Tháng 6-2008 (tiếp theo)
Ngày 16-6-08: Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. (Mt 5, 41)
Chúa không cấm tôi chống lại bất công, chống lại sự dữ. Ngài cần tôi có lý tưởng hiền hoà, và tỏ ra sẵn sàng tha thứ khoan dung.
Ngày 17-6-08: Nếu anh yêu kẻ yêu thương mình, anh nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng làm như thế? (Mt 5, 46)
Chúa muốn tôi là môn đệ cần có hành động, phản ứng giống như Ngài. Xin dạy con đừng sống tầm thường như những người khác.
Ngày 18-6-08: Khi cầu nguyện hãy vào phòng đóng cửa lại, và cầu nguyện với Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo.. (Mt 6, 6)
Đóng cửa lại đây là giữ tâm hồn thanh thản, bỏ mọi tham lam vô ích để trực diện với Chúa, nói với Ngài những khát khao của mình.
Ngày 19-6-08: Anh em hãy cầu nguyện như thế này: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh Cha vinh hiển. (Mt 6,9)
Cầu nguyện chính là gặp gỡ Chúa và hướng tất cả vinh quang về Người. Tôi luôn cầu nguyện như Mẹ Maria trong kinh Ngợi khen.
Ngày 20-6-08: Anh đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, nơi kẻ trộm khoét vách lấy đi. (Mt 6, 19)
Rõ ràng lả của cải vật chất chóng qua và dễ mất mát như vậy. Chúa muốn tôi hãy làm việc lành là tích trữ cho Nước Trời vĩnh cửu.
Ngày 21-6-07: Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả Người sẽ ban thêm cho. (Mt 6, 33)
Tìm kiếm Nước Thiên Chúa là Lời Chúa và giáo huấn của giáo hội. Con sẽ no thoả gặp Chúa và đầy niềm vui trong Chúa Thánh Linh.
Ngày 22-06-08: Điều Thầy nói nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày… (Mt 10, 27)
Chúa muốn tôi hãy mạnh dạn và tin tưởng khi rao giảng Tin Mừng. Xin giúp con hăng say, quên mình trong khi phục vụ anh em.
Ngày 23-6-08: Sao anh lại nói với người anh em: “Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn, trong khi mắt anh có cái xà ? (Mt 7, 4)
Cái xà trong con mắt là anh có nhiều tật xấu to lớn, cần phải sửa. Xin mở mắt tâm hồn để con nhìn thấy những khuyết điểm của mình.
Ngày 24-6-08: Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: “Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào?” Và quả thật có bàn tay Chúa phù hộ em. (Lc 1,66)
Ông Da-ca-ria đã chứng tỏ lòng tin sứ thần khi đặt tên con là Gioan. Nên ông Gioan được Thiên Chúa yêu thương, được Thiên Chúa ở cùng. Xin Mẹ Maria giúp con luôn tin tưởng và hành động theo Lời Chúa, trong mọi lúc vui mừng cũng như khi gặp đau khổ như Mẹ.
Ngày 25-6-08: Anh hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh; nhưng bên trong họ là sói dữ tham mồi. (Mt 7, 15)
Trong hội thánh có nhiều con sói đội lốt chiên, dùng cái tốt để làm điều xấu. Xin cho con biết phân biệt thật giả, qua lối ngụy biện của họ, nhìn vào cuộc sống của họ, để xem qủa thì biết cây.
Ngày 26-6-08: Vậy ai nghe những Lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. (Mt 7, 24)
Tôi đã nói nhiều về Chúa, làm việc theo một số công thức, máy móc, soạn sẵn những lời cầu nguyện hay; nhưng lại làm những điều phi pháp trục lợi. Xin cho con biết thực tâm thay đổi chính mình.
Ngày 27-6-08: Rồi Đức Giêsu bảo anh: Coi chừng đừng nói với ai cả; nhưng hãy đi trình diện tư tế và dâng của lễ… (Mt 8, 4)
Đức Giêsu coi mình là Tôi Tớ Thiên Chúa, vì Ngài chưa hoàn tất sứ mạng. Xin dạy con sống khiêm tốn và làm chứng cho Tin Mừng.
Ngày 28-6-08: Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng. (Mt 8, 12)
Lòng tin của ông Đại đội trưởng là dân ngoại thật mạnh, được đón vào Nước Trời, trong khi những người cậy mình phải bị loại ra ngoài. Xin giúp con có lòng tin đầy kính trọng và khiêm tốn.
Ngày 29-6-08: …Nhưng về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn. (Ga 21, 18)
Chúa có ý nói tới cuộc tử đạo của ông Phêrô sau này trên thập giá. Xin Chúa Thánh Thần dẫn dắt con sẵn sàng chịu chết vì Tin Mừng.
Ngày 30-6-08: Đức Giêsu trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ; nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu. (Mt 8, 20)
Chúa Giêsu khiêm tốn xưng mình là thân phận con người tầm thường. Xin giúp con nhận mình thật nhỏ bé trước nhan thánh Chúa, và vui vẻ đón nhận những đau khổ thử thách hôm nay.
Phó tế GB Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Bài Giáo Lý IV của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô
Thánh Phaolô và Hội Thánh
Bàì Giáo Lý cuối cùng của ĐTC về Thánh Phaolô trong buổi triều yết chung tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 22 tháng 11, 2006.
AnhChị Em thân mến,
Hôm nay chúng ta kết thúc những cuộc gặp gỡ với Thánh Tông Đồ Phaolô bằng cách dành buổi suy niệm cuối cùng này cho ngài. Thực ra, chúng ta không thể tạm biệt ngài mà không đề cập đến một trong những yếu tố quyết định trong các hoạt động của ngài và một trong những đề tài quan trọng nhất trong tư tưởng của ngài: thực tại về Hội Thánh.
Trước hết chúng ta phải ghi nhận rằng cuộc tiếp xúc đầu tiên của ngài với Con Người Chúa Giêsu đã xảy ra qua chứng từ của cộng đồng Kitô hữu tại Giêrusalem. Đó là một cuộc tiếp xúc đầy sóng gió. Một khi đã gặp nhóm tín hữu mới này, ngài lập tức trở thành tên khủng bố dữ tợn đối với họ. Chính ngài công nhận điều này ba lần trong nhiều Thưc ủa ngài: “Tôi đã ngược đãi Hội thánh của Thiên Chúa” (ICor 15:9; Gal 1:13; Phil 3:6), hầu như để trình bày cách đối xử của ngài là một tội ác tầy trời nhất.
Lịch sử cho cho chúng ta thấy rằng người ta thường đến cùng Đức Kitô qua Hội Thánh! Theo một nghĩa nào đó, như chúng ta đã nói, điều đó cũng đúng đối với Thánh Phaolô, là người đã gặp Hội Thánh trước khi gặp Chúa Giêsu. Tuy nhiên trong trường hợp của ngài, cuộc tiếp xúc đó bất lợi; nó thay vì đưa đến tình thân hữu lại đưa đến một cuộc thanh trừng tàn bạo.
Đối với Thánh Phaolô, sự gắn bó với Hội Thánh được xảy ra nhờ sự can thiệp trực tiếp của Đức Kitô, là Đấng trong lúc tự tỏ mình ra cho ngài trên đường Đamascô, đã đồng hoá mình với Hội Thánh và làm cho Thánh Phaolô hiểu rằng bắt bớ Hội Thánh là bắt bớ Chính Người, là Đức Chúa.
Thực ra, Đấng Phục Sinh đã nói với Phaolô, kẻ bắt bớ Hội Thánh, rằng: “Saulô, Saulô, tại sao ngươi bắt bớ Ta?” (Tdcv9:4). Khi bắt bớ Hội Thánh là thánh nhân đang bắt bớ Đức Kitô.
Cho nên,Thánh Phaolô đã cùng một lượt vừa trở lại với Đức Kitô và vừa trở lạivới Hội Thánh. Điều này giúp người ta hiểu tại sao Hội Thánh sau này hiện diện quá nhiều trong tư tưởng, trái tim và hoạt động của Thánh Phaolô.
Trước hết, Hội Thánh hiện diện quá đến nỗi hầu như ngài đã xây dựng nhiều Giáo Đoàn trong nhiều thành phố khác nhau là những nơi ngài đã đến như một nhà truyền giáo. Khi ngài nói về “mối bận tâm cho tất cả các Giáo Đoàn” (2Cor 11: 28), ngài nghĩ tới những cộng đồng Kitô hữu khác nhau đã được lần lượt được hình thành tại
Mộtsố trong những Giáo Đoàn này cũng làm cho ngài bận tâm và bất mãn, thí dụ như đã xảy ra với các Giáo Đoàn ở Galatia, mà ngài thấy “theo một tin mừng khác” (Gal1:6), là điều mà ngài phản đối với một quyết tâm kiên vững.
Nhưng ngài cảm thấy gắn bó với các Cộng Đồng mà ngài đã thiết lập không phải một cách lãnh đạm và quan liêu, mà một cách mãnh liệt và say mê. Thí dụ, ngài đã diễn tả những người Phipphê như là “những anh em mà tôi hằng thương mến và nhớ nhung, là niềm vui và triều thiên của tôi” (Phil4:1).
Trong những dịp khác ngài so sánh những Cộng Đồng khác với một thư giới thiệu độc nhất vô nhị: “Chính anh em là thư giới thiệu của chúng tôi, được viết trong tâm hồn chúng tôi, mà mọi người đều nhận ra và đọc được” (2Cor 3:2).
Cònở những lúc khác ngài tỏ ra một mối tình đích thực không những là tình phụ tử mà còn là tình mẫu tử, như việc ngài quay về những người mà ngài nói với, khi gọi họ là: “Hỡi các người con bé nhỏ của tôi, mà tôi lại phải đau đớn sinh ra một lần nữa cho đến khi Ðức Kitô được thành hình nơi anh em” (Gal4:19; x. 1Cor 4: 14-15; 1 Thes 2:7-8).
Thánh Phaolô cũng minh họa cho chúng ta trong các Thư của ngài giáo huấn của ngài về Hội Thánh như thế. Vậy, định nghĩa nguyên thủy của ngài về Hội Thánh là “ThânThể Đức Kitô,” mà chúng ta không gặp trong những tác giả Kitô giáo khác của thế kỷ thứ nhất, là một định nghĩa thời danh(x. 1Cor 12:27; Eph 4:12; 5:30; Col 1: 24).
Chúng ta tìm thấy gốc rễ sâu xa nhất của diển tả kinh ngạc này về Hội Thánh trong Bí Tích Mình Đức Kitô. Thánh Phaolô nói: “Chúng ta tuy nhiều nhưng chỉ là một tấm Bánh, một thân thể, vì tất cả chúng ta chia sẻ cùng một tấm Bánh này.” (1Cor 10:17). Trong cùng một Thánh Thể, Đức Kitô ban cho chúng ta Mình Người và biến chúng ta thành ThânThể của Người. Về điều này, Thánh Phaolô đã nói với tín hữu Galatê: “Tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô” (Gal3:28). Bằng cách nói tất cả những lời nàyThánh Phaolô giúp chúng ta hiểu rằng không những chỉ có sự lệ thuộc của Hội Thánh vào Đức Kitô, mà còn có một hình thức tương đương và đồng hóa của Hội Thánh với Chính Đức Kitô.
Cho nên, từ đó nảy sinh ra tính cao sang và cao quý của Hội Thánh, tức là, của tất cả chúng ta là những phầntử Hội Thánh: từ việc chúng ta là chi thể của Đức Kitô, như một nối dài sự hiện diện cá nhân của Người trong thế gian. Và đương nhiên là từ đó nảy sinh ra nhiệm vụ của chúng ta là sống cho thật phù hợp với Đức Kitô.
Những lời khuyên của Thánh Phaolô về nhiều đặc sủng đem lại sự sống và cấu trúc cho cộng đồng Kitô hữu cũng được khai triển từ đó. Tất cả đều được bắt đầu từ một nguồn duy nhất, là Thần Khí của Chúa Cha và Chúa Con, vì biết rõ rằng trong Hội Thánh không ai thiếu những đặc sủng này, bởi như Thánh Tông Đồ đã viết, “Sự biểu lộ của Thần Khí được ban cho mỗi người vì lợi ích chung”(1 Cor 12:7).
Tuy nhiên, điều quan trọng là tất cả các đặc sủng này cộng tác với nhau để xây dựng cộng đồng, và thay vì đó không trở thành động lực cho sự chia rẽ.
Về điểm này, Thánh Phaolô tự hỏi mình cách hùng biện: “Có phải Đức Kitô bị chia sẻ chăng?”(1 Cor 1:13). Ngài biết rõ và dạy chúng ta rằng cần phải “duytrì sự hiệp nhất trong Thần Khí, bằng mối dây hòa thuận. Chỉ có một thân thể, và một Thần Khí, như anh em đã được kêu mờitrong một niềm hy vọng của ơn gọi anh em”(Eph 4: 3-4).
Hiển nhiên, nhấn mạnh đến nhu cầu hiệp nhất không có nghĩa là đời sống Hội Thánh cần phải được tiêu chuẩn hóa hay được san bằng theo một cách làm việc duy nhất. Ở chỗ khác Thánh Phaolô dạy: “Đừng dập tắt Thần Khí” (1Thes 5: 19), nghĩa là, phải rộng rãi để dành chỗ cho động lực không thể thấy trước của những sự tỏ bày đặc sủng của Thần khí, Đấng luôn là nguồn mạch mới của nghị lực và sinh lực.
Nhưng nếu có một chủ trương mà Thánh Phaolô cương quyết đi theo là việc xây dựng lẫn nhau: “Hãy làm tất cả những việc ấy để xâydựng” (1Cor 14:26). Tất cả phải đóng góp vào việc đan một tấm vải Hội Thánhmột cách bằng phẳng, không những không có những miếng vá rời rạc, nhưng cũng không có lỗ thủng hay vết rách.
Sau đó còn có một Thư của Thánh Phaolô trình bày Hội Thánh như là Hiền Thê của Đức Kitô (x.Eph 5: 21-33).
Vớicách trình bày này, Thánh Phaolô mượn một phép ẩndụ tiên tri thời xưa coi dân
Vì thế, tóm lại, một tương quan hiệp thông đang bị đe doạ: một tương quan gọi là tương quan chiềudọc giữa Đức Chúa Giêsu Kitô và tất cả chúng ta, mà còn tương quan chiều ngang giữa tất cả những người khác nhau trong thế giới bởi sự kiện họ “kêu cầu Danh Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (1Cor 1:2).
Đây là định nghĩa của chúng ta: chúng ta thuộc vào số những người kêu cầu Danh Đức Chúa Giêsu Kitô. Như thế chúng ta hiểu rõ ràng rằng chúng ta phải ao ước đến mức nào điều mà chính Thánh Phaolô ao ước khi viết cho tín hữu Côrinthô:“Nhưng nếu mọi người đều nói tiên tri, mà có người ngoại đạo hay người lạ đi vào, người đó sẽ bị thuyết phục bởi mọi người, và xét xử bởi mọi người. Những bí ẩn trong lòng người đó sẽ bị lộ ra, và như thế, người đó sẽ sấp mình xuống và thờ lạy Thiên Chúa, mà tuyên xưng rằng,‘Thật sự, Thiên Chúa ở giữa anh em’”(1 Cor 14: 24-25).
Nhữngcuộc gặp gỡ phụng vụ của chúng ta cũngphải giống như thế, để một ngườikhông phải là Kitô hữu đến tham dự mộttrong những buổi tập họp của chúng ta cuốicùng cũng có thể nói: “Thiên Chúa thật sự ởcùng các bạn.” Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng tađược giống như thế, trong sự hiệpthông với Đức Kitô và trong sự hiệp thônggiữa chúng ta.
Con quỳ kính Mẹ ngự trên cao
Linh địa Mẹ hiện tự năm nào
Hòa nhập núi rừng, Trời xanh biếc
Tình thương nước Việt, Mẹ dạt dào
Mẹ chọn nơi đây ban ơn phước
Cho những người lòng dạ khát khao
Để nay mọi người đến chúc tụng
Mẹ là Nữ Vương, Mẹ La Vang
Thế giới rồi đây sẽ ngỡ ngàng
Thiên Tử, Thánh Nhân dòng giống Việt
Ra tay ổn định khắp trần gian
Nhân loại an cư hết bàng hoàng
Long Hoa mở hội tại nước Nam
Nhân tài năm châu qui tụ hội
Dưới trướng trời Nam Thiên Tử ta.
ĐỨC MẸ LA VANG
Đức Mẹ La Vang thật hiển linh
Hào quang sáng chói xuất thình lình
Như báo thiên cơ Trời thay đổi
Thánh Chúa nơi đây Mẹ La Vang
Việt Nam thay đổi sắp rõ ràng
Chiến tranh, thiên tai làm rung chuyển
Thế giới càn khôn sẽ chuyển xoay
Thiên Sứng trời Nam sẽ ra tay
Cứu giúp nhân loại khỏi đắng cay
Giêrubaben vâng lệnh Chúa
Ra tay trừng trị lũ bất nhân
Cán cân công lý người cầm cân
Chuẩn bị Ngôi Lời, Chúa tái lâm
Nhân loại hãy mau mà thức tỉnh.
N2T |
Bên dốc núi hướng dương là mảnh đất tốt của đám cỏ dài xanh mướt, ở đó cỏ vừa cao vừa xanh, nằm lên trên thì cảm thấy giống như nằm trên tấm thảm bông trắng mềm mại. Con thỏ trắng nhát gan rất thích cùng chúng bạn chơi trò trốn tìm ở đây.
Một hôm, thỏ trắng vui vẻ đùa trên triền núi, sau khi đùa giỡn mệt thì chui vào trong đám cỏ mà ngủ, đám cỏ tươi tốt xum xuê che đậy thỏ trắng rất tốt, nếu không tinh ý nhìn thì không thể phát hiện ra nó.
Lúc ấy, có một con sư tử từ trong rừng xuất hiện, nó vươn vai xoa xoa cái bụng đói, nếu hôm nay mà không tìm được thức ăn thì nó có thể chết đói. Đột nhiên, nó nghe trong đám cỏ có tiếng ngáy, sư tử đi đến gần coi, té ra là một con thỏ con đang ngủ, đây đúng là cơ hội tuyệt vời ! Nhưng, khi nó vừa há cái miệng lớn như chậu máu ra thì đột nhiên thấy một con hươu bên cạnh chạy qua, sư tử trong bụng mừng thầm: con hươu đẹp này đủ cho ta no ba ngày !
Thế là, nó rống to lên đuổi theo hướng con hươu, con hươu thấy sư tử đến thì lập tức vươn đôi cẳng dài chạy như bay. Thật tội nghiệp cho con sư tử vì đói bụng nên không có sức đuổi theo, cuối cùng thì phải bỏ cuộc, nhưng tiếng rống như sấm của nó đã đánh thức con thỏ trắng từ trong mộng tỉnh dậy, sợ hãi co giò chạy nhanh vào trong rừng rậm.
Con sư tử đuổi không kịp con hươu, nên muốn trở lại nơi đám cỏ có con thỏ ngủ mê, thế là vội vàng nhắm hướng đám cỏ chạy đến, nhưng con thỏ trắng đã cao bay chạy xa không thấy tung tích đâu cả. Ha ha ha..
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Làm người không nên có lòng tham, không nên vì một vài thứ rất khó nắm bắt mà bỏ qua cơ hội tốt trước mắt của mình.
Bài tập khi hiểu được thì lập tức phải viết xuống giấy ngay, đó là cơ hội tốt, không đợi phải kiếm thời gian khác, bởi vì thời gian khác là của tương lai, mà tương lai thì chúng ta nào biết chuyện gì phải xảy ra, cho nên, lập tức nắm bắt lấy cơ hội là điều phải làm ngay.
Con sư tử có một cơ hội rất tốt để ăn con thỏ để cứu đói, nhưng vì tham lam muốn bữa ăn lớn hơn nên đuổi theo con hưu, cuối cùng chẳng có gì bỏ vào bụng cả.
Mỗi ngày chúng ta đều có ít nhất một cơ hội để làm việc bác ái, như giúp đỡ bạn bè; mỗi ngày chúng ta đều có ít nhất một cơ hội để học tập cầu nguyện, như khi đi ngang qua nhà thờ thì vào cầu nguyện với Chúa Giê-su Thánh Thể; mỗi ngày chúng ta đều có một cơ hội để kết thân tình bạn bè, như nở một nụ cười tươi với người bạn mới, hoặc vui vẻ bắt tay người bạn thân lâu ngày mới gặp lại. Nếu không làm như thế thì sẽ rất hối hận khi cơ hội vuột khỏi tầm tay.
Các em thực hành:
- Cơ hội thì đến bất ngờ nên khó nắm bắt, cho nên các em phải chủ động đi tìm cơ hội để phục vụ, để học hỏi.
- Khi cơ hội đến thì nắm bắt ngay, không tham lam nghĩ lui nghĩ tới hơn thiệt.
- Khi cơ hội đến thì bàn hỏi với cha mẹ, với người khôn ngoan và nhất là cầu nguyện với Chúa.
N2T |
21. Chúng ta phải không ngừng dùng duy niệm để thao luyện tâm trí của chúng ta, cùng suy nghĩ sâu sắc cái bất hạnh của chúng ta.
(Thánh Augustinus)Lịch trình sinh hoạt của Đức Bênêđíctô XVI, trong những ngày lưu lại Sydney sẽ hết sức xít xao, nhưng Ngài đã đích thân yêu cầu được gặp một nhóm thanh thiếu niên “kém may mắn” (disadvantaged). Người ta vốn hiểu chữ kém may mắn theo nghĩa kinh tế xã hội. Tuy nhiên, khi được phỏng vấn, Đức Cha Anthony Fisher, Phối Trí Viên Đại Hội, cho hay: cuộc gặp gỡ này sẽ khởi đầu cho diễn trình hàn gắn hay chữa lành. Khiến người ta hiểu nhóm thanh thiếu niên ấy không hẳn chỉ kém may mắn theo nghĩa kinh tế xã hội mà thôi. Và điều này cho thấy rất có thể Đức Giáo Hoàng đã biết đến bản phúc trình của ba tác giả Michael Mason, Andrew Singleton và Ruth Webber về cuộc nghiên cứu thăm dò kéo dài ba năm từ 2003 tới 2005 nhằm tìm hiểu cuộc sống tâm linh của giới trẻ Úc. Ba tác giả này đã từ từ chia sẻ các khám phá của họ qua các phúc trình từng giai đoạn của cuộc nghiên cứu. Và các phúc trình ấy đang được Website chính thức của WYD08 “nối kết” và được các tác giả chia sẻ với các nhà chuyên môn của Mỹ thuộc dự án “National Study of Youth and Religion” viết tắt là NSYR. Tựa đề cuộc nghiên cứu tại Úc là “Linh Đạo Thế Hệ Y”. Chúng tôi sẽ lần lượt trình bầy nội dung các phúc trình của các tác giả này, nhân những ngày hồng ân mà cũng là thách đố của WYD08.
Cầu nguyện với nhau, là cấu kết với nhau
Hai tác giả phúc trình “Linh Đạo Thế Hệ Y”, là Michael Mason và Andrew Singleton, đã được Rachael Kohn, thuộc chương trình “The Spirit of Things” của ABC Radio National, phỏng vấn.
Linh Đạo Thế Hệ Y là một cuộc nghiên cứu kéo dài 3 năm thu thập dữ kiện từ hơn một ngàn người. Một trong các khám phá lớn là mức độ cá nhân chủ nghĩa cao nơi Thế Hệ Y.
Cả hàng trăm năm nay, các nhà xã hội học vẫn tin rằng xã hội sẽ vững ổn khi mọi người tương đối đều có chung các giá trị và niềm tin như nhau… Nhưng một cuộc nghiên cứu lớn tại Úc về Thế Hệ Y, tức những người sinh sau năm 1975, dường như đang thách thức quan điểm trên.
Thế Hệ Y là thế hệ nào?
Trước khi đề cập thẳng đến cuộc nghiên cứu này, tưởng nên biết qua về cách đặt tên các thế hệ. Tại sao lại gọi là Thế Hệ X, Thế Hệ Y, nghe ra như là các thế hệ sắp chấm dứt lịch sử con người, vì là hai chữ gần như cuối cùng của mẫu tự. Thực ra, thuật ngữ Thế Hệ Y sở dĩ có là vì Thế Hệ trước đó đã được gọi là Thế Hệ X. Một tác giả Mỹ, Douglas Coupland, đã dùng thuật ngữ Thế Hệ X lần đầu tiên trong thập niên 1990 để chỉ Thế Hệ sinh sau Thế Hệ “Được Mùa Con Nít”, là thế hệ ai cũng biết. Thế Hệ X của Coupland hơi giống ý niệm “ẩn số” trong toán học, nhưng nặng về nghĩa không hiện diện hay bị bỏ quên. Khi muốn chỉ thế hệ sau đó, người ta quen dùng thuật ngữ Thế Hệ Y. Đây là thế hệ sinh sau 1975, tức trong khoảng 1976 tới 1990. Nhiều người cho rằng, sau Thế Hệ Y, ta không cần dùng mẫu tự để đặt tên các thế hệ nữa, vì đã sẵn có nhiều cách đặt tên thời thượng hơn nhiều, như Thế Hệ “Dot Com” chẳng hạn.
Bây giờ xin vào thẳng Phúc Trình. Đây là cuộc nghiên cứu dựa vào một mẫu gồm 1,272 người thuộc Thế Hệ Y, thêm một mẫu kiểm soát gồm 370 người nữa thuộc hai Thế Hệ X và Thế Hệ Được Mùa Con Nít. Như thế tổng cộng là 1,619 người. Sau đó, các tác giả còn phỏng vấn khoảng 100 người nữa, phần lớn thuộc Thế Hệ Y và sống tại các Tiểu Bang Miền Đông Úc Châu. Nhờ những cuộc phỏng vấn sâu sắc này, phúc trình nhận được một hình ảnh phong phú hơn nhiều.
Michael Mason, vốn là một linh mục kiêm nhà xã hội học, tin rằng Thế Hệ Y không được lên khuôn do các biến cố mới đây, mà chính nền văn hóa Úc và cha mẹ họ đã lên khuôn cho họ. Chính Thế Hệ Được Mùa Con Nít, tức cha mẹ họ, đã sống qua thời kỳ có những biến chuyển lớn về xã hội và văn hóa trong hai thập niên 1960 và 1970. Ông nghĩ Thế Hệ Y là thế hệ cho thấy kết quả của các biến chuyển trên. Điều lý thú đối với thế hệ này là họ đã khởi đầu cuộc sống riêng hay đã bước vào tuổi mười mấy hai mươi ngay vào thời điểm Hai Thế Hệ Được Mùa và X đã hoàn tất công việc của họ đối với văn hóa.
Nền văn hóa này dĩ nhiên có tính đa sắc, đa mầu do nơi sinh của cha mẹ họ cũng có mà do nguồn gốc máu mủ họ cũng có. Nhưng ngay nền văn hóa Úc chính dòng, trong suốt 40 hay 50 năm qua, cũng đã trở nên thế tục hơn nhiều lắm. Trong cái nền văn hóa ấy, vì sợ bị ảo tưởng, nên người ta ngần ngại không dám mơ mộng nữa. Thành ra, bạn có thể coi Thế Hệ Y như thế hệ trẻ đầu tiên trong nền văn hóa ấy không tin tưởng mộng mơ hay thị kiến.
Linh đạo là gì?
Có người cho rằng nghiên cứu việc tham dự tôn giáo theo lối cũ nghĩa là căn cứ vào số người đi nhà thờ sẽ dễ dàng hơn là căn cứ vào linh đạo hay cuộc sống tâm linh. Mà linh đạo hay cuộc sống tâm linh là thế nào? Michael Mason cho hay thật khó định nghĩa các hạn từ này một cách chính xác. Căn cứ vào lịch sử, ta thấy có nghĩa nguyên khởi trong cổ ngữ Hy Lạp, sau đó, mới có nghĩa tôn giáo tại Israel.
Thực vậy, ý niệm thần linh (spirit) liên hệ đến Thánh Thần Thiên Chúa. Từ thế kỷ 17 trở đi, linh đạo hay cuộc sống tâm linh có nghĩa là phong cách bản thân của từng người đối với việc tôn giáo (religiosity). Gần như luôn luôn ám chỉ Kitô giáo. Nhưng những lúc gần đây, linh đạo có một định nghĩa rộng rãi hơn nhiều, trong đó, tôn giáo định chế chỉ đóng một phần rất nhỏ.
Ai cũng có thể tự định nghĩa được linh đạo của riêng mình. Khởi đầu cuộc nghiên cứu, nhiều người từ khước hoàn toàn ý niệm ‘tâm linh’ tuy họ vẫn có một lối sống, một thế giới quan, một hệ thống giá trị và đạo đức riêng. Thành ra, để không độc đoán loại trừ một ai, các tác giả đã đưa ra một định nghĩa hết sức rộng rãi về linh đạo: để chỉ bất cứ thế giới quan nào bạn có và bất cứ hệ thống giá trị nào đi đôi với thế giới quan kia, dù trong cách nói năng của bạn, bạn từ khước không dùng các hạn từ như linh đạo, tâm linh.
Từ đó, các tác giả đưa ra ba mẫu linh đạo: Truyền Thống, Chiết Trung (eclectic) và Duy Nhân (humanist). Linh Đạo Truyền Thống để chỉ những ai nhận mình là Kitô hữu, tham dự các giáo hội Kitô giáo, cũng như một số tín hữu thuộc các tôn giáo lớn có tính hoàn cầu, như Hồi Giáo, Phật Giáo và Ấn Giáo, vốn là các truyền thống tôn giáo cực kỳ lâu đời trên thế giới. Tuy nhiên, họ chỉ đại diện rất ít trong cuộc nghiên cứu này. Tóm lại, tuy Truyền Thống ở đây chỉ các Kitô Hữu và Các Truyền Thống Khác, nhưng cốt chính chúng tôi nhằm vào các Kitô hữu, bởi lý do đơn giản họ là nhóm đa số gắn bó với con đường truyền thống.
Chiết Trung là những người tin theo hai hay nhiều hơn các niềm tin Tân Đại (New Age), bí truyền hay Đông Phương. Thí dụ, tin tái sinh, tin đồng bóng (psychics), tin bói toán hay thuật chiêm tinh. Thêm vào đó, họ còn có thể thực hành tới bốn thể loại tôn giáo và tâm linh Tân Đại, bí truyền hay Đông Phương sau đây: yoga, tai-chi, bói bài hay bói toán. Phải nói ngay, một số người tự nhận là Chiết Trung vẫn duy trì một số niềm tin của Kitô giáo, như tin có sự sống đời sau, tin thiên thần, ma qủy v.v… Tuy chưa biết liệu các niềm tin này có phù hợp với quan điểm truyền thống của Kitô giáo hay không. Căn cứ vào tính chiết trung của họ, nghĩa là cái quan điểm sẵn sàng ‘thu nhặt’ đủ thứ, thì các niềm tin kia khó mà đi đúng hướng của Kitô giáo chính thống.
Nhóm Duy Nhân là nhóm khá đông của Thế Hệ Y. Nên các tác giả muốn tìm hiểu cái nhìn của họ về cuộc đời. Gọi họ là Duy Nhân, vì xem ra nhóm này không muốn đi theo một con đường tâm linh nào, kể cả con đường Truyền Thống lẫn các nẻo đường Chiết Trung của Tân Đại, của bí truyền và của Đông Phương. Xem ra họ nhất định quay gót đối với các nền linh đạo ấy. Mà thật ra, họ không duy nhân theo nghĩa cực đoan của hội duy nhân hay hội duy lý. Họ không nhất thiết giận dữ chống đối tôn giáo cổ truyền, mà có phần tỏ ra khoan dung đối với các tôn giáo ấy. Nên theo định nghĩa, họ không bài tôn giáo, họ chỉ không chọn con đường ấy cho bản thân họ.
Nhiều người duy nhân cho hay họ tin Thiên Chúa. Thành thử, các tác giả Phúc Trình chia các người Duy Nhân theo nhiều cấp bậc khác nhau. Có những người duy nhân kiên định, nghĩa là những người cho hay họ không tin Thiên Chúa và chưa bao giờ tin cả. Tuy nhiên vẫn có một biên giới chung giữa người duy nhân và người truyền thống, trong đó, có người trước đây từng có liên hệ với Kitô giáo hay một tôn giáo truyền thống nào đó, nhưng nay đã rời khỏi các tôn giáo này, nhưng vẫn giữ lại một số niềm tin nào đó. Những người này không những có thể nói họ tin Thiên Chúa, mà cho dù họ nói họ không tin đi chăng nữa, thì họ vẫn tin vào một lực sống hay một hữu thể cao siêu nào đó.
Nói cho ngay, căn cứ vào con số thống kê, ta thấy 48% Thế Hệ Y tin Thiên Chúa. Nhưng điều đó có thể gây hiểu lầm. Vì còn 30% nữa cho biết họ không biết chắc. Ngay những người nói họ không tin Thiên Chúa, ta vẫn có thể hiểu họ muốn nói: “chúng tôi không tin Đấng Thiên Chúa của các anh, hay Đấng Thiên Chúa của các tôn giáo định chế”. Còn những người không biết chắc, thì hết hai phần ba cho biết họ tin vào một hữu thể hay một lực sống cao hơn trong vũ trụ. Và đa số họ còn tin thêm rằng hữu thể hay lực sống cao hơn đó quan tâm chăm sóc tới họ nữa. Thành thử ra, có đến 80% Thế Hệ Y tin có một cái gì đó ở bên ngoài kia, và có tới 70% Thế Hệ Y tin cái gì bên ngoài kia ấy quan tâm tới họ. Michael Mason cho rằng đó là hình ảnh có tính cá nhân hóa rõ rệt đối với ‘cái gì đó ở bên ngoài kia’, một cái gì họ tin là có thật.
Vai trò các Giáo Hội
Kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy nhóm Truyền Thống chiếm 44 %, nhóm Chiết Trung chiếm 17% còn nhóm Duy Nhân chiếm 31%. Như thế đủ thấy nhóm Duy Nhân khá đông. Đông hơn con số thống kê chính thức của điều tra dân số. Nhưng đâu là vai trò của các Giáo Hội, một lãnh vực vốn là chuyên môn của Mason, vì ngài là một linh mục. Theo ngài, đây là phạm vi chính của cuộc điều tra. Và ở đây, người ta thấy các Giáo Hội như Anh Giáo và Công Giáo cũng chẳng lôi cuốn Thế Hệ Y gì lắm so với một vài giáo hội khác. Anh Giáo chiếm khoảng 8% Thế Hệ Y, ít hơn con số Thống Kê Dân Số chừng 8% hay 9%. Có khá nhiều người Anh Giáo thuộc Thế Hệ Y cho biết trước đây họ từng theo Anh Giáo nhưng nay không còn thuộc hệ phái ấy nữa. Các tác giả hỏi những người hiện nay không còn thuộc bất cứ giáo hội nào xem họ có thuộc giáo hội nào khi còn nhỏ tuổi hơn không, thì phần lớn nói là họ thuộc một giáo hội nào đó, cho đến cuối ban tiểu học. Việc chuyển tiếp từ tiểu học qua trung học thường là lúc người trẻ quyết định giáo hội không là của họ nữa. Và trong cả hai nhóm Anh Giáo và Công Giáo, đến hơn một phần tư trả lời “Có”, tôi vốn thuộc giáo phái ấy, tôi vốn nghĩ mình là Anh Giáo hay Công Giáo, nhưng nay, tôi hết nghĩ như thế nữa.
Tuy nhiên, những giáo phái như Luthêrô, Giáo Hội Chúa Kitô, Baptist, Pentecostal chiếm đến 16% Thế Hệ Y và họ nổi bật về nhiều phương diện trong niềm tin và thực hành Kitô giáo. Về phía Công Giáo, xem ra nhiều người thuộc Thế Hệ Y có phần tâm linh cao hơn là thế hệ cha mẹ họ, tức Thế Hệ Được Mùa Con Nít. Xem ra họ ý thức mạnh hơn đến mối liên kết bản thân của họ với Thiên Chúa. Và hình như cũng vì vậy mà có sự thay đổi trọng tâm từ chính trị qua bản thân nữa.
Đối với các tôn giáo khác như Hồi Giáo chẳng hạn, thì tuy họ rất mạnh về một số niềm tin và thực hành tôn giáo, nhưng việc tham dự các buổi phụng vụ, thì có vẻ lại không bằng các nhóm Kitô giáo khác. Có thể vì họ sống không gần các đền thờ chăng. Họ có chịu ảnh hưởng bởi trào lưu thích ứng với hiện đại và đổi thay không? Điều này không tránh khỏi, vì mặc dù chịu ảnh hưởng mạnh bởi gia tài sắc tộc của họ với các yếu tố tôn giáo của nó, họ vẫn tỏ ra hết sức Úc Châu ở nhiều phương diện khác. Giữa các niềm tin từng tạo nên tôn giáo của họ, họ nghĩ họ có quyền muốn lựa và lọc niềm tin nào họ thích, họ có khuynh hướng muốn nhìn nhận rằng các giá trị luân lý chỉ là tương đối, và không hề có điều đúng và điều sai tuyệt đối cho mọi người. Thành ra, nói chung, một số các nhấn mạnh có tính duy cá nhân, vốn là đặc điểm nổi bật của Thế Hệ Y, cũng đã tìm được đường xâm nhập các nhóm tôn giáo khác như Hồi Giáo, Phật Giáo và Ấn Giáo.
Các tín hữu riêng tư
Nhưng cần lưu ý một điều những người trả lời không thuộc một trong các giáo hội định chế trên không có nghĩa là họ thuộc Nhóm Vô Tôn Giáo. Nghĩ như thế không đúng. Vì tuy không thuộc một giáo hội định chế nào, nhiều người vẫn duy trì một số niềm tin tôn giáo và tham dự một số các thực hành tôn giáo riêng tư. Đúng như nhà xã hội học Hans Moll ở thập niên 1970 đã nói: phần lớn những người thuộc nhóm “Vô Tôn Giáo” thực sự là đại biểu cho những người thực hành tôn giáo cách riêng tư, một thứ cảm nhận linh đạo cá thể. Ông ta gọi họ là các tín hữu riêng tư. Nhưng ngày nay, trong ngành xã hội học về tôn giáo, người ta đang tranh luận gay gắt xem liệu những tín hữu riêng tư ấy có giữ được chút tôn giáo nào trong họ hay không. Nhiều người cho rằng cái gì đơn độc (solitary) cũng hết sức mỏng dòn, dễ vỡ.
Nhưng phải nói sao về những người cho là mình vô tôn giáo nhưng là người tâm linh? Theo Andrew Singleton, tại Hoa Kỳ, người ta đã tìm hiểu nhiều về mối liên hệ giữa những người thưa Có, tôi là người tâm linh, nhưng không phải là người tôn giáo. Thiển nghĩ nhóm chiết trung cho ta một số ý niệm ở đây, vì họ vốn ủng hộ một loạt các niềm tin khác nhau và một số ít hơn các thực hành, nên ta có thể gọi họ là tâm linh nhưng đứng ngoài biên giới tôn giáo. Tuy nhiên, trong cuộc điều tra này, các tác giả tránh không đặt ra các câu hỏi liên quan đến tâm linh đối nghịch với tôn giáo. Vì trong các cuộc phỏng vấn trước khi thực hiện cuộc điều tra này, họ thấy rằng phần lớn giới trẻ không thực sự hiểu rõ linh đạo là thế nào. Mà có yêu cầu người trẻ định nghĩa chữ linh đạo đi chăng nữa, hay họ nghĩ gì về chữ này, thì phần đông tỏ ra lúng túng. Thành thử, các tác giả chỉ đặt những câu hỏi đại loại như “bạn có nghĩ là bạn sống lối sống đó không? Hay nếu không, thì là lối sống nào? Một lối hỏi gián tiếp. Nói cách khác, theo Michael Mason, giới trẻ không dùng hạn từ linh đạo. Điều ấy không mấy quan trọng. Các tác giả dùng cách khác để đề cập tới nội dung của linh đạo. Dù sao, ở đây, hạn từ này cũng không được dùng rộng rãi như tại Hoa Kỳ. Hơn nữa, các tác giả phỏng vấn người trẻ mà có em chỉ mới 12 tuổi, nên chữ linh đạo có một nghiã rộng rãi hơn chữ tôn giáo.
Linh mục kiêm nhà xã hội học
Được hỏi trong tư cách vừa là linh mục, vừa là nhà xã hội học, ngài có quan tâm đến việc làm thế nào để linh đạo và tôn giáo lên khuôn cho xã hội hay không, xã hội ngày nay có đang gặp khủng hoảng hay không, Michael Mason nghĩ rằng bất hạnh thay, tư cách linh mục chẳng giúp ngài được gì trong việc làm tiên tri. Các nhà xã hội học thuộc trường phái cũ vốn quan tâm tới vấn đề làm thế nào một xã hội có thể liên kết với nhau mà sinh tồn nếu không cùng có một thế giới quan mạnh mẽ chung, nhất là không cùng chia sẻ một nền tảng gồm các giá trị chung. Theo ngài, xã hội chúng ta hiện đang được hòa nhập nhiều hơn nhờ một cấu trúc lớn lao các luật lệ, các quy tắc, và các chính phủ đang có nhiều quyền hành trong việc giám sát chặt chẽ các cá nhân công dân nếu công dân ấy lãnh tiền hay hưu bổng của chính phủ, có tên trên máy vi tính của Bộ Anh Sinh Xã Hội, chính phủ theo xát các đơn xin việc của bạn và nhiều việc khác, lại còn hệ thống thuế khóa nữa, liền khi bạn có lợi tức là nó tóm lấy bạn, quả nó kiểm soát thật kỹ cuộc sống của người ta. Thiển nghĩ, xã hội tùy thuộc nhiều vào các biện pháp cưỡng chế đó, xã hội thực sự kiểm soát dù không có âm mưu.
Ấy thế nhưng trong khi xã hội dựa vào các biện pháp kia mà hành động thì họ lại tỏ ra bất cần đến mức độ người dân có nội tâm hóa được các giá trị nghiêm chỉnh về ích chung hay không. Điều ấy quả là đáng tiếc vì nó khiến người ta quên không còn cảm nhận bản sắc mình như những cá nhân nữa. Mason quan tâm tới Thế Hệ Y là vì họ là thế hệ đầu tiên lớn lên trong cái môi trường thế tục hơn, nhiều mộng ước tự do hơn này mà bản sắc của họ từ nay lệ thuộc nhiều hơn vào sự trợ giúp của gia đình và bạn hữu, và hiện đang không còn được củng cố bởi các giáo hội, các nhóm hướng đạo, các nhóm cộng đồng, các khu xóm địa phương. Thế hệ này vì thế mỏng dòn, dễ bị thương tổn hơn các thế hệ trước. Không biết tương lai của họ trong xã hội sẽ ra sao.
Riêng đối với các giáo hội, ta thấy không hề có những viên đạn ảo thuật, không hề có những giải pháp dễ dãi, không hề có một chiến dịch quảng cáo nào cho Thế Hệ Y thấy số phận họ sắp gặp vận may. Điều các tác giả Phúc Trình này nhắm là khuyên họ thấu hiểu chính hoàn cảnh khác biệt trong đó Thế Hệ Y phải lớn lên so với hoàn cảnh 50 năm về trước và nếu Thế Hệ Y, nhờ kinh nghiệm sống, mà đạt được cảm thức muốn thuộc về một cái gì rộng lớn hơn, thì các giáo hội chính là các nguồn tài nguyên tuyệt vời vốn đã trở thành truyền thống. Không là thành phần của một định chế có nghĩa là bạn phải tự làm lấy các lỗi lầm của mình, bạn phải tự tái sáng chế lấy bánh xe cho từng vấn đề lớn trong đời. Điều mà truyền thống đề nghị chính là thứ túi khôn đã được tích lũy từ những điều tốt nhất của các thời đại. Thiển nghĩ các truyền thống kia phải sẵn sàng những thứ ấy khi Thế Hệ Y cảm thấy nhu cầu cần đến chúng.
Theo Andrew Singleton, hiện nay, hướng nhìn của cá nhân chủ yếu chỉ là chính họ, phúc lợi của riêng họ, làm thế nào để thoả mãn mình, và quá chút nữa là gia đình họ, chứ không phải công ích cộng đồng như một toàn bộ. Ta có thể nhận thấy điều ấy qua việc xuất hiện những khu ngoại ô với những dẫy nhà rộng lớn trong đó con nít được trang bị đủ thứ X-box, thay vì mạo hiểm ra ngoài chơi đùa với bạn bè cùng phố. Mà cả các giáo hội nữa xem ra cũng đang ráng thân thiện với những người trẻ bằng cách nhấn mạnh những thứ lý thuyết như Thiên Chúa hết mực quan tâm tới sự an toàn tài chánh của họ, phúc lợi bản thân họ, tình trạng làm ăn của bạn, v.v… dù các giáo hội ấy vẫn có một số yếu tố có tính định hướng cộng đồng. Thành thử, xem ra câu hỏi đầu tiên phải đặt ra là thực sựThiên Chúa muốn làm gì cho tôi ở trên đời?
Chú Thích:
1. Tiến sĩ linh mục Michael Mason là chuyên viên nghiên cứu của Viện Cổ Vũ Nghiên Cứu và là Giám Đốc Văn Phòng Nghiên Cứu Mục Vụ Của Viện Đại Học Công Giáo Úc tại Melbourne.
2. Tiến sĩ Andrew Singleton là Giảng Sư Xã Hội Học tại Đại Học Monash, Melbourne. Ông chuyên nghiên cứu xã hội học về đàn ông và nam tính cũng như linh đạo trong xã hội ngày nay.
ĐTC nói: Kitô Hữu được mời gọi để đón chào chứ không để áp đặt
BRINDISI, Ý Đại Lợi, ngày 15 tháng 6, năm 2008 (Zenit.org) – ĐTC Bênêđictô XVI nói rằng các Kitô hữu phải là dấu hiệu và công cụ của lòng nhân từ và thương xót của Đức Kitô.
ĐTC quả quyết điều này hôm nay trong Thánh Lễ ngài cử hành tại thành phố hải cảng Brindisi trong vùng đông nam Apulia nước Ý.
Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống giáo Gennadios cũng có mặt trong số những người tham dự Thánh Lễ ở thành phố này, đó là dấu hiệu của sự gặp gỡ giữa Đông Phương và Tây Phương. ĐTC đã chào đón ngài trong khi nhắc lại “ơn gọi đại kết thích hợp với Hội Thánh ở Brindisi.”
Trong bài giảng, ĐTC Bênêđictô XVI đã nói về ý nghĩa của đức nhân từ của Kitô giáo và liên hệ của nó với thành phố Brindisi, là thành phố mà từ thập niên 1990 đã phải đương đầu thường xuyên với những khủng hoảng về di dân trầm trọng.
Ngài đã ghi nhận, “Đức nhân từ của Kitô giáo không liên hệ gí với chủ nghĩa mộ đạo, với chủ nghĩa trợ cấp (welfarism). Ngược lại, nó đồng nghĩa với tình đoàn kết và chia sẻ, và được làm cho phấn khởi bởi hy vọng. Nó phát sinh từ lời Chúa Giêsu nói với các tông đồ: ‘Khi đi đường các con hãy rao giảng rằng Nước Trời đã gần.’”
ĐTC tiếp tục, “Đó là hy vọng, một niềm hy vọng được đặt nền tảng trên cuộc quang lâm của Đức Kitô, là điều tuyệt đối trùng hợp với Con Người và mầu nhiệm cứu độ của Người, như đề tài của Đại Hội Giáo Hội Ý lần thứ tư tại Verona đã nhắc lại rất đúng: Đức Kitô Phục Sinh, là hy vọng của thế giới.”
Quyền Năng Canh Tân
ĐTC thêm rằng lòng nhân từ của cáv Kitô hữu đón chào chứ không áp đặt, bởi vì đó là cách mà Chúa Giêsu đã hành xử, với một phong thế không thể lầm lẫn được của Người, phong thế của Tin Mừng, bao gồm những cử chỉ “khiêm nhường và kín đáo” tuy nhiên “chứa đựng quyền năng vĩ đại cho việc canh tân.”
ĐTC nhấn mạnh rằng bằng cách này Hội Thánh được mời gọi để nên thánh và truyền giáo.
Và ngài nói tiếp: “Về diện này thật là hữu ích để ghi nhận rằng Mười Hai Tông Đồ không phải là những người hoàn toàn, được chọn lựa vì các ngài hoàn hảo về luân lý và tôn giáo.
“Các ngài là những người có lòng tin chắc chắn, đầy nhiệt huyết và hăng say, nhưng được đánh dấu bằng những giới hạn nhân bản của các ngài, đôi khi khá trầm trọng. Vậy, Chúa Giêsu đã gọi các ngài, không phải vì các ngài là Thánh, nhưng vì các ngài có thể trở nên Thánh. Như chúng ta. Như tất cả các Kitô hữu.
“Hội Thánh là cộng đồng những người có tội nhưng tin vào tình yêu của Thiên Chúa và để cho Ngài biến đổi họ, và nhờ cách này họ trở nên thánh.”
Cùng Một Chúa Thánh Thần
ĐTC khuyến khích tất cả những người hiện diện: “Thưa anh chị em của Hội Thánh cổ Brindisi, anh chị em hãy trở nên sinh động bởi niềm hy vọng mà trong đó anh chị em đã được cứu độ, hãy trở nên dấu chỉ và công cụ của lòng nhân từ và thương xót của Đức Kitô.
“Chúa Thánh Thần là Đấng đã hoạt động trong Đức Kitô và trong Nhóm Mười Hai cũng là Đấng đang hoạt động trong anh chị em và làm cho anh chị em đem dấu chỉ của Vương Quốc tình yêu, công lý và hòa bình, -- là Vương Quốc đang đền, thực ra đã đến trong thế gian -- lại cho những ai đang sống trên đất này.”
Cũng như Thánh Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa mà ĐTC đã cử hành, các tín hữu đã quỳ gối để rước Lễ từ ĐTC.
Tổng Thống Bush và Đức Thánh Cha Đang Đi Dạo |
Theo hãng tin Indepedent.co.uk cho biết: trước sự đón tiếp nồng hậu này của Đức Thánh Cha, có rất nhiều tin đồn cho rằng Tổng Thống Bush - cũng sẽ nối gót Ông Tony Blair - Cựu Thủ Tướng Anh Quốc, cải từ đạo Tin Lành Cơ Đốc sang đạo Công Giáo.
Chuyến viếng thăm của Tổng Thống Bush đến Vaticăn là chuyến viếng thăm mà chưa có vị Quốc Trưởng nào đã được Đức Thánh Cha đón tiếp như vậy.
Thay vì đón chào Tổng Thống, giống như việc đón chào các vị khách cao cấp khác, trong thư viện của Đức Thánh Cha nơi Dinh Thự Tông Đồ, thì lần này Đức Thánh Cha hướng dẫn Ông Bush đi xung quanh Tháp Thánh Gioan - vốn được xây cất từ thời Trung Cổ, rồi sau đó đi dạo qua các khu vườn của Vaticăn, và được điểm tô thêm vào đó chính là buổi hòa nhạc ngắn ở ngoài bầu trời lộng gió do Ca Đoàn của Nguyện Đường Sistine trình diễn.
Đức Thánh Cha đứng đợi Tổng Thống Bush ở ngay cổng vào của Tháp Thánh Gioan. Khi đến nơi, Tổng Thống Bush đã rất ngạc nhiên đến không ngờ trước sự đón tiếp thân mật như vậy dành cho Ông, rồi sau đó cả hai người đều khuất dạng trong vòng nửa tiếng đồng hồ để bàn thảo những việc riêng, vốn mọi chi tiết của cuộc thảo luận giữa Ông và Đức Thánh Cha, đã không được tiết lộ ra cho công chúng.
Dĩ nhiên, buổi tiếp đón nồng hậu này là để đáp lễ lại sự đón tiếp quá trịnh trọng mà Tổng Thống Bush đã dành cho Đức Thánh Cha tại Tòa Bạch Ốc vừa qua với sự tham dự của 9,000 vị khách cùng hiện diện để chúc mừng sinh nhật lần thứ 81 của Đức Thánh Cha, và việc Ông Bush cũng là vị Tổng Thống đầu tiên phá lệ để ra tận máy bay đón tiếp Đức Thánh Cha - một hành động khiêm tốn và kính trọng chưa từng thấy nơi một vị Tổng Thống Hoa Kỳ dành cho Đức Thánh Cha.
[Khác với việc thái độ đón tiếp thất kính của Bill Clinton dành cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị - vốn đã chọc giận rất nhiều người Công Giáo - ND]
Thế nhưng không chỉ có vậy, các tin đồn rất thực cho rằng: Ông Bush một người Tin Lành Methodist lâu năm đang chuẩn bị gia nhập Đạo Công Giáo.
Chính người em của Ông là vị cựu Thống Đốc tiểu bang Florida, Jeb Bush, cũng đã chuyển sang Đạo Công Giáo khi Ông này kết hôn với Bà Columba, một người Mêhicô gốc Công Giáo.
Tòa Thánh Vaticăn có quan điểm rất khác so với Tòa Bạch Ốc về vấn đề di trú và án tử hình, thế nhưng đối với các vấn đề quan trọng nền tảng như: việc nghiên cứu tế bào gốc, hôn nhân đồng tính luyến ái, cái chết êm dịu, và chuyện phá thai, thì cả hai đều có cùng quan điểm rất "hài hòa" với nhau, nói theo kiểu của tờ báo Công Giáo số ra hằng ngày có tên L'Avvenir đã nhìn nhận như vậy.
Đức Hồng Pio Laghi, đặc sứ của Đức Thánh Cha tại Tòa Bạch Ốc nói: "Tổng Thống Bush tin vào các giá trị của Giáo Hội và người em của Ông cũng là người chuyển sang Đạo Công Giáo."
Tin thêm về việc Tổng Thống Bush có thể gia nhập Công Giáo
Tin Cathnews.com ngày 16 tháng 6, năm 2008.
Các báo chí Âu Châu đã tường thuật rằng Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush có thể sẽ theo chân em ông là cựu Thống Đốc Tiểu Bang Florida Jeb Bush và cựu Thủ Tướng Anh Tony Blair gia nhập đạo Công Giáo sau khi mãn nhiệm kỳ Tổng Thống.
Báo Telegraph của Nước Anh tường trình rằng một số báo chí ở Nước Ý đã bàn về tin này.
Tờ Il Foglio của Ý nói rằng tìn đồn đang được loan truyền có thể đúng: “cái gì cũng có thể cả, nhất là đối với một người được tái sanh như ông Bush.”
Nhưng cũng như trường hợp của cựu Thủ Tướng Tony Blair, ‘Nếu có gì xảy ra thì sẽ xảy ra sau khi mãn nhiệm kỳ Tổng Thống, chứ không xảy ra trước khi. Trường hợp này tương tự như trường hợp ông Blair, nhưng với những sự kiện khác nhau.”
Thông tấn xã Catholic News tường trình rằng Cha William Rutler, bạn của Tổng Thống Bush, là người đã trở lại Công Giáo năm 1979, nói rằng ông Bush rất quý trọng Đạo Công Giáo được thành lập qua việc Đức Kitô chỉ định Thánh Phêrô như Giáo Hoàng đầu tiên thế nào.
Vị linh mục nói: “Tôi nghĩ điều làm ông Bush say mê về Đạo Công Giáo là sự đáng tin cậy về lịch sử. Ông thích thần học hệ thống của Hội Thánh, cùng tính vững chắc và ổn định nội tại của nó.” Cha Rutler cũng nói rằng Tổng Thống “cũng ý thức rằng so với đạo Công Giáo, thì đạo Tin Lành (Phái Tin Mừng – Evangelicanism) có vẻ bị hạn chế cả về thần học lẫn lịch sử.”
Theo báo Washington Post, thì Tổng Thống Bush hiện nay đang thuộc về một nhà thờ Methodist ở Texas và đi nhà thờ Anh Giáo ở Wasington, D.C.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vị quốc trưởng đã có một liên hệ rất tốt với Đức Giáo Hoàng và tỏ ra rằng ông rất tôn trọng đạo Công Giáo.
Báo Telegraph ghi chú rằng trước khi lên làm Tổng Thống, cố vấn chính trị của ông Bush đã mời các nhà trí thức Công Giáo về Texas để giải thích những giáo huấn của Hội Thánh cho Tổng Thống. Ông Bush cũng đã chỉ định những người Công Giáo vào Tối Cao Pháp Viện, đã chọn những người viết diễn văn và cố vấn Công Giáo và đã đọc các sách thần học của Đức Thánh Cha.
Vào Tháng Tư, trước khi Đức Thánh Cha tông du Hoa Kỳ, tờ Washington Post đã trích lời của ông William McGurn, một trong những người đã viết diễn văn cho ông Bush rằng, “Tôi thường nói rằng có nhiều người Công Giáo trong nhóm viết diễn văn của Tổng Thống Bush hơn là bất cứ nhóm đứng hàng đầu nào của Đại Học Notre Dame trong nửa thế kỷ qua.”
Cựu Thượng Nghị Sĩ Rick Santorum gán cho ông Bush nhãn hiệu Tổng Thống Công Giáo. “Tôi không nghi ngờ gì điều ấy. Ông ấy chắc chắn phải Công Giáo hơn ông Kennedy.”
Trong khi Tổng Thống Kennedy phải vất vả so đo giữa nền giáo dục Công Giáo của ông và chính trị, thì nhiều quan điểm của Tổng Thống Bush về những vấn đề đạo đức như hôn nhân đồng tính, phá thai, và nghiên cứu tế bào gốc đều đồng quan điểm với Hội Thánh.
Nhưng ông Bush đã bị nhiều người Công Giáo chỉ trích. Họ vạch ra rằng việc tấn công Iraq là hoàn toàn ngược lại với giáo huấn của Vatican. [chú thich 1]
Tuy nhiên, tờ Post nhắc lại rằng trước cuộc chiến Tổng Thống đã gặp những người Công Giáo và bàn về thuyết Chiến Tranh Chính Đáng (Just War). “Cố vấn Toà Bạch Ốc Leonard Leo, là người đứng đầu chương trình “nối vòng tay với người Công Giáo (Catholic outreach)” của Ban Chấp Hành Quốc Gia của Đảng Cộng Hòa, nói rằng ông Bush “tham dự vào các cuộc đối thoại với người Công Giáo và chia sẻ quan điểm với họ một cách rất đặc biệt trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ.”
Suy đoán [về việc ông Bush trở lại] xảy ra sau 30 phút "mặt gặp mặt" thân tình và cởi mở giữa Tổng Thống Bush và ĐTC Bênêđictô hômThứ Sáu tại Tháp Thánh Gioan thời trung cổ ở Vatican, một nơi gặp gỡ rất đặc biệt ngaọi lệ dành cho TT Bush thay vì nơi ĐTC thường tiếp khách là thư viện tư của ngài.
Người ta đã có thể nghe vị lãnh tụ Hoa Kỳ nói lớn tiếng “Thật là hân hạnh” khi ông siết tay ĐTC sau khi ra khỏi chiếc xe limousine màu đen với phu nhân là bà Laura.
-------------------------------------------------------
[1] Hội Thánh dạy rằng phá thai, hôn nhân đồng tính và nghiên cứu tế bào gốc từ phôi thai là những vấn đề luân lý không thể nhượng bộ được vì tự bản chất của chúng là dữ. Những ai vi phạm hay cộng tác với những điều trên không những phạm tội trọng mà còn tự động bị truất phép thông công. Còn vấn đề chiến tranh Iraq và án tử hình thì Vatican phản đối vì không cần thiết, nhưng không phải là vấn đề trầm trọng như ba vấn đề trên. ĐHY Ratzinger trong văn thư gửi các giám mục Hoa Kỳ về việc Rước lễ đã nói rằng những ai không đồng ý với ĐTC về những vấn đề sau này vẫn có thể lên Rước Lễ.
ĐTC nhắc lại Brindisi đã có thời là “một nơi cho lên tầu của Đông Phương” như thế nào, và nó vẫn còn là một “hải cảng mở ra biển”, nơi mà nhiều người tỵ nạn gần đây từ Đông Âu đã đến tìm “chỗ trú ẩn và sự giúp đỡ”.
Ngài nói: “Tình đoàn kết như thế tạo nên một phần những đức tính hợp thành gia sản công dân và tôn giáo phong phú của anh chị em. Trong số những giá trị bắt nguồn từ sứ sở của anh chị em, tôi muốn nhắc đến việc tôn trọng sự sống, và đặc biệt là việc gắn bó với gia đình mà ngày nay đang phải đương đầu với những tấn công bởi nhiều thế lực đang tìm cách làm cho nó bị yếu đi. Ngay cả trong lúc chạm trán với những thách đố này, việc tất cả những người thiện tâm sẽ đứng lên bảo vệ gia đình, nền tảng vững chắc để xây dựng đời sống của tất cả xã hội trên đó, là điều cần thiết và quan trọng thế nào”.
Quay sang phiá giới trẻ, ĐTC đã giải thích rằng ngài đã hiểu rõ cả nhiệt tình của họ đối với đời sống lẫn những vấn đề đang làm cho họ lo âu. Ngài nói, “Đặc biệt, cha hiểu gánh nặng đang đè trên nhiều người trong chúng con, trên tương lai của chúng con, bởi vì vấn đề thất nghiệp bi thảm. … Cũng vậy, cha biết rằng tuổi trẻ của chúng con đang bị đe dọa bởi cạm bẫy làm tiền dễ dàng, và bởi cám dỗ đi tìm nương nấu ở những thiên đàng giả tạo hay để mình bị lôi cuốn bởi những hình thức thỏa mãn vật chất suy đồi.
Ngài thêm, “các con đừng để mình bị rơi vào cạm bẫy của ma quỷ. Các con hãy tìm một cuộc đời đầy giá trị, để tạo dựng một xã hội công bằng hơn, cởi mở hơn cho tương lai. … Điều đó tùy ở các con. … để đảm bảo rằng tiến bộ trở nên tốt lành hơn cho mọi người. Và con đường tốt lành, như các con biết, có một tên: tên nó là tình yêu”.
ĐTC nói, “Tình yêu của Thiên Chúa có dung mạo dễ thương và nhân từ của Đức Chúa Giêsu Kitô.” Ngài bảo các bạn trẻ, “và như thế, chúng ta đã đến trọng tâm của Sứ Điệp Kitô giáo: Đức Kitô chính là câu trả lời cho các thắc mắc và các vấn đề của chúng con. … Chúng con hãy trung tín đi theo Người. Và để gặp được Người, chúng con hãy yêu Hội Thánh của Người, hãy cảm thấy mình có trách nhiệm đối với Hội Thánh, đừng tìm cách tránh né đóng vai những người lãnh đạo can đảm - mỗi người tùy theo hoàn cảnh của mình”.
“Chúng con là khuôn mặt trẻ của Hội Thánh. Vậy chúng con đừng quên đóng góp để Tin Mừng mà Hội Thánh rao giảng có thể lan tràn khắp nơi. Chúng con hãy trở nên những tông đồ cho bạn bè chúng con”.
Sau cuộc gặp gỡ ĐTC đã đến tư gia của toà TGM Brindisi-Ostuni và nghỉ đêm ở đó.
By Peter Popham in Rome
Saturday, 14 June 2008
President George Bush was given such a splendid welcome by Pope Benedict XVI yesterday that rumours started flying that the President, like Tony Blair before him, was on the verge of converting to Catholicism.
It was a Vatican visit such as no other head of state has ever enjoyed. Instead of greeting him, like all previous high-ranking visitors, in the papal library of the Apostolic Palace, the Pope took Mr Bush round the medieval St John's Tower then gave him a tour of the Vatican gardens, culminating in a brief open-air concert by the Sistine Chapel Choir.
The Pope waited for the President at the entrance of the tower. As he arrived, the President was overheard gushing "What an honour" as the two men disappeared for a half-hour tête-à-tête, details of which have not been made public.
The special reception was seen as a return of favours for the magnificent party thrown for the Pope two months ago when he turned 81 during his US tour, attended by up to 9,000 guests. But yesterday the Vatican was seething at rumours that there was much more to it than protocol: George Bush,lifelong Methodist, was about to convert.
The notion was given extra mileage by the fact that the President's brother Jeb, the former governor of Florida, converted to Catholicism on marrying his wife Columba, a Mexican.
The Vatican differs from the White House on immigration and the death penalty but on other issues including stem cell research, gay marriage and abortion there has been, as the Catholic daily L'Avvenire put it, "total harmony."
Cardinal Pio Laghi, the papal envoy to the White House, said: "Bush believes in the values of the Church and his brother is a convert."
Đúng 6h sáng, đoàn rước Đức Cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng Giám mục Phụ tá vào nguyện đường chủ sự thánh lễ đồng tế tạ ơn Hồng ân Khấn dòng. Cùng đồng tế có Đan viện phụ đan viện Thiên An Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, linh mục bề trên dòng Chúa Cứu Thế và dòng Thánh Tâm, cùng đông đảo linh mục trong và ngoài giáo phận. Trong bài huấn từ của Đức Giám mục Phụ tá, Ngài đã nhắn nhủ các nữ tu tuyên khấn: “Thánh giá là bằng chứng hùng hồn nhất minh chứng tình yêu của Thiên Chúa. Người đã hiến cả mạng sống mình trên thập giá vì tình yêu. Ngài đã cương quyết trong giờ tử nạn: “Một xin theo ý cha, đừng theo ý con”. Đối với các chị mừng Ngân khánh Khấn dòng, Đức Cha Phụ tá đã nói: “ 25 năm trong cuộc đời tận hiến đủ để các chị có thể nhìn lại mình, cũng có lúc các chị có những suy nghĩ bất trung với Chúa nhưng các chị đã vượt qua. Xin Chúa thứ tha mọi lỗi lầm trong quá khứ.
Trong nghi thức Khấn dòng, 17 khấn sinh tuyên khấn lần đầu đã lần lượt quỳ trước Đức Giám mục Phụ tá, thay mặt đấng bản quyền của Tổng Giáo phận Huế và trong vòng tay của nữ tu Anna Trần Thị Hồng Túy Tổng bề trên Hội dòng đã khấn hứa: “Giữ đức khiết tinh nghèo khó và vâng phục theo hiến chương Hội dòng”. 11 nữ tu sẽ qua nhiều năm thử thách sau khi tuyên khấn lần đầu, giờ đây quyết tâm vâng theo ý Chúa như lời Đức Giám mục Phụ tá đã nói: “Một xin theo ý Cha, đừng theo ý con”. Các chị đã tuyên khấn vĩnh viễn trong niềm hân hoan của các Đấng Bề Trên và trong sự xúc động tột bậc của thân nhân và gia quyến, từ nay các chị đã tận hiến mình cho Chúa, nguyện vác thập giá chấp nhận mọi gian khổ để phục vụ Giáo Hội và Xã hội. Đức Giám mục đã trao cho mỗi chị một Thánh giá, biểu tượng của Hội dòng.
Trải qua những giây phút trang nghiêm mà ấm cúng và tràn đầy hân hoan. Sau thánh lễ, các nữ tu tuyên khấn đã được Đức Giám mục, các linh mục và thân bằng quyến thuộc, bạn bè thân hữu chúc mừng trong vòng tay yêu thương trìu mến. Nguyện chúc các chị mãi mãi hướng về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để có thể vượt qua mọi thử thách của cuộc đời nhiều cạm bẫy và đầy sóng gió.
Nhà thờ La Mã ở Bến Tre |
Tại làng Hiệp Hưng, Tỉnh Bến Tre, thuộc Giáo Phận Vĩnh Long có một nơi gọi là Bầu Dơi. Nơi đây là một cánh đồng trũng bỏ hoang, cây cối mọc um tùm, là nơi dành cho chim cò dơi cú đến tụ họp. Dân chúng vùng này phần đông quây quần tụ họp chung quanh chợ Sơn Đốc, cách Bầu Dơi chừng hai cây số.
Khoảng năm 1930, cha sở Cái Bông là cha Luca Sách ở gần đấy, sai một thầy đến giảng đạo và cất một ngôi nhà thờ nhỏ ở gần khu chợ để làm nơi phượng tự và giảng dạy những người tân tòng. Từ năm 1945, chiến tranh làm cho họ Cái Bông và Sơn Đốc không giao thông được với nhau. Mãi tới năm 1947, chiến tranh lan rộng, dân chúng Sơn Đốc phải tản cư hết, trong số đó có 11 gia đình tản cư lên Bầu Dơi. Thế là nhóm Công Giáo này không có Linh Mục chăm sóc. Mấy năm sau họ mới tiếp xúc được với xứ Cái Sơn do cha Phêrô Dư cai quản, cách xa tới 20 cây số. Sau đó một năm, dân làng Bầu Dơi cất được một ngôi nhà thờ làm nơi thờ phượng. Ngày 11 tháng 11 năm 1949 Đức Cha Vĩnh Long về làm phép Thêm Sức tại Cái Sơn, Ngài đã thân hành đến thăm Bầu Dơi và đổi tên là họ La Mã, Bến tre. Từ đó La Mã xuất hiện tại Việt Nam.
Nguyên khi lập nhà thờ Sơn Đốc năm 1930, Cha Luca Sách, Bổn Sở Cái Bông có tặng nhà thờ này một bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có lộng khám kiếng. Nhưng năm 1957, khi bổn đạo bỏ nhà cửa, đền thờ, chợ búa đi tản cư khắp nơi, ông già Nguyễn văn Hạt là trùm trong họ phải rước ảnh Đức Mẹ về nhà mình. Sau ông cho con trai là Nguyễn văn Thành mượn đem về nhà riêng.
Ngày mùng 2 tháng 2 năm 1957, có cuộc khủng bố đạo ở vùng này, gia đình anh Thành cũng như bao gia đình khác phải nhiều sự khốn khó, đến bức ảnh cũng bị mất tích, ông trùm Hạt rất là buồn bã.
Một hôm vào thượng tuần tháng năm, người láng giềng của nhà anh Thành tên là Võ thị Liễng (đạo Cao Đài) đi xúc cá ngoài ven sông, vớt được một cái khung ảnh. Anh Thành nhận ra là cái khung ảnh Đức Mẹ của gia đình đã bị mất từ mấy tháng trước. Chị Hiền cho lại anh Thành. Anh đem khám đi rửa nhưng ảnh không còn nét chi nữa, ngoài mấy nét mờ mờ như nét viết chì. Nhân ngày ấy các bà phước đang tô điểm bàn thờ, chị vợ đã đến xin thuốc về cho chồng tô lại bức ảnh, nhưng các bà đã hết thuốc, lại bảo về nhà mua ảnh khác mà dùng chứ vẽ lại sao được.
Ảnh thật sự hư rồi, ảnh không còn để tôn kính được mà đem ra che mưa đỡ nắng ở nơi mái hiên nhà bị dột. Đến tháng tám dương lịch, vì tình thế chiến tranh, anh Thành là thanh niên nên cũng không thể ở nhà được, phải dọn sang Tam Bình là quê vợ sinh lánh nạn. Ông Hạt đến nhà dọn đồ cho con thấy bức ảnh vứt trong kẹt vách, lấy về đặt trên bàn thờ sáng tối cầu nguyện.
Hai tháng sau, ngày mùng 7 tháng 10 năm 1950, chiến sự lại diễn ra ngay trong khu vực Bầu Dơi, lửa đạn bắn ra tơi bời khiến dân làng phải chạy trốn. Ông Trùm Hạt cùng người con út không kịp chạy phải núp dưới tủ thờ cho qua cơn sóng gió. Lúc im tiếng súng, căn nhà ông đã bị tan nát vì súng đạn, chỉ trừ nơi tủ thờ ông núp là còn nguyên vẹn, nhìn lên ảnh Đức Mẹ để tạ ơn thì ôi lạ lùng xiết bao! Bức ảnh mờ phai mục nát trước kia, sao đã sáng rõ mọi nét, tốt tươi mọi màu sắc từ lúc nào? Ông Trùm cảm động vô cùng. Với tâm hồn đơn sơ và thành tín của một ông già đạo đức nơi thôn dã, ông tin ngay là một phép lạ của Đức Mẹ: Đức Mẹ chẳng những đã cứu thoát hai cha con ông trong lúc nguy khốn cực điểm, lại còn hiển linh trên bức ảnh phai mờ mà xưa nay ông vẫn tôn kính và hết niềm cậy tin
Hai mắt rướm lệ, ông Trùm Hạt cùng con quỳ xuống tạ ơn Đức Mẹ. Ngay chiều hôm đó ông Trùm Hạt đi nhà thờ cầu kinh, rồi kể cho hai bà phước nghe biết sự lạ đã xẩy ra trên bức ảnh của ông. Hai bà nói:
- Ngày mai chúa nhật, ông đem bức ảnh đến cho chúng tôi coi.
Sáng hôm sau ông đi lễ mang theo bức ảnh và hai bà nói:
- Qủa thiệt, hồi vớt bức ảnh lên thì mục nát phai mờ, mà bây giờ ảnh Mẹ đẹp tốt tươi thế này, ấy là Đức Mẹ thương ông lắm.
Các bổn đạo trong họ cũng đều nhận sự lạ lùng đã xẩy ra nơi bức ảnh. Ai nấy đều như phấn khởi và hân hoan vì đã thấy sự lạ, nhất là được thấy một bức ảnh đẹp chưa từng có.
Sau ông Trùm Hạt đưa ảnh tới Cái Bông cho cha sở cũ của mình là cha Sách coi. Ngài bảo:
- Để bức ảnh lại đây tôi giữ giùm, đợi khi nào La Mã dựng xong nhà thờ sẽ cho rước về.
Ngày 20 tháng 6 năm 1951, họ La Mã khánh thành ngôi nhà thờ mới, tuy cũng lợp lá sơ sài, nhưng khang trang rộng rãi hơn trước. Ngày 15 thang 8 năm 1951, nhân dịp mừng lễ Đúc Mẹ Mông Triệu lần đầu tiên, kể từ khi Đức Giáo Hoàng Piô 12 ban sắc lệnh phải tin về tín điều Mẹ Lên Trời cả hồn cả xác này, Cha Phêrô Dự xin họ La Mã cho họ chánh xứ Cái Sơn mượn bức ảnh lạ về tôn kính trong một tuần 9 ngày. Chính ngày lễ Mẹ Mông Triệu, trước giờ hành lễ, người ta rước bức ảnh xung quanh nhà thờ, đến khi sắp đặt bức ảnh lên đài, cha Phêrô Dự đang sắp giảng, ngài nhìn lên bức ảnh cầu nguyện thì ôi! lạ lùng thay! ngài thấy trong bức ảnh một mũ triều thiên hiện thêm ra trên đầu Đức Mẹ. Ngài nhớ rõ bức ảnh trước đây không có triều thiên. Ngài quay ra chỉ cho bổn đạo thấy sự thay đổi lạ lùng ấy. Hàng ngàn người có mặt ở nhà thờ đều cảm động.
Ngày 12 tháng 1 năm 1952 Đức Cha Ngô Đình Thục đến viếng họ La Mã. Sau khi ở nhà thờ về, ngài hỏi cha Dự:
- Ủa! Sao trên đầu Đức Mẹ lại có cái triều thiên từ bao giờ? Lần trước tôi có thấy đâu?
Bấy giờ cha Dự mới kể cho ngài nghe câu chuyện xẩy ra hôm 15 tháng 8 năm 1951. Hiên nay nhiều người còn giữ được hình chụp bức ảnh trước ngày 15 tháng 8 năm 1951, nghĩa là khi chưa có mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ. Đó là tang chứng rất rõ ràng.
Một điều khác cũng đáng để ý, là khi bức ảnh mới vớt lên, vì ảnh gắn vào với kính, nên khi gỡ ra thủng nhiều chỗ. Bây giờ chẳng những chân dung Mẹ hiện lên rất đẹp, mà những chỗ thủng trước kia cũng biến mất, chỉ còn một lỗ ở phía sau. Tuy vậy mặt sau bức ảnh và trên cái khung gỗ, vẫn còn nhiều dấu vết do sự ngâm lâu dưới bùn và nước.
Từ đó, tin Đức Mẹ hiện hình đồn ra khắp nơi và người ta tuôn đến La Mã cầu xin Đức Mẹ đông đúc vô ngần. Nhiều người đã tuyên bố mình đã được phép lạ tỏ tường.
Trước lòng cậy trông và sùng kính của dân chúng, Đức Giám Mục Vĩnh Long đã ban một tâm thư huấn dụ như sau:
"Dù Bề Trên chưa đoán định hư thật thế nào, Toà Ta không cấm bổn đạo đến viếng nhà thờ ấy, miễn là sẵn lòng vâng phục lý đoán Hội Thánh sẽ ra, sau khi đã truy cứu rõ ràng cẩn thận, và miễn là hằng nhớ mình đến viếng nơi thánh ấy cho được cầu nguyện và hãm mình, không phải đi du lịch, ăn chơi sung sướng. Cho nên Ta khuyên lơn ai đi đến nơi ấy- từ hàng Giáo sĩ cho đến bổn đạo thường - như không ăn chay được thì ít ra kiêng thịt và không dùng các thứ rượu.
Nếu không thức được trót đêm cầu nguyện thì it là thức một giờ làm giờ thánh hay là lần hạt Mần Côi.
Nếu không thinh lặng được thì nói nhỏ tiếng, không nên ồ ạt, cợt giỡn vì là nơi thánh.
Nam nữ không nên trà trộn, nhất là nhựt một chiều rồi. Người nữ phải ăn mặc nết na kín đáo, không nên lòe loẹt son phấn.
Ta khuyên ai nấy đừng lợi dụng chốn thánh mà buôn bán kiếm lời hoặc phổ khuyến xin khất gì.
Muốn cho ai nấy dễ bề chịu các phép Bí Tích thì Ta ban cho các cha đã có quyền giải tội trong Địa phận mình cũng được giải tội ở La Mã.
Sau hết Ta ước ao cho những kẻ tưởng mình đã được ơn riêng Đức Mẹ ban ở La Mã, thì trình bày việc ấy cho Cha Bổn sở, tốt hơn là xin giấy chứng minh lương y trước khi đi La Mã và sau khi nghĩ mình được ơn riêng Đức Mẹ cho thuyên giảm bệnh tật rồi, gửi giấy má ấy đến tay cha Sở La Mã."
Thánh lễ đồng tế trọng thể được cử hành, sốt sắng trong tâm tình yêu mến, biết ơn của nhiều người giáo dân tham dự hôm nay. Trong thánh lễ, ngoài nội dung nói về tình mẹ của Đức Maria đối với con người, linh mục thuyết giảng còn kể câu chuyện về một thanh thiếu niên trong một gia đình đạo Tin Lành, vì có lòng yêu mến Đức Mẹ mà được ơn Đức Mẹ dẫn dắt trở thành linh mục của Chúa Kitô.
Sau thánh lễ, các em thiếu nhi với các trang phục khác nhau đã tung hoa, múa trước ảnh Đức Mẹ trong tiếng hát rất hân hoan của cộng đoàn.
Việc cung nghinh đón rước trọng thể ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã làm cho nhiều người hiểu được tình yêu thương bao la, chan hòa của một người mẹ Thiên Chúa. Và mỗi người, trong cảm nghiệm của mình trên bước đường đời đã có thể nhận ra Đức Maria chính là quà tặng của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
19 giờ: tiếp đón khai vị. Trong một căn phòng nhỏ ấm cúng và thân mật. Một bàn chữ nhật đặt chính giữa. Trên bầy nước uống, bánh và rượu khai vị xen lẫn vài chậu bông xinh tươi chào đón quí khác. Quanh bốn bức tường một dẫy ghế xếp hình chữ nhật chờ đón khách mời.
Đức ông Vinh và ĐHY Mẫn |
Tay cầm ly nước với bánh gia vị, mỗi người ai cũng ghé chào Đức Hồng Y và cha Nguyễn Duy. Giây phút tiếp đón và chào hỏi đã tạm đủ, …
19 giờ 30: dùng cơm tối. Đức ông giám đốc Mai Đức Vinh mời Đức Hồng Y, cha Nguyễn Duy và các quan khách sang phòng cơm, dùng bữa tối. Trong một giờ đồng hồ, vừa dùng cơm tối, vừa làm quen, một vài trao đổi về tình hình công giáo ở Việt Nam, về mục vụ di dân với các cộng đoàn việt kiều hải ngoại, về những giao lưu, trao đổi và liên đới khả thi giữa người Việt Nam trong các châu lục khác nhau,… đã bắt đầu khơi mào.
Một vài gởi ý về buổi gặp gỡ Đức Hồng Y đã được trao đổi. Người thì nhấn mạnh đến việc lắng nghe Đức Hồng Y, kẻ thì lưu ý nên trao đổi với ngài về sinh hoạt mục vụ của mình, người lại lưu tâm đến một khung tổ chức và điều hợp tối thiểu cho buổi gặp gỡ có hiệu quả. Kết quả, một phân công tổ chức nhỏ đã được quyết định: luật sư Lê Đình Thông điều hợp tổng quát, giáo sư Trần Văn Cảnh ghi chép và phổ biến, Đức Ông Mai Đức Vinh ngỏ lời chào mừng, tặng quà và cám ơn. Mục tiêu phải đạt là lắng nghe lời chỉ dậy của Đức Hồng Y, mà không quên trao đổi chân tình với ngài.
20 giờ 30: Đức Hồng Y nói chuyện và trao đổi. Mọi người ai nấy đã dùng cơm, làm quen và trao đổi đôi lời. Đức Ông Mai Đức Vinh mời mọi người xuống hội trường để nghe Đức Hồng Y.
Trước một chiếc bàn phủ khăn hồng đơn sơ mà xinh xắn, thêm oai nghiêm mà cởi mở với một chậu bông lộng lẫy, Đức Ông mời Đức Hồng Y an tọa. Vây vòng bán nguyệt chung quanh bàn Đức Hồng Y, khoảng 50 đại biểu cộng đoàn dân Chúa Paris cũng vừa an toạ. Mở đầu, Đức Ông Mai Đức Vinh nói lời chào mừng Đức Hồng Y, Cha Nguyễn Duy và quý khách. Ngài trao tặng Đức Hồng Y cuốn sách giáo xứ vừa xuất bản và phổ biến cách đây ba ngày, vào chủ nhật 08 tháng 06 vừa qua: Hội đồng Qúi Chức.
Có trách nhiệm điều hợp buổi gặp gỡ, luật sư Lê Đình Thông mới Đức Hồng Y ban huấn từ.
Đức Hồng Y nói về «Năm thánh 2010 tại Việt Nam » (dưới khía cạnh Mục vụ di dân). Để khai triển đề tài này, ĐHY đã đề cập đến hai khía cạnh sau đây: Đường hướng mục vụ di dân của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tìm một chương trình Mục Vụ Di Dân chuẩn bị Năm Thánh 2010. Sau đó, ngài trao đổi với Cộng Đoàn Công Giáo Paris.
1. Mục Vụ Di Dân
Mỗi Giáo Hội địa phương đều có trách nhiệm mục vụ với người công giáo. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có trách nhiệm với người việt nam trên khắp thế giới, ở trong nước cũng như ở hải ngoại.
Đối với người công giáo việt nam ở hải ngoại, Giáo Hội Việt Nam có bổn phận: Giúp họ hội nhập vào xã hội và vào đời sống Giáo Hội sở tại nơi họ định cư; Giúp họ duy trì và củng cố sự hiệp thông với đời sống Giáo Hội Việt Nam; Giúp họ bảo tồn những giá trị tinh thần và đạo đức trong truyền thống văn hoá việt nam.
Từ sau 1975, Giáo Hội Việt Nam không có điều kiện chu toàn bổn phận mục vụ di dân hải ngoại. Do đó Bộ Truyền Giáo đặt ra Văn Phòng Phối Kết Mục Vụ, do Đức Ông Hoài và Đức Ông Đạo liên tiếp điều hành để lo Mục vụ cho người việt nam công giáo ở hải ngoại. Gần đây, thấy rằng người công giáo việt nam đã hội nhập vào các xã hội và giáo hội địa phương Âu Mỹ một cách tốt đẹp rồi, Bộ đã giải tán văn phòng đó.
ĐHY Mẫn và qúi chức Công giáo Việt Nam tại Paris |
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam giao cho tôi công tác Mục vụ Di Dân. Công việc mục vụ di dân thật là mênh mông. Tôi đã hình thành ba Ban Mục vụ Di Dân: di dân nội địa, di dân người nước ngoài tại Việt Nam, di dân việt nam ở hải ngoại. Trong Ban Mục Vụ Di Dân hải ngoại có một số quý cha từ Hoa Kỳ, từ châu Âu, có nhiệm vụ liên hệ với các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam hải ngoại, nhằm nắm bắt tình hình và nhu cầu mục vụ, rồi cùng nhau xem xét coi cần và có thể làm những gì để đáp ứng nhu cầu của người công giáo việt nam hải ngoại.
Tôi muốn đi xem tận chỗ và tìm hiểu xem có thể làm gì để giúp đỡ các cộng đoàn công giáo việt nam hải ngoại, đặc biệt trong hai sứ vụ « Hiệp thông và kết hợp với giáo hội ở Việt Nam » và « Bảo tồn những giá trị tinh thần và đạo đức của văn hóa việt nam ». Trong chuyến công du này, Paris là trạm đầu, sau đó, tôi sẽ đi Canada, rồi Washington, rồi Seatles, nơi mà tôi có người bạn hồng y và các cha bạn cùng lớp.
Bữa chủ nhật 08/06 vừa rồi, tôi có gặp Đức Hồng Y André Vingt-trois, tổng giám mục Paris. Ngài cho tôi biết tên của 4 cha và 3 thầy sáu vĩnh viễn đang làm việc tại Giáo Xứ Việt Nam. Theo ngài, Giáo Xứ Việt Nam Paris là một cộng đoàn rất tốt. Ngài rất hài lòng và tự hào về đời sống mục vụ phồn thịnh và sốt sắng ở Giáo Xứ Việt Nam Paris. Lời Đức Hồng Y André Vingt-trois làm tôi nhớ lại những cuộc gặp gỡ các đấng bản quyền địa phương hải ngoại khác mà tôi đã gặp. Khi tôi cám ơn họ đã giúp đỡ người công giáo việt nam, thì họ lại cám ơn ngược lại tôi. Họ cám ơn Giáo Hội Việt Nam đã gởi cho họ những giáo dân có đức tin vững mạnh và đang góp phần tích cực xây dựng giáo hội của họ.
Những phản ứng của các đấng bản quyền ấy làm tôi ý thức rằng « Chúa rất thương người tín hữu Việt Nam ». Ngài đã dùng những biến cố lịch sử để biến người công giáo việt nam thành những sứ giả của Tin Mừng, của Hy Vọng. Lịch sử Giáo Hội Việt Nam cho thấy từ lúc khai sinh, bị bách hại, giáo dân Việt Nam đã bị phân tán. Một số chạy qua Ai Lao, Cao Mên, Thái Lan và lập thành những cộng đoàn công giáo việt nam ở đó. Khi được bổ nhiệm làm Đại Diện Tông Tòa, giám quản Địa phận Đàng Trong (09.09.1659), Đức cha Lambert de la Motte lên đường đi nhận giáo phận. Đến Thái Lan năm 1662, ngài đã gặp một làng việt nam có nhiều giáo dân công giáo. Ngài đã qui tụ họ lại và lập giáo xứ việt nam đầu tiên ở Thái Lan. Đó là Giáo xứ thánh Giuse ở Ayuthia, thủ đô Thái Lan hồi đó. Năm 1954, người công giáo di cư Bắc Kỳ đã làm cho các giáo phận miền Nam được đông đảo và phồn thịnh hơn. Hiện nay ở Sài gòn có 199 nhà thờ công giáo. Hết 144 cái là do giáo dân di cư 1954 lập nên. Chúa đã dùng giáo dân việt nam để mang Hồng Ân Ngài đến nhiều nơi.
2. Công Giáo Việt Nam cử hành Năm thánh 2010
Bây giờ, từ những năm 2000, sự giao lưu nội ngoại Việt Nam dễ dàng hơn. Giáo Hội Việt Nam có thể nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với các Cộng Đoàn Công Giáo Hải Ngoại. Ở Pháp, ở Mỹ, ở Việt Nam, mỗi cộng đoàn có những cá tính độc đáo của mình, nhưng tất cả chúng ta đều là một cộng đoàn dân Chúa Việt Nam. Mình phải hiệp thông với nhau thế nào ? Nên giúp đỡ nhau làm sao ?
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam muốn tổ chức năm thánh 2010 để kỷ niệm 350 năm thiết lập hai Giáo Phận Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài Việt Nam (09.09.1659) và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam với 3 Giáo tỉnh Hà Nội - Huế - Saigon (24.11.1960). Kỷ niệm hai biến cố trên, chúng ta muốn tỏ bày lòng biết ơn và cảm tạ Chúa đã yêu thương ta. Đồng thời ta muốn khơi nhớ lại ngày ta đón nhận đức tin, để củng cố và bảo vệ cho nó vững mạnh hơn. Chúng ta bàn hỏi nhau xem phải làm gì và làm làm sao để liên kết và hiệp thông các thành phần Giáo Hội Việt Nam nội ngoại ?
Tôi đã từng đi thăm một số văn phòng di dân và tỵ nạn ở Mỹ. Bây giờ một số đổi tên là văn phòng lo cho các sắc tộc. Điều đó có nghĩa là nhu cầu của những người di dân, tỵ nạn, sắc tộc đã thay đổi. Đối với người việt nam công giáo ở hải ngoại, câu hỏi mục vụ quan trọng đầu tiên phải đặt ra là « Nhu cầu của người công giáo việt nam hải ngoại mình là gì ? ».
Ở Đức, Hàng giáo phẩm địa phương muốn lo cho các cộng đoàn công giáo việt nam. Nhưng cho chính họ, họ cũng không đủ người. Họ kêu gọi các cha việt nam tìm các cha việt nam để thay thế các cha việt nam đã già cả hay đã mất để lo cho các cộng đoàn việt nam. Họ biên thơ cho các địa phận việt nam để kêu gọi chia sẻ ơn gọi trẻ, gởi sang cho họ đào tạo. Rồi khi đã chịu chức linh mục và làm việc 5 hay 7 năm, đương sự muốn ở lại hay về tùy ý. Càng ngày càng có nhiều đấng bản quyền ngoại quốc muốn liên hệ với Việt Nam để tìm linh mục lo cho người công giáo việt nam tại nước họ. Đó là nhu c ầu thứ nhất.
Nhu cầu thứ hai liên hệ đến sự thay đổi hoàn cảnh sinh sống và ảnh hưởng văn hóa địa phương. Hạt giống Chúa gieo, tươi tốt hay khô cằn, có phần ảnh hưởng lớn của đất nơi nó mọc.
Tôi có một người em cư ngụ tại Mỹ, đã có cháu ngoại. Tối đến, bố đứa cháu ngoại này bảo nó đi đánh răng đi con. Nó trả lời: bố ra lệnh cho con, con không đi. Bố nó bảo « Bao lâu còn ở trong nhà này thì con phải nghe bố ». Nó trả lời: « Nhà này đâu phải chỉ là của bố, mà còn là của mẹ và của con nữa ». Qua đối thoại bố con này, ta thấy ảnh hưởng của xã hội hoa kỳ trên các gia đình việt nam càng ngày càng trông thấy. Truyền thống văn hóa đức tin việt nam mà máu 117 thánh và 1 á thánh đã tưới trên hạt giống đức tin làm cho Giáo Hội Việt Nam được tươi tốt như ngày nay, ta phải nhớ công ơn và gìn giữ
Tôi đã có dịp đến thăm Văn Phòng Di dân và Tỵ Nạn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tại Washington DC. Tôi có hỏi cha giám đốc văn phòng một câu: « Người Công Giáo VN đã định cư từ lâu ở Hoa Kỳ, sao họ vẫn là tỵ nạn » ? Cha trả lời: thế hệ thứ nhất họ vẫn là Việt; Thế hệ thứ hai họ là Việt Mỹ; Thế hệ thứ ba họ là Mỹ Việt. Sau đó, trong một buổi gặp gỡ một số anh em trí thức công giáo việt nam ở Houston, tôi có hỏi họ câu trả lời trên nghĩa là làm sao ? Một bác sĩ giải thích cho tôi rằng: Việt có nghĩa là nhà thờ còn đầy, Việt Mỹ nghĩa là nhà thờ lưa thưa, Mỹ Việt đó là lúc họ bán nhà thờ. Tôi không biết giải thích đó đúng với thực tế đến đâu ? Nếu thực tế có tiến theo hướng đó, thì ai có nhiệm vụ chính về giáo dục đức tin trong gia đình, trong cộng đoàn công giáo việt nam ?... Đó là nhu cầu thứ hai của người công giáo việt nam hải ngoại: nhu cầu thích ứng với thực tế địa phương hải ngoại mà không quên truyền thống văn hóa đức tin việt nam.
Giáo Hội tại VN có thể làm gì để góp phần thoả mãn hai nhu cầu trên của người công giáo việt nam hải ngoại ? Năm thánh 2010 là cơ hội để tất cả chúng ta, trong nước cũng như hải ngoại, cùng nhìn lại với nhau về những nhu cầu và những công việc nên làm để thoả mãn những nhu cầu ấy, hầu bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa và đức tin việt nam. Giáo Hội Việt Nam phải làm gì trong tương lai ? Đâu là những chương trình cần đưa ra để thực hiện ?
• Phải phát triển việc giáo dục và y tế chăng ? Có nhiều đoàn nhóm từ khắp các châu lục hải ngoại, Mỹ, Đức, Úc, Đài Loan, Pháp.. về Việt Nam, đến thăm tôi. Họ đề nghị phải làm sao để liên kết giữa Việt Nam và hải ngoại để thiết lập lại nền giáo dục công giáo, nền giáo dục đã đào tạo cho Việt Nam rất nhiều nhân tài; Nền giáo dục ở mọi trình độ, từ mẫu giáo, tiểu học, qua trung học, đến đại học, từ tồng quát đến chuyên ngành, chuyên nghề; Nền giáo dục đa chiều, đa khoa và đa dạng, từ tôn giáo, xã hội, văn chương, qua chính trị, kinh tế, pháp luật, đến kỹ thuật, kỹ nghệ. Trong những cuộc gặp gỡ các nhân viên các bộ liên hệ, tôi hỏi họ sao không để cho người công giáo mở trường dậy học ? Từ xưa đến nay, Giáo Hội Công Giáo vẫn góp phần phát triển đất nước bằng việc giáo dục và y tế, tại sao từ 1975 Chính Phủ không cho Giáo Hội lo nữa ? Họ trả lời: Để từ từ giải quyết; Phải coi và làm lại pháp luật. Mỗi lần gặp các hội dòng, tôi vẫn nói với họ: Phải chuẩn bị liên kết với nhau, đặc biệt trong và ngoài nước, để cùng làm việc chung với nhau. Liên kết trong cầu nguyện cũng như trong những việc làm kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội,…Trên cơ sở hiệp thông: một Chúa, một đức tin, để xây dựng Giáo Hội và Quê Hương, Dân Tộc.
• Phải yêu Quê Hương và phát triển Đất Nước chăng ? Quê hương thịnh vượng, Đất nước phát triển là do sự đóng góp của Đồng Bào, của toàn dân Việt Nam, trong đó có người Công Giáo Việt Nam. Trong những lần gặp gỡ mới đây với các nhân viên của các Bộ khác nhau, tôi thấy họ có cái nhìn khác, đổi mới hơn. Họ hỏi tôi về sự đóng góp của người Công Giáo vào sự phát triển Đất Nước. Tôi trả lời họ: chúng tôi đóng góp theo niềm tin thúc đẩy. Họ đáp lại: Vậy, xin Hồng Y cứ làm theo đức tin của Hồng Y. Mồng một Tết Mậu Tý, họ đi thăm tôi và tôi đi thăm họ, tôi cho họ biết nội dung thơ chúc tết đầu năm của tôi, trong đó, tôi nhắc nhở giới hữu trách cũng như gia đình Kitô hữu, đặc biệt các bạn trẻ Công giáo, trách nhiệm liên kết với nhau thực hiện công cuộc giáo dục con người, giúp nhau rèn luyện nhân cách, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc và đất nước an bình thịnh vượng trong bối cảnh xã hội ngày nay. Nói chuyện với họ, tôi nhắc lại chuyện nhà hiền triết và chính trị gia Gandhi ở Ấn Độ, đặc biệt chú ý để làm cho hàng vải nội địa được mỗi ngày mỗi tốt hơn và ông chỉ dùng sản phẩm nội địa. Người Đại Hàn chỉ mua và xử dụng xe đại hàn. Người Việt Nam sao mua nhiều xe Mercedes quá ! Phát triển đất nước phải cụ thể như vậy. Họ thấy mình góp phần phát triển đất nước một cách cụ thể, không chạy theo hàng ngoại, mà khuyến khích mở mang kỹ nghệ nội địa và tiêu dùng sản phẩm quốc nội. Vì vậy mà họ nói: Xin Hồng Y cứ làm theo đức tin của Hồng Y.
• Phải liên kết và hiệp thông nội ngoại chăng ? Cha Nguyễn Duy mà anh chị em thấy ở đây hôm nay, ngài đặc biệt lo qui tụ giáo chức, nghệ sĩ, doanh nhân,… Cuối tháng này, ở Mỹ, tôi sẽ có dịp gặp một số hội chuyên gia, doanh nhân, …tôi sẽ trao đổi và hỏi họ xem người công giáo việt nam đôi bên nội ngoại, mình có thể làm gì để liên kết hiệp thông ? và liên kết hiệp thông để làm gì ? Nhưng bây giờ, ở Paris đây, tôi muốn biết thêm về Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp. Và tôi muốn nghe các cha và các anh các chị phát biểu về nhu cầu và nguyện vọng của mình, cũng như về những đề nghị mà cộng đoàn công giáo hải ngoại Paris có thể nêu ra để người công giáo quốc nội và hải ngoại kết hiệp mừng đón Năm Thánh 2010.
3. Trao đổi giữa Đức Hồng Y và Cộng Đoàn Công Giáo Paris
a) Đáp lời đề nghi của Đức Hồng Y, cha Hà Quang Minh, Đại Diện Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ bên cạnh các Tuyên Úy Việt Nam tại Pháp, đã giới thiệu về Mục Vụ ngoại kiều công giáo việt nam tại Pháp.
Các Tuyên Úy Việt Nam tại Pháp hiện nay có 40 linh mục và tu sĩ, trong khi đó có 52 cộng đoàn công giáo việt nam. Giáo Xứ Việt Nam là một cộng đoàn duy nhất có các linh mục việt nam làm việc toàn thời và có sinh hoạt độc lập của một giáo xứ. Tất cả các cộng đoàn khác, ngay cả những cộng đoàn lớn, như Lyon, Marseille, Lille,..chỉ có các tuyên úy làm việc bán thời gian, thường là phó xứ trong một xứ đạo Pháp. Nhiều Tuyên Úy phải coi sóc hai ba cộng đoàn khác nhau. Nhiều cộng đoàn không có linh mục hoặc tu sĩ tuyên úy. Giáo dân tự đứng ra tổ chức sinh hoạt với nhau, rồi thỉnh thoãng được một cha sinh viên đến làm lễ.
Đại Diện Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều vụ bên cạnh các tuyên úy việt nam tại Pháp, cùng với các tuyên úy việt nam tạo thành Tuyên Úy Đoàn, sinh hoạt qua ba cơ cấu trung ương: Ban Điều hành trung ương, Ban Mục Vụ giới trưởng thành và Ban Mục Vụ giới trẻ. Không kể những sinh hoạt mục vụ địa phương, tùy cha tuyên úy hành xử, ở lãnh vực chung của Tuyên Úy Đoàn, có 4 sinh hoạt chính yếu hàng năm: Họp hàng năm của các tuyên úy; Khóa hội thảo hàng năm của Ban mục vụ giới trưởng thành; Đại hội toàn quốc hàng năm của giới trẻ; Hành hương chung toàn quốc hay từng vùng.
Qua đôi lời giới thiệu vắn tắt này, hẳn Đức Hồng Y cũng đã nhận ra nhu cầu chính yếu của các cộng đoàn công giáo việt nam tại Pháp là nhu cầu linh mục tuyên úy, người bất khả khuyết để truyền thống văn hóa và đức tin việt nam được duy trì và để cộng đoàn được tồn tại. Trong khóa hội thảo mục vụ trưởng thành tháng 5/2008 vừa qua, tất cả các đại diện các cộng đoàn đều đã báo động về 1- sự nguy vong của văn hóa việt nam trong các gia đình trước ảnh hưởng của văn hóa vật chất và 2- sự nguy vong sống còn của các cộng đoàn nhỏ, không có tuyên úy.
b) Tiếp lời cha Tổng Đại Diện Tuyên Úy Đoàn Hà Quang Minh, nhiếu phát biểu khác đã được trình bày cùng Đức Hồng Y:
• Sự gắn bó của giáo dân việt nam tại Pháp với Giáo Hội Việt Nam, sẵn sàng tham dự và đóng góp vào các chương trình nghiên cứu lịch sử giáo hội, chuẩn bị và sinh hoạt năm thánh 2010.
• Nhân dịp năm thánh 2010, có nên tổ chức các phái đoàn hải ngoại về trong nước ? Có nên tổ chức những giao lưu cho từng giới, từng nghề, từng tuổi giữa trong và ngoài nước ?
• Chúng con sẽ tổ chức học hỏi về Giáo Hội Việt Nam và về năm thánh 2010 cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân, đặc biệt là giới trẻ tại Pháp.
• Xin hoàn toàn ủng hộ đường hướng phát triển giáo dục, y tế, xã hội mà Giáo Hội sẽ đưa ra. Và nếu cần, chúng con sẵn sàng cộng tác theo khả năng.
• Xin hứa đóng góp tài chánh vào việc tổ chức năm thánh 2010.
• Xin Đức Hồng Y cho biết Giáo Hội Việt Nam muốn chúng con phải làm gì ?
• Làm sao bù đắp sự thiếu linh mục tuyên úy việt nam tại Pháp ? Làm sao gieo mầm non ơn gọi cho trẻ việt nam tại Pháp ?
• Để phát triển sự nối kết quốc nội và hải ngoại, xin tổ chức « Kết Nghĩa » giữa các địa phận hay các cộng đoàn công giáo quốc nội với các cộng đoàn công giáo hải ngoại, đặc biệt trong thời gian năm thánh 2010.
• Các đoàn thể công giáo tiến hành đã được phép sinh hoạt lại chưa ? Có thể đưa phong trào Cursillo vào Việt Nam được chưa ?
• Việc chọn các bài thánh ca trở thành phức tạp. Có nên lợi dụng dịp Năm Thánh 2010 để tổ chức trình diễn thánh ca và giúp cách chọn thánh ca một cách bảo đảm ?
• Đâu là những đường hướng phát triển tương lai mà Giáo Hội Việt Nam đang nghĩ tới ? Có sẽ được soạn thảo thành văn không ? Có sẽ được phổ biến không ? Có sẽ được tổng kết kết quả thi hành và dự thảo cải tiến không ?
c) Trước những phát biểu trên đây, Đức Hồng Y đặc biệt trả lời về việc sinh hoạt của các tổ chức công giáo tiến hành.
Về các hội đoàn công giáo tiến hành, cách đây 10 năm hơn, từ những năm 90, có Légio Mariae (nhưng rất giới hạn), Hội các bà mẹ công giáo, Hội Con Đức Mẹ, Hiệp hội Thánh Mẫu. Các hội khác, từ từ sống lại. Bây giờ các hội mới dần dà được thành lập, như Tông đồ gia đình, Doanh Thương, Chuyên Viên, Văn Nghệ Sĩ, Gia Đình Chúa, … Rồi ở Sài Gòn, có ít nhất 20 phong trào tông đồ: Thiếu nhi Thánh thể, Thanh Sinh Công, ….
Tôi đã soạn một tài liệu « Chỉ dẫn về các đoàn thể công giáo », để giúp những ai muốn gia nhập và sinh hoạt với các đoàn thể này. Tôi soạn ra cái khung, rồi họ viết ra cho kỹ hơn. Mình đưa đạo vào gia đình. Giáo Hội là nơi hiệp thông và tham gia của và cho mọi người. Chúng tôi đã lấy lại được Tiểu Chủng Viện và tổ chức những khóa học ở đó. Nhiều gia đình vui mừng về tham dự những khóa học. Còn rất nhiều việc phải làm, nhưng mình thiếu cán bộ hành động và cán bộ đào tạo. Giáo dân tham gia chưa được bao nhiêu. Hội Đồng Giáo Xứ thiếu người. Giáo lý viên căn bản và giáo lý viên chuyên biệt, mình còn thiếu. Mình cần đào tạo người, thì rồi mới có cán bộ thực hành, nhưng cán bộ giảng huấn còn thiếu lắm.
Kinh tế thị trường mang tính chất cạnh tranh rất gắt gao. Người ta có thể giết nhau bằng tiền bạc dễ như chơi. Tôi khám phá ra rằng Thành phố quá đông dân cư. Dân số chính thức là 8 triệu dân. Thực tế trên 9 triệu. Thành phố trở thành một cái chuồng gà kỹ nghệ. Nhiều căng thẳng, nhiều giao động tâm thần. Con số 250 linh mục đi khám sức khoẻ, có trên 100 bị các bệnh tim, gan, …. Làm sao vượt qua tình hình ô nhiễm, bụi bặm, vật chất và tinh thần ? Chúng tôi đứng trước nhiều vấn đề mục vụ mới mà chưa có đủ kinh nghiệm và kiến thức để giải quyết. Thiện chí có nhiều, nhưng chuyên môn còn thiếu.
d). Và cha Nguyễn Duy, Tổng thơ ký Ủy Ban Giám Mục về Thánh nhạc đã trả lời về đề nghị liên hệ đến việc chọn thánh ca.
Ủy ban thánh nhạc toàn quốc, từ 1960 đến 1964, Đức cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền đã thông báo cho các nhạc sĩ soạn thảo thánh ca phải xin phép Imprimatur lại. Sau 1975, để đáp ứng nhu cầu, số bài thánh ca ra đời rất nhiều. Một loạt những bài thánh ca mới nở rộ. Người ta nghe hát, thấy hay, chuyền tay nhau, mang về, rồi phổ biến. Cũng từ 1975, chỉ Nhà Nước mới có quyền cho phép xuất bản, không giám mục nào cho Imprimatur nữa. Kết quả chỉ còn cách là nhạc sĩ viết nhạc tự duyệt cho mình. Nhiều bài nhạc viết theo cảm hứng, cảm tình và cảm nghiệm. Thành ra vàng thau lẫn lộn. Bây giờ muốn chấn chỉnh lại, không biết phải làm sao. Mới đây, Đại Hội Thánh Nhạc toàn quốc đã đưa ra ý kiến này: Một cách nhổ cỏ là trồng hoa. Hoa càng nhiều và tốt, thì cỏ càng giảm và bớt. Và Ủy Ban Thánh Nhạc đang cho ấn hành 4 Tuyển Tập Thánh Ca: Tập 1: gồm những bài dễ và đơn sơ, từ đầu đến 1975; Tập 2: Cũng những bài dễ và đơn sơ, từ 1975 đến nay; Tập 3: những bài của các tác giả chỉ có một số ít bài, từ 1975 đến nay; Tập 4: Những bài đa âm.
Ngoài ra để chuẩn bị năm thánh 2010, Ủy Ban Thánh Nhạc
• Kêu gọi các nhạc sĩ sáng tác hướng về phụng vụ năm thánh
• Soạn những bài hát sinh hoạt trong khi thảo luận
• Trao trách nhiệm cho các cha trong các giáo phận, để ghi lại các cung điệu ngắm nguyện, kinh sách
• Sẽ tổ chức một đêm Thánh Ca do Ủy Ban Thánh Nhạc toàn quốc trách nhiệm.
Hy vọng những việc trên sẽ giúp những người hữu trách tìm ra phương cách để chọn lựa thánh ca, và sẽ giúp thánh nhạc phát triển thêm về lượng cũng như về phẩm.
Lời kết
Sau khi đã ban huấn từ, nghe phát biểu và trao đổi với Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã tổng kết cuộc gặp gỡ như sau:
«Tôi xin có hai ý kiến để tóm kết: Thứ nhất, tôi rất vui mừng. Chưa bao giờ tôi được tham gia một cuộc trao đổi, góp ý như thế này. Chắc là vì các anh các chị đã được phúc làm việc chung với Đức Ông nên được lây nhiễm cung cách làm việc sâu rộng. Những góp ý của các anh các chị vừa có chiều sâu, vừa có chiều rộng. Thật là một khích lệ lớn cho tôi được tham dự những buổi gặp gỡ như thế này. Tôi muốn có một biên bản để đọc và phổ biến cho mọi người.
Thứ hai, như tôi đã gợi ý và như các anh các chị đã đề nghị, để phát triển giao lưu nội ngoại, tôi xin thông báo một điều: trong dịp mửng lễ kỷ niệm 350 năm thành lập Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, tôi đã gặp các Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Như Thể và Ngô Quang Kiệt, tôi đã gợi ý với các ngài là mình có hai thời điểm quan trọng để kỷ niệm: ngày 09.09.1659, thành lập 2 Giáo Phận Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài; ngày 24.11.1960, thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Và mình có ba ngày nên mời các hội dòng hay giáo phận, thánh bộ đã tham gia vào việc truyền giáo ở Việt Nam. Tội đề nghị nối kết nội ngoại, mời Đức Hồng Y André Vingt- Trois, Tổng Giám Mục Paris và cha Echarren, Tổng Bề Trên Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris tham dự lễ khai mạc năm thánh ngày 24.11.2009; Mời các dòng đã khởi đầu truyền giáo ở Việt Nam vào ngày 24.11.2010; Mời Thánh Bộ Truyền Giảng Đức Tin cho các dân tộc vào lễ bế mạc năm thánh, ngày 02.01.2011.
Những góp ý hôm nay mới chỉ là bước đầu. Tôi xin chân thành cám ơn Đức Ông và các anh các chị ».
Tiếp lời Đức Hồng Y, Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh đã đại diện cộng đoàn cám ơn Đức Hồng Y.
«Kính thưa Đức Hồng Y,
Được Đức Hồng Y đến thăm và ban huấn từ cho chúng con, chúng con thấy buổi nói chuyện hôm nay thật là hữu ích. Đức Hồng Y đã cho chúng con thấy chiều sâu của đức tin việt nam và cho chúng con được hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam. Cụ thể, Đức Hồng Y đã đưa chúng con về với Đại Hội Dân Chúa năm 2010.
Qua những điều Đức Hồng Y trình bày và sự góp ý của chúng con, chứng tỏ có sự hiệp thông hội thánh. Chúng con xin cám tạ Hồng Ân Chúa. Xin Hồng Ân Chúa và Thánh Linh Ngài luôn ở mãi bên cạnh và hướng dẫn chúng con phát triển đời sống đức tin, cho con em chúng con lo bảo toàn các giá trị văn hóa đức tin.
Chúng con xin cám ơn Đức Hồng Y và cha Nguyễn Duy. Trong công việc chuẩn bị Năm Thánh 2010 bận rộn, trong chuyến công du mệt nhọc, chúng con cầu chúc Đức Hồng Y nhiều sức khoẻ, nhiều Hồng Ân Chúa. Xin Chúc Đức Hồng Y nhiều thành công trong chuyến công du. Xin Chúc Đức Hồng Y nhiều thành công trong việc chuẩn bị Năm Thánh ».
22 giờ 30: chấm dứt buổi gặp gỡ, nói chuyện và trao đổi với Đức Hồng Y, các giáo dân việt nam tại Pháp lần lượt đến bái biệt Đức Hồng Y và từ từ ra về, trong tâm tư còn vẳng nghe lời Đức Hồng Y và cung nhạc bài Lắng Nghe Tiếng Chúa: « Lời Ngài là sức sống của con…, Lời Ngài là ánh sáng đời con… »
Paris, ngày 13 tháng 06 năm 2008
Trong tiến trình giáo dục đức tin Kitô của PT/TNTTVN/HK, Nghĩa Sĩ là một ngành dành cho các thanh thiếu niên từ 14 tới 17 tuổi. Giai đoạn trước tuổi Nghĩa Sĩ có 2 ngành, đó là ngành Ấu Nhi từ 6 tới 9 tuổi, và ngành Thiếu Nhi từ 10 tới 13 tuổi. Tiếp nối tuổi Nghĩa Sĩ là ngành Hiệp Sĩ Thánh Thể dành cho các bạn trẻ từ 18 tuổi trở lên.
Qua nhiều năm được huấn luyện về nhân bản và thiêng liêng trong PT/TNTTVN, nhiều bạn trẻ nhận ra ơn gọi phục vụ đàn em của mình trong vai trò Huynh trưởng; một số các bạn đón nhận tiếng Chúa đi tu làm Linh mục hoặc dấn thân qua đời sống các Dòng tu, và rồi các vị sẽ là các cha Tuyên úy hoặc tu sĩ Trợ úy trong các Đoàn TNTT địa phương.
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã gửi Lời Chúc mừng Đại Hội Nghĩa Sĩ Toàn Quốc lần thứ 3 thành công rực rỡ trong tình yêu Chúa Giêsu Thánh Thể, và được sự bảo trợ đặc biệt của Thánh Phaolô mà ngành Nghĩa Sĩ nhận làm bổn mạng để noi gương ngài đi “chinh phục” các linh hồn trong cuộc đời loan báo Tin Mừng Chúa Kitô!
PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM TẠI HOA KỲ
The Vietnamese Eucharistic Youth Society in the U.S.A
BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI NGHĨA SĨ III
THÔNG BÁO
Kính Gửi: Quý Cha Tuyên Uý Trung Ương
Quý Trưởng trong Ban Chấp Hành Trung Ương
Quý Cha và quý Trưởng trong Ban Chấp Hành Miền/Liên Ðoàn/Ðoàn
Quý Nghĩa Sĩ Toàn Quốc
Trích Yếu V/v: Hành Trang Đại Hội Nghĩa Sĩ Toàn Quốc III
Kính thưa quý cha Tuyên Uý, quý Trợ Uý, quý Trợ Tá, quý Huynh Trưởng, cùng các em Nghĩa Sĩ thân mến,
Đại Hội Nghĩa Sĩ Toàn Quốc III đã gần đến, Ban Tổ Chức xin được gửi đến các Tham Dự Viên các chi tiết như sau:
Hành trang về Đại Hội Nghĩa Sĩ III
I. Hành trang của các Miền:
1. Cờ và cán cờ Miền
2. Dụng cụ hóa trang cho các sinh họat văn nghệ
3. Các tiết mục văn nghệ
4. Đồng phục cho các môn thi đua thể thao
II. Hành trang cá nhân
1. Bảng tên của Đại Hội (sẽ được phát khi check-in) luôn đeo trên ngực.
2. Xin mang theo túi ngủ (sleeping bag) hoặc chăn gối mền.
3. Đồng phục TNTT và quần áo thay đổi trong ba ngày.
4. Các vật dụng vệ sinh cá nhân như kem đánh răng, xà bông tắm v.v…
5. Các thứ cần thiết đủ cho một chuyến đi nghỉ hè (thí dụ: tiền, thẻ tín dụng…!)
6. Nên ghi xuống những số điện thọai cần thiết.
III. Lưu ý quan trọng khi đến địa điểm Đại Hội
1. Các Miền hoặc Đoàn đến bằng xe hoặc Bus, xin coi kỹ bản đồ trên Website và nếu có Navigator thì tuyệt vời. Và theo bảng chỉ dẫn từ ngoài đường và các bảng hướng dẫn chỗ đậu xe.
2. Khi đến nơi, xin mọi người đến Phòng Ghi Danh để check-in, hành lý vẫn để trong xe cho đến khi làm thủ tục check-in xong.
3. Ban Ghi Danh sẽ bắt đầu check- in lúc 1 giờ chiều thứ năm, 26/6/2008
4. Tinh thần phục vụ, quảng đại và luôn mỉm cười.
Xin Chúa Giêsu Thánh Thể và Mẹ Maria gìn giữ và chúc lành cho hành trình tiến về Đại Hội được bình an và thẳng tiến.
Trân trọng và hẹn gặp nhau tại Đại Hội.
Anaheim, California ngày 16/6/2008
T.M. Ban Tổ Chức Đại Hội Nghĩa Sĩ III
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
Tuyên úy Ngành Nghĩa Sĩ kiêm Tuyên úy Đại Hội
Giuse Nguyễn Đức Thanh
Chủ tịch BCH/TU kiêm Trưởng Ban Tổ Chức
Trong thánh lễ, ngoài ca đoàn Trinh Vương, còn có trên 25 linh mục đồng tế và 300 giáo dân tham dự.
Được biết, Msgr. Jerome đã đến dâng lễ tạ ơn cho Nghĩa Sinh trong suốt 12 năm, nhân ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day) được tổ chức mỗi năm tại Hoa Kỳ. Msgr. Jerome đã là linh hướng cho anh chị em Nghĩa Sinh Công Giáo trong suốt thời gian ngài ở bang Illinois.
40th Jubilee of Priesthood for Msgr. Jerome Ham, a NghiaSinh’s Chaplain
At 3:00 p.m. on June 15, 2008, a Mass of Thanksgiving was celebrated to commemorate the 40th Anniversary of Ordination to Priesthood for Msgr. Jerome Ham, Pastor of Saint Anthony Church in Streator, Illinois. More than 25 priests and over 300 guests, friends, and family members gathered to celebrate 40 years of spiritual service to God’s people in both Vietnam and the United States.
“God who is mighty has done great things for me” (Lk 1:49) is the motto selected by Msgr. Jerome Ham, who has been a NghiaSinh’s Chaplain for many years. As a spiritual leader for NghiaSinh’s Christians, Msgr. Jerome has celebrated Thanksgiving Mass for NghiaSinh on Thanksgiving Day for 12 years and provided religious guidance to members of NghiaSinh International who are Catholics. Traditionally, NghiaSinh has three chaplains, one for Catholics, one for Buddhists, and one for Protestants.
In his welcome speech, Msgr. Jerome said, “My life is full of grace and an abundance of God’s blessings. I have never thanked God enough. So I have invited you -- all my guests, friends, and relatives -- to be here to thank God for me.”
At age 70, Msgr. Jerome will retire from his pastorship next year to begin a new life of service to the poorest of the poor in Vietnam.
We wish to take this opportunity to thank Msgr. Jerome for his generous service and spiritual guidance. His humble life and selfless ministry have inspired us all.
Trừ các bài thánh ca và phần Phụng vụ Lời Chúa với các bài đọc bằng tiếng Việt, Thánh lễ được cử hành bằng tiếng Latinh. Trong bài giảng, Đức ông Parolin đã chia sẻ về các bài Sách Thánh Chúa Nhật 11 Thường Niên A với 2 điều nhắn nhủ với các chủng sinh: lòng yêu mến Chúa Giêsu và lòng yêu mến Giáo Hội.
Trước hết, khởi đi từ bài Tin Mừng (Mt 9,36-10,8) nói về Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương trước đám đông như đoàn chiên không người chăn, như đồng lúa chín mà không có thợ gặt, nên Ngài đã kêu gọi các môn đệ hãy cầu xin Thiên Chúa sai thợ gặt đến, Đức ông Parolin đã mời gọi các chủng sinh hướng về tình yêu của Chúa Giêsu như khởi điểm của ơn gọi tông đồ linh mục. Tình yêu thương cứu độ đó được Thánh Phaolô nhấn mạnh trong bài đọc 2, trích thư Rm 5,6-11: “Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta”. Vì thế, người chủng sinh, linh mục phải là người yêu mến Chúa Giêsu và có được những tâm tình yêu mến như Chúa Giêsu.
Tiếp đến là lòng yêu mến Giáo Hội. Lòng yêu mến Giáo Hội được minh hoạ từ Thánh lễ mà Phái đoàn Toà Thánh đang cùng các chủng sinh cử hành bằng tiếng Latinh và tiếng Việt. Từ âm vang của tiếng Latinh, Đức ông Parolin đã nhắc các chủng sinh về lòng yêu mến và hiệp thông với Giáo Hội toàn cầu. Trong tâm tình hiệp thông này, một lần nữa, Đức ông Parolin đã chuyển lời chào thăm của Đức Thánh Cha đến Giáo hội Việt Nam. Đồng thời, từ âm vang của tiếng Việt, các chủng sinh được mời gọi yêu mến Giáo hội Việt Nam là Giáo Hội địa phương, đang được cắm rễ trong văn hoá Việt Nam, trong ngôn ngữ Việt Nam.
Từ 2 suy tư và nhắn nhủ trên, Đức ông Parolin đã chia sẻ tâm tình của ngài khi nhìn các chủng sinh như là tương lai của Giáo Hội. Ngài đã nhắc lại một điểm chủ yếu được nhấn mạnh, khi Phái đoàn Toà Thánh trao đổi với Chính phủ Việt Nam: đó là “cùng hướng đến một tương lai tốt đẹp cho Đất nước Việt Nam và Giáo hội Việt Nam”. Trong cái nhìn đó, các chủng sinh được mời gọi hãy tích cực chuẩn bị trong giai đoạn đào tạo tại chủng viện, để có thể trở thành những linh mục thánh thiện cho ngày mai.
Cuối Thánh lễ, trước khi ban phép lành, Đức ông Parolin đã cám ơn Cha Giám đốc, các Cha giáo sư và tất cả các chủng sinh. Và ngài mời gọi tất cả hãy cầu nguyện đặc biệt cho những điều mà Phái đoàn Toà Thánh đang còn phải tiếp tục trao đổi với Chính phủ Việt Nam.
Sau Thánh lễ, Phái đoàn Toà Thánh đã chụp hình chung và ăn sáng với gia đình Đại Chủng viện. Trong bầu khí thân tình tại nhà cơm, Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng, Giám đốc Đại Chủng viện, đã đại diện đọc diễn văn chào mừng Phái đoàn Toà Thánh.
153 Chủng sinh với Phái đoàn Toà Thánh
Trước hết, Cha Giám đốc đã giới thiệu vắn tắt về sinh hoạt của Đại Chủng viện hiện nay với 153 chủng sinh: 34 chủng sinh thuộc năm 1 Triết học, 43 chủng sinh thuộc năm 1 Thần học và 76 chủng sinh thuộc năm 3 Thần học.
Vào ngày 28-6-2008 sắp tới, trong số 76 chủng sinh thuộc năm 3 Thần học, 14 chủng sinh thuộc Tổng Giáo phận Saigòn và 6 chủng sinh thuộc Giáo phận Đà Lạt sẽ được phong chức phó tế.
Kể từ năm học 2007-2008, chính quyền đã chấp thuận cho mở một Cơ sở II của Đại Chủng viện Thánh Giuse tại Xuân Lộc, vì thế, Đại Chủng viện Thánh Giuse tại Saigòn chỉ nhận chủng sinh mới nhập học từ 3 Giáo phận: Phú Cường, Mỹ Tho và Saigòn; còn các chủng sinh từ 4 Giáo Phận - Phan Thiết, Đà Lạt, Xuân Lộc và Bà Rịa - sẽ được gửi đến học tại Xuân Lộc. Và cũng từ năm học 2007-2008, chính quyền đã chấp thuận cho chiêu sinh mỗi năm, thay vì chiêu sinh 2 năm một lần như trước đây.
Sau phần giới thiệu vắn tắt, Cha Giám đốc đã nói đến việc từ nhiều năm qua, giáo dân Việt Nam luôn chú ý theo dõi và cầu nguyện cho những chuyến viếng thăm của Phái đoàn Toà Thánh. Đặc biệt trong chuyến viếng thăm lần này, Đại Chủng viện cầu nguyện cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Toà Thánh sớm được thực hiện.
Cuối cùng, ngài cám ơn Phái đoàn Toà Thánh về cuộc viếng thăm mà Phái đoàn đã dành cho gia đình Đại Chủng viện. Dù thời gian rất vắn vỏi, nhưng sự hiện diện của Phái đoàn Tòa Thánh đã là nói lên tình yêu thương dành cho các chủng sinh và sự quan tâm của Toà Thánh cho việc đào tạo linh mục.
Trước khi ra về, Đức ông Parolin đã xin Cha Giám đốc cho ngài một món quà: đó là xin các chủng sinh hát lại bài hát kết thúc Thánh lễ vừa rồi. Dù không hiểu lời bài hát, nhưng dòng nhạc cũng như những tâm tình mà các chủng sinh đã biểu lộ qua bài hát đã để lại cho ngài một ấn tượng đặc biệt. Lời bài hát được gợi hứng từ Thánh vịnh 126 với hình ảnh vất vả, đầy nước mắt của người ra đi gieo giống, nhưng rồi thay vào đó sẽ là niềm vui hớn hở vào ngày thu hoạch vụ mùa:
“Đẹp thay, ôi đẹp thay những bước chân gieo mầm cứu rỗi.
Đẹp thay, ôi đẹp thay những bước chân rảo khắp nẻo đường.
Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong vui sướng.
Ai gieo trong nước mắt, sẽ về giữa tiếng cười.
Ôi đẹp thay những bước chân tiến vào giữa lòng thế giới,
Loan tình thương, tình thương Chúa Trời,
Loan niềm vui, niềm vui cứu đời,
Cho mọi người và mọi nơi”.
Được biết, trên đường về khách sạn để lấy hành lý ra phi trường, Phái đoàn dành ít phút ghé thăm Nhà thờ Chánh toà Sài Gòn.
Chuyện làm nhà lấn lối đi chung hay lấn sang hàng xóm chẳng phải chuyện lạ trong xã hội VN vì nó thường diễn ra. Tuy nhiên đối với đất nhà thờ, chùa chiền việc này lại là hiếm thấy và nếu có cũng chỉ ở mức độ vi phạm hàng rào, nhờ tập tục đã có bao đời nay dân gian thường kiêng dè những nơi thờ phượng chẳng mấy ai dám đụng đến. Vì thế trước những gì đang diễn ra tại giáo xứ Kẻ Mui có thể xem là điều hơi “khác thường”, những hộ ngoại giáo ấy chắc chắn không dám ngang nhiên làm việc này nếu không có sự hậu thuẫn của chính quyền địa phương, vì mấy căn cứ sau:
- Nhà dân “mọc” lên trong khuôn viên nhà thờ việc => tội lấn chiếm đã quá rõ!
- Làm nhà ở chứ nào phải dựng chuồng gà? qua hằng ngày ai mà chẳng thấy nên đâu thể giấu giếm.
- Thời gian thi công có nhanh nhất cũng mất cả tháng làm sao qua mặt chính quyền? nhà ở hợp pháp của dân cần sửa chữa mà không xin phép, hôm trước khởi sự là hôm sau cán bộ công an phường xã kéo đến bắt đập ngay.
Ai đã từng ở VN đều biết, cùng với chuyện quản lý chặt chẽ về hộ khẩu để kiểm soát về con người, các thủ tục về nhà cửa cũng hết sức nhiêu khê. Làm nhà “lậu” như trên mà êm xuôi trót lọt xem ra cũng khó hơn chuyện “dắt lạc đà chui qua lỗ kim”.
Điểm đáng lưu ý thêm là đối với các “vấn nạn” về tài sản không riêng gì ở giáo xứ này mà của cả giáo hội, đã xảy ra trên cả nước trong khoảng hai thập niên 70-80 khi chính quyền cộng sản xâm chiếm trọn miền Nam. Thời ấy họ tỏ ra rất kiêu căng và háo thắng, mọi chủ trương của họ cho thấy rõ điều này:
- Vô sản hóa đã làm điêu đứng dân chúng về kinh tế
- Duy vật hóa tác hại đến đạo đức xã hội
- Vô thần hóa khiến giáo hội cũng thành nạn nhân.
Suy ra từ trường hợp của giáo xứ Kẻ Mui, chúng ta càng hiểu rõ hơn động cơ chính của những vụ cưỡng chiếm tài sản giáo hội bấy lâu, không hẳn vì nhu cầu hay giá trị của tài sản, mà chủ trương muốn xóa bỏ tôn giáo mới chính là mục đích. Những lý lẽ nhà nước hay viện dẫn để chạy tội “vì hoàn cảnh khó khăn hay nhận thức dân chúng còn thấp” hoàn toàn không có chỗ đứng trong những kiểu xâm chiếm lạ đời như vậy, mà chỉ có những ý đồ đen tối nơi họ.
Đến chuyện đạo lý xã hội thời nay
Vì đâu mà nhiều giá trị tinh thần cao quí trong xã hội VN ngày nay bị tổn thương nghiêm trọng? Vì đâu mà những nơi tôn nghiêm như nhà thờ, chùa chiền mà người ta cũng chẳng còn biết kiêng sợ ?
Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ trương lối sống duy vật do cộng sản tuyên truyền suốt nửa thế kỷ qua chắc chắn đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm linh đối với dân chúng.
Khi chủ nghĩa này sụp đổ, “lý tưởng” cũng chẳng còn (dù chỉ là ảo tưởng nhưng có vẫn hơn không) cái giá phải trả về mặt đạo đức, tâm lý xã hội là điều tất yếu. Đã thế đảng CSVN lại không muốn cho dân chúng nhận ra những sự sai lầm và lỗi thời của chủ nghĩa cộng sản ấy, nên vẫn phải ca tụng nó và thế là cả xã hội sống trong một bầu không khí tràn ngập sự giả dối.
Sở dĩ họ đã làm thế trước hết là để bảo vệ sự quyền lợi cai trị của chính họ, sau nữa vì sợ làm đau lòng hàng triệu gia đình có người thân đã ngã xuống trong cuộc chiến đẫm máu hơn một phần tư thế kỷ do họ chủ xướng và được các “đàn anh” LX, TQ giao phó là bảo vệ tiền đồn của phe XHCN ở vùng Đông Nam Á, nhưng với dân chúng họ lại mượn danh nghĩa dân tộc để giải phóng đất nước.
Nước Đức đã không cần làm thế nhưng nay họ cũng đã thống nhất đất nước gần 20 năm chỉ sau VN hơn chục năm, Bắc-Nam Hàn ngày thống nhất chắc cũng chẳng còn xa vời, thế thì VN tại sao không? Không chiến tranh, loạn lạc chắc chắn kinh tế cả hai miền đã không bị kiệt quệ nặng nề, không có cảnh ly tán Bắc Nam, trong ngoài nước, đạo đức xã hội không bị suy đồi nhiều như hiện nay.
Nhưng sống giữa thời đại thông tin bùng nổ sự che giấu ấy là không thể, dân chúng vẫn biết đâu là sự thật, chẳng qua vì vì sợ chính quyền đàn áp chưa có nhiều người dám đứng ra chống đối mà phải chấp nhận sống trong im lặng. Ban đầu là chịu đựng nhưng lâu dần cũng thành thói quen, người trẻ trông thấy người lớn nói một đằng làm một nẻo, lần đầu có thể làm họ ngạc nhiên nhưng lâu dần cũng lại thành quen. Cứ như thế, đạo lý và trật tữ xã hội mỗi ngày bị xã hội gậm nhấm một ít, cạn kiệt lúc nào chẳng ai rõ?
Những năm gần đây, báo chí dư luận đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về thực trạng suy thoái đạo dức xã hội ngoài tham nhũng còn rất nhiều chuyện khác, mua quan bán chức, thi cử gian lận, vụ “Vàng Anh”, xì ke ma túy gái điếm, thấy trò bạo hành nhau, trẻ em bị hành hạ v.v… nhưng tuyệt đối chẳng có tờ báo nào dám đụng đến nguyên nhân cội rễ của vấn đề là sự giả dối về chính trị đã dẫn đến giả dối về kinh tế, giáo dục v.v… đang bao trùm cả nước.
Nhìn lại xã hội xưa
Thời Pháp thuộc, mang tiếng là đất nước bị đô hộ nghèo nàn và lạc hậu, tThế nhưng các hình ảnh tư liệu cũ lại cho thấy VN đã từng có một xã hội sống có tôn ti trật tự và tử tế hơn thời “độc lập - tự do” bây giờ gấp vạn lần, nhiều bằng chứng bây giờ vẫn đang còn hiện hữu đó.
Thời ấy nhà dòng, nhà thờ, chùa chiền được “mọc” lên khắp nơi để truyền đạo lý cho dân chúng. Rất nhiều nhà thương (ngày xưa gọi nhà “thương” còn thời nay gọi là bệnh viện nên bác sĩ, y tá họ cũng rất “sòng phẳng”, tiền nhiều thì chăm sóc tốt không tiền thì chỉ có chờ chết) viện cô nhi, dưỡng lão, trại phong cùi, các cơ sở từ thiện được xây dựng trên cả nước để giúp đỡ những người bất hạnh, nghèo khổ. Ngoài ra, giáo hội còn được phép mở trường từ tiểu học lên đến bậc đại học để dạy dỗ các thế hệ trẻ không chỉ văn hoá mà còn về đạo đức, nhân cách.
Người Pháp rút khỏi VN đã hơn nửa thế kỷ không biết có thêm mấy ngôi thánh đường nguy nga cỡ Nhà thờ Đức Bà SG, Nhà thờ lớn Hà Nội, Nam Định và bao nhiêu trung tâm từ thiện tôn giáo như Nhà An dưỡng – Từ Thiện Thị Nghè được xây dựng? Mà những việc này nói lên điều gì, nếu chẳng phải đạo lý được nhà nước, xã hội xem trọng?
Về trình độ văn hóa và quản lý đất nước, ngày xưa việc học hành còn khó khăn nhưng có dịp xem những giấy tờ như khai sanh, bằng khoán cũ mới thấy, chữ nghĩa của một anh công chức “quèn” như mấy ‘thầy ký’ cũng hơn cán bộ bây giờ nhiều, trình độ Pháp ngữ của họ chẳng những giỏi mà chữ viết ai nấy đều rất đẹp. Còn bây giờ trình độ cán bộ ra sao? Tìm được “ông” cán bộ cấp quận ở Sàigòn biết ngoại ngữ tương đối khá khá, đọc được sách báo nước ngoài cũng đã thấy khó như “mò kim đáy biển” vậy.
Gần đây trước việc ngập lụt cả thành phố Sàigòn trong lúc các cơ quan lúng túng không biết sao giải quyết, trám được chỗ này lại ngập chỗ khác. Có người đã tìm ra nguyên nhân có liên quan đến ý đồ qui hoạch Sàigòn xưa rất đúng về địa lý, đó là vùng Nam Sàigòn vì là vùng trũng khi xây dựng thành phố vài thế kỷ trước các kiến trúc sư Pháp đã tránh dùng nơi này để làm lối thoát nước cho cả thành phố. Ấy vậy mà các “bố” cán bộ mình thấy gần Quận I có giá cao nghe lời một tập đoàn Đài Loan bỏ tiền lấp đầm hồ xây dựng khu đô thị mới Nam Sàigòn Phú Mỹ Hưng sang trọng hiện nay, còn dân chúng nội thành cũ chịu ngập lụt.
Với cả một hệ thống lãnh đạo đã nghèo về trình độ văn hoá như vậy, lại không biết trọng dụng nhân tài xem “hồng hơn chuyên” thẻ đỏ đảng cao hơn chuyên môn, thì việc dẫn đưa đất nước đến bờ vực phá sản là chuyện tất yếu.
Kết luận: Bảo thực dân Pháp là “bóc lột” nhưng nhìn lại khối di sản người Pháp đã làm và để lại cho đến thời nay khiến những ai quan tâm đến đất nước phải “ganh tỵ” và cảm thấy xấu hổ với họ. Ngay đến chữ quốc ngữ chúng ta đang dùng là nhờ công lao rất lớn của cố đạo người Pháp Alexandre de Rohde như mọi người đều biết.
Về mặt tôn giáo, từ ngaỳ chiếm trọn cả hai miền Bắc Nam nay đã hơn 30 năm, họ chẳng những đã không làm được gì cho tôn giáo phát triển mà còn tìm mọi cách chia rẽ đạo và có thời còn đi cướp đoạt tài sản đang có của giáo hội. Ngay với ngôi mộ cha cố Alexandre de Rohde ở cuối đường Trương Minh Giảng (nay là Lê văn Sỹ) Q.Tân Bình cũng bị họ đã đào tung mồ mả lên khoảng năm 1977
Việc xóa bỏ ngôi mộ cổ đang trong tình trạng còn khá nguyên vẹn này, dân chúng trong nuớc thậm chí ngay tại Sàigòn cũng chẳng mấy ai hay biết và báo chí từ đó đến nay chưa một lần đề cập đến, nhưng mai này khi chế độ cộng sản không còn cai trị, chắc chắn việc làm trên sẽ bị lên án không chỉ lý do tôn giáo mà còn vì giá trị lịch sử của nó. Dẫu sao thì việc làm này cũng không xóa nổi tên tuổi Ngài, vùng địa danh ấy đến nay vẫn còn được mọi người gọi bằng “Lăng Cha Cả” quen thuộc ngày trước.
Trên báo điện tử VietnamNet (16/6/2008) có bài “Đại danh lam chùa Dạm đã thành phế tích?” trong đó có đoạn: Năm 1947, thực hiện tiêu thổ kháng chiến, dân làng Nam Sơn (Quế Võ, Bắc Ninh) đã phải đốt chùa không cho giặc chiếm, các lão làng bây giờ vẫn còn nhớ: “Ngôi chùa cháy trong mấy ngày mới hết. Đêm chùa cháy có một trận phong ba nổi lên cuốn bụi khói mịt mù, dân làng kinh hãi bảo nhau sau này nhất quyết phải dựng trả lại chùa để không đắc tội với thần linh. Cụ bà Nguyễn Thị Thập buồn rầu kể tiếp: “Thế mà, cách đây chừng một tháng, trời trở gió, mái chùa dột. Thấy tượng mẫu bị ướt sũng, dân làng lên than khóc như mưa. Dân nghèo chưa xây được chùa tử tế để mẫu ướt, đau lòng lắm!”.
Những chuyện phá mồ mả, hoại chùa chiền vô tội vạ như vậy diễn ra khắp nơi và cũng giống như những tài sản của giáo hội bị xâm phạm trước giờ, chẳng mấy ai biết cho mãi đến gần đây.
(Một giáo dân Sàigòn)
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm, Tòa Thánh tôn phong
các vị Tử Đạo Việt Nam lên hàng Hiển Thánh
Kính thưa các Cha,
Kính thưa các Tu Sĩ,
Các Ban Hành Giáo và Anh Chị Em tín hữu
Cách đây vừa đúng 20 năm, ngày 19 tháng 06 năm 1988, tại quảng trường Thánh Phê-rô ở Rôma, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã long trọng tôn phong 117 vị Tử Đạo Việt Nam lên hàng Hiển Thánh. Đây là một sự kiện trọng đại đối với Giáo Hội và Dân Tộc Việt Nam chúng ta. Đây cũng là niềm tự hào cho mỗi Kitô hữu Việt Nam, vì chúng ta là con cháu của các vị Anh Hùng đức tin. Sự kiện phong Hiển Thánh đã in đậm một nét son trong lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, một lịch sử hào hùng nhưng thương đau, một lịch sử vinh quang nhưng cũng đầy gian khó. Trong số 117 vị hiển thánh, có 11 vị là người Tây Ban Nha, 10 vị thuộc Hội Thừa Sai Paris và 96 vị là người Việt Nam. Mặc dù xuất thân từ nhiều nguồn gốc khác nhau, nhưng các Ngài đều có chung một lý tưởng, đó là trung thành với Đức Giêsu Kitô và làm chứng cho Ngài. Các Ngài cùng có chung một mục đích, đó là thao thức đem ánh sáng Tin Mừng cho muôn dân.
Cùng với 117 Thánh Tử Đạo, ngày 05-03-2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho Thày Giảng An-rê Phú Yên, hoa quả đầu mùa của Giáo Hội Việt Nam, tử đạo ngày 26-07-1644.
Giáo phận Hải Phòng chúng ta là mảnh đất đã được thấm đẫm máu đào của các Thánh Tử Đạo. Tại khu Năm Mẫu Hải Dương, trong thời bách hại của thế kỷ thứ 19, biết bao chứng nhân Đức Tin đã được phúc tử đạo. Nơi đây đã trở thành trung tâm hành hương cho Giáo phận nhà cũng như cho nhiều tín hữu Miền Bắc. Đền Thánh Hải Dương xây dựng năm 1927 đã bị tàn phá trong chiến tranh và nay bị lấn chiếm, trở nên đống hoang tàn đổ nát. Tòa Giám mục đang cùng với Cha Xứ và giáo dân Hải Dương đề nghị Nhà Nước can thiệp để di dời những hộ dân lấn chiếm và khôi phục Đền Thánh. Tái thiết Đền Thánh Hải Dương là bổn phận của mỗi chúng ta và đó cũng là nghĩa cử của lòng hiếu thảo đối với các bậc Tiền Nhân.
Để kỷ niệm biến cố trọng đại này, chúng ta hãy dâng lời cảm tạ Thiên Chúa và tôn vinh các bậc Tiền Nhân là những người đã trung kiên cho đến đổ máu đào vì Danh Đức Giêsu. Đời sống đức tin của chúng ta hôm nay chính là di sản quý báu mà các Ngài đã truyền lại. Giáo Hội Việt Nam hôm nay đang lớn lên và phát triển là nhờ công nghiệp và lời cầu bầu của các Ngài.
Vào ngày thứ Năm 19-06-2008, tại các giáo xứ, xin các Cha dâng lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam để tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho việc tái thiết Đền Thánh Hải Dương. Đặc biệt, tại Giáo xứ Hải Dương, xin Cha Xứ và Ban Hành Giáo tổ chức Thánh lễ trọng thể và giờ chầu Mình Thánh Chúa để cầu nguyện theo ý chỉ trên. Chúng ta cũng cầu xin cho mỗi thành viên trong gia đình Giáo phận biết noi gương các Thánh Tử Đạo, yêu mến Giáo Hội, nhiệt thành sống đức tin và cộng tác trong sứ vụ truyền giáo.
Xin Mẹ Maria Nữ Vương các Thánh Tử Đạo chúc lành cho mỗi người chúng ta. Kính chúc các Cha và Anh Chị Em luôn bình an và tràn đầy niềm vui trong Thánh Tâm Chúa.
Hải Phòng ngày 15 tháng 06 năm 2008
Giám mục Hải Phòng
Hành Hương Mẹ La Vang: Thông báo về việc ghi danh tại Trinity University và Vương Cung Thánh Đường
1. Nhận Phòng Tạm Trú: Theo chương trình Hành Hương, việc ghi danh cho các phài đoàn và cá nhân sẽ được tổ chức tại Crypt Church dưới hầm Vương Cung Thánh Đường.
Tuy nhiên để tránh việc phải mang hành lý theo trước khi nhận phòng, xin quý vị đã đặt mướn phòng tại Trinity University đến thẳng Kerby Hall để nhận chìa khóa và lấy phòng lúc 2 giờ chiều ngày Thứ Năm 19/6/2008. Sau đó hãy qua bên Vương Cung Thánh Đường.
- Quý vị đến ngày Thứ Ba 17/6/2008 Ban tổ chức đã thu xếp để tạm trú một đêm. Ngày Thứ Tư 18/6/2008 sẽ được đưa lên Trinity nhận phòng.
- Quý vị đi tự túc và đến ngày Thứ Tư 18/6/2008 hay Thứ Sáu 20/6/2008, xin đến Main Hall để được chỉ dẫn tới Security Office lấy chìa khóa và nhận phòng.
- Quý vị đến ngày thứ năm 19/6/2008, nếu đến trước 2 giờ chiều, xin vui lòng qua bên Vương Cung Thánh Đường thăm viếng Nhà Nguyện Mẹ La Vang cạnh Crypt Church trước khi trở lại Đại Học để ghi danh.
Bản đồ Khuôn Viên Đại Học Trinity nơi ghi danh nhận phòng tại Kerby Hall, lối vào đường số 4 |
Đia chỉ của Trinity University:
125 Michigan Ave. NE, Washington, DC 20017
202-884-9000
Đia chỉ Vương Cung Thánh Đường
400 Michigan Ave NE
Washington, DC 20017
(202) 526-8300
2. Ghi danh tại Vương Cung Thánh Đường lúc 3 giờ chiều Thứ Năm 19/6/2008: Quý vị trong Ban Chấp Hành Liên Đoàn và Thành Phần các Thuyết Trình Đoàn sẽ có bảng tên riêng đã in sẵn tại Bàn Ghi Danh. Quý vị khác xin vui lòng điền tên và Cộng Đoàn trên một Hello Badges và dán trên áo để dễ nhận diện.
Chương trình hành hương Đức Mẹ La Vang thủ đô Hoa Kỳ (Bổ Túc)
Thứ Năm 19/6/2008 - Thứ Bảy 21/6/2008 @ Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn
Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
National Shrine of our Lady of the Immaculate Conception
400 Michigan Ave NE, Washington, DC 20017 - (202) 526-8300
Chủ Đề: "Cùng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Chúng Ta Về Bên Mẹ La Vang"
“In Communion With Martyrs of Vietnam – We Come To Our Lady of Lavang”
• Kỷ Niệm 20 năm Phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, 19/6/88-19/6/08
• Biệt Kính Hai Thánh Quan Thầy Liên Đoàn: Phêrô và Phaolô Tông Đồ
Thứ Năm, 19/6/08
Buổi sáng: Tự Do, thăm viếng các bảo tàng viện & Capitol / DCA
Buổi chiều:
2:00pm Ghi danh nhận phòng tại Đại Học Trinity
3:00pm Ghi Danh tại Vương Cung Thánh Đường, dưới hầm (Crypt)
5:00pm Thánh Lễ Khai Mạc - Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, (upper Church).
• Chủ tế: Lm. Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn
• Thuyết giảng: Lm. Nguyễn Khắc Hy
• Phụ Trách Phụng Vụ và Thánh Nhạc: Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể
6:15pm Ăn chiều, tự do, Cafeteria
7:00pm Hội Thảo Chung: “Mục Vụ Gia Đình” - (upper Church)
• Điều Hợp: Phó tế Nguyễn Hòa Phú, Tổng Thư Ký Liên Đoàn
• Chủ Toạ: Các Linh mục & Giáo Dân Chủ Tịch 8 Miền Hoa Kỳ
• Thuyết Trình: Lm. Hồ Mậu và Lm. Nguyễn Thanh Châu, Chủ Tịch Miền Đông Nam
• Tham Luận: Sr. Rosaline Nguyễn Thúy Liễu, MTG
• Ban Thư Ký: Cộng Đoàn Đồng Hành CLC
8:00pm Chầu Thánh Thể
• Phụ trách: Lm. Nguyễn Bá Thông & Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể
• Chủ sự: Lm. Phan Quang Cường, Chủ Tịch Miền Tây Hoa Kỳ
• Hoà Giải: qúy Linh mục hiện diện, (upper Church)
9pm-9:45pm Kiệu Thánh Thể và Xương Thánh Tử Đạo, Rước Nến quanh Vương Cung Thánh Đường, hôn kính Xương Thánh
• Chủ sự: Lm. Phan Quang Cường, Chủ Tịch Miền Tây Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 20/6/08
Buổi sáng:
10:00am-11:45pm Thuyết Trình & Hội Thảo theo nhóm
+ Người lớn: “Giáo Dục Kitô Giáo”
• Điều Hợp: Lm Trần Công Nghị, Giám Đốc VietCatholic
• Chủ Toạ: Lm. Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn; Lm. Nguyễn Đức Vượng, Cộng Đồng Giáo Sĩ & Nam Tu Sĩ; Sr. Phạm Thị Hằng, Liên Dòng Nữ Tu; Phó tế Nguyễn Ánh, CĐ Phó Tế Vĩnh Viễn; Ông Lê Thanh Liêm, CĐ Giáo Dân.
• Thuyết Trình: Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Sài Gòn
• Tham Luận: Lm. Nguyễn Khắc Hỷ, Giáo sư Đại Chủng viện
• Ban Thư Ký: Cộng Đoàn Đồng Hành CLC
+ Thanh Niên: “Giới trẻ ngày nay và những thách đố của cuộc sống”
• Điều Hợp: Lm. Ðồng Minh Quang, Ban Giới Trẻ Liên Đoàn
• Nhận định và Chia sẻ: Lm. Nguyễn Hoài Chương, Nhóm Lửa Việt 117
• Ban Thư Ký: Cộng Đoàn Đồng Hành CLC
+ Thiếu Nhi: Lm. Nguyễn Bá Thông & Phong Trào TNTT
• Nhóm 13-17 tuổi: “Got Jesus in your life?” (Sr. Đức và qúy Nữ Tu MTG LA)
• Nhóm 7-12 tuổi: “Con còn bé lắm Chúa ơi!” (Chị Mai & Anh Dương, HT/TNTT)
12:00pm Thánh Lễ Kính Thánh Quan Thầy Liên Đoàn: Phêrô & Phaolô Tông Đồ
• Chủ tế: Lm. Nguyễn Anh Tuấn, Chủ Tịch Miền Tây Bắc Hoa Kỳ
• Thuyết giảng: Lm. Đinh Ngọc Quế, Chủ Tịch Miền Tây Nam Hoa Kỳ
• Phụ Trách Phụng Vụ và Thánh Nhạc: Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Maryland
Buổi chiều:
1:15pm Ăn Trưa, tự do
3:00pm-5:00pm: Thuyết Trình & Hội Thảo theo nhóm (Memorial Hall dưới hầm)
+ Hội Thảo Người Lớn: “Vai Trò Giáo Dân Hôm Nay”
• Điều Hợp: Bs. Nguyễn Tiến Cảnh, Cộng Đồng Giáo Dân Miền Đông Nam Hoa Kỳ
• Chủ Toạ: Lm. Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn; Lm. Nguyễn Đức Vượng, Cộng Đồng Giáo Sĩ & Nam Tu Sĩ; Sr. Phạm Thị Hằng, Liên Dòng Nữ; Phó tế Nguyễn Ánh, CĐ Phó Tế Vĩnh Viễn; Ông Lê Thanh Liêm, CĐ Giáo Dân.
• Thuyết Trình: Lm. Nguyễn Khắc Hy: “Vai Trò Nhân Chứng cuả Giáo dân Ngày Nay”; Gs. Bùi Hữu Thư: “Gia Đình Sống Đạo Tại Hoa Kỳ”
• Ban Thư Ký: Cộng Đoàn Đồng Hành CLC
+ Giới Trẻ: “Giới trẻ ngày nay và những thách đố của cuộc sống” (tiếp theo buổi sáng)
• Điều Hợp: Lm. Ðồng Minh Quang, Ban Giới Trẻ Liên Đoàn
• Nhận định và Chia sẻ: Lm. Nguyễn Hoài Chương, Nhóm Lửa Việt 117
• Ban Thư Ký: Cộng Đoàn Đồng Hành CLC
+ Thiếu Nhi 13-17 tuổi: “The GIFT of Sexuality!” do Lm. Nguyễn Bá Thông & các Bạn
+ Ca Đoàn & Nhóm Thiếu Nhi Tổng dợt Văn nghệ
5:00pm Giải Lao, chuẩn bị Trình diễn
5:30pm-7:00pm Văn Nghệ & Thánh Nhạc
7:00pm Xe bus di chuyển đưa đến nhà hàng “Thần Tài”
8:00pm Dạ Tiệc Liên Đoàn
Thứ Bảy, 21 tháng 6
10:00am Tập trung – Tổng dợt
11:00am Rước Kiệu Đức Mẹ
12:00pm Thánh lễ Đại Trào - Kính Đức Mẹ La Vang
• Chủ tế & Giảng thuyết: Hồng Y Gioan B. Phạm Minh Mẫn
• Phụ Trách Phụng Vụ và Thánh Nhạc: Ban Tổ Chức Hành Hương Mẹ La Vang
• Phép Lành Tòa Thánh
• Công Bố Ngày Hành Hương La Vang năm 2009
13:30pm Bế Mạc
Trong giấc mơ con gọi cha ơi
Tiếng con vang vọng thấy chơi vơi
Sao đêm nay, bỗng nhớ cha quá
Nhớ cha hy sinh cả một đời
Kiếm gạo, vất vả chai cả tay
Để nuôi con lớn lên từng ngày
Trong cảnh nhà nghèo, bất đắc dĩ
Có lần cha phải đi xa xôi
Kiếm tiền gởi về nuôi mẹ, con
Khi ấy nhớ cha, mỗi tối về
Nhớ cha, xa lắc mấy sơn khê
Có muốn cùng cha sao đi tới
Có những đêm buồn, nghĩ thương cha
Làm lụng vất vả, trong cay đắng
Cha làm tiền nong, cha gởi về
Cho mẹ và con đỡ phải buồn
Cha sợ mẹ khổ, nước mắt tuôn
Nhà khổ bởi quê hương mang lại
Bởi lũ ngông cuồng đem nhiễu nhương
Nhớ cha mỗi lúc hút thuốc lào
Phà hơi, thổi khói bay lên cao
Nghĩ tới tình cha, nghẹn cả lòng
Đã làm mẹ, con thêm thương nhớ
Thương nhớ về cha, tự đáy lòng
Con mong cho cha đủ sức lực
Gánh gồng non sông, với ước mong
Làm đẹp dân Nam, đẹp tuổi thơ
Đuổi bọn gian ác, xuôi theo gíó
Cho nước Việt về, tràn ước mơ.
Tình yêu cha với con thật phong phú
Động lòng con, cảm nhận thấu thiên cung
Thương mến cha, sao diễn tả cho cùng
Cha dìu con, trên con đường hy vọng
Chỉ dạy con, từ khi con bé bỏng
Truyền cho con, nghị lực tháng ngày qua
Vì thương con, tâm cha lo lắng xa
Sợ sau này, khốn khổ con phải chịu
Cha để lòng, hướng dẫn con nên người
Tình cha con, cảm nhận rất tuyệt vời
Cha chỉ sợ, sau này con bạc nhược
Giữa chợ đời, con là người thua cuộc
Cha dậy con, là thanh niên nước Việt
Mọi nghịch cảnh, phải nhẫn nhục lướt thắng
Hãy chịu khó, để cố gắng vươn lên
Có thất bại, con đừng có nản chí
Hãy can đảm, để tạo nên nghiệp lớn
Hãy nhu mì, để đời sẽ yêu thương
Trai thời loạn, phải dũng cảm làm gương
Vì quê hương, con phải biết dấn thân
Là thanh niên, con phải sống can trường
Xây tổ quốc Việt Nam thêm rực rỡ
Để dân Việt, ngời sáng với năm châu
Đất, biển tổ, con phải ráng gìn giữ
Để giống nòi, Tiên Rồng mãi rạng danh
Đất nước này, còn mất là ở con
Đừng làm gì, để nhục nhã gia phong
Đừng làm bạy, để hại tổ tiên nhé
Đừng vì tiền, danh vọng mà vấp té
Ngẩng đầu cao, hãnh diện với tổ tiên
Có thiệt thòi, con đừng có nản chí
Hoàn cảnh nào cũng phải có chí khí
Xây nước Nam rạng rỡ với năm châu
Cha mong con, trí vững như thần đồng
Đầu đội Trời, chân đạp đất tiến công.
KIẾP HOA
Ảnh của Diệp Hải Dung – Australia.
Trót yêu lầm nào biết tỏ cùng ai?!
Ôm đắng cay như ôm xiềng xích đêm ngày
Buông số mệnh cho tình đời đưa đẩy..!!!.
(Diệp Hải Dung)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền