Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngôn Ngữ Tình Yêu
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:56 07/06/2011
LỄ HIỆN XUỐNG
1. Câu chuyện Tháp Babel
Sách Sáng Thế 11,1-9 kể câu chuyện về Tháp Babel.
Bấy giờ thiên hạ chỉ nói một thứ tiếng, sau khi định cư tại đồng bằng Senna, họ bàn luận với nhau: Ta hãy nung gạch và xây một ngọn tháp chọc trời, trước khi phân tán tới mọi miền trên mặt đất. Trước ý định đầy kiêu căng và ngông cuồng đó, Thiên Chúa đã khiến tiếng nói của họ trở nên lộn xộn, người này không còn hiểu được người kia. Thế là họ đành phải ngưng việc xây tháp và ra đi mỗi người một ngả. Hình ảnh tháp Babel mượn từ các tháp Ziggurat miền Lưỡng Hà: tháp vuông, nhiều tầng, càng cao tầng nhỏ lại. Những tháp này xây trong khu vực đền thờ với mục đích tôn giáo là để bắt liên lạc với thần trên cao bằng dâng lễ vật và làm bệ để thần lên xuống với con người. Ngày nay còn có nhiều di tích về các tháp này. Tác giả Thánh kinh mượn hình ảnh các tháp Ziggurat để cắt nghĩa tại sao loài người lại chia rẽ và phân tán, từ đó dạy bài học tôn giáo. Babel bởi động từ balal (làm cho lộn xộn). Tác giả dùng hình ảnh xây tháp Babel để chỉ tội cộng đồng của con người, muốn dựa vào sức lực và tài năng của mình để chống lại Chúa, gạt bỏ Chúa mà tự quyết định cho mình. Trong Cựu ước, Babel là kinh đô của một đế quốc hùng mạnh tượng trưng cho sự kiêu căng.
2. Chúa Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất.
Một khi con người đã loại bỏ Chúa, tự nhiên chia rẽ và phân tán với đồng loại. Kiêu căng gây chia rẽ. Thiên Chúa là duy nhất và là giềng mối hiệp nhất. Sự hiệp nhất chỉ có thể được tái lập bởi và quanh Thiên Chúa. Ngày Hiên Xuống, Thánh Thần sẽ hiệp nhất nhân loại quanh Đức Kitô Phục Sinh (Cv 2,1-11). Thánh Thần làm vết thương của tháp Babel được lành. Thánh Thần là nguyên lý đoàn kết và hiệp nhất. Thánh Thần làm cho con người hiểu nhau, gần nhau, và giúp Giáo Hội trở thành Giáo Hội của mọi dân tộc.
Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, một tình trạng mới đã được nảy sinh. Bấy giờ các môn đệ đang tụ họp ở một nơi, bỗng dưng có tiếng từ trời đến, ào ào như gió thổi, ùa vào nhà nơi các ông đang hội họp. Lại thấy có hình lưỡi lửa tản ra và đậu xuống trên từng người. Tất cả đều được đầy tràn Chúa Thánh Thần và bắt đầu nói được nhiều thứ tiếng khác nhau.
Trong thời gian lễ Ngũ Tuần, có nhiều người Do thái từ khắp các nơi trở về Giêrusalem. Nghe tiếng ồn, họ liền tuốn đến. Và ai nấy đều bỡ ngỡ vì mỗi người đều nghe các Tông đồ nói tiếng của mình. Họ ngạc nhiên, sửng sốt, thán phục và bàn tán cùng nhau: Phải chăng chúng ta đều nghe họ dùng tiếng thổ âm của mình mà nói đến những sự cao trọng của Thiên Chúa?
Đây chính là một cuộc tụ họp đông đảo mà mọi người đều hiểu được nhau và cảm thông với nhau. Có được như vậy là do tác động của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là nguồn sức sống mãnh liệt. Chúa Thánh Thần là sự trẻ trung của Giáo hội. Chúa Thánh Thần là năng lực đổi mới thế giới. Ngài như luồng gió cường tráng. Ngài như ngọn lửa bừng bừng. Luồng gió và ngọn lửa ấy đã khơi dậy nguồn năng lực tiềm ẩn nơi những bác thuyền chài thất học, biến họ thành những con người thay đổi thế giới. Nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần là nhận lãnh sứ mạng hành động.
Qua hình ảnh lưỡi lửa và ơn nói nhiều thứ tiếng nơi các Tông đồ, chúng ta nhận thấy ngôn ngữ Chúa Thánh Thần dùng đã liên kết và tạo nên sự cảm thông. Đó chính là thứ ngôn ngữ của tình yêu. Thiếu vắng Ngài, thiếu vắng tác động của Ngài là thiếu vắng tình yêu, chúng ta không thể hiểu biết nhau, không thể xích lại gần nhau và không thể cảm thông với nhau. Khi đó hận thù sẽ bùng nổ.
Chương 17, Tin mừng Gioan là lời cầu nguyện đẹp nhất trong toàn bộ Kinh thánh mà Phụng vụ Lời Chúa đọc trong tuần lễ này, trong đó Chúa Giêsu với tư cách là Thượng tế, là Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người đã dâng Chúa Cha lời khấn nguyện. Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha tôn vinh Ngài qua cái chết và sự sống lại của Ngài. Chúa Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ và cầu nguyện cho những ai tin vào Ngài được hiệp nhất trong yêu thương. Chúa Giêsu không cầu xin cho họ có sức mạnh, vì sức mạnh thường đưa con người vào nguy cơ ỷ lại chính mình, kiêu căng tự mãn. Chúa Giêsu cũng không cầu xin cho họ có quyền lực vì quyền lực dễ đưa con người vào hố sâu tham vọng, tham vọng thống trị, tham vọng giàu sang và nhiều tham vọng khác. Khi cầu nguyện cho Giáo hội, Chúa Giêsu không xin cho Giáo hội được phát triển bằng sức mạnh và quyền lực, nhưng Ngài chỉ xin cho tất cả được hiệp nhất trong Ngài và hiệp nhất với nhau, để Ngài ở đâu thì họ cũng được ở đó và để họ được chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần là thần Chân Lý và Sự Thật, gìn giữ Giáo hội trong tình thương, hiệp nhất Giáo hội trong Chân Lý và thánh hiến Giáo hội trong Sự Thật.
3. Ngôn ngữ tình yêu
Vào năm 1887, một người Ba Lan tên là Zamenhof, đã tạo ra và cổ động cho một thứ ngôn ngữ quốc tế. Ông ước mong mọi người có thể sử dụng ngôn ngữ ấy một cách dễ dàng. Tuy nhiên, thứ ngôn ngữ quốc tế này đến nay vẫn giậm chân tại chỗ. Thế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu và không đặt tình yêu làm nền tảng cho mọi mối liên hệ.
Tình yêu chân chính là hoạt động của Chúa Thánh Thần. Tình yêu là một thứ ngôn ngữ mà ai cũng có thể hiểu được. Tình yêu không chỉ được nói bằng lời, bằng tiếng. Tình yêu còn được nói bằng thái độ, bằng cử chỉ, bằng việc làm và bằng cả cuộc sống đong đầy tình bác ái huynh đệ. Một ánh mắt thông cảm, một cử chỉ thân thiện, một việc làm giúp đỡ, ngôn ngữ tình yêu dễ hiểu dễ gần nhau. Ngôn ngữ này giúp con người hiểu được nhau và hiểu được chính Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa là tình yêu nên ai yêu thương thì gặp được Thiên Chúa.
Rất nhiều khi nhờ những hành động bác ái yêu thương mà những kẻ tội lỗi biết đường ăn năn trở về cùng Chúa. Người thời nay không còn tin vào những lý thuyết đẹp, những lời nói hay, những hứa hẹn xa vời thực tế. Những lý thuyết đẹp phải được kiểm nghiệm bằng những kết quả đẹp. Những lời nói hay chỉ có giá trị khi đi đôi với những việc làm tốt. Vì thế, muốn làm chứng cho Chúa, người tín hữu phải có một đời sống đạo gương mẫu. Đời sống đạo gương mẫu không phải chỉ là siêng năng đi đọc kinh, đi lễ. Nhưng nhất là phải gương mẫu trong cách ăn nết ở.
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt chia sẽ câu chuyện thật cảm động: Thỉnh thoảng tôi có dịp gặp một ông trùm xứ Long Châu. Long Châu là một giáo xứ thuộc giáo phận Nam ninh. Trước đây, chỉ có gia đình ông tin Chúa. Gia đình ông tích cực rao giảng Lời Chúa. Kết quả là sau 20 năm hầu như cả làng gần 500 khẩu đã tin theo Chúa. Cứ mỗi dịp lễ Phục Sinh và Giáng Sinh có khoảng 20 người xin rửa tội. Tôi hỏi ông nhờ bí quyết nào mà việc truyền giáo của ông có kết quả tốt đẹp như thế. Ngẫm nghĩ một lát, ông trả lời: “Nhờ đời sống gia đình”. Bên Trung quốc, đời sống gia đình trong thời đại mới đang gặp khủng hoảng. Vợ chồng bất hoà với nhau. Con cái không vâng lời cha mẹ, có khi còn hành hung cả cha mẹ. Số gia đình tan vỡ ngày càng tăng lên. Trong khi đó gia đình ông trùm vẫn trên thuận dưới hoà, vợ chồng thương yêu kính trọng nhau, con cái vâng lời cha mẹ, anh chị em thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Thấy thế, người trong làng bảo nhau: “Đây là đạo tốt vì có thể gìn giữ được hạnh phúc gia đình”. Nhờ tấm gương sống đạo của gia đình ông trùm mà mọi người trong làng tin theo Chúa. Những anh em ngoài Công giáo cũng nhìn vào đời sống của chúng ta. Nếu người Công giáo thật sự sống tốt thì không cần rao giảng mọi người cũng tin. Đời sống công bình bác ái, khiêm nhường nhịn nhục, đoàn kết yêu thương có sức thuyết phục hơn tất cả mọi lời nói hay đẹp.
Trong đời sống gia đình cũng như trong sinh hoạt xã hội, đừng nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của hận thù, hiềm khích. Đừng nói với nhau bằng ngôn ngữ của chia rẽ, nghi kị. Hãy nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của tình yêu, ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần. Vì ngôn ngữ của tình yêu chính là ngôn ngữ tạo được sự cảm thông và bất cứ ai cũng có thể hiểu được. Máy vi tính là phát minh hiện đại của con người. Máy cũng có một thứ ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ của máy vi tính xây dựng trên cơ sở lý luận toán học và sự chính xác. Ngôn ngữ máy vi tính giúp con người rất nhiều trong việc thông tin và trao đổi liên lạc với nhau nhanh chóng. Trong đời sống, con người dùng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ như Anh, Pháp, Việt Nam... cho nhu cầu thông tin liên lạc với nhau. Nhưng có một thứ ngôn ngữ ngay từ thuở sơ sinh ai cũng có, ai cũng biết. Đó là ngôn ngữ tình yêu, ngôn ngữ vỗ về âu yếm, ngôn ngữ sưởi ấm tâm hồn. Khi ngôn ngữ này được nói ra bằng âm thanh hay biểu lộ qua nét mặt nụ cười của ông bà cha mẹ, anh chị em, tất cả mọi người đều hiểu được cả. Ngôn ngữ tình yêu phát xuất từ trái tim tâm hồn, nên gọn nhẹ trong sáng và truyền đi tín hiệu nhanh chóng nhạy cảm ngay từ những giây phút đầu tiên của sự sống một con người. Qua ngôn ngữ tình yêu, mối liên lạc tình người được xây dựng từ cha mẹ tới con cái, con người với nhau trong đời sống.
Ngôn ngữ tình yêu không viết bằng mẫu tự A B C hay hình vẽ biểu tượng như chữ Nho, chữ Thái lan, chữ Ả rập... cũng không bằng những dấu hiệu chương trình lý luận toán học như ngôn ngữ của máy vi tính. Ngôn ngữ tình yêu từ bẩm sinh đã nằm ẩn sâu trong trái tim tâm hồn mỗi người. Ai ai cũng có chương trình ngôn ngữ đó và đều có thể sử dụng được chương trình này.
Dù là tiếng mẹ đẻ, ta cũng cần phải học, phải mài giũa, phải sửa đổi mới hoàn chỉnh trong sáng văn phạm cùng câu cú. Dù là ngôn ngữ đã được hệ thống và cài sẵn chương trình chạy trong máy vi tính, người sử dụng máy cũng vẫn phải học cách sử dụng điều khiển sao cho đúng không bị sai lầm.
Những sai lầm trong tiếng mẹ đẻ và trong ngôn ngữ máy vi tính là do con người sử dụng gây ra. Cần phải điều chỉnh lại cách sử dụng sao cho đúng. Trong ngôn ngữ tình yêu cũng thế, khi chương trình ngôn ngữ này sai lỗi là do con người gây ra. Thiên Chúa ghi trong tâm hồn mỗi người chương trình ngôn ngữ tình yêu. Khi sử dụng hoặc là con người không dùng đúng chương trình hoặc là muốn sử dụng sai của riêng mình. Vì thế sinh ra sai lầm và không còn truyền đi tín hiệu thông tin, không hiểu nhau được nữa.
Những sai lầm đó là do thiếu tình liên đới với nhau, do chỉ chú ý tìm quyền lợi riêng tư cho mình. Ngôn ngữ tình yêu kêu gọi sự hiểu biết thông cảm với nhau, niềm vui, niềm hy vọng, sự tha thứ làm hòa và tình liên đới trong cuộc sống. Ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các thánh Tông đồ đã tìm ra được ngôn ngữ chung cho cả nhân loại. Ngôn ngữ tình yêu do Chúa Thánh Thần mang đến và ghi khắc trong tâm hồn con người. Qua ngôn ngữ này ai cũng hiểu được Tin mừng ơn cứu độ của Chúa Giêsu và đến với nhau rồi cùng nhau tìm về với Thiên Chúa. Ngôn ngữ Thánh Thần kiến tạo một gia đình, mọi người là anh em con một Cha trên trời. Chúa Thánh Thần mang từ trời cao đến cho con người ngôn ngữ của Chúa Cha, ngôn ngữ này khác gì là “tiếng mẹ đẻ” của con người : ngôn ngữ tình yêu – ngôn ngữ của toàn cầu.
Kinh Thánh đã được dịch ra hơn hai ngàn ngôn ngữ. Chúng ta còn cần dịch ra một thứ ngôn ngữ ai cũng hiểu, đó là ngôn ngữ của phục vụ và yêu thương.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy thắp lên trong lòng chúng con ngọn lửa tình yêu, để chúng con luôn nói với nhau bằng ngôn ngữ của Ngài, ngôn ngữ yêu thương và hiệp nhất. Amen.
1. Câu chuyện Tháp Babel
Sách Sáng Thế 11,1-9 kể câu chuyện về Tháp Babel.
Bấy giờ thiên hạ chỉ nói một thứ tiếng, sau khi định cư tại đồng bằng Senna, họ bàn luận với nhau: Ta hãy nung gạch và xây một ngọn tháp chọc trời, trước khi phân tán tới mọi miền trên mặt đất. Trước ý định đầy kiêu căng và ngông cuồng đó, Thiên Chúa đã khiến tiếng nói của họ trở nên lộn xộn, người này không còn hiểu được người kia. Thế là họ đành phải ngưng việc xây tháp và ra đi mỗi người một ngả. Hình ảnh tháp Babel mượn từ các tháp Ziggurat miền Lưỡng Hà: tháp vuông, nhiều tầng, càng cao tầng nhỏ lại. Những tháp này xây trong khu vực đền thờ với mục đích tôn giáo là để bắt liên lạc với thần trên cao bằng dâng lễ vật và làm bệ để thần lên xuống với con người. Ngày nay còn có nhiều di tích về các tháp này. Tác giả Thánh kinh mượn hình ảnh các tháp Ziggurat để cắt nghĩa tại sao loài người lại chia rẽ và phân tán, từ đó dạy bài học tôn giáo. Babel bởi động từ balal (làm cho lộn xộn). Tác giả dùng hình ảnh xây tháp Babel để chỉ tội cộng đồng của con người, muốn dựa vào sức lực và tài năng của mình để chống lại Chúa, gạt bỏ Chúa mà tự quyết định cho mình. Trong Cựu ước, Babel là kinh đô của một đế quốc hùng mạnh tượng trưng cho sự kiêu căng.
2. Chúa Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất.
Một khi con người đã loại bỏ Chúa, tự nhiên chia rẽ và phân tán với đồng loại. Kiêu căng gây chia rẽ. Thiên Chúa là duy nhất và là giềng mối hiệp nhất. Sự hiệp nhất chỉ có thể được tái lập bởi và quanh Thiên Chúa. Ngày Hiên Xuống, Thánh Thần sẽ hiệp nhất nhân loại quanh Đức Kitô Phục Sinh (Cv 2,1-11). Thánh Thần làm vết thương của tháp Babel được lành. Thánh Thần là nguyên lý đoàn kết và hiệp nhất. Thánh Thần làm cho con người hiểu nhau, gần nhau, và giúp Giáo Hội trở thành Giáo Hội của mọi dân tộc.
Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, một tình trạng mới đã được nảy sinh. Bấy giờ các môn đệ đang tụ họp ở một nơi, bỗng dưng có tiếng từ trời đến, ào ào như gió thổi, ùa vào nhà nơi các ông đang hội họp. Lại thấy có hình lưỡi lửa tản ra và đậu xuống trên từng người. Tất cả đều được đầy tràn Chúa Thánh Thần và bắt đầu nói được nhiều thứ tiếng khác nhau.
Trong thời gian lễ Ngũ Tuần, có nhiều người Do thái từ khắp các nơi trở về Giêrusalem. Nghe tiếng ồn, họ liền tuốn đến. Và ai nấy đều bỡ ngỡ vì mỗi người đều nghe các Tông đồ nói tiếng của mình. Họ ngạc nhiên, sửng sốt, thán phục và bàn tán cùng nhau: Phải chăng chúng ta đều nghe họ dùng tiếng thổ âm của mình mà nói đến những sự cao trọng của Thiên Chúa?
Đây chính là một cuộc tụ họp đông đảo mà mọi người đều hiểu được nhau và cảm thông với nhau. Có được như vậy là do tác động của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là nguồn sức sống mãnh liệt. Chúa Thánh Thần là sự trẻ trung của Giáo hội. Chúa Thánh Thần là năng lực đổi mới thế giới. Ngài như luồng gió cường tráng. Ngài như ngọn lửa bừng bừng. Luồng gió và ngọn lửa ấy đã khơi dậy nguồn năng lực tiềm ẩn nơi những bác thuyền chài thất học, biến họ thành những con người thay đổi thế giới. Nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần là nhận lãnh sứ mạng hành động.
Qua hình ảnh lưỡi lửa và ơn nói nhiều thứ tiếng nơi các Tông đồ, chúng ta nhận thấy ngôn ngữ Chúa Thánh Thần dùng đã liên kết và tạo nên sự cảm thông. Đó chính là thứ ngôn ngữ của tình yêu. Thiếu vắng Ngài, thiếu vắng tác động của Ngài là thiếu vắng tình yêu, chúng ta không thể hiểu biết nhau, không thể xích lại gần nhau và không thể cảm thông với nhau. Khi đó hận thù sẽ bùng nổ.
Chương 17, Tin mừng Gioan là lời cầu nguyện đẹp nhất trong toàn bộ Kinh thánh mà Phụng vụ Lời Chúa đọc trong tuần lễ này, trong đó Chúa Giêsu với tư cách là Thượng tế, là Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người đã dâng Chúa Cha lời khấn nguyện. Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha tôn vinh Ngài qua cái chết và sự sống lại của Ngài. Chúa Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ và cầu nguyện cho những ai tin vào Ngài được hiệp nhất trong yêu thương. Chúa Giêsu không cầu xin cho họ có sức mạnh, vì sức mạnh thường đưa con người vào nguy cơ ỷ lại chính mình, kiêu căng tự mãn. Chúa Giêsu cũng không cầu xin cho họ có quyền lực vì quyền lực dễ đưa con người vào hố sâu tham vọng, tham vọng thống trị, tham vọng giàu sang và nhiều tham vọng khác. Khi cầu nguyện cho Giáo hội, Chúa Giêsu không xin cho Giáo hội được phát triển bằng sức mạnh và quyền lực, nhưng Ngài chỉ xin cho tất cả được hiệp nhất trong Ngài và hiệp nhất với nhau, để Ngài ở đâu thì họ cũng được ở đó và để họ được chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần là thần Chân Lý và Sự Thật, gìn giữ Giáo hội trong tình thương, hiệp nhất Giáo hội trong Chân Lý và thánh hiến Giáo hội trong Sự Thật.
3. Ngôn ngữ tình yêu
Vào năm 1887, một người Ba Lan tên là Zamenhof, đã tạo ra và cổ động cho một thứ ngôn ngữ quốc tế. Ông ước mong mọi người có thể sử dụng ngôn ngữ ấy một cách dễ dàng. Tuy nhiên, thứ ngôn ngữ quốc tế này đến nay vẫn giậm chân tại chỗ. Thế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu và không đặt tình yêu làm nền tảng cho mọi mối liên hệ.
Tình yêu chân chính là hoạt động của Chúa Thánh Thần. Tình yêu là một thứ ngôn ngữ mà ai cũng có thể hiểu được. Tình yêu không chỉ được nói bằng lời, bằng tiếng. Tình yêu còn được nói bằng thái độ, bằng cử chỉ, bằng việc làm và bằng cả cuộc sống đong đầy tình bác ái huynh đệ. Một ánh mắt thông cảm, một cử chỉ thân thiện, một việc làm giúp đỡ, ngôn ngữ tình yêu dễ hiểu dễ gần nhau. Ngôn ngữ này giúp con người hiểu được nhau và hiểu được chính Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa là tình yêu nên ai yêu thương thì gặp được Thiên Chúa.
Rất nhiều khi nhờ những hành động bác ái yêu thương mà những kẻ tội lỗi biết đường ăn năn trở về cùng Chúa. Người thời nay không còn tin vào những lý thuyết đẹp, những lời nói hay, những hứa hẹn xa vời thực tế. Những lý thuyết đẹp phải được kiểm nghiệm bằng những kết quả đẹp. Những lời nói hay chỉ có giá trị khi đi đôi với những việc làm tốt. Vì thế, muốn làm chứng cho Chúa, người tín hữu phải có một đời sống đạo gương mẫu. Đời sống đạo gương mẫu không phải chỉ là siêng năng đi đọc kinh, đi lễ. Nhưng nhất là phải gương mẫu trong cách ăn nết ở.
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt chia sẽ câu chuyện thật cảm động: Thỉnh thoảng tôi có dịp gặp một ông trùm xứ Long Châu. Long Châu là một giáo xứ thuộc giáo phận Nam ninh. Trước đây, chỉ có gia đình ông tin Chúa. Gia đình ông tích cực rao giảng Lời Chúa. Kết quả là sau 20 năm hầu như cả làng gần 500 khẩu đã tin theo Chúa. Cứ mỗi dịp lễ Phục Sinh và Giáng Sinh có khoảng 20 người xin rửa tội. Tôi hỏi ông nhờ bí quyết nào mà việc truyền giáo của ông có kết quả tốt đẹp như thế. Ngẫm nghĩ một lát, ông trả lời: “Nhờ đời sống gia đình”. Bên Trung quốc, đời sống gia đình trong thời đại mới đang gặp khủng hoảng. Vợ chồng bất hoà với nhau. Con cái không vâng lời cha mẹ, có khi còn hành hung cả cha mẹ. Số gia đình tan vỡ ngày càng tăng lên. Trong khi đó gia đình ông trùm vẫn trên thuận dưới hoà, vợ chồng thương yêu kính trọng nhau, con cái vâng lời cha mẹ, anh chị em thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Thấy thế, người trong làng bảo nhau: “Đây là đạo tốt vì có thể gìn giữ được hạnh phúc gia đình”. Nhờ tấm gương sống đạo của gia đình ông trùm mà mọi người trong làng tin theo Chúa. Những anh em ngoài Công giáo cũng nhìn vào đời sống của chúng ta. Nếu người Công giáo thật sự sống tốt thì không cần rao giảng mọi người cũng tin. Đời sống công bình bác ái, khiêm nhường nhịn nhục, đoàn kết yêu thương có sức thuyết phục hơn tất cả mọi lời nói hay đẹp.
Trong đời sống gia đình cũng như trong sinh hoạt xã hội, đừng nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của hận thù, hiềm khích. Đừng nói với nhau bằng ngôn ngữ của chia rẽ, nghi kị. Hãy nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của tình yêu, ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần. Vì ngôn ngữ của tình yêu chính là ngôn ngữ tạo được sự cảm thông và bất cứ ai cũng có thể hiểu được. Máy vi tính là phát minh hiện đại của con người. Máy cũng có một thứ ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ của máy vi tính xây dựng trên cơ sở lý luận toán học và sự chính xác. Ngôn ngữ máy vi tính giúp con người rất nhiều trong việc thông tin và trao đổi liên lạc với nhau nhanh chóng. Trong đời sống, con người dùng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ như Anh, Pháp, Việt Nam... cho nhu cầu thông tin liên lạc với nhau. Nhưng có một thứ ngôn ngữ ngay từ thuở sơ sinh ai cũng có, ai cũng biết. Đó là ngôn ngữ tình yêu, ngôn ngữ vỗ về âu yếm, ngôn ngữ sưởi ấm tâm hồn. Khi ngôn ngữ này được nói ra bằng âm thanh hay biểu lộ qua nét mặt nụ cười của ông bà cha mẹ, anh chị em, tất cả mọi người đều hiểu được cả. Ngôn ngữ tình yêu phát xuất từ trái tim tâm hồn, nên gọn nhẹ trong sáng và truyền đi tín hiệu nhanh chóng nhạy cảm ngay từ những giây phút đầu tiên của sự sống một con người. Qua ngôn ngữ tình yêu, mối liên lạc tình người được xây dựng từ cha mẹ tới con cái, con người với nhau trong đời sống.
Ngôn ngữ tình yêu không viết bằng mẫu tự A B C hay hình vẽ biểu tượng như chữ Nho, chữ Thái lan, chữ Ả rập... cũng không bằng những dấu hiệu chương trình lý luận toán học như ngôn ngữ của máy vi tính. Ngôn ngữ tình yêu từ bẩm sinh đã nằm ẩn sâu trong trái tim tâm hồn mỗi người. Ai ai cũng có chương trình ngôn ngữ đó và đều có thể sử dụng được chương trình này.
Dù là tiếng mẹ đẻ, ta cũng cần phải học, phải mài giũa, phải sửa đổi mới hoàn chỉnh trong sáng văn phạm cùng câu cú. Dù là ngôn ngữ đã được hệ thống và cài sẵn chương trình chạy trong máy vi tính, người sử dụng máy cũng vẫn phải học cách sử dụng điều khiển sao cho đúng không bị sai lầm.
Những sai lầm trong tiếng mẹ đẻ và trong ngôn ngữ máy vi tính là do con người sử dụng gây ra. Cần phải điều chỉnh lại cách sử dụng sao cho đúng. Trong ngôn ngữ tình yêu cũng thế, khi chương trình ngôn ngữ này sai lỗi là do con người gây ra. Thiên Chúa ghi trong tâm hồn mỗi người chương trình ngôn ngữ tình yêu. Khi sử dụng hoặc là con người không dùng đúng chương trình hoặc là muốn sử dụng sai của riêng mình. Vì thế sinh ra sai lầm và không còn truyền đi tín hiệu thông tin, không hiểu nhau được nữa.
Những sai lầm đó là do thiếu tình liên đới với nhau, do chỉ chú ý tìm quyền lợi riêng tư cho mình. Ngôn ngữ tình yêu kêu gọi sự hiểu biết thông cảm với nhau, niềm vui, niềm hy vọng, sự tha thứ làm hòa và tình liên đới trong cuộc sống. Ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các thánh Tông đồ đã tìm ra được ngôn ngữ chung cho cả nhân loại. Ngôn ngữ tình yêu do Chúa Thánh Thần mang đến và ghi khắc trong tâm hồn con người. Qua ngôn ngữ này ai cũng hiểu được Tin mừng ơn cứu độ của Chúa Giêsu và đến với nhau rồi cùng nhau tìm về với Thiên Chúa. Ngôn ngữ Thánh Thần kiến tạo một gia đình, mọi người là anh em con một Cha trên trời. Chúa Thánh Thần mang từ trời cao đến cho con người ngôn ngữ của Chúa Cha, ngôn ngữ này khác gì là “tiếng mẹ đẻ” của con người : ngôn ngữ tình yêu – ngôn ngữ của toàn cầu.
Kinh Thánh đã được dịch ra hơn hai ngàn ngôn ngữ. Chúng ta còn cần dịch ra một thứ ngôn ngữ ai cũng hiểu, đó là ngôn ngữ của phục vụ và yêu thương.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy thắp lên trong lòng chúng con ngọn lửa tình yêu, để chúng con luôn nói với nhau bằng ngôn ngữ của Ngài, ngôn ngữ yêu thương và hiệp nhất. Amen.
Gia đình là yêu thương
Tuyết Mai
07:59 07/06/2011
Thật phải khi chúng ta gọi gia đình là nơi cho chúng ta tình yêu thương và hạnh phúc. Một gia đình nhỏ gồm có cha, mẹ, và con cái. Không gì bằng chúng ta luôn được sống trong một không khí của yêu thương, lo lắng đùm bọc cho nhau, và tiếng cười nói luôn rộn rã trong căn nhà hạnh phúc ấy!. Vâng, không gì bằng khi chúng ta là những bậc cha mẹ hiện đang có những con nhỏ rất cần sự chăm sóc của chúng ta. Tuổi mầm non này chúng thật ngây thơ và trong trắng, chúng cần thời giờ dậy dỗ của chúng ta rất là nhiều. Tuổi này chúng chẳng làm gì được nhiều vì trí óc rất non nớt, nhưng nếu chúng ta bỏ chúng vào những nhà trẻ, có thể rất khó cho chúng tiếp nhận được những điều tốt!?. Vì sao? Thưa vì ở tuổi này chúng thâu thập được rất nhiều những điều tốt và điều xấu để chúng bắt chước. Mà tôi không tin rằng chúng sẽ tiếp nhận được nhiều điều tốt.
Có nhiều bậc cha mẹ phân bua rằng, họ muốn con cái của họ ra đời sớm, để tập chung sống “tập thể”, để trở thành dạn dĩ, và để học biết tranh dành (survive) nếu cần. Điều này tôi cũng không muốn tranh cãi với những bậc phụ huynh mà rất cần phải đi làm kiếm sống; nhưng nếu được ở nhà thì con trẻ của chúng ta sẽ được hạnh phúc hơn; nếu một trong hai cha hoặc mẹ chúng được ở nhà, thì bảo đảm chúng sẽ được chăm sóc tường tận và dậy dỗ đạo đức cho con cái ở cái tuổi còn thơ thì luôn vẫn tốt hơn hết. Sở dĩ lời nói của tôi được minh chứng và là như đinh đóng cột, đã dựa trên chính kinh nghiệm cuộc đời thơ ấu của tôi; nhưng tôi luôn cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho tôi một cuộc đời thơ ấu đã nhìn “sâu” và hiểu “rộng ….”, nên tôi mới khuyên anh chị em làm vậy!. Quả những kinh nghiệm sớm biết ấy không tốt lành gì của tôi đã giúp cho tôi trưởng thành thật sớm!. Trưởng thành theo chiều hướng tốt đẹp, vì Chúa luôn ở cùng tôi, vì nhờ thế mà tôi biết dậy dỗ các con tôi. Làm lành lánh dữ. Để mắt dõi trông chừng xem ở tuổi này chúng sẽ làm những thứ gì?. Ảnh hưởng đến việc học hành, sức khỏe, và những ảnh hưởng xấu của xã hội thời nay.
Một gia đình hạnh phúc, tôi thiết nghĩ thường là sự mơ mộng của các cô cậu khi còn yêu nhau quay cuồng; muốn được lập gia đình, để luôn có nhau, có con cái để làm thành sợi dây cột chặt với nhau hơn nữa!. Chứ thật sự ai có kinh nghiệm gia đình hồi nào đâu mà biết!?. Khi cả hai chưa nên một thì có ai có trách nhiệm gì trên ai đâu mà hiểu vì có phải anh hay chị chỉ nhìn thấy hạnh phúc trong giấc mơ, mà muốn biến chúng thành sự thật?. Khi hai con tim yêu nhau thì chúng chỉ ở trên mây mà thôi, chứ hai chân chưa chạm đất. Nên khi cả hai trở nên một, mà nhất là tiền của hai trở thành một mới là khó khăn làm sao!. Lúc bấy giờ cả hai chồng vợ thấy mất hẳn tự do, vì tiền mình không được tiêu xài theo ý riêng của mình nữa! Mà nay cái gì cả hai cũng phải hỏi ý kiến nhau trong việc chi xài, cho chính mình, cho con cái, cho cái nhà, cái xe, và tất cả những cái lặt vặt phải có. Rồi ngay cả sự tự do đi đứng của mình cũng bị ngăn cản?. Thí dụ giờ tan sở của chồng hay vợ là 4g chiều thì 4g 5 phút mà chưa thấy có nhà thì đã sốt ruột lắm rồi, cứ sợ người ta exit lộn đường rẽ đi đâu chơi tầm bậy tầm bạ????. Rồi thì từ cái mất tự do, vợ chồng cả hai trở nên bẵn gắt lẫn nhau, ở những chuyện rất nhỏ mà có thể bỏ qua.
Lấy nhau vài tháng mà chưa thấy triệu chứng gì thì cả hai bắt đầu sốt ruột, tìm hết nơi này đến nơi kia linh thiêng để cầu khẩn cho có con. Nhưng khi có con rồi thì mới biết việc chăm sóc con nhỏ chẳng phải là dễ dàng. Đâu có phải con là búp bê biết nói chạy bằng pin đâu!. Mà ngày thì đau bụng tối khóc dạ đề. Cả ngày nghe con khóc. Khóc vì đói ăn. Khóc vì cần được thay tã. Khóc vì buồn ngủ, và v.v…. Rồi thì vợ vừa lo con, vừa lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, đầu bù tóc rối, xem ôi đẹp làm sao!?. Chồng đi làm về mệt cần có cơm ăn liền trong khi con nhỏ đang làm trận làm thượng; chồng bụng thì đói mà chưa có cơm ăn, nhà thì ồn ào tiếng con nít khóc, chịu không nổi bèn đi ra ngoài ăn một mình. Ấy thế là gia đình có chuyện xào xáo cả lên! Ấy thế là gia đình nó trở thành cái địa ngục! Và là những chuyện sẽ cứ như thế xẩy ra hằng ngày trong gia đình.
Gia đình hạnh phúc thưa khó lắm thưa anh chị em! Trước tiên chúng ta phải luôn biết sống bám chặt vào Thiên Chúa. Mời Ngài hiện diện trong gia đình của chúng ta. Mời Ngài hiện diện trong tâm hồn và trái tim của chúng ta, nhất là nhìn gương Gia Đình Thánh Gia, để chúng ta học hỏi gương của các Ngài. Các Ngài luôn phó thác mọi việc cho Thiên Chúa. Các Ngài không có tánh tham lam. Làm việc thì chuyên cần trong cái nghề hèn mọn của Thánh Cả Giuse là nghề thợ mộc. Cả hai cùng cố gắng dậy dỗ con Giêsu trở thành người hữu dụng và có ơn ích cho mọi người. Bác ái là việc mà hai Ngài luôn làm. Nhất là Thánh Cả Giuse người luôn sống trong yên lặng trong nguyện cầu. Làm thật nhiều nhưng rất ít nói nhất là chẳng bao giờ làm phật lòng vợ và con trong nhà. Ngài Giuse luôn chìu vợ và chăm sóc cho vợ hơn là chăm sóc cho chính mình.
Quả thật gia đình Thánh Gia là khuôn mẫu cho tất cả chúng ta phải bắt chước theo. Một gia đình như thế thì làm sao không có hạnh phúc được cơ chứ?. Cho chúng ta thấy rõ ràng hạnh phúc không dựa trên đồng tiền; càng rõ ràng hơn rằng hạnh phúc không dựa trên danh vọng, và quyền thế. Ngược lại nếu chúng ta đặt điều kiện là phải có tiền tài, công danh, sự nghiệp, và quyền thế, thì hạnh phúc là điều sẽ không tưởng và không bao giờ có được trong gia đình ấy!.
Thật sự lời nói bao giờ cũng dễ hơn là việc làm nhiều, nên chúng ta cũng không bao giờ tự mãn cho rằng mình hay hơn người, nhưng kinh nghiệm sống là bài học quý giá nhất mà chúng ta nên chia sẻ cho nhau. Vì có phải Chúa muốn chúng ta tốt lành không phải chỉ cho riêng mình, mà là phải có tinh thần xây dựng cho nhau, để tất cả cùng nên tốt?. Theo tôi, một mớ lý thuyết trên trang sách không bằng một kinh nghiệm sống giữa đời. Bởi những kinh nghiệm sống đời ấy đã được trả với giá rất đắt.
Ước gì tất cả gia đình của chúng ta trên toàn khắp địa cầu luôn được Thiên Chúa Người chúc phúc cho và luôn ban bình an trên chúng ta. Để gia đình luôn là nguồn hạnh phúc và là nơi ấm cúng khi chúng ta hằng ngày gặp gỡ nhau, nhất là trong bữa cơm chiều. Dù công việc bừa bộn, căng thẳng, và mệt mỏi như thế nào, nhưng gia đình phải là nơi mà tất cả chúng ta được trông đợi trở về. Được cái gia đình tôi có thói quen là hằng ngày lần lượt trông đợi nhau khi từng người trở về nhà. Và buổi cơm tối trong gia đình là những giờ hạnh phúc và ấm cúng nhất trong gia đình tôi.
Có nhiều bậc cha mẹ phân bua rằng, họ muốn con cái của họ ra đời sớm, để tập chung sống “tập thể”, để trở thành dạn dĩ, và để học biết tranh dành (survive) nếu cần. Điều này tôi cũng không muốn tranh cãi với những bậc phụ huynh mà rất cần phải đi làm kiếm sống; nhưng nếu được ở nhà thì con trẻ của chúng ta sẽ được hạnh phúc hơn; nếu một trong hai cha hoặc mẹ chúng được ở nhà, thì bảo đảm chúng sẽ được chăm sóc tường tận và dậy dỗ đạo đức cho con cái ở cái tuổi còn thơ thì luôn vẫn tốt hơn hết. Sở dĩ lời nói của tôi được minh chứng và là như đinh đóng cột, đã dựa trên chính kinh nghiệm cuộc đời thơ ấu của tôi; nhưng tôi luôn cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho tôi một cuộc đời thơ ấu đã nhìn “sâu” và hiểu “rộng ….”, nên tôi mới khuyên anh chị em làm vậy!. Quả những kinh nghiệm sớm biết ấy không tốt lành gì của tôi đã giúp cho tôi trưởng thành thật sớm!. Trưởng thành theo chiều hướng tốt đẹp, vì Chúa luôn ở cùng tôi, vì nhờ thế mà tôi biết dậy dỗ các con tôi. Làm lành lánh dữ. Để mắt dõi trông chừng xem ở tuổi này chúng sẽ làm những thứ gì?. Ảnh hưởng đến việc học hành, sức khỏe, và những ảnh hưởng xấu của xã hội thời nay.
Một gia đình hạnh phúc, tôi thiết nghĩ thường là sự mơ mộng của các cô cậu khi còn yêu nhau quay cuồng; muốn được lập gia đình, để luôn có nhau, có con cái để làm thành sợi dây cột chặt với nhau hơn nữa!. Chứ thật sự ai có kinh nghiệm gia đình hồi nào đâu mà biết!?. Khi cả hai chưa nên một thì có ai có trách nhiệm gì trên ai đâu mà hiểu vì có phải anh hay chị chỉ nhìn thấy hạnh phúc trong giấc mơ, mà muốn biến chúng thành sự thật?. Khi hai con tim yêu nhau thì chúng chỉ ở trên mây mà thôi, chứ hai chân chưa chạm đất. Nên khi cả hai trở nên một, mà nhất là tiền của hai trở thành một mới là khó khăn làm sao!. Lúc bấy giờ cả hai chồng vợ thấy mất hẳn tự do, vì tiền mình không được tiêu xài theo ý riêng của mình nữa! Mà nay cái gì cả hai cũng phải hỏi ý kiến nhau trong việc chi xài, cho chính mình, cho con cái, cho cái nhà, cái xe, và tất cả những cái lặt vặt phải có. Rồi ngay cả sự tự do đi đứng của mình cũng bị ngăn cản?. Thí dụ giờ tan sở của chồng hay vợ là 4g chiều thì 4g 5 phút mà chưa thấy có nhà thì đã sốt ruột lắm rồi, cứ sợ người ta exit lộn đường rẽ đi đâu chơi tầm bậy tầm bạ????. Rồi thì từ cái mất tự do, vợ chồng cả hai trở nên bẵn gắt lẫn nhau, ở những chuyện rất nhỏ mà có thể bỏ qua.
Lấy nhau vài tháng mà chưa thấy triệu chứng gì thì cả hai bắt đầu sốt ruột, tìm hết nơi này đến nơi kia linh thiêng để cầu khẩn cho có con. Nhưng khi có con rồi thì mới biết việc chăm sóc con nhỏ chẳng phải là dễ dàng. Đâu có phải con là búp bê biết nói chạy bằng pin đâu!. Mà ngày thì đau bụng tối khóc dạ đề. Cả ngày nghe con khóc. Khóc vì đói ăn. Khóc vì cần được thay tã. Khóc vì buồn ngủ, và v.v…. Rồi thì vợ vừa lo con, vừa lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, đầu bù tóc rối, xem ôi đẹp làm sao!?. Chồng đi làm về mệt cần có cơm ăn liền trong khi con nhỏ đang làm trận làm thượng; chồng bụng thì đói mà chưa có cơm ăn, nhà thì ồn ào tiếng con nít khóc, chịu không nổi bèn đi ra ngoài ăn một mình. Ấy thế là gia đình có chuyện xào xáo cả lên! Ấy thế là gia đình nó trở thành cái địa ngục! Và là những chuyện sẽ cứ như thế xẩy ra hằng ngày trong gia đình.
Gia đình hạnh phúc thưa khó lắm thưa anh chị em! Trước tiên chúng ta phải luôn biết sống bám chặt vào Thiên Chúa. Mời Ngài hiện diện trong gia đình của chúng ta. Mời Ngài hiện diện trong tâm hồn và trái tim của chúng ta, nhất là nhìn gương Gia Đình Thánh Gia, để chúng ta học hỏi gương của các Ngài. Các Ngài luôn phó thác mọi việc cho Thiên Chúa. Các Ngài không có tánh tham lam. Làm việc thì chuyên cần trong cái nghề hèn mọn của Thánh Cả Giuse là nghề thợ mộc. Cả hai cùng cố gắng dậy dỗ con Giêsu trở thành người hữu dụng và có ơn ích cho mọi người. Bác ái là việc mà hai Ngài luôn làm. Nhất là Thánh Cả Giuse người luôn sống trong yên lặng trong nguyện cầu. Làm thật nhiều nhưng rất ít nói nhất là chẳng bao giờ làm phật lòng vợ và con trong nhà. Ngài Giuse luôn chìu vợ và chăm sóc cho vợ hơn là chăm sóc cho chính mình.
Quả thật gia đình Thánh Gia là khuôn mẫu cho tất cả chúng ta phải bắt chước theo. Một gia đình như thế thì làm sao không có hạnh phúc được cơ chứ?. Cho chúng ta thấy rõ ràng hạnh phúc không dựa trên đồng tiền; càng rõ ràng hơn rằng hạnh phúc không dựa trên danh vọng, và quyền thế. Ngược lại nếu chúng ta đặt điều kiện là phải có tiền tài, công danh, sự nghiệp, và quyền thế, thì hạnh phúc là điều sẽ không tưởng và không bao giờ có được trong gia đình ấy!.
Thật sự lời nói bao giờ cũng dễ hơn là việc làm nhiều, nên chúng ta cũng không bao giờ tự mãn cho rằng mình hay hơn người, nhưng kinh nghiệm sống là bài học quý giá nhất mà chúng ta nên chia sẻ cho nhau. Vì có phải Chúa muốn chúng ta tốt lành không phải chỉ cho riêng mình, mà là phải có tinh thần xây dựng cho nhau, để tất cả cùng nên tốt?. Theo tôi, một mớ lý thuyết trên trang sách không bằng một kinh nghiệm sống giữa đời. Bởi những kinh nghiệm sống đời ấy đã được trả với giá rất đắt.
Ước gì tất cả gia đình của chúng ta trên toàn khắp địa cầu luôn được Thiên Chúa Người chúc phúc cho và luôn ban bình an trên chúng ta. Để gia đình luôn là nguồn hạnh phúc và là nơi ấm cúng khi chúng ta hằng ngày gặp gỡ nhau, nhất là trong bữa cơm chiều. Dù công việc bừa bộn, căng thẳng, và mệt mỏi như thế nào, nhưng gia đình phải là nơi mà tất cả chúng ta được trông đợi trở về. Được cái gia đình tôi có thói quen là hằng ngày lần lượt trông đợi nhau khi từng người trở về nhà. Và buổi cơm tối trong gia đình là những giờ hạnh phúc và ấm cúng nhất trong gia đình tôi.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:57 07/06/2011
CÁI HỘP THỐI
Có một quan huyện, khi nhậm chức thì thề với thần phật, nói:
- “Nếu sau này tay phải của tôi cần tiền, thì tay trái sẽ bị thối; tay trái cần tiền thì tay phải sẽ bị thối !”
Không lâu sau đó, có người đi kiện, anh ta đem đến nhiều vàng bạc để hối lộ cho quan. Ông ta nhìn thấy vàng bạc thì rất muốn nhận, nhưng lại sợ lỗi lời thề với thần phật, thế là tự mình giải thích, nói:
- “Ta tìm một cái hộp không, để người ấy bỏ vàng bạc vào trong cái hộp ấy, rồi ta ra lệnh cho thằng hầu mang về trong phủ, lại nữa, lúc ấy ta thề là đối với tiền, nhưng hôm nay là vàng bạc mà; huống chi ta cũng không đụng tới nó, sau này nếu có thối thì chỉ thối cái hộp mà thôi, không can gì đến ta cả, khà khà khà...”
Suy tư:
Anh hùng khó qua được ải mỹ nhân, quan liêm khó qua được ải tiền bạc, bởi vì người ta có thể từ bỏ tất cả để được người đẹp, và người ta cũng có thể quên tất cả hiếu thảo và tình yêu để được tiền bạc. Không ai có thể qua được ải mỹ nhân và tiền bạc, nếu người đó không có ơn của Chúa giúp; không ai có thể đứng vững trước ánh mắt nụ cười và lời mời mọc của cô gái đẹp và tiền bạc, nếu người ấy không có sự xác tín sâu xa về đời sống mai sau và sự phù vân của thế gian này.
Mỹ nhân và tiền bạc tự nó là tốt đẹp, nhưng nó sẽ trở thành độc hại cho linh hồn và làm cho thanh danh mình bị vấy bẩn, nếu chúng ta không cầu nguyện và ăn chay.
Cám dỗ mỹ nhân và tiền bạc thì không miễn trừ một ai, do đó mà người Ki-tô hữu luôn xác tín rằng: nếu không có ơn Chúa giúp, nếu không hy sinh và hãm mình, nếu không liên lĩ cầu nguyện, thì không một ai có thể đứng vững trước cám dỗ của nó.
Thối tay thì có thể chữa được, nhưng nếu vì mỹ nhân và tiền bạc mà linh hồn bị thối, thì khó mà cứu chữa được. Khà khà khà...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một quan huyện, khi nhậm chức thì thề với thần phật, nói:
- “Nếu sau này tay phải của tôi cần tiền, thì tay trái sẽ bị thối; tay trái cần tiền thì tay phải sẽ bị thối !”
Không lâu sau đó, có người đi kiện, anh ta đem đến nhiều vàng bạc để hối lộ cho quan. Ông ta nhìn thấy vàng bạc thì rất muốn nhận, nhưng lại sợ lỗi lời thề với thần phật, thế là tự mình giải thích, nói:
- “Ta tìm một cái hộp không, để người ấy bỏ vàng bạc vào trong cái hộp ấy, rồi ta ra lệnh cho thằng hầu mang về trong phủ, lại nữa, lúc ấy ta thề là đối với tiền, nhưng hôm nay là vàng bạc mà; huống chi ta cũng không đụng tới nó, sau này nếu có thối thì chỉ thối cái hộp mà thôi, không can gì đến ta cả, khà khà khà...”
Suy tư:
Anh hùng khó qua được ải mỹ nhân, quan liêm khó qua được ải tiền bạc, bởi vì người ta có thể từ bỏ tất cả để được người đẹp, và người ta cũng có thể quên tất cả hiếu thảo và tình yêu để được tiền bạc. Không ai có thể qua được ải mỹ nhân và tiền bạc, nếu người đó không có ơn của Chúa giúp; không ai có thể đứng vững trước ánh mắt nụ cười và lời mời mọc của cô gái đẹp và tiền bạc, nếu người ấy không có sự xác tín sâu xa về đời sống mai sau và sự phù vân của thế gian này.
Mỹ nhân và tiền bạc tự nó là tốt đẹp, nhưng nó sẽ trở thành độc hại cho linh hồn và làm cho thanh danh mình bị vấy bẩn, nếu chúng ta không cầu nguyện và ăn chay.
Cám dỗ mỹ nhân và tiền bạc thì không miễn trừ một ai, do đó mà người Ki-tô hữu luôn xác tín rằng: nếu không có ơn Chúa giúp, nếu không hy sinh và hãm mình, nếu không liên lĩ cầu nguyện, thì không một ai có thể đứng vững trước cám dỗ của nó.
Thối tay thì có thể chữa được, nhưng nếu vì mỹ nhân và tiền bạc mà linh hồn bị thối, thì khó mà cứu chữa được. Khà khà khà...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:03 07/06/2011
Chương 36:
“Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.” (Mt 24, 44)
SỰ CHẾT
“Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.” (Mt 24, 44)
N2T |
1. Chúng ta càng ngày càng gần sự chết, thì càng nên làm việc thiện, gấp rút tranh đoạt cành lá chiến thắng.
(Thánh John Chrysostom)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha: Mọi tôn giáo phải là một nhân tố hòa bình
Phạm Kim An
06:18 07/06/2011
ĐTC: Mọi tôn giáo phải là một nhân tố hòa bình
Chuyến tông du của Ngài đến Croatia
ROMA – Ngày 4-6, trong bài phát biểu với đại diện của các tôn giáo khác nhau ở Croatia, ĐTC Biển Đức XVI nói rằng mọi tôn giáo phải là một nhân tố cho hòa bình.
Cuối buổi chiều ngày 4-6, ĐTC đã gặp gỡ với đại diện của các tôn giáo khác nhau ở Croatia, các tổ chức chính trị, khoa học và văn hóa, các lĩnh vực nghệ thuật, kinh tế, thể dục thể thao, trong khuôn khổ chuyến tông du hai ngày của Ngài ở Croatia.
Ngài khẳng định: “Việc có thể gặp quý vị ở đây, cùng qui tụ lại với nhau, là một lý do bổ túc cho niềm vui tinh thần, bởi vì Giáo Hội là một mầu nhiệm hiệp thông, và Giáo hội luôn vui mừng vì sự hiệp thông, trong tính phong phú của sự đa dạng".
ĐTC nói thêm: “Sự tham dự của đại diện các Giáo Hội khác và các cộng đồng Kitô giáo khác, cũng như đại diện của Do thái giáo và Hồi giáo, góp phần nhắc nhở rằng tôn giáo không phải là một thực thể đứng bên ngoài xã hội".
Ngài nói: “Trái lại, tôn giáo là một thành phần tự nhiên, luôn luôn nhắc nhở đến chiều dọc, lắng nghe Thiên Chúa như một điều kiện để tìm kiếm công ích, công lý và sự hòa giải trong chân lý”.
Ngài nhấn mạnh; “Tôn giáo đặt con người trong tương quan với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và là Cha của mọi người, và do đó tôn giáo là một lực lượng hòa bình. Các tôn giáo luôn phải được thanh luyện theo yếu tính thật của mình, để phù hợp với sứ mạng thực sự của mình”.
Trong 4,5 triệu người dân của Croatia, 88% là người Công giáo. (Zenit 5-6-2011)
Phạm Kim An
Chuyến tông du của Ngài đến Croatia
ROMA – Ngày 4-6, trong bài phát biểu với đại diện của các tôn giáo khác nhau ở Croatia, ĐTC Biển Đức XVI nói rằng mọi tôn giáo phải là một nhân tố cho hòa bình.
Cuối buổi chiều ngày 4-6, ĐTC đã gặp gỡ với đại diện của các tôn giáo khác nhau ở Croatia, các tổ chức chính trị, khoa học và văn hóa, các lĩnh vực nghệ thuật, kinh tế, thể dục thể thao, trong khuôn khổ chuyến tông du hai ngày của Ngài ở Croatia.
Ngài khẳng định: “Việc có thể gặp quý vị ở đây, cùng qui tụ lại với nhau, là một lý do bổ túc cho niềm vui tinh thần, bởi vì Giáo Hội là một mầu nhiệm hiệp thông, và Giáo hội luôn vui mừng vì sự hiệp thông, trong tính phong phú của sự đa dạng".
ĐTC nói thêm: “Sự tham dự của đại diện các Giáo Hội khác và các cộng đồng Kitô giáo khác, cũng như đại diện của Do thái giáo và Hồi giáo, góp phần nhắc nhở rằng tôn giáo không phải là một thực thể đứng bên ngoài xã hội".
Ngài nói: “Trái lại, tôn giáo là một thành phần tự nhiên, luôn luôn nhắc nhở đến chiều dọc, lắng nghe Thiên Chúa như một điều kiện để tìm kiếm công ích, công lý và sự hòa giải trong chân lý”.
Ngài nhấn mạnh; “Tôn giáo đặt con người trong tương quan với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và là Cha của mọi người, và do đó tôn giáo là một lực lượng hòa bình. Các tôn giáo luôn phải được thanh luyện theo yếu tính thật của mình, để phù hợp với sứ mạng thực sự của mình”.
Trong 4,5 triệu người dân của Croatia, 88% là người Công giáo. (Zenit 5-6-2011)
Phạm Kim An
Phản ứng của quân đội đối với cuộc khủng hoảng tiếp diễn tại Lybia đang bị duyệt xét kỹ lưỡng
Bùi Hữu Thư
06:17 07/06/2011
Hoa Thịnh Đốn (CNS) -- Chiến dịch quân sự của Liên Hiệp Quốc chống ông Moammar Gadhafi, tổng thống Lybia đang khiến cho nhiều người lo ngại là các mục tiêu của nỗ lực này vẫn không rõ ràng và sẽ có thể đưa tới một cuộc chiến lâu dài giữa nhà độc tài trị vì lâu năm và các lực lượng nổi loạn, trong khi thường dân vô tội ở giữa bị tổn thương.
Các mối ưu tư là về vấn đề mục tiêu của chiến dịch chính là: (1) để bảo vệ quân nổi loạn và các người dân ủng hộ họ khỏi bị các cuộc tấn công không phân biệt ai là mục tiêu của quân đội trung thành với Gadhafi; hay là (2) để loại trừ vị lãnh tụ Lybia với hy vọng là những hình thức dân chủ sẽ được thực hiện sau đó.
Điều hướng dẫn cuộc thảo luận là một quan niệm tương đối mới mẻ trong bang giao quốc tế, được mô tả là trách nhiệm bảo vệ -- (Responsibility to Protect, viết tắt là R2P trong các văn thư ngoại giao.)
Quan niệm này được dựa trên các ưu tư về đạo lý, đã phát triển trong 20 năm qua sau các thời kỳ tranh chấp tại Somalia và Bosnia-Herzegovina trong đó số thường dân bị thương vong gia tăng trong các cuộc nội chiến trong khi thế giới bất động.
Trách nhiệm bảo vệ các thành phần vô tội là ưu tư hàng đầu của Quyết Nghị 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc được thông qua ngày 17 tháng Ba, cho phép các cuộc can thiệp quốc tế đa phương tại Lybia sau khi Gadhafi đe doạ các người chống đối chính quyền của ông -- bất kể là thường dân hay quân nổi loạn -- bằng những cuộc trả đũa thật hùng hậu.
Đây là quyết nghị đầu tiên được phát xuất từ nguyên tắc trách nhiệm bảo vệ. Đáp ứng của các quốc gia thành viên trong Liên Hiệp Quốc đã hoàn toàn là những hoạt động quân sự: chính là những vụ oanh tạc các yếu điểm quân sự và các mục tiêu chiến lược và duy trì một khu vực phong tỏa không phận, ngăn không cho phi cơ bay ngang.
Dựa trên nguyên tắc về trách nhiệm bảo vệ, Đức Giám Mục Howard J. Hubbard ở Albany, Nữu Ước, chủ tịch Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình Quốc Tế của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã nhấn mạnh trong một lá thứ ngày 24 tháng Ba gửi cho Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Thomas Donilon. Ngài viết là Hoa Kỳ phải đảm bảo rằng việc sử dụng vũ lực phải "tỉ lệ với mục tiêu là bảo vệ dân chính."
Các mối ưu tư là về vấn đề mục tiêu của chiến dịch chính là: (1) để bảo vệ quân nổi loạn và các người dân ủng hộ họ khỏi bị các cuộc tấn công không phân biệt ai là mục tiêu của quân đội trung thành với Gadhafi; hay là (2) để loại trừ vị lãnh tụ Lybia với hy vọng là những hình thức dân chủ sẽ được thực hiện sau đó.
Điều hướng dẫn cuộc thảo luận là một quan niệm tương đối mới mẻ trong bang giao quốc tế, được mô tả là trách nhiệm bảo vệ -- (Responsibility to Protect, viết tắt là R2P trong các văn thư ngoại giao.)
Quan niệm này được dựa trên các ưu tư về đạo lý, đã phát triển trong 20 năm qua sau các thời kỳ tranh chấp tại Somalia và Bosnia-Herzegovina trong đó số thường dân bị thương vong gia tăng trong các cuộc nội chiến trong khi thế giới bất động.
Trách nhiệm bảo vệ các thành phần vô tội là ưu tư hàng đầu của Quyết Nghị 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc được thông qua ngày 17 tháng Ba, cho phép các cuộc can thiệp quốc tế đa phương tại Lybia sau khi Gadhafi đe doạ các người chống đối chính quyền của ông -- bất kể là thường dân hay quân nổi loạn -- bằng những cuộc trả đũa thật hùng hậu.
Đây là quyết nghị đầu tiên được phát xuất từ nguyên tắc trách nhiệm bảo vệ. Đáp ứng của các quốc gia thành viên trong Liên Hiệp Quốc đã hoàn toàn là những hoạt động quân sự: chính là những vụ oanh tạc các yếu điểm quân sự và các mục tiêu chiến lược và duy trì một khu vực phong tỏa không phận, ngăn không cho phi cơ bay ngang.
Dựa trên nguyên tắc về trách nhiệm bảo vệ, Đức Giám Mục Howard J. Hubbard ở Albany, Nữu Ước, chủ tịch Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình Quốc Tế của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã nhấn mạnh trong một lá thứ ngày 24 tháng Ba gửi cho Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Thomas Donilon. Ngài viết là Hoa Kỳ phải đảm bảo rằng việc sử dụng vũ lực phải "tỉ lệ với mục tiêu là bảo vệ dân chính."
Trung Quốc: hoãn tấn phong giám mục bất hợp thức ở Hán Khẩu
Tiền Hô
08:23 07/06/2011
Tin Bắc Kinh, 7 Tháng Sáu 2011 (AsiaNews) - Lễ tấn phong bất hợp thức cho linh mục Thẩm Quốc An (Shen Guoan) làm giám mục Hán Khẩu đã bị hoãn lại vô thời hạn, mặc dù đã được lên kế hoạch tiến hành vào ngày Thứ Sáu tuần này.
Hôm nay, một linh mục địa phương nói với AsiaNews rằng, việc tấn phong đã bị hoãn lại mà không đưa ra lý do hoặc một thời điểm nào mới. Một linh mục ở một tỉnh lân cận cũng đã xác nhận thông tin này và cho biết việc thay đổi đã được đưa ra hôm Thứ Sáu hoặc Thứ Bảy tuần trước. Người Công Giáo tại Hán Khẩu nói rằng, họ hy vọng "việc tấn phong bất hợp thức này sẽ không xảy ra trong giáo phận của họ".
Gần đây, ông Antôn Lưu Bái Niên (Liu Bainian) - Chủ tịch danh dự của Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc đã dọa là sẽ dọn đường cho cuộc tấn phong trái giáo luật này. Ông nói với Vatican là "không được can thiệp vào công việc tự ứng cử và tự quản của các giám mục". Đây là tuyên bố được nhiều người coi là một thách thức và đe dọa đối với Tòa Thánh, theo đó các giám mục khác sẽ được tấn phong mà không có sự uỷ quyền của Đức Giáo Hoàng.
Hôm Thứ Sáu, trong một cuộc phỏng vấn với Asia News, Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy - Tổng thư ký Thánh Bộ Truyền Giáo đã bày tỏ mối quan ngại của ngài trước cuộc tấn phong bất hợp thức có thể xảy ra tại Hán Khẩu.
"Tôi lo lắng về báo cáo này. Đức Giáo Hoàng cũng lo âu như Giáo Hội tại Trung Quốc vậy. Theo những gì tôi biết, các tín hữu tại Hán Khẩu đã phản ứng bằng cách yêu cầu chính phủ và Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CPCA) không thực hiện việc tấn phong này theo Giáo Luật quy định."
Ngài nói thêm rằng: "Dường như là vị ứng viên, cha Thẩm Quốc An, cũng chống lại điều đó. Đáng buồn là hiện nay chúng tôi không biết thực sự là ngài nghĩ thế nào. Tuy nhiên, trong chỗ anh em với nhau, tôi muốn nói với cha Thẩm là 'Tôi tin anh biết chọn đường ngay. Điều duy nhất đúng là từ khước".
Hôm 18 Tháng Năm, Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi các tín hữu trên thế giới cầu nguyện để các giám mục Trung Quốc "khẩn thiết về đứng trong Giáo Hội Hoàn Vũ duy nhất" và sẽ "vượt qua cơn cám dỗ đi trên một con đường ly khai khỏi Thánh Phêrô".
Nhân dịp đó, Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc, để "soi sáng cho những ai kém tin, gọi về những ai lầm lạc, an ủi những ai đau khổ, củng cố cho những ai bị mắc bẫy bởi lời nịnh nọt sai trái của chủ nghĩa cơ hội".
Hôm nay, một linh mục địa phương nói với AsiaNews rằng, việc tấn phong đã bị hoãn lại mà không đưa ra lý do hoặc một thời điểm nào mới. Một linh mục ở một tỉnh lân cận cũng đã xác nhận thông tin này và cho biết việc thay đổi đã được đưa ra hôm Thứ Sáu hoặc Thứ Bảy tuần trước. Người Công Giáo tại Hán Khẩu nói rằng, họ hy vọng "việc tấn phong bất hợp thức này sẽ không xảy ra trong giáo phận của họ".
Gần đây, ông Antôn Lưu Bái Niên (Liu Bainian) - Chủ tịch danh dự của Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc đã dọa là sẽ dọn đường cho cuộc tấn phong trái giáo luật này. Ông nói với Vatican là "không được can thiệp vào công việc tự ứng cử và tự quản của các giám mục". Đây là tuyên bố được nhiều người coi là một thách thức và đe dọa đối với Tòa Thánh, theo đó các giám mục khác sẽ được tấn phong mà không có sự uỷ quyền của Đức Giáo Hoàng.
Hôm Thứ Sáu, trong một cuộc phỏng vấn với Asia News, Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy - Tổng thư ký Thánh Bộ Truyền Giáo đã bày tỏ mối quan ngại của ngài trước cuộc tấn phong bất hợp thức có thể xảy ra tại Hán Khẩu.
"Tôi lo lắng về báo cáo này. Đức Giáo Hoàng cũng lo âu như Giáo Hội tại Trung Quốc vậy. Theo những gì tôi biết, các tín hữu tại Hán Khẩu đã phản ứng bằng cách yêu cầu chính phủ và Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CPCA) không thực hiện việc tấn phong này theo Giáo Luật quy định."
Ngài nói thêm rằng: "Dường như là vị ứng viên, cha Thẩm Quốc An, cũng chống lại điều đó. Đáng buồn là hiện nay chúng tôi không biết thực sự là ngài nghĩ thế nào. Tuy nhiên, trong chỗ anh em với nhau, tôi muốn nói với cha Thẩm là 'Tôi tin anh biết chọn đường ngay. Điều duy nhất đúng là từ khước".
Hôm 18 Tháng Năm, Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi các tín hữu trên thế giới cầu nguyện để các giám mục Trung Quốc "khẩn thiết về đứng trong Giáo Hội Hoàn Vũ duy nhất" và sẽ "vượt qua cơn cám dỗ đi trên một con đường ly khai khỏi Thánh Phêrô".
Nhân dịp đó, Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc, để "soi sáng cho những ai kém tin, gọi về những ai lầm lạc, an ủi những ai đau khổ, củng cố cho những ai bị mắc bẫy bởi lời nịnh nọt sai trái của chủ nghĩa cơ hội".
Bỉ: Giáo hội sẽ bồi thường cho nạn nhân lạm dụng tình dục
Phạm Kim An
08:56 07/06/2011
Bỉ: Giáo hội sẽ bồi thường cho nạn nhân lạm dụng tình dục
Các Giám mục và Bề trên Thượng cấp Dòng tu cam kết giúp chữa lành các nạn nhân
Brussels, Bỉ - Các Giám mục và Bề trên Thượng cấp Dòng tu ở Bỉ đã “quyết tâm” bồi thường cho các nạn nhân bị lạm dụng tình dục, do một số thành viên giáo sĩ thực hiện, và giúp đỡ chữa lành các nạn nhân.
Các ngài nói như thế trong một thông cáo công bố tuần trước, để trả lời cho phúc trình của một Ủy ban quốc hội đặc biệt, sau khi Ủy ban kêu gọi bồi thường cho các nạn nhân. Trong năm 2010, một báo cáo cho thấy khoảng 500 trường hợp lạm dụng tình dục bởi các giáo sĩ tại Bỉ, có một số trường hợp xảy ra trong thập niên 1950.
Các Giám mục và Bề trên Thượng cấp Dòng tu nói rằng các ngài "xúc động sâu sắc", và tố cáo các "lỗi lầm nghiêm trọng", do các thành viên giáo sĩ và thành viên các cộng đoàn tu sĩ vi phạm.
Các ngài nói: “Các hành vi đó thật là đau đớn, do sự việc là tác giả của chúng chính là một số thành viên của Giáo Hội, được trao quyền luân lý và phải sống gương mẫu, được tôn trọng vì sự tin tưởng đặt vào họ".
Các ngài nhấn mạnh: “Các hành vi đã gây ra khổ đau và chấn thương cho các nạn nhân, qua nhiều năm dài”. Các ngài than phiền “một cách rất chân thành" những gì đã xảy ra, và đánh giá cao "sự can đảm của các nạn nhân đã chứng thực cho các hành vi gây đau khổ".
Ý thức về "trách nhiệm đạo đức và những gì xã hội mong đợi" từ các ngài, các Giám mục và Bề trên Thượng cấp Dòng tu cam kết "đảm bảo sự nhìn nhận các nạn nhân, và chọn biện pháp để sửa chữa đau khổ của họ".
Cuối cùng, các Giám mục và Bề trên Thượng cấp Dòng tu cam kết sử dụng mọi biện pháp theo khả năng của các ngài, "để tránh cho các hành vi nghiêm trọng này, mà toàn xã hội lấy làm tiếc có lý do, không lặp lại trong tương lai nữa". (Zenit 6-6-2011)
Phạm Kim An
Các Giám mục và Bề trên Thượng cấp Dòng tu cam kết giúp chữa lành các nạn nhân
Brussels, Bỉ - Các Giám mục và Bề trên Thượng cấp Dòng tu ở Bỉ đã “quyết tâm” bồi thường cho các nạn nhân bị lạm dụng tình dục, do một số thành viên giáo sĩ thực hiện, và giúp đỡ chữa lành các nạn nhân.
Các ngài nói như thế trong một thông cáo công bố tuần trước, để trả lời cho phúc trình của một Ủy ban quốc hội đặc biệt, sau khi Ủy ban kêu gọi bồi thường cho các nạn nhân. Trong năm 2010, một báo cáo cho thấy khoảng 500 trường hợp lạm dụng tình dục bởi các giáo sĩ tại Bỉ, có một số trường hợp xảy ra trong thập niên 1950.
Các Giám mục và Bề trên Thượng cấp Dòng tu nói rằng các ngài "xúc động sâu sắc", và tố cáo các "lỗi lầm nghiêm trọng", do các thành viên giáo sĩ và thành viên các cộng đoàn tu sĩ vi phạm.
Các ngài nói: “Các hành vi đó thật là đau đớn, do sự việc là tác giả của chúng chính là một số thành viên của Giáo Hội, được trao quyền luân lý và phải sống gương mẫu, được tôn trọng vì sự tin tưởng đặt vào họ".
Các ngài nhấn mạnh: “Các hành vi đã gây ra khổ đau và chấn thương cho các nạn nhân, qua nhiều năm dài”. Các ngài than phiền “một cách rất chân thành" những gì đã xảy ra, và đánh giá cao "sự can đảm của các nạn nhân đã chứng thực cho các hành vi gây đau khổ".
Ý thức về "trách nhiệm đạo đức và những gì xã hội mong đợi" từ các ngài, các Giám mục và Bề trên Thượng cấp Dòng tu cam kết "đảm bảo sự nhìn nhận các nạn nhân, và chọn biện pháp để sửa chữa đau khổ của họ".
Cuối cùng, các Giám mục và Bề trên Thượng cấp Dòng tu cam kết sử dụng mọi biện pháp theo khả năng của các ngài, "để tránh cho các hành vi nghiêm trọng này, mà toàn xã hội lấy làm tiếc có lý do, không lặp lại trong tương lai nữa". (Zenit 6-6-2011)
Phạm Kim An
Mexico: Các Giám mục muốn đào tạo một thế hệ mới các linh mục
Phạm Kim An
08:57 07/06/2011
Mexico: Các Giám mục muốn đào tạo một thế hệ mới các linh mục
Hội nghị toàn thể của Hội Đồng Giám Mục Mexico
ROMA – Trong khuôn khổ của Hội nghị lần thứ 91 của Hội đồng Giám mục Mexico (CEM), kết thúc ngày 3-6 tại tại Lago de Guadalupe, các Giám mục Mexico nêu ưu tiên là việc huấn luyện các linh mục tương lai. Các ngài mong muốn rằng tất cả các linh mục trở thành "môn đệ trung thành và nhà truyền giáo của Chúa Kitô", và là "người kiến tạo hòa bình đích thực" cho đất nước.
Trong thông cáo do vị Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Mexico ký tên, các Giám mục không muốn "một Giáo Hội tĩnh tại, phản động". Các ngài muốn một Giáo hội “vững chắc như đá”, biết đối phó với "các thay đổi lớn lao", và với "các ảnh hưởng quá trình toàn cầu".
Trong mục đích này, các thành viên của Hội đồng Giám mục Mexico cam kết có "sự chú ý gia tăng" cho cộng đồng của họ, bằng cách đưa các thừa tác viên tham gia một cách đúng lúc và cần thiết cho sứ mạng của châu lục, cho việc phúc âm hóa mới, việc đổi mới và chuyển đổi mục vụ của mỗi người".
Theo thông cáo, trong khóa họp, các Giám mục đã xem xét tất cả các thách thức hiện nay đối với việc huấn luyện linh mục và chương trình cập nhật. Các Giám mục nói: “Bởi vì chúng tôi muốn đào tạo các linh mục có khả năng cổ vũ công lý; các linh mục tự do và được mọi người tôn trọng, biết dạy người khác sống tôn trọng tha nhân, biết đối thoại; các linh mục hạnh phúc và trung thành với ơn gọi của mình, để khi ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần, linh mục biết chia sẻ cuộc sống, và biết cho đi nếu cần, vì lòng yêu mến người dân của họ". (Zenit 6-6-2011)
Phạm Kim An
Hội nghị toàn thể của Hội Đồng Giám Mục Mexico
ROMA – Trong khuôn khổ của Hội nghị lần thứ 91 của Hội đồng Giám mục Mexico (CEM), kết thúc ngày 3-6 tại tại Lago de Guadalupe, các Giám mục Mexico nêu ưu tiên là việc huấn luyện các linh mục tương lai. Các ngài mong muốn rằng tất cả các linh mục trở thành "môn đệ trung thành và nhà truyền giáo của Chúa Kitô", và là "người kiến tạo hòa bình đích thực" cho đất nước.
Trong thông cáo do vị Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Mexico ký tên, các Giám mục không muốn "một Giáo Hội tĩnh tại, phản động". Các ngài muốn một Giáo hội “vững chắc như đá”, biết đối phó với "các thay đổi lớn lao", và với "các ảnh hưởng quá trình toàn cầu".
Trong mục đích này, các thành viên của Hội đồng Giám mục Mexico cam kết có "sự chú ý gia tăng" cho cộng đồng của họ, bằng cách đưa các thừa tác viên tham gia một cách đúng lúc và cần thiết cho sứ mạng của châu lục, cho việc phúc âm hóa mới, việc đổi mới và chuyển đổi mục vụ của mỗi người".
Theo thông cáo, trong khóa họp, các Giám mục đã xem xét tất cả các thách thức hiện nay đối với việc huấn luyện linh mục và chương trình cập nhật. Các Giám mục nói: “Bởi vì chúng tôi muốn đào tạo các linh mục có khả năng cổ vũ công lý; các linh mục tự do và được mọi người tôn trọng, biết dạy người khác sống tôn trọng tha nhân, biết đối thoại; các linh mục hạnh phúc và trung thành với ơn gọi của mình, để khi ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần, linh mục biết chia sẻ cuộc sống, và biết cho đi nếu cần, vì lòng yêu mến người dân của họ". (Zenit 6-6-2011)
Phạm Kim An
Kết thúc cuộc tông tra ở Ireland: Tòa Thánh hài lòng
Nguyễn Trọng Đa
08:58 07/06/2011
Kết thúc cuộc tông tra ở Ireland: Tòa Thánh hài lòng
Thông cáo của Tòa Thánh
ROMA - "Kết thúc cuộc tông tra (Kinh lược Tông tòa) ở Ireland. Tòa thánh hài lòng” là nhan đề của Đài phát thanh Vatican cho bản thông cáo này.
Thông cáo Tòa thánh viết: “Giai đoạn đầu của cuộc tông tra ở Ireland đã được hoàn thành đúng tiến độ, ngày 12-11-2010. Cuộc tông tra đã được ĐTC Biển Đức XVI loan báo trong thư mục vụ của Ngài gửi người Công giáo ở Ireland.
"Đối với ĐTC, đây là việc giúp Giáo Hội địa phương trong công việc đổi mới của mình. Theo thỏa thuận, các vị kinh lược đã cố gắng xác minh liệu các mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau của Giáo hội địa phương, các chủng viện và các cộng đoàn tu sĩ có thể giúp họ trong quá trình đổi mới tinh thần về chiều sâu của Giáo Hội Ireland không, xác minh tính hiệu quả của các thủ tục hiện hành để đáp trả cho các trường hợp lạm dụng tình dục, và cuối cùng kiểm tra các hình thức hỗ trợ hiện có cho các nạn nhân.
"Diễn tiến của cuộc kinh lược ở bốn tổng giáo phận, các chủng viện và Dòng tu được mô tả là đạt yêu cầu hài lòng, nhờ sự hợp tác của tất cả mọi người. ĐTC Biển Đức XVI cám ơn đặc biệt bốn Tổng giám mục của đất nước. Phúc trình của các vị kinh lược đã được trao lại cho các Thánh bộ Tòa thánh hữu quan, và các Thánh bộ đã đánh giá phúc trình ấy.
"Thánh bộ Giám Mục và Thánh bộ Giáo Dục Công Giáo không dự kiến có các cuộc Tông tra khác ở các giáo phận và chủng viện Ireland, do các vị kinh lược đã làm sạch bức tranh toàn diện về tình hình của Giáo hội Ireland, trong các lĩnh vực chuyên môn của cuộc tông tra.
"Thánh bộ các Dòng Tu Đời Thánh Hiến và các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ đã phân tích câu trả lời cho các câu hỏi được gửi đến các Dòng tu có tu viện ở Ireland. Theo phương pháp đã chọn, một số cuộc kinh lược tại chỗ sẽ được dự liệu cho một số cộng đoàn tu sĩ.
"Trong các tháng tới, các Thánh bộ hữu quan sẽ cung cấp hướng dẫn thích hợp cho các Giám mục về việc đổi mới tinh thần của các giáo phận và chủng viện, và Thánh bộ các Dòng Tu Đời Thánh Hiến và các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ cũng sẽ làm tương tự với các Dòng tu.
"Vào đầu năm 2012, Tòa Thánh sẽ công bố một bản tổng hợp các kết quả và triển vọng do cuộc tông tra đặt ra, đặc biệt về nhiệm vụ toàn quốc, được ĐTC loan báo trong thư mục vụ gửi cho người Công giáo Ailen". (Zenit 6-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Thông cáo của Tòa Thánh
ROMA - "Kết thúc cuộc tông tra (Kinh lược Tông tòa) ở Ireland. Tòa thánh hài lòng” là nhan đề của Đài phát thanh Vatican cho bản thông cáo này.
Thông cáo Tòa thánh viết: “Giai đoạn đầu của cuộc tông tra ở Ireland đã được hoàn thành đúng tiến độ, ngày 12-11-2010. Cuộc tông tra đã được ĐTC Biển Đức XVI loan báo trong thư mục vụ của Ngài gửi người Công giáo ở Ireland.
"Đối với ĐTC, đây là việc giúp Giáo Hội địa phương trong công việc đổi mới của mình. Theo thỏa thuận, các vị kinh lược đã cố gắng xác minh liệu các mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau của Giáo hội địa phương, các chủng viện và các cộng đoàn tu sĩ có thể giúp họ trong quá trình đổi mới tinh thần về chiều sâu của Giáo Hội Ireland không, xác minh tính hiệu quả của các thủ tục hiện hành để đáp trả cho các trường hợp lạm dụng tình dục, và cuối cùng kiểm tra các hình thức hỗ trợ hiện có cho các nạn nhân.
"Diễn tiến của cuộc kinh lược ở bốn tổng giáo phận, các chủng viện và Dòng tu được mô tả là đạt yêu cầu hài lòng, nhờ sự hợp tác của tất cả mọi người. ĐTC Biển Đức XVI cám ơn đặc biệt bốn Tổng giám mục của đất nước. Phúc trình của các vị kinh lược đã được trao lại cho các Thánh bộ Tòa thánh hữu quan, và các Thánh bộ đã đánh giá phúc trình ấy.
"Thánh bộ Giám Mục và Thánh bộ Giáo Dục Công Giáo không dự kiến có các cuộc Tông tra khác ở các giáo phận và chủng viện Ireland, do các vị kinh lược đã làm sạch bức tranh toàn diện về tình hình của Giáo hội Ireland, trong các lĩnh vực chuyên môn của cuộc tông tra.
"Thánh bộ các Dòng Tu Đời Thánh Hiến và các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ đã phân tích câu trả lời cho các câu hỏi được gửi đến các Dòng tu có tu viện ở Ireland. Theo phương pháp đã chọn, một số cuộc kinh lược tại chỗ sẽ được dự liệu cho một số cộng đoàn tu sĩ.
"Trong các tháng tới, các Thánh bộ hữu quan sẽ cung cấp hướng dẫn thích hợp cho các Giám mục về việc đổi mới tinh thần của các giáo phận và chủng viện, và Thánh bộ các Dòng Tu Đời Thánh Hiến và các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ cũng sẽ làm tương tự với các Dòng tu.
"Vào đầu năm 2012, Tòa Thánh sẽ công bố một bản tổng hợp các kết quả và triển vọng do cuộc tông tra đặt ra, đặc biệt về nhiệm vụ toàn quốc, được ĐTC loan báo trong thư mục vụ gửi cho người Công giáo Ailen". (Zenit 6-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Phong trào trở về với Công Giáo bắt đầu lây lan qua Hoa Kỳ: Gíao xứ Tân Giáo đầu tiên gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
Trần Mạnh Trác
10:45 07/06/2011
Bladensburg, Maryland là một thị trấn nhỏ có khỏang 7000 cư dân ở cách trung tâm Washington, DC chỉ có 8 dặm. Tuy nhỏ nhưng Bladensburg đã giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ 'nhờ' một cuộc 'thua trận hổ thẹn' chưa từng thấy trong quân sử.
Trong cuộc chiến tranh năm 1812 với Anh quốc, sau khi thắng Napoleon bên Âu Châu, người Anh đưa quân về mặt trận Hoa kỳ và đổ bộ lên thành phố Benedict nằm giữa Washington, DC và Baltimore.
Các tướng lãnh Mỹ hồi đó nghĩ rằng quân Anh sẽ tấn công Baltimore vì đây là một thương cảng lớn. Nhưng bất ngờ quân Anh đi bộ 5 ngày liên tiếp về phía Nam tới chiếm đóng thị trấn Bladensburg là cửa ngõ của Washington, DC.
Ngày 24 tháng 8 năm 1814, 7000 quân Mỹ vôi vã lập chiến tuyến để ngăn chặn 4500 quân Anh bên ngòai Bladensburg. Tướng Ross của Anh xua quân đánh nhầu bất kể thiệt hại, và các tuyến phòng thủ của Mỹ đã thay phiên nhau xụp đổ. Quân Mỷ thua chạy về Washington, DC, quân Anh bám theo bén gót, đuổi nhau hổn lọan trên đường phố thủ đô. Tổng thống và nội các súyt nữa bị bắt trọn.
Người Anh đốt Quốc Hội và tòa Bạch Cung rồi lui quân vào lúc hòang hôn ngày hôm sau.
200 năm sau ngày nay, di tích của trận đánh lich sử chỉ là những tấm bảng khiêm nhường trên đồng cỏ, Bladensburg vẫn là một thị trấn không mấy quan trọng gồm nhiều cộng đòan Tân Giáo đòan kết chặt chẽ với nhau với 70% dân số là da mầu.
Mới đây, ngày 6-6-2011, thị trấn Bladensburg lại được nhắc nhở tới qua một biến cố lịch sử khác, lần này không phải là một biến cố quân sự mà là tôn giáo, và vẫn là một vấn đề còn tồn đọng từ thời thuộc địa của Anh quốc.
Một giáo xứ Tân Giáo nhỏ (Episcopal, là chi phái của Anh Giáo bên ngòai nước Anh) với hơn 100 gia đình vừa tuyên bố sẽ trở về với Giáo Hội Công Giáo theo qui định mà ĐGH Benedict đả dành cho các cộng đồng Anh Giáo từ năm 2009.
Giào xứ St Luke, thành lập năm1895, sẽ là cộng đồng Tân Giáo đầu tiên của Hoa Kỳ trở về Công Giáo, và sẽ trực thuộc giáo phận Washington, DC.
Vi chánh xứ là linh muc Mark Lewis, đã lập gia đình, sẽ được thụ phong chức linh mục Công Giáo và sẽ tiếp tục coi xứ St Luke.
Các giáo dân của St Luke đã quyết định hồi tháng giêng để xin gia nhập Công Giáo và hôm Chúa Nhật vừa qua đã bỏ phiều vòng chung kết. Chỉ có một gia đình bỏ phiếu chống. Họ sẽ bắt đầu tham dự một khóa giáo lý Công Giáo vào tháng tới.
Mặc dù vị giám mục Tân Giáo là John Bryson Chane hổ trợ công khai nhiều chủ trương còn gây tranh cãi như hôn nhân đồng tính, nhưng linh mục chánh xứ Mark Lewis cho biết các cuộc tranh luận về các vấn đề nhạy cảm đó không phải là lý do chính để giáo xứ tách rời khỏi giáo hội Tân Giáo .
"Chúng tôi đã sống đạo một cách rất Công giáo", LM Lewis cho biết truyền thống của giáo xứ đã là rất "Anh Giáo-Công Giáo", tức là gần giống với bên Công giáo La Mã hơn là với các truyền thống khác của Tân Giáo.
Trong một bức thư gửi cho giáo dân, LM Lewis nói rằng cuộc tranh luận về các vấn đề xã hội đã "chiếu sáng một vấn đề quan trọng hơn trong phong trào Anh Giáo ... Đó là: Ai có quyền phán quyết trong Giáo Hội? Quyền giảng dạy về đức tin và luân lý phải được từ đâu mà ra?" Trong Giáo Hội Công Giáo, quyền giáo huấn được tập trung ở Tòa Thánh Vatican, nhưng còn bên Anh Giáo thì các Giám mục và các giáo xứ trên thế giới có thể khác nhau rất nhiều từ thực hành cho đến niềm tin của họ.
Phía lãnh đạo giáo dân cũng cho biết họ từ lâu đã phải vật lộn với sự thiếu rõ ràng trong thẩm quyền của giáo hội Anh Giáo và họ hoan nghênh sự lãnh đạo của đức Giáo hoàng.
"Trong Tân Giáo, giám mục ở mỗi nơi nói mỗi điều khác nhau", theo lời ông Patrick Delaney, một chức sắc sống ở Mitchellville. "Đó chính là mấu chốt của sự xung đột. Mỗi giám mục có vương quốc riêng của mình."
Ông tỏ ý hân hoan về tương lai "Thật là tuyệt vời," ông nói. "Nó giống như là 500 năm lịch sử vừa được điều chỉnh lại."
Vị giám mục Tân Giáo đang cai quản St Luke là John Bryson Chane, trong một tuyên bố hôm thứ Hai, nói rằng ngài chấp thuận sự tách ly. GM Chane cho biết quyết định đã được thực hiện với sự "tôn trọng lẫn nhau," và thêm rằng trong quá khứ số "Kitô hữu chuyển đổi qua một giáo hội khác có khi còn lớn hơn nhiều, lúc là do cá nhân, lúc khác là vì những nhóm."
Sự chuyển đổi này đang xảy ra tại nhiều giáo đòan Anh giáo ở bên Anh, nhiều nơi chỉ là vì vấn đề truyền chức cho phụ nữ. Ở bên Mỹ thì các giáo đòan Episcopal thường có thái độ tự do hơn và đã có nhiều linh mục phụ nữ, nhưng mới đây sự chia rẽ xảy ra vì các giám mục đồng tính.
Năm trước hàng chục giáo xứ đã ly khai vì phải ở dưới quyền của một giám mục đồng tính và họ đã liên kết với nhau lập ra một chi nhánh Anh giáo bảo thủ theo hệ phái Phi Châu (conservative African Anglican.) Hậu quả của các cuộc ly khai này vẫn còn tồn đọng ở nhiều tòa án vì vấn đề phân chia tài sản và quyền sở hữu.
Riêng trường hợp của giáo xứ St Luke, họ đã đạt thỏa thuận với giáo phận Tân Giáo một cách tốt đẹp. Tạm thời giáo xứ sẽ trả tiền thuê cơ sở cho giáo phận Tân Giáo và họ sẽ có quyền mua lại sau này.
Trong một tuyên bố, đức Hồng Y Donald Wuerl của Tổng Giáo Phận Washington cho biết, tổng giáo phận sẽ "chào đón nồng nhiệt cộng đồng St Luke vào đại gia đình đức tin của chúng ta...trong khi cũng công nhận và tôn trọng di sản phụng vụ của Giáo hội Anh giáo."
Tuy ở bên Hoa Kỳ chưa có một 'giáo hạt tòng nhân' nào cho những người theoTân Giáo, nhưng năm ngóai Bộ Giáo Lý Đức Tin đã cử ĐHY Wuerl nghiên cứu việc thành lập một cơ chế như vậy cho Hoa Kỳ.
Được biết có nhiều giáo xứ Tân giáo khác cũng đang ở trong vòng đàm phán cuối cùng trước khi công bố sẽ trở về với Công Giáo, ví dụ như giáo xứ Mt. Calvary ở Maryland và giáo xứ St. Mary of the Angels ờ Hollywood.
Trong cuộc chiến tranh năm 1812 với Anh quốc, sau khi thắng Napoleon bên Âu Châu, người Anh đưa quân về mặt trận Hoa kỳ và đổ bộ lên thành phố Benedict nằm giữa Washington, DC và Baltimore.
Các tướng lãnh Mỹ hồi đó nghĩ rằng quân Anh sẽ tấn công Baltimore vì đây là một thương cảng lớn. Nhưng bất ngờ quân Anh đi bộ 5 ngày liên tiếp về phía Nam tới chiếm đóng thị trấn Bladensburg là cửa ngõ của Washington, DC.
Ngày 24 tháng 8 năm 1814, 7000 quân Mỹ vôi vã lập chiến tuyến để ngăn chặn 4500 quân Anh bên ngòai Bladensburg. Tướng Ross của Anh xua quân đánh nhầu bất kể thiệt hại, và các tuyến phòng thủ của Mỹ đã thay phiên nhau xụp đổ. Quân Mỷ thua chạy về Washington, DC, quân Anh bám theo bén gót, đuổi nhau hổn lọan trên đường phố thủ đô. Tổng thống và nội các súyt nữa bị bắt trọn.
Người Anh đốt Quốc Hội và tòa Bạch Cung rồi lui quân vào lúc hòang hôn ngày hôm sau.
200 năm sau ngày nay, di tích của trận đánh lich sử chỉ là những tấm bảng khiêm nhường trên đồng cỏ, Bladensburg vẫn là một thị trấn không mấy quan trọng gồm nhiều cộng đòan Tân Giáo đòan kết chặt chẽ với nhau với 70% dân số là da mầu.
Mới đây, ngày 6-6-2011, thị trấn Bladensburg lại được nhắc nhở tới qua một biến cố lịch sử khác, lần này không phải là một biến cố quân sự mà là tôn giáo, và vẫn là một vấn đề còn tồn đọng từ thời thuộc địa của Anh quốc.
Một giáo xứ Tân Giáo nhỏ (Episcopal, là chi phái của Anh Giáo bên ngòai nước Anh) với hơn 100 gia đình vừa tuyên bố sẽ trở về với Giáo Hội Công Giáo theo qui định mà ĐGH Benedict đả dành cho các cộng đồng Anh Giáo từ năm 2009.
Giào xứ St Luke, thành lập năm1895, sẽ là cộng đồng Tân Giáo đầu tiên của Hoa Kỳ trở về Công Giáo, và sẽ trực thuộc giáo phận Washington, DC.
Vi chánh xứ là linh muc Mark Lewis, đã lập gia đình, sẽ được thụ phong chức linh mục Công Giáo và sẽ tiếp tục coi xứ St Luke.
Các giáo dân của St Luke đã quyết định hồi tháng giêng để xin gia nhập Công Giáo và hôm Chúa Nhật vừa qua đã bỏ phiều vòng chung kết. Chỉ có một gia đình bỏ phiếu chống. Họ sẽ bắt đầu tham dự một khóa giáo lý Công Giáo vào tháng tới.
Mặc dù vị giám mục Tân Giáo là John Bryson Chane hổ trợ công khai nhiều chủ trương còn gây tranh cãi như hôn nhân đồng tính, nhưng linh mục chánh xứ Mark Lewis cho biết các cuộc tranh luận về các vấn đề nhạy cảm đó không phải là lý do chính để giáo xứ tách rời khỏi giáo hội Tân Giáo .
"Chúng tôi đã sống đạo một cách rất Công giáo", LM Lewis cho biết truyền thống của giáo xứ đã là rất "Anh Giáo-Công Giáo", tức là gần giống với bên Công giáo La Mã hơn là với các truyền thống khác của Tân Giáo.
Trong một bức thư gửi cho giáo dân, LM Lewis nói rằng cuộc tranh luận về các vấn đề xã hội đã "chiếu sáng một vấn đề quan trọng hơn trong phong trào Anh Giáo ... Đó là: Ai có quyền phán quyết trong Giáo Hội? Quyền giảng dạy về đức tin và luân lý phải được từ đâu mà ra?" Trong Giáo Hội Công Giáo, quyền giáo huấn được tập trung ở Tòa Thánh Vatican, nhưng còn bên Anh Giáo thì các Giám mục và các giáo xứ trên thế giới có thể khác nhau rất nhiều từ thực hành cho đến niềm tin của họ.
Phía lãnh đạo giáo dân cũng cho biết họ từ lâu đã phải vật lộn với sự thiếu rõ ràng trong thẩm quyền của giáo hội Anh Giáo và họ hoan nghênh sự lãnh đạo của đức Giáo hoàng.
"Trong Tân Giáo, giám mục ở mỗi nơi nói mỗi điều khác nhau", theo lời ông Patrick Delaney, một chức sắc sống ở Mitchellville. "Đó chính là mấu chốt của sự xung đột. Mỗi giám mục có vương quốc riêng của mình."
Ông tỏ ý hân hoan về tương lai "Thật là tuyệt vời," ông nói. "Nó giống như là 500 năm lịch sử vừa được điều chỉnh lại."
Vị giám mục Tân Giáo đang cai quản St Luke là John Bryson Chane, trong một tuyên bố hôm thứ Hai, nói rằng ngài chấp thuận sự tách ly. GM Chane cho biết quyết định đã được thực hiện với sự "tôn trọng lẫn nhau," và thêm rằng trong quá khứ số "Kitô hữu chuyển đổi qua một giáo hội khác có khi còn lớn hơn nhiều, lúc là do cá nhân, lúc khác là vì những nhóm."
Sự chuyển đổi này đang xảy ra tại nhiều giáo đòan Anh giáo ở bên Anh, nhiều nơi chỉ là vì vấn đề truyền chức cho phụ nữ. Ở bên Mỹ thì các giáo đòan Episcopal thường có thái độ tự do hơn và đã có nhiều linh mục phụ nữ, nhưng mới đây sự chia rẽ xảy ra vì các giám mục đồng tính.
Năm trước hàng chục giáo xứ đã ly khai vì phải ở dưới quyền của một giám mục đồng tính và họ đã liên kết với nhau lập ra một chi nhánh Anh giáo bảo thủ theo hệ phái Phi Châu (conservative African Anglican.) Hậu quả của các cuộc ly khai này vẫn còn tồn đọng ở nhiều tòa án vì vấn đề phân chia tài sản và quyền sở hữu.
Riêng trường hợp của giáo xứ St Luke, họ đã đạt thỏa thuận với giáo phận Tân Giáo một cách tốt đẹp. Tạm thời giáo xứ sẽ trả tiền thuê cơ sở cho giáo phận Tân Giáo và họ sẽ có quyền mua lại sau này.
Trong một tuyên bố, đức Hồng Y Donald Wuerl của Tổng Giáo Phận Washington cho biết, tổng giáo phận sẽ "chào đón nồng nhiệt cộng đồng St Luke vào đại gia đình đức tin của chúng ta...trong khi cũng công nhận và tôn trọng di sản phụng vụ của Giáo hội Anh giáo."
Tuy ở bên Hoa Kỳ chưa có một 'giáo hạt tòng nhân' nào cho những người theoTân Giáo, nhưng năm ngóai Bộ Giáo Lý Đức Tin đã cử ĐHY Wuerl nghiên cứu việc thành lập một cơ chế như vậy cho Hoa Kỳ.
Được biết có nhiều giáo xứ Tân giáo khác cũng đang ở trong vòng đàm phán cuối cùng trước khi công bố sẽ trở về với Công Giáo, ví dụ như giáo xứ Mt. Calvary ở Maryland và giáo xứ St. Mary of the Angels ờ Hollywood.
Các linh mục Dòng Tên: Cần đối thoại để đạt hợp nhất tại Syria
Vũ Văn An
22:09 07/06/2011
Theo tin Zenit ngày 6 tháng 6, các linh mục Dòng Tên tại Syria vừa lên tiếng kêu gọi đối thoại và hợp nhất trước cảnh lực lượng chính phủ đang được huy động để dẹp người biểu tình một cách đầy đổ máu, chỉ vì những người biểu tình này đòi chấm dứt chế độ cai trị của Tổng Thống Bashar al-Assad từ hồi giữa Tháng Ba.
Tuần qua, tại Damascus, cộng đoàn Dòng Tên đã họp nhau để cầu nguyện và suy tư về những biến cố gần đây, từng gây ra cái chết cho khoảng 1,200 người, trong đó, có 77 trẻ em. Tình thế bắt đầu leo thang từ hôm Thứ Hai khi nhà cầm quyền Syria cho rằng khoảng 120 nhân viên quân sự bị giết tại thành phố tây bắc Jisr al-Shughour do “bọn cướp có vũ trang”. Lời tố cáo này còn cần được các nhân chứng tận mắt kiểm chứng.
Các linh mục Dòng Tên, trong một tuyên bố gửi cho Zenit, viết rằng: “Xét vì tính cách trầm trọng của tình thế, nhân danh tất cả những người bị đổ máu, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu người Syria thuộc mọi phía hãy khẩn trương vận dụng để xây dựng một cuộc đối thoại quốc gia thành thực hòng tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng này”.
Các linh mục viết tiếp: “Chúng tôi, các Kitô hữu, coi sự hợp nhất quốc gia như là đảm bảo cho chính sự hiện hữu của chúng ta, và coi việc mất sự hợp nhất này như là đe dọa đến sự hiện hữu đó, là diệt vong. Đó chính là lý do khiến chúng tôi mong ước được đảm nhiệm một chức năng giúp chúng tôi khả năng tăng cường được sự hợp nhất quốc gia, tái lập các giá trị vốn chủ yếu duy trì được quan điểm của mình”
Về việc đối thoại, các linh mục Dòng Tên nói rằng nó phải “thành thật” và “ôn hòa” và mỗi người phải xem sét ý nghĩ của người khác. Các ngài cũng mời gọi mọi người từ khước bạo lực, nhất là kêu gọi giới quân sự cũng như nhân viên cảnh sát tôn trọng phẩm giá mọi người.
"Mọi tín hữu, trong mọi lãnh vực sinh hoạt xã hội, cả trong gia đình lẫn nơi đường phố hay tại sở làm, phải là một yếu tố hữu hiệu trong việc thể hiện sự hợp nhất quốc gia. Họ không thể ẩn mình đàng sau thái độ trung lập tiêu cực, nhưng phải là một khí cụ của hòa bình”.
Các nước Ả Rập
Các linh mục Dòng Tên tuyến bố rằng: “Trong nhiều tháng qua, tại đất nước ta cũng như tại đa số các quốc gia Ả Rập khác, đang phát hiện các cố gắng tiến tới cải tổ các cơ cấu chính trị và xã hội” các cải tổ mà các ngài cho là để “tìm cách củng cố quốc gia và lương tâm công dân liên quan đến các quyền tự do cá nhân”. Nguyên văn lời tuyên bố viết bằng tiếng Ả Rập đã nhấn mạnh rằng: “Các cố gắng ấy là một quyền hợp pháp được nhìn nhận cho mọi người, chúng giúp mọi công dân trở thành một tác nhân trong việc biến đổi xã hội”.
Đối với các linh mục này, “các thay đổi đang diễn ra trong thế giới Ả Rập và tình trạng mù mờ hiện nay do chúng gây ra trong xã hội Syria đều là những dấu chỉ hy vọng cần được cứu xét. Bất hạnh thay, sự mù mờ kia đã chế ngự tình thế, mở đường cho bạo lực. Ngay lúc này đây, chúng tôi nhận thấy nhiều mưu toan muốn châm ngòi cho bất ổn và chiến tranh tôn giáo, là những thứ chắc chắn sẽ làm tan rã xã hội chúng ta”. Các linh mục Dòng Tên tại Syria nhắc người ta nhớ rằng “lịch sử xứ sở ta từng nổi bật về tinh thần hiếu khách và cởi mở đối với người khác, bất kể người ấy là ai”.
Tin Mừng là Đường
Các ngài cũng nhắc người ta nhớ rằng “các hoàn cảnh khó khăn này không tạo nên cuộc khủng hoảng đầu tiên mà nhân dân chúng tôi phải sống, và bất chấp cuộc khủng hoảng này cũng như mọi cuộc khủng hoảng khác, chúng tôi vẫn thấy trong Tin Mừng con đường phải theo. Tin Mừng kêu gọi chúng tôi làm chứng giữa lòng thế giới, để tăng cường cuộc đối thoại với mọi người và cổ vũ công lý cho mọi người. Chính vì lý do đó, hiện nay chúng tôi cảm thấy được mời gọi nói lên sự ủng hộ hoàn toàn của chúng tôi đối với quê hương và nhân dân mình. Chúng tôi chia sẻ với mọi đồng bào gia tài của nền văn minh cao đẹp Ả Rập cũng như cùng một quan tâm đối với sự hợp nhất quốc gia và cùng một lòng tôn kính đối với mọi người”. Tài liệu khẳng định rằng “hòa bình chân chính của quốc gia không thể được xây dựng bằng việc thành phần này của nhân dân bác bỏ thành phần kia”.
Ngày 15 Tháng Năm vừa qua, sau khi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Giáo Hoàng đã gửi một ý tưởng đặc biệt cho Syria “nơi đang khẩn trương phải tái lập việc sống chung đặt căn bản trên hòa hợp và hợp nhất”. Vào dịp này, Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Tôi cầu xin Chúa để không còn đổ máu trên quê hương của những tôn giáo và nền văn minh vĩ đại đó nữa, và tôi mời gọi các nhà cầm quyền cũng như mọi công dân dùng mọi cố gắng để tìm kiếm ích chung và chấp nhận các hoài bão chính đáng cho một tương lai hòa bình và ổn định”.
Tuần qua, tại Damascus, cộng đoàn Dòng Tên đã họp nhau để cầu nguyện và suy tư về những biến cố gần đây, từng gây ra cái chết cho khoảng 1,200 người, trong đó, có 77 trẻ em. Tình thế bắt đầu leo thang từ hôm Thứ Hai khi nhà cầm quyền Syria cho rằng khoảng 120 nhân viên quân sự bị giết tại thành phố tây bắc Jisr al-Shughour do “bọn cướp có vũ trang”. Lời tố cáo này còn cần được các nhân chứng tận mắt kiểm chứng.
Các linh mục Dòng Tên, trong một tuyên bố gửi cho Zenit, viết rằng: “Xét vì tính cách trầm trọng của tình thế, nhân danh tất cả những người bị đổ máu, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu người Syria thuộc mọi phía hãy khẩn trương vận dụng để xây dựng một cuộc đối thoại quốc gia thành thực hòng tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng này”.
Các linh mục viết tiếp: “Chúng tôi, các Kitô hữu, coi sự hợp nhất quốc gia như là đảm bảo cho chính sự hiện hữu của chúng ta, và coi việc mất sự hợp nhất này như là đe dọa đến sự hiện hữu đó, là diệt vong. Đó chính là lý do khiến chúng tôi mong ước được đảm nhiệm một chức năng giúp chúng tôi khả năng tăng cường được sự hợp nhất quốc gia, tái lập các giá trị vốn chủ yếu duy trì được quan điểm của mình”
Về việc đối thoại, các linh mục Dòng Tên nói rằng nó phải “thành thật” và “ôn hòa” và mỗi người phải xem sét ý nghĩ của người khác. Các ngài cũng mời gọi mọi người từ khước bạo lực, nhất là kêu gọi giới quân sự cũng như nhân viên cảnh sát tôn trọng phẩm giá mọi người.
"Mọi tín hữu, trong mọi lãnh vực sinh hoạt xã hội, cả trong gia đình lẫn nơi đường phố hay tại sở làm, phải là một yếu tố hữu hiệu trong việc thể hiện sự hợp nhất quốc gia. Họ không thể ẩn mình đàng sau thái độ trung lập tiêu cực, nhưng phải là một khí cụ của hòa bình”.
Các nước Ả Rập
Các linh mục Dòng Tên tuyến bố rằng: “Trong nhiều tháng qua, tại đất nước ta cũng như tại đa số các quốc gia Ả Rập khác, đang phát hiện các cố gắng tiến tới cải tổ các cơ cấu chính trị và xã hội” các cải tổ mà các ngài cho là để “tìm cách củng cố quốc gia và lương tâm công dân liên quan đến các quyền tự do cá nhân”. Nguyên văn lời tuyên bố viết bằng tiếng Ả Rập đã nhấn mạnh rằng: “Các cố gắng ấy là một quyền hợp pháp được nhìn nhận cho mọi người, chúng giúp mọi công dân trở thành một tác nhân trong việc biến đổi xã hội”.
Đối với các linh mục này, “các thay đổi đang diễn ra trong thế giới Ả Rập và tình trạng mù mờ hiện nay do chúng gây ra trong xã hội Syria đều là những dấu chỉ hy vọng cần được cứu xét. Bất hạnh thay, sự mù mờ kia đã chế ngự tình thế, mở đường cho bạo lực. Ngay lúc này đây, chúng tôi nhận thấy nhiều mưu toan muốn châm ngòi cho bất ổn và chiến tranh tôn giáo, là những thứ chắc chắn sẽ làm tan rã xã hội chúng ta”. Các linh mục Dòng Tên tại Syria nhắc người ta nhớ rằng “lịch sử xứ sở ta từng nổi bật về tinh thần hiếu khách và cởi mở đối với người khác, bất kể người ấy là ai”.
Tin Mừng là Đường
Các ngài cũng nhắc người ta nhớ rằng “các hoàn cảnh khó khăn này không tạo nên cuộc khủng hoảng đầu tiên mà nhân dân chúng tôi phải sống, và bất chấp cuộc khủng hoảng này cũng như mọi cuộc khủng hoảng khác, chúng tôi vẫn thấy trong Tin Mừng con đường phải theo. Tin Mừng kêu gọi chúng tôi làm chứng giữa lòng thế giới, để tăng cường cuộc đối thoại với mọi người và cổ vũ công lý cho mọi người. Chính vì lý do đó, hiện nay chúng tôi cảm thấy được mời gọi nói lên sự ủng hộ hoàn toàn của chúng tôi đối với quê hương và nhân dân mình. Chúng tôi chia sẻ với mọi đồng bào gia tài của nền văn minh cao đẹp Ả Rập cũng như cùng một quan tâm đối với sự hợp nhất quốc gia và cùng một lòng tôn kính đối với mọi người”. Tài liệu khẳng định rằng “hòa bình chân chính của quốc gia không thể được xây dựng bằng việc thành phần này của nhân dân bác bỏ thành phần kia”.
Ngày 15 Tháng Năm vừa qua, sau khi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Giáo Hoàng đã gửi một ý tưởng đặc biệt cho Syria “nơi đang khẩn trương phải tái lập việc sống chung đặt căn bản trên hòa hợp và hợp nhất”. Vào dịp này, Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Tôi cầu xin Chúa để không còn đổ máu trên quê hương của những tôn giáo và nền văn minh vĩ đại đó nữa, và tôi mời gọi các nhà cầm quyền cũng như mọi công dân dùng mọi cố gắng để tìm kiếm ích chung và chấp nhận các hoài bão chính đáng cho một tương lai hòa bình và ổn định”.
Top Stories
Maryland Episcopal church to become Catholic
Washington Post
08:11 07/06/2011
Washington Post / June 7, 2011 -- WASHINGTON — An Episcopal church in Bladensburg, Md., has decided to become the first in the country to convert to Roman Catholicism under new Vatican rules, the Episcopal Diocese of Washington announced yesterday.
St. Luke’s, a small, tightknit congregation founded in 1895, had been thinking about becoming Roman Catholic since 2009. Last year, in the wake of a remarkable bid by the Vatican to reach out to disaffected Anglicans, it made an overture to the local Catholic Archdiocese.
The church has more than 100 members and a tradition dating back to the turbulent Anglican separation from the Roman Catholic church during the 16th-century Protestant Reformation.
The conversion helps “bridge and heal a wound that has existed between Rome and Anglicanism for nearly five hundred years,’’ the rector at St. Luke’s, the Rev. Mark Lewis, said on the church’s website.
In January, the St. Luke’s vestry affirmed a decision to become Catholic, and on Sunday the parish community voiced its approval. Only one family expressed reservations, Lewis said.
The transition was made possible by the Catholic Church’s creation in 2009 of “ordinariates,’’ separate units designed to receive Anglicans into the Catholic Church while preserving their liturgy and spiritual heritage, including married priests.
At the time, the Anglican Communion had been racked by years of conflict over the ordination of female and gay clergy and other scriptural disagreements. Those conflicts prompted some conservative Episcopal congregations in the United States to break away from the denomination and led to lengthy court battles over church property.
(Source: http://www.boston.com/news/nation/washington/articles/2011/06/07/md_episcopal_church_to_become_catholic/)
St. Luke’s, a small, tightknit congregation founded in 1895, had been thinking about becoming Roman Catholic since 2009. Last year, in the wake of a remarkable bid by the Vatican to reach out to disaffected Anglicans, it made an overture to the local Catholic Archdiocese.
The church has more than 100 members and a tradition dating back to the turbulent Anglican separation from the Roman Catholic church during the 16th-century Protestant Reformation.
The conversion helps “bridge and heal a wound that has existed between Rome and Anglicanism for nearly five hundred years,’’ the rector at St. Luke’s, the Rev. Mark Lewis, said on the church’s website.
In January, the St. Luke’s vestry affirmed a decision to become Catholic, and on Sunday the parish community voiced its approval. Only one family expressed reservations, Lewis said.
The transition was made possible by the Catholic Church’s creation in 2009 of “ordinariates,’’ separate units designed to receive Anglicans into the Catholic Church while preserving their liturgy and spiritual heritage, including married priests.
At the time, the Anglican Communion had been racked by years of conflict over the ordination of female and gay clergy and other scriptural disagreements. Those conflicts prompted some conservative Episcopal congregations in the United States to break away from the denomination and led to lengthy court battles over church property.
(Source: http://www.boston.com/news/nation/washington/articles/2011/06/07/md_episcopal_church_to_become_catholic/)
Vietnam: Le représentant du Saint-Siège pour le Vietnam entame une seconde visite dans le nord du pays
Eglises d'Asie
11:08 07/06/2011
Eglises d'Asie, 7 juin 2011 - A la fin du mois d'avril dernier, le représentant du Saint-Siège pour le Vietnam, Mgr Leopoldo Girelli avait accompli une première visite du Vietnam et s'était rendu à Hanoi et à Saigon. A l'occasion de la première assemblée annuelle des évêques qui se tenait dans la métropole du sud, il s'était présenté et avait pris grand soin de préciser quelles étaient ses attributions exactes et leurs limites. Son second séjour au Vietnam qu'il vient d'entamer dimanche 5 juin ...
... et qui durera jusqu'au 18 juin prochain, sera semble-t-il d'ordre plus pastoral. Le prélat a en effet l'intention de rendre visite à cinq diocèses du Nord, à savoir Bac Ninh, Lang Son, Hai Phong, Bui Chu et Thai Binh. Il consacrera deux jours à chacun d'entre eux.
Si l'on en croit le programme suivi lors des premiers jours à Bac Ninh, il n'aura guère le loisir de se reposer ou de faire du tourisme. A peine arrivé le 5 juin à l'aérodrome de Noi Bai, qui dessert la capitale de Hanoi mais dépend du point de vue ecclésiastique du diocèse de Bac Ninh, il se rendait à la paroisse de Noi Bai pour y célébrer la messe de l'Ascension au milieu d'un millier de jeunes préparant la journée de la jeunesse de l'archidiocèse de Hanoi. Cette journée, qui réunit quelques dizaines de milliers de jeunes catholiques du Nord-Vietnam, est organisée chaque année dans un diocèse différent de la province ecclésiastique. Cette année, ce sera le tour du diocèse de Bac Ninh d'accueillir le 11 novembre prochain ce rassemblement, lequel réunira au moins 20 000 participants. Dans le discours qu'il leur a adressé, le représentant du Saint-Siège a exhortés les jeunes à former d'ores et déjà un projet d'avenir en s'interrogeant sur « ce qu'ils pourront accomplir pour l'Eglise, ce qu'ils pourront accomplir pour leur pays... ».
Après l'eucharistie célébrée dans la paroisse de Noi Bai, Mgr Girelli prenait la route pour l'évêché de Bac Ninh. A 20 h 30, une rencontre avec les religieux et religieuses du diocèse était prévue dans le centre pastoral du diocèse. Une centaine de religieux l'y attendait, en compagnie de l'évêque du diocèse, Mgr Cosme Hoang Van Dat, et de ses proches collaborateurs. C'est un dominicain, responsable de la commission diocésaine des religieux, le P. Pierre Nguyên Van Huy, qui a présenté au prélat la situation et les activités des religieux dans le diocèse. En guise de bienvenue, des religieuses ont interprété devant lui le « Quan Ho », une tradition poético-musicale de la région, un des joyaux de la culture populaire vietnamienne. Un autre groupe exécutera ensuite la danse du repiquage du riz. Un échange informel a suivi, au cours duquel les principaux sujets abordés par le représentant du Saint-Siège ont été la vie religieuse, les difficultés qu'elle rencontre dans le monde, les dernières initiatives du pape Benoît XVI… La soirée s'est terminée aux alentours de 22 h 30. Dans la journée du 7 juin, le prélat devait continuer sa visite du diocèse de Bac Ninh avant d'entamer la seconde étape de son voyage dans la région montagneuse et frontalière de Lang Son (1).
La presse officielle, la radio et la télévision de la province de Bac Ninh ont fait état d'une rencontre de Mgr Girelli avec le vice-président du comité populaire provincial. Selon le journal, ce dernier aurait exposé à son interlocuteur la situation économique, politique et sociale de la province, tandis que le représentant du pape se serait réjoui des bonnes relations existant entre les autorités civiles et l'évêché de Bac Ninh (2).
Le diocèse de Bac Ninh s'étend sur une superficie de 24.600 km2, recouvre cinq provinces et empiète sur sept autres. Il est encadré au nord par le diocèse de Lang Son, au sud par celui de Hanoi, à l'est par celui de Hai Phong et à l'ouest par le diocèse de Hung Hoa. La région est habitée par une population de plus de 7 millions d'habitants dont 600 000 appartiennent à des minorités ethniques. Selon des statistiques déjà anciennes (2004), le nombre des catholiques s'élève à 123 000. Les mêmes statistiques faisaient état de 37 prêtres, 29 religieuses et 24 séminaristes. L'évêque du diocèse, Mgr Cosme Hoang Van Dat, jésuite, a été nommé à ce poste en 2008. En 1659, lors de la création des deux premiers vicariats apostoliques, la région de Bac Ninh était située dans le vicariat du Tonkin et était déjà connue pour ses nombreuses chrétientés. Au cours des ans, le Tonkin religieux fut plusieurs fois divisé et la région de Bac Ninh appartiendra, à partir de 1679, au Tonkin occidental confié aux dominicains, puis deviendra, à partir de 1883 le Tonkin septentrional. Ce n'est qu'en 1924 que le vicariat recevra officiellement le titre de vicariat apostolique de Bac Ninh (1).
(1) Voir le compte rendu mis en ligne sur le site de la conférence épiscopale :
http://hdgmvietnam.org/duc-tong-giam-muc-leopoldo-girelli-dại-diẹn-toà-thánh-tại-viet-nam-tham-giao-tinh-ha-noi/2986.63.8.aspx
http://btv.gov.vn/news_detail/3218/10380/tong-giam-muc-dai-dien-khong-thuong-tru-cua-vatican-tai-viet-nam-thamlam-viec-tai--bac-ninh.html
(Source: Eglises d'Asie, 7 juin 2011)
... et qui durera jusqu'au 18 juin prochain, sera semble-t-il d'ordre plus pastoral. Le prélat a en effet l'intention de rendre visite à cinq diocèses du Nord, à savoir Bac Ninh, Lang Son, Hai Phong, Bui Chu et Thai Binh. Il consacrera deux jours à chacun d'entre eux.
Si l'on en croit le programme suivi lors des premiers jours à Bac Ninh, il n'aura guère le loisir de se reposer ou de faire du tourisme. A peine arrivé le 5 juin à l'aérodrome de Noi Bai, qui dessert la capitale de Hanoi mais dépend du point de vue ecclésiastique du diocèse de Bac Ninh, il se rendait à la paroisse de Noi Bai pour y célébrer la messe de l'Ascension au milieu d'un millier de jeunes préparant la journée de la jeunesse de l'archidiocèse de Hanoi. Cette journée, qui réunit quelques dizaines de milliers de jeunes catholiques du Nord-Vietnam, est organisée chaque année dans un diocèse différent de la province ecclésiastique. Cette année, ce sera le tour du diocèse de Bac Ninh d'accueillir le 11 novembre prochain ce rassemblement, lequel réunira au moins 20 000 participants. Dans le discours qu'il leur a adressé, le représentant du Saint-Siège a exhortés les jeunes à former d'ores et déjà un projet d'avenir en s'interrogeant sur « ce qu'ils pourront accomplir pour l'Eglise, ce qu'ils pourront accomplir pour leur pays... ».
Après l'eucharistie célébrée dans la paroisse de Noi Bai, Mgr Girelli prenait la route pour l'évêché de Bac Ninh. A 20 h 30, une rencontre avec les religieux et religieuses du diocèse était prévue dans le centre pastoral du diocèse. Une centaine de religieux l'y attendait, en compagnie de l'évêque du diocèse, Mgr Cosme Hoang Van Dat, et de ses proches collaborateurs. C'est un dominicain, responsable de la commission diocésaine des religieux, le P. Pierre Nguyên Van Huy, qui a présenté au prélat la situation et les activités des religieux dans le diocèse. En guise de bienvenue, des religieuses ont interprété devant lui le « Quan Ho », une tradition poético-musicale de la région, un des joyaux de la culture populaire vietnamienne. Un autre groupe exécutera ensuite la danse du repiquage du riz. Un échange informel a suivi, au cours duquel les principaux sujets abordés par le représentant du Saint-Siège ont été la vie religieuse, les difficultés qu'elle rencontre dans le monde, les dernières initiatives du pape Benoît XVI… La soirée s'est terminée aux alentours de 22 h 30. Dans la journée du 7 juin, le prélat devait continuer sa visite du diocèse de Bac Ninh avant d'entamer la seconde étape de son voyage dans la région montagneuse et frontalière de Lang Son (1).
La presse officielle, la radio et la télévision de la province de Bac Ninh ont fait état d'une rencontre de Mgr Girelli avec le vice-président du comité populaire provincial. Selon le journal, ce dernier aurait exposé à son interlocuteur la situation économique, politique et sociale de la province, tandis que le représentant du pape se serait réjoui des bonnes relations existant entre les autorités civiles et l'évêché de Bac Ninh (2).
Le diocèse de Bac Ninh s'étend sur une superficie de 24.600 km2, recouvre cinq provinces et empiète sur sept autres. Il est encadré au nord par le diocèse de Lang Son, au sud par celui de Hanoi, à l'est par celui de Hai Phong et à l'ouest par le diocèse de Hung Hoa. La région est habitée par une population de plus de 7 millions d'habitants dont 600 000 appartiennent à des minorités ethniques. Selon des statistiques déjà anciennes (2004), le nombre des catholiques s'élève à 123 000. Les mêmes statistiques faisaient état de 37 prêtres, 29 religieuses et 24 séminaristes. L'évêque du diocèse, Mgr Cosme Hoang Van Dat, jésuite, a été nommé à ce poste en 2008. En 1659, lors de la création des deux premiers vicariats apostoliques, la région de Bac Ninh était située dans le vicariat du Tonkin et était déjà connue pour ses nombreuses chrétientés. Au cours des ans, le Tonkin religieux fut plusieurs fois divisé et la région de Bac Ninh appartiendra, à partir de 1679, au Tonkin occidental confié aux dominicains, puis deviendra, à partir de 1883 le Tonkin septentrional. Ce n'est qu'en 1924 que le vicariat recevra officiellement le titre de vicariat apostolique de Bac Ninh (1).
(1) Voir le compte rendu mis en ligne sur le site de la conférence épiscopale :
http://hdgmvietnam.org/duc-tong-giam-muc-leopoldo-girelli-dại-diẹn-toà-thánh-tại-viet-nam-tham-giao-tinh-ha-noi/2986.63.8.aspx
http://btv.gov.vn/news_detail/3218/10380/tong-giam-muc-dai-dien-khong-thuong-tru-cua-vatican-tai-viet-nam-thamlam-viec-tai--bac-ninh.html
(Source: Eglises d'Asie, 7 juin 2011)
From asylum seeker to new Catholic bishop
Barney Zwartz - The Age Australia
17:06 07/06/2011
FOR eight terrifying days, wedged upright as one of 147 people in a 17-metre boat, Vincent Long Van Nguyen suspected he might not survive.
''We were dependent on the mercy of the weather. We ran out of food after two days because of the number of people who leapt on the boat at the last moment,'' he said yesterday.
But unlike half the desperate Vietnamese who fled the cruel communist government in the 1970s and '80s and died because of unseaworthy boats, bad weather or pirates, everyone on Long's boat made it to Malaysia.
The 16 months he spent in the refugee camp was nearly as difficult but it set the path for the 18-year-old's life.
That path of service will receive public acknowledgment this month when he is ordained Australia's first Asian Catholic bishop. But he does not see it as just personal recognition, but also for the huge contribution of Vietnamese Catholics to the church.
The Vietnamese are disproportionately represented in Catholic seminaries. ''Because of their hardships, because of their experience they have a particular way of adhering to the Catholic faith. It means much more to them than just a Sunday service. Where they are, there is more vitality and dynamism than the typical Anglo-Catholic parish,'' Bishop Van Nguyen said.
His parents were boat people, too, taking to the seas in 1954 when a million Vietnamese fled south to avoid the communists. Yesterday, though neither speaks English, their pride was palpable. They were dressed in their finest for a photo in front of the family shrine with their son.
In Vietnam, Bishop Van Nguyen's father was a farmer and handyman. ''My childhood was spent in poverty and war. I still vividly remember many nights when our parents would bundle us kids into the bunker that every house in Vietnam would have.''
Then the communists won. They were harsh, especially against Catholics. He joined a seminary near Saigon when he was 14, but the communists dismantled it. ''I expected to be drafted into the military because we were fighting two wars, the Chinese to the north and the Khmer Rouge to the south.''
Two older brothers escaped the year before to Holland. Families did not escape together, he said. ''If you lose, you lose it all, there's nothing to go back to. Families sent the young men first, then later, if they could, the other children, then the parents.''
He taught himself English at the camp, then others. Serving others cemented his desire to dedicate himself as a priest.
From Malaysia, he was sent to Springvale, where he was so impressed by the work of the Franciscan friars he became one himself. He spent four years at a parish in Sydney, and seven years as parish priest at Springvale before heading the order in Australia in 2005, then assistant general for Asia-Australia in 2008.
He will be one of four auxiliary bishops in Melbourne, responsible for the migrant-rich west. ''I don't know how people or clergy of the broader community is going to accept me, but I am who I am, and I'd like to give it my best shot and see where it takes me.''
''We were dependent on the mercy of the weather. We ran out of food after two days because of the number of people who leapt on the boat at the last moment,'' he said yesterday.
Vietnamese refugee Vincent Long Van Nguyen, has been appointed Catholic Bishop in the Archdiocese of Melbourne. Photo: Justin McManus |
The 16 months he spent in the refugee camp was nearly as difficult but it set the path for the 18-year-old's life.
That path of service will receive public acknowledgment this month when he is ordained Australia's first Asian Catholic bishop. But he does not see it as just personal recognition, but also for the huge contribution of Vietnamese Catholics to the church.
The Vietnamese are disproportionately represented in Catholic seminaries. ''Because of their hardships, because of their experience they have a particular way of adhering to the Catholic faith. It means much more to them than just a Sunday service. Where they are, there is more vitality and dynamism than the typical Anglo-Catholic parish,'' Bishop Van Nguyen said.
His parents were boat people, too, taking to the seas in 1954 when a million Vietnamese fled south to avoid the communists. Yesterday, though neither speaks English, their pride was palpable. They were dressed in their finest for a photo in front of the family shrine with their son.
In Vietnam, Bishop Van Nguyen's father was a farmer and handyman. ''My childhood was spent in poverty and war. I still vividly remember many nights when our parents would bundle us kids into the bunker that every house in Vietnam would have.''
Then the communists won. They were harsh, especially against Catholics. He joined a seminary near Saigon when he was 14, but the communists dismantled it. ''I expected to be drafted into the military because we were fighting two wars, the Chinese to the north and the Khmer Rouge to the south.''
Two older brothers escaped the year before to Holland. Families did not escape together, he said. ''If you lose, you lose it all, there's nothing to go back to. Families sent the young men first, then later, if they could, the other children, then the parents.''
He taught himself English at the camp, then others. Serving others cemented his desire to dedicate himself as a priest.
From Malaysia, he was sent to Springvale, where he was so impressed by the work of the Franciscan friars he became one himself. He spent four years at a parish in Sydney, and seven years as parish priest at Springvale before heading the order in Australia in 2005, then assistant general for Asia-Australia in 2008.
He will be one of four auxiliary bishops in Melbourne, responsible for the migrant-rich west. ''I don't know how people or clergy of the broader community is going to accept me, but I am who I am, and I'd like to give it my best shot and see where it takes me.''
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo dân và Nghĩa Sinh Chicago tri ân 36 năm mục vụ của một mục tử VN nhân lành
Mai Hồng Hạnh
08:33 07/06/2011
Chicago (05/06/2011) – Thánh lễ Tạ ơn đã được tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 5 tháng 6 năm 2011 tại thánh đường giáo xứ Thánh An Tôn để cảm tạ ơn trên cho 72 năm làm con Chúa và trên 3 thập niên mục vụ tại Hoa Kỳ của Đức Ông Jerome Nguyễn Ngọc Hàm, Giáo phận Peoria, gần thành phố Chicago.
Nhiều tờ báo Mỹ đã bày tỏ lòng cảm mến và kính phuc như tờ Ottawa Thời báo (Ottawa Times) đã ca tụng Đức Ông như là một mục tử nhân lành, vui tươi, gương mẫu. Tờ báo viết:
“Đức Ông Hàm luôn tươi cười, hết sức khiêm nhường, rất đạo đức và được giáo dân trong cũng như ngoài địa phận Ottawa quý yêu. Là một linh mục quản xứ, Đức Ông đã giúp đỡ rất nhiều giáo dân thuộc nhiều giáo xứ khác nhau bằng cách tiến bước với họ, đồng hành với giáo dân họ, trao đổi – chung vui và chia buồn với họ trong những giai đoạn khác biệt của cuộc đời.
Xem hình giáo dân và Nghiã Sinh tri ân Đức Ông NguyễnNgọc Hàm
Đức Ông Jerome đã đến Hoa Kỳ từ năm 1975. Trong suốt 36 năm qua, ĐÔ đã được ĐGM địa phận bổ nhiệm trông coi ba xứ đạo người Mỹ đó là các giáo xứ Saint Mary, Saint Anthony và giáo xứ Saint Francis. Ngoài trọng trách mục vụ với các giáo xứ Mỹ, ĐÔ đã không quên giúp đỡ giáo dân Việt Nam thuộc Giáo phận Peoria, Joliet, Rockford và Chicago.
Ngoài ra, Đức Ông Jerome đã đến dâng Lễ Tạ Ơn cho Phương Đoàn Nghĩa Sinh Chicago trong 12 năm (1982-1994) vào Ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day) hàng năm tại Hoa Kỳ. Để đến dâng Lễ Tạ Ơn cho Nghĩa Sinh trong 12 năm, ĐÔ Jerome đã phải lái xe đi và về mỗi lần mất trên 3 tiếng đồng hồ trong cảnh trời mưa, gió lạnh, tuyết rơi của mùa Đông vùng “windy city” Chicago. ĐÔ Jerome đã phải lái xe từ Giáo xứ Saint Anthony (Streator, Illinois) để kịp dâng lễ lúc 5 giờ chiều cho Nghĩa Sinh tại Chicago. Sau đó ngài phải trở về giáo xứ Thánh Antôn để kịp dâng thánh lễ cho giáo dân tại thành phố Streator vào ngày hôm sau. Thế mới biết tinh thần mục vụ nhiệt thành của Ngài.
Hình trên: Giáo xứ Saint Francis do ĐÔ quản nhiệm được thành lập cách nay 153 năm. Các linh mục và tu sĩ Dòng Phanxicô từ Đức quốc đến truyền giáo và xây dựng ngôi thánh đường nầy tại Ottawa, Illinois vào năm 1858.
Hình dưới: ĐÔ Nguyễn Ngọc Hàm chủ tế Thánh lễ Tạ ơn với quý linh mục thuộc 4 giáo phận Chicago, Joliet, Peoria và giáo phận Rockford, cùng với 200 giáo dân Công giáo tham dự.
Đối với Giáo hội Hoa Kỳ, ĐÔ đã hết lòng phục vụ trong tinh thần khiêm cung. Khẩu hiệu mục vụ của ngài là:
- “Thiên Chúa toàn năng đã làm nơi tôi nhiều việc trọng đại.” (Lk 1:49)
Ngài đã liên tục tu sửa nhà thờ, nhà xứ, trường học, hội trường. Ngài đã hết lòng săn sóc cho các linh hồn qua bí tích rửa tội, giải tội, hôn phối… Ngài thường xuyên thăm viếng, an ủi kẻ liệt tại nhà và tại bênh viện.
Xin mời đọc những lời khen ngợi, cảm phục và biết ơn của giáo dân Mỹ đối với Đức Ông như sau:
- “Chắc hẳn là tôi sẽ nhớ Ngài lắm. Đức Ông thật là tuyệt vời — Ngài chân thành, đạo đức và hòa ái với mọi người. Tôi không thể hiểu được nếu có ai thù ghét Ngài.”
Trên đây là lời của Bà Cathy Gibbons trả lời Phóng viên Stephanie Szuda của tờ Ottawa Thời Báo (the Ottawa Times) ngày 19-06-2009. Bà Kathy Gibbons là Thư Ký của Giáo xứ Thánh Antôn, người đã từng làm việc với Đức Ông trên 15 năm qua.
Sau đây là nguyên văn lời phát biểu của Caleb Biroschik, một học sinh lớp 6, đã viết về Đức Ông. Bài nầy đã được in trong Tuyển Tập Chu Niên của Trường Giáo xứ, được ấn hành trong dịp kỷ niệm 125 năm thành lập trường tổ chức vào năm 2006.
- “Xứ đạo của chúng ta không thể nào tốt đẹp được như hôm nay nếu không có sự sát cánh giúp đỡ của ĐÔ Hàm và Nữ tu Carol. Mỗi ngày ĐÔ Hàm đã hết sức cố gắng khuyến khích học sinh [chăm chỉ học hành] và [ngài đã] hoàn thành công việc điều hành giáo xứ. Ngài cũng đã xây dựng thêm một trung tâm thể thao và một nhà ăn mới cho chúng ta.”
Nhiều tờ báo Mỹ đã bày tỏ lòng cảm mến và kính phuc như tờ Ottawa Thời báo (Ottawa Times) phát hành năm nay đã ca tụng ĐÔ như là một mục tử nhân lành, vui tươi, gương mẫu. Tờ báo viết:
Trong thời gian hưu dưỡng, ĐÔ ước ao được giúp đỡ các linh mục về hưu tại Giáo phân Huế vì ở Việt Nam, các linh mục không có lương và cũng không được hưởng tiền hưu dưỡng. Mời xem lời ĐÔ chia sẻ trong tờ báo chính thức của Giáo phận Peoria – The Catholic Post số phát hành ngày 29 tháng 5 năm 2011
Sau Thánh lễ, ĐÔ đã cám ơn các Cha đến đồng tế, Ca đoàn Giáo xứ Trinh Vương và đông đảo giáo dân trong vùng đã đến cầu nguyện cho ngài nhân ngày kỷ niệm 36 năm mục vụ tại Hoa Kỳ, và đây cũng là ngày ĐÔ về hưu dưỡng. Các linh mục đồng tế gồm có quý Linh mục thuộc Giáo phận Joliet (Cha Nguyễn Tuấn và Cha Phan An), Giáo phận Rockford (Cha Philip Trần Bính) và Tổng Giáo phận Chicago (Cha Trịnh Thế Hùng và Cha Hà Văn Vịnh) cùng quý Cha thuộc Giáo phận Peoria. Về phía giáo dân có đại diện của Giáo xứ Trinh Vương, Cộng Đoàn Mân Côi Chicago, Cộng Đoàn Công Giáo Gp. Rockford, Hội Nghĩa Sinh và các đoàn thể khác.
Nhân Lễ Tạ Ơn kỷ niệm 36 năm mục vụ tại Hoa Kỳ và nhân ngày về hưu dưỡng của Đức Ông Jerome Hàm, chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho Ngài và chung niềm hân hoan, hãnh diện về một mục tử người Việt đã làm vinh danh cho Việt Nam ở hải ngoại. Nghĩa Sinh Chicago tri ân Msgr. Jerome Nguyễn Ngọc Hàm về 12 năm phục vụ đạo đức, thánh thiện, nhiệt thành và gương mẫu.
Nhiều tờ báo Mỹ đã bày tỏ lòng cảm mến và kính phuc như tờ Ottawa Thời báo (Ottawa Times) đã ca tụng Đức Ông như là một mục tử nhân lành, vui tươi, gương mẫu. Tờ báo viết:
“Đức Ông Hàm luôn tươi cười, hết sức khiêm nhường, rất đạo đức và được giáo dân trong cũng như ngoài địa phận Ottawa quý yêu. Là một linh mục quản xứ, Đức Ông đã giúp đỡ rất nhiều giáo dân thuộc nhiều giáo xứ khác nhau bằng cách tiến bước với họ, đồng hành với giáo dân họ, trao đổi – chung vui và chia buồn với họ trong những giai đoạn khác biệt của cuộc đời.
Xem hình giáo dân và Nghiã Sinh tri ân Đức Ông NguyễnNgọc Hàm
Đức Ông Jerome đã đến Hoa Kỳ từ năm 1975. Trong suốt 36 năm qua, ĐÔ đã được ĐGM địa phận bổ nhiệm trông coi ba xứ đạo người Mỹ đó là các giáo xứ Saint Mary, Saint Anthony và giáo xứ Saint Francis. Ngoài trọng trách mục vụ với các giáo xứ Mỹ, ĐÔ đã không quên giúp đỡ giáo dân Việt Nam thuộc Giáo phận Peoria, Joliet, Rockford và Chicago.
Ngoài ra, Đức Ông Jerome đã đến dâng Lễ Tạ Ơn cho Phương Đoàn Nghĩa Sinh Chicago trong 12 năm (1982-1994) vào Ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day) hàng năm tại Hoa Kỳ. Để đến dâng Lễ Tạ Ơn cho Nghĩa Sinh trong 12 năm, ĐÔ Jerome đã phải lái xe đi và về mỗi lần mất trên 3 tiếng đồng hồ trong cảnh trời mưa, gió lạnh, tuyết rơi của mùa Đông vùng “windy city” Chicago. ĐÔ Jerome đã phải lái xe từ Giáo xứ Saint Anthony (Streator, Illinois) để kịp dâng lễ lúc 5 giờ chiều cho Nghĩa Sinh tại Chicago. Sau đó ngài phải trở về giáo xứ Thánh Antôn để kịp dâng thánh lễ cho giáo dân tại thành phố Streator vào ngày hôm sau. Thế mới biết tinh thần mục vụ nhiệt thành của Ngài.
Hình trên: Giáo xứ Saint Francis do ĐÔ quản nhiệm được thành lập cách nay 153 năm. Các linh mục và tu sĩ Dòng Phanxicô từ Đức quốc đến truyền giáo và xây dựng ngôi thánh đường nầy tại Ottawa, Illinois vào năm 1858.
Hình dưới: ĐÔ Nguyễn Ngọc Hàm chủ tế Thánh lễ Tạ ơn với quý linh mục thuộc 4 giáo phận Chicago, Joliet, Peoria và giáo phận Rockford, cùng với 200 giáo dân Công giáo tham dự.
Đối với Giáo hội Hoa Kỳ, ĐÔ đã hết lòng phục vụ trong tinh thần khiêm cung. Khẩu hiệu mục vụ của ngài là:
- “Thiên Chúa toàn năng đã làm nơi tôi nhiều việc trọng đại.” (Lk 1:49)
Ngài đã liên tục tu sửa nhà thờ, nhà xứ, trường học, hội trường. Ngài đã hết lòng săn sóc cho các linh hồn qua bí tích rửa tội, giải tội, hôn phối… Ngài thường xuyên thăm viếng, an ủi kẻ liệt tại nhà và tại bênh viện.
Xin mời đọc những lời khen ngợi, cảm phục và biết ơn của giáo dân Mỹ đối với Đức Ông như sau:
- “Chắc hẳn là tôi sẽ nhớ Ngài lắm. Đức Ông thật là tuyệt vời — Ngài chân thành, đạo đức và hòa ái với mọi người. Tôi không thể hiểu được nếu có ai thù ghét Ngài.”
Trên đây là lời của Bà Cathy Gibbons trả lời Phóng viên Stephanie Szuda của tờ Ottawa Thời Báo (the Ottawa Times) ngày 19-06-2009. Bà Kathy Gibbons là Thư Ký của Giáo xứ Thánh Antôn, người đã từng làm việc với Đức Ông trên 15 năm qua.
Sau đây là nguyên văn lời phát biểu của Caleb Biroschik, một học sinh lớp 6, đã viết về Đức Ông. Bài nầy đã được in trong Tuyển Tập Chu Niên của Trường Giáo xứ, được ấn hành trong dịp kỷ niệm 125 năm thành lập trường tổ chức vào năm 2006.
- “Xứ đạo của chúng ta không thể nào tốt đẹp được như hôm nay nếu không có sự sát cánh giúp đỡ của ĐÔ Hàm và Nữ tu Carol. Mỗi ngày ĐÔ Hàm đã hết sức cố gắng khuyến khích học sinh [chăm chỉ học hành] và [ngài đã] hoàn thành công việc điều hành giáo xứ. Ngài cũng đã xây dựng thêm một trung tâm thể thao và một nhà ăn mới cho chúng ta.”
Nhiều tờ báo Mỹ đã bày tỏ lòng cảm mến và kính phuc như tờ Ottawa Thời báo (Ottawa Times) phát hành năm nay đã ca tụng ĐÔ như là một mục tử nhân lành, vui tươi, gương mẫu. Tờ báo viết:
Trong thời gian hưu dưỡng, ĐÔ ước ao được giúp đỡ các linh mục về hưu tại Giáo phân Huế vì ở Việt Nam, các linh mục không có lương và cũng không được hưởng tiền hưu dưỡng. Mời xem lời ĐÔ chia sẻ trong tờ báo chính thức của Giáo phận Peoria – The Catholic Post số phát hành ngày 29 tháng 5 năm 2011
Sau Thánh lễ, ĐÔ đã cám ơn các Cha đến đồng tế, Ca đoàn Giáo xứ Trinh Vương và đông đảo giáo dân trong vùng đã đến cầu nguyện cho ngài nhân ngày kỷ niệm 36 năm mục vụ tại Hoa Kỳ, và đây cũng là ngày ĐÔ về hưu dưỡng. Các linh mục đồng tế gồm có quý Linh mục thuộc Giáo phận Joliet (Cha Nguyễn Tuấn và Cha Phan An), Giáo phận Rockford (Cha Philip Trần Bính) và Tổng Giáo phận Chicago (Cha Trịnh Thế Hùng và Cha Hà Văn Vịnh) cùng quý Cha thuộc Giáo phận Peoria. Về phía giáo dân có đại diện của Giáo xứ Trinh Vương, Cộng Đoàn Mân Côi Chicago, Cộng Đoàn Công Giáo Gp. Rockford, Hội Nghĩa Sinh và các đoàn thể khác.
Nhân Lễ Tạ Ơn kỷ niệm 36 năm mục vụ tại Hoa Kỳ và nhân ngày về hưu dưỡng của Đức Ông Jerome Hàm, chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho Ngài và chung niềm hân hoan, hãnh diện về một mục tử người Việt đã làm vinh danh cho Việt Nam ở hải ngoại. Nghĩa Sinh Chicago tri ân Msgr. Jerome Nguyễn Ngọc Hàm về 12 năm phục vụ đạo đức, thánh thiện, nhiệt thành và gương mẫu.
Giáo xứ Chính Toà Lạng Sơn khai giảng các lớp Giáo Lý – Kinh Thánh mùa hè
Giuse Trần ngọc Huấn
08:05 07/06/2011
LẠNG SƠN - Theo thông lệ hàng năm đã được duy trì cách tốt đẹp, trong mỗi mùa hè, cùng với tất cả các giáo xứ, giáo họ trong toàn Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, giáo xứ Chính Toà Cửa Nam có chương trình quy tụ các em thiếu nhi trong toàn giáo xứ để tham dự các chương trình Giáo Lý – Kinh Thánh, cũng như các sinh hoạt dành riêng cho các em.
Năm nay, giáo xứ tiếp tục tổ chức các lớp Giáo Lý – Kinh Thánh mùa hè. Chương trình gồm các lớp Giáo lý:
- Lớp Giáo Lý Khai Tâm
- Lớp Giáo Lý Xưng Tội – Rước Lễ lần đầu.
- Lớp Giáo lý Thêm Sức
- Lớp Giáo Lý Kinh Thánh.
Vào hồi 15h00 chiều ngày thứ Hai, 06 tháng 06 năm 2011, tại tầng trệt của Nhà thờ Chính Toà, các em thiếu nhi trong Giáo xứ đã quy tụ để cùng tham dự chương trình của buổi khai giảng Giáo Lý – Kinh Thánh mùa hè năm 2011. Hiện diện trong buổi khai giảng có cha Giuse Nguyễn ngọc Thể, đại diện Giám mục và là Cha xứ Nhà thờ Chính Toà, đại diện Hội đồng mục vụ của Giáo xứ, quý Thầy và các giáo lý viên.
Phát biểu khai mạc chương trình Giáo lý – Kinh Thánh, cha xứ Giuse nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi, trau dồi kiến thức Giáo Lý – Kinh Thánh trong đời sống của mọi thành phần Dân Chúa tiến bước theo Đức Kitô. Cách riêng, đối với các em thiếu nhi, việc nắm vững những kiến thức Giáo lý và Lời Chúa sẽ làm nền tảng quan trọng cho đời sống Đức Tin và trở nên chỉ nam cho mọi sinh hoạt đạo đức cũng như thường nhật của các em sau này.
Cha Giuse mong muốn các em thiếu nhi trong giáo xứ Chính Toà sẽ chuyên chăm trong việc học hỏi Giáo Lý – Lời Chúa, trở nên những tín hữu nhiệt thành và những sứ giả loan truyền tình thương của Chúa ngay trong chính đời sống thường nhật. Ngài cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của gia đình, tha thiết mong các bậc phụ huynh khuyên bảo, động viên và tạo điều kiện để con em trau dồi nền tảng Đức Tin, Giáo lý và Lời Chúa, đó sẽ là hành trang hết sức quan trọng cho các em sau này.
Chương trình Giáo lý – Kinh Thánh sẽ được diễn ra trong suốt mùa hè với sự tham gia của hàng trăm em thiếu nhi trong toàn Giáo xứ. Thời gian học: từ 15h00 – 16h00 buổi chiều các ngày trong tuần; Chúa nhật: từ 8h00-9h00 sau đó là Thánh lễ Chúa Nhật dành cho thiếu nhi. Cũng trong tuần, thánh lễ vào lúc 19h00 chiều thứ Năm sẽ dành đặc biệt cho các em thiếu nhi.
Năm nay, giáo xứ tiếp tục tổ chức các lớp Giáo Lý – Kinh Thánh mùa hè. Chương trình gồm các lớp Giáo lý:
- Lớp Giáo Lý Xưng Tội – Rước Lễ lần đầu.
- Lớp Giáo lý Thêm Sức
- Lớp Giáo Lý Kinh Thánh.
Vào hồi 15h00 chiều ngày thứ Hai, 06 tháng 06 năm 2011, tại tầng trệt của Nhà thờ Chính Toà, các em thiếu nhi trong Giáo xứ đã quy tụ để cùng tham dự chương trình của buổi khai giảng Giáo Lý – Kinh Thánh mùa hè năm 2011. Hiện diện trong buổi khai giảng có cha Giuse Nguyễn ngọc Thể, đại diện Giám mục và là Cha xứ Nhà thờ Chính Toà, đại diện Hội đồng mục vụ của Giáo xứ, quý Thầy và các giáo lý viên.
Phát biểu khai mạc chương trình Giáo lý – Kinh Thánh, cha xứ Giuse nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi, trau dồi kiến thức Giáo Lý – Kinh Thánh trong đời sống của mọi thành phần Dân Chúa tiến bước theo Đức Kitô. Cách riêng, đối với các em thiếu nhi, việc nắm vững những kiến thức Giáo lý và Lời Chúa sẽ làm nền tảng quan trọng cho đời sống Đức Tin và trở nên chỉ nam cho mọi sinh hoạt đạo đức cũng như thường nhật của các em sau này.
Cha Giuse mong muốn các em thiếu nhi trong giáo xứ Chính Toà sẽ chuyên chăm trong việc học hỏi Giáo Lý – Lời Chúa, trở nên những tín hữu nhiệt thành và những sứ giả loan truyền tình thương của Chúa ngay trong chính đời sống thường nhật. Ngài cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của gia đình, tha thiết mong các bậc phụ huynh khuyên bảo, động viên và tạo điều kiện để con em trau dồi nền tảng Đức Tin, Giáo lý và Lời Chúa, đó sẽ là hành trang hết sức quan trọng cho các em sau này.
Chương trình Giáo lý – Kinh Thánh sẽ được diễn ra trong suốt mùa hè với sự tham gia của hàng trăm em thiếu nhi trong toàn Giáo xứ. Thời gian học: từ 15h00 – 16h00 buổi chiều các ngày trong tuần; Chúa nhật: từ 8h00-9h00 sau đó là Thánh lễ Chúa Nhật dành cho thiếu nhi. Cũng trong tuần, thánh lễ vào lúc 19h00 chiều thứ Năm sẽ dành đặc biệt cho các em thiếu nhi.
Buổi thuyết trình “Hãy Cứu Lấy Mẹ Đất!”
Tạ Ân Phúc
08:50 07/06/2011
Buổi thuyết trình “Hãy Cứu Lấy Mẹ Đất!”
Chăm sóc môi trường là một thách thức đối với toàn thể nhân loại hôm nay. Đó là một vấn đề thuộc nghĩa vụ chung và phổ quát, nghĩa vụ tôn trọng một tài sản chung, được dành cho hết mọi người, bằng cách ngăn chặn không cho bất cứ ai sử dụng “một cách vô trách nhiệm các loại hữu thể khác nhau, bất kể là sinh vật hay loài vô tri vô giác - như thú vật, thảo mộc, các yếu tố thiên nhiên - hoàn toàn theo ý mình, theo nhu cầu kinh tế riêng của mình”. Đó là một trách nhiệm phải được thi hành cách chín chắn trên cơ sở cuộc khủng hoảng sinh thái hiện nay đã mang phạm vi toàn cầu, và từ đó dẫn tới nhu cầu cần phải đối phó với cuộc khủng hoảng sinh thái này trên cấp độ thế giới, vì tất cả mọi hữu thể đều sống lệ thuộc lẫn nhau trong trật tự chung do Tạo Hoá sắp đặt. “Ta cần phải xem xét bản chất của mỗi vật mỗi loài và mối tương quan của nó trong một hệ thống có trật tự, hệ thống này gọi chính xác là ‘vũ trụ’” (Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công Giáo, số 466).
Con người đã chứng kiến biết bao thảm họa, từ động đất, sóng thần cho đến lũ lụt, ô nhiễm... nhưng trên hết, con người không chỉ đối mặt với những thảm hoạ do thiên nhiên gây ra, mà còn phải đương đầu với lòng vô cảm trước sự sinh tồn của thiên nhiên - nguồn gốc của mọi thảm hoạ. Trong tinh thần hướng về Ngày Môi Trường Thế Giới, chiều Thứ Bảy, ngày 28/05/2011, Chương Trình Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn đã tổ chức buổi nói chuyện với đề tài: “HÃY CỨU LẤY MẸ ĐẤT!” do Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế thuyết trình với sự phụ họa của Cha Lê Quang Uy, DCCT.
Xem hình buổi thuyết trình
Trước khi đi vào chia sẻ vấn đề, cha Giám Tỉnh đã nói đến công trình tạo dựng. Những chương đầu của Sáng Thế Ký đã để lại cho nhân loại những hình ảnh tạo thành, trong đó có hai trình thuật: trình thuật một mô tả ngày thứ nhất, ngày thứ hai… Chúa tạo dựng nên cái gì; trình thuật thứ hai mô tả Thiên Chúa xây dựng một cái vườn có đầy đủ mọi thứ và sau đó Ngài lấy đất nặn nên con người đặt vào đó. Dù trình thuật nào thì nền tảng Thánh Kinh cho thấy sự tạo dựng nên vũ trụ, tạo dựng nên hành tinh này và tạo nên con người là ý định của Thiên Chúa. Thưở ban đầu, khi Thiên Chúa tạo dựng, ngài đã khen mọi thứ là tốt đẹp. Trong mối tương quan giữa con người và trái đất, Thiên Chúa giao cho con người quản lý và làm cho nó mỗi ngày tốt đẹp hơn... Thiên Chúa dựng nên vũ trụ này để làm gì và Ngài muốn nó như thế nào? Con người chúng ta cần phải nhận biết ý định của Thiên Chúa qua việc đọc lại Thánh Kinh để thấy rằng Thiên Chúa dựng nên trời, đất, biển, trăng, sao, muôn thú, muôn loài, cây cỏ với lời khen tốt đẹp và cuối cùng dựng nên con người, Ngài khen là rất tốt đẹp. Thiên Chúa dựng nên và muốn muôn loài tồn tại, sinh sôi nảy nở đầy tràn mặt đất một cách phong phú.
Giáo Hội nghĩ gì về vấn đề môi trường? Hai tài liệu mà Giáo Hội nói một cách chính thức mà mỗi người Công Giáo nên đọc liên quan đến vấn đề môi trường là: (Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công Giáo, chương 10, Bảo vệ Môi trường (từ số 451 đến số 487), trong đó Giáo Hội phân tích và dạy người Kitô hữu phải làm gì trước vấn đề môi trường; và Sứ điệp của ĐTC Bênêđictô XVI nhân Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ 43 ngày 01/01/2010 với chủ đề "Nếu bạn muốn xây dựng hòa bình, hãy bảo tồn thiên nhiên”.
Với thời lượng giới hạn của một buổi nói chuyện chuyên đề, cha Giám tỉnh cho hay ngài chỉ chia sẻ những điều mang tính cách cục bộ, gói gọn vào một số vấn đề rất cụ thể trong cuộc sống.
Trước hết là những sự kiện lớn trên thế giới: Thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản ngày 11/03/2011 với số người chết và mất tích hơn 10.000 người. Trước đó phải kể đến cơn sóng thần ở Sumatra, Indonesia vào ngày 26/12/2004 làm thiệt mạng hơn 225.000 người thuộc 11 quốc gia. Trận động đất ngày 11/03/2011 kéo theo thảm họa rò rỉ phóng xạ ở Nhà máy Điện Hạt nhân Fukushima. Nói đến thảm họa hạt nhân cũng cần nhắc lại thảm họa Nhà máy Điện Hạt nhân Chernobyl Liên Xô tháng 4 năm 1986.
Một trong những thảm họa thiên nhiên do con người gây ra là thảm họa bùn đỏ vào ngày 04/10/2010 ở Hungary, cả một bể bùn đỏ đổ xuống và cuốn trôi hết mọi thứ, hóa chất gây tác hại khắp mọi nơi, cả một vùng lớn xem như bị tiêu diệt... Tiếp đến là trong hai năm vừa qua, Trung Quốc liên tiếp xảy ra động đất nhất là vụ động đất ngày 14/04/2010.
Thảm họa có thể thấy rõ nét bàn tay con người là Đập Tam Hiệp chặn dòng sông Dương Tử, Trung Quốc, với quy mô lớn nhất thế giới đã hoàn thành 2003. Khi chặn dòng nước toàn bộ hệ sinh thái bị thay đổi, chất gây ô nhiễm ở đầu nguồn được thải thẳng ra sông, dẫn đến tình trạng tảo độc sinh sôi nảy nở trên mặt nước. Bên cạnh đó là nước nhiễm độc trầm trọng, rác thải tích tụ thành những hòn đảo rác dày có thể đi bộ lên trên, đe dọa cuộc sống của gần 2 triệu dân nghèo (Đập Tam Hiệp: Những nguy cơ thảm họa, Báo Tuổi Trẻ 25/05/2011).
Hiện nay, Việt Nam đang phản đối việc khởi công xây Đập Xayaburi chặn sông Mêkông, vùng Trung Lào, quy mô lớn nhất Đông Nam Á, đe dọa cuộc sống của 20 triệu dân của đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam và đồng bằng của Campuchia. Khi chặn con đập này, nước sẽ không chảy xuống được và nó sẽ làm hủy diệt tất cả sinh vật sống ở vùng hạ lưu. Dòng sông Mêkông còn đổ phù sa về nuôi vựa lúa lớn nhất của cả nước, vì thế nếu dòng sông bị chặn lại sẽ làm đất bị nhiễm mặn không thể trồng lúa.
Những chuyện xảy ra ở Việt Nam: Bauxite trên các vùng cao nguyên làm cho môi trường thay đổi và thảm họa bùn đỏ treo lửng lơ. Quy trình khai thác quặng là chặt rừng đi, đào đất lên đem đi chỗ khác, lấy lớp đất có quặng lên bóc tách rồi lấp đất lại, bón phân trồng rừng, quặng sau khi tách còn lại bùn đỏ được chứa trong những hồ được bảo vệ kỹ lưỡng. Xét về mặt kỹ thuật, đào đất lên lấy quặng rồi lấp lại trồng rừng là chuyện không dễ với diện tích hàng kilômét vuông khi mà chuyện đào đắp vẫn là chuyện dài nhiều tập ở các thành phố lớn.
Tàn phá rừng đầu nguồn, xây dựng thủy điện tràn lan, vô tội vạ là điều đáng báo động khi hệ thống sông ngòi Việt Nam hiện gánh 600 thủy điện và theo quy hoạch toàn quốc có 1.050 thủy điện làm tàn phá môi trường, lũ lụt, hạn hán. Trận lũ lụt miền Trung ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hóa vào tháng 10 năm 2010 và sau đó ở Phú Yên, Bình Thuận, các nhà khoa học và ngay cả chính quyền cũng kết luận lý do lớn nhất là do thủy điện. Khi làm thủy điện phải dọn rừng, không còn nơi chứa nước, hồ thủy điện chặn nước, khi mưa đầu nguồn lớn phải xả lũ, xả ồ ạt sẽ là hạ lưu lũ lụt, đó là một thực trạng nhân tai ngày nay.
Song song đó là nạn phá rừng phòng hộ làm mặn xâm nhập, nuôi tôm, đưa mặn vào làm mặn xâm nhập, đồng ruộng bị nước mặn xâm nhập, phải bỏ hoang, không còn có thể trồng lúa và hoa màu.
Ngành công nghiệp hiện tàn phá các dòng sông và bầu khí quyển, vụ Vedan chỉ là một thí dụ điển hình cho việc thả chất thải gây ô nhiễm cho các dòng sông: Sông Thị Vải, kênh Tham Lương, kênh Nhiêu Lộc, Tàu Hủ, Bến Nghé tất cả đều ô nhiễm. Cải tạo kênh Nhiêu Lộc là một nỗ lực rất lớn của thành phố suốt 10 năm nhưng đến nay vẫn còn ô nhiễm.
Những hành động bất chấp hậu quả trong kinh doanh cũng ảnh hưởng đến môi trường như nhập khẩu các loại rác công nghiệp gây ô nhiễm: Màn hình máy vi tính, vỏ ô tô cũ, nhập hạt nix làm vệ sinh vỏ thân tàu, chân gà hôi thối…
Lơi lỏng về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng tiêu dùng không an toàn là một vấn nạn nguy hiểm cho sức khỏe con người: Trái cây, rau củ quả dùng thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản, chế biến nước tương từ các loại xương bẩn… Ly của Trung Quốc nhiễm độc chì gấp vài ngàn lần, được phát hiện nhưng không có biện pháp, chẳng thu hồi, chẳng tiêu hủy, người dân cứ thế mà dùng, chỉ có ai theo dõi thông tin mới biết mà tránh.
Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm và suy giảm trầm trọng gây ra hiện tượng lún và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác... Bên cạnh đó là giao thông hỗn loạn, gây ra quá nhiều tai nạn thảm khốc... Rác thải y tế không được xử lý chặt chẽ... Ô nhiễm đô thị: bụi, khói, rác, tiếng ồn, thiếu cây xanh, nước thải, kẹt xe, ngập nước, hiệu ứng nhà kiếng...
Khi lượt qua một phần thực trạng bức tranh bi thảm về môi trường, vấn đề đặt ra là mỗi người phải làm thế nào để bảo vệ môi trường trong tầm tay của mình? Làm thế nào để cứu Mẹ Đất và làm cho cuộc sống đúng như là Đấng Sáng Tạo mong muốn là làm cho sinh sôi nảy nở mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Hãy góp phần bảo vệ môi trường bằng những hành vi nhỏ, thiết thực nhất, những chuyện nhỏ cần làm ngay:
Các biện pháp, hành động thụ động: Nỗ lực vận động không hút thuốc, không đốt pháo, không đốt vàng mã những thứ làm thiệt hại môi trường, làm thiệt hại tài sản, nói không với bao xốp, túi nylon, thu gom và xử lý rác kỹ lưỡng...
Đối với ý thức cộng đồng, vệ sinh đường phố nơi công cộng: Không xả rác, phóng uế, đổ nước thải, thả chó rong... không chặt cây xanh, săn bắn chim, không phóng sinh rùa tai đỏ, khổng nuôi đỉa làm hại môi trường vì hậu quả ốc bưu vàng vẫn còn đang phải gánh chịu. Không nhậu nhẹt, ăn thịt thú rừng, cần xóa bỏ nhận thức nhậu thú rừng là thời thượng
Giảm tiếng ồn, không lạm dụng còi xe, tôn trọng sự yên tĩnh cần thiết tại các khu vực có nhà thờ, trường học, bệnh viện… tiết kiệm điện, nước, xăng, không mở máy lạnh khi không cần thiết, dạy cho con cái, học trò cách sử dụng mọi thứ có trách nhiệm
Các biện pháp, hành động chủ động, tích cực: Tìm mọi cách phủ xanh thành phố bằng cách trồng cây xanh, trồng chậu kiểng, dây leo xanh, vườn treo trên ban công nhà. Thu giữ nước mưa sạch để bổ sung cho nguồn nước sinh hoạt, giảm lượng nước thải khi có mưa, nếu mọi người cùng thực hiện thì đó là một cách để tránh ngập lụt. Ủng hộ các sáng kiến bảo vệ môi trường, các sáng kiến tạo ra hàng tiêu dùng xanh, thực phẩm sạch, kiến trúc xanh, đưa thiên nhiên vào nội thất bằng những loại cây không chịu nắng... Cần hiểu rằng bảo vệ môi trường là bảo vệ hòa bình.
Kết thúc bài thuyết trình cha Giám tỉnh DCCT ước mong rằng mỗi người làm một việc nhỏ để góp phần vào việc bảo vệ môi trường, góp phần vào việc nâng cao cuộc sống và điều quan trọng nhất là cộng tác với Chúa trong công việc tạo thành vũ trụ như Chúa đã trao phó là làm sinh sôi nảy nở và đầy tràn mặt đất.
Sau bài thuyết trình, Cha Giuse Lê Quang Uy, DCCT đã mời gọi cộng đoàn xếp thành vòng tròn tượng trưng cho sự liên đới với nhau để thắp nến cầu nguyện cho Mẹ Đất. Tâm tình cầu nguyện là một nỗi niềm sám hối về những gì con người bạc đãi thiên nhiên, ứng xử thiếu tình thương đối với tha nhân, với thiên nhiên xung quanh. Kế đến là tâm nguyện xin cho tâm hồn con người không bị ô nhiễm bởi sự nhẫn tâm độc ác, lòng vị kỷ hẹp hòi, tính tham lam vô độ...
Những ngọn nến đã toả sáng với lời kinh tiếng hát nơi một cộng đoàn dù nhỏ nhoi vào một buổi chiều để tạ tội cùng Chúa và xin Chúa bảo vệ quả đất mà Chúa đã dựng nên cho con người: “Con xin dâng lên Chúa hai hai ngàn năm đã qua, bao lao đao vấp ngã, bao tổn thương xót xa. Nguyện thế giới xin hồi tâm, khát khao xin ngài thứ tha… Con xin dâng lên Chúa đây ngàn năm thứ ba, yêu thương như men muối, mau dậy lên thiết tha. Nguyện thế giới xin thành tâm, ước ao xin ngài đỡ nâng...”
Sàigòn, ngày 05 tháng Sáu năm 2011,
Tạ Ân Phúc
Con người đã chứng kiến biết bao thảm họa, từ động đất, sóng thần cho đến lũ lụt, ô nhiễm... nhưng trên hết, con người không chỉ đối mặt với những thảm hoạ do thiên nhiên gây ra, mà còn phải đương đầu với lòng vô cảm trước sự sinh tồn của thiên nhiên - nguồn gốc của mọi thảm hoạ. Trong tinh thần hướng về Ngày Môi Trường Thế Giới, chiều Thứ Bảy, ngày 28/05/2011, Chương Trình Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn đã tổ chức buổi nói chuyện với đề tài: “HÃY CỨU LẤY MẸ ĐẤT!” do Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế thuyết trình với sự phụ họa của Cha Lê Quang Uy, DCCT.
Xem hình buổi thuyết trình
Trước khi đi vào chia sẻ vấn đề, cha Giám Tỉnh đã nói đến công trình tạo dựng. Những chương đầu của Sáng Thế Ký đã để lại cho nhân loại những hình ảnh tạo thành, trong đó có hai trình thuật: trình thuật một mô tả ngày thứ nhất, ngày thứ hai… Chúa tạo dựng nên cái gì; trình thuật thứ hai mô tả Thiên Chúa xây dựng một cái vườn có đầy đủ mọi thứ và sau đó Ngài lấy đất nặn nên con người đặt vào đó. Dù trình thuật nào thì nền tảng Thánh Kinh cho thấy sự tạo dựng nên vũ trụ, tạo dựng nên hành tinh này và tạo nên con người là ý định của Thiên Chúa. Thưở ban đầu, khi Thiên Chúa tạo dựng, ngài đã khen mọi thứ là tốt đẹp. Trong mối tương quan giữa con người và trái đất, Thiên Chúa giao cho con người quản lý và làm cho nó mỗi ngày tốt đẹp hơn... Thiên Chúa dựng nên vũ trụ này để làm gì và Ngài muốn nó như thế nào? Con người chúng ta cần phải nhận biết ý định của Thiên Chúa qua việc đọc lại Thánh Kinh để thấy rằng Thiên Chúa dựng nên trời, đất, biển, trăng, sao, muôn thú, muôn loài, cây cỏ với lời khen tốt đẹp và cuối cùng dựng nên con người, Ngài khen là rất tốt đẹp. Thiên Chúa dựng nên và muốn muôn loài tồn tại, sinh sôi nảy nở đầy tràn mặt đất một cách phong phú.
Với thời lượng giới hạn của một buổi nói chuyện chuyên đề, cha Giám tỉnh cho hay ngài chỉ chia sẻ những điều mang tính cách cục bộ, gói gọn vào một số vấn đề rất cụ thể trong cuộc sống.
Trước hết là những sự kiện lớn trên thế giới: Thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản ngày 11/03/2011 với số người chết và mất tích hơn 10.000 người. Trước đó phải kể đến cơn sóng thần ở Sumatra, Indonesia vào ngày 26/12/2004 làm thiệt mạng hơn 225.000 người thuộc 11 quốc gia. Trận động đất ngày 11/03/2011 kéo theo thảm họa rò rỉ phóng xạ ở Nhà máy Điện Hạt nhân Fukushima. Nói đến thảm họa hạt nhân cũng cần nhắc lại thảm họa Nhà máy Điện Hạt nhân Chernobyl Liên Xô tháng 4 năm 1986.
Một trong những thảm họa thiên nhiên do con người gây ra là thảm họa bùn đỏ vào ngày 04/10/2010 ở Hungary, cả một bể bùn đỏ đổ xuống và cuốn trôi hết mọi thứ, hóa chất gây tác hại khắp mọi nơi, cả một vùng lớn xem như bị tiêu diệt... Tiếp đến là trong hai năm vừa qua, Trung Quốc liên tiếp xảy ra động đất nhất là vụ động đất ngày 14/04/2010.
Thảm họa có thể thấy rõ nét bàn tay con người là Đập Tam Hiệp chặn dòng sông Dương Tử, Trung Quốc, với quy mô lớn nhất thế giới đã hoàn thành 2003. Khi chặn dòng nước toàn bộ hệ sinh thái bị thay đổi, chất gây ô nhiễm ở đầu nguồn được thải thẳng ra sông, dẫn đến tình trạng tảo độc sinh sôi nảy nở trên mặt nước. Bên cạnh đó là nước nhiễm độc trầm trọng, rác thải tích tụ thành những hòn đảo rác dày có thể đi bộ lên trên, đe dọa cuộc sống của gần 2 triệu dân nghèo (Đập Tam Hiệp: Những nguy cơ thảm họa, Báo Tuổi Trẻ 25/05/2011).
Hiện nay, Việt Nam đang phản đối việc khởi công xây Đập Xayaburi chặn sông Mêkông, vùng Trung Lào, quy mô lớn nhất Đông Nam Á, đe dọa cuộc sống của 20 triệu dân của đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam và đồng bằng của Campuchia. Khi chặn con đập này, nước sẽ không chảy xuống được và nó sẽ làm hủy diệt tất cả sinh vật sống ở vùng hạ lưu. Dòng sông Mêkông còn đổ phù sa về nuôi vựa lúa lớn nhất của cả nước, vì thế nếu dòng sông bị chặn lại sẽ làm đất bị nhiễm mặn không thể trồng lúa.
Những chuyện xảy ra ở Việt Nam: Bauxite trên các vùng cao nguyên làm cho môi trường thay đổi và thảm họa bùn đỏ treo lửng lơ. Quy trình khai thác quặng là chặt rừng đi, đào đất lên đem đi chỗ khác, lấy lớp đất có quặng lên bóc tách rồi lấp đất lại, bón phân trồng rừng, quặng sau khi tách còn lại bùn đỏ được chứa trong những hồ được bảo vệ kỹ lưỡng. Xét về mặt kỹ thuật, đào đất lên lấy quặng rồi lấp lại trồng rừng là chuyện không dễ với diện tích hàng kilômét vuông khi mà chuyện đào đắp vẫn là chuyện dài nhiều tập ở các thành phố lớn.
Tàn phá rừng đầu nguồn, xây dựng thủy điện tràn lan, vô tội vạ là điều đáng báo động khi hệ thống sông ngòi Việt Nam hiện gánh 600 thủy điện và theo quy hoạch toàn quốc có 1.050 thủy điện làm tàn phá môi trường, lũ lụt, hạn hán. Trận lũ lụt miền Trung ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hóa vào tháng 10 năm 2010 và sau đó ở Phú Yên, Bình Thuận, các nhà khoa học và ngay cả chính quyền cũng kết luận lý do lớn nhất là do thủy điện. Khi làm thủy điện phải dọn rừng, không còn nơi chứa nước, hồ thủy điện chặn nước, khi mưa đầu nguồn lớn phải xả lũ, xả ồ ạt sẽ là hạ lưu lũ lụt, đó là một thực trạng nhân tai ngày nay.
Song song đó là nạn phá rừng phòng hộ làm mặn xâm nhập, nuôi tôm, đưa mặn vào làm mặn xâm nhập, đồng ruộng bị nước mặn xâm nhập, phải bỏ hoang, không còn có thể trồng lúa và hoa màu.
Ngành công nghiệp hiện tàn phá các dòng sông và bầu khí quyển, vụ Vedan chỉ là một thí dụ điển hình cho việc thả chất thải gây ô nhiễm cho các dòng sông: Sông Thị Vải, kênh Tham Lương, kênh Nhiêu Lộc, Tàu Hủ, Bến Nghé tất cả đều ô nhiễm. Cải tạo kênh Nhiêu Lộc là một nỗ lực rất lớn của thành phố suốt 10 năm nhưng đến nay vẫn còn ô nhiễm.
Những hành động bất chấp hậu quả trong kinh doanh cũng ảnh hưởng đến môi trường như nhập khẩu các loại rác công nghiệp gây ô nhiễm: Màn hình máy vi tính, vỏ ô tô cũ, nhập hạt nix làm vệ sinh vỏ thân tàu, chân gà hôi thối…
Lơi lỏng về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng tiêu dùng không an toàn là một vấn nạn nguy hiểm cho sức khỏe con người: Trái cây, rau củ quả dùng thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản, chế biến nước tương từ các loại xương bẩn… Ly của Trung Quốc nhiễm độc chì gấp vài ngàn lần, được phát hiện nhưng không có biện pháp, chẳng thu hồi, chẳng tiêu hủy, người dân cứ thế mà dùng, chỉ có ai theo dõi thông tin mới biết mà tránh.
Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm và suy giảm trầm trọng gây ra hiện tượng lún và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác... Bên cạnh đó là giao thông hỗn loạn, gây ra quá nhiều tai nạn thảm khốc... Rác thải y tế không được xử lý chặt chẽ... Ô nhiễm đô thị: bụi, khói, rác, tiếng ồn, thiếu cây xanh, nước thải, kẹt xe, ngập nước, hiệu ứng nhà kiếng...
Khi lượt qua một phần thực trạng bức tranh bi thảm về môi trường, vấn đề đặt ra là mỗi người phải làm thế nào để bảo vệ môi trường trong tầm tay của mình? Làm thế nào để cứu Mẹ Đất và làm cho cuộc sống đúng như là Đấng Sáng Tạo mong muốn là làm cho sinh sôi nảy nở mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Hãy góp phần bảo vệ môi trường bằng những hành vi nhỏ, thiết thực nhất, những chuyện nhỏ cần làm ngay:
Các biện pháp, hành động thụ động: Nỗ lực vận động không hút thuốc, không đốt pháo, không đốt vàng mã những thứ làm thiệt hại môi trường, làm thiệt hại tài sản, nói không với bao xốp, túi nylon, thu gom và xử lý rác kỹ lưỡng...
Đối với ý thức cộng đồng, vệ sinh đường phố nơi công cộng: Không xả rác, phóng uế, đổ nước thải, thả chó rong... không chặt cây xanh, săn bắn chim, không phóng sinh rùa tai đỏ, khổng nuôi đỉa làm hại môi trường vì hậu quả ốc bưu vàng vẫn còn đang phải gánh chịu. Không nhậu nhẹt, ăn thịt thú rừng, cần xóa bỏ nhận thức nhậu thú rừng là thời thượng
Giảm tiếng ồn, không lạm dụng còi xe, tôn trọng sự yên tĩnh cần thiết tại các khu vực có nhà thờ, trường học, bệnh viện… tiết kiệm điện, nước, xăng, không mở máy lạnh khi không cần thiết, dạy cho con cái, học trò cách sử dụng mọi thứ có trách nhiệm
Các biện pháp, hành động chủ động, tích cực: Tìm mọi cách phủ xanh thành phố bằng cách trồng cây xanh, trồng chậu kiểng, dây leo xanh, vườn treo trên ban công nhà. Thu giữ nước mưa sạch để bổ sung cho nguồn nước sinh hoạt, giảm lượng nước thải khi có mưa, nếu mọi người cùng thực hiện thì đó là một cách để tránh ngập lụt. Ủng hộ các sáng kiến bảo vệ môi trường, các sáng kiến tạo ra hàng tiêu dùng xanh, thực phẩm sạch, kiến trúc xanh, đưa thiên nhiên vào nội thất bằng những loại cây không chịu nắng... Cần hiểu rằng bảo vệ môi trường là bảo vệ hòa bình.
Kết thúc bài thuyết trình cha Giám tỉnh DCCT ước mong rằng mỗi người làm một việc nhỏ để góp phần vào việc bảo vệ môi trường, góp phần vào việc nâng cao cuộc sống và điều quan trọng nhất là cộng tác với Chúa trong công việc tạo thành vũ trụ như Chúa đã trao phó là làm sinh sôi nảy nở và đầy tràn mặt đất.
Sau bài thuyết trình, Cha Giuse Lê Quang Uy, DCCT đã mời gọi cộng đoàn xếp thành vòng tròn tượng trưng cho sự liên đới với nhau để thắp nến cầu nguyện cho Mẹ Đất. Tâm tình cầu nguyện là một nỗi niềm sám hối về những gì con người bạc đãi thiên nhiên, ứng xử thiếu tình thương đối với tha nhân, với thiên nhiên xung quanh. Kế đến là tâm nguyện xin cho tâm hồn con người không bị ô nhiễm bởi sự nhẫn tâm độc ác, lòng vị kỷ hẹp hòi, tính tham lam vô độ...
Những ngọn nến đã toả sáng với lời kinh tiếng hát nơi một cộng đoàn dù nhỏ nhoi vào một buổi chiều để tạ tội cùng Chúa và xin Chúa bảo vệ quả đất mà Chúa đã dựng nên cho con người: “Con xin dâng lên Chúa hai hai ngàn năm đã qua, bao lao đao vấp ngã, bao tổn thương xót xa. Nguyện thế giới xin hồi tâm, khát khao xin ngài thứ tha… Con xin dâng lên Chúa đây ngàn năm thứ ba, yêu thương như men muối, mau dậy lên thiết tha. Nguyện thế giới xin thành tâm, ước ao xin ngài đỡ nâng...”
Sàigòn, ngày 05 tháng Sáu năm 2011,
Tạ Ân Phúc
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hào khí Vua Quang Trung
Thanh Sơn
07:47 07/06/2011
Tội nghiệp cho một lũ đười ươi
Ăn gian qúa nhiều nên dối lắm
Nhục nhã đưa tin qúa ngược đời
Chuyện cả thế gian đã biết rành
Biểu tình lừng lẫy qúa vang danh
Thế giới truyền hình ai cũng thấy
Cộng nô sắp sửa vỡ tan tành
Truyền hình đài vẹm chúng nói là
Chẳng có biểu tình nào xảy ra
Chỉ có ít người dân tự phát
Đảng tạo điều kiện cho đấy mà
Đười ươi Pắc Pó mới chui ra
Nửa người, nửa khỉ nửa tà ma
Mán rừng xuống phố chuyên nói dối
Cà rem phơi khô chất đầy nhà...
Cả bộ chính trị lũ gian tà
Rút đầu rút cổ chẳng thấy ra
Lạy ông Tàu phù xin tha thứ
Chúng con dâng ông Hoàng, Trường Sa
Sao hèn với giặc ác với dân?
Tham lam dối trá ôi qúa bần!
Nòi giống Vua Hùng đâu có thế
Sao lại bán nước với buôn dân?
Hỡi đoàn quân đội với công an
Hãy mau quay lại giữ Giang San
Chớ nghe lời mấy tên bán Nước
Chúng đã bán dần Nước Việt Nam
Ngày 5 tháng 6 đã vang rền
Tuổi Trẻ thanh Niên đã vùng lên
Tự Do Dân Chủ đang dần đến
Trung kiên anh dũng thật vững bền
Việt Nam nòi giống của Vua Hùng
"Đuổi Thanh" hào khí Vua Quang Trung
"Bình Mông" của Thánh Trần Hưng Đạo
Toàn Dân tranh đấu cho đến cùng.
Nghịch lý chính trị tại Việt Nam
Hà Long
07:54 07/06/2011
Tình hình thế giới luôn biến hóa phức tạp và thay đổi hằng ngày theo chuyển biến chính trị. Các nhà cầm quyền đều lo lắng cho mức đo thuận và nghịch về đường hướng giải quyết chính trị của họ. Vài ví dụ điển hình cụ thể:
- Tại Nhật Bản thủ tướng Naoto Kan vừa thoát qua được cuộc "bỏ phiếu bất tín nhiệm" tại quốc hội hạ viện ngày 02/6/2011. Hạ viện bỏ phiếu chống lại cuộc bỏ phiếu này với tỷ lệ 293-152. Cuộc bỏ phiếu đòi Thủ tướng Naoto Kan từ chức đã thất bại cho phe đối lập. Hiện tại khoảng 2/3 người Nhật không hài lòng về thủ tướng Naoto Kan về giải quyết khủng hoảng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau cơn sóng thần Tsunami.
- Tiếp theo đó chính phủ Đức đang gặp rất nhiều khó khăn về chính sánh dùng điện hạt nhân. Hậu họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima làm cho dân chúng Đức lo sợ và phò theo phong trào Đảng Xanh (Grün) làm cho các cuộc bầu cử tại nhiều Tiểu Bang vừa qua có chiều hướng chống lại hai đảng CDU và FDP đang cầm quyền. Trong thời gian qua hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình trên toàn nước Đức đòi đóng cửa những nhà máy nguyên tử. Đảng Xanh đại thắng.
- Tại Tây Ban Nha, Đảng xã hội do Thủ tướng Rodriguez Zapatero cầm quyền đã thất bại trong cuộc bầu cử tại các địa phương vào ngày 22/5. Đảng Xã Hội cầm quyền thảm bại khi chỉ giành được 27,81% số phiếu bầu, trong khi đảng đối lập Nhân Dân Bảo Thủ gia tăng 37,58% số phiếu. Thủ tướng Zapatero đã thừa nhận thất bại của đảng Xã Hội, vì đảng này đang đưa đất nước Tây Ban Nha vào cảnh phá sản và nợ công ngất trời. Ngay cả thành trị của Đảng Xã Hội ở các thành phố lớn như Barcelona và Valencia đã hoàn toàn mất quyền kiểm soát tuyệt đối.
- Tại Singapore thì thủ tướng Lý Quang Diệu nhìn thấy cảnh xuống dốc của đảng cầm quyền do ông xây dựng qua bao thập kỷ đành phải cứu nguy qua sự thối chức về vườn nghỉ hưu cùng với một cựu thủ tướng nữa là ông Goh Chok, lời thông cáo báo chí vào ngày 14/5/2011. Ông Diệu, 87 tuổi là thủ tướng từ năm 1959 đến 1990, và sau đó ông Goh Chok lên kế vị cho tới năm 2004. Lý do từ chức của hai vị "lão thành" của Singapore vì Đảng Hành động Nhân dân (PAP) do ông Diệu đã thành lập và lãnh đạo từ năm 1954 đã phải chấp nhận kết quả bầu cử tồi tệ nhất kể từ khi giành được độc lập năm 1965. Đảng PAP chỉ đạt được 60% số phiếu, khi so với mức 67% vào năm 2006 và 75% vào năm 2001. Đất nước Singapore dưới sự cầm quyền của đảng PAP qua thủ tướng Lý Quang Diệu đã phát triển từ một nước thuộc địa lạc hậu không có tài nguyên thiên nhiên để trở thành một còn Rồng Á Châu toả sáng trên chính trường thế giới. Một quốc gia nhỏ bé nhất Châu Á với dân số chưa đầy 5 triệu người sống trong một diện tích chât hẹp 692 km², nhưng Cộng hòa Singapore đã trở thành một trong những quốc gia giàu nhất thế giới với tổng sản lượng quốc gia lên đến 250 tỷ US Đôla hiện tại. Singapore so với thành phố Sài Gòn nhỏ hơn về diện tích lẫn số dân cư với 7.162.864 người Sài Gòn trong một diện tích 2.095 km².
Nhìn về Việt Nam tìm ra các nghịch lý chính trị
Việt Nam đang sống dưới sự cầm quyền của đảng csVN và đương kim đoạt hai giải quán quân đứng đầu nhất nhì thế giới: Bầu cử 2011 vượt chỉ tiêu có một không hai trên hoàn cầu với đa số tuyệt đối 99,51% theo báo cáo của Hội đồng bầu cử 2011 và mức lạm phát tại Việt Nam đang đứng thứ nhì trên thế giới để chạm đến ngưỡng cửa 20%.
Tây Ban Nha chỉ vì lạm phát và công nợ cao ngất làm cho đảng Xã Hội cầm quyền bị "trừng phạt" qua lá phiếu của người dân thì ngược lại Việt Nam lại được "thưởng phiếu" cho đảng cầm quyền tạo ra lạm phát, nợ công, nợ Vinashin, lương thấp theo bão giá, v.v…
Chính phủ Đức hiện tại đang phải nhượng bộ sức ép chính trị từ người dân Đức để lên chương trình đóng cửa vĩnh viễn 8 nhà máy nguyên tử cho đến năm 2022, thì Việt Nam đang tự hào xây dựng nhà máy nguyên tử đầu tiên do Nga giúp đỡ kỹ thuật. Một nhà chính trị VN đã tuyên bố như người mất trí "nhà máy nguyên tử VN an toàn nhất thế giới" khi ông ta chưa thấy một nhà máy nguyên tử nào ở VN.
Tại Singapore hai vị "lão thành" của đảng PAP phải từ chức vì dân chúng tấy chay qua những lá phiếu bầu cử - cho dù đảng PAP cũng đạt được đa số 60% cầm quyền, nhưng hai ông Lý Quang Diệu và Goh Chok phải cáo lui về vườn thì tại Việt Nam tất cả 12 bộ trưởng đương nhiệm đều trúng cử cao ngất như trong mơ, gồm các ông: Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Công an; Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng; Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch; Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Tư pháp; Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công thương; Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo; Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Tài chính; Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giàng Seo Phử, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội.
Nơi đây được phép nêu thêm thành tích trúng cử tuyệt vời của Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng với tỷ lệ phiếu bầu cao nhất là 95,51%, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận được sự tín nhiệm của cử tri đến 95,38%, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đạt 85,63%.
Một điều ngạc nhiên lý thú lạ kỳ khi đọc được những thành quả của Hội đồng bầu cử loan báo. Suy diễn ra từ các vùng biên giới có nhiều dân tộc thiểu số, mù chữ và đông đảo người nghèo thì các cử tri lại hân hoan phấn khởi đến phòng bầu cử để bầu phiếu đông nhất nước, như tại tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn đạt đích điểm 99,9%.
Thành quả bầu cử 2011 đã đạt đến đa số tuyệt đối 99,51% cho dù:
- Lạm phát phi mã đáng sợ với 20% mà thủ tướng vẫn đắc cử cao ngất trời cộng thêm 12 vị bộ trưởng liên quan trách nhiệm.
- Giới công nhân bị bóc lột từ những chủ nhân nước ngoài, mức lương không đủ sống trong thời bão giá, trong nửa năm 2011 đã có hàng trăm vụ đình công đòi tăng lương.
- Tàu Vinashin phá sản nhưng các quan lớn trong bộ chính trị vẫn bình chân như vại. Phi lý đến nỗi mỗi đầu người VN phải trả 1.000.000 DVN cho nợ của Vinashin.
- Bất lực trước sự xâm lấn của giặc Tàu nhưng dân vẫn hân hoan bầu cho những người bù nhìn bám vào "16 chữ vàng" bán nước hoặc trở thành Việt gian.
- Nạn đói tại Thanh Hóa với gần 300.000 người dân không đủ cơm ăn hằng ngày thế mà tổng số cử tri đi bầu đã đạt đến 99,37%. Hình như nghèo đói cũng vui sướng đi bỏ phiếu cho các quan lại vô tài và có thể lại bầu cử cho những kẻ ăn căp ngay lương thực cứu trợ cho chính mình nữa. Những địa phương có số hộ thiếu đói lương thực nhiều nhất tại Thanh Hóa là các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân. Tại những vùng đói này người dân biểu lộ quyền lợi và nghĩa vụ của lá phiếu lên 98,71% nơi đặt tên đơn vị bầu cử Số 5. Còn nơi nghèo nhất như huyện Mường Lát và Quan Sơn thuộc đơn vị bầu cử Số 6 đạt được đích điểm tuyệt đối cao nhất nước Việt Nam với 99,92% cử chi đi bầu.
Nghịch lý to lớn nhất trong cuộc bầu cử 2011 cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi nhận được sự tín nhiệm của cử tri đến 95,38%. Nhìn qua nhiệm kỳ thứ nhất của ông Dũng thì thấy ông đang dẫn đầu quán quân về lạm phát lên đến 20%; dâng hiến các phần đất đai vùng biên giới cho Anh bạn to lớn "16 chữ vàng" và "4 tốt" một phần của Thác Bản Giốc; cho thuê đất rừng kéo dài 50 năm vào tay ngoại bang; vụ PMU 18 liên quan đến tham nhũng to lớn trong Bộ Giao thông Vận tải với tội phạm Bùi Tiến Dũng và riêng thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến đã được hạ cánh an toàn "trắng án" vào năm 2008; công nghệ mũi nhọn đóng tàu Vinashin phá sản toàn diện; Công ty Cho thuê tài chính ALC II vỡ nợ; Nhà điện EVN điêu đứng vì nợ to; cắt xén cột xương sống của tòa nhà Việt Nam cho cộng sản Tàu tại Bô-xit Tây Nguyên; Biển Đông bị teo tóp theo đường lưỡi bò của Tàu; chủ tịch ủy ban nhân dân Hà Giang Nguyễn Trường Tô nổi tiếng khắp nơi về mua dâm học sinh cùng với 16 vị quan lớn Hà Giang thoát án tù; trả thù luật sư Cù Huy Hà Vũ bằng 7 năm tù đày; nạn xài bằng giả để "chạy chức, chạy quyền" lan tràn khắp nơi trong các cơ quan nhà nước từ cấp trên xuống dưới, thí dụ chỉ tại một tỉnh Sóc Trăng đã có trên 280 cán bộ dùng bằng giả; tiếp đến tệ nạn "trên bảo dưới không nghe" dưới thời thủ tướng Dũng là chuyện xảy ra thường ngày ở huyện; ra luật báo chí mới nhằm kiểm soát thông tin và bóp nghẹt Internet cũng như giới Blogger tự do.
Thế mà ngài thủ tướng cầm quyền đã gióng lên sự trong sáng chính trị của ông rằng "chưa từng xử lý kỷ luật ai". Nhìn vào căn nhà đổ nát về kinh tế của Việt Nam, nếu được nhắc đến cuộc sống của người dân với nỗi lo hằng ngày như cơm áo gạo tiền và mức lương tụt xuống theo bão giá từ khi ông Dũng làm thủ tướng thì chúng ta đánh giá được ngay mức sống của dân VN ấm no hạnh phúc hay nghèo khổ. Không ai khẳng định được điều này hay hơn chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mới đây ông đã thú nhận chắc nịch vào ngày 05/5/2011 tại phiên khai mạc chính thức Hội nghị Thường niên lần thứ 44 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ở Hà Nội: "Việt Nam vẫn là nước nghèo". Sự thú nhận này chẳng khác gì lời tuyên bố phá sản chính trị cho một người mang danh thủ tướng.
Một điều phi lý khác nữa là người dân bầu ra đại biểu quốc hội, sau đó quốc hội hội bầu ra Chính phủ và thủ tướng nhưng thủ tướng lại không được xử lý kỷ luật thành viên Chính phủ mà lại là trách nhiệm của 14 "tên Đầy Tớ" trong Bộ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam. Những người này đã phán quyết về phá sản khổng lồ 5 tỷ Đôla của Vinashin như là chỉ mất đi vài tỷ đồng VN mà thôi: Tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 9 ngày 21/3/2011, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho hay, "Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật với các tập thể, cá nhân trong Chính phủ liên quan đến tình hình sai phạm ở Vinashin". Bởi thế ông Dương Trung Quốc là đại biểu Quốc hội đã một lần nhận định đánh giá sự phá sản của quốc hội VN: "Thực tế bây giờ cử tri họ không quan tâm nhiều đến hoạt động của Quốc hội nữa!" Lý do quốc hội VN sinh hoạt chẳng khác chi của một nhà trẻ "Vì họ cảm thấy Quốc hội bàn chuyện đâu đâu ấy!".
Nghịch lý phản bội lại lời hứa trước quốc hội ngày 24/11/2010 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Là người đứng đầu, tôi nhận trách nhiệm đó. Tôi cũng nói rõ hơn, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, các thành viên Chính phủ có liên quan đến việc quản lý Nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với vấn đề này đang kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm. Kết luận kiểm điểm như thế nào, trách nhiệm cụ thể như thế nào chúng tôi sẽ công khai".
Lời hứa này chẳng khác nào cảnh đánh bùn sang ao và tư cách của một thủ tướng đã "bội tín chính trị".
Nghịch lý về lòng Yêu Nước bảo vệ Chủ Quyền Quốc Gia
Yêu nước tại Việt Nam đang trở thành một món hàng xa xỉ dành cho người dân. Hoặc nói cách khác khi muốn bày tỏ sự đối kháng chống ngoại xâm thì có thể đi liền với cảnh bắt bớ tù tội. Sự đối kháng để gìn giữ giang sơn của dân tộc Việt đang bị nhà nước csVN làm cho liệt kháng. Đọc tường trình báo chí của Thông Tấn Xã VN (cha đẻ của hệ thống báo chí lề phải) về cuộc Tuần Hành Ôn Hòa trước ĐSQ Tàu ở Hà Nội và ở Sài gòn thì thấy rõ ràng sự khiếp nhược hèn nhát của nhà nước csVN. TTXVN đưa tựa đề ngày 05/6: "Về vụ việc một số người tụ tập gần ĐSQ Trung Quốc" và cho rằng "một số phương tiện truyền thông ở ngoài nước loan tin về việc đã xảy ra "các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc" trước cửa đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM".
Thông Tấn Xã VN viết theo kiểu dâng sớ của một nước chư hầu để khẳng định "Đó là thông tin sai sự thật." Và các bồi bút TTXVN nương theo bóng của anh bạn "16 chữ vàng" tỏ ra như muốn lập công lớn: "Những người này tụ tập một cách trật tự, bày tỏ thái độ một cách ôn hòa, và sau khi được các đoàn thể, các cơ quan chức năng của Việt Nam giải thích, họ đã tự giải tán, ra về".
Với những dòng chữ đó các tay bồi bút theo lề phải đã phản bội lại chủ tịch Nguyễn Minh Triết lúc ông ra thăm đảo Bạch Long Vĩ thuộc Hải Phòng ngày 30/03/2010 và tại đó ông phấn chấn lòng tự hào yêu nước bảo vệ giang sơn nên đã phát biểu rõ ràng: "Chúng ta không tham của ai, nhưng một tấc đất quê hương chúng ta cũng không nhân nhượng". Trong thời điểm này giới truyền thông lề phải chỉ dám nhắc đến các "tàu lạ" lấn chiếm vào vùng biển VN, thì với câu nói này là mạnh mẽ nhất.
"Chúng ta cũng không nhân nhượng" trước cộng sản Tàu, đó là cách nói xuông, những nghịch lý đi kèm theo là sự cô lập và bắt bớ đã xảy ra cho Blogger Người Buôn Gió, Blogger Mẹ Nấm cũng như những thủ đoạn đê tiện cầm chân nhạc sĩ Tuấn Khanh và bà Tạ Phong Tần (Blog Công lý-Sự thật) trong những ngày qua.
Một bình luận trên mạng bức xúc ghi trong Blog MTH: "Mai Thanh Hải ơi, yêu tổ quốc. Yêu đồng bào như lời Bác dạy thì có tội gì không nhỉ? Em trai tôi sáng nay chỉ hô "Hoàng sa - Trường sa là của Việt Nam, đả đảo quân xâm lược" thế mà bị công an vụt cho một cái vào đầu. Cũng may đội mũ bảo hiểm chẳng hề hấn gì".
Đó là những nghịch lý về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam trong hiện tại! Quay sang Hongkong thấy sự nghịch lý chống cộng sản Tàu của nhà nước VN càng khó hiểu hơn. Tại Hongkong, ngày 04/6/2011 khoảng 150.000 người đã xuống đường biểu tình tượng niệm các nạn nhân của Thiên An Môn vào năm 1989. Nằm ngay trong vùng kiểm soát của cộng sản Tàu thế mà hàng trăm ngàn người Hongkong vẫn can đảm giương cao cờ và biểu ngữ để chống lại sự tàn sát giết người giã man của cộng sản Tàu.
56 người biểu tình bị công an giam giữ. Người dân Hongkong hiên ngang không sợ nhà cầm quyền cộng sản Tàu, chẳng lẽ 86 triệu dân Việt Nam cứ cúi đầu chịu nhục mãi sao?
Kết luận
Qua những điều nghịch lý trên cho thấy nhà nước csVN đã có thể toàn quyền "thu gió gọi mưa" lúc nào mà họ muốn. Người dân được nhìn qua lăng kính chính trị thì thấy rõ chính họ đang mất dần sự phản kháng chính trị, ít nhất qua những lá phiếu bầu cử trên tay của chính mình vừa qua.
Sự bất lực chính trị của người dân Việt Nam đang làm cho nhà nước csVN trong tranh chấp Biến Đông chẳng khác chi một đứa trẻ nít vừa ốm yếu còn bị trói thêm chân tay đối diện trước một ông khổng lồ Đại Hán phương Bắc.
Một người gốc Việt đang giữ chức vụ Phó thủ tướng Đức, ông Philipp Rösler, 38 tuổi đã kể một câu chuyện về con ếch tại Đại hội Đảng Dân chủ Tự do (FDP) ở thành phố Rostock vào tháng 5/2011, sau khi ông được bầu vào chức vụ chủ tịch đảng FDP, ông kết thúc bài tham luận như sau: "Con ếch, nếu ném nó vào một chậu nước sôi thì nó sẽ nhảy thoát ra ngay lập tức. Nhưng thả nó vào một chậu nước lạnh rồi sau đó cứ đổ thêm nước nóng vào đó, nhiệt độ tăng dần lên cao và con ếch biết thì đã muộn màng. Nó chết vì nước nóng tăng lên". Cách diễn tả câu chuyện của ông Rösler nói về nền tảng dân chủ tự do mà đảng FDP luôn đặt lên hàng đầu. Nếu người dân bị ngăn cấm tự do bằng những điều luật lệ nho nhỏ thì lâu dần như con ếch nằm trong chậu nước được tưới nước nóng vào rồi từ từ mất dần sức phản kháng lúc nào không hay biết.
Một nhà chính trị gốc Việt Nam đang hăng say tranh đấu tự do dân chủ cho người Đức, thì tại nơi quê hương được sinh ra của ông Philipp Rösler người dân Việt Nam phải nằm im tê liệt vì bị hạn chế tự do dân chủ, tự do ứng cử và bầu phiếu, tỏ hiện lòng yêu nước được đi kèm theo với tù đày.
Tất cả những điều đó giống như những con ếch mất dần sự phản kháng trong một chậu nước được nhà nước csVN hâm nóng dần lên.
Blogger Mẹ Nấm đã chứng minh được cảnh con ếch bị dí bẹp vào nước sôi qua đôi dòng tạp ghi trên giấy nơi điều tra của đồn công an phường Tân Thới Nhất - quận 12 vừa qua:
"Ôi cái đất nước mà tôi đang sống, không có đèn xanh hay đèn đỏ, chỉ có nhiều loại đèn mờ được giăng ra để tung hỏa mù làm cho nhận thức và suy nghĩ của người dân trở nên rối rắm".
"Ôi cái đất nước mà tôi đang sống, người chồng có thể sẽ bị trục xuất nếu không bảo được vợ mình ở nhà không tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược".
- Tại Nhật Bản thủ tướng Naoto Kan vừa thoát qua được cuộc "bỏ phiếu bất tín nhiệm" tại quốc hội hạ viện ngày 02/6/2011. Hạ viện bỏ phiếu chống lại cuộc bỏ phiếu này với tỷ lệ 293-152. Cuộc bỏ phiếu đòi Thủ tướng Naoto Kan từ chức đã thất bại cho phe đối lập. Hiện tại khoảng 2/3 người Nhật không hài lòng về thủ tướng Naoto Kan về giải quyết khủng hoảng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau cơn sóng thần Tsunami.
- Tiếp theo đó chính phủ Đức đang gặp rất nhiều khó khăn về chính sánh dùng điện hạt nhân. Hậu họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima làm cho dân chúng Đức lo sợ và phò theo phong trào Đảng Xanh (Grün) làm cho các cuộc bầu cử tại nhiều Tiểu Bang vừa qua có chiều hướng chống lại hai đảng CDU và FDP đang cầm quyền. Trong thời gian qua hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình trên toàn nước Đức đòi đóng cửa những nhà máy nguyên tử. Đảng Xanh đại thắng.
- Tại Tây Ban Nha, Đảng xã hội do Thủ tướng Rodriguez Zapatero cầm quyền đã thất bại trong cuộc bầu cử tại các địa phương vào ngày 22/5. Đảng Xã Hội cầm quyền thảm bại khi chỉ giành được 27,81% số phiếu bầu, trong khi đảng đối lập Nhân Dân Bảo Thủ gia tăng 37,58% số phiếu. Thủ tướng Zapatero đã thừa nhận thất bại của đảng Xã Hội, vì đảng này đang đưa đất nước Tây Ban Nha vào cảnh phá sản và nợ công ngất trời. Ngay cả thành trị của Đảng Xã Hội ở các thành phố lớn như Barcelona và Valencia đã hoàn toàn mất quyền kiểm soát tuyệt đối.
- Tại Singapore thì thủ tướng Lý Quang Diệu nhìn thấy cảnh xuống dốc của đảng cầm quyền do ông xây dựng qua bao thập kỷ đành phải cứu nguy qua sự thối chức về vườn nghỉ hưu cùng với một cựu thủ tướng nữa là ông Goh Chok, lời thông cáo báo chí vào ngày 14/5/2011. Ông Diệu, 87 tuổi là thủ tướng từ năm 1959 đến 1990, và sau đó ông Goh Chok lên kế vị cho tới năm 2004. Lý do từ chức của hai vị "lão thành" của Singapore vì Đảng Hành động Nhân dân (PAP) do ông Diệu đã thành lập và lãnh đạo từ năm 1954 đã phải chấp nhận kết quả bầu cử tồi tệ nhất kể từ khi giành được độc lập năm 1965. Đảng PAP chỉ đạt được 60% số phiếu, khi so với mức 67% vào năm 2006 và 75% vào năm 2001. Đất nước Singapore dưới sự cầm quyền của đảng PAP qua thủ tướng Lý Quang Diệu đã phát triển từ một nước thuộc địa lạc hậu không có tài nguyên thiên nhiên để trở thành một còn Rồng Á Châu toả sáng trên chính trường thế giới. Một quốc gia nhỏ bé nhất Châu Á với dân số chưa đầy 5 triệu người sống trong một diện tích chât hẹp 692 km², nhưng Cộng hòa Singapore đã trở thành một trong những quốc gia giàu nhất thế giới với tổng sản lượng quốc gia lên đến 250 tỷ US Đôla hiện tại. Singapore so với thành phố Sài Gòn nhỏ hơn về diện tích lẫn số dân cư với 7.162.864 người Sài Gòn trong một diện tích 2.095 km².
Nhìn về Việt Nam tìm ra các nghịch lý chính trị
Tây Ban Nha chỉ vì lạm phát và công nợ cao ngất làm cho đảng Xã Hội cầm quyền bị "trừng phạt" qua lá phiếu của người dân thì ngược lại Việt Nam lại được "thưởng phiếu" cho đảng cầm quyền tạo ra lạm phát, nợ công, nợ Vinashin, lương thấp theo bão giá, v.v…
Chính phủ Đức hiện tại đang phải nhượng bộ sức ép chính trị từ người dân Đức để lên chương trình đóng cửa vĩnh viễn 8 nhà máy nguyên tử cho đến năm 2022, thì Việt Nam đang tự hào xây dựng nhà máy nguyên tử đầu tiên do Nga giúp đỡ kỹ thuật. Một nhà chính trị VN đã tuyên bố như người mất trí "nhà máy nguyên tử VN an toàn nhất thế giới" khi ông ta chưa thấy một nhà máy nguyên tử nào ở VN.
Tại Singapore hai vị "lão thành" của đảng PAP phải từ chức vì dân chúng tấy chay qua những lá phiếu bầu cử - cho dù đảng PAP cũng đạt được đa số 60% cầm quyền, nhưng hai ông Lý Quang Diệu và Goh Chok phải cáo lui về vườn thì tại Việt Nam tất cả 12 bộ trưởng đương nhiệm đều trúng cử cao ngất như trong mơ, gồm các ông: Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Công an; Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng; Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch; Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Tư pháp; Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công thương; Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo; Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Tài chính; Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giàng Seo Phử, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội.
Nơi đây được phép nêu thêm thành tích trúng cử tuyệt vời của Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng với tỷ lệ phiếu bầu cao nhất là 95,51%, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận được sự tín nhiệm của cử tri đến 95,38%, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đạt 85,63%.
Một điều ngạc nhiên lý thú lạ kỳ khi đọc được những thành quả của Hội đồng bầu cử loan báo. Suy diễn ra từ các vùng biên giới có nhiều dân tộc thiểu số, mù chữ và đông đảo người nghèo thì các cử tri lại hân hoan phấn khởi đến phòng bầu cử để bầu phiếu đông nhất nước, như tại tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn đạt đích điểm 99,9%.
Thành quả bầu cử 2011 đã đạt đến đa số tuyệt đối 99,51% cho dù:
- Lạm phát phi mã đáng sợ với 20% mà thủ tướng vẫn đắc cử cao ngất trời cộng thêm 12 vị bộ trưởng liên quan trách nhiệm.
- Giới công nhân bị bóc lột từ những chủ nhân nước ngoài, mức lương không đủ sống trong thời bão giá, trong nửa năm 2011 đã có hàng trăm vụ đình công đòi tăng lương.
- Tàu Vinashin phá sản nhưng các quan lớn trong bộ chính trị vẫn bình chân như vại. Phi lý đến nỗi mỗi đầu người VN phải trả 1.000.000 DVN cho nợ của Vinashin.
- Bất lực trước sự xâm lấn của giặc Tàu nhưng dân vẫn hân hoan bầu cho những người bù nhìn bám vào "16 chữ vàng" bán nước hoặc trở thành Việt gian.
- Nạn đói tại Thanh Hóa với gần 300.000 người dân không đủ cơm ăn hằng ngày thế mà tổng số cử tri đi bầu đã đạt đến 99,37%. Hình như nghèo đói cũng vui sướng đi bỏ phiếu cho các quan lại vô tài và có thể lại bầu cử cho những kẻ ăn căp ngay lương thực cứu trợ cho chính mình nữa. Những địa phương có số hộ thiếu đói lương thực nhiều nhất tại Thanh Hóa là các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân. Tại những vùng đói này người dân biểu lộ quyền lợi và nghĩa vụ của lá phiếu lên 98,71% nơi đặt tên đơn vị bầu cử Số 5. Còn nơi nghèo nhất như huyện Mường Lát và Quan Sơn thuộc đơn vị bầu cử Số 6 đạt được đích điểm tuyệt đối cao nhất nước Việt Nam với 99,92% cử chi đi bầu.
Nghịch lý to lớn nhất trong cuộc bầu cử 2011 cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi nhận được sự tín nhiệm của cử tri đến 95,38%. Nhìn qua nhiệm kỳ thứ nhất của ông Dũng thì thấy ông đang dẫn đầu quán quân về lạm phát lên đến 20%; dâng hiến các phần đất đai vùng biên giới cho Anh bạn to lớn "16 chữ vàng" và "4 tốt" một phần của Thác Bản Giốc; cho thuê đất rừng kéo dài 50 năm vào tay ngoại bang; vụ PMU 18 liên quan đến tham nhũng to lớn trong Bộ Giao thông Vận tải với tội phạm Bùi Tiến Dũng và riêng thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến đã được hạ cánh an toàn "trắng án" vào năm 2008; công nghệ mũi nhọn đóng tàu Vinashin phá sản toàn diện; Công ty Cho thuê tài chính ALC II vỡ nợ; Nhà điện EVN điêu đứng vì nợ to; cắt xén cột xương sống của tòa nhà Việt Nam cho cộng sản Tàu tại Bô-xit Tây Nguyên; Biển Đông bị teo tóp theo đường lưỡi bò của Tàu; chủ tịch ủy ban nhân dân Hà Giang Nguyễn Trường Tô nổi tiếng khắp nơi về mua dâm học sinh cùng với 16 vị quan lớn Hà Giang thoát án tù; trả thù luật sư Cù Huy Hà Vũ bằng 7 năm tù đày; nạn xài bằng giả để "chạy chức, chạy quyền" lan tràn khắp nơi trong các cơ quan nhà nước từ cấp trên xuống dưới, thí dụ chỉ tại một tỉnh Sóc Trăng đã có trên 280 cán bộ dùng bằng giả; tiếp đến tệ nạn "trên bảo dưới không nghe" dưới thời thủ tướng Dũng là chuyện xảy ra thường ngày ở huyện; ra luật báo chí mới nhằm kiểm soát thông tin và bóp nghẹt Internet cũng như giới Blogger tự do.
Thế mà ngài thủ tướng cầm quyền đã gióng lên sự trong sáng chính trị của ông rằng "chưa từng xử lý kỷ luật ai". Nhìn vào căn nhà đổ nát về kinh tế của Việt Nam, nếu được nhắc đến cuộc sống của người dân với nỗi lo hằng ngày như cơm áo gạo tiền và mức lương tụt xuống theo bão giá từ khi ông Dũng làm thủ tướng thì chúng ta đánh giá được ngay mức sống của dân VN ấm no hạnh phúc hay nghèo khổ. Không ai khẳng định được điều này hay hơn chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mới đây ông đã thú nhận chắc nịch vào ngày 05/5/2011 tại phiên khai mạc chính thức Hội nghị Thường niên lần thứ 44 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ở Hà Nội: "Việt Nam vẫn là nước nghèo". Sự thú nhận này chẳng khác gì lời tuyên bố phá sản chính trị cho một người mang danh thủ tướng.
Một điều phi lý khác nữa là người dân bầu ra đại biểu quốc hội, sau đó quốc hội hội bầu ra Chính phủ và thủ tướng nhưng thủ tướng lại không được xử lý kỷ luật thành viên Chính phủ mà lại là trách nhiệm của 14 "tên Đầy Tớ" trong Bộ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam. Những người này đã phán quyết về phá sản khổng lồ 5 tỷ Đôla của Vinashin như là chỉ mất đi vài tỷ đồng VN mà thôi: Tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 9 ngày 21/3/2011, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho hay, "Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật với các tập thể, cá nhân trong Chính phủ liên quan đến tình hình sai phạm ở Vinashin". Bởi thế ông Dương Trung Quốc là đại biểu Quốc hội đã một lần nhận định đánh giá sự phá sản của quốc hội VN: "Thực tế bây giờ cử tri họ không quan tâm nhiều đến hoạt động của Quốc hội nữa!" Lý do quốc hội VN sinh hoạt chẳng khác chi của một nhà trẻ "Vì họ cảm thấy Quốc hội bàn chuyện đâu đâu ấy!".
Nghịch lý phản bội lại lời hứa trước quốc hội ngày 24/11/2010 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Là người đứng đầu, tôi nhận trách nhiệm đó. Tôi cũng nói rõ hơn, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, các thành viên Chính phủ có liên quan đến việc quản lý Nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với vấn đề này đang kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm. Kết luận kiểm điểm như thế nào, trách nhiệm cụ thể như thế nào chúng tôi sẽ công khai".
Lời hứa này chẳng khác nào cảnh đánh bùn sang ao và tư cách của một thủ tướng đã "bội tín chính trị".
Nghịch lý về lòng Yêu Nước bảo vệ Chủ Quyền Quốc Gia
Yêu nước tại Việt Nam đang trở thành một món hàng xa xỉ dành cho người dân. Hoặc nói cách khác khi muốn bày tỏ sự đối kháng chống ngoại xâm thì có thể đi liền với cảnh bắt bớ tù tội. Sự đối kháng để gìn giữ giang sơn của dân tộc Việt đang bị nhà nước csVN làm cho liệt kháng. Đọc tường trình báo chí của Thông Tấn Xã VN (cha đẻ của hệ thống báo chí lề phải) về cuộc Tuần Hành Ôn Hòa trước ĐSQ Tàu ở Hà Nội và ở Sài gòn thì thấy rõ ràng sự khiếp nhược hèn nhát của nhà nước csVN. TTXVN đưa tựa đề ngày 05/6: "Về vụ việc một số người tụ tập gần ĐSQ Trung Quốc" và cho rằng "một số phương tiện truyền thông ở ngoài nước loan tin về việc đã xảy ra "các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc" trước cửa đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM".
Thông Tấn Xã VN viết theo kiểu dâng sớ của một nước chư hầu để khẳng định "Đó là thông tin sai sự thật." Và các bồi bút TTXVN nương theo bóng của anh bạn "16 chữ vàng" tỏ ra như muốn lập công lớn: "Những người này tụ tập một cách trật tự, bày tỏ thái độ một cách ôn hòa, và sau khi được các đoàn thể, các cơ quan chức năng của Việt Nam giải thích, họ đã tự giải tán, ra về".
Với những dòng chữ đó các tay bồi bút theo lề phải đã phản bội lại chủ tịch Nguyễn Minh Triết lúc ông ra thăm đảo Bạch Long Vĩ thuộc Hải Phòng ngày 30/03/2010 và tại đó ông phấn chấn lòng tự hào yêu nước bảo vệ giang sơn nên đã phát biểu rõ ràng: "Chúng ta không tham của ai, nhưng một tấc đất quê hương chúng ta cũng không nhân nhượng". Trong thời điểm này giới truyền thông lề phải chỉ dám nhắc đến các "tàu lạ" lấn chiếm vào vùng biển VN, thì với câu nói này là mạnh mẽ nhất.
Một bình luận trên mạng bức xúc ghi trong Blog MTH: "Mai Thanh Hải ơi, yêu tổ quốc. Yêu đồng bào như lời Bác dạy thì có tội gì không nhỉ? Em trai tôi sáng nay chỉ hô "Hoàng sa - Trường sa là của Việt Nam, đả đảo quân xâm lược" thế mà bị công an vụt cho một cái vào đầu. Cũng may đội mũ bảo hiểm chẳng hề hấn gì".
Đó là những nghịch lý về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam trong hiện tại! Quay sang Hongkong thấy sự nghịch lý chống cộng sản Tàu của nhà nước VN càng khó hiểu hơn. Tại Hongkong, ngày 04/6/2011 khoảng 150.000 người đã xuống đường biểu tình tượng niệm các nạn nhân của Thiên An Môn vào năm 1989. Nằm ngay trong vùng kiểm soát của cộng sản Tàu thế mà hàng trăm ngàn người Hongkong vẫn can đảm giương cao cờ và biểu ngữ để chống lại sự tàn sát giết người giã man của cộng sản Tàu.
56 người biểu tình bị công an giam giữ. Người dân Hongkong hiên ngang không sợ nhà cầm quyền cộng sản Tàu, chẳng lẽ 86 triệu dân Việt Nam cứ cúi đầu chịu nhục mãi sao?
Kết luận
Qua những điều nghịch lý trên cho thấy nhà nước csVN đã có thể toàn quyền "thu gió gọi mưa" lúc nào mà họ muốn. Người dân được nhìn qua lăng kính chính trị thì thấy rõ chính họ đang mất dần sự phản kháng chính trị, ít nhất qua những lá phiếu bầu cử trên tay của chính mình vừa qua.
Sự bất lực chính trị của người dân Việt Nam đang làm cho nhà nước csVN trong tranh chấp Biến Đông chẳng khác chi một đứa trẻ nít vừa ốm yếu còn bị trói thêm chân tay đối diện trước một ông khổng lồ Đại Hán phương Bắc.
Một người gốc Việt đang giữ chức vụ Phó thủ tướng Đức, ông Philipp Rösler, 38 tuổi đã kể một câu chuyện về con ếch tại Đại hội Đảng Dân chủ Tự do (FDP) ở thành phố Rostock vào tháng 5/2011, sau khi ông được bầu vào chức vụ chủ tịch đảng FDP, ông kết thúc bài tham luận như sau: "Con ếch, nếu ném nó vào một chậu nước sôi thì nó sẽ nhảy thoát ra ngay lập tức. Nhưng thả nó vào một chậu nước lạnh rồi sau đó cứ đổ thêm nước nóng vào đó, nhiệt độ tăng dần lên cao và con ếch biết thì đã muộn màng. Nó chết vì nước nóng tăng lên". Cách diễn tả câu chuyện của ông Rösler nói về nền tảng dân chủ tự do mà đảng FDP luôn đặt lên hàng đầu. Nếu người dân bị ngăn cấm tự do bằng những điều luật lệ nho nhỏ thì lâu dần như con ếch nằm trong chậu nước được tưới nước nóng vào rồi từ từ mất dần sức phản kháng lúc nào không hay biết.
Một nhà chính trị gốc Việt Nam đang hăng say tranh đấu tự do dân chủ cho người Đức, thì tại nơi quê hương được sinh ra của ông Philipp Rösler người dân Việt Nam phải nằm im tê liệt vì bị hạn chế tự do dân chủ, tự do ứng cử và bầu phiếu, tỏ hiện lòng yêu nước được đi kèm theo với tù đày.
Tất cả những điều đó giống như những con ếch mất dần sự phản kháng trong một chậu nước được nhà nước csVN hâm nóng dần lên.
Blogger Mẹ Nấm đã chứng minh được cảnh con ếch bị dí bẹp vào nước sôi qua đôi dòng tạp ghi trên giấy nơi điều tra của đồn công an phường Tân Thới Nhất - quận 12 vừa qua:
"Ôi cái đất nước mà tôi đang sống, không có đèn xanh hay đèn đỏ, chỉ có nhiều loại đèn mờ được giăng ra để tung hỏa mù làm cho nhận thức và suy nghĩ của người dân trở nên rối rắm".
"Ôi cái đất nước mà tôi đang sống, người chồng có thể sẽ bị trục xuất nếu không bảo được vợ mình ở nhà không tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược".
Thông Báo
Phân Ưu: Bà Maria Nguyễn thị Tụng - Mẹ của Nhiếp Ảnh Gia Dominique Nguyễn Đức
Lm Trần công Nghị
11:06 07/06/2011
Được tin
Bà Maria Nguyễn thị Tụng
(Mẹ của anh Dominique Nguyễn Đức từng đóng góp những tác phẩm nghệ thuật
trên mục "Ảnh Nghệ Thuật" của website Vietcatholic)
vừa qua đới tại Sài Gòn, Việt Nam. Bà hưởng thọ 88 tuổi.
Xin chân thành phân ưu cùng anh và gia đình.
Kính xin qúy vị độc gỉa cầu nguyện cho linh hồn Bà Maria sớm về nước Thiên Đàng.
Được biết Bà Maria Nguyễn thị Tụng nguyên quán tỉnh Hưng Yên Bắc Việt.
Toàn Ban VietCatholic
Văn Hóa
Tôi bước đi như một chú lừa (tiếp theo)
Giuse Ngô Minh Diệp
08:07 07/06/2011
Giáo Hội của Lễ Hiện Xuống.
Không có biến cố Hiện Xuống , tất cả những nguồn phong phú dồn dập do Cuộc Thương Khó và Phục Sinh mang lại … như bị ứ đọng …Hiện Xuống : đó là cả một con đập tuôn đổ … là cả một khối nước khổng lồ và phong phú tiềm lực tràn trề bởi ngàn ngàn kênh mương mở rộng đón nhận Thánh Thần … Hiện Xuống : đó là “giờ” mà tất cả những gì Chúa Giêsu đã hứa được thể hiện … Thiên Chúa đã triệu tập ở đó tất cả những con người thuộc mọi ngõ ngách của cái không gian được người ta biết đến ở thời điểm ấy . Diện đối diện với nhóm Tông Đồ của Đức Giêsu – mặc lấy Chúa Thánh Thần và cháy lửa Thần Khí - một cách tượng trưng - Thiên Chúa đã qui tụ toàn thể trái đất đến để nghe Lời cứu độ .
Hai mươi thế kỷ đã trôi qua . Bộ mặt của thế giới quả thực đã đổi thay từ buổi sáng tinh mơ hôm ấy . Những bước chân của các Tông Đồ đã đi vòng quanh thế giới : không còn bất cứ một dân tộc nào mà ở giữa họ , Danh của Chúa Giêsu đã không vang lên .
Thế nhưng việc lan rộng ra toàn cầu cái quang cảnh chật hẹp của Lễ Hiện Xuống đầu tiên không làm thay đổi gì đến bản chất của Giáo Hội . Hôm nay cũng như ngày nào … vẫn chỉ là một nhóm nho nhỏ những con người nhận lãnh sứ mệnh sẵn sàng cả tâm trí lẫn miệng lưỡi cho Thần Khí để công bố về Đức Kytô .
Hôm nay cũng như ngày nào , Hiện Xuống luôn khơi dậy cũng một niềm quả cảm , cũng một sự cuồng điên để có thể tiếp cận “tất cả những người còn trong bóng tối tăm của sự chết.” (Lc 1, 79) Hôm nay cũng như ngày nào , điều quan trọng đối với Giáo Hội đó là tạo điều kiện để cho sứ điệp Tin Mừng đạt tới đỉnh điểm nội dung mang chở mà không bị biến chất cũng như bị thu hẹp lại : đó là sự công bố về Đức Giêsu bị đóng đinh và Triều Đại vĩnh cửu của Ngài .
Và từ đó - bỗng chốc – niềm hy vọng của chúng ta được củng cố khi đã hoàn toàn khôi phục được điều vốn là đối tượng thực sự của nó . Nó sẽ không còn bị lung lạc bởi những khó khăn của một thời đại … như thời đại chúng ta . Nó sẽ không còn bám trụ trên một sự đảm bảo ảo tưởng của một thứ “kytô giáo” bình lặng . Nó sẽ không thể quên rằng Giáo Hội – hoàn toàn giống Chúa Kytô – mãi mãi cho đến thời cùng tận – sẽ luôn luôn là dấu chứng của nghịch thường bởi lẽ Giáo Hội được đặt nền trên dấu chỉ của Thánh Giá .
Hiện Xuống nằm trên trục của Phục Sinh : luôn luôn là ngôi mộ trống mở ra với ánh sáng của Đấng Phục Sinh từ đây luôn hiện diện khắp nơi nhờ Thần Khí của Ngài .
Hiện Xuống vẫn tiếp nối . Ươc mong sao Giáo hội của chúng ta luôn luôn mới hơn trong đức tin của mình , luôn luôn đắm mình trong niềm cậy trông và từ đó luôn thắp sáng đức ái của mình .
“Những môn hạ của Đường” hay “Những người theo Đạo” (Tđcv 9, 2 )
Họ là những ai ? Xin thưa là những kytô hữu – đơn giản vậy thôi ! Dĩ nhiên danh hiệu này – đầu tiên – được dành để chỉ các môn đệ của Đức Kytô . Biết bao lần – trong sách Tông Đồ Công Vụ , người ta nói đến cái từ “ Con Đường” để chỉ về cái “đạo Kytô” vừa khai sinh (Tđcv 18 , 25 – 26 ; 19 , 9 . 23 ; 22, 4 ;24 , 22 ) . Thậm chí Phaolô còn ghi nhận là có một số người còn cho rằng “Con Đường” ấy là cả một thứ giáo phái . Thật lòng mà nói , tôi không còn thấy – trong Kinh Thánh – có từ nào phổ thông và gợi ý hơn .
“Con Đường” – ngay từ đầu – được nhận biết như một nẻo đường luôn luôn hướng về phía trước – phía dẫn đến Thiên Chúa . Không có gì liên quan đến một nẻo đường ngang qua hay một nẻo đường lòng vòng ở đây . Cái tiêu đề Kinh Thánh về “Con Đường” – hơn bất cứ từ nào khác – luôn nhấn mạnh đến sự khẩn thiết mà con người cần đến nếu muốn không ngừng tiến tới để thực hiện vận mệnh đời mình . Dân của cuộc Xuất Hành hiểu rất rõ cuộc phiêu lưu này của mình . Còn chúng ta thì sao ? Chúng ta có tự coi mình như những con người du mục , những tay luôn luôn hành trình , những di dân hay không ?
Con Đường nói lên cái phong cách của con người . Chính vì thế con người luôn được đặt giáp mặt với sự chọn lựa giữa nẻo đường của những người công chính và nẻo đường của những kẻ dữ (xx Tv I) . Quả thật là không dễ dàng chi để khám phá ra nẻo đường của Thiên Chúa … vì nó vừa chật hẹp (Mt 7 , 13 – 14) … và … những nẻo đường của Người lại … không là những nẻo đường của chúng ta (Is 55, 8) . Chính vì thế lời cầu nguyện quan trọng của tác giả Thánh Vịnh cốt lõi ở chỗ nài xin Thiên Chúa chỉ dạy những nẻo đường của Người : “ Lạy Chúa ! Xin chỉ đường cho con và con sẽ hành trình theo chân lý.” (Tv 86 , 11).
Thế nhưng Thiên Chúa còn hành động nhiều hơn cái chuyện giơ ngón tay chỉ đường cho chúng ta nhiều : Người gửi đến cho chúng ta Người Con duy nhất của Người . Và Đức Kytô tung ra lời mời gọi “hãy theo Ta” – lời mời gọi đã âm vang rất mạnh trong đời nhóm Mười Hai. Ngài đồng hành với chúng ta trên những nẻo đường Emmaus của chúng ta … và còn hơn thế nữa , Ngài là chính “Con Đường” ( Gio 14, 5-6).
Oi còn đường dẫn đến với Đức Kytô đằng đẵng biết bao ! Thế nhưng con đường cùng đi với Đức Kytô lại ngắn ngủi vô cùng … vì chính Ngài là đường và là cùng đích !
“Tình yêu Đức Kytô thúc bách chúng tôi …”
Trong cái kiểu nói này của thánh Phaolô ( 2 Co 5, 14) nghe như có tiếng còi hụ của một chiếc xe cấp cứu … Vậy thì tình trạng khẩn cấp đã đẩy Đức Kytô lao về phía chúng ta và chúng ta lao về phía Ngài … như thế này là gì ? Rất đơn giản : tình yêu ! Chỉ thế thôi .
Tình yêu luôn làm vội vã bước chân ngược lại với sự chết để tiến đến sự sống ở bên kia sự chết ! Tất cả đều chạy … khi yêu , “ nhảy nhót như một con nai” theo dấu Người Yêu Dấu ( Diễm Tình ca 2 , 8-9) . Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết bao ! Chính Người cũng chạy : “ Như kiện tướng , Người hớn hở trong bước chạy trên đường vinh thắng .” ( Tv 19,6). Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết bao ! “ Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước !” : phải , trước cả khi không biết chúng ta có đáp trả tình Người hay không ! Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết bao! Người yêu chúng ta bất chấp tội lỗi của chúng ta … và thậm chí Người còn tha thiết hơn nữa ngay cả khi chúng ta còn trong tình trạng tội phạm (Rm 5 , 8) . Chúng ta thường có cảm nghĩ rằng nếu chúng ta là những vị thánh lớn … thì Thiên Chúa sẽ yêu thương chúng ta nhiều hơn …thế nhưng hoàn toàn trái nghịch lại : không phải là sự bất toàn … nhưng là sự “quá toàn thiện” của chúng ta sẽ cản trở tình yêu của Người ! Bạn thấy đó ; niềm vui của thiên quốc … khi chỉ một người – vâng – một người tội lỗi hoán cải thôi !( Lc 15 , 77 ) .
Tình yêu đi từ khám phá này đến khám phá khác … Trong khi tiêu hao chính mình đi… thì tình yêu lại không ngừng tìm ra được những lý lẽ mới mẻ và tươi mát để mà yêu … Và tình yêu dai dẳng càng tự khẳng định mình bao nhiêu … thì sự chiêm ngắm đầy hoan lạc lại càng tăng trưởng bấy nhiêu … Hãy nghe Cha Chevrier – ngài liên tục sống trong sự chiêm ngưỡng Đức Kytô và là Đức Kytô cùng khốn - ngài đã thảng thốt kêu lên với tất cả tin yêu :” Oi ! tuyệt biết bao Đức Giêsu Kytô khổ đau !” .
Cánh cổng hoàng cung – qua đó – tình yêu của Đức Kytô tràn chảy đến với chúng ta là cánh cổng của con tim bị đâm của Ngài trên Thánh Giá . Tại đó , chúng ta tìm ra cánh cổng thánh - cánh cổng mang lại ơn toàn xá của sự Phục Sinh . Gần bên chân Thánh Giá , Đức Maria , thánh Gioan Tông Đồ , các phụ nữ thánh , người tử tội sám hối … đã “ đong” , đã “lường” được tình yêu không giới hạn của Đức Kytô .
Hạnh phúc thay người nào – khi đã khám phá ra nguồn tình yêu này – sẽ không bao giờ rời xa nó nữa !
Hạnh phúc thay người nào – đang khi vốc uống trong nguồn tình yêu này – vẫn cảm nhận được sự khát khao ngay trong niềm thoả mãn của mình !
Hạnh phúc thay người nào – không cầm giữ nổi niềm hoan lạc mình cảm nhận – đã chạy – như một tên điên – để la lên với mọi người về tình yêu của Đức Kytô … La lên qua các mái nhà … và từ ngọn đồi này đến đỉnh đồi khác !
Đức MARIA : “ góc ấu thời” trong cuộc sống của chúng ta .
“Thưa Thầy , ai là người lớn nhất trong Nước Trời ? Chúa Giêsu liền gọi một em nhỏ đến , đặt vào giữa các ông và bảo : “Thầy bảo thật anh em : nếu anh em không trở lại và nên như trẻ nhỏ , thì sẽ chẳng được vào Nước Trời !” (Mt 18 , 1- 5) . Vậy là - để trả lời cho chuyện “là người lớn nhất” – thì Chúa Giêsu lại nói đến việc “ trở thành người nhỏ nhất” … Thế nhưng ai là người có thể giúp chúng ta “trở lại và nên như trẻ nhỏ” … ngoài Đức Maria - Mẹ của Thiên Chúa và Mẹ của loài người ? Đứng trước Mẹ của mình , chúng ta luôn luôn tự làm cho mình nên “ nhỏ bé” hay đúng hơn … là chúng ta lúc nào cũng thấy mình “nhỏ bé” …
“Dưới chân Thánh Giá của Chúa Giêsu là Mẹ Ngài … và bên cạnh Mẹ Ngài là người môn đệ Ngài yêu . Chúa Giêsu nói với Mẹ : “Này Bà ! Này là con Bà !” . Rồi Ngài nói với người môn đệ: “Này là Mẹ con !” . Và từ lúc ấy , người môn đệ đưa Mẹ về nhà mình .” (Gio 19 ,25 – 27) . Chẳng phải là nhờ sự gần gũi , cận kề Đức Maria mà - mãi cho đến tuổi rất già của mình – Gioan đã biết giữ cho mình một tâm hồn trẻ thơ được nhồi nắn bằng sự nhẹ nhàng và niềm tin tưởng giữa những thử thách của Giáo Hội thời sơ khai đấy sao ?
Đức Kytô dư biết những gì có nơi con người (Gio 2 , 25) . Ngài biết Đức Maria là con đường chắc chắn nhất để có thể đạt tới Nứơc Trời : cánh cửa huyền nhiệm mà người ta khám phá ra – khi mà tất cả có vẻ như bế tắc . Cái con người vốn “lồng lộn” lên trước Thiên Chúa và những giới răn của Người … thì lại thấy “dịu lại” trước Đức Maria và sự thanh khiết của Ngài … để rồi – tín thác nơi Mẹ – anh ta “đấu dịu” với Thiên Chúa . Một cái điểm thần kinh nào đó nơi con người ấy đã được đụng tới … khơi dậy nơi anh ta thời thơ ấu của mình … Một nỗi niềm hoài hương nào đó khơi dậy nơi anh ta niềm khát vọng vô cùng là được trở lại với thời thơ ấu của mình …
Maria – cái góc ấu thời – mà con người cằn cỗi , già nua vì tội lỗi – thích tìm về náu ẩn ! Maria : khu vườn kín nhiệm nơi con người cứng đầu cứng cổ trước người khác … nhưng lại ưa ẩn mình vào để nài khẩn ơn tha thứ ! Và thật là “ trò tuyệt diệu” của tình yêu Thiên Chúa , Đấng – để không nổi giận – Người đã giấu giếm công lý của mình bên dưới lòng nhân hậu của Mẹ mình !
Khi mà lòng kiêu hãnh hay sự tủi nhục làm cho mọi lời mời gọi đến với Thiên Chúa gần như trở thành bất lực … thì vẫn còn một lời kinh nằm ngay ở tầm tay với của con người tội nhân đã tuyệt vọng : đó là lời kinh dành cho Mẹ Maria – lời kinh mà Péguy gọi là “ lời kinh của giây phút khẩn cấp” : kinh “kính mừng Maria” : mọi người đều có thể lẩm bẩm lời kinh ấy … khi mà họ tự cảm thấy không còn có thể dõng dạc kinh “Lạy Cha …” nữa !
Chính vì thế – bạn và tôi – chúng ta có chắc chắn nghe được lời Đức Mẹ gửi gắm chúng ta cho Con của Ngài không : “ Giêsu ! Đây là người anh em của con … vì Mẹ cũng là Mẹ của nó !”
Lời Magnificat của Đức Maria và của Giáo Hội lữ hành.
Chúng ta phải hiểu được nội dung lời hát Magnificat của Đức Maria chắc chắn là đã được cất lên với tất cả tấm lòng và tâm sức của người Nữ Trinh Khiết ở Nazareth trong cuộc viếng thăm đầy hoan lạc ở nhà bà chị họ Elizabeth của mình … Có thể nói về “lời hát” này … như họa sĩ Corot nói về một trong những bức danh hoạ của ông : “ Bao nhiêu thời gian tôi bỏ ra để vẽ bức tranh ấy ư ? Năm phút và tất cả cuộc đời tôi!” . Chỉ tám chín nhịp thở là cùng nhưng – trong lời hát Magnificat – là cả một trải nghiệm của Maria được ghi lại … và – còn hơn thế nữa – cả “giòng lịch sử thánh” … . Như cánh ve đầu hè được ánh nắng mặt trời ve vuốt , ánh mắt nhìn của Thiên Chúa đã làm bật rung từ trái tim “người nữ tỳ và phận hèn” nơi Mẹ lời hát trang trọng của bài ca Magnificat .
Lời hát Magnificat run rẩy hoan lạc ấy – dĩ nhiên – có nguồn và sự phong phú của nó từ thời của tổ tiên : Đức Maria ẩn sâu trong ơn cứu độ được ban cho Ngài : Ngài chiêm ngưỡng công trình của Thiên Chúa từ chính dạ mình – nơi đó – bao gồm cả quá khứ của Dân Chúa lẫn tương lai của phận mình . Ngài đã nhận lấy như là của mình mọi mọi thứ tương hỗ mà Thiên Chúa ràng rịt giữa Ngài và những người nghèo khó … và Mẹ cất tiếng với những lời lẽ không tiền khoáng hậu để ngợi ca tự do và tín thác …
Đang khi say sưa với lời hát Magnificat – nay đã trở thành là của mình – Giáo Hội chiêm ngưỡng và cử hành ơn cứu chuộc của mình – ơn cứu chuộc đã từng được Đức Maria trải nghiệm … và – với mẫu gương Maria – Giáo Hội đi sâu vào trải nghiệm của chính mình về ơn cứu độ . Con cái nghèo hèn của Giáo Hội có mặt khắp mọi nơi và – từng chặng từng chặng trong lữ hành của mình – Giáo Hội không ngừng đón gặp được những “khuôn mặt mới” bên cạnh những con người vốn đã là gia đình … Cảm xúc hôm nay buộc chúng ta mở lòng mình ra với những người phận nghèo ở mọi Châu Lục … và cũng phải thú nhận rằng … cái chuyện họ ở “xa” chúng ta … cũng chẳng gây bất tiện gì cho chúng ta cả …
Với đôi chút nghi hoặc , có nhiều người tự nêu lên cho chính mình câu hỏi ghê gớm này là : sau Auschwitz và Goulag … thì làm sao mà còn có thể cất tiếng hát lời ca Magnificat được nữa ? Đơn giản thôi ! Thì cứ hát … và hát cho đến dấu nhạc dâng hiến trọn vẹn … như Maximilien Kolbe hay Edith Stein … Bài ca Magnificat là một thánh thi mang tính động viên cao đối với Giáo Hội để Giáo Hội có được những mãnh lực nội tâm luôn luôn mới nhờ Chúa Thánh Thần …
Giáo Hội lữ hành là một Giáo Hội biết rất rõ mình đến từ đâu và mình sẽ phải đi về đâu … Chính nơi Đức Maria mà Giáo Hội múc lấy tất cả nguồn xác tín và sự trang trọng của mình . Nhờ Ngài và với Ngài – từ cuộc thăm viếng này đến cuộc thăm viếng khác trong gặp gỡ với toàn thể nhân loại – nơi từng chặng một – chúng ta có thể có được những trải nghiệm lạ lùng khi cất tiếng hoan ca lời kinh Magnificat : lời kinh của mọi điểm xuất phát và của mọi đích tới … cho mãi đến khi có cuộc Thăm Viếng chung cuộc trong Nước Trời : bàn tiệc vĩnh hằng của những người phận hèn Thiên Chúa yêu thích …
Không có biến cố Hiện Xuống , tất cả những nguồn phong phú dồn dập do Cuộc Thương Khó và Phục Sinh mang lại … như bị ứ đọng …Hiện Xuống : đó là cả một con đập tuôn đổ … là cả một khối nước khổng lồ và phong phú tiềm lực tràn trề bởi ngàn ngàn kênh mương mở rộng đón nhận Thánh Thần … Hiện Xuống : đó là “giờ” mà tất cả những gì Chúa Giêsu đã hứa được thể hiện … Thiên Chúa đã triệu tập ở đó tất cả những con người thuộc mọi ngõ ngách của cái không gian được người ta biết đến ở thời điểm ấy . Diện đối diện với nhóm Tông Đồ của Đức Giêsu – mặc lấy Chúa Thánh Thần và cháy lửa Thần Khí - một cách tượng trưng - Thiên Chúa đã qui tụ toàn thể trái đất đến để nghe Lời cứu độ .
Hai mươi thế kỷ đã trôi qua . Bộ mặt của thế giới quả thực đã đổi thay từ buổi sáng tinh mơ hôm ấy . Những bước chân của các Tông Đồ đã đi vòng quanh thế giới : không còn bất cứ một dân tộc nào mà ở giữa họ , Danh của Chúa Giêsu đã không vang lên .
Thế nhưng việc lan rộng ra toàn cầu cái quang cảnh chật hẹp của Lễ Hiện Xuống đầu tiên không làm thay đổi gì đến bản chất của Giáo Hội . Hôm nay cũng như ngày nào … vẫn chỉ là một nhóm nho nhỏ những con người nhận lãnh sứ mệnh sẵn sàng cả tâm trí lẫn miệng lưỡi cho Thần Khí để công bố về Đức Kytô .
Hôm nay cũng như ngày nào , Hiện Xuống luôn khơi dậy cũng một niềm quả cảm , cũng một sự cuồng điên để có thể tiếp cận “tất cả những người còn trong bóng tối tăm của sự chết.” (Lc 1, 79) Hôm nay cũng như ngày nào , điều quan trọng đối với Giáo Hội đó là tạo điều kiện để cho sứ điệp Tin Mừng đạt tới đỉnh điểm nội dung mang chở mà không bị biến chất cũng như bị thu hẹp lại : đó là sự công bố về Đức Giêsu bị đóng đinh và Triều Đại vĩnh cửu của Ngài .
Và từ đó - bỗng chốc – niềm hy vọng của chúng ta được củng cố khi đã hoàn toàn khôi phục được điều vốn là đối tượng thực sự của nó . Nó sẽ không còn bị lung lạc bởi những khó khăn của một thời đại … như thời đại chúng ta . Nó sẽ không còn bám trụ trên một sự đảm bảo ảo tưởng của một thứ “kytô giáo” bình lặng . Nó sẽ không thể quên rằng Giáo Hội – hoàn toàn giống Chúa Kytô – mãi mãi cho đến thời cùng tận – sẽ luôn luôn là dấu chứng của nghịch thường bởi lẽ Giáo Hội được đặt nền trên dấu chỉ của Thánh Giá .
Hiện Xuống nằm trên trục của Phục Sinh : luôn luôn là ngôi mộ trống mở ra với ánh sáng của Đấng Phục Sinh từ đây luôn hiện diện khắp nơi nhờ Thần Khí của Ngài .
Hiện Xuống vẫn tiếp nối . Ươc mong sao Giáo hội của chúng ta luôn luôn mới hơn trong đức tin của mình , luôn luôn đắm mình trong niềm cậy trông và từ đó luôn thắp sáng đức ái của mình .
“Những môn hạ của Đường” hay “Những người theo Đạo” (Tđcv 9, 2 )
Họ là những ai ? Xin thưa là những kytô hữu – đơn giản vậy thôi ! Dĩ nhiên danh hiệu này – đầu tiên – được dành để chỉ các môn đệ của Đức Kytô . Biết bao lần – trong sách Tông Đồ Công Vụ , người ta nói đến cái từ “ Con Đường” để chỉ về cái “đạo Kytô” vừa khai sinh (Tđcv 18 , 25 – 26 ; 19 , 9 . 23 ; 22, 4 ;24 , 22 ) . Thậm chí Phaolô còn ghi nhận là có một số người còn cho rằng “Con Đường” ấy là cả một thứ giáo phái . Thật lòng mà nói , tôi không còn thấy – trong Kinh Thánh – có từ nào phổ thông và gợi ý hơn .
“Con Đường” – ngay từ đầu – được nhận biết như một nẻo đường luôn luôn hướng về phía trước – phía dẫn đến Thiên Chúa . Không có gì liên quan đến một nẻo đường ngang qua hay một nẻo đường lòng vòng ở đây . Cái tiêu đề Kinh Thánh về “Con Đường” – hơn bất cứ từ nào khác – luôn nhấn mạnh đến sự khẩn thiết mà con người cần đến nếu muốn không ngừng tiến tới để thực hiện vận mệnh đời mình . Dân của cuộc Xuất Hành hiểu rất rõ cuộc phiêu lưu này của mình . Còn chúng ta thì sao ? Chúng ta có tự coi mình như những con người du mục , những tay luôn luôn hành trình , những di dân hay không ?
Con Đường nói lên cái phong cách của con người . Chính vì thế con người luôn được đặt giáp mặt với sự chọn lựa giữa nẻo đường của những người công chính và nẻo đường của những kẻ dữ (xx Tv I) . Quả thật là không dễ dàng chi để khám phá ra nẻo đường của Thiên Chúa … vì nó vừa chật hẹp (Mt 7 , 13 – 14) … và … những nẻo đường của Người lại … không là những nẻo đường của chúng ta (Is 55, 8) . Chính vì thế lời cầu nguyện quan trọng của tác giả Thánh Vịnh cốt lõi ở chỗ nài xin Thiên Chúa chỉ dạy những nẻo đường của Người : “ Lạy Chúa ! Xin chỉ đường cho con và con sẽ hành trình theo chân lý.” (Tv 86 , 11).
Thế nhưng Thiên Chúa còn hành động nhiều hơn cái chuyện giơ ngón tay chỉ đường cho chúng ta nhiều : Người gửi đến cho chúng ta Người Con duy nhất của Người . Và Đức Kytô tung ra lời mời gọi “hãy theo Ta” – lời mời gọi đã âm vang rất mạnh trong đời nhóm Mười Hai. Ngài đồng hành với chúng ta trên những nẻo đường Emmaus của chúng ta … và còn hơn thế nữa , Ngài là chính “Con Đường” ( Gio 14, 5-6).
Oi còn đường dẫn đến với Đức Kytô đằng đẵng biết bao ! Thế nhưng con đường cùng đi với Đức Kytô lại ngắn ngủi vô cùng … vì chính Ngài là đường và là cùng đích !
“Tình yêu Đức Kytô thúc bách chúng tôi …”
Trong cái kiểu nói này của thánh Phaolô ( 2 Co 5, 14) nghe như có tiếng còi hụ của một chiếc xe cấp cứu … Vậy thì tình trạng khẩn cấp đã đẩy Đức Kytô lao về phía chúng ta và chúng ta lao về phía Ngài … như thế này là gì ? Rất đơn giản : tình yêu ! Chỉ thế thôi .
Tình yêu luôn làm vội vã bước chân ngược lại với sự chết để tiến đến sự sống ở bên kia sự chết ! Tất cả đều chạy … khi yêu , “ nhảy nhót như một con nai” theo dấu Người Yêu Dấu ( Diễm Tình ca 2 , 8-9) . Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết bao ! Chính Người cũng chạy : “ Như kiện tướng , Người hớn hở trong bước chạy trên đường vinh thắng .” ( Tv 19,6). Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết bao ! “ Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước !” : phải , trước cả khi không biết chúng ta có đáp trả tình Người hay không ! Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết bao! Người yêu chúng ta bất chấp tội lỗi của chúng ta … và thậm chí Người còn tha thiết hơn nữa ngay cả khi chúng ta còn trong tình trạng tội phạm (Rm 5 , 8) . Chúng ta thường có cảm nghĩ rằng nếu chúng ta là những vị thánh lớn … thì Thiên Chúa sẽ yêu thương chúng ta nhiều hơn …thế nhưng hoàn toàn trái nghịch lại : không phải là sự bất toàn … nhưng là sự “quá toàn thiện” của chúng ta sẽ cản trở tình yêu của Người ! Bạn thấy đó ; niềm vui của thiên quốc … khi chỉ một người – vâng – một người tội lỗi hoán cải thôi !( Lc 15 , 77 ) .
Tình yêu đi từ khám phá này đến khám phá khác … Trong khi tiêu hao chính mình đi… thì tình yêu lại không ngừng tìm ra được những lý lẽ mới mẻ và tươi mát để mà yêu … Và tình yêu dai dẳng càng tự khẳng định mình bao nhiêu … thì sự chiêm ngắm đầy hoan lạc lại càng tăng trưởng bấy nhiêu … Hãy nghe Cha Chevrier – ngài liên tục sống trong sự chiêm ngưỡng Đức Kytô và là Đức Kytô cùng khốn - ngài đã thảng thốt kêu lên với tất cả tin yêu :” Oi ! tuyệt biết bao Đức Giêsu Kytô khổ đau !” .
Cánh cổng hoàng cung – qua đó – tình yêu của Đức Kytô tràn chảy đến với chúng ta là cánh cổng của con tim bị đâm của Ngài trên Thánh Giá . Tại đó , chúng ta tìm ra cánh cổng thánh - cánh cổng mang lại ơn toàn xá của sự Phục Sinh . Gần bên chân Thánh Giá , Đức Maria , thánh Gioan Tông Đồ , các phụ nữ thánh , người tử tội sám hối … đã “ đong” , đã “lường” được tình yêu không giới hạn của Đức Kytô .
Hạnh phúc thay người nào – khi đã khám phá ra nguồn tình yêu này – sẽ không bao giờ rời xa nó nữa !
Hạnh phúc thay người nào – đang khi vốc uống trong nguồn tình yêu này – vẫn cảm nhận được sự khát khao ngay trong niềm thoả mãn của mình !
Hạnh phúc thay người nào – không cầm giữ nổi niềm hoan lạc mình cảm nhận – đã chạy – như một tên điên – để la lên với mọi người về tình yêu của Đức Kytô … La lên qua các mái nhà … và từ ngọn đồi này đến đỉnh đồi khác !
Đức MARIA : “ góc ấu thời” trong cuộc sống của chúng ta .
“Thưa Thầy , ai là người lớn nhất trong Nước Trời ? Chúa Giêsu liền gọi một em nhỏ đến , đặt vào giữa các ông và bảo : “Thầy bảo thật anh em : nếu anh em không trở lại và nên như trẻ nhỏ , thì sẽ chẳng được vào Nước Trời !” (Mt 18 , 1- 5) . Vậy là - để trả lời cho chuyện “là người lớn nhất” – thì Chúa Giêsu lại nói đến việc “ trở thành người nhỏ nhất” … Thế nhưng ai là người có thể giúp chúng ta “trở lại và nên như trẻ nhỏ” … ngoài Đức Maria - Mẹ của Thiên Chúa và Mẹ của loài người ? Đứng trước Mẹ của mình , chúng ta luôn luôn tự làm cho mình nên “ nhỏ bé” hay đúng hơn … là chúng ta lúc nào cũng thấy mình “nhỏ bé” …
“Dưới chân Thánh Giá của Chúa Giêsu là Mẹ Ngài … và bên cạnh Mẹ Ngài là người môn đệ Ngài yêu . Chúa Giêsu nói với Mẹ : “Này Bà ! Này là con Bà !” . Rồi Ngài nói với người môn đệ: “Này là Mẹ con !” . Và từ lúc ấy , người môn đệ đưa Mẹ về nhà mình .” (Gio 19 ,25 – 27) . Chẳng phải là nhờ sự gần gũi , cận kề Đức Maria mà - mãi cho đến tuổi rất già của mình – Gioan đã biết giữ cho mình một tâm hồn trẻ thơ được nhồi nắn bằng sự nhẹ nhàng và niềm tin tưởng giữa những thử thách của Giáo Hội thời sơ khai đấy sao ?
Đức Kytô dư biết những gì có nơi con người (Gio 2 , 25) . Ngài biết Đức Maria là con đường chắc chắn nhất để có thể đạt tới Nứơc Trời : cánh cửa huyền nhiệm mà người ta khám phá ra – khi mà tất cả có vẻ như bế tắc . Cái con người vốn “lồng lộn” lên trước Thiên Chúa và những giới răn của Người … thì lại thấy “dịu lại” trước Đức Maria và sự thanh khiết của Ngài … để rồi – tín thác nơi Mẹ – anh ta “đấu dịu” với Thiên Chúa . Một cái điểm thần kinh nào đó nơi con người ấy đã được đụng tới … khơi dậy nơi anh ta thời thơ ấu của mình … Một nỗi niềm hoài hương nào đó khơi dậy nơi anh ta niềm khát vọng vô cùng là được trở lại với thời thơ ấu của mình …
Maria – cái góc ấu thời – mà con người cằn cỗi , già nua vì tội lỗi – thích tìm về náu ẩn ! Maria : khu vườn kín nhiệm nơi con người cứng đầu cứng cổ trước người khác … nhưng lại ưa ẩn mình vào để nài khẩn ơn tha thứ ! Và thật là “ trò tuyệt diệu” của tình yêu Thiên Chúa , Đấng – để không nổi giận – Người đã giấu giếm công lý của mình bên dưới lòng nhân hậu của Mẹ mình !
Khi mà lòng kiêu hãnh hay sự tủi nhục làm cho mọi lời mời gọi đến với Thiên Chúa gần như trở thành bất lực … thì vẫn còn một lời kinh nằm ngay ở tầm tay với của con người tội nhân đã tuyệt vọng : đó là lời kinh dành cho Mẹ Maria – lời kinh mà Péguy gọi là “ lời kinh của giây phút khẩn cấp” : kinh “kính mừng Maria” : mọi người đều có thể lẩm bẩm lời kinh ấy … khi mà họ tự cảm thấy không còn có thể dõng dạc kinh “Lạy Cha …” nữa !
Chính vì thế – bạn và tôi – chúng ta có chắc chắn nghe được lời Đức Mẹ gửi gắm chúng ta cho Con của Ngài không : “ Giêsu ! Đây là người anh em của con … vì Mẹ cũng là Mẹ của nó !”
Lời Magnificat của Đức Maria và của Giáo Hội lữ hành.
Chúng ta phải hiểu được nội dung lời hát Magnificat của Đức Maria chắc chắn là đã được cất lên với tất cả tấm lòng và tâm sức của người Nữ Trinh Khiết ở Nazareth trong cuộc viếng thăm đầy hoan lạc ở nhà bà chị họ Elizabeth của mình … Có thể nói về “lời hát” này … như họa sĩ Corot nói về một trong những bức danh hoạ của ông : “ Bao nhiêu thời gian tôi bỏ ra để vẽ bức tranh ấy ư ? Năm phút và tất cả cuộc đời tôi!” . Chỉ tám chín nhịp thở là cùng nhưng – trong lời hát Magnificat – là cả một trải nghiệm của Maria được ghi lại … và – còn hơn thế nữa – cả “giòng lịch sử thánh” … . Như cánh ve đầu hè được ánh nắng mặt trời ve vuốt , ánh mắt nhìn của Thiên Chúa đã làm bật rung từ trái tim “người nữ tỳ và phận hèn” nơi Mẹ lời hát trang trọng của bài ca Magnificat .
Lời hát Magnificat run rẩy hoan lạc ấy – dĩ nhiên – có nguồn và sự phong phú của nó từ thời của tổ tiên : Đức Maria ẩn sâu trong ơn cứu độ được ban cho Ngài : Ngài chiêm ngưỡng công trình của Thiên Chúa từ chính dạ mình – nơi đó – bao gồm cả quá khứ của Dân Chúa lẫn tương lai của phận mình . Ngài đã nhận lấy như là của mình mọi mọi thứ tương hỗ mà Thiên Chúa ràng rịt giữa Ngài và những người nghèo khó … và Mẹ cất tiếng với những lời lẽ không tiền khoáng hậu để ngợi ca tự do và tín thác …
Đang khi say sưa với lời hát Magnificat – nay đã trở thành là của mình – Giáo Hội chiêm ngưỡng và cử hành ơn cứu chuộc của mình – ơn cứu chuộc đã từng được Đức Maria trải nghiệm … và – với mẫu gương Maria – Giáo Hội đi sâu vào trải nghiệm của chính mình về ơn cứu độ . Con cái nghèo hèn của Giáo Hội có mặt khắp mọi nơi và – từng chặng từng chặng trong lữ hành của mình – Giáo Hội không ngừng đón gặp được những “khuôn mặt mới” bên cạnh những con người vốn đã là gia đình … Cảm xúc hôm nay buộc chúng ta mở lòng mình ra với những người phận nghèo ở mọi Châu Lục … và cũng phải thú nhận rằng … cái chuyện họ ở “xa” chúng ta … cũng chẳng gây bất tiện gì cho chúng ta cả …
Với đôi chút nghi hoặc , có nhiều người tự nêu lên cho chính mình câu hỏi ghê gớm này là : sau Auschwitz và Goulag … thì làm sao mà còn có thể cất tiếng hát lời ca Magnificat được nữa ? Đơn giản thôi ! Thì cứ hát … và hát cho đến dấu nhạc dâng hiến trọn vẹn … như Maximilien Kolbe hay Edith Stein … Bài ca Magnificat là một thánh thi mang tính động viên cao đối với Giáo Hội để Giáo Hội có được những mãnh lực nội tâm luôn luôn mới nhờ Chúa Thánh Thần …
Giáo Hội lữ hành là một Giáo Hội biết rất rõ mình đến từ đâu và mình sẽ phải đi về đâu … Chính nơi Đức Maria mà Giáo Hội múc lấy tất cả nguồn xác tín và sự trang trọng của mình . Nhờ Ngài và với Ngài – từ cuộc thăm viếng này đến cuộc thăm viếng khác trong gặp gỡ với toàn thể nhân loại – nơi từng chặng một – chúng ta có thể có được những trải nghiệm lạ lùng khi cất tiếng hoan ca lời kinh Magnificat : lời kinh của mọi điểm xuất phát và của mọi đích tới … cho mãi đến khi có cuộc Thăm Viếng chung cuộc trong Nước Trời : bàn tiệc vĩnh hằng của những người phận hèn Thiên Chúa yêu thích …
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tần Tảo
Joseph Ngọc Phạm
22:24 07/06/2011
TẦN TẢO
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Anh đi em ở lại nhà
Hai vai gánh vác, mẹ già con thơ
Lầm than bao quản nắng mưa,
Anh đi anh liệu tranh đua với đời!
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Anh đi em ở lại nhà
Hai vai gánh vác, mẹ già con thơ
Lầm than bao quản nắng mưa,
Anh đi anh liệu tranh đua với đời!
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền