Ngày 11-06-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:34 11/06/2020

49. Vui vẻ của chúng ta là do nơi Thánh Giá, Chúa của chúng ta cũng chỉ muốn nhờ con đường khổ nạn để tiến vào vinh quang. Ngài hướng dẫn đường con đi, cũng là đường đi của các thánh.

(Thánh Vincent de Paul)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.140194

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:41 11/06/2020
45. CHỦ XỊ GÙ LƯNG

Có một anh gù lưng đi dự tiệc, thản nhiên đi lên ngồi bàn trên.

Sau khi khách khứa đến đầy đủ thì anh gù cảm thấy trong bụng không yên tâm, nên khiêm nhường xê dịch xuống bên đầu bàn.

Khách nói:

- “Đại thúc gù, xin mời ngồi ở bàn đầu, “cháu trai侄輩 (1) đâu dám vượt quá địa vị”.

(Tiếu lâm)

Suy tư 45:

Cái hay và đáng phục nhất của người khiêm tốn là biết sửa chữa mình khi thấy mình làm sai; cái đáng ghét nhất của người kiêu ngạo là thấy mình sai mà không chịu sửa sai, sáng và tối là ở đó vậy !

Ở đời, có người dùng cái học thức của mình để chế nhạo và khinh dễ người khác vì họ thật thà chất phác; lại có người thích dùng cái ma giáo thủ đoạn để chế giễu người hiền lành, nhưng Thiên Chúa là Đấng luôn bênh vực những người đơn sơ thật thà và cô thế cô thân...

Chữ nghĩa đầy mình nhưng đem chữ nghĩa để chơi xỏ anh em, thì chữ nghĩa sẽ trở thành bản cáo trạng tố cáo mình trước mặt Thiên Chúa, vì Thiên Chúa chính là Đấng đã làm cho chữ nghĩa có giá trị khi tạo dựng con người và vũ trụ.

Dùng chữ nghĩa để chế giễu tha nhân là một hành động xấu xa, và sẽ trở thành độc ác khi dùng chữ nghĩa để chửi rủa anh em chị em của mình.

(1) Chữ “cháu trai侄輩” phát âm tiếng Hoa là “zhi bei”, giống chữ “lưng thẳng直背”, đồng âm khác nghĩa, người khách chơi chữ với anh gù...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.140194

http://nhantai.info
 
Từ Manna đến Thánh Thể
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:17 11/06/2020
Suy Niệm Chúa Nhật Kính Mình Và Máu Thánh Chúa Giêsu

( Ga 6, 51-59)

60 ngày sau lễ Phục sinh, Giáo hội cử hành lễ kính Mình Máu Thánh Chúa hay còn gọi là lễ của Chúa vào ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi. Sau lễ có cuộc rước kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa vừa truyền phép, đặt trong mặt nhật ra khỏi nhà thờ, đi trên đường trải thảm, có các em rắc hoa, bình hương nghi ngút, để loan truyền cho mọi người biết rằng: Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới.

Xem video và nghe bài giảng

Khởi đi từ nghi ngờ về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể của một nhà thần học và cũng là giám mục có tên Bérenger (988-1088) ở thành phố Tours, nước Pháp, gây ra xì-căng-đan lớn trong Giáo Hội. Để khẳng định niềm tin, người ta bắt đầu trưng bày Mình Thánh trong mặt nhật đặt trên bàn thờ ngay sau Thánh lễ, hoặc ở một nơi dễ thấy và thắp sáng một cây đèn để bên cạnh.

Trong một thị kiến, nữ tu Juliena de Mont-Cornillon được Chúa cho biết, hàng năm phải cử hành lễ Mình Máu Thánh Chúa và tôn sùng Mình Máu Thánh Chúa trên bàn thờ. Vì thế, lễ này được cử hành lần đầu tiên tại Liège vào năm 1247. Đến ngày 11 tháng 8 năm năm 1264, Đức Giáo Hoàng Urbainô IV thiết lập và truyền phải cử hành trọng thể việc tôn sùng Bí tích Mình Thánh.

Manna của ăn trong sa mạc

Lời ông Môi-sen trong sách Đệ Nhị Luật cho chúng ta thấy, manna của ăn mà Thiên Chúa ban cho dân trong sa mạc, họ ăn bánh ấy cho đỡ cái đói đời sống tạm bợ này. Vì: “Con người sống không nguyên bởi bánh, mà còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Đnl 8, 3). Môi-sen cũng nói cho họ biết: “Thiên Chúa sẽ ban cho các người của ăn mà các ngươi và cha ông các người chưa từng biết tới” (x.Đnl 8, 2-3.14b-16). Bánh ấy chính là Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô.

Thánh Thể thần lương vượt thế trần

Đức tin Kitô giáo dạy rằng, con người có xác có hồn, có đời này và đời sau. Vì thế, ngoài sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc ở đời tạm thế này, người tín hữu phải đạt được sự sống đời đời mai sau nữa. Nhưng đâu là bí quyết để sống trường sinh là một câu hỏi lớn? Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta một bí quyết: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời" (Ga 6, 51).

Nếu chúng ta muốn sống đời đời, thì hãy đến ăn bánh Giêsu, đây là cơ hội tốt để có được mầm sống ấy. Hãy đến gặp Chúa Giêsu và đón nhận Người, bởi chính Người: "Là Bánh Hằng Sống … ai ăn … sẽ được sống đời đời" (Ga 6, 51).

Sự sống đời đời, tự chúng ta không thể có được, phải cậy nhờ vào Thiên Chúa là Đấng làm cho sống, là nguồn mạch sự sống. Vì thế, chúng ta thật hạnh phúc khi được mời gọi ăn thịt và uống máu Chúa Giêsu để được sống đời đời (x.Ga 6, 54). Chính Chúa Giêsu tuyên bố: “Thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống” (Ga 6, 52-59).

Chúa Giêsu là bánh bởi trời xuống, Người đến làm no thỏa cái đói, cái khát, nhất là lấp đầy khát vọng lớn nhất của con người mọi nơi mọi thời: “Ta là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời” (Ga 6, 59).

Nếu như trong sa mạc xưa kia, Manna là quà tặng do lòng thương xót của Chúa dành cho dân, lương thực cứu đói tạm thời, thì nay Mình Máu Thánh Chúa là lương thực giúp người tín hữu có đủ sức vượt qua trần thế về tới quê trời hưởng phúc vinh quang.

Xem video và nghe bài giảng

Bởi thế, khi chúng ta tham dự Bàn Tiệc Thánh như thánh Phaolô mô tả là chúng ta thông hiệp với Máu Chúa Kitô và Tấm Bánh mà chúng ta bẻ ra là chúng ta thông phần vào Máu Chúa Kitô, đúng như Chúa nói: "Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy" (Ga 6, 56). Để có của ăn, của uống mang lại sự sống đời đời, cần phải đón rước Mình và Máu Chúa Giêsu.

Rước kiệu Mình Thánh Chúa

Nét đặc biệt lễ của Chúa, lễ Mình và Máu Thánh Chúa là rước kiệu Mình Thánh Thánh Chúa. Trên Bàn thờ Chúa, chúng ta đã thấy tận mắt Bánh và Rượu được truyền phép. Nhờ ơn soi sáng, chúng ta tin thật rằng Bánh chính là Mình Chúa Kitô và Rượu là Máu Chúa Kitô. Tấm Bánh truyền phép được đặt trước mặt chúng ta nói về quyền năng vô cùng của tình yêu được bộc lộ trên Thánh Giá vinh hiển. Bánh Thánh nói cho chúng ta về sự hạ mình khó tin của Đấng đã biến mình, hiện diện khiêm tốn dưới hình bánh và hình rượu. Câu hỏi lớn được đặt ra là, làm sao Bánh và Rượu lại có thể là Mình Máu Chúa Kitô được?

Chúng ta tin Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí Tích Mình Thánh. Bánh thánh trở thành Bí tích cần thiết để nuôi dưỡng linh hồn chúng ta, dẫn chúng ta trên đường về với Chúa! Chúng ta phải tin kính, yêu mến và tôn thờ.

Sau lễ, chúng ta kiệu Mình Thánh Chúa vừa được truyền phép ra khỏi nhà thờ, chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu ngự thật trong phép Mình Thánh, mang Chúa vào trong đời ta, với mong ước nhà ta là nhà của Chúa, đường đời ta là đường của Chúa, xin Chúa hiện diện hằng ngày trong đời sống chúng ta! Có Chúa Giêsu là Bánh ban sự sống, Bánh của các thiên thần, Bánh của kẻ hành hương cùng đi, chúng ta sẽ không cô đơn.

Khi đặt Mình Thánh vào Mặt nhật, dưới dạng mặt trời, ngụ ý rằng Chúa Giêsu là “Mặt Trời”: Ngài là ánh sáng của lòng ta (đó là ý nghĩa của từ “mặt nhật”)

Bình khói hương thơm nghi ngút vừa đi vừa xông, tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta tỏa bay lên trước tòa Chúa.

Các em bé rắc hoa trên đường nhắc lại cuộc rước Chúa Giêsu vào Thành Thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng.

Qua cuộc rước kiệu, chúng ta thấy Chúa và chắc chắn Chúa thấy tất cả những khổ đau, nỗi cô đơn, những cám dỗ, lo lắng của chúng ta trong đời sống. Cuộc rước kiệu này còn có ý nghĩa là xin Chúa chúc lành cho chúng ta và cho toàn thế giới.

Lạy Chúa Giêsu đang ngự trong phép Mình Thánh, chúng con mến yêu, tin kính và tôn thờ Chúa. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô A
Lm. Jude Siciliano, OP
17:32 11/06/2020

ĐnL 8: 2-3, 3:14b-16a; Tvịnh 147; 1 Cor 10: 16-17; Gioan 6: 51-58

Chúa Giêsu nói "...thì kẻ ăn tôi...". Lời nói đó như một người phụ nữ đang mang thai đứa con đang còn ở trong bụng mẹ được nuôi dưởng bởi chính cơ thể người mẹ. Hay hoặc như một đứa bé sơ sinh đang được nuôi dưỡng bằng chính sửa mẹ để sống. Đứa bé trong bụng mẹ hay đứa bé đang bú sữa mẹ không thể sống nêu không có sự nuôi dưỡng của mẹ. Nhưng, bất kỳ các bậc cha mẹ nào cũng có thể minh chứng rằng họ mẹ sẽ nuôi dưởng đứa con đến suốt đời. Ngay cả khi đứa con đã trưởng thành, nó vẫn sẽ trở về nơi nó đã được nuôi dưởng bởi cha mẹ. "Nuôi dưỡng" không chỉ mang ý nghĩa vật chất trong một thời gian dưỡng nuôi mà thôi. Nhưng chúng ta cần có tâm tình suốt đời chúng ta nếu chúng ta đi suốt chặng đường đời của chúng ta cho đến lúc về nhà mà Chúa Giêsu đã chuẩn bị cho chúng ta. Ở đó sẽ có bữa tiệc mà Ngài nói không bao giờ tàn.

Một số người bao gồm cả trẻ em trong chúng ta, vẫn đang được nuôi dưởng bởi cha mẹ trong khi chúng ta học hỏi sự khôn ngoan từ cha mẹ chúng khi về già, về sự yếu đuối và bệnh tật. Sự học hỏi đó vẫn luôn tiếp diễn mãi cho đến khi họ qua đời. Và ngay cả trong khi chúng ta nhớ lời cha mẹ hướng dẫn và nêu gương sáng xuyên suốt cuộc đời. Khi chúng ta có cha mẹ thật sự nuôi dưởng, chúng ta, luôn học nơi cha mẹ lời dạy dổ chúng ta khi bước vào tuổi già, đến lúc đó đời sống chúng ta trở nên quá yếu đuối, và có thể có lúc mắc phải những căn bệnh dù nhẹ hay nặng. Với những cha mẹ khôn ngoan, thường chỉ dạy con bất kỳ lúc nào dù ngày hay đêm, tình cảm kéo dài vượt qua cái nôi của đứa bé. Nếu đứa bé bị suy dinh dưỡng; dù ít hay nhiều cũng chứng tỏ cha mẹ thiếu nuôi dưởng. Và khi tình cảm bị dừng lại, khi thiếu tình yêu thương, không có sự khuyến khích, thiếu sự dạy dổ và thiếu lời khuyên bảo thi sinh ra sự suy dinh dưởng ám ảnh chúng ta trong suốt cuộc đời. Thật đáng tiếc, những "thiều thốn" đó chưa dừng lại với chúng ta, và đôi khi còn kéo dài đến thế hệ khác.

Khi cha mẹ “nuôi dưởng” con cái không đúng loại thức ăn thì đời sống đứa trẻ bị hạn chế. Tinh thần con người cũng thế; khi món ăn tinh thần; ngay từ đầu bị cung cấp sai trái; con người sẽ co cụm lại và chết đi. Người giảng thuyết có thể trích dẫn những ví dụ cho thấy sự tương đương của điều cha mẹ nuôi dưởng trong suốt đời sống của chúng ta so với cách Chúa Giêsu nuôi dưỡng chúng ta bằng chính đời sống của Ngài và sự hiện diện liên tục của Ngài trong Mình và Máu Thánh Ngài.

Trong sách Đệ Nhị Luật, dân Israel được nhắc nhở rằng Thiên Chúa đã nuôi dưởng dân chúng xuyên suốt chặng đường đi qua hoang địa, Nó không giống như là một chuyến đi dạo trong vườn. Họ được “dẫn qua hoang địa rộng lớn và cằn cổi với rắn độc và bọ cạp, đất khô cằn và thiếu nước uống... "Đường đào thoát khỏi nơi lưu đày rất gian nan, và không hề dễ dàng chút nào. Con cái của tự do cần được ra đi tự do. Bước đăng trình đầu tiên phải vượt qua biết bao khó khăn và nhiêu cám dổ. Mỗi lần gặp khó khăn với nhiều cám dỗ thì họ muốn quay trở lại. Nhưng, Thiên Chúa đã cho manna và nước uống từ trong núi đá chảy ra. Tôi nghĩ là dân Israel trên đường đi tìm tự do có nghĩ những thức ăn nuôi dưởng từ trong sa mạc đó là những thức ăn của bàn tiệc. Những thức ăn đó cũng đủ để nuôi dưởng họ. Đôi khi trong đời sống chúng ta, chúng ta gặp nhiều đau khổ đến nổi chúng ta chỉ vừa đủ thờ giờ để lo cuộc sống hằng ngày. Nhưng, chúng ta cũng cần nhờ của ăn manna và nước uống hằng sống để qua được cuộc sống trần gian như khi có bà con đem cho ít thức ăn, hay một người bạn gọi hỏi thăm làm chúng ta cười, hay một đứa con có hành vi đúng đắn, hay một kỳ nghỉ ngắn ngủi làm giải tỏa sự mệt mỏi của tinh thần, hay một khúc nhạc hay nghe được trên sóng phát thanh giúp chúng ta thư giản, hay việc thi hành phụng vụ chạm đúng vào điều thao thức của chúng ta. Khi dân Israel nhìn lại, như họ đã làm trong sách Đệ Nhị Luật, họ có thể thấy Thiên Chúa nuôi dưởng họ từng ngày một, và khi họ yếu đuối thì hình như Thiên Chúa đã cho họ bú mớm.

Nếu thường đi trên đường qua hoang địa. Chúng ta thường không hề gặp một người nào, không gặp phải bất kỳ một sự thay đổi nào. Từ trong tâm hồn, muốn hướng về sự tự do, để vượt khỏi sự nô lệ của cơn nghiện thuốc một cách dễ dàng, chúng ta phải cố gắng vượt qua những trở ngại trong cuộc sống. Khi sự cố gắng trở nên quá khó khăn và kéo dài; chúng ta có cảm tưởng như chúng ta phải chiến đấu trong cô đơn. Nhưng, khi chúng ta có được kinh nghiệm sự thay đổi sẽ hữu hiệu và khi nhìn lại những cố gắng của mình, chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta đã không thể tự mình làm được điều đó. Có ai đó đang nuôi dưởng chúng ta trên suốt đường đời.

Có lần một người nói với tôi về sự cố gắng tránh khỏi nghiện rượu Ông ta đã có lần cố gắng bỏ rượu tự ông ta nhưng không sao làm được. Rồi cũng như dân Israel trong lúc lưu đày ở Ai Cập, ông ta nghe một tiếng nói từ trong thâm tâm gọi ông hãy "ra khỏi" để bắt đầu lối sống tự do. Điều đó là mức khởi hành cho quảng đường đời đầy cam go thử thách trong từng ngày. Thành công rồi lại té ngả, cho đến lúc chiến thắng sự nghiện ngập. Ông ta bảo với tôi thật là một việc rất khó khăn, nhưng ông không bao giờ làm được nếu không có Thiên Chúa giúp ông. Nhờ "ăn manna từng ngày, uống nước từ núi đá chảy ra". Làm sao có thể có những thành quả này, nếu không nhờ bàn tay Thiên Chúa đưa ra để nuôi dưỡng từng ngày trong đời? Tuy nhiên, để điều đó có thẻ làm cho chúng ta có cảm tưởng như chúng ta đã tự làm được, chúng ta cần phải nhớ đến cội nguồn. Ông Môsê làm điều đó như ông đã nói với dân Israel sau những ngày họ ở trong hoang địa, qua hình ảnh này, ông ta cũng muốn nói với chúng ta là những người có thể đang vất vả khó khăn khi bắt đầu chuyến hành trình đi qua sa mạc.

"Hãy nhớ làm thế nào trong 40 năm Thiên Chúa đã hướng dẫn cho anh em trong chuyến hành trình đi qua hoang địa". Đây không phải là một câu hỏi mà là một lời công bố...như thể muốn nói “hãy nhớ". “Đừng quên Thiên Chúa của anh em, Ngài là Đấng đã đưa anh em ra khỏi đất Ai Cập nơi lưu đày”. Để cho chúng ta không được quên cách Thiên Chúa đã nuôi dưỡng chúng ta. Hôm nay chúng ta mừng Bí Tích Thánh Thể, chúng ta nên chú ý lắng nghe đến tất cả những cụm từ đã được nhắc đi nhắc lại trong phụng vụ giúp chúng ta cầu nguyện. Hãy lắng nghe “chúng con nhớ”, "chúng con hồi tưởng lại", chúng con ca ngợi và tạ ơn Chúa v, v...

Thật thế, chúng ta, những người theo Chúa Kitô đã được nuôi dưởng một cách đặc biệt qua Chúa Kitô. Chúng ta được nuôi dưởng bởi Ngài ngay từ những giây phút đầu tiên trong hành trình đức tin của chúng ta cho đến ngày nay. Khi chúng ta còn bé nhỏ (hay như những người tân tòng) những người khác đã cho chúng ta ăn Chúa Kitô. Đầu tiên với phần nhỏ của ăn và rồi với những lương thực khá hơn. Họ dạy chúng ta vê Chúa Kitô, giúp chúng ta học hỏi cầu nguyện và cho chúng ta thấy họ sống đời sống thế nào lầ những người theo Chúa Kitô. Khi chúng ta đau ốm, họ chăm sóc sức khỏe cho chúng ta. Khi chúng ta cảm thấy cô đơn, họ là những người bạn đồng hành trung thành giúp chúng ta cố gắng mò mẫm trong bóng tối. Họ là ánh sáng của Chúa Kitô giúp chúng ta trông thấy đường đi. Họ đem đến cho chúng ta "bánh từ trời xuống". Chúng ta ăn và có sức đi thêm một ngày nữa qua bất kỳ hoang mạc nào của chúng ta.

Hôm nay, chúng ta mừng sự hiện diện của Thiên Chúa tràn ngập trong đời sống chúng ta qua nhiều cách. Nhất là trong phụng vụ Thánh Thể, nơi Lời Chúa được cất cao lên và bánh được bẻ ra để chia sẻ và nước hòa vào rượu đổ đầy tràn để chứng minh sự kết hợp của chúng ta với Chúa Kitô. Bí Tích Thánh Thể này nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa đã nuôi dưởng chúng ta với thức ăn và thức uống được chọn lựa hôm nay. Thức ăn để nuôi dưởng và giúp chúng ta đi trên đường băng qua hoang địa đời thường để nên Con Thiên Chúa. Chúa Giêsu là của ăn mà Thiên Chúa ban cho chúng ta để giúp chúng ta đủ sức đi qua sa mạc. Đây là của ăn cho chúng ta đủ sức đi trên đường về quê nhà, và khi chúng ta vấp ngả qua sự khó khăn, sẽ giúp chúng ta đứng lên, giũ sạch bụi bặm, rồi tiếp tục lên đường.

Cung cách rước Mình Thánh Chúa đã thay đổi kể từ lúc bắt đầu thực hiện. Giáo dân thường quỳ xuống nơi bàn rước Thánh Thể và trong lúc linh mục đưa Mình Thánh lên họ cung kính nhắm mắt lại. Linh mục sẽ nói "Mình Thánh Chúa Kitô" và họ sẽ đáp lại "Amen" rồi lè lưỡi ra để rước Mình Thánh Chúa. Đến giữa những năm 70, nghi thức rước Mình Thánh Chúa thay đổi. Và tôi thấy nó mang ý nghĩ về việc hiệp thông cộng đoàn trong chúng ta mà lý ra chúng ta đã phải làm ngay từ lúc đầu. Lan can nhỏ ngăn giữa bàn thờ và giáo dân đã được lấy đi. Bây giờ giáo dân cũng có nhiệm vụ thừa tác viên Bí Tích Thánh Thể cho mọi giáo dân. Giáo dân khi đi rước lễ được nhận lãnh Mình Thánh Chúa trong lòng bàn tay. Bây giờ phải bắt buộc như thế vi đang cơn đại dịch Covid. Rồi một ngày nào đó những người muốn rước Máu Thánh Chúa cũng được uống chung ly.

Đây là những sự kiện bây giờ khi nào chúng ta được trở về cách cũ. Giáo dân sẽ đi lên đưa tay ra rồi nhìn vào mắt linh mục, hay một giáo dân đưa Mình Thánh Chúa. Linh mục và vị giáo dân đưa Mình Thánh Chúa sẽ nói "Mình Thánh Chúa Kitô". Bây giờ tôi có một cách khác nữa là trong khi linh mục đưa bánh hiệp thông hay ly rượu thánh hiến thi linh mục có thể nói với họ rằng họ cũng là Mình và Máu Chúa Kitô. Chúng ta đang lãnh nhận điều mà chúng ta thật sự trở nên, và hy vọng sẽ được tràn đầy sau này. Đời sống Chúa Kitô chúng ta lãnh nhận giúp chúng ta để ý đến người khác hơn là để ý đến bản thân. Chúng ta đã luôn nói rằng bánh và rượu là sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô. Điều chúng ta hy vọng đang xãy ra là chúng ta đang trở thành hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong thế giới.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


THE BODY AND BLOOD OF CHRIST (A)
Deut 8: 2-3, 14b-16a; Psalm 148; 1 Cor 10: 16-17; John 6: 51-58

"...the one who feeds on me...."Jesus sounds like a pregnant woman whose child in the womb is being nourished by the mother’s own body. Or, like an infant who continues to feed on the mother during the nursing period. The child in the womb, or at its mother’s breast, could not survive without the constant feedings that the mother provides. But any parent will attest that the feedings continue throughout the child’s life. Even when the child is an adult, it still comes back to the place of nourishment it finds in its parents. "Feedings" are not only about physical food, nor are they just for certain periods of life – we need feedings throughout our life time if we are to manage this journey we are on and get to the home Jesus has prepared for us. There the feedings will be a banquet that he says will never end.

Some of us adult children are still being feed by our parents as we learn wisdom from them about aging, limitations and sickness. The learning continues right up to their passing – and even beyond, as we recall and are guided by their words and example throughout our lives. When we have truly nourishing parents, we continue to learn lessons from them that prepare us for our own old age, a more confined life and possibly ailments, or serious illnesses. With reasonably good parents, the day time and night time "feedings" last well beyond the crib stage. Malnutrition takes place when children, young or grown, have not found nourishment from a mother or father. When "feedings" were withheld: when affection, encouragement, approval, teaching, and advice were not given, or poorly given, then under-nourishment resulted and haunts us throughout our lives. Unfortunately, these "lacks" don’t stop with us, often they are passed on to the next generation.

When parents do not provide the right kind of "feedings" for their children, life is diminished. One’s spirit can shrivel up and die if good and lasting food has not been there from the beginning. The preacher can draw the parallel from the ways we have been fed by good parents throughout the stages of our lives, to the way Jesus feeds us by his very life and constant presence – his body an blood.

In Deuteronomy Israel is reminded how God fed the fledgling people during their desert sojourn. It doesn’t sound like the trip was a garden tour. They were "...guided through a vast and terrible desert with its saraph serpents and scorpions, its parched and waterless ground...." The way out of slavery of any kind is not easy. Freedom’s child needs help to break free, take the first tentative steps, overcome rough obstacles and there are temptations to turn back each step of the way. But God provides manna and water from "the flinty rock." I don’t suppose the Israelites on their way to freedom felt like their desert fare was a banquet – but it was enough to sustain them. Some parts of our journey are so rough that we can barely get through the day, but we do because manna and water are provided when: a family member shows up to offer relief; a friend calls to chat and makes us laugh; a son or daughter makes the right and adult choice; a brief vacation revives a drooping spirit; a piece of music on the car radio gives us a moment’s relaxation; or a liturgical celebration touches a deep down hungry spot. When the Israelites looked back, as they did in Deuteronomy, they could see God’s feeding them a day at a time, and when they were fragile, God seemed to be nursing them at the breast.

It often is a desert journey. I have never known anyone who found deep change, or freedom from the slavery of any addiction, easy. We struggle and move mighty mountains in order to effect change in our lives. When the struggle is a difficult and prolonged one it can feel like we are on our own. But when we have experienced beneficial change and look back on our efforts, we must admit we couldn’t have done it on our own. Someone was feeding us all along the way.

A man once told me about his struggle to get and stay sober through Alcoholics Anonymous. He had tried to break away from alcohol on his own many times, but couldn’t. Then, like the Israelites in Egyptian slavery, he heard a voice deep inside calling him to "come out" and begin his journey to freedom. That began a long journey of hard work, day by day – succeeding, slipping, and then succeeding again to stay sober. "It was hard work, " he told me, "but I never could have done it without God’s help." Manna, day by day; water from the "flinty rock." How else is this possible, except by God’s outstretched hand that provides the food for this day? Yet, because it can feel like our own efforts, we need to be reminded of the Source. Moses is doing this as he addresses the Israelites after their days in the desert. He also speaks to us, who may be just starting or struggling along freedom’s desert trek.

"Remember how for forty years now the Lord, your God, has directed all your journeying in the desert...." This is not a question, but a statement.... as if to say, "Remember!" "Do not forget the Lord, your God, who brought you out of the land of Egypt, that place of slavery...." To show that we have not forgotten the many ways God has nourished us, we celebrate Eucharist today. Attend to all the expressions of remembrance and gratitude that are expressed in our celebration. Listen and enter into the words, as we pray, "We remember, " "We recall, " We praise you and give you thanks." Etc...

Of course, we followers of Christ have been nourished in a very special way through Christ, upon whom we have fed from the first moments of our faith journey until this very moment. When we were still infants and children, (or as adult converts), others fed us Christ. First, in small mouthfuls and then in more substantial solid food. They taught us about Christ, helped us learn our prayers and inspired us by how they lived his life as his followers. When we were sick, they nursed us to health; lonely they were there as faithful companions; groping in darkness, they were the Christ-light helping us find the way. They brought us to "the bread that came down from heaven, " we ate and were able to travel still one more day through any wilderness in which we found ourselves.

Today celebrates God’s presence in our lives in many bountiful ways, most particularly in our Eucharistic celebration where the Word of God has been broken and shared and the broken bread and poured cup have reaffirmed our union with Christ. This Eucharist reminds us that God feeds us a choice food and drink today. The food for our journey has been God’s own Son. Jesus is the meal that God gives us to help keep us going till the end of our desert journey. This is the food that puts us more firmly on the road home and when we trip and stumble over obstacles, enables us to pick ourselves up, dust ourselves off and start all over again.

Distributing the Eucharist has changed since I first started doing it. People used to kneel at a communion rail and, as I held up the host, reverently close their eyes. I would say, "the Body of Christ" and they would whisper, "Amen, " and then stick out their tongue to receive the communion wafer. In the mid-seventies, the rubrics changed and I realized my thinking about what we were doing at the moment of reception of communion did too. The altar rails that separated me from them were removed. Laity are now also eucharistic ministers. People were given the option, which almost all have taken, of receiving the eucharistic bread in their hands – which many diocese require of everyone these days because of the pandemic. Someday those desiring to received the cup will again be able to do so.

This is what it will look like again when we will be able to return to our former ways. People will come forward, put our their hands and we will look each other in the eyes. I, or a eucharistic minister, will say, "the Body of Christ, " but now it has a new dimension for me and I hope for them also. As I hold the communion bread, or the cup of consecrated wine, I am announcing to them that they too are the body of Christ and the blood of Christ. We are receiving what we are – and hope to more fully become. Christ’s life we are receiving helps turn our full attention from ourselves to others. We have always said that the bread and wine are the real presence of Christ. What we hope is happening is that we are also becoming Christ’s real presence to our world.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sau những lời chỉ trích Tổng thống Trump, Đức Cha Gregory đang ở giữa tâm bão những lời phê phán
Emily Nguyễn
00:45 11/06/2020
Như chúng tôi đã loan tin, hôm thứ Ba 2 tháng Sáu, Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành luật mới nhằm bảo vệ tự do tôn giáo. Trước khi ký văn kiện quan trọng này, ông và đệ nhất phu nhân đã đến kính viếng Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II.

Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của tổng giáo phận Washington DC đã chỉ trích rất mạnh chuyến viếng thăm này của Tổng thống Trump như một hành động lợi dụng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho chiến dịch tranh cử của mình.

Những chỉ trích của Đức Tổng Giám Mục Gregory đang tạo ra một tai tiếng rất lớn.

Tờ Crux giải thích sự tức giận của Đức Tổng Giám Mục là vì ngài không biết trước. Tờ báo viết:

“Một chi tiết đã được báo cáo rộng rãi, và Crux đã xác nhận một cách độc lập rằng Đức Tổng Giám Mục Gregory không hề được thông báo về chuyến thăm cho đến tối thứ ba khi Tòa Bạch Ốc đưa ra một tuyên bố nhằm công bố [chuyến viếng thăm này]. Không ai liên quan đến đền thờ, kể cả những người chủ là các Hiệp sĩ Kha Luân Bố, dường như đã báo trước cho Đức Tổng Giám Mục”.

Đức Tổng Giám Mục đã không đính chính báo cáo của tờ Crux.

Gần như ngay lập tức, Tòa Bạch Ốc đưa ra bằng chứng cho thấy Đức Tổng Giám Mục đã được Tổng thống Trump mời đến Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II cả một tuần trước đó, và Tòa Bạch Ốc đã nhận được thư phúc đáp của văn phòng tổng giáo phận Washington đề ngày 30 tháng Năm nói rằng ngài không đến được vì bận công vụ khác. Cả thư mời và thư từ chối đều được công bố.

Như vậy, Đức Tổng Giám Mục đã biết trước. Các phương tiện truyền thông quay sang phê phán ngài là đã hành động một cách bất công và thiếu đức bác ái. Nếu ngài không đồng ý tại sao ngài không bảo ngay từ đầu cho Tòa Bạch Ốc và Hội Hiệp Sĩ Kha Luân Bố là ngài không đồng ý.

JD Flynn chủ biên của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, và cũng là một luật sư về giáo luật có bài nhận định sau. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Analysis: Archbishop Gregory promised the truth. Has he told it?

Phân tích: Đức TGM Gregory hứa nói sự thật. Vậy ngài đã nói thế chưa?


Trong buổi họp báo nhằm công bố việc nhậm chức Tổng Giám Mục Washington, Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory đã đưa ra lời cam kết: “Tôi sẽ luôn thấy sao nói vậy với anh chị em.”

Một năm sau khi được tấn phong tổng giám mục tại Washington, uy tín của lời hứa đó hiện đang bị soi mói vào thời điểm vô cùng khó khăn cho cả nước.

“Trước hết, tôi tin rằng cách duy nhất tôi có thể phục vụ tổng giáo phận này là nói cho anh chị em biết sự thật” Đức Tổng Giám Mục Gregory nói hôm 4 tháng Tư năm 2019.

Ngày hôm đó lẽ ra phải là một khoảnh khắc hy vọng cho các giáo dân Công Giáo tại thủ đô Washington là những người đã chịu đựng suốt gần một năm trời sự hỗn loạn bao quanh kẻ lạm dụng tên là Theodore McCarrick, và người kế vị của ông ta ở DC là Đức Hồng Y Donald Wuerl, là người cũng đã bị nhiều người Công Giáo buộc tội đánh lạc hướng, che giấu, và không trung thực.

Đức Tổng Giám Mục Gregory được kỳ vọng sẽ mang lại sự chữa lành cho Giáo hội.

Mặc dù có thể không có mọi câu trả lời nhưng ngài đã nói trong buổi họp báo, “sự minh bạch bao gồm cả việc chia sẻ những gì anh chị em biết.

Một năm sau khi Đức Cha Gregory được tấn phong, đã có những ý kiến trái chiều về việc thực thi các cam kết của ngài trong lời tuyên bố đó. Đức Tổng Giám Mục được ghi nhận có công kêu gọi cuộc điều tra về Đức Ông Walter Rossi, một linh mục trong khu vực đã bị buộc tội gạ gẫm các sinh viên, nhưng sau đó lại bị chỉ trích về tốc độ của cuộc điều tra sự việc, cũng như tại sao vẫn để cho Đức Ông Rossi tiếp tục các thừa tác vụ công khai trong tiến trình điều tra.

Ngài đã được các nhà lãnh đạo địa phương khen ngợi vì luôn có mặt cho công tác mục vụ của mình đối với các linh mục và giáo dân, tuy nhiên lại bị chê bai vì tổng giáo phận chưa hề công bố bất kỳ hồ sơ nào liên quan đến McCarrick.

Nhưng vào tuần trước, ý kiến của người Công Giáo về vị tổng giám mục này đã trở nên phân hoá mạnh mẽ hơn nhiều.

Vào ngày 2 tháng 6, Đức Cha Gregory đã đưa ra một tuyên bố nhằm phê phán chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump khi ông đến viếng Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II tại D.C.

Đức Tổng Giám Mục gọi việc đón tiếp ông Trump ở đền thánh này là “quái lạ và đáng trách”, và nói rằng ngôi đền đã bị “lạm dụng và thao túng một cách trầm trọng theo chiều hướng vi phạm các nguyên tắc về tôn giáo của chúng ta.”

Chuyến thăm của ông Trump đến đền thờ thực sự gây tranh cãi giữa những người Công Giáo.

Một ngày sau khi tổng thống nói trong một bài phát biểu rằng ông sẽ huy động lực lượng quân sự tại ngũ để dập tắt các cuộc biểu tình và bạo loạn trên khắp nước Mỹ, và sau đó cảnh sát liên bang đã có màn trình diễn ở mức báo động nhằm dẹp đường tại quảng trường đang có cuộc biểu tình ôn hòa, trước khi Tổng thống chụp hình ở phía trước một nhà thờ Anh Giáo với quyển Kinh thánh trong tay.

Sau những sự kiện đó, Thượng nghị sĩ Ben Sasse, một thượng nghị sĩ Cộng Hòa cùng phe với tổng thống, đã cáo buộc ông Trump sử dụng Kinh thánh như một màn tuyên truyền chính trị, và nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo khác cũng đưa ra những lời chỉ trích tương tự.

Đức Tổng Giám Mục Gregory là người Công Giáo Mỹ gốc Phi nổi bật nhất ở Hoa Kỳ, và vào thời điểm đó đã có tiếng nói quan trọng và có ảnh hưởng trong giới lãnh đạo Công Giáo về nạn phân biệt chủng tộc, công bằng xã hội và sự tàn bạo của cảnh sát sau cái chết của George Floyd vào ngày 25 tháng 5. Không có gì đáng ngạc nhiên khi ngài muốn đề cập một cách mạnh mẽ cách thức tổng thống xử lý tình trạng hỗn loạn của đất nước như thế nào.

Tuyên bố ngày 2 tháng 6 của Gregory đã trở thành tiêu đề chính trong các hãng tin lớn trên toàn thế giới. Chỉ vài ngày sau, Đức Tổng Giám Mục Gregory đã tăng thêm lời chỉ trích của mình về chuyến thăm này.

Đức Tổng Giám Mục Gregory không nói khi nào ngài đã biết về sự kiện này. Nhưng nhiều người Công Giáo suy đoán rằng, căn cứ vào cường độ trong lời tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục thì ngài hẳn đã bị bất ngờ, có lẽ chỉ mới biết về chuyện này khi Tòa Bạch Ốc tuyên bố vào đêm hôm trước.

Vào ngày 7 tháng 6, theo phân tích tình hình trên trang Crux, Đức Tổng Giám Mục Gregory đã không hề nhận được thông báo về chuyến thăm viếng cho đến tận tối thứ ba khi Toà Bạch Ốc đưa ra một tuyên bố. Tờ Crux cho biết họ đã “xác nhận một cách độc lập” sự kiện đã được “tường thuật rộng rãi” rằng Đức Tổng Giám Mục Gregory đã không hề được báo trước.

Đức Gregory đã không hề đính chính chi tiết được “tường thuật rộng rãi” này.

Nhưng sau đó vào ngày 7 tháng 6, Tòa Bạch Ốc đã nói với Catholic News Agency rằng Đức Tổng Giám Mục Gregory đã được mời tham dự sự kiện vào tuần trước và ngài đã từ chối lời mời này.

CNA đang có trong tay một bức thư gởi ngày 30 tháng 5 từ văn phòng của Đức Tổng Giám Mục Gregory, trong đó vị tổng giám mục đã từ chối lời mời, và bức thư cũng đề cập đến việc đích thân Đức Tổng Giám Mục Gregory đã thảo luận với một nhân viên Tòa Bạch Ốc vào ngày 29 tháng Năm về việc ngài không thể đến dự.

Tổng giáo phận Washington từ chối trả lời các câu hỏi của CNA về các thời điểm. Một phóng viên nói rằng tổng giáo phận cũng không trả lời các câu hỏi của tờ Washington Post.

Kể từ tường thuật ngày 8 tháng 6 của CNA, Đức Tổng Giám Mục Gregory thường xuyên bị cáo buộc trên các phương tiện truyền thông xã hội về sự thiếu trung thực. Một cơn bão nhỏ đã bắt đầu!

Cần phải nói rõ: Đức Tổng Giám Mục Gregory đã không hề nói rằng ngài không được biết trước về sự kiện này.

Và một số tiếng nói của người Công Giáo dường như đã nhân cuộc tranh cãi này để trách móc Đức Tổng Giám Mục Gregory là đã hành động một cách bất công và thiếu đức bác ái, vì những lý do có vẻ như nhuốm màu đảng phái, về cả phương diện giáo hội và dân sự. Ngài đã bị cáo buộc tội nói dối công khai, mặc dù chưa đủ các dữ kiện biện minh cho cáo buộc ấy. Thủ thuật chính trị đó không bao giờ hữu ích, đặc biệt là tại những thời điểm gay go hoặc trong các vấn đề khó khăn như hiện nay.

Nhưng bất chấp các cáo buộc đó, một số người Công Giáo vẫn cảm nhận rằng Đức Cha đã không trung thực về mình, đã không đề cập đến các tường thuật trái ngược nhau về bản thân mình và từ chối trả lời các câu hỏi về cả dòng thời điểm và lý do cho sự thay đổi rõ rệt trong lập trường của ngài, từ phản ứng lịch sự lúc ban đầu chuyển sang lời tố cáo mạnh mẽ sau đó.

Thật dễ dàng để suy đoán về các lý do của Đức Tổng Giám Mục, nhưng chính ngài đã không sẵn sàng bày tỏ những lý do này.

Không có lý do gì để nghi ngờ rằng Đức Tổng Giám Mục Gregory không thể đưa ra câu trả lời hợp lý cho những câu hỏi mà ngài được chất vấn. Nhưng người ta không rõ tại sao ngài vẫn chưa làm như vậy.

Theo đạo đức Công Giáo, có những tội ta phạm vì đã làm, và bên cạnh đó còn có những tội ta phạm vì bỏ qua không làm. Đức Gregory chưa phạm tội không trung thực công khai. Nhưng những người Công Giáo đã xem trọng lời cam kết của ngài bây giờ dường như đang chờ xem vị tổng giám mục sẽ không lờ đi các chi tiết trong các tuyên bố công khai của mình, hoặc ít nhất là ngài sẽ làm rõ những phúc trình trái ngược, và sẽ trả lời câu hỏi đối với các vấn đề quan trọng đang gây tranh cãi.

Chắc chắn, đó là những khoảng khắc chưa từng có. Và việc ông Trump đến viếng đền đã đụng chạm đến một danh sách các chủ đề gây tranh cãi, nghiêm trọng và nhạy cảm, đặc biệt là đối với một giám mục người Mỹ gốc Phi ở thủ đô của quốc gia như: bản thân vị Tổng thống, liên kết thể chế của người Công Giáo với Tổng thống Trump, nạn phân biệt chủng tộc, các cuộc biểu tình làm náo loạn đất nước. Bất đồng trong một thời điểm như thế này là có thể hiểu được.

Nhưng khả năng lãnh đạo được thử thách trong những khoảnh khắc như thế này. Và Đức Tổng Giám Mục Gregory, người đã hứa nói lên sự thật, giờ lại phải đối mặt với một thử nghiệm đáng được theo dõi.


Source:Catholic News Agency
 
Chuyện vui các bà Sơ: Nữ tu Ba Lan dự thi nhạc Rap để gây quĩ cho nhân viên y tế.
Trần Mạnh Trác
15:01 11/06/2020
(CNS Ngày 10 tháng 6 năm 2020) Sự trang nghiêm cuả nhà dòng Lòng Thương Xót Chúa ở Krakow bỗng nhiên như đã biến mất khi các nữ tu với bộ áo dòng màu đen bắt đâu nhảy múa dọc theo hành lang.

"Yo yo / Rap mà có khó chi/ Thì cứ gọi Chúa đi/ Xin trông cậy ở Ngài!/ Và chúng ta bây giờ/ không còn muốn mặt nạ/ Chúng ta luôn mong đợi/ Ở Lòng Chuá Thương thôi!"

Vào cuối tháng 4 vừa qua, hội nghệ sĩ rap ở Ba Lan tổ chức một cuộc thi gọi là "Hot16Challenge" (Thi Nhạc Nóng 16 dòng) để gây quỹ cho nhân viên y tế đang phục vụ trong các công việc phòng chống coronavirus, họ đã không ngờ là các bà Sơ trong một đất nước ‘siêu bảo thủ’ này cũng muốn tham gia.

Hơn thế, chỉ trong vòng một tháng, khi mà các ngôi sao nhạc rap còn đang đề cử lẫn nhau, thì các dòng tu trên toàn quốc đã đưa các video dự thi cuả họ lên YouTube, trong đó có các linh mục, chủng sinh và thậm chí một số các giám mục Ba Lan nữa.

"Nói về âm nhạc thì chúng tôi không theo kịp những thứ mới nhất, nhưng chúng tôi vẫn sẵn sàng thử những cái mới khi cần thiết", Sơ Emanuela Gemza của Dòng ‘Mother of Divine Mercy’ giải thích.

"Chúng tôi ngay lập tức nhận ra đây là một cơ hội tuyệt vời để truyền giáo - thể hiện một cách phi thường cách Chúa quan tâm đến chúng ta. Tôi nghĩ rằng Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn chúng tôi kết hợp các câu hát và các giai điệu."

Còn ở bên nhà dòng ‘Order of Presentation Sisters’ (dòng các nữ tu Dâng vào Đền Thờ) ở phiá bên kia cuả thành phố, thì phía sau vẻ khắc khổ của tu viện, có ba nữ tu đang hướng dẫn về "những vần điệu ‘Ngựa Phi’ của họ".

Sơ Wanda Putyra nói rằng sơ và các chị em của mình đã được các học sinh cuả họ xúi giục. Họ tìm sự huấn luyện về kỹ thuật rap, nhưng đã không được dễ dàng như các nữ tu Lòng Thương xót Chúa.

"Là một người chơi đàn Organ ở nhà thờ, chuyên về Bach, tôi không quen với loại nhạc này - và chúng tôi lo lắng về việc làm sao vào nhịp cho đúng chỗ, " Sơ Putyra nói. "Tôi thường nghĩ nhạc rap là khá đơn giản, nhưng đã nhanh chóng phát hiện ra là nó thực sự rất khó. Nó thực sự là một hình thức nghệ thuật và tất cả chúng ta phải tôn trọng những nghệ sĩ cuả loại nhạc này!"

Theo thể thức cuả "Hot16Challenge" thì những ai được đề cử sẽ có ba ngày để sáng tác một bản nhạc rap dài 16 dòng, trước khi chuyền sự đề cử cho một người khác.

Trong vòng hai giờ kể từ khi ra mắt, sáng kiến "Hot16Challenge" đã vượt quá mục tiêu quyên góp là 16.000 zlotys (4.100 đô la) và trong vòng một tuần, nó đã vượt qua một triệu zlotys.

Dự án rap hiện đã thu được hơn 4 triệu zlotys và đã thu hút được Tổng thống Andrzej Duda và các quan chức chính phủ. Nhiều lời mời các ngôi sao quốc tế cũng đã được chấp nhận bởi những siêu sao như Ed Sheeran và Snoop Dogg.

Mặc dù không phải là loại công việc mà Đức Giám Mục Phụ Tá Adrian Galbas của giáo phận Elk thường làm, nhưng ngài cũng đã đọc một đọan ghi âm cho bản nhạc rap. Đức Giám Mục Marian Rojek của Zamosc-Lubaczow cũng thế, cùng với cha chưởng ấn cuả giáo phận, phát ngôn viên truyền thông và các nhân viên giáo dục.

Tuy nhiên, bài rap cuả các nữ tu Ba Lan đã thu hút được nhiều sự chú ý nhất, vì có một sự pha trộn tài tình và hấp dẫn giữa các thông điệp tôn giáo và kỹ năng trình diễn đầy tự tin.

Sơ Gemza nói rằng đó là một lời nhắc nhở rằng Giáo Hội Ba Lan, mặc dù bảo thủ trong việc giảng dạy, vẫn được cập nhật một cách hợp thời hợp cảnh, ngay cả sau những bức tường của các tu viện.

"Trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng, chúng tôi cởi mở với những gì thế giới đương đại đòi hỏi và tôi hy vọng những người nghĩ rằng các nữ tu chúng tôi là những người phụ nữ buồn bã, tự ti thì xin nghĩ lại", sơ nói. "Đức Thánh Cha đã thúc giục chúng ta trở thành một giáo hội tràn đầy niềm vui và tôi rất vui vì chúng tôi đã tìm ra cách để thể hiện điều này."

Sơ Putyra cũng đồng ý như vậy, nói rằng các tu sĩ Công Giáo nên sử dụng tài năng của họ để truyền giáo.

Sơ Gemza cảnh giác rằng có ngươì cho rằng hình ảnh mới này cuả các nữ tu Ba Lan là ‘cool’. Sơ khẳng định các nữ tu đã rất ‘cool’ từ lâu rồi và cho biết sơ và các chị em rap đã nhận được nhiều phản ứng tích cực, mặc dù thỉnh thoảng cũng có những lời ‘nhắc khéo’.

Sơ cũng cảm động khi nhận được tin nhắn từ những người bên ngoài Công Giáo (theo thuyết bất khả tri và vô thẩn), họ nói rằng họ đã được phấn khởi bởi tấm gương của các nữ tu trong cuộc tìm kiếm "một Thiên Chúa biết lắng nghe họ."

Xin xem video dự thi dưới đây:

 
Tổng thống Trump phúc đáp một bức thư ngỏ của cựu Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
17:14 11/06/2020
Tổng thống Trump đã tweet rằng ông thấy vinh dự bởi một lá thư Đức Tổng Giám Mục Carlo Viganò cựu Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ viết cho ông. Trong thư, Đức Tổng Giám Mục cảnh báo tổng thống chống lại các tác nhân thế tục và giáo hội đang cổ vũ cho một trật tự thế giới mới thống trị bởi chủ nghĩa vô thần trên phạm vi toàn cầu.

Tweet của tổng thống là sự kiện mới nhất trong một loạt các sự kiện khiến cho Đức Tổng Giám Mục Viganò có mặt trên tiêu đề chính của báo chí trong suốt hai năm qua, một giai đoạn mà ngài đã trở thành một nhân vật gây tranh cãi trong Giáo Hội Công Giáo. Trong mắt công chúng nhà ngoại giao tố giác này đang trở thành một tiên tri về sự diệt vong sắp xảy ra trong một cuộc chiến tâm linh và chính trị để thống trị thế giới.

Tổng thống Trump tweet hôm 10 tháng 6 rằng:

“Rất vinh dự trước lá thư đáng kinh ngạc của Đức Tổng Giám Mục Viganò viết cho tôi. Tôi hy vọng tất cả mọi người, dù có tín ngưỡng hay không, hãy đọc lá thư ấy”.

Trong tweet này, tổng thống cũng không quên làm một cái link đến lá thư này cho những ai muốn đọc.

Trong bức thư dài ba trang đề ngày 7 tháng 6, Đức Tổng Giám Mục Viganò cảnh báo tổng thống về một trận chiến tâm linh mà ngài tin rằng đang diễn ra giữa thiện và ác ở Hoa Kỳ.

Ngài đề cập đến cuộc chiến này như một điều đã được Kinh Thánh đề cập đến và cho rằng đó là cuộc chiến giữa “con cái của ánh sáng và con cái của bóng tối.”

Vị Tổng Giám Mục nghỉ hưu giải thích hai bên như “sự tách biệt rõ ràng giữa con cái của người Phụ Nữ và con cái của Con Rắn, ” và rằng những nhóm “chìm sâu trong bóng tối” đang “tiến hành chiến tranh” chống lại sự tốt lành.

Đức Tổng Giám Mục Viganò giải thích thêm:

“Đây là lần đầu tiên, Hoa Kỳ có ngài là một tổng thống can đảm bênh vực quyền sống, không xấu hổ khi tố cáo chính sách khủng bố nhắm vào Kitô hữu trên khắp thế giới, và là người công khai nói về Chúa Giêsu Kitô và quyền tự do thờ phượng của công dân.”

“Việc ngài tham gia Tuần Hành Cho Cuộc Sống, và gần đây hơn là lời loan báo tháng Tư là Tháng Quốc Gia Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên, là những hành động xác nhận rõ rệt ngài muốn tiếp tục chiến đấu cho phía nào.”

“Và tôi dám tin rằng cả hai chúng ta đều ở cùng một phía trong trận chiến này, dù với vũ khí khác nhau.”

Đức Tổng Giám Mục cũng đề cập đến những gì ngài tin là sự tấn công của truyền thông chính mạch vào sự thật và sự thiện. Ngài khuyến khích “con cái của ánh sáng” hãy “ đến với nhau và làm cho tiếng nói của mình được lắng nghe” thông qua sức mạnh của lời cầu nguyện.

“Thưa Tổng thống, để làm được điều này còn cách nào hiệu quả hơn là lời cầu nguyện kêu cầu Chúa bảo vệ ngài, Hoa Kỳ, và toàn thể nhân loại khỏi trận tấn công khổng lồ này của Kẻ Thù? ”

“Trước sức mạnh của lời cầu nguyện, sự lừa dối của con cái bóng tối sẽ sụp đổ, âm mưu của chúng sẽ bị vạch trần, sự phản bội của họ sẽ được phơi bày, sức mạnh đáng sợ của họ sẽ kết thúc trong vô vọng, bị đưa ra ánh sáng và phơi bày cho người ta thấy nó không gì khác hơn là một sự lừa dối địa ngục.”

Bức thư cũng đề cập đến chuyến viếng thăm của Tổng thống Trump tại Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II.

Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của Tổng Giáo Phận Washington đã ra một tuyên bố chính thức về chuyến thăm này, gọi chuyến viếng thăm này là “quái lạ” và “đáng bị chê trách”.

Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Viganò nói ông tin rằng “cuộc tấn công mà ngài đã phải chịu sau khi ngài đến thăm Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II là một phần của chiến dịch do truyền thông sắp đặt.

“Người ta ngạc nhiên khi có các Giám mục – ví dụ như những người mà thời gian gần đây tôi đã lên án – là những người, bởi lời nói của họ, chứng minh rằng họ đang liên kết với phía đối phương.

Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Viganò tin rằng sự thiện cuối cùng sẽ đánh bại cái ác.

Ngài cũng đảm bảo với Tổng thống rằng sức mạnh của lời cầu nguyện sẽ chiến thắng những gì ngài tin là sự ác đang diễn ra. Ngài kết thúc bằng một lời chúc phúc cho tổng thống, Đệ nhất phu nhân và người dân Hoa Kỳ.

“Thưa Tổng thống, lời cầu nguyện của tôi không ngừng hướng đến quốc gia Hoa Kỳ yêu quý. Tôi cầu nguyện cho ngài và cho tất cả những người đang ở bên cạnh ngài trong chính phủ của Hoa Kỳ. Tôi tin tưởng rằng người dân Mỹ hợp nhất với tôi và ngài khi cầu nguyện cùng Thiên Chúa toàn năng.”

“Tôi chúc lành cho ngài và đệ nhất phu nhân, quốc gia Hoa Kỳ yêu quý, và tất cả những người nam nữ thành tâm thiện chí.”

Đồng ý với Đức Tổng Giám Mục Viganò hay không, chúng ta hãy luôn tham gia cầu nguyện cho tất cả các nhà lãnh đạo giáo hội, chính phủ và thế giới của chúng ta.


Source:ChurchPop
 
Giám Mục hầm trú thứ ba được Nhà Nước Trung Hoa nhìn nhận
Vũ Văn An
18:07 11/06/2020


[Đức Cha Peter Lin Jiashan, Giám mục hầm trú thứ ba được Nhà Nước Trung Hoa nhìn nhận từ năm 2018, trong buổi lễ nhận chức chính thức


Theo tin UCA ngày 10 tháng 6, một vị Giám mục hầm trú 83 tuổi đã chính thức đăng nhiệm trong một buổi lễ được nhà nước Trung Hoa thừa nhận ngày 9 tháng 6 vừa qua, đúng 3 tháng trước việc hết hạn của thỏa thuận ngầm giữa Tòa Thánh và Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục.

Đó là Đức Cha Peter Lin Jiashan, giám mục hầm trú của giáo phận Fuzhou thuộc tỉnh Phúc Kiến, được đăng nhiệm tại Nhà thờ Rất Thánh Mân Côi Fanchuanpu. Đức Cha Lin vốn lãnh đạo Giáo Hội hầm trú trung thành với Tòa Thánh từ năm 1997.

Buổi lễ chỉ được tham dự bởi 40 linh mục và 80 giáo dân thuộc giáo phận Fuzhou, do các hạn chế trong thời gian có đại dịch Covid-19.

Đức cha Lin là giám mục thứ ba được chế độ cộng sản thừa nhận sau khi Vatican và Trung quốc ký thoả thuận hồi tháng 9 năm 2018 về việc bổ nhiệm các giám mục. Chi tiết của thỏa thuận này vẫn còn bị giữ bí mật và có tường trình cho hay chỉ có giá trị 2 năm nếu không được tái tục trước tháng 9 năm nay.

Đức cha Joseph Cai Bingrui của Xiamen cũng thuộc tỉnh Phúc Kiến, một vị giám mục được Vatican nhìn nhận, đã chủ trì buổi lễ.

Từ năm 1951, khi Vatican và Trung Quốc đoạn giao, chính phủ cộng sản Trung Hoa không chấp nhận bất cứ giám mục nào do Vatican bổ nhiệm. Năm 1957, nhà nước thiết lập ra Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Hoa và bổ nhiệm các giá mục riêng của họ.

Giáo hội do nhà nước kiểm soát được gọi là giáo hội công khai, trong khi những người trung thành với Vatican được gọi là giáo hội hầm trú. Nhiều thập niên Vatican cố gắng bình thường hóa mối liên hệ và bổ nhiệm các giám mục tại Trung Hoa đã mang đến thỏa thuận Vatican – Trung Hoa năm 2018.

Vị giám mục hầm trú đầu tiên được nhà nước Trung Hoa nhìn nhận ngày 22 tháng 1 năm 2019, tiếp theo thỏa thuận vừa nói là Đức Cha Zhuang Jianjian của Shantou. Ngài về hưu ngay sau đó. Vị giám mục thứ hai, Đức cha Jin Lugang của Nanyang, được nhìn nhận ngày 30 tháng 1, 2019.

Sau buổi lễ, Sở Sắc tộc và Tôn giáo vụ của Tỉnh Phúc Kiến cho hay Đức Cha Cai đã đọc một bài diễn từ ca ngợi Đức Cha Lin nhân danh Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Hoa và Ủy Ban giáo dục Người Công Giáo Trung Hoa của tỉnh.

Cha Wang Yuliang, một giới chức của Hội đồng Giám mục Trung Hoa được nhà nước công nhận, đã đọc thư chấp thuận của hội đồng giám mục.

Đức cha Lin, 83 tuổi, thề hứa vâng lời Thiên Chúa, chu toàn các nhiệm vụ giám mục và công bố Tin Mừng trong việc lãnh đạo giáo phận Fuzhou. Ngài cũng tuyên hứa sẽ là thành viên tích cực của Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa.

Bản tuyên bố của Đức cha cũng nói rằng các linh mục và người Công Giáo nên tuân phục hiến pháp của đất nước, đề cao đoàn kết quốc gia và hòa hợp xã hội cùng yêu tổ quốc và Giáo Hội.

Bản tuyên bố cũng nhấn mạnh đến việc phải theo các chỉ thị nhằm “Trung hoa hóa Giáo Hội tại đất nước chúng ta” và góp phần thực hiện “giấc mơ đại trẻ trung hóa một lần nữa dân tộc Trung Hoa”.

Một linh mục của giáo phận Fuzhou, yêu cầu được dấu tên, cho UCA hay giáo phận có hơn 100 linh mục nhưng chỉ có khoảng 40 vị tham dự buổi lễ vì đại dịch Covid-19 “chưa qua khỏi ở trong vùng”.

Cha nói: “con số người có thể tham dự buổi lễ bị giới hạn” nên những người được tham dự được lựa chọn sau một cuộc thảo luận giữa các linh mục.

Tuy nhiên, một vài nguồn tin cho UCA hay toàn bộ giáo phận, cả công khai lẫn hầm trú, đều không chấp nhận buổi lễ đăng nhiệm công khai của Đức Cha Lin. Giáo hội địa phương bị chia rẽ giữa 3 nhóm: công khai, hầm trú và nhóm tìm cách hợp nhất. Các nguồn tin này nói rằng “con đường tiến tới hiệp nhất và hiệp thông với Vatican vẫn còn xa và không dễ dàng”.

Một nguồn tin khác nói rằng ít nhất 1 phần 3 các linh mục giáo phận chưa ký nhận văn kiện của chính phủ đòi phải các linh mục phải đăng ký dân sự “vì các ngài lo ngại cho tương lai giáo phận”.
 
Đức Thánh Cha gọi điện thoại cho Đức Tổng Giám Mục Brazil để bày tỏ tình hiệp thông.
Thanh Quảng sdb
18:31 11/06/2020
Đức Thánh Cha gọi điện thoại cho Đức Tổng Giám Mục Brazil để bày tỏ tình hiệp thông.

Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ tình hiệp thông gắn bó với người dân Brazil, khi điện thoại cho Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Aparecida hôm thứ Tư 10/6/2020.

(Tin Vatican)

Trung tâm bộc phát Covid-19 đang chiếu vào châu Mỹ Latinh, Đức Thánh Cha đã gọi điện thoại riêng như một dấu hiệu ĐTC quan tâm đến sứ mệnh mục vụ của mình với dân chúng Brazil.

Đức Thánh Cha đã gọi điện cho Đức Tổng Giám Mục Orlando Brandes của Tổng Giáo phận Aparecida hôm thứ Tư 10/6/2020.

Đức Tổng Giám Mục cho hay Đức Thánh Cha hứa cầu nguyện cho tất cả mọi người dân Brazil trong tâm tư cầu nguyện của ngài.

Đức Đức Thánh Cha cũng chia sẻ những tâm tình đó đến quốc dân và chính quyền Brazil nữa.

Thời điểm khó khăn

Đức Thánh Cha nói đây là thời điểm khó khăn cho dân nước Brazil.

Tính đến hôm nay đã có hơn 772.000 trường hợp số người bị nhiễm Covid-19 tại quốc gia thuộc châu Mỹ Latinh này và theo thống kê của Đại học Johns Hopkins cho hay thì gần 40.000 người đã tử vong vì coronavirus.

Những con số trên đưa Brazil vào vị trí thứ hai của các quốc gia trên thế giới bị coronavirus chiếu cố mà Hoa Kỳ đang dẫn đầu hiện nay.

Vào thời điểm khó khăn này, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi Giáo hội và mọi người dân Brazil hãy chạy đến khẩn cầu Đức Mẹ Aparecida, Đấng bảo trợ đất nước Brazil, xin Mẹ cầu bầu chở che.

Hình ảnh của Mẹ đã được đặt trong điện Vatican từ tháng 9 năm 2016.

Theo ĐTGM Brandes thì Đức Thánh Cha chia sẻ Ngài luôn mang trong lòng hình ảnh Đức Mẹ Aparecida và coi mình như là ‘một người con nhỏ trong vòng tay Mẹ’. Ngài cũng mong muốn tất cả các tín hữu Brazil cũng chạy tới tín thác mọi sự trong vòng tay yêu thương của Mẹ.

Tưởng cũng cần biết đây là lần thứ ba Đức Thánh Cha đã liên lạc với Giáo hội Brazil kể từ khi cơn đại dịch bùng phá! Lần đầu ĐTC liên lạc với Đức Tổng Giám Mục Leonard Steiner của Giáo phận Manaus vào ngày 25 tháng 4 và với Đức Hồng Y Odilo Scherer, Tổng Giám mục Giáo phận São Paulo vào ngày 9 tháng Năm.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện chuyến tông du đầu tiên của ngài đến Brazil nhân dịp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2013.

Trong chuyến tông du đó, ngài đã đặc biệt đến kính viếng Vương cung thánh đường là Đền thờ Đức Mẹ Aparecida, nơi đó ĐTC đã dâng hiến triều đại Giáo hoàng của Ngài cho Đức Mẹ...
 
Tòa Thánh Vatican tạm dừng chương trình của một Giáo phận ở Đức trước kế hoạch sát nhập 800 giáo xứ thành 35 giáo xứ lớn
Thanh Quảng sdb
20:38 11/06/2020
Tòa Thánh Vatican tạm dừng chương trình của một Giáo phận ở Đức trước kế hoạch sát nhập 800 giáo xứ thành 35 giáo xứ lớn
Đức Giám Mục Stephan Ackermann của Trier

Theo đài CNA ngày 10 tháng 6 năm 2020 cho hay Vatican đã can thiệp tạm ngưng một chương trình đang gây nhiều tranh cãi tại một giáo phận Đức.

Đức Giám Mục Stephan Ackermann của Trier đã gặp những nhân viên đứng đầu hai Thánh bộ Giáo sĩ và Giáo dục tại Rome ngày 5 tháng 6 để thảo luận về kế hoạch của giáo phận muốn tái cấu trúc hàng trăm giáo xứ thành 35 giáo xứ.

Ngày 6 tháng 6, giáo phận xác nhận đã có cuộc gặp đã diễn ra giữa Đức cha Ackermann và các giới chức của giáo phận với hai vị chủ tịch hai thánh bộ Giáo sĩ và Giáo dục đó là Đức Hồng Y Beniamino Stella và Đức Tổng Giám Mục Filippo Iannone. Phiên họp đã diễn ra trong bầu khí cởi mở và kết quả của buổi họp này đã được đài CN Đức loan báo hôm thứ Ba (9/6/2020) cho hay chương trình của giáo phận chưa được thực hiện được!

Chương trình tái cấu trúc lại giáo phận đã được thảo luận trong giáo phận vào tháng 10 năm ngoái, sau một chương trình học hỏi kéo dài ba năm nhằm giải quyết việc số người tham dự thánh lễ giảm thiểu, vấn nạn thiếu ơn gọi và những thách đố khác mà Giáo hội tại Đức đang phải đối diện.

Sau khi Đức cha Ackermann công bố thành quả của cuộc học hỏi và tham chiếu của giáo phận (2013-2016), thì một số đông tín hữu, bao gồm cả một số linh mục đã lên tiếng về những lo âu của họ lên Tòa thánh ở Rome.

Chương trình sáp nhập 887 giáo xư thành 35 giáo xứ lớn, sẽ được điều hành bởi các nhóm mục vụ gồm giáo sĩ và giáo dân. Theo kế hoạch đó một số giáo dân quan tâm tới "việc truyền giảng Lời Chúa có thể do các tình nguyện viên / giáo dân thực hiện sẽ làm mất đi sứ vụ của chức linh mục." Mối quan tâm khác là khi tập trung các giáo xứ lại có nghĩa là nhiều giáo dân phải hành trình đến cả 50 dặm (khoảng 100 cây số) nếu muốn tham dự thánh lễ!

Sau cuộc họp tại Rome tuần trước, giáo phận đã đưa ra một tuyên bố: "trong cuộc hội đàm đó, Đức Cha Giáo phận đã trình bày hết những thách đố mà giáo phận Trier đang phải đối diện. Đặc biệt số tín hữu đi nhà thờ bị sút giảm, tình trạng lạm dụng tính dục nơi một số giáo sĩ và sự thiếu hụt các linh mục…

Đức Cha Ackermann sẽ tiếp tục làm việc với các thành viên của giáo phận để đề ra một kế hoạch mới cho ba năm tới nhằm áp dụng và đáp ứng các mối quan tâm của Rome đề ra...
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phượng Tím
Tấn Đạt
22:27 11/06/2020
PHƯƠNG TÍM
Ảnh của Tấn Đạt

Mỗi khi phượng tím ngập đường
Nhớ về phượng đỏ sân trường hè xưa
(bt)
 
VietCatholic TV
Trộm đột nhập vào tu viện trộm xe của các nữ tu Đa Minh ở Hawaii
Giáo Hội Năm Châu
03:41 11/06/2020

Ngay khi vẫn đang còn phải vật lộn với đại dịch coronavirus, Hoa Kỳ đã phải gánh chịu thêm những cuộc bạo loạn xuất phát từ sự phẫn nộ, đau buồn và tức giận về vụ giết một người đàn ông da đen không vũ trang.

Bên cạnh các cuộc biểu tình lôi cuốn hàng trăm ngàn người trên toàn quốc, đã có các báo cáo cho biết nhiều người vô tội đã mất trắng cơ ngơi sau hơn một tuần bạo loạn cướp bóc và đốt phá.

Tu viện nữ Đa Minh ở Hawaii đã chịu chung số phận sau khi một tên trộm đột nhập vào tu viện tuần trước và lấy đi chiếc minivan mà các sơ vẫn sử dụng cho những công việc hằng ngày.

“Chiếc xe vẫn còn chạy tốt, dù cho đã 13 tuổi rồi”, Sơ Bernarda Sindol nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, .

Khi các nữ tu thức dậy vào sáng ngày 30 tháng 5 thì thấy tu viện của họ đã bị đột nhập trong đêm.

Không ai hề hấn gì; các nữ tu sống ở tầng trên và vì vấn đề an toàn cho nên đã có một cái cổng rất nặng bảo vệ đường lên gác.

Sau khi dọn hết đồ ăn của các nữ tu ở nhà bếp, tên trộm đã lấy chìa khóa cuả chiếc minivan đang treo trên bảng thông báo ở tầng dưới, và chôm mất chiếc xe, bỏ đi êm.

Các nữ tu dòng Đa Minh sống trong tu viện, nằm phía sau Nhà thờ và trường học Công Giáo St. Elizabeth ở Aiea, khoảng 10 dặm tây bắc của thành phố Honolulu trong đảo Oahu.

Cảnh sát vẫn đang điều tra nhưng chưa tìm được chiếc xe bị đánh cắp.

Chiếc xe minivan là rất quan trọng cho việc sinh hoạt của các nữ tu, Sơ Bernarda nói, bởi vì tuy họ dạy ở trường học bên cạnh tu viện mà họ đã quản lý từ thập niên 1960 nhưng cũng có nhiều sơ đi dạy ở các trường khác trong thị trấn.

Có xe hơi giúp họ đi lại dễ dàng hơn, cho công việc và cho cả những sự mua sắm và lặt vặt, không cần phải lệ thuộc vào hệ thống lưu thông công cộng.

Sơ Bernarda nói rằng tên trộm chắc chắn phải biết khu vực nào của tu viện là không có máy báo động, và đột nhập vào một cách dễ dàng.

Tên trộm đã gỡ bức tranh Tiệc Ly treo trong phòng ăn, dường như với một hy vọng là sẽ tìm thấy một két tiền giấu kín ở đó.

Nhà dòng nằm trong khu vực Trân Châu Cảng tương đối an toàn, Sơ Bernarda nói, vì vậy họ không bao giờ nghĩ có một cuộc đột nhập như thế này.

“Có những người không biết tôn trọng Giáo hội một tí gì cả. Và đó là những người chúng ta phải cầu nguyện cho”, sơ ấy nói.

Vào thứ Hai vừa qua, một trang GoFundMe do cha xứ của St. Elizabeth lập ra đã thu được hơn 31, 000 đô la để mua xe mới cho các sơ.

Sơ Bernarda nói rằng các tiền đã đến từ khắp nơi, người cuối cùng mà Sơ nhìn thấy là một người lái xe tải ở Nebraska, anh ta đã góp 20 đô la.

“Hai mươi đô la đó là từ trái tim của một người, và chúng tôi đánh giá nó rất cao. Mọi người thật là hào phóng”, sơ nói.

Sơ Bernarda đã yêu cầu cầu nguyện để chấm dứt đại dịch, vì sơ nghĩ rằng tên trộm sở dĩ phải đột nhập vào tu viện vì hắn đang tuyệt vọng.

“Mọi người đang thất vọng, vì mất việc và phải nuôi sống gia đình. Vì vậy, chúng tôi cầu nguyện cho nạn coronavirus này biến đi để cho mọi người có thể sống bình thường hơn”, sơ nói.

“Đó quả là một sự ‘sau cơn bĩ cực đến thời thái lai’, bởi vì bây giờ chúng tôi sẽ có thể mua được một chiếc xe mới, ” Sơ Bernarda cười nhưng cho biết các sơ vẫn chưa hết sợ.
 
Những chỉ trích Tổng thống Trump của Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory vấp phải những bất bình
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:01 11/06/2020

1. Cha Raymond J. de Souza: Chỉ trích tổng thống của ĐTGM Wilton Gregory không phải là điều khôn ngoan

Như chúng tôi đã loan tin, hôm thứ Ba 2 tháng Sáu, Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành luật mới nhằm bảo vệ tự do tôn giáo. Trước khi ký văn kiện quan trọng này, ông và đệ nhất phu nhân đã đến kính viếng Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II.

Trong bối cảnh đang có những tranh luận liên quan đến phản ứng của tổng thống đối với các cuộc bạo loạn trên khắp đất nước sau cái chết của anh George Floyd, việc Tổng thống Donald Trump đến thăm Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II ở Washington, D.C. đã gây ra các phản ứng trái chiều ngay cả trong giới Công Giáo. Người chỉ trích mạnh chuyến viếng thăm này của Tổng thống Trump là Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của tổng giáo phận Washington DC.

Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory đã kế nhiệm Đức Hồng Y Donald Wuerl làm Tổng Giám Mục Washington DC từ ngày 21 tháng Năm, 2019. Ngài là người da đen đầu tiên làm Tổng Giám Mục thủ đô Hoa Kỳ.

Những chỉ trích của Đức Tổng Giám Mục Gregory không được các Giám Mục Hoa Kỳ khác hưởng ứng, thậm chí còn bị chỉ trích.

Trong một cố gắng nhằm giải thích những chỉ trích của Đức Tổng Giám Mục Gregory đối với chuyến viếng thăm này, tờ Crux cho rằng Đức Tổng Giám Mục đã không được báo trước. Tờ báo Công Giáo này viết hôm 7 tháng Sáu:

“Một chi tiết đã được báo cáo rộng rãi, và Crux đã xác nhận một cách độc lập rằng Đức Tổng Giám Mục Gregory không hề được thông báo về chuyến thăm cho đến tối thứ ba khi Tòa Bạch Ốc đưa ra một tuyên bố để công bố [chuyến viếng thăm này]. Không ai liên quan đến đền thờ, kể cả những người chủ là các Hiệp sĩ Kha Luân Bố, dường như đã báo trước cho Đức Tổng Giám Mục” [1].

Gần như ngay lập tức, Tòa Bạch Ốc đưa ra bằng chứng cho thấy Đức Tổng Giám Mục đã được Tổng thống Trump mời đến Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II cả một tuần trước đó, và Tòa Bạch Ốc đã nhận được thư phúc đáp của văn phòng tổng giáo phận Washington đề ngày 30 tháng Năm nói rằng ngài không đến được vì bận công vụ khác. Cả thư mời và thư từ chối đều được công bố. Chúng ta thực sự ú ớ không biết giải thích thế nào trước các bằng chứng hiển nhiên này.

Phụ tá báo chí Tòa Bạch Ốc Judd Deere nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, ngày 7 tháng Sáu rằng “Đức Tổng Giám Mục Gregory đã nhận được lời mời tham dự sự kiện của Tổng thống tại Đền thờ Thánh Gioan Phaolô II một tuần trước chuyến thăm của Tổng thống. Ngài đã từ chối vì có các công vụ khác.” [2]

Nhiều người Công Giáo cho rằng Đức Tổng Giám Mục Gregory không nên dính líu vào các vận động chính trị đảng phái. Một so sánh tương đối cũng cho thấy chính sách của tổng thống Trump, các giá trị mà ông ủng hộ cũng phù hợp hơn với người Công Giáo. Chống lại tổng thống Trump có lẽ không phải là một điều khôn ngoan.

Cha Raymond J. de Souza, chủ nhiệm tạp chí Convivium có bài tường trình sau:

Không có chuyến thăm nào của một tổng thống đến một tổ chức Công Giáo đã gây tranh cãi như vậy kể từ khi Đại học Notre Dame trao bằng tiến sĩ danh dự cho Tổng thống Barack Obama vào năm 2009. Cả hai trường hợp đều có những điểm giống nhau và những điểm khác nhau: Giống nhau ở chỗ các nhà phê bình cho rằng không nên mời tổng thống; khác nhau ở chỗ Obama đã được Đại học Notre Dame tôn vinh, trong khi chuyến thăm của Tổng thống Trump xem ra là để tôn vinh Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Chuyến viếng thăm Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II, được điều hành bởi các Hiệp sĩ Kha Luân Bố, đã được lên kế hoạch trước ngày 2 tháng 6, là ngày vào năn 1979 Đức Gioan Phaolô II lần đầu tiên trở về Ba Lan với tư cách là một vị Giáo Hoàng. Chuyến viếng thăm đó đánh dấu sự khởi đầu của tiến trình giải thể đế chế Liên Sô.

Trước đó, tổng thống Trump đã từng vinh danh chuyến hành hương đó của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trong một chuyến công du tới Warsaw năm 2017, ông đã nói rất nhiều về vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan, trong một diễn văn dài vào ngày 2 tháng 6 năm 1979, tại Quảng trường Chiến thắng Warsaw.

Chuyến thăm Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II của Tổng thống Trump được hoạch định như một sự tôn kính đối với Thánh Giáo Hoàng Ba Lan và là dịp để ký một sắc lệnh hành pháp mới nâng cao tầm quan trọng của tự do tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong số các điều khoản, lệnh này bắt buộc tất cả các nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải trải qua một khóa đào tạo về tự do tôn giáo.

Chuyến thăm diễn ra sau chưa đầy 24 giờ sau khi ông Trump đến thăm Nhà thờ Anh giáo Thánh Gioan đối diện Tòa Bạch Ốc. Người biểu tình bị buộc phải giải tán để dọn dẹp khu vực cho tổng thống. Ông đã đứng ngoài nhà thờ cầm một quyển Kinh thánh. Tổng thống Trump không vào thăm bên trong nhà thờ hoặc gặp gỡ giáo dân. Ông dự định truyền đạt một cách biểu tượng rằng chính quyền của ông sẽ bảo vệ các Giáo Hội chống lại bạo lực; Nhà thờ Anh giáo Thánh Gioan đã bị phá hoại trong cuộc bạo loạn, một phần của nhà thờ đã bị cháy.

Tuy nhiên, chuyến thăm không được phối hợp với nhà thờ này và thậm chí các giáo sĩ địa phương còn nằm trong số những người bị cảnh sát đuổi đi chỗ khác. Giám mục Anh Giáo tại địa phương đã kịch liệt lên án chuyến viếng thăm này và coi đây chỉ là chuyện mượn nhà thờ và Kinh thánh làm phông chụp ảnh. Lời chỉ trích đó đã được lặp lại bởi tổng giám mục Canterbury, người đứng đầu Cộng đồng Anh giáo trên toàn thế giới.

Can thiệp của Đức Tổng Giám Mục Gregory

“Đáng chê trách” không phải là một từ thường được các Giám Mục Công Giáo sử dụng. Và có lẽ chưa từng bao giờ được dùng để mô tả một quyết định của hội Hiệp sĩ Kha Luân Bố. Nhưng đó là ngôn ngữ được sử dụng bởi Đức Tổng Giám Mục Gregory để bày tỏ sự phẫn nộ của ngài trước sự hiện diện của Tổng thống Trump tại đền thờ.

Ngài nói:

“Tôi thấy khó hiểu và đáng trách khi một cơ sở Công Giáo lại để mình bị lạm dụng và thao túng một cách nghiêm trọng đối với các nguyên tắc tôn giáo của chúng ta, là điều kêu gọi chúng ta bảo vệ các quyền của tất cả mọi người ngay cả những người mà chúng ta có thể không đồng ý với họ.”

Đức Tổng Giám Mục Gregory là người không ngại sử dụng các ngôn ngữ mạnh. Chúng ta hãy nhớ lại cuộc họp báo giới thiệu ngài vào năm ngoái khi ngài đến Washington. Phát biểu khi đứng cách người tiền nhiệm của mình, là Đức Hồng Y Donald Wuerl, chỉ một vài bước chân, Đức Tổng Giám Mục Gregory đã nói đi nói lại rằng ngài”thề sẽ luôn nói sự thật”. Thật không tế nhị chút nào, và hoàn toàn tách ra khỏi phong cách tán dương thường được các Giám Mục sử dụng.

Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Gregory về sự hiện diện của tổng thống, đã được lặp lại bởi một số nhà lãnh đạo Công Giáo, nhưng không có bất kỳ Giám Mục nào khác hưởng ứng. Tuy nhiên, với tư cách là một giám mục được kính trọng từ lâu và là tổng giám mục của thủ đô quốc gia, những chỉ trích của ngài có một trọng lượng đáng kể và phải được xem xét một cách nghiêm túc.

Sự phản đối của Đức Tổng Giám Mục Gregory không phải là nhằm vào những gì Tổng thống Trump đã nói hoặc đã thực hiện trong viếng chuyến thăm này. Tổng thống Trump không đưa ra nhận xét nào. Ông và đệ nhất phu nhân đặt vòng hoa trước bức tượng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngoài trời và vào bên trong quỳ xuống cầu nguyện trước thánh tích của vị Thánh.

Sự phản đối của Đức Tổng Giám Mục Gregory cũng không phải là sự phản đối sắc lệnh hành pháp của tổng thống, được ký vào ngày hôm đó tại Tòa Bạch Ốc, nhằm thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế.

Đức Tổng Giám Mục Gregory phản đối là vì sự hiện diện của chính tổng thống, mà theo ngài là một “sự lạm dụng” và “thao túng” Đền Thờ. Dường như tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Gregory là nhằm vào thời điểm hiện tại, sau cái chết của anh George Floyd. Cụ thể hơn - kể từ khi chính tổng thống Trump đã nói về vụ giết người “khiến tất cả người Mỹ ghê tởm và nổi loạn một cách chính đáng trước cái chết tàn khốc của anh George Floyd”. Sự phản đối của Đức Tổng Giám Mục có lẽ nhắm vào những lời lẽ và hành vi của tổng thống liên quan đến cuộc biểu tình và bạo loạn lan rộng sau đó, bao gồm chuyến viếng thăm Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II một ngày trước đó.

Chủ trương xa lánh Tổng thống Trump

“Tổng thống Hoa Kỳ hoàn toàn không chính đáng khi sử dụng một cơ sở Công Giáo, chẳng hạn như một Đền Thờ, để làm phông chụp ảnh trong chiến dịch tái tranh cử, ” Stephen Schneck, giám đốc điều hành của Mạng lưới hành động Phan Sinh, nói với phóng viên tờ National Catholic Reporter. “Chúng ta phải nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ duy trì một khoảng cách với một người không đại diện cho điều mà Giáo hội của chúng ta đại diện.”

Schneck là một tiếng nói chính trị cao cấp của đảng Dân chủ, đã từng phục vụ vào năm 2012 với tư cách là đồng chủ tịch của phong trào “Công Giáo ủng hộ Obama”. Ông là một giáo sư nổi tiếng, từng là Khoa trưởng Khoa chính trị tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ trong 12 năm từ 1995 đến 2007, và là giám đốc của Viện Nghiên Cứu Chính Sách Và Nghiên Cứu Công Giáo.

Quan điểm của Schneck, là không một tổ chức Công Giáo nào nên mời tổng thống Trump đến thăm, vì tổng thống chỉ tham gia vào các sự kiện như vậy cho việc tái tranh cử của mình. Tổng thống Trump chắc chắn không phải là chính trị gia duy nhất đến thăm một cơ sở Công Giáo vì lợi ích chính trị, vì thế trên cơ sở này, ông không thể bị loại trừ. Nói ông ta bị loại vì “không đại diện cho điều mà Giáo hội của chúng ta đại diện” thì nghe còn có lý một chút.

Nhưng lập luận đó cũng không xong, vì chính sắc lệnh hành pháp về tự do tôn giáo mà chuyến viếng thăm đền thờ này muốn làm nổi bật quả là có một giá trị Công Giáo. Bản thân Schneck cũng từng thoải mái thừa nhận, khi ông vận động cho việc tranh cử của Barack Obama và Joe Biden, rằng một ứng cử viên có thể vừa có một số quan điểm phù hợp Công Giáo vừa có những bất đồng khác.

Như thế thì Schneck và các nhà lãnh đạo có cùng chí hướng dựa vào đâu để phân biệt giữa, chẳng hạn, Trump và Biden, và kết luận rằng trước đây, Trump không đại diện cho những gì mà Giáo hội của chúng ta đại diện? Đó phải là một kết luận về chính sách, nhưng là một bản án đối với chính người đó, rằng anh ta không phù hợp để được các tổ chức Công Giáo hoan nghênh.

Nếu vậy, đó sẽ là một sự khởi đầu mới giã từ quan điểm truyền thống của Công Giáo đối với các nhân vật chính trị, trong đó chúng ta thường hạ thấp những bất đồng và đề cao khả năng hợp tác. Chẳng hạn, trong những năm gần đây, Giáo hội đối thoại ngay cả với các chế độ thù địch như ở Cuba, Venezuela, Nicaragua và Trung Quốc, và kêu gọi đối thoại mang tính xây dựng, chứ không cắt đứt quan hệ.

[1] - Disagree with the bishop all you like, but he’s still the bishop

"It’s been widely reported, and Crux has independently confirmed, that Gregory was not informed of the visit until Tuesday night when the White House issued a statement announcing it. No one associated with the shrine, including its owners, the Knights of Columbus, apparently gave the archbishop a heads-up."

[2] - Archbishop Gregory invited to JPII Shrine Trump event days before public statement


Source:National Catholic Register

2. Sau những lời chỉ trích Tổng thống Trump, Đức Cha Gregory đang ở giữa tâm bão những lời phê phán

Như chúng tôi đã loan tin, hôm thứ Ba 2 tháng Sáu, Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành luật mới nhằm bảo vệ tự do tôn giáo. Trước khi ký văn kiện quan trọng này, ông và đệ nhất phu nhân đã đến kính viếng Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II.

Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của tổng giáo phận Washington DC đã chỉ trích rất mạnh chuyến viếng thăm này của Tổng thống Trump như một hành động lợi dụng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho chiến dịch tranh cử của mình.

Những chỉ trích của Đức Tổng Giám Mục Gregory đang tạo ra một tai tiếng rất lớn.

Tờ Crux giải thích sự tức giận của Đức Tổng Giám Mục là vì ngài không biết trước. Tờ báo viết:

“Một chi tiết đã được báo cáo rộng rãi, và Crux đã xác nhận một cách độc lập rằng Đức Tổng Giám Mục Gregory không hề được thông báo về chuyến thăm cho đến tối thứ ba khi Tòa Bạch Ốc đưa ra một tuyên bố nhằm công bố [chuyến viếng thăm này]. Không ai liên quan đến đền thờ, kể cả những người chủ là các Hiệp sĩ Kha Luân Bố, dường như đã báo trước cho Đức Tổng Giám Mục”.

Đức Tổng Giám Mục đã không đính chính báo cáo của tờ Crux.

Gần như ngay lập tức, Tòa Bạch Ốc đưa ra bằng chứng cho thấy Đức Tổng Giám Mục đã được Tổng thống Trump mời đến Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II cả một tuần trước đó, và Tòa Bạch Ốc đã nhận được thư phúc đáp của văn phòng tổng giáo phận Washington đề ngày 30 tháng Năm nói rằng ngài không đến được vì bận công vụ khác. Cả thư mời và thư từ chối đều được công bố.

Như vậy, Đức Tổng Giám Mục đã biết trước. Các phương tiện truyền thông quay sang phê phán ngài là đã hành động một cách bất công và thiếu đức bác ái. Nếu ngài không đồng ý tại sao ngài không bảo ngay từ đầu cho Tòa Bạch Ốc và Hội Hiệp Sĩ Kha Luân Bố là ngài không đồng ý.

JD Flynn chủ biên của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, và cũng là một luật sư về giáo luật có bài nhận định sau. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Analysis: Archbishop Gregory promised the truth. Has he told it?

Phân tích: Đức TGM Gregory hứa nói sự thật. Vậy ngài đã nói thế chưa?


Trong buổi họp báo nhằm công bố việc nhậm chức Tổng Giám Mục Washington, Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory đã đưa ra lời cam kết: “Tôi sẽ luôn thấy sao nói vậy với anh chị em.”

Một năm sau khi được tấn phong tổng giám mục tại Washington, uy tín của lời hứa đó hiện đang bị soi mói vào thời điểm vô cùng khó khăn cho cả nước.

“Trước hết, tôi tin rằng cách duy nhất tôi có thể phục vụ tổng giáo phận này là nói cho anh chị em biết sự thật” Đức Tổng Giám Mục Gregory nói hôm 4 tháng Tư năm 2019.

Ngày hôm đó lẽ ra phải là một khoảnh khắc hy vọng cho các giáo dân Công Giáo tại thủ đô Washington là những người đã chịu đựng suốt gần một năm trời sự hỗn loạn bao quanh kẻ lạm dụng tên là Theodore McCarrick, và người kế vị của ông ta ở DC là Đức Hồng Y Donald Wuerl, là người cũng đã bị nhiều người Công Giáo buộc tội đánh lạc hướng, che giấu, và không trung thực.

Đức Tổng Giám Mục Gregory được kỳ vọng sẽ mang lại sự chữa lành cho Giáo hội.

Mặc dù có thể không có mọi câu trả lời nhưng ngài đã nói trong buổi họp báo, “sự minh bạch bao gồm cả việc chia sẻ những gì anh chị em biết.

Một năm sau khi Đức Cha Gregory được tấn phong, đã có những ý kiến trái chiều về việc thực thi các cam kết của ngài trong lời tuyên bố đó. Đức Tổng Giám Mục được ghi nhận có công kêu gọi cuộc điều tra về Đức Ông Walter Rossi, một linh mục trong khu vực đã bị buộc tội gạ gẫm các sinh viên, nhưng sau đó lại bị chỉ trích về tốc độ của cuộc điều tra sự việc, cũng như tại sao vẫn để cho Đức Ông Rossi tiếp tục các thừa tác vụ công khai trong tiến trình điều tra.

Ngài đã được các nhà lãnh đạo địa phương khen ngợi vì luôn có mặt cho công tác mục vụ của mình đối với các linh mục và giáo dân, tuy nhiên lại bị chê bai vì tổng giáo phận chưa hề công bố bất kỳ hồ sơ nào liên quan đến McCarrick.

Nhưng vào tuần trước, ý kiến của người Công Giáo về vị tổng giám mục này đã trở nên phân hoá mạnh mẽ hơn nhiều.

Vào ngày 2 tháng 6, Đức Cha Gregory đã đưa ra một tuyên bố nhằm phê phán chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump khi ông đến viếng Đền thờ Quốc gia Thánh Gioan Phaolô II tại D.C.

Đức Tổng Giám Mục gọi việc đón tiếp ông Trump ở đền thánh này là “quái lạ và đáng trách”, và nói rằng ngôi đền đã bị “lạm dụng và thao túng một cách trầm trọng theo chiều hướng vi phạm các nguyên tắc về tôn giáo của chúng ta.”

Chuyến thăm của ông Trump đến đền thờ thực sự gây tranh cãi giữa những người Công Giáo.

Một ngày sau khi tổng thống nói trong một bài phát biểu rằng ông sẽ huy động lực lượng quân sự tại ngũ để dập tắt các cuộc biểu tình và bạo loạn trên khắp nước Mỹ, và sau đó cảnh sát liên bang đã có màn trình diễn ở mức báo động nhằm dẹp đường tại quảng trường đang có cuộc biểu tình ôn hòa, trước khi Tổng thống chụp hình ở phía trước một nhà thờ Anh Giáo với quyển Kinh thánh trong tay.

Sau những sự kiện đó, Thượng nghị sĩ Ben Sasse, một thượng nghị sĩ Cộng Hòa cùng phe với tổng thống, đã cáo buộc ông Trump sử dụng Kinh thánh như một màn tuyên truyền chính trị, và nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo khác cũng đưa ra những lời chỉ trích tương tự.

Đức Tổng Giám Mục Gregory là người Công Giáo Mỹ gốc Phi nổi bật nhất ở Hoa Kỳ, và vào thời điểm đó đã có tiếng nói quan trọng và có ảnh hưởng trong giới lãnh đạo Công Giáo về nạn phân biệt chủng tộc, công bằng xã hội và sự tàn bạo của cảnh sát sau cái chết của George Floyd vào ngày 25 tháng 5. Không có gì đáng ngạc nhiên khi ngài muốn đề cập một cách mạnh mẽ cách thức tổng thống xử lý tình trạng hỗn loạn của đất nước như thế nào.

Tuyên bố ngày 2 tháng 6 của Gregory đã trở thành tiêu đề chính trong các hãng tin lớn trên toàn thế giới. Chỉ vài ngày sau, Đức Tổng Giám Mục Gregory đã tăng thêm lời chỉ trích của mình về chuyến thăm này.

Đức Tổng Giám Mục Gregory không nói khi nào ngài đã biết về sự kiện này. Nhưng nhiều người Công Giáo suy đoán rằng, căn cứ vào cường độ trong lời tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục thì ngài hẳn đã bị bất ngờ, có lẽ chỉ mới biết về chuyện này khi Tòa Bạch Ốc tuyên bố vào đêm hôm trước.

Vào ngày 7 tháng 6, theo phân tích tình hình trên trang Crux, Đức Tổng Giám Mục Gregory đã không hề nhận được thông báo về chuyến thăm viếng cho đến tận tối thứ ba khi Toà Bạch Ốc đưa ra một tuyên bố. Tờ Crux cho biết họ đã “xác nhận một cách độc lập” sự kiện đã được “tường thuật rộng rãi” rằng Đức Tổng Giám Mục Gregory đã không hề được báo trước.

Đức Gregory đã không hề đính chính chi tiết được “tường thuật rộng rãi” này.

Nhưng sau đó vào ngày 7 tháng 6, Tòa Bạch Ốc đã nói với Catholic News Agency rằng Đức Tổng Giám Mục Gregory đã được mời tham dự sự kiện vào tuần trước và ngài đã từ chối lời mời này.

CNA đang có trong tay một bức thư gởi ngày 30 tháng 5 từ văn phòng của Đức Tổng Giám Mục Gregory, trong đó vị tổng giám mục đã từ chối lời mời, và bức thư cũng đề cập đến việc đích thân Đức Tổng Giám Mục Gregory đã thảo luận với một nhân viên Tòa Bạch Ốc vào ngày 29 tháng Năm về việc ngài không thể đến dự.

Tổng giáo phận Washington từ chối trả lời các câu hỏi của CNA về các thời điểm. Một phóng viên nói rằng tổng giáo phận cũng không trả lời các câu hỏi của tờ Washington Post.

Kể từ tường thuật ngày 8 tháng 6 của CNA, Đức Tổng Giám Mục Gregory thường xuyên bị cáo buộc trên các phương tiện truyền thông xã hội về sự thiếu trung thực. Một cơn bão nhỏ đã bắt đầu!

Cần phải nói rõ: Đức Tổng Giám Mục Gregory đã không hề nói rằng ngài không được biết trước về sự kiện này.

Và một số tiếng nói của người Công Giáo dường như đã nhân cuộc tranh cãi này để trách móc Đức Tổng Giám Mục Gregory là đã hành động một cách bất công và thiếu đức bác ái, vì những lý do có vẻ như nhuốm màu đảng phái, về cả phương diện giáo hội và dân sự. Ngài đã bị cáo buộc tội nói dối công khai, mặc dù chưa đủ các dữ kiện biện minh cho cáo buộc ấy. Thủ thuật chính trị đó không bao giờ hữu ích, đặc biệt là tại những thời điểm gay go hoặc trong các vấn đề khó khăn như hiện nay.

Nhưng bất chấp các cáo buộc đó, một số người Công Giáo vẫn cảm nhận rằng Đức Cha đã không trung thực về mình, đã không đề cập đến các tường thuật trái ngược nhau về bản thân mình và từ chối trả lời các câu hỏi về cả dòng thời điểm và lý do cho sự thay đổi rõ rệt trong lập trường của ngài, từ phản ứng lịch sự lúc ban đầu chuyển sang lời tố cáo mạnh mẽ sau đó.

Thật dễ dàng để suy đoán về các lý do của Đức Tổng Giám Mục, nhưng chính ngài đã không sẵn sàng bày tỏ những lý do này.

Không có lý do gì để nghi ngờ rằng Đức Tổng Giám Mục Gregory không thể đưa ra câu trả lời hợp lý cho những câu hỏi mà ngài được chất vấn. Nhưng người ta không rõ tại sao ngài vẫn chưa làm như vậy.

Theo đạo đức Công Giáo, có những tội ta phạm vì đã làm, và bên cạnh đó còn có những tội ta phạm vì bỏ qua không làm. Đức Gregory chưa phạm tội không trung thực công khai. Nhưng những người Công Giáo đã xem trọng lời cam kết của ngài bây giờ dường như đang chờ xem vị tổng giám mục sẽ không lờ đi các chi tiết trong các tuyên bố công khai của mình, hoặc ít nhất là ngài sẽ làm rõ những phúc trình trái ngược, và sẽ trả lời câu hỏi đối với các vấn đề quan trọng đang gây tranh cãi.

Chắc chắn, đó là những khoảng khắc chưa từng có. Và việc ông Trump đến viếng đền đã đụng chạm đến một danh sách các chủ đề gây tranh cãi, nghiêm trọng và nhạy cảm, đặc biệt là đối với một giám mục người Mỹ gốc Phi ở thủ đô của quốc gia như: bản thân vị Tổng thống, liên kết thể chế của người Công Giáo với Tổng thống Trump, nạn phân biệt chủng tộc, các cuộc biểu tình làm náo loạn đất nước. Bất đồng trong một thời điểm như thế này là có thể hiểu được.

Nhưng khả năng lãnh đạo được thử thách trong những khoảnh khắc như thế này. Và Đức Tổng Giám Mục Gregory, người đã hứa nói lên sự thật, giờ lại phải đối mặt với một thử nghiệm đáng được theo dõi.


Source:Catholic News Agency