Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Tâm Ngài
Trầm Hương Thơ
08:39 08/06/2011
"Thánh Tâm Ngài" bao phủ cả dương gian
Tình Yêu Ngài muôn thuở đã trao ban
Ngài ấp ủ trần hoàn khi tác tạo
Từ hư vô NGÀI làm ra qũy đạo
Để muôn đời con tạo chẳng ngừng xoay
Kiếp luân hồi chuyển mãi tới hôm nay
Từ cõi đen gọi "CHA là Ánh Sáng"
Và từ đó chuyển luân thành ngày tháng
CHA thương yêu mỗi sáng ghé đền thăm
Cõi Địa Đàng từ thuở ấy xa xăm
Cây táo thơm tháng năm tròn tuổi mộng
Nên quyến rủ linh hồn con xao động
Cánh tay ngà mở rộng bẫy thời gian
Quên đó là trái cấm CHA truyền ban
Để mắc mưu Sa-tan loài qủy đỏ
Đánh mất đi "Địa Đàng" từ thuở đó
Nay xa rồi đứng ngó lại tiếc thương
Tội kiêu ngạo nên ta đã lạc đường
Bây giờ nhìn "Quê Hương" ôi da diết!
Từ ngày ấy đến nay buồn, đau, tiếc
Vẫn hy vọng bất diệt của màu xanh
Ngày nào đó giữa bầu trời thiên thanh
Hoa thứ tha nở thành "Mùa Xuân Qúy"
Trong yêu thương "Thánh Tâm Ngài Thiện mỹ"
Cổng Địa Đàng "Thiên Ý" lại mở ra
Ta trở về trong vòng tay thứ tha
Nhờ "Ánh Sáng" của CHA tràn nhân ái
Trong Địa Đàng "Thánh Tâm Ngài" vĩ đại
Thơm ngào ngạt chẳng ngại ướp hồn con
"Tình Yêu Ngài" mãi vĩnh cửu sắt son
Loài hoa dại như con tìm "Ánh Sáng"
Nếu chấp tội hỏi ai còn xứng đáng?
"Thánh Tâm Ngài" lai láng biển thứ tha
Mạnh dạn lên, hãy mau! bước về nhà
Để lãnh nhận nơi CHA nguồn "Ân Thánh".
Hiệp Nhất
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:40 08/06/2011
Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một (Ga 17,22).
Trong các lời nguyện nhập lễ, linh mục đọc lời kết: Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Ba Ngôi Thiên Chúa hiệp nhất nên một trong tình yêu. Mỗi khi chúng ta làm dấu thánh giá trên mình, chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi. Chúng ta được thánh hóa và lãnh nhận ân xá trong tình yêu của Thiên Chúa.
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ: Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi (Ga 14,16). Chúa Thánh Thần là nguồn sự thật và là nguồn hiệp nhất. Ngài là Đấng bảo Trợ và Đấng An Ủi dịu hiền. Chúa Giêsu đã sai Chúa Thánh Thần đến để dạy chúng ta tất cả sự thật về ơn cứu độ. Muốn hiểu sự thật, chúng ta phải ở lại trong Chúa Kitô: Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy (Ga 15,4).
Hiệp nhất trong Chúa Thánh Thần là hiệp nhất trong tình yêu và chân lý. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho giáo đoàn Ephêsô đã viết: Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng (Eph 4,4). Khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội là chúng ta đã được tháp nhập vào Nhiệm Thể Chúa Kitô. Chúa Kitô là đầu và chúng ta là chi thể. Chúng ta cùng chia sẻ một niềm tin và hưởng chung một ân sủng từ Chúa Ba Ngôi. Tất cả các tín hữu hiệp nhất trong cùng một nguồn sống: Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người (Eph 4,5-6).
Chúng ta không thể tách rời Nhiệm Thể Chúa Kitô. Chỉ nơi Ngài, chúng ta có sự sống thật và có ơn cứu độ. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh cây nho và cành nho để nói lên sự kết hợp nhiệm mầu: Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được (Ga 15,5). Cành nho phải luôn kết hợp với thân cây nho. Nhựa sống lưu chuyển từ gốc rễ vào thân nho. Cành tách biệt ra khỏi cây, cành sẽ bị khô héo. Thân nho là hình ảnh chính Chúa Kitô. Chúa Kitô là trung tâm và cội rễ của mọi tạo vật. Chúa Kitô đã thiết lập Giáo Hội hữu hình để tuôn đổ hồng ân sự sống. Giáo Hội Chúa Kitô gồm mọi thành phần liên kết với nhau trong cùng một đức mến. Thánh Phaolô viết: Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo (Col 3,14).
Kết hợp với Chúa Kitô là kết hợp với Giáo Hội hữu hình. Giáo Hội có cơ cấu và phẩm trật liên đới với nhau. Chúng ta không thể tách rời và cũng không thể sống biệt lập. Nguồn ân sủng tuôn chảy qua các Bí tích, sự cầu nguyện và việc bác ái của mọi thành phần trong Giáo hội. Sự liên kết với Giáo Hội trực tiếp hoặc gián tiếp đều bắt nguồn từ chính Chúa Kitô là nguồn mọi ân sủng. Giáo lý căn bản của Đạo Công Giáo gồm tóm trong 2865 số mục. Chúng ta cần học hỏi và tìm hiểu ý nghĩa sâu xa về giáo lý đức tin, về bí tích, luân lý và đời sống Kitô hữu. Để duy trì sự hiệp nhất giữa Giáo Hội, mỗi thành viên phải chu toàn bổn phận và ơn gọi của mình. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau (Eph 4,3). Ăn ở thuận hòa là đầu mối của sự bình an và thanh thản.
Hiệp nhất với Giáo Hội là tuân theo những giáo huấn và chỉ thị của Giáo Hội. Giáo Hội có kỷ luật hướng dẫn để nên hợp nhất trong cách thế sống đạo. Đạo Công Giáo Rôma có Bộ Giáo Luật gồm 1752 điều đã được sửa đổi và kiện toàn vào năm 1983. Bộ Giáo Luật bao gồm tất cả các hướng dẫn như Kim Chỉ Nam giúp chúng ta sống đạo và sinh hoạt mục vụ. Chúng ta có thể tìm thấy mọi chi tiết liên quan đến việc học đạo, giữ đạo, sống đạo, hành đạo và truyền đạo. Luật lệ là để giúp cho chúng ta cùng đi theo một hướng và cùng hiểu đạo một cách. Tuy nhiên trong thực hành cụ thể, chúng ta biết rằng mỗi Giáo hội địa phương có những luật trừ áp dụng tùy theo hoàn cảnh sống.
Luật lệ giúp chúng ta sống tốt và sống khuôn mẫu. Chúng ta không giữ luật vị luật nhưng vì lòng yêu mến. Luật sẽ bảo vệ chúng ta đi trong trật tự và đưa dẫn vào sự hiệp nhất. Chúa Giêsu phán: Ngày sabát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sabát (Mc. 2,27). Chúng ta có thể tin đạo trong mọi nơi và mọi lúc. Khi sống đạo và hành đạo là chúng ta phải sống cụ thể tại một địa chỉ và thuộc một cộng đoàn hay một giáo xứ. Là tín hữu, chúng ta cần gắn bó với giáo hội địa phương của mình. Kitô hữu không phải là những người không nhà. Tất cả mọi giáo xứ đều mở của đón chào các Kitô hữu. Chúng ta có thể gia nhập bất cứ cộng đoàn hay giáo xứ nào nơi chúng ta sinh sống.
Nhà thờ là trung tâm sống đạo của giáo xứ. Nhà thờ là nơi chúng ta tụ họp để thờ phượng Thiên Chúa và là nhà chung của chúng ta. Mỗi Kitô hữu có bổn phận và quyền lợi bảo vệ và xây dựng. Chúng ta đều là con Chúa và con của Hội thánh. Biết rằng được sống đạo là một hạnh phúc tuyệt vời. Xây dựng Giáo hội địa phương là chúng ta đang cộng tác làm phát triển giáo hội hoàn vũ. Từng cộng đoàn liên đới với giáo xứ và các giáo xứ gắn kết với giáo hạt. Các giáo hạt hợp chung thành giáo phận. Các giáo phận liên kết với nhau làm thành Tổng giáo phận và toàn thể cộng đồng dân Chúa làm nên Giáo Hội hoàn vũ.
Đôi khi chúng ta ngần ngại bước theo hướng dẫn của Giáo Hội. Nghĩ rằng chúng ta có thể trực tiếp đến với Chúa để múc tận nguồn ân sủng. Chúng ta gạt qua quyền giáo huấn của Giáo hội để làm theo ý riêng mình. Có một số người chủ trương tin vào mặc khải cá nhân và muốn tự tạo cho mình một hướng đi riêng. Trải qua lịch sử Giáo hội, chúng ta nhận biết có rất nhiều giáo phái và các nhóm hội tách rời. Có một điều lạ là bất cứ nơi đâu có các giáo phái hoặc các nhóm tách lìa, đều có nhiều người tin theo và ủng hộ nhưng lại thiếu sự hiệp nhất với thân nho. Nhìn lại hình ảnh cây nho, chúng ta sẽ thấy cành nho luôn liên kết với thân nho, sẽ sinh nhiều hoa trái. Từng những lá non đến những lá già, những nụ hoa cho tới những chùm qủa và mọi nhánh mọi cành đều phải dính liền với thân cây. Bất cứ một thành phần nào tách rời khỏi thân đều mất nhựa sống và bị khô héo.
Đời sống Giáo hội tại thế cũng giống như cây nho sai trái. Mọi tín hữu gắn chặt với Chúa Kitô qua Giáo Hội của Ngài, ân sủng sẽ tuôn tràn và nhân đức sẽ triển nở. Trong Giáo Hội, Chúa ban cho các tín hữu có những đặc sủng và ơn gọi khác nhau. Mỗi người tùy theo khả năng của mình để sinh lợi ích cho toàn thân. Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Kitô cũng vậy (1Cor 12,12). Chúng ta đều là Kitô hữu. Kitô hữu được mang danh Chúa Kitô. Chúa Kitô là Con Thiên Chúa. Chúng ta được nâng lên địa vị làm con Chúa. Chúng ta không thể sống như những người chư dân, họ không nhìn biết Thiên Chúa.
Những đức tính cần thiết giúp chúng ta bước theo con đường của Chúa. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau (Eph 4, 2). Trong bất cứ hoàn cảnh sống nào, chúng ta đều là nhân chứng cho Chúa Kitô. Như trong Kinh Lạy Cha, chúng ta thường đọc: Nguyện cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến. Nước của Chúa trị đến không phải là nước trần gian nhưng Nước Chúa ngự trị ngay trong tâm hồn chúng ta. Luôn ý thức rằng trong mọi phút giây đều là hồng ân sự sống. Chúng ta hãy sinh lợi với tất cả số vốn Chúa đã trao ban. Hãy làm sáng danh Chúa qua cuộc sống hạnh phúc hiện tại dẫn đến hạnh phúc mai sau. Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!(Mt. 25,23).
Hạnh phúc biết bao khi chúng ta được sống trong nguồn ân thiêng của Chúa. Chúng ta được mang danh Chúa Kitô và được liên kết với nhau trong cùng một niềm tin. Nguồn suối ân sủng trào dâng thấm nhập vào mỗi tâm hồn. Đẹp thay những phút giây chúng ta được quây quần bên nhau trong Nhà Chúa. Cùng dâng Chúa lời tụng ca, tôn vinh và cảm tạ. Chúa chính là nguồn hoan lạc của tuổi xuân và là thuẫn che đời chúng con. Tác giả thánh vịnh đã vui mừng thốt lên: Ca khúc lên Đền của vua Đavít. Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau (Tv. 133,1).
Niềm vui của các Kitô hữu là được hưởng nếm tình yêu và sự bình an trong tâm hồn. Sự bình an và tình yêu đích thực chỉ tìm thấy nơi Chúa Kitô. Đấng đã hy sinh mạng sống để cứu độ chúng ta. Tất cả công ơn cứu độ đều tuôn chảy qua lễ hy sinh trên thập giá. Nơi Chúa Kitô, chúng ta tìm được ý nghĩa của cuộc sống và nguồn ơn cứu độ. Tất cả mọi lời ca ngợi và tung hô đều quy về Chúa Ba Ngôi. Kết thúc Kinh Nguyện Thánh Thể, linh mục nâng Mình và Máu Thánh Chúa lên, xướng lời ngợi khen: Chính nhờ Người, với Người và trong Người, mà mọi danh dự và vinh quang đều qui về Chúa là Cha toàn năng, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Chúng ta đồng thanh thưa Amen.
Trong các lời nguyện nhập lễ, linh mục đọc lời kết: Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Ba Ngôi Thiên Chúa hiệp nhất nên một trong tình yêu. Mỗi khi chúng ta làm dấu thánh giá trên mình, chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi. Chúng ta được thánh hóa và lãnh nhận ân xá trong tình yêu của Thiên Chúa.
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ: Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi (Ga 14,16). Chúa Thánh Thần là nguồn sự thật và là nguồn hiệp nhất. Ngài là Đấng bảo Trợ và Đấng An Ủi dịu hiền. Chúa Giêsu đã sai Chúa Thánh Thần đến để dạy chúng ta tất cả sự thật về ơn cứu độ. Muốn hiểu sự thật, chúng ta phải ở lại trong Chúa Kitô: Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy (Ga 15,4).
Hiệp nhất trong Chúa Thánh Thần là hiệp nhất trong tình yêu và chân lý. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho giáo đoàn Ephêsô đã viết: Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng (Eph 4,4). Khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội là chúng ta đã được tháp nhập vào Nhiệm Thể Chúa Kitô. Chúa Kitô là đầu và chúng ta là chi thể. Chúng ta cùng chia sẻ một niềm tin và hưởng chung một ân sủng từ Chúa Ba Ngôi. Tất cả các tín hữu hiệp nhất trong cùng một nguồn sống: Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người (Eph 4,5-6).
Chúng ta không thể tách rời Nhiệm Thể Chúa Kitô. Chỉ nơi Ngài, chúng ta có sự sống thật và có ơn cứu độ. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh cây nho và cành nho để nói lên sự kết hợp nhiệm mầu: Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được (Ga 15,5). Cành nho phải luôn kết hợp với thân cây nho. Nhựa sống lưu chuyển từ gốc rễ vào thân nho. Cành tách biệt ra khỏi cây, cành sẽ bị khô héo. Thân nho là hình ảnh chính Chúa Kitô. Chúa Kitô là trung tâm và cội rễ của mọi tạo vật. Chúa Kitô đã thiết lập Giáo Hội hữu hình để tuôn đổ hồng ân sự sống. Giáo Hội Chúa Kitô gồm mọi thành phần liên kết với nhau trong cùng một đức mến. Thánh Phaolô viết: Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo (Col 3,14).
Kết hợp với Chúa Kitô là kết hợp với Giáo Hội hữu hình. Giáo Hội có cơ cấu và phẩm trật liên đới với nhau. Chúng ta không thể tách rời và cũng không thể sống biệt lập. Nguồn ân sủng tuôn chảy qua các Bí tích, sự cầu nguyện và việc bác ái của mọi thành phần trong Giáo hội. Sự liên kết với Giáo Hội trực tiếp hoặc gián tiếp đều bắt nguồn từ chính Chúa Kitô là nguồn mọi ân sủng. Giáo lý căn bản của Đạo Công Giáo gồm tóm trong 2865 số mục. Chúng ta cần học hỏi và tìm hiểu ý nghĩa sâu xa về giáo lý đức tin, về bí tích, luân lý và đời sống Kitô hữu. Để duy trì sự hiệp nhất giữa Giáo Hội, mỗi thành viên phải chu toàn bổn phận và ơn gọi của mình. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau (Eph 4,3). Ăn ở thuận hòa là đầu mối của sự bình an và thanh thản.
Hiệp nhất với Giáo Hội là tuân theo những giáo huấn và chỉ thị của Giáo Hội. Giáo Hội có kỷ luật hướng dẫn để nên hợp nhất trong cách thế sống đạo. Đạo Công Giáo Rôma có Bộ Giáo Luật gồm 1752 điều đã được sửa đổi và kiện toàn vào năm 1983. Bộ Giáo Luật bao gồm tất cả các hướng dẫn như Kim Chỉ Nam giúp chúng ta sống đạo và sinh hoạt mục vụ. Chúng ta có thể tìm thấy mọi chi tiết liên quan đến việc học đạo, giữ đạo, sống đạo, hành đạo và truyền đạo. Luật lệ là để giúp cho chúng ta cùng đi theo một hướng và cùng hiểu đạo một cách. Tuy nhiên trong thực hành cụ thể, chúng ta biết rằng mỗi Giáo hội địa phương có những luật trừ áp dụng tùy theo hoàn cảnh sống.
Luật lệ giúp chúng ta sống tốt và sống khuôn mẫu. Chúng ta không giữ luật vị luật nhưng vì lòng yêu mến. Luật sẽ bảo vệ chúng ta đi trong trật tự và đưa dẫn vào sự hiệp nhất. Chúa Giêsu phán: Ngày sabát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sabát (Mc. 2,27). Chúng ta có thể tin đạo trong mọi nơi và mọi lúc. Khi sống đạo và hành đạo là chúng ta phải sống cụ thể tại một địa chỉ và thuộc một cộng đoàn hay một giáo xứ. Là tín hữu, chúng ta cần gắn bó với giáo hội địa phương của mình. Kitô hữu không phải là những người không nhà. Tất cả mọi giáo xứ đều mở của đón chào các Kitô hữu. Chúng ta có thể gia nhập bất cứ cộng đoàn hay giáo xứ nào nơi chúng ta sinh sống.
Nhà thờ là trung tâm sống đạo của giáo xứ. Nhà thờ là nơi chúng ta tụ họp để thờ phượng Thiên Chúa và là nhà chung của chúng ta. Mỗi Kitô hữu có bổn phận và quyền lợi bảo vệ và xây dựng. Chúng ta đều là con Chúa và con của Hội thánh. Biết rằng được sống đạo là một hạnh phúc tuyệt vời. Xây dựng Giáo hội địa phương là chúng ta đang cộng tác làm phát triển giáo hội hoàn vũ. Từng cộng đoàn liên đới với giáo xứ và các giáo xứ gắn kết với giáo hạt. Các giáo hạt hợp chung thành giáo phận. Các giáo phận liên kết với nhau làm thành Tổng giáo phận và toàn thể cộng đồng dân Chúa làm nên Giáo Hội hoàn vũ.
Đôi khi chúng ta ngần ngại bước theo hướng dẫn của Giáo Hội. Nghĩ rằng chúng ta có thể trực tiếp đến với Chúa để múc tận nguồn ân sủng. Chúng ta gạt qua quyền giáo huấn của Giáo hội để làm theo ý riêng mình. Có một số người chủ trương tin vào mặc khải cá nhân và muốn tự tạo cho mình một hướng đi riêng. Trải qua lịch sử Giáo hội, chúng ta nhận biết có rất nhiều giáo phái và các nhóm hội tách rời. Có một điều lạ là bất cứ nơi đâu có các giáo phái hoặc các nhóm tách lìa, đều có nhiều người tin theo và ủng hộ nhưng lại thiếu sự hiệp nhất với thân nho. Nhìn lại hình ảnh cây nho, chúng ta sẽ thấy cành nho luôn liên kết với thân nho, sẽ sinh nhiều hoa trái. Từng những lá non đến những lá già, những nụ hoa cho tới những chùm qủa và mọi nhánh mọi cành đều phải dính liền với thân cây. Bất cứ một thành phần nào tách rời khỏi thân đều mất nhựa sống và bị khô héo.
Đời sống Giáo hội tại thế cũng giống như cây nho sai trái. Mọi tín hữu gắn chặt với Chúa Kitô qua Giáo Hội của Ngài, ân sủng sẽ tuôn tràn và nhân đức sẽ triển nở. Trong Giáo Hội, Chúa ban cho các tín hữu có những đặc sủng và ơn gọi khác nhau. Mỗi người tùy theo khả năng của mình để sinh lợi ích cho toàn thân. Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Kitô cũng vậy (1Cor 12,12). Chúng ta đều là Kitô hữu. Kitô hữu được mang danh Chúa Kitô. Chúa Kitô là Con Thiên Chúa. Chúng ta được nâng lên địa vị làm con Chúa. Chúng ta không thể sống như những người chư dân, họ không nhìn biết Thiên Chúa.
Những đức tính cần thiết giúp chúng ta bước theo con đường của Chúa. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau (Eph 4, 2). Trong bất cứ hoàn cảnh sống nào, chúng ta đều là nhân chứng cho Chúa Kitô. Như trong Kinh Lạy Cha, chúng ta thường đọc: Nguyện cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến. Nước của Chúa trị đến không phải là nước trần gian nhưng Nước Chúa ngự trị ngay trong tâm hồn chúng ta. Luôn ý thức rằng trong mọi phút giây đều là hồng ân sự sống. Chúng ta hãy sinh lợi với tất cả số vốn Chúa đã trao ban. Hãy làm sáng danh Chúa qua cuộc sống hạnh phúc hiện tại dẫn đến hạnh phúc mai sau. Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!(Mt. 25,23).
Hạnh phúc biết bao khi chúng ta được sống trong nguồn ân thiêng của Chúa. Chúng ta được mang danh Chúa Kitô và được liên kết với nhau trong cùng một niềm tin. Nguồn suối ân sủng trào dâng thấm nhập vào mỗi tâm hồn. Đẹp thay những phút giây chúng ta được quây quần bên nhau trong Nhà Chúa. Cùng dâng Chúa lời tụng ca, tôn vinh và cảm tạ. Chúa chính là nguồn hoan lạc của tuổi xuân và là thuẫn che đời chúng con. Tác giả thánh vịnh đã vui mừng thốt lên: Ca khúc lên Đền của vua Đavít. Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau (Tv. 133,1).
Niềm vui của các Kitô hữu là được hưởng nếm tình yêu và sự bình an trong tâm hồn. Sự bình an và tình yêu đích thực chỉ tìm thấy nơi Chúa Kitô. Đấng đã hy sinh mạng sống để cứu độ chúng ta. Tất cả công ơn cứu độ đều tuôn chảy qua lễ hy sinh trên thập giá. Nơi Chúa Kitô, chúng ta tìm được ý nghĩa của cuộc sống và nguồn ơn cứu độ. Tất cả mọi lời ca ngợi và tung hô đều quy về Chúa Ba Ngôi. Kết thúc Kinh Nguyện Thánh Thể, linh mục nâng Mình và Máu Thánh Chúa lên, xướng lời ngợi khen: Chính nhờ Người, với Người và trong Người, mà mọi danh dự và vinh quang đều qui về Chúa là Cha toàn năng, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Chúng ta đồng thanh thưa Amen.
Hoa trái Thánh Thần
Lm. Nguyễn Văn Nghĩa
09:39 08/06/2011
HOA TRÁI THÁNH THẦN
Hằng năm cứ đến ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống tôi không thể nào không lo ra chia trí khi nghe bài đọc thứ nhất trích sách Tông Đồ Công Vụ với câu kết: “họ đầy rượu rồi” (Cv 2,13). Sách bài đọc do UBPVGK cắt bỏ câu này. Không biết vì sợ bà con giáo dân nghe chướng tai hay thấy kết ở câu đó không hợp hay Sách bài đọc mới bỏ đi tôi không rõ. Tuy nhiên khi nghe đọc câu kết “họ đầy rượu rồi”, và tiếp là “Đó là Lời Chúa” thì tôi giật mình. Không biết giữa tác động của Chúa Thánh Thần và tác động của rượu có những điểm nào giống nhau mà những người lúc bấy giờ lại lầm lẫn như thế? Nào chúng ta thử xem những điểm giống nhau giữa tác động của Chúa Thánh Thần và tác động của thần men.
- Sự can đảm: khi đã có ít ly hay “y lít” vào thì dân nhậu xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Họ sẵn sàng làm những việc mà khi chưa có men chắc hẳn sẽ chần chừ hoặc không dám. Các Tông đồ sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần cũng can đảm phi thường. Các Ngài đã mở toang cánh cửa Nhà Tiệc Ly, lên mái nhà để rao giảng Tin Mừng. Các Ngài không còn nhát đảm, sợ người Do Thái như trước đây.
- Sự lợi khẩu: đúng là “tửu nhập thì ngôn xuất”. Các bợm nhậu khi đã ngà ngà thì tranh nhau nói, thậm chí cả hát hò lớn tiếng. Có người thường khi thì rụt rè, ít lời nhưng đã có chút men thì đâm ra lợi khẩu, nếu có tí máu văn nghệ thì cất tiếng ca rất chi là “bốc”. Không biết cái ông ngư phủ Phêrô bình thường có lợi khẩu đến đâu, thế mà sau khi đã nhận được Thánh Thần ta thấy Ngài quá ư xuất sắc trong việc rao giảng. Kết quả của bài giảng đầu tiên quả đáng kinh ngạc, đó là khoảng 3000 người trở lại (Cv 2,41).
- Sự hoà đồng: Khi đã ngà ngà thì sẽ chẳng còn ông gia hay chàng rể, cả hai có thể choàng vai nhau thân thiết như bạn bè, anh- tôi, chúng mình. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, ta cũng nhận ra điều này: chẳng còn Do Thái hay Hy lạp, chẳng còn nô lệ hay tự do, tất cả đều là anh em cùng một Cha trên trời.
Vẫn có đó nhiều nét tương đồng nếu nhìn bên ngoài giữa tác động của Chúa Thánh Thần và ảnh hưởng của men rượu. Tuy nhiên phải có đó điểm khác nhau để biện phân. Sau đây xin đan cử một vài nét khác nhau căn bản.
- Những biểu hiện đựợc xem là tích cực như can đảm, lợi khẩu hay hoà đồng… thì dưới tác động của men rượu, chúng sẽ chóng qua, trong khi đó nếu dưới tác động của Chúa Thánh Thần, chúng sẽ tồn tại lâu dài. Thánh I-Nhã cũng cho ta biết một cách thế để biện phân thần loại tương tự như thế. Có những hiệu quả tốt đẹp, ngay cả sự bình an tâm hồn nhưng nếu là do Thần Dữ thì sẽ chóng qua còn do Thánh Thần tác động thì sẽ bền bĩ, lâu dài.
- Tác động của “ma men” hay của Thần Dữ luôn làm ta hướng về mình, còn tác động của Chúa Thánh Thần thì thúc giục ta hướng về ích chung. Thánh Phaolô Tông Đồ cho ta thấy điều này trong bài đọc thứ hai: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi ngươi một cách, là vì ích chung” (1Cor 12,4-7).
- “Ma men” thường khích động ta làm hay nói những sự chẳng đáng, chẳng nên. Nếu có làm được những sự khó, thì đó là liều lĩnh chứ không phải can đảm, nếu có nói nhiều thì cũng dễ thành ba hoa, khoác lác và nếu có hoà đồng thì cũng chưa chắc là hiệp nhất.
Biết biện phân để nhận ra tác động của Chúa Thánh thần không phải để thoả mãn lý trí nhưng là để :
1. Nhìn nhận sự tự do của Chúa Thánh Thần: “Như gió muốn thổi đâu thì thổi”, Chúa Thánh Thần luôn tự do trong hoạt động của Ngài (Ga 3,8). Dù chưa lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, những người ở Xêdarê cũng đã được đổ tràn Thần Khí: “Những tín hữu thuộc giới cắt bì cùng đến đó với ông Phêrô đều kinh ngạc vì thấy Thiên Chúa cũng ban thánh thần xuống trên cả các dân ngoại nữa…(Cv 10,45 ). Không một ai được phép độc quyền Thánh Thần. Không một tổ chức nào, kể cả Hội Thánh được phép độc quyền trên Thần Khí Thiên Chúa. Chúng ta cần phải mở rộng con tim, mở rộng tầm nhìn để đón nhận hồng ân và hoa quả của Thánh Thần ngay cả nơi anh em lương dân, khác đạo.
2. Mặc dù Chúa thường ban ơn hiện sủng (grâce d’état) cho chúng ta để chúng ta chu toàn trách vụ được giao phó, tuy nhiên không phải hễ có chức hay có quyền là đương nhiên có đầy ơn Chúa Thánh Thần. Cứ xem quả thì biết cây (x.Lc 6,43-45). Chức vụ ta lãnh nhận như Giám mục, linh mục, quản xứ, bề trên… có sinh hoa trái là phục vụ ích chung hay không? Xin đừng lầm tưởng ích chung ở đây là lợi ích của một tập thể cá biệt như xứ tôi, giáo phận tôi, dòng tu tôi, đảng phái của tôi, thậm chí quốc gia tôi hay Hội Thánh tôi. Mưu cầu công ích là tìm ích lợi của hết mọi người và của con nguời toàn diện đặc biệt ưu tiên cho người nghèo, người bất hạnh, người bị áp bức… (x. Học thuyết xã hội Công giáo-Hội đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hoà Bình -2004 số 165 ; 182).
3. Hãy sống “dễ dạy” với ân sủng Thánh Thần nghĩa là biết nhạy bén trước sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Tiếng gọi của Thánh Thần thường xuất phát từ những nhu cầu chính đáng và cấp thiết của những người bất hạnh, bị bỏ rơi… Các Tông Đồ, môn đệ, các Phó Tế thời Hội Thánh sơ khai đã làm gương cho ta điều này.
4. Đừng dập tắt Thần Khí, đặc biệt nơi những người nhỏ chức, bé quyền, thậm chí nơi những người trái chính kiến với ta, không theo đường hướng của ta (x.Lc 9,50). Hãy có tâm tình của Môsê khi Giosuê, con ông Nun xin ngăn cản Enđat và Mêđat vì hai ông này không vào trong Lều hội ngộ: “Anh ghen dùm tôi à? Phải chi Đức Chúa ban Thần khí trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ” (Ds 11,29).
5. Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất. Chúa Phục Sinh ban quyền tài thẩm “tháo gỡ-cầm buộc” cho những người có trách nhiệm trong Hội Thánh là để xây dựng và gìn giữ sự hiệp nhất chứ không phải củng cố hay duy trì sự đồng nhất. Hiệp nhất giả thiết có sự khác biệt. Ai muốn duy trì sự đồng nhất thì chắc chắn không thể bảo vệ được sự hiệp nhất.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự xuống! Thánh Thần đã được trao ban. Phải chăng chúng ta nên cầu nguyện: xin cho chúng con biết mở rộng tâm hồn đón nhận Chúa Thánh Thần. Vấn đề là ở phía chúng ta.
Lm Nguyễn Văn Nghĩa- Ban Mê Thuột
Hằng năm cứ đến ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống tôi không thể nào không lo ra chia trí khi nghe bài đọc thứ nhất trích sách Tông Đồ Công Vụ với câu kết: “họ đầy rượu rồi” (Cv 2,13). Sách bài đọc do UBPVGK cắt bỏ câu này. Không biết vì sợ bà con giáo dân nghe chướng tai hay thấy kết ở câu đó không hợp hay Sách bài đọc mới bỏ đi tôi không rõ. Tuy nhiên khi nghe đọc câu kết “họ đầy rượu rồi”, và tiếp là “Đó là Lời Chúa” thì tôi giật mình. Không biết giữa tác động của Chúa Thánh Thần và tác động của rượu có những điểm nào giống nhau mà những người lúc bấy giờ lại lầm lẫn như thế? Nào chúng ta thử xem những điểm giống nhau giữa tác động của Chúa Thánh Thần và tác động của thần men.
- Sự can đảm: khi đã có ít ly hay “y lít” vào thì dân nhậu xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Họ sẵn sàng làm những việc mà khi chưa có men chắc hẳn sẽ chần chừ hoặc không dám. Các Tông đồ sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần cũng can đảm phi thường. Các Ngài đã mở toang cánh cửa Nhà Tiệc Ly, lên mái nhà để rao giảng Tin Mừng. Các Ngài không còn nhát đảm, sợ người Do Thái như trước đây.
- Sự lợi khẩu: đúng là “tửu nhập thì ngôn xuất”. Các bợm nhậu khi đã ngà ngà thì tranh nhau nói, thậm chí cả hát hò lớn tiếng. Có người thường khi thì rụt rè, ít lời nhưng đã có chút men thì đâm ra lợi khẩu, nếu có tí máu văn nghệ thì cất tiếng ca rất chi là “bốc”. Không biết cái ông ngư phủ Phêrô bình thường có lợi khẩu đến đâu, thế mà sau khi đã nhận được Thánh Thần ta thấy Ngài quá ư xuất sắc trong việc rao giảng. Kết quả của bài giảng đầu tiên quả đáng kinh ngạc, đó là khoảng 3000 người trở lại (Cv 2,41).
- Sự hoà đồng: Khi đã ngà ngà thì sẽ chẳng còn ông gia hay chàng rể, cả hai có thể choàng vai nhau thân thiết như bạn bè, anh- tôi, chúng mình. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, ta cũng nhận ra điều này: chẳng còn Do Thái hay Hy lạp, chẳng còn nô lệ hay tự do, tất cả đều là anh em cùng một Cha trên trời.
Vẫn có đó nhiều nét tương đồng nếu nhìn bên ngoài giữa tác động của Chúa Thánh Thần và ảnh hưởng của men rượu. Tuy nhiên phải có đó điểm khác nhau để biện phân. Sau đây xin đan cử một vài nét khác nhau căn bản.
- Những biểu hiện đựợc xem là tích cực như can đảm, lợi khẩu hay hoà đồng… thì dưới tác động của men rượu, chúng sẽ chóng qua, trong khi đó nếu dưới tác động của Chúa Thánh Thần, chúng sẽ tồn tại lâu dài. Thánh I-Nhã cũng cho ta biết một cách thế để biện phân thần loại tương tự như thế. Có những hiệu quả tốt đẹp, ngay cả sự bình an tâm hồn nhưng nếu là do Thần Dữ thì sẽ chóng qua còn do Thánh Thần tác động thì sẽ bền bĩ, lâu dài.
- Tác động của “ma men” hay của Thần Dữ luôn làm ta hướng về mình, còn tác động của Chúa Thánh Thần thì thúc giục ta hướng về ích chung. Thánh Phaolô Tông Đồ cho ta thấy điều này trong bài đọc thứ hai: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi ngươi một cách, là vì ích chung” (1Cor 12,4-7).
- “Ma men” thường khích động ta làm hay nói những sự chẳng đáng, chẳng nên. Nếu có làm được những sự khó, thì đó là liều lĩnh chứ không phải can đảm, nếu có nói nhiều thì cũng dễ thành ba hoa, khoác lác và nếu có hoà đồng thì cũng chưa chắc là hiệp nhất.
Biết biện phân để nhận ra tác động của Chúa Thánh thần không phải để thoả mãn lý trí nhưng là để :
1. Nhìn nhận sự tự do của Chúa Thánh Thần: “Như gió muốn thổi đâu thì thổi”, Chúa Thánh Thần luôn tự do trong hoạt động của Ngài (Ga 3,8). Dù chưa lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, những người ở Xêdarê cũng đã được đổ tràn Thần Khí: “Những tín hữu thuộc giới cắt bì cùng đến đó với ông Phêrô đều kinh ngạc vì thấy Thiên Chúa cũng ban thánh thần xuống trên cả các dân ngoại nữa…(Cv 10,45 ). Không một ai được phép độc quyền Thánh Thần. Không một tổ chức nào, kể cả Hội Thánh được phép độc quyền trên Thần Khí Thiên Chúa. Chúng ta cần phải mở rộng con tim, mở rộng tầm nhìn để đón nhận hồng ân và hoa quả của Thánh Thần ngay cả nơi anh em lương dân, khác đạo.
2. Mặc dù Chúa thường ban ơn hiện sủng (grâce d’état) cho chúng ta để chúng ta chu toàn trách vụ được giao phó, tuy nhiên không phải hễ có chức hay có quyền là đương nhiên có đầy ơn Chúa Thánh Thần. Cứ xem quả thì biết cây (x.Lc 6,43-45). Chức vụ ta lãnh nhận như Giám mục, linh mục, quản xứ, bề trên… có sinh hoa trái là phục vụ ích chung hay không? Xin đừng lầm tưởng ích chung ở đây là lợi ích của một tập thể cá biệt như xứ tôi, giáo phận tôi, dòng tu tôi, đảng phái của tôi, thậm chí quốc gia tôi hay Hội Thánh tôi. Mưu cầu công ích là tìm ích lợi của hết mọi người và của con nguời toàn diện đặc biệt ưu tiên cho người nghèo, người bất hạnh, người bị áp bức… (x. Học thuyết xã hội Công giáo-Hội đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hoà Bình -2004 số 165 ; 182).
3. Hãy sống “dễ dạy” với ân sủng Thánh Thần nghĩa là biết nhạy bén trước sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Tiếng gọi của Thánh Thần thường xuất phát từ những nhu cầu chính đáng và cấp thiết của những người bất hạnh, bị bỏ rơi… Các Tông Đồ, môn đệ, các Phó Tế thời Hội Thánh sơ khai đã làm gương cho ta điều này.
4. Đừng dập tắt Thần Khí, đặc biệt nơi những người nhỏ chức, bé quyền, thậm chí nơi những người trái chính kiến với ta, không theo đường hướng của ta (x.Lc 9,50). Hãy có tâm tình của Môsê khi Giosuê, con ông Nun xin ngăn cản Enđat và Mêđat vì hai ông này không vào trong Lều hội ngộ: “Anh ghen dùm tôi à? Phải chi Đức Chúa ban Thần khí trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ” (Ds 11,29).
5. Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất. Chúa Phục Sinh ban quyền tài thẩm “tháo gỡ-cầm buộc” cho những người có trách nhiệm trong Hội Thánh là để xây dựng và gìn giữ sự hiệp nhất chứ không phải củng cố hay duy trì sự đồng nhất. Hiệp nhất giả thiết có sự khác biệt. Ai muốn duy trì sự đồng nhất thì chắc chắn không thể bảo vệ được sự hiệp nhất.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự xuống! Thánh Thần đã được trao ban. Phải chăng chúng ta nên cầu nguyện: xin cho chúng con biết mở rộng tâm hồn đón nhận Chúa Thánh Thần. Vấn đề là ở phía chúng ta.
Lm Nguyễn Văn Nghĩa- Ban Mê Thuột
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:20 08/06/2011
CÂU ĐỐI THỀ
Có một quan huyện, khi đến nhậm chức thì viết một câu đối dán trước cổng nhà, câu đối như sau:
“Nếu đêm tối nhận tiền bạc, trời tru đất diệt,
Nếu nghe lời sai nha nói, nam đạo nữ xướng”.
Dân chúng nhìn câu đối thì cho rằng đây là ông quan liêm chính.
Nhưng ai mà biết được, ông ta rất là tham ô, chẳng hạn như: ai đưa hối lộ thì phải đưa vào ban ngày, cấm không được đưa vào ban đêm. Vả lại, những ai đi kiện cáo thì phải đích thân đưa tiền hối lộ cho ông ta, cấm không được đưa qua người tay chân thân tín của ông.
Suy tư:
Thời nay có những cơ quan trong phòng làm việc kẻ một bảng hiệu rất lớn là “chí công vô tư”, nhưng chỉ chí công vô tư trên bức tường mà thôi, còn trong thực tế thì ai có tiền thì ưu tiên trước, ai không biết điều thì kiếm đủ lý do để hạch sách họ...
Thời nay có những người thích dùng cái mã đẹp bên ngoài để che đậy cái xấu bên trong của mình đề đánh lừa người khác:
- Có những người dùng cái vẻ đạo mạo của mình để che giấu hành vi mờ ám của mình khi muốn hạ bệ người khác, người ta gọi là ném đá giấu tay.
- Có những người dùng cái vẻ hiền lành của mình để che đậy hành vi xảo trá của mình khi chuyện đó có lợi cho bản thân mình.
Ông quan huyện là một tên tham ô thối nát, nhưng lại viết câu đối hay mà có ý nghĩa để che đậy lòng tham không đáy của mình, và nhờ câu đối ấy làm bình phong mà ông ta ăn hối lộ càng trắng trợn hơn.
Đến ngày phán xét thì cái bình phong che đậy ấy sẽ bị gỡ ra, và toàn thể nhân loại đều nhìn thấy cái gian dối xấu xa của mình, bởi vì chính lúc ấy Thiên Chúa bày tỏ cho nhân loại biết Ngài là Đấng thưởng phạt rất công minh, bởi vì Ngài là Đấng công bình và chính trực.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một quan huyện, khi đến nhậm chức thì viết một câu đối dán trước cổng nhà, câu đối như sau:
“Nếu đêm tối nhận tiền bạc, trời tru đất diệt,
Nếu nghe lời sai nha nói, nam đạo nữ xướng”.
Dân chúng nhìn câu đối thì cho rằng đây là ông quan liêm chính.
Nhưng ai mà biết được, ông ta rất là tham ô, chẳng hạn như: ai đưa hối lộ thì phải đưa vào ban ngày, cấm không được đưa vào ban đêm. Vả lại, những ai đi kiện cáo thì phải đích thân đưa tiền hối lộ cho ông ta, cấm không được đưa qua người tay chân thân tín của ông.
Suy tư:
Thời nay có những cơ quan trong phòng làm việc kẻ một bảng hiệu rất lớn là “chí công vô tư”, nhưng chỉ chí công vô tư trên bức tường mà thôi, còn trong thực tế thì ai có tiền thì ưu tiên trước, ai không biết điều thì kiếm đủ lý do để hạch sách họ...
Thời nay có những người thích dùng cái mã đẹp bên ngoài để che đậy cái xấu bên trong của mình đề đánh lừa người khác:
- Có những người dùng cái vẻ đạo mạo của mình để che giấu hành vi mờ ám của mình khi muốn hạ bệ người khác, người ta gọi là ném đá giấu tay.
- Có những người dùng cái vẻ hiền lành của mình để che đậy hành vi xảo trá của mình khi chuyện đó có lợi cho bản thân mình.
Ông quan huyện là một tên tham ô thối nát, nhưng lại viết câu đối hay mà có ý nghĩa để che đậy lòng tham không đáy của mình, và nhờ câu đối ấy làm bình phong mà ông ta ăn hối lộ càng trắng trợn hơn.
Đến ngày phán xét thì cái bình phong che đậy ấy sẽ bị gỡ ra, và toàn thể nhân loại đều nhìn thấy cái gian dối xấu xa của mình, bởi vì chính lúc ấy Thiên Chúa bày tỏ cho nhân loại biết Ngài là Đấng thưởng phạt rất công minh, bởi vì Ngài là Đấng công bình và chính trực.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:21 08/06/2011
N2T |
2. Người trong phút lâm chung mà đem hoàn toàn phó dâng cho Thiên Chúa, thì tuyệt đối sẽ không mất linh hồn đời đời trong hỏa ngục.
(Thánh John Climacus)Bài Huấn Từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong Thánh Lễ Ngày Quốc Gia về Gia đình Công Giáo Lấn I tại Croatia
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
21:45 08/06/2011
Dưới đây là bản dịch bài Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI ban trong Thánh Lễ Ngày Quốc Gia về Gia Đình Công Giáo Croatia hôm Chúa Nhật, ngày 5 tháng 6, năm 2011 tại Zagreb.
Anh chị em thân mến!
Trong Thánh Lễ này tôi rất vui mừng được cùng cử hành với nhiều hiền huynh trong hàng Giám Mục và với một số đông các linh mục, tôi tạ ơn Chúa vì tất cả các gia đình thân yêu tụ tập nơi đây, và tất cả những người khác liên kết với chúng ta qua truyền thanh và truyền hình. Tôi đặc biệt cám ơn Đức Hồng Y Josip Bozanić, Tổng giám mục Zagreb, vì những lời ân cần ở đầu Thánh Lễ này. Tôi chào mừng tất cả anh chị em, và bảy tỏ lòng quý mến của tôi bằng một vòng tay hòa bình!
Chúng ta vừa cử hành Lễ Chúa Lên Trời và đang dọn mình lãnh nhận hồng ân của Chúa Thánh Thần. Trong bài đọc thứ nhất, chúng ta thấy cộng đồng tông đồ đã hợp nhất như thế nào trong cầu nguyện nơi Nhà Tiệc Ly cùng với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu (x. Cv 1:12-14). Đây là một hình ảnh của Hội Thánh được đâm rễ sâu trong biến cố vượt qua: thực sự, Phòng Trên Lầu là nơi mà Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể và chức linh mục trong bữa Tiệc Ly, và ở đó, sau đã khi sống lại từ cõi chết, Người đổ Thánh Thần trên các Tông Đồ vào tối Chúa Nhật Phục Sinh (x. Ga 20:19-23). Chúa đã truyền cho các môn đệ "các con không được rời Giêrusalem, nhưng phải chờ lời hứa của Chúa Cha" (Cv 1:4), Người đã yêu cầu các ông ở lại với nhau để dọn mình lãnh nhận món quà của Chúa Thánh Thần. Và các ông đã tụ tập với nhau cùng Đức Mẹ Maria cầu nguyện trong Nhà Tiệc Ly, trong khi chờ đợi biến cố mà Chúa đã hứa này (x. Cv 1:14). Ở lại với nhau là điều kiện mà Chúa Giêsu đã đưa ra cho các ông để cảm nghiệm việc ngự xuống của Đấng Bảo Trợ, và việc cầu nguyện lâu giờ được dùng để duy trì các ông trong tinh thần hòa hợp với nhau. Chúng ta tìm thấy ở đây một bài học thích đáng cho mọi cộng đồng Kitô hữu. Đôi khi người ta cho rằng hiệu quả của việc truyền giáo phụ thuộc chính yếu vào việc lập kế hoạch cẩn thận và thực hiện cách thông minh bằng hành động cụ thể. Chắc chắn rằng Chúa đòi sự hợp tác của chúng ta, nhưng sáng kiến của Ngài phải đi trước, trước cả lời đáp trả của chúng ta: Thánh Thần của Người, là Đấng chủ động thực sự của Hội Thánh, phải được cầu khẩn và đón tiếp.
Trong Tin Mừng, chúng ta nghe phần đầu của đoạn gọi là "lời cầu nguyện Thượng Tế" của Chúa Giêsu (x. Ga 17:01-11a) - ở kết luận bài diễn từ giã biệt của Người - đầy tin tưởng, ngọt ngào và tình yêu. Lời này được gọi là "lời cầu nguyện Thượng Tế" bởi vì trong đó Chúa Giêsu được trình bày như một tư tế cầu bầu cho dân Người trong khi Người chuẩn bị lìa bỏ thế gian. Đoạn này có hai chủ đề nổi bật là giờ và vinh quang. Nó liên hệ đến trong giờ lâm tử (x. Ga 2:04; 7:30, 8:20), là giờ mà trong đó Đức Kitô phải đi từ bỏ thế gian mà về với Chúa Cha (13:1). Nhưng đồng thời cũng là giờ Người được tôn vinh, được thể hiện bằng Thập Giá, được Thánh Sử Gioan gọi là "việc nâng cao", nghĩa là việc nâng lên, việc đưa đến vinh quang: giờ chết của Chúa Giêsu, giờ của tình yêu tối thượng, là giờ của vinh quang tột đỉnh của Người. Cũng vậy, đối với Hội Thánh và đối với mọi Kitô hữu, vinh quang cao quý nhất là Thập Giá, nghĩa là sống trong đức ái, trong việc hoàn toàn tận hiến cho Thiên Chúa và tha nhân.
Anh chị em thân mến! Tôi rất vui lòng chấp nhận lời mời đến thăm đất nước này của các Giám mục Croatia nhân dịp Đại Hội Quốc Gia Các Gia Đình Công Giáo tại Croatia lần thứ nhất. Tôi chân thành biết ơn sự quan tâm và quyết tâm với gia đình, không phải chỉ vì ngày nay thực chất cơ bản của con người, tại đất nước anh chị em cũng như những nơi khác, đang phải đối diện với những khó khăn và đe dọa, và do đó có nhu cầu đặc biệt về truyền giáo và nâng đỡ, nhưng còn vì gia đình Kitô giáo là một phương tiện thiết yếu cho việc giáo dục đức tin, cho việc xây dựng Hội Thánh như một sự hiệp thông và cho sự hiện diện truyền giáo của mình trong những hoàn cảnh đa dạng nhất trong đời sống. Quý Mục Tử thân yêu, tôi biết lòng quảng đại và dấn thân mà quý hiền huynh đang cống hiến để phục vụ Chúa và Hội Thánh. Lao công hàng ngày của quý hiền huynh dành cho việc đào luyện đức tin các thế hệ tương lai, cũng như cho việc dự bị hôn nhân và đồng hành với các gia đình, là con đường cơ bản để phục hồi việc canh tân Hội Thánh cùng đem lại sự sống cho cơ cấu xã hội của đất nước. Nguyện xin Chúa ban cho quý hiền huynh tiếp tục dấn thân trong quyết tâm mục vụ quan trọng này!
Mọi người đều biết rằng gia đình Kitô hữu là một dấu chỉ đặc biệt của sự hiện diện và tình yêu của Đức Kitô, cùng được mời gọi để đóng góp một cách cụ thể và không thể thay thế vào việc truyền giáo. Á Thánh Gioan Phaolô II, người viếng thăm đất nước cao quý này ba lần, đã nói rằng "các gia đình Kitô hữu được mời gọi để tham gia tích cực và có trách nhiệm vào sứ vụ của Hội Thánh bằng một cách thế cơ bản và cụ thể, bằng cách tự coi mình, trong bản chất và trong việc làm, như một "cộng đồng của sự sống và tình yêu”, để phục vụ của Hội Thánh và xã hội" (Familiaris consortio, 50). Gia đình Kitô giáo đã luôn luôn là phương cách đầu tiên của việc truyền thụ đức tin và ngày nay vẫn còn giữ những khả năng tuyệt vời cho việc truyền giáo ở nhiều lãnh vực.
Quý phụ huynh thân mến, hãy luôn tận tâm trong việc dạy dỗ con cái cầu nguyện, và cầu nguyện với chúng; lôi kéo chúng đến gần các Bí tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể, trong khi chúng ta kỷ niệm 600 năm Phép lạ Thánh Thể ở Ludbreg; và đem chúng vào đời sống Hội Thánh; Trong bầu không khí thân yêu của gia đình, đừng sợ đọc Thánh Kinh, chiếu soi cuộc sống gia đình bằng ánh sáng đức tin và ca ngợi Thiên Chúa là Cha. Hãy sống như một Phòng Trên Lầu nhỏ, như Đức Mẹ Maria và các môn đệ, để sống đoàn kết, hiệp thông và cầu nguyện ở trong đó!
Nhờ ơn Chúa, nhiều gia đình Kitô hữu ngày nay đã đạt được một ý thức sâu xa hơn bao giờ hết về ơn gọi truyền giáo của mình, và nghiêm chỉnh tận tâm làm chứng cho Đức Kitô là Chúa. Á Thánh Gioan Phaolô II đã từng nói: "Một gia đình đích thực, được thành lập trên hôn nhân, có trong mình ‘tin mừng’ cho thế giới." Và ngài nói thêm: "Trong thời đại chúng ta các gia đình cộng tác tích cực trong việc phúc âm hóa càng ngày càng nhiều hơn bao giờ hết [...], giờ của gia đình đã điểm trong Hội Thánh, cũng là giờ của gia đình truyền giáo. "(Kinh Truyền Tin, 21 Tháng 10 năm 2001). Trong xã hội ngày nay sự hiện diện của những gia đình Kitô giáo gương mẫu càng cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Thật không may, chúng ta bị bắt buộc phải ghi nhận sự lan tràn của việc thế tục hóa, là điều dẫn đến việc loại trừ Thiên Chúa ra khỏi đời sống và sự tan rã càng ngày càng trầm trọng của gia đình, đặc biệt là ở Châu Âu. Tự do bất kể chân lý được người ta biến thành một hạnh phúc tuyệt đối và cá nhân, qua việc tiêu thụ vật chất và kinh nghiệm thoáng qua được vun trồng như một lý tưởng, che khuất hẳn chất lượng của các mối quan hệ giữa giữa người với người, và những giá trị sâu xa hơn của con người; tình yêu bị hạ xuống thành xúc động tình cảm và thỏa mãn những đòi hỏi của bản năng, mà không có một quyết tâm xây dựng những mối liên hệ thuộc về nhau mãi mãi, cùng không sẵn sàng đón nhận sự sống. Chúng ta được mời gọi để chống lại một não trạng như thế! Cùng với những gì Hội Thánh nói, chứng từ và quyết tâm của gia đình Kitô hữu - chứng từ cụ thể của anh chị em – là điều rất quan trọng, đặc biệt là khi anh chị em khẳng định sự bất khả xâm phạm của sự sống con người từ lúc thụ thai cho đến khi chết tự nhiên, giá trị đặc biệt và không thể thay thế được của gia đình được thiết lập trên hôn nhân và sự cần thiết có những đạo luật hỗ trợ các gia đình trong công tác sinh sản và giáo dục con cái. Các gia đình thân mến, hãy can đảm lên! Đừng đầu hàng não trạng thế tục là não trạng đề ra rằng việc chung sống với nhau [trước hôn nhân] như một việc chuẩn bị, hoặc thậm chí thay thế cho hôn nhân!
Hãy cho người khác thấy bằng chứng từ của đời sống anh chị em rằng người ta có thể yêu mà không giữ lại một điều gì cho mình, như Đức Kitô, và không sợ cam kết với người kia! Các gia đình thân mến, hãy vui mừng trong việc làm cha làm mẹ! Việc sẵn sàng đón nhân sự sống như một dấu hiệu mở ra cho tương lai, tin tưởng vào tương lai, cũng như việc tôn trọng luật luân lý tự nhiên giải phóng con người thay vì hạ thấp họ! Điều tốt của gia đình cũng điều tốt của Hội Thánh. Tôi muốn lặp lại một điều tôi đã nói trong quá khứ: "việc mở mang mỗi cá nhân gia đình Kitô hữu phù hợp với bối cảnh của gia đình lớn hơn là Hội Thánh, cơ quan hỗ trợ và thực thi việc ấy với gia đình ... Và Hội Thánh được xây dựng một cách hỗ tương bởi gia đình, ‘một hội thánh tại gia.” (Diễn từ của ĐTC Bênêdictô XVI nói với những tham dự viên Đại Hội Thánh của Giáo Phận Rôma, ngày 6 tháng 6 năm 2005). Chúng ta hãy cầu cùng Chúa cho các gia đình có thể càng ngày càng trở thành những hội thánh nhỏ, và cho các cộng đồng Hội Thánh có thể càng ngày càng có nhiều phẩm chất của một gia đình!
Các gia đình Croatia thân mến, việc sống hiệp thông trong đức tin và đức ái phải là chứng từ rõ ràng hơn nữa cho lời mà khi lên trời Chúa đã hứa với mỗi người chúng ta: "Thầy sẽ ở cùng các con luôn mãi cho đến tận thế” (Mt 28:20). Các Kitô hữu Croatia thân mến, hãy nghe thấy chính mình được mời gọi để rao giảng Tin Mừng bằng toàn thể đời sống của anh chị em; hãy nghe lời quyền năng của Chúa: "Vậy các con hãy đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ" (Mt 28:19). Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Croatia, luôn đồng hành với anh chị em trên đường của anh chị em. Amen! Ngợi khen Chúa Giêsu và Mẹ Maria!
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
http://giaoly.org/vn/
Anh chị em thân mến!
Trong Thánh Lễ này tôi rất vui mừng được cùng cử hành với nhiều hiền huynh trong hàng Giám Mục và với một số đông các linh mục, tôi tạ ơn Chúa vì tất cả các gia đình thân yêu tụ tập nơi đây, và tất cả những người khác liên kết với chúng ta qua truyền thanh và truyền hình. Tôi đặc biệt cám ơn Đức Hồng Y Josip Bozanić, Tổng giám mục Zagreb, vì những lời ân cần ở đầu Thánh Lễ này. Tôi chào mừng tất cả anh chị em, và bảy tỏ lòng quý mến của tôi bằng một vòng tay hòa bình!
Chúng ta vừa cử hành Lễ Chúa Lên Trời và đang dọn mình lãnh nhận hồng ân của Chúa Thánh Thần. Trong bài đọc thứ nhất, chúng ta thấy cộng đồng tông đồ đã hợp nhất như thế nào trong cầu nguyện nơi Nhà Tiệc Ly cùng với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu (x. Cv 1:12-14). Đây là một hình ảnh của Hội Thánh được đâm rễ sâu trong biến cố vượt qua: thực sự, Phòng Trên Lầu là nơi mà Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể và chức linh mục trong bữa Tiệc Ly, và ở đó, sau đã khi sống lại từ cõi chết, Người đổ Thánh Thần trên các Tông Đồ vào tối Chúa Nhật Phục Sinh (x. Ga 20:19-23). Chúa đã truyền cho các môn đệ "các con không được rời Giêrusalem, nhưng phải chờ lời hứa của Chúa Cha" (Cv 1:4), Người đã yêu cầu các ông ở lại với nhau để dọn mình lãnh nhận món quà của Chúa Thánh Thần. Và các ông đã tụ tập với nhau cùng Đức Mẹ Maria cầu nguyện trong Nhà Tiệc Ly, trong khi chờ đợi biến cố mà Chúa đã hứa này (x. Cv 1:14). Ở lại với nhau là điều kiện mà Chúa Giêsu đã đưa ra cho các ông để cảm nghiệm việc ngự xuống của Đấng Bảo Trợ, và việc cầu nguyện lâu giờ được dùng để duy trì các ông trong tinh thần hòa hợp với nhau. Chúng ta tìm thấy ở đây một bài học thích đáng cho mọi cộng đồng Kitô hữu. Đôi khi người ta cho rằng hiệu quả của việc truyền giáo phụ thuộc chính yếu vào việc lập kế hoạch cẩn thận và thực hiện cách thông minh bằng hành động cụ thể. Chắc chắn rằng Chúa đòi sự hợp tác của chúng ta, nhưng sáng kiến của Ngài phải đi trước, trước cả lời đáp trả của chúng ta: Thánh Thần của Người, là Đấng chủ động thực sự của Hội Thánh, phải được cầu khẩn và đón tiếp.
Trong Tin Mừng, chúng ta nghe phần đầu của đoạn gọi là "lời cầu nguyện Thượng Tế" của Chúa Giêsu (x. Ga 17:01-11a) - ở kết luận bài diễn từ giã biệt của Người - đầy tin tưởng, ngọt ngào và tình yêu. Lời này được gọi là "lời cầu nguyện Thượng Tế" bởi vì trong đó Chúa Giêsu được trình bày như một tư tế cầu bầu cho dân Người trong khi Người chuẩn bị lìa bỏ thế gian. Đoạn này có hai chủ đề nổi bật là giờ và vinh quang. Nó liên hệ đến trong giờ lâm tử (x. Ga 2:04; 7:30, 8:20), là giờ mà trong đó Đức Kitô phải đi từ bỏ thế gian mà về với Chúa Cha (13:1). Nhưng đồng thời cũng là giờ Người được tôn vinh, được thể hiện bằng Thập Giá, được Thánh Sử Gioan gọi là "việc nâng cao", nghĩa là việc nâng lên, việc đưa đến vinh quang: giờ chết của Chúa Giêsu, giờ của tình yêu tối thượng, là giờ của vinh quang tột đỉnh của Người. Cũng vậy, đối với Hội Thánh và đối với mọi Kitô hữu, vinh quang cao quý nhất là Thập Giá, nghĩa là sống trong đức ái, trong việc hoàn toàn tận hiến cho Thiên Chúa và tha nhân.
Anh chị em thân mến! Tôi rất vui lòng chấp nhận lời mời đến thăm đất nước này của các Giám mục Croatia nhân dịp Đại Hội Quốc Gia Các Gia Đình Công Giáo tại Croatia lần thứ nhất. Tôi chân thành biết ơn sự quan tâm và quyết tâm với gia đình, không phải chỉ vì ngày nay thực chất cơ bản của con người, tại đất nước anh chị em cũng như những nơi khác, đang phải đối diện với những khó khăn và đe dọa, và do đó có nhu cầu đặc biệt về truyền giáo và nâng đỡ, nhưng còn vì gia đình Kitô giáo là một phương tiện thiết yếu cho việc giáo dục đức tin, cho việc xây dựng Hội Thánh như một sự hiệp thông và cho sự hiện diện truyền giáo của mình trong những hoàn cảnh đa dạng nhất trong đời sống. Quý Mục Tử thân yêu, tôi biết lòng quảng đại và dấn thân mà quý hiền huynh đang cống hiến để phục vụ Chúa và Hội Thánh. Lao công hàng ngày của quý hiền huynh dành cho việc đào luyện đức tin các thế hệ tương lai, cũng như cho việc dự bị hôn nhân và đồng hành với các gia đình, là con đường cơ bản để phục hồi việc canh tân Hội Thánh cùng đem lại sự sống cho cơ cấu xã hội của đất nước. Nguyện xin Chúa ban cho quý hiền huynh tiếp tục dấn thân trong quyết tâm mục vụ quan trọng này!
Mọi người đều biết rằng gia đình Kitô hữu là một dấu chỉ đặc biệt của sự hiện diện và tình yêu của Đức Kitô, cùng được mời gọi để đóng góp một cách cụ thể và không thể thay thế vào việc truyền giáo. Á Thánh Gioan Phaolô II, người viếng thăm đất nước cao quý này ba lần, đã nói rằng "các gia đình Kitô hữu được mời gọi để tham gia tích cực và có trách nhiệm vào sứ vụ của Hội Thánh bằng một cách thế cơ bản và cụ thể, bằng cách tự coi mình, trong bản chất và trong việc làm, như một "cộng đồng của sự sống và tình yêu”, để phục vụ của Hội Thánh và xã hội" (Familiaris consortio, 50). Gia đình Kitô giáo đã luôn luôn là phương cách đầu tiên của việc truyền thụ đức tin và ngày nay vẫn còn giữ những khả năng tuyệt vời cho việc truyền giáo ở nhiều lãnh vực.
Quý phụ huynh thân mến, hãy luôn tận tâm trong việc dạy dỗ con cái cầu nguyện, và cầu nguyện với chúng; lôi kéo chúng đến gần các Bí tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể, trong khi chúng ta kỷ niệm 600 năm Phép lạ Thánh Thể ở Ludbreg; và đem chúng vào đời sống Hội Thánh; Trong bầu không khí thân yêu của gia đình, đừng sợ đọc Thánh Kinh, chiếu soi cuộc sống gia đình bằng ánh sáng đức tin và ca ngợi Thiên Chúa là Cha. Hãy sống như một Phòng Trên Lầu nhỏ, như Đức Mẹ Maria và các môn đệ, để sống đoàn kết, hiệp thông và cầu nguyện ở trong đó!
Nhờ ơn Chúa, nhiều gia đình Kitô hữu ngày nay đã đạt được một ý thức sâu xa hơn bao giờ hết về ơn gọi truyền giáo của mình, và nghiêm chỉnh tận tâm làm chứng cho Đức Kitô là Chúa. Á Thánh Gioan Phaolô II đã từng nói: "Một gia đình đích thực, được thành lập trên hôn nhân, có trong mình ‘tin mừng’ cho thế giới." Và ngài nói thêm: "Trong thời đại chúng ta các gia đình cộng tác tích cực trong việc phúc âm hóa càng ngày càng nhiều hơn bao giờ hết [...], giờ của gia đình đã điểm trong Hội Thánh, cũng là giờ của gia đình truyền giáo. "(Kinh Truyền Tin, 21 Tháng 10 năm 2001). Trong xã hội ngày nay sự hiện diện của những gia đình Kitô giáo gương mẫu càng cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Thật không may, chúng ta bị bắt buộc phải ghi nhận sự lan tràn của việc thế tục hóa, là điều dẫn đến việc loại trừ Thiên Chúa ra khỏi đời sống và sự tan rã càng ngày càng trầm trọng của gia đình, đặc biệt là ở Châu Âu. Tự do bất kể chân lý được người ta biến thành một hạnh phúc tuyệt đối và cá nhân, qua việc tiêu thụ vật chất và kinh nghiệm thoáng qua được vun trồng như một lý tưởng, che khuất hẳn chất lượng của các mối quan hệ giữa giữa người với người, và những giá trị sâu xa hơn của con người; tình yêu bị hạ xuống thành xúc động tình cảm và thỏa mãn những đòi hỏi của bản năng, mà không có một quyết tâm xây dựng những mối liên hệ thuộc về nhau mãi mãi, cùng không sẵn sàng đón nhận sự sống. Chúng ta được mời gọi để chống lại một não trạng như thế! Cùng với những gì Hội Thánh nói, chứng từ và quyết tâm của gia đình Kitô hữu - chứng từ cụ thể của anh chị em – là điều rất quan trọng, đặc biệt là khi anh chị em khẳng định sự bất khả xâm phạm của sự sống con người từ lúc thụ thai cho đến khi chết tự nhiên, giá trị đặc biệt và không thể thay thế được của gia đình được thiết lập trên hôn nhân và sự cần thiết có những đạo luật hỗ trợ các gia đình trong công tác sinh sản và giáo dục con cái. Các gia đình thân mến, hãy can đảm lên! Đừng đầu hàng não trạng thế tục là não trạng đề ra rằng việc chung sống với nhau [trước hôn nhân] như một việc chuẩn bị, hoặc thậm chí thay thế cho hôn nhân!
Hãy cho người khác thấy bằng chứng từ của đời sống anh chị em rằng người ta có thể yêu mà không giữ lại một điều gì cho mình, như Đức Kitô, và không sợ cam kết với người kia! Các gia đình thân mến, hãy vui mừng trong việc làm cha làm mẹ! Việc sẵn sàng đón nhân sự sống như một dấu hiệu mở ra cho tương lai, tin tưởng vào tương lai, cũng như việc tôn trọng luật luân lý tự nhiên giải phóng con người thay vì hạ thấp họ! Điều tốt của gia đình cũng điều tốt của Hội Thánh. Tôi muốn lặp lại một điều tôi đã nói trong quá khứ: "việc mở mang mỗi cá nhân gia đình Kitô hữu phù hợp với bối cảnh của gia đình lớn hơn là Hội Thánh, cơ quan hỗ trợ và thực thi việc ấy với gia đình ... Và Hội Thánh được xây dựng một cách hỗ tương bởi gia đình, ‘một hội thánh tại gia.” (Diễn từ của ĐTC Bênêdictô XVI nói với những tham dự viên Đại Hội Thánh của Giáo Phận Rôma, ngày 6 tháng 6 năm 2005). Chúng ta hãy cầu cùng Chúa cho các gia đình có thể càng ngày càng trở thành những hội thánh nhỏ, và cho các cộng đồng Hội Thánh có thể càng ngày càng có nhiều phẩm chất của một gia đình!
Các gia đình Croatia thân mến, việc sống hiệp thông trong đức tin và đức ái phải là chứng từ rõ ràng hơn nữa cho lời mà khi lên trời Chúa đã hứa với mỗi người chúng ta: "Thầy sẽ ở cùng các con luôn mãi cho đến tận thế” (Mt 28:20). Các Kitô hữu Croatia thân mến, hãy nghe thấy chính mình được mời gọi để rao giảng Tin Mừng bằng toàn thể đời sống của anh chị em; hãy nghe lời quyền năng của Chúa: "Vậy các con hãy đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ" (Mt 28:19). Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Croatia, luôn đồng hành với anh chị em trên đường của anh chị em. Amen! Ngợi khen Chúa Giêsu và Mẹ Maria!
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
http://giaoly.org/vn/
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Buổi họp của đại diện các giám mục để nghe lời khai của nạn nhân vụ lạm dụng tính dục
Bùi Hữu Thư
07:53 08/06/2011
ROME (CNS) – Đây là lần đầu tiên các đại diện của các giám mục toàn cầu được nghe trong một buổi họp, lời khai của một nạn nhân sống sót sau khi bị giáo sĩ lạm dụng. Buổi họp là một nỗ lực giúp cho các giáo sĩ ý thức nhiều hơn về hậu quả của sự lạm dụng và để trình bầy cho giáo hội biết cách giúp đỡ các nạn nhân nhiều hơn.
Hội nghị bằng tiếng Anh về việc bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên và các người lớn yếu đuối (The Anglophone Conference on the Safeguarding of Children, Young People and Vulnerable Adults) đã nhóm họp kể từ năm 1966, và năm nay mời ông Colm O' Gordon, một ngưòi đã bị một linh mục lạm dụng tại giáo phận Ferns, Ái Nhĩ Lan, trong thập niên 1980.
Bà Teresa Kettelkamp, giám đốc văn phòng Bảo Vệ Trẻ Em và Thanh Thiếu Niên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói với hãng thông tấn Catholic News Service là điều thiết yếu cho các đại diện giáo hội tại các quốc gia nơi vấn đề lạm dụng tính dục chưa được đối phó hoàn toàn, là họ phải được nghe trực tiếp lời tự thuật của một nạn nhân để họ “thấu hiểu tính cách trầm trọng của vấn đề này.”
Bà nói: "Chúng ta luôn luôn học biết nhiều hơn về cách thức chúng ta có thể giúp đỡ các nạn nhân sống sót để cho được chữa lành và tìm được sự hòa giải, nhưng thực sự được trực tiếp nghe họ kể và biết được ảnh hưởng của sự lạm dụng đối với họ là một điều có tác dụng hết sức mạnh mẽ.”
Hội nghị được tổ chức tại Rome từ ngày 30 tháng 5 đến ngày 3 tháng 6, và được tổ chức tại các quốc gia khác nhau mỗi năm.
Bà Kettelkamp nói: hội nghị quốc tế này cung cấp một cơ hội để góp các ý kiến, các nghiên cứu và kinh nghiệm về những chính sách và thực hành tốt nhất cho việc bảo vệ các trẻ em khỏi bị lạm dụng.
Hội nghị khởi đầu với các giám mục các quốc gia nói tiếng Anh, dần dần được bành trướng và bao gồm các giới chức công quyền bảo vệ trẻ em, các bề trên các hội dòng và các nhà lãnh đạo giáo hội trên khắp thế giới. Năm nay có 60 đaị biểu từ 20 quốc gia, kể cả Mã Lai, Tân GIia Ba, Sri Lanka, Zambia, Zimbabwe, Sierra Leone và Nigeria.
Bà Kettelkamp nói với CNS ngày 2 tháng 6 là ban tổ chức hội nghị đã cố gắng hết sức để mời các đại biểu từ nhiều quốc gia khác hơn -- là những người có thể thụ hưởng kinh nghiệm của các quốc gia nói tiếng Anh như Hoa Kỳ, Anh, và Ái Nhĩ Lan, nơi cuộc khủng hoảng vì nạn lạm dụng tính dục bởi các giáo sĩ trầm trọng hơn.
Bà nói: Tại các quốc gia chỉ có một vài trường hợp giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ em không hoàn toàn được miễn dịch về căn bệnh lạm dụng này, có thể là các quốc gia này đang có một nền văn hóa mạnh mẽ về sự thinh lặng khiến cho các nạn nhân không dám lên tiếng tố cáo.
Giám đốc điều hành đã mãn nhiệm của Văn Phòng Bảo Vệ Trẻ Em của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho hay các quốc gia nói: Khi họ nói chúng tôi không có trường hợp lạm dụng nào cả, dường như họ luôn luôn dùng chữ “chưa có” thay vì “không có”. Điều này không giảm thiểu sự kiện là không có việc lạm dụng, đây chỉ là vì nền văn hóa chưa đạt đến thời điểm khiến cho người ta cảm thấy thoải mái khi lên tiếng tố cáo.
Bà Kettelkamp là một trong bốn đại biểu đến từ Hoa Kỳ, đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. các vị kia là Đức Giám Mục Blase J. Cupich ở Spokane, Washington, chủ tịch Uỷ Ban Bảo Vệ Trẻ Em và Thanh Thiếu Niên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ; Đức Giám Mục R. Daniel Conlon ở Steubenville, Ohio, chủ tịch mới đắc cử của uỷ ban; và bà Diane Knight, chủ tịch mãn nhiệm của Uỷ Ban Duyệt Xét Quốc Gia của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Các đại biểu Hoa Kỳ nói: Có nhiều quốc gia khác chưa thực hiện cùng một loại nghiên cứu và tìm hiểu về sự bành trướng, và nguyên nhân của việc lạm dụng tính dục bởi giáo sĩ, hay cũng không áp dụng các biện pháp phòng ngừa, hay có các nhóm yểm trợ và các chính sách tương tự để đáp ứng với các lời tố cáo.
Đức Giám Mục Conlon nói với CNS là khi mời các quốc gia tại đó chỉ có vài trường hợp lạm dụng tham dự, “họ sẽ được giúp đỡ để sẵn sàng khi chính họ gặp phải các vụ tố cáo về lạm dụng tính dục trẻ em, và đây là một điều chắc chắn sẽ xẩy đến cho họ.”
Bà Knight nói: "Hy vọng là họ có thể tránh một vài lỗi lầm chúng ta đã mắc phải và phải trải qua khi bắt đầu thể thức đáp ứng và phòng ngừa.”
Bà tiếp: Nên ý thức rằng các linh mục bị kết tội lạm dụng trẻ em, thường chối cãi là không hề làm gì cả hay sẽ bầy tỏ “những loại phản ứng tự bào chữa” là đặc tính của nhiều tội nhân lạm dụng tính dục, và là một trong những bài học quan trọng nhất có thể thu nhận được từ cuộc khủng hoảng về lạm dụng.
Bà nói: Các giám mục và các thành viên giáo hội khác, cần hiểu rằng “họ không thể nào tin tưởng hoàn toàn vào tất cả những gì tội nhân đã nói."
Đức Giám Mục Conlon nói việc chối cãi cũng là một vấn đề ở cấp độ của cộng đồng giáo hội, chứ không chỉ riêng nơi những phạm nhân. Chẳng hạn, có sự chối cãi khi các giới chức giáo hội không cho điều tra các vụ tố cáo hay khi các giáo dân nói các nạn nhân chỉ muốn làm tiền qua các vụ kiện cáo, hay từ chối không tin rằng một giáo sĩ đã phạm tội.
Ngài nói: "Chúng ta có rất nhiều việc phải thi hành để bảo đảm cho những cam kết chúng ta đã làm” để cho việc bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên được toàn hảo.”
Các đại biểu Hoa Kỳ nói giáo hội có thể đóng một vai trò độc đáo trong việc bảo vệ trẻ em tại các quốc gia nơi mà việc bảo vệ trẻ em không được đầy đủ hay vì thói tục và sự xấu hổ quá mạnh mẽ trong một nền văn hóa khiến cho các nạn nhân không dám lên tiếng.
Đức Giám Mục Conlon nói "Các đại biểu đến từ các quốc gia kém mở mang đã từng nói rằng giáo hội đã dẫn đầu trong việc đối phó với một nền văn hóa thinh lặng, một nền văn hóa có phái nam thống trị và một nền văn hóa giảm thiểu quyền của trẻ em.
Hội nghị nói tiếng Anh giúp cho các quốc gia đã tăng tiến trong việc ban hành các chính sách và chương trình phòng ngừa hỗ trợ cho giáo hội các quốc gia kém mở mang bằng cách “giúp cho họ có can đảm và giúp cho họ những công cụ để đảm trách việc lãnh đạo và cải tổ nền văn hóa của quốc gia họ.”
Bà Knight nói: Mặc dầu các nghiên cứu đã đề nghị rằng đa số các vụ lạm dụng bởi giáo sĩ tại Hoa Kỳ xẩy ra từ cuối thập niên 1960 tới đầu thập niên 1980, giáo hội không thể để cho mình “rơi vào tình trạng tự mãn.”
Bà nói: “Sẽ luôn luôn có những người lớn lạm dụng trẻ em và luôn luôn cần phải có việc giáo dục và phòng ngừa.”
Hội nghị bằng tiếng Anh về việc bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên và các người lớn yếu đuối (The Anglophone Conference on the Safeguarding of Children, Young People and Vulnerable Adults) đã nhóm họp kể từ năm 1966, và năm nay mời ông Colm O' Gordon, một ngưòi đã bị một linh mục lạm dụng tại giáo phận Ferns, Ái Nhĩ Lan, trong thập niên 1980.
Bà Teresa Kettelkamp, giám đốc văn phòng Bảo Vệ Trẻ Em và Thanh Thiếu Niên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói với hãng thông tấn Catholic News Service là điều thiết yếu cho các đại diện giáo hội tại các quốc gia nơi vấn đề lạm dụng tính dục chưa được đối phó hoàn toàn, là họ phải được nghe trực tiếp lời tự thuật của một nạn nhân để họ “thấu hiểu tính cách trầm trọng của vấn đề này.”
Bà nói: "Chúng ta luôn luôn học biết nhiều hơn về cách thức chúng ta có thể giúp đỡ các nạn nhân sống sót để cho được chữa lành và tìm được sự hòa giải, nhưng thực sự được trực tiếp nghe họ kể và biết được ảnh hưởng của sự lạm dụng đối với họ là một điều có tác dụng hết sức mạnh mẽ.”
Hội nghị được tổ chức tại Rome từ ngày 30 tháng 5 đến ngày 3 tháng 6, và được tổ chức tại các quốc gia khác nhau mỗi năm.
Bà Kettelkamp nói: hội nghị quốc tế này cung cấp một cơ hội để góp các ý kiến, các nghiên cứu và kinh nghiệm về những chính sách và thực hành tốt nhất cho việc bảo vệ các trẻ em khỏi bị lạm dụng.
Hội nghị khởi đầu với các giám mục các quốc gia nói tiếng Anh, dần dần được bành trướng và bao gồm các giới chức công quyền bảo vệ trẻ em, các bề trên các hội dòng và các nhà lãnh đạo giáo hội trên khắp thế giới. Năm nay có 60 đaị biểu từ 20 quốc gia, kể cả Mã Lai, Tân GIia Ba, Sri Lanka, Zambia, Zimbabwe, Sierra Leone và Nigeria.
Bà Kettelkamp nói với CNS ngày 2 tháng 6 là ban tổ chức hội nghị đã cố gắng hết sức để mời các đại biểu từ nhiều quốc gia khác hơn -- là những người có thể thụ hưởng kinh nghiệm của các quốc gia nói tiếng Anh như Hoa Kỳ, Anh, và Ái Nhĩ Lan, nơi cuộc khủng hoảng vì nạn lạm dụng tính dục bởi các giáo sĩ trầm trọng hơn.
Bà nói: Tại các quốc gia chỉ có một vài trường hợp giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ em không hoàn toàn được miễn dịch về căn bệnh lạm dụng này, có thể là các quốc gia này đang có một nền văn hóa mạnh mẽ về sự thinh lặng khiến cho các nạn nhân không dám lên tiếng tố cáo.
Giám đốc điều hành đã mãn nhiệm của Văn Phòng Bảo Vệ Trẻ Em của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho hay các quốc gia nói: Khi họ nói chúng tôi không có trường hợp lạm dụng nào cả, dường như họ luôn luôn dùng chữ “chưa có” thay vì “không có”. Điều này không giảm thiểu sự kiện là không có việc lạm dụng, đây chỉ là vì nền văn hóa chưa đạt đến thời điểm khiến cho người ta cảm thấy thoải mái khi lên tiếng tố cáo.
Bà Kettelkamp là một trong bốn đại biểu đến từ Hoa Kỳ, đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. các vị kia là Đức Giám Mục Blase J. Cupich ở Spokane, Washington, chủ tịch Uỷ Ban Bảo Vệ Trẻ Em và Thanh Thiếu Niên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ; Đức Giám Mục R. Daniel Conlon ở Steubenville, Ohio, chủ tịch mới đắc cử của uỷ ban; và bà Diane Knight, chủ tịch mãn nhiệm của Uỷ Ban Duyệt Xét Quốc Gia của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Các đại biểu Hoa Kỳ nói: Có nhiều quốc gia khác chưa thực hiện cùng một loại nghiên cứu và tìm hiểu về sự bành trướng, và nguyên nhân của việc lạm dụng tính dục bởi giáo sĩ, hay cũng không áp dụng các biện pháp phòng ngừa, hay có các nhóm yểm trợ và các chính sách tương tự để đáp ứng với các lời tố cáo.
Đức Giám Mục Conlon nói với CNS là khi mời các quốc gia tại đó chỉ có vài trường hợp lạm dụng tham dự, “họ sẽ được giúp đỡ để sẵn sàng khi chính họ gặp phải các vụ tố cáo về lạm dụng tính dục trẻ em, và đây là một điều chắc chắn sẽ xẩy đến cho họ.”
Bà Knight nói: "Hy vọng là họ có thể tránh một vài lỗi lầm chúng ta đã mắc phải và phải trải qua khi bắt đầu thể thức đáp ứng và phòng ngừa.”
Bà tiếp: Nên ý thức rằng các linh mục bị kết tội lạm dụng trẻ em, thường chối cãi là không hề làm gì cả hay sẽ bầy tỏ “những loại phản ứng tự bào chữa” là đặc tính của nhiều tội nhân lạm dụng tính dục, và là một trong những bài học quan trọng nhất có thể thu nhận được từ cuộc khủng hoảng về lạm dụng.
Bà nói: Các giám mục và các thành viên giáo hội khác, cần hiểu rằng “họ không thể nào tin tưởng hoàn toàn vào tất cả những gì tội nhân đã nói."
Đức Giám Mục Conlon nói việc chối cãi cũng là một vấn đề ở cấp độ của cộng đồng giáo hội, chứ không chỉ riêng nơi những phạm nhân. Chẳng hạn, có sự chối cãi khi các giới chức giáo hội không cho điều tra các vụ tố cáo hay khi các giáo dân nói các nạn nhân chỉ muốn làm tiền qua các vụ kiện cáo, hay từ chối không tin rằng một giáo sĩ đã phạm tội.
Ngài nói: "Chúng ta có rất nhiều việc phải thi hành để bảo đảm cho những cam kết chúng ta đã làm” để cho việc bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên được toàn hảo.”
Các đại biểu Hoa Kỳ nói giáo hội có thể đóng một vai trò độc đáo trong việc bảo vệ trẻ em tại các quốc gia nơi mà việc bảo vệ trẻ em không được đầy đủ hay vì thói tục và sự xấu hổ quá mạnh mẽ trong một nền văn hóa khiến cho các nạn nhân không dám lên tiếng.
Đức Giám Mục Conlon nói "Các đại biểu đến từ các quốc gia kém mở mang đã từng nói rằng giáo hội đã dẫn đầu trong việc đối phó với một nền văn hóa thinh lặng, một nền văn hóa có phái nam thống trị và một nền văn hóa giảm thiểu quyền của trẻ em.
Hội nghị nói tiếng Anh giúp cho các quốc gia đã tăng tiến trong việc ban hành các chính sách và chương trình phòng ngừa hỗ trợ cho giáo hội các quốc gia kém mở mang bằng cách “giúp cho họ có can đảm và giúp cho họ những công cụ để đảm trách việc lãnh đạo và cải tổ nền văn hóa của quốc gia họ.”
Bà Knight nói: Mặc dầu các nghiên cứu đã đề nghị rằng đa số các vụ lạm dụng bởi giáo sĩ tại Hoa Kỳ xẩy ra từ cuối thập niên 1960 tới đầu thập niên 1980, giáo hội không thể để cho mình “rơi vào tình trạng tự mãn.”
Bà nói: “Sẽ luôn luôn có những người lớn lạm dụng trẻ em và luôn luôn cần phải có việc giáo dục và phòng ngừa.”
Nam Hàn: Con người phải yêu quý các tạo vật và công trình của Thiên Chúa
Tiền Hô
08:41 08/06/2011
Seoul (Nam Hàn), 8 Tháng Sáu 2011 (AsiaNews) - Trong một thông điệp do Chủ tịch Ủy Ban Công Lý Và Hòa Bình ban hành, các giám mục Nam Hàn cảnh báo rằng con người đang quá ngạo mạn, họ phải quay về chăm sóc cho Địa Cầu.
"Như Thiên Chúa luôn yêu thương tất cả các linh hồn, chúng ta có thể hy vọng rằng một khi chúng ta cũng yêu thương và chăm sóc cho giang sơn, động vật và cây cối, cũng như các tài nguyên thiên nhiên khác mà Địa Cầu cung cấp cho chúng ta thì chúng ta đang yêu thương chính bản thân mình", Đức Cha Mátthia Ri Long-hoon, Giám mục Giáo phận Suwon viết như vậy trong thông điệp hằng năm nhân Ngày Môi Trường với chủ đề: "Chúng ta phải chung sống cùng với tất cả các sinh vật mà không được ngạo mạn".
Đức Giám Mục Ri cũng là chủ tịch Ủy Ban Công Lý Và Hòa Bình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn, ngài viết rằng: "Các thủ phạm chính trong cuộc khủng hoảng môi trường thế giới, trong đó có Đại Hàn, không khác gì con người chúng ta. Chúng ta chính là tác nhân gây nên những tội lỗi trong kinh doanh, coi thường sự sống, ham muốn chiếm hữu, khoái lạc, và phát triển một cách bừa bãi".
Ngài giải thích: "Đây là những hiện tượng tội lỗi có thể xuất phát từ ảo tưởng ngạo mạn của chúng ta, rằng chúng ta có thể làm bất cứ điều gì và giải quyết tất cả mọi vấn đề. Đây là một trong nhiều gương mặt của Tháp Babel. Đây là một vấn đề gây ra bởi sự thờ ơ của chúng ta trong trách nhiệm chăm sóc các thụ tạo yêu quý của Thiên Chúa".
"Thế giới đang rên rỉ đau đớn. Theo ghi nhận trong Bản Báo Cáo Cho Tương Lai năm 2010 (2010 State of the Future' report) của Liên Hiệp Quốc, vấn đề đang cấp bách nhất trên thế giới chính là sự biến đổi khí hậu". Ngài cho biết: "Bản báo cáo này cho chúng ta biết rằng nhiệt độ của Địa Cầu sẽ tăng lên", và rằng, "tất cả các dòng sông băng và núi băng sẽ bị tan chảy".
Vì vậy, khi thiên tai gia tăng, chúng ta phải cho rằng sông hồ và các động vật cũng như các sinh vật sống xứng đáng được coi là vấn đề mà chúng ta quan tâm nhiều nhất.
"Như Thiên Chúa luôn yêu thương tất cả các linh hồn, chúng ta có thể hy vọng rằng một khi chúng ta cũng yêu thương và chăm sóc cho giang sơn, động vật và cây cối, cũng như các tài nguyên thiên nhiên khác mà Địa Cầu cung cấp cho chúng ta thì chúng ta đang yêu thương chính bản thân mình", Đức Cha Mátthia Ri Long-hoon, Giám mục Giáo phận Suwon viết như vậy trong thông điệp hằng năm nhân Ngày Môi Trường với chủ đề: "Chúng ta phải chung sống cùng với tất cả các sinh vật mà không được ngạo mạn".
Đức Giám Mục Ri cũng là chủ tịch Ủy Ban Công Lý Và Hòa Bình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn, ngài viết rằng: "Các thủ phạm chính trong cuộc khủng hoảng môi trường thế giới, trong đó có Đại Hàn, không khác gì con người chúng ta. Chúng ta chính là tác nhân gây nên những tội lỗi trong kinh doanh, coi thường sự sống, ham muốn chiếm hữu, khoái lạc, và phát triển một cách bừa bãi".
Ngài giải thích: "Đây là những hiện tượng tội lỗi có thể xuất phát từ ảo tưởng ngạo mạn của chúng ta, rằng chúng ta có thể làm bất cứ điều gì và giải quyết tất cả mọi vấn đề. Đây là một trong nhiều gương mặt của Tháp Babel. Đây là một vấn đề gây ra bởi sự thờ ơ của chúng ta trong trách nhiệm chăm sóc các thụ tạo yêu quý của Thiên Chúa".
"Thế giới đang rên rỉ đau đớn. Theo ghi nhận trong Bản Báo Cáo Cho Tương Lai năm 2010 (2010 State of the Future' report) của Liên Hiệp Quốc, vấn đề đang cấp bách nhất trên thế giới chính là sự biến đổi khí hậu". Ngài cho biết: "Bản báo cáo này cho chúng ta biết rằng nhiệt độ của Địa Cầu sẽ tăng lên", và rằng, "tất cả các dòng sông băng và núi băng sẽ bị tan chảy".
Vì vậy, khi thiên tai gia tăng, chúng ta phải cho rằng sông hồ và các động vật cũng như các sinh vật sống xứng đáng được coi là vấn đề mà chúng ta quan tâm nhiều nhất.
Lại một giả thuyết khác về Khăn liệm Turin - chỉ là tranh vẽ?
Tiền Hô
08:43 08/06/2011
Rôma (Ý), 8 Tháng Sáu 2011 (UCANEWS) - Ông Luciano Buso - một sử gia nghệ thuật người Ý tuyên bố rằng, tấm Khăn liệm Turin là một tác phẩm của nghệ sĩ Giotto di Bondone thời đầu Phục Hưng. Dựa trên chữ ký của người nghệ sĩ này, ông Buso tuyên bố đã giải mã được tấm khăn liệm màu nâu đỏ từng bị chôn lấp.
Tờ Telegraph dẫn lời ông Buso nói rằng, ngoài chữ ký của Giotto di Bondone, ông cũng tìm thấy con số 15 mà ông tin có liên quan đến năm 1315, và ông cho là người nghệ sĩ này đã được trao nhiệm vụ sao chép chính xác lại tấm khăn liệm thực, vì tấm khăn đó đã hư hỏng nặng sau nhiều thế kỷ bị tranh giành trên Đất Thánh và Âu Châu.
Ông Buso đã đưa ra luận điểm gây tranh cãi này trong một cuốn sách mới với ý tưởng cho rằng tấm khăn liệm Turin hiện tại đã được tạo ra vào năm 1315, phù hợp với các cuộc thử carbon hiện đại cho thấy niên đại của tấm khăn là đầu thế kỷ 14.
Ông nói với tờ Telegraph là ông vẫn tin rằng tấm khăn gốc thực sự là tấm khăn được dùng bao bọc thi hài Chúa Kitô, nhưng mà nó đã bị phân hủy, bị mất hoặc bị đốt cháy, một thời gian sau thì tấm khăn sao chép này được thực hiện.
Sau nhiều tháng phân tích, ông Buso tuyên bố đã tìm thấy con số 15 và tên của nghệ sĩ Giotto ẩn trong các dấu vết của khuôn mặt và bàn tay của Chúa Kitô. Đó là cách mà các nghệ sĩ thường đóng ấn tên mình vào tác phẩm của họ.
Ông nói, hàng chục chuyên gia miệt mài nghiên cứu mà vẫn không phát hiện ra những chi tiết này trên tấm khăn Turin vì chúng được tạo ra bởi các nét vẽ với những họa tiết khó hiểu và gần như vô hình đối với mắt thường.
Tuy nhiên, Giáo sư Bruno Barberis - Giám đốc Bảo tàng Khăn liệm Turin thì rất hoài nghi về lý thuyết nói trên của ông Buso.
Giáo sư nói: "Thứ nhất, các cuộc kiểm tra vật lý và hóa học đã chỉ ra rằng tấm khăn liệm Turin không phải là một bức tranh vẽ". "Thứ hai, một danh sách dài các nhà nghiên cứu đã phóng to được các hình ảnh trên tấm khăn liệm và nhìn thấy tất cả các chi tiết khó thấy được như các chữ tiếng Aram, Hy Lạp và Latinh. "Nó giống như khi bạn nhìn vào mặt trăng và bạn có thể nghĩ rằng mình nhìn thấy đôi mắt, mũi và miệng của nó".
Tờ Telegraph dẫn lời ông Buso nói rằng, ngoài chữ ký của Giotto di Bondone, ông cũng tìm thấy con số 15 mà ông tin có liên quan đến năm 1315, và ông cho là người nghệ sĩ này đã được trao nhiệm vụ sao chép chính xác lại tấm khăn liệm thực, vì tấm khăn đó đã hư hỏng nặng sau nhiều thế kỷ bị tranh giành trên Đất Thánh và Âu Châu.
Ông Buso đã đưa ra luận điểm gây tranh cãi này trong một cuốn sách mới với ý tưởng cho rằng tấm khăn liệm Turin hiện tại đã được tạo ra vào năm 1315, phù hợp với các cuộc thử carbon hiện đại cho thấy niên đại của tấm khăn là đầu thế kỷ 14.
Ông nói với tờ Telegraph là ông vẫn tin rằng tấm khăn gốc thực sự là tấm khăn được dùng bao bọc thi hài Chúa Kitô, nhưng mà nó đã bị phân hủy, bị mất hoặc bị đốt cháy, một thời gian sau thì tấm khăn sao chép này được thực hiện.
Sau nhiều tháng phân tích, ông Buso tuyên bố đã tìm thấy con số 15 và tên của nghệ sĩ Giotto ẩn trong các dấu vết của khuôn mặt và bàn tay của Chúa Kitô. Đó là cách mà các nghệ sĩ thường đóng ấn tên mình vào tác phẩm của họ.
Ông nói, hàng chục chuyên gia miệt mài nghiên cứu mà vẫn không phát hiện ra những chi tiết này trên tấm khăn Turin vì chúng được tạo ra bởi các nét vẽ với những họa tiết khó hiểu và gần như vô hình đối với mắt thường.
Tuy nhiên, Giáo sư Bruno Barberis - Giám đốc Bảo tàng Khăn liệm Turin thì rất hoài nghi về lý thuyết nói trên của ông Buso.
Giáo sư nói: "Thứ nhất, các cuộc kiểm tra vật lý và hóa học đã chỉ ra rằng tấm khăn liệm Turin không phải là một bức tranh vẽ". "Thứ hai, một danh sách dài các nhà nghiên cứu đã phóng to được các hình ảnh trên tấm khăn liệm và nhìn thấy tất cả các chi tiết khó thấy được như các chữ tiếng Aram, Hy Lạp và Latinh. "Nó giống như khi bạn nhìn vào mặt trăng và bạn có thể nghĩ rằng mình nhìn thấy đôi mắt, mũi và miệng của nó".
Lễ Hiện Xuống: ĐTC Biển Đức XVI sẽ tiếp 1.400 người Digan ở Vatican
Phạm Kim An
11:05 08/06/2011
Lễ Hiện Xuống: ĐTC Biển Đức XVI sẽ tiếp 1.400 người Digan ở Vatican
Kỷ niệm sinh nhật Chân phước Ceferino
ROMA - ĐTC Biển Đức XVI sẽ tiếp khoảng 1.400 người Digan tại Vatican vào trưa ngày thứ bảy 11-6, theo Hội đồng Tòa thánh về mục vụ cho người Di dân và người Lưu động.
Từ nhiều thập kỷ qua, các đại hội mục vụ do Hội đồng này tổ chức đã thu hút đến Vatican hàng ngàn người Digan.
Chân phước đầu tiên người Digan
Người Digan từ các nhóm dân tộc khác nhau - Roma, Sinti, Manush... - và từ khắp châu Âu đến, sẽ mừng vào lễ Hiện Xuống, bằng một cuộc hành hương đến Roma, kỷ niệm 150 năm ngày sinh của người Digan đầu tiên được nhìn nhận là vị tử đạo vì đức tin, chân phước Ceferino (Zephyrin) Gimenez Malla, Ngài là nạn nhân vào năm 1936 của cuộc bách hại được mở ra ở Tây Ban Nha dưới vỏ bọc của cuộc nội chiến. Ngài đã bị bắn chết do bảo vệ một linh mục, và từ chối tháo chuỗi tràng hạt của mình, điều mà một người bạn vô chính phủ khuyên Ngài làm khi muốn cứu Ngài.
Đức Tổng Giám Mục Antonio Maria Veglio, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh, sẽ tiếp đón ngày 11-6 các người tham dự, và Ngài sẽ thảo luận về sự tham gia ngày càng tăng của các du khách này giữa lòng Giáo hội, nơi họ có thể “tìm thấy sự hỗ trợ, trong sự tồn tại của họ thường được đánh dấu bởi sự bị gạt bên lề và không được tin tưởng".
Cuộc sống của các du khách này sẽ được kể rõ với ĐTC Biển Đức XVI bởi bốn người, trong đó có một phụ nữ trốn thoát khỏi các trại tập trung Đức Quốc xã.
Người Digan và các ĐTC
ĐTC Phaolô VI - đang đau vào ngày ấy - đã muốn gặp cộng đồng người Digan ngày 26-9-1965 ở Pomezia, gần Roma. ĐTC Gioan Phaolô II đã tiếp đón các người tham dự nhiều đại hội khác nhau tại Roma, và dịp Đại Năm Thánh năm 2000, Ngài đã xin lỗi về các tội lỗi do các thành viên Giáo hội Công giáo đã phạm với người Digan.
Hiện nay có khoảng 36 triệu người Digan trên toàn thế giới, trong đó có 18 triệu người ở Ấn Độ, nước gốc của họ, và 12-15 triệu người ở châu Âu, đặc biệt ở phía Đông Âu.
Chân phước Ceferino được phong chân phước bởi ĐTC Gioan Phaolô II ở Roma ngày 4-5-1997. Tiếp một nhóm người digan ở Pháp, ĐTC tuyên bố rằng "chân phước Ceferino là một người Digan đáng ngưỡng mộ bởi sự khôn ngoan và sự nghiêm túc của cuộc sống làm người và làm Kitô hữu của Ngài" và "một mẫu gương đẹp của lòng trung thành trong đức tin cho tất cả các Kitô hữu, đặc biệt là cho các bạn, những người Digan, người gần gũi với Ngài bằng quốc tịch và văn hóa".
Giáo dân và vị tử đạo
Ceferino (Zephyrin) Gimenez Malla, giáo dân và vị tử đạo (1861-1936), kết hôn lúc đầu theo phong tục người Digan. Nhưng vào năm 1874, Ngài xin nhận lãnh bí tích hôn nhân của Giáo Hội. Vì Ngài không có con, Zephyrin nhận một ngươi cháu gái của vợ làm con nuôi, và đối xử như là con gái ruột của mình.
"El Pele" là biệt danh của Ngài, là người buôn ngựa, và Ngài di chuyển từ hội chợ này sang hội chợ khác. Ngài tự nhận xét rằng thật là “khó làm một thương gia mà không có tội lỗi". Nhưng sự trung thực và sự khôn ngoan của Ngài cho phép Ngài được chọn, mặc dù Ngài không biết chữ, là một trong 10 cố vấn của thành phố Barbastro ở Aragon. Là người xây dựng hòa bình, Ngài thường làm trung gian hòa giải cho cho các đồng nghiệp của mình: Ngài được gọi là "thị trưởng của người Digan". Chính Đức Giám mục Florentin Asensio Barroso, đã không ngần ngại tham khảo ý kiến của Ngài.
Trở thành người Dòng Ba Phanxicô năm 1926, El Pele cũng là thành viên Hội Bác ái Vinh Sơn, và tự hiến đời mình cho các bệnh nhân và người nghèo nhất.
Cuối đời mình, Ngài đi lễ hàng ngày, tỏ ra siêng chầu Thánh thể ngày thứ năm hàng tuần, và mỗi tháng một lần, chầu Thánh Thể ban đêm nữa. Ngài dạy giáo lý cho trẻ em, và luôn đeo chuỗi tràng hạt bên mình.
Vào thời điểm bách hại tôn giáo, vốn xảy ra trước và đi kèm cuộc nội chiến, Ngài đã bị các dân quân bắt giữ, vì Ngài bảo vệ một linh mục trẻ. Bị cầm tù, Ngài từ chối cởi chuỗi tràng hạt của mình, vì nếu Ngài cởi chuỗi, Ngài sẽ được tự do. Và Ngài đã bị bắn, cùng ngày với Đức Giám mục của mình: cả hai vị được phong Chân phước cùng một ngày với nhau! Ngài qua đời sau khi hô to "Vạn tuế Chúa Kitô Vua". Thân xác Ngài bị ném vào huyệt tập thể, và không bao giờ được tìm thấy. (Zenit 7-6-2011)
Phạm Kim An
Kỷ niệm sinh nhật Chân phước Ceferino
ROMA - ĐTC Biển Đức XVI sẽ tiếp khoảng 1.400 người Digan tại Vatican vào trưa ngày thứ bảy 11-6, theo Hội đồng Tòa thánh về mục vụ cho người Di dân và người Lưu động.
Từ nhiều thập kỷ qua, các đại hội mục vụ do Hội đồng này tổ chức đã thu hút đến Vatican hàng ngàn người Digan.
Chân phước đầu tiên người Digan
Người Digan từ các nhóm dân tộc khác nhau - Roma, Sinti, Manush... - và từ khắp châu Âu đến, sẽ mừng vào lễ Hiện Xuống, bằng một cuộc hành hương đến Roma, kỷ niệm 150 năm ngày sinh của người Digan đầu tiên được nhìn nhận là vị tử đạo vì đức tin, chân phước Ceferino (Zephyrin) Gimenez Malla, Ngài là nạn nhân vào năm 1936 của cuộc bách hại được mở ra ở Tây Ban Nha dưới vỏ bọc của cuộc nội chiến. Ngài đã bị bắn chết do bảo vệ một linh mục, và từ chối tháo chuỗi tràng hạt của mình, điều mà một người bạn vô chính phủ khuyên Ngài làm khi muốn cứu Ngài.
Đức Tổng Giám Mục Antonio Maria Veglio, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh, sẽ tiếp đón ngày 11-6 các người tham dự, và Ngài sẽ thảo luận về sự tham gia ngày càng tăng của các du khách này giữa lòng Giáo hội, nơi họ có thể “tìm thấy sự hỗ trợ, trong sự tồn tại của họ thường được đánh dấu bởi sự bị gạt bên lề và không được tin tưởng".
Cuộc sống của các du khách này sẽ được kể rõ với ĐTC Biển Đức XVI bởi bốn người, trong đó có một phụ nữ trốn thoát khỏi các trại tập trung Đức Quốc xã.
Người Digan và các ĐTC
ĐTC Phaolô VI - đang đau vào ngày ấy - đã muốn gặp cộng đồng người Digan ngày 26-9-1965 ở Pomezia, gần Roma. ĐTC Gioan Phaolô II đã tiếp đón các người tham dự nhiều đại hội khác nhau tại Roma, và dịp Đại Năm Thánh năm 2000, Ngài đã xin lỗi về các tội lỗi do các thành viên Giáo hội Công giáo đã phạm với người Digan.
Hiện nay có khoảng 36 triệu người Digan trên toàn thế giới, trong đó có 18 triệu người ở Ấn Độ, nước gốc của họ, và 12-15 triệu người ở châu Âu, đặc biệt ở phía Đông Âu.
Chân phước Ceferino được phong chân phước bởi ĐTC Gioan Phaolô II ở Roma ngày 4-5-1997. Tiếp một nhóm người digan ở Pháp, ĐTC tuyên bố rằng "chân phước Ceferino là một người Digan đáng ngưỡng mộ bởi sự khôn ngoan và sự nghiêm túc của cuộc sống làm người và làm Kitô hữu của Ngài" và "một mẫu gương đẹp của lòng trung thành trong đức tin cho tất cả các Kitô hữu, đặc biệt là cho các bạn, những người Digan, người gần gũi với Ngài bằng quốc tịch và văn hóa".
Giáo dân và vị tử đạo
Ceferino (Zephyrin) Gimenez Malla, giáo dân và vị tử đạo (1861-1936), kết hôn lúc đầu theo phong tục người Digan. Nhưng vào năm 1874, Ngài xin nhận lãnh bí tích hôn nhân của Giáo Hội. Vì Ngài không có con, Zephyrin nhận một ngươi cháu gái của vợ làm con nuôi, và đối xử như là con gái ruột của mình.
"El Pele" là biệt danh của Ngài, là người buôn ngựa, và Ngài di chuyển từ hội chợ này sang hội chợ khác. Ngài tự nhận xét rằng thật là “khó làm một thương gia mà không có tội lỗi". Nhưng sự trung thực và sự khôn ngoan của Ngài cho phép Ngài được chọn, mặc dù Ngài không biết chữ, là một trong 10 cố vấn của thành phố Barbastro ở Aragon. Là người xây dựng hòa bình, Ngài thường làm trung gian hòa giải cho cho các đồng nghiệp của mình: Ngài được gọi là "thị trưởng của người Digan". Chính Đức Giám mục Florentin Asensio Barroso, đã không ngần ngại tham khảo ý kiến của Ngài.
Trở thành người Dòng Ba Phanxicô năm 1926, El Pele cũng là thành viên Hội Bác ái Vinh Sơn, và tự hiến đời mình cho các bệnh nhân và người nghèo nhất.
Cuối đời mình, Ngài đi lễ hàng ngày, tỏ ra siêng chầu Thánh thể ngày thứ năm hàng tuần, và mỗi tháng một lần, chầu Thánh Thể ban đêm nữa. Ngài dạy giáo lý cho trẻ em, và luôn đeo chuỗi tràng hạt bên mình.
Vào thời điểm bách hại tôn giáo, vốn xảy ra trước và đi kèm cuộc nội chiến, Ngài đã bị các dân quân bắt giữ, vì Ngài bảo vệ một linh mục trẻ. Bị cầm tù, Ngài từ chối cởi chuỗi tràng hạt của mình, vì nếu Ngài cởi chuỗi, Ngài sẽ được tự do. Và Ngài đã bị bắn, cùng ngày với Đức Giám mục của mình: cả hai vị được phong Chân phước cùng một ngày với nhau! Ngài qua đời sau khi hô to "Vạn tuế Chúa Kitô Vua". Thân xác Ngài bị ném vào huyệt tập thể, và không bao giờ được tìm thấy. (Zenit 7-6-2011)
Phạm Kim An
Vai trò Thiên Chúa trong đời sống công.
Vũ Văn An
17:24 08/06/2011
Giữa lúc tôn giáo bị coi là có hại cho xã hội hiện đại, thì Đức Hồng Y Francis George của Chicago, Hoa Kỳ, lại xuất bản một cuốn sách với luận đề: tôn giáo đóng góp một cách độc đáo ra sao cho ích chung. Cuốn sách tựa đề là "God in Action: How Faith in God Can Address the Challenges of the World," (Doubleday), xuất bản trong tháng Năm vừa qua.
Ở đầu sách, Đức Hồng Y George minh xác rằng ngài không nói tới khía cạnh tôn giáo gây ảnh hưởng trên lối suy nghĩ và hành động của người ta, hay tôn giáo như một triết lý sống ra sao. Thay vào đó, ngài muốn biện phân cách Thiên Chúa hành động trong thời đại ta. Nói cách khác, giúp người Công Giáo đọc ra “các dấu chỉ của thời đại” như khuyến cáo của Công Đồng Vatican II.
Cùng với đà tự lập của con người trở thành giá trị siêu việt và tiến bộ thay thế cho quan phòng, vai trò của Thiên Chúa phần lớn đã biến khỏi ý thức quần chúng. Đức HY George cũng cho rằng khuynh hướng đề cao ý chí hơn lý trí của triết học hiện đại đã ảnh hưởng tới phản ứng của người ta khi đứng trước các hoàn cảnh trong đó ý chí của Thiên Chúa đi ngược với ý muốn riêng của họ. Thay vì coi việc tuân theo ý chí của Thiên Chúa như mẫu mực dẫn tới thánh thiện và niềm vui, người ta coi việc tuân phục Thiên Chúa như một thứ tôi đòi trước một quyền lực độc đoán nào đó.
Kể từ hai thế kỷ 17 và 18, các nhà tư tưởng cận đại từng rút gọn Thiên Chúa thành đệ nhất nguyên nhân, không đóng một vai trò sinh tử nào trong xã hội. Với quan điểm ấy, tôn giáo trở thành việc tư riêng, không hề có một giá trị định chuẩn nào. Bước vào ngả đường đó, tất yếu sẽ trơn tuột xuống chủ nghĩa duy thần (deism) và mô tả Thiên Chúa như một biểu tượng trống rỗng. Từ đó, chỉ còn một bước ngắn đến chỗ coi Thiên Chúa như một đe dọa đối với sự triển nở nhân bản, như từng xẩy ra với Feuerbach, Marx, và Freud. Đức HY George bảo rằng: “Không chóng thì chày, những người chắc chắn rằng mình được hoàn toàn tự do xác định lấy bản sắc và hành động của mình, không cần tới Thiên Chúa, những người ấy sẽ bác bỏ sự hiện hữu của Người”.
Tự Do
Sau đó, Đức HY George tự hỏi: làm thế nào để chứng minh được là hành động của Thiên Chúa, thay vì đe dọa tự do của con người, thực ra đã củng cố nó. Dựa vào Thánh Thomas Aquinô, Đức Hồng Y giải thích rằng Thiên Chúa không chỉ sáng tạo, mà Người còn duy trì mọi điều Người đã sáng tạo nên. Và điều này nữa: các tạo vật hành động theo cách đặc thù của chúng vì Thiên Chúa vốn ban cho chúng một bản chất đặc thù.
Hành động tự do nào miễn nhằm một mục đích phù hợp với bản tính con người đều được thực hiện dưới sự quan phòng của Thiên Chúa, bất kể hành động ấy tầm thường hay sâu sắc bao nhiêu. Nhìn dưới ánh sáng này, ảnh hưởng của Thiên Chúa không nằm ngoài cấu trúc hành động của ta hay là một áp đặt lên sự tự do của ta. Ngược lại, hành động vì một mục đích trái với thiện ích của bản tính nhân loại không phải là tự do chân chính, vì, theo Thánh Thomas Aquinô, tự do nhằm sự thiện.
Ngoài ra, Đức HY George cho rằng ta sẽ tiến tới chỗ coi Thiên Chúa như bằng hữu của tự do nhân bản nếu ta tìm lại được cái nhìn của Thánh Kinh coi Thiên Chúa như người đang lên tiếng và đang hành động, như Đấng đã nhập thể trong Chúa Giêsu và trong Người, hai ý chí, ý chí nhân bản và ý chí thần thiêng, cùng hành động thống nhất với nhau. Ngài bảo: “Tự do nhân bản được sắp đặt thích đáng của Chúa Giêsu không phải là một trở ngại đối với tự do Thiên Chúa nhưng là một hình ảnh của tự do này”.
Sau nhận định khởi đầu này, Đức Hồng Y George dành trọn cuốn sách cho nhiều chủ đề dài hàng chương để thăm dò vai trò của Thiên Chúa trong xã hội, việc đi tìm chân lý, thân xác con người và các lãnh vực kinh tế và liên hệ quốc tế.
Trong chương nói về tự do và chân lý, ngài nhấn mạnh rằng Thiên Chúa hành động cách tự do khi dựng nên con người, cả nam lẫn nữ. Đến lượt mình, con người cũng tham dự vào hồng ân này bằng cách hành động tự do. Tuy nhiên, nếu ta bị giam hãm trong sai lầm, thì hành vi nhân bản của ta sẽ ngăn không cho ta hợp tác với Thiên Chúa, Đấng vốn là chân lý.
Chân lý
Theo Đức HY George, ngược với con người chủ trương tự lập, mà các chọn lựa do họ tự đưa ra chỉ dựa duy nhất vào các ham muốn cá nhân, còn có một cảm thức khác về con người, dựa cả trên đức tin lẫn lý trí. Khoa học và kỹ thuật có thể đem lại cho ta các giải đáp cho nhiều câu hỏi, nhưng ta cũng phải đạt cho được việc tự biết mình. Việc biết này chỉ xuất hiện khi ta tự đặt ra những câu hỏi như: Tôi là ai? Tôi phải làm gì? Câu giải đáp cho các câu hỏi này không thể diễn dịch từ luật vật lý được, mà phải từ các nguồn tâm linh do chân lý cai quản và hoàn thiện.
Trong nguồn tâm linh này, ta tìm ra thứ chân lý thuyết phục được ta và mở cửa để ta thấy ta, thấy người khác và thấy thế giới. Đức Hồng Y viết: “Phẩm giá làm người của ta có gốc rễ trong sự tự do vốn là hình ảnh của Thiên Chúa và là thứ tự do được đem tới để ta tự ý thức về chính mình nhờ lý trí tự nhiên và nhờ đáp ứng trước việc Thiên Chúa tự ý tỏ mình ra cho ta”. Bất hạnh thay, Đức Hồng Y viết tiếp, trong phán quyết của Tối Cao Pháp Viện nhân vụ cơ quan Planned Parenthood kiện Casey, một phán quyết đã ấn định ra quyền hợp hiến được phá thai, các chánh án cho rằng yếu tính tư cách nhân vị là khả năng kiểm soát và xác định cho mình ý nghĩa và mục đích của sự sống. Phán quyết ấy đã lồng vào luật chủ trương coi tự do như ly dị hẳn mọi mối liên hệ. Nói cách khác, “đó là một thứ tự do ly dị hẳn chân lý sự vật”.
Phục hồi chân lý cho phạm vi này là điều sinh tử nếu ta muốn đương đầu với các thách đố do các vấn đề đạo đức sinh học đặt ra. Đây là chủ đề cho một chương khác trong sách. Không thể hy vọng có được một cuộc thảo luận về phẩm giá con người nếu ta bắt đầu bằng một cái nhìn coi con người chỉ như một bộ yếu tố di truyền (genes). Thay vào đó, ta phải coi phẩm giá con người như một phẩm tính trong bản tính nhân loại, một phẩm tính không thể nào mất được. Phẩm giá cũng đến với ta nhờ biết chấp nhận hồng phúc cứu rỗi của Thiên Chúa và sự sống trong Người.
Kinh doanh
Đầu chương nói về kinh tế, Đức Hồng Y George cho hay: việc tách rời đức tin khỏi công việc bình thường của cuộc sống không phải là một vấn đề mới đối với người Công Giáo. Nếu ta coi kinh doanh như một ơn gọi, thì kinh doanh có thể trở thành một phương cách để ta đạt được sự thánh hóa bản thân, và giúp người khác cũng đạt được điều này. Theo chiều hướng này, việc làm không còn chỉ là phù hợp với các tiêu chuẩn và qui định của công ty mà thôi. Trái lại, việc làm được thực hiện trong cộng đồng những con người để phục vụ chính cộng đồng ấy. Người ta được đem lại với nhau để phục vụ xã hội. Thương trường cung cấp nhiều cơ hội để ta trở nên sáng tạo và có năng xuất cũng như tạo ra của cải. Điều đó tốt, nhưng cũng quan trọng nữa.
Các sách dạy về kinh doanh cho ta hay: các công ty tốt nhất chính là các công ty biết tôn trọng và chăm sóc công nhân của mình. Tuy nhiên, đó là một suy tư mang theo sự thật sâu sắc, đó chính là sự thật này: tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa dựng nên như những chủ thể xã hội. Thành thử, quả là sai lầm khi giải thích Sách Sáng Thế theo nghĩa coi việc làm là lời chúc dữ. Thay vào đó, theo Đức HY George, việc làm là một hoạt động sáng tạo và ta làm việc để phản ảnh hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa. Như thế, đối với tín hữu, làm việc là tham dự vào kế hoạch của Thiên Chúa dành cho thế giới. Ngài viết: “Việc làm là một phần của việc biến ta thành tạo vật của Thiên Chúa, biết lao công phù hợp với mục tiêu của Người và biết lập thành mục tiêu đạt tới những gì là tốt đối với chính ta và người khác”.
Cuộc khủng hoảng tài chánh mới đây khiến một số người tôn giáo nói năng như thể sinh lời là một điều xấu. Đức Hồng Y George cho rằng nói như thế lài sai vì khi một công ty sinh lời là nó đã sử dụng các tài nguyên một cách đúng đắn và nhờ thế, các nhu cần nhân bản được thoả mãn. Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là tiêu chuẩn để phán kết tư cách của một công ty. Rất có thể trương mục một công ty hết sức ngon lành, nhưng cùng một lúc, những con người tạo thành cộng đồng công nhân ở đấy lại bị nhục mạ và xúc phạm. Thiên Chúa không đọc để ta viết ra các quyết định trong phạm vi xã hội, kinh tế và chính trị, nhưng khi ta sắp xếp công việc đời mình, hoạt động quan trọng nhất là ngắm nhìn hoạt động của Thiên Chúa, không nên lấy mình làm tâm điểm lưu tâm.
Theo Cha John Flynn, LC, Zenit 5 tháng 6 năm 2011.
Ở đầu sách, Đức Hồng Y George minh xác rằng ngài không nói tới khía cạnh tôn giáo gây ảnh hưởng trên lối suy nghĩ và hành động của người ta, hay tôn giáo như một triết lý sống ra sao. Thay vào đó, ngài muốn biện phân cách Thiên Chúa hành động trong thời đại ta. Nói cách khác, giúp người Công Giáo đọc ra “các dấu chỉ của thời đại” như khuyến cáo của Công Đồng Vatican II.
Cùng với đà tự lập của con người trở thành giá trị siêu việt và tiến bộ thay thế cho quan phòng, vai trò của Thiên Chúa phần lớn đã biến khỏi ý thức quần chúng. Đức HY George cũng cho rằng khuynh hướng đề cao ý chí hơn lý trí của triết học hiện đại đã ảnh hưởng tới phản ứng của người ta khi đứng trước các hoàn cảnh trong đó ý chí của Thiên Chúa đi ngược với ý muốn riêng của họ. Thay vì coi việc tuân theo ý chí của Thiên Chúa như mẫu mực dẫn tới thánh thiện và niềm vui, người ta coi việc tuân phục Thiên Chúa như một thứ tôi đòi trước một quyền lực độc đoán nào đó.
Kể từ hai thế kỷ 17 và 18, các nhà tư tưởng cận đại từng rút gọn Thiên Chúa thành đệ nhất nguyên nhân, không đóng một vai trò sinh tử nào trong xã hội. Với quan điểm ấy, tôn giáo trở thành việc tư riêng, không hề có một giá trị định chuẩn nào. Bước vào ngả đường đó, tất yếu sẽ trơn tuột xuống chủ nghĩa duy thần (deism) và mô tả Thiên Chúa như một biểu tượng trống rỗng. Từ đó, chỉ còn một bước ngắn đến chỗ coi Thiên Chúa như một đe dọa đối với sự triển nở nhân bản, như từng xẩy ra với Feuerbach, Marx, và Freud. Đức HY George bảo rằng: “Không chóng thì chày, những người chắc chắn rằng mình được hoàn toàn tự do xác định lấy bản sắc và hành động của mình, không cần tới Thiên Chúa, những người ấy sẽ bác bỏ sự hiện hữu của Người”.
Tự Do
Sau đó, Đức HY George tự hỏi: làm thế nào để chứng minh được là hành động của Thiên Chúa, thay vì đe dọa tự do của con người, thực ra đã củng cố nó. Dựa vào Thánh Thomas Aquinô, Đức Hồng Y giải thích rằng Thiên Chúa không chỉ sáng tạo, mà Người còn duy trì mọi điều Người đã sáng tạo nên. Và điều này nữa: các tạo vật hành động theo cách đặc thù của chúng vì Thiên Chúa vốn ban cho chúng một bản chất đặc thù.
Hành động tự do nào miễn nhằm một mục đích phù hợp với bản tính con người đều được thực hiện dưới sự quan phòng của Thiên Chúa, bất kể hành động ấy tầm thường hay sâu sắc bao nhiêu. Nhìn dưới ánh sáng này, ảnh hưởng của Thiên Chúa không nằm ngoài cấu trúc hành động của ta hay là một áp đặt lên sự tự do của ta. Ngược lại, hành động vì một mục đích trái với thiện ích của bản tính nhân loại không phải là tự do chân chính, vì, theo Thánh Thomas Aquinô, tự do nhằm sự thiện.
Ngoài ra, Đức HY George cho rằng ta sẽ tiến tới chỗ coi Thiên Chúa như bằng hữu của tự do nhân bản nếu ta tìm lại được cái nhìn của Thánh Kinh coi Thiên Chúa như người đang lên tiếng và đang hành động, như Đấng đã nhập thể trong Chúa Giêsu và trong Người, hai ý chí, ý chí nhân bản và ý chí thần thiêng, cùng hành động thống nhất với nhau. Ngài bảo: “Tự do nhân bản được sắp đặt thích đáng của Chúa Giêsu không phải là một trở ngại đối với tự do Thiên Chúa nhưng là một hình ảnh của tự do này”.
Sau nhận định khởi đầu này, Đức Hồng Y George dành trọn cuốn sách cho nhiều chủ đề dài hàng chương để thăm dò vai trò của Thiên Chúa trong xã hội, việc đi tìm chân lý, thân xác con người và các lãnh vực kinh tế và liên hệ quốc tế.
Trong chương nói về tự do và chân lý, ngài nhấn mạnh rằng Thiên Chúa hành động cách tự do khi dựng nên con người, cả nam lẫn nữ. Đến lượt mình, con người cũng tham dự vào hồng ân này bằng cách hành động tự do. Tuy nhiên, nếu ta bị giam hãm trong sai lầm, thì hành vi nhân bản của ta sẽ ngăn không cho ta hợp tác với Thiên Chúa, Đấng vốn là chân lý.
Chân lý
Theo Đức HY George, ngược với con người chủ trương tự lập, mà các chọn lựa do họ tự đưa ra chỉ dựa duy nhất vào các ham muốn cá nhân, còn có một cảm thức khác về con người, dựa cả trên đức tin lẫn lý trí. Khoa học và kỹ thuật có thể đem lại cho ta các giải đáp cho nhiều câu hỏi, nhưng ta cũng phải đạt cho được việc tự biết mình. Việc biết này chỉ xuất hiện khi ta tự đặt ra những câu hỏi như: Tôi là ai? Tôi phải làm gì? Câu giải đáp cho các câu hỏi này không thể diễn dịch từ luật vật lý được, mà phải từ các nguồn tâm linh do chân lý cai quản và hoàn thiện.
Trong nguồn tâm linh này, ta tìm ra thứ chân lý thuyết phục được ta và mở cửa để ta thấy ta, thấy người khác và thấy thế giới. Đức Hồng Y viết: “Phẩm giá làm người của ta có gốc rễ trong sự tự do vốn là hình ảnh của Thiên Chúa và là thứ tự do được đem tới để ta tự ý thức về chính mình nhờ lý trí tự nhiên và nhờ đáp ứng trước việc Thiên Chúa tự ý tỏ mình ra cho ta”. Bất hạnh thay, Đức Hồng Y viết tiếp, trong phán quyết của Tối Cao Pháp Viện nhân vụ cơ quan Planned Parenthood kiện Casey, một phán quyết đã ấn định ra quyền hợp hiến được phá thai, các chánh án cho rằng yếu tính tư cách nhân vị là khả năng kiểm soát và xác định cho mình ý nghĩa và mục đích của sự sống. Phán quyết ấy đã lồng vào luật chủ trương coi tự do như ly dị hẳn mọi mối liên hệ. Nói cách khác, “đó là một thứ tự do ly dị hẳn chân lý sự vật”.
Phục hồi chân lý cho phạm vi này là điều sinh tử nếu ta muốn đương đầu với các thách đố do các vấn đề đạo đức sinh học đặt ra. Đây là chủ đề cho một chương khác trong sách. Không thể hy vọng có được một cuộc thảo luận về phẩm giá con người nếu ta bắt đầu bằng một cái nhìn coi con người chỉ như một bộ yếu tố di truyền (genes). Thay vào đó, ta phải coi phẩm giá con người như một phẩm tính trong bản tính nhân loại, một phẩm tính không thể nào mất được. Phẩm giá cũng đến với ta nhờ biết chấp nhận hồng phúc cứu rỗi của Thiên Chúa và sự sống trong Người.
Kinh doanh
Đầu chương nói về kinh tế, Đức Hồng Y George cho hay: việc tách rời đức tin khỏi công việc bình thường của cuộc sống không phải là một vấn đề mới đối với người Công Giáo. Nếu ta coi kinh doanh như một ơn gọi, thì kinh doanh có thể trở thành một phương cách để ta đạt được sự thánh hóa bản thân, và giúp người khác cũng đạt được điều này. Theo chiều hướng này, việc làm không còn chỉ là phù hợp với các tiêu chuẩn và qui định của công ty mà thôi. Trái lại, việc làm được thực hiện trong cộng đồng những con người để phục vụ chính cộng đồng ấy. Người ta được đem lại với nhau để phục vụ xã hội. Thương trường cung cấp nhiều cơ hội để ta trở nên sáng tạo và có năng xuất cũng như tạo ra của cải. Điều đó tốt, nhưng cũng quan trọng nữa.
Các sách dạy về kinh doanh cho ta hay: các công ty tốt nhất chính là các công ty biết tôn trọng và chăm sóc công nhân của mình. Tuy nhiên, đó là một suy tư mang theo sự thật sâu sắc, đó chính là sự thật này: tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa dựng nên như những chủ thể xã hội. Thành thử, quả là sai lầm khi giải thích Sách Sáng Thế theo nghĩa coi việc làm là lời chúc dữ. Thay vào đó, theo Đức HY George, việc làm là một hoạt động sáng tạo và ta làm việc để phản ảnh hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa. Như thế, đối với tín hữu, làm việc là tham dự vào kế hoạch của Thiên Chúa dành cho thế giới. Ngài viết: “Việc làm là một phần của việc biến ta thành tạo vật của Thiên Chúa, biết lao công phù hợp với mục tiêu của Người và biết lập thành mục tiêu đạt tới những gì là tốt đối với chính ta và người khác”.
Cuộc khủng hoảng tài chánh mới đây khiến một số người tôn giáo nói năng như thể sinh lời là một điều xấu. Đức Hồng Y George cho rằng nói như thế lài sai vì khi một công ty sinh lời là nó đã sử dụng các tài nguyên một cách đúng đắn và nhờ thế, các nhu cần nhân bản được thoả mãn. Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là tiêu chuẩn để phán kết tư cách của một công ty. Rất có thể trương mục một công ty hết sức ngon lành, nhưng cùng một lúc, những con người tạo thành cộng đồng công nhân ở đấy lại bị nhục mạ và xúc phạm. Thiên Chúa không đọc để ta viết ra các quyết định trong phạm vi xã hội, kinh tế và chính trị, nhưng khi ta sắp xếp công việc đời mình, hoạt động quan trọng nhất là ngắm nhìn hoạt động của Thiên Chúa, không nên lấy mình làm tâm điểm lưu tâm.
Theo Cha John Flynn, LC, Zenit 5 tháng 6 năm 2011.
Tin Giáo Hội Việt Nam
TGM Leopoldo Girelli thăm Bắc Ninh và trại phong Quả Cảm
Xương Giang
08:51 08/06/2011
Mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Bắc Ninh
BẮC NINH - Đức cha Cosma, giám mục giáo Phận Bắc Ninh chủ sự thánh lễ mừng các thánh Tử Đạo Bắc Ninh, cùng đồng tế có Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện Tòa Thánh, quý cha trong Giáo phận và đông đảo quy tu sĩ nam nữ và giáo dân khắp nơi về tham dự tại sân Tòa Giám Mục. Mặc dù trời mưa nhưng cộng đoàn dân Chúa vẫn kiên trì để tham dự thánh lễ cách sốt sắng, điều ấy chứng tỏ đức tin của những người tín hữu là con cái các thánh tử đạo Bắc Ninh, đồng thời cũng nói lên lòng yêu mến Hội Thánh, yêu mến Đức Thánh Cha và yêu mến Đức Tổng Giám Mục.
Xem hình ảnh
Trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục đã nói: “Bắc Ninh là cái nôi văn hóa của Việt Nam. Hầu hết các thần thoại và truyền thuyết Việt Nam xa xưa đều bắt nguồn từ Bắc Ninh”.
Các sinh hoạt văn hóa cũng mang những nét đặc trưng của người Bắc Ninh, vì “Người Bắc Ninh vốn trọng chữ tình”; tình người, tình bạn...
Điều quan trọng là “Bắc Ninh đã được hồng ân đón nhận Tin Mừng Chúa Giêsu từ các vị thừa sai Dòng Tên vào khoảng năm 1640.
Hơn nữa, mảnh đất của các tín hữu ở Bắc Ninh lại càng trở nên phì nhiêu hơn khi được tưới gội bằng máu của bao vị tử đạo. Trong thời gian bị bách hại vào thế kỷ 19, có nhiều Lm và giáo dân đã không ngần ngại chết cho Đức Ki-tô: 12 vị trong số nầy đã được phong thánh; trong đó, mẫu gương sáng ngời là thánh An-rê Dũng Lạc là một linh mục. Ngài đã chào đời năm 1795 tại Bắc Ninh và đã bị xử trảm vì đức tin Kitô giáo ngày 21 tháng 12 năm 1839 tại Hà Nội. Dùng lời nói và gương sáng, Ngài đã rao giảng không mệt mỏi trong nhiều giáo xứ của Giáo phận này. Ngoài ra, tôi không thể không lưu tâm đến hơn 100 vị đầu mục của những cộng đoàn Kitô hữu của tỉnh này mà vào năm 1862, đã chấp nhận chết còn hơn là bước qua Thánh Giá vì làm thế là chối đạo.
Nhiều người đã trở nên anh chị em trong Đức Kitô nhờ phúc tử đạo, bởi vì máu các vị tử đạo không kéo theo trả thù, nhưng là hoà giải. Tử đạo không phải là bị kết tội, nhưng là sức mạnh tình yêu chiến thắng hận thù và bạo lực, nhờ đó tạo nên cộng đoàn mới. Quả thực, nhờ máu của các thánh tử đạo mà giáo hội địa phương tại Bắc Ninh được sinh ra.
Các vị tử đạo là những đấng sáng lập của những cộng đoàn mới và vững chắc. Ta có thể nói: chính việc tử đạo của họ giúp gắn bó anh em lại với nhau trong ý nghĩa sâu xa nhất. Họ chết cho cùng một Đức Kitô và nhờ tử đạo, họ nên một. Sự hiệp thông của cùng một Giáo hội được minh chứng rõ ràng trong máu của họ; những dòng máu tuôn chảy từ thân xác họ đã hòa quện thành một dòng máu chảy trong Giáo hội là nhiệm thể của Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Nhờ Thập Giá, mầu nhiệm của tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu Kitô đã được tỏ hiện. Dưới chân Thập giá, Giáo hội của muôn dân đã được khai sinh.
Quý cha và anh chị em giáo dân Giáo phận Bắc Ninh thân mến, trong đời sống đức tin Kitô giáo, các bậc tổ tiên của anh chị em đã nêu gương sáng ngời về tử đạo. Nhờ mẫu gương đó, anh chị em hãy nhiệt tình và hăng hái học lấy bài học trung thành với Chúa Giêsu và sự hiệp nhất trong Giáo hội...
Ước gì sự tôn kính các thánh tích của các vị tử đạo tại Bắc Ninh là dấu chỉ của lòng yêu mến của anh chị em đối với Đức Kitô và đối với nhau”.
Đức Tổng Giám Mục cũng nhắn nhủ quý cha hiệp thông với Giám mục bởi vì chỉ có một đoàn chiên và chỉ có một Giáo hội của Chúa Giêsu. Và ngài cũng khen ngợi tinh thần đức tin của anh chị em giáo dân trong giáo phân, siêng năng rước lễ, tham dự thánh lễ Chúa Nhật, đi lễ mỗi ngày và huấn luyện đời sống bằng việc tĩnh tâm, học hỏi Lời Chúa...
Tất cả những điều đó là dấu chỉ của một cộng đoàn giáo phận đầy sức sống, đang vững bước tiến đến sự thánh thiện. “Tuy nhiên, cũng có những thách đố trong Giáo phận: sự hiểu biết về giáo lí công giáo còn hạn chế; đời sống đạo đức và thiêng liêng cần phải sâu xa hơn, cám dỗ của chủ thuyết tiêu thụ hấp dẫn hơn, nhu cầu về linh mục, tu sĩ, giáo lý viên, ban hành giáo, tông đồ giáo dân phục vụ cho giáo xứ và cho các hiệp hội khác nhau vẫn còn rất cấp thiết, tinh thần bác ái cần được gia tăng. Nguyện xin Đức Mẹ La Vang và tất cả các vị tử đạo Bắc Ninh phù hộ và nâng đỡ cộng đoàn giáo phận của anh chị em trên con đường tiến đến sự thánh thiện, Amen”.
Kết thúc bài giảng là một tràng pháo tay của cộng đoàn để cám ơn Đức Tổng Giám Mục và Đức cha Giáo phận đã nói: "qua bài chia sẻ, Đức Tổng như đang ở trong nhà mình" và trước khi tuyên xưng đức tin, Đức cha Cosma mời gọi cộng đoàn cùng hát lên: “Bài ca ngàn trùng” để cám ơn các thánh Tử Đạo Bắc Ninh đã anh dũng hy sinh để làm chứng cho Đức Kitô và máu của các vị tử đạo đổ xuống đã làm cho cánh đồng giáo phận Bắc Ninh đứng vững và phát triển đến ngày nay.
Kết thúc thánh lễ, Đức cha giáo phận Cosma đã thay mặt gia đình Giáo phận bày tỏ tâm tình cảm ơn Đức Tổng Giám Mục như sau:
“Kính thưa Đức cha, mới từ hôm qua thôi, mà chúng con thấy lòng chúng con như được nung nấu lên bằng đức tin, bằng lòng yêu mến khi Đức cha đến thăm chúng con. Tình thương yêu của Đức Thánh Cha nối kết chúng con với Hội Thánh toàn cầu. Đức cha đã cùng ca hát nhảy múa với các bạn trẻ ở Nội Bài, Đức cha đã về Tử Nê là cái nôi của giáo phận chúng con và ở đó Đức cha đã đi “xe ôm” của cha xứ Tử Nê đến nhà khuyết tật Hương La tham các em khuyết tật, đi viếng hai thánh tử đạo Giuse Hoàng Lương Cảnh và Têphanô Nguyễn Văn Vinh ở nhà thờ Hương La. Đức cha đã gặp gỡ các tu sĩ nam nữ, các linh mục, chủng sinh của Giáo phận. Với ba thánh lễ, Đức cha đã gặp gỡ một số những thành phần ưu tú đại diện giáo dân trong toàn thể Giáo phận. Chúng con hết lòng cám ơn Đức cha. Chúng con nhận ra rằng, chúng con được hiệp nhất với nhau hơn, cộng tác với nhau hơn, chúng con dự lễ sốt sắng hơn, vui vẻ hơn trong những ngày này là nhờ sự hiện diện của Đức Cha. Chúng con không ngừng nhắc đi nhắc lại, chúng con yêu mến Mẹ Hội Thánh, chúng con yêu mến Đức Thánh Cha và chúng con xin Đức cha chuyển lòng yêu mến ấy đến với Đức Thánh Cha.
Xin Đức cha cầu nguyện cho Giáo phận chúng con, để chúng con nghe những lời nhắn nhủ của Đức cha với các bạn trẻ từ chỗ là “Là bạn của Chúa Giêsu đến chỗ hăng say loan báo Tin Mừng và noi gương các thánh tử đạo Bắc Ninh sống anh dũng, can trường làm chứng cho Chúa, cho xã hội hôm nay được công bình hơn, bác ái hơn theo như chính Chúa đã mong muốn, và cùng nhau xây dựng một nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương.
Ngày mai Đức cha chia tay Giáo phận chúng con, chắc chắn chúng con không bao giờ quên được Đức cha. Mặc dù là đại diện không thường trú của Đức Thánh Cha tại Việt Nam, nhưng Đức cha nói rằng "chúng con đã thường trú trong trái tim của Đức cha”. Xin Đức cha chuyển đến Đức Giáo Hoàng cũng tâm tình ấy, "Đức Giáo Hoàng không thường trú với chúng con, nhưng Đức Giáo Hoàng vẫn thường trú trong trái tim mỗi người trong Giáo phận Bắc Ninh chúng con".
Đức Tổng Giám Mục ban phép lành của Đức Thánh Cha cho cộng đồng dân Chúa tham dự thánh lễ.
Sau thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chụp ảnh lưu niệm với quý cha và cộng đoàn dân Chúa tham dự thánh lễ. Mọi người chia tay Đức Tổng Giám Mục trong sự lưu luyến của người quan họ Bắc Ninh.
Đức Tổng Giám Mục Đại Diện Tòa Thánh thăm Trại Phong Quả Cảm
Sáng ngày 7/6/2011, trong chương trình chuyến thăm mục vụ giáo phận Bắc Ninh, Đức Tổng giám mục đại diên không thường trú của Tòa Thánh tại Việt nam thăm trại phong Quả Cảm, cách tòa giám mục Bắc Ninh 5 km về hướng Bắc.
Hình ảnh thăm viếng trại phong Quả Cảm
Trại phong Quả Cảm do một linh mục ở tòa giám mục Bắc Ninh thiết lập năm 1913, nhưng từ năm 1954 đến nay nhà nước đã trưng thu và quản lý. Hiện nay, trại phong Quả Cảm có hơn 100 thành viên, đa số họ là bệnh nhân đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mang di chứng bệnh phong và con em của các bệnh nhân. Tòa giám mục Bắc ninh đã gửi hai chị thuộc tu hội Thánh Tâm Chúa Giêsu đến cùng sống và phục vụ các bệnh nhân trong trại từ năm 1988.
Các bệnh nhân phong, các chị trong tu Hội Thánh Tâm đang phục người phong và các y bác sĩ trong trại vui mừng được đón tiếp Đức Tổng giám mục- đại diện của Tòa Thánh Vatican.
Ngỏ lời cùng những người đang phục vụ ở trại phong Quả Cảm, Đức Tổng giám mục vui mừng vì được thăm những người bệnh phong và cảm ơn họ vì đã nhiệt tình tình giúp đỡ những người kém may mắn trong xã hội. Ngài nhắc đến tình liên đới giữa bác ái Kitô giáo và tinh thần phục vụ của xã hội, ngài cũng mời gọi hai bên hãy cộng tác chân thành hơn nữa trong việc phục vụ trại phong để họ vơi đi những đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần.
Với anh chị em bệnh nhân, Đức Tổng mời gọi họ hãy sống hiệp nhất và yêu thương nhau cho dù có khác nhau về tôn giáo, nhưng cùng chung một hoàn cảnh. Ngài cũng cho các bệnh nhân thấy Đức Giêsu đặc biệt thương mến và gần gũi với những người bệnh phong và những ai phục vụ họ. Với các chị tu Hội Thánh Tâm, Đức Tổng đặc biệt cám ơn các chị vì đã dấn thân suốt tuổi thanh xuân của mình để phục vụ và làm chứng cho Tin Mừng Chúa Kitô ở một nơi có hoàn cảnh đặc biệt này.
Cuộc gặp gỡ các bệnh nhân và những người phục vụ trại phong tại hội trường bệnh viện kết thúc bằng việc chụp hình lưu niệm. Sau đó, ngài thăm nhà thờ Quả Cảm đã bị phá hủy thời tiêu thổ kháng chiến (1945-1954), và ngài đến cầu nguyện, gặp gỡ thăm hỏi những người Công Giáo tại nhà nguyện nhỏ bé trong trại phong.
Sau cuộc gặp gỡ tại bệnh phong Quả cảm, Đức Tổng giám mục đi thăm một số di tích lịch sử văn hóa Bắc Ninh, ngài thăm cổng Tả thành Bắc Ninh nơi 100 vị đầu mục (ban hành giáo) đã bị chém và chôn sống ngày 4.4.1862, và thăm đền Đô nơi thờ 8 vị vua Triều Lý.
Vào lúc 13g30’, Đức Tổng giám mục và cha thư ký của ngài đã chào tạm biệt Bắc Ninh, kết thúc chuyến thăm mục vụ tại giáo phận Bắc Ninh và bắt đầu thăm giáo phận Lạng Sơn.
BẮC NINH - Đức cha Cosma, giám mục giáo Phận Bắc Ninh chủ sự thánh lễ mừng các thánh Tử Đạo Bắc Ninh, cùng đồng tế có Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện Tòa Thánh, quý cha trong Giáo phận và đông đảo quy tu sĩ nam nữ và giáo dân khắp nơi về tham dự tại sân Tòa Giám Mục. Mặc dù trời mưa nhưng cộng đoàn dân Chúa vẫn kiên trì để tham dự thánh lễ cách sốt sắng, điều ấy chứng tỏ đức tin của những người tín hữu là con cái các thánh tử đạo Bắc Ninh, đồng thời cũng nói lên lòng yêu mến Hội Thánh, yêu mến Đức Thánh Cha và yêu mến Đức Tổng Giám Mục.
Xem hình ảnh
Trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục đã nói: “Bắc Ninh là cái nôi văn hóa của Việt Nam. Hầu hết các thần thoại và truyền thuyết Việt Nam xa xưa đều bắt nguồn từ Bắc Ninh”.
Các sinh hoạt văn hóa cũng mang những nét đặc trưng của người Bắc Ninh, vì “Người Bắc Ninh vốn trọng chữ tình”; tình người, tình bạn...
Điều quan trọng là “Bắc Ninh đã được hồng ân đón nhận Tin Mừng Chúa Giêsu từ các vị thừa sai Dòng Tên vào khoảng năm 1640.
Hơn nữa, mảnh đất của các tín hữu ở Bắc Ninh lại càng trở nên phì nhiêu hơn khi được tưới gội bằng máu của bao vị tử đạo. Trong thời gian bị bách hại vào thế kỷ 19, có nhiều Lm và giáo dân đã không ngần ngại chết cho Đức Ki-tô: 12 vị trong số nầy đã được phong thánh; trong đó, mẫu gương sáng ngời là thánh An-rê Dũng Lạc là một linh mục. Ngài đã chào đời năm 1795 tại Bắc Ninh và đã bị xử trảm vì đức tin Kitô giáo ngày 21 tháng 12 năm 1839 tại Hà Nội. Dùng lời nói và gương sáng, Ngài đã rao giảng không mệt mỏi trong nhiều giáo xứ của Giáo phận này. Ngoài ra, tôi không thể không lưu tâm đến hơn 100 vị đầu mục của những cộng đoàn Kitô hữu của tỉnh này mà vào năm 1862, đã chấp nhận chết còn hơn là bước qua Thánh Giá vì làm thế là chối đạo.
Nhiều người đã trở nên anh chị em trong Đức Kitô nhờ phúc tử đạo, bởi vì máu các vị tử đạo không kéo theo trả thù, nhưng là hoà giải. Tử đạo không phải là bị kết tội, nhưng là sức mạnh tình yêu chiến thắng hận thù và bạo lực, nhờ đó tạo nên cộng đoàn mới. Quả thực, nhờ máu của các thánh tử đạo mà giáo hội địa phương tại Bắc Ninh được sinh ra.
Các vị tử đạo là những đấng sáng lập của những cộng đoàn mới và vững chắc. Ta có thể nói: chính việc tử đạo của họ giúp gắn bó anh em lại với nhau trong ý nghĩa sâu xa nhất. Họ chết cho cùng một Đức Kitô và nhờ tử đạo, họ nên một. Sự hiệp thông của cùng một Giáo hội được minh chứng rõ ràng trong máu của họ; những dòng máu tuôn chảy từ thân xác họ đã hòa quện thành một dòng máu chảy trong Giáo hội là nhiệm thể của Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Nhờ Thập Giá, mầu nhiệm của tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu Kitô đã được tỏ hiện. Dưới chân Thập giá, Giáo hội của muôn dân đã được khai sinh.
Quý cha và anh chị em giáo dân Giáo phận Bắc Ninh thân mến, trong đời sống đức tin Kitô giáo, các bậc tổ tiên của anh chị em đã nêu gương sáng ngời về tử đạo. Nhờ mẫu gương đó, anh chị em hãy nhiệt tình và hăng hái học lấy bài học trung thành với Chúa Giêsu và sự hiệp nhất trong Giáo hội...
Ước gì sự tôn kính các thánh tích của các vị tử đạo tại Bắc Ninh là dấu chỉ của lòng yêu mến của anh chị em đối với Đức Kitô và đối với nhau”.
Đức Tổng Giám Mục cũng nhắn nhủ quý cha hiệp thông với Giám mục bởi vì chỉ có một đoàn chiên và chỉ có một Giáo hội của Chúa Giêsu. Và ngài cũng khen ngợi tinh thần đức tin của anh chị em giáo dân trong giáo phân, siêng năng rước lễ, tham dự thánh lễ Chúa Nhật, đi lễ mỗi ngày và huấn luyện đời sống bằng việc tĩnh tâm, học hỏi Lời Chúa...
Tất cả những điều đó là dấu chỉ của một cộng đoàn giáo phận đầy sức sống, đang vững bước tiến đến sự thánh thiện. “Tuy nhiên, cũng có những thách đố trong Giáo phận: sự hiểu biết về giáo lí công giáo còn hạn chế; đời sống đạo đức và thiêng liêng cần phải sâu xa hơn, cám dỗ của chủ thuyết tiêu thụ hấp dẫn hơn, nhu cầu về linh mục, tu sĩ, giáo lý viên, ban hành giáo, tông đồ giáo dân phục vụ cho giáo xứ và cho các hiệp hội khác nhau vẫn còn rất cấp thiết, tinh thần bác ái cần được gia tăng. Nguyện xin Đức Mẹ La Vang và tất cả các vị tử đạo Bắc Ninh phù hộ và nâng đỡ cộng đoàn giáo phận của anh chị em trên con đường tiến đến sự thánh thiện, Amen”.
Kết thúc bài giảng là một tràng pháo tay của cộng đoàn để cám ơn Đức Tổng Giám Mục và Đức cha Giáo phận đã nói: "qua bài chia sẻ, Đức Tổng như đang ở trong nhà mình" và trước khi tuyên xưng đức tin, Đức cha Cosma mời gọi cộng đoàn cùng hát lên: “Bài ca ngàn trùng” để cám ơn các thánh Tử Đạo Bắc Ninh đã anh dũng hy sinh để làm chứng cho Đức Kitô và máu của các vị tử đạo đổ xuống đã làm cho cánh đồng giáo phận Bắc Ninh đứng vững và phát triển đến ngày nay.
Kết thúc thánh lễ, Đức cha giáo phận Cosma đã thay mặt gia đình Giáo phận bày tỏ tâm tình cảm ơn Đức Tổng Giám Mục như sau:
“Kính thưa Đức cha, mới từ hôm qua thôi, mà chúng con thấy lòng chúng con như được nung nấu lên bằng đức tin, bằng lòng yêu mến khi Đức cha đến thăm chúng con. Tình thương yêu của Đức Thánh Cha nối kết chúng con với Hội Thánh toàn cầu. Đức cha đã cùng ca hát nhảy múa với các bạn trẻ ở Nội Bài, Đức cha đã về Tử Nê là cái nôi của giáo phận chúng con và ở đó Đức cha đã đi “xe ôm” của cha xứ Tử Nê đến nhà khuyết tật Hương La tham các em khuyết tật, đi viếng hai thánh tử đạo Giuse Hoàng Lương Cảnh và Têphanô Nguyễn Văn Vinh ở nhà thờ Hương La. Đức cha đã gặp gỡ các tu sĩ nam nữ, các linh mục, chủng sinh của Giáo phận. Với ba thánh lễ, Đức cha đã gặp gỡ một số những thành phần ưu tú đại diện giáo dân trong toàn thể Giáo phận. Chúng con hết lòng cám ơn Đức cha. Chúng con nhận ra rằng, chúng con được hiệp nhất với nhau hơn, cộng tác với nhau hơn, chúng con dự lễ sốt sắng hơn, vui vẻ hơn trong những ngày này là nhờ sự hiện diện của Đức Cha. Chúng con không ngừng nhắc đi nhắc lại, chúng con yêu mến Mẹ Hội Thánh, chúng con yêu mến Đức Thánh Cha và chúng con xin Đức cha chuyển lòng yêu mến ấy đến với Đức Thánh Cha.
Xin Đức cha cầu nguyện cho Giáo phận chúng con, để chúng con nghe những lời nhắn nhủ của Đức cha với các bạn trẻ từ chỗ là “Là bạn của Chúa Giêsu đến chỗ hăng say loan báo Tin Mừng và noi gương các thánh tử đạo Bắc Ninh sống anh dũng, can trường làm chứng cho Chúa, cho xã hội hôm nay được công bình hơn, bác ái hơn theo như chính Chúa đã mong muốn, và cùng nhau xây dựng một nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương.
Ngày mai Đức cha chia tay Giáo phận chúng con, chắc chắn chúng con không bao giờ quên được Đức cha. Mặc dù là đại diện không thường trú của Đức Thánh Cha tại Việt Nam, nhưng Đức cha nói rằng "chúng con đã thường trú trong trái tim của Đức cha”. Xin Đức cha chuyển đến Đức Giáo Hoàng cũng tâm tình ấy, "Đức Giáo Hoàng không thường trú với chúng con, nhưng Đức Giáo Hoàng vẫn thường trú trong trái tim mỗi người trong Giáo phận Bắc Ninh chúng con".
Đức Tổng Giám Mục ban phép lành của Đức Thánh Cha cho cộng đồng dân Chúa tham dự thánh lễ.
Sau thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chụp ảnh lưu niệm với quý cha và cộng đoàn dân Chúa tham dự thánh lễ. Mọi người chia tay Đức Tổng Giám Mục trong sự lưu luyến của người quan họ Bắc Ninh.
Đức Tổng Giám Mục Đại Diện Tòa Thánh thăm Trại Phong Quả Cảm
Sáng ngày 7/6/2011, trong chương trình chuyến thăm mục vụ giáo phận Bắc Ninh, Đức Tổng giám mục đại diên không thường trú của Tòa Thánh tại Việt nam thăm trại phong Quả Cảm, cách tòa giám mục Bắc Ninh 5 km về hướng Bắc.
Hình ảnh thăm viếng trại phong Quả Cảm
Trại phong Quả Cảm do một linh mục ở tòa giám mục Bắc Ninh thiết lập năm 1913, nhưng từ năm 1954 đến nay nhà nước đã trưng thu và quản lý. Hiện nay, trại phong Quả Cảm có hơn 100 thành viên, đa số họ là bệnh nhân đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mang di chứng bệnh phong và con em của các bệnh nhân. Tòa giám mục Bắc ninh đã gửi hai chị thuộc tu hội Thánh Tâm Chúa Giêsu đến cùng sống và phục vụ các bệnh nhân trong trại từ năm 1988.
Các bệnh nhân phong, các chị trong tu Hội Thánh Tâm đang phục người phong và các y bác sĩ trong trại vui mừng được đón tiếp Đức Tổng giám mục- đại diện của Tòa Thánh Vatican.
Ngỏ lời cùng những người đang phục vụ ở trại phong Quả Cảm, Đức Tổng giám mục vui mừng vì được thăm những người bệnh phong và cảm ơn họ vì đã nhiệt tình tình giúp đỡ những người kém may mắn trong xã hội. Ngài nhắc đến tình liên đới giữa bác ái Kitô giáo và tinh thần phục vụ của xã hội, ngài cũng mời gọi hai bên hãy cộng tác chân thành hơn nữa trong việc phục vụ trại phong để họ vơi đi những đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần.
Với anh chị em bệnh nhân, Đức Tổng mời gọi họ hãy sống hiệp nhất và yêu thương nhau cho dù có khác nhau về tôn giáo, nhưng cùng chung một hoàn cảnh. Ngài cũng cho các bệnh nhân thấy Đức Giêsu đặc biệt thương mến và gần gũi với những người bệnh phong và những ai phục vụ họ. Với các chị tu Hội Thánh Tâm, Đức Tổng đặc biệt cám ơn các chị vì đã dấn thân suốt tuổi thanh xuân của mình để phục vụ và làm chứng cho Tin Mừng Chúa Kitô ở một nơi có hoàn cảnh đặc biệt này.
Cuộc gặp gỡ các bệnh nhân và những người phục vụ trại phong tại hội trường bệnh viện kết thúc bằng việc chụp hình lưu niệm. Sau đó, ngài thăm nhà thờ Quả Cảm đã bị phá hủy thời tiêu thổ kháng chiến (1945-1954), và ngài đến cầu nguyện, gặp gỡ thăm hỏi những người Công Giáo tại nhà nguyện nhỏ bé trong trại phong.
Sau cuộc gặp gỡ tại bệnh phong Quả cảm, Đức Tổng giám mục đi thăm một số di tích lịch sử văn hóa Bắc Ninh, ngài thăm cổng Tả thành Bắc Ninh nơi 100 vị đầu mục (ban hành giáo) đã bị chém và chôn sống ngày 4.4.1862, và thăm đền Đô nơi thờ 8 vị vua Triều Lý.
Vào lúc 13g30’, Đức Tổng giám mục và cha thư ký của ngài đã chào tạm biệt Bắc Ninh, kết thúc chuyến thăm mục vụ tại giáo phận Bắc Ninh và bắt đầu thăm giáo phận Lạng Sơn.
Đức TGM Leopoldo Girelli thăm Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng
Giuse Trần ngọc Huấn
08:53 08/06/2011
LẠNG SƠN - Buổi chiều ngày hôm nay, 07 tháng 06 năm 2011, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Toà Thánh Vatican tại Việt Nam, đã tới Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức Giáo phận truyền giáo này trong hai ngày, 08 và 09 tháng 06 năm 2011. Toàn thể Cộng đồng Dân Chúa trong Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng hết sức vui mừng chào đón sự hiện diện của vị Đại diện Toà Thánh tại Việt Nam lần đầu tiên đến thăm Giáo phận.
Diễn văn GM Lạng Sơn chào mừng Đại diện Tòa Thánh
Hình ảnh thăm viếng lạng Sơn
Từ nhiều ngày qua, trong các bản tin và thông báo chung của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, tin về chuyến viếng thăm của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đã trở nên trung tâm điểm, thu hút sự quan tâm và tinh thần chuẩn bị của đông đảo mọi thành phần Dân Chúa trong toàn Giáo phận. Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, trong thông báo mục vụ của ngài gửi cho toàn thể mọi thành phần trong Gia đình Giáo phận, đã kêu mời tất cả quý linh mục, nam nữ tu sỹ, Hội đồng mục vụ các giáo xứ trong giáo phận cũng như anh chị em giáo dân quy tụ về Toà Giám mục và Nhà thờ Chính Toà để tham dự chương trình đón tiếp, gặp gỡ và chia sẻ với vị Đại diện của Toà Thánh.
Ngay từ buổi sáng ngày hôm nay, 07 tháng 06, có những đoàn của các linh mục cùng với Hội đồng giáo xứ và đại diện giáo dân từ các giáo xứ xa xôi trong Giáo phận đã về Toà Giám mục để cùng chuẩn bị đón vị thượng khách tới thăm Giáo phận. Đoàn của giáo họ Thánh Tâm tại thành phố Hà Giang khởi hành từ sáng ngày hôm trước, 06 tháng 06, để vượt qua trên dưới 500 km đường đồi núi về với ngôi Nhà chung của Giáo phận. Cha Giuse Nguyễn Văn Chung, quản hạt Cao Bằng, chính xứ Thanh Sơn cùng với mấy chục thành viên trong đoàn trống của Giáo xứ đã khởi hành từ sáng sớm, mang theo chiêng, trống cùng với tinh thần và nhiệt huyết đầy phấn khởi.
Ngay cổng chính của Nhà thờ Chính Toà có khẩu hiệu lớn: Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng hân hoan chào đón Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli – Đại diện không thường trú của Toà Thánh Vatican tại Việt Nam. Ở cột cờ chính của khuôn viên Nhà thờ cũng treo một lá cờ vàng – trắng (cờ Hội Thánh) rất lớn, tới vài chục m2. Nhà thờ, Nhà chung và khuôn viên được trang trí thật đẹp mắt. Tất cả nói lên niềm vui, sự hân hoan chào đón chuyến viếng thăm của vị Đại diện Toà Thánh lần đầu tiên chính thức tới Giáo phận miền sơn cước này.
Theo chương trình đã được thông báo, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli sẽ tới Nhà thờ Chính Toà của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng vào khoảng 18h30 chiều, tuy nhiên vì nhiều lý do, mãi tới gần 20h00, ngài mới tới đây. Dù vậy hơn một giờ đồng hồ đợi chờ, mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận lại có cơ hội gặp gỡ, hàn huyên, chia sẻ. Khuôn viên Nhà thờ Chính Toà và Toà Giám mục tràn đầy khí thế, sự phấn khởi và rộn rã tiếng cười nói vui tươi, thân thiện.
Đúng 19h40, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli tới cổng chính của Nhà thờ Chính Toà, nơi Đức Giám mục Giáo phận cùng với mọi thành phần Dân Chúa đã tề tựu đông đủ để chờ đón ngài. Đức Tổng Giám mục được tháp tùng bởi Đức Giám mục Giáo phận Bắc Ninh cùng quý Cha thư ký. Ngài tiến vào khuôn viên Nhà thờ Chính Toà Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng trong niềm hân hoan, giữa những khuôn mặt rạng rỡ, những ánh mắt thân thiện và tâm hồn reo vui. Cộng đồng Dân Chúa vui mừng chào đón Đức Tổng Giám mục đại diện Toà Thánh, mọi người giơ cao cờ Hội Thánh để chào đón ngài.
Từ tiền sảnh nhà thờ, Đức Tổng Giám mục hôn kính Thánh Giá do Cha Giuse Nguyễn Ngọc Thể, chính xứ Nhà thờ Chính Toà, trao. Sau đó, ngài rảy nước Thánh trên cộng đồng Dân Chúa. Mọi người cùng với ngài tiến vào cung lòng Nhà thờ Chính Toà để kính viếng Thánh Thể và có những phút cầu nguyện ngắn gọn nhưng đầy trang trọng và ấm cúng. Sự vui mừng và cảm động hiện rõ trên khuôn mặt những người hiện diện, và trên chính Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục Giuse và quý Cha. Trong ngày vui hôm nay, Nhà thờ Chính Toà Cửa Nam đã thực sự trở nên như trái tim của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.
Trong bài phát biểu ngắn gọn, Đức Giám mục Giuse Đặng Đức Ngân, Chủ chăn của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, thay mặt mọi thành phần Dân Chúa nói lời chào mừng sự hiện diện và chuyến viếng thăm hết sức ý nghĩa của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, vị Đại diện Toà Thánh nơi đất nước Việt Nam. Ngài cầu chúc Đức Tổng Giám mục có những ngày đến và ở thăm Giáo phận miền sơn cước này được tràn đầy ơn lành, sự bình an và niềm vui. Ngài cũng bày tỏ sự cảm ơn Đức Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, Cosma Hoàng Văn Đạt, đã chu đáo tháp tùng Đức Tổng Giám mục đại diện Toà Thánh lên với Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.
Vào hồi 8h20, đoàn rước khởi hành từ Nhà khách của Toà Giám mục tiến về Nhà thờ Chính Toà để cử hành Thánh lễ. Đây quả thực là một thánh lễ thật đặc biệt, làm nên dấu chỉ của sự hiệp nhất trong Hội Thánh và tinh thần hiệp thông huynh đệ của mọi thành phần Dân Chúa nơi Giáo hội địa phương với Giáo hội hoàn vũ. Thánh lễ được cử hành trong khung cảnh Phụng vụ hết sức trang trọng, giữa bầu khí ấm cúng của nhà thờ Chính Toà, chan chứa tinh thần sốt sắng và lòng đạo đức nhiệt thành của mọi thành phần Dân Chúa.
Khi đoàn đồng tế đã an toạ nơi Cung Thánh, Đức cha Giuse có bài phát biểu chính thức, thay mặt Cộng đồng Dân Chúa chào đón Đức Tổng Giám mục đại diện Toà Thánh tới thăm viếng Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng: “Cộng đồng Dân Chúa Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng chúng con rất hân hoan vui mừng chào đón Đức Tổng tới thăm Mục vụ Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng. Khi chúng con được đón vị Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt-Nam; chúng con cảm nhận sự hiện diện đầy tình Mục tử của Đức Thánh Cha Benedicto XVI với đoàn con cái của ngài tại giáo phận truyền giáo nhỏ bé miền biên giới phía Bắc Việt-nam thân yêu này”. Trong bài phát biểu này, Đức cha Giuse đã khái quát những nét tiêu biểu nhất về hiện tình Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, một Giáo phận truyền giáo miền đồi núi còn nhiều thách đố nhưng tràn đầy ơn lành của Thiên Chúa.
Đức cha Giuse trịnh trọng kính tặng Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli món quà của mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.
Sau đó, cộng đoàn Phụng vụ tham dự Thánh lễ do Đức cha Giuse chủ sự, với sự hiện diện đồng tế của Đức Tổng Giám mục đại diện Toà Thánh, cha thư ký của ngài cùng với tất cả các linh mục trong Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Đông đảo mọi thành phần Dân Chúa tham dự Thánh lễ; các hàng ghế trong Nhà thờ Chính Toà và ngoài hành lang xung quanh đều chật kín giáo dân dự lễ, làm nên bầu khí ấm cúng, trang trọng và sốt sắng, diễn tả một cách sống động hình ảnh Giáo hội địa phương thu nhỏ.
Đặc biệt, trong Thánh lễ, cộng đoàn Phụng vụ được lắng nghe sự chia sẻ Tin Mừng của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli với phần thông dịch của cha Mathêu Vũ Khởi Phụng. Đức Tổng Giám mục đã khởi đầu bài giảng của mình với nhiều câu chào thăm bằng tiếng Việt khiến cộng đoàn tham dự thật vui mừng, những tràng pháo tay vang lên thật giòn giã: Kính thưa Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Cha Tổng đại diện, quý nam nữ tu sỹ và toàn thể anh chị em. Tin rằng với Đức Tin và tinh thần vì Giáo hội, tôi muốn gửi tới anh chị em lời chào mừng của Đức Thánh Cha và Phép lành Toà Thánh. Tôi rất lấy làm vui mừng có mặt tại đây hôm nay để được cử hành Thánh lễ này với anh chị em. Tôi đến đây để mang đến cho anh chị em lời thăm hỏi và cầu chúc bình an của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Tôi tới đây để nói lên rằng: Đức Thánh Cha ở rất gần anh chị em. Anh chị em ở đây chỉ là một cộng đoàn Công giáo nhỏ, mà lại ở xa Roma, nhưng Đức Thánh Cha không quên anh chị em. Chính vì anh chị em là một Cộng đoàn nhỏ bé, anh chị em lại càng có chỗ lớn hơn trong lòng của Đức Thánh Cha. Và, tôi đến đây như một bằng chứng, rằng, Đức Thánh Cha rất gần anh chị em và rất quan tâm đến anh chị em. Anh chị em về mặt vật chất hay địa lý thì ở xa Đức Thánh Cha, nhưng về tình cảm thì thật gần gũi.
Tiếp theo những lời chào mừng, trong bài chia sẻ, Đức Tổng Giám mục đã chia sẻ về bốn chủ điểm chính, lấy từ bài Tin Mừng trong Thánh lễ và đặt trong khung cảnh Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng: Hãy lớn mạnh lên thành một cậy lớn; Hãy học cho biết Chúa Giêsu; Hãy làm chứng cho Chúa Giêsu; Tất cả mọi người được hiệp nhất trong tình yêu của Chúa Giêsu.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha Giuse Nguyễn Ngọc Thể, Đại diện Giám mục và Cha xứ Nhà thờ Chính Toà, thay mặt mọi thành phần Dân Chúa hiện diện trong Thánh lễ, bày tỏ tâm tình cảm ơn Đức Tổng Giám mục Đại diện Toà Thánh, dâng lên ngài tất cả lòng yêu mến, sự cảm phục và tin tưởng của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, đồng thời cầu chúc cho sứ vụ của Đức Tổng Giám mục trong vai trò giữa Toà Thánh và Giáo hội, đất nước Việt nam thu được nhiều kết quả tốt đẹp, cách riêng cho Dân Chúa và Giáo hội địa phương.
Các em thiếu nhi của Giáo xứ Chính Toà đã dâng tặng Đức Tổng Giám mục vũ khúc mang đậm bản sắc và âm hưởng của dân ca các dân tộc miền Lạng Sơn – Cao Bằng – Hà Giang.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 22h00 với phép lành Toà Thánh do Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli trao ban. Cộng đoàn Phụng vụ vui mừng chào thăm và có những chia sẻ thân tình với vị Đại diện Toà Thánh. Khép lại một ngày đáng nhớ trong chuyến thăm của Đức Tổng Giám mục Đại diện Toà Thánh nơi Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.
Được biết, trong khuôn khổ các hoạt động của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli nơi Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, ngài sẽ gặp gỡ các linh mục, chủng sinh, nam nữ tu sỹ trong Giáo phận, chào thăm chính quyền Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thăm các giáo xứ lân cận Toà Giám mục và cử hành thánh lễ tại Giáo xứ Mỹ Sơn.
Đức TGM Leopoldo Girelli gặp gỡ linh mục, chủng sinh và dự tu Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.
Vào hồi 8:30 ngày 08 tháng 06 năm 2011, tại phòng hội của Toà Giám mục Lạng Sơn, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đã gặp gỡ và nói chuyện với tất cả các linh mục trìều và dòng cùng các chủng sinh của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.
Mở đầu buổi gặp gỡ, cha Giuse Trần Đức Hạnh, Tổng đại diện giáo phận đã thay mặt các linh mục và chủng sinh trong Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng nói lời chào mừng Đức Tổng Giám mục Đại diện Toà Thánh tới viếng thăm. Trong bài phát biểu của mình, Cha Giuse trình bày một cách khái quát hiện tình của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng về linh mục đoàn và chủng sinh, dự tu. Cha Giuse kết thúc bài phát biểu của mình bằng lời cầu chúc sức khoẻ, bình an và ơn phúc trên Đức Tổng Giám mục. Ngài bày tỏ thao thức của mình: Cánh đồng truyền giáo nơi giáo phận chúng con còn quá rộng lớn. Công việc rao giảng và tái rao giảng Tin Mừng còn đầy thách đố. Kính xin Đức Tổng Giám mục cầu nguyện và nâng đỡ giáo phận chúng con, cầu nguyện cho anh em linh mục, chủng sinh của chúng con được luôn sống thánh thiện, khôn ngoan, nhiệt thành và kiên trì trong đời sống tận hiến phục vụ để làm sáng danh Nước Chúa.
Sau bài phát biểu của cha Tổng đại diện, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đã có bài chia sẻ dành cho linh mục đoàn và chủng sinh của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Sau đây là toàn văn bài nói chuyện của Đức Tổng Giám mục:
Kính chào Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Cha Tổng đại diện, quý Cha, quý Thầy và anh em chủng sinh thân mến. Tôi đến đây để đại diện cho Đức Thánh Cha Benedict XVI, gửi lời chào và lời chúc lành đến với quý Cha và các anh em, vì anh em luôn trung thành với Đức Tin và một lòng yêu mến Hội Thánh. [nói tiếng việt]
Cảm ơn anh em rất nhiều vì đã hiểu tiếng của tôi.
Tôi thấy ở Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, chúng ta đều là linh mục, nhưng ở đây có cả áo đen và áo trắng. Tôi rất cảm ơn Đức cha Giuse vì ngài đã tổ chức cuộc gặp gỡ này. Tôi vui mừng được gặp anh em linh mục đoàn. Từ đáy lòng, tôi muốn cảm ơn anh em về sự nhiệt thành phục vụ của anh em: Giáo phận thì rộng lớn, các khoảng cách từ điểm này đến điểm kia thì thật dài, đoàn chiên thì nhỏ bé mà anh em bám trụ ở đây. Tôi rất lấy làm cảm ơn anh em.
Tôi muốn gửi tới anh em một sứ điệp, tôi thấy cũng đơn giản thôi, nhưng tôi nghĩ cũng thật quan trọng cho anh em trong đời sống phục vụ, vì nét đặc trưng cho linh mục là Alter Christus– Chúa Kitô khác, qua chức năng Giảng dạy, Thánh hoá và quản trị.
Chúa Giêsu là đầu, là thủ lãnh của toàn thể hội thánh, là đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. Chúng ta đi theo ngài do đó ngài có ba chức năng như vậy. Do đó, để trở nên Alter Christus giữa cộng đồng Dân Chúa, chúng ta phải noi gương bắt chước ngài trong ba lĩnh vực này.
Trước tiên, chúng ta phải là những người thầy dạy tốt. Chính vì vậy, trong bài chia sẻ tối hôm qua, tôi đã nhấn mạnh tới việc chúng ta phải mỗi ngày một đào sâu sự hiểu biết về Chúa Kitô. Để có thể học hỏi như vậy, chúng ta lại phải đặt vấn đề xem học là cái gì. Chúng ta cần suy niệm, đào sâu Tin Mừng, có như thế chúng ta mới trở nên những người dạy tốt, giảng tốt, đề mọi người được hiểu biết Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo. Cho nên, việc Giảng rất quan trọng. nhờ bài Giảng của linh mục, giáo dân mới biết được Lời Chúa những điều Hội Thánh chỉ dạy. Trong sự học hỏi đó, không những học hỏi về lời Chúa mà thôi, nhưng còn cần học hỏi Giáo huấn của Hội Thánh, xem cách Hội Thánh chỉ dạy thế nào. Đó là một chủ đề quan trọng mà anh em phải học hỏi.
Điểm thứ hai: Chúa Giêsu là Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và toàn thể loài ngừơi. Khi anh em là Linh mục, anh em cũng thông phần sự trung gian đó. Anh em phải ý thức tầm quan trọng và trách nhiệm lớn lao của mình mỗi khi anh em cử hành Bí Tích. Cho nên, anh em phải dọn mình chu đáo trước khi cử hành thánh lễ, đừng hấp tấp vội vàng làm cho qua việc, nhưng phải dành thời gian lắng đọng tâm hồn, ý thức việc mình làm. Trước khi cử hành các bí tích, anh em cũng phải làm như vậy. Xin anh em để ý về mọi mặt: từ cách ăn mặc, cách cử hành, cách bài trí trong nhà thờ, sao cho mọi người khi tham dự họ cảm nhận được đây không phải chỉ là một lễ nghi trước mặt họ, nhưng là một mầu nhiệm thật, một niềm tin đích thật. Với tư cách là đấng trung gian, anh em cũng phải cầu nguyện cho dân của mình. Anh em phải chú ý tới Phụng vụ các giờ kinh, tức kinh thần vụ, vì lúc đó là anh em cầu nguyện cho đoàn chiên mình được giao phó để coi sóc.
Điểm thứ ba là vấn đề về quản trị. Linh mục cũng chính là người lãnh đạo trong cộng đoàn của mình. Vì thế, anh em cũng phải học cho biết thuật lãnh đạo, phải có sự phán đoán quân bình, trong sự hiệp nhất chân thành.
Sự hiệp nhất trong cộng đoàn là hết sức quan trọng. Ngoài việc anh em phải hiệp thông với Đức Giám mục, Đức Giám mục thì hiệp thông với Đức Giáo hoàng. Từ đó, chúng ta có một sự hiệp thông trong một Hội Thánh duy nhất. Lãnh đạo cũng có nghĩa là Phục vụ. Phục vụ trong tình mến, để người ta thấy rằng sự lãnh đạo nhưng không chuyên quyền, phải yêu mến và khiêm nhường, qua đó người ta thấy được cộng đoàn của chúng ta đầy tình hiệp nhất.
Tôi thấy ở đây cũng có một số anh em chủng sinh. Anh em đang ở trong giao đoạn chuẩn bị, đây là thời điểm vô cùng quan trọng cho anh em trong bước đường linh mục tương lai. Trong thời gian chuẩn bị này, anh em cũng phải nhận thức được rằng có ba phương diện của Giáo hội đề ra trong công việc đào tạo anh em.
Thứ nhất, đây là thời gian anh em phải HỌC. Học để anh em tích luỹ kiến thức, học để anh em sau này có thể giảng dạy, để biết Tin Mừng của Chúa mà chuyển đến cho mọi người. Anh em hãy dành hết tâm huyết và công sức cho việc học tập trong thời gian này.
Điểm thứ hai mà anh em phải trau dồi đó là sự cầu nguyện. Cầu nguyện trong các giờ kinh nguyện, trong thánh lễ và trong thần vụ; cầu nguyện chung hay cầu nguyện riêng. Cho nên anh em phải trau dồi đời sống thiêng liêng, anh em sẽ là người cầu nguyện xin Chúa thánh hoá đoàn dân của Chúa, do đó trước tiên anh em phải là tự thánh hoá bản thân bằng chính lời cầu nguyện của anh em.
Điểm thứ ba anh em phải lưu ý, đó là kỷ luật. Tại sao trong đời sống chủng viện phải có kỷ luật và anh em phải vâng lời, đó là vì anh em đang trong giai đoạn đào luyện để trở nên những con người chín chắn, những con người trưởng thành, có sự phán đoán quân bình… như thế, anh em mới có thể lãnh đạo được cộng đoàn của mình được giao phó. Vì thế, khi anh em tuân giữ kỷ luật của chủng viện là lúc anh em đang chủẩn bị mình để trở nên những người lãnh đạo. Lãnh đạo không phải là cai trị hay độc tài, nhưng là phục vụ trong khiêm tốn và xây dựng cộng đoàn. Đó là những lời tôi muốn nhắn nhủ tới anh em. Mong nhận được sự cầu nguyện của anh em dành cho tôi.
Sau phần chia sẻ của Đức Tổng Giám mục, các linh mục và chủng sinh Lạng Sơn – Cao Bằng đã có những giờ phút quý báu để chia sẻ những thao thức mục vụ và học tập của mình trong bối cảnh miền đất của Giáo phận truyền giáo, cũng như những thao thức và băn khoăn trước những vấn đề liên quan tới Giáo hội địa phương và Giáo hội Việt Nam. Đức Tổng Giám mục đã ân cần lắng nghe và giải đáp những thắc mắc được các linh mục và chủng sinh đưa ra trong tinh thần cởi mở và thân thiện.
Kết thúc buổi gặp gỡ, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli chúc lành và ban phép lành cho mọi người hiện diện trong buổi gặp gỡ.
Được biết, hiện nay Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng có tổng số 15 linh mục triều và dòng đang phục vụ (7 linh mục giáo phận và 8 linh mục dòng), một phó tế cùng khoảng trên 20 chủng sinh đang theo học tại các đại chủng viện trong và ngoài nước.
Diễn văn GM Lạng Sơn chào mừng Đại diện Tòa Thánh
Hình ảnh thăm viếng lạng Sơn
Từ nhiều ngày qua, trong các bản tin và thông báo chung của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, tin về chuyến viếng thăm của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đã trở nên trung tâm điểm, thu hút sự quan tâm và tinh thần chuẩn bị của đông đảo mọi thành phần Dân Chúa trong toàn Giáo phận. Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, trong thông báo mục vụ của ngài gửi cho toàn thể mọi thành phần trong Gia đình Giáo phận, đã kêu mời tất cả quý linh mục, nam nữ tu sỹ, Hội đồng mục vụ các giáo xứ trong giáo phận cũng như anh chị em giáo dân quy tụ về Toà Giám mục và Nhà thờ Chính Toà để tham dự chương trình đón tiếp, gặp gỡ và chia sẻ với vị Đại diện của Toà Thánh.
Ngay từ buổi sáng ngày hôm nay, 07 tháng 06, có những đoàn của các linh mục cùng với Hội đồng giáo xứ và đại diện giáo dân từ các giáo xứ xa xôi trong Giáo phận đã về Toà Giám mục để cùng chuẩn bị đón vị thượng khách tới thăm Giáo phận. Đoàn của giáo họ Thánh Tâm tại thành phố Hà Giang khởi hành từ sáng ngày hôm trước, 06 tháng 06, để vượt qua trên dưới 500 km đường đồi núi về với ngôi Nhà chung của Giáo phận. Cha Giuse Nguyễn Văn Chung, quản hạt Cao Bằng, chính xứ Thanh Sơn cùng với mấy chục thành viên trong đoàn trống của Giáo xứ đã khởi hành từ sáng sớm, mang theo chiêng, trống cùng với tinh thần và nhiệt huyết đầy phấn khởi.
Ngay cổng chính của Nhà thờ Chính Toà có khẩu hiệu lớn: Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng hân hoan chào đón Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli – Đại diện không thường trú của Toà Thánh Vatican tại Việt Nam. Ở cột cờ chính của khuôn viên Nhà thờ cũng treo một lá cờ vàng – trắng (cờ Hội Thánh) rất lớn, tới vài chục m2. Nhà thờ, Nhà chung và khuôn viên được trang trí thật đẹp mắt. Tất cả nói lên niềm vui, sự hân hoan chào đón chuyến viếng thăm của vị Đại diện Toà Thánh lần đầu tiên chính thức tới Giáo phận miền sơn cước này.
Theo chương trình đã được thông báo, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli sẽ tới Nhà thờ Chính Toà của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng vào khoảng 18h30 chiều, tuy nhiên vì nhiều lý do, mãi tới gần 20h00, ngài mới tới đây. Dù vậy hơn một giờ đồng hồ đợi chờ, mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận lại có cơ hội gặp gỡ, hàn huyên, chia sẻ. Khuôn viên Nhà thờ Chính Toà và Toà Giám mục tràn đầy khí thế, sự phấn khởi và rộn rã tiếng cười nói vui tươi, thân thiện.
Đúng 19h40, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli tới cổng chính của Nhà thờ Chính Toà, nơi Đức Giám mục Giáo phận cùng với mọi thành phần Dân Chúa đã tề tựu đông đủ để chờ đón ngài. Đức Tổng Giám mục được tháp tùng bởi Đức Giám mục Giáo phận Bắc Ninh cùng quý Cha thư ký. Ngài tiến vào khuôn viên Nhà thờ Chính Toà Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng trong niềm hân hoan, giữa những khuôn mặt rạng rỡ, những ánh mắt thân thiện và tâm hồn reo vui. Cộng đồng Dân Chúa vui mừng chào đón Đức Tổng Giám mục đại diện Toà Thánh, mọi người giơ cao cờ Hội Thánh để chào đón ngài.
Từ tiền sảnh nhà thờ, Đức Tổng Giám mục hôn kính Thánh Giá do Cha Giuse Nguyễn Ngọc Thể, chính xứ Nhà thờ Chính Toà, trao. Sau đó, ngài rảy nước Thánh trên cộng đồng Dân Chúa. Mọi người cùng với ngài tiến vào cung lòng Nhà thờ Chính Toà để kính viếng Thánh Thể và có những phút cầu nguyện ngắn gọn nhưng đầy trang trọng và ấm cúng. Sự vui mừng và cảm động hiện rõ trên khuôn mặt những người hiện diện, và trên chính Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục Giuse và quý Cha. Trong ngày vui hôm nay, Nhà thờ Chính Toà Cửa Nam đã thực sự trở nên như trái tim của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.
Trong bài phát biểu ngắn gọn, Đức Giám mục Giuse Đặng Đức Ngân, Chủ chăn của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, thay mặt mọi thành phần Dân Chúa nói lời chào mừng sự hiện diện và chuyến viếng thăm hết sức ý nghĩa của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, vị Đại diện Toà Thánh nơi đất nước Việt Nam. Ngài cầu chúc Đức Tổng Giám mục có những ngày đến và ở thăm Giáo phận miền sơn cước này được tràn đầy ơn lành, sự bình an và niềm vui. Ngài cũng bày tỏ sự cảm ơn Đức Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, Cosma Hoàng Văn Đạt, đã chu đáo tháp tùng Đức Tổng Giám mục đại diện Toà Thánh lên với Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.
Vào hồi 8h20, đoàn rước khởi hành từ Nhà khách của Toà Giám mục tiến về Nhà thờ Chính Toà để cử hành Thánh lễ. Đây quả thực là một thánh lễ thật đặc biệt, làm nên dấu chỉ của sự hiệp nhất trong Hội Thánh và tinh thần hiệp thông huynh đệ của mọi thành phần Dân Chúa nơi Giáo hội địa phương với Giáo hội hoàn vũ. Thánh lễ được cử hành trong khung cảnh Phụng vụ hết sức trang trọng, giữa bầu khí ấm cúng của nhà thờ Chính Toà, chan chứa tinh thần sốt sắng và lòng đạo đức nhiệt thành của mọi thành phần Dân Chúa.
Khi đoàn đồng tế đã an toạ nơi Cung Thánh, Đức cha Giuse có bài phát biểu chính thức, thay mặt Cộng đồng Dân Chúa chào đón Đức Tổng Giám mục đại diện Toà Thánh tới thăm viếng Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng: “Cộng đồng Dân Chúa Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng chúng con rất hân hoan vui mừng chào đón Đức Tổng tới thăm Mục vụ Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng. Khi chúng con được đón vị Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt-Nam; chúng con cảm nhận sự hiện diện đầy tình Mục tử của Đức Thánh Cha Benedicto XVI với đoàn con cái của ngài tại giáo phận truyền giáo nhỏ bé miền biên giới phía Bắc Việt-nam thân yêu này”. Trong bài phát biểu này, Đức cha Giuse đã khái quát những nét tiêu biểu nhất về hiện tình Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, một Giáo phận truyền giáo miền đồi núi còn nhiều thách đố nhưng tràn đầy ơn lành của Thiên Chúa.
Đức cha Giuse trịnh trọng kính tặng Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli món quà của mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.
Sau đó, cộng đoàn Phụng vụ tham dự Thánh lễ do Đức cha Giuse chủ sự, với sự hiện diện đồng tế của Đức Tổng Giám mục đại diện Toà Thánh, cha thư ký của ngài cùng với tất cả các linh mục trong Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Đông đảo mọi thành phần Dân Chúa tham dự Thánh lễ; các hàng ghế trong Nhà thờ Chính Toà và ngoài hành lang xung quanh đều chật kín giáo dân dự lễ, làm nên bầu khí ấm cúng, trang trọng và sốt sắng, diễn tả một cách sống động hình ảnh Giáo hội địa phương thu nhỏ.
Đặc biệt, trong Thánh lễ, cộng đoàn Phụng vụ được lắng nghe sự chia sẻ Tin Mừng của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli với phần thông dịch của cha Mathêu Vũ Khởi Phụng. Đức Tổng Giám mục đã khởi đầu bài giảng của mình với nhiều câu chào thăm bằng tiếng Việt khiến cộng đoàn tham dự thật vui mừng, những tràng pháo tay vang lên thật giòn giã: Kính thưa Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Cha Tổng đại diện, quý nam nữ tu sỹ và toàn thể anh chị em. Tin rằng với Đức Tin và tinh thần vì Giáo hội, tôi muốn gửi tới anh chị em lời chào mừng của Đức Thánh Cha và Phép lành Toà Thánh. Tôi rất lấy làm vui mừng có mặt tại đây hôm nay để được cử hành Thánh lễ này với anh chị em. Tôi đến đây để mang đến cho anh chị em lời thăm hỏi và cầu chúc bình an của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Tôi tới đây để nói lên rằng: Đức Thánh Cha ở rất gần anh chị em. Anh chị em ở đây chỉ là một cộng đoàn Công giáo nhỏ, mà lại ở xa Roma, nhưng Đức Thánh Cha không quên anh chị em. Chính vì anh chị em là một Cộng đoàn nhỏ bé, anh chị em lại càng có chỗ lớn hơn trong lòng của Đức Thánh Cha. Và, tôi đến đây như một bằng chứng, rằng, Đức Thánh Cha rất gần anh chị em và rất quan tâm đến anh chị em. Anh chị em về mặt vật chất hay địa lý thì ở xa Đức Thánh Cha, nhưng về tình cảm thì thật gần gũi.
Tiếp theo những lời chào mừng, trong bài chia sẻ, Đức Tổng Giám mục đã chia sẻ về bốn chủ điểm chính, lấy từ bài Tin Mừng trong Thánh lễ và đặt trong khung cảnh Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng: Hãy lớn mạnh lên thành một cậy lớn; Hãy học cho biết Chúa Giêsu; Hãy làm chứng cho Chúa Giêsu; Tất cả mọi người được hiệp nhất trong tình yêu của Chúa Giêsu.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha Giuse Nguyễn Ngọc Thể, Đại diện Giám mục và Cha xứ Nhà thờ Chính Toà, thay mặt mọi thành phần Dân Chúa hiện diện trong Thánh lễ, bày tỏ tâm tình cảm ơn Đức Tổng Giám mục Đại diện Toà Thánh, dâng lên ngài tất cả lòng yêu mến, sự cảm phục và tin tưởng của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, đồng thời cầu chúc cho sứ vụ của Đức Tổng Giám mục trong vai trò giữa Toà Thánh và Giáo hội, đất nước Việt nam thu được nhiều kết quả tốt đẹp, cách riêng cho Dân Chúa và Giáo hội địa phương.
Các em thiếu nhi của Giáo xứ Chính Toà đã dâng tặng Đức Tổng Giám mục vũ khúc mang đậm bản sắc và âm hưởng của dân ca các dân tộc miền Lạng Sơn – Cao Bằng – Hà Giang.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 22h00 với phép lành Toà Thánh do Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli trao ban. Cộng đoàn Phụng vụ vui mừng chào thăm và có những chia sẻ thân tình với vị Đại diện Toà Thánh. Khép lại một ngày đáng nhớ trong chuyến thăm của Đức Tổng Giám mục Đại diện Toà Thánh nơi Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.
Được biết, trong khuôn khổ các hoạt động của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli nơi Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, ngài sẽ gặp gỡ các linh mục, chủng sinh, nam nữ tu sỹ trong Giáo phận, chào thăm chính quyền Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thăm các giáo xứ lân cận Toà Giám mục và cử hành thánh lễ tại Giáo xứ Mỹ Sơn.
Đức TGM Leopoldo Girelli gặp gỡ linh mục, chủng sinh và dự tu Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.
Vào hồi 8:30 ngày 08 tháng 06 năm 2011, tại phòng hội của Toà Giám mục Lạng Sơn, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đã gặp gỡ và nói chuyện với tất cả các linh mục trìều và dòng cùng các chủng sinh của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.
Mở đầu buổi gặp gỡ, cha Giuse Trần Đức Hạnh, Tổng đại diện giáo phận đã thay mặt các linh mục và chủng sinh trong Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng nói lời chào mừng Đức Tổng Giám mục Đại diện Toà Thánh tới viếng thăm. Trong bài phát biểu của mình, Cha Giuse trình bày một cách khái quát hiện tình của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng về linh mục đoàn và chủng sinh, dự tu. Cha Giuse kết thúc bài phát biểu của mình bằng lời cầu chúc sức khoẻ, bình an và ơn phúc trên Đức Tổng Giám mục. Ngài bày tỏ thao thức của mình: Cánh đồng truyền giáo nơi giáo phận chúng con còn quá rộng lớn. Công việc rao giảng và tái rao giảng Tin Mừng còn đầy thách đố. Kính xin Đức Tổng Giám mục cầu nguyện và nâng đỡ giáo phận chúng con, cầu nguyện cho anh em linh mục, chủng sinh của chúng con được luôn sống thánh thiện, khôn ngoan, nhiệt thành và kiên trì trong đời sống tận hiến phục vụ để làm sáng danh Nước Chúa.
Sau bài phát biểu của cha Tổng đại diện, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đã có bài chia sẻ dành cho linh mục đoàn và chủng sinh của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Sau đây là toàn văn bài nói chuyện của Đức Tổng Giám mục:
Kính chào Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Cha Tổng đại diện, quý Cha, quý Thầy và anh em chủng sinh thân mến. Tôi đến đây để đại diện cho Đức Thánh Cha Benedict XVI, gửi lời chào và lời chúc lành đến với quý Cha và các anh em, vì anh em luôn trung thành với Đức Tin và một lòng yêu mến Hội Thánh. [nói tiếng việt]
Cảm ơn anh em rất nhiều vì đã hiểu tiếng của tôi.
Tôi thấy ở Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, chúng ta đều là linh mục, nhưng ở đây có cả áo đen và áo trắng. Tôi rất cảm ơn Đức cha Giuse vì ngài đã tổ chức cuộc gặp gỡ này. Tôi vui mừng được gặp anh em linh mục đoàn. Từ đáy lòng, tôi muốn cảm ơn anh em về sự nhiệt thành phục vụ của anh em: Giáo phận thì rộng lớn, các khoảng cách từ điểm này đến điểm kia thì thật dài, đoàn chiên thì nhỏ bé mà anh em bám trụ ở đây. Tôi rất lấy làm cảm ơn anh em.
Tôi muốn gửi tới anh em một sứ điệp, tôi thấy cũng đơn giản thôi, nhưng tôi nghĩ cũng thật quan trọng cho anh em trong đời sống phục vụ, vì nét đặc trưng cho linh mục là Alter Christus– Chúa Kitô khác, qua chức năng Giảng dạy, Thánh hoá và quản trị.
Chúa Giêsu là đầu, là thủ lãnh của toàn thể hội thánh, là đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. Chúng ta đi theo ngài do đó ngài có ba chức năng như vậy. Do đó, để trở nên Alter Christus giữa cộng đồng Dân Chúa, chúng ta phải noi gương bắt chước ngài trong ba lĩnh vực này.
Trước tiên, chúng ta phải là những người thầy dạy tốt. Chính vì vậy, trong bài chia sẻ tối hôm qua, tôi đã nhấn mạnh tới việc chúng ta phải mỗi ngày một đào sâu sự hiểu biết về Chúa Kitô. Để có thể học hỏi như vậy, chúng ta lại phải đặt vấn đề xem học là cái gì. Chúng ta cần suy niệm, đào sâu Tin Mừng, có như thế chúng ta mới trở nên những người dạy tốt, giảng tốt, đề mọi người được hiểu biết Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo. Cho nên, việc Giảng rất quan trọng. nhờ bài Giảng của linh mục, giáo dân mới biết được Lời Chúa những điều Hội Thánh chỉ dạy. Trong sự học hỏi đó, không những học hỏi về lời Chúa mà thôi, nhưng còn cần học hỏi Giáo huấn của Hội Thánh, xem cách Hội Thánh chỉ dạy thế nào. Đó là một chủ đề quan trọng mà anh em phải học hỏi.
Điểm thứ hai: Chúa Giêsu là Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và toàn thể loài ngừơi. Khi anh em là Linh mục, anh em cũng thông phần sự trung gian đó. Anh em phải ý thức tầm quan trọng và trách nhiệm lớn lao của mình mỗi khi anh em cử hành Bí Tích. Cho nên, anh em phải dọn mình chu đáo trước khi cử hành thánh lễ, đừng hấp tấp vội vàng làm cho qua việc, nhưng phải dành thời gian lắng đọng tâm hồn, ý thức việc mình làm. Trước khi cử hành các bí tích, anh em cũng phải làm như vậy. Xin anh em để ý về mọi mặt: từ cách ăn mặc, cách cử hành, cách bài trí trong nhà thờ, sao cho mọi người khi tham dự họ cảm nhận được đây không phải chỉ là một lễ nghi trước mặt họ, nhưng là một mầu nhiệm thật, một niềm tin đích thật. Với tư cách là đấng trung gian, anh em cũng phải cầu nguyện cho dân của mình. Anh em phải chú ý tới Phụng vụ các giờ kinh, tức kinh thần vụ, vì lúc đó là anh em cầu nguyện cho đoàn chiên mình được giao phó để coi sóc.
Điểm thứ ba là vấn đề về quản trị. Linh mục cũng chính là người lãnh đạo trong cộng đoàn của mình. Vì thế, anh em cũng phải học cho biết thuật lãnh đạo, phải có sự phán đoán quân bình, trong sự hiệp nhất chân thành.
Sự hiệp nhất trong cộng đoàn là hết sức quan trọng. Ngoài việc anh em phải hiệp thông với Đức Giám mục, Đức Giám mục thì hiệp thông với Đức Giáo hoàng. Từ đó, chúng ta có một sự hiệp thông trong một Hội Thánh duy nhất. Lãnh đạo cũng có nghĩa là Phục vụ. Phục vụ trong tình mến, để người ta thấy rằng sự lãnh đạo nhưng không chuyên quyền, phải yêu mến và khiêm nhường, qua đó người ta thấy được cộng đoàn của chúng ta đầy tình hiệp nhất.
Tôi thấy ở đây cũng có một số anh em chủng sinh. Anh em đang ở trong giao đoạn chuẩn bị, đây là thời điểm vô cùng quan trọng cho anh em trong bước đường linh mục tương lai. Trong thời gian chuẩn bị này, anh em cũng phải nhận thức được rằng có ba phương diện của Giáo hội đề ra trong công việc đào tạo anh em.
Thứ nhất, đây là thời gian anh em phải HỌC. Học để anh em tích luỹ kiến thức, học để anh em sau này có thể giảng dạy, để biết Tin Mừng của Chúa mà chuyển đến cho mọi người. Anh em hãy dành hết tâm huyết và công sức cho việc học tập trong thời gian này.
Điểm thứ hai mà anh em phải trau dồi đó là sự cầu nguyện. Cầu nguyện trong các giờ kinh nguyện, trong thánh lễ và trong thần vụ; cầu nguyện chung hay cầu nguyện riêng. Cho nên anh em phải trau dồi đời sống thiêng liêng, anh em sẽ là người cầu nguyện xin Chúa thánh hoá đoàn dân của Chúa, do đó trước tiên anh em phải là tự thánh hoá bản thân bằng chính lời cầu nguyện của anh em.
Điểm thứ ba anh em phải lưu ý, đó là kỷ luật. Tại sao trong đời sống chủng viện phải có kỷ luật và anh em phải vâng lời, đó là vì anh em đang trong giai đoạn đào luyện để trở nên những con người chín chắn, những con người trưởng thành, có sự phán đoán quân bình… như thế, anh em mới có thể lãnh đạo được cộng đoàn của mình được giao phó. Vì thế, khi anh em tuân giữ kỷ luật của chủng viện là lúc anh em đang chủẩn bị mình để trở nên những người lãnh đạo. Lãnh đạo không phải là cai trị hay độc tài, nhưng là phục vụ trong khiêm tốn và xây dựng cộng đoàn. Đó là những lời tôi muốn nhắn nhủ tới anh em. Mong nhận được sự cầu nguyện của anh em dành cho tôi.
Sau phần chia sẻ của Đức Tổng Giám mục, các linh mục và chủng sinh Lạng Sơn – Cao Bằng đã có những giờ phút quý báu để chia sẻ những thao thức mục vụ và học tập của mình trong bối cảnh miền đất của Giáo phận truyền giáo, cũng như những thao thức và băn khoăn trước những vấn đề liên quan tới Giáo hội địa phương và Giáo hội Việt Nam. Đức Tổng Giám mục đã ân cần lắng nghe và giải đáp những thắc mắc được các linh mục và chủng sinh đưa ra trong tinh thần cởi mở và thân thiện.
Kết thúc buổi gặp gỡ, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli chúc lành và ban phép lành cho mọi người hiện diện trong buổi gặp gỡ.
Được biết, hiện nay Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng có tổng số 15 linh mục triều và dòng đang phục vụ (7 linh mục giáo phận và 8 linh mục dòng), một phó tế cùng khoảng trên 20 chủng sinh đang theo học tại các đại chủng viện trong và ngoài nước.
Mến Thánh Giá Thanh Hóa mừng Kim Khánh và Vĩnh Khấn
Cécile Trang Nhung
09:23 08/06/2011
HỒNG ÂN ĐỜI TẬN HIẾN: Mến Thánh Giá Thanh hóa mừng Kim Khánh và Vĩnh Khấn
THANH HÓA, 09giờ sáng thứ 4 ngày 08/06/2011, tại Nhà thờ Chính tòa Thanh Hóa đã diễn ra thánh lễ tạ ơn Kim Khánh Khấn Dòng của bảy Chị và lễ vĩnh khấn của bốn Chị thuộc hội Dòng Mến thánh giá Thanh hóa. Thánh lễ do Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Giáo phận chủ sự, với 65 Linh mục, đa phần là trong Giáo phận. Tham dự Thánh Lễ có quí Nam Nữ Tu sĩ, Phụ huynh của các Khấn sinh, gia đình, thân nhân, ân nhân của Hội dòng với gần 2 ngàn giáo dân đến từ nhiều Giáo xứ trong Giáo phận.
Từ sáng sớm, từng đoàn người đã đến đầy trong khuôn viên của Hội Dòng và của Nhà thờ Chính tòa. Ai cũng tỏ rạng niềm vui trên khuôn mặt vì được tham dự Lễ Khấn dòng dù cho trời tháng sáu thật oi bức và nắng nóng.
08g45, Đoàn rước nhịp bước tiến vào lòng Nhà thờ, hòa trong tiếng đàn ca vang lên thật trang nghiêm và sốt sắng. Đúng 09g00, Ca đoàn cất cao bài hát nhập lễ : « Chúa gọi tên con ». Lời ca huyền nhiệm đã khơi dậy và dẫn đưa Cộng đoàn phụng vụ đi vào Mầu nhiệm bước trước trong tình yêu của Đức Kitô và lời đáp trả sống động qua hy hiến của người Nữ tu Mến Thánh Giá đối với Ngài. Lời ca nhập lễ cũng tiên diễn cách diệu vời ý nghĩa mà sứ điệp của Phụng vụ Lời Chúa muốn chuyển đến chúng ta hôm nay. Trong bài đọc I (1Sm 3, 1-10), chính Chúa đã gọi đúng tên Samuel và Samuel đă nhanh đáp lời. Cũng thế, bước vào đời sống thánh hiến, mỗi Chị em nữ tu cũng đã được Chúa gọi từng tên. Ngài đã không lầm để gọi, chọn ta dẫu biết rằng phận nữ yếu đuối, mỏng manh để cho ta được thông dự vào tình yêu của Đấng Cứu Thế. Như bài đọc II (Rm 6, 3-11) và Bài Tin Mừng (Mt 16, 24-27), kinh nghiệm sống của các Tông đồ đã khẳng định cho chúng ta giá trị của đời tín thác sống theo Đức Kitô trên con đường Thập giá.
Xem hình lễ khấn dòng
Quả thật, tuyên khấn sống Ba Lời Khuyên Phúc Âm : Thanh bần, Khiết tịnh và Vâng phục, người nữ tu mến Thánh Giá cũng minh chứng cho một niềm tin không lay chuyển để đáp lại tiếng gọi của Chúa ; và muốn biểu lộ một sự tự do từ bỏ sự tự do để hoàn toàn dược tự do trong Tình Yêu Đức Kitô. Hôm nay, mừng Kim Khánh Khấn Dòng, dù thinh lặng và khiêm tốn, bảy Chị đáng kính cũng đã trao gửi cho thế hệ em của mình một bí quyết tín trung dù muôn ngàn thách đố, chứng nhân của sự tự hủy vì yêu mà Đức Kitô đã hoàn tất trên Thánh giá.
Trong bài giảng tuy rất ngắn gọn nhưng thật xúc tích, Đức Cha Giuse đã liên kết, áp dụng từ Phụng vụ Lời Chúa vào chính biến cố tạ ơn hôm nay của Hội Dòng. Ngài đă giúp Cộng đoàn hiểu được hồng ân đời sống dâng hiến. Đức Cha nhấn mạnh đến hai điểm chính của Sứ điệp Lời Chúa : Chúa gọi ta trước và ý nghĩa sâu sắc của sự từ bỏ. Đặc biệt, Đức Cha mở hướng cho Cộng đoàn hiểu đúng về sự từ bỏ : « Từ bỏ không chỉ là điều kiện mà Chúa Kitô đòi hỏi những ai muốn làm môn đệ Người, là căn tính của đời tu, mà từ bỏ phải được hiểu trước hết nó là qui luật tự nhiên cho sự phát triển và thay thế. Người nữ tu phải từ bỏ những gì không phù hợp với đời tu để có cuộc sống mới, sự sống Thần linh ».
Trong tâm tình của người Cha, cuối bài giảng về Lời Chúa, Đức Cha nhắn nhủ quí Chị em khấn trọn hôm nay bằng một câu chuyện đầy ý nghĩa về một vị Giáo sư người Ý : « Trên đường đi, xe của Giáo sư này đã bị nổ lốp, rất may có một ‘‘người tốt bụng’’đã giúp thay lốp mới. Xong xuôi, vị Giáo sư cảm ơn và thán phục tấm lòng của ‘‘người tốt bụng’’này. Giáo sư đóng hộp xe để tiếp tục đi thì phát hiện ra những đồ quí đã không cánh mà bay ra khỏi cốp xe của mình. Biết chắc người chôm đồ không ai khác là chính ‘‘người tốt bụng’’, nhưng họ đã đi. Ông chợt thấy ven đường gần xe có một tờ vé sổ số, ông đã cầm lấy và thầm nhủ biết đâu nó trúng. Thế mà Ông đã so vé và ông trúng thưởng 50 triệu $ italia. Vị Giáo sư đoán rằng vé số cũng chính của ‘‘người tốt bụng’’kia, nên ông đăng báo thì có thể có người đến nhận. Một trong những người đến nhận, quả thực ông đã nhận ra ‘‘người tốt bụng’’đó. Ông đem toàn bộ số tiền trả lại cho chủ nhân chính của vé số, ‘‘người tốt bụng’’. Ông ta nghĩ phải chia phần cho vị giáo sư, nhưng vị giáo sư không lấy và nói lý do không lấy để giữ sự bình an. Chúng con thân mến, trên đường đời, chắc chắn chúng con sẽ chịu thử thách. Các con hãy can trường để vượt qua và hãy như vị Giáo sư người Ý này, các con hãy luôn giữ lấy sự bình an của Chúa ». Đức Cha khích lệ 4 Chị em vừa khấn trọn, hãy theo gương can trường của quí Chị mừng Kim Khánh khấn dòng. Bao nhiêu thách đố đều qua đi sau 50 năm, chỉ còn lại lời vàng kiên trung trong Tình yêu Chúa.
Mừng 50 năm Khấn Dòng là dịp để quí Chị tri ân Chúa và làm tươi trẻ lại tâm tình sống hiến dâng trong những chặng đường còn lại của cuộc đời. Hoa trái của niềm tín trung mà quí Chị đã gieo vào Khu vườn Mến Thánh Giá Thanh hóa là những thành viên mới vừa tuyên khấn vĩnh viễn hôm nay.
Cécile Trang Nhung
Từ sáng sớm, từng đoàn người đã đến đầy trong khuôn viên của Hội Dòng và của Nhà thờ Chính tòa. Ai cũng tỏ rạng niềm vui trên khuôn mặt vì được tham dự Lễ Khấn dòng dù cho trời tháng sáu thật oi bức và nắng nóng.
08g45, Đoàn rước nhịp bước tiến vào lòng Nhà thờ, hòa trong tiếng đàn ca vang lên thật trang nghiêm và sốt sắng. Đúng 09g00, Ca đoàn cất cao bài hát nhập lễ : « Chúa gọi tên con ». Lời ca huyền nhiệm đã khơi dậy và dẫn đưa Cộng đoàn phụng vụ đi vào Mầu nhiệm bước trước trong tình yêu của Đức Kitô và lời đáp trả sống động qua hy hiến của người Nữ tu Mến Thánh Giá đối với Ngài. Lời ca nhập lễ cũng tiên diễn cách diệu vời ý nghĩa mà sứ điệp của Phụng vụ Lời Chúa muốn chuyển đến chúng ta hôm nay. Trong bài đọc I (1Sm 3, 1-10), chính Chúa đã gọi đúng tên Samuel và Samuel đă nhanh đáp lời. Cũng thế, bước vào đời sống thánh hiến, mỗi Chị em nữ tu cũng đã được Chúa gọi từng tên. Ngài đã không lầm để gọi, chọn ta dẫu biết rằng phận nữ yếu đuối, mỏng manh để cho ta được thông dự vào tình yêu của Đấng Cứu Thế. Như bài đọc II (Rm 6, 3-11) và Bài Tin Mừng (Mt 16, 24-27), kinh nghiệm sống của các Tông đồ đã khẳng định cho chúng ta giá trị của đời tín thác sống theo Đức Kitô trên con đường Thập giá.
Xem hình lễ khấn dòng
Quả thật, tuyên khấn sống Ba Lời Khuyên Phúc Âm : Thanh bần, Khiết tịnh và Vâng phục, người nữ tu mến Thánh Giá cũng minh chứng cho một niềm tin không lay chuyển để đáp lại tiếng gọi của Chúa ; và muốn biểu lộ một sự tự do từ bỏ sự tự do để hoàn toàn dược tự do trong Tình Yêu Đức Kitô. Hôm nay, mừng Kim Khánh Khấn Dòng, dù thinh lặng và khiêm tốn, bảy Chị đáng kính cũng đã trao gửi cho thế hệ em của mình một bí quyết tín trung dù muôn ngàn thách đố, chứng nhân của sự tự hủy vì yêu mà Đức Kitô đã hoàn tất trên Thánh giá.
Trong bài giảng tuy rất ngắn gọn nhưng thật xúc tích, Đức Cha Giuse đã liên kết, áp dụng từ Phụng vụ Lời Chúa vào chính biến cố tạ ơn hôm nay của Hội Dòng. Ngài đă giúp Cộng đoàn hiểu được hồng ân đời sống dâng hiến. Đức Cha nhấn mạnh đến hai điểm chính của Sứ điệp Lời Chúa : Chúa gọi ta trước và ý nghĩa sâu sắc của sự từ bỏ. Đặc biệt, Đức Cha mở hướng cho Cộng đoàn hiểu đúng về sự từ bỏ : « Từ bỏ không chỉ là điều kiện mà Chúa Kitô đòi hỏi những ai muốn làm môn đệ Người, là căn tính của đời tu, mà từ bỏ phải được hiểu trước hết nó là qui luật tự nhiên cho sự phát triển và thay thế. Người nữ tu phải từ bỏ những gì không phù hợp với đời tu để có cuộc sống mới, sự sống Thần linh ».
Mừng 50 năm Khấn Dòng là dịp để quí Chị tri ân Chúa và làm tươi trẻ lại tâm tình sống hiến dâng trong những chặng đường còn lại của cuộc đời. Hoa trái của niềm tín trung mà quí Chị đã gieo vào Khu vườn Mến Thánh Giá Thanh hóa là những thành viên mới vừa tuyên khấn vĩnh viễn hôm nay.
Cécile Trang Nhung
Caritas Phan Thiết: Nhịp cầu yêu thương tại Giáo xứ Ma Lâm
Hồng Hương
20:23 08/06/2011
Bước đầu thành lập
Được sự cổ võ của cha Quản xứ Phaolô Hoàng Kim Tốt, ngày 13.9.2009 Ban BAXH-Caritas Ma Lâm được thành lập và chính thức ra mắt giáo xứ Ma Lâm ngày 15.5.2010. Nghi thức ra mắt và giới thiệu các thành viên diễn ra cách trang trọng trước thánh lễ với sự hiện diện của Cha Quản xứ, Cha Giám đốc Caritas Phan Thiết, Ban Caritas GP và cộng đoàn.
Ngay sau khi được thành lập, Ban Điều Hành và các thành viên Caritas Giáo xứ Ma Lâm đã hăng hái tích cực lên kế hoạch tổ chức và đi vào hành động cụ thể. Về khâu tổ chức, Hội họp vào Chúa Nhật đầu tháng bàn về các công tác trong tháng. Để tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động, được sự cho phép và kêu gọi của Cha sở, Hội tổ chức quyên góp 2 đợt/năm. Đợt I vào đầu tháng 9, vào thời điểm bà con thu hoạch mùa. Đợt II vào Thứ Tư Lễ Tro. Nhờ sự ủng hộ của bà con giáo dân, Hội đã có một số kinh phí để bắt tay vào việc sửa sang nhà cho người nghèo, thăm viếng tặng quà cho người già neo đơn, bệnh tật .v.v. Nghe biết những hiệu quả tích cực của các thành viên Caritas trong việc chăm lo cho bà con khó khăn tại địa phương, các ân nhân xa gần trong và ngoài giáo xứ cũng nhiệt tình đóng góp hiện kim và hiện vật để Caritas Ma Lâm nối dài thêm nhịp cầu yêu thương đến với nhiều người hơn qua các công tác từ thiện.
Vạn sự khởi đầu nan, được sự khích lệ thường xuyên của Cha Sở, cộng đoàn và các ân nhân, đặc biệt là niềm vui phục vụ những anh em bé mọn của Chúa Kitô thúc đẩy Hội mạnh dạn mở ra nhiều hướng phục vụ. Thị trấn Ma Lâm tập trung một số tương đối lớn học sinh từ các vùng sâu vùng xa trên Đa Mi (như La Dạ, Đa Kim, Đa Tro .v.v. ) đến trọ học cấp II, cấp III. Với tuổi đời còn nhỏ, trọ học xa nhà thiếu người hướng dẫn giữa xã hội phức tạp, các em cần có một nơi đáng tin tưởng để được hướng dẫn đức tin, động viên tinh thần – học tập, nhất là cần có kỹ năng sống để tự bảo vệ mình trước các tệ nạn và lối sống thực dụng của xã hội. Chính điều này đã thôi thúc Cha Tốt và Hội quy tụ các em lại thành lập nhóm Lưu Học Sinh Ma Lâm. Hội đã tổ chức được 2 đợt họp mặt của các Lưu Học Sinh để lắng nghe nhu cầu của các em, đồng thời mời các tấm gương vượt khó thành đạt về chia sẻ với các em. Cha Tốt và Hội còn nhiều dự tính trong tương lai để hỗ trợ cho chương trình sinh hoạt này như hỗ trợ học bổng, bữa ăn rẻ tiền nhưng đảm bảo vệ sinh, phòng trọ an toàn …
Và những hoa trái của yêu thương
Theo báo cáo Tổng kết của Caritas Gx Ma Lâm trong Đại Hội Caritas GP Phan Thiết tổ chức ngày 14.5.2011 tại Nhà thờ Kim Ngọc, năm 2009, năm đầu tiên thành lập, Hội đã phát 700 phần quà Trung Thu cho các em nhỏ, chia sẻ cho người già 80 phần quà và dịp Giáng Sinh tặng 33 phần quà (50ngàn đồng/phần) cho các cụ.
Năm 2010, mảng y tế được quan tâm với gần 17 triệu đồng cho công tác khám, phát thuốc cho người nghèo mà phần đông là bà con dân tộc. 9 triệu đồng cho công tác giáo dục. Tặng gào cho bà con dịp Giáng Sinh và Tết. Đặc biệt chú trọng bảo vệ sức khỏe cho dân chúng trong khu vực, Hội đã thiết lập nhà máy nước lọc tinh khiết Hàm Phú – Hàm Trí với tổng chi phí 144 triệu đồng (Hội Hy Vọng hỗ trợ) cung cấp nước uống sạch cho cộng đồng. Hội cũng đã hỗ trợ 30 triệu đổng xây 2 nhà tình thương cho gia đình nghèo trong giáo xứ.
Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2011, Caritas Gx Ma Lâm cũng đã chi hơn 13 triệu đồng cho y tế, 12,5 triệu giúp người nghèo cùng trao tặng nhiều hiện vật khác. Các thành quả trong hoạt động của nhóm dù chưa phải là lớn lao, nhưng đã thể hiện được sự nỗ lực của các thành viên và tấm lòng của mọi người.
Những việc làm của Hội như làn gió mới đem mưa đến tưới mát cho những tâm hồn đang khao khát nhận được sự yêu thương chia sẻ từ cộng đồng. Anh Trần Văn Vận, Trưởng Caritas Gx Ma Lâm cho biết, càng ngày Hội càng được giáo xứ tín nhiệm và có nhiều người cộng tác góp công góp của cho các công việc bác ái mà Hội đề xướng. Từ ngày tham gia Caritas, các anh chị thành viên đều cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và nhận ra ràng khi tạo được hạnh phúc cho anh chị em thì chính mình cũng hưởng niềm vui đó. Động lực lớn nhất thúc đẩy các thành viên hăng hái hoạt động không quản ngại khó khăn bởi tất cả đều tâm niệm điều Chúa Giêsu đã dạy rằng “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy."(Mt 25,36).
Cầu chúc cho nhịp cầu yêu thương của Caritas Gx Ma Lâm nối liền những tấm lòng quảng đại của nhiều người để tiếp tục đem niềm vui đến cho nhiều anh chị em đang cần sự trợ giúp và nhất là thể hiện tình liên đới của mọi người trong Chúa Kitô.
Được sự cổ võ của cha Quản xứ Phaolô Hoàng Kim Tốt, ngày 13.9.2009 Ban BAXH-Caritas Ma Lâm được thành lập và chính thức ra mắt giáo xứ Ma Lâm ngày 15.5.2010. Nghi thức ra mắt và giới thiệu các thành viên diễn ra cách trang trọng trước thánh lễ với sự hiện diện của Cha Quản xứ, Cha Giám đốc Caritas Phan Thiết, Ban Caritas GP và cộng đoàn.
Vạn sự khởi đầu nan, được sự khích lệ thường xuyên của Cha Sở, cộng đoàn và các ân nhân, đặc biệt là niềm vui phục vụ những anh em bé mọn của Chúa Kitô thúc đẩy Hội mạnh dạn mở ra nhiều hướng phục vụ. Thị trấn Ma Lâm tập trung một số tương đối lớn học sinh từ các vùng sâu vùng xa trên Đa Mi (như La Dạ, Đa Kim, Đa Tro .v.v. ) đến trọ học cấp II, cấp III. Với tuổi đời còn nhỏ, trọ học xa nhà thiếu người hướng dẫn giữa xã hội phức tạp, các em cần có một nơi đáng tin tưởng để được hướng dẫn đức tin, động viên tinh thần – học tập, nhất là cần có kỹ năng sống để tự bảo vệ mình trước các tệ nạn và lối sống thực dụng của xã hội. Chính điều này đã thôi thúc Cha Tốt và Hội quy tụ các em lại thành lập nhóm Lưu Học Sinh Ma Lâm. Hội đã tổ chức được 2 đợt họp mặt của các Lưu Học Sinh để lắng nghe nhu cầu của các em, đồng thời mời các tấm gương vượt khó thành đạt về chia sẻ với các em. Cha Tốt và Hội còn nhiều dự tính trong tương lai để hỗ trợ cho chương trình sinh hoạt này như hỗ trợ học bổng, bữa ăn rẻ tiền nhưng đảm bảo vệ sinh, phòng trọ an toàn …
Và những hoa trái của yêu thương
Theo báo cáo Tổng kết của Caritas Gx Ma Lâm trong Đại Hội Caritas GP Phan Thiết tổ chức ngày 14.5.2011 tại Nhà thờ Kim Ngọc, năm 2009, năm đầu tiên thành lập, Hội đã phát 700 phần quà Trung Thu cho các em nhỏ, chia sẻ cho người già 80 phần quà và dịp Giáng Sinh tặng 33 phần quà (50ngàn đồng/phần) cho các cụ.
Năm 2010, mảng y tế được quan tâm với gần 17 triệu đồng cho công tác khám, phát thuốc cho người nghèo mà phần đông là bà con dân tộc. 9 triệu đồng cho công tác giáo dục. Tặng gào cho bà con dịp Giáng Sinh và Tết. Đặc biệt chú trọng bảo vệ sức khỏe cho dân chúng trong khu vực, Hội đã thiết lập nhà máy nước lọc tinh khiết Hàm Phú – Hàm Trí với tổng chi phí 144 triệu đồng (Hội Hy Vọng hỗ trợ) cung cấp nước uống sạch cho cộng đồng. Hội cũng đã hỗ trợ 30 triệu đổng xây 2 nhà tình thương cho gia đình nghèo trong giáo xứ.
Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2011, Caritas Gx Ma Lâm cũng đã chi hơn 13 triệu đồng cho y tế, 12,5 triệu giúp người nghèo cùng trao tặng nhiều hiện vật khác. Các thành quả trong hoạt động của nhóm dù chưa phải là lớn lao, nhưng đã thể hiện được sự nỗ lực của các thành viên và tấm lòng của mọi người.
Những việc làm của Hội như làn gió mới đem mưa đến tưới mát cho những tâm hồn đang khao khát nhận được sự yêu thương chia sẻ từ cộng đồng. Anh Trần Văn Vận, Trưởng Caritas Gx Ma Lâm cho biết, càng ngày Hội càng được giáo xứ tín nhiệm và có nhiều người cộng tác góp công góp của cho các công việc bác ái mà Hội đề xướng. Từ ngày tham gia Caritas, các anh chị thành viên đều cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và nhận ra ràng khi tạo được hạnh phúc cho anh chị em thì chính mình cũng hưởng niềm vui đó. Động lực lớn nhất thúc đẩy các thành viên hăng hái hoạt động không quản ngại khó khăn bởi tất cả đều tâm niệm điều Chúa Giêsu đã dạy rằng “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy."(Mt 25,36).
Cầu chúc cho nhịp cầu yêu thương của Caritas Gx Ma Lâm nối liền những tấm lòng quảng đại của nhiều người để tiếp tục đem niềm vui đến cho nhiều anh chị em đang cần sự trợ giúp và nhất là thể hiện tình liên đới của mọi người trong Chúa Kitô.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Soi Bóng Một Mình
Thérésa Nguyễn
21:50 08/06/2011
SOI BÓNG MỘT MÌNH
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Ta một mình, nhìn bóng, lặng im
Nghe điệu nỉ non con Dế mèn ru khúc...
Bất chợt nhận ra lòng mình đôi lúc
Chỉ tuềnh toàng những nỗi đầy vơi.
(Trích thơ của Tú Yên)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Ta một mình, nhìn bóng, lặng im
Nghe điệu nỉ non con Dế mèn ru khúc...
Bất chợt nhận ra lòng mình đôi lúc
Chỉ tuềnh toàng những nỗi đầy vơi.
(Trích thơ của Tú Yên)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền