Ngày 08-06-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Mình Máu Thánh Chúa B Thánh Thể, Bảo Chứng Tình Yêu
Lm Giuse Đinh lập Liễm
17:47 08/06/2012
A. DẪN NHẬP

Tuần lễ trước chúng ta đã mừng mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Tình yêu Chúa Ba Ngôi bao trùm trên chúng ta bằng việc Ngôi Cha tạo dựng trời đất muôn vật, Chúa Con xuống thế chuộc tội cứu đời và Thánh Thần thánh hoá Hội thánh và các tâm hồn. Do đó, tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa phải là khuôn mẫu của chúng ta. Nhưng thành thực mà nói, sống yêu thương theo khuôn mầu Ba Ngôi không phải là chuyện dễ. Cảm thông được sự giới hạn của chúng ta, trước lúc về trời, Đức Giêsu đã hứa: ”Này đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).

Và để thực hiện lời hứa ấy, Đức Giêsu đã lập bí thích Thánh Thể, để lại Mình Máu Ngài làm lương thực và là nguồn sức mạnh cho chúng ta trong cuộc lữ hành trần gian này. Với bí tích Thánh Thể, Thiên Chúa nơi Đức Giêsu thực sự ở cùng chúng ta “mọi ngày cho đến tận thế”. Như vậy, Thánh Thể chính là dấu chứng của một lời hứa, một giao ước đã thành hiện thực và là bảo chứng của tình yêu.

Thánh Thể là bảo chứng tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Vậy chúng ta hãy đáp lại tình yêu nhưng không và quảng đại ấy. Ước gì, từng người chúng ta hãy ý thức nhiều hơn đến tình yêu Đức Giêsu dành cho chúng ta nơi bí tích Thánh Thể. Đồng thời, chúng ta hãy giữ trọn giao ước tình yêu với Thiên Chúa bằng một quyết tâm năng tham dự Thánh lễ và rước lễ mỗi khi có thể. Và nhờ sức mạnh của Thánh Thể ở trong mình, chúng ta hãy sống yêu thương và chia sẻ cho những người khác.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1: Xh 24, 3-8

Sách Xuất hành tường thuật việc Thiên Chúa ký giao ước tình yêu giữa Ngài với dân Israel qua trung gian ông Maisen. Thiên Chúa muốn chọn dân Israel làm dân riêng thuộc quyền sở hữu của Ngài. Nhưng Ngài không ép buộc, con người được hoàn toàn tự do. Ngài muốn một sự dấn thân tự nguyện. Nghi lễ ký kết giao ước gồm:

- Trước hết ông Maisen lặp lại các lệnh Thiên Chúa truyền cho dân phải giữ. Dân chúng đồng ý ký kết và hô lên: ”Mọi lời Đức Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành”.

- Tiếp đến, Maisen viết các lệnh truyền của Chúa cho dân để lưu truyền mãi về sau.

- Cuối cùng, Maisen truyền giết bò dâng lễ toàn thiêu và lễ kỳ an cho Thiên Chúa. Ông rảy máu bò trên bàn thờ và trên dân để ký kết giao ước.

+ Bài đọc 2: Dt 9,11-15

Trích đoạn thư Do thái cho chúng ta biết: Đức Giêsu đã ký kết Giao uớc mới trong máu của Ngài thay thế cho Giao ước cũ. Trong lễ xá tội của người Do thái, vị Thượng tế một mình bước vào nơi Cực thánh để hiến dâng của lễ đền tội cho dân chúng. Được Đức Giêsu đảm nhận, vai trò này được hoàn toàn đổi mới: Cung thánh mới là nhân tính đã được tôn vinh dứt khoát của Đức Kitô, máu dâng tiến chính là máu của Ngài.

Nhờ máu của Ngài đổ ra, con người được giải thoát khỏi mọi tội lỗi, được dâng lễ thờ phượng Thiên Chúa và nhận gia tài vĩnh cửu đã được hứa ban.

+ Bài Tin mừng: Mc 14,12-16.22-26

Đoạn Tin mừng theo thánh Marcô tường thuật bữa tiệc Vượt qua cuối cùng của Đức Giêsu. Sau khi đã mô tả chi tiết những chuẩn bị bữa ăn Vượt qua, thánh sử kể lại việc Đức Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể.

Hằng năm người Do thái tổ chức ăn mừng lễ Vượt qua để tưởng niệm cuộc giải phóng dân Chúa ra khỏi ách nô lệ của Ai cập. Đức Giêsu rất tôn trọng lễ Vượt qua này nên đích thân thu xếp mọi chi tiết tổ chức. Chính trong bữa tiệc này Đức Giêsu đã lập bí tích Thánh Thể. Máu Ngài đổ ra để đóng dấu cho một Giao Ước Mới: ”Đây là Máu Thầy, máu giao ước đổ ra vì muôn người”.

Biến cố được cử hành không còn phải là cuộc giải phóng khỏi ách nô lệ Ai cập nữa, mà chính là cuộc giải phóng vĩnh viễn của nhân loại đã được thực hiện trên thập giá. Con Chiên Vượt qua thực sự, chính là Đức Giêsu, Đấng bị kết án tử hình vì đã yêu thương nhân loại đến cùng.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Thánh Thể, bảo chứng tình yêu

Vào năm 1263, có một linh mục người Đức đang cử hành Thánh lễ tại một nhà thờ kính thánh Christiana, lúc bẻ bánh trước khi rước lễ, vị linh mục này đã trông thấy Mình thánh hình bánh đã biến thành Thân Xác Đức Giêsu tử nạn. Trên thân mình Chúa, máu đang rịn ra qua các vết thương ở tay chân và cạnh sườn Người. Máu chảy ra làm ướt tấm khăn thánh và mấy lớp khăn phủ bàn thờ. Vị linh mục vội gấp các tấm khăn kia lại. Nhưng gấp tới đâu thì máu lại thấm ra tới đó. Cuối cùng máu thấm qua tới 25 lần vải khăn. Vừa cảm động lại vừa sợ hãi đến nỗi vị linh mục không thể tiếp tục dâng hết thánh lễ được.

Sau đó, ngài đến xin yết kiến Đức Giáo hoàng Urbanô và tường trình sự kiện lạ lùng ấy. Đức Giáo hoàng liền sai một phái đoàn, đứng đầu là một Giám mục đến điều tra thực hư. Sau khi xác định là phép lạ, vị Giám mục đã cho rước Mình Thánh Chúa cùng các khăn bàn thờ đã thấm Máu Thánh kia về Rôma và đặt tại một nhà thờ dâng kính phép Thánh Thể, và mời gọi giáo dân đến chầu Mình Thánh liên tục. Sau đó, vào ngày mồng 8 thánh 9 năm 1264, Đức Giáo hoàng Urbanô đã ra sắc dụ truyền thiết lập lễ kính Mình Máu thánh Chúa Giêsu và truyền mừng lễ trong toàn thể Hội thánh.

I. NHỮNG CHUẨN BỊ TỪ XA

Hằng năm, người Do thái mừng lễ Vượt Qua rất trọng thể, cuộc lễ kéo dài tới bảy ngày. Khách thập phương trẩy đến Giêrusalem mừng lễ rất đông. Có những người ở xa ước được về Giêrusalem mừng lễ ít là một lần trong đời, giống như người Hồi giáo ngày nay tuốn về La Mecque để mừng lễ của họ.

Người Do thái gọi lễ Vượt Qua này là lễ Quốc khánh của toàn dân để kỷ niệm hai biến cố oai hùng vĩ đại nhất của dân tộc. Hai biến cố ấy là:

1. Giải phóng dân tộc

Thiên Chúa giải phóng dân tộc thoát ách nô lệ Ai cập. Ngày đó, Thiên Chúa đã truyền cho ông Maisen và tổ tiên họ: giết con chiên một tuổi, sung sức nhất, trong sạch nhất, lấy máu nó bôi lên cửa nhà dân Do thái để được cứu sống. Còn cửa nhà dân Ai cập, không có máu chiên thì các con đầu lòng bị giết. Sau đó họ ăn thịt chiên với bánh không men lấy sức mạnh vượt ra khỏi Ai cập để về đất mà Thiên Chúa đã hứa ban cho tổ tiên họ.

2. Lập Giao ước Sinai

Thiên Chúa muốn chọn cho mình một dân riêng làm sở hữu, nên Ngài đã lập giao ước với toàn dân ở núi Sinai. Thiên Chúa đã truyền cho ông Maisen xuống núi thuật lại lời giao uớc và giới luật của Chúa: Toàn dân đồng thanh đáp: “Mọi lời Chúa phán, chúng tôi sẽ thi hành”. Rồi họ ngả chiên bò làm lễ toàn thiêu và lễ hiệp thông.

Họ dâng lễ toàn thiêu bằng thiêu đốt tất cả lễ vật dâng lên trước nhan Chúa để tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng sáng tạo và làm chủ mọi loài. Ngài đã ban sự sống cho họ, vì thế, họ hoàn toàn phó thác mạng sống mình và dân tộc mình cho Thiên Chúa. Ông Maisen đã ký kết với Thiên Chúa bằng cách lấy máu chiên bò: một nửa số máu được rảy trên bàn thờ, tượng trưng phía Thiên Chúa; một nửa kia được rảy trên toàn dân và Maisen lớn tiếng tuyên bố: ”Đây là máu giao ước Chúa lập với anh em”. Sau đó, họ ăn thịt chiên hy tế trước tôn nhan Thiên Chúa để hiệp thông sự sống của Thiên Chúa (Xh 24,3-8).

II. ĐỨC GIÊSU LẬP PHÉP THÁNH THỂ

1. Tại bữa Tiệc ly

Đức Giêsu yêu thương các môn đệ, không để họ sống bơ bơ trên trần thế nên hứa sẽ ở lại với họ mãi mãi: ”Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,20). Ngài muốn ở cùng các môn đệ mãi mãi bằng cách ban cho họ một tặng phẩm, tặng phẩm thần linh.

Người đời trước khi đi xa thường để lại cho người thân thích một món đồ nào đó để ghi nhớ như một cuốn sách, tấm hình, cái bút, cái khăn tay hay bất cứ một đồ vật gì trong đời sống hằng ngày.

Cách đây không lâu, đám thợ lặn đã tìm ra một chiếc tầu Tây ban nha được chế tạo đã 400 năm nay bị chôn vùi dưới nước ngoài khơi Bắc Ái nhĩ lan. Trong số báu vật tìm được trong tầu, người ta thấy một chiếc nhẫn đàn ông bằng vàng, trên nhẫn có chạm hình một cánh tay đang nắm một trái tim với những dòng chữ như sau: ”Anh không thể cho em điều gì hơn thế nữa”.

Đức Giêsu cũng hành động như vậy, Ngài muốn để lại cho họ một kỷ vật có một không hai, không phải là món đồ vật nào mà chính là bản thân Ngài. Đây chính là lời Đức Giêsu nói với chúng ta: Thầy đã trao ban chính mình Thầy cho các con trọn vẹn đến mức Thầy không còn thể nào cho các con điều gì hơn thế nữa.

Ngài đã thực hiện trong bữa tiệc này mà thánh Marcô đã ghi lại:”Đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các ông mà nói:”Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy”. Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông và tất cả đều uống chén này, đổ ra vì muôn người”(Mc 14,22-24).

Với những lời ấy, Đức Giêsu đã lập phép Thánh Thể. Rồi Ngài còn truyền cho các môn đệ: ”Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” tức là Ngài ban quyền cho các môn đệ được làm việc cao qúi này để tưởng nhớ đến Ngài.

2. Ý nghĩa bí tích Thánh Thể

Trong bữa Tiệc ly và cũng là Thánh lễ đầu tiên do Đức Giêsu cử hành, Ngài đã thiết lập bí tích Thánh Thể và ban quyền chức Linh mục cho các Tông đồ. Từ đó trở đi, cho tới ngày nay, và cho đến tận thế, trong Thánh lễ, khi Linh mục trịnh trọng lặp lại những lời Đức Giêsu: ”Này là mình Thầy, “Này là Máu Thầy”, tức thì bánh không còn là bánh, rượu không còn là rượu nữa mà đã trở thành Mình Máu Chúa Kitô.

Lễ Chúa dâng tại bữa Tiệc ly, trên thánh giá và lễ các Linh mục dâng bây giờ cũng là một, vì “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” chỉ khác nhau ở cách thức dâng lễ thôi, nghĩa là trên thánh giá có đổ máu, còn bây giờ thì không.

Như vậy, Đức Giêsu đã tìm ra phương thế để ở lại với các môn đệ; và qua mọi thời gian, ở lại với tất cả những ai tin vào Ngài. Vì thế, Thánh Thể được gọi là bí tích của sự hiện diện. Dưới hình bánh rượu, Đức Giêsu hiện diện luôn mãi với loài người nơi trần gian. Đây là một chân lý cao siêu vượt quá sự hiểu biết của trí khôn loài người. Vì vậy, sau truyền phép, Linh mục xướng lên: ”Đây là mầu nhiệm đức tin”. Mọi người đều thưa lên:”Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho đến khi Chúa đến”.

Trong bài ca Tiếp liên của Thánh lễ hôm nay, Thánh Tôma tiến sĩ đã ca tụng mầu nhiệm Thánh Thể như sau:”Đây là tín điều dạy người Kitô hữu, rằng Bánh trở nên Thịt Chúa và Rượu trở nên Máu Chúa. Thịt Chúa là của ăn, Máu Ngài là thức uống, nhưng Chúa Kitô vẫn còn đầy đủ dưới mỗi sắc hình. Lạy Chúa Giêsu là mục tử tốt lành, là Bánh thực, xin Ngài thương xót, chăn nuôi và bảo vệ chúng con, xin Ngài ban cho chúng con nhìn thấy những điều thiện hảo trong cõi nhân sinh” (Bài Lauda Sion do thánh Tôma Aquinô soạn tại Orvieto năm 1264).

III. BÀI HỌC RÚT RA TỪ THÁNH THỂ

1. Thánh Thể và hiệp thông

Bí tích Thánh Thể cũng là một dấu chỉ: dấu chỉ của sự hiệp thông. Hiệp thông có nghĩa là nên một. Nói cách khác, bí tích Thánh Thể là dấu chỉ của sự nên một, của sự hiệp nhất, như Hội thánh luôn tuyên xưng và cầu nguyện rằng:”Chúng con cúi xin Cha cho Thánh Thần liên kết chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình và máu Đức Kitô”(Kinh Tạ ơn II) Hay: ”Và khi chúng con được Mình và Máu Con Cha bổ dưỡng, được đầy tràn Thánh Thần của Người, xin cho chúng con trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô”(Kinh Tạ ơn III).

Chính Đức Giêsu đã từng nói:”Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy”(Ga 6,56). Động từ “ở trong” mà Chúa nói, diễn tả mạnh mẽ ơn hiệp thông. Có ai trong chúng ta dám khẳng định dứt khoát và mạnh mẽ như Đức Giêsu ? Dẫu là tình yêu mặn nồng của đôi lứa yêu nhau hay ngay cả vợ chồng đi nữa, có chắc là họ ở trong nhau như Chúa ở trong ta và ta ở trong Chúa ? Chỉ có bí tích Thánh Thể làm nên sự hiệp thông kỳ diệu, sự hiệp thông toàn vẹn: Chúa với ta và ta với Chúa: một thân thể không thể tách lìa.

Trong bí tích Thánh Thể, ta không chỉ nên một với Chúa mà thôi, nhưng còn với anh chị em của mình nữa. Vì khi cùng chia sẻ một tấm bánh là chính thân mình Chúa Kitô, tất cả mọi người sẽ nên những chi thể của Ngài. Thánh Phaolô đã từng nói: Tất cả chúng ta tuy nhiều nhưng cùng chia sẻ một tấm bánh, vì thế chúng ta làm nên một thân mình. Thân mình mầu nhiệm này sẽ được sống nhờ sức sống của Chúa Kitô là chính Thánh Thần của Chúa Kitô mà Ngài ban cho ta.

Bởi thế, trong Chúa Kitô, nhờ Thánh Thể của Người, tất cả chúng ta thật xứng đáng gọi Thiên Chúa là Cha, còn ta chỉ là một với nhau, cùng làm con một Cha (Lm Ng. minh Hùng).

2. Thánh Thể và yêu thương

Con người ta ai cũng có nhu cầu yêu, nghĩa là nhu cầu yêu và được yêu, mà không yêu là chết. Nhưng khi yêu người ta không dựa trên cơ sở lý luận mà chỉ theo cảm tình. Chính vì thế, Blaise Pascal đã nói:”Con tim có những lý lẽ của nó mà lý trí không thể hiểu được”. Tình yêu mạnh hơn sự chết. Với sự thúc đẩy mạnh liệt của tình yêu, người ta có thể làm những việc mà không ai có thể nghĩ tới. Chỉ tình yêu mới có thể cắt nghĩa được những hành động đó.

Thiên Chúa cũng yêu chúng ta bằng tình yêu như vậy đó. Tình yêu mà Thiên Chúa lắm lúc cũng có vẻ “điên khùng” như thế, vượt qua mọi lý luận của lý trí con người như tình yêu đôi lứa. Thật vậy, nhìn lại mối tương quan giữa Thiên Chúa và loài người, chúng ta sẽ thấy trong mối tương quan này, Ngài không nhận lại bất cứ một điều gì. Chỉ vì yêu loài người chúng ta, Ngài đã làm những việc mà trí khôn con người không thể tưởng tượng được, đó là việc Ngài từ bỏ vinh quang của một vì Thiên Chúa, nhập thể làm một con người nghèo hèn ở giữa chúng ta (x. Pl 2,6-7).

Cuộc đời Đức Giêsu, dù xét một cách toàn thể hay từng chi tiết, chúng ta thấy Ngài sống hoàn toàn vị tha, nghĩa là vì tình yêu với Chúa Cha và đối với chúng ta. Cụ thể nhất là cái chết thê thảm và nhục nhã trên thập giá của Ngài. Hơn thế nữa, Ngài còn để lại chính thịt máu Ngài làm của ăn cho từng người chúng ta như Ngài phán:”Ta là Bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta ban, chính là thịt Ta để cho thế gian được sống”(Ga 6,51). Hành vi này là của Đức Giêsu, quả thật đã vượt quá suy luận của con người đến nỗi ngay các môn đệ của Ngài cũng phải thốt lên:”Lời chi mà sống sượng thế, ai nào có thể nghe nổi”(Ga 6,60).

Thiên Chúa cảm thông và thương yêu chúng ta như vậy, lẽ nào chúng ta không cảm thông và yêu thương nhau ? Tình yêu của Đức Giêsu có hai chiều kích: yêu Chúa Cha và yêu con người. Lẽ nào chúng ta là con người với nhau lại chỉ quan tâm đến Thiên Chúa mà không quan tâm đến nhau ?

Là một Thiên Chúa yêu thương, chắc chắn Ngài muốn chúng ta yêu thương nhau, quan tâm đến nhau hơn là quan tâm đến Ngài. Tại sao ? Vì những người chung quanh chúng ta cần tình yêu và sự quan tâm của chúng ta hơn Ngài rất nhiều. Ngài là Thiên Chúa – Đấng không thiếu thốn sự gì và cũng không hề ích kỷ - Ngài không cần tình yêu và sự quan tâm của chúng ta cho bằng những người chung quanh đang chung sống với chúng ta. Tại sao chúng ta lại quá quan tâm đến Ngài mà bỏ rơi anh chị em mình ? Trong thực tế, chính khi ta yêu thương và quan tâm đến anh chị em mình, là chúng ta yêu mến Chúa. Nếu yêu mến Thiên Chúa thì hãy bắt chước Đức Giêsu: chẳng những chấp nhận chịu khổ để anh chị em mình đỡ khổ, mà còn trở nên “của ăn” cho anh chị em mình nữa.

3. Thánh Thể và chia sẻ

Với bí tích Thánh Thể, Đức Giêsu trao ban trọn vẹn và hoàn toàn con người của Ngài cho chúng ta, để nhờ Ngài chúng ta được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa và được sống đời đời như Ngài quả quyết:”Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết”(Ga 6,54).

Ngài yêu thương chúng ta đến nỗi đã tự hủy mình đi để trở nên tấm bánh và ao ước được chúng ta ăn, để chúng ta được nên một với Ngài. Vì thế, trong một đoạn Tin mừng ngắn hôm nay, động từ “ăn” được lặp lại tới 9 lần.

Như vậy, “ăn và uống máu” Đức Giêsu chính là suy niệm Lời và đời sống của Ngài để dần dần thay thế “chất tôi” thành “chất Ngài”, biến “tôi” thành “Ngài”.

Nói cách khác, đó là được trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, nên giống Đức Kitô mọi đàng để có thể nói như thánh Phaolô: ”Tôi sống nhưng không phải tôi mà là chính Đức Kitô sống trong tôi”. Giống Đức Giêsu là giống Thiên Chúa, mà “Thiên Chúa là Tình yêu”(1Ga 4,8.16). Tình yêu ở đây là thứ tình yêu hoàn toàn vị tha nghĩa là trở nên “chiếc bánh bị ăn” (pain mangé) như Đức Giêsu (theo cách nói của cha Antôn Chevrier, tu hội Prado) để rồi mỗi người chúng ta sẽ trở nên “con người bị ăn thịt đi”(homme mangé) để phục vụ những người khác.

Truyện: Giới Tử Thôi cắt thịt đùi mình.

Trên bước đường lưu vong, trốn ra ngoài nước, công tử Trùng Nhĩ và bọn bề tôi trải qua rất nhiều cam go, lầm than, khổ sở, đói khát.

Không tiền bạc, hết lương thực, bọn người này phải đi ăn xin. Một hôm đói quá, đói đến lả người, cả bọn cơ hồ không đi được nữa. Trùng Nhĩ phải kiếm gốc cây có bóng mát gối đầu vào đùi Hồ Mao mà nằm. Bọn bề tôi bảo nhau đi bứt rau sam về luộc ăn. Trùng Nhĩ nuốt không trôi. Bỗng Giới Tử Thôi mang một bát thịt nóng hổi đến dâng. Trùng Nhĩ ăn ngon lành ! Ăn xong, khoẻ khoắn liền hỏi Giới Tử Thôi:

- Nhà ngươi lấy đâu được thịt ngon như thế ?

Giới Tử Thôi chỉ vào đùi mình, thưa:

- Ấy là thịt đùi của tôi đó. Tôi nghe rằng: người hiếu tử bỏ thân thờ cha, người trung thần bỏ thân thờ vua. Nay Công tử đói không có gì ăn nên tôi phải cắt thịt đùi dâng cho Công tử (Thanh Lan Võ ngọc Thành, Nhân vật Đông châu, 1968, tr 324)

4. Thánh Thể và Thánh lễ

Đức Giêsu ví Thánh Thể như bàn tiệc thịnh soạn đã dọn sẵn, mời chúng ta đến tham dự, hoàn toàn miễn phí. Nhưng có những người đã từ chối lời mời gọi thân tình này, họ viện ra những lý nọ lẽ kia không chịu đến tham dự (x. Lc 14,16-24). Chúa mời gọi ta đến dự tiệc thánh là có ý tìm lợi ích cho linh hồn chúng ta: phép Thánh Thể Chúa lập ra là một bảo đảm ơn cứu chuộc như Ngài nói:”Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho sống lại ngày sau hết” (Ga 6,54).

Chúa thiết tha mời ta tham dự Thánh lễ và rước lễ để được ơn phần rỗi, nhưng ngoài ra Ngài lại con răn đe: ”Nếu các ngươi không ăn thịt Con người và uống máu Người, các ngươi không có sự sống nơi mình”(Ga 6,53). Chúa răn đe như vậy không có ý tìm lợi ích cho Ngài vì Ngài không còn thiếu gì nhưng cho chúng ta mà thôi.

Một lần thánh Phanxicô chầu Thánh Thể, được nghe tiếng Chúa hỏi: ”Hỡi Phanxicô sao con mê Cha như điên như cuồng như vậy”? Thánh Phanxicô trả lời:”Lạy Chúa, xét về yêu, thì Chúa còn điên hơn con”.

Lm Giuse Đinh lập Liễm

Giáo xứ Kim phát - Đà lạt
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:11 08/06/2012
HỌC BƠI
N2T

Một thầy thuốc làm chết một bệnh nhân nên bị tang gia trói lại, thầy thuốc lợi dụng đêm khuya không ai canh giữ nên mở dây thừng, bơi theo giòng sông trở về nhà.
Vừa bước vào cửa, thấy con trai đang học bí quyết bắt mạch, thì vội vàng ngăn cản, nói:
- “Con trai của ba, con tạm thời đừng đi học nữa, mau mau đi học bơi”.

Suy tư:
Làm thầy thuốc thì chỉ chọn có một con đường mà đi, đó là tận tâm cứu người với tất cả lương tâm và trách nhiệm của thầy thuốc, đi trật ra ngoài con đường ấy thì không còn là lương y nữa, mà là ác y.
Từ lương y qua ác y chỉ cách nhau có một cái gạch nhỏ là lương tâm, bỏ qua lương tâm là lương y trở thành ác y, thầy giáo trở thành ma giáo, người công nhân trở thành kẻ phá hoại, người buôn bán trở thành quỷ hút máu người, người có chức vụ trở thành kẻ cường hào ác bá.v.v…
Người ta nói “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, đó là luật nhân quả mà ai cũng biết, nhưng có mấy thầy thuốc nghĩ rằng việc mình làm hôm nay sẽ để đức lại cho con cháu ?!
Ai hiểu thì hiểu.
-------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (Lễ Mình Máu thánh Chúa)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:12 08/06/2012
LỄ MÌNH MÁU THÁNH ĐỨC CHÚA GIÊ-SU

Tin mừng : Mc 14, 12-16.22-26
“Đây là Mình Thầy, đây là Máu Thầy”.


Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng kính lễ Mình Máu thánh Đức Chúa Giê-su; hôm nay có nhiều nhà thờ trên thế giới rước kiệu Mình Thánh Chúa cách trọng thể để biểu dương tình yêu của Ngài đối với nhân loại, và nhất là đối với mỗi người trong chúng ta. Trong niềm vui của thánh lễ này, tôi xin được chia sẻ với anh chị em hai điểm sau đây:

1. Đức Chúa Giê-su là Bánh nuôi nhân loại.
Với cử chỉ rất thân tình và trang trọng, Đức Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các môn đệ và nói: “Anh em hãy cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy. Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người...” , Ngài không nói đây là mình và máu của người khác, Ngài cũng không nói đây là bánh mì và rượu nho, nhưng nói: đây là mình Thầy và đây là máu Thầy, máu Giao Ước, mình Thầy là tấm bánh tinh tuyền, máu Thầy là máu Giao Ước được trao ban cho các môn đệ, và những ai tin vào Ngài để họ được sống và sống dồi dào.

Bánh được làm ra bởi lúa mì và trái nho được ép thành rượu không phải để cất vào tủ lạnh hay chạn bếp, nhưng để nuôi mình và chia sẻ với tha nhân, đó là ý nghĩa đích thực của bánh và rượu.

Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập giá như hạt lúa mì bị nghiền nát trong cối xay, để rồi phó linh hồn trong tay Đức Chúa Cha, và trở nên Bánh Hằng Sống nuôi dưỡng linh hồn những người tin vào Ngài, đó là mầu nhiệm của tình yêu, là của lễ hiến tế để cứu độ muôn người đẹp lòng Chúa Cha nhất, và hy lễ này vẫn còn tiếp diễn mỗi giây mỗi phút trên trần gian qua thánh lễ Mi-sa, đễ bánh và rượu trên bàn thờ trở thành Mình Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su dưỡng nuôi nhân loại cho đến ngày tận thế...

2. Mỗi người là bánh cho tha nhân.
Thánh giám mục I-nha-xi-ô thành An-ti-ô-khi-a trong thư gởi cho tín hữu Rô-ma, ngài viết rằng: “Tôi là hạt lúa mì của Thiên Chúa và sẽ được nanh thú nghiền tán để thành tấm bánh tinh tuyền của Đức Ki-tô” , và ngài đã chết dưới hàm răng của sư tử.

Ngày nay, chúng ta không bị hàm răng sư tử nghiền nát để trở nên tấm bánh tinh tuyền của Đức Chúa Ki-tô, nhưng chúng ta có thể trở nên tấm bánh hạnh phúc, thân thiện của anh em chị em chung quanh mình, đó là khi chúng ta chấp nhận hy sinh vì quyền lợi của tha nhân, chấp nhận lời phê bình ác ý của tha nhân, nở nụ cười thân thiện với người có thành kiến với mình.v.v...đó là lúc chúng ta trở nên tấm bánh cho tha nhân rồi vậy.

Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã trao ban chính mình Ngài làm của ăn của uống để nuôi linh hồn của chúng ta, do đó chúng ta biết rằng, nhờ bí tích Thánh Thể này, mà chúng ta được trở nên đồng hình đồng dạng cách rõ ràng và mật thiết hơn với Đức Chúa Giê-su, khi chúng ta rước Mình Máu thánh của Ngài vào trong tâm hồn chúng ta.

Và nhờ bí tích Thánh Thể này mà chúng ta cũng biết rằng:
Thánh Thể làm cho Giáo Hội sống,
Thánh Thể làm cho Giáo Hội hiệp nhất,
Thánh Thể làm cho Giáo Hội yêu thương.
Thánh Thể làm cho Giáo Hội tồn tại và phát triển...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:15 08/06/2012
N2T

11. Chúng ta nên luôn luôn vâng phục thánh ý của Thiên Chúa, theo hoàn cảnh mà Ngài ban cho chúng ta, ngoài việc hiểu biết Thiên Chúa muốn chúng ta thay đổi ra, thì không nên tự mình thay đổi.

(Thánh Vincent de Paul)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một hành động đã đến lúc của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin
Vũ Văn An
06:44 08/06/2012
Trong mọi điểm yếu của nền thần học luân lý Công Giáo trước Vatican II, điểm yếu đó chính là việc thiếu nhất quán đối với giáo thuyết đã định hình của Giáo Hội về các vấn đề tính dục và hôn nhân.

Ai trong chúng ta cũng biết: sau Công Đồng, chuyện gì đã xẩy ra. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI công bố thông điệp Sự Sống Con Người vào năm 1968. Một làn sóng bất đồng do các nhà thần học Công Giáo ồ ạt tạo ra trong Giáo Hội đối với phán quyết chính của thông điệp về luân lý. Vì phán quyết này không những liên kết với mạc khải thánh mà còn liên kết với các phương pháp lý luận cổ truyền về luân lý, nhất là giáo thuyết luân lý của Thánh Tôma Aquinô, nên nhiều phương pháp mới đã được thăm dò.

Thuyết duy hiệu (consequentialism) mà trong đạo đức học Công Giáo gọi là thuyết tỷ hiệu (proportionalism) được nhiều người lưu ý. Chỉ trong ít năm, những người ủng hộ phương pháp này ở Âu Châu và Mỹ, trong đó có nhiều nhà luân lý học nổi tiếng trong Giáo Hội, bắt đầu tra vấn địa vị độc tôn nơi các qui phạm luân lý chống lại thủ dâm, giao hợp bên ngoài hôn nhân, đồng tính luyến ái, ly dị và tái hôn.

Tổ mẫu không tranh cãi của các nhà đạo đức học bất đồng trong Công Giáo Mỹ chính là nữ giáo sư đạo đức học hồi hưu nhiều ảnh hưởng tại Phân Khoa Thần Học của Đại Học Yale và là một nữ tu của Dòng Thương Xót (Mercy), Margaret A. Farley. Nay đã là một người đàn bà có tuổi, nhưng bà từng là người tiên phong lên tiếng kêu gọi sự thay đổi trong Giáo Hội suốt nhiều thập niên qua. Vào năm 1984, bà vốn có chữ ký trên “Tuyên Bố Công Giáo về Đa Nguyên và Ngừa Thai” ồn ào một thời, với trọn trang quảng cáo trên tờ New York Times do tiền của tổ chức Các Người Công Giáo Chủ Trương Tự Do Chọn Lựa, một tổ chức nhằm yểm trợ cho ứng cử viên phó tổng thống phò chọn lựa là Geraldine Ferraro. Bà cũng từng huấn luyện và đặt vào các chức vụ khoa cử cả một thế hệ các nữ đạo đức học gia Công Giáo tài ba có cảm tình với phương pháp của bà và sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ các kết luận của bà.

Ngày 4 tháng 6 vừa rồi, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (TBGLĐT) công bố một “Thông Báo” về cuốn “Just Love: A Framework for Christian Ethics” (Tình Yêu Chân Chính: Một Cái Khung Cho Nền Đạo Đức Học Kitô Giáo) xuất bản năm 2006 của Nữ Tu Farley. Bản Thông Báo này cho rằng cuốn sách của bà có những chủ trương trái ngược với giáo huấn Công Giáo, ít nhất về 5 điều: thủ dân, hành vi đồng tính, kết hợp đồng tính, bất khả tiêu của hôn nhân, ly dị và tái hôn. TBGLĐT “cảnh báo các tín hữu” rằng: cuốn sách của Nữ Tu Farley không nhất quán với giáo huấn Công Giáo, và do đó, không được sử dụng nó cách hợp pháp như là một biểu thức của đức tin Công Giáo trong các thừa tác như “huấn đạo và đào tạo, hay đối thoại đại kết và liên tôn”.

Trong bài trả lời được công bố, Nữ Tu Farley nói thẳng thừng rằng “Tôi không tranh cãi phán quyết cho rằng một số chủ trương chứa trong sách không phù hợp với giáo huấn chính thức hiện nay của Công Giáo”. Tuy nhiên, bà muốn minh xác rằng “cuốn sách không nhằm nói lên giáo huấn chính thức hiện nay của Công Giáo mà cũng không chủ yếu nhằm chống lại giáo huấn ấy. Đây là hai loại hoàn toàn khác nhau”. Nói cách khác, “giáo huấn chính thức hiện nay của Công Giáo” chẳng ăn nhằm gì với cái khung của bà về đạo đức học tính dục.

Như thế thì tại sao TBGLĐT lại lưu tâm tới cuốn sách của bà? Vì bà là một trong các nhà đạo đức học Công Giáo nổi bật nhất của Mỹ, một thành viên của một hội dòng nữ Công Giáo nhiều ảnh hưởng, và từng là cựu chủ tịch của Hội Thần Học Gia Công Giáo Mỹ. Các nhà khoa bảng coi bà là một học giả Công Giáo. Và các công trình của bà được xem là các đóng góp cho nền bác học Công Giáo. Bà và các đồng nghiệp cùng chí hướng như bà muốn vạch ra một sự khác biệt giữa “giáo huấn chính thức hiện nay” và truyền thống phong phú muôn thuở của nền thần học Công Giáo, một nền thần học mà họ tự hào đang đóng góp vào. Đức hồng y chủ tịch TBGLĐT hiểu rất rõ rằng Nữ Tu Farley được nhiều người coi là một thành viên can đảm, nhìn xa và hết sức ngay thẳng của cộng đồng thần học Công Giáo. Và quả tình bà được trình bày như thế đối với các sinh viên mới và đầy non nớt trong thế giới nói tiếng Anh.

Lá thư được Chủ Tịch Hội Dòng của Nữ Tu Farley, tức Nữ Tu Pat McDermott, RSM, công bố nhằm phản đối Thông Báo của TBGLĐT, cho thấy rất rõ: Nữ Tu Farley muốn được coi là một học giả Công Giáo. “(Bà là một) thành viên rất đáng kính và được quí trọng của Hội Nữ Tu Thương Xót Mỹ”; “từng dậy men cho Hội Nữ Tu Thương Xót Mỹ và làm giầu cho toàn thể Giáo Hội”; “đang tận tâm cố gắng dùng kinh nghiệm phong phú riêng để trình bày khả năng đào luyện của truyền thống Công Giáo”; “luôn trung thành với truyền thống đức tin và các cam kết của mình”; “là một nhà giáo phi thường và là một thừa tác viên mục vụ luôn dấn thân sâu sắc đối với Tin Mừng và bước chân theo Chúa Giêsu Kitô”…

Để độc giả có một thoáng nhìn về các lý do khiến TBGLĐT đến lúc phải lên tiếng, xin trích dẫn một số đoạn trong cuốn “Just Love” của Nữ Tu Farley:

Về thủ dâm: “Thủ dâm… thường không nêu lên bất cứ vấn nạn luân lý nào… Chắc chắn có trường hợp nhiều phụ nữ… thấy tự gây khoái cảm cho mình là điều rất tốt, đặc biệt có lẽ vì họ khám phá ra khả năng có thể tự gây khoái cảm cho chính mình, một điều mà nhiều người trong số họ không cảm nghiệm được hay thậm chí không hề biết gì trong liên hệ tính dục bình thường với chồng hay người yêu. Theo cách đó, ta có thể kết luận thủ dâm thực sự phục vụ mối liên hệ chứ không gây hại cho nó” (tr. 236).

Về sinh hoạt đồng tính: "Quan điểm riêng của tôi… là: ta có thể biện minh cho các liên hệ và sinh hoạt đồng tính theo cùng một đạo đức học tính dục như các liên hệ và sinh hoạt dị tính. Cho nên, ta có thể và nên tôn trọng những người có xu hướng đồng tính cũng như các sinh hoạt của họ, bất kể họ có hay không có khả năng chọn lựa cách khác” (tr. 295).

Về hôn nhân đồng tính: "Hiện nay, một trong các vấn đề khẩn trương nhất của công luận Mỹ là hôn nhân với người đồng giới tính, tức là ban cấp việc thừa nhận về xã hội và tư cách pháp lý cho những cuộc kết hợp giữa các cặp đồng tính bất luận nam hay nữ giống như các cuộc kết hợp giữa những người dị tính” (tr. 293).

Về việc giải phẫu đổi giới tính: "Khi những người chuyển giới tính muốn thay đổi bản sắc xác thân, bằng cách giải phẫu hay cách khác, họ làm thế không nhằm thay đổi bản sắc sâu xa của bản ngã họ; họ tự hiểu họ muốn trở nên chính họ một cách toàn diện hơn mà thôi. Tôi nhớ đến một cảnh hết sức cảm động trong cuốn phim ‘Normal’ khi người chồng, lúc đó đang trong diễn trình thay đổi thân hình để biến thành đàn bà, nói với vợ 'Vẫn là anh thôi. Anh vẫn còn ở đây'; và người vợ vẫn tiếp tục yêu anh, vì 'chàng ở trong trái tim tôi, chàng ở trong trái tim tôi, chàng ở trong trái tim tôi', nàng liên tiếp nói với vị mục sư đang hết sức ngỡ ngàng như thế. Ở đây, không ai được kết án bất cứ thứ cấu hình nào về phái tính” (tr. 155).

TBGLĐT kết thúc bản Thông Báo bằng các lời lẽ sau đây: “Thánh Bộ muốn khuyến khích các thần học gia theo đuổi các trách vụ nghiên cứu và giảng dạy một nền thần học luân lý hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc của giáo thuyết Công Giáo”. Người ta sợ rằng các cô gái ở Đại Học Yale tiếp tục làm ngơ lời kêu gọi này.

Zenit 6/6/2012
 
Thánh Thể: Không nên chống đối việc cử hành bí tích và tôn thờ Thánh Thể
Bùi Hữu Thư
19:25 08/06/2012
Bài giảng của Đức Thánh Cha Benedict XVI: Lễ Mình Máu Thánh Chúa 2012

ROME, ngày thứ năm 7 tháng 6, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích nhân ngày Lễ Mình Máu Thánh: "Thật là một điều sai nhầm khi chống đối việc cử hành bí tích và tôn thờ Thánh Thể, như là hai việc này song song. Đúng ra là điều trái nghịch."

Thực vậy Đức Thánh Cha đã chủ tế Thánh Lễ Minh Máu Thánh Chúa chiều nay - thường được gọi là Lễ "Corpus Domini" tại Rôma – tại khuôn viên trước mặt Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô, sau đó là cuộc rước kiệu Thánh Thể từ nhà thờ chánh tòa Rôma đến Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả.

Đức Thánh Cha đã đề nghị suy niệm về hai điểm: một là "về giá trị của việc thờ kính Thánh Thể, và đặc biệt là việc Chầu Thánh Thể", và thứ hai là "về đặc tính thiêng liêng của Thánh Thể."

Đức Thánh Cha Benedict XVI than phiền là "có sự suy diễn một chiều về Công Đồng Vatican II, đã làm huỷ hoại chiều kích này và giảm thiểu việc tôn vinh Thánh Thể vào lúc cử hành bí tích. Thực vậy, rất cần thiết là phải nhận biết đặc tính trọng tâm của việc cử hành bí tích, vào lúc mà Chúa Kitô mời gọi dân Người, tụ tập quanh bàn tiệc Lời Chúa và Bánh ban Sự sống, để nuôi dưỡng họ và hiệp nhất với Người trong việc tiến dâng hy lễ. Việc gia tăng giá trị của sự tập trung dân Chúa vào nghi lễ, trong đó Chúa Giêsu tác động và thực hiện mầu nhiệm hiệp thông của Người, dĩ nhiên có giá trị, nhưng cần được phục hồi để được thăng bằng một cách xứng đáng."

Đối với Đức Thánh Cha , "việc nhấn mạnh vào việc cử hành bí tích Thánh Thể được thực hiện tuỳ thuộc vào việc thờ kính, để cho hành động của đức tin và kinh nguyện dâng lên Chúa Kitô Giêsu, thực sự hiện diện trong Bí Tích trên bàn thờ. Sự mất thăng bằng này cũng có những ảnh hưởng tai hại đến đời sống thiêng liêng của các tín hữu."

Đức Thánh Cha giải thích: "Thật là một điều sai nhầm khi chống đối việc cử hành bí tích và tôn thờ Thánh Thể, như là hai việc này song song. Đúng ra là điều trái nghịch: Việc tôn thờ Thánh Thể được coi như "nơi chốn" thiêng liêng trong đó cộng đồng có thể cử hành bí tích Thánh Thể một cách tốt đẹp và thực sự ". Chỉ khi nào việc này được đi trước, được đồng hành và tiếp nối bởi thái độ nội tâm của đức tin và lòng tôn kính thì nghi thức mới có thể diễn tả tất cả ý nghĩa và giá trị."

Đức Thánh Cha đã nêu lên thí dụ về "đêm canh thức khó quên với giới trẻ", tại Cologne, Luân Đôn, Zagreb, Madrid. Ngài nhấn mạnh, "Hiệp thông (trong việc rước lễ) và chiêm niệm không thể nào được tách rời, phải đi đôi với nhau."

Ngoài ra Đức Thánh Cha cũng nhắc rằng "Chúa Kitô" là Đấng trung gian của một giao ước mới" (Dt 9, 15), được ghi ấn tín bằng máu Người, đã thanh tẩy "lương tâm chúng ta khỏi những điều đưa đến sự chết " (Dt 9,14) , Chúa đã không huỷ bỏ sự lành thánh, nhưng đã làm cho hoàn thiện, bằng cách khai sáng một cách thờ phượng mới, hoàn toàn thiêng liêng, tuy nhiên, mặc dầu chúng ta đang lữ hành trong thời điểm này, vẫn còn được dùng như những dấu chỉ của nghi lễ, sẽ cuối cùng biến mất đi tại Giêrusalem trên trời, nơi không còn có một đền thờ nào nữa."

Đối với Đức Thánh Cha, ngoài ra "sự thánh thiện còn có một trách vụ giáo huấn" và "nếu để mất đi việc làm cho nền văn hóa nghèo nàn sẽ không thể tránh được, nhất là trong việc đào tạo các thế hệ mới."
 
Top Stories
Protest against Contraception Mandate to take place in the US: Rally organized in cities across the Nation
standupforreligiousfreedom.com
08:12 08/06/2012
WASHINGTON, D.C., JUNE 7, 2012 - Plans for a nationwide rally are under way in the United States to protest the current administration’s mandate to require employers to provide insurance coverage for contraception, abortifacients and sterilization.

The Coalition to Stop the HHS Mandate, comprised of almost 100 Catholic and Protestant based pro-life centers around the nation, is helping to coordinate the rally that will take place in 131 cities across the nation.

In an interview with the Dignitatis Humanae Institute, Eric Schiedler, co-director of the Stand Up for Religious Freedom Rally Coalition, said: "With the HHS mandate the Obama administration is driving faith institutions from the public square, by forcing them to violate their foundational principles. That is why we have to take to the American public square on June 8 for the Stand Up for Religious Freedom national rally with a public demonstration of both our faith and our patriotism."

Cardinal Raymond Burke, prefect of the Supreme Tribunal of the Apostolic Signatura, the judicial arm of the Catholic Church, also expressed his support for the rallies in the same interview. "Both as Christians and as Americans, we must stand steadfast in our defense of this fundamental element of human dignity - the freedom of conscience; the innate right to the free exercise of conscience has been at very core of the life of our nation," he said.

According to their Web site, the “Coalition to Stop the HHS Mandate” chose June 8 as the rally date to coincide with the 223rd anniversary of the day James Madison introduced the Bill of Rights.

(More information: www.standupforreligiousfreedom.com/)
 
Investing, profiting and growing business in Africa
Edward Pentin
08:14 08/06/2012
Former Swiss Guard Offers Catholics a Way to Live Faith in Finances

ROME, JUNE 7, 2012 (Zenit.org).- A former Swiss Guard, who recently wrote a very well-received book on how Blessed Pope John Paul II had inspired him as a businessman, has now co-founded a pioneering new organization for anyone interested in helping Christian entrepreneurs in the developing world.

Andreas Widmer, who served as a guard to John Paul II from 1986 to 1988, is president of The Carpenter's Fund, a for-profit company that invites holders of capital to make five year investment loans to small and medium Christian enterprises in the emerging markets.

"We lend money to Christian businesses, organizations and churches at a competitive rate," Widmer explains. "It depends on the deal but it's usually at about 12% to 15% [interest rate]; our goal is then to make an 8% return on the investment."

The rate offered by the Fund, headed by four experienced businessmen, may still seem high, but it far exceeds the kind on offer by local banks, especially in Africa. Because of the high risks involved, they will usually only lend at 22% to 30% -- a prohibitive rate that is illegal in many Western countries, and naturally deters investment in a sector that is crucial to a nation's growth and prosperity.

Such entrepreneurs are "excluded from networks of productivity and exchange," Widmer explains. "They don't have a seat at our table. We give them our charity, but we don't do business with them. They can't grow their businesses, and in turn pull their economy out of poverty."

But since it began a five-year trial project, the Fund has had significant success in turning this around, making investment loans amounting to $6 million in the Philippines, Brazil and Kenya. "We've had about an 8% return on investment," Widmer says, "with no default, no late payments, and the social return is immense."

So how does it do it? Until recently, Widmer ran what was called the "Seven Fund," a similar organization that supported enterprise-based solutions to poverty and innovative ideas unlikely to be backed by conventional funding sources. As the name suggests, the project had a shelf-life of seven years, based on the belief that businesses succeed only if pressure and risk are applied, thereby introducing competition and innovation.

But it also had a characteristic inspired by John Paul II's example: that lessons in business are no different to those of faith, namely that they are learned not through coercion but through conversion. "Instead of going to Africa and telling people what to do, we would go to Africa and find the best entrepreneurs, hold them up as role models, and then give them support," Widmer explains. The organization, which was run as a kind of secular philanthropic concern, would also offer them a grant.

But it was from this search for enterprising individuals that the Swiss businessman came across an interesting correlation: that these entrepreneurs were almost always Christians. Widmer and his colleagues put this down to the fact that they came from large faith communities where any cheating would immediately result in no further business. "Even if there's no lawyer, he'll tell a cheat he's out of the deal, because they're in a close-knit community that has virtue as its standard," he says. "One doesn't need a state to do that, our Christian law will do it." He adds that other religious communities have similar in-built mechanisms, too, but the ones he mostly came across were "specifically all Christian."

Furthermore, talking to these entrepreneurs, he quickly discovered what they needed most was access to credit. Microfinance has helped many at subsistence level, providing mostly farmers with small loans. But he says these will never be an engine of growth unlike small- and medium-sized businesses. In South Africa, for example, small and mid-sized enterprises are said to contribute to 40% of GDP and 40% of employment opportunities.

And yet loans for these businesses are hard to access. "Lending is the mother's milk of prosperity," says Widmer, quoting Michael Novak, "and you cannot grow a mid-size business employing 20 to 500 people unless you have credit."

More importantly, what allows the Fund to lend this vital capital at a lower rate than the banks is the very fact they are Christian. This makes them much lower risk due to their higher level of local and international accountability, so the Fund sets about identifying specifically Christian communities. It also stresses its selection process is "rigorous" and follows the lending process of leading banks.

Doing business with holiness

Of the five enterprises currently supported by The Carpenter's Fund, one utilizes franchising principles to establish drug stores in Nairobi, providing drugs that can treat up to 90% of the infectious diseases in East Africa. The 10% rate loan offered by the Fund financed the initial working capital needed for the expansion of the stores. For another project, the Fund provided a $2 million loan to a Philippine church to expand its facilities, also at a rate of 10%. All payments have been on time with no late fees or penalties, claims the Fund, which also caters for other confessions, not only Catholics.

But why loans instead of shares? Widmer says it is because it offers the investor an exit market. "Who are you going to sell your equity to? There's no stock market ready to accept companies like this, so it's better to make a loan," he argues. Furthermore, he also noticed that many of these businesses, especially the successful ones, are family-run, with a view to passing them on to later generations. "If an outside investor takes their shares, then he's deluding the very principle of their success, namely they are building the company for their son or grandson," Widmer says.

But what animates Widmer most about this project is that it offers ordinary Catholics a positive opportunity to actively invest in a way that is integral to living out their faith. In his recent book "The Pope and the CEO: John Paul II's Leadership Lessons to a Young Swiss Guard," Widmer laments what he calls a "latent dualism" that leads Catholics to feel it's sufficient to perhaps tithe, or carry out some corporate social responsibility, but then separate other business from a life of faith.

The root of the problem, he says, is that Catholicism has never really been inculturated into the free market, capitalist world, whereas doing business "should be a way of living holiness." "You don't separate the two, none of this is corporate social responsibility," he says. "You integrate this into everything you do, your social responsibility doesn't come at the end of it."

What the Fund does is allow the Catholic investor to take the offensive, to incorporate their investments as part of their faith, not as an act of charity but as an act of solidarity. Whereas Catholic investors will often rightly choose what "not" to invest in, whether it be in companies associated with abortion, alcohol or pornography, he proposes this alternative as a "positive filter," one that actively promote Catholic values. "There is a plethora of investment opportunities in companies that promote these values and do good, profitable work in the emerging markets," he argues.

Looking to the future, the Boston-based entrepreneur sees great potential for the growth of small and mid-sized enterprise in Africa, where many countries are showing signs of significant growth, albeit from a poor base.

"Most African countries aren't going through the crisis we're going through," he says. "Societies go from not having shoes to having shoes, from having a bicycle to wanting a motorbike, and from having a car to flying," he explains. "Many in Africa are somewhere at the level of shoes and the bicycle, so the level of demand, for growth, makes your head spin."

"Yet we tell them they're overpopulated," he says, "when actually we're under-populated, which is why we're not growing."
 
Pope's Corpus Christi homily: ''It is a mistake to oppose celebration and adoration, as if they were in competition''
+Pope Benedict XVI
08:17 08/06/2012
ROME, JUNE 7, 2012 - This evening in Rome, Benedict XVI celebrated Mass for the feast of Corpus Christi at the Basilica of St. John Lateran. He then led the traditional procession to the Basilica of Saint Mary Major. Here is a translation of the Pope's homily.

Dear Brothers and Sisters!

This evening I would like to meditate with you on two interconnected aspects of the Eucharistic Mystery: the worship of the Eucharist and its sacredness. It is important to take it up again to preserve it from incomplete visions of the Mystery itself, such as those which were proposed in the recent past.

First of all, a reflection on the value of Eucharistic worship, in particular adoration of the Most Blessed Sacrament. It is the experience that we will also live after the Mass, before the procession, during its development and at its end. A unilateral interpretation of Vatican Council II has penalized this dimension, restricting the Eucharist in practice to the celebratory moment. In fact, it was very important to recognize the centrality of the celebration, in which the Lord convokes his people, gathers them around the twofold table of the Word and the Bread of life, nourishes them and unites them to Himself in the offering of the Sacrifice. This assessment of the liturgical assembly, in which the Lord works and realizes his mystery of communion, remains of course valid, but it must be placed in the right balance. In fact – as often happens – the stressing of one aspect ends up by sacrificing another. In this case, the accentuation placed on the celebration of the Eucharist has been to the detriment of adoration, as act of faith and prayer addressed to the Lord Jesus, really present in the Sacrament of the altar. This imbalance has also had repercussions on the spiritual life of the faithful. In fact, concentrating the whole relationship with the Eucharistic Jesus only at the moment of Holy Mass risks removing his presence from the rest of time and the existential space. And thus, perceived less is the sense of the constant presence of Jesus in our midst and with us, a concrete, close presence among our homes, as “beating Heart” of the city, of the country, of the territory with its various expressions and activities. The Sacrament of the Charity of Christ must permeate the whole of daily life.

In reality, it is a mistake to oppose celebration and adoration, as if they were in competition with one another. It is precisely the contrary: the worship of the Most Blessed Sacrament is as the spiritual “environment” in which the community can celebrate the Eucharist well and in truth. Only if it is preceded, accompanied and followed by this interior attitude of faith and adoration, can the liturgical action express its full meaning and value. The encounter with Jesus in the Holy Mass is truly and fully acted when the community is able to recognize that, in the Sacrament, He dwells in his house, waits for us, invites us to his table, then, after the assembly is dismissed, stays with us, with his discreet and silent presence, and accompanies us with his intercession, continuing to gather our spiritual sacrifices and offering them to the Father.

In this connection, I am pleased to stress the experience we will also live together this evening. At the moment of adoration, we are all on the same plane, kneeling before the Sacrament of Love. The common and ministerial priesthoods are united in Eucharistic worship. It is a very beautiful and significant experience, which we have experienced several times in Saint Peter’s Basilica, and also in the unforgettable vigils with young people – I recall, for example, those of Cologne, London, Zagreb, Madrid. It is evident to all that these moments of Eucharistic vigil prepare the celebration of the Holy Mass, prepare hearts for the encounter, so that it is more fruitful. To be all together in prolonged silence before the Lord present in his Sacrament, is one of the most genuine experiences of our being Church, which is accompanied in a complementary way with the celebration of the Eucharist, listening to the Word of God, singing, approaching together the table of the Bread of life. Communion and contemplation cannot be separated, they go together. To really communicate with another person I must know him, I must be able to be in silence close to him, to hear him and to look at him with love. True love and true friendship always live of the reciprocity of looks, of intense, eloquent silences full of respect and veneration, so that the encounter is lived profoundly, in a personal not a superficial way. And, unfortunately, if this dimension is lacking, even sacramental communion itself can become, on our part, a superficial gesture. Instead, in true communion, prepared by the colloquy of prayer and of life, we can say to the Lord words of confidence as those that resounded a short while ago in the Responsorial Psalm: “O Lord, I am thy servant; I am thy servant, the son of thy handmaid. / Thou hast loosed my bonds./ I will offer to thee the sacrifice of thanksgiving /and call on the name of the Lord” (Psalm 115:16-17).

Now I would like to pass briefly to the second aspect: the sacredness of the Eucharist. Also here we heard in the recent past of a certain misunderstanding of the authentic message of Sacred Scripture. The Christian novelty in regard to worship was influenced by a certain secularist mentality of the 60s and 70s of the past century. It is true, and it remains always valid, that the center of worship is now no longer in the rites and ancient sacrifices, but in Christ himself, in his person, in his life, in his paschal mystery. And yet, from this fundamental novelty it must not be concluded that the sacred no longer exists, but that it has found its fulfillment in Jesus Christ, incarnate divine Love. The Letter to the Hebrews, which we heard this evening in the Second Reading, speaks to us precisely of the novelty of the priesthood of Christ, “high priest of the good things that have come” (Hebrews 9:11), but it does not say that the priesthood is finished. Christ “is the mediator of a new covenant” (Hebrews 9:15), established in his blood, which purifies our “conscience from dead works” (Hebrews 9:14). He did not abolish the sacred, but brought it to fulfillment, inaugurating a new worship, which is, yes, fully spiritual but which however, so long as we are journeying in time, makes use again of signs and rites, of which there will be no need only at the end, in the heavenly Jerusalem, where there will no longer be a temple (cf. Revelation 21:22). Thanks to Christ, the sacred is more true, more intense and, as happens with the Commandments, also more exacting! Ritual observance is not enough, but what is required is the purification of the heart and the involvement of life.

I am also pleased to stress that the sacred has an educational function, and its disappearance inevitably impoverishes the culture, in particular, the formation of the new generations. If, for example, in the name of a secularized faith, no longer in need of sacred signs, this citizens' processions of the Corpus Domini were abolished, the spiritual profile of Rome would be “leveled,” and our personal and community conscience would be weakened. Or let us think of a mother or a father that, in the name of a de-sacralized faith, deprived their children of all religious rituals: in reality they would end up by leaving a free field to so many surrogates present in the consumer society, to other rites and other signs, which could more easily become idols. God, our Father, has not acted thus with humanity: he has sent his Son into the world not to abolish, but to give fulfillment also to the sacred. At the height of this mission, in the Last Supper, Jesus instituted the Sacrament of his Body and his Blood, the Memorial of his Paschal Sacrifice. By so doing, he put himself in the place of the ancient sacrifices, but he did so within a rite, which he commanded the Apostles to perpetuate, as the supreme sign of the true sacred, which is Himself. With this faith, dear brothers and sisters, we celebrate today and every day the Eucharistic Mystery and we adore it as the center of our life and heart of the world. Amen.

[Translation by ZENIT]
 
Chine: La Lettre du pape aux catholiques de Chine vue par un prêtre chinois
Eglises d’Asie
11:13 08/06/2012
POUR APPROFONDIR - « Le gouvernement doit se défaire d’une mentalité colonialiste »

Ecrite par un prêtre catholique du nord de la Chine, signée d’un pseudonyme (« le P. Huabei »), la lettre ci-dessous a été publiée sur les fils de l’agence Ucanews le 5 juin dernier. Traduite par la rédaction d’Eglises d’Asie, elle offre un aperçu de la manière dont la Lettre de Benoît XVI, rendue publique au printemps 2007, a été reçue par l’Eglise en Chine.

Je m’en voudrais d’écrire que la Lettre du pape Benoît XVI aux catholiques de Chine a déclenché une guerre, mais je me dois de dire que la réalité est encore plus tragique que cela. Des mois avant que la lettre papale ne soit rendue publique, le 30 juin 2007, les rumeurs allaient bon train quant à ce texte. Ceux qui étaient aux commandes en Chine mais dont le cœur n’est pas empli de Dieu, nourrissaient des craintes intenses à son sujet. Et, de fait, dans les heures où la lettre a été publiée, elle s’est trouvée bloquée sur Internet, inaccessible sur le Web [chinois]. Dans les mois qui ont suivi, ceux qui osaient parler de cette lettre le faisaient en baissant la voix et en chuchotant.

A l’époque, la majorité des catholiques en Chine n’avaient pas de connexion à un ordinateur et ils n’ont donc pas pu prendre connaissance de ce texte immédiatement (sans compter le fait que la censure appliquée sur le Net rendait difficile sa circulation).

Quoi qu’il en soit, la tension que la Lettre papale a provoquée au sein de l’Eglise de Chine ne peut qu’être comparée à l’effet que la canonisation de 120 martyrs de l’Eglise en Chine avait eu en 2000. On se souvient que l’organisation à Rome, le 1er octobre 2000, jour de la fête nationale en Chine [NdT : et jour de la sainte Thérèse, patronne des missionnaires], de ces canonisations avaient provoqué l’ire de Pékin et gelé les relations sino-vaticanes.

Après la publication de la Lettre du pape en 2007, des officiels du gouvernement sont souvent venus rendre visite aux prêtres catholiques pour leur demander : « Avez-vous lu la lettre du pape ? » Une fois convaincus que nous n’avions pas lu la lettre, ils repartaient non sans avoir scanné nos papiers personnels et nous avoir récité un laïus selon lequel leur travail de contrôle était particulièrement « réussi ».

Certains prêtres courageux ont toutefois eu l’audace de faire circuler la lettre du pape parmi leurs paroissiens, voire de l’afficher sur les murs de leur église. Ils en reproduisaient le texte et le collaient sur les murs autant de fois que nécessaire, à mesure que des mains hostiles l’arrachaient. On peut toutefois noter qu’en dépit du climat de peur et d’intimidation qui régnait alors, ces prêtres courageux n’ont pas été ennuyés ni convoqués pour se voir sermonner par les autorités.

La tension ambiante faisait cependant son effet et la plupart des évêques et des prêtres se sont contentés de faire le dos rond pour éviter tout ennui superflu. On peut dire que cet état d’esprit a grandement réduit l’impact que ce document aurait dû avoir. A l’exception de quelques personnes qui ont posté sur Internet les résultats de leur réflexion, je n’ai pas vu un grand nombre de catholiques s’organiser pour étudier de manière sérieuse et systématique cette lettre papale. De même, je n’ai pas eu connaissance de ce qu’un évêque n’ait travaillé honnêtement répandre l’essence de la lettre au sein de son clergé. Plusieurs prélats ont bien rédigé des lettres pastorales mais rares sont les textes qui donnent l’essentiel de la lettre du pape. La plupart des évêques ont semblé être davantage accaparés par les affaires courantes de leurs diocèses respectifs ou ont été comme paralysés par un certain sentiment d’impuissance les empêchant d’en faire plus en ce domaine.

En fait, il n’y a eu que deux catégories de personnes à avoir pris vraiment à cœur la lettre du pape Benoît XVI : les catholiques « clandestins », dans la mesure où le pape par sa Lettre, révoquait tous les pouvoirs extraordinaires qui leur avaient été conférés pour faire face à des nécessités pastorales impérieuses dans le contexte difficile des décennies passées ; et le personnel de l’Association patriotique des catholiques chinois, dans la mesure où le pape dans sa Lettre, écrivait que l’Association, du fait que son objet était de promouvoir une Eglise indépendante [de Rome], était incompatible avec la doctrine catholique.

La lettre du pape menaçait la légitimité même de l’existence de ces deux groupes. Ainsi que le bloggeur catholique « Shanyulai » l’a écrit, « la communauté catholique ‘officielle’ est remise en question par le fait que l’Association patriotique est déclarée ‘incompatible avec la doctrine catholique’ tandis que la communauté ‘clandestine’ fait face au cauchemar de se voir sacrifiée sur l’autel des relations diplomatiques entre la Chine et le Vatican ».

Pour les « clandestins », aborder la lettre du pape sans la comprendre dans son entier n’a produit que des effets pernicieux, nombre de catholiques « clandestins » s’estimant désormais condamnés à disparaître.

Pour les membres de l’Association patriotique, la réaction a été plus vive et ils ont compris qu’ils devaient mettre la pression sur les évêques, sur un nombre toujours plus grand d’évêques et de prêtres, pour avoir une chance de survivre. De fait, on ne peut que constater qu’ils sont parvenus, ces dernières années, à un certain nombre de « succès » : en 2007 et en 2008, ils ont célébré avec un faste certain les cinquantenaires respectifs de l’Association patriotique et des premières ordinations épiscopales « autonomes ». En 2010, ils ont mené à bien dix ordinations épiscopales décentes (pour lesquelles les candidats à l’épiscopat avaient été approuvés par Rome ainsi que par Pékin - NdT), tout en finissant l’année par une ordination illicite et en convoquant la Huitième Assemblée nationale des représentants catholiques. En 2011, deux ordinations illicites supplémentaires furent organisées.

Après avoir ainsi instrumentalisé les évêques, l’Association a usé du slogan de « l’évangélisation » pour sauvegarder son statut, accroissant ainsi les « inquiétudes » exprimées par le pape Benoît XVI dans sa lettre.

En résumé, je voudrais redire que, bien que le pouvoir politique continue de harceler notre Eglise, il n’est pas dans les intentions du pape de fomenter une guerre, de jouer un jeu ou de manigancer des stratagèmes ; il ne fait que manifester sa bienveillance et l’amour de Dieu.

La foi catholique ne se soucie que de justice, de paix, de repentance et du renouveau de l’humanité. Le gouvernement devrait se défaire d’une mentalité colonialiste qui voudrait que tous les étrangers cherchent à rabaisser la Chine. Nous ne devrions pas nier le fait que les missionnaires étrangers ont fait œuvre de charité et ont donné leurs vies pour la Chine.

Il est temps aujourd’hui pour nous de relire la lettre du pape et de comprendre que son propos n’est pas de « traiter tous les aspects des problèmes complexes » (de la vie de l’Eglise en Chine) mais de « présenter certaines orientations concernant la vie de l’Eglise et l’œuvre d’évangélisation en Chine » (§ 2 de la Lettre du pape Benoît XVI).

Et nous nous devons de rejeter fermement toutes les voix qui tenteraient de brouiller ou d’affaiblir ce propos.

(Source: Eglises d’Asie, 8 juin 2012)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Bắc Ninh có thêm 6 tân linh mục
Đức Tuyển
06:52 08/06/2012
Bắc Ninh: ngay sau những ngày thường huấn linh mục đoàn giáo phận Bắc Ninh và Lạng Sơn-Cao Bằng, sáng ngày 8/6/2012, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt – Giám mục giáo phận Bắc Ninh đã truyền chức linh mục cho 6 thầy phó tế tại nhà thờ chính tòa Bắc Ninh.

Xem hình ảnh

Đồng tế với Đức Cha Cosma có cha Tổng đại diện giáo phận Bắc ninh: Giuse Trần Quang Vinh, cha Tổng diện giáo phận Lạng sơn-Cao Bằng: Giuse Trần Đức Hạnh, quý cha bề trên và hơn 70 linh mục trong và ngoài giáo phận.

Tham dự thánh lễ truyền chức linh mục hôm nay, ngoài quý tu sĩ nam nữ, thân nhân và ân nhân của các tiến chức cùng khoảng 3 ngàn giáo dân đến chung lời tạ ơn và hiệp thông cầu nguyện cho 6 thầy phó tế được xứng đáng bước lên bàn Thánh.

Được biết trong số 6 tân chức, có 5 cha là chủng sinh đã tốt nghiệp Khóa X của Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội và một cha thuộc dòng Đồng Công. Như vậy, sau khi đón nhận thêm 6 “thợ gặt” vào linh mục đoàn, hiện nay số linh mục của Giáo phận Bắc Ninh đã tăng lên 68 bằng số linh mục năm 1954 (trước khi di cư vào Nam; tuy nhiên số giáo dân lúc đó chỉ có 70,000 ngàn người tín hữu, bây giờ là 125,000 nhân danh). Đây là một niềm vui lớn đối với giáo hội nói chung và giáo phận miền Kinh Bắc nói riêng.

Mở đầu nghi thức truyền chức là việc giới thiệu các ứng viên lên Đức Giám mục và ngài đã tuyên bố chấp nhận. Cộng đoàn cùng hợp ý thưa: “Tạ ơn Chúa” và nổ một tràng pháo tay vang trời. Sau phần huấn dụ của Đức cha Cosma, các tiến chức phủ phục trước bàn thờ để cảm nhận sâu xa về sự mỏng giòn, yếu đuối của thân phận con người. Trong tinh thần hiệp thông, cộng đoàn sốt sắng cầu nguyện với kinh cầu Các Thánh; nhờ lời chuyển cầu của các thánh và lời tha thiết nguyện xin của cộng đoàn mà tiến chức xứng đáng đón nhận thánh chức linh mục.

Tiếp đó là phần nghi thức bí tích, Đức cha Cosma đã đặt tay trên đầu 6 phó tế. Các linh mục đồng tế cùng đặt tay trên đầu từng thầy. Với lời nguyện phong chức và nhờ ơn Chúa Thánh Thần, các tiến chức đã chính thức trở thành linh mục.

Kế đến là phần diễn nghĩa, mỗi tân chức mặc áo lễ vàng, đến trước bàn thờ để được Đức giám mục xức dầu thánh hiến đôi tay và được trao chén thánh. Từng tân chức đón nhận cử chỉ “trao ban bình an” thân ái từ Đức giám mục Giáo phận và linh mục đoàn. Với tư cách là linh mục, sáu tân chức đã hân hoan bước lên bàn Thánh cùng đồng tế trong phần phụng vụ Thánh Thể.

Sau phần hiệp lễ, đại diện cho sáu anh em tân linh mục đã dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã ân ban thánh chức; đồng thời, ngài tri ân quý Đức cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa. Để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính, quý tân chức dâng lên Đức cha bó hoa tươi thắm.

Đáp từ, cha Tổng đại diện Giuse đã nói lời cảm ơn các tiến chức đã quảng đại dấn thân để lãnh nhận thiên chức linh mục. Ngài cũng cảm ơn Giáo phận, các Dòng tu, quý thân nhân và ân nhân đã đào tạo, giúp đỡ các này hay cách khác để quý tân linh mục có được như ngày hôm nay; đặc biệt, cảm ơn quý ông bà cố của quý tân chức đã hy sinh, dâng hiến những người con ưu tú của mình để phụng sự Chúa, phục vụ Hội Thánh và để cứu rỗi các linh hồn. Cuối cùng, ngài chúc các tân linh mục luôn nhiệt thành và hạnh phúc trong ơn gọi của mình.

Thánh lễ kết thúc, quý Đức cha và quý cha đồng tế đã chụp hình lưu niệm với các tân chức và gia đình. Mọi người ra về trong hân hoan và tin tưởng vào tình yêu Chúa. Kể từ ngày hôm nay 6 tân linh mục sẽ hân hoan bước lên bàn Thánh để để ca rao những lời ngợi khen Chúa và ra đi loan báo Tin Mừng để góp phần làm cho “đất chúng ta trổ sinh hoa trái” (Tv 85,13).

Sau đây là danh sách các tân chức:

1. Cha Đaminh Nguyễn Văn Công
2. Cha Giuse Maria Nguyễn Đức Huy (dòng Đồng Công)
3. Cha Giuse Trần Đức Huyên
4. Cha Giuse Nguyễn Văn Quân
5. Cha Giuse Trần Quang Thu
6. Cha Phêrô Đỗ Công Viên.
 
Lễ cải táng Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận
LM. Trần Đức Anh OP
10:13 08/06/2012
ROMA. 10 năm sau khi được an táng tại nghĩa trang Verano, di hài ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã được cải táng về Nhà thờ hiệu tòa của ngài, Đức Mẹ Scala, ở trung tâm Roma sáng ngày 8-6-2012.

ĐHY Nguyễn Văn Thuận, Cố Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, qua đời lúc 6 giờ chiều ngày thứ hai, 16-9-2002, tại Nhà thương Piô 11 ở Roma, hưởng thọ 74 tuổi, sau 49 năm linh mục, 35 năm Giám Mục và 1 năm rưỡi làm Hồng Y. Thánh lễ an táng Đức Cố Hồng Y đã được ĐTC Gioan Phaolô 2 chủ tọa trọng thể tại Đền thờ thánh Phêrô lúc 5 giờ rưỡi chiều thứ sáu, 20-9-2002, trước sự hiện diện của 4 ngàn người, trong đó có 4 Hổng Y và 130 Giám Mục, ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh. Thánh lễ do ĐHY Angelo Sodano, Quốc vụ khanh Tòa Thánh chủ tế, và đồng tế với ngài có 28 Hồng Y, 5 Giám mục Việt Nam, và Đức Cha Giampaolo Crepaldi, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình.

Sáng hôm sau, thứ bẩy 21-9, linh cữu Đức Cố HY đã được an táng tạm trong phần mộ của các Kinh sĩ Đền thờ Thánh Phêrô ở nghĩa trang chính của thành phố Roma, Campo Verano, trước sự hiện diện của ĐHY Bernard Law, bấy giờ là TGM giáo phận Boston Hoa Kỳ, bạn thân của Đức Cố HY, 5 GM Việt Nam, Đức Cha Giampaolo Crepaldi, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, hơn 100 LM tu sĩ Việt Nam và thân nhân của ĐHY.

Trong những năm qua, Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, đã mở án xin phong chân phước cho ĐHY Nguyễn Văn Thuận, đồng thời cũng xúc tiến việc xin cải táng ĐHY về nhà thờ hiệu tòa của ngài ở trung tâm Roma.

Lễ cải táng do ĐHY Peter Turkson, người Ghana, đương kim Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, chủ sự từ lúc 11 giờ 45 tại Nhà thờ Đức Mẹ Scala, trước sự hiện diện của 2 vị tiền nhiệm của ngài là ĐHY Roger Etchegaray, ĐHY Renato Martino, tiếp đến là ĐHY Jorge Mejia, người Argentina, nguyên thư viện trưởng của Tòa Thánh, và ĐHY Bernard Law, nguyên Giám quản Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma. Ngoài ra có Đức Cha Mario Toso, SDB, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, và gần 100 người gồm các nhân viên của Hội đồng, Liên tu sĩ Việt Nam ở Roma, đặc biệt có chị Nguyễn Thị Hồng, em ruột của Đức Cố Hồng Y từ Canada và một số thân nhân khác.

Lễ cải táng diễn ra dưới hình thức một buổi phụng vụ Lời Chúa, với bài đọc sách Huấn Ca, đáp ca, lời nguyện. Khi linh cữu được đưa tới trước bàn thờ, biên bản cuộc cải táng đã được các chức sắc tòa án của Tòa Giám Quản Roma tuyên đọc, rồi linh cữu Đức Cố Hồng Y bọc Inoxidable, có cột giây đỏ gắn triện si, được đặt dưới bàn thờ Thánh Đa Minh và thánh Nữ Catarina, là bàn thờ thứ hai ở bên phải vừa khi bước vào thánh đường.

Lễ cải táng kết thúc với kinh cầu Đức Cố HY để xin ơn nhờ lời chuyển cầu của ngài và xin Chúa cho sớm đến ngày Vị Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận được tôn vinh trên bàn thờ.

Nhà thờ Đức Mẹ Scala (Piazza della Scala, 23) ở khu Trastevere, được khởi công xây cất từ năm 1593 và hoàn tất vào năm 1610, để bảo quản ảnh Đức Mẹ Cầu Thang. Thánh đường do dòng Camêlô nhặt phép (OCD) coi sóc. Tại đây cũng có học viện của dòng (TPN 8-6-2012)
 
''Một góc thiếu'' của Đảo Ngọc Phú Quốc
Thới Hoa
11:07 08/06/2012
PHÚ QUỐC - 11g trưa ngày 04/6/2012, phái đoàn gồm anh Phạm Thành Hưng cùng 9 Tân Linh mục (khóa 9) của Giáo phận Phan Thiết, tháp tùng Cha Giám đốc ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn đến Phú Quốc. Đến nơi trễ hơn dự định vì thời tiết quá xấu máy bay không thể hạ cánh xuống Phú Quốc, nên phải chờ ở Tân Sơn Nhất gần 3 tiếng đồng hồ. Trước đó phái đoàn của quí Cha Sài Gòn (hơn 10 Cha) cũng bay đến Phú Quốc nhưng không thể đáp, đành quay trở lại Tân Sơn Nhất.

Xem hình ảnh

Mục đích của chuyến đi là tham quan, nghỉ ngơi, nhưng đồng thời cũng tìm hiểu hiểu xem đời sống đạo của một vùng đất mới được mệnh danh là “đảo ngọc”, “thiên đường ánh nắng” thế nào.

Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của Việt Nam. Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′đến 10°28′độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′đến 104°05′độ kinh đông. Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Vùng biển này có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 567 km² (56.700 ha), dài 49 km. Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ bắc xuống nam với 99 ngọn núi đồi.

Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km² (theo thống kê số liệu đất năm 2005), xấp xỉ diện tích đảo quốc Singpore. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía Tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km. Năm 2006, khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện đảo này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Bởi thế, Phú Quốc có thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt. Mùa khô: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5. Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, độ ẩm cao từ 85 đến 90%.

Trước năm 1975 dân số trên đảo chỉ hơn 5000 người. Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân. Đến năm 2003, theo thống kê của tỉnh Kiên Giang dân cư sinh sống trên đảo đã lên đến trên 79.800 người, với mật độ trung bình là 135 người/km², thấp hơn mật độ trung bình của cả nước 253 người/km².

Phú Quốc trước đây có một số nhà nguyện và nhà thờ: Khoảng năm 1930, một số giáo dân miền Bắc vào đảo này làm đồn điền cao su ở gần Bãi Khem. Hai linh mục người Malaysia là cha Albe1za và Merdrignac đã cho xây một nhà nguyện tạm bằng lá để làm nơi cầu nguyện, và dâng thánh lễ.

Năm 1955, một linh mục cho xây nhà thờ ở thị trấn Dương Đông. Sau năm 1975, nhà nước quản lý. Khoảng thời gian gần đây, số giáo dân ở Dương Đông ngày càng nhiều và có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, thế là mọi người tụ tập tại một nhà người dân có vườn rộng để cùng dâng lễ hoặc phải vượt hơn 30 km đến An Thới dự lễ.

Nhà thờ An Thới được thành lập vào năm 1957, khi đó có 1.000 giáo dân quê quán ở Nghệ An vào đảo sinh sống. Hiện nay, cha Gioan Trần Văn Trông là chính xứ, với số giáo dân hơn 3.000 người (cả Dương Đông và An Thới).

Đến thời điểm tháng 7 năm 2011, Phú Quốc có 74 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư là 48.087 tỷ đồng. (x. tự điển Vikipedia)

Quả thật, ba ngày hai đêm ở Phú Quốc trải qua thật nhanh. Cảnh vật đẹp, hoang sơ, khám phá biển thú vị, con người thân thiện… Tuy nhiên chúng tôi vẫn luôn thấy một góc thiếu nơi mỗi người: đó là đời sống tâm linh.

Được biết, chỉ trong ngày 04.6 đã có hơn 20 linh mục đến Phú Quốc, trong khi đó, có thể có hàng trăm người Công Giáo đến đảo này mỗi ngày, mà trung tâm hành chính và du lịch của huyện đảo là thị trấn Dương Đông lại không có nhà thờ. Chúng tôi phải vượt hơn 30 km đường ổ voi (công trình đang xây dựng), mất hơn 1giờ đồng hồ để đến nhà thờ An Thới dâng lễ. Còn những kitô hữu khác thì thế nào, nhất là khi họ đến đây vào thứ bảy và chúa nhật?

Hiện đảo Phú Quốc đang được trung ương và địa phương đầu tư xây dựng rất nhiều hạng mục: sân bay quốc tế, Cảng biển, Casino, và nhiều công trình vui chơi giải trí khác, nhằm biến nơi đây thành “thiên đường” du lịch. Nhưng để phát triển con người toàn diện thì cần phải phát triển cả xác – hồn, tức đời sống vật chất và tinh thần. Thiếu một trong hai thì sẽ làm cho con người trở nên què quặt. Dường như Phú Quốc chỉ chú trọng đến nhu cầu thể chất mà quên đi nhu cầu tâm linh của du khách và người dân địa phương. Bằng chứng rõ nét là cả thị trấn Dương Đông sầm uất không có một ngôi Nhà thờ cho hơn 1000 giáo dân Công Giáo sở tại và hàng chục ngàn lượt người Công giáo đến với Phú Quốc mỗi năm.

Rất mong chính quyền tỉnh Kiên Giang cũng như những người làm công tác qui hoạch, đầu tư phát triển và du lịch chú ý đến một phần không thể thiếu nơi mỗi con người là đời sống tâm linh. Cho dù họ đi đâu, ở đâu và làm việc gì thì đời sống tâm linh là nền tảng không thể thiếu. Đừng để cho du khách khi rời Phú Quốc cảm thấy có “một góc thiếu” căn bản, một khoảng trống miên man trong lòng.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một tầm nhìn đại kết về vai trò của Đức Maria trong kế hoạch Thiên Chúa và trong hiệp thông các thánh (10)
Vũ Văn An
22:50 08/06/2012
Chương ba: Các vấn đề tranh cãi

Sử dụng ba điều của Kinh Tin Kính, ta đã nói rõ những gì kết hợp ta trong tuyên xưng đức tin của ta đối với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Giờ đây, ta hãy xét tới các vấn đề mà ta phải thú nhận là còn khác biệt. Đồng thời, nguyên tắc “phẩm trật chân lý” (1) giúp ta đem lại cho các vấn đề này tư thế chúng xứng đáng; tư thế này tuy không đệ nhị đẳng nhưng nhất định đứng hàng thứ hai so với những điều kết hợp chúng ta. Vì đức tin có những trọng điểm phải coi là chính yếu bất cứ theo quan điểm nào; trong khi ấy, nó vẫn có những điểm được coi là ngoại vi hơn. Phẩm trật này cung cấp cho ta tiêu chuẩn để xác định ra các điểm còn phân rẽ và các điểm không phân rẽ ta nữa.

Trong việc xác định này, ta sẽ được hướng dẫn bởi giải đáp cho các vấn nạn sau đây: Trong giáo huấn Kitô giáo về Đức Maria, những yếu tố nào tạo ra sự nhất trí trong việc chấp nhận đức tin Kitô giáo? Và, ta có quyền bất đồng một cách hợp pháp về các yếu tố nào? Dưới điều kiện nào và trong tinh thần nào, một dị biệt có thể được chấp nhận (2)?

Các vấn nạn này bao gồm:

* Sự “cộng tác” của Đức Maria vào công trình cứu rỗi;
* Việc trọn đời đồng trinh của Đức Maria và ý nghĩa của kiểu nói “anh chị em của Chúa Giêsu” trong Tân Ước;
* Hai tín điều được Giáo Hội Công Giáo tuyên bố:Vô Nhiễm Thai và Mông Triệu;
* Và sau cùng, việc cầu nguyện với Đức Maria

I. Việc “cộng tác” của Đức Maria vào công trình cứu rỗi và mối liên hệ giữa ơn thánh và tự do

Một trong các điểm bất đồng lớn về tín lý giữa người Thệ Phản và người Công Giáo về Đức Maria chắc chắn là chủ trương của Công Giáo cho rằng ngài “cộng tác” vào việc cứu rỗi nhân loại. Xác tín này xem ra đi ngược lại quan điểm chính của người Thệ Phản coi sự công chính hóa là nhờ đức tin vào Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc duy nhất (Solus Christus), không cần đến việc làm tốt của ta. Sự khó khăn mà người Thệ Phản vốn có đối với Đức Maria càng làm sáng rõ một vấn đề hết sức nền tảng.

1. Xác tín của người Thệ Phản

Trong tâm trí người Thệ Phản, hạn từ “cộng tác” bị nghi ngờ vì chuyên chở ý niệm nếu không bình đẳng, thì ít nhất cũng hợp tác của những người ngang hàng vào việc cứu rỗi chúng ta. Dù sao, trong tiếng Anh, nó cũng có tiếp đầu ngữ “co”, cùng với. Nền thần học và việc sùng kính của người Thệ Phản cũng thấy trong hạn từ này một vai trò độc lập của Đức Maria, và ngay cả thế cạnh tranh giữa ngài và Chúa Kitô. Trong một đoạn văn thời danh, Karl Barth cực lực phản đối nền “thánh mẫu học” của Công Giáo mà ông kết án là “lạc giáo”. Điểm ông công kích hơn cả chính là việc hợp tác của Đức Maria:

“Mọi cố gắng biến con người của Đức Maria thành đối tượng chú ý đặc biệt, để dành cho ngài một vai trò độc lập, dù là tương đối, trong lịch sử cứu rỗi là tấn công vào mầu nhiệm mạc khải. Vì khi làm như thế, ta có khuynh hướng làm cho mầu nhiệm này lệ thuộc không những Thiên Chúa mà còn tùy thuộc cả người phàm và đặc tính tiếp nhận của họ nữa. Nhưng trong Tân Ước, tình thế hoàn toàn ngược hẳn lại… Tân Ước không biết tới bất cứ vinh quang nào “dội lại” (rebounds) trên con người phàm tiếp nhận ơn thánh cả…”(3).

Xa hơn chút nữa, cũng nhà thần học này viết:

“Vì là nữ tì của Chúa, Đức Maria đã nói những lời đáng ghi nhớ này: ‘Xin vâng… như lời ngài truyền!” và cũng trong tư cách một người đàn bà với tâm trí như thế, ngài đã trở thành “mẹ của Chúa” theo câu 43. Vì đoạn văn này, người ta không thể chủ trương rằng (tước hiệu) theotokos, Mẹ Thiên Chúa, của Công Đồng Êphêsô là không có căn bản Thánh Kinh. Nhưng liệu ngài có phải là mediatrix omnium gratiarum, đấng trung gian mọi ơn thánh, hay không? Hay là đấng coredemptrix, đấng đồng công cứu chuộc, hay không? Lại còn regina coeli, nữ vương thiên đàng, nữa? Làm thế nào người ta lại có thể xây dựng không biết bao nhiêu ý niệm, rõ ràng hết sức “quá trớn” này, lên câu fiat mihi, hãy làm cho tôi, và chức làm mẹ của Đức Maria?” (4).

Rồi khi người Công Giáo không ngừng cho rằng câu trả lời của Đức Maria “gồm cả việc cộng tác hoàn toàn với ‘ơn thánh vốn đi trước và trợ giúp của Chúa’ lẫn sự mở lòng hoàn toàn đón nhận hành động của Chúa Thánh Thần” (5), thì người Thệ Phản đặt câu hỏi: “Lời xin vâng của Đức Maria làm cho việc nhập thể thành khả hữu hay chính sắc chỉ ơn thánh Chúa làm cho lời xin vâng của Đức Maria thành khả hữu?”. Về điểm chủ yếu này, hai nhà thần học đã nói lên câu trả lời của Thệ Phản như sau:

Karl Barth: “Người ta không thể nghĩ tưởng ra một tính tiếp nhận nào, một trao đổi nào, một chuyển giao quyền lực nào, dù với sự dè dặt cẩn trọng tối đa. Vì đức tin không hề là một hành vi có tính hỗ tương, nhưng là một hành vi hệ ở việc từ bỏ bất cứ tính hỗ tương nào và việc nhìn nhận Đấng Cứu Chuộc duy nhất mà ngoài Người ra, ta không có ai khác chạy tới. Mạc khải và hòa giải dứt khoát chỉ có một chiều; chúng là công trình của Thiên Chúa một cách bất phân chia và hoàn toàn độc hữu” (6)

Jean Bosc: “Chỉ có sự vâng lời duy nhất có tính tích cực, đem lại cứu rỗi là sự vâng lời của chính Chúa Kitô trong nhân tính của Người. Chính Người mới dâng lên Thiên Chúa câu trả lời dứt khoát của nhân loại, cũng như Người là hồng ân của Thiên Chúa. Chắc chắn, trong sự vâng lời này, người ta có thể nói tới một đồng hình đồng dạng nào đó của tín hữu đối với Chúa Kitô. Nhưng làm sao có thể gợi ý xa xôi tới một sự cộng tác, vốn tự nó đã hoàn hảo và trọn vẹn trong Chúa Kitô rồi, về phía cả con người lẫn Thiên Chúa được? Ý niệm cộng tác này xem ra là nguồn gốc của một tác vụ muốn thiết lập ra một công trình nhân bản song song có tính bổ túc cho công trình của Chúa Giêsu Kitô, trong khi thực ra sự song song nhân bản này đã được chứa trong chính công trình của Người rồi” (7).

Nhưng trong một tác phẩm trước đó, Jean Bosc cũng đã đặt ra câu hỏi này: “Điều này có nghĩa ta phải ‘bác bỏ sự cần thiết của việc làm’ chăng? Không phải thế! Vì các việc làm này đều chỉ là hoa trái của ơn thánh tự mình đã đủ và đáp ứng đầy biết ơn của những con người nhân bản đối với hồng ân hoàn hảo từng được ban cho họ nơi Chúa Giêsu Kitô” (8).

2. Xác tín của Công Giáo

Trước nhất, cần nhìn nhận rằng đối diện với thách thức triệt để này, nhiều thần học gia Công Giáo đã đi theo một ngả đường nguy hiểm và góp phần vào việc sử dụng không thích đáng các hạn từ đồng công cứu chuộc và trung gian khi áp dụng vào Đức Maria. Xét cách khác quan, hạn từ “đồng công cứu chuộc” có khuyết điểm, vì nó gợi ý rằng vai trò của Đức Maria có cùng một trật tự như vai trò của Chúa Kitô. Công Đồng Vatican II đã từ bỏ hạn từ này một cách có ý thức; từ đó, trong các văn kiện chính thức (9), hạn từ này không còn tái xuất hiện nữa.

Kiểu nói “Đức Maria, Đấng Trung Gian” thì thực sự đã được sử dụng từ thời Trung Cổ. Dù Chúa Kitô là “Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người” (1Tm 2:5) theo nghĩa chính xác của từ ngữ, ta vẫn có thể nói rằng theo nghĩa phái sinh, ta là trung gian cho nhau “trong chừng mực Đấng Trung Gian duy nhất quyết định hành động qua các tín hữu, coi họ như dụng cụ hay máng chuyển” (10). Nhưng vì tước hiệu mediatrix này, trên thực tế, chỉ được áp dụng vào Đức Maria, một cách biệt lập hẳn với hiệp thông các thánh, một hiệp thông mà tất cả chúng ta đều có vai trò trung gian, nên người ta đã chồng chất lên nó đủ mọi hiểu lầm đáng kể (11). Đó là lý do tại sao phong trào đại kết đã lên tiếng yêu cầu người Công Giáo tránh hạn từ này và yêu cầu người Thệ Phản ghi nhớ rằng khi họ thấy hạn từ đó trong văn kiện chính thức của Công Giáo, thì các anh chị em của họ không hề đặt nghi vấn cho vai trò trung gian duy nhất của Chúa Kitô.

Ấy thế nhưng hạn từ “cộng tác” thì vẫn còn được duy trì trong các văn kiện chính thức của Công Giáo như trong Chương VIII Hiến Chế “Lumen Gentium” (số 56), trong đó, ý hướng đại kết hết sức rõ ràng. Hạn từ này nói lên điều hết sức thân thiết đối với truyền thống Công Giáo, trong đó, người ta hiểu rằng khi một tạo vật nhân bản “cộng tác” thì điều này luôn có nghĩa là họ sử dụng đức tin, đức cậy và đức mến để “đáp ứng”. Do đó, không hề có sự trái ngược giữa “sự cộng tác” theo nghĩa Công Giáo ở đây và “sự đáp úng đầy biết ơn của những con người nhân bản trước hồng ân hoàn hảo” (Jean Bosc) từng được phía Thệ Phản xác quyết. Đối với câu hỏi nêu ở trên (12), Người Công Giáo có thể dùng đức tin của mình mà trả lời rằng kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa quả thực đã làm cho lời xin vâng của Đức Maria thành khả hữu nhờ ơn thánh và việc ban cho lời đáp ứng tự do này một chỗ đứng. Ngôn từ Công Giáo dĩ nhiên chưa khéo léo đủ để tránh được mọi hiều lầm về điểm này.

Khi Giáo Hội Công Giáo nói tới “sự cộng tác” của Đức Maria vào công trình cứu rỗi, giáo hội này không đặt sự “cộng tác” đó song song với sáng kiến của Đấng Cứu Thế và Cứu Chuộc. Nói theo ngôn từ bóng bẩy của hình ảnh, điều ấy không có ý nói Đức Maria thêm được phần trăm nào, dù tối thiểu bao nhiêu, vào công trình của Chúa Kitô. Sự cứu rỗi của ta trăm phần trăm là công trình của Thiên Chúa qua Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần. Đức Maria được đặt về phía những người được cứu rỗi và chỉ dám can thiệp nhờ ơn thánh mà ngài, giống như mọi tín hữu khác, từng tiếp nhận. Ngay khi sự cứu rỗi của ngài mang hình thức được gìn giữ khỏi tội, Đức Maria vẫn “được cứu chuộc” với cùng một tước hiệu như mỗi người chúng ta.

3. Hướng tới một hòa giải

Vì hạn từ “cộng tác” có đó và đang sống trong tâm não của cả đôi bên, nên ta không thể coi như nó không hiện hữu. Vì thế, ta sẽ cố gắng thanh tẩy và “hoán cải” nó, như thể “tái dựng nó” vậy. Có lẽ một ngày nào đó, một hạn từ khác sẽ xuất hiện trong cuộc đối thoại của ta, một hạn từ thoả đáng hơn đối với mọi người liên hệ, hy vọng tránh được mọi mập mờ lưỡng nghĩa.

Việc “cộng tác” của Đức Maria là hoa trái từ sáng kiến của Chúa Cha, Đấng đoái nhìn “phận hèn tôi tớ Người” (Lc 1:48). Nó cũng là hoa trái từ sự “kenosis” (tự hư vị hóa) của Chúa Con, Đấng đã “đổ hết mình ra… và hạ mình khiêm tốn” (Pl 2:7-8) để có thể giúp con người đáp trả. Sau cùng, nó là hoa trái từ hành động của Chúa Thánh Thần, Đấng đã điều hướng tâm hồn Đức Maria để ngài vâng lời. Điều sẽ xẩy ra lúc ngài thưa xin vâng. Sự khiêm nhường của Đức Maria là hoa trái từ sự vâng lời của Chúa Con.

Về phần mình, Đức Maria cũng bước cùng một nhịp bước như thế: ngài muốn từ bỏ việc kiểm soát chính cuộc sống của ngài. Nhờ làm như thế, ngài đã trở thành hình ảnh cho bất cứ tín hữu nào biết từ bỏ việc yêu mình để bước vào mối liên hệ với Chúa Kitô. Luther từng viết rằng: Chúa Kitô “tự cung cấp cho mình một nàng dâu vinh hiển, không tì vết hay nếp nhăn; Người thanh tẩy nàng dâu của mình trong bể tắm lời hằng sống, nghĩa là, nhờ đức tin vào lời của Người, vào sự sống của Người, vào đức công chính của Người, vào ơn cứu rỗi của Người” (13). Nhà Cải Cách này sau đó nói tới mọi tín hữu rồi nói tới Đức Maria như sau:

“Kitô hữu phải nghĩ rằng ‘dù tôi là người bất xứng và bị kết án, Thiên Chúa của tôi vẫn đã ban cho tôi, trong Chúa Kitô, mọi kho tàng chính trực và cứu rỗi mà không cần bất cứ công phúc nào của tôi, hoàn toàn do lòng từ bi tinh tuyền và tự ý của Người, đến nỗi từ nay trở đi, tôi không cần gì khác ngoại trừ đức tin, tin rằng điều này đúng… Nhờ đức tin, tôi được dư đầy mọi điều tốt lành nơi Chúa Kitô’. Thế là từ đức tin, tuôn trào mọi yêu thương và hân hoan nơi Chúa, và từ yêu thương là một tâm trí vui tươi, đầy thiện chí và tự do sẵn sàng phục vụ anh em mình…

“Ta có một tấm gương tuyệt vời về đức tin ấy nơi Đức Diễm Phúc Maria. Như đã viết trong Luca 2 [:22], ngài được thanh tẩy theo phong tục của mọi phụ nữ, mặc dù ngài không bị trói buộc bởi luật lệ ấy và không cần được thanh tẩy… Ngài không cần được công chính hóa bởi việc này, nhưng dù công chính, ngài đã thực hành việc đó một cách tự ý và sẵn sàng. Các việc làm của ta cũng phải được thực hiện như vậy, không phải vì nhờ chúng ta nên công chính hóa, vì, tuy được công chính hóa trước đó nhờ đức tin, ta vẫn phải làm mọi sự một cách tự ý và hân hoan vì người khác” (14).

Đức Maria là người được chọn trước nhất để làm mẹ của Chúa: chữ “chọn” ở đây chỉ quyền ưu tiên tuyệt đối của Thiên Chúa. Chính vì Đức Maria từng đã được một mình ơn thánh công chính hóa và công chính hóa trong đức tin, nên ngài được liên kết với việc làm của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô. Sự “cộng tác” của ngài có một không hai nếu xét tới bản chất việc ngài làm, vì ngài là mẹ Chúa Giêsu và là người dưỡng dục Người. Ngài “cộng tác” vào biến cố cứu rỗi độc nhất và phổ quát. Nhưng theo quan điểm cơ cấu hay tư thế của ngài, việc “cộng tác” của ngài không khác gì sự cộng tác của mọi người từng được ơn thánh công chính hóa. Trong toàn bộ tính của nó, nó quả là hoa trái từ ơn thánh Chúa. Há sau này, Thánh Augustinô đã chẳng từng viết rằng: “Khi Thiên Chúa tưởng thưởng các công phúc của ta, thì thực sự Người chỉ tưởng thưởng chính các hồng phúc của Người mà thôi”? (15). Như thế, tự do có thể trở thành nguồn cho việc làm để bày tỏ ơn cứu rỗi đang sống thực trong hiệp thông các thánh. Theo ngôn ngữ Công Giáo, ta có thể nói: các việc làm này hoàn toàn là hồng phúc của Thiên Chúa và cùng một lúc cũng hoàn toàn là việc làm từ tự do có ơn thánh của con người nhân bản. Như thế, ta có thể nói tới một hành động của Đức Maria, độc lập với hành động của Chúa Kitô. Sự “cộng tác” của ngài không thêm vào hành động của Thiên Chúa và, vì nó là hoa trái từ các hồng phúc của Thiên Chúa, nên nó không đi trệch ra khỏi quyền tối thượng của Chúa Kitô (16)

Đức Maria cũng đã hiện diện dưới chân thánh giá. Ngài không cộng tác vào lễ hy sinh vô song mà chỉ một mình Chúa Giêsu dâng hiến. Thánh Ambrôsiô nhắc nhở ta rằng: “Trong việc cứu rỗi mọi người chúng ta, Chúa Giêsu không cần bất cứ sự giúp đỡ nào” (17). Ấy thế nhưng “Đức Maria đã trung thành gìn giữ sự kết hợp của ngài với Con Trai của mình cả tới thánh giá; chính dưới chân thánh giá ấy (chắc chắn đây là một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa), ngài đã nghiêm đứng (xem Ga 19:25) để chia sẻ nỗi đau đớn của Con Trai mình và kết hợp trái tim làm mẹ của ngài với lễ hy sinh của Con” (18). Ngài đã đáp trả với trọn sự tự do mà đức tin đã đưa lại cho ngài bằng cách chấp nhận việc mất người Con tên Giêsu và vui lòng đón nhận môn đệ yêu quí làm con.

Đức Maria là gương sáng cho mọi người được cứu rỗi. Sự cứu rỗi này hệ ở một mối tương quan: sẽ không có cứu rỗi nếu mối tương quan này không được chấp nhận, nếu nó không thoả mãn một đáp trả tạ ơn. Thụ động tính trước mặt ơn thánh, việc đức tin để ơn thánh mặc tình đánh động, tất cả những điều này đều là nguồn phát sinh ra một hành động mới; tính tiếp nhận đã trở thành sự vâng lời (19). Sự ngoan ngoãn vâng theo Chúa Thánh Thần đã trở nên một sức mạnh tác hoạt. Thụ động tính không bao giờ là toàn vẹn cả; trong giây phút thứ hai, tính tiếp nhận sẽ trở nên tác hoạt. Tuy nhiên, mọi đáp trả đều cùng một lúc là công trình của ơn thánh Chúa lẫn công trình của tự do nhân bản được hành động của ơn thánh đánh động. Điều duy nhất hoàn toàn thuộc con người nhân bản chỉ là việc họ từ khước ơn thánh.

Alexander Vinet, một nhà thần học Thệ Phản, đã tuyệt diệu nói lên tất cả những điều trên ở thế kỷ 19:

“Ta không nói: ‘hãy làm việc, mặc dù chính Thiên Chúa sản xuất nơi bạn cả ý chí lẫn việc làm’; đúng hơn, ta sẽ cùng Thánh Tông Đồ nói rằng: ‘hãy làm việc, vì Thiên Chúa đã sản xuất nơi bạn cả ý chí tự do lẫn việc làm” (Pl 2:12-13). Người ta từng nói rằng đức khôn ngoan của Kitô Giáo phải ngồi im như thể Thiên Chúa đang làm mọi việc, nhưng phải hành động như thể Người đang không làm gì cả. Tốt hơn, ta nên nói rằng Người đang làm mọi sự. Người dựng nên ta để hành động; Người dựng trong ta ý chí để hành động; qua ta, Người làm mọi việc ta đang làm, nhưng Người làm thế qua ta và không muốn làm cách khác” (20).

Nhưng ở đây, ta cần có sự phân biệt: chấp nhận không phải là một công việc. Người chấp nhận một quà phúc không giữ vai trò nào trong sáng kiến đưa ra quà phúc. Nhưng đàng khác, quà phúc chỉ là quà phúc nếu nó được tiếp nhận. Nói cho ngay, sẽ không có quà phúc nào nếu người được dự định nhận không nhận quà phúc ấy; nếu họ không nhận, thì ta mới chỉ có đề nghị tặng quà mà thôi. Theo một nghĩa nào đó, người cho cần có người nhận nếu muốn có việc cho. Quà phúc là một loại lời mời của người cho ngỏ với người nhận. Lời đáp trả đối với quà phúc là một phần của quà phúc vậy.

Hồng phúc của Thiên Chúa, là chính Chúa Giêsu, cũng theo luật tự do chấp nhận ấy: “Bao nhiêu lần Ta từng muốn tụ tập con cái ngươi lại như gà mẹ ủ ấp con dưới cánh, nhưng ngươi đâu có sẵn lòng!” (Mt 23:37). Thánh Augustinô sau này phát biểu cách khác: “Đấng dựng nên bạn không cần đến bạn, nhưng không thể cứu bạn mà không có bạn” (21).

Các tư tưởng trên thích hợp hoàn toàn với luận lý của Thánh Phaolô về công chính hóa nhờ đức tin và của đức tin, là việc thực hiện được bằng đức ái (Gl 5:6). Trong các Tin Mừng, Chúa Giêsu không ngần ngại nói rằng: “Đức tin của con đã cứu con” (Mt 9:22; Mc 5:34; 10:52; Lc 7:50; 8:48; 17:19), qua đó, đã gán cho đức tin điều vốn là công trình của ơn thánh. Như thế, ta không bao giờ nên trở thành nạn nhân của thứ luận lý đua tranh, vì điều được thừa nhận là của Chúa không hề loại bỏ điều được coi là nhân bản; điều được ban cho con người nhân bản không bao giờ bị lấy đi khỏi Thiên Chúa. Điều đã đúng với đức tin của mọi tín hữu thì cũng đúng với đức tin của Ápraham và đức tin của Đức Maria.

Đây chính là nghịch lý của giao ước: nó đơn phương về phía Thiên Chúa nhưng đã trở nên song phương nếu muốn hữu hiệu. Giao ước hiện hữu trước đáp trả, và sự từ khước nó không hề làm tan biến kế hoạch của Thiên Chúa. Trước chúng ta, lời xin vâng đối với nó đã được Thiên Chúa và Đức Kitô nói lên: “Khi bước vào thế gian, Chúa Kitô đã từng nói: ‘Chúa đã không ưa hy lễ và hiến lễ, nhưng đã chuẩn bị cho Con một thân thể… Nên Con xin thưa: ‘Lạy Thiên Chúa, này Con đến để làm theo thánh ý Cha’” (Dt 10:5-7, trích Tv 40: 7-9 Bản Bẩy Mươi). Đàng khác, điều quan trọng là đến lượt ta, ta phải nói lên lời xin vâng một cách trọn vẹn. Kitô Giáo bác bỏ ý niệm về một Thiên Chúa đơn độc. Người đã tạo dựng nên con người hiện hữu, và con người nhân bản khiến Thiên Chúa trở thành Thiên Chúa của giao ước. Thiên Chúa muốn ban cho Đấng Kitô của Người một cuộc hiện sinh trong xác phàm nhờ lời xin vâng của Đức Maria.

Tưởng cũng cần phân biệt giữa yếu tố của một “cộng tác” đóng vai trò vào giây phút độc đáo và chói sáng của công chính hóa và yếu tố chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của người được công chính hóa.

Ở giai đoạn thứ nhất, việc chấp nhận sự công chính hóa là một “đáp trả”. Nhưng ở giởi đoạn thứ hai, giai đoạn mà truyền thống Thệ Phản thích gọi là giai đoạn thánh hóa hơn, một khả thể mới đã được ban cho người được công chính hóa. Thánh Phaolô nói về ta như người thừa tự của Thiên Chúa và đồng thừa tự với Chúa Kitô, và ơn thánh là vẻ đẹp sáng ngời trong mọi hành động của con cái Thiên Chúa (xem 2Cor 3:18).

Chữ đáp trả gợi ta nhớ tới chữ trách nhiệm (trong tiếng Anh lần lượt là responseresponsibility). Vì Chúa Kitô muốn cứu rỗi ta như là một cơ thể duy nhất sống động trong hiệp thông và liên đới, nên Người ban cho ta quyền được giúp đỡ lẫn nhau trên hành trình về nước trời. Quyền này là một yếu tố trong chức linh mục của mọi người đã được rửa tội, là chức biến ta, nhờ sự tham dự vào mầu nhiệm Chúa Kitô, trở thành tiên tri, tư tế và vương đế (xem 1Pr 2:9). Vì chúng ta là như thế, nên ơn thánh đã giúp ta khả năng tham dự vào ơn cứu chuộc mà một mình Chúa Kitô đem đến. Những ai sống trong Chúa Kitô đều có khả năng “cộng tác” trong công trình cứu rỗi trần gian qua việc đáp trả bằng trọn cả cuộc sống của họ, sự cầu bầu của họ, sự đau khổ được tình yêu dâng lên của họ, và mọi việc làm được thực hiện trong đức tin (22). Các từ ngữ thường hay bị hiểu lầm trong Thư Côlôxê 1:24 cho thấy rõ: “cộng tác” không hề đặt nghi vấn cho tính duy nhất nơi hành động cứu chuộc của Chúa Kitô: “Tôi hoàn tất trong thân xác tôi điều còn thiếu trong đau khổ của Chúa Kitô vì phần ích của thân thể Người là giáo hội”. Như chính Luther từng viết, ta có thể trở nên Chúa Kitô vì người khác (23).

Một điển hình của sự “cộng tác” mới mẻ từng được ơn công chính hóa làm thành khả hữu này là sự cộng tác của các thừa tác viên. Bằng chính lời của mình, Thánh Phaolô đã xây dựng giáo hội: ngài quả có “cộng tác”. Tuy nhiên, ngài làm thế bắt đầu bằng lời xin vâng được ngài nói lên trong đức tin và được Chúa Thánh Thần làm cho khả hữu. Ngài dám nói về ngài và các bạn đồng hành như sau: “Chúng tôi là những người cộng tác (synergoi) của Thiên Chúa” (1Cor 3:8). Việc “cộng tác” này mô tả hành động của tôi tớ Ông Chủ, Đấng một mình là “người hành động”. Dựa vào nền tảng Thánh Kinh này, hạn từ “synergy” (hiệp lực) đã trở thành truyền thống tại Phương Đông.

Cũng thế, sự “cộng tác” của Đức Maria là việc phục dịch để thực thi sự cứu rỗi. Nó được đối tượng của nó đặt tách ra, vì trong hoàn cảnh của ngài, trong ơn thánh và nhờ đức tin, Đức Trinh Nữ đóng một vài trò độc đáo chủ yếu trong việc sinh và trong cái chết của Chúa Giêsu. Đức Maria cộng tác nhờ sự đáp trả bằng đức tin của ngài, như mọi con người được công chính hóa khác, nhờ sự vâng lời của ngài, việc làm mẹ của ngài và mọi hành động trong tư cách “nữ tì” của ngài, trong đó, có hành động ngài can thiệp tại Cana.

Cuộc tranh luận về Đức Maria này chắc chắn dẫn ta trở lại với cuộc tranh luận bao hàm hơn nhiều, như K. Barth đã thấy rất rõ, tức cuộc tranh luận về các hậu quả của sự công chính hóa nhờ đức tin nơi con người nhân bản, và về khả năng “cộng tác” của con người nhờ ơn thánh và đức tin vào chính sự cứu rỗi của họ. Đây cũng chính là vấn đề phát sinh từ việc “cộng tác” của giáo hội (24).

Cho nên (25), “dù quan điểm về hòa giải được đưa ra ở đây chủ yếu liên quan tới vai trò của Đức Maria trong nhiệm cục cứu rỗi, chúng tôi vẫn nghĩ rằng ta có thể áp dụng nó một cách rộng rãi hơn để phát huy các cuộc đối thoại của chúng ta trong giáo hội” (26).

Ghi chú
(1) Về nghĩa của chữ này, xin xem chú thích số 38 dưới đây.
(2) Năm 1992, ủy ban đối thoại Luthêrô-Công Giáo tại Mỹ có công bố tài liệu The One Mediator, the Saints, and Mary. Lutherans and Catholics in Dialogue VIII dưới sự chủ biên của H. George Anderson, J. Francis Stafford, và Joseph A. Burgess (Minneapolis: Augsburg). Tài liệu này cho hay: “Mục tiêu của đối thoại đại kết không phải để loại bỏ mọi dị biệt, mà là để chắc chắn rằng các dị biệt còn lại phù hợp với sự đồng thuận căn bản trong đức tin tông truyền, và do đó, hợp pháp hay ít ra cũng khoan dung được. Hòa giải là một diễn trình công nhận nhiều mức độ khác nhau, dẫn tới việc hiệp thông trọn vẹn trong đức tin, trong việc thờ phượng có tính bí tích, và trong sinh hoạt có cơ cấu của giáo hội. Do đó, điều quan trọng là phải nắm chắc các dị biệt này ảnh hưởng ra sao… đối với thứ hiệp thông vừa trình bầy” (số 90). Ta sẽ nhắc tới tài liệu này nhiều lần nữa. Nó tuy độc lập với công trình của Nhóm Dombes nhưng đồng qui với công trình này. [Bản văn tài liệu này cũng thấy trong cuốn Growing Consensus. Church Dialogues in the United States, 1962-1991, do J.A. Burgess và J. Gors chủ biên (New York: Paulist Press, 1995) 374-451.
(3) K. Barth, Kirchliche Dogmatik I, 2 #15 (Zurich: EBZ, 1939, tr.154). Như thế, bản tiếng Đức có trước việc định nghĩa Mông Triệu.
(4) Vừa dẫn, IV, 3, 2 #71 (Zurich:EBZ, 1939, tr. 691).
(5) Đức Gioan Phaolô II, TĐ Redemptoris Mater (25 Tháng 3, 1987) số 13.
(6) K. Barth, Kirchliche Dogmatik I, 2 #15 (Zurich: EBZ, 1939, tr.160)
(7) Jean Bosc, “La Constitution Lumen Gentium” trong Vatican II, Points de vue protestant (Paris: Cerf, 1967) số 64, tr. 44.
(8) Jean Bosc, Le dialogue catholique-protestant (Paris: La Palatine, 1960) 49.
(9) Một ủy ban mới đây, do Tòa Thánh thiết lập để trả lời một số lời yêu cầu công bố các tước hiệu mới cho Đức Maria, đã phát biểu như sau: “Ta không nên từ bỏ đường hướng thần học của Vatican II, một đường hướng không muốn công bố bất cứ tước hiệu nào trong số này… Hạn từ “Đấng Đồng Công Cứu Chuộc” vốn không được các văn kiện quan trọng sử dụng trong giáo huấn của các đức giáo hoàng, kể từ thời Đức Piô XII. Đã có nhiều chứng từ cho thấy thực sự vị giáo hoàng này đã cố ý tránh việc sử dụng hạn từ này… Sau cùng, các nhà thần học, nhất là các nhà thần học không Công Giáo, tỏ ra khá nhậy cảm trước các khó khăn đại kết rất có thể do việc công bố các tước hiệu này gây ra”.
Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Thánh Mẫu lên tiếng về lời phát biểu trên như sau: “Câu đáp của Ủy Ban, tuy cố ý vắn vỏi, nhưng là câu đáp nhất tề của Ủy Ban và chỉ nhằm điểm này: từ bỏ đường hướng của Công Đồng Vatican II để hướng tới việc công bố tín điều mới là điều không thích đáng”. Hàn Lâm Viện còn tỏ ra ngạc nhiên trước lời yêu cầu công bố thành tín điều “một tước hiệu mà huấn quyền rất dè dặt và tránh né một cách có hệ thống” (DC số 2164 [1997] 693, 694 và 696).
(10) The One Mediator, the Saints, and Mary, số 56.
(11) Vừa dẫn, số 70: “Cả hai [giáo hội chúng ta] đều nhất trí về tư cách trung gian duy nhất của Chúa Kitô (solus Christus) và sự công chính hóa dành cho người có tội (sola gratia) do Chúa Kitô đem lại; hai giáo hội sử dụng học lý này làm ‘tiêu chuẩn ấn định sự chân chính” của các thực hành liên quan tới các thánh và Đức Maria. Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào khẳng định được tư cách trung gian duy nhất của Chúa Kitô mà mọi ‘việc trung gian’ trong Giáo Hội của Người không những không đi trệch ra ngoài mà còn thông truyền và triển dương tư cách trung gian duy nhất này nữa”.
(12) Xem Chương 3, I, 1 trên đây (về sự cộng tách của Đức Maria).
(13) Xem Eph 5:25-27. Câu của Thánh Phaolô nói về giáo hội; Luther áp dụng câu ấy vào các tín hữu và vào Đức Maria trong khảo luận The Freedom of a Christian, Martin Luther: Selection from His Writings do J. Dillenberger hiệu đính (New York, 1962) 60.
(14) Vừa dẫn, 75-77.
(15) Thánh Augustinô, Thư 195, 5, 19 (PL 33, 880). Đoạn này đã trở thành một phần trong kinh tiền tụng đầu tiên lễ Các Thánh trong phụng vụ Công Giáo. Cũng nên xem Tự Thuật của ngài, 9, 13, 14 (BA 14, 134); Các Bài Giảng về Phúc Âm Gioan 3, 10 (BA 71, 229).
(16) Xem The One Mediator, the Saints, and Mary, số 60: “Trong giáo huấn Công Giáo, sự cộng tác của Đức Maria và các vị khác hàm nghĩa: từ thuở đời đời, Chúa Cha đã quyết định cứu rỗi vì công nghiệp Chúa Kitô và bằng cách có sự can dự tự do của con người…. Các điển hình can dự hay cộng tác này… hữu hiệu vì (a) Chúa Cha ban ơn cứu rỗi trong Chúa Thánh Thần chỉ là nhờ một mình Chúa Giêsu Kitô mà thôi; (b) sự hữu hiệu của Đấng Trung Gian duy nhất này lớn lao đến nỗi các môn đệ cũng có thể dự phần một cách tự do và tích cực vào công trình cứu rỗi này”.
(17) Thánh Ambrôsiô Thành Milan, Về Tin Mừng Thánh Luca 10, 132 (SC 52, 200).
(18) Vatican II, Lumen Gentium, số 58.
(19) Xem Luther, The Freedom of a Christian: “Khi việc thờ phượng chân thực đối với Thiên Chúa được thực hiện, thì linh hồn đồng thuận với ý chí của họ. Rồi linh hồn hiển dương thánh danh của Người và tự trao phó để Chúa hoàn toàn muốn xử trí nó ra sao tùy thích, vì một khi bám chắc vào lời Chúa hứa, linh hồn nào còn hoài nghi chi việc Đấng vốn chân thực, công chính và khôn ngoan sẽ làm, sẽ vứt bỏ và cung cấp mọi sự một cách tốt đẹp. “Há một linh hồn như thế lại không nhờ đức tin của mình mà hết lòng vâng theo Thiên Chúa trong mọi sự hay sao? Còn có điều răn nào mà đức vâng lời như thế lại không hoàn toàn chu toàn cho được? Còn có chu toàn nào hoàn toàn hơn là đức vâng lời trong mọi sự? Tuy nhiên, đức vâng lời này không có được là do việc làm mà chỉ do đức tin mà thôi” (Dilleberger, 59).
(20) Alexandre Vinet, Homilétique, ou Théorie de la prédication (Paris: 1853) 27-8.
(21) Thánh Augustinô, Bài Giảng 169, 11, 13.
(22) The One Mediator, the Saints, and Mary số 61: “Vai trò cộng tác được Chúa Giêsu Kitô ban cho các môn đệ trên trần gian qua mọi thế kỷ là hoa trái của việc làm trung gian của Người và góp phần vào việc lãnh nhận ơn thánh nơi người khác cũng do Người làm trung gian”.
(23) Xem Luther, The Freedom of a Christian: “Bởi thế, tại sao tôi lại không nên tự do, hân hoan, với cả tâm hồn và ý chí mau mắn làm tất cả những gì tôi biết là đáng hài lòng và đáng chấp nhận đối với một người Cha vốn dư ban cho tôi thật nhiều châu báu không thể nào ước lượng được như thế hay sao? Cho nên, tôi sẽ hiến mình cho người lân cận như một Đấng Kitô, ý hệt như Chúa Kitô đã hiến mình cho tôi… “Do đó, như Cha trên trời của ta đã tự ý đến cứu giúp ta trong Chúa Kitô thế nào, ta cũng phải tự ý giúp đỡ người lân cận ta bằng chính thân xác ta và việc làm của nó, và mỗi người chúng ta hãy trở nên như thể một Đấng Kitô cho người khác… Ta hoàn toàn không biết gì về chính danh xưng của mình và không biết tại sao ta lại là Kitô hữu hay tại sao ta mang danh Kitô hữu. Dĩ nhiên, ta được gọi theo tên của Chúa Kitô, không phải vì Người xa vắng ta, mà chính vì Người ở trong ta, nghĩa là, vì ta tin nơi Người và ta là Đấng Kitô lẫn cho nhau và làm cho người lân cận mọi điều như Chúa Kitô đã làm cho ta” (Dillinger, 75-76).
(24) Nên đọc điều Alexandre Vinet viết về giáo hội: “Giáo hội không tự mình làm điều gì hết, nhưng qua Người, giáo hội làm mọi sự Người từng làm trên trần gian. Giáo hội tiếp tục việc làm của Người, nhưng làm qua Người và cho Người. Giáo Hội là toàn diện nhiệm thể, không phải chỉ có đầu” (trong Le fidèle achevant la souffrance du Christ. Fragment d’un discours de M. Vinet [Lausanne, 1848] 5).
(25) Xem các kết luận về điểm này trong phần nói về Sự Hồi Tâm Tín Lý của Công Giáo và của Thệ Phản.
(26) Thí dụ, xem lời tuyên bố của Ủy Ban Hỗn Hợp Công Giáo - Thệ Phản Pháp: “Giáo Hội có khả năng cho đi chỉ vì trước nhất giáo hội đã lãnh nhận. Nó chỉ có thể là người hòa giải vì đã được hòa giải trước đó. Giáo hội luôn là người trước nhất thụ động tiếp nhận ơn thánh của Thiên Chúa. Mọi sự giáo hội làm đều qui chiếu trở lại nguồn cội vốn không thuộc về giáo hội này và với nguồn cội ấy, giáo hội phải thật trong sáng… Cho nên, sự khác nhau giữa chúng ta liên quan tới sự kiện này: giáo hội là dụng cụ thông truyền ơn cứu rỗi, nhưng về bản chất của tính dụng cụ này, có phải giáo hội được thánh hóa đến độ tự mình trở thành một chủ thể thánh hóa hay không? (Ủy Ban Hỗn Hợp Công Giáo-Thệ Phản Tại Pháp, Đồng Thuận Đại Kết và Dị Biệt Căn Bản [Paris: Centurion, 1987] số ii, các tr.19-20).
 
Thông Báo
Phân Ưu cùng tang quyến LM Augustino Vũ Ngọc Long
Liên Đoàn CGVN/HK
12:07 08/06/2012
PHÂN ƯU

Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
vừa nhận được tin:
Ông Cố ANTÔN VŨ NGỌC TÍN
Đã về an nghỉ trong Chúa lúc 9 giờ sáng, ngày 4 tháng 6 năm 2012
tại Bệnh Viện Hoag, Newport Beach , California
Hưởng Thọ 87 tuổi.

Ông Cố Antôn là thân phụ của Linh mục Augustinô Vũ Ngọc Long,
Phó Xứ Đức Mẹ Lavang, Giáo Phận Orange , California
Xin thành kính phân ưu với Cha Augustinô Vũ Ngọc Long,
Bà Cố Trần Mộng Hồng và Tang Quyến

CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Phát Tang, Cầu Nguyện, Thăm Viếng và Thánh Lễ
tại Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang, 288 S. Harbor Blvd., Santa Ana, CA 92704
Thứ Năm, ngày 14 tháng 06 năm 2012: 3:00PM – 4:00PM: Nghi thức Phát Tang và Cầu Nguyện
4:00PM – 7:00PM: Thăm Viếng và Cầu Nguyện
7:00PM – 8:00PM: Thánh Lễ
Thứ Sáu, ngày 15 tháng 06 năm 2012:
3:00PM – 7:00PM: Thăm Viếng và Cầu Nguyện
- 7:00PM – 8:00PM: Thánh Lễ
Thứ Bẩy, ngày 16 tháng 06 năm 2012:
Thánh Lễ An Táng lúc 8 giờ sáng.
Sau Thánh Lễ, Linh Cữu sẽ được đưa về an nghỉ tại Nghĩa Trang Chúa Chiên Lành,
8301 Talbert Ave, Huntington Beach, California

Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Ông Cố Antôn Vũ Ngọc Tín
vào chốn bình an và hạnh phúc muôn đời.

Thành Kính Phân Ưu
Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
 
Văn Hóa
Chuyện phiếm: Ôi! Chủ nhật đem tình yêu đến với nguời
Trần Ngọc Mười Hai
07:06 08/06/2012
Chuyện phiếm đọc vào tuần sau lễ Mình Máu Chúa năm B 10-6-2012

“Sáng Chủ nhật đẹp, trời trong nắng mai,”
“Tiếng chim ca đùa, làm vui thú thêm.
Ôi! Chủ nhật đem tình yêu đến với nguời.”
(Daniel Boone – Lời Việt: Sưu tầm)
(Ga 13: 34-35)
Không hiểu sao, mỗi khi nghe ai đó cất tiếng hát vang nhạc bản này, không biết tại sao trong tôi vẫn thấy nhiều điều khá lấn cấn. Lấn cấn nhất, là: cụm từ mà nhà thơ dịch từ nhóm chữ “Beautiful Sunday” của Daniel Boone ra như thế? Dịch giả nhà mình sao không dùng tiếng “Chúa nhật” thay cho “Chủ nhật” giống người thường ở huyện vẫn cứ bảo: “Ngày đẹp trời”, “trong nắng mai” là quà tặng Chúa ban, chứ đâu do ông “chủ”/bà “chủ” nào đó cho công nhân/thợ thuyền nghỉ, để rồi đám thợ của ông/của bà sẽ gọi ngày ấy là ngày của chủ, tức “chủ nhật buồn”, rất lấn cấn với dân con nhà Đạo?
Thêm một lấn cấn khác, là: nỗi buồn “chủ nhật”, tức buồn bã ngày của “chủ nhân ông” khiến nhiều người nay không còn thấy vui như trước. Không thấy vui, như ai đó có viết ở đoạn sau đây:

“Tôi hát trong ca đoàn ở Giáo Xứ Mỹ, giữ một chức rất quan trọng không thể thiếu: quét rác gác đàn và chuẩn bị sách vở. Ai cũng yêu mến nài nỉ tôi hát solo, nhưng tôi không dám mang chuông rè đánh xứ người. Dù ở Mỹ hơn hai chục năm, nhưng lỡ ăn nước mắm quê hương nên tiếng hát của tôi có chất giọng con bìm bịp gọi lục bình lững lờ trôi theo con nước ven sông quê ngoại: đục buồn ảm đạm, cứ lục cục trong cổ họng… Có người hỏi: “Sao giọng anh buồn thế ?” Tôi có dịp ca “cải lương” nửa đùa nửa thật: “Vì tận đáy sâu trong lòng tôi có một khối u buồn: nước mất nhà tan đành nương thân xứ người…
“Tuần vừa qua, sau Lễ vọng Phục Sinh, anh ca trưởng dẫn cả nhóm ra quán bồi dưỡng cho bõ tháng ngày vất vả tập luyện. Ngồi kế tôi là một em giúp lễ tuổi chừng 13, thấy mặt mày sáng sủa, dáng nhanh nhẹn tôi hỏi: “Có bao giờ em nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ trở thành Linh Mục không?” Cậu bé nhún vai le lưỡi. Tôi thấy hơi buồn.
Tôi hỏi bà dì ruột ngồi kế bên cậu: “Chắc bà cũng muốn em trở thành Linh Mục chứ?” Người dì ruột phán một câu chắc nịch: “Bố tôi bảo mày làm gì thì làm, chứ đừng bao giờ làm Nữ Tu…” Tôi hụt hẫng và rất buồn…” (x. Người Tôi Tớ Vô Dụng, Boston 4/2012 Ephata ViệtNam số 506 Chúa Nhật 22.4.2012, tr.20)

Bần đạo nghe truyện ở trên thấy cũng buồn, nhưng nghĩ lại đâu cứ phải linh mục mới là người đáp trả lời mời của Đức Chúa. Có nhiều vai trò không kém quan trọng và cũng thực thi sứ vụ Chúa giao phó, đó là vai trò của Thừa Tác Viên. Nghĩ thế rồi, bần đạo bèn quay về lập trường của đấng bậc trổi trang ở Sydney vốn có tư tưởng khá “cứng” về công việc thừa-tác cũng rất Đạo, như sau:

“Chức năng của “Thừa-tác-viên”, ta hiểu là của giáo dân có nhiệm vụ khác nhau ở Tiệc Thánh Thể, là để giúp người tham dự thêm lòng sốt sắng, long trọng. Trước nhất, là vai trò của thừa-tác-viên giúp lễ.
Năm 1973, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục có ra tông thư “Motu proprio” có tựa đề “Ministeria quaedam” trong đó ngài đề cập đến “sứ vụ” thừa-tác giúp lễ, đọc sách thánh, trừ quỷ và giữ cửa, chuẩn bị cho chức thánh linh mục.
Việc giúp lễ và đọc sách thánh, có thể giao cho giáo dân nay Giáo hội vẫn còn giữ và gọi đó là công việc “thừa tác”. Hơn nữa, cất nhắc các chức sắc này nay là định chế chứ không phải là “tấn phong”, như khi trước nữa.
Tông thư của Đức Giáo Hoàng Phaolô đệ Lục cũng nói: “Sứ vụ của Thừa-tác-viên giúp lễ được đặt ra là để giúp phó-tế và để các vị hợp tác với linh mục chủ tế trong thánh lễ, đặc biệt còn cho phép các vị này được trao Mình Thánh Chúa với tư cách “thừa-tác-viên đặc biệt” khi thừa-tác thánh thể vắng mặt vì bị ốm hoặc vì lý do tuổi tác, hoặc bị ngăn trở này khác như điều 845 Luật Phụng vụ nói đến.” (xem Tông thư ở trên đoạn #6)
Hơn nữa, thừa-tác-viên Thánh-thể ngoại lệ được gọi đến chỉ để làm công việc thừa-tác trong trường hợp linh mục chủ tế bị ngăn trở do sức khoẻ, tuổi tác hoặc lý do nào khác cũng chính đáng; hoặc khi giáo dân lên rước lễ đông quá, cần có thêm người trao Mình thánh để thánh lễ không kéo dài ngoài dự trù. Tuy thế, việc này chỉ nên làm trong thời gian ngắn thôi tuỳ hoàn cảnh và văn hoá của mỗi nơi.“ (trích Tông thư Redemptionis sacramentum đoạn 158) (xem Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly ngày 20.02.2012 tr.10).

Phụng vụ Đạo Chúa, vẫn như thế. Như thế và như thể hơi bị “cứng”, một chút thôi. Chí ít, là khi số người “đi lễ” nhà thờ ở trời Tây độ này đà sút giảm, đâu cần nhiều người thực thi việc thừa-tác rất thánh, nơi Giáo hội! Có chăng, cũng chỉ xảy ra ở xứ miền nào đó, thôi.
Nói “cứng” theo đúng luật và lệ, là nói không khác thế vậy là mấy. Tuy nhiên, nói theo kiểu người đời ở đời người về niềm vui/nỗi buồn “ngày của Chúa” là nói giọng rất “Tây” có ý nhạc, sau đây:

“Sáng chủ nhật đẹp, người yêu đến chơi,
với đôi môi hồng, nàng sẽ hát ca:
Ôi! Chủ nhật, tô đẹp thêm đôi mắt nàng.
Hà! Ha! Há! Tiếng em đùa tươi cười
Nhìn say đắm, mãi …mãi… trong tình yêu đầu.
Nhìn em biết, nói! nói! bao lời cho vừa
Ôi! Ta sẽ nguyền kề vai nhau suốt đời.”
(Daniel Boone – Beautiful Sunday)

Chả biết sao, Đạo mình cứ đòi bản quyền tác giả ở cụm từ “Chúa” Nhật, mà không vui. Vui sao được, khi đấng bậc mình chỉ phán và bảo những luật và luật, mà thôi. Trong khi âm nhạc mình, lại chỉ hát với ca những điều vui, như: “tiếng em đùa tươi cười”, rồi còn bảo: “sẽ nguyền kề vai suốt đời”, thế mới vui.
Thực thi công cuộc thừa tác ngày của Chúa, ở Tiệc Thánh, bần đạo đây chẳng là thầy tư/thày sáu bao giờ đâu, thế mà cũng được linh mục chủ tế mượn/nhờ làm thừa-tác-viên đọc sách và trao Mình Chúa, có lần lại còn được yêu cầu san sẻ Lời Chúa với bà con ở nhà thờ nhỏ có buổi lễ cũng khá lớn. Như thế thì, làm thừa-tác-viên cho Hội-thánh, là để chung vui cùng các thánh ở Tiệc Thánh, rất phụng vụ.
Tuy nhiên, các thánh lâu nay dù quá vãng, đâu thấy buồn. Chỉ buồn một nỗi, có mỗi chuyện là: người đi Đạo hôm nay không định giá đúng mức tính sử học, vai trò và thành tựu mà các thừa-tác-viên khi xưa từng thực hiện. Thế nên, có đấng bậc nhà mình từng để nhiều giờ ra mà tìm hiểu lịch sử Đạo Chúa, thấy có điều khá “lấn cấn” nơi tâm tình người nhà Đạo, về việc này.
Cũng thế, nay bần đạo đề nghị bạn/đề nghị tôi, ta bỏ ra ba phút ngắn ngủi để về với lịch sử thánh thiêng hầu tìm hiểu chức-năng lành thánh mà nhiều vị quên đi, hoặc chẳng biết. Nói nôm na, thì: ta cũng nên điểm qua tình hình người mình nhận xét khá chính xác về lịch sử và/hoặc vai trò của một số thừa-tác-viên nữ tên là Maria Magđalêna, có lý lịch như sau:

“Trong số các thừa tác-viên nam/nữ có vai trò nổi bật và chỗ đứng hàng đầu vào thời Chúa sống phải kể đến Maria Mađalêna. Nhiều người vẫn cứ hỏi: chị ta là ai? Là, đồ đệ gần gũi Chúa hay người nữ phạm lỗi nay hối cải? Có chăng, vào thời trước, chiến dịch bôi nhọ tên tuổi bằng cách chuyển vai trò thừa tác viên gần gũi Chúa thành người nữ lỗi phạm, nay cải hối?
“Lâu nay, ta nghe rất nhiều truyện kể về Chị là một trong số các tín hữu theo chân Chúa, và ngay đến nghệ thuật cũng vẽ lên chân dung Chị như kẻ tội phạm, người nữ dâm dục chuyên khêu gợi đến độ coi Chị như gái điếm lúc nào cũng mang bên mình hũ dầu thơm, để bôi/xức.
“Tin Mừng thánh Luca đoạn 7 kể rất rõ về “bữa ăn tại nhà một Biệt Phái có mời Chúa đến dùng. Lúc ấy, lại có một phụ nữ, người tội lỗi (tức gái điếm trong châu thành) cũng xà tới mang theo bình bạch ngọc đựng dầu thơm. Chị có cử chỉ khiếm nhã, thực hiện những động tác như nghi thức lạ, là: sờ chạm chân Ngài là nam giới (một việc chỉ được phép làm với cha hoặc chồng mình thôi). Chị xả dầu vào chân Ngài, xoã tóc trên đầu lau khô dầu ấy, khiến mọi người kinh ngạc trước hành xử khiếm nhã….” Nhưng Đức Giêsu kể lại chuyện ấy và biến nó thành một dẫn chứng cổ điển về tính hiếu khách.
“Các thánh tổ phụ trong Giáo hội tìm hiểu nhiều về trình thuật này và khẳng định rằng Maria Magđalêna chính là người nữ lăng loàn đổ dầu thơm lên chân Chúa và cũng là nữ phụ bị bắt quả tang đã ngoại tình, là một. Nhưng vấn đề là: làm sao các tổ phụ lại có được nối kết ấy. Bởi, cho đến giờ này vẫn có điều gì đó rất mù mờ về những bối cảnh mà Tin Mừng thánh Luca kể.
“Thật ra, “Maria” là tên gọi của rất nhiều phụ nữ trong dân Do thái vào thế kỷ đầu (ta biết được chuyện này là nhờ các hình/chữ khắc trên vài hài cốt ở Giêrusalem). Ngay Tân Ước cũng nhắc đến nhiều vị tên Maria. Trong đó, có Maria Mẹ Đức Giêsu, Maria mẹ của thánh Giuđa, Maria chị Martha và Lazarô; lại cũng có Maria xức dầu lên chân Chúa trong Tin Mừng thánh Gioan và Maria Mađalêna. Thật khó mà giữ được sổ bộ các Maria khác nhau như thế. Ngay sau đoạn kể về chuyện đổ dầu vào chân do một người tội lỗi làm, thánh Luca lại cũng nói đến tên của Maria Mađalêna, nhưng thánh sử lại không nói rõ người nữ phụ trong truyện kể có là Maria Mađalêna không.
“Ở đoạn khác, thánh Luca cũng lại kể truyện Đức Giêsu tống khứ bẩy ác thần ra khỏi người của Maria Mađalên, nên các thánh tổ phụ Giáo hội bèn chú giải coi đó như “7 mối tội đầu” rất trọng. Thế nên, nối kết trên bị tắc nghẽn ở đó.
“Tin Mừng thánh Gioan, lại cũng kể về nữ phụ ngoại tình không ghi rõ tên tuổi được đem đến với Chúa. Cuối cùng, Chúa phán hỏi: ai trong số những người có mặt lúc đó không có tội hãy ném đá trước đi… Và thánh sử cũng không nói rõ nữ phụ ấy có là Maria Mađalêna hay không. Ở đoạn khác, thánh Gioan lại cũng kể về chuyện Đức Giêsu được một nữ phụ tên là Maria thuộc làng Bêtania xức dầu thơm lên chân Ngài. Nhưng chắc hẳn nữ phụ này không phải là Maria Mađalêna.
Sở dĩ có chuyện Hội thánh khi trước đặt tên cho nữ phụ tội lỗi đã hối cải là Maria Mađalêna là do từ bài giảng ở Rôma năm 591 trong đó Đức Giáo Hoàng Grêgôria Cả, giảng như thế. Ngài thẩm định rằng Maria Mađalêna chính là người nữ phụ ngoại tình đã cải hối. Truyền thống Giáo hội bèn tin vào đó rồi cứ thế cả ngàn năm sau vẫn cứ giảng rao như thế ở nhà thờ; kết quả là điều này lại đã đi vào với nghệ thuật cao cả và lịch sử tệ hại. Đây chính là sự hài hoà giữa các bản văn kết tội người nào đó hành nghề đĩ điếm.
Tiếng Anh có cụm từ “maudlin” được phiên âm và diễn nghĩa lấy từ tên “Magdalen”, để chỉ thái độ tình cảm sướt mướt. Thế nhưng, chuyện phỏng đoán này lại khác hẳn những gì mọi người thấy ghi rõ trong Tin Mừng.Ở Tin Mừng, các thánh sử nói rõ Maria Mađalêna cùng đi với Chúa trong mọi hành trình. Chị còn ở lại với Ngài cho đến phút cuối trên đồi Canvariô, và cũng Chị chính là nữ phụ đầu tiên đến mộ phần của Chúa vào sáng Chúa Nhật cốt để lau sạch thi hài Ngài bèn chứng kiến sự lạ đến độ khi Chị quay liền thấy Đức Giêsu “đứng” ngay đó (mà theo tiếng HyLạp có nghĩa là “trỗi dậy”). Chị lại là người đầu tiên thông báo tin vui Phục sinh, thôi.
Còn nữa, lại cũng theo cung cách diễn giải khác biệt, trong tài liệu lần đầu phát hiện ở Cairô năm 1896 –một cổ bản bằng da có từ thế kỷ thứ 5, được gọi là “Tin Mừng theo Maria” Maria này đích thực là Maria Mađalên. Trong Tin Mừng này có 4 trang còn nguyên vẹn, trong đó nói Maria Madalêna là thủ lãnh của toàn nhóm tông đồ và các trang đó cho thấy một lối hiểu biết rất khác về lời dạy của Đức Giêsu.
Chuyện rõ ràng, là: Hội thánh thời tiên khởi vẫn muốn loại trừ vai trò rất thực của Maria Mađalêna và để làm chuyện này, dứt khoát phải bôi nhọ hoặc bêu xấu tên tuổi của Chị và coi chị như người gái điềm đã hoàn tục.
Còn câu hỏi: đâu là lý lịch thực thụ của nữ phụ người Do thái này?
Để trả lời, thì:” tên tuổi của Chị được qui chiếu ở cả 4 Tin Mừng dưới danh xưng ‘Maria Mađalêna’. Theo tiếng Do thái và Aram cùng nghĩa tương đương bên tiếng Hy Lạp, thì tên của Chị được tả như ‘người làm đẹp đầu tóc’ mà thời nay ta gọi là ‘thợ làm đầu’
Ngoài ra, thị trấn Magđala ở vùng phía Tân miền cận duyên vùng biển Galilê, cách xa thị trấn Caphanaum chừng hai tiếng đồng hồ. Đây là làng đánh cá nhỏ, chứ không phải là chốn thị thành lịch lãm hoặc sinh tươi, mà chỉ là nơi được dùng để phơi cá. Theo tiếng Aram, thì Magđala chỉ có nghĩa như ‘cái tháp’, mà thôi.
Thành ngữ “thuộc” Magđala ở đây cũng bất thường. Phụ nữ nào có chồng thưòng được gọi tên chồng như thể Maria “thuộc về”chồng chứ không phải xứ miền, thị trấn. Điều này cho thấy thì có thể là Chị chưa lập gia đình và cũng không có con.
Xã hội Do thái phân biệt rõ ràng chức năng và vai trò của nam nhân lẫn nữ phụ. Ở đền thờ, phụ nữ ngồi ở khu vực dành riêng cho các chị, không ai được bén mảng vào “khu vực của tư tế”, tức nơi tế lễ. Nói chung, thì phụ nữ chủ yếu ở nhà lo việc nội trợ còn nam nhân mới là người ra ngoài sinh hoạt công khai.
Đức Giêsu không mấy quan tâm về những chuyện ấy hoặc Ngài từng bẻ gẫy qui định này. Tin Mừng thánh Luca có nói đến các nữ phụ như “Maria Mađalêna, Gioanna, Susanna cùng nữ phụ khác đã dùng của cải mình mà trợ giúp Ngài.” (Lc 8: 3) Điều này có nghĩa: các Chị sống độc lập với gia đình mình và cũng khá giả, dù thánh sử không muốn nói là sung túc. Nói cho đúng, các Chị là những vị có thực chất; có thể, các Chị cũng đã thừa hưởng hồi môn của gia đình. Xem ra, các Chị là những người từng theo chân Chúa và gia nhập nhóm ‘thừa tác viên’ đắc lực. Tác giả Carolyn Osiek giả thiết, là: Chị Maria Mađalêna có thể đã goá chồng, nên thừa hưởng gia tài nào đó sau khi chồng mất.
Đức Giêsu là Đấng Chữa Lành/trừ quỷ trong vùng Biển Hồ. Thế nên, trường hợp Maria Mađalêna đã bị ‘7 quỷ dữ ám hại’, nên Ngài xin Chúa Cha và nhân danh Cha Ngài cho phép tống khứ đám quỷ ấy ra khỏi Chị. Chuyện này sẽ không thể xảy ra, nếu người được chữa lại không tin tưởng vào quyền năng dũng mãnh của Đấng Chữa lành hết mọi chuyện. Và có thể, đây cũng là bước đầu của niềm tin giữa Maria Mađalêna và Đức Giêsu. Kết quả là, Chị đã trở thành người theo chân Chúa rất đắc lực và sốt sắng, mà nay ta gọi là ‘thừa-tác-viên’ trong Hội thánh.
Có điều là, giới phụ nữ sinh hoạt trong nhóm nhỏ của Đức Giêsu chẳng khi nào được gọi là ‘đồ đệ’ bao giờ hết. Để hiểu rõ điều này, có giải thích là cụm từ ‘đồ đệ’ bên tiếng Do thái gọi là “talmid” còn tiếng Aram gọi là “talmida” là từ ngữ không có giống cái. Bên tiếng Aram, ‘đồ-đệ-nữ’ lại có nghĩa khác hẳn ‘nam-nhân môn-đồ’. Với cộng đoàn thánh Phaolô, nữ giới luôn bình đẳng với nam nhân. Các Chị vẫn nguyện cầu, san sẻ mọi công tác phụng vụ và công việc của ngôn sứ nữa.” (xem Kevin O’Shea CSsR, Critical Studies of Women Linked With Jesus, tài liệu giảng huấn tại
Đại Học Công giáo Sydney tháng 5/2011, xem thêm James Martin, Who was Mary of Magdala? America Magazine July 22/2011 và các bài viết của Jane Schaberg, The Resurrection of Mary Magdalene, Elizabeth Schussler Fiorenza, In Memory of Her.)

Nói gì thì nói, có nói theo hoặc đúng như truyền thống của Giáo hội hoặc theo các bậc thày giảng dạy về lịch sự Hội thánh, vẫn là tuỳ động thái của mỗi người. Chí ít, là những vị nay rất khá về sử học, ngữ học hoặc Thánh Kinh học thời bây giờ. Đọc gì thì đọc, cũng vẫn là đọc để tìm hiểu về tính rất thực theo nhận thức của người thời đại vẫn tin vào Chúa cách hăng say, nhưng vẫn theo khuôn thước khoa học và sử học và đồng đều về giới tính, mới có giá trị.
Ngoài ra, tất cả còn có vấn đề của niềm tin. Nói và đọc, chỉ để tìm hiểu rõ hơn rồi còn tin. Tin, Chúa Thánh Thần vẫn soi sáng để người người hiểu Đức Giêsu Kitô luôn là Thần Tượng của niềm tin chính đáng. Ngài là Thần Thiêng rất Chúa mà ta không cần phải đúc tượng. Bởi, có là tượng hoặc ảnh hình về Ngài chắc hẳn có giới hạn trong khi Thiên Chúa là vô hạn, và đồng thời vẫn có các thánh đồng hành với Ngài vẫn rao truyền niềm tin Thiên Chúa là Cha, qua nhiều cách thức. Và Chúa vẫn dùng mọi người, mọi đấng thánh cũng như kẻ phàm đầy lỗi tội để Danh Ngài được rạng sáng. Chói ngời. Vấn đề là: ta làm được gì để Danh Ngài cứ thế mà rạng sáng. Có làm được như thừa-tác-viên nữ bị coi là người tội lỗi nay cải hối hay không, thế thôi.
Để Danh Cha rạng sáng, cũng nên dùng lời ca của người ở ngoài vẫn hát lên lời chúc tụng:

“Tình yêu đến, đến, đến đến trong lònh đôi mình.
Người yêu hỡi, nhớ nhớ đến tình yêu chủ nhật.
Ôi! Ô Ồ, ta đến cùng
vui tình yêu trong nắng đẹp.”
(Daniel Boone – Beautiful Sunday)

Đúng thế. Một khi tình yêu đã đến trong bạn và trong tôi, hoặc trong chúng ta rồi thì tất cả sẽ là thánh nhân tuyên dương Thiên-Chúa-Là-Tình-Yêu sẽ cứ rạng sáng khắp muôn nơi. Rạng vào ngày Đức Kitô trỗi dậy khỏi mộ phần. Rạng, cả vào ngày Ngài hiển hiện vào dịp Ngài về với Chúa Cha để rồi gửi Thần Khí Ngài đến với mọi người vào Lễ Ngũ Tuần, ở mọi nơi. Mọi thời.
Để minh hoạ sự rạng sáng của Thiên_Chúa-Là-Tình-Yêu với mọi người, cả người trong Đạo/ngoài đời, tưởng cũng nên về với truyện kể để minh hoạ, ở bên dưới:

“Bố câm điếc ngay từ khi sinh ra và bố xin lỗi con vì điều đó. Bố không thể nói được như những ông bố khác. Nhưng bố muốn con biết rằng, bố yêu con bằng cả trái tim mình”, lời người cha muốn nhắn nhủ tới cô con gái nhưng đã quá muộn…Vì có người bố bị câm điếc bẩm sinh nên cô gái thường xuyên trở thành mục tiêu trêu chọc của bạn bè ở trường.
Từ việc phản kháng đến gây lộn với các bạn, cô gái dần trở nên ác cảm với chính người bố của mình.
Trong khi đó, dù không thể nghe, nói như một người bình thường được, ông cũng phần nào hiểu được nỗi buồn của cô con gái mình cho dù ông luôn quan tâm, động viên, cố gắng làm con vui hơn trong mỗi bữa ăn của hai người.
Với tất cả tình yêu thương của một người cha, ông đã âm thầm chuẩn bị chiếc bánh mừng sinh nhật con gái và cùng với đó là những tâm sự ông muốn nhắn nhủ.
“Bố câm điếc ngay từ khi sinh ra và bố xin lỗi con vì điều đó.
Bố không thể nói được như những ông bố khác.
Nhưng bố muốn con biết rằng, bố yêu con bằng cả trái tim mình”.
Đáng tiếc, lời nhắn nhủ đó của ông mãi mãi không được cô con gái biết đến vì sự muộn phiền và áp lực không thể vượt qua, cô đã tự tử đúng ngày sinh nhật của mình.
Trong cơn tuyệt vọng, người bố bế thốc con tới bệnh viện, cầu xin các bác sỹ cứu sống cô con gái bé bỏng của mình dù có hết sạch tiền hay phải bán nhà với một hy vọng: “Con gái tôi, nó không thể chết”. Và cô con gái đã được cứu sống bằng những giọt máu và chính tính mạng của chính ông. Đến lúc này, cô con gái chỉ còn biết nắm tay cha và khóc…”

Truyện kể ở trên nay đã rõ: Tình Yêu đôi lúc không được diễn tả đúng mức, nên dễ lầm. Dễ hiểu lầm, có khi chỉ một thoáng chốc. Cũng có khi, kéo dài cả ngàn năm. Tuy nhiên, có lầm lạc trong hiểu biết hoặc nhận định thế nào đi nữa, cũng chẳng nên quên lời dặn dò của chính Chúa, trước ngày Ngài ra đi tìm về với Cha, trong yêu thương. Đó chính là lệnh truyền của Chúa, như thánh Gioan từng ghi lại:

“Thầy ban cho anh em một điều răn mới
là anh em hãy yêu thương nhau;
anh em hãy yêu thương nhau
như Thầy đã yêu thương anh em.
Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này:
là anh em có lòng yêu thương nhau."
(Ga 13: 34-35)
Lời cuối hôm nay, chỉ thế này: có là thừa tác viên tông đồ nam/nữ hay chỉ là người phàm đầy tội lỗi, một khi người người vẫn quyết tâm làm rạng Danh Cha, Danh Chúa, hẳn cũng là đã thực thi lệnh truyền của Ngài, trong yêu đương. Đúng lẽ thường, của trời đất.
Trần Ngọc Mười Hai
được chỉ bảo rất nhiều điều,
nhưng điều quan trọng hơn cả
lại cứ quên như nhiều người ở cõi thế

Suy niệm Lễ Mình Máu Chúa Năm B 10.6.2012
“Có thay đổi gì không, màu hoa ấy?”
“Mùa hạ qua rồi, lại đến mùa thu.”
(Dẫn từ thơ Xuân Quỳnh)
Mc 14: 12-16, 22-26
Màu hoa ấy, là Tình Chúa tặng, nào đổi thay. Hoa màu này, là trân châu ta giữ, chẳng thay đổi cả vào Hạ đến mùa Thu. Thu-Hạ, là xác quyết thánh sử ghi ở trình thuật lễ Mình Máu Chúa, rất hôm nay.
Trình thuật, nay là xác quyết về Tình Chúa yêu thương được Hội thánh đưa vào phụng vụ lễ Mình Máu Chúa, chóp đỉnh của phụng vụ, nhằm giúp con dân trong Đạo biết mà tri ân, cảm tạ. Tri ân, là động thái ràng buộc, không chỉ giúp ta nói lên một lần rồi quên lãng. Tri ân, là trạng thái giúp ta bỏ giờ ra mà cảm kích ơn huệ mình lãnh nhận. Tri ân, là động thái không chỉ xảy ra trong quá khứ, nhưng tiếp tục cả thời hiện tại lẫn tương lai.
Lễ Mình Máu Chúa, là lễ hội giúp ta không chỉ nhớ lại việc Chúa đã làm vào buổi Tạ Từ, nhưng để giúp ta tái tạo và duy trì sự hiệp thông Chúa khuyến khích tình yêu thương còn tiếp diễn. Tri ân/cảm tạ, là bí tích Phục Sinh Ngài ủy thác cho ta, hệt như Đức Giêsu từng cảm tạ Cha Ngài, buổi Tạ Từ. Trước khi cầm chén uống, Ngài cũng cảm tạ và nhủ khuyên đồ đệ hãy làm thế. Ngài cảm tạ, không vì ai đó cho Ngài của ăn/thức uống để tri ân. Ngài cảm tạ, vì Chúa Cha ủy thác cho Ngài hành xử theo cách cho đi chính mình hầu làm của ăn/thức uống, cho mọi người. Của ăn, là sự sống mới Ngài ban phát. Thức uống, là Máu cứu chuộc Ngài tặng trao cho ta nhận lãnh, hầu về với Giao ước có tri ân, tạ từ, cảm kích.
Đây cũng là cung cách người Do thái vẫn làm từ buổi trước, mà họ có thói quen đặt tên cho nó là “toda”, tức động thái cảm kích/tri ân mà mọi người từng làm, kể từ ngày lưu vong nơi xứ người nay quay về. Quay về, với lời ca cảm tạ rất vui tươi, như thánh vịnh 107 còn ghi dấu. Và, tiên tri Giêrêmia cũng đã ghi: “Người người sẽ nghe tiếng mừng vui/hoan lạc, tiếng cô dâu/chú rể, tiếng những kẻ nói: ‘Hãy cảm tạ Giavê các cơ binh vì Người tốt lành, vì ơn Người miên man vạn đại.”(Gr 33: 14).
Là dân con Đức Chúa, người Công giáo chỉ có thể đạt đến bí tích Thánh Thể khi hiểu được thế nào là lời-ca-cảm-tạ Đức Giêsu đã thực hiện qua việc Ngài cống hiến sự sống, nỗi chết và sống lại của Ngài cho Cha. Như Đức Bênêđíchtô XVI có lần nói: “Tiệc Tạ Từ của Đức Giêsu chính là lời cảm tạ rất “toda” ngay trước khi đi vào cõi chết.” Và tiếp đó, còn có lời dặn của Thày trước khi trỗi dậy: “Anh em hãy làm việc này như Thày làm hôm nay.”
Suy tư về sự Thống khổ của Chúa ở Tin Mừng, người người sẽ thấy thánh sử qui về thánh vịnh ghi ở Cựu Ước. Như thánh vịnh 22 hàm ngụ ý nghĩa cảm tạ qua cụm từ “toda” của người Do thái. Xem thế thì, niềm thống khổ và nỗi chết của Chúa là động thái cảm tạ Ngài dâng lên Chúa Cha, là Đấng đã định như thế. Từ đó, ta có thể nói mà không sợ sai rằng: Đức Giêsu trỗi dậy từ cõi chết là để tiếp tục nói lời “Tạ ơn Cha” rất cao cả, trong mọi việc. Đó còn là lý do để ta quay nhìn vào ý nghĩa của lễ hội trong năm phụng vụ, rồi cùng Chúa đem lời cảm tạ/tri ân gửi đến mọi người.
Nói lời cảm tạ, sẽ biến ta trở thành loại người đặc biệt đã biến đổi từ động thái tư riêng đi vào quần thể tập hợp ở Tiệc Thánh. Chính đó là quần thể huyền nhiệm. Là, Mình Thánh Đức Kitô. Là, lý do để Hội thánh của ta định ra lễ Mình Máu Chúa thành lễ hội đặc biệt. Mình Máu Chúa, không là xác thể bình thường, mà là “quần thể tập hợp” thiết dựng bằng lời tri ân, cảm tạ. Mình Máu Chúa, là “quần thể tập hợp” rất mới của Mình Máu Chúa đã thiết lập nhờ vào Phục sinh, quang vinh.
Nhìn vào Tiệc Thánh Thể ta mừng kính, người người sẽ nhận ra ý nghĩa của việc mình làm. Tức, đang tri ân, cảm tạ và đang trở thành thể xác rất thánh của Đức Chúa. Đó là ý nghĩa của thánh lễ ta thực hiện. Là, bi hài kịch bốn màn, cũng rất chẵn.
Màn đầu, là khởi nguyên vũ trụ, lúc Thần Khí bay là là trên nước có Lời của Tạo Hoá: “Hãy để trái đất nổi lên khỏi nước mà sinh sản ra vạn vật.” Xem thế thì, Thần Khí là Đấng sinh sản rất màu mỡ. Lời Ngài rất hiệu nghiệm. Bởi, từ nơi không có gì, Thần Khí và Lời tập hợp lại đã khiến cho sự sống trổi sinh khắp chốn. Và như thế, hiện hữu là cung cách để vũ trụ nói lên lời cảm tạ hướng về Đấng Tạo Hoá.
Màn Hai, dấy tràn thời gian tính, nhân ngày Truyền Tin (Lc 1), tức lập nền tảng ngay tức khắc. Cũng một Thần Khí là Đấng phủ tràn làn nước ở thời khởi nguyên, nay đem Đức Nữ Đồng Trinh Maria ở dưới bóng râm màu mỡ ở đó có Lời mặc lấy xác thịt loài người. Nơi cung lòng trinh trong của Đức Nữ Trinh Maria, Thần Khí làm đất trời trổi dậy thật rất mới. Đó là: tính “Người” của Đức Chúa. Bằng vào tính “Người” của Ngài, Đức Giêsu đã nói lời tri ân/cảm tạ dâng lên Cha, rất mật thiết.
Màn Ba, là thánh lễ hôm nay chất đầy lời cảm tạ vẫn tiếp tục thể hiện. Vào thánh lễ, vị chủ tế để tay lên bánh và rượu là dấu hiệu Thần Khí “bay là là” trên thế giới và nơi Đức Nữ Trinh Maria mà tặng ban sự sống, rất Giêsu. Sau đó, chủ tế đọc cũng một lời truyền mà Đức Giêsu khi xưa cất tiếng: “Này là Mình Ta, Này Máu Ta”, và trong khoảnh khắc ấy, sự-sống-rất-Giêsu nảy sinh đã trồi lên và hướng về phía trước. Bên dưới hình thù Bánh/Rượu, Đức-Chúa-Trỗi-Dậy đích thân hiện diện với và giữa con dân của Ngài. Ngài hiện diện bằng hiện hữu đích thực, rất thật. Đó là hiện diện thực sự, chứ không là biểu tượng.
Sự hiện diện rất thật, tức không do ai đặt để một cách ý thức, vào khoảnh khắc mà chính mình không nắm rõ. Đó không là hiện-diện theo ký ức mà ai đó tưởng nhớ, tức chỉ ở nơi xa xôi không có mặt. Đó không chỉ là hồi-ức có trong đầu của người nào. Đức Kitô có mặt thật sự nơi Tiệc Thánh Thể không chỉ vào lúc ta nhớ đến Ngài, mà cả vào khi ta không nghĩ về Ngài, hoặc như tự hỏi không biết Ngài có đó hay không. Ngài không hiện diện chỉ bằng hành động, như ai đó gửi điện thư cho ta. Mà Ngài đích thân có mặt, bằng chính bản-thể rất “Người” của Ngài. Ngài là tất cả ở đây. Bây giờ.
Khi truyền phép, đã có đổi thay gây kinh ngạc mà thánh Tôma Akinô gọi đó là “Phép lạ lớn lao nhất Chúa từng làm”. Thay đổi này, không có sự tương đương nào trong kinh nghiệm của ta. Bằng vào uy quyền của Thần Khí, đã có sự hữu hiệu của Lời nơi phần sâu thẳm của niềm tin của người dự Tiệc Thánh Thể, thực tại bánh/rượu đã biến thành thực-tại-là-Đức-Kitô. Như Đức Maria đã nói với thần sứ: “Điều ấy làm sao được?” Thật ra, không có câu trả lời nào tuyệt diệu hơn lời thần sứ nói: “Với Chúa, chẳng có gì là không thể!” (Lc 1: 34-35) Lời Chúa là Lời sáng tạo, rất hiệu lực. Lời Ngài tạo thành sự sống đến với Chúa. Lời-trỗi-dậy-từ-cõi-chết, nay đang nói và thành hiện thực. Khi Lời mặc lấy xác phàm, Ngài có nói: “Này là Mình Ta.” thì không ai còn ngờ vực tính xác thực Ngài đang hiện diện ở Tiệc Thánh Thể, nữa.
Màn Bốn: sau Truyền phép là Hiệp thông. Một lần nữa, vị chủ tế nguyện cầu cho quà Thần Khí với câu kinh: Vâng, lạy Cha xin hãy để Thần Khí thể hiện sự tuyệt vời của Tiệc Thánh Thể hiện diện với chúng con, nay đến ban cho chúng con hoa-quả thánh-thiêng và ở mãi với chúng con. Xin ban Thần Khí biến đổi bánh trở thành Thân Mình Đức Kitô, hầu thay đổi tâm can chai đá của chúng con thành con tim đích thực. Để, khi san sẻ cùng một tấm bánh, chúng con trở thành một thân mình trong yêu thương. Và, khi chúng con nhận đón Mình Thánh Chúa vào lòng, xin Thần Khí và Lời hợp lực biến đổi chúng con thành Thân Mình nhiệm màu của Đức Kitô, khiến chúng con thành Hội thánh của Ngài. Xin biến chúng con trở thành trời mới đất mới, làm một trong Thân Mình Chúa.
Thành thử, hiệp thông nhận đón Thánh Thể, có sự sống của Đức Giêsu cắm rễ sâu nơi tâm can mỗi người và mọi người. Sự việc diễn tiến đến ngày Chúa ở trong mọi người và đến lúc mỗi người và mọi người trở nên một. Trở nên thế, có động thái tràn đầy ân-sủng, tức động tác cảm tạ/tri ân rất Thánh Thể, để mọi người cùng chúc tụng ngợi khen Cha đã khiến Mình Thánh Chúa trở thành vĩnh cửu.
Chắc có người sẽ hỏi: sao lại suy tư điều này vào ngày lễ Mình Máu rất thánh của Đức Chúa?
Suy tư, là suy về một thiên đường có động thái tri ân/cảm tạ kéo dài đến vĩnh cửu. Có mọi người làm thế, ở nơi đó. Suy tư như thế, là bởi Tiệc Thánh Thể là Lời mở cho sự-việc này. Phụng vụ, là động thái thưởng-thức-trước sự việc ấy. Bởi, mỗi khi cử hành Tiệc Thánh là ta san sẻ hiệp thông với Thánh Thể. Là, sờ chạm vào Quà Tình Yêu Vĩnh Cửu. Là, ta thực hiện cho bằng được việc tri ân/cảm tạ. Là, hành xử một phẩm bình về văn hoá của mọi thế giới từng xem xét sự việc theo cung cách rất khác biệt.
Tiệc Thánh Thể không là việc lý luận dành cho người chỉ biết lý sự một cách không ý nghĩa. Bởi, lý sự chẳng đem lại ý nghĩa gì đặc biệt. Nhưng, Tiệc Thánh Thể của ta không là áng thơ cũng không là tác phẩm nghệ thuật, đối với người có khiếu thẩm mỹ. Tiệc Thánh Thể, chứng tỏ cho thấy nếu chỉ là người có óc thẩm mỹ thôi, cũng không đẹp. Tiệc Thánh Thể, không là sự kiện tôn giáo. Với người có Đạo, việc ấy cũng không có nghĩa là đã “sốt sắng” đủ. Việc ấy, chỉ cho thấy nếu chỉ mỗi sốt sắng thôi, cũng chưa hẳn là đạo đức đủ. Tiệc Thánh Thể của ta, không là ý niệm hoặc việc sùng bái ta vẫn thích, mà hơn cả cử chỉ phụng thờ. Hơn rất nhiều, vì đó là Tình cho đi. Là nhận lãnh, sẻ san, sống thực. Là cảm tạ, rất đích thực.
Phải chăng, điều đó cũng xa hoa? Vâng. Chính thế. Thực sự, mọi việc tu-đức đều xa hoa! Nhưng, là xa hoa Chúa ban phát mà không thu hồi. Và, ta vẫn quen như thế. Quen, đến độ cứ nghĩ mình có quyền như thế. Quen, đến độ mình không thể gắn bó với nhau mà không có Tiệc Thánh Thể, rất như thế.
Trong cảm nhận điều này, cũng nên ngâm lại lời thơ còn bỏ dở, rằng:

“Có thay đổi gì không màu hoa ấy
Mùa hạ qua rồi lại đến mùa thu
Thời gian đi màu hoa cũ về đâu
Nay trở lại vẫn còn như mới mẻ.”
(Xuân Quỳnh – Hoa Cúc)

Màu hoa đổi thay, nay là màu Chúa ban phát. Để ta và người cứ thế trở thành THân Mình Chúa rất thân thương, nên một. Một thân. Một mình. Rất thánh hoá.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá phỏng dịch
 
Tản Mạn Về Tham Vọng Quyền Lực Trong Các Hội Đoàn
Giuse Thẩm Nguyễn
21:27 08/06/2012
Tản Mạn Về Tham Vọng Quyền Lực Trong Các Hội Đoàn

Tham vọng quyền lực luôn hiện hữu trong con người, trong tất cả mọi người, nó ẩn mình dưới nhiều hình thức. Bao lâu chúng ta chưa dẹp được " cái tôi "(Ego), chúng ta không thể làm người Lãnh Đạo Kitô hữu đích thực được. Cái tôi chính là cái tội, nó là nguyên nhân gây ra bao nhiêu tội lỗi đối với tha nhân và đối với Chúa. Muốn dẹp cái tôi, trước hết phải điểm mặt nó. Cái tôi không đứng lù lù ra cho chúng ta thấy, nhưng nó lại biến hóa qua nhiều hình thái khác nhau.

Cái tôi thường khệnh khạng trong hành vi, lời nói, thái độ và ngay trong tư tưởng của con người. Người ta dễ thấy cái hịch hỡm nơi người khác mà chẳng bao giờ thấy gai mắt với cái tôi của mình. Đôi khi chúng ta còn bênh vực cái tôi bằng những lý do xem ra rất "công bằng" nữa đấy.

Cái tôi luôn vơ cho mình mọi thứ, muốn phô trương mọi thứ để mong được khen ngợi nhưng lại nấp dưới cái vỏ khiêm nhường.

Cái tôi luôn cho mình là nhất, cái tôi muốn thu vén mọi quyền lực cho mình, ai làm gì cũng phải qua tôi, xin phép tôi,chỉ có mình mới xứng đáng làm việc này việc nọ.

Cái tôi luôn đánh gía thấp kẻ khác và suy tôn mình. Cái tôi không biết khen ai, nếu có khen thì cũng chỉ là giả dối, đầu môi chót lưỡi theo kiểu ngoại giao mà thôi.

Cái tôi là con quỷ gớm ghiếc nấp dưới cái vỏ lành thánh, hận thù núp dưới cái vỏ yêu thương, tham lam dưới cái vỏ quảng đại, xấu xa trong cái vỏ đạo đức, âm mưu trong cái vỏ vô tư, nói hành nói xấu trong cái vỏ thông tin chân thật.

Cái tôi tạo phe đảng, bè phái, kẻ yêu người ghét làm xáo trộn mọi sinh hoạt của hội đoàn.

Cái tôi là lò phát sinh ra mọi xáo trộn trong các sinh hoạt hội đoàn trong nhà đạo.

Cứ nhìn sinh hoạt của các hội đoàn, các ban phụng vụ của các giáo xứ thì biết ngay. Cái tôi tạo ra lắm ông to bà lớn đang huyênh hoang, quyền bính lắm. Cái tôi yêu thích quyền chức hơn là phục vụ. Cái tôi to đùng ấy làm nản lòng nhiều người, biến những ai thiện chí có khả năng thành thất nghiệp, biến người cũ thành ngồi chơi xơi nước, biến người mới thành tay sai. Cái tôi vô hiệu hóa những sáng kiến tích cực của những người nhiệt thành.

Nếu phục vụ chỉ là để phục vụ như Chúa dạy thì tinh thần phục vụ phải khác. Không nhất định phải dành lấy, bám lấy những vị trí lãnh đạo trong các hội đoàn bằng mọi gía. Đã có những ông Chủ Tịch, bà Hội Trưởng, cụ Chánh Trương, bà Quản Giáo, ngài Cố Vấn giữ những chức vị ấy hằng mấy chục năm. Năng lực thì đã cạn, sáng kiến thì đã hết nhưng nhất định không chịu rời bỏ chức vị vì sợ rằng nếu tôi buông ra là hỏng hết !

Nhận diện 'cái tôi" chưa đủ, muốn trở thành người Lãnh Đạo Kitô hữu đích thực, tôi cần phải loại trừ nó, đè bẹp nó. Thực ra không dễ gì mà dẹp được cái tôi đâu nếu không có thiện chí và nhất là không có ơn Chúa và sức mạnh của Ngài. Ý chí nhất định muốn dẹp bỏ cái tôi chưa đủ, cần phải có ơn Chúa qua việc siêng năng cầu nguyện và hy sinh hãm mình nữa.

Để có thể trân trọng những tài năng của người khác, tôi cần chấp nhận những khác biệt và tôn trọng những khác biệt. Chúa sinh ra mỗi người rất khác nhau do ảnh hưởng gia đình, nghề nghiệp, giáo dục...Cám ơn Chúa về những khác biệt đang làm cho đời sống của chúng ta muôn màu muôn sắc.

Xác đình việc phục vụ Chúa và phục vụ mọi người là trọng tâm của mọi công tác và ở vị trí nào cũng có thể phục vụ được vì thế sẽ là một sự hy sinh để chấp nhận gánh vác một vị trí nào trong hội đoàn, nhưng khi cần rút lui nhường cho người khác vì muốn tạo cơ hội cho ai cũng được kề vai gánh vác việc chung cũng là một hy sinh.

Như Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận khuyên là tôi chọn Chúa chứ không chọn việc của Chúa, cho nên dù bất cứ làm gì thì việc thể hiện tình yêu thương bác ái giữa những người cùng làm việc là ưu tiên số một. Không có mình thì việc của Chúa vẫn tiến hành tốt đẹp. Không vui khi thành công, không buồn khi thất bại vì thành bại là việc của Chúa, mình có công trạng gì đâu trong việc này. Nếu tưởng mình là có công là cái tôi đang muốn vùng dạy đấy. Nếu được giao việc, thì hãy làm hết khả năng và luôn cậy nhờ vào ơn Thánh Chúa hơn là cậy vào sức mình.

Đầu óc bè phái thể hiện qua việc a dua, xu ninh, nâng trên đạp dưới không làm cho tôi trưởng thành trong phục vụ, nhưng biến tôi thành nhỏ nhen ti tiện .

Việc chân thành biết lắng nghe với tinh thần phục thiện luôn tạo bầu khí cảm thông. Khi cần góp ý thì góp ý với thái độ hòa nhã, lựa lời mà nói cho vừa lòng người. Việc đặt mình vào vị trí của người khác sẽ giúp mình nhìn vấn đề một cách toàn diện hơn.

Điều mình nghĩ hay cảm nhận chưa hẳn là đúng cho nên chớ gieo vào lòng người khác những suy nghĩ không hay của mình về một người nào đó. Làm như thế là tạo chia rẽ, bất hòa, tiếp tay với ma quỷ.

Tôn trọng sự thật, bằng cách nói thật, nói giữa ban ngày, nói đúng chỗ đúng nơi, nói trong các buổi họp với vị trí của một người góp ý chứ không phải vị trí của người quyết định. Sau khi mọi người đã đồng ý về một quyết định chung rồi, thì mình nên tôn trọng và chấp hành chứ đừng lời ra tiếng vào... bàn thêm nữa.

Cũng đừng suy bụng ta ra bụng người rồi ngồi đó mà đặt điều hay đoán mò về những hành động của người khác. Chúa đã dạy " đừng xét đoán để khỏi bị đoán xét "

Mọi sai lầm, mọi thiếu xót của ta hay của người đều có thể sửa được cho nên không có gì phải làm ầm ỉ to chuyện lên. Sẽ có đủ thì giờ cho mỗi việc. Cuối cùng thì đâu cũng sẽ vào đó. Trời đất không hề đổi thay nếu ta hay ai đó làm sai điều gì. Ý thức Chúa luôn đồng hành với mình để vững bước và tránh nghi ngại lo sợ .

Cuối cùng xin đừng tạo ra những tổ chức rườm rà, cầu kỳ, nhiều quy luật vì làm như thế là tự trói buộc nhau và tạo ra những đặc quyền cho cái tôi có cơ hội lên ngôi .

Lạy Chúa, xin cho con biết những yếu đuối bất toàn của con để con luôn nương nhờ vào Chúa cũng như khiêm nhường đồng hành với anh chị em của con để con được ơn làm người đầy tớ vô dụng vì lòng yêu mến Chúa. Amen.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Dáng Phật Thanh Xuân
Nguyễn Đức Cung
22:17 08/06/2012
DÁNG PHẬT THANH XUÂN
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Thế giới vì em sẽ dịu hiền
Biển đời phút chốc bỗng bình yên
Cánh chim tịch mịch miền vô niệm
Vô chấp, em ngồi như Quan Âm..
(Trích thơ của Du Tử Lê)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền