài. Giữa họ có Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo Cypriot là Chrysostomos II.
Trung tâm Thể Thao, với sức chứa 7.000, đầy tràn người. Nhiều người tín hữu theo dõi nghi thức từ bên ngoài, ở đây có đặt những chiếc ghế để cung cấp chỗ ngồi cho những người không thể vào được trong trung tâm.
“Tôi cũng xin nói tôi vui mừng dường nào vì có dịp này để cử hành Thánh Thể trong sự tham dự của rất nhiều tín hữu Cyprus, một vùng đất được chúc phúc bởi những công khó tông đồ của Thánh Phaolô và Thánh Barnabas,” Đức Giáo Hoàng nói trong bài giảng của ngài.
Ngài trải dài “một lời chào đặc biệt cho những người Phi Luật Tân, Sri Lankan và những cộng đồng di dân khác, những cộng đồng hình thành một nhóm có ý nghĩa bên trong dân cư Công Giáo của đảo này. “
“Tôi cầu xin cho sự hiện diện của anh chị em ở đây sẽ làm giàu đời sống và sự thờ phượng của các giáo xứ anh chị em tùy thuộc, và cho anh chị em, bù lại, rút được nhiều sức sống thiêng liêng từ di sản Kitô hữu xưa của phần đất mà anh chị em đã biến thành nhà của mình,” Đức Thánh Cha nói.
Mình Chúa Kitô
Ngài nói về lễ trọng hôm nay của Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, được biết như lễ Mình Chúa Kitô, và ghi nhận rằng trong suy tư về Thánh Thể, “chúng ta tới được chỗ hiểu sâu sắc hơn mầu nhiệm hiệp thông ràn buộc nhau tất cả những ai tùy thuộc Giáo Hội.”
“Tất cả những ai được nuôi bằng Mình và Máu Chúa Kitô trong Thánh Thể, được hợp nhất với nhau nhờ Chúa Thánh Thần để hình thành một dân thánh Chúa,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định.
“Mỗi người chúng ta là những kẻ thuộc về Giáo Hội, cần từ bỏ thế giới đóng kín tình trạng cá tính của mình và chấp nhận ‘tình bạn’ của những kẻ khác là những kẻ bẻ bánh với chúng ta,” ngài nói. “Chúng ta phải suy nghĩ không theo thuật ngữ “cái tôi” nhưng “chúng tôi.’”
“Bẻ gãy những rào cản giữa chúng ta và những người thân cận chúng ta, là ưu tiên hàng đầu để đi vào sự sống thần linh mà tất cả chúng ta được kêu gọi”.
Ngài nói tiếp, “Chúng ta cần được giải phóng khỏi tất cả những gì giam hảm và biệt lập chúng ta: sự sợ bất tín với những kẻ khác, tính tham lam và vị kỷ, sự không muốn liều bị tổn thương mà chúng ta phải đương đầu khi chúng ta mở lòng để yêu.”
“Chúa Kitô sống trong chúng ta, thân thể của Người, Giáo Hội, dân linh mục,” Đức Giáo Hoàng công nhận. “Nhờ được nuôi dưỡng bởi Người trong Thánh Thể và nhận lấy Chúa Thánh Thần trong lòng chúng ta, chúng ta thật sự trở thành Thân Thể Chúa Kitô mà chúng ta lãnh nhận, chúng ta thật sự hiệp thông với Người và với nhau, và chúng ta trở thành thật sự những dụng cụ, để minh chứng cho Người trước thế giới.”
Ngài ghi nhận: “Chúng ta được kêu gọi chiến thắng những sự dửng dưng của chúng ta, mang hòa bình và hòa giải tới nơi nào có xung đột, hầu hiến cho thế giới một sứ điệp hy vọng.
“Chúng ta được kêu gọi gặp gỡ những kẻ túng thiếu, chia sẻ cách quảng đại những của cải thế gian của chúng ta với những kẻ kém hạnh phúc hơn chúng ta.
“Và chúng ta được kêu gọi công bố không ngừng sự chết và phục sinh của Chúa, cho tới khi Người đến.”
NICOSIA, CYPRUS (Zenit.org).-Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhấn mạnh tầm quan trong của Thánh Thể, ngài lưu ý các tín hữu được nuôi bằng Mình và Máu Chúa Kitô được qui tụ thành một Dân Chúa.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Chúa Nhật 6 tháng 6 một Thánh Lễ tại trung tâm Thể Thao Eleftheria tại Nicosia, khi ngai trình bày “instrumentum laboris” (văn kiện làm việc) cho Khóa Họp Đặc Biệt Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông, sẽ được tổ chức tại Rome từ 10-24 tháng 10 sắp tới.
Nhiều thượng phụ và giám mục khác nhau của vùng Trung Đông tham gia trong Thánh Lễ cùng với những đại diện các cộng đồng của các ngài. Giữa họ có Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo Cypriot là Chrysostomos II.
Trung tâm Thể Thao, với sức chứa 7.000, đầy tràn người. Nhiều người tín hữu theo dõi nghi thức từ bên ngoài, ở đây có đặt những chiếc ghế để cung cấp chỗ ngồi cho những người không thể vào được trong trung tâm.
“Tôi cũng xin nói tôi vui mừng dường nào vì có dịp này để cử hành Thánh Thể trong sự tham dự của rất nhiều tín hữu Cyprus, một vùng đất được chúc phúc bởi những công khó tông đồ của Thánh Phaolô và Thánh Barnabas,” Đức Giáo Hoàng nói trong bài giảng của ngài.
Ngài trải dài “một lời chào đặc biệt cho những người Phi Luật Tân, Sri Lankan và những cộng đồng di dân khác, những cộng đồng hình thành một nhóm có ý nghĩa bên trong dân cư Công Giáo của đảo này. “
“Tôi cầu xin cho sự hiện diện của anh chị em ở đây sẽ làm giàu đời sống và sự thờ phượng của các giáo xứ anh chị em tùy thuộc, và cho anh chị em, bù lại, rút được nhiều sức sống thiêng liêng từ di sản Kitô hữu xưa của phần đất mà anh chị em đã biến thành nhà của mình,” Đức Thánh Cha nói.
Mình Chúa Kitô
Ngài nói về lễ trọng hôm nay của Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, được biết như lễ Mình Chúa Kitô, và ghi nhận rằng trong suy tư về Thánh Thể, “chúng ta tới được chỗ hiểu sâu sắc hơn mầu nhiệm hiệp thông ràn buộc nhau tất cả những ai tùy thuộc Giáo Hội.”
“Tất cả những ai được nuôi bằng Mình và Máu Chúa Kitô trong Thánh Thể, được hợp nhất với nhau nhờ Chúa Thánh Thần để hình thành một dân thánh Chúa,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định.
“Mỗi người chúng ta là những kẻ thuộc về Giáo Hội, cần từ bỏ thế giới đóng kín tình trạng cá tính của mình và chấp nhận ‘tình bạn’ của những kẻ khác là những kẻ bẻ bánh với chúng ta,” ngài nói. “Chúng ta phải suy nghĩ không theo thuật ngữ “cái tôi” nhưng “chúng tôi.’”
“Bẻ gãy những rào cản giữa chúng ta và những người thân cận chúng ta, là ưu tiên hàng đầu để đi vào sự sống thần linh mà tất cả chúng ta được kêu gọi”.
Ngài nói tiếp, “Chúng ta cần được giải phóng khỏi tất cả những gì giam hảm và biệt lập chúng ta: sự sợ bất tín với những kẻ khác, tính tham lam và vị kỷ, sự không muốn liều bị tổn thương mà chúng ta phải đương đầu khi chúng ta mở lòng để yêu.”
“Chúa Kitô sống trong chúng ta, thân thể của Người, Giáo Hội, dân linh mục,” Đức Giáo Hoàng công nhận. “Nhờ được nuôi dưỡng bởi Người trong Thánh Thể và nhận lấy Chúa Thánh Thần trong lòng chúng ta, chúng ta thật sự trở thành Thân Thể Chúa Kitô mà chúng ta lãnh nhận, chúng ta thật sự hiệp thông với Người và với nhau, và chúng ta trở thành thật sự những dụng cụ, để minh chứng cho Người trước thế giới.”
Ngài ghi nhận: “Chúng ta được kêu gọi chiến thắng những sự dửng dưng của chúng ta, mang hòa bình và hòa giải tới nơi nào có xung đột, hầu hiến cho thế giới một sứ điệp hy vọng.
“Chúng ta được kêu gọi gặp gỡ những kẻ túng thiếu, chia sẻ cách quảng đại những của cải thế gian của chúng ta với những kẻ kém hạnh phúc hơn chúng ta.
“Và chúng ta được kêu gọi công bố không ngừng sự chết và phục sinh của Chúa, cho tới khi Người đến.”
Bài giảng của Đức Giáo Hoàng trong Thánh Lễ Mình Thánh Chúa Kitô
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
23:26 07/06/2010
“Chúa Giêsu là Linh Mục theo nghĩa nào”
Vatican: Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI vào ngày thứ Năm 3 tháng 6, trước khi đi kiệu Thánh Thể tổ chức trong lễ trọng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô.
Đức Giáo Hoàng chủ sự Thánh Lễ trong sân Vương Cung Thánh Gioan Lateran, và cuộc kiệu theo con đường Merulana và kết thúc tại Vương Cung Đức Bà Cả. Sau đây là bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ.
* * *
Anh Chị Em thân mến!
Chức Linh Mục Tân Ước ràng buộc chặt chẽ với Thánh Thể. Vì lý do này, hôm nay, trong lễ trọng Mình Thánh Chúa và gần cuối Năm Linh Mục, chúng ta được mời suy gẫm mối tương quan giữa Thánh Thể và chức linh mục của Chúa Kitô. Cũng theo chiều hướng này, bài đọc thứ nhất và thánh vịnh đáp ca. biểu lộ gương mặt của Menkisêđê.
Đoạn ngắn từ Sách Sáng Thế (x. 14:18-20) nói rằng Menkisêđê, vua thành Salem, là “linh mục của Thiên Chúa Tối Cao,” và vì ông dâng “bánh và rượu” và “chúc phúc Abraham,” khi ông này trở về từ một chiến thắng trong trận chiến; Ông Abraham biếu ông một phần mười tất cả chiến lợi phẩm. Tới phiên mình, Thánh Vịnh chứa đựng trong câu cuối một kiểu nói long trọng, một lời thề của chính Chúa, Đấng công bố với Vua Messiah: “Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Menkisêđê” (Tv 110:4); như vậy Đấng Messiah không những được tuyên bố là vua, mà còn là linh mục.
Từ đọan này tác giả Thơ gởi tín hữu Do Thái rút ra cốt lõi cho sự trình bày rộng lớn và liên tiếp của ngài. Và chúng ta tái hồi âm sự đó trong câu điệp khúc: “Muôn thuở, Con là Thượng Tế, lạy Chúa Kitô”; hầu như là một sự xưng đức tin, có một ý nghĩa đặc biệt trong lễ hôm nay. Đó là niềm vui của cộng đồng, niềm vui của toàn thể Giáo Hội, khi chiêm ngắm và thờ lạy Bí Tích Chí Thánh, nhận thấy trong đó sự hiện diện thật và vĩnh viễn của Chúa Giêsu như là Linh Mục Thượng Phẩm Đời Đời.
Bài đọc hai và bài Tin Mừng, ngược lại, lôi kéo sự chú ý tới mầu nhiệm Thánh Thể. Thơ thứ nhất gởi tín hữu Côrintô (x. 11:23-26) đề cập đoạn cơ bản trong đó Thánh Phaolô nhắc lại cho cộng đồng này ý nghĩa và giá trị của “Bữa Tiệc của Chúa,” mà Tông Đồ truyền lại và dạy, nhưng có nguy cơ bị mất. Bài Tin Mừng tường thuật phép lạ hóa bánh và cá. Theo Thánh Luca: một dấu chỉ được tất cả các tác giả Tin Mừng chứng minh, dấu đó báo trước quà tặng Chúa kitô sẽ thực hiện về chính mình, là ban cho nhân loại sự sống đời đời.
Cả 2 bản văn này đề cao sự cầu nguyện của Chúa Kitô, khi bẻ bánh. Dĩ nhiên có một sự khác biệt rõ rệt giữa hai lúc: Khi hóa bánh và cá ra nhiều cho dân chúng, Chúa Giêsu tạ ơn Cha trên trời vì sự Quan Phòng của Người, tin tưởng Người không để thiếu của ăn cho tất cả những người này. Trong bữa Tiệc Cuối, ngược lại, Chúa Giêsu biến bánh và rượu trở nên Mình và Máu Người, hầu các môn đệ có thể nuôi mình nhờ Người và sống trong sự hiệp thông sâu sắc và thật sự với Người.
Sự thứ nhất chúng ta phải nhớ là Chúa Giêsu không phải là một linh mục theo truyền thống Do Thái. Gia đình của Người không phải là một gia đình linh mục. Người không thuộc dòng dõi Aaron, nhưng đúng hơn dòng dỏi Judah; do đó, theo pháp lý, Người bị ngăn ngừa khỏi con đường tới chức linh mục. Con người và hoạt động của Chúa Giêsu thành Nadareth không được đặt trong hàng ngũ các linh mục xưa, nhưng đúng hơn trong hàng ngũ các tiên tri.
Và trong hàng ngũ này, Chúa Giêsu lánh xa quan niệm nghi thức tôn giáo, Người phê bình phương pháp đánh giá những luật nhân bản liên kết với sự nghi thức hơn là tuân giữ các điều răn Chúa, đó là, tình yêu Chúa và tha nhân, mà như Tin Mừng nói, “qúi hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ” (Mc 12:33).- Cả trong Đền Thờ Jerusalem, nơi thánh hoàn hảo, Chúa Giêsu thực hiện một cử chỉ tiên tri tuyệt diệu, khi Người xô đuổi những kẻ đổi tiền và buôn bán súc vật, tất cả những sự này phục vụ việc dâng những hy lễ truyền thống. Do đó, Chúa Giêsu không được thừa nhận là một Messiah linh mục, nhưng là Messiah tiên tri và vương giả. Cũng vậy, sự chết của Người, mà chúng ta những Kitô hữu gọi “hy lễ,” không có gì thuộc những hy lễ xưa; đúng hơn, là hoàn toàn đối nghịch: việc thi hành án tử qua sự đóng đinh, án ô nhục nhất, xảy ra ngoài những bức tường Jerusalem.
Bây giờ, Chúa Giêsu là linh mục theo nghĩa nào? Thánh Thể nói điều này. Chúng ta có thể bắt đầu từ những lời đơn sơ này diễn tả ông Menkisêđê: “ ông dâng bánh và rượu” (St 14:18). Đó là sự Chúa Giêsu làm trong bữa Tiệc Cuối: Người dâng bánh và rượu, và trong cử chỉ này Người tóm kết tất cả của Người và tất cả sứ vụ của Người. Trong hành vi này, trong sự cầu nguyện đi trước đó và trong những lời đồng hành sự đó, có tất cả ý nghĩa mầu nhiệm Chúa Kitô, như được diễn tả trong Thơ tín hữu Do Thái trong một đoạn quyết định, cần phải trích dẫn. “Khi còn sống kiếp phàm nhân,” tác gỉa viết qui chiếu về Chúa Giêsu, “ Chúa Giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền cứu Người khỏi chết. và Người được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người, và Người đã được Thiên Chúa tôn xưng là Thượng Tế theo phẩm trật Menkisêđê” ( 5:7-10).
Trong bản văn này, rõ ràng ám chỉ sự hấp hối thiêng liêng tại vườn Giệtsêmani, sự thương khó của Chúa Kitô được trình bày như một kinh nguyện và một sự dâng lễ. Chúa Giêsu đối mặt “giờ’ của Người, dẫn Người tới sự chết trên thánh giá, đang khi chìm ngập trong một sự cầu nguyện thâm sâu, hệ tại sự kết hợp ý muôn của Người với ý muốn của Chúa Cha. Ý muốn nhân đôi và duy nhất này là một ý muốn tình yêu. Được sống trong sự cầu nguyện này, cơn thử thách thê thảm Chúa Giêsu đối mặt biến thành lễ phẩm, thành hy lễ sống động.
Thơ gởi tín hữu Do Thái nói rằng Chúa Giêsu “được nhậm lời.” Theo nghĩa nào ? Theo nghĩa là Chúa Cha cứu Người khỏi chết và phục sinh Người. Người được nhận lời chính xác vì sự từ bỏ hoàn toàn của Người để theo Ý Chúa Cha: Chương trình tình yêu của Chúa có thể được hoàn thành trong Chúa Giêsu, Đấng, đã vâng lời cho tới điểm cuối cùng là chết trên thánh giá, trở thành “nguyên nhân cứu độ” cho tất cả những ai vâng lời Người. Tức là Người trở thành Thượng Tế vì đã gánh lấy tất cả tội lỗi thế giới, như “Con Chiên Thiên chúa.” Chúa Cha ban cho Người chức linh mục này chính lúc Chúa Giêsu đi qua sự chết và phục sinh của Người. Đó không phải là chức linh mục theo phẩm trật Luật Moisen (x. Lêvi 8-9), nhưng “theo phẩm trật Menkisêđê” theo môt phẩm trật tiên tri, chỉ tùy thuộc vào tương quan đặc biệt với Chúa.
Chúng ta hãy trở lại kiểu nói trong Thơ gởi tín hữu Do Thái: “Mặc dầu người là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục.” Chức linh mục của Chúa Kitô lôi kéo theo sự đau khổ, và Người làm như vậy là vì chúng ta. Người là người Con và không cần học vâng phục với Chúa, nhưng chúng ta thì phải học, chúng ta đã cần và luôn luôn cần. Vì lẽ này, Người Con mặc lấy nhân tính chúng ta và vì chúng ta “chịu giáo dục trong thử thách đau khổ, Người để mình biến đổi bởi đau khổ, như hột lúa mì muốn sinh trái phải mục nát đi dưới đất.”
Nhờ thủ tục này Chúa Giêsu “nên trọn lành,” trong tiếng Hy lạp “teleiotheis.” Chúng ta phải suy nghĩ về từ ngữ này vì nó rất có ý nghĩa. Nó chỉ sự hoàn thành một cuộc hành trình, tức là, chính cuộc hành trình giáo dục và sự biến đổi của người Con Thiên Chúa qua sự đau khổ, qua sự Thương Khó đầy đau thương. Và nhờ sự biến đổi này Chúa Giêsu Kitô trở thành “Linh Mục Thượng Phẩm” và có thể cứu chuộc tất cả những kẻ phó mình cho Người.
Từ ngữ “teleiotheis, “dịch cho đúng là “nên trọn lành,” thuộc về một gốc động tự mà, trong bản dịch Hy Lạp sách Ngũ Thư, tức là năm quyển đầu Cựu Ước, luôn luôn được dùng để chỉ sự hiến thánh các linh mục xưa. Sự khám phá này rất quí báu, bởi vì nó nói với chúng ta rằng sự Thương Khó đối với Chúa Giêsu là một sự hiến thánh linh mục. Người không phải là một linh mục theo Luật, nhưng Người cơ bản trờ thành là vậy trong sự Thương Khó, sự Chết và sự Phục Sinh của Người: Người hiến mình đền tội và Chúa Cha, nâng cao Người trên mọi tạo vật, đặt Người làm kẻ Trung Gian Phổ Quát của sự cứu độ.
Chúng ta trở lại, trong bài suy niệm của chúng ta, tới Thánh Thể, trong chốc lát sẽ thành trung tâm cuộc hợp phụng vụ của chúng ta và của sự rước kiệu trọng thể tiếp theo. Trong đó Chúa Giêsu báo trước hy lễ của Người, không phải là một hy lễ nghi thức nhưng là một hy lễ cá nhân. Trong Bữa Tiệc Cuối Người hành động do thúc đẩy bởi “ Thần Khí Đời Đời”, với Thần Khi này sau đó Người sẽ hiến mình trên Thánh Giá (x. Dt 9:14). Khi tạ ơn và với một sự chúc tụng, Chúa Giêsu biến đổi bánh và rượu. Đó là tình yêu thần linh biến đổi: tình yêu mà Chúa Giêsu chấp nhận trước hầu hiến mình trọn vẹn cho chúng ta. Tình yêu này không là ai khác ngoài Chúa Thánh Thần, Thần Khí của Cha và của Con, tình yêu hiến thánh bánh và rượu và thay đổi bản chất của chúng thành Mình và Máu Chúa, làm thành hiện diện trong Bí Tích cũng một hy lễ được thực hiện sau đó một cách đổ máu trên thánh giá.
Chúng ta có thể kết luận rằng Chúa Kitô là một linh mục thật sự và đang tồn tại bởi vì Người đầy quyến năng Chúa Thánh Thần, Người là sự kết thúc cuối cùng của tất cả sự viên mãn tình yêu của Chúa “trong đêm Người bị nộp,” chính trong “giờ đen tối (x.Luke 22:53). Chính quyền năng thần linh này, cũng một quyền năng thần linh mang lại sự Nhập Thể Ngôi Lời, biến đổi sự bạo động quá khích và sự bất công quá khích [thuộc sự chết của Người] thành một hành vi tình yêu và sự công chinh cao nhất.
Đó là công trình thuộc chức linh mục của Chúa Kitô, mà Giáo Hội thừa hưởng và tiếp tục kéo dài mãi mãi, trong hai hình thức chức linh mục bình thường của kẻ được rửa tội và chức linh mục của những thừa tác viên được phong, hầu biến hình thế giới với tình yêu của Chúa. Tất cả, các linh mục và tín hữu, được nuôi dưỡng bởi cũng một Thánh Thể, tất cả chúng ta sấp mình thờ lạy Thánh Thể, bởi vì Thầy và Chúa chúng ta hiện diện trong Thánh Thể, hiện diện trong Mình thật của Chúa Giêsu, là Vật Hy Sinh và Linh Mục, là sự cứu độ thế giới. Hãy đến, chúng ta hãy nhảy mừng với những bài ca và niềm vui. Hãy đến, chúng ta hãy thờ lạy! Amen.
Vatican: Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI vào ngày thứ Năm 3 tháng 6, trước khi đi kiệu Thánh Thể tổ chức trong lễ trọng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô.
Đức Giáo Hoàng chủ sự Thánh Lễ trong sân Vương Cung Thánh Gioan Lateran, và cuộc kiệu theo con đường Merulana và kết thúc tại Vương Cung Đức Bà Cả. Sau đây là bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ.
* * *
Anh Chị Em thân mến!
Chức Linh Mục Tân Ước ràng buộc chặt chẽ với Thánh Thể. Vì lý do này, hôm nay, trong lễ trọng Mình Thánh Chúa và gần cuối Năm Linh Mục, chúng ta được mời suy gẫm mối tương quan giữa Thánh Thể và chức linh mục của Chúa Kitô. Cũng theo chiều hướng này, bài đọc thứ nhất và thánh vịnh đáp ca. biểu lộ gương mặt của Menkisêđê.
Đoạn ngắn từ Sách Sáng Thế (x. 14:18-20) nói rằng Menkisêđê, vua thành Salem, là “linh mục của Thiên Chúa Tối Cao,” và vì ông dâng “bánh và rượu” và “chúc phúc Abraham,” khi ông này trở về từ một chiến thắng trong trận chiến; Ông Abraham biếu ông một phần mười tất cả chiến lợi phẩm. Tới phiên mình, Thánh Vịnh chứa đựng trong câu cuối một kiểu nói long trọng, một lời thề của chính Chúa, Đấng công bố với Vua Messiah: “Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Menkisêđê” (Tv 110:4); như vậy Đấng Messiah không những được tuyên bố là vua, mà còn là linh mục.
Từ đọan này tác giả Thơ gởi tín hữu Do Thái rút ra cốt lõi cho sự trình bày rộng lớn và liên tiếp của ngài. Và chúng ta tái hồi âm sự đó trong câu điệp khúc: “Muôn thuở, Con là Thượng Tế, lạy Chúa Kitô”; hầu như là một sự xưng đức tin, có một ý nghĩa đặc biệt trong lễ hôm nay. Đó là niềm vui của cộng đồng, niềm vui của toàn thể Giáo Hội, khi chiêm ngắm và thờ lạy Bí Tích Chí Thánh, nhận thấy trong đó sự hiện diện thật và vĩnh viễn của Chúa Giêsu như là Linh Mục Thượng Phẩm Đời Đời.
Bài đọc hai và bài Tin Mừng, ngược lại, lôi kéo sự chú ý tới mầu nhiệm Thánh Thể. Thơ thứ nhất gởi tín hữu Côrintô (x. 11:23-26) đề cập đoạn cơ bản trong đó Thánh Phaolô nhắc lại cho cộng đồng này ý nghĩa và giá trị của “Bữa Tiệc của Chúa,” mà Tông Đồ truyền lại và dạy, nhưng có nguy cơ bị mất. Bài Tin Mừng tường thuật phép lạ hóa bánh và cá. Theo Thánh Luca: một dấu chỉ được tất cả các tác giả Tin Mừng chứng minh, dấu đó báo trước quà tặng Chúa kitô sẽ thực hiện về chính mình, là ban cho nhân loại sự sống đời đời.
Cả 2 bản văn này đề cao sự cầu nguyện của Chúa Kitô, khi bẻ bánh. Dĩ nhiên có một sự khác biệt rõ rệt giữa hai lúc: Khi hóa bánh và cá ra nhiều cho dân chúng, Chúa Giêsu tạ ơn Cha trên trời vì sự Quan Phòng của Người, tin tưởng Người không để thiếu của ăn cho tất cả những người này. Trong bữa Tiệc Cuối, ngược lại, Chúa Giêsu biến bánh và rượu trở nên Mình và Máu Người, hầu các môn đệ có thể nuôi mình nhờ Người và sống trong sự hiệp thông sâu sắc và thật sự với Người.
Sự thứ nhất chúng ta phải nhớ là Chúa Giêsu không phải là một linh mục theo truyền thống Do Thái. Gia đình của Người không phải là một gia đình linh mục. Người không thuộc dòng dõi Aaron, nhưng đúng hơn dòng dỏi Judah; do đó, theo pháp lý, Người bị ngăn ngừa khỏi con đường tới chức linh mục. Con người và hoạt động của Chúa Giêsu thành Nadareth không được đặt trong hàng ngũ các linh mục xưa, nhưng đúng hơn trong hàng ngũ các tiên tri.
Và trong hàng ngũ này, Chúa Giêsu lánh xa quan niệm nghi thức tôn giáo, Người phê bình phương pháp đánh giá những luật nhân bản liên kết với sự nghi thức hơn là tuân giữ các điều răn Chúa, đó là, tình yêu Chúa và tha nhân, mà như Tin Mừng nói, “qúi hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ” (Mc 12:33).- Cả trong Đền Thờ Jerusalem, nơi thánh hoàn hảo, Chúa Giêsu thực hiện một cử chỉ tiên tri tuyệt diệu, khi Người xô đuổi những kẻ đổi tiền và buôn bán súc vật, tất cả những sự này phục vụ việc dâng những hy lễ truyền thống. Do đó, Chúa Giêsu không được thừa nhận là một Messiah linh mục, nhưng là Messiah tiên tri và vương giả. Cũng vậy, sự chết của Người, mà chúng ta những Kitô hữu gọi “hy lễ,” không có gì thuộc những hy lễ xưa; đúng hơn, là hoàn toàn đối nghịch: việc thi hành án tử qua sự đóng đinh, án ô nhục nhất, xảy ra ngoài những bức tường Jerusalem.
Bây giờ, Chúa Giêsu là linh mục theo nghĩa nào? Thánh Thể nói điều này. Chúng ta có thể bắt đầu từ những lời đơn sơ này diễn tả ông Menkisêđê: “ ông dâng bánh và rượu” (St 14:18). Đó là sự Chúa Giêsu làm trong bữa Tiệc Cuối: Người dâng bánh và rượu, và trong cử chỉ này Người tóm kết tất cả của Người và tất cả sứ vụ của Người. Trong hành vi này, trong sự cầu nguyện đi trước đó và trong những lời đồng hành sự đó, có tất cả ý nghĩa mầu nhiệm Chúa Kitô, như được diễn tả trong Thơ tín hữu Do Thái trong một đoạn quyết định, cần phải trích dẫn. “Khi còn sống kiếp phàm nhân,” tác gỉa viết qui chiếu về Chúa Giêsu, “ Chúa Giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền cứu Người khỏi chết. và Người được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người, và Người đã được Thiên Chúa tôn xưng là Thượng Tế theo phẩm trật Menkisêđê” ( 5:7-10).
Trong bản văn này, rõ ràng ám chỉ sự hấp hối thiêng liêng tại vườn Giệtsêmani, sự thương khó của Chúa Kitô được trình bày như một kinh nguyện và một sự dâng lễ. Chúa Giêsu đối mặt “giờ’ của Người, dẫn Người tới sự chết trên thánh giá, đang khi chìm ngập trong một sự cầu nguyện thâm sâu, hệ tại sự kết hợp ý muôn của Người với ý muốn của Chúa Cha. Ý muốn nhân đôi và duy nhất này là một ý muốn tình yêu. Được sống trong sự cầu nguyện này, cơn thử thách thê thảm Chúa Giêsu đối mặt biến thành lễ phẩm, thành hy lễ sống động.
Thơ gởi tín hữu Do Thái nói rằng Chúa Giêsu “được nhậm lời.” Theo nghĩa nào ? Theo nghĩa là Chúa Cha cứu Người khỏi chết và phục sinh Người. Người được nhận lời chính xác vì sự từ bỏ hoàn toàn của Người để theo Ý Chúa Cha: Chương trình tình yêu của Chúa có thể được hoàn thành trong Chúa Giêsu, Đấng, đã vâng lời cho tới điểm cuối cùng là chết trên thánh giá, trở thành “nguyên nhân cứu độ” cho tất cả những ai vâng lời Người. Tức là Người trở thành Thượng Tế vì đã gánh lấy tất cả tội lỗi thế giới, như “Con Chiên Thiên chúa.” Chúa Cha ban cho Người chức linh mục này chính lúc Chúa Giêsu đi qua sự chết và phục sinh của Người. Đó không phải là chức linh mục theo phẩm trật Luật Moisen (x. Lêvi 8-9), nhưng “theo phẩm trật Menkisêđê” theo môt phẩm trật tiên tri, chỉ tùy thuộc vào tương quan đặc biệt với Chúa.
Chúng ta hãy trở lại kiểu nói trong Thơ gởi tín hữu Do Thái: “Mặc dầu người là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục.” Chức linh mục của Chúa Kitô lôi kéo theo sự đau khổ, và Người làm như vậy là vì chúng ta. Người là người Con và không cần học vâng phục với Chúa, nhưng chúng ta thì phải học, chúng ta đã cần và luôn luôn cần. Vì lẽ này, Người Con mặc lấy nhân tính chúng ta và vì chúng ta “chịu giáo dục trong thử thách đau khổ, Người để mình biến đổi bởi đau khổ, như hột lúa mì muốn sinh trái phải mục nát đi dưới đất.”
Nhờ thủ tục này Chúa Giêsu “nên trọn lành,” trong tiếng Hy lạp “teleiotheis.” Chúng ta phải suy nghĩ về từ ngữ này vì nó rất có ý nghĩa. Nó chỉ sự hoàn thành một cuộc hành trình, tức là, chính cuộc hành trình giáo dục và sự biến đổi của người Con Thiên Chúa qua sự đau khổ, qua sự Thương Khó đầy đau thương. Và nhờ sự biến đổi này Chúa Giêsu Kitô trở thành “Linh Mục Thượng Phẩm” và có thể cứu chuộc tất cả những kẻ phó mình cho Người.
Từ ngữ “teleiotheis, “dịch cho đúng là “nên trọn lành,” thuộc về một gốc động tự mà, trong bản dịch Hy Lạp sách Ngũ Thư, tức là năm quyển đầu Cựu Ước, luôn luôn được dùng để chỉ sự hiến thánh các linh mục xưa. Sự khám phá này rất quí báu, bởi vì nó nói với chúng ta rằng sự Thương Khó đối với Chúa Giêsu là một sự hiến thánh linh mục. Người không phải là một linh mục theo Luật, nhưng Người cơ bản trờ thành là vậy trong sự Thương Khó, sự Chết và sự Phục Sinh của Người: Người hiến mình đền tội và Chúa Cha, nâng cao Người trên mọi tạo vật, đặt Người làm kẻ Trung Gian Phổ Quát của sự cứu độ.
Chúng ta trở lại, trong bài suy niệm của chúng ta, tới Thánh Thể, trong chốc lát sẽ thành trung tâm cuộc hợp phụng vụ của chúng ta và của sự rước kiệu trọng thể tiếp theo. Trong đó Chúa Giêsu báo trước hy lễ của Người, không phải là một hy lễ nghi thức nhưng là một hy lễ cá nhân. Trong Bữa Tiệc Cuối Người hành động do thúc đẩy bởi “ Thần Khí Đời Đời”, với Thần Khi này sau đó Người sẽ hiến mình trên Thánh Giá (x. Dt 9:14). Khi tạ ơn và với một sự chúc tụng, Chúa Giêsu biến đổi bánh và rượu. Đó là tình yêu thần linh biến đổi: tình yêu mà Chúa Giêsu chấp nhận trước hầu hiến mình trọn vẹn cho chúng ta. Tình yêu này không là ai khác ngoài Chúa Thánh Thần, Thần Khí của Cha và của Con, tình yêu hiến thánh bánh và rượu và thay đổi bản chất của chúng thành Mình và Máu Chúa, làm thành hiện diện trong Bí Tích cũng một hy lễ được thực hiện sau đó một cách đổ máu trên thánh giá.
Chúng ta có thể kết luận rằng Chúa Kitô là một linh mục thật sự và đang tồn tại bởi vì Người đầy quyến năng Chúa Thánh Thần, Người là sự kết thúc cuối cùng của tất cả sự viên mãn tình yêu của Chúa “trong đêm Người bị nộp,” chính trong “giờ đen tối (x.Luke 22:53). Chính quyền năng thần linh này, cũng một quyền năng thần linh mang lại sự Nhập Thể Ngôi Lời, biến đổi sự bạo động quá khích và sự bất công quá khích [thuộc sự chết của Người] thành một hành vi tình yêu và sự công chinh cao nhất.
Đó là công trình thuộc chức linh mục của Chúa Kitô, mà Giáo Hội thừa hưởng và tiếp tục kéo dài mãi mãi, trong hai hình thức chức linh mục bình thường của kẻ được rửa tội và chức linh mục của những thừa tác viên được phong, hầu biến hình thế giới với tình yêu của Chúa. Tất cả, các linh mục và tín hữu, được nuôi dưỡng bởi cũng một Thánh Thể, tất cả chúng ta sấp mình thờ lạy Thánh Thể, bởi vì Thầy và Chúa chúng ta hiện diện trong Thánh Thể, hiện diện trong Mình thật của Chúa Giêsu, là Vật Hy Sinh và Linh Mục, là sự cứu độ thế giới. Hãy đến, chúng ta hãy nhảy mừng với những bài ca và niềm vui. Hãy đến, chúng ta hãy thờ lạy! Amen.
Đức Giáo Hoàng đề cao niềm hy vọng của Đức Maria trong Chúa
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
23:58 07/06/2010
“Dầu trong cảnh đen tối, Chúa Kitô không bao giờ bỏ chúng ta”
NICOSIA, CYPRUS (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói Mẹ Chí Thánh chứng tỏ qua gương của Mẹ chúng ta có thể hy vọng trong sự tin tưởng rằng Chúa Kitô không bao giờ bỏ chúng ta, dầu trong những thời gian đen tối nhất,.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Chúa Nhật 6 tháng 6 trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa với các tín hữu qui tụ trong Trung Tâm Thể Thao Eleftheria tại Nicosia.
Ngài hướng dẫn kinh Đức Maria sau một Thánh Lễ trong đó ngài trình bày “ instrumentum laboris (văn kiện làm việc” ) cho Khóa Họp Đặc Biệt Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông, sẽ thực hiện tại Rome 10-24 tháng 10 sắp tới.
Đức Giáo Hoàng ngõ lời với lối 10 ngàn người Cypriots Công Giáo và hàng triệu tín hữu chung quanh thế giới nghe ngài phát biểu qua các đài truyền hình.
Đức Thánh Cha nói, nhờ “tiếng vâng” của Đức Maria, hy vọng của các thời đại trở thành một thực tại, Đấng dân Israel đã trông đợi từ lâu đến trong thế giới, vào trong lịch sử chúng ta.”
Ngài nói tiếp: “Khoảng 30 năm sau, khi Đức Maria đứng khóc dưới chân thánh giá, khó mà giữ được niềm hy vọng này cho sống động.
“Những lực lượng của cảnh đen tối xem ra đã chiếm tay trên. Nhưng, trong thực tế Mẹ đã nhớ lại những lời của thiên thần.”
“Dầu giữa cảnh cô đơn của Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, sự chắc chắn của niềm hy vọng đưa Mẹ vào trong niềm vui của buổi sáng Phục Sinh,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói. “Và cũng vậy chúng ta, những đứa con của Mẹ, sống trong cũng một niềm hy vọng đầy tin tưởng là Ngôi Lời biến thành nhục thể trong lòng Đức Maria sẽ không bao giờ bỏ chúng ta.”
Đức Giáo Hoàng khẳng định rằng “Ngài, người Con Thiên Chúa và Con Đức Maria, tăng cường sự hiệp thông buộc chặc chúng ta với nhau, nên chúng ta có thể minh chứng cho Người và cho quyền phép chữa lành và tình yêu hòa giải của Người.”
NICOSIA, CYPRUS (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói Mẹ Chí Thánh chứng tỏ qua gương của Mẹ chúng ta có thể hy vọng trong sự tin tưởng rằng Chúa Kitô không bao giờ bỏ chúng ta, dầu trong những thời gian đen tối nhất,.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Chúa Nhật 6 tháng 6 trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa với các tín hữu qui tụ trong Trung Tâm Thể Thao Eleftheria tại Nicosia.
Ngài hướng dẫn kinh Đức Maria sau một Thánh Lễ trong đó ngài trình bày “ instrumentum laboris (văn kiện làm việc” ) cho Khóa Họp Đặc Biệt Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông, sẽ thực hiện tại Rome 10-24 tháng 10 sắp tới.
Đức Giáo Hoàng ngõ lời với lối 10 ngàn người Cypriots Công Giáo và hàng triệu tín hữu chung quanh thế giới nghe ngài phát biểu qua các đài truyền hình.
Đức Thánh Cha nói, nhờ “tiếng vâng” của Đức Maria, hy vọng của các thời đại trở thành một thực tại, Đấng dân Israel đã trông đợi từ lâu đến trong thế giới, vào trong lịch sử chúng ta.”
Ngài nói tiếp: “Khoảng 30 năm sau, khi Đức Maria đứng khóc dưới chân thánh giá, khó mà giữ được niềm hy vọng này cho sống động.
“Những lực lượng của cảnh đen tối xem ra đã chiếm tay trên. Nhưng, trong thực tế Mẹ đã nhớ lại những lời của thiên thần.”
“Dầu giữa cảnh cô đơn của Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, sự chắc chắn của niềm hy vọng đưa Mẹ vào trong niềm vui của buổi sáng Phục Sinh,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói. “Và cũng vậy chúng ta, những đứa con của Mẹ, sống trong cũng một niềm hy vọng đầy tin tưởng là Ngôi Lời biến thành nhục thể trong lòng Đức Maria sẽ không bao giờ bỏ chúng ta.”
Đức Giáo Hoàng khẳng định rằng “Ngài, người Con Thiên Chúa và Con Đức Maria, tăng cường sự hiệp thông buộc chặc chúng ta với nhau, nên chúng ta có thể minh chứng cho Người và cho quyền phép chữa lành và tình yêu hòa giải của Người.”
Top Stories
Philippines: Les évêques catholiques s’opposent à l’éducation sexuelle dans les écoles primaires
Eglises d'Asie
08:43 07/06/2010
Eglises d’Asie, 7 juin 2010 – Le 1er juin dernier, Leandro Mendoza, secrétaire exécutif de la présidence des Philippines, a déclaré que le ministère de l’Education avait été prié de se mettre en rapport avec la Conférence des évêques catholiques des Philippines avant d’appliquer un projet pilote concernant l’éducation sexuelle à l’école. Reconnaissant que le ministère de l’Education aurait cependant le dernier mot auprès de bureau du président, il a précisé que la consultation de l’Eglise catholique, qui est une force qui compte dans ce pays très majoritairement catholique, était incontournable.
Ce projet d’éducation sexuelle à l’école est très controversé aux Philippines. Il est soutenu par le Fonds des Nations Unies pour la population (FNUAP) mais décrié par tous les évêques du pays, bien que le secrétaire d’Etat à l’Education leur ait assuré qu’il ne comporterait pas d’informations sur les moyens de contraception (1).
Déjà, lors de la campagne électorale pour les présidentielles qui a abouti en mai dernier à l’élection de Benigno ‘Noynoy’ Aquino, fils de la présidente des Philippines Cory Aquino aujourd’hui décédée, les évêques du pays avaient, à de nombreuses reprises, réaffirmé leur point de vue concernant la protection des valeurs morales, invitant les électeurs à ne voter que pour un candidat dont l’adhésion à ces valeurs soit assurée (2). Dans leur « Catéchisme sur la vie et la famille pour les élections 2010 », paru en décembre 2009, les prélats rappelaient qu’afin de « protéger la société d’un afflux de valeurs contraires à la vie et à la famille », ils avaient pour rôle de veiller à « la bonne formation des consciences », notamment en s’opposant au projet de loi sur « la santé reproductive » en discussion devant le Congrès philippin (3).
Depuis des années, cette loi fait l’objet de débats agités au sein de la société comme des structures législatives des Philippine. Elle prévoit, entre autres, un financement public obligatoire de tous les moyens de contraception et des centres de santé qui y sont rattachés, ainsi que l’obligation pour tous les établissements scolaires publics comme privés (catholiques compris) d’enseigner l’éducation sexuelle à partir de la classe de CM2 (fifth grade).
Bien que le projet de loi soit toujours en discussion – et a même été tout récemment ajourné dans l’attente de la passation de pouvoir entre Gloria Arroyo et Noynoy Aquino –, le ministère de l’Education a décidé de tester les programmes d’éducation sexuelle, en les intégrant aux matières déjà existantes dont les sciences et la santé, l’anglais et l’éducation physique. Le projet pilote devrait démarrer sous peu dans 80 écoles élémentaires (à partir de 11-12 ans, CM2) et 79 collèges.
Selon la plupart des responsables de l’Eglise catholique qui s’opposent à ce nouveau programme, l’enseignement de l’éducation sexuelle dans les établissements scolaires pourrait encourager les adolescents à flirter et même à avoir des relations sexuelles.
D’autres, comme le P. Conegundo Garganta, de la Commission pour la jeunesse de la Conférence des évêques catholiques des Philippines, font remarquer que ces flirts sont inévitables en raison de l’environnement ambiant dans lequel évoluent les jeunes et de l’influence d’Internet, que l’éducation sexuelle soit enseignée à l’école ou pas. Le prêtre a cependant émis le souhait que cette matière ne soit pas enseignée aux élèves avant l’âge de 17 ans, voire davantage (4).
Le nouveau président des Philippines, Benigno Aquino III, qui recevra officiellement l’investiture le 30 juin prochain, avait montré quelques réticences à l’égard du projet de loi sur la santé reproductive lors de la campagne présidentielle, alors qu’il avait été auparavant l’un de ses partisans les plus engagés. Il avait cependant maintenu qu’il considérait comme nécessaire de donner la possibilité de choisir (y compris la contraception) à tous les Philippins.
Depuis l’élection de Noynoy Aquino, l’Eglise catholique craint donc que le nouveau président, une fois installé dans ses fonctions, ne donne un coup d’accélérateur à la loi en faveur de laquelle il s’était si fréquemment prononcé. Certains responsables des Eglises protestantes ont fait part récemment de leur soutien à la loi sur la santé reproductive. The United Church of Christ in the Philippines (UCCP) (5), par la voix de son secrétaire sortant, Mgr Eliezer Pascua, a déclaré le 26 mai dernier lors d’une assemblée générale à Dumaguete: « Nous plaidons depuis longtemps en faveur d’un planning familial et d’une régulation des naissances responsable. »
La réponse de l’Eglise catholique ne s’est pas fait attendre. « Quand bien même la loi emporterait le soutien de l’Eglise, quand bien même les sondages montrerait que la plupart des catholiques y seraient favorables, elle n’en resterait pas moins un mal », a affirmé Monseigneur Gamaliel Tulabing, du diocèse de Dumaguete, précisant que l’Eglise promouvait les méthodes de régulation naturelle des naissances.
(1) Au sujet du préservatif, voir le reportage de Sébastien Farcis, RFI, 12 mars 2010.
(2) Voir EDA 523
(3) Le projet de loi HB 5 043, An Act Providing for a National Policy on Reproductive Health, Responsible Parenthood and Population Development and for Other Purposes vise à rendre applicable dans tout le pays (certaines municipalités ont déjà promulgué des arrêts en faveur de programmes pour « la santé reproductive ») le financement par les fonds publics et l’accès aux méthodes contraceptives, à l’avortement ainsi qu’à l’éducation sexuelle, selon les normes établies par l’ONU. Au sujet de l’opposition de l’Eglise au projet de loi, voir également EDA 491, 494, 502
(4) Ucanews, 3 juin 2010.
(5) L’UCCP est née en 1948 de la fusion entre l’Eglise évangélique des Philippines, l’Eglise méthodiste philippine, Les Disciples du Christ, l’Eglise évangélique unie et d’autres dénominations protestantes.
(Source: Eglises d'Asie, 7 juin 2010)
Ce projet d’éducation sexuelle à l’école est très controversé aux Philippines. Il est soutenu par le Fonds des Nations Unies pour la population (FNUAP) mais décrié par tous les évêques du pays, bien que le secrétaire d’Etat à l’Education leur ait assuré qu’il ne comporterait pas d’informations sur les moyens de contraception (1).
Déjà, lors de la campagne électorale pour les présidentielles qui a abouti en mai dernier à l’élection de Benigno ‘Noynoy’ Aquino, fils de la présidente des Philippines Cory Aquino aujourd’hui décédée, les évêques du pays avaient, à de nombreuses reprises, réaffirmé leur point de vue concernant la protection des valeurs morales, invitant les électeurs à ne voter que pour un candidat dont l’adhésion à ces valeurs soit assurée (2). Dans leur « Catéchisme sur la vie et la famille pour les élections 2010 », paru en décembre 2009, les prélats rappelaient qu’afin de « protéger la société d’un afflux de valeurs contraires à la vie et à la famille », ils avaient pour rôle de veiller à « la bonne formation des consciences », notamment en s’opposant au projet de loi sur « la santé reproductive » en discussion devant le Congrès philippin (3).
Depuis des années, cette loi fait l’objet de débats agités au sein de la société comme des structures législatives des Philippine. Elle prévoit, entre autres, un financement public obligatoire de tous les moyens de contraception et des centres de santé qui y sont rattachés, ainsi que l’obligation pour tous les établissements scolaires publics comme privés (catholiques compris) d’enseigner l’éducation sexuelle à partir de la classe de CM2 (fifth grade).
Bien que le projet de loi soit toujours en discussion – et a même été tout récemment ajourné dans l’attente de la passation de pouvoir entre Gloria Arroyo et Noynoy Aquino –, le ministère de l’Education a décidé de tester les programmes d’éducation sexuelle, en les intégrant aux matières déjà existantes dont les sciences et la santé, l’anglais et l’éducation physique. Le projet pilote devrait démarrer sous peu dans 80 écoles élémentaires (à partir de 11-12 ans, CM2) et 79 collèges.
Selon la plupart des responsables de l’Eglise catholique qui s’opposent à ce nouveau programme, l’enseignement de l’éducation sexuelle dans les établissements scolaires pourrait encourager les adolescents à flirter et même à avoir des relations sexuelles.
D’autres, comme le P. Conegundo Garganta, de la Commission pour la jeunesse de la Conférence des évêques catholiques des Philippines, font remarquer que ces flirts sont inévitables en raison de l’environnement ambiant dans lequel évoluent les jeunes et de l’influence d’Internet, que l’éducation sexuelle soit enseignée à l’école ou pas. Le prêtre a cependant émis le souhait que cette matière ne soit pas enseignée aux élèves avant l’âge de 17 ans, voire davantage (4).
Le nouveau président des Philippines, Benigno Aquino III, qui recevra officiellement l’investiture le 30 juin prochain, avait montré quelques réticences à l’égard du projet de loi sur la santé reproductive lors de la campagne présidentielle, alors qu’il avait été auparavant l’un de ses partisans les plus engagés. Il avait cependant maintenu qu’il considérait comme nécessaire de donner la possibilité de choisir (y compris la contraception) à tous les Philippins.
Depuis l’élection de Noynoy Aquino, l’Eglise catholique craint donc que le nouveau président, une fois installé dans ses fonctions, ne donne un coup d’accélérateur à la loi en faveur de laquelle il s’était si fréquemment prononcé. Certains responsables des Eglises protestantes ont fait part récemment de leur soutien à la loi sur la santé reproductive. The United Church of Christ in the Philippines (UCCP) (5), par la voix de son secrétaire sortant, Mgr Eliezer Pascua, a déclaré le 26 mai dernier lors d’une assemblée générale à Dumaguete: « Nous plaidons depuis longtemps en faveur d’un planning familial et d’une régulation des naissances responsable. »
La réponse de l’Eglise catholique ne s’est pas fait attendre. « Quand bien même la loi emporterait le soutien de l’Eglise, quand bien même les sondages montrerait que la plupart des catholiques y seraient favorables, elle n’en resterait pas moins un mal », a affirmé Monseigneur Gamaliel Tulabing, du diocèse de Dumaguete, précisant que l’Eglise promouvait les méthodes de régulation naturelle des naissances.
(1) Au sujet du préservatif, voir le reportage de Sébastien Farcis, RFI, 12 mars 2010.
(2) Voir EDA 523
(3) Le projet de loi HB 5 043, An Act Providing for a National Policy on Reproductive Health, Responsible Parenthood and Population Development and for Other Purposes vise à rendre applicable dans tout le pays (certaines municipalités ont déjà promulgué des arrêts en faveur de programmes pour « la santé reproductive ») le financement par les fonds publics et l’accès aux méthodes contraceptives, à l’avortement ainsi qu’à l’éducation sexuelle, selon les normes établies par l’ONU. Au sujet de l’opposition de l’Eglise au projet de loi, voir également EDA 491, 494, 502
(4) Ucanews, 3 juin 2010.
(5) L’UCCP est née en 1948 de la fusion entre l’Eglise évangélique des Philippines, l’Eglise méthodiste philippine, Les Disciples du Christ, l’Eglise évangélique unie et d’autres dénominations protestantes.
(Source: Eglises d'Asie, 7 juin 2010)
Coree du Sud: C’est officiel, les catholiques en Corée du Sud ont passé le cap des 10 % de la population
Eglises d'Asie
08:44 07/06/2010
Eglises d’Asie, 7 juin 2010 – Les instances de l’Eglise catholique en Corée du Sud prennent un soin particulier à tenir des statistiques précises. Chaque année, un communiqué de la Conférence des évêques catholiques de Corée (CBCK) tombe au début du printemps pour donner l’état statistique de l’Eglise au 31 décembre de l’année précédente. 2010 n’a pas fait exception à la règle et un communiqué de la CBCK daté du 6 juin indique que, pour la première fois, les catholiques en Corée du Sud ont dépassé la barre des 10 % de la population. Au 31 décembre 2009, l’Eglise en Corée du Sud comptait très exactement 5 119 601 fidèles, soit 115 486 baptisés de plus qu’au 31 décembre 2008, sur une population totale de 50 643 781 personnes.
L’année 2009 s’inscrit dans la tendance de ces dix dernières années: la croissance de la population des baptisés a été supérieure à celle de la croissance démographique nationale. Depuis dix ans, le nombre des catholiques croît en moyenne de 2,7 % par an, face à une population dont la croissance ne dépasse pas 0,8 % l’an (1).
S’il fallait tracer un portrait-type du catholique sud-coréen, force est de constater que ce serait celui d’une Coréenne, 58,5 % des catholiques étant des femmes. Le catholique « moyen » se situe dans la force de l’âge: 52,3 % des baptisés ont entre 30 et 59 ans. Les moins de 30 ans forment un groupe important, avec 28,3 %, tandis que les plus âgés, ceux qui ont 60 ans et plus, sont relativement peu nombreux (19,2 %). Les évêques notent toutefois que la part des jeunes de moins de 12 ans dans la population catholique tend à baisser, et ils soulignent que le nombre des baptêmes de très jeunes enfants (moins de 1 an) a connu une forte chute en 2009.
Pour servir cette communauté en croissance, les catholiques sud-coréens peuvent compter sur 4 404 prêtres. Ceux-ci sont en écrasante majorité issus de leurs rangs, les prêtres d’origine étrangère n’étant plus que 211. Le nombre des prêtres est en forte augmentation: entre 2009 et 2008, le solde est positif, avec 200 prêtres supplémentaires.
La vie religieuse semble toutefois ne plus séduire autant qu’auparavant. Ainsi le nombre des religieuses continue à croître mais la croissance est faible d’une année sur l’autre: 9 951 religieuses en 2008 et 10 073 en 2009. Pour les religieux non prêtres, la stagnation est déjà là: 1 555 religieux en 2009, soit deux de plus seulement par rapport à 2008.
Quant aux structures, elles restent stables. Le nombre des diocèses n’a pas changé: quinze, plus un ordinariat aux armées (soit un total de trente évêques et un cardinal). Vingt-huit paroisses ont été érigées en 2009, ce qui porte leur nombre à 1 571. Les missions connaissent une légère décrue, avec 20 unités de moins sur un total de 1 017, signe, sans doute, de l’arrivée à maturité de certaines d’entre elles, qui sont transformées en paroisses.
Parallèlement, une autre étude statistique a été récemment publiée, à propos cette fois-ci de la proportion d’étudiants catholiques dans les universités catholiques du pays. Il s’avère qu’en l’espace de dix ans, cette proportion a diminué de moitié, passant de 35,9 % à 19,4 %. Présentés lors d’un séminaire organisé par le Comité pour l’éducation de la CBCK, ces chiffres n’inquiètent pas les responsables catholiques. Selon eux, ces données indiquent que les douze universités du pays dont la tutelle est assurée par l’Eglise attirent à elles des étudiants d’autres religions qui sont séduits tant par le niveau de ces établissements que par le projet qui les anime.
Professeur à l’Université catholique de Corée et auteur du rapport présenté à la CBCK, le P. Michael Choi Joon-kyu indique que la part des étudiants catholiques dans la population estudiantine totale des universités catholiques ne doit pas baisser en-deça d’un certain seuil, sauf à mettre en danger le caractère catholique de ces universités. Mais l’identité catholique d’une université dépend avant tout de l’accent mis sur certaines valeurs et de la cohérence du projet éducatif et de l’équipe d’enseignement. A cet égard, le P. Michael Choi note que la part des catholiques dans le personnel enseignant demeure stable.
Classées parmi les universités les plus cotées, l’Université catholique de Corée compte 31 % d’étudiants catholiques, l’Université Sogang, établissement jésuite, 21,1 % (et 23,6 % de protestants) et l’Université catholique de Daegu 18,4 % (et près de 20 % de bouddhistes).
En Corée du Sud, outre un fond culturel chamanique, les religions traditionnelles sont le bouddhisme du grand véhicule et le confucianisme. La communauté protestante, très diverse, rassemble environ 20 % de la population.
(1) Voir EDA 511
(Source: Eglises d'Asie, 7 juin 2010)
L’année 2009 s’inscrit dans la tendance de ces dix dernières années: la croissance de la population des baptisés a été supérieure à celle de la croissance démographique nationale. Depuis dix ans, le nombre des catholiques croît en moyenne de 2,7 % par an, face à une population dont la croissance ne dépasse pas 0,8 % l’an (1).
S’il fallait tracer un portrait-type du catholique sud-coréen, force est de constater que ce serait celui d’une Coréenne, 58,5 % des catholiques étant des femmes. Le catholique « moyen » se situe dans la force de l’âge: 52,3 % des baptisés ont entre 30 et 59 ans. Les moins de 30 ans forment un groupe important, avec 28,3 %, tandis que les plus âgés, ceux qui ont 60 ans et plus, sont relativement peu nombreux (19,2 %). Les évêques notent toutefois que la part des jeunes de moins de 12 ans dans la population catholique tend à baisser, et ils soulignent que le nombre des baptêmes de très jeunes enfants (moins de 1 an) a connu une forte chute en 2009.
Pour servir cette communauté en croissance, les catholiques sud-coréens peuvent compter sur 4 404 prêtres. Ceux-ci sont en écrasante majorité issus de leurs rangs, les prêtres d’origine étrangère n’étant plus que 211. Le nombre des prêtres est en forte augmentation: entre 2009 et 2008, le solde est positif, avec 200 prêtres supplémentaires.
La vie religieuse semble toutefois ne plus séduire autant qu’auparavant. Ainsi le nombre des religieuses continue à croître mais la croissance est faible d’une année sur l’autre: 9 951 religieuses en 2008 et 10 073 en 2009. Pour les religieux non prêtres, la stagnation est déjà là: 1 555 religieux en 2009, soit deux de plus seulement par rapport à 2008.
Quant aux structures, elles restent stables. Le nombre des diocèses n’a pas changé: quinze, plus un ordinariat aux armées (soit un total de trente évêques et un cardinal). Vingt-huit paroisses ont été érigées en 2009, ce qui porte leur nombre à 1 571. Les missions connaissent une légère décrue, avec 20 unités de moins sur un total de 1 017, signe, sans doute, de l’arrivée à maturité de certaines d’entre elles, qui sont transformées en paroisses.
Parallèlement, une autre étude statistique a été récemment publiée, à propos cette fois-ci de la proportion d’étudiants catholiques dans les universités catholiques du pays. Il s’avère qu’en l’espace de dix ans, cette proportion a diminué de moitié, passant de 35,9 % à 19,4 %. Présentés lors d’un séminaire organisé par le Comité pour l’éducation de la CBCK, ces chiffres n’inquiètent pas les responsables catholiques. Selon eux, ces données indiquent que les douze universités du pays dont la tutelle est assurée par l’Eglise attirent à elles des étudiants d’autres religions qui sont séduits tant par le niveau de ces établissements que par le projet qui les anime.
Professeur à l’Université catholique de Corée et auteur du rapport présenté à la CBCK, le P. Michael Choi Joon-kyu indique que la part des étudiants catholiques dans la population estudiantine totale des universités catholiques ne doit pas baisser en-deça d’un certain seuil, sauf à mettre en danger le caractère catholique de ces universités. Mais l’identité catholique d’une université dépend avant tout de l’accent mis sur certaines valeurs et de la cohérence du projet éducatif et de l’équipe d’enseignement. A cet égard, le P. Michael Choi note que la part des catholiques dans le personnel enseignant demeure stable.
Classées parmi les universités les plus cotées, l’Université catholique de Corée compte 31 % d’étudiants catholiques, l’Université Sogang, établissement jésuite, 21,1 % (et 23,6 % de protestants) et l’Université catholique de Daegu 18,4 % (et près de 20 % de bouddhistes).
En Corée du Sud, outre un fond culturel chamanique, les religions traditionnelles sont le bouddhisme du grand véhicule et le confucianisme. La communauté protestante, très diverse, rassemble environ 20 % de la population.
(1) Voir EDA 511
(Source: Eglises d'Asie, 7 juin 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cung Nghinh Thánh Thể sau Thánh Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa tại Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội
Lê Danh
03:58 07/06/2010
Từ lúc 16h, Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã chủ sự Thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu. Tham dự Thánh Lễ có đông đảo anh chị em giáo dân từ các giáo xứ trong nội thành Hà Nội.
Sau Thánh Lễ, Đức TGM Phêrô đã chủ sự cuộc rước kiệu Thánh Thể. Việc rước kiệu Thánh Thể sau Thánh Lễ này đã có từ thế kỷ 16 trong truyền thống Giáo hội Công giáo.
Thánh Thể được cung nghinh vòng quanh nhà thờ Chính Tòa, đi sang sân Đại Chủng Viện và đi về sân tháp nhà thờ. Trên đường rước kiệu có 3 trạm dừng để giáo dân chiêm ngắm và thờ lạy Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể. Đức TGM Phêrô đã kiệu Thánh Thể trong suốt cuộc rước.
Cuộc rước kiệu kết thúc vào lúc 19h trong bầu khí linh thiêng.
(Nguồn: tgphanoi.org)
Thánh lễ ban các Phép Bí Tích cho các em tại giáo xứ Thuận Phát Saigòn
Hữu Toàn
04:48 07/06/2010
SAIGÒN - Vào lúc 7 giờ 30 sáng Chúa Nhật 06-06-2010 giáo xứ Thuận Phát hân hoan đón chào Đức Cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Tổng Giáo Phận Sàigòn đến thăm giáo xứ và ban các Phép Bí Tích cho các em thiếu nhi giáo xứ Thuận Phát: 4 em Bao Đồng, 39 em Rước Lễ Lần Đầu, và 39 em Thêm sức. Ca đoàn Cécilia hát lễ.
Hình ảnh thánh lễ
Thánh Lễ được diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, các em thiếu nhi được nhận Bí Tích và phụ huynh rất hân hoan vui mừng. Ông Chủ Tịch HĐMVGX đã thay mặt cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Thuận Phát cám ơn Đức Cha, Cha Sở, Quý Cha đồng tế, Quý Soeurs. Đoàn thiếu nhi đã tặng hoa cho Đức Cha và Quý Cha đồng tế.
Một em thiếu nhi đại diện nói lên lòng tri ân đối với Đức Cha, Cha Sở, Quý Soeurs và các thầy cô giáo lý đã quan tâm thương yêu và hết lòng dạy dỗ để các em có được ngày vui hôm nay.
Sau Thánh Lễ Quý Soeurs, lễ sinh, HĐMVGX, các lớp giáo lý và gia đình các em chụp hình lưu niệm với Đức Cha cùng Quý Cha Đồng Tế.
Hình ảnh thánh lễ
Thánh Lễ được diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, các em thiếu nhi được nhận Bí Tích và phụ huynh rất hân hoan vui mừng. Ông Chủ Tịch HĐMVGX đã thay mặt cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Thuận Phát cám ơn Đức Cha, Cha Sở, Quý Cha đồng tế, Quý Soeurs. Đoàn thiếu nhi đã tặng hoa cho Đức Cha và Quý Cha đồng tế.
Một em thiếu nhi đại diện nói lên lòng tri ân đối với Đức Cha, Cha Sở, Quý Soeurs và các thầy cô giáo lý đã quan tâm thương yêu và hết lòng dạy dỗ để các em có được ngày vui hôm nay.
Sau Thánh Lễ Quý Soeurs, lễ sinh, HĐMVGX, các lớp giáo lý và gia đình các em chụp hình lưu niệm với Đức Cha cùng Quý Cha Đồng Tế.
Lễ kính Mình và Máu thánh Chúa, quan thầy giáo xứ Bản Lìm, Lạng Sơn
GP Lạng Sơn
04:51 07/06/2010
"Chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá” (Lc 9, 11-17)
LẠNG SƠN - 10g sáng ngày 6/6/2010, Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô – Quan Thầy Giáo xứ Bản Lìm. Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng đã về dâng thánh lễ nơi đây. Bên cạnh vị chủ chăn còn có sự hiện diện của Cha Tổng Đại Diện- Chính xứ Mỹ Sơn, Cha Đại Diện Giám Mục – Chính xứ Chính Toà, Hai Cha Hạt trưởng Thất Khê và Cao Bằng, qúi Cha, quí tu sĩ nam nữ, đại diện của các giáo xứ lân cận cùng đến hiệp thông dâng thánh lễ Tạ ơn – nhân dịp lễ Quan Thầy giáo xứ Bản lìm.
Hình ảnh thánh lễ
Nhà thờ Bản Lìm cách Toà Giám Mục Lạng Sơn khoảng 15km, được xây dựng vào cuối năm 1921 do Cha Bréboion Uý – một linh mục thừa sai Đa minh Pháp. Đây là ngôi Nhà thờ độc đáo của Giáo phận Lạng Sơn: được xây dựng không phải bằng gạch, xi măng cốt thép, hay gỗ, mà bằng đất còn gọi là Trình tường (cách làm Nhà của anh chị em dân tộc). Cho tới nay, trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử, ngôi Thánh Đường vẫn giữ nguyên dáng vẻ uy nghiêm và vững chắc. Sự vững chãi của nhà thờ Bản Lìm là biểu tượng cho đức tin Kitô giáo được cắm rễ sâu chắc tại vùng đất này dù trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, đã có những lúc có cảm tưởng đức tin bị mai một theo dòng đời với những khắc nghiệt nhất, nhưng với Ơn Chúa và sự nâng đỡ của Giáo hội qua các Đức Giám mục, đặc biệt Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã dần phục hồi và đem lại vị thế vốn có của một Giáo xứ khiêm tốn và mộc mạc như Đất tường Nhà thờ, biểu tượng cho Đức Tin được cắm sâu vào lòng Đất Mẹ.
Hiện nay giáo xứ Bản Lìm có hơn 100 Kitô hữu, đa phần là người anh em dân tộc Tày Nùng. Họ sống với nghề nương rẫy, cuộc sống còn có những khó khăn nhất định. Đầu năm 2010, Đức Cha Giuse đã bổ nhiệm Cha Antôn Trịnh Duy Công (Linh mục Giáo phận Hà-Nội được Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt – Nguyên Tổng Giám Mục Hà-Nội cử lên theo tinh thần hiệp nhất anh em giữa hai giáo phận Hà-Nội và Lạng Sơn) làm quản xứ Bản Lìm thay Cha Phaolô Nguyễn Trung Thiên được cử đi du học.
Mở đầu thánh lễ Đức Cha Giuse nêu ý nghĩa trọng đại của Mình Máu Thánh Chúa Kitô- một thể hiện của tình yêu cao cả vô biên mà Chúa Giêsu đã để lại cho nhân loại qua bí Tích Thánh Thể. Đức Cha chúc mừng toàn thể Giáo xứ nhân dịp lễ Quan Thầy đồng thời Ngài bày tỏ lòng biết ơn và sự ngưỡng mộ với các vị linh mục tiền nhân đã có công ươm mầm đức tin và xây dựng ngôi nhà thờ tại đây.
Qua bài Tin mừng Thánh Luca, Đức Cha đã chia sẻ với cộng đoàn hiện diện: “ ý nghĩa Bí tích Tình Yêu Thánh Thể, mầu nhiệm tình yêu cứu độ của Chúa Giêsu Kitô luôn yêu thương tha thứ, chúc lành cho mọi người mà cao điểm là tình yêu hiến thân đến tận cùng cho nhân loại…Phép lạ hóa bánh ra nhiều đã được Chúa mời gọi chính các Tông đồ và mỗi người chúng ta cùng cộng tác: “chính anh em sẽ cho họ ăn”. Đó chính là phép lạ của sự Phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, phép lạ của tình hiệp nhất, phép lạ của lòng quảng đại, phép lạ của tình yêu sẻ chia: với quyền năng của Chúa mà mỗi sự đóng góp nhỏ bé của chúng ta sẽ được Chúa chúc phúc. Phép lạ hoá bánh ra nhiều nuôi năm ngàn người ăn mà Chúa Giêsu đã thực hiện là do năm chiếc bánh và hai con cá của một bé trai. Chắc người mẹ đã chuẩn bị cho đứa con trai yêu dấu của mình một khẩu phần ăn vừa đủ khi em theo đám đông nghe Chúa giảng đạo. Em đã không ngần ngại đưa tất cả thực phẩm ấy cho các Tông đồ khi các ngài cần, mà không cần giữ lại cho mình một chút gì cho mình hoặc với những điều kiện của trẻ thơ. Một nghĩa cử cao đẹp, cho đi không toan tính, không giữ lại, nghĩa cử này đã được Chúa Giêsu đón nhận và thực hiện một phép lạ nuôi sống hơn năm ngàn người, tất cả đều nhận lãnh và trao ban. Chúa cần sự cộng tác của mỗi chúng ta, dù rằng chúng ta nghèo nàn, thiếu thốn. Quảng đại với nhau là điều kiện nẩy sinh phép lạ cho người này hoặc người khác, vì không ai giầu đến mức không thể nhận lãnh, và không ai nghèo đến mức không thể sẻ chia. Ước gì trong cuộc sống thường ngày, chúng ta luôn Tin tưởng Phó thác vào quyền năng và tình thương của Chúa, và cũng biết quảng đại cho đi khi được Chúa mời gọi qua cuộc đời nơi dấu chỉ của Niềm Tin Yêu và tín thác, để nhờ đó mà Thiên Chúa thực hiện bao điều kì diệu trong cuộc sống, dựng xây nên một thế giới tình yêu thương….”
Trước khi ban Phép lành trọng thể, Đức Cha Giuse lại một lần nữa tỏ bày niềm vui của Ngài đến giáo xứ nhân dịp lễ Quan Thầy. Đức Cha cầu chúc mọi sự tốt đẹp đến mọi thành phần Dân Chúa hiện diện và gửi lời chúc tới mọi gia đình trong giáo xứ Bản Lìm. Thánh lễ khép lại trong sự hân hoan vui mừng của mọi thành phần dân Chúa.
LẠNG SƠN - 10g sáng ngày 6/6/2010, Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô – Quan Thầy Giáo xứ Bản Lìm. Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng đã về dâng thánh lễ nơi đây. Bên cạnh vị chủ chăn còn có sự hiện diện của Cha Tổng Đại Diện- Chính xứ Mỹ Sơn, Cha Đại Diện Giám Mục – Chính xứ Chính Toà, Hai Cha Hạt trưởng Thất Khê và Cao Bằng, qúi Cha, quí tu sĩ nam nữ, đại diện của các giáo xứ lân cận cùng đến hiệp thông dâng thánh lễ Tạ ơn – nhân dịp lễ Quan Thầy giáo xứ Bản lìm.
Hình ảnh thánh lễ
Nhà thờ Bản Lìm cách Toà Giám Mục Lạng Sơn khoảng 15km, được xây dựng vào cuối năm 1921 do Cha Bréboion Uý – một linh mục thừa sai Đa minh Pháp. Đây là ngôi Nhà thờ độc đáo của Giáo phận Lạng Sơn: được xây dựng không phải bằng gạch, xi măng cốt thép, hay gỗ, mà bằng đất còn gọi là Trình tường (cách làm Nhà của anh chị em dân tộc). Cho tới nay, trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử, ngôi Thánh Đường vẫn giữ nguyên dáng vẻ uy nghiêm và vững chắc. Sự vững chãi của nhà thờ Bản Lìm là biểu tượng cho đức tin Kitô giáo được cắm rễ sâu chắc tại vùng đất này dù trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, đã có những lúc có cảm tưởng đức tin bị mai một theo dòng đời với những khắc nghiệt nhất, nhưng với Ơn Chúa và sự nâng đỡ của Giáo hội qua các Đức Giám mục, đặc biệt Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã dần phục hồi và đem lại vị thế vốn có của một Giáo xứ khiêm tốn và mộc mạc như Đất tường Nhà thờ, biểu tượng cho Đức Tin được cắm sâu vào lòng Đất Mẹ.
Hiện nay giáo xứ Bản Lìm có hơn 100 Kitô hữu, đa phần là người anh em dân tộc Tày Nùng. Họ sống với nghề nương rẫy, cuộc sống còn có những khó khăn nhất định. Đầu năm 2010, Đức Cha Giuse đã bổ nhiệm Cha Antôn Trịnh Duy Công (Linh mục Giáo phận Hà-Nội được Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt – Nguyên Tổng Giám Mục Hà-Nội cử lên theo tinh thần hiệp nhất anh em giữa hai giáo phận Hà-Nội và Lạng Sơn) làm quản xứ Bản Lìm thay Cha Phaolô Nguyễn Trung Thiên được cử đi du học.
Mở đầu thánh lễ Đức Cha Giuse nêu ý nghĩa trọng đại của Mình Máu Thánh Chúa Kitô- một thể hiện của tình yêu cao cả vô biên mà Chúa Giêsu đã để lại cho nhân loại qua bí Tích Thánh Thể. Đức Cha chúc mừng toàn thể Giáo xứ nhân dịp lễ Quan Thầy đồng thời Ngài bày tỏ lòng biết ơn và sự ngưỡng mộ với các vị linh mục tiền nhân đã có công ươm mầm đức tin và xây dựng ngôi nhà thờ tại đây.
Qua bài Tin mừng Thánh Luca, Đức Cha đã chia sẻ với cộng đoàn hiện diện: “ ý nghĩa Bí tích Tình Yêu Thánh Thể, mầu nhiệm tình yêu cứu độ của Chúa Giêsu Kitô luôn yêu thương tha thứ, chúc lành cho mọi người mà cao điểm là tình yêu hiến thân đến tận cùng cho nhân loại…Phép lạ hóa bánh ra nhiều đã được Chúa mời gọi chính các Tông đồ và mỗi người chúng ta cùng cộng tác: “chính anh em sẽ cho họ ăn”. Đó chính là phép lạ của sự Phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, phép lạ của tình hiệp nhất, phép lạ của lòng quảng đại, phép lạ của tình yêu sẻ chia: với quyền năng của Chúa mà mỗi sự đóng góp nhỏ bé của chúng ta sẽ được Chúa chúc phúc. Phép lạ hoá bánh ra nhiều nuôi năm ngàn người ăn mà Chúa Giêsu đã thực hiện là do năm chiếc bánh và hai con cá của một bé trai. Chắc người mẹ đã chuẩn bị cho đứa con trai yêu dấu của mình một khẩu phần ăn vừa đủ khi em theo đám đông nghe Chúa giảng đạo. Em đã không ngần ngại đưa tất cả thực phẩm ấy cho các Tông đồ khi các ngài cần, mà không cần giữ lại cho mình một chút gì cho mình hoặc với những điều kiện của trẻ thơ. Một nghĩa cử cao đẹp, cho đi không toan tính, không giữ lại, nghĩa cử này đã được Chúa Giêsu đón nhận và thực hiện một phép lạ nuôi sống hơn năm ngàn người, tất cả đều nhận lãnh và trao ban. Chúa cần sự cộng tác của mỗi chúng ta, dù rằng chúng ta nghèo nàn, thiếu thốn. Quảng đại với nhau là điều kiện nẩy sinh phép lạ cho người này hoặc người khác, vì không ai giầu đến mức không thể nhận lãnh, và không ai nghèo đến mức không thể sẻ chia. Ước gì trong cuộc sống thường ngày, chúng ta luôn Tin tưởng Phó thác vào quyền năng và tình thương của Chúa, và cũng biết quảng đại cho đi khi được Chúa mời gọi qua cuộc đời nơi dấu chỉ của Niềm Tin Yêu và tín thác, để nhờ đó mà Thiên Chúa thực hiện bao điều kì diệu trong cuộc sống, dựng xây nên một thế giới tình yêu thương….”
Trước khi ban Phép lành trọng thể, Đức Cha Giuse lại một lần nữa tỏ bày niềm vui của Ngài đến giáo xứ nhân dịp lễ Quan Thầy. Đức Cha cầu chúc mọi sự tốt đẹp đến mọi thành phần Dân Chúa hiện diện và gửi lời chúc tới mọi gia đình trong giáo xứ Bản Lìm. Thánh lễ khép lại trong sự hân hoan vui mừng của mọi thành phần dân Chúa.
Lễ Mình Máu Thánh Chúa được long trọng cử hành tại Nhà thờ Chính tòa Thái Bình
Trường Giang
10:46 07/06/2010
Theo lịch của giáo phận Thái Bình, nay là ngày chầu lượt của giáo xứ Lương Điền thay mặt giáo phận, trùng vào ngày lễ kính Mình và Máu Chúa Ki tô, Đức cha Phê rô Đệ chủ sự thánh lễ đồng tế cùng các cha trong giáo phận tại giáo xứ Lương Điền.
Giáo xứ Lương Điền tọa lạc tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Biến cố 1954, giáo dân Lương Điền di cư vào miền Nam với số lượng rất đông, bỏ lại đó một ngôi thánh đường bằng gỗ, lợp ngói khá cổ kính, là một trong số ít nhà thờ cổ của giáo phận Thái Bình, được xây dựng năm 1894. Cũng từ đây Lương Điền không có cha xứ ở trực tiếp coi sóc, ngôi nhà thờ xuống cấp trầm trọng, khu vực thánh xứ đường trở nên hoang tàn. Năm 2003 bề trên giáo phận cử cha Vinh sơn Vũ Văn Hướng về coi sóc và làm mục vụ cho giáo xứ Lương Điền, cha rất quan tâm, lo lắng, động viên và kêu gọi mọi người trong giáo xứ nhiệt thành cầu nguyện, sẵn sàng cộng tác giúp công, của để sửa chữa các công trình nhà Chúa. Đầu năm 2004 cha xứ và giáo xứ bắt tay vào trùng tu ngôi thánh đường, cha con dòng dã suốt một năm trường việc trùng tu toàn bộ và đôn cao nhà thờ lên 2,6m mới được hoàn thành. Tổng quan khu vực thánh đường và xứ đường cũng sửa sang và làm mới thêm một vài công trình, như linh đài Mẹ La Vang, xây tường bao toàn bộ khu vực giáo xứ. Hiện nay Lương Điền có khoảng 1000 giáo dân, có 4 họ lẻ trực thuộc và một họ nhà xứ. Các hội đoàn trong giáo xứ hoạt động rất nhiệt tình và hăng say trong các thánh lễ và mọi công việc của giáo xứ.
8h45 Đức cha tới giáo xứ, ra đón có cha xứ, ban hội đồng giáo xứ, hội trống, hội kèn và tất cả các hội đoàn khác, cũng như cộng đoàn tín hữu các quý xứ họ lân cận đến tham dự thánh lễ. Trước tiên Đức cha cùng với cộng đoàn viếng Chúa Giêsu Thánh Thể, sau đó ngài chia sẻ và chúc mừng giáo xứ nhân ngày chầu lượt.
9h00, Đức cha chủ sự thánh lễ đồng tế, trong bài giảng Đức cha quảng diễn về tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại, “yêu đến chết cho người mình yêu”. Kết thúc thánh lễ, cha Vinh sơn Hướng đại diện cho cộng đoàn giáo xứ Lương Điền cám ơn Đức cha, quý cha đồng tế và quý cộng đoàn đã dành cho giáo xứ một sự quan tâm và và chia sẻ sâu xa trong ngày đại hồng phúc này.
19h30 cùng ngày, Đức cha cử hành lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Ki tô tại nhà thờ Chính Tòa Thái Bình. Trong thánh lễ có sự hiện diện của Đức ông Hieronimo Nguyễn Phúc Hạnh, Tổng đại diện, chánh xứ Chính Tòa cùng các cha thuộc giáo hạt thành phố. Trước thánh lễ, vào lúc 19h00, Đức cha có gặp gỡ và chia sẻ thường kỳ, mỗi tháng một lần vào Chúa Nhật đầu tháng với giới trẻ, phần đông các bạn là sinh viên, công nhân đang làm việc và học tập tại thành phố Thái Bình. Sau thánh lễ, Đức cha kiệu Thánh Thể Chúa Ki tô cách trọng thể xung quanh khuôn viên nhà thờ Chính Tòa. Tham dự cuộc cung nghinh có các cha, các nam nữ tu sĩ và rất đông giáo dân, tay cầm nến sáng lung linh và hát lên những bài thánh ca ca ngợi Thiên Chúa, ca ngợi bí tích tình yêu, kết hợp tiếng kèn du dương của ban kèn nữ giáo xứ An Lạc, ban kèn nam giáo xứ Chính Tòa. Kết thúc cuộc cung nghinh Thánh Thể, Đức giám mục ban phép lành Thánh Thể ngay tại tiền sảnh nhà thờ Chính Tòa. Cộng đoàn cúi đầu nhận ơn lành của Thiên Chúa, trong lòng không ngớt lời ca ngợi, tạ ơn Thiên Chúa đã tuôn đổ muôn phúc lành cho gia đình, giáo xứ, giáo phận và toàn thể Giáo Hội Chúa.
Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống Phan Thiết tổ chức Lễ Khấn
Hồng Hương
21:47 07/06/2010
PHAN THIẾT -- Trong niềm vui tạ ơn, Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống Phan Thiết hân hoan mừng 8 nữ tu của dòng đón nhận Hồng Ân Vĩnh Khấn và Tiên Khấn. Thánh lễ tuyên khấn do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết chủ sự diễn ra tại Thánh đường Giáo xứ Thuận Minh (Cà Tang), GP Phan Thiêt sáng ngày 7.6.2010.
Hình ảnh Ngày Khấn
“Một điều tôi ước tôi mong
Là được ở trong nhà Chúa suốt đời tôi”
Với nến sáng trong tay, các khấn sinh tiến vào thánh đường trong tiếng hát vang bài ca ngợi tình yêu thánh hiến của cả cộng đoàn. Hôm nay, giữa tình thân của gia đình thiêng liêng Hội Dòng và gia đình ruột thịt, trước cộng đoàn, các chị sẽ nói lên lời thề giao ước của mình với Thiên Chúa. Hiện diện trong thánh lễ có Đức Ông GB. Lê Xuân Hoa, quý cha Hạt trưởng, quý cha trong và ngoài giáo phận, nam nữ tu sĩ, cùng với ân - thân nhân của các khấn sinh và cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Cà Tang.
Lời đầu ngỏ với cộng đoàn, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục GP Phan Thiết chuyển lời chào và chúc mừng của Đức Cha tiền nhiệm Nicôla đến toàn thể Hội dòng, cộng đoàn và cách riêng là 8 khấn sinh hôm nay tuyên khấn. Với bài Tin Mừng là Tám Mối Phúc mà Chúa Giêsu dạy cho dân chúng trên núi, Đức Cha Giuse đã chọn mối phúc thứ nhất và thứ tám để chia sẻ trong phần ban huấn từ. Dẫn đi từ danh xưng “Dì phước” được nhắc đến trong một lần ngài dự lễ khấn dòng: “Dì phước” là từ gọi những nữ tu, là những người chuyên làm phước, chăm lo cho người nghèo, nuôi dưỡng các em mồ côi; Nhưng “dì phước” cũng có nghĩa là “người hạnh phước, người hạnh phúc”. Các chị tuyên khấn hôm nay đã chọn sống các mối phúc, điều mà thế gian cho là chẳng giống ai. Thế gian sợ nghèo, vậy mà Chúa Giêsu lại cho “nghèo là phúc”, và các chị lại chọn sống nghèo khó như Chúa đã sống làm lý tưởng sống của đời mình. Trong xã hội hôm nay, ai cũng muốn tự do không chịu bị bách hại cho dù là bách hại vì tôn giáo thì cũng tìm mọi cách để chống đối lại. Bị bách hại, theo lẽ đời không thấy phúc ở đâu mà có khi bị máu chảy đầu rơi như các Thánh tử đạo. Thế nhưng Chúa Giêsu lại cho đó là đỉnh cao của tám mối phúc: “Phúc cho người bị bách hại, vì Nước Trời là của họ”. Các mối phúc luôn có 2 vế: một là cảnh sống hôm nay; một là thì tương lai nói đến đích điểm sau này người ta sẽ đạt được. Các khấn sinh hôm nay đã chọn con đường hẹp, con đường hạnh phúc không phải hôm nay mà là trong tương lai như lời Chúa hứa: sẽ được đất hứa làm gia nghiệp, sẽ được thấy mặt Chúa. v.v. Với sự xác tín, niềm cậy trông các chị can đảm dấn bước theo lời mời gọi của Chúa. Các chị dám đánh đổi đời mình để đi theo Chúa dù trong đường đi theo Chúa sẽ không thiếu đau khổ và nước mắt. Sau khi tuyên khấn, các chị sẽ bỏ lại gia đình ruột thịt phía sau để chọn lấy chị em trong Dòng là gia đình thiêng liêng và từ nay chỉ còn biết Chúa là gia nghiệp của mình và sống với tên gọi là “dì phước”.
Một điểm nữa từ bài giảng trên núi mà Đức Cha gợi mở cho cộng đoàn là lời mời gọi phải dấn thân “leo núi”. Phải hướng lên cao, vượt qua những trở ngại để khi đến đỉnh cao mới gặp được Chúa là cùng đích của mình. Những tháng năm tu luyện của các chị được xem là cuộc leo núi. Các chị khấn lần đầu hay khấn trọn đời thì suốt cuộc đời vẫn là một cuộc leo núi theo Chúa. Các chị phải trở nên những thừa sai của Tin Mừng, thừa sai của Phúc Âm Sự Sống để những người xung quanh qua lối sống của các chị có thể thốt lên rằng các chị là những “dì phước” đúng nghĩa của Chúa và kéo những ơn phước đó xuống cho cộng đoàn. Đức cha có lời chúc mừng các chị hôm nay tuyên khấn, đến Hội dòng và ân – thân nhân các chị. Trên quãng đường dài của đời thánh hiến, các chị sẽ phải khẩn nài xin bền đỗ theo Chúa từng ngày. Tất cả thân nhân cùng cộng đoàn cũng phải đồng hành với chị bằng mọi cách để ơn Chúa triển nở tốt đẹp trong “dì phước” của chúng ta.
Tiếp sau bài giảng là nghi thức khấn lần đầu và khấn trọn. Các chị cam kết khấn giữ 1 năm (Khấn lần đầu) và giữ trọn đời (Vĩnh khấn) các lời khuyên Phúc Âm: Khiết Tịnh, Khó Nghèo và Vâng Phục trong Hội dòng Phúc Âm Sự Sống. Đức Cha Giuse làm phép và trao lúp dòng cho các chị khấn tạm như dấu chỉ từ nay các chị thuộc hoàn toàn về Chúa. Ngài làm phép nhẫn giao ước, trao nhẫn và sách Phúc Âm cho các chị Vĩnh Khấn.
Được biết, tiền thân của Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống Phan Thiết là Tu Hội Phúc Âm do cha GB.M. Nguyễn Quang Huy thành lập năm 1966 tại GP Kontum. Sau biến cố 1975, Tu Hội gặp nhiều khó khăn nên đã chuyển trụ sở chính về Sài Gòn. Năm 2002, một số chị em quyết định chuyển đổi Hiến Pháp từ Tu Hội Phúc Âm sang Hiến Pháp Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống và được Đức cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi chấp thuận cho sáp nhập GP Phan Thiết. Mới chỉ qua 8 năm về với giáo phận, nhưng số thành viên của dòng đã gia tăng đáng kể. Hiện nay, thành viên của dòng gồm 15 chị khấn trọn, 20 chị khấn tạm, 9 tập sinh và 20 đệ tử. Nhiệt thành sống chứng tá ơn gọi phục vụ và rao giảng Phúc Âm sự sống, các chị sẵn sàng và mau mắn đến phục vụ tại các nơi Hội thánh địa phường có nhu cầu cho dù là vùng sâu vùng xa. Các chị đang phục vụ tại 8 cộng đoàn: Tại GP Phan Thiết là Đami, Đa tro, Cà tang, Vĩnh Hảo, Hiệp Đức và Hàm Tân; Một cộng đoàn ở Sài Gòn và một ở Long Thành. Cộng đoàn Nhà Mẹ hiện thuộc Giáo xứ Cà Tang, Phan Thiết với nữ tu M.Têrêxa Đoàn Thị Hoa hiện là Tổng Phụ Trách của dòng.
Xin được hiệp thông tạ ơn và chúc mừng Hội dòng trong niềm vui có thêm thành viên mới. Nguyện chúc cho các chị tuyên khấn hôm nay và Hội Dòng luôn triển nở trong ân nghĩa của Thiên Chúa và Mẹ Maria.
Hình ảnh Ngày Khấn
“Một điều tôi ước tôi mong
Là được ở trong nhà Chúa suốt đời tôi”
Với nến sáng trong tay, các khấn sinh tiến vào thánh đường trong tiếng hát vang bài ca ngợi tình yêu thánh hiến của cả cộng đoàn. Hôm nay, giữa tình thân của gia đình thiêng liêng Hội Dòng và gia đình ruột thịt, trước cộng đoàn, các chị sẽ nói lên lời thề giao ước của mình với Thiên Chúa. Hiện diện trong thánh lễ có Đức Ông GB. Lê Xuân Hoa, quý cha Hạt trưởng, quý cha trong và ngoài giáo phận, nam nữ tu sĩ, cùng với ân - thân nhân của các khấn sinh và cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Cà Tang.
Lời đầu ngỏ với cộng đoàn, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục GP Phan Thiết chuyển lời chào và chúc mừng của Đức Cha tiền nhiệm Nicôla đến toàn thể Hội dòng, cộng đoàn và cách riêng là 8 khấn sinh hôm nay tuyên khấn. Với bài Tin Mừng là Tám Mối Phúc mà Chúa Giêsu dạy cho dân chúng trên núi, Đức Cha Giuse đã chọn mối phúc thứ nhất và thứ tám để chia sẻ trong phần ban huấn từ. Dẫn đi từ danh xưng “Dì phước” được nhắc đến trong một lần ngài dự lễ khấn dòng: “Dì phước” là từ gọi những nữ tu, là những người chuyên làm phước, chăm lo cho người nghèo, nuôi dưỡng các em mồ côi; Nhưng “dì phước” cũng có nghĩa là “người hạnh phước, người hạnh phúc”. Các chị tuyên khấn hôm nay đã chọn sống các mối phúc, điều mà thế gian cho là chẳng giống ai. Thế gian sợ nghèo, vậy mà Chúa Giêsu lại cho “nghèo là phúc”, và các chị lại chọn sống nghèo khó như Chúa đã sống làm lý tưởng sống của đời mình. Trong xã hội hôm nay, ai cũng muốn tự do không chịu bị bách hại cho dù là bách hại vì tôn giáo thì cũng tìm mọi cách để chống đối lại. Bị bách hại, theo lẽ đời không thấy phúc ở đâu mà có khi bị máu chảy đầu rơi như các Thánh tử đạo. Thế nhưng Chúa Giêsu lại cho đó là đỉnh cao của tám mối phúc: “Phúc cho người bị bách hại, vì Nước Trời là của họ”. Các mối phúc luôn có 2 vế: một là cảnh sống hôm nay; một là thì tương lai nói đến đích điểm sau này người ta sẽ đạt được. Các khấn sinh hôm nay đã chọn con đường hẹp, con đường hạnh phúc không phải hôm nay mà là trong tương lai như lời Chúa hứa: sẽ được đất hứa làm gia nghiệp, sẽ được thấy mặt Chúa. v.v. Với sự xác tín, niềm cậy trông các chị can đảm dấn bước theo lời mời gọi của Chúa. Các chị dám đánh đổi đời mình để đi theo Chúa dù trong đường đi theo Chúa sẽ không thiếu đau khổ và nước mắt. Sau khi tuyên khấn, các chị sẽ bỏ lại gia đình ruột thịt phía sau để chọn lấy chị em trong Dòng là gia đình thiêng liêng và từ nay chỉ còn biết Chúa là gia nghiệp của mình và sống với tên gọi là “dì phước”.
Một điểm nữa từ bài giảng trên núi mà Đức Cha gợi mở cho cộng đoàn là lời mời gọi phải dấn thân “leo núi”. Phải hướng lên cao, vượt qua những trở ngại để khi đến đỉnh cao mới gặp được Chúa là cùng đích của mình. Những tháng năm tu luyện của các chị được xem là cuộc leo núi. Các chị khấn lần đầu hay khấn trọn đời thì suốt cuộc đời vẫn là một cuộc leo núi theo Chúa. Các chị phải trở nên những thừa sai của Tin Mừng, thừa sai của Phúc Âm Sự Sống để những người xung quanh qua lối sống của các chị có thể thốt lên rằng các chị là những “dì phước” đúng nghĩa của Chúa và kéo những ơn phước đó xuống cho cộng đoàn. Đức cha có lời chúc mừng các chị hôm nay tuyên khấn, đến Hội dòng và ân – thân nhân các chị. Trên quãng đường dài của đời thánh hiến, các chị sẽ phải khẩn nài xin bền đỗ theo Chúa từng ngày. Tất cả thân nhân cùng cộng đoàn cũng phải đồng hành với chị bằng mọi cách để ơn Chúa triển nở tốt đẹp trong “dì phước” của chúng ta.
Tiếp sau bài giảng là nghi thức khấn lần đầu và khấn trọn. Các chị cam kết khấn giữ 1 năm (Khấn lần đầu) và giữ trọn đời (Vĩnh khấn) các lời khuyên Phúc Âm: Khiết Tịnh, Khó Nghèo và Vâng Phục trong Hội dòng Phúc Âm Sự Sống. Đức Cha Giuse làm phép và trao lúp dòng cho các chị khấn tạm như dấu chỉ từ nay các chị thuộc hoàn toàn về Chúa. Ngài làm phép nhẫn giao ước, trao nhẫn và sách Phúc Âm cho các chị Vĩnh Khấn.
Được biết, tiền thân của Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống Phan Thiết là Tu Hội Phúc Âm do cha GB.M. Nguyễn Quang Huy thành lập năm 1966 tại GP Kontum. Sau biến cố 1975, Tu Hội gặp nhiều khó khăn nên đã chuyển trụ sở chính về Sài Gòn. Năm 2002, một số chị em quyết định chuyển đổi Hiến Pháp từ Tu Hội Phúc Âm sang Hiến Pháp Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống và được Đức cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi chấp thuận cho sáp nhập GP Phan Thiết. Mới chỉ qua 8 năm về với giáo phận, nhưng số thành viên của dòng đã gia tăng đáng kể. Hiện nay, thành viên của dòng gồm 15 chị khấn trọn, 20 chị khấn tạm, 9 tập sinh và 20 đệ tử. Nhiệt thành sống chứng tá ơn gọi phục vụ và rao giảng Phúc Âm sự sống, các chị sẵn sàng và mau mắn đến phục vụ tại các nơi Hội thánh địa phường có nhu cầu cho dù là vùng sâu vùng xa. Các chị đang phục vụ tại 8 cộng đoàn: Tại GP Phan Thiết là Đami, Đa tro, Cà tang, Vĩnh Hảo, Hiệp Đức và Hàm Tân; Một cộng đoàn ở Sài Gòn và một ở Long Thành. Cộng đoàn Nhà Mẹ hiện thuộc Giáo xứ Cà Tang, Phan Thiết với nữ tu M.Têrêxa Đoàn Thị Hoa hiện là Tổng Phụ Trách của dòng.
Xin được hiệp thông tạ ơn và chúc mừng Hội dòng trong niềm vui có thêm thành viên mới. Nguyện chúc cho các chị tuyên khấn hôm nay và Hội Dòng luôn triển nở trong ân nghĩa của Thiên Chúa và Mẹ Maria.
Thông Báo
Chương trình tang lễ cho LM Phaolô-Maria Lê Anh Vững, SVD, tại Riverside, California
Dòng Ngôi Lời
08:40 07/06/2010
Tin Đáng Chú Ý
Một lời nói phê bình làm chấm dứt sự nghiệp phóng viên 50 năm
Đào Văn Bình
16:24 07/06/2010
WASHINGTON DC - 06-07-10: Bản Tin Hằng Đầu của Yahoo vừa cho hay, cách đây hơn một giờ nữ phóng viên gạo cội Helen Thomas của Hearst Newpaper sau 50 năm tường trình tại Tòa Bạch Ốc, vừa tuyên bố về hưu sau khi truyền thông phát giác những lời tuyên bố gây bất bình của bà về Do Thái.
Khi phóng viên hỏi ý kiến của bà về Israel, bà đáp rằng “Cút mẹ nó ra khỏi Palestines” (Get the hell out of Palestines). Khi được hỏi tại sao vậy, bà đáp rằng “Đó là đất đi chiếm đóng”. Khi được hỏi họ (Do Thái) sẽ đi đâu, bà đáp rằng “ Trở về Ba Lan, Đức hoặc một nơi nào khác như Hoa Kỳ.”
Lời tuyên bố của bà đã được phổ biến rộng rãi trên hệ thống Internet. Từ một phóng viên đưa tin, bà trở thành một biên tập viên phụ trách một mục của tờ báo (columnist), bà được ưu tiên ngồi ghế giữa, ngay hàng đầu trong phòng họp báo của Tòa Bạch Ốc. Bà nổi tiếng và tạo sự nghiệp là đã đặt những câu hỏi “hắc búa” với bất cứ tổng thống nào.
Thế nhưng ngày hôm nay lời tuyên bố của bà đã gây tác hại nghiêm trọng. Các chính trị gia của cả hai phía Tả & Hữu đều phê phán lời tuyên bố của bà. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Robert Gibbs nói rằng “Lời tuyên bố của bà là xúc phạm và đáng trách” (offensive and reprehensible). Còn Hội Đồng Quản Trị của Hiệp Hội Phóng Viên Tại Tòa Bạch Ốc cho rằng lời tuyên bố của bà là “không thể biện hộ được “(indefensible). Dù có lời xin lỗi nhưng một trường trung học đã hủy bỏ thiệp mời bà tham dự buổi lễ tốt nghiệp của học sinh.
Khởi đầu làm phóng viên cho Hãng UPI năm 1943, bắt đầu đưa tin từ Tòa Bạch Ốc vào cuối nhiệm kỳ của TT. Eisenhower rồi trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ điều hành trong Câu Lạc Bộ Báo Chí rồi Chủ Tịch Hiệp Hội Phóng Viên tại Tòa Bạch Ốc. Thế nhưng ngày hôm nay, Hội Đồng Quản Trị của Hiệp Hội đã phải tuyên bố nói rằng việc bà từ chức làm dễ dàng họ phải tước bỏ quyền ưu tiên của bà ngồi ghế hăng đầu trong phòng họp báo của Tòa Bạch Ốc.
Các cụ ngày xưa nói không sai “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” (Một lời nói ra bốn ngựa đuổi không kịp) làm tiêu tan sự nghiệp và tăm tiếng xây dựng 50 năm trời. Nhưng dầu sao bà cũng còn là người tự trọng khẳng khái từ chức chứ không cãi chày cãi cối, và biện minh tại bị v.v…
Lời tuyên bố của bà đã được phổ biến rộng rãi trên hệ thống Internet. Từ một phóng viên đưa tin, bà trở thành một biên tập viên phụ trách một mục của tờ báo (columnist), bà được ưu tiên ngồi ghế giữa, ngay hàng đầu trong phòng họp báo của Tòa Bạch Ốc. Bà nổi tiếng và tạo sự nghiệp là đã đặt những câu hỏi “hắc búa” với bất cứ tổng thống nào.
Thế nhưng ngày hôm nay lời tuyên bố của bà đã gây tác hại nghiêm trọng. Các chính trị gia của cả hai phía Tả & Hữu đều phê phán lời tuyên bố của bà. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Robert Gibbs nói rằng “Lời tuyên bố của bà là xúc phạm và đáng trách” (offensive and reprehensible). Còn Hội Đồng Quản Trị của Hiệp Hội Phóng Viên Tại Tòa Bạch Ốc cho rằng lời tuyên bố của bà là “không thể biện hộ được “(indefensible). Dù có lời xin lỗi nhưng một trường trung học đã hủy bỏ thiệp mời bà tham dự buổi lễ tốt nghiệp của học sinh.
Khởi đầu làm phóng viên cho Hãng UPI năm 1943, bắt đầu đưa tin từ Tòa Bạch Ốc vào cuối nhiệm kỳ của TT. Eisenhower rồi trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ điều hành trong Câu Lạc Bộ Báo Chí rồi Chủ Tịch Hiệp Hội Phóng Viên tại Tòa Bạch Ốc. Thế nhưng ngày hôm nay, Hội Đồng Quản Trị của Hiệp Hội đã phải tuyên bố nói rằng việc bà từ chức làm dễ dàng họ phải tước bỏ quyền ưu tiên của bà ngồi ghế hăng đầu trong phòng họp báo của Tòa Bạch Ốc.
Các cụ ngày xưa nói không sai “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” (Một lời nói ra bốn ngựa đuổi không kịp) làm tiêu tan sự nghiệp và tăm tiếng xây dựng 50 năm trời. Nhưng dầu sao bà cũng còn là người tự trọng khẳng khái từ chức chứ không cãi chày cãi cối, và biện minh tại bị v.v…
Văn Hóa
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
16:26 07/06/2010
Chuyện Phiếm Đạo Đời
(Những suy tư năm tháng của Trần Ngọc Mười Hai giữa những cảnh đời trớ trêu, trở trăn... May thay người theo Chúa, có niềm tin soi dẫn, có niềm hy vọng vươn lên và có tình thương bao bọc cuộc đời. Cám ơn tác gỉa đã ưu ái chia sẻ với VietCatholic và đọc gỉả xa gần)
“Em đến thăm Anh chiều đông giá”
Em đến thăm Anh trời mưa gió,
Đường xa lạnh lùng.”
(Tô Vũ – Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa)
(Cv 8: 1/20: 28-29)
Chẳng có gì, bắt bạn và tôi, ta tin rằng: lời ca trên, quả thật rất đúng. Cũng một trật, không có gì buộc tôi và bạn, cứ bảo rằng: những gì viết ra ở đây, là sự thật. Rất tín điều. Tín điều là tin hay không, những chuyện rằng: các nhân vật lẫy lừng và tăm tiếng, thường để lại câu nói một thời, rất nổi cộm. Thượng thừa. Ngôn sứ. Như lời hỏi nhỏ. Táo bạo. Bậc cha/bác. Là, cố giáo sư kinh thánh Lm Nguyễn Thế Thuấn, Dòng Chúa Cứu Thế, trong cuộc mạn đàm bỏ túi, trên đồi Scala-Đàlạt 1967, năm ấy. Thấy rất rõ. Rõ, như phán quyết: Hà Nội của chú mày, chắc hẳn văn chương/thi phú, tuyệt cú nhỉ?
Bần đạo đây, sinh quán đất Hà Thành, ngàn năm văn vật. Cũng lật đật chào đời ở phố Huế. Chợ Hôm. Đường Hoà Mã. Rành rành, cũng như ai. Nhưng, đâu vì thế mà bày tôi và tớ đây dám kết luận: mình là thợ viết, văn hoa chữ nghĩa, rất đầy mình, đâu. Có chăng, chỉ dám lập lại lời của ai đó, cứ bảo rằng: Huế thâm. Bắc kỳ lém. Nam bộ rất “ruột ngựa”. Chứ, cái thứ văn chương bóng bảy xứ Hà thành, thì bọn tôi lần đầu, mới nghe thấy.
Nói gì thì nói, Hà Thành của tôi hôm nay, mang nhiều tiếng. Tiếng tốt, đã đành. Tiếng: lanh chanh. Lanh lợi. Lanh lẹ. Gì gì nữa, cũng cứ xin. Xin nhận tiếng ấy làm quê hương. Dẫu khó thương. Nhưng kỳ thực, có thương cũng không khó. Thế nên, mỗi lần hướng về Hà Thành, quê hương tôi đầy chất lanh chanh. Lanh lảnh. Bản thân bần đạo vẫn cứ thương. Và cứ nhớ. Nhớ, người nhạc sĩ họ Tô tên Vũ, từng nói hát lời thơ yêu thương. Lanh lảnh, một giòng chảy, rằng:
“Mặt nhìn mặt, cầm tay bâng khuâng không nói… một câu.
Lời nghẹn ngào, hồn anh như say như ngây… vì đâu?
(Tô Vũ – bđd)
Nghẹn ngào, như thấy có cái gì đó, đang ngăn tim. Chặn họng. Không cho dân Hà Thành, người anh tôi, chứng tỏ được tính lanh lẹ. Đầy tình người. Thôi đành hát:
“Có hay, lúc em về
Gót chân bước reo, âm thầm
Trên đường một mình ngoài mưa,
mưa, như mưa trong lòng anh…”
(Tô Vũ – bđd)
Mưa, trong lòng anh. Lòng tôi nữa. Vẫn còn mưa. Nhiều hơn. Khi anh và tôi, ta vẫn nghe. Và cứ thấy. Những điều rất trái khuấy, xảy đến với tôi. Với anh. Là, Hội thánh. Ở mọi thời. Nhất là thời, có những nhận định và ghi chép, buổi hôm trước:
“Hồi ấy, Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem
trải qua một cơn bắt bớ dữ dội.
Ngoài các Tông Đồ ra,
mọi người đều phải tản mác
về các vùng quê miền Giu-đê và Sa-ma-ri.”
(Cv 8: 1)
Hồi ấy, là giai đoạn đầu đời của Kitô giáo. Lúc, mà Hội thánh đang ra sức bành trướng, có sự đôn đốc của Chúa Thánh Linh, Đấng đã ngự xuống vào Lễ Ngũ Tuần. Hiện Xuống. Rất quang vinh. Đấng, luôn dẫn dắt các thừa sai Tin Mừng. Mà còn thế. Nói chi thời bây giờ.
Thời bấy giờ, nơi Hội thánh, đang thấy có những mũi dùi cả ở bên trong lẫn bên ngoài, lầm lừ chĩa tới. Khiến Phaolô thánh nhân, đã phải kêu:
“Phần tôi, tôi biết rằng khi tôi đi rồi,
thì sẽ có những sói dữ đột nhập vào anh em,
chúng không tha đàn chiên.
Ngay từ giữa hàng ngũ anh em
sẽ xuất hiện những người giảng dạy những điều sai lạc,
hòng lôi cuốn các môn đệ theo chúng.”
(Cv 20:28-29)
Buổi hôm nay, Hội thánh cũng không thoát những cảnh tương tự. Khá hung hãn. Hiểm hóc. Rất đáng khóc. Nhưng, khóc mà làm gì. Vì, như người nghệ sĩ xưa đã biết hát những lời lẽ tuy bâng khuâng. nhưng lại rất an vui. Hy vọng. Rằng:
“Lòng bồi hồi nhìn theo chân em, chìm trong ngày xanh.
Ta ước mơ một chiều thêu nắng,
Em đến chơi quên niềm cay đắng,
…và quên … đường về.”
(Tô Vũ – bđd)
Nghệ sĩ hát, bần đạo nghe như có điều gì đó, mang máng một khuyến khích. Rủ rê. Rất vỗ về. Không dám bảo, mỗi nghệ sĩ, người làm thơ hay viết nhạc đều vương vấn ở đâu đó đôi chút thi tứ. Thơ văn. Nhiều ngôn sứ. Mà, chỉ dám nhận rằng, tất cả “là ân huệ”. Là ân là huệ. Đến từ Thiên-Chúa-là-tình-yêu. Ngang qua, những con người rất mỹ miều. Có thi ca. Âm nhạc. Nhiều hạnh phúc.
Nếu cho phép bần đạo được nói lên lời lẽ người Hà-Thành rất lanh và rất lợi, nhưng lại chẳng màng những lợi lộc thành danh, thì bần đạo sẽ tìm lời lẽ của thi nhân/văn sĩ hoặc chỉ là người kể truyện, rất bình thường, thì bần đạo sẽ bắt đầu như sau:
“Bố của Trùm Phỉnh chết đi, để lại cho Phỉnh 3 tấm bằng Tiến sĩ khống chỉ, không biết chạy chọt mua được ở đâu, dặn rằng:
-Con xem lũ con cháu trong nhà, những đứa nào khôn ngoan hơn người thì điền tên chúng vào đây, để nhà mình cũng nở mặt nở mày với thiên hạ.
Một hôm Trùm Phỉnh cùng với anh con trai và người con rể cùng ngồi uống trà. Nhìn ra sân thấy con ngỗng đứng một chân, Phỉnh thử tài:
-Các con hãy đưa ra một lý thuyết trước cảnh con ngỗng một chân!
Anh con trai mau miệng nói ngay:
-Không nên lấy cái tạm thời trước mắt để lập thuyết, thưa cha!
Phỉnh quát:
-Thằng này láo. Mày muốn xét lại ý của tao à?
Người con rể chậm rãi thưa:
-Thưa cha, mọi thứ trên đời nếu có một thì ổn định. Có nhiều, sẽ loạn. Trời chỉ một trời. Đất chỉ một đất. Nhà chỉ một cha. Ngỗng một chân, là cái lẽ nhất nguyên của trời đất, đó thôi!
Phỉnh sung sướng rút ra một bằng tiến sĩ, trao cho con rể.
Buổi uống trà hôm sau, con ngỗng bình thường lại đứng hai chân. Phỉnh hỏi:
-Ngỗng hai chân ứng với thuyết gì?
Anh con trai nói:
-Thưa cha ngỗng vốn hai chân, có gì mà nói!
Phỉnh lại quát:
-Thằng này láo. Mày muốn chống lại vai trò của bố mày ở cái nhà này, phải không?
Người con rể lễ phép thưa:
-Thưa cha, một sẽ phân hoá thành hai. Thế giới còn lại, chia hai phe. Ngỗng hai chân, là cái thế lưỡng phân, ai thắng ai đấy ạ!
Phỉnh sung sướng trao cho người con rể bằng Tiến sĩ thứ hai.
Buổi trà sau đó, con ngỗng vừa từ biệt con bạn gái của nó, sừng sững đứng cả ba chân. Phỉnh bảo:
-Ôi, cảnh tượng kỳ khú. Ngỗng 3 chân là do thuyết gì?
Anh con trai nói:
-Thuyết gì thì ngỗng vẫn hai chân, đó bố ạ.
Phỉnh giận tím mặt, quát:
-Mày thấy bố mày dân chủ, nên lợi dụng hả?
Nói rồi, cầm gậy đuổi anh con trai chạy đi biệt xứ. Riêng người con rể vẫn ôn tồn, thưa:
-Ba, là số lẻ. Là, trở về với Triết học Á đông. Ngỗng 3 chân là thế giới đại đồng rồi. Đây là thế “đa phương hoà nhập”, cũng là thế ổn định chân vạc. Nhưng tuy làm bạn với tất cả mọi người, ta vẫn phải đề phòng mặt trái của nó. Đấy cha xem. Cái chân thứ 3 kia cứ thập thập thò thò, mọi thứ lăng nhăng tiêu cực đều do nó sinh ra cả!
Phỉnh vui sướng đến cực độ, nên trao nốt cho con rể tấm bằng Tiến sĩ thứ ba.
Trong buổi ăn mừng 3 bằng Tiến sĩ, một người trong làng hỏi người con rể:
-Anh nói ba lần ba lý thuyết khác nhau, thế có mâu thuẫn không? Có “cơ hội” không?
Người con rể nói:
-Mọi thứ đều vận động. Nhận thức ngày một đi lên. Lòng vòng như cái chôn con ốc. Phép biện chứng của sự phát triển là thế. Khẳng định rồi phủ định. Lúc cần nói ngược, thì quân tử nói ngược. Lúc cần nói xuôi, thì quân tử nói xuôi. Ừ thì “cơ hội” đấy. Cứ nắm vững tính hai mặt mà chơi thì mâu thuẫn gì tôi cũng vượt qua được tuốt!
Người ấy lại hỏi:
-Bí quyết gì khiến anh ứng xử thành công trong cả ba trường hợp vậy?
Người con rể trả lời một cách khiêm tốn, nhưng uyên bác:
-Cực kỳ đơn giản thôi. Khi tôi đã nguyện một lòng theo bố vợ tôi, thì tài năng cứ tự nhiên xuất hiện, chứ nhà tôi trước đây có khoa bảng gì đâu. Truyền thống cũng có khi do mình biết chộp giựt mà ra.
Phỉnh chết. Cả gia tài đương nhiên để lại cho người con rể. Hắn được cả chì lẫn chài.”
(Kể theo lời Hà Sĩ Phu, Sáng Trăng, CE 2004, tr. 111-112)
Dùng truyện kể, để so sánh. Áp dụng. Trường hợp của Hội thánh trong quá khứ, lẫn hiện tại. Có thể là việc hơi táo bạo. Nếu không muốn nói là xấc xược. Tuy nhiên, truyện kể hôm nay, không chỉ kể để minh hoạ. Hay minh chứng, điều gì. Vẫn như, một dẫn nhập cho nhận định, bảo rằng: Hội thánh là hội của các thánh. Cũng có mặt tự nhiên rất “người”, của mình.
Trên thực tế, nhiều người hay lẫn lộn Hội thánh với thần quyền. Hoặc, quyền rất thần. Của các bậc vị vọng, nắm quyền sinh sát, hết muôn dân. Nếu hiểu thế, cũng nên nhớ: thần quyền Hội thánh La Mã rất Va-ti-căng, còn là thế quyền. Phàm trần. Vấn đề, là: khi nói chữ “Hội thánh”, cũng nên xem đó có là Hội thánh. Rất Công giáo, không? Hội thánh ấy, có bao gồm duy nhất chỉ các Giám mục, ở trên còn có Giám mục La mã, đấng làm đầu, không?
Với tư cách là người đứng đầu uy quyền trần thế, một thể chế, Đức Giáo Tông cũng có thể ra toà, vì các hành xử của ngài trong Hội thánh Công giáo. Trên thế giới. Trong khi đó, hội thánh địa phương, cũng có đấng bậc cầm đầu. Cũng tập trung, ở giáo phận. Giáo xứ. Và, giáo dân là thành viên chấp nhận Đức Giáo Tông, là đấng làm đầu Hội thánh toàn cầu. Rất mực. Đó, là Công giáo. Đó, là Hội (rất) thánh. Tức, Hội (gồm các thành viên) thánh thiện. Rất mực. Nhưng, thực tế.
Có điều là: khi nói về Hội thánh, người đời thường nghĩ nhiều về khía cạnh trần gian, như tổ chức. Ít ai nghĩ đến tính thần thiêng. Linh đạo. Rất thánh. Vì thế, dễ ngộ nhận. Vì thế, dễ bực tức. Trách móc. Giận hờn.
Thật sự, thì: Hội thánh lúc đầu gồm một nhóm các đấng dấn bước theo chân Chúa. Được Chúa thương yêu giao trọng trách ra đi bôn ba khắp hang cùng ngõ hẻm, mà công bố Tin Vui. Điềm Lành. Hội-thánh-người-của-Chúa được Thần Khí tái tạo. Giáo huấn. Chúc phúc. Cứ thế mà đi. Đi, để rao truyền Điềm Lành. Tin Vui ấy. Vào mọi lúc. Có lúc thăng lúc trầm. Như cuộc sống.
Cuộc sống của Hội thánh, nay phát triển như mọi xã hội, thời đại. Thế nên, Hội thánh luôn gặp nhiều tình huống rất bức bách, như con người. Thời hiện đại. Hiện đại, ở điểm: là thành viên Hội (các) thánh, ta cần minh chứng bằng cuộc sống phản ánh ý định của Thiên Chúa, với và trong thế giới hiện thời. Tức, thể hiện lòng thương yêu. Giúp đỡ. Hết mọi người. Không phân biệt giàu/nghèo. Chí ít, là những người mang thân phận tự ti. Thấp kém. Nghèo hèn.
Thành viên Hội (các) thánh, là nhóm hội của những người quyết đấu tranh/nguyện cầu cho công bằng. Sự thật. Bất cứ nơi đâu. Khi nào. Vẫn là việc khẩn thiết. Thành viên Hội thánh, còn phải chứng tỏ cho mọi người thấy: mình không là “người hành tinh”, từ trời rơi xuống. Nhưng, biết đau với cái đau của người bệnh. Khóc, với nỗi than và khóc của kẻ mất mát. Âu sầu. Buồn khổ.
Thành viên Hội thánh, còn phải biết khuyến khích hết mọi người, trong cũng như ngoài Đạo. Biết, san sẻ một phần cuộc sống của mình, cho những người. Những quốc gia. Hội thánh khác điều họ đang cần. Thành viên của Hội thánh Công giáo, không chỉ mang mỗi tên tuổi. Biệt hiệu. Rất riêng lẻ. Nhưng, biết hoà mình đến với mọi người. Để, nói cho họ biết: Thiên Chúa thương yêu mọi người. Rất hết mình.
Thành viên Hội thánh Công giáo, là người thuộc cộng đồng. Vẫn mang trong mình, những thắc mắc ưu tư, như lời của tác giả bài báo viết như sau:
“Về cảnh tình người Công giáo hôm nay, Flannery O’Connor có lần từng viết: ‘Chúng ta đang khôn khổ vì Hội thánh. Khốn khổ, vì đang bị tràn ngập những câu hỏi, từ những người cho mình là bạn với người Công giáo, như: “Làm sao bạn vẫn cứ ở lại với Hội thánh, thế?”
Trả lời cho những câu hỏi như thế, tôi thường nhấn mạnh vào ngôn từ thường làm cho mình đi trệch đường rày như dùng cụm từ “Hội thánh”, nhiều người nghĩ ngay đến: nào là “hệ cấp quyền bính”; “Giám mục’, hoặc “Toà thánh”. Những ai kinh qua thời kỳ rộnlên với cuộc chiến Việt Nam hẳn còn nhớ, là thời ấy, cũng có người vấn hỏi: “Làm sao các bạn cứ tự hào mình là người Mỹ, đến như thế?” Mỗi lần nghe hỏi, tôi đều bảo ngay: Bọn tôi đâu có là tòa Bạch Ốc! Cũng chẳng Ngũ Giác Đài. Lại cũng là những người phản đối chiến tranh, thôi.”
Hệt như thế, cụm từ “người Mỹ”, “Hoa Kỳ”, mang nhiều ý nghĩa hơn tự bao hàm. Sao tôi phải tin rằng Hội thánh vẫn cứ phải là Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16 mà không là các nữ tu can đảm, từng thách thức các giám mục Hoa Kỳ về hệ thống y tế khi các vị cứ nhân danh người nghèo, để rồi làm chuyện này nọ? Nữ tu là những vị cống hiến cả đời mình cho Hội thánh, với tư cách là nữ tu. Là, y tá. Nhân viên viên xã hội.
Hội thánh có cả một lịch sử rất dài rộng. Lịch sử này bao gồm cả những tay vô tích sự lẫn các nhà anh hùng như thánh nữ Gioan thành Arc, như Giám mục Oscar Romero, đó là chỉ kể tên mỗi hai vị, thôi.
Hội thánh không phải là thể chế. Hội thánh là chúng dân. Là, những người hiện nay đang mang thương tích, với tai tiếng đủ loại. Tai tiếng không chỉ mỗi mặt lạm dụng tình dục, mà còn bao che. Phủ vùi. Năm 1959, khi Đức Gioan XXIII được bầu làm Giáo hoàng, người ta coi đó như một phép lạ, cho Hội thánh. Phép lạ từng xảy đến. Sẽ còn xảy đến như thế, một lần nữa. Bởi thế ta cứ nên hy vọng, dù mong manh, để phép lạ rồi sẽ đến với Hội thánh. Phải làm sao để mỗi người chúng ta có mặt tại nhà, khi phép lạ xảy đến.” (Mary C Gordon, Why I stay: a Parable From A Progressive Catholic, The Huffington Post, 6/4/2010)
Nói cho cùng, thì thành viên Hội thánh, là người biết hoà mình với người ở ngoài. Những trông chờ vào phép lạ cho chính mình. Vẫn cứ hy vọng trong ca hát. Hát và ca, bằng lời thơ ý nhạc rất đời thường, như:
“Em đến thăm Anh một chiều mưa,
Mưa dầm dề, đường trơn ướt. Tiêu điều.
Em đến thăm Anh. người em gái,
tà áo hương nồng, mắt huyền trìu mến.
Suởi ấm lòng Anh.”
(Tô Vũ – bđd)
Quả thật, thế giới hôm nay, có rất nhiều người Anh/người Chị trong Hội thánh, vẫn cứ chờ phép lạ, để người “em” đến thăm. Mà sưởi ấm. Bởi, lòng người anh/người Chị, nay chai đá. Chán chường. Chai, vì cuộc sống. Chán, vì người đời. Nên, cứ mong và hát những câu:
“Gió đưa cánh chim trời,
Đó đây, cách xa vời.
Chiều vui, mưa ướt cánh.
Khá thương kiếp bềnh bồng.
Dẫu khăng khít đôi lòng
Chiều nào em xa anh…”
(Tô Vũ – bđd)
Chiều vui. Mưa, dù ướt cánh. Anh và em, vẫn cứ thương. Cứ đến. Đến, như cánh chim, thương kiếp bềnh bồng. Khắng khít đôi lòng. Bởi, còn đó Hội thánh, thì người “em” là thành viên vẫn cần đến tình thương, hơn tranh chấp. Vẫn muôn đời. Cho mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn cứ mong và ngóng.
Một Hội thánh.
Rất như thế.
(Những suy tư năm tháng của Trần Ngọc Mười Hai giữa những cảnh đời trớ trêu, trở trăn... May thay người theo Chúa, có niềm tin soi dẫn, có niềm hy vọng vươn lên và có tình thương bao bọc cuộc đời. Cám ơn tác gỉa đã ưu ái chia sẻ với VietCatholic và đọc gỉả xa gần)
“Em đến thăm Anh chiều đông giá”
Em đến thăm Anh trời mưa gió,
Đường xa lạnh lùng.”
(Tô Vũ – Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa)
(Cv 8: 1/20: 28-29)
Chẳng có gì, bắt bạn và tôi, ta tin rằng: lời ca trên, quả thật rất đúng. Cũng một trật, không có gì buộc tôi và bạn, cứ bảo rằng: những gì viết ra ở đây, là sự thật. Rất tín điều. Tín điều là tin hay không, những chuyện rằng: các nhân vật lẫy lừng và tăm tiếng, thường để lại câu nói một thời, rất nổi cộm. Thượng thừa. Ngôn sứ. Như lời hỏi nhỏ. Táo bạo. Bậc cha/bác. Là, cố giáo sư kinh thánh Lm Nguyễn Thế Thuấn, Dòng Chúa Cứu Thế, trong cuộc mạn đàm bỏ túi, trên đồi Scala-Đàlạt 1967, năm ấy. Thấy rất rõ. Rõ, như phán quyết: Hà Nội của chú mày, chắc hẳn văn chương/thi phú, tuyệt cú nhỉ?
Bần đạo đây, sinh quán đất Hà Thành, ngàn năm văn vật. Cũng lật đật chào đời ở phố Huế. Chợ Hôm. Đường Hoà Mã. Rành rành, cũng như ai. Nhưng, đâu vì thế mà bày tôi và tớ đây dám kết luận: mình là thợ viết, văn hoa chữ nghĩa, rất đầy mình, đâu. Có chăng, chỉ dám lập lại lời của ai đó, cứ bảo rằng: Huế thâm. Bắc kỳ lém. Nam bộ rất “ruột ngựa”. Chứ, cái thứ văn chương bóng bảy xứ Hà thành, thì bọn tôi lần đầu, mới nghe thấy.
Nói gì thì nói, Hà Thành của tôi hôm nay, mang nhiều tiếng. Tiếng tốt, đã đành. Tiếng: lanh chanh. Lanh lợi. Lanh lẹ. Gì gì nữa, cũng cứ xin. Xin nhận tiếng ấy làm quê hương. Dẫu khó thương. Nhưng kỳ thực, có thương cũng không khó. Thế nên, mỗi lần hướng về Hà Thành, quê hương tôi đầy chất lanh chanh. Lanh lảnh. Bản thân bần đạo vẫn cứ thương. Và cứ nhớ. Nhớ, người nhạc sĩ họ Tô tên Vũ, từng nói hát lời thơ yêu thương. Lanh lảnh, một giòng chảy, rằng:
“Mặt nhìn mặt, cầm tay bâng khuâng không nói… một câu.
Lời nghẹn ngào, hồn anh như say như ngây… vì đâu?
(Tô Vũ – bđd)
Nghẹn ngào, như thấy có cái gì đó, đang ngăn tim. Chặn họng. Không cho dân Hà Thành, người anh tôi, chứng tỏ được tính lanh lẹ. Đầy tình người. Thôi đành hát:
“Có hay, lúc em về
Gót chân bước reo, âm thầm
Trên đường một mình ngoài mưa,
mưa, như mưa trong lòng anh…”
(Tô Vũ – bđd)
Mưa, trong lòng anh. Lòng tôi nữa. Vẫn còn mưa. Nhiều hơn. Khi anh và tôi, ta vẫn nghe. Và cứ thấy. Những điều rất trái khuấy, xảy đến với tôi. Với anh. Là, Hội thánh. Ở mọi thời. Nhất là thời, có những nhận định và ghi chép, buổi hôm trước:
“Hồi ấy, Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem
trải qua một cơn bắt bớ dữ dội.
Ngoài các Tông Đồ ra,
mọi người đều phải tản mác
về các vùng quê miền Giu-đê và Sa-ma-ri.”
(Cv 8: 1)
Hồi ấy, là giai đoạn đầu đời của Kitô giáo. Lúc, mà Hội thánh đang ra sức bành trướng, có sự đôn đốc của Chúa Thánh Linh, Đấng đã ngự xuống vào Lễ Ngũ Tuần. Hiện Xuống. Rất quang vinh. Đấng, luôn dẫn dắt các thừa sai Tin Mừng. Mà còn thế. Nói chi thời bây giờ.
Thời bấy giờ, nơi Hội thánh, đang thấy có những mũi dùi cả ở bên trong lẫn bên ngoài, lầm lừ chĩa tới. Khiến Phaolô thánh nhân, đã phải kêu:
“Phần tôi, tôi biết rằng khi tôi đi rồi,
thì sẽ có những sói dữ đột nhập vào anh em,
chúng không tha đàn chiên.
Ngay từ giữa hàng ngũ anh em
sẽ xuất hiện những người giảng dạy những điều sai lạc,
hòng lôi cuốn các môn đệ theo chúng.”
(Cv 20:28-29)
Buổi hôm nay, Hội thánh cũng không thoát những cảnh tương tự. Khá hung hãn. Hiểm hóc. Rất đáng khóc. Nhưng, khóc mà làm gì. Vì, như người nghệ sĩ xưa đã biết hát những lời lẽ tuy bâng khuâng. nhưng lại rất an vui. Hy vọng. Rằng:
“Lòng bồi hồi nhìn theo chân em, chìm trong ngày xanh.
Ta ước mơ một chiều thêu nắng,
Em đến chơi quên niềm cay đắng,
…và quên … đường về.”
(Tô Vũ – bđd)
Nghệ sĩ hát, bần đạo nghe như có điều gì đó, mang máng một khuyến khích. Rủ rê. Rất vỗ về. Không dám bảo, mỗi nghệ sĩ, người làm thơ hay viết nhạc đều vương vấn ở đâu đó đôi chút thi tứ. Thơ văn. Nhiều ngôn sứ. Mà, chỉ dám nhận rằng, tất cả “là ân huệ”. Là ân là huệ. Đến từ Thiên-Chúa-là-tình-yêu. Ngang qua, những con người rất mỹ miều. Có thi ca. Âm nhạc. Nhiều hạnh phúc.
Nếu cho phép bần đạo được nói lên lời lẽ người Hà-Thành rất lanh và rất lợi, nhưng lại chẳng màng những lợi lộc thành danh, thì bần đạo sẽ tìm lời lẽ của thi nhân/văn sĩ hoặc chỉ là người kể truyện, rất bình thường, thì bần đạo sẽ bắt đầu như sau:
“Bố của Trùm Phỉnh chết đi, để lại cho Phỉnh 3 tấm bằng Tiến sĩ khống chỉ, không biết chạy chọt mua được ở đâu, dặn rằng:
-Con xem lũ con cháu trong nhà, những đứa nào khôn ngoan hơn người thì điền tên chúng vào đây, để nhà mình cũng nở mặt nở mày với thiên hạ.
Một hôm Trùm Phỉnh cùng với anh con trai và người con rể cùng ngồi uống trà. Nhìn ra sân thấy con ngỗng đứng một chân, Phỉnh thử tài:
-Các con hãy đưa ra một lý thuyết trước cảnh con ngỗng một chân!
Anh con trai mau miệng nói ngay:
-Không nên lấy cái tạm thời trước mắt để lập thuyết, thưa cha!
Phỉnh quát:
-Thằng này láo. Mày muốn xét lại ý của tao à?
Người con rể chậm rãi thưa:
-Thưa cha, mọi thứ trên đời nếu có một thì ổn định. Có nhiều, sẽ loạn. Trời chỉ một trời. Đất chỉ một đất. Nhà chỉ một cha. Ngỗng một chân, là cái lẽ nhất nguyên của trời đất, đó thôi!
Phỉnh sung sướng rút ra một bằng tiến sĩ, trao cho con rể.
Buổi uống trà hôm sau, con ngỗng bình thường lại đứng hai chân. Phỉnh hỏi:
-Ngỗng hai chân ứng với thuyết gì?
Anh con trai nói:
-Thưa cha ngỗng vốn hai chân, có gì mà nói!
Phỉnh lại quát:
-Thằng này láo. Mày muốn chống lại vai trò của bố mày ở cái nhà này, phải không?
Người con rể lễ phép thưa:
-Thưa cha, một sẽ phân hoá thành hai. Thế giới còn lại, chia hai phe. Ngỗng hai chân, là cái thế lưỡng phân, ai thắng ai đấy ạ!
Phỉnh sung sướng trao cho người con rể bằng Tiến sĩ thứ hai.
Buổi trà sau đó, con ngỗng vừa từ biệt con bạn gái của nó, sừng sững đứng cả ba chân. Phỉnh bảo:
-Ôi, cảnh tượng kỳ khú. Ngỗng 3 chân là do thuyết gì?
Anh con trai nói:
-Thuyết gì thì ngỗng vẫn hai chân, đó bố ạ.
Phỉnh giận tím mặt, quát:
-Mày thấy bố mày dân chủ, nên lợi dụng hả?
Nói rồi, cầm gậy đuổi anh con trai chạy đi biệt xứ. Riêng người con rể vẫn ôn tồn, thưa:
-Ba, là số lẻ. Là, trở về với Triết học Á đông. Ngỗng 3 chân là thế giới đại đồng rồi. Đây là thế “đa phương hoà nhập”, cũng là thế ổn định chân vạc. Nhưng tuy làm bạn với tất cả mọi người, ta vẫn phải đề phòng mặt trái của nó. Đấy cha xem. Cái chân thứ 3 kia cứ thập thập thò thò, mọi thứ lăng nhăng tiêu cực đều do nó sinh ra cả!
Phỉnh vui sướng đến cực độ, nên trao nốt cho con rể tấm bằng Tiến sĩ thứ ba.
Trong buổi ăn mừng 3 bằng Tiến sĩ, một người trong làng hỏi người con rể:
-Anh nói ba lần ba lý thuyết khác nhau, thế có mâu thuẫn không? Có “cơ hội” không?
Người con rể nói:
-Mọi thứ đều vận động. Nhận thức ngày một đi lên. Lòng vòng như cái chôn con ốc. Phép biện chứng của sự phát triển là thế. Khẳng định rồi phủ định. Lúc cần nói ngược, thì quân tử nói ngược. Lúc cần nói xuôi, thì quân tử nói xuôi. Ừ thì “cơ hội” đấy. Cứ nắm vững tính hai mặt mà chơi thì mâu thuẫn gì tôi cũng vượt qua được tuốt!
Người ấy lại hỏi:
-Bí quyết gì khiến anh ứng xử thành công trong cả ba trường hợp vậy?
Người con rể trả lời một cách khiêm tốn, nhưng uyên bác:
-Cực kỳ đơn giản thôi. Khi tôi đã nguyện một lòng theo bố vợ tôi, thì tài năng cứ tự nhiên xuất hiện, chứ nhà tôi trước đây có khoa bảng gì đâu. Truyền thống cũng có khi do mình biết chộp giựt mà ra.
Phỉnh chết. Cả gia tài đương nhiên để lại cho người con rể. Hắn được cả chì lẫn chài.”
(Kể theo lời Hà Sĩ Phu, Sáng Trăng, CE 2004, tr. 111-112)
Dùng truyện kể, để so sánh. Áp dụng. Trường hợp của Hội thánh trong quá khứ, lẫn hiện tại. Có thể là việc hơi táo bạo. Nếu không muốn nói là xấc xược. Tuy nhiên, truyện kể hôm nay, không chỉ kể để minh hoạ. Hay minh chứng, điều gì. Vẫn như, một dẫn nhập cho nhận định, bảo rằng: Hội thánh là hội của các thánh. Cũng có mặt tự nhiên rất “người”, của mình.
Trên thực tế, nhiều người hay lẫn lộn Hội thánh với thần quyền. Hoặc, quyền rất thần. Của các bậc vị vọng, nắm quyền sinh sát, hết muôn dân. Nếu hiểu thế, cũng nên nhớ: thần quyền Hội thánh La Mã rất Va-ti-căng, còn là thế quyền. Phàm trần. Vấn đề, là: khi nói chữ “Hội thánh”, cũng nên xem đó có là Hội thánh. Rất Công giáo, không? Hội thánh ấy, có bao gồm duy nhất chỉ các Giám mục, ở trên còn có Giám mục La mã, đấng làm đầu, không?
Với tư cách là người đứng đầu uy quyền trần thế, một thể chế, Đức Giáo Tông cũng có thể ra toà, vì các hành xử của ngài trong Hội thánh Công giáo. Trên thế giới. Trong khi đó, hội thánh địa phương, cũng có đấng bậc cầm đầu. Cũng tập trung, ở giáo phận. Giáo xứ. Và, giáo dân là thành viên chấp nhận Đức Giáo Tông, là đấng làm đầu Hội thánh toàn cầu. Rất mực. Đó, là Công giáo. Đó, là Hội (rất) thánh. Tức, Hội (gồm các thành viên) thánh thiện. Rất mực. Nhưng, thực tế.
Có điều là: khi nói về Hội thánh, người đời thường nghĩ nhiều về khía cạnh trần gian, như tổ chức. Ít ai nghĩ đến tính thần thiêng. Linh đạo. Rất thánh. Vì thế, dễ ngộ nhận. Vì thế, dễ bực tức. Trách móc. Giận hờn.
Thật sự, thì: Hội thánh lúc đầu gồm một nhóm các đấng dấn bước theo chân Chúa. Được Chúa thương yêu giao trọng trách ra đi bôn ba khắp hang cùng ngõ hẻm, mà công bố Tin Vui. Điềm Lành. Hội-thánh-người-của-Chúa được Thần Khí tái tạo. Giáo huấn. Chúc phúc. Cứ thế mà đi. Đi, để rao truyền Điềm Lành. Tin Vui ấy. Vào mọi lúc. Có lúc thăng lúc trầm. Như cuộc sống.
Cuộc sống của Hội thánh, nay phát triển như mọi xã hội, thời đại. Thế nên, Hội thánh luôn gặp nhiều tình huống rất bức bách, như con người. Thời hiện đại. Hiện đại, ở điểm: là thành viên Hội (các) thánh, ta cần minh chứng bằng cuộc sống phản ánh ý định của Thiên Chúa, với và trong thế giới hiện thời. Tức, thể hiện lòng thương yêu. Giúp đỡ. Hết mọi người. Không phân biệt giàu/nghèo. Chí ít, là những người mang thân phận tự ti. Thấp kém. Nghèo hèn.
Thành viên Hội (các) thánh, là nhóm hội của những người quyết đấu tranh/nguyện cầu cho công bằng. Sự thật. Bất cứ nơi đâu. Khi nào. Vẫn là việc khẩn thiết. Thành viên Hội thánh, còn phải chứng tỏ cho mọi người thấy: mình không là “người hành tinh”, từ trời rơi xuống. Nhưng, biết đau với cái đau của người bệnh. Khóc, với nỗi than và khóc của kẻ mất mát. Âu sầu. Buồn khổ.
Thành viên Hội thánh, còn phải biết khuyến khích hết mọi người, trong cũng như ngoài Đạo. Biết, san sẻ một phần cuộc sống của mình, cho những người. Những quốc gia. Hội thánh khác điều họ đang cần. Thành viên của Hội thánh Công giáo, không chỉ mang mỗi tên tuổi. Biệt hiệu. Rất riêng lẻ. Nhưng, biết hoà mình đến với mọi người. Để, nói cho họ biết: Thiên Chúa thương yêu mọi người. Rất hết mình.
Thành viên Hội thánh Công giáo, là người thuộc cộng đồng. Vẫn mang trong mình, những thắc mắc ưu tư, như lời của tác giả bài báo viết như sau:
“Về cảnh tình người Công giáo hôm nay, Flannery O’Connor có lần từng viết: ‘Chúng ta đang khôn khổ vì Hội thánh. Khốn khổ, vì đang bị tràn ngập những câu hỏi, từ những người cho mình là bạn với người Công giáo, như: “Làm sao bạn vẫn cứ ở lại với Hội thánh, thế?”
Trả lời cho những câu hỏi như thế, tôi thường nhấn mạnh vào ngôn từ thường làm cho mình đi trệch đường rày như dùng cụm từ “Hội thánh”, nhiều người nghĩ ngay đến: nào là “hệ cấp quyền bính”; “Giám mục’, hoặc “Toà thánh”. Những ai kinh qua thời kỳ rộnlên với cuộc chiến Việt Nam hẳn còn nhớ, là thời ấy, cũng có người vấn hỏi: “Làm sao các bạn cứ tự hào mình là người Mỹ, đến như thế?” Mỗi lần nghe hỏi, tôi đều bảo ngay: Bọn tôi đâu có là tòa Bạch Ốc! Cũng chẳng Ngũ Giác Đài. Lại cũng là những người phản đối chiến tranh, thôi.”
Hệt như thế, cụm từ “người Mỹ”, “Hoa Kỳ”, mang nhiều ý nghĩa hơn tự bao hàm. Sao tôi phải tin rằng Hội thánh vẫn cứ phải là Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16 mà không là các nữ tu can đảm, từng thách thức các giám mục Hoa Kỳ về hệ thống y tế khi các vị cứ nhân danh người nghèo, để rồi làm chuyện này nọ? Nữ tu là những vị cống hiến cả đời mình cho Hội thánh, với tư cách là nữ tu. Là, y tá. Nhân viên viên xã hội.
Hội thánh có cả một lịch sử rất dài rộng. Lịch sử này bao gồm cả những tay vô tích sự lẫn các nhà anh hùng như thánh nữ Gioan thành Arc, như Giám mục Oscar Romero, đó là chỉ kể tên mỗi hai vị, thôi.
Hội thánh không phải là thể chế. Hội thánh là chúng dân. Là, những người hiện nay đang mang thương tích, với tai tiếng đủ loại. Tai tiếng không chỉ mỗi mặt lạm dụng tình dục, mà còn bao che. Phủ vùi. Năm 1959, khi Đức Gioan XXIII được bầu làm Giáo hoàng, người ta coi đó như một phép lạ, cho Hội thánh. Phép lạ từng xảy đến. Sẽ còn xảy đến như thế, một lần nữa. Bởi thế ta cứ nên hy vọng, dù mong manh, để phép lạ rồi sẽ đến với Hội thánh. Phải làm sao để mỗi người chúng ta có mặt tại nhà, khi phép lạ xảy đến.” (Mary C Gordon, Why I stay: a Parable From A Progressive Catholic, The Huffington Post, 6/4/2010)
Nói cho cùng, thì thành viên Hội thánh, là người biết hoà mình với người ở ngoài. Những trông chờ vào phép lạ cho chính mình. Vẫn cứ hy vọng trong ca hát. Hát và ca, bằng lời thơ ý nhạc rất đời thường, như:
“Em đến thăm Anh một chiều mưa,
Mưa dầm dề, đường trơn ướt. Tiêu điều.
Em đến thăm Anh. người em gái,
tà áo hương nồng, mắt huyền trìu mến.
Suởi ấm lòng Anh.”
(Tô Vũ – bđd)
Quả thật, thế giới hôm nay, có rất nhiều người Anh/người Chị trong Hội thánh, vẫn cứ chờ phép lạ, để người “em” đến thăm. Mà sưởi ấm. Bởi, lòng người anh/người Chị, nay chai đá. Chán chường. Chai, vì cuộc sống. Chán, vì người đời. Nên, cứ mong và hát những câu:
“Gió đưa cánh chim trời,
Đó đây, cách xa vời.
Chiều vui, mưa ướt cánh.
Khá thương kiếp bềnh bồng.
Dẫu khăng khít đôi lòng
Chiều nào em xa anh…”
(Tô Vũ – bđd)
Chiều vui. Mưa, dù ướt cánh. Anh và em, vẫn cứ thương. Cứ đến. Đến, như cánh chim, thương kiếp bềnh bồng. Khắng khít đôi lòng. Bởi, còn đó Hội thánh, thì người “em” là thành viên vẫn cần đến tình thương, hơn tranh chấp. Vẫn muôn đời. Cho mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn cứ mong và ngóng.
Một Hội thánh.
Rất như thế.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bông Súng Hồng
Thérésa Nguyễn
22:17 07/06/2010
BÔNG SÚNG HỒNG
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Bông súng mọc dưới thềm đìa,
Chim chi hút nhụy bỏ chìa bơ vơ,
Không đặng chàng ước chàng mơ,
Đặng rồi chàng bỏ bơ vơ một mình.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền