Phụng Vụ - Mục Vụ
Nếu Bạn thấy Tình Yêu, Bạn sẽ thấy Chúa Ba Ngôi
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:09 14/06/2011
LỄ CHÚA BA NGÔI
Mùa Phục Sinh kết thúc với đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Giáo hội nhìn lại chương trình cứu độ được Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử nhân loại và nhận ra rằng: nguồn ơn cứu độ chính là Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Vì thế, chúng ta hiểu tại sao ngày Chúa nhật mùa Thường niên tiếp ngay sau lễ Hiện Xuống, luôn luôn được Giáo hội mừng kính và suy niệm về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.
Giáo Hội là công trình của tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi. Từ Ngài, Giáo Hội sinh ra; nhờ Ngài, Giáo Hội hoạt động; và hướng tới Ngài, Giáo Hội dấn bước. Chỉ một mình Thiên Chúa mới nắn đúc nên Giáo Hội theo lòng Ngài mong ước. (Thư Chung 2011, Số 19).
Giáo hội được Chúa Cha tập hợp chung quanh Chúa Giêsu dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Là dân tộc lữ hành, Giáo hội phát xuất từ Chúa Cha, sẽ trở về với Chúa Cha, nhờ trung gian của Chúa Kitô, dưới hơi thở của Chúa Thánh Thần. Chính từ mầu nhiệm Ba Ngôi mà Giáo hội được sinh ra và cũng từ Thiên Chúa mà Giáo hội lãnh nhận sứ mạng để tất cả nhân loại làm thành một Dân Thiên Chúa, tập họp thành Thân Thể Chúa Kitô, được xây dựng thành Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Giáo hội như là hình ảnh của mầu nhiệm hiệp thông giữa Ba Ngôi Thần Linh và Giáo hội là dấu chỉ của sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và nhân loại (x.GH1; GLCG số 772). Ba Ngôi là cội nguồn và là cùng đích của Giáo hội. Giáo hội là công trình của Ba Ngôi. Giáo hội nuôi sống con cái mình bằng thần lương Ba Ngôi ban tặng qua các bí tích.
1. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo.
Đây là một mầu nhiệm thâm sâu nhất, cao cả nhất mà lý trí con người, ngay cả óc tưởng tượng của con người, cũng không thể nào thấu hiểu hay hình dung được. Bởi vì Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một vấn đề, càng không phải là một vấn đề toán học. Mầu nhiệm không phải là vấn đề hay bài toán : 3 là 3; 1 là 1. Không tính với bài toán nào mà 1 là 3 hay 3 thành 1 được. Thiên Chúa không phải là những con số. Không thể làm trò ảo thuật hay lý luận đưa ngón tay ba đốt hay hình tam giác mà ví von được.
Vậy ai đã cho chúng ta biết mầu nhiệm này? Chính Chúa Giêsu Kitô. Nếu Chúa không dạy bảo thì loài người không thể nào biết được. Cho tới trước khi Chúa Kitô đến, loài người không có một ý niệm nào. Dân Do thái, dân riêng của Chúa, cũng không biết gì về mầu nhiệm Ba Ngôi. Cựu Ước chỉ nói tới một Thiên Chúa duy nhất, tạo dựng và làm chủ vũ trụ. Chính Chúa Giêsu, trong đời sống công khai giảng dạy đã mạc khải dần dần. Ngài đã từng bước vén lên bức màn của mầu nhiệm Ba Ngôi.
Ngài cho biết : Chúa Cha là Thiên Chúa, còn Ngài là Con Một của Chúa Cha. Ngài và Chúa Cha là một. Ngài ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài, cùng bản tính với Chúa Cha. Ngài cũng là Thiên Chúa. Ngài với Chúa Cha là một Thiên Chúa.
Ngài cũng cho biết : Chúa Thánh Thần là Đấng mà Chúa Cha sai đến, cũng là Thiên Chúa. Như vậy, chỉ là một Thiên Chúa duy nhất nhưng có Ba Ngôi riêng biệt nhau chứ không phải là ba Chúa.
2. Mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm Tình Yêu.
Tại sao Chúa Giêsu lại mạc khải cho chúng ta một mầu nhiệm quá cao siêu như thế? Chắc chắn không phải là để thử thách thiện chí của con người, hoặc để xây lên bức tường chặn đứng suy luận và óc tưởng tượng của con người. Nhưng vì Chúa muốn chúng ta hiểu biết đời sống nội tại của Thiên Chúa, đó là tình yêu. Thiên Chúa là Tình yêu. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi nói lên điều đó.
Thiên Chúa là Tình yêu. Thiên Chúa yêu thương con người. Đó là một công thức khác để nói về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Vì tình yêu thương, Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa, ban cho con người được hạnh phúc như Chúa. Nhưng con người đã phạm tội phản nghịch đánh mất hạnh phúc. Thiên Chúa không từ bỏ con người. Ngài đã quyết định ban Con Một yêu dấu để cứu chuộc. Và vì yêu thương con người, Đức Kitô đã vâng lời Chúa Cha đến trần gian thực hiện sứ mệnh yêu thương đó. Và khi hoàn tất, Ngài về trời. Chúa Thánh Thần đến để tiếp tục công việc của Ngài, công việc yêu thương. Nhờ Chúa Thánh Thần, tình yêu của Thiên Chúa tiếp tục được bày tỏ mãi cho tới chúng ta hôm nay và mãi về sau nữa.
Vì thế, khi mừng kính mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, Giáo Hội không chỉ nhắc nhở chúng ta xác tín lại tín điều quan trọng này, nhưng còn mời gọi chúng ta hãy sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, là sống yêu thương và hiệp nhất. Như tình yêu thương giữa Ba Ngôi Thiên Chúa đã trào tràn trên mọi thụ tạo, thì tình yêu thương của người Kitô hữu cũng vậy, phải mở ra cho hết mọi người. Sống yêu thương là cách diễn tả đúng và đầy đủ ý nghĩa cuộc sống làm người và làm con Chúa; đồng thời cũng diễn tả cuộc sống của Chúa Ba Ngôi : yêu thương và hiệp nhất.
3. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm gần gũi nhất trong đời sống đạo.
Trước khi dùng cơm, phần lớn trong chúng ta đều làm dấu thánh giá và đọc nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Khi đọc kinh trong nhà thờ hay tại nhà, chúng ta đều bắt đầu bằng nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Có những người có thói quen tốt là trước khi làm bất cứ việc gì, họ đều làm dấu thánh giá. Qua đài truyền hình, thỉnh thoảng chúng ta thấy, có những cầu thủ bóng đá quốc tế làm dấu thánh giá sau khi đá lọt lưới đối phương, hoặc trước khi đá phạt đền.
Làm dấu trên trán, chúng ta tuyên xưng Chúa Cha là Đấng tạo dựng trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Làm dấu trên ngực, chúng ta tuyên Chúa Con là Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã từ trời xuống thế nhập thể trong lòng trinh nữ Maria và đã làm người. Làm dấu trên hai vai chúng ta tuyên xưng Chúa Thánh Thần là Chúa và Đấng ban sự sống, Người bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con. Dấu chữ thập mà chúng ta làm chỉ thánh giá của Chúa Giêsu, nơi mạc khải trọn vẹn tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đối với nhân loại.
Dấu thánh giá là lời tuyên xưng đức tin vắn tắt nhất của người Kitô hữu, là dấu chỉ phân biệt những người môn đệ của Chúa Giêsu và những người theo đạo khác. Lời kinh nhân danh Cha và Con và Thánh Thần tóm tắt đức tin mà chúng ta đã nhận lãnh khi chịu phép rửa tội, mà nội dung là ba điều khoản lớn của đức tin công giáo, điều khoản thứ nhất tuyên xưng Chúa Cha, điều khoản thứ hai tuyên xưng Chúa Con, điều khoản thứ ba tuyên xưng Chúa Thánh Thần và Hội thánh. Như vậy cách thực tế và đơn giản nhất để tôn vinh Chúa Ba Ngôi là chúng ta hãy làm dấu thánh giá cách sốt sắng và ý thức, với tất cả lòng yêu mến và kính trọng.
Đi sâu hơn chút nữa, chúng ta càng thấy mầu nhiệm Ba Ngôi thật gần gũi và thật là cao cả. Thánh Augustinô đã nói: “Nếu bạn thấy tình yêu, bạn sẽ thấy Chúa Ba Ngôi”.
Chúng ta có thấy tình yêu không, và thấy như thế nào? Tình yêu được nhìn thấy qua những hành vi yêu thương.
Yêu thương là ban tặng: khi yêu người ta trái tim của mình cho người yêu. Yêu thương sâu đậm là cho đi điều quý báu nhất cho người mình yêu, như trường hợp của Chúa Cha mà Chúa Giêsu nói tới trong Tin mừng Gioan: “ Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình cho thế gian” ( Ga 3, 16 ). Hay chính trường hợp của Chúa Giêsu: “ Không có tình thương nào lớn hơn tình thương của người dám thí mạng sống vì bạn hữu” ( Ga 15, 13 ). Yêu thương là cho đi chính mình, là tự hiến chính mình. Vợ chồng yêu thương nhau, dâng hiến bản thân cho nhau, kể cả thân xác mà không chút e dè, trái lại còn hạnh phúc nữa. Cha mẹ và con cái yêu thương nhau có thể hy sinh mạng sống mình cho nhau.
Yêu thương là chia sẻ: yêu nhiều, người ta chia sẻ cho nhau nhiều, yêu nhau hết mức thì người ta chia sẻ cho nhau tất cả. Vợ chồng yêu nhau chia sẻ cho nhau tất cả, từ của cải vật chất đến gia sản tinh thần, đến cả tình gia đình. Ông bà cha mẹ của chồng trở thành ông bà cha mẹ của vợ và ngược lại. Trong Thiên Chúa cũng thế, Ba Ngôi Thiên Chúa chia sẻ cùng một sự sống thần linh. Và chính sự sống thần linh duy nhất làm cho Ba Ngôi là một. Chúa Cha đã sai Chúa Con mang sự sống thần linh ấy xuống trần gian chia sẻ cho nhân loại. Sự sống ấy là Bánh bởi trời mà chúng ta nhận lãnh trong bí tích Thánh Thể.
Yêu nhau là đón nhận nhau. Đón nhận tình yêu và ý muốn của người mình yêu, đón nhận tất cả, đón nhận chính bản thân của người yêu. Người được yêu có vị trí quan trọng trong trái tim của người yêu. Suy nghĩ về tình yêu giữa Chúa Con và Chúa Cha, chúng ta sẽ thấy ở trần gian này, không có sự đón nhận nào trọn vẹn như thế. Chúa Con đón nhận tất cả từ Chúa Cha: giáo lý, ý muốn, lời nói, hành động. Chúa Con đón nhận chính bản thân Chúa Cha làm bản thân của mình, vì vậy mà đồng bản thể với Chúa Cha.
Yêu nhau còn là gắn bó với nhau. Càng yêu nhau càng gắn bó mật thiết đến nỗi là một với nhau. Hai vợ chồng yêu nhau ở mức độ cao nhất thì trở nên một: một xương thịt, một thân mình. Bấy giờ tình yêu vợ chồng không những là dấu chỉ hữu hình của tình yêu Chúa Giêsu đối với Giáo Hội, mà còn là dấu chỉ của tình yêu Ba Ngôi. Ba Ngôi gắn bó với nhau đến nỗi là Một với nhau. Và chỉ có một Thiên Chúa mà thôi, Thiên Chúa là Tình Yêu nguồn suối, mẫu mực cho mọi tình yêu của con người (ĐGM Bùi Văn Đọc).
Hôm nay chúng ta mừng mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi. Gọi là mầu nhiệm vì đó là điều vượt quá trí hiểu của loài người. Tuy chúng ta không thể hiểu thấu mầu nhiệm đó, nhưng may thay qua Chúa Giêsu, chúng ta thấy được biểu hiện của mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi chính là mầu nhiệm của tình yêu.
Chúng ta được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình yêu. Đời sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa khi biết yêu thương. Chúng ta chỉ được hạnh phúc khi tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhưng tội lỗi làm cho chúng ta xa lìa tình yêu của Chúa. Sự ghen ghét hận thù làm cho khuôn mặt chúng ta lem luốc méo mó, không còn giống khuôn mặt Thiên Chúa.
Hôm nay ta hãy biết sống theo khuôn mẫu của Chúa Ba Ngôi. Biết sống hiệp nhất với nhau. Biết dâng hiến bản thân mình, biết cho đi, biết chia sẻ, biết sống chan hoà tình bác ái. Để thực hiện những điều ấy, ta phải biết bỏ mình, bỏ sở thích riêng, bỏ của cải và nhất là phải biết bỏ ý riêng, hoàn toàn sống theo thánh ý Thiên Chúa. Khi biết bỏ mình như thế, ta sẽ nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Khi hoàn toàn quên mình để sống cho tình yêu ta sẽ được kết hiệp với tình yêu của Thiên Chúa. Đó chính là hạnh phúc thiên đàng. Đó chính là đích điểm của đời chúng ta.
Lạy Ba Ngôi Thiên Chúa, xin cho chúng con biết sống yêu thương để chúng con luôn thấy Chúa hầu chúng con ngày càng trở nên giống hình ảnh của Chúa. Amen.
Mùa Phục Sinh kết thúc với đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Giáo hội nhìn lại chương trình cứu độ được Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử nhân loại và nhận ra rằng: nguồn ơn cứu độ chính là Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Vì thế, chúng ta hiểu tại sao ngày Chúa nhật mùa Thường niên tiếp ngay sau lễ Hiện Xuống, luôn luôn được Giáo hội mừng kính và suy niệm về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.
Giáo Hội là công trình của tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi. Từ Ngài, Giáo Hội sinh ra; nhờ Ngài, Giáo Hội hoạt động; và hướng tới Ngài, Giáo Hội dấn bước. Chỉ một mình Thiên Chúa mới nắn đúc nên Giáo Hội theo lòng Ngài mong ước. (Thư Chung 2011, Số 19).
Giáo hội được Chúa Cha tập hợp chung quanh Chúa Giêsu dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Là dân tộc lữ hành, Giáo hội phát xuất từ Chúa Cha, sẽ trở về với Chúa Cha, nhờ trung gian của Chúa Kitô, dưới hơi thở của Chúa Thánh Thần. Chính từ mầu nhiệm Ba Ngôi mà Giáo hội được sinh ra và cũng từ Thiên Chúa mà Giáo hội lãnh nhận sứ mạng để tất cả nhân loại làm thành một Dân Thiên Chúa, tập họp thành Thân Thể Chúa Kitô, được xây dựng thành Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Giáo hội như là hình ảnh của mầu nhiệm hiệp thông giữa Ba Ngôi Thần Linh và Giáo hội là dấu chỉ của sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và nhân loại (x.GH1; GLCG số 772). Ba Ngôi là cội nguồn và là cùng đích của Giáo hội. Giáo hội là công trình của Ba Ngôi. Giáo hội nuôi sống con cái mình bằng thần lương Ba Ngôi ban tặng qua các bí tích.
1. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo.
Đây là một mầu nhiệm thâm sâu nhất, cao cả nhất mà lý trí con người, ngay cả óc tưởng tượng của con người, cũng không thể nào thấu hiểu hay hình dung được. Bởi vì Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một vấn đề, càng không phải là một vấn đề toán học. Mầu nhiệm không phải là vấn đề hay bài toán : 3 là 3; 1 là 1. Không tính với bài toán nào mà 1 là 3 hay 3 thành 1 được. Thiên Chúa không phải là những con số. Không thể làm trò ảo thuật hay lý luận đưa ngón tay ba đốt hay hình tam giác mà ví von được.
Vậy ai đã cho chúng ta biết mầu nhiệm này? Chính Chúa Giêsu Kitô. Nếu Chúa không dạy bảo thì loài người không thể nào biết được. Cho tới trước khi Chúa Kitô đến, loài người không có một ý niệm nào. Dân Do thái, dân riêng của Chúa, cũng không biết gì về mầu nhiệm Ba Ngôi. Cựu Ước chỉ nói tới một Thiên Chúa duy nhất, tạo dựng và làm chủ vũ trụ. Chính Chúa Giêsu, trong đời sống công khai giảng dạy đã mạc khải dần dần. Ngài đã từng bước vén lên bức màn của mầu nhiệm Ba Ngôi.
Ngài cho biết : Chúa Cha là Thiên Chúa, còn Ngài là Con Một của Chúa Cha. Ngài và Chúa Cha là một. Ngài ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài, cùng bản tính với Chúa Cha. Ngài cũng là Thiên Chúa. Ngài với Chúa Cha là một Thiên Chúa.
Ngài cũng cho biết : Chúa Thánh Thần là Đấng mà Chúa Cha sai đến, cũng là Thiên Chúa. Như vậy, chỉ là một Thiên Chúa duy nhất nhưng có Ba Ngôi riêng biệt nhau chứ không phải là ba Chúa.
2. Mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm Tình Yêu.
Tại sao Chúa Giêsu lại mạc khải cho chúng ta một mầu nhiệm quá cao siêu như thế? Chắc chắn không phải là để thử thách thiện chí của con người, hoặc để xây lên bức tường chặn đứng suy luận và óc tưởng tượng của con người. Nhưng vì Chúa muốn chúng ta hiểu biết đời sống nội tại của Thiên Chúa, đó là tình yêu. Thiên Chúa là Tình yêu. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi nói lên điều đó.
Thiên Chúa là Tình yêu. Thiên Chúa yêu thương con người. Đó là một công thức khác để nói về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Vì tình yêu thương, Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa, ban cho con người được hạnh phúc như Chúa. Nhưng con người đã phạm tội phản nghịch đánh mất hạnh phúc. Thiên Chúa không từ bỏ con người. Ngài đã quyết định ban Con Một yêu dấu để cứu chuộc. Và vì yêu thương con người, Đức Kitô đã vâng lời Chúa Cha đến trần gian thực hiện sứ mệnh yêu thương đó. Và khi hoàn tất, Ngài về trời. Chúa Thánh Thần đến để tiếp tục công việc của Ngài, công việc yêu thương. Nhờ Chúa Thánh Thần, tình yêu của Thiên Chúa tiếp tục được bày tỏ mãi cho tới chúng ta hôm nay và mãi về sau nữa.
Vì thế, khi mừng kính mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, Giáo Hội không chỉ nhắc nhở chúng ta xác tín lại tín điều quan trọng này, nhưng còn mời gọi chúng ta hãy sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, là sống yêu thương và hiệp nhất. Như tình yêu thương giữa Ba Ngôi Thiên Chúa đã trào tràn trên mọi thụ tạo, thì tình yêu thương của người Kitô hữu cũng vậy, phải mở ra cho hết mọi người. Sống yêu thương là cách diễn tả đúng và đầy đủ ý nghĩa cuộc sống làm người và làm con Chúa; đồng thời cũng diễn tả cuộc sống của Chúa Ba Ngôi : yêu thương và hiệp nhất.
3. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm gần gũi nhất trong đời sống đạo.
Trước khi dùng cơm, phần lớn trong chúng ta đều làm dấu thánh giá và đọc nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Khi đọc kinh trong nhà thờ hay tại nhà, chúng ta đều bắt đầu bằng nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Có những người có thói quen tốt là trước khi làm bất cứ việc gì, họ đều làm dấu thánh giá. Qua đài truyền hình, thỉnh thoảng chúng ta thấy, có những cầu thủ bóng đá quốc tế làm dấu thánh giá sau khi đá lọt lưới đối phương, hoặc trước khi đá phạt đền.
Làm dấu trên trán, chúng ta tuyên xưng Chúa Cha là Đấng tạo dựng trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Làm dấu trên ngực, chúng ta tuyên Chúa Con là Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã từ trời xuống thế nhập thể trong lòng trinh nữ Maria và đã làm người. Làm dấu trên hai vai chúng ta tuyên xưng Chúa Thánh Thần là Chúa và Đấng ban sự sống, Người bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con. Dấu chữ thập mà chúng ta làm chỉ thánh giá của Chúa Giêsu, nơi mạc khải trọn vẹn tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đối với nhân loại.
Dấu thánh giá là lời tuyên xưng đức tin vắn tắt nhất của người Kitô hữu, là dấu chỉ phân biệt những người môn đệ của Chúa Giêsu và những người theo đạo khác. Lời kinh nhân danh Cha và Con và Thánh Thần tóm tắt đức tin mà chúng ta đã nhận lãnh khi chịu phép rửa tội, mà nội dung là ba điều khoản lớn của đức tin công giáo, điều khoản thứ nhất tuyên xưng Chúa Cha, điều khoản thứ hai tuyên xưng Chúa Con, điều khoản thứ ba tuyên xưng Chúa Thánh Thần và Hội thánh. Như vậy cách thực tế và đơn giản nhất để tôn vinh Chúa Ba Ngôi là chúng ta hãy làm dấu thánh giá cách sốt sắng và ý thức, với tất cả lòng yêu mến và kính trọng.
Đi sâu hơn chút nữa, chúng ta càng thấy mầu nhiệm Ba Ngôi thật gần gũi và thật là cao cả. Thánh Augustinô đã nói: “Nếu bạn thấy tình yêu, bạn sẽ thấy Chúa Ba Ngôi”.
Chúng ta có thấy tình yêu không, và thấy như thế nào? Tình yêu được nhìn thấy qua những hành vi yêu thương.
Yêu thương là ban tặng: khi yêu người ta trái tim của mình cho người yêu. Yêu thương sâu đậm là cho đi điều quý báu nhất cho người mình yêu, như trường hợp của Chúa Cha mà Chúa Giêsu nói tới trong Tin mừng Gioan: “ Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình cho thế gian” ( Ga 3, 16 ). Hay chính trường hợp của Chúa Giêsu: “ Không có tình thương nào lớn hơn tình thương của người dám thí mạng sống vì bạn hữu” ( Ga 15, 13 ). Yêu thương là cho đi chính mình, là tự hiến chính mình. Vợ chồng yêu thương nhau, dâng hiến bản thân cho nhau, kể cả thân xác mà không chút e dè, trái lại còn hạnh phúc nữa. Cha mẹ và con cái yêu thương nhau có thể hy sinh mạng sống mình cho nhau.
Yêu thương là chia sẻ: yêu nhiều, người ta chia sẻ cho nhau nhiều, yêu nhau hết mức thì người ta chia sẻ cho nhau tất cả. Vợ chồng yêu nhau chia sẻ cho nhau tất cả, từ của cải vật chất đến gia sản tinh thần, đến cả tình gia đình. Ông bà cha mẹ của chồng trở thành ông bà cha mẹ của vợ và ngược lại. Trong Thiên Chúa cũng thế, Ba Ngôi Thiên Chúa chia sẻ cùng một sự sống thần linh. Và chính sự sống thần linh duy nhất làm cho Ba Ngôi là một. Chúa Cha đã sai Chúa Con mang sự sống thần linh ấy xuống trần gian chia sẻ cho nhân loại. Sự sống ấy là Bánh bởi trời mà chúng ta nhận lãnh trong bí tích Thánh Thể.
Yêu nhau là đón nhận nhau. Đón nhận tình yêu và ý muốn của người mình yêu, đón nhận tất cả, đón nhận chính bản thân của người yêu. Người được yêu có vị trí quan trọng trong trái tim của người yêu. Suy nghĩ về tình yêu giữa Chúa Con và Chúa Cha, chúng ta sẽ thấy ở trần gian này, không có sự đón nhận nào trọn vẹn như thế. Chúa Con đón nhận tất cả từ Chúa Cha: giáo lý, ý muốn, lời nói, hành động. Chúa Con đón nhận chính bản thân Chúa Cha làm bản thân của mình, vì vậy mà đồng bản thể với Chúa Cha.
Yêu nhau còn là gắn bó với nhau. Càng yêu nhau càng gắn bó mật thiết đến nỗi là một với nhau. Hai vợ chồng yêu nhau ở mức độ cao nhất thì trở nên một: một xương thịt, một thân mình. Bấy giờ tình yêu vợ chồng không những là dấu chỉ hữu hình của tình yêu Chúa Giêsu đối với Giáo Hội, mà còn là dấu chỉ của tình yêu Ba Ngôi. Ba Ngôi gắn bó với nhau đến nỗi là Một với nhau. Và chỉ có một Thiên Chúa mà thôi, Thiên Chúa là Tình Yêu nguồn suối, mẫu mực cho mọi tình yêu của con người (ĐGM Bùi Văn Đọc).
Hôm nay chúng ta mừng mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi. Gọi là mầu nhiệm vì đó là điều vượt quá trí hiểu của loài người. Tuy chúng ta không thể hiểu thấu mầu nhiệm đó, nhưng may thay qua Chúa Giêsu, chúng ta thấy được biểu hiện của mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi chính là mầu nhiệm của tình yêu.
Chúng ta được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình yêu. Đời sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa khi biết yêu thương. Chúng ta chỉ được hạnh phúc khi tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhưng tội lỗi làm cho chúng ta xa lìa tình yêu của Chúa. Sự ghen ghét hận thù làm cho khuôn mặt chúng ta lem luốc méo mó, không còn giống khuôn mặt Thiên Chúa.
Hôm nay ta hãy biết sống theo khuôn mẫu của Chúa Ba Ngôi. Biết sống hiệp nhất với nhau. Biết dâng hiến bản thân mình, biết cho đi, biết chia sẻ, biết sống chan hoà tình bác ái. Để thực hiện những điều ấy, ta phải biết bỏ mình, bỏ sở thích riêng, bỏ của cải và nhất là phải biết bỏ ý riêng, hoàn toàn sống theo thánh ý Thiên Chúa. Khi biết bỏ mình như thế, ta sẽ nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Khi hoàn toàn quên mình để sống cho tình yêu ta sẽ được kết hiệp với tình yêu của Thiên Chúa. Đó chính là hạnh phúc thiên đàng. Đó chính là đích điểm của đời chúng ta.
Lạy Ba Ngôi Thiên Chúa, xin cho chúng con biết sống yêu thương để chúng con luôn thấy Chúa hầu chúng con ngày càng trở nên giống hình ảnh của Chúa. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:47 14/06/2011
CƠM GẠO ĐỎ
Có người nọ phụ thân mới chết nên gia đình mới ầu ớ ăn một bữa cơm gạo đỏ, nhưng bị một ông già nhìn thấy, ông già bèn trách:
- “Màu đỏ là màu vui vẻ, trong nhà có việc tang chế thì tại sao lại ăn cơm gạo đỏ ?”
Người ấy trả lời:
- “Nhà các ông toàn là ăn cơm gạo trắng cả, thì lẽ nào trong nhà đều có tang chế hay sao ?”
Suy tư:
Có tang chế hay không có tang chế thì cũng phải ăn cơm để mà sống, cho nên cơm gạo đỏ hay cơm gạo trắng thì liên quan gì đến tang chế chứ, chỉ có những người hay ngợm mình mới lý lẽ như thế mà thôi. Người hay bắt lý bắt lẽ thì nới nào và lúc nào cũng có thể lý sự bắt bẻ người khác, họ thường tìm đủ lý do để chỉ ra khuyết điểm của người khác.
Tại sao vậy ? Thưa, là vì họ muốn cho mọi người thấy sự hiểu biết “uyên bác” của mình, và đó cũng là một kiểu kiêu ngạo tự khoe mình.
Người tự nhận mình đạo đức hơn người, tức là kiêu ngạo, thì thường khó chịu trước việc làm của người khác không giống như mình, cho nên sinh ra bắt lý bắt lẽ, phê bình và chỉ trích. Người đạo đức chân chính thì luôn tự nhận mình là người bất toàn, tội lỗi, nhiều khuyết điểm, cho nên họ không khó chịu trước khuyết điểm của người khác, trái lại họ cầu nguyện cho mình và cho người khác.
Thấy bà con bạn bè ăn cơm trắng gạo đỏ mà không ăn khoai lang khoai mì nữa thì nên mừng cho họ; thấy người khác đạo đức tốt lành thì khuyến khích họ và vui mừng cho họ.
Phê bình, lý lẽ là việc của ma quỷ, là bày tỏ một tâm hồn kiêu ngạo và bất ổn. Chiến tranh hận thù ghét ghen cũng từ đó mà ra.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có người nọ phụ thân mới chết nên gia đình mới ầu ớ ăn một bữa cơm gạo đỏ, nhưng bị một ông già nhìn thấy, ông già bèn trách:
- “Màu đỏ là màu vui vẻ, trong nhà có việc tang chế thì tại sao lại ăn cơm gạo đỏ ?”
Người ấy trả lời:
- “Nhà các ông toàn là ăn cơm gạo trắng cả, thì lẽ nào trong nhà đều có tang chế hay sao ?”
Suy tư:
Có tang chế hay không có tang chế thì cũng phải ăn cơm để mà sống, cho nên cơm gạo đỏ hay cơm gạo trắng thì liên quan gì đến tang chế chứ, chỉ có những người hay ngợm mình mới lý lẽ như thế mà thôi. Người hay bắt lý bắt lẽ thì nới nào và lúc nào cũng có thể lý sự bắt bẻ người khác, họ thường tìm đủ lý do để chỉ ra khuyết điểm của người khác.
Tại sao vậy ? Thưa, là vì họ muốn cho mọi người thấy sự hiểu biết “uyên bác” của mình, và đó cũng là một kiểu kiêu ngạo tự khoe mình.
Người tự nhận mình đạo đức hơn người, tức là kiêu ngạo, thì thường khó chịu trước việc làm của người khác không giống như mình, cho nên sinh ra bắt lý bắt lẽ, phê bình và chỉ trích. Người đạo đức chân chính thì luôn tự nhận mình là người bất toàn, tội lỗi, nhiều khuyết điểm, cho nên họ không khó chịu trước khuyết điểm của người khác, trái lại họ cầu nguyện cho mình và cho người khác.
Thấy bà con bạn bè ăn cơm trắng gạo đỏ mà không ăn khoai lang khoai mì nữa thì nên mừng cho họ; thấy người khác đạo đức tốt lành thì khuyến khích họ và vui mừng cho họ.
Phê bình, lý lẽ là việc của ma quỷ, là bày tỏ một tâm hồn kiêu ngạo và bất ổn. Chiến tranh hận thù ghét ghen cũng từ đó mà ra.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:48 14/06/2011
N2T |
7. Thời gian sống càng dài thì phạm tội càng nhiều, chi bằng chết sớm.
(Thánh Jerome)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nhấn mạnh căn tính linh mục của một sứ thần Tòa Thánh
Bùi Hữu Thư
07:21 14/06/2011
Ngài khuyên các đại sứ phát triển đời sống thiêng liêng vững mạnh
VATICAN, ngày 13 tháng 6, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XV nói: Phận sự và sứ mệnh của một đại diện Giáo Hoàng trên hết phải là thể hiện được căn tính của một linh mục.
Đức Thánh Cha bình luận như vậy ngày thứ sáu vừa qua khi ngài tiếp kiến các thành viên của Giáo Hoàng Học Viện có trách vụ huấn luyện các ứng viên cho ngoại giao đoàn của Tòa Thánh.
Đức Thánh Cha suy luận với các học viên về các đức tính của một vị đại diện Giáo Hoàng.
Ngài nói: "Trung thành, minh bạch, và hết sức nhân bản là các đức tính thiết yếu của một sứ thần, là người được mời gọi không những chỉ đem việc làm và đức tính của mình mà, bằng cách nào, còn phải đem tất cả con người của mình để phục vụ cho một "tiếng nói" không phải của mình."
Đức Thánh Cha ghi nhận: Nhưng một nhà ngoại giao đại diện cho Giáo Hoàng trên hết phải biểu thị được sự kiện mình "trước hết là một linh mục, một giám mục," và một người "đã được lựa chọn để sống cho việc phục vụ cho Lời không phải là tiếng nói của mình."
Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích: "Thực vậy, một đại điện Giáo Hoàng "là một đầy tớ của Lời Chúa, là người, cũng như bất cứ linh mục nào, đã nhận một sứ vụ không thể nào thi hành bán phần, nhưng đòi hỏi vị này, với tất cả đời sống, phải là một tiếng vang của sứ điệp đã được trao phó cho mình, đó là sứ điệp của Phúc Âm."
Đức Thánh Cha nói rằng, vì căn tính linh mục của một sứ thần của Giáo Hoàng, trách vụ mang theo tiếng nói của Giáo Hoàng phải là trách vụ được nhận lãnh "cách tự nhiên."
Đức Thánh Cha lưu ý: "Trong việc thi hành một sứ vụ tinh tế như vậy, việc chăm sóc đời sống thiêng liêng, việc thực hành các nhân đức của con người, và việc đào tạo một nền văn hóa vững mạnh phải được liên kết với nhau và hỗ trợ lẫn nhau."
Ngài nói nền tảng của một đời sống thiêng liêng vững mạnh là "duy trì được một nội tâm thăng bằng trong một công việc đòi hỏi khả năng biết cởi mở với người khác, một phán đoán rất bình tĩnh, một phê phán không dính líu gì đến ý kiến riêng tư của mình, có lòng hy sinh, nhẫn nại, trước sau như một, và đôi khi, còn cần phải cứng rắn trong khi đối thoại với người khác."
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: làm đại diện cho Giáo Hoàng "cho phép sống trong mối tương quan mật thiết với tính cách Công Giáo của Giáo Hội."
Ngài giải thích: "Nơi nào có sự cởi mở cho tính cách khách quan của Công Giáo, là nơi có một nguyên tắc của sự nhân cách hóa chân chính: một đời sống tận hiến cho việc phục vụ Giáo Hoàng và hiệp thông với Giáo Hội, thì theo nghiã này, sẽ hết sức phong phú."
VATICAN, ngày 13 tháng 6, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XV nói: Phận sự và sứ mệnh của một đại diện Giáo Hoàng trên hết phải là thể hiện được căn tính của một linh mục.
Đức Thánh Cha bình luận như vậy ngày thứ sáu vừa qua khi ngài tiếp kiến các thành viên của Giáo Hoàng Học Viện có trách vụ huấn luyện các ứng viên cho ngoại giao đoàn của Tòa Thánh.
Đức Thánh Cha suy luận với các học viên về các đức tính của một vị đại diện Giáo Hoàng.
Ngài nói: "Trung thành, minh bạch, và hết sức nhân bản là các đức tính thiết yếu của một sứ thần, là người được mời gọi không những chỉ đem việc làm và đức tính của mình mà, bằng cách nào, còn phải đem tất cả con người của mình để phục vụ cho một "tiếng nói" không phải của mình."
Đức Thánh Cha ghi nhận: Nhưng một nhà ngoại giao đại diện cho Giáo Hoàng trên hết phải biểu thị được sự kiện mình "trước hết là một linh mục, một giám mục," và một người "đã được lựa chọn để sống cho việc phục vụ cho Lời không phải là tiếng nói của mình."
Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích: "Thực vậy, một đại điện Giáo Hoàng "là một đầy tớ của Lời Chúa, là người, cũng như bất cứ linh mục nào, đã nhận một sứ vụ không thể nào thi hành bán phần, nhưng đòi hỏi vị này, với tất cả đời sống, phải là một tiếng vang của sứ điệp đã được trao phó cho mình, đó là sứ điệp của Phúc Âm."
Đức Thánh Cha nói rằng, vì căn tính linh mục của một sứ thần của Giáo Hoàng, trách vụ mang theo tiếng nói của Giáo Hoàng phải là trách vụ được nhận lãnh "cách tự nhiên."
Đức Thánh Cha lưu ý: "Trong việc thi hành một sứ vụ tinh tế như vậy, việc chăm sóc đời sống thiêng liêng, việc thực hành các nhân đức của con người, và việc đào tạo một nền văn hóa vững mạnh phải được liên kết với nhau và hỗ trợ lẫn nhau."
Ngài nói nền tảng của một đời sống thiêng liêng vững mạnh là "duy trì được một nội tâm thăng bằng trong một công việc đòi hỏi khả năng biết cởi mở với người khác, một phán đoán rất bình tĩnh, một phê phán không dính líu gì đến ý kiến riêng tư của mình, có lòng hy sinh, nhẫn nại, trước sau như một, và đôi khi, còn cần phải cứng rắn trong khi đối thoại với người khác."
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: làm đại diện cho Giáo Hoàng "cho phép sống trong mối tương quan mật thiết với tính cách Công Giáo của Giáo Hội."
Ngài giải thích: "Nơi nào có sự cởi mở cho tính cách khách quan của Công Giáo, là nơi có một nguyên tắc của sự nhân cách hóa chân chính: một đời sống tận hiến cho việc phục vụ Giáo Hoàng và hiệp thông với Giáo Hội, thì theo nghiã này, sẽ hết sức phong phú."
Tây Ban Nha: Một nghị sĩ tuyên thệ nhậm chức trước Thánh giá
Phạm Kim An
08:02 14/06/2011
Tây Ban Nha: Một nghị sĩ tuyên thệ nhậm chức trước Thánh giá
Vatican - Nghị sĩ Công giáo Juan Cotino đã tuyên thệ nhậm chức để làm việc tại Quốc hội Tây Ban Nha, trước một Thánh giá, nhằm cho thấy rằng đức tin không được loại trừ khỏi đời sống công cộng.
Linh mục Jose Maria Gil Tamayo, một thành viên của Hội đồng Tòa thánh về Truyền Thông Xã Hội, nói: “Ông Cotini đã thực hiện một cử chỉ công khai hùng hồn và dũng cảm, nhằm biểu lộ các xác tín tôn giáo riêng của mình, mà ông không muốn che dấu khi thực hiện nhiệm vụ mới với tư cách là một đại biểu chính trị".
Vị linh mục nói trong một bài viết đăng trên nhật báo L'Osservatore Romano ngày 12-6.
Nghị sĩ Cotino xin đặt một Thánh giá nhỏ bên cạnh bản Hiến pháp và cuốn Kinh Thánh, trước khi ông tuyên thệ nhậm chức vào ngày 9-6 qua. Vì không có sẵn Thánh gía ở đó, ông đã mang theo một Thánh giá từ văn phòng riêng của ông.
Nhiều nhà lập pháp cánh tả và một số tổ chức tại Valencia, cũng như các nhật báo El Pais và El Plural, chỉ trích nghị sĩ Cotino về hành vi này.
Cha Gil Tamayo đã viết: “Cử chỉ của Cotino phá vỡ một xu hướng sai lầm, vốn được áp đặt trên đời sống công cộng ở châu Âu liên quan đến bản chất của các hành vi tôn giáo nói chung, và người Công giáo nói riêng, lả những người trong thực tế được cấp giấy chứng nhận quyền công dân chỉ trong lĩnh vực riêng tư, trong các giới hạn của lương tâm, trong khu vực linh thánh để nhà thờ, hoặc trong các hành vi hiếm hoi của việc thờ phượng nơi công cộng".
Sau khi nhắc lại rằng đạo Công giáo đã là tôn giáo của đa số dân ở châu Âu, vị linh mục Tây Ban Nha đã cảnh báo rằng một số nhóm thiểu số muốn áp đặt một "chủ nghĩa thế tục không lành mạnh", vốn cấm mọi hành vi tôn giáo, và cuối cùng là Thiên Chúa, trong đời sống công cộng và chính trị.
Cha Gil Tamayo, giám đốc Ủy ban Truyền Thông Xã Hội của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha trong 13 năm, cũng chỉ ra rằng có lẽ hơn bao giờ hết, các Kitô hữu "cần phải cầu xin một Lễ Hiện Xuống mới, và sống đức tin trong đời sống công cộng và xã hội, trong gia đình, với bạn bè, trong văn hóa, nghệ thuật, tại nơi làm việc và nơi giải trí, với tính nhất quán có trách nhiệm và vui vẻ, cả về cá nhân lẫn về cộng đồng".
Linh mục viết tiếp: "Đây là cách làm người Công giáo ở nơi công cộng, trên đường phố, với “Chúa ở cùng anh chị em” như chúng ta thường nói lên. (CNA 13-6-2011)
Phạm Kim An
Vatican - Nghị sĩ Công giáo Juan Cotino đã tuyên thệ nhậm chức để làm việc tại Quốc hội Tây Ban Nha, trước một Thánh giá, nhằm cho thấy rằng đức tin không được loại trừ khỏi đời sống công cộng.
Linh mục Jose Maria Gil Tamayo, một thành viên của Hội đồng Tòa thánh về Truyền Thông Xã Hội, nói: “Ông Cotini đã thực hiện một cử chỉ công khai hùng hồn và dũng cảm, nhằm biểu lộ các xác tín tôn giáo riêng của mình, mà ông không muốn che dấu khi thực hiện nhiệm vụ mới với tư cách là một đại biểu chính trị".
Vị linh mục nói trong một bài viết đăng trên nhật báo L'Osservatore Romano ngày 12-6.
Nghị sĩ Cotino xin đặt một Thánh giá nhỏ bên cạnh bản Hiến pháp và cuốn Kinh Thánh, trước khi ông tuyên thệ nhậm chức vào ngày 9-6 qua. Vì không có sẵn Thánh gía ở đó, ông đã mang theo một Thánh giá từ văn phòng riêng của ông.
Nhiều nhà lập pháp cánh tả và một số tổ chức tại Valencia, cũng như các nhật báo El Pais và El Plural, chỉ trích nghị sĩ Cotino về hành vi này.
Cha Gil Tamayo đã viết: “Cử chỉ của Cotino phá vỡ một xu hướng sai lầm, vốn được áp đặt trên đời sống công cộng ở châu Âu liên quan đến bản chất của các hành vi tôn giáo nói chung, và người Công giáo nói riêng, lả những người trong thực tế được cấp giấy chứng nhận quyền công dân chỉ trong lĩnh vực riêng tư, trong các giới hạn của lương tâm, trong khu vực linh thánh để nhà thờ, hoặc trong các hành vi hiếm hoi của việc thờ phượng nơi công cộng".
Sau khi nhắc lại rằng đạo Công giáo đã là tôn giáo của đa số dân ở châu Âu, vị linh mục Tây Ban Nha đã cảnh báo rằng một số nhóm thiểu số muốn áp đặt một "chủ nghĩa thế tục không lành mạnh", vốn cấm mọi hành vi tôn giáo, và cuối cùng là Thiên Chúa, trong đời sống công cộng và chính trị.
Cha Gil Tamayo, giám đốc Ủy ban Truyền Thông Xã Hội của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha trong 13 năm, cũng chỉ ra rằng có lẽ hơn bao giờ hết, các Kitô hữu "cần phải cầu xin một Lễ Hiện Xuống mới, và sống đức tin trong đời sống công cộng và xã hội, trong gia đình, với bạn bè, trong văn hóa, nghệ thuật, tại nơi làm việc và nơi giải trí, với tính nhất quán có trách nhiệm và vui vẻ, cả về cá nhân lẫn về cộng đồng".
Linh mục viết tiếp: "Đây là cách làm người Công giáo ở nơi công cộng, trên đường phố, với “Chúa ở cùng anh chị em” như chúng ta thường nói lên. (CNA 13-6-2011)
Phạm Kim An
Tính cấp bách của một nhận thức truyền giáo mới
Phạm Kim An
08:05 14/06/2011
Tính cấp bách của một nhận thức truyền giáo mới
ROMA – ĐTC Biển Đức XVI và Giáo Hội đều rất lo lắng cho tình hình cuộc khủng hoảng xung quanh Kitô giáo và các khó khăn để sống đức tin ngày hôm nay, trong một thế giới mà mọi biểu hiện tôn giáo, kể cả chính Thiên Chúa, đã bị từ chối, theo Tổng giám mục Tổng giáo phận São Paulo (Brazil), Hồng y Odilo Scherer. Ngài mới trở về Brazil sau khi tham dự hội nghị toàn thể lần thứ nhất của Hội đồng Tòa thánh về cổ vũ Phúc âm hóa mới. Hội nghị được tổ chức tại Roma cách đây hai tuần.
Là thành viên của tổ chức này, vốn được thành lập bởi ĐTC Biển Đức XVI hồi tháng 6-2010, để cổ vũ Phúc âm hóa mới trong các môi trường và đất nước, mà chủ nghĩa thế tục đã đặc biệt được cảm nhận, Đức Hồng Y Scherer tái khẳng định "sự quan tâm rõ ràng” của toàn thể Giáo Hội, và sự sẵn sàng của Giáo hội để cho khai sinh "một nhận thức truyền giáo mới", "một cách sống đức tin mới của mình".
Theo cổng thông tin của tổng giáo phận Sao Paulo, trong số các dân tộc bị ảnh hưởng nhất của "cuộc khủng hoảng Phúc âm hóa", và đó là đề tài lớn trong các cuộc làm việc của hội nghị, có các quốc gia ở Trung Đông.
Trong các quốc gia này, thường bị kìm hãm bởi các chế độ Hồi giáo, các căng thẳng chính trị là rất mạnh, và ảnh hưởng đến cuộc sống của các Kitô hữu, là đối tượng của bách hại, gây nguy hiểm cho chính sự sống còn của Kitô giáo.
Đứng trước các thách thức đó, châu Âu, nơi chịu trách nhiệm truyền giáo cho một phần lớn của thế giới, đặc biệt là châu Mỹ Latinh, phải tái Phúc âm hóa cho người dân của mình. Trong ý nghĩa này, Đức Hồng Y Scherer cho biết Ngài mong đợi rất nhiều vào Thượng Hội Đồng Giám Mục họp năm 2012, vốn sẽ tập trung vào chủ đề: “Việc Phúc âm hóa mới để chuyển thông đức tin Kitô giáo”. (Zenit 13-6-2011)
Phạm Kim An
ROMA – ĐTC Biển Đức XVI và Giáo Hội đều rất lo lắng cho tình hình cuộc khủng hoảng xung quanh Kitô giáo và các khó khăn để sống đức tin ngày hôm nay, trong một thế giới mà mọi biểu hiện tôn giáo, kể cả chính Thiên Chúa, đã bị từ chối, theo Tổng giám mục Tổng giáo phận São Paulo (Brazil), Hồng y Odilo Scherer. Ngài mới trở về Brazil sau khi tham dự hội nghị toàn thể lần thứ nhất của Hội đồng Tòa thánh về cổ vũ Phúc âm hóa mới. Hội nghị được tổ chức tại Roma cách đây hai tuần.
Là thành viên của tổ chức này, vốn được thành lập bởi ĐTC Biển Đức XVI hồi tháng 6-2010, để cổ vũ Phúc âm hóa mới trong các môi trường và đất nước, mà chủ nghĩa thế tục đã đặc biệt được cảm nhận, Đức Hồng Y Scherer tái khẳng định "sự quan tâm rõ ràng” của toàn thể Giáo Hội, và sự sẵn sàng của Giáo hội để cho khai sinh "một nhận thức truyền giáo mới", "một cách sống đức tin mới của mình".
Theo cổng thông tin của tổng giáo phận Sao Paulo, trong số các dân tộc bị ảnh hưởng nhất của "cuộc khủng hoảng Phúc âm hóa", và đó là đề tài lớn trong các cuộc làm việc của hội nghị, có các quốc gia ở Trung Đông.
Trong các quốc gia này, thường bị kìm hãm bởi các chế độ Hồi giáo, các căng thẳng chính trị là rất mạnh, và ảnh hưởng đến cuộc sống của các Kitô hữu, là đối tượng của bách hại, gây nguy hiểm cho chính sự sống còn của Kitô giáo.
Đứng trước các thách thức đó, châu Âu, nơi chịu trách nhiệm truyền giáo cho một phần lớn của thế giới, đặc biệt là châu Mỹ Latinh, phải tái Phúc âm hóa cho người dân của mình. Trong ý nghĩa này, Đức Hồng Y Scherer cho biết Ngài mong đợi rất nhiều vào Thượng Hội Đồng Giám Mục họp năm 2012, vốn sẽ tập trung vào chủ đề: “Việc Phúc âm hóa mới để chuyển thông đức tin Kitô giáo”. (Zenit 13-6-2011)
Phạm Kim An
Mừng ngọc khánh chức linh mục của ĐTC Biển Đức XVI
Nguyễn Trọng Đa
08:06 14/06/2011
Mừng ngọc khánh chức linh mục của ĐTC Biển Đức XVI
60 giờ chầu Thánh Thể để chúc mừng Ngài
ROMA - Kỷ niệm 60 năm ngày ĐTC Biển Đức XVI được truyền chức Linh mục, các nghệ sĩ sẽ tôn vinh Ngài bằng một cuộc triển lãm, vốn sẽ được giới thiệu ngày 17-6 tại Vatican bởi Đức Hồng y Ravasi và Giám mục Pasquale Iacobone, người phụ trách bộ phận “Nghệ thuật và đức tin" của Hội đồng Tòa thánh về Văn hóa.
Triển lãm mang tên "Sự huy hoàng của chân thiện mỹ”. Triển lãm sẽ được tổ chức trong phòng Phaolô VI của Vatican, và sẽ được chính ĐTC Biển Đức XV khánh thành ngày 4-7 tới.
ĐTC Biển Đức XVI đã được truyền chức Linh mục tại nhà thờ chính tòa Freising, do tay Đức Hồng Y Michael von Faulhaber, cùng ngày với bào huynh của Ngài, Georg, ngày 29-6-1951, nhân lễ Thánh Phêrô và Phaolô
Cần nhớ rằng, vào dịp lễ kỷ niệm ngọc khánh này, Thánh Bộ Giáo Sĩ mời gọi mọi người Công giáo trên thế giới hãy tham dự 60 giờ chầu Thánh Thể từ ngày 29-6 đến ngày 1-7-2011, theo các ý cầu nguyện của ĐTC cho Giáo Hội và thế giới, cho các linh mục, giáo sĩ và ơn gọi linh mục, (Zenit 13-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
60 giờ chầu Thánh Thể để chúc mừng Ngài
ROMA - Kỷ niệm 60 năm ngày ĐTC Biển Đức XVI được truyền chức Linh mục, các nghệ sĩ sẽ tôn vinh Ngài bằng một cuộc triển lãm, vốn sẽ được giới thiệu ngày 17-6 tại Vatican bởi Đức Hồng y Ravasi và Giám mục Pasquale Iacobone, người phụ trách bộ phận “Nghệ thuật và đức tin" của Hội đồng Tòa thánh về Văn hóa.
Triển lãm mang tên "Sự huy hoàng của chân thiện mỹ”. Triển lãm sẽ được tổ chức trong phòng Phaolô VI của Vatican, và sẽ được chính ĐTC Biển Đức XV khánh thành ngày 4-7 tới.
ĐTC Biển Đức XVI đã được truyền chức Linh mục tại nhà thờ chính tòa Freising, do tay Đức Hồng Y Michael von Faulhaber, cùng ngày với bào huynh của Ngài, Georg, ngày 29-6-1951, nhân lễ Thánh Phêrô và Phaolô
Cần nhớ rằng, vào dịp lễ kỷ niệm ngọc khánh này, Thánh Bộ Giáo Sĩ mời gọi mọi người Công giáo trên thế giới hãy tham dự 60 giờ chầu Thánh Thể từ ngày 29-6 đến ngày 1-7-2011, theo các ý cầu nguyện của ĐTC cho Giáo Hội và thế giới, cho các linh mục, giáo sĩ và ơn gọi linh mục, (Zenit 13-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Top Stories
Vietnam's Story of Corruption and Martyrdom
Marie-Pauline Meyer
16:20 14/06/2011
Director of AsiaNews Tells of Tolerance and Violence
ROME, JUNE 13, 2011 (Zenit.org).- Religious freedom is perhaps growing in Vietnam, but it depends on the caprices of the government.
So more than religious freedom, says Father Bernardo Cervellera, we can speak of a certain religious tolerance.
The director of AsiaNews explained this in an interview with the television program "Where God Weeps" of the Catholic Radio and Television Network (CRTN) in cooperation with Aid to the Church in Need.
Q: Some 10% of the Vietnamese population is Catholic. Things have improved, but is religious freedom possible in Vietnam today?
Father Cervellera: There are some improvements, for example, in the past few years the seminaries, which before were limited to a fixed number of candidates, have now been opened and there are more and more vocations. There is also a certain tolerance of the government toward, for example, medical care provided by the sisters, education in kindergartens and so on. I would say tolerance, not permission, [is the correct term]. In some ways there is more freedom but all these freedoms depend on the will of the government, which sometimes will allow or withdraw it.
Q: But there is still violence against Christians?
Father Cervellera: In some areas of Vietnam, for example in the north and among the hill tribes, there is still violence. In Sung La and other dioceses, and other smaller cities and villages, Catholics cannot celebrate Masses for Christmas or Easter and are prohibited from having catechesis and teaching their children the faith because the local government does not allow any expression of faith at all. In practical terms, they want to destroy the Catholic faith.
Q: From where do you get your information?
Father Cervellera: Our information comes from sources inside Vietnam. It is very dangerous for them to send us this information. Various dioceses in Vietnam have also been courageous enough to publish on their Internet sites news and speeches from their bishops, evaluations and criticism of some violations of religious freedom -- so through these Internet sites, we are also able to get news.
Q: You write in AsiaNews that anti-Catholic violence is often a consequence of corruption?
Father Cervellera: Most of the violence against the Catholic Church now in Vietnam happens because of graft and corruption of the Communist Party cadres. Vietnam is in transition. Prior to this transition there was a centralized communist economy. Now they are moving toward a capitalistic economy and because of this, many cadres of the Communist Party are taking over and becoming owners of buildings, which before belonged to the churches -- even Buddhist temples or buildings of other faiths. This is illegal because the law in Vietnam states that all these buildings or lands that have been expropriated from the Church or others are to be returned when these properties are no longer used by the state.
Q: And there we find the problem?
Father Cervellera: Yes, these communist cadres take these properties to be their own and develop them as resorts or villas to be later sold in the growing real estate market in Vietnam. The Church however is trying to claim these properties back. It has happened in Hanoi, Saigon, Vinh and in many places -- and the Catholics are right in their request. The response of the communist regime has been violent. They arrest, or beat these Catholics who have demanded a return of their lawful properties. A priest was thrown out of the second floor of a building while another priest was beaten into a coma. There is violence and it is a way of muzzling the voices and rights of these Catholics.
Q: Vietnamese Catholics need prayer.
Father Cervellera: Every persecuted Church needs support and first of all through prayer: prayers from the Church around the world because nobody can withstand the suffering and persecution from a lack of religious freedom without the strength that prayer gives. There is also another consideration: the fact that Vietnam now is becoming more and more a country with many international business relations -- these business relations should also be an avenue to communicate the importance of human rights and respect for religious freedom. In this way business will be better because, if freedom of religion is absent then all the other aspects of human rights, and also the freedom to engage in economic endeavors, is in peril.
Q: Is Vietnam's history of martyrdom one reason why the Church is growing rapidly?
Father Cervellera: I think so. Vietnam is, with China, one of the most persecuted Churches in Asia, at least in the last few centuries. In the 18th and 19th centuries, there were, perhaps, 200,000 Vietnamese martyrs. This martyrdom has been the seed for a new life of the Church. The second aspect that I think makes the life of the church in Vietnam so strong is its unity.
Q: Where does this unity come from?
Father Cervellera: This unity comes from the education that the Jesuits gave to them and also from the witnesses in the Church to the people of Vietnam throughout the history of the Church in Vietnam. Church personalities today receive more trust than government officials.
Q: One of the great witnesses was Cardinal François-Xavier Nguyễn Văn Thuận. Can you tell us something about his life?
Father Cervellera: He is one of the greatest personalities in contemporary Vietnam. François Nguyễn Văn Thuận was a priest and he became bishop some months before the invasion of the North Vietnamese into the South. He was the auxiliary bishop of Saigon during that period. Bishop Văn Thuận gave all to the service of the people in the South: to the poor, to children, for education, for the building of houses and so on.
Q: Why then was he put in prison?
Father Cervellera: He was imprisoned, first of all, because he was a relative of the last president of South Vietnam and secondly, because he was a bishop. He was a passionate advocate for his people and the people followed him, and this is why he was imprisoned for 13 years of which nine were spent in solitary confinement. Bishop Văn Thuận -- later Cardinal Văn Thuận -- wrote a great book, a journal, about his time in prison in which he says that in times of desperation, prayer was his sole consolation. He also mentions in this book how he celebrated Mass in secret and how his relatives sent him so called "medicines," which was in fact the wine, and how he saved prison bread for the host. It is a very moving journal, a very moving book. There is also one very moving element in this book: Many of his prison guards slowly became very friendly toward him and many converted because of his witness.
Q: What impression did he make on you when you met him?
Father Cervellera: He was very calm. I met him in Rome. If I remember correctly, the Vatican obtained his release with the stipulation by the Vietnamese government that he would never go back to Vietnam. I met him when he was the secretary of [the Pontifical Council for] Justice and Peace. He was, how can I say, very quiet but very deep in his insight and was always very committed to Vietnam. He would meet refugees here in Italy or people would come from all over the world to visit him. He was always working and always supporting the Church in Vietnam with, what I would say, was a very placid calmness as if to say: "We know that Christ will always be victorious. There is no hurry and no anguish."
(Source: http://www.zenit.org/article-32837?l=english. This interview was conducted by Marie-Pauline Meyer for "Where God Weeps," a weekly television and radio show produced by Catholic Radio and Television Network in conjunction with the international Catholic charity Aid to the Church in Need.)
ROME, JUNE 13, 2011 (Zenit.org).- Religious freedom is perhaps growing in Vietnam, but it depends on the caprices of the government.
So more than religious freedom, says Father Bernardo Cervellera, we can speak of a certain religious tolerance.
The director of AsiaNews explained this in an interview with the television program "Where God Weeps" of the Catholic Radio and Television Network (CRTN) in cooperation with Aid to the Church in Need.
Q: Some 10% of the Vietnamese population is Catholic. Things have improved, but is religious freedom possible in Vietnam today?
Father Cervellera: There are some improvements, for example, in the past few years the seminaries, which before were limited to a fixed number of candidates, have now been opened and there are more and more vocations. There is also a certain tolerance of the government toward, for example, medical care provided by the sisters, education in kindergartens and so on. I would say tolerance, not permission, [is the correct term]. In some ways there is more freedom but all these freedoms depend on the will of the government, which sometimes will allow or withdraw it.
Q: But there is still violence against Christians?
Father Cervellera: In some areas of Vietnam, for example in the north and among the hill tribes, there is still violence. In Sung La and other dioceses, and other smaller cities and villages, Catholics cannot celebrate Masses for Christmas or Easter and are prohibited from having catechesis and teaching their children the faith because the local government does not allow any expression of faith at all. In practical terms, they want to destroy the Catholic faith.
Q: From where do you get your information?
Father Cervellera: Our information comes from sources inside Vietnam. It is very dangerous for them to send us this information. Various dioceses in Vietnam have also been courageous enough to publish on their Internet sites news and speeches from their bishops, evaluations and criticism of some violations of religious freedom -- so through these Internet sites, we are also able to get news.
Q: You write in AsiaNews that anti-Catholic violence is often a consequence of corruption?
Father Cervellera: Most of the violence against the Catholic Church now in Vietnam happens because of graft and corruption of the Communist Party cadres. Vietnam is in transition. Prior to this transition there was a centralized communist economy. Now they are moving toward a capitalistic economy and because of this, many cadres of the Communist Party are taking over and becoming owners of buildings, which before belonged to the churches -- even Buddhist temples or buildings of other faiths. This is illegal because the law in Vietnam states that all these buildings or lands that have been expropriated from the Church or others are to be returned when these properties are no longer used by the state.
Q: And there we find the problem?
Father Cervellera: Yes, these communist cadres take these properties to be their own and develop them as resorts or villas to be later sold in the growing real estate market in Vietnam. The Church however is trying to claim these properties back. It has happened in Hanoi, Saigon, Vinh and in many places -- and the Catholics are right in their request. The response of the communist regime has been violent. They arrest, or beat these Catholics who have demanded a return of their lawful properties. A priest was thrown out of the second floor of a building while another priest was beaten into a coma. There is violence and it is a way of muzzling the voices and rights of these Catholics.
Q: Vietnamese Catholics need prayer.
Father Cervellera: Every persecuted Church needs support and first of all through prayer: prayers from the Church around the world because nobody can withstand the suffering and persecution from a lack of religious freedom without the strength that prayer gives. There is also another consideration: the fact that Vietnam now is becoming more and more a country with many international business relations -- these business relations should also be an avenue to communicate the importance of human rights and respect for religious freedom. In this way business will be better because, if freedom of religion is absent then all the other aspects of human rights, and also the freedom to engage in economic endeavors, is in peril.
Q: Is Vietnam's history of martyrdom one reason why the Church is growing rapidly?
Father Cervellera: I think so. Vietnam is, with China, one of the most persecuted Churches in Asia, at least in the last few centuries. In the 18th and 19th centuries, there were, perhaps, 200,000 Vietnamese martyrs. This martyrdom has been the seed for a new life of the Church. The second aspect that I think makes the life of the church in Vietnam so strong is its unity.
Q: Where does this unity come from?
Father Cervellera: This unity comes from the education that the Jesuits gave to them and also from the witnesses in the Church to the people of Vietnam throughout the history of the Church in Vietnam. Church personalities today receive more trust than government officials.
Q: One of the great witnesses was Cardinal François-Xavier Nguyễn Văn Thuận. Can you tell us something about his life?
Father Cervellera: He is one of the greatest personalities in contemporary Vietnam. François Nguyễn Văn Thuận was a priest and he became bishop some months before the invasion of the North Vietnamese into the South. He was the auxiliary bishop of Saigon during that period. Bishop Văn Thuận gave all to the service of the people in the South: to the poor, to children, for education, for the building of houses and so on.
Q: Why then was he put in prison?
Father Cervellera: He was imprisoned, first of all, because he was a relative of the last president of South Vietnam and secondly, because he was a bishop. He was a passionate advocate for his people and the people followed him, and this is why he was imprisoned for 13 years of which nine were spent in solitary confinement. Bishop Văn Thuận -- later Cardinal Văn Thuận -- wrote a great book, a journal, about his time in prison in which he says that in times of desperation, prayer was his sole consolation. He also mentions in this book how he celebrated Mass in secret and how his relatives sent him so called "medicines," which was in fact the wine, and how he saved prison bread for the host. It is a very moving journal, a very moving book. There is also one very moving element in this book: Many of his prison guards slowly became very friendly toward him and many converted because of his witness.
Q: What impression did he make on you when you met him?
Father Cervellera: He was very calm. I met him in Rome. If I remember correctly, the Vatican obtained his release with the stipulation by the Vietnamese government that he would never go back to Vietnam. I met him when he was the secretary of [the Pontifical Council for] Justice and Peace. He was, how can I say, very quiet but very deep in his insight and was always very committed to Vietnam. He would meet refugees here in Italy or people would come from all over the world to visit him. He was always working and always supporting the Church in Vietnam with, what I would say, was a very placid calmness as if to say: "We know that Christ will always be victorious. There is no hurry and no anguish."
(Source: http://www.zenit.org/article-32837?l=english. This interview was conducted by Marie-Pauline Meyer for "Where God Weeps," a weekly television and radio show produced by Catholic Radio and Television Network in conjunction with the international Catholic charity Aid to the Church in Need.)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Câu truyện tham nhũng và tử đạo ở Việt Nam
Vũ Văn An
17:58 14/06/2011
Theo tin Zenit ngày 13 tháng 6, Linh Mục Bernardo Cervellera, giám đốc AsiaNews, cho hay: tự do tôn giáo có lẽ đang tiến triển tại Việt Nam, nhưng tất cả còn tùy hứng của chính phủ. Thành thử thay vì tự do tôn giáo, ta nên nói tới một thứ khoan dung nào đó đối với tôn giáo. Ngài giải thích như thế trong một cuộc phỏng vấn truyền hình của chương trình “Nơi Chúa Khóc” thuộc Hệ Thống Truyền Thanh Và Truyền Hình Công Giáo (CRTN) với sự hợp tác của tổ chức Trợ Giúp Giáo Hội Thiếu Thốn.
Hỏi: Khoảng 10% dân số Việt Nam là Công Giáo. Sự việc đã cải thiện, nhưng ngày nay, tự do tôn giáo có thể có tại Việt Nam không?
Cha Cervellera: Đang có một số cải thiện, như trong mấy năm qua, các chủng viện, mà trước đây bị hạn chế vào con số ứng viên được định sẵn, nay đã được nới rộng và càng ngày càng có nhiều ơn kêu gọi hơn. Cũng có ít nhiều khoan nhượng của chính phủ, như đối với việc để các nữ tu cung cấp việc chăm sóc sức khỏe hay dạy các em vuờn trẻ, v.v… Tôi muốn nói khoan nhượng, chứ không phải cho phép, [mới là từ ngữ chính xác]. Xét về một vài phương diện, quả có tự do hơn nhưng tất cả các tự do này đều tùy thuộc ý muốn của chính phủ, một ý muốn lúc cho lúc không.
Hỏi: Nhưng vẫn còn bạo lực chống các Kitô hữu phải không?
Cha Cervellera: Tại một số khu vực ở Việt Nam, như ở miền bắc và tại các bộ lạc trên núi, vẫn còn bạo lực. Ở Sung La (Sơn La?) và nhiều giáo phận khác, cũng như các thị trấn và làng mạc nhỏ, người Công Giáo vẫn chưa được cử hành Thánh Lễ dịp Giáng Sinh hay Phục Sinh và bị ngăn cấm không được dạy giáo lý và giảng dạy đức tin cho con em vì chính quyền địa phương không cho phép bất cứ phát biểu đức tin nào.Nói một cách thực tế, họ muốn tiêu diệt đức tin Công Giáo.
Hỏi: Cha lấy những thông tin này từ đâu?
Cha Cervellera: Thông tin của chúng tôi phát xuất từ các nguồn bên trong Việt Nam. Rất nguy hiểm cho các nguồn này khi gửi thông tin này cho chúng tôi. Nhiều giáo phận tại Việt Nam cũng rất can đảm trong việc công bố trên trang mạng của họ các tin tức và phát biểu của vị giám mục sở tại, các đánh giá và chỉ trích một số vi phạm tới tự do tôn giáo. Bởi thế nhờ các trang mạng này, chúng tôi có thể lấy được tin tức.
Hỏi: Cha viết trên AsiaNews rằng bạo lực chống Công Giáo thường là hậu quả của tham nhũng?
Cha Cervellera: Phần lớn bạo lực chống người Công Giáo hiện nay tại Việt Nam sở dĩ xẩy ra là vì tham nhũng thối nát nơi các cán bộ của Đảng Cộng Sản. Việt Nam đang giao thời. Trước lúc giao thời này, là nền kinh tế cộng sản tập trung. Bây giờ, họ đang chuyển mình hướng tới nền kinh tế tư bản và vì vậy, nhiều cán bộ của Đảng Cộng Sản đang lấn quyền và trở nên chủ nhân ông nhiều cơ sở mà trước đây vốn thuộc của Giáo Hội, cả các chùa Phật Giáo hay cơ sở của các tôn giáo khác nữa. Việc này bất hợp pháp vì luật Việt Nam nói rằng những cơ sở hay đất đai chiếm hữu của Giáo Hội hay người khác phải hoàn trả khi nhà nước không sử dụng chúng nữa.
Hỏi: Và đó chính là chỗ ta tìm thấy vấn đề?
Cha Cervellera: Vâng, những cán bộ cộng sản này chiếm các cơ sở kia làm của riêng và khai thác chúng làm những nhà nghỉ mát hay biệt thự để sau đó bán lại trên thị trường địa ốc đang lên ở Việt Nam. Tuy nhiên, Giáo Hội đang cố gắng đòi lại các tài sản này. Việc này đang diễn ra ở Hà Nội, Sài Gòn, Vinh và nhiều nơi khác, và người Công Giáo hoàn toàn đúng trong các đòi hỏi của họ. Đáp ứng của chế độ cộng sản có tính bạo lực. Họ bắt giam, đánh đập những người Công Giáo nào dám đòi lại các tài sản hợp pháp của họ. Một linh mục đã bị ném ra ngoài từ lầu hai một tòa nhà trong khi đó, một linh mục khác bị đánh đến hôn mê. Quả có bạo lực và đó là cách làm câm giọng nói và quyền lợi của những người Công Giáo này.
Hỏi: Người Công Giáo Việt Nam cần cầu nguyện?
Cha Cervellera: Mọi Giáo Hội bị bách hại đều cần sự yểm trợ và trước nhất bằng lời cầu nguyện: lời cầu nguyện của Giáo Hội khắp thế giới vì không ai có thể chịu đựng được đau khổ và bách hại do việc thiếu tự do tôn giáo nếu không có sức mạnh của lời cầu nguyện đem lại. Cũng còn một xem sét khác: sự kiện Việt Nam hiện nay đang càng ngày càng trở nên một quốc gia có nhiều liên hệ buôn bán quốc tế, những liên hệ buôn bán này nên trở thành các ngả đường để truyền đạt sự quan trọng của nhân quyền và việc tôn trọng tự do tôn giáo. Nhờ thế, chính việc buôn bán sẽ tốt đẹp hơn, vì, nếu tự do tôn giáo mà thiếu thì mọi khía cạnh khác của nhân quyền, kể cả tự do hoạt động kinh tế nữa, cũng lâm nguy.
Hỏi: Phải chăng chính lịch sử tử đạo của Việt Nam là một lý do khiến Giáo Hội đang lớn mạnh nhanh chóng không?
Cha Cervellera: Tôi nghĩ vậy. Cùng với Trung Hoa, Việt Nam là một trong những Giáo Hội bị bách hại nhiều nhất tại Á Châu, ít nhất cũng trong vài thế kỷ qua. Trong hai thế kỷ 18 và 19, có khoảng 200,000 vị tử đạo Việt Nam. Việc tử đạo này từng là hạt giống nẩy sinh sức sống mới cho Giáo Hội. Khía cạnh thứ hai, theo tôi, đã làm Giáo Hội Việt Nam vững mạnh chính là sự hợp nhất của họ.
Hỏi: Nhờ đâu có sự hợp nhất này?
Cha Cervellera: Sự hợp nhất này phát sinh từ nền giáo dục mà các tu sĩ Dòng Tên đã đem đến cho họ và cũng từ các chứng nhân trong Giáo Hội đối với nhân dân Việt Nam trong suốt lịch sử Giáo Hội ở đây. Các nhân vật của Giáo Hội ngày nay đang nhận được nhiều tin cậy hơn các viên chức chính quyền.
Hỏi: Một trong các chứng nhân vĩ đại là Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Cha có thể cho chúng con hay một ít điều về đời ngài không?
Cha Cervellera: Ngài là một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam hiện nay. Phanxicô Nguyễn Văn Thuận là một linh mục rồi trở thành (tổng) giám mục chỉ mấy thang trước cuộc xâm lăng của Bắc Việt vào Nam Việt. Ngài là (tổng) giam mục phó của Sài Gòn trong thời gian đó. Đức TGM Thuận hiến tất cả để phục vụ nhân dân Miền Nam: cho người nghèo, trẻ em, cho giáo dục, cho việc xây dựng nhà cửa, v.v…
Hỏi: Nhưng sao ngài bị cầm tù?
Cha Cervellera: Ngài bị cầm tù, trước nhất vì ngài là thân nhân của vị tổng thống trước đây của Nam Việt Nam và thứ hai, vi ngài là một giám mục. Ngài là một người say mê bênh vực cho dân và do đó dân theo ngài, và đó là lý do ngài bị cầm tù 13 năm trong đó có 9 năm bị biệt giam. Đức Cha Thuận, sau này là Hồng Y Văn Thuận, trước tác một cuốn sách lớn, một cuốn nhật ký, nói về thời ngài ở trong tù, trong đó, ngài cho hay: những lúc thất vọng, cầu nguyện là niềm an ủi duy nhất của ngài. Ngài cũng nhắc đến cách ngài cử hành Thánh Lễ một cách bí mật ra sao cũng như cách các thân nhân của ngài gửi điều ngài gọi là “thuốc” mà thực sự là rượu lễ vào ra sao và cách ngài để dành bánh trong tù như thế nào để làm bánh thánh. Đây là cuốn nhật ký hết sức cảm động. Cũng còn một yếu tố cảm động nữa trong cuốn sách này: Nhiều lính gác tù từ từ trở thành bạn với ngài và nhiều người xin trở lại nhờ chứng tá của ngài.
Hỏi: Ngài gây ấn tượng gì đối với cha, khi cha gặp ngài?
Cha Cervellera: Ngài rất bình thản. Tôi gặp ngài ở Rôma. Nếu tôi nhớ không lầm, thì Vatican đã vận động được việc thả tự do cho ngài với điều kiện của Chính Phủ Việt Nam là ngài không được trở lại Việt Nam bao giờ nữa. Tôi gặp ngài khi ngài là tổng thư ký của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Cong Lý và Hòa Bình. Ngài, tôi không biết phải nói thế nào, rất trầm lặng và sâu sắc về hiểu biết và luôn rất gắn bó với Việt Nam. Ngài thường gặp các người tị nạn ở đây, ở Ý này hay người từ khắp thế giới đến thăm ngài. Ngài luôn làm việc và luôn yểm trợ Giáo Hội tại Việt Nam với một sự bình thản hết sức, dường như muốn nói: “chúng tôi biết Chúa Kitô sẽ luôn chiến thắng. Không cần gì phải vội vàng lo lắng”
Hỏi: Khoảng 10% dân số Việt Nam là Công Giáo. Sự việc đã cải thiện, nhưng ngày nay, tự do tôn giáo có thể có tại Việt Nam không?
Cha Cervellera: Đang có một số cải thiện, như trong mấy năm qua, các chủng viện, mà trước đây bị hạn chế vào con số ứng viên được định sẵn, nay đã được nới rộng và càng ngày càng có nhiều ơn kêu gọi hơn. Cũng có ít nhiều khoan nhượng của chính phủ, như đối với việc để các nữ tu cung cấp việc chăm sóc sức khỏe hay dạy các em vuờn trẻ, v.v… Tôi muốn nói khoan nhượng, chứ không phải cho phép, [mới là từ ngữ chính xác]. Xét về một vài phương diện, quả có tự do hơn nhưng tất cả các tự do này đều tùy thuộc ý muốn của chính phủ, một ý muốn lúc cho lúc không.
Hỏi: Nhưng vẫn còn bạo lực chống các Kitô hữu phải không?
Cha Cervellera: Tại một số khu vực ở Việt Nam, như ở miền bắc và tại các bộ lạc trên núi, vẫn còn bạo lực. Ở Sung La (Sơn La?) và nhiều giáo phận khác, cũng như các thị trấn và làng mạc nhỏ, người Công Giáo vẫn chưa được cử hành Thánh Lễ dịp Giáng Sinh hay Phục Sinh và bị ngăn cấm không được dạy giáo lý và giảng dạy đức tin cho con em vì chính quyền địa phương không cho phép bất cứ phát biểu đức tin nào.Nói một cách thực tế, họ muốn tiêu diệt đức tin Công Giáo.
Hỏi: Cha lấy những thông tin này từ đâu?
Cha Cervellera: Thông tin của chúng tôi phát xuất từ các nguồn bên trong Việt Nam. Rất nguy hiểm cho các nguồn này khi gửi thông tin này cho chúng tôi. Nhiều giáo phận tại Việt Nam cũng rất can đảm trong việc công bố trên trang mạng của họ các tin tức và phát biểu của vị giám mục sở tại, các đánh giá và chỉ trích một số vi phạm tới tự do tôn giáo. Bởi thế nhờ các trang mạng này, chúng tôi có thể lấy được tin tức.
Hỏi: Cha viết trên AsiaNews rằng bạo lực chống Công Giáo thường là hậu quả của tham nhũng?
Cha Cervellera: Phần lớn bạo lực chống người Công Giáo hiện nay tại Việt Nam sở dĩ xẩy ra là vì tham nhũng thối nát nơi các cán bộ của Đảng Cộng Sản. Việt Nam đang giao thời. Trước lúc giao thời này, là nền kinh tế cộng sản tập trung. Bây giờ, họ đang chuyển mình hướng tới nền kinh tế tư bản và vì vậy, nhiều cán bộ của Đảng Cộng Sản đang lấn quyền và trở nên chủ nhân ông nhiều cơ sở mà trước đây vốn thuộc của Giáo Hội, cả các chùa Phật Giáo hay cơ sở của các tôn giáo khác nữa. Việc này bất hợp pháp vì luật Việt Nam nói rằng những cơ sở hay đất đai chiếm hữu của Giáo Hội hay người khác phải hoàn trả khi nhà nước không sử dụng chúng nữa.
Hỏi: Và đó chính là chỗ ta tìm thấy vấn đề?
Cha Cervellera: Vâng, những cán bộ cộng sản này chiếm các cơ sở kia làm của riêng và khai thác chúng làm những nhà nghỉ mát hay biệt thự để sau đó bán lại trên thị trường địa ốc đang lên ở Việt Nam. Tuy nhiên, Giáo Hội đang cố gắng đòi lại các tài sản này. Việc này đang diễn ra ở Hà Nội, Sài Gòn, Vinh và nhiều nơi khác, và người Công Giáo hoàn toàn đúng trong các đòi hỏi của họ. Đáp ứng của chế độ cộng sản có tính bạo lực. Họ bắt giam, đánh đập những người Công Giáo nào dám đòi lại các tài sản hợp pháp của họ. Một linh mục đã bị ném ra ngoài từ lầu hai một tòa nhà trong khi đó, một linh mục khác bị đánh đến hôn mê. Quả có bạo lực và đó là cách làm câm giọng nói và quyền lợi của những người Công Giáo này.
Hỏi: Người Công Giáo Việt Nam cần cầu nguyện?
Cha Cervellera: Mọi Giáo Hội bị bách hại đều cần sự yểm trợ và trước nhất bằng lời cầu nguyện: lời cầu nguyện của Giáo Hội khắp thế giới vì không ai có thể chịu đựng được đau khổ và bách hại do việc thiếu tự do tôn giáo nếu không có sức mạnh của lời cầu nguyện đem lại. Cũng còn một xem sét khác: sự kiện Việt Nam hiện nay đang càng ngày càng trở nên một quốc gia có nhiều liên hệ buôn bán quốc tế, những liên hệ buôn bán này nên trở thành các ngả đường để truyền đạt sự quan trọng của nhân quyền và việc tôn trọng tự do tôn giáo. Nhờ thế, chính việc buôn bán sẽ tốt đẹp hơn, vì, nếu tự do tôn giáo mà thiếu thì mọi khía cạnh khác của nhân quyền, kể cả tự do hoạt động kinh tế nữa, cũng lâm nguy.
Hỏi: Phải chăng chính lịch sử tử đạo của Việt Nam là một lý do khiến Giáo Hội đang lớn mạnh nhanh chóng không?
Cha Cervellera: Tôi nghĩ vậy. Cùng với Trung Hoa, Việt Nam là một trong những Giáo Hội bị bách hại nhiều nhất tại Á Châu, ít nhất cũng trong vài thế kỷ qua. Trong hai thế kỷ 18 và 19, có khoảng 200,000 vị tử đạo Việt Nam. Việc tử đạo này từng là hạt giống nẩy sinh sức sống mới cho Giáo Hội. Khía cạnh thứ hai, theo tôi, đã làm Giáo Hội Việt Nam vững mạnh chính là sự hợp nhất của họ.
Hỏi: Nhờ đâu có sự hợp nhất này?
Cha Cervellera: Sự hợp nhất này phát sinh từ nền giáo dục mà các tu sĩ Dòng Tên đã đem đến cho họ và cũng từ các chứng nhân trong Giáo Hội đối với nhân dân Việt Nam trong suốt lịch sử Giáo Hội ở đây. Các nhân vật của Giáo Hội ngày nay đang nhận được nhiều tin cậy hơn các viên chức chính quyền.
Hỏi: Một trong các chứng nhân vĩ đại là Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Cha có thể cho chúng con hay một ít điều về đời ngài không?
Cha Cervellera: Ngài là một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam hiện nay. Phanxicô Nguyễn Văn Thuận là một linh mục rồi trở thành (tổng) giám mục chỉ mấy thang trước cuộc xâm lăng của Bắc Việt vào Nam Việt. Ngài là (tổng) giam mục phó của Sài Gòn trong thời gian đó. Đức TGM Thuận hiến tất cả để phục vụ nhân dân Miền Nam: cho người nghèo, trẻ em, cho giáo dục, cho việc xây dựng nhà cửa, v.v…
Hỏi: Nhưng sao ngài bị cầm tù?
Cha Cervellera: Ngài bị cầm tù, trước nhất vì ngài là thân nhân của vị tổng thống trước đây của Nam Việt Nam và thứ hai, vi ngài là một giám mục. Ngài là một người say mê bênh vực cho dân và do đó dân theo ngài, và đó là lý do ngài bị cầm tù 13 năm trong đó có 9 năm bị biệt giam. Đức Cha Thuận, sau này là Hồng Y Văn Thuận, trước tác một cuốn sách lớn, một cuốn nhật ký, nói về thời ngài ở trong tù, trong đó, ngài cho hay: những lúc thất vọng, cầu nguyện là niềm an ủi duy nhất của ngài. Ngài cũng nhắc đến cách ngài cử hành Thánh Lễ một cách bí mật ra sao cũng như cách các thân nhân của ngài gửi điều ngài gọi là “thuốc” mà thực sự là rượu lễ vào ra sao và cách ngài để dành bánh trong tù như thế nào để làm bánh thánh. Đây là cuốn nhật ký hết sức cảm động. Cũng còn một yếu tố cảm động nữa trong cuốn sách này: Nhiều lính gác tù từ từ trở thành bạn với ngài và nhiều người xin trở lại nhờ chứng tá của ngài.
Hỏi: Ngài gây ấn tượng gì đối với cha, khi cha gặp ngài?
Cha Cervellera: Ngài rất bình thản. Tôi gặp ngài ở Rôma. Nếu tôi nhớ không lầm, thì Vatican đã vận động được việc thả tự do cho ngài với điều kiện của Chính Phủ Việt Nam là ngài không được trở lại Việt Nam bao giờ nữa. Tôi gặp ngài khi ngài là tổng thư ký của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Cong Lý và Hòa Bình. Ngài, tôi không biết phải nói thế nào, rất trầm lặng và sâu sắc về hiểu biết và luôn rất gắn bó với Việt Nam. Ngài thường gặp các người tị nạn ở đây, ở Ý này hay người từ khắp thế giới đến thăm ngài. Ngài luôn làm việc và luôn yểm trợ Giáo Hội tại Việt Nam với một sự bình thản hết sức, dường như muốn nói: “chúng tôi biết Chúa Kitô sẽ luôn chiến thắng. Không cần gì phải vội vàng lo lắng”
Hương Sắc Việt Nam trên Thánh Địa Midland, Canada
David Trần
07:59 14/06/2011
Hương Sắc Việt Nam trên Thánh Địa Midland.
Chuẩn bị mừng Ngân Khánh thành lập Giáo Xứ Các thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto 1986-2011
Ngày 18 tháng Mười Một năm 2011 này sẽ là Ngân Khánh kỷ niệm 25 năm ngày Đức Hồng Y Elmett G. Carter, Đức cố Tổng Giám Mục TGP Toronto đã ký sắc lệnh nâng Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam khu vực Toronto thành Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto (Mission of the Vietnamese Martyrs of Toronto), Giáo Xứ Tòng Nhân trực thuộc Tổng Giáo Phận Toronto.
Nhưng kể từ ngày thứ Bảy tuần thứ 2 của tháng Sáu năm 1980 trước đó; Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam khu vực Đại Thủ phủ Toronto (Greater Toronto Area) đã tổ chức Ngày Thánh Mẫu Hành Hương Đền Các Thánh Tử Đạo Canada tại Martyrs' Shrine, Midland, Ontario. Đây là ngày họp mặt của Liên Công Đoàn Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Toronto và Các Miền lân cận. Mục đích của ngày hành hương là để - tôn thờ và tạ ơn Thiên Chúa - tôn vinh Đức Mẹ Maria- suy tôn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Canada- cầu nguyện cho gia đình, cộng đoàn, Giáo Hội và Quê Hương.
MIDLAND, Ontario ngày 11/06/2011: Trong ngày hành hương năm ngoái 12/06/2010 Đài Thiên Văn Khí Tượng Canada cho biết sẽ là ngày 3H (hot, humid, haze) nóng bức ẩm thấp lại có mưa lớn nặng hạt nhưng đã không ngăn được bước chân và tấm lòng của gần 5,000 người Công Giáo Việt Nam đổ dồn về Thánh Địa Midland. Phép lạ đã xảy ra; trong tiếng mưa rơi tí tách, mọi người lắng nghe bài giảng của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, vị Giám Mục Canada gốc Châu Á đầu tiên và cũng là vị Giám Mục trẻ tuổi nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Canada thuyết giảng đề tài " Xin Vâng- Fiat- Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng " bằng tiếng bản quốc Việt Nam. Khi Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn kết thúc bài giảng bằng cách chính ngài lĩnh xướng bài hát " Xin Vâng" của nhạc sĩ Mi Trầm thì những cơn mưa phùn bỗng bay đi đâu mất và bầu trời xám xịt đó phút chốc lại xanh xanh, những giọt mưa trên lá xanh quanh đền trông như những hạt kim cương lóng lánh trong ánh nắng thủy tinh, ánh nắng vàng mười gợi nhớ những buổi chiều về trên quê hương.
Xem hình hành hương thánh địa Midland
Năm nay, vào đầu tuần Đài Khí tượng Canada cho biết nhiệt độ sẽ là 18 độ Celcius hứa hẹn một ngày đẹp trời trên vùng đất thánh. Mọi người điện thoại hẹn nhau trên vùng đất thánh vào thứ Bảy đẹp trời. Than ôi ngày hôm sau những cơn mưa phũ phàng kèm theo gió lớn, mưa đá tuôn đến. Ngay sáng sớm ngày thứ Bảy 11/06/2011 bà con cho biết Đài Thiên Văn vừa thông báo khẩn cấp nghe đâu sẽ có thể có những trận mưa lớn 40cm tại trung tâm Toronto và cỡ 20 cm trên vùng đất thánh Midland. Nhìn thấy những cảnh nhà tan cửa nát bởi mất điện mưa to gió lớn trên vùng gần Carthage- Missouri và toàn vùng phía Nam Toronto bỗng dưng nhiều người đã ngần ngại không muốn đi xa nhà gần 200KM trong đất trời sẽ đầy mưa to gió lớn nữa.
Vì vậy, Ngày Hành Hương Thánh Mẫu tại Midland năm nay không đạt mức gần 5,000 người tham dự như năm ngoái nữa mà tụt xuống mức thống kê trung bình 2,000 đến 3,000 người theo số liệu lưu trữ của Đền Thánh. Những người e sợ giông tố và người đi hành hương tự hỏi trong lòng; không biết phép lạ có xảy ra trong năm nay không? Ngưòi bền vững Đức Tin khi đi hành hương vẫn trả lời rất mạnh dạn , chúng ta vững tin ở quyền năng của Thiên Chúa và phép lạ vẫn luôn xảy ra.
Ngay từ sáng sớm các thành viên trong Ban Tổ chức đã có mặt để chuẩn bị lễ đài và mọi việc phục vụ cho Ngày Hành Hương.
Đúng 10giờ sáng khi mây trời xám, áp suất không khí hạ và những cơn gió lạnh mang theo ẩm độ và hơi nước cao như thầm xác nhận lại những tiên đoán khí tượng của ban sáng nay.
Trong tiếng trống ếch rộn ràng của Đội Trống Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang, Mississauga đoàn đồng tế tiến về Lễ Đài. Lễ Đài chính là Bàn Thánh được xây dựng để phục vụ cho chuyến tông du Canada của Đấng Đáng Kính Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị. Ngài đã đến kính viếng Đền Các Thánh Tử Đạo Canada, thánh hiến và dâng Thánh Lễ Tạ Ơn ngay trên chính Bàn Thánh -Lễ Đài này.
Đức Cha William McGrattan, Giám Mục Phụ tá kiêm Đặc Trách Mục vụ Đa Văn Hóa-Các Sắc Dân của Tổng Giáo Phận Toronto đã chủ sự ngày Hành hương Thánh Mẫu Việt Nam năm nay. Cùng đồng tế với ngài là LM Giuse Trần Tập, Cha Sở St. Cecilia & GXCTTĐVN Toronto; Cha cố Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá- Cộng Đoàn La Vang Missisauga; Cha cố Giuse Trần Xuân Lãm- GXCTTĐ Nhật Bản -Bradford; LM Giuse Phạm Hồng Chương- Cha Sở St. Rosa of Lima & Cộng Đoàn Thánh Giuse-Scarborough, LM Pierre Nguyễn Văn Qúy OFM, St. Jane Frances & Cộng Đoàn North York; LM Anthony Nguyễn Văn Dũng CssR, Đền Thánh Quốc gia Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Toronto; LM. Anrê Nguyễn Minh Từ, Cộng Đoàn Buffalo- USA; qúy LM Phêrô Nguyễn Văn Thứ - Vĩnh Long; Gioan Nguyễn Đình Lượng- từ Việt Nam. Phó Tế Anthony Trần Vĩnh-Scarborough. Nữ Tu sĩ Rosa Trần Thị Hải S.St.JB, Dòng Thánh Gioan Tẩy Giả- Hamilton cùng các Nữ Tu sĩ Tu Hội Dòng khác. Đặc biệt năm nay các Đại chủng Sinh Việt Nam tại Đại Chủng Viện St. Augustine of Toronto; Phanxicô Xaviê Nguyễn Quốc Cường; Giuse Nguyễn Quang Diệu và Giuse Phạm Văn Công lần đầu tiên tham gia phụng vụ.
Cùng thông công với đoàn đồng tế là đông đảo bà con giáo dân đến từ Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Toronto, Mississauga, Scarborough, North York, Hamilton, Kitchener, Waterloo, Guelph, Windsor, London, Ottawa, Barrie, và đặc biệt qúy Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam từ Buffalo, Rochester-Hoa Kỳ cũng đến chia sẻ và tham dự Ngày hành hương năm nay.
Sau phần hợp xướng Bài Ca Lên Đền của Ca Đoàn Tổng hợp Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Toronto, LM Pierre Nguyễn Văn Qúy OFM, Giám Đốc Ngày Thánh Mẫu và Hành Hương năm 2011 đã đọc Lời chào mừng Đức Cha William McGrattan, qúy Giáo sĩ, Tu sĩ và toàn thể giáo dân đã sốt sắng tham dự Ngày Hành hương.
LM. Alex Kirsten SJ, Bề Trên Dòng Tên kiêm Giám Đốc Đền Các Thánh Tử Đạo Canada đọc diễn văn chào mừng Ngày Hành Hương Thánh Mẫu Năm 2011 của Giáo Đoàn Việt nam tại Midland. Ngài kính chào Đức Giám Mục McGrattan, qúy Giáo sĩ Tu sĩ và giáo dân Việt Nam trong ngày trọng đại này. LM Bề Trên kiêm Giám Đốc Đền Thánh cũng hân hoan nhắc đến lịch sử kỷ niệm gần 400 năm Tin Mừng của Thiên Chúa đã được rao giảng trên đất nước Canada và Việt Nam thuở xưa. Cùng chia sẻ niềm tự hào là con cháu Các Thánh Tử Đạo tiền nhân; LM Giám Đốc Đền Các Thánh Tử Đạo Canada kính chúc Ngày Hành Hương Thánh Mẫu Năm 2011 của Giáo đoàn Việt Nam được tràn đây ân sủng của Thiên Chúa.
(Chú thích: Lịch sử gần 400 năm có nghĩa là theo giáo sử - vào tháng 3 năm 1533 tức Nguyên Hòa nguyên niên đời vua Lê Trang Tông, giáo sĩ Ignatius đã đến truyền giáo tại Vương Quốc Đại Việt ở làng Ninh Cường huyện Nam Chân và làng Trà Lũ huyện Giao Thủy thuộc Giáo Phận Bùi Chu Bắc Việt Nam ngày nay. Ngày 07 tháng Bảy năm 1534 Linh Mục thừa sai đặt chân lên bờ bán đảo Gaspé, Quebec và dâng Thánh Lễ đầu tiên tại nơi đây-sau này gọi là Canada (trong phái đoàn thám hiểm của Jacques Cartier). Năm 1615 ngày 18 tháng Giêng, Linh Mục Francois Buzomi SJ và các Giáo sĩ Dòng Tên đến Cửa Hàn, Đà Nẵng truyền giáo lần đầu tiên. Năm 1624 Linh Mục Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) SJ cùng các giáo sĩ Dòng Tên đến Hải Phố học tiếng Việt và chứng kiến bà Minh Đức Vương Thái Phi (1568-1648) - vợ lẽ của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, Xứ Đàng Trong- được rửa tội và mang tên thánh là Maria Mađalêna.
Ngày 26/07/1644 Thầy Giảng Anrê Phú Yên SJ tử đạo tại Quảng Nam và là chứng nhân tử đạo đầu tiên của Đàng Trong và của Dòng Tên Việt Nam.
Năm 1626 trong tháng Ba khi LM Đắc Lộ SJ, còn truyền giáo ở Đàng Trong thì LM Giuliano Baldinotti SJ, giáo sĩ Dòng Tên đến Đàng Ngoài, trong thời vua Lê Thần Tông (1619-1643 & 1649-1662). Cùng trong lúc ấy bên lãnh thổ Bắc Mỹ, Cộng đoàn truyền giáo Ville Ste. Marie do các Linh Mục và Giáo sĩ Dòng Tên phục vụ, cũng được khai sinh tại Huronia. tức vùng Midland ngày nay.
Ngày 16/03/1649 Linh Mục Jean de Brebeuf SJ bị thổ dân bắt tra tấn hành hình và đã anh dũng hy sinh trở thành chứng nhân tử đạo đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo và của Dòng Tên tại Canada .)
Trong bài hát “ Xin Chúa Ba Ngôi đoái thương viếng thăm” , Phó Tế Anthony Trần Vĩnh cùng toàn thể Giáo đoàn tham dự đã long trọng phụng vụ Giờ Thánh Đền tạ Thánh Tâm và Chầu Thánh Thể. Cùng trong lúc ấy Đức Giám Mục William McGrattan và toàn thể Linh Mục Đoàn Việt Nam đã ngồi Tòa Giải Tội- thực thi Bí Tích Cáo Giải cho đến 11:30AM cùng với các hối nhân Việt Nam tham gia hành hương.
Đúng 12:00 trưa trong thời tiết ẩm hơi nước, mọi người lại tập trung về Lễ Đài và Đoàn Thiếu Nhi Dâng Hoa Tôn Kính Đức Mẹ Maria. Năm Sắc Hoa Hồng-Trắng-Vàng-Tím-Xanh do các cháu thiếu nhi trong quốc phục áo dài Việt Nam nổi bật giữa không gian màu xanh cây lá đã phô bày phần nào Hương Sắc của Việt Nam trên Đất Thánh Midland.
Sau đó Đức Cha Mc Grattan đã chủ tế Thánh Lễ trọng thể Kính Đức Mẹ. Đức Giám Mục đã chủ xướng tiếng Anh và toàn thể giáo đoàn Việt Nam thưa đáp bằng tiếng Việt.
Sau 2 bài đọc bằng tiếng Việt: Tiên tri Zechariah (2.10-13); và Thư thánh Phao lô Tông đồ gởi tín hữu Galatians (4.4-7); Phó Tế Anthony Trần Vĩnh đã tuyên đọc Tin Mừng Phúc Âm theo thánh Mátthêu 12.46-50 bằng Tiếng Việt.
Đức Cha Mc Grattan đã thuyết giảng Lễ bằng tiếng Anh. Đại ý Đức Cha McGrattan phát biểu cảm nghiệm rằng nhờ ơn Đức Chúa Thánh Thần trong mọi khó khăn của Giáo Hội và trên đường đời gian nan của mỗi người tín hữu; chúng ta luôn thấy Đức Chúa Thánh Thần soi sáng, dẫn dắt và phù trợ chúng ta. Là người tín hữu KiTô giáo có nghĩa là người luôn tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa Ba Ngôi và Lời cầu bầu của Đức Mẹ, noi gương các thánh và các thánh tử đạo tiền nhân. Khi sống trong Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến có nghĩa là Người Công Giáo đã cố gắng để luôn trở thành Chứng Nhân của Lòng Tin Thác vào Thiên Chúa, Chứng Nhân cùa Hy Vọng, và Chứng nhân của Tình Yêu.
Khi Thiên Chúa đã chọn Đức Maria là Mẹ của Đức Chúa Giêsu thì Thiên Chúa cũng đã làm cho mọi việc Đức Mẹ thực thi, mọi lời cầu bầu của Đức Mẹ đều được Thiên Chúa chẩn nhận và đẹp lòng Thiên Chúa. Vì vậy chúng ta đã có Đức Mẹ Maria là một gương mẫu hoàn hảo cho chúng ta với vai trò của Chứng nhân của Hy Vọng, Chứng Nhân của Tình Yêu và Chứng Nhân của Lòng Tín Thác vào Thiên Chúa. Tháng Năm là tháng Hoa, tháng đặc biệt dành riêng kính Đức Mẹ Maria.
Khi " Xin Vâng" theo thánh ý Thiên Chúa, Đức Maria không biết rằng với lòng tín thác và tuân phục Thiên Chúa Đức Mẹ sẽ trở thành Mẹ của Đức Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria không biết hết về mọi điều sẽ đến trong chương trình cứu độ loài người của Thiên Chúa. Vào lúc đáp lời " Xin Vâng" ấy, người trinh nữ trẻ tuổi Maria đã trở thành một chứng tá về mọi Ơn Gọi cho các thế hệ trẻ. Đức Mẹ là gương mẫu cho Ơn Gọi đặc biệt. Những người trẻ tuổi hôm nay hãy lắng nghe và xin vâng theo cách thế của riêng mình. Hãy Xin Vâng với Thiên Chúa như người thiếu nữ trẻ tuổi Maria đã tin tưởng và hoàn toàn tín thác mọi sự trong thánh ý Thiên Chúa quan phòng.
Trong bài Phúc Âm; khi đáp lời người thông báo với Đức Chúa Giêsu cho biết Đức Mẹ và anh em Người đang tìm cách nói chuyện với Người. Đức Chúa Giêsu đã trả lời với người đó bằng cách chỉ vào các môn đệ mà nói; " Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi." Chúng ta không thể nghĩ được rằng khi tin tưởng và thi hành ý muốn của Đức Chúa Cha- chúng ta là Chứng Nhân của Hy Vọng - và được vinh dự được Chúa cho làm Mẹ và làm anh em với Người.
Khi vâng phục theo thánh ý Thiên Chúa, đặt hết tình yêu vào Thiên Chúa, noi gương Thiên Chúa để yêu thương người khác chúng ta sẽ trở thành Chứng Nhân của Tình Yêu. Vì Thiên Chúa là Tình Yêu và Tình Yêu - Lòng Chúa Xót Thương sẽ biến đổi thân phận con người phàm nhân chúng ta nên bạn hữu , thành thân nhân của Đức Chúa Giêsu như lời Người đã phán.
Là Chứng Nhân của Hy Vọng, là Chứng nhân của Lòng Tín thác vào Thiên Chúa và Chứng Nhân của Tình Yêu đã đưa Đức Mẹ Maria theo Đức Chúa trên mọi nẻo đường khổ đau của kiếp người. Ngay sau lúc Đức Chúa Giêsu Giáng Sinh thì Đức Mẹ và Thánh cả Giuse cùng Đức Chúa Con phải chạy trốn Hêrôđê. Đức Maria đã theo chân Đức Chúa Giêsu trên mọi Chặng Đường Khổ Nạn. Đức Mẹ Maria đã ở dưới chân Thánh Gía trên Núi Sọ. Những dấu đinh và vết thương bên sườn của Đức Chúa Giêsu lúc ấy cũng là những lưỡi gươm đâm thâu qua trái tim Đức Mẹ. Tháng Sáu là tháng Kính Thánh Tâm Đức Chúa Giêsu, kính nhờ Tình Thương Cứu Độ thế gian. Qua chặng Đàng Thương Khó của Đức Chúa Giêsu - Đức Mẹ Maria đã trở thành Đức Mẹ Sầu Bi (Our Lady of Sorrows) của chúng ta.
Khi trở thành Chứng Nhân của Hy Vọng, Chứng Nhân của Đức Tin, Chứng Nhân của Tình Yêu theo gương mẫu của Đức Mẹ Maria- chúng ta cũng sẽ bước qua đường đời đầy khổ đau và gian lao của chính mỗi người chúng ta thật trọn vẹn tốt lành, bởi vì chúng ta sống với Mẹ Maria và luôn có Mẹ Maria phù trợ, cầu bầu, dẫn dắt chúng ta.
Khi sống trong Đức Tin, Cậy, và Mến trọn vẹn chúng ta sẽ cùng góp phần làm biến đổi thế giới này trở nên tốt đẹp và viên mãn theo thánh ý Thiên Chúa. Chúng ta, với tư cách là những Chứng nhân của Thiên Chúa - chúng ta luôn mở rộng lòng trí để xây thế giới này tốt đẹp hơn với cùng một tâm tình Xin Vâng của Đức Trinh Nữ Maria.
Trên Đất Thánh này , chúng ta được nhận biết Các Thánh Tử Đạo Canada (Martyrs) cũng như Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là Những Chứng Nhân thực sự (True Witnesses) của Thiên Chúa. Kính xin lời nguyện và cầu bầu của Các Thánh Tử Đạo giúp chúng ta luôn Tín thác mọi sự vào thánh ý quan phòng của Thiên Chúa, canh tân Đức Tin và cuộc sống, biến đổi Tình Yêu của chúng ta nên lành thánh khiến chúng ta và cuộc đời chúng ta trở nên những Chứng Nhân thực sự của Đức Chúa Giêsu.
LM Pierre Nguyễn Văn Qúy Giám Đốc Ngày Hành hương đã đọc lời cảm ơn và các em thiếu nhi đã dâng hoa tặng Đức Cha McGrattan. Đức Giám Mục Mac Grattan đã ban phép lành trọng thể đến toàn thể Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam trong ngày hành hương hôm nay. Bài hát " Xin Vâng" được kết lễ bằng phần hợp xướng rất hài hoà của Ca Đoàn Tổng hợp và mọi người tham dự.
Vào lúc 3:30PM chiều cùng ngày, dù bầu trời vẫn u ám xám xịt, không khí ẩm nước ở vùng đất cao này, nhưng toàn thể mọi người cùng tiến hành việc Tôn Nữ Vương, dâng Cộng Đoàn cho Đức Mẹ và Khấn Xin Ơn Lành cũng như các ý nguyện đặc biệt của những người xin khấn do LM Giuse Phạm Hồng Chương chủ sự.
Sau đó toàn thể giáo đoàn gồm 35 đơn vị tổ chức đã long trọng Rước Kiệu, cung nghinh Đức Mẹ La Vang, suy tôn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Canada. Lúc đoàn rước bắt đầu lên đường là lúc trời mưa nặng hạt rả rích, các cụ cao niên và người yếu bệnh được khuyến cáo ngồi đọc kinh tại chỗ để thông công. Đoàn rước, do LM Pierre Nguyễn Văn Qúy OFM chủ sự, lần hạt Mân Côi Năm Sự Mừng và Kinh Cầu Đức Bà để kính dâng Đức Mẹ. Mọi người vừa giương ô đi dưới mưa vừa lần hạt Mân Côi.
Và, Phép lạ đã xảy ra một lần nữa; sau khi bài hát Tung Hô Nữ Vương được cất lên - là lời dẫn ngắm Mầu Nhiệm thứ Ba: Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống- thì cơn mưa từ từ chợt bay biến đi đâu mất và mặt trời lại hiện ra chiếu sáng trên bầu trời xanh bao la quanh vùng Đất Thánh Midland. Những người đồng hành đi sau lưng chúng tôi đang đọc kinh mà vẫn thì thào; " chúng ta tin chắc rằng Thiên Chúa và Đức Mẹ sẽ nhận lời chúng ta cầu xin và nhất định sẽ có phép lạ xảy ra."
Vào đúng 5:00 giờ chiều, tại Lễ Đài , Giờ Tôn kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Canada đã được LM Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá và Linh Mục Đoàn cùng thông công thực hiện. Sau khi nguyện lời Kinh Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - mọi người tham dự cùng hôn kính hài cốt Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Canada. LM Giuse Phạm Hồng Chương, Cha Sở Giáo Xứ St. Rosa of Lima & Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Giuse - Scarborough, đã phát biểu bài suy niệm về Bảy Ơn của Đức Chúa Thánh Thần, tuy ngắn gọn nhưng rất hùng hồn và xuất sắc. Toàn thể cộng đoàn vừa cảm nghiệm được những nỗi sợ hãi khó khăn trên đường đời và qua cuộc hành hương này nhưng chính họ vừa được tận mắt thấy phép lạ xảy ra sau khi xướng bài hát Tung Hô Nữ Vương và lời dẫn ngắm Năm Sự Mừng thứ Ba thì ngắm Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống thì cơn mưa cùng bầu trời xám xịt chợt biến đi đâu mất- vì vậy mọi người đã đồng loạt vỗ tay hoan hô bài cảm nghiệm rất chân thực của LM Giuse Phạm Hồng Chương. Sau đó, thay mặt cho toàn thể Giáo Đoàn Việt Nam, LM Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá chủ sự đã nâng cao hộp hài cốt Các Thánh Tử Đạo và chúc lành cho toàn thể Cộng Đoàn.
Thay mặt cho Ban Tổ chức, anh Giuse Phạm Tạo - Chủ Tịch HĐMV Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto, đã bày tỏ lòng cảm ơn đến toàn thể Linh Mục Giáo Sĩ Tu Sĩ Nam Nữ, toàn thể Liên Cộng Đoàn tham dự cũng như các thiện nguyện viên. Toàn thể Cộng Đoàn cũng tặng qùa và bày tỏ lòng cảm ơn đến Đền Thánh, LM John Zurakowski, Phó Giám Đốc Đền Thánh đã cảm ơn tấm lòng nhiệt thành đạo đức của Giáo Đoàn Việt Nam đã mang Hương Sắc Việt Nam trên Đất Thánh Midland.
Thay mặt cho Ban Tổ chức ngày Hành Hương Thánh Mẫu- anh Giuse Phạm Tạo đã bày tỏ một ước mơ. Ước mơ không chỉ của riêng anh mà của nhiều người khác. Đến nay thấm thoát đã hơn 30 năm trôi qua kể từ cuộc hành hương Thánh Mẫu đầu tiên của Giáo Đoàn Việt Nam tại Midland, cần có nơi lưu niệm ghi dấu Đức Tin của người Công Giáo Việt Nam tại Đền Thánh Midland để suy tôn Đức Mẹ La Vang- Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và tôn kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Mọi người cần suy tư và cùng góp sức tham gia xây dựng đề án này, mọi người đã vỗ tay hoan hô đề nghị này.
Mọi người hẹn nhau lại trong Ngày Hành Hương Thánh Mẫu Midland lần kế tiếp vào ngày Thứ Bảy 09 tháng Sáu năm 2012. Cũng trong tinh thần kính mừng kỷ niệm Ngân Khánh thành lập Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto, mọi người được mời gọi tham gia các ngày Hành hương do Giáo Xứ tổ chức thực hiện:
- Hành hương Đền Thánh Giuse tại Montreal và Đền Thánh Anna tại Beaupré, Quebec từ ngày 29 đến 31 tháng Bảy 2011
- Hành hương Đại Hội Thánh Mẫu tại Carthage, Missouri- Hoa Kỳ từ 03 đến 08 tháng Tám 2011; và đặc biệt
- Đại Nhạc Hội " Thắp Sáng Tin Yêu " vào ngày thứ Bảy 05 tháng 11 năm 2011 tại Hall 5- International Centre, 6900 Airport Rd, Mississauga.
Khi nhìn năm sắc hoa hồng-trắng-vàng-tím-xanh do các cháu thiếu nhi trong quốc phục áo dài Việt Nam nổi bật giữa không gian màu xanh cây lá đã phô bày phần nào Hương Sắc của Việt Nam trên Đất Thánh Midland. Theo thời gian đóa hoa đẹp nào cũng tàn, chỉ có Hương Lòng và Bản Sắc Công giáo Việt Nam là còn tồn tại, không phải Hương Sắc qua Đền Kính Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Thánh Địa Midland, Canada là " còn một chút gì để nhớ để thương" mà chính là Dấu ấn Tình Yêu của Thiên Chúa và Đức Mẹ Maria ghi lại trên giáo đoàn Việt Nam và nhắc nhớ cho chính họ, cho con cháu mai sau của họ phải luôn sống như những Chứng Nhân thực sự của Thiên Chúa và như Các Thánh Tử Đạo tiền nhân Canada và Việt Nam đã làm chứng.
Dominic David Trần + Ảnh của Rev John Kurakowski SJ
Chuẩn bị mừng Ngân Khánh thành lập Giáo Xứ Các thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto 1986-2011
Nhưng kể từ ngày thứ Bảy tuần thứ 2 của tháng Sáu năm 1980 trước đó; Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam khu vực Đại Thủ phủ Toronto (Greater Toronto Area) đã tổ chức Ngày Thánh Mẫu Hành Hương Đền Các Thánh Tử Đạo Canada tại Martyrs' Shrine, Midland, Ontario. Đây là ngày họp mặt của Liên Công Đoàn Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Toronto và Các Miền lân cận. Mục đích của ngày hành hương là để - tôn thờ và tạ ơn Thiên Chúa - tôn vinh Đức Mẹ Maria- suy tôn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Canada- cầu nguyện cho gia đình, cộng đoàn, Giáo Hội và Quê Hương.
MIDLAND, Ontario ngày 11/06/2011: Trong ngày hành hương năm ngoái 12/06/2010 Đài Thiên Văn Khí Tượng Canada cho biết sẽ là ngày 3H (hot, humid, haze) nóng bức ẩm thấp lại có mưa lớn nặng hạt nhưng đã không ngăn được bước chân và tấm lòng của gần 5,000 người Công Giáo Việt Nam đổ dồn về Thánh Địa Midland. Phép lạ đã xảy ra; trong tiếng mưa rơi tí tách, mọi người lắng nghe bài giảng của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, vị Giám Mục Canada gốc Châu Á đầu tiên và cũng là vị Giám Mục trẻ tuổi nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Canada thuyết giảng đề tài " Xin Vâng- Fiat- Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng " bằng tiếng bản quốc Việt Nam. Khi Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn kết thúc bài giảng bằng cách chính ngài lĩnh xướng bài hát " Xin Vâng" của nhạc sĩ Mi Trầm thì những cơn mưa phùn bỗng bay đi đâu mất và bầu trời xám xịt đó phút chốc lại xanh xanh, những giọt mưa trên lá xanh quanh đền trông như những hạt kim cương lóng lánh trong ánh nắng thủy tinh, ánh nắng vàng mười gợi nhớ những buổi chiều về trên quê hương.
Xem hình hành hương thánh địa Midland
Năm nay, vào đầu tuần Đài Khí tượng Canada cho biết nhiệt độ sẽ là 18 độ Celcius hứa hẹn một ngày đẹp trời trên vùng đất thánh. Mọi người điện thoại hẹn nhau trên vùng đất thánh vào thứ Bảy đẹp trời. Than ôi ngày hôm sau những cơn mưa phũ phàng kèm theo gió lớn, mưa đá tuôn đến. Ngay sáng sớm ngày thứ Bảy 11/06/2011 bà con cho biết Đài Thiên Văn vừa thông báo khẩn cấp nghe đâu sẽ có thể có những trận mưa lớn 40cm tại trung tâm Toronto và cỡ 20 cm trên vùng đất thánh Midland. Nhìn thấy những cảnh nhà tan cửa nát bởi mất điện mưa to gió lớn trên vùng gần Carthage- Missouri và toàn vùng phía Nam Toronto bỗng dưng nhiều người đã ngần ngại không muốn đi xa nhà gần 200KM trong đất trời sẽ đầy mưa to gió lớn nữa.
Vì vậy, Ngày Hành Hương Thánh Mẫu tại Midland năm nay không đạt mức gần 5,000 người tham dự như năm ngoái nữa mà tụt xuống mức thống kê trung bình 2,000 đến 3,000 người theo số liệu lưu trữ của Đền Thánh. Những người e sợ giông tố và người đi hành hương tự hỏi trong lòng; không biết phép lạ có xảy ra trong năm nay không? Ngưòi bền vững Đức Tin khi đi hành hương vẫn trả lời rất mạnh dạn , chúng ta vững tin ở quyền năng của Thiên Chúa và phép lạ vẫn luôn xảy ra.
Ngay từ sáng sớm các thành viên trong Ban Tổ chức đã có mặt để chuẩn bị lễ đài và mọi việc phục vụ cho Ngày Hành Hương.
Đúng 10giờ sáng khi mây trời xám, áp suất không khí hạ và những cơn gió lạnh mang theo ẩm độ và hơi nước cao như thầm xác nhận lại những tiên đoán khí tượng của ban sáng nay.
Trong tiếng trống ếch rộn ràng của Đội Trống Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang, Mississauga đoàn đồng tế tiến về Lễ Đài. Lễ Đài chính là Bàn Thánh được xây dựng để phục vụ cho chuyến tông du Canada của Đấng Đáng Kính Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị. Ngài đã đến kính viếng Đền Các Thánh Tử Đạo Canada, thánh hiến và dâng Thánh Lễ Tạ Ơn ngay trên chính Bàn Thánh -Lễ Đài này.
Đức Cha William McGrattan, Giám Mục Phụ tá kiêm Đặc Trách Mục vụ Đa Văn Hóa-Các Sắc Dân của Tổng Giáo Phận Toronto đã chủ sự ngày Hành hương Thánh Mẫu Việt Nam năm nay. Cùng đồng tế với ngài là LM Giuse Trần Tập, Cha Sở St. Cecilia & GXCTTĐVN Toronto; Cha cố Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá- Cộng Đoàn La Vang Missisauga; Cha cố Giuse Trần Xuân Lãm- GXCTTĐ Nhật Bản -Bradford; LM Giuse Phạm Hồng Chương- Cha Sở St. Rosa of Lima & Cộng Đoàn Thánh Giuse-Scarborough, LM Pierre Nguyễn Văn Qúy OFM, St. Jane Frances & Cộng Đoàn North York; LM Anthony Nguyễn Văn Dũng CssR, Đền Thánh Quốc gia Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Toronto; LM. Anrê Nguyễn Minh Từ, Cộng Đoàn Buffalo- USA; qúy LM Phêrô Nguyễn Văn Thứ - Vĩnh Long; Gioan Nguyễn Đình Lượng- từ Việt Nam. Phó Tế Anthony Trần Vĩnh-Scarborough. Nữ Tu sĩ Rosa Trần Thị Hải S.St.JB, Dòng Thánh Gioan Tẩy Giả- Hamilton cùng các Nữ Tu sĩ Tu Hội Dòng khác. Đặc biệt năm nay các Đại chủng Sinh Việt Nam tại Đại Chủng Viện St. Augustine of Toronto; Phanxicô Xaviê Nguyễn Quốc Cường; Giuse Nguyễn Quang Diệu và Giuse Phạm Văn Công lần đầu tiên tham gia phụng vụ.
Cùng thông công với đoàn đồng tế là đông đảo bà con giáo dân đến từ Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Toronto, Mississauga, Scarborough, North York, Hamilton, Kitchener, Waterloo, Guelph, Windsor, London, Ottawa, Barrie, và đặc biệt qúy Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam từ Buffalo, Rochester-Hoa Kỳ cũng đến chia sẻ và tham dự Ngày hành hương năm nay.
Sau phần hợp xướng Bài Ca Lên Đền của Ca Đoàn Tổng hợp Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Toronto, LM Pierre Nguyễn Văn Qúy OFM, Giám Đốc Ngày Thánh Mẫu và Hành Hương năm 2011 đã đọc Lời chào mừng Đức Cha William McGrattan, qúy Giáo sĩ, Tu sĩ và toàn thể giáo dân đã sốt sắng tham dự Ngày Hành hương.
LM. Alex Kirsten SJ, Bề Trên Dòng Tên kiêm Giám Đốc Đền Các Thánh Tử Đạo Canada đọc diễn văn chào mừng Ngày Hành Hương Thánh Mẫu Năm 2011 của Giáo Đoàn Việt nam tại Midland. Ngài kính chào Đức Giám Mục McGrattan, qúy Giáo sĩ Tu sĩ và giáo dân Việt Nam trong ngày trọng đại này. LM Bề Trên kiêm Giám Đốc Đền Thánh cũng hân hoan nhắc đến lịch sử kỷ niệm gần 400 năm Tin Mừng của Thiên Chúa đã được rao giảng trên đất nước Canada và Việt Nam thuở xưa. Cùng chia sẻ niềm tự hào là con cháu Các Thánh Tử Đạo tiền nhân; LM Giám Đốc Đền Các Thánh Tử Đạo Canada kính chúc Ngày Hành Hương Thánh Mẫu Năm 2011 của Giáo đoàn Việt Nam được tràn đây ân sủng của Thiên Chúa.
(Chú thích: Lịch sử gần 400 năm có nghĩa là theo giáo sử - vào tháng 3 năm 1533 tức Nguyên Hòa nguyên niên đời vua Lê Trang Tông, giáo sĩ Ignatius đã đến truyền giáo tại Vương Quốc Đại Việt ở làng Ninh Cường huyện Nam Chân và làng Trà Lũ huyện Giao Thủy thuộc Giáo Phận Bùi Chu Bắc Việt Nam ngày nay. Ngày 07 tháng Bảy năm 1534 Linh Mục thừa sai đặt chân lên bờ bán đảo Gaspé, Quebec và dâng Thánh Lễ đầu tiên tại nơi đây-sau này gọi là Canada (trong phái đoàn thám hiểm của Jacques Cartier). Năm 1615 ngày 18 tháng Giêng, Linh Mục Francois Buzomi SJ và các Giáo sĩ Dòng Tên đến Cửa Hàn, Đà Nẵng truyền giáo lần đầu tiên. Năm 1624 Linh Mục Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) SJ cùng các giáo sĩ Dòng Tên đến Hải Phố học tiếng Việt và chứng kiến bà Minh Đức Vương Thái Phi (1568-1648) - vợ lẽ của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, Xứ Đàng Trong- được rửa tội và mang tên thánh là Maria Mađalêna.
Ngày 26/07/1644 Thầy Giảng Anrê Phú Yên SJ tử đạo tại Quảng Nam và là chứng nhân tử đạo đầu tiên của Đàng Trong và của Dòng Tên Việt Nam.
Năm 1626 trong tháng Ba khi LM Đắc Lộ SJ, còn truyền giáo ở Đàng Trong thì LM Giuliano Baldinotti SJ, giáo sĩ Dòng Tên đến Đàng Ngoài, trong thời vua Lê Thần Tông (1619-1643 & 1649-1662). Cùng trong lúc ấy bên lãnh thổ Bắc Mỹ, Cộng đoàn truyền giáo Ville Ste. Marie do các Linh Mục và Giáo sĩ Dòng Tên phục vụ, cũng được khai sinh tại Huronia. tức vùng Midland ngày nay.
Ngày 16/03/1649 Linh Mục Jean de Brebeuf SJ bị thổ dân bắt tra tấn hành hình và đã anh dũng hy sinh trở thành chứng nhân tử đạo đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo và của Dòng Tên tại Canada .)
Trong bài hát “ Xin Chúa Ba Ngôi đoái thương viếng thăm” , Phó Tế Anthony Trần Vĩnh cùng toàn thể Giáo đoàn tham dự đã long trọng phụng vụ Giờ Thánh Đền tạ Thánh Tâm và Chầu Thánh Thể. Cùng trong lúc ấy Đức Giám Mục William McGrattan và toàn thể Linh Mục Đoàn Việt Nam đã ngồi Tòa Giải Tội- thực thi Bí Tích Cáo Giải cho đến 11:30AM cùng với các hối nhân Việt Nam tham gia hành hương.
Đúng 12:00 trưa trong thời tiết ẩm hơi nước, mọi người lại tập trung về Lễ Đài và Đoàn Thiếu Nhi Dâng Hoa Tôn Kính Đức Mẹ Maria. Năm Sắc Hoa Hồng-Trắng-Vàng-Tím-Xanh do các cháu thiếu nhi trong quốc phục áo dài Việt Nam nổi bật giữa không gian màu xanh cây lá đã phô bày phần nào Hương Sắc của Việt Nam trên Đất Thánh Midland.
Sau đó Đức Cha Mc Grattan đã chủ tế Thánh Lễ trọng thể Kính Đức Mẹ. Đức Giám Mục đã chủ xướng tiếng Anh và toàn thể giáo đoàn Việt Nam thưa đáp bằng tiếng Việt.
Sau 2 bài đọc bằng tiếng Việt: Tiên tri Zechariah (2.10-13); và Thư thánh Phao lô Tông đồ gởi tín hữu Galatians (4.4-7); Phó Tế Anthony Trần Vĩnh đã tuyên đọc Tin Mừng Phúc Âm theo thánh Mátthêu 12.46-50 bằng Tiếng Việt.
Đức Cha Mc Grattan đã thuyết giảng Lễ bằng tiếng Anh. Đại ý Đức Cha McGrattan phát biểu cảm nghiệm rằng nhờ ơn Đức Chúa Thánh Thần trong mọi khó khăn của Giáo Hội và trên đường đời gian nan của mỗi người tín hữu; chúng ta luôn thấy Đức Chúa Thánh Thần soi sáng, dẫn dắt và phù trợ chúng ta. Là người tín hữu KiTô giáo có nghĩa là người luôn tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa Ba Ngôi và Lời cầu bầu của Đức Mẹ, noi gương các thánh và các thánh tử đạo tiền nhân. Khi sống trong Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến có nghĩa là Người Công Giáo đã cố gắng để luôn trở thành Chứng Nhân của Lòng Tin Thác vào Thiên Chúa, Chứng Nhân cùa Hy Vọng, và Chứng nhân của Tình Yêu.
Khi Thiên Chúa đã chọn Đức Maria là Mẹ của Đức Chúa Giêsu thì Thiên Chúa cũng đã làm cho mọi việc Đức Mẹ thực thi, mọi lời cầu bầu của Đức Mẹ đều được Thiên Chúa chẩn nhận và đẹp lòng Thiên Chúa. Vì vậy chúng ta đã có Đức Mẹ Maria là một gương mẫu hoàn hảo cho chúng ta với vai trò của Chứng nhân của Hy Vọng, Chứng Nhân của Tình Yêu và Chứng Nhân của Lòng Tín Thác vào Thiên Chúa. Tháng Năm là tháng Hoa, tháng đặc biệt dành riêng kính Đức Mẹ Maria.
Khi " Xin Vâng" theo thánh ý Thiên Chúa, Đức Maria không biết rằng với lòng tín thác và tuân phục Thiên Chúa Đức Mẹ sẽ trở thành Mẹ của Đức Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria không biết hết về mọi điều sẽ đến trong chương trình cứu độ loài người của Thiên Chúa. Vào lúc đáp lời " Xin Vâng" ấy, người trinh nữ trẻ tuổi Maria đã trở thành một chứng tá về mọi Ơn Gọi cho các thế hệ trẻ. Đức Mẹ là gương mẫu cho Ơn Gọi đặc biệt. Những người trẻ tuổi hôm nay hãy lắng nghe và xin vâng theo cách thế của riêng mình. Hãy Xin Vâng với Thiên Chúa như người thiếu nữ trẻ tuổi Maria đã tin tưởng và hoàn toàn tín thác mọi sự trong thánh ý Thiên Chúa quan phòng.
Trong bài Phúc Âm; khi đáp lời người thông báo với Đức Chúa Giêsu cho biết Đức Mẹ và anh em Người đang tìm cách nói chuyện với Người. Đức Chúa Giêsu đã trả lời với người đó bằng cách chỉ vào các môn đệ mà nói; " Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi." Chúng ta không thể nghĩ được rằng khi tin tưởng và thi hành ý muốn của Đức Chúa Cha- chúng ta là Chứng Nhân của Hy Vọng - và được vinh dự được Chúa cho làm Mẹ và làm anh em với Người.
Khi vâng phục theo thánh ý Thiên Chúa, đặt hết tình yêu vào Thiên Chúa, noi gương Thiên Chúa để yêu thương người khác chúng ta sẽ trở thành Chứng Nhân của Tình Yêu. Vì Thiên Chúa là Tình Yêu và Tình Yêu - Lòng Chúa Xót Thương sẽ biến đổi thân phận con người phàm nhân chúng ta nên bạn hữu , thành thân nhân của Đức Chúa Giêsu như lời Người đã phán.
Là Chứng Nhân của Hy Vọng, là Chứng nhân của Lòng Tín thác vào Thiên Chúa và Chứng Nhân của Tình Yêu đã đưa Đức Mẹ Maria theo Đức Chúa trên mọi nẻo đường khổ đau của kiếp người. Ngay sau lúc Đức Chúa Giêsu Giáng Sinh thì Đức Mẹ và Thánh cả Giuse cùng Đức Chúa Con phải chạy trốn Hêrôđê. Đức Maria đã theo chân Đức Chúa Giêsu trên mọi Chặng Đường Khổ Nạn. Đức Mẹ Maria đã ở dưới chân Thánh Gía trên Núi Sọ. Những dấu đinh và vết thương bên sườn của Đức Chúa Giêsu lúc ấy cũng là những lưỡi gươm đâm thâu qua trái tim Đức Mẹ. Tháng Sáu là tháng Kính Thánh Tâm Đức Chúa Giêsu, kính nhờ Tình Thương Cứu Độ thế gian. Qua chặng Đàng Thương Khó của Đức Chúa Giêsu - Đức Mẹ Maria đã trở thành Đức Mẹ Sầu Bi (Our Lady of Sorrows) của chúng ta.
Khi trở thành Chứng Nhân của Hy Vọng, Chứng Nhân của Đức Tin, Chứng Nhân của Tình Yêu theo gương mẫu của Đức Mẹ Maria- chúng ta cũng sẽ bước qua đường đời đầy khổ đau và gian lao của chính mỗi người chúng ta thật trọn vẹn tốt lành, bởi vì chúng ta sống với Mẹ Maria và luôn có Mẹ Maria phù trợ, cầu bầu, dẫn dắt chúng ta.
Khi sống trong Đức Tin, Cậy, và Mến trọn vẹn chúng ta sẽ cùng góp phần làm biến đổi thế giới này trở nên tốt đẹp và viên mãn theo thánh ý Thiên Chúa. Chúng ta, với tư cách là những Chứng nhân của Thiên Chúa - chúng ta luôn mở rộng lòng trí để xây thế giới này tốt đẹp hơn với cùng một tâm tình Xin Vâng của Đức Trinh Nữ Maria.
Trên Đất Thánh này , chúng ta được nhận biết Các Thánh Tử Đạo Canada (Martyrs) cũng như Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là Những Chứng Nhân thực sự (True Witnesses) của Thiên Chúa. Kính xin lời nguyện và cầu bầu của Các Thánh Tử Đạo giúp chúng ta luôn Tín thác mọi sự vào thánh ý quan phòng của Thiên Chúa, canh tân Đức Tin và cuộc sống, biến đổi Tình Yêu của chúng ta nên lành thánh khiến chúng ta và cuộc đời chúng ta trở nên những Chứng Nhân thực sự của Đức Chúa Giêsu.
LM Pierre Nguyễn Văn Qúy Giám Đốc Ngày Hành hương đã đọc lời cảm ơn và các em thiếu nhi đã dâng hoa tặng Đức Cha McGrattan. Đức Giám Mục Mac Grattan đã ban phép lành trọng thể đến toàn thể Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam trong ngày hành hương hôm nay. Bài hát " Xin Vâng" được kết lễ bằng phần hợp xướng rất hài hoà của Ca Đoàn Tổng hợp và mọi người tham dự.
Vào lúc 3:30PM chiều cùng ngày, dù bầu trời vẫn u ám xám xịt, không khí ẩm nước ở vùng đất cao này, nhưng toàn thể mọi người cùng tiến hành việc Tôn Nữ Vương, dâng Cộng Đoàn cho Đức Mẹ và Khấn Xin Ơn Lành cũng như các ý nguyện đặc biệt của những người xin khấn do LM Giuse Phạm Hồng Chương chủ sự.
Sau đó toàn thể giáo đoàn gồm 35 đơn vị tổ chức đã long trọng Rước Kiệu, cung nghinh Đức Mẹ La Vang, suy tôn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Canada. Lúc đoàn rước bắt đầu lên đường là lúc trời mưa nặng hạt rả rích, các cụ cao niên và người yếu bệnh được khuyến cáo ngồi đọc kinh tại chỗ để thông công. Đoàn rước, do LM Pierre Nguyễn Văn Qúy OFM chủ sự, lần hạt Mân Côi Năm Sự Mừng và Kinh Cầu Đức Bà để kính dâng Đức Mẹ. Mọi người vừa giương ô đi dưới mưa vừa lần hạt Mân Côi.
Và, Phép lạ đã xảy ra một lần nữa; sau khi bài hát Tung Hô Nữ Vương được cất lên - là lời dẫn ngắm Mầu Nhiệm thứ Ba: Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống- thì cơn mưa từ từ chợt bay biến đi đâu mất và mặt trời lại hiện ra chiếu sáng trên bầu trời xanh bao la quanh vùng Đất Thánh Midland. Những người đồng hành đi sau lưng chúng tôi đang đọc kinh mà vẫn thì thào; " chúng ta tin chắc rằng Thiên Chúa và Đức Mẹ sẽ nhận lời chúng ta cầu xin và nhất định sẽ có phép lạ xảy ra."
Vào đúng 5:00 giờ chiều, tại Lễ Đài , Giờ Tôn kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Canada đã được LM Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá và Linh Mục Đoàn cùng thông công thực hiện. Sau khi nguyện lời Kinh Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - mọi người tham dự cùng hôn kính hài cốt Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Canada. LM Giuse Phạm Hồng Chương, Cha Sở Giáo Xứ St. Rosa of Lima & Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Giuse - Scarborough, đã phát biểu bài suy niệm về Bảy Ơn của Đức Chúa Thánh Thần, tuy ngắn gọn nhưng rất hùng hồn và xuất sắc. Toàn thể cộng đoàn vừa cảm nghiệm được những nỗi sợ hãi khó khăn trên đường đời và qua cuộc hành hương này nhưng chính họ vừa được tận mắt thấy phép lạ xảy ra sau khi xướng bài hát Tung Hô Nữ Vương và lời dẫn ngắm Năm Sự Mừng thứ Ba thì ngắm Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống thì cơn mưa cùng bầu trời xám xịt chợt biến đi đâu mất- vì vậy mọi người đã đồng loạt vỗ tay hoan hô bài cảm nghiệm rất chân thực của LM Giuse Phạm Hồng Chương. Sau đó, thay mặt cho toàn thể Giáo Đoàn Việt Nam, LM Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá chủ sự đã nâng cao hộp hài cốt Các Thánh Tử Đạo và chúc lành cho toàn thể Cộng Đoàn.
Thay mặt cho Ban Tổ chức, anh Giuse Phạm Tạo - Chủ Tịch HĐMV Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto, đã bày tỏ lòng cảm ơn đến toàn thể Linh Mục Giáo Sĩ Tu Sĩ Nam Nữ, toàn thể Liên Cộng Đoàn tham dự cũng như các thiện nguyện viên. Toàn thể Cộng Đoàn cũng tặng qùa và bày tỏ lòng cảm ơn đến Đền Thánh, LM John Zurakowski, Phó Giám Đốc Đền Thánh đã cảm ơn tấm lòng nhiệt thành đạo đức của Giáo Đoàn Việt Nam đã mang Hương Sắc Việt Nam trên Đất Thánh Midland.
Thay mặt cho Ban Tổ chức ngày Hành Hương Thánh Mẫu- anh Giuse Phạm Tạo đã bày tỏ một ước mơ. Ước mơ không chỉ của riêng anh mà của nhiều người khác. Đến nay thấm thoát đã hơn 30 năm trôi qua kể từ cuộc hành hương Thánh Mẫu đầu tiên của Giáo Đoàn Việt Nam tại Midland, cần có nơi lưu niệm ghi dấu Đức Tin của người Công Giáo Việt Nam tại Đền Thánh Midland để suy tôn Đức Mẹ La Vang- Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và tôn kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Mọi người cần suy tư và cùng góp sức tham gia xây dựng đề án này, mọi người đã vỗ tay hoan hô đề nghị này.
Mọi người hẹn nhau lại trong Ngày Hành Hương Thánh Mẫu Midland lần kế tiếp vào ngày Thứ Bảy 09 tháng Sáu năm 2012. Cũng trong tinh thần kính mừng kỷ niệm Ngân Khánh thành lập Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto, mọi người được mời gọi tham gia các ngày Hành hương do Giáo Xứ tổ chức thực hiện:
- Hành hương Đền Thánh Giuse tại Montreal và Đền Thánh Anna tại Beaupré, Quebec từ ngày 29 đến 31 tháng Bảy 2011
- Hành hương Đại Hội Thánh Mẫu tại Carthage, Missouri- Hoa Kỳ từ 03 đến 08 tháng Tám 2011; và đặc biệt
- Đại Nhạc Hội " Thắp Sáng Tin Yêu " vào ngày thứ Bảy 05 tháng 11 năm 2011 tại Hall 5- International Centre, 6900 Airport Rd, Mississauga.
Khi nhìn năm sắc hoa hồng-trắng-vàng-tím-xanh do các cháu thiếu nhi trong quốc phục áo dài Việt Nam nổi bật giữa không gian màu xanh cây lá đã phô bày phần nào Hương Sắc của Việt Nam trên Đất Thánh Midland. Theo thời gian đóa hoa đẹp nào cũng tàn, chỉ có Hương Lòng và Bản Sắc Công giáo Việt Nam là còn tồn tại, không phải Hương Sắc qua Đền Kính Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Thánh Địa Midland, Canada là " còn một chút gì để nhớ để thương" mà chính là Dấu ấn Tình Yêu của Thiên Chúa và Đức Mẹ Maria ghi lại trên giáo đoàn Việt Nam và nhắc nhớ cho chính họ, cho con cháu mai sau của họ phải luôn sống như những Chứng Nhân thực sự của Thiên Chúa và như Các Thánh Tử Đạo tiền nhân Canada và Việt Nam đã làm chứng.
Dominic David Trần + Ảnh của Rev John Kurakowski SJ
Đại hội Thiếu Nhi Thánh Thể GP Phan Thiết lần thứ XI
Hồng Hương
19:21 14/06/2011
PHAN THIẾT - Ngày 13.6.2011, Đại Hội TNTT GP Phan Thiết lần thứ XI đã diễn ra trong bầu khí tưng bừng của khoảng 4000 ngàn thiếu Nhi Thánh Thể và 500 Huynh trưởng đại diện các xứ đoàn trên khắp Giáo phận Phan Thiết về tham dự. Hòa với đoàn người hành hương Mẹ Tàpao, những giây phút cùng nhau cầu nguyện sốt sắng với Chúa Giêsu Thánh Thể, phút riêng tư với Mẹ Tàpao trên Linh đài, niềm vui gặp gỡ giao lưu bạn bè và sự hiện diện của Đức Cha Giuse, Vị Cha Chung Giáo Phận, trong suốt chương trình Đại Hội đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng các bạn.
Xem hình ảnh
Khởi hành
Chương trình ĐH năm nay bắt đầu khá sớm vào lúc 6h00, bởi thế nên những xứ đoàn ở xa như Hàm Tân, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam đã phải khởi hành từ lúc 2 hay 3 giờ khuya để có thể kịp dự nghi thức chào cờ. Niềm vui được tham dự ĐH đã khiến cho nhiều bạn thao thức cả đêm không ngủ được, chỉ đến khi yên vị trên xe mới an tâm. Giờ đã đến. Một, hai, ba, nào cùng khởi hành và nhắm hướng TTHH Thánh Mẫu Tàpao thẳng tiến.
Khai mạc
Đến Tàpao khá sớm để còn tranh thủ dùng điểm tâm đã được các anh chị Huynh Trưởng chuẩn bị sẵn mang theo, các bạn khá ngạc nhiên vì thấy Đức Cha Giuse kính yêu đã hiện diện từ lúc nào rồi. Thật cảm động khi biết thêm rằng Đức Cha đã đến từ chiều hôm trước để cầu nguyện cùng Đức Mẹ cho Đại Hội hôm nay. 4000 ngàn TNTT và 500 Huynh trưởng đại diện cho 33 ngàn TNTT và khoảng 1500 Huynh Trưởng của GP Phan Thiết về dự Đại Hội trong dịp này.
Đúng 6g00, các bạn trong trang phục TNTT, hàng ngũ thẳng tắp, hân hoan chào mừng Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết, Quý cha đặc trách TNTT, Quý Anh Chị trong Ban Nghiên Huấn. Đại Hội bắt đầu với nghi thức chào cờ theo Phong trào TNTT. Trong bầu khí trang trọng, giữa không gian bao la của Linh địa Tàpao và hàng ngàn con tim hướng về, lá cờ của Liên Đoàn TNTT GP Phan Thiết từ từ được kéo lên tung bay phất phới. Bản Đại Hội ca được cất lên, trên gương mặt từng người lấp lánh niềm vui của ngày Họp mặt.
Ngay sau đó là câu chuyện dưới cờ do Cha FX Nguyễn Quang Minh, Tổng Tuyên Úy Liên đoàn TNTT GP Phan Thiết chia sẻ.
Giờ khấn Đức Mẹ
6g30, cùng với đông đảo khách hành hương, trong giờ khấn Đức Mẹ, các bạn TNTT trang nghiêm hiệp lời Kinh Mân Côi và những tâm tình ca ngợi và tạ ơn dâng lên Đức Mẹ Tàpao. Ơn xin trong tháng Thánh Tâm này là những ý chỉ như thường xuyên, nhưng nổi bật là nhiều lời nguyện cầu cho gia đình. Xin cho cha mẹ mạnh khỏe, con cái học hành đạt kết quả tốt, gia đình sống đạo đức và yêu thương nhau. Cha Tôma Nguyễn Văn Hảo chủ sự giờ khấn.
Thánh Lễ trọng thể Mừng Kính Mẹ Maria
7g00, trong tiếng kèn vang lừng và lời ca thánh thót của Ca đoàn thiếu nhi, Đoàn đồng tế tiến về khán đài. Thánh lễ trọng thể Mừng Kính Mẹ Maria do Đức Cha Giuse chủ tế, cùng với sự hiện diện của Đức Cha Nicôla, Quý cha, Quý tu sĩ Nam Nữ và cộng đoàn hành hương.
Trưởng Jos Trần Văn Thuận, UV Ban nghiên huấn, đại diện Phong trào TNTT Giáo phận dâng lời chào mừng và cảm tạ Quý Đức Cha, Quý Cha đã đồng hành với Phong trào TNTT 11 hơn 10 năm qua. Đại Hội dâng hai Đức Cha bó hoa tươi thắm.
Đức Cha chủ tế mở đầu thánh lễ với lời chào của Đoàn đống tế đến Quý khách hành hương và các bạn TNTT tham dự Đại Hội. Trong niềm vui Hội ngộ, ngài mời gọi tất cả cùng với Mẹ Maria hướng về Thánh Tâm Chúa Giêsu để sốt sắng bước vào Thánh lễ.
Bài chia sẻ Tin mừng Lc 2,41-52, trong tháng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Cha Giuse mời gọi các TNTT và cộng đoàn nhìn vào Trái Tim của Đức Maria để học biết sống theo ý Thiên Chúa qua các điểm sau:
Trước hết, Trái Tim Đức Mẹ là trái tim luôn hướng về Chúa Giêsu và cho tất cả mọi. Trái Tim Mẹ biểu trưng cho tình yêu gia đình mà Đức Cha gợi nên với ba hình ảnh: Đó là trái tim sống một tình yêu biết chăm sóc, một tình yêu biết chăm lo và là một tình yêu biết chăm bẵm dành cho con cái. Trái tim Đức Mẹ là trái tim của một người mẹ dành hết cho gia đình trong việc nuôi nấng con cái, chăm sóc thánh Giuse, vun đắp cho mái ấm với tất cả tình yêu mến. Là trái tim biết chăm lo. Khi lạc mất thiếu niên Giêsu trong đền thánh năm Ngài lên 12 tuổi, Mẹ Maria và Thánh Giuse không đổ lỗi cho nhau mà cùng quay trở lại đền thờ tìm con. Và khi nghe Giêsu nói những lời khó hiểu, Mẹ không khiển trách mà ghi vào lòng để suy ngẫm. Và thứ ba là trái tim biết chăm bẵm. Kinh thánh kể rằng Chúa Giêsu càng lớn càng khôn ngoan, tuấn tú, được Thiên Chúa và mọi người thương mến, tất cả cũng đủ để thấy sự tậm tâm của Mẹ Maria.
Tiếp đến là nhìn vào Trái Tim Mẹ để gặp một khởi đầu, khai mở cho tình yêu lớn trong gia đình. Người cha người mẹ đều dành tất cả tình yêu và sự quan tâm của mình cho con cái. Cha mẹ nào cũng có những ước vọng cho con cái mình về công danh, sự nghiệp, tình yêu. v.v. Hãy đặt những ước vọng đó trong tình yêu gia đình dưới cái nhìn Đức tin và biết phó thác cùng vâng theo ý Chúa.
Và cách riêng với các TNTT trong ngày Đại Hội lần thứ XI, Đức Cha trìu mến cho các bạn thấy với danh xưng TNTT, các bạn là một người con trong đại gia đình TNTT mà Chúa Giêsu Thánh Thể là người Anh Lớn. Như Thiếu niên Giêsu, các bạn hãy đến với Mẹ Maria trong mọi hoàn cảnh để tìm được những chỉ dẫn cần thiết trong đời. Ngài dẫn lời Đức Chân Phước Gioan Phaolô II rằng “Đức Mẹ là Người Nữ Thánh Thể, người cưu mang Thánh Thể, người thuộc về Thánh Thể, người mở ra những nẻo lối sống Thánh Thể cho những ai đến với Mẹ”. Đức Cha xin cho sức nóng từ Trái Tim Đức Maria hun nóng và ban nhiều phúc lành cho mọi người.
Phần hiệp lễ, các bạn tiến lên rước Chúa vào lòng, sung sướng cảm nhận sự tan chảy và thấm vào máu thịt mình của chính Thánh Thể Chúa Giêsu. Giờ đây, Chúa Giêsu và các bạn trở nên một.
Kết thúc thánh lễ, hướng về Đức Mẹ Tàpao, cộng đoàn hát vang bài ca ngợi và chúc khen Mẹ.
Niềm vui gặp gỡ giao lưu
8g30 – 11g00, Chương trình sinh hoạt và gặp gỡ của các xứ đoàn theo Giáo Hạt do các Cha Tuyên Úy hạt và Ban điều hành các Liên đoàn phụ trách. Năm nay hạt Bắc tuy không tham gia Đại Hội. Tiếng hát tiếng cười, tiếng reo vui vang dội khắp nơi. Những vòng tròn nối kết tình thân của các bạn xóa đi bao ngại ngần lúc ban đầu. Các TNTT có dịp gặp gỡ trao đổi nhiều kinh nghiệm về cầu nguyện, sinh hoạt phong trào, kỹ năng học tập với nhau. Các Huynh trưởng trổ hết tài năng của mình qua trò chơi, điệu múa để đem lại niềm vui cho các bạn. Những đoàn ở xa tranh thủ thời gian để cùng nhau lên Linh đài kiếng viếng và cầu nguyện với Đức Mẹ. Dù trời nắng, những lời kinh vẫn vang lên bày tỏ lòng yêu mến của con thơ về bên Mẹ.
Chầu và Kiệu Mình Thánh Chúa
13h30, ngay khi tiếng loa của Ban Tổ Chức vang lên báo hiệu sắp đến giờ Chầu và Kiệu Mình Thánh Chúa, mặc cho cái nắng ban trưa khá gay gắt, các bạn mau mắn trở về hàng đội, chỉnh tề trang phục để bước vào phần quan trọng thứ hai là đỉnh điểm của phong trào TNTT (thứ nhất là Thánh lễ). Giữa rực rỡ sắc màu của cờ Liên đoàn, cờ xứ đoàn, khăn quàng rực rỡ trên áo các bạn và màu xanh của cây lá, Thánh Thể Chúa rực sáng trong mặt nhật được đặt tại trung tâm điểm của bàn thờ. Đức Cha Giuse chủ sự giờ chầu. Ngài dâng lời chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ muôn hồng ân đã ban cho đoàn con thơ bé. Ngài dâng Giáo hội Toàn cầu, Giáo phận Phan Thiết, cách riêng từng bạn TNTT và Huynh trưởng của Giáo phận đang hiện diện hay không có điều kiện tham dự Đại hội cho Thánh Thể Chúa. Xin Thánh Thể gìn giữ, tăng sức và luôn là nguồn mạch tình yêu mỗi người tìm đến kín múc.
Tiếp theo, Thánh Thể Chúa được chính Đức Cha Giuse cung nghinh và rước đi theo đường kiệu vòng phía trên khán đài và chung quanh quảng trưởng. Các bạn trang nghiêm, trật tự theo hàng đi trước kiệu Thánh Thể, trên môi vang lời Thánh Ca và Kinh Mân Côi. Nhiều khách hành hương có mặt cũng sốt sắng tham dự giờ chầu và rước kiệu.
Đức Cha Giuse ban phép lành Thánh thể cho Đại Hội và Cộng đoàn tham dự
Nghi thức Bế Mạc và chia tay
Sau phép lành Thánh Thể, Đại Hội Thiếu Nhi Thánh Thể GP Phan Thiết lần thứ XI bế mạc với nghi thức hạ cờ.
Đại diện Ban Tổ Chức dâng lời tri ân Đức Cha Giuse đã ưu ái dành sự yêu thương và hiện diện suốt một ngày cùng với Đại Hội. Đó là hình ảnh phục vụ của một người Chủ Chăn hết lòng vì đoàn chiên, đặc biệt là những con chiên nhỏ bé trong Giáo phận. Đây là một sự động viên lớn để những người phụ trách Phong trào TNTT hăng hái hoạt động mhầu mang lại nhiều lợi ích cho các thiếu nhi. Đức Cha Giuse, một lần nữa bày tỏ tình thương mến đến với các bạn thiếu nhi và Huynh trưởng. Ngài đặc biệt nhắc nhở các bạn hãy năng đến với Chúa Giêsu Thánh Thể để hưởng được tình yêu và sự hướng dẫn của Người trong mọi nơi mọi lúc.
Bao luyến tiếc nhưng rồi giờ chia tay cũng đã đến. Tay nắm chặt tay hát vang bài ca tạm biệt, Đức Cha, Quý Cha, các trưởng và các thiếu nhi làm thành một vòng tròn thân ái trong tình yêu của Chúa Giêsu Thánh Thể. Chia tay nhau hôm nay, những chúng ta sẽ gặp lại nhau trong niềm tin mỗi lần thạm dự Thánh lễ và Chầu Thánh Thể. Đức Cha còn nán lại để chụp ảnh lưu niệm với các đoàn.
Đại Hội TNTT GP Phan Thiết lần thứ XI khép lại với nhiều niềm vui và hy vọng mới. Bởi trong Chúa Giêsu Thánh Thể, mỗi người sẽ là một chứng nhân của tình yêu Chúa trong môi trường mình hiện diện. Và qua từng lời kinh nguyện, từng hy sinh nhỏ bé, từng cách cư xử dễ thương và cố gắng từng ngày, các bạn TNTT sẽ là người loan báo Tin Mừng của Chúa Phục Sinh.
Những cánh tay nhỏ xíu vẫy chào nhau và hẹn gặp lại trong Đại Hội năm sau.
Khởi hành
Chương trình ĐH năm nay bắt đầu khá sớm vào lúc 6h00, bởi thế nên những xứ đoàn ở xa như Hàm Tân, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam đã phải khởi hành từ lúc 2 hay 3 giờ khuya để có thể kịp dự nghi thức chào cờ. Niềm vui được tham dự ĐH đã khiến cho nhiều bạn thao thức cả đêm không ngủ được, chỉ đến khi yên vị trên xe mới an tâm. Giờ đã đến. Một, hai, ba, nào cùng khởi hành và nhắm hướng TTHH Thánh Mẫu Tàpao thẳng tiến.
Khai mạc
Đến Tàpao khá sớm để còn tranh thủ dùng điểm tâm đã được các anh chị Huynh Trưởng chuẩn bị sẵn mang theo, các bạn khá ngạc nhiên vì thấy Đức Cha Giuse kính yêu đã hiện diện từ lúc nào rồi. Thật cảm động khi biết thêm rằng Đức Cha đã đến từ chiều hôm trước để cầu nguyện cùng Đức Mẹ cho Đại Hội hôm nay. 4000 ngàn TNTT và 500 Huynh trưởng đại diện cho 33 ngàn TNTT và khoảng 1500 Huynh Trưởng của GP Phan Thiết về dự Đại Hội trong dịp này.
Đúng 6g00, các bạn trong trang phục TNTT, hàng ngũ thẳng tắp, hân hoan chào mừng Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết, Quý cha đặc trách TNTT, Quý Anh Chị trong Ban Nghiên Huấn. Đại Hội bắt đầu với nghi thức chào cờ theo Phong trào TNTT. Trong bầu khí trang trọng, giữa không gian bao la của Linh địa Tàpao và hàng ngàn con tim hướng về, lá cờ của Liên Đoàn TNTT GP Phan Thiết từ từ được kéo lên tung bay phất phới. Bản Đại Hội ca được cất lên, trên gương mặt từng người lấp lánh niềm vui của ngày Họp mặt.
Ngay sau đó là câu chuyện dưới cờ do Cha FX Nguyễn Quang Minh, Tổng Tuyên Úy Liên đoàn TNTT GP Phan Thiết chia sẻ.
Giờ khấn Đức Mẹ
6g30, cùng với đông đảo khách hành hương, trong giờ khấn Đức Mẹ, các bạn TNTT trang nghiêm hiệp lời Kinh Mân Côi và những tâm tình ca ngợi và tạ ơn dâng lên Đức Mẹ Tàpao. Ơn xin trong tháng Thánh Tâm này là những ý chỉ như thường xuyên, nhưng nổi bật là nhiều lời nguyện cầu cho gia đình. Xin cho cha mẹ mạnh khỏe, con cái học hành đạt kết quả tốt, gia đình sống đạo đức và yêu thương nhau. Cha Tôma Nguyễn Văn Hảo chủ sự giờ khấn.
Thánh Lễ trọng thể Mừng Kính Mẹ Maria
7g00, trong tiếng kèn vang lừng và lời ca thánh thót của Ca đoàn thiếu nhi, Đoàn đồng tế tiến về khán đài. Thánh lễ trọng thể Mừng Kính Mẹ Maria do Đức Cha Giuse chủ tế, cùng với sự hiện diện của Đức Cha Nicôla, Quý cha, Quý tu sĩ Nam Nữ và cộng đoàn hành hương.
Trưởng Jos Trần Văn Thuận, UV Ban nghiên huấn, đại diện Phong trào TNTT Giáo phận dâng lời chào mừng và cảm tạ Quý Đức Cha, Quý Cha đã đồng hành với Phong trào TNTT 11 hơn 10 năm qua. Đại Hội dâng hai Đức Cha bó hoa tươi thắm.
Đức Cha chủ tế mở đầu thánh lễ với lời chào của Đoàn đống tế đến Quý khách hành hương và các bạn TNTT tham dự Đại Hội. Trong niềm vui Hội ngộ, ngài mời gọi tất cả cùng với Mẹ Maria hướng về Thánh Tâm Chúa Giêsu để sốt sắng bước vào Thánh lễ.
Bài chia sẻ Tin mừng Lc 2,41-52, trong tháng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Cha Giuse mời gọi các TNTT và cộng đoàn nhìn vào Trái Tim của Đức Maria để học biết sống theo ý Thiên Chúa qua các điểm sau:
Trước hết, Trái Tim Đức Mẹ là trái tim luôn hướng về Chúa Giêsu và cho tất cả mọi. Trái Tim Mẹ biểu trưng cho tình yêu gia đình mà Đức Cha gợi nên với ba hình ảnh: Đó là trái tim sống một tình yêu biết chăm sóc, một tình yêu biết chăm lo và là một tình yêu biết chăm bẵm dành cho con cái. Trái tim Đức Mẹ là trái tim của một người mẹ dành hết cho gia đình trong việc nuôi nấng con cái, chăm sóc thánh Giuse, vun đắp cho mái ấm với tất cả tình yêu mến. Là trái tim biết chăm lo. Khi lạc mất thiếu niên Giêsu trong đền thánh năm Ngài lên 12 tuổi, Mẹ Maria và Thánh Giuse không đổ lỗi cho nhau mà cùng quay trở lại đền thờ tìm con. Và khi nghe Giêsu nói những lời khó hiểu, Mẹ không khiển trách mà ghi vào lòng để suy ngẫm. Và thứ ba là trái tim biết chăm bẵm. Kinh thánh kể rằng Chúa Giêsu càng lớn càng khôn ngoan, tuấn tú, được Thiên Chúa và mọi người thương mến, tất cả cũng đủ để thấy sự tậm tâm của Mẹ Maria.
Tiếp đến là nhìn vào Trái Tim Mẹ để gặp một khởi đầu, khai mở cho tình yêu lớn trong gia đình. Người cha người mẹ đều dành tất cả tình yêu và sự quan tâm của mình cho con cái. Cha mẹ nào cũng có những ước vọng cho con cái mình về công danh, sự nghiệp, tình yêu. v.v. Hãy đặt những ước vọng đó trong tình yêu gia đình dưới cái nhìn Đức tin và biết phó thác cùng vâng theo ý Chúa.
Và cách riêng với các TNTT trong ngày Đại Hội lần thứ XI, Đức Cha trìu mến cho các bạn thấy với danh xưng TNTT, các bạn là một người con trong đại gia đình TNTT mà Chúa Giêsu Thánh Thể là người Anh Lớn. Như Thiếu niên Giêsu, các bạn hãy đến với Mẹ Maria trong mọi hoàn cảnh để tìm được những chỉ dẫn cần thiết trong đời. Ngài dẫn lời Đức Chân Phước Gioan Phaolô II rằng “Đức Mẹ là Người Nữ Thánh Thể, người cưu mang Thánh Thể, người thuộc về Thánh Thể, người mở ra những nẻo lối sống Thánh Thể cho những ai đến với Mẹ”. Đức Cha xin cho sức nóng từ Trái Tim Đức Maria hun nóng và ban nhiều phúc lành cho mọi người.
Phần hiệp lễ, các bạn tiến lên rước Chúa vào lòng, sung sướng cảm nhận sự tan chảy và thấm vào máu thịt mình của chính Thánh Thể Chúa Giêsu. Giờ đây, Chúa Giêsu và các bạn trở nên một.
Kết thúc thánh lễ, hướng về Đức Mẹ Tàpao, cộng đoàn hát vang bài ca ngợi và chúc khen Mẹ.
Niềm vui gặp gỡ giao lưu
8g30 – 11g00, Chương trình sinh hoạt và gặp gỡ của các xứ đoàn theo Giáo Hạt do các Cha Tuyên Úy hạt và Ban điều hành các Liên đoàn phụ trách. Năm nay hạt Bắc tuy không tham gia Đại Hội. Tiếng hát tiếng cười, tiếng reo vui vang dội khắp nơi. Những vòng tròn nối kết tình thân của các bạn xóa đi bao ngại ngần lúc ban đầu. Các TNTT có dịp gặp gỡ trao đổi nhiều kinh nghiệm về cầu nguyện, sinh hoạt phong trào, kỹ năng học tập với nhau. Các Huynh trưởng trổ hết tài năng của mình qua trò chơi, điệu múa để đem lại niềm vui cho các bạn. Những đoàn ở xa tranh thủ thời gian để cùng nhau lên Linh đài kiếng viếng và cầu nguyện với Đức Mẹ. Dù trời nắng, những lời kinh vẫn vang lên bày tỏ lòng yêu mến của con thơ về bên Mẹ.
Chầu và Kiệu Mình Thánh Chúa
13h30, ngay khi tiếng loa của Ban Tổ Chức vang lên báo hiệu sắp đến giờ Chầu và Kiệu Mình Thánh Chúa, mặc cho cái nắng ban trưa khá gay gắt, các bạn mau mắn trở về hàng đội, chỉnh tề trang phục để bước vào phần quan trọng thứ hai là đỉnh điểm của phong trào TNTT (thứ nhất là Thánh lễ). Giữa rực rỡ sắc màu của cờ Liên đoàn, cờ xứ đoàn, khăn quàng rực rỡ trên áo các bạn và màu xanh của cây lá, Thánh Thể Chúa rực sáng trong mặt nhật được đặt tại trung tâm điểm của bàn thờ. Đức Cha Giuse chủ sự giờ chầu. Ngài dâng lời chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ muôn hồng ân đã ban cho đoàn con thơ bé. Ngài dâng Giáo hội Toàn cầu, Giáo phận Phan Thiết, cách riêng từng bạn TNTT và Huynh trưởng của Giáo phận đang hiện diện hay không có điều kiện tham dự Đại hội cho Thánh Thể Chúa. Xin Thánh Thể gìn giữ, tăng sức và luôn là nguồn mạch tình yêu mỗi người tìm đến kín múc.
Tiếp theo, Thánh Thể Chúa được chính Đức Cha Giuse cung nghinh và rước đi theo đường kiệu vòng phía trên khán đài và chung quanh quảng trưởng. Các bạn trang nghiêm, trật tự theo hàng đi trước kiệu Thánh Thể, trên môi vang lời Thánh Ca và Kinh Mân Côi. Nhiều khách hành hương có mặt cũng sốt sắng tham dự giờ chầu và rước kiệu.
Đức Cha Giuse ban phép lành Thánh thể cho Đại Hội và Cộng đoàn tham dự
Nghi thức Bế Mạc và chia tay
Sau phép lành Thánh Thể, Đại Hội Thiếu Nhi Thánh Thể GP Phan Thiết lần thứ XI bế mạc với nghi thức hạ cờ.
Đại diện Ban Tổ Chức dâng lời tri ân Đức Cha Giuse đã ưu ái dành sự yêu thương và hiện diện suốt một ngày cùng với Đại Hội. Đó là hình ảnh phục vụ của một người Chủ Chăn hết lòng vì đoàn chiên, đặc biệt là những con chiên nhỏ bé trong Giáo phận. Đây là một sự động viên lớn để những người phụ trách Phong trào TNTT hăng hái hoạt động mhầu mang lại nhiều lợi ích cho các thiếu nhi. Đức Cha Giuse, một lần nữa bày tỏ tình thương mến đến với các bạn thiếu nhi và Huynh trưởng. Ngài đặc biệt nhắc nhở các bạn hãy năng đến với Chúa Giêsu Thánh Thể để hưởng được tình yêu và sự hướng dẫn của Người trong mọi nơi mọi lúc.
Bao luyến tiếc nhưng rồi giờ chia tay cũng đã đến. Tay nắm chặt tay hát vang bài ca tạm biệt, Đức Cha, Quý Cha, các trưởng và các thiếu nhi làm thành một vòng tròn thân ái trong tình yêu của Chúa Giêsu Thánh Thể. Chia tay nhau hôm nay, những chúng ta sẽ gặp lại nhau trong niềm tin mỗi lần thạm dự Thánh lễ và Chầu Thánh Thể. Đức Cha còn nán lại để chụp ảnh lưu niệm với các đoàn.
Đại Hội TNTT GP Phan Thiết lần thứ XI khép lại với nhiều niềm vui và hy vọng mới. Bởi trong Chúa Giêsu Thánh Thể, mỗi người sẽ là một chứng nhân của tình yêu Chúa trong môi trường mình hiện diện. Và qua từng lời kinh nguyện, từng hy sinh nhỏ bé, từng cách cư xử dễ thương và cố gắng từng ngày, các bạn TNTT sẽ là người loan báo Tin Mừng của Chúa Phục Sinh.
Những cánh tay nhỏ xíu vẫy chào nhau và hẹn gặp lại trong Đại Hội năm sau.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Danh họa Pablo Picaso
Jos. Tú Nạc, NMS
08:07 14/06/2011
Pierre Le Guennec sống ở Nam nước Pháp. Đối với hầu hết mọi người, ông chỉ là một lão già đã từng làm thợ điện. Ông mắc điện cho nhà của họ. Nhưng bây giờ ông là người với một số lượng lớn những tác phẩm nghệ thuật của Picaso. Ông có cả thảy 271 bức tranh! Những tác phẩm nghệ thuật này trước đây chưa bao giờ được nhìn thấy!
Pierre tuyên bố rằng bốn mươi năm cách đây ông đã làm việc tại nhà của họa sỹ này. Ông nói Picaso đã cho ông nghệ thuật này như một món quà . Picaso không còn sống. Nhưng gia đình ông không tin cau chuyện của Pierre. Họ cáo buộc Pierre sở hữu nghệ thuật này bất hợp pháp. Nghệ thuật cua Picaso trị giá nhiều tiền. Những chuyên gia nói rằng bộ sưu tập không biết đến này trị giá có thể đến 80 triệu Mỹ kim.
Picaso sinh ra ở Mágala, Tây Ban Nha. Cha mẹ ông đã phai chọn những cái tên dài. Bởi ví tên đầy đủ của ông là:
Pablo Diego José Francisco de Paula Juan Nepomuceno de los Remedios Cipriano de la Santisima Trinidad Clito Ruiz y Picaso.
Không lấy gì làm ngạc nhiên khi mọi người ngày nay dùng phiên bản ngắn: Pablo Picaso!
Picaso trở nên đam mê nghệ thuật khi ông còn rất trẻ. Người thầy nghệ thuật đầu tiên của ông là cha ông. Cha ông là một họa sỹ - và là giáo viên ở một trường nghệ thuật địa phương. Không bao lâu điều đó đó hiển nhiên rằng Picaso là một họa sỹ tài năng. Khi Picaso vào khoảng mười ba tuổi, Cha ông ngừng vẽ. Ông ngừng sự nghiệp hội họa của mình bởi ông tin rằng cong trai mình sẽ trở nên một họa sỹ tài ba.
Picaso bắt đầu trưng bày những họa phẩm của ông trước công chúng vào năm 1894, khi ông mới mười ba tuổi. Ba năm sau, ông đã trưng bày một bức họa tại Phòng Trưng bày Mỹ thuật Quốc gia (National Exhibition of Fine Art) ở Madrid, Tây Ban Nha. Bức hõa này có tên là “Science and Charity.” (Khoa học và Lòng Bác ái) Đó là bức họa về một vị bác sỹ. Trong lúc bức họa này đang được trưng bày, nó đã được tưởng thưởng một “tuyên dương danh dự” – một loại phần thưởng.
Cha và chú của Picaso đã thấy được tài năng của picaso dành cho hội họa. Vì những quà tặng và những kỹ năng họ đã giúp Picaso theo học tại một trường cao đẳng nghệ thuật – Royal Academy of San Fernando, ở Madrid. Tuy nhiên Picaso không thích việc giảng dạy ở ngôi trường này. Ông đã bỏ và dời tới Ba Lê. Ở đó ông tiếp tục học bằng cách sao chép những phương pháp của những họa sy tiền bối. Ông cũng đã kết bạn với những họa sỹ khác ở Ba Lê. Những nhà sưu tầm nghệ thuật ở Pháp và Hoa Kỳ bắt đầu mua những tác phẩm nghệ thuật của ông. Sau năm 1900, Picaso đã ành nhiều thời gian ở Pháp.
Picaso không chỉ là một họa sỹ. Picaso đã thử nghiệm về những loại hình nghệ thuật khác như phác họa và điêu khắc. Nhưng hầu hết những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của ông vẫn là những bức tranh vẽ. Đối với Picaso, nghệ thuật đúng đắn còn thể hiện một điều gì đó khác nữa. Nghệ thuật không chỉ đơn thuần nói lên chân lý. Nhưng Picaso tin rằng thông qua nghệ thuật người ta có thể thấy và thấu hiểu được chân lý.
Nghệ thuật của Picaso khác với nghệ thuật của các họa sỹ khác cùng thời. Picaso đã thử nghiêm với nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau. Hiện nay các chuyên viên xem xét kỹ lưỡng nghệ thuật và những nhóm tranh vẽ của ông trong những giai đoạn khác nhau của đời ông. Đó là giai đoạn Hiện Đại của ông, giai đoạn Xanh của ông, giai đoạn Hồng của ông, giai đoạn Ảnh hưởng Phi châu, trường phái lập thể, trường phái cổ điển, trường phái siêu thực của ông.
Trong giai đoạn đầu, đối tượng nghệ thuật của Picaso trông hoàn toàn giống như chúng vẽ một bức tranh trong đời sống thực tế. Người trông giống như người. Trong Giai đoạn Xanh, Picaso hầu hết vẽ nhưng bức tranh của ông bằng màu xanh. Ông đã dùng màu xanh đậm, xanh nhạt, và pha trộn những màu khác với màu xanh. Nhưng nó hầu hết đều là màu xanh. Và đa số trong những bức tranh này đã biểu hiện những con người u buồn hoặc đau đớn. Trong Giai đoạn Hồng, Picaso đã sáng tạo nghệ thuật trông nồng nàn và hạnh phúc. Ông đã dùng những màu như màu cam và màu hồng. Đề tài trong nhưng bức họa của ông xuất hiện niềm hân hoan hay thân mật.
Trong một thời gian ngắn, Picaso chịu ảnh hưởng bởi truyền thống Phi châu. Nhưng sau đó Picaso thử nghiệm với những hình dáng, Trong giai đoạn này, Picaso đã vẽ những đối tượng phổ biến bằng những phương thức mà làm cho chúng khó nhận ra. Nó giống như ông đập vỡ một vật thể thành từng mảnh và xếp nó lại với nhau bằng một phương thức mới. Ông đã vẽ nhiều bức họa này bằng những màu nâu. Đây là giai đoạn Lập Thể của ông.
Cuối cùng, Picaso bắt đầu quay lại với thể loại truyền thống tranh vẽ nhiều hơn, Nhưng đề tài về những bức họa của ông trông giống hơn chúng vẽ nên bức tranh trong đời sống thực tế - và ông dùng nhiều màu sắc. Đây là giai đoạn thuộc trường phái cổ điển của ông. Điều này đã đưa ông vào giai đoạn của trường phái siêu thực. Những bức tranh siêu thực đa thể hiện những đối tượng bằng những phương thức dường như vượt ra khỏi hình dáng – vì chúng lôi cuốn tâm trí của con người khi nhìn vào chúng..
Picaso mất vào năm 1973. Trong lúc sinh thời, không một ai thích công trình của ông. Một số người đã không hiểu nó. Những thử nghiệm của Picaso cũng thường dẫn những họa sỹ khác tới thử nghiệm như thế. Bằng phương thức này, công trình của ông đã ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ nghệ thuật cộng đồng.
Picaso luôn đặt tên của mình trên những tác phẩm nghệ thuật, Tuy nhiên ông luôn không ký tên mình ở một cùng một vị trí. Nên có những lần khi người ta mang những bức tranh đến ông để hỏi bất cứ khi nào một điều gì đó mà ông đã tạo ra. Một họa sỹ có tên là Brassai [bras-seye] đã viết một cuốn sách có tên là “Conversation with Picaso”. Trong cuốn sách của mình ông đã kể về cách mà Picaso đã phản ứng với một phụ nữ đã đến gặp ông. Bà ta muốn ông ký tên vào bức tranh để mọi người biết nó là bức tranh thực sự được vẽ bởi Picaso. Picaso đã bảo bà ta:
“Người ta luôn luôn yêu cầu tôi ký tên vào những bức tranh cũ. Đó là điều vô lý! Bằng cách này hay bằng cách khác, tôi đã luôn làm dấu những bức tranh của tôi rồi. Nhưng đã có những lần lúc tôi đặt chứ ký của tôi phía sau bức họa. Tất cả những tác phẩm của tôi từ giai đọan lập thể cho đến năm 1914, đã đề tên tôi và ngày tháng ờ đằng sau bức tranh. Tôi biết một người nào đó đã loan truyền câu chuyện này ở Céret, nhà họa sỹ Braque và tôi quyết định không ký vào những bức họa của chúng tôi nữa. Nhưng đó chỉ là một câu chuyện! Chúng tôi không muốn ký vào nhưng bức tranh tự nó. Chúng tôi đã can thiệp bức tranh này. Vì lý do này hoặc lý do khác, đôi khi tôi đánh dấu những bức tranh của tôi trên phía sau. Nếu bà không nhìn thấy chữ ký và ngày tháng của tôi, bởi vì nó đã bị khung bao quanh che khuất.”
Picaso đã yêu nghệ thuật của mình. Ông luôn sáng tạo những bức tranh nghệ thuật mới. Giờ đây nghệ thuật của ông có giá trị to lớn. Khi người ta thấy những bức tranh mới trong giống như nghệ thuật khác của Picaso., những chuyên gia nghệ thuật phải quyết định nếu khám phá mới đúng hay không. Những chuyên viên nghệ thuật nghiên cứu những tác phẩm nghệ thuật được biết đến là của Picaso. Họ nhìn vào những phương pháp của ông. Họ biết ông đã ký vào tác phẩm của ông như thế nào. Họ cũng nghiên cứu màu sắc và những yếu tố khác về nghệ thuật. Đây là những điều mà những chuyên gia nghệ thuật so sánh giữa những tác phẩm nghệ thuật cũ và mới. Rồi họ có thể đi đến quyết định nếu tác phẩm nghệ thuật mới có phải là một tác phẩm thực sự của họa sỹ nổi tiếng thế giới Pablo Picaso hay không.
Pierre tuyên bố rằng bốn mươi năm cách đây ông đã làm việc tại nhà của họa sỹ này. Ông nói Picaso đã cho ông nghệ thuật này như một món quà . Picaso không còn sống. Nhưng gia đình ông không tin cau chuyện của Pierre. Họ cáo buộc Pierre sở hữu nghệ thuật này bất hợp pháp. Nghệ thuật cua Picaso trị giá nhiều tiền. Những chuyên gia nói rằng bộ sưu tập không biết đến này trị giá có thể đến 80 triệu Mỹ kim.
Picaso sinh ra ở Mágala, Tây Ban Nha. Cha mẹ ông đã phai chọn những cái tên dài. Bởi ví tên đầy đủ của ông là:
Pablo Diego José Francisco de Paula Juan Nepomuceno de los Remedios Cipriano de la Santisima Trinidad Clito Ruiz y Picaso.
Không lấy gì làm ngạc nhiên khi mọi người ngày nay dùng phiên bản ngắn: Pablo Picaso!
Picaso trở nên đam mê nghệ thuật khi ông còn rất trẻ. Người thầy nghệ thuật đầu tiên của ông là cha ông. Cha ông là một họa sỹ - và là giáo viên ở một trường nghệ thuật địa phương. Không bao lâu điều đó đó hiển nhiên rằng Picaso là một họa sỹ tài năng. Khi Picaso vào khoảng mười ba tuổi, Cha ông ngừng vẽ. Ông ngừng sự nghiệp hội họa của mình bởi ông tin rằng cong trai mình sẽ trở nên một họa sỹ tài ba.
Picaso bắt đầu trưng bày những họa phẩm của ông trước công chúng vào năm 1894, khi ông mới mười ba tuổi. Ba năm sau, ông đã trưng bày một bức họa tại Phòng Trưng bày Mỹ thuật Quốc gia (National Exhibition of Fine Art) ở Madrid, Tây Ban Nha. Bức hõa này có tên là “Science and Charity.” (Khoa học và Lòng Bác ái) Đó là bức họa về một vị bác sỹ. Trong lúc bức họa này đang được trưng bày, nó đã được tưởng thưởng một “tuyên dương danh dự” – một loại phần thưởng.
Cha và chú của Picaso đã thấy được tài năng của picaso dành cho hội họa. Vì những quà tặng và những kỹ năng họ đã giúp Picaso theo học tại một trường cao đẳng nghệ thuật – Royal Academy of San Fernando, ở Madrid. Tuy nhiên Picaso không thích việc giảng dạy ở ngôi trường này. Ông đã bỏ và dời tới Ba Lê. Ở đó ông tiếp tục học bằng cách sao chép những phương pháp của những họa sy tiền bối. Ông cũng đã kết bạn với những họa sỹ khác ở Ba Lê. Những nhà sưu tầm nghệ thuật ở Pháp và Hoa Kỳ bắt đầu mua những tác phẩm nghệ thuật của ông. Sau năm 1900, Picaso đã ành nhiều thời gian ở Pháp.
Picaso không chỉ là một họa sỹ. Picaso đã thử nghiệm về những loại hình nghệ thuật khác như phác họa và điêu khắc. Nhưng hầu hết những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của ông vẫn là những bức tranh vẽ. Đối với Picaso, nghệ thuật đúng đắn còn thể hiện một điều gì đó khác nữa. Nghệ thuật không chỉ đơn thuần nói lên chân lý. Nhưng Picaso tin rằng thông qua nghệ thuật người ta có thể thấy và thấu hiểu được chân lý.
Nghệ thuật của Picaso khác với nghệ thuật của các họa sỹ khác cùng thời. Picaso đã thử nghiêm với nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau. Hiện nay các chuyên viên xem xét kỹ lưỡng nghệ thuật và những nhóm tranh vẽ của ông trong những giai đoạn khác nhau của đời ông. Đó là giai đoạn Hiện Đại của ông, giai đoạn Xanh của ông, giai đoạn Hồng của ông, giai đoạn Ảnh hưởng Phi châu, trường phái lập thể, trường phái cổ điển, trường phái siêu thực của ông.
Trong giai đoạn đầu, đối tượng nghệ thuật của Picaso trông hoàn toàn giống như chúng vẽ một bức tranh trong đời sống thực tế. Người trông giống như người. Trong Giai đoạn Xanh, Picaso hầu hết vẽ nhưng bức tranh của ông bằng màu xanh. Ông đã dùng màu xanh đậm, xanh nhạt, và pha trộn những màu khác với màu xanh. Nhưng nó hầu hết đều là màu xanh. Và đa số trong những bức tranh này đã biểu hiện những con người u buồn hoặc đau đớn. Trong Giai đoạn Hồng, Picaso đã sáng tạo nghệ thuật trông nồng nàn và hạnh phúc. Ông đã dùng những màu như màu cam và màu hồng. Đề tài trong nhưng bức họa của ông xuất hiện niềm hân hoan hay thân mật.
Trong một thời gian ngắn, Picaso chịu ảnh hưởng bởi truyền thống Phi châu. Nhưng sau đó Picaso thử nghiệm với những hình dáng, Trong giai đoạn này, Picaso đã vẽ những đối tượng phổ biến bằng những phương thức mà làm cho chúng khó nhận ra. Nó giống như ông đập vỡ một vật thể thành từng mảnh và xếp nó lại với nhau bằng một phương thức mới. Ông đã vẽ nhiều bức họa này bằng những màu nâu. Đây là giai đoạn Lập Thể của ông.
Cuối cùng, Picaso bắt đầu quay lại với thể loại truyền thống tranh vẽ nhiều hơn, Nhưng đề tài về những bức họa của ông trông giống hơn chúng vẽ nên bức tranh trong đời sống thực tế - và ông dùng nhiều màu sắc. Đây là giai đoạn thuộc trường phái cổ điển của ông. Điều này đã đưa ông vào giai đoạn của trường phái siêu thực. Những bức tranh siêu thực đa thể hiện những đối tượng bằng những phương thức dường như vượt ra khỏi hình dáng – vì chúng lôi cuốn tâm trí của con người khi nhìn vào chúng..
Picaso mất vào năm 1973. Trong lúc sinh thời, không một ai thích công trình của ông. Một số người đã không hiểu nó. Những thử nghiệm của Picaso cũng thường dẫn những họa sỹ khác tới thử nghiệm như thế. Bằng phương thức này, công trình của ông đã ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ nghệ thuật cộng đồng.
Picaso luôn đặt tên của mình trên những tác phẩm nghệ thuật, Tuy nhiên ông luôn không ký tên mình ở một cùng một vị trí. Nên có những lần khi người ta mang những bức tranh đến ông để hỏi bất cứ khi nào một điều gì đó mà ông đã tạo ra. Một họa sỹ có tên là Brassai [bras-seye] đã viết một cuốn sách có tên là “Conversation with Picaso”. Trong cuốn sách của mình ông đã kể về cách mà Picaso đã phản ứng với một phụ nữ đã đến gặp ông. Bà ta muốn ông ký tên vào bức tranh để mọi người biết nó là bức tranh thực sự được vẽ bởi Picaso. Picaso đã bảo bà ta:
“Người ta luôn luôn yêu cầu tôi ký tên vào những bức tranh cũ. Đó là điều vô lý! Bằng cách này hay bằng cách khác, tôi đã luôn làm dấu những bức tranh của tôi rồi. Nhưng đã có những lần lúc tôi đặt chứ ký của tôi phía sau bức họa. Tất cả những tác phẩm của tôi từ giai đọan lập thể cho đến năm 1914, đã đề tên tôi và ngày tháng ờ đằng sau bức tranh. Tôi biết một người nào đó đã loan truyền câu chuyện này ở Céret, nhà họa sỹ Braque và tôi quyết định không ký vào những bức họa của chúng tôi nữa. Nhưng đó chỉ là một câu chuyện! Chúng tôi không muốn ký vào nhưng bức tranh tự nó. Chúng tôi đã can thiệp bức tranh này. Vì lý do này hoặc lý do khác, đôi khi tôi đánh dấu những bức tranh của tôi trên phía sau. Nếu bà không nhìn thấy chữ ký và ngày tháng của tôi, bởi vì nó đã bị khung bao quanh che khuất.”
Picaso đã yêu nghệ thuật của mình. Ông luôn sáng tạo những bức tranh nghệ thuật mới. Giờ đây nghệ thuật của ông có giá trị to lớn. Khi người ta thấy những bức tranh mới trong giống như nghệ thuật khác của Picaso., những chuyên gia nghệ thuật phải quyết định nếu khám phá mới đúng hay không. Những chuyên viên nghệ thuật nghiên cứu những tác phẩm nghệ thuật được biết đến là của Picaso. Họ nhìn vào những phương pháp của ông. Họ biết ông đã ký vào tác phẩm của ông như thế nào. Họ cũng nghiên cứu màu sắc và những yếu tố khác về nghệ thuật. Đây là những điều mà những chuyên gia nghệ thuật so sánh giữa những tác phẩm nghệ thuật cũ và mới. Rồi họ có thể đi đến quyết định nếu tác phẩm nghệ thuật mới có phải là một tác phẩm thực sự của họa sỹ nổi tiếng thế giới Pablo Picaso hay không.
Thông Báo
Thư Cha Trưởng Ban Giáo Lý Việt Nam tại Hoa Kỳ
Phaolô Phạm Xuân Khôi
03:18 14/06/2011
THƯ CHA TRƯỞNG BẢN GIÁO LÝ
Năm nay Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc tròn 20 tuổi (1991-2011), tuổi trăng tròn. Đại Hội lại trùng vào dịp Giáo Hội Việt Nam mừng kỷ niệm 350 năm hạt giống Tin Mừng được gieo vãi trên Mảnh Đất Quê Hương, và 50 Năm Thành Lập Hàng Giáo Phậm Việt Nam. Vì thế, chủ đề của Đại Hội năm nay được chọn là: Sức Sống Đức Tin trong dòng lịch sử của người Công Giáo Việt Nam . Đại Hội muốn được hòa chung niềm vui với Giáo Hội Quê Nhà trong tâm tình tạ ơn Chúa, và đồng thời học hỏi về sức sống đức tin đã là động lực và sức mạnh trong suốt chiều dại lịch sử 350 năm của Giáo Hội Việt Nam.
Chủ đề trên đây gồm hai phần: Phần I là Sức Sống Đức Tin tại quê nhà, sẽ do Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hóa, trình bày; Phần II là Sức Sống Đức Tin của người Công Giáo Việt Nam trong 35 năm tại Hoa Kỳ, sẽ do Ủy Ban Giáo Lý trình bày.
Ngoài ra, hai trong chín đề tài Hội Thảo của Đại Hội sẽ mang tính cách đặc thù Việt Nam. Hội Thảo 6: Thầy Giảng Anrê Phú Yên: GLV và Chứng Nhân Tin Mừng , sẽ do Lm Nguyễn Cấp, Giám Đốc Trung Tâm Anrê Phú Yên tại Mằng Lăng, Qui Nhơn, trình bày; Hội Thảo 7: Linh Đạo Đường Hy Vọng của ĐHY Phanxicô Nguyễn văn Thuận, sẽ do Lm Nguyễn Huy Bảo, TGP Los Angeles trình bày. Cha Bảo ra trường Cao Học với luận án về Linh Đạo Đường Hy Vọng của ĐHY Phanxicô. Cả hai thuyết trình viên này không những có đầy đủ kiến thức chuyên môn, mà còn có lòng nhiệt thành và say mê.
Đây là Bản Tin Giáo Lý cuối cùng trước ngày đại hội khai mạc. Chúng tôi xin ghi lại một vài Tâm Tình của những người tham dự Đại Hội kỳ X năm 2009, cả ưu điểm cũng như khuyết điểm. Đọc những dòng tâm tư này để thấy những ơn phúc lành Chúa tuôn đổ xuống trên đại hội và đường lối Chúa hoạt động trong các tâm hồn. Có những người khi nhận ơn Chúa ban trong đại hội đã quá sững sờ, vì không bao giờ mơ ước. Nhưng Chúa vẫn ban do lòng quảng đại của Ngài, không vì công lao của chúng ta.
Tha thiết kêu gọi và kính mời qúy vị, cách đặc biệt quý GLV, về tham dự Đại Hội Giáo Lý năm nay, để cùng chung niềm vui với Giáo Hội Quê Hương khi mừng hai biến cố trọng đại trong dòng lịch sử 350 năm, và đồng thời mừng Đại Hội bước vào Tuổi Trăng Tròn.
Trong những ngày cuối cùng của Tháng Hoa, chúng ta dâng Đại Hội cho Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội và mẹ chúng ta, xin Người chúc lành cho Đại Hội đem lại nhiều thành quả thiêng liêng.
Baton Rouge ngày 31/5/2011
Lm Giuse Nguyễn Việt Hưng, ICM
Trưởng Ban Tổ Chức
Năm nay Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc tròn 20 tuổi (1991-2011), tuổi trăng tròn. Đại Hội lại trùng vào dịp Giáo Hội Việt Nam mừng kỷ niệm 350 năm hạt giống Tin Mừng được gieo vãi trên Mảnh Đất Quê Hương, và 50 Năm Thành Lập Hàng Giáo Phậm Việt Nam. Vì thế, chủ đề của Đại Hội năm nay được chọn là: Sức Sống Đức Tin trong dòng lịch sử của người Công Giáo Việt Nam . Đại Hội muốn được hòa chung niềm vui với Giáo Hội Quê Nhà trong tâm tình tạ ơn Chúa, và đồng thời học hỏi về sức sống đức tin đã là động lực và sức mạnh trong suốt chiều dại lịch sử 350 năm của Giáo Hội Việt Nam.
Chủ đề trên đây gồm hai phần: Phần I là Sức Sống Đức Tin tại quê nhà, sẽ do Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hóa, trình bày; Phần II là Sức Sống Đức Tin của người Công Giáo Việt Nam trong 35 năm tại Hoa Kỳ, sẽ do Ủy Ban Giáo Lý trình bày.
Ngoài ra, hai trong chín đề tài Hội Thảo của Đại Hội sẽ mang tính cách đặc thù Việt Nam. Hội Thảo 6: Thầy Giảng Anrê Phú Yên: GLV và Chứng Nhân Tin Mừng , sẽ do Lm Nguyễn Cấp, Giám Đốc Trung Tâm Anrê Phú Yên tại Mằng Lăng, Qui Nhơn, trình bày; Hội Thảo 7: Linh Đạo Đường Hy Vọng của ĐHY Phanxicô Nguyễn văn Thuận, sẽ do Lm Nguyễn Huy Bảo, TGP Los Angeles trình bày. Cha Bảo ra trường Cao Học với luận án về Linh Đạo Đường Hy Vọng của ĐHY Phanxicô. Cả hai thuyết trình viên này không những có đầy đủ kiến thức chuyên môn, mà còn có lòng nhiệt thành và say mê.
Đây là Bản Tin Giáo Lý cuối cùng trước ngày đại hội khai mạc. Chúng tôi xin ghi lại một vài Tâm Tình của những người tham dự Đại Hội kỳ X năm 2009, cả ưu điểm cũng như khuyết điểm. Đọc những dòng tâm tư này để thấy những ơn phúc lành Chúa tuôn đổ xuống trên đại hội và đường lối Chúa hoạt động trong các tâm hồn. Có những người khi nhận ơn Chúa ban trong đại hội đã quá sững sờ, vì không bao giờ mơ ước. Nhưng Chúa vẫn ban do lòng quảng đại của Ngài, không vì công lao của chúng ta.
Tha thiết kêu gọi và kính mời qúy vị, cách đặc biệt quý GLV, về tham dự Đại Hội Giáo Lý năm nay, để cùng chung niềm vui với Giáo Hội Quê Hương khi mừng hai biến cố trọng đại trong dòng lịch sử 350 năm, và đồng thời mừng Đại Hội bước vào Tuổi Trăng Tròn.
Trong những ngày cuối cùng của Tháng Hoa, chúng ta dâng Đại Hội cho Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội và mẹ chúng ta, xin Người chúc lành cho Đại Hội đem lại nhiều thành quả thiêng liêng.
Baton Rouge ngày 31/5/2011
Lm Giuse Nguyễn Việt Hưng, ICM
Trưởng Ban Tổ Chức
Tin Đáng Chú Ý
Thông Báo Thêm về Đại Hội Giáo Lý toàn Quốc (Hòa Kỳ) XI
Phaolô Phạm Xuân Khôi
03:28 14/06/2011
Văn Phòng Đại Hội Giáo Lý hân hạnh thông báo: Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc Kỳ XI sẽ được tổ chức:
Thời gian: Từ 1:00pm thứ sáu 24/6 đến 2:00pm Chúa Nhật 26/6/2011
Địa điểm: Giáo xứ Thánh Antôn Pađua & Lê văn Phụng, 2305 Choctaw Dr., Baton Rouge, LA 70805
Chủ đề: Sức Sống Đức Tin trong dòng lịch sử của người Công Giáo Việt Nam.
Thuyết trình viên:
Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Giáo phận Thanh Hóa
Các đề tài Hội Thảo
Ba đề tài “Huấn luyện căn bản” của GLV
HT 1 - Phương Pháp Soạn bài & Sinh Hoạt Giáo Lý - Phụ trách: Ô. Đinh văn Dương, Tampa, FL, Cô Vũ Nguyễn Đoan Trang. Fort Worth, TX
HT 2 - Phương Pháp Đứng Lớp và Con Người Giáo Lý Viên - Phụ trách: Ô. Phạm Xuân Khôi, Houston, TX (Hội Thảo này bao gồm đề tài: Con người GLV)
HT 3 - Tĩnh Tâm Ephata Vào Đời - Phụ trách: Anh Nguyễn Văn Nhật, Lm Dominic Nguyễn Hùng, SJ, Lm Nguyễn Việt Hưng, ICM (dành cho sinh viên và học sinh sau Thêm Sức).
Sáu dề tài “Tu nghiệp”
HT 4 - Tính chất Đa Văn Hóa trong Thánh Kinh - Phụ trách: Gs Lê Xuân Hy, Seattle, WA
HT 5 - Sức Sống Đức Tin dưới ánh sángTin Mừng - Phụ trách: Lm Vũ Xuân Minh, St. Paul, MN
HT 6 - Thầy Giảng Anrê Phú Yên: Giáo Lý viên và Chứng Nhân Tin Mừng - Phụ trách: Lm Phêrô Nguyễn Cấp, Giám đốc Trung Tâm Hành Hương Anrê Phú Yên, Mằng Lăng, Qui Nhơn.
HT 7 - Linh Đạo Đường Hy Vọng của ĐHY FX Nguyễn Văn Thuận - Phụ trách: Lm Nguyễn Huy Bảo, Los Angeles, CA
HT 8 - Chung quanh Vấn đề Trưởng thành Đức Tin - Phụ trách: Lm Giuse Nguyễn Thái, Orange County, CA
HT 9 - Ý thức Tôn Trọng Văn Hóa của các Thừa sai Truyền Giáo tại Việt Nam - Phụ trách: Lm Nguyễn Thảo, SJ, & Ms Chu Thanh Thương.
Tình Trạng Lụt Lội
Nhiều qúy vị ở các tiểu bang lo ngại về tình trạng nước lụt tại Baton Rouge và New Orleans, chúng tôi xin thông báo là nguy cơ mực nước sông Mississipi dâng lên có thể gây ngập lụt cho vùng Baton Rouge và phụ cận đã qua rồi. Tạ ơn Chúa. Đê của vùng Baton Rouge cao từ 47.3 ft đến 51 ft. Ngày 17 tháng 5, mực nước sông Mississipi là 45.0 ft, nhưng hôm nay Thứ Bảy 28 tháng 5, mực nước rút xuống còn 43.8 ft., và có chiều hướng giảm xuống từ từ. Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc vẫn được tổ chức như dự định, và chắc chắn không có gì trở ngại.
Đưa Đón từ Phi Trường
Qúy vị đến bằng máy bay, xin bay đến Phi trường Baton Rouge, chúng tôi sẽ có người đón. Xin gọi điện thoại cho Văn Phòng, số (225) 355-9794 hay 225-802-4153 cell, hoặc e-mail: nvhungicm@yahoo.com. Chúng tôi cũng có thể đón tại Phi trường New Orleans (cách Baton Rouge 1 giờ 30 phút lái xe) những nhóm từ 5 người trở lên.
Muốn biết thêm chi tiết và đơn ghi danh, xin tải Bản Tin tại http://giaoly.org/BTGL_3-11UNI.pdf
Baton Rouge ngày 29 tháng 5 năm 2011
Lm Giuse Nguyễn Việt Hưng, ICM
Trưởng Ban Tổ Chức
Văn Hóa
Ngày thân phụ :Nghe bản nhạc: Hình người cha yêu
Hà Đang Đàm / Khánh Duy
19:12 14/06/2011
Nghe ban nhạc Hình người cha yêu:
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tháp Chuông Chiều Muộn
Joseph Nguyễn Tro Bụi
22:06 14/06/2011
THÁP CHUÔNG CHIỀU MUỘN
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Chiều êm chầm chậm xuống dần
Lâng lâng cầu nguyện nhặt lần tiếng chuông
Vang ngân từ tháp Giáo đường
Lung linh ánh sáng yêu thương mỗi ngày …
(Trích thơ của Viễn Dzu Tử)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Chiều êm chầm chậm xuống dần
Lâng lâng cầu nguyện nhặt lần tiếng chuông
Vang ngân từ tháp Giáo đường
Lung linh ánh sáng yêu thương mỗi ngày …
(Trích thơ của Viễn Dzu Tử)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền