Hình ảnh Chúa Giêsu oai hùng truyền cho sóng biển yên lặng nói lên sự kiện Chúa là Đấng tuyệt đối, tối cao có mọi quyền năng. Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện Chúa truyền cho gió và biển phải yên lặng, tuân lệnh Ngài.
Đôi lúc trong cuộc sống, chúng ta cảm thấy những việc lạ lùng xảy ra trước mắt, lúc đấy chúng ta mới cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa. Với đức tin, chúng ta phải luôn cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa, trong những biến cố âm thầm cũng như rõ rệt của cuộc đời, hơn là chỉ thấy Ngài xuất hiện sau một biến cố đặc biệt nào đó.
Với những tư tưởng chuẩn bị giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Chúa đối thoại với ông Gióp, chúng ta thấy Chúa xuất hiện trong thiên nhiên. Bàn tay vô hình của Ngài vẫn tiếp tục điều kiển mọi trật tự của trời đất theo ý nhiệm mầu của Ngài.
TRƯỚC BÀI II:
Uy quyền của Thiên Chúa càng tỏ hiện cao siêu trong sự cải tử hoàn sinh Đức Kitô từ cõi chết. Con người chúng ta được đổi mới qua sự phục sinh của Chúa Kitô. Cho nên, con người của chúng ta phải được đổi mới, mặc lấy con người mới.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Quyền năng Chúa tỏ hiện trên sóng biển, vì Ngài muốn củng cố lòng tin của các tông đồ, ngoài ra, cũng như chứng minh Ngài là Chúa của vũ trụ nầy. Mời Anh Chị Em nghe Tin Mừng thuật lại quyền năng của Thiên Chúa trong câu chuyện sau đây.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Giờ đây, chúng ta cùng hiệp nhau dâng lên Thiên Chúa tâm tình tạ ơn và xin Ngài những ơn cần thiết cho nhu cầu của Giáo Hội, Thế Giới cũng như của cá nhân và gia đình sau đây:
1. Xin Chúa dập tắt lửa hận thù giữa các quốc gia đang kình chống nhau. Xin cho họ biết nhận thức về tình yêu thương tha thứ được thể hiện qua sự thông cảm nhau nhiều hơn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin Chúa ban ơn trợ lực cho cá nhân, gia đình trong cộng đoàn xứ đạo, đang gặp những cơn bão tinh thần, những sóng gió trong cuộc sống lứa đôi. Với ơn Chúa ban, họ sẽ trải qua những giông bão đó. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa làm chủ tâm hồn mỗi người trong chúng ta, để trong cuộc sống, trước những phong ba bão táp, chúng ta luôn đứng vững, vì có Chúa là Đấng Chỉ Huy Tối Cao, sẽ điều khiển con thuyền của chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta đã nhận lãnh rất nhiều ân huệ Chúa ban trong đời sống: những ơn phần hồn cũng như phần xác. Xin cho chúng ta biết làm trổ sinh hoa trái những ân huệ Chúa ban trong đời sống trần thế. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5, Xin cho các tính hữu đã qua đời, những linh hồn chúng con sẽ nhớ đến trong những thánh lễ tuần nầy, nhất là những nạn nhân của Covid-19 được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Đức Kitô đã chết vì tội lỗi nhân loại, xin cho chúng con cũng chết đi cho Chúa và sống vì phần rỗi của anh chị em chúng con qua tinh thần yêu thương và phục vụ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Gióp: 38: 1-4, 8-11; T.vịnh 106;; 2Côrintô 5: 14-17; Máccô 4: 35-41
Bài đọc thứ nhất trích từ sách Gióp liên kết với với bài phúc âm hôm nay. Một tiến trình mà Gióp là một người có đức tin trung thành nghĩ rằng ông ta được chúc phúc vì ông ta giàu có - có gia đình, có đất đai. có mùa màng và có súc vật. Khi bi kịch ập đến với ông ta mọi sự mất đi, bạn bè của ông đã “an ủi” ông. Nhưng, đồng thời họ đã khuyên ông ta nên chấp nhận sự đau khổ do tội lổi của ông đã gây ra. Đó là những gì họ hiểu về việc làm của Thiên Chúa: Nếu sự đau khổ xãy ra cho một người nào là do người đó đã lỗi phạm. Bởi thế, bạn bè ông đã thúc dục ông nên ăn năn sám hối. Nhưng ông ta không có gì để ăn năn cả và ông ta đặt câu hỏi lớn: Tại sao Thiên Chúa lại để những sự xấu xa này xảy ra cho một người vô tội như ông ta?
Giống như cơn cuồng phong mà các môn đệ gặp phải trong Phúc âm hôm nay. Ông Gióp kêu than cùng Thiên Chúa ngay từ khởi đầu là cho ông hết đau khổ. Ông ta hỏi Thiên Chúa, xin Ngài biện minh cho những cảnh khổ cực đã xãy ra cho ông. "Xin Đấng Toàn Năng trả lời cho con" (Gi 31: 35). Sau cùng Thiên Chúa trả lời cho ông là sự đau khổ của ông không được Thiên Chúa giải quyết. Thiên Chúa không đưa câu trả lời nào về việc giải thích những gì đã xãy ra cho ông ta. Trái lại, Thiên Chúa còn mặc khải cho ông ta về việc khi "qua cơn sóng gió" Nói một cách ngắn gọn hơn: Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa còn ông Gióp chỉ là Tạo Vật
Đó là trọng điểm của đức tin người Do thái: Thiên Chúa là duy nhất. Cũng như chúng ta, khi nào gặp sự khó khăn xãy đến, giống như ông Gióp, không có câu trả lời nào cho lời than oán của mình. Nhưng, Thiên Chúa cam đoan với ông ta là Thiên Chúa là đấng trung tín. Ông ta không phải chịu đau khổ một mình. Đây là lời vọng của thánh vịnh 46: 11 "Dừng lại: Hãy biết Ta đây là Thiên Chúa! … Chúa là Chúa tể càn khôn... là thành trì bảo vệ ta. Là Thiên Chúa nhà Gia-cóp". Sự hoạn nạn của ông Gióp ở trong cơn lốc gió cuộc đời tương đồng với trận cuồng phong các môn đệ Chúa Giêsu đang gặp trên thuyền, trong khi Chúa Giêsu đang ngủ, và các môn đệ hỏi Chúa Giêsu "Thưa Thầy, chúng ta chết đến nơi rồi. Thầy chẳng lo gì sao?"
Đây là những câu hỏi đã được đặt ra bởi những trận cuồng phong trong cuộc sống của chúng ta. Và những câu trả lời chúng ta đưa ra đôi khi cũng khập khiển như các lời khuyên của các bạn ông Gióp về sự đau khổ mà ông đang mắc phải. Khi đức tin của chúng ta bị thử thách, chúng ta có thể kêu xin cùng Thiên Chúa hãy giải thích cho chúng ta. Sẽ không có câu trả lời nào nói vê những khó khăn đang xãy ra cho chúng ta. Nhưng, chúng ta cố gắng tin và học như ông Gióp: Chỉ có Thiên Chúa mới là Chúa chúng ta và Ngài ở với chúng ta, như Chúa Giêsu ở với các môn đệ Ngài trên chiếc thuyền bị cuồng phong lay chuyển.
Những người mà thánh Máccô hướng dẫn đầu tiên là một cộng đoàn đang trải qua những cuộc đàn áp. Các lãnh đạo của họ đã bị tử đạo, và cũng giống như các môn đệ đang sợ hãi trên chiếc thuyền mà Chúa Giêsu đang ngủ. Họ cũng đặt câu hỏi là điều gì đang xãy ra cho họ. Giáo hội đang gặp khó khăn do những xung đột nội bộ cũng giống như các môn đệ đang kết hợp người Do thái và các người ngoại thành cộng đoàn tín hữu mới đầu tiên. Cộng đoàn thánh Máccô không chèo thuyền trong vũng nước lặng yên, không khác gì với Giáo hội của chúng ta ngày nay. Chúa Giêsu trong dụ ngôn trước nói về bánh mì, việc gieo hạt giống, sự tăng trưởng và mùa gặt; chứng tỏ Thiên Chúa điều khiển trên mặt đất. Bài Phúc âm hôm nay cho thấy Thiên Chúa điều khiển trên nước. Chúa Giêsu cộng tác với Thiên Chúa cho thấy quyền lực của Ngài trên cả sự hỗn loạn.
Khởi đầu Phúc âm của thánh Máccô cho dáng dấp lời văn của Sáng Thế Ký về việc tạo dựng trời đất, nơi Thiên Chúa nói lời đầu tiên vào bóng tối âm u. "Hãy có ánh sáng". Thánh Máccô đã dựng nên câu chuyện cho chúng ta: trời đã gần tối, và Chúa Giêsu bảo các môn đệ: "chúng ta sang bờ bên kia đi". Sau khi Chúa Giêsu đã chữa lành và giảng dạy bằng dụ ngôn Ngài gợi ý cho các môn đệ nên đi qua mọi lãnh thổ, khắp mọi nơi, cả ở nước ngoài nữa. Yêu cầu nói vế sứ vụ tương lai của Giáo hội là đi khắp mọi nơi, không có vùng nào là vùng an toàn và có thể sẽ gặp sự chống đối và ngay cả cuồng phong ở các nơi đó và ở giữa người khác biệt và thậm chí chống đối lại chúng ta?
Khi Chúa Giêsu lệnh cho trận cuồng phong là Ngài dùng ngôn ngữ trừ tà một cách mạnh mẽ. Ngài bảo cơn gió "im đi, lặng đi" và gió liền tắt và biển lặng như tờ. Chúa Giêsu ở với chúng ta trên chiếc thuyền, Ngài có quyền năng nói một lời giúp chúng ta vượt qua khỏi cơn sóng gió hằng ngày và cho chúng ta có niềm tin vào Ngài. Khi các biểu hiện về quyền năng của Chúa Giêsu xảy ra trong đời sống của chúng ta, giống như các môn đệ, chúng ta cảm thấy "kinh hoảng" Bởi thế trong lúc này Chúa Giêsu đã thêm sức mạnh cho chúng ta, xoa dịu và ban cho chúng ta sự can đảm để chống lại cuồng phong. Chúng ta hãy ca ngợi và cảm tạ trong phép Thánh Thể này.
Trong bài Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu có bảo các môn đệ đi với Ngài "hãy sang bờ bên kia". Tôi nghe như trong lời nói đó có điều gì sẽ xãy ra. Đó không chỉ là một sự thay đổi về địa điểm sắp đến mà họ sẽ trải qua. Các ông sẽ cùng đi với Chúa Giêsu đến những nơi xa lạ, bỏ lại đời sống thường ngày của họ, qua bờ bên kia để đến với những người xa lạ. Giáo hội không thể bảo đảm sự an toàn, nhất là khi có cơn cuồng phong mạnh đang tồn tại quanh đó. Trong Kinh Thánh, cuồng phong là tượng trưng cho sự rối loạn và không yên bình. Hãy nhớ sách Sáng Thế bắt đầu:" Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước. Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng.” Liền có ánh sáng”. Câu chuyện Chúa Giêsu bảo cơn sóng gió "im đi" cho chúng ta thấy Chúa Giêsu cộng tác với quyền lực của Thiên Chúa đối với bóng tôi và lộn xộn.
Tôi đang suy nghĩ về bóng tối đang bao trùm chúng ta, Giáo hội và toàn thế giới trong những ngày này. Vậy chúng ta có sang qua bên bờ kia không? Khi nào chúng ta thoát khỏi virus chết người này? Liệu bạo lực của cuộc chiến ở Ísrael sẽ chấm dứt? Liệu chúng ta có “xé rào” xây dựng sự bình đẳng các chủng tộc ở đất nước mình? Lập nơi định cư và chào đón người nhập cư? Còn về đức tin của chúng ta thì sao? Đức tin sẽ giúp chúng ta lớn mạnh lên, khi chúng ta nghe lời quyền năng của Chúa Giêsu bảo cơn gió trong đời sống của chúng ta im đi? Hôm nay, chúng ta hãy hiệp lời cầu nguyện với tổ tiên người Do thái, và chúng ta kêu lên "Lạy Chúa Trời, xin cứu vớt con, vì nước đã dâng lên tới cổ". (Tv 69:1)
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
12th SUNDAY (B)
Job: 38: 1-4, 8-11; Psalm 107; 2 Cor. 5: 14-17; Mark 4: 35-41
The first brief reading from Job blends with our gospel. Job was a faithful man who felt blessed by God because he had great fortune – family, land, crops and livestock. When tragedy came on him and everything was taken away, his friends tried to "comfort" him. But at the same time they urged him to accept the blame for the evils that befell him and caused his tragedy. That is what they understood were God’s ways: if evil happens to a person it be because they sinned. So, Job’s friends urged him to repent. But he had nothing to repent from and asked so the the big question: How could God let all this evil happen to him, an innocent man?
Like the storms the disciples experienced in today’s gospel, Job cries out to God from his turmoil. He demands God justify the tragedy that had happened to him, "Let the Almighty answer me!" (31:35) God finally replied to Job’s anguish; but does not resolve the accusation of injustice Job makes against God. God does not present an argument of self-defense for what happened to Job instead, addresses a revelation, "out of the storm." To put it succinctly: God is the Creator and Job is not.
It is the heart of Jewish faith – God alone is God. Like us, when bad things happen, Job does not receive an answer to his protest. But God assures him that God is in charge; Job does not have to face his trials alone. Here is an echo of Psalm 46:11, "Be still and know that I am God… The Lord of hosts is with us, our stronghold is the God of Jacob." The plight of Job in the midst of his storm parallels what happened during the storm to the disciples in the boat while Jesus slept and the question they put to him, "Teacher do you not care that we are perishing?"
There are questions raised by the storms in our lives and the answers we sometimes give are as limp as those given by Job’s friends to his tragedies. When our faith is threatened we might present and demand justification from God. There are no quick answers to why bad things happen to us. But we struggle to believe what Job learned: God alone is our God and is with us, as Jesus was with his disciples in the boat that night in the storm.
Mark’s original audience was a community undergoing persecution. Their leaders had been martyred and, like the frightened disciples in the boat with a sleeping Jesus, they also questioned what was happening to them. The church was undergoing internal strife as well as they struggled to combine Jews and Gentiles into their new Christian community. Mark’s church was hardly sailing calm waters – not unlike our church today. Jesus’ previous parables of bread, sowing, growth and harvest showed God’s control over the land. Today’s passage shows divine control over the water, Jesus participating in God’s authority over chaos.
Mark’s beginning has the feel of the Genesis creation account, where God’s first word was addressed to the darkness, "Let there be light." Mark set up the story for us: it’s getting dark and they are about to "cross to the other side." After Jesus had healed and preached in parables he suggests his disciples cross to, of all places, foreign territory. Does his request hint at the future mission of the church to go outside our comfort zone and possibly face opposition and even’s stormy seas in places and among people who are different, even opposed to us?
When Jesus calms the seas he uses the strong language of exorcism. He "rebuked the wind and there was calm." Jesus, with us in our "boat," has the power to speak a word of calm that can help us overcome the daily turbulent winds and so evoke trust in us. When these manifestations of his power occur in our lives, like the disciples, we feel "great awe." So, for the times the Lord has strengthened, calmed and given us courage to face the stormy seas, we give praise and thanks at this Eucharist.
In today’s gospel Jesus has asked the disciples to go with him "to the other side." I hear in that phrase that something is about to happen. It’s not just a change of physical place that they are about to experience. They are going with him to a foreign place, leaving their accustomed lives, crossing over the water to the unfamiliar. The church cannot play it safe, especially when there are storms around it. In the Bible turbulent waters is a symbol for chaos and the unruly. Remember how Genesis began: "In the beginning when God created the heavens and the earth, the earth was a formless wasteland and darkness covered the abyss." In the beginning there was chaos and disorder, waiting for God to speak a word, "Let there be light." The story of the calming of the waters shows Jesus participating in God’s power over the darkness and the chaotic’
I’m thinking about the darkness that surrounds us, the church and the whole world these days. Will we "cross to the other side"? When will we rid ourselves of this deadly virus? Will the violence happening in Israel "cross over" to peace? Will we "cross over" to racial equality in our country? Give shelter and welcome to immigrants? What about our faith, will it sustain us and even grow, when we receive Jesus’ powerful words in our storms? We join our prayers with those of our Jewish ancestors today as we cry out, "Save me O God, for the waters have come up to my neck." (Psalm 69:1)
PHÚC ÂM: Mt 6, 24-34
“Các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Không ai có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó sẽ ghét người này, và yêu mến người kia, hoặc nó chuộng chủ này, và khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và Tiền Của được. Vì thế, Thầy bảo các con: Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: lấy gì mà ăn; hay cho thân xác các con: lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao? “Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng. Nào các con không hơn chúng sao? Nào có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư? Còn về áo mặc, các con lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con rằng: Ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không phục sức được bằng một trong những đoá hoa đó. Vậy nếu hoa cỏ đồng nội, nay còn, mai bị ném vào lò lửa, mà còn được Thiên Chúa mặc cho như thế, huống chi là các con, hỡi những kẻ kém lòng tin. Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng: “Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì hoặc sẽ lấy gì mà mặc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều đó. Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó Người sẽ ban thêm cho các con. Vậy các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai. Vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai. Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy”.
Đó là lời Chúa.
LẠY CHÚA CHÚNG CON CHẾT MẤT
Từ cuối năm 2019 đến nay, hành tinh xanh phải nhọc nhằn, cả đến quằn quại chống đỡ căn bệnh lạ, căn bệnh thiên niên kỷ, căn bệnh quái ác, đã và vẫn tiếp tục tiễn đưa hàng triệu người vĩnh viễn rời xa thế giới.
Chỉ riêng Việt Nam, tính đến giây phút viết bài này, đã có trên dưới mười một ngàn người bị lây nhiễm và số đông người khác đã chết, khiến người vô tâm nhất cũng phải lo lắng...
Không thể biết dịch tễ sẽ lan đến đâu, đến ai, lan đến bao giờ, bao nhiêu triệu người nữa đang bình thường, bất ngờ thành bệnh nhân? Bao nhiêu người sẽ thương vong? Trong các nạn nhân có tôi hay người thân của tôi không?...
Cả loài người đang đối diện trước gió bão dữ của lịch sử và của thời đại.
Cũng vậy, từng người khi phải đồng hành với kiếp nhân sinh, không thể thoát hết mọi cảnh ba đào gây nên biết bao nhiêu dang dở, thương đau, ngang trái. Có lẽ không ai trong cuộc trần không đối diện cùng những cơn bão dữ ập xuống đời mình. Những cơn bão dữ giữa đời có chung mẫu số, đó là những dấu ấn bi thương, tan nát mà chúng tàn nhẫn khắc sâu vào lòng nạn nhân.
Hôm nay, hình ảnh các tông đồ, những người không lạ gì bão gió, mà còn dày dạn kinh nghiệm đối đầu với vô số sự hung hăng của trùng khơi, lại chạy đến cầu cứu Chúa: “Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao?”, thì lời cầu cứu này chắc chắn trở thành bài học, trở thành lời cầu nguyện thâm tín mạnh mẽ của mỗi con người trong cuộc đời này.
- Trở thành bài học để như hành trang cần thiết, nhắc ta hãy tin tưởng và tín thác vào Chúa mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, không bao giờ được phép nghi nan về sự hiện diện của Chúa, không bao giờ thất vọng, không bao giờ bỏ quên đức tin hay xa rời đời sống cầu nguyện.
- Trở thành lời cầu nguyện thâm tín mạnh mẽ, để khi cầu nguyện, ta thật sự ngã vào lòng Chúa, nương tựa vững chắc nơi tình yêu quyền năng của Chúa, để tùy Chúa hành động theo cách của Ngài. Còn ta chỉ là kẻ thụ nhận, luôn luôn để Chúa dẫn dắt và chỉ đi trên con đường thánh ý mà thôi, dù thánh ý ấy trái ngược điều ta mong đợi, hay hóa nên thách thức buộc ta phải vượt qua.
Bởi con thuyền đâu chỉ là thuyền mà còn biểu trưng cho từng mãnh đời; biển cả đâu chỉ là biển mà còn là vòng đời mênh mông; sóng dữ trào tràn đâu chỉ là sóng mà còn là biết bao nhiêu bi thương của đời người;
Bởi khi Chúa ngủ giữa mọi thứ đang càng lúc càng thăm thẳm, mong manh, tròng trành, đầy căng thẳng, đầy đe dọa, thì đâu chỉ là giấc ngủ, mà còn là đại diện cho biết bao lần chúng ta xa Chúa, cảm thấy Chúa xa mình, Chúa bỏ mình, Chúa làm thinh trước thân phận như "chỉ mành treo chuông" của mình.
Vì thế, mỗi khi bản thân ta đang đau khổ, bị thất lạc mọi phương hướng, bị dồn nén trong những khổ tâm, ai oán, chán chường...
Hay gia đình đang phải đối diện cùng những bế tắc, những chia rẻ, nghi ngờ, oán hờn nhau, hoặc nợ nần chồng chất, mất hết mọi thứ thăng bằng khi sống bên cạnh nhau... Thậm chí bên bờ vực của đổ vỡ, tan nát, chia lìa...
Hoặc chứng kiến cảnh người thân quằn quại, vật vả trong đau đớn vì bị tổn thương tinh thần, hoặc vì bệnh tật quái ác...
Có khi những thách đố đang đổ xuống trên chính cộng đoàn, giáo xứ hay trong lòng tập thể, khiến cả cả tập thể, lẽ ra tương trợ nhau, lại chứng kiến gương mù, gương xấu. Dù thành viên nào cũng cho rằng mình phục vụ Chúa, phục vụ Hội Thánh và các linh hồn, nhưng lại không ngừng đố kị, ganh ghét, tranh ảnh hưởng, tranh quyền lợi, kéo bè phái, tố cáo, mạt sát, đổ vạ nhau …
Sóng cả và bão dữ đã thật sự xảy ra. Mỗi cá nhân hãy thành tâm nhìn lại bản thân để nhận diện chính mình can đảm rút tỉa bài học cho lối cư xử, cho từng tương quan mà mình phải có, phải thể hiện. Nếu cần, từng cá nhân phải biết nhận lỗi và thực tâm chỉnh đốn, phải tìm cách khắc phục từ cái dễ thấy nhất đến cái sâu sắc hơn...
Càng rơi vào tăm tối bao nhiêu, càng phải vững tin vào Chúa, càng phải bám víu vào Chúa bấy nhiêu. Hãy cất tiếng than thở cùng Chúa, không phải trên đầu môi, mà tận đáy lòng với tất cả lòng tin tưởng cậy trông và tín thác: "Lạy Chúa, chúng con chết mất".
Hãy lãnh nhận bí tích, nhất là xưng tội và Thánh Thể, để bí tích có cơ hội ban cho từng người ơn vững chãi. Hãy cầu nguyện nhiều hơn trước Thánh Thể, hãy hiến dâng lên Chúa mọi nguy cơ, mọi thổn thức, mọi tổn thương của mình, của gia đình hay của tập thể mà mình đang hiện diện.
Chúa chỉ lặng yên chờ chúng ta. Chúa không ngủ quên. Chúa hằng mong mỏi chúng ta đừng quên Chúa, đừng chạy theo mọi thứ phù du mà quên mất Chúa là bạn đồng hành với ta trên mọi nẻo đời.
Chỉ cần òa vào lòng Chúa, chỉ cần chạy về phía Chúa, chỉ cần để tâm đến Chúa... Chỉ cần bấy nhiêu thôi, Chúa dang rộng tay để đón ta, để ta được trút mọi thổn thức của lòng mình vào thẳng trái tim Chúa. Chỉ cần có thế thôi, Chúa nâng niu, chở che, đỡ đần, bảo vệ ta trước mọi cơn bão cuộc đời đầy hung dữ.
Hãy níu lấy Chúa. Hãy không ngừng thốt lên lời của tâm hồn: "Lạy Chúa, chúng con chết mất".
Một cặp mắt mới
G 38,1.8-11; 2 Cr 5,14-17; Mc 4,35-40
Với Chúa Nhật này, phụng vụ Lời Chúa giới thiệu với chúng ta chủ đề: “Đức tin cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khác về thế giới và đời sống con người.” Thật vậy, chúng ta có thể nhìn thế giới và con người theo cái nhìn của khoa học, xã hội, văn hóa, chính trị hay kinh tế v.v... nghĩa là nhìn từ viễn tượng tự nhiên của con người, đó là những góc nhìn rất tốt giúp hiểu biết ý nghĩa cuộc sống, nhưng chưa đủ, cần phải được bổ túc bằng cái nhìn đức tin, vì nó mở ra cho chúng ta những chân trời cao hơn, mới mẻ hơn và sâu sắc hơn.
Trong bài đọc I, Gióp là người phải chịu đựng những đau khổ và sóng gió trong cuộc đời ông. Khi đối diện với một hoàn cảnh cơ cực như thế, Thiên Chúa mở mắt cho ông thấy rằng: ông không thể hiểu hết mọi sự, không thể điều khiển mọi sự. Nhưng Chúa ở với ông và thế giới này là ở trong Chúa. Cũng như Gióp, nhiều lúc chúng ta không hiểu hết mọi sự trong cuộc sống, nhất là những lúc phải chịu những đau khổ, nhưng Thiên Chúa tuyên bố rằng: Ta ở đây với con. Ta là sức mạnh đằng sau những bí nhiệm tự nhiên và sáng tạo. Những lúc đó, đức tin giúp chúng ta nhận ra bàn tay quan phòng của Thiên Chúa ở bên trong, đằng sau những biến cố, những hoàn cảnh của vũ trụ này.
Trong bài đọc II, thánh Phaolô nói với các tín hữu ở Côrintô rằng: cuộc sáng tạo mới không phải là sản phẩm của một quá trình biến đổi tự nhiên nơi chúng ta, nhưng chính là nhờ đức tin vào Đức Giêsu Kitô. Bởi vì, nhờ sự chết và sự sống lại của Người, chúng ta được biến đổi thành một thụ tạo mới. Nhờ đức tin vào Chúa Kitô, chúng ta không còn nhìn thế giới này, những biến cố trong đời sống và con người theo cách thức tự nhiên mà chúng ta quen nhìn, nhưng chúng ta nhìn mọi sự với cặp mắt đức tin, đó là một viễn tượng mới mẻ và khác biệt.
Vậy đâu là cái viễn tượng mới mà chúng ta nhìn thế giới và đời sống? Trong bài Tin Mừng, thánh Máccô trình thuật cho chúng ta về một câu chuyện của các Tông Đồ và Chúa Giêsu gặp cảnh bão tố trên biển. Tổng số người ở trên thuyền có lẽ là mười ba người. Họ lên thuyền để sang bên kia bờ. Trong khi vượt biển, một cơn gió lớn ấp tới làm cho thuyền sắp chìm. Trước hoàn cảnh như thế, ai có thể giữ bình tĩnh được? Ai có thể giữ thinh lặng được? Ai cũng muốn tự cứu mình. Đó là bản năng tự nhiên. Nên họ chạy đến kêu cứu Chúa Giêsu, nhưng lúc đó Chúa Giêsu đang ngủ!
Chúng ta cũng nên nhớ rằng vào thời điểm đó các Tông Đồ chưa hiểu biết một cách đầy đủ Chúa Giêsu là ai. Căn tính đích thực của Chúa Giêsu được mạc khải cách tiệm tiến cho họ. Và chỉ sau khi Chúa phục sinh, các ông được đầy ơn Chúa Thánh Thần, họ mới nhận ra Người là Thiên Chúa. Còn lúc này, họ chỉ biết Người là một vị thầy, một ngôn sứ, hay một người đặc biệt. Dầu rất ngưỡng mộ Chúa Giêsu, nhưng họ không thể hiểu tại sao xem ra Chúa “an nhiên tự tại” trước nguy hiểm như thế, trong khi tất cả các ông thì kinh hồn bạt vía. Nên họ đánh thức Chúa dậy: Tại sao Chúa cứ ngủ mãi vậy? Tại sao Chúa không lo lắng gì cả trong khi chúng con sắp chìm cả rồi? Tại sao Chúa không ra tay làm gì để cứu chúng con? Chúa hãy làm gì đó mau đi!
Lúc đó, Chúa Giêsu thức dậy và hỏi họ: “Tại sao các con sợ hãi?” Sao đức tin của các con yếu thế? Rồi Người truyền cho sóng biển phải yên lặng và gió phải biến đi. Từ đó, các Tông Đồ hết sức ngạc nghiên và tự hỏi mình rằng: “Người này là ai mà cả gió biển cũng phải vâng lệnh Người?”
Chúa Giêsu thách thức họ về niềm tin. Theo Người phải có một đức tin mãnh liệt. Trước hết, đức tin nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu luôn ở với chúng ta. Cả khi bạn ở giữa sóng gió cuộc đời, đức tin đó sẽ ban cho bạn sự an ủi, nâng đỡ và sức mạnh để bạn vượt qua những khó khăn thử thách. Bạn không cảm thấy cô đơn. Bởi Chúa Giêsu ở với bạn.
Ở mức độ khác, đức tin là sự bảm đảm giúp chúng ta nhận biết rằng Đức Giêsu là Thiên Chúa thật, Người là Thiên Chúa, nên Người nắm giữ quyền năng Thiên Chúa trên sức mạnh thiên nhiên và cả vận mệnh con người. Quả thế, quyền năng của Chúa Giêsu trên sóng biển mạc khải Người là Chúa của vũ trụ. Điều này làm chúng ta nhớ lại quyền năng Thiên Chúa trên sự hỗn mang của nước khi “khởi đầu sáng tạo” (St 1,2), khi Thiên Chúa phân chia nước biển cho dân Người vượt qua cảnh nô lệ tới sự tự do (Xh 14-15). Hình ảnh Chúa Giêsu ngủ và chổi dậy báo trước hình ảnh Chúa Giêsu chổi dậy từ giấc ngủ của cái chết, là biến cố minh chứng quyền năng chiến thắng của Người trên sự dữ, đó là niềm hy vọng cho các môn đệ mọi thời.
Như thế, tin vào Chúa Giêsu không miễn trừ cho chúng ta khỏi những khó khăn và thử thách của cuộc đời, cũng không dẫn chúng ta đi vào một hành trình cuộc sống bình yên phẳng lặng không hề gặp sóng gió. Nhưng đức tin mang lại cho chúng ta sức mạnh để vượt qua những sống gió, thử thách của cuộc đời và dù phải gặp thử thách, tôi vẫn nhìn thấy Chúa Giêsu cùng đồng hành với tôi trên hành trình đó. Đây là điều làm nên sự khác biệt của đời sống. Đức tin đó cho bạn một cái nhìn mới, giúp bạn tiếp tục thực hiện hành trình của mình mà không sợ hãi trước sóng gió cuộc đời, bởi vì chính Chúa là chốn nương thân. Chính Chúa là nơi ẩn náu an toàn. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
(Mc. 4: 35-40)
Sóng Biển
Biển hồ sóng nước mênh mông,
Thuyền chài xa tắp, ngóng trông bến bờ.
Nửa đêm bão tố bất ngờ,
Gió gào sóng vỗ, đêm mờ hiểm nguy.
Môn đồ chèo chống phụ tùy,
Bồn chồn lo lắng, nghĩ suy trong lòng.
Sao Thầy ngủ mệt bên trong,
Vội vàng đánh thức, cầu mong khẩn nài.
Chúng con gặp phải thiên tai,
Cầu Thầy cứu giúp, miệt mài thâu đêm.
Chúa đe gió biển lặng êm,
Đôi lời dạy bảo, êm đềm khuyên răn
Đức tin yếu kém tận căn,
Sao mà sợ hãi, băn khoăn làm gì.
Tông đồ kinh hãi lo chi.
Gió im biển lặng, quyền uy Ngôi Lời.
Đối diện với sự đổi thay của thiên nhiên ai cũng phải run sợ. Thiên Chúa quan phòng sắp đặt sự lưu chuyển tuần hoàn trong vũ trụ. Có nhiều biến cố thiên nhiên xảy ra một cách kinh hoàng như động đất, núi lửa, sóng ngầm, bão tố và lũ lụt. Con người đành phải chấp nhận và luôn trong tư tế tỉnh thức để đề phòng. Phúc âm hôm nay diễn tả các tông đồ sợ hãi trước một cơn bão lớn dồn dập. Là những thợ đánh cá chuyên môn nơi sông hồ, nhưng các Tông đồ vẫn run sợ trước cuồng phong bão tố.
Các Tông đồ chèo chống không nổi với sóng gió, các ngài đành phải kêu nài đến Chúa: Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao? Chúa Giêsu còn ngủ. Chúa vẫn hiện diện đó nhưng Chúa chưa ra tay cứu giúp. Chúa muốn thử thách các ông và muốn các ông nhận biết quyền năng của Chúa. Sau lời van xin của các Tông đồ, Chúa đã đe gió và biển: Hãy im đi, hãy lặng đi. Các Tông đồ quá kinh hãi và run sợ trước sóng biển, nhưng các ông lại thán phục hơn nữa vì uy quyền của Chúa.
Hình ảnh sóng gió cuộc đời cũng tương tự như sóng biển. Ai cũng có những sóng gió trong cuộc sống. Còn trẻ thì có những khó khăn nho nhỏ trong việc kỷ luật học hành. Lớn hơn một chút có những khúc mắc yêu thương. Khi đến tuổi trưởng thành, chúng ta lại phẩi đối diện với sóng gió trong đời sống gia đình qua những sự mâu thuẫn, tranh cãi và hiểu lầm rồi lại phải đối đầu với những thất bại trong công ăn việc làm. Còn có những sóng gió trong bước đường đấu tranh danh vọng. Chúng ta nên giải quyết vấn đề thế nào? Đôi khi chúng ta chỉ cậy dựa vào sức riêng mình để giải quyết vấn đề. Chúng ta quên Chúa đang ở giữa chúng ta. Ngài sẵn sàng giúp đỡ nếu chúng ta lên tiếng nài van.
Kinh nghiệm cuộc đời cho chúng ta thấy có nhiều cách đối diện với sóng gió và khó khăn trong cuộc đời. Có những người miệt mài phấn đấu trong đau khổ để vượt qua khó khăn trong đời. Gian khổ trở thành gánh nặng cuộc đời. Có những người chấp nhận thân phận đau thương trong âm thầm. Có những người sống trong bình an và phó thác. Đây là những người sống có lý tưởng và mục đích, sự khó khăn không làm cho họ chán nản. Họ đi tìm hạnh phúc trong việc phục vụ tha nhân và mưu cầu ích chung cho mọi người. Tâm tình quảng đại đó đã giúp họ sống lạc quan và hạnh phúc.
Dù sóng gió, gian khổ hay vui sướng trong cuộc đời, chúng ta luôn có Chúa hiện diện ngay bên. Hãy chạy đến với Chúa vì Ngài là nơi chúng ta trú ẩn và là nơi chúng con nương thân. Chúa âu yếm nói với chúng ta rằng: Hỡi những ai gánh nặng và khó nhọc, hãy đến Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
“Con mắt là đèn soi cho thân xác con.
Nếu mắt con trong sáng, thì toàn thân con được sáng;
nếu mắt con xấu kém, thì toàn thân con phải tối tăm!”.
Một nhà tư tưởng nói, “Nếu chỉ được viết xuống, các ý tưởng sẽ mất như những ngòi bút tốt! Lý tưởng là, các ý tưởng tốt phải được thực hành. Vì tư tưởng chỉ huy hành động!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Một cách nào đó, Tin Mừng hôm nay cũng nói đến việc ‘tư tưởng chỉ huy hành động!’ khi Chúa Giêsu nói đến “Kho tàng”, “Con mắt” và “Toàn thân”. Và sẽ rất bất ngờ khi câu Lời Chúa chủ lực trên đây được đọc theo cái nhìn của thánh Tôma Aquinô. Ngài nói, “con mắt” ở đây, là ý chỉ của chúng ta; “toàn thân” ở đây, là tất cả hành động đi theo ý chỉ đó. Vì thế, khi ý chỉ của con người phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa, những hành động của nó sẽ phù hợp với ý muốn của Ngài. Đây là một bài học thiết thực và hữu ích cho ‘hành trình hướng tới sự thánh thiện’ của chúng ta!
Với thánh Phaolô, ý chỉ của ngài thật rõ ràng, “Đối với tôi, sống là Đức Kitô!”; hôm nay, trong thư Côrintô, Phaolô buộc phải khoe như điên dại ‘những hành động kéo theo’ ý chỉ căn bản của mình; đúng hơn, những gì ngài gánh chịu, “Họ là tôi tớ Đức Kitô, tôi xin nói như mê sảng rằng, tôi còn hơn họ nữa… bị người Do Thái đánh đòn năm lần, mỗi lần kém một roi đầy bốn chục; ba lần bị tra tấn, một lần bị ném đá, ba lần bị đắm tàu, một ngày một đêm chơi vơi ngoài biển khơi”. Và Phaolô đã vượt qua tất cả trong niềm tin cậy vào ‘kho tàng Giêsu’ của mình, như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tiết lộ, “Người công chính được Thiên Chúa giữ gìn, giải thoát khỏi mọi cơn nguy khốn”.
Anh Chị em,
Vậy, ý chỉ căn bản nhất trong cuộc sống của chúng ta là gì; kho tàng của chúng ta có phải là Giêsu hay là một cái gì khác? Ở đây, chúng ta nhớ lại lời của Carlo Acutis, vị chân phước trẻ, về ‘hành trình hướng tới sự thánh thiện’ của anh, “Luôn nên một với Chúa Giêsu là chương trình sống của tôi!”, “Hãy tìm kiếm Chúa, và bạn sẽ thấy được ý nghĩa đời mình!”. Và nếu như Acutis, ý chỉ của chúng ta là Giêsu thì những gì kéo theo sẽ được thúc đẩy và sắp xếp thông qua các quyết định đưa ra mỗi ngày; và đó là mục đích cuộc đời của chúng ta; đem lại vinh quang lớn nhất có thể cho Thiên Chúa bằng việc chọn và sống theo ý muốn hoàn hảo của Ngài. Chúa Giêsu Thánh Thể đang hiện diện trên các bàn thờ bổ sức chúng ta, Thánh Thần Ngài đang được ban để thúc giục chúng ta tiến tới mỗi ngày. Ước gì, ý chỉ sống của chúng ta không gì khác ngoài Thiên Chúa; được như thế, chúng ta sẽ không ngược chiều trên ‘hành trình hướng tới sự thánh thiện!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin ban cho con ân sủng cần thiết để nhìn sâu vào tất cả những gì đang thúc đẩy con, đó phải là tìm vinh danh Chúa trong cuộc sống; và đó cũng là ‘hành trình hướng tới sự thánh thiện’ của con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tổng giáo phận Paris đã đưa ra lời kêu gọi quyê góp hàng triệu đô la vào hôm thứ Hai để khôi phục lại nội thất của Nhà thờ Đức Bà sau trận hỏa hoạn kinh hoàng vào năm 2019.
Trong một tuyên bố ngày 14 tháng 6, tổng giáo phận nói rằng Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris đang khởi động lời kêu gọi mới với mục tiêu dự kiến mở cửa lại nhà thờ vào năm 2024.
Chính phủ Pháp đang giám sát việc trùng tu và bảo tồn cấu trúc của nhà thờ, nhưng Giáo Hội phải chịu trách nhiệm về việc đổi mới nội thất của ngôi thánh đường này.
“Chương trình cải tạo nội thất, hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Giáo Hội, trước hết nhằm mục đích trả lại cho ngôi nhà thờ - chức năng chính của nó - và rộng hơn là cung cấp một chuyến tham quan mới cho sáu triệu tín hữu, khách hành hương và khách du lịch tại ngôi thánh đường này mỗi năm”, tuyên bố cho biết.
Kinh phí trùng tu nội thất là từ 5 đến 6 triệu euro, tức là từ 6.1 đến 7.3 triệu Mỹ Kim. Hai dự án kéo dài trong một năm sẽ được trình bày cho các nhà tài trợ Pháp và nước ngoài.
Chiến dịch sẽ được hỗ trợ bởi tổ chức Friends of Notre Dame de Paris, nghĩa là Hội Các Bạn bè của nhà thờ Đức Bà Paris, một tổ chức của người Mỹ được thành lập theo sáng kiến của tổng giáo phận Paris.
Nhà thờ Gothic nổi tiếng của Pháp, được xây dựng từ năm 1163 đến năm 1345, có di tích là Vương miện Mão Gai Chúa đội trong cuộc thương khó. Thánh tích đã được cứu vào đêm hỏa hoạn, ngày 15 tháng 4 năm 2019, bởi Cha Jean-Marc Fournier, tuyên úy Sở Cứu hỏa Paris.
Hai dự án đầu tiên được trình bày cho các nhà tài trợ sẽ là phục hồi hộp đựng tượng Vương miện Mão Gai, bị hư hại trong quá trình giải cứu và tạo ra một nhà tạm mới.
Các dự án trong tương lai sẽ bao gồm chỗ ngồi mới cho dàn hợp xướng và cộng đoàn, ánh sáng, hệ thống âm thanh và phòng âm nhạc, cũng như những thay đổi đối với đàn organ và bàn thờ.
Đức Tổng Giám Mục Aupetit cho biết: “Việc cải tạo Notre-Dame tạo cơ hội để đưa nhà thờ vào thế kỷ 21, đồng thời bảo tồn bản sắc riêng của nó, theo truyền thống Kitô Giáo”.
Source:Catholic News Agency
Đức Tổng Giám Mục Aupetit đã cử hành thánh lễ ngay bên trong ngôi thánh đường đang được trùng tu vào lúc 6g chiều ngày 16 tháng 6 đánh dấu ngày lễ Cung hiến nhà thờ Đức Bà Paris. Vì lý do an ninh, chỉ có 12 người được phép tham gia lễ kỷ niệm.
Nhà thờ sẽ mở cửa trở lại để thờ phượng với kinh chiều tạ ơn Te Deum vào ngày 16 tháng 4 năm 2024, 5 năm sau vụ cháy. Cuối năm đó, Paris sẽ tổ chức Thế vận hội Mùa hè.
Nhà thờ Đức Bà, nơi đang được xây dựng kể từ khi trận hỏa hoạn tàn phá một phần trong đêm 15 rạng sáng ngày 16 tháng 4 năm 2019, đã tổ chức lễ kỷ niệm cung hiến ngôi thánh đường vào ngày thứ Tư, 16 tháng 6.
So với thánh lễ năm trước, cách sắp đặt sẽ khác một chút, vì công việc củng cố cơ cấu còn lại sắp hoàn thành. Giai đoạn trùng tu sẽ bắt đầu tiếp theo, sau mùa hè. Để tiếp tục tiến trình mở cửa lại vương cung thánh đường vào năm 2024, một chiến dịch gây quỹ mới là cần thiết. Nhân dịp Thánh lễ này, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đã phát động lời kêu gọi đóng góp quảng đại để chuẩn bị cho việc mở cửa lại nhà thờ.
Source:Aleteia
Hôm 16 tháng 6, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã đưa tin về câu chuyện hai cha con noi gương lẫn nhau đáp lại lời mời gọi của Chúa tham gia vào hàng tư tế.
Cha Eric Seitz được truyền chức linh mục ngày 8 tháng 8 năm 2020 cho Giáo phận Fargo. Hai tháng sau, cha của ngài, ông Ben được tấn phong làm phó tế.
Cha Seitz, hiện là cha sở giáo xứ Thánh Gioan Thánh Sử ở Wahpeton, North Dakota, nói với CNA rằng cha ngài đã cân nhắc về chức phó tế trong nhiều năm trước khi điều này trở thành hiện thực.
Cha Eric cho biết mặc dù ngài đã được thụ phong mấy thánh trước cha ngài, nhưng chính gương thánh thiện của cha đã giúp nuôi dưỡng đức tin của ngài để phân định gia nhập hàng tư tế.
“Khi nhìn lại mọi thứ, tôi nghĩ rằng thực sự tấm gương của cha tôi trong tư cách là một người đàn ông Kitô hữu là điều khiến đức tin của tôi phát triển và giúp tôi nghĩ về đức tin rất nghiêm túc, trong thời đại mà rất nhiều người đã xem thường”.
“Tôi muốn nói rằng ơn gọi của cha tôi với tư cách là một người đàn ông Kitô hữu là điều đã giúp tôi nhận ra ơn gọi của mình”.
Cha Eric làm cha phó cho Cha Dale Lagodinski ở thị trấn nông thôn Wahpeton. Phó tế Ben hiện đang phục vụ tại Giáo xứ hai thánh Anna and Joachim ở Fargo, cách đó 50 dặm về phía Bắc.
Lớn lên trong một gia đình Lực lượng Không quân, Cha Eric cho biết gia đình thường xuyên di chuyển, nhưng sự thôi thúc mà ngài cảm thấy đối với chức linh mục đã theo đuổi ngài khi ngài theo học tại một trường Công Giáo ở mỗi thành phố nơi gia đình Seitzes định cư.
Năm lớp bảy trong một buổi lễ thống hối, ngài nói rằng ý tưởng trở thành một linh mục đã nảy trong đầu ngài khi suy nghĩ về tương lai của mình.
“Khi tôi vào trung học, tôi liên tục nghe những người khác nói rằng họ nghĩ rằng họ có thể xem tôi như một linh mục”
“Vì vậy, vào cuối năm trung học, tôi nhận ra mình phải bắt đầu đưa ra một số quyết định. Tôi đã tham gia một khóa tĩnh tâm phân định, điều này thực sự hữu ích, và tôi đã nói chuyện với cha sở của tôi, giám đốc ơn gọi và cha mẹ tôi về tất cả những điều đó”.
Ngài quyết định vào thẳng chủng viện sau khi tốt nghiệp trung học. Ban đầu ngài có phần băn khoăn với quyết định của mình, nói rằng ngoài lời kêu gọi đến chức linh mục, ngài đôi khi cũng có mong muốn kết hôn.
“Và khi tôi đang theo học tại chủng viện, tôi bắt đầu nhận thấy trong tôi rằng chức linh mục không chỉ là điều mà Chúa muốn cho tôi, mà còn là điều mà tôi cũng muốn. Điều này không phải là một áp đặt đối với tôi; đó là mong muốn của trái tim tôi”
Cha Eric cho biết ngài nhớ bố Ben đã nói về việc muốn làm phó tế Eric chỉ mới học lớp 4, nhưng ông phải đợi “Thời điểm của Chúa”. Ông Ben đã không thể tham gia chương trình phó tế cho đến khi đã ổn định cuộc sống và rời quân ngũ, vì tổng giáo phận quân đội không cung cấp chương trình phó tế. Cuối cùng thì Ông Ben cũng lấy được bằng thạc sĩ thần học và quá trình đào tạo cuối cùng của ông mất 5 năm.
Cha Eric cho biết mẹ của anh, là một người cải đạo sang Công Giáo, rất ủng hộ ơn gọi của con trai và chồng, và đôi khi gọi cho ngài để xin ngài cầu nguyện những ý định cụ thể trong Thánh lễ.
Về lời khuyên dành cho những người vẫn đang xác định ơn gọi của mình, Cha Eric có một lời khuyên đơn giản.
“Hãy bình tĩnh và nói chuyện với ai đó khôn ngoan mà bạn có thể tin tưởng,” cha nói.
Source:Catholic News Agency
Danish Masih, một thanh niên Công Giáo 17 tuổi ở thành phố Ghafari, đã bị một nhóm người đánh thuốc mê, bắt cóc và tra tấn trước khi vứt thi thể bầm dập của anh tại một khu vực hoang vắng ở ngoại ô.
Mặc dù cha anh đã báo cáo sự mất tích của con trai mình, nhưng cảnh sát đã không hành động. Cuối cùng nạn nhân đã tự lết về nhà mình sau năm ngày bị giam cầm.
Câu chuyện bắt đầu vào ngày 6 tháng 6 khi người thanh niên mất tích. Hai ngày sau, cha anh là ông Daniyal đã báo cảnh sát về việc anh mất tích, nhưng không được gì.
Tại thời điểm đó, người cha quyết định cầu cứu nhà hoạt động nhân quyền Lala Robin Daniel, là người đã nói chuyện này với Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại.
Theo những gì Asia News được biết cho đến nay, Danish đã bị đánh thuốc mê và bất tỉnh trước khi anh ta bị bắt cóc bởi một người tên Ali Raza và băng nhóm của hắn ta. Họ giam giữ anh ta ở một nơi không xác định và đánh đập anh ta, sau đó vứt anh ta tại một nơi gần Faisalabad, từ đó người thanh niên sau khi tỉnh lại đã tự lết về nhà mình.
Lala Robin Daniel bày tỏ sự thất vọng trước thái độ của cảnh sát: “Là các tín hữu Kitô, chúng tôi là thiểu số và chúng tôi đơn độc. Đối với chúng tôi không có công lý và không có quyền bình đẳng”.
Mặc dù hiện các nhà chức trách đang truy tìm thủ phạm nhưng vẫn chưa có ai bị bắt. Về phần mình, gia đình của Đan Mạch đang đòi công lý.
“Chúng tôi cam kết và sẽ không phụ lòng bất kỳ ai”, Luật sư Lala Robin Daniel nói. “Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đưa họ ra tòa và buộc họ phải bị trừng phạt theo pháp luật. Chúng tôi kêu gọi các sĩ quan cảnh sát cấp cao hợp tác và bắt giữ những con quái vật này càng sớm càng tốt”, ông nói thêm.
Danish không phải là một trường hợp cá biệt. Bạo lực đối với các tín hữu Kitô ở Pakistan là chuyện bình thường. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều vụ bắt cóc, lạm dụng tình dục trẻ em, cưỡng bức cải đạo và kết hôn cưỡng bức, Ủy ban Công Giáo vì Công lý và Hòa bình đã tổ chức một cuộc hội thảo tại giáo xứ Thánh Tâm ở Sahiwal để yêu cầu quốc hội liên bang và tỉnh thông qua luật mới chấm dứt những hoạt động như vậy.
Source:Asia News
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đã cử hành thánh lễ ngay bên trong ngôi thánh đường đang được trùng tu vào lúc 6g chiều ngày 16 tháng 6 để mừng lễ Cung hiến nhà thờ Đức Bà Paris. Vì lý do an ninh, chỉ có 12 người được phép tham gia lễ kỷ niệm.
Theo dự kiến, nhà thờ sẽ mở cửa trở lại để thờ phượng với kinh chiều tạ ơn Te Deum vào ngày 16 tháng 4 năm 2024, 5 năm sau vụ cháy. Cuối năm đó, Paris sẽ tổ chức Thế vận hội Mùa hè.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục nói:
Bây giờ chúng ta rất vui vì nhà thờ của chúng ta đã được củng cố, ngôi thánh đường này đã có nguy cơ bị hủy hoại. Hiện chúng ta đang bước vào giai đoạn trùng tu. Ngôi thánh đường này sẽ xinh đẹp hơn bao giờ hết và điều đó mang lại niềm vui cho trái tim chúng ta và lấp đầy trong chúng ta bồi hồi những hy vọng.
Nhưng thánh đường này còn là biểu tượng cho sự trùng tu của Giáo Hội do chính Chúa Kitô thiết lập cách đây 2000 năm. Một số người tin rằng Giáo Hội đang trong tình trạng đổ nát và đang trên đà sụp đổ. Tuy nhiên, Chúa Kitô khẳng định rằng cửa tử sẽ không thắng được Giáo Hội. Chúng ta hãy tin tưởng điều đó một cách sâu sắc: giống như ngôi nhà thờ lớn này của chúng ta, Giáo hội của Chúa Kitô sẽ đứng vững.
Những người bạn đồng hành và các kỹ thuật viên, những người đang khôi phục lại thánh đường thân yêu của chúng ta đều tràn đầy nhiệt huyết. Họ biết rất rõ rằng họ đang phục vụ cho một sự nghiệp vượt ra ngoài họ và họ đã dồn hết tài năng, tất cả bí quyết của mình để xây dựng lại những gì đã bị phá hủy. Từ những cây sồi lớn tuyệt đẹp được giao phó cho họ, họ sẽ dựng nên một tháp mới, được hoạch định bằng cách điều chỉnh các mộng cây, các thanh chắn và đỉnh vòm.
Thánh Phêrô cũng từng nói với chúng ta rằng: chúng ta là những viên đá sống động của Giáo hội, chúng ta là công trình kiến trúc phải được hình thành, thánh hóa, chỉnh đốn cho phù hợp với Thiên Chúa. Thánh Augustinô nhắc nhở chúng ta: “Những gì chúng ta thấy ở đây đạt được về mặt vật chất với những bức tường, phải được thực hiện bằng tâm hồn. Những gì chúng ta đang nhìn thấy đây được hoàn thành với đá và gỗ, phải được hoàn thành trong cơ thể chúng ta với ân sủng của Thiên Chúa”.
Kiến trúc sư trưởng là Chúa Cha; mẫu gương là Chúa Kitô; giám đốc là Chúa Thánh Thần. Điều sẽ gắn kết chúng ta lại với nhau, chỉnh đốn chúng ta, hiệp nhất chúng ta để xây dựng một Giáo hội đẹp hơn bao giờ hết chính là việc thực hiện giới răn cao cả của Chúa Kitô: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu mến các con” (Ga 13,34).
Tôi xin nhường lời cho thánh Augustinô kết luận bài giảng này: “Anh em đã già, anh em không phải là một ngôi nhà cho tôi nữa, anh em đã nằm xuống, sụp đổ. Nhưng, để thoát ra khỏi tình trạng già nua của mình, và sự đổ nát của mình, anh em hãy yêu thương nhau”.
+Michel Aupetit,
Đức Tổng Giám Mục Paris
Source:L'Église Catholique à Paris
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Nhân sinh nhật thứ 80 của Đức Hồng Y George Pell, ông đã có một bài nhận định đăng trên tờ First Things ngày 16 tháng 6, 2021.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
by George Weigel
Đức Hồng Y Pell ở tuổi tám mươi
Mười lăm tháng trước, có vẻ như Đức Hồng Y George Pell sẽ phải trải qua sinh nhật thứ tám mươi của mình trong tù. Một chiến dịch đầy ác ý của cảnh sát tiểu bang Victoria ở Úc, quê hương của ngài, đã dẫn đến bản cáo trạng liên quan đến những cáo buộc vô lý một cách trắng trợn là “lạm dụng tình dục trong quá khứ”. Phiên tòa đầu tiên của ngài đã kết thúc với một bồi thẩm đoàn treo trong đó hầu hết ủng hộ việc tha bổng; nhưng vì tòa án áp đặt lệnh cấm các phương tiện truyền thông đưa tin, nên công chúng không biết rằng người bào chữa đã đập tan hồ sơ của bên công tố bằng cách chứng minh rằng những tội ác bị cáo buộc không thể nào xảy ra trong khung thời gian, và địa điểm mà người khiếu nại cho rằng đã xảy ra. Cuộc tái thẩm của vị Hồng Y kết thúc với một bản án không thể nào hiểu nổi, sau đó là một lời bác bỏ thậm chí còn khó hiểu và vô nghĩa hơn đối với đơn kháng án của vị Hồng Y. May sao, thật hạnh phúc - vì quyền tự do của một người vô tội và danh tiếng của hệ thống tư pháp Úc - Tòa án Tối cao của đất nước đã nhất trí hủy bỏ bản án có tội của các tòa dưới vào ngày 7 tháng 4 năm 2020 và đưa ra phán quyết “vô tội” trong vụ án Pell kiện Nữ hoàng.
Đức Hồng Y Pell đã không lãng phí 404 ngày trong tù, hầu hết trong đó là bị biệt giam. Ngài đã viết nhật ký hàng ngày, và cuốn nhật ký ấy đã trở thành một thứ gì đó thuộc loại kinh điển tâm linh hiện đại; Ignatius Press đã xuất bản nó thành ba tập, tập cuối cùng sẽ xuất hiện vào tháng 10. Thông qua Nhật ký trong tù của ngài, hàng nghìn người trên khắp thế giới đã khám phá ra con người thật của Đức Hồng Y George Pell: một người có đức tin vững chắc, trí thông minh sắc sảo, lòng trắc ẩn sâu sắc đối với những bối rối đang bủa vây loài người, và quyết tâm sống trọn chức linh mục mà ngài đã cam kết khi được Đức Hồng Y Gregory Peter Agagianian tấn phong vào ngày 16 tháng 12 năm 1966. Đức Hồng Y Gregory Peter Agagianian là vị nhiều phiếu thứ hai sau Đức Gioan XXIII trong mật nghị bầu Giáo Hoàng năm 1958.
Tôi rất vui vì giờ đây có rất nhiều người khác đã khám phá ra sự thật về người đàn ông tốt lành và vĩ đại này, đặc biệt là vì ngài và tôi đã là bạn của nhau kể từ khi ngài trải qua mùa hè sau khi thụ phong ở giáo xứ Baltimore của tôi, giữa thời gian học thần học ở Rôma và làm luận án tiến sĩ tại Oxford. Hơn nửa thế kỷ đó, chúng tôi đã thảo luận về mọi thứ. Và dù Đức Hồng Y đã không chuyển đổi được tôi thành một cầu thủ cricket, chúng tôi tâm đắc về rất nhiều thứ khác mà chúng tôi đã làm việc chặt chẽ trong nhiều dịp khác nhau.
Do đó, điều đập vào mắt tôi như ơn Chúa quan phòng là sinh nhật thứ tám mươi của Đức Hồng Y Pell rơi vào một thời gian khi Giáo Hội hoàn vũ đang rối tung lên bởi “Tiến Trình Công Nghị” ở Đức: một quá trình thiếu vắng một sự can thiệp có tính quyết định của Rôma, và có lẽ đang diễn ra bất kể sự can thiệp của Rôma, và dường như đang xác nhận rằng thể chế Công Giáo ở Đức đang trong tình trạng bội giáo. Tôi nói là ơn Chúa quan phòng bởi vì, nếu không có sự lãnh đạo của Đức Cha George Pell với tư cách là Tổng Giám Mục Melbourne và sau đó là Hồng Y Tổng Giám Mục Sydney, thì nước Úc có lẽ đã trở thành một vùng thảm họa của Giáo Hội như nước Đức ngày nay — mặc dù người Úc đã đạt đến mức đó 25 năm trước.
Kẻ thù của ngài sẽ không bao giờ thừa nhận điều đó, nhưng Đức Hồng Y George Pell đã cứu Giáo hội ở Úc khỏi bị tan rã thành một Đạo Công Giáo lỏng lẻo không thể phân biệt với Đạo Tin lành Tự do. Ngài đã làm như vậy bằng cách bảo vệ Công đồng Vatican II như một sự đổi mới trong truyền thống; bằng cách cải cách chức tư tế và bằng sự chăm sóc của ngài đối với các nạn nhân lạm dụng tình dục trong các giáo phận mà ngài lãnh đạo; bằng sự ủng hộ kiên định của ngài đối với chủ nghĩa chính thống Công Giáo giữa cuồng phong văn hóa đã khiến nhiều giám mục anh em của ngài phải nao núng; bằng cách ủng hộ đời sống trí thức Công Giáo nghiêm túc trong nhiều sáng kiến khác nhau; và bằng cách tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới ở Sydney năm 2008, tiếp thêm sinh lực truyền giáo cho những người Công Giáo Úc trẻ tuổi như Ngày Giới trẻ Thế giới năm 1993 của Denver đã thực hiện cho những người trẻ Công Giáo Hoa Kỳ. Nếu không có sự lãnh đạo của George Pell và sự sẵn sàng đứng ra bảo vệ sự thật trước những lời chỉ trích ác ý, thì Công Giáo ở Miệt Dưới vào năm 2021 có thể trông giống như một Giáo hội giàu có ở phần lớn nước Đức ngày nay, nhưng vắng bóng khối tài sản khổng lồ được hỗ trợ từ thuế của người Đức.
Công việc của Đức Hồng Y Pell để dọn dẹp chuồng ngựa Augean của tài chính Vatican vẫn đang được hoàn thành và các câu hỏi về mối liên hệ có thể có giữa công việc đó và việc truy tố ngài vẫn chưa được giải đáp. Tuy nhiên, ân sủng của vị Hồng Y dưới áp lực phi thường và phẩm giá mà ngài hành xử trước, trong và sau khi bị cầm tù đã khiến ngài trở thành một trong những trưởng lão có ảnh hưởng nhất trong Giáo Hội Công Giáo ngày nay. Việc ngài hết quyền bầu cử trong một mật nghị tương lai vào ngày 8 tháng 6 vừa qua không có nghĩa là ngài sẽ bị gạt sang một bên trong các cuộc thảo luận thực sự có hậu quả lớn lao đối với tương lai của Giáo hội. Ngài sẽ ở vị trí rất là trung tâm của những cuộc thảo luận đó, sử dụng thẩm quyền đạo đức mà ngài đã giành được một cách xứng đáng với tư cách là một cha giải tội đương thời.
Người đàn ông mà tôi biết và trân trọng kể từ mùa hè năm 1967 không được hình thành để im lặng. Giọng nói của ngài sẽ được lắng nghe. Và nó sẽ được nghe ở nơi cần thiết.
Source:First Things
Hội đồng Giám mục Ireland kết thúc cuộc họp Đại hội đồng mùa hè với một tuyên cáo kêu gọi hòa bình cho Myanmar, Trung Đông và Bắc Ireland, đồng thời mời gọi các tín hữu trong nước hăng say tham dự chương trình tiêm chủng COVID-19.
(Tin Vatican)
Myanmar
Trong cuộc họp, trực tuyến vì đại dịch, các giám mục bày tỏ quan ngại sâu sắc trước “sự đàn áp tàn bạo đang diễn ra cho người dân thường ở Myanmar.”
Các ngài cho hay kể từ tháng Hai, người dân Myanmar kêu gọi dân chủ một cách hòa bình cho đất nước họ trong khi "quân đội lại đàn áp dã man."
Các giám mục kêu gọi hãy "chấm dứt áp bức và bạo lực, hãy tôn trọng tiếng nói của người dân Myanmar", tuyên bố cho hay "hòa bình và đối thoại phải được ưu tiên áp dụng."
Trung đông
Giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo đang gián đoạn vì bạo lực giữa Israel và Palestine, các Giám mục Ireland đã dâng lời cầu nguyện cho hòa bình ở Đất Thánh.
Trong cuộc họp, các ngài kêu gọi đôi bên hãy “chấm dứt bạo lực vì nền hòa bình công bằng và lâu dài giữa hai Quốc gia, dựa trên sự tôn trọng luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế, loại trừ các tội ác chiến tranh, chấm dứt việc chiếm đóng bất hợp pháp các vùng lãnh thổ của người Palestine và chấm dứt việc phong tỏa Gaza. "
Các giám mục khen ngợi việc Quốc hội Ireland nhất trí thông qua kiến nghị lên án việc “sáp nhập” Israel vào lãnh thổ Palestine vì nó vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Các Giám mục kêu gọi Chính phủ Ireland “tiến hành Dự luật về các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng để công nhận Nhà nước Palestine.”
Bắc Ireland
Hướng về quê nhà, các Giám mục Ireland bày tỏ lo ngại căng thẳng gia tăng ở Bắc Ireland và lưu ý rằng những căng thẳng trước Chủ nghĩa thống nhất chính trị, cũng như chính sách tiếp tục phản công và cô lập kinh tế của Anh quốc và Nghị định thư Bắc Ireland, đang gây ra nhiều tác động lớn đến xã hội của cộng đồng dân cư trên đảo.
Các giám mục kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và dân sự hãy tránh những lời lẽ gay gắt và thay vào đó hãy hành động “thông qua đối thoại để cung cấp những cách thức mang lại cho mọi người niềm hy vọng tương lai.” Các ngài cũng kêu gọi các đại diện của Giáo hội khác hãy “tiếp tục làm việc vì lợi ích chung và tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng.”
Đại dịch
Các vấn đề chính khác được thảo luận tại Đại hội mùa hè bao gồm đại dịch COVID-19 và việc triển khai chương trình tiêm chủng.
Các Giám mục Ireland khuyến khích các tín hữu đi tiêm phòng để bảo vệ bản thân và người khác.
Các ngài cũng mời gọi “hãy tập trung vào việc phát triển các loại vắc-xin không nhiễm độc về mặt đạo đức”. Vấn đề công bằng vắc xin cũng được nhấn mạnh, các giám mục cho đây là một "bài học đạo đức rất nghiêm trọng đối với cộng đồng toàn cầu và các quốc gia giàu có phải có nghĩa vụ giúp vắc xin cho các nước nghèo hơn."
Trong cuộc họp, các giám mục hoan nghênh việc Đức Thánh Cha Phanxicô giới thiệu Ngày Thế giới mới dành cho Ông bà & Người cao niên, và huấn chương về mục vụ Giáo lý viên.
Các cuộc thảo luận quan trọng khác tập trung vào việc Bảo vệ trẻ em trong Giáo hội Ireland, lòng hảo tâm của công chúng đối với hội Caritas Ireland, các hoạt động vì khí hậu và sự tham gia của Ireland tại Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của Liên hợp quốc vào tháng 9.
Con đường đồng hội
Cuối cùng, Giáo hội tiếp tục cuộc hành trình cùng toàn thế giới hướng tới Đại hội đồng Giám mục lần thứ XVI tại Rôma, các Giám mục Ireland bày tỏ lời cảm ơn về hơn 550 bản đệ trình đã nhận được từ công chúng trong giai đoạn đầu của Con đường sửa soạn cho Đồng hội đồng vào năm 2023.
Trước hội nghị thường niên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, Sứ thần Tòa Thánh đã đọc một bài diễn văn dài 8 trang.
Khởi đầu ngài nhắc đến các kế hoạch của một số giáo phận Hoa Kỳ nhằm đưa tín hữu trở lại với Thánh Lễ và nhất là với Giáo Hội, sau một thời gian bị ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19. Nhưng ngài đặt ngay câu hỏi: với Giáo Hội nào? Câu trả lời của ngài như sau:
“Trong thông điệp Fratelli Tutti và một lần nữa trong tài liệu Samaritanus Bonus của Bộ Giáo lý Đức tin, mô hình được đề nghị là một Giáo hội của người Samaritanô nhân hậu ra đi đầy lòng trắc ẩn và lòng thương xót, liên đới với những người đau khổ để mang lại cho họ sự chữa lành đích thực. Khi thoát ra khỏi đại dịch, chúng ta phải tự hỏi: chúng ta có phải là một Giáo hội biết đáp ứng nhu cầu thực sự của dân ta hay không? Đối với tôi, dường như Chúa Giêsu thường nhìn đám đông bao la và khi thấy nỗi khổ của họ, Người bèn thỏa mãn các cơn đói và ước nguyện sâu xa nhất của họ, kể cả ước nguyện được thương xót. Không coi thường luật pháp, Chúa Giêsu hiểu rõ sứ mệnh được Chúa Cha ủy thác cho Người là loan báo Nước Trời; khôi phục thị lực cho người mù; giúp người què bước đi và tiếp tục cuộc hành trình của họ với Thiên Chúa; phục hồi sức khỏe cho người phong cùi; giúp người điếc nghe những lời sinh ơn cứu rỗi; và rao giảng Tin mừng cho người nghèo. Khi Giáo hội Hoa Kỳ thoát ra khỏi đại dịch và đang tìm cách mời gọi người ta trở lại nhà thờ và thu hút thêm thành viên mới, Giáo Hội ấy sẽ làm tốt khi chịu học hỏi nơi Chúa Giêsu, cả về nội dung lẫn phương pháp”.
Nội dung: Vẫn là khởi đầu từ Chúa Giêsu
Đức Tổng Giám Mục Pierre nhấn mạnh tới việc công bố giáo lý sơ truyền (kerygma) như là phương tiện chủ yếu của phúc âm hóa.
Ngài trích dẫn cuộc phỏng vấn sau biến thành sách El Jesuita của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, tức Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô để nói tới xu hướng biến tôn giáo thành mỹ thuật, thành siêu thị, thành sản phẩm tiêu thụ theo khiếu thưởng ngoạn cá nhân, không thích thì thay đổi, một thứ tôn giáo “à la carte” (theo thực đơn nhà hàng), chứ không phải là cuộc gặp gỡ bản thân với Thiên Chúa, với Chúa Giêsu Kitô.
Mà muốn gặp gỡ bản thân với Chúa Kitô, thay vì loay hoay với các chi tiết tỉ mỉ của những ý niệm thần học phức tạp hay các chiến dịch tiếp thị hấp dẫn nhưng hời hợt, phải như Thánh Phêrô, vào ngày lễ Ngũ Tuần, mạnh dạn công bố Chúa Giêsu. Càng không nên tìm kiếm một công thức ma thuật để được cứu rỗi như lời khuyên của Thánh Gioan Phaolô II dịp năm thánh 2000, mà phải tìm kiếm Đấng từng nói với chúng ta: Thầy ở với các con!
Công bố Người chính là giáo lý sơ truyền. Đức Tổng Giám Mục Pierre nói rằng khi ta giản lược Kitô giáo vào phong tục, vào qui phạm luân lý, vào nghi lễ xã hội, chẳng chóng thì chày, nó sẽ đánh mất hết sinh lực và tầm quan trọng hiện sinh của nó đối với các con người nam nữ ngày nay, nhất là những người tìm kiếm hy vọng sau cơn đại dịch.
Nói bóng gió xa xôi, ngài nhắc đến “Rước Lễ không phải chỉ là ‘một sự vật’ cần lãnh nhận mà là chính Chúa Kitô, một Ngôi Vị cần được gặp gỡ”. Ngài nhấn mạnh “Một Đạo Công Giáo tự làm cho mình ra tối nghĩa bằng một truyền thống văn hóa nguyên tuyền hay không biết tự phân biệt mình với các đề xuất khác, kể cả các đề xuất chính trị hay ý thức hệ đặt căn bản trên một số giá trị nào đó, sẽ không bao giờ thuyết phục được thế hệ này hay thế hệ tương lai. Chúa Giêsu không phải là một ý niệm mà là một con người”.
Con người ấy, theo Đức Phanxicô, “phóng mình vào lịch sử chúng ta với đủ tính dễ bị tổn thương của nó, một cách năng động khôn tả, đầy sức mạnh và can đảm. Đó chính là giáo lý sơ truyền, cốt lõi việc rao giảng của ta: công bố việc phóng vào lịch sử ta của Chúa Giêsu Kitô, trong sự Nhập Thể, trong cái chết và sự phục sinh của Người”.
Phương pháp: Gặp gỡ và Đối thoại
Phương pháp của Chúa Giêsu là gặp gỡ và đối thoại. Nhóm cần gặp gỡ đầu tiên được Đức Tổng Giám Mục Pierre đề nghị là các gia đình, kể cả các gia đình tan vỡ, vì năm nay là năm Amoris Laetitia, Năm Gia Đình.
Gặp gỡ các gia đình, đồng hành với họ trong cuộc hành trình của họ qua đối thoại có suy nghĩ. Sẵn sàng thách thức họ nhưng không đè bẹp họ theo gương Chúa Giêsu cư xử với người thanh niên giầu có. Người yêu anh ta vì anh ta giữ đủ 10 điều răn. Người thách thức anh ta làm hơn thế bằng cách bán hết tài sản, cho người nghèo, sau đó theo Người. Anh ta xa xầm nét mặt vì chưa làm được như thế. Nhưng Chúa Giêsu không vì thế kém yêu anh ta. Hạt giống đã gieo biết đâu một ngày không xa, anh sẽ nghe theo lời dạy của Người.
Còn về đối thoại, một chủ đề được Tòa Thánh hết sức khuyến khích Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ qua lá thư của Đức Hồng Y Ladaria gần đây. Muốn cho cuộc đối thoại này mang lại kết quả tích cực, Đức Tổng Giám Mục Pierre chỉ ra các đặc điểm cần thiết. Ngài viết: "tâm điểm đối thoại là thông đạt chính kinh nghiệm bản thân của ta cho người khác, chia sẻ sự hiện hữu của người khác trong sự hiện hữu của chính mình, chứ không phải tự chứng tỏ mình đúng. Là Kitô hữu, cuộc đối thoại của ta nên nói lên kinh ngiệm sống Kitô giáo, không phải như một loại giảng dạy luân lý, nhưng như một ơn thánh đã lãnh nhận được từ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô".
Đức Tổng Giám Mục Pierre còn trích dẫn Đức cố Hồng Y Jean Louis Tauran để nhấn mạnh tới thái độ cần có của một cuộc đối thoại hữu hiệu: “Con đường duy nhất là con đường đối thoại không trang bị (unarmed dialogue). Đối với tôi, đối thoại là chủ yếu đi về phía một người không trang bị, với một quan niệm về chân lý không gây hấn, nhưng cũng không lệch hướng”.
Chỉ khi nào không trang bị hay không thiên kiến, không nặng ý thức hệ, cuộc đối thoại mới đạt được kết quả tích cực. Nhưng không thiên kiến không có nghĩa là không có ý niệm nào về sự thật, chỉ là quan niệm này không có tính gây hấn, và không gây hấn không loại trừ việc đừng lệch hướng.
Mục tiêu của cuộc đối thoại là sự hợp nhất và không hợp nhất chỉ trong tín lý và pháp lý mà thôi. Đức Tổng Giám Mục Pierre hết sức lưu ý tới việc hợp nhất này, ngài viết:
"Chính Chúa Kitô đã tìm cách xây dựng sự hợp nhất; làm trung gian giữa Thiên Chúa và con người; giúp hòa giải tội nhân với Chúa Cha. Người đã thành lập Giáo hội của Người để trở thành dấu chỉ và công cụ của sự hợp nhất, và sự hợp nhất của chính chúng ta với tư cách là một Giáo hội và cả với tư cách là các giám mục có thể cung cấp một chứng tá hùng hồn cho Tin Mừng. Chính Chúa Giêsu Kitô trong Bữa Tiệc Ly đã cầu nguyện: “Xin cho tất cả chúng nên một như chúng ta là một... để thế giới tin” (Ga 17:21) Giáo hội ở Hoa Kỳ đã chứng tỏ mình có khả năng thực hiện một nhiệm vụ khó khăn như vậy. Để ứng phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng, Giáo Hội này đã trả lời bằng một nỗ lực thống nhất và hòa hợp cho thấy sự quan tâm và lòng cảm thương đối với số phận của các nạn nhân sống sót; Giáo Hội này chu cấp cho nhu cầu của cộng đồng nhập cư; nó đã liên đới với các anh chị em bị bách hại trên khắp thế giới bằng cách cung cấp sự gần gũi về vật chất và tinh thần; nó đến cứu giúp những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai; nó đồng thanh lên tiếng bảo vệ phẩm giá của mọi dân tộc và chống lại tai họa bất bình đẳng chủng tộc. Những điển hình này cho thấy sự thật không thể phủ nhận này là sự hợp nhất là điều khả hữu và Giáo hội ở Hoa Kỳ vốn có nhiều kinh nghiệm về điều đó. Động lực của sự hợp nhất phụ thuộc vào các giám mục một cách đặc biệt. Là các người kế vị các Tông đồ, các ngài có trách nhiệm đối với sự hợp nhất của Giáo hội đặc thù được giao phó cho các ngài chăm sóc mục vụ. Sự hợp nhất như thế được phát biểu trong sự hiệp thông đức tin, đời sống bí tích và các nỗ lực loan báo Tin Mừng của mỗi Giáo Hội địa phương. Một biểu hiện đặc biệt quan trọng của sự hợp nhất này là việc hiệp thông giữa các giáo hội địa phương và Tòa thánh Phêrô".
Nói thế vẫn chưa thấy đủ, Đức Tổng Giám Mục Pierre còn dựa vào Thông điệp Ut Unum Sint của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, để quảng diễn thêm về sự hợp nhất, điều mà các vị Giám Mục Hoa Kỳ hết sức mong muốn, trong bối cảnh sống đạo hiện nay ở đất nước họ lúc càng ngày càng có khuynh hướng ra mặt chống đối tín lý và kỷ luật của Giáo Hội. Ngài viết:
"Mặc dù được viết cho một bối cảnh đại kết, nhưng bốn chiều kích của cuộc đối thoại do Đức Gioan Phaolô II mô tả trong thông điệp Ut Unum Sint (ngày 25 tháng 5 năm 1995) có thể hữu ích để soi sáng con đường hướng tới sự hợp nhất cao hơn: đối thoại bác ái, đối thoại hoán cải, đối thoại chân lý, và đối thoại cứu rỗi. Cuộc đối thoại bác ái (UUS, 29) chứng minh tình yêu thương mà các Kitô hữu dành cho nhau và cho mọi con người nhân bản. Sự tôn trọng hỗ tương của các đối tác đối thoại là điều cần thiết để có thể có đủ sự tín thác mà tiến tới thống nhất.
"Đối thoại hoán cải (UUS, 35 tuổi) đòi hỏi lòng nhiệt thành đối với sự hợp nhất của Giáo hội, cởi mở để được thay đổi bởi người khác, và sẵn sàng tiếp nhận các chiều kích mới của hiểu biết và các hồng phúc của ơn thánh Chúa xuất hiện trong cuộc đối thoại. Ở đây, đối thoại là một cuộc gặp gỡ giữa những con người với và trong Chúa Kitô, Đấng thay đổi cõi lòng.
"Đối thoại chân lý (UUS, 36-39) tho thấy rõ cuộc đàm thoại không phải là để có một thỏa hiệp hoặc một thái độ chủ hòa [irenicism] sai lầm mà là để biện phân một cách chân chính, sử dụng Thánh kinh, Thánh truyền, lịch sử và thần học. Điều này đòi hỏi phải nói sự thật trong yêu thương. Đây là điều đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định trong Fratelli Tutti, nghĩa là, cuộc đối thoại phải liên hệ tới chân lý: “Giải đáp không phải là thuyết duy tương đối. Dưới chiêu bài khoan dung, chủ nghĩa duy tương đối cuối cùng để việc giải thích các giá trị luân lý cho những người nắm quyền lực, được định nghĩa theo ý họ muốn... Liệu có thể quan tâm đến sự thật, tìm kiếm sự thật có thể đáp ứng ý nghĩa sâu sắc nhất của cuộc sống hay không?" (xem Thông điệp Fratelli Tutti, ngày 3 tháng 10 năm 2020, các số 206-207). Đức Giáo Hoàng Phanxicô xác tín rằng đối thoại là cách tốt nhất để nhận ra điều luôn cần được khẳng định và tôn trọng, nhưng nó không thể “loại trừ xác tín rằng ta có thể đạt tới những chân lý căn bản nào đó luôn phải được tuân giữ”(số 211).
"Cuối cùng, có cuộc đối thoại cứu rỗi, đề cập đến lời kêu gọi cứu rỗi của Chúa Kitô đối với cá nhân Kitô hữu và sứ mệnh cứu rỗi của Giáo hội trên thế giới. Bao lâu đối thoại được thực hiện với mục đích thúc đẩy hơn nữa cả sự hiệp thông lẫn sự hợp tác, thì nó là một phần của cuộc đối thoại cứu rỗi. Sự hiệp nhất trong hành động có thể dẫn đến sự hiệp nhất đức tin (UUS, 40). Liệu Giáo hội chúng ta có thể tạo điều kiện cho kiểu đối thoại tạo ra sự hợp nhất giữa chúng ta và giữa gia đình nhân loại hay không? Sự cam kết của chúng ta đối với kiểu đối thoại này, kiểu đối thoại tạo ra sự hợp nhất đức tin và hành động, chứ không chỉ nói đến các sự việc một cách bất tận, sẽ củng cố tính khả tín của Giáo hội khi đồng hành với những người đang tìm kiếm một nơi để thuộc về và đang trở lại nhà thờ sau cơn đại dịch".
Từ những nhận định và trích dẫn trên đây, Đức Tổng Giám Mục Pierre kết luận, mẫu hình Giáo Hội cần thiết trong lúc này, vì thế, là mẫu hình đã được đề cập trong Lumen Gentium: Giáo Hội như Gia đình của Thiên Chúa, “ngôi nhà của Thiên Chúa trong đó Gia đình của Người cư ngụ; gia hộ của Thiên Chúa trong Thần khí” (xem Eph. 2:19, 22).
Gia đình, trước hết là một trường dạy hiệp thông. Nó dạy ta nghệ thuật hợp nhất trong đa dạng. Các năng động tính của đời sống gia đình giúp mở rộng các giới hạn hẹp hòi của não trạng cá nhân chủ nghĩa. Nó phát huy hợp nhất đặt nền trên yêu thương và tôn trọng nhau.
Ngài cũng cho rằng gia đình hiện hữu, một phần, để giúp phát sinh ra sự sống, nhưng, nó cũng giúp, một cách rất quan trọng, thâm hậu hóa tình đồng hành giữa các cá nhân khi họ cùng hành trình tiến tới Số phận chung.
Và ngài đặt câu hỏi: liệu các giáo phận và các giáo xứ Hoa Kỳ có giống như thế hay không? Liệu chúng ta có là một Giáo Hội tạo điều kiện cho cuộc gặp gỡ Thiên Chúa qua việc công bố và kiên nhẫn đối thoại hay không?
Những câu hỏi quả có tính cảnh tỉnh những vị Giám Mục nào vào phiên họp toàn thể với ý đồ tranh đua thắng thua ý thức hệ.
Tin giờ chót ngày 16 tháng 6 của các hãng tin Công Giáo cho thấy dù dấu hiệu đã rõ ràng là Tòa Thánh muốn các Giám Mục Hoa Kỳ nhất trí về nguyên tắc: người đang mắc tội công khai và nhất là cố chấp trong tội ấy, bất luận là ai, đều không nên rước lễ, một số giáo phẩm, trong đó có Đức Hồng Y Cupich, vẫn sử dụng chiến thuật trì hoãn để ngăn cản việc đối thoại tiến tới mục tiêu ấy, bằng cách đề nghị không giới hạn thời gian để từng cá nhân Giám Mục có cơ hội nghiên cứu vấn đề. Đề nghĩ này đã bị đánh bại và cuộc đối thoại tôn trọng giới hạn thời gian như đã dự trù và cuộc bỏ phiếu cho dự án này sẽ tiến hành vào ngày 17 tháng 6.
1. Siêu Thị 0 Đồng Họ Đạo Ngan Rô
“Cho Thì Có Phúc Hơn Là Nhận” (Cv 20,35)
Hưởng ứng chương trình “Văn Hoá Chăm Sóc” Thời Covid-19 của Hạt Sóc Trăng, vào lúc 8g sáng nay ngày 10 tháng 6 năm 2021, Siêu Thị 0 Đồng Họ Đạo Ngan Rô đã mở cửa, với những nhu yếu phẩm như: nước mắm, nước tương, mì gói, gạo, dầu ăn… tuy không nhiều nhưng phần nào cũng giúp ích được cho bà con đỡ gánh nặng trong mùa dịch này.
Hiện nay tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, nhưng được sự hỗ trợ từ phía Giáo Phận, Siêu thị 0đ của họ đạo Ngan Rô sẽ mở cửa đều đặn 2 lần/1 tháng để giúp đỡ những bà con giáo dân xung quanh và cả những bà con ngoại đạo thật sự khó khăn.
Những người đến nhận quà trong mùa dịch lần này ít hơn những lần khác, do có một số bị bệnh nặng không đến được. Nhận thấy được sự khó khăn ấy, trong họ đạo cũng tạo mọi điều kiện để chuyển những phần quà ấy đến tận nhà của bà con.
“Miếng khi đói bằng gói khi no” Ước mong những món quà nho nhỏ này cũng làm no bụng và ấm lòng những bà con đang gặp khó khăn.
MVTT/Hạt Sóc Trăng
2. Giáo phận Hải Phòng: Thánh lễ Truyền chức Phó tế
Thánh lễ Truyền chức Phó tế, do Đức Tổng Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội, Giám quản Tông tòa Giáo phận Hải Phòng, chủ sự, tại nhà thờ Chính Tòa, vào lúc 9h00 ngày 16 tháng 6 năm 2021.
Do bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nên thánh lễ này được tổ chức cách đơn sơ, gọn nhẹ. Đồng tế với Đức Tổng, chỉ có cha Đại diện, 5 cha quản hạt, các cha nghĩa phụ và các cha tại Tòa Giám mục. Hiện diện trong sự kiện này, ngoài ca đoàn Cêcilia Chính Tòa, cũng chỉ có những người thân nhân của các tiến chức là các ông bà cố. Hầu hết các cha và cộng đoàn tín hữu Giáo phận phải hiệp thông trên chương trình trực tuyến phát đi từ nhà thờ mẹ Giáo phận.
Các tân phó tế, gồm: thầy Micae Nguyễn Hữu Báu, thầy Giuse Phạm Quang Danh, thầy Matthêu Nguyễn Văn Duy, thầy Gioan Baotixita Đinh Văn Huynh, thầy Gioan Baotixita Vũ Văn Nam, thầy Đaminh Trần Văn Quảng, thầy Phêrô Nguyễn Văn Thành và thầy Giuse Phạm Văn Thiền. Các thầy đã tốt nghiệp tại Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội và Đại chủng viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Bùi Chu trong năm vừa qua hoặc trước đó.
Xin mời quí vị tham dự Thánh lễ.
Nhờ phương tiện truyền thông dễ dàng hiện đại, rất nhiều bản nhạc thánh ca đã được các nhà sản xuất nhạc phát hành tại hải ngoại, đặc biệt tại Mỹ, với lối hoà âm và sự xử dụng những nhạc khí hiện đại, cũng như sự tham gia của nhiều ca sĩ chuyên nghiệp nổi tiếng hoặc các ca sĩ xuất thân từ các ca đoàn. Dù thích hay không thích, sự thưởng thức âm nhạc mang nhiều nét chủ quan, tùy theo sự nhậy cảm và ngay cả tâm trạng mỗi lúc của từng cá nhân mỗi người. Nhưng một điều khách quan không thể phủ nhận là nhờ CD và cassettes, Lời Chúa qua thánh nhạc đã đi vào đời sống gia đình của người tín hữu và ngay cả những người ngoài Công Giáo một cách rộng rãi hơn, gần gũi hơn với đời sống hằng ngày.
Ý tưởng dùng âm nhạc hiện đại để mang Lời Chúa vào đời sống xã hội hằng ngày bắt nguồn từ giữa thập niên 60. Đó là thời điểm của tinh thần canh tân đổi mới trong Giáo Hội Công Giáo qua Công Đồng Vaticanô II và cũng là lúc phát triển mạnh mẽ của âm nhạc trẻ Rock-Pop tây phương và những giai điệu Nam Mỹ trên toàn thế giới và tại miền Nam Việt Nam... Những người đi tiên phong lập nên phong trào Thánh Ca Vào Đời Việt Nam lúc đó là nhóm Alléluia của các thầy sinh viên Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế ĐàLạt (xin xem bài Nhóm Alléluia). Không những nhóm này qui tụ một số nhạc sĩ có khả năng sáng tác hay và phong phú, mà họ còn là những người chơi nhạc điêu luyện, và nhất là đã thực hiện trên băng nhựa thời đó những sáng tác này. Cuốn băng « Vào Đời 1 » của nhóm Alléluia đã được các tu sĩ cũng như giáo dân đón tiếp một cách nồng hậu; cuốn « Vào Đời 2 » ít được biết đến hơn, phẩm chất cũng không kém mặc dù cách trình diễn nhạc và ca khác với cuốn băng nhạc đầu. Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm, nhạc sĩ nòng cốt của nhóm Alléluia, sau đó vẫn tiếp tục sáng tác nhiều bài Thánh Ca Vào Đời nổi tiếng cũng như những bài Thánh Ca Phụng Vụ thường được xử dụng trong những nghi thức như thánh lễ, chầu... Một số nhạc sĩ đi sau đã tham gia củng cố nền nhạc Thánh Ca Vào Đời, nhất là những tu sĩ trong các giáo phận miền nam, nhưng những sáng tác này rải rác đây đó, ít được phổ biến hơn. Linh mục nhạc sĩ Văn Chi là người có công tiếp tục sự phát triển của nền nhạc này, với một số lượng tác phẩm phong phú. Ngày nay ranh giới giữa Thánh Ca Phụng Vụ và Thánh Ca Vào Đời ít còn rõ rệt như trong quá khứ. Rất nhiều bản Thánh Ca Phụng Vụ đã được hoà âm theo nhạc hiện đại. Và ngược lại, hát Thánh Ca Vào Đời trong phụng vụ ít gây chỉ trích hơn. Nhưng chú trọng nhiều đến hình thức mà quên nội dung bài ca là một sai lầm đáng tiếc về ý nghĩa của Thánh Ca Vào Đời.
Nhóm Alléluia có một chỗ đứng đặc biệt trong nền Thánh Ca Vào Đời Việt Nam. Không những đó là nhóm tiên phong của nền thánh ca này, mà còn là nhóm đã đóng góp những bài ca vừa có giá trị âm nhạc vừa có giá trị tinh thần rất sâu xa qua phương cách xử dụng ngôn ngữ mới lạ để diễn tả những ý tưởng của Phúc Âm.
Về mặt âm nhạc, những nhạc sĩ của nhóm này có cách viết nhạc phù hợp với nhịp điệu trẻ thời đó như rock, pop, boléro, tango, valse… nhưng không quá ồn ào (những người trẻ thời đó nay đã tóc hoa tiêu hay trắng, cho nên Thánh Ca Vào Đời ngày nay không nên gọi là Thánh Ca Nhạc Trẻ nữa, mà nên gọi là Thánh Ca Vào Đời cho mọi người !). Những bài nhạc của họ rất trong sáng thích hợp với Thánh Nhạc, nhưng đồng thời cũng rất phong phú giúp người đệm nhạc có thể dùng nhiều cách hoà âm khác nhau.
Nhưng một bài nhạc hay chưa đủ để tạo nên một bài thánh ca. Lời quan trọng không kém nhạc. Lời chuyên chở sứ điệp tinh thần của đạo. Đó cũng là nét nổi bật của nhóm Alléluia. Thánh nhạc dùng trong phụng vụ thường được xử dụng như lời cầu nguyện trực tiếp giữa người tham dự nghi lễ và Thiên Chúa. Lời nguyện cầu trong những bài nhạc của nhóm Alléluia được thể hiện qua những câu chuyện hằng ngày của cuộc sống : một buổi tối ngắm bầu trời đầy sao lấp lánh, sự nhọc nhằn của người phu xe gầy vai, sự khốn cùng của người ăn xin hèn yếu, nỗi đau khổ của người mẹ mất con, nỗi thất vọng của người mất tình yêu, sự âm thầm của những người đang bị bất công giầy xéo, sự bất mãn cũng như lòng nhiệt thành của tuổi trẻ… Nhìn Thiên Chúa qua con người trong cuộc sống, dấn thân xã hội cùng đồng hành với tha nhân để mang Tin Mừng cho những người khao khát tình yêu linh thiêng là điểm độc đáo nổi bật trong những bài ca của họ. Những ý tưởng này không gì khác hơn là sự nối tiếp tấm gương của Chúa Giêsu trong Phúc Âm :
Đi vào mừng đám cưới
Đến giường người hấp hối
…
Đến cùng người thu thuế
Đến cùng người đánh cá
…
Vì xưa Ngài đã phán
Rằng ai nghèo và đau yếu
Ngài yêu cho vào ăn tiệc thánh
(bài Vào Đời)
Cũng từ cuộc sống hằng ngày, mặc những nghi vấn về niềm tin trước những thử thách của đau khổ hay bất công, lời ca của họ vẫn mang vẻ lạc quan sáng suốt :
Tôi tin, tôi tin Chúa vẫn thương tôi
Cho dù đời tôi bao phen giông tố
Mãi mãi Chúa là giòng nước trong
Dạt dào lòng xót thương
Muôn đời chẳng hề vơi
(bài Tôi Tin)
Nếu Chúa Giêsu sinh ra ngày hôm nay thì Ngài sẽ sinh ra ở đâu? Bài ca của nhóm Alléluia trả lời : chắc Ngài sẽ sinh ra trong một thôn xóm nghèo và những người tới chiêm ngưỡng Ngài sẽ là vài người dân nghèo khiên nhượng. Đó là một ý tưởng kỳ lạ như muốn khuyến khích người nghe suy tìm ý nghĩa đích thực bên kia hình ảnh :
Một đêm, Chúa sinh ra, bên rìa làng
Cỏ rơm, dấu thân gầy, ngăn cơn gió
…
Và có, mấy anh, dân nghèo, tới nghiêng nhìn
Trẻ thơ, trong khăn, đặt trên máng
Và có, tiếng ca, âm vang, muôn thiên thần
Hò reo, hân hoan, câu bình an
(bài Quê Hương Thượng Đế)
Hoặc nói về Chúa Giêsu như một lời tâm sự với bạn bè, vừa thân mật nhưng lại vừa hàm chứa một suy nghĩ sâu xa hiện đại :
Thế có lần nào, bạn mong nghe bước Người đến
Thế có lần nào, bạn mong xem bóng dáng Người
Thế có lần nào, thế có lần nào, ngàn năm qua bao ngàn năm
Người đã đến nhưng Người phải ra đi.
(bài Bước Người Đi Qua)
Với khả năng và phương tiện giới hạn, mục Thánh Ca Vào Đời Midi này là một đóng góp nhỏ vào việc bảo tồn những tác phẩm có giá trị nghệ thuật và tinh thần. Internet là môi trường rất thích hợp với nhạc Thánh Ca Vào Đời, đó là sự nối dài của phụng vụ, của sự tiếp cận hằng ngày với Thiên Chúa. Nếu bạn nghe những bản nhạc midi này, bạn đừng quên đọc những lời ca. Biết đâu một lúc nào đó, những lời ca này sẽ giúp bạn có một cái nhìn đổi mới về nhiều điều trong cuộc sống. Đó mới là ý nghĩa đích thực và là giá trị của Thánh Ca Vào Đời.
Nguyên An
1. Thăm dò ý kiến: Những người tham dự Thánh lễ thường xuyên nói rằng các chính trị gia phản đối giáo huấn của Giáo hội về các vấn đề nghiêm trọng 'tạo ra sự nhầm lẫn'
Một cuộc thăm dò của một nhóm vận động Công Giáo được công bố hôm thứ Ba cho thấy, trong số những người Công Giáo tham dự Thánh lễ thường xuyên, đại đa số nói rằng các chính trị gia Công Giáo có quan điểm chính sách trái với giáo huấn của Giáo hội “tạo ra sự nhầm lẫn” trong số các tín hữu.
Cuộc thăm dò do CRC Research thực hiện thay mặt cho nhóm vận động CatholicVote, cho thấy 83% người Công Giáo thường xuyên tham dự Thánh lễ cho rằng các quan chức chính phủ có quan điểm trái với giáo huấn của Giáo hội “tạo ra những ngộ nhận và phá hoại sự hiệp nhất”. Gần ba phần tư, cụ thể là 74%, những người thường xuyên đi lễ nói rằng những viên chức này không nên đến rước lễ.
Cuộc thăm dò được tiến hành từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 6 năm 2021 và đã khảo sát 600 người trả lời. Những người được hỏi gần như chia đều theo các đảng phái, với 49% nói rằng họ ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2020, so với 51% ủng hộ Tổng thống Joe Biden.
Brian Burch, chủ tịch của CatholicVote, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba rằng “Các chính trị gia Công Giáo ủng hộ các chính sách được coi là 'vô đạo đức nghiêm trọng' tạo ra sự nhầm lẫn và bất hòa giữa các tín hữu”.
“Mối quan tâm Công Giáo đối với sự coi thường giáo huấn xã hội Công Giáo của các nhà lãnh đạo cộng đồng không phải là về chính trị nhưng là về tính toàn vẹn của đức tin, cùng với sự tôn kính và sự tôn trọng đối với Thánh Thể”, Burch nói.
“Dữ liệu thăm dò ý kiến này sẽ củng cố niềm tin của các giám mục Công Giáo khi các ngài chuẩn bị thảo luận về cách khôi phục sự hiểu biết về vẻ đẹp và sự phong phú của bí tích - giữa những người Công Giáo. Dữ liệu rất rõ ràng: Các giám mục có nghĩa vụ phải hành động”, ông tuyên bố.
Vào ngày thứ Tư vừa qua, các giám mục Hoa Kỳ đã họp trong cuộc họp ảo tại phiên khoáng đại mùa xuân hàng năm của các ngài. Hôm thứ Năm, các ngài đã bàn bạc và biểu quyết bắt đầu soạn thảo một tài liệu giảng dạy về Bí tích Thánh Thể.
Source:Catholic News Agency
2. Cuộc triều yết Đức Thánh Cha của ông Joe Biden đã không xảy ra
Những lo ngại vào đầu tuần này của các nhà hoạt động phò sinh, và của nhiều Giám Mục Hoa Kỳ, cũng như nhiều người Công Giáo khác đã kết thúc rất “có hậu”. Nhiều người đã không ngại liên kết hiện tượng vương miện khói trong lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống với diễn biến này.
Đầu tuần này, có tin tức ông Joe Biden sẽ tham dự thánh lễ buổi sáng tại Santa Marta do Đức Thánh Cha cử hành. Viễn tượng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cho ông Joe Biden rước lễ thực sự gây nao núng cho nhiều người. Nó vượt xa tâm lý có thể chịu đựng nổi của hầu hết những người Công Giáo. Có lẽ Chúa Thánh Thần đã soi sáng để Đức Thánh Cha và Tòa Thánh không rơi vào một tình huống có thể làm rất nhiều người ngã lòng.
Sáng sớm ngày 15 tháng 6, một nguồn tin đáng tin cậy của Vatican nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng yêu cầu tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha tại nhà nguyện Santa Marta của Tổng thống Joe Biden đã bị loại khỏi kế hoạch trong cuộc gặp gỡ tại Vatican.
Sau đó, các nguồn tin của Vatican đã cho biết đã không có cả cuộc gặp gỡ này.
Theo thông tấn xã CNA, ban đầu Ông Joe Biden, người đang ở Âu Châu để tham dự một số cuộc họp cấp cao, dự kiến sẽ cất cánh vào sáng ngày 15 tháng 6 để gặp Đức Thánh Cha Phanxicô với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ. Đoàn tùy tùng của Tổng thống đã yêu cầu Tòa Thánh cho ông Biden tham dự Thánh lễ với Đức Giáo Hoàng vào sáng sớm, nhưng đề xuất này đã bị Vatican từ chối sau khi xem xét tác động của việc Đức Giáo Hoàng cho Tổng thống Biden rước lễ sẽ ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận mà Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB đang lên kế hoạch. Trong cuộc họp của các ngài bắt đầu từ Thứ Tư, ngày 16 tháng 6. Các giám mục Hoa Kỳ dự kiến sẽ bỏ phiếu về việc thành lập một ủy ban soạn thảo một tài liệu về tính nhất quán của Thánh Thể.
Ông Joe Biden, khi còn là phó tổng thống, đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2015, khi Đức Giáo Hoàng đến thăm Hoa Kỳ để tham dự cuộc họp Thế giới của các Gia đình ở Philadelphia.
Năm sau, vào ngày 29 tháng 4 năm 2016, Ông Biden đã đến Vatican để tham dự hội nghị thượng đỉnh về y học tái tạo, nơi ông đã ca ngợi Đức Thánh Cha Phanxicô và ủng hộ việc thúc đẩy toàn cầu việc chữa bệnh ung thư.
Ông Biden đã mở đầu bài phát biểu của mình tại Vatican bằng cách nhớ lại khi đến thăm Hoa Kỳ vào tháng 9 trước đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã an ủi ông như thế nào sau sự ra đi của con trai cả của ông là Beau, người đã qua đời vào mùa hè trước đó ở tuổi 46 vì ung thư não.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Tổng Giám Mục Fisichella tố giác nạn vũ phu trong gia đình
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin mừng, tố giác nạn vũ phu, bạo hành phụ nữ, như một hình thức mới của nạn nghèo đói ngày nay, và nói rằng: “Tệ nạn này là một sự man rợ làm cho thế giới phụ nữ trở thành một môi trường thực là nghèo”.
Đức Cha Fisichella tuyên bố như trên với giới báo chí, sáng ngày 14 tháng 6 vừa qua, trong buổi giới thiệu sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhân Ngày Thế giới người nghèo lần thứ 5, sẽ cử hành vào Chúa nhật 14 tháng 11 năm nay, với thánh lễ Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại Đền thờ thánh Phêrô.
Đức Tổng Giám Mục nói: “Đứng trước những vụ bạo hành hằng ngày chống phụ nữ, chúng ta không thể không lên án tệ nạn man rợ này. Thật là điều không thể hiểu nổi đối với một nền văn hóa đã đạt tới những hình thức trưởng thành nhất về sự bình đẳng, người ta phải nhận rằng có những kiểu nói chứng tỏ sự bất bình đẳng thiếu phẩm giá, làm thương tổn không những các nạn nhân, nhưng cả toàn thể xã hội, nhiều khi có thái độ cam chịu đến độ từ bỏ những thành tựu đã vất vả đạt được trong những thập niên qua”.
Trong cuộc họp báo, Đức Tổng Giám Mục Fisichella đã trả lời một số câu hỏi của báo giới, trong đó có câu hỏi về nạn nhân mãn, là một trong những nguyên nhân chính gây ra nghèo đói. Đức Tổng Giám Mục nói: đó là một lý thuyết cũ kỹ, nó chịu ảnh hưởng của những chọn lựa ý thức hệ, đưa tới một thứ qui định về tỷ lệ sinh sản. Nghèo đói có thể do các nước giàu tạo nên, trong sự giàu sang họ muốn có nhiều sản phẩm hơn, tiêu thụ nhiều hơn, và do đó tạo nên những tình trạng nghèo”.
Source:Vatican News
1. Giáo Hội tại Pháp kêu gọi đóng góp để trùng tu nội thất Nhà thờ Đức Bà Paris
Tổng giáo phận Paris đã đưa ra lời kêu gọi quyê góp hàng triệu đô la vào hôm thứ Hai để khôi phục lại nội thất của Nhà thờ Đức Bà sau trận hỏa hoạn kinh hoàng vào năm 2019.
Trong một tuyên bố ngày 14 tháng 6, tổng giáo phận nói rằng Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris đang khởi động lời kêu gọi mới với mục tiêu dự kiến mở cửa lại nhà thờ vào năm 2024.
Chính phủ Pháp đang giám sát việc trùng tu và bảo tồn cấu trúc của nhà thờ, nhưng Giáo Hội phải chịu trách nhiệm về việc đổi mới nội thất của ngôi thánh đường này.
“Chương trình cải tạo nội thất, hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Giáo Hội, trước hết nhằm mục đích trả lại cho ngôi nhà thờ - chức năng chính của nó - và rộng hơn là cung cấp một chuyến tham quan mới cho sáu triệu tín hữu, khách hành hương và khách du lịch tại ngôi thánh đường này mỗi năm”, tuyên bố cho biết.
Kinh phí trùng tu nội thất là từ 5 đến 6 triệu euro, tức là từ 6.1 đến 7.3 triệu Mỹ Kim. Hai dự án kéo dài trong một năm sẽ được trình bày cho các nhà tài trợ Pháp và nước ngoài.
Chiến dịch sẽ được hỗ trợ bởi tổ chức Friends of Notre Dame de Paris, nghĩa là Hội Các Bạn bè của nhà thờ Đức Bà Paris, một tổ chức của người Mỹ được thành lập theo sáng kiến của tổng giáo phận Paris.
Nhà thờ Gothic nổi tiếng của Pháp, được xây dựng từ năm 1163 đến năm 1345, có di tích là Vương miện Mão Gai Chúa đội trong cuộc thương khó. Thánh tích đã được cứu vào đêm hỏa hoạn, ngày 15 tháng 4 năm 2019, bởi Cha Jean-Marc Fournier, tuyên úy Sở Cứu hỏa Paris.
Hai dự án đầu tiên được trình bày cho các nhà tài trợ sẽ là phục hồi hộp đựng tượng Vương miện Mão Gai, bị hư hại trong quá trình giải cứu và tạo ra một nhà tạm mới.
Các dự án trong tương lai sẽ bao gồm chỗ ngồi mới cho dàn hợp xướng và cộng đoàn, ánh sáng, hệ thống âm thanh và phòng âm nhạc, cũng như những thay đổi đối với đàn organ và bàn thờ.
Đức Tổng Giám Mục Aupetit cho biết: “Việc cải tạo Notre-Dame tạo cơ hội để đưa nhà thờ vào thế kỷ 21, đồng thời bảo tồn bản sắc riêng của nó, theo truyền thống Kitô Giáo”.
Source:Catholic News Agency
2. Thánh lễ kỷ niệm cung hiến nhà thờ Đức Bà Paris
Đức Tổng Giám Mục Aupetit đã cử hành thánh lễ ngay bên trong ngôi thánh đường đang được trùng tu vào lúc 6g chiều ngày 16 tháng 6 đánh dấu ngày lễ Cung hiến nhà thờ Đức Bà Paris. Vì lý do an ninh, chỉ có 12 người được phép tham gia lễ kỷ niệm.
Nhà thờ sẽ mở cửa trở lại để thờ phượng với kinh chiều tạ ơn Te Deum vào ngày 16 tháng 4 năm 2024, 5 năm sau vụ cháy. Cuối năm đó, Paris sẽ tổ chức Thế vận hội Mùa hè.
Nhà thờ Đức Bà, nơi đang được xây dựng kể từ khi trận hỏa hoạn tàn phá một phần trong đêm 15 rạng sáng ngày 16 tháng 4 năm 2019, đã tổ chức lễ kỷ niệm cung hiến ngôi thánh đường vào ngày thứ Tư, 16 tháng 6.
So với thánh lễ năm trước, cách sắp đặt sẽ khác một chút, vì công việc củng cố cơ cấu còn lại sắp hoàn thành. Giai đoạn trùng tu sẽ bắt đầu tiếp theo, sau mùa hè. Để tiếp tục tiến trình mở cửa lại vương cung thánh đường vào năm 2024, một chiến dịch gây quỹ mới là cần thiết. Nhân dịp Thánh lễ này, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đã phát động lời kêu gọi đóng góp quảng đại để chuẩn bị cho việc mở cửa lại nhà thờ.
Source:Aleteia
3. Câu chuyện cảm động: Con làm linh mục, cha làm phó tế
Hôm 16 tháng 6, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã đưa tin về câu chuyện hai cha con noi gương lẫn nhau đáp lại lời mời gọi của Chúa tham gia vào hàng tư tế.
Cha Eric Seitz được truyền chức linh mục ngày 8 tháng 8 năm 2020 cho Giáo phận Fargo. Hai tháng sau, cha của ngài, ông Ben được tấn phong làm phó tế.
Cha Seitz, hiện là cha sở giáo xứ Thánh Gioan Thánh Sử ở Wahpeton, North Dakota, nói với CNA rằng cha ngài đã cân nhắc về chức phó tế trong nhiều năm trước khi điều này trở thành hiện thực.
Cha Eric cho biết mặc dù ngài đã được thụ phong mấy thánh trước cha ngài, nhưng chính gương thánh thiện của cha đã giúp nuôi dưỡng đức tin của ngài để phân định gia nhập hàng tư tế.
“Khi nhìn lại mọi thứ, tôi nghĩ rằng thực sự tấm gương của cha tôi trong tư cách là một người đàn ông Kitô hữu là điều khiến đức tin của tôi phát triển và giúp tôi nghĩ về đức tin rất nghiêm túc, trong thời đại mà rất nhiều người đã xem thường”.
“Tôi muốn nói rằng ơn gọi của cha tôi với tư cách là một người đàn ông Kitô hữu là điều đã giúp tôi nhận ra ơn gọi của mình”.
Cha Eric làm cha phó cho Cha Dale Lagodinski ở thị trấn nông thôn Wahpeton. Phó tế Ben hiện đang phục vụ tại Giáo xứ hai thánh Anna and Joachim ở Fargo, cách đó 50 dặm về phía Bắc.
Lớn lên trong một gia đình Lực lượng Không quân, Cha Eric cho biết gia đình thường xuyên di chuyển, nhưng sự thôi thúc mà ngài cảm thấy đối với chức linh mục đã theo đuổi ngài khi ngài theo học tại một trường Công Giáo ở mỗi thành phố nơi gia đình Seitzes định cư.
Năm lớp bảy trong một buổi lễ thống hối, ngài nói rằng ý tưởng trở thành một linh mục đã nảy trong đầu ngài khi suy nghĩ về tương lai của mình.
“Khi tôi vào trung học, tôi liên tục nghe những người khác nói rằng họ nghĩ rằng họ có thể xem tôi như một linh mục”
“Vì vậy, vào cuối năm trung học, tôi nhận ra mình phải bắt đầu đưa ra một số quyết định. Tôi đã tham gia một khóa tĩnh tâm phân định, điều này thực sự hữu ích, và tôi đã nói chuyện với cha sở của tôi, giám đốc ơn gọi và cha mẹ tôi về tất cả những điều đó”.
Ngài quyết định vào thẳng chủng viện sau khi tốt nghiệp trung học. Ban đầu ngài có phần băn khoăn với quyết định của mình, nói rằng ngoài lời kêu gọi đến chức linh mục, ngài đôi khi cũng có mong muốn kết hôn.
“Và khi tôi đang theo học tại chủng viện, tôi bắt đầu nhận thấy trong tôi rằng chức linh mục không chỉ là điều mà Chúa muốn cho tôi, mà còn là điều mà tôi cũng muốn. Điều này không phải là một áp đặt đối với tôi; đó là mong muốn của trái tim tôi”
Cha Eric cho biết ngài nhớ bố Ben đã nói về việc muốn làm phó tế Eric chỉ mới học lớp 4, nhưng ông phải đợi “Thời điểm của Chúa”. Ông Ben đã không thể tham gia chương trình phó tế cho đến khi đã ổn định cuộc sống và rời quân ngũ, vì tổng giáo phận quân đội không cung cấp chương trình phó tế. Cuối cùng thì Ông Ben cũng lấy được bằng thạc sĩ thần học và quá trình đào tạo cuối cùng của ông mất 5 năm.
Cha Eric cho biết mẹ của anh, là một người cải đạo sang Công Giáo, rất ủng hộ ơn gọi của con trai và chồng, và đôi khi gọi cho ngài để xin ngài cầu nguyện những ý định cụ thể trong Thánh lễ.
Về lời khuyên dành cho những người vẫn đang xác định ơn gọi của mình, Cha Eric có một lời khuyên đơn giản.
“Hãy bình tĩnh và nói chuyện với ai đó khôn ngoan mà bạn có thể tin tưởng,” cha nói.
Source:Catholic News Agency
4. Thảm cảnh của người Công Giáo tại Pakistan, trường hợp của anh Danish Masih
Danish Masih, một thanh niên Công Giáo 17 tuổi ở thành phố Ghafari, đã bị một nhóm người đánh thuốc mê, bắt cóc và tra tấn trước khi vứt thi thể bầm dập của anh tại một khu vực hoang vắng ở ngoại ô.
Mặc dù cha anh đã báo cáo sự mất tích của con trai mình, nhưng cảnh sát đã không hành động. Cuối cùng nạn nhân đã tự lết về nhà mình sau năm ngày bị giam cầm.
Câu chuyện bắt đầu vào ngày 6 tháng 6 khi người thanh niên mất tích. Hai ngày sau, cha anh là ông Daniyal đã báo cảnh sát về việc anh mất tích, nhưng không được gì.
Tại thời điểm đó, người cha quyết định cầu cứu nhà hoạt động nhân quyền Lala Robin Daniel, là người đã nói chuyện này với Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại.
Theo những gì Asia News được biết cho đến nay, Danish đã bị đánh thuốc mê và bất tỉnh trước khi anh ta bị bắt cóc bởi một người tên Ali Raza và băng nhóm của hắn ta. Họ giam giữ anh ta ở một nơi không xác định và đánh đập anh ta, sau đó vứt anh ta tại một nơi gần Faisalabad, từ đó người thanh niên sau khi tỉnh lại đã tự lết về nhà mình.
Lala Robin Daniel bày tỏ sự thất vọng trước thái độ của cảnh sát: “Là các tín hữu Kitô, chúng tôi là thiểu số và chúng tôi đơn độc. Đối với chúng tôi không có công lý và không có quyền bình đẳng”.
Mặc dù hiện các nhà chức trách đang truy tìm thủ phạm nhưng vẫn chưa có ai bị bắt. Về phần mình, gia đình của Đan Mạch đang đòi công lý.
“Chúng tôi cam kết và sẽ không phụ lòng bất kỳ ai”, Luật sư Lala Robin Daniel nói. “Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đưa họ ra tòa và buộc họ phải bị trừng phạt theo pháp luật. Chúng tôi kêu gọi các sĩ quan cảnh sát cấp cao hợp tác và bắt giữ những con quái vật này càng sớm càng tốt”, ông nói thêm.
Danish không phải là một trường hợp cá biệt. Bạo lực đối với các tín hữu Kitô ở Pakistan là chuyện bình thường. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều vụ bắt cóc, lạm dụng tình dục trẻ em, cưỡng bức cải đạo và kết hôn cưỡng bức, Ủy ban Công Giáo vì Công lý và Hòa bình đã tổ chức một cuộc hội thảo tại giáo xứ Thánh Tâm ở Sahiwal để yêu cầu quốc hội liên bang và tỉnh thông qua luật mới chấm dứt những hoạt động như vậy.
Source:Asia News