Phụng Vụ - Mục Vụ
Tình Yêu Vị Tha
Phanxicô Xaviê
13:10 09/06/2010
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết
Bốn câu thơ trên của Xuân Diệu thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nó diễn tả tâm trạng của một thứ tình yêu trong nhân loại. Nhưng nếu chúng ta đọc những câu thơ này bằng nhãn quan Kitô giáo, ta sẽ thấy phảng phất trong đó hình ảnh một Thiên Chúa đầy lòng vị tha, từng bị con người "phụ rẫy", nhưng Ngài vẫn tiếp tục yêu thương họ bằng tình yêu nhưng không.. Chúa không chỉ cho “rất nhiều”, mà còn trao hiến cả toàn thể con người lẫn mạng sống của Ngài cho chúng ta và vì chúng ta, nhưng lại chẳng đòi hỏi gì từ phía con người ngoài tình yêu mến, Ngài mong muốn chúng ta trải ra và cũng dâng hiến cho nhau.giống như Ngài.
Thiên Chúa bỏ qua lỗi lầm của Đa-vít. Chúa Giêsu cũng đã tha tội cho một người phụ nữ. Nhưng con người hình như vẫn không chịu nhận ra lòng nhân từ vị tha của Thiên Chúa được tỏ bày nơi Đức Giêsu, nên họ vẫn tiếp tục bước đi trong u mê tăm tối. Dục vọng cá nhân đã cuốn hút con người vào vòng quay của nó, khiến người ta sẵn sàng trà đạp lên nhau mà sống, dùng mọi thủ đoạn để đạt được tham vọng của mình.
Bài đọc 1 trích sách Samuel nhắc lại chuyện vua Đavit. Ông là vị hoàng đế được con cái Israel yêu quý. Thế nhưng, vào buổi chiều nọ, khi Đa-vít dậy khỏi giường và đi tản bộ trên sân thượng. Ông thấy một phụ nữ đang tắm, dáng vẻ rất xinh đẹp. Ông sai người đi hỏi tung tích, mời nàng ấy đến và rồi nàng có thai. Chẳng may nàng đã có chồng, và ông đang ở ngoài mặt trận. Đa-vít cho người đi, liệu cách giết người chồng xấu số kia và Đa-vít cưới người phụ nữ ấy.
Thiên Chúa sai tiên tri Nathan đến gặp Đa-vit, và gợi cho Đa-vit những tội ông vừa phạm thật là nặng nề. Chúa đã xử với ông thật đại lượng, Người tuyển chọn và đặt ông làm vua, ban cho ông mọi sự…Thế mà ông đã khinh Lời Chúa, dám làm sự dữ trước mắt Người, đã cướp vợ người khác lại còn dùng gươm đâm chết chồng người ta.
Đa-vit thấy lỗi của mình, ông đã phạm những tội tày đình. Có lẽ lúc đó ông đã suy nghĩ không kỹ. Nhưng bây giờ được Người của Thiên Chúa mở mắt cho, ông cúi đầu thú nhận: ”Tôi đã phạm tội nghịch với Thiên Chúa”.
Không phải ai cũng biết mau mắn nhận lỗi như Đa-vit. Càng không có nhà vua nào có thể khiêm nhường đến như vậy. Lòng thành nhận biết tội lỗi của Đa-vit quả thật đã chạm được vào lòng thương xót của Thiên Chúa.
Tuy nhiên có thể nói, Đa-vit vẫn chưa được phúc như người phụ nữ tội lỗi trong bài Tin mừng Lc 7, 36 – 50 của Chúa nhật XI thường niên. Chị đã vượt qua dư luận và những cái nhìn xét đoán của người khác để đến đứng đàng sau Chúa Giêsu. Chị khóc lóc nức nở, biểu lộ tâm hồn ăn năn hối lỗi – chị lấy tóc mình mà lau chân Chúa, chị còn hôn chân Người một cách tha thiết. Chị đổ cả dầu thơm lên chân Chúa. Chị đã có lòng mến nhiều. Nó xuất phát từ một niềm tin, tin vào Chúa Giêsu là Đấng Thánh, có thể làm cho mình khỏi tội. Chị xứng đáng được đón nhận lòng bao dung của Thiên Chúa, nên Đức Giêsu nói với người phụ nữ: ”Tội của chị đã được tha”. Chắc chắn người phụ nữ này có niềm vui và hạnh phúc hơn Đa-vít, vì chị được gặp gỡ chính Chúa Giêsu. Người hiền từ, thông cảm và bênh vực kẻ tội lỗi.
Kết thúc bài Tin mừng này, thánh Luca cho biết, có nhiều phụ nữ được chữa khỏi quỷ ám đã đi theo Chúa và phục vụ Người. Khi viết như vậy, Thánh nhân như muốn nhắc nhở mỗi người chúng ta hôm nay, nhờ Bí tích Thanh Tẩy mà ta được ơn tha tội, cũng hãy mau mắn đứng lên theo chân Chúa Giêsu phục vụ Người. Phục vụ Chúa có nghĩa là phục vụ cho công cuộc truyền giáo của Giáo hội, bằng thái độ cư xử bác ái yêu thương, đầy lòng vị tha đối với nhau.
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết
Bốn câu thơ trên của Xuân Diệu thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nó diễn tả tâm trạng của một thứ tình yêu trong nhân loại. Nhưng nếu chúng ta đọc những câu thơ này bằng nhãn quan Kitô giáo, ta sẽ thấy phảng phất trong đó hình ảnh một Thiên Chúa đầy lòng vị tha, từng bị con người "phụ rẫy", nhưng Ngài vẫn tiếp tục yêu thương họ bằng tình yêu nhưng không.. Chúa không chỉ cho “rất nhiều”, mà còn trao hiến cả toàn thể con người lẫn mạng sống của Ngài cho chúng ta và vì chúng ta, nhưng lại chẳng đòi hỏi gì từ phía con người ngoài tình yêu mến, Ngài mong muốn chúng ta trải ra và cũng dâng hiến cho nhau.giống như Ngài.
Thiên Chúa bỏ qua lỗi lầm của Đa-vít. Chúa Giêsu cũng đã tha tội cho một người phụ nữ. Nhưng con người hình như vẫn không chịu nhận ra lòng nhân từ vị tha của Thiên Chúa được tỏ bày nơi Đức Giêsu, nên họ vẫn tiếp tục bước đi trong u mê tăm tối. Dục vọng cá nhân đã cuốn hút con người vào vòng quay của nó, khiến người ta sẵn sàng trà đạp lên nhau mà sống, dùng mọi thủ đoạn để đạt được tham vọng của mình.
Bài đọc 1 trích sách Samuel nhắc lại chuyện vua Đavit. Ông là vị hoàng đế được con cái Israel yêu quý. Thế nhưng, vào buổi chiều nọ, khi Đa-vít dậy khỏi giường và đi tản bộ trên sân thượng. Ông thấy một phụ nữ đang tắm, dáng vẻ rất xinh đẹp. Ông sai người đi hỏi tung tích, mời nàng ấy đến và rồi nàng có thai. Chẳng may nàng đã có chồng, và ông đang ở ngoài mặt trận. Đa-vít cho người đi, liệu cách giết người chồng xấu số kia và Đa-vít cưới người phụ nữ ấy.
Thiên Chúa sai tiên tri Nathan đến gặp Đa-vit, và gợi cho Đa-vit những tội ông vừa phạm thật là nặng nề. Chúa đã xử với ông thật đại lượng, Người tuyển chọn và đặt ông làm vua, ban cho ông mọi sự…Thế mà ông đã khinh Lời Chúa, dám làm sự dữ trước mắt Người, đã cướp vợ người khác lại còn dùng gươm đâm chết chồng người ta.
Đa-vit thấy lỗi của mình, ông đã phạm những tội tày đình. Có lẽ lúc đó ông đã suy nghĩ không kỹ. Nhưng bây giờ được Người của Thiên Chúa mở mắt cho, ông cúi đầu thú nhận: ”Tôi đã phạm tội nghịch với Thiên Chúa”.
Không phải ai cũng biết mau mắn nhận lỗi như Đa-vit. Càng không có nhà vua nào có thể khiêm nhường đến như vậy. Lòng thành nhận biết tội lỗi của Đa-vit quả thật đã chạm được vào lòng thương xót của Thiên Chúa.
Tuy nhiên có thể nói, Đa-vit vẫn chưa được phúc như người phụ nữ tội lỗi trong bài Tin mừng Lc 7, 36 – 50 của Chúa nhật XI thường niên. Chị đã vượt qua dư luận và những cái nhìn xét đoán của người khác để đến đứng đàng sau Chúa Giêsu. Chị khóc lóc nức nở, biểu lộ tâm hồn ăn năn hối lỗi – chị lấy tóc mình mà lau chân Chúa, chị còn hôn chân Người một cách tha thiết. Chị đổ cả dầu thơm lên chân Chúa. Chị đã có lòng mến nhiều. Nó xuất phát từ một niềm tin, tin vào Chúa Giêsu là Đấng Thánh, có thể làm cho mình khỏi tội. Chị xứng đáng được đón nhận lòng bao dung của Thiên Chúa, nên Đức Giêsu nói với người phụ nữ: ”Tội của chị đã được tha”. Chắc chắn người phụ nữ này có niềm vui và hạnh phúc hơn Đa-vít, vì chị được gặp gỡ chính Chúa Giêsu. Người hiền từ, thông cảm và bênh vực kẻ tội lỗi.
Kết thúc bài Tin mừng này, thánh Luca cho biết, có nhiều phụ nữ được chữa khỏi quỷ ám đã đi theo Chúa và phục vụ Người. Khi viết như vậy, Thánh nhân như muốn nhắc nhở mỗi người chúng ta hôm nay, nhờ Bí tích Thanh Tẩy mà ta được ơn tha tội, cũng hãy mau mắn đứng lên theo chân Chúa Giêsu phục vụ Người. Phục vụ Chúa có nghĩa là phục vụ cho công cuộc truyền giáo của Giáo hội, bằng thái độ cư xử bác ái yêu thương, đầy lòng vị tha đối với nhau.
Thực Hiện Lời Chúa là Công Chính
Jos. Tú Nạc, NMS
13:21 09/06/2010
Chúa Nhật Thứ 11 Mùa Thường Niên – Năm C
Không có gì đau đớn bằng sự hiểu biết về Thiên Chúa mà người ta đánh mất. Thiên Chúa đã vô cùng thiện hảo với David – Người đã kéo ông ra khỏi sự tầm thường, vô nghĩa và tối tăm, và đã phong ông là hoàng đế của Israel, cứu David khỏi tay những kẻ thù của ông theo qui trình. Thiên Chúa đã chất đầy phúc lành trên David và đã được chuẩn bị để thực hiện thậm chí còn nhiều hơn nữa.
Nhưng quyền lực là một thứ dược tố nguy hiểm, tục ngữ có câu:
“Quyền lực xu hướng bất lương;
Quyền lực tuyệt đối bất lương vô vàn.”
(Power tends to corrupt; absolute power corrupts absolutely)
David bắt đầu tin rằng ông vượt lên trên tất cả mọi luật pháp và những giới hạn và rằng ông có thể thực hiện và sở hữu bất cứ thứ gì mà ông muốn. Ông đã phạm tội ngoại tình với Bathsheba và dàn xếp cho chồng bà ta bị giết một cách hợp lý trong lúc thi hành chiến dịch quân sự. Với một cảm giác về sự thanh toán tự mãn ông đang hưởng lạc thú, trong thực tế ông là chúa tể vũ trụ bé con của mình. Nhưng qua tiên tri Nathan, Thiên Chúa đã giải qyết không khoan nhượng với David – tiềm ẩn một dụ ngôn tế nhị - sự tàn bạo và tội lỗi thô bỉ về những hành động của ông ta. David đã vô tình kết án chính mình, không nhận ra rằng dụ ngôn ấy hàm ý về mình.
Giờ đây thực tế phũ phàng chiếm ngự ngôi nhà với ông: ông trở nên vong ân bội nghĩa, ích kỷ, lạm dụng quyền lực và cực kỳ tội lỗi trong những hành động của mình. Ông không còn có thể lừa đảo chính bản thân. Sẽ có những hậu quả, vì điều này sẽ xé nát gia đình ông thành từng mảnh vô cùng bi thảm và những cách gây ra sự tàn phá mà đã được tường thuật trong phần còn lại. Nhưng thậm chí giờ đây, Thiên Chúa tha thứ và dành cho David một cơ hội khác. David được gọi là “thánh nhân và tội nhân” – không biết bao nhiêu đường tội lỗi mà ông đã không gây ra, nhưng ông đã yêu mến Thiên Chúa một cách chân thành và là “trái táo dưới ánh mắt Thiên Chúa.”
Chúng ta – cá nhân hoặc như những quốc gia, đoàn thể và các cơ quan tôn giáo – có thể cư xử bằng những cách ích kỷ và tiêu cực, thiếu tinh thần xây dựng. Điều đó dễ dẫn đến vô ơn bạc nghĩa và đối xử bạc đãi những quà tặng của Thiên Chúa. Sớm hay muộn nó sẽ tóm được tất cả chúng ta và từ chối sẽ không còn sự lựa chọn nào khác. Nhưng Thiên Chúa Người sẽ không bao giờ quay lưng lại với chúng ta – sự ăn năn khiêm nhường và quyết tâm để làm lại từ đầu và đạt được thành công, ngay lập tức nó sẽ quay lại với chúng ta tới hướng đi ấy.
Làm thế nào để chúng ta trở nên hòa giải với tức thì với Thiên Chúa? Thánh Phao-lô đã quả quyết rằng nó không thông qua “những việc làm của Luật Moses.” Phải chăng điều đó muốn nói rằng cái thiện mà chúng ta thực hiện là vô ích? Phải chăng “đức tin” cho chúng ta một con đường tự do với cuộc sống vị kỷ hoặc muốn làm bất cứ điều gì? Không có chút nào – Thậm chí ở những nơi khác chính Thánh Phao-lô cũng mạnh mẽ phát biểu rằng nó không phải là những người nghe mà là những người thực hiện Lời Chúa là minh chính. Thánh Phao-lô đã được đóng đinh và trong một ý nghĩa Thánh Phao-lô đã “biến mất” vì Đức Ki-tô đã ngự trị trong ông như người đỡ đầu phán quyết và hướng dẫn của ông. Nó là sự cự tuyệt cái tôi và đầu hàng trước Thiên Chúa đó là một giải pháp – chúng ta từ bỏ quyền sở hữu những điều tốt đẹp của chúng ta để thực hiện và bất kỳ khả năng suy luận nào để chúng ta được hưởng và chuyển hướng con đường của chúng ta tiến vào Thiên Quốc.
Người phụ nữ trong câu chuyện Tin Mừng (đừng nhầm lẫn với Mary Magdalene) đã vượt qua tất cả mọi ranh giới. Bà đã bước vào “không gian đàn ông” và toàn khách nam. Bà đã chạm vào người khách mời danh dự bằng một cử chỉ thân mật đến nỗi không thể chấp nhận được. Bà ta đã ấp ủ một cảm xúc nồng nàn sâu sắc – những giọt nước mắt của bà ta là sự dâng hiến và biết ơn. Bà ta đã phải chịu đựng sự khinh miệt bởi sự tập trung chuẩn mực tôn giáo và văn hóa, và Chúa Giê-su cũng vậy. Nếu Người thực sự là một tiên tri, Người đã biết rằng bà ta là một kẻ tội lỗi và chắc chắn Người sẽ không để bà ta chạm vào Người.
Dụ ngôn Chúa Giê-su kể, người chủ nhà của Người quay sang những bàn khác. Hai người bị vỡ nợ không thể trả được những món nợ của họ đều được người chủ nợ tha thứ. Người nào biết ơn nhiều nhất, người được tha nợ ít hay người được tha nợ nhiều? Người chủ nhà trả lời rằng đương nhiên người được tha nợ nhiều biết ơn nhiều hơn. Thật chính xác! Chúa Giê-su so sánh thái độ hết mực khiêm nhường và yêu thương mà bà ta thể hiện trước Người với sự tiếp đón khá lạnh nhạt và hời hợt của người chủ nhà.
Một tái tim không yêu thương hoặc khuynh hướng keo kiệt bỉn xỉn có thể là dấu hiệu mà người ta vẫn mãi là kẻ tù đày của tội lỗi, chối từ, thù hận hay căm ghét. Sự tha thứ, hoặc ban phát hoặc lãnh nhận, là hàn gắn và biến đổi. Tha thứ và yêu thương không thể tách rời nhau.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Không có gì đau đớn bằng sự hiểu biết về Thiên Chúa mà người ta đánh mất. Thiên Chúa đã vô cùng thiện hảo với David – Người đã kéo ông ra khỏi sự tầm thường, vô nghĩa và tối tăm, và đã phong ông là hoàng đế của Israel, cứu David khỏi tay những kẻ thù của ông theo qui trình. Thiên Chúa đã chất đầy phúc lành trên David và đã được chuẩn bị để thực hiện thậm chí còn nhiều hơn nữa.
Nhưng quyền lực là một thứ dược tố nguy hiểm, tục ngữ có câu:
“Quyền lực xu hướng bất lương;
Quyền lực tuyệt đối bất lương vô vàn.”
(Power tends to corrupt; absolute power corrupts absolutely)
David bắt đầu tin rằng ông vượt lên trên tất cả mọi luật pháp và những giới hạn và rằng ông có thể thực hiện và sở hữu bất cứ thứ gì mà ông muốn. Ông đã phạm tội ngoại tình với Bathsheba và dàn xếp cho chồng bà ta bị giết một cách hợp lý trong lúc thi hành chiến dịch quân sự. Với một cảm giác về sự thanh toán tự mãn ông đang hưởng lạc thú, trong thực tế ông là chúa tể vũ trụ bé con của mình. Nhưng qua tiên tri Nathan, Thiên Chúa đã giải qyết không khoan nhượng với David – tiềm ẩn một dụ ngôn tế nhị - sự tàn bạo và tội lỗi thô bỉ về những hành động của ông ta. David đã vô tình kết án chính mình, không nhận ra rằng dụ ngôn ấy hàm ý về mình.
Giờ đây thực tế phũ phàng chiếm ngự ngôi nhà với ông: ông trở nên vong ân bội nghĩa, ích kỷ, lạm dụng quyền lực và cực kỳ tội lỗi trong những hành động của mình. Ông không còn có thể lừa đảo chính bản thân. Sẽ có những hậu quả, vì điều này sẽ xé nát gia đình ông thành từng mảnh vô cùng bi thảm và những cách gây ra sự tàn phá mà đã được tường thuật trong phần còn lại. Nhưng thậm chí giờ đây, Thiên Chúa tha thứ và dành cho David một cơ hội khác. David được gọi là “thánh nhân và tội nhân” – không biết bao nhiêu đường tội lỗi mà ông đã không gây ra, nhưng ông đã yêu mến Thiên Chúa một cách chân thành và là “trái táo dưới ánh mắt Thiên Chúa.”
Chúng ta – cá nhân hoặc như những quốc gia, đoàn thể và các cơ quan tôn giáo – có thể cư xử bằng những cách ích kỷ và tiêu cực, thiếu tinh thần xây dựng. Điều đó dễ dẫn đến vô ơn bạc nghĩa và đối xử bạc đãi những quà tặng của Thiên Chúa. Sớm hay muộn nó sẽ tóm được tất cả chúng ta và từ chối sẽ không còn sự lựa chọn nào khác. Nhưng Thiên Chúa Người sẽ không bao giờ quay lưng lại với chúng ta – sự ăn năn khiêm nhường và quyết tâm để làm lại từ đầu và đạt được thành công, ngay lập tức nó sẽ quay lại với chúng ta tới hướng đi ấy.
Làm thế nào để chúng ta trở nên hòa giải với tức thì với Thiên Chúa? Thánh Phao-lô đã quả quyết rằng nó không thông qua “những việc làm của Luật Moses.” Phải chăng điều đó muốn nói rằng cái thiện mà chúng ta thực hiện là vô ích? Phải chăng “đức tin” cho chúng ta một con đường tự do với cuộc sống vị kỷ hoặc muốn làm bất cứ điều gì? Không có chút nào – Thậm chí ở những nơi khác chính Thánh Phao-lô cũng mạnh mẽ phát biểu rằng nó không phải là những người nghe mà là những người thực hiện Lời Chúa là minh chính. Thánh Phao-lô đã được đóng đinh và trong một ý nghĩa Thánh Phao-lô đã “biến mất” vì Đức Ki-tô đã ngự trị trong ông như người đỡ đầu phán quyết và hướng dẫn của ông. Nó là sự cự tuyệt cái tôi và đầu hàng trước Thiên Chúa đó là một giải pháp – chúng ta từ bỏ quyền sở hữu những điều tốt đẹp của chúng ta để thực hiện và bất kỳ khả năng suy luận nào để chúng ta được hưởng và chuyển hướng con đường của chúng ta tiến vào Thiên Quốc.
Người phụ nữ trong câu chuyện Tin Mừng (đừng nhầm lẫn với Mary Magdalene) đã vượt qua tất cả mọi ranh giới. Bà đã bước vào “không gian đàn ông” và toàn khách nam. Bà đã chạm vào người khách mời danh dự bằng một cử chỉ thân mật đến nỗi không thể chấp nhận được. Bà ta đã ấp ủ một cảm xúc nồng nàn sâu sắc – những giọt nước mắt của bà ta là sự dâng hiến và biết ơn. Bà ta đã phải chịu đựng sự khinh miệt bởi sự tập trung chuẩn mực tôn giáo và văn hóa, và Chúa Giê-su cũng vậy. Nếu Người thực sự là một tiên tri, Người đã biết rằng bà ta là một kẻ tội lỗi và chắc chắn Người sẽ không để bà ta chạm vào Người.
Dụ ngôn Chúa Giê-su kể, người chủ nhà của Người quay sang những bàn khác. Hai người bị vỡ nợ không thể trả được những món nợ của họ đều được người chủ nợ tha thứ. Người nào biết ơn nhiều nhất, người được tha nợ ít hay người được tha nợ nhiều? Người chủ nhà trả lời rằng đương nhiên người được tha nợ nhiều biết ơn nhiều hơn. Thật chính xác! Chúa Giê-su so sánh thái độ hết mực khiêm nhường và yêu thương mà bà ta thể hiện trước Người với sự tiếp đón khá lạnh nhạt và hời hợt của người chủ nhà.
Một tái tim không yêu thương hoặc khuynh hướng keo kiệt bỉn xỉn có thể là dấu hiệu mà người ta vẫn mãi là kẻ tù đày của tội lỗi, chối từ, thù hận hay căm ghét. Sự tha thứ, hoặc ban phát hoặc lãnh nhận, là hàn gắn và biến đổi. Tha thứ và yêu thương không thể tách rời nhau.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:39 09/06/2010
CÂN NHẮC (gọt giũa)
Thi nhân đời Đường là Giả Đảo, một hôm cưỡi lừa đi đến kinh thành, ông ta vừa cưỡi lừa, vừa ngâm thơ, đột nhiên nghĩ tới hai câu thơ: “Chim ở trên cây bên hồ nước, nhà sư đẩy trăng xuống cửa chùa”. Ông ta lại cảm thấy chữ “đẩy推” (1) không hay, nên muốn đổi thành chữ “gõ敲”, bèn ngồi trên lưng lừa lúc thì làm động tác đẩy cửa, lúc thì làm tư thế gõ cửa, ngay cả đại quan Hán Vũ đến trước mặt nói ông ta nhường đường mà ông ta cũng không biết, liền bị sai địch bắt đến trước mặt Hán Vũ.
Giả Đảo bèn nói với Hán Vũ bởi vì ông ta đang chuyên tâm suy nghĩ một câu thơ nên quên nhường đường.
Hán Vũ biết rõ hoàn cảnh nên không phạt ông ta, lại còn nói rằng ông ta chữ “gõ” thì cảnh và tình hay hơn.
(Điều khê ngư ẩn tùng tập 1 quyển 19)
Suy tư:
Có những người vì trách nhiệm chung mà quên ăn quên ngủ, cho nên thần kinh căng thẳng nguy hại đến than xác và tinh thần; có những người vì mãi lo suy nghĩ về những vấn đề trong gia đình mà quên mất là mình đang lái xe ngoài đường, nguy hiểm khôn lường; lại có những người vì yêu mà đi tìm vần thơ ngay cả khi đi ngoài đường hoặc khi làm việc, rất nguy hiểm cho tính mạng của mình…
Giả Đảo vì chăm chú gọt giũa vần thơ mà quên mất đại quan đi qua đường, Phạm Ngủ Lão vì bận suy nghĩ việc nước mà không thấy đau khi người lính hộ vệ Hưng Đạo vương đâm vào mình chảy máu…
Có những người Ki-tô hữu vì mãi mê cầu nguyện mà quên mất ông từ đang đi đóng cửa nhà thờ; có những người Ki-tô hữu mãi mê lo làm việc thiện phục vụ tha nhân mà quên mất mình hôm nay chưa ăn chưa uống gì cả. Tất cả những việc vì bác ái mà mãi mê làm đó, chính là gọt giũa linh hồn mình cho ngày càng đẹp hơn, để cho cuộc sống của mình có ý nghĩa và phong phú hơn.
Ai hiểu thì hiểu.
-----------------------
(1) Chữ “đẩy推” và chữ “gõ敲” đi với nhau thành chữ “gọt giũa推敲”.
N2T |
Thi nhân đời Đường là Giả Đảo, một hôm cưỡi lừa đi đến kinh thành, ông ta vừa cưỡi lừa, vừa ngâm thơ, đột nhiên nghĩ tới hai câu thơ: “Chim ở trên cây bên hồ nước, nhà sư đẩy trăng xuống cửa chùa”. Ông ta lại cảm thấy chữ “đẩy推” (1) không hay, nên muốn đổi thành chữ “gõ敲”, bèn ngồi trên lưng lừa lúc thì làm động tác đẩy cửa, lúc thì làm tư thế gõ cửa, ngay cả đại quan Hán Vũ đến trước mặt nói ông ta nhường đường mà ông ta cũng không biết, liền bị sai địch bắt đến trước mặt Hán Vũ.
Giả Đảo bèn nói với Hán Vũ bởi vì ông ta đang chuyên tâm suy nghĩ một câu thơ nên quên nhường đường.
Hán Vũ biết rõ hoàn cảnh nên không phạt ông ta, lại còn nói rằng ông ta chữ “gõ” thì cảnh và tình hay hơn.
(Điều khê ngư ẩn tùng tập 1 quyển 19)
Suy tư:
Có những người vì trách nhiệm chung mà quên ăn quên ngủ, cho nên thần kinh căng thẳng nguy hại đến than xác và tinh thần; có những người vì mãi lo suy nghĩ về những vấn đề trong gia đình mà quên mất là mình đang lái xe ngoài đường, nguy hiểm khôn lường; lại có những người vì yêu mà đi tìm vần thơ ngay cả khi đi ngoài đường hoặc khi làm việc, rất nguy hiểm cho tính mạng của mình…
Giả Đảo vì chăm chú gọt giũa vần thơ mà quên mất đại quan đi qua đường, Phạm Ngủ Lão vì bận suy nghĩ việc nước mà không thấy đau khi người lính hộ vệ Hưng Đạo vương đâm vào mình chảy máu…
Có những người Ki-tô hữu vì mãi mê cầu nguyện mà quên mất ông từ đang đi đóng cửa nhà thờ; có những người Ki-tô hữu mãi mê lo làm việc thiện phục vụ tha nhân mà quên mất mình hôm nay chưa ăn chưa uống gì cả. Tất cả những việc vì bác ái mà mãi mê làm đó, chính là gọt giũa linh hồn mình cho ngày càng đẹp hơn, để cho cuộc sống của mình có ý nghĩa và phong phú hơn.
Ai hiểu thì hiểu.
-----------------------
(1) Chữ “đẩy推” và chữ “gõ敲” đi với nhau thành chữ “gọt giũa推敲”.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:41 09/06/2010
N2T |
24. Chúng ta chịu khổ vốn dĩ không phải là việc Thiên Chúa vui thích, nhưng rất cần thiết cho chúng ta.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:43 09/06/2010
N2T |
461. Trưởng thành và tâm linh thì không có hạn chế thời gian và không gian.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tin về vụ sát hại Đức Giám mục Luigi Padovese: Trước đó, ngài đã hủy chuyến đi Cyprus vì sợ xảy ra ám sát Đức Thánh Cha.
Tiền Hô
00:27 09/06/2010
Rôma, Ý, ngày 8 tháng 6 năm 2010 (CNA/EWTN) - Một nhà phân tích Vatican người Ý nói rằng, Đức cố Giám mục Luigi Padovese, Đại diện Tông Tòa tại Anatolia kiêm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Thổ Nhĩ Kỳ, đã phải hủy bỏ chuyến đi đến Cyprus vì ngài sợ tay tài xế riêng của mình - chính là người đã sát hại ngài - có thể sẽ tấn công Đức Thánh Cha Benedict XVI trong thời gian Đức Thánh Cha ở trên đảo quốc này.
Cha Fillippo di Giacomo - một nhà phân tích, người đã xuất bản các ấn phẩm như "L'Unitá" và "La Stampa", đã tiết lộ rằng, "vào giờ trước khi Đức Padovese bị giết hại, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã gọi đến để cho ngài biết rằng tên tài xế riêng của ngài - người được họ đưa vào phục vụ cho ngài từ bốn năm trước - nay đã vượt qua tầm kiểm soát. Khi điều đó được nói ra thì ngài đã biết mục tiêu là gì".
Phát biểu với Nhật báo Tây Ban Nha "El Pais", Cha di Giacomo nói thêm rằng, "biết được điều này, Đức Padovese đã hủy các tấm vé đi Cyprus của ngài và của Altun (tài xế của ngài). Ngài muốn ở nhà hơn là tiến hành chuyến đi, vì ngài sợ rằng hắn sẽ tận dụng cơ hội gần gũi với Đức Giáo hoàng để mà tấn công Người".
Theo El Pais, "cái chết của Đức Giám mục Dòng Phanxicô được coi như là một toan tính của giới Hồi giáo và những kẻ sùng bái Thổ Nhĩ Kỳ, xảy ra đang trong một thời kỳ bi thảm ở Trung Đông, ngay sau khi Israel giết chết chín người (tám người Thổ Nhĩ Kỳ và một người Mỹ) trong một cuộc tấn công vào các đội tàu nhân đạo nơi vùng biển quốc tế để cố vượt qua cuộc phong tỏa của Israel ở dải Gaza".
El Pais viết thêm, một chủ đề khác không hề được dấu giếm đó là mối quan tâm của Vatican đối với việc 28 Kitô hữu bị trục xuất khỏi Marốc. Tờ báo này cho rằng, chính phủ Marốc đã lợi dụng tình hình hỗn loạn quốc tế để trục xuất các nhà truyền giáo đã làm việc cho người nghèo tại đây, vì họ "bị xao động tinh thần bởi người Hồi giáo".
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Nhật báo Tây Ban Nha, Cha di Giacomo khẳng định, việc trục xuất này là hệ quả của việc "7.300 thầy giảng Hồi giáo ở Marốc mới đây tuyên bố một điều luật rằng, tổ chức bác ái Kitô giáo bị coi là khủng bố tôn giáo" (?!).
Trong khi cử hành Thánh lễ tang của Đức Giám Mục Padovese, kênh truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ NTV loan báo rằng, tên tài xế 26 tuổi - Murat Altun - đã nhận tội giết chết Đức Giám mục. Ngài tắt thở sau khi bị đâm 25 nhát, trong đó 8 nhát vào tim, và tên Altun còn chặt đầu ngài. Hắn ta nói rằng, việc giết Đức Giám mục Padovese là bởi vì hắn nhận được một "linh hứng" (?!).
NTV thêm rằng, tên Altun còn hét lên cụm từ "Allahu Akbar" của Hồi giáo vài lần sau khi ra tay giết người, mặc dù hắn từng nói mình là một người Công giáo.
Cha Fillippo di Giacomo - một nhà phân tích, người đã xuất bản các ấn phẩm như "L'Unitá" và "La Stampa", đã tiết lộ rằng, "vào giờ trước khi Đức Padovese bị giết hại, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã gọi đến để cho ngài biết rằng tên tài xế riêng của ngài - người được họ đưa vào phục vụ cho ngài từ bốn năm trước - nay đã vượt qua tầm kiểm soát. Khi điều đó được nói ra thì ngài đã biết mục tiêu là gì".
Phát biểu với Nhật báo Tây Ban Nha "El Pais", Cha di Giacomo nói thêm rằng, "biết được điều này, Đức Padovese đã hủy các tấm vé đi Cyprus của ngài và của Altun (tài xế của ngài). Ngài muốn ở nhà hơn là tiến hành chuyến đi, vì ngài sợ rằng hắn sẽ tận dụng cơ hội gần gũi với Đức Giáo hoàng để mà tấn công Người".
Theo El Pais, "cái chết của Đức Giám mục Dòng Phanxicô được coi như là một toan tính của giới Hồi giáo và những kẻ sùng bái Thổ Nhĩ Kỳ, xảy ra đang trong một thời kỳ bi thảm ở Trung Đông, ngay sau khi Israel giết chết chín người (tám người Thổ Nhĩ Kỳ và một người Mỹ) trong một cuộc tấn công vào các đội tàu nhân đạo nơi vùng biển quốc tế để cố vượt qua cuộc phong tỏa của Israel ở dải Gaza".
El Pais viết thêm, một chủ đề khác không hề được dấu giếm đó là mối quan tâm của Vatican đối với việc 28 Kitô hữu bị trục xuất khỏi Marốc. Tờ báo này cho rằng, chính phủ Marốc đã lợi dụng tình hình hỗn loạn quốc tế để trục xuất các nhà truyền giáo đã làm việc cho người nghèo tại đây, vì họ "bị xao động tinh thần bởi người Hồi giáo".
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Nhật báo Tây Ban Nha, Cha di Giacomo khẳng định, việc trục xuất này là hệ quả của việc "7.300 thầy giảng Hồi giáo ở Marốc mới đây tuyên bố một điều luật rằng, tổ chức bác ái Kitô giáo bị coi là khủng bố tôn giáo" (?!).
Trong khi cử hành Thánh lễ tang của Đức Giám Mục Padovese, kênh truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ NTV loan báo rằng, tên tài xế 26 tuổi - Murat Altun - đã nhận tội giết chết Đức Giám mục. Ngài tắt thở sau khi bị đâm 25 nhát, trong đó 8 nhát vào tim, và tên Altun còn chặt đầu ngài. Hắn ta nói rằng, việc giết Đức Giám mục Padovese là bởi vì hắn nhận được một "linh hứng" (?!).
NTV thêm rằng, tên Altun còn hét lên cụm từ "Allahu Akbar" của Hồi giáo vài lần sau khi ra tay giết người, mặc dù hắn từng nói mình là một người Công giáo.
Điều gì đang làm cho nhiều người Công Giáo trở về đến thế? (1)
Thiên Phong
00:47 09/06/2010
Bài của Andrea Kirk Assaf (Zenit), phỏng vấn Tom Peterson, người sáng lập phong trào vận động “Người Công Giáo, Hãy Về Nhà.”
Rôma, 04 tháng 5, 2010 – Mọi sự bắt đầu chỉ với một cuộc hoán cải, một khoảnh khắc trong đó linh hồn mở ra đón nhận tình thương và ân sủng của Thiên Chúa. Để rồi từ đó, Chúa Thánh Thần, Đấng hành động qua linh hồn ấy và qua các năng khiếu đặc biệt Chúa ban, đã nhân rộng sứ điệp hoán cải này tràn lan trên khắp thế giới, xuyên qua một công cuộc tông đồ Tái Loan Báo Tin Mừng, đem hàng trăm ngàn con chiên lạc, và thậm chí những người ngoài Công Giáo nữa, trở về với Giáo Hội.
Con người hoán cải nói trên là Tom Peterson, từng là một nhà điều hành quảng cáo. Anh đã dùng khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của mình để phục vụ Giáo Hội qua việc lập ra phong trào vận động “Người Công Giáo, Hãy Về Nhà” và website cùng tên.
Zenit đã trò chuyện về quá khứ, hiện tại và tương lai của phong trào này với người sáng lập và là chủ tịch của nó, nhân dịp anh viếng thăm Rôma để tham dự cuộc hội thảo “Truyền Thông Trong Giáo Hội: Căn Tính Và Đối Thoại” tổ chức tại Đại Học Thánh Giá.
-Zenit: Anh đã được Chúa Thánh Thần thúc đẩy như thế nào để khởi sự công cuộc tông đồ này?
-Peterson: Cách đây 13 năm tôi đi tĩnh tâm, và cuộc tĩnh tâm ấy đã thay đổi cuộc đời tôi. Một lần cầu nguyện trước Thánh Thể, tôi đã được ơn nhận biết Chúa. Trước kia tôi đã từng biết Ngài, nhưng do bao việc đời chi phối, tôi chỉ chăm chú vào chuyện làm ăn và thu tích các thứ. Tình thương và ân sủng Chúa đã mời gọi tôi trong cuộc tĩnh tâm ấy, tôi đã thưa “Vâng” với Ngài, và cả cuộc sống tôi đã thay đổi.
Chuyện là vậy. Tôi có một kinh nghiệm sâu sắc trước Thánh Thể, giống như cuộc hoán cải từ Saolê trở thành Phaolô vậy. Thực ra trước kia tôi cũng không bỏ lễ bao giờ, có điều là tôi chẳng chú ý mấy, tôi dự lễ mà tâm trí thì cứ nghĩ về công việc, về những chuyện đâu đâu; tan lễ là tôi phóng thật nhanh ra khỏi bãi đậu xe, đắm chìm trong những việc đời. Thế đấy, miệt mài từ thứ Hai đến thứ Bảy; còn Chúa Nhật thì tôi bỏ ra một tiếng để đi nhà thờ.
Tôi đã sống thờ ơ như vậy đó. Và khi vững mạnh hơn trong đức tin, tôi chợt nhận ra rằng còn có bao điều mình phải học.
-Zenit: Anh đã trải qua tiến trình thay đổi từ từ, hay là mọi việc xảy ra một cách nhanh chóng?
-Peterson: Rõ ràng là Đấng Mục Tử Tốt Lành vẫn luôn để mắt đến chúng ta, Ngài luôn hướng dẫn chúng ta, vì thế mọi sự đã diễn ra cả trước và sau cuộc tĩnh tâm nói trên của tôi. Nhưng sau cuộc tĩnh tâm ấy thì sự việc bắt đầu được đẩy nhanh hơn. “Được, lạy Chúa, con muốn làm theo ý Chúa, Chúa muốn con làm gì nào?” – khi tôi thưa với Chúa như vậy thì ước muốn đầu tiên của tôi là gần gũi các bí tích hơn, thường xuyên xưng tội và rước lễ, tôi cũng bắt đầu đọc Thánh Kinh nữa. Thế là tôi bắt đầu đi lễ hằng ngày. Vài tháng sau đó, tôi có hai giấc mơ. Trong một giấc mơ tôi gặp một đứa trẻ bị nhốt trong chiếc va-li và bị chèn một chiếc gối đến sắp ngạt thở. Tôi cố gỡ cánh tay của kẻ giữ chiếc gối, rồi ghi dấu thánh giá chúc lành cho đứa trẻ. Trong giấc mơ thứ hai, tôi thấy mình đang thực hiện một chương trình quảng cáo với nội dung loan báo Tin Mừng. Cả hai giấc mơ đã trở thành hiện thực: Trang mạng virtuemedia.org, công cuộc tông đồ bảo vệ sự sống của chúng tôi, đã được khai sinh sau buổi tối hôm ấy. Thiên Chúa đã gọi tôi vào công cuộc này, để bảo vệ các hài nhi và các gia đình, bảo vệ tính thiêng liêng của sự sống, bằng cách sản xuất các chương trình “quảng cáo” truyền đi trên cả nước, và nhiều trường hợp trên cả thế giới nữa. Những chương trình này nhằm giúp các cô gái mang thai và các gia đình sau khi phá thai, và nói cho người ta về tính thiêng liêng của sự sống.
Giấc mơ thứ hai được thực hiện khi Giáo Phận Phoenix mời tôi vào năm 1997. Họ bảo: “Để phục vụ cho công cuộc Tái Loan Báo Tin Mừng, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II muốn mời gọi các anh chị em Công Giáo thờ ơ trở về với Giáo Hội dịp mừng Năm Thánh 2000 sắp tới, anh có thể giúp chúng tôi trong chuyện này được chứ?” Tôi trả lời rằng dĩ nhiên là được, vì đó là giấc mơ của tôi, đó là tiếng Chúa gọi tôi trong kỳ tĩnh tâm, Ngài muốn tôi dùng các kỹ năng Ngài ban để phục vụ Giáo Hội chứ không phải phục vụ cho lợi ích của riêng mình.
Thế là vào năm 1997, chúng tôi thực hiện một phiên bản rất đơn giản của chương trình vận động “Catholics, Come Home.” Chúng tôi đã phát sóng trong hai tuần rưỡi tại Giáo Phận Phoenix, và thật kỳ diệu, 3.000 người đã trở về với Giáo Hội. Tính nhẩm các chi phí mình đã bỏ ra, tôi chợt thốt lên: “Chà, chỉ mất 10 đô la cho mỗi linh hồn; thật là một cuộc đầu tư kiếm lời ngoài sức tưởng tượng.” Đó là một chương trình nhỏ thôi, và giờ đây, sau nhiều năm, chúng tôi phục hồi nó và thiết kế lại thành một công cuộc tông đồ toàn thời gian, trung thành với giáo huấn của Hội Thánh. Chúng tôi có một ban cố vấn tuyệt vời, chúng tôi cũng có nhiều giáo sĩ và có những cố vấn trong giới kinh doanh, những tác giả Công Giáo, những diễn giả góp ý cho chúng tôi và giúp chúng tôi bảo đảm các chương trình của mình cung ứng các nội dung giáo huấn bổ ích.
Thế là chúng tôi lại phát sóng, dưới hình thức mới gồm có những đoạn phim “Epic” trình bày đời sống Giáo Hội trên khắp thế giới, những đoạn “Movie” kêu gọi người ta sống mối tương quan mật thiết hơn với Chúa Giêsu và trình bày về lòng thương xót của Ngài, những đoạn chứng từ của những người đã xa rời Giáo Hội vì nhiều lý do nhưng nay đã trở về. Và thế là các kết quả thậm chí ngoạn mục hơn nữa được ghi nhận. Chúng tôi phát sóng tại 12 giáo phận và tổng giáo phận rải khắp nước Mỹ - Chicago, Seattle..., rồi lại trở về Phoenix – và khi đúc kết con số thống kê với các giáo phận, chúng tôi ghi nhận có đến 200.000 người đã hoán cải hoặc bắt đầu đón nhận đức tin. Thật là một hồng ân lớn lao! Các thống kê sơ khởi cho thấy trung bình con số tăng trưởng của mỗi giáo phận là 11%.
-Zenit: Làm sao anh tính được con số những người Công Giáo trở lại và những người mới theo đạo trong các giáo phận nhờ ảnh hưởng của các chương trình này?
-Peterson: Chính các giáo phận làm công việc đó, và đôi khi họ nhờ các chuyên viên thống kê thực hiện để bảo đảm rằng tất cả các phân tích đều chính xác. Họ nghiên cứu các dữ liệu thống kê, thường là các con số tham dự “October Mass” (hằng năm, các nhà thờ ở Mỹ thường chọn một Chúa Nhật trong tháng 10 để thống kê số người đi lễ), và họ so sánh các con số ấy với những kết quả sau khi có chương trình “Catholics, Come Home.” Họ xem xét sự khác biệt sau khi có tính đến tất cả các yếu tố khác nữa có thể ảnh hưởng đến các con số. Và kết quả cho thấy tại Phoenix tỉ lệ gia tăng là 12%; tại Corpus Christi tăng 17,5% đối với các Thánh Lễ tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Cho tới nay, tỉ lệ gia tăng trung bình trên khắp nước Mỹ là 11%, với tổng số tính được lên tới 200.000 người. Thật thú vị là chúng tôi nhận được các chứng từ từ khắp nơi gửi về, cho thấy rằng không chỉ những người Công Giáo lơ là trở về với đức tin, mà đáng ngạc nhiên hơn nữa, đó là những người ngoài Công Giáo (chẳng hạn những người Tin Lành và những người khác...) đang gia nhập Giáo Hội Công Giáo sau khi họ xem các chương trình của chúng tôi và được Chúa Thánh Thần tác động. Ví dụ, một thanh niên tên là Harrison đã ghi danh vào một Đại Học Tin Lành, nhưng anh không cảm thấy mình đủ sâu sắc trong đức tin, thế rồi khi anh vào website “Catholics, Come Home,” anh đã thốt lên: “Đây mới chính là điều tôi vẫn muốn kiếm tìm.” Một năm sau, anh gia nhập Giáo Hội Công Giáo, và hiện nay anh theo học Đại Học Công Giáo Ave Maria ở tiểu bang Florida.
Một câu chuyện thú vị khác liên quan đến một người tên là Adrian ở Colorado. Anh ta sinh ra trong một gia đình Công Giáo, nhưng đã không được nuôi dưỡng trong đức tin. Anh bỏ đạo và trở thành một người vô thần. Vợ và các con anh cũng vô thần. Khi tình cờ vào trang web “Catholics, Come Home,” anh xem một chương trình “Epic” về lịch sử, về linh đạo và về những nét đẹp của Giáo Hội, anh đã được đánh động. Khi nghe lời kêu gọi “Chúng ta là người Công Giáo, chúng ta hãy trở về nhà mình,” anh nói: “Tôi cảm thấy Chúa Thánh Thần chạm đến mình, và tôi muốn tìm hiểu thêm.” Một năm sau, anh trở về với Giáo Hội Công Giáo cùng với vợ con anh. Cả gia đình vừa được đón nhận vào Lễ Phục Sinh năm 2010 này. Anh chia sẻ: “Trước đây tôi vốn thường xúi người ta rời bỏ Giáo Hội, giờ đây tôi bắt đầu hướng dẫn cho người ta về đức tin Công Giáo và đưa họ trở về với Giáo Hội.”
-Zenit: Làm sao một người vô thần như anh ấy biết mà tìm đến với “Catholics, Come Home”?
-Peterson: Chúng tôi cũng đã tự hỏi như vậy. Chúng tôi có phát sóng các chương trình ở Colorado, nhựng không phát cho cộng đồng của anh ấy, vì thế rõ ràng là chính Chúa Thánh Thần đã dẫn dắt khi anh ấy truy cập Internet hoặc có thể khi anh ấy đang ngồi ở một nhà hàng lúc đang có chương trình của chúng tôi chạy trên TV. Chúng tôi chưa tìm hiểu chính xác do duyên cớ nào mà anh ấy đến với chương trình. Cũng có thể là anh ấy gõ một từ khóa lên Google và rồi được dẫn đến website của chúng tôi. Chúng tôi không biết rõ cái duyên cớ cụ thể, nhưng chắc chắn đó là tác động của Chúa Thánh Thần chứ không phải do việc làm trực tiếp của chúng tôi.
-Zenit: Anh cũng phát chương trình trên các kênh truyền hình ‘đời’ nữa chứ?
-Peterson: Ồ, dĩ nhiên rồi. Thật sự là phần lớn thời gian các chương trình được phát trên các kênh truyền hình “đời”. Các số liệu thống kê của chúng tôi cho thấy có đến một triệu người từ 80 quốc gia ngoài nước Mỹ đã xem các chương trình của chúng tôi trên website, gồm cả một số quốc gia ở Trung Đông. Thường thì chúng tôi kỳ vọng dân chúng ở Ý hay Ai-len xem các chương trình này, vì dầu sao họ cũng được tiếng là những nước Công Giáo, nhưng khi dân chúng ở Qatar hay những nước không thuộc truyền thống Công Giáo tìm đến trang web chúng tôi, thì đấy quả thật là điều bất ngờ thú vị. Mạng lưới Internet quả thật lợi hại khi nó truyền đi khắp thế giới một thông điệp, rồi một người bạn hay một người thân trong gia đình sau khi đã xem hay nghe về thông điệp ấy sẽ làm lan rộng nó ra bằng email hoặc bằng những công cụ tìm kiếm của Internet, hoặc qua mạng Facebook hay các “blogs,” kéo thêm nhiều người tiếp tục tìm đến với chúng tôi.
Nhưng chủ yếu qua các kênh truyền hình “đời” mà thông điệp về niềm hy vọng và về ơn cứu độ trong Đức Giêsu này đã được đại đa số người đón nhận. Chúng tôi thường phát sóng các chương trình trong sáu tuần lễ tại một giáo phận nào đó, và vì chúng tôi phát dồn dập cho nên trung bình người ta sẽ được xem chúng hai hay ba lần mỗi ngày. Chúng tôi có khoảng 25 chương trình “quảng cáo” khác nhau, có các chứng từ khác nhau, các “Movie” và các “Epic” dài ngắn khác nhau và bằng nhiều thứ tiếng. Đặc biệt, vào mỗi dịp cuối Mùa Vọng cho tới Tết dương lịch, hay vào Mùa Chay, chúng tôi phát các chương trình này thường xuyên tại một giáo phận nào đó. 98% dân chúng trong vùng phủ sóng của kênh truyền hình sẽ xem các chương trình của chúng tôi hai hay ba lần mỗi ngày, và khi đợt vận động kết thúc, nhiều âm vang về nó sẽ được ghi nhận trên các phương tiện truyền thông “đời,” các cuộc thảo luận tiếp tục diễn ra trong các mỹ viện, các quán rượu, tại những nơi làm việc... Mọi người đã xem đi xem lại các chương trình, và bây giờ nó là đề tài cho các cuộc trò chuyện của họ. Quả là các chương trình của chúng tôi mở ra những cuộc đối thoại tích cực cho bất cứ ai – người Tin Lành, người Công Giáo, người Công Giáo đã xa nhà thờ lâu năm, người Hồi Giáo, người Do Thái giáo,vv.
Thật kỳ diệu là các nhóm đối tượng thăm dò trọng điểm và các cuộc kiểm tra bằng điện thoại của chúng tôi (trước khi phát sóng đại trà các chương trình) cho thấy là ban đầu người ta thường có một ấn tượng tiêu cực về đạo Công Giáo hay về Giáo Hội Công Giáo, dù họ là Tin Lành hay Công Giáo lơ là, hay Công Giáo đang hành đạo, hay là người không thuộc tôn giáo nào... Nhưng sau khi xem các chương trình ấy một lần, 76% số người được thăm dò trong nhóm trả lời rằng “Tôi nghĩ đó là một thông điệp rất tích cực, tôi thực sự thích lắm.” Thấy tỉ lệ ủng hộ cao như vậy, các chuyên viên thử nghiệm và phát hành phim ảnh Hollywood bảo chúng tôi rằng “Bạn đắc thời rồi đó. Hãy tới luôn đi!” Chúng tôi lại thăm dò tiếp bằng một câu hỏi nữa, có phần quan trọng hơn: “Quí vị đã xem các chương trình này, quí vị có xem xét khả năng quay về với Giáo Hội không?” (câu hỏi dành cho những người Công Giáo đã xa rời lâu năm) – hoặc: “Đã xem các chương trình này, quí vị có muốn tìm hiểu đức tin Công Giáo không?” (câu hỏi dành cho những người ngoài Công Giáo). Thật bất ngờ, 53% số người được hỏi trong cả hai nhóm trả lời rằng “Có!”
Vì thế, chúng tôi rút ra điều này: Khi chúng ta làm truyền thông một cách chuyên nghiệp, khi chúng ta sử dụng các khả năng Chúa ban cho mình để truyền đi thông điệp giống như cách các nhà quảng cáo “đời” vẫn làm, chúng ta có thể phục vụ đắc lực cho công cuộc Tái Loan Báo Tin Mừng mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tha thiết cổ vũ. Trong Thông Điệp Christi Fidelis Laici, ngài mời gọi chúng ta, những người giáo dân, hãy sống và phục vụ Giáo Hội qua nghề nghiệp của mình. Khi chúng ta kết hợp kiến thức, kinh nghiệm và các kỹ năng nghề nghiệp Chúa ban với đức tin, lời cầu nguyện và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, thì chắc chắn sẽ nhận được những hoa trái tuyệt vời, như công cuộc tông đồ này và các kết quả của nó đang cho thấy.
(còn tiếp Phần II)
dịch từ WHAT’S BRINGING SO MANY CATHOLICS HOME? của Andrea Kirk Assaf, đăng trong Zenit.org, 04.5.2010
Tom Peterson |
Con người hoán cải nói trên là Tom Peterson, từng là một nhà điều hành quảng cáo. Anh đã dùng khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của mình để phục vụ Giáo Hội qua việc lập ra phong trào vận động “Người Công Giáo, Hãy Về Nhà” và website cùng tên.
Zenit đã trò chuyện về quá khứ, hiện tại và tương lai của phong trào này với người sáng lập và là chủ tịch của nó, nhân dịp anh viếng thăm Rôma để tham dự cuộc hội thảo “Truyền Thông Trong Giáo Hội: Căn Tính Và Đối Thoại” tổ chức tại Đại Học Thánh Giá.
-Zenit: Anh đã được Chúa Thánh Thần thúc đẩy như thế nào để khởi sự công cuộc tông đồ này?
-Peterson: Cách đây 13 năm tôi đi tĩnh tâm, và cuộc tĩnh tâm ấy đã thay đổi cuộc đời tôi. Một lần cầu nguyện trước Thánh Thể, tôi đã được ơn nhận biết Chúa. Trước kia tôi đã từng biết Ngài, nhưng do bao việc đời chi phối, tôi chỉ chăm chú vào chuyện làm ăn và thu tích các thứ. Tình thương và ân sủng Chúa đã mời gọi tôi trong cuộc tĩnh tâm ấy, tôi đã thưa “Vâng” với Ngài, và cả cuộc sống tôi đã thay đổi.
Chuyện là vậy. Tôi có một kinh nghiệm sâu sắc trước Thánh Thể, giống như cuộc hoán cải từ Saolê trở thành Phaolô vậy. Thực ra trước kia tôi cũng không bỏ lễ bao giờ, có điều là tôi chẳng chú ý mấy, tôi dự lễ mà tâm trí thì cứ nghĩ về công việc, về những chuyện đâu đâu; tan lễ là tôi phóng thật nhanh ra khỏi bãi đậu xe, đắm chìm trong những việc đời. Thế đấy, miệt mài từ thứ Hai đến thứ Bảy; còn Chúa Nhật thì tôi bỏ ra một tiếng để đi nhà thờ.
Tôi đã sống thờ ơ như vậy đó. Và khi vững mạnh hơn trong đức tin, tôi chợt nhận ra rằng còn có bao điều mình phải học.
-Zenit: Anh đã trải qua tiến trình thay đổi từ từ, hay là mọi việc xảy ra một cách nhanh chóng?
-Peterson: Rõ ràng là Đấng Mục Tử Tốt Lành vẫn luôn để mắt đến chúng ta, Ngài luôn hướng dẫn chúng ta, vì thế mọi sự đã diễn ra cả trước và sau cuộc tĩnh tâm nói trên của tôi. Nhưng sau cuộc tĩnh tâm ấy thì sự việc bắt đầu được đẩy nhanh hơn. “Được, lạy Chúa, con muốn làm theo ý Chúa, Chúa muốn con làm gì nào?” – khi tôi thưa với Chúa như vậy thì ước muốn đầu tiên của tôi là gần gũi các bí tích hơn, thường xuyên xưng tội và rước lễ, tôi cũng bắt đầu đọc Thánh Kinh nữa. Thế là tôi bắt đầu đi lễ hằng ngày. Vài tháng sau đó, tôi có hai giấc mơ. Trong một giấc mơ tôi gặp một đứa trẻ bị nhốt trong chiếc va-li và bị chèn một chiếc gối đến sắp ngạt thở. Tôi cố gỡ cánh tay của kẻ giữ chiếc gối, rồi ghi dấu thánh giá chúc lành cho đứa trẻ. Trong giấc mơ thứ hai, tôi thấy mình đang thực hiện một chương trình quảng cáo với nội dung loan báo Tin Mừng. Cả hai giấc mơ đã trở thành hiện thực: Trang mạng virtuemedia.org, công cuộc tông đồ bảo vệ sự sống của chúng tôi, đã được khai sinh sau buổi tối hôm ấy. Thiên Chúa đã gọi tôi vào công cuộc này, để bảo vệ các hài nhi và các gia đình, bảo vệ tính thiêng liêng của sự sống, bằng cách sản xuất các chương trình “quảng cáo” truyền đi trên cả nước, và nhiều trường hợp trên cả thế giới nữa. Những chương trình này nhằm giúp các cô gái mang thai và các gia đình sau khi phá thai, và nói cho người ta về tính thiêng liêng của sự sống.
Giấc mơ thứ hai được thực hiện khi Giáo Phận Phoenix mời tôi vào năm 1997. Họ bảo: “Để phục vụ cho công cuộc Tái Loan Báo Tin Mừng, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II muốn mời gọi các anh chị em Công Giáo thờ ơ trở về với Giáo Hội dịp mừng Năm Thánh 2000 sắp tới, anh có thể giúp chúng tôi trong chuyện này được chứ?” Tôi trả lời rằng dĩ nhiên là được, vì đó là giấc mơ của tôi, đó là tiếng Chúa gọi tôi trong kỳ tĩnh tâm, Ngài muốn tôi dùng các kỹ năng Ngài ban để phục vụ Giáo Hội chứ không phải phục vụ cho lợi ích của riêng mình.
Thế là vào năm 1997, chúng tôi thực hiện một phiên bản rất đơn giản của chương trình vận động “Catholics, Come Home.” Chúng tôi đã phát sóng trong hai tuần rưỡi tại Giáo Phận Phoenix, và thật kỳ diệu, 3.000 người đã trở về với Giáo Hội. Tính nhẩm các chi phí mình đã bỏ ra, tôi chợt thốt lên: “Chà, chỉ mất 10 đô la cho mỗi linh hồn; thật là một cuộc đầu tư kiếm lời ngoài sức tưởng tượng.” Đó là một chương trình nhỏ thôi, và giờ đây, sau nhiều năm, chúng tôi phục hồi nó và thiết kế lại thành một công cuộc tông đồ toàn thời gian, trung thành với giáo huấn của Hội Thánh. Chúng tôi có một ban cố vấn tuyệt vời, chúng tôi cũng có nhiều giáo sĩ và có những cố vấn trong giới kinh doanh, những tác giả Công Giáo, những diễn giả góp ý cho chúng tôi và giúp chúng tôi bảo đảm các chương trình của mình cung ứng các nội dung giáo huấn bổ ích.
Thế là chúng tôi lại phát sóng, dưới hình thức mới gồm có những đoạn phim “Epic” trình bày đời sống Giáo Hội trên khắp thế giới, những đoạn “Movie” kêu gọi người ta sống mối tương quan mật thiết hơn với Chúa Giêsu và trình bày về lòng thương xót của Ngài, những đoạn chứng từ của những người đã xa rời Giáo Hội vì nhiều lý do nhưng nay đã trở về. Và thế là các kết quả thậm chí ngoạn mục hơn nữa được ghi nhận. Chúng tôi phát sóng tại 12 giáo phận và tổng giáo phận rải khắp nước Mỹ - Chicago, Seattle..., rồi lại trở về Phoenix – và khi đúc kết con số thống kê với các giáo phận, chúng tôi ghi nhận có đến 200.000 người đã hoán cải hoặc bắt đầu đón nhận đức tin. Thật là một hồng ân lớn lao! Các thống kê sơ khởi cho thấy trung bình con số tăng trưởng của mỗi giáo phận là 11%.
-Zenit: Làm sao anh tính được con số những người Công Giáo trở lại và những người mới theo đạo trong các giáo phận nhờ ảnh hưởng của các chương trình này?
-Peterson: Chính các giáo phận làm công việc đó, và đôi khi họ nhờ các chuyên viên thống kê thực hiện để bảo đảm rằng tất cả các phân tích đều chính xác. Họ nghiên cứu các dữ liệu thống kê, thường là các con số tham dự “October Mass” (hằng năm, các nhà thờ ở Mỹ thường chọn một Chúa Nhật trong tháng 10 để thống kê số người đi lễ), và họ so sánh các con số ấy với những kết quả sau khi có chương trình “Catholics, Come Home.” Họ xem xét sự khác biệt sau khi có tính đến tất cả các yếu tố khác nữa có thể ảnh hưởng đến các con số. Và kết quả cho thấy tại Phoenix tỉ lệ gia tăng là 12%; tại Corpus Christi tăng 17,5% đối với các Thánh Lễ tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Cho tới nay, tỉ lệ gia tăng trung bình trên khắp nước Mỹ là 11%, với tổng số tính được lên tới 200.000 người. Thật thú vị là chúng tôi nhận được các chứng từ từ khắp nơi gửi về, cho thấy rằng không chỉ những người Công Giáo lơ là trở về với đức tin, mà đáng ngạc nhiên hơn nữa, đó là những người ngoài Công Giáo (chẳng hạn những người Tin Lành và những người khác...) đang gia nhập Giáo Hội Công Giáo sau khi họ xem các chương trình của chúng tôi và được Chúa Thánh Thần tác động. Ví dụ, một thanh niên tên là Harrison đã ghi danh vào một Đại Học Tin Lành, nhưng anh không cảm thấy mình đủ sâu sắc trong đức tin, thế rồi khi anh vào website “Catholics, Come Home,” anh đã thốt lên: “Đây mới chính là điều tôi vẫn muốn kiếm tìm.” Một năm sau, anh gia nhập Giáo Hội Công Giáo, và hiện nay anh theo học Đại Học Công Giáo Ave Maria ở tiểu bang Florida.
Một câu chuyện thú vị khác liên quan đến một người tên là Adrian ở Colorado. Anh ta sinh ra trong một gia đình Công Giáo, nhưng đã không được nuôi dưỡng trong đức tin. Anh bỏ đạo và trở thành một người vô thần. Vợ và các con anh cũng vô thần. Khi tình cờ vào trang web “Catholics, Come Home,” anh xem một chương trình “Epic” về lịch sử, về linh đạo và về những nét đẹp của Giáo Hội, anh đã được đánh động. Khi nghe lời kêu gọi “Chúng ta là người Công Giáo, chúng ta hãy trở về nhà mình,” anh nói: “Tôi cảm thấy Chúa Thánh Thần chạm đến mình, và tôi muốn tìm hiểu thêm.” Một năm sau, anh trở về với Giáo Hội Công Giáo cùng với vợ con anh. Cả gia đình vừa được đón nhận vào Lễ Phục Sinh năm 2010 này. Anh chia sẻ: “Trước đây tôi vốn thường xúi người ta rời bỏ Giáo Hội, giờ đây tôi bắt đầu hướng dẫn cho người ta về đức tin Công Giáo và đưa họ trở về với Giáo Hội.”
-Zenit: Làm sao một người vô thần như anh ấy biết mà tìm đến với “Catholics, Come Home”?
-Peterson: Chúng tôi cũng đã tự hỏi như vậy. Chúng tôi có phát sóng các chương trình ở Colorado, nhựng không phát cho cộng đồng của anh ấy, vì thế rõ ràng là chính Chúa Thánh Thần đã dẫn dắt khi anh ấy truy cập Internet hoặc có thể khi anh ấy đang ngồi ở một nhà hàng lúc đang có chương trình của chúng tôi chạy trên TV. Chúng tôi chưa tìm hiểu chính xác do duyên cớ nào mà anh ấy đến với chương trình. Cũng có thể là anh ấy gõ một từ khóa lên Google và rồi được dẫn đến website của chúng tôi. Chúng tôi không biết rõ cái duyên cớ cụ thể, nhưng chắc chắn đó là tác động của Chúa Thánh Thần chứ không phải do việc làm trực tiếp của chúng tôi.
-Zenit: Anh cũng phát chương trình trên các kênh truyền hình ‘đời’ nữa chứ?
-Peterson: Ồ, dĩ nhiên rồi. Thật sự là phần lớn thời gian các chương trình được phát trên các kênh truyền hình “đời”. Các số liệu thống kê của chúng tôi cho thấy có đến một triệu người từ 80 quốc gia ngoài nước Mỹ đã xem các chương trình của chúng tôi trên website, gồm cả một số quốc gia ở Trung Đông. Thường thì chúng tôi kỳ vọng dân chúng ở Ý hay Ai-len xem các chương trình này, vì dầu sao họ cũng được tiếng là những nước Công Giáo, nhưng khi dân chúng ở Qatar hay những nước không thuộc truyền thống Công Giáo tìm đến trang web chúng tôi, thì đấy quả thật là điều bất ngờ thú vị. Mạng lưới Internet quả thật lợi hại khi nó truyền đi khắp thế giới một thông điệp, rồi một người bạn hay một người thân trong gia đình sau khi đã xem hay nghe về thông điệp ấy sẽ làm lan rộng nó ra bằng email hoặc bằng những công cụ tìm kiếm của Internet, hoặc qua mạng Facebook hay các “blogs,” kéo thêm nhiều người tiếp tục tìm đến với chúng tôi.
Nhưng chủ yếu qua các kênh truyền hình “đời” mà thông điệp về niềm hy vọng và về ơn cứu độ trong Đức Giêsu này đã được đại đa số người đón nhận. Chúng tôi thường phát sóng các chương trình trong sáu tuần lễ tại một giáo phận nào đó, và vì chúng tôi phát dồn dập cho nên trung bình người ta sẽ được xem chúng hai hay ba lần mỗi ngày. Chúng tôi có khoảng 25 chương trình “quảng cáo” khác nhau, có các chứng từ khác nhau, các “Movie” và các “Epic” dài ngắn khác nhau và bằng nhiều thứ tiếng. Đặc biệt, vào mỗi dịp cuối Mùa Vọng cho tới Tết dương lịch, hay vào Mùa Chay, chúng tôi phát các chương trình này thường xuyên tại một giáo phận nào đó. 98% dân chúng trong vùng phủ sóng của kênh truyền hình sẽ xem các chương trình của chúng tôi hai hay ba lần mỗi ngày, và khi đợt vận động kết thúc, nhiều âm vang về nó sẽ được ghi nhận trên các phương tiện truyền thông “đời,” các cuộc thảo luận tiếp tục diễn ra trong các mỹ viện, các quán rượu, tại những nơi làm việc... Mọi người đã xem đi xem lại các chương trình, và bây giờ nó là đề tài cho các cuộc trò chuyện của họ. Quả là các chương trình của chúng tôi mở ra những cuộc đối thoại tích cực cho bất cứ ai – người Tin Lành, người Công Giáo, người Công Giáo đã xa nhà thờ lâu năm, người Hồi Giáo, người Do Thái giáo,vv.
Thật kỳ diệu là các nhóm đối tượng thăm dò trọng điểm và các cuộc kiểm tra bằng điện thoại của chúng tôi (trước khi phát sóng đại trà các chương trình) cho thấy là ban đầu người ta thường có một ấn tượng tiêu cực về đạo Công Giáo hay về Giáo Hội Công Giáo, dù họ là Tin Lành hay Công Giáo lơ là, hay Công Giáo đang hành đạo, hay là người không thuộc tôn giáo nào... Nhưng sau khi xem các chương trình ấy một lần, 76% số người được thăm dò trong nhóm trả lời rằng “Tôi nghĩ đó là một thông điệp rất tích cực, tôi thực sự thích lắm.” Thấy tỉ lệ ủng hộ cao như vậy, các chuyên viên thử nghiệm và phát hành phim ảnh Hollywood bảo chúng tôi rằng “Bạn đắc thời rồi đó. Hãy tới luôn đi!” Chúng tôi lại thăm dò tiếp bằng một câu hỏi nữa, có phần quan trọng hơn: “Quí vị đã xem các chương trình này, quí vị có xem xét khả năng quay về với Giáo Hội không?” (câu hỏi dành cho những người Công Giáo đã xa rời lâu năm) – hoặc: “Đã xem các chương trình này, quí vị có muốn tìm hiểu đức tin Công Giáo không?” (câu hỏi dành cho những người ngoài Công Giáo). Thật bất ngờ, 53% số người được hỏi trong cả hai nhóm trả lời rằng “Có!”
Vì thế, chúng tôi rút ra điều này: Khi chúng ta làm truyền thông một cách chuyên nghiệp, khi chúng ta sử dụng các khả năng Chúa ban cho mình để truyền đi thông điệp giống như cách các nhà quảng cáo “đời” vẫn làm, chúng ta có thể phục vụ đắc lực cho công cuộc Tái Loan Báo Tin Mừng mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tha thiết cổ vũ. Trong Thông Điệp Christi Fidelis Laici, ngài mời gọi chúng ta, những người giáo dân, hãy sống và phục vụ Giáo Hội qua nghề nghiệp của mình. Khi chúng ta kết hợp kiến thức, kinh nghiệm và các kỹ năng nghề nghiệp Chúa ban với đức tin, lời cầu nguyện và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, thì chắc chắn sẽ nhận được những hoa trái tuyệt vời, như công cuộc tông đồ này và các kết quả của nó đang cho thấy.
(còn tiếp Phần II)
dịch từ WHAT’S BRINGING SO MANY CATHOLICS HOME? của Andrea Kirk Assaf, đăng trong Zenit.org, 04.5.2010
Hoàn cầu hóa ngôi vị giáo hoàng
Vũ Văn An
00:59 09/06/2010
Một trong các nhà thần học viết nhiều về Giáo Hội và ngôi vị giáo hoàng là đức Hồng Y Avery Robert Dulles (24 tháng 8 năm 1918 – 12 tháng 12 năm 2008). Sinh ra vốn theo giáo phái Trưởng Lão (Presbyterian) và là con trai cố ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles, năm 1940, Avery gia nhập Giáo Hội Công Giáo, vào Dòng Tên, dạy và viết sách thần học, và năm 2001 được nâng lên hàng hồng y phó tế và là vị hồng y duy nhất không thụ phong giám mục.
Avery Dulles là giáo sư thần học tại Woodstock College từ 1960 tới 1974, và tại Đại Học America từ 1974 tới 1988, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng của ít nhất 12 đại học và cao đẳng nhiều nước trên thế giới trong đó có Gregoriana (Rôma), Leuven (Bỉ), Campion Hall (Oxford), Princeton, Yale, Fordham (Mỹ). Là tác giả hơn 700 bài báo và 24 cuốn sách về thần học, Đức HY Dulles cũng là cựu chủ tịch của cả hai tổ chức: Hội Thần Học Công Giáo Mỹ và Hội Thần Học Mỹ, thành viên của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế và thành viên của cuộc Đối Thoại Luthêrô/Công Giáo Hoa Kỳ. Từ 1988 tới lúc qua đời, ngài giữ ghế giáo sư về tôn giáo tại Đại Học Fordham mà các bài giảng sau đó được in thành sách, tức cuốn Church and Society: The Laurence J. McGinley Lectures,1988-2007 (Fordham University Press, 2008). Trong các sách của ngài về Giáo Hội, ta thấy có các cuốn Models of the Church, Doubleday (1974); The Catholicity of the Church (1985); Magisterium: Teacher and Guardian of the Faith, Sapientia Press of Ave Maria University (2007).
Ngôi vị giáo hoàng cho một Giáo Hội Hoàn Cầu
Trên đây là tựa đề một bài báo của Đức HY Dulles đăng trên tạp chí America, số 15 tháng 7 năm 2000. Trong bài báo này, Đức HY Dulles cho rằng: tình thế của thế giới hiện đại đòi phải có một vị kế nhiệm cho Thánh Phêrô biết dạy dỗ và hướng dẫn toàn bộ dân Thiên Chúa.
Nhận định trên thực ra bị nhiều người tranh biện. Ai cũng biết, trong tông thư Ut Unum Sint năm 1995, Đức Gioan Phaolô II đã dùng số 96 để mời gọi các nhà lãnh đạo và thần học gia của các giáo hội khác đóng góp ý kiến về phương cách làm thế nào thực thi nhiệm vụ giáo hoàng để phục vụ sự hợp nhất mà không làm hại tới những nét chủ yếu của nó. Một số các vị được yêu cầu đã cho thấy họ không chấp nhận tính tối thượng của nhiệm vụ kia, như đã được hai Công Đồng Vatican I và II định nghĩa. Nhưng Ủy Ban Quốc Tế Anh Giáo/Công Giáo mới đây lại cho thấy người Anh Giáo rất cởi mở đối với ý niệm tối thượng phổ quát của ngôi vị giáo hoàng. Các nhà thần học Thệ Phản cá thể như Wolfhart Pannenberg cũng tỏ ý ước muốn một vị giáo hoàng cho hết mọi Kitô hữu. Tuy nhiên, nhân dịp này, không thiếu các nhà thần học Công Giáo lên tiếng cho rằng ngôi vị giáo hoàng đã trở nên quá tích cực và uy quyền. Theo đức HY Dulles, để hiểu các phản ứng trên, ta nên duyệt qua một số khuynh hướng mới đây.
Hoàn cầu hóa ngôi vị giáo hoàng
Trong hai thế kỷ trước, các vị giáo hoàng càng ngày càng ý thức được trách nhiệm hoàn cầu của mình nên đã biến cải ngôi vị giáo hoàng mỗi lúc mỗi trở thành biểu tượng mạnh mẽ của sự hợp nhất Công Giáo. Công Đồng Vatican I (1869-70), và sau đó, Bộ Giáo Luật năm 1917, đã gán nhiều quyền mới cho đức giáo hoàng trong tư cách Đấng Đại Diện Chúa Kitô đối với giáo hội hoàn vũ. Trên thực tế, ngài nhận được thẩm quyền không hạn chế đối với việc khai triển học lý và kỷ luật trong Giáo Hội. Qua bộ phận ngoại giao được mở rộng, Tòa Thánh trở nên có mặt về phương diện tinh thần ở nhiều quốc gia, giám sát công việc của Giáo Hội và hành động hỗ tương với các chính phủ thế tục. Với sự giúp đỡ của các sứ thần và khâm sứ, Rôma kiểm soát việc cử nhiệm các giám mục ở mọi nơi.
Tại Công Đồng Vatican II (1962-65) các giám mục Tây Âu (Pháp, Bỉ, Hòa Lan và Đức) cùng với các cố vấn thần học của họ tỏ ý muốn phục hồi phẩm giá và thẩm quyền của các giám mục cá thể và giành quyền tự quyết thực sự dù có tính hạn chế cho các giáo hội địa phương. Các giám mục truyền giáo tại Á Châu và Phi Châu, vì muốn lồng sâu đức tin Kitô Giáo vào cuộc sống giáo dân, nên cũng ủng hộ khuynh hướng này. Thay vì lật ngược giáo huấn của Vatican I, Vatican II quyết định đề cao việc hội nhập văn hóa (inculturation); đề cao các giáo hội địa phương và giáo hội miền; nâng cấp chức giám mục, định nghĩa giám mục như một linh mục được hưởng trọn sự viên mãn của bí tích truyền chức thánh. Công Đồng này cũng đưa ra học lý hiệp đoàn tính (collegiality), dạy rằng mọi giám mục hiệp thông với Rôma đều là thành viên ngang hàng của một đoàn điều hướng tối cao toàn bộ Giáo Hội hoàn vũ.
Để thực hành các nguyên tắc trên, Vatican II khởi xướng một số thay đổi về cơ cấu. Nó mời gọi việc quốc tế hoá Giáo Triều Rôma, một giáo triều cho tới lúc đó hầu như chỉ gồm toàn người Ý. Vatican II cũng thiết lập ra hệ thống các hội đồng giám mục: mỗi quốc gia hay lãnh thổ lớn trên thế giới sẽ có một hội đồng kiểu này. Nhất trí với Đức Phaolô VI, Công Đồng cũng thiết lập một định chế hoàn toàn mới, đó là Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới (Synod of Bishops), họp định kỳ tại Rôma để bàn tới các vấn đề được cả Giáo Hội hoàn vũ quan tâm.
Trung thành thực thi chương trình của Công Đồng, Đức Phaolô VI quả đã biến ngôi vị giáo hoàng thành một định chế thực sự có tính hoàn cầu. Ngài quốc tế hóa Giáo Triều Rôma và giám sát việc thiết lập các hội đồng giám mục và Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới. Theo gợi ý của Thượng Hội Đồng này, ngài thiết lập Ủy Ban Thần Học Quốc Tế để cố vấn cho Tòa Thánh. Khởi diễn một tiền lệ hoàn toàn mới, ngài thực hiện các chuyến tông du mục vụ qua Đất Thánh, Ấn Độ, Nữu Ước, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Colombia, Genève, Uganda và Viễn Đông. Nhân các chuyến tông du này, ngài đã tới thăm Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới tại Genève, trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước và Hội Nghị Các Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh tại Medellín, Colombia. Ngài cũng có những cuộc gặp gỡ có tính biểu tượng hết sức quan trọng với các vị lãnh đạo các giáo hội khác, trong đó có Đức Thượng Phụ Athenagoras của Constantinople vào hai năm 1964 và 1967, và Đức Tổng Giám Mục Arthur Michael Ramsey của Canterbury vào năm 1966. Dù kêu gọi phải đi truyền giáo, nhưng ngài cũng cổ vũ các cuộc đối thoại thân tình với các tôn giáo lớn.
Giống Đức Phaolô VI, Đức Gioan Phaolô II cũng là một vị giáo hoàng hết sức sáng chói của Vatican II. Khi còn là một giám mục trẻ, ngài từng tham dự đầy đủ 4 khóa họp của Công Đồng này. Vì nhiệt tình ủng hộ giáo huấn của Công Đồng, ngài đã hết lòng cho áp dụng nó vào tổng giáo phận Krakow, Ba Lan. Trong suốt thập niên từ 1967 tới 1977, ngài là khuôn mặt hàng đầu trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới. Việc ngài được bầu làm vị giáo hoàng đầu tiên không phải là người Ý kể từ thế kỷ 16 đã nhấn mạnh rất nhiều tới đặc điểm quốc tế của ngôi vị giáo hoàng thời hiện đại.
Theo gương Đức Phaolô VI, ngài cũng là vị giáo hoàng hành hương. Cho tới năm 2000, ngài thực hiện hơn 100 chuyến tông du bên ngoài nước Ý. Ngài đã nói truyện tại UNESCO ở Ba Lê và 2 lần đọc diễn văn trước Đại Hội Đồng LHQ ở Nữu Ước. Ngài thường xuyên gặp gỡ các vị lãnh đạo các giáo hội Kitô Giáo và đã vận động tổ chức các biến cố liên tôn tại Assisi và nhiều nơi khác. Nhân danh công bằng xã hội, ngài đã lên tiếng tố cáo các chế độ áp bức và ủng hộ các hình thức tham gia việc cai trị coi chúng như phù hợp với phẩm giá và quyền tự do của nhân vị. Sự thành công của cuộc cách mạng không đổ máu tại Trung và Đông Âu vào năm 1989 một phần lớn đã được gán cho ảnh hưởng tinh thần của ngài. Dù hết sức tự chế đối với nền chính trị phe phái, không một vị giáo hoàng nào kể từ thời Trung Cổ, và có lẽ suốt trong lịch sử, đã không đóng một vai trò lớn lao trên diễn đàn thế giới.
Cũng như Đức Phaolô VI, Đức Gioan Phaolô II luôn hành động một cách hiệp đoàn với các vị giám mục thế giới. Ngài thường xuyên triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, gần như ba năm một lần. Năm 1985, ngài triệu tập một thượng hội đồng đặc biệt để kỷ niệm 20 năm ngày kết thúc Công Đồng Vatican II. Ngài cũng triệu tập các cuộc hội họp đặc biệt cho thượng hội đồng giám mục thuộc một quốc gia hay một miền, trong số này, có bốn thượng hội đồng đặc biệt cho Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á và Châu Âu.
Đức Gioan Phaolô II luôn luôn giữ liên lạc thường xuyên với các vị giám mục khắp hoàn cầu. Trước nhất qua các vị đại biểu các hội đồng giám mục quốc gia hay miền tại Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới và qua những câu trả lời cho các câu hỏi được nêu ra nhân có những dự thảo văn kiện quan trọng. Khi tông du ở ngoại quốc, ngài có thói quen nói truyện với hội đồng giám mục sở tại và đôi khi còn tìm dịp đối thoại riêng với từng thành viên giám mục, như ở Los Angeles năm 1987. Giống các vị tiền nhiệm, ngài gặp gỡ các giám mục cá thể hay các nhóm giám mục mỗi 5 năm một lần để thảo luận các phát triển, các cơ may và vấn đề của họ (ad limina).
Để đẩy xa hơn phương thức cai quản có tính hiệp đoàn của ngài, Đức Gioan Phaolô II còn tìm ra những cách sử dụng mới đối với hồng y đoàn của mình. Từ năm 1979 tới năm 1994, ngài đã triệu tập 5 cơ mật viện đặc biệt để xin ý kiến các vị hồng y và xin sự cộng tác của các ngài trong các vấn đề quan trọng từ chuyện tài chánh của Giáo Hội tới việc chuẩn bị năm thánh 2000. Thay vì cạnh tranh với hiệp đoàn giám mục, hồng y đoàn cũng hành động như một thành phần của hiệp đoàn kia, nhưng có thể triệu tập một cách nhanh hơn, thuận tiện và kinh tế hơn. Cũng vì những lý do tương tự, thỉnh thoảng ngài có tổ chức những cuộc gặp gỡ với các tổng giám mục hay các vị chủ tịch các hội đồng giám mục. Tất cả các cơ chế này giúp Đức GH cai quản Giáo Hội theo đường lối hiệp đoàn, nhờ sự khôn ngoan và tính nhạy cảm của các giám mục khắp trên thế giới.
Đức Gioan Phaolô II cũng mạnh mẽ tin vào việc hội nhập văn hóa. Ngài xác tín rằng đức tin phải được nhập thể một cách thành công vào nhiều nền văn hóa của thế giới. Tuy nhiên, trách vụ này khá tế nhị. Các nền văn hóa ấy vốn không trung lập về phương diện luân lý và tôn giáo. Chúng cần được phúc âm hóa để trở thành hiếu khách và hỗ trợ Kitô Giáo chân chính. Để các nền văn hóa ấy không trở thành tự đóng kín và phân hóa, Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng chúng phải tôn trọng các giá trị nhân bản phổ quát. Trong Giáo Hội, các tín hữu thuộc các miền văn hóa khác nhau phải có khả năng nhìn nhận nhau như các đồng chi thể của cùng một thân thể, biết chia sẻ cùng một gia tài tông truyền chung. Nếu có được các điều kiện ấy, thì tính đa nguyên của các nền văn hóa trong Giáo Hội sẽ là một vốn liếng tích cực. Nó đem sự phong phú của các dân tộc đến với Chúa Kitô, Đấng họ được ban cho làm gia nghiệp (Tv 2:8; xem thêm Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, số 13).
Một số nguyên tắc canh tân đã được đề nghị
Khá nhiều các đề nghị canh tân gần đây bị coi là những phản ứng chống lại khuynh hướng hoàn cầu hóa ngôi vị giáo hoàng của thời hậu Vatican II. Vì muốn đem lại quyền độc lập lớn hơn cho các giám mục và các giáo hội địa phương, một số nhà canh tân Công Giáo thường nại tới nguyên tắc phụ đới (subsidiarity). Trong thông điệp Centesimus Annus, năm 1991, Đức Gioan Phaolô II đã súc tích giải thích ý nghĩa của nguyên tắc này như sau: “Cộng đồng ở cấp cao hơn không nên can thiệp vào sinh hoạt nội bộ của cộng đồng ở cấp thấp hơn, như thế là tước đoạt các chức năng của cộng đồng này, nhưng đúng hơn nên hỗ trợ cộng đồng thấp này khi cần và phải giúp phối hợp các sinh hoạt của nó với các sinh hoạt của các bộ phận khác trong xã hội, luôn luôn nhằm thiện ích chung” (số 48).
Nguyên tắc này đầu tiên được đưa ra liên quan tới các chính phủ thế tục, là các chính phủ được thiết lập từ bên dưới. Bắt đầu từ các gia đình, người ta thấy cần phải lần lượt tạo ra các cộng đồng lớn hơn để có thể đạt được các lợi ích mà các đơn vị nhỏ hơn hay thấp hơn không đảm bảo có được. Nhưng các thẩm quyền cao hơn, như nhà nước chẳng hạn, không nên làm những gì mà gia đình hay các cộng đồng tự do có thể làm được. Nhà nước như thế là một trợ giúp, một subsidium (một thực thể phụ giúp), phụ đới cho các tác nhân công và tư như thị trấn, trường học, doanh nghiệp, giáo hội và câu lạc bộ.
Có nhiều tranh luận về việc phải áp dụng nguyên tắc phụ đới trong Giáo Hội đến đâu và thế nào. Vì không như nhà nước, Giáo Hội được thiết lập từ trên, từ Thiên Chúa trong Chúa Kitô, Đấng đã ban quyền đặc biệt cho Thánh Phêrô và Nhóm Mười Hai. Giáo Hội bắt đầu nhịp sống của mình khi Chúa Thánh Thần hiện xuống với Giáo Hội như một toàn thể vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Chỉ sau đó, khi đức tin lan truyền tới Antiôkia, Rôma, Alexandria và các thành khác, mới cần có việc thiết lập ra các thẩm quyền địa phương để trông coi các giáo hội đặc thù. Như Vatican II từng chủ trương, các giáo hội đặc thù kia “được tạo hình theo mẫu Giáo Hội phổ quát”, là Giáo Hội có trước các giáo hội này, dù về một vài phương diện, tùy thuộc các giáo hội này (Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, số 23). Chúng chỉ được gọi là giáo hội bao lâu “Giáo Hội của Chúa Kitô thực sự hiện diện trong mọi cộng đoàn hợp lệ tại địa phương” (Hiến Chuế Tín Lý về Giáo Hội, số 26).
Vì nguyên tắc phụ đới được đưa ra là vì các xã hội thế tục, nên khả thể áp dụng nó vào Giáo Hội bị nhiều người tranh biện. Nhưng dù kết quả cuộc tranh biện này có ra sao, lương tri vẫn đòi hỏi điều này: những vấn đề chỉ có tính địa phương, nếu có thể, nên để địa phương xử lý. Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, các vấn đề địa phương thường vẫn có nhiều hệ luận đối với giáo hội hoàn vũ, và do đó, cần có sự can dự của thẩm quyền cao hơn. Song song với việc nại tới tính phụ đới, các nhà canh tân hiện nay thường biện luận từ truyền thống. Họ bảo rằng: trong giáo hội cổ xưa, các giám mục các tông tòa Giêrusalem, Antiôkia và Alexandria được coi là có thẩm quyền đặc biệt ở phía Đông của Giáo Hội, giống như Rôma ở phía Tây vậy. Nhưng Đức Hồng Y Dulles cho rằng: trước khi phục sinh mô thức thượng phụ, người ta nên nhớ lại những khó khăn do nó tạo ra. Các thượng phụ tranh chấp nhau, trong đó Antiôkia và Alexandria tìm cách loại bỏ nhau ra khỏi hiệp thông Công Giáo. Sau đó đến lượt Constantinople, và sau đó nữa, đến lượt Mạc Tư Khoa, đòi tư cách thượng phụ nhưng lúc nào cũng thù nghịch với nhau. Giáo Hội Chính Thống ngày nay đang lao đao với những tranh chấp giữa các giáo hội quốc gia tự trị của Đông Âu.
Ngay ở Phương Tây, nơi may mắn chỉ có một tòa tông phụ, các giáo hội quốc gia cũng từng đặt ra nhiều trở ngại cho việc hợp nhất. Chủ nghĩa quốc gia từng góp phần vào việc làm Giáo Hội Công Giáo mất Đức, Scandinavia, Anh và Tô Cách Lan, trong khi Pháp, Áo, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thỉnh thoảng lại rơi vào tình thế toan ly giáo. Thành thử việc xuất hiện thẩm quyền Rôma trong thế kỷ 19 thực ra là một ơn phúc đầy dấu chỉ. Nó giúp người Công Giáo thuộc nhiều quốc gia khác nhau duy trì được một cảm thức liên đới sống động dù kinh qua hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20.
Trong thời đại điện tử ngày nay, khi thông tin du hành bằng vận tốc ánh sáng, thẩm quyền có tính hoàn cầu lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Điều hôm nay xẩy ra tại Vienna thì ngày mai có thể khiến New Delhi hay Warsaw phải đặt nghi vấn. Rôma không thể im lặng ngồi chờ trong khi các vấn đề tín lý đang được tranh luận ở cấp địa phương, như hồi truyền thông còn chậm chạp và vận chuyển còn hết sức khó khăn. Tòa Thánh luôn được yêu cầu phải phán định cho bên này hay bên kia cuộc tranh luận.
Đức HY Dulles không cho rằng Giáo Hội nên trở về với tình trạng trước Công Đồng Vatican II. Các cải cách của Công Đồng đã giúp Giáo Hội bước vào thế giới hoàn cầu hóa của thời đại. Công Đồng rất có lý khi kêu gọi sự hội nhập văn hóa, tính hiệp đoàn và việc tái nhấn mạnh tới các giáo hội địa phương như là trung tâm sinh hoạt mục vụ và thờ phượng. Các cơ cấu được thiết lập từ thời Công Đồng đang có tác dụng tốt, dù vẫn cần được cảm nghiệm và thích ứng hơn nữa để chúng có thể vận hành một cách êm thấm bao nhiêu có thể.
Không nên đặt vấn đề chọn lựa giữa tập quyền và tản quyền (decentralization). Tản quyền có thể gây đình trệ và tập quyền có thể gây áp chế nếu không giữ cho các khuynh hướng ly tâm và qui tâm ở thế cân bằng. Diễn trình tăng trưởng ở tứ chi đang đặt nhiều gánh nặng hơn bao giờ hết lên trái tim Rôma. Như lời của Vatican II, tòa Phêrô đang “chủ trì cả một cộng đoàn đức ái và bảo vệ các dị biệt hợp pháp, trong khi cùng một lúc phải lo lắng sao cho các dị biệt ấy không cản trở nhưng đúng hơn góp phần vào cộng đoàn đức ái kia” (Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội, số 13).
Các đề nghị chuyên biệt về canh tân cơ cấu
Dưới ánh sáng các nguyên tắc đã nhắc trên đây, ta hãy xem sét một số đề nghị canh tân chuyên biệt thường được một số trước tác thần học gần đây nhắc đến. Ta thấy hiện có năm đề nghị sau đây:
Thứ nhất là vấn đề cử nhiệm giám mục. Kể từ giữa thế kỷ 19, việc các ông hoàng thế tục và giáo sĩ đoàn của nhà thờ chính tòa chọn lựa giám mục đã không còn nữa. Và ngày nay, không một người Công Giáo nào muốn trở lại với hệ thống cũ trong đó, trên thực tế, chính các nhà cầm quyền dân sự chọn lựa hầu hết các giám mục. Trong hệ thống hiện nay, các vị sứ thần hay đại diện của Đức GH có trách nhiệm chính trong việc thu thập tên các ứng viên theo hiểu biết riêng hay căn cứ vào các tham khảo với những vị có trách nhiệm liên hệ. Việc cử nhiệm sau đó được đem ra thảo luận tại Thánh Bộ Giám Mục (Thánh Bộ Rao Giảng Phúc Âm, đối với trường hợp Việt Nam), là thánh bộ có khá nhiều giám mục thuộc nhiều giáo miền khác nhau. Thánh Bộ này phải đệ trình các khuyến cáo. Đức Giáo Hoàng sẽ tiếp nhận các khuyến cáo ấy và có quyết định sau cùng.
Nhiều nhà thần học với đầu óc canh tân muốn có một diễn trình cởi mở và “dân chủ” hơn trong đó giáo hội địa phương đệ nạp tên ứng viên, sau đó hội đồng giám mục quốc gia hay miền sẽ ‘thanh lọc’ rồi đệ lên để Rôma chấp thuận hay bác bỏ. Vì diễn trình cử nhiệm luôn cần được cải thiện, thiển nghĩ những gợi ý kiểu nay không nên bị bác bỏ thẳng thừng. Tuy nhiên, theo Đức HY Dulles, chúng không tránh được nhiều yếu điểm. Trước nhất, vì phải lập ra các ủy ban đại diện, cho nên thế nào cũng nẩy sinh óc bè phái cũng như can thiệp của các thế lực chính trị trong các giáo hội địa phương. Thứ đến, vì chỉ phải cân nhắc người trong giáo phận, nên rất dễ có truyện ‘gây giống nội bộ’ một cách thái quá (excessive inbreeding). Một giáo hội với một truyền thống lệch lạc cứ thế mà luẩn quẩn với sự lệch lạc của mình, khó lòng sửa chữa được.
Mặt khác, việc giữ bí mật (confidentiality) khó lòng duy trì được nếu tên tuổi các ứng viên phải qua nhiều đợt lọc lựa ở nhiều ủy ban khác nhau. Cuối cùng, Rôma sẽ bị áp lực phải chọn các tên được đệ trình hay phải giải thích lý do tại sao không chọn các tên đó. Nhưng việc công bố các lý do chống lại một cử nhiệm nào đó hiển nhiên sẽ gây thương tổn cho thanh danh của ứng viên. Và sau cùng, có thể nói, diễn trình hiện nay cho phép xem sét được nhiều khả thể hơn là đặt trong tay một ủy ban giáo phận. Mặc dầu thỉnh thoảng vẫn có sai lầm, nhưng theo Đức HY Dulles, thủ tục hiện hành đem lại cho chúng ta một đoàn ngũ giám mục xét chung khá tuyệt hảo, đáng tin cậy trong việc phục vụ với tư cách mục tử trung thành của đoàn chiên. So với các giám mục được các giáo hội khác bầu ra, các vị giám mục được cử nhiệm của chúng ta xứng đáng hơn.
Thẩm quyền của Thượng Hội Đồng Giám Mục
Vấn đề thứ hai là vấn đề thẩm quyền của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Theo hiến chế hiện nay, Thượng Hội Đồng này chủ yếu gồm các vị giám mục đại diện cho các hội đồng giám mục liên hệ, con số tùy theo kích thước của các hội đồng này. Phiên khoáng đại thường được tổ chức 3 năm một lần và tương đối kéo dài không lâu, không quá 1 tháng. Các giám mục thường không muốn vắng mặt quá lâu và quá thường xuyên khỏi giáo phận của mình. Điều đáng lưu ý là Thượng Hội Đồng Giám Mục không phải là một cơ quan lập pháp mà chỉ là một diễn đàn để các giám mục bày tỏ quan điểm của mình về chủ đề của cuộc họp và xác nhận mức nhất trí với các giám mục khác. Các cuộc họp của Thượng Hội Đồng thường đưa ra nhiều đề nghị hữu ích cho Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều. Các tông huấn ban hành sau các cuộc họp này đã chứng tỏ được giá trị của Thượng Hội Đồng.
Đã có nhiều tiếng nói trong Giáo Hội muốn thấy Thượng Hội Đồng biến thành một cơ quan có thể ban hành luật lệ cũng như các công bố tín lý có tính trói buộc. Đức Hồng Y Dulles không cùng quan điểm như trên vì bản chất cấp thời (ad hoc) của Thượng Hội Đồng và nó chỉ họp trong một khoảng thời gian ngắn. Sợ rằng chính giáo dân Công Giáo không muốn bị trói buộc bởi các sắc lệnh của loại hội đồng này. Dĩ nhiên, Đức Giáo Hoàng có thể ban cho Thượng Hội Đồng quyền quyết định một số vấn đề bằng đa số phiếu, nhưng cho đến nay, ngài vẫn thích tiếp nhận các khuyến cáo của Thượng Hội Đồng, rồi trao cho các Thánh Bộ ở Rôma nghiên cứu thêm.
Như Thượng Hội Đồng năm 1985, chẳng hạn, đã đưa ra 4 khuyến cáo chính sau đây: sớm hoàn tất Bộ Giáo Luật cho các giáo hội Công Giáo Đông Phương, soạn sách giáo lý chung cho toàn thể Giáo Hội, nghiên cứu bản chất và thẩm quyền của các hội đồng giám mục và nghiên cứu việc có thể áp dụng nguyên tắc phụ đới vào sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội. Trong diễn văn bế mạc, Đức Gioan Phaolô II đã chấp nhận 3 khuyến cáo đầu, và cả ba khuyến cáo ấy đều đã được đem ra thi hành trong những năm sau đó. Riêng nguyên tắc phụ đới, ngài để vấn đề này chín mùi trong các tranh luận thần học trước đã, rồi huấn quyền mới có quyết định sau.
Vấn đề thứ ba là vai trò của các hội đồng giám mục, như Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chẳng hạn. Vốn được Công Đồng Vatican II lập ra, các hội đồng này chủ yếu chỉ có bản chất tham vấn. Chúng cho phép các giám mục của một nước hay một miền lĩnh hội được kinh nghiệm của nhau và phối hợp được các chính sách cai quản giáo phận của mình. Bình thường, các hội đồng này không tạo ra các qui định có tính trói buộc, nhưng đôi khi cũng có thể làm thế bằng cách bỏ phiếu nhất trí (unanimous) hay ít nhất 2 phần 3 và sau đó được Rôma chấp thuận chính thức (recognitio).
Mùa hè năm 1998, Đức Gioan Phaolô II cho công bố một lá thư nói rõ bản chất và thẩm quyền tín lý của các hội đồng giám mục, như Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1985 từng khuyến cáo. Ngài định rằng các hội đồng giám mục không thể giảng dạy một tín lý bắt buộc nếu không đạt đa số 2 phần 3 và tiếp đó không được Rôma nhìn nhận. Nhiều nhà phê bình cho rằng qui định đó cho thấy một sự bất tín nhiệm quá đáng đối với các hội đồng giám mục. Nhưng Vatican II không thiết lập các hội đồng này như cơ quan ban hành tín lý.Tại sao người Công Giáo Việt Nam lại bị trói buộc bởi lá phiếu của các vị giám mục, để phải tuyên xưng một tín điều gì đó vốn không được giảng dạy khắp trong Giáo Hội? Liệu các giám mục giáo phận hay dân Công Giáo có thực sự muốn bị trói buộc về các vấn đề tín lý bởi số phiếu đa số tại hội đồng giám mục không, nhất là khi hội đồng ấy chỉ gồm trên dưới 10 vị giám mục?
Vần đề thứ tư là quyền của Giáo Triều. Đức Giáo Hoàng không thể cai quản Giáo Hội hoàn vũ cách hữu hiệu mà không có một loại nội các nào đó gồm các thánh bộ, các tòa án và hội đồng. Trưởng các cơ quan này thường là các giám mục hay hồng y nếu là thánh bộ. Các giám mục địa phương thường hay phàn nàn rằng Rôma can thiệp hơi nhiều vào công việc của các giáo hội địa phương. Nhưng Đức Hồng Y Dulles cho rằng thực ra rất ít khi Rôma tự ý can thiệp. Thông thường chỉ là để đáp ứng các khiếu nại của giáo hội địa phương đối với một vụ tranh biện nào đó. Xin nêu ra đây một số điển hình. Năm 1993 chẳng hạn, Rôma can thiệp để loại bỏ một bản dịch Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo quá phóng túng và thiếu chính xác, theo lời yêu cầu của chính các soạn giả và các nhà chuyên môn khác. Một cuộc tham khảo quốc tế đã được triệu tập tại Rôma, nhờ thế bản dịch trên đã được tái duyệt.
Một vấn đề khác từng được nhiều người chú ý là quyết định của Bộ Thờ Phượng Thánh và Bí Tích ban hành ngày 26 tháng 10 năm 1999 đòi phải duyệt lại bản dịch phụng vụ bằng tiếng Anh do Ủy Ban Quốc Tế Tiếng Anh Trong Phụng Vụ (ICEL) soạn thảo, một ủy ban hỗn hợp khá kềnh càng vì gồm các thành viên do 11 hội đồng giám mục khác nhau đề cử. Đã nhiều năm nay, bản văn do ủy ban này soạn thảo căn cứ theo triết lý riêng của họ bị nhiều chỉ trích từ cả các giám mục lẫn nhiều nhóm giáo dân; khốn nỗi, ủy ban này, vì có tính quốc tế, nên không chịu thẩm quyền của bất cứ hội đồng giám mục nào. Các vị giám mục Mỹ thấy mình rơi vào tình thế bất thường không kiểm soát được bản dịch trong các sách phụng vụ của mình. Các qui định mới đem lại lợi điểm là cung ứng cho các hội đồng giám mục một cơ chế để có thể yêu cầu sửa chữa những điểm được coi là không đúng đắn trong bản văn của ICEL. Trong trường hợp này cũng như trong nhiều trường hợp khác, thẩm quyền của Rôma thực ra được dùng để bảo vệ các giáo hội địa phương khỏi việc lạm quyền đáng nghi vấn của các cơ quan quốc gia hay quốc tế.
Trong các vấn đề tín lý, chính sách của Rôma thường là khuyến khích các giám mục giáo phận và các hội đồng giám mục nhận trách nhiệm lớn hơn trong việc giám sát tính chính thống trong các điều thuyết giảng và giảng dạy tại khu vực riêng của mình. Nhưng các giám mục thường lại trông cậy vào Rôma chịu chỉ cho mình hay hiện mình có đang giảng dạy trong hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ hay không, vì tín lý, tự bản chất, vốn có tính hoàn vũ. Bộ Tín Lý không thể tránh được việc bị lôi kéo vào những cuộc thảo luận trong đó tính chính thống được nêu ra.
Vấn đề thứ năm và là vấn đề sau cùng chính là thẩm quyền giáo huấn của Đức Giáo Hoàng. Giống Đức Phaolô VI, Đức Gioan Phaolô II, từ trước đến nay vốn hạn chế, không ban bố một định nghĩa tín điều nào có tính “ex cathedra” (vô ngộ), nhưng vẫn đôi lúc đưa ra các ấn định chung kết về tín lý mà không cần sự đầu phiếu chính thức của hiệp đoàn giám mục. Trong những trường hợp như thế, ngài thường dùng thẩm quyền riêng trong tư cách giáo chủ hoàn vũ có nhiệm vụ “củng cố anh em” (Lc 22:32), qua phương thức thu góp sự đồng thuận tổng quát của các giám mục. Nhiều thần học gia minh nhiên chủ trương rằng Đức Giáo Hoàng cần tiến hành một cuộc đầu phiếu trước khi ban hành các quyết định ấy. Nhưng theo Đức Hồng Y Dulles, dù một số giám mục bất đồng, thì tiếng nói của Đức Giáo Hoàng cùng với đa số vững ổn các giám mục trong một thời gian dài đủ để không cần phải có một cuộc đầu phiếu như thế. Cái diễn trình kềnh càng này rất dễ ngăn cản việc không kịp thời đáp ứng một tình thế nguy kịch cách hữu hiệu.
Một ngôi vị giáo hoàng trong đối thoại
Từ Vatican II trở đi, vấn nạn chính trong Giáo Hội Công Giáo là sự căng thẳng có tính biện chứng giữa khuynh hướng tập quyền và khuynh hướng tản quyền. Những người chủ trương tản quyền có khuynh hướng cho mình tiến bộ và mô tả các thù địch của mình như những người chỉ nhằm phục chế (restorationists). Nhưng người ta cũng có quyền nghĩ ngược lại rằng những người muốn tái lập các điều kiện của Kitô Giáo thời giáo phụ, thực sự chỉ là những người tiếc nuối quá khứ và hoài cổ lỗi thời.
Cuối cùng, vấn đề không phải là điều này hay điều kia (eiher/or) nữa. Chính vì hoạt động gia tăng nơi các giáo hội và hội đồng địa phương, mà Rôma được yêu cầu phải thực hành một sự giám sát lớn hơn bao giờ hết, kẻo sự hợp nhất của Giáo Hội bị lâm nguy. Đặc tính hoàn vũ của Giáo Hội Công Giáo ngày nay, cùng với sự nhanh chóng của truyền thông hiện đại, đặt lên chức vụ giáo hoàng nhiều đòi hỏi mới không thể nào tránh khỏi. Tùy các giáo hội khác phán định xem một ngôi vị giáo hoàng mạnh và nhiều nghị lực có chấp nhận được hay không về phương diện đại kết. Nhưng theo Đức Hồng Y Dulles, không ít các giáo hội ấy muốn thấy Rôma cung cấp được một sự lãnh đạo hữu hiệu cho toàn thể oikoumene (toàn bộ thế giới có người ở). Như ngài từng nhấn mạnh, tình thế của thế giới hiện đại đòi phải có một vị kế nghiệp Thánh Phêrô với khả năng dạy dỗ và hướng dẫn toàn bộ Dân Thiên Chúa. Ngôi vị Thánh Phêrô, như đã được khai triển từ thời Vatican II, có khả năng độc đáo giữ cho các giáo hội địa phương và miền luôn ở thế đối thoại trong khi vẫn vươn tay ra yêu thương phục vụ mọi người. Đức Phaolô VI và Đức Gioan Phaolô II phải được ca ngợi vì đã thực thi sứ mệnh này với lòng trung thành, với sức mạnh và sự cởi mở với Chúa Thánh Thần. Bạn đọc thấy Đức HY Dulles không nhắc gì tới Đức Bênêđíctô XVI vì bài này viết năm 2000, lúc Đức Bênêđíctô XVI chưa lên ngôi Giáo Hoàng. Trong bài tới tựa là “Từ Ratzinger tới Bênêđíctô”, Đức HY sẽ cho ta những nhận định của ngài về đức đương kim Giáo Hoàng.
Avery Dulles là giáo sư thần học tại Woodstock College từ 1960 tới 1974, và tại Đại Học America từ 1974 tới 1988, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng của ít nhất 12 đại học và cao đẳng nhiều nước trên thế giới trong đó có Gregoriana (Rôma), Leuven (Bỉ), Campion Hall (Oxford), Princeton, Yale, Fordham (Mỹ). Là tác giả hơn 700 bài báo và 24 cuốn sách về thần học, Đức HY Dulles cũng là cựu chủ tịch của cả hai tổ chức: Hội Thần Học Công Giáo Mỹ và Hội Thần Học Mỹ, thành viên của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế và thành viên của cuộc Đối Thoại Luthêrô/Công Giáo Hoa Kỳ. Từ 1988 tới lúc qua đời, ngài giữ ghế giáo sư về tôn giáo tại Đại Học Fordham mà các bài giảng sau đó được in thành sách, tức cuốn Church and Society: The Laurence J. McGinley Lectures,1988-2007 (Fordham University Press, 2008). Trong các sách của ngài về Giáo Hội, ta thấy có các cuốn Models of the Church, Doubleday (1974); The Catholicity of the Church (1985); Magisterium: Teacher and Guardian of the Faith, Sapientia Press of Ave Maria University (2007).
Ngôi vị giáo hoàng cho một Giáo Hội Hoàn Cầu
Trên đây là tựa đề một bài báo của Đức HY Dulles đăng trên tạp chí America, số 15 tháng 7 năm 2000. Trong bài báo này, Đức HY Dulles cho rằng: tình thế của thế giới hiện đại đòi phải có một vị kế nhiệm cho Thánh Phêrô biết dạy dỗ và hướng dẫn toàn bộ dân Thiên Chúa.
Nhận định trên thực ra bị nhiều người tranh biện. Ai cũng biết, trong tông thư Ut Unum Sint năm 1995, Đức Gioan Phaolô II đã dùng số 96 để mời gọi các nhà lãnh đạo và thần học gia của các giáo hội khác đóng góp ý kiến về phương cách làm thế nào thực thi nhiệm vụ giáo hoàng để phục vụ sự hợp nhất mà không làm hại tới những nét chủ yếu của nó. Một số các vị được yêu cầu đã cho thấy họ không chấp nhận tính tối thượng của nhiệm vụ kia, như đã được hai Công Đồng Vatican I và II định nghĩa. Nhưng Ủy Ban Quốc Tế Anh Giáo/Công Giáo mới đây lại cho thấy người Anh Giáo rất cởi mở đối với ý niệm tối thượng phổ quát của ngôi vị giáo hoàng. Các nhà thần học Thệ Phản cá thể như Wolfhart Pannenberg cũng tỏ ý ước muốn một vị giáo hoàng cho hết mọi Kitô hữu. Tuy nhiên, nhân dịp này, không thiếu các nhà thần học Công Giáo lên tiếng cho rằng ngôi vị giáo hoàng đã trở nên quá tích cực và uy quyền. Theo đức HY Dulles, để hiểu các phản ứng trên, ta nên duyệt qua một số khuynh hướng mới đây.
Hoàn cầu hóa ngôi vị giáo hoàng
Trong hai thế kỷ trước, các vị giáo hoàng càng ngày càng ý thức được trách nhiệm hoàn cầu của mình nên đã biến cải ngôi vị giáo hoàng mỗi lúc mỗi trở thành biểu tượng mạnh mẽ của sự hợp nhất Công Giáo. Công Đồng Vatican I (1869-70), và sau đó, Bộ Giáo Luật năm 1917, đã gán nhiều quyền mới cho đức giáo hoàng trong tư cách Đấng Đại Diện Chúa Kitô đối với giáo hội hoàn vũ. Trên thực tế, ngài nhận được thẩm quyền không hạn chế đối với việc khai triển học lý và kỷ luật trong Giáo Hội. Qua bộ phận ngoại giao được mở rộng, Tòa Thánh trở nên có mặt về phương diện tinh thần ở nhiều quốc gia, giám sát công việc của Giáo Hội và hành động hỗ tương với các chính phủ thế tục. Với sự giúp đỡ của các sứ thần và khâm sứ, Rôma kiểm soát việc cử nhiệm các giám mục ở mọi nơi.
Tại Công Đồng Vatican II (1962-65) các giám mục Tây Âu (Pháp, Bỉ, Hòa Lan và Đức) cùng với các cố vấn thần học của họ tỏ ý muốn phục hồi phẩm giá và thẩm quyền của các giám mục cá thể và giành quyền tự quyết thực sự dù có tính hạn chế cho các giáo hội địa phương. Các giám mục truyền giáo tại Á Châu và Phi Châu, vì muốn lồng sâu đức tin Kitô Giáo vào cuộc sống giáo dân, nên cũng ủng hộ khuynh hướng này. Thay vì lật ngược giáo huấn của Vatican I, Vatican II quyết định đề cao việc hội nhập văn hóa (inculturation); đề cao các giáo hội địa phương và giáo hội miền; nâng cấp chức giám mục, định nghĩa giám mục như một linh mục được hưởng trọn sự viên mãn của bí tích truyền chức thánh. Công Đồng này cũng đưa ra học lý hiệp đoàn tính (collegiality), dạy rằng mọi giám mục hiệp thông với Rôma đều là thành viên ngang hàng của một đoàn điều hướng tối cao toàn bộ Giáo Hội hoàn vũ.
Để thực hành các nguyên tắc trên, Vatican II khởi xướng một số thay đổi về cơ cấu. Nó mời gọi việc quốc tế hoá Giáo Triều Rôma, một giáo triều cho tới lúc đó hầu như chỉ gồm toàn người Ý. Vatican II cũng thiết lập ra hệ thống các hội đồng giám mục: mỗi quốc gia hay lãnh thổ lớn trên thế giới sẽ có một hội đồng kiểu này. Nhất trí với Đức Phaolô VI, Công Đồng cũng thiết lập một định chế hoàn toàn mới, đó là Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới (Synod of Bishops), họp định kỳ tại Rôma để bàn tới các vấn đề được cả Giáo Hội hoàn vũ quan tâm.
Trung thành thực thi chương trình của Công Đồng, Đức Phaolô VI quả đã biến ngôi vị giáo hoàng thành một định chế thực sự có tính hoàn cầu. Ngài quốc tế hóa Giáo Triều Rôma và giám sát việc thiết lập các hội đồng giám mục và Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới. Theo gợi ý của Thượng Hội Đồng này, ngài thiết lập Ủy Ban Thần Học Quốc Tế để cố vấn cho Tòa Thánh. Khởi diễn một tiền lệ hoàn toàn mới, ngài thực hiện các chuyến tông du mục vụ qua Đất Thánh, Ấn Độ, Nữu Ước, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Colombia, Genève, Uganda và Viễn Đông. Nhân các chuyến tông du này, ngài đã tới thăm Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới tại Genève, trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước và Hội Nghị Các Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh tại Medellín, Colombia. Ngài cũng có những cuộc gặp gỡ có tính biểu tượng hết sức quan trọng với các vị lãnh đạo các giáo hội khác, trong đó có Đức Thượng Phụ Athenagoras của Constantinople vào hai năm 1964 và 1967, và Đức Tổng Giám Mục Arthur Michael Ramsey của Canterbury vào năm 1966. Dù kêu gọi phải đi truyền giáo, nhưng ngài cũng cổ vũ các cuộc đối thoại thân tình với các tôn giáo lớn.
Giống Đức Phaolô VI, Đức Gioan Phaolô II cũng là một vị giáo hoàng hết sức sáng chói của Vatican II. Khi còn là một giám mục trẻ, ngài từng tham dự đầy đủ 4 khóa họp của Công Đồng này. Vì nhiệt tình ủng hộ giáo huấn của Công Đồng, ngài đã hết lòng cho áp dụng nó vào tổng giáo phận Krakow, Ba Lan. Trong suốt thập niên từ 1967 tới 1977, ngài là khuôn mặt hàng đầu trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới. Việc ngài được bầu làm vị giáo hoàng đầu tiên không phải là người Ý kể từ thế kỷ 16 đã nhấn mạnh rất nhiều tới đặc điểm quốc tế của ngôi vị giáo hoàng thời hiện đại.
Theo gương Đức Phaolô VI, ngài cũng là vị giáo hoàng hành hương. Cho tới năm 2000, ngài thực hiện hơn 100 chuyến tông du bên ngoài nước Ý. Ngài đã nói truyện tại UNESCO ở Ba Lê và 2 lần đọc diễn văn trước Đại Hội Đồng LHQ ở Nữu Ước. Ngài thường xuyên gặp gỡ các vị lãnh đạo các giáo hội Kitô Giáo và đã vận động tổ chức các biến cố liên tôn tại Assisi và nhiều nơi khác. Nhân danh công bằng xã hội, ngài đã lên tiếng tố cáo các chế độ áp bức và ủng hộ các hình thức tham gia việc cai trị coi chúng như phù hợp với phẩm giá và quyền tự do của nhân vị. Sự thành công của cuộc cách mạng không đổ máu tại Trung và Đông Âu vào năm 1989 một phần lớn đã được gán cho ảnh hưởng tinh thần của ngài. Dù hết sức tự chế đối với nền chính trị phe phái, không một vị giáo hoàng nào kể từ thời Trung Cổ, và có lẽ suốt trong lịch sử, đã không đóng một vai trò lớn lao trên diễn đàn thế giới.
Cũng như Đức Phaolô VI, Đức Gioan Phaolô II luôn hành động một cách hiệp đoàn với các vị giám mục thế giới. Ngài thường xuyên triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, gần như ba năm một lần. Năm 1985, ngài triệu tập một thượng hội đồng đặc biệt để kỷ niệm 20 năm ngày kết thúc Công Đồng Vatican II. Ngài cũng triệu tập các cuộc hội họp đặc biệt cho thượng hội đồng giám mục thuộc một quốc gia hay một miền, trong số này, có bốn thượng hội đồng đặc biệt cho Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á và Châu Âu.
Đức Gioan Phaolô II luôn luôn giữ liên lạc thường xuyên với các vị giám mục khắp hoàn cầu. Trước nhất qua các vị đại biểu các hội đồng giám mục quốc gia hay miền tại Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới và qua những câu trả lời cho các câu hỏi được nêu ra nhân có những dự thảo văn kiện quan trọng. Khi tông du ở ngoại quốc, ngài có thói quen nói truyện với hội đồng giám mục sở tại và đôi khi còn tìm dịp đối thoại riêng với từng thành viên giám mục, như ở Los Angeles năm 1987. Giống các vị tiền nhiệm, ngài gặp gỡ các giám mục cá thể hay các nhóm giám mục mỗi 5 năm một lần để thảo luận các phát triển, các cơ may và vấn đề của họ (ad limina).
Để đẩy xa hơn phương thức cai quản có tính hiệp đoàn của ngài, Đức Gioan Phaolô II còn tìm ra những cách sử dụng mới đối với hồng y đoàn của mình. Từ năm 1979 tới năm 1994, ngài đã triệu tập 5 cơ mật viện đặc biệt để xin ý kiến các vị hồng y và xin sự cộng tác của các ngài trong các vấn đề quan trọng từ chuyện tài chánh của Giáo Hội tới việc chuẩn bị năm thánh 2000. Thay vì cạnh tranh với hiệp đoàn giám mục, hồng y đoàn cũng hành động như một thành phần của hiệp đoàn kia, nhưng có thể triệu tập một cách nhanh hơn, thuận tiện và kinh tế hơn. Cũng vì những lý do tương tự, thỉnh thoảng ngài có tổ chức những cuộc gặp gỡ với các tổng giám mục hay các vị chủ tịch các hội đồng giám mục. Tất cả các cơ chế này giúp Đức GH cai quản Giáo Hội theo đường lối hiệp đoàn, nhờ sự khôn ngoan và tính nhạy cảm của các giám mục khắp trên thế giới.
Đức Gioan Phaolô II cũng mạnh mẽ tin vào việc hội nhập văn hóa. Ngài xác tín rằng đức tin phải được nhập thể một cách thành công vào nhiều nền văn hóa của thế giới. Tuy nhiên, trách vụ này khá tế nhị. Các nền văn hóa ấy vốn không trung lập về phương diện luân lý và tôn giáo. Chúng cần được phúc âm hóa để trở thành hiếu khách và hỗ trợ Kitô Giáo chân chính. Để các nền văn hóa ấy không trở thành tự đóng kín và phân hóa, Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng chúng phải tôn trọng các giá trị nhân bản phổ quát. Trong Giáo Hội, các tín hữu thuộc các miền văn hóa khác nhau phải có khả năng nhìn nhận nhau như các đồng chi thể của cùng một thân thể, biết chia sẻ cùng một gia tài tông truyền chung. Nếu có được các điều kiện ấy, thì tính đa nguyên của các nền văn hóa trong Giáo Hội sẽ là một vốn liếng tích cực. Nó đem sự phong phú của các dân tộc đến với Chúa Kitô, Đấng họ được ban cho làm gia nghiệp (Tv 2:8; xem thêm Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, số 13).
Một số nguyên tắc canh tân đã được đề nghị
Khá nhiều các đề nghị canh tân gần đây bị coi là những phản ứng chống lại khuynh hướng hoàn cầu hóa ngôi vị giáo hoàng của thời hậu Vatican II. Vì muốn đem lại quyền độc lập lớn hơn cho các giám mục và các giáo hội địa phương, một số nhà canh tân Công Giáo thường nại tới nguyên tắc phụ đới (subsidiarity). Trong thông điệp Centesimus Annus, năm 1991, Đức Gioan Phaolô II đã súc tích giải thích ý nghĩa của nguyên tắc này như sau: “Cộng đồng ở cấp cao hơn không nên can thiệp vào sinh hoạt nội bộ của cộng đồng ở cấp thấp hơn, như thế là tước đoạt các chức năng của cộng đồng này, nhưng đúng hơn nên hỗ trợ cộng đồng thấp này khi cần và phải giúp phối hợp các sinh hoạt của nó với các sinh hoạt của các bộ phận khác trong xã hội, luôn luôn nhằm thiện ích chung” (số 48).
Nguyên tắc này đầu tiên được đưa ra liên quan tới các chính phủ thế tục, là các chính phủ được thiết lập từ bên dưới. Bắt đầu từ các gia đình, người ta thấy cần phải lần lượt tạo ra các cộng đồng lớn hơn để có thể đạt được các lợi ích mà các đơn vị nhỏ hơn hay thấp hơn không đảm bảo có được. Nhưng các thẩm quyền cao hơn, như nhà nước chẳng hạn, không nên làm những gì mà gia đình hay các cộng đồng tự do có thể làm được. Nhà nước như thế là một trợ giúp, một subsidium (một thực thể phụ giúp), phụ đới cho các tác nhân công và tư như thị trấn, trường học, doanh nghiệp, giáo hội và câu lạc bộ.
Có nhiều tranh luận về việc phải áp dụng nguyên tắc phụ đới trong Giáo Hội đến đâu và thế nào. Vì không như nhà nước, Giáo Hội được thiết lập từ trên, từ Thiên Chúa trong Chúa Kitô, Đấng đã ban quyền đặc biệt cho Thánh Phêrô và Nhóm Mười Hai. Giáo Hội bắt đầu nhịp sống của mình khi Chúa Thánh Thần hiện xuống với Giáo Hội như một toàn thể vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Chỉ sau đó, khi đức tin lan truyền tới Antiôkia, Rôma, Alexandria và các thành khác, mới cần có việc thiết lập ra các thẩm quyền địa phương để trông coi các giáo hội đặc thù. Như Vatican II từng chủ trương, các giáo hội đặc thù kia “được tạo hình theo mẫu Giáo Hội phổ quát”, là Giáo Hội có trước các giáo hội này, dù về một vài phương diện, tùy thuộc các giáo hội này (Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, số 23). Chúng chỉ được gọi là giáo hội bao lâu “Giáo Hội của Chúa Kitô thực sự hiện diện trong mọi cộng đoàn hợp lệ tại địa phương” (Hiến Chuế Tín Lý về Giáo Hội, số 26).
Vì nguyên tắc phụ đới được đưa ra là vì các xã hội thế tục, nên khả thể áp dụng nó vào Giáo Hội bị nhiều người tranh biện. Nhưng dù kết quả cuộc tranh biện này có ra sao, lương tri vẫn đòi hỏi điều này: những vấn đề chỉ có tính địa phương, nếu có thể, nên để địa phương xử lý. Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, các vấn đề địa phương thường vẫn có nhiều hệ luận đối với giáo hội hoàn vũ, và do đó, cần có sự can dự của thẩm quyền cao hơn. Song song với việc nại tới tính phụ đới, các nhà canh tân hiện nay thường biện luận từ truyền thống. Họ bảo rằng: trong giáo hội cổ xưa, các giám mục các tông tòa Giêrusalem, Antiôkia và Alexandria được coi là có thẩm quyền đặc biệt ở phía Đông của Giáo Hội, giống như Rôma ở phía Tây vậy. Nhưng Đức Hồng Y Dulles cho rằng: trước khi phục sinh mô thức thượng phụ, người ta nên nhớ lại những khó khăn do nó tạo ra. Các thượng phụ tranh chấp nhau, trong đó Antiôkia và Alexandria tìm cách loại bỏ nhau ra khỏi hiệp thông Công Giáo. Sau đó đến lượt Constantinople, và sau đó nữa, đến lượt Mạc Tư Khoa, đòi tư cách thượng phụ nhưng lúc nào cũng thù nghịch với nhau. Giáo Hội Chính Thống ngày nay đang lao đao với những tranh chấp giữa các giáo hội quốc gia tự trị của Đông Âu.
Ngay ở Phương Tây, nơi may mắn chỉ có một tòa tông phụ, các giáo hội quốc gia cũng từng đặt ra nhiều trở ngại cho việc hợp nhất. Chủ nghĩa quốc gia từng góp phần vào việc làm Giáo Hội Công Giáo mất Đức, Scandinavia, Anh và Tô Cách Lan, trong khi Pháp, Áo, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thỉnh thoảng lại rơi vào tình thế toan ly giáo. Thành thử việc xuất hiện thẩm quyền Rôma trong thế kỷ 19 thực ra là một ơn phúc đầy dấu chỉ. Nó giúp người Công Giáo thuộc nhiều quốc gia khác nhau duy trì được một cảm thức liên đới sống động dù kinh qua hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20.
Trong thời đại điện tử ngày nay, khi thông tin du hành bằng vận tốc ánh sáng, thẩm quyền có tính hoàn cầu lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Điều hôm nay xẩy ra tại Vienna thì ngày mai có thể khiến New Delhi hay Warsaw phải đặt nghi vấn. Rôma không thể im lặng ngồi chờ trong khi các vấn đề tín lý đang được tranh luận ở cấp địa phương, như hồi truyền thông còn chậm chạp và vận chuyển còn hết sức khó khăn. Tòa Thánh luôn được yêu cầu phải phán định cho bên này hay bên kia cuộc tranh luận.
Đức HY Dulles không cho rằng Giáo Hội nên trở về với tình trạng trước Công Đồng Vatican II. Các cải cách của Công Đồng đã giúp Giáo Hội bước vào thế giới hoàn cầu hóa của thời đại. Công Đồng rất có lý khi kêu gọi sự hội nhập văn hóa, tính hiệp đoàn và việc tái nhấn mạnh tới các giáo hội địa phương như là trung tâm sinh hoạt mục vụ và thờ phượng. Các cơ cấu được thiết lập từ thời Công Đồng đang có tác dụng tốt, dù vẫn cần được cảm nghiệm và thích ứng hơn nữa để chúng có thể vận hành một cách êm thấm bao nhiêu có thể.
Không nên đặt vấn đề chọn lựa giữa tập quyền và tản quyền (decentralization). Tản quyền có thể gây đình trệ và tập quyền có thể gây áp chế nếu không giữ cho các khuynh hướng ly tâm và qui tâm ở thế cân bằng. Diễn trình tăng trưởng ở tứ chi đang đặt nhiều gánh nặng hơn bao giờ hết lên trái tim Rôma. Như lời của Vatican II, tòa Phêrô đang “chủ trì cả một cộng đoàn đức ái và bảo vệ các dị biệt hợp pháp, trong khi cùng một lúc phải lo lắng sao cho các dị biệt ấy không cản trở nhưng đúng hơn góp phần vào cộng đoàn đức ái kia” (Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội, số 13).
Các đề nghị chuyên biệt về canh tân cơ cấu
Dưới ánh sáng các nguyên tắc đã nhắc trên đây, ta hãy xem sét một số đề nghị canh tân chuyên biệt thường được một số trước tác thần học gần đây nhắc đến. Ta thấy hiện có năm đề nghị sau đây:
Thứ nhất là vấn đề cử nhiệm giám mục. Kể từ giữa thế kỷ 19, việc các ông hoàng thế tục và giáo sĩ đoàn của nhà thờ chính tòa chọn lựa giám mục đã không còn nữa. Và ngày nay, không một người Công Giáo nào muốn trở lại với hệ thống cũ trong đó, trên thực tế, chính các nhà cầm quyền dân sự chọn lựa hầu hết các giám mục. Trong hệ thống hiện nay, các vị sứ thần hay đại diện của Đức GH có trách nhiệm chính trong việc thu thập tên các ứng viên theo hiểu biết riêng hay căn cứ vào các tham khảo với những vị có trách nhiệm liên hệ. Việc cử nhiệm sau đó được đem ra thảo luận tại Thánh Bộ Giám Mục (Thánh Bộ Rao Giảng Phúc Âm, đối với trường hợp Việt Nam), là thánh bộ có khá nhiều giám mục thuộc nhiều giáo miền khác nhau. Thánh Bộ này phải đệ trình các khuyến cáo. Đức Giáo Hoàng sẽ tiếp nhận các khuyến cáo ấy và có quyết định sau cùng.
Nhiều nhà thần học với đầu óc canh tân muốn có một diễn trình cởi mở và “dân chủ” hơn trong đó giáo hội địa phương đệ nạp tên ứng viên, sau đó hội đồng giám mục quốc gia hay miền sẽ ‘thanh lọc’ rồi đệ lên để Rôma chấp thuận hay bác bỏ. Vì diễn trình cử nhiệm luôn cần được cải thiện, thiển nghĩ những gợi ý kiểu nay không nên bị bác bỏ thẳng thừng. Tuy nhiên, theo Đức HY Dulles, chúng không tránh được nhiều yếu điểm. Trước nhất, vì phải lập ra các ủy ban đại diện, cho nên thế nào cũng nẩy sinh óc bè phái cũng như can thiệp của các thế lực chính trị trong các giáo hội địa phương. Thứ đến, vì chỉ phải cân nhắc người trong giáo phận, nên rất dễ có truyện ‘gây giống nội bộ’ một cách thái quá (excessive inbreeding). Một giáo hội với một truyền thống lệch lạc cứ thế mà luẩn quẩn với sự lệch lạc của mình, khó lòng sửa chữa được.
Mặt khác, việc giữ bí mật (confidentiality) khó lòng duy trì được nếu tên tuổi các ứng viên phải qua nhiều đợt lọc lựa ở nhiều ủy ban khác nhau. Cuối cùng, Rôma sẽ bị áp lực phải chọn các tên được đệ trình hay phải giải thích lý do tại sao không chọn các tên đó. Nhưng việc công bố các lý do chống lại một cử nhiệm nào đó hiển nhiên sẽ gây thương tổn cho thanh danh của ứng viên. Và sau cùng, có thể nói, diễn trình hiện nay cho phép xem sét được nhiều khả thể hơn là đặt trong tay một ủy ban giáo phận. Mặc dầu thỉnh thoảng vẫn có sai lầm, nhưng theo Đức HY Dulles, thủ tục hiện hành đem lại cho chúng ta một đoàn ngũ giám mục xét chung khá tuyệt hảo, đáng tin cậy trong việc phục vụ với tư cách mục tử trung thành của đoàn chiên. So với các giám mục được các giáo hội khác bầu ra, các vị giám mục được cử nhiệm của chúng ta xứng đáng hơn.
Thẩm quyền của Thượng Hội Đồng Giám Mục
Vấn đề thứ hai là vấn đề thẩm quyền của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Theo hiến chế hiện nay, Thượng Hội Đồng này chủ yếu gồm các vị giám mục đại diện cho các hội đồng giám mục liên hệ, con số tùy theo kích thước của các hội đồng này. Phiên khoáng đại thường được tổ chức 3 năm một lần và tương đối kéo dài không lâu, không quá 1 tháng. Các giám mục thường không muốn vắng mặt quá lâu và quá thường xuyên khỏi giáo phận của mình. Điều đáng lưu ý là Thượng Hội Đồng Giám Mục không phải là một cơ quan lập pháp mà chỉ là một diễn đàn để các giám mục bày tỏ quan điểm của mình về chủ đề của cuộc họp và xác nhận mức nhất trí với các giám mục khác. Các cuộc họp của Thượng Hội Đồng thường đưa ra nhiều đề nghị hữu ích cho Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều. Các tông huấn ban hành sau các cuộc họp này đã chứng tỏ được giá trị của Thượng Hội Đồng.
Đã có nhiều tiếng nói trong Giáo Hội muốn thấy Thượng Hội Đồng biến thành một cơ quan có thể ban hành luật lệ cũng như các công bố tín lý có tính trói buộc. Đức Hồng Y Dulles không cùng quan điểm như trên vì bản chất cấp thời (ad hoc) của Thượng Hội Đồng và nó chỉ họp trong một khoảng thời gian ngắn. Sợ rằng chính giáo dân Công Giáo không muốn bị trói buộc bởi các sắc lệnh của loại hội đồng này. Dĩ nhiên, Đức Giáo Hoàng có thể ban cho Thượng Hội Đồng quyền quyết định một số vấn đề bằng đa số phiếu, nhưng cho đến nay, ngài vẫn thích tiếp nhận các khuyến cáo của Thượng Hội Đồng, rồi trao cho các Thánh Bộ ở Rôma nghiên cứu thêm.
Như Thượng Hội Đồng năm 1985, chẳng hạn, đã đưa ra 4 khuyến cáo chính sau đây: sớm hoàn tất Bộ Giáo Luật cho các giáo hội Công Giáo Đông Phương, soạn sách giáo lý chung cho toàn thể Giáo Hội, nghiên cứu bản chất và thẩm quyền của các hội đồng giám mục và nghiên cứu việc có thể áp dụng nguyên tắc phụ đới vào sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội. Trong diễn văn bế mạc, Đức Gioan Phaolô II đã chấp nhận 3 khuyến cáo đầu, và cả ba khuyến cáo ấy đều đã được đem ra thi hành trong những năm sau đó. Riêng nguyên tắc phụ đới, ngài để vấn đề này chín mùi trong các tranh luận thần học trước đã, rồi huấn quyền mới có quyết định sau.
Vấn đề thứ ba là vai trò của các hội đồng giám mục, như Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chẳng hạn. Vốn được Công Đồng Vatican II lập ra, các hội đồng này chủ yếu chỉ có bản chất tham vấn. Chúng cho phép các giám mục của một nước hay một miền lĩnh hội được kinh nghiệm của nhau và phối hợp được các chính sách cai quản giáo phận của mình. Bình thường, các hội đồng này không tạo ra các qui định có tính trói buộc, nhưng đôi khi cũng có thể làm thế bằng cách bỏ phiếu nhất trí (unanimous) hay ít nhất 2 phần 3 và sau đó được Rôma chấp thuận chính thức (recognitio).
Mùa hè năm 1998, Đức Gioan Phaolô II cho công bố một lá thư nói rõ bản chất và thẩm quyền tín lý của các hội đồng giám mục, như Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1985 từng khuyến cáo. Ngài định rằng các hội đồng giám mục không thể giảng dạy một tín lý bắt buộc nếu không đạt đa số 2 phần 3 và tiếp đó không được Rôma nhìn nhận. Nhiều nhà phê bình cho rằng qui định đó cho thấy một sự bất tín nhiệm quá đáng đối với các hội đồng giám mục. Nhưng Vatican II không thiết lập các hội đồng này như cơ quan ban hành tín lý.Tại sao người Công Giáo Việt Nam lại bị trói buộc bởi lá phiếu của các vị giám mục, để phải tuyên xưng một tín điều gì đó vốn không được giảng dạy khắp trong Giáo Hội? Liệu các giám mục giáo phận hay dân Công Giáo có thực sự muốn bị trói buộc về các vấn đề tín lý bởi số phiếu đa số tại hội đồng giám mục không, nhất là khi hội đồng ấy chỉ gồm trên dưới 10 vị giám mục?
Vần đề thứ tư là quyền của Giáo Triều. Đức Giáo Hoàng không thể cai quản Giáo Hội hoàn vũ cách hữu hiệu mà không có một loại nội các nào đó gồm các thánh bộ, các tòa án và hội đồng. Trưởng các cơ quan này thường là các giám mục hay hồng y nếu là thánh bộ. Các giám mục địa phương thường hay phàn nàn rằng Rôma can thiệp hơi nhiều vào công việc của các giáo hội địa phương. Nhưng Đức Hồng Y Dulles cho rằng thực ra rất ít khi Rôma tự ý can thiệp. Thông thường chỉ là để đáp ứng các khiếu nại của giáo hội địa phương đối với một vụ tranh biện nào đó. Xin nêu ra đây một số điển hình. Năm 1993 chẳng hạn, Rôma can thiệp để loại bỏ một bản dịch Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo quá phóng túng và thiếu chính xác, theo lời yêu cầu của chính các soạn giả và các nhà chuyên môn khác. Một cuộc tham khảo quốc tế đã được triệu tập tại Rôma, nhờ thế bản dịch trên đã được tái duyệt.
Một vấn đề khác từng được nhiều người chú ý là quyết định của Bộ Thờ Phượng Thánh và Bí Tích ban hành ngày 26 tháng 10 năm 1999 đòi phải duyệt lại bản dịch phụng vụ bằng tiếng Anh do Ủy Ban Quốc Tế Tiếng Anh Trong Phụng Vụ (ICEL) soạn thảo, một ủy ban hỗn hợp khá kềnh càng vì gồm các thành viên do 11 hội đồng giám mục khác nhau đề cử. Đã nhiều năm nay, bản văn do ủy ban này soạn thảo căn cứ theo triết lý riêng của họ bị nhiều chỉ trích từ cả các giám mục lẫn nhiều nhóm giáo dân; khốn nỗi, ủy ban này, vì có tính quốc tế, nên không chịu thẩm quyền của bất cứ hội đồng giám mục nào. Các vị giám mục Mỹ thấy mình rơi vào tình thế bất thường không kiểm soát được bản dịch trong các sách phụng vụ của mình. Các qui định mới đem lại lợi điểm là cung ứng cho các hội đồng giám mục một cơ chế để có thể yêu cầu sửa chữa những điểm được coi là không đúng đắn trong bản văn của ICEL. Trong trường hợp này cũng như trong nhiều trường hợp khác, thẩm quyền của Rôma thực ra được dùng để bảo vệ các giáo hội địa phương khỏi việc lạm quyền đáng nghi vấn của các cơ quan quốc gia hay quốc tế.
Trong các vấn đề tín lý, chính sách của Rôma thường là khuyến khích các giám mục giáo phận và các hội đồng giám mục nhận trách nhiệm lớn hơn trong việc giám sát tính chính thống trong các điều thuyết giảng và giảng dạy tại khu vực riêng của mình. Nhưng các giám mục thường lại trông cậy vào Rôma chịu chỉ cho mình hay hiện mình có đang giảng dạy trong hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ hay không, vì tín lý, tự bản chất, vốn có tính hoàn vũ. Bộ Tín Lý không thể tránh được việc bị lôi kéo vào những cuộc thảo luận trong đó tính chính thống được nêu ra.
Vấn đề thứ năm và là vấn đề sau cùng chính là thẩm quyền giáo huấn của Đức Giáo Hoàng. Giống Đức Phaolô VI, Đức Gioan Phaolô II, từ trước đến nay vốn hạn chế, không ban bố một định nghĩa tín điều nào có tính “ex cathedra” (vô ngộ), nhưng vẫn đôi lúc đưa ra các ấn định chung kết về tín lý mà không cần sự đầu phiếu chính thức của hiệp đoàn giám mục. Trong những trường hợp như thế, ngài thường dùng thẩm quyền riêng trong tư cách giáo chủ hoàn vũ có nhiệm vụ “củng cố anh em” (Lc 22:32), qua phương thức thu góp sự đồng thuận tổng quát của các giám mục. Nhiều thần học gia minh nhiên chủ trương rằng Đức Giáo Hoàng cần tiến hành một cuộc đầu phiếu trước khi ban hành các quyết định ấy. Nhưng theo Đức Hồng Y Dulles, dù một số giám mục bất đồng, thì tiếng nói của Đức Giáo Hoàng cùng với đa số vững ổn các giám mục trong một thời gian dài đủ để không cần phải có một cuộc đầu phiếu như thế. Cái diễn trình kềnh càng này rất dễ ngăn cản việc không kịp thời đáp ứng một tình thế nguy kịch cách hữu hiệu.
Một ngôi vị giáo hoàng trong đối thoại
Từ Vatican II trở đi, vấn nạn chính trong Giáo Hội Công Giáo là sự căng thẳng có tính biện chứng giữa khuynh hướng tập quyền và khuynh hướng tản quyền. Những người chủ trương tản quyền có khuynh hướng cho mình tiến bộ và mô tả các thù địch của mình như những người chỉ nhằm phục chế (restorationists). Nhưng người ta cũng có quyền nghĩ ngược lại rằng những người muốn tái lập các điều kiện của Kitô Giáo thời giáo phụ, thực sự chỉ là những người tiếc nuối quá khứ và hoài cổ lỗi thời.
Cuối cùng, vấn đề không phải là điều này hay điều kia (eiher/or) nữa. Chính vì hoạt động gia tăng nơi các giáo hội và hội đồng địa phương, mà Rôma được yêu cầu phải thực hành một sự giám sát lớn hơn bao giờ hết, kẻo sự hợp nhất của Giáo Hội bị lâm nguy. Đặc tính hoàn vũ của Giáo Hội Công Giáo ngày nay, cùng với sự nhanh chóng của truyền thông hiện đại, đặt lên chức vụ giáo hoàng nhiều đòi hỏi mới không thể nào tránh khỏi. Tùy các giáo hội khác phán định xem một ngôi vị giáo hoàng mạnh và nhiều nghị lực có chấp nhận được hay không về phương diện đại kết. Nhưng theo Đức Hồng Y Dulles, không ít các giáo hội ấy muốn thấy Rôma cung cấp được một sự lãnh đạo hữu hiệu cho toàn thể oikoumene (toàn bộ thế giới có người ở). Như ngài từng nhấn mạnh, tình thế của thế giới hiện đại đòi phải có một vị kế nghiệp Thánh Phêrô với khả năng dạy dỗ và hướng dẫn toàn bộ Dân Thiên Chúa. Ngôi vị Thánh Phêrô, như đã được khai triển từ thời Vatican II, có khả năng độc đáo giữ cho các giáo hội địa phương và miền luôn ở thế đối thoại trong khi vẫn vươn tay ra yêu thương phục vụ mọi người. Đức Phaolô VI và Đức Gioan Phaolô II phải được ca ngợi vì đã thực thi sứ mệnh này với lòng trung thành, với sức mạnh và sự cởi mở với Chúa Thánh Thần. Bạn đọc thấy Đức HY Dulles không nhắc gì tới Đức Bênêđíctô XVI vì bài này viết năm 2000, lúc Đức Bênêđíctô XVI chưa lên ngôi Giáo Hoàng. Trong bài tới tựa là “Từ Ratzinger tới Bênêđíctô”, Đức HY sẽ cho ta những nhận định của ngài về đức đương kim Giáo Hoàng.
Đại diện Tòa Thánh cảnh báo WTO về các vấn đề đạo đức trong các sáng chế công nghệ sinh học
Nguyễn Hoàng Thương
09:34 09/06/2010
Đại diện Tòa Thánh cảnh báo WTO về các vấn đề đạo đức trong các sáng chế công nghệ sinh học
Geneva, Thụy Sĩ (CNA) – Đại diện Tòa Thánh Vatican tại Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) cho hay việc sáng chế ra các dạng sống biến đổi gen có thể "mơ hồ" về mặt đạo đức và làm tổn thương các nước nghèo hơn nếu nó được thực hiện một cách tồi tệ.
Đức Tổng Giám Mục Silvano M. Tomasi đã có bài phát biểu tại Hội đồng các Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương Mại (TRIPS) của WTO họp tại Geneva hôm thứ Ba về một hiệp định TRIPS được đề xuất để cho phép các thành viên WTO loại thực vật và động vật khỏi khả năng cấp bằng sáng chế nhưng vi sinh vật thì không.
Đức Tổng Giám Mục cảnh báo rằng việc sáng chế ra các dạng sống đôi khi có thể hỗ trợ "công nghệ sinh học đang còn mơ hồ từ quan điểm đạo đức và từ quan điểm của hệ thống sở hữu trí tuệ 'thân thiện với phát triển'".
Lưu ý đến các hiệp định quốc tế khác trong đó quy định rằng gen người không làm phát sinh "các lợi ích tài chính", Đức Tổng Gián Mục cho hay hiệp định TRIPS, các quy tắc WTO khác, và tất cả các hiệp định thương mại và quyền sở hữu trí tuệ khác không nên làm giảm khả năng của các quốc gia điều chỉnh các khía cạnh quyền sở hữu liên quan đến sự sống và phẩm giá con người.
Đức Cha cho hay các hiệp định này thừa nhận những ưu tư về đạo đức mà những áp dụng nhất định "sự phát triển nhanh chóng khoa học sự sống" áp đặt trên phẩm giá con người, nhân quyền và các quyền tự do cơ bản. Chúng cũng thúc giục các quốc gia dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ sự sống con người trong áp dụng khoa học sự sống.
Chuyển sang tính khả dụng của lương thực, Đức Tổng Giám Mục Tomasi tuyên bố: "quyền độc quyền tư nhân không nên áp đặt trên những nguồn tài nguyên sinh học mà từ đó những nhu cầu cần thiết cơ bản về lương thực và y khoa của đời sống con người được tìm thấy nguồn gốc".
Ngài nói thêm rằng việc kiểm soát các bằng sáng chế về sản xuất và phân phối các loại hạt giống và động vật mới có thể ảnh hưởng đến cả an ninh lương thực và triển vọng phát triển của các nước nghèo.
Đức Tổng Giám Mục cũng lưu ý đến "ưu tư đáng chú ý" về việc sáng chế ra các loại hạt giống được biến đổi gen. Ngài đề cập đến những nguy cơ nghiên cứu và sản xuất truyền thống và hiện đại, những nguy cơ về quyền sở hữu giống tập trung, và những nguy cơ buộc các nông dân buộc phải mua hạt giống mỗi mùa thay vì lưu giữ chúng từ năm này sang năm khác.
Đức Tổng Giám Mục đi đến kết luận: "Mục tiêu chính của cộng đồng quốc tế nên là thúc đẩy lợi ích chung. Hơn nữa, các quy tắc và đàm phán thương mại quốc tế phải nhằm mục đích hướng tới lợi ích của tất cả mọi người, nhất là những người nghèo và dễ bị tổn thương".
Đức Tổng Giám Mục Tomasi là đại diện thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva.
Geneva, Thụy Sĩ (CNA) – Đại diện Tòa Thánh Vatican tại Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) cho hay việc sáng chế ra các dạng sống biến đổi gen có thể "mơ hồ" về mặt đạo đức và làm tổn thương các nước nghèo hơn nếu nó được thực hiện một cách tồi tệ.
Đức Tổng Giám Mục Silvano M. Tomasi đã có bài phát biểu tại Hội đồng các Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương Mại (TRIPS) của WTO họp tại Geneva hôm thứ Ba về một hiệp định TRIPS được đề xuất để cho phép các thành viên WTO loại thực vật và động vật khỏi khả năng cấp bằng sáng chế nhưng vi sinh vật thì không.
Đức Tổng Giám Mục cảnh báo rằng việc sáng chế ra các dạng sống đôi khi có thể hỗ trợ "công nghệ sinh học đang còn mơ hồ từ quan điểm đạo đức và từ quan điểm của hệ thống sở hữu trí tuệ 'thân thiện với phát triển'".
Lưu ý đến các hiệp định quốc tế khác trong đó quy định rằng gen người không làm phát sinh "các lợi ích tài chính", Đức Tổng Gián Mục cho hay hiệp định TRIPS, các quy tắc WTO khác, và tất cả các hiệp định thương mại và quyền sở hữu trí tuệ khác không nên làm giảm khả năng của các quốc gia điều chỉnh các khía cạnh quyền sở hữu liên quan đến sự sống và phẩm giá con người.
Đức Cha cho hay các hiệp định này thừa nhận những ưu tư về đạo đức mà những áp dụng nhất định "sự phát triển nhanh chóng khoa học sự sống" áp đặt trên phẩm giá con người, nhân quyền và các quyền tự do cơ bản. Chúng cũng thúc giục các quốc gia dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ sự sống con người trong áp dụng khoa học sự sống.
Chuyển sang tính khả dụng của lương thực, Đức Tổng Giám Mục Tomasi tuyên bố: "quyền độc quyền tư nhân không nên áp đặt trên những nguồn tài nguyên sinh học mà từ đó những nhu cầu cần thiết cơ bản về lương thực và y khoa của đời sống con người được tìm thấy nguồn gốc".
Ngài nói thêm rằng việc kiểm soát các bằng sáng chế về sản xuất và phân phối các loại hạt giống và động vật mới có thể ảnh hưởng đến cả an ninh lương thực và triển vọng phát triển của các nước nghèo.
Đức Tổng Giám Mục cũng lưu ý đến "ưu tư đáng chú ý" về việc sáng chế ra các loại hạt giống được biến đổi gen. Ngài đề cập đến những nguy cơ nghiên cứu và sản xuất truyền thống và hiện đại, những nguy cơ về quyền sở hữu giống tập trung, và những nguy cơ buộc các nông dân buộc phải mua hạt giống mỗi mùa thay vì lưu giữ chúng từ năm này sang năm khác.
Đức Tổng Giám Mục đi đến kết luận: "Mục tiêu chính của cộng đồng quốc tế nên là thúc đẩy lợi ích chung. Hơn nữa, các quy tắc và đàm phán thương mại quốc tế phải nhằm mục đích hướng tới lợi ích của tất cả mọi người, nhất là những người nghèo và dễ bị tổn thương".
Đức Tổng Giám Mục Tomasi là đại diện thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva.
Vẫn chuyện Mẹ Teresa và Empire State Building, hội đồng thành phố New York cũng nhập cuộc
Trần Mạnh Trác
10:58 09/06/2010
Toà nhà Empire State Building tại New York đã vinh danh các cuộc đua xe, thi chó, giới thiệu một loại kẹo mới màu xanh cuả hãng M&M - và thậm chí kỷ niệm 60 năm đảng cộng sản Trung Quốc.
Nhưng sở hữu chủ cuả tòa nhà chọc trời đã từ chối chiếu đèn xanh trắng để vinh danh sinh nhật thứ 100 cuả Mẹ Teresa.
"Họ đang mù quáng với một ác cảm chống lại người Công giáo!!" chủ tịch Liên đoàn Công Giáo Bill Donohue tuyên bố với Associated Press vào thứ ba vừa qua.
Và bây giờ thì đến phiên các nghị viên Hội Đồng Thành Phố cũng lên tiếng.
Chủ tịch Hội đồng thành phố là bà Christine Quinn nói với AP rằng bà đã nói chuyện với sở hữu chủ Empire State Building là Anthony Malkin.
Mặc dù thái độ cuả ông chủ là "rất chuyên nghiệp" và ông nói rằng "sẽ suy nghĩ về những điểm tôi trình bày", bà nói, nhưng ông ấy đã không đưa ra một câu trả lời thỏa đáng.
Bà nói câu trả lời phải là "yes to Mother Teresa." (ùng hộ mẹ Teresa)
Riêng tại New York, Mẹ Teresa đã giúp mở một bệnh viện tiên phong cho bệnh nhân AIDS ở Greenwich Village của Manhattan.
"Tác động của Mẹ trên thế giới là rất lớn vượt qua khuôn khổ cuả một tôn giáo", bà Quinn nói thêm.
Mặc dù là công giáo, bà Quinn, Dân chủ, thường không đồng ý với Liên đoàn Công Giáo truyền thống về các vấn đề như hôn nhân đồng tính. Bà Quinn là một người đồng tính công khai.
Nhưng khi nói đến việc tòa nhà chọc trời cần vinh danh một nữ tu người Albania đã làm việc ở Ấn Độ, thì bà đã nhiệt liệt ủng hộ tiếng nói cuả Liên đoàn.
Trong khi đó, Nghị viên Ydanis Rodriguez phát hành một tuyên bố nói rằng ông và Nghị viên Peter Vallone (D-Queens) đã có kế hoạch đưa ra một nghị quyết tại cuộc họp City Hall ngày thứ tư để kêu gọi tôn vinh Mẹ Teresa.
"Mặc dù chúng tôi có thể bất đồng về ý kiến và hành động, nhưng Mẹ Teresa chắc chắn là một ví dụ về sức mạnh đạo đức và sự hy sinh mà tất cả chúng ta có thể học hỏi", ông Rodriguez nói.
Nghị viên thành phố Peter Vallone (D-Queens) thì cho biết ông đã cố gắng làm trung gian hòa giải giữa Liên đoàn Công Giáo và ban quản lý của tòa nhà chọc trời cao nhất của New York - nhưng khi đàm phán đổ vỡ, ông đã soạn thảo một nghị quyết kêu gọi tôn vinh mẹ tại thành phố.
"Tôi đã làm việc một tuần lễ đằng sau hậu trường, nhưng vì không đạt được bất kỳ kết quả nào cho nên tôi quyết định đưa vấn đề ra công cộng", ông Vallone hy vọng nhiều đồng nghiệp cuả ông cũng sẽ ủng hộ.
Ông Vallone cho biết ông không thể hiểu được tại sao Empire State Building sẽ không tôn vinh người nữ tu đã trở thành biểu tượng cho việc giúp đỡ người nghèo và người ốm yếu.
Người đại diện của tòa nhà vẫn từ chối bình luận.
Theo mẫu đơn trên trang Web thì đề nghị chiếu đèn sẽ được đánh giá bởi Empire State Building Co, là một công ty tư nhân và việc xem xét lựa chọn là "một đặc ân, không phải là một quyền lợi ". Mọi quyết định sẽ được thực hiện "tùy theo quyết định của sở hữu chủ và ban quản lý."
Nhưng sở hữu chủ cuả tòa nhà chọc trời đã từ chối chiếu đèn xanh trắng để vinh danh sinh nhật thứ 100 cuả Mẹ Teresa.
"Họ đang mù quáng với một ác cảm chống lại người Công giáo!!" chủ tịch Liên đoàn Công Giáo Bill Donohue tuyên bố với Associated Press vào thứ ba vừa qua.
Và bây giờ thì đến phiên các nghị viên Hội Đồng Thành Phố cũng lên tiếng.
Chủ tịch Hội đồng thành phố là bà Christine Quinn nói với AP rằng bà đã nói chuyện với sở hữu chủ Empire State Building là Anthony Malkin.
Mặc dù thái độ cuả ông chủ là "rất chuyên nghiệp" và ông nói rằng "sẽ suy nghĩ về những điểm tôi trình bày", bà nói, nhưng ông ấy đã không đưa ra một câu trả lời thỏa đáng.
Bà nói câu trả lời phải là "yes to Mother Teresa." (ùng hộ mẹ Teresa)
Riêng tại New York, Mẹ Teresa đã giúp mở một bệnh viện tiên phong cho bệnh nhân AIDS ở Greenwich Village của Manhattan.
"Tác động của Mẹ trên thế giới là rất lớn vượt qua khuôn khổ cuả một tôn giáo", bà Quinn nói thêm.
Mặc dù là công giáo, bà Quinn, Dân chủ, thường không đồng ý với Liên đoàn Công Giáo truyền thống về các vấn đề như hôn nhân đồng tính. Bà Quinn là một người đồng tính công khai.
Nhưng khi nói đến việc tòa nhà chọc trời cần vinh danh một nữ tu người Albania đã làm việc ở Ấn Độ, thì bà đã nhiệt liệt ủng hộ tiếng nói cuả Liên đoàn.
Trong khi đó, Nghị viên Ydanis Rodriguez phát hành một tuyên bố nói rằng ông và Nghị viên Peter Vallone (D-Queens) đã có kế hoạch đưa ra một nghị quyết tại cuộc họp City Hall ngày thứ tư để kêu gọi tôn vinh Mẹ Teresa.
"Mặc dù chúng tôi có thể bất đồng về ý kiến và hành động, nhưng Mẹ Teresa chắc chắn là một ví dụ về sức mạnh đạo đức và sự hy sinh mà tất cả chúng ta có thể học hỏi", ông Rodriguez nói.
Nghị viên thành phố Peter Vallone (D-Queens) thì cho biết ông đã cố gắng làm trung gian hòa giải giữa Liên đoàn Công Giáo và ban quản lý của tòa nhà chọc trời cao nhất của New York - nhưng khi đàm phán đổ vỡ, ông đã soạn thảo một nghị quyết kêu gọi tôn vinh mẹ tại thành phố.
"Tôi đã làm việc một tuần lễ đằng sau hậu trường, nhưng vì không đạt được bất kỳ kết quả nào cho nên tôi quyết định đưa vấn đề ra công cộng", ông Vallone hy vọng nhiều đồng nghiệp cuả ông cũng sẽ ủng hộ.
Ông Vallone cho biết ông không thể hiểu được tại sao Empire State Building sẽ không tôn vinh người nữ tu đã trở thành biểu tượng cho việc giúp đỡ người nghèo và người ốm yếu.
Người đại diện của tòa nhà vẫn từ chối bình luận.
Theo mẫu đơn trên trang Web thì đề nghị chiếu đèn sẽ được đánh giá bởi Empire State Building Co, là một công ty tư nhân và việc xem xét lựa chọn là "một đặc ân, không phải là một quyền lợi ". Mọi quyết định sẽ được thực hiện "tùy theo quyết định của sở hữu chủ và ban quản lý."
Nỗ lực đề xuất Cao ốc Empire State chiếu sáng mỹ thuật để tôn vinh Mẹ Têrêsa.
Tiền Hô
11:13 09/06/2010
NEW YORK - Thành phố New York, NY, ngày 9 tháng 6 năm 2010 (CNA) - Liên đoàn Công Giáo vẫn đang tiếp tục nỗ lực đề xuất Cao ốc Empire State chiếu sáng mỹ thuật để mừng sinh nhật lần thứ 100 của Chân phước Mẹ Têrêsa. Đề xuất này giờ đây đã nhận được sự ủng hộ của một nữ nghị viên hội đồng thành phố New York, mà theo một phát ngôn viên của Liên đoàn Công giáo thì đây là một dấu hiệu của sự mến mộ Mẹ Têrêsa đang lan rộng.
Tổ chức Công giáo này muốn thể hiện ánh sáng màu xanh lam và màu trắng (tức màu sắc của tu hội Mẹ Têrêsa) trên tòa cao ốc Empire State để mừng sinh nhật lần thứ 100 của Mẹ, nhưng đề xuất này bị nhà quản lý cao ốc từ chối.
Christine Quinn - Phát ngôn viên Hội đồng thành phố New York - đã lên tiếng ủng hộ cho các nỗ lực tôn vinh người phụ nữ hết lòng phục vụ người nghèo khổ ở Calcutta, Ấn Độ mà nay đã được phong chân phước.
"Câu hỏi về lý do tại sao việc tòa cao ốc không được chiếu sáng là một câu hỏi cần có được câu trả lời xác đáng", cô nói với Nhật báo New York như thế, và cô nghĩ rằng chương trình chiếu sáng này nên được phê chuẩn.
Cô kể rằng mình cũng đã đề xuất với chủ nhân Cao ốc Empire State vào tuần trước, sau khi việc ứng dụng chiếu sáng này bị từ chối. "Chúng tôi thuyết phục họ hãy thử tìm một phương cách để chiếu sáng cho tòa cao ốc", Quinn tiếp tục, "Nhưng chúng tôi đều rất thất vọng".
Cô nói thêm, người chủ sở hữu đã không đưa ra lý do cụ thể gì để từ chối lời đề xuất này, chúng tôi kêu gọi họ xem lại quyết định của họ và "hãy tôn vinh người phụ nữ tuyệt vời đã làm rất nhiều cho thế giới".
Mẹ Têrêsa, người được trao giải Nobel Hòa bình, đã mở các bệnh viện đầu tiên dành cho các bệnh nhân AIDS (SIDA) ở Greenwich Village.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào hôm Thứ Ba, CNA có trao đổi về vấn đề đang tranh cãi này với Jeff Field, giám đốc truyền thông của Liên đoàn Công giáo.
Khi được hỏi về mức độ thành công trong chiến dịch "Cao ốc Empire State" mà Liên đoàn Công giáo đang tổ chức, ông cho biết rằng, đơn xin phép online của Liên đoàn đã thu nhận hơn 30.000 chữ ký, trong đó có 10.000 thành viên của Liên đoàn đã cam kết yểm trợ cho Liên đoàn qua thư trực tiếp. Liên đoàn cũng đã nhận được thư ủng hộ từ Ấn Độ và các vị giám mục Hoa Kỳ.
Ông Field nói, người ta đang tác động vào cuộc tranh luận, một số người đã tổ chức một chuyến đi để trợ giúp cho việc kháng nghị với Cao ốc Empire State. Khi được hỏi về phản ứng của Liên đoàn Công giáo về sự yểm trợ từ phát ngôn viên Christine Quinn Hội đồng thành phố, ông trả lời: "Chúng tôi vui mừng khi cô ấy đang ở trong chiến dịch này".
"Chúng tôi có đồng minh từ tất cả các nơi", ông còn lưu ý rằng, Mẹ Têrêsa là người được yêu mến không chỉ bởi người Công giáo nhưng còn của người Tin Lành, Do Thái giáo và ngay cả người vô thần.
Theo quan điểm của ông, việc tôn vinh Mẹ Têrêsa qua chương trình chiếu sáng này là việc mà Cao ốc Empire State "chẳng cần phải suy nghĩ nhiều". Ông lưu ý rằng, trong quá khứ, tòa cao ốc này đã từng tôn vinh về các sự kiện, nhân vật khác. Một thí dụ điển hình, theo quan sát của ông, là việc kỷ niệm lần thứ 60 của Cách mạng Cộng sản ở Trung Quốc. "Dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, sự kiện này đã giết chết 77.000.000 người vô tội", Field nhận xét. "Vậy chúng tôi nghĩ rằng tôn vinh Mẹ Têrêsa càng là một điều đáng làm". "Tại sao lại không tôn vinh một nữ tu thánh thiện, người đã nhận được giải Nobel Hòa bình? Nhưng dường như họ lại nghĩ khác".
Ông Field nói rằng Cao ốc Empire State là một kiến trúc mang tính biểu tượng, được toàn thế giới biết đến. Cùng với việc Bưu điện Hoa Kỳ phát hành một con tem để tôn vinh Mẹ Têrêsa, Liên đoàn Công giáo nghĩ rằng, việc chiếu sáng này sẽ là "một ý tưởng tuyệt vời" của tòa cao ốc để mừng sinh nhật lần thứ 100 của Mẹ vào ngày 26 tháng 8 sắp tới.
"Đó là điều ít ra chúng ta có thể làm được để tôn vinh người phụ nữ đáng được mến mộ", ông kết luận.
(Nguồn: http://www.catholicnewsagency.com/news/effort-to-have-empire-state-building-honor-mother-teresa-mobilizes-40000/ )
Tổ chức Công giáo này muốn thể hiện ánh sáng màu xanh lam và màu trắng (tức màu sắc của tu hội Mẹ Têrêsa) trên tòa cao ốc Empire State để mừng sinh nhật lần thứ 100 của Mẹ, nhưng đề xuất này bị nhà quản lý cao ốc từ chối.
Christine Quinn - Phát ngôn viên Hội đồng thành phố New York - đã lên tiếng ủng hộ cho các nỗ lực tôn vinh người phụ nữ hết lòng phục vụ người nghèo khổ ở Calcutta, Ấn Độ mà nay đã được phong chân phước.
"Câu hỏi về lý do tại sao việc tòa cao ốc không được chiếu sáng là một câu hỏi cần có được câu trả lời xác đáng", cô nói với Nhật báo New York như thế, và cô nghĩ rằng chương trình chiếu sáng này nên được phê chuẩn.
Cô kể rằng mình cũng đã đề xuất với chủ nhân Cao ốc Empire State vào tuần trước, sau khi việc ứng dụng chiếu sáng này bị từ chối. "Chúng tôi thuyết phục họ hãy thử tìm một phương cách để chiếu sáng cho tòa cao ốc", Quinn tiếp tục, "Nhưng chúng tôi đều rất thất vọng".
Cô nói thêm, người chủ sở hữu đã không đưa ra lý do cụ thể gì để từ chối lời đề xuất này, chúng tôi kêu gọi họ xem lại quyết định của họ và "hãy tôn vinh người phụ nữ tuyệt vời đã làm rất nhiều cho thế giới".
Mẹ Têrêsa, người được trao giải Nobel Hòa bình, đã mở các bệnh viện đầu tiên dành cho các bệnh nhân AIDS (SIDA) ở Greenwich Village.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào hôm Thứ Ba, CNA có trao đổi về vấn đề đang tranh cãi này với Jeff Field, giám đốc truyền thông của Liên đoàn Công giáo.
Khi được hỏi về mức độ thành công trong chiến dịch "Cao ốc Empire State" mà Liên đoàn Công giáo đang tổ chức, ông cho biết rằng, đơn xin phép online của Liên đoàn đã thu nhận hơn 30.000 chữ ký, trong đó có 10.000 thành viên của Liên đoàn đã cam kết yểm trợ cho Liên đoàn qua thư trực tiếp. Liên đoàn cũng đã nhận được thư ủng hộ từ Ấn Độ và các vị giám mục Hoa Kỳ.
Ông Field nói, người ta đang tác động vào cuộc tranh luận, một số người đã tổ chức một chuyến đi để trợ giúp cho việc kháng nghị với Cao ốc Empire State. Khi được hỏi về phản ứng của Liên đoàn Công giáo về sự yểm trợ từ phát ngôn viên Christine Quinn Hội đồng thành phố, ông trả lời: "Chúng tôi vui mừng khi cô ấy đang ở trong chiến dịch này".
"Chúng tôi có đồng minh từ tất cả các nơi", ông còn lưu ý rằng, Mẹ Têrêsa là người được yêu mến không chỉ bởi người Công giáo nhưng còn của người Tin Lành, Do Thái giáo và ngay cả người vô thần.
Theo quan điểm của ông, việc tôn vinh Mẹ Têrêsa qua chương trình chiếu sáng này là việc mà Cao ốc Empire State "chẳng cần phải suy nghĩ nhiều". Ông lưu ý rằng, trong quá khứ, tòa cao ốc này đã từng tôn vinh về các sự kiện, nhân vật khác. Một thí dụ điển hình, theo quan sát của ông, là việc kỷ niệm lần thứ 60 của Cách mạng Cộng sản ở Trung Quốc. "Dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, sự kiện này đã giết chết 77.000.000 người vô tội", Field nhận xét. "Vậy chúng tôi nghĩ rằng tôn vinh Mẹ Têrêsa càng là một điều đáng làm". "Tại sao lại không tôn vinh một nữ tu thánh thiện, người đã nhận được giải Nobel Hòa bình? Nhưng dường như họ lại nghĩ khác".
Ông Field nói rằng Cao ốc Empire State là một kiến trúc mang tính biểu tượng, được toàn thế giới biết đến. Cùng với việc Bưu điện Hoa Kỳ phát hành một con tem để tôn vinh Mẹ Têrêsa, Liên đoàn Công giáo nghĩ rằng, việc chiếu sáng này sẽ là "một ý tưởng tuyệt vời" của tòa cao ốc để mừng sinh nhật lần thứ 100 của Mẹ vào ngày 26 tháng 8 sắp tới.
"Đó là điều ít ra chúng ta có thể làm được để tôn vinh người phụ nữ đáng được mến mộ", ông kết luận.
(Nguồn: http://www.catholicnewsagency.com/news/effort-to-have-empire-state-building-honor-mother-teresa-mobilizes-40000/ )
Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho Kitô hữu Trung Đông và cho các linh mục
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
13:01 09/06/2010
VATICAN - Cầu nguyện cho các tín hữu Trung Đông cũng như cho các linh mục và hãy mang đến cho họ sự hỗ trợ: đó là lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đối với các Kitô hữu trong buổi tiếp kiến chung hôm nay, thứ Tư ngày 9 tháng Sáu năm 2010.
Nói bằng Tiếng Pháp, ngài đã đề nghị người Công Giáo cầu nguyện với hai ý chỉ này, đồng thời thể hiện bằng sự liên đới cách cụ thể: « Anh chị em thân mến, hãy cầu nguyện cho các Kitô hữu và hãy nâng đỡ họ cách tích cực. Đặc biệt hơn nữa, trong dịp kết thúc Năm Linh Mục, cũng xin cầu nguyện cho các linh mục và chủng sinh của anh chị em. Hãy khích lệ và ủng hộ các ngài. Bước đi theo Đức Kitô, xin hãy cổ võ các bạn trẻ dâng mình cho Chúa trong thiên chức linh mục để thánh hóa Dân Người ».
Các Cha Dòng Trắng, thừa sai tại Châu Phi, đang tiến hành kỷ tổng công hội lần thứ 27 diễn ra từ 11 tháng Năm đến ngày 12 tháng Sáu tại Rôma với chủ đề: « Sứ mệnh của chúng tôi tại Châu Phi và trong thế giới Châu Phi », nhân dịp này cũng tham gia buổi tiếp kiến chung hôm nay. Đức Thánh Cha đã ngỏ lời chào các ngài bằng Tiếng Ý.
« Tôi đoan nguyền với anh em hoài niệm của mình trong cầu nguyện, ngài bày tỏ, ngõ hầu anh em vâng nghe theo hành động của Chúa Thánh Thần tiếp tục kiên nhẫn làm việc trong niềm hy vọng cho Triều Đại Thiên Chúa, tại Phi Châu cũng như trên thế giới ».
Cuối buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời với các bạn trẻ: « Các bạn trẻ yêu quý, các con hãy tiếp tục dấn thân với niềm phấn khởi để xây dựng một nền văn minh được dựa trên những cột trụ sự thật, tình yêu, bình an và liên đới ».
Với các bệnh nhân, ngài đề nghị họ kết hợp những đau khổ bệnh tật của mình « với tình yêu vô biên của Thánh Tâm Chúa Giêsu ».
Đức Thánh Cha cũng mời gọi các cặp vợ chồng trẻ « luôn biết tiến bước nhiều hơn nữa trên con đường tình yêu và tôn trọng lẫn nhau ».
Nói bằng Tiếng Pháp, ngài đã đề nghị người Công Giáo cầu nguyện với hai ý chỉ này, đồng thời thể hiện bằng sự liên đới cách cụ thể: « Anh chị em thân mến, hãy cầu nguyện cho các Kitô hữu và hãy nâng đỡ họ cách tích cực. Đặc biệt hơn nữa, trong dịp kết thúc Năm Linh Mục, cũng xin cầu nguyện cho các linh mục và chủng sinh của anh chị em. Hãy khích lệ và ủng hộ các ngài. Bước đi theo Đức Kitô, xin hãy cổ võ các bạn trẻ dâng mình cho Chúa trong thiên chức linh mục để thánh hóa Dân Người ».
Các Cha Dòng Trắng, thừa sai tại Châu Phi, đang tiến hành kỷ tổng công hội lần thứ 27 diễn ra từ 11 tháng Năm đến ngày 12 tháng Sáu tại Rôma với chủ đề: « Sứ mệnh của chúng tôi tại Châu Phi và trong thế giới Châu Phi », nhân dịp này cũng tham gia buổi tiếp kiến chung hôm nay. Đức Thánh Cha đã ngỏ lời chào các ngài bằng Tiếng Ý.
« Tôi đoan nguyền với anh em hoài niệm của mình trong cầu nguyện, ngài bày tỏ, ngõ hầu anh em vâng nghe theo hành động của Chúa Thánh Thần tiếp tục kiên nhẫn làm việc trong niềm hy vọng cho Triều Đại Thiên Chúa, tại Phi Châu cũng như trên thế giới ».
Cuối buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời với các bạn trẻ: « Các bạn trẻ yêu quý, các con hãy tiếp tục dấn thân với niềm phấn khởi để xây dựng một nền văn minh được dựa trên những cột trụ sự thật, tình yêu, bình an và liên đới ».
Với các bệnh nhân, ngài đề nghị họ kết hợp những đau khổ bệnh tật của mình « với tình yêu vô biên của Thánh Tâm Chúa Giêsu ».
Đức Thánh Cha cũng mời gọi các cặp vợ chồng trẻ « luôn biết tiến bước nhiều hơn nữa trên con đường tình yêu và tôn trọng lẫn nhau ».
Nguy cơ kỹ thuật giết chết văn hóa
Linh Tiến Khải
16:08 09/06/2010
Phỏng vấn triết gia Evandro Agazzi về hiện tượng kỹ thuật nuốt sống văn hóa trong cuộc sống xã hội ngày nay
Từ nhiều thập niên qua, càng ngày người ta càng chứng kiến cảnh kỹ thuật lấn át và dần dần có nguy cơ nuốt trửng nền văn hóa. ”Các khoa học thiên nhiên” và ”các khoa học tinh thần” là hai lãnh vực, trong đó sự hiểu biết của con người được tổ chức, ít nhất là bắt đầu từ thế kỷ XVIII. Nhưng sự chung sống của chúng xem ra không hòa bình chút nào, vì trong nhiều năm qua giới chuyên viên đã báo động tình trạng chủ thuyết duy khoa học qúa khích nuốt sống mọi lãnh vực của thực tại, kể cả các lãnh vực luân lý hay tinh thần. Đàng khác trong việc đào tạo các khoa hoc gia thiên nhiên, yếu tố nhân bản xưa kia là yếu tố nền tảng, nay ngày càng bị thu hẹp.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn triết gia Evandro Agazzi về hiện tượng kỹ thuật nuốt sống văn hóa trong cuộc sống xã hội ngày nay. Giáo sư Evandro Agazzi sinh năm 1934 tại Bergamo, bắc Italia. Sau khi tốt nghiệp triết lý tại Đại học công giáo Milano và vật lý tại đại học quốc gia Milano, ông đã theo học tại Oxford bên Anh quốc, Marburg và Muenster bên Đức. Từ năm 1963 ông dậy môn Triết lý khoa học, và từ năm 1966 dậy thêm môn Luận lý toán học, Hình học cao học, Toán học bổ túc tại phân khoa Khoa học của đại học Genova, cũng như môn Luận lý biểu tượng tại Cao học Pisa, và môn Triết học khoa học và Luận lý toán học tại Đại học Công Giáo Milano. Từ năm 1970 ông giữ ghế giáo sư Triết lý khoa học tại đại học Genova và từ 1979 giữ thêm ghế giáo sư của ba môn Nhân chủng triết học, Triết lý khoa học và Triết lý thiên nhiên tại đại học Fribourg bên Thụy Sĩ. Ông cũng đã là Chủ tịch của nhiều hiệp hội và liên hiệp Italia và quốc tế các bộ môn nói trên.
Giáo sư Evandro Agazzi đã là tác giả của hơn 70 cuốn sách, và là người phối hợp xuất bản nhiều sách về Triết lý khoa học. Ông cũng đã viết 500 bài khảo luận cho các đại hội, các từ điển, và nguyệt san chuyên môn về các lãnh vực như Triết lý khoa học đại cương, Triết lý về các môn toán học, vật lý, khoa học xã hội và tâm lý, cũng như luận lý, luân lý khoa học, luân lý sinh học, lịch sử khoa học, triết lý ngôn ngữ, siêu hình nhân chủng triết lý và sư phạm. Hiện nay giáo sư tìm hiểu tính cách khách quan của khoa học và bảo vệ khuynh hướng thực tiễn khoa học, dựa trên các ý niệm về quy chiếu và sự thật, cũng như các áp dụng loại bản thể học. Ông đặc biệt đào sâu ý niệm về bản vị và các hậu qủa của nó, đặc biệt trong lãnh vực luân lý sinh học. Là một trong những triết gia nổi tiếng nhất tại Italia và trên thế giới, tuy không còn dậy tại đại học Genova nữa, nhưng giáo sư dậy tại đại học thành phố Mehicô, và ông vẫn thường được mời diễn thuyết khắp năm châu, đặc biệt về tương quan giữa khoa học và đức tin.
Hỏi: Thưa giáo sư Agazzi, tại sao và từ khi nào đã xảy sự chia rẽ giữa khoa học và các môn học nhân văn khác như vậy?
Đáp: Sự ly dị giữa khoa học và các môn học nhân văn đã xảy ra cách đây chưa đầy hai thế kỷ. Nó đã bắt đầu tại Âu châu với triết lý thực nghiệm của thế kỷ XIX. Nhưng trong 25 thế kỷ, nghĩa là từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, khi nền văn hóa âu châu nảy sinh ra tại Hy Lạp cổ điển, thì khoa học và chủ thuyết nhân bản đã hiệp nhất, chung bước với nhau và sống trong tình trạng hài hòa.
Trong tác phẩm ”Phê bình lý trí thuần khiết” triết gia Immanuel Kant cho rằng các khoa học phải lo lắng cho thế giới của thiên nhiên, trong khi thế giới của con người thì dành cho triết lý và các môn nhân văn khác. Thuyết thực nghiệm lấy lại thuyết của triết gia Kant, phóng đại nó và khẳng định rằng cả triết lý và các hình thái khác của sự hiểu biết nhân bản đều phải nằm dưới quyền tài phán của khoa học. Nghĩa là khoa học có quyền giải thích với phương pháp thử nghiệm của nó cả các vấn đề như ý nghĩa cuộc sống, số phận cuối cùng của con người, phẩm giá con người, sự tự do và ý nghĩa luân lý nữa. Nền văn hóa nhân bản có thể bị vứt bỏ trên gác chứa đồ đạc cũ sát dưới mái nhà. Trước nguy cơ này các triết gia đã phản ứng. Các triết gia có khuynh hướng lý tưởng như Benedetto Croce và Giovanni Gentili tuyên bố tính cách cao vượt của các nghiên cứu nhân bản trên các nghiên cứu khoa học. Sự chia rẽ giữa khoa học và nhân bản trở thành việc đối kháng gia tăng trong hai thế kỷ XX và XXI.
Hỏi: Thưa giáo sư, tại sao triết gia Kant lại phân chia sự hiểu biết thành hai lãnh vực triết học và nhân bản, đã từng được hiệp nhất trong bao nhiệu thế kỷ trước đó?
Đáp: Các tiến bộ do khoa học thiên nhiên đạt được dựa trên các khám phá của hai khoa học gia Galileo và Newton, đã khiến cho triết gia Kant coi khoa học như là mẫu mực của sự hiểu biết nói chung. Nhưng triết gia Kant đã không mảy may khấu trừ khỏi triết lý các vấn đề nền tảng của con người như: luân lý, sự tự do, ý nghĩa cuộc sống và số phận cuối cùng của đời người. Ông coi chúng như có thể biện minh được một cách có lý sự, cả khi chúng không phải là sự hiểu biết khoa học trong nghĩa riêng.
Hỏi: Nghĩa là triết Immanuel Kant thừa nhận rằng các khoa học nhân văn có quyền có một khoảng không gian không thể hủy bỏ được, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Vâng, chắc chắn rồi. Và nhất là nếu nhìn vào lịch sử, thì chúng ta nhận thấy rằng các khoa học nhân văn đã nảy sinh trước các khoa học thiên nhiên, ít nhất là một thế kỷ. Biến cố cất cánh của khoa học nhân văn xảy ra với hiện tượng lịch sử mà các sách giáo khoa định nghĩa là ”thuyết nhân bản”: qua đó người ta tái khám phá ra các tác giả cổ điển xưa kia, và không phải chỉ trong lãnh vực các tác phẩm văn chương, lịch sử và pháp luật, mà cả các văn bản khoa học cũng đã được đề cập tới trên bình diện ngữ học nữa.
Hỏi: Nhưng mà đâu là các lý do khách quan của cuộc đụng độ hiện nay giữa lãnh vực khoa học và lãnh vực nhân bản văn hóa, thưa giáo sư? Có phải người ta muốn khẳng định rằng tất cả những gì không thể chứng minh được một cách khoa học, thì đều không có quyền hiện hữu hay không?
Đáp: Vâng. Cuộc tranh đấu giữa nền văn hóa khoa học và nền văn hóa nhân bản đã xảy ra vì đã nảy sinh ra ba điều kiện chính: thứ nhất là sự chuyên biệt, thứ hai là khuynh hướng duy kỹ thuật của các ngôn ngữ và thứ ba nhất là khuynh hướng giản lược. Một bộ môn yêu sách chiếm hữu được các nguyên tắc và các phương pháp để giải thích các sự kiện được các bộ môn khác nghiên cứu. Các khoa học thiên nhiên, kể cả kinh tế hay phân tâm, yêu sách ”giải thích được tất cả mọi sự”. Và như thế, người ta mở rộng ước muốn của mỗi bộ môn dùng các phương tiện riêng của mình để giải thích các vấn đề khác càng nhiều chừng nào càng hay chừng ấy. Và rốt cuộc là khoa học không nhận biết các giới hạn khách quan của mình nữa.
Hỏi: Chính vì vậy đối với thuyết duy khoa học, các môn học nhân văn khác đều lỗi thời. Nhưng trái lại, chính chủ thuyết duy vật của các khoa học gia trên thực tế đã quy chiếu các nhà tư tưởng trước thời triết gia Socrate coi con người như là một đồ vật trong các đồ vật khác, và họ đã bị các triết gia Socrate và Platone phủ nhận, có phải vậy không thưa giáo sư?
Đáp: Đúng thế. Chúng ta đang chứng kiến một loại suy thoái. Các triết gia hy lạp đầu tiên, sau này được gọi là ”vật lý”, cho rằng tất cả đều chỉ là vật chất và là sự biểu lộ các tính cách vật chất của nó. Hai triết gia Socrate và Platone đã đánh bại ý thức hệ duy vật này và đưa ra ánh sáng sự khác biệt nòng cốt đặc thù giữa con người và thiên nhiên vật lý: sự khác biệt đó là tinh thần, nghĩa là trí thông minh, ý thức luân lý, khả năng tạo dựng ra thế giới văn minh và lịch sử, tóm lại là các hình thức và các giá trị của nền văn hóa nhân bản.
Hỏi: Thưa giáo sư Agazzi, đàng sau chủ thuyết khoa học và việc đề cao ý muốn hạn chế khoảng không gian của sự hiểu biết nhân bản, có điều mà giáo sư gọi là ”sự siêu hình duy vật” hay không?
Đáp: Với kiểu nói ”sự siêu hình duy vật” tôi không có ý đánh giá thấp các chiều kích tự nhiên của con người như: vật lý, hóa học, sinh lý, truyền sinh, não bộ sinh lý vv... Không thể phủ nhận các đóng góp phong phú của các khoa học thiên nhiên vì chúng đã giúp hiểu biết thế giới con người một cách tốt đẹp hơn. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng không biết tới các chiều kích khác của con người là điều không đúng đắn. Và chính các khoa học nhân văn tìm hiểu và vun trồng các chiều kích này.
Hỏi: Như thế, việc tấn kích chống lại sự hiểu biết nhân văn là do não trạng duy vật lan tràn trong các xã hội của chúng ta ngày nay hay sao thưa giáo sư?
Đáp: Vâng, có một phần là như thế thật. Nhưng còn có một lý do khác nữa: đó là ngày nay, mọi sự đều được đánh giá dựa trên một tiêu chuẩn thuần túy duy ích lợi và thực tiễn. Người ta đã đánh mất đi ý thức rằng các sự vật thật sự có giá trị lại là các sự vật ”không có ích lợi gì hết”, trong nghĩa chúng có gía trị tự tại và đáng cho chúng ta phục vụ chúng. Chủ thuyết duy ích lợi khiến cho người ta đánh mất đi chính ”chiều kích nhân bản” của khoa học, là một hình thức tuyệt vời của ”việc nghiên cứu sự thật”. Và như thế hiển nhiên là các sự hiểu biết kiểu nhân bản bị coi như là những cản trở trong việc dậy dỗ tại trường học, vì chúng lấy mất đi thời giờ và sự chú ý của sinh viên học sinh. Các sinh viên học sinh chỉ phải chú ý tới các môn học có lợi cho họ mà thôi. Như thế họ không gặp gỡ các môn học giúp nhân vị của họ trường thành và có óc phê bình bén nhậy, có tinh thần trách nhiệm và khả năng lượng định giá trị và phán đoán, trước các hoàn cảnh cuộc sống, cũng như có thái độ lựa chọn tự do và trách nhiệm.
Hỏi: Các ”môn học có lợi” là các môn học do thị trường lao động đòi hỏi có phải thế không thưa giáo sư?
Đáp: Vâng. Nhưng khi giản lược việc giáo dục học đường như thế có nghĩa là đã quên đi rằng không có con người nào là nhân công thuần túy cả. Đàng sau đường lối chính trị ấy có áp lực của hàng đống lợi lộc kinh tế, và nó bị bách hại bởi các cơ quan như Ngân hàng thế giới và Tổ chức cộng tác phát triển kinh tế, trái nghịch với các mục tiêu của Unesco là tỏ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc. Dĩ nhiên, tâm thức này thắng thế cũng bởi vì các lý tưởng và các giá trị đã bị lu mờ, kể cả tại Âu châu là lục địa có một nền văn hóa ”đáng ghi nhớ” được tạo thành trong thời cổ điển xa xưa và trong thời Trung Cổ.
(Avvenire 27-4-2010)
Từ nhiều thập niên qua, càng ngày người ta càng chứng kiến cảnh kỹ thuật lấn át và dần dần có nguy cơ nuốt trửng nền văn hóa. ”Các khoa học thiên nhiên” và ”các khoa học tinh thần” là hai lãnh vực, trong đó sự hiểu biết của con người được tổ chức, ít nhất là bắt đầu từ thế kỷ XVIII. Nhưng sự chung sống của chúng xem ra không hòa bình chút nào, vì trong nhiều năm qua giới chuyên viên đã báo động tình trạng chủ thuyết duy khoa học qúa khích nuốt sống mọi lãnh vực của thực tại, kể cả các lãnh vực luân lý hay tinh thần. Đàng khác trong việc đào tạo các khoa hoc gia thiên nhiên, yếu tố nhân bản xưa kia là yếu tố nền tảng, nay ngày càng bị thu hẹp.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn triết gia Evandro Agazzi về hiện tượng kỹ thuật nuốt sống văn hóa trong cuộc sống xã hội ngày nay. Giáo sư Evandro Agazzi sinh năm 1934 tại Bergamo, bắc Italia. Sau khi tốt nghiệp triết lý tại Đại học công giáo Milano và vật lý tại đại học quốc gia Milano, ông đã theo học tại Oxford bên Anh quốc, Marburg và Muenster bên Đức. Từ năm 1963 ông dậy môn Triết lý khoa học, và từ năm 1966 dậy thêm môn Luận lý toán học, Hình học cao học, Toán học bổ túc tại phân khoa Khoa học của đại học Genova, cũng như môn Luận lý biểu tượng tại Cao học Pisa, và môn Triết học khoa học và Luận lý toán học tại Đại học Công Giáo Milano. Từ năm 1970 ông giữ ghế giáo sư Triết lý khoa học tại đại học Genova và từ 1979 giữ thêm ghế giáo sư của ba môn Nhân chủng triết học, Triết lý khoa học và Triết lý thiên nhiên tại đại học Fribourg bên Thụy Sĩ. Ông cũng đã là Chủ tịch của nhiều hiệp hội và liên hiệp Italia và quốc tế các bộ môn nói trên.
Giáo sư Evandro Agazzi đã là tác giả của hơn 70 cuốn sách, và là người phối hợp xuất bản nhiều sách về Triết lý khoa học. Ông cũng đã viết 500 bài khảo luận cho các đại hội, các từ điển, và nguyệt san chuyên môn về các lãnh vực như Triết lý khoa học đại cương, Triết lý về các môn toán học, vật lý, khoa học xã hội và tâm lý, cũng như luận lý, luân lý khoa học, luân lý sinh học, lịch sử khoa học, triết lý ngôn ngữ, siêu hình nhân chủng triết lý và sư phạm. Hiện nay giáo sư tìm hiểu tính cách khách quan của khoa học và bảo vệ khuynh hướng thực tiễn khoa học, dựa trên các ý niệm về quy chiếu và sự thật, cũng như các áp dụng loại bản thể học. Ông đặc biệt đào sâu ý niệm về bản vị và các hậu qủa của nó, đặc biệt trong lãnh vực luân lý sinh học. Là một trong những triết gia nổi tiếng nhất tại Italia và trên thế giới, tuy không còn dậy tại đại học Genova nữa, nhưng giáo sư dậy tại đại học thành phố Mehicô, và ông vẫn thường được mời diễn thuyết khắp năm châu, đặc biệt về tương quan giữa khoa học và đức tin.
Hỏi: Thưa giáo sư Agazzi, tại sao và từ khi nào đã xảy sự chia rẽ giữa khoa học và các môn học nhân văn khác như vậy?
Đáp: Sự ly dị giữa khoa học và các môn học nhân văn đã xảy ra cách đây chưa đầy hai thế kỷ. Nó đã bắt đầu tại Âu châu với triết lý thực nghiệm của thế kỷ XIX. Nhưng trong 25 thế kỷ, nghĩa là từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, khi nền văn hóa âu châu nảy sinh ra tại Hy Lạp cổ điển, thì khoa học và chủ thuyết nhân bản đã hiệp nhất, chung bước với nhau và sống trong tình trạng hài hòa.
Trong tác phẩm ”Phê bình lý trí thuần khiết” triết gia Immanuel Kant cho rằng các khoa học phải lo lắng cho thế giới của thiên nhiên, trong khi thế giới của con người thì dành cho triết lý và các môn nhân văn khác. Thuyết thực nghiệm lấy lại thuyết của triết gia Kant, phóng đại nó và khẳng định rằng cả triết lý và các hình thái khác của sự hiểu biết nhân bản đều phải nằm dưới quyền tài phán của khoa học. Nghĩa là khoa học có quyền giải thích với phương pháp thử nghiệm của nó cả các vấn đề như ý nghĩa cuộc sống, số phận cuối cùng của con người, phẩm giá con người, sự tự do và ý nghĩa luân lý nữa. Nền văn hóa nhân bản có thể bị vứt bỏ trên gác chứa đồ đạc cũ sát dưới mái nhà. Trước nguy cơ này các triết gia đã phản ứng. Các triết gia có khuynh hướng lý tưởng như Benedetto Croce và Giovanni Gentili tuyên bố tính cách cao vượt của các nghiên cứu nhân bản trên các nghiên cứu khoa học. Sự chia rẽ giữa khoa học và nhân bản trở thành việc đối kháng gia tăng trong hai thế kỷ XX và XXI.
Hỏi: Thưa giáo sư, tại sao triết gia Kant lại phân chia sự hiểu biết thành hai lãnh vực triết học và nhân bản, đã từng được hiệp nhất trong bao nhiệu thế kỷ trước đó?
Đáp: Các tiến bộ do khoa học thiên nhiên đạt được dựa trên các khám phá của hai khoa học gia Galileo và Newton, đã khiến cho triết gia Kant coi khoa học như là mẫu mực của sự hiểu biết nói chung. Nhưng triết gia Kant đã không mảy may khấu trừ khỏi triết lý các vấn đề nền tảng của con người như: luân lý, sự tự do, ý nghĩa cuộc sống và số phận cuối cùng của đời người. Ông coi chúng như có thể biện minh được một cách có lý sự, cả khi chúng không phải là sự hiểu biết khoa học trong nghĩa riêng.
Hỏi: Nghĩa là triết Immanuel Kant thừa nhận rằng các khoa học nhân văn có quyền có một khoảng không gian không thể hủy bỏ được, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Vâng, chắc chắn rồi. Và nhất là nếu nhìn vào lịch sử, thì chúng ta nhận thấy rằng các khoa học nhân văn đã nảy sinh trước các khoa học thiên nhiên, ít nhất là một thế kỷ. Biến cố cất cánh của khoa học nhân văn xảy ra với hiện tượng lịch sử mà các sách giáo khoa định nghĩa là ”thuyết nhân bản”: qua đó người ta tái khám phá ra các tác giả cổ điển xưa kia, và không phải chỉ trong lãnh vực các tác phẩm văn chương, lịch sử và pháp luật, mà cả các văn bản khoa học cũng đã được đề cập tới trên bình diện ngữ học nữa.
Hỏi: Nhưng mà đâu là các lý do khách quan của cuộc đụng độ hiện nay giữa lãnh vực khoa học và lãnh vực nhân bản văn hóa, thưa giáo sư? Có phải người ta muốn khẳng định rằng tất cả những gì không thể chứng minh được một cách khoa học, thì đều không có quyền hiện hữu hay không?
Đáp: Vâng. Cuộc tranh đấu giữa nền văn hóa khoa học và nền văn hóa nhân bản đã xảy ra vì đã nảy sinh ra ba điều kiện chính: thứ nhất là sự chuyên biệt, thứ hai là khuynh hướng duy kỹ thuật của các ngôn ngữ và thứ ba nhất là khuynh hướng giản lược. Một bộ môn yêu sách chiếm hữu được các nguyên tắc và các phương pháp để giải thích các sự kiện được các bộ môn khác nghiên cứu. Các khoa học thiên nhiên, kể cả kinh tế hay phân tâm, yêu sách ”giải thích được tất cả mọi sự”. Và như thế, người ta mở rộng ước muốn của mỗi bộ môn dùng các phương tiện riêng của mình để giải thích các vấn đề khác càng nhiều chừng nào càng hay chừng ấy. Và rốt cuộc là khoa học không nhận biết các giới hạn khách quan của mình nữa.
Hỏi: Chính vì vậy đối với thuyết duy khoa học, các môn học nhân văn khác đều lỗi thời. Nhưng trái lại, chính chủ thuyết duy vật của các khoa học gia trên thực tế đã quy chiếu các nhà tư tưởng trước thời triết gia Socrate coi con người như là một đồ vật trong các đồ vật khác, và họ đã bị các triết gia Socrate và Platone phủ nhận, có phải vậy không thưa giáo sư?
Đáp: Đúng thế. Chúng ta đang chứng kiến một loại suy thoái. Các triết gia hy lạp đầu tiên, sau này được gọi là ”vật lý”, cho rằng tất cả đều chỉ là vật chất và là sự biểu lộ các tính cách vật chất của nó. Hai triết gia Socrate và Platone đã đánh bại ý thức hệ duy vật này và đưa ra ánh sáng sự khác biệt nòng cốt đặc thù giữa con người và thiên nhiên vật lý: sự khác biệt đó là tinh thần, nghĩa là trí thông minh, ý thức luân lý, khả năng tạo dựng ra thế giới văn minh và lịch sử, tóm lại là các hình thức và các giá trị của nền văn hóa nhân bản.
Hỏi: Thưa giáo sư Agazzi, đàng sau chủ thuyết khoa học và việc đề cao ý muốn hạn chế khoảng không gian của sự hiểu biết nhân bản, có điều mà giáo sư gọi là ”sự siêu hình duy vật” hay không?
Đáp: Với kiểu nói ”sự siêu hình duy vật” tôi không có ý đánh giá thấp các chiều kích tự nhiên của con người như: vật lý, hóa học, sinh lý, truyền sinh, não bộ sinh lý vv... Không thể phủ nhận các đóng góp phong phú của các khoa học thiên nhiên vì chúng đã giúp hiểu biết thế giới con người một cách tốt đẹp hơn. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng không biết tới các chiều kích khác của con người là điều không đúng đắn. Và chính các khoa học nhân văn tìm hiểu và vun trồng các chiều kích này.
Hỏi: Như thế, việc tấn kích chống lại sự hiểu biết nhân văn là do não trạng duy vật lan tràn trong các xã hội của chúng ta ngày nay hay sao thưa giáo sư?
Đáp: Vâng, có một phần là như thế thật. Nhưng còn có một lý do khác nữa: đó là ngày nay, mọi sự đều được đánh giá dựa trên một tiêu chuẩn thuần túy duy ích lợi và thực tiễn. Người ta đã đánh mất đi ý thức rằng các sự vật thật sự có giá trị lại là các sự vật ”không có ích lợi gì hết”, trong nghĩa chúng có gía trị tự tại và đáng cho chúng ta phục vụ chúng. Chủ thuyết duy ích lợi khiến cho người ta đánh mất đi chính ”chiều kích nhân bản” của khoa học, là một hình thức tuyệt vời của ”việc nghiên cứu sự thật”. Và như thế hiển nhiên là các sự hiểu biết kiểu nhân bản bị coi như là những cản trở trong việc dậy dỗ tại trường học, vì chúng lấy mất đi thời giờ và sự chú ý của sinh viên học sinh. Các sinh viên học sinh chỉ phải chú ý tới các môn học có lợi cho họ mà thôi. Như thế họ không gặp gỡ các môn học giúp nhân vị của họ trường thành và có óc phê bình bén nhậy, có tinh thần trách nhiệm và khả năng lượng định giá trị và phán đoán, trước các hoàn cảnh cuộc sống, cũng như có thái độ lựa chọn tự do và trách nhiệm.
Hỏi: Các ”môn học có lợi” là các môn học do thị trường lao động đòi hỏi có phải thế không thưa giáo sư?
Đáp: Vâng. Nhưng khi giản lược việc giáo dục học đường như thế có nghĩa là đã quên đi rằng không có con người nào là nhân công thuần túy cả. Đàng sau đường lối chính trị ấy có áp lực của hàng đống lợi lộc kinh tế, và nó bị bách hại bởi các cơ quan như Ngân hàng thế giới và Tổ chức cộng tác phát triển kinh tế, trái nghịch với các mục tiêu của Unesco là tỏ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc. Dĩ nhiên, tâm thức này thắng thế cũng bởi vì các lý tưởng và các giá trị đã bị lu mờ, kể cả tại Âu châu là lục địa có một nền văn hóa ”đáng ghi nhớ” được tạo thành trong thời cổ điển xa xưa và trong thời Trung Cổ.
(Avvenire 27-4-2010)
ĐTC tái kêu gọi tạo dựng tương lai hòa bình, cộng tác và tình huynh đệ toàn vùng Trung Đông.
Linh Tiến Khải
16:09 09/06/2010
Ngài đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trước hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 8-6-2010 tại quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha vừa mới công du mục vụ tại Cộng Hòa Chypre về, vì thế trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với tín hữu các kinh nghiệm và cảm tưởng của ngài.
Sau chuyến hành hương Thánh Địa hồi năm ngoái và chuyến viếng thăm Cộng hòa Malta cách đây 2 tháng, chuyến tông du Cộng hòa Chypre là một biến cố lịch sử, vì đây là lần đầu tiên từ hai ngàn năm qua một Giám Mục Roma đã đặt chân lên vùng đất đã được thánh Phaolô và thánh Barnaba rao giảng Tin Mừng và được truyền thống coi là thuộc Thánh Địa. Đức Thánh Cha đã nói lên mục đích thứ hai của chuyến viếng thăm Giáo Hội tại đảo Chypre như sau:
Đồng thời trong tư tưởng, tôi cũng đã muốn ôm vào lòng tất cả các dân tộc vùng Trung Đông và chúc lành cho họ nhân danh Chúa, và khẩn cầu Chúa ban cho họ ơn hòa bình.
Đức Thánh Cha cho biết ngài đã được tiếp đón rất nồng hậu, và mời gọi mọi người hiệp ý với ngài cảm tạ Thiên Chúa đã cho chuyến tông du diễn ra tốt đẹp. Ngài không quên bầy tỏ lòng biết ơn đối với các giới chức lãnh đạo đạo đời và tất cả những ai đã cộng tác để chuyến hành hương được xuôi chảy.
Trong ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha đã có buổi gặp gỡ với Đức Thượng Phụ chính thống Chrysostomos II và đại diện của các cộng đoàn Armeni, Luther, và Anh giáo tại nhà thờ thánh nữ Ciriaca Chrysopolitissa, ở Paphos. Nhà thờ này nằm trong khu vực khảo cổ mang dấu tích lịch sử 2000 năm của Kitô giáo, và được rộng mở cho cộng đoàn công giáo và anh giáo. Ngài đã cùng với giới lãnh đạo các giáo đoàn khác canh tân dấn thân đại kết trong tình huynh đệ. Trong buổi viếng thăm Đức Thượng Phụ Chrysostomos II Đức Thánh Cha cũng đã đặt vòng hoa tưởng niệm Đức Thượng Phụ Macarios, được coi là người cha và là vị ân nhân của quốc gia đảo Chypre. Sự gằn bó với truyền thống quốc gia không cản ngăn Giáo Hội chính thống cương quyết dấn thân trong cuộc đối thoại đại kết với Cộng đoàn công giáo, vì cả hai bên đều được linh hoạt bởi ước mong chân thành tái tạo sự hiệp nhất trọn vẹn giữa các Giáo Hội Tây Phương và Đông Phương.
Ngày thứ hai Đức Thánh Cha đã có buổi gặp gỡ các chính quyền dân sự và Ngoại giao đoàn và nhấn mạnh tầm quan trọng việc xây dựng luật lệ tích cực trên các nguyên tắc luân lý đạo đức của luật tự nhiên, nhằm thăng tiến sự thật luân lý trong cuộc sống công cộng. Đức Thánh Cha đã kêu gọi tôn trọng lý trí dựa trên các nguyên tắc luân lý với các hệ lụy đòi buộc đối với xã hội ngày nay, thường không thừa nhận truyền thống văn hóa của mình nữa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh nói trong buổi gặp gỡ cộng đoàn công giáo maronít và latinh tại trường tiểu học thánh Maron, ngài đã hiểu biết nhiệt huyết tông đồ của các tín hữu đảo Chypre. Nó được diễn tả ra qua các hoạt động giáo dục và bác ái với hàng chục cơ cấu phục vụ cộng đoàn và rất được chính quyền và toàn dân ngưỡng mộ. Cùng tham dự cuộc gẵp gỡ cũng có tín hữu của 4 làng maronít, nơi các kitô hữu đang gặp khó khăn và khổ đau. Đức Thánh Cha đã bầy tỏ sự cảm thông hiền phụ đối với các khát vọng và hy vọng của họ. Năm nay Giáo Hội Maronít cũng mừng kỷ niệm 1.600 năm qua đời của vị sáng lập là thánh Maron.
Cũng trong buổi găp gỡ này Đức Thánh Cha nhận ra dấn thân tông đồ của cộng đoàn latinh, rất năng nổ trong lãnh vực trợ giúp bác ái, đặc biệt đối với các công nhân và những người cần được trợ giúp nhất.
Thế rồi trong thánh lễ cử hành cho các linh mục, phó tế, chủng sinh, tu sĩ nam nữ, giáo lý viên và đại diện các phong trào và hiệp hội ngài đã mời mọi người hy vọng. Đức Thánh Cha nói:
Khởi hành từ việc suy tư về mầu nhiệm của Thập giá, tôi đã đưa ra lời mời gọi mọi tín hữu công giáo vùng Trung Đông, để cho dù có các thử thách lớn và các khó khăn, họ không nhường bước trước sự chán nản và cám dỗ di cư đi nơi khác, vì sự hiện diện của họ trong vùng làm thành một dấu chỉ hy vọng không thể thay thế được. Tôi đã bảo đảm với họ, đặc biệt là với các linh mục và tu sĩ, sự liên đới cũng như lời cầu của toàn thể Giáo Hội, để xin Chúa trợ giúp họ luôn luôn là sự hiện diện sống động và đem lại hòa bình.
Cao điểm của chuyến viếng thăm Cộng hòa Chypre là thánh lễ cử hành trong nhà thể thao Nicosie ngày mùng 6 tháng 6, và lễ nghi trao Tài liệu làm việc của Thượng Hồi Đồng Giám Mục đặc biệt vùng Trung Đông cho các Thượng Phụ và các Giám Mục vùng Trung Đông. Mọi người cũng đã cầu nguyện cho Đức Cha Luigi Padovese Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Thổ Nhĩ Kỳ mới bị ám sát mấy ngày trước đó.
Đề tài của Thượng Hội Đồng Giám Mục cho vùng Trung Đông sẽ diễn ra tại Roma vào tháng 10 năm nay là ”Giáo Hội công giáo trong vùng Trung Đông: hiệp thông và chứng tá”. Biến cố này quy tụ các giáo đoàn thuộc các lễ nghi khác nhau toàn vùng Trung Đông, đồng thời nó cũng là dịp tìm canh tân cuộc đối thoại và lòng can đảm đối với tương lai. Đức Thánh Cha bầy tỏ sự tham dự của toàn Giáo Hội vào Thượng Hội Đồng Giám Mục này như sau:
Vì thế nó sẽ được đồng hành bởi sự trìu mến cầu nguyện của toàn thể Giáo Hội. Trung Đông chiếm một chỗ đặc biệt trong con tim của Giáo Hội, lý do vì chính tại đây Thiên Chúa đã tỏ lộ cho cha ông của chúng ta trong đức tin. Tuy nhiên, cũng không thiếu sự chú ý của các thành phần xã hội khác trên thế giới, như các giới chức của cuộc sống công cộng được mời gọi liên lỉ dấn thân, để cho vùng này có thể vượt thắng các tình trạng khổ đau và xung khắc vẫn tiếp diễn, và tìm ra nền hòa bình trong công lý.
Trước khi rời đảo Chypre, Đức Thánh Cha đã viếng thăm nhà thờ chính tòa Nicosie, với sự hiện diện của Đức Hồng Y Pierre Nasrallah Sfeir, Thượng Phụ Maronít Antiokia. Đức Thánh Cha đã tái nói lên sự gần gũi và cảm thông của ngài đối với tất các cộng đoàn Maronít rải rác trên đảo và gặp các thử thách khổ đau trong nhiều giai đoạn khác nhau.
Sau cùng Đức Thánh Cha ghi nhận công tác tông đồ của nhiều truyền thống khác nhau của cùng một Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô, và có thể nghe mọi con tim của các tín hữu maronít, armeni và latinh đập cùng nhịp với nhau, và cộng tác với các tín hữu chính thống và các kitô hữu khác. Đức Thánh Cha cầu mong dân tộc Chypre và các quốc gia khác vùng Trung Đông cùng với các chính quyền và đại diện của các tôn giáo khác nhau chung xây một tương lai hòa bình, tình bạn và cộng tác huynh đệ. Ngài xin Chúa Thánh Thần, qua lời bầu cử của Mẹ Maria, khiến cho chuyến tông du này đem lại nhiều hoa trái, và linh hoạt sứ mệnh của Giáo Hội trên toàn thế giới, Giáo Hội mà Chúa Kitô đã thành lập để loan báo Tin Mừng sự thật, tình yêu và hòa bình cho mọi dân nước.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài khích lệ các bạn trẻ hăng say góp phần xây dựng một nền văn minh dựa trên sự thật, tình yêu, hòa bình và liên đới. Đức Thánh Cha xin các anh chị em dau yếu dâng các khổ đau cho Chúa để mưu cầu ơn cứu rỗi cho nhân loại. Ngài nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới luôn biết tiến tới trên con đường tình yêu và tôn trọng lẫn nhau.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha vừa mới công du mục vụ tại Cộng Hòa Chypre về, vì thế trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với tín hữu các kinh nghiệm và cảm tưởng của ngài.
Sau chuyến hành hương Thánh Địa hồi năm ngoái và chuyến viếng thăm Cộng hòa Malta cách đây 2 tháng, chuyến tông du Cộng hòa Chypre là một biến cố lịch sử, vì đây là lần đầu tiên từ hai ngàn năm qua một Giám Mục Roma đã đặt chân lên vùng đất đã được thánh Phaolô và thánh Barnaba rao giảng Tin Mừng và được truyền thống coi là thuộc Thánh Địa. Đức Thánh Cha đã nói lên mục đích thứ hai của chuyến viếng thăm Giáo Hội tại đảo Chypre như sau:
Đồng thời trong tư tưởng, tôi cũng đã muốn ôm vào lòng tất cả các dân tộc vùng Trung Đông và chúc lành cho họ nhân danh Chúa, và khẩn cầu Chúa ban cho họ ơn hòa bình.
Đức Thánh Cha cho biết ngài đã được tiếp đón rất nồng hậu, và mời gọi mọi người hiệp ý với ngài cảm tạ Thiên Chúa đã cho chuyến tông du diễn ra tốt đẹp. Ngài không quên bầy tỏ lòng biết ơn đối với các giới chức lãnh đạo đạo đời và tất cả những ai đã cộng tác để chuyến hành hương được xuôi chảy.
Trong ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha đã có buổi gặp gỡ với Đức Thượng Phụ chính thống Chrysostomos II và đại diện của các cộng đoàn Armeni, Luther, và Anh giáo tại nhà thờ thánh nữ Ciriaca Chrysopolitissa, ở Paphos. Nhà thờ này nằm trong khu vực khảo cổ mang dấu tích lịch sử 2000 năm của Kitô giáo, và được rộng mở cho cộng đoàn công giáo và anh giáo. Ngài đã cùng với giới lãnh đạo các giáo đoàn khác canh tân dấn thân đại kết trong tình huynh đệ. Trong buổi viếng thăm Đức Thượng Phụ Chrysostomos II Đức Thánh Cha cũng đã đặt vòng hoa tưởng niệm Đức Thượng Phụ Macarios, được coi là người cha và là vị ân nhân của quốc gia đảo Chypre. Sự gằn bó với truyền thống quốc gia không cản ngăn Giáo Hội chính thống cương quyết dấn thân trong cuộc đối thoại đại kết với Cộng đoàn công giáo, vì cả hai bên đều được linh hoạt bởi ước mong chân thành tái tạo sự hiệp nhất trọn vẹn giữa các Giáo Hội Tây Phương và Đông Phương.
Ngày thứ hai Đức Thánh Cha đã có buổi gặp gỡ các chính quyền dân sự và Ngoại giao đoàn và nhấn mạnh tầm quan trọng việc xây dựng luật lệ tích cực trên các nguyên tắc luân lý đạo đức của luật tự nhiên, nhằm thăng tiến sự thật luân lý trong cuộc sống công cộng. Đức Thánh Cha đã kêu gọi tôn trọng lý trí dựa trên các nguyên tắc luân lý với các hệ lụy đòi buộc đối với xã hội ngày nay, thường không thừa nhận truyền thống văn hóa của mình nữa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh nói trong buổi gặp gỡ cộng đoàn công giáo maronít và latinh tại trường tiểu học thánh Maron, ngài đã hiểu biết nhiệt huyết tông đồ của các tín hữu đảo Chypre. Nó được diễn tả ra qua các hoạt động giáo dục và bác ái với hàng chục cơ cấu phục vụ cộng đoàn và rất được chính quyền và toàn dân ngưỡng mộ. Cùng tham dự cuộc gẵp gỡ cũng có tín hữu của 4 làng maronít, nơi các kitô hữu đang gặp khó khăn và khổ đau. Đức Thánh Cha đã bầy tỏ sự cảm thông hiền phụ đối với các khát vọng và hy vọng của họ. Năm nay Giáo Hội Maronít cũng mừng kỷ niệm 1.600 năm qua đời của vị sáng lập là thánh Maron.
Cũng trong buổi găp gỡ này Đức Thánh Cha nhận ra dấn thân tông đồ của cộng đoàn latinh, rất năng nổ trong lãnh vực trợ giúp bác ái, đặc biệt đối với các công nhân và những người cần được trợ giúp nhất.
Thế rồi trong thánh lễ cử hành cho các linh mục, phó tế, chủng sinh, tu sĩ nam nữ, giáo lý viên và đại diện các phong trào và hiệp hội ngài đã mời mọi người hy vọng. Đức Thánh Cha nói:
Khởi hành từ việc suy tư về mầu nhiệm của Thập giá, tôi đã đưa ra lời mời gọi mọi tín hữu công giáo vùng Trung Đông, để cho dù có các thử thách lớn và các khó khăn, họ không nhường bước trước sự chán nản và cám dỗ di cư đi nơi khác, vì sự hiện diện của họ trong vùng làm thành một dấu chỉ hy vọng không thể thay thế được. Tôi đã bảo đảm với họ, đặc biệt là với các linh mục và tu sĩ, sự liên đới cũng như lời cầu của toàn thể Giáo Hội, để xin Chúa trợ giúp họ luôn luôn là sự hiện diện sống động và đem lại hòa bình.
Cao điểm của chuyến viếng thăm Cộng hòa Chypre là thánh lễ cử hành trong nhà thể thao Nicosie ngày mùng 6 tháng 6, và lễ nghi trao Tài liệu làm việc của Thượng Hồi Đồng Giám Mục đặc biệt vùng Trung Đông cho các Thượng Phụ và các Giám Mục vùng Trung Đông. Mọi người cũng đã cầu nguyện cho Đức Cha Luigi Padovese Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Thổ Nhĩ Kỳ mới bị ám sát mấy ngày trước đó.
Đề tài của Thượng Hội Đồng Giám Mục cho vùng Trung Đông sẽ diễn ra tại Roma vào tháng 10 năm nay là ”Giáo Hội công giáo trong vùng Trung Đông: hiệp thông và chứng tá”. Biến cố này quy tụ các giáo đoàn thuộc các lễ nghi khác nhau toàn vùng Trung Đông, đồng thời nó cũng là dịp tìm canh tân cuộc đối thoại và lòng can đảm đối với tương lai. Đức Thánh Cha bầy tỏ sự tham dự của toàn Giáo Hội vào Thượng Hội Đồng Giám Mục này như sau:
Vì thế nó sẽ được đồng hành bởi sự trìu mến cầu nguyện của toàn thể Giáo Hội. Trung Đông chiếm một chỗ đặc biệt trong con tim của Giáo Hội, lý do vì chính tại đây Thiên Chúa đã tỏ lộ cho cha ông của chúng ta trong đức tin. Tuy nhiên, cũng không thiếu sự chú ý của các thành phần xã hội khác trên thế giới, như các giới chức của cuộc sống công cộng được mời gọi liên lỉ dấn thân, để cho vùng này có thể vượt thắng các tình trạng khổ đau và xung khắc vẫn tiếp diễn, và tìm ra nền hòa bình trong công lý.
Trước khi rời đảo Chypre, Đức Thánh Cha đã viếng thăm nhà thờ chính tòa Nicosie, với sự hiện diện của Đức Hồng Y Pierre Nasrallah Sfeir, Thượng Phụ Maronít Antiokia. Đức Thánh Cha đã tái nói lên sự gần gũi và cảm thông của ngài đối với tất các cộng đoàn Maronít rải rác trên đảo và gặp các thử thách khổ đau trong nhiều giai đoạn khác nhau.
Sau cùng Đức Thánh Cha ghi nhận công tác tông đồ của nhiều truyền thống khác nhau của cùng một Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô, và có thể nghe mọi con tim của các tín hữu maronít, armeni và latinh đập cùng nhịp với nhau, và cộng tác với các tín hữu chính thống và các kitô hữu khác. Đức Thánh Cha cầu mong dân tộc Chypre và các quốc gia khác vùng Trung Đông cùng với các chính quyền và đại diện của các tôn giáo khác nhau chung xây một tương lai hòa bình, tình bạn và cộng tác huynh đệ. Ngài xin Chúa Thánh Thần, qua lời bầu cử của Mẹ Maria, khiến cho chuyến tông du này đem lại nhiều hoa trái, và linh hoạt sứ mệnh của Giáo Hội trên toàn thế giới, Giáo Hội mà Chúa Kitô đã thành lập để loan báo Tin Mừng sự thật, tình yêu và hòa bình cho mọi dân nước.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài khích lệ các bạn trẻ hăng say góp phần xây dựng một nền văn minh dựa trên sự thật, tình yêu, hòa bình và liên đới. Đức Thánh Cha xin các anh chị em dau yếu dâng các khổ đau cho Chúa để mưu cầu ơn cứu rỗi cho nhân loại. Ngài nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới luôn biết tiến tới trên con đường tình yêu và tôn trọng lẫn nhau.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Giáo Hoàng tóm lược chuyến tông du đến Cyprus, kêu gọi cho Kitô hữu ở Trung Đông
Nguyễn Hoàng Thương
22:41 09/06/2010
Đức Giáo Hoàng tóm lược chuyến tông du đến Cyprus, kêu gọi cho Kitô hữu ở Trung Đông
Vatican (CWN) - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã dành buổi triều yết chung hôm 09 tháng Sáu để tóm tắt lại chuyến tông du đến Cyprus vào cuối tuần trước, và nói đến Thượng Hội Đồng Giám Mục thảo luận về Trung Đông vào tháng Mười tới.
Đức Thánh Cha ban huấn từ với đám đông đứng dưới cơn mưa nắng tại Quảng trường Thánh Phêrô rằng chuyến đi của mgài đã đạt được ba mục đích: khuyến khích cộng đoàn Công Giáo nhỏ bé của Cyprus, khuyến khích tiến triển đại kết, và đến với tất cả các dân tộc của Trung Đông. Ngài đã ca ngợi sức sống của các Giáo hội Công Giáo địa phương, cả Giáo Hội nghi lễ Maronite và Latin. Và ngài cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Chính Thống giáo Chrysostomos II vì lòng mến khách của ngài, và cho rằng các giám mục Chính Thống giáo đang sống chứng nhân "bén rễ sâu trong truyền thống không ngăn trở các cộng đồng Chính Thống giáo dấn thân vững chắc vào đối thoại đại kết cùng với cộng đồng Công Giáo".
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhắc rằng điểm nổi bật trong chuyến tông du của ngài là việc trao Tài Liệu Làm Việc cho Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng Mười tới. Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự hiện diện mạnh mẽ của Kitô hữu trong một khu vực hỗn loạn. Trong chuyến tông du đến Cyprus, ngài cho hay: "Tôi kêu gọi chân thành đến tất cả những người Công Giáo của Trung Đông, dù những thử thách và khó khăn lớn lao mà họ phải đối mặt một cách hiển nhiên, nhưng đã không chán nản và bị cuốn vào cám dỗ di cư, bởi vì sự hiện diện của họ trong khu vực đại diện cho dấu hiệu không thể thay thế của niềm hy vọng".
Đức Thánh Cha cho hay Thượng Hội Đồng tháng Mười sẽ đặt ra cùng một vấn đề, nhắc nhở các Kitô hữu trên toàn thế giới rằng Trung Đông "chiếm một vị trí đặc biệt" đối với các tín hữu, như là nơi "mà Thiên Chúa làm cho Ngài được biết đến như là cha của chúng ta trong đức tin". Ngài cho hay thêm Thượng Hội Đồng Giám Mục cũng sẽ thảo luận về "hoàn cảnh của đau khổ và xung đột" vẫn còn gây tệ hại khu vực.
Khi kết thúc bài huấn dụ của mình, Đức Thánh Cha kêu gọi sự quan tâm đến việc bế mạc Năm Linh Mục. Gần 10.000 linh mục từ khắp nơi trên thế giới đã tụ họp tại Rôma để dự những buổi lễ kết thúc, với hàng ngàn người khác dự kiến sẽ tham dự Thánh Lễ bế mạc vào thứ Sáu: "Tôi mời gọi mọi người đến tham dự sự kiện này trong lời cầu nguyện của họ".
Đức Thánh Cha đề cập đến một mẫu gương sứ vụ linh mục khi ngài ban huấn từ cho khách hành hương Ba Lan trong đám đông. Nhắc lại việc tuyên chân phước cho Cha Jerzy Popieluszko mới đây, ngài nói rằng vị giáo sĩ tử vì đạo của phong trào Công đoàn Đoàn kết "đã dạy tình yêu và tình liên đới với người có nhu cầu hỗ trợ tinh thần và vật chất."
Vatican (CWN) - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã dành buổi triều yết chung hôm 09 tháng Sáu để tóm tắt lại chuyến tông du đến Cyprus vào cuối tuần trước, và nói đến Thượng Hội Đồng Giám Mục thảo luận về Trung Đông vào tháng Mười tới.
Đức Thánh Cha ban huấn từ với đám đông đứng dưới cơn mưa nắng tại Quảng trường Thánh Phêrô rằng chuyến đi của mgài đã đạt được ba mục đích: khuyến khích cộng đoàn Công Giáo nhỏ bé của Cyprus, khuyến khích tiến triển đại kết, và đến với tất cả các dân tộc của Trung Đông. Ngài đã ca ngợi sức sống của các Giáo hội Công Giáo địa phương, cả Giáo Hội nghi lễ Maronite và Latin. Và ngài cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Chính Thống giáo Chrysostomos II vì lòng mến khách của ngài, và cho rằng các giám mục Chính Thống giáo đang sống chứng nhân "bén rễ sâu trong truyền thống không ngăn trở các cộng đồng Chính Thống giáo dấn thân vững chắc vào đối thoại đại kết cùng với cộng đồng Công Giáo".
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhắc rằng điểm nổi bật trong chuyến tông du của ngài là việc trao Tài Liệu Làm Việc cho Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng Mười tới. Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự hiện diện mạnh mẽ của Kitô hữu trong một khu vực hỗn loạn. Trong chuyến tông du đến Cyprus, ngài cho hay: "Tôi kêu gọi chân thành đến tất cả những người Công Giáo của Trung Đông, dù những thử thách và khó khăn lớn lao mà họ phải đối mặt một cách hiển nhiên, nhưng đã không chán nản và bị cuốn vào cám dỗ di cư, bởi vì sự hiện diện của họ trong khu vực đại diện cho dấu hiệu không thể thay thế của niềm hy vọng".
Đức Thánh Cha cho hay Thượng Hội Đồng tháng Mười sẽ đặt ra cùng một vấn đề, nhắc nhở các Kitô hữu trên toàn thế giới rằng Trung Đông "chiếm một vị trí đặc biệt" đối với các tín hữu, như là nơi "mà Thiên Chúa làm cho Ngài được biết đến như là cha của chúng ta trong đức tin". Ngài cho hay thêm Thượng Hội Đồng Giám Mục cũng sẽ thảo luận về "hoàn cảnh của đau khổ và xung đột" vẫn còn gây tệ hại khu vực.
Khi kết thúc bài huấn dụ của mình, Đức Thánh Cha kêu gọi sự quan tâm đến việc bế mạc Năm Linh Mục. Gần 10.000 linh mục từ khắp nơi trên thế giới đã tụ họp tại Rôma để dự những buổi lễ kết thúc, với hàng ngàn người khác dự kiến sẽ tham dự Thánh Lễ bế mạc vào thứ Sáu: "Tôi mời gọi mọi người đến tham dự sự kiện này trong lời cầu nguyện của họ".
Đức Thánh Cha đề cập đến một mẫu gương sứ vụ linh mục khi ngài ban huấn từ cho khách hành hương Ba Lan trong đám đông. Nhắc lại việc tuyên chân phước cho Cha Jerzy Popieluszko mới đây, ngài nói rằng vị giáo sĩ tử vì đạo của phong trào Công đoàn Đoàn kết "đã dạy tình yêu và tình liên đới với người có nhu cầu hỗ trợ tinh thần và vật chất."
FIFA 2010: Trường Công Giáo tại Tây Ban Nha tổ chức chiếu các trận bóng đá.
Ngọc Loan
23:43 09/06/2010
MADRID Nhiều người hâm mộ bóng đá đang nôn nóng chờ đợi để xem buổi lễ và trận đấu khai mạc giải bóng đá thế giới FIFA 2010 vào ngày Thứ Sáu 11 tháng 6, thì tại trường trung học Công Giáo Chân Phước Manuel Domigo Sol tại Madrid sẽ tổ chức cho mọi người hâm mộ bóng đá đến xem trận khai mạc giải FIFA giữa đội tuyển Nam Phi và Mexicô.
Linh Mục chánh xứ, Cha Esteban Diaz nói rằng để cho giáo dân đến với nhau trong xem những trận đấu này sẽ cống hiến ý nguyện tốt lành và tình bạn trong giáo xứ. Nhìn theo một chiều kích xa hơn, Cha tin rằng biến cố 4 năm một lần là cơ hội để đấu tranh cho hòa bình.
“Tôi muốn giải bóng đá thế giới là một điểm qui tụ thế giới với bầu khí hài hòa, nơi đó chúng ta chống lại những khác biệt. Đó là điểm quan trọng nhất. Là một người hâm mộ bóng đá và cổ vũ cho đội nhà. Tôi muốn đội Tây Ban Nha thắng giải”.
Đội tuyển Tây Ban Nha đã đoạt giải bóng đá Âu Châu vào năm 2008, là một trong 32 đội tuyển quốc gia và là 1 trong 13 đội tuyển đến từ những quốc gia có đông tín hữu Công Giáo, cộng chung lại sẽ hơn một nửa tổng số tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới.
Theo bản tường trình vào ngày 4 tháng 6 vừa qua, của Trung Tâm Thực Nghiệm về Hoạt Động Tông Đồ tại Đại Học Georgetown ở Washington- Hoa Kỳ cho biết ngoài Tây Ban Nha, 3 quốc gia Hoa Kỳ, Đức, Nigeria có ít nhất 10 triệu tín đồ Công Giáo.
Mặc dầu, giáo dân Công Giáo ham mộ thể thao, thế nhưng tôn giáo chỉ là một nơi khiêm nhường tại Tây Ban Nha là nước đã phát triển khá mạnh mẽ trong các bộ môn thể thao.
Cha Antolin thừa nhận rằng “chúng tôi đang mất đi truyền thống tôn giáo”. Năm nay Cha đã 70 tuổi nhưng đã ham mộ bóng đá từ thưở nhỏ. Cha đã từng là vị tuyên úy cho đội tuyển Bóng Đá của Câu Lạc Bộ Altelico de Madrid trong suốt hơn 30 năm, ngài đã nhìn thấy chiều hướng đi xuống về tôn giáo đối với các cầu thủ hiện nay, hoàn toàn không giống như thế hệ trước.
Là vị tuyên úy cho câu lạc bộ bóng đá, Cha có cơ hội đi coi họ thực tập và tham dự các trận đấu, làm lễ đám cưới cho cầu thủ hay rửa tội cho các con của cầu thủ bóng đá. Các cầu thủ vẫn “kính trọng tôi như là một linh mục và như một người bạn”.
Mặc dầu các cầu thủ không cùng nhau đi tham dự thánh lễ hay cầu nguyện chúng với nhau, nhưng phần lớn họ đã dựa vào sự giáo dục Công Giáo để xoa dịu đi những lo âu và cầu nguyện trong thinh lặng trước khi ra sân cỏ.
Cha cũng thừa nhận rằng, các cầu thủ Tây Ban Nha hoàn toàn khác biệt với các cầu thủ Ba Tây về mặt tôn giáo. Thật vây vào năm 2002, khi đội Ba Tây thắng giải bóng đá thế giới phá kỷ lục lần thứ năm, thì tất cả các cầu thủ Ba Tây tay trong tay, quỳ xuống trên sân cỏ, cúi đầu cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa. Có những cầu thủ lúc đó mang áo thung có hàng chũ “Con yêu mến Chúa Giêsu” hay “Con thuộc về Chúa Giêsu”.
Theo tường trình của Cara cho biết với khoảng 273 triệu người Công Giáo, thì ước tính 1 trong 4 người Công Giáo sống tại Ba Tây, Tây Ban Nha, Argentina là những nước hy vọng đoạt giải bóng đá.
Cha Antolin cũng chia sẻ rằng một trong những yếu tố mà đội tuyển Ba Tây đã thành công đoàn kết là về tôn giáo và Cha phê bình quyết định của FIFA, cơ cấu điều hành của giải bóng đá thế giới, đã cấm không cho cầu thủ mang y phục hay mang thiết bị có tính cách tôn giáo, chính trị hay cá nhân vào sân cỏ, một quyết định đã ảnh hưởng rất nhiều đến nước Ba Tây, một nước với lòng sùng đạo theo Kitô giáo.
Ông Jim Stjerne Hansen chủ tịch liên đoàn bóng đá Danish đã tuyên bố là không dành một chỗ nào cho tôn giáo trên sân cỏ, sau khi nhìn thấy đội tuyển Ba Tây một lần nữa ra sân cầu nguyện và mang áo với những hàng chữ về tôn giáo, và họ đã thắng đội tuyển Hoa Kỳ trong trận đấu vòng loại giải FIFA vào năm ngoái 2009. Hẳn nhiên đội tuyển Ba Tây đã không bị phạt, vì những điều này đã xảy ra sau khi trọng tài đã thổi tiếng còi kết thúc trận đấu.
Ông Hansen đã biện minh rằng “khi chúng ta từ chối sự biểu lộ có tính cách chính trị, thì chúng ta cũng sẽ phải nói “không được” đối với các tôn giáo. Vì có nhiều nguy hiểm lồng vao trong đó … đối với người có đức tin tôn giáo khác nhau”.
Cô Claudi Nunes một cư dân tại Sao Paulo, Ba Tây bày tỏ rằng, cũng như tất cả mọi người Ba Tây khác, cô “ không màng khi các cầu thủ trong đội tuyển cầu nguyện trên sân cỏ”
“Tôi nghĩ rằng FIFA nên để cho con người bày tỏ niềm tin của mình miễn là không làm xúc phạm đến người khác … Tôi không coi đó là một vấn đề nghiêm trọng. Tôi không nghĩ Thiên Chúa sẽ giúp họ thắng trận đấu, nhưng ít ra với một chí hướng tốt và động lực tốt này sẽ giúp họ”.
Thế nhưng Cha Antolin thì cầu xin Thiên Chúa để giúp đội tuyển Tây Ban Nha thắng trong trận đấu với đội Switzeland vào ngày 16 tháng 6 tới đây.
Cha vẫn tự hào và nói rằng “Đây sẽ là một thử thách, nhưng dĩ nhiên đội tuyển Tây Ban Nha sẽ đoạt giải với sự nâng đỡ của Thiên Chúa”.
Linh Mục chánh xứ, Cha Esteban Diaz nói rằng để cho giáo dân đến với nhau trong xem những trận đấu này sẽ cống hiến ý nguyện tốt lành và tình bạn trong giáo xứ. Nhìn theo một chiều kích xa hơn, Cha tin rằng biến cố 4 năm một lần là cơ hội để đấu tranh cho hòa bình.
“Tôi muốn giải bóng đá thế giới là một điểm qui tụ thế giới với bầu khí hài hòa, nơi đó chúng ta chống lại những khác biệt. Đó là điểm quan trọng nhất. Là một người hâm mộ bóng đá và cổ vũ cho đội nhà. Tôi muốn đội Tây Ban Nha thắng giải”.
Đội tuyển Tây Ban Nha đã đoạt giải bóng đá Âu Châu vào năm 2008, là một trong 32 đội tuyển quốc gia và là 1 trong 13 đội tuyển đến từ những quốc gia có đông tín hữu Công Giáo, cộng chung lại sẽ hơn một nửa tổng số tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới.
Theo bản tường trình vào ngày 4 tháng 6 vừa qua, của Trung Tâm Thực Nghiệm về Hoạt Động Tông Đồ tại Đại Học Georgetown ở Washington- Hoa Kỳ cho biết ngoài Tây Ban Nha, 3 quốc gia Hoa Kỳ, Đức, Nigeria có ít nhất 10 triệu tín đồ Công Giáo.
Mặc dầu, giáo dân Công Giáo ham mộ thể thao, thế nhưng tôn giáo chỉ là một nơi khiêm nhường tại Tây Ban Nha là nước đã phát triển khá mạnh mẽ trong các bộ môn thể thao.
Cha Antolin thừa nhận rằng “chúng tôi đang mất đi truyền thống tôn giáo”. Năm nay Cha đã 70 tuổi nhưng đã ham mộ bóng đá từ thưở nhỏ. Cha đã từng là vị tuyên úy cho đội tuyển Bóng Đá của Câu Lạc Bộ Altelico de Madrid trong suốt hơn 30 năm, ngài đã nhìn thấy chiều hướng đi xuống về tôn giáo đối với các cầu thủ hiện nay, hoàn toàn không giống như thế hệ trước.
Là vị tuyên úy cho câu lạc bộ bóng đá, Cha có cơ hội đi coi họ thực tập và tham dự các trận đấu, làm lễ đám cưới cho cầu thủ hay rửa tội cho các con của cầu thủ bóng đá. Các cầu thủ vẫn “kính trọng tôi như là một linh mục và như một người bạn”.
Mặc dầu các cầu thủ không cùng nhau đi tham dự thánh lễ hay cầu nguyện chúng với nhau, nhưng phần lớn họ đã dựa vào sự giáo dục Công Giáo để xoa dịu đi những lo âu và cầu nguyện trong thinh lặng trước khi ra sân cỏ.
Cha cũng thừa nhận rằng, các cầu thủ Tây Ban Nha hoàn toàn khác biệt với các cầu thủ Ba Tây về mặt tôn giáo. Thật vây vào năm 2002, khi đội Ba Tây thắng giải bóng đá thế giới phá kỷ lục lần thứ năm, thì tất cả các cầu thủ Ba Tây tay trong tay, quỳ xuống trên sân cỏ, cúi đầu cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa. Có những cầu thủ lúc đó mang áo thung có hàng chũ “Con yêu mến Chúa Giêsu” hay “Con thuộc về Chúa Giêsu”.
Theo tường trình của Cara cho biết với khoảng 273 triệu người Công Giáo, thì ước tính 1 trong 4 người Công Giáo sống tại Ba Tây, Tây Ban Nha, Argentina là những nước hy vọng đoạt giải bóng đá.
Cha Antolin cũng chia sẻ rằng một trong những yếu tố mà đội tuyển Ba Tây đã thành công đoàn kết là về tôn giáo và Cha phê bình quyết định của FIFA, cơ cấu điều hành của giải bóng đá thế giới, đã cấm không cho cầu thủ mang y phục hay mang thiết bị có tính cách tôn giáo, chính trị hay cá nhân vào sân cỏ, một quyết định đã ảnh hưởng rất nhiều đến nước Ba Tây, một nước với lòng sùng đạo theo Kitô giáo.
Ông Jim Stjerne Hansen chủ tịch liên đoàn bóng đá Danish đã tuyên bố là không dành một chỗ nào cho tôn giáo trên sân cỏ, sau khi nhìn thấy đội tuyển Ba Tây một lần nữa ra sân cầu nguyện và mang áo với những hàng chữ về tôn giáo, và họ đã thắng đội tuyển Hoa Kỳ trong trận đấu vòng loại giải FIFA vào năm ngoái 2009. Hẳn nhiên đội tuyển Ba Tây đã không bị phạt, vì những điều này đã xảy ra sau khi trọng tài đã thổi tiếng còi kết thúc trận đấu.
Ông Hansen đã biện minh rằng “khi chúng ta từ chối sự biểu lộ có tính cách chính trị, thì chúng ta cũng sẽ phải nói “không được” đối với các tôn giáo. Vì có nhiều nguy hiểm lồng vao trong đó … đối với người có đức tin tôn giáo khác nhau”.
Cô Claudi Nunes một cư dân tại Sao Paulo, Ba Tây bày tỏ rằng, cũng như tất cả mọi người Ba Tây khác, cô “ không màng khi các cầu thủ trong đội tuyển cầu nguyện trên sân cỏ”
“Tôi nghĩ rằng FIFA nên để cho con người bày tỏ niềm tin của mình miễn là không làm xúc phạm đến người khác … Tôi không coi đó là một vấn đề nghiêm trọng. Tôi không nghĩ Thiên Chúa sẽ giúp họ thắng trận đấu, nhưng ít ra với một chí hướng tốt và động lực tốt này sẽ giúp họ”.
Thế nhưng Cha Antolin thì cầu xin Thiên Chúa để giúp đội tuyển Tây Ban Nha thắng trong trận đấu với đội Switzeland vào ngày 16 tháng 6 tới đây.
Cha vẫn tự hào và nói rằng “Đây sẽ là một thử thách, nhưng dĩ nhiên đội tuyển Tây Ban Nha sẽ đoạt giải với sự nâng đỡ của Thiên Chúa”.
FIFA 2010: Các Giám Mục khuyến khích Công Giáo Nam Phi chào mừng khán giả từ khắp thế giới.
Ngọc Loan
23:45 09/06/2010
CAPE TOWN, Nam Phi: Không đầy 12 tiếng đồng hồ nữa, giải bóng đá Thế Giới FIFA 2010 sẽ khai mạc với trận đấu đầu tiên giữa Nam Phi và Mexicô vào ngày Thứ Sáu 11 tháng 6.
Chúa Nhật 13 tháng 6, Chúa Nhật 11 Thường Niên, tại các Giáo Xứ khắp nơi ở Nam Phi sẽ có cơ hội chào mừng các tín hữu Công Giáo khắp nơi trên thế giới đến tham dự Thánh Lễ. Các Giám Mục khuyến khích các giáo dân hãy chào mừng họ đến với cộng đoàn mình.
Hội Đồng Giám Mục Nam Phi cũng đã mở một trang mạng lấy tên là www.churchontheball.com
để chào mừng “thế giới tới nhà chúng tôi” trong suốt một tháng diễn ra trận đấu, bắt đầu từ ngày Thứ Sáu 11 tháng 6. Trên mạng trang nhà, các Giám Mục cũng đề nghị họ nếu có thể được các giáo xứ hãy mới các nhóm đến tham dự “hát một bài hát” theo ngôn ngữ của họ.
Trên trang mạng “Church on the ball” của Hội Đồng Giám Mục Nam Phi đưa ra đề nghị bài giảng có thể trích dẫn câu Kinh Thánh trong thư thứ Nhất gởi Tín Hữu Côrintô để đưa ra những bước so sánh giữa luật bóng đá và luật của con người. Đoạn Kinh Thánh viết: “Anh em chẳng biết sao: trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng.Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư; trái lại chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát. Vậy tôi đây cũng chạy như thế, chứ không chạy mà không xác tín; tôi đấm như thế, chứ không phải đấm vào không khí.Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại.” (1Cor 9:24-27)
Trên trang mạng, Linh Mục Dòng Don Bosco, Cha Francois Dufour cũng đề nghị các linh mục hãy nói về “nhu cầu cần tranh dưa nhưng không gây hấn, yêu nước nhưng không bè phái, phấn đấu thắng giải nhưng không thiên vị”.
Ngài cũng ghi chú rằng bài quốc ca của Nam Phi là bài “Nkosi Sikelel” (Thiên Chúa chúc lành Phi Châu) vốn là bài thánh ca, có thể được dùng để hát trong các Thánh Lễ để bày tỏ “niềm vui và sự da dạng trong đời sống Công Giáo của chúng ta”.
Những lời nguyện Giáo Dân cũng được đề nghị, và thay vì đáp “Xin Chúa nhậm lời chúng con” thì có thể lấy một câu trong bài quốc ca để đáp.
Cha cũng kêu gọi giáo dân hãy suy nghĩ làm thế nào để hòa đồng với những tín hữu Công Giáo bạn, làm thế nào “để mọi người từ nền vắn hóa và cộng đồng khác được tiếp đãi ân cần”.
Trang mạng “Church on the ball” cũng cống hiến nhiều đề tài và chủ đề cho du khách vượt ra ngoài giải bóng đá, là cơ hội cho du khách tìm hiểu thêm về các hoạt động bác ái xã hội của Giáo Hội Nam Phi như các trung tâm săn sóc cho người mắc bệnh siđa,Chiến dịch chống nạn buôn người, giải bóng đá dành cho Linh Mục Tu Sĩ tại Roma (Clericus Clup).
Đặc biệt hoàn toàn khác hẳn với mọi nơi có lẽ chưa xảy ra tại nơi nào đó là Giám Mục Nam Phi đã ban phép lành cho sân vận động diễn ra cuộc tranh tài bóng đá giải FIFA 2010.
Chúa Nhật 13 tháng 6, Chúa Nhật 11 Thường Niên, tại các Giáo Xứ khắp nơi ở Nam Phi sẽ có cơ hội chào mừng các tín hữu Công Giáo khắp nơi trên thế giới đến tham dự Thánh Lễ. Các Giám Mục khuyến khích các giáo dân hãy chào mừng họ đến với cộng đoàn mình.
Hội Đồng Giám Mục Nam Phi cũng đã mở một trang mạng lấy tên là www.churchontheball.com
để chào mừng “thế giới tới nhà chúng tôi” trong suốt một tháng diễn ra trận đấu, bắt đầu từ ngày Thứ Sáu 11 tháng 6. Trên mạng trang nhà, các Giám Mục cũng đề nghị họ nếu có thể được các giáo xứ hãy mới các nhóm đến tham dự “hát một bài hát” theo ngôn ngữ của họ.
Trên trang mạng “Church on the ball” của Hội Đồng Giám Mục Nam Phi đưa ra đề nghị bài giảng có thể trích dẫn câu Kinh Thánh trong thư thứ Nhất gởi Tín Hữu Côrintô để đưa ra những bước so sánh giữa luật bóng đá và luật của con người. Đoạn Kinh Thánh viết: “Anh em chẳng biết sao: trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng.Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư; trái lại chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát. Vậy tôi đây cũng chạy như thế, chứ không chạy mà không xác tín; tôi đấm như thế, chứ không phải đấm vào không khí.Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại.” (1Cor 9:24-27)
Trên trang mạng, Linh Mục Dòng Don Bosco, Cha Francois Dufour cũng đề nghị các linh mục hãy nói về “nhu cầu cần tranh dưa nhưng không gây hấn, yêu nước nhưng không bè phái, phấn đấu thắng giải nhưng không thiên vị”.
ĐHY Wilfrid Napier OFM, Nam Phi ký vào trái banh |
Ngài cũng ghi chú rằng bài quốc ca của Nam Phi là bài “Nkosi Sikelel” (Thiên Chúa chúc lành Phi Châu) vốn là bài thánh ca, có thể được dùng để hát trong các Thánh Lễ để bày tỏ “niềm vui và sự da dạng trong đời sống Công Giáo của chúng ta”.
Những lời nguyện Giáo Dân cũng được đề nghị, và thay vì đáp “Xin Chúa nhậm lời chúng con” thì có thể lấy một câu trong bài quốc ca để đáp.
Cha cũng kêu gọi giáo dân hãy suy nghĩ làm thế nào để hòa đồng với những tín hữu Công Giáo bạn, làm thế nào “để mọi người từ nền vắn hóa và cộng đồng khác được tiếp đãi ân cần”.
Trang mạng “Church on the ball” cũng cống hiến nhiều đề tài và chủ đề cho du khách vượt ra ngoài giải bóng đá, là cơ hội cho du khách tìm hiểu thêm về các hoạt động bác ái xã hội của Giáo Hội Nam Phi như các trung tâm săn sóc cho người mắc bệnh siđa,Chiến dịch chống nạn buôn người, giải bóng đá dành cho Linh Mục Tu Sĩ tại Roma (Clericus Clup).
Đặc biệt hoàn toàn khác hẳn với mọi nơi có lẽ chưa xảy ra tại nơi nào đó là Giám Mục Nam Phi đã ban phép lành cho sân vận động diễn ra cuộc tranh tài bóng đá giải FIFA 2010.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Một chuyến du lịch Mũi Né, Phan Thiết
Maria Vũ Loan
07:00 09/06/2010
PHAN THIẾT - Đầu mùa hè 2010, tôi khăn gói khệ nệ bước lên chiếc xe lớn để đi du lịch với tập thể của trường học, đến vùng biển nằm trên địa bàn giáo phận Phan Thiết.
Hình ảnh chuyến thăm viếng
Tâm trạng tôi vui hẳn lên vì nếu đi công tác xã hội, tôi thường ở vị trí trưởng đoàn, lúc nào cũng nơm nớp lo lắng về công việc, nhất là chụp hình để diễn tả chính xác việc của nhóm làm, về mức độ thành công của chuyến đi… nên cũng giảm bớt “thú vị cuộc đời”. Nay đi du lịch vừa không mất tiền vừa có tâm trạng thảnh thơi nên tôi rất thích; dẫu vậy, tôi vẫn hẹn với lòng là sẽ ghé thăm một nhà thờ của giáo phận nhỏ bé này.
Welcome tới Giáo phận Phan Thiết
Đường từ Sài Gòn ra Phan Thiết xem ra có vẻ “khô khan”, thảo nào mà anh hướng dẫn viên du lịch nói đây là vùng khô, nóng và ít mưa nhất Việt Nam. Những ngày qua, ở Sài Gòn nóng quá, nếu bị cúp điện nữa thì người ta có thể tưởng tượng ra hỏa ngục là cái gì. Người ít nhân đức thì dễ càm ràm cả ngày về chuyện nóng bức và điện đóm, còn người quen chịu đựng và hay thực hành lời khuyên Phúc Âm thì cầm cái quạt giấy mà phành phạch cho đỡ khổ, thế thôi!
Năm ngoái, xe rộng rãi thoải mái nên tôi và hai cô giáo khác hợp lại tấu hài cho bà con vui cười; năm nay, xe hơi chật chội nên ai cũng phàn nàn nhăn nhó. Tôi an ủi cả đoàn: “Chuyến này chúng ta được ở resort ba sao, thôi thì chịu đựng cái xe “cùi bắp” này một chút vậy! Nào, every body say yes!” Nhiều tiếng đáp lại: “Yes!”
Dù mọi người khó chịu, anh hướng dẫn viên vẫn làm nhiệm vụ của mình, anh thao thao: “ Ở tỉnh Bình Thuận này, trái thanh long là một trong những nguồn kinh tế chủ lực, đầu tư ít mà hiệu quả kinh tế cao. Cây thanh long trồng được một năm thì ra trái. Loại thanh long ruột trắng thì rẻ, có trên khắp đất nước, còn thanh long ruột đỏ thì ngon và giá đắt gấp năm lần ruột trắng. Đặc biệt có giống thanh long ruột vàng, chỉ có ở nước ngoài chứ chưa có ở Việt Nam”.
Việc phát hiện ra cây thanh long là “của trời cho” đặc biệt vùng này cũng khá ngộ nghĩnh: có một người chăn vịt, buổi tối ông giăng đèn để canh đám vịt ấy, vô tình ông nhận ra những cây thanh long ở gần đèn ra hoa sớm hơn cây ở xa đèn, từ đó, người ta hiểu rằng nếu trồng cây này trên diện rộng thì có thể giăng đèn từng phần mà lấy quả quanh năm. Từ đó người ta giăng đèn cho thanh long nên buổi tối, đi qua tỉnh Bình Thuận có thể thấy đèn trong bóng đêm rộng lớn hai bên đường…”
Tôi nghĩ, việc nhận ra lợi ích của trái thanh long là chuyện bé xíu thôi, còn nhiều việc “vĩ đại” mà con người chưa khám phá ra từ sự vô cùng của Thiên Chúa chỉ vì cứ ham tranh chấp, cãi vã dẫn đến chiến tranh chỗ này, khủng bố chỗ nọ; giá mà để dành sức tiếp tục khám phá cái thế giới của Đấng tạo hóa về sự “hữu hình” và “vô hình” quanh ta thì hay biết bao!
Đi được hai tiếng đồng hồ thì tôi cũng mềm èo, khó chịu. Nhưng tôi cũng đủ tỉnh táo để quan sát khi xe đi vào thành phố. Những ngôi nhà thờ ở lòng thành phố Phan Thiết này rất tươm tất, sạch đẹp, nhưng nhìn nhà thờ chánh tòa lại nhỏ bé như một ngôi thánh đường bình thường thôi, xem ra chẳng có vẻ gì là “chánh tòa” cả, tôi nghĩ vui như vậy! Cái sân chủng viện mang tên Nicolas Huỳnh Văn Nghi cũng còn đỏ màu đất, hình như đang chuẩn bị lát xi-măng?
Tôi cảm thấy vui khi hỏi thăm hướng dẫn viên và được biết ở gần resort mà chúng tôi dừng chân có nhà thờ.
Thăm nhà thờ Mũi Né
Buổi chiều, một mình tôi lững thững đón xe ôm đến nhà thờ Mũi Né. Con đường dẫn đến nhà thờ dài khoảng gần 5 km trải nhựa, có ít đoạn quanh co, thế mà có đủ cả nào là resort, quán ăn, nhà làm nước mắm, nhà nấu rượu, trường tiểu học, đồi cát…nhưng mật độ dân cư thưa thớt. Anh xe ôm nói với tôi rằng ở đây ít tệ nạn xã hội, chỉ có ăn trộm vặt chứ không có cướp bóc lớn.
Đi gần đến nơi tôi đã nhìn thấy tháp nhà thờ kiểu kiến trúc Đông phương. Thật ra, vào buổi trưa đi dạo quanh bờ biển, tôi đã nhìn thấy nhà thờ màu đỏ cam bên bờ biển trông rất đẹp, giờ đến gần mới thấy thánh đường cao to, sừng sững.
Cha xứ Phaolô Nguyễn Văn Ngụ tiếp chuyện tôi vui vẻ. Cha là độc giả VietCatholic từ lâu nên tôi và cha nói mãi mà không dứt chuyện. Truyền thông thật tuyệt vời khi làm cho những người không quen biết dễ thân thiện. Cha nói rằng cha rất hạnh phúc khi ở nơi này. Sau lưng nhà thờ là biển mà trước mặt nhà thờ cũng là biển, cha chobiết, đây đúng là “mũi né” vì là một đường cong của bờ biển, dạng hình chữ U, gió thổi bên này thì thuyền né sang phía bên kia, gió thổi bên kia thì thuyền sang bên này. Việc giải thích cái tên Mũi Né như trên có vẻ thuyết phục; còn câu chuyện có một công chúa lập ra một cái am để tu ở vùng này, tên công chúa là Né nên mới gọi là Mũi Né, tôi nghĩ vui, câu chuyện không thuyết phục, vì công chúa thời phong kiến thì ai lại tên là Né bao giờ!
Tôi đi loanh quanh chụp hình nhà thờ trong khi cha cứ thao thao về gốc tích ngôi thánh đường này.
Vào khoảng cuối thế kỷ 19, hạt giống Tin Mừng đã được gieo trồng tại mảnh đất cát trắng này. Trước đây vùng này gọi là Thạch Long. Những giáo dân đầu tiên có gốc Bình Định và Quảng Bình, tránh nạn bắt đạo thời Văn Thân đến đây định cư lập nghiệp. Do nhu cầu đức tin, một nhà thờ nhỏ bằng tranh được dựng lên tại xóm Lở, với tước hiệu thánh Antôn. Đầu năm 1907, có 17 người được lãnh nhận bí tích rửa tội đầu tiên ở đây. Năm 1913, hỏa hoạn đã thiêu hủy nhà thờ này. Năm 1921-1925, linh mục thừa sai là cố Thơm cho xây nhà thờ mới tại ấp Long Linh, thay thế nhà thờ bị cháy. Năm 1938, cha Hớn cho xây dựng lại và gọi là nhà thờ Thạch Long. Từ năm 1951 đến nay có bảy linh mục làm chánh xứ đã phục vụ tại đây. Các cơ sở trong khuôn viên nhà thờ được xây dựng như tháp chuông, nhà giáo lý, nhà xứ…và nhà thờ mới này được xây dựng vào năm 2005.
Theo tinh thần chọn lọc tinh hoa của dân tộc và nét đẹp của quê hương, giáo xứ Mũi Né chọn mô hình họa theo nhà thờ Phát Diệm, Vĩnh Trị mang tính văn hóa Á Đông, có ba tháp nói lên sự tam hòa Thiên - Địa - Nhân. Cung thánh được đan kết bởi các vỏ sò đủ màu, tạo nên một bầu trời u buồn khi Chúa chết. Nhà tạm như một cung đình được sơn son thiếp vàng chung quanh với bảy đường sọc chạy dài từ trên xuống mang ý nghĩa chính lúc Chúa chết là lúc hừng đông ló dạng, cửa trời mở ra tuôn đổ hồng ân cứu độ qua bảy phép bí tích mà đỉnh cao là bí tích Thánh Thể.
Có một điểm đặc biệt khá ngộ nghĩnh là họ đạo Mũi Né lúc trước là “con” giáo xứ Rạng, rồi sau đó cộng đoàn họ đạo nhà thờ Rạng lại là “con” giáo xứ Mũi Né.
Tôi tạm biệt cha, đón xe đi ngược trở lại con đường, một đoạn dài hơn lúc đi, để đến nhà thờ Rạng dự lễ chiều.
Ngôi nhà thờ nhỏ của giáo họ lâu đời
Nhà thờ Rạng nhỏ gọn, thơ mộng với khuôn viên cây xanh, vừa đủ cho cộng đoàn gần 800 giáo dân ở đây. Chiều thứ bảy khá đông người dự lễ, có cả những du khách tham dự. Mỗi người được phát một bản tin hằng tuần chỉ có 4 trang nhưng cũng đủ để tôi hiểu sinh hoạt của xứ đạo này. Bảng tin tức và bài viết dán cuối nhà thờ đa số là nguồn trích từ VietCatholic. Sau thánh lễ, tôi đến gặp cha xứ trẻ. Câu hỏi đầu tiên của tôi là tại sao lại gọi nhà thờ lớn là Mũi Né Rạng, còn nhà thờ này là nhà thờ Rạng? Cha trả lời vui vẻ và mở đầu cho cuộc trò chuyện rất vui.
- Nhà thờ này là 1 trong 16 cộng đoàn lâu đời của giáo phận Phan Thiết, giáo dân cũng khá đông. Vào thời chiến tranh, giáo dân di chuyển ra chỗ cách đây khoảng 5 km, tụ hợp tại họ đạo Mũi Né, là giáo họ nhỏ thuộc giáo xứ Rạng này, thế là giáo dân ở đó đông hơn ở đây; nơi đó trở thành giáo xứ, còn ở đây trở thành giáo họ của Mũi Né, tức là nhà thờ “mẹ” trở thành nhà thờ “con” và ngược lại. Còn gọi là Rạng vì ở đây có nhiều rặng đá ở bờ biển, người dân địa phương đọc trại đi.
- Vùng này vắng vẻ, cha có thấy buồn không? Giáo dân cha thế nào?
- Giáo dân của tôi phải vạch lá vào hẻm sâu mới tìm thấy. Giáo dân hiền lành dễ thương. Ở đây có Chúa và có cả internet nữa thì buồn cái gì!
- Cách nói chuyện của cha thật cởi mở. Cha có là độc giả VietCatholic không?
- Theo tôi biết thì Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo có nhiều người đọc. Tôi và các cha trong giáo phận hay mở trang web này; tôi còn viết một số bài trên mạng nữa. Tôi thích trình bày sự thật trong bài của mình.
- Chúa ơi, cha muốn nói chuyện “thời sự” phải không? Con nghĩ, sự thật như một trái táo thơm để trên bàn. Con là giáo dân nhìn thấy nó một phía, cha là linh mục nhìn từ phía khác, còn các Đức giám mục ngồi ở ghế cao hơn sẽ nhìn thấy khác. Chỉ có Chúa Thánh Thần mới làm mọi người cùng nhìn thấy quả táo này theo chiều 3D, tức là nhìn thấy cả một quả táo – là một sự thật trọn vẹn.
Tôi và cha say sưa nói chuyện “thời sự” Giáo Hội Công giáo Việt Nam đến hơn nửa giờ đồng hồ. Sau cùng tôi nói: “Thôi, con và cha nói đã đủ rồi, nói thêm nữa trái tim Chúa dễ bị sẻ làm nhiều mảnh lắm!”. Cha bắt tay tôi tạm biệt và còn thổ lộ rằng cha rất yêu quí vị giám mục giáo phận này, vì Ngài giải quyết công việc rất hay, cương quyết mà không bị ban bệ áp đặt, tình cảm hợp lý mà không ủy mị nhất là không “quyền hành” áp đảo! Tôi chỉ cười rồi ra về.
Phút giây hạnh phúc mùa hè
Sáng hôm sau, chúng tôi ăn buffet trong nhà hàng. Tôi rất thích cách ăn uống được tự chọn như thế vì nó chứa đựng một sự…tự do! Nếu lên thiên đàng, tôi xin Chúa cho mở một nhà hàng buffet để các thánh đến dùng điểm tâm và lai lai nói chuyện thời sự. Dù ở thiên đàng mà sáng nào cũng xếp hàng đi vào phòng ăn, tất cả đều ăn một món qui định thì …chán chết! Được tự do trong cả cách ăn uống mới thú vị! Tôi trộm nghĩ, sở dĩ người ta mê tiền vì ai có tiền thì được làm những gì mình thích. Hình như sự tự do ẩn mặt trong tiền và quyền hành mà ít ai để ý!
Buổi tối chúng tôi ra bãi biển, bày thức ăn hải sản trên ghế dài cùng với bia bọt. Để thêm vui khi ca hát lung tung, tôi đi ngược trở ra mượn cây đàn. Nào ngờ, người ta chỉ cho tôi mượn đàn ở chi nhánh của Hội Người Mù tỉnh Bình Thuận, ngay bên cạnh khách sạn.
Đây là cơ sở massage có 7 em khiếm thị, 3 nữ, 4 nam làm việc ở đây. Với 2 phòng 8 giường, các em massage cho khách nam và nữ với giá 3 Usd/ 1 suất 45 phút. Nhìn cái phòng có giường cao, nệm trắng toát, tôi không dám vào để tác nghiệp vài tấm ảnh mà chỉ nói chuyện suông. Được biết, cơ sở chính của Hội ở số 32 đường Hải Thượng Lãn Ông, ngay trung tâm thành phố, có đến 30 người ở tập thể, có thêm 3 phòng và 11 giường để massage. Tiền làm được đều gom vào chi phí chung. Kể ra đây là một sáng kiến có ý giúp người khiếm thị có một việc làm phù hợp với vùng du lịch biển này; khuyết tật mà chờ tiền từ thiện thì không vui cho bằng được làm việc và giao tiếp.
Tôi ôm cây đàn trở ra bãi biển, ăn uống và ca hát lung tung, hết tình ca rồi lại cải lương rồi lại “bốp rốc”! Tôi quên đi đời thường với những cuộc điện thoại “kính thưa”, những cái thiệp “kính mời”, những cuộc gặp gỡ phải “kính chào”, những phút đánh máy vi tính cong cả lưng.
Rời vùng biển để về Sài Gòn nắng nóng, lòng tôi lại lo toan về chuyến đi Kiên Giang sắp tới để tiếp nhận hai căn nhà tình thương và chuẩn bị cho chương trình học bổng của nhóm Bông Hồng Xanh. Chợt nhớ đến Worldcup sắp tới lòng tôi lại vui về bữa tiệc bóng đá của hành tinh.
Xin cám ơn Chúa về những ngày tháng thăng trầm của cuộc sống vì có những phút giây rong chơi, lại giúp con suy nghĩ về Chúa nhiều hơn.
Hình ảnh chuyến thăm viếng
Tâm trạng tôi vui hẳn lên vì nếu đi công tác xã hội, tôi thường ở vị trí trưởng đoàn, lúc nào cũng nơm nớp lo lắng về công việc, nhất là chụp hình để diễn tả chính xác việc của nhóm làm, về mức độ thành công của chuyến đi… nên cũng giảm bớt “thú vị cuộc đời”. Nay đi du lịch vừa không mất tiền vừa có tâm trạng thảnh thơi nên tôi rất thích; dẫu vậy, tôi vẫn hẹn với lòng là sẽ ghé thăm một nhà thờ của giáo phận nhỏ bé này.
Welcome tới Giáo phận Phan Thiết
Năm ngoái, xe rộng rãi thoải mái nên tôi và hai cô giáo khác hợp lại tấu hài cho bà con vui cười; năm nay, xe hơi chật chội nên ai cũng phàn nàn nhăn nhó. Tôi an ủi cả đoàn: “Chuyến này chúng ta được ở resort ba sao, thôi thì chịu đựng cái xe “cùi bắp” này một chút vậy! Nào, every body say yes!” Nhiều tiếng đáp lại: “Yes!”
Dù mọi người khó chịu, anh hướng dẫn viên vẫn làm nhiệm vụ của mình, anh thao thao: “ Ở tỉnh Bình Thuận này, trái thanh long là một trong những nguồn kinh tế chủ lực, đầu tư ít mà hiệu quả kinh tế cao. Cây thanh long trồng được một năm thì ra trái. Loại thanh long ruột trắng thì rẻ, có trên khắp đất nước, còn thanh long ruột đỏ thì ngon và giá đắt gấp năm lần ruột trắng. Đặc biệt có giống thanh long ruột vàng, chỉ có ở nước ngoài chứ chưa có ở Việt Nam”.
Việc phát hiện ra cây thanh long là “của trời cho” đặc biệt vùng này cũng khá ngộ nghĩnh: có một người chăn vịt, buổi tối ông giăng đèn để canh đám vịt ấy, vô tình ông nhận ra những cây thanh long ở gần đèn ra hoa sớm hơn cây ở xa đèn, từ đó, người ta hiểu rằng nếu trồng cây này trên diện rộng thì có thể giăng đèn từng phần mà lấy quả quanh năm. Từ đó người ta giăng đèn cho thanh long nên buổi tối, đi qua tỉnh Bình Thuận có thể thấy đèn trong bóng đêm rộng lớn hai bên đường…”
Tôi nghĩ, việc nhận ra lợi ích của trái thanh long là chuyện bé xíu thôi, còn nhiều việc “vĩ đại” mà con người chưa khám phá ra từ sự vô cùng của Thiên Chúa chỉ vì cứ ham tranh chấp, cãi vã dẫn đến chiến tranh chỗ này, khủng bố chỗ nọ; giá mà để dành sức tiếp tục khám phá cái thế giới của Đấng tạo hóa về sự “hữu hình” và “vô hình” quanh ta thì hay biết bao!
Đi được hai tiếng đồng hồ thì tôi cũng mềm èo, khó chịu. Nhưng tôi cũng đủ tỉnh táo để quan sát khi xe đi vào thành phố. Những ngôi nhà thờ ở lòng thành phố Phan Thiết này rất tươm tất, sạch đẹp, nhưng nhìn nhà thờ chánh tòa lại nhỏ bé như một ngôi thánh đường bình thường thôi, xem ra chẳng có vẻ gì là “chánh tòa” cả, tôi nghĩ vui như vậy! Cái sân chủng viện mang tên Nicolas Huỳnh Văn Nghi cũng còn đỏ màu đất, hình như đang chuẩn bị lát xi-măng?
Tôi cảm thấy vui khi hỏi thăm hướng dẫn viên và được biết ở gần resort mà chúng tôi dừng chân có nhà thờ.
Thăm nhà thờ Mũi Né
Đi gần đến nơi tôi đã nhìn thấy tháp nhà thờ kiểu kiến trúc Đông phương. Thật ra, vào buổi trưa đi dạo quanh bờ biển, tôi đã nhìn thấy nhà thờ màu đỏ cam bên bờ biển trông rất đẹp, giờ đến gần mới thấy thánh đường cao to, sừng sững.
Cha xứ Phaolô Nguyễn Văn Ngụ tiếp chuyện tôi vui vẻ. Cha là độc giả VietCatholic từ lâu nên tôi và cha nói mãi mà không dứt chuyện. Truyền thông thật tuyệt vời khi làm cho những người không quen biết dễ thân thiện. Cha nói rằng cha rất hạnh phúc khi ở nơi này. Sau lưng nhà thờ là biển mà trước mặt nhà thờ cũng là biển, cha chobiết, đây đúng là “mũi né” vì là một đường cong của bờ biển, dạng hình chữ U, gió thổi bên này thì thuyền né sang phía bên kia, gió thổi bên kia thì thuyền sang bên này. Việc giải thích cái tên Mũi Né như trên có vẻ thuyết phục; còn câu chuyện có một công chúa lập ra một cái am để tu ở vùng này, tên công chúa là Né nên mới gọi là Mũi Né, tôi nghĩ vui, câu chuyện không thuyết phục, vì công chúa thời phong kiến thì ai lại tên là Né bao giờ!
Tôi đi loanh quanh chụp hình nhà thờ trong khi cha cứ thao thao về gốc tích ngôi thánh đường này.
Vào khoảng cuối thế kỷ 19, hạt giống Tin Mừng đã được gieo trồng tại mảnh đất cát trắng này. Trước đây vùng này gọi là Thạch Long. Những giáo dân đầu tiên có gốc Bình Định và Quảng Bình, tránh nạn bắt đạo thời Văn Thân đến đây định cư lập nghiệp. Do nhu cầu đức tin, một nhà thờ nhỏ bằng tranh được dựng lên tại xóm Lở, với tước hiệu thánh Antôn. Đầu năm 1907, có 17 người được lãnh nhận bí tích rửa tội đầu tiên ở đây. Năm 1913, hỏa hoạn đã thiêu hủy nhà thờ này. Năm 1921-1925, linh mục thừa sai là cố Thơm cho xây nhà thờ mới tại ấp Long Linh, thay thế nhà thờ bị cháy. Năm 1938, cha Hớn cho xây dựng lại và gọi là nhà thờ Thạch Long. Từ năm 1951 đến nay có bảy linh mục làm chánh xứ đã phục vụ tại đây. Các cơ sở trong khuôn viên nhà thờ được xây dựng như tháp chuông, nhà giáo lý, nhà xứ…và nhà thờ mới này được xây dựng vào năm 2005.
Theo tinh thần chọn lọc tinh hoa của dân tộc và nét đẹp của quê hương, giáo xứ Mũi Né chọn mô hình họa theo nhà thờ Phát Diệm, Vĩnh Trị mang tính văn hóa Á Đông, có ba tháp nói lên sự tam hòa Thiên - Địa - Nhân. Cung thánh được đan kết bởi các vỏ sò đủ màu, tạo nên một bầu trời u buồn khi Chúa chết. Nhà tạm như một cung đình được sơn son thiếp vàng chung quanh với bảy đường sọc chạy dài từ trên xuống mang ý nghĩa chính lúc Chúa chết là lúc hừng đông ló dạng, cửa trời mở ra tuôn đổ hồng ân cứu độ qua bảy phép bí tích mà đỉnh cao là bí tích Thánh Thể.
Có một điểm đặc biệt khá ngộ nghĩnh là họ đạo Mũi Né lúc trước là “con” giáo xứ Rạng, rồi sau đó cộng đoàn họ đạo nhà thờ Rạng lại là “con” giáo xứ Mũi Né.
Tôi tạm biệt cha, đón xe đi ngược trở lại con đường, một đoạn dài hơn lúc đi, để đến nhà thờ Rạng dự lễ chiều.
Ngôi nhà thờ nhỏ của giáo họ lâu đời
- Nhà thờ này là 1 trong 16 cộng đoàn lâu đời của giáo phận Phan Thiết, giáo dân cũng khá đông. Vào thời chiến tranh, giáo dân di chuyển ra chỗ cách đây khoảng 5 km, tụ hợp tại họ đạo Mũi Né, là giáo họ nhỏ thuộc giáo xứ Rạng này, thế là giáo dân ở đó đông hơn ở đây; nơi đó trở thành giáo xứ, còn ở đây trở thành giáo họ của Mũi Né, tức là nhà thờ “mẹ” trở thành nhà thờ “con” và ngược lại. Còn gọi là Rạng vì ở đây có nhiều rặng đá ở bờ biển, người dân địa phương đọc trại đi.
- Vùng này vắng vẻ, cha có thấy buồn không? Giáo dân cha thế nào?
- Giáo dân của tôi phải vạch lá vào hẻm sâu mới tìm thấy. Giáo dân hiền lành dễ thương. Ở đây có Chúa và có cả internet nữa thì buồn cái gì!
- Cách nói chuyện của cha thật cởi mở. Cha có là độc giả VietCatholic không?
- Theo tôi biết thì Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo có nhiều người đọc. Tôi và các cha trong giáo phận hay mở trang web này; tôi còn viết một số bài trên mạng nữa. Tôi thích trình bày sự thật trong bài của mình.
- Chúa ơi, cha muốn nói chuyện “thời sự” phải không? Con nghĩ, sự thật như một trái táo thơm để trên bàn. Con là giáo dân nhìn thấy nó một phía, cha là linh mục nhìn từ phía khác, còn các Đức giám mục ngồi ở ghế cao hơn sẽ nhìn thấy khác. Chỉ có Chúa Thánh Thần mới làm mọi người cùng nhìn thấy quả táo này theo chiều 3D, tức là nhìn thấy cả một quả táo – là một sự thật trọn vẹn.
Tôi và cha say sưa nói chuyện “thời sự” Giáo Hội Công giáo Việt Nam đến hơn nửa giờ đồng hồ. Sau cùng tôi nói: “Thôi, con và cha nói đã đủ rồi, nói thêm nữa trái tim Chúa dễ bị sẻ làm nhiều mảnh lắm!”. Cha bắt tay tôi tạm biệt và còn thổ lộ rằng cha rất yêu quí vị giám mục giáo phận này, vì Ngài giải quyết công việc rất hay, cương quyết mà không bị ban bệ áp đặt, tình cảm hợp lý mà không ủy mị nhất là không “quyền hành” áp đảo! Tôi chỉ cười rồi ra về.
Phút giây hạnh phúc mùa hè
Sáng hôm sau, chúng tôi ăn buffet trong nhà hàng. Tôi rất thích cách ăn uống được tự chọn như thế vì nó chứa đựng một sự…tự do! Nếu lên thiên đàng, tôi xin Chúa cho mở một nhà hàng buffet để các thánh đến dùng điểm tâm và lai lai nói chuyện thời sự. Dù ở thiên đàng mà sáng nào cũng xếp hàng đi vào phòng ăn, tất cả đều ăn một món qui định thì …chán chết! Được tự do trong cả cách ăn uống mới thú vị! Tôi trộm nghĩ, sở dĩ người ta mê tiền vì ai có tiền thì được làm những gì mình thích. Hình như sự tự do ẩn mặt trong tiền và quyền hành mà ít ai để ý!
Buổi tối chúng tôi ra bãi biển, bày thức ăn hải sản trên ghế dài cùng với bia bọt. Để thêm vui khi ca hát lung tung, tôi đi ngược trở ra mượn cây đàn. Nào ngờ, người ta chỉ cho tôi mượn đàn ở chi nhánh của Hội Người Mù tỉnh Bình Thuận, ngay bên cạnh khách sạn.
Đây là cơ sở massage có 7 em khiếm thị, 3 nữ, 4 nam làm việc ở đây. Với 2 phòng 8 giường, các em massage cho khách nam và nữ với giá 3 Usd/ 1 suất 45 phút. Nhìn cái phòng có giường cao, nệm trắng toát, tôi không dám vào để tác nghiệp vài tấm ảnh mà chỉ nói chuyện suông. Được biết, cơ sở chính của Hội ở số 32 đường Hải Thượng Lãn Ông, ngay trung tâm thành phố, có đến 30 người ở tập thể, có thêm 3 phòng và 11 giường để massage. Tiền làm được đều gom vào chi phí chung. Kể ra đây là một sáng kiến có ý giúp người khiếm thị có một việc làm phù hợp với vùng du lịch biển này; khuyết tật mà chờ tiền từ thiện thì không vui cho bằng được làm việc và giao tiếp.
Tôi ôm cây đàn trở ra bãi biển, ăn uống và ca hát lung tung, hết tình ca rồi lại cải lương rồi lại “bốp rốc”! Tôi quên đi đời thường với những cuộc điện thoại “kính thưa”, những cái thiệp “kính mời”, những cuộc gặp gỡ phải “kính chào”, những phút đánh máy vi tính cong cả lưng.
Rời vùng biển để về Sài Gòn nắng nóng, lòng tôi lại lo toan về chuyến đi Kiên Giang sắp tới để tiếp nhận hai căn nhà tình thương và chuẩn bị cho chương trình học bổng của nhóm Bông Hồng Xanh. Chợt nhớ đến Worldcup sắp tới lòng tôi lại vui về bữa tiệc bóng đá của hành tinh.
Xin cám ơn Chúa về những ngày tháng thăng trầm của cuộc sống vì có những phút giây rong chơi, lại giúp con suy nghĩ về Chúa nhiều hơn.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Công nợ Việt Nam tới mức báo động (2)
Hà-Minh Thảo
11:09 09/06/2010
CÔNG NỢ VIỆT NAM TỚI MỨC BÁO ÐỘNG
(tiếp theo)
III. CÔNG NỢ hay NỢ QUỐC GIA.
Đó là tổng giá trị các số tiền mà chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương đi vay, được dùng để san bằng các sự thâm hụt ngân sách. Để nhận định quy mô công nợ, chúng ta có thể so sánh khoản nợ này với Tổng sản lượng quốc nội (GDP), tính bằng số bách phân (%).
1. Các khoản tín dụng này được phân loại như sau:
- Nợ trong nước (vay từ tư nhân hay pháp nhân ở Việt-Nam) và nợ nước ngoài (vay từ tư nhân hay pháp nhân ở ngoài Việt-Nam).
- Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).
2. Các hình thức vay nợ của chính phủ:
a. - Phát hành trái phiếu chính phủ. Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái.
b. - Vay trực tiếp. Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các định chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế)... Hình thức này thường được chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao.
Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28.12.2006 qui định về việc ‘Vay, trả nợ nước ngoài’: của Chính phủ (điều 20), của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng (điều 21), của người cư trú là cá nhân (điều 22) và việc ‘Mua ngoại tệ trả nợ nước ngoài’ (điều 23).
3. Quản lý công nợ.
a. Tổng công nợ Việt-Nam cần phải được quản lý làm sao để luôn nằm trong tầm kiểm soát, ở mức an toàn, không có gì đáng lo...
Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17.06.2009 có hiệu lực từ đầu năm 2010 định nghĩa công nợ bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Đó là các khoản vay như phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình đô thị, hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh, vay vốn ODA (Official Development Assistant hổ trợ phát triển chính thức).
‘Nợ nước ngoài của quốc gia’ là tổng số các khoản nợ vay ở nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác vay theo phương thức tự vay, tự trả.
b. Quan niệm như vậy, tổng công nợ của Việt-Nam đã vượt trần báo động ?
Hiện nay, mức trần an toàn tổng công nợ được ấn định là bằng hay dưới mức 50% TSLQN. Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào thượng tuần tháng 05.2010, một báo cáo cho thấy nợ chính phủ đang tăng cao: bằng 33,8% TSLQN năm 2007, 36,2% TSLQN năm 2008, 41,9% TSLQN năm 2009 và dự báo lên đến 44,6% vào cuối năm 2010. Dựa vào các con số này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cảnh báo mức nợ chính phủ đã tăng sát mức trần cho phép. Như vậy, nếu cộng thêm các khoản nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương, tổng công nợ Việt-Nam đã vượt trần an toàn 50% TSLQN.
Một báo cáo cuối năm rồi của Bộ Tài chính cho thấy tổng công nợ Việt-Nam vào cuối năm 2009 đã là 44,7% TSLQN (trong đó nợ chính phủ bằng 35,4% TSLQN, nợ được Chính phủ bảo lãnh bằng 7,9% TSLQN và nợ chính quyền địa phương là 1,4% TSLQN). So sánh hai số bách phân 41,9% và 35,4% TSLQN về nợ chính phủ năm 2009 theo báo cáo của Bộ Tài chính đã có sự sai lệch rất lớn. Bước vào năm 2010, Bộ Tài chính đã phát hành trái phiếu bằng tiền đồng và 1 tỷ mỹ kim, vay từ các định chế tài chính quốc tế (như 500 triệu mỹ kim từ Ngân hàng Thế giới...) đưa bách phân công nợ so với TSLQN chắc chắn còn lên cao hơn nhiều.
c. Luật Quản lý nợ công đã có hiệu lực từ đầu năm nay qui định Bộ Tài chính phải công khai thông tin về nợ công, ‘bao gồm tổng số dư nợ, cơ cấu nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương, số liệu vốn vay thực nhận và trả nợ hàng năm, các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia’. Tuy nhiên, khi chúng ta đi vào http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=5991&ItemID=67219, mạng lưới của Bộ Tài chính. Đáng tiếc cho đến nay bản tin công khai này chỉ mới dừng lại ở các khoản nợ nước ngoài chứ chưa phải toàn bộ nợ công và các thông tin chỉ mới cập nhật đến 30.06.2009.
Định kỳ công khai nợ công. Điều 47 Luật Quản lý nợ công quy định: ề Bộ Tài chính thực hiện công khai thông tin về nợ công. Thông tin về nợ công được công khai bao gồm tổng số dư nợ; cơ cấu nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh; nợ của chính quyền địa phương; số liệu vốn vay thực nhận và trả nợ hằng năm; các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia. Thông tin về nợ công được Bộ Tài chính công bố định kỳ theo quy định của pháp luật Ừ.
d. Dư nợ nước ngoài của chính phủ và được chính phủ bảo lãnh là 21.816,50 triệu mỹ kim (hay 359.3841,20 tỷ đồng) vào ngày 31.12.2008 và 23.622,72 triệu mỹ kim (hay 400.121,65 tỷ đồng) vào ngày 30.06.2009. Ngoài ra, chúng ta cũng được biết những số đáng lưu ý khác là Tổng chi trả lãi và phí trong năm 2008 là 424,39 triệu mỹ kim (hay 6.900,28 tỷ đồng) và 234,07 triệu mỹ kim (hay 3.936,35 tỷ đồng).
Các loại ngoại tệ chính nợ nước ngoài của Chính phủ vào ngày 30.06.2009 như sau (tính theo triệu mỹ kim):
- SDR: 5.680;
- Mỹ kim: 3.202;
- Yen: 8.046;
- Euro: 2.312;
trong tổng số 19.945 triệu mỹ kim.
SDR (Special Drawing Rights, tiếng Anh, quyền rút vốn đặc biệt) là đơn vị tiền tệ quốc tế do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phát hành, phân phối cho các nước thành viên một lượng theo tỉ lệ phần đóng góp vốn của mình vào IMF. Lúc đầu nó có giá trị 0,888671 gr vàng, chỉ là một đơn vị tính toán.
Năm 1974, SDR không được xác định bằng vàng nữa, mà căn cứ vào giá trị một số ngoại tệ mạnh của 16 nước. Đến năm 1980, giảm xuống còn ngoại tệ mạnh của 5 nước (Hoa kỳ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản). Sau đó, vì việc bãi bỏ tỉ giá hối đoái cố định và áp dụng tỉ giá thả nổi, cho nên tỉ giá của các đồng tiền thường xuyên biến động. Nên, ngày nay, mỗi ngày, IMF công bố tỉ giá hối đoái của từng đồng tiền quốc gia với SDR. IMF mở cho mỗi nước thành viên một tài khoản để ghi các khoản SDR được giao và để hạch toán các khoản thu chi bằng SDR giữa ngân hàng trung ương các nước trong việc thực hiện theo cán cân thanh toán của các nước. Nó không phải đồng tiền mà tư nhân có thể có và sử dụng như các loại tiền quốc gia của từng nước.
e. Dự toán ngân sách nhà nước năm 2010:
- dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2010 là 461.500 tỷ đồng, tăng 18,1% so ước thực hiện năm 2009;
- dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước năm 2010 là 582.200 tỷ đồng, tăng 90.900 tỷ đồng, tức 18,5% so ước thực hiện năm 2009.
- dự toán bội chi ngân sách nhà nước năm 2010: 461.500 - 582.200 = 119.700 tỷ đồng.
Nguồn bù đắp bội chi: chính phủ sẽ vay trong nước 98.700 tỷ đồng và vay ưu đãi ngoài nước 21.000 tỷ đồng. Trong quá trình điều hành, trường hợp có thêm các khoản vay ưu đãi ngoài nước, thực hiện tăng vay ngoài nước, giảm vay trong nước tương ứng, đảm bảo nguồn cho cân đối chi ngân sách nhà nước theo dự toán.
Ngoài ra, chúng ta được biết: với dự kiến vay nợ, trả nợ và huy động trái phiếu chính phủ trong năm 2010 như trên, đến 31.12.2010 dư nợ chính phủ bằng 44,3% TSLQN, ở mức đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Ghi chú: Mục ‘Dự toán chi trả nợ, viện trợ’ chi ghi: Bố trí 70.250 tỷ đồng, tăng 19,5% (11.450 tỷ đồng) so dự toán 2009, chiếm 12,1% tổng chi ngân sách nhà nước. Rất tiếc, tài liệu không phân tách để cho thấy số vốn vay gốc (không phải là chi phí) và chi phí về lãi. Chi viện trợ là một loại chi phí khác.
4. Nợ nước ngoài.
A. Phát hành trái phiếu quốc tế.
Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 04.06.2009 của Chính phủ qui định về việc
hoạt động vay, trả nợ nước ngoài thông qua hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong lịch sử tài chính công, Việt-Nam đã phát hành trái phiếu quốc tế qua 4 đợt:
a. Đợt phát hành thứ nhất vào ngày 28.10.2005, các nhà đầu tư quốc tế đã đặt mua với số tiền lên tới 4,5 tỷ mỹ kim, cao gấp 9 lần trị giá chào là 500 triệu mỹ kim tại thị trường chứng khoán New York (Hoa kỳ). Do đó, Việt-Nam đã tăng gấp rưỡi lượng trái phiếu phát hành, với trị giá lên 750 triệu mỹ kim. Sự thành công không phải là điều đáng ngạc nhiên khi chúng ta biết rằng Chính phủ đã đồng ý trả lãi suất trái phiếu đợt này là 7,125%/năm, sau khi đã điều chỉnh xuống từ mức 7,250%, như dự tính ban đầu. Trong cùng lúc, lãi suất Trái phiếu 10 năm Ngân khố Hoa kỳ chỉ ở mức 4,561%/năm. Mức lãi suất Việt-Nam cũng rất cao so với các trái phiếu khác trên thị trường quốc tế. Sự cách biệt đó là cái giá phải trả cho sự rủi ro để cho Việt-Nam vay vì khả năng trả nợ của Hoa kỳ cao hơn Việt-Nam.
Sự rủi ro này được ấn định bởi các cơ quan thẩm lượng (rating agency, tiếng Anh, và agence de notation, tiếng Pháp, như Fitch, Standard & Poor's hay Moody). Sự rủi ro về kinh tế Hoa kỳ về mặt lý thuyết xét bằng 0 vì Chính phủ thật sự dân cử bảo đảm trả nợ những trái phiếu kho bạc Mỹ, nên Hoa kỳ được xếp hạng AAA, với lãi suất chỉ là 4,561%. Độ rủi ro hoàn trái của Việt-Nam khá lớn, nên Đất nước chúng ta chỉ là BB bởi Standard & Poor's, Ba3 bởi Moody và BB- bởi Fitch. Độ rủi ro cao hơn thì lãi suất phải cao hơn, nên người nào nắm giữ được hưởng lãi suất cao hơn nhiều là 7,125%/năm.
b. Đợt thứ hai vào năm 2007, Việt-Nam phát hành 1 tỷ mỹ kim trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế với kỳ hạn mở rộng 10-30 năm cũng khá thành công vì lãi suất được ấn định là khoảng gần 7%/năm với thời hạn 10 năm. Số tiền thu được dành cho Tập đoàn Dầu khí Việt-Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt-Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy Việt- Nam vay lại để thực hiện đầu tư các dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án mua tàu vận tải, Dự án Thủy điện Xê Ca Mản 3 và Nhà máy thủy điện Hủa Na.
c. Đợt thứ ba vào năm 2009, việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được chia làm 3 lần đấu thầu:
- Lần thứ nhất vào tháng 03.2009 chỉ huy động được 230,11 triệu USD trong tổng số 300 triệu mỹ kim giá trị trái phiếu được đưa ra đấu thầu.
- Lần thứ hai vào tháng 08.2009 với ba loạt trái phiếu huy độâng được: 100 triệu mỹ kim/100 triệu mỹ kim trái phiếu chào bán kỳ hạn 1 năm, 47 triệu mỹ kim/100 triệu mỹ kim trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 triệu mỹ kim/50 triệu mỹ kim trái phiếu kỳ hạn 3 năm.
- Lần thứ 3 vào ngày 29.12.2009, kết quả chỉ huy động được 73 triệu mỹ kim trong tổng số 200 triệu mỹ kim giá trị trái phiếu gọi thầu, tức 36,5%. Tỷ lệ thành công việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế có xu hướng giảm dần theo từng lần phát hành kể từ đầu 2009 tới nay.
d. Đợt thứ tư vào năm 2010.
Việc chào bán trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế bắt đầu hôm 18.01.2010 tại Hương cảng và đã chấm dứt ở New York (Hoa kỳ) ngày 21.01.2010, để huy động vốn hoàn trả ngân sách và đầu tư vào các lĩnh vực phát triển công nghiệp, năng lượng và vận tải biển và dự án lọc dầu Dung Quất.
Trong cuộc họp báo ngày 01.02.2010, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần xuân Hà cho biết đã bán một tỷ trái phiếu chính phủ vừa phát hành trên thị trường quốc tế và tiền đã về đến tài khoản Việt-Nam. Đây là loại trái phiếu 10 năm, kể từ
ngày 25.01.2010 với lãi suất 6,95%/năm, tức cao hơn hai nước láng giềng Philippines và Indonesia khoảng 1%.
Việt-Nam phải đi vay ở nước ngoài vì lãi suất vay tiền đồng trong nước cao đến 10 hay 11% (lãi suất tiền gởi ở ngân hàng cũng có lời 10% rồi). Chánh phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước đi vay ở nước ngoài với mong muốn, nhờ lãi suất rẽ hơn, các xí nghiệp này có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài nhưng, thực tế, hầu hết đã không thành công. Bao nhiêu tập đoàn xây dựng với công nghệ xi măng lò đứng đều phá sản, bao công ty sản xuất đường cũng vậy và phải đóng cửa hết. Riêng về ngành đường, chính phủ đã đầu tư hết khoảng một tỷ mỹ kim. Nhà nước không có biện pháp kiểm soát, đến khi họ không trả nợ được, chánh phủ bảo lãnh phải trả thế.
Kết quả, hiện nay, nhiều tập đoàn nhà nước lớn đang xin phép Chính phủ được phát hành trái phiếu quốc tế có giá trị tổng cộng lên tới nhiều tỷ mỹ kim để cân đối vốn cho các dự án đầu tư của họ. Trong đó, chúng ta có thể kể đến: Tập đoàn Dầu khí Việt-Nam (từ 500 triệu đến 1 tỷ mỹ kim), Tập đoàn Điện lực Việt-Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt-Nam cũng có nhu cầu tương tự, nhà máy điện Nhơn Trạch II, Thái Bình 2, Long Phú 1, nhà máy sơ xợi Đình Vũ, dự án đường ống dẫn khí lô B-Ô Môn, khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, v.v...
(tiếp theo)
III. CÔNG NỢ hay NỢ QUỐC GIA.
Đó là tổng giá trị các số tiền mà chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương đi vay, được dùng để san bằng các sự thâm hụt ngân sách. Để nhận định quy mô công nợ, chúng ta có thể so sánh khoản nợ này với Tổng sản lượng quốc nội (GDP), tính bằng số bách phân (%).
1. Các khoản tín dụng này được phân loại như sau:
- Nợ trong nước (vay từ tư nhân hay pháp nhân ở Việt-Nam) và nợ nước ngoài (vay từ tư nhân hay pháp nhân ở ngoài Việt-Nam).
- Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).
2. Các hình thức vay nợ của chính phủ:
a. - Phát hành trái phiếu chính phủ. Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái.
b. - Vay trực tiếp. Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các định chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế)... Hình thức này thường được chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao.
Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28.12.2006 qui định về việc ‘Vay, trả nợ nước ngoài’: của Chính phủ (điều 20), của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng (điều 21), của người cư trú là cá nhân (điều 22) và việc ‘Mua ngoại tệ trả nợ nước ngoài’ (điều 23).
3. Quản lý công nợ.
a. Tổng công nợ Việt-Nam cần phải được quản lý làm sao để luôn nằm trong tầm kiểm soát, ở mức an toàn, không có gì đáng lo...
Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17.06.2009 có hiệu lực từ đầu năm 2010 định nghĩa công nợ bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Đó là các khoản vay như phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình đô thị, hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh, vay vốn ODA (Official Development Assistant hổ trợ phát triển chính thức).
‘Nợ nước ngoài của quốc gia’ là tổng số các khoản nợ vay ở nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác vay theo phương thức tự vay, tự trả.
b. Quan niệm như vậy, tổng công nợ của Việt-Nam đã vượt trần báo động ?
Hiện nay, mức trần an toàn tổng công nợ được ấn định là bằng hay dưới mức 50% TSLQN. Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào thượng tuần tháng 05.2010, một báo cáo cho thấy nợ chính phủ đang tăng cao: bằng 33,8% TSLQN năm 2007, 36,2% TSLQN năm 2008, 41,9% TSLQN năm 2009 và dự báo lên đến 44,6% vào cuối năm 2010. Dựa vào các con số này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cảnh báo mức nợ chính phủ đã tăng sát mức trần cho phép. Như vậy, nếu cộng thêm các khoản nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương, tổng công nợ Việt-Nam đã vượt trần an toàn 50% TSLQN.
Một báo cáo cuối năm rồi của Bộ Tài chính cho thấy tổng công nợ Việt-Nam vào cuối năm 2009 đã là 44,7% TSLQN (trong đó nợ chính phủ bằng 35,4% TSLQN, nợ được Chính phủ bảo lãnh bằng 7,9% TSLQN và nợ chính quyền địa phương là 1,4% TSLQN). So sánh hai số bách phân 41,9% và 35,4% TSLQN về nợ chính phủ năm 2009 theo báo cáo của Bộ Tài chính đã có sự sai lệch rất lớn. Bước vào năm 2010, Bộ Tài chính đã phát hành trái phiếu bằng tiền đồng và 1 tỷ mỹ kim, vay từ các định chế tài chính quốc tế (như 500 triệu mỹ kim từ Ngân hàng Thế giới...) đưa bách phân công nợ so với TSLQN chắc chắn còn lên cao hơn nhiều.
c. Luật Quản lý nợ công đã có hiệu lực từ đầu năm nay qui định Bộ Tài chính phải công khai thông tin về nợ công, ‘bao gồm tổng số dư nợ, cơ cấu nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương, số liệu vốn vay thực nhận và trả nợ hàng năm, các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia’. Tuy nhiên, khi chúng ta đi vào http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=5991&ItemID=67219, mạng lưới của Bộ Tài chính. Đáng tiếc cho đến nay bản tin công khai này chỉ mới dừng lại ở các khoản nợ nước ngoài chứ chưa phải toàn bộ nợ công và các thông tin chỉ mới cập nhật đến 30.06.2009.
Định kỳ công khai nợ công. Điều 47 Luật Quản lý nợ công quy định: ề Bộ Tài chính thực hiện công khai thông tin về nợ công. Thông tin về nợ công được công khai bao gồm tổng số dư nợ; cơ cấu nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh; nợ của chính quyền địa phương; số liệu vốn vay thực nhận và trả nợ hằng năm; các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia. Thông tin về nợ công được Bộ Tài chính công bố định kỳ theo quy định của pháp luật Ừ.
d. Dư nợ nước ngoài của chính phủ và được chính phủ bảo lãnh là 21.816,50 triệu mỹ kim (hay 359.3841,20 tỷ đồng) vào ngày 31.12.2008 và 23.622,72 triệu mỹ kim (hay 400.121,65 tỷ đồng) vào ngày 30.06.2009. Ngoài ra, chúng ta cũng được biết những số đáng lưu ý khác là Tổng chi trả lãi và phí trong năm 2008 là 424,39 triệu mỹ kim (hay 6.900,28 tỷ đồng) và 234,07 triệu mỹ kim (hay 3.936,35 tỷ đồng).
Các loại ngoại tệ chính nợ nước ngoài của Chính phủ vào ngày 30.06.2009 như sau (tính theo triệu mỹ kim):
- SDR: 5.680;
- Mỹ kim: 3.202;
- Yen: 8.046;
- Euro: 2.312;
trong tổng số 19.945 triệu mỹ kim.
SDR (Special Drawing Rights, tiếng Anh, quyền rút vốn đặc biệt) là đơn vị tiền tệ quốc tế do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phát hành, phân phối cho các nước thành viên một lượng theo tỉ lệ phần đóng góp vốn của mình vào IMF. Lúc đầu nó có giá trị 0,888671 gr vàng, chỉ là một đơn vị tính toán.
Năm 1974, SDR không được xác định bằng vàng nữa, mà căn cứ vào giá trị một số ngoại tệ mạnh của 16 nước. Đến năm 1980, giảm xuống còn ngoại tệ mạnh của 5 nước (Hoa kỳ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản). Sau đó, vì việc bãi bỏ tỉ giá hối đoái cố định và áp dụng tỉ giá thả nổi, cho nên tỉ giá của các đồng tiền thường xuyên biến động. Nên, ngày nay, mỗi ngày, IMF công bố tỉ giá hối đoái của từng đồng tiền quốc gia với SDR. IMF mở cho mỗi nước thành viên một tài khoản để ghi các khoản SDR được giao và để hạch toán các khoản thu chi bằng SDR giữa ngân hàng trung ương các nước trong việc thực hiện theo cán cân thanh toán của các nước. Nó không phải đồng tiền mà tư nhân có thể có và sử dụng như các loại tiền quốc gia của từng nước.
e. Dự toán ngân sách nhà nước năm 2010:
- dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2010 là 461.500 tỷ đồng, tăng 18,1% so ước thực hiện năm 2009;
- dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước năm 2010 là 582.200 tỷ đồng, tăng 90.900 tỷ đồng, tức 18,5% so ước thực hiện năm 2009.
- dự toán bội chi ngân sách nhà nước năm 2010: 461.500 - 582.200 = 119.700 tỷ đồng.
Nguồn bù đắp bội chi: chính phủ sẽ vay trong nước 98.700 tỷ đồng và vay ưu đãi ngoài nước 21.000 tỷ đồng. Trong quá trình điều hành, trường hợp có thêm các khoản vay ưu đãi ngoài nước, thực hiện tăng vay ngoài nước, giảm vay trong nước tương ứng, đảm bảo nguồn cho cân đối chi ngân sách nhà nước theo dự toán.
Ngoài ra, chúng ta được biết: với dự kiến vay nợ, trả nợ và huy động trái phiếu chính phủ trong năm 2010 như trên, đến 31.12.2010 dư nợ chính phủ bằng 44,3% TSLQN, ở mức đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Ghi chú: Mục ‘Dự toán chi trả nợ, viện trợ’ chi ghi: Bố trí 70.250 tỷ đồng, tăng 19,5% (11.450 tỷ đồng) so dự toán 2009, chiếm 12,1% tổng chi ngân sách nhà nước. Rất tiếc, tài liệu không phân tách để cho thấy số vốn vay gốc (không phải là chi phí) và chi phí về lãi. Chi viện trợ là một loại chi phí khác.
4. Nợ nước ngoài.
A. Phát hành trái phiếu quốc tế.
Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 04.06.2009 của Chính phủ qui định về việc
hoạt động vay, trả nợ nước ngoài thông qua hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong lịch sử tài chính công, Việt-Nam đã phát hành trái phiếu quốc tế qua 4 đợt:
a. Đợt phát hành thứ nhất vào ngày 28.10.2005, các nhà đầu tư quốc tế đã đặt mua với số tiền lên tới 4,5 tỷ mỹ kim, cao gấp 9 lần trị giá chào là 500 triệu mỹ kim tại thị trường chứng khoán New York (Hoa kỳ). Do đó, Việt-Nam đã tăng gấp rưỡi lượng trái phiếu phát hành, với trị giá lên 750 triệu mỹ kim. Sự thành công không phải là điều đáng ngạc nhiên khi chúng ta biết rằng Chính phủ đã đồng ý trả lãi suất trái phiếu đợt này là 7,125%/năm, sau khi đã điều chỉnh xuống từ mức 7,250%, như dự tính ban đầu. Trong cùng lúc, lãi suất Trái phiếu 10 năm Ngân khố Hoa kỳ chỉ ở mức 4,561%/năm. Mức lãi suất Việt-Nam cũng rất cao so với các trái phiếu khác trên thị trường quốc tế. Sự cách biệt đó là cái giá phải trả cho sự rủi ro để cho Việt-Nam vay vì khả năng trả nợ của Hoa kỳ cao hơn Việt-Nam.
Sự rủi ro này được ấn định bởi các cơ quan thẩm lượng (rating agency, tiếng Anh, và agence de notation, tiếng Pháp, như Fitch, Standard & Poor's hay Moody). Sự rủi ro về kinh tế Hoa kỳ về mặt lý thuyết xét bằng 0 vì Chính phủ thật sự dân cử bảo đảm trả nợ những trái phiếu kho bạc Mỹ, nên Hoa kỳ được xếp hạng AAA, với lãi suất chỉ là 4,561%. Độ rủi ro hoàn trái của Việt-Nam khá lớn, nên Đất nước chúng ta chỉ là BB bởi Standard & Poor's, Ba3 bởi Moody và BB- bởi Fitch. Độ rủi ro cao hơn thì lãi suất phải cao hơn, nên người nào nắm giữ được hưởng lãi suất cao hơn nhiều là 7,125%/năm.
b. Đợt thứ hai vào năm 2007, Việt-Nam phát hành 1 tỷ mỹ kim trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế với kỳ hạn mở rộng 10-30 năm cũng khá thành công vì lãi suất được ấn định là khoảng gần 7%/năm với thời hạn 10 năm. Số tiền thu được dành cho Tập đoàn Dầu khí Việt-Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt-Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy Việt- Nam vay lại để thực hiện đầu tư các dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án mua tàu vận tải, Dự án Thủy điện Xê Ca Mản 3 và Nhà máy thủy điện Hủa Na.
c. Đợt thứ ba vào năm 2009, việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được chia làm 3 lần đấu thầu:
- Lần thứ nhất vào tháng 03.2009 chỉ huy động được 230,11 triệu USD trong tổng số 300 triệu mỹ kim giá trị trái phiếu được đưa ra đấu thầu.
- Lần thứ hai vào tháng 08.2009 với ba loạt trái phiếu huy độâng được: 100 triệu mỹ kim/100 triệu mỹ kim trái phiếu chào bán kỳ hạn 1 năm, 47 triệu mỹ kim/100 triệu mỹ kim trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 triệu mỹ kim/50 triệu mỹ kim trái phiếu kỳ hạn 3 năm.
- Lần thứ 3 vào ngày 29.12.2009, kết quả chỉ huy động được 73 triệu mỹ kim trong tổng số 200 triệu mỹ kim giá trị trái phiếu gọi thầu, tức 36,5%. Tỷ lệ thành công việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế có xu hướng giảm dần theo từng lần phát hành kể từ đầu 2009 tới nay.
d. Đợt thứ tư vào năm 2010.
Việc chào bán trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế bắt đầu hôm 18.01.2010 tại Hương cảng và đã chấm dứt ở New York (Hoa kỳ) ngày 21.01.2010, để huy động vốn hoàn trả ngân sách và đầu tư vào các lĩnh vực phát triển công nghiệp, năng lượng và vận tải biển và dự án lọc dầu Dung Quất.
Trong cuộc họp báo ngày 01.02.2010, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần xuân Hà cho biết đã bán một tỷ trái phiếu chính phủ vừa phát hành trên thị trường quốc tế và tiền đã về đến tài khoản Việt-Nam. Đây là loại trái phiếu 10 năm, kể từ
ngày 25.01.2010 với lãi suất 6,95%/năm, tức cao hơn hai nước láng giềng Philippines và Indonesia khoảng 1%.
Việt-Nam phải đi vay ở nước ngoài vì lãi suất vay tiền đồng trong nước cao đến 10 hay 11% (lãi suất tiền gởi ở ngân hàng cũng có lời 10% rồi). Chánh phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước đi vay ở nước ngoài với mong muốn, nhờ lãi suất rẽ hơn, các xí nghiệp này có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài nhưng, thực tế, hầu hết đã không thành công. Bao nhiêu tập đoàn xây dựng với công nghệ xi măng lò đứng đều phá sản, bao công ty sản xuất đường cũng vậy và phải đóng cửa hết. Riêng về ngành đường, chính phủ đã đầu tư hết khoảng một tỷ mỹ kim. Nhà nước không có biện pháp kiểm soát, đến khi họ không trả nợ được, chánh phủ bảo lãnh phải trả thế.
Kết quả, hiện nay, nhiều tập đoàn nhà nước lớn đang xin phép Chính phủ được phát hành trái phiếu quốc tế có giá trị tổng cộng lên tới nhiều tỷ mỹ kim để cân đối vốn cho các dự án đầu tư của họ. Trong đó, chúng ta có thể kể đến: Tập đoàn Dầu khí Việt-Nam (từ 500 triệu đến 1 tỷ mỹ kim), Tập đoàn Điện lực Việt-Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt-Nam cũng có nhu cầu tương tự, nhà máy điện Nhơn Trạch II, Thái Bình 2, Long Phú 1, nhà máy sơ xợi Đình Vũ, dự án đường ống dẫn khí lô B-Ô Môn, khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, v.v...
Văn Hóa
Muối cho đời
Ngô xuân Tịnh
13:25 09/06/2010
Mt 6, 12-16
Anh em là muối cho đời
Muối mà bị nhạt tức thời quăng đi
Cho người dẫm đạp bởi vì
Trở nên vô dụng lấy chi để mà
Muối cho nó mặn như xưa
Anh em ánh sáng chói lòa chiếu ra
Nơi gần cho chí nơi xa
Thế gian soi sáng chan hòa khắp nơi
Thành xây trên núi để rồi
Ai đem cất dấu thử coi được nào
Anh em thử hỏi xem sao
Thắp đèn rồi úp vào thùng cất đỉ
Nhưng dem đặt đế tức thì
Để soi cho cả phạm vi trong nhà
Anh em ánh sáng chiếu ra
Để cho thiên hạ gần xa tỏ tường
Điều hay đei^`u tốt biểu dương
Việc anh em làm để tìm đường tôn vinh
Cha anh em ngự thiên đình
Chu toàn bổn phận thực tình Chúa trao
Người ơi xin để tâm vào
Anh em là muối cho đời
Muối mà bị nhạt tức thời quăng đi
Cho người dẫm đạp bởi vì
Trở nên vô dụng lấy chi để mà
Muối cho nó mặn như xưa
Anh em ánh sáng chói lòa chiếu ra
Nơi gần cho chí nơi xa
Thế gian soi sáng chan hòa khắp nơi
Thành xây trên núi để rồi
Ai đem cất dấu thử coi được nào
Anh em thử hỏi xem sao
Thắp đèn rồi úp vào thùng cất đỉ
Nhưng dem đặt đế tức thì
Để soi cho cả phạm vi trong nhà
Anh em ánh sáng chiếu ra
Để cho thiên hạ gần xa tỏ tường
Điều hay đei^`u tốt biểu dương
Việc anh em làm để tìm đường tôn vinh
Cha anh em ngự thiên đình
Chu toàn bổn phận thực tình Chúa trao
Người ơi xin để tâm vào
Viết về Cha nhân ngày Hiền Phụ
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
18:50 09/06/2010
Lâu nay tôi cũng muốn viết một điều gì đó về người cha nhưng cứ lưỡng lự mãi vì hồi giờ đâu thấy mấy ai viết về cha của mình. Mãi tới những ngày nghỉ hè để thăm những người thân ở Hoa Kỳ và sau đó trở về thăm Việt Nam sau nhiều năm xa cách, hình ảnh người cha chợt hiện ra với tôi khi một người bạn của tôi ở Tucson, Arizona xin tôi viết một điều gì đó để anh ta tạ lỗi với người cha của mình nhân dịp Father’s Day sắp đến. Vì lời yêu cầu của anh ta khiến tôi suy nghĩ nhiều về người Cha trên chuyến bay trở về Việt Nam từ San Francisco đến Phi Trường Tân Sơn Nhất. Người đón tôi tại Phi trường giữa trưa hè oi bức là người cha linh hướng thuở nào đã đón tôi và ôm tôi sau nhiều năm xa cách. Thế là tôi có cảm hứng để viết một điều gì đó nhân ngày Hiền Phụ sắp đến để gởi đến những người cha mà tôi đã từng thụ ân.
Thực tình mà nói nếu ai hỏi tôi giữa cha và mẹ, tôi sẽ thương ai hơn? Chắc chắn tôi sẽ trả lời là tôi thương mẹ tôi hơn vì ngay từ nhỏ hình ảnh của người cha luôn làm cho tôi có một gì đó sợ hơn là thương. Tuy nhiên lúc này khi tôi đã là một “ông cha nhà thờ”, một linh mục thì tôi mới hiểu được công ơn của những người cha đã từng góp phần để hình thành nên một mái ấm gia đình, một nền tảng xã hội vững chắc.
Nói về người cha, thi ca Việt Nam từ ngàn xưa đã đúc kết lại biết bao câu bất hủ như: Công cha như núi Thái Sơn; Tình cha ấm áp như vầng Thái Dương; Cha là bắt đầu cho nguồn gốc, cho lý tưởng và cho tương lai…
Tuy nhiên, để nói hay viết nhiều về người cha thì nhiều người không mấy hứng thú để viết, để nói vì nghĩ đến hình ảnh người cha là người ta nghĩ đến một gương mặt cương nghị, nghiêm khắc và hoàn toàn trái ngược với hình ảnh của người mẹ. Chính tôi cũng có những kinh nghiệm tương tự như vậy với người cha sinh thành ra tôi.
Không rõ tự khi nào tôi bắt đầu quen dần với từ Cha, Ba hay Bố (tiếng Việt), Father, Dad (tiếng Anh), Padre, Papá (tiếng Tây Ban Nha), Pa’i (tiếng Guarani) và trong nhiều ngôn ngữ khác để gọi người đã sinh thành ra mình trong thân xác hay trong tinh thần.
Trước đây tôi không biết ngày nào để nói lời tri ân và tạ lỗi những người cha mà tôi đà từng thụ ân, trong đó có người cha già yếu của tôi đã cho tôi hình hài trong cõi đời này mà hiện nay thể xác của Ba tôi ngày càng kiệt sức do tuổi tác và bệnh tật. Tôi cũng muốn nhân dịp này để nói lời cảm ơn và tạ lỗi người cha linh hướng đã giúp tôi rất nhiều trong đời sống tâm linh suốt những năm mài dùi kinh sử để trở thành một linh mục truyền giáo. Tôi cũng chân thành tri ân người cha đỡ đầu không chỉ lo cho tôi về vật chất nhưng còn luôn cầu nguyện và mong muốn mọi điều tốt đẹp cho tôi. Đó là những người cha mà tôi luôn ghi tạc dù không nói ra nhưng đã để lại trong tôi những dấu ấn khó phai.
Ngày của Cha là một ngày lễ khá mới mẻ ở Mỹ. Ý tưởng tổ chức Ngày của Cha bất chợt đến với Sonora khi cô đang nghe một bài giảng về Ngày của Mẹ vào năm 1909. Sau khi mẹ cô mất, Sonora cùng với các anh chị em do một tay cha cô – ông William Jackson Smart – nuôi nấng, dạy dỗ. Sonora muốn nói với cha rằng ông quan trọng và ý nghĩa với cô biết dường nào. Cha của cô sinh vào tháng 6, vì thế cô đã chọn tổ chức ngày của cha lần đầu tiên tại Spokane, Washington vào ngày 19 tháng 6 năm 1910.
Vào năm 1972, Tổng Thống Mỹ Richard Nixon đã quyết định chọn ngày Chúa Nhật thứ 3 của tháng 6 chính thức là Quốc Lễ dành riêng cho những người Cha. Như thế, Ngày của Cha đã được hình thành từ ký ức và lòng biết ơn của một người con gái luôn tin rằng cha của cô và tất cả những người cha khác đều xứng đáng được tôn vinh vào một ngày thật đặc biệt.
Quả thực những người cha cũng đáng được tôn vinh như những người mẹ vì họ đã từng dày công vun đắp, dưỡng dục cho những người con thân yêu của mình và tạo lập cơ ngơi cho gia đình. Thiếu vắng bóng dáng của người cha trong gia đình, những người con sẽ cảm thấy hụt hẫng và mất đi một chỗ dựa rất lớn nên tục ngữ có câu: “Con không cha như nhà không nóc”. Những người cha dạy cho con trai biết bảo vệ, che chở cho mái ấm gia đình và dạy cho con gái sự can đảm để vượt qua trước những thử thách cam go.
Tôi đã học được nhiều điều bổ ích từ người cha ruột của mình từ khi tôi còn rất bé. Tôi còn nhớ từ sau biến cố 1975, gia đình tôi phải chuyển đến vùng kinh tế mới để làm lại cuộc đời! Từ một gia đình mà trước đây không hề thiếu thốn thứ gì, Ba tôi phải làm đủ mọi thứ để nuôi một đại gia đình gồm 10 người. Dù ngày ngày quần quật làm lụng để nuôi các con, Ba tôi cũng có những giờ để răn dạy anh em chúng tôi “Đói cho sạch, rách cho thơm” giữa một thời đại nhiễu nhương vàng thau lẫn lộn. Nhìn bề ngoài ông không phải là một người Công giáo gương mẫu, nghĩa là sớm tối đi lễ đọc kinh, nhưng Ba tôi luôn nhắc nhở con cái, và chính ông luôn chu toàn nghĩa vụ thiêng liêng vào các Chúa Nhật và lễ trọng. Ba tôi chỉ khiêm tốn nhận chức đóng áo quan miễn phí và tẩm liệm cho những người chết mà nhiều lúc Má và các anh em tôi chống đối ông vì sợ làm như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và nhiễm bệnh cho các thành viên trong gia đình. Tôi cũng có nhiều lần bị Ba tôi đánh đòn vì đi xem phim mà không xin phép. Những lúc như thế tôi giận Ba tôi lắm nhưng sau này tôi mới hiểu được ông. Mới đây khi tôi trở về thăm quê hương sau mấy năm xa cách, Ba tôi tuy còn tỉnh táo nhưng không đi lại được do căn bệnh tai biến đã khiến Ba tôi bán than bất toại và tai bị điếc. Ba tôi đã khóc khi nhìn thấy tôi trở về xơ xác vì công việc nhà Chúa nơi xứ truyền giáo. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy Ba tôi khóc mà lòng mình cũng quặn đau. Tôi biết làm gì được cho Ba tôi lúc này! Chẳng lẽ tôi xin với Nhà Dòng để hồi hương hay sao? Chúa ơi, Chúa giúp con với!
Tôi cũng có một người cha linh hướng khi tôi bắt đầu bước vào Học viện Triết. Chính vị linh mục đáng kính này đã hình thành nhân cách cho tôi và giúp tôi rất nhiều trong đời tận hiến. Ngài luôn dõi theo và cầu nguyện cho từng bước chân truyền giáo của tôi và dù ở xa, nhưng ngài luôn liên lạc để khích lệ tôi. Tôi không ngờ ngày tôi về thăm quê hương người ra đón tôi lại chính là ngài dù công việc khá bận rộn của ngày thứ Hai đầu tuần. Tôi thật hạnh phúc vì có một vị linh hướng trước sau như một luôn ân cần, quan tâm và cầu nguyện cho tôi.
Tôi cũng muốn viết lên đây để tri ân và chúc mừng người cha đỡ đầu của tôi vừa mừng thọ 70 tuổi tại Hoa Kỳ. Ông từng là một giáo sư trường Nguyễn Bá Tòng và sau biến cố 1975, ông di tản sang Mỹ để lập nghiệp. Ông từng đảm nhận nhiều trọng trách trong các cộng đoàn giáo xứ Việt Nam tại Bắc Cali và luôn là một người chồng, người cha gương mẫu. Ông rất quí mến tôi và luôn âm thầm cầu nguyện và giúp đỡ tôi những lúc tôi gặp khó khăn. Người mẹ đỡ đầu của tôi khi biết tôi phải chịu đựng những khó khăn, thiếu thốn bên xứ truyền giáo đã muốn liên hệ tìm cho tôi một chỗ kha khá để làm việc và tiến thân nhưng người cha đỡ đầu của tôi đã trách mắng bà làm như thế sẽ phá hỏng lý tưởng mà tôi hằng theo đuổi. Khi tâm sự và chia sẻ với ông tôi học được nhiều điều bổ ích từ cuộc sống.
Có lẽ nhiều người khi đọc bài viết này sẽ hỏi tôi tại sao tôi có nhiều người cha như thế. Xin thưa rằng trong cuộc sống chúng ta mắc nợ nhau nhiều lắm và những vị chủ nợ ân tình là những người Cha, người Bố của chúng ta. Xin viết lên những tâm tình này để kính tặng những người Cha, người Ba, người Bố trong ngày Hiền Phụ. Nguyện xin Thiên Chúa là vị Cha Chung Trên Trời của tất cả chúng ta ban nhiều ơn lành hồn xác cho tất cả những người Cha Dưới Đất để họ sống xứng đáng với Ơn Gọi Làm Cha.
Thực tình mà nói nếu ai hỏi tôi giữa cha và mẹ, tôi sẽ thương ai hơn? Chắc chắn tôi sẽ trả lời là tôi thương mẹ tôi hơn vì ngay từ nhỏ hình ảnh của người cha luôn làm cho tôi có một gì đó sợ hơn là thương. Tuy nhiên lúc này khi tôi đã là một “ông cha nhà thờ”, một linh mục thì tôi mới hiểu được công ơn của những người cha đã từng góp phần để hình thành nên một mái ấm gia đình, một nền tảng xã hội vững chắc.
Nói về người cha, thi ca Việt Nam từ ngàn xưa đã đúc kết lại biết bao câu bất hủ như: Công cha như núi Thái Sơn; Tình cha ấm áp như vầng Thái Dương; Cha là bắt đầu cho nguồn gốc, cho lý tưởng và cho tương lai…
Tuy nhiên, để nói hay viết nhiều về người cha thì nhiều người không mấy hứng thú để viết, để nói vì nghĩ đến hình ảnh người cha là người ta nghĩ đến một gương mặt cương nghị, nghiêm khắc và hoàn toàn trái ngược với hình ảnh của người mẹ. Chính tôi cũng có những kinh nghiệm tương tự như vậy với người cha sinh thành ra tôi.
Không rõ tự khi nào tôi bắt đầu quen dần với từ Cha, Ba hay Bố (tiếng Việt), Father, Dad (tiếng Anh), Padre, Papá (tiếng Tây Ban Nha), Pa’i (tiếng Guarani) và trong nhiều ngôn ngữ khác để gọi người đã sinh thành ra mình trong thân xác hay trong tinh thần.
Trước đây tôi không biết ngày nào để nói lời tri ân và tạ lỗi những người cha mà tôi đà từng thụ ân, trong đó có người cha già yếu của tôi đã cho tôi hình hài trong cõi đời này mà hiện nay thể xác của Ba tôi ngày càng kiệt sức do tuổi tác và bệnh tật. Tôi cũng muốn nhân dịp này để nói lời cảm ơn và tạ lỗi người cha linh hướng đã giúp tôi rất nhiều trong đời sống tâm linh suốt những năm mài dùi kinh sử để trở thành một linh mục truyền giáo. Tôi cũng chân thành tri ân người cha đỡ đầu không chỉ lo cho tôi về vật chất nhưng còn luôn cầu nguyện và mong muốn mọi điều tốt đẹp cho tôi. Đó là những người cha mà tôi luôn ghi tạc dù không nói ra nhưng đã để lại trong tôi những dấu ấn khó phai.
Ngày của Cha là một ngày lễ khá mới mẻ ở Mỹ. Ý tưởng tổ chức Ngày của Cha bất chợt đến với Sonora khi cô đang nghe một bài giảng về Ngày của Mẹ vào năm 1909. Sau khi mẹ cô mất, Sonora cùng với các anh chị em do một tay cha cô – ông William Jackson Smart – nuôi nấng, dạy dỗ. Sonora muốn nói với cha rằng ông quan trọng và ý nghĩa với cô biết dường nào. Cha của cô sinh vào tháng 6, vì thế cô đã chọn tổ chức ngày của cha lần đầu tiên tại Spokane, Washington vào ngày 19 tháng 6 năm 1910.
Vào năm 1972, Tổng Thống Mỹ Richard Nixon đã quyết định chọn ngày Chúa Nhật thứ 3 của tháng 6 chính thức là Quốc Lễ dành riêng cho những người Cha. Như thế, Ngày của Cha đã được hình thành từ ký ức và lòng biết ơn của một người con gái luôn tin rằng cha của cô và tất cả những người cha khác đều xứng đáng được tôn vinh vào một ngày thật đặc biệt.
Quả thực những người cha cũng đáng được tôn vinh như những người mẹ vì họ đã từng dày công vun đắp, dưỡng dục cho những người con thân yêu của mình và tạo lập cơ ngơi cho gia đình. Thiếu vắng bóng dáng của người cha trong gia đình, những người con sẽ cảm thấy hụt hẫng và mất đi một chỗ dựa rất lớn nên tục ngữ có câu: “Con không cha như nhà không nóc”. Những người cha dạy cho con trai biết bảo vệ, che chở cho mái ấm gia đình và dạy cho con gái sự can đảm để vượt qua trước những thử thách cam go.
Tôi đã học được nhiều điều bổ ích từ người cha ruột của mình từ khi tôi còn rất bé. Tôi còn nhớ từ sau biến cố 1975, gia đình tôi phải chuyển đến vùng kinh tế mới để làm lại cuộc đời! Từ một gia đình mà trước đây không hề thiếu thốn thứ gì, Ba tôi phải làm đủ mọi thứ để nuôi một đại gia đình gồm 10 người. Dù ngày ngày quần quật làm lụng để nuôi các con, Ba tôi cũng có những giờ để răn dạy anh em chúng tôi “Đói cho sạch, rách cho thơm” giữa một thời đại nhiễu nhương vàng thau lẫn lộn. Nhìn bề ngoài ông không phải là một người Công giáo gương mẫu, nghĩa là sớm tối đi lễ đọc kinh, nhưng Ba tôi luôn nhắc nhở con cái, và chính ông luôn chu toàn nghĩa vụ thiêng liêng vào các Chúa Nhật và lễ trọng. Ba tôi chỉ khiêm tốn nhận chức đóng áo quan miễn phí và tẩm liệm cho những người chết mà nhiều lúc Má và các anh em tôi chống đối ông vì sợ làm như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và nhiễm bệnh cho các thành viên trong gia đình. Tôi cũng có nhiều lần bị Ba tôi đánh đòn vì đi xem phim mà không xin phép. Những lúc như thế tôi giận Ba tôi lắm nhưng sau này tôi mới hiểu được ông. Mới đây khi tôi trở về thăm quê hương sau mấy năm xa cách, Ba tôi tuy còn tỉnh táo nhưng không đi lại được do căn bệnh tai biến đã khiến Ba tôi bán than bất toại và tai bị điếc. Ba tôi đã khóc khi nhìn thấy tôi trở về xơ xác vì công việc nhà Chúa nơi xứ truyền giáo. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy Ba tôi khóc mà lòng mình cũng quặn đau. Tôi biết làm gì được cho Ba tôi lúc này! Chẳng lẽ tôi xin với Nhà Dòng để hồi hương hay sao? Chúa ơi, Chúa giúp con với!
Tôi cũng có một người cha linh hướng khi tôi bắt đầu bước vào Học viện Triết. Chính vị linh mục đáng kính này đã hình thành nhân cách cho tôi và giúp tôi rất nhiều trong đời tận hiến. Ngài luôn dõi theo và cầu nguyện cho từng bước chân truyền giáo của tôi và dù ở xa, nhưng ngài luôn liên lạc để khích lệ tôi. Tôi không ngờ ngày tôi về thăm quê hương người ra đón tôi lại chính là ngài dù công việc khá bận rộn của ngày thứ Hai đầu tuần. Tôi thật hạnh phúc vì có một vị linh hướng trước sau như một luôn ân cần, quan tâm và cầu nguyện cho tôi.
Tôi cũng muốn viết lên đây để tri ân và chúc mừng người cha đỡ đầu của tôi vừa mừng thọ 70 tuổi tại Hoa Kỳ. Ông từng là một giáo sư trường Nguyễn Bá Tòng và sau biến cố 1975, ông di tản sang Mỹ để lập nghiệp. Ông từng đảm nhận nhiều trọng trách trong các cộng đoàn giáo xứ Việt Nam tại Bắc Cali và luôn là một người chồng, người cha gương mẫu. Ông rất quí mến tôi và luôn âm thầm cầu nguyện và giúp đỡ tôi những lúc tôi gặp khó khăn. Người mẹ đỡ đầu của tôi khi biết tôi phải chịu đựng những khó khăn, thiếu thốn bên xứ truyền giáo đã muốn liên hệ tìm cho tôi một chỗ kha khá để làm việc và tiến thân nhưng người cha đỡ đầu của tôi đã trách mắng bà làm như thế sẽ phá hỏng lý tưởng mà tôi hằng theo đuổi. Khi tâm sự và chia sẻ với ông tôi học được nhiều điều bổ ích từ cuộc sống.
Có lẽ nhiều người khi đọc bài viết này sẽ hỏi tôi tại sao tôi có nhiều người cha như thế. Xin thưa rằng trong cuộc sống chúng ta mắc nợ nhau nhiều lắm và những vị chủ nợ ân tình là những người Cha, người Bố của chúng ta. Xin viết lên những tâm tình này để kính tặng những người Cha, người Ba, người Bố trong ngày Hiền Phụ. Nguyện xin Thiên Chúa là vị Cha Chung Trên Trời của tất cả chúng ta ban nhiều ơn lành hồn xác cho tất cả những người Cha Dưới Đất để họ sống xứng đáng với Ơn Gọi Làm Cha.