Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu Kinh Thánh (16 - 30.06.2009)
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
01:14 12/06/2009
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH
Từ 16 đến 30-06-2009
Ngày 16-06-09: Không bao giờ chúng tôi đã tìm cách để được một người phàm nào tôn vinh, dù là anh em hay người khác. (1Tx 2, 6)
* Thánh Phaolô đã không muốn phiền lụy ai, dù ông túng thiếu, cũng không là gánh nặng cho ai. Đây là cách sống của người Tông đồ gương mẫu ở mọi thời đại, tôi cần học tập các nhân đức của ngài.
Ngày 16-06-09: Anh em làm chứng, và Thiên Chúa cũng chứng giám, rằng với anh em là những Tín hữu, chúng tôi đã cư xử một cách thánh thiện, công minh, không chê trách được. (1Tx 2, 10)
*Tư cách của Phaolô khi ở Thê-xa-lô-ni-ca là một nhân chứng hùng hồn về Đức Kitô. Ước gì mọi Kitô hữu hôm nay sống giống Phaolô.
Ngày 17-06-09: Chúng tôi đã khuyên nhủ, khích lệ, van nài anh em sống xứng đáng với Thiên Chúa, Đấng kêu gọi anh em vào Nước của Người và chia sẻ vinh quang với Người. (1Tx 2, 12)
*Phaolô muốn bạn và tôi cần qua sự đau khổ để nên hoàn thiện hơn. Con quyết sống là Kitô hữu tha thiết rao giảng Tin Mừng của Chúa.
Ngày 18-06-09: …Vì Thiên Chúa đã chọn anh em ngay từ lúc khởi đầu, để cứu độ anh em nhờ Thần Khí thánh hoá và nhờ lòng tin vào chân lý. (2 Tx 2, 13) - * Từ ngàn xưa Cha đã yêu con, Cha chọn con giữa muôn người. Xin Thánh Thần dẫn dắt con bền đỗ cho đến cùng.
Ngày 19-06-09: Chính vì thế mà Người đã dùng Tin Mừng chúng tôi loan báo mà kêu gọi anh em, để anh em được hưởng vinh quang của Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô. (2 Tx 2, 14)
* Phaolô luôn kêu gọi tôi thực hành Lời Chúa, để xứng đáng hưởng vinh quang như Đức Kitô đã được hưởng và tôn vinh bên Chúa Cha.
Ngày 20-06-09: Vậy, thưa anh em, anh em hãy đứng vững và nắm giữ các truyền thống chúng tôi đã dạy cho anh em... (2 Tx 2, 15)
*Phaolô khuyên tôi hãy kiên trì giữ kho tàng của Lời Chúa và Hội Thánh. Xin giúp con và mọi Kitô hữu trung thành giữ Luật Chúa bằng lời nói, khuyên nhủ và thư từ gởi nhắc nhở Lời Chúa cho nhau.
Ngày 21-06-09: Vậy tôi muốn rằng người đàn ông hãy cầu nguyện bất cứ ở nơi nào, tay giơ lên trời, tâm hồn thánh thiện, không giận hờn, không xung khắc. (1 Tm 2, 8)
* Vì Hội Thánh thuộc về Thiên Chúa, nên mọi Kitô hữu được gọi là thánh. Xin cho con có tâm hồn trọng sạch trước khi cầu nguyện.
Ngày 22-06-09: Tôi muốn người đàn bà phải ăn mặc đoan trang, đồ trang điểm phải kín đáo, giản dị… (1 Tm 2, 9).
* Cách ăn mặc này rất phù hợp với văn hoá, đạo đức Việt nam. Ước mong những người phụ nữ dù ở đâu cũng nên giữ lấy nếp sống này.
Ngày 23-06-09: Cũng không phải Adam đã bị dụ dỗ, nhưng là người đàn bà đã phạm tội, khi bị dụ dỗ. (1 Tm 2, 14)
* Phaolô khuyên người phụ nữ nói it, nghe nhiều. Tôi không nghe lời hảo ngọt về tiền của. Vì sa ngã là tại lòng tôi tham lam vàng bạc.
Ngày 24-06-09: Tuy nhiên người đàn bà sẽ được cứu nhờ sinh con cái. Nếu kiên trì giữ đức tin, đức mến và sự thánh thiện. (1Tm 2, 15)
* Phaolô muốn phụ nữ kín miệng, vì nói nhiều dễ lỗi đức tin và đức mến. mất sự thánh thiện. Tôi cần dùng thời giờ nói nhiều với Chúa.
Ngày 25-06-09: Anh cũng phải khuyên các thanh niên phải giữ chừng mực trong mọi sự. (Tt 2, 6)
* Người trẻ ngày nay dễ đam mê mọi thứ, trở nên sa đoạ...Tôi cần sống chừng mực, đắn đo, dè dặt và tự chủ trước mọi thứ cạm bẫy.
Ngày 26-06-09: Chính anh phải làm gương về mặt đức hạnh. Khi anh giảng dạy thì đạo lý phải tinh tuyền, thái độ phải đàng hoàng.(Tt 2,7)
* Là Tín hữu có trách nhiệm, tôi cần đào luyện tác phong và đạo lý vững vàng, để lời nói và việc làm của tôi người ta sẽ tin Chúa.
Ngày 27-06-09: Đừng ăn cắp; nhưng tỏ lòng trung tín hoàn toàn, làm cho đạo lý của Thiên Chúa, …được rạng rỡ mọi bề (Tt 2, 10)
* Bạn không tham lam của công, tạo chữ tín với mọi người, kính sợ Chúa hiện diện để làm những điều công chính và tránh thiên vị ai.
Ngày 28-06-09: Tôi xin gởi nó về cho anh, xin anh hãy đón nhận nó như người con ruột thịt của tôi. (Philêmôn, câu 13)
* Phaolô xin ông Phi-lê-môn nhận lại anh Ô-nê-xi-mô như chính ông.. Tôi cần xử sự thật tốt đẹp với người làm việc cùng tôi.
Ngày 29-06-09: Không phải được lại một người nô lệ,… cả về tình người cũng như về tình anh em trong Chúa. (Philêmôn, câu 16)
* Khi được thanh tẩy, mọi Tín hữu đều là con Chúa, không còn phân biệt nô lệ hay tự do. Bạn coi mọi người là anh em trong Chúa.
Ngày 30-06-09: Nếu nó đã làm thiệt hại anh hoặc mắc nợ anh điều gì, thì xin để tôi nhận cả… (Phl, câu 18) - Thánh Phaolô xin bồi hoàn lại những thiệt hại anh Ô-nê-ximô gây ra cho ông Philêmon.
Tôi xử rộng lượng với người cùng cộng tác rao giảng Tin Mừng.
Phó tế: Nguyễn Văn Định
Từ 16 đến 30-06-2009
Ngày 16-06-09: Không bao giờ chúng tôi đã tìm cách để được một người phàm nào tôn vinh, dù là anh em hay người khác. (1Tx 2, 6)
* Thánh Phaolô đã không muốn phiền lụy ai, dù ông túng thiếu, cũng không là gánh nặng cho ai. Đây là cách sống của người Tông đồ gương mẫu ở mọi thời đại, tôi cần học tập các nhân đức của ngài.
Ngày 16-06-09: Anh em làm chứng, và Thiên Chúa cũng chứng giám, rằng với anh em là những Tín hữu, chúng tôi đã cư xử một cách thánh thiện, công minh, không chê trách được. (1Tx 2, 10)
*Tư cách của Phaolô khi ở Thê-xa-lô-ni-ca là một nhân chứng hùng hồn về Đức Kitô. Ước gì mọi Kitô hữu hôm nay sống giống Phaolô.
Ngày 17-06-09: Chúng tôi đã khuyên nhủ, khích lệ, van nài anh em sống xứng đáng với Thiên Chúa, Đấng kêu gọi anh em vào Nước của Người và chia sẻ vinh quang với Người. (1Tx 2, 12)
*Phaolô muốn bạn và tôi cần qua sự đau khổ để nên hoàn thiện hơn. Con quyết sống là Kitô hữu tha thiết rao giảng Tin Mừng của Chúa.
Ngày 18-06-09: …Vì Thiên Chúa đã chọn anh em ngay từ lúc khởi đầu, để cứu độ anh em nhờ Thần Khí thánh hoá và nhờ lòng tin vào chân lý. (2 Tx 2, 13) - * Từ ngàn xưa Cha đã yêu con, Cha chọn con giữa muôn người. Xin Thánh Thần dẫn dắt con bền đỗ cho đến cùng.
Ngày 19-06-09: Chính vì thế mà Người đã dùng Tin Mừng chúng tôi loan báo mà kêu gọi anh em, để anh em được hưởng vinh quang của Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô. (2 Tx 2, 14)
* Phaolô luôn kêu gọi tôi thực hành Lời Chúa, để xứng đáng hưởng vinh quang như Đức Kitô đã được hưởng và tôn vinh bên Chúa Cha.
Ngày 20-06-09: Vậy, thưa anh em, anh em hãy đứng vững và nắm giữ các truyền thống chúng tôi đã dạy cho anh em... (2 Tx 2, 15)
*Phaolô khuyên tôi hãy kiên trì giữ kho tàng của Lời Chúa và Hội Thánh. Xin giúp con và mọi Kitô hữu trung thành giữ Luật Chúa bằng lời nói, khuyên nhủ và thư từ gởi nhắc nhở Lời Chúa cho nhau.
Ngày 21-06-09: Vậy tôi muốn rằng người đàn ông hãy cầu nguyện bất cứ ở nơi nào, tay giơ lên trời, tâm hồn thánh thiện, không giận hờn, không xung khắc. (1 Tm 2, 8)
* Vì Hội Thánh thuộc về Thiên Chúa, nên mọi Kitô hữu được gọi là thánh. Xin cho con có tâm hồn trọng sạch trước khi cầu nguyện.
Ngày 22-06-09: Tôi muốn người đàn bà phải ăn mặc đoan trang, đồ trang điểm phải kín đáo, giản dị… (1 Tm 2, 9).
* Cách ăn mặc này rất phù hợp với văn hoá, đạo đức Việt nam. Ước mong những người phụ nữ dù ở đâu cũng nên giữ lấy nếp sống này.
Ngày 23-06-09: Cũng không phải Adam đã bị dụ dỗ, nhưng là người đàn bà đã phạm tội, khi bị dụ dỗ. (1 Tm 2, 14)
* Phaolô khuyên người phụ nữ nói it, nghe nhiều. Tôi không nghe lời hảo ngọt về tiền của. Vì sa ngã là tại lòng tôi tham lam vàng bạc.
Ngày 24-06-09: Tuy nhiên người đàn bà sẽ được cứu nhờ sinh con cái. Nếu kiên trì giữ đức tin, đức mến và sự thánh thiện. (1Tm 2, 15)
* Phaolô muốn phụ nữ kín miệng, vì nói nhiều dễ lỗi đức tin và đức mến. mất sự thánh thiện. Tôi cần dùng thời giờ nói nhiều với Chúa.
Ngày 25-06-09: Anh cũng phải khuyên các thanh niên phải giữ chừng mực trong mọi sự. (Tt 2, 6)
* Người trẻ ngày nay dễ đam mê mọi thứ, trở nên sa đoạ...Tôi cần sống chừng mực, đắn đo, dè dặt và tự chủ trước mọi thứ cạm bẫy.
Ngày 26-06-09: Chính anh phải làm gương về mặt đức hạnh. Khi anh giảng dạy thì đạo lý phải tinh tuyền, thái độ phải đàng hoàng.(Tt 2,7)
* Là Tín hữu có trách nhiệm, tôi cần đào luyện tác phong và đạo lý vững vàng, để lời nói và việc làm của tôi người ta sẽ tin Chúa.
Ngày 27-06-09: Đừng ăn cắp; nhưng tỏ lòng trung tín hoàn toàn, làm cho đạo lý của Thiên Chúa, …được rạng rỡ mọi bề (Tt 2, 10)
* Bạn không tham lam của công, tạo chữ tín với mọi người, kính sợ Chúa hiện diện để làm những điều công chính và tránh thiên vị ai.
Ngày 28-06-09: Tôi xin gởi nó về cho anh, xin anh hãy đón nhận nó như người con ruột thịt của tôi. (Philêmôn, câu 13)
* Phaolô xin ông Phi-lê-môn nhận lại anh Ô-nê-xi-mô như chính ông.. Tôi cần xử sự thật tốt đẹp với người làm việc cùng tôi.
Ngày 29-06-09: Không phải được lại một người nô lệ,… cả về tình người cũng như về tình anh em trong Chúa. (Philêmôn, câu 16)
* Khi được thanh tẩy, mọi Tín hữu đều là con Chúa, không còn phân biệt nô lệ hay tự do. Bạn coi mọi người là anh em trong Chúa.
Ngày 30-06-09: Nếu nó đã làm thiệt hại anh hoặc mắc nợ anh điều gì, thì xin để tôi nhận cả… (Phl, câu 18) - Thánh Phaolô xin bồi hoàn lại những thiệt hại anh Ô-nê-ximô gây ra cho ông Philêmon.
Tôi xử rộng lượng với người cùng cộng tác rao giảng Tin Mừng.
Phó tế: Nguyễn Văn Định
Cảm nghiệm phép lạ Thánh Thể
LM. Trần Bình Trọng
02:36 12/06/2009
CẢM NGHIỆM PHÉP LẠ THÁNH THỂ
Lễ Mình Máu Thánh Chúa, Năm B
Xh 24:3-8; Dt 9:11-15; Mc 14:12-16, 22-26
Trước khi về trời, Ðức Giêsu không nỡ bỏ rơi Giáo hội mồ côi, Chúa để lại cho Hội thánh một kỉ vật cao quí là Mình Máu thánh Người trong Bí tích Thánh thể, để làm của ăn uống thiêng liêng cho người tín hữu, ban sức mạnh linh thiêng và niềm an ủi cho dân Người: Ðây là mình Thầy (Mc 14:22). Rồi Người cầm lấy chén rượu mà phán: Ðây là máu Thầy, máu Giao ước đổ ra cho muôn người (Mc 14:24). Giao ước mới giữa Thiên Chúa với dân Người không phải được kí kết bằng máu hiến tế của chiên cừu, mà Môsê đã dùng trong Cựu ước (Xh 24:6-8), nhưng bằng máu Con Thiên Chúa được ghi lại trong Phúc âm hôm nay và được thánh Phaolô thuật lại trong thư gửi tín hữu Do thái (Dt 9:14). Thánh lễ misa là việc làm mới lại lễ hi sinh thánh giá. Tham dự vào bàn tiệc thánh là dấu chỉ người tín hữu chấp nhận giao ước mới với Thiên Chúa.
Nếu có ai hỏi người công giáo xem họ có tin vào sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh thể không, chắc ai cũng trả lời là có. Ðó là một trong những điểm khác biệt giữa Giáo hội Công giáo và Giáo hội Tin lành. Người Công giáo tin có Chúa hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh thể, do lời truyền phép của linh mục trong thánh lễ. Việc Chúa hiện diện trong Bí tích Thánh thể là một mầu nhiệm mà người ta chỉ có thể chấp nhận được bằng đức tin. Ðó là lí do tạo sao Giáo hội qua linh mục chủ tế mời gọi cộng đoàn tuyên xưng mầu nhiệm đức tin sau lời truyền phép bánh rượu.
Tuy nhiên trong số những người có đức tin vững mạnh cũng có thể có khi hồ nghi về sự hiện diện thực của Chúa trong Bí tích Mình thánh. Có khi nào ta bị lung lạc trước những tiếng cám dỗ bảo ta: điều gì không nên tin, việc gì không nên làm, vấn đề gì cần phải được xét lại không? Có bao giờ ta hồ nghi không biết bánh rượu có thực sự trở thành Mình Máu thánh Chúa hay không, sau khi khi linh mục chủ tế đọc lời truyền phép trong thánh lễ: Ðây là Mình Thầy.. Ðây là Chén Máu Thầy. Sở dĩ có câu hỏi như vậy là vì bánh rượu sau khi được truyền phép trông bề ngoài không khác biệt bánh rượu trước khi truyền phép?
Nếu quả thật bánh rượu sau khi được truyền phép không biến đổi thành Mình Máu thánh Chúa thì muôn vàn thánh lễ được cử hành trên bàn thờ trên khắp thế giới từ xưa đến nay là giả tạo sao? Chẳng lẽ từ khi Chúa lập Bí tích Thánh thể và lập chức linh mục, có vô vàn vô số linh mục trên thế giới đã đọc lời truyền phép trên bánh rượu khi dâng lễ mà lại không tin sao? Nếu không tin, thì sao khối linh mục này có thể tự dối mình mà tiếp tục dâng thánh lễ được? Có thể giả sử rằng có những linh mục đôi khi cũng hồ nghi về sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh Thể. Hi vọng những giây phút hồ nghi đó không kéo dài bao lâu.
Vào năm 1263, một linh mục người Ðức, nổi tiếng về khôn ngoan và đạo đức, nhưng lại đa nghi: cho rằng sao bánh rượu sau khi truyền phép có thể trở thành thịt máu thánh Chúa? Vào một dịp kia khi linh mục đương sự đến thăm Bolsena, Ý Đại Lợi, xin dâng thánh lễ tại nhà thờ thánh Christina. Lúc đọc lời truyền phép, thấy bánh thánh biến thành thịt có vết máu và khăn thánh có thấm máu. Hoảng sợ, linh mục đó ngừng dâng lễ, đặt Mình Thánh với lòng kính tin và tôn thờ vào nhà trạm, ăn năn sám hối về tội hồ nghi, vội vàng đến xưng thú tội với Ðức Giáo hoàng Urbano I đang cư ngụ tại Orvieto gần Bolsena lúc bấy giờ. Ðức Giáo hoàng cho rước Mình Thánh Chúa qua phép lạ về nhà thờ chính toà Orvieto và đặt trong nhà trạm. Đó là buổi rước kiệu Thánh Thể đầu tiên trong Giáo hội. Năm sau: 1264, Ngài thiết lập lễ Mình Máu Thánh Chúa. Hằng năm vào ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa, phép lạ Thánh Thể này được trưng bầy cho dân chúng đến chiêm ngưỡng. Ngoài ra còn có những phép lạ Thánh Thể khác xẩy ra tại Ý Đại Lợi. (1)
Cứ giả sử người công giáo tin trong đầu óc rằng có Chúa hiện diện trong Bí tích Thánh Thể, và khi rước lễ là rước Mình Thánh Chúa. Tuy nhiên ta có cảm nghiệm được bằng con tim có Chúa hiện diện thực sự trong Bí tích Mình Máu Thánh không, lại là chuyện khác. Ðể có thể cảm nghiệm được sự hiện diện thực sự của Chúa trong Bí tích Thánh Thể, ta đáp trả lời Chúa mời gọi: Hỡi tất cả những ai đang vất vả, mang gánh nặng nề, hãy đến với ta, ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11:28).
Ðể có được cảm nghiệm về việc cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa, ta đến cầu nguyện và thờ lạy trước Thánh Thể Chúa, để bày tỏ nỗi lòng với Chúa, để trút những gánh nặng của cuộc sống, những nỗi khổ tâm của cõi lòng, những tủi hổ của đời mình vào lòng từ ái của Chúa. Bày tỏ tâm tình với Chúa khi đến nhà thờ dâng thánh lễ hay cầu nguyện, mà có người khác đang hiện diện, có thể khó lòng, nhất là đối với người hay mắc cở. Nếu vậy thì có thể tìm đến với Chúa vào giờ thanh vắng trong dịp tĩnh tâm, để ở một mình với Chúa, để có thể tâm sự với Chúa hay chỉ cần ngồi đó thinh lặng, cho lòng mình nói với Chúa. Ta cũng có thể đến bất cứ nhà thờ công giáo nào lúc vắng người, để ở một mình với Chúa. Trước Thánh Thể Chúa mà cảm thấy nước mắt tự nhiên trào ra, thì cứ để cho dòng lệ tuôn chảy. Ðó có thể là nước mắt đau khổ, nước mắt thống hối, nước mắt tủi hổ, nước mắt sợ hãi, nước mắt cô đơn, thất vọng. Nước mắt trào ra cũng có thể được coi là phép lạ Thánh Thể, bởi vì có những người chỉ có thể khóc được trước Thánh Thể Chúa mà thôi. Có linh mục kia có lần quyết định đi cấm phòng riêng tại một tu viện nhỏ. Chiều tối linh mục đương sự vào nhà nguyện một mình, quì trước Thánh Thể Chúa ngự chỉ cách nhà trạm khoảng một mét. Trước khi nói ra lời, nước mắt linh mục đó tuôn trào lai láng trên hai gò má. Đời sống của ông linh mục đổi từ đó.
Khi mẹ Têrêsa thành Calcutta được hỏi tại sao bà có đủ nghị lực để tiếp tục phục phụ người nghèo bên Ấn độ một cách liên tục và hăng say như vậy? Bà trả lời Chúa Thánh Thể là sức mạnh của bà và bà cầu nguyện hằng giờ trước Mình Thánh Chúa. Chúa bảo ta qua thánh Phêrô: Con lại không thức (với Thầy) được một giờ sao (Mc 14:37)? Ðể đáp lại lời Chúa mời gọi, Chúa bảo ta canh thức và cầu nguyện với Chúa một giờ trước Thánh Thể Chúa. Nếu lần đầu không cảm thấy gì, thì lần sau, rồi lần sau nữa, xem lời Chúa và Mình Thánh Chúa có sức tác động và biến đổi tâm hồn và đời sống không, xem Chúa có thực sự là sức mạnh, là nguồn vui, là niềm an ủi, là sự cậy trông và là lẽ sống của đời ta không? Giờ phút cảm nghiệm được sự thân mật với Chúa, đến với mỗi người vào những thời điểm, hoàn cảnh và trường hợp khác nhau. Không mấy ai giống ai. Đây, lời Thánh vịnh ghi lại: ‘Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành dường bao; hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người (Tv 34:9).
Lời cầu nguyện xin cho cảm nghiệm được sự gần gũi với Chúa Thánh Thể:
Lậy Chúa Giêsu Thánh thể!
Khi nào qùi bên nhà trạm, có Thánh thể Chúa ngự,
một mình con với Chúa,
xin Chúa làm thức tỉnh tâm hồn con,
cho con cảm nghiệm được rằng Chúa ở đó thực sự.
Và Chúa mong chờ con bày tỏ nỗi lòng với Chúa.
Xin Chúa nói thầm với con,
sao cho lòng con nghe được tiếng Chúa.
Và xin ban cho con một dấu chỉ
để con không bao giờ quên Chúa. Amen.
___________________________
1. Những phép lạ Thánh thể ghi trong bài này được tóm tắt từ: Coggi, R. Little Catechism on the Eucharist. New Hope, Kentucky. New Hope Publication, 2005, trang 53-79 hoặc xem trong bài: ‘Lời mời gọi tin vào bánh hằng sống’, trong tập Hằng tuần Chúa nói với Ta - Ta đáp trả lời Chúa, Chúa nhật 20, Năm B, trang 196-197.
Lễ Mình Máu Thánh Chúa, Năm B
Xh 24:3-8; Dt 9:11-15; Mc 14:12-16, 22-26
Trước khi về trời, Ðức Giêsu không nỡ bỏ rơi Giáo hội mồ côi, Chúa để lại cho Hội thánh một kỉ vật cao quí là Mình Máu thánh Người trong Bí tích Thánh thể, để làm của ăn uống thiêng liêng cho người tín hữu, ban sức mạnh linh thiêng và niềm an ủi cho dân Người: Ðây là mình Thầy (Mc 14:22). Rồi Người cầm lấy chén rượu mà phán: Ðây là máu Thầy, máu Giao ước đổ ra cho muôn người (Mc 14:24). Giao ước mới giữa Thiên Chúa với dân Người không phải được kí kết bằng máu hiến tế của chiên cừu, mà Môsê đã dùng trong Cựu ước (Xh 24:6-8), nhưng bằng máu Con Thiên Chúa được ghi lại trong Phúc âm hôm nay và được thánh Phaolô thuật lại trong thư gửi tín hữu Do thái (Dt 9:14). Thánh lễ misa là việc làm mới lại lễ hi sinh thánh giá. Tham dự vào bàn tiệc thánh là dấu chỉ người tín hữu chấp nhận giao ước mới với Thiên Chúa.
Nếu có ai hỏi người công giáo xem họ có tin vào sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh thể không, chắc ai cũng trả lời là có. Ðó là một trong những điểm khác biệt giữa Giáo hội Công giáo và Giáo hội Tin lành. Người Công giáo tin có Chúa hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh thể, do lời truyền phép của linh mục trong thánh lễ. Việc Chúa hiện diện trong Bí tích Thánh thể là một mầu nhiệm mà người ta chỉ có thể chấp nhận được bằng đức tin. Ðó là lí do tạo sao Giáo hội qua linh mục chủ tế mời gọi cộng đoàn tuyên xưng mầu nhiệm đức tin sau lời truyền phép bánh rượu.
Tuy nhiên trong số những người có đức tin vững mạnh cũng có thể có khi hồ nghi về sự hiện diện thực của Chúa trong Bí tích Mình thánh. Có khi nào ta bị lung lạc trước những tiếng cám dỗ bảo ta: điều gì không nên tin, việc gì không nên làm, vấn đề gì cần phải được xét lại không? Có bao giờ ta hồ nghi không biết bánh rượu có thực sự trở thành Mình Máu thánh Chúa hay không, sau khi khi linh mục chủ tế đọc lời truyền phép trong thánh lễ: Ðây là Mình Thầy.. Ðây là Chén Máu Thầy. Sở dĩ có câu hỏi như vậy là vì bánh rượu sau khi được truyền phép trông bề ngoài không khác biệt bánh rượu trước khi truyền phép?
Nếu quả thật bánh rượu sau khi được truyền phép không biến đổi thành Mình Máu thánh Chúa thì muôn vàn thánh lễ được cử hành trên bàn thờ trên khắp thế giới từ xưa đến nay là giả tạo sao? Chẳng lẽ từ khi Chúa lập Bí tích Thánh thể và lập chức linh mục, có vô vàn vô số linh mục trên thế giới đã đọc lời truyền phép trên bánh rượu khi dâng lễ mà lại không tin sao? Nếu không tin, thì sao khối linh mục này có thể tự dối mình mà tiếp tục dâng thánh lễ được? Có thể giả sử rằng có những linh mục đôi khi cũng hồ nghi về sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh Thể. Hi vọng những giây phút hồ nghi đó không kéo dài bao lâu.
Vào năm 1263, một linh mục người Ðức, nổi tiếng về khôn ngoan và đạo đức, nhưng lại đa nghi: cho rằng sao bánh rượu sau khi truyền phép có thể trở thành thịt máu thánh Chúa? Vào một dịp kia khi linh mục đương sự đến thăm Bolsena, Ý Đại Lợi, xin dâng thánh lễ tại nhà thờ thánh Christina. Lúc đọc lời truyền phép, thấy bánh thánh biến thành thịt có vết máu và khăn thánh có thấm máu. Hoảng sợ, linh mục đó ngừng dâng lễ, đặt Mình Thánh với lòng kính tin và tôn thờ vào nhà trạm, ăn năn sám hối về tội hồ nghi, vội vàng đến xưng thú tội với Ðức Giáo hoàng Urbano I đang cư ngụ tại Orvieto gần Bolsena lúc bấy giờ. Ðức Giáo hoàng cho rước Mình Thánh Chúa qua phép lạ về nhà thờ chính toà Orvieto và đặt trong nhà trạm. Đó là buổi rước kiệu Thánh Thể đầu tiên trong Giáo hội. Năm sau: 1264, Ngài thiết lập lễ Mình Máu Thánh Chúa. Hằng năm vào ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa, phép lạ Thánh Thể này được trưng bầy cho dân chúng đến chiêm ngưỡng. Ngoài ra còn có những phép lạ Thánh Thể khác xẩy ra tại Ý Đại Lợi. (1)
Cứ giả sử người công giáo tin trong đầu óc rằng có Chúa hiện diện trong Bí tích Thánh Thể, và khi rước lễ là rước Mình Thánh Chúa. Tuy nhiên ta có cảm nghiệm được bằng con tim có Chúa hiện diện thực sự trong Bí tích Mình Máu Thánh không, lại là chuyện khác. Ðể có thể cảm nghiệm được sự hiện diện thực sự của Chúa trong Bí tích Thánh Thể, ta đáp trả lời Chúa mời gọi: Hỡi tất cả những ai đang vất vả, mang gánh nặng nề, hãy đến với ta, ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11:28).
Ðể có được cảm nghiệm về việc cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa, ta đến cầu nguyện và thờ lạy trước Thánh Thể Chúa, để bày tỏ nỗi lòng với Chúa, để trút những gánh nặng của cuộc sống, những nỗi khổ tâm của cõi lòng, những tủi hổ của đời mình vào lòng từ ái của Chúa. Bày tỏ tâm tình với Chúa khi đến nhà thờ dâng thánh lễ hay cầu nguyện, mà có người khác đang hiện diện, có thể khó lòng, nhất là đối với người hay mắc cở. Nếu vậy thì có thể tìm đến với Chúa vào giờ thanh vắng trong dịp tĩnh tâm, để ở một mình với Chúa, để có thể tâm sự với Chúa hay chỉ cần ngồi đó thinh lặng, cho lòng mình nói với Chúa. Ta cũng có thể đến bất cứ nhà thờ công giáo nào lúc vắng người, để ở một mình với Chúa. Trước Thánh Thể Chúa mà cảm thấy nước mắt tự nhiên trào ra, thì cứ để cho dòng lệ tuôn chảy. Ðó có thể là nước mắt đau khổ, nước mắt thống hối, nước mắt tủi hổ, nước mắt sợ hãi, nước mắt cô đơn, thất vọng. Nước mắt trào ra cũng có thể được coi là phép lạ Thánh Thể, bởi vì có những người chỉ có thể khóc được trước Thánh Thể Chúa mà thôi. Có linh mục kia có lần quyết định đi cấm phòng riêng tại một tu viện nhỏ. Chiều tối linh mục đương sự vào nhà nguyện một mình, quì trước Thánh Thể Chúa ngự chỉ cách nhà trạm khoảng một mét. Trước khi nói ra lời, nước mắt linh mục đó tuôn trào lai láng trên hai gò má. Đời sống của ông linh mục đổi từ đó.
Khi mẹ Têrêsa thành Calcutta được hỏi tại sao bà có đủ nghị lực để tiếp tục phục phụ người nghèo bên Ấn độ một cách liên tục và hăng say như vậy? Bà trả lời Chúa Thánh Thể là sức mạnh của bà và bà cầu nguyện hằng giờ trước Mình Thánh Chúa. Chúa bảo ta qua thánh Phêrô: Con lại không thức (với Thầy) được một giờ sao (Mc 14:37)? Ðể đáp lại lời Chúa mời gọi, Chúa bảo ta canh thức và cầu nguyện với Chúa một giờ trước Thánh Thể Chúa. Nếu lần đầu không cảm thấy gì, thì lần sau, rồi lần sau nữa, xem lời Chúa và Mình Thánh Chúa có sức tác động và biến đổi tâm hồn và đời sống không, xem Chúa có thực sự là sức mạnh, là nguồn vui, là niềm an ủi, là sự cậy trông và là lẽ sống của đời ta không? Giờ phút cảm nghiệm được sự thân mật với Chúa, đến với mỗi người vào những thời điểm, hoàn cảnh và trường hợp khác nhau. Không mấy ai giống ai. Đây, lời Thánh vịnh ghi lại: ‘Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành dường bao; hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người (Tv 34:9).
Lời cầu nguyện xin cho cảm nghiệm được sự gần gũi với Chúa Thánh Thể:
Lậy Chúa Giêsu Thánh thể!
Khi nào qùi bên nhà trạm, có Thánh thể Chúa ngự,
một mình con với Chúa,
xin Chúa làm thức tỉnh tâm hồn con,
cho con cảm nghiệm được rằng Chúa ở đó thực sự.
Và Chúa mong chờ con bày tỏ nỗi lòng với Chúa.
Xin Chúa nói thầm với con,
sao cho lòng con nghe được tiếng Chúa.
Và xin ban cho con một dấu chỉ
để con không bao giờ quên Chúa. Amen.
___________________________
1. Những phép lạ Thánh thể ghi trong bài này được tóm tắt từ: Coggi, R. Little Catechism on the Eucharist. New Hope, Kentucky. New Hope Publication, 2005, trang 53-79 hoặc xem trong bài: ‘Lời mời gọi tin vào bánh hằng sống’, trong tập Hằng tuần Chúa nói với Ta - Ta đáp trả lời Chúa, Chúa nhật 20, Năm B, trang 196-197.
Cảm nghiệm phép lạ Thánh Thể
Lm Trần Bình Trọng
04:21 12/06/2009
Lễ Mình Máu Thánh Chúa, Năm B (Xh 24:3-8; Dt 9:11-15; Mc 14:12-16, 22-26)
Trước khi về trời, Ðức Giêsu không nỡ bỏ rơi Giáo hội mồ côi, Chúa để lại cho Hội thánh một kỉ vật cao quí là Mình Máu thánh Người trong Bí tích Thánh thể, để làm của ăn uống thiêng liêng cho người tín hữu, ban sức mạnh linh thiêng và niềm an ủi cho dân Người: Ðây là mình Thầy (Mc 14:22). Rồi Người cầm lấy chén rượu mà phán: Ðây là máu Thầy, máu Giao ước đổ ra cho muôn người (Mc 14:24). Giao ước mới giữa Thiên Chúa với dân Người không phải được kí kết bằng máu hiến tế của chiên cừu, mà Môsê đã dùng trong Cựu ước (Xh 24:6-8), nhưng bằng máu Con Thiên Chúa được ghi lại trong Phúc âm hôm nay và được thánh Phaolô thuật lại trong thư gửi tín hữu Do thái (Dt 9:14). Thánh lễ misa là việc làm mới lại lễ hi sinh thánh giá. Tham dự vào bàn tiệc thánh là dấu chỉ người tín hữu chấp nhận giao ước mới với Thiên Chúa.
Nếu có ai hỏi người công giáo xem họ có tin vào sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh thể không, chắc ai cũng trả lời là có. Ðó là một trong những điểm khác biệt giữa Giáo hội Công giáo và Giáo hội Tin lành. Người Công giáo tin có Chúa hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh thể, do lời truyền phép của linh mục trong thánh lễ. Việc Chúa hiện diện trong Bí tích Thánh thể là một mầu nhiệm mà người ta chỉ có thể chấp nhận được bằng đức tin. Ðó là lí do tạo sao Giáo hội qua linh mục chủ tế mời gọi cộng đoàn tuyên xưng mầu nhiệm đức tin sau lời truyền phép bánh rượu.
Tuy nhiên trong số những người có đức tin vững mạnh cũng có thể có khi hồ nghi về sự hiện diện thực của Chúa trong Bí tích Mình thánh. Có khi nào ta bị lung lạc trước những tiếng cám dỗ bảo ta: điều gì không nên tin, việc gì không nên làm, vấn đề gì cần phải được xét lại không? Có bao giờ ta hồ nghi không biết bánh rượu có thực sự trở thành Mình Máu thánh Chúa hay không, sau khi khi linh mục chủ tế đọc lời truyền phép trong thánh lễ: Ðây là Mình Thầy.. Ðây là Chén Máu Thầy. Sở dĩ có câu hỏi như vậy là vì bánh rượu sau khi được truyền phép trông bề ngoài không khác biệt bánh rượu trước khi truyền phép?
Nếu quả thật bánh rượu sau khi được truyền phép không biến đổi thành Mình Máu thánh Chúa thì muôn vàn thánh lễ được cử hành trên bàn thờ trên khắp thế giới từ xưa đến nay là giả tạo sao? Chẳng lẽ từ khi Chúa lập Bí tích Thánh thể và lập chức linh mục, có vô vàn vô số linh mục trên thế giới đã đọc lời truyền phép trên bánh rượu khi dâng lễ mà lại không tin sao? Nếu không tin, thì sao khối linh mục này có thể tự dối mình mà tiếp tục dâng thánh lễ được? Có thể giả sử rằng có những linh mục đôi khi cũng hồ nghi về sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh Thể. Hi vọng những giây phút hồ nghi đó không kéo dài bao lâu.
Vào năm 1263, một linh mục người Ðức, nổi tiếng về khôn ngoan và đạo đức, nhưng lại đa nghi: cho rằng sao bánh rượu sau khi truyền phép có thể trở thành thịt máu thánh Chúa? Vào một dịp kia khi linh mục đương sự đến thăm Bolsena, Ý Đại Lợi, xin dâng thánh lễ tại nhà thờ thánh Christina. Lúc đọc lời truyền phép, bánh thánh biến thành thịt có vết máu và khăn thánh có thấm máu. Thấy vậy, linh mục đó hoảng sợ, ngừng dâng lễ, đặt Mình Thánh với lòng kính tin và tôn thờ vào nhà trạm, ăn năn sám hối về tội hồ nghi, vội vàng đến xưng thú tội với Ðức Giáo hoàng Urbano I đang cư ngụ tại Orvieto gần Bolsena lúc bấy giờ. Ðức Giáo hoàng cho rước Mình Thánh Chúa qua phép lạ về nhà thờ chính toà Orvieto và đặt trong nhà trạm. Đó là buổi rước kiệu Thánh Thể đầu tiên trong Giáo hội. Năm sau: 1264, Ngài thiết lập lễ Mình Máu Thánh Chúa. Hằng năm vào ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa, phép lạ Thánh Thể này được trưng bầy cho dân chúng đến chiêm ngưỡng. Ngoài ra còn có những phép lạ Thánh Thể khác xẩy ra tại Ý Đại Lợi. (1)
Cứ giả sử người công giáo tin trong đầu óc rằng có Chúa hiện diện trong Bí tích Thánh Thể, và khi rước lễ là rước Mình Thánh Chúa. Tuy nhiên ta có cảm nghiệm được bằng con tim có Chúa hiện diện thực sự trong Bí tích Mình Máu Thánh không, lại là chuyện khác. Ðể có thể cảm nghiệm được có Chúa hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể, ta đáp trả lời Chúa mời gọi: Hỡi tất cả những ai đang vất vả, mang gánh nặng nề, hãy đến với ta, ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11:28).
Ðể có được cảm nghiệm về việc cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa, ta đến cầu nguyện và thờ lạy trước Thánh Thể Chúa, để bày tỏ nỗi lòng với Chúa, để trút những gánh nặng của cuộc sống, những nỗi khổ tâm của cõi lòng, những tủi hổ của đời mình vào lòng từ ái của Chúa. Bày tỏ tâm tình với Chúa khi đến nhà thờ dâng thánh lễ hay cầu nguyện, mà có người khác đang hiện diện, có thể khó lòng, nhất là đối với người hay mắc cở. Nếu vậy thì có thể tìm đến với Chúa vào giờ thanh vắng trong dịp tĩnh tâm, để ở một mình với Chúa, để có thể tâm sự với Chúa hay chỉ cần ngồi đó thinh lặng, cho lòng mình nói với Chúa. Ta cũng có thể đến bất cứ nhà thờ công giáo nào lúc vắng người, để ở một mình với Chúa. Trước Thánh Thể Chúa mà cảm thấy nước mắt tự nhiên trào ra, thì cứ để cho dòng lệ tuôn chảy. Ðó có thể là nước mắt đau khổ, nước mắt thống hối, nước mắt tủi hổ, nước mắt sợ hãi, nước mắt cô đơn, thất vọng. Nước mắt trào ra cũng có thể được coi là phép lạ Thánh Thể, bởi vì có những người chỉ có thể khóc được trước Thánh Thể Chúa mà thôi. Có linh mục kia có lần quyết định đi cấm phòng riêng tại một tu viện nhỏ. Chiều tối linh mục đương sự vào nhà nguyện một mình, quì trước Thánh Thể Chúa ngự chỉ cách nhà trạm khoảng một mét. Trước khi nói ra lời, nước mắt linh mục đó tuôn trào lai láng trên hai gò má.
Khi mẹ Têrêsa thành Calcutta được hỏi tại sao bà có đủ nghị lực để tiếp tục phục phụ người nghèo bên Ấn độ một cách liên tục và hăng say như vậy? Bà trả lời Chúa Thánh Thể là sức mạnh của bà và bà cầu nguyện hằng giờ trước Mình Thánh Chúa. Chúa bảo ta qua thánh Phêrô: Con lại không thức (với Thầy) được một giờ sao (Mc 14:37)? Ðể đáp lại lời Chúa mời gọi, Chúa bảo ta canh thức và cầu nguyện với Chúa một giờ trước Thánh Thể Chúa. Nếu lần đầu không cảm thấy gì, thì lần sau, rồi lần sau nữa, xem lời Chúa và Mình Thánh Chúa có sức tác động và biến đổi tâm hồn và đời sống không, xem Chúa có thực sự là sức mạnh, là nguồn vui, là niềm an ủi, là sự cậy trông và là lẽ sống của đời ta không? Giờ phút cảm nghiệm được sự thân mật với Chúa, đến với mỗi người vào những thời điểm, hoàn cảnh và trường hợp khác nhau. Không mấy ai giống ai. Đây, lời Thánh vịnh ghi lại: ‘Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành dường bao; hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người (Tv 34:9).
Lời cầu nguyện xin cho cảm nghiệm được sự gần gũi với Chúa Thánh Thể:
Lậy Chúa Giêsu Thánh thể!
Khi nào qùi bên nhà trạm, có Thánh thể Chúa ngự,
một mình con với Chúa,
xin Chúa làm thức tỉnh tâm hồn con,
cho con cảm nghiệm được rằng Chúa ở đó thực sự.
Và Chúa mong chờ con bày tỏ nỗi lòng với Chúa.
Xin Chúa nói thầm với con,
sao cho lòng con nghe được tiếng Chúa.
Và xin ban cho con một dấu chỉ
để con không bao giờ quên Chúa. Amen.
Trước khi về trời, Ðức Giêsu không nỡ bỏ rơi Giáo hội mồ côi, Chúa để lại cho Hội thánh một kỉ vật cao quí là Mình Máu thánh Người trong Bí tích Thánh thể, để làm của ăn uống thiêng liêng cho người tín hữu, ban sức mạnh linh thiêng và niềm an ủi cho dân Người: Ðây là mình Thầy (Mc 14:22). Rồi Người cầm lấy chén rượu mà phán: Ðây là máu Thầy, máu Giao ước đổ ra cho muôn người (Mc 14:24). Giao ước mới giữa Thiên Chúa với dân Người không phải được kí kết bằng máu hiến tế của chiên cừu, mà Môsê đã dùng trong Cựu ước (Xh 24:6-8), nhưng bằng máu Con Thiên Chúa được ghi lại trong Phúc âm hôm nay và được thánh Phaolô thuật lại trong thư gửi tín hữu Do thái (Dt 9:14). Thánh lễ misa là việc làm mới lại lễ hi sinh thánh giá. Tham dự vào bàn tiệc thánh là dấu chỉ người tín hữu chấp nhận giao ước mới với Thiên Chúa.
Nếu có ai hỏi người công giáo xem họ có tin vào sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh thể không, chắc ai cũng trả lời là có. Ðó là một trong những điểm khác biệt giữa Giáo hội Công giáo và Giáo hội Tin lành. Người Công giáo tin có Chúa hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh thể, do lời truyền phép của linh mục trong thánh lễ. Việc Chúa hiện diện trong Bí tích Thánh thể là một mầu nhiệm mà người ta chỉ có thể chấp nhận được bằng đức tin. Ðó là lí do tạo sao Giáo hội qua linh mục chủ tế mời gọi cộng đoàn tuyên xưng mầu nhiệm đức tin sau lời truyền phép bánh rượu.
Tuy nhiên trong số những người có đức tin vững mạnh cũng có thể có khi hồ nghi về sự hiện diện thực của Chúa trong Bí tích Mình thánh. Có khi nào ta bị lung lạc trước những tiếng cám dỗ bảo ta: điều gì không nên tin, việc gì không nên làm, vấn đề gì cần phải được xét lại không? Có bao giờ ta hồ nghi không biết bánh rượu có thực sự trở thành Mình Máu thánh Chúa hay không, sau khi khi linh mục chủ tế đọc lời truyền phép trong thánh lễ: Ðây là Mình Thầy.. Ðây là Chén Máu Thầy. Sở dĩ có câu hỏi như vậy là vì bánh rượu sau khi được truyền phép trông bề ngoài không khác biệt bánh rượu trước khi truyền phép?
Nếu quả thật bánh rượu sau khi được truyền phép không biến đổi thành Mình Máu thánh Chúa thì muôn vàn thánh lễ được cử hành trên bàn thờ trên khắp thế giới từ xưa đến nay là giả tạo sao? Chẳng lẽ từ khi Chúa lập Bí tích Thánh thể và lập chức linh mục, có vô vàn vô số linh mục trên thế giới đã đọc lời truyền phép trên bánh rượu khi dâng lễ mà lại không tin sao? Nếu không tin, thì sao khối linh mục này có thể tự dối mình mà tiếp tục dâng thánh lễ được? Có thể giả sử rằng có những linh mục đôi khi cũng hồ nghi về sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh Thể. Hi vọng những giây phút hồ nghi đó không kéo dài bao lâu.
Vào năm 1263, một linh mục người Ðức, nổi tiếng về khôn ngoan và đạo đức, nhưng lại đa nghi: cho rằng sao bánh rượu sau khi truyền phép có thể trở thành thịt máu thánh Chúa? Vào một dịp kia khi linh mục đương sự đến thăm Bolsena, Ý Đại Lợi, xin dâng thánh lễ tại nhà thờ thánh Christina. Lúc đọc lời truyền phép, bánh thánh biến thành thịt có vết máu và khăn thánh có thấm máu. Thấy vậy, linh mục đó hoảng sợ, ngừng dâng lễ, đặt Mình Thánh với lòng kính tin và tôn thờ vào nhà trạm, ăn năn sám hối về tội hồ nghi, vội vàng đến xưng thú tội với Ðức Giáo hoàng Urbano I đang cư ngụ tại Orvieto gần Bolsena lúc bấy giờ. Ðức Giáo hoàng cho rước Mình Thánh Chúa qua phép lạ về nhà thờ chính toà Orvieto và đặt trong nhà trạm. Đó là buổi rước kiệu Thánh Thể đầu tiên trong Giáo hội. Năm sau: 1264, Ngài thiết lập lễ Mình Máu Thánh Chúa. Hằng năm vào ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa, phép lạ Thánh Thể này được trưng bầy cho dân chúng đến chiêm ngưỡng. Ngoài ra còn có những phép lạ Thánh Thể khác xẩy ra tại Ý Đại Lợi. (1)
Cứ giả sử người công giáo tin trong đầu óc rằng có Chúa hiện diện trong Bí tích Thánh Thể, và khi rước lễ là rước Mình Thánh Chúa. Tuy nhiên ta có cảm nghiệm được bằng con tim có Chúa hiện diện thực sự trong Bí tích Mình Máu Thánh không, lại là chuyện khác. Ðể có thể cảm nghiệm được có Chúa hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể, ta đáp trả lời Chúa mời gọi: Hỡi tất cả những ai đang vất vả, mang gánh nặng nề, hãy đến với ta, ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11:28).
Ðể có được cảm nghiệm về việc cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa, ta đến cầu nguyện và thờ lạy trước Thánh Thể Chúa, để bày tỏ nỗi lòng với Chúa, để trút những gánh nặng của cuộc sống, những nỗi khổ tâm của cõi lòng, những tủi hổ của đời mình vào lòng từ ái của Chúa. Bày tỏ tâm tình với Chúa khi đến nhà thờ dâng thánh lễ hay cầu nguyện, mà có người khác đang hiện diện, có thể khó lòng, nhất là đối với người hay mắc cở. Nếu vậy thì có thể tìm đến với Chúa vào giờ thanh vắng trong dịp tĩnh tâm, để ở một mình với Chúa, để có thể tâm sự với Chúa hay chỉ cần ngồi đó thinh lặng, cho lòng mình nói với Chúa. Ta cũng có thể đến bất cứ nhà thờ công giáo nào lúc vắng người, để ở một mình với Chúa. Trước Thánh Thể Chúa mà cảm thấy nước mắt tự nhiên trào ra, thì cứ để cho dòng lệ tuôn chảy. Ðó có thể là nước mắt đau khổ, nước mắt thống hối, nước mắt tủi hổ, nước mắt sợ hãi, nước mắt cô đơn, thất vọng. Nước mắt trào ra cũng có thể được coi là phép lạ Thánh Thể, bởi vì có những người chỉ có thể khóc được trước Thánh Thể Chúa mà thôi. Có linh mục kia có lần quyết định đi cấm phòng riêng tại một tu viện nhỏ. Chiều tối linh mục đương sự vào nhà nguyện một mình, quì trước Thánh Thể Chúa ngự chỉ cách nhà trạm khoảng một mét. Trước khi nói ra lời, nước mắt linh mục đó tuôn trào lai láng trên hai gò má.
Khi mẹ Têrêsa thành Calcutta được hỏi tại sao bà có đủ nghị lực để tiếp tục phục phụ người nghèo bên Ấn độ một cách liên tục và hăng say như vậy? Bà trả lời Chúa Thánh Thể là sức mạnh của bà và bà cầu nguyện hằng giờ trước Mình Thánh Chúa. Chúa bảo ta qua thánh Phêrô: Con lại không thức (với Thầy) được một giờ sao (Mc 14:37)? Ðể đáp lại lời Chúa mời gọi, Chúa bảo ta canh thức và cầu nguyện với Chúa một giờ trước Thánh Thể Chúa. Nếu lần đầu không cảm thấy gì, thì lần sau, rồi lần sau nữa, xem lời Chúa và Mình Thánh Chúa có sức tác động và biến đổi tâm hồn và đời sống không, xem Chúa có thực sự là sức mạnh, là nguồn vui, là niềm an ủi, là sự cậy trông và là lẽ sống của đời ta không? Giờ phút cảm nghiệm được sự thân mật với Chúa, đến với mỗi người vào những thời điểm, hoàn cảnh và trường hợp khác nhau. Không mấy ai giống ai. Đây, lời Thánh vịnh ghi lại: ‘Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành dường bao; hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người (Tv 34:9).
Lời cầu nguyện xin cho cảm nghiệm được sự gần gũi với Chúa Thánh Thể:
Lậy Chúa Giêsu Thánh thể!
Khi nào qùi bên nhà trạm, có Thánh thể Chúa ngự,
một mình con với Chúa,
xin Chúa làm thức tỉnh tâm hồn con,
cho con cảm nghiệm được rằng Chúa ở đó thực sự.
Và Chúa mong chờ con bày tỏ nỗi lòng với Chúa.
Xin Chúa nói thầm với con,
sao cho lòng con nghe được tiếng Chúa.
Và xin ban cho con một dấu chỉ
để con không bao giờ quên Chúa. Amen.
Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 14 - Phương Pháp Giải Thích Thánh Kinh theo Quy Điển
Phaolô Phạm Xuân Khôi
04:24 12/06/2009
Trong sứ điệp kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa trong Đời Sống Hội Thánh, các Nghị Phụ đã viết:
“Thánh Kinh ‘làm chứng’ cho Lời Chúa dưới dạng văn tự. Người ta ghi nhớ biến cố tạo dựng và cứu độ của mặc khải bằng phương tiện quy điển, lịch sử và văn tự. Cho nên, Lời Chúa có trước và vượt trên Sách Thánh Kinh, là sách cũng được Thiên Chúa ‘linh hứng’ và chứa đựng Lời hiệu nghiệm của Thiên Chúa (x. 2 Tm 3:16). Đó là lý do tại sao Đức Tin của chúng ta không đặt trọng tâm vào một quyển sách, nhưng vào một lịch sử cứu độ, và như chúng ta sẽ thấy, vào một người, là Đức Chúa Giêsu Kitô, Lời Chúa làm người, một người trong lịch sử. Chính vì quyền hạn của Lời Chúa bao gồm và trải ra ngoài Thánh Kinh, sự hiện diện liên tục của Chúa Thánh Thần là Đấng sẽ ‘dẫn đưa anh em đến chân lý trọn vẹn’ (Ga 16:13) là điều cần thiết đối với những người đọc Sách Thánh Kinh. Đây là Truyền Thống cao quý: sự hiện diện có hiệu quả của ‘Thần Chân Lý’ trong Hội Thánh, là cơ quan gìn giữ Thánh Kinh, được giải thích cách xác thực bởi Huấn Quyền của Hội Thánh. Truyền Thống này giúp cho Hội Thánh hiểu, giải thích, truyền thông và làm chứng cho Lời Chúa. Chính Thánh Phaolô, trong khi công bố Kinh Tin Kính đầu tiên của Kitô giáo, đã nhìn nhận sự cần thiết phải ‘truyền lại’ điều ngài ‘đã nhận được’ từ Truyền Thống (1 Cor 15:3-5).’
Trong những bài trước chúng ta đã bàn về các phương pháp giải thích Thánh Kinh liên quan đến lịch sử và văn chương cũng như văn tự. Hôm nay chúng ta sẽ bàn đến việc giải thích Thánh Kinh theo Phương Pháp Quy Điển.
I. Phương Pháp Quy Điển là gì?
Phương pháp Quy Điển là phương pháp giải thích Thánh Kinh trong đó chú trọng đến việc các bản văn lịch sử này được cộng đồng tín hữu thu thập lại thành một Quy Điển Thánh Kinh. Đối với những người giải thích Thánh Kinh theo phương pháp này, thì quan niệm về quy điển đưa đến ba hiệu quả chính trong việc giải thích Thánh Kinh.
1. Sự chú trọng đến những gì xảy ra trước khi bản văn Thánh Kinh được soạn thảo và các nguồn tài liệu có trước đó của các nhà phân tích lịch sử được thay thế bằng việc đặt trọng tâm vào dạng quy điển cuối cùng của Sách Thánh như là một khối duy nhất. Mỗi đoạn được cắt nghiã theo mạch văn của toàn thể cuốn sách.
2. Qua việc đặt một sách vào quy điển Thánh Kinh, sách ấy được đặt vào một khung cảnh mới. Sách ấy giờ đây trở thành phần tử của bộ Thánh Kinh. Quy điển cung cấp cho chúng ta một phạm vi để giải thích Thánh Kinh. Phạm vi ấy là toàn bộ Thánh Kinh.
3. Quy điển là một sưu tập các bản văn "thánh" có địa vị uy quyền đối với một cộng đồng tôn giáo. Các sách này được công nhân là mặc khải bởi Thiên Chúa, là những thông điệp từ Thiên Chúa, và tiếp tục thích hợp với cộng đồng tín hữu, cùng siêu vượt các giới hạn của tình trạng lịch sử nguyên thủy của chúng. Các nhà chú giải theo Quy Điển cắt nghĩa các bản văn Thánh Kinh như là những bản văn thánh và cố gắng giải thích ý nghĩa của các bản văn này cho cộng đoàn tín hữu hiện đại.
II. Tầm Quan Trọng của Phương Pháp Quy Điển
Việc giải thích Thánh Kinh theo Quy Điển rất quan trọng bởi vì Hội Thánh hiểu Thánh Kinh như một bộ sách sưu tập các văn bản được Thiên Chúa linh hứng và được Hội Thánh công nhận. Bộ sách này là quy luật có thẩm quyền về Đức Tin. Cho nên nếu chỉ dung các phương pháp Phân Tích Lịch Sử và Văn Chương mà thôi thì chưa đủ. Cần phải giải thích theo Thần Học, nghĩa là giải thích Thánh Kinh như những thông điệp của Thiên Chúa gửi cho Dân Chúa qua dòng lịch sử.
Hơn nữa, mỗi sách trong Thánh Kinh phải được cắt nghĩa như là một phần của toàn bộ Thánh Kinh. Toàn thể Thánh Kinh đều được linh hứng. Trong sự đa dạng của Thánh Kinh lại có một sự hiệp nhất về chân lý là kết quả của sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, là Đấng thúc đẩy và hướng dẫn các thánh sử viết các sách trong Quy Điển, được Hội Thánh thu thập và công nhận. Đối với nhà chú giải Thánh Kinh Công Giáo thì sự hiệp nhất này được tìm thấy trong Đức Kitô, là Đấng kiện toàn Cựu Ước và là trọng tâm của Tân Ước.
Trong diễn từ đọc trước Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa ngày 19/10/2008, ĐTC Bênêđictô XVI đã nói:
“Công Đồng [Vaticanô II] dạy rằng, theo một quy luật căn bản cho bất cứ việc cắt nghĩa một bản văn nào, Thánh Kinh phải được giải thích trong cùng một tinh thần mà trong đó Thánh Kinh được viết. Do đó Công Đồng đưa ra ba yếu tố căn bản về phương pháp để không quên bình diện Thiên Chúa, là khoa thần khí học của Thánh Kinh: nghĩa là một người phải 1) giải thích bản văn mà không quên tính duy nhất của toàn thể Thánh Kinh; ngày nay phương pháp này được gọi là Chú Giải Thánh Kinh theo Quy Điển (Canonical Exegesis). Vào thời điểm của Công Đồng chưa có từ này, nhưng Công Đồng đã nói cùng một điều: người ta không được quên tính duy nhất của toàn thể Thánh Kinh; 2) một người cũng không được quên truyền thống sống động của toàn thể Hội Thánh, và sau cùng 3) phải tôn trọng tính loại suy Đức Tin. Chỉ khi nào cả hai mức độ về phương pháp học này, là phân tích lịch sử và thần học, được tôn trọng, thì một người có thể nói về khoa chú giải Thánh Kinh theo thần học -- một loại chú giải Thánh Kinh thích hợp cho Sách này [Thánh Kinh]. Trong khi việc chú giải Thánh Kinh ở đại học theo mức độ thứ nhất hoạt động ở một tầm mức rất cao và thật sự có ích cho chúng ta, nhưng chúng ta không thể nói như thế về mức độ kia. Thường mức độ thứ nhì này, là mức độ gồm có ba yếu tố thần học được ám chỉ bởi Dei Verbum hầu như vắng mặt. Và điều ấy đưa đến những hậu quả khá trầm trọng.
Hậu quả thứ nhất của việc vắng bóng của mức độ phương pháp học thứ nhì này là Thánh Kinh trở thành một cuốn sách chỉ nói về quá khứ. Các hậu quả về luân lý có thể được rút ra từ đó, một người có thể học về lịch sử, nhưng Sách chỉ nói về quá khứ và việc chú giải nó không còn có tính cách thần học thật sự nữa, mà trở thành thuật chép sử, là lịch sử của văn chương. Đây là hậu quả đầu tiên: Thánh Kinh tiếp tục ở trong quá khứ, chỉ nói về quá khứ. Còn có một hậu quả thứ nhì trầm trông hơn nhiều: ở đó những cách giải thích Thánh Kinh theo Đức Tin như được Dei Verbum ám chỉ bị mất dạng, mà tất yếu xuất hiện một loại giải thích Thánh Kinh khác, giải thích Thánh Kinh theo thế tục, theo chủ nghĩa thực chứng, mà nguyên tắc chính của nó là việc biết chắc chắn rằng Thiên Chúa đã không xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Theo loại chú giải Thánh Kinh này, khi nào xem ra có những yếu tố thuộc về Thiên Chúa, người ta phải giải thích nó từ đâu đến và biến nó thành yếu tố hoàn toàn nhân loại.”
III. Giới hạn của Phương Pháp Quy Điển
Đối với các học giả Công Giáo, việc giải thích Thánh Kinh theo Qui Điển phải đi song song với việc giải thích Thánh Kinh theo Hội Thánh. "Qui Điển" ám chỉ một cộng đồng tôn giáo có khả năng và quyền hạn để thừa nhận những sách nào thuộc về quy điển và loại ra ngoài quy điển những sách khác. "Chú giải Thánh Kinh theo Quy Điển" chấp nhận "cái cộng đồng lập ra Quy Điển", là Hội Thánh, như là một phạm vi mà trong đó Thánh Kinh được giải thích.
Việc Công Giáo tôn trọng "lịch sử" của mặc khải đưa đến một số thận trọng đối với Phương Pháp Quy Điển trong việc giải thích Thánh Kinh. Quy điển của Kitô giáo đưa người ta đến việc đọc Thánh Kinh của Do Thái như là "Cựu Ước" được nên trọn trong Tân Ước là làm chứng cho Đức Kitô. Trong tài liệu Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh, Ủy ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh xác nhận cách đọc Cựu Ước quy chiếu về Đức Kitô này, nhưng khuyến cáo rằng cách giải thích như thế không có nghĩa là hoàn toàn bất chấp những ý nghĩa trước đây của những sách Thánh Kinh ấy:
Phải tôn trọng mỗi giai đoạn của lịch sử Cứu Độ. Loại bỏ hoàn toàn các ý nghĩa riêng của Cựu Ước có nghĩa là nhổ Tân Ước ra khỏi các cội nguồn trong lịch sử.
Tôn trọng sự khác biệt về văn chương và thần học của Thánh Kinh đưa đến một thận trọng khác về Phương Pháp Quy Điển. Việc giải thích Thánh Kinh theo Quy Điển cũng phải tôn trọng sự khác biệt về các hình thức văn chương và các quan điểm thần học tìm thấy trong Thánh Kinh. Đọc Thánh Kinh dưới ánh sáng của toàn thể Quy Điển không có nghĩa là tạo ra những sự hòa hợp hay thống nhất giả tạo bất chấp sự khác biệt về các thể văn và quan điểm thần học trong Quy Điển Thánh Kinh.
Kết Luận
Phương Pháp Quy Điển là một trong ba yếu tố để đưa Thiên Chúa và Hội Thánh vào việc giải thích Thánh Kinh. Ở đây chúng tôi chỉ bàn đến Quy Điển Công Giáo, vì Do Thái và Tin Lành có những quy điển khác. Do Thái giáo và Kitô giáo không những chỉ có các sách khác nhau, mà những sách có chung trong hai quy điển lại không được xắp đặt giống nhau, tạo thành hai cấu trúc về quy điển khác nhau cho một tuyển tập tương tự. Trong khi quy điển của Công Giáo và Tin Lành có cách xắp đặt gần giống nhau, nhưng lại khác nhau về nội dung của Cựu Ước. Một số học giả Thánh Kinh thời nay đề nghị một quan niệm về quy điển mở rộng và uyển chuyển hơn bao gồm cả những sách Hipri và Kitô giáo đã bị loại ra ngoài quy điển hiện hành. Mỗi cách giải thích Thánh Kinh theo Quy Điển sẽ trình bày lối cắt nghĩa theo phạm vi quy điển của giáo hội mình. Những người đọc Thánh Kinh trong phạm vi quy điển phải đọc với một ý thức về phạm vi quy điển và giải thích của giáo hội xuất bản quyển sách ấy. Vì thế muốn giải thích Thánh Kinh theo Quy Điển Công Giáo một cách đúng đắn, chúng ta cần phải trung thành với Truyền Thống của Hội Thánh và tuân theo Giáo Huấn của Huấn Quyền.
“Thánh Kinh ‘làm chứng’ cho Lời Chúa dưới dạng văn tự. Người ta ghi nhớ biến cố tạo dựng và cứu độ của mặc khải bằng phương tiện quy điển, lịch sử và văn tự. Cho nên, Lời Chúa có trước và vượt trên Sách Thánh Kinh, là sách cũng được Thiên Chúa ‘linh hứng’ và chứa đựng Lời hiệu nghiệm của Thiên Chúa (x. 2 Tm 3:16). Đó là lý do tại sao Đức Tin của chúng ta không đặt trọng tâm vào một quyển sách, nhưng vào một lịch sử cứu độ, và như chúng ta sẽ thấy, vào một người, là Đức Chúa Giêsu Kitô, Lời Chúa làm người, một người trong lịch sử. Chính vì quyền hạn của Lời Chúa bao gồm và trải ra ngoài Thánh Kinh, sự hiện diện liên tục của Chúa Thánh Thần là Đấng sẽ ‘dẫn đưa anh em đến chân lý trọn vẹn’ (Ga 16:13) là điều cần thiết đối với những người đọc Sách Thánh Kinh. Đây là Truyền Thống cao quý: sự hiện diện có hiệu quả của ‘Thần Chân Lý’ trong Hội Thánh, là cơ quan gìn giữ Thánh Kinh, được giải thích cách xác thực bởi Huấn Quyền của Hội Thánh. Truyền Thống này giúp cho Hội Thánh hiểu, giải thích, truyền thông và làm chứng cho Lời Chúa. Chính Thánh Phaolô, trong khi công bố Kinh Tin Kính đầu tiên của Kitô giáo, đã nhìn nhận sự cần thiết phải ‘truyền lại’ điều ngài ‘đã nhận được’ từ Truyền Thống (1 Cor 15:3-5).’
Trong những bài trước chúng ta đã bàn về các phương pháp giải thích Thánh Kinh liên quan đến lịch sử và văn chương cũng như văn tự. Hôm nay chúng ta sẽ bàn đến việc giải thích Thánh Kinh theo Phương Pháp Quy Điển.
I. Phương Pháp Quy Điển là gì?
Phương pháp Quy Điển là phương pháp giải thích Thánh Kinh trong đó chú trọng đến việc các bản văn lịch sử này được cộng đồng tín hữu thu thập lại thành một Quy Điển Thánh Kinh. Đối với những người giải thích Thánh Kinh theo phương pháp này, thì quan niệm về quy điển đưa đến ba hiệu quả chính trong việc giải thích Thánh Kinh.
1. Sự chú trọng đến những gì xảy ra trước khi bản văn Thánh Kinh được soạn thảo và các nguồn tài liệu có trước đó của các nhà phân tích lịch sử được thay thế bằng việc đặt trọng tâm vào dạng quy điển cuối cùng của Sách Thánh như là một khối duy nhất. Mỗi đoạn được cắt nghiã theo mạch văn của toàn thể cuốn sách.
2. Qua việc đặt một sách vào quy điển Thánh Kinh, sách ấy được đặt vào một khung cảnh mới. Sách ấy giờ đây trở thành phần tử của bộ Thánh Kinh. Quy điển cung cấp cho chúng ta một phạm vi để giải thích Thánh Kinh. Phạm vi ấy là toàn bộ Thánh Kinh.
3. Quy điển là một sưu tập các bản văn "thánh" có địa vị uy quyền đối với một cộng đồng tôn giáo. Các sách này được công nhân là mặc khải bởi Thiên Chúa, là những thông điệp từ Thiên Chúa, và tiếp tục thích hợp với cộng đồng tín hữu, cùng siêu vượt các giới hạn của tình trạng lịch sử nguyên thủy của chúng. Các nhà chú giải theo Quy Điển cắt nghĩa các bản văn Thánh Kinh như là những bản văn thánh và cố gắng giải thích ý nghĩa của các bản văn này cho cộng đoàn tín hữu hiện đại.
II. Tầm Quan Trọng của Phương Pháp Quy Điển
Việc giải thích Thánh Kinh theo Quy Điển rất quan trọng bởi vì Hội Thánh hiểu Thánh Kinh như một bộ sách sưu tập các văn bản được Thiên Chúa linh hứng và được Hội Thánh công nhận. Bộ sách này là quy luật có thẩm quyền về Đức Tin. Cho nên nếu chỉ dung các phương pháp Phân Tích Lịch Sử và Văn Chương mà thôi thì chưa đủ. Cần phải giải thích theo Thần Học, nghĩa là giải thích Thánh Kinh như những thông điệp của Thiên Chúa gửi cho Dân Chúa qua dòng lịch sử.
Hơn nữa, mỗi sách trong Thánh Kinh phải được cắt nghĩa như là một phần của toàn bộ Thánh Kinh. Toàn thể Thánh Kinh đều được linh hứng. Trong sự đa dạng của Thánh Kinh lại có một sự hiệp nhất về chân lý là kết quả của sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, là Đấng thúc đẩy và hướng dẫn các thánh sử viết các sách trong Quy Điển, được Hội Thánh thu thập và công nhận. Đối với nhà chú giải Thánh Kinh Công Giáo thì sự hiệp nhất này được tìm thấy trong Đức Kitô, là Đấng kiện toàn Cựu Ước và là trọng tâm của Tân Ước.
Trong diễn từ đọc trước Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa ngày 19/10/2008, ĐTC Bênêđictô XVI đã nói:
“Công Đồng [Vaticanô II] dạy rằng, theo một quy luật căn bản cho bất cứ việc cắt nghĩa một bản văn nào, Thánh Kinh phải được giải thích trong cùng một tinh thần mà trong đó Thánh Kinh được viết. Do đó Công Đồng đưa ra ba yếu tố căn bản về phương pháp để không quên bình diện Thiên Chúa, là khoa thần khí học của Thánh Kinh: nghĩa là một người phải 1) giải thích bản văn mà không quên tính duy nhất của toàn thể Thánh Kinh; ngày nay phương pháp này được gọi là Chú Giải Thánh Kinh theo Quy Điển (Canonical Exegesis). Vào thời điểm của Công Đồng chưa có từ này, nhưng Công Đồng đã nói cùng một điều: người ta không được quên tính duy nhất của toàn thể Thánh Kinh; 2) một người cũng không được quên truyền thống sống động của toàn thể Hội Thánh, và sau cùng 3) phải tôn trọng tính loại suy Đức Tin. Chỉ khi nào cả hai mức độ về phương pháp học này, là phân tích lịch sử và thần học, được tôn trọng, thì một người có thể nói về khoa chú giải Thánh Kinh theo thần học -- một loại chú giải Thánh Kinh thích hợp cho Sách này [Thánh Kinh]. Trong khi việc chú giải Thánh Kinh ở đại học theo mức độ thứ nhất hoạt động ở một tầm mức rất cao và thật sự có ích cho chúng ta, nhưng chúng ta không thể nói như thế về mức độ kia. Thường mức độ thứ nhì này, là mức độ gồm có ba yếu tố thần học được ám chỉ bởi Dei Verbum hầu như vắng mặt. Và điều ấy đưa đến những hậu quả khá trầm trọng.
Hậu quả thứ nhất của việc vắng bóng của mức độ phương pháp học thứ nhì này là Thánh Kinh trở thành một cuốn sách chỉ nói về quá khứ. Các hậu quả về luân lý có thể được rút ra từ đó, một người có thể học về lịch sử, nhưng Sách chỉ nói về quá khứ và việc chú giải nó không còn có tính cách thần học thật sự nữa, mà trở thành thuật chép sử, là lịch sử của văn chương. Đây là hậu quả đầu tiên: Thánh Kinh tiếp tục ở trong quá khứ, chỉ nói về quá khứ. Còn có một hậu quả thứ nhì trầm trông hơn nhiều: ở đó những cách giải thích Thánh Kinh theo Đức Tin như được Dei Verbum ám chỉ bị mất dạng, mà tất yếu xuất hiện một loại giải thích Thánh Kinh khác, giải thích Thánh Kinh theo thế tục, theo chủ nghĩa thực chứng, mà nguyên tắc chính của nó là việc biết chắc chắn rằng Thiên Chúa đã không xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Theo loại chú giải Thánh Kinh này, khi nào xem ra có những yếu tố thuộc về Thiên Chúa, người ta phải giải thích nó từ đâu đến và biến nó thành yếu tố hoàn toàn nhân loại.”
III. Giới hạn của Phương Pháp Quy Điển
Đối với các học giả Công Giáo, việc giải thích Thánh Kinh theo Qui Điển phải đi song song với việc giải thích Thánh Kinh theo Hội Thánh. "Qui Điển" ám chỉ một cộng đồng tôn giáo có khả năng và quyền hạn để thừa nhận những sách nào thuộc về quy điển và loại ra ngoài quy điển những sách khác. "Chú giải Thánh Kinh theo Quy Điển" chấp nhận "cái cộng đồng lập ra Quy Điển", là Hội Thánh, như là một phạm vi mà trong đó Thánh Kinh được giải thích.
Việc Công Giáo tôn trọng "lịch sử" của mặc khải đưa đến một số thận trọng đối với Phương Pháp Quy Điển trong việc giải thích Thánh Kinh. Quy điển của Kitô giáo đưa người ta đến việc đọc Thánh Kinh của Do Thái như là "Cựu Ước" được nên trọn trong Tân Ước là làm chứng cho Đức Kitô. Trong tài liệu Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh, Ủy ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh xác nhận cách đọc Cựu Ước quy chiếu về Đức Kitô này, nhưng khuyến cáo rằng cách giải thích như thế không có nghĩa là hoàn toàn bất chấp những ý nghĩa trước đây của những sách Thánh Kinh ấy:
Phải tôn trọng mỗi giai đoạn của lịch sử Cứu Độ. Loại bỏ hoàn toàn các ý nghĩa riêng của Cựu Ước có nghĩa là nhổ Tân Ước ra khỏi các cội nguồn trong lịch sử.
Tôn trọng sự khác biệt về văn chương và thần học của Thánh Kinh đưa đến một thận trọng khác về Phương Pháp Quy Điển. Việc giải thích Thánh Kinh theo Quy Điển cũng phải tôn trọng sự khác biệt về các hình thức văn chương và các quan điểm thần học tìm thấy trong Thánh Kinh. Đọc Thánh Kinh dưới ánh sáng của toàn thể Quy Điển không có nghĩa là tạo ra những sự hòa hợp hay thống nhất giả tạo bất chấp sự khác biệt về các thể văn và quan điểm thần học trong Quy Điển Thánh Kinh.
Kết Luận
Phương Pháp Quy Điển là một trong ba yếu tố để đưa Thiên Chúa và Hội Thánh vào việc giải thích Thánh Kinh. Ở đây chúng tôi chỉ bàn đến Quy Điển Công Giáo, vì Do Thái và Tin Lành có những quy điển khác. Do Thái giáo và Kitô giáo không những chỉ có các sách khác nhau, mà những sách có chung trong hai quy điển lại không được xắp đặt giống nhau, tạo thành hai cấu trúc về quy điển khác nhau cho một tuyển tập tương tự. Trong khi quy điển của Công Giáo và Tin Lành có cách xắp đặt gần giống nhau, nhưng lại khác nhau về nội dung của Cựu Ước. Một số học giả Thánh Kinh thời nay đề nghị một quan niệm về quy điển mở rộng và uyển chuyển hơn bao gồm cả những sách Hipri và Kitô giáo đã bị loại ra ngoài quy điển hiện hành. Mỗi cách giải thích Thánh Kinh theo Quy Điển sẽ trình bày lối cắt nghĩa theo phạm vi quy điển của giáo hội mình. Những người đọc Thánh Kinh trong phạm vi quy điển phải đọc với một ý thức về phạm vi quy điển và giải thích của giáo hội xuất bản quyển sách ấy. Vì thế muốn giải thích Thánh Kinh theo Quy Điển Công Giáo một cách đúng đắn, chúng ta cần phải trung thành với Truyền Thống của Hội Thánh và tuân theo Giáo Huấn của Huấn Quyền.
Tình Yêu và Trách Nhiệm: Bài 3: Tránh Những Thu Hút Chết Người
Phaolô Phạm Xuân Khôi
04:32 12/06/2009
Tiếp theo bài “Vượt Lên Trên Thôi Thúc Tính Dục”
Một thanh niên đang ngồi ăn trưa ở nhà hàng để ý đến một phụ nữ duyên dáng đang ngồi ở một bàn khác và lập tức bị sắc đẹp của cô ấy thu hút. Lòng anh rạo rực, và anh ao ước được thấy cô ấy lần nữa.
Thật ra anh đã thấy cô nhiều lần vì hai người làm cùng hãng. Anh đã để ý đến cô vì tính tình niềm nở, nụ cười vui tươi và cách đối xử tử tế của cô với mọi người. Anh bị thu hút bởi cá tính của cô cũng như bởi vẻ đẹp của cô.
Những thu hút như trên xảy ra thường xuyên giữa người nam và người nữ. Đôi khi họ cảm nhận được rất nhanh: Một người đứng xắp hàng chờ lên xe tự nhiên bị thu hút bởi một người phụ nữ chỉ đi lướt qua. Một phụ nữ chợt thấy một người đàn ông đang cầu nguyện trong nhà thờ mà sau đó cứ nghĩ đến người ấy hoài. Đôi khi người ta phải mất một thời gian dài mới cảm nhận được những thu hút thâm sâu thầm kín: Hai người nam nữ cùng làm việc và đối xử với nhau nhiều năm như bạn bè, từ từ hai người cùng cảm thấy hấp dẫn lẫn nhau cả về tình cảm lẫn thể lý.
Trong sách “Tình Yêu và Trách Nhiệm”, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đã mổ xẻ sự thu hút này. Điều gì thật sự xảy ra cho hai người nam nữ khi họ thấy bị thu hút bởi nhau?
Mổ Xẻ Một Thu Hút
Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách giải thích một số từ ngữ mà Đức Thánh Cha dùng. Ở mức độ căn bản, thu hút ai có nghĩa là được người đó cho là tốt (tr. 74). Trong khi đó, bị ai thu hút có nghĩa là tôi thấy người ấy có một giá trị nào đó (như sắc đẹp, nhân đức, cá tính,…), và tôi đáp lại giá trị ấy. Sự thu hút này liên quan đến giác quan, lý trí, tình cảm và ước muốn của chúng ta.
Lý do mà người nam và người nữ dễ dàng thu hút nhau bởi vì thôi thúc tính dục. Xin nhắc lại thôi thúc tính dục là khuynh hướng tìm người khác phái như đã trình bày ở Bài 1. Với thôi thúc tính dục, chúng ta đặc biệt hướng về những đặc tính tâm sinh lý của thân xác và nam tính hay nữ tính của một người khác phái. Đức Thánh Cha gọi những đặc tính tâm sinh lý này là “những giá trị phái tính” của một người.
Cho nên một người có thể bị một người khác phái nào đó thu hút cách dễ dàng bằng hai cách: thể lý và tâm lý. Trước hết, người đàn ông bị thân hình của một người phụ nữ thu hút, và người phụ nữ bị thân hình người đàn ông thu hút. Đức Thánh Cha gọi sự thu hút này là “quyến rũ nhục lạc”.
Thứ hai, một người đàn ông bị thu hút vì nữ tính của một người phụ nữ, và một người phụ nữ bị thu hút bởi nam tính của người đàn ông. Đức Thánh Cha gọi sự thu hút về tình cảm này là “quyến rũ tình cảm”.
Cảm Giác và Nhục Lạc
Như chúng ta đã thấy, quyến rũ nhục lạc liên quan đến giá trị phái tính dính liền với thân xác của một người khác phái. Một quyến rũ như thế tự nó không phải là xấu bởi vì thôi thúc phái tính là phương tiện để lôi kéo chúng ta không những về phía thân xác, nhưng về phía thân xác của một người. Cho nên, một phản ứng nhục lạc ban đầu có mục đích đưa đến một sự hiệp thông giữa con người với nhau, chứ không phải chỉ giữa thân xác, và có thể được dùng làm chất liệu cho một tình yêu chân chính nếu nó được xát nhập chung với những chiều kích khác cao cả và cao thượng hơn của tình yêu như ý ngay lành, tình bạn, nhân đức, quyết tâm hy sinh (tr. 108).
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói rằng quyến rũ nhục lạc, nếu để tự nó, có thể đưa đến những nguy hiểm lớn lao. Trước hết, “nhục lạc tự nó không phải tình yêu mà còn dễ trở thành đối nghịch với tình yêu” (tr. 108). Lý do mà nhục lạc có thể trở thành nguy hiểm vì nó dễ dàng rơi vào chủ nghĩa vị kỷ. Khi mà chỉ có nhục dục của chúng ta bị khuấy động, chúng ta có thể coi thân xác của người khác như “một dụng cụ có thể dùng để hưởng lạc”. Chúng ta hạ giá con người xuống theo những đặc tính thể lý của họ, là vẻ đẹp và thân xác. Và chúng ta chỉ nhìn đến người ấy theo những lạc thú mà chúng ta nhận được từ những đặc tính này.
Điều bi thảm nhất ở đây là ao ước nhục dục, đáng lẽ có mục đích quy hướng chúng ta về việc hiệp thông với một người khác phái, thì lại có thể cản trở việc chúng ta yêu thương người ấy. Thí dụ, một người đàn ông có thể suy nghĩ về thân xác của một người phụ nữ, hay đang tìm cách dùng thân xác người ấy làm phương tiện để thỏa mãn nhục dục. Anh ta có thể làm như vậy mà không thực sự lưu tâm đến cô ấy như một con người. Anh ta có thể chú ý đến những giá trị phái tính của cô và những lạc thú mà anh được hưởng từ những giá trị ấy, đến độ sự quyến rũ nhục lạc hướng về thân xác của cô thực sự cản trở việc anh đáp lại giá trị của cô như một người. Đó là lý do tại sao Đức Thánh Cha nói rằng nhục lạc, để tự nó, sẽ làm mù mắt con người. “Nhục lạc tự nó có ‘khuynh hướng tiêu thụ’, nó hướng cách trực tiếp và lập tức về một ‘thân xác’: nó chỉ gián tiếp chạm đến con người, và có khuynh hướng tránh tiếp xúc trực tiếp” (tr. 105).
Thích Chôcôla?
Thứ nhì, Đức Thánh Cha nói nếu để tự nó, nhục lạc không những chỉ không nhắm đến con người, mà còn không thể hiểu được vẻ đẹp thật sự của thân thể. Ngài nói rằng chúng ta có thể cảm nghiệm được cái đẹp thế nào qua chiêm niệm, chứ không phải qua thèm muốn lạm dụng người khác đang sôi xục trong lòng chúng ta. Khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên, cảnh hoàng hôn, một bản nhạc hoặc một công trình nghệ thuật, người ta say mê vì cái đẹp. Chiêm ngắm cái đẹp đem lại bình an và vui mừng. Điều này khác hẳn với “thái độ tiêu thụi” là lạm dụng một đồ vật để hưởng lạc, một thái độ đem lại bất an, thiếu kiên nhẫn, và một ước ao được thỏa mãn mãnh liệt.
Để làm sáng tỏ vấn đề, tôi xin đưa ra một thí dụ điển hình như sau. Có một lần tôi được xem những tác phẩm làm bằng chôcôla của một nghệ sĩ. Nghệ sĩ này trưng bày hàng tá những tượng hình tàu thủy, hoa quả, chim trời, các biệt thự và các tháp. Điểm đặc biệt của những tượng này là tất cả làm bằng chôcôla màu nâu, đen và trắng. Trước những tác phẩm này tôi có thể có hai thái độ.
Một là tôi ngắm nghía các tượng này như những tác phẩm nghệ thuật, để chiêm ngưỡng những đường nét điêu luyện, những hình dáng tuyệt vời, những chi tiết tỷ mỉ mà người nghệ sĩ đã dùng đường và chôcôla mà làm ra, và trầm trồ khen ngợi kỳ công của người nghệ sĩ.
Hai là tôi có thể hoàn toàn bỏ qua diện nghệ thuật của các tượng này, và chỉ coi chúng như lnhững bánh kẹo ngon miệng để làm thỏa mãn sự thèm khát của tôi. Khi chọn thái độ này, tôi đã coi thường tất cả các kỳ công của người nghệ sĩ, và hạ giá các tượng này từ những tác phẩm nghệ thuật xuống thành những bánh kẹo, hay những đồ vật, mà tôi có thể dùng để thỏa mãn tính tham ăn và khẩu vị của tôi mà thôi.
Cũng thế, nhục dục, nếu để tự nó, nó sẽ không có khả năng coi thân xác con người như một công trình mỹ thuật của Thiên Chúa, vì nó hạ giá thân xác xuống thành dụng cụ được dùng để thỏa mãn nhục dục. “Cho nên nhục lạc thực sự cản trở việc thưởng thức các vẻ đẹp, ngay cả vẻ đẹp của thân xác và cảm giác, bởi vì nó đề ra một thái độ tiêu thụ đối với đối tượng: ‘thân xác’ được coi là một vật dụng có thể lạm dụng được” (Tr. 106-107).
Michelangelô hay Playboy
Điều này cũng giúp chúng ta giải thích sự khác biệt giữa những hình ảnh khiêu dâm và những tác phẩm nghệ thuật cổ điển tốt đẹp trình bày thân hình không che đậy của một người. Cả báo Playboy và một số tác phẩm nghệ thuật ở Viện Bảo Tàng Vatican đều trình bày những chỗ kín của thân thể con người. Thực sự, có một số người trong kỹ nghệ khiêu dâm đã lý luận rằng các hình ảnh của họ chỉ là một hình thức nghệ thuật khác, trình bày vẻ đẹp của thân xác. Một số người bênh vực các phim ảnh khiêu dâm đã chất vấn rằng tại sao Hội Thánh lên án các hình ảnh khiêu dâm mà lại để cho những hình vẽ khỏa thân được trưng bày ở chính viện bảo tàng của mình!
Các hình ảnh khiêu dâm của báo Playboy chẳng hạn, không làm cho người ta chú ý đến vẻ đẹp của thân thể, mà chỉ lôi kéo sự chú ý của người ta đến những sự vật được dùng để thỏa mãn nhục dục của mình. Kết quả là chỉ đánh giá con người theo giá trị tính dục của thân xác. Ngược lại các tác phẩm nghệ thuật trình bày vẻ đẹp của thân xác mà không hạ giá con người, nhưng làm cho con người nên cao quý hơn, bằng cách dẫn chúng ta đến việc suy niệm về mầu nhiệm của con người như một kỳ công của việc tạo dựng của Thiên Chúa.
Các hình ảnh nghệ thuật tốt đưa chúng ta đến việc bình thản chiêm niệm về chân, thiện, mỹ, kể cả cái chân, cái thiện và cái mỹ của thân thể con người. Còn hình ảnh khiêu dâm không đưa chúng ta đến chiêm niệm như thế, mà lại khuấy động trong lòng chúng ta những thèm muốn cảm giác nơi thân xác người khác như một vật dụng được dùng để thỏa mãn lạc thú của mình. Nói cách khác, có bao nhiêu người chiêm ngắm bức hình ông Ađam và bà Evà của Michelangelô trong Nhà Nguyện Sistine mà sa ngã phạm tội, và có bao nhiêu người xem những hình ảnh khiêu dâm trong báo Playboy mà không phạm tội dâm dục trong tư tưởng?
Làm Nô Lệ cho Nhục Dục
Lý do thứ ba mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II quan tâm đến là nếu không kiềm chế được nhục lạc thì chúng ta sẽ trở thành nô lệ cho tất cả những gì kích thích ước ao thỏa mãn nhục dục của chúng ta. Thí dụ, một người buông xuôi theo nhục dục cảm thấy ý chí của mình trở thành quá yếu đuối, nên chiều theo bất cứ một giá trị tình dục nào mà anh ta thấy cấp thời nhất. Khi gặp một phụ nữ ăn mặc cách nào đó, anh không thể tránh nhìn cô ta với những tư tưởng dâm dục. Khi anh thấy hình ảnh phụ nữ trên truyền hình, trên Internet, hay trên những bảng quảng cáo dọc theo xa lộ, anh ta không thể nào tránh nhìn đến chúng mà không đồng thời thèm muốn giá trị tính dục của những người phụ nữ trên ấy, cùng muốn thưởng thức lạc thú mà anh có thể tìm thấy trong những cái nhìn của mình.
Đặc biệt là trong một nền văn hóa đặt nặng về tính dục như nền văn hóa của chúng ta, chúng ta bị tràn ngập hằng ngày bởi những hình ảnh khai thác nhục dục, làm cho chúng ta chú ý đến thân xác của những người khác phái. Dĩ nhiên là chúng ta dễ trở thành nô lệ, nhảy từ giá trị tính dục này đến giá trị tính dục khác mỗi khi chúng xuất hiện trước giác quan của chúng ta. Như Đức Thánh Cha Gioan Phalô II đã nêu lên, nhục lạc tự nó “có tính cách thay đổi, xoay qua bất cứ hướng nào mà nó có thể tìm thấy giá trị tính dục, bất cứ lúc nào mà ‘một đối tượng để hưởng lạc’ xuất hiện” (tr. 108).
“Tôi Có Thể Nhìn, Nhưng Tôi Không Thể Sờ Mó”
Hơn nữa, ở một trong những điểm sâu sắc nhất của phần này, Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng một người có thể lạm dụng thân xác người khác ngay cả khi người kia vắng mặt. Thí dụ, một người đàn ông không cần phải thấy, nghe, hay sờ mó một người phụ nữ, mà vẫn có thể khai thác thân xác cô ta để tìm khoái cảm. Qua trí nhớ và trí tưởng tượng, anh ta “có thể tiếp xúc ngay cả với ‘thân xác’ của một người vắng mặt, bằng cách thưởng thức giá trị của thân xác ấy nếu nó trở thành ‘một đối tượng có thể dùng được để hưởng lạc’” (tr. 108-109).
Chúng ta sống trong một nền văn hoá mà trong ấy nhiều người đàn ông tự nhủ, “Có những tư tưởng dâm dật về một người phụ nữ thì sai lỗi ở chỗ nào? Tôi không làm hại ai khi tôi làm thế!” Ngay cả một số người có gia đình cũng nghĩ: “Tôi không ngoại tình khi tôi nhìn người phụ nữ khác cách này. Tôi vẫn trung thành với vợ tôi. Tôi có thể nhìn, miễn là tôi không sờ mó thì thôi”. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ lời cảnh cáo của Đức Kitô về vấn đề này: “Bất cứ ai nhìn một người phụ nữ cách dâm dật là đã phạm tội ngoại tình với nàng trong lòng rồi” (Mt 5:28).
Đức Thánh Cha Gioan Phalô II đã giải thích cho chúng ta việc gì thật sự xảy ra khi một người đàn ông nhìn một người phụ nữ cách dâm dật, và tại sao chiều theo những tư tưởng nhơ bẩn và những mơ ước tính dục luôn luôn sai về mặt luân lý, cùng hạ giá người phụ nữ. Trong tâm trí của một người dâm dật, người phụ nữ bị hạ xuống bằng giá trị tính dục của thân xác người ấy. Anh ta đối xử với cô không phải như một người, mà như một thân xác để khai thác mà làm cho anh ta vui thú trong cái nhìn và trong tư tưởng của anh. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi người phụ nữ không có mặt, vì anh ta vẫn còn có thể tiếp xúc với thân xác của cô ấy để thỏa mãn nhục dục của mình trong trí nhớ và trí tưởng tượng của anh. Đây là chủ nghĩa vị lợi thô bỉ - hoàn toàn khác với tình yêu chân chính.
Kết Luận
Để kết luận, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rằng nhục lạc tự nó không phải là tình yêu. Nó có thể trở thành “nguyên liệu’ cho việc phát huy một tình yêu chân chính. Nhưng sự thèm khát giá trị tính dục của thân xác này phải được bổ túc bằng những yếu tố cao thượng hơn của tình yêu, như lý ngay lành, tình bằng hữu, nhân đức, một quyết tâm hoàn toàn, và tình yêu vị tha (là những đề tài sẽ được bàn đến ở các bài sau). Nếu nhục dục không được tháp nhập cách cẩn thận vào những yếu tố cao thượng hơn của tình yêu, thì những thèm muốn nhục dục sẽ làm phương hại đến mối liên hệ. Trên thưc tế, nó có thể tiêu hủy tình yêu giữa đôi nam nữ, và làm cho tình yêu không thể nảy sinh được giữa họ.
Viết phỏng theo bài Love and Responsibility - Avoiding Fatal Attractions của Edward P. Sri, - trích từ báo Lay Witness, May/June 2005.
Một thanh niên đang ngồi ăn trưa ở nhà hàng để ý đến một phụ nữ duyên dáng đang ngồi ở một bàn khác và lập tức bị sắc đẹp của cô ấy thu hút. Lòng anh rạo rực, và anh ao ước được thấy cô ấy lần nữa.
Thật ra anh đã thấy cô nhiều lần vì hai người làm cùng hãng. Anh đã để ý đến cô vì tính tình niềm nở, nụ cười vui tươi và cách đối xử tử tế của cô với mọi người. Anh bị thu hút bởi cá tính của cô cũng như bởi vẻ đẹp của cô.
Những thu hút như trên xảy ra thường xuyên giữa người nam và người nữ. Đôi khi họ cảm nhận được rất nhanh: Một người đứng xắp hàng chờ lên xe tự nhiên bị thu hút bởi một người phụ nữ chỉ đi lướt qua. Một phụ nữ chợt thấy một người đàn ông đang cầu nguyện trong nhà thờ mà sau đó cứ nghĩ đến người ấy hoài. Đôi khi người ta phải mất một thời gian dài mới cảm nhận được những thu hút thâm sâu thầm kín: Hai người nam nữ cùng làm việc và đối xử với nhau nhiều năm như bạn bè, từ từ hai người cùng cảm thấy hấp dẫn lẫn nhau cả về tình cảm lẫn thể lý.
Trong sách “Tình Yêu và Trách Nhiệm”, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đã mổ xẻ sự thu hút này. Điều gì thật sự xảy ra cho hai người nam nữ khi họ thấy bị thu hút bởi nhau?
Mổ Xẻ Một Thu Hút
Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách giải thích một số từ ngữ mà Đức Thánh Cha dùng. Ở mức độ căn bản, thu hút ai có nghĩa là được người đó cho là tốt (tr. 74). Trong khi đó, bị ai thu hút có nghĩa là tôi thấy người ấy có một giá trị nào đó (như sắc đẹp, nhân đức, cá tính,…), và tôi đáp lại giá trị ấy. Sự thu hút này liên quan đến giác quan, lý trí, tình cảm và ước muốn của chúng ta.
Lý do mà người nam và người nữ dễ dàng thu hút nhau bởi vì thôi thúc tính dục. Xin nhắc lại thôi thúc tính dục là khuynh hướng tìm người khác phái như đã trình bày ở Bài 1. Với thôi thúc tính dục, chúng ta đặc biệt hướng về những đặc tính tâm sinh lý của thân xác và nam tính hay nữ tính của một người khác phái. Đức Thánh Cha gọi những đặc tính tâm sinh lý này là “những giá trị phái tính” của một người.
Cho nên một người có thể bị một người khác phái nào đó thu hút cách dễ dàng bằng hai cách: thể lý và tâm lý. Trước hết, người đàn ông bị thân hình của một người phụ nữ thu hút, và người phụ nữ bị thân hình người đàn ông thu hút. Đức Thánh Cha gọi sự thu hút này là “quyến rũ nhục lạc”.
Thứ hai, một người đàn ông bị thu hút vì nữ tính của một người phụ nữ, và một người phụ nữ bị thu hút bởi nam tính của người đàn ông. Đức Thánh Cha gọi sự thu hút về tình cảm này là “quyến rũ tình cảm”.
Cảm Giác và Nhục Lạc
Như chúng ta đã thấy, quyến rũ nhục lạc liên quan đến giá trị phái tính dính liền với thân xác của một người khác phái. Một quyến rũ như thế tự nó không phải là xấu bởi vì thôi thúc phái tính là phương tiện để lôi kéo chúng ta không những về phía thân xác, nhưng về phía thân xác của một người. Cho nên, một phản ứng nhục lạc ban đầu có mục đích đưa đến một sự hiệp thông giữa con người với nhau, chứ không phải chỉ giữa thân xác, và có thể được dùng làm chất liệu cho một tình yêu chân chính nếu nó được xát nhập chung với những chiều kích khác cao cả và cao thượng hơn của tình yêu như ý ngay lành, tình bạn, nhân đức, quyết tâm hy sinh (tr. 108).
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói rằng quyến rũ nhục lạc, nếu để tự nó, có thể đưa đến những nguy hiểm lớn lao. Trước hết, “nhục lạc tự nó không phải tình yêu mà còn dễ trở thành đối nghịch với tình yêu” (tr. 108). Lý do mà nhục lạc có thể trở thành nguy hiểm vì nó dễ dàng rơi vào chủ nghĩa vị kỷ. Khi mà chỉ có nhục dục của chúng ta bị khuấy động, chúng ta có thể coi thân xác của người khác như “một dụng cụ có thể dùng để hưởng lạc”. Chúng ta hạ giá con người xuống theo những đặc tính thể lý của họ, là vẻ đẹp và thân xác. Và chúng ta chỉ nhìn đến người ấy theo những lạc thú mà chúng ta nhận được từ những đặc tính này.
Điều bi thảm nhất ở đây là ao ước nhục dục, đáng lẽ có mục đích quy hướng chúng ta về việc hiệp thông với một người khác phái, thì lại có thể cản trở việc chúng ta yêu thương người ấy. Thí dụ, một người đàn ông có thể suy nghĩ về thân xác của một người phụ nữ, hay đang tìm cách dùng thân xác người ấy làm phương tiện để thỏa mãn nhục dục. Anh ta có thể làm như vậy mà không thực sự lưu tâm đến cô ấy như một con người. Anh ta có thể chú ý đến những giá trị phái tính của cô và những lạc thú mà anh được hưởng từ những giá trị ấy, đến độ sự quyến rũ nhục lạc hướng về thân xác của cô thực sự cản trở việc anh đáp lại giá trị của cô như một người. Đó là lý do tại sao Đức Thánh Cha nói rằng nhục lạc, để tự nó, sẽ làm mù mắt con người. “Nhục lạc tự nó có ‘khuynh hướng tiêu thụ’, nó hướng cách trực tiếp và lập tức về một ‘thân xác’: nó chỉ gián tiếp chạm đến con người, và có khuynh hướng tránh tiếp xúc trực tiếp” (tr. 105).
Thích Chôcôla?
Thứ nhì, Đức Thánh Cha nói nếu để tự nó, nhục lạc không những chỉ không nhắm đến con người, mà còn không thể hiểu được vẻ đẹp thật sự của thân thể. Ngài nói rằng chúng ta có thể cảm nghiệm được cái đẹp thế nào qua chiêm niệm, chứ không phải qua thèm muốn lạm dụng người khác đang sôi xục trong lòng chúng ta. Khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên, cảnh hoàng hôn, một bản nhạc hoặc một công trình nghệ thuật, người ta say mê vì cái đẹp. Chiêm ngắm cái đẹp đem lại bình an và vui mừng. Điều này khác hẳn với “thái độ tiêu thụi” là lạm dụng một đồ vật để hưởng lạc, một thái độ đem lại bất an, thiếu kiên nhẫn, và một ước ao được thỏa mãn mãnh liệt.
Để làm sáng tỏ vấn đề, tôi xin đưa ra một thí dụ điển hình như sau. Có một lần tôi được xem những tác phẩm làm bằng chôcôla của một nghệ sĩ. Nghệ sĩ này trưng bày hàng tá những tượng hình tàu thủy, hoa quả, chim trời, các biệt thự và các tháp. Điểm đặc biệt của những tượng này là tất cả làm bằng chôcôla màu nâu, đen và trắng. Trước những tác phẩm này tôi có thể có hai thái độ.
Một là tôi ngắm nghía các tượng này như những tác phẩm nghệ thuật, để chiêm ngưỡng những đường nét điêu luyện, những hình dáng tuyệt vời, những chi tiết tỷ mỉ mà người nghệ sĩ đã dùng đường và chôcôla mà làm ra, và trầm trồ khen ngợi kỳ công của người nghệ sĩ.
Hai là tôi có thể hoàn toàn bỏ qua diện nghệ thuật của các tượng này, và chỉ coi chúng như lnhững bánh kẹo ngon miệng để làm thỏa mãn sự thèm khát của tôi. Khi chọn thái độ này, tôi đã coi thường tất cả các kỳ công của người nghệ sĩ, và hạ giá các tượng này từ những tác phẩm nghệ thuật xuống thành những bánh kẹo, hay những đồ vật, mà tôi có thể dùng để thỏa mãn tính tham ăn và khẩu vị của tôi mà thôi.
Cũng thế, nhục dục, nếu để tự nó, nó sẽ không có khả năng coi thân xác con người như một công trình mỹ thuật của Thiên Chúa, vì nó hạ giá thân xác xuống thành dụng cụ được dùng để thỏa mãn nhục dục. “Cho nên nhục lạc thực sự cản trở việc thưởng thức các vẻ đẹp, ngay cả vẻ đẹp của thân xác và cảm giác, bởi vì nó đề ra một thái độ tiêu thụ đối với đối tượng: ‘thân xác’ được coi là một vật dụng có thể lạm dụng được” (Tr. 106-107).
Michelangelô hay Playboy
Điều này cũng giúp chúng ta giải thích sự khác biệt giữa những hình ảnh khiêu dâm và những tác phẩm nghệ thuật cổ điển tốt đẹp trình bày thân hình không che đậy của một người. Cả báo Playboy và một số tác phẩm nghệ thuật ở Viện Bảo Tàng Vatican đều trình bày những chỗ kín của thân thể con người. Thực sự, có một số người trong kỹ nghệ khiêu dâm đã lý luận rằng các hình ảnh của họ chỉ là một hình thức nghệ thuật khác, trình bày vẻ đẹp của thân xác. Một số người bênh vực các phim ảnh khiêu dâm đã chất vấn rằng tại sao Hội Thánh lên án các hình ảnh khiêu dâm mà lại để cho những hình vẽ khỏa thân được trưng bày ở chính viện bảo tàng của mình!
Các hình ảnh khiêu dâm của báo Playboy chẳng hạn, không làm cho người ta chú ý đến vẻ đẹp của thân thể, mà chỉ lôi kéo sự chú ý của người ta đến những sự vật được dùng để thỏa mãn nhục dục của mình. Kết quả là chỉ đánh giá con người theo giá trị tính dục của thân xác. Ngược lại các tác phẩm nghệ thuật trình bày vẻ đẹp của thân xác mà không hạ giá con người, nhưng làm cho con người nên cao quý hơn, bằng cách dẫn chúng ta đến việc suy niệm về mầu nhiệm của con người như một kỳ công của việc tạo dựng của Thiên Chúa.
Các hình ảnh nghệ thuật tốt đưa chúng ta đến việc bình thản chiêm niệm về chân, thiện, mỹ, kể cả cái chân, cái thiện và cái mỹ của thân thể con người. Còn hình ảnh khiêu dâm không đưa chúng ta đến chiêm niệm như thế, mà lại khuấy động trong lòng chúng ta những thèm muốn cảm giác nơi thân xác người khác như một vật dụng được dùng để thỏa mãn lạc thú của mình. Nói cách khác, có bao nhiêu người chiêm ngắm bức hình ông Ađam và bà Evà của Michelangelô trong Nhà Nguyện Sistine mà sa ngã phạm tội, và có bao nhiêu người xem những hình ảnh khiêu dâm trong báo Playboy mà không phạm tội dâm dục trong tư tưởng?
Làm Nô Lệ cho Nhục Dục
Lý do thứ ba mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II quan tâm đến là nếu không kiềm chế được nhục lạc thì chúng ta sẽ trở thành nô lệ cho tất cả những gì kích thích ước ao thỏa mãn nhục dục của chúng ta. Thí dụ, một người buông xuôi theo nhục dục cảm thấy ý chí của mình trở thành quá yếu đuối, nên chiều theo bất cứ một giá trị tình dục nào mà anh ta thấy cấp thời nhất. Khi gặp một phụ nữ ăn mặc cách nào đó, anh không thể tránh nhìn cô ta với những tư tưởng dâm dục. Khi anh thấy hình ảnh phụ nữ trên truyền hình, trên Internet, hay trên những bảng quảng cáo dọc theo xa lộ, anh ta không thể nào tránh nhìn đến chúng mà không đồng thời thèm muốn giá trị tính dục của những người phụ nữ trên ấy, cùng muốn thưởng thức lạc thú mà anh có thể tìm thấy trong những cái nhìn của mình.
Đặc biệt là trong một nền văn hóa đặt nặng về tính dục như nền văn hóa của chúng ta, chúng ta bị tràn ngập hằng ngày bởi những hình ảnh khai thác nhục dục, làm cho chúng ta chú ý đến thân xác của những người khác phái. Dĩ nhiên là chúng ta dễ trở thành nô lệ, nhảy từ giá trị tính dục này đến giá trị tính dục khác mỗi khi chúng xuất hiện trước giác quan của chúng ta. Như Đức Thánh Cha Gioan Phalô II đã nêu lên, nhục lạc tự nó “có tính cách thay đổi, xoay qua bất cứ hướng nào mà nó có thể tìm thấy giá trị tính dục, bất cứ lúc nào mà ‘một đối tượng để hưởng lạc’ xuất hiện” (tr. 108).
“Tôi Có Thể Nhìn, Nhưng Tôi Không Thể Sờ Mó”
Hơn nữa, ở một trong những điểm sâu sắc nhất của phần này, Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng một người có thể lạm dụng thân xác người khác ngay cả khi người kia vắng mặt. Thí dụ, một người đàn ông không cần phải thấy, nghe, hay sờ mó một người phụ nữ, mà vẫn có thể khai thác thân xác cô ta để tìm khoái cảm. Qua trí nhớ và trí tưởng tượng, anh ta “có thể tiếp xúc ngay cả với ‘thân xác’ của một người vắng mặt, bằng cách thưởng thức giá trị của thân xác ấy nếu nó trở thành ‘một đối tượng có thể dùng được để hưởng lạc’” (tr. 108-109).
Chúng ta sống trong một nền văn hoá mà trong ấy nhiều người đàn ông tự nhủ, “Có những tư tưởng dâm dật về một người phụ nữ thì sai lỗi ở chỗ nào? Tôi không làm hại ai khi tôi làm thế!” Ngay cả một số người có gia đình cũng nghĩ: “Tôi không ngoại tình khi tôi nhìn người phụ nữ khác cách này. Tôi vẫn trung thành với vợ tôi. Tôi có thể nhìn, miễn là tôi không sờ mó thì thôi”. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ lời cảnh cáo của Đức Kitô về vấn đề này: “Bất cứ ai nhìn một người phụ nữ cách dâm dật là đã phạm tội ngoại tình với nàng trong lòng rồi” (Mt 5:28).
Đức Thánh Cha Gioan Phalô II đã giải thích cho chúng ta việc gì thật sự xảy ra khi một người đàn ông nhìn một người phụ nữ cách dâm dật, và tại sao chiều theo những tư tưởng nhơ bẩn và những mơ ước tính dục luôn luôn sai về mặt luân lý, cùng hạ giá người phụ nữ. Trong tâm trí của một người dâm dật, người phụ nữ bị hạ xuống bằng giá trị tính dục của thân xác người ấy. Anh ta đối xử với cô không phải như một người, mà như một thân xác để khai thác mà làm cho anh ta vui thú trong cái nhìn và trong tư tưởng của anh. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi người phụ nữ không có mặt, vì anh ta vẫn còn có thể tiếp xúc với thân xác của cô ấy để thỏa mãn nhục dục của mình trong trí nhớ và trí tưởng tượng của anh. Đây là chủ nghĩa vị lợi thô bỉ - hoàn toàn khác với tình yêu chân chính.
Kết Luận
Để kết luận, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rằng nhục lạc tự nó không phải là tình yêu. Nó có thể trở thành “nguyên liệu’ cho việc phát huy một tình yêu chân chính. Nhưng sự thèm khát giá trị tính dục của thân xác này phải được bổ túc bằng những yếu tố cao thượng hơn của tình yêu, như lý ngay lành, tình bằng hữu, nhân đức, một quyết tâm hoàn toàn, và tình yêu vị tha (là những đề tài sẽ được bàn đến ở các bài sau). Nếu nhục dục không được tháp nhập cách cẩn thận vào những yếu tố cao thượng hơn của tình yêu, thì những thèm muốn nhục dục sẽ làm phương hại đến mối liên hệ. Trên thưc tế, nó có thể tiêu hủy tình yêu giữa đôi nam nữ, và làm cho tình yêu không thể nảy sinh được giữa họ.
Viết phỏng theo bài Love and Responsibility - Avoiding Fatal Attractions của Edward P. Sri, - trích từ báo Lay Witness, May/June 2005.
Thực phẩm
Lm Vũđình Tường
14:37 12/06/2009
Bàn về ăn uống là vấn đề rất khó. Dân miền này ăn khác miền kia. Dân biển ăn cá biển nhiều hơn dân sông, sống miền đồng bằng. Cá kéo lưới ăn liền vẫn tươi, ngon hơn cá mua chợ. Cư trú trên cao nguyên có cơ may thưởng thức thịt rừng, người sống đồng bằng không có. Dân vùng nhiệt đới ăn các loại thịt, rau, dân hàn đới không dám mơ ước. Cách nấu ăn miền lạnh, tháng lạnh cũng khác dân miền nóng, tháng ấm. Thực phẩm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống con người. Do hoàn cảnh sống, kinh tế gia đình, phong tục, tập quán, sản phẩm địa phương, tạo nên khác biệt về ăn uống, khẩu vị.
Dị ứng thực phẩm, bạo ăn, kén ăn, truyền thống gia đình, ảnh hưởng nhiều đến việc chọn lựa thực phẩm. Xác định món ăn ngon, dở, tuỳ khẩu vị từng người. Hợp khẩu khen ngon. Không hợp chê dở. Bạo ăn món nào cũng thử cho biết, có khi đâm ghiền. Nhát ăn, nghe qua đã sợ nói chi đến nếm thử. Gia vị từng miền đóng góp nhiều về cách thức nấu ăn khác nhau.
Sức khoẻ cũng đóng vai trò quan trọng cho việc ăn uống. Khoẻ ăn gì cũng ngon; đau bệnh ăn gì cũng ngán. Ngoài ra còn có luật lệ ràng buộc được ăn thứ này, không được ăn thức ăn nọ. Lí do bảo vệ sức khoẻ con người. Nhóm bảo vệ súc vật cũng có luật sát sinh riêng. Đó là chưa kể đến tình trạng kinh tế từng vùng. Chức vụ và nghề nghiệp trong xã hội. Nơi thực phẩm dư thừa, có nhiều chọn lựa về ăn uống. Trái lại, dân nghèo không đủ ăn. Nói chi đến chọn lựa món ăn vừa ý, hợp khẩu.
Vấn nạn thực phẩm
Thực phẩm luôn là vấn nạn lớn. Dư tiền, lắm bạc, thức ăn dư thừa. Thèm khát, không dám ăn sợ mập, béo phì, hạn chế tối đa. Đối lại, đói khát, thèm ăn lại không có đủ để ăn.
Đói khát thì mong ăn no mặc ấm. Dư thừa lại mong ăn ngon, mặc đẹp. Số khác đêm ngày tìm cách ăn chơi. Ăn chơi quá độ nguy hại cho mình, thân nhân và xã hội. Biết rõ ăn, uống, hút có hại đến tính mạng nhưng vẫn cố tình. Cấm không cho thì ăn lén, ăn vụng. Có kẻ ăn vụng nên có kẻ phục vụ kẻ ăn vụng. Cả hai đều là nạn nhân. Kẻ ăn vụng là nô lệ của cơn ghiền. Kẻ phục vụ là đầy tớ của đồng tiền. Đang thảnh thơi biến thành đầy tớ, nô lệ. Đời đầy tớ, nô lệ sướng chi.
Giầu nội tâm
Thực phẩm cần thiết để nuôi thân, mang lại sự sống cho con người. Đại đa số phải vật lộn với cảnh nghèo mới mong đủ ăn. Túng quẫn, đói, khát, áo rách, quần vá và vất vả luôn đi chung. Kẻ vác hàng cao phủ ngất đầu. Kẻ đòn gánh cong vai, đội nặng lấp cổ. Chân da bọc xương. Mặt nắng cháy sạm. Già trước tuổi. Già đi trước, tuổi lẽo đẽo theo sau.
Dù đói, nghèo, rách nát vẫn có nhiều tâm hồn cao thượng. Nghèo vật chất, giầu tình người. Họ yêu gia đình, quí mạng sống. Hết lòng thờ Chúa. Có thể họ cẩu thả lo cho thân xác, nhưng cẩn trọng lo cho tâm hồn. Nghèo, vất vả, đói khát nhưng nơi họ có bình an, hạnh phúc thật. Vui trong cảnh nghèo. Niềm vui nội tâm có sức mạnh xoá nghèo, giảm khổ. Nghèo bề ngoài, giầu trong tâm hồn sướng hơn là giầu bề ngoài, nghèo tâm hồn.
Đói khát tâm linh
Kẻ đi tìm cách ăn chơi, thoả mãn đòi hỏi thân xác. Họ không đói thể xác nhưng đói tâm linh. Đời sống nội tâm bất an, trống vắng. Họ thuộc đủ thành phần trong xã hội.
Bề ngoài không diễn tả sự thật bên trong. Đôi khi đạo mạo, sang trọng, ai biết bên trong trống rỗng, bất an. Đi tìm bình an nhưng tìm sai nơi, lộn chỗ. Thay vì tìm Lời Chúa. Nhận sức sống Chúa ban, hưởng bình an, tình yêu chân chính. Họ từ chối tin Chúa. Tin vào sức riêng, khôn ngoan loài người. Họ tôn thờ chủ nghĩa khoái lạc, khuyến khích hưởng thụ, tâng bốc vật chất. Quan niệm sai lầm này dẫn đến chọn lựa chủ trương tìm mọi cách kích thích thân xác, mong khoả lấp nghèo đói tâm hồn. Tôn thờ chủ thuyết ‘mì ăn liền’. Muốn có kết quả ngay tức khắc.
Linh dược
Linh dược Chúa ban chính là Mình và Máu Thánh Chúa. Những ai thành tâm đón nhận linh dược này sẽ nhận được bình an trường cửu trong tâm hồn. Dù sống trong hoàn cảnh nhiều xáo trộn, xã hội lắm xa đoạ, bất an, ngay cả bị cấm đoán, ghen ghét, đạo Chúa bị bách hại. Bám chặt vào Chúa họ vẫn có bình an. Vì bình an Chúa ban không đến từ vật chất, không lệ thuộc bởi vật chất. Bình an Chúa ban chính là tình yêu Chúa. Tình yêu Ngài bất biến với thời gian, không ảnh hưởng bởi không gian.
Chúa yêu ta và luôn tìm cách cho ta.
o Ngài cho ta Lời Chúa.
Vẫn chưa hài lòng, thoả dạ.
o Ngài cho chúng ta chính Con Một Ngài.
Vẫn muốn ban thêm.
o Ngài cho chúng ta chính Mình và Máu Con Ngài.
Vẫn khao khát cho.
o Ngài cho chúng ta Thánh Thần của Ngài Đấng Bảo Trợ.
o Ngài hứa ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.
Yêu là thế, không muốn dời xa nhau.
Lậy Cha Con muốn rằng Con ở đâu thì chúng cũng ở đó với Con. Gn17,34.
Đức Kitô cầu nguyện nghe thật mùi mẫn.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Dị ứng thực phẩm, bạo ăn, kén ăn, truyền thống gia đình, ảnh hưởng nhiều đến việc chọn lựa thực phẩm. Xác định món ăn ngon, dở, tuỳ khẩu vị từng người. Hợp khẩu khen ngon. Không hợp chê dở. Bạo ăn món nào cũng thử cho biết, có khi đâm ghiền. Nhát ăn, nghe qua đã sợ nói chi đến nếm thử. Gia vị từng miền đóng góp nhiều về cách thức nấu ăn khác nhau.
Sức khoẻ cũng đóng vai trò quan trọng cho việc ăn uống. Khoẻ ăn gì cũng ngon; đau bệnh ăn gì cũng ngán. Ngoài ra còn có luật lệ ràng buộc được ăn thứ này, không được ăn thức ăn nọ. Lí do bảo vệ sức khoẻ con người. Nhóm bảo vệ súc vật cũng có luật sát sinh riêng. Đó là chưa kể đến tình trạng kinh tế từng vùng. Chức vụ và nghề nghiệp trong xã hội. Nơi thực phẩm dư thừa, có nhiều chọn lựa về ăn uống. Trái lại, dân nghèo không đủ ăn. Nói chi đến chọn lựa món ăn vừa ý, hợp khẩu.
Vấn nạn thực phẩm
Thực phẩm luôn là vấn nạn lớn. Dư tiền, lắm bạc, thức ăn dư thừa. Thèm khát, không dám ăn sợ mập, béo phì, hạn chế tối đa. Đối lại, đói khát, thèm ăn lại không có đủ để ăn.
Đói khát thì mong ăn no mặc ấm. Dư thừa lại mong ăn ngon, mặc đẹp. Số khác đêm ngày tìm cách ăn chơi. Ăn chơi quá độ nguy hại cho mình, thân nhân và xã hội. Biết rõ ăn, uống, hút có hại đến tính mạng nhưng vẫn cố tình. Cấm không cho thì ăn lén, ăn vụng. Có kẻ ăn vụng nên có kẻ phục vụ kẻ ăn vụng. Cả hai đều là nạn nhân. Kẻ ăn vụng là nô lệ của cơn ghiền. Kẻ phục vụ là đầy tớ của đồng tiền. Đang thảnh thơi biến thành đầy tớ, nô lệ. Đời đầy tớ, nô lệ sướng chi.
Giầu nội tâm
Thực phẩm cần thiết để nuôi thân, mang lại sự sống cho con người. Đại đa số phải vật lộn với cảnh nghèo mới mong đủ ăn. Túng quẫn, đói, khát, áo rách, quần vá và vất vả luôn đi chung. Kẻ vác hàng cao phủ ngất đầu. Kẻ đòn gánh cong vai, đội nặng lấp cổ. Chân da bọc xương. Mặt nắng cháy sạm. Già trước tuổi. Già đi trước, tuổi lẽo đẽo theo sau.
Dù đói, nghèo, rách nát vẫn có nhiều tâm hồn cao thượng. Nghèo vật chất, giầu tình người. Họ yêu gia đình, quí mạng sống. Hết lòng thờ Chúa. Có thể họ cẩu thả lo cho thân xác, nhưng cẩn trọng lo cho tâm hồn. Nghèo, vất vả, đói khát nhưng nơi họ có bình an, hạnh phúc thật. Vui trong cảnh nghèo. Niềm vui nội tâm có sức mạnh xoá nghèo, giảm khổ. Nghèo bề ngoài, giầu trong tâm hồn sướng hơn là giầu bề ngoài, nghèo tâm hồn.
Đói khát tâm linh
Kẻ đi tìm cách ăn chơi, thoả mãn đòi hỏi thân xác. Họ không đói thể xác nhưng đói tâm linh. Đời sống nội tâm bất an, trống vắng. Họ thuộc đủ thành phần trong xã hội.
Bề ngoài không diễn tả sự thật bên trong. Đôi khi đạo mạo, sang trọng, ai biết bên trong trống rỗng, bất an. Đi tìm bình an nhưng tìm sai nơi, lộn chỗ. Thay vì tìm Lời Chúa. Nhận sức sống Chúa ban, hưởng bình an, tình yêu chân chính. Họ từ chối tin Chúa. Tin vào sức riêng, khôn ngoan loài người. Họ tôn thờ chủ nghĩa khoái lạc, khuyến khích hưởng thụ, tâng bốc vật chất. Quan niệm sai lầm này dẫn đến chọn lựa chủ trương tìm mọi cách kích thích thân xác, mong khoả lấp nghèo đói tâm hồn. Tôn thờ chủ thuyết ‘mì ăn liền’. Muốn có kết quả ngay tức khắc.
Linh dược
Linh dược Chúa ban chính là Mình và Máu Thánh Chúa. Những ai thành tâm đón nhận linh dược này sẽ nhận được bình an trường cửu trong tâm hồn. Dù sống trong hoàn cảnh nhiều xáo trộn, xã hội lắm xa đoạ, bất an, ngay cả bị cấm đoán, ghen ghét, đạo Chúa bị bách hại. Bám chặt vào Chúa họ vẫn có bình an. Vì bình an Chúa ban không đến từ vật chất, không lệ thuộc bởi vật chất. Bình an Chúa ban chính là tình yêu Chúa. Tình yêu Ngài bất biến với thời gian, không ảnh hưởng bởi không gian.
Chúa yêu ta và luôn tìm cách cho ta.
o Ngài cho ta Lời Chúa.
Vẫn chưa hài lòng, thoả dạ.
o Ngài cho chúng ta chính Con Một Ngài.
Vẫn muốn ban thêm.
o Ngài cho chúng ta chính Mình và Máu Con Ngài.
Vẫn khao khát cho.
o Ngài cho chúng ta Thánh Thần của Ngài Đấng Bảo Trợ.
o Ngài hứa ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.
Yêu là thế, không muốn dời xa nhau.
Lậy Cha Con muốn rằng Con ở đâu thì chúng cũng ở đó với Con. Gn17,34.
Đức Kitô cầu nguyện nghe thật mùi mẫn.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Giao ước bằng máu: cần duy trì sự tuần hoàn và nguồn dinh dưỡng
Jos. Tú Nạc, NMS
18:31 12/06/2009
Lễ kính Mình và Máu Chúa Ki-tô – Năm B (Exodus 24: 3-8; Psalm 116; Hebrews 9: 11-15; Mark 14: 12-16, 22-26)
Trong thế giới cổ đại, những giao ước và những hiệp ước được thông qua bằng việc pha trộn máu với nhau – cắt máu giao thề. Quyền hạn và trách nhiệm mỗi bên được đọc lại rõ ràng vì một tai họa khôn lường về việc bất phục tùng có thể xảy ra.
Để đạt được mục đích trang nghiêm và đúng đắn của giao ước đối với sức mạnh đời sống tất yếu tự thân – máu – được đổ ra trên cả hai bàn thờ và những người cần được dấu xác nhận hiệp ước. Việc in dấu bằng máu làm cho nó được trong sáng mà sự chu cấp không thể bãi bỏ được, và là một vấn đề của sự sống và sự chết.
Một giao ước đối với một Thượng Đế là sự hoảng sợ cá biệt, hoàn thành với sự trừng phạt và tai họa cho lỗi lầm để ủng hộ phía loài người của hiệp ước.
Ngày nay, những hòa ước của chúng ta chưa có sự hòa hợp – ít nhất là hình thức bề ngoài. Những hợp đồng hiện đại thì hầu hết khó hiểu đối với những ai ký nhận chúng. Những lớp từ chuyên môn về pháp luật có thể che giấu những nguy hiểm bên trong. Nhưng một điều đã không thay đổi: sự sống nhân loại tìm thấy tính trung thực và sự ủy thác quả khó khăn.
Những hiệp ước và hợp đồng thường bị bẻ gãy, như là những lời hứa của chúng ta đối với Thiên Chúa. Thậm chí ý định tuyệt hảo của chúng ta có thể bị sao lãng bởi tính tự lừa dối cùng thao tác loài người.
Trong sự giao ước với Thiên Chúa của dân Israel, dân chúng đã đồng ý với Thiên Chúa một cách hăng hái, nhiệt tình và với một tiếng nói rằng họ sẽ làm tất cả mọi điều mà Thiên Chúa yêu cầu họ. Đổi lại, họ sẽ được hưởng những phúc lành cùng sự bảo vệ của Thiên Chúa – họ sẽ sống bình an trong vùng đất ấy và sẽ trở nên thịnh vượng và phát đạt.
Chúng ta biết điều gì đã xảy đến. Máu đổ ra đã khô cạn khi sự bất trung và sự thỏa hiệp đã bắt đầu.
Thiên Chúa luôn thực hiện lời hứa của mình. Con người chỉ thường xuyên đưa ra những lời đãi bôi – không thành thật. Nhưng lòng thương xót và nhân từ của Thiên Chúa luôn hào phóng trước sự yếu đuối và tội lỗi của loài người. Sự giao ước với dân Israel vẫn tiếp tục được bồi đắp, canh tân và mãi mãi còn hiệu lực.
Giao ước riêng của Ki-tô giáo chúng ta cũng được miêu tả sinh động bằng những thuật ngữ của máu và của lễ hiến sinh. Thần học Hebrews đã bắt đầu cho một cuộc hành trình hướng tới một ký hiệu hoặc sự hiểu biết ẩn dụ lễ vật giao ước. Của lễ hiến dâng của Chúa Ki-tô đặt một cái chết cho tất cả máu đã đổ ra, của hiến dâng và nó cho phép những tín đồ nhận lãnh đời sống vĩnh hằng như một món quà miễn xá của Thiên Chúa. Những môn đệ giao ước với Chúa Giêsu tham gia là vì lòng nhân từ, phục vụ và công lý.
Chúng ta nên hiểu như thế nào về giao ước trong máu Chúa Ki-tô? Đó không phải là máu và sự đau khổ được yêu cầu hoặc đòi hỏi để làm nguôi đi sự phẫn nộ của Thiên Chúa hoặc mua chuộc thiện ý cao cả của Người.
Giao ước nằm trong sự tự nguyện của Chúa Giêsu không giữ lại một điều gì trong sự tìm kiếm của Người để phục vụ và cứu chuộc nhân loại. Người sẵn sàng kiên nhẫn, chịu đựng sự nhạo báng, chối bỏ, sự bạc đãi cá nhân và cuối cùng là cái chết. Bất kỳ một trong những điều này đủ để làm hầu hết mọi người nghĩ lại hai lần hoặc quay về từ mục tiêu của họ. Nhưng Chúa Giêsu đã bắt buộc và đã không tính toán giá cả. Người đã đem sự xầu xa, tồi tệ của thế giới này có thể cung cấp và biến nó trở thành ơn lành.
Nguồn: Regis College – the School of Theology
Trong thế giới cổ đại, những giao ước và những hiệp ước được thông qua bằng việc pha trộn máu với nhau – cắt máu giao thề. Quyền hạn và trách nhiệm mỗi bên được đọc lại rõ ràng vì một tai họa khôn lường về việc bất phục tùng có thể xảy ra.
Để đạt được mục đích trang nghiêm và đúng đắn của giao ước đối với sức mạnh đời sống tất yếu tự thân – máu – được đổ ra trên cả hai bàn thờ và những người cần được dấu xác nhận hiệp ước. Việc in dấu bằng máu làm cho nó được trong sáng mà sự chu cấp không thể bãi bỏ được, và là một vấn đề của sự sống và sự chết.
Một giao ước đối với một Thượng Đế là sự hoảng sợ cá biệt, hoàn thành với sự trừng phạt và tai họa cho lỗi lầm để ủng hộ phía loài người của hiệp ước.
Ngày nay, những hòa ước của chúng ta chưa có sự hòa hợp – ít nhất là hình thức bề ngoài. Những hợp đồng hiện đại thì hầu hết khó hiểu đối với những ai ký nhận chúng. Những lớp từ chuyên môn về pháp luật có thể che giấu những nguy hiểm bên trong. Nhưng một điều đã không thay đổi: sự sống nhân loại tìm thấy tính trung thực và sự ủy thác quả khó khăn.
Những hiệp ước và hợp đồng thường bị bẻ gãy, như là những lời hứa của chúng ta đối với Thiên Chúa. Thậm chí ý định tuyệt hảo của chúng ta có thể bị sao lãng bởi tính tự lừa dối cùng thao tác loài người.
Trong sự giao ước với Thiên Chúa của dân Israel, dân chúng đã đồng ý với Thiên Chúa một cách hăng hái, nhiệt tình và với một tiếng nói rằng họ sẽ làm tất cả mọi điều mà Thiên Chúa yêu cầu họ. Đổi lại, họ sẽ được hưởng những phúc lành cùng sự bảo vệ của Thiên Chúa – họ sẽ sống bình an trong vùng đất ấy và sẽ trở nên thịnh vượng và phát đạt.
Chúng ta biết điều gì đã xảy đến. Máu đổ ra đã khô cạn khi sự bất trung và sự thỏa hiệp đã bắt đầu.
Thiên Chúa luôn thực hiện lời hứa của mình. Con người chỉ thường xuyên đưa ra những lời đãi bôi – không thành thật. Nhưng lòng thương xót và nhân từ của Thiên Chúa luôn hào phóng trước sự yếu đuối và tội lỗi của loài người. Sự giao ước với dân Israel vẫn tiếp tục được bồi đắp, canh tân và mãi mãi còn hiệu lực.
Giao ước riêng của Ki-tô giáo chúng ta cũng được miêu tả sinh động bằng những thuật ngữ của máu và của lễ hiến sinh. Thần học Hebrews đã bắt đầu cho một cuộc hành trình hướng tới một ký hiệu hoặc sự hiểu biết ẩn dụ lễ vật giao ước. Của lễ hiến dâng của Chúa Ki-tô đặt một cái chết cho tất cả máu đã đổ ra, của hiến dâng và nó cho phép những tín đồ nhận lãnh đời sống vĩnh hằng như một món quà miễn xá của Thiên Chúa. Những môn đệ giao ước với Chúa Giêsu tham gia là vì lòng nhân từ, phục vụ và công lý.
Chúng ta nên hiểu như thế nào về giao ước trong máu Chúa Ki-tô? Đó không phải là máu và sự đau khổ được yêu cầu hoặc đòi hỏi để làm nguôi đi sự phẫn nộ của Thiên Chúa hoặc mua chuộc thiện ý cao cả của Người.
Giao ước nằm trong sự tự nguyện của Chúa Giêsu không giữ lại một điều gì trong sự tìm kiếm của Người để phục vụ và cứu chuộc nhân loại. Người sẵn sàng kiên nhẫn, chịu đựng sự nhạo báng, chối bỏ, sự bạc đãi cá nhân và cuối cùng là cái chết. Bất kỳ một trong những điều này đủ để làm hầu hết mọi người nghĩ lại hai lần hoặc quay về từ mục tiêu của họ. Nhưng Chúa Giêsu đã bắt buộc và đã không tính toán giá cả. Người đã đem sự xầu xa, tồi tệ của thế giới này có thể cung cấp và biến nó trở thành ơn lành.
Nguồn: Regis College – the School of Theology
Tình Chúa - Tình người
Maria Giuse Hoa Ngâu – BVSS
18:40 12/06/2009
Tháng 6 - Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu
Thiên Chúa là Tình Yêu. Chính vì yêu thương Ngài đã tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài để thông ban cho họ vinh quang và hạnh phúc viên mãn. Ngài tạo dựng nên họ có nam có nữ. Ngài ban cho họ khả năng yêu thương, hoàn toàn bình đẳng với nhau và bổ túc cho nhau và cùng giúp nhau hướng về những điều thiện hảo, tình yêu của họ liên kết mật thiết với nhau đến độ họ không còn phải là hai, mà chỉ là một xương một thịt. Chính vì thế tình yêu của họ được Thiên Chúa chúc lành và phản ánh chính tình yêu của Ngài đối với nhân loại. Nhưng Satan đã ghen ghét và tức tối đã tìm đủ mọi cách để phá vỡ hạnh phúc của con người và mối quan hệ của con người với Thiên Chúa, Satan đã thành công trong việc phá vỡ nguồn hạnh phúc gia đình thứ nhất của nhân loại là Adam và Eva, đã lôi kéo ông bà ra ra khỏi vòng tay yêu thương của Thiên Chúa. Hậu quả đau thương này vẫn còn ảnh hưởng và trải rộng khắp trần gian.
Satan đã gieo rắc tội lỗi vào thế gian vì tội lỗi là mầm mống và là cội rễ mọi sự dữ, là nguyên nhân gây ra mọi sự đau khổ, bất hòa và chia rẽ là kẻ phá hoại cuộc sống chung hài hòa của con người trong gia đình và xã hội. Tội lỗi làm băng hoại tâm hồn và nhân cách của con người, làm cho con người nghi kỵ lẫn nhau, chỉ biết đến cái tôi ích kỷ của mình và sẵn sàng triệt tiêu sự sống để bảo vệ cái tôi ích kỷ đó.
Nhưng "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi chết, nhưng được sống muôn đời". Thiên Chúa đã sai Con của Ngài đến để chữa lành mọi vết thương tội lỗi của con người và làm mới lại tình yêu của Ngài với con người và các gia đình. Satan biết rất rõ điều này. Vì thế chúng ra sức tìm đủ mọi cách để kéo con người, kéo các gia đình ra khỏi vòng tay yêu mến của Chúa Kitô Giêsu. Satan rất sợ con người chạy đến cùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Chúng biết, nơi tình yêu Thánh Tâm Chúa, các gia đình sẽ được yên vui hạnh phúc và chúng sẽ thất bại thảm sầu.
Thiên Chúa là Đấng luôn trung tín, bản tính của Ngài là tình yêu Ngài nhìn thấy hết mọi nỗi bế tắc của con người và của mọi gia đình, Ngài biết tự sức con người không thể vượt qua. Nhưng Ngài yêu thương và muốn cứu giúp, và Ngài luôn hiện diện để che chở, ủi an và cứu giúp con người, ngay cả khi con người không nhận ra điều đó, cứ ngỡ Thiên Chúa vô tình không thấu hiểu, thậm chí còn nghi ngờ về sự hiện hữu của Ngài và còn đặt vấn đề Thiên Chúa có thật hay không?
Bước ra từ tòa cáo giải tâm hồn Liên dâng lên một niềm cảm xúc hân hoan vui sướng pha lẫn một chút ân hận vì những lần mình đã oán trách Chúa sao cứ vô tình làm ngơ trước nỗi khổ của mình, ra ghế quỳ hai hàng nước mắt cứ thế tuôn rơi, những giọt nước mắt hạnh phúc, sung sướng vì hôm nay mình đã được giao hòa với Chúa và một lát nữa đây bé Thùy Linh được chịu phép Rửa Tội, hôm nay lại có sự hiện diện của các cô chú trong nhóm Bảo Vệ Sự Sống, đặc biệt là sự có mặt của người mẹ nghèo khổ của Liên từ miền Bắc vào và hai người em trai cũng có mặt để chia sẻ niềm vui và nâng đỡ Liên trong những lúc khó khăn ngặt nghèo này. Liên đã cảm nhận được tình yêu của Chúa thật bao la vĩ đại, nếu không có tình Chúa yêu thương thì có lẽ Liên đã phạm một tội tày đình mà cả đời cũng không thể nào Liên có thể tha thứ cho mình được, chỉ vì nông nỗi thiếu nghĩ suy mà một chút xíu nữa thôi là Liên đã giết chết chính đứa con bé bỏng của mình, từ lúc sanh bé Thùy Linh đến nay đã được 1 tháng, cứ mỗi lần cho con bú, ngắm nhìn con là Liên lại thầm cảm tạ tình thương cao vời của Thiên Chúa.
Như một cuốn phim của cuộc đời mình đang dần dần được quay lại trong tâm trí Liên.
Năm 19 tuổi Liên lập gia đình với Thành, hai người đã sống với nhau những chuỗi ngày hạnh phúc và bé Phương Linh là nguồn hạnh phúc của hai người, dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng tình yêu đã giúp hai người vượt qua tất cả, vì cuộc sống nơi quê nhà không có nhiều việc làm, hai vợ chồng Liên cùng dìu dắt nhau vào miền nam kiếm sống, thuê nhà trọ để ở, Liên làm công nhân, còn Thành làm phụ hồ, cuộc sống tuy vất vả nhưng thật hạnh phúc, vì có bé Phương Linh là nguồn động lực cho hai người cố gắng vươn lên. Cuộc đời cứ tưởng sẽ êm ả trôi, nhưng định mệnh lại trớ trêu, đã cướp mất đi của Liên niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy, vào một buổi sáng khi Liên vừa tỉnh giấc, nhìn thấy Thành vẫn còn say ngủ Liên choàng tay qua ôm nhẹ chồng, nhưng người Thành lạnh ngắt và cứng đơ, Liên hoảng hốt kêu cứu, khi hàng xóm chạy qua thì mới biết Thành đã chết tự bao giờ, người ta nói Thành bị trúng gió, vì hai vợ chồng nằm ngủ dưới đất, vì quá nghèo mà hai người không sắm nổi cho nhau một cái giường. Liên đau khổ tột cùng nhưng vẫn phải cố sống vì còn bé Phương Linh, mới 22 tuổi đời mà Liên đã trở thành góa phụ.
Sau khi chồng chết được 3 năm, thời gian để tang chồng cũng đã mãn, Liên ra mộ chồng nói lên ý nguyện của mình và cũng xin phép gia đình chồng là từ nay nếu gặp được người nào ý hiệp tâm đầu thì cho phép Liên đi thêm bước nữa, gia đình chồng mọi người đều đồng ý vì thấy Liên còn quá trẻ, thời gian sau Liên quen Mạnh, hai người cũng tìm hiểu nhau thêm 3 năm nữa, Liên cũng đưa Mạnh ra thăm mộ chồng, trước mộ của Thành, Mạnh cũng đã hứa với Thành là sẽ bảo bọc và yêu thương mẹ con Liên suốt đời, sau đó hai người đưa nhau về quê để thưa chuyện cùng cha mẹ, cả hai gia đình đều chấp thuận và dự tính ngày làm đám cưới cho Liên và Mạnh.
Niềm vui nhất của Liên là lúc thưa chuyện với cha mẹ Thành, Bố ruột của Liên nói với Bố của Thành: “tôi đã gả nó cho anh chị thì bây giờ anh chị đứng ra lo cho cháu”, còn Bố của Thành thì bảo: “nó là con ruột của anh chị thì anh chị cứ đứng ra lo”, Bố của Mạnh khi nghe chuyện thì nó: “thôi vậy thì cả hai ông Bố đều đứng ra lo liệu cho nó”, vậy là từ nay Liên có tới 3 người Bố, Liên cảm thấy mình thật sung sướng. Và bố mẹ của Thành đã làm 7 mâm cơm mời bà con lối xóm đến dự như là để báo cho mọi người biết là ông bà cho phép con dâu đi lấy chồng, hôm đó cũng có sự hiện diện của Mạnh như để giới thiệu cho mọi người biết người chồng mới của Liên.
Nhưng đời nào ai học được chữ ngờ, khi chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là đến ngày đám cưới, hôm đó có dịp đến nhà Mạnh chơi khi ngồi nói chuyên với người mẹ và người em gái của Mạnh, Liên thật tình cho mẹ của Mạnh biết là trong một lần mổ đã phải cắt bỏ đi buồng trứng bên trái, Liên đâu có ngờ sự chân thành của Liên lại là đại họa cho đời mình, mọi người vẫn vui vẻ cười nói, nhưng hôm sau thì gia đình Mạnh bắn tin là hủy bỏ đám cưới vì cho rằng Liên sẽ không còn khả năng sanh con nữa, như thế là Mạnh trai tơ (Mạnh hơn Liên 3 tuổi) lấy gái góa mà lại không còn sanh đẻ nữa thì không thể được và bà mẹ còn dùng áp lực với Mạnh, nếu Mạnh cố tình lấy Liên bà sẽ từ bỏ luôn.
Mạnh rất buồn nhưng không dám vượt quyền mẹ, Bố của Mạnh cũng rất buồn nhưng “lệnh của bà” luôn là quyết định cuối cùng trong gia đình từ trước tới nay. Nhưng ông cũng đã đưa ra một chiêu khá táo bạo và độc đáo cho Mạnh và Liên. Vào một buổi tối ông gặp riêng Mạnh và Liên và nói với hai đứa rằng: “Hay là hai con đưa nhau vào Nam cứ ăn ở với nhau như vợ chồng đến khi có con về đây bố mẹ sẽ làm lễ tuyên bố sau, lúc đó mẹ con không còn nói là Liên không có khả năng sanh con”.
Vâng lời bố, Mạnh và Liên đưa nhau vào Nam, thuê phòng trọ ở, chẳng bao lâu Liên có thai, Mạnh đã đưa Liên đi khám thai 2 lần ở một bệnh viện Sài gòn, rồi một hôm Mạnh nói với Liên là đi Ban Mê Thuột 2 tuần để làm ăn, Liên vẫn tin tưởng và không hề có sự nghi ngờ nào về Mạnh, nhưng đã một tháng rồi không thấy Mạnh về, linh tính báo cho Liên biết có điều gì không ổn, sau đó Liên nhận được một cú điện thoại của người em dâu của Mạnh báo cho Liên biết là Mạnh về miền Bắc chuẩn bị làm đám cưới với một người con gái khác theo sự sắp đặt của gia đình.
Liên bán tín bán nghi, liền gom góp tiền bạc trở về quê để tìm hiểu, một sự thật quá phũ phàng mà chính Liên không thể ngờ được sao họ lại có thể lừa dối Liên như vậy được. Mẹ của Mạnh nói thẳng với Liên rằng bà không thể cưới Liên cho Mạnh được, khi Liên cho bà biết là mình đã có thai, bà nói: “tao không nhìn nhận cái thai này, mày phá đi, để chỉ làm nghiệp chướng”, khi Liên gặp Mạnh, thì Mạnh cũng hất hủi, Liên nói: “Nếu anh không còn thương tôi thì anh hãy lo cho tôi sanh đẻ xong thì anh muốn cưới ai thì cưới”, Mạnh trả lời: “Bản thân tao còn chưa lo cho tao được, còn đang ăn bám đây, thì lo được cho ai”, và Mạnh đưa cho Liên 700 ngàn đồng bảo Liên đi phá thai, Liên không nhận, Bố của Mạnh thì tránh mặt không dám gặp Liên.
Liên đau khổ tột cùng, khóc không biết bao nhiêu là nước mắt, mọi người đều bảo Liên phá bỏ cái giống bạc tình bạc nghĩa ấy đi, giữ làm gì, kể cả cha mẹ, anh chị em, bà con thân thuộc đều buồn, căm giận và bắt Liên phải từ bỏ cái thai trong bụng, cho rằng bào thai này đúng là nghiệp chướng. Liên không tìm được một nguồn an ủi nào mà chỉ toàn là những điều mắng nhiếc hất hủi của mọi người trong gia đình, nếu bụng mang dạ chửa mà không có chồng ở lại quê nhà thì chỉ đem lại sự nhục nhã cho gia đình, dòng họ. Liên lại lủi thủi một mình vào nam, những người bà con thân thuộc trong nam cũng không ai muốn chứa chấp Liên vì sợ mang gánh nặng và nhất là họ còn nặng đầu óc dị đoan là nuôi bà bầu trong nhà làm ăn không nên.
Liên cũng chạy đến cùng Đức Mẹ ở nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – Sài gòn để cầu nguyện xin ơn soi sáng, nhưng sao cứ rơi vào bế tắc, mọi người đều bỏ rơi Liên vì muốn Liên phá bỏ đi cái thai trong bụng, còn nếu để thì sống làm sao, ai chăm lo lúc sanh đẻ rồi tiền đâu lo chi phí và nuôi con, còn tương lai của bé Phương Linh nữa, trong cơn cùng quẫn Liên đã có lời xúc phạm đến Chúa, vì sao Chúa nỡ để đời Liên rơi vào hoàn cảnh éo le này, Liên đã ngã lòng cậy trông, đức tin bị lung lay và Liên đã thốt lên lời hỏi Chúa: “Lạy Chúa! Nếu Chúa có thật thì xin Chúa hãy tỏ dấu chỉ cho con biết, sao Chúa lại để con quá đau khổ thế này?”. Nhưng tất cả cũng chỉ rơi vào im lặng và trong cơn cùng quẫn Liên quyết định phá thai.
Đúng lúc đó sự quan phòng đầy yêu thương của Chúa đã tỏ lộ cho Liên gặp được các cô chú trong nhóm Bảo Vệ Sự Sống (BVSS), Liên như người chết đuối giữa dòng đời, các cô chú trong nhóm BVSS như chiếc phao cho Liên bám víu, những lời khuyên thắm thiết chí tình, những sự quan tâm tận tình như người ruột thịt, các cô chú lo lắng cho Liên như con ruột của mình, nơi xứ lạ quê người mà gặp được những tấm lòng tốt như thế này thì thật là hồng ân của Chúa ban cho, làm sao Liên có thể nói hết những nỗi vất vả mà các cô chú đã lo cho Liên từ ngày đó cho đến nay. Khi hay tin Liên đã sanh em bé, gia đình cũng thay đổi không còn buồn giận Liên nữa, dù nghèo bố mẹ cũng vay mượn một ít tiền để cho mẹ của Liên vào nam thăm cháu và ở lại vài tháng để chăm sóc mẹ con Liên những tháng đầu còn yếu ớt.
Giờ đây quỳ trong một ngôi Thánh đường mới lạ, nhưng sao lại quá thân thương, tất cả những người có mặt hôm nay đâu có quan hệ ruột thịt máu mủ gì mà sao tình cảm của mọi người dành cho Liên lại gần gũi, quý mến quá vậy. Những giọt nước mắt hạnh phúc lại tuôn rơi để nói thay cho lời cảm tạ chân thành tri ân Tình Chúa quá bao la và tình người đầy ấm cúng.
Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình yêu ấy có khả năng xoa dịu mọi nỗi đau khổ của nhân loại, có một sức mạnh hàn gắn mọi tâm hồn tan nát đau thương. Tình yêu ấy như dòng suối mát trong, như sữa mật ngọt ngào huyền nhiệm làm mới lại tình yêu của con người với nhau. Như Đức Giêsu đã nói: "Hỡi những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11: 28). Ngài muốn chúng ta hãy đặt tất cả những nỗi lo âu vào Lòng Thương Xót của Người hãy phó thác vào sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa.. Như trong thư thứ nhất của thánh Phêrô đã xác quyết "Mọi lo âu anh em hãy trút tất cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em." (1Pr 5: 7). Chúa Giêsu còn nhấn mạnh: “Đừng lo lắng về ngày mai, ngày nào có cái khổ của ngày ấy”(Mt 6,34). Và Người khẳng định một cách mạnh mẽ rằng: “Ngay cả tóc trên đầu các anh em đã được Cha đếm cả rồi”(Mt 10, 30).
Thiên Chúa là Tình Yêu, tình yêu chấp nhận đau khổ, tình yêu cần phải được triển nở trong đau khổ, vì thế nhiều khi Thiên Chúa sử dụng những con đường và những phương thế làm cho chúng ta rất khó có thể nhận ra được tình yêu của Người. Chính Đức Giêsu Kitô đã bày tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta bằng cả cuộc sống và cái chết đau thương của Người trên thập giá. Người đón nhận lưỡi đòng đâm thâu để mở rộng Trái Tim của Người, để những giọt máu và nước cuối cùng còn đọng lại trong tim cũng phải tuôn đổ cho nhân loại chúng ta.
* (Bài viết đã được sự đồng ý của chị L… nhân vật chính trong câu chuyện, chị L…sẵn lòng cho đăng tên tuổi thật, quê quán, và hình ảnh ngày chị sanh em bé cũng như ngày rửa tội, nhưng vì lý do tế nhị và e rằng sau này sẽ có thể sẽ gặp những điều không hay xảy ra cho chị L… mà Hoa Ngâu đã thay đổi toàn bộ tên của các nhân vật, không đăng quê quán và hình ảnh. Chân thành cám ơn chị L…)
Thiên Chúa là Tình Yêu. Chính vì yêu thương Ngài đã tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài để thông ban cho họ vinh quang và hạnh phúc viên mãn. Ngài tạo dựng nên họ có nam có nữ. Ngài ban cho họ khả năng yêu thương, hoàn toàn bình đẳng với nhau và bổ túc cho nhau và cùng giúp nhau hướng về những điều thiện hảo, tình yêu của họ liên kết mật thiết với nhau đến độ họ không còn phải là hai, mà chỉ là một xương một thịt. Chính vì thế tình yêu của họ được Thiên Chúa chúc lành và phản ánh chính tình yêu của Ngài đối với nhân loại. Nhưng Satan đã ghen ghét và tức tối đã tìm đủ mọi cách để phá vỡ hạnh phúc của con người và mối quan hệ của con người với Thiên Chúa, Satan đã thành công trong việc phá vỡ nguồn hạnh phúc gia đình thứ nhất của nhân loại là Adam và Eva, đã lôi kéo ông bà ra ra khỏi vòng tay yêu thương của Thiên Chúa. Hậu quả đau thương này vẫn còn ảnh hưởng và trải rộng khắp trần gian.
Satan đã gieo rắc tội lỗi vào thế gian vì tội lỗi là mầm mống và là cội rễ mọi sự dữ, là nguyên nhân gây ra mọi sự đau khổ, bất hòa và chia rẽ là kẻ phá hoại cuộc sống chung hài hòa của con người trong gia đình và xã hội. Tội lỗi làm băng hoại tâm hồn và nhân cách của con người, làm cho con người nghi kỵ lẫn nhau, chỉ biết đến cái tôi ích kỷ của mình và sẵn sàng triệt tiêu sự sống để bảo vệ cái tôi ích kỷ đó.
Nhưng "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi chết, nhưng được sống muôn đời". Thiên Chúa đã sai Con của Ngài đến để chữa lành mọi vết thương tội lỗi của con người và làm mới lại tình yêu của Ngài với con người và các gia đình. Satan biết rất rõ điều này. Vì thế chúng ra sức tìm đủ mọi cách để kéo con người, kéo các gia đình ra khỏi vòng tay yêu mến của Chúa Kitô Giêsu. Satan rất sợ con người chạy đến cùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Chúng biết, nơi tình yêu Thánh Tâm Chúa, các gia đình sẽ được yên vui hạnh phúc và chúng sẽ thất bại thảm sầu.
Thiên Chúa là Đấng luôn trung tín, bản tính của Ngài là tình yêu Ngài nhìn thấy hết mọi nỗi bế tắc của con người và của mọi gia đình, Ngài biết tự sức con người không thể vượt qua. Nhưng Ngài yêu thương và muốn cứu giúp, và Ngài luôn hiện diện để che chở, ủi an và cứu giúp con người, ngay cả khi con người không nhận ra điều đó, cứ ngỡ Thiên Chúa vô tình không thấu hiểu, thậm chí còn nghi ngờ về sự hiện hữu của Ngài và còn đặt vấn đề Thiên Chúa có thật hay không?
Bước ra từ tòa cáo giải tâm hồn Liên dâng lên một niềm cảm xúc hân hoan vui sướng pha lẫn một chút ân hận vì những lần mình đã oán trách Chúa sao cứ vô tình làm ngơ trước nỗi khổ của mình, ra ghế quỳ hai hàng nước mắt cứ thế tuôn rơi, những giọt nước mắt hạnh phúc, sung sướng vì hôm nay mình đã được giao hòa với Chúa và một lát nữa đây bé Thùy Linh được chịu phép Rửa Tội, hôm nay lại có sự hiện diện của các cô chú trong nhóm Bảo Vệ Sự Sống, đặc biệt là sự có mặt của người mẹ nghèo khổ của Liên từ miền Bắc vào và hai người em trai cũng có mặt để chia sẻ niềm vui và nâng đỡ Liên trong những lúc khó khăn ngặt nghèo này. Liên đã cảm nhận được tình yêu của Chúa thật bao la vĩ đại, nếu không có tình Chúa yêu thương thì có lẽ Liên đã phạm một tội tày đình mà cả đời cũng không thể nào Liên có thể tha thứ cho mình được, chỉ vì nông nỗi thiếu nghĩ suy mà một chút xíu nữa thôi là Liên đã giết chết chính đứa con bé bỏng của mình, từ lúc sanh bé Thùy Linh đến nay đã được 1 tháng, cứ mỗi lần cho con bú, ngắm nhìn con là Liên lại thầm cảm tạ tình thương cao vời của Thiên Chúa.
Như một cuốn phim của cuộc đời mình đang dần dần được quay lại trong tâm trí Liên.
Năm 19 tuổi Liên lập gia đình với Thành, hai người đã sống với nhau những chuỗi ngày hạnh phúc và bé Phương Linh là nguồn hạnh phúc của hai người, dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng tình yêu đã giúp hai người vượt qua tất cả, vì cuộc sống nơi quê nhà không có nhiều việc làm, hai vợ chồng Liên cùng dìu dắt nhau vào miền nam kiếm sống, thuê nhà trọ để ở, Liên làm công nhân, còn Thành làm phụ hồ, cuộc sống tuy vất vả nhưng thật hạnh phúc, vì có bé Phương Linh là nguồn động lực cho hai người cố gắng vươn lên. Cuộc đời cứ tưởng sẽ êm ả trôi, nhưng định mệnh lại trớ trêu, đã cướp mất đi của Liên niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy, vào một buổi sáng khi Liên vừa tỉnh giấc, nhìn thấy Thành vẫn còn say ngủ Liên choàng tay qua ôm nhẹ chồng, nhưng người Thành lạnh ngắt và cứng đơ, Liên hoảng hốt kêu cứu, khi hàng xóm chạy qua thì mới biết Thành đã chết tự bao giờ, người ta nói Thành bị trúng gió, vì hai vợ chồng nằm ngủ dưới đất, vì quá nghèo mà hai người không sắm nổi cho nhau một cái giường. Liên đau khổ tột cùng nhưng vẫn phải cố sống vì còn bé Phương Linh, mới 22 tuổi đời mà Liên đã trở thành góa phụ.
Sau khi chồng chết được 3 năm, thời gian để tang chồng cũng đã mãn, Liên ra mộ chồng nói lên ý nguyện của mình và cũng xin phép gia đình chồng là từ nay nếu gặp được người nào ý hiệp tâm đầu thì cho phép Liên đi thêm bước nữa, gia đình chồng mọi người đều đồng ý vì thấy Liên còn quá trẻ, thời gian sau Liên quen Mạnh, hai người cũng tìm hiểu nhau thêm 3 năm nữa, Liên cũng đưa Mạnh ra thăm mộ chồng, trước mộ của Thành, Mạnh cũng đã hứa với Thành là sẽ bảo bọc và yêu thương mẹ con Liên suốt đời, sau đó hai người đưa nhau về quê để thưa chuyện cùng cha mẹ, cả hai gia đình đều chấp thuận và dự tính ngày làm đám cưới cho Liên và Mạnh.
Niềm vui nhất của Liên là lúc thưa chuyện với cha mẹ Thành, Bố ruột của Liên nói với Bố của Thành: “tôi đã gả nó cho anh chị thì bây giờ anh chị đứng ra lo cho cháu”, còn Bố của Thành thì bảo: “nó là con ruột của anh chị thì anh chị cứ đứng ra lo”, Bố của Mạnh khi nghe chuyện thì nó: “thôi vậy thì cả hai ông Bố đều đứng ra lo liệu cho nó”, vậy là từ nay Liên có tới 3 người Bố, Liên cảm thấy mình thật sung sướng. Và bố mẹ của Thành đã làm 7 mâm cơm mời bà con lối xóm đến dự như là để báo cho mọi người biết là ông bà cho phép con dâu đi lấy chồng, hôm đó cũng có sự hiện diện của Mạnh như để giới thiệu cho mọi người biết người chồng mới của Liên.
Nhưng đời nào ai học được chữ ngờ, khi chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là đến ngày đám cưới, hôm đó có dịp đến nhà Mạnh chơi khi ngồi nói chuyên với người mẹ và người em gái của Mạnh, Liên thật tình cho mẹ của Mạnh biết là trong một lần mổ đã phải cắt bỏ đi buồng trứng bên trái, Liên đâu có ngờ sự chân thành của Liên lại là đại họa cho đời mình, mọi người vẫn vui vẻ cười nói, nhưng hôm sau thì gia đình Mạnh bắn tin là hủy bỏ đám cưới vì cho rằng Liên sẽ không còn khả năng sanh con nữa, như thế là Mạnh trai tơ (Mạnh hơn Liên 3 tuổi) lấy gái góa mà lại không còn sanh đẻ nữa thì không thể được và bà mẹ còn dùng áp lực với Mạnh, nếu Mạnh cố tình lấy Liên bà sẽ từ bỏ luôn.
Mạnh rất buồn nhưng không dám vượt quyền mẹ, Bố của Mạnh cũng rất buồn nhưng “lệnh của bà” luôn là quyết định cuối cùng trong gia đình từ trước tới nay. Nhưng ông cũng đã đưa ra một chiêu khá táo bạo và độc đáo cho Mạnh và Liên. Vào một buổi tối ông gặp riêng Mạnh và Liên và nói với hai đứa rằng: “Hay là hai con đưa nhau vào Nam cứ ăn ở với nhau như vợ chồng đến khi có con về đây bố mẹ sẽ làm lễ tuyên bố sau, lúc đó mẹ con không còn nói là Liên không có khả năng sanh con”.
Vâng lời bố, Mạnh và Liên đưa nhau vào Nam, thuê phòng trọ ở, chẳng bao lâu Liên có thai, Mạnh đã đưa Liên đi khám thai 2 lần ở một bệnh viện Sài gòn, rồi một hôm Mạnh nói với Liên là đi Ban Mê Thuột 2 tuần để làm ăn, Liên vẫn tin tưởng và không hề có sự nghi ngờ nào về Mạnh, nhưng đã một tháng rồi không thấy Mạnh về, linh tính báo cho Liên biết có điều gì không ổn, sau đó Liên nhận được một cú điện thoại của người em dâu của Mạnh báo cho Liên biết là Mạnh về miền Bắc chuẩn bị làm đám cưới với một người con gái khác theo sự sắp đặt của gia đình.
Liên bán tín bán nghi, liền gom góp tiền bạc trở về quê để tìm hiểu, một sự thật quá phũ phàng mà chính Liên không thể ngờ được sao họ lại có thể lừa dối Liên như vậy được. Mẹ của Mạnh nói thẳng với Liên rằng bà không thể cưới Liên cho Mạnh được, khi Liên cho bà biết là mình đã có thai, bà nói: “tao không nhìn nhận cái thai này, mày phá đi, để chỉ làm nghiệp chướng”, khi Liên gặp Mạnh, thì Mạnh cũng hất hủi, Liên nói: “Nếu anh không còn thương tôi thì anh hãy lo cho tôi sanh đẻ xong thì anh muốn cưới ai thì cưới”, Mạnh trả lời: “Bản thân tao còn chưa lo cho tao được, còn đang ăn bám đây, thì lo được cho ai”, và Mạnh đưa cho Liên 700 ngàn đồng bảo Liên đi phá thai, Liên không nhận, Bố của Mạnh thì tránh mặt không dám gặp Liên.
Liên đau khổ tột cùng, khóc không biết bao nhiêu là nước mắt, mọi người đều bảo Liên phá bỏ cái giống bạc tình bạc nghĩa ấy đi, giữ làm gì, kể cả cha mẹ, anh chị em, bà con thân thuộc đều buồn, căm giận và bắt Liên phải từ bỏ cái thai trong bụng, cho rằng bào thai này đúng là nghiệp chướng. Liên không tìm được một nguồn an ủi nào mà chỉ toàn là những điều mắng nhiếc hất hủi của mọi người trong gia đình, nếu bụng mang dạ chửa mà không có chồng ở lại quê nhà thì chỉ đem lại sự nhục nhã cho gia đình, dòng họ. Liên lại lủi thủi một mình vào nam, những người bà con thân thuộc trong nam cũng không ai muốn chứa chấp Liên vì sợ mang gánh nặng và nhất là họ còn nặng đầu óc dị đoan là nuôi bà bầu trong nhà làm ăn không nên.
Liên cũng chạy đến cùng Đức Mẹ ở nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – Sài gòn để cầu nguyện xin ơn soi sáng, nhưng sao cứ rơi vào bế tắc, mọi người đều bỏ rơi Liên vì muốn Liên phá bỏ đi cái thai trong bụng, còn nếu để thì sống làm sao, ai chăm lo lúc sanh đẻ rồi tiền đâu lo chi phí và nuôi con, còn tương lai của bé Phương Linh nữa, trong cơn cùng quẫn Liên đã có lời xúc phạm đến Chúa, vì sao Chúa nỡ để đời Liên rơi vào hoàn cảnh éo le này, Liên đã ngã lòng cậy trông, đức tin bị lung lay và Liên đã thốt lên lời hỏi Chúa: “Lạy Chúa! Nếu Chúa có thật thì xin Chúa hãy tỏ dấu chỉ cho con biết, sao Chúa lại để con quá đau khổ thế này?”. Nhưng tất cả cũng chỉ rơi vào im lặng và trong cơn cùng quẫn Liên quyết định phá thai.
Đúng lúc đó sự quan phòng đầy yêu thương của Chúa đã tỏ lộ cho Liên gặp được các cô chú trong nhóm Bảo Vệ Sự Sống (BVSS), Liên như người chết đuối giữa dòng đời, các cô chú trong nhóm BVSS như chiếc phao cho Liên bám víu, những lời khuyên thắm thiết chí tình, những sự quan tâm tận tình như người ruột thịt, các cô chú lo lắng cho Liên như con ruột của mình, nơi xứ lạ quê người mà gặp được những tấm lòng tốt như thế này thì thật là hồng ân của Chúa ban cho, làm sao Liên có thể nói hết những nỗi vất vả mà các cô chú đã lo cho Liên từ ngày đó cho đến nay. Khi hay tin Liên đã sanh em bé, gia đình cũng thay đổi không còn buồn giận Liên nữa, dù nghèo bố mẹ cũng vay mượn một ít tiền để cho mẹ của Liên vào nam thăm cháu và ở lại vài tháng để chăm sóc mẹ con Liên những tháng đầu còn yếu ớt.
Giờ đây quỳ trong một ngôi Thánh đường mới lạ, nhưng sao lại quá thân thương, tất cả những người có mặt hôm nay đâu có quan hệ ruột thịt máu mủ gì mà sao tình cảm của mọi người dành cho Liên lại gần gũi, quý mến quá vậy. Những giọt nước mắt hạnh phúc lại tuôn rơi để nói thay cho lời cảm tạ chân thành tri ân Tình Chúa quá bao la và tình người đầy ấm cúng.
Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình yêu ấy có khả năng xoa dịu mọi nỗi đau khổ của nhân loại, có một sức mạnh hàn gắn mọi tâm hồn tan nát đau thương. Tình yêu ấy như dòng suối mát trong, như sữa mật ngọt ngào huyền nhiệm làm mới lại tình yêu của con người với nhau. Như Đức Giêsu đã nói: "Hỡi những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11: 28). Ngài muốn chúng ta hãy đặt tất cả những nỗi lo âu vào Lòng Thương Xót của Người hãy phó thác vào sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa.. Như trong thư thứ nhất của thánh Phêrô đã xác quyết "Mọi lo âu anh em hãy trút tất cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em." (1Pr 5: 7). Chúa Giêsu còn nhấn mạnh: “Đừng lo lắng về ngày mai, ngày nào có cái khổ của ngày ấy”(Mt 6,34). Và Người khẳng định một cách mạnh mẽ rằng: “Ngay cả tóc trên đầu các anh em đã được Cha đếm cả rồi”(Mt 10, 30).
Thiên Chúa là Tình Yêu, tình yêu chấp nhận đau khổ, tình yêu cần phải được triển nở trong đau khổ, vì thế nhiều khi Thiên Chúa sử dụng những con đường và những phương thế làm cho chúng ta rất khó có thể nhận ra được tình yêu của Người. Chính Đức Giêsu Kitô đã bày tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta bằng cả cuộc sống và cái chết đau thương của Người trên thập giá. Người đón nhận lưỡi đòng đâm thâu để mở rộng Trái Tim của Người, để những giọt máu và nước cuối cùng còn đọng lại trong tim cũng phải tuôn đổ cho nhân loại chúng ta.
* (Bài viết đã được sự đồng ý của chị L… nhân vật chính trong câu chuyện, chị L…sẵn lòng cho đăng tên tuổi thật, quê quán, và hình ảnh ngày chị sanh em bé cũng như ngày rửa tội, nhưng vì lý do tế nhị và e rằng sau này sẽ có thể sẽ gặp những điều không hay xảy ra cho chị L… mà Hoa Ngâu đã thay đổi toàn bộ tên của các nhân vật, không đăng quê quán và hình ảnh. Chân thành cám ơn chị L…)
Hiểu Đời...
Kim Phượng
19:53 12/06/2009
Hạnh phúc do mình tạo ra... niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy...
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày lãi một ngày
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”.
Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ôm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già. Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh. Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chua đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc. Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt. Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.
Hoạ tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập
"Dream as if you'll live forever, live as if you'll die today "
Lo buồn nghĩ chẳng ích chi
Đời còn vui được ta thì cứ vui
Một mai ba tấc đất vùi
Trần gian để lại nụ cười cho hoa.
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày lãi một ngày
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”.
Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ôm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già. Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh. Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chua đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc. Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt. Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.
Hoạ tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập
"Dream as if you'll live forever, live as if you'll die today "
Lo buồn nghĩ chẳng ích chi
Đời còn vui được ta thì cứ vui
Một mai ba tấc đất vùi
Trần gian để lại nụ cười cho hoa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Xương Thánh Gioan Bosco sẽ du hành khắp năm châu
Bùi Hữu Thư
03:08 12/06/2009
Xương Thánh Gioan Bosco sẽ du hành khắp năm châu
VATICAN CITY (CNS) – Việc kỷ niệm sinh nhật thứ 200 của Thánh Gioan Bosco, người sáng lập Dòng Salêsiêng và là người chăm lo cho các trẻ em kém may mắn, đang được tổ chức với một cuộc du hành của thánh tích trên khắp năm châu.
Bình pha lê và nhôm đựng hình ảnh và xương cánh tay mặt của ngài đã được trưng bầy tại nhiều thành phố Ý. Ngày 4 thánh 6, các giới chức cao cấp của Vatican sẽ đón tiếp thánh tích khi được mang đến Hang Toại Đạo Thánh Callixtus trên Đường Appian tại Rôma.
Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vu Khanh Tòa Thánh và Tổng Giám Mục Gianfranco Ravasi, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa sẽ dâng thánh lễ tại đây để tưởng niệm Thánh Giaon Bosco, người đã có giấc mơ là phải dâng hiến cả cuốc đời cho trẻ em và thanh thiếu niên sống bên lề xã hội.
Theo Đài phát thanh Vatican, Hồng Y Bertone ca tụng ngài về sự tận hiến cho giới trẻ, “nhất là những đứa bị bỏ rơi và bị đe dọa,” gọi ngài là một “con người hành động.” Ngài cũng ngợi khen Dòng Salêsiêng, mà chính ngài là một thành phần, vì đã tiếp tục công trình của vị Thánh tại các cộng đồng cho các tẻ em mồ côi, lang thang, và nghèo khó.
Trong đời ngài, vị thánh thường được gọi là Don Bosco, hay đến thăm các hang toại đạo, một nơi chôn cất các kitô hữu thời thế kỷ thứ 2. Ngài được thúc đẩy bởi “đức an đảm và bác ái” của những người theo Chúa Kitô đầu tiên. Dòng Salêsiêng được trao phó việc coi sóc hang toại San Callixtus Catacombs từ năm 1930.
Hành trình xương Thánh bắt đầu từ Turin ở bắc Ý, vào ngày 25 tháng 4 nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành lập Dòng Salêsiêng. Sau đó sẽ đến Chí Lợi, qua nhiều nước Nam Mỹ, Trung Mỹ, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Á Châu, Phi Châu và trở lại Âu Châu. Hành trình này sẽ chấm dứt tại Turin năm 2014.
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã chấp thuận ban ơn toàn xá cho những ai tham dự cuộc hành hương này để chiêm ngắm và cầu nguyện trước thánh tích ỏ khắp nơi trên thế giới.
Các cộng đồng Salêsiêng cho giới trẻ ngày nay có tại 120 quốc gia.
Năm thánh hóa các linh mục
Lm. LG Đặng Quang Tiến
04:13 12/06/2009
NĂM THÁNH HOÁ CÁC LINH MỤC
“Năm linh mục phải là một năm đặc biệt cầu nguyện của các linh mục, với các linh mục và cho các linh mục”.
“Đây sẽ là dịp để phát triển tình hiệp thông và tình thân hữu của các linh mục với cộng đoàn được ủy thác cho các vị”.
(ĐHY Claudio Hummes, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ, Thư ngày 19/5/2009).
Vài dòng tiểu sử của Thánh Gioan-Maria Vianney
- 08/5/1786: Gioan-Maria Vianney sinh tại Dardilly, gần Lyon, nước Pháp. Ngài là con thứ tư trong sáu anh chị em.
- 1806: ngài bày tỏ ý muốn làm linh mục.
- 23/6/1815: chịu chức phó tế tại Lyon.
- 13/8/1815: chịu chức linh mục ở Grenoble do Đức cha Simon.
- 13/02/1818: Ngài đến xứ Ars như linh mục đặc trách.
- 1821: được bổ nhiệm làm chánh xứ
- Khoảng năm 1830: bắt đầu đoàn lũ người hành hương và sám hối đến xứ Ars. Họ đến ngày mỗi đông cho đến khi ngài qua đời. Cha sở xứ Ars hầu như chẳng bao giờ rời giáo xứ của ngài, vì phải lo cho họ.
- 1843: ba lần ngài muốn trốn đi.
- 1858: người ta đếm khoảng 120.000 người hành hương mỗi năm đến xứ Ars. Cha Sở xứ Ars giải tội 17 giờ mỗi ngày trong toà giải tội.
- 04/8/1859: Ngài qua đời vì kiệt sức lúc 2 giờ sáng.
- 08/01/1905: ĐTC Piô X phong chân phước cho ngài, và ngài được đặt làm “Đấng bảo trợ cho các linh mục tại Pháp”.
- 31/5/1925: ĐTC Piô XI phong thánh cho ngài.
- 1929: ĐTC Piô XI đặt Ngài làm “Đấng bảo trợ cho các Cha Xứ trên toàn thế giới”.
I. LỜI CỦA CHA SỞ HỌ ARS
Với những lời nầy thánh Gioan-Maria Vianney đã đánh động các tâm hồn và đưa họ về với Thiên Chúa.
1. Lòng Nhân Từ và bí tích Tha Tội
“Nếu chúng ta hiểu rõ làm con cái Thiên Chúa là gì, có thể chúng ta sẽ không làm điều xấu… Là con cái Thiên Chúa, ôi, phẩm giá đẹp chừng nào!”
“Lòng nhân từ của Thiên Chúa như một dòng suối tràn bờ. Nó kéo theo những tâm hồn trên dòng nó đi qua”.
“Không phải các tội nhân đến cùng Thiên Chúa để xin Ngài tha tội, nhưng chính Thiên Chúa chạy đến với tôị nhân và làm cho họ đến với Ngài”.
“Thành thử hãy cho Thiên Chúa niềm vui nầy… và chúng ta sẽ hạnh phúc”.
“Thiên Chúa tốt lành luôn sẵn sàng đón nhận chúng ta. Ngài kiên nhẫn đợi chờ chúng ta!”
“Có những người nói: “Tôi đã làm quá nhiều điều xấu, Thiên Chúa tốt lành không thể tha thứ cho tôi”. Nói như thế là phạm thượng lắm. Nói thế là giới hạn lòng nhân từ của Thiên Chúa. Lòng nhân từ nầy không có điểm chấm, mà vô tận”.
“Lỗi lầm của chúng ta như hạt cát bên cạnh ngọn núi lớn lao của lòng nhân từ của Thiên Chúa”.
“Khi linh mục ban ơn giải tội, chỉ phải nghĩ đến một điều: đó là máu của Thiên Chúa tốt lành chảy xuống trên tâm hồn chúng ta để rửa sạch tâm hồn, thanh tẩy tâm hồn và làm cho tâm hồn nên xinh đẹp như sau khi rửa tội.”
“Lúc ban ơn xá tội Thiên Chúa tốt lành ném tội lỗi chúng ta đằng sau lưng Ngài, nghĩa là Ngài quên chúng, Ngài làm chúng ta ra hư không: chúng sẽ không xuất hiện lại bao giờ”.
“Ngài sẽ không bao giờ nói đến các tội lỗi đã được tha. Chúng bị xoá sạch rồi, chúng không còn hiện hữu nữa”.
2. Thánh Thể và Rước Lễ
“Mọi công việc tốt lành cộng lại không bằng hiến tế của thánh lễ, vì chúng là công việc của con người, còn thánh lễ là công cuộc của Thiên Chúa.”
“Không có gì cao trọng hơn Thánh Lễ”.
“Chính Ngài yêu chúng ta rất nhiều! Tại sao chúng ta không yêu mến Ngài?”
“Lương thực của tâm hồn chính là Mình và Máu của Con Một Thiên Chúa.”
“Hãy đến mà rước lễ. Hãy đến với Chúa Giêsu. Hãy đến sống với Ngài, để sống cho Ngài”.
“Thiên Chúa tốt lành muốn tự hiến cho chúng ta, trong bí tích tình yêu của Ngài. Ngài đã ban cho chúng ta một ước muốn bao la và lớn lao mà chỉ mình Ngài có thể thỏa mãn”.
“Rước lễ làm cho tâm hồn như một hơi thổi vào lửa sắp lịm tắt, mà nơi đó vẫn còn nhiều than hồng”.
3. Cầu Nguyện
“Cầu nguyện không gì khác là kết hiệp với Thiên Chúa”.
“Cầu nguyện là một tình bạn … Là cuộc trò chuyện của một người con với cha nó”.
“Càng cầu nguyện, càng muốn cầu nguyện”.
“Bạn có một con tim nhỏ bé, nhưng cầu nguyện làm cho con tim lớn hơn và làm cho nó có thể yêu mến Thiên Chúa”.
“Không phải là những lời cầu nguyện dài và hay mà Thiên Chúa nhìn đến, nhưng là những lời cầu nguyện làm nên tự đáy lòng, với tất cả lòng tôn kính và ước ao thật sự làm đẹp lòng Thiên Chúa”.
“Việc cầu nguyện riêng giống như rơm rải rác đây đó trong cánh đồng. Nếu người ta mang chúng vào lửa, ngọn lửa cháy lên đôi chút, nhưng nếu người ta thu góp rơm rạ nầy lại, ngọn lửa sẽ bùng cao lên trời. Lời cầu nguyện chung giống như thế”.
“Con người có một chức năng rất đẹp, đó là cầu nguyện và yêu mến… Đó là hạnh phúc của con người trên trần gian”.
“Nào linh hồn tôi ơi, bạn đến nói chuyện với Thiên Chúa, làm việc với Ngài, đi đứng với Ngài, chiến đấu và đau khổ với Ngài. Bạn sẽ làm việc, nhưng Ngài sẽ chúc lành cho bạn. Bạn sẽ đi đứng, nhưng Ngài sẽ chúc lành cho bước chân của bạn. Bạn sẽ đau khổ, nhưng Ngài sẽ chúc lành cho nước mắt của bạn.
4. Linh mục
“Linh mục là người tiếp tục công cuộc Cứu Chuộc trên trần gian”.
“Khi bạn thấy một linh mục, bạn hãy nghĩ đến Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”.
“Linh mục không phải là linh mục cho mình, mà cho các bạn”.
“Đến xưng tội với Đức Trinh Nữ hay với một thiên thần. Các ngài sẽ giải tội cho bạn? Các ngài sẽ trao ban cho bạn Mình Máu Thánh Chúa chúng ta? Không đâu, Đức Trinh Nữ không thể làm Con của Mẹ xuống ngự trong Bánh Thánh. Dù bạn có hai trăm thiên thần ở đó đi nữa các ngài cũng không thể tha tội cho bạn. Một linh mục, dù đơn sơ đến mấy đi nữa, ngài có thể làm chuyện ấy. Ngài có thể nói với bạn: “Hãy đi bình an, cha tha tội cho con”.
“Ôi, linh mục là điều gì thật cao trọng!”.
“Một mục tử tốt lành, một mục tử theo lòng Thiên Chúa mong ước, là một kho tàng lớn mà Thiên Chúa tốt lành có thể ban cho một giáo xứ, và là một trong những ân huệ quý giá nhất của lòng nhân hậu thiên linh”.
“Linh mục, đó là tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu”.
“Hãy để một giáo xứ hai mươi năm không có linh mục: bây giờ người ta sẽ thờ thú vật”.
5. Đức Trinh Nữ Maria
“Đức Thánh Nữ Đồng Trinh là thụ tạo xinh đẹp đã không bao giờ làm phiền lòng Thiên Chúa tốt lành”.
“Chúa Cha thích nhìn tâm hồn của Rất Thánh Nữ Đồng Trinh Maria như tuyệt tác bởi tay Ngài”.
“Chúa Giêsu Kitô, sau khi đã ban cho chúng ta tất cả những gì Ngài có thể ban cho chúng ta, còn muốn làm cho chúng ta thừa hưởng điều Ngài có quý giá nhất, đó là Mẹ Thánh của Ngài”.
“Thánh Nữ Đồng Trinh Maria đã sinh chúng ta ra hai lần, trong việc Nhập Thể và dưới chân Thánh Giá: thành thử Ngài là Mẹ của chúng ta hai lần”.
“Không ai vào nhà mà không nói với người giữ cửa! Và nầy! Thánh Nữ Đồng Trinh là người giữ cửa Nước Trời”.
“Ave Maria là lời kinh không bao giờ làm nhàm chán cả”.
“Tất cả những gì Chúa Con xin cùng Chúa Cha để được nhận lời. Tất cả những gì Mẹ xin cùng Chúa Con cũng được nhận lời như vậy”.
“Phương thế chắc chắn nhất để biết ý muốn của Thiên Chúa là cầu nguyện với Mẹ tốt lành của chúng ta”.
II. NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA CHA SỞ HỌ ARS
(Trích dịch từ Teresio Bosco, Messe di Maggio, consacrato alla Madona Regina dei Santi, Elledici, 2004, Torino, 1770-189.)
1. Không Đủ Điểm Chịu Chức Linh Mục?
Năm 1815. Chỉ còn ba tháng nữa là chịu chức linh mục. Thầy Vianney phải qua một kỳ thi rất quan trọng. La tinh! Một ngôn ngữ “tra tấn” ngài. Ngài cố gắng hiểu nhưng chẳng nhớ gì cả. Chỉ muốn khóc mà thôi.
Một ngày sau cha giám đốc chúng viện gọi ngài lên và hỏi:
“Thầy Vianney, tôi nghĩ là thầy hiểu hoàn cảnh của thầy rồi. Không thể chịu chức linh mục mà không phải qua kỳ thi. Chỉ có cách cầu cứu giám mục mà thôi!”.
Tại toà giám mục, cha giám đốc nói cách rõ ràng:
“Thưa Đức cha, nếu Đức cha muốn có những người giỏi tiếng latinh và hy lạp tại xứ nầy, thì phải cho thầy Vianney về mà thôi. Nhưng nếu Đức cha muốn có các linh mục nói về Thiên Chúa cách đơn sơ, các linh mục biết thế nào là sám hối và cầu nguyện, thì chúng ta sẽ giữ thầy Vianney lại”.
Đức Giám mục lắng nghe. Rồi ngài hỏi: “Thầy Vianney có lòng yêu mến Chúa không? Có tôn sùng Đức Mẹ không?” – “Thưa Đức Cha, về điều nầy thì không có gì phải nghi ngờ. Vianney là một mẫu gương yêu mến Thiên Chúa”.
Đức Giám mục suy nghĩ lời cha giám đốc, rồi nói: “Nầy cha, cuộc Cách Mạng (Pháp) và chiến tranh đã mang đến sự tàn phá cho nhiều vùng và nhiều tâm hồn. Tôi tin là để tái thiết lại Hội Thánh các linh mục tài giỏi không đủ, mà cả các thánh. Nếu Vianney là một mẫu gương yêu mến Chúa, thì tôi chấp nhận thầy giữa hàng linh mục, và ơn Chúa sẽ làm điều còn lại”.
Ngày 13 tháng 8 năm 1815. Tại nhà nguyện Đấng Rất Thánh, ở Grenoble, Đức Giám mục Limon truyền chức linh mục cho thầy Gioan-Maria Vianney.
2. “Thiên Chúa Tốt Lành, con là một linh mục dốt nát đáng thương”
Tại làng Écully trời đầy sương. Một cỗ xe ngựa tiến tới. Mang theo một chiếc giường và ít đồ đạc khác. Đi trước cỗ xe là một linh mục mảnh khảnh và trắng dẻ, ngập ngừng dừng lại nhiều nơi. Thấy trên một bãi cỏ vài đứa trẻ đang chăn một đàn bò. Ngài gọi một đứa trong đám:
- Em làm ơn cho biết đường về xứ Ars ở đâu?
- Cha cứ đi thẳng, cho đến khi thấy một đường lớn hơn, rẽ bên trái. Chỉ vài phút sau là vào làng.
- Cám ơn em. Em tên gì?
- Antoine Givre.
- Cám ơn Antoine. Con chỉ cho cha đường về xứ Ars, và cha sẽ chỉ cho con đường lên Thiên Đàng.
Antoine Givre nhìn cha Vianney cách kinh ngạc. Đã lâu lắm rồi không thấy một linh mục ở vùng nầy. Cha Vianney quỳ xuống, hôn mảnh đất của giáo xứ và cầu nguyện:
- “Lạy Thiên Chúa tốt lành, con là một linh mục dốt nát đáng thương, Chúa biết điều nầy. Dân chúng ở đây không chờ đón con, mà Chúa. Họ cần Chúa. Xin hướng dẫn lời con nói, việc con làm, để các linh hồn nầy được cứu độ.”
3. Bữa trưa bữa tối: một nồi khoai tây
Trong Phúc Âm, cha Vianney suy ngắm mọi ngày điều mà người ta hỏi Chúa Giêsu làm thế nào để xua trừ ma quỉ ô uế. Chúa Giêsu trả lời: “Bằng cầu nguyện và chay tịnh”. Cha sở họ Ars nắm giữ từng chữ từng lời.
Cầu nguyện kiên trì là một thói quen của ngài. Ngài cũng bắt đầu ăn chay một cách đáng sợ. Ngài nấu một số khoai tây trong một cái nồi. Đây là lương thực duy nhất cho suốt tuần. Ngài treo nồi khoai trên bếp, và khi nào cơn đói hành hạ ngài, ngài lấy một hoặc hai củ khoai. Sang củ thứ ba, thì ngài tự nói là tham ăn đấy! Và ngài ăn như vậy, lạnh lẽo và không có chút gia vị.
Sau một ngày làm việc và với lương thực như thế, vào buổi tối, ngài nằm trên sàn nhà, và lấy một thanh gỗ làm gối đầu. Ngài cầu nguyện: “Lạy Thiên Chúa của con, xin hãy hoán cải giáo xứ của con.”
4. Gương Giảng Dạy
Mỗi ngày thứ Bảy, ngồi trước mặt Thánh giá, ngài suy gẫm và viết bài giảng cho ngày hôm sau. Ngài viết, rồi xóa, viết lại bằng cách hỏi Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh chi tiết từng lời để có thể đánh động tâm hồn dân chúng. Rồi, ngài lập lại điều đã viết nhiều lần, và tìm cách học thuộc lòng.
Vào ngày Chúa nhật, dân chúng thấy mặt ngài sáng láng, giọng ngài nóng lên như lửa thiêu, và đánh động các tâm hồn.
Bảy năm như thế. Ngài tốt lành với mọi người. Ngài sám hối và cầu nguyện. Thù ghét bắt đầu biến tan. Người say rượu chừa bỏ. Các sàn nhảy lần lượt đóng cửa.
5. Tử Đạo Vì Người Tội Lỗi
Tiếng thơm thánh thiện của cha sở họ Ars dần dần loan ra các vùng phụ cận và rồi cả nước Pháp. Từng đoàn lũ dân chúng kéo về xứ Ars và chờ đến phiên xưng tội với ngài.
Trong những năm cuối đời ngài, ngài để ra 17 giờ mỗi ngày để giải tội. Mỗi năm người ta đếm chừng 120.000 khách hành hương đến xứ Ars, mà đa số đều muốn đến quỳ gối nơi toà giải tội của ngài, “Đời ngài bị tiêu tán bởi tội lỗi cả nước Pháp” (một tác giả viết về ngài).
Năm 1859 cha Vianney sang một bước ngoặt. Ngày tháng của ngài tiêu hủy cho Thiên Chúa và anh chị em của ngài đã đến lúc hoàng hôn. Ngày 29 tháng 7 ngài về nhà xứ giữa đêm khuya sau một ngày dài ở toà giải tội như thường lệ. Ngài kiệt sức. Lấy tay chống vào tường, lần đến cầu thang. Bước lên bậc đầu tiên ngài thì thầm: “Lạy Thiên Chúa của con!”, và ngã sụp xuống. Vài người ở gần đó la lên:
- Cha sở ngã bệnh. Hãy kêu bác sĩ!
Cha Vianney mở mắt và nói thì thào:
- Không, hãy kêu linh mục.
Ngài xưng tội với tất cả lòng khiêm tốn với một linh mục trẻ. Sau khi lãnh nhận ơn giải tội xong, ngài tìm cách mỉm cười và nói với linh mục trẻ nầy:
- Chết thật là đẹp khi đã sống xong thánh giá của mình.
III. HÀNH HƯƠNG ĐẾN XỨ ARS
Năm nay kỷ niệm 150 năm ngày thánh Gioan-Maria Vianney qua đời (1859-2009). Sẽ có một buổi tĩnh tâm cho linh mục toàn thế giới tại Ars do Đức Hồng Y Christoph Schönborn (Tổng Giám mục Vienna, nước Áo) giảng. Chủ đề: “La joie d’être prêtre consacré pour le salut du monde”, từ ngày 27/9 đến 03/10/2009.
Nhà thờ cũ (màu gạch đỏ) nơi ngài làm cha sở 1818-1959 (41 năm) vẫn còn giữ nguyên vẹn. Bên cạnh nhà thờ cũ nầy là ngôi thánh đường mới được xây 3 năm sau khi ngài qua đời. Hai nhà thờ nầy dễ phân biệt bởi kiểu kiến trúc khác nhau.
Nhà thờ cũ được dâng hiến cho Đức Mẹ không mang tội.
Vẫn còn đó toà giảng nơi thánh Vianey thường giảng dạy.
Rồi toà xưng tội nổi tiếng vẫn nằm đó trong phòng thánh nhà thờ cũ, nơi thánh Vianey giải tội 17 giờ/1 ngày. Ngài được gọi là “người tù” của tòa giải tội.
Bảng thời khoá biểu một ngày sống của thánh Vianney: Từ 2 giờ sáng ngài đã giải tội rồi…
Nhà cha sở nơi thánh Gioan-Maria Vianey đã sống suốt 41 năm vẫn còn giữ nguyên vẹn từ khi thánh Gioan-Maria Vianey qua đời: phòng ngủ của ngài và những đồ đạc cá nhân đơn sơ của ngài.
Nhà bếp rất nghèo nàn: chén bát, soong chảo; đặc biệt có một toà giải tội bên góc tường nhà bếp. Thánh Vianney không có toà giải tội, nên đã lấy tủ đựng áo quần của ngài, khoét lỗ hai bên để làm toà giải tội. Dù đã giải tội 17 giờ/1 ngày vẫn chưa đủ. Người ta vẫn kéo đến xưng tội cả khi ngài đang dùng cơm.
Thánh Vianey qua đời trên chiếc giường nầy và xác ngài được an táng trong cái hòm bên cạnh.
Hài cốt ngài được cất giữ trong nhà thờ mới xây.
IV. SỨ ĐIỆP ĐỂ LẠI CHO CÁC LINH MỤC MỌI THỜI
- Con người cầu nguyện: Lâu giờ bên nhà tạm, thâm tình thật sự với Thiên Chúa, phó thác hoàn toàn cho thánh ý Thiên Chúa. Yêu mến Thiên Chúa vô cùng: “Je vous aime, ô mon Dieu…”.
- Trung tâm đời ngài là thánh thể. “Il est là”, thánh Vianey thường kêu lên như thế khi nhìn vào nhà tạm. Ngài là con người của thánh thể, dâng lễ và thờ lạy; “Không có gì cao trọng hơn Thánh Thể” (Il n’y a plus rien de plus grand que l’Eucharistie”). Cho con người Thiên Chúa và cho Thiên Chúa con người.
- Tóm tắt 41 năm cha thánh vianey ở xứ Ars: Ám ảnh bởi muốn con người được cứu độ, nhất là những người đến với ngài hay ngài chịu trách nhiệm. Ngài ước ao mỗi người nếm được niềm vui nhận biết Thiên Chúa, yêu mến Ngài và biết Ngài yêu mến chúng ta…
- Tử đạo nơi tòa giải tội. Từ năm 1830 hàng ngàn người đến xứ Ars để xưng tội. Năm 1859 người ta đếm hơn 120.000 người.
- Ngài chú tâm đến mọi chiều kích của con người. Ngài không ngừng giúp đỡ, làm dịu đau khổ, giúp cho người khác được hạnh phúc: viện mồ côi, trường học, lo cho người nghèo…
- Một tiếng mời gọi nên thánh cho toàn thế giới: “Je te montrerai le chemin du Ciel” (Cha sẽ chỉ cho con đường về Trời). Đó là lời ngài đáp lại trẻ chăn chiên đã chỉ cho ngài đường về xứ Ars. Ngài mời gọi mỗi người hãy để cho Thiên Chúa thánh hoá.
Con đường từ nơi thánh Vianey gặp bé chăn chiên về nhà cha xứ họ Ars.
Village du Curé d’Ars, 28.4.2009
Thân tặng các Linh mục của Chúa, đặc biệt các Cha Sở
Lm. LG Đặng Quang Tiến
Kinh Cầu Nguyện Cho Các Linh Mục
Lạy Chúa Giêsu,/ cùng với thánh Gioan-Maria Vianey,/ chúng con ký thác cho Chúa tất cả các linh mục mà chúng con biết,/ đã gặp và giúp đỡ,/ các linh mục mà Chúa ban cho chúng con như những người cha./
Chúa đã gọi mỗi linh mục bằng tên./ Chúng con ca ngợi Chúa và cầu xin Chúa cho các ngài./ Xin Chúa gìn giữ các ngài trung thành với thánh danh của Chúa./ Chúa đã thánh hóa các ngài để nhân danh Chúa,/ các ngài trở nên mục tử của chúng con/ Xin Chúa ban cho các ngài sức mạnh, tin tưởng và niềm vui để chu toàn sứ mạng./
Xin cho Thánh Thể mà các ngài cử hành hằng ngày,/ nuôi dưỡng các ngài và ban cho các ngài sức mạnh để tận hiến cho Chúa vì đoàn chiên là chúng con./ Xin cho các linh mục dìm mình sâu trong Thánh Tâm đầy lòng thương xót của Chúa,/ để các ngài luôn trở nên nhân chứng của lòng thứ tha./ Xin cho các ngài trở nên những người tôn thờ đích thực của Cha trên trời/ để các ngài dạy chúng con đường chân thật đưa đến hoàn thiện./
Lạy Cha, cùng với các linh mục,/ chúng con dâng mình cho Chúa Kitô vì Hội Thánh./ Xin cho Hội Thánh trở nên nhà truyền giáo theo sự thúc đẩy của Thánh Thần./ Xin dạy chúng con yêu mến các linh mục cách đơn thành,/ tôn trọng các ngài và đón nhận các ngài như một ân huệ đến từ tay Cha,/ để tất cả chúng con hoàn thành công cuộc của Cha là cứu độ mọi người./ Amen.
“Năm linh mục phải là một năm đặc biệt cầu nguyện của các linh mục, với các linh mục và cho các linh mục”.
“Đây sẽ là dịp để phát triển tình hiệp thông và tình thân hữu của các linh mục với cộng đoàn được ủy thác cho các vị”.
(ĐHY Claudio Hummes, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ, Thư ngày 19/5/2009).
Vài dòng tiểu sử của Thánh Gioan-Maria Vianney
- 08/5/1786: Gioan-Maria Vianney sinh tại Dardilly, gần Lyon, nước Pháp. Ngài là con thứ tư trong sáu anh chị em.
- 1806: ngài bày tỏ ý muốn làm linh mục.
- 23/6/1815: chịu chức phó tế tại Lyon.
- 13/8/1815: chịu chức linh mục ở Grenoble do Đức cha Simon.
- 13/02/1818: Ngài đến xứ Ars như linh mục đặc trách.
- 1821: được bổ nhiệm làm chánh xứ
- Khoảng năm 1830: bắt đầu đoàn lũ người hành hương và sám hối đến xứ Ars. Họ đến ngày mỗi đông cho đến khi ngài qua đời. Cha sở xứ Ars hầu như chẳng bao giờ rời giáo xứ của ngài, vì phải lo cho họ.
- 1843: ba lần ngài muốn trốn đi.
- 1858: người ta đếm khoảng 120.000 người hành hương mỗi năm đến xứ Ars. Cha Sở xứ Ars giải tội 17 giờ mỗi ngày trong toà giải tội.
- 04/8/1859: Ngài qua đời vì kiệt sức lúc 2 giờ sáng.
- 08/01/1905: ĐTC Piô X phong chân phước cho ngài, và ngài được đặt làm “Đấng bảo trợ cho các linh mục tại Pháp”.
- 31/5/1925: ĐTC Piô XI phong thánh cho ngài.
- 1929: ĐTC Piô XI đặt Ngài làm “Đấng bảo trợ cho các Cha Xứ trên toàn thế giới”.
I. LỜI CỦA CHA SỞ HỌ ARS
Với những lời nầy thánh Gioan-Maria Vianney đã đánh động các tâm hồn và đưa họ về với Thiên Chúa.
1. Lòng Nhân Từ và bí tích Tha Tội
“Nếu chúng ta hiểu rõ làm con cái Thiên Chúa là gì, có thể chúng ta sẽ không làm điều xấu… Là con cái Thiên Chúa, ôi, phẩm giá đẹp chừng nào!”
“Lòng nhân từ của Thiên Chúa như một dòng suối tràn bờ. Nó kéo theo những tâm hồn trên dòng nó đi qua”.
“Không phải các tội nhân đến cùng Thiên Chúa để xin Ngài tha tội, nhưng chính Thiên Chúa chạy đến với tôị nhân và làm cho họ đến với Ngài”.
“Thành thử hãy cho Thiên Chúa niềm vui nầy… và chúng ta sẽ hạnh phúc”.
“Thiên Chúa tốt lành luôn sẵn sàng đón nhận chúng ta. Ngài kiên nhẫn đợi chờ chúng ta!”
“Có những người nói: “Tôi đã làm quá nhiều điều xấu, Thiên Chúa tốt lành không thể tha thứ cho tôi”. Nói như thế là phạm thượng lắm. Nói thế là giới hạn lòng nhân từ của Thiên Chúa. Lòng nhân từ nầy không có điểm chấm, mà vô tận”.
“Lỗi lầm của chúng ta như hạt cát bên cạnh ngọn núi lớn lao của lòng nhân từ của Thiên Chúa”.
“Khi linh mục ban ơn giải tội, chỉ phải nghĩ đến một điều: đó là máu của Thiên Chúa tốt lành chảy xuống trên tâm hồn chúng ta để rửa sạch tâm hồn, thanh tẩy tâm hồn và làm cho tâm hồn nên xinh đẹp như sau khi rửa tội.”
“Lúc ban ơn xá tội Thiên Chúa tốt lành ném tội lỗi chúng ta đằng sau lưng Ngài, nghĩa là Ngài quên chúng, Ngài làm chúng ta ra hư không: chúng sẽ không xuất hiện lại bao giờ”.
“Ngài sẽ không bao giờ nói đến các tội lỗi đã được tha. Chúng bị xoá sạch rồi, chúng không còn hiện hữu nữa”.
2. Thánh Thể và Rước Lễ
“Mọi công việc tốt lành cộng lại không bằng hiến tế của thánh lễ, vì chúng là công việc của con người, còn thánh lễ là công cuộc của Thiên Chúa.”
“Không có gì cao trọng hơn Thánh Lễ”.
“Chính Ngài yêu chúng ta rất nhiều! Tại sao chúng ta không yêu mến Ngài?”
“Lương thực của tâm hồn chính là Mình và Máu của Con Một Thiên Chúa.”
“Hãy đến mà rước lễ. Hãy đến với Chúa Giêsu. Hãy đến sống với Ngài, để sống cho Ngài”.
“Thiên Chúa tốt lành muốn tự hiến cho chúng ta, trong bí tích tình yêu của Ngài. Ngài đã ban cho chúng ta một ước muốn bao la và lớn lao mà chỉ mình Ngài có thể thỏa mãn”.
“Rước lễ làm cho tâm hồn như một hơi thổi vào lửa sắp lịm tắt, mà nơi đó vẫn còn nhiều than hồng”.
3. Cầu Nguyện
“Cầu nguyện không gì khác là kết hiệp với Thiên Chúa”.
“Cầu nguyện là một tình bạn … Là cuộc trò chuyện của một người con với cha nó”.
“Càng cầu nguyện, càng muốn cầu nguyện”.
“Bạn có một con tim nhỏ bé, nhưng cầu nguyện làm cho con tim lớn hơn và làm cho nó có thể yêu mến Thiên Chúa”.
“Không phải là những lời cầu nguyện dài và hay mà Thiên Chúa nhìn đến, nhưng là những lời cầu nguyện làm nên tự đáy lòng, với tất cả lòng tôn kính và ước ao thật sự làm đẹp lòng Thiên Chúa”.
“Việc cầu nguyện riêng giống như rơm rải rác đây đó trong cánh đồng. Nếu người ta mang chúng vào lửa, ngọn lửa cháy lên đôi chút, nhưng nếu người ta thu góp rơm rạ nầy lại, ngọn lửa sẽ bùng cao lên trời. Lời cầu nguyện chung giống như thế”.
“Con người có một chức năng rất đẹp, đó là cầu nguyện và yêu mến… Đó là hạnh phúc của con người trên trần gian”.
“Nào linh hồn tôi ơi, bạn đến nói chuyện với Thiên Chúa, làm việc với Ngài, đi đứng với Ngài, chiến đấu và đau khổ với Ngài. Bạn sẽ làm việc, nhưng Ngài sẽ chúc lành cho bạn. Bạn sẽ đi đứng, nhưng Ngài sẽ chúc lành cho bước chân của bạn. Bạn sẽ đau khổ, nhưng Ngài sẽ chúc lành cho nước mắt của bạn.
4. Linh mục
“Linh mục là người tiếp tục công cuộc Cứu Chuộc trên trần gian”.
“Khi bạn thấy một linh mục, bạn hãy nghĩ đến Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”.
“Linh mục không phải là linh mục cho mình, mà cho các bạn”.
“Đến xưng tội với Đức Trinh Nữ hay với một thiên thần. Các ngài sẽ giải tội cho bạn? Các ngài sẽ trao ban cho bạn Mình Máu Thánh Chúa chúng ta? Không đâu, Đức Trinh Nữ không thể làm Con của Mẹ xuống ngự trong Bánh Thánh. Dù bạn có hai trăm thiên thần ở đó đi nữa các ngài cũng không thể tha tội cho bạn. Một linh mục, dù đơn sơ đến mấy đi nữa, ngài có thể làm chuyện ấy. Ngài có thể nói với bạn: “Hãy đi bình an, cha tha tội cho con”.
“Ôi, linh mục là điều gì thật cao trọng!”.
“Một mục tử tốt lành, một mục tử theo lòng Thiên Chúa mong ước, là một kho tàng lớn mà Thiên Chúa tốt lành có thể ban cho một giáo xứ, và là một trong những ân huệ quý giá nhất của lòng nhân hậu thiên linh”.
“Linh mục, đó là tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu”.
“Hãy để một giáo xứ hai mươi năm không có linh mục: bây giờ người ta sẽ thờ thú vật”.
5. Đức Trinh Nữ Maria
“Đức Thánh Nữ Đồng Trinh là thụ tạo xinh đẹp đã không bao giờ làm phiền lòng Thiên Chúa tốt lành”.
“Chúa Cha thích nhìn tâm hồn của Rất Thánh Nữ Đồng Trinh Maria như tuyệt tác bởi tay Ngài”.
“Chúa Giêsu Kitô, sau khi đã ban cho chúng ta tất cả những gì Ngài có thể ban cho chúng ta, còn muốn làm cho chúng ta thừa hưởng điều Ngài có quý giá nhất, đó là Mẹ Thánh của Ngài”.
“Thánh Nữ Đồng Trinh Maria đã sinh chúng ta ra hai lần, trong việc Nhập Thể và dưới chân Thánh Giá: thành thử Ngài là Mẹ của chúng ta hai lần”.
“Không ai vào nhà mà không nói với người giữ cửa! Và nầy! Thánh Nữ Đồng Trinh là người giữ cửa Nước Trời”.
“Ave Maria là lời kinh không bao giờ làm nhàm chán cả”.
“Tất cả những gì Chúa Con xin cùng Chúa Cha để được nhận lời. Tất cả những gì Mẹ xin cùng Chúa Con cũng được nhận lời như vậy”.
“Phương thế chắc chắn nhất để biết ý muốn của Thiên Chúa là cầu nguyện với Mẹ tốt lành của chúng ta”.
II. NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA CHA SỞ HỌ ARS
(Trích dịch từ Teresio Bosco, Messe di Maggio, consacrato alla Madona Regina dei Santi, Elledici, 2004, Torino, 1770-189.)
1. Không Đủ Điểm Chịu Chức Linh Mục?
Năm 1815. Chỉ còn ba tháng nữa là chịu chức linh mục. Thầy Vianney phải qua một kỳ thi rất quan trọng. La tinh! Một ngôn ngữ “tra tấn” ngài. Ngài cố gắng hiểu nhưng chẳng nhớ gì cả. Chỉ muốn khóc mà thôi.
Một ngày sau cha giám đốc chúng viện gọi ngài lên và hỏi:
“Thầy Vianney, tôi nghĩ là thầy hiểu hoàn cảnh của thầy rồi. Không thể chịu chức linh mục mà không phải qua kỳ thi. Chỉ có cách cầu cứu giám mục mà thôi!”.
Tại toà giám mục, cha giám đốc nói cách rõ ràng:
“Thưa Đức cha, nếu Đức cha muốn có những người giỏi tiếng latinh và hy lạp tại xứ nầy, thì phải cho thầy Vianney về mà thôi. Nhưng nếu Đức cha muốn có các linh mục nói về Thiên Chúa cách đơn sơ, các linh mục biết thế nào là sám hối và cầu nguyện, thì chúng ta sẽ giữ thầy Vianney lại”.
Đức Giám mục lắng nghe. Rồi ngài hỏi: “Thầy Vianney có lòng yêu mến Chúa không? Có tôn sùng Đức Mẹ không?” – “Thưa Đức Cha, về điều nầy thì không có gì phải nghi ngờ. Vianney là một mẫu gương yêu mến Thiên Chúa”.
Đức Giám mục suy nghĩ lời cha giám đốc, rồi nói: “Nầy cha, cuộc Cách Mạng (Pháp) và chiến tranh đã mang đến sự tàn phá cho nhiều vùng và nhiều tâm hồn. Tôi tin là để tái thiết lại Hội Thánh các linh mục tài giỏi không đủ, mà cả các thánh. Nếu Vianney là một mẫu gương yêu mến Chúa, thì tôi chấp nhận thầy giữa hàng linh mục, và ơn Chúa sẽ làm điều còn lại”.
Ngày 13 tháng 8 năm 1815. Tại nhà nguyện Đấng Rất Thánh, ở Grenoble, Đức Giám mục Limon truyền chức linh mục cho thầy Gioan-Maria Vianney.
2. “Thiên Chúa Tốt Lành, con là một linh mục dốt nát đáng thương”
Tại làng Écully trời đầy sương. Một cỗ xe ngựa tiến tới. Mang theo một chiếc giường và ít đồ đạc khác. Đi trước cỗ xe là một linh mục mảnh khảnh và trắng dẻ, ngập ngừng dừng lại nhiều nơi. Thấy trên một bãi cỏ vài đứa trẻ đang chăn một đàn bò. Ngài gọi một đứa trong đám:
- Em làm ơn cho biết đường về xứ Ars ở đâu?
- Cha cứ đi thẳng, cho đến khi thấy một đường lớn hơn, rẽ bên trái. Chỉ vài phút sau là vào làng.
- Cám ơn em. Em tên gì?
- Antoine Givre.
- Cám ơn Antoine. Con chỉ cho cha đường về xứ Ars, và cha sẽ chỉ cho con đường lên Thiên Đàng.
Antoine Givre nhìn cha Vianney cách kinh ngạc. Đã lâu lắm rồi không thấy một linh mục ở vùng nầy. Cha Vianney quỳ xuống, hôn mảnh đất của giáo xứ và cầu nguyện:
- “Lạy Thiên Chúa tốt lành, con là một linh mục dốt nát đáng thương, Chúa biết điều nầy. Dân chúng ở đây không chờ đón con, mà Chúa. Họ cần Chúa. Xin hướng dẫn lời con nói, việc con làm, để các linh hồn nầy được cứu độ.”
3. Bữa trưa bữa tối: một nồi khoai tây
Trong Phúc Âm, cha Vianney suy ngắm mọi ngày điều mà người ta hỏi Chúa Giêsu làm thế nào để xua trừ ma quỉ ô uế. Chúa Giêsu trả lời: “Bằng cầu nguyện và chay tịnh”. Cha sở họ Ars nắm giữ từng chữ từng lời.
Cầu nguyện kiên trì là một thói quen của ngài. Ngài cũng bắt đầu ăn chay một cách đáng sợ. Ngài nấu một số khoai tây trong một cái nồi. Đây là lương thực duy nhất cho suốt tuần. Ngài treo nồi khoai trên bếp, và khi nào cơn đói hành hạ ngài, ngài lấy một hoặc hai củ khoai. Sang củ thứ ba, thì ngài tự nói là tham ăn đấy! Và ngài ăn như vậy, lạnh lẽo và không có chút gia vị.
Sau một ngày làm việc và với lương thực như thế, vào buổi tối, ngài nằm trên sàn nhà, và lấy một thanh gỗ làm gối đầu. Ngài cầu nguyện: “Lạy Thiên Chúa của con, xin hãy hoán cải giáo xứ của con.”
4. Gương Giảng Dạy
Mỗi ngày thứ Bảy, ngồi trước mặt Thánh giá, ngài suy gẫm và viết bài giảng cho ngày hôm sau. Ngài viết, rồi xóa, viết lại bằng cách hỏi Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh chi tiết từng lời để có thể đánh động tâm hồn dân chúng. Rồi, ngài lập lại điều đã viết nhiều lần, và tìm cách học thuộc lòng.
Vào ngày Chúa nhật, dân chúng thấy mặt ngài sáng láng, giọng ngài nóng lên như lửa thiêu, và đánh động các tâm hồn.
Bảy năm như thế. Ngài tốt lành với mọi người. Ngài sám hối và cầu nguyện. Thù ghét bắt đầu biến tan. Người say rượu chừa bỏ. Các sàn nhảy lần lượt đóng cửa.
5. Tử Đạo Vì Người Tội Lỗi
Tiếng thơm thánh thiện của cha sở họ Ars dần dần loan ra các vùng phụ cận và rồi cả nước Pháp. Từng đoàn lũ dân chúng kéo về xứ Ars và chờ đến phiên xưng tội với ngài.
Trong những năm cuối đời ngài, ngài để ra 17 giờ mỗi ngày để giải tội. Mỗi năm người ta đếm chừng 120.000 khách hành hương đến xứ Ars, mà đa số đều muốn đến quỳ gối nơi toà giải tội của ngài, “Đời ngài bị tiêu tán bởi tội lỗi cả nước Pháp” (một tác giả viết về ngài).
Năm 1859 cha Vianney sang một bước ngoặt. Ngày tháng của ngài tiêu hủy cho Thiên Chúa và anh chị em của ngài đã đến lúc hoàng hôn. Ngày 29 tháng 7 ngài về nhà xứ giữa đêm khuya sau một ngày dài ở toà giải tội như thường lệ. Ngài kiệt sức. Lấy tay chống vào tường, lần đến cầu thang. Bước lên bậc đầu tiên ngài thì thầm: “Lạy Thiên Chúa của con!”, và ngã sụp xuống. Vài người ở gần đó la lên:
- Cha sở ngã bệnh. Hãy kêu bác sĩ!
Cha Vianney mở mắt và nói thì thào:
- Không, hãy kêu linh mục.
Ngài xưng tội với tất cả lòng khiêm tốn với một linh mục trẻ. Sau khi lãnh nhận ơn giải tội xong, ngài tìm cách mỉm cười và nói với linh mục trẻ nầy:
- Chết thật là đẹp khi đã sống xong thánh giá của mình.
III. HÀNH HƯƠNG ĐẾN XỨ ARS
Năm nay kỷ niệm 150 năm ngày thánh Gioan-Maria Vianney qua đời (1859-2009). Sẽ có một buổi tĩnh tâm cho linh mục toàn thế giới tại Ars do Đức Hồng Y Christoph Schönborn (Tổng Giám mục Vienna, nước Áo) giảng. Chủ đề: “La joie d’être prêtre consacré pour le salut du monde”, từ ngày 27/9 đến 03/10/2009.
Nhà thờ cũ (màu gạch đỏ) nơi ngài làm cha sở 1818-1959 (41 năm) vẫn còn giữ nguyên vẹn. Bên cạnh nhà thờ cũ nầy là ngôi thánh đường mới được xây 3 năm sau khi ngài qua đời. Hai nhà thờ nầy dễ phân biệt bởi kiểu kiến trúc khác nhau.
Nhà thờ cũ được dâng hiến cho Đức Mẹ không mang tội.
Vẫn còn đó toà giảng nơi thánh Vianey thường giảng dạy.
Rồi toà xưng tội nổi tiếng vẫn nằm đó trong phòng thánh nhà thờ cũ, nơi thánh Vianey giải tội 17 giờ/1 ngày. Ngài được gọi là “người tù” của tòa giải tội.
Bảng thời khoá biểu một ngày sống của thánh Vianney: Từ 2 giờ sáng ngài đã giải tội rồi…
Nhà cha sở nơi thánh Gioan-Maria Vianey đã sống suốt 41 năm vẫn còn giữ nguyên vẹn từ khi thánh Gioan-Maria Vianey qua đời: phòng ngủ của ngài và những đồ đạc cá nhân đơn sơ của ngài.
Nhà bếp rất nghèo nàn: chén bát, soong chảo; đặc biệt có một toà giải tội bên góc tường nhà bếp. Thánh Vianney không có toà giải tội, nên đã lấy tủ đựng áo quần của ngài, khoét lỗ hai bên để làm toà giải tội. Dù đã giải tội 17 giờ/1 ngày vẫn chưa đủ. Người ta vẫn kéo đến xưng tội cả khi ngài đang dùng cơm.
Thánh Vianey qua đời trên chiếc giường nầy và xác ngài được an táng trong cái hòm bên cạnh.
Hài cốt ngài được cất giữ trong nhà thờ mới xây.
IV. SỨ ĐIỆP ĐỂ LẠI CHO CÁC LINH MỤC MỌI THỜI
- Con người cầu nguyện: Lâu giờ bên nhà tạm, thâm tình thật sự với Thiên Chúa, phó thác hoàn toàn cho thánh ý Thiên Chúa. Yêu mến Thiên Chúa vô cùng: “Je vous aime, ô mon Dieu…”.
- Trung tâm đời ngài là thánh thể. “Il est là”, thánh Vianey thường kêu lên như thế khi nhìn vào nhà tạm. Ngài là con người của thánh thể, dâng lễ và thờ lạy; “Không có gì cao trọng hơn Thánh Thể” (Il n’y a plus rien de plus grand que l’Eucharistie”). Cho con người Thiên Chúa và cho Thiên Chúa con người.
- Tóm tắt 41 năm cha thánh vianey ở xứ Ars: Ám ảnh bởi muốn con người được cứu độ, nhất là những người đến với ngài hay ngài chịu trách nhiệm. Ngài ước ao mỗi người nếm được niềm vui nhận biết Thiên Chúa, yêu mến Ngài và biết Ngài yêu mến chúng ta…
- Tử đạo nơi tòa giải tội. Từ năm 1830 hàng ngàn người đến xứ Ars để xưng tội. Năm 1859 người ta đếm hơn 120.000 người.
- Ngài chú tâm đến mọi chiều kích của con người. Ngài không ngừng giúp đỡ, làm dịu đau khổ, giúp cho người khác được hạnh phúc: viện mồ côi, trường học, lo cho người nghèo…
- Một tiếng mời gọi nên thánh cho toàn thế giới: “Je te montrerai le chemin du Ciel” (Cha sẽ chỉ cho con đường về Trời). Đó là lời ngài đáp lại trẻ chăn chiên đã chỉ cho ngài đường về xứ Ars. Ngài mời gọi mỗi người hãy để cho Thiên Chúa thánh hoá.
Con đường từ nơi thánh Vianey gặp bé chăn chiên về nhà cha xứ họ Ars.
Village du Curé d’Ars, 28.4.2009
Thân tặng các Linh mục của Chúa, đặc biệt các Cha Sở
Lm. LG Đặng Quang Tiến
Kinh Cầu Nguyện Cho Các Linh Mục
Lạy Chúa Giêsu,/ cùng với thánh Gioan-Maria Vianey,/ chúng con ký thác cho Chúa tất cả các linh mục mà chúng con biết,/ đã gặp và giúp đỡ,/ các linh mục mà Chúa ban cho chúng con như những người cha./
Chúa đã gọi mỗi linh mục bằng tên./ Chúng con ca ngợi Chúa và cầu xin Chúa cho các ngài./ Xin Chúa gìn giữ các ngài trung thành với thánh danh của Chúa./ Chúa đã thánh hóa các ngài để nhân danh Chúa,/ các ngài trở nên mục tử của chúng con/ Xin Chúa ban cho các ngài sức mạnh, tin tưởng và niềm vui để chu toàn sứ mạng./
Xin cho Thánh Thể mà các ngài cử hành hằng ngày,/ nuôi dưỡng các ngài và ban cho các ngài sức mạnh để tận hiến cho Chúa vì đoàn chiên là chúng con./ Xin cho các linh mục dìm mình sâu trong Thánh Tâm đầy lòng thương xót của Chúa,/ để các ngài luôn trở nên nhân chứng của lòng thứ tha./ Xin cho các ngài trở nên những người tôn thờ đích thực của Cha trên trời/ để các ngài dạy chúng con đường chân thật đưa đến hoàn thiện./
Lạy Cha, cùng với các linh mục,/ chúng con dâng mình cho Chúa Kitô vì Hội Thánh./ Xin cho Hội Thánh trở nên nhà truyền giáo theo sự thúc đẩy của Thánh Thần./ Xin dạy chúng con yêu mến các linh mục cách đơn thành,/ tôn trọng các ngài và đón nhận các ngài như một ân huệ đến từ tay Cha,/ để tất cả chúng con hoàn thành công cuộc của Cha là cứu độ mọi người./ Amen.
Năm linh mục: phò tích nhập hay phò tranh cãi
Vũ Văn An
07:48 12/06/2009
Thứ tư tuần trước, nhật báo L’Osservatore Romano tường trình rằng trong phiên họp hàng năm của các giám đốc giáo hoàng chủng viện, Đức Tổng Giám Mục Jean-Louis Bruguès, thư ký Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo của Tòa Thánh, đã nhận định rằng trong Giáo Hội Phương Tây, đang có hai trào lưu: một trào lưu tìm kiếm “tích nhập” (integration), trào lưu kia tìm kiếm tranh cãi. Chủ đề bài nói truyện của ngài là: “Việc Đào Luyện Tiến Tới Chức Linh Mục: Giữa Chủ Nghĩa Thế Tục Và Mô Thức Giáo Hội”.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng: “Hiện nay, trong Giáo Hội Âu Châu, và cũng có thể cả Giáo Hội Mỹ nữa, đang có một đường phân chia, mà cũng có thể là đứt đoạn, chắc chắn có thay đổi từ nước này qua nước nọ, và đang đưa ra điều tôi gọi là ‘trào lưu tích nhập’ và ‘trào lưu tranh cãi’".
Theo giải thích của ngài, trào lưu tích nhập chủ trương rằng “có nhiều giá trị Kitô giáo trong việc thế tục hóa, như bình đẳng, tự do, liên đới và trách nhiệm”, cho nên ta có thể cộng tác với chiều hướng thế tục hóa này để tìm ra những phạm vi hợp tác. Trái lại, trào lưu thứ hai cho rằng cần phải giữ một khoảng cách vì họ nghĩ rằng các dị biệt hay tranh cãi, nhất là trong lãnh vực đạo đức học, quá lớn khó có thể hợp tác, và họ đề nghị ra một mô thức thay thế cho mô thức hiện hành.
Đức Tổng Giám Mục Bruguès nhận định rằng: trào lưu đầu thịnh hành trong giai đoạn hậu công đồng và đã cung cấp cái khuôn ý thức hệ cho việc giải thích Công Đồng từng được các thập niên 1960 và thập niên sau đó cổ vũ. Nhưng sự việc bắt đầu quay vòng vào thập niên 1980, đặc biệt là với ảnh hưởng của Đức Gioan Phaolô II, tuy không hoàn toàn do ảnh hưởng của ngài.
Đức TGM cũng cho hay người Công Giáo theo trào lưu đầu thường là những người nhiều tuổi hơn, nhưng hiện vẫn còn đảm nhiệm nhiều chức vụ chủ yếu trong Giáo Hội, trong khi trào lưu sau tuy đang được tăng cường mạnh mẽ nhưng vẫn chưa hẳn thịnh hành.
Ngài cho rằng tình huống ấy đang gây ra các căng thẳng hiện nay trong nhiều giáo hội tại lục địa Châu Âu. Các dị biệt trên xuất hiện trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, đến độ các đại học và trường Công Giáo, các chủng viện và trung tâm huấn luyện các dòng tu, chẳng hạn, “đang được phân bổ theo đường phân chia kia”.
Đức Tổng Giám Mục Bruguès nói tiếp rằng: “Một số người đang chơi trò chơi tích nhập và hợp tác với xã hội thế tục hóa mà liều mình, vì cảm thức phê phán, thấy mình bị buộc phải tách mình ra khỏi khía cạnh này hay khía cạnh kia của học lý hay đạo đức học Công Giáo”. Nhiều người khác, trái lại, nhấn mạnh đến việc tuyên xưng đức tin và tích cực tham dự vào việc phúc âm hóa.
Để giải quyết sự phân chia tiêu cực này, Đức Tổng Giám Mục nghĩ cần có sự giải thích chân chính đối với Công Đồng Vatican II, một giải thích, theo ngài, chỉ có nghĩa là chuyển dịch từ “một mô thức giáo hội này tới một mô thức giáo hội kia”. Đối với việc đào tạo linh mục, Đức TGM cho rằng nó phải là một nền đào tạo thần học “có tính tổng hợp, hữu cơ, nhấn mạnh đến các điều chủ yếu”, trong đó, ít nhất cũng cần một hay hai năm tập chú vào văn hóa và việc dạy giáo lý.
Năm linh mục
Tưởng cũng nên nhắc lại: Đức Thánh Cha đã cho mở một năm linh mục bắt đầu từ ngày Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, 19 tháng Sáu này. Mục đích là để củng cố căn tính hàng giáo sĩ và để thanh tẩy nó khỏi ‘bụi trần dơ bẩn’.
Đến tận năm 1967, thánh bộ giáo sĩ vẫn được gọi là thánh bộ “Công Đồng”, vì thực sự, nó đã được Công Đồng Trent lập ra, với mục đích trông coi việc áp dụng các chỉ dẫn của công đồng này đối với hàng ngũ giáo sĩ.
Bức chân dung về linh mục do Công Đồng Trent tượng hình đã lên khuôn cho đời sống Giáo Hội Công Giáo suốt từ đó cho đến tận hậu bán thế kỷ 20. Nó được điển hình hóa qua Thánh Cha Sở Họ Ars, Gioan Vianney, mà lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh rơi vào đúng năm nay.
Tuy nhiên, trong mấy thập niên qua, căn tính linh mục Công Giáo đã bị biến thái, làm cho lu mờ và ra vụn vặt nhiều mảnh với nhiều mức độ khác nhau do các tấn công vũ bão của phong trào thế tục hóa, cả ở bên ngoài lẫn ở bên trong Giáo Hội.
Ý hướng của Năm Linh Mục chính là xây dựng lại nơi vị linh mục một căn tính tâm linh mạnh mẽ, trung thành với sứ mệnh nguyên thủy của mình. Điều ấy cũng bao hàm một cố gắng tận lực để loại trừ cho bằng được các ‘bụi trần dơ bẩn’ (filth) từng làm một phần hàng giáo sĩ ra ô uế, một phần có giới hạn về con số nhưng mang đủ thảm họa trên bình diện hình ảnh đối với thế giới.
Chính cái dư vị ‘dơ bẩn’ của người sáng lập ra tu hội “Đạo Binh Chúa Kitô” (Legionaries of Christ), Marcial Maciel, dường như đã thúc đẩy Đức Thánh Cha quyết định cho mở năm thánh linh mục này. Bởi vì trùng với ngày khai mạc Năm Thánh Linh Mục, Tòa Thánh cũng cho tiến hành cuộc Thăm Viếng Tông Tòa (apostolic visitation) đối với Đạo Binh này, một Đạo Binh đang hết sức nở rộ về ơn gọi và con số linh mục, nhưng đột ngột lâm vào ngõ bí dường như tan rã chỉ vì một con người, một con người duy nhất, đã cam tâm sống một cuộc sống nước đôi đầy dơ bẩn.
Xây dựng lại căn tính tâm linh cho hàng linh mục, do đó, bao hàm sự chú tâm đặc biệt tới việc đào tạo họ. Các chủng viện từng là một trong các cột mốc canh tân chính của Công Đồng Trent đối với Giáo Hội thế nào, thì ngày nay chúng cũng quan trọng đối với việc đào tạo căn tính hàng giáo sĩ như thế.
Thánh Bộ Giáo Sĩ không giám sát các chủng viện. Việc ấy đặt dưới quyền của Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo. Cho nên, Thánh Bộ này phải cố gắng để Năm Linh Mục thâu đặt nhiều kết quả. Căn cứ vào bài diễn văn của vị thư ký Thánh Bộ, Jean-Louis Bruguès, trước cuộc họp hàng năm của các giám đốc chủng viện giáo hoàng, người ta thấy Thánh Bộ đã đi một bước quan trọng.
Đức Tổng Giám Mục Bruguès, năm nay 66 tuổi, thuộc Dòng Đa Minh, từng là giám mục Angers cho tới năm 2007. Ngoài chức thư ký Thánh Bộ Giáo Dục, ngài còn là phó chủ tịch Hội Giáo Hoàng Về Ơn Gọi Giáo Sĩ và là thành viên của Ủy Ban Đào Tạo Các Ứng Viên Làm Linh Mục. Ngài cũng là một giáo sư tại Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng Thánh Tôma Aquinô.
Trong bài diễn văn trên, Đức TGM Bruguès không hề dùng bất cứ ngôn từ giáo triều nào. Ngài hết sức thành thật. Bằng lời lẽ chắc nịch, ngài mô tả và lên án các thất bại của thời hậu công đồng, nhất là ở Âu Châu, trong đó có sự dốt nát đầy ngỡ ngàng đối với những điểm hết sức sơ đẳng về tín lý tìm thấy trong các ứng viên gia nhập chủng viện.
Sự dốt nát trên mang nhiều ý nghĩa đến độ một trong các phương thuốc được Đức TGM Bruguès kê toa chính là dành hẳn một năm tại chủng viện để dạy về Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo.
Không ai không nhớ: Sách Giáo Lý “ad parochos” (cho các giáo xứ) chính là một cột mốc khác trong cuộc canh tân của Công Đồng Trent. Bốn thế kỷ sau, ta lại phải gặp nó một lần nữa.
Thế tục hóa
Đức Cha Bruguès cho rằng: thế tục hóa đã trở thành một từ chủ yếu để người ta suy nghĩ về các xã hội ngày nay của chúng ta, và cả về Giáo Hội của chúng ta nữa. Nó là một diễn trình lịch sử rất xưa, từng xuất hiện tại Pháp vào giữa thế kỷ 18 trước khi lan tràn qua các xã hội hiện đại. Tuy nhiên, việc thế tục hóa xã hội rất khác nhau từ nước này qua nước nọ.
Ở Pháp và Bỉ, chẳng hạn, nó có khuynh hướng ngăn cấm các dấu chỉ làm thành viên tôn giáo ở nơi công cộng, và đẩy đức tin trở lại lãnh vực tư. Cùng một khuynh hướng ấy cũng đã xuất hiện tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Anh, tuy ở mức độ kém hơn. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, việc thế tục hóa được hòa điệu hóa dễ dàng hơn với việc phát biểu công khai các xác tín tôn giáo của người dân.
Khởi sự một lần nữa từ Sách Giáo Lý
Bất chấp dưới hình thức nào, Đức Tổng Giám Mục Bruguès cũng cho rằng việc thế tục hóa kia cũng đang khởi động sự sụp đổ của nền văn hóa Kitô Giáo trong các xã hội Phương Tây. Kết quả các thanh niên gia nhập chủng viện biết rất ít hay không biết gì cả về tín lý Công Giáo, về lịch sử và các tập tục của Giáo Hội. Việc thiếu các hiểu biết này dẫn tới việc phải duyệt lại nhiều thực hành giáo dục quan trọng vẫn từng được áp dụng cho tới nay.
Đức Tổng Giám Mục đơn cử hai tái duyệt chủ yếu. Thứ nhất, phải dành hẳn một hay hai năm tạm gọi là thời gian đào tạo đầu hết, hay “phục hồi” về giáo lý và văn hóa, trong đó, việc nghiên cứu Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo ít nhất phải kéo dài trọn một năm. Thứ hai, phải duyệt lại các chương trình huấn luyện nói chung. Đức Tổng Giám Mục cho rằng, các ứng viên vào chủng viện biết họ thiếu nhiều hiểu biết. Họ khiêm hạ và muốn hấp thụ sứ điệp của Giáo Hội. Làm việc với họ sẽ đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Việc thiếu hiểu biết của họ, thực ra, lại có khía cạnh tích cực của nó: ít nhất họ không mang theo mình gánh nặng thiên kiến của các bậc cha anh. Ta như thể được làm việc với những “tấm bảng trinh nguyên” (tabula rasa). Bởi thế, ta nên nhấn mạnh tới một nền đào tạo thần học có tính toàn bộ, hữu cơ, tập chú vào những điều chủ yếu.
Chuyên môn hóa quá sớm
Điều ấy, thực ra, đòi hỏi nhiều cố gắng lớn. Thứ nhất, về phía các nhà đào tạo, cần phải chấm dứt cái việc đào tạo lúc ban đầu dựa nặng vào tinh thần phê phán (critical spirit). Đức Tổng Giám Mục Bruguès cho rằng tinh thần ấy rất mạnh giữa những người thuộc thế hệ của ngài, là thế hệ trong đó, việc tìm tòi Thánh Kinh và tín lý đã bị nhiễm độc bởi tinh thần phê phán có hệ thống (systematic spirit of criticism), và cơn cám dỗ muốn chuyên môn hóa quá sớm (premature specialization).
Theo Đức TGM, nhiều giảng khóa hiện đang bị nhân thừa đến thành quá đáng, đè nặng lên vai học tập của các chủng sinh, khiến họ đâm nản lòng. Liệu cái quan điểm bách khoa ấy có thích hợp với những chủng sinh vốn chưa bao giờ nhận được một nền đào tạo Kitô Giáo hay không? Liệu cái quan điểm ấy đã không tạo ra cảnh phân mảnh việc đào tạo, chồng đống các giảng khóa và một cái nhìn lịch sử hóa thái quá đó sao? Liệu có nhất thiết phải đem lại cho các thanh niên này một nền đào tạo thật sâu sắc về các khoa học nhân văn hay các kỹ thuật truyền thông trong khi họ chưa bao giờ được học sách giáo lý chăng? Đức Tổng Giám Mục cho rằng ta nên chọn chiều sâu hơn là chiều rộng, tổng hợp hơn là tản mạn trong chi tiết, tòa kiến trúc hơn là việc trang trí.
Trở lại với thế tục hóa
Một trong các lầm lẫn của thế hệ tiếp theo Công Đồng Vatican II là họ giải thích việc Công Đồng kêu gọi “mở cửa hướng ra thế giới” như là việc trở lại ‘đạo thế tục hóa’. Thế là phần đông các nước Phương Tây tự thế tục hóa chính Giáo Hội. Các tín hữu thi nhau ráng hết sức phục vụ hòa bình, công lý, và các chính nghĩa nhân đạo, đến quên nói tới cuộc sống vĩnh cửu. Vẫn có những cố gắng canh tân giáo lý, nhưng những thứ giáo lý này, đôi lúc, quên đề cập tới các thực tại tối hậu. Một số giới chức Giáo Hội dấn thân vào những cuộc tranh luận đạo đức học của thời đại, do đòi hỏi của dư luận, nhưng đôi khi họ quên không nói gì tới những vấn đề như tội lỗi, ơn thánh và sự sống thần linh hóa. Giáo Hội cũng từng vận động những tài nguyên khổng lồ để cải thiện việc tham dự phụng vụ của giáo dân, nhưng hình như không ai lo lắng chi đến việc phụng vụ phần nào mất đi tính thánh thiêng của nó. Một số người còn hiểu lầm cả ý niệm “Giáo Hội tinh tuyền”, cho là phải gột rửa Giáo Hội ấy khỏi mọi biểu hiện sùng kính bình dân như rước xách, hành hương v.v…
Giáo Hội của xác tín
Điều mừng, theo Đức Tổng Giám Mục, là nhờ sự chạm trán với hiện tượng thế tục hóa, chúng ta đang chuyển từ một Giáo Hội “thuộc về”, trong đó, đức tin được xác định bởi cộng đoàn mình sinh ra, qua một Giáo Hội “xác tín”, trong đó, đức tin được định nghĩa như một chọn lựa bản thân và can đảm. Dĩ nhiên, sự chuyển dịch này mang theo sự thay đổi đầy ngỡ ngàng về số lượng. Con số tham dự nhà thờ, học giáo lý và ngay tại các chủng viện giảm thiểu trông thấy đến độ Đức Hồng Y Lustiger phải nói đùa rằng: tại Pháp, mối tương quan giữa con số các linh mục và con số người Công Giáo ngoan đạo luôn luôn vẫn như nhau.
Ngày nay, các chủng sinh cũng như các linh mục trẻ của chúng ta đều thuộc về Giáo Hội xác tín nói trên. Họ không còn xuất thân nhiều từ các vùng nông thôn, mà là thành thị, nhất là thành thị có trường đại học. Số lớn lại còn có thể thuộc những gia đình phân tán, để lại cho họ nhiều thương tích và đôi khi không trưởng thành về xúc cảm. Môi trường xã hội hình như không còn hỗ trợ họ nữa. Và vì thế, việc họ quyết định trở thành linh mục hoàn toàn là do xác tín bản thân, từ khước mọi tham vọng xã hội. Họ quả đem lại cho hàng ngũ giáo sĩ một khuôn mạo được xác định rõ hơn nhiều, một cá tính mạnh mẽ hơn và một tính khí can đảm hơn. Ta nên ngả mũ kính chào họ.
Bởi thế, theo quan điểm của Đức TGM Bruguès, khó khăn ở đây không hẳn là khó khăn có tính thế hệ. Thế hệ của chính Đức Tổng Giám Mục từng hiểu “mở cửa hướng ra thế giới” như là trở lại ‘đạo thế tục hóa’. Còn thế hệ trẻ ngày nay, tuy sinh ra trong một thời đại lấy thế tục hóa làm môi trường tự nhiên và uống môi trường đó cùng với sữa mẹ, thì lại đang tìm cách tách mình ra khỏi môi trường ấy, và bênh vực cho bằng được căn tính và các dị biệt của mình.
Hai trào lưu
Như trên đã nói, tình huống ấy hiện đang tạo ra hai trào lưu trong các giáo hội Phương Tây. Trào lưu tích nhập hay hợp thành (integration or composition) và trào lưu tranh cãi hay cạnh tranh (controversy or contestation).
Theo Đức TGM Bruguès, trong những người muốn gia nhập chủng viện hiện nay, con số thuộc trào lưu thứ nhất rất hiếm, khiến các linh mục của thế hệ đàn anh không mấy hài lòng. Con số các ứng viên thuộc trào lưu thứ hai đông hơn, nhưng họ đang do dự bước qua ngưỡng cửa chủng viện vì đôi khi họ không tìm được điều họ muốn ở đấy. Họ quan tâm tới vấn đề bản sắc: bản sắc Kitô Giáo; làm thế nào phân biệt được chính mình với những người không cùng chia sẻ đức tin với ta? Và bản sắc linh mục.
Vấn đề vì thế là cần phải tìm cách hòa giải giữa nhà giáo dục, phần đông thuộc trào lưu đầu, và người thụ huấn trẻ thuộc trào lưu thứ hai. Nhà giáo dục có nên bám lấy những tiêu chuẩn kết nạp và chọn lựa của thời mình, nhưng không còn hợp với khát vọng của người trẻ nữa hay không? Đức TGM kể lại câu truyện tại một chủng viện bên Pháp kia, vốn bãi bỏ việc Chầu Thánh Thể đã hơn 20 năm nay, vị bị coi là quá ‘sùng kính’, các chủng sinh trẻ phải đấu tranh vất vả lắm mới tái lập được việc đạo đức ấy. Nhưng việc tái lập ấy lại khiến một số giáo sư bất bình, đe doạ từ chức, vì họ coi việc ấy là ‘quay về quá khứ’; nhượng bộ các chủng sinh trẻ bị họ coi như phải từ bỏ điều mà họ vốn tranh đấu cả đời mới đạt được.
Để kết luận, Đức TGM Bruguès cho rằng các vị giám đốc chủng viện phải nhẹ nhàng chuyển dịch từ lối giải thích Công Đồng Vatican II này qua lối giải thích khác, và nếu có thể, từ mô thức Giáo Hội này qua mô thức Giáo Hội kia. Việc ấy khá tế nhị nhưng là điều tuyệt đối chủ yếu đối với Giáo Hội.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng: “Hiện nay, trong Giáo Hội Âu Châu, và cũng có thể cả Giáo Hội Mỹ nữa, đang có một đường phân chia, mà cũng có thể là đứt đoạn, chắc chắn có thay đổi từ nước này qua nước nọ, và đang đưa ra điều tôi gọi là ‘trào lưu tích nhập’ và ‘trào lưu tranh cãi’".
Theo giải thích của ngài, trào lưu tích nhập chủ trương rằng “có nhiều giá trị Kitô giáo trong việc thế tục hóa, như bình đẳng, tự do, liên đới và trách nhiệm”, cho nên ta có thể cộng tác với chiều hướng thế tục hóa này để tìm ra những phạm vi hợp tác. Trái lại, trào lưu thứ hai cho rằng cần phải giữ một khoảng cách vì họ nghĩ rằng các dị biệt hay tranh cãi, nhất là trong lãnh vực đạo đức học, quá lớn khó có thể hợp tác, và họ đề nghị ra một mô thức thay thế cho mô thức hiện hành.
Đức Tổng Giám Mục Bruguès nhận định rằng: trào lưu đầu thịnh hành trong giai đoạn hậu công đồng và đã cung cấp cái khuôn ý thức hệ cho việc giải thích Công Đồng từng được các thập niên 1960 và thập niên sau đó cổ vũ. Nhưng sự việc bắt đầu quay vòng vào thập niên 1980, đặc biệt là với ảnh hưởng của Đức Gioan Phaolô II, tuy không hoàn toàn do ảnh hưởng của ngài.
Đức TGM cũng cho hay người Công Giáo theo trào lưu đầu thường là những người nhiều tuổi hơn, nhưng hiện vẫn còn đảm nhiệm nhiều chức vụ chủ yếu trong Giáo Hội, trong khi trào lưu sau tuy đang được tăng cường mạnh mẽ nhưng vẫn chưa hẳn thịnh hành.
Ngài cho rằng tình huống ấy đang gây ra các căng thẳng hiện nay trong nhiều giáo hội tại lục địa Châu Âu. Các dị biệt trên xuất hiện trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, đến độ các đại học và trường Công Giáo, các chủng viện và trung tâm huấn luyện các dòng tu, chẳng hạn, “đang được phân bổ theo đường phân chia kia”.
Đức Tổng Giám Mục Bruguès nói tiếp rằng: “Một số người đang chơi trò chơi tích nhập và hợp tác với xã hội thế tục hóa mà liều mình, vì cảm thức phê phán, thấy mình bị buộc phải tách mình ra khỏi khía cạnh này hay khía cạnh kia của học lý hay đạo đức học Công Giáo”. Nhiều người khác, trái lại, nhấn mạnh đến việc tuyên xưng đức tin và tích cực tham dự vào việc phúc âm hóa.
Để giải quyết sự phân chia tiêu cực này, Đức Tổng Giám Mục nghĩ cần có sự giải thích chân chính đối với Công Đồng Vatican II, một giải thích, theo ngài, chỉ có nghĩa là chuyển dịch từ “một mô thức giáo hội này tới một mô thức giáo hội kia”. Đối với việc đào tạo linh mục, Đức TGM cho rằng nó phải là một nền đào tạo thần học “có tính tổng hợp, hữu cơ, nhấn mạnh đến các điều chủ yếu”, trong đó, ít nhất cũng cần một hay hai năm tập chú vào văn hóa và việc dạy giáo lý.
Năm linh mục
Tưởng cũng nên nhắc lại: Đức Thánh Cha đã cho mở một năm linh mục bắt đầu từ ngày Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, 19 tháng Sáu này. Mục đích là để củng cố căn tính hàng giáo sĩ và để thanh tẩy nó khỏi ‘bụi trần dơ bẩn’.
Đến tận năm 1967, thánh bộ giáo sĩ vẫn được gọi là thánh bộ “Công Đồng”, vì thực sự, nó đã được Công Đồng Trent lập ra, với mục đích trông coi việc áp dụng các chỉ dẫn của công đồng này đối với hàng ngũ giáo sĩ.
Bức chân dung về linh mục do Công Đồng Trent tượng hình đã lên khuôn cho đời sống Giáo Hội Công Giáo suốt từ đó cho đến tận hậu bán thế kỷ 20. Nó được điển hình hóa qua Thánh Cha Sở Họ Ars, Gioan Vianney, mà lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh rơi vào đúng năm nay.
Tuy nhiên, trong mấy thập niên qua, căn tính linh mục Công Giáo đã bị biến thái, làm cho lu mờ và ra vụn vặt nhiều mảnh với nhiều mức độ khác nhau do các tấn công vũ bão của phong trào thế tục hóa, cả ở bên ngoài lẫn ở bên trong Giáo Hội.
Ý hướng của Năm Linh Mục chính là xây dựng lại nơi vị linh mục một căn tính tâm linh mạnh mẽ, trung thành với sứ mệnh nguyên thủy của mình. Điều ấy cũng bao hàm một cố gắng tận lực để loại trừ cho bằng được các ‘bụi trần dơ bẩn’ (filth) từng làm một phần hàng giáo sĩ ra ô uế, một phần có giới hạn về con số nhưng mang đủ thảm họa trên bình diện hình ảnh đối với thế giới.
Chính cái dư vị ‘dơ bẩn’ của người sáng lập ra tu hội “Đạo Binh Chúa Kitô” (Legionaries of Christ), Marcial Maciel, dường như đã thúc đẩy Đức Thánh Cha quyết định cho mở năm thánh linh mục này. Bởi vì trùng với ngày khai mạc Năm Thánh Linh Mục, Tòa Thánh cũng cho tiến hành cuộc Thăm Viếng Tông Tòa (apostolic visitation) đối với Đạo Binh này, một Đạo Binh đang hết sức nở rộ về ơn gọi và con số linh mục, nhưng đột ngột lâm vào ngõ bí dường như tan rã chỉ vì một con người, một con người duy nhất, đã cam tâm sống một cuộc sống nước đôi đầy dơ bẩn.
Xây dựng lại căn tính tâm linh cho hàng linh mục, do đó, bao hàm sự chú tâm đặc biệt tới việc đào tạo họ. Các chủng viện từng là một trong các cột mốc canh tân chính của Công Đồng Trent đối với Giáo Hội thế nào, thì ngày nay chúng cũng quan trọng đối với việc đào tạo căn tính hàng giáo sĩ như thế.
Thánh Bộ Giáo Sĩ không giám sát các chủng viện. Việc ấy đặt dưới quyền của Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo. Cho nên, Thánh Bộ này phải cố gắng để Năm Linh Mục thâu đặt nhiều kết quả. Căn cứ vào bài diễn văn của vị thư ký Thánh Bộ, Jean-Louis Bruguès, trước cuộc họp hàng năm của các giám đốc chủng viện giáo hoàng, người ta thấy Thánh Bộ đã đi một bước quan trọng.
Đức Tổng Giám Mục Bruguès, năm nay 66 tuổi, thuộc Dòng Đa Minh, từng là giám mục Angers cho tới năm 2007. Ngoài chức thư ký Thánh Bộ Giáo Dục, ngài còn là phó chủ tịch Hội Giáo Hoàng Về Ơn Gọi Giáo Sĩ và là thành viên của Ủy Ban Đào Tạo Các Ứng Viên Làm Linh Mục. Ngài cũng là một giáo sư tại Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng Thánh Tôma Aquinô.
Trong bài diễn văn trên, Đức TGM Bruguès không hề dùng bất cứ ngôn từ giáo triều nào. Ngài hết sức thành thật. Bằng lời lẽ chắc nịch, ngài mô tả và lên án các thất bại của thời hậu công đồng, nhất là ở Âu Châu, trong đó có sự dốt nát đầy ngỡ ngàng đối với những điểm hết sức sơ đẳng về tín lý tìm thấy trong các ứng viên gia nhập chủng viện.
Sự dốt nát trên mang nhiều ý nghĩa đến độ một trong các phương thuốc được Đức TGM Bruguès kê toa chính là dành hẳn một năm tại chủng viện để dạy về Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo.
Không ai không nhớ: Sách Giáo Lý “ad parochos” (cho các giáo xứ) chính là một cột mốc khác trong cuộc canh tân của Công Đồng Trent. Bốn thế kỷ sau, ta lại phải gặp nó một lần nữa.
Thế tục hóa
Đức Cha Bruguès cho rằng: thế tục hóa đã trở thành một từ chủ yếu để người ta suy nghĩ về các xã hội ngày nay của chúng ta, và cả về Giáo Hội của chúng ta nữa. Nó là một diễn trình lịch sử rất xưa, từng xuất hiện tại Pháp vào giữa thế kỷ 18 trước khi lan tràn qua các xã hội hiện đại. Tuy nhiên, việc thế tục hóa xã hội rất khác nhau từ nước này qua nước nọ.
Ở Pháp và Bỉ, chẳng hạn, nó có khuynh hướng ngăn cấm các dấu chỉ làm thành viên tôn giáo ở nơi công cộng, và đẩy đức tin trở lại lãnh vực tư. Cùng một khuynh hướng ấy cũng đã xuất hiện tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Anh, tuy ở mức độ kém hơn. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, việc thế tục hóa được hòa điệu hóa dễ dàng hơn với việc phát biểu công khai các xác tín tôn giáo của người dân.
Khởi sự một lần nữa từ Sách Giáo Lý
Bất chấp dưới hình thức nào, Đức Tổng Giám Mục Bruguès cũng cho rằng việc thế tục hóa kia cũng đang khởi động sự sụp đổ của nền văn hóa Kitô Giáo trong các xã hội Phương Tây. Kết quả các thanh niên gia nhập chủng viện biết rất ít hay không biết gì cả về tín lý Công Giáo, về lịch sử và các tập tục của Giáo Hội. Việc thiếu các hiểu biết này dẫn tới việc phải duyệt lại nhiều thực hành giáo dục quan trọng vẫn từng được áp dụng cho tới nay.
Đức Tổng Giám Mục đơn cử hai tái duyệt chủ yếu. Thứ nhất, phải dành hẳn một hay hai năm tạm gọi là thời gian đào tạo đầu hết, hay “phục hồi” về giáo lý và văn hóa, trong đó, việc nghiên cứu Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo ít nhất phải kéo dài trọn một năm. Thứ hai, phải duyệt lại các chương trình huấn luyện nói chung. Đức Tổng Giám Mục cho rằng, các ứng viên vào chủng viện biết họ thiếu nhiều hiểu biết. Họ khiêm hạ và muốn hấp thụ sứ điệp của Giáo Hội. Làm việc với họ sẽ đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Việc thiếu hiểu biết của họ, thực ra, lại có khía cạnh tích cực của nó: ít nhất họ không mang theo mình gánh nặng thiên kiến của các bậc cha anh. Ta như thể được làm việc với những “tấm bảng trinh nguyên” (tabula rasa). Bởi thế, ta nên nhấn mạnh tới một nền đào tạo thần học có tính toàn bộ, hữu cơ, tập chú vào những điều chủ yếu.
Chuyên môn hóa quá sớm
Điều ấy, thực ra, đòi hỏi nhiều cố gắng lớn. Thứ nhất, về phía các nhà đào tạo, cần phải chấm dứt cái việc đào tạo lúc ban đầu dựa nặng vào tinh thần phê phán (critical spirit). Đức Tổng Giám Mục Bruguès cho rằng tinh thần ấy rất mạnh giữa những người thuộc thế hệ của ngài, là thế hệ trong đó, việc tìm tòi Thánh Kinh và tín lý đã bị nhiễm độc bởi tinh thần phê phán có hệ thống (systematic spirit of criticism), và cơn cám dỗ muốn chuyên môn hóa quá sớm (premature specialization).
Theo Đức TGM, nhiều giảng khóa hiện đang bị nhân thừa đến thành quá đáng, đè nặng lên vai học tập của các chủng sinh, khiến họ đâm nản lòng. Liệu cái quan điểm bách khoa ấy có thích hợp với những chủng sinh vốn chưa bao giờ nhận được một nền đào tạo Kitô Giáo hay không? Liệu cái quan điểm ấy đã không tạo ra cảnh phân mảnh việc đào tạo, chồng đống các giảng khóa và một cái nhìn lịch sử hóa thái quá đó sao? Liệu có nhất thiết phải đem lại cho các thanh niên này một nền đào tạo thật sâu sắc về các khoa học nhân văn hay các kỹ thuật truyền thông trong khi họ chưa bao giờ được học sách giáo lý chăng? Đức Tổng Giám Mục cho rằng ta nên chọn chiều sâu hơn là chiều rộng, tổng hợp hơn là tản mạn trong chi tiết, tòa kiến trúc hơn là việc trang trí.
Trở lại với thế tục hóa
Một trong các lầm lẫn của thế hệ tiếp theo Công Đồng Vatican II là họ giải thích việc Công Đồng kêu gọi “mở cửa hướng ra thế giới” như là việc trở lại ‘đạo thế tục hóa’. Thế là phần đông các nước Phương Tây tự thế tục hóa chính Giáo Hội. Các tín hữu thi nhau ráng hết sức phục vụ hòa bình, công lý, và các chính nghĩa nhân đạo, đến quên nói tới cuộc sống vĩnh cửu. Vẫn có những cố gắng canh tân giáo lý, nhưng những thứ giáo lý này, đôi lúc, quên đề cập tới các thực tại tối hậu. Một số giới chức Giáo Hội dấn thân vào những cuộc tranh luận đạo đức học của thời đại, do đòi hỏi của dư luận, nhưng đôi khi họ quên không nói gì tới những vấn đề như tội lỗi, ơn thánh và sự sống thần linh hóa. Giáo Hội cũng từng vận động những tài nguyên khổng lồ để cải thiện việc tham dự phụng vụ của giáo dân, nhưng hình như không ai lo lắng chi đến việc phụng vụ phần nào mất đi tính thánh thiêng của nó. Một số người còn hiểu lầm cả ý niệm “Giáo Hội tinh tuyền”, cho là phải gột rửa Giáo Hội ấy khỏi mọi biểu hiện sùng kính bình dân như rước xách, hành hương v.v…
Giáo Hội của xác tín
Điều mừng, theo Đức Tổng Giám Mục, là nhờ sự chạm trán với hiện tượng thế tục hóa, chúng ta đang chuyển từ một Giáo Hội “thuộc về”, trong đó, đức tin được xác định bởi cộng đoàn mình sinh ra, qua một Giáo Hội “xác tín”, trong đó, đức tin được định nghĩa như một chọn lựa bản thân và can đảm. Dĩ nhiên, sự chuyển dịch này mang theo sự thay đổi đầy ngỡ ngàng về số lượng. Con số tham dự nhà thờ, học giáo lý và ngay tại các chủng viện giảm thiểu trông thấy đến độ Đức Hồng Y Lustiger phải nói đùa rằng: tại Pháp, mối tương quan giữa con số các linh mục và con số người Công Giáo ngoan đạo luôn luôn vẫn như nhau.
Ngày nay, các chủng sinh cũng như các linh mục trẻ của chúng ta đều thuộc về Giáo Hội xác tín nói trên. Họ không còn xuất thân nhiều từ các vùng nông thôn, mà là thành thị, nhất là thành thị có trường đại học. Số lớn lại còn có thể thuộc những gia đình phân tán, để lại cho họ nhiều thương tích và đôi khi không trưởng thành về xúc cảm. Môi trường xã hội hình như không còn hỗ trợ họ nữa. Và vì thế, việc họ quyết định trở thành linh mục hoàn toàn là do xác tín bản thân, từ khước mọi tham vọng xã hội. Họ quả đem lại cho hàng ngũ giáo sĩ một khuôn mạo được xác định rõ hơn nhiều, một cá tính mạnh mẽ hơn và một tính khí can đảm hơn. Ta nên ngả mũ kính chào họ.
Bởi thế, theo quan điểm của Đức TGM Bruguès, khó khăn ở đây không hẳn là khó khăn có tính thế hệ. Thế hệ của chính Đức Tổng Giám Mục từng hiểu “mở cửa hướng ra thế giới” như là trở lại ‘đạo thế tục hóa’. Còn thế hệ trẻ ngày nay, tuy sinh ra trong một thời đại lấy thế tục hóa làm môi trường tự nhiên và uống môi trường đó cùng với sữa mẹ, thì lại đang tìm cách tách mình ra khỏi môi trường ấy, và bênh vực cho bằng được căn tính và các dị biệt của mình.
Hai trào lưu
Như trên đã nói, tình huống ấy hiện đang tạo ra hai trào lưu trong các giáo hội Phương Tây. Trào lưu tích nhập hay hợp thành (integration or composition) và trào lưu tranh cãi hay cạnh tranh (controversy or contestation).
Theo Đức TGM Bruguès, trong những người muốn gia nhập chủng viện hiện nay, con số thuộc trào lưu thứ nhất rất hiếm, khiến các linh mục của thế hệ đàn anh không mấy hài lòng. Con số các ứng viên thuộc trào lưu thứ hai đông hơn, nhưng họ đang do dự bước qua ngưỡng cửa chủng viện vì đôi khi họ không tìm được điều họ muốn ở đấy. Họ quan tâm tới vấn đề bản sắc: bản sắc Kitô Giáo; làm thế nào phân biệt được chính mình với những người không cùng chia sẻ đức tin với ta? Và bản sắc linh mục.
Vấn đề vì thế là cần phải tìm cách hòa giải giữa nhà giáo dục, phần đông thuộc trào lưu đầu, và người thụ huấn trẻ thuộc trào lưu thứ hai. Nhà giáo dục có nên bám lấy những tiêu chuẩn kết nạp và chọn lựa của thời mình, nhưng không còn hợp với khát vọng của người trẻ nữa hay không? Đức TGM kể lại câu truyện tại một chủng viện bên Pháp kia, vốn bãi bỏ việc Chầu Thánh Thể đã hơn 20 năm nay, vị bị coi là quá ‘sùng kính’, các chủng sinh trẻ phải đấu tranh vất vả lắm mới tái lập được việc đạo đức ấy. Nhưng việc tái lập ấy lại khiến một số giáo sư bất bình, đe doạ từ chức, vì họ coi việc ấy là ‘quay về quá khứ’; nhượng bộ các chủng sinh trẻ bị họ coi như phải từ bỏ điều mà họ vốn tranh đấu cả đời mới đạt được.
Để kết luận, Đức TGM Bruguès cho rằng các vị giám đốc chủng viện phải nhẹ nhàng chuyển dịch từ lối giải thích Công Đồng Vatican II này qua lối giải thích khác, và nếu có thể, từ mô thức Giáo Hội này qua mô thức Giáo Hội kia. Việc ấy khá tế nhị nhưng là điều tuyệt đối chủ yếu đối với Giáo Hội.
ĐTC Báo Động rằng Chủ Nghĩa Thế Tục có thể Phá Hoại Hội Thánh
Phaolô Phạm Xuân Khôi
13:44 12/06/2009
Cảnh cáo về việc phụng tự thiếu Tâm Hồn.
Rôma, ngày 11 tháng 6, 2009 (Tin Zenit) – ĐTC Bênêđictô báo động về “một sự tục hóa thâm độc” đang xâm nhập Hội Thánh và được biểu lộ trong việc “tôn thờ Thánh Thể một cách hình thức và trống rỗng.”
Hôm nay ĐTC cử hành Lễ Mình Máu Thánh Chúa ở Rôma bằng cách chủ tế Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô rồi sau đó rước Mình Thánh đến Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả.
Trong bài giảng, ĐTC đã trình bày tầm quan trọng của Đức Tin vào Sự Hiện Diện Thật của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, ngài nói cho hằng ngàn khách hành hương rằng Đức Tin này “không thể bị coi là điều đương nhiên.”
Ngài cảnh cáo rằng “Ngày nay có nguy cơ của một sự tục hóa thâm độc ngay cả trong Hội Thánh được trá hình bằng một cách tôn thờ Thánh Thể hình thức và trống rỗng, trong những cuộc cử hành thiếu sự tham gia tận tâm hồn được diễn tả trong việc tôn thờ và kính trọng đồi với Phụng Vụ.”
ĐTC nói thêm, “người ta luôn bị cám dỗ rất mạnh mẽ để biến cầu nguyện thành những giây phút hời hợt bề ngoài và vội vã, để cho mình bị chia trí bởi những việc làm và lo lắng thế gian.”
Tuy nhiên ngài nói thêm rằng Bí Tích Thánh Thể là “Bánh Hằng Sống của thế giới mới được ban cho chúng ta hôm nay trong Thánh Lễ, để từ bây giờ thế giới tương lai được bắt đầu nơi chúng ta.”
ĐTC giải thích, “Cho nên, với Bí Tích Thánh Thể, Thiên Đàng xuống thế, ngày mai của Thiên Chúa xuống hiện tại và thời gian như là vẫn được Thiên Chúa ấp ủ từ muôn đời.”
ĐTC không che dấu được niềm vui khi được đi theo Mình Thánh dọc con đường đến Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả; ngài mời gọi các tín hữu hãy cất lời cầu nguyện này: “Lạy Đức Kitô, xin ở lại với chúng con, xin ban cho chúng con món quà Chính Người và cho chúng con bánh nuôi sống chúng con muôn đời.
“Xin giải thoát thế giới này khỏi nọc độc của sự dữ, của bạo tàn và thù hận, là những điều làm ô nhiễm lương tâm; xin thanh lọc nó với quyền năng của tình yêu lân tuất Người.”
Rôma, ngày 11 tháng 6, 2009 (Tin Zenit) – ĐTC Bênêđictô báo động về “một sự tục hóa thâm độc” đang xâm nhập Hội Thánh và được biểu lộ trong việc “tôn thờ Thánh Thể một cách hình thức và trống rỗng.”
Hôm nay ĐTC cử hành Lễ Mình Máu Thánh Chúa ở Rôma bằng cách chủ tế Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô rồi sau đó rước Mình Thánh đến Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả.
Trong bài giảng, ĐTC đã trình bày tầm quan trọng của Đức Tin vào Sự Hiện Diện Thật của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, ngài nói cho hằng ngàn khách hành hương rằng Đức Tin này “không thể bị coi là điều đương nhiên.”
Ngài cảnh cáo rằng “Ngày nay có nguy cơ của một sự tục hóa thâm độc ngay cả trong Hội Thánh được trá hình bằng một cách tôn thờ Thánh Thể hình thức và trống rỗng, trong những cuộc cử hành thiếu sự tham gia tận tâm hồn được diễn tả trong việc tôn thờ và kính trọng đồi với Phụng Vụ.”
ĐTC nói thêm, “người ta luôn bị cám dỗ rất mạnh mẽ để biến cầu nguyện thành những giây phút hời hợt bề ngoài và vội vã, để cho mình bị chia trí bởi những việc làm và lo lắng thế gian.”
Tuy nhiên ngài nói thêm rằng Bí Tích Thánh Thể là “Bánh Hằng Sống của thế giới mới được ban cho chúng ta hôm nay trong Thánh Lễ, để từ bây giờ thế giới tương lai được bắt đầu nơi chúng ta.”
ĐTC giải thích, “Cho nên, với Bí Tích Thánh Thể, Thiên Đàng xuống thế, ngày mai của Thiên Chúa xuống hiện tại và thời gian như là vẫn được Thiên Chúa ấp ủ từ muôn đời.”
ĐTC không che dấu được niềm vui khi được đi theo Mình Thánh dọc con đường đến Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả; ngài mời gọi các tín hữu hãy cất lời cầu nguyện này: “Lạy Đức Kitô, xin ở lại với chúng con, xin ban cho chúng con món quà Chính Người và cho chúng con bánh nuôi sống chúng con muôn đời.
“Xin giải thoát thế giới này khỏi nọc độc của sự dữ, của bạo tàn và thù hận, là những điều làm ô nhiễm lương tâm; xin thanh lọc nó với quyền năng của tình yêu lân tuất Người.”
Phái đoàn Vatican thăm viếng CERN, mở đường lối đối thoại mới về khoa học và đức tin
Phụng Nghi
15:02 12/06/2009
VATICAN CITY (CNS) - Cuộc thăm viếng của một phái đoàn Tòa thánh Vatican mới đây đến cơ sở CERN – (Conseil Européen pour la Recherche Nucléaire, tiếng Anh là European Council for Nuclear Research, Tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu Âu), một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học lớn nhất thế giới – đã mở ra một đường hướng đối thoại quan trọng giữa khoa học và đức tin. Đó là lời tuyên bố của vị đại diện Tòa thánh cạnh các cơ quan thuộc Liên Hiệp quốc tại Geneve.
Tổng giám mục Silvano Tomasi, vị đại diện nói trên, là thành viên trong phái đoàn của Tòa thánh dẫn đầu do Hồng y Giovanni Lajolo, chủ tịch ủy ban quản trị Thành phố Vatican.
Giám đốc đài Thiên văn Vatican là linh mục Dòng Tên Jose Funes, và một nhà thiên văn Tòa thánh là tu sĩ Dòng Tên Guy Consolmagno người Hoa kỳ, cũng là những thành viên trong phái đoàn Tòa thánh đến thăm viếng phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất thế giới tọa lạc tại Geneve hôm 3 tháng 6 vừa qua.
Trong cuộc điện đàm với thông tấn xã Catholic News Service (CNS) hôm 9 tháng 6, tổng giám mục Tomasi nói rằng ông Rolf-Dieter Heuer, tổng giám đốc CERN, thích thú khi được Vatican đến với cơ sở nổi danh trên thế giới này “bởi vì ông muốn rằng cuộc thăm viếng trở thành một đường hướng mới nhằm thiết lập sự nối kết với Tòa thánh.”
Tổng giám mục cho biết rằng ý hướng muốn có phái đoàn của Vatican đến thăm CERN là do ông Ugo Amaldi, chủ tịch Cơ quan TERA. Cơ quan này cộng tác chặt chẽ với CERN trong nỗ lực tìm ra những phương cách áp dụng nghiên cứu hạt nhân vào việc điều trị chứng bệng ung thư, đặc biệt nơi các trẻ em.
Trong một điện thư trả lời những câu hỏi của thông tấn xã CNS, Hồng y Lajolo nói ngài “vui vẻ nhận lời mời tới thăm CERN bởi vì mối quan tâm riêng của ngài đối với các biên giới xa nhất mà khoa học vật lý vũ trụ cố đạt tới bằng phương pháp làm gia tốc proton (hạt cơ bản tích điện dương).”
Ngài nói việc khám phá ra những hạt hạ nguyên tử (1)(sub-atomic particles) mới, có thể giúp khẳng định lý thuyết Superstring của giáo sư trường Đại học Princeton, ông Edward Witten; lý thuyết này tìm cách kết hợp thuyết tương đối của Albert Einstein với vật lý lượng tử.
Tổng giám mục Tomasi nói: “Vấn đề nổi bật lên từ cuộc viếng thăm này là làm cách nào duy trì mối liên lạc” giữa hai phía bởi vì các nhà khoa học nghiên cứu vũ trụ đặt ra nhiều vấn nạn tương tự như các thần học gia đang cố công tìm hiểu, chẳng hạn đâu là ý nghĩa cuộc sống.
Ngài nói: Tuy nhiên, những phương pháp các khoa học gia và các nhà thần học dùng để trả lời những vấn nạn đó khác biệt nhau từ căn cội và đặt họ vào trong “hai thế giới hoàn toàn khác biệt nhau.”
“Giữa hai bên chẳng có gì là thù hận, nhưng có một nhu cầu phải đàm thoại qua biên giới này và tìm xem kiến thức của con người có thể tiến bộ đến đâu.”
Tổng giám mục mục cho biết đã đạt lời mời ông Heuer tới viếng thăm Tòa thánh nhưng ngày giờ chưa xác định.
Trong lời tuyên bố mở đầu cuộc thảo luận bàn tròn về đối thoại giữa khoa học và đức tin hôm 3 tháng 6, Hồng y Lajolo nói rằng các chân lý khoa học và các chân lý thần học không hề tương phản nhau bởi vì mọi chân lý “đều phát xuất từ cùng một cội nguồn, đó là Thiên Chúa.”
Ngài trưng dẫn lời Thánh Robert Bellarmine (1542-1621), vị tiến sĩ giáo hội đã liên quan đến cuộc điều tra về Galileo của Tòa thánh Vatican trước kia. Vào thời gian đó, thánh Robert Bellarmine là một hồng y, có nói rằng giả như một phát biểu khoa học trở thành xác đáng với đủ chứng cứ và dường như không hoàn toàn phù hợp với Kinh Thánh, thì “người ta cần tìm tòi xem Kinh Thánh có thể được giải thích đúng đắn như thế nào để không tương phản với chân lý khoa học.”
Hồng y Lajolo nói rằng lời phát biểu này “vẫn còn là một nguyên tắc giá trị khi đối ứng với các phát biểu khoa học” ngày nay.
Giáo hội Công giáo là người bảo vệ lý trí và chân lý, đó là lý do “tại sao sau này giáo hội công nhận lập trường khoa học của Galileo và lỗi lầm mắc phải khi kết án ông.”
Tổng giám mục Tomasi nói: “Trong cuộc thăm viếng đã có những cảm giác rất tốt đẹp, một bầu không khí tốt và một số trao đổi thành thật” giữa các đại diện của Vatican và các nhà khoa học tại CERN.
“Một đường hướng đối thoại tốt đẹp đã được thiết lập” với CERN và với các khoa học gia của cơ sở này, ngay cả với những người không có niềm tin ở tôn giáo nào cả.
Ngài cho biết phái đoàn Tòa thánh đã được chính thức chào đón tại các cơ sở của CERN và có cơ hội học hỏi thêm về những hoạt động của phòng thí nghiệm.
Phái đoàn được hướng dẫn xuống thăm Large Hadron Collider (2) sâu dưới mặt đất. Đây là loại máy gia tốc hạt năng lượng cao lớn nhất thế giới, được sử dụng trong các thí nghiệm nhằm tìm hiểu thêm về vũ trụ và những biến động xảy ra ngay liền sau vụ nổ Big Bang.
Máy gia tốc dự trù sẽ tái hoạt động vào tháng 9 sắp tới sau khi bị thiệt hại trong những thí nghiệm kỳ đầu vào mùa thu năm ngoái.
(1) Hạt hạ nguyên tử là một khái niệm để chỉ các hạt cấu thành nên nguyên tử, cùng các hạt được giải phóng trong các phản ứng hạt nhân hay phản ứng phân rã. Ví dụ: điện tử, proton, neutron là những hạt hạ nguyên tử thường được nhắc đến. Ngoài ra còn rất nhiều các hạt hạ nguyên tử khác trong vật lý hạt.
(2) Large Hadron Collider (Máy gia tốc hạt lớn - gọi tắt là LHC) là chiếc máy gia tốc hạt hiện đại lớn nhất và cung cấp gia tốc mạnh nhất trên thế giới, được thiết kế để tạo va chạm trực diện giữa các tia proton (một trong các loại hạt cơ bản) với động năng cực lớn. Mục đích chính của nó là phá vỡ những giới hạn và mặc định của mô hình chuẩn - những lý thuyết cơ bản hiện thời của vật lý hạt. Trên lý thuyết, chiếc máy này được cho là sẽ chứng minh được sự tồn tại của hạt Higgs, những kết quả nghiên cứu từ chiếc máy này có thể chứng minh những dự đoán từ trước cũng như những liên kết còn thiếu trong mô hình chuẩn, và giải thích được những hạt sơ cấp khác có được những đặc tính như khối lượng như thế nào.
Máy gia tốc hạt lớn được chế tạo bởi Tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN), nằm bên dưới mặt đất tại biên giới Pháp-Thụy Sĩ giữa núi Jura và dãy Alps gần Genève, Thụy Sĩ. Dự án được cung cấp kinh phí và chế tạo với sự tham gia cộng tác của trên tám nghìn nhà vật lý của 15 quốc gia cũng như hàng trăm trường đại học và phòng thí nghiệm. Những tia hạt đầu tiên được dẫn vào trong máy ngày 10 tháng 9 năm 2008, và phải chờ khoảng 6 đến 8 tuần sau đó mới có được các đợt va chạm với năng lượng cực lớn đầu tiên.
Mặc dù trên các phương tiện truyền thông hay thậm chí tòa án có nhiều thắc mắc về tính an toàn của máy LHC, các nhà khoa học đều đồng quan điểm rằng các thí nghiệm va chạm hạt của chiếc máy này sẽ không gây ra nguy hiểm nào.
(Theo Wikepedia)
Tổng giám mục Silvano Tomasi, vị đại diện nói trên, là thành viên trong phái đoàn của Tòa thánh dẫn đầu do Hồng y Giovanni Lajolo, chủ tịch ủy ban quản trị Thành phố Vatican.
Giám đốc đài Thiên văn Vatican là linh mục Dòng Tên Jose Funes, và một nhà thiên văn Tòa thánh là tu sĩ Dòng Tên Guy Consolmagno người Hoa kỳ, cũng là những thành viên trong phái đoàn Tòa thánh đến thăm viếng phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất thế giới tọa lạc tại Geneve hôm 3 tháng 6 vừa qua.
Trong cuộc điện đàm với thông tấn xã Catholic News Service (CNS) hôm 9 tháng 6, tổng giám mục Tomasi nói rằng ông Rolf-Dieter Heuer, tổng giám đốc CERN, thích thú khi được Vatican đến với cơ sở nổi danh trên thế giới này “bởi vì ông muốn rằng cuộc thăm viếng trở thành một đường hướng mới nhằm thiết lập sự nối kết với Tòa thánh.”
Tổng giám mục cho biết rằng ý hướng muốn có phái đoàn của Vatican đến thăm CERN là do ông Ugo Amaldi, chủ tịch Cơ quan TERA. Cơ quan này cộng tác chặt chẽ với CERN trong nỗ lực tìm ra những phương cách áp dụng nghiên cứu hạt nhân vào việc điều trị chứng bệng ung thư, đặc biệt nơi các trẻ em.
Trong một điện thư trả lời những câu hỏi của thông tấn xã CNS, Hồng y Lajolo nói ngài “vui vẻ nhận lời mời tới thăm CERN bởi vì mối quan tâm riêng của ngài đối với các biên giới xa nhất mà khoa học vật lý vũ trụ cố đạt tới bằng phương pháp làm gia tốc proton (hạt cơ bản tích điện dương).”
Ngài nói việc khám phá ra những hạt hạ nguyên tử (1)(sub-atomic particles) mới, có thể giúp khẳng định lý thuyết Superstring của giáo sư trường Đại học Princeton, ông Edward Witten; lý thuyết này tìm cách kết hợp thuyết tương đối của Albert Einstein với vật lý lượng tử.
Tổng giám mục Tomasi nói: “Vấn đề nổi bật lên từ cuộc viếng thăm này là làm cách nào duy trì mối liên lạc” giữa hai phía bởi vì các nhà khoa học nghiên cứu vũ trụ đặt ra nhiều vấn nạn tương tự như các thần học gia đang cố công tìm hiểu, chẳng hạn đâu là ý nghĩa cuộc sống.
Ngài nói: Tuy nhiên, những phương pháp các khoa học gia và các nhà thần học dùng để trả lời những vấn nạn đó khác biệt nhau từ căn cội và đặt họ vào trong “hai thế giới hoàn toàn khác biệt nhau.”
“Giữa hai bên chẳng có gì là thù hận, nhưng có một nhu cầu phải đàm thoại qua biên giới này và tìm xem kiến thức của con người có thể tiến bộ đến đâu.”
Tổng giám mục mục cho biết đã đạt lời mời ông Heuer tới viếng thăm Tòa thánh nhưng ngày giờ chưa xác định.
Trong lời tuyên bố mở đầu cuộc thảo luận bàn tròn về đối thoại giữa khoa học và đức tin hôm 3 tháng 6, Hồng y Lajolo nói rằng các chân lý khoa học và các chân lý thần học không hề tương phản nhau bởi vì mọi chân lý “đều phát xuất từ cùng một cội nguồn, đó là Thiên Chúa.”
Ngài trưng dẫn lời Thánh Robert Bellarmine (1542-1621), vị tiến sĩ giáo hội đã liên quan đến cuộc điều tra về Galileo của Tòa thánh Vatican trước kia. Vào thời gian đó, thánh Robert Bellarmine là một hồng y, có nói rằng giả như một phát biểu khoa học trở thành xác đáng với đủ chứng cứ và dường như không hoàn toàn phù hợp với Kinh Thánh, thì “người ta cần tìm tòi xem Kinh Thánh có thể được giải thích đúng đắn như thế nào để không tương phản với chân lý khoa học.”
Hồng y Lajolo nói rằng lời phát biểu này “vẫn còn là một nguyên tắc giá trị khi đối ứng với các phát biểu khoa học” ngày nay.
Giáo hội Công giáo là người bảo vệ lý trí và chân lý, đó là lý do “tại sao sau này giáo hội công nhận lập trường khoa học của Galileo và lỗi lầm mắc phải khi kết án ông.”
Tổng giám mục Tomasi nói: “Trong cuộc thăm viếng đã có những cảm giác rất tốt đẹp, một bầu không khí tốt và một số trao đổi thành thật” giữa các đại diện của Vatican và các nhà khoa học tại CERN.
“Một đường hướng đối thoại tốt đẹp đã được thiết lập” với CERN và với các khoa học gia của cơ sở này, ngay cả với những người không có niềm tin ở tôn giáo nào cả.
Ngài cho biết phái đoàn Tòa thánh đã được chính thức chào đón tại các cơ sở của CERN và có cơ hội học hỏi thêm về những hoạt động của phòng thí nghiệm.
Phái đoàn được hướng dẫn xuống thăm Large Hadron Collider (2) sâu dưới mặt đất. Đây là loại máy gia tốc hạt năng lượng cao lớn nhất thế giới, được sử dụng trong các thí nghiệm nhằm tìm hiểu thêm về vũ trụ và những biến động xảy ra ngay liền sau vụ nổ Big Bang.
Máy gia tốc dự trù sẽ tái hoạt động vào tháng 9 sắp tới sau khi bị thiệt hại trong những thí nghiệm kỳ đầu vào mùa thu năm ngoái.
(1) Hạt hạ nguyên tử là một khái niệm để chỉ các hạt cấu thành nên nguyên tử, cùng các hạt được giải phóng trong các phản ứng hạt nhân hay phản ứng phân rã. Ví dụ: điện tử, proton, neutron là những hạt hạ nguyên tử thường được nhắc đến. Ngoài ra còn rất nhiều các hạt hạ nguyên tử khác trong vật lý hạt.
(2) Large Hadron Collider (Máy gia tốc hạt lớn - gọi tắt là LHC) là chiếc máy gia tốc hạt hiện đại lớn nhất và cung cấp gia tốc mạnh nhất trên thế giới, được thiết kế để tạo va chạm trực diện giữa các tia proton (một trong các loại hạt cơ bản) với động năng cực lớn. Mục đích chính của nó là phá vỡ những giới hạn và mặc định của mô hình chuẩn - những lý thuyết cơ bản hiện thời của vật lý hạt. Trên lý thuyết, chiếc máy này được cho là sẽ chứng minh được sự tồn tại của hạt Higgs, những kết quả nghiên cứu từ chiếc máy này có thể chứng minh những dự đoán từ trước cũng như những liên kết còn thiếu trong mô hình chuẩn, và giải thích được những hạt sơ cấp khác có được những đặc tính như khối lượng như thế nào.
Máy gia tốc hạt lớn được chế tạo bởi Tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN), nằm bên dưới mặt đất tại biên giới Pháp-Thụy Sĩ giữa núi Jura và dãy Alps gần Genève, Thụy Sĩ. Dự án được cung cấp kinh phí và chế tạo với sự tham gia cộng tác của trên tám nghìn nhà vật lý của 15 quốc gia cũng như hàng trăm trường đại học và phòng thí nghiệm. Những tia hạt đầu tiên được dẫn vào trong máy ngày 10 tháng 9 năm 2008, và phải chờ khoảng 6 đến 8 tuần sau đó mới có được các đợt va chạm với năng lượng cực lớn đầu tiên.
Mặc dù trên các phương tiện truyền thông hay thậm chí tòa án có nhiều thắc mắc về tính an toàn của máy LHC, các nhà khoa học đều đồng quan điểm rằng các thí nghiệm va chạm hạt của chiếc máy này sẽ không gây ra nguy hiểm nào.
(Theo Wikepedia)
Đức Thánh Cha suy tư về Thánh Thể, cảnh báo nguy cơ dần bị tục hóa trong Giáo Hội
Nguyễn Hoàng Thương
16:03 12/06/2009
Đức Thánh Cha suy tư về Thánh Thể, cảnh báo nguy cơ dần bị tục hóa trong Giáo Hội
Rôma (AsiaNews) - Ngay cả Giáo Hội cũng có nguy cơ "dần dần bị trần tục hóa" do bởi nguyên nhân "cho phép chính mình bị lợi lộc trần thế chế ngự" và được nhìn thấy trong "việc tôn sùng Thánh Thể theo hình thức và trống rỗng, các cử hành thiếu đi sự tham dự của nội tâm vốn được diễn tả bằng lòng tôn sùng và tôn kính trong phụng vụ". Nhân dịp Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI lại một lần nữa cảnh báo về "nguy cơ" mà Giáo Hội ngày nay gặp phải. Đó là mối ưu tư mà Đức đương kim Giáo Hoàng thường xuyên lên tiếng, nhắc lại điều mà khi ngài còn là hồng y đã viết trong các suy niệm Chặng Đường Thánh Giá vào năm 2005: "Nên chăng chúng ta không cần suy nghĩ đến Chúa Kitô phải chịu đau khổ trong chính Giáo Hội của Người như thế nào? Đã bao lần Sự Hiện Diện của Người trong Bí Tích Thánh bị lạm dụng, đã bao lần Người phải đến với những tâm hồn trống rỗng và xấu xa! Đã bao lâu chúng ta chỉ cử hành cho chính bản thân chúng ta, mà thậm chí không cần nhận thức rằng Người hiện diện nơi đó!".
Huấn từ của Đức Thánh Bênêđictô XVI chiều ngày 12/06 chỉ hoàn toàn nói về Bí Tích Thánh Thể. Thánh Lễ đã được cử hành tại thềm của Đền Thờ Thánh Gioan Lateran và theo truyền thống tiếp đến là cuộc rước kiệu đến Đền Thờ Đức Bà Cả. Đồng thời đó là một nghi thức long trọng và hân hoan, với các nhóm huynh đệ và các nhóm người Công Giáo trong y phục truyền thống, giơ cao những ảnh tượng thánh vốn liên kết chặt chẽ với lòng sùng kính phổ biến. Cũng vậy, lòng tôn sùng cũng được thấy nơi các căn hộ trang trí những bức thảm thêu hoặc thậm chí các gia đình ăn mặc đẹp nơi cửa sổ đón đoàn rước đi qua.
Trong thánh lễ trước cuộc rước kiệu, Đức Thánh Cha đã công bố những lời: “Đây là mình thầy, đây là máu thầy”, đã được Chúa Kitô công bố trong buổi Tiệc Ly. Chúng “lại vang lên hôm nay với sức mạnh duy nhất đã được truyền, Lễ trọng thể Mình Máu Thánh Chúa Kitô (Corpus Domini). Nó dẫn đưa chúng ta đến Phòng Tiệc Ly, giúp chúng ta hồi tưởng bầu khí thánh thiêng đêm hôm đó, Chúa cử hành Lễ Vượt qua với các môn đệ; qua mầu nhiệm này Chúa đã tiên liệu sự hiến tế mà Ngài phải chịu trên thập giá trong ngày kế tiếp. Vì thế, việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể đã mở ra cho chúng ta như là sự tin nhận Chúa Kitô qua cái chết của Người”.
Đêm đó "hơn bao giờ hết, qua cái chết của mình, Chúa Giêsu đã cho thấy sự kết hợp chặt chẽ của Thiên Chúa với dân riêng cuối cùng cũng đạt thành quả. Giao ước cũ được lập trên núi Sinai bằng chiên hiến tế với dân riêng, những người đã được giải thoát khỏi cảnh nô lệ ở Ai Cập và đã hứa tuân giữ các điều răn do Chúa phán ra (x. Xh 24,3). Thực vậy, Do Thái từ thuở ban đầu qua việc tạc tượng con bò vàng, đã chứng tỏ không thể tuân giữ lòng trung tín vào giao ước thiêng liêng, quan trọng hơn, nó thường vi phạm, sửa lại Lề Luật, vốn dạy dỗ họ sống bằng chính khao khát tâm hồn của họ. Tuy nhiên, Chúa đã không bao giờ sai lời phán hứa”.
Trước thềm Năm Linh Mục, suy tư của Đức Thánh Cha về Mình Máu Thánh Chúa Kitô, “là men của sự tái sinh, bánh ‘vụn’ dành cho người ta và cho tất cả mọi người, trên hết là những ai trong hoàn cảnh băn khoăn của khó nghèo, hoặc đau khổ về tinh thần hay thể xác”, nhưng trên hết là những tư tưởng của ngài về các linh mục. “Các linh mục thân mến, tôi đặc biệt ngỏ lời với anh em, những người mà Chúa Kitô đã chọn, để cùng với Người, anh em có thể sống đời sống hy tế và chúc tụng của anh em vì sự cứu rỗi của thế gian. Chỉ qua sự kết hợp với Chúa Kitô anh em mới có thể kín múc sự phong phú thiêng liêng sinh ra niềm hy vọng cho thừa tác vụ mục vụ của anh em. Thánh Lêô Cả nhắc nhở chúng ta rằng ‘sự dự phần của chúng ta trong Mình và Máu Chúa Kitô chỉ nhằm trở nên những gì chúng ta lãnh nhận’ (Sermo 12, De Passione 3,7, PL 54). Nếu điều này đúng với mọi Kitô hũu, thì lại càng đúng với anh em linh mục chúng ta. Trở thành Thánh Thể! Điều này phải là khao khát liên lỉ và bổn phận của chúng ta, để việc hy sinh trong đời sống hiện tại của chúng đồng hành với việc dâng hiến Mình và Máu Chúa trên bàn thờ. Hằng ngày, từ Mình Máu Chúa chúng ta tìm thấy tình yêu tự do và tinh tuyền làm cho chúng ta trở thành thừa tác viên xứng đáng của Chúa Kitô và thành những chứng nhân niềm vui của Chúa. Điều các tín hữu trông đợi nơi linh mục là: mẫu gương về lòng sùng kính Thánh Thể đích thực; họ ưa thích thấy linh mục trải qua những thời khắc cầu nguyện dài thinh lặng và thờ lạy trước Chúa Giêsu như Thánh Cha Sở họ Ars, người mà chúng ta đặc biệt nhớ đến trong suốt năm Linh Mục sắp tới”.
Rôma (AsiaNews) - Ngay cả Giáo Hội cũng có nguy cơ "dần dần bị trần tục hóa" do bởi nguyên nhân "cho phép chính mình bị lợi lộc trần thế chế ngự" và được nhìn thấy trong "việc tôn sùng Thánh Thể theo hình thức và trống rỗng, các cử hành thiếu đi sự tham dự của nội tâm vốn được diễn tả bằng lòng tôn sùng và tôn kính trong phụng vụ". Nhân dịp Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI lại một lần nữa cảnh báo về "nguy cơ" mà Giáo Hội ngày nay gặp phải. Đó là mối ưu tư mà Đức đương kim Giáo Hoàng thường xuyên lên tiếng, nhắc lại điều mà khi ngài còn là hồng y đã viết trong các suy niệm Chặng Đường Thánh Giá vào năm 2005: "Nên chăng chúng ta không cần suy nghĩ đến Chúa Kitô phải chịu đau khổ trong chính Giáo Hội của Người như thế nào? Đã bao lần Sự Hiện Diện của Người trong Bí Tích Thánh bị lạm dụng, đã bao lần Người phải đến với những tâm hồn trống rỗng và xấu xa! Đã bao lâu chúng ta chỉ cử hành cho chính bản thân chúng ta, mà thậm chí không cần nhận thức rằng Người hiện diện nơi đó!".
Huấn từ của Đức Thánh Bênêđictô XVI chiều ngày 12/06 chỉ hoàn toàn nói về Bí Tích Thánh Thể. Thánh Lễ đã được cử hành tại thềm của Đền Thờ Thánh Gioan Lateran và theo truyền thống tiếp đến là cuộc rước kiệu đến Đền Thờ Đức Bà Cả. Đồng thời đó là một nghi thức long trọng và hân hoan, với các nhóm huynh đệ và các nhóm người Công Giáo trong y phục truyền thống, giơ cao những ảnh tượng thánh vốn liên kết chặt chẽ với lòng sùng kính phổ biến. Cũng vậy, lòng tôn sùng cũng được thấy nơi các căn hộ trang trí những bức thảm thêu hoặc thậm chí các gia đình ăn mặc đẹp nơi cửa sổ đón đoàn rước đi qua.
Trong thánh lễ trước cuộc rước kiệu, Đức Thánh Cha đã công bố những lời: “Đây là mình thầy, đây là máu thầy”, đã được Chúa Kitô công bố trong buổi Tiệc Ly. Chúng “lại vang lên hôm nay với sức mạnh duy nhất đã được truyền, Lễ trọng thể Mình Máu Thánh Chúa Kitô (Corpus Domini). Nó dẫn đưa chúng ta đến Phòng Tiệc Ly, giúp chúng ta hồi tưởng bầu khí thánh thiêng đêm hôm đó, Chúa cử hành Lễ Vượt qua với các môn đệ; qua mầu nhiệm này Chúa đã tiên liệu sự hiến tế mà Ngài phải chịu trên thập giá trong ngày kế tiếp. Vì thế, việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể đã mở ra cho chúng ta như là sự tin nhận Chúa Kitô qua cái chết của Người”.
Đêm đó "hơn bao giờ hết, qua cái chết của mình, Chúa Giêsu đã cho thấy sự kết hợp chặt chẽ của Thiên Chúa với dân riêng cuối cùng cũng đạt thành quả. Giao ước cũ được lập trên núi Sinai bằng chiên hiến tế với dân riêng, những người đã được giải thoát khỏi cảnh nô lệ ở Ai Cập và đã hứa tuân giữ các điều răn do Chúa phán ra (x. Xh 24,3). Thực vậy, Do Thái từ thuở ban đầu qua việc tạc tượng con bò vàng, đã chứng tỏ không thể tuân giữ lòng trung tín vào giao ước thiêng liêng, quan trọng hơn, nó thường vi phạm, sửa lại Lề Luật, vốn dạy dỗ họ sống bằng chính khao khát tâm hồn của họ. Tuy nhiên, Chúa đã không bao giờ sai lời phán hứa”.
Trước thềm Năm Linh Mục, suy tư của Đức Thánh Cha về Mình Máu Thánh Chúa Kitô, “là men của sự tái sinh, bánh ‘vụn’ dành cho người ta và cho tất cả mọi người, trên hết là những ai trong hoàn cảnh băn khoăn của khó nghèo, hoặc đau khổ về tinh thần hay thể xác”, nhưng trên hết là những tư tưởng của ngài về các linh mục. “Các linh mục thân mến, tôi đặc biệt ngỏ lời với anh em, những người mà Chúa Kitô đã chọn, để cùng với Người, anh em có thể sống đời sống hy tế và chúc tụng của anh em vì sự cứu rỗi của thế gian. Chỉ qua sự kết hợp với Chúa Kitô anh em mới có thể kín múc sự phong phú thiêng liêng sinh ra niềm hy vọng cho thừa tác vụ mục vụ của anh em. Thánh Lêô Cả nhắc nhở chúng ta rằng ‘sự dự phần của chúng ta trong Mình và Máu Chúa Kitô chỉ nhằm trở nên những gì chúng ta lãnh nhận’ (Sermo 12, De Passione 3,7, PL 54). Nếu điều này đúng với mọi Kitô hũu, thì lại càng đúng với anh em linh mục chúng ta. Trở thành Thánh Thể! Điều này phải là khao khát liên lỉ và bổn phận của chúng ta, để việc hy sinh trong đời sống hiện tại của chúng đồng hành với việc dâng hiến Mình và Máu Chúa trên bàn thờ. Hằng ngày, từ Mình Máu Chúa chúng ta tìm thấy tình yêu tự do và tinh tuyền làm cho chúng ta trở thành thừa tác viên xứng đáng của Chúa Kitô và thành những chứng nhân niềm vui của Chúa. Điều các tín hữu trông đợi nơi linh mục là: mẫu gương về lòng sùng kính Thánh Thể đích thực; họ ưa thích thấy linh mục trải qua những thời khắc cầu nguyện dài thinh lặng và thờ lạy trước Chúa Giêsu như Thánh Cha Sở họ Ars, người mà chúng ta đặc biệt nhớ đến trong suốt năm Linh Mục sắp tới”.
Top Stories
Vietnam authority to tighten their grip on Catholic priests.
Emily Nguyen
04:54 12/06/2009
Recent developments in Vietnam have suggested that Catholic priests are now the prime target for government’s close watch, harassment or even death threats.
Following the incident on June 6, 2009 at Tan Son Nhat airport in which a Redemptorist was detained for hours, a series of harrashments against Catholic priests has erupted in many areas of the country.
Redemptorist Fr. Joseph Le Quang Uy, a pro-life activist and a critic to government's infamous mining plan in Central highland of Vietnam- was hold in police custody for hours on his way home from a pastoral trip abroad. He was released later but with a summoning order to return for more "working sessions" in the coming days and his laptop was confiscated.
Local Catholic sources have reported that two other priests in other parts of the country had been put under scrutiny by the authority regardless of how legitimate their activities might seem to be.
First, in Dak lak province, a request from a Dominican priest for permission to continue his pastoral duty in a central highland province of Vietnam has been rejected by the local government.
Fr. Peter Nguyen Van Phuong, a Dominican priest who is currently serving more than 2000 faithful in his assigned area of duty in Lak county, Dak Lak province of Vietnam central highland (50 km Southeast of Buon Ma Thuot city ) has just reported that the People's Committee of Lak county had responded to the congregation's asking for Fr. Peter Nguyen to live and serve his local parishioners in the area as follows:
"The (People's) Committee of Lak County does not accept the request from Rev. Nguyen Van Phuong...and (Rev. Nguyen Van Phuong) has to stop all his pastoral activities starting May 39, 2009 in all areas of Lak county."
The reason given by the authority was "No religious establishment has been present in those areas; therefore there is no need for religion. The faithful in those 4 villages can practice their religion at home".
The fact is prior to 1975 when South Vietnam fell into communist's control, there had been 3 chapels built in Quang Trach, Quang Tru, and Lac Thien villages of Lak County. The one in Lac Thien is now being utilized by the Lak county attorney's office, and the remaining two have been turning into ruins by the war and the not being able to restore due to the prohibitions from the local government.
Fr. Peter Nguyen and his faithful in Dak Lak is not the first case of governmental violation of right to religion. For the past few years, Fr. Nguyen Trung Thoai of Hung Hoa diocese has been repeatedly barred from travelling to Son La province in the Northwest highland region of Vietnam for celebrating Mass. He has been struggling every year to make Christmas and Easter celebration possible for the Son La faithful. So far, he has not succeeded in any single effort.
Fr. Peter Nguyen Van Phuong asks for people's prayers and support in the congregation's effort for claiming the right to practice religion in a country where religious rights had been written as law but in reality never seem to be honored by its authority.
In the northern part of the country, another priest from Yen Ly parish, Vinh diocese (Nghe An province) has just been put on the alert by his parishioners that his life's in danger since there is a plot to do grave harm to him for what he's been doing to protect the integrity of his parish's property and the constitutional rights of his young parishioners.
Fr. Peter Tran Dinh Lai has been a devoted priest to over 2,500 parishioners, known for his role in taking a tough stance against the government's campaign to smear the good names of high ranking church officials such as Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, as well as the spreading of distorted truth by state media about the legitimate protest to reclaim church land by the Redemptorists and Thai Ha parishioners.
The priest has become a target for malicious violence against him since he refused to side with the authority in preventing the parishioners to hold protests asking for the Church's property in various areas of Vinh to be returned to them. When the effort to quash those protests failed, local police launched an attack on mostly women and children in order to see who organized the rallies on Mar 13, 2009, causing mental anguish if not crisis to some of those children. Fr. Peter Tran was among those who asked the government to look into the allegation of police brutality in which nightmarish interrogating techniques had rendered several young students at Nghi Thach middle school so frightening that they suffered from nervous breakdown and refused to go back to school. One extreme case involved Nguyen Thi Nhung, the 7th grader who is now still at home so frightened to go back to her classes despite her parents, neighbors and priests' effort to encourage.
The assertiveness coming from Fr. Peter Tran Dinh Lai, aiding by the staunching support from Bishop Paul Maria Cao Dinh Thuyen has brought strength to the faithful in their quest for justice and the truth. Under guidance of these brave shepherds, the Catholics have not only been living a rich, meaningful spiritual life, but also feeling a sense of security knowing they can always count on their trustworthy religious leaders who are determined to protect their right to worship and to live in dignity even at the cost of their own safety. Fr. Peter Tran is a living example.
Following the incident on June 6, 2009 at Tan Son Nhat airport in which a Redemptorist was detained for hours, a series of harrashments against Catholic priests has erupted in many areas of the country.
Redemptorist Fr. Joseph Le Quang Uy, a pro-life activist and a critic to government's infamous mining plan in Central highland of Vietnam- was hold in police custody for hours on his way home from a pastoral trip abroad. He was released later but with a summoning order to return for more "working sessions" in the coming days and his laptop was confiscated.
Local Catholic sources have reported that two other priests in other parts of the country had been put under scrutiny by the authority regardless of how legitimate their activities might seem to be.
First, in Dak lak province, a request from a Dominican priest for permission to continue his pastoral duty in a central highland province of Vietnam has been rejected by the local government.
Fr. Peter Nguyen Van Phuong, a Dominican priest who is currently serving more than 2000 faithful in his assigned area of duty in Lak county, Dak Lak province of Vietnam central highland (50 km Southeast of Buon Ma Thuot city ) has just reported that the People's Committee of Lak county had responded to the congregation's asking for Fr. Peter Nguyen to live and serve his local parishioners in the area as follows:
"The (People's) Committee of Lak County does not accept the request from Rev. Nguyen Van Phuong...and (Rev. Nguyen Van Phuong) has to stop all his pastoral activities starting May 39, 2009 in all areas of Lak county."
The reason given by the authority was "No religious establishment has been present in those areas; therefore there is no need for religion. The faithful in those 4 villages can practice their religion at home".
The fact is prior to 1975 when South Vietnam fell into communist's control, there had been 3 chapels built in Quang Trach, Quang Tru, and Lac Thien villages of Lak County. The one in Lac Thien is now being utilized by the Lak county attorney's office, and the remaining two have been turning into ruins by the war and the not being able to restore due to the prohibitions from the local government.
Fr. Peter Nguyen and his faithful in Dak Lak is not the first case of governmental violation of right to religion. For the past few years, Fr. Nguyen Trung Thoai of Hung Hoa diocese has been repeatedly barred from travelling to Son La province in the Northwest highland region of Vietnam for celebrating Mass. He has been struggling every year to make Christmas and Easter celebration possible for the Son La faithful. So far, he has not succeeded in any single effort.
Fr. Peter Nguyen Van Phuong asks for people's prayers and support in the congregation's effort for claiming the right to practice religion in a country where religious rights had been written as law but in reality never seem to be honored by its authority.
In the northern part of the country, another priest from Yen Ly parish, Vinh diocese (Nghe An province) has just been put on the alert by his parishioners that his life's in danger since there is a plot to do grave harm to him for what he's been doing to protect the integrity of his parish's property and the constitutional rights of his young parishioners.
Fr. Peter Tran Dinh Lai has been a devoted priest to over 2,500 parishioners, known for his role in taking a tough stance against the government's campaign to smear the good names of high ranking church officials such as Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, as well as the spreading of distorted truth by state media about the legitimate protest to reclaim church land by the Redemptorists and Thai Ha parishioners.
The priest has become a target for malicious violence against him since he refused to side with the authority in preventing the parishioners to hold protests asking for the Church's property in various areas of Vinh to be returned to them. When the effort to quash those protests failed, local police launched an attack on mostly women and children in order to see who organized the rallies on Mar 13, 2009, causing mental anguish if not crisis to some of those children. Fr. Peter Tran was among those who asked the government to look into the allegation of police brutality in which nightmarish interrogating techniques had rendered several young students at Nghi Thach middle school so frightening that they suffered from nervous breakdown and refused to go back to school. One extreme case involved Nguyen Thi Nhung, the 7th grader who is now still at home so frightened to go back to her classes despite her parents, neighbors and priests' effort to encourage.
The assertiveness coming from Fr. Peter Tran Dinh Lai, aiding by the staunching support from Bishop Paul Maria Cao Dinh Thuyen has brought strength to the faithful in their quest for justice and the truth. Under guidance of these brave shepherds, the Catholics have not only been living a rich, meaningful spiritual life, but also feeling a sense of security knowing they can always count on their trustworthy religious leaders who are determined to protect their right to worship and to live in dignity even at the cost of their own safety. Fr. Peter Tran is a living example.
Si moltiplicano in Vietnam i casi di violazione della libertà di religione
Asia-News
15:17 12/06/2009
Vietato a un sacerdote di svolgere attività pastorale perché i suoi fedeli “non hanno bisogno della religione”, un altro viene avvisato dai suoi parrocchiani che la sua stesa vita è in pericolo, un altro viene fermato per ore senza motivi all’aeroporto e avvisato che sarà interrogato ancora.
Hanoi (AsiaNews) – A un sacerdote viene vietato di proseguire la sua attività pastorale perché i suoi duemila fedeli “non hanno bisogno della religione”, a un altro i suoi parrocchiani dicono di fare attenzione perché si dice che la sua stesa vita è in pericolo, un altro ancora viene fermato per ore senza motivi all’aeroporto, avvisato che sarà interrogato ancora e intanto subisce il sequestro del computer. Sono preoccupanti segnali di violazioni della libertà religiosa, che arrivano dal Vietnam, ove tale fondamentale diritto, riconosciuto dalla legge, sembra essere messo in discussione.
Il primo caso riguarda un domenicano, padre Peter Nguyen Van Phuong, che finora ha svolto la sua attività nella provincia di Dak Lak, negli Altipiani centrali. Il Comitato del popolo della conta di Lak ha motivato il rifiuto opposto al religioso di poter proseguire nella sua attività, con l’affermazione che “non ci sono istituzioni religiose in queste zone, quindi non c’è bisogno di religione. I fedeli … possono praticare la loro fede a casa”.
In realtà, fino al 1975, quando il Vietnam è stato unificato dal governo comunista, nella contea c’erano tre cappelle: a Quang Trach, Quang Tru e Lac Thien. Quest’ultima ora è usata dalla contea come ufficio legale e le altre due sono in rovina e non possono essere restaurate per un divieto posto dalle autorità locali.
Il caso di padre Peter Nguyen non è unico nella provincia. Da anni viene impedito a padre Nguyen Trung Thoai della diocesi di Hun Hoa di andare a celebrare messa, almeno per Natale e per Pasqua nella provincia di Son La.
Un’altra vicenda accade nella provincia di Nghe An, diocesi di Vinh, nel nord, e riguarda padre Peter Tran Dinh Lai. Il religioso è apprezzato dai suoi 2.500 parrocchiani per la difesa fatta alla campagna di denigrazione lanciata dal governo contro alti esponenti della Chiesa come l’arcivescovo di Hanoi Joseph Ngo Quang Kiet e per l’impegno per proteggere l’integrità dei beni della parrocchia. I suoi fedeli lo hanno avvertito di voci di un complotto che potrebbe mettere in pericolo la sua vita.
Il sacerdote è divenuto un obiettivo soprattutto dopo che si è rifiutato di collaborare con le autorità per fermare le proteste dei parrocchiani relative a vari beni della chiesa. Fallito il tentativo di bloccare la protesta, la polizia ha preso di mira soprattutto donne e studenti, interrogati persino all’interno della scuola. Padre Peter Tran è tra coloro che hanno chiesto alle autorità di indagare sulle accuse di brutalità rivolte contro la polizia, per le quali numerosi giovani della scuola media di Nghi Thach sono così spaventati che soffrono di disturbi nervosi e si rifiutano di tornare nelle loro classi.
L’ultimo caso è quello del redentorista padre Joseph Le Quang Uy. Noto attivista pro-life e oppositore del progetto governativo per l’insensato sfruttamento delle miniere di bauxite negli Altipiani centrali, il 6 giugno è stato fermato senza motivo al aeroporto di Tan Son Nhat. Rilasciato dopo ore, ha avuto l’ordine di ritornare per altre “sessioni di lavoro” e gli è stato sequestrato il computer.
Hanoi (AsiaNews) – A un sacerdote viene vietato di proseguire la sua attività pastorale perché i suoi duemila fedeli “non hanno bisogno della religione”, a un altro i suoi parrocchiani dicono di fare attenzione perché si dice che la sua stesa vita è in pericolo, un altro ancora viene fermato per ore senza motivi all’aeroporto, avvisato che sarà interrogato ancora e intanto subisce il sequestro del computer. Sono preoccupanti segnali di violazioni della libertà religiosa, che arrivano dal Vietnam, ove tale fondamentale diritto, riconosciuto dalla legge, sembra essere messo in discussione.
Il primo caso riguarda un domenicano, padre Peter Nguyen Van Phuong, che finora ha svolto la sua attività nella provincia di Dak Lak, negli Altipiani centrali. Il Comitato del popolo della conta di Lak ha motivato il rifiuto opposto al religioso di poter proseguire nella sua attività, con l’affermazione che “non ci sono istituzioni religiose in queste zone, quindi non c’è bisogno di religione. I fedeli … possono praticare la loro fede a casa”.
In realtà, fino al 1975, quando il Vietnam è stato unificato dal governo comunista, nella contea c’erano tre cappelle: a Quang Trach, Quang Tru e Lac Thien. Quest’ultima ora è usata dalla contea come ufficio legale e le altre due sono in rovina e non possono essere restaurate per un divieto posto dalle autorità locali.
Il caso di padre Peter Nguyen non è unico nella provincia. Da anni viene impedito a padre Nguyen Trung Thoai della diocesi di Hun Hoa di andare a celebrare messa, almeno per Natale e per Pasqua nella provincia di Son La.
Un’altra vicenda accade nella provincia di Nghe An, diocesi di Vinh, nel nord, e riguarda padre Peter Tran Dinh Lai. Il religioso è apprezzato dai suoi 2.500 parrocchiani per la difesa fatta alla campagna di denigrazione lanciata dal governo contro alti esponenti della Chiesa come l’arcivescovo di Hanoi Joseph Ngo Quang Kiet e per l’impegno per proteggere l’integrità dei beni della parrocchia. I suoi fedeli lo hanno avvertito di voci di un complotto che potrebbe mettere in pericolo la sua vita.
Il sacerdote è divenuto un obiettivo soprattutto dopo che si è rifiutato di collaborare con le autorità per fermare le proteste dei parrocchiani relative a vari beni della chiesa. Fallito il tentativo di bloccare la protesta, la polizia ha preso di mira soprattutto donne e studenti, interrogati persino all’interno della scuola. Padre Peter Tran è tra coloro che hanno chiesto alle autorità di indagare sulle accuse di brutalità rivolte contro la polizia, per le quali numerosi giovani della scuola media di Nghi Thach sono così spaventati che soffrono di disturbi nervosi e si rifiutano di tornare nelle loro classi.
L’ultimo caso è quello del redentorista padre Joseph Le Quang Uy. Noto attivista pro-life e oppositore del progetto governativo per l’insensato sfruttamento delle miniere di bauxite negli Altipiani centrali, il 6 giugno è stato fermato senza motivo al aeroporto di Tan Son Nhat. Rilasciato dopo ore, ha avuto l’ordine di ritornare per altre “sessioni di lavoro” e gli è stato sequestrato il computer.
Violations of religious freedom on the rise in Vietnam
Asia-News
15:19 12/06/2009
A priest is banned from carrying out his pastoral work because “there is no need for religion” among his parishioners. Another one is warned by his parishioners that his life is in danger. Another still is stopped without reason at the airport and is told that he will be further interrogated.
Hanoi (AsiaNews) – One priest is banned from carrying out his pastoral duties because “there is no need for religion”; another is told by his parishioners that his life is in danger; a third one is held for no apparent reason at the airport, interrogated and his computer is seized. All three represent dangerous examples of violations of religious freedom, a principle recognised in law in Vietnam but increasingly challenged.
The first case is that of a Dominican priest, Fr Peter Nguyen Van Phuong, who has been working in Dak Lak province, in the Central Highlands.
The People's Committee of Lak County rejected a request by his parishioners that he be allowed to continue his pastoral work in the area on the grounds that “No religious establishment has been present in those areas; therefore there is no need for religion. The faithful in those four villages can practice their religion at home.”
The reality is that until 1975 when Vietnam was unified under Communist rule, three chapels were in operation in that area, in Quang Trach, Quang Tru, and Lac Thien. The last one is now being used as Lak County’s Attorney’s Office. The other two were damaged during the war but local authorities prevented them from being rebuilt.
In the province Fr Peter Nguyen’s case is not unique. For years Fr Nguyen Trung Thoai from the diocese of Hung Hoa has not been allowed to celebrate Mass, not even for Christmas or Eastern in Son La province.
Another case involves Fr Peter Tran Dinh Lai, in Nghe An province, in the diocese of Vinh.
The churchman is well liked by his 2,500 parishioners for his role in defending Hanoi Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet from a campaign to denigrate him and for his action to safeguard the parish properties from seizure.
Members of his congregation are now warning him that his life could be in danger as a result of a possible conspiracy against him.
The priest has become a target because of his refusal to cooperate with the authorities in stopping his parishioners’ protests over seized Church properties.
After failing to stop the protest police targeted women and students, interrogating the latter even in school.
Fr Peter Tran is among those who have called for an investigation into alleged police brutality. Many high school students have been so traumatised by their experience with police that they are suffering from mental anguish and in Nghi Thach are refusing to go back to school.
The last case involves Redemptorist Fr Joseph Le Quang Uy. A well know pro-life activist, he also opposes a government plan to develop dangerous bauxite mining in the Central Highlands.
On 6 June he was held for no apparent reason at Tan Son Nhat Airport. He was eventually released after several hours, but was told to return for “working sessions”. His laptop computer was also seized.
Hanoi (AsiaNews) – One priest is banned from carrying out his pastoral duties because “there is no need for religion”; another is told by his parishioners that his life is in danger; a third one is held for no apparent reason at the airport, interrogated and his computer is seized. All three represent dangerous examples of violations of religious freedom, a principle recognised in law in Vietnam but increasingly challenged.
The first case is that of a Dominican priest, Fr Peter Nguyen Van Phuong, who has been working in Dak Lak province, in the Central Highlands.
The People's Committee of Lak County rejected a request by his parishioners that he be allowed to continue his pastoral work in the area on the grounds that “No religious establishment has been present in those areas; therefore there is no need for religion. The faithful in those four villages can practice their religion at home.”
The reality is that until 1975 when Vietnam was unified under Communist rule, three chapels were in operation in that area, in Quang Trach, Quang Tru, and Lac Thien. The last one is now being used as Lak County’s Attorney’s Office. The other two were damaged during the war but local authorities prevented them from being rebuilt.
In the province Fr Peter Nguyen’s case is not unique. For years Fr Nguyen Trung Thoai from the diocese of Hung Hoa has not been allowed to celebrate Mass, not even for Christmas or Eastern in Son La province.
Another case involves Fr Peter Tran Dinh Lai, in Nghe An province, in the diocese of Vinh.
The churchman is well liked by his 2,500 parishioners for his role in defending Hanoi Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet from a campaign to denigrate him and for his action to safeguard the parish properties from seizure.
Members of his congregation are now warning him that his life could be in danger as a result of a possible conspiracy against him.
The priest has become a target because of his refusal to cooperate with the authorities in stopping his parishioners’ protests over seized Church properties.
After failing to stop the protest police targeted women and students, interrogating the latter even in school.
Fr Peter Tran is among those who have called for an investigation into alleged police brutality. Many high school students have been so traumatised by their experience with police that they are suffering from mental anguish and in Nghi Thach are refusing to go back to school.
The last case involves Redemptorist Fr Joseph Le Quang Uy. A well know pro-life activist, he also opposes a government plan to develop dangerous bauxite mining in the Central Highlands.
On 6 June he was held for no apparent reason at Tan Son Nhat Airport. He was eventually released after several hours, but was told to return for “working sessions”. His laptop computer was also seized.
Vietnamese government secretly destroys Catholic monastery
Catholic News Agency
15:23 12/06/2009
The now-demolished monastery of the Brothers of the Holy FamilyHanoi, Vietnam, Jun 11, 2009 / 05:07 am (CNA).- The Vietnamese government has renewed its seizures of Catholic Church properties in the country, demolishing several monasteries to build hotels and tourist resorts. The move has generated fears that the government has adopted a new and “harsh” approach to Catholics.
Last week the government ordered the destruction of the monastery of the Congregation of the Brothers of the Holy Family in Long Xuyen, Vietnam. A spokesman for the diocese said the former two-story home of the priests and religious of the Holy Family Order was destroyed on June 4. The Sisters of St. Paul of Chartres’ monastery in Vinh Long was also recently destroyed..
The Brothers of the Holy Family monastery, built in 1971, was still in good condition and its destruction surprised Catholic officials, Fr. J.B. An Dang reports. The local government did not inform the diocese about its intention to tear down the building and has not announced its intention for the future use of the land.
The monastery’s altar and religious statues were all discarded in a garbage dump. Neither the diocese nor the religious order has been officially informed to go and retrieve the items.
The Congregation of the Brothers of The Holy Family of Banam was founded by Bishop Valentin Herrgott, the then-Apostolic Vicar of Phnom-Penh, Cambodia in 1931. The order moved to Long Xuyen in Vietnam after a 1970 coup against Cambodian monarch Norodom Sihanouk created security concerns.
In 1984 all brothers of the congregation were arrested and charged with “anti-revolutionary activities.” Their monastery was seized and they have been jailed for years without a trial.
The congregation has repeatedly asked for the return of its monastery and has protested the unjust detention of its members.
Especially over the past two years, Vietnamese Catholics have sought the return of church properties confiscated by the government. They have met with defeat and frustration, Fr. An Dang says.
On May 21, Nguyen Thanh Xuan, the government's deputy chief of religious affairs, announced that the state "has no intention of returning any property or goods to the Catholic Church or any other religious organization."
According to Fr. An Dang, the destruction of the Long Xuyen monastery and Xuan’s statement have increased concerns that the government has applied a “new, harsh policy on Church’s properties in which there would be no more dialogue.”
The government’s new policy approach might act “as if the State is the true owner with full authority on Church’ assets.”
Last week the government ordered the destruction of the monastery of the Congregation of the Brothers of the Holy Family in Long Xuyen, Vietnam. A spokesman for the diocese said the former two-story home of the priests and religious of the Holy Family Order was destroyed on June 4. The Sisters of St. Paul of Chartres’ monastery in Vinh Long was also recently destroyed..
The Brothers of the Holy Family monastery, built in 1971, was still in good condition and its destruction surprised Catholic officials, Fr. J.B. An Dang reports. The local government did not inform the diocese about its intention to tear down the building and has not announced its intention for the future use of the land.
The monastery’s altar and religious statues were all discarded in a garbage dump. Neither the diocese nor the religious order has been officially informed to go and retrieve the items.
The Congregation of the Brothers of The Holy Family of Banam was founded by Bishop Valentin Herrgott, the then-Apostolic Vicar of Phnom-Penh, Cambodia in 1931. The order moved to Long Xuyen in Vietnam after a 1970 coup against Cambodian monarch Norodom Sihanouk created security concerns.
In 1984 all brothers of the congregation were arrested and charged with “anti-revolutionary activities.” Their monastery was seized and they have been jailed for years without a trial.
The congregation has repeatedly asked for the return of its monastery and has protested the unjust detention of its members.
Especially over the past two years, Vietnamese Catholics have sought the return of church properties confiscated by the government. They have met with defeat and frustration, Fr. An Dang says.
On May 21, Nguyen Thanh Xuan, the government's deputy chief of religious affairs, announced that the state "has no intention of returning any property or goods to the Catholic Church or any other religious organization."
According to Fr. An Dang, the destruction of the Long Xuyen monastery and Xuan’s statement have increased concerns that the government has applied a “new, harsh policy on Church’s properties in which there would be no more dialogue.”
The government’s new policy approach might act “as if the State is the true owner with full authority on Church’ assets.”
Vietnam Prelate Dies a Witness of Persecution
Zenit
15:26 12/06/2009
Communists Mark Life of 100-Year-Old Bishop
LONG XUYEN, Vietnam, JUNE 11, 2009 (Zenit.org).- Vietnamese Catholics are mourning the death of their oldest bishop, as they continue to witness the destruction of what the late prelate strove to build.
Bishop Michael Nguyen Khac Ngu died Wednesday, less than a month after celebrating his 100th birthday. He served as a priest for 75 years, having been ordained in France in 1934.
Among the buildings that the late bishop built, all except the cathedral have been seized by the Communist government. Vietnamese Catholics continue in an ongoing battle with the government over properties that have been confiscated and buildings that have been demolished.
The most recent to be taken was the monastery of the Congregation of the Brothers of The Holy Family of Banam in Long Xuyen, which was demolished last week.
Michael Nguyen Khac Ngu was born in northern Vietnam in 1909. He entered St. Therese Minor Seminary in Lang Son Diocese in 1922, and later traveled to France for further study and was ordained there as a priest in 1934.
In 1954, after the Communist takeover of the north and subsequent persecution of the Church, he led his parishioners southward and settled with them in Long Xuyen province, south of Saigon.
The region was established as a diocese in 1960 and he was named the first prelate. At that time, it had 20,000 Catholics; today it has 240,000 in 108 parishes and 45 sub-parishes, served by 240 priests.
Though Bishop Michael Nguyen ordained a coadjutor on the same day of the Communist takeover of the South -- April 30, 1975 -- he did not retire officially until 1997.
Talking about the late prelate, the diocese's current bishop, Joseph Tran Xuan Tieu, recalled how simply he had lived "in a 20-square-meter room with an old bed and without a television or personal computer."
Bishop Joseph Tran, 63, said the late bishop set a shining example to others by devoting much time each day to prayer, and never missing daily Mass even when ill: "He read books and newspapers daily, washed his own clothes and cleaned his own room, and made toothpicks for the people in the bishop's house."
LONG XUYEN, Vietnam, JUNE 11, 2009 (Zenit.org).- Vietnamese Catholics are mourning the death of their oldest bishop, as they continue to witness the destruction of what the late prelate strove to build.
Bishop Michael Nguyen Khac Ngu died Wednesday, less than a month after celebrating his 100th birthday. He served as a priest for 75 years, having been ordained in France in 1934.
Among the buildings that the late bishop built, all except the cathedral have been seized by the Communist government. Vietnamese Catholics continue in an ongoing battle with the government over properties that have been confiscated and buildings that have been demolished.
The most recent to be taken was the monastery of the Congregation of the Brothers of The Holy Family of Banam in Long Xuyen, which was demolished last week.
Michael Nguyen Khac Ngu was born in northern Vietnam in 1909. He entered St. Therese Minor Seminary in Lang Son Diocese in 1922, and later traveled to France for further study and was ordained there as a priest in 1934.
In 1954, after the Communist takeover of the north and subsequent persecution of the Church, he led his parishioners southward and settled with them in Long Xuyen province, south of Saigon.
The region was established as a diocese in 1960 and he was named the first prelate. At that time, it had 20,000 Catholics; today it has 240,000 in 108 parishes and 45 sub-parishes, served by 240 priests.
Though Bishop Michael Nguyen ordained a coadjutor on the same day of the Communist takeover of the South -- April 30, 1975 -- he did not retire officially until 1997.
Talking about the late prelate, the diocese's current bishop, Joseph Tran Xuan Tieu, recalled how simply he had lived "in a 20-square-meter room with an old bed and without a television or personal computer."
Bishop Joseph Tran, 63, said the late bishop set a shining example to others by devoting much time each day to prayer, and never missing daily Mass even when ill: "He read books and newspapers daily, washed his own clothes and cleaned his own room, and made toothpicks for the people in the bishop's house."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Kỷ Niệm Đệ Nhất Chu Niên - Thành Lập Hội Dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa
Hội Dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa
00:37 12/06/2009
Kỷ Niệm Đệ Nhất Chu Niên - Thành Lập Hội Dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa17.6.2008 - 17.6.2009
“Từ nguồn sung mãn của Người
Chúng ta lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga: 1,16)
“Từ nguồn sung mãn của Người
Chúng ta lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga: 1,16)
Trải dài theo vòng xoay của thời gian, phút dừng chân mà ngước nhìn về trời cao để cảm nhận từ nguồn sung mãn của ân sủng Thiên Chúa, chúng ta đã được cưu mang và nuôi dưỡng, đặc biệt đối với chị em thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa, Thiên Chúa đã làm cho quý chị em được sống và sống dồi dào trong hành trình hiến dâng và phục vụ.
Biến cố 1975 đã đưa chị em từ miền Trung vào miền Nam và chính nơi này Thiên Chúa đã trồng các chị em trong cánh đồng truyền giáo, để chị em trở thành cánh tay nối dài, nên chứng nhân sống động cho Tin Mừng của Chúa Kitô Chịu Đóng Đinh.
Quy luật tự nhiên của cuộc sống, mỗi người đều được mẹ cưu mang 9 tháng 10 ngày. Nhưng riêng đối với Hội Dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa, đã được Mẹ Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế cưu mang hơn 25 năm. Thời gian ấy đủ để nói lên bao nhọc nhằn, bao yêu thương của Mẹ Dòng dành cho ‘Người Con’ Mến Thánh Giá Bà Rịa trong kế hoạch ngàn đời của Thiên Chúa. Để hôm nay, khi đến thời, đến buổi, Thiên Chúa thực hiện kế hoạch yêu thương của Ngài.
Được sự chấp thuận của Hội Dòng Mẹ, của Đức Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Giáo phận Huế và với sự chấp thuận của Thánh Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc, Đức Giám Mục Tôma Nguyễn văn Trâm, Giám Mục Giáo phận Bà Rịa đã chính thức ban sắc lệnh thành lập Hội Dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa vào ngày 01 tháng 05 năm 2008 và được công bố vào ngày 18 tháng 06 năm 2008. Hội Dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa là Hội Dòng thứ 30 của Khối Mến Thánh Giá, được cùng đồng hành với 29 Hội Dòng Mến Thánh Giá khắp trên thế giới. Đây quả là một Hồng Ân lớn lao mà Chúa đã ban cách nhưng không.
Hồng ân tiếp nối hồng ân, Nguồn Sung Mãn của Chúa đã trào tràn và vẫn còn mãi tuôn đổ trên Hội Dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa, nhờ vậy dịp mừng ‘Sinh Nhật Lần Thứ Nhất’, tức vào ngày 17 tháng 06 năm 2009, Hội Dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa sẽ có thêm 8 chị em khấn trọn đời và 7 chị em khấn lần đầu. Đây là sự đánh dấu của bước đầu phát triển về nhân sự. Tính đến lúc này, với tổng số chị em khấn: 179; khấn trọn: 118 người, khấn tạm: 61, tập sinh: 15, tiền tập sinh: 6, đệ tử: 50. Được phân chia trong 20 cộng đoàn ở bốn Giáo phận: Giáo phận Bà Rịa 9 cộng đoàn, Giáo phận Xuân Lộc 6 cộng đoàn, Giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh 1 cộng đoàn, Giáo Phận Ban Mê Thuột 4 cộng đoàn.
Xin mọi người cùng hiệp ý cầu nguyện cho Hội Dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa, đặc biệt cho các Tân Khấn Sinh ngày càng say mê tình yêu đối với Đức Kitô Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất của mình. Để chính tình yêu ấy là sức mạnh cho chị em trong đời sống hiến dâng và phục vụ.
Sắc Lệnh Thành Lập Hội Dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa
Hội Dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa
00:47 12/06/2009
TÒA GIÁM MỤC BÀ RỊA
227 Cách Mạng Tháng Tám,
Phước Hiệp,
Bà Rịa-Vũng Tàu.
Việt Nam
(64) 737873
Số: 10-08/TGM
SẮC LỆNH THÀNH LẬP HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ BÀ RỊA
Các Nữ tu thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế, từ năm 1975 đến nay, đã sinh sống và hoạt động tông đồ tại nhiều giáo phận khác nhau như Xuân Lộc, Bà Rịa, Sài Gòn và Buôn Ma Thuột.
Đức cố Giám mục Đaminh Nguyễn Văn Lãng, nguyên Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, đã tập họp các nữ tu nầy lại và từ năm 1982, Ngài đã xin Đấng Bản quyền Nhà Mẹ Huế ban phép cho Ngài giúp họ sống đời thánh hiến tại Giáo phận Xuân Lộc và ban cho họ hưởng quy chế Miền Dòng Mến Thánh Giá Huế - Xuân Lộc, nhưng theo pháp lý trực thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế.
Hiện nay, Miền Dòng Mến Thánh Giá Huế - Xuân Lộc gồm có 102 nữ tu khấn trọn và 62 nữ tu khấn tạm hiện diện tại 19 cộng đoàn tu sĩ trong các giáo phận nói trên. Các cộng đoàn nầy phát triển cách thành công về mọi mặt, đặc biệt về đời sống thiêng liêng, về việc điều hành quản trị, phương pháp đào tạo và các công tác tông đồ.
Để việc đón nhận, hướng dẫn các ơn gọi mới cùng việc huấn luyện các tu sĩ ngày càng thuận lợi hơn, đồng thời để các sinh hoạt mục vụ và tông đồ ngày càng đắc lực hơn, ngày 21 tháng 04 năm 2006 tại Huế, Tổng Tu Nghị Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế đã quyết định chấp thuận cho Miền Dòng Mến Thánh Giá Huế-Xuân Lộc được tách khỏi Hội Dòng Mẹ để trở thành một Hội Dòng mới gọi là Hội Dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa.
Đức Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, Giám mục Bản quyền Nhà Mẹ, đã phê chuẩn việc tách Miền Dòng Mến Thánh Giá Huế - Xuân Lộc ra khỏi Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế bằng văn thư số 17/06/TTGMH ngày 13 tháng 05 năm 2006.
Nữ tu Anna Trần thị Hồng Túy, Tổng Phụ trách Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế, ngày 20 tháng 05 năm 2006, đã xin Đức Giám mục Giáo phận Bà Rịa cho Miền Dòng Mến Thánh Giá Huế - Xuân Lộc được trở thành Hội Dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa.
Đức Giám mục Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám mục Giáo phận Bà Rịa, với Văn thư số 009/NN/06/TGM ngày 26 tháng 06 năm 2006, đã tham khảo ý kiến của Tòa Thánh về việc thành lập nầy và Bộ Phúc Âm hóa các Dân tộc đã chấp thuận với Sắc lệnh số 3250/07 ngày 16 tháng 07 năm 2007.
Với lời thỉnh cầu của Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế và sự chấp thuận của Thánh Bộ Phúc Âm hóa các Dân tộc, sau khi cầu nguyện và tham khảo ý kiến ban Tư vấn giáo phận, chiếu theo Giáo luât điều 579 về việc thành lập một hội dòng thuộc quyền giáo phận. NAY TÔI QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ BÀ RỊA với Nhà Mẹ tọa lạc tại Xuân Sơn thuộc Giáo phận Bà Rịa.
Gồm tất cả các nữ tu trước đây thuộc Miền Dòng MTG Huế - Xuân Lộc
Với sắc lệnh nầy, tất cả các nữ tu thuộc Hội Dòng mới nầy vẫn giữ nguyên tình trạng lời khấn như hiện nay.
Ban Điều Hành tạm thời sẽ tổ chức một cử hành phụng vụ để công bố Sắc lệnh nầy và chính thức khai mạc Hội Dòng mới.
Làm tại Tòa Giám mục Bà Rịa, ngày 01 tháng 05 năm 2008
Lễ Thánh Giuse Thợ
Tôma NGUYỄN VĂN TRÂM
Giám mục Giáo phận Bà Rịa
(Ấn Ký)
Văn Phòng Tòa Giám Mục Bà Rịa
Lm GB Nguyễn văn Bộ
(Thư Ký)
227 Cách Mạng Tháng Tám,
Phước Hiệp,
Bà Rịa-Vũng Tàu.
Việt Nam
(64) 737873
Số: 10-08/TGM
SẮC LỆNH THÀNH LẬP HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ BÀ RỊA
Các Nữ tu thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế, từ năm 1975 đến nay, đã sinh sống và hoạt động tông đồ tại nhiều giáo phận khác nhau như Xuân Lộc, Bà Rịa, Sài Gòn và Buôn Ma Thuột.
Đức cố Giám mục Đaminh Nguyễn Văn Lãng, nguyên Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, đã tập họp các nữ tu nầy lại và từ năm 1982, Ngài đã xin Đấng Bản quyền Nhà Mẹ Huế ban phép cho Ngài giúp họ sống đời thánh hiến tại Giáo phận Xuân Lộc và ban cho họ hưởng quy chế Miền Dòng Mến Thánh Giá Huế - Xuân Lộc, nhưng theo pháp lý trực thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế.
Hiện nay, Miền Dòng Mến Thánh Giá Huế - Xuân Lộc gồm có 102 nữ tu khấn trọn và 62 nữ tu khấn tạm hiện diện tại 19 cộng đoàn tu sĩ trong các giáo phận nói trên. Các cộng đoàn nầy phát triển cách thành công về mọi mặt, đặc biệt về đời sống thiêng liêng, về việc điều hành quản trị, phương pháp đào tạo và các công tác tông đồ.
Để việc đón nhận, hướng dẫn các ơn gọi mới cùng việc huấn luyện các tu sĩ ngày càng thuận lợi hơn, đồng thời để các sinh hoạt mục vụ và tông đồ ngày càng đắc lực hơn, ngày 21 tháng 04 năm 2006 tại Huế, Tổng Tu Nghị Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế đã quyết định chấp thuận cho Miền Dòng Mến Thánh Giá Huế-Xuân Lộc được tách khỏi Hội Dòng Mẹ để trở thành một Hội Dòng mới gọi là Hội Dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa.
Đức Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, Giám mục Bản quyền Nhà Mẹ, đã phê chuẩn việc tách Miền Dòng Mến Thánh Giá Huế - Xuân Lộc ra khỏi Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế bằng văn thư số 17/06/TTGMH ngày 13 tháng 05 năm 2006.
Nữ tu Anna Trần thị Hồng Túy, Tổng Phụ trách Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế, ngày 20 tháng 05 năm 2006, đã xin Đức Giám mục Giáo phận Bà Rịa cho Miền Dòng Mến Thánh Giá Huế - Xuân Lộc được trở thành Hội Dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa.
Đức Giám mục Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám mục Giáo phận Bà Rịa, với Văn thư số 009/NN/06/TGM ngày 26 tháng 06 năm 2006, đã tham khảo ý kiến của Tòa Thánh về việc thành lập nầy và Bộ Phúc Âm hóa các Dân tộc đã chấp thuận với Sắc lệnh số 3250/07 ngày 16 tháng 07 năm 2007.
Với lời thỉnh cầu của Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế và sự chấp thuận của Thánh Bộ Phúc Âm hóa các Dân tộc, sau khi cầu nguyện và tham khảo ý kiến ban Tư vấn giáo phận, chiếu theo Giáo luât điều 579 về việc thành lập một hội dòng thuộc quyền giáo phận. NAY TÔI QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ BÀ RỊA với Nhà Mẹ tọa lạc tại Xuân Sơn thuộc Giáo phận Bà Rịa.
Gồm tất cả các nữ tu trước đây thuộc Miền Dòng MTG Huế - Xuân Lộc
Với sắc lệnh nầy, tất cả các nữ tu thuộc Hội Dòng mới nầy vẫn giữ nguyên tình trạng lời khấn như hiện nay.
Ban Điều Hành tạm thời sẽ tổ chức một cử hành phụng vụ để công bố Sắc lệnh nầy và chính thức khai mạc Hội Dòng mới.
Làm tại Tòa Giám mục Bà Rịa, ngày 01 tháng 05 năm 2008
Lễ Thánh Giuse Thợ
Tôma NGUYỄN VĂN TRÂM
Giám mục Giáo phận Bà Rịa
(Ấn Ký)
Văn Phòng Tòa Giám Mục Bà Rịa
Lm GB Nguyễn văn Bộ
(Thư Ký)
Thanh Hóa: 100 Chiến sĩ Men Phục Sinh lên đường làm tông đồ
Thanh Hóa
18:57 12/06/2009
THÀNH HÓA – Sáng ngày 11.06.2009, tại nhà thờ Chính Tòa giáo phận Thanh hóa, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, cùng với cha Đặc trách ơn gọi giáo phận Giuse Vũ Thanh Long, cha thường vụ giáo xứ Chính Tòa Giuse Phạm Văn Quế đã long trọng cử hành thánh lễ Sai đi cho các thành viên trong chiến dịch Men Phục Sinh hè 2009.
Cùng tham dự thánh lễ có quý sơ Dòng Mến Thánh Giá Thanh hóa, Dòng Saint Paul Đà Nẵng, giáo dân giáo xứ Chính Tòa và gần 100 “chiến sĩ” Men Phục Sinh, bao gồm chủng sinh, nữ tu và ứng sinh. Năm nay đặc biệt hơn là có quý thầy và quý sơ đang du học ở nước ngoài về cùng tham gia chiến dịch Men Phục Sinh.
Men Phục Sinh là một sáng kiến của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục giáo phận Thanh Hóa. Với ý tưởng mỗi bạn trẻ là một giáo lý viên, mỗi ca viên là một ca trưởng, trong chương trình huấn luyện, Ban điều hành đã đưa ra những sáng kiến và các phương pháp giảng dậy, thực hành để các bạn trẻ đủ khả năng đứng dậy và quản lý được một lớp giáo lý hoặc các ca viên đủ khả năng tập được những bài hát mới cho ca đoàn.
Được khởi đi từ năm 2006, đến nay là năm thứ 4, chương trình Men Phục Sinh ngày càng hoàn thiện, thu hút được một số lượng đông đảo các bạn trẻ tham gia và trở thành một sinh hoạt thường kỳ trong mùa hè của giáo phận. Sau 3 năm dậy riêng khối thánh nhạc và giáo lý, năm nay MPS có sự kết hợp cả hai chương trình trong cùng một khóa huấn luyện, học viên được học cả giáo lý và thánh nhạc.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse nhắc lại biến cố lịch sử ngày 19.3.1627, như là một dấu mốc và là một mô phạm về tinh thần truyền giáo để noi theo: cha Đắc Lộ và các cộng sự của ngài đến Cửa Bạng, lúc đó Thanh Hóa cũng như bao vùng khác trong lãnh thổ Việt Nam, không có bóng dáng người công giáo, nhưng bằng sự nhiệt tình và tâm huyết vì nước Trời, qua thời gian, đi đến đâu người ta cũng thấy bóng dáng thánh giá cao vút trên các ngọn tháp nhà thờ, đạo Chúa được loan truyền khắp nơi. Ngày nay cha cũng mong, đi tới đâu trong Thanh Hóa người ta cũng thấy bóng dáng các nữ tu, chủng sinh, ứng sinh tiếp nối truyền thống cha ông lên đường đem Tin Mừng tình yêu Chúa đến với mọi người trong mọi môi trường....
Trong phần cuối lễ là nghi thức sai đi. Những nhóm trưởng đại diện cho các nhóm đứng thành hàng ngang trước cung thánh để nhận "bài sai". Đức Cha Giuse đã lấy tư cách Giám mục của Giáo phận để tuyên bố sai các nhóm lên đường theo như Chúa muốn, đồng thời phải quyết tâm trở thành Ánh Sáng và Men Phục Sinh trong lòng Giáo phận. Ngài trao nến sáng được thắp lên từ cây nến Phục sinh và cuốn Thánh Kinh, sau khi các thành viên đã long trọng tuyên hứa sẽ đem hết khả năng để phục vụ, để thắp sáng ngọn lửa tình yêu nơi mình và nơi mọi người.
Bài ca phục vụ được cất lên trong phần kết lễ như là quyết tâm của các chiến sỹ Men Phục Sinh trong mùa hè 2009 “Đoàn ta cất bước theo Chúa đi vào đời, hành trang ta mang phục vụ mọi nơi, từng tiếng ta nói vang rội âm vang phục vụ, từng việc ta làm muôn đời yêu mến phục vụ.... phục vụ là cho không, phục vụ là quên mình...”
MÙA GIEO MEN TRÊN GIÁO HẠT SÔNG CHU
Sau Thánh lễ Sai đi tại nhà thờ Chính Tòa do Đức Đức cha Giáo phận chủ tế, nhóm Giáo lý II chúng tôi gồm 7 chủng sinh, 3 nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa và 6 ứng sinh Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh lên đường bắt đầu một mùa Men mới.
Khác với những năm trước, Men Phục Sinh năm nay, theo chủ trương của Đức cha Giáo phận cùng với Ban Giáo lý Giáo phận nhắm tới việc cung cấp cho giáo lý viên (GLV) một số kiến thức tổng quát trong việc dạy và học Giáo lý. Chính vì thế, chương trình đào tạo có một số thay đổi về thời gian, hình thức và nội dung.
Thay vì đào tạo GLV và ca trưởng riêng biệt như mọi năm, năm nay các học viên sẽ được học cả Giáo lý và Thánh nhạc.
Men năm nay sẽ tập trung vào chương trình giáo lý cấp III, tức chương trình Giáo lý lớp sống đạo. Những mùa Men trước đã cung cấp chương trình Giáo lý cấp I, II. Thánh nhạc sẽ tập trung vào những bài học sơ cấp nhạc lý, xướng âm và những phương pháp giữ nhịp đơn giản nhằm giúp GLV có thể sinh hoạt, tập hát trong các lớp giáo lý.
Thời gian đào tạo của Men năm nay cũng có thay đổi. Thay vì chia thành hai đợt huấn luyện như những năm trước, năm nay chương trình rút xuống một đợt những thời gian kéo giài 16 ngày, kể từ ngày 11 đến ngày 27.6.2009.
Xuất phát từ TGM Thanh Hóa, nhóm chúng tôi theo quốc lộ 45, qua cầu Vạn Hà rẽ, trái, men theo con đê uốn lượn mềm mại theo dòng chảy tự nhiên của dòng sống Chu hiền hòa, êm đềm như lời ru của mẹ. Điểm đến của nhóm Giáo lý II chúng tôi là Giáo hạt Sông Chu. Cha Trưởng Ban Giáo lý Giáo phận, quản xứ Đạt Giáo Phaolô Ngân Nguyễn Ngọc Ngân, chủ nhà của mùa Men năm nay, niềm nở đón tiếp chúng tôi. Ngài cho biết giáo xứ Đạt Giáo là một giáo xứ nghèo với 1800 giáo dân, chia 10 giáo họ nằm rải rác hai bên bờ Sông Chu. Có giáo họ hiện nay chỉ có tên mà không còn ai giữ đạo. Điều kiện sinh hoạt tôn giáo tại các họ lẻ còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là việc dạy và học giáo lý. Thậm chí, ngài kể, đi thăm họ lần đầu tiên, giáo dân không biết gọi vị chủ chăn của mình bằng tên gì: Họ gọi ngài là “ Đức cha nhà xứ”.
Ngay đầu giờ chiều,các học viên từ các giáo xứ Kẻ Láng, Kẻ Vàng, Kẻ Đầm, Phúc Địa, Hữu Lễ, Bích Phương đã tập trung về Đạt Giáo. Bích Phương do chính cha quản xứ Giuse Trịnh Văn Phiên dẫn đoàn xuống đăng ký; Hữu Lễ dẫn đầu đoàn là cha phó Giuse Phạm Văn Duẩn. Trong tổng số 98 học viên đăng ký tham dự, hơn 2/3 số học viên đã từng tham dự các khóa huấn luyện Men Phục Sinh các năm trước. Có những học viên hiện đang là giáo viên dạy văn hóa. Thầy phó tế Gioan Baotixita Lê Văn Quân, hiện đang phục vụ tai giáo xứ Phúc Địa, vừa cười vừa giới thiệu cho chúng tôi một học viên là tân tòng do chính tay thầy mới rửa tội mà vẫn nhiệt tình đăng ký tham dự khóa huấn luyện.
Vì điều kiện cơ sở vật chất của giáo xứ Đạt giáo không đủ để các học viên ngủ nghỉ, sinh hoạt tại nhà xứ, nên cha chủ nhà đã chu đáo bố trí chính các GLV chủ nhà dẫn từng tốp 3 -4 học viên của các xứ bạn đến các gia đình lân cận được chuẩn bị trước để trọ học trong suốt thời gian khóa huấn luyện.
Thánh lễ khai mạc mùa Men mới trên giáo hạt sông Chu diễn ra thật sốt sáng do cha hạt trưởng Gioan Baotixita Trịnh Quốc Vương chủ tế cùng đồng tế với ngài có 6 cha trong giáo hạt với sự tham dự của các học viên và bà con giáo dân giáo xứ Đạt Giáo. Trong Thánh lễ, ngài đã kêu gọi những hạt men hôm nay hãy dậy Men Tin Mừng vào ngày mai trên khắp mọi miền của giáo hạt Sông Chu thân yêu. Bằng cách trích một câu danh ngôn, ngài mong muốn cả Ban huấn luyện và các học viên hãy “lấy cái biết của mình mà phục vụ những người không biết”.
Ngay buổi tối, các học viên đã nhang chóng được ổn định lớp và tập điệu vũ sinh hoạt. Nhìn những cánh tay mạnh mẽ đồng loạt đưa lên cao cùng với tiếng cười giòn tan bên nhau và ánh mắt rạng ngời vui tươi, tôi thầm nghĩ Men Phục Sinh đích thực đang lan tỏa trong những con người này. Và ngày mai, từ những bạn trẻ này, Men Phục Sinh sẽ dậy lên trên khắp các nẻo đường của Giáo hạt Sông Chu thân yêu.
Cùng tham dự thánh lễ có quý sơ Dòng Mến Thánh Giá Thanh hóa, Dòng Saint Paul Đà Nẵng, giáo dân giáo xứ Chính Tòa và gần 100 “chiến sĩ” Men Phục Sinh, bao gồm chủng sinh, nữ tu và ứng sinh. Năm nay đặc biệt hơn là có quý thầy và quý sơ đang du học ở nước ngoài về cùng tham gia chiến dịch Men Phục Sinh.
Men Phục Sinh là một sáng kiến của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục giáo phận Thanh Hóa. Với ý tưởng mỗi bạn trẻ là một giáo lý viên, mỗi ca viên là một ca trưởng, trong chương trình huấn luyện, Ban điều hành đã đưa ra những sáng kiến và các phương pháp giảng dậy, thực hành để các bạn trẻ đủ khả năng đứng dậy và quản lý được một lớp giáo lý hoặc các ca viên đủ khả năng tập được những bài hát mới cho ca đoàn.
Được khởi đi từ năm 2006, đến nay là năm thứ 4, chương trình Men Phục Sinh ngày càng hoàn thiện, thu hút được một số lượng đông đảo các bạn trẻ tham gia và trở thành một sinh hoạt thường kỳ trong mùa hè của giáo phận. Sau 3 năm dậy riêng khối thánh nhạc và giáo lý, năm nay MPS có sự kết hợp cả hai chương trình trong cùng một khóa huấn luyện, học viên được học cả giáo lý và thánh nhạc.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse nhắc lại biến cố lịch sử ngày 19.3.1627, như là một dấu mốc và là một mô phạm về tinh thần truyền giáo để noi theo: cha Đắc Lộ và các cộng sự của ngài đến Cửa Bạng, lúc đó Thanh Hóa cũng như bao vùng khác trong lãnh thổ Việt Nam, không có bóng dáng người công giáo, nhưng bằng sự nhiệt tình và tâm huyết vì nước Trời, qua thời gian, đi đến đâu người ta cũng thấy bóng dáng thánh giá cao vút trên các ngọn tháp nhà thờ, đạo Chúa được loan truyền khắp nơi. Ngày nay cha cũng mong, đi tới đâu trong Thanh Hóa người ta cũng thấy bóng dáng các nữ tu, chủng sinh, ứng sinh tiếp nối truyền thống cha ông lên đường đem Tin Mừng tình yêu Chúa đến với mọi người trong mọi môi trường....
Trong phần cuối lễ là nghi thức sai đi. Những nhóm trưởng đại diện cho các nhóm đứng thành hàng ngang trước cung thánh để nhận "bài sai". Đức Cha Giuse đã lấy tư cách Giám mục của Giáo phận để tuyên bố sai các nhóm lên đường theo như Chúa muốn, đồng thời phải quyết tâm trở thành Ánh Sáng và Men Phục Sinh trong lòng Giáo phận. Ngài trao nến sáng được thắp lên từ cây nến Phục sinh và cuốn Thánh Kinh, sau khi các thành viên đã long trọng tuyên hứa sẽ đem hết khả năng để phục vụ, để thắp sáng ngọn lửa tình yêu nơi mình và nơi mọi người.
Bài ca phục vụ được cất lên trong phần kết lễ như là quyết tâm của các chiến sỹ Men Phục Sinh trong mùa hè 2009 “Đoàn ta cất bước theo Chúa đi vào đời, hành trang ta mang phục vụ mọi nơi, từng tiếng ta nói vang rội âm vang phục vụ, từng việc ta làm muôn đời yêu mến phục vụ.... phục vụ là cho không, phục vụ là quên mình...”
MÙA GIEO MEN TRÊN GIÁO HẠT SÔNG CHU
Sau Thánh lễ Sai đi tại nhà thờ Chính Tòa do Đức Đức cha Giáo phận chủ tế, nhóm Giáo lý II chúng tôi gồm 7 chủng sinh, 3 nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa và 6 ứng sinh Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh lên đường bắt đầu một mùa Men mới.
Khác với những năm trước, Men Phục Sinh năm nay, theo chủ trương của Đức cha Giáo phận cùng với Ban Giáo lý Giáo phận nhắm tới việc cung cấp cho giáo lý viên (GLV) một số kiến thức tổng quát trong việc dạy và học Giáo lý. Chính vì thế, chương trình đào tạo có một số thay đổi về thời gian, hình thức và nội dung.
Thay vì đào tạo GLV và ca trưởng riêng biệt như mọi năm, năm nay các học viên sẽ được học cả Giáo lý và Thánh nhạc.
Men năm nay sẽ tập trung vào chương trình giáo lý cấp III, tức chương trình Giáo lý lớp sống đạo. Những mùa Men trước đã cung cấp chương trình Giáo lý cấp I, II. Thánh nhạc sẽ tập trung vào những bài học sơ cấp nhạc lý, xướng âm và những phương pháp giữ nhịp đơn giản nhằm giúp GLV có thể sinh hoạt, tập hát trong các lớp giáo lý.
Thời gian đào tạo của Men năm nay cũng có thay đổi. Thay vì chia thành hai đợt huấn luyện như những năm trước, năm nay chương trình rút xuống một đợt những thời gian kéo giài 16 ngày, kể từ ngày 11 đến ngày 27.6.2009.
Xuất phát từ TGM Thanh Hóa, nhóm chúng tôi theo quốc lộ 45, qua cầu Vạn Hà rẽ, trái, men theo con đê uốn lượn mềm mại theo dòng chảy tự nhiên của dòng sống Chu hiền hòa, êm đềm như lời ru của mẹ. Điểm đến của nhóm Giáo lý II chúng tôi là Giáo hạt Sông Chu. Cha Trưởng Ban Giáo lý Giáo phận, quản xứ Đạt Giáo Phaolô Ngân Nguyễn Ngọc Ngân, chủ nhà của mùa Men năm nay, niềm nở đón tiếp chúng tôi. Ngài cho biết giáo xứ Đạt Giáo là một giáo xứ nghèo với 1800 giáo dân, chia 10 giáo họ nằm rải rác hai bên bờ Sông Chu. Có giáo họ hiện nay chỉ có tên mà không còn ai giữ đạo. Điều kiện sinh hoạt tôn giáo tại các họ lẻ còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là việc dạy và học giáo lý. Thậm chí, ngài kể, đi thăm họ lần đầu tiên, giáo dân không biết gọi vị chủ chăn của mình bằng tên gì: Họ gọi ngài là “ Đức cha nhà xứ”.
Ngay đầu giờ chiều,các học viên từ các giáo xứ Kẻ Láng, Kẻ Vàng, Kẻ Đầm, Phúc Địa, Hữu Lễ, Bích Phương đã tập trung về Đạt Giáo. Bích Phương do chính cha quản xứ Giuse Trịnh Văn Phiên dẫn đoàn xuống đăng ký; Hữu Lễ dẫn đầu đoàn là cha phó Giuse Phạm Văn Duẩn. Trong tổng số 98 học viên đăng ký tham dự, hơn 2/3 số học viên đã từng tham dự các khóa huấn luyện Men Phục Sinh các năm trước. Có những học viên hiện đang là giáo viên dạy văn hóa. Thầy phó tế Gioan Baotixita Lê Văn Quân, hiện đang phục vụ tai giáo xứ Phúc Địa, vừa cười vừa giới thiệu cho chúng tôi một học viên là tân tòng do chính tay thầy mới rửa tội mà vẫn nhiệt tình đăng ký tham dự khóa huấn luyện.
Vì điều kiện cơ sở vật chất của giáo xứ Đạt giáo không đủ để các học viên ngủ nghỉ, sinh hoạt tại nhà xứ, nên cha chủ nhà đã chu đáo bố trí chính các GLV chủ nhà dẫn từng tốp 3 -4 học viên của các xứ bạn đến các gia đình lân cận được chuẩn bị trước để trọ học trong suốt thời gian khóa huấn luyện.
Thánh lễ khai mạc mùa Men mới trên giáo hạt sông Chu diễn ra thật sốt sáng do cha hạt trưởng Gioan Baotixita Trịnh Quốc Vương chủ tế cùng đồng tế với ngài có 6 cha trong giáo hạt với sự tham dự của các học viên và bà con giáo dân giáo xứ Đạt Giáo. Trong Thánh lễ, ngài đã kêu gọi những hạt men hôm nay hãy dậy Men Tin Mừng vào ngày mai trên khắp mọi miền của giáo hạt Sông Chu thân yêu. Bằng cách trích một câu danh ngôn, ngài mong muốn cả Ban huấn luyện và các học viên hãy “lấy cái biết của mình mà phục vụ những người không biết”.
Ngay buổi tối, các học viên đã nhang chóng được ổn định lớp và tập điệu vũ sinh hoạt. Nhìn những cánh tay mạnh mẽ đồng loạt đưa lên cao cùng với tiếng cười giòn tan bên nhau và ánh mắt rạng ngời vui tươi, tôi thầm nghĩ Men Phục Sinh đích thực đang lan tỏa trong những con người này. Và ngày mai, từ những bạn trẻ này, Men Phục Sinh sẽ dậy lên trên khắp các nẻo đường của Giáo hạt Sông Chu thân yêu.
Thư Mục Vụ về Năm Linh Mục tại Tổng Giáo Phận Huế
+ GM F.X. Lê Xuân Hồng
19:11 12/06/2009
Kính gửi: Các linh mục,
Các tu sĩ nam nữ, chủng sinh và anh chị em giáo dân,
Ngày 16 tháng 3 năm 2009, trong buổi tiếp kiến các thành viên của Bộ Giáo Sĩ, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã đề cập đến chiều kích thừa sai của linh mục phát sinh từ việc trở nên đồng hình đồng dạng, theo thể thức bí tích, với Chúa Kitô là Đầu. Để hỗ trợ cho nỗ lực đạt được sự hoàn thiện này, Đức Thánh Cha đã quyết định mở một năm đặc biệt: "Năm Linh Mục", bắt đầu từ ngày 19.6.2009 đến ngày 19.6.2010, dịp lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
"Năm linh mục" này cũng đánh dấu kỷ niệm 150 năm, ngày cha Gioan Maria Vianney, cha sở Họ Ars, qua đời (1859).
Đức Thánh Cha sẽ khai mạc "năm linh mục" khi chủ sự giờ kinh chiều ngày 19.6.2009, tại đền thờ thánh Phêrô. Ngài sẽ công bố Cha Thánh Gioan Maria Vianney là Bổn Mạng của tất cả các linh mục trên thế giới, như là mẫu gương lý tưởng của một mục tử chăm sóc đoàn chiên của Chúa Kitô.
Anh em linh mục thân mến,
Dịp này, chúng ta cùng cảm tạ Thiên Chúa và bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Thánh Cha đã ưu ái lo lắng cho đời sống thiêng liêng của anh em linh mục chúng ta và mời gọi chúng ta hãy "đào sâu căn tính linh mục của mình, phong phú hoá đời sống thiêng liêng, khích lệ linh mục trong việc thi hành tác vụ và trong việc thường huấn" (Kim chỉ nam, tr. 5) đặc biệt trong "năm linh mục" này, để sống cho xứng đáng với thiên chức cao cả mà Chúa Giêsu đã thương ban, khi chia sẻ cho chúng ta chức linh mục thừa tác của Ngài.
Do bí tích truyền chức được thể hiện thông qua việc đặt tay và lời nguyện thánh hiến của Giám mục, phát sinh ra nơi người linh mục "một mối dây hữu thể đặc thù nối kết linh mục với Đức Kitô, là Linh Mục tối cao và là Đấng chăn chiên nhân lành" (PDV, 11). Vì thế Đức Kitô là khởi điểm và là nguồn mạch duy nhất của chức linh mục thừa tác, Ngài trở thành mẫu mực cho đời linh mục. Nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô Đầu và Mục Tử là khuôn mẫu lý tưởng nhất của đời linh mục (x. PDV số 21).
Anh em là những cộng tác viên đắc lực và gần gũi nhất của Giám mục, anh em là cánh tay nối dài của Giám mục trong việc chăm sóc đoàn chiên được giao phó. Chúng tôi trân trọng và đánh giá cao tất cả những gì mà anh em đã hy sinh đóng góp cho việc phục vụ và rao giảng Tin Mừng. Chúng tôi chia sẻ và cảm thông với buồn vui cũng như khó khăn và thử thách mà anh em đã cảm nghiệm hay phải đương đầu mỗi ngày (x. Sắc lệnh PO số 7).
Anh em hãy cố gắng duy trì tình huynh đệ và hợp nhất đã được bí tích truyền chức thánh thiết lập và củng cố (x. PO số 8) và đã được Chúa Giêsu khẩn thiết cầu xin với Chúa Cha: "Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như Chúng Ta" (Ga. 17,11b).
Chúng ta cùng đọc lại nhưng lời của Công Đồng Vaticanô II, trong sắc lệnh "Chức Vụ và Đời Sống Linh Mục". Công đồng viết: "Các linh mục hãy nhớ rằng không bao giờ anh em lẻ loi trong khi thi hành bổn phận, nhưng dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa toàn năng và tin tưởng vào Chúa Kitô, Đấng đã mời gọi anh em đến thông phần vào chức linh mục của mình, anh em phải hết lòng tin tưởng mà hiến thân cho chức vụ mình vì biết rằng Thiên Chúa toàn năng có thể ban cho anh em thêm tình yêu. Anh em cũng phải nhớ rằng các anh em trong chức linh mục và ngay cả những tín hữu trên toàn thế giới cũng là bạn hữu của mình" (PO số 22).
Xin Chúa Kitô là Linh Mục thượng phẩm luôn thánh hoá, thanh tẩy và biến đổi chúng ta trở thành những mục tử như lòng Chúa mong ước. Xin Cha Thánh Gioan Maria Vianney cầu bầu cùng Chúa cho mỗi linh mục biết noi gương ngài, luôn gắn kết với Chúa Giêsu bằng việc cầu nguyện và hy sinh phục vụ đoàn chiên mà Chúa đã giao phó.
Quý tu sĩ nam nữ, chủng sinh và anh chị em giáo dân thân mến,
Chức linh mục là một quà tặng vô giá mà Chúa Giêsu đã ban cho Giáo Hội và cho thế giới. Anh chị em hãy sống tâm tình tạ ơn về ân huệ quí báu này, và hãy vận dụng đức tin để đón nhận linh mục như là một "Chúa Kitô thứ hai" nhưng đồng thời cũng thông cảm đón nhận cả con người linh mục với những yếu hèn, bất toàn và hạn chế của họ.
Thay vì chỉ trích, phê bình một cách tiêu cực những thiếu sót bất toàn của con người linh mục, anh chị em hãy cầu nguyện thật nhiều để tình yêu Thiên Chúa có sức biến đổi và thăng hoa các con người đã được Chúa chọn gọi, nhất là trong "năm linh mục" này.
Xin anh chị em thông cảm, yêu thương và tích cực cộng tác với các linh mục để làm vinh danh Chúa và mưu ích cho các linh hồn.
Kính chúc anh em linh mục luôn hân hoan vì đã được chọn gọi, hạnh phúc vì được Chúa yêu thương và bình an vì ý thức mình đang được mời gọi xả thân phục vụ Giáo Hội và tha nhân.
Kính xin mọi người cầu nguyện một cách đặc biệt cho các linh mục trong năm này.
Thân ái kính chào tất cả trong bình an của Chúa Kitô.
Tòa Tổng Giám Mục Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2009
+ Stephanô Nguyễn Như Thể
Tổng Giám Mục Giáo phận Huế
+ Phanxicô Xaviê Lê văn Hồng
TGM Huế (ấn ký)
THÔNG BÁO VỀ LỄ KHAI MẠC “NĂM LINH MỤC”
Kính gửi: Quý Cha Quản Hạt,
Quý anh em linh mục.
Vì ngày khai mạc “Năm Linh Mục”, 19.6.2009, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, hai Giám mục của Giáo phận sẽ vắng mặt, vậy xin đề nghị tổ chức lễ Khai mạc theo từng Hạt.
Xin Cha Quản Hạt tham khảo ý kiến của các Cha trong Hạt để chọn địa điểm và thì giờ thích hợp và tổ chức lễ Khai mạc “Năm Linh Mục” vào ngày 19.6.2009 cho Hạt của mình.
Xin gợi ý:
-Phổ biến Sắc lệnh ban ơn xá đặc biệt của Toà Ân Giải Tối Cao.
-Thánh lễ đồng tế của các linh mục trong Hạt với sự tham dự của các tu sĩ, chủng sinh và đại diện giáo dân của các giáo xứ trong Hạt.
-Phổ biến ý nghĩa và mục đích của năm linh mục.
-Trình bày tóm tắt cuộc đời mục tử của Thánh Gioan Maria Vianney.
-Kêu gọi tu sĩ, chủng sinh và giáo dân cầu nguyện cách riêng cho các linh mục trong năm này.
Thân ái kính chào quý Cha.
Giám mục Phụ tá Giáo phận Huế,
(ấn ký)
Các tu sĩ nam nữ, chủng sinh và anh chị em giáo dân,
Ngày 16 tháng 3 năm 2009, trong buổi tiếp kiến các thành viên của Bộ Giáo Sĩ, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã đề cập đến chiều kích thừa sai của linh mục phát sinh từ việc trở nên đồng hình đồng dạng, theo thể thức bí tích, với Chúa Kitô là Đầu. Để hỗ trợ cho nỗ lực đạt được sự hoàn thiện này, Đức Thánh Cha đã quyết định mở một năm đặc biệt: "Năm Linh Mục", bắt đầu từ ngày 19.6.2009 đến ngày 19.6.2010, dịp lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
"Năm linh mục" này cũng đánh dấu kỷ niệm 150 năm, ngày cha Gioan Maria Vianney, cha sở Họ Ars, qua đời (1859).
Đức Thánh Cha sẽ khai mạc "năm linh mục" khi chủ sự giờ kinh chiều ngày 19.6.2009, tại đền thờ thánh Phêrô. Ngài sẽ công bố Cha Thánh Gioan Maria Vianney là Bổn Mạng của tất cả các linh mục trên thế giới, như là mẫu gương lý tưởng của một mục tử chăm sóc đoàn chiên của Chúa Kitô.
Anh em linh mục thân mến,
Dịp này, chúng ta cùng cảm tạ Thiên Chúa và bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Thánh Cha đã ưu ái lo lắng cho đời sống thiêng liêng của anh em linh mục chúng ta và mời gọi chúng ta hãy "đào sâu căn tính linh mục của mình, phong phú hoá đời sống thiêng liêng, khích lệ linh mục trong việc thi hành tác vụ và trong việc thường huấn" (Kim chỉ nam, tr. 5) đặc biệt trong "năm linh mục" này, để sống cho xứng đáng với thiên chức cao cả mà Chúa Giêsu đã thương ban, khi chia sẻ cho chúng ta chức linh mục thừa tác của Ngài.
Do bí tích truyền chức được thể hiện thông qua việc đặt tay và lời nguyện thánh hiến của Giám mục, phát sinh ra nơi người linh mục "một mối dây hữu thể đặc thù nối kết linh mục với Đức Kitô, là Linh Mục tối cao và là Đấng chăn chiên nhân lành" (PDV, 11). Vì thế Đức Kitô là khởi điểm và là nguồn mạch duy nhất của chức linh mục thừa tác, Ngài trở thành mẫu mực cho đời linh mục. Nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô Đầu và Mục Tử là khuôn mẫu lý tưởng nhất của đời linh mục (x. PDV số 21).
Anh em là những cộng tác viên đắc lực và gần gũi nhất của Giám mục, anh em là cánh tay nối dài của Giám mục trong việc chăm sóc đoàn chiên được giao phó. Chúng tôi trân trọng và đánh giá cao tất cả những gì mà anh em đã hy sinh đóng góp cho việc phục vụ và rao giảng Tin Mừng. Chúng tôi chia sẻ và cảm thông với buồn vui cũng như khó khăn và thử thách mà anh em đã cảm nghiệm hay phải đương đầu mỗi ngày (x. Sắc lệnh PO số 7).
Anh em hãy cố gắng duy trì tình huynh đệ và hợp nhất đã được bí tích truyền chức thánh thiết lập và củng cố (x. PO số 8) và đã được Chúa Giêsu khẩn thiết cầu xin với Chúa Cha: "Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như Chúng Ta" (Ga. 17,11b).
Chúng ta cùng đọc lại nhưng lời của Công Đồng Vaticanô II, trong sắc lệnh "Chức Vụ và Đời Sống Linh Mục". Công đồng viết: "Các linh mục hãy nhớ rằng không bao giờ anh em lẻ loi trong khi thi hành bổn phận, nhưng dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa toàn năng và tin tưởng vào Chúa Kitô, Đấng đã mời gọi anh em đến thông phần vào chức linh mục của mình, anh em phải hết lòng tin tưởng mà hiến thân cho chức vụ mình vì biết rằng Thiên Chúa toàn năng có thể ban cho anh em thêm tình yêu. Anh em cũng phải nhớ rằng các anh em trong chức linh mục và ngay cả những tín hữu trên toàn thế giới cũng là bạn hữu của mình" (PO số 22).
Xin Chúa Kitô là Linh Mục thượng phẩm luôn thánh hoá, thanh tẩy và biến đổi chúng ta trở thành những mục tử như lòng Chúa mong ước. Xin Cha Thánh Gioan Maria Vianney cầu bầu cùng Chúa cho mỗi linh mục biết noi gương ngài, luôn gắn kết với Chúa Giêsu bằng việc cầu nguyện và hy sinh phục vụ đoàn chiên mà Chúa đã giao phó.
Quý tu sĩ nam nữ, chủng sinh và anh chị em giáo dân thân mến,
Chức linh mục là một quà tặng vô giá mà Chúa Giêsu đã ban cho Giáo Hội và cho thế giới. Anh chị em hãy sống tâm tình tạ ơn về ân huệ quí báu này, và hãy vận dụng đức tin để đón nhận linh mục như là một "Chúa Kitô thứ hai" nhưng đồng thời cũng thông cảm đón nhận cả con người linh mục với những yếu hèn, bất toàn và hạn chế của họ.
Thay vì chỉ trích, phê bình một cách tiêu cực những thiếu sót bất toàn của con người linh mục, anh chị em hãy cầu nguyện thật nhiều để tình yêu Thiên Chúa có sức biến đổi và thăng hoa các con người đã được Chúa chọn gọi, nhất là trong "năm linh mục" này.
Xin anh chị em thông cảm, yêu thương và tích cực cộng tác với các linh mục để làm vinh danh Chúa và mưu ích cho các linh hồn.
Kính chúc anh em linh mục luôn hân hoan vì đã được chọn gọi, hạnh phúc vì được Chúa yêu thương và bình an vì ý thức mình đang được mời gọi xả thân phục vụ Giáo Hội và tha nhân.
Kính xin mọi người cầu nguyện một cách đặc biệt cho các linh mục trong năm này.
Thân ái kính chào tất cả trong bình an của Chúa Kitô.
Tòa Tổng Giám Mục Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2009
+ Stephanô Nguyễn Như Thể
Tổng Giám Mục Giáo phận Huế
+ Phanxicô Xaviê Lê văn Hồng
TGM Huế (ấn ký)
THÔNG BÁO VỀ LỄ KHAI MẠC “NĂM LINH MỤC”
Kính gửi: Quý Cha Quản Hạt,
Quý anh em linh mục.
Vì ngày khai mạc “Năm Linh Mục”, 19.6.2009, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, hai Giám mục của Giáo phận sẽ vắng mặt, vậy xin đề nghị tổ chức lễ Khai mạc theo từng Hạt.
Xin Cha Quản Hạt tham khảo ý kiến của các Cha trong Hạt để chọn địa điểm và thì giờ thích hợp và tổ chức lễ Khai mạc “Năm Linh Mục” vào ngày 19.6.2009 cho Hạt của mình.
Xin gợi ý:
-Phổ biến Sắc lệnh ban ơn xá đặc biệt của Toà Ân Giải Tối Cao.
-Thánh lễ đồng tế của các linh mục trong Hạt với sự tham dự của các tu sĩ, chủng sinh và đại diện giáo dân của các giáo xứ trong Hạt.
-Phổ biến ý nghĩa và mục đích của năm linh mục.
-Trình bày tóm tắt cuộc đời mục tử của Thánh Gioan Maria Vianney.
-Kêu gọi tu sĩ, chủng sinh và giáo dân cầu nguyện cách riêng cho các linh mục trong năm này.
Thân ái kính chào quý Cha.
Giám mục Phụ tá Giáo phận Huế,
(ấn ký)
Lễ cung hiến thánh đường và 50 năm thành lập giáo xứ Thánh Tâm Phú Hậu - TGP Huế
Trương Trí
19:26 12/06/2009
HUẾ - Giáo xứ Thánh Tâm- Phú Hậu là một giáo xứ nghèo thuộc phường Phú Hậu thành phố Huế, cách tòa Tổng Giám mục chỉ hơn 3km đường bộ, nhưng về đây chúng ta có cảm nhận cảnh yên bình chân chất của một vùng quê.
Xem hình ảnh ngày kỉ niệm 50 năm giáo xứ Phú Hậu
Hành trình 50 năm thành lập giáo xứ:
Từ năm 1948, một số giáo dân ở các vùng Quy Lai, An Thới, Văn Quật, v..v. tìm đến vùng đất Bãi Dâu sinh sống. Họ kết hợp với người dân công giáo tại địa phương lập thành họ đạo Bãi Dâu.
Năm 1954, sau khi chia cắt vĩ tuyến, một số giáo dân từ miền Bắc di cư vào Nam, trong số đó có 48 gia đình từ giáo xứ Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đến dừng chân và lập nghiệp cũng tại vùng Bãi Dâu này. Đại Phong vốn là một giáo xứ lâu đời có truyền thống đạo đức và vững vàng đức tin sau nhiều biến cố bách đạo dưới các triều chúa Nguyễn, Tây Sơn và nhà Nguyễn. Đại Phong cũng là quê hương của cụ thượng thư Ngô Đình Khả thân sinh của Đức cố Tổng Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục. Sau khi ổn định chỗ ở họ lập thành họ đạo Đại Phong mang tên của quê hương mình.
Trong dịp lễ Giáng Sinh 1958, một giáo xứ chính thức được thành lập qua văn thư ngày 19 tháng Giêng 1959 do Đức cố Tổng Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục kí và lấy tên chung là giáo xứ Đại Phong- Bãi Dâu. Tuy vậy, tình trạng phân biệt của 2 họ đạo vẫn kéo dài đến khi cố linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàng được bổ nhiệm về làm quản xứ. Là một linh mục trẻ đầy nhiệt huyết xuất thân từ miền quê nghèo Quảng Trị, ngài sớm nhận ra mầm mống chia rẽ trong nội bộ và tìm cách hòa hợp cộng đoàn, ngài đã thành lập các hội đoàn nhằm giáo dục đạo đức và nếp sống. Chỉ sau một thời gian để xóa bỏ sự phân rẻ giữa Đại Phong và Bãi Dâu giáo xứ được đổi tên thành tên mới là giáo xứ Phú Hậu. Kể từ đây đời sống sinh hoạt trong cộng đoàn mới hòa hợp. Giáo dân Phú Hậu đa số sống bằng nghề lao động chân tay, quanh năm đối mặt với khó nghèo. Do đó ngôi nhà thờ xây tạm bợ trải qua gần nửa thế kỉ vẫn không được tu sửa bao nhiêu.
Năm 2005, sau hơn 1 năm quản xứ, linh mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng được tấn phong Giám mục Phụ tá, linh mục Antôn Nguyễn Văn Tuyến trong ngày nhậm chức quản xứ đã cùng với Hội đồng giáo xứ và Đức Tổng Giám mục đi một vòng quanh nhà thờ để xem xét, cha quản xứ đã lắc đầu ngán ngẩm trước sự xuống cấp nghiêm trọng của ngôi nhà thờ. Ngài nêu lên ý nghĩ: trước hết việc cần thiết nhất là phải tu sửa nhà thờ. Đức Tổng Giám mục nói đùa: “Cha đập quách đi mà làm lại chứ sửa sang chi nữa”. Thế mà ơn Chúa soi sáng, ngài làm thật sự. Chỉ sau 2 năm về nhận xứ, ngày 19-04-2007 giáo xứ Phú Hậu đã hân hoan chào đón Đức Giám mục Phụ tá F.X Lê Văn Hồng nguyên quản xứ về dâng thánh lễ đặt viên đá khởi công xây dựng thánh đường và cũng sau 2 năm, trải qua bao lo lắng, gian nan thấm đẫm mồ hôi và ngược xuôi của linh mục quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến. Nhờ sự trợ giúp quảng đại của Đức Thánh Cha, Thánh Bộ Truyền Giáo qua Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục Phụ tá, sự góp sức của Caritas giáo phận Soria Tây Ban Nha, hiệp hội Việt Nam Espérance Pháp và các vị ân nhân xa gần: ngôi thánh đường khang trang và uy nghiêm đã được hoàn tất trong hồng ân của Thiên Chúa, ngôi thánh đường sau nhiều nguyện cầu và bao mơ ước của cộng đoàn dân Chúa Phú Hậu được hoàn thành nhân dịp mừng kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ đánh dấu bước trưởng thành thật sự trong nỗ lực sống yêu thương hiệp nhất để tiếp tục đắp xây giáo xứ lớn lên vững mạnh trong đức tin và lòng yêu mến Chúa.
Lễ Cung hiến Thánh đường:
Sáng ngày 12-06-2009, khuôn viên nhà thờ Phú Hậu rực rỡ cờ hoa, đại diện lãnh đạo chính quyền các cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Huế, phường Phú Hậu, đại diện chùa Phú Hậu và khuôn hội Phật giáo cùng các đoàn thể đã đến tặng lẵng hoa chúc mừng và tham dự lễ Cung hiến Thánh đường.
Đúng 8h30 trong niềm hân hoan và tiếng kèn trống hòa với tiếng vỗ tay vui mừng vang lên. Cộng đoàn dân Chúa chào đón Đức Tổng Giám mục giáo phận, Đức Giám mục Phụ tá, Đan viện phụ dòng Thiên An hòa với tiếng chuông ngân cao vút giữa trời xanh (quả chuông này do bà con giáo dân Phú Hậu xa quê kính dâng và đã được Đức Giám mục Phụ tá làm phép vào 07-06-2009 vừa qua).
Trước tiền đường: Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể cùng Đức Giám mục Phụ tá F.X Lê Văn Hồng, Đan viện phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, linh mục quản hạt thành phố Antôn Dương Quỳnh và linh mục quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến đã cắt băng khánh thành. Sau đó, linh mục quản xứ nhận chìa khóa từ Đức Tổng Giám mục tiến đến mở cửa nhà thờ trong tiếng vỗ tay reo mừng của cộng đoàn hòa với tiếng kèn trống của đội kèn giáo xứ An Bằng.
Đoàn rước tiến vào nhà thờ, sau thánh giá đèn hầu là hòm bia xương Thánh Tử Đạo, tiếp đến Đức Tổng Giám mục chủ sự và đoàn đồng tế cùng cộng đoàn trong tiếng hát tâm tình: “biết lấy gì cảm mến, biết lấy chi báo đền, hồng ân Chúa cao vời, Chúa đã làm cho con”.
Trước khi cử hành các nghi thức cung hiến, Đức Tổng Giám mục đã nói: “hôm nay tất cả mọi thành phần dân Chúa tề tựu nơi đây mừng ngày trọng đại của giáo xứ Phú Hậu, cùng chung niềm vui tạ ơn cung hiến nhà thờ và kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ”. Ngài nhấn mạnh rằng: “Con người có hồn có xác, sống hằng ngày phải lo cơm ăn áo mặc, lo các nhu cầu vật chất. Về phần hồn, nhu cầu tâm linh: các tôn giáo xây đền thờ, chùa chiềng, am miếu. Riêng Giáo hội Công giáo xây nhà thờ của mình, bao lâu chưa có nhà thờ thì người giáo hữu chưa an tâm sống đạo và chu toàn nghĩa vụ xã hội. Hôm nay, ngôi nhà thờ giáo xứ Phú Hậu đã hoàn tất và chúng ta cung hiến ngôi thánh đường này”.
Đức Tổng Giám mục đã long trọng cử hành nghi thức cung hiến thánh đường. Mở đầu ngài làm phép nước thánh tẩy nhắc lại bí tích rửa tội và dấu chỉ thống hối, cũng nước này ngài thanh tẩy bàn thờ mới, tường nhà thờ mới. Sau đó, ngài tiếp tục cử hành nghi thức xoa dầu thánh lên bàn thờ và xông hương bàn thờ. Tiếp đó, đại diện Hội đồng giáo xứ dâng hòm bia xương Thánh Tử Đạo và ngài cung kính đặt hòm bia trước bàn thờ. Trong hòm bia này đựng xương các thánh: Isidoro Gagelin Kính linh mục thừa sai Pari tử đạo tại Bãi Dâu ngày 17-10-1833; thánh Gioan Đoàn Trinh Hoan linh mục quê ở giáo xứ Kim Long và thánh Matthêô Nguyễn Văn Phượng quê ở Quảng Bình cùng tử đạo tại Đồng Hới ngày 26-05-1861. Các mẫu xương thánh này được kính cẩn trích lấy từ Dòng Kín Huế và cung nghinh về. Đức Tổng Giám mục kí chứng thư xác nhận.
Đức Tổng Giám mục cũng đã kí chứng thư xác nhận Cung hiến Thánh Đường trao cho linh mục quản xứ, ngày cung hiến thánh đường cũng là ngày sinh của thánh đường và hằng năm giáo xứ phải kỉ niệm ngày cung hiến vào bậc lễ trọng.
Sau thánh lễ, linh mục quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến và ông Trương Cao Quyền chủ tịch Hội đồng giáo xứ đã thay mặt toàn thể giáo xứ bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Thánh Cha, Thánh Bộ Truyền Giáo, Đức Tổng Giám mục giáo phận, Đức Giám mục Phụ tá, Hội Caritas giáo phận Soria Tây Ban Nha, hiệp hội Việt Nam Espérance Pháp cùng tất cả các vị ân nhân, thợ thầy đã hết lòng quảng đại đóng góp công sức mồ hôi để xây dựng ngôi thánh đường này.
Kết thúc thánh lễ, Đức Tổng Giám mục đã ban phép lành cho cộng đoàn dân Chúa và tất cả cùng nhau tham dự bữa tiệc thân mật trong tâm tình tạ ơn và chia sẻ niềm vui với giáo xứ. Tất cả là hồng ân bao la của Thiên Chúa, muôn đời con sẽ ngợi ca danh Người. Niềm mơ ước bao đời của giáo xứ nay đã thành hiện thực, giáo dân Phú Hậu nguyện một lòng một dạ hiệp nhất trong tình yêu thương và thờ phượng Chúa.
Xem hình ảnh ngày kỉ niệm 50 năm giáo xứ Phú Hậu
Hành trình 50 năm thành lập giáo xứ:
Từ năm 1948, một số giáo dân ở các vùng Quy Lai, An Thới, Văn Quật, v..v. tìm đến vùng đất Bãi Dâu sinh sống. Họ kết hợp với người dân công giáo tại địa phương lập thành họ đạo Bãi Dâu.
Năm 1954, sau khi chia cắt vĩ tuyến, một số giáo dân từ miền Bắc di cư vào Nam, trong số đó có 48 gia đình từ giáo xứ Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đến dừng chân và lập nghiệp cũng tại vùng Bãi Dâu này. Đại Phong vốn là một giáo xứ lâu đời có truyền thống đạo đức và vững vàng đức tin sau nhiều biến cố bách đạo dưới các triều chúa Nguyễn, Tây Sơn và nhà Nguyễn. Đại Phong cũng là quê hương của cụ thượng thư Ngô Đình Khả thân sinh của Đức cố Tổng Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục. Sau khi ổn định chỗ ở họ lập thành họ đạo Đại Phong mang tên của quê hương mình.
Trong dịp lễ Giáng Sinh 1958, một giáo xứ chính thức được thành lập qua văn thư ngày 19 tháng Giêng 1959 do Đức cố Tổng Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục kí và lấy tên chung là giáo xứ Đại Phong- Bãi Dâu. Tuy vậy, tình trạng phân biệt của 2 họ đạo vẫn kéo dài đến khi cố linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàng được bổ nhiệm về làm quản xứ. Là một linh mục trẻ đầy nhiệt huyết xuất thân từ miền quê nghèo Quảng Trị, ngài sớm nhận ra mầm mống chia rẽ trong nội bộ và tìm cách hòa hợp cộng đoàn, ngài đã thành lập các hội đoàn nhằm giáo dục đạo đức và nếp sống. Chỉ sau một thời gian để xóa bỏ sự phân rẻ giữa Đại Phong và Bãi Dâu giáo xứ được đổi tên thành tên mới là giáo xứ Phú Hậu. Kể từ đây đời sống sinh hoạt trong cộng đoàn mới hòa hợp. Giáo dân Phú Hậu đa số sống bằng nghề lao động chân tay, quanh năm đối mặt với khó nghèo. Do đó ngôi nhà thờ xây tạm bợ trải qua gần nửa thế kỉ vẫn không được tu sửa bao nhiêu.
Năm 2005, sau hơn 1 năm quản xứ, linh mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng được tấn phong Giám mục Phụ tá, linh mục Antôn Nguyễn Văn Tuyến trong ngày nhậm chức quản xứ đã cùng với Hội đồng giáo xứ và Đức Tổng Giám mục đi một vòng quanh nhà thờ để xem xét, cha quản xứ đã lắc đầu ngán ngẩm trước sự xuống cấp nghiêm trọng của ngôi nhà thờ. Ngài nêu lên ý nghĩ: trước hết việc cần thiết nhất là phải tu sửa nhà thờ. Đức Tổng Giám mục nói đùa: “Cha đập quách đi mà làm lại chứ sửa sang chi nữa”. Thế mà ơn Chúa soi sáng, ngài làm thật sự. Chỉ sau 2 năm về nhận xứ, ngày 19-04-2007 giáo xứ Phú Hậu đã hân hoan chào đón Đức Giám mục Phụ tá F.X Lê Văn Hồng nguyên quản xứ về dâng thánh lễ đặt viên đá khởi công xây dựng thánh đường và cũng sau 2 năm, trải qua bao lo lắng, gian nan thấm đẫm mồ hôi và ngược xuôi của linh mục quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến. Nhờ sự trợ giúp quảng đại của Đức Thánh Cha, Thánh Bộ Truyền Giáo qua Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục Phụ tá, sự góp sức của Caritas giáo phận Soria Tây Ban Nha, hiệp hội Việt Nam Espérance Pháp và các vị ân nhân xa gần: ngôi thánh đường khang trang và uy nghiêm đã được hoàn tất trong hồng ân của Thiên Chúa, ngôi thánh đường sau nhiều nguyện cầu và bao mơ ước của cộng đoàn dân Chúa Phú Hậu được hoàn thành nhân dịp mừng kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ đánh dấu bước trưởng thành thật sự trong nỗ lực sống yêu thương hiệp nhất để tiếp tục đắp xây giáo xứ lớn lên vững mạnh trong đức tin và lòng yêu mến Chúa.
Lễ Cung hiến Thánh đường:
Sáng ngày 12-06-2009, khuôn viên nhà thờ Phú Hậu rực rỡ cờ hoa, đại diện lãnh đạo chính quyền các cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Huế, phường Phú Hậu, đại diện chùa Phú Hậu và khuôn hội Phật giáo cùng các đoàn thể đã đến tặng lẵng hoa chúc mừng và tham dự lễ Cung hiến Thánh đường.
Đúng 8h30 trong niềm hân hoan và tiếng kèn trống hòa với tiếng vỗ tay vui mừng vang lên. Cộng đoàn dân Chúa chào đón Đức Tổng Giám mục giáo phận, Đức Giám mục Phụ tá, Đan viện phụ dòng Thiên An hòa với tiếng chuông ngân cao vút giữa trời xanh (quả chuông này do bà con giáo dân Phú Hậu xa quê kính dâng và đã được Đức Giám mục Phụ tá làm phép vào 07-06-2009 vừa qua).
Trước tiền đường: Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể cùng Đức Giám mục Phụ tá F.X Lê Văn Hồng, Đan viện phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, linh mục quản hạt thành phố Antôn Dương Quỳnh và linh mục quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến đã cắt băng khánh thành. Sau đó, linh mục quản xứ nhận chìa khóa từ Đức Tổng Giám mục tiến đến mở cửa nhà thờ trong tiếng vỗ tay reo mừng của cộng đoàn hòa với tiếng kèn trống của đội kèn giáo xứ An Bằng.
Đoàn rước tiến vào nhà thờ, sau thánh giá đèn hầu là hòm bia xương Thánh Tử Đạo, tiếp đến Đức Tổng Giám mục chủ sự và đoàn đồng tế cùng cộng đoàn trong tiếng hát tâm tình: “biết lấy gì cảm mến, biết lấy chi báo đền, hồng ân Chúa cao vời, Chúa đã làm cho con”.
Trước khi cử hành các nghi thức cung hiến, Đức Tổng Giám mục đã nói: “hôm nay tất cả mọi thành phần dân Chúa tề tựu nơi đây mừng ngày trọng đại của giáo xứ Phú Hậu, cùng chung niềm vui tạ ơn cung hiến nhà thờ và kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ”. Ngài nhấn mạnh rằng: “Con người có hồn có xác, sống hằng ngày phải lo cơm ăn áo mặc, lo các nhu cầu vật chất. Về phần hồn, nhu cầu tâm linh: các tôn giáo xây đền thờ, chùa chiềng, am miếu. Riêng Giáo hội Công giáo xây nhà thờ của mình, bao lâu chưa có nhà thờ thì người giáo hữu chưa an tâm sống đạo và chu toàn nghĩa vụ xã hội. Hôm nay, ngôi nhà thờ giáo xứ Phú Hậu đã hoàn tất và chúng ta cung hiến ngôi thánh đường này”.
Đức Tổng Giám mục đã long trọng cử hành nghi thức cung hiến thánh đường. Mở đầu ngài làm phép nước thánh tẩy nhắc lại bí tích rửa tội và dấu chỉ thống hối, cũng nước này ngài thanh tẩy bàn thờ mới, tường nhà thờ mới. Sau đó, ngài tiếp tục cử hành nghi thức xoa dầu thánh lên bàn thờ và xông hương bàn thờ. Tiếp đó, đại diện Hội đồng giáo xứ dâng hòm bia xương Thánh Tử Đạo và ngài cung kính đặt hòm bia trước bàn thờ. Trong hòm bia này đựng xương các thánh: Isidoro Gagelin Kính linh mục thừa sai Pari tử đạo tại Bãi Dâu ngày 17-10-1833; thánh Gioan Đoàn Trinh Hoan linh mục quê ở giáo xứ Kim Long và thánh Matthêô Nguyễn Văn Phượng quê ở Quảng Bình cùng tử đạo tại Đồng Hới ngày 26-05-1861. Các mẫu xương thánh này được kính cẩn trích lấy từ Dòng Kín Huế và cung nghinh về. Đức Tổng Giám mục kí chứng thư xác nhận.
Đức Tổng Giám mục cũng đã kí chứng thư xác nhận Cung hiến Thánh Đường trao cho linh mục quản xứ, ngày cung hiến thánh đường cũng là ngày sinh của thánh đường và hằng năm giáo xứ phải kỉ niệm ngày cung hiến vào bậc lễ trọng.
Sau thánh lễ, linh mục quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến và ông Trương Cao Quyền chủ tịch Hội đồng giáo xứ đã thay mặt toàn thể giáo xứ bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Thánh Cha, Thánh Bộ Truyền Giáo, Đức Tổng Giám mục giáo phận, Đức Giám mục Phụ tá, Hội Caritas giáo phận Soria Tây Ban Nha, hiệp hội Việt Nam Espérance Pháp cùng tất cả các vị ân nhân, thợ thầy đã hết lòng quảng đại đóng góp công sức mồ hôi để xây dựng ngôi thánh đường này.
Kết thúc thánh lễ, Đức Tổng Giám mục đã ban phép lành cho cộng đoàn dân Chúa và tất cả cùng nhau tham dự bữa tiệc thân mật trong tâm tình tạ ơn và chia sẻ niềm vui với giáo xứ. Tất cả là hồng ân bao la của Thiên Chúa, muôn đời con sẽ ngợi ca danh Người. Niềm mơ ước bao đời của giáo xứ nay đã thành hiện thực, giáo dân Phú Hậu nguyện một lòng một dạ hiệp nhất trong tình yêu thương và thờ phượng Chúa.
Ca Đoàn giáo xứ Xóm Chiếu “Hòa Cùng Niềm Vui Làng Phong Bến Sắn”
Hoàng Thương
19:39 12/06/2009
BÌNH DƯƠNG - Những ngày cuối tháng Năm thật oi bức, sau những ngày mưa dầm lại là những ngày nắng cháy da, thời tiết Sài Gòn lại thất thường. Cuối tháng Năm, đầu tháng Sáu là bước vào mùa Hè, cái mùa làm người ta dễ liên tưởng đến tiếng ve, đóa phượng, cảnh tượng học trò vui chơi, nghỉ ngơi, du lịch, thực hiện những ước mơ, hoài bão mà trong năm học không làm được… Mong là thế và cứ mong là thế, dẫu xã hội thành thị bây giờ chưa chắc điều đó đã đúng… vì có thể học trò phải học không ngừng nghỉ.
Xem hình ảnh
Là người Công Giáo, tháng Năm còn là tháng Hoa dâng kính Đức Mẹ, và ngày cuối cùng của tháng Năm được Giáo Hội mừng kính Lễ Đức Maria thăm viếng bà Elisabeth. Có lẽ tôi đã quên trong lịch phụng vụ có ngày Lễ kính này nếu không được tham dự Thánh Lễ tại một nơi không phải ở Sài Gòn mà là ở tận vùng ven Bình Dương, nơi có những con người sống trong thập giá của bệnh tật mà định kiến xã hội chưa chắc đã xóa nhòa: Trại phong Bến Sắn. Sáng ngày 30/5 (chứ không phải 31/5), cha phụ trách trại Phong Bến Sắn đã đặc biệt dâng Thánh Lễ Đức Maria thăm viếng bà Elisabeth cho anh chị em ca viên Ca Đoàn Giáo Xứ Xóm Chiếu, Quận Tư, Sài Gòn trong chương trình đến Bến Sắn để “Hòa Cùng Niềm Vui Làng Phong Bến Sắn”.
Trong Bài Giảng của mình, cha đã nhắc đến hai chữ “hành hương” để nói đến việc làm của anh chị em ca viên, khi cùng nhau đến đây. Hành hương, đúng là hành hương, đến với anh em em kém may mắn hơn cũng là hành hương, phát hiện của cha là chúng tôi hạnh phúc làm sao!?! Ngài cũng nhắc đến mẫu gương của Mẹ Maria, khi Đức Maria được Thiên thần Gariel loan báo là Mẹ sẽ cưu mang Đấng Cứu Thế, mẹ đã đáp hai tiếng Xin Vâng và mẹ thi hành theo như lời sứ thần truyền. Thế rồi, mẹ đã không giữ tin mừng đó cho chính mình, mẹ hay tin người chị họ đã cưu mang và chuẩn bị đến ngày sinh con. Mẹ vội vã lên đường đến thăm người chị họ của mình, an ủi, nâng đỡ và giúp đỡ người chị họ trong lúc mang thai. Thế rồi, hai người đã gặp nhau, hai hài nhi ở trong lòng đã mừng rỡ nhảy mừng. Cha kêu gọi hãy nêu gương Đức Maria để thăm viếng tha nhân trong những dịp khác nhau của cuộc đời mình.
Thánh Lễ kết thúc là lúc hội trường của Trại Phong chật kín người vì một chương trình ca nhạc và vui chơi sắp diễn ra. Gần như những bệnh nhân không phải nằm viện đều tập trung ở đây và trẻ con cũng không ít. Máy chiếu, ampli, loa, guitar, organ... tất cả đều được chóng vánh lắp đặt, gần như các “nhạc công” có gì đem nấy, không có thì mượn mang theo, còn không có nữa thì đi thuê để phục vụ cho chương trình văn nghệ tự nguyện, không cátsê này. Từng trò chơi cho thiếu nhi với những tiếng cười rộn ràng, tiếng vỗ tay hào hứng đã tạo không khí chan hòa niềm vui. Và xen lẫn vào đó là những bài hát thắm đượm tình yêu thương của các ca viên - lớn tuổi có, trung niên có, giới trẻ lại là phần đông - đã được trình diễn hết mình với tiếng hát không chê được. “Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá. Hãy yêu nhau đi, giòng nước đã trôi xa. Nước trôi qua tim rong đầy trí nhớ…”. “Nào ta đi gieo mầm tin yêu. Để cuộc sống mãi xanh tươi, để lòng tôi với muôn nơi tìm vui hạnh phúc giữa đời. Hãy gieo niềm tin yêu, với những việc nhỏ bé....”. Hãy ý thức được công việc của mình là nhỏ bé so với cuộc đời này, chứ đừng nói đến chuyện kể công với Chúa so với công cuộc Cứu Độ vĩ đại không thể nào so sánh của Ngài, nhưng không vì thế mà xem việc đến với tha nhân là chuyện nhỏ không cần thiết, cần lắm thay những tấm lòng đến với tha nhân, qua mọi công việc, qua mọi thời cuộc, mong lắm thay mọi tấm lòng của con cái Chúa biết ra đi đến với tha nhân qua công việc, qua cuộc sống.
“Sức khỏe là vàng”, nhân gian thường nói thế. Bệnh tật không ai muốn cả, lại chẳng ai muốn mang trong mình căn bệnh nan y, để lại di chứng, mất đi những phần cơ thể, vì thế sức lao động ở các trại phong gần như không có. Theo website Trại Phong Bến Sắn, mỗi trại viên nhận trợ cấp Nhà Nước 180.000 đồng/người/tháng. Trường hợp bệnh nhân khi nằm bệnh viện hưởng thêm 5.000 đồng/ người/ ngày. Do tiền trợ cấp còn ít nên các bệnh nhân và trại viên vẫn còn nhận hỗ trợ thêm từ các tổ chức từ thiện.
Các ca viên Xóm Chiếu, ngoài việc mang đến Bến Sắn những đóng góp về về tinh thần qua chương trình văn nghệ, trò chơi, cũng không quên mang theo những món quà vật chất để giúp cho những người kém may mắn do bệnh tật. Để chuẩn bị cho chuyến đi này, từ một tuần lễ trước đó, tại nhà một ca viên trên đường Xóm Chiếu đã là điểm tập kết và phân chia quà, sách vở, quần áo của các ân nhân đóng góp từ khắp nơi để có được 600 phần quà cho người lớn và 140 phần quà dành cho thiếu nhi, rõ là công sức không nhỏ của các ân nhân gần xa. Đó không chỉ là quà của các ca viên mà thôi, mà mỗi ca viên cũng là một nhịp cầu để xin thêm lòng quảng đại của bạn bè, người thân quanh mình, thật cám ơn những tấm lòng đã tin tưởng trao phó những món quà vật chất cho các ca viên. Tại Bến Sắn, những gói quà được chuẩn bị sẵn đã được trao tay cho những người dân làng phong và trao tận giường bệnh, những bệnh nhân tại các khoa của khu điều trị. Kèm theo những món quà là những lời hỏi thăm ân cần của các anh, các chị, các em ca viên nơi từng giường bệnh.
Hội trường rộn rã nói cười,
Thoắt bên giường bệnh tiếng người hỏi thăm.
Nơi kia trẻ nhỏ vui tươi
Nhận trao tình nghĩa con người cho nhau.
Sau khi hoàn tất mọi công việc, các ca viên được Sr. Nguyễn Thị Thơm, Trưởng Khoa Vật lý trị liệu, Phục hồi chức năng của Bệnh viện - cũng là người tiếp phái đoàn từ lúc các ca viên đặt chân đến trại phong đến giờ - nói sơ qua về lịch sử hình thành trại phong và những con số hiện thời của trại. Sr. cho hay hiện thời có khoảng gần 400 bệnh nhân, các bệnh nhân ở nhiều tỉnh đến. Ở trại cũng có những người đã già, mỗi năm cũng mất đi khoảng 15 đến 20 người, còn số bệnh nhân mới trong trại hầu như không có, nếu có là những bệnh nhân nơi khác chuyển đến, vì hằng năm đều có kiểm tra tổng quát cho các em thiếu nhi con em của các bệnh nhân, nếu có bệnh thì cũng phát hiện sớm, dễ chữa trị. Còn các em thiếu nhi thì vẫn được cho đi học ở những trường ở bên ngoài trại.
Soeur cho biết: “Bệnh viện được thành lập từ năm 1959, do 2 soeur người Pháp là Sr. Rose và Sr. Mathilde lập, khi đó các Sr. đi thăm các bệnh nhân ở Sài Gòn Chợ Lớn thì nhận thấy một số bệnh nhân bị bệnh phong, các Sr. mới trình bày với các Bề trên đưa các bệnh nhân lên Bến Sắn. Ngày 03/6/2009 xin các anh, các chị góp lời cầu nguyện cho Bến Sắn kỷ niệm 50 năm(1959-2009), xin cầu nguyện cho các bệnh nhân, cầu nguyện cho các ân nhân đang đóng góp cho Bến Sắn”. Sr. thay mặt cho các bệnh nhân, cũng như tất cả anh chị em công nhân viên xin chân thành cám ơn các anh, các chị đã đóng góp của ăn tinh thần cũng như về vật chất để các bệnh nhân có được ngày vui.
Sau khi Sr. giới thiệu xong, các ca viên đã đưa ra những thắc mắc về căn bệnh phong, triệu chứng bệnh thế nào? cách lây lan ra sao? Các ca viên, nhất là các bạn trẻ đã chăm chú dõi theo giải thích của Sr.: “ Thường thì người trong nhà có thể khám cho nhau, nếu có những vết đốm trắng trắng như là lang ben, nhưng khác ở chỗ lang ben thì gây ngứa, ngược lại bệnh phong thì gây mất cảm giác. Muốn biết có mất cảm giác hay không thì nhờ người khác lấy đầu bút bi để thử, nếu mất cảm giác thì nên đi khám để xem có bệnh hay không”. “Bệnh phong không di truyền, lây lan qua vết thương, nếu bệnh nhân mắc bệnh phong, chưa được điều trị, đang ở trong thời kỳ phát bệnh, mình ở gần họ, thì ở những vết thương dễ bị lây, chứ thường thì ít bị lây. Bệnh không lây lan qua đường ăn uống, không giống như vi trùng lao. Trường hợp mình có vết thương thì nên băng bó lại, giữ vệ sinh tốt. Có những gia đình khi phát bệnh mà không biết thì con cái họ dễ bị lây, vì da của những em bé mỏng. Nhưng nếu phát hiện sớm thì cũng dễ điều trị, hiện giờ có loại thuốc gọi là đa hóa trị liệu”.
Trại phong Bến Sắn gần như có đủ các khoa cần thiết cho một bệnh viện chuyên trị: Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Dưỡng Lão, Khoa Phong Niễm, Khoa Tâm Thần, Khoa Cấp Cứu, Khoa Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng, Khoa Dược, Khoa Xét Nghiệm, Khoa Dinh Dưỡng. Theo Sr. Thơm, hiện có 12 nữ tu Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn đang phục vụ tại Bến Sắn, 2 Sr. là bác sĩ, Các Sr. kia, có 4 Sr. làm Điều dưỡng, 1 Sr. làm bên vật lý trị liệu, 1 Sr. làm bên khoa Dược, 1 làm bên Hành Chính Nhân Sự và 1 làm ở khoa xét nghiệm…. Hiện tại, có 8 bác sĩ làm việc tại bệnh viện. Trong năm 2008, có một em bớt bệnh có nguyện vọng đi học ngành y nhưng đi học được vài tháng thì không đủ sức khỏe để học tiếp.
Sau phần trò chuyện, các ca viên được các đại diện của Trại Phong mời đến thăm các căn hộ trong làng phong. Dù nắng đã gay gắt, đã hơn 12 giờ trưa, mặc cho cơn đói, các bạn trẻ ca viên vẫn sẵn sàng đi bộ len lỏi vào các căn nhà để thăm nom các trại viên. Điều mà đa số các ca viên cảm nhận là nơi đây đời sống của các trại viên rất đơn sơ, đạm bạc, dù bệnh tật nhưng họ vẫn nương tựa lẫn nhau, người khỏe bảo bọc cho người đau yếu, có chị phải chăm lo cho một người trẻ hơn nhưng gần như bị bệnh tâm thần. Dù trên đường đi nắng chang chang nhưng còn một cảm nhận khác là ở đây gần như được phủ đầy cây cối xanh tươi. Một bạn chia sẻ rằng chắc nhờ không khí trong lành xanh tốt như thế mới có thể làm cho những người bệnh có chống chọi với bệnh tật, kéo dài sự sống.
Buổi cơm trưa đơn sơ, đạm bạc ngồi bệt dưới đất tại giáo xứ Bến Sắn với cơm nắm, thịt kho mang theo do một ca viên thức khuya dậy sớm chuẩn bị cũng làm no lòng các thành viên tham dự. Một điều mừng của chuyến đi này so với những chuyến đi bác ái xã hội trước một phần là do Bến Sắn cũng không xa Sài Gòn là mấy, nên được đông đảo các bạn trẻ tham gia bằng phương tiện xe gắn máy, dù rằng đã có một chiếc xe 45 chỗ chật ních người. Chuyến đi rồi cũng kết thúc, mong rằng các thành viên tham gia khi nhớ lại chuyến đi này là nhớ lại bổn phận của người Kitô hữu đến với tha nhân trong chính cuộc sống của mình, vốn là mệnh lệnh mà Chúa Kitô Phục Sinh đã truyền: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15).
Để kết thúc bài viết, xin trích tâm tình của Chị Dung, Ca đoàn Têrêsa để cám ơn những người đã chung tay góp sức hy sinh để chăm sóc cho các bệnh nhân: “Khi đến đây, chúng con cảm thấy các bệnh nhân phong, các em thiếu nhi ở đây thật đáng yêu, mặc dù phải mang căn bệnh hiểm nghèo, nhưng mọi người vẫn tươi cười. Còn có ở đây những tấm lòng như Cha Sở, Sr. Huệ, Sr. Lan, Sr. Thơm, các Sr., các hộ lý, các cộng tác viên, họ là những người luôn hy sinh, bao dung yêu thương, không quản ngại để xoa dịu nỗi đau của mọi người, thật là những tấm gương cao qúy để chúng con noi theo. Song hành với chúng con trong chuyến đi này còn có những ân nhân xa gần, vì công việc không thể đến đây trực tiếp an ủi, hỏi thăm, nhưng tấm lòng của họ luôn rộng mở và nhớ đến các bệnh nhân”.
Sài Gòn, ngày 10/06/2009
Xem hình ảnh
Là người Công Giáo, tháng Năm còn là tháng Hoa dâng kính Đức Mẹ, và ngày cuối cùng của tháng Năm được Giáo Hội mừng kính Lễ Đức Maria thăm viếng bà Elisabeth. Có lẽ tôi đã quên trong lịch phụng vụ có ngày Lễ kính này nếu không được tham dự Thánh Lễ tại một nơi không phải ở Sài Gòn mà là ở tận vùng ven Bình Dương, nơi có những con người sống trong thập giá của bệnh tật mà định kiến xã hội chưa chắc đã xóa nhòa: Trại phong Bến Sắn. Sáng ngày 30/5 (chứ không phải 31/5), cha phụ trách trại Phong Bến Sắn đã đặc biệt dâng Thánh Lễ Đức Maria thăm viếng bà Elisabeth cho anh chị em ca viên Ca Đoàn Giáo Xứ Xóm Chiếu, Quận Tư, Sài Gòn trong chương trình đến Bến Sắn để “Hòa Cùng Niềm Vui Làng Phong Bến Sắn”.
Trong Bài Giảng của mình, cha đã nhắc đến hai chữ “hành hương” để nói đến việc làm của anh chị em ca viên, khi cùng nhau đến đây. Hành hương, đúng là hành hương, đến với anh em em kém may mắn hơn cũng là hành hương, phát hiện của cha là chúng tôi hạnh phúc làm sao!?! Ngài cũng nhắc đến mẫu gương của Mẹ Maria, khi Đức Maria được Thiên thần Gariel loan báo là Mẹ sẽ cưu mang Đấng Cứu Thế, mẹ đã đáp hai tiếng Xin Vâng và mẹ thi hành theo như lời sứ thần truyền. Thế rồi, mẹ đã không giữ tin mừng đó cho chính mình, mẹ hay tin người chị họ đã cưu mang và chuẩn bị đến ngày sinh con. Mẹ vội vã lên đường đến thăm người chị họ của mình, an ủi, nâng đỡ và giúp đỡ người chị họ trong lúc mang thai. Thế rồi, hai người đã gặp nhau, hai hài nhi ở trong lòng đã mừng rỡ nhảy mừng. Cha kêu gọi hãy nêu gương Đức Maria để thăm viếng tha nhân trong những dịp khác nhau của cuộc đời mình.
Thánh Lễ kết thúc là lúc hội trường của Trại Phong chật kín người vì một chương trình ca nhạc và vui chơi sắp diễn ra. Gần như những bệnh nhân không phải nằm viện đều tập trung ở đây và trẻ con cũng không ít. Máy chiếu, ampli, loa, guitar, organ... tất cả đều được chóng vánh lắp đặt, gần như các “nhạc công” có gì đem nấy, không có thì mượn mang theo, còn không có nữa thì đi thuê để phục vụ cho chương trình văn nghệ tự nguyện, không cátsê này. Từng trò chơi cho thiếu nhi với những tiếng cười rộn ràng, tiếng vỗ tay hào hứng đã tạo không khí chan hòa niềm vui. Và xen lẫn vào đó là những bài hát thắm đượm tình yêu thương của các ca viên - lớn tuổi có, trung niên có, giới trẻ lại là phần đông - đã được trình diễn hết mình với tiếng hát không chê được. “Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá. Hãy yêu nhau đi, giòng nước đã trôi xa. Nước trôi qua tim rong đầy trí nhớ…”. “Nào ta đi gieo mầm tin yêu. Để cuộc sống mãi xanh tươi, để lòng tôi với muôn nơi tìm vui hạnh phúc giữa đời. Hãy gieo niềm tin yêu, với những việc nhỏ bé....”. Hãy ý thức được công việc của mình là nhỏ bé so với cuộc đời này, chứ đừng nói đến chuyện kể công với Chúa so với công cuộc Cứu Độ vĩ đại không thể nào so sánh của Ngài, nhưng không vì thế mà xem việc đến với tha nhân là chuyện nhỏ không cần thiết, cần lắm thay những tấm lòng đến với tha nhân, qua mọi công việc, qua mọi thời cuộc, mong lắm thay mọi tấm lòng của con cái Chúa biết ra đi đến với tha nhân qua công việc, qua cuộc sống.
“Sức khỏe là vàng”, nhân gian thường nói thế. Bệnh tật không ai muốn cả, lại chẳng ai muốn mang trong mình căn bệnh nan y, để lại di chứng, mất đi những phần cơ thể, vì thế sức lao động ở các trại phong gần như không có. Theo website Trại Phong Bến Sắn, mỗi trại viên nhận trợ cấp Nhà Nước 180.000 đồng/người/tháng. Trường hợp bệnh nhân khi nằm bệnh viện hưởng thêm 5.000 đồng/ người/ ngày. Do tiền trợ cấp còn ít nên các bệnh nhân và trại viên vẫn còn nhận hỗ trợ thêm từ các tổ chức từ thiện.
Các ca viên Xóm Chiếu, ngoài việc mang đến Bến Sắn những đóng góp về về tinh thần qua chương trình văn nghệ, trò chơi, cũng không quên mang theo những món quà vật chất để giúp cho những người kém may mắn do bệnh tật. Để chuẩn bị cho chuyến đi này, từ một tuần lễ trước đó, tại nhà một ca viên trên đường Xóm Chiếu đã là điểm tập kết và phân chia quà, sách vở, quần áo của các ân nhân đóng góp từ khắp nơi để có được 600 phần quà cho người lớn và 140 phần quà dành cho thiếu nhi, rõ là công sức không nhỏ của các ân nhân gần xa. Đó không chỉ là quà của các ca viên mà thôi, mà mỗi ca viên cũng là một nhịp cầu để xin thêm lòng quảng đại của bạn bè, người thân quanh mình, thật cám ơn những tấm lòng đã tin tưởng trao phó những món quà vật chất cho các ca viên. Tại Bến Sắn, những gói quà được chuẩn bị sẵn đã được trao tay cho những người dân làng phong và trao tận giường bệnh, những bệnh nhân tại các khoa của khu điều trị. Kèm theo những món quà là những lời hỏi thăm ân cần của các anh, các chị, các em ca viên nơi từng giường bệnh.
Hội trường rộn rã nói cười,
Thoắt bên giường bệnh tiếng người hỏi thăm.
Nơi kia trẻ nhỏ vui tươi
Nhận trao tình nghĩa con người cho nhau.
Sau khi hoàn tất mọi công việc, các ca viên được Sr. Nguyễn Thị Thơm, Trưởng Khoa Vật lý trị liệu, Phục hồi chức năng của Bệnh viện - cũng là người tiếp phái đoàn từ lúc các ca viên đặt chân đến trại phong đến giờ - nói sơ qua về lịch sử hình thành trại phong và những con số hiện thời của trại. Sr. cho hay hiện thời có khoảng gần 400 bệnh nhân, các bệnh nhân ở nhiều tỉnh đến. Ở trại cũng có những người đã già, mỗi năm cũng mất đi khoảng 15 đến 20 người, còn số bệnh nhân mới trong trại hầu như không có, nếu có là những bệnh nhân nơi khác chuyển đến, vì hằng năm đều có kiểm tra tổng quát cho các em thiếu nhi con em của các bệnh nhân, nếu có bệnh thì cũng phát hiện sớm, dễ chữa trị. Còn các em thiếu nhi thì vẫn được cho đi học ở những trường ở bên ngoài trại.
Soeur cho biết: “Bệnh viện được thành lập từ năm 1959, do 2 soeur người Pháp là Sr. Rose và Sr. Mathilde lập, khi đó các Sr. đi thăm các bệnh nhân ở Sài Gòn Chợ Lớn thì nhận thấy một số bệnh nhân bị bệnh phong, các Sr. mới trình bày với các Bề trên đưa các bệnh nhân lên Bến Sắn. Ngày 03/6/2009 xin các anh, các chị góp lời cầu nguyện cho Bến Sắn kỷ niệm 50 năm(1959-2009), xin cầu nguyện cho các bệnh nhân, cầu nguyện cho các ân nhân đang đóng góp cho Bến Sắn”. Sr. thay mặt cho các bệnh nhân, cũng như tất cả anh chị em công nhân viên xin chân thành cám ơn các anh, các chị đã đóng góp của ăn tinh thần cũng như về vật chất để các bệnh nhân có được ngày vui.
Sau khi Sr. giới thiệu xong, các ca viên đã đưa ra những thắc mắc về căn bệnh phong, triệu chứng bệnh thế nào? cách lây lan ra sao? Các ca viên, nhất là các bạn trẻ đã chăm chú dõi theo giải thích của Sr.: “ Thường thì người trong nhà có thể khám cho nhau, nếu có những vết đốm trắng trắng như là lang ben, nhưng khác ở chỗ lang ben thì gây ngứa, ngược lại bệnh phong thì gây mất cảm giác. Muốn biết có mất cảm giác hay không thì nhờ người khác lấy đầu bút bi để thử, nếu mất cảm giác thì nên đi khám để xem có bệnh hay không”. “Bệnh phong không di truyền, lây lan qua vết thương, nếu bệnh nhân mắc bệnh phong, chưa được điều trị, đang ở trong thời kỳ phát bệnh, mình ở gần họ, thì ở những vết thương dễ bị lây, chứ thường thì ít bị lây. Bệnh không lây lan qua đường ăn uống, không giống như vi trùng lao. Trường hợp mình có vết thương thì nên băng bó lại, giữ vệ sinh tốt. Có những gia đình khi phát bệnh mà không biết thì con cái họ dễ bị lây, vì da của những em bé mỏng. Nhưng nếu phát hiện sớm thì cũng dễ điều trị, hiện giờ có loại thuốc gọi là đa hóa trị liệu”.
Trại phong Bến Sắn gần như có đủ các khoa cần thiết cho một bệnh viện chuyên trị: Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Dưỡng Lão, Khoa Phong Niễm, Khoa Tâm Thần, Khoa Cấp Cứu, Khoa Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng, Khoa Dược, Khoa Xét Nghiệm, Khoa Dinh Dưỡng. Theo Sr. Thơm, hiện có 12 nữ tu Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn đang phục vụ tại Bến Sắn, 2 Sr. là bác sĩ, Các Sr. kia, có 4 Sr. làm Điều dưỡng, 1 Sr. làm bên vật lý trị liệu, 1 Sr. làm bên khoa Dược, 1 làm bên Hành Chính Nhân Sự và 1 làm ở khoa xét nghiệm…. Hiện tại, có 8 bác sĩ làm việc tại bệnh viện. Trong năm 2008, có một em bớt bệnh có nguyện vọng đi học ngành y nhưng đi học được vài tháng thì không đủ sức khỏe để học tiếp.
Sau phần trò chuyện, các ca viên được các đại diện của Trại Phong mời đến thăm các căn hộ trong làng phong. Dù nắng đã gay gắt, đã hơn 12 giờ trưa, mặc cho cơn đói, các bạn trẻ ca viên vẫn sẵn sàng đi bộ len lỏi vào các căn nhà để thăm nom các trại viên. Điều mà đa số các ca viên cảm nhận là nơi đây đời sống của các trại viên rất đơn sơ, đạm bạc, dù bệnh tật nhưng họ vẫn nương tựa lẫn nhau, người khỏe bảo bọc cho người đau yếu, có chị phải chăm lo cho một người trẻ hơn nhưng gần như bị bệnh tâm thần. Dù trên đường đi nắng chang chang nhưng còn một cảm nhận khác là ở đây gần như được phủ đầy cây cối xanh tươi. Một bạn chia sẻ rằng chắc nhờ không khí trong lành xanh tốt như thế mới có thể làm cho những người bệnh có chống chọi với bệnh tật, kéo dài sự sống.
Buổi cơm trưa đơn sơ, đạm bạc ngồi bệt dưới đất tại giáo xứ Bến Sắn với cơm nắm, thịt kho mang theo do một ca viên thức khuya dậy sớm chuẩn bị cũng làm no lòng các thành viên tham dự. Một điều mừng của chuyến đi này so với những chuyến đi bác ái xã hội trước một phần là do Bến Sắn cũng không xa Sài Gòn là mấy, nên được đông đảo các bạn trẻ tham gia bằng phương tiện xe gắn máy, dù rằng đã có một chiếc xe 45 chỗ chật ních người. Chuyến đi rồi cũng kết thúc, mong rằng các thành viên tham gia khi nhớ lại chuyến đi này là nhớ lại bổn phận của người Kitô hữu đến với tha nhân trong chính cuộc sống của mình, vốn là mệnh lệnh mà Chúa Kitô Phục Sinh đã truyền: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15).
Để kết thúc bài viết, xin trích tâm tình của Chị Dung, Ca đoàn Têrêsa để cám ơn những người đã chung tay góp sức hy sinh để chăm sóc cho các bệnh nhân: “Khi đến đây, chúng con cảm thấy các bệnh nhân phong, các em thiếu nhi ở đây thật đáng yêu, mặc dù phải mang căn bệnh hiểm nghèo, nhưng mọi người vẫn tươi cười. Còn có ở đây những tấm lòng như Cha Sở, Sr. Huệ, Sr. Lan, Sr. Thơm, các Sr., các hộ lý, các cộng tác viên, họ là những người luôn hy sinh, bao dung yêu thương, không quản ngại để xoa dịu nỗi đau của mọi người, thật là những tấm gương cao qúy để chúng con noi theo. Song hành với chúng con trong chuyến đi này còn có những ân nhân xa gần, vì công việc không thể đến đây trực tiếp an ủi, hỏi thăm, nhưng tấm lòng của họ luôn rộng mở và nhớ đến các bệnh nhân”.
Sài Gòn, ngày 10/06/2009
Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán mừng Lễ Ngân khánh khấn dòng, vĩnh khấn, tiên khấn của 12 nữ tu
Peter Nguyễn Minh Trung
21:44 12/06/2009
SÀIGÒN - Ngay từ sáng sớm 10-04-2009, không khí ở khuôn viên Nhà Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán tại số 118 đường Trần Bình Trọng, Quận 5 đã nhộn nhịp với các hoạt động đón tiếp khách, các linh mục, tu sĩ và thân nhân các nữ tu về dự lễ mừng ngân khánh khấn dòng của hai Sơ Maria Hứa Thị Nan Hoa và Sơ Catarina Lê Thị Lê, nghi thức vĩnh khấn của 4 nữ tu, nghi thức tiên khấn của 6 nữ tu thuộc Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán.
Xem hình ảnh lễ Khấn Dòng và tiệc mừng
Khoảng 8h30 nhiều linh mục giáo phận và hầu hết các nữ tu, khách quý của Dòng MTG đều đã đến đông đủ. Từ giáo phận Bà Rịa cũng có Linh mục Giorgiô Nguyễn Đức Phùng, SDB (chánh xứ Phước Lộc) đến hiệp dâng Thánh lễ - giáo phận nơi Sơ Maria Hứa Thị Nan Hoa đang phục vụ từ năm 2005 (và trước đó là khoảng thập niên 90 của thế kỷ trước).
8h45, Giáo dân được hướng dẫn vào Nhà thờ của Dòng để tập hát cho Thánh lễ.
Lúc 8h50 phút, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Linh mục tổng đại diện giáo phận cùng một số linh mục khác đến Trụ sở Nhà Dòng.
Đúng 9h, các nữ tu MTG và đoàn đồng tế gồm 40 linh mục cùng với vị chủ tế là ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn tiến vào Thánh đường. Những lời chia sẻ đầu lễ, ĐHY nhắc đến lịch sử Dòng MTG Việt Nam do Đấng sáng lập là Đức cha Phêrô Maria Lambert de la Motte, đến nay đã 339 năm kể từ ngày Tòa Thánh chấp thuận cho mở Dòng và những lời khấn dòng đầu tiên của hai nữ tu tiên khởi Anê và Paula tại Phố Hiến. Hai cộng đoàn đầu tiên ra đời tại Kiên Lao và Bái Vàng thuộc miền truyền giáo Đàng Ngoài dịp Lễ tro ngày 19 tháng 02 năm 1670.
Giảng trong Thánh lễ, ĐHY nhấn mạnh đến hai yếu tố chính là "tình yêu" và "sự chết" mà mỗi nữ tu cần phải có trên bước đường tu trì. Đời tận hiến là một cuộc hành trình dài của những hy sinh và chết đi mỗi ngày. Bài Tin Mừng Thánh Gioan (Ga 12,20-33) trong Thánh lễ còn cho thấy mỗi nữ tu phải dấn thân trọn vẹn vào sứ vụ đã được ủy thác sau lời tuyên khấn để làm sinh hoa kết trái từ những hãm mình, chết đi hằng ngày. "Nếu hạt lúa mì gieo vào lòng đất, không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác." (Ga 12:24).
Sau bài giảng là nghi thức khấn tạm của 6 chị nữ tu, tiếp đó là nghi thức vĩnh khấn của 4 nữ tu khác và cuối cùng là nghi thức tuyên xưng lại lời thề hứa năm xưa (cách đây 25 năm) của 2 nữ tu Maria Hứa Thị Nan Hoa, Catarina Lê Thị Lê. Trong nghi thức tiên khấn và vĩnh khấn, từng chị nữ tu một bước lên đọc lời thề khấn trước vị bản quyền giáo phận là Đức Hồng Y và đặt tay khấn hứa trong tay của Nữ tu Maria Phạm Thị Hiền - Tổng phụ trách Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán Saigòn.
Buổi lễ diễn ra sốt sắng và tốt đẹp. Sau lễ, Nhà Dòng có khoản đãi một bữa tiệc mừng nhỏ dành cho ĐHY, các linh mục và tu sĩ, cho quý khách là thân nhân của các chị nữ tu trong ngày Hồng Ân...
Vài nét về Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán:
- Linh đạo của Dòng: Tập trung vào khuôn mặt Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh và mầu nhiệm Thập giá cứu độ của Người, thể hiện qua ba chiều kích: chiêm niệm, khổ chế và tông đồ với ba đặc tính tri thức, cảm ái và thực tiễn.
- Đặc sủng Dòng Mến Thánh Giá: Người nữ tu Mến Thánh Giá được thông dự vào linh đạo và đặc sủng của Đấng Sáng Lập bằng cách: - Hướng trọn lòng trí và cuộc sống về “Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất” - Sống sứ vụ tông đồ thừa sai để loan báo Phúc Âm cho các dân tộc và góp phần xây dựng Giáo hội địa phương.
- Mục đích của Dòng Mến Thánh Giá: Hằng ngày, người nữ tu Mến Thánh Giá chuyên chú suy niệm, tưởng nhớ và noi theo đời lữ thứ và hy sinh của Đức Giêsu Kitô để hiểu biết, yêu mến và hiến thân trọn vẹn cho Người.
- Sứ mạng Dòng Mến Thánh Giá: Người nữ tu Mến Thánh Giá được mời gọi thông dự vào ”tinh thần trung gian” của Đức Giêsu Kitô và tiếp nối sứ mạng cứu độ của Người, bằng việc chuyển cầu nơi nguyện đường và trong cuộc sống: - Chị em tha thiết cầu xin ơn hoán cải cho lương dân và cho những tín hữu sống xa lìa Thiên Chúa, cùng xin Ngài tuôn đổ phúc lành trên xã hội, Giáo hội địa phương cũng như toàn cầu - Chị em dấn thân phục vụ ưu tiên giới nữ, giới trẻ, trong lãnh vực văn hóa, xã hội, y tế, luân lý và đức tin.
- Tinh thần Dòng Mến Thánh Giá: Tinh thần Dòng Mến Thánh Giá được hàm chứa trong chính tên gọi do Đấng Sáng Lập chọn. Đó là tinh thần khổ chế hy sinh vì tình yêu: -Yêu Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh trên Thánh giá, Đấng đã thí mạng sống vì tình yêu lớn nhất (x. Ga 15,13) dành cho Chúa Cha (x. Ga 14,31) và nhân loại (x. Ga 13,1.34) - Yêu Thánh giá của Người và sẵn lòng đón nhận Thập Giá bản thân (x. Lc 9,23) với xác tín: Chúng ta hoàn tất nơi thân xác những gì còn thiếu trong các nỗi gian truân Đức Kitô phải chịu cho Thân Mình Người là Hội Thánh (x. Cl 1,24). Lòng yêu mến ấy thể hiện cách cụ thể khi chị em: Liên kết cách đặc biệt với công trình cứu độ của Đức Kitô; - Phát huy tinh thần liên đới với những nỗi khổ đau của đồng loại; - Lấp đầy tâm hồn chị em bằng niềm vui và hy vọng, xuất phát từ lòng tin vào mầu nhiệm Phục sinh.
- Đặc tính Dòng Mến Thánh Giá: Phát sinh từ lòng dân tộc và gắn bó với Giáo hội địa phương nhằm bổ túc cho sứ vụ của hàng giáo sĩ trong những công việc phù hợp với đức tính của người nữ tu, chị em Mến Thánh Giá được mời gọi: - sống tinh thần Nazareth trong thái độ kiên trì cầu nguyện, yêu thích trầm lặng, lao động chuyên chăm, bác ái cụ thể; - đồng thời phát huy những nét riêng của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, trung hậu, quả cảm, quên mình trong cuộc đời hiến dâng, để sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc và phục vụ hạnh phúc của mọi người.
- Vị trí pháp lý của Dòng Mến Thánh Giá: Trải qua hơn 200 năm chịu bách hại buổi đầu, cùng chung chia số phận với Giáo hội Mẹ Việt Nam, Dòng Mến Thánh Giá khi hợp, khi tan, có lúc hầu như xóa sổ, mất luôn cả bản Luật Dòng. Nhưng ý Chúa quan phòng nhiệm màu, Công Đồng Đông Dương họp tại Hà nội năm 1934 đã chỉ thị: Giáo Hội lại được bình an, Tòa Thánh mong ước các Tu viện trở thành Hội Dòng có lời khấn và cuộc sống bình thường như chính Đấng Sáng Lập các Chị Em Mến Thánh Giá đã muốn và ấn định như thế. Các Đấng Bản Quyền đã cho canh tân, thiết lập cho thành Hội dòng Giáo phận, có Nhà Tập và lời Khấn Tạm trước, rồi Khấn Trọn sau, theo đúng Giáo Luật. Hiện nay, tại Việt Nam có 24 Hội dòng Mến Thánh Giá trong 26 Giáo phận, trực thuộc Đức Giám mục nơi có Nhà Mẹ. Theo thống kê năm 2007, Đại Gia đình Mến Thánh Giá có 5299 khấn sinh (trọn và tạm), 720 tập sinh năm I và II, 3.309 tiền tập sinh và thanh tuyển. Trên thế giới, hiện có 30 Hội Dòng: Việt Nam 24; Thái Lan 3; Lào 1; Campuchia 1 và Hoa Kỳ 1.
Kết luận: Tuy độc lập về mặt quản trị, nhưng ý thức cùng chung một Đấng Sáng Lập, một tinh thần, một linh đạo, một lịch sử, Đại gia đình Mến Thánh Giá đang có những hình thức liên kết, chia sẻ huynh đệ trong phạm vi huấn luyện, cũng như sứ vụ. Hầu hết các Hội Dòng Mến Thánh Giá đều theo một quyển Hiến Chương chung. - Để khơi nguồn tiếp bước hướng về Năm Thánh 2010, với Đại Hội Dân Chúa, để mừng kỷ niệm 50 năm thành lâp Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, Hội Đồng Giám mục đã quyết định đệ đơn xin Đức Thánh Cha phong chân phước cho Đức Cha Lambert de la Motte, vị Chủ Chăn tiên khởi của Giáo hội Việt Nam. Ngài đã có công thành lâp hàng Giáo sĩ khi huấn luyện, và phong chức cho những Linh mục Việt Nam đầu tiên; tổ chức điều hành các họ đạo nhờ đường hướng Công đồng Phố Hiến, Đàng Ngoài, năm 1670 cũng như Công đồng Hội An, Đàng Trong, năm 1672. Hai Công Đồng nầy dựa theo sự gợi hứng từ Huấn Thị 1659 của Thánh Bộ Truyền Giáo đã được cụ thể qua Công đồng Yuthia, năm 1664-1665 mà ảnh hưởng như Kim Chỉ Nam cho đến ngày hôm nay. Đồng thời, Ngài đã thành lập Dòng Mến Thánh Giá, một trợ lực quí báu cho các thừa sai và linh mục bản xứ trong công cuộc loan báo Tin Mừng, nhất là trong thời buổi cấm cách, cũng như những nơi thiếu vắng linh mục.
Thế nên, không thể nói đến Lịch sử Giáo Hội Việt Nam mà không nhắc đến Dòng Mến Thánh Giá, cũng như không thể viết lịch sử Dòng Mến Thánh Giá mà lại không lồng vào bối cảnh của lịch sử Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Đúng như Tập san Liên kết của Liên tu sĩ Việt Nam ở Rôma đã nhận định: “Họ là dòng máu anh hùng Triệu Ẩu, Trưng Vương, đã được Tình yêu siêu nhiên biến thành liệt nữ của Phúc Âm. Họ đã đóng vai trò người nữ trong công trình Cứu Chuộc. Họ là những đóa huệ trinh, những nụ hồng thắm trên vòng triều thiên vinh quang của Giáo hội Việt Nam”.
Xem hình ảnh lễ Khấn Dòng và tiệc mừng
Khoảng 8h30 nhiều linh mục giáo phận và hầu hết các nữ tu, khách quý của Dòng MTG đều đã đến đông đủ. Từ giáo phận Bà Rịa cũng có Linh mục Giorgiô Nguyễn Đức Phùng, SDB (chánh xứ Phước Lộc) đến hiệp dâng Thánh lễ - giáo phận nơi Sơ Maria Hứa Thị Nan Hoa đang phục vụ từ năm 2005 (và trước đó là khoảng thập niên 90 của thế kỷ trước).
8h45, Giáo dân được hướng dẫn vào Nhà thờ của Dòng để tập hát cho Thánh lễ.
Lúc 8h50 phút, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Linh mục tổng đại diện giáo phận cùng một số linh mục khác đến Trụ sở Nhà Dòng.
Đúng 9h, các nữ tu MTG và đoàn đồng tế gồm 40 linh mục cùng với vị chủ tế là ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn tiến vào Thánh đường. Những lời chia sẻ đầu lễ, ĐHY nhắc đến lịch sử Dòng MTG Việt Nam do Đấng sáng lập là Đức cha Phêrô Maria Lambert de la Motte, đến nay đã 339 năm kể từ ngày Tòa Thánh chấp thuận cho mở Dòng và những lời khấn dòng đầu tiên của hai nữ tu tiên khởi Anê và Paula tại Phố Hiến. Hai cộng đoàn đầu tiên ra đời tại Kiên Lao và Bái Vàng thuộc miền truyền giáo Đàng Ngoài dịp Lễ tro ngày 19 tháng 02 năm 1670.
Giảng trong Thánh lễ, ĐHY nhấn mạnh đến hai yếu tố chính là "tình yêu" và "sự chết" mà mỗi nữ tu cần phải có trên bước đường tu trì. Đời tận hiến là một cuộc hành trình dài của những hy sinh và chết đi mỗi ngày. Bài Tin Mừng Thánh Gioan (Ga 12,20-33) trong Thánh lễ còn cho thấy mỗi nữ tu phải dấn thân trọn vẹn vào sứ vụ đã được ủy thác sau lời tuyên khấn để làm sinh hoa kết trái từ những hãm mình, chết đi hằng ngày. "Nếu hạt lúa mì gieo vào lòng đất, không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác." (Ga 12:24).
Sau bài giảng là nghi thức khấn tạm của 6 chị nữ tu, tiếp đó là nghi thức vĩnh khấn của 4 nữ tu khác và cuối cùng là nghi thức tuyên xưng lại lời thề hứa năm xưa (cách đây 25 năm) của 2 nữ tu Maria Hứa Thị Nan Hoa, Catarina Lê Thị Lê. Trong nghi thức tiên khấn và vĩnh khấn, từng chị nữ tu một bước lên đọc lời thề khấn trước vị bản quyền giáo phận là Đức Hồng Y và đặt tay khấn hứa trong tay của Nữ tu Maria Phạm Thị Hiền - Tổng phụ trách Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán Saigòn.
Buổi lễ diễn ra sốt sắng và tốt đẹp. Sau lễ, Nhà Dòng có khoản đãi một bữa tiệc mừng nhỏ dành cho ĐHY, các linh mục và tu sĩ, cho quý khách là thân nhân của các chị nữ tu trong ngày Hồng Ân...
Vài nét về Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán:
- Linh đạo của Dòng: Tập trung vào khuôn mặt Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh và mầu nhiệm Thập giá cứu độ của Người, thể hiện qua ba chiều kích: chiêm niệm, khổ chế và tông đồ với ba đặc tính tri thức, cảm ái và thực tiễn.
- Đặc sủng Dòng Mến Thánh Giá: Người nữ tu Mến Thánh Giá được thông dự vào linh đạo và đặc sủng của Đấng Sáng Lập bằng cách: - Hướng trọn lòng trí và cuộc sống về “Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất” - Sống sứ vụ tông đồ thừa sai để loan báo Phúc Âm cho các dân tộc và góp phần xây dựng Giáo hội địa phương.
- Mục đích của Dòng Mến Thánh Giá: Hằng ngày, người nữ tu Mến Thánh Giá chuyên chú suy niệm, tưởng nhớ và noi theo đời lữ thứ và hy sinh của Đức Giêsu Kitô để hiểu biết, yêu mến và hiến thân trọn vẹn cho Người.
- Sứ mạng Dòng Mến Thánh Giá: Người nữ tu Mến Thánh Giá được mời gọi thông dự vào ”tinh thần trung gian” của Đức Giêsu Kitô và tiếp nối sứ mạng cứu độ của Người, bằng việc chuyển cầu nơi nguyện đường và trong cuộc sống: - Chị em tha thiết cầu xin ơn hoán cải cho lương dân và cho những tín hữu sống xa lìa Thiên Chúa, cùng xin Ngài tuôn đổ phúc lành trên xã hội, Giáo hội địa phương cũng như toàn cầu - Chị em dấn thân phục vụ ưu tiên giới nữ, giới trẻ, trong lãnh vực văn hóa, xã hội, y tế, luân lý và đức tin.
- Tinh thần Dòng Mến Thánh Giá: Tinh thần Dòng Mến Thánh Giá được hàm chứa trong chính tên gọi do Đấng Sáng Lập chọn. Đó là tinh thần khổ chế hy sinh vì tình yêu: -Yêu Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh trên Thánh giá, Đấng đã thí mạng sống vì tình yêu lớn nhất (x. Ga 15,13) dành cho Chúa Cha (x. Ga 14,31) và nhân loại (x. Ga 13,1.34) - Yêu Thánh giá của Người và sẵn lòng đón nhận Thập Giá bản thân (x. Lc 9,23) với xác tín: Chúng ta hoàn tất nơi thân xác những gì còn thiếu trong các nỗi gian truân Đức Kitô phải chịu cho Thân Mình Người là Hội Thánh (x. Cl 1,24). Lòng yêu mến ấy thể hiện cách cụ thể khi chị em: Liên kết cách đặc biệt với công trình cứu độ của Đức Kitô; - Phát huy tinh thần liên đới với những nỗi khổ đau của đồng loại; - Lấp đầy tâm hồn chị em bằng niềm vui và hy vọng, xuất phát từ lòng tin vào mầu nhiệm Phục sinh.
- Đặc tính Dòng Mến Thánh Giá: Phát sinh từ lòng dân tộc và gắn bó với Giáo hội địa phương nhằm bổ túc cho sứ vụ của hàng giáo sĩ trong những công việc phù hợp với đức tính của người nữ tu, chị em Mến Thánh Giá được mời gọi: - sống tinh thần Nazareth trong thái độ kiên trì cầu nguyện, yêu thích trầm lặng, lao động chuyên chăm, bác ái cụ thể; - đồng thời phát huy những nét riêng của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, trung hậu, quả cảm, quên mình trong cuộc đời hiến dâng, để sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc và phục vụ hạnh phúc của mọi người.
- Vị trí pháp lý của Dòng Mến Thánh Giá: Trải qua hơn 200 năm chịu bách hại buổi đầu, cùng chung chia số phận với Giáo hội Mẹ Việt Nam, Dòng Mến Thánh Giá khi hợp, khi tan, có lúc hầu như xóa sổ, mất luôn cả bản Luật Dòng. Nhưng ý Chúa quan phòng nhiệm màu, Công Đồng Đông Dương họp tại Hà nội năm 1934 đã chỉ thị: Giáo Hội lại được bình an, Tòa Thánh mong ước các Tu viện trở thành Hội Dòng có lời khấn và cuộc sống bình thường như chính Đấng Sáng Lập các Chị Em Mến Thánh Giá đã muốn và ấn định như thế. Các Đấng Bản Quyền đã cho canh tân, thiết lập cho thành Hội dòng Giáo phận, có Nhà Tập và lời Khấn Tạm trước, rồi Khấn Trọn sau, theo đúng Giáo Luật. Hiện nay, tại Việt Nam có 24 Hội dòng Mến Thánh Giá trong 26 Giáo phận, trực thuộc Đức Giám mục nơi có Nhà Mẹ. Theo thống kê năm 2007, Đại Gia đình Mến Thánh Giá có 5299 khấn sinh (trọn và tạm), 720 tập sinh năm I và II, 3.309 tiền tập sinh và thanh tuyển. Trên thế giới, hiện có 30 Hội Dòng: Việt Nam 24; Thái Lan 3; Lào 1; Campuchia 1 và Hoa Kỳ 1.
Kết luận: Tuy độc lập về mặt quản trị, nhưng ý thức cùng chung một Đấng Sáng Lập, một tinh thần, một linh đạo, một lịch sử, Đại gia đình Mến Thánh Giá đang có những hình thức liên kết, chia sẻ huynh đệ trong phạm vi huấn luyện, cũng như sứ vụ. Hầu hết các Hội Dòng Mến Thánh Giá đều theo một quyển Hiến Chương chung. - Để khơi nguồn tiếp bước hướng về Năm Thánh 2010, với Đại Hội Dân Chúa, để mừng kỷ niệm 50 năm thành lâp Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, Hội Đồng Giám mục đã quyết định đệ đơn xin Đức Thánh Cha phong chân phước cho Đức Cha Lambert de la Motte, vị Chủ Chăn tiên khởi của Giáo hội Việt Nam. Ngài đã có công thành lâp hàng Giáo sĩ khi huấn luyện, và phong chức cho những Linh mục Việt Nam đầu tiên; tổ chức điều hành các họ đạo nhờ đường hướng Công đồng Phố Hiến, Đàng Ngoài, năm 1670 cũng như Công đồng Hội An, Đàng Trong, năm 1672. Hai Công Đồng nầy dựa theo sự gợi hứng từ Huấn Thị 1659 của Thánh Bộ Truyền Giáo đã được cụ thể qua Công đồng Yuthia, năm 1664-1665 mà ảnh hưởng như Kim Chỉ Nam cho đến ngày hôm nay. Đồng thời, Ngài đã thành lập Dòng Mến Thánh Giá, một trợ lực quí báu cho các thừa sai và linh mục bản xứ trong công cuộc loan báo Tin Mừng, nhất là trong thời buổi cấm cách, cũng như những nơi thiếu vắng linh mục.
Thế nên, không thể nói đến Lịch sử Giáo Hội Việt Nam mà không nhắc đến Dòng Mến Thánh Giá, cũng như không thể viết lịch sử Dòng Mến Thánh Giá mà lại không lồng vào bối cảnh của lịch sử Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Đúng như Tập san Liên kết của Liên tu sĩ Việt Nam ở Rôma đã nhận định: “Họ là dòng máu anh hùng Triệu Ẩu, Trưng Vương, đã được Tình yêu siêu nhiên biến thành liệt nữ của Phúc Âm. Họ đã đóng vai trò người nữ trong công trình Cứu Chuộc. Họ là những đóa huệ trinh, những nụ hồng thắm trên vòng triều thiên vinh quang của Giáo hội Việt Nam”.
Tâm tình của hai linh mục nhạc sĩ Mộng Huỳnh và Văn Chi trước sự qua đi của Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ
Thuý Dung
23:39 12/06/2009
Tin tức về sự qua đi của Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ, vị Giám Mục tiên khởi của giáo phận Long Xuyên, đã gây ra nhiều xúc động nơi những con người mà trong 75 năm linh mục, 50 năm Giám Mục ngài đã ghi lại những ấn tượng sâu xa nơi họ.
Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ sẽ được nhớ mãi như một vị kiến trúc sư đại tài không chỉ nơi nhà thờ chánh tòa Nữ Vương Hòa Bình nguy nga đẹp đẽ giữa trung tâm thành phố Long Xuyên mà còn nơi một hàng linh mục, chủng sinh xuất sắc mà ngài đã dày công đào tạo và luôn ưu ái chăm sóc cho họ.
Trong tinh thần đó, chúng tôi xin mời quý cha và anh chị em theo dõi cuộc phỏng vấn hai linh mục nhạc sĩ, những người con ưu tú của giáo phận Long Xuyên, tác giả của những bài làm rung động lòng người như Một Niềm Phó Thác, Lênh Đênh Phận Người, Ngọt Ngào Tình Yêu, Con Đường Chúa Đã Đi Qua, Thánh Giá Nào Chúa Dành Cho Con vân vân.
Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ sẽ được nhớ mãi như một vị kiến trúc sư đại tài không chỉ nơi nhà thờ chánh tòa Nữ Vương Hòa Bình nguy nga đẹp đẽ giữa trung tâm thành phố Long Xuyên mà còn nơi một hàng linh mục, chủng sinh xuất sắc mà ngài đã dày công đào tạo và luôn ưu ái chăm sóc cho họ.
Trong tinh thần đó, chúng tôi xin mời quý cha và anh chị em theo dõi cuộc phỏng vấn hai linh mục nhạc sĩ, những người con ưu tú của giáo phận Long Xuyên, tác giả của những bài làm rung động lòng người như Một Niềm Phó Thác, Lênh Đênh Phận Người, Ngọt Ngào Tình Yêu, Con Đường Chúa Đã Đi Qua, Thánh Giá Nào Chúa Dành Cho Con vân vân.