Phụng Vụ - Mục Vụ
Tung cánh chim khắp nơi
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
00:49 09/06/2008
CHÚA NHẬT 11 THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 9,36-10,8
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu chúng ta không khỏi xúc động,cảm kích về thái độ, cử chỉ và con người của Đức Kitô. Thực sự, có một cái gì rất diệu kỳ và linh thánh khi nói về Chúa Giêsu. Ngài sinh ra nơi trần gian không chỉ để sống kiếp làm người như mọi người khác, nhưng việc nhập thể của Chúa cho nhân loại, cho mỗi người chúng ta hiểu thật rõ về Con Người-Chúa của Ngài. Ba mươi năm sống với cha mẹ của Ngài ở làng quê Nagiarét đã hun đúc con người lao động, chiêm niệm và chuẩn bị sứ vụ công khai của Ngài. Chúa Giêsu đã tiếp xúc hàng ngày với nhiều lớp dân, nên Ngài đã hiểu nhu cầu thực tế của họ. Thánh Matthêu viết:” Đức Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt”( Mt 9,36 ). Với lòng nhân từ, Chúa Giêsu gợi ý để các môn đệ suy nghĩ: ” Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít” ( Mt 9, 37 ).
NHU CẦU CỦA DÂN CHÚNG VÀ CÁNH ĐỒNG LÚA MÊNH MÔNG:
Tin Mừng của thánh Matthêu gợi lên hình ảnh rất thực tế của Chúa Giêsu:” Đức Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” ( Mt 9, 35 ). Nhờ đi đây đi đó, tiếp xúc với dân chúng, Chúa Giêsu hiểu rõ những nhu cầu của dân. Đám đông dân chúng không chỉ đói khát lương thực, không chỉ thiếu thốn vật chất, nhưng dân chúng quả đang khát khao lắng nghe lời rao giảng của Chúa và các mộn đệ của Ngài. Dân chúng đang thiếu các vị chủ chăn, đang thiếu những người lãnh đạo để dậy dỗ họ và yêu thương họ. Điều này cho chúng ta hiểu rõ hơn về quan niệm Cựu Ước: “ hình ảnh các mục tử rất quen thuộc với nền văn hóa du mục “. Tổ tiên của dân Cựu Ước cũng là những người chăn chiên, như Môsê, Đavít, Giêrêmia và Ezêkiel đã loan báo trước cho dân là chính Thiên Chúa sẽ trở nên người chăn dắt đàn chiên của Ngài. Lời tiên báo của các ngôn sứ đã được thực hiện nơi chính Đức Giêsu Kitô, Con Một duy nhất của Thiên Chúa, vị Mục tử hiền lành chạnh thương và chăm sóc mọi con chiên của Ngài, đến nỗi hy sinh cả mạng sống cho chúng. Do đó, dân chúng cảm thất an tâm vững dạ, tiến bước vì có Chúa là Mục Tử dẫn dắt họ. “ Tôi chính là Mục Tử nhân lành.Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên”( Ga 10,11 ) hoặc “ Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào”( Ga 10, 10 ). Tiếp xúc với dân, hiểu rõ dân, Chúa Giêsu thấy nhu cầu truyền giáo bao la: lúa chín đầy đồng, ruộng đồng mênh mông. Chính vì thế, công việc cứu độ, việc loan báo Tin Mừng, Chúa không làm một mình. Chúa muốn có nhiều người cộng tác với Người trong công cuộc cứu độ. Do đó, Chúa đã kêu mời nhóm mười hai đi theo Ngài để Ngài huấn luyện, uốn nắn, biến đổi họ thành những tay thợ lành nghề trong cánh đồng truyền giáo bao la của thế giới. Chúa đã tuyển chọn nhóm mười hai để tiếp tục sứ mạng cứu thế của Ngài.
CHÚA THIẾT LẬP GIÁO HỘI Ở TRẦN THẾ ĐỂ TIẾP TỤC CHƯƠNG TRÌNH CỨU RỖI CỦA CHÚA:
Tin Mừng thánh Matthêu hôm nay đưa chúng ta về những bước khởi đầu của việc thiết lập Giáo Hội. Trong thời kỳ công khai rao giảng, Chúa Giêsu đã giảng dậy trong các hội đường Capharnaum va nhiều hội đường khác. Danh tiếng của Ngài đã được rất nhiều người biết tới. Những lời rao giảng, những phép lạ của Ngài đã làm danh tiếng Ngài vang đi khắp nơi. Ngài nhìn thấy trước công cuộc cứu rỗi của Ngài. Do đó, để thực hiện chương trình cứu rỗi, Chúa đã kêu gọi một số môn đệ đi theo Ngài để rao giảng, loan báo Tin Mừng. Trong số các môn đệ, Chúa Giêsu đã chọn mười hai người để làm tông đồ và trở thành cột trụ của Giáo Hội mà Ngài sẽ thiết lập. Giáo Hội của Chúa từ thời các tông đồ cho tới ngày hôm nay vẫn luôn tồn tại, phát triển không ngừng dù rằng Giáo Hội không ít gian nan, thử thách. Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng của các tông đồ mà đứng đều là thánh Phêrô và các Đấng kế vị Ngài. Do đó, chấp nhận quyền bính trong Giáo Hội, phẩm trật của Giáo Hội cũng chính là chấp nhận quyền bính mà Chúa Giêsu đã trao cho các tông đồ. Hội Thánh của Chúa ở trần gian là Hội Thánh duy nhất, thánh thiện và tông tuyền.Khi tuyên xưng như thế có nghĩa là mọi Kitô hữu sống trong sự hiệp thông với Hội Thánh trong đó các Đức Giám Mục mà Vị Thủ Lãnh là Đức Giáo Hoàng, Đấng kế vị thánh Phêrô làm thành một phẩm trật hết sức thánh thiêng và hiệp nhất. Hội Thánh đã được Chúa Giêsu ủy thác cho các tông đồ, các tông đồ lại truyền lại cho các người kế tục và cứ như thế cho đến ngày viên mãn chung cục…
CẢM NGHIỆM VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA VÀ TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN HỘI THÁNH:
Thánh Matthêu đã vẽ lại bức tranh tuyệt đẹp về con người của Chúa Giêsu. Đây là sự mạc khải tuyệt vời về lòng thương xót của Chúa. “ Thấy đám đông thì Chúa chạnh lòng thương”. Chúa Giêsu đã sống đích thực sự sống của con người, một người có trái tim nhạy bén, trái tim biết nói, trái tim người nhưng đầy thần khí của Chúa. Chúa xót thương con người, thương yêu dân chúng vì họ đói khát lời của Chúa. Và Ngài đã chỉ thị cho các môn đệ phải tiếp tục loan báo Nước Trời, rao giảng lời Chúa. Như năm chiếc bánh và hai con cá, Chúa Giêsu đã nuôi nhiều ngàn người ăn. Dân chúng bơ vơ, đói khát cả về vật chất lẫn tinh thần, Chúa yêu thương nuôi sống họ và Chúa sẽ để lại chính Thịt Máu của Ngài làm lương thực nuôi sống con người. Hội Thánh của Chúa sẽ tiếp tục sứ mạng của Chúa và tin tưởng Chúa Thánh Thần sẽ luôn tác động, đổi mới để làm cho Giáo Hội Chúa càng ngày càng trổ sinh hoa trái tốt đẹp.
Mỗi người Kitô hữu chúng ta có ý thúc vai trò, nghĩa vụ của mình là xây dựng Giáo Hội phổ quát và Giáo Hội địa phương mỗi ngày một đạo đức, thánh thiện hay không ? Mỗi người Kitô hữu phải là một viên đá sống động động để Chúa xây dựng Hội Thánh Chúa ở trần gian này. Như các tông đồ chúng ta tung cánh khắp mọi nơi để loan báo Chúa Giêsu Kitô và rao giảng Nước Trời.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con hiểu rõ rằng nơi đâu có người công giáo là nơi đó có Giáo Hội Chúa. Amen.
Mt 9,36-10,8
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu chúng ta không khỏi xúc động,cảm kích về thái độ, cử chỉ và con người của Đức Kitô. Thực sự, có một cái gì rất diệu kỳ và linh thánh khi nói về Chúa Giêsu. Ngài sinh ra nơi trần gian không chỉ để sống kiếp làm người như mọi người khác, nhưng việc nhập thể của Chúa cho nhân loại, cho mỗi người chúng ta hiểu thật rõ về Con Người-Chúa của Ngài. Ba mươi năm sống với cha mẹ của Ngài ở làng quê Nagiarét đã hun đúc con người lao động, chiêm niệm và chuẩn bị sứ vụ công khai của Ngài. Chúa Giêsu đã tiếp xúc hàng ngày với nhiều lớp dân, nên Ngài đã hiểu nhu cầu thực tế của họ. Thánh Matthêu viết:” Đức Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt”( Mt 9,36 ). Với lòng nhân từ, Chúa Giêsu gợi ý để các môn đệ suy nghĩ: ” Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít” ( Mt 9, 37 ).
NHU CẦU CỦA DÂN CHÚNG VÀ CÁNH ĐỒNG LÚA MÊNH MÔNG:
Tin Mừng của thánh Matthêu gợi lên hình ảnh rất thực tế của Chúa Giêsu:” Đức Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” ( Mt 9, 35 ). Nhờ đi đây đi đó, tiếp xúc với dân chúng, Chúa Giêsu hiểu rõ những nhu cầu của dân. Đám đông dân chúng không chỉ đói khát lương thực, không chỉ thiếu thốn vật chất, nhưng dân chúng quả đang khát khao lắng nghe lời rao giảng của Chúa và các mộn đệ của Ngài. Dân chúng đang thiếu các vị chủ chăn, đang thiếu những người lãnh đạo để dậy dỗ họ và yêu thương họ. Điều này cho chúng ta hiểu rõ hơn về quan niệm Cựu Ước: “ hình ảnh các mục tử rất quen thuộc với nền văn hóa du mục “. Tổ tiên của dân Cựu Ước cũng là những người chăn chiên, như Môsê, Đavít, Giêrêmia và Ezêkiel đã loan báo trước cho dân là chính Thiên Chúa sẽ trở nên người chăn dắt đàn chiên của Ngài. Lời tiên báo của các ngôn sứ đã được thực hiện nơi chính Đức Giêsu Kitô, Con Một duy nhất của Thiên Chúa, vị Mục tử hiền lành chạnh thương và chăm sóc mọi con chiên của Ngài, đến nỗi hy sinh cả mạng sống cho chúng. Do đó, dân chúng cảm thất an tâm vững dạ, tiến bước vì có Chúa là Mục Tử dẫn dắt họ. “ Tôi chính là Mục Tử nhân lành.Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên”( Ga 10,11 ) hoặc “ Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào”( Ga 10, 10 ). Tiếp xúc với dân, hiểu rõ dân, Chúa Giêsu thấy nhu cầu truyền giáo bao la: lúa chín đầy đồng, ruộng đồng mênh mông. Chính vì thế, công việc cứu độ, việc loan báo Tin Mừng, Chúa không làm một mình. Chúa muốn có nhiều người cộng tác với Người trong công cuộc cứu độ. Do đó, Chúa đã kêu mời nhóm mười hai đi theo Ngài để Ngài huấn luyện, uốn nắn, biến đổi họ thành những tay thợ lành nghề trong cánh đồng truyền giáo bao la của thế giới. Chúa đã tuyển chọn nhóm mười hai để tiếp tục sứ mạng cứu thế của Ngài.
CHÚA THIẾT LẬP GIÁO HỘI Ở TRẦN THẾ ĐỂ TIẾP TỤC CHƯƠNG TRÌNH CỨU RỖI CỦA CHÚA:
Tin Mừng thánh Matthêu hôm nay đưa chúng ta về những bước khởi đầu của việc thiết lập Giáo Hội. Trong thời kỳ công khai rao giảng, Chúa Giêsu đã giảng dậy trong các hội đường Capharnaum va nhiều hội đường khác. Danh tiếng của Ngài đã được rất nhiều người biết tới. Những lời rao giảng, những phép lạ của Ngài đã làm danh tiếng Ngài vang đi khắp nơi. Ngài nhìn thấy trước công cuộc cứu rỗi của Ngài. Do đó, để thực hiện chương trình cứu rỗi, Chúa đã kêu gọi một số môn đệ đi theo Ngài để rao giảng, loan báo Tin Mừng. Trong số các môn đệ, Chúa Giêsu đã chọn mười hai người để làm tông đồ và trở thành cột trụ của Giáo Hội mà Ngài sẽ thiết lập. Giáo Hội của Chúa từ thời các tông đồ cho tới ngày hôm nay vẫn luôn tồn tại, phát triển không ngừng dù rằng Giáo Hội không ít gian nan, thử thách. Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng của các tông đồ mà đứng đều là thánh Phêrô và các Đấng kế vị Ngài. Do đó, chấp nhận quyền bính trong Giáo Hội, phẩm trật của Giáo Hội cũng chính là chấp nhận quyền bính mà Chúa Giêsu đã trao cho các tông đồ. Hội Thánh của Chúa ở trần gian là Hội Thánh duy nhất, thánh thiện và tông tuyền.Khi tuyên xưng như thế có nghĩa là mọi Kitô hữu sống trong sự hiệp thông với Hội Thánh trong đó các Đức Giám Mục mà Vị Thủ Lãnh là Đức Giáo Hoàng, Đấng kế vị thánh Phêrô làm thành một phẩm trật hết sức thánh thiêng và hiệp nhất. Hội Thánh đã được Chúa Giêsu ủy thác cho các tông đồ, các tông đồ lại truyền lại cho các người kế tục và cứ như thế cho đến ngày viên mãn chung cục…
CẢM NGHIỆM VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA VÀ TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN HỘI THÁNH:
Thánh Matthêu đã vẽ lại bức tranh tuyệt đẹp về con người của Chúa Giêsu. Đây là sự mạc khải tuyệt vời về lòng thương xót của Chúa. “ Thấy đám đông thì Chúa chạnh lòng thương”. Chúa Giêsu đã sống đích thực sự sống của con người, một người có trái tim nhạy bén, trái tim biết nói, trái tim người nhưng đầy thần khí của Chúa. Chúa xót thương con người, thương yêu dân chúng vì họ đói khát lời của Chúa. Và Ngài đã chỉ thị cho các môn đệ phải tiếp tục loan báo Nước Trời, rao giảng lời Chúa. Như năm chiếc bánh và hai con cá, Chúa Giêsu đã nuôi nhiều ngàn người ăn. Dân chúng bơ vơ, đói khát cả về vật chất lẫn tinh thần, Chúa yêu thương nuôi sống họ và Chúa sẽ để lại chính Thịt Máu của Ngài làm lương thực nuôi sống con người. Hội Thánh của Chúa sẽ tiếp tục sứ mạng của Chúa và tin tưởng Chúa Thánh Thần sẽ luôn tác động, đổi mới để làm cho Giáo Hội Chúa càng ngày càng trổ sinh hoa trái tốt đẹp.
Mỗi người Kitô hữu chúng ta có ý thúc vai trò, nghĩa vụ của mình là xây dựng Giáo Hội phổ quát và Giáo Hội địa phương mỗi ngày một đạo đức, thánh thiện hay không ? Mỗi người Kitô hữu phải là một viên đá sống động động để Chúa xây dựng Hội Thánh Chúa ở trần gian này. Như các tông đồ chúng ta tung cánh khắp mọi nơi để loan báo Chúa Giêsu Kitô và rao giảng Nước Trời.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con hiểu rõ rằng nơi đâu có người công giáo là nơi đó có Giáo Hội Chúa. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:04 09/06/2008
CÔ SỮA BÒ
Trên đồng ruộng mênh mông vô tận, có một căn nhà cỏ tranh nông gia rách nát, trên nóc nhà phủ đầy rêu xanh và cỏ dại, mỗi lần có gió nhẹ thổi qua thì tựa hồ như thổi bay cái nhà. Trong nhà cỏ tranh ấy có một cô gái rất đẹp ở, mỗi ngày cô ta đều vắt sữa bò, đem ta chợ bán, do đó mà người ta gọi cô gái là “cô sữa bò.”
Một hôm, cô sữa bò thức dậy như mọi ngày thường làm, đến bên con bò sữa và bắt đầu một ngày làm việc của mình. “Xin thượng đế phù hộ cho con hôm nay vắt sữa được nhiều hơn một chút,” cô sữa bò tự mình cầu khẩn như thế. Kết quả, hôm nay cô ta thật may mắn, thế là vắt được đầy một thùng sữa bò.
Cô sữa bỏ nhìn thấy thùng đã đầy sữa bò, vui vẻ cười toe toét, cô ta vội vàng đem thùng sữa bò đội trên đầu và đi đến chợ. Cô sữa bò đi qua con đường nhỏ trong ruộng, trong lòng suy tính: “Hôm nay mình thật may mắn, sữa bò đem ra chợ bán nhất định sẽ được giá cao.”
Nghĩ đến đó, trước mắt cô ta hình như xuất hiện rất nhiều bao tiền, sau đó cô ta suy nghĩ tiếp: “Mình nên dùng số tiền này như thế nào nhỉ ? Phải rồi, có thể mua mấy trăm cái trứng gà, chừng đó trứng gà sẽ nở rất nhiều gà con, sau khi gà con lớn rồi, lại sẽ đẻ rất nhiều trứng gà,” lúc ấy trước mắt cô ta lại xuất hiện tình cảnh hàng ngàn con gà và hàng ngàn cái trứng.
“Đợi mình đem chúng nó đi bán hết, thì mình có thể mua một cái áo dạ hội thật đẹp”, cô sữa bò cao hứng nghĩ tiếp: “Đêm dạ hội giáng sinh mình có thể mặc nó và tận tình múa hát chung với các nhà quý tộc khác, biết đâu được, có hoàng tử đến mời mình khiêu vũ nữa.”
Suy nghĩ rồi lại suy nghĩ, cô ta đưa cánh tay trắng nuốt lên, nhấc đầu ngón chân lên, tưởng tượng đang cùng với hoàng tử anh tuấn nhẹ nhàng khiêu vũ. Cô sữa bò hoàn toàn trầm mình trong tưởng tượng, nhưng rồi cầm lòng chẳng đặng nên nới nhẹ tay vịn thùng sữa bò. “Bùm” một tiếng, sữa bò đổ đầy trên mặt đất. Cô sữa bò rụng rời tay chân đứng như trời trồng, trứng gà, gà con, áo dạ hội và hoàng tử của cô ta, tất cả đều mất tiêu rồi...
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Chỉ có chăm chú cẩn thận chắc chắn, nghiêm chỉnh với những chuyện trước mắt, mới là con đường duy nhất để thực hiện lý tưởng. Khi các em phân tâm suy nghĩ thì những việc khác có thể phát sinh, thường thường vì những nguyên nhân phân tâm ấy mà xuất hiện sai lầm, và những chuyện tiếp theo cũng không thể thực hiện, như cô sữa bò nhiều mơ mộng, nhưng khi vỡ mộng thì tất cả dự tính đều biến mất...
Các em cũng thế, mơ mộng về lý tưởng sau này của mình là điều tốt, nhưng muốn thực hiện những ước mơ đó, thì ngay bây giờ các em phải làm những việc trước mắt, đó là tận tình chăm chỉ học hành và trau dồi đạo đức và giữ gìn sức khỏe của mình, bởi vì đó chính là con đường để các em thực hiện giấc mơ lý tưởng của mình.
Các em thực hành:
- Làm tốt công việc trước mắt để hướng đến chuyện tương lai của ngày mai.
- Không sống rời xa thực tế, nghĩa là vui sống với cuộc sống hiện tại, như cố gắng học hành, cố gắng thực hiện bác ái với tha nhân.
- Luôn cầu nguyện với Chúa để giữ vững lý tưởng tốt đẹp của mình.
N2T |
Trên đồng ruộng mênh mông vô tận, có một căn nhà cỏ tranh nông gia rách nát, trên nóc nhà phủ đầy rêu xanh và cỏ dại, mỗi lần có gió nhẹ thổi qua thì tựa hồ như thổi bay cái nhà. Trong nhà cỏ tranh ấy có một cô gái rất đẹp ở, mỗi ngày cô ta đều vắt sữa bò, đem ta chợ bán, do đó mà người ta gọi cô gái là “cô sữa bò.”
Một hôm, cô sữa bò thức dậy như mọi ngày thường làm, đến bên con bò sữa và bắt đầu một ngày làm việc của mình. “Xin thượng đế phù hộ cho con hôm nay vắt sữa được nhiều hơn một chút,” cô sữa bò tự mình cầu khẩn như thế. Kết quả, hôm nay cô ta thật may mắn, thế là vắt được đầy một thùng sữa bò.
Cô sữa bỏ nhìn thấy thùng đã đầy sữa bò, vui vẻ cười toe toét, cô ta vội vàng đem thùng sữa bò đội trên đầu và đi đến chợ. Cô sữa bò đi qua con đường nhỏ trong ruộng, trong lòng suy tính: “Hôm nay mình thật may mắn, sữa bò đem ra chợ bán nhất định sẽ được giá cao.”
Nghĩ đến đó, trước mắt cô ta hình như xuất hiện rất nhiều bao tiền, sau đó cô ta suy nghĩ tiếp: “Mình nên dùng số tiền này như thế nào nhỉ ? Phải rồi, có thể mua mấy trăm cái trứng gà, chừng đó trứng gà sẽ nở rất nhiều gà con, sau khi gà con lớn rồi, lại sẽ đẻ rất nhiều trứng gà,” lúc ấy trước mắt cô ta lại xuất hiện tình cảnh hàng ngàn con gà và hàng ngàn cái trứng.
“Đợi mình đem chúng nó đi bán hết, thì mình có thể mua một cái áo dạ hội thật đẹp”, cô sữa bò cao hứng nghĩ tiếp: “Đêm dạ hội giáng sinh mình có thể mặc nó và tận tình múa hát chung với các nhà quý tộc khác, biết đâu được, có hoàng tử đến mời mình khiêu vũ nữa.”
Suy nghĩ rồi lại suy nghĩ, cô ta đưa cánh tay trắng nuốt lên, nhấc đầu ngón chân lên, tưởng tượng đang cùng với hoàng tử anh tuấn nhẹ nhàng khiêu vũ. Cô sữa bò hoàn toàn trầm mình trong tưởng tượng, nhưng rồi cầm lòng chẳng đặng nên nới nhẹ tay vịn thùng sữa bò. “Bùm” một tiếng, sữa bò đổ đầy trên mặt đất. Cô sữa bò rụng rời tay chân đứng như trời trồng, trứng gà, gà con, áo dạ hội và hoàng tử của cô ta, tất cả đều mất tiêu rồi...
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Chỉ có chăm chú cẩn thận chắc chắn, nghiêm chỉnh với những chuyện trước mắt, mới là con đường duy nhất để thực hiện lý tưởng. Khi các em phân tâm suy nghĩ thì những việc khác có thể phát sinh, thường thường vì những nguyên nhân phân tâm ấy mà xuất hiện sai lầm, và những chuyện tiếp theo cũng không thể thực hiện, như cô sữa bò nhiều mơ mộng, nhưng khi vỡ mộng thì tất cả dự tính đều biến mất...
Các em cũng thế, mơ mộng về lý tưởng sau này của mình là điều tốt, nhưng muốn thực hiện những ước mơ đó, thì ngay bây giờ các em phải làm những việc trước mắt, đó là tận tình chăm chỉ học hành và trau dồi đạo đức và giữ gìn sức khỏe của mình, bởi vì đó chính là con đường để các em thực hiện giấc mơ lý tưởng của mình.
Các em thực hành:
- Làm tốt công việc trước mắt để hướng đến chuyện tương lai của ngày mai.
- Không sống rời xa thực tế, nghĩa là vui sống với cuộc sống hiện tại, như cố gắng học hành, cố gắng thực hiện bác ái với tha nhân.
- Luôn cầu nguyện với Chúa để giữ vững lý tưởng tốt đẹp của mình.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:06 09/06/2008
N2T |
14. Phàm là người hằng tâm suy niệm, bất luận ma quỷ cám dỗ họ tội gì, thì cuối cùng Thiên Chúa cũng sẽ hướng dẫn họ tới bến cứu độ.
(Thánh Teresa of Avila)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ma quỷ rất thích điều khiển những ai nắm giữ các chức vụ chánh trị nơi công quyền
Anthony Lê
09:14 09/06/2008
Ma quỷ rất thích điều khiển những ai nắm giữ các chức vụ chánh trị nơi công quyền
Đó là lời nhận xét của Cha Gabriele - một Chuyên Gia Trừ Quỷ nổi tiếng của Giáo Phận Rôma
Rome (CNA).- Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí "Maria Mensajera," chuyên gia trừ quỷ nổi tiếng người Ý Quốc, Cha Gabriele Amorth thuộc Dòng Thánh Phaolô, cho biết rằng: "Mọi người ai nầy cũng đều rất suy yếu trước công việc của Satăn, và ma quỷ thì lại rất thích điều khiển những ai đang nắm giữ các chức vụ công quyền."
Tờ báo "La Razon" số ra hằng ngày của Tây Ban Nha đã cho xuất bản cuộc phỏng vấn qua bài viết của ký giả Alexander Smoltczyk, qua đó tác giả này cho biết vị Linh Mục 82 tuổi này đã mô tả về những gì xảy ra trong thuật diệt trừ ma quỷ. Và tính cho đến nay, Cha Amorth đã thực hiện hơn 70,000 vụ diệt trừ ma quỷ, tà ma, hay các loại yếm khí bệnh hoạn khác.
Cha Amorth nói:
"Ma quỷ hiện diện nơi trường chánh trị rất là thường xuyên nữa là đằng khác, vì chúng rất thích chỉ huy các nhà lãnh đạo kinh doanh và những ai nắm giữ các vị trí công quyền trong lãnh vực chánh trị. Chính Adolf Hitler và Stalin đã bị ma quỷ ám ảnh và điều khiển hoàn toàn mọi hoạt động của hai người này. Vậy làm thế nào mà tôi biết được điều này? Thưa là vì họ đã giết chết hàng triệu người. Phúc Âm có nói rằng: 'Bằng chính kết quả của chúng, chúng ta sẽ biết được về chúng.' Rủi thay, việc thực hiện thuật diệt trừ ma quỷ nơi những người này thì vẫn chưa đủ, bởi vì họ đã bị ma quỷ khống chế và điều khiển hoàn toàn, và rất tin vào những gì mà ma quỷ đã khiến xui họ làm. Chúng ta không thể nói rằng họ đã bị ma quỷ trói chặt hoàn toàn theo trọn ý tưởng cứng nhắc của ngữ nghĩa, mà phải nói đúng hơn đó chính là một sự chấp nhận tình nguyện và trọn vẹn về những lời đề nghị ra của ma quỷ."
Cha Amorth nói tiếp:
"Tôi thường nói với những ai đến gặp tôi rằng, trước tiên họ phải đến gặp một bác sĩ hay một nhà tâm lý trước đã, vì phần lớn, có đủ cơ sở về mặt thể lý hay tâm lý học để giải thích cho sự chịu đựng và đau khổ của họ. Rồi sau đó các chuyên gia về tâm thần học mới gởi đến cho tôi những trường hợp nào mà họ không thể chữa trị được. Hoàn toàn không có sự kình địch hay ganh đua gì cả giữa tôi và các bác sĩ y học hay các nhà tâm lý học. Các nhà tâm thần học quyết định xem đó có phải là một thứ bệnh không, còn chuyên gia trừ quỷ thì xác nhận xem đó có phải là một sự nguyền rủa không.
Không có ai, ngay cả với chính bản thân tôi, đều an toàn khỏi sự xâm chiếm của ma quỷ cả. Ai nấy cũng đều rất suy yếu và mong manh trước sự tấn công của chúng, vì suy cho cùng, ma quỷ rất thông minh. Chúng giữ lại sự thông minh khi còn là những vị thiên thần của Thiên Chúa trước đây. Giả dụ như, lấy trường hợp, ai đó cùng làm việc với bạn, rồi bổng tự dưng ghen tỵ với bạn và nguyền rủa hay bỏ bùa mê cho bạn. Thì khi đó bạn sẽ bị ốm đau ngay. Thì 90% những trường hợp mà tôi đang chữa trị đều bị bỏ bùa mê rồi. Phần còn lại là những bệnh nhân, vốn trước kia là thành viên của các nhóm giáo phái ma quỷ hay những thứ lạc giáo lạ kỳ, hay đã từng tham gia vào việc làm ma thuật, đồng bóng, hay kêu ma gọi hồn.
Nếu bạn biết sống hài hòa với Thiên Chúa, thì ma quỷ rất khó mà có thể chiếm lĩnh được bạn cả."
Được hỏi về việc Đức Thánh Cha có ý kiến gì về công việc của mình, Cha Amorth cho biết thêm rằng:
"Mặc dầu Đức Thánh Cha rất ủng hộ những chuyên gia trừ quỷ của Tòa Thánh và của cả Giáo Hội, thế nhưng các giáo phái ma quỷ lại cứ trên đà phát triển và gai tăng rất nhanh chóng, và vì lý do này mà lịch trình làm việc của tôi trong 2 tháng tới rất là bận rộn. Tôi làm việc 7 ngày trong 1 tuần, từ buổi sáng cho đến tận nửa đêm, gồm luôn cả Giáng Sinh và Tuần Thánh."
Đó là lời nhận xét của Cha Gabriele - một Chuyên Gia Trừ Quỷ nổi tiếng của Giáo Phận Rôma
Cha Amorth |
Tờ báo "La Razon" số ra hằng ngày của Tây Ban Nha đã cho xuất bản cuộc phỏng vấn qua bài viết của ký giả Alexander Smoltczyk, qua đó tác giả này cho biết vị Linh Mục 82 tuổi này đã mô tả về những gì xảy ra trong thuật diệt trừ ma quỷ. Và tính cho đến nay, Cha Amorth đã thực hiện hơn 70,000 vụ diệt trừ ma quỷ, tà ma, hay các loại yếm khí bệnh hoạn khác.
Cha Amorth nói:
"Ma quỷ hiện diện nơi trường chánh trị rất là thường xuyên nữa là đằng khác, vì chúng rất thích chỉ huy các nhà lãnh đạo kinh doanh và những ai nắm giữ các vị trí công quyền trong lãnh vực chánh trị. Chính Adolf Hitler và Stalin đã bị ma quỷ ám ảnh và điều khiển hoàn toàn mọi hoạt động của hai người này. Vậy làm thế nào mà tôi biết được điều này? Thưa là vì họ đã giết chết hàng triệu người. Phúc Âm có nói rằng: 'Bằng chính kết quả của chúng, chúng ta sẽ biết được về chúng.' Rủi thay, việc thực hiện thuật diệt trừ ma quỷ nơi những người này thì vẫn chưa đủ, bởi vì họ đã bị ma quỷ khống chế và điều khiển hoàn toàn, và rất tin vào những gì mà ma quỷ đã khiến xui họ làm. Chúng ta không thể nói rằng họ đã bị ma quỷ trói chặt hoàn toàn theo trọn ý tưởng cứng nhắc của ngữ nghĩa, mà phải nói đúng hơn đó chính là một sự chấp nhận tình nguyện và trọn vẹn về những lời đề nghị ra của ma quỷ."
Cha Amorth nói tiếp:
"Tôi thường nói với những ai đến gặp tôi rằng, trước tiên họ phải đến gặp một bác sĩ hay một nhà tâm lý trước đã, vì phần lớn, có đủ cơ sở về mặt thể lý hay tâm lý học để giải thích cho sự chịu đựng và đau khổ của họ. Rồi sau đó các chuyên gia về tâm thần học mới gởi đến cho tôi những trường hợp nào mà họ không thể chữa trị được. Hoàn toàn không có sự kình địch hay ganh đua gì cả giữa tôi và các bác sĩ y học hay các nhà tâm lý học. Các nhà tâm thần học quyết định xem đó có phải là một thứ bệnh không, còn chuyên gia trừ quỷ thì xác nhận xem đó có phải là một sự nguyền rủa không.
Không có ai, ngay cả với chính bản thân tôi, đều an toàn khỏi sự xâm chiếm của ma quỷ cả. Ai nấy cũng đều rất suy yếu và mong manh trước sự tấn công của chúng, vì suy cho cùng, ma quỷ rất thông minh. Chúng giữ lại sự thông minh khi còn là những vị thiên thần của Thiên Chúa trước đây. Giả dụ như, lấy trường hợp, ai đó cùng làm việc với bạn, rồi bổng tự dưng ghen tỵ với bạn và nguyền rủa hay bỏ bùa mê cho bạn. Thì khi đó bạn sẽ bị ốm đau ngay. Thì 90% những trường hợp mà tôi đang chữa trị đều bị bỏ bùa mê rồi. Phần còn lại là những bệnh nhân, vốn trước kia là thành viên của các nhóm giáo phái ma quỷ hay những thứ lạc giáo lạ kỳ, hay đã từng tham gia vào việc làm ma thuật, đồng bóng, hay kêu ma gọi hồn.
Nếu bạn biết sống hài hòa với Thiên Chúa, thì ma quỷ rất khó mà có thể chiếm lĩnh được bạn cả."
Được hỏi về việc Đức Thánh Cha có ý kiến gì về công việc của mình, Cha Amorth cho biết thêm rằng:
"Mặc dầu Đức Thánh Cha rất ủng hộ những chuyên gia trừ quỷ của Tòa Thánh và của cả Giáo Hội, thế nhưng các giáo phái ma quỷ lại cứ trên đà phát triển và gai tăng rất nhanh chóng, và vì lý do này mà lịch trình làm việc của tôi trong 2 tháng tới rất là bận rộn. Tôi làm việc 7 ngày trong 1 tuần, từ buổi sáng cho đến tận nửa đêm, gồm luôn cả Giáng Sinh và Tuần Thánh."
Đức Thánh Cha khuyên cần đào luyện trước khi đối thoại
Phaolô Phạm Xuân Khôi
11:07 09/06/2008
Kiến Thức về Đức Tin của Mình Phải là Ưu Tiên Hàng Đầu
VATICAN, ngày 8 tháng 6, 2008 (Zenit.org). - Đức Thánh Cha Bênêđictô đã nói rằng đối thoại liên tôn được nuôi dưỡng bởi việc đào luyện đầy đủ về Đức Tin và bởi một sự hiểu biết sâu sắc về tín ngưỡng của người khác.
ĐTC đã nói hôm Thứ Bảy vừa qua khi tiếp kiến các tham dự viên buổi họp thường niên của Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn.
ĐHY Jean-Louis Tauran, chủ tịch hội đồng đã chào mừng ĐTC và giải thích cho ngài về những vấn đề được thảo luận trong buổi họp của hội đồng, là buổi họp bàn về đề tài “Đối Thoại trong Chân Lý và Đức Ái: Những Hướng Đi Mục Vụ.”
Các cuộc họp đề cập đến một vài vấn đề thực tiễn về các liên hệ liên tôn: căn tính của thành viên đối thoại, giáo dục tôn giáo trong học đường, việc hoán cải, việc truyền đạo, sự trao đổi lẫn nhau, tự do tôn giáo và vai trò của các nhà lãnh đạo tôn giáo trong xã hội.
ĐHY Tauran nói, “Là Kitô hữu, chúng ta tin chắc rằng chỉ có một mình Thiên Chúa là chân lý tuyệt đối và Ngài đã mở tâm hồn con người để ao ước chân lý,” và rằng, “mọi người đều được mời gọi để biết và sống chân lý ấy.”
Tuy nhiên Ngài thêm, “cần phải đạt được sự cân bằng cần thiết giữa việc công bố chân lý và việc tôn trọng cuộc hành trình tâm linh và tự do lương tâm của con người.”
Chân Lý và Đức Ái
ĐHY nói, “Đức ái bao hàm việc đón chào tha nhân trong sự đa dạng của họ, nhưng cũng hàm chứa nhiệm vụ chia sẻ di sản tôn giáo của chúng ta với họ.” Ngài ghi nhận rằng “chân lý, sự đa dạng và đối thoại không thể tách rời nhau được.”
ĐHY Tauran trình cho ĐTC rằng hội đồng của ngài đang sửa soạn một tài liệu trong đó có những “chỉ dẫn” cho việc đối thoại nhằm vào các mục tử và các tín hữu đang sống trong những xã hội đa chủng, đa tôn giáo và đa văn hóa.
ĐTC đã nhận xét trong đáp từ của ngài rằng “Tất cả mọi hoạt động của Hội Thánh phải được thấm nhuần bằng tình yêu,” bởi vì chính tình yêu “là điều mời gọi mọi tín hữu lắng nghe những người khác và tìm những lãnh vực hợp tác” mà không áp đặt.
Tuy nhiên, ĐTC nói thêm, “sự phát triển nhanh chóng và lớn lao của những cuộc họp liên tôn trên thế giới ngày nay đòi hỏi phải biết phân biệt.”
Ngài giải thích, thật vậy, để “được xác thực thì cuộc đối thoại như thế phải là một hành trình đức tin,” và đồng thời, “điều cần thiết là những người đề xướng phải thấu triệt về đức tin của mình và hiểu biết rõ ràng về niềm tin của người khác.”
Dưới ánh sáng của những điều thiết yếu này và những thách đố mà một xã hội càng ngày càng đa dạng hơn bao giờ hết tạo ra, ĐTC nói rằng ngài “khuyến khích những nỗ lực của Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn trong việc tổ chức các khóa học và những chương trình đào luyện về đối thoại liên tôn dành cho những nhóm khác nhau, nhất là cho các chủng sinh trẻ và những người điều hành các học viện hậu trung học.”
ĐTC nói, “Việc hợp tác tôn giáo cung cấp cho chúng ta những dịp để trình bày những lý tưởng cáo quý nhất của mọi truyền thống tôn giáo. Việc giúp đỡ các bệnh nhân, trợ giúp các nạn nhân thiên tai và bạo động, săn sóc những người già và người nghèo: Đó là những lãnh vực mà những người không cùng tôn giáo có thể hợp tác với nhau được.”
VATICAN, ngày 8 tháng 6, 2008 (Zenit.org). - Đức Thánh Cha Bênêđictô đã nói rằng đối thoại liên tôn được nuôi dưỡng bởi việc đào luyện đầy đủ về Đức Tin và bởi một sự hiểu biết sâu sắc về tín ngưỡng của người khác.
ĐTC đã nói hôm Thứ Bảy vừa qua khi tiếp kiến các tham dự viên buổi họp thường niên của Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn.
ĐHY Jean-Louis Tauran, chủ tịch hội đồng đã chào mừng ĐTC và giải thích cho ngài về những vấn đề được thảo luận trong buổi họp của hội đồng, là buổi họp bàn về đề tài “Đối Thoại trong Chân Lý và Đức Ái: Những Hướng Đi Mục Vụ.”
Các cuộc họp đề cập đến một vài vấn đề thực tiễn về các liên hệ liên tôn: căn tính của thành viên đối thoại, giáo dục tôn giáo trong học đường, việc hoán cải, việc truyền đạo, sự trao đổi lẫn nhau, tự do tôn giáo và vai trò của các nhà lãnh đạo tôn giáo trong xã hội.
ĐHY Tauran nói, “Là Kitô hữu, chúng ta tin chắc rằng chỉ có một mình Thiên Chúa là chân lý tuyệt đối và Ngài đã mở tâm hồn con người để ao ước chân lý,” và rằng, “mọi người đều được mời gọi để biết và sống chân lý ấy.”
Tuy nhiên Ngài thêm, “cần phải đạt được sự cân bằng cần thiết giữa việc công bố chân lý và việc tôn trọng cuộc hành trình tâm linh và tự do lương tâm của con người.”
Chân Lý và Đức Ái
ĐHY nói, “Đức ái bao hàm việc đón chào tha nhân trong sự đa dạng của họ, nhưng cũng hàm chứa nhiệm vụ chia sẻ di sản tôn giáo của chúng ta với họ.” Ngài ghi nhận rằng “chân lý, sự đa dạng và đối thoại không thể tách rời nhau được.”
ĐHY Tauran trình cho ĐTC rằng hội đồng của ngài đang sửa soạn một tài liệu trong đó có những “chỉ dẫn” cho việc đối thoại nhằm vào các mục tử và các tín hữu đang sống trong những xã hội đa chủng, đa tôn giáo và đa văn hóa.
ĐTC đã nhận xét trong đáp từ của ngài rằng “Tất cả mọi hoạt động của Hội Thánh phải được thấm nhuần bằng tình yêu,” bởi vì chính tình yêu “là điều mời gọi mọi tín hữu lắng nghe những người khác và tìm những lãnh vực hợp tác” mà không áp đặt.
Tuy nhiên, ĐTC nói thêm, “sự phát triển nhanh chóng và lớn lao của những cuộc họp liên tôn trên thế giới ngày nay đòi hỏi phải biết phân biệt.”
Ngài giải thích, thật vậy, để “được xác thực thì cuộc đối thoại như thế phải là một hành trình đức tin,” và đồng thời, “điều cần thiết là những người đề xướng phải thấu triệt về đức tin của mình và hiểu biết rõ ràng về niềm tin của người khác.”
Dưới ánh sáng của những điều thiết yếu này và những thách đố mà một xã hội càng ngày càng đa dạng hơn bao giờ hết tạo ra, ĐTC nói rằng ngài “khuyến khích những nỗ lực của Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn trong việc tổ chức các khóa học và những chương trình đào luyện về đối thoại liên tôn dành cho những nhóm khác nhau, nhất là cho các chủng sinh trẻ và những người điều hành các học viện hậu trung học.”
ĐTC nói, “Việc hợp tác tôn giáo cung cấp cho chúng ta những dịp để trình bày những lý tưởng cáo quý nhất của mọi truyền thống tôn giáo. Việc giúp đỡ các bệnh nhân, trợ giúp các nạn nhân thiên tai và bạo động, săn sóc những người già và người nghèo: Đó là những lãnh vực mà những người không cùng tôn giáo có thể hợp tác với nhau được.”
Quan điểm của Tòa thánh nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng thực phẩm toàn cầu
Phụng Nghi
12:00 09/06/2008
Vatican (CNS) – Giữa lúc các nhà lãnh đạo thế giới họp tại Rome để tìm ra biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng thực phẩm toàn cầu, Tòa thánh Vatican đã tham gia bằng cách đưa ra hai cấp độ: luân lý và nền kinh tế vĩ mô.
Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã trình bầy các nguyên tắc về luân lý trong thông điệp ngày 3 tháng 6 gửi cho Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Đảm bảo Thực phẩm. Thông điệp nói rằng đói khát và suy dinh dưỡng không thể chấp nhận được trong một thế giới có đầy đủ mức độ về nông phẩm và các nguồn cung cấp tài nguyên.
Đức giáo hoàng nói rằng nguyên nhân chính gây ra nạn đói là thiếu tình đồng cảm với người khác, và ngài nhấn mạnh rằng bảo vệ quyền được sống có nghĩa là giúp nuôi dưỡng người đói khát.
Đức giáo hoàng cũng nói đến nhu cầu thay đổi về cơ cấu phải thực hiện trong nền kinh tế nông nghiệp toàn cầu, nhưng ngài không đưa ra những điểm đặc trưng nào.
Tuy nhiên, những điểm tinh tế như thế, đã được xem xét tỉ mỉ khác thường trong một văn bản ít được chú ý tới của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình.
Tài liệu này trình bày quan điểm của Tòa thánh liên quan đến những cơ chế đứng phía sau các tin tức hàng đầu về cuộc khủng hoảng thực phẩm. Liên hệ đến một trong những vấn đề được tranh luận nóng bỏng nhất hiện nay, văn kiện này thẳng thắn chống lại việc phát triển nhiên liệu sinh học chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp ở vào thời điểm có nạn đói khát trên toàn thế giới.
Văn kiện này đưa ra một số điểm quan trọng sau đây:
- Cuộc khủng hoảng lương thực hiện này đã bằt đầu từ năm 2005, và rất đặc biệt vì sự gia tăng giá cả đã ảnh hưởng trên hầu hết các nông phẩm, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, và đã kéo dài trong một thời gian khá lâu.
- Văn kiện này đã xác định các nguyên nhân gây ra khủng hoảng thực phẩm: thời tiết xấu tại nhiều quốc gia sản xuất lúa gạo, lúa mì; giá cả nhiên liệu tăng cao làm cho sự sản xuất và chuyên chở phải tốn phí hơn; và sự đầu cơ của các nhà đầu tư nông phẩm, những người mua vào với giá thấp và bán ra bằng giá cao.
Một số quốc gia xuất khẩu, gồm có Ba tây, Trung quốc và Ấn độ, đã bắt đầu tích trữ lương thực và không cho đem ra ngoài thị trường, lo sợ rằng họ sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu nội địa. Hành động như thế cũng đã làm giá cả tăng cao.
- Văn kiện này cũng đã xét đến các nguyên nhân về cơ cấu đã gây ra cuộc khủng hoảng thực phẩm, và trong phạm vi này, sự việc lại càng phức tạp hơn. Đã có một sự thay đổi quan trọng trong các nước đang phát triển, đó là: nhu cầu về lúa gạo thấp nhưng nhu cầu về thực phẩm giàu protein lại cao. Điều này dẫn tới việc người ta dùng nhiều đất đai để sản xuất thực phẩm cho súc vật cung cấp thịt, và ít đất đai để sản xuất thực phẩm trực tiếp tiêu thụ của con người.
Văn kiện nói rằng các phụ cấp lâu dài dành cho những nhà sản xuất nông phẩm trong những nước giàu đã làm cho giá cả thực phẩm trên trường quốc tế thấp xuống và do đó làm nản lòng các nông gia tại những nước nghèo. Kết quả là người ta ồ ạt bỏ nền nông nghiệp địa phương và tăng gia đô thị hóa. Ngày nay, hầu hết các quốc gia nghèo là những nước phải nhập cảng thực phẩm, điều này làm cho họ rất dễ bị thương tổn khi giá cả tiếp tục tăng cao.
- Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thực phẩm không đồng đều: Người yếu kém nhất chịu cực nhất, đặc biệt là trẻ con và người nghèo tại các đô thị. Văn kiện này viện dẫn bản thống kê của LHQ cho thấy rằng mỗi khi giá cả thực phẩm tăng 1% thì có thêm 16 triệu người rơi vào cảnh “không được bảo đảm về thực phẩm”. Cứ theo đà này mà tiến, thì con số người đói ăn trên thế giới có thể tăng lên 1 tỉ 2 vào năm 2015.
- Văn kiện này kêu gọi phải xem xét lại việc chạy đua phát triển nhiên liệu sinh học, ít nhất trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Các chính phủ được kêu gọi phải bảo vệ quyền con người được nuôi sống. Việc các chính quyền giảm sản xuất thực phẩm vì các nhu cầu năng lượng không thiết yếu là điều “không thể tưởng tượng được.”
Hơn nữa, việc “chiếm cứ” đất đai nông nghiệp để sản xuất nông phẩm dành cho nhiên liệu sinh học lại được các chính quyền trợ cấp, đó là thể hiện một hành động can thiệp vào sự vận hành đúng đắn thị trường thực phẩm toàn cầu.
- Viện trợ thực phẩm khẩn cấp là một biện pháp đoản kỳ cần thiết. Nhưng sự viện trợ như thế, nếu được tiếp tục trong những thời kỳ lâu dài, có thể thực sự làm trầm trọng thêm các khó khăn căn bản của khủng hoảng lương thực vì làm yếu đi các thị trường nông phẩm địa phương và sự độc lập về thực phẩm của những quốc gia thụ hưởng.
- Mặt khác, sự bùng nổ hiện nay về giá cả thực phẩm lại có thể trở thành một cơ hội để cho nông nghiệp lớn mạnh nơi những quốc gia nghèo, với điều kiện là các nông gia có được những điều thiết yếu sau đây: đất đai, hạt giống, phân bón, nước và phương tiện tiến được vào thị trường.
Trong lúc cuộc khủng hoảng thực phẩm dường như đã gia tăng trên gần khắp thế giới, Tòa thánh Vatican đã cảnh báo về vấn đề đói ăn và bất quân bình trên thị trường từ nhiều năm rồi.
Chẳng hạn trong một văn kiện phổ biến năm 1998 về cải cách ruộng đất, Hội đồng về Hoà bình và Công lý đã nói rằng khuynh hướng tập trung đất đai đã bóp chết tương lai của nền nông nghiệp nơi những quốc gia đang phát triển.
Khi đưa ra những bình luận về cuộc khủng hoảng thực phẩm, Đức giáo hoàng và các văn phòng Tòa thánh Vatican luôn luôn trích dẫn lời Đức Kitô: “Vì Ta đói, các con đã cho ăn.”
Ngày nay, Tòa thánh nói rằng công tác căn bản ban đầu đã chuyển sang những chiều kích mới, làm cho nó càng phức tạp hơn, nhưng không thể không thực hiện được.
Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã trình bầy các nguyên tắc về luân lý trong thông điệp ngày 3 tháng 6 gửi cho Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Đảm bảo Thực phẩm. Thông điệp nói rằng đói khát và suy dinh dưỡng không thể chấp nhận được trong một thế giới có đầy đủ mức độ về nông phẩm và các nguồn cung cấp tài nguyên.
Đức giáo hoàng nói rằng nguyên nhân chính gây ra nạn đói là thiếu tình đồng cảm với người khác, và ngài nhấn mạnh rằng bảo vệ quyền được sống có nghĩa là giúp nuôi dưỡng người đói khát.
Đức giáo hoàng cũng nói đến nhu cầu thay đổi về cơ cấu phải thực hiện trong nền kinh tế nông nghiệp toàn cầu, nhưng ngài không đưa ra những điểm đặc trưng nào.
Tuy nhiên, những điểm tinh tế như thế, đã được xem xét tỉ mỉ khác thường trong một văn bản ít được chú ý tới của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình.
Tài liệu này trình bày quan điểm của Tòa thánh liên quan đến những cơ chế đứng phía sau các tin tức hàng đầu về cuộc khủng hoảng thực phẩm. Liên hệ đến một trong những vấn đề được tranh luận nóng bỏng nhất hiện nay, văn kiện này thẳng thắn chống lại việc phát triển nhiên liệu sinh học chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp ở vào thời điểm có nạn đói khát trên toàn thế giới.
Văn kiện này đưa ra một số điểm quan trọng sau đây:
- Cuộc khủng hoảng lương thực hiện này đã bằt đầu từ năm 2005, và rất đặc biệt vì sự gia tăng giá cả đã ảnh hưởng trên hầu hết các nông phẩm, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, và đã kéo dài trong một thời gian khá lâu.
- Văn kiện này đã xác định các nguyên nhân gây ra khủng hoảng thực phẩm: thời tiết xấu tại nhiều quốc gia sản xuất lúa gạo, lúa mì; giá cả nhiên liệu tăng cao làm cho sự sản xuất và chuyên chở phải tốn phí hơn; và sự đầu cơ của các nhà đầu tư nông phẩm, những người mua vào với giá thấp và bán ra bằng giá cao.
Một số quốc gia xuất khẩu, gồm có Ba tây, Trung quốc và Ấn độ, đã bắt đầu tích trữ lương thực và không cho đem ra ngoài thị trường, lo sợ rằng họ sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu nội địa. Hành động như thế cũng đã làm giá cả tăng cao.
- Văn kiện này cũng đã xét đến các nguyên nhân về cơ cấu đã gây ra cuộc khủng hoảng thực phẩm, và trong phạm vi này, sự việc lại càng phức tạp hơn. Đã có một sự thay đổi quan trọng trong các nước đang phát triển, đó là: nhu cầu về lúa gạo thấp nhưng nhu cầu về thực phẩm giàu protein lại cao. Điều này dẫn tới việc người ta dùng nhiều đất đai để sản xuất thực phẩm cho súc vật cung cấp thịt, và ít đất đai để sản xuất thực phẩm trực tiếp tiêu thụ của con người.
Văn kiện nói rằng các phụ cấp lâu dài dành cho những nhà sản xuất nông phẩm trong những nước giàu đã làm cho giá cả thực phẩm trên trường quốc tế thấp xuống và do đó làm nản lòng các nông gia tại những nước nghèo. Kết quả là người ta ồ ạt bỏ nền nông nghiệp địa phương và tăng gia đô thị hóa. Ngày nay, hầu hết các quốc gia nghèo là những nước phải nhập cảng thực phẩm, điều này làm cho họ rất dễ bị thương tổn khi giá cả tiếp tục tăng cao.
- Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thực phẩm không đồng đều: Người yếu kém nhất chịu cực nhất, đặc biệt là trẻ con và người nghèo tại các đô thị. Văn kiện này viện dẫn bản thống kê của LHQ cho thấy rằng mỗi khi giá cả thực phẩm tăng 1% thì có thêm 16 triệu người rơi vào cảnh “không được bảo đảm về thực phẩm”. Cứ theo đà này mà tiến, thì con số người đói ăn trên thế giới có thể tăng lên 1 tỉ 2 vào năm 2015.
- Văn kiện này kêu gọi phải xem xét lại việc chạy đua phát triển nhiên liệu sinh học, ít nhất trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Các chính phủ được kêu gọi phải bảo vệ quyền con người được nuôi sống. Việc các chính quyền giảm sản xuất thực phẩm vì các nhu cầu năng lượng không thiết yếu là điều “không thể tưởng tượng được.”
Hơn nữa, việc “chiếm cứ” đất đai nông nghiệp để sản xuất nông phẩm dành cho nhiên liệu sinh học lại được các chính quyền trợ cấp, đó là thể hiện một hành động can thiệp vào sự vận hành đúng đắn thị trường thực phẩm toàn cầu.
- Viện trợ thực phẩm khẩn cấp là một biện pháp đoản kỳ cần thiết. Nhưng sự viện trợ như thế, nếu được tiếp tục trong những thời kỳ lâu dài, có thể thực sự làm trầm trọng thêm các khó khăn căn bản của khủng hoảng lương thực vì làm yếu đi các thị trường nông phẩm địa phương và sự độc lập về thực phẩm của những quốc gia thụ hưởng.
- Mặt khác, sự bùng nổ hiện nay về giá cả thực phẩm lại có thể trở thành một cơ hội để cho nông nghiệp lớn mạnh nơi những quốc gia nghèo, với điều kiện là các nông gia có được những điều thiết yếu sau đây: đất đai, hạt giống, phân bón, nước và phương tiện tiến được vào thị trường.
Trong lúc cuộc khủng hoảng thực phẩm dường như đã gia tăng trên gần khắp thế giới, Tòa thánh Vatican đã cảnh báo về vấn đề đói ăn và bất quân bình trên thị trường từ nhiều năm rồi.
Chẳng hạn trong một văn kiện phổ biến năm 1998 về cải cách ruộng đất, Hội đồng về Hoà bình và Công lý đã nói rằng khuynh hướng tập trung đất đai đã bóp chết tương lai của nền nông nghiệp nơi những quốc gia đang phát triển.
Khi đưa ra những bình luận về cuộc khủng hoảng thực phẩm, Đức giáo hoàng và các văn phòng Tòa thánh Vatican luôn luôn trích dẫn lời Đức Kitô: “Vì Ta đói, các con đã cho ăn.”
Ngày nay, Tòa thánh nói rằng công tác căn bản ban đầu đã chuyển sang những chiều kích mới, làm cho nó càng phức tạp hơn, nhưng không thể không thực hiện được.
Bắc Kinh gửi lời mời lãnh đạo Giáo hội Công giáo Hong Kong tham dự Lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh 2008
LM Phạm Đình Chiến, OP
12:57 09/06/2008
HỒNG KÔNG - Theo Nam Hoa Nhật báo, Hong Kong, Thứ Hai, ngày 9.6, Văn phòng Chính phủ Trung Quốc tại Hong Kong đã gửi thiệp mời đến Đức Giám mục Thang Hán, Giám mục Phó với quyền kế vị của Giáo phận Hong Kong, đến dự lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008.
ĐGM Thang Hán kiên quyết lập trường:”Điều gì đúng thì nó là đúng, điều gì sai thì nó là sai”
Đây sẽ lần đầu tiên Đức cha Thang Hán đến thăm Bắc Kinh kể từ ngày nhậm chức Giám mục Phó Giáo phận Hong Kong.
Mấy tháng gần đây, việc phục hồi các đàm phán chính thức về mối quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Vatican đã tiến hành nhiều cuộc bàn luận thương thảo, nhưng cả hai bên vẫn còn có những bất đồng về vấn đề bổ nhiệm giám mục tại Trung Quốc.
Theo nhận định của các giới quan sát, qua động thái mời Đức Giám mục Thang Hán, người sẽ kế nhiệm vị trí Giám mục Đặc khu Hong Kong trong tương lai, Bắc Kinh muốn thiết lập một mối quan hệ hữu hảo hơn.
Không giống Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, đương kim Giám mục Hông Kong, đức cha Thang Hán ít công khai bày tỏ việc phê bình chính phủ Trung ương Trung Quốc.
Đức giám mục Thang Hán cho biết, khi nhận được lời mời tham dự Lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh, ngài cảm thấy thật vinh hạnh.
Ngài nói, cách đây không lâu, Đức Giáo hoàng Benedicto XVI đã từng cầu nguyện cho việc Trung Quốc tổ chức thành công Thế vận hội, mà chính ngài (Giám mục Thang Hán) là một nhân chứng. Việc xuất hiện sắp tới thực là một sự kiện khiến cho người ta phải vui mừng.
Vào ngày 8 tháng 8 tới đây, Đức Giám mục Phó Giáo phận Hong Kong Thang Hán sẽ bắt đầu chuyến viếng thăm hai ngày tới Bắc Kinh; cùng đi còn có sự tham dự của các lãnh đạo Phật giáo, Đạo giáo và các tôn giáo khác.
Sự tiếp xúc giữa Trung Quốc và Vatican
Từ năm 2005 đến nay, các giới chức của Giáo hội Công giáo tại Hong Kong đã từng nhận được lời mời từ phía Chính phủ Trung Quốc tham dự các kỳ Bắc Kinh tổ chức Quốc Khánh, nhưng các chức sắc giàu kinh nghiệm lại không xuất hiện trong số khách mời.
Chuyến đi Bắc Kinh của Đức Giám mục Thang Hán nhận được sự ủng hộ của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân.
Từ năm 1998 trở đi, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã bị nhà cầm quyền Trung Quốc cấm vào Trung Quốc, nhưng năm 2004, ngài đã có một chuyến viếng thăm mang tính lịch sử đến sinh quán của ngài là Thượng Hải; sau đó, năm 2005, ngài lại cùng với đoàn đại biểu các tôn giáo Hong Kong viếng thăm tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc.
Tiến sĩ Lâm Thụy Kỳ, một chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu Thánh Thần của Hong Kong, đã nói với Nam Hoa Nhật báo rằng, người thường phê phán các hành động khống chế tự do tôn giáo của Bắc Kinh là Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã không nhận được lời mời tham dự, nhưng việc Bắc Kinh gửi lời mời Đức Giám mục Thang Hán được kể như là một động thái mang tính hữu hảo.
Đức Giám mục Thang Hán nhậm chức Giám mục Phó Giáo phận Hong Kong vào ngày 10 tháng 2 vừa qua. Trước đó, Tòa Thánh Vatican đã tuyên bố rõ ràng rằng nếu Đức Hồng Y Trần Nhật Quân mãn nhiệm, ngài sẽ tự động kế vị chức Giám mục Giáo phận Hong Kong.
(Nguồn: BBC News)
GM Thang Hán |
Đây sẽ lần đầu tiên Đức cha Thang Hán đến thăm Bắc Kinh kể từ ngày nhậm chức Giám mục Phó Giáo phận Hong Kong.
Mấy tháng gần đây, việc phục hồi các đàm phán chính thức về mối quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Vatican đã tiến hành nhiều cuộc bàn luận thương thảo, nhưng cả hai bên vẫn còn có những bất đồng về vấn đề bổ nhiệm giám mục tại Trung Quốc.
Theo nhận định của các giới quan sát, qua động thái mời Đức Giám mục Thang Hán, người sẽ kế nhiệm vị trí Giám mục Đặc khu Hong Kong trong tương lai, Bắc Kinh muốn thiết lập một mối quan hệ hữu hảo hơn.
Không giống Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, đương kim Giám mục Hông Kong, đức cha Thang Hán ít công khai bày tỏ việc phê bình chính phủ Trung ương Trung Quốc.
Đức giám mục Thang Hán cho biết, khi nhận được lời mời tham dự Lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh, ngài cảm thấy thật vinh hạnh.
Ngài nói, cách đây không lâu, Đức Giáo hoàng Benedicto XVI đã từng cầu nguyện cho việc Trung Quốc tổ chức thành công Thế vận hội, mà chính ngài (Giám mục Thang Hán) là một nhân chứng. Việc xuất hiện sắp tới thực là một sự kiện khiến cho người ta phải vui mừng.
Vào ngày 8 tháng 8 tới đây, Đức Giám mục Phó Giáo phận Hong Kong Thang Hán sẽ bắt đầu chuyến viếng thăm hai ngày tới Bắc Kinh; cùng đi còn có sự tham dự của các lãnh đạo Phật giáo, Đạo giáo và các tôn giáo khác.
Sự tiếp xúc giữa Trung Quốc và Vatican
Từ năm 2005 đến nay, các giới chức của Giáo hội Công giáo tại Hong Kong đã từng nhận được lời mời từ phía Chính phủ Trung Quốc tham dự các kỳ Bắc Kinh tổ chức Quốc Khánh, nhưng các chức sắc giàu kinh nghiệm lại không xuất hiện trong số khách mời.
Chuyến đi Bắc Kinh của Đức Giám mục Thang Hán nhận được sự ủng hộ của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân.
Từ năm 1998 trở đi, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã bị nhà cầm quyền Trung Quốc cấm vào Trung Quốc, nhưng năm 2004, ngài đã có một chuyến viếng thăm mang tính lịch sử đến sinh quán của ngài là Thượng Hải; sau đó, năm 2005, ngài lại cùng với đoàn đại biểu các tôn giáo Hong Kong viếng thăm tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc.
Tiến sĩ Lâm Thụy Kỳ, một chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu Thánh Thần của Hong Kong, đã nói với Nam Hoa Nhật báo rằng, người thường phê phán các hành động khống chế tự do tôn giáo của Bắc Kinh là Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã không nhận được lời mời tham dự, nhưng việc Bắc Kinh gửi lời mời Đức Giám mục Thang Hán được kể như là một động thái mang tính hữu hảo.
Đức Giám mục Thang Hán nhậm chức Giám mục Phó Giáo phận Hong Kong vào ngày 10 tháng 2 vừa qua. Trước đó, Tòa Thánh Vatican đã tuyên bố rõ ràng rằng nếu Đức Hồng Y Trần Nhật Quân mãn nhiệm, ngài sẽ tự động kế vị chức Giám mục Giáo phận Hong Kong.
(Nguồn: BBC News)
ĐGH Beneđictô XVI sẽ dành sự quan tâm đặc biệt cho Tổng thống Bush vào thứ sáu tại Tòa Thánh
Đức Long
14:47 09/06/2008
Vatican- Hôm thứ hai (09/06/08), phát ngôn viên Tòa Thánh thông báo Tổng thống Mỹ George W.Bush vào thứ sáu sẽ có quyền được sự quan tâm đặc biệt từ ĐGH Beneđictô XVI. ĐTC sẽ đón tiếp Tống thống Bush một cách đặc biệt trong khung cảnh thân mật tại toà tháp Thánh San Giovanni, nằm trong khuôn viên của Tòa Thánh.
Thông thường, sự yết kiến của ĐGH dành cho các nguyên thủ Quốc gia trong khung thư viện Tòa Khâm Sứ, diễn ra theo một nghi thức trang trọng.
Bằng sự tiếp đón trong khung cảnh thư giãn này, ĐTC muốn đáp lại « sự thân thiện » mà Tổng thống Bush đã dành tiếp đón ngài tại Nhà Trắng hôm 16 tháng tư trong chuyến tông du của ngài mới đây tại Hoa Kỳ, phát ngôn viên Tòa Thánh, cha Federio Lombardi, cho biết.
ĐTC sẽ tiếp kiến Tổng thốn Hoa Kỳ, tại chân Tòa tháp Trung đại, nằm trong khuôn viên Tòa Thánh, tháp được ĐGH Gioan XXII (1958-1963) sắp xếp thành căn hộ ở của Giáo hoàng. ĐGH Gioan Phaolo II một thời từng ở trong tòa tháp này lúc ngài mới lãnh chức Giáo hoàng.
Hai ngài sẽ có cuộc đàm thoại riêng tại tầng một tòa tháp, sau đó có cuộc dạo ngắn trong khuôn viên cho tới tượng đài Đức Bà Phù Hộ.
Tổng thống Mỹ đang được chờ đón tại Roma vào buổi chiều ngày thứ tư trong khuôn khổ chuyến thăm tạm biệt Châu Âu, ông Bush sẽ thăm Slovenia trước khi đến thăm Đức, Ý, Vatican, Pháp, và Anh Quốc.
Ông Bush có những quan hệ khó khăn với ĐGH Gioan Phaolo II vì sự phản đối của ĐGH đốii với cuộc chiến tranh Iraq, nhưng hòa hợp nhiều hơn với ĐGH Beneđictô, người rất nhạy cảm với niềm tin tôn giáo của Tổng thống Mỹ.
Ngày 16 tháng tư, sau sự tiếp đón trang trọng và nồng nhiệt của Tổng thống dành cho ĐGH, ngày mà ngài mừng sinh nhật lần thứ 81, hai vị lãnh đạo cùng cầu nguyện riêng trong văn phòng bầu dục của Tòa Bạch Ốc.
Tổng thống Bush đã từng được ĐTC Beneđictô XVI đón tiếp tại Tòa Thánh, ngày 09/06/2007.
Thông thường, sự yết kiến của ĐGH dành cho các nguyên thủ Quốc gia trong khung thư viện Tòa Khâm Sứ, diễn ra theo một nghi thức trang trọng.
Bằng sự tiếp đón trong khung cảnh thư giãn này, ĐTC muốn đáp lại « sự thân thiện » mà Tổng thống Bush đã dành tiếp đón ngài tại Nhà Trắng hôm 16 tháng tư trong chuyến tông du của ngài mới đây tại Hoa Kỳ, phát ngôn viên Tòa Thánh, cha Federio Lombardi, cho biết.
ĐTC sẽ tiếp kiến Tổng thốn Hoa Kỳ, tại chân Tòa tháp Trung đại, nằm trong khuôn viên Tòa Thánh, tháp được ĐGH Gioan XXII (1958-1963) sắp xếp thành căn hộ ở của Giáo hoàng. ĐGH Gioan Phaolo II một thời từng ở trong tòa tháp này lúc ngài mới lãnh chức Giáo hoàng.
Hai ngài sẽ có cuộc đàm thoại riêng tại tầng một tòa tháp, sau đó có cuộc dạo ngắn trong khuôn viên cho tới tượng đài Đức Bà Phù Hộ.
Tổng thống Mỹ đang được chờ đón tại Roma vào buổi chiều ngày thứ tư trong khuôn khổ chuyến thăm tạm biệt Châu Âu, ông Bush sẽ thăm Slovenia trước khi đến thăm Đức, Ý, Vatican, Pháp, và Anh Quốc.
Ông Bush có những quan hệ khó khăn với ĐGH Gioan Phaolo II vì sự phản đối của ĐGH đốii với cuộc chiến tranh Iraq, nhưng hòa hợp nhiều hơn với ĐGH Beneđictô, người rất nhạy cảm với niềm tin tôn giáo của Tổng thống Mỹ.
Ngày 16 tháng tư, sau sự tiếp đón trang trọng và nồng nhiệt của Tổng thống dành cho ĐGH, ngày mà ngài mừng sinh nhật lần thứ 81, hai vị lãnh đạo cùng cầu nguyện riêng trong văn phòng bầu dục của Tòa Bạch Ốc.
Tổng thống Bush đã từng được ĐTC Beneđictô XVI đón tiếp tại Tòa Thánh, ngày 09/06/2007.
Kết Hợp với Đức Kitô là Bí quyết của Thừa Tác Vụ Linh Mục
Phaolô Phạm Xuân Khôi
18:25 09/06/2008
Kết Hợp với Đức Kitô là Bí Quyết của Thừa Tác Vụ Linh Mục
VATICAN, ngày 9 tháng 6, 2008 (VIS) – Sáng nay ở Vatican, ĐTC đã đón tiếp các sinh viên Giáo Hoàng Học Viện về Hội Thánh (Pontifical Ecclesiastical Academy), là học viện huấn luyện các ứng viên để phục vụ ngoại giao đoàn Tòa Thánh. Đi cùng với họ là Đức Tổng Giám Mục Beniamino Stella, viện trưởng học viện.
ĐTC đã nhắn nhủ họ, “Ngoài những huấn luyện cần thiết về luật pháp, thần học và ngoại giao, điều quan trọng nhất là đời sống và hoạt động của các con phải phản ảnh tình yêu chung thủy đối với Đức Kitô và Hội Thánh, là điều khơi dậy trong lòng các con một quan tâm mục vụ thân thiện đối với mọi người.”
“Kết hợp với Đức Kitô là bí mật của sự thành công thật trong thừa tác vụ của mỗi linh mục. Khi các con làm bất cứ việc gì trong Hội Thánh, các con phải chắc chắn rằng mình luôn luôn là những người bạn thật, những người bạn trung tín của Người, là những kẻ đã gặp Người và đã học để yêu Người trên hết mọi sự. Khi hiệp thông với Người, là Thiên Chúa và Chủ linh hồn chúng ta, các con chắc chắn sẽ được thanh thản và bình an ngay cả trong những giây phút phức tạp và khó khăn nhất.”
ĐTC Bênêđictô nói, khi đương đầu với nguy cơ “mất ý nghĩa của cuộc đời,” và “một số văn hóa hiện đại làm người ta nghi ngờ bất cứ giá trị tuyệt đối nào, ngay cả việc nhận ra chân lý và sự tốt lành, chúng ta phải làm chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa, một Thiên Chúa hiểu con người và biết làm thế nào để nói với tâm hồn họ.”
“Các con phải rao giảng - bằng đời sống các con trước khi rao giảng bằng lời nói - lời công bố hân hoan và đầy an ủi của Tin Mừng tình yêu, ở những nơi đôi khi rất xa lạ với kinh nghiệm Kitô giáo,” ĐTC đã nói với họ. “Các con hãy công bố Chân Lý tức là Đức Kitô! Chớ gì cầu nguyện, suy niệm và lắng nghe Lời Chúa là lương thực hằng ngày của chúng con.”
Ngài nói tiếp, “Nguyện xin cho việc cử hành Thánh Lễ trở nên cốt lõi và trọng tâm của mỗi ngày và của toàn thể thừa tác vụ của chúng con. … Không lẽ nào khi đến gần Chúa mỗi ngày, khi công bố những lời cảm động vô cùng, ‘Này là Mình Ta, này là Máu Ta’ …. Khi cầm Mình và Máu Chúa trên tay chúng ta, mà chúng ta không để cho Người chiếm hữu chúng ta, … không để cho tình yêu vô hạn của Người thay đổi nội tâm chúng ta. Xin cho Bí Tích Thánh Thể trở nên một trường dạy chúng con sống, trong đó hy tế của Đức Kitô trên Thánh Giá dạy chúng con hiến thân hoàn toàn cho đồng loại.”
Ngài kết luận, “Khi lãnh nhận sứ vụ, các đại diện của Giáo Hoàng được mời gọi để trao tặng cho tha nhân chứng từ chào đón ân cần này, là kết quả của sự kết hợp không ngừng với Đức Kitô.”
WYD 2008 - Hàng mấy ngàn giáo dân tôn vinh Thánh Giá dù mưa to gió lớn
Nguyễn Việt Nam
18:46 09/06/2008
Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ của ngày Quốc Tế Giới Trẻ tiếp tục lôi cuốn đông đảo anh chị em tuốn đến tôn vinh, chiêm ngắm và cầu nguyện.
Tại Lockdrige, một giáo xứ lớn tại Perth, thủ phủ miền Tây Úc Đại Lợi, do một linh mục trẻ người Việt làm chánh xứ, hàng mấy ngàn người đã tham dự các nghi thức cung nghinh Thánh Giá, diễn kịch Thương Khó, thánh lễ và chầu Mình Thánh Chúa.
Từ sáng sớm, mưa tầm tã – mưa lớn như chưa từng thấy và kéo dài suốt ngày. Tuy nhiên, nhiều người cũng thấy sự lạ lùng là vào gần 1 giờ trưa, trời quang mây tạnh trong một lát để anh chị em có thể cử hành nghi thức đón tiếp Thánh Giá.
Cha Giuse Đồng Văn Vinh, chánh xứ nhà thờ Lockdrige cho biết giáo xứ của ngài đã làm tuần Cửu Nhật chuẩn bị cho biến cố long trọng này. Trong bài giảng thánh lễ do 4 linh mục Việt và 4 linh mục Úc đồng tế, cha Vinh nhận định rằng kinh nghiệm đạo đức chúng ta có thể thấy đang bùng lên trong những ngày này có thể sẽ chỉ là những gì hời hợt và chóng qua, nếu chúng ta không biết nhân cơ hội này để đón nhận Thánh Thần, canh tân và hoán cải.
Cha kêu gọi hãy để cho những kinh nghiệm đạo đức này thay đổi hoàn toàn con người của chúng ta.
Dù là đang mùa thi cử, nhà thờ đầy ắp giới trẻ. Trong số anh chị em tham dự thánh lễ, chúng tôi ghi nhận có 4 sơ Việt Nam mới từ quê nhà sang tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ.
Tại Lockdrige, một giáo xứ lớn tại Perth, thủ phủ miền Tây Úc Đại Lợi, do một linh mục trẻ người Việt làm chánh xứ, hàng mấy ngàn người đã tham dự các nghi thức cung nghinh Thánh Giá, diễn kịch Thương Khó, thánh lễ và chầu Mình Thánh Chúa.
Từ sáng sớm, mưa tầm tã – mưa lớn như chưa từng thấy và kéo dài suốt ngày. Tuy nhiên, nhiều người cũng thấy sự lạ lùng là vào gần 1 giờ trưa, trời quang mây tạnh trong một lát để anh chị em có thể cử hành nghi thức đón tiếp Thánh Giá.
Cha Giuse Đồng Văn Vinh, chánh xứ nhà thờ Lockdrige cho biết giáo xứ của ngài đã làm tuần Cửu Nhật chuẩn bị cho biến cố long trọng này. Trong bài giảng thánh lễ do 4 linh mục Việt và 4 linh mục Úc đồng tế, cha Vinh nhận định rằng kinh nghiệm đạo đức chúng ta có thể thấy đang bùng lên trong những ngày này có thể sẽ chỉ là những gì hời hợt và chóng qua, nếu chúng ta không biết nhân cơ hội này để đón nhận Thánh Thần, canh tân và hoán cải.
Cha kêu gọi hãy để cho những kinh nghiệm đạo đức này thay đổi hoàn toàn con người của chúng ta.
Dù là đang mùa thi cử, nhà thờ đầy ắp giới trẻ. Trong số anh chị em tham dự thánh lễ, chúng tôi ghi nhận có 4 sơ Việt Nam mới từ quê nhà sang tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ.
Top Stories
Pope to host Bush in unusual Vatican
Reuter
10:41 09/06/2008
VATICAN CITY (Reuters) - Pope Benedict will unusually host talks with U.S. President George W. Bush in a restored medieval tower on Friday, to repay him for a warm reception at the White House, the Vatican said.
ADVERTISEMENT
The pope usually receives heads of state in his private study in the Apostolic Palace, overlooking St Peter's Square.
But Vatican spokesman Federico Lombardi said the change was to repay Bush for "the cordiality of the meeting at the White House" when the pope visited the United States in April.
St. John's Tower is a round structure on a hilltop inside the Vatican gardens that is sometimes used as a residence for important guests.
After their private talks, Bush and the pope will stroll in the gardens to see a statue of the Madonna.
The late Pope John XXIII, who reigned from 1958 to 1963, restored the tower as a place where he could work in peace.
Bush will be in Rome from Wednesday to Friday as part of a trip to Slovenia, Germany, Italy, France and Britain.
ADVERTISEMENT
The pope usually receives heads of state in his private study in the Apostolic Palace, overlooking St Peter's Square.
But Vatican spokesman Federico Lombardi said the change was to repay Bush for "the cordiality of the meeting at the White House" when the pope visited the United States in April.
St. John's Tower is a round structure on a hilltop inside the Vatican gardens that is sometimes used as a residence for important guests.
After their private talks, Bush and the pope will stroll in the gardens to see a statue of the Madonna.
The late Pope John XXIII, who reigned from 1958 to 1963, restored the tower as a place where he could work in peace.
Bush will be in Rome from Wednesday to Friday as part of a trip to Slovenia, Germany, Italy, France and Britain.
Vatican delegation visits Vietnam
AFP
10:43 09/06/2008
HANOI (AFP) - A Vatican delegation arrived Monday for its annual visit to communist Vietnam, where Catholics have this year protested for the return of seized church lands, state media reported.
The delegation, led by Undersecretary of State Monsignor Pietro Parolin, was due to meet Deputy Prime Minister and Foreign Minister Pham Gia Khiem during their week-long visit, said the Vietnam News Agency.
Italian priest Parolin and his group were also set to hold talks with religious affairs officials, the Episcopal Council of the Vietnam Catholic Church, and the Hanoi People's Committee, which is involved in the land dispute.
Vietnam has Southeast Asia's largest Roman Catholic community after the Philippines -- about six million out of a population of 86 million -- but relations have long been strained between Catholics and the Communist Party.
The Vatican in early 2007 received Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung for a landmark meeting with Pope Benedict XVI, and the two sides say they are working towards eventually establishing diplomatic relations.
But tensions rose around Christmas 2007 when thousands of Catholics at several churches launched a series of mass prayer vigils for the return of church lands seized by the communist government in the 1950s.
The main land dispute centred on a one-hectare (2.5-acre) central Hanoi property, the former apostolic delegate's (Vatican representative's) seat, which the communist government seized in the years after Vietnam won independence from France in 1954.
The rallies early this year swelled to thousands of Catholic faithful, who erected a cross on the site, until the Vatican urged church leaders in late January to halt the protests to avoid ugly confrontations with police.
Vietnamese government and Hanoi People's Committee officials met several times with Hanoi Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, and both sides in early February said they had agreed to resolve the issue through negotiations.
The Vatican delegation was Wednesday due to leave Hanoi and visit Dalat in the Central Highlands, the major hub of Ho Chi Minh City, and the central provinces of Quang Tri and Thua Thien-Hue before leaving Vietnam on Sunday.
The delegation, led by Undersecretary of State Monsignor Pietro Parolin, was due to meet Deputy Prime Minister and Foreign Minister Pham Gia Khiem during their week-long visit, said the Vietnam News Agency.
Italian priest Parolin and his group were also set to hold talks with religious affairs officials, the Episcopal Council of the Vietnam Catholic Church, and the Hanoi People's Committee, which is involved in the land dispute.
Vietnam has Southeast Asia's largest Roman Catholic community after the Philippines -- about six million out of a population of 86 million -- but relations have long been strained between Catholics and the Communist Party.
The Vatican in early 2007 received Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung for a landmark meeting with Pope Benedict XVI, and the two sides say they are working towards eventually establishing diplomatic relations.
But tensions rose around Christmas 2007 when thousands of Catholics at several churches launched a series of mass prayer vigils for the return of church lands seized by the communist government in the 1950s.
The main land dispute centred on a one-hectare (2.5-acre) central Hanoi property, the former apostolic delegate's (Vatican representative's) seat, which the communist government seized in the years after Vietnam won independence from France in 1954.
The rallies early this year swelled to thousands of Catholic faithful, who erected a cross on the site, until the Vatican urged church leaders in late January to halt the protests to avoid ugly confrontations with police.
Vietnamese government and Hanoi People's Committee officials met several times with Hanoi Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, and both sides in early February said they had agreed to resolve the issue through negotiations.
The Vatican delegation was Wednesday due to leave Hanoi and visit Dalat in the Central Highlands, the major hub of Ho Chi Minh City, and the central provinces of Quang Tri and Thua Thien-Hue before leaving Vietnam on Sunday.
Holy See delegation in Hanoi
Asia-News
12:17 09/06/2008
Led by Mgr Pietro Parolin the group will remain in the country till 15 June. During talks with Vietnam’s political leaders, diplomatic relations with the Holy See will be on the table, so will be the issue of property seized from the Church which local groups want back.
Hanoi (AsiaNews) – The visit to Vietnam by a Vatican delegation led by Mgr Pietro Parolin, undersecretary for relations with states, began today and will last till 15 June, state news agency VNA reported.
During its two-day stay in Hanoi, the Vatican delegation (the 15th to visit Vietnam) will be received by Deputy Prime Minister Pham Gia Khiem and hold a working session with the government’s Committee for Religious Affairs and visit the Party Central Committee’s Commission for External Relations and the Hanoi People’s Committee.
In Hanoi the representatives of the Holy See will also meet with officials of the local Catholic Church.
On 11 June the delegation will travel to Da Lat City in Central Highlands Lam Dong province, Ho Chi Minh City and the central provinces of Quang Tri and Thua Thien-Hue.
The delegation will visit various parishes as well as a pottery craft village in southern Binh Duong province.
The Vietnamese news agency has not however said anything about what the Vatican delegation will discuss with Vietnam’s authorities.
However, it is expected that the issue of diplomatic relations will be on the discussion table. Much has been done so far in advancing that file but there still is the stumbling block of some Church property and land seized by the authorities that local Vietnamese Church organisations want back.
Hanoi (AsiaNews) – The visit to Vietnam by a Vatican delegation led by Mgr Pietro Parolin, undersecretary for relations with states, began today and will last till 15 June, state news agency VNA reported.
During its two-day stay in Hanoi, the Vatican delegation (the 15th to visit Vietnam) will be received by Deputy Prime Minister Pham Gia Khiem and hold a working session with the government’s Committee for Religious Affairs and visit the Party Central Committee’s Commission for External Relations and the Hanoi People’s Committee.
In Hanoi the representatives of the Holy See will also meet with officials of the local Catholic Church.
On 11 June the delegation will travel to Da Lat City in Central Highlands Lam Dong province, Ho Chi Minh City and the central provinces of Quang Tri and Thua Thien-Hue.
The delegation will visit various parishes as well as a pottery craft village in southern Binh Duong province.
The Vietnamese news agency has not however said anything about what the Vatican delegation will discuss with Vietnam’s authorities.
However, it is expected that the issue of diplomatic relations will be on the discussion table. Much has been done so far in advancing that file but there still is the stumbling block of some Church property and land seized by the authorities that local Vietnamese Church organisations want back.
Dans certains pays d’Asie, les gouvernements tendent à restreindre la liberté de l’Eglise catholique dans le domaine de l’enseignement
Eglises d'Asie
12:32 09/06/2008
Dans certains pays d’Asie, les gouvernements tendent à restreindre la liberté de l’Eglise catholique dans le domaine de l’enseignement
Plusieurs participants à une rencontre organisée en Thaïlande par le Bureau pour l’éducation et la formation chrétienne de la Fédération des Conférences épiscopales d’Asie (FABC) ont souligné que, dans un certain nombre de pays d’Asie, l’Eglise jouissait d’une liberté d’action de plus en plus restreinte dans le domaine de l’éducation.
Pour Steven Selvaraju, directeur des projets au Bureau catéchétique national de Malaisie, les écoles catholiques de son pays sont ordinairement réputées pour l’excellence de la formation académique qui y est dispensée – et une partie non négligeable des élites de la Malaisie contemporaine y est ou y a été formée –, mais, depuis les années 1970, la réislamisation de ce pays majoritairement musulman rend les choses plus difficiles. « Les autorités ont peu à peu pris le contrôle des établissements fondés par les missionnaires, a-t-il expliqué. L’enseignement de toute autre religion que l’islam n’est pas autorisé dans les écoles et, dans certaines écoles catholiques dirigées par des recteurs musulmans, les croix et autres symboles chrétiens ont été enlevés. »
Dans un pays qui présente un subtil équilibre entre les communautés ethniques et les religions, « il est devenu quasi impossible de proposer une formation à la foi (chrétienne) dans le cadre de nos écoles et y célébrer l’Eucharistie est presque impensable », a-t-il ajouté. La formation catéchétique migre donc des écoles vers les paroisses, mais, de ce fait, le lien entre formation humaine, formation chrétienne et Eucharistie n’est plus évident en milieu scolaire. Enfin, sur un plan pratique, les autorités n’ont pas hésité à prendre juridiquement le contrôle de certaines écoles catholiques, sans dédommager l’Eglise, lorsque, par exemple, des baux emphytéotiques sont arrivés à expiration et n’ont pas été prorogés.
Steven Selvaraju intervenait devant une trentaine d’évêques et de responsables laïcs actifs dans le domaine de l’éducation en Asie. Du 25 au 30 mai dernier, réunis sur le campus de l’Université de l’Assomption à Suvarnabhumi, au sud-est de Bangkok, ils réfléchissaient aux implications dans le domaine de l’éducation de l’exhortation apostolique de Benoît XVI de mars 2007 sur « le sacrement de l’amour » (‘Sacramentum Caritatis’), texte où est souligné la centralité de l’Eucharistie comme source et sommet de la vie et de la mission de l’Eglise. La rencontre avait aussi pour objet de préparer la neuvième assemblée plénière de la FABC, qui se tiendra début 2009 en Inde sur le thème: « Vivre l’Eucharistie en Asie ».
Deux délégués venus de Birmanie ont, quant à eux, indiqué que les militaires au pouvoir n’étaient toujours pas revenus sur les nationalisations menées dans les années 1960 après la prise du pouvoir du général Ne Win, en 1962. Aujourd’hui, mis à part quelques écoles d’infirmières tenues par des congrégations religieuses féminines, le gouvernement interdit à l’Eglise catholique, aux Eglises chrétiennes de manière générale, d’investir le champ éducatif. Les conséquences de cette politique sur la jeunesse, y compris la jeunesse catholique, sont sensibles, ont-ils souligné. « Les jeunes n’ont pas de temps pour ce qui relève du spirituel », a déclaré l’un des deux délégués. « C’est l’égoïsme qui prévaut. Sans perspective pour une éducation supérieure de qualité ou un emploi bien rémunéré, les jeunes ne pensent qu’à quitter le pays », a ajouté le second délégué.
Une note plus positive est venue du Vietnam, avec le témoignage de Mgr Paul Bui Van Doc, évêque du diocèse de My Tho et président de la Commission épiscopale vietnamienne pour la doctrine de la foi. Dans ce pays dirigé par un Parti communiste, l’éducation est bien entendu un domaine réservé de l’Etat, mais il est encourageant pour l’Eglise de voir que, dans de nombreux lieux, des jardins d’enfants tenus par des religieuses ouvrent; peu à peu, on peut espérer que les autorités laissent l’Eglise réinvestir le champ éducatif jusque et y compris les établissements d’enseignement supérieur.
(Source: Eglises d'Asie - 9 juin 2008)
Plusieurs participants à une rencontre organisée en Thaïlande par le Bureau pour l’éducation et la formation chrétienne de la Fédération des Conférences épiscopales d’Asie (FABC) ont souligné que, dans un certain nombre de pays d’Asie, l’Eglise jouissait d’une liberté d’action de plus en plus restreinte dans le domaine de l’éducation.
Pour Steven Selvaraju, directeur des projets au Bureau catéchétique national de Malaisie, les écoles catholiques de son pays sont ordinairement réputées pour l’excellence de la formation académique qui y est dispensée – et une partie non négligeable des élites de la Malaisie contemporaine y est ou y a été formée –, mais, depuis les années 1970, la réislamisation de ce pays majoritairement musulman rend les choses plus difficiles. « Les autorités ont peu à peu pris le contrôle des établissements fondés par les missionnaires, a-t-il expliqué. L’enseignement de toute autre religion que l’islam n’est pas autorisé dans les écoles et, dans certaines écoles catholiques dirigées par des recteurs musulmans, les croix et autres symboles chrétiens ont été enlevés. »
Dans un pays qui présente un subtil équilibre entre les communautés ethniques et les religions, « il est devenu quasi impossible de proposer une formation à la foi (chrétienne) dans le cadre de nos écoles et y célébrer l’Eucharistie est presque impensable », a-t-il ajouté. La formation catéchétique migre donc des écoles vers les paroisses, mais, de ce fait, le lien entre formation humaine, formation chrétienne et Eucharistie n’est plus évident en milieu scolaire. Enfin, sur un plan pratique, les autorités n’ont pas hésité à prendre juridiquement le contrôle de certaines écoles catholiques, sans dédommager l’Eglise, lorsque, par exemple, des baux emphytéotiques sont arrivés à expiration et n’ont pas été prorogés.
Steven Selvaraju intervenait devant une trentaine d’évêques et de responsables laïcs actifs dans le domaine de l’éducation en Asie. Du 25 au 30 mai dernier, réunis sur le campus de l’Université de l’Assomption à Suvarnabhumi, au sud-est de Bangkok, ils réfléchissaient aux implications dans le domaine de l’éducation de l’exhortation apostolique de Benoît XVI de mars 2007 sur « le sacrement de l’amour » (‘Sacramentum Caritatis’), texte où est souligné la centralité de l’Eucharistie comme source et sommet de la vie et de la mission de l’Eglise. La rencontre avait aussi pour objet de préparer la neuvième assemblée plénière de la FABC, qui se tiendra début 2009 en Inde sur le thème: « Vivre l’Eucharistie en Asie ».
Deux délégués venus de Birmanie ont, quant à eux, indiqué que les militaires au pouvoir n’étaient toujours pas revenus sur les nationalisations menées dans les années 1960 après la prise du pouvoir du général Ne Win, en 1962. Aujourd’hui, mis à part quelques écoles d’infirmières tenues par des congrégations religieuses féminines, le gouvernement interdit à l’Eglise catholique, aux Eglises chrétiennes de manière générale, d’investir le champ éducatif. Les conséquences de cette politique sur la jeunesse, y compris la jeunesse catholique, sont sensibles, ont-ils souligné. « Les jeunes n’ont pas de temps pour ce qui relève du spirituel », a déclaré l’un des deux délégués. « C’est l’égoïsme qui prévaut. Sans perspective pour une éducation supérieure de qualité ou un emploi bien rémunéré, les jeunes ne pensent qu’à quitter le pays », a ajouté le second délégué.
Une note plus positive est venue du Vietnam, avec le témoignage de Mgr Paul Bui Van Doc, évêque du diocèse de My Tho et président de la Commission épiscopale vietnamienne pour la doctrine de la foi. Dans ce pays dirigé par un Parti communiste, l’éducation est bien entendu un domaine réservé de l’Etat, mais il est encourageant pour l’Eglise de voir que, dans de nombreux lieux, des jardins d’enfants tenus par des religieuses ouvrent; peu à peu, on peut espérer que les autorités laissent l’Eglise réinvestir le champ éducatif jusque et y compris les établissements d’enseignement supérieur.
(Source: Eglises d'Asie - 9 juin 2008)
Vatican to scrap formal protocol when pope meets president Bush
Catholic News Service
16:40 09/06/2008
VATICAN CITY (CNS) -- When Pope Benedict XVI and U.S. President George W. Bush meet at the Vatican June 13, they will scrap the usual formal protocol and instead hold talks and take a leisurely stroll in the Vatican Gardens.
The Vatican opted for the "particular" and "unusual" setting as a way to show its appreciation for "the cordial welcome and meeting held at the White House" during the pope's April 15-20 visit to the United States, Jesuit Father Federico Lombardi, Vatican spokesman, said June 9.
Normally heads of state visiting the pope at the Vatican are taken with much fanfare to the pope's library in the main Apostolic Palace.
But "in light of the (pope's) recent pastoral visit to the United States and the United Nations" and for the warm welcome and hospitality shown the pope during his meeting with Bush on the pope's birthday, April 16, an informal setting at the Vatican was chosen instead, said Father Lombardi.
Father Lombardi said Pope Benedict will meet the president and his wife, Laura Bush, at 11 a.m. at the westernmost tip of the Vatican Gardens at the entrance of St. John's Tower.
The pope and Bush will go to a studio on the top floor of the tower to hold closed-door talks after which the two men "will take a brief stroll in the Vatican Gardens," the spokesman said.
This will be Bush's third meeting with Pope Benedict and his second audience with the German pope at the Vatican. As president, Bush met with Pope John Paul II three times.
Bush is making the trip as part of a wider European tour to attend a U.S.-European Union summit in Slovenia; he also will meet government leaders when he visits Germany, Italy, France and the United Kingdom.
The Vatican opted for the "particular" and "unusual" setting as a way to show its appreciation for "the cordial welcome and meeting held at the White House" during the pope's April 15-20 visit to the United States, Jesuit Father Federico Lombardi, Vatican spokesman, said June 9.
Normally heads of state visiting the pope at the Vatican are taken with much fanfare to the pope's library in the main Apostolic Palace.
But "in light of the (pope's) recent pastoral visit to the United States and the United Nations" and for the warm welcome and hospitality shown the pope during his meeting with Bush on the pope's birthday, April 16, an informal setting at the Vatican was chosen instead, said Father Lombardi.
Father Lombardi said Pope Benedict will meet the president and his wife, Laura Bush, at 11 a.m. at the westernmost tip of the Vatican Gardens at the entrance of St. John's Tower.
The pope and Bush will go to a studio on the top floor of the tower to hold closed-door talks after which the two men "will take a brief stroll in the Vatican Gardens," the spokesman said.
This will be Bush's third meeting with Pope Benedict and his second audience with the German pope at the Vatican. As president, Bush met with Pope John Paul II three times.
Bush is making the trip as part of a wider European tour to attend a U.S.-European Union summit in Slovenia; he also will meet government leaders when he visits Germany, Italy, France and the United Kingdom.
Vatican delegation to Hanoi for high-stakes talks
Catholic World News
16:42 09/06/2008
Hanoi, Jun. 9, 2008 (CWNews.com) - A Vatican diplomatic delegation has begun a week-long visit to Vietnam. The visit-- the 15th in a series of annual trips-- comes at a time of heightened interest in bilateral relations and heightened tension between the Hanoi government and the Catholic Church.
Msgr. Pietro Parolin, a ranking official of the Secretariat of State, is heading the Vatican delegation-- as he has led groups in several previous trips to Vietnam. Each year the representatives of the Holy See have sought to increase the scope within which the Church can function freely in Vietnam. The talks have produced some concrete results, with the government giving overdue approval for the appointment of several new bishops.
In 2007 relations between the Vatican and Vietnam appeared to be warming, and hopes were raised for the eventual restoration of formal diplomatic ties. Vietnames premier Nguyen Tan Dung visited Rome in January, meeting privately with Pope Benedict XVI (bio - news). In March a Vatican delegation traveled to Hanoi, and returned to report substantial progress in talks with their counterparts in the Vietnamese regime.
This year, however, relations have been complicated by a series of confrontations between the Vietnamese government and Catholic activists, involving disputes over property seized by the government from the Church. In January the Vatican Secretary of State, Cardinal Tarcisio Bertone (bio - news), intervened to ask Catholics to avoid a confrontation, and secured a promise for the return of property that once housed the offices of the apostolic nuncio in Hanoi. But several other conflicts have broken out involving other property in Hanoi and in Ha Dong, Ho Chi Minh city (formerly Saigon), and Vinh Long. These property disputes are likely to play an important role in the talks between Vietnamese and Vatican officials this week.
The Vatican delegation is scheduled to spend two days in Hanoi, meeting with a number of government officials including Pham Gia Khiem, the foreign minister and deputy prime minister. From Hanoi the group will proceed to Da Lat, Ho Chi Minh City, and the central provinces for meetings with local Catholics and Church officials.
Msgr. Pietro Parolin, a ranking official of the Secretariat of State, is heading the Vatican delegation-- as he has led groups in several previous trips to Vietnam. Each year the representatives of the Holy See have sought to increase the scope within which the Church can function freely in Vietnam. The talks have produced some concrete results, with the government giving overdue approval for the appointment of several new bishops.
In 2007 relations between the Vatican and Vietnam appeared to be warming, and hopes were raised for the eventual restoration of formal diplomatic ties. Vietnames premier Nguyen Tan Dung visited Rome in January, meeting privately with Pope Benedict XVI (bio - news). In March a Vatican delegation traveled to Hanoi, and returned to report substantial progress in talks with their counterparts in the Vietnamese regime.
This year, however, relations have been complicated by a series of confrontations between the Vietnamese government and Catholic activists, involving disputes over property seized by the government from the Church. In January the Vatican Secretary of State, Cardinal Tarcisio Bertone (bio - news), intervened to ask Catholics to avoid a confrontation, and secured a promise for the return of property that once housed the offices of the apostolic nuncio in Hanoi. But several other conflicts have broken out involving other property in Hanoi and in Ha Dong, Ho Chi Minh city (formerly Saigon), and Vinh Long. These property disputes are likely to play an important role in the talks between Vietnamese and Vatican officials this week.
The Vatican delegation is scheduled to spend two days in Hanoi, meeting with a number of government officials including Pham Gia Khiem, the foreign minister and deputy prime minister. From Hanoi the group will proceed to Da Lat, Ho Chi Minh City, and the central provinces for meetings with local Catholics and Church officials.
Tin Giáo Hội Việt Nam
WYD 2008 - Video giới trẻ Việt Nam với chặng đàng Thánh Giá tại Perth
Nguyễn Việt Nam
10:47 09/06/2008
Giáo Xứ Chúa Chiên Lành- Perth- Úc Châu Đón Thánh Giá WYD 2008
Minh Nguyên
12:07 09/06/2008
PERTH -- Vào lúc 1giờ trưa hôm nay ngày 09 tháng 6, Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ của Đại Hội Giới Trẻ đã dừng chân tại Giáo Xứ Chúa Chiên Lành vùng Lockridge, Tổng Giáo Phận Perth, Úc Châu. Được biết Thánh Giá đến Perth 12 ngày, hôm nay là ngày cuối cùng.
Học sinh trường Tiểu Học Chúa Chiên Lành đã chuẩn bị từ rất lâu biến cố quan trọng này. Các em tập dợt cho ngày đón Thánh Giá và vẽ cũng như tô màu các bức tranh để trưng bày trong ngày Thánh Giá đến Giáo Xứ.
2 giờ cầu nguyện đón Thánh Giá của các em nhỏ không một tiếng ồn ào, không một lời nói chuyện. Bầu khí trang nghiêm sốt sáng. Những bức tranh, những hình ảnh được các em treo chung quanh tường nhà thờ.
Sau khi rước Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ vào nhà thờ, lần lượt các em nhỏ, em lớn, cuối cùng là người lớn lên suy tôn và hôn kính Thánh Giá.
Em Evelyn, người Malaysia học sinh lớp 7 trường Chúa Chiên Lành cho biết em cảm thấy vui và hạnh phúc khi được tham dự trong ngày hôm nay.
Chị Nga chia sẻ với người viết cảm tưởng thật hạnh phúc khi được Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ đến với Giáo Xứ và sự tôn kính của chị còn tăng lên gấp bội khi được chạm tay vào Thánh Giá, được cùng các bạn vác Thánh Giá.
Tôi thắc mắc vì sao Giáo Xứ Chuá Chiên Lành lại được Thánh Giá lưu laị lâu như thế ( từ 1giờ chiều hôm trước đến 9 giờ sáng hôm sau), cha Giuse Đồng Văn Vinh cho biết: vì đây là Giáo Xứ lớn, khoảng 9 ngàn giáo dân, đứng vào hàng thứ 4 trong tổng số 117 Giáo Xứ của Tổng Giáo Phận Perth. Cha con cho biết thêm, Giáo Xứ này có rất nhiều sắc dân và giáo dân trong xứ rất sùng đạo.
Người viết cũng được diễm phúc chạm tay đến Thánh Giá, được hôn kính Thánh Giá, cây Thánh Giá mà 24 năm về trước Đức GH Gioan Phaolô II đã khởi xướng làm biểu tượng cho các kỳ ĐHGT.
Cây Thánh Giá đã đi qua rất nhiều quốc gia và lắng nghe được biết bao tâm tình của mọi ngườ mà Thánh Giá gặp gỡ. Khi chạm tay vào Thánh Giá, tôi cầu nguyện cho Hội Dòng, cho gia đình cho biết bao người thân yêu, những cái tên yêu thương nhất được gửi gắm trong những nụ hôn trên cây Thập Tự.
Giờ cầu nguyện với Thánh giá trong ngôi nhà thờ ấm cúng vùng Lockridge này thật nhịp nhàng và toát lên vẻ thánh thiện. Cha chánh xứ Giuse Đồng Văn Vinh điều khiển chương trình nhịp nhàng giữa các giờ, cha Micae Phạm Quang Hồng lo phần chuẩn bị các biểu tượng thánh giá, pano, hình ảnh. Cha già Dan Foley, ngồi trước Thánh Giá cầu nguyện sốt sáng và cung kính. Tất cả các công việc rập ràng và uyển chuyển trong ngày đón tiếp Thánh Giá.
Khi tôi viết xong bản tin này thì mọi người vẫn đang thờ lạy Thánh Giá. Dòng người vẫn tấp nập từ 1 giờ trưa đến bây giờ. Ai cũng muốn chạm tay, chạm môi mình vào cây Thập Tự ấy. Ai cũng muốn lưu lại hình ảnh mình với Thánh Giá. Biến cố có một và không biết có được tái diễn lại lần hai hay không, nên mọi người đều muốn lưu lại bên Thánh Giá và bên ảnh Mẹ Bồng Chúa Hài Đồng.
Xin Thánh Giá luôn hướng dẫn chúng con như kim chỉ nam trên con đường lữ thứ trần gian, để chúng con luôn tìm về đúng hướng Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Học sinh trường Tiểu Học Chúa Chiên Lành đã chuẩn bị từ rất lâu biến cố quan trọng này. Các em tập dợt cho ngày đón Thánh Giá và vẽ cũng như tô màu các bức tranh để trưng bày trong ngày Thánh Giá đến Giáo Xứ.
2 giờ cầu nguyện đón Thánh Giá của các em nhỏ không một tiếng ồn ào, không một lời nói chuyện. Bầu khí trang nghiêm sốt sáng. Những bức tranh, những hình ảnh được các em treo chung quanh tường nhà thờ.
Sau khi rước Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ vào nhà thờ, lần lượt các em nhỏ, em lớn, cuối cùng là người lớn lên suy tôn và hôn kính Thánh Giá.
Em Evelyn, người Malaysia học sinh lớp 7 trường Chúa Chiên Lành cho biết em cảm thấy vui và hạnh phúc khi được tham dự trong ngày hôm nay.
Chị Nga chia sẻ với người viết cảm tưởng thật hạnh phúc khi được Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ đến với Giáo Xứ và sự tôn kính của chị còn tăng lên gấp bội khi được chạm tay vào Thánh Giá, được cùng các bạn vác Thánh Giá.
Tôi thắc mắc vì sao Giáo Xứ Chuá Chiên Lành lại được Thánh Giá lưu laị lâu như thế ( từ 1giờ chiều hôm trước đến 9 giờ sáng hôm sau), cha Giuse Đồng Văn Vinh cho biết: vì đây là Giáo Xứ lớn, khoảng 9 ngàn giáo dân, đứng vào hàng thứ 4 trong tổng số 117 Giáo Xứ của Tổng Giáo Phận Perth. Cha con cho biết thêm, Giáo Xứ này có rất nhiều sắc dân và giáo dân trong xứ rất sùng đạo.
Người viết cũng được diễm phúc chạm tay đến Thánh Giá, được hôn kính Thánh Giá, cây Thánh Giá mà 24 năm về trước Đức GH Gioan Phaolô II đã khởi xướng làm biểu tượng cho các kỳ ĐHGT.
Cây Thánh Giá đã đi qua rất nhiều quốc gia và lắng nghe được biết bao tâm tình của mọi ngườ mà Thánh Giá gặp gỡ. Khi chạm tay vào Thánh Giá, tôi cầu nguyện cho Hội Dòng, cho gia đình cho biết bao người thân yêu, những cái tên yêu thương nhất được gửi gắm trong những nụ hôn trên cây Thập Tự.
Giờ cầu nguyện với Thánh giá trong ngôi nhà thờ ấm cúng vùng Lockridge này thật nhịp nhàng và toát lên vẻ thánh thiện. Cha chánh xứ Giuse Đồng Văn Vinh điều khiển chương trình nhịp nhàng giữa các giờ, cha Micae Phạm Quang Hồng lo phần chuẩn bị các biểu tượng thánh giá, pano, hình ảnh. Cha già Dan Foley, ngồi trước Thánh Giá cầu nguyện sốt sáng và cung kính. Tất cả các công việc rập ràng và uyển chuyển trong ngày đón tiếp Thánh Giá.
Khi tôi viết xong bản tin này thì mọi người vẫn đang thờ lạy Thánh Giá. Dòng người vẫn tấp nập từ 1 giờ trưa đến bây giờ. Ai cũng muốn chạm tay, chạm môi mình vào cây Thập Tự ấy. Ai cũng muốn lưu lại hình ảnh mình với Thánh Giá. Biến cố có một và không biết có được tái diễn lại lần hai hay không, nên mọi người đều muốn lưu lại bên Thánh Giá và bên ảnh Mẹ Bồng Chúa Hài Đồng.
Xin Thánh Giá luôn hướng dẫn chúng con như kim chỉ nam trên con đường lữ thứ trần gian, để chúng con luôn tìm về đúng hướng Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Paraguay: Sống sứ vụ truyền giáo
Lm Trần Xuân Sang, SVD
12:42 09/06/2008
PARAGUAY: SỐNG SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO
Phương tiện truyền thông
Chúng ta đã bước qua thế kỷ XXI và ngày nay chỉ cần một cú click chuột là có thể biết được mọi thông tin toàn cầu qua mạng lưới Internet. Ấy vậy mà còn có nhiều nơi trên thế giới, người ta không hề biết cái máy vi tính nhỏ to như thế nào chứ chưa nói đến chuyện sử dụng Internet. Cụ thể là những vùng nông thôn của những người thổ dân thuộc các xứ truyền giáo xa xôi vùng Nam Mỹ thì chiếc máy vi tính hay Internet có lẽ là một thứ xa xỉ phẩm rất xa lạ với người dân ở đây. Bởi thế, nếu gia đình nào có người thân qua đời mà con cháu họ làm việc ở xa thì khó bề liên lạc. Hệ thống bưu điện thì cũng làm việc chậm chạp. Những người thân của tôi muốn gởi quà cho tôi thường thì phải mất hơn 1 tháng mới đến nơi. Đường xá và phương tiện di chuyển còn nhiều trở ngại. Vì thế, việc tụ tập các tín hữu đến tham dự cầu nguyện chung hay tham dự thánh lễ quả thực là khó khăn.
Bởi đó, khi các nhà truyền giáo đến, điều trước tiên là phải cộng tác với các chính quyền sở tại để xây cho được một đài phát thanh của vùng đó và thuê nhân viên làm việc để thông báo tin tức cho mọi người biết. Người dân ở đây nghèo nhưng nhà nào cũng có được cái radio cũ kỹ và họ có thói quen nghe tin tức trong ngày qua đài phát thanh địa phương. Mỗi khi có thánh lễ hay có chương trình gì của từng vùng, chỉ cần báo cho nhân viên của trạm phát và anh ta sẽ loan báo cho mọi người biết. Mục vụ giới trẻ hay mục vụ thiếu nhi cũng nhờ vào kênh truyền thanh này. Nếu không nhờ vào đài truyền thanh, thì có lẽ các nhà truyền giáo và các viên chức nhà nước sẽ bó tay vì nếu đi thông báo từ làng này đến làng nọ phải mất mấy ngày do đường xá xa xôi hiểm trở và chưa chắc gặp được mọi người để thông tin.
Do đó, khi tôi muốn xem tin tức hay liên lạc cho những người thân qua Internet, tôi phải sắp xếp một ngày nào đó để lên tỉnh hay về Nhà Dòng chính, nơi có dịch vụ Internet để cập nhập tin tức và xem tình chiến sự trên thế giới xảy ra như thế nào. Nghĩ lại mà thấy thương cho các nhà truyền giáo đàn anh đi trước đã hy sinh quá nhiều. Các ngài chẳng có được một ngày sung sướng và cũng chẳng biết truyền thông, truyền thanh là gì cả, chỉ biết cặm cụi làm việc và sống chết với công việc vì Chúa và vì tha nhân. Tôi được nghe câu chuyện thương tâm của 2 nhà truyền giáo cùng Dòng, một vị là người Phi-luật-tân và vị kia là người Ba-lan đã từng làm việc ở giáo xứ hiện tôi đang phục vụ trong những ngày tháng khá khó khăn. Các cha đã lặn lội trên từng cây số bằng ngựa, rồi sau đó bằng chiếc mô-tô cũ kỹ kèm theo bình xăng phụ đi đến các họ đạo xa hằng trăm cây số để dạy giáo lý và cử hành các bí tích. Cả hai vị đều bị tử nạn khi trên đường về giáo xứ vì bị xe chở gỗ cán chết. Ngày các vị qua đời cũng chẳng thể nào thông báo cho những người thân vì lúc ấy phương tiện thông tin không phải như bây giờ. Thật tội nghiệp cho các vị. Nghĩ về họ làm lòng mình cũng sờ sợ vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra ngày mai cho mình.
Cách đây hai tháng nhà Dòng có giao cho chiếc xe tải nhỏ ọp ẹp để đi mục vụ, nhưng vì xe quá cũ nên hay bị hư và uống xăng quá nhiều nên tôi không có đủ tiền để đổ nhiên liệu, đành giao lại cho Nhà Dòng để bán. Hiện nay tôi phải đi mục vụ bằng mô-tô và dĩ nhiên hiểm nguy luôn rình rập và không biết chuyện gì xảy ra ngày mai khi mà đường xá gập ghềnh, tai nạn xe cộ, nạn cướp bóc và bạo lực xảy ra hàng ngày. Thôi thì cứ phó thác cho Chúa lo liệu vì sống chết là chuyện của Chúa mà.
Cuộc sống của người dân xứ truyền giáo
Khi còn ở Việt Nam, có lần tôi ghé thăm vùng truyền giáo của Dòng tại thị trấn Phước Dân thuộc tỉnh Ninh Thuận, tôi thấy người dân ở vùng này sống rất thiên nhiên khi người và gia súc cùng tắm chung trên bờ kênh mà hiện nay nhà nước đã xây xi măng hẳn hoi. Ở vùng truyền giáo hiện nay tôi sống cũng vậy. Có những ngôi làng của người thổ dân họ sống rất thiên nhiên khi bò, ngựa, chó, gà và người sống chung với nhau. Ăn uống, giặt giũ hay tắm rửa cho người và gia súc cũng một trật bên bờ sông nhỏ bé và hôi hám ấy. Nhìn những con người đơn sơ và nghèo khổ đó mà trong lòng nhói đau. Có những lúc tôi cầu nguyện và thử hỏi Chúa: “Lạy Chúa, tại sao Chúa chẳng công bằng tý nào khi để cho những người giàu có, thông minh và xinh đẹp được sống ở những nơi sung sướng, đầy đủ tiện nghi trong khi lại để những người nghèo, thất học và xấu xí phải sống ở những nơi ổ chuột hay những vùng xa xôi hẻo lánh và khổ sở như vậy?” Dường như tôi thấy Chúa mỉm cười và trả lời với tôi khá hài hước: “Bởi vì Ta muốn các con, những tu sĩ, những nhà truyền giáo như con có công ăn việc làm sau bao năm đèn sách chứ không thì thất nghiệp mất con à!”. Tôi ngơ ngác rồi cũng bật cười và giật mình thức giấc vì biết mình đang mơ. Chúa mà cũng biết hài hước huống chi là người thường.
Sống ở những vùng khó khăn và thiếu thốn tôi mới cảm nhận và xót thương những người dân nghèo. Ở đây đang là mùa lạnh và thời tiết thường thay đổi thất thường. Có lúc nhiệt độ xuống 0 độ C trong vài ngày và sau đó nhiệt độ lại tăng lên 22 độ C. Mùa lạnh thì chẳng có máy sưởi và mùa nóng chẳng có máy lạnh. Những người thổ dân chỉ biết ngồi bên bếp lửa hồng và uống trà Mate để cho giảm cái lạnh. Các linh mục dẫu sao cũng là con cưng của Chúa nên được ăn no mặc ấm hơn họ. Có những lúc tôi ngồi trò chuyện bên họ với chiếc áo ấm dày cộm, chiếc khăn choàng cổ và chiếc mũ len bảo vệ cái đầu và đôi tai cho bớt lạnh mà tự nhiên mình thấy xa cách với họ nhiều quá vì họ chẳng có gì cả. Sung suớng như vậy mà nhiều khi tôi vẫn còn than thân trách phận và có lúc còn có những phản ứng tiêu cực về sứ mạng mình đang phục vụ.
Cách đối xử của người dân ở đây phải nói thật là khá thờ ơ. Tại Việt Nam hay ở các giáo xứ có người Việt ở nước ngoài, thường thì miếng gì ngon nhất hay quà gì đẹp nhất người ta đều để giành cho linh mục. Ở xứ Paraguay này thì không hề có chuyện đó. Họ chỉ cần linh mục dâng lễ và cử hành các bí tích, xong rồi thì coi như hết bổn phận. Tôi đã từng đi dâng lễ bổn mạng ở các giáo họ xa hàng trăm cây số đường rừng, có những lúc rất đói và mệt. Sau thánh lễ, người ta tổ chức ăn uống và nhảy múa và giao cho linh mục phần lễ vật gồm củ khoai mì, chuối, bắp sống và một ít trái cây trong vườn của họ, rồi họ phát thức ăn cho mọi người, và nếu còn dư thì mới là phần của linh mục. Thứa ăn cũng chẳng có gì ngon cả, chỉ toàn là khoai mì luộc, bánh bao Paraguay, thịt bò nướng và nước lạnh pha với bột phẩm ngọt. Trẻ em tham dự thánh lễ rất đông để nhận phần ăn. Chẳng lẽ mình lại giành phần ăn với trẻ con! Thôi thì cố mà ăn những gì họ cho để lấp cơn đói. Có lần hai vị điều hành trong giáo họ ở xa đến thăm giáo xứ, tôi vội chạy đi mua được một con gà nướng để đãi khách. Trong khi tôi đang chế biến thêm thức ăn thì hai vị khách ấy đã ăn gần hết con gà mà tôi vừa mua. Họ chỉ để giành cho tôi cái đầu gà và tôi cũng chỉ biết chửi thầm và cười trừ cho qua chuyện. Văn hóa của họ là thế đó chứ không phải họ xem thường linh mục đâu! Tôi muốn viết lên những dòng tâm sự này để mọi người biết và cầu nguyện thêm cho các nhà truyền giáo để các ngài biết đón nhận tất cả những vui buồn và sống trọn vẹn lý tưởng của sứ vụ truyền giáo.
Paraguay 9/6/2008
Phương tiện truyền thông
Chúng ta đã bước qua thế kỷ XXI và ngày nay chỉ cần một cú click chuột là có thể biết được mọi thông tin toàn cầu qua mạng lưới Internet. Ấy vậy mà còn có nhiều nơi trên thế giới, người ta không hề biết cái máy vi tính nhỏ to như thế nào chứ chưa nói đến chuyện sử dụng Internet. Cụ thể là những vùng nông thôn của những người thổ dân thuộc các xứ truyền giáo xa xôi vùng Nam Mỹ thì chiếc máy vi tính hay Internet có lẽ là một thứ xa xỉ phẩm rất xa lạ với người dân ở đây. Bởi thế, nếu gia đình nào có người thân qua đời mà con cháu họ làm việc ở xa thì khó bề liên lạc. Hệ thống bưu điện thì cũng làm việc chậm chạp. Những người thân của tôi muốn gởi quà cho tôi thường thì phải mất hơn 1 tháng mới đến nơi. Đường xá và phương tiện di chuyển còn nhiều trở ngại. Vì thế, việc tụ tập các tín hữu đến tham dự cầu nguyện chung hay tham dự thánh lễ quả thực là khó khăn.
Bởi đó, khi các nhà truyền giáo đến, điều trước tiên là phải cộng tác với các chính quyền sở tại để xây cho được một đài phát thanh của vùng đó và thuê nhân viên làm việc để thông báo tin tức cho mọi người biết. Người dân ở đây nghèo nhưng nhà nào cũng có được cái radio cũ kỹ và họ có thói quen nghe tin tức trong ngày qua đài phát thanh địa phương. Mỗi khi có thánh lễ hay có chương trình gì của từng vùng, chỉ cần báo cho nhân viên của trạm phát và anh ta sẽ loan báo cho mọi người biết. Mục vụ giới trẻ hay mục vụ thiếu nhi cũng nhờ vào kênh truyền thanh này. Nếu không nhờ vào đài truyền thanh, thì có lẽ các nhà truyền giáo và các viên chức nhà nước sẽ bó tay vì nếu đi thông báo từ làng này đến làng nọ phải mất mấy ngày do đường xá xa xôi hiểm trở và chưa chắc gặp được mọi người để thông tin.
Do đó, khi tôi muốn xem tin tức hay liên lạc cho những người thân qua Internet, tôi phải sắp xếp một ngày nào đó để lên tỉnh hay về Nhà Dòng chính, nơi có dịch vụ Internet để cập nhập tin tức và xem tình chiến sự trên thế giới xảy ra như thế nào. Nghĩ lại mà thấy thương cho các nhà truyền giáo đàn anh đi trước đã hy sinh quá nhiều. Các ngài chẳng có được một ngày sung sướng và cũng chẳng biết truyền thông, truyền thanh là gì cả, chỉ biết cặm cụi làm việc và sống chết với công việc vì Chúa và vì tha nhân. Tôi được nghe câu chuyện thương tâm của 2 nhà truyền giáo cùng Dòng, một vị là người Phi-luật-tân và vị kia là người Ba-lan đã từng làm việc ở giáo xứ hiện tôi đang phục vụ trong những ngày tháng khá khó khăn. Các cha đã lặn lội trên từng cây số bằng ngựa, rồi sau đó bằng chiếc mô-tô cũ kỹ kèm theo bình xăng phụ đi đến các họ đạo xa hằng trăm cây số để dạy giáo lý và cử hành các bí tích. Cả hai vị đều bị tử nạn khi trên đường về giáo xứ vì bị xe chở gỗ cán chết. Ngày các vị qua đời cũng chẳng thể nào thông báo cho những người thân vì lúc ấy phương tiện thông tin không phải như bây giờ. Thật tội nghiệp cho các vị. Nghĩ về họ làm lòng mình cũng sờ sợ vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra ngày mai cho mình.
Cách đây hai tháng nhà Dòng có giao cho chiếc xe tải nhỏ ọp ẹp để đi mục vụ, nhưng vì xe quá cũ nên hay bị hư và uống xăng quá nhiều nên tôi không có đủ tiền để đổ nhiên liệu, đành giao lại cho Nhà Dòng để bán. Hiện nay tôi phải đi mục vụ bằng mô-tô và dĩ nhiên hiểm nguy luôn rình rập và không biết chuyện gì xảy ra ngày mai khi mà đường xá gập ghềnh, tai nạn xe cộ, nạn cướp bóc và bạo lực xảy ra hàng ngày. Thôi thì cứ phó thác cho Chúa lo liệu vì sống chết là chuyện của Chúa mà.
Cuộc sống của người dân xứ truyền giáo
Khi còn ở Việt Nam, có lần tôi ghé thăm vùng truyền giáo của Dòng tại thị trấn Phước Dân thuộc tỉnh Ninh Thuận, tôi thấy người dân ở vùng này sống rất thiên nhiên khi người và gia súc cùng tắm chung trên bờ kênh mà hiện nay nhà nước đã xây xi măng hẳn hoi. Ở vùng truyền giáo hiện nay tôi sống cũng vậy. Có những ngôi làng của người thổ dân họ sống rất thiên nhiên khi bò, ngựa, chó, gà và người sống chung với nhau. Ăn uống, giặt giũ hay tắm rửa cho người và gia súc cũng một trật bên bờ sông nhỏ bé và hôi hám ấy. Nhìn những con người đơn sơ và nghèo khổ đó mà trong lòng nhói đau. Có những lúc tôi cầu nguyện và thử hỏi Chúa: “Lạy Chúa, tại sao Chúa chẳng công bằng tý nào khi để cho những người giàu có, thông minh và xinh đẹp được sống ở những nơi sung sướng, đầy đủ tiện nghi trong khi lại để những người nghèo, thất học và xấu xí phải sống ở những nơi ổ chuột hay những vùng xa xôi hẻo lánh và khổ sở như vậy?” Dường như tôi thấy Chúa mỉm cười và trả lời với tôi khá hài hước: “Bởi vì Ta muốn các con, những tu sĩ, những nhà truyền giáo như con có công ăn việc làm sau bao năm đèn sách chứ không thì thất nghiệp mất con à!”. Tôi ngơ ngác rồi cũng bật cười và giật mình thức giấc vì biết mình đang mơ. Chúa mà cũng biết hài hước huống chi là người thường.
Sống ở những vùng khó khăn và thiếu thốn tôi mới cảm nhận và xót thương những người dân nghèo. Ở đây đang là mùa lạnh và thời tiết thường thay đổi thất thường. Có lúc nhiệt độ xuống 0 độ C trong vài ngày và sau đó nhiệt độ lại tăng lên 22 độ C. Mùa lạnh thì chẳng có máy sưởi và mùa nóng chẳng có máy lạnh. Những người thổ dân chỉ biết ngồi bên bếp lửa hồng và uống trà Mate để cho giảm cái lạnh. Các linh mục dẫu sao cũng là con cưng của Chúa nên được ăn no mặc ấm hơn họ. Có những lúc tôi ngồi trò chuyện bên họ với chiếc áo ấm dày cộm, chiếc khăn choàng cổ và chiếc mũ len bảo vệ cái đầu và đôi tai cho bớt lạnh mà tự nhiên mình thấy xa cách với họ nhiều quá vì họ chẳng có gì cả. Sung suớng như vậy mà nhiều khi tôi vẫn còn than thân trách phận và có lúc còn có những phản ứng tiêu cực về sứ mạng mình đang phục vụ.
Cách đối xử của người dân ở đây phải nói thật là khá thờ ơ. Tại Việt Nam hay ở các giáo xứ có người Việt ở nước ngoài, thường thì miếng gì ngon nhất hay quà gì đẹp nhất người ta đều để giành cho linh mục. Ở xứ Paraguay này thì không hề có chuyện đó. Họ chỉ cần linh mục dâng lễ và cử hành các bí tích, xong rồi thì coi như hết bổn phận. Tôi đã từng đi dâng lễ bổn mạng ở các giáo họ xa hàng trăm cây số đường rừng, có những lúc rất đói và mệt. Sau thánh lễ, người ta tổ chức ăn uống và nhảy múa và giao cho linh mục phần lễ vật gồm củ khoai mì, chuối, bắp sống và một ít trái cây trong vườn của họ, rồi họ phát thức ăn cho mọi người, và nếu còn dư thì mới là phần của linh mục. Thứa ăn cũng chẳng có gì ngon cả, chỉ toàn là khoai mì luộc, bánh bao Paraguay, thịt bò nướng và nước lạnh pha với bột phẩm ngọt. Trẻ em tham dự thánh lễ rất đông để nhận phần ăn. Chẳng lẽ mình lại giành phần ăn với trẻ con! Thôi thì cố mà ăn những gì họ cho để lấp cơn đói. Có lần hai vị điều hành trong giáo họ ở xa đến thăm giáo xứ, tôi vội chạy đi mua được một con gà nướng để đãi khách. Trong khi tôi đang chế biến thêm thức ăn thì hai vị khách ấy đã ăn gần hết con gà mà tôi vừa mua. Họ chỉ để giành cho tôi cái đầu gà và tôi cũng chỉ biết chửi thầm và cười trừ cho qua chuyện. Văn hóa của họ là thế đó chứ không phải họ xem thường linh mục đâu! Tôi muốn viết lên những dòng tâm sự này để mọi người biết và cầu nguyện thêm cho các nhà truyền giáo để các ngài biết đón nhận tất cả những vui buồn và sống trọn vẹn lý tưởng của sứ vụ truyền giáo.
Paraguay 9/6/2008
Giáo Xứ Chúa Chiên Lành- Perth- Úc Châu Đón Thánh Giá WYD 2008
Minh Nguyên
17:59 09/06/2008
PERTH -- Vào lúc 1 giờ chiều hôm nay ngày 09 tháng 6, Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ của Đại Hội Giới Trẻ đã dừng chân tại Giáo Xứ Chúa Chiên Lành, Lockridge, Tổng Giáo Phận Perth, Úc Châu. Được biết Thánh Giá đến Perth 12 ngày, hôm nay là ngày cuối cùng.
Học sinh của trường Tiểu Học Chúa Chiên Lành đã chuẩn bị từ rất lâu biến cố quan trọng này. Các em tập dợt cho ngày đón Thánh Giá và vẽ cũng như tô màu các bức tranh để trưng bày trong ngày Thánh Giá đến giáo xứ.
2 giờ cầu nguyện đón Thánh Giá của các em nhỏ không một tiếng ồn ào, không một lời nói chuyện. Bầu khí trang nghiêm sốt sắng. Những bức tranh, những hình ảnh được các em treo chung quanh tường nhà thờ.
Sau khi rước Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ vào nhà thờ, lần lượt các em nhỏ, em lớn, cuối cùng là người lớn lên suy tôn và hôn kính Thánh Giá.
Em Evelyn, người Malaysia học sinh lớp 7 trường Chúa Chiên Lành cho biết em cảm thấy vui và hạnh phúc khi được tham dự trong ngày hôm nay.
Chị Nga chia sẻ với ngươì viết cảm tưởng thật hạnh phúc khi được Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ đến với giáo xứ. Và sự tôn kính của chị còn tăng lên gấp bội khi được chạm tay vào Thánh giá, được cùng các bạn vác Thánh Giá.
Tôi thắc mắc vì sao Giáo xứ Chúa Chiên Lành lại được Thánh Giá lưu lại lâu như thế ( từ 1 giờ chiều hôm trước đến 9 giờ sáng hôm sau), cha Giuse Đồng Văn Vinh, Linh mục chính xứ cho biết: vì đây là giáo xứ lớn, khoảng 9 ngàn giáo dân, đứng vào hàng thứ 4 trong tổng số 117 giáo xứ của Tổng Giáo Phận Perth. Cha còn cho biết thêm, giáo xứ nầy có rất nhiều sắc dân và giáo dân trong xứ rất sùng đạo.
Người viết cũng được diễm phúc chạm tay đến Thánh Giá, được hôn kính Thánh Giá, cây Thánh Giá mà 24 năm về trước Đức GH Gioan Phaolô II đã khởi xướng làm biểu tượng cho các kỳ ĐHGT.
Cây Thánh Giá đã đi qua rất nhiều quốc gia và lắng nghe được biết bao tâm tình của mọi người mà Thánh Giá gặp gỡ. Khi chạm tay vào Thánh Giá, tôi cầu nguyện cho Hội Dòng, cho gia đình cho biết bao người thân yêu, những cái tên yêu thương nhất được gửỉ gắm trong những nụ hôn trên cây Thập Tự.
Giờ cầu nguyện với Thánh giá trong ngôi nhà thờ ấm cúng Giáo Xứ Lockridge nầy thật nhịp nhàng và toát lên vẻ thánh thiện. Cha chánh xứ Giuse Đồng Văn Vinh điều khiển chương trình nhịp nhàng giữa các giờ, cha Micae Phạm Quang Hồng lo phần chuẩn bị các biểu tượng thánh giá, pano, hình ảnh. Cha già Dan Foley, ngồi trước Thánh Giá cầu nguyện sốt sáng và cung kính. Tất cả các công việc rập ràng và uyển chuyển trong ngày đón tiếp Thánh Giá.
Khi tôi viết xong bản tin này thì mọ ngườ vẫn đang thờ lạy Thánh Giá. Dòng người vẫn tấp nập từ 1 giờ trưa đến bây giờ. Ai cũng muốn chạm tay, chạm môi mình vào cây Thập Tự ấy. Ai cũng muốn lưu lại hình ảnh mình với Thánh Giá. Biến cố có một và không biết có được tái diễn lại lần hai hay không, nên mọi người đều muốn lưu lại bên Thánh Giá và bên ảnh Mẹ bồng Chúa Hài Đồng.
Xin Thánh Giá luôn hướng dẫn chúng con như kim chỉ nam trên con đường lữ thứ trần gian, để chúng con luôn tìm về đúng hướng Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Học sinh của trường Tiểu Học Chúa Chiên Lành đã chuẩn bị từ rất lâu biến cố quan trọng này. Các em tập dợt cho ngày đón Thánh Giá và vẽ cũng như tô màu các bức tranh để trưng bày trong ngày Thánh Giá đến giáo xứ.
2 giờ cầu nguyện đón Thánh Giá của các em nhỏ không một tiếng ồn ào, không một lời nói chuyện. Bầu khí trang nghiêm sốt sắng. Những bức tranh, những hình ảnh được các em treo chung quanh tường nhà thờ.
Sau khi rước Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ vào nhà thờ, lần lượt các em nhỏ, em lớn, cuối cùng là người lớn lên suy tôn và hôn kính Thánh Giá.
Em Evelyn, người Malaysia học sinh lớp 7 trường Chúa Chiên Lành cho biết em cảm thấy vui và hạnh phúc khi được tham dự trong ngày hôm nay.
Chị Nga chia sẻ với ngươì viết cảm tưởng thật hạnh phúc khi được Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ đến với giáo xứ. Và sự tôn kính của chị còn tăng lên gấp bội khi được chạm tay vào Thánh giá, được cùng các bạn vác Thánh Giá.
Tôi thắc mắc vì sao Giáo xứ Chúa Chiên Lành lại được Thánh Giá lưu lại lâu như thế ( từ 1 giờ chiều hôm trước đến 9 giờ sáng hôm sau), cha Giuse Đồng Văn Vinh, Linh mục chính xứ cho biết: vì đây là giáo xứ lớn, khoảng 9 ngàn giáo dân, đứng vào hàng thứ 4 trong tổng số 117 giáo xứ của Tổng Giáo Phận Perth. Cha còn cho biết thêm, giáo xứ nầy có rất nhiều sắc dân và giáo dân trong xứ rất sùng đạo.
Người viết cũng được diễm phúc chạm tay đến Thánh Giá, được hôn kính Thánh Giá, cây Thánh Giá mà 24 năm về trước Đức GH Gioan Phaolô II đã khởi xướng làm biểu tượng cho các kỳ ĐHGT.
Cây Thánh Giá đã đi qua rất nhiều quốc gia và lắng nghe được biết bao tâm tình của mọi người mà Thánh Giá gặp gỡ. Khi chạm tay vào Thánh Giá, tôi cầu nguyện cho Hội Dòng, cho gia đình cho biết bao người thân yêu, những cái tên yêu thương nhất được gửỉ gắm trong những nụ hôn trên cây Thập Tự.
Giờ cầu nguyện với Thánh giá trong ngôi nhà thờ ấm cúng Giáo Xứ Lockridge nầy thật nhịp nhàng và toát lên vẻ thánh thiện. Cha chánh xứ Giuse Đồng Văn Vinh điều khiển chương trình nhịp nhàng giữa các giờ, cha Micae Phạm Quang Hồng lo phần chuẩn bị các biểu tượng thánh giá, pano, hình ảnh. Cha già Dan Foley, ngồi trước Thánh Giá cầu nguyện sốt sáng và cung kính. Tất cả các công việc rập ràng và uyển chuyển trong ngày đón tiếp Thánh Giá.
Khi tôi viết xong bản tin này thì mọ ngườ vẫn đang thờ lạy Thánh Giá. Dòng người vẫn tấp nập từ 1 giờ trưa đến bây giờ. Ai cũng muốn chạm tay, chạm môi mình vào cây Thập Tự ấy. Ai cũng muốn lưu lại hình ảnh mình với Thánh Giá. Biến cố có một và không biết có được tái diễn lại lần hai hay không, nên mọi người đều muốn lưu lại bên Thánh Giá và bên ảnh Mẹ bồng Chúa Hài Đồng.
Xin Thánh Giá luôn hướng dẫn chúng con như kim chỉ nam trên con đường lữ thứ trần gian, để chúng con luôn tìm về đúng hướng Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phái đoàn Tòa Thánh đã tới Hà Nội và chờ mong những gì sẽ xẩy ra?
LM Trần Công Nghị
11:51 09/06/2008
HANOI – Hôm nay, thứ Hai ngày 9/6/2008, phái đoàn Tòa Thánh đã tới Hà Nội trong chương trình một cuộc thăm viếng hằng năm. Đây là lần thứ 15 Phái đoàn Vatican tới Việt Nam kể từ khi đảng Cộng Sản Việt Nam lên nắm chính quyền.
Phái đoàn Vatican gồm có Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh là đức ông Pietro Parolin, Ðức Ông Luis Mariano Montemayor, thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Toà Thánh và Ðức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, Vụ Trưởng tại Bộ Truyền Giáo.
Mục đích của chuyến viếng thăm với hai nghị trình rõ rệt: vấn đề nội của của Giáo hội, phái đoàn sẽ gặp với Ban Thường Vụ và các vị giám mục lãnh đạo của Giáo hội Việt Nam để thông qua một số vụ việc mà cả hai bên đều có quan tâm chung; vấn đề đối ngoại sẽ gặp các viên chức Chính quyền Việt Nam, đặc biệt những vụ việc liên quan tới tài sản của Giáo hội, vấn đề nhân quyền, tù nhân lương tâm, lộ trình tiến tới bang giao... Tuy nhiên một trong những quan tâm căn bản của Giáo hội là muốn Chính quyền Việt nam công nhận những đóng góp tích cực về mặt tinh thần tôn giáo, việc bảo vệ và xây dựng con người dựa trên nhân quyền, tiềm năng giáo dục, công tác từ thiện và xã hội của Giáo hội trong việc xây dựng con người Việt nam. Qua đó, Giáo hội tại Việt nam muốn đóng góp tích cực hơn nữa là đòi hỏi quyền lợi được đảm trách việc giáo dục thanh thiếu niên, mở trường học, bệnh xá và các cơ sở phục vụ nhân đạo. Vì những công tác nêu trên cũng chính là sứ mạng và mục tiêu của Giáo hội.
Phái đoàn sẽ có cuộc gặp gỡ với Phó thủ tướng và đặc trách Ngoại giao là ông Phạm Gia Khiêm và một số các viên chức chính quyền đặc trách về tôn giáo vụ. Đặc biệt nhiều người sẽ để ý tới cuộc họp của Phái đoàn Tòa Thánh liên quan tới vụ đất Tòa Khâm Sứ với Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Hội và Quân Hoàn Kiếm.
Đoàn Vatican đến Việt Nam lần này khi mà trong thời gian vừa qua có những cuộc phản đối rất mạnh mẽ của người Công giáo khắp nơi đòi chính quyền trả lại các tài sản của Giáo hội, đặc biệt là vụ đất Tòa Khâm Sứ của tổng giáo phận Hà nội.
Hình Phái đoàn Vatican tới Hà Nội năm ngoáiVào đầu năm 2007, thủ tướng Nguyễn tấn Dũng của Việt Nam có đến Roma và được ĐGH Benedictô XVI tiếp kiến. Đó có thể nói là cuộc họp mặt hy hữu và lịch sử đầu tiên của vị lãnh đạo thế giới Công giáo và người cầm đầu chính quyền Hà nội. Khi đó cả hai bên đều nói tới sự kiện là đang làm việc để tiến tới việc thiết lập ngoại giao.
Thế rồi vào tháng 12, 2007 vụ đòi đất Tòa Khâm Sứ đã diễn ra ngay giữa lòng thủ đô Hà nội, tiếp diễn cả tháng trời, người Công giáo giáo phận Hà nội đã trong vòng nhiều ngày đã đốt nến cầu nguyện trước Tòa Khâm sứ, có lúc tới cả 5.000 người để đòi lại cơ sở mà Giáo hội nói là cần thiết cho các sinh hoạt tôn giáo của Giáo hội, đang khi đó chính quyền địa phương đang biến khu đất này thành một dịch vụ kiếm ăn có béo bở như mở quán ăn và xây khách sạn, v.v....
Các cuộc cầu nguyện bất bạo động, nhưng có tính cách biểu tình chống đối chính quyền đã chiếm đoạt đất một cách vô lý đã được cả thế giới chú ý tới... Ngay cả chính thủ tướng Nguyễn tấn Dũng cũng đã tận nơi và hưa sẽ giải quyết thỏa đáng.
Đặc biệt vào ngày 27.1. 2007 khi chính quyền ra tối hậu thư phải dẹp bỏ thánh giá và tượng ảnh vào lúc 5:00 chiều và ra lệnh cho những người đang cầu nguyện trong khuân viên Tòa Khâm sứ phải rút lui nếu không sẽ có biện pháp mạnh trấn áp. Quân đội và xe cảnh sát ùn ùn kép tới, nhưng những người công giáo đang cầu nguyện, già có, trẻ có, họ chân thành, chất phát, nhưng họ đã chứng tỏ lòng can trường không sợ chết trước những áp lực và đe đọa của công an và cảnh sát. Rút cục quân đội và cảnh sát cũng không dám ra tay.
Việc dựng tượng Thánh giá trước Tòa Khâm Sứ và những buổi cầu nguyện suốt đêm giữa trời mùa đông rét thấu xương đã làm kích động sự cảm thông và đánh thức lương tâm của thế giới tự do và được các cơ quan báo chí quốc tế loan tin rộng rãi.
Ủy ban Nhân dân và chính quyền Quận Hoàn Kiếm đã dăm ba lần gặp Đức TGM Ngô Quang Kiệt của Hà nội hai bên đã đồng ý vào đầu tháng Hai 2008 là sẽ giải quyết vụ này qua đối thoại chân thành và chờ đợi Phái đoàn Tòa Thánh tới trong một chươgn trình tổng quan cho vấn đề đất đai của Giáo hội.
Đang khi đó vào ngày 10.4.2008 chính quyền tỉnh Quảng trị đã trả lại cho Giáo hội đất Thánh Địa La Vang hầu làm Trung tâm Hành hương Tòan Quốc.
Tòa Khâm Sứ Hà Nội, Thánh địa La Vang và Giáo hoàng Học viện Đà Lạt là 3 ưu tiên mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chính chức viết văn thư đề nghị Chính phủ trả lại cho Giáo hội.
Một sự kiện khác đáng lưu tâm là trong khi chờ đợi phái đoàn Tòa Thánh tới thăm Việt Nam, thì vào ngày 30.5.2008, chính quyền tỉnh Thái Bình cũa đã đồng ý trao trả lại cho Tòa Giám Mục Thái Bình 2 cơ sở quan trọng của Giáo hội, đó là Đại chủng viện Mỹ Đức cũ với một ngôi ngà độ sộ 3 tầng và trả lại khu đất Nhà thờ Cát Đàm, mà trước đây chính quyền đã trưng dụng. Đại chủng viện Mỹ Đức sẽ được đổi tên thành Đại Chủng Viện Thánh Tâm Chúa Giêsu và bắt đầu từ tháng 9 năm 2009 sẽ được mở ra để đón tiếp các tu sinh lớn tuổi cho việc đào tạo họ thành linh mục tương lai của giáo phận.
Ngoài việc thăm viếng Hà Nội, vào ngày thứ Tư (11.6.2008), phái đoàn cũng sẽ tới thăm Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam ở Đà Lạt. Đà Lạt cũng là nơi có Giáo Hoàng Học Viện Pio X và Viện Đại Học Đà Lạt của Giáo hội Công giáo trước đây. Hai học viện này cũng nằm trong ưu tiên mà Hội Đồng Giám Mục Việt nam muốn chính quyền trả lại để Giáo Hội sử dụng trong việc giáo dục thanh thiếu niên.
Tiếp đến thăm Tổng giáo phận Saigon và tiấp tục ra Miền Trung, thăm giáo phận Huế, thăm Quảng Trị nơi có Thánh Địa La Vang mà chính quyền mới đây đã trao trả lại cho Giáo hội sử dụng.
Ngoài những vấn đề liên quan tới đất đai và tài sản của Giáo Hội, phái đoàn Tòa Thánh thông thường cũng có nghị trình về việc bổ nhiệm một số các tân giám mục cho những giáo phận còn trống tòa hay các giáo phận có các giám mục cao niên trên 75 tuổi cần được hưu dưỡng.
Phái đoàn cũng đạt vấn đề về việc Giáo hội được tham gia và cộng tác trong công việc giáo dục thanh thiếu niên, mở trường ốc; dấn thân vào các công tác từ thiện bác ái, mở nhà thương, bệnh xá, trung tâm săn sóc cho người bị bệnh AIDS/HIV, nhà nuoi trẻ mồ côi, chăm sóc người phong cùi, và các công tác từ thiện khác...
Trong nghị trình, phái đoàn cũng sẽ nêu lên những nguyên tắc căn bản mà Giáo hội hằng quan tâm như vấn đề tự do tôn giáo, quyền phát biểu của người dân, việc in sách và phát hành báo chí và tài liệu của Giáo hội, vấn đề tù nhân lương tâm, việc chăm sóc cho và bảo đảm quyền lợi cho người di dân, nhất là các công nhân Việt Nam đi làm ở hải ngoại, bảo về quyền lợi và nhân phầm của các thiếu nữ Việt nam lấy chồng ngoại quốc, và nhất là tệ nạn trẻ em vị thành niên bị bán đi làm nô lệ tình dục, tệ nạn này cần chấm dứt.
Cuối cùng đưa ra một số những vấn đề “nhạy cảm” mà cả hai bên đều quan tâm cũng có thể được đưa ra bàn, như tù chính trị, hình ảnh nhân quyền của Việt Nam trên chính trường quốc tế, ngừa thai, vấn đề toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó trên đời sống của con người trong các quốc gia nghèo.
Phái đoàn Vatican gồm có Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh là đức ông Pietro Parolin, Ðức Ông Luis Mariano Montemayor, thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Toà Thánh và Ðức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, Vụ Trưởng tại Bộ Truyền Giáo.
Mục đích của chuyến viếng thăm với hai nghị trình rõ rệt: vấn đề nội của của Giáo hội, phái đoàn sẽ gặp với Ban Thường Vụ và các vị giám mục lãnh đạo của Giáo hội Việt Nam để thông qua một số vụ việc mà cả hai bên đều có quan tâm chung; vấn đề đối ngoại sẽ gặp các viên chức Chính quyền Việt Nam, đặc biệt những vụ việc liên quan tới tài sản của Giáo hội, vấn đề nhân quyền, tù nhân lương tâm, lộ trình tiến tới bang giao... Tuy nhiên một trong những quan tâm căn bản của Giáo hội là muốn Chính quyền Việt nam công nhận những đóng góp tích cực về mặt tinh thần tôn giáo, việc bảo vệ và xây dựng con người dựa trên nhân quyền, tiềm năng giáo dục, công tác từ thiện và xã hội của Giáo hội trong việc xây dựng con người Việt nam. Qua đó, Giáo hội tại Việt nam muốn đóng góp tích cực hơn nữa là đòi hỏi quyền lợi được đảm trách việc giáo dục thanh thiếu niên, mở trường học, bệnh xá và các cơ sở phục vụ nhân đạo. Vì những công tác nêu trên cũng chính là sứ mạng và mục tiêu của Giáo hội.
Phái đoàn sẽ có cuộc gặp gỡ với Phó thủ tướng và đặc trách Ngoại giao là ông Phạm Gia Khiêm và một số các viên chức chính quyền đặc trách về tôn giáo vụ. Đặc biệt nhiều người sẽ để ý tới cuộc họp của Phái đoàn Tòa Thánh liên quan tới vụ đất Tòa Khâm Sứ với Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Hội và Quân Hoàn Kiếm.
Đoàn Vatican đến Việt Nam lần này khi mà trong thời gian vừa qua có những cuộc phản đối rất mạnh mẽ của người Công giáo khắp nơi đòi chính quyền trả lại các tài sản của Giáo hội, đặc biệt là vụ đất Tòa Khâm Sứ của tổng giáo phận Hà nội.
ĐC Nguyễn chí Linh chào mừng Phái đoàn |
Thế rồi vào tháng 12, 2007 vụ đòi đất Tòa Khâm Sứ đã diễn ra ngay giữa lòng thủ đô Hà nội, tiếp diễn cả tháng trời, người Công giáo giáo phận Hà nội đã trong vòng nhiều ngày đã đốt nến cầu nguyện trước Tòa Khâm sứ, có lúc tới cả 5.000 người để đòi lại cơ sở mà Giáo hội nói là cần thiết cho các sinh hoạt tôn giáo của Giáo hội, đang khi đó chính quyền địa phương đang biến khu đất này thành một dịch vụ kiếm ăn có béo bở như mở quán ăn và xây khách sạn, v.v....
Các cuộc cầu nguyện bất bạo động, nhưng có tính cách biểu tình chống đối chính quyền đã chiếm đoạt đất một cách vô lý đã được cả thế giới chú ý tới... Ngay cả chính thủ tướng Nguyễn tấn Dũng cũng đã tận nơi và hưa sẽ giải quyết thỏa đáng.
Đặc biệt vào ngày 27.1. 2007 khi chính quyền ra tối hậu thư phải dẹp bỏ thánh giá và tượng ảnh vào lúc 5:00 chiều và ra lệnh cho những người đang cầu nguyện trong khuân viên Tòa Khâm sứ phải rút lui nếu không sẽ có biện pháp mạnh trấn áp. Quân đội và xe cảnh sát ùn ùn kép tới, nhưng những người công giáo đang cầu nguyện, già có, trẻ có, họ chân thành, chất phát, nhưng họ đã chứng tỏ lòng can trường không sợ chết trước những áp lực và đe đọa của công an và cảnh sát. Rút cục quân đội và cảnh sát cũng không dám ra tay.
Việc dựng tượng Thánh giá trước Tòa Khâm Sứ và những buổi cầu nguyện suốt đêm giữa trời mùa đông rét thấu xương đã làm kích động sự cảm thông và đánh thức lương tâm của thế giới tự do và được các cơ quan báo chí quốc tế loan tin rộng rãi.
Ủy ban Nhân dân và chính quyền Quận Hoàn Kiếm đã dăm ba lần gặp Đức TGM Ngô Quang Kiệt của Hà nội hai bên đã đồng ý vào đầu tháng Hai 2008 là sẽ giải quyết vụ này qua đối thoại chân thành và chờ đợi Phái đoàn Tòa Thánh tới trong một chươgn trình tổng quan cho vấn đề đất đai của Giáo hội.
Đang khi đó vào ngày 10.4.2008 chính quyền tỉnh Quảng trị đã trả lại cho Giáo hội đất Thánh Địa La Vang hầu làm Trung tâm Hành hương Tòan Quốc.
Tòa Khâm Sứ Hà Nội, Thánh địa La Vang và Giáo hoàng Học viện Đà Lạt là 3 ưu tiên mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chính chức viết văn thư đề nghị Chính phủ trả lại cho Giáo hội.
Một sự kiện khác đáng lưu tâm là trong khi chờ đợi phái đoàn Tòa Thánh tới thăm Việt Nam, thì vào ngày 30.5.2008, chính quyền tỉnh Thái Bình cũa đã đồng ý trao trả lại cho Tòa Giám Mục Thái Bình 2 cơ sở quan trọng của Giáo hội, đó là Đại chủng viện Mỹ Đức cũ với một ngôi ngà độ sộ 3 tầng và trả lại khu đất Nhà thờ Cát Đàm, mà trước đây chính quyền đã trưng dụng. Đại chủng viện Mỹ Đức sẽ được đổi tên thành Đại Chủng Viện Thánh Tâm Chúa Giêsu và bắt đầu từ tháng 9 năm 2009 sẽ được mở ra để đón tiếp các tu sinh lớn tuổi cho việc đào tạo họ thành linh mục tương lai của giáo phận.
Ngoài việc thăm viếng Hà Nội, vào ngày thứ Tư (11.6.2008), phái đoàn cũng sẽ tới thăm Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam ở Đà Lạt. Đà Lạt cũng là nơi có Giáo Hoàng Học Viện Pio X và Viện Đại Học Đà Lạt của Giáo hội Công giáo trước đây. Hai học viện này cũng nằm trong ưu tiên mà Hội Đồng Giám Mục Việt nam muốn chính quyền trả lại để Giáo Hội sử dụng trong việc giáo dục thanh thiếu niên.
Tiếp đến thăm Tổng giáo phận Saigon và tiấp tục ra Miền Trung, thăm giáo phận Huế, thăm Quảng Trị nơi có Thánh Địa La Vang mà chính quyền mới đây đã trao trả lại cho Giáo hội sử dụng.
Ngoài những vấn đề liên quan tới đất đai và tài sản của Giáo Hội, phái đoàn Tòa Thánh thông thường cũng có nghị trình về việc bổ nhiệm một số các tân giám mục cho những giáo phận còn trống tòa hay các giáo phận có các giám mục cao niên trên 75 tuổi cần được hưu dưỡng.
Phái đoàn cũng đạt vấn đề về việc Giáo hội được tham gia và cộng tác trong công việc giáo dục thanh thiếu niên, mở trường ốc; dấn thân vào các công tác từ thiện bác ái, mở nhà thương, bệnh xá, trung tâm săn sóc cho người bị bệnh AIDS/HIV, nhà nuoi trẻ mồ côi, chăm sóc người phong cùi, và các công tác từ thiện khác...
Trong nghị trình, phái đoàn cũng sẽ nêu lên những nguyên tắc căn bản mà Giáo hội hằng quan tâm như vấn đề tự do tôn giáo, quyền phát biểu của người dân, việc in sách và phát hành báo chí và tài liệu của Giáo hội, vấn đề tù nhân lương tâm, việc chăm sóc cho và bảo đảm quyền lợi cho người di dân, nhất là các công nhân Việt Nam đi làm ở hải ngoại, bảo về quyền lợi và nhân phầm của các thiếu nữ Việt nam lấy chồng ngoại quốc, và nhất là tệ nạn trẻ em vị thành niên bị bán đi làm nô lệ tình dục, tệ nạn này cần chấm dứt.
Cuối cùng đưa ra một số những vấn đề “nhạy cảm” mà cả hai bên đều quan tâm cũng có thể được đưa ra bàn, như tù chính trị, hình ảnh nhân quyền của Việt Nam trên chính trường quốc tế, ngừa thai, vấn đề toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó trên đời sống của con người trong các quốc gia nghèo.
LM Bùi Thượng Lưu: ''Đường lối của Tòa thánh là đối thoại''
Đài BBC
12:14 09/06/2008
'Đường lối của Tòa thánh là đối thoại'
Trong nửa năm vừa qua, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã có nhiều hoạt động làm dư luận chú ý, đơn cử là cuộc nguyện cầu để đòi lại Tòa Khâm sứ Hà Nội, và gần đây là yêu cầu chính quyền trả lại Thánh địa La Vang cho Giáo phận Huế.
Những chỉ dấu này cho thấy sự độc lập hơn của Giáo hội Công giáo cũng như quan hệ có vẻ thoải mái hơn giữa Vatican và Việt Nam.
Chương trình phỏng vấn hàng tuần lần này có khách mời là Linh mục Stephanô Bùi Thượng Lưu, từ Thông tấn xã Công giáo Việt Nam tại Đức.
Tin từ Vatican cho biết vào đầu tháng Sáu, một phái đoàn của Tòa thánh sẽ sang thăm Việt Nam.
Linh mục Lưu cho biết dự kiến sau điểm đến đầu tiên ở Hà Nội, phái đoàn Vatican sẽ tới Thánh địa La Vang ở Huế và sẽ thăm giáo phận Đà Lạt.
Được biết phái đoàn Tòa thánh cũng sẽ trao đổi với Hội đồng Giám mục về yêu cầu chính quyền Hà Nội trả lại Giáo Hoàng Học viện Đà Lạt.
Nhưng theo Linh mục Lưu, “Việc đòi lại đất chỉ là bề nổi. Điều ẩn hiện đằng sau mà Giáo hội đòi hỏi là việc nhà cầm quyền cũng như dân tộc ghi nhận đóng góp của Giáo hội cho đất nước".
LM Bùi Thượng Lưu: Một mục đích quan trọng [của chuyến đi] là xác định lại quyền hành của Hội đồng Giám mục, là cơ quan chính thức để Tòa thánh nói chuyện về các vấn đề liên quan Giáo hội.
Nhìn lại lịch sử, chính quyền cộng sản muốn hạn chế bằng cách này, cách khác, quyền hành của Giáo hội. Đảng đã lập Ủy ban Đoàn kết Công giáo với tham vọng đó. Nhưng Hội đồng Giám mục Việt Nam, với ơn Thánh của Chúa và với sự khôn ngoan, đã vượt qua được mọi trở ngại. Hiện nay tôi nghĩ vai trò của Ủy ban Đoàn kết và các tổ chức tương tự ở các giáo phận kể như đã sang trang.
BBC: Nhìn lại sáu tháng qua, từ các sự kiện Tòa Khâm sứ, đất thánh La Vang, liệu có thể cho rằng đó là sự tái khẳng định uy quyền của Hội đồng Giám mục?
Đó cũng là một trong những mục đích của Hội đồng Giám mục. Nhưng tôi nghĩ đó chỉ là bề nổi. Bề chìm, Giáo hội mong muốn được nhìn nhận như một cơ quan đóng góp vào tiến trình lịch sử và xây dựng đất nước. Không đơn thuần chỉ đòi trả lại đất, mà là đòi lại đất để phục vụ cho lĩnh vực đạo và đời. Việc đòi lại đất chỉ là bề nổi. Điều ẩn hiện đằng sau mà Giáo hội đòi hỏi là việc nhà cầm quyền cũng như dân tộc ghi nhận đóng góp của Giáo hội cho đất nước.
Giáo hội mong muốn chính phủ nhìn nhận phải có tự do tôn giáo để phát triển. Giáo hội cần có quyền, ví dụ, in sách thánh, mở trường, bệnh viện.
BBC: Quanh việc mở trường, bệnh viện, sự thương thuyết với nhà nước có tiến triển gì không?
Chẳng hạn trong giáo dục, Giáo hội chỉ được hoạt động ở cấp mầm non. Nhiều sơ, nhà dòng chỉ có thể mở các lớp học mầm non, tức là từ một đến năm tuổi. Tại các lớp mầm non như vậy, không chỉ có các trẻ em nghèo theo học. Nhiều nhà dòng đón tiếp không chỉ các em công giáo, mà cả con em của các cán bộ vì họ thấy con cái vào đây được giáo dục tốt. Qua những bước đầu tiên như vậy, những người đã nhiệt tâm cho giáo dục và những người có thiện chí trong chính quyền cũng phải thấy rằng Giáo hội có thể đóng góp rất tốt cho giáo dục.
Từ trước 1975, các trường ở Sài Gòn cũng như các trường ở mọi giáo phận đã đóng góp rất nhiều cho giáo dục ở thời đại đó. Trong tương lai, tôi nghĩ không chỉ Giáo hội Công giáo mà mọi tôn giáo khác có thể cùng với một chính quyền tốt hướng dẫn cho tuổi thơ, thanh thiếu niên. Thời điểm này, ai nấy đều thừa nhận giáo dục Việt Nam sa sút rất nhiều.
Chắc chắn Giáo hội không làm với mục đích chính trị hay để bày tỏ ảnh hưởng, mà Giáo hội muốn cùng dân tộc hướng dẫn cho tuổi trẻ đi theo con đường tốt. Cái lợi không phải là cho một tôn giáo nào; cái lợi đầu tiên là cho dân tộc, cho bạn trẻ.
BBC: Bên cạnh khoảng cách giữa Giáo hội và nhà nước, Cha có thấy cũng còn khoảng cách giữa người dân với Giáo hội không?
Những người cầm quyền vô thần chắc chắn muốn người dân không có niềm tin. Nhưng sau khi thuyết cộng sản đổ, thì quan niệm này cũng đổ theo. Trước sau, chính quyền rồi cũng phải công nhận vai trò của tôn giáo trong đời sống tâm linh của con người.
Có lẽ những người cầm vận mạng của đất nước cũng đã thành công phần nào khi reo giắc nghi ngờ.
Đã có thời và ngay cả bây giờ, họ dùng mọi phương tiện mình có để bóp méo mục đích của giáo hội. Nhưng có rất nhiều linh mục, tu sĩ đang dấn thân. Và Hội đồng Giám mục càng ngày càng có uy tín; giáo dân nhìn thấy rằng đó là những lãnh đạo thật sự. Bản thân tôi thấy đời sống các ngài rất nghèo. Như Tổng Giám mục (Hà Nội) Kiệt mới qua Đức, khi tôi vào phòng của ngài, nếu so với quan chức bên ngoài thì kể như là nghèo. Vì thế tôi nghĩ mục đích bóp méo của họ không đạt được. Ảnh hưởng của Hội đồng Giám mục ngày càng rõ nét, và hướng dẫn rất nhiều giáo dân sống tốt.
BBC: Có luồng ý kiến cho rằng hiện nay nhà cầm quyền cảm thấy quảng bá cho Phật giáo là một lựa chọn có lợi và an toàn hơn. Cha nghĩ sao?
Tôi kính trọng những sinh hoạt bên giáo hội bạn. Tôi nghĩ từ trước tới nay, nhà cầm quyền đã cố gắng can thiệp nhiều vào mọi giáo hội. Và họ vẫn còn ảnh hưởng nhiều ở các tôn giáo khác, trong đó có Phật giáo. Họ cố gắng cách này cách khác để bày tỏ cho thế giới biết bộ mặt tự do tôn giáo, nhưng các hậu ý đằng sau, lịch sử sau này rồi sẽ phơi bày.
Mọi chính thể đều phải tôn trọng tự do trong đời sống tâm linh dân tộc. Còn mọi sự can thiệp, lợi dụng tôn giáo, thì chắc chắn tôi và các tổ chức khác lên án điều đó.
BBC: Nhìn về tương lai, Cha nhìn nhận thế nào về khả năng có quan hệ ngoại giao chính thức giữa Tòa thánh và Việt Nam?
Đường lối chung của Tòa thánh là đối thoại và cố gắng làm cho chính phủ Việt Nam nhận ra Giáo hội muốn cùng với nhà nước để đóng góp cho dân tộc. Giáo hội không phải là một lực lượng đối lập, mà là lực lượng đóng góp nâng vực đời sống tinh thần của dân tộc, cùng các tôn giáo khác.
Kết quả thế nào là do thiện chí của cả đôi bên. Mỗi một lần phái đoàn Tòa thánh sang, lại có một số kết quả tốt. Nhà cầm quyền cũng chứng tỏ một số thiện chí, như chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2007. Cho đến giờ tôi nghĩ hai bên vẫn tiếp tục đối thoại.
Những bước tiếp theo, tôi nghĩ, chắc chắn cũng sẽ liên quan vấn đề ngoại giao giữa Tòa thánh và Trung Quốc. Thành thử nếu chuyện tiến triển bên này hay bên kia, thì nó cũng làm tiến triển cả đôi bên. Tôi cầu chúc cho cuộc đối thoại giữa Tòa thánh và chính phủ Việt Nam mang lại nhiều kết quả cho dân tộc.
Trong nửa năm vừa qua, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã có nhiều hoạt động làm dư luận chú ý, đơn cử là cuộc nguyện cầu để đòi lại Tòa Khâm sứ Hà Nội, và gần đây là yêu cầu chính quyền trả lại Thánh địa La Vang cho Giáo phận Huế.
Những chỉ dấu này cho thấy sự độc lập hơn của Giáo hội Công giáo cũng như quan hệ có vẻ thoải mái hơn giữa Vatican và Việt Nam.
Chương trình phỏng vấn hàng tuần lần này có khách mời là Linh mục Stephanô Bùi Thượng Lưu, từ Thông tấn xã Công giáo Việt Nam tại Đức.
Tin từ Vatican cho biết vào đầu tháng Sáu, một phái đoàn của Tòa thánh sẽ sang thăm Việt Nam.
Linh mục Lưu cho biết dự kiến sau điểm đến đầu tiên ở Hà Nội, phái đoàn Vatican sẽ tới Thánh địa La Vang ở Huế và sẽ thăm giáo phận Đà Lạt.
Được biết phái đoàn Tòa thánh cũng sẽ trao đổi với Hội đồng Giám mục về yêu cầu chính quyền Hà Nội trả lại Giáo Hoàng Học viện Đà Lạt.
Nhưng theo Linh mục Lưu, “Việc đòi lại đất chỉ là bề nổi. Điều ẩn hiện đằng sau mà Giáo hội đòi hỏi là việc nhà cầm quyền cũng như dân tộc ghi nhận đóng góp của Giáo hội cho đất nước".
LM Bùi Thượng Lưu: Một mục đích quan trọng [của chuyến đi] là xác định lại quyền hành của Hội đồng Giám mục, là cơ quan chính thức để Tòa thánh nói chuyện về các vấn đề liên quan Giáo hội.
Nhìn lại lịch sử, chính quyền cộng sản muốn hạn chế bằng cách này, cách khác, quyền hành của Giáo hội. Đảng đã lập Ủy ban Đoàn kết Công giáo với tham vọng đó. Nhưng Hội đồng Giám mục Việt Nam, với ơn Thánh của Chúa và với sự khôn ngoan, đã vượt qua được mọi trở ngại. Hiện nay tôi nghĩ vai trò của Ủy ban Đoàn kết và các tổ chức tương tự ở các giáo phận kể như đã sang trang.
BBC: Nhìn lại sáu tháng qua, từ các sự kiện Tòa Khâm sứ, đất thánh La Vang, liệu có thể cho rằng đó là sự tái khẳng định uy quyền của Hội đồng Giám mục?
Đó cũng là một trong những mục đích của Hội đồng Giám mục. Nhưng tôi nghĩ đó chỉ là bề nổi. Bề chìm, Giáo hội mong muốn được nhìn nhận như một cơ quan đóng góp vào tiến trình lịch sử và xây dựng đất nước. Không đơn thuần chỉ đòi trả lại đất, mà là đòi lại đất để phục vụ cho lĩnh vực đạo và đời. Việc đòi lại đất chỉ là bề nổi. Điều ẩn hiện đằng sau mà Giáo hội đòi hỏi là việc nhà cầm quyền cũng như dân tộc ghi nhận đóng góp của Giáo hội cho đất nước.
Giáo hội mong muốn chính phủ nhìn nhận phải có tự do tôn giáo để phát triển. Giáo hội cần có quyền, ví dụ, in sách thánh, mở trường, bệnh viện.
BBC: Quanh việc mở trường, bệnh viện, sự thương thuyết với nhà nước có tiến triển gì không?
Chẳng hạn trong giáo dục, Giáo hội chỉ được hoạt động ở cấp mầm non. Nhiều sơ, nhà dòng chỉ có thể mở các lớp học mầm non, tức là từ một đến năm tuổi. Tại các lớp mầm non như vậy, không chỉ có các trẻ em nghèo theo học. Nhiều nhà dòng đón tiếp không chỉ các em công giáo, mà cả con em của các cán bộ vì họ thấy con cái vào đây được giáo dục tốt. Qua những bước đầu tiên như vậy, những người đã nhiệt tâm cho giáo dục và những người có thiện chí trong chính quyền cũng phải thấy rằng Giáo hội có thể đóng góp rất tốt cho giáo dục.
Từ trước 1975, các trường ở Sài Gòn cũng như các trường ở mọi giáo phận đã đóng góp rất nhiều cho giáo dục ở thời đại đó. Trong tương lai, tôi nghĩ không chỉ Giáo hội Công giáo mà mọi tôn giáo khác có thể cùng với một chính quyền tốt hướng dẫn cho tuổi thơ, thanh thiếu niên. Thời điểm này, ai nấy đều thừa nhận giáo dục Việt Nam sa sút rất nhiều.
Chắc chắn Giáo hội không làm với mục đích chính trị hay để bày tỏ ảnh hưởng, mà Giáo hội muốn cùng dân tộc hướng dẫn cho tuổi trẻ đi theo con đường tốt. Cái lợi không phải là cho một tôn giáo nào; cái lợi đầu tiên là cho dân tộc, cho bạn trẻ.
BBC: Bên cạnh khoảng cách giữa Giáo hội và nhà nước, Cha có thấy cũng còn khoảng cách giữa người dân với Giáo hội không?
Những người cầm quyền vô thần chắc chắn muốn người dân không có niềm tin. Nhưng sau khi thuyết cộng sản đổ, thì quan niệm này cũng đổ theo. Trước sau, chính quyền rồi cũng phải công nhận vai trò của tôn giáo trong đời sống tâm linh của con người.
Có lẽ những người cầm vận mạng của đất nước cũng đã thành công phần nào khi reo giắc nghi ngờ.
Đã có thời và ngay cả bây giờ, họ dùng mọi phương tiện mình có để bóp méo mục đích của giáo hội. Nhưng có rất nhiều linh mục, tu sĩ đang dấn thân. Và Hội đồng Giám mục càng ngày càng có uy tín; giáo dân nhìn thấy rằng đó là những lãnh đạo thật sự. Bản thân tôi thấy đời sống các ngài rất nghèo. Như Tổng Giám mục (Hà Nội) Kiệt mới qua Đức, khi tôi vào phòng của ngài, nếu so với quan chức bên ngoài thì kể như là nghèo. Vì thế tôi nghĩ mục đích bóp méo của họ không đạt được. Ảnh hưởng của Hội đồng Giám mục ngày càng rõ nét, và hướng dẫn rất nhiều giáo dân sống tốt.
BBC: Có luồng ý kiến cho rằng hiện nay nhà cầm quyền cảm thấy quảng bá cho Phật giáo là một lựa chọn có lợi và an toàn hơn. Cha nghĩ sao?
Tôi kính trọng những sinh hoạt bên giáo hội bạn. Tôi nghĩ từ trước tới nay, nhà cầm quyền đã cố gắng can thiệp nhiều vào mọi giáo hội. Và họ vẫn còn ảnh hưởng nhiều ở các tôn giáo khác, trong đó có Phật giáo. Họ cố gắng cách này cách khác để bày tỏ cho thế giới biết bộ mặt tự do tôn giáo, nhưng các hậu ý đằng sau, lịch sử sau này rồi sẽ phơi bày.
Mọi chính thể đều phải tôn trọng tự do trong đời sống tâm linh dân tộc. Còn mọi sự can thiệp, lợi dụng tôn giáo, thì chắc chắn tôi và các tổ chức khác lên án điều đó.
BBC: Nhìn về tương lai, Cha nhìn nhận thế nào về khả năng có quan hệ ngoại giao chính thức giữa Tòa thánh và Việt Nam?
Đường lối chung của Tòa thánh là đối thoại và cố gắng làm cho chính phủ Việt Nam nhận ra Giáo hội muốn cùng với nhà nước để đóng góp cho dân tộc. Giáo hội không phải là một lực lượng đối lập, mà là lực lượng đóng góp nâng vực đời sống tinh thần của dân tộc, cùng các tôn giáo khác.
Kết quả thế nào là do thiện chí của cả đôi bên. Mỗi một lần phái đoàn Tòa thánh sang, lại có một số kết quả tốt. Nhà cầm quyền cũng chứng tỏ một số thiện chí, như chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2007. Cho đến giờ tôi nghĩ hai bên vẫn tiếp tục đối thoại.
Những bước tiếp theo, tôi nghĩ, chắc chắn cũng sẽ liên quan vấn đề ngoại giao giữa Tòa thánh và Trung Quốc. Thành thử nếu chuyện tiến triển bên này hay bên kia, thì nó cũng làm tiến triển cả đôi bên. Tôi cầu chúc cho cuộc đối thoại giữa Tòa thánh và chính phủ Việt Nam mang lại nhiều kết quả cho dân tộc.
Một số cử chỉ đẹp... sẽ có thể tiếp nối làm nên mùa Xuân không?
Thiên Anh Dương
12:44 09/06/2008
HÀ NỘI -- Sống ở đời, chắc không một người nào lại không muốn người khác đối đãi tốt, cư xử đẹp, nói năng duyên dáng tế nhị với mình. Nói chung ai cũng muốn người khác có cử chỉ đẹp với mình. Cử chỉ đẹp chính là nét nhân bản tối thiểu của con người.
Cử chỉ đẹp giúp thăng hoa đời sống con người, làm cho con người dễ thông cảm hơn, dễ tin tưởng nhau hơn, dễ xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, sống hòa bình nâng đỡ nhau nhiều hơn, thậm chí thương cảm nhau nữa là đàng khác.
Ngược lại, con người ta xử sự với nhau bằng những cử chỉ không đẹp, sẽ gây ra sự ù lì chậm tiến đời sống con người, làm cho con người khó thông cảm hơn, khó tin nhau hơn thậm chí là nghi kỵ nhau, khó đến với nhau hơn, khó hiểu nhau hơn, sống trong mối bất hòa, đạp đổ nhau thậm chí là gây ra sự hằn thù ganh ghét không thèm nhìn mặt nhau nữa.
Ai cũng thích cử chỉ đẹp. Ai cũng thích cuộc sống thăng hoa. Ai cũng thích hòa bình. Ai cũng thích người khác yêu mến mình. Ấy vậy mà nhiều lúc nó “hiếm muộn” làm sao! Hiếm muộn ư? Hẳn phải có nguyên nhân. Thiết nghĩ, nguyên nhân của việc “cử chỉ đẹp hiếm muộn” là do con người ta ích kỷ, hoặc tư lợi, hoặc vì cái danh nào đó. Hóa ra có nhiều nơi, nhiều chỗ có nhiều người thà ích kỷ, thà sở đắc tư lợi, thà có được cái uy danh hơn là làm cử chỉ đẹp, hơn là làm cái đức để tiếng thơm cho đời, hơn là để được người khác kính nể thương mến! Hóa ra họ thà bị người khác nguyền rủa, ghét bỏ, đố kỵ, không tin còn hơn là làm cử chỉ đẹp!
Thật trớ trêu thay, con người ta lại sống có tương quan chứ đâu phải sống ích kỷ đơn độc một mình! Nếu sống một mình thì làm sao cũng được, nghĩ sao cũng xong, tùy ý mình muốn. Nhưng người ta lại sống cùng nhau, với nhau thành cộng đồng, thành xã hội nên đòi phải có sự “xem trưóc nhìn sau”, phải “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, làm càn thì thật chẳng phù hợp với tính cộng đồng. Có nghĩa là đòi con người ta phải có những cử chỉ tế nhị, những cử chỉ đẹp với nhau. Nói một cách mạnh hơn, cử chỉ đẹp sẽ dẫn người ta đến sự hòa giải, sự tôn trọng, sự an bình thậm chí dẫn người ta đến hạnh phúc.
Qua các phương tiện truyền thông, các thông tin từ nhiều phía, chúng ta được biết chính quyền tỉnh Quảng Trị đã trả lại Thánh Địa La Vang cho Hội Thánh Công Giáo Việt Nam (nên nhớ: tài sản của một Giáo họ, một Giáo xứ, một Dòng tu, một Chủng viện đều là tài sản của Hội Thánh Công Giáo; và được dùng để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ con người trong bất cứ thời nào, xã hội nào hầu làm cho con người thăng hoa hơn cho đến mức đạt tới Thiên Chúa là cùng đích của con người). Chính quyền Tỉnh Quảng Trị đã làm một cử chỉ đẹp đáng khâm phục. Chính quyền ở Sài Gòn cũng làm cử chỉ đẹp tương tự bằng việc trả lại những căn nhà mà chúng ta thấy hiện nay là Trung Tâm Mục Vụ Giáo lý của Giáo Phận Sài Gòn. Chính quyền Tỉnh Thái Bình vừa qua cũng làm hàng loạt cử chỉ đẹp đáng kinh ngạc: trả lại nhà thờ Diêm Điền, thị trấn Diêm Điền; trả lại cơ sở Dòng Saint Paul thuộc thành phố Thái Bình; trả lại Nhà ba tầng của Dòng Đa Minh ở xứ Cát Đàm thuộc thành phố Thái Bình; trả lại đất thuộc Giáo họ Giáo Thiện xứ Bồ Ngọc, Huyện Quỳnh Phụ; trả lại đất xứ Châu Nhai huyện Tiền Hải, Họ Duyên Lãng xứ Duyên Lãng huyện Hưng Hà. Tỉnh Hưng Yên cũng làm cử chỉ đẹp: trả lại nhà thờ xứ Tiên Chu. Còn những cơ sở của hội thánh ở các địa phương khác mà chính quyền địa phương đã trả lại cho Hội Thánh mà chúng ta chưa được biết đến, hẳn cũng là những cử chỉ đẹp đáng đề cao.
Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn còn những cử chỉ chưa đẹp như việc tự ý dỡ nhà Dòng Chúa Cứu Thế ở Nha Trang, việc đã gây biết bao những khó khăn phiền toái cho giáo dân ở Thái Hà Hà Nội, việc phá nhà Dòng Saint Paul ở Vĩnh Long,… Những cử chỉ chưa đẹp này đã gây nhiều bức xúc trong dư luận. Mọi người vẫn đang nôn nóng chờ chính quyền Hà Nội thể hiện cử chỉ đẹp của mình bằng việc trả lại Tòa Khâm Sứ cho Hội Thánh, chờ chính quyền quận Đống Đa trả lại khu đất và cơ sở xứ Thái Hà của Dòng Chúa Cứu Thế cho Hội Thánh, chờ chính quyền Khánh Hòa trả lại cơ sở Dòng Chúa Cứu Thế Nha Trang cho Hội Thánh, chờ chính quyền Đà Lạt trả lại cơ sở tu viện Dòng Chúa Cứu Thế hiện nay đang bị trưng dụng làm Viện nghiên cứu sinh học (Tu Viện mà lại làm Viện nghiên cứu sinh học, khó coi và khó nghe quá đỗi!), chờ chính quyền Vĩnh Long trả lại cơ sở đất đai của Dòng Saint Paul cho Hội Thánh,…,… Việc trả lại ấy nếu diễn ra sẽ tạo nên những cử chỉ đẹp biết là chừng nào!
Ước mong chính quyền các cấp sớm thực hiện các cử chỉ đẹp bằng việc hoàn trả lại, bàn giao lại các cơ sở của Hội Thánh đã bị trưng dụng vào các mục đích không đúng, cho Hội Thánh Công Giáo Việt Nam, để Hội Thánh có lại được những cơ sở ấy hầu có thể nhanh chóng thực hiện sứ mạng phụng sự Thiên Chúa và phục vụ con người Việt Nam, phục vụ công dân Việt Nam, phục vụ quê hương Việt Nam tốt hơn. Cử chỉ đẹp cứ mãi còn dang dở thì sự xa lánh nhau vẫn còn đó, nghi kỵ nhau vẫn còn đó, bất hòa vẫn còn đó, bất an vẫn còn đó, sự thăng hoa con người vẫn bị cản trở,… Nếu cho tôi chọn, tôi sẽ chọn cử chỉ đẹp.
Hãy chắp cánh cho những ước mơ thật cao đẹp và hãy thêu dệt nên những cử chỉ đẹp để con người thêm thăng hoa hơn và cuộc sống thêm tươi đẹp hơn.
Cử chỉ đẹp giúp thăng hoa đời sống con người, làm cho con người dễ thông cảm hơn, dễ tin tưởng nhau hơn, dễ xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, sống hòa bình nâng đỡ nhau nhiều hơn, thậm chí thương cảm nhau nữa là đàng khác.
Ngược lại, con người ta xử sự với nhau bằng những cử chỉ không đẹp, sẽ gây ra sự ù lì chậm tiến đời sống con người, làm cho con người khó thông cảm hơn, khó tin nhau hơn thậm chí là nghi kỵ nhau, khó đến với nhau hơn, khó hiểu nhau hơn, sống trong mối bất hòa, đạp đổ nhau thậm chí là gây ra sự hằn thù ganh ghét không thèm nhìn mặt nhau nữa.
Ai cũng thích cử chỉ đẹp. Ai cũng thích cuộc sống thăng hoa. Ai cũng thích hòa bình. Ai cũng thích người khác yêu mến mình. Ấy vậy mà nhiều lúc nó “hiếm muộn” làm sao! Hiếm muộn ư? Hẳn phải có nguyên nhân. Thiết nghĩ, nguyên nhân của việc “cử chỉ đẹp hiếm muộn” là do con người ta ích kỷ, hoặc tư lợi, hoặc vì cái danh nào đó. Hóa ra có nhiều nơi, nhiều chỗ có nhiều người thà ích kỷ, thà sở đắc tư lợi, thà có được cái uy danh hơn là làm cử chỉ đẹp, hơn là làm cái đức để tiếng thơm cho đời, hơn là để được người khác kính nể thương mến! Hóa ra họ thà bị người khác nguyền rủa, ghét bỏ, đố kỵ, không tin còn hơn là làm cử chỉ đẹp!
Thật trớ trêu thay, con người ta lại sống có tương quan chứ đâu phải sống ích kỷ đơn độc một mình! Nếu sống một mình thì làm sao cũng được, nghĩ sao cũng xong, tùy ý mình muốn. Nhưng người ta lại sống cùng nhau, với nhau thành cộng đồng, thành xã hội nên đòi phải có sự “xem trưóc nhìn sau”, phải “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, làm càn thì thật chẳng phù hợp với tính cộng đồng. Có nghĩa là đòi con người ta phải có những cử chỉ tế nhị, những cử chỉ đẹp với nhau. Nói một cách mạnh hơn, cử chỉ đẹp sẽ dẫn người ta đến sự hòa giải, sự tôn trọng, sự an bình thậm chí dẫn người ta đến hạnh phúc.
Qua các phương tiện truyền thông, các thông tin từ nhiều phía, chúng ta được biết chính quyền tỉnh Quảng Trị đã trả lại Thánh Địa La Vang cho Hội Thánh Công Giáo Việt Nam (nên nhớ: tài sản của một Giáo họ, một Giáo xứ, một Dòng tu, một Chủng viện đều là tài sản của Hội Thánh Công Giáo; và được dùng để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ con người trong bất cứ thời nào, xã hội nào hầu làm cho con người thăng hoa hơn cho đến mức đạt tới Thiên Chúa là cùng đích của con người). Chính quyền Tỉnh Quảng Trị đã làm một cử chỉ đẹp đáng khâm phục. Chính quyền ở Sài Gòn cũng làm cử chỉ đẹp tương tự bằng việc trả lại những căn nhà mà chúng ta thấy hiện nay là Trung Tâm Mục Vụ Giáo lý của Giáo Phận Sài Gòn. Chính quyền Tỉnh Thái Bình vừa qua cũng làm hàng loạt cử chỉ đẹp đáng kinh ngạc: trả lại nhà thờ Diêm Điền, thị trấn Diêm Điền; trả lại cơ sở Dòng Saint Paul thuộc thành phố Thái Bình; trả lại Nhà ba tầng của Dòng Đa Minh ở xứ Cát Đàm thuộc thành phố Thái Bình; trả lại đất thuộc Giáo họ Giáo Thiện xứ Bồ Ngọc, Huyện Quỳnh Phụ; trả lại đất xứ Châu Nhai huyện Tiền Hải, Họ Duyên Lãng xứ Duyên Lãng huyện Hưng Hà. Tỉnh Hưng Yên cũng làm cử chỉ đẹp: trả lại nhà thờ xứ Tiên Chu. Còn những cơ sở của hội thánh ở các địa phương khác mà chính quyền địa phương đã trả lại cho Hội Thánh mà chúng ta chưa được biết đến, hẳn cũng là những cử chỉ đẹp đáng đề cao.
Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn còn những cử chỉ chưa đẹp như việc tự ý dỡ nhà Dòng Chúa Cứu Thế ở Nha Trang, việc đã gây biết bao những khó khăn phiền toái cho giáo dân ở Thái Hà Hà Nội, việc phá nhà Dòng Saint Paul ở Vĩnh Long,… Những cử chỉ chưa đẹp này đã gây nhiều bức xúc trong dư luận. Mọi người vẫn đang nôn nóng chờ chính quyền Hà Nội thể hiện cử chỉ đẹp của mình bằng việc trả lại Tòa Khâm Sứ cho Hội Thánh, chờ chính quyền quận Đống Đa trả lại khu đất và cơ sở xứ Thái Hà của Dòng Chúa Cứu Thế cho Hội Thánh, chờ chính quyền Khánh Hòa trả lại cơ sở Dòng Chúa Cứu Thế Nha Trang cho Hội Thánh, chờ chính quyền Đà Lạt trả lại cơ sở tu viện Dòng Chúa Cứu Thế hiện nay đang bị trưng dụng làm Viện nghiên cứu sinh học (Tu Viện mà lại làm Viện nghiên cứu sinh học, khó coi và khó nghe quá đỗi!), chờ chính quyền Vĩnh Long trả lại cơ sở đất đai của Dòng Saint Paul cho Hội Thánh,…,… Việc trả lại ấy nếu diễn ra sẽ tạo nên những cử chỉ đẹp biết là chừng nào!
Ước mong chính quyền các cấp sớm thực hiện các cử chỉ đẹp bằng việc hoàn trả lại, bàn giao lại các cơ sở của Hội Thánh đã bị trưng dụng vào các mục đích không đúng, cho Hội Thánh Công Giáo Việt Nam, để Hội Thánh có lại được những cơ sở ấy hầu có thể nhanh chóng thực hiện sứ mạng phụng sự Thiên Chúa và phục vụ con người Việt Nam, phục vụ công dân Việt Nam, phục vụ quê hương Việt Nam tốt hơn. Cử chỉ đẹp cứ mãi còn dang dở thì sự xa lánh nhau vẫn còn đó, nghi kỵ nhau vẫn còn đó, bất hòa vẫn còn đó, bất an vẫn còn đó, sự thăng hoa con người vẫn bị cản trở,… Nếu cho tôi chọn, tôi sẽ chọn cử chỉ đẹp.
Hãy chắp cánh cho những ước mơ thật cao đẹp và hãy thêu dệt nên những cử chỉ đẹp để con người thêm thăng hoa hơn và cuộc sống thêm tươi đẹp hơn.
Phái đoàn Tòa Thánh tới Hà Nội và gặp gỡ với thành phần lãnh đạo Công giáo tại TGM Hà Nội
LM Phêrô Nguyễn Văn Khải, DCCT
18:56 09/06/2008
HÀ NỘI - Hôm nay 09.06.2006, Phái đoàn Ngoại giao Toà Thánh đã đến Hà Nội để đàm phán với chính phủ Việt Nam về các vấn đề hai bên cùng quan tâm. Phái đoàn gồm có Đức ông Pietro Parolin, Trưởng Phái đoàn, Đức ông Maria Montemayor và Đức ông Barnaba Nguyễn Văn Phương.
Phái đoàn tới sân bay Nội Bài lúc 10 h 15 giờ Hà Nội. Đón Phái đoàn có Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hoá, Phó Chủ tịch HĐGM, Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Phó Nha Trang, Phó Tổng Thư ký HHDGM, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn và Cha Lôrenxô Chu Quang Minh, Giám đốc Chủng viện Hà Nội.
Phái đoàn được chính phủ Việt Nam tiếp đón và sắp xếp chỗ ăn nghỉ tại khách sạn Melia ở phố Lý Thường Kiệt, cách Toà Tổng Giám Mục gần 1 km.
Khoảng 15 h 30 Phái đoàn đã từ khách sạn tới thăm Toà Tổng Giám Mục Hà Nội. Tiếp Phái đoàn tại Toà Tổng Giám Mục có quý Đức cha thuộc Giáo tỉnh Hà Nội, cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý, Chính xứ Hàm Long, Quản hạt Hà Nội, cha Antôn Trần Duy Lương, cha Gioan Lê Trọng Cung, Chánh Văn phòng Toà Tổng Giám Mục và đông đảo quý linh mục, tu sĩ, giáo dân trong Tổng Giáo phận Hà Nội.
Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch HĐGM, đã giới thiệu các thành viên trong Phái đoàn với cộng đồng dân Chúa hiện diện.
Ngài cũng cho biết Đức cha Giuse Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM và Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Thư ký HĐGM, đang công du ngoại quốc, cho nên ngài thay mặt Giáo hội Việt Nam ngỏ lời chào mừng Phái đoàn.
Đức Cha Chủ tịch cho biết chuyến viếng thăm này của Phái đoàn được thực hiện trong bối cảnh có nhiều khó khăn trong các vấn đề tôn giáo và tìm điểm chung tiến tới ngoại giao giữa Toà Thánh và Việt Nam. Nhưng trong tư cách là con cái Giáo Hội, mọi người sẽ luôn sống trong hy vọng. Ngài cũng kính chúc chuyến viếng thăm và làm việc của Phái đoàn Toà Thánh đạt kết quả tốt đẹp.
Các em thiếu nhi Giáo xứ Chính Toà Hà Nội đã biểu diễn hai tiết mục văn nghệ ngắn gọn, vui tươi và sinh động để chào mừng Phái đoàn.
Đức ông Pietro Parolin, Trưởng Phái đoàn đã ngỏ lời chào mừng quý đức cha, quý cha, quý tu sĩ và giáo dân hiện diện. Ngài nói: “Tôi và Đức ông Montemayor đến Việt lần thứ ba, nhưng Đức ông Phương thì đến lần thứ 15 rồi! Mỗi lần đến Việt Nam tôi đều có những tâm tình mới và đều bắt gặp một cái gì mới mẻ. Lần đầu năm 2004 tim tôi đập mạnh, còn lần này, vì đã quen nên cho nên tôi cảm thấy rất vui (…) Chúng tôi mang đến cho anh chị em lời chào thăm và lời cầu chúc của Đức Thánh Cha và chúng tôi cũng sẽ mang về cho Đức Thánh Cha sự trẻ trung, những nụ cười tươi và tình yêu thương của anh chị em”.
Ngài cũng cho biết sứ vụ ngoại giao của Phái đoàn là khó khăn và để làm được việc thì cần hai điều là cương quyết và nhẫn nại. Nhẫn nại cũng là một hình thức của bác ái, vì vậy ngài xin các anh chị em cầu nguyện cho phái đoàn. Ngài cũng hứa sẽ tiếp tục cầu nguyện cho Giáo hội Việt Nam. Sau cùng ngài cám Cám ơn sự tiếp đón nồng hậu với nhiều mầu sắc của Tổng Giáo phận Hà Nội.
Phái đoàn cùng quý đức cha trong Giáo tỉnh đã lên thăm Đức Hồng Y Giuse Maria Phạm Đình Tụng. Các ngài đã nâng cốc chúc sức khoẻ Đức Hồng Y. Đức Ông Trưởng Phái đoàn và Đức ông Phương đã hỏi chuyện Đức Hồng Y, Đức Hồng Y trả lời bằng tiếng Pháp rằng ngài cám ơn và ngài rất hạnh phúc khi được gặp Phái đoàn.
Sau cùng, khoảng 16 h, Phái đoàn đã gặp quý đức cha trong Giáo tỉnh Hà Nội tại phòng khánh tiết của Toà Tổng Giám mục Hà Nội. Tối nay khoảng 19 h 30 các ngài sẽ gặp quý linh mục của 6 giáo phận Miền Bắc đang tham gia khoá thường huấn tại Đại Chủng viện Hà Nội và Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội.
Được biết trong những ngày tới, chương trình làm việc của Phái đoàn dự kiến như sau: Thứ ba: Buổi sáng và buổi chiều làm việc với Phái đoàn Việt Nam. Thứ tư: Buổi sáng thăm Ban Đối ngoại Trung ương và đi Đà Lạt, buổi chiều thăm UBND tỉnh Lâm Đồng và Toà Giám mục Đà Lạt. Thứ năm: Buổi sáng đi TP Hồ Chí Minh và từ TP HCM đi Huế, buổi chiều thăm UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế và thăm Toà TGM Huế. Thứ sáu: Buổi sáng đi Quảng Trị hành hương Đức Mẹ La Vang, buổi trưa chào thăm UBND tỉnh Quảng Trị, buổi chiều thăm Huế. Thứ bẩy: Buổi sáng rời Huế đi TP Hồ Chí Minh, buổi chiều đi thăm làng nghề làm gốm ở Bình Dương. Chủ nhật: Buổi sáng làm lễ ở Đại Chủng viện Sài Gòn rồi lên đường ra sân bay Tân Sơn Nhất. Dự kiến Phái đoàn rời Việt Nam lúc 11 h 30’.
Chương trình trên đây do Phái đoàn và Chính phủ Việt Nam sắp đặt. Chính quyền các địa phương lo liệu phương tiện đi lại và chỗ nghỉ tại khách sạn cho Phái đoàn. Ngoài ra, Ban Tôn giáo Chính phủ và UBND các tỉnh Lâm Đồng, Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị cũng có chương trình chiêu đãi Phái đoàn nhân cuộc viếng thăm
Phóng sự từ Hà Nội ngày 9/6/2008
Phái đoàn tới sân bay Nội Bài lúc 10 h 15 giờ Hà Nội. Đón Phái đoàn có Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hoá, Phó Chủ tịch HĐGM, Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Phó Nha Trang, Phó Tổng Thư ký HHDGM, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn và Cha Lôrenxô Chu Quang Minh, Giám đốc Chủng viện Hà Nội.
Phái đoàn được chính phủ Việt Nam tiếp đón và sắp xếp chỗ ăn nghỉ tại khách sạn Melia ở phố Lý Thường Kiệt, cách Toà Tổng Giám Mục gần 1 km.
Khoảng 15 h 30 Phái đoàn đã từ khách sạn tới thăm Toà Tổng Giám Mục Hà Nội. Tiếp Phái đoàn tại Toà Tổng Giám Mục có quý Đức cha thuộc Giáo tỉnh Hà Nội, cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý, Chính xứ Hàm Long, Quản hạt Hà Nội, cha Antôn Trần Duy Lương, cha Gioan Lê Trọng Cung, Chánh Văn phòng Toà Tổng Giám Mục và đông đảo quý linh mục, tu sĩ, giáo dân trong Tổng Giáo phận Hà Nội.
Chào đón với muôn mầu sắc dân tộc |
Ngài cũng cho biết Đức cha Giuse Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM và Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Thư ký HĐGM, đang công du ngoại quốc, cho nên ngài thay mặt Giáo hội Việt Nam ngỏ lời chào mừng Phái đoàn.
Đức Cha Chủ tịch cho biết chuyến viếng thăm này của Phái đoàn được thực hiện trong bối cảnh có nhiều khó khăn trong các vấn đề tôn giáo và tìm điểm chung tiến tới ngoại giao giữa Toà Thánh và Việt Nam. Nhưng trong tư cách là con cái Giáo Hội, mọi người sẽ luôn sống trong hy vọng. Ngài cũng kính chúc chuyến viếng thăm và làm việc của Phái đoàn Toà Thánh đạt kết quả tốt đẹp.
Các em thiếu nhi Giáo xứ Chính Toà Hà Nội đã biểu diễn hai tiết mục văn nghệ ngắn gọn, vui tươi và sinh động để chào mừng Phái đoàn.
Đức ông Pietro Parolin, Trưởng Phái đoàn đã ngỏ lời chào mừng quý đức cha, quý cha, quý tu sĩ và giáo dân hiện diện. Ngài nói: “Tôi và Đức ông Montemayor đến Việt lần thứ ba, nhưng Đức ông Phương thì đến lần thứ 15 rồi! Mỗi lần đến Việt Nam tôi đều có những tâm tình mới và đều bắt gặp một cái gì mới mẻ. Lần đầu năm 2004 tim tôi đập mạnh, còn lần này, vì đã quen nên cho nên tôi cảm thấy rất vui (…) Chúng tôi mang đến cho anh chị em lời chào thăm và lời cầu chúc của Đức Thánh Cha và chúng tôi cũng sẽ mang về cho Đức Thánh Cha sự trẻ trung, những nụ cười tươi và tình yêu thương của anh chị em”.
Ngài cũng cho biết sứ vụ ngoại giao của Phái đoàn là khó khăn và để làm được việc thì cần hai điều là cương quyết và nhẫn nại. Nhẫn nại cũng là một hình thức của bác ái, vì vậy ngài xin các anh chị em cầu nguyện cho phái đoàn. Ngài cũng hứa sẽ tiếp tục cầu nguyện cho Giáo hội Việt Nam. Sau cùng ngài cám Cám ơn sự tiếp đón nồng hậu với nhiều mầu sắc của Tổng Giáo phận Hà Nội.
Phái đoàn cùng quý đức cha trong Giáo tỉnh đã lên thăm Đức Hồng Y Giuse Maria Phạm Đình Tụng. Các ngài đã nâng cốc chúc sức khoẻ Đức Hồng Y. Đức Ông Trưởng Phái đoàn và Đức ông Phương đã hỏi chuyện Đức Hồng Y, Đức Hồng Y trả lời bằng tiếng Pháp rằng ngài cám ơn và ngài rất hạnh phúc khi được gặp Phái đoàn.
Sau cùng, khoảng 16 h, Phái đoàn đã gặp quý đức cha trong Giáo tỉnh Hà Nội tại phòng khánh tiết của Toà Tổng Giám mục Hà Nội. Tối nay khoảng 19 h 30 các ngài sẽ gặp quý linh mục của 6 giáo phận Miền Bắc đang tham gia khoá thường huấn tại Đại Chủng viện Hà Nội và Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội.
Được biết trong những ngày tới, chương trình làm việc của Phái đoàn dự kiến như sau: Thứ ba: Buổi sáng và buổi chiều làm việc với Phái đoàn Việt Nam. Thứ tư: Buổi sáng thăm Ban Đối ngoại Trung ương và đi Đà Lạt, buổi chiều thăm UBND tỉnh Lâm Đồng và Toà Giám mục Đà Lạt. Thứ năm: Buổi sáng đi TP Hồ Chí Minh và từ TP HCM đi Huế, buổi chiều thăm UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế và thăm Toà TGM Huế. Thứ sáu: Buổi sáng đi Quảng Trị hành hương Đức Mẹ La Vang, buổi trưa chào thăm UBND tỉnh Quảng Trị, buổi chiều thăm Huế. Thứ bẩy: Buổi sáng rời Huế đi TP Hồ Chí Minh, buổi chiều đi thăm làng nghề làm gốm ở Bình Dương. Chủ nhật: Buổi sáng làm lễ ở Đại Chủng viện Sài Gòn rồi lên đường ra sân bay Tân Sơn Nhất. Dự kiến Phái đoàn rời Việt Nam lúc 11 h 30’.
Chương trình trên đây do Phái đoàn và Chính phủ Việt Nam sắp đặt. Chính quyền các địa phương lo liệu phương tiện đi lại và chỗ nghỉ tại khách sạn cho Phái đoàn. Ngoài ra, Ban Tôn giáo Chính phủ và UBND các tỉnh Lâm Đồng, Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị cũng có chương trình chiêu đãi Phái đoàn nhân cuộc viếng thăm
Phóng sự từ Hà Nội ngày 9/6/2008
Hình ảnh đón tiếp Phái Đoàn Vatican tại Hà Nội
Vân Sơn
20:16 09/06/2008
Phái đoàn Tòa Thánh tham dự buổi Khai mạc Khóa Thường Huấn các linh mục Liên giáo phận tại Hà Nội
LM Phêrô Nguyễn Văn Khải, DCCT
23:11 09/06/2008
HÀ NỘI - Tối ngày 9.6.2008, lúc 20g, Phái đoàn Toà Thánh đã đến phòng hội của Đại Chủng viện Hà Nội, nằm trong khuôn viên Toà TGM Hà Nội, tham dự buổi khai mạc đợt II của Khoá thường huấn linh mục.
Cha Lorenxô Chu Quang Minh, Giám đốc ĐCV Hà Nội cho biết: Năm nay, khoá thường huấn năm nay được chia làm hai đợt và được tổ chức chung cho 6 giáo phận Hà Nội, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Phát Diệm, Thanh Hoá.
Đợt I từ ngày 02.06 đến ngày 06.06 đã diễn ra tại Toà Giám mục Phát Diệm, có khoảng hơn 150 linh mục tham dự. Đợt II, diễn ra tại Toà Tổng Giám mục Hà Nội, có khoảng 123 linh mục đăng ký tham dự.
Đức cha Giuse Nguyễn Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng, thay mặt quý đức cha và quý cha chào mừng Phái đoàn. Ngài giới thiệu quý đức ông trong Phái đoàn với quý cha. Ngài cũng giới thiệu Ban Giáo sư của Khoá thường huấn, gồm có cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp OP, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn, cha Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ và cha Vinh Sơn Đinh Văn Nghĩa S.J.
Cha Lorenxô Chu Quang Minh, Giám đốc ĐCV Hà Nội, chào mừng Phái đoàn và giới thiệu sơ lược về Đại chủng viện Hà nội. Ngài cho biết ĐCV Hà Nội hiện nay có hai cơ sở. Cơ sở II trong khuôn viên Toà Tổng Giám mục Hà Nội dành cho chủng sinh thần học. Cơ sở I ở Cổ Nhuế cách Toà Tổng Giám mục khoảng 12 km, dành cho chủng sinh triết học.
Chủng viện đào tạo linh mục cho 8 giáo phận Miền Bắc. Hằng năm tuyển sinh khoảng 50 chủng sinh. Chương trình đào tạo kéo dài 8 năm, bao gồm 1 năm linh đạo, 2 năm triết học, 1 năm thực tế mục vụ và 4 năm thần học.
Cha Giám đốc cũng cho biết Đức TGM Hà Nội hiện nay không chỉ coi trọng việc đào tạo trong chủng viện, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo tiền chủng viện và đào tạo liên tục sau khi tốt nghiệp chủng viện. Chính theo ý hướng này mà năm nay có khoá thường huấn dành cho linh mục 6 giáo phận Miền Bắc.
Cha Giám đốc cũng nhân dịp này bày tỏ lòng biết ơn sự trợ giúp hiệu quả của Bộ Truyền giảng Tin mừng cho các dân tộc đối với ĐCV Hà Nội. Sự hiện diện của Phái đoàn tại ĐCV mang lại niềm vui và sự khích lệ cho Ban Giám đốc trong trách vụ đào tạo linh mục.
Ngỏ lời với quý cha, Đức ông Pietro Parolin cho biết ngài sang Việt Nam lần thứ ba và Đức ông Phương sang lần thứ 15, nhưng đây là lần đầu tiên phái đoàn có cơ may gặp gỡ đông đảo các linh mục của các giáo phận.
Ngài cho biết sự hiện diện của Phái đoàn Toà Thánh hiện diện ở Việt Nam có hai vai trò chủ yếu. Một là góp phần gia tăng sự hiệp nhất khắng khít vốn có giữa Toà Thánh và Giáo Hội Việt Nam. Hai là liên hệ với Chính phủ Việt Nam. Vai trò thứ nhất có tính cách thuần tuý tôn giáo. Vai trò thứ hai có tính cách chính trị. Tính cách chính trị này không theo nghĩa thông thường mà cốt yếu là để Giáo Hội được tự do hơn trong hoạt động tông đồ, thực thi sứ mạng của mình.
Đức ông Parolin cũng cho biết thêm rằng Phái đoàn sẽ cố gắng thực thi vai trò trên đây, vì lợi ích của Giáo Hội và của Việt Nam. Trích dẫn Gaudium et Spes, ngài khẳng định: “Giáo Hội và Nhà Nước là hai thực thể độc lập, nhưng cần thiết phải cộng tác với nhau thế nào để phục vụ cho Giáo Hội và Đất Nước nhiều hơn”.
Chuyến viếng thăm và làm việc này, Phái đoàn Toà Thánh sẽ bàn thảo với nhà nước ba nội dung: Thứ nhất là việc bổ nhiệm các giám mục. Thứ hai là vấn đề tài sản-vấn đề nóng bỏng. Thứ ba là vấn đề tự do tôn giáo nói chung.
Liên quan đến vấn đề thường huấn, Đức ông Trưởng Phái đoàn nhận xét: GHVN là một giáo hội năng động dù gặp nhiều khó khăn. Ước mong giáo hội ở các nơi khác đến Việt Nam để thấy điều này. Tuy nhiên, hiện tại GHVN cũng đang phải đối diện với những thách đố là hiện tượng tục hoá, trào lưu hưởng thụ vật chất, thói tự mãn không cần Thiên Chúa. Đấy là những vấn đề cần vượt qua để hướng về tương lai. Các anh em linh mục đến đây để được đào tạo và để khi trở về địa phương, anh em đào tạo lại giáo dân của mình, giúp họ vượt qua những thách đố trên đây.
Khoảng 20 h 45 Phái đoàn sang thăm Dòng MTG Hà Nội. Sáng nay 10.06.2008, khoảng 6 h Phái đoàn đã đến dâng thánh lễ với quý cha tham gia thường huấn. Đức Ông Pietro Parolin đã nhấn mạnh sự cần thiết các linh mục phải gắn kết với Chúa Giêsu là thầy dạy và đặt mình dưới dự đào tạo thường xuyên của Ngài. Đức Ông cũng xin quý cha cầu nguyện cho cuộc gặp Phái đoàn Chính phủ sáng nay.
Sau thánh lễ, Phái đoàn chụp ảnh chung với quý đức cha và quý cha tham gia thường huấn. Khoảng 7 h, Phái đoàn ăn sáng cùng quý cha rồi lên xe rời Toà TGM đi làm việc với Phái đoàn Chính phủ Việt Nam. Hai bên sẽ làm việc trong buổi sáng hai giờ và buổi chiều 2 giờ. Sáng mai Phái đoàn lên đường đi Đà Lạt.
Cha Lorenxô Chu Quang Minh, Giám đốc ĐCV Hà Nội cho biết: Năm nay, khoá thường huấn năm nay được chia làm hai đợt và được tổ chức chung cho 6 giáo phận Hà Nội, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Phát Diệm, Thanh Hoá.
Đợt I từ ngày 02.06 đến ngày 06.06 đã diễn ra tại Toà Giám mục Phát Diệm, có khoảng hơn 150 linh mục tham dự. Đợt II, diễn ra tại Toà Tổng Giám mục Hà Nội, có khoảng 123 linh mục đăng ký tham dự.
Đức cha Giuse Nguyễn Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng, thay mặt quý đức cha và quý cha chào mừng Phái đoàn. Ngài giới thiệu quý đức ông trong Phái đoàn với quý cha. Ngài cũng giới thiệu Ban Giáo sư của Khoá thường huấn, gồm có cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp OP, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn, cha Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ và cha Vinh Sơn Đinh Văn Nghĩa S.J.
Cha Lorenxô Chu Quang Minh, Giám đốc ĐCV Hà Nội, chào mừng Phái đoàn và giới thiệu sơ lược về Đại chủng viện Hà nội. Ngài cho biết ĐCV Hà Nội hiện nay có hai cơ sở. Cơ sở II trong khuôn viên Toà Tổng Giám mục Hà Nội dành cho chủng sinh thần học. Cơ sở I ở Cổ Nhuế cách Toà Tổng Giám mục khoảng 12 km, dành cho chủng sinh triết học.
Chủng viện đào tạo linh mục cho 8 giáo phận Miền Bắc. Hằng năm tuyển sinh khoảng 50 chủng sinh. Chương trình đào tạo kéo dài 8 năm, bao gồm 1 năm linh đạo, 2 năm triết học, 1 năm thực tế mục vụ và 4 năm thần học.
Cha Giám đốc cũng cho biết Đức TGM Hà Nội hiện nay không chỉ coi trọng việc đào tạo trong chủng viện, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo tiền chủng viện và đào tạo liên tục sau khi tốt nghiệp chủng viện. Chính theo ý hướng này mà năm nay có khoá thường huấn dành cho linh mục 6 giáo phận Miền Bắc.
Cha Giám đốc cũng nhân dịp này bày tỏ lòng biết ơn sự trợ giúp hiệu quả của Bộ Truyền giảng Tin mừng cho các dân tộc đối với ĐCV Hà Nội. Sự hiện diện của Phái đoàn tại ĐCV mang lại niềm vui và sự khích lệ cho Ban Giám đốc trong trách vụ đào tạo linh mục.
Ngỏ lời với quý cha, Đức ông Pietro Parolin cho biết ngài sang Việt Nam lần thứ ba và Đức ông Phương sang lần thứ 15, nhưng đây là lần đầu tiên phái đoàn có cơ may gặp gỡ đông đảo các linh mục của các giáo phận.
Ngài cho biết sự hiện diện của Phái đoàn Toà Thánh hiện diện ở Việt Nam có hai vai trò chủ yếu. Một là góp phần gia tăng sự hiệp nhất khắng khít vốn có giữa Toà Thánh và Giáo Hội Việt Nam. Hai là liên hệ với Chính phủ Việt Nam. Vai trò thứ nhất có tính cách thuần tuý tôn giáo. Vai trò thứ hai có tính cách chính trị. Tính cách chính trị này không theo nghĩa thông thường mà cốt yếu là để Giáo Hội được tự do hơn trong hoạt động tông đồ, thực thi sứ mạng của mình.
Đức ông Parolin cũng cho biết thêm rằng Phái đoàn sẽ cố gắng thực thi vai trò trên đây, vì lợi ích của Giáo Hội và của Việt Nam. Trích dẫn Gaudium et Spes, ngài khẳng định: “Giáo Hội và Nhà Nước là hai thực thể độc lập, nhưng cần thiết phải cộng tác với nhau thế nào để phục vụ cho Giáo Hội và Đất Nước nhiều hơn”.
Chuyến viếng thăm và làm việc này, Phái đoàn Toà Thánh sẽ bàn thảo với nhà nước ba nội dung: Thứ nhất là việc bổ nhiệm các giám mục. Thứ hai là vấn đề tài sản-vấn đề nóng bỏng. Thứ ba là vấn đề tự do tôn giáo nói chung.
Liên quan đến vấn đề thường huấn, Đức ông Trưởng Phái đoàn nhận xét: GHVN là một giáo hội năng động dù gặp nhiều khó khăn. Ước mong giáo hội ở các nơi khác đến Việt Nam để thấy điều này. Tuy nhiên, hiện tại GHVN cũng đang phải đối diện với những thách đố là hiện tượng tục hoá, trào lưu hưởng thụ vật chất, thói tự mãn không cần Thiên Chúa. Đấy là những vấn đề cần vượt qua để hướng về tương lai. Các anh em linh mục đến đây để được đào tạo và để khi trở về địa phương, anh em đào tạo lại giáo dân của mình, giúp họ vượt qua những thách đố trên đây.
Khoảng 20 h 45 Phái đoàn sang thăm Dòng MTG Hà Nội. Sáng nay 10.06.2008, khoảng 6 h Phái đoàn đã đến dâng thánh lễ với quý cha tham gia thường huấn. Đức Ông Pietro Parolin đã nhấn mạnh sự cần thiết các linh mục phải gắn kết với Chúa Giêsu là thầy dạy và đặt mình dưới dự đào tạo thường xuyên của Ngài. Đức Ông cũng xin quý cha cầu nguyện cho cuộc gặp Phái đoàn Chính phủ sáng nay.
Sau thánh lễ, Phái đoàn chụp ảnh chung với quý đức cha và quý cha tham gia thường huấn. Khoảng 7 h, Phái đoàn ăn sáng cùng quý cha rồi lên xe rời Toà TGM đi làm việc với Phái đoàn Chính phủ Việt Nam. Hai bên sẽ làm việc trong buổi sáng hai giờ và buổi chiều 2 giờ. Sáng mai Phái đoàn lên đường đi Đà Lạt.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hôn nhân, Đức tin và Tình yêu (10)
Vũ Văn An
03:02 09/06/2008
Hôn nhân, Đức tin và Tình yêu (10)
CHƯƠNG TÁM:TÍNH DỤC TRONG HÔN NHÂN
Liên hệ bền vững của hôn nhân, thể hiện qua tính liên tục, đáng tin cậy và có thể dự đoán được nhằm nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng, được cảm nghiệm một cách chủ yếu trong và qua tính dục, chính nó hiệp nhất hai vợ chồng nên một với nhau. Thực thế, cuộc hội ngộ giữa chồng và vợ là cuộc hội ngộ của những con người có xác thân. Thân xác họ với nam tính và nữ tính là những hằng số trong các trao đổi qua lại giữa họ với nhau. Tính dục không chỉ giới hạn trong việc giao hợp giới tính mà là cái luôn luôn đi theo mối liên hệ vợ chồng. Lịch sử dục tính không bắt đầu với tuổi dậy thì khi cơ quan sinh dục đã sẵn sàng. Gốc rễ của nó bắt đầu ngay từ lúc khởi đầu sự sống nghĩa là lúc đứa con trai hay con gái được tượng thai trong lòng mẹ. Sự tăng trưởng về giới tính nơi một con người với những thủ đắc xã hội được coi như thích hợp với từng phái tính, sẽ xác định rõ phần lớn sinh hoạt dục tính của ta sau này. Ðặt dục tính vào ngay cái lúc khởi đầu sự sống là một bước quan trọng đối với lối suy nghĩ của Do thái và Kitô giáo, là lối suy nghĩ phần lớn chỉ quan tâm đến dục tính lúc trưởng thành mà thôi.
Phái tính của đứa trẻ được xác định do những yếu tố di truyền. Các yếu tố này dần dần khuôn định các phần của não bộ tạo cơ sở hormones chính xác cho việc tăng trưởng các cơ quan trong và ngoài thích hợp theo từng phái tính. Ðến lúc sinh ra đời, thì phái tính của đứa trẻ đã được thiết dựng rõ rệt và, chỉ trừ những ngoại lệ hết sức hiếm hoi, ít ai có thể lầm trong việc xác nhận một đứa bé là trai hay gái.
Trong các năm thiếu thời, có hai diễn trình quan trọng sẽ khai triển tính dục con người xa hơn nữa. Diễn trình thứ nhất chính là việc xã hội hóa đứa trẻ về phái tính tính dục của nó. Các xã hội đều gán cho mỗi phái tính những đặc điểm văn hóa giúp tách biệt trẻ trai ra khỏi trẻ gái ngay từ thuở đầu cuộc sống của chúng. Cách ăn mặc của mỗi phái tính, các trò chúng chơi, tác phong người ta chờ mong ở chúng sẽ từ từ dị biệt hóa các thái độ và hoài mong.
Chính ở phạm vi này, mà cuộc cách mạng lớn về xã hội đang xẩy ra. Phụ nữ ngày nay khẳng định rằng việc giáo dục con gái sẽ không được nông cạn và chỉ gò bó trong các vai trò nội tướng, đẻ con, và một cách tổng quát, là phụ tá cho nam giới mà thôi. Người ta đòi hỏi trong việc dưỡng dục phải có sự bình đẳng về giá trị dù các vai trò có tính cách bổ túc cho nhau. Ði đến chỗ cực đoan, thì thái độ này tin rằng đàn bà có thể làm bất cứ điều gì đàn ông đang làm, duy chỉ có việc đẻ con là chức năng đặc thù của họ mà thôi. Ngay cả ở phạm vi này, các nghiên cứu khoa học về thụ thai trong ống nghiệm (test-tube babies) cũng có thể biến tử cung thành không cần thiết nữa. Dĩ nhiên còn xa mới xẩy ra chuyện đó, nhưng ý thức hệ về bình đẳng hiện nay rất mạnh.
Truyền thống Do thái và Kitô giáo, xưa nay vốn rất bảo thủ, cũng không cần phải sợ sệt trước các phát triển như trên. Thánh Kinh có đầy đủ chứng cớ cho thấy sự bình đẳng về giá trị vốn là ý định của Chúa dành cho nhân loại. Trong trình thuật đầu tiên của Sách Sáng thế, việc tạo dựng con người đã được miêu tả như sau: "Thiên Chúa tạo nên con người giống hình ảnh Ngài; theo họa ảnh mình Ngài tạo nên họ, Ngài tạo nên họ có nam có nữ" (St 1:27).
Trong công bố Sáng thế ấy, đàn ông và đàn bà đã được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, không có sự khác biệt nào về giá trị giữa họ với nhau. Cả hai phái đều được tác tạo theo hình ảnh của Ngài, do đó, ngay từ thuở ban đầu, sự bình đẳng căn bản về giá trị đã được thiết lập. Trong Tân Ước, Thánh Phaolô tuyên bố như thế này: "Ðược rửa tội trong Chúa Kitô, anh em hết thẩy được mặc lấy Chúa Kitô, và không còn phân biệt giữa Do thái và Hy lạp, giữa nô lệ và tự do, giữa nam và nữ, nhưng tất cả anh em đều là một trong Ðức Giêsu Kitô" (Gl 3: 27-28).
Thực không ngoa khi nói rằng dù có những nhận xét khá tranh luận về phụ nữ, Thánh Phaolô thực sự đã hiểu rất rõ sự bình đẳng và giá trị của phụ nữ trong Chúa Kitô và, như đã nhắc ở trên, Ngài xứng đáng được coi là Thánh Quan thầy của phong trào Kitô giáo giải phóng phụ nữ. Ðã đành chỉ đến thời đại ta, các điều kiện mới chín mùi để nhận ra chân lý ấy, nhưng chân lý ấy không do thế giới hiện đại khám phá ra. Nó đã nằm sâu trong kho tàng tư tưởng Do thái và Kitô giáo, nhưng thời hiện đại là thời thích hợp để thực hiện chân lý ấy.
Việc giáo dục con trai và con gái trong phái tính nam nữ của chúng không được hàm chứa yếu tố phụ thuộc có tính phẩm trật. Tính cách bổ túc cho nhau giữa hai phái tính chỉ là vấn đề chức năng, chứ không phải là vấn đề phân bổ giá trị đệ nhất và đệ nhị đẳng.
Thành ra, tuổi thơ là thời kỳ quan trọng để chuẩn bị đứa trẻ nhận lãnh các vai trò theo phái tính của chúng, và ở lãnh vực này, gia đình đóng vai trò chủ yếu. Vì chính nơi đó, trẻ em tiếp nhận những mẫu mực đầu tiên qua cách thức cha mẹ sống cuộc sống của họ, và tất nhiên chúng sẽ hấp thụ được cách thức cha mẹ thi hành các vai trò phái tính của mình. Nhưng điều ấy không có nghĩa là đời sống trưởng thành trong tương lai của đứa trẻ chỉ là bản sao tác phong của cha mẹ. Vì các ảnh hưởng khác như bạn bè, thân thuộc, thầy cô, truyền thông và xã hội như một toàn thể cũng sẽ tác động trên tâm lý đứa trẻ.
Việc tăng trưởng về phái tính sẽ diễn biến trong suốt thập niên thứ nhất và thứ hai. Theo Freud, độc lập với hiện tượng xã hội này, còn có một thứ dục tính trẻ thơ cũng diễn ra đồng thời với việc phát triển phái tính nêu trên. Freud cho rằng nhân cách chịu ảnh hưởng và được khuôn định dưới các ảnh hưởng của tính dục và sự gây hấn. Cả hai đặc tính đó đều không phải là những thủ đắc của người lớn. Chúng đã có mặt ngay ở đầu tuổi thơ và dòng phát triển các bản năng này có liên hệ mật thiết với việc tăng trưởng về tình cảm và tính dục của cá nhân.
Chương Ba trên đây đã nhắc đến sự phát triển của tính dục trẻ thơ này rồi (1). Freud chủ trương rằng tính dục trẻ thơ hay dục năng (libido) là một bản năng được tập trung ở nhiều phần khác nhau của cơ thể. Các phần đó được ông gọi là các vùng gợi dục. Trước nhất có giai đoạn miệng: miệng là vùng chủ yếu của khoái cảm. Dọc theo miệng và môi, ta thấy có lớp da mịn đem lại một cảm giác khoan khoái khi được đụng đến. Năm đầu tiên, đứa trẻ tập trung chú ý vào miệng. Rồi sau đó, nó chuyển qua hậu môn và việc bài tiết trở thành khoan khoái vì dọc hậu môn, giống như miệng, cũng có một lớp da mịn bao bọc. Sau cùng, dục năng chuyển qua vùng ngọc hành và đứa trẻ trai sẽ phải giải quyết cái gọi là mặc cảm Oedipus, tức là, nó sẽ phải từ bỏ sự tìm kiếm dục tính nơi mẹ và để tránh bị thiến (tuởng tượng) nó hướng về cha và bắt đầu mô phỏng những đặc điểm nam tính của ông.
Sự gắn bó gần gũi giữa con trai với mẹ thường dẫn đến việc nó học được nhiều ý nghĩa của nữ tính và một vài hiện tượng bất thường về dục tính có liên hệ trực tiếp với việc đứa trẻ trai tự đồng hóa với mẹ. Ðời sống tình cảm cũng như cuộc sống hằng ngày của bà trở thành những kinh nghiệm thủ đắc của đứa trẻ, nó sẽ tiếp tục sống bằng những kinh nghiệm ấy thay vì xích lại gần cha. Thuật ngữ "con trai của má" đã trở thành quen thuộc trong ngôn từ hàng ngày của ta và quả thực đã có những trẻ trai tự đồng hóa với mẹ và do đó phát triển những phẩm tính nữ tính khiến sau này gặp nhiều trở ngại liên quan đến đồng tính luyến ái, thờ vật thần (fetishes), thích ăn mặc quần áo phụ nữ và đổi giống (2,3). Ngoại trừ đồng tính luyến ái, các hình thức kia rất họa hiếm. Trong khi đó, các trẻ gái sẽ phải tách mình ra khỏi sự lôi cuốn từng làm chúng gắn bó với cha để đồng hóa với mẹ. Sự gần gũi hằng ngày giữa mẹ và con gái làm cho việc chuyển dịch gắn bó này dễ dàng hơn nhiều. Freud chủ trương rằng sau tuổi lên năm, sẽ là thời kỳ ngủ yên (latent) cho đến lúc tuổi dậy thì xuất hiện. Trong thời kỳ ngủ yên này sẽ không còn sự phát triển nào về dục tính nữa. Nhưng ta thấy rõ, vì tính dục là sự phát triển có tính thân xác của một con người, nên thời gian đi học là thời gian chủ yếu đối với các gặp gỡ bản thân. Trong suốt thời gian này cho đến trước tuổi dậy thì, phát triển tính dục hệ ở chỗ càng ngày càng ý thức hơn về thân xác và liên hệ con trai con gái.
Tuổi dậy thì đem lại các đặc điểm đệ nhị đẳng cho tính dục. Ðối với con gái, đó là hiện tượng phát triển nhũ hoa và hiện tượng có kinh. Ðối với con trai, đó là việc tăng trưởng cơ quan sinh dục, mọc lông, kể cả ria mép, đổi tiếng và việc xuất tinh tự phát hoặc do kích thích khoái cảm.
TUỔI THIẾU NIÊN
Tuổi dậy thì và tuổi thiếu niên trùng lắp lên nhau. Vì tuổi thiếu niên kéo dài khoảng 10 năm, từ năm 12 hoặc 14 đến năm 20. Những năm này được đánh dấu bằng việc học lên cao, bước ra đi làm, rời gia đình và thiết lập liên hệ với người khác phái. Việc thiết lập các mối liên hệ dị tính dục thường gây ra nỗi lo sợ có thể xẩy ra giao hợp tiền hôn nhân. Truyền thống Do thái và Kitô giáo thường lên án tà dâm, tức các giao hợp tiền hôn nhân vừa nói. Căn bản của việc lên án đó là để bảo vệ sự sống và phúc lợi của đứa con, là chủ thể vốn cần đến cơ cấu gia đình. Mặt khác, việc giao hợp bừa bãi như thế sẽ làm người con gái mất trinh, một việc mà ngày xưa cũng như một số xã hội ngày nay coi như một mất mát lớn.
Những nguyên tắc tính dục này, chủ yếu dựa trên nhu cầu đứa con và phẩm giá của người vợ, đã thay đổi nhiều trong các năm gần đây. Việc phổ biến rộng rãi các phương tiện ngừa thai đã giúp người ta kiểm soát được việc sinh nở, và chữ trinh không còn được coi như một giá trị lớn lao nữa. Ðứng trước các thay đổi này, Kitô giáo thấy khó có thể thuyết phục người ta chịu hãm mình tránh giao hợp trước khi kết hôn. Tuy nhiên, việc săn sóc con cái vẫn là điều tối quan trọng và việc sử dụng thuốc ngừa thai chưa hẳn là đồng nhất. Thanh niên thiếu nữ vẫn còn làm tình bừa bãi không e dè. Tuy nhiên, tại Anh, con số các phụ nữ từng ăn nằm với chồng tương lai trước khi cưới (4) và sử dụng thuốc ngừa thai đã giảm từ 38% trong các năm 1956 và 1960 xuống 15% trong các năm 1971 và 1975. Thành ra, càng ngày người ta càng thận trọng trong việc giao hợp để tránh thai nghén. Từ đó ta cần xem sét lại cẩn thận giá trị của việc tiết chế tính dục tiền hôn nhân.
Trước nhất, không nên vơ đũa cả nắm mà cho rằng bất cứ giao hợp tiền hôn nhân nào cũng là ở ngoài khuôn khổ hôn nhân. Chúng tôi nghĩ nên dựa vào mối liên hệ hiện có giữa hai đương sự để xếp loại. Tác phong dâm dật được định nghĩa như giao hợp mà không hề có mối liên hệ nào cả. Nó đơn thuần chỉ là việc gặp gỡ giữa hai thân xác. Lại có những liên hệ có tính tạm bợ, trong đó hai người chỉ mới quen nhau có hai ba bữa hoặc hai ba tuần đã giao hợp với nhau rồi. Ở đây, cuộc gặp gỡ có chiều sâu hơn một chút. Tuy nhiên nó vẫn còn quá xa ý nghĩa của một gặp gỡ toàn diện. Những cuộc hôn nhân thử, tuy dựa trên một liên hệ gần gũi hơn, vẫn cho người ta sống trong ý thức rằng họ có thể "anh đi đường anh, tôi đi đường tôi" bất cứ lúc nào, và do đó không giúp họ cơ hội cởi mở hết tâm hồn cho nhau. Sau cùng có những liên hệ bền vững nhưng lại không chịu làm nghi lễ hôn phối. Ở đây ta thấy chiều kích công đã bị bác khước. Một cách nào đó, tất cả các mối liên hệ nêu trên đều không hoàn hảo.
Bất cứ hành vi tính dục nào cũng có những thành tố sinh học, xã hội và tâm lý. Về phương diện sinh học, hành vi ấy đem lại khóai cảm và khả năng dẫn khởi sự sống. Về phương diện xã hội, nó công bố sự hiện diện của một thứ liên hệ. Còn về phương diện tâm lý, nó là cuộc hội ngộ của tâm của thể và của cảm quan. 'Ðiều cần là phải có một hệ thống giá trị về tình yêu biết quan niệm các mối liên hệ nhân bản như là thế tương hành giữa những con người trọn vẹn đi gặp gỡ tâm, thể và cảm quan nơi nhau. Khi tâm và cảm và đặc biệt là cảm bị bỏ rơi, cái trọn vẹn của cả hai người bạn đời sẽ giảm thiểu và tất yếu chỉ còn lại việc làm mất tính người nơi nhau' (5).
Lý tưởng luân lý đòi hỏi tình yêu phải được diễn tả một cách trọn vẹn và sự trọn vẹn này chỉ có thể đạt được khi người ta chịu công bố, một cách tư riêng hay công cộng, lời cam kết (kết hôn) của mình trong đó, thân xác, trí khôn và cảm quan kết hợp với nhau trong một gặp gỡ bản thân đích thực, và cuộc gặp gỡ này phải được mở ra để sẵn sàng đón nhận sự sống mới. Lý do khiến phải giới hạn tính dục trong hôn nhân là để đưa lại cho nó những điều kiện thích hợp để trọn vẹn con người có thể bước vào diễn trình trao đổi hiến thân khởi từ yếu tố sinh học, qua yếu tố xã hội, tri thức và tâm lý. Sự thiếu sót của tất cả các mối liên hệ khác hệ ở chỗ chúng không cam kết được trọn vẹn con người. Nhưng ngay cả trong hôn nhân, thử hỏi có được bao nhiêu hành vi tính dục có thể cam kết trọn vẹn con người? Ðây là một phê bình có lý, tuy nhiên không nên biến sự yếu đuối của con người thành qui phạm. Qui phạm phong phú đến độ ta chỉ có thể nắm được mức độ nào đó mà thôi. Giáo huấn truyền thống bảo vệ được sự phong phú này, nhưng ngày nay việc bảo vệ ấy có những lý do hoàn toàn khác hẳn. Những lý do này không được chế ra để duy trì giáo huấn; đúng hơn chúng được dùng như chính những khả thể nhân bản vốn can dự vào con người trọn vẹn, chứ không phải chỉ một phần của họ.
TÍNH DỤC TRONG HÔN NHÂN
Hôn nhân được định nghĩa là sự cam kết tư riêng hay công khai nhằm đặt bản thân con người vào một liên hệ hướng tới việc trao ban sự sống. Sự sống nơi con cái và trong việc nâng cao giá trị cuộc hiên sinh của hai người phối ngẫu. Hai vợ chồng gặp gỡ nhau liên tục như những hữu thể có xác thân tính dục, họ hành động hỗ tương theo phái tính, vai trò và dưỡng dục, và đôi lúc hiệp nhất với nhau bằng dục quan (genitally). Rõ ràng giao hợp tính dục có ý nghĩa đặc biệt khi người ta muốn có sự sống mới. Nhưng nếu sự sống mới không được dẫn khởi, và người ta sử dụng đến kỹ thuật điều hòa sinh đẻ thì sao? Ðàng khác, khi người ta vẫn tiếp tục giao hợp sau thời gian bặt kinh hoặc khi họ son sẻ không thể có con, thì đâu là ý nghĩa của chính hành vi giao hợp? Ở đây ta thấy lối giải thích cổ truyền tỏ ra quá yếu. Người ta nhắc đến giá trị yêu thương trong hành vi giao hợp, giá trị của việc trở nên một, của việc kết hợp các nhân vị, nhưng những điều ấy quá rộng không thể xác định ra ý nghĩa của giao hợp như việc sinh sản đã có được trong dĩ vãng.
Trong khi giao hợp tính dục, vợ chồng giảm thiểu biên giới của họ cho đến lúc hoà lẫn vào nhau và cuối cùng nên một với nhau. Sự thân mật này nhắc ta nhớ đến sự gần gũi tuyệt đối giữa đứa trẻ sơ sinh và người mẹ, trong đó thân xác chở theo cả một trời ý nghĩa. Cái bầu trời ý nghĩa này không bị mất hoàn toàn trong giao hợp người lớn. Sự quan tâm cao độ đến các dục quan trong lúc giao hợp có làm ta sao lãng phần nào, nhưng vẫn không làm ta quên rằng giao hợp ấy làm tươi mát lại sự tin tưởng, sự an toàn và cảm thức được nhìn nhận, được ước muốn và được đánh giá.
Như thế, giao hợp tính dục là một thứ ngôn ngữ thân xác. Ngôn ngữ này bao hàm phái tính và sinh dục tính của mỗi người phối ngẫu. Trong tư cách phái nam và phái nữ, hai vợ chồng đến với nhau để chuẩn bị cho nhau giao hợp. Thân xác được mơn trớn và hôn hít, cảm quan đánh giá được phát biểu và kích thích tăng dần đòi hỏi sự kết hợp dục quan và sau cùng là giải tỏa khóai ngất. Sự quan tâm trong giao hợp là một phần của diễn trình trao hiến cuộc đời cho nhau. Ðã từng có nhiều than phiền về những hấp tấp, những thiếu chuẩn bị, thiếu quan tâm và do đó thiếu yêu đương. Và đây là cơ hội phe chống hôn nhân đã nắm lấy để đả kích. Họ chủ trương rằng Kitô giáo chỉ quan tâm đến việc hạn chế giao hợp mà không chú tâm gì đến giá trị tích cực của nó. Xét bề mặt, lời chỉ trích ấy có phần đúng. Vì thực ra, song song với truyền thống nhất mực chống lại tà dâm và ngoại tình, ta không có được một truyền thống nhấn mạnh đến giá trị của giao hợp tính dục.
Bên cạnh ý nghĩa coi giao hợp như một gặp gỡ trao hiến sự sống, một gặp gỡ đòi được thực hiện một cách đầy quan tâm để chuẩn bị cho nhau và cùng dìu nhau vào khoái ngất, liệu còn có ý nghĩa nào khác nữa không? Thực ra, với tư cách một ngôn ngữ thân xác, nó có những khả thể sau đây:
(i) Nó là phương thế để cám ơn. Vợ chồng cám ơn nhau không những vì hành vi ân ái vừa được hưởng, nhưng còn vì sự hiện diện bên nhau. Họ muốn nói với nhau (bằng lời hoặc không): "cám ơn em đã ở đây; anh biết ơn em đã hiện diện ở đây hôm qua, hôm kia và mỗi lúc mình sống bên nhau"
(ii) Nó là ngôn ngữ của hy vọng. Qua giao hợp, vợ chồng có thể đoan chắc với nhau rằng họ được ước muốn và được đánh giá và nhất định sẽ có nhau mãi mãi trong tương lai.
(iii) Nó là phương thế hoà giải. Vợ chồng nào cũng biết rằng nhiều cuộc cãi vã và tranh chấp sẽ được giải quyết một phần hoặc cuối cùng được hòa giải trong cử chỉ yêu đương.
(iv) Nó là phương thế thuận lợi để dục tính của vợ chồng được tăng cường một cách độc đáo. Hai vợ chồng nhìn nhận nam tính và nữ tính của nhau nhờ một trong những phương thế mạnh mẽ nhất làm kiên vững bản sắc tính dục của mình.
(v) Giao hợp không ngừng xác nhận tư cách nhân vị của mỗi người.
(vi) Nó là phương tiện để xác nhận việc nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng.
(vii) Nó là phương tiện củng cố sự bền vững và qua đó sự bền vững trong hôn nhân tìm ra ý nghĩa mạnh mẽ nhất.
Truyền thống Do thái và Kitô giáo chủ trương rằng ý nghĩa chính của giao hợp là sự sống mới. Hiển nhiên, con cái là phát biểu kỳ diệu qua đó Thiên Chúa mời gọi hai vợ chồng tham dự vào công trình sáng tạo của Ngài. Tuy nhiên một sự kiện cũng rõ ràng là đa số các hành vi tính dục đã được thực hiện mà không đưa đến sinh sản, dù có sử dụng thuốc ngừa thai hay không. Thành ra, ta cần lượng giá ý nghĩa của giao hợp khi nó không mang âm hưởng truyền sinh.
Ở đây, xã hội ngày nay có một quan điểm sai lầm là coi tính dục chỉ là nguồn cung cấp khóai cảm, và việc đi tìm khóai cảm được đồng nghĩa với tình yêu. Không còn sai lầm nào nghiêm trọng hơn thế, bởi vì, như ta đã thấy, tính dục đòi phải có cam kết con người trong một liên hệ liên tục. Hiện đang có sự phát triển phân cực giữa một bên là những người bênh vực quan điểm coi tính dục như chỉ để gây khóai cảm và những người lên án khoái cảm và khăng khăng nhấn mạnh rằng con cái mới là biện minh chính. Cả hai đều lầm. Vì chỉ đi tìm khoái cảm mà thôi sẽ làm con người mất phẩm giá; tuy nhiên nếu làm tình chủ yếu chỉ để có con quả đã giảm thiểu cái ý nghĩa hiện sinh (existential) của nó. Chính ý nghĩa này nay cần được xem sét, bởi vì tính dục đã tiến tới giai đoạn trong đó sự sống mới có thể được tạo nên trong một số hoàn cảnh được dự liệu trước, trong khi những khoảng thời gian còn lại, có khi kéo dài cả 50 năm, nó không có tính truyền sinh, thì thiết tưởng ta cần đi tìm cái ý nghĩa nội tại của nó. Ðể đạt được ý nghĩa trọn vẹn của nó, việc làm tình phải được thực hiện với sự quan tâm và với ý thức cao độ về giá trị của người bạn đời.
Giao hợp là giây phút phản ảnh sự phân cực giữa sự gần gũi và xa cách của vợ chồng. Nó nhắc ta nhớ đến mối liên hệ của Thiên Chúa Ba Ngôi: Ba Ngôi vừa là một vừa hoàn toàn tự lập. Cũng thế, vợ chồng đạt tới tận cùng của kết hợp rồi lại rời nhau ra và trở về với vai trò tách biệt nhau trong bổ túc (separate complimentarity).
Tính dục là một trong những phương thế mạnh mẽ nhất để trao hiến sự sống. Trong một số ít trường hợp, nó được sử dụng một cách cố ý để tạo ra sự sống mới. Nhưng phần lớn, nó được sử dụng để làm mới lại cuộc sống của hai vợ chồng và qua họ, cuộc sống của gia đình. Hôn nhân bảo vệ việc phát biểu cái tiềm năng kia còn tính dục thì bảo vệ bản chất vững bền của tình yêu.
LÒNG CHUNG THỦY
Một công kích khác về hôn nhân hiện đại cho rằng nếu phải duy trì hình thức đơn hôn, thì liên hệ ấy không thể có tính độc chiếm. Họ lấy đủ lý do để bênh vực cho những liên hệ ngoài hôn nhân, mà lý do chính là vợ chồng cần những tiếp xúc khác để phong phú hóa cuộc sống cá nhân cũng như cuộc sống tính dục của họ. Ðây là quan điểm của một nhà phân tâm học nổi tiếng của Mỹ: "Trong suốt 38 năm hành nghề phân tâm học, tôi đã thấy nhiều người được hưởng ích lợi nhờ những cuộc tình vụng trộm, và những cuộc tình này đã giúp hôn nhân của họ rất nhiều. Kết luận, sau nhiều năm quan sát, tôi đã ủng hộ các cuộc tình vụng trộm ấy vì những kết quả tích cực của chúng; rất ít trường hợp đưa đến đau buồn" (6). Thực ra, quan điểm này có nhiều nghi vấn vì rất nhiều cuộc hôn nhân gặp đau buồn và bất hạnh sau các cuộc tình vụng trộm kiểu đó. Và ở một số trường hợp, chúng còn là lý do trực tiếp hoặc gián tiếp đưa đến đổ vỡ hôn nhân.
Quan điểm truyền thống Do thái và Kitô giáo vốn chống lại ngoại tình. Quả thế, Cựu Ước còn dự liệu việc ném đá kẻ ngoại tình cho đến chết, dù trên thực tế rất ít khi áp dụng biện pháp này. "Người đàn ông phạm tội ngoại tình với người đàn bà đã có chồng: người đàn ông ngoại tình với vợ người khác sẽ phải chết, hắn và kẻ đồng loã với hắn" (Lêvi 20:10).
Tại sao lại nghiêm khắc quá vậy? Cũng giống như việc ngăn cấm tà dâm, lý do là phụ quyền, săn sóc và bảo vệ sự sống mới. Còn người vợ, bà vốn được coi là một phần trong các sở hữu của chồng. Trên bình diện thiêng liêng, hôn nhân được coi như là biểu tượng của liên hệ giao ước giữa Thiên Chúa và con người. Ðó là liên hệ tuyệt hảo của lòng trung trinh và Israel luôn bị khiển trách vì đã ngoại tình đi lạc vào những thực hành và những tôn giáo ngoại đạo lân cận. Liên hệ giao ước cho thấy bản chất đích thực của tình yêu bao giờ cũng đòi hỏi một liên hệ chung thủy.
Trên bình diện hiện sinh, bình diện chúng ta đang khảo sát, sự bất trung là một hành vi phản bội khiến người phối ngẫu phải lo âu xao xuyến trước một mất mát sẽ xẩy tới. Họ thấy họ bị rẫy bỏ và từ khước, bị so sánh một cách không thuận lợi với người khác, bất lực không thể thoả mãn các đòi hỏi của bạn mình. Những người ca tụng sự tự do bất trung cho rằng tự do ấy tốt về mọi mặt, chỉ trừ có ghen tuông thôi. Kết luận là phải loại trừ ghen tuông, chứ không nên lọai trừ sự bất trung kia.
Nhưng chính trong ghen tuông, ta thấy mọi người đều có nỗi sợ chung phải mất người thân yêu. Ghen tuông được định nghĩa như một nỗi sợ, một nỗi canh cánh bên lòng về một mất mát lớn. Sự đe doạ mất mát này là nét bất biến trong cõi nhân sinh, và nếu ráng làm nó mất đi, ta sẽ thấy mình như không còn phải là người nữa. Không có cách nào có thể loại trừ được ghen tuông cho đến khi và chỉ trừ khi cái con người liên hệ kia không còn quan trọng đối với ta nữa. Vì lúc đó làm gì còn ghen với tức bởi người ấy đã mất hết ý nghĩa đối với ta rồi. Trong hôn nhân, sẽ có lúc hết ghen vì người phối ngẫu chẳng còn chi ăn nhậu với ta.
Nhưng nếu ta vẫn còn yêu họ mà họ lại phản bội ta thì sao? Truyền thống thường làm cho người ngoại tình phải chịu trách nhiệm và có mặc cảm tội lỗi về hành vi ngoại tình, xét về phương diện "kỹ thuật". Tuy nhiên càng khảo sát kỹ các cơ hội khiến người ta ngoại tình, ta càng nhận ra rằng đó không luôn luôn là hành vi đơn phương và cố ý bất trung. Người phối ngẫu được coi là "vô tội" thực ra có thể đã góp phần khá lớn vào tác phong của người bạn đời mình. Không chịu giao hợp, không chịu biểu lộ cữ chỉ yêu đương, từ từ làm cho người kia tê liệt một cách có hệ thống, tất cả tựu trung sẽ đem lại thất vọng khiến người kia phải đi tìm mối liên hệ khác thay thế. Bất cứ khi nào có chuyện bất trung xẩy ra, điều quan trọng là cả hai người phối ngẫu đều phải duyệt lại cuộc sống tâm tình của mình. Không phải lúc nào ta cũng tìm ra lời giải thích thoả đáng từ những duyệt xét ấy, tuy nhiên sự lượng giá về mối liên hệ như thế chắc chắn sẽ làm cho hoàn cảnh được sáng tỏ và giúp ích cho tương lai rất nhiều.
TÌNH BẠN
Phe ủng hộ ngoại tình nắm được một phần sự thực, đó là việc vợ chồng cần có bạn bè riêng cũng như họ cần đến nhau. Trong xã hội ta, tình bạn giữa những người cùng một phái bị người ta nhìn bằng con mắt ngờ vực và cau mày. Tuy nhiên, một phần trong diễn trình giải phóng các mối liên hệ nhân bản hiện nay là việc nới rộng tình bằng hữu. Ðàn ông cũng như đàn bà làm việc bên cạnh nhau tại sở, và từ những gặp gỡ đó, tình bạn nẩy sinh đem theo nhiều ý nghĩa sâu đậm. Những tình bạn này nới rộng các giao tiếp tại gia của ta và làm cho cuộc sống của những người liên hệ thêm phong phú.
Nhưng phải sống tình bạn ấy như thế nào để nó khỏi kết thúc trên một chiếc giường? Muốn vậy cần phải tâm niệm rằng tình bạn khác tình vợ chồng. Hôn nhân đòi vợ chồng phải hoàn toàn sẵn sàng hiến thân cho nhau và cho gia đình. Thành ra rất khó có thể hoàn toàn sẵn sàng cho hai con người khác nhau cùng một lúc được. Tình bạn do đó cần phải có giới hạn, với ý thức rõ rệt rằng ta phải chú tâm đến người bạn đời và con cái trước. Ðặc biệt, tình bạn phải tránh các giao hợp tính dục là thứ chỉ thuộc về liên hệ thân mật vợ chồng mà thôi. Một số người cố gắng tiến hành cùng một lúc cả hôn nhân lẫn những cuộc tình vụng trộm. Kết quả là họ thiếu công bình đối với cả hai. Nhưng nếu cuộc hôn nhân chỉ đã được duy trì nhờ những vụ phá rào thì sao? Hoàn cảnh như vậy rất có thể có, và thực ra đã có từ những ngày xa xưa. Chúng cho thấy con đường nửa vời giữa ly thân, ly dị và tiếp tục sống đời đôi lứa. Chúng được duy trì như những mảnh vụn của những liên hệ trọn vẹn.
Tuy nhiên, tình bạn cho phép các nhân cách hành động hỗ tương với nhau, đem các ý tưởng ra thử nghiệm, tin tưởng trao đổi cảm nghĩ và quan điểm. Cho nên tình bạn chân chính nào cũng làm cho nhau thêm phong phú. Nhưng trong tình bạn, ta thấy cả lợi lộc lẫn nhiệm vụ. Vợ chồng do đó cần biết bạn bè của người kia, nhất là bạn bè khác phái, và phải bảo đảm rằng nhửng tình bạn ấy không được gây nên lo âu xao xuyến thái quá cho người bạn đời. Người phối ngẫu của người bạn cần biết đến sự hiện hữu của tình bạn và nếu có thể thì cả bốn người đều trở thành bạn hữu của nhau. Tình bạn càng gần gũi thì càng cần phải quan tâm để đừng biến nó thành liên hệ vợ chồng. Một cách đặc biệt, không nên sử dụng tình bạn như những chiếc màn hướng âm (sounding boards) để lượm lặt những lời chỉ trích thường xuyên chống người phối ngẫu. Các khó khăn trong hôn nhân cần được giải quyết giữa hai vợ chồng với nhau, nếu không, người bạn rất dễ trở thành người thay thế cho vợ hoặc chồng mình.
Trên hết, dấu hiệu chân chính của tình bạn là phải bảo đảm rằng không được từ khước bất cứ điều gì thuộc về hôn nhân. Như thế, không được rút gọn có hại cho người bạn đời của mình những thứ như thì giờ, sự sẵn sàng hiến thân, các cảm nghiệm mới, sự quan tâm và âu yếm, những thứ vốn thuộc về liên hệ thân mật của hôn nhân. Ðiều có thể xẩy ra với người bạn là một số khía cạnh trong việc nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng mà ta không thể chia sẻ với người bạn đời một cách dễ dàng được, và ở đây, tình bạn đóng một vai trò vô giá khi cơ sở của hành động hỗ tương được nới rộng ra.
Các lợi ích của tình bạn thì có nhiều nhưng cũng không thiếu những nguy hại. Khi việc trà trộn giữa các phái và những tình bạn giữa những người khác phái mỗi ngày một trở nên thông thường hơn, thì phần nào ta càng cần phải trông chừng, biết tự chủ và thận trọng đến tính trung thực của bạn bè.
CON CÁI
Các sách viết trong thế hệ trước thường đặt con cái vào đầu chương nói về tính dục. Ở đây, chủ trương của họ không hẳn nói lên sự dửng dưng hoặc hạ giá. Con cái vẫn luôn là những thực tại sống động quí giá nói lên tình yêu của hai người phối ngẫu dành cho nhau và cho hậu duệ của họ. Việc tạo ra chúng, dưỡng dục và chăm sóc chúng vẫn luôn là ưu tiên cao trong mọi gia đình.
Các kết quả nghiên cứu tâm lý học cho thấy phúc lợi của con cái có liên quan mật thiết với sự ổn định và hạnh phúc của cha mẹ. Và ngược lại, mối liên hệ của cha mẹ giữ vai trò sinh tử đối với phúc lợi của con cái. Tuy thế, cho đến mãi gần đây, người ta thường nói nhiều về chuyện sinh con mà ít đề cập đến vấn đề hạnh phúc của cha mẹ. Thực ra cái hạnh phúc ấy vô cùng quan hệ đối với việc chuyển giao các đặc điểm và giá trị mà con cái cần. Các đặc điểm và giá trị đó chính là sự ổn định, sự chăm sóc, sự an toàn, lòng yêu thương, nam tính và nữ tính. Ngày nay, một cách tiệm tiến nhưng chắc chắn, người ta càng ngày càng nhấn mạnh hơn đến phẩm chất hơn là số lượng trong việc dưỡng dục con cái.
Nhiều cuộc hôn nhân, khoảng 10%, không có con do yếu tố hiếm muộn của một trong hai vợ chồng (7). Các tiến bộ khoa học đang liên tiếp đạt được trong phạm vi này khiến cho con số những trường hợp hiếm muộn ngoài ý muốn hy vọng sẽ giảm đi trong tương lai.
Còn lại một số ít các cặp vợ chồng tự ý chọn hiếm muộn. Người ta thường chỉ trích những cặp vợ chồng này là ích kỷ và tôn thờ vật chất. Chắc chắn có những người như vậy, nhưng cũng có những người, sau khi cân nhắc kỹ luỡng, thấy họ không có ơn gọi về đàng con cái. Họ có thể hãi sợ con nít, không có bản năng làm mẹ, sợ mất tự do, hoặc đơn giản cảm thấy họ không có khiếu làm cha làm mẹ. Mỗi cặp vợ chồng phải lượng giá cẩn thận những lý do của mình từ ích kỷ tới những lý do chính đáng. Không phải ai cũng thích hợp hoặc sẵn sàng trở thành cha mẹ, và những gia đình có con trên khắp thế giới chính là những nhắc nhở sống động cho thấy nhiều cha mẹ chỉ là cha mẹ cho có tên mà thôi. Sự quá quan tâm đến việc truyền sinh mà không đồng thời lượng giá những phức tạp của việc làm cha làm mẹ đã chỉ nhấn mạnh đến việc ra đời của những sự sống mới mà không đưa ra những nhận định thông sáng toàn bộ về những điều kiện xứng đáng của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái. Vì con cái ngày nay càng ngày tăng giá trị, nên xã hội phương tây hiện đang thay đổi lập trường từ việc sinh sản bừa bãi qua việc làm cha mẹ có trách nhiệm, theo đó, cha mẹ, và chỉ có cha mẹ mà thôi, mới có thể lượng giá được khả năng của họ liên quan đến kích thước gia đình từ không con đến nhiều con tùy theo các tài nguyên của họ.
ÐIỀU HÒA SINH SẢN
Các nguyên tắc điều hoà sinh đẻ đều được tất cả các giáo hội Kitô giáo công nhận. Nói cách khác, vợ chồng có trách nhiệm phải lượng giá mức độ đồng sáng tạo với Ðấng Tối Cao. Họ sẽ sai lầm khi không quảng đại lẫn khi không sinh đẻ có trách nhiệm. Tuy nhiên vấn đề được sử dụng phương pháp nào thì vẫn còn tranh luận. Các giáo hội ngoài Công giáo La-mã đã đi đến kết luận cho phép dùng các phương tiện ngừa thai thuộc cơ khí lẫn hóa học và nếu kể cả việc triệt sản thì có đến 80% các phụ nữ kết hôn đã sử dụng các phương tiện ngừa thai này (8). Luận chứng căn bản của thần học Công giáo là: mọi hành vi tính dục phải mở ra sẵn sàng đón nhận sự sống mới. Theo lời Ðức Phaolô VI, "Giáo hội, khi thúc giục con người tuân giữ các định thức của luật tự nhiên, mà mình không ngừng giải thích bằng các học thuyết, đã truyền dạy như một đòi hỏi tuyệt đối rằng bất cứ sử dụng hôn nhân ra sao cũng phải duy trì tiềm năng tự nhiên của nó là sinh sản ra sự sống con người" (9). Ðối với người Công giáo, đó là giáo huấn của Giáo hội và họ không thể và không nên làm ngơ giáo huấn ấy ngoại trừ sau khi đã nghiêm chỉnh xem sét vấn đề và đạt tới những kết luận khác theo lương tâm của mình. Sự xem sét này không hẳn là chuyện thông thường và có nhiều bằng chứng cho thấy khá nhiều người công giáo đành làm ngơ giáo huấn ấy.
Có nhiều lý do khiến người ta chấp nhận giải pháp khác. Nhưng không lý do nào được Giáo hội ủng hộ và vấn đề này hiện là vết thương sâu xa đang chia rẽ Giáo hội Công giáo La-mã.
Có điều cần phải thêm rằng trong hai mươi năm trở lại đây, việc sử dụng thời kỳ trứng không rụng (infertile period) đã có nhiều tiến bộ quan trọng và việc sử dụng các phương pháp lấy nhiệt độ và thử chất nhờn âm đạo (cervical mucus) đã đưa lại những kết quả hết sức thoả đáng. Như thế, ta cần phân biệt một bên là các căn bản thần học đối với giáo huấn của Giáo hội và một bên là những hậu quả thực tế của việc dùng các hình thức khác nhau trong việc điều hoà sinh đẻ. Rất có thể một ngày kia thời kỳ trứng không rụng sẽ dần dần đem lại được những tiến bộ đáng kể đến nỗi nó được mọi người dùng đến vì giá trị riêng của nó. Hiện nay, điều đó chưa xẩy ra, nhưng mặt khác không có phương pháp ngừa thai hiện có nào có được đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn và hữu hiệu. Cho nên vẫn còn trách nhiệm hai mặt: vừa tuân giữ nền thần học chống ngừa thai vừa phải ráng tìm ra những phương thế vừa kính trọng bản nhiên con người mà lại an toàn và hữu hiệu. Tựu chung, qua việc khảo sát tường tận về tình yêu và dục tính nhân bản, ta sẽ tìm ra nền thần học về ý nghĩa của giao hợp. Ðiều này mới chỉ bắt đầu xẩy ra trong mấy năm gần đây, nên cần được mọi người nhất trí trước khi gặp được lúc thuận tiện cho việc thay đổi căn bản. Trong khi chờ đợi, vẫn còn nhiều căng thẳng giữa điều được tiếp nhận và điều đang xẩy ra. Ðiều chủ yếu là phải vâng lời Giáo hội, nhưng mặt khác những cuộc tranh luận căn bản có tính tiên tri cần được tiếp tục. Chủ yếu cũng cần phải tránh việc kết tội lẫn nhau và tỏ ra ngờ vực những người đang khảo sát bản chất của tính dục một cách sâu sắc hơn. Việc khai triển suy nghĩ cũng cần thiết như việc vâng lời, và sự căng thẳng giữa lề luật và tình yêu vốn cũng xưa như việc khởi đầu của Kitô giáo và các trước tác của Thánh Phaolô.
Người ta cũng sợ rằng nếu giáo huấn của Giáo hội thay đổi về vấn đề ngừa thai, thì đó sẽ là một bước chuyển tiếp dẫn đến việc chấp thuận cho phá thai. Nhưng không có chứng cớ nào cho thấy cái trước bắt buộc sẽ dẫn đến cái sau. Những vấn đề nằm ở bên dưới hoàn toàn khác và việc chống phá thai thực ra vô cùng mạnh mẽ trong mọi cộng đoàn. Gom tất cả các vấn đề tính dục vào một rọ xét ra hoàn toàn không thể chấp nhận được. Thủ dâm, tà dâm, ngoại tình, ngừa thai, phá thai, ly dị, đồng tính luyến ái, hiếp dâm... đều là những vấn đề riêng rẽ, và trong quá khứ việc gom chúng thành một đã gây hại nhiều hơn lợi.
TÓM LƯỢC
Tính dục con người là một diễn trình phát triển cùng với nhân cách. Có hai hình thức: tính dục trẻ thơ và tính dục trưởng thành, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong kinh nghiệm người lớn. Giao hợp là kinh nghiệm người lớn, và là sức mạnh trao hiến sự sống: sự sống mới chỉ được nhằm trong một số hoàn cảnh, còn các hoàn cảnh khác, nó có khả năng đem lại sự sống cho hai vợ chồng. Sự sống này được cảm nghiệm một cách đầy đủ nhất trong hôn nhân vốn là liên hệ có mục đích làm dễ dàng hơn cả diễn trình trao hiến sự sống. Khi việc giao hợp tính dục có tính truyền sinh, cha mẹ có trách nhiệm về kích thước của gia đình mình cũng như việc sử dụng những phương pháp hạn chế gia đình phù hợp với các phán đoán của một lương tâm hiểu biết. Mọi hành vi tính dục bên ngoài hôn nhân tuy có ý nghĩa nhưng chỉ là ý nghĩa phiến diện, không đầy đủ.
Tài Liệu Tham Khảo:
1. Xem Chương 3
2. Allen, C., A Textbook of Psychosexual Disorders. Oxford University Press, 1962.
3. Masserman, J.H. (ed.), Dynamics of Deviant Sexuality. Grune and Stratton, 1969.
4. Dunnell, K., Family Formation 1976. Office of PopulationCensus anf Surveys, 1979.
5. Dominian, J., Proposals for a New Sexual Ethic. Darton, Longman and Todd, 1977.
6. Spurgeon English, O. And Heller, M.S., 'Is Marital Fidelity Justified' in Sexual Issues in Marriage, ed. L. Gross. Spectrum Publications, New York, 1975.
7. Glick, P., 'Updating the Life Cycle of the Family'. Tham luận đọc tại kỳ họp thường niên của Hiệp Hội Dân số Mỹ Châu, Montreal, 1976.
8. Dunnell, Family Formation, p. 42.
9. Paul VI, Humanae Vitae.
CHƯƠNG TÁM:TÍNH DỤC TRONG HÔN NHÂN
Liên hệ bền vững của hôn nhân, thể hiện qua tính liên tục, đáng tin cậy và có thể dự đoán được nhằm nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng, được cảm nghiệm một cách chủ yếu trong và qua tính dục, chính nó hiệp nhất hai vợ chồng nên một với nhau. Thực thế, cuộc hội ngộ giữa chồng và vợ là cuộc hội ngộ của những con người có xác thân. Thân xác họ với nam tính và nữ tính là những hằng số trong các trao đổi qua lại giữa họ với nhau. Tính dục không chỉ giới hạn trong việc giao hợp giới tính mà là cái luôn luôn đi theo mối liên hệ vợ chồng. Lịch sử dục tính không bắt đầu với tuổi dậy thì khi cơ quan sinh dục đã sẵn sàng. Gốc rễ của nó bắt đầu ngay từ lúc khởi đầu sự sống nghĩa là lúc đứa con trai hay con gái được tượng thai trong lòng mẹ. Sự tăng trưởng về giới tính nơi một con người với những thủ đắc xã hội được coi như thích hợp với từng phái tính, sẽ xác định rõ phần lớn sinh hoạt dục tính của ta sau này. Ðặt dục tính vào ngay cái lúc khởi đầu sự sống là một bước quan trọng đối với lối suy nghĩ của Do thái và Kitô giáo, là lối suy nghĩ phần lớn chỉ quan tâm đến dục tính lúc trưởng thành mà thôi.
Phái tính của đứa trẻ được xác định do những yếu tố di truyền. Các yếu tố này dần dần khuôn định các phần của não bộ tạo cơ sở hormones chính xác cho việc tăng trưởng các cơ quan trong và ngoài thích hợp theo từng phái tính. Ðến lúc sinh ra đời, thì phái tính của đứa trẻ đã được thiết dựng rõ rệt và, chỉ trừ những ngoại lệ hết sức hiếm hoi, ít ai có thể lầm trong việc xác nhận một đứa bé là trai hay gái.
Trong các năm thiếu thời, có hai diễn trình quan trọng sẽ khai triển tính dục con người xa hơn nữa. Diễn trình thứ nhất chính là việc xã hội hóa đứa trẻ về phái tính tính dục của nó. Các xã hội đều gán cho mỗi phái tính những đặc điểm văn hóa giúp tách biệt trẻ trai ra khỏi trẻ gái ngay từ thuở đầu cuộc sống của chúng. Cách ăn mặc của mỗi phái tính, các trò chúng chơi, tác phong người ta chờ mong ở chúng sẽ từ từ dị biệt hóa các thái độ và hoài mong.
Chính ở phạm vi này, mà cuộc cách mạng lớn về xã hội đang xẩy ra. Phụ nữ ngày nay khẳng định rằng việc giáo dục con gái sẽ không được nông cạn và chỉ gò bó trong các vai trò nội tướng, đẻ con, và một cách tổng quát, là phụ tá cho nam giới mà thôi. Người ta đòi hỏi trong việc dưỡng dục phải có sự bình đẳng về giá trị dù các vai trò có tính cách bổ túc cho nhau. Ði đến chỗ cực đoan, thì thái độ này tin rằng đàn bà có thể làm bất cứ điều gì đàn ông đang làm, duy chỉ có việc đẻ con là chức năng đặc thù của họ mà thôi. Ngay cả ở phạm vi này, các nghiên cứu khoa học về thụ thai trong ống nghiệm (test-tube babies) cũng có thể biến tử cung thành không cần thiết nữa. Dĩ nhiên còn xa mới xẩy ra chuyện đó, nhưng ý thức hệ về bình đẳng hiện nay rất mạnh.
Truyền thống Do thái và Kitô giáo, xưa nay vốn rất bảo thủ, cũng không cần phải sợ sệt trước các phát triển như trên. Thánh Kinh có đầy đủ chứng cớ cho thấy sự bình đẳng về giá trị vốn là ý định của Chúa dành cho nhân loại. Trong trình thuật đầu tiên của Sách Sáng thế, việc tạo dựng con người đã được miêu tả như sau: "Thiên Chúa tạo nên con người giống hình ảnh Ngài; theo họa ảnh mình Ngài tạo nên họ, Ngài tạo nên họ có nam có nữ" (St 1:27).
Trong công bố Sáng thế ấy, đàn ông và đàn bà đã được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, không có sự khác biệt nào về giá trị giữa họ với nhau. Cả hai phái đều được tác tạo theo hình ảnh của Ngài, do đó, ngay từ thuở ban đầu, sự bình đẳng căn bản về giá trị đã được thiết lập. Trong Tân Ước, Thánh Phaolô tuyên bố như thế này: "Ðược rửa tội trong Chúa Kitô, anh em hết thẩy được mặc lấy Chúa Kitô, và không còn phân biệt giữa Do thái và Hy lạp, giữa nô lệ và tự do, giữa nam và nữ, nhưng tất cả anh em đều là một trong Ðức Giêsu Kitô" (Gl 3: 27-28).
Thực không ngoa khi nói rằng dù có những nhận xét khá tranh luận về phụ nữ, Thánh Phaolô thực sự đã hiểu rất rõ sự bình đẳng và giá trị của phụ nữ trong Chúa Kitô và, như đã nhắc ở trên, Ngài xứng đáng được coi là Thánh Quan thầy của phong trào Kitô giáo giải phóng phụ nữ. Ðã đành chỉ đến thời đại ta, các điều kiện mới chín mùi để nhận ra chân lý ấy, nhưng chân lý ấy không do thế giới hiện đại khám phá ra. Nó đã nằm sâu trong kho tàng tư tưởng Do thái và Kitô giáo, nhưng thời hiện đại là thời thích hợp để thực hiện chân lý ấy.
Việc giáo dục con trai và con gái trong phái tính nam nữ của chúng không được hàm chứa yếu tố phụ thuộc có tính phẩm trật. Tính cách bổ túc cho nhau giữa hai phái tính chỉ là vấn đề chức năng, chứ không phải là vấn đề phân bổ giá trị đệ nhất và đệ nhị đẳng.
Thành ra, tuổi thơ là thời kỳ quan trọng để chuẩn bị đứa trẻ nhận lãnh các vai trò theo phái tính của chúng, và ở lãnh vực này, gia đình đóng vai trò chủ yếu. Vì chính nơi đó, trẻ em tiếp nhận những mẫu mực đầu tiên qua cách thức cha mẹ sống cuộc sống của họ, và tất nhiên chúng sẽ hấp thụ được cách thức cha mẹ thi hành các vai trò phái tính của mình. Nhưng điều ấy không có nghĩa là đời sống trưởng thành trong tương lai của đứa trẻ chỉ là bản sao tác phong của cha mẹ. Vì các ảnh hưởng khác như bạn bè, thân thuộc, thầy cô, truyền thông và xã hội như một toàn thể cũng sẽ tác động trên tâm lý đứa trẻ.
Việc tăng trưởng về phái tính sẽ diễn biến trong suốt thập niên thứ nhất và thứ hai. Theo Freud, độc lập với hiện tượng xã hội này, còn có một thứ dục tính trẻ thơ cũng diễn ra đồng thời với việc phát triển phái tính nêu trên. Freud cho rằng nhân cách chịu ảnh hưởng và được khuôn định dưới các ảnh hưởng của tính dục và sự gây hấn. Cả hai đặc tính đó đều không phải là những thủ đắc của người lớn. Chúng đã có mặt ngay ở đầu tuổi thơ và dòng phát triển các bản năng này có liên hệ mật thiết với việc tăng trưởng về tình cảm và tính dục của cá nhân.
Chương Ba trên đây đã nhắc đến sự phát triển của tính dục trẻ thơ này rồi (1). Freud chủ trương rằng tính dục trẻ thơ hay dục năng (libido) là một bản năng được tập trung ở nhiều phần khác nhau của cơ thể. Các phần đó được ông gọi là các vùng gợi dục. Trước nhất có giai đoạn miệng: miệng là vùng chủ yếu của khoái cảm. Dọc theo miệng và môi, ta thấy có lớp da mịn đem lại một cảm giác khoan khoái khi được đụng đến. Năm đầu tiên, đứa trẻ tập trung chú ý vào miệng. Rồi sau đó, nó chuyển qua hậu môn và việc bài tiết trở thành khoan khoái vì dọc hậu môn, giống như miệng, cũng có một lớp da mịn bao bọc. Sau cùng, dục năng chuyển qua vùng ngọc hành và đứa trẻ trai sẽ phải giải quyết cái gọi là mặc cảm Oedipus, tức là, nó sẽ phải từ bỏ sự tìm kiếm dục tính nơi mẹ và để tránh bị thiến (tuởng tượng) nó hướng về cha và bắt đầu mô phỏng những đặc điểm nam tính của ông.
Sự gắn bó gần gũi giữa con trai với mẹ thường dẫn đến việc nó học được nhiều ý nghĩa của nữ tính và một vài hiện tượng bất thường về dục tính có liên hệ trực tiếp với việc đứa trẻ trai tự đồng hóa với mẹ. Ðời sống tình cảm cũng như cuộc sống hằng ngày của bà trở thành những kinh nghiệm thủ đắc của đứa trẻ, nó sẽ tiếp tục sống bằng những kinh nghiệm ấy thay vì xích lại gần cha. Thuật ngữ "con trai của má" đã trở thành quen thuộc trong ngôn từ hàng ngày của ta và quả thực đã có những trẻ trai tự đồng hóa với mẹ và do đó phát triển những phẩm tính nữ tính khiến sau này gặp nhiều trở ngại liên quan đến đồng tính luyến ái, thờ vật thần (fetishes), thích ăn mặc quần áo phụ nữ và đổi giống (2,3). Ngoại trừ đồng tính luyến ái, các hình thức kia rất họa hiếm. Trong khi đó, các trẻ gái sẽ phải tách mình ra khỏi sự lôi cuốn từng làm chúng gắn bó với cha để đồng hóa với mẹ. Sự gần gũi hằng ngày giữa mẹ và con gái làm cho việc chuyển dịch gắn bó này dễ dàng hơn nhiều. Freud chủ trương rằng sau tuổi lên năm, sẽ là thời kỳ ngủ yên (latent) cho đến lúc tuổi dậy thì xuất hiện. Trong thời kỳ ngủ yên này sẽ không còn sự phát triển nào về dục tính nữa. Nhưng ta thấy rõ, vì tính dục là sự phát triển có tính thân xác của một con người, nên thời gian đi học là thời gian chủ yếu đối với các gặp gỡ bản thân. Trong suốt thời gian này cho đến trước tuổi dậy thì, phát triển tính dục hệ ở chỗ càng ngày càng ý thức hơn về thân xác và liên hệ con trai con gái.
Tuổi dậy thì đem lại các đặc điểm đệ nhị đẳng cho tính dục. Ðối với con gái, đó là hiện tượng phát triển nhũ hoa và hiện tượng có kinh. Ðối với con trai, đó là việc tăng trưởng cơ quan sinh dục, mọc lông, kể cả ria mép, đổi tiếng và việc xuất tinh tự phát hoặc do kích thích khoái cảm.
TUỔI THIẾU NIÊN
Tuổi dậy thì và tuổi thiếu niên trùng lắp lên nhau. Vì tuổi thiếu niên kéo dài khoảng 10 năm, từ năm 12 hoặc 14 đến năm 20. Những năm này được đánh dấu bằng việc học lên cao, bước ra đi làm, rời gia đình và thiết lập liên hệ với người khác phái. Việc thiết lập các mối liên hệ dị tính dục thường gây ra nỗi lo sợ có thể xẩy ra giao hợp tiền hôn nhân. Truyền thống Do thái và Kitô giáo thường lên án tà dâm, tức các giao hợp tiền hôn nhân vừa nói. Căn bản của việc lên án đó là để bảo vệ sự sống và phúc lợi của đứa con, là chủ thể vốn cần đến cơ cấu gia đình. Mặt khác, việc giao hợp bừa bãi như thế sẽ làm người con gái mất trinh, một việc mà ngày xưa cũng như một số xã hội ngày nay coi như một mất mát lớn.
Những nguyên tắc tính dục này, chủ yếu dựa trên nhu cầu đứa con và phẩm giá của người vợ, đã thay đổi nhiều trong các năm gần đây. Việc phổ biến rộng rãi các phương tiện ngừa thai đã giúp người ta kiểm soát được việc sinh nở, và chữ trinh không còn được coi như một giá trị lớn lao nữa. Ðứng trước các thay đổi này, Kitô giáo thấy khó có thể thuyết phục người ta chịu hãm mình tránh giao hợp trước khi kết hôn. Tuy nhiên, việc săn sóc con cái vẫn là điều tối quan trọng và việc sử dụng thuốc ngừa thai chưa hẳn là đồng nhất. Thanh niên thiếu nữ vẫn còn làm tình bừa bãi không e dè. Tuy nhiên, tại Anh, con số các phụ nữ từng ăn nằm với chồng tương lai trước khi cưới (4) và sử dụng thuốc ngừa thai đã giảm từ 38% trong các năm 1956 và 1960 xuống 15% trong các năm 1971 và 1975. Thành ra, càng ngày người ta càng thận trọng trong việc giao hợp để tránh thai nghén. Từ đó ta cần xem sét lại cẩn thận giá trị của việc tiết chế tính dục tiền hôn nhân.
Trước nhất, không nên vơ đũa cả nắm mà cho rằng bất cứ giao hợp tiền hôn nhân nào cũng là ở ngoài khuôn khổ hôn nhân. Chúng tôi nghĩ nên dựa vào mối liên hệ hiện có giữa hai đương sự để xếp loại. Tác phong dâm dật được định nghĩa như giao hợp mà không hề có mối liên hệ nào cả. Nó đơn thuần chỉ là việc gặp gỡ giữa hai thân xác. Lại có những liên hệ có tính tạm bợ, trong đó hai người chỉ mới quen nhau có hai ba bữa hoặc hai ba tuần đã giao hợp với nhau rồi. Ở đây, cuộc gặp gỡ có chiều sâu hơn một chút. Tuy nhiên nó vẫn còn quá xa ý nghĩa của một gặp gỡ toàn diện. Những cuộc hôn nhân thử, tuy dựa trên một liên hệ gần gũi hơn, vẫn cho người ta sống trong ý thức rằng họ có thể "anh đi đường anh, tôi đi đường tôi" bất cứ lúc nào, và do đó không giúp họ cơ hội cởi mở hết tâm hồn cho nhau. Sau cùng có những liên hệ bền vững nhưng lại không chịu làm nghi lễ hôn phối. Ở đây ta thấy chiều kích công đã bị bác khước. Một cách nào đó, tất cả các mối liên hệ nêu trên đều không hoàn hảo.
Bất cứ hành vi tính dục nào cũng có những thành tố sinh học, xã hội và tâm lý. Về phương diện sinh học, hành vi ấy đem lại khóai cảm và khả năng dẫn khởi sự sống. Về phương diện xã hội, nó công bố sự hiện diện của một thứ liên hệ. Còn về phương diện tâm lý, nó là cuộc hội ngộ của tâm của thể và của cảm quan. 'Ðiều cần là phải có một hệ thống giá trị về tình yêu biết quan niệm các mối liên hệ nhân bản như là thế tương hành giữa những con người trọn vẹn đi gặp gỡ tâm, thể và cảm quan nơi nhau. Khi tâm và cảm và đặc biệt là cảm bị bỏ rơi, cái trọn vẹn của cả hai người bạn đời sẽ giảm thiểu và tất yếu chỉ còn lại việc làm mất tính người nơi nhau' (5).
Lý tưởng luân lý đòi hỏi tình yêu phải được diễn tả một cách trọn vẹn và sự trọn vẹn này chỉ có thể đạt được khi người ta chịu công bố, một cách tư riêng hay công cộng, lời cam kết (kết hôn) của mình trong đó, thân xác, trí khôn và cảm quan kết hợp với nhau trong một gặp gỡ bản thân đích thực, và cuộc gặp gỡ này phải được mở ra để sẵn sàng đón nhận sự sống mới. Lý do khiến phải giới hạn tính dục trong hôn nhân là để đưa lại cho nó những điều kiện thích hợp để trọn vẹn con người có thể bước vào diễn trình trao đổi hiến thân khởi từ yếu tố sinh học, qua yếu tố xã hội, tri thức và tâm lý. Sự thiếu sót của tất cả các mối liên hệ khác hệ ở chỗ chúng không cam kết được trọn vẹn con người. Nhưng ngay cả trong hôn nhân, thử hỏi có được bao nhiêu hành vi tính dục có thể cam kết trọn vẹn con người? Ðây là một phê bình có lý, tuy nhiên không nên biến sự yếu đuối của con người thành qui phạm. Qui phạm phong phú đến độ ta chỉ có thể nắm được mức độ nào đó mà thôi. Giáo huấn truyền thống bảo vệ được sự phong phú này, nhưng ngày nay việc bảo vệ ấy có những lý do hoàn toàn khác hẳn. Những lý do này không được chế ra để duy trì giáo huấn; đúng hơn chúng được dùng như chính những khả thể nhân bản vốn can dự vào con người trọn vẹn, chứ không phải chỉ một phần của họ.
TÍNH DỤC TRONG HÔN NHÂN
Hôn nhân được định nghĩa là sự cam kết tư riêng hay công khai nhằm đặt bản thân con người vào một liên hệ hướng tới việc trao ban sự sống. Sự sống nơi con cái và trong việc nâng cao giá trị cuộc hiên sinh của hai người phối ngẫu. Hai vợ chồng gặp gỡ nhau liên tục như những hữu thể có xác thân tính dục, họ hành động hỗ tương theo phái tính, vai trò và dưỡng dục, và đôi lúc hiệp nhất với nhau bằng dục quan (genitally). Rõ ràng giao hợp tính dục có ý nghĩa đặc biệt khi người ta muốn có sự sống mới. Nhưng nếu sự sống mới không được dẫn khởi, và người ta sử dụng đến kỹ thuật điều hòa sinh đẻ thì sao? Ðàng khác, khi người ta vẫn tiếp tục giao hợp sau thời gian bặt kinh hoặc khi họ son sẻ không thể có con, thì đâu là ý nghĩa của chính hành vi giao hợp? Ở đây ta thấy lối giải thích cổ truyền tỏ ra quá yếu. Người ta nhắc đến giá trị yêu thương trong hành vi giao hợp, giá trị của việc trở nên một, của việc kết hợp các nhân vị, nhưng những điều ấy quá rộng không thể xác định ra ý nghĩa của giao hợp như việc sinh sản đã có được trong dĩ vãng.
Trong khi giao hợp tính dục, vợ chồng giảm thiểu biên giới của họ cho đến lúc hoà lẫn vào nhau và cuối cùng nên một với nhau. Sự thân mật này nhắc ta nhớ đến sự gần gũi tuyệt đối giữa đứa trẻ sơ sinh và người mẹ, trong đó thân xác chở theo cả một trời ý nghĩa. Cái bầu trời ý nghĩa này không bị mất hoàn toàn trong giao hợp người lớn. Sự quan tâm cao độ đến các dục quan trong lúc giao hợp có làm ta sao lãng phần nào, nhưng vẫn không làm ta quên rằng giao hợp ấy làm tươi mát lại sự tin tưởng, sự an toàn và cảm thức được nhìn nhận, được ước muốn và được đánh giá.
Như thế, giao hợp tính dục là một thứ ngôn ngữ thân xác. Ngôn ngữ này bao hàm phái tính và sinh dục tính của mỗi người phối ngẫu. Trong tư cách phái nam và phái nữ, hai vợ chồng đến với nhau để chuẩn bị cho nhau giao hợp. Thân xác được mơn trớn và hôn hít, cảm quan đánh giá được phát biểu và kích thích tăng dần đòi hỏi sự kết hợp dục quan và sau cùng là giải tỏa khóai ngất. Sự quan tâm trong giao hợp là một phần của diễn trình trao hiến cuộc đời cho nhau. Ðã từng có nhiều than phiền về những hấp tấp, những thiếu chuẩn bị, thiếu quan tâm và do đó thiếu yêu đương. Và đây là cơ hội phe chống hôn nhân đã nắm lấy để đả kích. Họ chủ trương rằng Kitô giáo chỉ quan tâm đến việc hạn chế giao hợp mà không chú tâm gì đến giá trị tích cực của nó. Xét bề mặt, lời chỉ trích ấy có phần đúng. Vì thực ra, song song với truyền thống nhất mực chống lại tà dâm và ngoại tình, ta không có được một truyền thống nhấn mạnh đến giá trị của giao hợp tính dục.
Bên cạnh ý nghĩa coi giao hợp như một gặp gỡ trao hiến sự sống, một gặp gỡ đòi được thực hiện một cách đầy quan tâm để chuẩn bị cho nhau và cùng dìu nhau vào khoái ngất, liệu còn có ý nghĩa nào khác nữa không? Thực ra, với tư cách một ngôn ngữ thân xác, nó có những khả thể sau đây:
(i) Nó là phương thế để cám ơn. Vợ chồng cám ơn nhau không những vì hành vi ân ái vừa được hưởng, nhưng còn vì sự hiện diện bên nhau. Họ muốn nói với nhau (bằng lời hoặc không): "cám ơn em đã ở đây; anh biết ơn em đã hiện diện ở đây hôm qua, hôm kia và mỗi lúc mình sống bên nhau"
(ii) Nó là ngôn ngữ của hy vọng. Qua giao hợp, vợ chồng có thể đoan chắc với nhau rằng họ được ước muốn và được đánh giá và nhất định sẽ có nhau mãi mãi trong tương lai.
(iii) Nó là phương thế hoà giải. Vợ chồng nào cũng biết rằng nhiều cuộc cãi vã và tranh chấp sẽ được giải quyết một phần hoặc cuối cùng được hòa giải trong cử chỉ yêu đương.
(iv) Nó là phương thế thuận lợi để dục tính của vợ chồng được tăng cường một cách độc đáo. Hai vợ chồng nhìn nhận nam tính và nữ tính của nhau nhờ một trong những phương thế mạnh mẽ nhất làm kiên vững bản sắc tính dục của mình.
(v) Giao hợp không ngừng xác nhận tư cách nhân vị của mỗi người.
(vi) Nó là phương tiện để xác nhận việc nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng.
(vii) Nó là phương tiện củng cố sự bền vững và qua đó sự bền vững trong hôn nhân tìm ra ý nghĩa mạnh mẽ nhất.
Truyền thống Do thái và Kitô giáo chủ trương rằng ý nghĩa chính của giao hợp là sự sống mới. Hiển nhiên, con cái là phát biểu kỳ diệu qua đó Thiên Chúa mời gọi hai vợ chồng tham dự vào công trình sáng tạo của Ngài. Tuy nhiên một sự kiện cũng rõ ràng là đa số các hành vi tính dục đã được thực hiện mà không đưa đến sinh sản, dù có sử dụng thuốc ngừa thai hay không. Thành ra, ta cần lượng giá ý nghĩa của giao hợp khi nó không mang âm hưởng truyền sinh.
Ở đây, xã hội ngày nay có một quan điểm sai lầm là coi tính dục chỉ là nguồn cung cấp khóai cảm, và việc đi tìm khóai cảm được đồng nghĩa với tình yêu. Không còn sai lầm nào nghiêm trọng hơn thế, bởi vì, như ta đã thấy, tính dục đòi phải có cam kết con người trong một liên hệ liên tục. Hiện đang có sự phát triển phân cực giữa một bên là những người bênh vực quan điểm coi tính dục như chỉ để gây khóai cảm và những người lên án khoái cảm và khăng khăng nhấn mạnh rằng con cái mới là biện minh chính. Cả hai đều lầm. Vì chỉ đi tìm khoái cảm mà thôi sẽ làm con người mất phẩm giá; tuy nhiên nếu làm tình chủ yếu chỉ để có con quả đã giảm thiểu cái ý nghĩa hiện sinh (existential) của nó. Chính ý nghĩa này nay cần được xem sét, bởi vì tính dục đã tiến tới giai đoạn trong đó sự sống mới có thể được tạo nên trong một số hoàn cảnh được dự liệu trước, trong khi những khoảng thời gian còn lại, có khi kéo dài cả 50 năm, nó không có tính truyền sinh, thì thiết tưởng ta cần đi tìm cái ý nghĩa nội tại của nó. Ðể đạt được ý nghĩa trọn vẹn của nó, việc làm tình phải được thực hiện với sự quan tâm và với ý thức cao độ về giá trị của người bạn đời.
Giao hợp là giây phút phản ảnh sự phân cực giữa sự gần gũi và xa cách của vợ chồng. Nó nhắc ta nhớ đến mối liên hệ của Thiên Chúa Ba Ngôi: Ba Ngôi vừa là một vừa hoàn toàn tự lập. Cũng thế, vợ chồng đạt tới tận cùng của kết hợp rồi lại rời nhau ra và trở về với vai trò tách biệt nhau trong bổ túc (separate complimentarity).
Tính dục là một trong những phương thế mạnh mẽ nhất để trao hiến sự sống. Trong một số ít trường hợp, nó được sử dụng một cách cố ý để tạo ra sự sống mới. Nhưng phần lớn, nó được sử dụng để làm mới lại cuộc sống của hai vợ chồng và qua họ, cuộc sống của gia đình. Hôn nhân bảo vệ việc phát biểu cái tiềm năng kia còn tính dục thì bảo vệ bản chất vững bền của tình yêu.
LÒNG CHUNG THỦY
Một công kích khác về hôn nhân hiện đại cho rằng nếu phải duy trì hình thức đơn hôn, thì liên hệ ấy không thể có tính độc chiếm. Họ lấy đủ lý do để bênh vực cho những liên hệ ngoài hôn nhân, mà lý do chính là vợ chồng cần những tiếp xúc khác để phong phú hóa cuộc sống cá nhân cũng như cuộc sống tính dục của họ. Ðây là quan điểm của một nhà phân tâm học nổi tiếng của Mỹ: "Trong suốt 38 năm hành nghề phân tâm học, tôi đã thấy nhiều người được hưởng ích lợi nhờ những cuộc tình vụng trộm, và những cuộc tình này đã giúp hôn nhân của họ rất nhiều. Kết luận, sau nhiều năm quan sát, tôi đã ủng hộ các cuộc tình vụng trộm ấy vì những kết quả tích cực của chúng; rất ít trường hợp đưa đến đau buồn" (6). Thực ra, quan điểm này có nhiều nghi vấn vì rất nhiều cuộc hôn nhân gặp đau buồn và bất hạnh sau các cuộc tình vụng trộm kiểu đó. Và ở một số trường hợp, chúng còn là lý do trực tiếp hoặc gián tiếp đưa đến đổ vỡ hôn nhân.
Quan điểm truyền thống Do thái và Kitô giáo vốn chống lại ngoại tình. Quả thế, Cựu Ước còn dự liệu việc ném đá kẻ ngoại tình cho đến chết, dù trên thực tế rất ít khi áp dụng biện pháp này. "Người đàn ông phạm tội ngoại tình với người đàn bà đã có chồng: người đàn ông ngoại tình với vợ người khác sẽ phải chết, hắn và kẻ đồng loã với hắn" (Lêvi 20:10).
Tại sao lại nghiêm khắc quá vậy? Cũng giống như việc ngăn cấm tà dâm, lý do là phụ quyền, săn sóc và bảo vệ sự sống mới. Còn người vợ, bà vốn được coi là một phần trong các sở hữu của chồng. Trên bình diện thiêng liêng, hôn nhân được coi như là biểu tượng của liên hệ giao ước giữa Thiên Chúa và con người. Ðó là liên hệ tuyệt hảo của lòng trung trinh và Israel luôn bị khiển trách vì đã ngoại tình đi lạc vào những thực hành và những tôn giáo ngoại đạo lân cận. Liên hệ giao ước cho thấy bản chất đích thực của tình yêu bao giờ cũng đòi hỏi một liên hệ chung thủy.
Trên bình diện hiện sinh, bình diện chúng ta đang khảo sát, sự bất trung là một hành vi phản bội khiến người phối ngẫu phải lo âu xao xuyến trước một mất mát sẽ xẩy tới. Họ thấy họ bị rẫy bỏ và từ khước, bị so sánh một cách không thuận lợi với người khác, bất lực không thể thoả mãn các đòi hỏi của bạn mình. Những người ca tụng sự tự do bất trung cho rằng tự do ấy tốt về mọi mặt, chỉ trừ có ghen tuông thôi. Kết luận là phải loại trừ ghen tuông, chứ không nên lọai trừ sự bất trung kia.
Nhưng chính trong ghen tuông, ta thấy mọi người đều có nỗi sợ chung phải mất người thân yêu. Ghen tuông được định nghĩa như một nỗi sợ, một nỗi canh cánh bên lòng về một mất mát lớn. Sự đe doạ mất mát này là nét bất biến trong cõi nhân sinh, và nếu ráng làm nó mất đi, ta sẽ thấy mình như không còn phải là người nữa. Không có cách nào có thể loại trừ được ghen tuông cho đến khi và chỉ trừ khi cái con người liên hệ kia không còn quan trọng đối với ta nữa. Vì lúc đó làm gì còn ghen với tức bởi người ấy đã mất hết ý nghĩa đối với ta rồi. Trong hôn nhân, sẽ có lúc hết ghen vì người phối ngẫu chẳng còn chi ăn nhậu với ta.
Nhưng nếu ta vẫn còn yêu họ mà họ lại phản bội ta thì sao? Truyền thống thường làm cho người ngoại tình phải chịu trách nhiệm và có mặc cảm tội lỗi về hành vi ngoại tình, xét về phương diện "kỹ thuật". Tuy nhiên càng khảo sát kỹ các cơ hội khiến người ta ngoại tình, ta càng nhận ra rằng đó không luôn luôn là hành vi đơn phương và cố ý bất trung. Người phối ngẫu được coi là "vô tội" thực ra có thể đã góp phần khá lớn vào tác phong của người bạn đời mình. Không chịu giao hợp, không chịu biểu lộ cữ chỉ yêu đương, từ từ làm cho người kia tê liệt một cách có hệ thống, tất cả tựu trung sẽ đem lại thất vọng khiến người kia phải đi tìm mối liên hệ khác thay thế. Bất cứ khi nào có chuyện bất trung xẩy ra, điều quan trọng là cả hai người phối ngẫu đều phải duyệt lại cuộc sống tâm tình của mình. Không phải lúc nào ta cũng tìm ra lời giải thích thoả đáng từ những duyệt xét ấy, tuy nhiên sự lượng giá về mối liên hệ như thế chắc chắn sẽ làm cho hoàn cảnh được sáng tỏ và giúp ích cho tương lai rất nhiều.
TÌNH BẠN
Phe ủng hộ ngoại tình nắm được một phần sự thực, đó là việc vợ chồng cần có bạn bè riêng cũng như họ cần đến nhau. Trong xã hội ta, tình bạn giữa những người cùng một phái bị người ta nhìn bằng con mắt ngờ vực và cau mày. Tuy nhiên, một phần trong diễn trình giải phóng các mối liên hệ nhân bản hiện nay là việc nới rộng tình bằng hữu. Ðàn ông cũng như đàn bà làm việc bên cạnh nhau tại sở, và từ những gặp gỡ đó, tình bạn nẩy sinh đem theo nhiều ý nghĩa sâu đậm. Những tình bạn này nới rộng các giao tiếp tại gia của ta và làm cho cuộc sống của những người liên hệ thêm phong phú.
Nhưng phải sống tình bạn ấy như thế nào để nó khỏi kết thúc trên một chiếc giường? Muốn vậy cần phải tâm niệm rằng tình bạn khác tình vợ chồng. Hôn nhân đòi vợ chồng phải hoàn toàn sẵn sàng hiến thân cho nhau và cho gia đình. Thành ra rất khó có thể hoàn toàn sẵn sàng cho hai con người khác nhau cùng một lúc được. Tình bạn do đó cần phải có giới hạn, với ý thức rõ rệt rằng ta phải chú tâm đến người bạn đời và con cái trước. Ðặc biệt, tình bạn phải tránh các giao hợp tính dục là thứ chỉ thuộc về liên hệ thân mật vợ chồng mà thôi. Một số người cố gắng tiến hành cùng một lúc cả hôn nhân lẫn những cuộc tình vụng trộm. Kết quả là họ thiếu công bình đối với cả hai. Nhưng nếu cuộc hôn nhân chỉ đã được duy trì nhờ những vụ phá rào thì sao? Hoàn cảnh như vậy rất có thể có, và thực ra đã có từ những ngày xa xưa. Chúng cho thấy con đường nửa vời giữa ly thân, ly dị và tiếp tục sống đời đôi lứa. Chúng được duy trì như những mảnh vụn của những liên hệ trọn vẹn.
Tuy nhiên, tình bạn cho phép các nhân cách hành động hỗ tương với nhau, đem các ý tưởng ra thử nghiệm, tin tưởng trao đổi cảm nghĩ và quan điểm. Cho nên tình bạn chân chính nào cũng làm cho nhau thêm phong phú. Nhưng trong tình bạn, ta thấy cả lợi lộc lẫn nhiệm vụ. Vợ chồng do đó cần biết bạn bè của người kia, nhất là bạn bè khác phái, và phải bảo đảm rằng nhửng tình bạn ấy không được gây nên lo âu xao xuyến thái quá cho người bạn đời. Người phối ngẫu của người bạn cần biết đến sự hiện hữu của tình bạn và nếu có thể thì cả bốn người đều trở thành bạn hữu của nhau. Tình bạn càng gần gũi thì càng cần phải quan tâm để đừng biến nó thành liên hệ vợ chồng. Một cách đặc biệt, không nên sử dụng tình bạn như những chiếc màn hướng âm (sounding boards) để lượm lặt những lời chỉ trích thường xuyên chống người phối ngẫu. Các khó khăn trong hôn nhân cần được giải quyết giữa hai vợ chồng với nhau, nếu không, người bạn rất dễ trở thành người thay thế cho vợ hoặc chồng mình.
Trên hết, dấu hiệu chân chính của tình bạn là phải bảo đảm rằng không được từ khước bất cứ điều gì thuộc về hôn nhân. Như thế, không được rút gọn có hại cho người bạn đời của mình những thứ như thì giờ, sự sẵn sàng hiến thân, các cảm nghiệm mới, sự quan tâm và âu yếm, những thứ vốn thuộc về liên hệ thân mật của hôn nhân. Ðiều có thể xẩy ra với người bạn là một số khía cạnh trong việc nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng mà ta không thể chia sẻ với người bạn đời một cách dễ dàng được, và ở đây, tình bạn đóng một vai trò vô giá khi cơ sở của hành động hỗ tương được nới rộng ra.
Các lợi ích của tình bạn thì có nhiều nhưng cũng không thiếu những nguy hại. Khi việc trà trộn giữa các phái và những tình bạn giữa những người khác phái mỗi ngày một trở nên thông thường hơn, thì phần nào ta càng cần phải trông chừng, biết tự chủ và thận trọng đến tính trung thực của bạn bè.
CON CÁI
Các sách viết trong thế hệ trước thường đặt con cái vào đầu chương nói về tính dục. Ở đây, chủ trương của họ không hẳn nói lên sự dửng dưng hoặc hạ giá. Con cái vẫn luôn là những thực tại sống động quí giá nói lên tình yêu của hai người phối ngẫu dành cho nhau và cho hậu duệ của họ. Việc tạo ra chúng, dưỡng dục và chăm sóc chúng vẫn luôn là ưu tiên cao trong mọi gia đình.
Các kết quả nghiên cứu tâm lý học cho thấy phúc lợi của con cái có liên quan mật thiết với sự ổn định và hạnh phúc của cha mẹ. Và ngược lại, mối liên hệ của cha mẹ giữ vai trò sinh tử đối với phúc lợi của con cái. Tuy thế, cho đến mãi gần đây, người ta thường nói nhiều về chuyện sinh con mà ít đề cập đến vấn đề hạnh phúc của cha mẹ. Thực ra cái hạnh phúc ấy vô cùng quan hệ đối với việc chuyển giao các đặc điểm và giá trị mà con cái cần. Các đặc điểm và giá trị đó chính là sự ổn định, sự chăm sóc, sự an toàn, lòng yêu thương, nam tính và nữ tính. Ngày nay, một cách tiệm tiến nhưng chắc chắn, người ta càng ngày càng nhấn mạnh hơn đến phẩm chất hơn là số lượng trong việc dưỡng dục con cái.
Nhiều cuộc hôn nhân, khoảng 10%, không có con do yếu tố hiếm muộn của một trong hai vợ chồng (7). Các tiến bộ khoa học đang liên tiếp đạt được trong phạm vi này khiến cho con số những trường hợp hiếm muộn ngoài ý muốn hy vọng sẽ giảm đi trong tương lai.
Còn lại một số ít các cặp vợ chồng tự ý chọn hiếm muộn. Người ta thường chỉ trích những cặp vợ chồng này là ích kỷ và tôn thờ vật chất. Chắc chắn có những người như vậy, nhưng cũng có những người, sau khi cân nhắc kỹ luỡng, thấy họ không có ơn gọi về đàng con cái. Họ có thể hãi sợ con nít, không có bản năng làm mẹ, sợ mất tự do, hoặc đơn giản cảm thấy họ không có khiếu làm cha làm mẹ. Mỗi cặp vợ chồng phải lượng giá cẩn thận những lý do của mình từ ích kỷ tới những lý do chính đáng. Không phải ai cũng thích hợp hoặc sẵn sàng trở thành cha mẹ, và những gia đình có con trên khắp thế giới chính là những nhắc nhở sống động cho thấy nhiều cha mẹ chỉ là cha mẹ cho có tên mà thôi. Sự quá quan tâm đến việc truyền sinh mà không đồng thời lượng giá những phức tạp của việc làm cha làm mẹ đã chỉ nhấn mạnh đến việc ra đời của những sự sống mới mà không đưa ra những nhận định thông sáng toàn bộ về những điều kiện xứng đáng của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái. Vì con cái ngày nay càng ngày tăng giá trị, nên xã hội phương tây hiện đang thay đổi lập trường từ việc sinh sản bừa bãi qua việc làm cha mẹ có trách nhiệm, theo đó, cha mẹ, và chỉ có cha mẹ mà thôi, mới có thể lượng giá được khả năng của họ liên quan đến kích thước gia đình từ không con đến nhiều con tùy theo các tài nguyên của họ.
ÐIỀU HÒA SINH SẢN
Các nguyên tắc điều hoà sinh đẻ đều được tất cả các giáo hội Kitô giáo công nhận. Nói cách khác, vợ chồng có trách nhiệm phải lượng giá mức độ đồng sáng tạo với Ðấng Tối Cao. Họ sẽ sai lầm khi không quảng đại lẫn khi không sinh đẻ có trách nhiệm. Tuy nhiên vấn đề được sử dụng phương pháp nào thì vẫn còn tranh luận. Các giáo hội ngoài Công giáo La-mã đã đi đến kết luận cho phép dùng các phương tiện ngừa thai thuộc cơ khí lẫn hóa học và nếu kể cả việc triệt sản thì có đến 80% các phụ nữ kết hôn đã sử dụng các phương tiện ngừa thai này (8). Luận chứng căn bản của thần học Công giáo là: mọi hành vi tính dục phải mở ra sẵn sàng đón nhận sự sống mới. Theo lời Ðức Phaolô VI, "Giáo hội, khi thúc giục con người tuân giữ các định thức của luật tự nhiên, mà mình không ngừng giải thích bằng các học thuyết, đã truyền dạy như một đòi hỏi tuyệt đối rằng bất cứ sử dụng hôn nhân ra sao cũng phải duy trì tiềm năng tự nhiên của nó là sinh sản ra sự sống con người" (9). Ðối với người Công giáo, đó là giáo huấn của Giáo hội và họ không thể và không nên làm ngơ giáo huấn ấy ngoại trừ sau khi đã nghiêm chỉnh xem sét vấn đề và đạt tới những kết luận khác theo lương tâm của mình. Sự xem sét này không hẳn là chuyện thông thường và có nhiều bằng chứng cho thấy khá nhiều người công giáo đành làm ngơ giáo huấn ấy.
Có nhiều lý do khiến người ta chấp nhận giải pháp khác. Nhưng không lý do nào được Giáo hội ủng hộ và vấn đề này hiện là vết thương sâu xa đang chia rẽ Giáo hội Công giáo La-mã.
Có điều cần phải thêm rằng trong hai mươi năm trở lại đây, việc sử dụng thời kỳ trứng không rụng (infertile period) đã có nhiều tiến bộ quan trọng và việc sử dụng các phương pháp lấy nhiệt độ và thử chất nhờn âm đạo (cervical mucus) đã đưa lại những kết quả hết sức thoả đáng. Như thế, ta cần phân biệt một bên là các căn bản thần học đối với giáo huấn của Giáo hội và một bên là những hậu quả thực tế của việc dùng các hình thức khác nhau trong việc điều hoà sinh đẻ. Rất có thể một ngày kia thời kỳ trứng không rụng sẽ dần dần đem lại được những tiến bộ đáng kể đến nỗi nó được mọi người dùng đến vì giá trị riêng của nó. Hiện nay, điều đó chưa xẩy ra, nhưng mặt khác không có phương pháp ngừa thai hiện có nào có được đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn và hữu hiệu. Cho nên vẫn còn trách nhiệm hai mặt: vừa tuân giữ nền thần học chống ngừa thai vừa phải ráng tìm ra những phương thế vừa kính trọng bản nhiên con người mà lại an toàn và hữu hiệu. Tựu chung, qua việc khảo sát tường tận về tình yêu và dục tính nhân bản, ta sẽ tìm ra nền thần học về ý nghĩa của giao hợp. Ðiều này mới chỉ bắt đầu xẩy ra trong mấy năm gần đây, nên cần được mọi người nhất trí trước khi gặp được lúc thuận tiện cho việc thay đổi căn bản. Trong khi chờ đợi, vẫn còn nhiều căng thẳng giữa điều được tiếp nhận và điều đang xẩy ra. Ðiều chủ yếu là phải vâng lời Giáo hội, nhưng mặt khác những cuộc tranh luận căn bản có tính tiên tri cần được tiếp tục. Chủ yếu cũng cần phải tránh việc kết tội lẫn nhau và tỏ ra ngờ vực những người đang khảo sát bản chất của tính dục một cách sâu sắc hơn. Việc khai triển suy nghĩ cũng cần thiết như việc vâng lời, và sự căng thẳng giữa lề luật và tình yêu vốn cũng xưa như việc khởi đầu của Kitô giáo và các trước tác của Thánh Phaolô.
Người ta cũng sợ rằng nếu giáo huấn của Giáo hội thay đổi về vấn đề ngừa thai, thì đó sẽ là một bước chuyển tiếp dẫn đến việc chấp thuận cho phá thai. Nhưng không có chứng cớ nào cho thấy cái trước bắt buộc sẽ dẫn đến cái sau. Những vấn đề nằm ở bên dưới hoàn toàn khác và việc chống phá thai thực ra vô cùng mạnh mẽ trong mọi cộng đoàn. Gom tất cả các vấn đề tính dục vào một rọ xét ra hoàn toàn không thể chấp nhận được. Thủ dâm, tà dâm, ngoại tình, ngừa thai, phá thai, ly dị, đồng tính luyến ái, hiếp dâm... đều là những vấn đề riêng rẽ, và trong quá khứ việc gom chúng thành một đã gây hại nhiều hơn lợi.
TÓM LƯỢC
Tính dục con người là một diễn trình phát triển cùng với nhân cách. Có hai hình thức: tính dục trẻ thơ và tính dục trưởng thành, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong kinh nghiệm người lớn. Giao hợp là kinh nghiệm người lớn, và là sức mạnh trao hiến sự sống: sự sống mới chỉ được nhằm trong một số hoàn cảnh, còn các hoàn cảnh khác, nó có khả năng đem lại sự sống cho hai vợ chồng. Sự sống này được cảm nghiệm một cách đầy đủ nhất trong hôn nhân vốn là liên hệ có mục đích làm dễ dàng hơn cả diễn trình trao hiến sự sống. Khi việc giao hợp tính dục có tính truyền sinh, cha mẹ có trách nhiệm về kích thước của gia đình mình cũng như việc sử dụng những phương pháp hạn chế gia đình phù hợp với các phán đoán của một lương tâm hiểu biết. Mọi hành vi tính dục bên ngoài hôn nhân tuy có ý nghĩa nhưng chỉ là ý nghĩa phiến diện, không đầy đủ.
Tài Liệu Tham Khảo:
1. Xem Chương 3
2. Allen, C., A Textbook of Psychosexual Disorders. Oxford University Press, 1962.
3. Masserman, J.H. (ed.), Dynamics of Deviant Sexuality. Grune and Stratton, 1969.
4. Dunnell, K., Family Formation 1976. Office of PopulationCensus anf Surveys, 1979.
5. Dominian, J., Proposals for a New Sexual Ethic. Darton, Longman and Todd, 1977.
6. Spurgeon English, O. And Heller, M.S., 'Is Marital Fidelity Justified' in Sexual Issues in Marriage, ed. L. Gross. Spectrum Publications, New York, 1975.
7. Glick, P., 'Updating the Life Cycle of the Family'. Tham luận đọc tại kỳ họp thường niên của Hiệp Hội Dân số Mỹ Châu, Montreal, 1976.
8. Dunnell, Family Formation, p. 42.
9. Paul VI, Humanae Vitae.
Thông Báo
Chương trình Hành Hương Mẹ La Vang Hoa Thịnh Đốn
Ban Tổ Chức
09:14 09/06/2008
Chương trình Hành Hương Mẹ La Vang Hoa Thịnh Đốn
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Hành Hương Đức Mẹ La Vang - Thủ Đô Washington, DC
Chủ Đề: "Cùng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Chúng Ta Về Bên Mẹ La Vang"
Thứ Năm 19/6/2008 - Thứ Bảy 21/6/2008
National Shrine of our Lady of the Immaculate Conception
Kỷ Niệm 20 năm PhongCác Thánh Tử Đạo Việt Nam, 19/6/88-19/6/08
Biệt Kính Hai Thánh Quan Thầy Liên Đoàn: Phêrô và Phaolô
Tham quan Thắng cảnh Thủ Đô Washington
Thứ Năm, 19/6/08
- Buổi sáng Tự Do, thăm viếng các bảo tàng viện & Capitol / DCA
- Buổi chiều
- 3:00pm Ghi Danh Vương Cung Thánh Đường, dưới hầm (Crypt)
- 5:00pm Thánh Lễ Khai Mạc - Kính Các Thánh Tử Đạo VN, (upper Church).
- LM Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo chủ tế.
- LM Nguyễn Khắc Hy thuyết giảng.
- Phụ Trách Phụng Vụ và Thánh Nhạc: Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Trung Ương Hoa Kỳ
- 6:15pm Ăn chiều, tự do, Cafeteria
- 7:00pm Hội Thảo Chung, upper Church: Chủ Toạ: LM Nguyễn Thanh Châu, Chủ Tịch Miền Đông Nam và LM. Hồ Mậu; Điều Hợp Viên: PT Nguyễn Hòa Phú, T. Thư Ký Liên Đoàn )
- 8:00pm Chầu Thánh Thể: chủ tế: LM Phan Cường, Chủ Tịch Miền Tây Hoa Kỳ; Hoà Giải: qúy cha hiện diện, (upper Church)
- 9pm-9:45pm Kiệu Thánh Thể và Xương Thánh Tử Đạo, Rước Nến quanh VCTĐ, hôn kính Xương Thánh: chủ sự: LM Phan Cường, Chủ Tịch Miền Tây Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 20 tháng 6
- Buổi sáng
- 10:00am-12:00pm Giảng Thuyết & Hội Thảo theo nhóm
- Người lớn: Chủ Toạ: Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn; Điều Hợp Viên: LM Trần Công Nghị, Giám Đốc Vietcatholic.net
- Thanh Niên: LM Nguyễn Khảm, Ðồng Minh Quang & Nguyễn Hoài Chương
- Thiếu Nhi: LM. Trần Quốc Tuấn & Nguyễn Bá Thông
- 12:00pm Thánh Lễ (Kính Thánh Quan Thầy LĐ: Phêrô & Phaolô)
- Chủ Tế: LM Nguyễn Anh Tuấn, CT Miền Tây Bắc Hoa Kỳ
- Giảng Thuyết: LM Đinh Ngọc Quế, CT Miền Tây Nam Hoa Kỳ
- Phụ Trách Phụng Vụ và Thánh Nhạc: Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Maryland
- 1:15pm Ăn Trưa, tự do
- 3:00pm-5:00pm: Tại Memorial Hall (dưới hầm)
- + Hội Thảo Người Lớn: Vai Trò Giáo Dân Hôm Nay
- LM. Nguyễn Khắc Hy đề tài: Vai Trò Nhân Chứng cuả Giáo dân Ngày Nay
- GS Bùi Hữu Thư đề tài: Gia Đình Sống Đạo Tại Hoa Kỳ
- Điều Hợp Viên: BS Nguyễn Tiến Cảnh, CT/GD Miền Đông Nam Hoa Kỳ
- Thư Ký: Ông Lê Thanh Liêm, Trưởng Phong Trào Đồng Hành
- + Giới Trẻ: Sinh Hoạt, Thảo Luận. (L.M. Ðồng Minh Quang & Nguyễn Hoài Chương)
- + Thiếu Nhi: Sinh Hoạt, Thảo Luận. (LM. Trần Quốc Tuấn & Nguyễn Bá Thông)
- + Ca Đoàn & Nhóm Thiếu Nhi Tổng dợt văn nghệ
- 5:00pm Giải Lao, chuẩn bị Trình diễn
- 5:30pm-7:00pm Văn Nghệ & Thánh Nhạc
- 7:00pm Xe bus di chuyển đưa đến nhà hàng “Thần Tài”
- 8:00pm Dạ Tiệc Liên Đoàn
Thứ Bảy, 21 tháng 6
- 10:00am Tập trung – Tổng dợt văn nghệ
- 11:00am Rước Kiệu Đức Mẹ
- 12:00 pm Thánh lễ Đại Trào - Đức Mẹ La Vang
- Chủ Tế & Giảng Thuyết: Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn
- Phụ Trách Phụng Vụ và Thánh Nhạc: Ban Tổ Chức Hành Hương Mẹ La Vang
- Phép Lành Tòa Thánh
- Tuyên Bố Ngày Hành Hương La Vang năm 2009
- Di chuyển xuống Nhà Nguyện Đức Mẹ La Vang: Thứ Tự: (1) Ca Đoàn Tổng Hợp; (2) Toán Dàn Chào Danh Dự Hiệp Sĩ Đoàn; (3) Quý Cha và Đức Hồng Y.
- Ghi chú: Liên Đoàn các Hiệp Sĩ Đoàn Vùng Thủ Đô sẽ chịu trách nhiệm giữ trật tự và dàn chào trong hai ngày Thứ Năm 19/6/08 và Thứ Bẩy 21/6/08.
13:30 pm Bế Mạc
Pilgrimage at the Basilica of National Shrine of the Immaculate Conception
(Our Lady of Lavang Chapel) June 19 – June 21, 2008
Theme: “With the Vietnamese Martyrs, We Come to Our Lady of Lavang”
Thursday: June 19, 2008
- Morning: Sight-seeing in DC
- 3:00 pm: Registration in Crypt Church
- 5:00 pm: Opening Mass
- Presiding: Rev. Nguyen Thanh Liem, President of the Federation
- Homilist: Rev. Nguyen Khac Hy
- 6:15 pm: Dinner
- 7:00 pm: Seminar: Topic: Family Ministry (in the Upper Church: Presiding: Rev. Nguyen Thanh Chau; panel presentation: Rev. Nguyen Thanh Chau and Ho Mau; Falicitator: Deacon Nguyen Hoa Phu).
- 8:00 pm: Presiding: Rev. Phan Cuong, President of Western Region: Adoration of the Eucharist, and Confession (in the Upper Church)
- 9 pm - 9:45 pm: Candle and Eucharistic Procession, Veneration of the Relics of Martyrs.
Friday, June 20, 2008
- 10:00 am-12:00 pm: Group workshops:
- Adults: Topic: Catholic Religious Education, Presiding: Cardinal Phạm Minh Mẫn; Falicitator: Rev. Tran Cong Nghi, Director, Vietcatholic Network.
- Young Adults: Rev Nguyễn Khảm, Rev Đồng Minh Quang & Rev Nguyễn Hoài Chương
- Youth: Rev. Trần Quốc Tuấn and Rev. Nguyễn Bá Thông.
- 12:00 pm: Mass (in the Upper Church) presiding: Rev. Tuan Anh Nguyen, President of the Eastern Region.
- Homilist: Rev. Que Ngoc Dinh, President of the South-Western Region
- 1:15 pm: Lunch break
- 3:00 pm - 5:00 pm: Group activities:
- Adults: Rev. Nguyen Khac Hy “The Roles of the Laity Today as Witnesses” and
- Dr. Bùi Hữu Thư “Family Living the Christian Faith in the US” (in Memorial Hall)
- Young Adults and Youth: Group Discussion.
- Choirs and Children: Rehearsal for Choral and Dance performances
- 5:00 pm: Break
- 5:30 pm-7:00 pm: Choral and Dance Performances
- 7:00 pm: Transportation to Fortune Restaurant in Falls Church, VA.
- 8:00 pm: Banquet at Fortune Restaurant
Saturday, June 21, 2008
- 10:00 am: Assembly and Rehearsal for Choral and Dance performances
- 11:00 am: Marian Procession
- 12:00 pm: Solemn Mass: Cardinal Phạm Minh Mẫn (Presiding and Preaching)
- 13:30 pm: Benediction and Closing
- Procession to Our Lady of La Vang Chapel: Order of procession: (1) Joint Choir; (2) Knights of Columbus Color Guards; (3) Priests and Cardinal
- Notes: The Knights of Columbus Councils in the Metro Area will function as Color Guards and ushers during the activities on Thursday June 19 and Saturday June 21, 2008.
Chương trình Hành Hương Mẹ La Vang Hoa Thịnh Đốn
Bùi Hữu Thư
12:02 09/06/2008
Chương trình Hành Hương Mẹ La Vang Hoa Thịnh Đốn
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Hành Hương Đức Mẹ La Vang - Thủ Đô Washington, DC
Chủ Đề: "Cùng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Chúng Ta Về Bên Mẹ La Vang"
Thứ Năm 19/6/2008 - Thứ Bảy 21/6/2008
National Shrine of our Lady of the Immaculate Conception
Kỷ Niệm 20 năm PhongCác Thánh Tử Đạo Việt Nam, 19/6/88-19/6/08
Biệt Kính Hai Thánh Quan Thầy Liên Đoàn: Phêrô và Phaolô
Tham quan Thắng cảnh Thủ Đô Washington
Thứ Năm, 19/6/08
- Buổi sáng Tự Do, thăm viếng các bảo tàng viện & Capitol / DCA
- Buổi chiều
- 3:00pm Ghi Danh Vương Cung Thánh Đường, dưới hầm (Crypt)
- 5:00pm Thánh Lễ Khai Mạc - Kính Các Thánh Tử Đạo VN, (upper Church).
- LM Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo chủ tế.
- LM Nguyễn Khắc Hy thuyết giảng.
- Phụ Trách Phụng Vụ và Thánh Nhạc: Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Trung Ương Hoa Kỳ
- 6:15pm Ăn chiều, tự do, Cafeteria
- 7:00pm Hội Thảo Chung, upper Church: Chủ Toạ: LM Nguyễn Thanh Châu, Chủ Tịch Miền Đông Nam và LM. Hồ Mậu; Điều Hợp Viên: PT Nguyễn Hòa Phú, T. Thư Ký Liên Đoàn )
- 8:00pm Chầu Thánh Thể: chủ tế: LM Phan Cường, Chủ Tịch Miền Tây Hoa Kỳ; Hoà Giải: qúy cha hiện diện, (upper Church)
- 9pm-9:45pm Kiệu Thánh Thể và Xương Thánh Tử Đạo, Rước Nến quanh VCTĐ, hôn kính Xương Thánh: chủ sự: LM Phan Cường, Chủ Tịch Miền Tây Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 20 tháng 6
- Buổi sáng
- 10:00am-12:00pm Giảng Thuyết & Hội Thảo theo nhóm
- Người lớn: Chủ Toạ: Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn; Điều Hợp Viên: LM Trần Công Nghị, Giám Đốc Vietcatholic.net
- Thanh Niên: LM Nguyễn Khảm, Ðồng Minh Quang & Nguyễn Hoài Chương
- Thiếu Nhi: LM. Trần Quốc Tuấn & Nguyễn Bá Thông
- 12:00pm Thánh Lễ (Kính Thánh Quan Thầy LĐ: Phêrô & Phaolô)
- Chủ Tế: LM Nguyễn Anh Tuấn, CT Miền Tây Bắc Hoa Kỳ
- Giảng Thuyết: LM Đinh Ngọc Quế, CT Miền Tây Nam Hoa Kỳ
- Phụ Trách Phụng Vụ và Thánh Nhạc: Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Maryland
- 1:15pm Ăn Trưa, tự do
- 3:00pm-5:00pm: Tại Memorial Hall (dưới hầm)
- + Hội Thảo Người Lớn: Vai Trò Giáo Dân Hôm Nay
- LM. Nguyễn Khắc Hy đề tài: Vai Trò Nhân Chứng cuả Giáo dân Ngày Nay
- GS Bùi Hữu Thư đề tài: Gia Đình Sống Đạo Tại Hoa Kỳ
- Điều Hợp Viên: BS Nguyễn Tiến Cảnh, CT/GD Miền Đông Nam Hoa Kỳ
- + Giới Trẻ: Sinh Hoạt, Thảo Luận. (L.M. Ðồng Minh Quang & Nguyễn Hoài Chương)
- + Thiếu Nhi: Sinh Hoạt, Thảo Luận. (LM. Trần Quốc Tuấn & Nguyễn Bá Thông)
- + Ca Đoàn & Nhóm Thiếu Nhi Tổng dợt văn nghệ
- 5:00pm Giải Lao, chuẩn bị Trình diễn
- 5:30pm-7:00pm Văn Nghệ & Thánh Nhạc
- 7:00pm Xe bus di chuyển đưa đến nhà hàng “Thần Tài”
- 8:00pm Dạ Tiệc Liên Đoàn
Thứ Bảy, 21 tháng 6
- 10:00am Tập trung – Tổng dợt văn nghệ
- 11:00am Rước Kiệu Đức Mẹ
- 12:00 pm Thánh lễ Đại Trào - Đức Mẹ La Vang
- Chủ Tế & Giảng Thuyết: Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn
- Phụ Trách Phụng Vụ và Thánh Nhạc: Ban Tổ Chức Hành Hương Mẹ La Vang
- Phép Lành Tòa Thánh
- Tuyên Bố Ngày Hành Hương La Vang năm 2009
- 13:30 pm Bế Mạc
Pilgrimage at the Basilica of National Shrine of the Immaculate Conception
(Our Lady of Lavang Chapel) June 19 – June 21, 2008
Theme: “With the Vietnamese Martyrs, We Come to Our Lady of Lavang”
Thursday: June 19, 2008
- Morning: Sight-seeing in DC
- 3:00 pm: Registration in Crypt Church
- 5:00 pm: Opening Mass
- Presiding: Rev. Nguyen Thanh Liem, President of the Federation
- Homilist: Rev. Nguyen Khac Hy
- 6:15 pm: Dinner
- 7:00 pm: Seminar: Topic: Family Ministry (in the Upper Church: Presiding: Rev. Nguyen Thanh Chau; panel presentation: Rev. Nguyen Thanh Chau and Ho Mau; Falicitator: Deacon Nguyen Hoa Phu).
- 8:00 pm: Presiding: Rev. Phan Cuong, President of Western Region: Adoration of the Eucharist, and Confession (in the Upper Church)
- 9 pm - 9:45 pm: Candle and Eucharistic Procession, Veneration of the Relics of Martyrs.
Friday, June 20, 2008
- 10:00 am-12:00 pm: Group workshops:
- Adults: Topic: Catholic Religious Education, Presiding: Cardinal Phạm Minh Mẫn; Falicitator: Rev. Tran Cong Nghi, Director, Vietcatholic Network.
- Young Adults: Rev Nguyễn Khảm, Rev Đồng Minh Quang & Rev Nguyễn Hoài Chương
- Youth: Rev. Trần Quốc Tuấn and Rev. Nguyễn Bá Thông.
- 12:00 pm: Mass (in the Upper Church) presiding: Rev. Tuan Anh Nguyen, President of the Eastern Region.
- Homilist: Rev. Que Ngoc Dinh, President of the South-Western Region
- 1:15 pm: Lunch break
- 3:00 pm - 5:00 pm: Group activities:
- Adults: Rev. Nguyen Khac Hy “The Roles of the Laity Today as Witnesses” and
- Dr. Bùi Hữu Thư “Family Living the Christian Faith in the US” (in Memorial Hall)
- Young Adults and Youth: Group Discussion.
- Choirs and Children: Rehearsal for Choral and Dance performances
- 5:00 pm: Break
- 5:30 pm-7:00 pm: Choral and Dance Performances
- 7:00 pm: Transportation to Fortune Restaurant in Falls Church, VA.
- 8:00 pm: Banquet at Fortune Restaurant
Saturday, June 21, 2008
- 10:00 am: Assembly and Rehearsal for Choral and Dance performances
- 11:00 am: Marian Procession
- 12:00 pm: Solemn Mass: Cardinal Phạm Minh Mẫn (Presiding and Preaching)
- 13:30 pm: Benediction and Closing
- Procession to the Crypt Church: Order: Joint Choir; Knights of Columbus Color Guards; The Priests.
- Notes: The Knights of Columbus Councils of the Washington Metro Area wil work as color guards and ushers during the activities on Thursday June 19 and Saturday June 21.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cầu Kinh
Nguyễn Đạo Huân
00:10 09/06/2008
CẦU KINH
Ảnh của Nguyễn Đạo Huân, Australia.
triệu hồi chuông trong tháp tin vui
Nhưng âm vang chưa tàn
đã thấy một thủy triều nước mắt đầy hơn
Ôi, lịch sử Việt Nam xót xa
đã xui người ngày thêm cách chia..
(Trích ca khúc Kinh Cầu Cho Tuổi Trẻ của Nguyễn Đình Toàn )
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền