Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint - Chúa Nhật thứ 11 Quanh Năm C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
10:47 11/06/2013
Thánh Tông đồ Barnabas
Trầm Thiên Thu
10:46 11/06/2013
Thánh Barnabas là người Do Thái, ở Cyprus, ngài gần gũi với Thánh Phaolô vì chính ngài đã giới thiệu Thánh Phaolô với Thánh Phêrô và các Tông đồ khác. Ngài là người trung gian giữa người bắt đạo và các Kitô hữu người Do Thái đa nghi.
Khi cộng đồng Kitô giáo phát triển tại Antiôkhia, Thánh Barnabas được sai đến với tư cách là đại diện chính thức của Giáo Hội tại Giêrusalem để kết hợp họ. Ngài và Thánh Phaolô hướng dẫn Giáo Hội tại Antiôkhia một năm, sau đó đến Giêrusalem.
Lúc này, Thánh Barnabas và Phaolô được coi là những người lãnh đạo uy tín, được các vị hữu trách ở Antiôkhia cử đi giảng đạo cho dân ngoại. Công sức các ngài đổ ra đã gặt hái nhiều thành công. Sau một phép lạ tại Lystra, dân chúng muốn coi các ngài là các vị thần – Barnabas là thần Zeus (Dớt), Phaolô là thần Hermes (Héc-mê) – nhưng các ngài nói: “Chúng tôi cũng chỉ là phàm nhân như quý vị. Chúng tôi loan báo cho quý vị biết Tin Mừng để quý vị từ bỏ các ngẫu tượng mà tôn thờ Thiên Chúa hằng sống” (x. Cv 14:8-18).
Nhưng rồi mọi chuyện trở nên bất ổn. Các ngài bị trục xuất khỏi thành phố và phải tới Giêrusalem. Khi Thánh Phaolô muốn thăm lại các nơi cũ mà các ngài đã giảng đạo, Thánh Barnabas muốn đưa Gioan Máccô theo, nhưng Thánh Phaolô cứ khăng khăng cho rằng, vì Máccô đã có lần bỏ trốn họ, không thích hợp để đưa theo lúc đó. Sự bất đồng ý kiến sau đó trở nên căng thẳng đến nỗi Thánh Barnabas và Thánh Phaolô “chia tay”, đường ai nấy đi: Barnabas đưa Máccô tới Cyprus, Phaolô đưa Silas tới Syria. Nhưng sau đó, cả Phaolô, Barnabas và Máccô lại giải hòa.
Khi Thánh Phaolô ủng hộ Thánh Phêrô về việc không ăn uống với dân ngoại vì sợ người Do Thái, thì “ngay cả Barnabas cũng bị lôi cuốn vì sự giả hình của họ” (x. Gl 2:1-13).
Mới đầu Thánh Barnabas được gọi là Joses, nhưng vì ngài có bản tính quả quyết, mạnh mẽ và đại lượng nên được gọi là “Con của Sự An Ủi” hoặc “Con của Sự Động Viên”.
Chúng ta đã bao lần nói “chuyện bà Tám”, ngồi lê đôi mách, chỉ trích, nói hành tha nhân, phe cánh, vào hùa với nhau để “tôn vinh” mình và “hạ bệ” người khác. Đó là bôi xấu nhân phẩm người khác, không tôn trọng nhân vị người khác. Vậy là xấu hay tốt?
Một trong những điều tệ hại nhất vẫn xảy ra trong cộng đồng, xã hội, gia đình, giáo xứ, trường học, công sở, hội đoàn,… là luôn biểu hiện các động thái tiêu cực đới với người khác – nhất là đối với những người không “hợp nhãn”, không “cùng phe”, không “đồng quan điểm” với mình. Rất đa dạng! Vậy phải làm sao? Hãy thử áp dụng mấy “liệu pháp” này:
1. Khiêm nhường. Coi mình là người thua kém. Mà thật vậy, dù chúng ta có là gì cũng bởi nhờ Ơn Chúa (1 Cr 10:15). Thế thì chẳng có lý do gì mà “nổ”, mà “chảnh”, mà nhìn người bằng nửa con mắt. Nếu thấy người ta không ưa mình, hãy xét mình. Và cứ can đảm chấp nhận là mình bất xứng vì bất tài và vô dụng. Thế là an tâm. Thiên Chúa thấu suốt tâm can bạn hơn chính bạn biết mình. Đừng suy diễn hoặc thể hiện các động thái không có tính nhân bản.
2. Giữ lập trường. Chúng ta nghĩ xấu về người khác vì chúng ta có chút thông tin gì đó về họ, qua người này hay người nọ, nhưng chúng ta không xét xem thông tin đó có đáng tin không và người nói có chính xác, có ý ngay lành không? Chẳng hạn trên internet có biết bao thông tin, biết tin cái nào? Tức là chúng ta phải có khả năng phán đoán chính xác và khả năng chắt lọc với sự khôn ngoan – chứ đừng “không ngoan” (khác nhau chỉ một mẫu tự G thôi)! Đừng vội tin những gì bạn nghe. Phải có lập trường chứ đừng nhẹ dạ, cả tin. Kẻ xấu có thể lợi dụng sự cả tin của mình. Cái gì cũng có “mặt trái” của nó. Cần phải “dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”!
3. Thẳng thắn. Người Việt nói: “Ba mặt, một lời”. Ba mặt chứ không chỉ hai mặt. Nghĩa là công khai với nhiều người, có người làm chứng giữa hai người. Nếu có “vấn đề” gì với ai đó, hãy thẳng thắn và cởi mở nói chuyện với nhau, đừng ngại hoặc “úp-mở”. Nếu cảm thấy khó thì nhờ người khác cùng đối thoại. Đúng vậy, thực sự đối thoại, chứ đừng “đối thọi”!
4. Phục vụ. Phục vụ là động thái được Chúa Giêsu luôn đề cao, Ngài không chỉ nói (Mc 10:45) mà chính Ngài còn nêu gương khi Ngài cúi xuống rửa chân cho các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly (Ga 13:1-20), trước khi Ngài chịu khổ nạn. Mình phục vụ người khác, rồi người khác sẽ phục vụ mình. Đó cũng là tính xã hội vậy. Phục vụ là thể hiện yêu thương, khiêm nhường, tha thứ,... Sự liên kết tuyệt vời!
5. Nhận lỗi. Đừng đổ lỗi cho người khác. Thường thì người ta có xu hướng lẩn tránh trách nhiệm, chỉ tìm cách đổ lỗi cho người khác. Dù không phải là lỗi của mình, nhưng cứ khiêm nhường mà nhận lỗi. Rồi mọi sự sẽ được làm sáng tỏ, như chúng ta vẫn nói: “Trời có mắt”. Chắc chắn Thiên Chúa không để cho ai phải chịu hàm oan đâu!
6. Trưởng thành. Trưởng thành tâm lý, tức là chín chắn, chứ không chỉ trưởng thành thể lý. Một số người thích tỏ ra mình là người “đáng thương” để được người khác tội nghiệp mình. Họ “nhõng nhẽo” như vậy không chỉ là tự tôn mà thậm chí còn là kiêu ngạo. Động thái này thật là ấu trĩ! Vì con trẻ thường hờn dỗi để nũng nịu với cha mẹ hoặc người lớn. They cry and howl and whine to get attention, and it works. A lot of adults do the same. Stop it. Unless you’re suffering from clinical depression, you can decide to be happy. If you are unhappy either find out what the problem is and solve it or bear your suffering with dignity and grace.
7. Không than phiền. Người ta dễ than phiền, ai cũng than phiền, dù trẻ hay già, dù giàu hay nghèo, dù nam hay nữ. Than phiền cũng là “bệnh truyền nhiễm”, nó có sức lây lan rất nhanh. Vì dễ than phiền mà có thể dẫn tới việc nói xấu hoặc chỉ trích người khác. Cẩn tắc vô ưu!
Thánh Barnabas được đầy Chúa Thánh Thần và Hồng Ân. Ngài là người cổ vũ, động viên, giúp đỡ hoặc khuyến khích. Ngài vừa đại lượng vừa lạc quan và uy tín. Ngài đã dám đi gặp Thánh Phaolô ngay khi nhiều người khác nghi ngờ ngài, vẫn cứ mạnh dạn chịu trách nhiệm về tình huống ở Antiokhia, đồng thời can đảm rao giảng Tin Mừng. Có lần vào ngày Sa-bát sau, gần như cả thành tụ họp nghe lời Thiên Chúa. Thấy những đám đông như vậy, người Do Thái sinh lòng ghen tức, họ phản đối và nhục mạ Thánh Phaolô. Bấy giờ Thánh Phaolô và Thánh Barnabas đã mạnh dạn lên tiếng: “Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngoại” (Cv 13:46).
Lúc này, Thánh Barnabas và Phaolô được coi là những người lãnh đạo uy tín, được các vị hữu trách ở Antiôkhia cử đi giảng đạo cho dân ngoại. Công sức các ngài đổ ra đã gặt hái nhiều thành công. Sau một phép lạ tại Lystra, dân chúng muốn coi các ngài là các vị thần – Barnabas là thần Zeus (Dớt), Phaolô là thần Hermes (Héc-mê) – nhưng các ngài nói: “Chúng tôi cũng chỉ là phàm nhân như quý vị. Chúng tôi loan báo cho quý vị biết Tin Mừng để quý vị từ bỏ các ngẫu tượng mà tôn thờ Thiên Chúa hằng sống” (x. Cv 14:8-18).
Nhưng rồi mọi chuyện trở nên bất ổn. Các ngài bị trục xuất khỏi thành phố và phải tới Giêrusalem. Khi Thánh Phaolô muốn thăm lại các nơi cũ mà các ngài đã giảng đạo, Thánh Barnabas muốn đưa Gioan Máccô theo, nhưng Thánh Phaolô cứ khăng khăng cho rằng, vì Máccô đã có lần bỏ trốn họ, không thích hợp để đưa theo lúc đó. Sự bất đồng ý kiến sau đó trở nên căng thẳng đến nỗi Thánh Barnabas và Thánh Phaolô “chia tay”, đường ai nấy đi: Barnabas đưa Máccô tới Cyprus, Phaolô đưa Silas tới Syria. Nhưng sau đó, cả Phaolô, Barnabas và Máccô lại giải hòa.
Khi Thánh Phaolô ủng hộ Thánh Phêrô về việc không ăn uống với dân ngoại vì sợ người Do Thái, thì “ngay cả Barnabas cũng bị lôi cuốn vì sự giả hình của họ” (x. Gl 2:1-13).
Mới đầu Thánh Barnabas được gọi là Joses, nhưng vì ngài có bản tính quả quyết, mạnh mẽ và đại lượng nên được gọi là “Con của Sự An Ủi” hoặc “Con của Sự Động Viên”.
Chúng ta đã bao lần nói “chuyện bà Tám”, ngồi lê đôi mách, chỉ trích, nói hành tha nhân, phe cánh, vào hùa với nhau để “tôn vinh” mình và “hạ bệ” người khác. Đó là bôi xấu nhân phẩm người khác, không tôn trọng nhân vị người khác. Vậy là xấu hay tốt?
Một trong những điều tệ hại nhất vẫn xảy ra trong cộng đồng, xã hội, gia đình, giáo xứ, trường học, công sở, hội đoàn,… là luôn biểu hiện các động thái tiêu cực đới với người khác – nhất là đối với những người không “hợp nhãn”, không “cùng phe”, không “đồng quan điểm” với mình. Rất đa dạng! Vậy phải làm sao? Hãy thử áp dụng mấy “liệu pháp” này:
1. Khiêm nhường. Coi mình là người thua kém. Mà thật vậy, dù chúng ta có là gì cũng bởi nhờ Ơn Chúa (1 Cr 10:15). Thế thì chẳng có lý do gì mà “nổ”, mà “chảnh”, mà nhìn người bằng nửa con mắt. Nếu thấy người ta không ưa mình, hãy xét mình. Và cứ can đảm chấp nhận là mình bất xứng vì bất tài và vô dụng. Thế là an tâm. Thiên Chúa thấu suốt tâm can bạn hơn chính bạn biết mình. Đừng suy diễn hoặc thể hiện các động thái không có tính nhân bản.
2. Giữ lập trường. Chúng ta nghĩ xấu về người khác vì chúng ta có chút thông tin gì đó về họ, qua người này hay người nọ, nhưng chúng ta không xét xem thông tin đó có đáng tin không và người nói có chính xác, có ý ngay lành không? Chẳng hạn trên internet có biết bao thông tin, biết tin cái nào? Tức là chúng ta phải có khả năng phán đoán chính xác và khả năng chắt lọc với sự khôn ngoan – chứ đừng “không ngoan” (khác nhau chỉ một mẫu tự G thôi)! Đừng vội tin những gì bạn nghe. Phải có lập trường chứ đừng nhẹ dạ, cả tin. Kẻ xấu có thể lợi dụng sự cả tin của mình. Cái gì cũng có “mặt trái” của nó. Cần phải “dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”!
3. Thẳng thắn. Người Việt nói: “Ba mặt, một lời”. Ba mặt chứ không chỉ hai mặt. Nghĩa là công khai với nhiều người, có người làm chứng giữa hai người. Nếu có “vấn đề” gì với ai đó, hãy thẳng thắn và cởi mở nói chuyện với nhau, đừng ngại hoặc “úp-mở”. Nếu cảm thấy khó thì nhờ người khác cùng đối thoại. Đúng vậy, thực sự đối thoại, chứ đừng “đối thọi”!
4. Phục vụ. Phục vụ là động thái được Chúa Giêsu luôn đề cao, Ngài không chỉ nói (Mc 10:45) mà chính Ngài còn nêu gương khi Ngài cúi xuống rửa chân cho các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly (Ga 13:1-20), trước khi Ngài chịu khổ nạn. Mình phục vụ người khác, rồi người khác sẽ phục vụ mình. Đó cũng là tính xã hội vậy. Phục vụ là thể hiện yêu thương, khiêm nhường, tha thứ,... Sự liên kết tuyệt vời!
5. Nhận lỗi. Đừng đổ lỗi cho người khác. Thường thì người ta có xu hướng lẩn tránh trách nhiệm, chỉ tìm cách đổ lỗi cho người khác. Dù không phải là lỗi của mình, nhưng cứ khiêm nhường mà nhận lỗi. Rồi mọi sự sẽ được làm sáng tỏ, như chúng ta vẫn nói: “Trời có mắt”. Chắc chắn Thiên Chúa không để cho ai phải chịu hàm oan đâu!
6. Trưởng thành. Trưởng thành tâm lý, tức là chín chắn, chứ không chỉ trưởng thành thể lý. Một số người thích tỏ ra mình là người “đáng thương” để được người khác tội nghiệp mình. Họ “nhõng nhẽo” như vậy không chỉ là tự tôn mà thậm chí còn là kiêu ngạo. Động thái này thật là ấu trĩ! Vì con trẻ thường hờn dỗi để nũng nịu với cha mẹ hoặc người lớn. They cry and howl and whine to get attention, and it works. A lot of adults do the same. Stop it. Unless you’re suffering from clinical depression, you can decide to be happy. If you are unhappy either find out what the problem is and solve it or bear your suffering with dignity and grace.
7. Không than phiền. Người ta dễ than phiền, ai cũng than phiền, dù trẻ hay già, dù giàu hay nghèo, dù nam hay nữ. Than phiền cũng là “bệnh truyền nhiễm”, nó có sức lây lan rất nhanh. Vì dễ than phiền mà có thể dẫn tới việc nói xấu hoặc chỉ trích người khác. Cẩn tắc vô ưu!
Thánh Barnabas được đầy Chúa Thánh Thần và Hồng Ân. Ngài là người cổ vũ, động viên, giúp đỡ hoặc khuyến khích. Ngài vừa đại lượng vừa lạc quan và uy tín. Ngài đã dám đi gặp Thánh Phaolô ngay khi nhiều người khác nghi ngờ ngài, vẫn cứ mạnh dạn chịu trách nhiệm về tình huống ở Antiokhia, đồng thời can đảm rao giảng Tin Mừng. Có lần vào ngày Sa-bát sau, gần như cả thành tụ họp nghe lời Thiên Chúa. Thấy những đám đông như vậy, người Do Thái sinh lòng ghen tức, họ phản đối và nhục mạ Thánh Phaolô. Bấy giờ Thánh Phaolô và Thánh Barnabas đã mạnh dạn lên tiếng: “Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngoại” (Cv 13:46).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐHY Kurt Koch cảnh báo khuynh hướng dân tộc hóa Giáo Hội của Chính Thống Giáo
Đặng Tự Do
06:51 11/06/2013
Đức Hồng Y Kurt Koch |
"Từ quan điểm của Chính Thống Giáo, Giáo Hội hiện diện tại tất cả các nhà thờ địa phương cử hành Thánh Thể, do đó, mỗi cộng đồng Thánh Thể là một Giáo Hội hoàn chỉnh," Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo nói.
"Ngược lại, từ quan điểm của Công Giáo, một cộng đồng Thánh Thể riêng biệt không thể là một Giáo Hội hoàn chỉnh. Nói cách khác, một điều căn bản trong Giáo Hội Công Giáo là sự thống nhất các cộng đồng Thánh Thể riêng biệt lại với nhau và với giám mục Rôma. Nghĩa là, Giáo Hội Công Giáo sống trong sự tương tác giữa các Giáo Hội địa phương và một Giáo Hội hoàn vũ duy nhất. "
Do đó, Giáo Hội Công Giáo nên "tăng cường luận điểm về tầm quan trọng của cuộc sống và hoạt động của Giáo Hội dưới quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng,", trong khi Chính thống giáo Đông Phương nên "mạnh dạn xét lại vấn nạn lớn về Giáo Hội học của mình, cụ thể là, vấn đề tự trị của các Giáo Hội tại mỗi quốc gia và khuynh hướng dân tộc hóa Giáo Hội."
"Điều quan trọng nhất là không để đi lạc khỏi mục tiêu của đối thoại đại kết giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo, trong đó, theo quan điểm Công Giáo, ít nhất phải bao gồm việc phục hồi sự hiệp thông hữu hình của các Giáo Hội."
ĐTC Phanxicô chào đón tân đại sứ Mễ Tây Cơ cạnh Tòa Thánh, chia buồn về tai nạn xảy ra cho người anh trai
Đặng Tự Do
08:16 11/06/2013
Hôm thứ Ba 10 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón tân đại sứ Mễ Tây Cơ cạnh Tòa Thánh là ông Mariano Palacios Alcocer tại điện Tông Tòa của Vatican. Sau khi chúc mừng Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Đại sứ nói: "Thật là một vinh dự đặc biệt cho tôi khi được hiện diện nơi đây với vị Giáo hoàng đầu tiên của Mỹ Châu La-tinh, người mà chúng tôi vô cùng kính trọng."
Đây là một thời điểm vừa ngọt ngào vừa cay đắng cho vị tân đại sứ, vì hôm thứ Sáu, anh trai ông đã qua đời trong một tai nạn ở bang San Luis Potosi của Mễ Tây Cơ. Đã có một lúc Tòa Thánh và chính phủ Mễ Tây Cơ lúng túng vì không biết vị tân đại sứ có thể tham dự buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha theo dự trù hay không.
Ông Mariano Palacios Alcocer đang trên đường đến Vatican thì hay tin người anh trai tử nạn đột ngột.
Đức Thánh Cha ân cần hỏi thăm về tai nạn đau lòng này.
Vị đại sứ trả lời:
-Anh con chết vì tai nạn máy bay trực thăng.
Vị tân đại sứ đã dẫn theo toàn bộ gia đình của mình, bao gồm cả cháu nội ông là những người ao ước được ông dẫn vào Tòa Thánh chào đón Đức Giáo Hoàng. Đức Thánh Cha ân cần hỏi thăm từng thành viên trong gia đình ông.
-Con tên là gì?
-Thưa Sebastian
- Còn con, tên con là gì?
-Thưa Fatima
-Fatima? Đức Mẹ Guadalupe của chúng ta không giận à?
-Chúng con đang ở Bồ Đào Nha vào thời điểm sinh cháu bé.
Đức Giáo Hoàng cũng ban phép lành cho cô con dâu của đại sứ và cả đứa cháu nội của ông vẫn còn trong bụng mẹ. Đại sứ đã tặng Đức Giáo Hoàng một cuốn sách về lịch sử các nhà thờ tại bang Queretaro, nơi ông từng là thống đốc. Cháu gái của ông thì tặng Đức Giáo Hoàng một bức ảnh Đức Mẹ Guadalupe, Quan Thầy Mỹ Châu.
Sau cuộc họp, vị đại sứ đã gặp gỡ giới báo chí tại tòa đại sứ Mễ Tây Cơ. Ông cho biết Đức Giáo Hoàng đã rất thông cảm với bi kịch gia đình ông.
Đại sứ Mariano Palacios Alcocer nói:
"Ngay trong lời nói đầu tiên của mình, Đức Thánh Cha đã bày tỏ tình liên đới cá nhân của ngài với tôi và gia đình."
Mặc dù Đức Giáo Hoàng chỉ có ý tông du Brazil để tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio De Janeiro, Đại sứ Mariano tin rằng Đức Thánh Cha vẫn để ngỏ khả năng có thể viếng thăm Mễ Tây Cơ.
Đây là một thời điểm vừa ngọt ngào vừa cay đắng cho vị tân đại sứ, vì hôm thứ Sáu, anh trai ông đã qua đời trong một tai nạn ở bang San Luis Potosi của Mễ Tây Cơ. Đã có một lúc Tòa Thánh và chính phủ Mễ Tây Cơ lúng túng vì không biết vị tân đại sứ có thể tham dự buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha theo dự trù hay không.
Ông Mariano Palacios Alcocer đang trên đường đến Vatican thì hay tin người anh trai tử nạn đột ngột.
Đức Thánh Cha ân cần hỏi thăm về tai nạn đau lòng này.
Vị đại sứ trả lời:
-Anh con chết vì tai nạn máy bay trực thăng.
Vị tân đại sứ đã dẫn theo toàn bộ gia đình của mình, bao gồm cả cháu nội ông là những người ao ước được ông dẫn vào Tòa Thánh chào đón Đức Giáo Hoàng. Đức Thánh Cha ân cần hỏi thăm từng thành viên trong gia đình ông.
-Con tên là gì?
-Thưa Sebastian
- Còn con, tên con là gì?
-Thưa Fatima
-Fatima? Đức Mẹ Guadalupe của chúng ta không giận à?
-Chúng con đang ở Bồ Đào Nha vào thời điểm sinh cháu bé.
Đức Giáo Hoàng cũng ban phép lành cho cô con dâu của đại sứ và cả đứa cháu nội của ông vẫn còn trong bụng mẹ. Đại sứ đã tặng Đức Giáo Hoàng một cuốn sách về lịch sử các nhà thờ tại bang Queretaro, nơi ông từng là thống đốc. Cháu gái của ông thì tặng Đức Giáo Hoàng một bức ảnh Đức Mẹ Guadalupe, Quan Thầy Mỹ Châu.
Sau cuộc họp, vị đại sứ đã gặp gỡ giới báo chí tại tòa đại sứ Mễ Tây Cơ. Ông cho biết Đức Giáo Hoàng đã rất thông cảm với bi kịch gia đình ông.
Đại sứ Mariano Palacios Alcocer nói:
"Ngay trong lời nói đầu tiên của mình, Đức Thánh Cha đã bày tỏ tình liên đới cá nhân của ngài với tôi và gia đình."
Mặc dù Đức Giáo Hoàng chỉ có ý tông du Brazil để tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio De Janeiro, Đại sứ Mariano tin rằng Đức Thánh Cha vẫn để ngỏ khả năng có thể viếng thăm Mễ Tây Cơ.
Bài nói chuyện của Đức Giáo hoàng với phái đoàn hành hương của giáo phận Bergamo về Chân phước Gioan XXIII
LM. Phan Du Sinh
17:50 11/06/2013
Thân chào các bạn đến từ Giáo Phận Bergamo!
Tôi lấy làm vui mừng được chào đón các bạn nơi đây, tại ngôi mộ của Tông Đồ Phêrô, tại nơi đây là nhà của mọi tín hữu Công Giáo. Tôi thân ái chào chủ chăn của các bạn là Đức Giám Mục Francesco Beschi, và cảm ơn ngài vì những lời lẽ tốt đẹp của ngài nhân danh tất cả các bạn. Tôi đã bỏ qua một vài điều phải nói, nhưng ngài sẽ nói lại với các bạn.
Đúng 50 năm trước đây, chính tại thời điểm này, Chân phước Gioan XXIII đã rời khỏi trần gian. Những người, giống như tôi, đạt tới một số tuổi nào đó, đều lưu giữ một ký ức sống động về cảm xúc lan toả trong những ngày ấy. Quảng trường thánh Phêrô lúc đó trở thành một đền thánh ngoài trời, đón tiếp cả ngày lẫn đêm các tín hữu thuộc mọi lứa tuổi và thành phần xã hội, lo lắng và cầu nguyện cho sức khỏe của Giáo Hoàng. Toàn thể thế giới đã nhìn nhận Giáo Hoàng Gioan là một vị mục tử và một người cha, một vị mục tử bởi vì ngài là một người cha. Điều gì đã làm nên con người ngài như thế? Làm thế nào mà ngài có thể chạm đến trái tim của của những con người quá khác biệt nhau như thế, thậm chí ngay cả những người không phải là Kitô hữu nữa? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể liên tưởng đến khẩu hiệu Giám mục của ngài: oboedienta et pax: vâng phục và bình an. "Những từ này," –Giám mục Roncalli đã ghi lại trước ngày thụ phong "một cách nào đó tóm kết câu chuyện và cuộc đời của tôi." (Nhật Ký Một Linh hồn, tĩnh tâm để chuẩn bị thụ phong giám mục, 13-17 tháng 3 năm 1925). Vâng phục và bình an.
Tôi xin được bắt đầu với từ Bình an, bởi đây là khía cạnh rõ ràng nhất, khía cạnh mà người ta nhận thấy nơi Giáo Hoàng Gioan: Angelo Roncalli là một con người có khả năng truyền đạt bình an; bình an tự nhiên, thanh thản và thân ái; một sự bình an mà với việc ngài được bầu làm Giáo Hoàng, đã được biểu lộ cho toàn thể thế giới và được mô tả như là "lòng tốt".
Quả là đẹp khi gặp được một linh mục, một linh mục tốt lành, có lòng tốt. Và điều này gợi lại cho tôi một điều gì đó mà thánh Inhatiô Loyola đã nói với các anh em dòng Tên - nhưng tôi không nhắm quảng cáo đâu! – khi ngài nói về các đức tính người bề trên cần có. Và Ngài nói: bề trên cần có điều này, điều kia… một bản liệt kê dài. Tuy nhiên, cuối cùng, ngài nói: “và nếu bề trên không có những đức tính ấy, ít ra ngài cần có lòng tốt lớn lao”. Đó là điều chính yếu. Ngài là một người cha. Một linh mục với lòng tốt.
Đây rõ ràng là một nét đặc biệt về nhân cách của ngài, giúp ngài xây dựng tình huynh đệ bền chặt ở khắp mọi nơi, như đặc biệt hiển nhiên trong thừa tác vụ là Đại Diện Tòa Thánh. Ngài đảm nhận cương vị này gần 3 thập niên, thường tiếp xúc với những môi trường và thế giới cách xa Thế Giới Công Giáo, nơi ngài được sinh ra và lớn lên. Chính trong những môi trường này mà ngài tỏ ra là người thợ dệt hữu hiệu các mối quan hệ và một người vô địch của tinh thần hiệp nhất, cả trong cộng đoàn Hội Thánh lẫn bên ngoài. Hơn thế nữa, ngài mở ra cuộc đối thoại với các Ki- hữu thuộc các Giáo Hội khác, với những người đại diện của Do thái giáo và thế giới Hồi giáo, và với nhiều người thiện chí khác.
Quả thế, Đức Giáo Hoàng Gioan đã chuyển ban bình an bởi vì tâm hồn ngài chìm ngập trong bình an: ngài đã để cho Chúa Thánh Thần tạo nên bình an trong tâm hồn. Và tâm hồn ấy tràn ngập bình an là hoa trái của một công trình lâu dài và thách thức trên chính bản thân ngài, mà những dấu vết phong phú đã để lại trong cuốn Nhật Ký của một Tâm Hồn. Trong đó chúng ta có thể thấy Roncalli - người chủng sinh, linh mục, giám mục – bám chặt vào tiến trình tiệm tiến là thanh tẩy tâm hồn. Chúng ta thấy ngài, ngày qua ngày, nỗ lực nhận ra và loại trừ những ước muốn bắt nguồn từ tính ích kỷ của bản thân và biện phân những soi sáng của Chúa, để mình được hướng dẫn bởi những vị linh hướng khôn ngoan và được truyền cảm hứng từ những bậc thầy như thánh Phanxicô đệ Salê và thánh Carolo Boromeo. Đọc những bài viết đó, chúng ta thực sự thấy được một linh hồn đang được hình thành dưới tác động của Chúa Thánh Thần, đang hoạt động trong Hội Thánh Người, trong các tâm hồn; chính Chúa Thánh Thần, cùng với những xu hướng tốt đó, đã đem lại bình an cho tâm hồn Roncalli.
Giờ đây chúng ta đến với từ thứ hai và có tính quyết định, đó là từ: "Vâng phục". Cho dù bình an là nét bên ngoài, thì thiên hướng bên trong của Roncalli hệ tại là vâng phục. Quả thế, vâng phục là phương tiện để đạt được bình an.
Trước tiên, nó có một ý nghĩa rất đơn sơ và thực dụng: chu toàn trong Hội Thánh một việc phục vụ mà các bề trên của ngài yêu cầu, bằng cách không hề tìm kiếm bất kỳ điều gì cho bản thân, không trốn tránh bất kỳ điều gì được đòi hỏi, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải rời bỏ quê hương để đối diện với những thế giới mà mình không biết và sống nhiều năm ở những nơi có rất ít người Công Giáo và ở xa nhau. Đó là tinh thần sẵn sàng để được dẫn dắt như một đứa trẻ, tinh thần này đã tôi luyện đời hoạt động của ngài như một linh mục, như các bạn đã biết rất rõ; thư ký của Giám Mục Radini Tedeschi và đồng thời giáo sư và cha linh hướng trong đại chủng viện của giáo phận; Đại Diện Tòa Thánh ở Bungari, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Pháp; Thượng Phụ Giáo Chủ Venice và cuối cùng, Giám Mục Rôma. Tuy nhiên, qua sự vâng phục này, Roncalli, trong tư cách linh mục rồi Giám mục, cũng đã sống một sự trung thành sâu xa, mà ta có thể gọi là, như ngài đã từng nói, sự phó thác vào Thiên Chúa Quan Phòng. Ngài luôn nhìn nhận trong đức tin rằng qua lối sống theo cách này, dường như được dẫn dắt bởi người khác chứ không theo sở thích hoặc dựa trên sự nhạy cảm thiêng liêng của chính mình, Thiên Chúa đang phác hoạ một kế hoạch của riêng Người. Ngài là con người quản trị, người lãnh đạo. Nhưng ngài là một nhà lãnh đạo được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, bởi sự vâng phục.
Qua sự phó thác hàng ngày cho thánh ý Chúa, Giáo Hoàng Gioan tương lai đã sống ngày càng sâu xa hơn một cuộc thanh tẩy cho phép ngài hoàn toàn từ bỏ chính mình và bám chặt vào Đức Kitô. Chính theo cách này mà ngài làm cho sự thánh thiện toả sáng, sự thánh thiện mà Hội Thánh sau này đã chính thức nhìn nhận. Đức Giêsu nói với chúng ta: "Bất cứ ai mất mạng sống mình vì thầy thì sẽ cứu được mạng sống ấy.” (Lc 9, 24) Đây là nguồn mạch đích thực của sự tốt lành của Đức Giáo Hoàng Gioan, của sự bình an mà ngài đã gieo vãi trên khắp thế giới. Chính nơi đây mà cội rễ của sự thánh thiện của ngài được tìm thấy: trong sự vâng phục theo tin mừng của ngài.
Đó là bài học cho mỗi một người chúng ta, nhưng cũng cho Hội Thánh trong thời đại chúng ta: Nếu chúng ta để mình được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, nếu chúng ta có thể chết đi cho tính ích kỷ để dọn chỗ cho tình yêu Chúa và Thánh ý Người, chúng ta sẽ tìm thấy sự bình an, chúng ta sẽ là những người xây dựng bình an và sẽ lan toả bình an chung quanh chúng ta. 50 năm sau cái chết của ngài, sự hướng dẫn khôn ngoan và đầy tình phụ tử của Đức Giáo Hoàng Gioan, tình yêu của ngài đối với truyền thống của Hội Thánh và ý thức về nhu cầu đổi mới không ngừng, trực giác tiên tri khi triệu tập công đồng Vatican II và sự dâng hiến cuộc sống của ngài cho sự thành công của công đồng, có giá trị như là cột mốc trong lịch sử Hội Thánh của thế kỷ hai mươi; và như là ngọn đuốc sáng cho hành trình đi về phía trước.
Các bạn dân thành Bergamo thân mến, các bạn thật phải lẽ khi tự hào về "Vị Giáo Hoàng Nhân Lành", một tấm gương sáng ngời về đức tin và nhân đức cho mọi thế hệ Kitô hữu trên mảnh đất của các bạn. Hãy giữ lấy tinh thần của ngài, hãy tiếp tục đào sâu sự hiểu biết qua việc học hỏi cuộc đời và các tác phẩm của ngài, nhưng trên hết, hãy bắt chước sự thánh thiện của ngài. Các bạn hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Đừng sợ phải liều lĩnh, như ngài chẳng hề sợ hãi. Dễ dạy với Thánh Thần, yêu mến Hội Thánh và tiếp theo nữa… Chúa sẽ làm mọi sự. Từ Thiên đàng, xin ngài hãy tiếp tục âu yếm đồng hành cùng với Giáo Hội địa phương của các bạn mà ngài vốn hết mực thương yêu lúc còn sống, và xin ngài cầu bầu cùng Chúa ban cho vô vàn linh mục thánh thiện, ơn gọi tu trì và truyền giáo, cũng như ơn gọi đời sống gia đình và những người giáo dân dấn thân trong Hội Thánh và trên thế giới. Cám ơn các bạn đã viếng thăm Đức Giáo Hoàng Gioan! Tôi thân ái chúc lành cho các bạn.
Cảm ơn vô vàn.
Tôi lấy làm vui mừng được chào đón các bạn nơi đây, tại ngôi mộ của Tông Đồ Phêrô, tại nơi đây là nhà của mọi tín hữu Công Giáo. Tôi thân ái chào chủ chăn của các bạn là Đức Giám Mục Francesco Beschi, và cảm ơn ngài vì những lời lẽ tốt đẹp của ngài nhân danh tất cả các bạn. Tôi đã bỏ qua một vài điều phải nói, nhưng ngài sẽ nói lại với các bạn.
Đúng 50 năm trước đây, chính tại thời điểm này, Chân phước Gioan XXIII đã rời khỏi trần gian. Những người, giống như tôi, đạt tới một số tuổi nào đó, đều lưu giữ một ký ức sống động về cảm xúc lan toả trong những ngày ấy. Quảng trường thánh Phêrô lúc đó trở thành một đền thánh ngoài trời, đón tiếp cả ngày lẫn đêm các tín hữu thuộc mọi lứa tuổi và thành phần xã hội, lo lắng và cầu nguyện cho sức khỏe của Giáo Hoàng. Toàn thể thế giới đã nhìn nhận Giáo Hoàng Gioan là một vị mục tử và một người cha, một vị mục tử bởi vì ngài là một người cha. Điều gì đã làm nên con người ngài như thế? Làm thế nào mà ngài có thể chạm đến trái tim của của những con người quá khác biệt nhau như thế, thậm chí ngay cả những người không phải là Kitô hữu nữa? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể liên tưởng đến khẩu hiệu Giám mục của ngài: oboedienta et pax: vâng phục và bình an. "Những từ này," –Giám mục Roncalli đã ghi lại trước ngày thụ phong "một cách nào đó tóm kết câu chuyện và cuộc đời của tôi." (Nhật Ký Một Linh hồn, tĩnh tâm để chuẩn bị thụ phong giám mục, 13-17 tháng 3 năm 1925). Vâng phục và bình an.
Tôi xin được bắt đầu với từ Bình an, bởi đây là khía cạnh rõ ràng nhất, khía cạnh mà người ta nhận thấy nơi Giáo Hoàng Gioan: Angelo Roncalli là một con người có khả năng truyền đạt bình an; bình an tự nhiên, thanh thản và thân ái; một sự bình an mà với việc ngài được bầu làm Giáo Hoàng, đã được biểu lộ cho toàn thể thế giới và được mô tả như là "lòng tốt".
Quả là đẹp khi gặp được một linh mục, một linh mục tốt lành, có lòng tốt. Và điều này gợi lại cho tôi một điều gì đó mà thánh Inhatiô Loyola đã nói với các anh em dòng Tên - nhưng tôi không nhắm quảng cáo đâu! – khi ngài nói về các đức tính người bề trên cần có. Và Ngài nói: bề trên cần có điều này, điều kia… một bản liệt kê dài. Tuy nhiên, cuối cùng, ngài nói: “và nếu bề trên không có những đức tính ấy, ít ra ngài cần có lòng tốt lớn lao”. Đó là điều chính yếu. Ngài là một người cha. Một linh mục với lòng tốt.
Đây rõ ràng là một nét đặc biệt về nhân cách của ngài, giúp ngài xây dựng tình huynh đệ bền chặt ở khắp mọi nơi, như đặc biệt hiển nhiên trong thừa tác vụ là Đại Diện Tòa Thánh. Ngài đảm nhận cương vị này gần 3 thập niên, thường tiếp xúc với những môi trường và thế giới cách xa Thế Giới Công Giáo, nơi ngài được sinh ra và lớn lên. Chính trong những môi trường này mà ngài tỏ ra là người thợ dệt hữu hiệu các mối quan hệ và một người vô địch của tinh thần hiệp nhất, cả trong cộng đoàn Hội Thánh lẫn bên ngoài. Hơn thế nữa, ngài mở ra cuộc đối thoại với các Ki- hữu thuộc các Giáo Hội khác, với những người đại diện của Do thái giáo và thế giới Hồi giáo, và với nhiều người thiện chí khác.
Quả thế, Đức Giáo Hoàng Gioan đã chuyển ban bình an bởi vì tâm hồn ngài chìm ngập trong bình an: ngài đã để cho Chúa Thánh Thần tạo nên bình an trong tâm hồn. Và tâm hồn ấy tràn ngập bình an là hoa trái của một công trình lâu dài và thách thức trên chính bản thân ngài, mà những dấu vết phong phú đã để lại trong cuốn Nhật Ký của một Tâm Hồn. Trong đó chúng ta có thể thấy Roncalli - người chủng sinh, linh mục, giám mục – bám chặt vào tiến trình tiệm tiến là thanh tẩy tâm hồn. Chúng ta thấy ngài, ngày qua ngày, nỗ lực nhận ra và loại trừ những ước muốn bắt nguồn từ tính ích kỷ của bản thân và biện phân những soi sáng của Chúa, để mình được hướng dẫn bởi những vị linh hướng khôn ngoan và được truyền cảm hứng từ những bậc thầy như thánh Phanxicô đệ Salê và thánh Carolo Boromeo. Đọc những bài viết đó, chúng ta thực sự thấy được một linh hồn đang được hình thành dưới tác động của Chúa Thánh Thần, đang hoạt động trong Hội Thánh Người, trong các tâm hồn; chính Chúa Thánh Thần, cùng với những xu hướng tốt đó, đã đem lại bình an cho tâm hồn Roncalli.
Giờ đây chúng ta đến với từ thứ hai và có tính quyết định, đó là từ: "Vâng phục". Cho dù bình an là nét bên ngoài, thì thiên hướng bên trong của Roncalli hệ tại là vâng phục. Quả thế, vâng phục là phương tiện để đạt được bình an.
Trước tiên, nó có một ý nghĩa rất đơn sơ và thực dụng: chu toàn trong Hội Thánh một việc phục vụ mà các bề trên của ngài yêu cầu, bằng cách không hề tìm kiếm bất kỳ điều gì cho bản thân, không trốn tránh bất kỳ điều gì được đòi hỏi, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải rời bỏ quê hương để đối diện với những thế giới mà mình không biết và sống nhiều năm ở những nơi có rất ít người Công Giáo và ở xa nhau. Đó là tinh thần sẵn sàng để được dẫn dắt như một đứa trẻ, tinh thần này đã tôi luyện đời hoạt động của ngài như một linh mục, như các bạn đã biết rất rõ; thư ký của Giám Mục Radini Tedeschi và đồng thời giáo sư và cha linh hướng trong đại chủng viện của giáo phận; Đại Diện Tòa Thánh ở Bungari, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Pháp; Thượng Phụ Giáo Chủ Venice và cuối cùng, Giám Mục Rôma. Tuy nhiên, qua sự vâng phục này, Roncalli, trong tư cách linh mục rồi Giám mục, cũng đã sống một sự trung thành sâu xa, mà ta có thể gọi là, như ngài đã từng nói, sự phó thác vào Thiên Chúa Quan Phòng. Ngài luôn nhìn nhận trong đức tin rằng qua lối sống theo cách này, dường như được dẫn dắt bởi người khác chứ không theo sở thích hoặc dựa trên sự nhạy cảm thiêng liêng của chính mình, Thiên Chúa đang phác hoạ một kế hoạch của riêng Người. Ngài là con người quản trị, người lãnh đạo. Nhưng ngài là một nhà lãnh đạo được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, bởi sự vâng phục.
Qua sự phó thác hàng ngày cho thánh ý Chúa, Giáo Hoàng Gioan tương lai đã sống ngày càng sâu xa hơn một cuộc thanh tẩy cho phép ngài hoàn toàn từ bỏ chính mình và bám chặt vào Đức Kitô. Chính theo cách này mà ngài làm cho sự thánh thiện toả sáng, sự thánh thiện mà Hội Thánh sau này đã chính thức nhìn nhận. Đức Giêsu nói với chúng ta: "Bất cứ ai mất mạng sống mình vì thầy thì sẽ cứu được mạng sống ấy.” (Lc 9, 24) Đây là nguồn mạch đích thực của sự tốt lành của Đức Giáo Hoàng Gioan, của sự bình an mà ngài đã gieo vãi trên khắp thế giới. Chính nơi đây mà cội rễ của sự thánh thiện của ngài được tìm thấy: trong sự vâng phục theo tin mừng của ngài.
Đó là bài học cho mỗi một người chúng ta, nhưng cũng cho Hội Thánh trong thời đại chúng ta: Nếu chúng ta để mình được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, nếu chúng ta có thể chết đi cho tính ích kỷ để dọn chỗ cho tình yêu Chúa và Thánh ý Người, chúng ta sẽ tìm thấy sự bình an, chúng ta sẽ là những người xây dựng bình an và sẽ lan toả bình an chung quanh chúng ta. 50 năm sau cái chết của ngài, sự hướng dẫn khôn ngoan và đầy tình phụ tử của Đức Giáo Hoàng Gioan, tình yêu của ngài đối với truyền thống của Hội Thánh và ý thức về nhu cầu đổi mới không ngừng, trực giác tiên tri khi triệu tập công đồng Vatican II và sự dâng hiến cuộc sống của ngài cho sự thành công của công đồng, có giá trị như là cột mốc trong lịch sử Hội Thánh của thế kỷ hai mươi; và như là ngọn đuốc sáng cho hành trình đi về phía trước.
Các bạn dân thành Bergamo thân mến, các bạn thật phải lẽ khi tự hào về "Vị Giáo Hoàng Nhân Lành", một tấm gương sáng ngời về đức tin và nhân đức cho mọi thế hệ Kitô hữu trên mảnh đất của các bạn. Hãy giữ lấy tinh thần của ngài, hãy tiếp tục đào sâu sự hiểu biết qua việc học hỏi cuộc đời và các tác phẩm của ngài, nhưng trên hết, hãy bắt chước sự thánh thiện của ngài. Các bạn hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Đừng sợ phải liều lĩnh, như ngài chẳng hề sợ hãi. Dễ dạy với Thánh Thần, yêu mến Hội Thánh và tiếp theo nữa… Chúa sẽ làm mọi sự. Từ Thiên đàng, xin ngài hãy tiếp tục âu yếm đồng hành cùng với Giáo Hội địa phương của các bạn mà ngài vốn hết mực thương yêu lúc còn sống, và xin ngài cầu bầu cùng Chúa ban cho vô vàn linh mục thánh thiện, ơn gọi tu trì và truyền giáo, cũng như ơn gọi đời sống gia đình và những người giáo dân dấn thân trong Hội Thánh và trên thế giới. Cám ơn các bạn đã viếng thăm Đức Giáo Hoàng Gioan! Tôi thân ái chúc lành cho các bạn.
Cảm ơn vô vàn.
Đức Thánh Cha: Xây dựng một Giáo Hội giàu có là hình thành một Giáo Hội già nua, thiếu sức sống
Đặng Tự Do
17:30 11/06/2013
Đức Thánh Cha nói:
Tin Mừng được rao giảng từ sự vô vị lợi, từ sự kinh ngạc trước ơn cứu độ đang xảy đến: đó là hễ tôi nhận được nhưng không, tôi phải cho đi nhưng không. Thuở ban đầu là như thế. Thánh Phêrô đã không có một tài khoản trong ngân hàng, và khi ngài phải đóng thuế, Chúa bảo ngài ra biển bắt cá và tìm thấy một đồng xu bên trong nó, để ngài có tiền mà đóng thuế. Thánh Philipphê, khi ông gặp bộ trưởng Tài chính của Nữ hoàng Candace đã không nghĩ rằng 'Ah, tốt, hãy nhân cơ hội này để gây quỹ hỗ trợ Tin Mừng ... Không! Thánh nhân không 'tính toán' như thế với ông ta: Ngài rao giảng, rửa tội và rút lui.
Tất cả mọi thứ đều là ân sủng. Tất cả mọi thứ. Và đâu là những dấu chỉ một tông đồ sống với cách thức trả công này? Có rất nhiều, nhưng tôi nhấn mạnh hai điều này thôi: Thứ nhất, là thanh bần. Việc rao giảng Tin Mừng phải theo con đường thanh bần. Chứng tá của sự thanh bần này là: Tôi không có của cải gì cả, sự giàu có của tôi là ân sủng tôi nhận được, là Thiên Chúa: tiền công này là sự giàu có của chúng ta! Và sự thanh bần này cứu chúng ta khỏi trở thành những nhà quản lý, những doanh nhân ... Công việc của Giáo Hội phải được tiến hành, và một số công việc có đôi chút phức tạp, nhưng phải được thi hành với một con tim thanh bần, không phải con tim của một nhà môi giới đầu tư, hay một doanh nhân.
Đây là hai dấu hiệu đặc trưng một tông đồ sống thanh bần: sự khó nghèo và khả năng ca ngợi Chúa. Khi chúng ta thấy những tông đồ muốn xây dựng một Giáo Hội giàu có và thiếu vắng sự cho đi nhưng không, thì Giáo Hội trở nên già nua, Giáo Hội trở thành một tổ chức phi chính phủ, Giáo Hội trở nên thiếu sức sống. Hôm nay chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn cho chúng ta biết quý trọng sự hào phóng này là "Những gì nhận được nhưng không, hãy cho đi nhưng không'' Hãy nhận thức rõ ân sủng của Thiên Chúa là tiền thưởng mà chúng ta nhận được. Chúng ta hãy tiếp tục rao giảng Tin Mừng theo cách này.
Nghèo hèn và ca ngợi Thiên Chúa
Bùi Hữu Thư
17:55 11/06/2013
2013-06-11 Vatican Radio
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxicô sáng nay trong bài giảng Thánh Lễ tại nhà nguyện nhà Thánh Mác-ta nói: Phúc Âm phải được rao truyền một cách đơn giản. Ngài nói nghèo hèn và ca ngợi Thiên Chúa là hai dấu chỉ cốt yếu của một Giáo Hội truyền giáo và rao giảng Phúc Âm. Nhưng một Giáo Hội giầu có lại trở nên một Giáo Hội xưa cổ, không có sức sống, và trở thành một tổ chức phi chính phủ NGO sao lãng kho tàng chính thực của những ân sủng nhưng không của Thiên Chúa:
Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu bài giảng bằng trích dẫn lời Chúa Giêsu khuyên bảo các Môn Đệ, khi được sai đi loan báo Vương Quốc của Thiên Chúa: “Anh em đừng kiếm vàng bạc để giắt lưng " (Mt 10:9). Ngài nói, Chúa Kitô muốn chúng ta rao truyền Phúc Âm một cách giản dị, một sự đơn giản “đem lại quyền năng của Lời Chúa," Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp nối bằng trình bầy ý nghĩa chính trong lời Chúa Giêsu: “Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy." Ngài nói: “Tất cả mọi sự đều là ân sủng và nếu chúng ta bỏ ân sủng sang một bên khi chúng ta loan truyền Phúc Âm thì sẽ không hữu hiệu ".
"Thuyết giảng Phúc Âm lưu chuyển từ sự nhưng không, từ sự nhiệm mầu của việc cứu chuộc đã đến và tôi đã nhận được nhưng không thì tôi cũng phải cho đi nhưng không. Đây là tình trạng của chúng ta lúc khởi đầu. Thánh Phêrô không có một chương mục trong Ngân Hàng, và khi ngài phải trả thuế, Chúa Giêsu bảo ngài ra biển bắt cá và bán cá để trả nợ thuế. Thánh Philiphê, khi gặp trưởng bộ tài chánh của Hoàng Hậu Candace không nghĩ rằng: ‘Ồ, tốt lắm, chúng ta hãy thành lập một tổ chức để hỗ trợ cho Phúc Âm ...' Không! Ngài không làm một giao ước với bộ trưởng, ngài thuyết giảng và rửa tội, rồi bỏ đi ".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói Nước Trời là “một quà tặng nhưng không”, nhưng ngài cũng thêm là vào thuở ban đầu của cộng đồng Kitô giáo, thái độ này đã bị cám dỗ. Ngài nói "Có chước cám dỗ là muốn tìm sức mạnh ở chỗ khác thay vì ở chỗ không mất tiền”. Ngài lưu ý: Cám dỗ này tạo nên một chút ‘hiểu nhầm’, khi “việc loan truyền trở thành cách thức chiêu mộ dụ dỗ.” “Sức mạnh của chúng ta là chính sự nhưng không của Phúc Âm.” “Chúa Kitô mời gọi chúng ta rao giảng nhưng không dụ dỗ.” Trích dẫn Giáo Hoàng Benedictô XVI, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “Giáo Hội không bành trướng nhờ việc quyến dụ mà bằng cách thu hút mọi người về với mình.” Ngài nói: “Và sự thu hút này xẩy ra nhờ nhân chứng của những ai rao truyền sự nhưng không của việc cứu chuộc ".
"Tất cả đều là ân sủng. Và đâu là nhưng dấu chỉ khi các môn đệ sống trong sự nhưng không này? Có rất nhiều nhưng tôi chỉ muốn nhấn mạn vào hai điều này thôi: Trước hết là sự nghèo khó. Loan truyền Phúc Âm phải đi theo con đường của sự nghèo khó. Đây là nhân chứng của sự nghèo khó này: Tôi không có tài sản, tài sản của tôi là ânsủng tôi nhận được từ Thiên Chúa: chính sự nhưng không này là sự giầu có của chúng ta! Và sự nghèo khó này cứu chúng ta khỏi phải trở thành những quản gia, những thương gia… Công trình của Giáo Hội phải được xúc tiến, một số công trinh hơi phức tạp, nhưng với tấm lòng nghèo nàn, thay vì với tấm lòng của một nhà đầu tư hay một thương gia …"
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp: "Giáo Hội không phải là một tổ chức phi chính phủ NGO: phải là một cái gì khác, một cái gì quan trọng hơn. Tiếp nhận và loan tgruyền”. Dấu chỉ kia là “khả năng ngợi khen: khi một môn đệ không sống trong sự nhưng không này thì sẽ mất khả năng ngợi khen Thiên Chúa." Thực vậy, ngợi khen Thiên Chúa chính là “một sự nhưng không, đó là một kinh nguyện nhưng không: chúng ta không cầu xin, chúng ta chỉ ngợi khen.”
"Đây là hai dấu chỉ của một môn đệ sống trong sự nhưng không: nghèo nàn và ngợi khen Thiên Chúa. Và khi chúng ta thấy có những môn đệ muốn xây dựng một Giáo Hội giầu có và một Giáo Hội không có sự nhưng không của việc ca ngợi, thì Giáo Hội trở nên xưa cổ, trở nên một tổ chức phi chính phủ NGO, Giáo Hội trở nên thiếu sức sống. Hôm nay chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để công nhận sự quảng đại này: 'Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy’. Công nhận sự nhưng không này, ân sủng này của Thiên Chúa. Chúng ta hãy bước tới trong việc rao giảng Phúc Âm".
Top Stories
Holy See's concern regarding blocked access to medicines
VIS
11:22 11/06/2013
Vatican City, 11 June 2013 (VIS) – Archbishop Silvano M. Tomasi, C.S., Holy See permanent observer to the United Nations and other international organisations in Geneva, addressed the 23rd Session of the Human Rights Council after the Holy See delegation had reviewed the UN Report on Access to Medicines. Archbishop Tomasi's statement points out an “insufficient attention to certain factors cited as 'key elements' by the Special Rapporteur”.
Instead of the legal factors that were the Report's main focus, “the Holy See Delegation found that the Report paid insufficient attention to basic needs of individuals and families, at all stages of the life cycle from conception to natural death.” In order to effectively provide access to medicines, “an integral human development approach that promotes just legal frameworks as well as international solidarity, not only among States, but also among and between all peoples” must be developed. The Holy See noted, with alarm, “the difficulties millions of people face as they seek to obtain minimal subsistence and the medicines they need to cure themselves” and called for “establishing true distributive justice which guarantees everyone adequate care on the basis of objective needs.”
While the prerequisite of States' responsibility in making medicines available is clear, “the strong engagement of non-governmental and religious organizations in providing both medicines and a wide range of treatment and preventive measures to ensure the full enjoyment of the right to health also should have been acknowledged.” Archbishop Tomasi concluded his address with the observation that “optimal facilitation of access to medicine is a complex endeavour and deserves comprehensive analysis and acknowledgement of all factors contributing to its promotion, rather than a more restricted analysis of legal, economic, and political frameworks.“
While the prerequisite of States' responsibility in making medicines available is clear, “the strong engagement of non-governmental and religious organizations in providing both medicines and a wide range of treatment and preventive measures to ensure the full enjoyment of the right to health also should have been acknowledged.” Archbishop Tomasi concluded his address with the observation that “optimal facilitation of access to medicine is a complex endeavour and deserves comprehensive analysis and acknowledgement of all factors contributing to its promotion, rather than a more restricted analysis of legal, economic, and political frameworks.“
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tin Giáo Hội Việt Nam 4/6 - 10/6/2013
VietCatholic Network
07:59 11/06/2013
1. TIN GP THÁI BÌNH
Thánh lễ đặt viên đá góc tường, xây dựng nhà thờ giáo họ Quảng Châu, GX Bắc Trạch
Sáng Chúa Nhật ngày 02.6.2013 vừa qua, giáo họ Quảng Châu thuộc giáo xứ Bác Trạch, hạt Tiền Hải hân hoan chào đón Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ chủ chăn Giáo phận – về chủ sự thánh lễ và đặt viên đá xây dựng ngôi thánh đường mới.
Cách đây 77 năm, giáo họ Quảng Châu được tách ra từ giáo họ Nam Trại, nay là giáo xứ Nam Thái, và dựng tạm ngôi nhà thờ nhỏ trên khu đầm lầy thuộc xã Bắc Hải.
Sau 20 năm, ngôi nhà thờ đó đã bị hư hại trầm trọng. Năm 1956, giáo họ tái thiết ngôi nhà thờ khác, với diện tích 144 mét vuông.
Tuy nhiên, ngôi nhà thờ này cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu mục vụ của cộng đoàn, với con số gần 600 giáo dân.
Ngày 21.01.2013, cha xứ cùng cộng đoàn đã khởi công khai móng xây dựng ngôi nhà thờ mới, với diện tích 1.200 mét vuông trên thửa đất rộng 15.600 mét vuông. Tới nay, phần móng đã tạm hoàn tất. ĐGM giáo phận về làm phép khu đất và đặt viên đá góc tường xây dựng ngôi nhà thờ mới
Cùng đồng tế với Đức Cha, có: cha Augustinô Nguyễn Quang Huy – Chánh xứ Bác Trạch, Đức ông Giuse Phạm Văn Thắng, quý cha trong và ngoài giáo phận, quý khách và đông đảo tín hữu trong liên xứ Bác Trạch – Quan Cao và Vinh Sơn.
Đức Cha giảng trong thánh lễ. Ngài đã đề cập đến ý nghĩa của việc thực hành đức tin: Xây dựng ngôi thánh đường hữu hình, nhưng phải biết chăm lo ngôi thánh đường thiêng liêng là tâm hồn đón Chúa vào lòng
Đức Cha cũng thay mặt cộng đoàn, cám ơn tất cả các vị ân nhân, những người góp của góp công và tất cả những ai đã vất vả hy sinh cho công trình xây dựng Nhà Chúa. Ngài nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và trả công bội hậu cho tất cả.
Trước khi nhận phép lành trọng thể, một vị đại diện giáo họ đã lên bày tỏ tâm tình biết ơn Đức Cha vì sự quan tâm ưu ái của ngài dành cho cộng đoàn. Cảm ơn quý cha, quý vị khách và tất cả những người đã cộng tác cùng Giáo họ Quảng Châu trong việc tái thiết ngôi thánh đường này.
2. TIN GP PHÁT DIỆM
Thiếu nhi giáo phận Phát Diệm cử hành Năm Đức Tin - Thi Giáo Lý
Với chủ đề: “Em học với Chúa Giêsu” phần thi giáo lý, là phần thi mang tính cách giáo dục sâu sắc về đời sống đức tin đối với thiếu nhi trong toàn giáo phận.
Nằm trong sự kiện của chương trình ngày thiếu nhi giáo phận Phát Diệm cử hành năm đức tin.
Sau phần khởi động bằng một số trò chơi mang tính hài hước, nhằm tạo tinh thần thoải mái cho các em thiếu nhi, trước khi bước vào phần thi giáo lý.
Các thí sinh là những em thiếu nhi đang còn tuổi ấu thơ, nên phần thi giáo lý năm nay vừa tạo thêm sự học tập về giáo lý, còn là dịp để các em thiếu nhi trong giáo phận tìm hiểu về lịch sử truyền giáo của giáo phận.
Được sự quan tâm của quý cha, quý thầy, quý sơ, nội dung và hình thức của cuộc thi được soạn thảo một cách đơn giản và phong phú, nhưng mang tính gần gũi nhất với các em thiếu nhi.
Các hình thức được áp dụng như: thi theo cá nhân, thi theo tập thể, bằng cách quay số, chọn câu hỏi ngẫu nhiên.
Sau khi trả lời đúng câu hỏi, thì các em nhận được một tấm thẻ thắng giải, và dùng tấm thẻ đổi lấy những món quà mà mình thích, có sẵn trong gian hàng được trưng bày ở bên phải nhà thờ.
Qua chương trình thi giáo lý năm nay, các em thiếu nhi được thấm nhuần thêm lời Chúa, hiểu thêm về lịch sử của giáo phận và Giáo Hội Việt Nam.
Kết thúc cuộc thi giáo lý, các em nhỏ còn được Đức Cha Giuse của giáo phận căn dặn và ban lời giáo huấn, thắt chặt thêm tình cha - con trong sự hiệp nhất.
Hy vọng với những kiến thức mà các em thu lượm được, là hành trang cho các em bước vào đời trong sứ điệp làm chứng cho Đức tin.
3. TIN TGP Hà Nội:
18 linh mục thuộc TGP Hà Nội tham gia chuyến hành hương Đất Thánh, Do Thái
Trong tuần qua, có 18 linh mục thuộc TGP Hà Nội tham gia chuyến hành hương về Đất Thánh Do Thái.
Hầu hết các Cha đều đi hành hương Đất Thánh lần đầu tiên. Đây có thể coi là chuyến hành hương lịch sử của linh mục đoàn Tổng giáo phận Hà Nội, vì số linh mục trong đoàn đông nhất từ trước đến nay.
Quý Cha ở các khóa học trong đại chủng viện Hà Nội từ năm 1977 đến năm 2002, đều có đại diện tham dự chuyến hành hương này, tạo nên bầu không khí yêu thương trong đức tin, tình huynh đệ và lòng kính trọng. Cha cao niên nhất 73 tuổi, Cha trẻ nhất 38 tuổi.
Chỉ trong 6 ngày trên Đất Thánh, nhưng đoàn đã đến trên 50 địa điểm hành hương, và đã dâng thánh lễ tại 6 địa điểm.
Tất cả các địa điểm mà đoàn hành hương đi qua, đều theo dấu tích của Chúa Giêsu trên 2000 năm về trước.
Qua lời giới thiệu của nữ hướng dẫn viên người Việt về lịch sử và cuộc hành trình rao giao giảng TIN Mừng của Giêsu nơi thánh địa, các linh mục đều thấu hiểu tường tận về kinh thánh, cảm thấy đức tin của mình được củng cố vững vàng hơn, cầu nguyện sốt sáng hơn và xác tín những điều mình đã tin và đang rao giảng một cách kiên vững hơn.
Bên cạnh những thành quả thiêng liêng đó, đoàn hành hương còn học hỏi được nhiều điều bổ ích trên đất nước và nơi con người, dân Do Thái: từ cung cách ứng xử khi giao tiếp trong nhà cũng như ngoài đường phố; từ cách thiết kế đường xá, hệ thống điện nước phục vụ đời sống gia đình của người dân, đến hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp; từ cách thức mời khách mua hàng, đến tinh thần trách nhiệm khi phục vụ khách du lịch trên đất nước mình.
Hành hương Đất thánh còn là dịp để mỗi thành viên trong đoàn gặp gỡ khách hành hương trên khắp thế giới, với đủ mọi sắc tộc màu da, khác tiếng nói.
Chỉ vỏn vẹn sau 6 ngày hành hương, nhưng đoàn đã gặp hái nhiều ân sủng và tăng cường đức tin thêm vững mạnh hơn
4. TIN GP Ban Mê Thuột:
Giờ chầu Thánh Thể với Đức Thánh Cha và Giáo Hội hoàn vũ
Hiệp cùng Đức Thánh Cha Phanxicô, lúc 20 giờ 30 chiều, ngày 02. 06. 2013, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, giám mục giáo phận Ban Mê Thuột, đã chủ sự giờ chầu Thánh Thể tại nhà thờ Chính tòa.
Các giáo xứ trong Giáo Phận Ban Mê Thuột đều hiệp nhất cùng Đức Thánh Cha và mọi tín hữu trên toàn thế giới cử hành giờ chầu Thánh Thể, với chủ đề “ MỘT CHÚA, MỘT ĐỨC TIN" trong tinh thần hiệp thông thiêng liêng.
Mặc dù cơn mưa to kéo dài từ lúc 14 giờ 30 chiều, nhưng có rất đông tín hữu đến tham dự.
Ngoài sự hiện diện của cha Tổng Đại diện, còn có quí cha trong giáo xứ Thánh Tâm, các giáo xứ lân cận, quí Tu sĩ, Chủng sinh, Ứng sinh và đông đảo bà con giáo dân xa gần.
Trong giờ Chầu Thánh Thể, Đức Cha Vinh Sơn tha thiết cầu nguyện: “Xin sự bình an cho Giáo Hội, cho hoà bình trên toàn Thế Giới và cho Quê Hương VN
Cộng đoàn cùng giơ cao tay, sốt sắng đọc kinh Lạy Cha, như van nài Thiên Chúa đoái thương đến đoàn con đang thao thức mong chờ ơn Ngài tuôn đổ xuống, giờ đây chỉ còn biết cậy trông và phó thác vào lòng Chúa xót thương.
Giờ Chầu Thánh Thể diễn ra thật trang nghiêm và sốt sắng. Sau giờ Chầu, mọi người ra về trong hân hoan và vui mừng
5. TIN GP ĐÀ LẠT
Các em Thiếu Nhi giáo họ Đức Mẹ Vô Nhiễm, giáo xứ Cát Tiên, đón phái đoàn giáo xứ Thánh Khang, Thủ Đức đến viếng thăm, nhân dịp ngày Quốc Tế Thiếu Nhi
Phái đoàn Sàigòn gồm có các anh chị em thuộc ca đoàn, giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang - Thủ Đức, có khoảng 50 người, đã đến thăm giáo họ Đức Mẹ Vô Nhiễm, xã Đồng Nai Thượng, thuộc giáo xứ Cát Tiên, giáo hạt Bảo Lộc.
Phái đoàn đến thăm viếng giáo xứ Cát Tiên, tặng quà và tổ chức sinh hoạt văn nghệ vui chơi cho các em thiếu nhi.
Những trò chơi rất vui nhộn như: ném lon, thảy vòng, đá banh, ném phi tiêu... đặc biệt là các anh chị còn mang các pho tượng thạch cao cho các em tập tô màu.
Đây là lần đầu tiên các em ở vùng sâu, vùng xa được cầm những cây cọ vẽ màu .
Sau khi tham gia các trò chơi, dù thắng hay thua, các em đều được lãnh thưởng.
Phần thưởng gồm: mũ, sách vở, bút viết, sữa, mì tôm, dầu gió..vv...
Ngoài ra các em còn được thưởng thức các món ăn của các gian hàng, như: cá viên chiên, trái cây đủ loại, nước ngọt, bánh, kẹo, sữa, tất cả hoàn toàn miễn phí...
Thật là một ngày vui tươi, thoải mái với các em nơi một vùng xa xôi, chưa có dịp ra thành thị. Các anh chị em ca đoàn Thánh Nguyễn Duy Khang ra về, để lại nơi giáo xứ Cát Tiên một tình cảm chân thành, yêu thương mà các em thiếu nhi khó có thể quên được.
6. TIN GP ĐÀ LẠT
Giáo Xứ Thiện Lộc, Giáo Hạt Bảo Lộc Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Và đón Tân Linh Mục Quản Xứ
Sáng ngày 03/6/2013, Đức Cha Antôn Nguyễn Huy Chương giáo phận Đà Lạt và hơn 40 Linh Mục đã cử hành Thánh lễ mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam và kỷ niệm 40 năm thiết lập giáo xứ Thiện Lộc, giáo hạt Bảo Lộc, đồng thời bổ nhiệm Cha Tân Quản xứ: Giuse Nguyễn Minh Cường, thay thế Cha Giuse Trần Thành Công xin nghỉ hưu.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha giới thiệu đôi nét tổng quát về giáo xứ Thiện Lộc, đã được thiết lập từ ngày 03/6/1973. Quản xứ tiên khởi là Cha Phêrô Lê Quang Nhung và các vị linh mục quản xứ tiền nhiệm cho đến nay.
Đức Cha đã bổ nhiệm Cha Giuse Nguyễn Minh Cường, nguyên Phó xứ Tân Hóa (2009-2013) về làm Quản xứ Thiện Lộc. Cha Cường năm nay 42 tuổi, thụ phong Linh Mục năm 2009
Sau đó Đức Cha giới thiệu những nghi thức trong việc Bổ Nhiệm Cha Quản xứ như: đọc thư bổ nhiệm, trao chìa khóa nhà thờ, tuyên xưng Đức Tin và thề trung thành trong nhiệm vụ.
Trong phần Phụng vụ Lời Chúa, Cha Tân Quản xứ công bố bài Phúc Âm, nhắc nhở nhiệm vụ mục tử, rao giảng Tin Mừng.
Sau bài giảng của Đức Cha, Cha Tân Quản Xứ đã lặp lại lời tuyên hứa lúc thụ phong LM, rồi ngồi vào ghế chủ tọa, nói lên nhiệm vụ Lãnh Đạo.
Tiếp đến, Cha nhận giếng Rửa tội và ngồi vào tòa Giải tội, nhắc nhở nhiệm vụ thánh hóa tha nhân. Việc đóng cửa, mở cửa nhà thờ cũng như kéo chuông, nói lên việc kêu mời mọi người đến với Thiên Chúa.
Sau cùng, Cha Tân Quản Xứ mở cửa Nhà Tạm, chạm tay vào bình đựng Mình Thánh cùng xông hương Thánh Thể, nhắc nhở Bí Tích Thánh Thể là trung tâm của đời sống Linh Mục.
Thánh lễ đã diễn ra trong bầu khí sốt sáng và trang trọng của nghi thức bổ nhiệm, cùng với niềm vui và lòng tri ân của cộng đoàn Giáo xứ khi mừng kỷ niệm 40 năm lập xứ và đón nhận Cha Tân Quản xứ.
Ngỏ lời với Cộng đoàn cuối Thánh lễ, Cha Tân Quản xứ lặp lại lời thư bổ nhiệm: “Tôi xin đón nhận Giáo xứ trong niềm vui và bình an và làm cho Giáo xứ trở thành Cộng đoàn say mê Truyền giáo, theo gương cộng đoàn Tín hữu thời các Thánh Tông Đồ.
Và mời gọi giáo dân nhiệt thành cộng tác, để xây dựng cộng đoàn hiệp nhất và yêu thương, dựa trên Lời Chúa và Thánh Thể.
Hiện diện trong ngày vui này, rất đông giáo dân giáo xứ Thiện Lộc, còn có rất nhiều Tu sĩ nam nữ, bà con giáo dân giáo xứ Tân Hóa, giáo họ Bờ Đơ, Lộc An, giáo xứ Tân Lạc, giáo xứ Thanh Xá và thân nhân của Cha Tân Quản xứ cùng đến chung vui với Giáo xứ Thiện Lộc.
7. TIN TGP SÀIGÒN
Thánh lễ Truyền chức Linh mục cho 25 thầy Phó Tế
Cuối tuần qua tại Vương cung Thánh đường, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục giáo phận Sàigòn đã chủ sự Thánh lễ truyền chức linh mục cho 25 thầy phó tế gồm có:
-12 thầy Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sàigòn
-8 thầy Dòng Đồng Công và
-5 thày Tu hội Truyền giáo Thánh Vinh Sơn
Cùng đồng tế với Đức Hồng Y có Đức Cha Phêrô giám mục phụ tá TGP; Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc, Linh mục Gioakim Trần Văn Hương, giám đốc Đại Chủng Viện (ĐCV) , Cha Tổng Đại diện, quý cha Đại diện các Đức Giám Mục các giáo phận, quý cha bề trên và trên 200 linh mục.
Đến Tham dự có hàng ngàn người, gồm có: các tu sĩ nam nữ, chủng sinh, cha mẹ, thân nhân của 25 tiến chức và giáo dân khắp nơi.
Mở đầu Thánh lễ, ĐHY mời gọi mọi người hãy chung lòng tạ ơn Thiên Chúa, ban cho Giáo Hội Việt Nam thêm mục tử tốt lành, để chăm lo dẫn dắt đoàn chiên Chúa.
Chúng ta hãy hợp ý với nhau cầu xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành, đổi mới và giúp cho các mục tử, ngày càng trở nên những mục tử, như lòng Chúa mong muốn, và như dân Chúa mong đợi.
Sau phần Phụng vụ Lời Chúa, là nghi thức truyền chức.
Cha Phêrô Kiều Công Tùng, giáo sư ĐCV, đã mời từng tiến chức tiến lên trước bàn thờ.
Cha giám đốc ĐCV đã chứng nhận các ứng sinh trên được coi là xứng đáng nhận chức linh mục, và xin ĐHY tuyển chọn. ĐHY đã chấp nhận.
Sau khi tiếp nhận, ĐHY nhắc nhở các tiến chức: Lãnh nhận chức linh mục phải thi hành sứ vụ Chúa Kitô đã làm và tiếp tục trong Giáo Hội của Ngài, sứ vụ loan báo Tin Mừng, xây dựng mở mang nước Chúa, cùng sự cộng tác của những người cũng mang một tinh thần yêu thương phục vụ, một con tim đầy lòng Chúa thương xót, trong tình liên đới với nhau.
Sau khi các tân linh mục mặc phẩm phục, Đức Cha phụ tá xức dầu trên tay, trao chén thánh, và chúc bình an cho các tân linh mục. Các tân linh mục lần lượt đến đón nhận cử chỉ chúc bình an của Đức Hồng Y, Đức Cha phụ tá Giuse, Cha giám đốc ĐCV, Cha Tổng Đại diện, quý cha Đại diện các giám mục, quý cha Bề trên như một nghĩa cử nhận các tân chức vào linh mục đoàn.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, các tân linh mục tiến ra giữa bàn thờ, một vị đại diện nói lên lời tri ân ĐHY, hai Đức Cha phụ tá, cha Giám đốc, ban Giám đốc, ban giáo sư ĐCV, quý cha Bề trên, ban huấn luyện dòng Đồng Công và Tu hội Truyền giáo Thánh Vinh Sơn, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, cám ơn cha mẹ, cộng đoàn luôn cầu nguyện và tạo mọi điều kiện tu học.
Sau khi chụp hình lưu niệm với các tân linh mục. Mọi người ra về trong niềm hân hoan.
8. TIN GP XUÂN LỘC
Đại Chủng viện thánh Giuse Xuân Lộc truyền chức Linh mục cho 50 thầy Phó tế
Tuần qua, do Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Chinh, Giám mục giáo phận Xuân Lộc đã chủ sự Thánh lễ truyền chức cho 45 thầy Phó tế thuộc khoá I ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc, 5 thầy Phó tế thuộc các Dòng Tu và Tu hội
Có hàng ngàn người, đủ mọi thành phần trong Giáo Phận đã quy tụ về Toà Giám mục rất sớm. Đúng 7 giờ, đoàn Đồng Tế gồm có: quí Thầy Phó tế đi song song với quí ông bà cố, Linh mục đoàn, cùng với các Giám mục, di chuyển từ phía Nhà Mục vụ của Toà Giám Mục tiến về lễ đài.
Đoàn đồng tế có: Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, giám mục Phụ Tá Giáo Phận, Giám đốc ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc; Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, giám mục giáo phận Phát Diệm; Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, giám mục phó giáo phận Bùi Chu.
Sau phần đầu mở thánh lễ của Đức Cha Đaminh chủ tế, là nghi thức phong chức Linh mục Sau khi giới thiệu ứng viên, cha Phó Giám đốc ĐCV Giuse Đoàn Viết Thảo trình lên Đức Cha danh sách các ứng viên, xin Đức Cha phong chức.
Phần chính của Bí tích truyền chức, Đức Giám Mục đặt tay trên các tiến chức và Lời nguyện thánh hiến.
Kế tiếp là nghi thức trao phẩm phục do chính tay các ông bà cố mặc cho các quí tử Tân Linh mục. Đức Cha xức dầu bàn tay, trao chén lễ có bánh rượu.
Với con số 50 Tân Linh mục, đây là một đại lễ truyền chức, có nhiều Tân chức nhất trong lịch sử giáo phận Xuân Lộc.
Trước khi kết lễ, Đức ông Vinh Sơn thay mặt Giáo Phận dâng lên Đức Cha Giáo Phận, quý Đức Cha lời cảm tạ, tri ân.
Sau đó một Tân Linh mục lên nói lời cám ơn Đức Cha giáo Phận, quý Đức Cha, Quí Đức ông, quý Cha quản hạt, quý cha giáo, quý cha đồng tế, quí Bề trên, quý thầy, quý dì, thân nhân và ân nhân, quý khách …,đặc biệt quý ông bà cố đã sinh thành và dưỡng dục nên người.
Sau thánh lễ, các Đức Giám Mục, các Cha và quý khách vào nhà ăn của Toà Giám Mục dùng bữa ăn trưa thân mật
9. Dòng Đồng Công Sàigòn: Tổ chức trại Sa Mạc cho các Thầy Trợ úy
Cuối tuần qua, đáp lời mời của cha Micae Thân Văn Duy, Dòng Đồng Công, Cha Giuse Phạm Đức Tuấn, Tuyên úy Liên đoàn. Ban Tuyên úy và Huấn luyện viên Liên đoàn Anrê Phú Yên đã đến Cộng đoàn Mẫu Tâm Thủ Đức chia sẻ những kiến thức về Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể cho hơn 40 tu sĩ của dòng.
Các tu sĩ này đã học xong năm thứ tư Thần học, ở độ tuổi 40-50, các thày đang và sẽ đi công tác mục vụ giúp các giáo xứ.
Hiện nay, các phong trào Thiếu nhi Thánh Thể đang được tái lập hầu hết ở các giáo xứ. Do đó các thày cần hiểu rõ về tổ chức của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể để đi giúp xứ, hợp tác với các vị tuyên úy và huynh trưởng.
Ý định ban đầu của Dòng chỉ là chia sẻ phần lý thuyết, nhưng khi bước vào trại Sa mạc, các thày đã tham gia nhiệt tình với những gợi ý là, Liên đoàn nên bổ sung thêm phần thực hành như: Những trò chơi, những bài hát, những cử điệu sinh hoạt tập thể..vv...
Đêm đầu tiên, chung quanh ánh Lửa thiêng Thánh Thể, các thầy đã nhiệt tình chia sẻ những kiến thức uyên thâm cùng những kinh nghiệm, trong công tác giáo dục trước những thực tại đầy khó khăn, trong bối cảnh xã hội ngày nay, các thầy cùng với Cha Tuyên úy Giuse Trần Viết Thái, trao đổi tìm những phương thế thích hợp để giáo dục đức tin cho thiếu nhi và giới trẻ.
Làm cách nào để giúp các thanh thiếu niên bỏ lối sống đạo hời hợt, hình thức, cũng như hoàn toàn mất đức tin không còn sống đạo, do thiếu hiểu biết về giáo lý.
Việc đến lớp giáo lý không thể là một việc chế tài bằng các bí tích hay một áp lực nào khác.
Qua màn diễn nguyện, các thầy trình diễn lại phương cách giáo dục cổ xưa và Phương cách giáo huấn của các mục tử nhân lành thời nay?
Các thầy đã được học tập và trao nhiều phương pháp giáo dục, sinh hoạt hữu, để truyền đạt lại cho các em Thiếu Nhi
Cuối Thánh lễ, đại diện các thầy đã lên cám ơn Liên đoàn và bày tỏ cảm nghĩ của mình, và đặc biệt các thầy rất vui mừng khi được đón nhận là những người đồng hành với các huynh trưởng và các em thiếu nhi.
Đáp lời, cha Tuyên úy cám ơn cha Bề trên dòng đã tạo điều kiện cho Liên đoàn hiện diện nơi đây. Ngài bày tỏ sự trân trọng và biết ơn về sự góp mặt quý báu của các Dòng trong công tác giáo dục đức tin cho thiếu nhi, trong vai trò Trợ úy Thiếu nhi Thánh Thể.
10. TIN GP VĨNH LONG
Họ đạo Mai Phốp khánh thành Tượng Đài Chúa Kitô Vua
Bầu không khí hân hoan tràn ngập khu vực "ngã ba nhà thờ". Nhiều người nô nức hân hoan vì đã lâu mới có ngày hội lớn như hôm nay.
Ngay cổng chính dẫn vào nhà thờ, tượng Thánh Tâm Chúa nhân từ, đứng oai nghi dang rộng đôi tay ban ơn chúc phúc cho mọi người tín hữu. Vị trí đặt tượng ngay chính giữa trung tâm quảng trường nơi sẽ diễn ra những cuộc lễ lớn, đủ chỗ cho các tín hữu đông đảo tham dự.
Bên phải của tượng đài là đồi Thánh Giá Chúa, mô phỏng theo đồi Cavê xưa.
Nơi đây mỗi người khi đến tham dự Thánh lễ, các giờ kinh nguyện có dịp hồi tâm xét mình, sám hối vì những lầm lỗi dẫn đến việc Chúa Giêsu chịu treo trên Thập giá xưa.
Thánh lễ ban chiều, Chúa Nhật tuần qua, có hàng ngàn người đổ về khuôn viên nhà thờ Mai Phốp, huyện Vũng Liêm; tỉnh Vĩnh Long tham dự Thánh Lễ, chuẩn bị cho ngày khánh thành Tượng đài Thánh Tâm Chúa Giêsu Kitô Vua.
19 giờ tối, đêm diễn nguyện: “HÁT MÃI LỜI TRI ÂN” chào mừng ngày khánh thành tại quảng trường Thánh Tâm Chúa và đồi Thánh Giá.
Các em thiếu nhi, các bạn trẻ, các gia trưởng, các hiền mẫu có dịp bày tỏ niềm hân hoan, tham gia trình diễn văn nghệ với những: bài ca, điệu múa, họat cảnh trong tâm tình cảm tạ, ngợi khen vinh danh Thiên Chúa.
Không chỉ có bổn đạo sở tại, mà còn có anh chị em thuộc các họ đạo lân cận, cũng đến chia sẻ niềm vui và đại diện Chính quyền địa phương nữa.
Linh Mục Phụ tá Mattheu Nguyễn Tấn Thụy làm MC. với giọng nói trầm ấm, Ngài giới thiệu chương trình vừa dứt lời, thì tiết mục mở màn của đội trống họ đạo Mỹ Chánh đã đem đến cho khán giả một không khí sôi động, hào hứng.
Kế đến là các tiết mục trình diễn liên tiếp của các em thiếu nhi thuộc các họ đạo: Mai Phốp, Mỹ Chánh, Phước Hảo, Vĩnh Kim.
Đặc biệt có quý Soeurs Dòng Thánh Phao lô, với các em múa của lớp mẫu giáo Bình Minh từ Trà Vinh lên, và điệu múa của các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn biểu diễn, được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt .
Sáng thứ hai, ngày 03 tháng 6 là ngày lễ chính. Từ sáng sớm quí chức trong họ đạo, các đòan thể đã tập trung quảng trường. Mỗi người, mỗi việc chuẩn bị đón quan khách từ các nơi đến.
Đúng 9 giờ 30 sáng, Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân giám mục giáo phận Vĩnh Long đến, cùng với quí cha, quí tu sĩ, quí vị ân nhân, thân hữu xa gần đã về đây tham dự Thánh lễ cầu nguyện, chia sẻ niềm vui với họ đạo và cha sở.
Đội kèn đồng trổi nhạc chào mừng. Cha sở, Cha phụ tá và qúi chức nghênh đón Đức Cha từ cổng nhà thờ.
Sau khi Đức Cha viếng nhà thờ, cầu nguện và mặc phẩm phục, đòan đồng tế gồm trên 80 Linh Mục trong Giáo phận cùng Đức Giám Mục tiến ra quảng trường.
Đức Cha đã làm phép tượng Thánh Tâm Chúa. Ngài cũng lên Đồi Thánh Giá làm phép Thánh giá và tượng Chúa trên thập giá.
Cùng đồng tế Thánh lễ có quí Cha Hạt Trưởng, quý Cha Giáo từng đào tạo Cha Micae từ tiểu chủng viện đến Đại chủng viện.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Giám Mục Tôma nhấn mạnh về vai trò người mục tử hôm nay phải biết can đảm đi tìm chiên lạc. Mỗi Linh mục phải để lại dấu ấn nơi mình phục vụ, không phải là những cơ sở vật chất đồ sộ mà phải là dấu ấn tình yêu.
Cha sở Micae muốn tình yêu của Chúa Giêsu luôn ở giữa cộng đòan, nên Ngài đã xây dựng Tượng đài Thánh Tâm Chúa, qua đó mỗi bổn đạo trong họ đạo Mai Phốp cũng phải biết xây dựng gia đình mình, tâm hồn mình luôn có tình yêu mãnh liệt từ trái tim Chúa. Đó mới là ý nghĩa của việc làm tốt lành hôm nay.
Đức Giám Mục cũng cầu chúc Cha sở họ đạo luôn có được ơn Chúa tuôn tràn, để phục vụ Giáo Hội, phục vụ mọi người như lòng Chúa mong ước, nhân kỷ niệm 25 năm ngày bước lên bàn Thánh của Cha.
Sau Thánh lễ, Đức Giám Mục, quý cha, quí tu sĩ và mọi người đã quây quần bên nhau trong bữa cơm thân mật với giáo dân trong họ đạo.
Mọi người khi ra về đều đựơc các thiếu nữ duyên dáng của họ đạo, tặng một tấm hình lưu niệm quảng trường Thánh Tâm, Đồi Thánh Giá và nhà thờ họ đạo Mai Phốp.
Thánh lễ đặt viên đá góc tường, xây dựng nhà thờ giáo họ Quảng Châu, GX Bắc Trạch
Sáng Chúa Nhật ngày 02.6.2013 vừa qua, giáo họ Quảng Châu thuộc giáo xứ Bác Trạch, hạt Tiền Hải hân hoan chào đón Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ chủ chăn Giáo phận – về chủ sự thánh lễ và đặt viên đá xây dựng ngôi thánh đường mới.
Cách đây 77 năm, giáo họ Quảng Châu được tách ra từ giáo họ Nam Trại, nay là giáo xứ Nam Thái, và dựng tạm ngôi nhà thờ nhỏ trên khu đầm lầy thuộc xã Bắc Hải.
Sau 20 năm, ngôi nhà thờ đó đã bị hư hại trầm trọng. Năm 1956, giáo họ tái thiết ngôi nhà thờ khác, với diện tích 144 mét vuông.
Tuy nhiên, ngôi nhà thờ này cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu mục vụ của cộng đoàn, với con số gần 600 giáo dân.
Ngày 21.01.2013, cha xứ cùng cộng đoàn đã khởi công khai móng xây dựng ngôi nhà thờ mới, với diện tích 1.200 mét vuông trên thửa đất rộng 15.600 mét vuông. Tới nay, phần móng đã tạm hoàn tất. ĐGM giáo phận về làm phép khu đất và đặt viên đá góc tường xây dựng ngôi nhà thờ mới
Cùng đồng tế với Đức Cha, có: cha Augustinô Nguyễn Quang Huy – Chánh xứ Bác Trạch, Đức ông Giuse Phạm Văn Thắng, quý cha trong và ngoài giáo phận, quý khách và đông đảo tín hữu trong liên xứ Bác Trạch – Quan Cao và Vinh Sơn.
Đức Cha giảng trong thánh lễ. Ngài đã đề cập đến ý nghĩa của việc thực hành đức tin: Xây dựng ngôi thánh đường hữu hình, nhưng phải biết chăm lo ngôi thánh đường thiêng liêng là tâm hồn đón Chúa vào lòng
Đức Cha cũng thay mặt cộng đoàn, cám ơn tất cả các vị ân nhân, những người góp của góp công và tất cả những ai đã vất vả hy sinh cho công trình xây dựng Nhà Chúa. Ngài nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và trả công bội hậu cho tất cả.
Trước khi nhận phép lành trọng thể, một vị đại diện giáo họ đã lên bày tỏ tâm tình biết ơn Đức Cha vì sự quan tâm ưu ái của ngài dành cho cộng đoàn. Cảm ơn quý cha, quý vị khách và tất cả những người đã cộng tác cùng Giáo họ Quảng Châu trong việc tái thiết ngôi thánh đường này.
2. TIN GP PHÁT DIỆM
Thiếu nhi giáo phận Phát Diệm cử hành Năm Đức Tin - Thi Giáo Lý
Với chủ đề: “Em học với Chúa Giêsu” phần thi giáo lý, là phần thi mang tính cách giáo dục sâu sắc về đời sống đức tin đối với thiếu nhi trong toàn giáo phận.
Nằm trong sự kiện của chương trình ngày thiếu nhi giáo phận Phát Diệm cử hành năm đức tin.
Sau phần khởi động bằng một số trò chơi mang tính hài hước, nhằm tạo tinh thần thoải mái cho các em thiếu nhi, trước khi bước vào phần thi giáo lý.
Các thí sinh là những em thiếu nhi đang còn tuổi ấu thơ, nên phần thi giáo lý năm nay vừa tạo thêm sự học tập về giáo lý, còn là dịp để các em thiếu nhi trong giáo phận tìm hiểu về lịch sử truyền giáo của giáo phận.
Được sự quan tâm của quý cha, quý thầy, quý sơ, nội dung và hình thức của cuộc thi được soạn thảo một cách đơn giản và phong phú, nhưng mang tính gần gũi nhất với các em thiếu nhi.
Các hình thức được áp dụng như: thi theo cá nhân, thi theo tập thể, bằng cách quay số, chọn câu hỏi ngẫu nhiên.
Sau khi trả lời đúng câu hỏi, thì các em nhận được một tấm thẻ thắng giải, và dùng tấm thẻ đổi lấy những món quà mà mình thích, có sẵn trong gian hàng được trưng bày ở bên phải nhà thờ.
Qua chương trình thi giáo lý năm nay, các em thiếu nhi được thấm nhuần thêm lời Chúa, hiểu thêm về lịch sử của giáo phận và Giáo Hội Việt Nam.
Kết thúc cuộc thi giáo lý, các em nhỏ còn được Đức Cha Giuse của giáo phận căn dặn và ban lời giáo huấn, thắt chặt thêm tình cha - con trong sự hiệp nhất.
Hy vọng với những kiến thức mà các em thu lượm được, là hành trang cho các em bước vào đời trong sứ điệp làm chứng cho Đức tin.
3. TIN TGP Hà Nội:
18 linh mục thuộc TGP Hà Nội tham gia chuyến hành hương Đất Thánh, Do Thái
Trong tuần qua, có 18 linh mục thuộc TGP Hà Nội tham gia chuyến hành hương về Đất Thánh Do Thái.
Hầu hết các Cha đều đi hành hương Đất Thánh lần đầu tiên. Đây có thể coi là chuyến hành hương lịch sử của linh mục đoàn Tổng giáo phận Hà Nội, vì số linh mục trong đoàn đông nhất từ trước đến nay.
Quý Cha ở các khóa học trong đại chủng viện Hà Nội từ năm 1977 đến năm 2002, đều có đại diện tham dự chuyến hành hương này, tạo nên bầu không khí yêu thương trong đức tin, tình huynh đệ và lòng kính trọng. Cha cao niên nhất 73 tuổi, Cha trẻ nhất 38 tuổi.
Chỉ trong 6 ngày trên Đất Thánh, nhưng đoàn đã đến trên 50 địa điểm hành hương, và đã dâng thánh lễ tại 6 địa điểm.
Tất cả các địa điểm mà đoàn hành hương đi qua, đều theo dấu tích của Chúa Giêsu trên 2000 năm về trước.
Qua lời giới thiệu của nữ hướng dẫn viên người Việt về lịch sử và cuộc hành trình rao giao giảng TIN Mừng của Giêsu nơi thánh địa, các linh mục đều thấu hiểu tường tận về kinh thánh, cảm thấy đức tin của mình được củng cố vững vàng hơn, cầu nguyện sốt sáng hơn và xác tín những điều mình đã tin và đang rao giảng một cách kiên vững hơn.
Bên cạnh những thành quả thiêng liêng đó, đoàn hành hương còn học hỏi được nhiều điều bổ ích trên đất nước và nơi con người, dân Do Thái: từ cung cách ứng xử khi giao tiếp trong nhà cũng như ngoài đường phố; từ cách thiết kế đường xá, hệ thống điện nước phục vụ đời sống gia đình của người dân, đến hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp; từ cách thức mời khách mua hàng, đến tinh thần trách nhiệm khi phục vụ khách du lịch trên đất nước mình.
Hành hương Đất thánh còn là dịp để mỗi thành viên trong đoàn gặp gỡ khách hành hương trên khắp thế giới, với đủ mọi sắc tộc màu da, khác tiếng nói.
Chỉ vỏn vẹn sau 6 ngày hành hương, nhưng đoàn đã gặp hái nhiều ân sủng và tăng cường đức tin thêm vững mạnh hơn
4. TIN GP Ban Mê Thuột:
Giờ chầu Thánh Thể với Đức Thánh Cha và Giáo Hội hoàn vũ
Hiệp cùng Đức Thánh Cha Phanxicô, lúc 20 giờ 30 chiều, ngày 02. 06. 2013, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, giám mục giáo phận Ban Mê Thuột, đã chủ sự giờ chầu Thánh Thể tại nhà thờ Chính tòa.
Các giáo xứ trong Giáo Phận Ban Mê Thuột đều hiệp nhất cùng Đức Thánh Cha và mọi tín hữu trên toàn thế giới cử hành giờ chầu Thánh Thể, với chủ đề “ MỘT CHÚA, MỘT ĐỨC TIN" trong tinh thần hiệp thông thiêng liêng.
Mặc dù cơn mưa to kéo dài từ lúc 14 giờ 30 chiều, nhưng có rất đông tín hữu đến tham dự.
Ngoài sự hiện diện của cha Tổng Đại diện, còn có quí cha trong giáo xứ Thánh Tâm, các giáo xứ lân cận, quí Tu sĩ, Chủng sinh, Ứng sinh và đông đảo bà con giáo dân xa gần.
Trong giờ Chầu Thánh Thể, Đức Cha Vinh Sơn tha thiết cầu nguyện: “Xin sự bình an cho Giáo Hội, cho hoà bình trên toàn Thế Giới và cho Quê Hương VN
Cộng đoàn cùng giơ cao tay, sốt sắng đọc kinh Lạy Cha, như van nài Thiên Chúa đoái thương đến đoàn con đang thao thức mong chờ ơn Ngài tuôn đổ xuống, giờ đây chỉ còn biết cậy trông và phó thác vào lòng Chúa xót thương.
Giờ Chầu Thánh Thể diễn ra thật trang nghiêm và sốt sắng. Sau giờ Chầu, mọi người ra về trong hân hoan và vui mừng
5. TIN GP ĐÀ LẠT
Các em Thiếu Nhi giáo họ Đức Mẹ Vô Nhiễm, giáo xứ Cát Tiên, đón phái đoàn giáo xứ Thánh Khang, Thủ Đức đến viếng thăm, nhân dịp ngày Quốc Tế Thiếu Nhi
Phái đoàn Sàigòn gồm có các anh chị em thuộc ca đoàn, giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang - Thủ Đức, có khoảng 50 người, đã đến thăm giáo họ Đức Mẹ Vô Nhiễm, xã Đồng Nai Thượng, thuộc giáo xứ Cát Tiên, giáo hạt Bảo Lộc.
Phái đoàn đến thăm viếng giáo xứ Cát Tiên, tặng quà và tổ chức sinh hoạt văn nghệ vui chơi cho các em thiếu nhi.
Những trò chơi rất vui nhộn như: ném lon, thảy vòng, đá banh, ném phi tiêu... đặc biệt là các anh chị còn mang các pho tượng thạch cao cho các em tập tô màu.
Đây là lần đầu tiên các em ở vùng sâu, vùng xa được cầm những cây cọ vẽ màu .
Sau khi tham gia các trò chơi, dù thắng hay thua, các em đều được lãnh thưởng.
Phần thưởng gồm: mũ, sách vở, bút viết, sữa, mì tôm, dầu gió..vv...
Ngoài ra các em còn được thưởng thức các món ăn của các gian hàng, như: cá viên chiên, trái cây đủ loại, nước ngọt, bánh, kẹo, sữa, tất cả hoàn toàn miễn phí...
Thật là một ngày vui tươi, thoải mái với các em nơi một vùng xa xôi, chưa có dịp ra thành thị. Các anh chị em ca đoàn Thánh Nguyễn Duy Khang ra về, để lại nơi giáo xứ Cát Tiên một tình cảm chân thành, yêu thương mà các em thiếu nhi khó có thể quên được.
6. TIN GP ĐÀ LẠT
Giáo Xứ Thiện Lộc, Giáo Hạt Bảo Lộc Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Và đón Tân Linh Mục Quản Xứ
Sáng ngày 03/6/2013, Đức Cha Antôn Nguyễn Huy Chương giáo phận Đà Lạt và hơn 40 Linh Mục đã cử hành Thánh lễ mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam và kỷ niệm 40 năm thiết lập giáo xứ Thiện Lộc, giáo hạt Bảo Lộc, đồng thời bổ nhiệm Cha Tân Quản xứ: Giuse Nguyễn Minh Cường, thay thế Cha Giuse Trần Thành Công xin nghỉ hưu.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha giới thiệu đôi nét tổng quát về giáo xứ Thiện Lộc, đã được thiết lập từ ngày 03/6/1973. Quản xứ tiên khởi là Cha Phêrô Lê Quang Nhung và các vị linh mục quản xứ tiền nhiệm cho đến nay.
Đức Cha đã bổ nhiệm Cha Giuse Nguyễn Minh Cường, nguyên Phó xứ Tân Hóa (2009-2013) về làm Quản xứ Thiện Lộc. Cha Cường năm nay 42 tuổi, thụ phong Linh Mục năm 2009
Sau đó Đức Cha giới thiệu những nghi thức trong việc Bổ Nhiệm Cha Quản xứ như: đọc thư bổ nhiệm, trao chìa khóa nhà thờ, tuyên xưng Đức Tin và thề trung thành trong nhiệm vụ.
Trong phần Phụng vụ Lời Chúa, Cha Tân Quản xứ công bố bài Phúc Âm, nhắc nhở nhiệm vụ mục tử, rao giảng Tin Mừng.
Sau bài giảng của Đức Cha, Cha Tân Quản Xứ đã lặp lại lời tuyên hứa lúc thụ phong LM, rồi ngồi vào ghế chủ tọa, nói lên nhiệm vụ Lãnh Đạo.
Tiếp đến, Cha nhận giếng Rửa tội và ngồi vào tòa Giải tội, nhắc nhở nhiệm vụ thánh hóa tha nhân. Việc đóng cửa, mở cửa nhà thờ cũng như kéo chuông, nói lên việc kêu mời mọi người đến với Thiên Chúa.
Sau cùng, Cha Tân Quản Xứ mở cửa Nhà Tạm, chạm tay vào bình đựng Mình Thánh cùng xông hương Thánh Thể, nhắc nhở Bí Tích Thánh Thể là trung tâm của đời sống Linh Mục.
Thánh lễ đã diễn ra trong bầu khí sốt sáng và trang trọng của nghi thức bổ nhiệm, cùng với niềm vui và lòng tri ân của cộng đoàn Giáo xứ khi mừng kỷ niệm 40 năm lập xứ và đón nhận Cha Tân Quản xứ.
Ngỏ lời với Cộng đoàn cuối Thánh lễ, Cha Tân Quản xứ lặp lại lời thư bổ nhiệm: “Tôi xin đón nhận Giáo xứ trong niềm vui và bình an và làm cho Giáo xứ trở thành Cộng đoàn say mê Truyền giáo, theo gương cộng đoàn Tín hữu thời các Thánh Tông Đồ.
Và mời gọi giáo dân nhiệt thành cộng tác, để xây dựng cộng đoàn hiệp nhất và yêu thương, dựa trên Lời Chúa và Thánh Thể.
Hiện diện trong ngày vui này, rất đông giáo dân giáo xứ Thiện Lộc, còn có rất nhiều Tu sĩ nam nữ, bà con giáo dân giáo xứ Tân Hóa, giáo họ Bờ Đơ, Lộc An, giáo xứ Tân Lạc, giáo xứ Thanh Xá và thân nhân của Cha Tân Quản xứ cùng đến chung vui với Giáo xứ Thiện Lộc.
7. TIN TGP SÀIGÒN
Thánh lễ Truyền chức Linh mục cho 25 thầy Phó Tế
Cuối tuần qua tại Vương cung Thánh đường, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục giáo phận Sàigòn đã chủ sự Thánh lễ truyền chức linh mục cho 25 thầy phó tế gồm có:
-12 thầy Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sàigòn
-8 thầy Dòng Đồng Công và
-5 thày Tu hội Truyền giáo Thánh Vinh Sơn
Cùng đồng tế với Đức Hồng Y có Đức Cha Phêrô giám mục phụ tá TGP; Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc, Linh mục Gioakim Trần Văn Hương, giám đốc Đại Chủng Viện (ĐCV) , Cha Tổng Đại diện, quý cha Đại diện các Đức Giám Mục các giáo phận, quý cha bề trên và trên 200 linh mục.
Đến Tham dự có hàng ngàn người, gồm có: các tu sĩ nam nữ, chủng sinh, cha mẹ, thân nhân của 25 tiến chức và giáo dân khắp nơi.
Mở đầu Thánh lễ, ĐHY mời gọi mọi người hãy chung lòng tạ ơn Thiên Chúa, ban cho Giáo Hội Việt Nam thêm mục tử tốt lành, để chăm lo dẫn dắt đoàn chiên Chúa.
Chúng ta hãy hợp ý với nhau cầu xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành, đổi mới và giúp cho các mục tử, ngày càng trở nên những mục tử, như lòng Chúa mong muốn, và như dân Chúa mong đợi.
Sau phần Phụng vụ Lời Chúa, là nghi thức truyền chức.
Cha Phêrô Kiều Công Tùng, giáo sư ĐCV, đã mời từng tiến chức tiến lên trước bàn thờ.
Cha giám đốc ĐCV đã chứng nhận các ứng sinh trên được coi là xứng đáng nhận chức linh mục, và xin ĐHY tuyển chọn. ĐHY đã chấp nhận.
Sau khi tiếp nhận, ĐHY nhắc nhở các tiến chức: Lãnh nhận chức linh mục phải thi hành sứ vụ Chúa Kitô đã làm và tiếp tục trong Giáo Hội của Ngài, sứ vụ loan báo Tin Mừng, xây dựng mở mang nước Chúa, cùng sự cộng tác của những người cũng mang một tinh thần yêu thương phục vụ, một con tim đầy lòng Chúa thương xót, trong tình liên đới với nhau.
Sau khi các tân linh mục mặc phẩm phục, Đức Cha phụ tá xức dầu trên tay, trao chén thánh, và chúc bình an cho các tân linh mục. Các tân linh mục lần lượt đến đón nhận cử chỉ chúc bình an của Đức Hồng Y, Đức Cha phụ tá Giuse, Cha giám đốc ĐCV, Cha Tổng Đại diện, quý cha Đại diện các giám mục, quý cha Bề trên như một nghĩa cử nhận các tân chức vào linh mục đoàn.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, các tân linh mục tiến ra giữa bàn thờ, một vị đại diện nói lên lời tri ân ĐHY, hai Đức Cha phụ tá, cha Giám đốc, ban Giám đốc, ban giáo sư ĐCV, quý cha Bề trên, ban huấn luyện dòng Đồng Công và Tu hội Truyền giáo Thánh Vinh Sơn, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, cám ơn cha mẹ, cộng đoàn luôn cầu nguyện và tạo mọi điều kiện tu học.
Sau khi chụp hình lưu niệm với các tân linh mục. Mọi người ra về trong niềm hân hoan.
8. TIN GP XUÂN LỘC
Đại Chủng viện thánh Giuse Xuân Lộc truyền chức Linh mục cho 50 thầy Phó tế
Tuần qua, do Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Chinh, Giám mục giáo phận Xuân Lộc đã chủ sự Thánh lễ truyền chức cho 45 thầy Phó tế thuộc khoá I ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc, 5 thầy Phó tế thuộc các Dòng Tu và Tu hội
Có hàng ngàn người, đủ mọi thành phần trong Giáo Phận đã quy tụ về Toà Giám mục rất sớm. Đúng 7 giờ, đoàn Đồng Tế gồm có: quí Thầy Phó tế đi song song với quí ông bà cố, Linh mục đoàn, cùng với các Giám mục, di chuyển từ phía Nhà Mục vụ của Toà Giám Mục tiến về lễ đài.
Đoàn đồng tế có: Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, giám mục Phụ Tá Giáo Phận, Giám đốc ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc; Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, giám mục giáo phận Phát Diệm; Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, giám mục phó giáo phận Bùi Chu.
Sau phần đầu mở thánh lễ của Đức Cha Đaminh chủ tế, là nghi thức phong chức Linh mục Sau khi giới thiệu ứng viên, cha Phó Giám đốc ĐCV Giuse Đoàn Viết Thảo trình lên Đức Cha danh sách các ứng viên, xin Đức Cha phong chức.
Phần chính của Bí tích truyền chức, Đức Giám Mục đặt tay trên các tiến chức và Lời nguyện thánh hiến.
Kế tiếp là nghi thức trao phẩm phục do chính tay các ông bà cố mặc cho các quí tử Tân Linh mục. Đức Cha xức dầu bàn tay, trao chén lễ có bánh rượu.
Với con số 50 Tân Linh mục, đây là một đại lễ truyền chức, có nhiều Tân chức nhất trong lịch sử giáo phận Xuân Lộc.
Trước khi kết lễ, Đức ông Vinh Sơn thay mặt Giáo Phận dâng lên Đức Cha Giáo Phận, quý Đức Cha lời cảm tạ, tri ân.
Sau đó một Tân Linh mục lên nói lời cám ơn Đức Cha giáo Phận, quý Đức Cha, Quí Đức ông, quý Cha quản hạt, quý cha giáo, quý cha đồng tế, quí Bề trên, quý thầy, quý dì, thân nhân và ân nhân, quý khách …,đặc biệt quý ông bà cố đã sinh thành và dưỡng dục nên người.
Sau thánh lễ, các Đức Giám Mục, các Cha và quý khách vào nhà ăn của Toà Giám Mục dùng bữa ăn trưa thân mật
9. Dòng Đồng Công Sàigòn: Tổ chức trại Sa Mạc cho các Thầy Trợ úy
Cuối tuần qua, đáp lời mời của cha Micae Thân Văn Duy, Dòng Đồng Công, Cha Giuse Phạm Đức Tuấn, Tuyên úy Liên đoàn. Ban Tuyên úy và Huấn luyện viên Liên đoàn Anrê Phú Yên đã đến Cộng đoàn Mẫu Tâm Thủ Đức chia sẻ những kiến thức về Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể cho hơn 40 tu sĩ của dòng.
Các tu sĩ này đã học xong năm thứ tư Thần học, ở độ tuổi 40-50, các thày đang và sẽ đi công tác mục vụ giúp các giáo xứ.
Hiện nay, các phong trào Thiếu nhi Thánh Thể đang được tái lập hầu hết ở các giáo xứ. Do đó các thày cần hiểu rõ về tổ chức của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể để đi giúp xứ, hợp tác với các vị tuyên úy và huynh trưởng.
Ý định ban đầu của Dòng chỉ là chia sẻ phần lý thuyết, nhưng khi bước vào trại Sa mạc, các thày đã tham gia nhiệt tình với những gợi ý là, Liên đoàn nên bổ sung thêm phần thực hành như: Những trò chơi, những bài hát, những cử điệu sinh hoạt tập thể..vv...
Đêm đầu tiên, chung quanh ánh Lửa thiêng Thánh Thể, các thầy đã nhiệt tình chia sẻ những kiến thức uyên thâm cùng những kinh nghiệm, trong công tác giáo dục trước những thực tại đầy khó khăn, trong bối cảnh xã hội ngày nay, các thầy cùng với Cha Tuyên úy Giuse Trần Viết Thái, trao đổi tìm những phương thế thích hợp để giáo dục đức tin cho thiếu nhi và giới trẻ.
Làm cách nào để giúp các thanh thiếu niên bỏ lối sống đạo hời hợt, hình thức, cũng như hoàn toàn mất đức tin không còn sống đạo, do thiếu hiểu biết về giáo lý.
Việc đến lớp giáo lý không thể là một việc chế tài bằng các bí tích hay một áp lực nào khác.
Qua màn diễn nguyện, các thầy trình diễn lại phương cách giáo dục cổ xưa và Phương cách giáo huấn của các mục tử nhân lành thời nay?
Các thầy đã được học tập và trao nhiều phương pháp giáo dục, sinh hoạt hữu, để truyền đạt lại cho các em Thiếu Nhi
Cuối Thánh lễ, đại diện các thầy đã lên cám ơn Liên đoàn và bày tỏ cảm nghĩ của mình, và đặc biệt các thầy rất vui mừng khi được đón nhận là những người đồng hành với các huynh trưởng và các em thiếu nhi.
Đáp lời, cha Tuyên úy cám ơn cha Bề trên dòng đã tạo điều kiện cho Liên đoàn hiện diện nơi đây. Ngài bày tỏ sự trân trọng và biết ơn về sự góp mặt quý báu của các Dòng trong công tác giáo dục đức tin cho thiếu nhi, trong vai trò Trợ úy Thiếu nhi Thánh Thể.
10. TIN GP VĨNH LONG
Họ đạo Mai Phốp khánh thành Tượng Đài Chúa Kitô Vua
Bầu không khí hân hoan tràn ngập khu vực "ngã ba nhà thờ". Nhiều người nô nức hân hoan vì đã lâu mới có ngày hội lớn như hôm nay.
Ngay cổng chính dẫn vào nhà thờ, tượng Thánh Tâm Chúa nhân từ, đứng oai nghi dang rộng đôi tay ban ơn chúc phúc cho mọi người tín hữu. Vị trí đặt tượng ngay chính giữa trung tâm quảng trường nơi sẽ diễn ra những cuộc lễ lớn, đủ chỗ cho các tín hữu đông đảo tham dự.
Bên phải của tượng đài là đồi Thánh Giá Chúa, mô phỏng theo đồi Cavê xưa.
Nơi đây mỗi người khi đến tham dự Thánh lễ, các giờ kinh nguyện có dịp hồi tâm xét mình, sám hối vì những lầm lỗi dẫn đến việc Chúa Giêsu chịu treo trên Thập giá xưa.
Thánh lễ ban chiều, Chúa Nhật tuần qua, có hàng ngàn người đổ về khuôn viên nhà thờ Mai Phốp, huyện Vũng Liêm; tỉnh Vĩnh Long tham dự Thánh Lễ, chuẩn bị cho ngày khánh thành Tượng đài Thánh Tâm Chúa Giêsu Kitô Vua.
19 giờ tối, đêm diễn nguyện: “HÁT MÃI LỜI TRI ÂN” chào mừng ngày khánh thành tại quảng trường Thánh Tâm Chúa và đồi Thánh Giá.
Các em thiếu nhi, các bạn trẻ, các gia trưởng, các hiền mẫu có dịp bày tỏ niềm hân hoan, tham gia trình diễn văn nghệ với những: bài ca, điệu múa, họat cảnh trong tâm tình cảm tạ, ngợi khen vinh danh Thiên Chúa.
Không chỉ có bổn đạo sở tại, mà còn có anh chị em thuộc các họ đạo lân cận, cũng đến chia sẻ niềm vui và đại diện Chính quyền địa phương nữa.
Linh Mục Phụ tá Mattheu Nguyễn Tấn Thụy làm MC. với giọng nói trầm ấm, Ngài giới thiệu chương trình vừa dứt lời, thì tiết mục mở màn của đội trống họ đạo Mỹ Chánh đã đem đến cho khán giả một không khí sôi động, hào hứng.
Kế đến là các tiết mục trình diễn liên tiếp của các em thiếu nhi thuộc các họ đạo: Mai Phốp, Mỹ Chánh, Phước Hảo, Vĩnh Kim.
Đặc biệt có quý Soeurs Dòng Thánh Phao lô, với các em múa của lớp mẫu giáo Bình Minh từ Trà Vinh lên, và điệu múa của các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn biểu diễn, được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt .
Sáng thứ hai, ngày 03 tháng 6 là ngày lễ chính. Từ sáng sớm quí chức trong họ đạo, các đòan thể đã tập trung quảng trường. Mỗi người, mỗi việc chuẩn bị đón quan khách từ các nơi đến.
Đúng 9 giờ 30 sáng, Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân giám mục giáo phận Vĩnh Long đến, cùng với quí cha, quí tu sĩ, quí vị ân nhân, thân hữu xa gần đã về đây tham dự Thánh lễ cầu nguyện, chia sẻ niềm vui với họ đạo và cha sở.
Đội kèn đồng trổi nhạc chào mừng. Cha sở, Cha phụ tá và qúi chức nghênh đón Đức Cha từ cổng nhà thờ.
Sau khi Đức Cha viếng nhà thờ, cầu nguện và mặc phẩm phục, đòan đồng tế gồm trên 80 Linh Mục trong Giáo phận cùng Đức Giám Mục tiến ra quảng trường.
Đức Cha đã làm phép tượng Thánh Tâm Chúa. Ngài cũng lên Đồi Thánh Giá làm phép Thánh giá và tượng Chúa trên thập giá.
Cùng đồng tế Thánh lễ có quí Cha Hạt Trưởng, quý Cha Giáo từng đào tạo Cha Micae từ tiểu chủng viện đến Đại chủng viện.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Giám Mục Tôma nhấn mạnh về vai trò người mục tử hôm nay phải biết can đảm đi tìm chiên lạc. Mỗi Linh mục phải để lại dấu ấn nơi mình phục vụ, không phải là những cơ sở vật chất đồ sộ mà phải là dấu ấn tình yêu.
Cha sở Micae muốn tình yêu của Chúa Giêsu luôn ở giữa cộng đòan, nên Ngài đã xây dựng Tượng đài Thánh Tâm Chúa, qua đó mỗi bổn đạo trong họ đạo Mai Phốp cũng phải biết xây dựng gia đình mình, tâm hồn mình luôn có tình yêu mãnh liệt từ trái tim Chúa. Đó mới là ý nghĩa của việc làm tốt lành hôm nay.
Đức Giám Mục cũng cầu chúc Cha sở họ đạo luôn có được ơn Chúa tuôn tràn, để phục vụ Giáo Hội, phục vụ mọi người như lòng Chúa mong ước, nhân kỷ niệm 25 năm ngày bước lên bàn Thánh của Cha.
Sau Thánh lễ, Đức Giám Mục, quý cha, quí tu sĩ và mọi người đã quây quần bên nhau trong bữa cơm thân mật với giáo dân trong họ đạo.
Mọi người khi ra về đều đựơc các thiếu nữ duyên dáng của họ đạo, tặng một tấm hình lưu niệm quảng trường Thánh Tâm, Đồi Thánh Giá và nhà thờ họ đạo Mai Phốp.
Lễ truyền chức Linh mục cho tu sĩ ba tỉnh Dòng tại Phú Cường
Maria Vũ Loan
08:29 11/06/2013
PHÚ CƯỜNG - Sáng ngày 11/6/2013, tại khuôn viên Tỉnh Dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Giáo phận Phú Cường, đã chủ sự thánh lễ truyền chức linh mục cho mười thầy phó tế thuộc Tỉnh Dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam, Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc và Dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Xem hình ảnh
Thánh lễ được cử hành khá sớm như để tránh cái nắng chói chang của mùa hè: lúc 7 giờ 30. Trước đó, nhiều thân nhân, thân hữu của quí tân linh mục đã đến sớm làm khu vực ngã tư Gò Đậu của thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương như vui hẳn lên trong một ngày thường; nhất là có quí thầy của ba Tỉnh Dòng đứng thành hàng chào quan khách ngay lối vào.
Hôm nay là ngày vui của các thầy phó tế mà chỉ vài tiếng đồng hồ sau quí thầy được gọi là tân linh mục, đó là quí thầy:
- Gioan B. Hồ Quang Hưởng, MF
- Giuse Vũ Đức Phán, MF
- Giuse Nguyễn Minh Phúc, MF
- Antôn Hoàng Minh Thông, MF
- Giuse Maria Trần Văn Đắc, CMC
- Albertô Maria Nguyễn Văn Đáp, CMC
- Phanxicô X. Maria Nguyễn Minh Sáng, CMC
- Vinh Sơn Đỗ Cao Đạt, OMI
- Đa Minh Nguyễn Văn Lộc, OMI
- Giuse Vũ Văn Nguyên, OMI
Hai mươi ông bà cố hân hoan, có lẽ chờ đợi khá lâu vì trong số quí tân linh mục người thấp nhất là 33 tuổi và nhiều vị đã trên 40 tuổi.
Nếu đến tham dự thánh lễ này, ai cũng hài lòng vì khuôn viên tổ chức thánh lễ rộng, nhiều cây xanh đẹp, trang trí tao nhã và việc sắp xếp tổ chức lễ thật chu đáo. Ca đoàn hùng hậu có đến gần một trăm người gồm quí thầy và quí đệ tử dòng nữ, hát hay, dàn âm thanh tốt làm cho cảm xúc trong từng khoảnh khắc cứ trào dâng như một dòng chảy.
Đức Cha Giuse cử hành nghi lễ tôn nghiêm khiến nhiều người thêm sốt sắng dù càng lúc nắng và nóng càng dâng cao. Người dự nghe tiếng Đức Cha sang sảng: “…Và trong ngày cuối cùng, khi các con ra đón gặp Chúa, các con được nghe Chúa phán: “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, hãy vào hưởng niềm hoan lạc của chủ ngươi!”. Xin Chúa ở với các con mọi ngày trong cuộc sống, đồng hành với các con trong mọi nơi các con được sai tới. Xin Mẹ Maria là mẹ các Tông Đồ an ủi nâng đỡ các con như xưa người đã chăm sóc các môn đệ Chúa Giêsu vậy.
Và kính thưa cộng đoàn, chắc hẳn chúng ta vui mừng vì các thầy được tiến chức hôm nay. Chia sẻ niềm vui với các tiến chức, với gia đình, với Hội Dòng và với Giáo Hội, chúng ta đừng quên cầu nguyện cho các tiến chức, bởi vì thánh chức là ơn gọi lớn lao của Chúa, luôn kèm theo lời mời gọi đầy cam go…Ơn gọi này cũng gắn liền với sứ mạng Chúa trao, cũng gắn liền với sự mong đợi và niềm kỳ vọng của Giáo Hội, của những người thân thuộc và của biết bao tâm hồn cần sự thánh thiện và sự nhiệt tình dấn thân của các tiến chức.
Mong sao các tiến chức luôn gặp được tình yêu thương nâng đỡ cần thiết và xứng hợp để có thể vững bước trên hành trình ơn gọi và sứ mạng của mình.
Sau thánh lễ, phần chụp hình kéo dài vì quang cảnh ở đây đẹp. Ai cũng cảm thấy hài lòng khi được nhận một hộp bánh –là quà mừng hôm nay. Không phải chỉ có tiệc rượu và những tiếng cụng ly mới làm tròn đầy niềm vui mà chính nụ cười và những cái bắt tay thân thiện cũng đủ ý nghĩa chúc mừng cho ngày trọng đại trong đời một người.
Những con đường rộng làm bầu khí của tỉnh Bình Dương còn sạch và xanh, người tham gia giao thông thấy dễ chịu. Hôm nay tâm tư của quí tân linh mục một màu xanh thẳm trong lòng chứ không phải ở xa xa chân trời nào nữa.
Xem hình ảnh
Thánh lễ được cử hành khá sớm như để tránh cái nắng chói chang của mùa hè: lúc 7 giờ 30. Trước đó, nhiều thân nhân, thân hữu của quí tân linh mục đã đến sớm làm khu vực ngã tư Gò Đậu của thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương như vui hẳn lên trong một ngày thường; nhất là có quí thầy của ba Tỉnh Dòng đứng thành hàng chào quan khách ngay lối vào.
Hôm nay là ngày vui của các thầy phó tế mà chỉ vài tiếng đồng hồ sau quí thầy được gọi là tân linh mục, đó là quí thầy:
- Gioan B. Hồ Quang Hưởng, MF
- Giuse Vũ Đức Phán, MF
- Giuse Nguyễn Minh Phúc, MF
- Antôn Hoàng Minh Thông, MF
- Giuse Maria Trần Văn Đắc, CMC
- Albertô Maria Nguyễn Văn Đáp, CMC
- Phanxicô X. Maria Nguyễn Minh Sáng, CMC
- Vinh Sơn Đỗ Cao Đạt, OMI
- Đa Minh Nguyễn Văn Lộc, OMI
- Giuse Vũ Văn Nguyên, OMI
Hai mươi ông bà cố hân hoan, có lẽ chờ đợi khá lâu vì trong số quí tân linh mục người thấp nhất là 33 tuổi và nhiều vị đã trên 40 tuổi.
Nếu đến tham dự thánh lễ này, ai cũng hài lòng vì khuôn viên tổ chức thánh lễ rộng, nhiều cây xanh đẹp, trang trí tao nhã và việc sắp xếp tổ chức lễ thật chu đáo. Ca đoàn hùng hậu có đến gần một trăm người gồm quí thầy và quí đệ tử dòng nữ, hát hay, dàn âm thanh tốt làm cho cảm xúc trong từng khoảnh khắc cứ trào dâng như một dòng chảy.
Đức Cha Giuse cử hành nghi lễ tôn nghiêm khiến nhiều người thêm sốt sắng dù càng lúc nắng và nóng càng dâng cao. Người dự nghe tiếng Đức Cha sang sảng: “…Và trong ngày cuối cùng, khi các con ra đón gặp Chúa, các con được nghe Chúa phán: “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, hãy vào hưởng niềm hoan lạc của chủ ngươi!”. Xin Chúa ở với các con mọi ngày trong cuộc sống, đồng hành với các con trong mọi nơi các con được sai tới. Xin Mẹ Maria là mẹ các Tông Đồ an ủi nâng đỡ các con như xưa người đã chăm sóc các môn đệ Chúa Giêsu vậy.
Và kính thưa cộng đoàn, chắc hẳn chúng ta vui mừng vì các thầy được tiến chức hôm nay. Chia sẻ niềm vui với các tiến chức, với gia đình, với Hội Dòng và với Giáo Hội, chúng ta đừng quên cầu nguyện cho các tiến chức, bởi vì thánh chức là ơn gọi lớn lao của Chúa, luôn kèm theo lời mời gọi đầy cam go…Ơn gọi này cũng gắn liền với sứ mạng Chúa trao, cũng gắn liền với sự mong đợi và niềm kỳ vọng của Giáo Hội, của những người thân thuộc và của biết bao tâm hồn cần sự thánh thiện và sự nhiệt tình dấn thân của các tiến chức.
Mong sao các tiến chức luôn gặp được tình yêu thương nâng đỡ cần thiết và xứng hợp để có thể vững bước trên hành trình ơn gọi và sứ mạng của mình.
Sau thánh lễ, phần chụp hình kéo dài vì quang cảnh ở đây đẹp. Ai cũng cảm thấy hài lòng khi được nhận một hộp bánh –là quà mừng hôm nay. Không phải chỉ có tiệc rượu và những tiếng cụng ly mới làm tròn đầy niềm vui mà chính nụ cười và những cái bắt tay thân thiện cũng đủ ý nghĩa chúc mừng cho ngày trọng đại trong đời một người.
Những con đường rộng làm bầu khí của tỉnh Bình Dương còn sạch và xanh, người tham gia giao thông thấy dễ chịu. Hôm nay tâm tư của quí tân linh mục một màu xanh thẳm trong lòng chứ không phải ở xa xa chân trời nào nữa.
Đại Hội Mục Vụ GXVN Paris lần thứ 60
Giang Minh Đức
19:10 11/06/2013
Đại Hội Mục Vụ GXVN Paris lần thứ 60
Chúa Nhật 09.06.2013 từ 11g30 đến 16g30, hội trường Giáo Xứ Việt Nam Paris lại hân hoan đón mừng Ban Giám Đốc, Ban Cố Vấn, Ban Thường Vụ, các tu sĩ nam nữ, các Đại Diện ca đoàn, nhóm Taxi, hội Đạo Binh Đức Mẹ, nhóm hoạt náo Du Ca và các Đại Biểu đến từ 7 địa điểm mục vụ vùng Paris (Antony, Cergy-Pontoise, Ermont, Sarcelles, Villiers-Le-Bel, Marne-La-Vallée và Sevran) cùng nhau tựu về Giáo Xứ Mẹ trong ngày Đại Hội Mục Vụ lần thứ 60 này để trình bày thành quả sinh hoạt trong 6 tháng qua. Mặc dầu ngoài trời mưa to gió lớn nhưng số người tham dự Đại Hội cũng đếm được khoảng 40.
Chương trình Đại Hội được chia làm 2 phần như sau:
I / Thánh lễ khai mạc lúc 11g30 bởi Cha chủ tế Gioan Vũ Minh Sinh
II / Đại Hội bắt đầu lúc 13g30:
A. Diễn văn khai mạc của Đức Ông Giám Đốc Mai Đức Vinh:
Kính thưa Đại Hội,
Trước tiên tôi thân ái chào tất cả quý vị hiện diện trong buổi Đại Hội hôm nay. Tôi vui mừng nói lên rằng : Chúng ta đang cùng với 54 Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp chuẩn bị gần cho cuộc Đại Hội Hành Hương Lộ Đức, để kỷ niệm 25 năm Phong Hiển Thánh của 117 chân Phước Tử Đạo Việt Nam. Nghĩa là ngày Đại Hội Mục Vụ lần thứ 60 này được diễn tiến trong bầu khí tưởng nhớ các Thánh Tiền Nhân. Thành tâm chúng ta xin các Ngài chúc lành cho những việc chúng ta sắp làm được đẹp lòng Chúa, xây dựng Cộng Đoàn Giáo Xứ và tôn vinh các Thánh.
Sau đây là mấy đường nét về hướng đi mục vụ trong những ngày tháng sắp tới của Giáo Xứ chúng ta:
1. Sốt sáng ‘Hành hương và lãnh ơn toàn xá tại Vương Cung Notre Dame de Paris’ vào Chúa Nhật 30. 06. 2013 tới, từ 14-16giờ. Đây vừa là một việc làm của Năm Đức Tin, vừa là một cử chỉ chia sẻ thân tình với Tổng Giáo Phận Paris nhân dịp kỷ niệm 850 năm xây cất thánh đường chính tòa. Xin Cộng Đoàn cố gắng đi thật đông.
2. Nhiệt tình tham dự cuộc Đại Hội Hành Hương Lộ Đức, từ 01-05. 08. 2013. Ý thức trách nhiệm của chúng ta, không những đối với các Thánh Tử Đạo Tiền Nhân, mà cụ thể là đối với 54 Cộng Đoàn anh em tại Pháp, cùng chung một gia sản cao quý được xây nên bằng máu của các Tiền Nhân Tử Đạo, đã được phong thánh hay chưa, Giáo Xứ chúng ta phải đem hết lòng biết ơn và hãnh diện, chen vai, sát cánh với 54 cộng đoàn tiến về Lộ Đức: Do đó, xin các cha Tuyên Úy, các vị Đại Diện hãy nhiệt tâm vận động cho có nhiều người ghi danh tham dự. Phải cố làm sao để Giáo Xứ ít ra đầy hai xe cho người lớn, một xe cho người trẻ, và thật đông những gia đình hay những cá nhân ghi danh đi tự do. Đặc biệt những ai có khả năng, xin hồ hởi tham gia vào các ban: hướng dẫn, y tế, phụng vụ…, riêng các bạn trẻ hãy mau mắn tham gia đêm văn nghệ, theo chương trình của Tuyên Úy Đoàn.
3. Xin mỗi người hay mỗi gia đình cố gắng mua đọc một trong ba tác phẩm về các thánh Tử Đạo Việt Nam:
a) Một bộ hai cuốn ‘Các Thánh Tử Đạo thăng Hoa Văn Hóa Việt Nam’ do Ban Tu Thư của Giáo Xứ biên soạn và Giáo Xứ đã Xuất Bản dịp lễ Phục Sinh vừa qua.
b) Tập thơ ‘Họ là ai ?’ của linh mục thi sĩ Cung Chi tức là cha Đinh Đồng Thượng Sách đã ra mắt ngày Sinh Nhật Thư Viện vừa qua.
c) Cuốn ‘Hạnh Chứng Nhân Đức Tin’ của cha Trần Anh Dũng sẽ xuất bản nay mai.
4. Noi gương các Thánh Tử Đạo, Giáo Xứ chúng ta tiếp tục sống Năm Đức Tin bằng ba việc cụ thể sau đây:
a) Trình bày và chia sẻ với cộng đoàn: Sau các Đơn Vị Mục Vụ, các Hội Đoàn, các Phong Trào và các Ban, Nhóm sẽ trình bày với Cộng Đoàn về hiện tình sinh hoạt và ước muốn tương lai của Đoàn hay Phong Trào và Ban Nhóm của mình.
b) Làm tăng thêm số tân tòng: Cầu nguyện và hoạt động cho có nhiều anh chị em dự tòng . Không nguyên cho Giáo Xứ chúng ta, mà cho cả Giáo Hội Việt Nam tại quốc nội và ở hải ngoại. Chúng ta phải noi gương Giáo Hội Triều Tiên, kể từ ngày các Thánh Tử Đạo Triều Tiên được phong Hiển Thánh, số giáo dân Triều Tiên đã tăng thêm 50%. Một sự kiện không vui tại Giáo Xứ chúng ta là số tân tòng đang ở chiều hướng đi xuống. Năm 2012 có 25 người rửa tội, năm nay chỉ có 15. Hai việc làm cơ bản để trao truyền đức tin đến cho người khác là Cầu Nguyện và Sống Chứng Nhân.
c) Quan tâm xây dựng đức tin cho các em nhỏ và bồi dưỡng đức tin cho các bạn trẻ: Một hiện tượng mỗi ngày thêm lo âu: Đức Tin bị ‘giảm mất’ nơi nhiều Bạn Trẻ và nhiều Em Thiếu Niên Việt Nam. Đây là một ‘chứng bệnh nguy hại’ đã và đang xâm nhập vào nhiều người trẻ, và nhiều em thiếu niên con cháu của chúng ta, là ‘bệnh giảm sút niềm tin’, là không ngại tuyên bố ‘con không tin nữa’, ‘cháu không tin nữa’... Từ đó, các bạn trẻ hay các em thiếu niên không muốn cầu nguyện nữa, không muốn đi dâng lễ và lãnh nhận các bí tích nữa, và cũng không muốn tham dự các hội đoàn hay các sinh hoạt của Giáo Xứ hay của Giáo Hội nữa. Nhiều bạn trẻ, lúc còn nhỏ đi dâng lễ hay đi học giáo lý chỉ vì bó buộc hoặc làm vui lòng cha mẹ, khi lớn lên, các em buông xuôi hết. Quý phụ huynh và các hội đoàn, ban nhóm cần có những cuộc trao đổi để tìm ra những nguyên nhân của ‘chứng bệnh’ và những biện pháp chữa trị. Có những nguyên nhân từ gia đình, tại học đường, trong Giáo Hội và ngoài xã hội. Dù bởi nguyên nhân nào, chúng ta vẫn không có quyền nản chí, buông tay. Cầu nguyện và sống chứng nhân là phương dược cần thiết chữa chứng bệnh trầm kha này.
Kính thưa Đại Hội,
‘Sống Đức Tin theo gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam’ là con đường chúng ta phải đi suốt cả đời của mỗi người chúng ta, là tấm men Chúa vùi vào trong mọi sinh hoạt của Cộng Đoàn, là ngọn đèn sáng Chúa đốt lên và trao vào tay chúng ta… Chúa chỉ muốn biến mỗi người và cả Giáo Xứ chúng ta thành một chứng tá về Đức Tin mà các tiền nhân tử đạo Việt Nam đã tuyên chứng bằng đời sống trung kiên và bằng cái chết anh hùng của các Ngài. Ước gì được như vậy ngay từ buổi Đại Hội Mục Vụ này. Xin kính chào quý vị.
B. Tường trình về sinh hoạt mục vụ của chị Phó Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ Trần Thị Kim Chi:
Kính thưa Đức Ông Giám Đốc.
Kính thưa quý Cha Tuyên Úy, quý Sơ, quý Thầy Phó Tế
Kính thưa quý vị Cố Vấn, quý vị Đại Biểu.
Được sự ủy nhiệm của BS Nguyễn Ngọc Đỉnh, chủ tịch HĐMV, vắng mặt vì lý do sức khỏe, con xin trình bày trước Đại Hội những sinh hoạt của HĐMV và cũng là của Giáo Xứ chúng ta trong 6 tháng qua. Hòa nhịp với Giáo Hội hoàn vũ, Giáo Xứ chúng ta cùng sống và cầu nguyện sốt sáng trong năm Đức Tin, trước hết xin Chúa nâng đỡ, giúp tăng cường đức tin cho chúng ta, sau là học hỏi những tài liệu của Đức Thánh Cha để tìm hiểu những vấn đề khó khăn về đức tin của những người trẻ đang sống không niềm tin trong một xã hội bị tục hóa.
* Cộng Đoàn mới Sevran: Kể từ năm 2013, theo nguyện ước của giáo dân Việt Nam ở vùng Sevran- Aulnay và lời yêu cầu của Giáo Phận Saint-Denis, Giáo Xứ Việt Nam sẽ đảm nhận muc vụ cho giáo dân vùng này. Như vậy Giáo Xứ có thêm một cộng đoàn nữa ở ngoại ô Paris là cộng đoàn Sevran. Sinh hoạt cơ bản là mục vụ Bí Tích, Giáo xứ đề cử cha Gioan Vũ Minh Sinh làm tuyên úy cho cộng đoàn. Thánh lể mỗi Chúa Nhật thứ 2 trong tháng lúc 17g tại nhà nguyện St Vincent de Paul, có từ 70 – 100 người tham dự .
* Kết quả ngày giúp AED ( Aide à l'Eglise en Détresse ): Theo ban tổ chức của AED cho biết hai ngày quyên tiền ở Giáo Xứ Việt Nam vào chiều thứ bảy và Chúa Nhật 8-9/12/12 thu được 2.112€
* Lễ Giáng Sinh và Ba Ngày Lễ đặc biệt: Lễ mừng Chúa Giáng Sinh sốt sáng và ấm cúng với màn hoạt cảnh của các em Thiếu Nhi, đông đảo người tham dự dù trời tuyết lạnh. Tiếp đó là Lễ Thánh Gia, cầu cho các gia đình, đặc biệt cho những phụ huynh kỷ niệm 20, 30, 40… năm thành hôn. Thứ đến là Lễ mừng Thượng Thọ ngày 31/12. Giáo Xứ đã gửi 130 lá thư và ảnh Đức Mẹ La Vang cho các vị cao niên trong cộng đoàn. Lễ cầu cho các bệnh nhân ngày 11/02, lễ Đức Mẹ Lộ Đức, Giáo Xứ gửi 102 thư cho các bệnh nhân kèm theo bó hoa thiêng và một ảnh Cha Trương Bửu Diệp.
* Tiệc Xuân Quý Tỵ: Do Ban Thường Vụ tổ chức vào ngày 27/01/13. Sau đó, các địa điểm mục vụ, các Hội đoàn, Ban, Nhóm trong Giáo Xứ đã mừng Tết Quý Tỵ theo lịch trình đã có và kết thúc vào Chúa Nhật 10/03/13. Tạ ơn Chúa, mọi sự được tổ chức chu đáo, đầy tình huynh đệ, trong bầu khí cầu nguyện, biểu dương tinh thần hiệp nhất và bảo vệ truyền thống văn hóa của quê hương .
* Cấm phòng và xưng tội Mùa Chay: Trong khuôn khổ của Năm Đức Tin, mọi thành phần của Giáo Xứ cố gắng sống đạo sốt sắng hơn trong mùa Chay Thánh qua những ngày cấm phòng và lãnh nhận Bí tích Hòa giải điển hình như :Phong trào Cursillo: Thứ bảy 16/03/13 ; Các em học giáo lý và các phụ huynh thứ bảy và Chúa Nhật 16-17/03/13 ; Legio Mariae: Thứ bảy 23/03/13 ; Cộng Đoàn Giáo Xứ: Chúa Nhật Lễ Lá 24/03/13
* Chiến dịch Chia Sẻ Mùa Chay: cũng như năm trước , Mùa Chay năm nay các gia đình cố gắng làm một nghĩa cử bác ái với những người nghèo. Đối với các em, xin quý phụ huynh cắt nghĩa cho các em hiểu ý nghĩa của việc làm, để các em có tinh thần bác ái, biết nghĩ và chia sẻ sự nghèo đói với người khác.
* Lễ Thánh Giuse Quan Thầy Giáo Xứ (ngày 17/03/13): Đã được cộng đoàn tham dự đông đảo và sốt sắng.
* Lễ Phục Sinh: Năm nay, không kể phần nghi thức và Thánh lễ như thưòng lệ, có hai điều đáng chú ý : 1 / Tối thứ bảy với buổi canh thức của giới trẻ đặc sắc và cảm động. 2/ Giáo Xứ Việt Nam hân hoan đón nhận 12 tân tòng. Cảm tạ Chúa.
* Ngày Tân tòng: Đây là năm thứ IV Giáo Xứ tổ chức ngày họp mặt cho những người đã gia nhập Giáo Hội trong 3 năm qua. Mục đích để họ găp gỡ,học hỏi, trao đổi những khó khăn trong đời sống đạo. Năm nay gồm những người đã chịu phép Rửa Tội các năm 2010, 2011, 2012. Tất cả có 25 người tham dự .
* Nhóm Gia đình Trẻ: Mỗi năm đến Foyer des Personnes Âgés AREPA ở Créteil sinh hoạt hai lần (một trước Giáng Sinh và một trước hè) để dâng Thánh lễ, giúp vui văn nghệ, tổ chức những trò chơi cho người cao niên. Nhóm đã được mọi người ở đây, kể cả bà Giám đốc, hoan nghênh, thán phục về tinh thần phục vụ và bác ái.
* Hai Ngày Thân Hữu Kermesse: Dù thời tiết còn hơi lạnh, nhưng số người tham dự đông hơn năm ngoái, những gian hàng và trò chơi rất náo nhiệt, nhất là phần ẩm thực, mọi sự diễn tiến tốt đẹp với thành quả khả quan. Kết quả thu được nhờ sự đóng góp tài sức và hy sinh của nhiều người.
* Rước lễ lần đầu: Cho hơn 50 em thiếu nhi ngày thứ bảy 01/06/13.
* Sống Năm Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Đánh dấu 25 năm Phong Thánh của 117 Thánh Tử đạo tại Việt Nam, Giáo Xứ Việt Nam Paris đã làm ba việc có tính cách văn hóa:
1 / Một nhóm linh mục và giáo dân đã hoàn thành bộ sách gồm 2 cuốn, dày 740 trang, tựa đề « Các Thánh Tử Đạo thăng hoa văn hóa Việt Nam »
2/ Linh mục Giuse Trần Anh Dũng viết « Hạnh Chứng Nhân Đức Tin tại Việt Nam »
3/ Linh mục thi sĩ Giuse Đinh Đồng Thuợng Sách hoàn thành tập thơ « Họ là ai?» gồm 117 bài thơ về các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Ngoài ra, Giáo Xứ đang vận động cho giáo dân tham gia Đại Hội Hành Hương tổ chức các ngày 1-5/08/13 tại Lộ Đức, chung với 45 cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp.
Phần tường trình chấm dứt ở đây, con xin kính chào và cảm ơn Đại Hội.
Chúc Đại Hội thành công.
C. Tường trình về Hai Ngày Thân Hữu Kermesse 18-19.05.2013 của chị Ủy Viên Tài Chánh Nguyễn Thị Ngọc Hằng (anh Cao Trọng Nghĩa trình bày):
Nhìn chung thì kết quả tài chánh thu được rất khả quan và đáng mừng. Xin thông qua phần chi tiết để đưa ra các con số tổng quát như sau:
Ø Quán ăn: 9394€
Ø Gian hàng: 3534,80€
Ø Tombola: 2880€
Ø Ủng hộ: 100€
Ø Gắn bông: 500€
Ø Trò chơi: 1035,63€
Tổng cộng số tiền thu: 17444,43€ tức tăng hơn khoảng 5000€ so với năm 2012 (12645,35€). Có nhiều lý do đưa đến sự thành công năm nay nhưng điển hình là những điểm đáng ghi nhận sau:
Ø Thời tiết tương đối tốt cho cả hai ngày
Ø Sự đóng góp tích cực của tất cả các địa điểm và đơn vị mục vụ, kể cả các phong trào, ban, nhóm, tư nhân hoặc cá nhân. Xin chân thành cảm ơn công khó của tất cả mọi thành phần giáo dân.
Ø Vì tổ chức vào cuối tuần Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (thứ hai được nghỉ lễ) nên đông người tham gia. Vì thế, năm sau Giáo Xứ chúng ta dự định cũng sẽ chọn dịp này để tổ chức Hai Ngày Thân Hữu như năm nay.
D. Tường trình về hiện tình thang máy và ống khói giáo xứ của ông Ủy Viên Xây Dựng Nguyễn Văn Thơm:
Ø Thang máy: Sau kỳ họp khoáng đại giữa những sở hữu chủ khu nhà này với kiến trúc sư vẽ thang máy cho Giáo Xứ vào ngày 23.05.2013 vừa qua, đa số sở hữu chủ ở đây đã biểu quyết không thuận. Vì thế, trong tương lai, cần có sự can thiệp từ phía Giám Mục Địa Phận Paris để tìm ra giải pháp cụ thể và thích ứng.
Ø Ống khói: Đã được đề nghị vào chương trình nghị sự của những sở hữu chủ ở đây để xin biểu quyết từ năm ngoái nhưng cho đến năm nay vẫn chưa được giải quyết. Có lẽ phải chờ đến năm sau mới biết kết quả...
E. Tường trình về Ngày Gặp Gỡ Các Ca Đoàn 18.05.2013 của anh Ủy Viên Phụng Vụ Võ Trí Văn:
Trong tinh thần chia sẻ Lời Chúa qua Thánh Ca phụng vụ, hơn 40 đại diện của 12 ca đoàn vùng Paris đã đồng thanh đáp lời mời gọi tìm về Giáo Xứ Mẹ để họp mặt đúc kết sinh hoạt và chuẩn bị cho lần tổ chức Diễn Nguyện Thánh Ca vào dịp mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (CN 10.11.2013) sắp tới trong bầu khí huynh đệ ấm áp của nắng xuân. Sau khi biểu quyết chung, tất cả đã nhất trí tham gia và cộng tác vào buổi Diễn Nguyện Thánh Ca tới để tỏ lòng sùng kính các Thánh Tử Đạo Tiền Nhân và cũng để kết thúc cách đẹp đẽ cuộc hành trình "Năm Đức Tin" của Giáo Xứ chúng ta. Hình thức tổ chức và chi tiết sẽ được gửi đến các Đại Diện Ca Đoàn sau, trong thời gian cần thiết. Nhân đây, xin các Đại Biểu lưu ý và kêu gọi sự đóng góp tích cực ít nhất là một tiết mục (thơ, văn, múa, hát, hoạt cảnh...) của ca đoàn sinh hoạt tại địa điểm mục vụ mình.
Cũng để thông báo thêm, liên quan về Đại Hội Hành Hương Lộ Đức, Giới Trẻ GXVN Paris sẽ tham gia 3 tiết mục (múa và hoạt cảnh) trong đêm văn nghệ kết thúc vào CN 04.08.2013. Xin cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho Đại Hội đạt thành quả tốt và như ý.
F. Tường trình về sinh hoạt mục vụ của các Đại Biểu Địa Điểm Mục Vụ:
*Cộng đoàn Antony (anh Charles Hồng):
ü Sinh hoạt mục vụ từ hơn 7 năm nay, có hơn 80 gia đình. Đang cố gắng nới rộng địa bàn hoạt động sang một số thành phố phụ cận như Villejuste, Gif sur Yvette, Villiers sur Marne...đến dự lễ hàng tháng vào Chúa Nhật thứ ba tại Chapelle Ste Jeanne de Chantal - 6 rue du Saule - 92160 ANTONY. Lm tuyên úy là Cha Vũ Minh Sinh, chính thức bổ nhiệm được một năm.
ü Tham gia thánh lễ với Giáo Xứ Pháp tại địa phương (Paroisse St Saturnin), Messe des peuples (hát tiếng Việt và chia sẻ buổi ăn trưa với các cộng đoàn Libanais, Ý, Bồ Đào Nha, Châu Phi...)
ü Tham gia ngày Kermesse ở Ste Jeanne với gian hàng ẩm thực VN vào tháng 10.
ü Journée de l'Amitié (Ngày Thân Hữu) với Giáo Xứ St Saturnin.
ü 21.02.2013: Mừng Tết Quý Tỵ với các Sơ ở Notre Dame de Calvaire ở Bourg La Reine (có khoảng 250 người tham dự).
ü Dự Lễ Khấn của các Sơ ở Clamart.
ü 19.05.2013: Thu tiền góp kermesse cho Giáo Xứ Paris.
ü Tham gia Đại Hội Hành Hương Lộ Đức với Giáo Xứ Paris vào tháng 8 năm nay.
*Cộng đoàn Cergy Pontoise (ông Châu):
ü Thánh lễ vào Chúa Nhật thứ hai và thứ tư trong tháng lúc 17g tại Eglise Ste Marie des Peuples - 5 rue du Cloitre - 95800 CERGY. Lm tuyên úy là Cha Đinh Đồng Thượng Sách.
ü 10.02.2013: Mừng Tết Nguyên Đán (trên 500 người tham dự).
ü Trong Mùa Chay, đi đàng thánh giá mỗi tối thứ hai, có thánh lễ.
ü Lớp dự tòng cho người lớn.
ü Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thérèsa Hài Đồng. Hôm nay sẽ có 17 em lãnh nhận Bí Tích RLLĐ vào lúc 17g và hôm qua đã có một số em chịu phép Thêm Sức.
*Cộng đoàn Ermont (anh Nguyễn Hữu Thủy):
ü Thánh lễ hàng tháng vào Chúa Nhật thứ ba lúc15g30 tại Eglise Notre Dame des Chênes - Place du Maréchal Juin - 95120 ERMONT. Lm tuyên úy là ĐÔ Mai Đức Vinh.
ü Tháng 5 và tháng 10 đọc kinh kính Đức Mẹ lúc 15g00.
ü Tham dự các thánh lễ lớn tại Giáo Xứ.
ü Thi hang đá Giáo Xứ.
ü Tham dự tiệc xuân Giáo Xứ.
ü Tham gia đóng góp kermesse.
ü Sinh hoạt Cursillo mỗi Chúa Nhật đầu tháng lúc 10g30.
ü Hội Yểm Trợ Ơn Gọi Tận Hiến có 38 hội viên.
ü Hội Tobia: đọc kinh, cầu nguyện, xin lễ...
ü Thánh lễ tạ ơn vào dịp Tết Nguyên Đán.
ü Tham dự thánh lễ với xứ đạo Pháp.
*Cộng đoàn Sarcelles: xin phép vắng mặt lần này
*Cộng đoàn Villiers Le Bel (anh Thành):
ü Đa số giáo dân tuy ít nhưng đều là những người lớn tuổi (trung bình từ 60). Có lễ vào mỗi thứ bảy lúc15g30 tại Eglise St Vincent de Paul - 2 rue Cribe - 95400 VILLIERS LE BEL (trung bình được 50 người). Lm tuyên úy là ĐÔ Mai Đức Vinh.
ü Tham dự các thánh lễ lớn tại Giáo Xứ.
ü Tổ chức tiệc xuân (120 người).
ü Tham gia đóng góp kermesse Giáo Xứ.
ü Sinh hoạt Cursillo mỗi Chúa Nhật đầu tháng.
ü Hội Tobia: đọc kinh, cầu nguyện, xin lễ...
ü Tham dự thánh lễ với xứ đạo Pháp (hát tiếng Việt) và các cộng đoàn người nước ngoài cư ngụ tại địa phương.
*Cộng đoàn Marne La Vallée (anh Nguyễn Anh Hải):
ü Thánh lễ vào Chúa Nhật thứ nhất và thứ ba trong tháng lúc 14g30 tại Trung Tâm St Paul - 8 allée Jean Paul Sartre - 77186 NOISIEL. Lm tuyên úy là Cha Trần Anh Dũng.
ü Tham dự các ngày lễ lớn tại Giáo Xứ Paris.
ü 4 lớp giáo lý: Khai Tâm, Rước Lễ, Tuyên Xưng Đức Tin và Thêm Sức với khoảng 80 em. Mỗi tháng sinh hoạt hai lần trước thánh lễ (từ 13g30 đến 14g30). Năm nay có 20 em được RLLĐ.
ü Tổ chức Tết Quý Tỵ (120 người tham dự).
ü 2 ca đoàn (Vào Đời và Thiếu Nhi) đảm trách việc hát lễ và phụng vụ.
ü Đạo Binh Đức Mẹ (tiểu đội Đức Mẹ Môi Khôi gồm 12 quân binh hoạt động và công tác hàng tuần).
ü Hội Yểm Trợ Ơn Gọi Tận Hiến (3 chi hội với 54 hội viên).
ü Sinh hoạt Cursillo (15 người) hai lần trong tháng sau thánh lễ từ 15g30 đến 17g30.
ü Tổ chức thảo luận và học hỏi về Năm Đức Tin qua 2 đề tài: Sống Đức Tin thế nào trong cộng đoàn? Làm sao để trao truyền Đức Tin cho con cái?
ü Nhóm Gia Đình Trẻ: 10 gia đình tổ chức rước Đức Mẹ La Vang thăm viếng các gia đình vào mỗi thứ bảy đầu tháng.
ü Sinh hoạt hướng đạo: có khoảng 60 hướng đạo sinh trong 4 ngành Ấu, Thiếu, Thanh, Tráng họp mặt sau thánh lễ từ 15g30 đến 17g30 và tổ chức 3 lần trại với liên đoàn hướng đạo hàng năm.
*Cộng đoàn Sevran (Cha Vũ Minh Sinh và anh Nguyễn Trung Ánh):
ü Cộng đoàn mới chính thức hình thành từ dưới năm nay nên chưa có Ban Đại Diện và chỉ có những sinh hoạt điển hình sau:
ü Thánh lễ vào mỗi Chúa Nhật thứ hai trong tháng lúc 17g tại nhà nguyện St Vincent de Paul - rue du Commandant Charcot - 93270 SEVRAN (có từ 50 đến 70 giáo dân tham dự). Lm tuyên úy là Cha Vũ Minh Sinh.
ü Tổ chức Tết Quý Tỵ vào CN 17.02.2013 (khoảng 200 người).
ü Đang chuẩn bị thành lập một ca đoàn để lo việc phụng vụ.
G. Thông báo mục vụ của Ban Giám Đốc và Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ (Đức Ông Mai Đức Vinh):
Cộng Đoàn Giáo Xứ Việt Nam Paris chúng ta sắp sửa chuẩn bị đón mừng 2 ngày lễ lớn liên hệ và ảnh hưởng trực tiếp đến Hội Đồng Mục Vụ:
1/ Kỷ niêm 30 năm thành lập HĐMV GXVN Paris (1983-2013).
2/ Kỷ niệm tờ Báo Giáo Xứ (1984-2014): Báo Giáo Xứ là sinh hoạt tiên khởi được coi như chính yếu về mục vụ văn hóa của Giáo Xứ, có trước sinh hoạt Bữa Cơm Chúa Nhật (được ra đời ngay sau khoảng thời gian đó, cũng do sáng kiến của HĐMV).
Theo đó, Ban Giám Đốc và Ban Thường Vụ dự định sẽ tổ chức mừng một lễ chung vào năm 2014 nhân dịp Lễ Thánh Giuse, Quan Thầy của Cộng Đoàn Giáo Xứ chúng ta và sẽ mời một Đức Giám Mục của Tổng Giáo Phận Paris đến chủ tế và giảng lễ. Đây cũng là cơ hội để chúng ta ra một tờ báo số đặc biệt hay một quyển hoặc bộ sách nói về HĐMV và sinh hoạt của GXVN Paris trong 30 năm qua cũng như những định hướng mục vụ cho tương lai...Chúng ta sẽ cụ thể hóa vào những việc làm này vào ngày Đại Hội Mục Vụ trong tháng 12 sắp tới. Xin quý Đại Biểu và mọi người cùng hiệp thông và cầu nguyện cho mọi việc được tốt đẹp theo Thánh Ý Chúa.
H. Trao đổi quanh đề tài "Năm Đức Tin":
ĐÔ Vinh dẫn nhập: Ai trong chúng ta cũng đều có chung một tâm thức về vấn nạn Đức Tin hiện nay của người trẻ nói chung và của con em chúng ta trong gia đình nói riêng. Là những người trưởng thành, những bậc phụ huynh... chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm gìn giữ, cũng cố và trao truyền Đức Tin cho các em nhỏ hay cho các bạn trẻ. Đây là một đề tài rộng lớn để chúng ta có thể khai thác chung với nhau hầu tìm ra giải đáp thích ứng và hữu hiệu.
Xin các Đại Biểu cũng như các vị Đại Diện có mặt hôm nay cho biết ý kiến hoặc có những nhận xét gì vể đời sống Đức Tin của các trẻ em trong cộng đoàn mình hay ngay trong gia đình của mình.
Cha Sinh nhận xét: Con được cử làm tuyên úy của 2 cộng đoàn Antony và Sevran được một năm, nhưng trên thực tế thì chúng con không được phép sinh hoạt giáo lý theo như quy chế của Giáo Xứ sở tại, nên tất cả mọi sinh hoạt giáo lý con đều gửi về Giáo Xứ Việt Nam Paris. Còn nữa, con chỉ được phép làm có một lễ trong tháng cho cộng đoàn Antony và một lễ trong tháng cho cộng đoàn Sevran trong khi các cộng đoàn khác như Sarcelles, Cergy, Marne La Vallée thì được làm 2 lễ trong tháng!
Ngoài ra, con nhận thấy có sự thiếu liên kết giữa các cộng đoàn với Giáo Xứ Mẹ trong những sinh hoạt mục vụ chính hoặc vào những dịp lễ lớn của Giáo Xứ (các lịch mục vụ không ăn khớp với nhau) để đưa đến câu hỏi là các cộng đoàn vùng Paris có thật sự trực thuộc Giáo Xứ Paris không? Làm thế nào để có một lịch sinh hoạt mục vụ chung cho cả năm?
ĐÔ Vinh trả lời: Thật ra thì mỗi cộng đoàn có một giai đoạn lịch sử khác nhau nên có những quy chế khác nhau tùy vào thời điểm và hoàn cảnh của sự hình thành đó. Ảnh hưởng, truyền thống và sự gắn bó của mỗi cộng đoàn với Cha tuyên úy thời đó cũng rất mạnh. Sau biến cố 75, trong bầu khí của những người tỵ nạn Việt Nam sang Pháp định cư thời bấy giờ, các cộng đoàn Sarcelles, sau đó là Villiers Le Bel, Marne La Vallée dần dần được ra đời từ những "foyer" (trại tiếp cư) dành cho người tỵ nạn Việt Nam sang Pháp định cư với nhu cầu được phép làm 2 lễ trong tháng theo sự chấp thuận của Cha Sở tại. Còn những cộng đoàn ra đời từ những năm sau này như Ermont, Antony hay Sevran bây giờ thì địa phận cho rằng nhu cầu làm một lễ trong tháng cũng đã đủ vì các cộng đồng người Việt nay đã có đời sống tương đối ổn định và đã hội nhập được với xã hội Pháp rồi...Do vậy, chúng ta nhận thấy có những quy chế mục vụ không đồng đều giữa các cộng đoàn vùng Paris với nhau.
Về tầm mức trực thuộc giữa các cộng đoàn vùng Paris với Giáo Xứ Mẹ, nó được chính thức khởi nguồn từ khi Giáo Xứ được chuyển về đây, tức khoảng 13 năm nay, sau cuộc hội bàn giữa các Ban Giám Đốc, Thường Vụ, Cố Vấn...Từ đó, các cộng đoàn vùng Paris dần dần được đưa về sinh hoạt chung với Giáo Xứ theo quy chế của địa phận sở tại...
Anh Cao Trọng Nghĩa: Để trả lời câu hỏi của Cha Sinh, mỗi năm vào đầu tháng 10, Hội Đồng Mục Vụ, sau khi họp bàn chung, đều lập và gửi một lịch mục vụ chung của Giáo Xứ (với những ngày sinh hoạt quan trọng và lễ lớn của Giáo Xứ trong năm) đến các Cha tuyên úy và các vị Đại Diện của từng địa điểm mục vụ để theo đó mà tổ chức công việc mục vụ tại địa phương sao cho thích hợp mà vẫn duy trì được sự liên kết với Giáo Xứ qua những sinh hoạt chung đó. Vì thế xin các Cha tuyên úy và các vị Đaị Diện lưu ý đến điều đó. Ngoài ra, trong tháng 10, Ban Thường Vụ cũng có xin các địa điểm mục vụ cho biết lịch sinh hoạt trong năm nhưng không thấy hồi âm nên không thể chờ để điền thêm vào lịch mục vụ chung được...
Anh Nguyễn Anh Hải: Cộng đoàn Marne La Vallée của chúng con là một cộng đoàn lớn ra đời từ năm 1976 ở "Foyer Villiers Sur Marne", vào thời điểm của những người tỵ nạn, có Cha Sách thường xuyên lui tới dâng thánh lễ. Trước đó, cộng đoàn có tên là Noisy Le Grand thuộc vùng 93 vì sinh hoạt đầu tiên là ở đó sau mới chuyển vể vùng 77 cho tiện việc sinh hoạt và để giáo dân dễ nhớ...
Về việc sinh hoạt chung với Giáo Xứ, chúng con đang nghiên cứu và bàn với Cha Sở tại để tìm ra giải pháp tốt nhất vừa không ảnh hưởng đến việc tổ chức và sinh hoạt mục vụ của giáo xứ địa phương vừa tham gia được những sinh hoạt chung và lễ lớn với Giáo Xứ Paris. Mong sẽ được vậy.
Cha Sinh: Cũng như cộng đoàn Marne La Vallée, khó khăn của chúng con là việc mất lễ. Lễ đã ít (10 lần trong năm thôi) mà chỉ xuống còn 6 thì lo quá! Nhưng cái mà con muốn nhấn mạnh trong buổi thảo luận hôm nay là làm sao kêu gọi tinh thần các cộng đoàn nhỏ hướng về Giáo Xứ Mẹ?
GS Cảnh: Nhận xét của Cha Sinh cũng là nhận xét chung của nhiều người trong Giáo Xứ. Đó là:
*Sự tham gia sinh hoạt của các cộng đoàn địa phương đối với Giáo Xứ ngày càng yếu kém (điển hình như ngày ĐHMV hôm nay) kể cả những vị Đại Diện trong Ban Giám Đốc. Theo những dữ kiện ghi lại thì từ khi HĐMV được thành lập vào năm 1983 đến nay thì 20 năm đầu luôn có sự hiện diện của các vị Đại Diện trong Ban Giám Đốc (4 Cha, 3 Thầy và 2 Sơ), nhưng kể từ 7 năm nay thì con số đếm được không đến một nửa.
*Số người dự lễ Chúa Nhật từ 2007 đến nay ngày càng suy giảm rõ rệt xuống gần một nữa và gây cảm giác như Giáo Xứ chỉ toàn những người lớn tuổi. Trong khi đó, ngày thứ bảy thì ngược lại, rất đông đảo, náo nhiệt và sống động.
*Một số vị trách nhiệm hay đại diện địa điểm mục vụ quan tâm đến sinh hoạt của địa phương mình hơn sinh hoạt chung của Giáo Xứ.
Đó là những dữ kiện thực tế mà chúng ta cần phải suy nghĩ và trao đổi để tìm ra giải đáp cụ thể. Nhân đây, con có hai câu hỏi đặt ra cho Đức Ông và anh Tổng Thư Ký:
-Công việc mục vụ theo lối "độc lập" (autonome) của các Cha tuyên úy địa phương tùy thuộc vào sự quyết định của ai? Của Cha Sở địa phương hay của Cha Giám Đốc Giáo Xứ?
-Đâu là tầm mức ưu tiên của lịch mục vụ Giáo Xứ so với lịch mục vụ địa phương sở tại? Vì sao số người tham dự Đại Hội như ngày hôm nay lại yếu kém thế này?
ĐÔ Vinh: Để trả lời câu hỏi thứ nhất của GS Cảnh, chúng ta cần đi ngược dòng lịch sử để cảm nhận sự khác biệt giữa các cộng đoàn địa phương (xuất nguồn từ những "foyer" tỵ nạn như đã nói lúc đầu) và Giáo Xứ Paris về mặt tâm lý trên phương diện chính trị, nhất là từ những năm 76 đến 84. Hố sâu tâm lý đó gây khoảng cách giữa người Việt với nhau và, với thời gian, nay đã được lấp dần nhưng còn cần thêm nhiều năm tháng và sự thay đổi để có thể viết lên một trang sử mới...
Anh Cao Trọng Nghĩa: Để tiếp lời với Đức Ông và trả lời câu hỏi thứ hai của GS Cảnh, xin đưa ra con số cụ thể là Ban Thường Vụ đã gửi 106 lá thư mời đến các vị Đại Diện của từng địa điểm mục vụ nhưng, như mọi người thấy, tổng số hiện diện chỉ đếm được khoảng 40 người. Ban Thường Vụ đã cố gắng làm việc nhưng kết quả chỉ đạt được đến thế. Có rất nhiều lý do dù chính đáng hay không cũng tùy thuộc nhiều vào mỗi người chúng ta.
Về lịch mục vụ hằng năm là lịch chung của Giáo Xứ như đã nêu ra lúc đầu, lập ra để các cộng đoàn địa phương dựa theo đó mà hướng về những sinh hoạt chung của cộng đoàn Mẹ. Tuy nhiên BTV cũng đã từng khuyến khích và đề nghị các địa điểm mục vụ cho biết các sinh hoạt mục vụ tại địa phương mình trong năm để có thể bổ túc vào lịch chung.
GS Cảnh: Trở lại vấn nạn suy giảm Đức Tin của người trẻ hôm nay, câu hỏi có nên đặt ra cho chúng ta là :"Đức Tin của con em ta đang giảm hay chính Đức Tin của chúng ta đang suy?" Các thế hệ sau sẽ sống Đức Tin ra sao? Và chúng ta phải làm gì cho chính chúng ta cũng như cho con cháu chúng ta?
ĐÔ Vinh: Như đã viết trong bài dẫn nhập lúc đầu mà tôi nêu ra: Hai việc làm cơ bản để trao truyền Đức Tin đến cho người khác là Cầu Nguyện và Sống Chứng Nhân. Mức độ sống Đức Tin của mỗi người như thế nào chỉ có mình mới thấy được. Đó là phần tự xét của mỗi người. Không những thế chúng ta còn có bổn phận phải hướng dẫn và trang bị cho con em chúng ta sống Đức Tin cách vững vàng hơn trong gia đình, ngoài xã hội, ở chốn học đường...của thời nay. Trao đổi kinh nghiệm sống Đức Tin và học hỏi lẫn nhau là một trong những việc cụ thể mà chúng ta cần làm...
Chị Xuân Phương chia sẻ: Trong việc nhận trách nhiệm đỡ đầu cho một bà dự tòng lớn tuổi tôi rất lo sợ sẽ không làm tròn sứ mệnh của mình đối với Chúa vì sợ bà bỏ lễ tiếng Việt, đi lễ gần nhà hoặc xem lễ qua đài truyền hình... bởi ảnh hưởng của con cái chỉ vì thương mẹ mình. Nhưng với thời gian và nhờ ơn Chúa, tôi không còn sợ nữa và luôn nhắc nhở, giải thích và cân nhắc sự thiệt hơn trong việc tham dự lễ tiếng Việt... Đối với tôi, cha mẹ nào lại không yêu thương con cái nhưng cách yêu thương hay nhất là đừng để chúng vi phạm luật lệ, nhất là luật Chúa...
Anh Văn bổ túc: Cảm ơn GS Cảnh đã đưa ra nhận xét mà ít người dám nói: Chúng ta không thể nào đổ tội cho giới trẻ không sống Đức Tin hay không tin đạo nữa vì lý do này hay lý do nọ... Kinh nghiệm làm giáo lý viên của con cho thấy các phụ huynh làm việc lu bù đến độ không còn thì giờ để gần gủi và lo cho các em về mặc tâm linh, còn các em thì suốt ngày phải chung đụng vớí lối sống không tôn giáo, lý thuyết vô thần... ở học đường và ngoài xã hội. Đối với các em thì sự giải thích cần phải cụ thể. Nếu như các phụ huynh có một ít căn bản giáo lý cũng có thể ít nhiều giải đáp phần nào các câu hỏi hoặc ưu tư của các em về mặt tôn giáo hoặc Đức Tin. Nếu không, xin tham khảo và học hỏi nơi những site web Công Giáo. Đức Tin không phải là giải đáp của một bài toán nhưng là một mầu nhiệm nên con ngưòi không nắm bắt được...
Cuộc trao đổi vẫn còn hào hứng nhưng đã sắp đến giờ lễ chiều, Đức Ông Vinh mời gọi mọi người tiếp tục thảo luận trong gia đình hay trong ban nhóm của mình. Tuy vui vẻ chia tay ra về sau khi chụp tấm hình lưu niệm nhưng dư âm ngày Đại Hội Mục Vụ 60 vẫn còn văng vẳng bên tai mọi người qua bài ca sinh hoạt...
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông.
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông.
Anh em ta ơi! Đường dài, đường dài. Còn nhiều trở ngại và nhiều nguy khó.
Kiên gan, kiên gan. Anh em ta ơi! Quyết tâm ta vượt qua!
Paris, ngày 09 tháng 06 năm 2013
Giang Minh Đức
Chương trình Đại Hội được chia làm 2 phần như sau:
I / Thánh lễ khai mạc lúc 11g30 bởi Cha chủ tế Gioan Vũ Minh Sinh
II / Đại Hội bắt đầu lúc 13g30:
A. Diễn văn khai mạc của Đức Ông Giám Đốc Mai Đức Vinh:
Kính thưa Đại Hội,
Trước tiên tôi thân ái chào tất cả quý vị hiện diện trong buổi Đại Hội hôm nay. Tôi vui mừng nói lên rằng : Chúng ta đang cùng với 54 Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp chuẩn bị gần cho cuộc Đại Hội Hành Hương Lộ Đức, để kỷ niệm 25 năm Phong Hiển Thánh của 117 chân Phước Tử Đạo Việt Nam. Nghĩa là ngày Đại Hội Mục Vụ lần thứ 60 này được diễn tiến trong bầu khí tưởng nhớ các Thánh Tiền Nhân. Thành tâm chúng ta xin các Ngài chúc lành cho những việc chúng ta sắp làm được đẹp lòng Chúa, xây dựng Cộng Đoàn Giáo Xứ và tôn vinh các Thánh.
Sau đây là mấy đường nét về hướng đi mục vụ trong những ngày tháng sắp tới của Giáo Xứ chúng ta:
1. Sốt sáng ‘Hành hương và lãnh ơn toàn xá tại Vương Cung Notre Dame de Paris’ vào Chúa Nhật 30. 06. 2013 tới, từ 14-16giờ. Đây vừa là một việc làm của Năm Đức Tin, vừa là một cử chỉ chia sẻ thân tình với Tổng Giáo Phận Paris nhân dịp kỷ niệm 850 năm xây cất thánh đường chính tòa. Xin Cộng Đoàn cố gắng đi thật đông.
2. Nhiệt tình tham dự cuộc Đại Hội Hành Hương Lộ Đức, từ 01-05. 08. 2013. Ý thức trách nhiệm của chúng ta, không những đối với các Thánh Tử Đạo Tiền Nhân, mà cụ thể là đối với 54 Cộng Đoàn anh em tại Pháp, cùng chung một gia sản cao quý được xây nên bằng máu của các Tiền Nhân Tử Đạo, đã được phong thánh hay chưa, Giáo Xứ chúng ta phải đem hết lòng biết ơn và hãnh diện, chen vai, sát cánh với 54 cộng đoàn tiến về Lộ Đức: Do đó, xin các cha Tuyên Úy, các vị Đại Diện hãy nhiệt tâm vận động cho có nhiều người ghi danh tham dự. Phải cố làm sao để Giáo Xứ ít ra đầy hai xe cho người lớn, một xe cho người trẻ, và thật đông những gia đình hay những cá nhân ghi danh đi tự do. Đặc biệt những ai có khả năng, xin hồ hởi tham gia vào các ban: hướng dẫn, y tế, phụng vụ…, riêng các bạn trẻ hãy mau mắn tham gia đêm văn nghệ, theo chương trình của Tuyên Úy Đoàn.
3. Xin mỗi người hay mỗi gia đình cố gắng mua đọc một trong ba tác phẩm về các thánh Tử Đạo Việt Nam:
a) Một bộ hai cuốn ‘Các Thánh Tử Đạo thăng Hoa Văn Hóa Việt Nam’ do Ban Tu Thư của Giáo Xứ biên soạn và Giáo Xứ đã Xuất Bản dịp lễ Phục Sinh vừa qua.
b) Tập thơ ‘Họ là ai ?’ của linh mục thi sĩ Cung Chi tức là cha Đinh Đồng Thượng Sách đã ra mắt ngày Sinh Nhật Thư Viện vừa qua.
c) Cuốn ‘Hạnh Chứng Nhân Đức Tin’ của cha Trần Anh Dũng sẽ xuất bản nay mai.
4. Noi gương các Thánh Tử Đạo, Giáo Xứ chúng ta tiếp tục sống Năm Đức Tin bằng ba việc cụ thể sau đây:
a) Trình bày và chia sẻ với cộng đoàn: Sau các Đơn Vị Mục Vụ, các Hội Đoàn, các Phong Trào và các Ban, Nhóm sẽ trình bày với Cộng Đoàn về hiện tình sinh hoạt và ước muốn tương lai của Đoàn hay Phong Trào và Ban Nhóm của mình.
b) Làm tăng thêm số tân tòng: Cầu nguyện và hoạt động cho có nhiều anh chị em dự tòng . Không nguyên cho Giáo Xứ chúng ta, mà cho cả Giáo Hội Việt Nam tại quốc nội và ở hải ngoại. Chúng ta phải noi gương Giáo Hội Triều Tiên, kể từ ngày các Thánh Tử Đạo Triều Tiên được phong Hiển Thánh, số giáo dân Triều Tiên đã tăng thêm 50%. Một sự kiện không vui tại Giáo Xứ chúng ta là số tân tòng đang ở chiều hướng đi xuống. Năm 2012 có 25 người rửa tội, năm nay chỉ có 15. Hai việc làm cơ bản để trao truyền đức tin đến cho người khác là Cầu Nguyện và Sống Chứng Nhân.
c) Quan tâm xây dựng đức tin cho các em nhỏ và bồi dưỡng đức tin cho các bạn trẻ: Một hiện tượng mỗi ngày thêm lo âu: Đức Tin bị ‘giảm mất’ nơi nhiều Bạn Trẻ và nhiều Em Thiếu Niên Việt Nam. Đây là một ‘chứng bệnh nguy hại’ đã và đang xâm nhập vào nhiều người trẻ, và nhiều em thiếu niên con cháu của chúng ta, là ‘bệnh giảm sút niềm tin’, là không ngại tuyên bố ‘con không tin nữa’, ‘cháu không tin nữa’... Từ đó, các bạn trẻ hay các em thiếu niên không muốn cầu nguyện nữa, không muốn đi dâng lễ và lãnh nhận các bí tích nữa, và cũng không muốn tham dự các hội đoàn hay các sinh hoạt của Giáo Xứ hay của Giáo Hội nữa. Nhiều bạn trẻ, lúc còn nhỏ đi dâng lễ hay đi học giáo lý chỉ vì bó buộc hoặc làm vui lòng cha mẹ, khi lớn lên, các em buông xuôi hết. Quý phụ huynh và các hội đoàn, ban nhóm cần có những cuộc trao đổi để tìm ra những nguyên nhân của ‘chứng bệnh’ và những biện pháp chữa trị. Có những nguyên nhân từ gia đình, tại học đường, trong Giáo Hội và ngoài xã hội. Dù bởi nguyên nhân nào, chúng ta vẫn không có quyền nản chí, buông tay. Cầu nguyện và sống chứng nhân là phương dược cần thiết chữa chứng bệnh trầm kha này.
Kính thưa Đại Hội,
‘Sống Đức Tin theo gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam’ là con đường chúng ta phải đi suốt cả đời của mỗi người chúng ta, là tấm men Chúa vùi vào trong mọi sinh hoạt của Cộng Đoàn, là ngọn đèn sáng Chúa đốt lên và trao vào tay chúng ta… Chúa chỉ muốn biến mỗi người và cả Giáo Xứ chúng ta thành một chứng tá về Đức Tin mà các tiền nhân tử đạo Việt Nam đã tuyên chứng bằng đời sống trung kiên và bằng cái chết anh hùng của các Ngài. Ước gì được như vậy ngay từ buổi Đại Hội Mục Vụ này. Xin kính chào quý vị.
B. Tường trình về sinh hoạt mục vụ của chị Phó Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ Trần Thị Kim Chi:
Kính thưa Đức Ông Giám Đốc.
Kính thưa quý Cha Tuyên Úy, quý Sơ, quý Thầy Phó Tế
Kính thưa quý vị Cố Vấn, quý vị Đại Biểu.
Được sự ủy nhiệm của BS Nguyễn Ngọc Đỉnh, chủ tịch HĐMV, vắng mặt vì lý do sức khỏe, con xin trình bày trước Đại Hội những sinh hoạt của HĐMV và cũng là của Giáo Xứ chúng ta trong 6 tháng qua. Hòa nhịp với Giáo Hội hoàn vũ, Giáo Xứ chúng ta cùng sống và cầu nguyện sốt sáng trong năm Đức Tin, trước hết xin Chúa nâng đỡ, giúp tăng cường đức tin cho chúng ta, sau là học hỏi những tài liệu của Đức Thánh Cha để tìm hiểu những vấn đề khó khăn về đức tin của những người trẻ đang sống không niềm tin trong một xã hội bị tục hóa.
* Cộng Đoàn mới Sevran: Kể từ năm 2013, theo nguyện ước của giáo dân Việt Nam ở vùng Sevran- Aulnay và lời yêu cầu của Giáo Phận Saint-Denis, Giáo Xứ Việt Nam sẽ đảm nhận muc vụ cho giáo dân vùng này. Như vậy Giáo Xứ có thêm một cộng đoàn nữa ở ngoại ô Paris là cộng đoàn Sevran. Sinh hoạt cơ bản là mục vụ Bí Tích, Giáo xứ đề cử cha Gioan Vũ Minh Sinh làm tuyên úy cho cộng đoàn. Thánh lể mỗi Chúa Nhật thứ 2 trong tháng lúc 17g tại nhà nguyện St Vincent de Paul, có từ 70 – 100 người tham dự .
* Kết quả ngày giúp AED ( Aide à l'Eglise en Détresse ): Theo ban tổ chức của AED cho biết hai ngày quyên tiền ở Giáo Xứ Việt Nam vào chiều thứ bảy và Chúa Nhật 8-9/12/12 thu được 2.112€
* Lễ Giáng Sinh và Ba Ngày Lễ đặc biệt: Lễ mừng Chúa Giáng Sinh sốt sáng và ấm cúng với màn hoạt cảnh của các em Thiếu Nhi, đông đảo người tham dự dù trời tuyết lạnh. Tiếp đó là Lễ Thánh Gia, cầu cho các gia đình, đặc biệt cho những phụ huynh kỷ niệm 20, 30, 40… năm thành hôn. Thứ đến là Lễ mừng Thượng Thọ ngày 31/12. Giáo Xứ đã gửi 130 lá thư và ảnh Đức Mẹ La Vang cho các vị cao niên trong cộng đoàn. Lễ cầu cho các bệnh nhân ngày 11/02, lễ Đức Mẹ Lộ Đức, Giáo Xứ gửi 102 thư cho các bệnh nhân kèm theo bó hoa thiêng và một ảnh Cha Trương Bửu Diệp.
* Tiệc Xuân Quý Tỵ: Do Ban Thường Vụ tổ chức vào ngày 27/01/13. Sau đó, các địa điểm mục vụ, các Hội đoàn, Ban, Nhóm trong Giáo Xứ đã mừng Tết Quý Tỵ theo lịch trình đã có và kết thúc vào Chúa Nhật 10/03/13. Tạ ơn Chúa, mọi sự được tổ chức chu đáo, đầy tình huynh đệ, trong bầu khí cầu nguyện, biểu dương tinh thần hiệp nhất và bảo vệ truyền thống văn hóa của quê hương .
* Cấm phòng và xưng tội Mùa Chay: Trong khuôn khổ của Năm Đức Tin, mọi thành phần của Giáo Xứ cố gắng sống đạo sốt sắng hơn trong mùa Chay Thánh qua những ngày cấm phòng và lãnh nhận Bí tích Hòa giải điển hình như :Phong trào Cursillo: Thứ bảy 16/03/13 ; Các em học giáo lý và các phụ huynh thứ bảy và Chúa Nhật 16-17/03/13 ; Legio Mariae: Thứ bảy 23/03/13 ; Cộng Đoàn Giáo Xứ: Chúa Nhật Lễ Lá 24/03/13
* Chiến dịch Chia Sẻ Mùa Chay: cũng như năm trước , Mùa Chay năm nay các gia đình cố gắng làm một nghĩa cử bác ái với những người nghèo. Đối với các em, xin quý phụ huynh cắt nghĩa cho các em hiểu ý nghĩa của việc làm, để các em có tinh thần bác ái, biết nghĩ và chia sẻ sự nghèo đói với người khác.
* Lễ Thánh Giuse Quan Thầy Giáo Xứ (ngày 17/03/13): Đã được cộng đoàn tham dự đông đảo và sốt sắng.
* Lễ Phục Sinh: Năm nay, không kể phần nghi thức và Thánh lễ như thưòng lệ, có hai điều đáng chú ý : 1 / Tối thứ bảy với buổi canh thức của giới trẻ đặc sắc và cảm động. 2/ Giáo Xứ Việt Nam hân hoan đón nhận 12 tân tòng. Cảm tạ Chúa.
* Ngày Tân tòng: Đây là năm thứ IV Giáo Xứ tổ chức ngày họp mặt cho những người đã gia nhập Giáo Hội trong 3 năm qua. Mục đích để họ găp gỡ,học hỏi, trao đổi những khó khăn trong đời sống đạo. Năm nay gồm những người đã chịu phép Rửa Tội các năm 2010, 2011, 2012. Tất cả có 25 người tham dự .
* Nhóm Gia đình Trẻ: Mỗi năm đến Foyer des Personnes Âgés AREPA ở Créteil sinh hoạt hai lần (một trước Giáng Sinh và một trước hè) để dâng Thánh lễ, giúp vui văn nghệ, tổ chức những trò chơi cho người cao niên. Nhóm đã được mọi người ở đây, kể cả bà Giám đốc, hoan nghênh, thán phục về tinh thần phục vụ và bác ái.
* Hai Ngày Thân Hữu Kermesse: Dù thời tiết còn hơi lạnh, nhưng số người tham dự đông hơn năm ngoái, những gian hàng và trò chơi rất náo nhiệt, nhất là phần ẩm thực, mọi sự diễn tiến tốt đẹp với thành quả khả quan. Kết quả thu được nhờ sự đóng góp tài sức và hy sinh của nhiều người.
* Rước lễ lần đầu: Cho hơn 50 em thiếu nhi ngày thứ bảy 01/06/13.
* Sống Năm Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Đánh dấu 25 năm Phong Thánh của 117 Thánh Tử đạo tại Việt Nam, Giáo Xứ Việt Nam Paris đã làm ba việc có tính cách văn hóa:
1 / Một nhóm linh mục và giáo dân đã hoàn thành bộ sách gồm 2 cuốn, dày 740 trang, tựa đề « Các Thánh Tử Đạo thăng hoa văn hóa Việt Nam »
2/ Linh mục Giuse Trần Anh Dũng viết « Hạnh Chứng Nhân Đức Tin tại Việt Nam »
3/ Linh mục thi sĩ Giuse Đinh Đồng Thuợng Sách hoàn thành tập thơ « Họ là ai?» gồm 117 bài thơ về các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Ngoài ra, Giáo Xứ đang vận động cho giáo dân tham gia Đại Hội Hành Hương tổ chức các ngày 1-5/08/13 tại Lộ Đức, chung với 45 cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp.
Phần tường trình chấm dứt ở đây, con xin kính chào và cảm ơn Đại Hội.
Chúc Đại Hội thành công.
C. Tường trình về Hai Ngày Thân Hữu Kermesse 18-19.05.2013 của chị Ủy Viên Tài Chánh Nguyễn Thị Ngọc Hằng (anh Cao Trọng Nghĩa trình bày):
Nhìn chung thì kết quả tài chánh thu được rất khả quan và đáng mừng. Xin thông qua phần chi tiết để đưa ra các con số tổng quát như sau:
Ø Quán ăn: 9394€
Ø Gian hàng: 3534,80€
Ø Tombola: 2880€
Ø Ủng hộ: 100€
Ø Gắn bông: 500€
Ø Trò chơi: 1035,63€
Tổng cộng số tiền thu: 17444,43€ tức tăng hơn khoảng 5000€ so với năm 2012 (12645,35€). Có nhiều lý do đưa đến sự thành công năm nay nhưng điển hình là những điểm đáng ghi nhận sau:
Ø Thời tiết tương đối tốt cho cả hai ngày
Ø Sự đóng góp tích cực của tất cả các địa điểm và đơn vị mục vụ, kể cả các phong trào, ban, nhóm, tư nhân hoặc cá nhân. Xin chân thành cảm ơn công khó của tất cả mọi thành phần giáo dân.
Ø Vì tổ chức vào cuối tuần Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (thứ hai được nghỉ lễ) nên đông người tham gia. Vì thế, năm sau Giáo Xứ chúng ta dự định cũng sẽ chọn dịp này để tổ chức Hai Ngày Thân Hữu như năm nay.
D. Tường trình về hiện tình thang máy và ống khói giáo xứ của ông Ủy Viên Xây Dựng Nguyễn Văn Thơm:
Ø Thang máy: Sau kỳ họp khoáng đại giữa những sở hữu chủ khu nhà này với kiến trúc sư vẽ thang máy cho Giáo Xứ vào ngày 23.05.2013 vừa qua, đa số sở hữu chủ ở đây đã biểu quyết không thuận. Vì thế, trong tương lai, cần có sự can thiệp từ phía Giám Mục Địa Phận Paris để tìm ra giải pháp cụ thể và thích ứng.
Ø Ống khói: Đã được đề nghị vào chương trình nghị sự của những sở hữu chủ ở đây để xin biểu quyết từ năm ngoái nhưng cho đến năm nay vẫn chưa được giải quyết. Có lẽ phải chờ đến năm sau mới biết kết quả...
E. Tường trình về Ngày Gặp Gỡ Các Ca Đoàn 18.05.2013 của anh Ủy Viên Phụng Vụ Võ Trí Văn:
Trong tinh thần chia sẻ Lời Chúa qua Thánh Ca phụng vụ, hơn 40 đại diện của 12 ca đoàn vùng Paris đã đồng thanh đáp lời mời gọi tìm về Giáo Xứ Mẹ để họp mặt đúc kết sinh hoạt và chuẩn bị cho lần tổ chức Diễn Nguyện Thánh Ca vào dịp mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (CN 10.11.2013) sắp tới trong bầu khí huynh đệ ấm áp của nắng xuân. Sau khi biểu quyết chung, tất cả đã nhất trí tham gia và cộng tác vào buổi Diễn Nguyện Thánh Ca tới để tỏ lòng sùng kính các Thánh Tử Đạo Tiền Nhân và cũng để kết thúc cách đẹp đẽ cuộc hành trình "Năm Đức Tin" của Giáo Xứ chúng ta. Hình thức tổ chức và chi tiết sẽ được gửi đến các Đại Diện Ca Đoàn sau, trong thời gian cần thiết. Nhân đây, xin các Đại Biểu lưu ý và kêu gọi sự đóng góp tích cực ít nhất là một tiết mục (thơ, văn, múa, hát, hoạt cảnh...) của ca đoàn sinh hoạt tại địa điểm mục vụ mình.
Cũng để thông báo thêm, liên quan về Đại Hội Hành Hương Lộ Đức, Giới Trẻ GXVN Paris sẽ tham gia 3 tiết mục (múa và hoạt cảnh) trong đêm văn nghệ kết thúc vào CN 04.08.2013. Xin cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho Đại Hội đạt thành quả tốt và như ý.
F. Tường trình về sinh hoạt mục vụ của các Đại Biểu Địa Điểm Mục Vụ:
*Cộng đoàn Antony (anh Charles Hồng):
ü Sinh hoạt mục vụ từ hơn 7 năm nay, có hơn 80 gia đình. Đang cố gắng nới rộng địa bàn hoạt động sang một số thành phố phụ cận như Villejuste, Gif sur Yvette, Villiers sur Marne...đến dự lễ hàng tháng vào Chúa Nhật thứ ba tại Chapelle Ste Jeanne de Chantal - 6 rue du Saule - 92160 ANTONY. Lm tuyên úy là Cha Vũ Minh Sinh, chính thức bổ nhiệm được một năm.
ü Tham gia thánh lễ với Giáo Xứ Pháp tại địa phương (Paroisse St Saturnin), Messe des peuples (hát tiếng Việt và chia sẻ buổi ăn trưa với các cộng đoàn Libanais, Ý, Bồ Đào Nha, Châu Phi...)
ü Tham gia ngày Kermesse ở Ste Jeanne với gian hàng ẩm thực VN vào tháng 10.
ü Journée de l'Amitié (Ngày Thân Hữu) với Giáo Xứ St Saturnin.
ü 21.02.2013: Mừng Tết Quý Tỵ với các Sơ ở Notre Dame de Calvaire ở Bourg La Reine (có khoảng 250 người tham dự).
ü Dự Lễ Khấn của các Sơ ở Clamart.
ü 19.05.2013: Thu tiền góp kermesse cho Giáo Xứ Paris.
ü Tham gia Đại Hội Hành Hương Lộ Đức với Giáo Xứ Paris vào tháng 8 năm nay.
*Cộng đoàn Cergy Pontoise (ông Châu):
ü Thánh lễ vào Chúa Nhật thứ hai và thứ tư trong tháng lúc 17g tại Eglise Ste Marie des Peuples - 5 rue du Cloitre - 95800 CERGY. Lm tuyên úy là Cha Đinh Đồng Thượng Sách.
ü 10.02.2013: Mừng Tết Nguyên Đán (trên 500 người tham dự).
ü Trong Mùa Chay, đi đàng thánh giá mỗi tối thứ hai, có thánh lễ.
ü Lớp dự tòng cho người lớn.
ü Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thérèsa Hài Đồng. Hôm nay sẽ có 17 em lãnh nhận Bí Tích RLLĐ vào lúc 17g và hôm qua đã có một số em chịu phép Thêm Sức.
*Cộng đoàn Ermont (anh Nguyễn Hữu Thủy):
ü Thánh lễ hàng tháng vào Chúa Nhật thứ ba lúc15g30 tại Eglise Notre Dame des Chênes - Place du Maréchal Juin - 95120 ERMONT. Lm tuyên úy là ĐÔ Mai Đức Vinh.
ü Tháng 5 và tháng 10 đọc kinh kính Đức Mẹ lúc 15g00.
ü Tham dự các thánh lễ lớn tại Giáo Xứ.
ü Thi hang đá Giáo Xứ.
ü Tham dự tiệc xuân Giáo Xứ.
ü Tham gia đóng góp kermesse.
ü Sinh hoạt Cursillo mỗi Chúa Nhật đầu tháng lúc 10g30.
ü Hội Yểm Trợ Ơn Gọi Tận Hiến có 38 hội viên.
ü Hội Tobia: đọc kinh, cầu nguyện, xin lễ...
ü Thánh lễ tạ ơn vào dịp Tết Nguyên Đán.
ü Tham dự thánh lễ với xứ đạo Pháp.
*Cộng đoàn Sarcelles: xin phép vắng mặt lần này
*Cộng đoàn Villiers Le Bel (anh Thành):
ü Đa số giáo dân tuy ít nhưng đều là những người lớn tuổi (trung bình từ 60). Có lễ vào mỗi thứ bảy lúc15g30 tại Eglise St Vincent de Paul - 2 rue Cribe - 95400 VILLIERS LE BEL (trung bình được 50 người). Lm tuyên úy là ĐÔ Mai Đức Vinh.
ü Tham dự các thánh lễ lớn tại Giáo Xứ.
ü Tổ chức tiệc xuân (120 người).
ü Tham gia đóng góp kermesse Giáo Xứ.
ü Sinh hoạt Cursillo mỗi Chúa Nhật đầu tháng.
ü Hội Tobia: đọc kinh, cầu nguyện, xin lễ...
ü Tham dự thánh lễ với xứ đạo Pháp (hát tiếng Việt) và các cộng đoàn người nước ngoài cư ngụ tại địa phương.
*Cộng đoàn Marne La Vallée (anh Nguyễn Anh Hải):
ü Thánh lễ vào Chúa Nhật thứ nhất và thứ ba trong tháng lúc 14g30 tại Trung Tâm St Paul - 8 allée Jean Paul Sartre - 77186 NOISIEL. Lm tuyên úy là Cha Trần Anh Dũng.
ü Tham dự các ngày lễ lớn tại Giáo Xứ Paris.
ü 4 lớp giáo lý: Khai Tâm, Rước Lễ, Tuyên Xưng Đức Tin và Thêm Sức với khoảng 80 em. Mỗi tháng sinh hoạt hai lần trước thánh lễ (từ 13g30 đến 14g30). Năm nay có 20 em được RLLĐ.
ü Tổ chức Tết Quý Tỵ (120 người tham dự).
ü 2 ca đoàn (Vào Đời và Thiếu Nhi) đảm trách việc hát lễ và phụng vụ.
ü Đạo Binh Đức Mẹ (tiểu đội Đức Mẹ Môi Khôi gồm 12 quân binh hoạt động và công tác hàng tuần).
ü Hội Yểm Trợ Ơn Gọi Tận Hiến (3 chi hội với 54 hội viên).
ü Sinh hoạt Cursillo (15 người) hai lần trong tháng sau thánh lễ từ 15g30 đến 17g30.
ü Tổ chức thảo luận và học hỏi về Năm Đức Tin qua 2 đề tài: Sống Đức Tin thế nào trong cộng đoàn? Làm sao để trao truyền Đức Tin cho con cái?
ü Nhóm Gia Đình Trẻ: 10 gia đình tổ chức rước Đức Mẹ La Vang thăm viếng các gia đình vào mỗi thứ bảy đầu tháng.
ü Sinh hoạt hướng đạo: có khoảng 60 hướng đạo sinh trong 4 ngành Ấu, Thiếu, Thanh, Tráng họp mặt sau thánh lễ từ 15g30 đến 17g30 và tổ chức 3 lần trại với liên đoàn hướng đạo hàng năm.
*Cộng đoàn Sevran (Cha Vũ Minh Sinh và anh Nguyễn Trung Ánh):
ü Cộng đoàn mới chính thức hình thành từ dưới năm nay nên chưa có Ban Đại Diện và chỉ có những sinh hoạt điển hình sau:
ü Thánh lễ vào mỗi Chúa Nhật thứ hai trong tháng lúc 17g tại nhà nguyện St Vincent de Paul - rue du Commandant Charcot - 93270 SEVRAN (có từ 50 đến 70 giáo dân tham dự). Lm tuyên úy là Cha Vũ Minh Sinh.
ü Tổ chức Tết Quý Tỵ vào CN 17.02.2013 (khoảng 200 người).
ü Đang chuẩn bị thành lập một ca đoàn để lo việc phụng vụ.
G. Thông báo mục vụ của Ban Giám Đốc và Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ (Đức Ông Mai Đức Vinh):
Cộng Đoàn Giáo Xứ Việt Nam Paris chúng ta sắp sửa chuẩn bị đón mừng 2 ngày lễ lớn liên hệ và ảnh hưởng trực tiếp đến Hội Đồng Mục Vụ:
1/ Kỷ niêm 30 năm thành lập HĐMV GXVN Paris (1983-2013).
2/ Kỷ niệm tờ Báo Giáo Xứ (1984-2014): Báo Giáo Xứ là sinh hoạt tiên khởi được coi như chính yếu về mục vụ văn hóa của Giáo Xứ, có trước sinh hoạt Bữa Cơm Chúa Nhật (được ra đời ngay sau khoảng thời gian đó, cũng do sáng kiến của HĐMV).
Theo đó, Ban Giám Đốc và Ban Thường Vụ dự định sẽ tổ chức mừng một lễ chung vào năm 2014 nhân dịp Lễ Thánh Giuse, Quan Thầy của Cộng Đoàn Giáo Xứ chúng ta và sẽ mời một Đức Giám Mục của Tổng Giáo Phận Paris đến chủ tế và giảng lễ. Đây cũng là cơ hội để chúng ta ra một tờ báo số đặc biệt hay một quyển hoặc bộ sách nói về HĐMV và sinh hoạt của GXVN Paris trong 30 năm qua cũng như những định hướng mục vụ cho tương lai...Chúng ta sẽ cụ thể hóa vào những việc làm này vào ngày Đại Hội Mục Vụ trong tháng 12 sắp tới. Xin quý Đại Biểu và mọi người cùng hiệp thông và cầu nguyện cho mọi việc được tốt đẹp theo Thánh Ý Chúa.
H. Trao đổi quanh đề tài "Năm Đức Tin":
ĐÔ Vinh dẫn nhập: Ai trong chúng ta cũng đều có chung một tâm thức về vấn nạn Đức Tin hiện nay của người trẻ nói chung và của con em chúng ta trong gia đình nói riêng. Là những người trưởng thành, những bậc phụ huynh... chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm gìn giữ, cũng cố và trao truyền Đức Tin cho các em nhỏ hay cho các bạn trẻ. Đây là một đề tài rộng lớn để chúng ta có thể khai thác chung với nhau hầu tìm ra giải đáp thích ứng và hữu hiệu.
Xin các Đại Biểu cũng như các vị Đại Diện có mặt hôm nay cho biết ý kiến hoặc có những nhận xét gì vể đời sống Đức Tin của các trẻ em trong cộng đoàn mình hay ngay trong gia đình của mình.
Cha Sinh nhận xét: Con được cử làm tuyên úy của 2 cộng đoàn Antony và Sevran được một năm, nhưng trên thực tế thì chúng con không được phép sinh hoạt giáo lý theo như quy chế của Giáo Xứ sở tại, nên tất cả mọi sinh hoạt giáo lý con đều gửi về Giáo Xứ Việt Nam Paris. Còn nữa, con chỉ được phép làm có một lễ trong tháng cho cộng đoàn Antony và một lễ trong tháng cho cộng đoàn Sevran trong khi các cộng đoàn khác như Sarcelles, Cergy, Marne La Vallée thì được làm 2 lễ trong tháng!
Ngoài ra, con nhận thấy có sự thiếu liên kết giữa các cộng đoàn với Giáo Xứ Mẹ trong những sinh hoạt mục vụ chính hoặc vào những dịp lễ lớn của Giáo Xứ (các lịch mục vụ không ăn khớp với nhau) để đưa đến câu hỏi là các cộng đoàn vùng Paris có thật sự trực thuộc Giáo Xứ Paris không? Làm thế nào để có một lịch sinh hoạt mục vụ chung cho cả năm?
ĐÔ Vinh trả lời: Thật ra thì mỗi cộng đoàn có một giai đoạn lịch sử khác nhau nên có những quy chế khác nhau tùy vào thời điểm và hoàn cảnh của sự hình thành đó. Ảnh hưởng, truyền thống và sự gắn bó của mỗi cộng đoàn với Cha tuyên úy thời đó cũng rất mạnh. Sau biến cố 75, trong bầu khí của những người tỵ nạn Việt Nam sang Pháp định cư thời bấy giờ, các cộng đoàn Sarcelles, sau đó là Villiers Le Bel, Marne La Vallée dần dần được ra đời từ những "foyer" (trại tiếp cư) dành cho người tỵ nạn Việt Nam sang Pháp định cư với nhu cầu được phép làm 2 lễ trong tháng theo sự chấp thuận của Cha Sở tại. Còn những cộng đoàn ra đời từ những năm sau này như Ermont, Antony hay Sevran bây giờ thì địa phận cho rằng nhu cầu làm một lễ trong tháng cũng đã đủ vì các cộng đồng người Việt nay đã có đời sống tương đối ổn định và đã hội nhập được với xã hội Pháp rồi...Do vậy, chúng ta nhận thấy có những quy chế mục vụ không đồng đều giữa các cộng đoàn vùng Paris với nhau.
Về tầm mức trực thuộc giữa các cộng đoàn vùng Paris với Giáo Xứ Mẹ, nó được chính thức khởi nguồn từ khi Giáo Xứ được chuyển về đây, tức khoảng 13 năm nay, sau cuộc hội bàn giữa các Ban Giám Đốc, Thường Vụ, Cố Vấn...Từ đó, các cộng đoàn vùng Paris dần dần được đưa về sinh hoạt chung với Giáo Xứ theo quy chế của địa phận sở tại...
Anh Cao Trọng Nghĩa: Để trả lời câu hỏi của Cha Sinh, mỗi năm vào đầu tháng 10, Hội Đồng Mục Vụ, sau khi họp bàn chung, đều lập và gửi một lịch mục vụ chung của Giáo Xứ (với những ngày sinh hoạt quan trọng và lễ lớn của Giáo Xứ trong năm) đến các Cha tuyên úy và các vị Đại Diện của từng địa điểm mục vụ để theo đó mà tổ chức công việc mục vụ tại địa phương sao cho thích hợp mà vẫn duy trì được sự liên kết với Giáo Xứ qua những sinh hoạt chung đó. Vì thế xin các Cha tuyên úy và các vị Đaị Diện lưu ý đến điều đó. Ngoài ra, trong tháng 10, Ban Thường Vụ cũng có xin các địa điểm mục vụ cho biết lịch sinh hoạt trong năm nhưng không thấy hồi âm nên không thể chờ để điền thêm vào lịch mục vụ chung được...
Anh Nguyễn Anh Hải: Cộng đoàn Marne La Vallée của chúng con là một cộng đoàn lớn ra đời từ năm 1976 ở "Foyer Villiers Sur Marne", vào thời điểm của những người tỵ nạn, có Cha Sách thường xuyên lui tới dâng thánh lễ. Trước đó, cộng đoàn có tên là Noisy Le Grand thuộc vùng 93 vì sinh hoạt đầu tiên là ở đó sau mới chuyển vể vùng 77 cho tiện việc sinh hoạt và để giáo dân dễ nhớ...
Về việc sinh hoạt chung với Giáo Xứ, chúng con đang nghiên cứu và bàn với Cha Sở tại để tìm ra giải pháp tốt nhất vừa không ảnh hưởng đến việc tổ chức và sinh hoạt mục vụ của giáo xứ địa phương vừa tham gia được những sinh hoạt chung và lễ lớn với Giáo Xứ Paris. Mong sẽ được vậy.
Cha Sinh: Cũng như cộng đoàn Marne La Vallée, khó khăn của chúng con là việc mất lễ. Lễ đã ít (10 lần trong năm thôi) mà chỉ xuống còn 6 thì lo quá! Nhưng cái mà con muốn nhấn mạnh trong buổi thảo luận hôm nay là làm sao kêu gọi tinh thần các cộng đoàn nhỏ hướng về Giáo Xứ Mẹ?
GS Cảnh: Nhận xét của Cha Sinh cũng là nhận xét chung của nhiều người trong Giáo Xứ. Đó là:
*Sự tham gia sinh hoạt của các cộng đoàn địa phương đối với Giáo Xứ ngày càng yếu kém (điển hình như ngày ĐHMV hôm nay) kể cả những vị Đại Diện trong Ban Giám Đốc. Theo những dữ kiện ghi lại thì từ khi HĐMV được thành lập vào năm 1983 đến nay thì 20 năm đầu luôn có sự hiện diện của các vị Đại Diện trong Ban Giám Đốc (4 Cha, 3 Thầy và 2 Sơ), nhưng kể từ 7 năm nay thì con số đếm được không đến một nửa.
*Số người dự lễ Chúa Nhật từ 2007 đến nay ngày càng suy giảm rõ rệt xuống gần một nữa và gây cảm giác như Giáo Xứ chỉ toàn những người lớn tuổi. Trong khi đó, ngày thứ bảy thì ngược lại, rất đông đảo, náo nhiệt và sống động.
*Một số vị trách nhiệm hay đại diện địa điểm mục vụ quan tâm đến sinh hoạt của địa phương mình hơn sinh hoạt chung của Giáo Xứ.
Đó là những dữ kiện thực tế mà chúng ta cần phải suy nghĩ và trao đổi để tìm ra giải đáp cụ thể. Nhân đây, con có hai câu hỏi đặt ra cho Đức Ông và anh Tổng Thư Ký:
-Công việc mục vụ theo lối "độc lập" (autonome) của các Cha tuyên úy địa phương tùy thuộc vào sự quyết định của ai? Của Cha Sở địa phương hay của Cha Giám Đốc Giáo Xứ?
-Đâu là tầm mức ưu tiên của lịch mục vụ Giáo Xứ so với lịch mục vụ địa phương sở tại? Vì sao số người tham dự Đại Hội như ngày hôm nay lại yếu kém thế này?
ĐÔ Vinh: Để trả lời câu hỏi thứ nhất của GS Cảnh, chúng ta cần đi ngược dòng lịch sử để cảm nhận sự khác biệt giữa các cộng đoàn địa phương (xuất nguồn từ những "foyer" tỵ nạn như đã nói lúc đầu) và Giáo Xứ Paris về mặt tâm lý trên phương diện chính trị, nhất là từ những năm 76 đến 84. Hố sâu tâm lý đó gây khoảng cách giữa người Việt với nhau và, với thời gian, nay đã được lấp dần nhưng còn cần thêm nhiều năm tháng và sự thay đổi để có thể viết lên một trang sử mới...
Anh Cao Trọng Nghĩa: Để tiếp lời với Đức Ông và trả lời câu hỏi thứ hai của GS Cảnh, xin đưa ra con số cụ thể là Ban Thường Vụ đã gửi 106 lá thư mời đến các vị Đại Diện của từng địa điểm mục vụ nhưng, như mọi người thấy, tổng số hiện diện chỉ đếm được khoảng 40 người. Ban Thường Vụ đã cố gắng làm việc nhưng kết quả chỉ đạt được đến thế. Có rất nhiều lý do dù chính đáng hay không cũng tùy thuộc nhiều vào mỗi người chúng ta.
Về lịch mục vụ hằng năm là lịch chung của Giáo Xứ như đã nêu ra lúc đầu, lập ra để các cộng đoàn địa phương dựa theo đó mà hướng về những sinh hoạt chung của cộng đoàn Mẹ. Tuy nhiên BTV cũng đã từng khuyến khích và đề nghị các địa điểm mục vụ cho biết các sinh hoạt mục vụ tại địa phương mình trong năm để có thể bổ túc vào lịch chung.
GS Cảnh: Trở lại vấn nạn suy giảm Đức Tin của người trẻ hôm nay, câu hỏi có nên đặt ra cho chúng ta là :"Đức Tin của con em ta đang giảm hay chính Đức Tin của chúng ta đang suy?" Các thế hệ sau sẽ sống Đức Tin ra sao? Và chúng ta phải làm gì cho chính chúng ta cũng như cho con cháu chúng ta?
ĐÔ Vinh: Như đã viết trong bài dẫn nhập lúc đầu mà tôi nêu ra: Hai việc làm cơ bản để trao truyền Đức Tin đến cho người khác là Cầu Nguyện và Sống Chứng Nhân. Mức độ sống Đức Tin của mỗi người như thế nào chỉ có mình mới thấy được. Đó là phần tự xét của mỗi người. Không những thế chúng ta còn có bổn phận phải hướng dẫn và trang bị cho con em chúng ta sống Đức Tin cách vững vàng hơn trong gia đình, ngoài xã hội, ở chốn học đường...của thời nay. Trao đổi kinh nghiệm sống Đức Tin và học hỏi lẫn nhau là một trong những việc cụ thể mà chúng ta cần làm...
Chị Xuân Phương chia sẻ: Trong việc nhận trách nhiệm đỡ đầu cho một bà dự tòng lớn tuổi tôi rất lo sợ sẽ không làm tròn sứ mệnh của mình đối với Chúa vì sợ bà bỏ lễ tiếng Việt, đi lễ gần nhà hoặc xem lễ qua đài truyền hình... bởi ảnh hưởng của con cái chỉ vì thương mẹ mình. Nhưng với thời gian và nhờ ơn Chúa, tôi không còn sợ nữa và luôn nhắc nhở, giải thích và cân nhắc sự thiệt hơn trong việc tham dự lễ tiếng Việt... Đối với tôi, cha mẹ nào lại không yêu thương con cái nhưng cách yêu thương hay nhất là đừng để chúng vi phạm luật lệ, nhất là luật Chúa...
Anh Văn bổ túc: Cảm ơn GS Cảnh đã đưa ra nhận xét mà ít người dám nói: Chúng ta không thể nào đổ tội cho giới trẻ không sống Đức Tin hay không tin đạo nữa vì lý do này hay lý do nọ... Kinh nghiệm làm giáo lý viên của con cho thấy các phụ huynh làm việc lu bù đến độ không còn thì giờ để gần gủi và lo cho các em về mặc tâm linh, còn các em thì suốt ngày phải chung đụng vớí lối sống không tôn giáo, lý thuyết vô thần... ở học đường và ngoài xã hội. Đối với các em thì sự giải thích cần phải cụ thể. Nếu như các phụ huynh có một ít căn bản giáo lý cũng có thể ít nhiều giải đáp phần nào các câu hỏi hoặc ưu tư của các em về mặt tôn giáo hoặc Đức Tin. Nếu không, xin tham khảo và học hỏi nơi những site web Công Giáo. Đức Tin không phải là giải đáp của một bài toán nhưng là một mầu nhiệm nên con ngưòi không nắm bắt được...
Cuộc trao đổi vẫn còn hào hứng nhưng đã sắp đến giờ lễ chiều, Đức Ông Vinh mời gọi mọi người tiếp tục thảo luận trong gia đình hay trong ban nhóm của mình. Tuy vui vẻ chia tay ra về sau khi chụp tấm hình lưu niệm nhưng dư âm ngày Đại Hội Mục Vụ 60 vẫn còn văng vẳng bên tai mọi người qua bài ca sinh hoạt...
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông.
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông.
Anh em ta ơi! Đường dài, đường dài. Còn nhiều trở ngại và nhiều nguy khó.
Kiên gan, kiên gan. Anh em ta ơi! Quyết tâm ta vượt qua!
Paris, ngày 09 tháng 06 năm 2013
Giang Minh Đức
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Biểu Tình tại Ottawa
Trần Năng Phụng
11:12 11/06/2013
Kính gởi hình ảnh buổi Biểu Tình tại tiền đình Quốc Hội Canada và Tòa Đại Sứ Cộng Sản Việt Nam - Ottawa, Canada vào Thứ Bảy 8 tháng 6, 2013.
Nhạc nền "Tôi Thấy Em" - Trúc Hồ, Trần Năng Phụng thực hiện
Buổi Biểu Tình để tố cáo nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trước dư luận Quốc tế và thỉnh cầu chính phủ Canada can thiệp về Tự Do & Nhân Quyền tại Việt Nam, đặc biệt cho Nguyễn Phương Uyên & Đinh Nguyên Kha.
Buổi Biểu tình do Ủy Ban Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội Toronto, phối hợp cùng các Hội đoàn trong cộng đồng & Cộng đồng Người Việt Quốc gia Montreal, Kitchener-Warterloo tổ chức:
Nhạc nền "Tôi Thấy Em" - Trúc Hồ, Trần Năng Phụng thực hiện
Buổi Biểu Tình để tố cáo nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trước dư luận Quốc tế và thỉnh cầu chính phủ Canada can thiệp về Tự Do & Nhân Quyền tại Việt Nam, đặc biệt cho Nguyễn Phương Uyên & Đinh Nguyên Kha.
Buổi Biểu tình do Ủy Ban Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội Toronto, phối hợp cùng các Hội đoàn trong cộng đồng & Cộng đồng Người Việt Quốc gia Montreal, Kitchener-Warterloo tổ chức:
Thông Báo
Phân Ưu: Thân mẫu Lm Giuse Maria Nguyễn Xuân Hương qua đời
Đức ông Giuse Ttịnh Minh Trí
08:16 11/06/2013
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ được tin:
Bà Cố Nguyễn văn Quý
nhũ danh Anna Phạm thị Ngoan
Sinh ngày 7 tháng 4 năm 1920
Tại Lưu Phương, Phát Diệm – Ninh Bình
Đã được Chúa gọi về lúc 4:15 chiều ngày 9 tháng 6 năm 2013
Tại Sacramento, California.
Hưởng thọ 93 tuổi.
Chương Trình Tang Lễ
Nghi thức tiếp đón quan tài và làm phép khăn tang lúc 5:00 chiều ngày
Chúa Nhật ngày 16 tháng 6, 2013 tại Saint Anne Church
7724 24th Street, Sacramento, CA 95832
Canh thức cầu nguyện và Các Thánh Lễ đưa chân cho tới 10:00pm
Thánh Lễ An táng: 10:30 sáng Thứ Hai ngày 17 tháng 6, 2013
Sau đó sẽ chôn cất tại Saint Mary Cemetery, Sacramento
Xin thành kính phân ưu với Linh mục Giuse Maria Nguyễn Xuân Hương
và quý tang quyến.
Nguyện xin Thiên Chúa sớm đưa linh hồn Bà Cố Anna về hưởng Thánh Nhan Chúa.
Thành kính phân ưu
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngôn Ngữ Diệu Kỳ
Đức Thế
21:35 11/06/2013
Ảnh của Đức Thế
Dù mưa nắng thinh trôi trong cần mẫn
Vẫn dòng đời trên từng dấu tay quay.
(Thục Oanh)