Phụng Vụ - Mục Vụ
Một niềm vui không cần khởi đầu, cũng chẳng có kết thúc
Lm. Minh Anh
01:00 17/06/2022
MỘT NIỀM VUI KHÔNG CẦN KHỞI ĐẦU, CŨNG CHẲNG CÓ KẾT THÚC
“Vì kho tàng con ở đâu, thì lòng con cũng ở đó!”.
“Niềm vui”, tiếng Anh là “JOY”, có thể mang một ý nghĩa hết sức ý vị! “J”, JESUS, Giêsu; “O”, OTHERS, tha nhân; và “Y”, YOU, bạn! Để có niềm vui đích thực, ưu tiên số một, phải là Giêsu; thứ đến, tha nhân; và sau cùng, mới là bạn! Đó là ‘một trật tự bất di bất dịch’ trong hành trình tìm kiếm kho tàng tâm hồn, tìm kiếm niềm vui của người môn đệ, ‘một niềm vui không cần khởi đầu, cũng chẳng có kết thúc!’. Không có trật tự này, niềm vui chỉ là ích kỷ, lạm dụng và thế tục!
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay không trực tiếp nói đến niềm vui, nhưng nói đến kho tàng; một cái gì đó bảo đảm cho con người sống trong hạnh phúc! Thế nhưng, điều quan trọng, kho tàng này là gì, vốn sẽ sản sinh niềm vui nào? Đó là kho tàng tạm bợ cống hiến niềm vui chóng qua; hay kho tàng vĩnh cửu tặng trao niềm vui đời đời, ‘một niềm vui không cần khởi đầu, cũng chẳng có kết thúc!’.
Trái tim con người được tạo ra cho những lời hứa về hạnh phúc và về một kho tàng an toàn vì niềm vui mà nó mang lại! Nhưng vấn đề căn bản là, cho loại kho tàng nào mà mỗi người chúng ta sẽ giao phó trái tim và bản thân mình? Thông thường, chính “Cái Tôi” bên trong sẽ quyết định phải tìm kiếm kho tàng nào! Theo bản năng, hành trình tìm kiếm hạnh phúc và niềm vui của chúng ta khởi đầu là “Cái Tôi”.
Nếu “Tôi” trên hết và trước hết, nó sẽ khiến chúng ta suy nghĩ và hành động theo bản năng! Điều này sẽ đảo lộn trật tự của việc tìm kiếm! Chúa Giêsu cảnh báo về những kho tàng giả tạo đang giằng xé trái tim chúng ta; đó là những kho tàng trần gian. Dĩ nhiên, chúng lần lượt sẽ bị tước khỏi tay chúng ta. Lúc chúng ta cần sự giúp đỡ nhất, thời điểm chúng ta đi về cõi vĩnh hằng, những thứ này chẳng giúp gì; đúng hơn, chúng phản bội! Người Tây Ban Nha có một ngạn ngữ rất thực tế, “Không có túi nào trong tấm vải liệm!”. Vậy mong muốn sâu sắc nhất của tôi là gì, một kho tàng tạm thời hay vĩnh cửu?
Chúa Kitô ban cho chúng ta một kho tàng duy nhất xứng với trái tim, một kho tàng sẽ không phản bội, nhưng đồng hành với chúng ta xuống nấm mồ và vượt qua ngưỡng cửa sự chết để đến sự sống vĩnh cửu. Kho tàng đó là gì? “Jesus and Others”, “Chúa Kitô và Tha Nhân”, nghĩa là tất cả hành động tốt lành cho tha nhân mà chúng ta làm vì lợi ích của Ngài! Chỉ khi sống cho Chúa Kitô và cho tha nhân, chúng ta mới có thể sở hữu kho tàng Giêsu, vốn đủ phong phú để thoả mãn trái tim và linh hồn. Chỉ kho tàng này mới có thể tồn tại cho đến muôn đời, và chúng ta sẽ đắm chìm trong Ngài, ‘một niềm vui không cần khởi đầu, cũng chẳng có kết thúc!”.
Thật thú vị, bài đọc Các Vua hôm nay cũng nói đến một kho tàng mà Israel đã chọn cho mình, cho dân tộc mình; họ chọn Thiên Chúa! Sau khi tư tế Gioiađa đặt vương miện lên đầu vị tân vương, ấu chúa Gioas, “Ông ký kết giao ước giữa Thiên Chúa với vua và dân, để họ trở nên dân Chúa”. Và thật bất ngờ, Thánh Vịnh đáp ca cho biết một điều ngược lại, không phải họ chọn Chúa, chính Chúa chọn họ, “Chúa đã chọn Sion, đã thích lấy chốn này làm nơi Người ngự!”.
Anh Chị em,
“Kho tàng con ở đâu, thì lòng con cũng ở đó!”. Lời Chúa tự vấn lương tâm chúng ta, chúng ta đang chạy theo cái gì? Chúa Giêsu là kiểu mẫu! Cả cuộc sống và cái chết của Ngài cho biết kho tàng đích thực của Ngài là gì, “Thiên Chúa và con người”. Hôm nay, hãy suy gẫm về những điều mà bạn có thể đã coi đó là “kho tàng” quá lớn trong đời mình! Điều gì mà bạn quá lưu luyến trong một thế giới đang ‘tan chậm’ này? Đó có phải là tiền của không? Hay là một cái gì khác? Hãy lặng thinh, chìm sâu vào trong, và để Chúa Thánh Thần chỉ cho bạn; sau đó, cho phép Ngài giải thoát bạn khỏi mọi ràng buộc đó. Đây là bước đầu tiên hướng bạn tới một cuộc sống giàu có nhất, hạnh phúc nhất; bởi lẽ, bạn sắp sở hữu một niềm vui lớn nhất có tên Giêsu, ‘một niềm vui không cần khởi đầu, cũng chẳng có kết thúc!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ước gì niềm vui của con luôn theo ‘một trật tự bất di bất dịch’ vốn bắt đầu từ Giêsu; có như thế, con không sống theo bản năng, có chăng, cũng là ‘bản năng thánh thiện!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 18/06: Hãy tín thác Đường Đời cho Chúa – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Giáo Hội Năm Châu
02:28 17/06/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Không ai có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó sẽ ghét người này, và yêu mến người kia, hoặc nó chuộng chủ này, và khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và Tiền Của được. Vì thế, Thầy bảo các con: Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: lấy gì mà ăn; hay cho thân xác các con: lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao?
"Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng. Nào các con không hơn chúng sao? Nào có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư? Còn về áo mặc, các con lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con rằng: Ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không phục sức được bằng một trong những đoá hoa đó. Vậy nếu hoa cỏ đồng nội, nay còn, mai bị ném vào lò lửa, mà còn được Thiên Chúa mặc cho như thế, huống chi là các con, hỡi những kẻ kém lòng tin. Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng: "Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì hoặc sẽ lấy gì mà mặc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều đó. Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó Người sẽ ban thêm cho các con. Vậy các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai. Vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai. Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy".
Đó là lời Chúa
Hy tế của Đức Ki-tô còn tiếp diễn
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
02:32 17/06/2022
Trong giờ giáo lý, đến bài Thánh lễ và Mình Máu thánh Chúa, giáo lý viên đề nghị học sinh so sánh giá trị của hai lễ tế sau đây:
Một là Hy tế của Đức Ki-tô, tức là việc Chúa Giê-su dâng hiến Thân mình Ngài trên thập giá trên đồi Can-vê cách đây 2.000 năm;
Và hai là Thánh lễ được cử hành hằng ngày trong Hội thánh;
Rồi nêu lên câu hỏi: Trong hai lễ tế nầy, lễ nào cao trọng hơn?
Các học sinh đều trả lời là hy tế của Đức Ki-tô trên đồi Can-vê ngày xưa cao trọng hơn Thánh lễ hôm nay nhiều lần.
Giáo lý viên cho rằng trả lời như vậy là sai. Đáp án đúng là cả hai đều cao trọng như nhau.
Tại sao lại cao trọng như nhau?
Vì cả hai lễ tế nêu trên chỉ là một.
Hy tế của Chúa Giê-su trên đồi Can-vê và Thánh lễ hôm nay chỉ là một
Sách Giáo lý Hội thánh dạy rằng: Thánh lễ hôm nay “hiện tại hoá hy tế Thập giá của Chúa Giê-su”, có nghĩa là hy tế thập giá của Chúa Giê-su trên đồi Can-vê ngày xưa đang thực sự diễn ra mỗi khi Thánh lễ được cử hành.
Nói khác đi, “Hy tế của Chúa Giê-su năm xưa và Thánh lễ hôm nay chỉ là một. Một Lễ vật duy nhất là Đức Ki-tô, xưa kia, chính Ngài tự dâng trên thập giá, còn nay được dâng lên nhờ linh mục.” (GLCG số 1366 và 1367).
Thế là mỗi lần Thánh lễ được cử hành, Chúa Giê-su tiếp tục hiện diện giữa cộng đoàn phụng vụ và thực sự dâng hiến chính Mình Ngài làm lễ tế cho Thiên Chúa Cha, để đền tội cho muôn dân.
Vì thế, đây là lễ tế cực kỳ thiêng liêng và cao trọng, chứ không chỉ là một nghi lễ tưởng niệm mà thôi.
Vì thế, khi chúng ta tham dự Thánh lễ là đang hiệp thông vào hy tế Thập giá của Chúa Giê-su như Mẹ Maria, như thánh Gioan tông đồ năm xưa, nối gót Chúa Giê-su trên đường thương khó và cùng chịu đau khổ với Ngài.
Khi chúng ta tham dự Thánh lễ là cùng vác thập giá với Chúa Giê-su như ông Si-môn Ky-rê-nê đã vác trên chặng đường thương khó, để thông hiệp vào cuộc thương khó của Chúa và góp phần với Chúa để đền tội cho các linh hồn. Cao quý biết bao!
Hồng ân Thánh lễ
Hiệu quả trước tiên của Thánh lễ là mang lại ơn tha tội.
Hy tế của Chúa Giê-su trên đồi Can-vê hôm xưa mang lại ơn tha tội cho muôn dân thế nào, thì Thánh lễ hôm nay, vì là một với hy tế Can-vê, cũng mang lại ơn tha tội cho muôn người như thế (GLCG số1366).
Vậy thì khi chúng ta tham dự Thánh lễ cách trọn vẹn và sốt sắng, chúng ta sẽ nhận được ơn tha thứ tội lỗi từ hy tế của Chúa Giê-su.
Ngoài ra, nhờ rước lấy Mình Máu Chúa Giê-su trong Thánh lễ, chúng ta được nên một với Ngài, như giọt nước hòa trong chén rượu, như bàn tay nối liền cơ thể. Nhờ đó, sự sống đời đời của Chúa Giê-su sẽ được thông truyền cho chúng ta, châu lưu trong huyết quản chúng ta, giúp ta được sống đời đời với Chúa, như lời Ngài nói: “Ai ăn Thịt và uống Máu tôi, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,54).
Lạy Chúa Giê-su,
Để tha thứ tội lỗi chúng con, để cứu chúng con khỏi trầm luân đời đời trong hỏa ngục, Chúa đã hy sinh chịu khổ nạn và chịu chết rất đau thương.
Hôm nay, Chúa còn tiếp tục dâng hiến Thân mình làm lễ tế trong mỗi Thánh lễ hằng ngày để hiến ban Mình Máu thánh Chúa cho chúng con; nhờ đó, chúng con được hiệp thông nên một với Chúa và được sống đời đời với Chúa.
Xin cho chúng con tham dự Thánh lễ thường xuyên, để tôn sùng Mình Máu thánh Chúa và đón nhận ân sủng cao quý Chúa ban qua Bí tích cực trọng nầy. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Liên Hệ Máu Huyết
Lm Vũđình Tường
03:52 17/06/2022
Bí tích Thanh tẩy giúp ta trở thành thành Kitô hữu trong Giáo Hội Chúa nơi trần gian, và trở thành anh chị em trong đại gia đình Chúa; bí tích Thêm Sức tăng sức mạng giúp ta chống lại cám dỗ, sống thực hành điều hứa khi lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy; bí tích Mình Thánh Chúa liên kết ta với sự chết và Phục Sinh của Đức Kitô. Cả ba bí tích: thanh Tẩy, Thêm Sức, Thánh thể có tên gọi chung tạm dịch là bí tích 'Khai Tâm'.
Người hiến máu cần thoả mãn một số điều kiện mục đích bảo đảm máu cho đi là máu tốt, không vương vấn vi khuẩn lây bệnh. Khi truyền máu cho bệnh nhân, máu đó không phải chỉ lưu chuyển trong động mạch mà còn lưu chuyển khắp châu thân, và trở thành một phần của người đó. Việc rước Mình Máu Thánh Chúa không mang í nghĩa hiến máu, hoặc tiếp nhận máu, Mình Máu Thánh Đức Kitô là món quà linh thiêng Đức Kitô trao ban cho Kitô hữu. Món quà linh thiên ngày mang sức mạnh, sự sống nuôi dưỡng tâm linh con người. Chính món quà này kết hợp Kitô hữu với Đức Kitô, và qua Đức Kitô liên kết với Ba Ngôi Thiên Chúa. Kitô hữu hy vọng trở nên giống gì họ lãnh nhận từ bí tích Thánh Thể, đó là trở nên giống Đức Kitô hơn, không phải giống về hình dáng bên ngoài, mà giống về phẩm chất thánh, tình yêu trong cuộc sống. Tâm linh Kitô hữu được chính Mình và Máu Thánh Đức Kitô nuôi dưỡng; Kitô hữu trở thành một phần của thân thể Đức Kitô, và Đức Kitô trở thành một phần thân thể người Kitô hữu. Đây chính là bước chuẩn bị cho mối liên kết ngàn đời trong nước Chúa khi người Kitô hữu đó hoàn thành cuộc lữ hành trần gian. Cơ thể không có máu, cơ thể không có sự sống, Kitô hữu liên hệ với Đức Kitô qua Máu Thánh Đức Kitô, như thế Máu Thánh Đức Kitô giúp Kitô hữu sống linh thiêng và sống thánh thiện.
Thánh Thể ban sức mạnh nội tâm giúp Kitô hữu chống lại thói hư, tật xấu và chống lại cám dỗ, nhưng Mình và Máu Thánh Đức Kitô không tiêu diệt tội và các dục vọng, cũng như đam mê xấu. Vì lí do đó, trước khi lãnh nhận bí tích Thánh Thể, Kitô hữu cần chuẩn bị tâm hồn cho chu đáo, sạch mọi vết nhơ tội lỗi. Ngoài ra còn một chuẩn bị nữa, chuẩn bị gần chính là giữ chay tịnh phần xác ít nhất là một giờ trước khi chịu Mình Máu Thánh Đức Kitô. Thực ra, Kitô hữu không bao giờ chuẩn bị đủ đề xứng đáng đón nhận Mình Máu Thánh Đức Kitô, nhưng bởi Đức Kitô mong muốn đến cùng Kitô hữu, vì thế Kitô hữu mở rộng tấm lòng, chân thành đón nhận Mình Máu Thánh với tâm tình tạ ơn, ngợi khen, chúc tụng lòng từ ái Chúa.
Mỗi người trong chúng ta ít nhiều đều mang trong người tính di truyền của tiền nhân để lại. Kitô hữu đón nhận Mình Máu Thánh Đức Kitô vào trong cuộc sống tâm linh, Kitô hữu cũng mang trong mình phẩm chất tinh tuyền, thánh thiện do Đức Kitô trao ban. Chính Đức Kitô làm cho Kitô hữu trở nên thánh thiện, và cũng nhờ đó Kitô hữu trở thành thừa tự gia nghiệp Thiên Chúa. Kết quả của thừa tự đó là sau cuộc lữ hành trần thế, Kitô hữu được sống trong nước của Thiên Chúa.
Lời Đức Kitô phán dậy
'Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết'Gn 6,54
Đây chính là lời phán dậy liên kết Kitô hữu với chính Đức Kitô để đón nhận bình an trong tâm hồn ở đời này, cộng thêm sự sống trường sinh đời sau. Đức Kitô phán dậy điều này trước đám đông Do Thái. Họ bực bội, nổi giận khi họ nghe điều này. Biết đám đông nổi đoá, Đức Kitô không lùi bước nhưng tiến thêm một bước nữa bằng cách tái xác nhận điều Người đã truyền dậy, Ngài lên tiếng tiếp, nói với các môn đệ bởi một số trong các ông cũng tỏ ra bất bình. Đức Kitô nói với các ông,
'Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là sự sống' Gn 6,63
Sau khi truyền phép, mắt trần không nhận thấy bất cứ thay đổi nào về hình thể cũng như phẩm chất nơi bánh và rượu. Điều này không có nghĩa là bánh rượu không hề thay đổi.
Đây là Mình Ta..... Đây là Máu Ta' Mt 26,26tt
Đức Kitô nói rất rõ, chính Thần Khí làm cho sống, làm thay đổi; mắt phàm không thể nhận biết. Việc làm của Thần Khí luôn vượt quá trí hiểu, trí phán đoán và nhận xét của mắt phàm. Khả năng người phàm chỉ biết đầu hàng.
Kitô hữu tin sau khi truyền phép bánh thường trở thành Mình Thánh Đức Kitô, rượu thường trở thành Máu Thánh Đức Kitô, bởi Kitô hữu tin lời Đức Kitô, yêu mến Đức Kitô, và Kitô hữu tin vào sức mạnh của Thần Khí Thiên Chúa. Bí tích Thánh Thể là để tin, thờ lậy, bái phục và để ca vang lời tạ ơn.
Chứng minh có thay đổi nơi bánh rượu trong bí tích Thánh Thể là làm công việc vượt qua giới hạn khả năng con người. Giống như ngư phủ giăng lưới nơi không có cá, vừa tốn công vô ích, mất công giặt, đôi khi phải vá chỗ lưới rách.
TiengChuong.org
Consanguinity
Our baptism makes us to be members of God's Church on earth, and we become children of God; confirmation strengthens us in being faithful to the baptismal promises, and that is to be active for Jesus; Eucharist incorporates us with the life of Christ, his death and his resurrection. The three Sacraments is the completion of what is called: the sacraments of Initiation- Baptism, Confirmation and Eucharist.
A donor who donates blood needs to meet a certain requisite criteria. The purpose is to get suitable and healthy blood for a future blood transfusion. When blood is administered to a person, it not only enters the bloodstream of that person, but it becomes part of that person, and spreads throughout the whole body. Receiving the Blood of Christ at the Eucharist is not a blood transfusion, but rather it is food to nourish our soul. It is the sublime gift Jesus gives us; it allows us to enter into union and participation with the life of the Trinity: Father, Son and Spirit. We hope to become what we have received. By receiving the Body and Blood of Jesus at the Eucharist, we become like Christ and are united to the Trinity. Our spiritual life is fed by his Body and Blood, and we become part of his Body and He becomes part of ours. This holy union is possible because Jesus desires us to take part. It is the foretaste of the heavenly union, which we hope to be united to the lives of the Trinity. No blood, no life, we are related to Jesus by his Blood. This Holy Blood relationship makes us holy.
The Body and Blood of Christ does not remove sin and kill vice, but rather it strengthens our inner life to fight against vices and to resist temptation to sin. To that end, before receiving the Most Holy Body and Blood of Christ, the Church requires a communicant to be free from sin by self- examining one's minds and hearts. It is the preparation of one's inner life to amend any wrong doing, and to reconcile to God before receiving the Eucharist. There is an immediate preparation, and that is fasting for at least an hour before receiving the Holy Communion. The communicant also recognizes that one would never be worthy of receiving the Most Holy Glorious Body and Blood of Christ, but it is Christ himself who desires to come to us, and we welcome him with an open and thankful heart.
The reality is that our physical body inherited some traits of our ancestors. It is passed on from generation to generation. We are children of God and we receive his Body and Blood into our spiritual lives. We inherit what Jesus has gained for us, and that is heir of God's kingdom. The command to eat his Body and Blood is the command to belong to, to be recipient of the gift of everlasting life. When Jesus told the Jews that,
Anyone who does eat my flesh and drink my blood has eternal life Jn 6,54.
They protested and got upset about his teaching. Jesus didn't back down, but reinstated what he had said. He went on to say,
It is the Spirit that gives life, the flesh has nothing to offer. The words I have spoken to you are spirit and they are life' Jn 6,63.
After the consecration, the ordinary bread and wine changed to be truly Body and Blood of Jesus. It is the work of the Spirit. The appearance of the bread and wine remains the same, unchanged; what changes is unseen to our naked eyes.
This is my Body.... this is my Blood Mt 26,26f.
We believe because we have faith in Jesus. We believe his words. We believe in the power of the Spirit, whose supreme power could do amazing things which are beyond human rectification and beyond human comprehension. Our faith's foundation is Jesus himself, His words, His teaching and the power of the Spirit.
Người hiến máu cần thoả mãn một số điều kiện mục đích bảo đảm máu cho đi là máu tốt, không vương vấn vi khuẩn lây bệnh. Khi truyền máu cho bệnh nhân, máu đó không phải chỉ lưu chuyển trong động mạch mà còn lưu chuyển khắp châu thân, và trở thành một phần của người đó. Việc rước Mình Máu Thánh Chúa không mang í nghĩa hiến máu, hoặc tiếp nhận máu, Mình Máu Thánh Đức Kitô là món quà linh thiêng Đức Kitô trao ban cho Kitô hữu. Món quà linh thiên ngày mang sức mạnh, sự sống nuôi dưỡng tâm linh con người. Chính món quà này kết hợp Kitô hữu với Đức Kitô, và qua Đức Kitô liên kết với Ba Ngôi Thiên Chúa. Kitô hữu hy vọng trở nên giống gì họ lãnh nhận từ bí tích Thánh Thể, đó là trở nên giống Đức Kitô hơn, không phải giống về hình dáng bên ngoài, mà giống về phẩm chất thánh, tình yêu trong cuộc sống. Tâm linh Kitô hữu được chính Mình và Máu Thánh Đức Kitô nuôi dưỡng; Kitô hữu trở thành một phần của thân thể Đức Kitô, và Đức Kitô trở thành một phần thân thể người Kitô hữu. Đây chính là bước chuẩn bị cho mối liên kết ngàn đời trong nước Chúa khi người Kitô hữu đó hoàn thành cuộc lữ hành trần gian. Cơ thể không có máu, cơ thể không có sự sống, Kitô hữu liên hệ với Đức Kitô qua Máu Thánh Đức Kitô, như thế Máu Thánh Đức Kitô giúp Kitô hữu sống linh thiêng và sống thánh thiện.
Thánh Thể ban sức mạnh nội tâm giúp Kitô hữu chống lại thói hư, tật xấu và chống lại cám dỗ, nhưng Mình và Máu Thánh Đức Kitô không tiêu diệt tội và các dục vọng, cũng như đam mê xấu. Vì lí do đó, trước khi lãnh nhận bí tích Thánh Thể, Kitô hữu cần chuẩn bị tâm hồn cho chu đáo, sạch mọi vết nhơ tội lỗi. Ngoài ra còn một chuẩn bị nữa, chuẩn bị gần chính là giữ chay tịnh phần xác ít nhất là một giờ trước khi chịu Mình Máu Thánh Đức Kitô. Thực ra, Kitô hữu không bao giờ chuẩn bị đủ đề xứng đáng đón nhận Mình Máu Thánh Đức Kitô, nhưng bởi Đức Kitô mong muốn đến cùng Kitô hữu, vì thế Kitô hữu mở rộng tấm lòng, chân thành đón nhận Mình Máu Thánh với tâm tình tạ ơn, ngợi khen, chúc tụng lòng từ ái Chúa.
Mỗi người trong chúng ta ít nhiều đều mang trong người tính di truyền của tiền nhân để lại. Kitô hữu đón nhận Mình Máu Thánh Đức Kitô vào trong cuộc sống tâm linh, Kitô hữu cũng mang trong mình phẩm chất tinh tuyền, thánh thiện do Đức Kitô trao ban. Chính Đức Kitô làm cho Kitô hữu trở nên thánh thiện, và cũng nhờ đó Kitô hữu trở thành thừa tự gia nghiệp Thiên Chúa. Kết quả của thừa tự đó là sau cuộc lữ hành trần thế, Kitô hữu được sống trong nước của Thiên Chúa.
Lời Đức Kitô phán dậy
'Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết'Gn 6,54
Đây chính là lời phán dậy liên kết Kitô hữu với chính Đức Kitô để đón nhận bình an trong tâm hồn ở đời này, cộng thêm sự sống trường sinh đời sau. Đức Kitô phán dậy điều này trước đám đông Do Thái. Họ bực bội, nổi giận khi họ nghe điều này. Biết đám đông nổi đoá, Đức Kitô không lùi bước nhưng tiến thêm một bước nữa bằng cách tái xác nhận điều Người đã truyền dậy, Ngài lên tiếng tiếp, nói với các môn đệ bởi một số trong các ông cũng tỏ ra bất bình. Đức Kitô nói với các ông,
'Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là sự sống' Gn 6,63
Sau khi truyền phép, mắt trần không nhận thấy bất cứ thay đổi nào về hình thể cũng như phẩm chất nơi bánh và rượu. Điều này không có nghĩa là bánh rượu không hề thay đổi.
Đây là Mình Ta..... Đây là Máu Ta' Mt 26,26tt
Đức Kitô nói rất rõ, chính Thần Khí làm cho sống, làm thay đổi; mắt phàm không thể nhận biết. Việc làm của Thần Khí luôn vượt quá trí hiểu, trí phán đoán và nhận xét của mắt phàm. Khả năng người phàm chỉ biết đầu hàng.
Kitô hữu tin sau khi truyền phép bánh thường trở thành Mình Thánh Đức Kitô, rượu thường trở thành Máu Thánh Đức Kitô, bởi Kitô hữu tin lời Đức Kitô, yêu mến Đức Kitô, và Kitô hữu tin vào sức mạnh của Thần Khí Thiên Chúa. Bí tích Thánh Thể là để tin, thờ lậy, bái phục và để ca vang lời tạ ơn.
Chứng minh có thay đổi nơi bánh rượu trong bí tích Thánh Thể là làm công việc vượt qua giới hạn khả năng con người. Giống như ngư phủ giăng lưới nơi không có cá, vừa tốn công vô ích, mất công giặt, đôi khi phải vá chỗ lưới rách.
TiengChuong.org
Consanguinity
Our baptism makes us to be members of God's Church on earth, and we become children of God; confirmation strengthens us in being faithful to the baptismal promises, and that is to be active for Jesus; Eucharist incorporates us with the life of Christ, his death and his resurrection. The three Sacraments is the completion of what is called: the sacraments of Initiation- Baptism, Confirmation and Eucharist.
A donor who donates blood needs to meet a certain requisite criteria. The purpose is to get suitable and healthy blood for a future blood transfusion. When blood is administered to a person, it not only enters the bloodstream of that person, but it becomes part of that person, and spreads throughout the whole body. Receiving the Blood of Christ at the Eucharist is not a blood transfusion, but rather it is food to nourish our soul. It is the sublime gift Jesus gives us; it allows us to enter into union and participation with the life of the Trinity: Father, Son and Spirit. We hope to become what we have received. By receiving the Body and Blood of Jesus at the Eucharist, we become like Christ and are united to the Trinity. Our spiritual life is fed by his Body and Blood, and we become part of his Body and He becomes part of ours. This holy union is possible because Jesus desires us to take part. It is the foretaste of the heavenly union, which we hope to be united to the lives of the Trinity. No blood, no life, we are related to Jesus by his Blood. This Holy Blood relationship makes us holy.
The Body and Blood of Christ does not remove sin and kill vice, but rather it strengthens our inner life to fight against vices and to resist temptation to sin. To that end, before receiving the Most Holy Body and Blood of Christ, the Church requires a communicant to be free from sin by self- examining one's minds and hearts. It is the preparation of one's inner life to amend any wrong doing, and to reconcile to God before receiving the Eucharist. There is an immediate preparation, and that is fasting for at least an hour before receiving the Holy Communion. The communicant also recognizes that one would never be worthy of receiving the Most Holy Glorious Body and Blood of Christ, but it is Christ himself who desires to come to us, and we welcome him with an open and thankful heart.
The reality is that our physical body inherited some traits of our ancestors. It is passed on from generation to generation. We are children of God and we receive his Body and Blood into our spiritual lives. We inherit what Jesus has gained for us, and that is heir of God's kingdom. The command to eat his Body and Blood is the command to belong to, to be recipient of the gift of everlasting life. When Jesus told the Jews that,
Anyone who does eat my flesh and drink my blood has eternal life Jn 6,54.
They protested and got upset about his teaching. Jesus didn't back down, but reinstated what he had said. He went on to say,
It is the Spirit that gives life, the flesh has nothing to offer. The words I have spoken to you are spirit and they are life' Jn 6,63.
After the consecration, the ordinary bread and wine changed to be truly Body and Blood of Jesus. It is the work of the Spirit. The appearance of the bread and wine remains the same, unchanged; what changes is unseen to our naked eyes.
This is my Body.... this is my Blood Mt 26,26f.
We believe because we have faith in Jesus. We believe his words. We believe in the power of the Spirit, whose supreme power could do amazing things which are beyond human rectification and beyond human comprehension. Our faith's foundation is Jesus himself, His words, His teaching and the power of the Spirit.
Nhà Thờ, Điểm Đến Của Mọi Nẻo Đường Cuộc Sống
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
08:25 17/06/2022
Nhà Thờ, Điểm Đến Của Mọi Nẻo Đường Cuộc Sống
(Cung Hiến nhà thờ Sông Hinh – 15.6.2022)
Trên con đường dẫn tới nhà thờ mới Sông Hinh được cung hiến hôm nay, tôi bỗng nhớ tới một lời của một bà cụ trong cuốn phim “Sám Hối” của nhà đạo diễn Tengiz Abuladze; bộ phim được phát hành từ thời Liên-xô cũ năm 1984 và bị cấm chiếu. Mãi cho đến năm 1987, thời Liên –Xô mở cửa với Mikhail Gorbachev, bộ phim mới được trình chiếu rộng rãi ở Liên-xô và lan ra khắp thế giới; trong đó có Việt Nam. Đoạn cuối phim quay cảnh có một bà cụ già đi đường hỏi một cô bé bên cửa sổ một tiệm bánh:
- Đây có phải là con đường dẫn đến nhà thờ không?
Người phụ nữ trong tiệm bánh trả lời:
- Đây là đường Varlam và sẽ không dẫn đến ngôi nhà thờ !
Và bà cụ đã càm ràm:
- Đường mà không dẫn đến nhà thờ thì đường để làm cái quái gì?
Vâng, theo quan niệm hay tâm thức chung của những người Kitô hữu đạo hạnh, truyền thống, thì mọi con đường đều dẫn tới nhà thờ; cũng như người Tây phương có câu ngạn ngữ: tất cả mọi con đường đều dẫn tới Rôma.
Mà xét cho cùng, lời phát biểu hay quan niệm “đường phải dẫn đến nhà thờ” của bà cụ Chính Thống giáo thời Liên-Xô trên lại diễn tả hay ẩn chứa cả một niềm tin sâu sắc: nhà thờ chính là dấu chỉ của Hội Thánh; mà Hội Thánh chính là “Thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô”, nên mọi nhà thờ, đều là “Thân thể Đức Kitô”, như Thánh Tông Đồ Gioan cắt nghĩa trong sự kiện Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Giêrusalem: Chúa Giêsu trả lời: “Các ông cứ phá hủy đền thờ nầy đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại”. Người Do Thái đáp lại: “Phải bốn mươi sáu năm mới xây được đền thờ nầy, mà ông, Ông sẽ dựng lại trong ba ngày ư?”. Nhưng Người, Người có ý nói đền thờ là thân thể Người…
Thế nhưng, không phải chỉ có người Kitô hữu quý trọng nhà thờ, vì nhà thờ biểu hiện Chúa Kitô, mà ngay trong thời Cựu ước, giáo lý của các Tiên tri cũng đặc biệt trân trọng vai trò thánh thiêng, tôn quý của nhà thờ; bởi chưng đây chính là “Núi thánh”, là “nhà cầu nguyện” mà Dân Chúa được Thiên Chúa quy tụ, dẫn về, như lời của ngôn sứ Isaia trong Bài đọc 1: Tất cả những ai giữ ngày Sabbat, không hề sai lỗi, và trung thành với giao ước của Ta, Ta sẽ dẫn chúng lên núi thánh và Ta sẽ cho chúng niềm vui trong nhà cầu nguyện; Ta sẽ nhận những lễ vật toàn thiêu và hiến tế của chúng trên bàn thờ, vì nhà Ta là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc”.
Chắc chắn, vì được Lời Chúa dạy bảo và Thánh Thần Chúa tác động và hướng dẫn, mà Hội Thánh, sau gần 300 bị bách hại, phải chui rúc ẩn mình dưới các hang toại đạo, ngôi Thánh đường đầu tiên, Thánh đường Laterano trên đồi Coelius gần giáo đô Rôma, được ĐGH Sylvester đã khánh thành và cung hiến trọng thể vào ngày 9.11.324, với tước hiệu Chúa Cứu Thế.
Tiếp nối dòng chảy “Truyền Thống” của đức tin Công Giáo, hàng ngàn, hàng vạn các thánh đường khác, nhà thờ khác trên khắp thế giới, lần lượt được “Cung Hiến” để trở thành điểm quy chiếu, thành trung tâm của nhịp sống đức tin của người Kitô hữu, như được biểu thị ngay trong những dòng đầu của “Lời nguyện Cung Hiến” hôm nay: “hôm nay dân tín hữu muốn cử hành nghi lễ trọng thể cung hiến ngôi nhà cầu nguyện nầy cho Chúa một cách vĩnh viễn, để nơi đây họ thờ phượng Chúa cách sốt sắng, lắng nghe Lời Chúa dạy bảo và được nuôi dưỡng bằng các bí tích”.
Nhà thờ Sông Hinh chút nữa đây cũng sẽ được long trọng cung hiến để được như thế; và để có được “vóc dáng” như một “Tân Nương được trang điểm để đón Tân Lang” như hôm nay, ngôi nhà thờ Sông Hinh nầy đã trải qua những tháng năm dài của thăng trầm vất vả, của lặn lội đắng cay, của dãi dầu mưa nắng qua bao thế hệ mục tử và giáo dân; kể từ cha cố Phêrô Nguyễn Cao Hiên, cha Phêrô Nguyễn Cấp, cha Giuse Lê Thu Thâu, và bây giờ là cha chánh xứ đương nhiệm, Gioakim Bùi Văn Ninh, cùng với bao nhiêu anh chị em giáo dân còn sống hay đã qua đời. Riêng cha sở Gioakim Ninh và anh chị em tín hữu Sông Hinh, kể từ ngày đặt viên đá đầu tiên từ 9 năm trước (7.01.2013), đã trải qua “thời 9 năm trong nhọc nhằn, gian khổ”, như dân Israel qua một thuở lưu đày, để hôm nay vui hát bài “tôi vui mừng sung sướng hân hoan bước vào nhà Chúa” !
Vâng, cái giá trị cao quý cốt yếu của mỗi một ngôi thánh đường chắc chắn không phải được định giá trên các tiêu chí mang tính vật chất hay phàm tục như sự đồ sộ, to lớn, vật tư trang trí đắt tiền… mà phải là những yếu tố tinh thần hay đức tin: đó là sự nỗ lực và đóng góp của mồ hôi nước mắt, của biết bao thao thức chung tay góp sức, của hy sinh và lời cầu nguyện…; và trên hết, cái thánh thiêng, cái tôn quý của nhà thờ chính vì “nhà thờ một biểu hiện rõ nét của mầu nhiệm Hội Thánh như được khắc ghi trong Lời nguyện Cung Hiến: “Ngôi nhà nầy biểu hiện mầu nhiệm Hội Thánh, mà Đức Kitô đã thánh hóa bằng Máu Người, để phô bày trước mặt mình một Hội Thánh là Hiền Thê vinh hiển, là trinh nữ trỗi trang về đức tin nguyên tuyền, là hiền mẫu phong phú nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần…”.
Quả thật hôm nay, không chỉ cộng đoàn giáo xứ Sông Hinh mà toàn Giáo phận, Giáo Hội dâng lời tạ ơn Chúa. Vâng, Chúa đã làm những việc lạ lùng; khi, hơn 40 năm trước, chính xác là trước năm 1985, vùng đất nầy, con đường nầy chỉ là rừng thiêng nước độc; và sau đó là nơi tụ tập của dân đào vàng, dân kinh tế mới tứ chiếng tha phương cầu thực về đây tìm kế sinh nhai. Có ai dám nghĩ rằng, trên tuyến đường Quốc lộ 29 nầy lại có một một nhà thờ, lại có một dấu chỉ rõ nét, đường hoàng của Giáo Hội Công Giáo như hôm nay.
Vâng, phải chăng đây là kết quả của những người như ngôn sứ Isaia nói “giữ ngày Sabbat, không hề sai lỗi, và trung thành với giao ước của Thiên Chúa”, những gia đình chắt chiu từng Thánh lễ Chúa Nhật dẫu phải lặn lội đường xa, đò giang cách trở; những mái ấm luôn vang vọng giờ kinh tối mỗi ngày; những em thiếu nhi trung thành với các giờ học giáo lý; những đôi thanh niên thiếu nữ quyết tâm tiến tới hôn nhân trong lối đi thánh thiện của bí tích Hôn Phối…. Vâng, đó chính là, như Thánh Phêrô xác nhận, “những tảng đá sống động, xây dựng tòa nhà thiêng liêng, chức vụ tư tế thánh thiện, để hiến dâng của lễ thiêng liêng đáng Thiên Chúa chấp nhận nhờ Đức Giêsu Kitô…”; và hôm nay, trong ngôi thánh đường mới tinh được cung hiến nầy, anh chị em giáo dân Sông Hinh hoàn toàn có thể ngẫng cao đầu để xác tín về ơn gọi và căn tính Kitô hữu của mình như Thánh Phêrô tuyên bố: “anh em là dòng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân tộc thánh thiện, dân riêng của Chúa, để rao giảng quyền năng của Đấng đã gọi anh em ra khỏi tối tăm mà vào ánh sáng kỳ diệu của Người”.
Không chỉ cộng đoàn giáo dân Sông Hinh mà tất cả mọi người Công Giáo chúng ta, khi được tham dự Thánh lễ Cung hiến này; nhất là được lắng nghe Lời Chúa và chút nữa đây, được rước Mình và Máu Chúa, tất cả đều được thuộc về Chúa Kitô cách trọn hảo, được trở nên một đền thờ đặc biệt, như giáo huấn của Thánh Phaolô: “anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em... Vì đền thờ của Thiên Chúa là thánh mà chính anh em là đền thờ ấy”. Tuy nhiên, cũng như dân Do Thái khi xưa, một số người đã “đi vào đền thờ Giêrusalem” nhưng, như Chúa Giêsu quở trách đã “biến nhà Cha ta thành nơi buôn bán”, thì chúng ta cũng luôn cảnh giác: đừng biến đền thờ linh hồn mình, đừng biến gia đình mình, đừng biến cộng đoàn giáo họ, giáo xứ mình… thành một nơi uế tạp làm mất lòng Chúa, làm Chúa nổi giận.
Ước gì kể từ hôm nay, ngôi nhà thờ Sông Hinh được cung hiến nầy sẽ là điểm đến thường xuyên, sẽ là nơi quy tụ đông đảo, sẽ là mái ấm thu hút mọi gia đình, sẽ là tiêu đích của mọi nẻo đường cuộc sống, như cách cảm nhận của một bà già Chính Thống Giáo bên Nga: Đường mà không dẫn đến nhà thờ thì đường để làm cái quái gì?.
Vâng, nhà thờ phải là điểm đến của mọi nẻo đường cuộc sống. Amen.
Trương Đình Hiền
(Cung Hiến nhà thờ Sông Hinh – 15.6.2022)
Trên con đường dẫn tới nhà thờ mới Sông Hinh được cung hiến hôm nay, tôi bỗng nhớ tới một lời của một bà cụ trong cuốn phim “Sám Hối” của nhà đạo diễn Tengiz Abuladze; bộ phim được phát hành từ thời Liên-xô cũ năm 1984 và bị cấm chiếu. Mãi cho đến năm 1987, thời Liên –Xô mở cửa với Mikhail Gorbachev, bộ phim mới được trình chiếu rộng rãi ở Liên-xô và lan ra khắp thế giới; trong đó có Việt Nam. Đoạn cuối phim quay cảnh có một bà cụ già đi đường hỏi một cô bé bên cửa sổ một tiệm bánh:
- Đây có phải là con đường dẫn đến nhà thờ không?
Người phụ nữ trong tiệm bánh trả lời:
- Đây là đường Varlam và sẽ không dẫn đến ngôi nhà thờ !
Và bà cụ đã càm ràm:
- Đường mà không dẫn đến nhà thờ thì đường để làm cái quái gì?
Vâng, theo quan niệm hay tâm thức chung của những người Kitô hữu đạo hạnh, truyền thống, thì mọi con đường đều dẫn tới nhà thờ; cũng như người Tây phương có câu ngạn ngữ: tất cả mọi con đường đều dẫn tới Rôma.
Mà xét cho cùng, lời phát biểu hay quan niệm “đường phải dẫn đến nhà thờ” của bà cụ Chính Thống giáo thời Liên-Xô trên lại diễn tả hay ẩn chứa cả một niềm tin sâu sắc: nhà thờ chính là dấu chỉ của Hội Thánh; mà Hội Thánh chính là “Thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô”, nên mọi nhà thờ, đều là “Thân thể Đức Kitô”, như Thánh Tông Đồ Gioan cắt nghĩa trong sự kiện Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Giêrusalem: Chúa Giêsu trả lời: “Các ông cứ phá hủy đền thờ nầy đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại”. Người Do Thái đáp lại: “Phải bốn mươi sáu năm mới xây được đền thờ nầy, mà ông, Ông sẽ dựng lại trong ba ngày ư?”. Nhưng Người, Người có ý nói đền thờ là thân thể Người…
Thế nhưng, không phải chỉ có người Kitô hữu quý trọng nhà thờ, vì nhà thờ biểu hiện Chúa Kitô, mà ngay trong thời Cựu ước, giáo lý của các Tiên tri cũng đặc biệt trân trọng vai trò thánh thiêng, tôn quý của nhà thờ; bởi chưng đây chính là “Núi thánh”, là “nhà cầu nguyện” mà Dân Chúa được Thiên Chúa quy tụ, dẫn về, như lời của ngôn sứ Isaia trong Bài đọc 1: Tất cả những ai giữ ngày Sabbat, không hề sai lỗi, và trung thành với giao ước của Ta, Ta sẽ dẫn chúng lên núi thánh và Ta sẽ cho chúng niềm vui trong nhà cầu nguyện; Ta sẽ nhận những lễ vật toàn thiêu và hiến tế của chúng trên bàn thờ, vì nhà Ta là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc”.
Chắc chắn, vì được Lời Chúa dạy bảo và Thánh Thần Chúa tác động và hướng dẫn, mà Hội Thánh, sau gần 300 bị bách hại, phải chui rúc ẩn mình dưới các hang toại đạo, ngôi Thánh đường đầu tiên, Thánh đường Laterano trên đồi Coelius gần giáo đô Rôma, được ĐGH Sylvester đã khánh thành và cung hiến trọng thể vào ngày 9.11.324, với tước hiệu Chúa Cứu Thế.
Tiếp nối dòng chảy “Truyền Thống” của đức tin Công Giáo, hàng ngàn, hàng vạn các thánh đường khác, nhà thờ khác trên khắp thế giới, lần lượt được “Cung Hiến” để trở thành điểm quy chiếu, thành trung tâm của nhịp sống đức tin của người Kitô hữu, như được biểu thị ngay trong những dòng đầu của “Lời nguyện Cung Hiến” hôm nay: “hôm nay dân tín hữu muốn cử hành nghi lễ trọng thể cung hiến ngôi nhà cầu nguyện nầy cho Chúa một cách vĩnh viễn, để nơi đây họ thờ phượng Chúa cách sốt sắng, lắng nghe Lời Chúa dạy bảo và được nuôi dưỡng bằng các bí tích”.
Nhà thờ Sông Hinh chút nữa đây cũng sẽ được long trọng cung hiến để được như thế; và để có được “vóc dáng” như một “Tân Nương được trang điểm để đón Tân Lang” như hôm nay, ngôi nhà thờ Sông Hinh nầy đã trải qua những tháng năm dài của thăng trầm vất vả, của lặn lội đắng cay, của dãi dầu mưa nắng qua bao thế hệ mục tử và giáo dân; kể từ cha cố Phêrô Nguyễn Cao Hiên, cha Phêrô Nguyễn Cấp, cha Giuse Lê Thu Thâu, và bây giờ là cha chánh xứ đương nhiệm, Gioakim Bùi Văn Ninh, cùng với bao nhiêu anh chị em giáo dân còn sống hay đã qua đời. Riêng cha sở Gioakim Ninh và anh chị em tín hữu Sông Hinh, kể từ ngày đặt viên đá đầu tiên từ 9 năm trước (7.01.2013), đã trải qua “thời 9 năm trong nhọc nhằn, gian khổ”, như dân Israel qua một thuở lưu đày, để hôm nay vui hát bài “tôi vui mừng sung sướng hân hoan bước vào nhà Chúa” !
Vâng, cái giá trị cao quý cốt yếu của mỗi một ngôi thánh đường chắc chắn không phải được định giá trên các tiêu chí mang tính vật chất hay phàm tục như sự đồ sộ, to lớn, vật tư trang trí đắt tiền… mà phải là những yếu tố tinh thần hay đức tin: đó là sự nỗ lực và đóng góp của mồ hôi nước mắt, của biết bao thao thức chung tay góp sức, của hy sinh và lời cầu nguyện…; và trên hết, cái thánh thiêng, cái tôn quý của nhà thờ chính vì “nhà thờ một biểu hiện rõ nét của mầu nhiệm Hội Thánh như được khắc ghi trong Lời nguyện Cung Hiến: “Ngôi nhà nầy biểu hiện mầu nhiệm Hội Thánh, mà Đức Kitô đã thánh hóa bằng Máu Người, để phô bày trước mặt mình một Hội Thánh là Hiền Thê vinh hiển, là trinh nữ trỗi trang về đức tin nguyên tuyền, là hiền mẫu phong phú nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần…”.
Quả thật hôm nay, không chỉ cộng đoàn giáo xứ Sông Hinh mà toàn Giáo phận, Giáo Hội dâng lời tạ ơn Chúa. Vâng, Chúa đã làm những việc lạ lùng; khi, hơn 40 năm trước, chính xác là trước năm 1985, vùng đất nầy, con đường nầy chỉ là rừng thiêng nước độc; và sau đó là nơi tụ tập của dân đào vàng, dân kinh tế mới tứ chiếng tha phương cầu thực về đây tìm kế sinh nhai. Có ai dám nghĩ rằng, trên tuyến đường Quốc lộ 29 nầy lại có một một nhà thờ, lại có một dấu chỉ rõ nét, đường hoàng của Giáo Hội Công Giáo như hôm nay.
Vâng, phải chăng đây là kết quả của những người như ngôn sứ Isaia nói “giữ ngày Sabbat, không hề sai lỗi, và trung thành với giao ước của Thiên Chúa”, những gia đình chắt chiu từng Thánh lễ Chúa Nhật dẫu phải lặn lội đường xa, đò giang cách trở; những mái ấm luôn vang vọng giờ kinh tối mỗi ngày; những em thiếu nhi trung thành với các giờ học giáo lý; những đôi thanh niên thiếu nữ quyết tâm tiến tới hôn nhân trong lối đi thánh thiện của bí tích Hôn Phối…. Vâng, đó chính là, như Thánh Phêrô xác nhận, “những tảng đá sống động, xây dựng tòa nhà thiêng liêng, chức vụ tư tế thánh thiện, để hiến dâng của lễ thiêng liêng đáng Thiên Chúa chấp nhận nhờ Đức Giêsu Kitô…”; và hôm nay, trong ngôi thánh đường mới tinh được cung hiến nầy, anh chị em giáo dân Sông Hinh hoàn toàn có thể ngẫng cao đầu để xác tín về ơn gọi và căn tính Kitô hữu của mình như Thánh Phêrô tuyên bố: “anh em là dòng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân tộc thánh thiện, dân riêng của Chúa, để rao giảng quyền năng của Đấng đã gọi anh em ra khỏi tối tăm mà vào ánh sáng kỳ diệu của Người”.
Không chỉ cộng đoàn giáo dân Sông Hinh mà tất cả mọi người Công Giáo chúng ta, khi được tham dự Thánh lễ Cung hiến này; nhất là được lắng nghe Lời Chúa và chút nữa đây, được rước Mình và Máu Chúa, tất cả đều được thuộc về Chúa Kitô cách trọn hảo, được trở nên một đền thờ đặc biệt, như giáo huấn của Thánh Phaolô: “anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em... Vì đền thờ của Thiên Chúa là thánh mà chính anh em là đền thờ ấy”. Tuy nhiên, cũng như dân Do Thái khi xưa, một số người đã “đi vào đền thờ Giêrusalem” nhưng, như Chúa Giêsu quở trách đã “biến nhà Cha ta thành nơi buôn bán”, thì chúng ta cũng luôn cảnh giác: đừng biến đền thờ linh hồn mình, đừng biến gia đình mình, đừng biến cộng đoàn giáo họ, giáo xứ mình… thành một nơi uế tạp làm mất lòng Chúa, làm Chúa nổi giận.
Ước gì kể từ hôm nay, ngôi nhà thờ Sông Hinh được cung hiến nầy sẽ là điểm đến thường xuyên, sẽ là nơi quy tụ đông đảo, sẽ là mái ấm thu hút mọi gia đình, sẽ là tiêu đích của mọi nẻo đường cuộc sống, như cách cảm nhận của một bà già Chính Thống Giáo bên Nga: Đường mà không dẫn đến nhà thờ thì đường để làm cái quái gì?.
Vâng, nhà thờ phải là điểm đến của mọi nẻo đường cuộc sống. Amen.
Trương Đình Hiền
Sự hồn nhiên của trái tim
Lm. Minh Anh
18:05 17/06/2022
SỰ HỒN NHIÊN CỦA TRÁI TIM
“Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta thử mượn cho mình đôi mắt của trẻ thơ, hầu có thể nhìn xem và thán phục cách Thiên Chúa ‘cho chim trời ăn’, và cách Ngài ‘phục sức’ cho từng đoá huệ ngoài đồng! Với những hình ảnh đơn sơ này, Chúa Giêsu muốn mỗi người chúng ta đào tạo cho mình ‘sự hồn nhiên của trái tim’; để từ đó, có thể nhận ra bàn tay quan phòng của Thiên Chúa trong mọi sự. Bởi lẽ, tất cả đều phát xuất từ tấm lòng từ ái của một hiền phụ nơi Ngài!
Hãy để cho những thực tế về sự chăm sóc của Cha trên trời đối với những tạo vật phù du này ngấm sâu vào lòng chúng ta! Hãy để cho những bức tranh tuyệt vời này thúc giục đôi mắt tâm hồn chúng ta nhìn ra các tạo vật mà tin cậy vào sự quan phòng yêu thương vô bờ của Ngài! Từ những vật thể cỏn con cho đến những vận hành vĩ đại trong vũ trụ, bàn tay Ngài sắp đặt tất cả một cách trật tự. Điều cần thiết là chúng ta hãy suy gẫm cách thức Ngài chăm chút đến từng sinh vật nhỏ bé vốn chỉ đáng giá một vài đồng xu này! Từ đó, ngẫm xem làm sao Ngài lại không để mắt đến chúng ta, những con trai con gái như những công trình huy hoàng tột bậc của Ngài; những con người mà Ngài sẵn sàng để Con Một đến, đổ máu, chết thay cho họ trên thập giá!
Chúa Kitô đã thực sự thâm nhập vào ‘nguyên nhân cốt lõi’ của những lắng lo và băn khoăn vốn thường nuốt chửng và vùi dập chúng ta; đó là một đức tin còn quá ít ỏi nơi chúng ta! Không chỉ ít đức tin; thậm chí, chúng ta còn quá hời hợt trước sự quan phòng của Cha trên trời. Hãy cám ơn Chúa vì sự kiên nhẫn của Ngài, hãy cho phép tấm lòng hiền phụ nơi Ngài thấm sâu linh hồn. Chính sự thấm sâu này, nhận thức này, sẽ đào tạo một ‘sự hồn nhiên của trái tim’, hầu chúng ta có được đôi mắt trẻ thơ, vốn luôn kinh ngạc và thán phục trước muôn việc kỳ diệu Ngài làm.
Thật trùng hợp, sách Biên Niên Sử hôm nay một lần nữa cho thấy sự kiên nhẫn đầy yêu thương và quan phòng của Thiên Chúa. Tư tế Gioiađa mất, các thủ lãnh Giuđa làm xiêu lòng vua, “Họ bỏ phế đền thờ để bái lạy những cây cọc thiêng và các tượng thần”. Thiên Chúa lần lượt sai các ngôn sứ đến để đưa họ về với Ngài; Dacaria bảo họ, “Các ngươi đã bỏ Chúa thì Chúa sẽ bỏ các ngươi!”. Nhưng làm sao Thiên Chúa có thể bỏ dân Ngài! Ngài vẫn hoàn tất lời đã hứa với các tổ phụ, với Đavít. Thánh Vịnh đáp ca tiết lộ, “Ta sẽ yêu thương Người đến muôn thuở!”.
Anh Chị em,
“Hãy nhìn xem chim trời!”; “Hãy ngước nhìn cánh huệ!”. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta lắng nghe và đưa mắt ngắm nhìn những thực tại bé bỏng thường nhật này. Những cánh hoa lắc lư trước gió, những chú chim ca hót, múa nhảy đùa vui thật hồn nhiên và vô tư! Mặc cho mưa hay nắng, hạ hay thu; mặc cho bạn vui hay buồn. Cũng thế, nếu mỗi người chúng ta ý thức thực sự rằng, tôi đang được Thiên Chúa yêu thương, canh cánh bên lòng, thì bạn và tôi hẳn cũng sẽ có được ‘sự hồn nhiên của trái tim’ để nhận ra Ngài đang chăm sóc tôi đến từng chi tiết, độc đáo, trên từng chặng đường khác nhau của đời mình. Vì thế, hãy tin tưởng vào sự quan phòng của Ngài, mắt hướng về thập giá Chúa Kitô, níu lấy Ngài, bạn và tôi cứ điềm nhiên bước đi và vui sống!
Anthony Fortosis nói, “Hãy chiêm ngắm Giêsu, vị Chúa làm người; những gì cao quý nhất, cao cả nhất đã trở thành hiện thân của khiêm tốn và giản dị! Hãy mục kích cách Ngài cư xử với các tội nhân, những người nghèo và các em bé; qua đó, ‘sự hồn nhiên của trái tim’ Ngài thể hiện!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đừng để một ai, một điều gì làm mất sự hồn nhiên trong trái tim con; nhờ đó, con có thể nhìn thấy mọi sự với đôi mắt của trẻ thơ; ở đó, chỉ có ngạc nhiên và thán phục!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:47 17/06/2022
3. Suốt đời bền chí cầu xin mỗi ngày, thì mỗi ngày đều có thể đạt được.
(Thánh Benjamin)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:54 17/06/2022
11. NÔ TÀI TỰ KHOE
Một hôm, con hồ ly cười nhạo con heo rằng:
- “Mày là con vật ngu xuẩn, làm sao có tài cán như ta chứ?”
Con heo nói:
- “Anh cười tôi cái gì, anh chưa chắc đã có công với người đời”.
Con hồ ly trả lời:
- “Lông da của ta có thể mưu cầu phúc lợi cho người, sao lại nói là không công lao chứ? Như mày đó, một chút công lao cũng không có”.
Một lúc sau, con dê đi đến nói:
- “Các anh bất tất phải tranh luận, sở trường của các anh tôi nhìn thấy rõ, xin hỏi ai là người công lớn?”
Nói chưa dứt lời, đột nhiên có con sói nhảy đến vồ chúng ăn mất tiêu, rồi cười lớn:
- “Cái lũ nô tài này, động một tí là khoe khoang mình có công lao, rốt cuộc chỉ đủ làm phẩm vật hy sinh của ta, ha ha ha”.
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 11:
Thân làm đầy tớ, làm nô bộc thì không có gì phải khoe cả, dù mình có tài cán đến đâu, bởi vì –theo lý luận của con sói - nếu có tài cán giỏi giang thì sao lại đi làm đầy tớ, làm nô tài? Bởi vì con người ta không ai muốn thằng đầy tớ giỏi hơn mình.
Thịt heo để ăn, lông con hồ ly để làm áo lạnh, đó là chuyện tự nhiên của đất trời, chứ không phải là tài cán của riêng ai.
Bổn phận của người Ki-tô hữu là cầu nguyện, cầu nguyện cho mình và cho mọi người, làm tròn bổn phận là hạnh phúc chứ không phải là tài cán; trách nhiệm của người Ki-tô hữu là loan báo Tin Mừng, ý thức trách nhiệm để chu toàn là một niềm vui thánh thiện, chứ không phải sở trường sở đoản của ai. Cho nên, Đức Chúa Giê-su mới dạy chúng ta –người Ki-tô hữu- rằng: “Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc ổn phận đấy thôi” (Lc 17, 7-10).
Chúng ta chỉ là những nô tài trước quyền năng của Thiên Chúa mà thôi, cho nên dù đạt thành quả mỹ mãn, dù được nhiều người khen ngợi, thì lập tức nhớ lại lời của Đức Chúa Giê-su đã dạy trên.
Đó là khiêm tốn và khôn ngoan vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một hôm, con hồ ly cười nhạo con heo rằng:
- “Mày là con vật ngu xuẩn, làm sao có tài cán như ta chứ?”
Con heo nói:
- “Anh cười tôi cái gì, anh chưa chắc đã có công với người đời”.
Con hồ ly trả lời:
- “Lông da của ta có thể mưu cầu phúc lợi cho người, sao lại nói là không công lao chứ? Như mày đó, một chút công lao cũng không có”.
Một lúc sau, con dê đi đến nói:
- “Các anh bất tất phải tranh luận, sở trường của các anh tôi nhìn thấy rõ, xin hỏi ai là người công lớn?”
Nói chưa dứt lời, đột nhiên có con sói nhảy đến vồ chúng ăn mất tiêu, rồi cười lớn:
- “Cái lũ nô tài này, động một tí là khoe khoang mình có công lao, rốt cuộc chỉ đủ làm phẩm vật hy sinh của ta, ha ha ha”.
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 11:
Thân làm đầy tớ, làm nô bộc thì không có gì phải khoe cả, dù mình có tài cán đến đâu, bởi vì –theo lý luận của con sói - nếu có tài cán giỏi giang thì sao lại đi làm đầy tớ, làm nô tài? Bởi vì con người ta không ai muốn thằng đầy tớ giỏi hơn mình.
Thịt heo để ăn, lông con hồ ly để làm áo lạnh, đó là chuyện tự nhiên của đất trời, chứ không phải là tài cán của riêng ai.
Bổn phận của người Ki-tô hữu là cầu nguyện, cầu nguyện cho mình và cho mọi người, làm tròn bổn phận là hạnh phúc chứ không phải là tài cán; trách nhiệm của người Ki-tô hữu là loan báo Tin Mừng, ý thức trách nhiệm để chu toàn là một niềm vui thánh thiện, chứ không phải sở trường sở đoản của ai. Cho nên, Đức Chúa Giê-su mới dạy chúng ta –người Ki-tô hữu- rằng: “Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc ổn phận đấy thôi” (Lc 17, 7-10).
Chúng ta chỉ là những nô tài trước quyền năng của Thiên Chúa mà thôi, cho nên dù đạt thành quả mỹ mãn, dù được nhiều người khen ngợi, thì lập tức nhớ lại lời của Đức Chúa Giê-su đã dạy trên.
Đó là khiêm tốn và khôn ngoan vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa nhật: Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Ki-tô
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:56 17/06/2022
LỄ MÌNH MÁU THÁNH ĐỨC CHÚA GIÊ-SU
Tin mừng : Lc 9, 11b-17.
“Mọi người đều ăn, và được no nê”.
Bạn thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ kính Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, đây là một sự tôn vinh chúc tụng ngợi khen và cám tạ hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại chúng ta, để khi chúng ta ăn và uống Máu Thịt Thánh này thì được sự sống đời đời. Trong tâm tình cảm tạ sâu sắc hồng ân này, tôi xin chia sẻ với bạn mấy điểm sau đây:
1. Lao động là cơm bánh nuôi thân xác.
Khoa học ngày càng phát triển, con người ngày càng hưởng thụ, và khi thân xác được no nê đầy đủ thì linh hồn lại thiếu thốn, đó là “quy luật” của xã hội thời hiện đại. Con người ta sống ở đời không ăn không uống thì thân xác chết dần mòn, do đó mà mọi người cần phải nổ lực làm việc để có cơm bánh nuôi sống thân mình và gia đình. Khoa học càng phát triển thì con người càng khó tìm việc làm cho mình, bởi vì khoa học đã thay thế rất nhiều công việc trong các lãnh vực, tuy nhiên lao động vẫn là nhân tố chính để khoa học tiến bộ.
Mồ hôi đổ xuống trên ruộng đồng của bác nông phu để những mảnh đất trở thành hạt lúa thơm ngon nuôi sống con người; mồ hôi đổ xuống trên những nhà máy của các anh chị công nhân đã làm cho khoa học trở nên cơm bánh nuôi sống mọi người; mồ hôi đổ xuống trên bục giảng với hơi thở bay màu bụi phấn của các thầy cô giáo, được biến thành cơm bánh nuôi sống họ và gia đình...
Lao động là để có cơm ăn áo mặc, lao động là để có của cải giúp người nghèo khó đó là ý muốn của Thiên Chúa khi Ngài nói với nguyên tổ chúng ta: “Hãy cai quản vũ trụ...” Đó cũng là điều mà Thánh Phao-lô tông đồ đã dạy: “Ai không làm thì đừng ăn”.
2. Hy sinh tận hiến làm nên Thánh Thể
Trước khi lìa thế gian để về ngự bên hữu Thiên Chúa, Đức Chúa Giê-su đã làm một cử chỉ yêu thương đầy khiêm tốn là rửa chân cho các môn đệ của mình, hành vi khiêm tốn này lột tả được tất cả yêu thương và hy sinh của Ngài với việc làm tiếp theo sau là lập bí tích Thánh Thể.
Bí tích Thánh Thể là bí tích Yêu Thương, là bí tích của Hy Sinh và Tận Hiến: hy sinh thân xác mình làm giá cứu chuộc tội nhân là nhân loại chúng ta, tận hiến cho Đức Chúa Cha với tất cả sự phục tùng tín thác, để thân xác hy sinh ấy trở nên tấm bánh thiêng liêng nuôi sống linh hồn người tín hữu khi Đức Chúa Giê-su nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. Và thật rõ ràng khi Đức Chúa Giê-su dạy các môn đệ: hãy yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương các ông.
Yêu thương nhau tức là hy sinh và tận hiến cho nhau, mà cao đỉnh của tình yêu hy sinh tận hiến chính là chết cho người mình yêu, cũng có nghĩa là trở nên tấm bánh cho người yêu hưởng dùng, đó chính là ý nghĩa đích thực của ngày lễ Mình Máu Thánh Đức Chúa Giê-su hôm nay.
Bạn thân mến,
Mỗi lần chúng ta đi tham dự thánh lễ là chúng ta phải có tâm tình xác tín rằng: bánh miến và rượu nho trên bàn thờ ấy, cũng có những công lao vất vả mồ hôi của chúng ta góp vào, với tất cả những tâm tình hy sinh và yêu mến, nó sẽ trở nên Máu Thịt của Đức Chúa Giê-su Ki-tô nuôi sống linh hồn và thân xác của chúng ta ở trần gian này. Do đó mà mỗi người trong chúng ta phải hết sức kính trọng, yêu mến và khiêm cung khi lãnh nhận Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su nơi tay của linh mục trao ban.
Trong tâm tình ngày lễ hôm nay, tôi xin bạn hai điều:
- Với sản phẩm thành quả của lao động mà chúng ta đã làm ra, trước hết là để nuôi sống bản thân và gia đình, sau là xin anh chị em thay mặt Đức Chúa Giê-su vươn cánh tay nối dài của Ngài nơi chúng ta đến với những người nghèo khổ, đến các viện mồ côi, viện dưỡng lão.v.v.v... để giúp đỡ họ.
- Mỗi lần đi đến nhà thờ tham dự thánh lễ, xin anh chị em ý thức rằng: mình đang về nhà Cha để cùng với các anh chị em tín hữu khác tham dự tiệc Nước Trời, do đó tôi xin anh chị em đem theo mình nụ cười tươi vui, cái bắt tay thân thiện và lời hỏi thăm quan tâm nồng nhiệt đến với mọi người mà chúng ta gặp trên đường đi, hoặc là tại nhà thờ nơi mà chúng ta đang tham dự thánh lễ...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng : Lc 9, 11b-17.
“Mọi người đều ăn, và được no nê”.
Bạn thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ kính Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, đây là một sự tôn vinh chúc tụng ngợi khen và cám tạ hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại chúng ta, để khi chúng ta ăn và uống Máu Thịt Thánh này thì được sự sống đời đời. Trong tâm tình cảm tạ sâu sắc hồng ân này, tôi xin chia sẻ với bạn mấy điểm sau đây:
1. Lao động là cơm bánh nuôi thân xác.
Khoa học ngày càng phát triển, con người ngày càng hưởng thụ, và khi thân xác được no nê đầy đủ thì linh hồn lại thiếu thốn, đó là “quy luật” của xã hội thời hiện đại. Con người ta sống ở đời không ăn không uống thì thân xác chết dần mòn, do đó mà mọi người cần phải nổ lực làm việc để có cơm bánh nuôi sống thân mình và gia đình. Khoa học càng phát triển thì con người càng khó tìm việc làm cho mình, bởi vì khoa học đã thay thế rất nhiều công việc trong các lãnh vực, tuy nhiên lao động vẫn là nhân tố chính để khoa học tiến bộ.
Mồ hôi đổ xuống trên ruộng đồng của bác nông phu để những mảnh đất trở thành hạt lúa thơm ngon nuôi sống con người; mồ hôi đổ xuống trên những nhà máy của các anh chị công nhân đã làm cho khoa học trở nên cơm bánh nuôi sống mọi người; mồ hôi đổ xuống trên bục giảng với hơi thở bay màu bụi phấn của các thầy cô giáo, được biến thành cơm bánh nuôi sống họ và gia đình...
Lao động là để có cơm ăn áo mặc, lao động là để có của cải giúp người nghèo khó đó là ý muốn của Thiên Chúa khi Ngài nói với nguyên tổ chúng ta: “Hãy cai quản vũ trụ...” Đó cũng là điều mà Thánh Phao-lô tông đồ đã dạy: “Ai không làm thì đừng ăn”.
2. Hy sinh tận hiến làm nên Thánh Thể
Trước khi lìa thế gian để về ngự bên hữu Thiên Chúa, Đức Chúa Giê-su đã làm một cử chỉ yêu thương đầy khiêm tốn là rửa chân cho các môn đệ của mình, hành vi khiêm tốn này lột tả được tất cả yêu thương và hy sinh của Ngài với việc làm tiếp theo sau là lập bí tích Thánh Thể.
Bí tích Thánh Thể là bí tích Yêu Thương, là bí tích của Hy Sinh và Tận Hiến: hy sinh thân xác mình làm giá cứu chuộc tội nhân là nhân loại chúng ta, tận hiến cho Đức Chúa Cha với tất cả sự phục tùng tín thác, để thân xác hy sinh ấy trở nên tấm bánh thiêng liêng nuôi sống linh hồn người tín hữu khi Đức Chúa Giê-su nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. Và thật rõ ràng khi Đức Chúa Giê-su dạy các môn đệ: hãy yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương các ông.
Yêu thương nhau tức là hy sinh và tận hiến cho nhau, mà cao đỉnh của tình yêu hy sinh tận hiến chính là chết cho người mình yêu, cũng có nghĩa là trở nên tấm bánh cho người yêu hưởng dùng, đó chính là ý nghĩa đích thực của ngày lễ Mình Máu Thánh Đức Chúa Giê-su hôm nay.
Bạn thân mến,
Mỗi lần chúng ta đi tham dự thánh lễ là chúng ta phải có tâm tình xác tín rằng: bánh miến và rượu nho trên bàn thờ ấy, cũng có những công lao vất vả mồ hôi của chúng ta góp vào, với tất cả những tâm tình hy sinh và yêu mến, nó sẽ trở nên Máu Thịt của Đức Chúa Giê-su Ki-tô nuôi sống linh hồn và thân xác của chúng ta ở trần gian này. Do đó mà mỗi người trong chúng ta phải hết sức kính trọng, yêu mến và khiêm cung khi lãnh nhận Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su nơi tay của linh mục trao ban.
Trong tâm tình ngày lễ hôm nay, tôi xin bạn hai điều:
- Với sản phẩm thành quả của lao động mà chúng ta đã làm ra, trước hết là để nuôi sống bản thân và gia đình, sau là xin anh chị em thay mặt Đức Chúa Giê-su vươn cánh tay nối dài của Ngài nơi chúng ta đến với những người nghèo khổ, đến các viện mồ côi, viện dưỡng lão.v.v.v... để giúp đỡ họ.
- Mỗi lần đi đến nhà thờ tham dự thánh lễ, xin anh chị em ý thức rằng: mình đang về nhà Cha để cùng với các anh chị em tín hữu khác tham dự tiệc Nước Trời, do đó tôi xin anh chị em đem theo mình nụ cười tươi vui, cái bắt tay thân thiện và lời hỏi thăm quan tâm nồng nhiệt đến với mọi người mà chúng ta gặp trên đường đi, hoặc là tại nhà thờ nơi mà chúng ta đang tham dự thánh lễ...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thánh Thể, bàn tiệc tình yêu
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
22:02 17/06/2022
THÁNH THỂ, BÀN TIỆC TÌNH YÊU
LỄ MÌNH VÀ MÁU CHÚA KITÔ
Ăn uống là chuyện bình thường của mọi sinh vật sống. Khi tôi ăn uống, thức ăn, thức uống trở thành tôi. Tôi sống, tôi hoạt động, tôi lớn lên… nhờ bao nhiêu chất dinh dưỡng từ chút rau xanh, cá tươi, hoa trái…
Trừ những bữa tiệc, những độ nhậu phi nghĩa, phi đạo đức, nhằm mua quan, bán chức, hối lộ, mãi lộ, nịn hót... Hoặc những bữa tiệc, những độ nhậu mà người ta dùng như một cuộc hẹn hò làm ăn, bàn tính, thậm chí qua đó, người ta lên chương trình cho cả một hệ thống phi luân lý như cùng hợp tác giết người, cướp của, bóc lột dân lành, mánh mung, trả thù, bớt xén của công, chạy chọt để thoát sự trừng trị của pháp luật…
Trừ tất cả những bữa tiệc ấy, những bữa cơm, dù toàn những thức ăn sang giàu, hay chỉ đạm bạc, đơn giản vài trái cà gém, một chút mắm tôm của những gia đình nghèo, vẫn không bao giờ mất đi tính thiêng liêng và vẻ đẹp của nó. Nó cần nhận được sự tôn trọng của mọi người như: tránh gây gỗ, cãi vã, hiềm khích, đánh đập nhau...
Câu nói nổi tiếng của ông bà từ ngàn xưa để lại cho con cháu: “Trời đánh tránh bữa ăn”, là câu nói hữu ích, có sức giáo dục lòng tôn trọng sự thiêng liêng và vẻ đẹp của bữa cơm. Những bữa cơm giàu tình yêu, nồng ấm tình gia đình, tràn ngập sự thành thực…, dù là những bữa cơm sang giàu hay đạm bạc đều là những bữa cơm quý phái, cần thiết cho cuộc đời.
Chúa Kitô nhiều lần sử dụng bữa cơm để mạc khải nhiều chân lý quý giá cho Hội Thánh. Càng suy nghĩ, ta càng nhận thấy, Chúa Kitô thật là một nhà giáo dục tài ba. Vì có lúc nào tình yêu đằm thắm, lòng người tin tưởng nhau, và là nơi trổ sinh niềm vui cho bằng bữa cơm!
Chúa dùng khung cảnh tốt đẹp của bữa cơm để nâng hôn nhân lên hàng bí tích tại tiệc cưới Cana. Chúa đã đến và dùng bữa trong nhà cô Maria, một phụ nữ tội lỗi, để tha tội cho chị, khi chị gục đầu khóc bên chân Chúa.
Và trong một bữa cơm, Chúa dạy người ta hãy ngồi vào chỗ rốt hết, vì “ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống và ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”. Chúa đã ăn với các môn đệ trên biển hồ sau khi sống lại để bày tỏ mầu nhiệm phục sinh… Còn nhiều, nhiều nữa những bữa cơm mạc khải như thế.
Liên quan tới bí tích Thánh Thể, Thánh Kinh cho thấy nhiều bữa ăn mạc khải mầu nhiệm Thánh Thể. Chẳng hạn hai lần Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân trong thời gian Chúa giảng dạy.
Đặc biệt, chính trong bữa ăn cuối cùng trước khi rời xa các môn đệ, Chúa Giêsu chính thức thành lập bí tích Mình Máu Thánh qua lời truyền phép mà thánh Phaolô nhắc lại trong trong bài đọc I: “Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” và: “Chén này là Tân Ước trong Máu Thầy. Mỗi khi các con uống, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (1Cr 24-26).
Hôm nay, lễ Mình Máu Thánh Chúa, Hội Thánh mời gọi ta suy niệm một trong ba bữa ăn ấy. Đó chính là lần Chúa làm phép lạ từ năm chiếc bánh và hai con cá để nuôi sống năm ngàn người đàn ông, chưa kể đàn bà và trẻ con.
Chúa không làm phép lạ chỉ như một phép lạ mà thôi, càng không bao giờ làm phép lạ để khoe mẽ tài năng của mình. Nhưng phép lạ hóa bánh ra nhiều từ năm chiếc bánh và hai con cá, gọi về một phép lạ khác lớn lao hơn. Đó là phép lạ hóa nên Mình Máu của chính Chúa Kitô để nuôi dưỡng linh hồn con người, không phải năm ngàn hay mười ngàn, nhưng là lớp lớp người từ đời này sang đời khác.
Hóa ra phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều là để hướng lòng ta về chính Bánh là của ăn muôn đời trường tồn, là Bánh bất tử đưa ta vào sự sống nhiệm mầu và vĩnh cửu của Thiên Chúa. Bánh ấy chính là Thịt Máu Chúa Kitô.
Bữa ăn Thánh Thể do Thiên Chúa dọn cho chúng ta là một cuộc hạ sinh mới trong lòng người. Nếu đã có lần Chúa Giêsu sinh ra trong trần gian một cách thể lý, thì cuộc sinh hạ của Chúa trong lòng người ta là một cuộc sinh hạ không ngơi nghỉ.
Mỗi khi ta rước Chúa Giêsu vào tâm hồn mình, là mỗi lần Chúa chấp nhận giáng sinh lại trong lòng ta. Chúa chấp nhận hạ sinh lại không vì lợi ích cho riêng mình, nhưng cho chính chúng ta. Vì các của ăn phàm trần, khi ăn vào, sẽ biến thành máu thịt ta, nhưng ăn Máu Thịt Chúa Giêsu, ta được “Thiên Chúa hóa” (ngôn ngữ chuyên môn của thần học gọi là “thần hóa”), nghĩa là trở nên giống Chúa hơn.
Ngài sẽ ban cho ta sức mạnh của lòng tin, của tình mến để ta tin tưởng và yêu mến Thiên Chúa, vững vàng trước mọi cám dỗ, không sa ngã và bảo vệ đức tin của mình thành toàn. Tắt một lời, Chúa Giêsu hạ sinh trong lòng ta qua bí tích Thánh Thể để ta ngày một nên thánh thiện như Chúa.
Trên mọi bữa ăn, Thánh Thể là bữa ăn của hiệp thông trong tình yêu. Cuộc hiệp thông trong tình yêu này là cuộc hiệp thông lớn lao đến mức tuyệt vời: Thiên Chúa tìm đến viếng thăm tâm hồn người thế, từ đó, con người được diễm phúc đón nhận chính Thiên Chúa vô cùng cao cả ấy.
Cuộc hiệp thông ấy vừa lớn lao, vừa lạ lùng: siêu nhiên đến với tự nhiên, Thánh ở với người, cái vô cùng ở cùng cái hữu hạn.
Một cuộc hiệp thông lớn đến thế, chỉ có thể thực hiện bởi tình yêu của Thiên Chúa mà thôi. Ngoài tình yêu ấy, không còn một sự hiệp thông nào sánh ví.
Cuộc hiệp thông cao cả như vậy, mang lại giá trị cho con người. Bởi Thiên Chúa đã không trao ban bất cứ một cái gì ngoài bản thân Ngài, nhưng là trao ban chính Con Một của mình cũng là Thiên Chúa của chúng ta.
Nơi cuộc hiệp thông được thực hiện trong tình yêu của Chúa, chúng ta kín múc nguồn hạnh phúc là chính Thiên Chúa, Đấng Tuyệt Đối.
Có ai ngờ, nơi bí tích Thánh Thể, loài người bé nhỏ là thế, lại được gần Thiên Chúa đến nỗi nên một trong nhau. Do đó, loài người không còn chỉ là thụ tạo đơn thuần, nhưng là thụ tạo mang chiều kích vĩnh cửu.
Lãnh nhận tình yêu hiệp thông nơi bí tích Thánh Thể, chúng ta được mời gọi sống yêu thương và hiệp thông với anh chị em của mình.
Kinh Tạ Ơn II nói lên điều đó: “Chúng con tha thiết nài xin Chúa cho chúng con khi thông phần Mình và Máu Đức Kitô được quy tụ nên một nhờ Chúa Thánh Thần".
Hoặc kinh Tạ Ơn III: “Xin cho chúng con được bổ dưỡng bởi Mình và Máu Con Chúa, và được tràn đầy Thánh Thần của Người, thì trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô”.
Lời cầu xin ơn hiệp thông khi cử hành Thánh Thể phải được cả cộng đoàn sống và áp dụng trên từng cá nhân.
Chính vì điều này, chúng ta có thể nói, để đánh giá sức sống của một cộng đoàn Thánh Thể, tiêu chuẩn đúng nhất là sự hiệp thông mà cộng đoàn đó thể biểu lộ.
Một cộng đoàn chia rẽ không thể nói về “một thánh lễ sốt sắng”. Cũng như mỗi thành viên trong gia đình mà chia rẻ, rạn nứt, gia đình đó, dù chuyên chăm tham dự thánh lễ, lãnh bí tích Thánh Thể đến đâu, vẫn là gia đình đánh mất ơn hiệp thông, lẽ ra phải có, nhờ Thánh Thể Chúa Kitô.
Chúng ta có những bữa cơm hằng ngày, có khi đạm bạc, có khi sang trọng. Những bữa cơm ấy là nơi gặp gỡ và nuôi dưỡng tình gia đình, tình bạn, tình lối xóm, và biết bao nhiêu thứ tình cần thiết trong cuộc sống.
Trong chiều kích thánh thiêng của tâm hồn, chúng ta tham dự tiệc Thánh Thể, để múc lấy tình yêu của Thiên Chúa. Từ đó sống với anh chị em quanh mình.
Tình yêu nơi bàn tiệc Thánh Thể không đơn thuần nuôi dưỡng tình con người, nhưng đi một bước cao hơn: thánh hóa và vĩnh cửu hóa mọi tình yêu nhân loại. Tình yêu nơi bàn tiệc Thánh Thể còn thần hóa những người yêu nhau và biến họ nên đồng hình, đồng dạng với Chúa Kitô.
Vì thế, mỗi lần rước Chúa Giêsu Thánh Thể, bạn và tôi xin hãy cầu xin Chúa ban cho mình được chìm ngập trong tình yêu của Chúa, để nên một với Thiên Chúa và với anh chị em.
Thánh thể để trao ban
Lm. Nguyễn Xuân Trường
22:06 17/06/2022
THÁNH THỂ ĐỂ TRAO BAN
Yêu thì luôn muốn trao ban. Thiên Chúa là tình yêu đã trao ban Con Một Ngài cho nhân thế. Rồi Chúa Giêsu cũng đã trao ban Mình Máu Ngài là tất cả tình yêu và sự sống cho nhân loại. Và Chúa mời gọi chúng ta cũng hãy trao ban cho nhau.
1. Chúa trao ban cho ta. Phúc Âm kể chuyện Chúa Giêsu trao ban bánh và cá cho hàng ngàn người ăn no nê. Hơn thế nữa, Chúa đã trao ban Mình Máu Ngài cho các môn đệ ăn uống. Khi Chúa trao ban cả Mình Máu Ngài thì đó là tình yêu rộng lượng nhất vì Chúa trao ban trọn vẹn tất cả, đó là tình yêu gần gũi gắn bó nhất vì Chúa đi vào ở trong lòng dạ nên một với chúng ta, đó là tình yêu lâu dài nhất vì Chúa cho chúng ta sự sống đời đời, đó là tình yêu vĩ đại nhất vì Chúa đã chết vì chúng ta.
2. Ta trao ban cho nhau. Chúa đã bảo các môn đệ: “Chính anh em hãy cho họ ăn.” Yêu thì luôn thích trao ban. Lòng quảng đại cho đi là thước đo của mức độ yêu thương. Yêu bao nhiêu thì trao ban bấy nhiêu. Thế nên, sự vĩ đại của con người không phải là có nhiều, mà là cho đi nhiều. Yêu luôn thích cho đi. Và điều kỳ diệu là khi yêu cho đi lại không cảm thấy mất mát, ngược lại, càng cho đi càng cảm thấy được niềm vui hạnh phúc. Cả người nhận lẫn người cho đều vui hạnh phúc.
Chúa yêu nên Chúa đã trao ban cả Mình Máu Ngài cho nhân loại. Chúa trao ban và Chúa mong chúng ta đón nhận. Người cho phải có người nhận thì tình yêu mới trọn vẹn. Vì thế, chúng ta cần siêng năng tham dự Thánh lễ để đón nhận Mình Máu Thánh Chúa là tình yêu và sự sống của Chúa. Từ đó, chúng ta có khả năng sống Thánh Thể trong đời, đó là lối sống quảng đại cho đi, mở lòng trao ban những điều tốt đẹp cho nhau, để cùng nhau sống vui hạnh phúc. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tin hiếm có: Từ chối tước Hồng Y – Đức cha Luc Van Looyan, Dòng Salesian, nguyên giám mục Ghent Bỉ, xin không được tấn phong Hồng Y vào 27/8 tới.
Thanh Quảng sdb
01:09 17/06/2022
Tin hiếm có: Từ chối tước Hồng Y – Đức cha Luc Van Looyan, Dòng Salesian, nguyên giám mục Ghent Bỉ, xin không được tấn phong Hồng Y vào 27/8 tới.
(Aleteia)
Hội đồng giám mục Bỉ ngày 16 tháng 6 năm 2022 công bố Đức cha Luc Van Looyan, thuộc Dòng Salesian Don Bosco, nguyên giám mục Ghent, Bỉ, đã xin Đức Thánh Cha Phanxicô rút tên ngài khỏi danh sách tấn phong Hồng Y vào 27/8 tới đã được Đức Phanxicô công bố vào ngày 29 tháng 5 vừa qua.
Theo Hội đồng giám mục Bỉ, cho hay việc nâng ngài lên tước vị Hồng Y "đã gây ra nhiều phản ứng tích cực, nhưng cũng nhiều chỉ trích cho rằng, trong thời gian ngài cai quản giáo phận Ghent (2004-2020), ngài đã không luôn luôn cứng rắn mạnh mẽ đối với các trường hợp lạm dụng."
Vì thế để không làm cho “các nạn nhân của những vụ lạm dụng đó bị tổn thương, khi thấy ngài được vinh thăng Hồng Y, thì Đức cha Luc Van Looy đã xin Đức Thánh Cha rút tên ngài ra khỏi danh sách tiến cử sắp tới, và Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận lời thỉnh cầu này.
Như vậy ngoài Giám mục Van Looy, còn bốn người khác trong danh sách những người được vinh thăng Hồng Y có tuổi lớn hơn 80, cái tuổi không còn quyền bỏ phiếu trong mật nghị bầu Giáo Hoàng, đó là hai giám mục và hai linh mục sẽ được tấn phong Hồng Y là: Đức Tổng Giám Mục Jorge Enrique Jiménez Carvajal của Giáo phận Cartagena (Colombia); Đức Tổng Giám Mục Arrigo Miglio của Giáo phận Cagliari (Ý); Cha Gianfranco Ghirlanda, S.J. - Giáo sư Thần học; và Đức ông Fortunato Frezza – Kinh sĩ đền thờ thánh Phêrô.
(Aleteia)
Hội đồng giám mục Bỉ ngày 16 tháng 6 năm 2022 công bố Đức cha Luc Van Looyan, thuộc Dòng Salesian Don Bosco, nguyên giám mục Ghent, Bỉ, đã xin Đức Thánh Cha Phanxicô rút tên ngài khỏi danh sách tấn phong Hồng Y vào 27/8 tới đã được Đức Phanxicô công bố vào ngày 29 tháng 5 vừa qua.
Theo Hội đồng giám mục Bỉ, cho hay việc nâng ngài lên tước vị Hồng Y "đã gây ra nhiều phản ứng tích cực, nhưng cũng nhiều chỉ trích cho rằng, trong thời gian ngài cai quản giáo phận Ghent (2004-2020), ngài đã không luôn luôn cứng rắn mạnh mẽ đối với các trường hợp lạm dụng."
Vì thế để không làm cho “các nạn nhân của những vụ lạm dụng đó bị tổn thương, khi thấy ngài được vinh thăng Hồng Y, thì Đức cha Luc Van Looy đã xin Đức Thánh Cha rút tên ngài ra khỏi danh sách tiến cử sắp tới, và Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận lời thỉnh cầu này.
Như vậy ngoài Giám mục Van Looy, còn bốn người khác trong danh sách những người được vinh thăng Hồng Y có tuổi lớn hơn 80, cái tuổi không còn quyền bỏ phiếu trong mật nghị bầu Giáo Hoàng, đó là hai giám mục và hai linh mục sẽ được tấn phong Hồng Y là: Đức Tổng Giám Mục Jorge Enrique Jiménez Carvajal của Giáo phận Cartagena (Colombia); Đức Tổng Giám Mục Arrigo Miglio của Giáo phận Cagliari (Ý); Cha Gianfranco Ghirlanda, S.J. - Giáo sư Thần học; và Đức ông Fortunato Frezza – Kinh sĩ đền thờ thánh Phêrô.
Công tố viên Ukraine điều tra hố chôn tập thể gần Bucha
Đặng Tự Do
05:28 17/06/2022
Tổng Công tố Ukraine nói rằng họ đang điều tra cái chết của hàng ngàn thường dân bị trói tay sau lưng gần khu ngoại ô Bucha của Kyiv.
Trong một cuộc điều tra về các vị trí trước đây do Nga nắm giữ trong khu rừng gần làng Myrotke, các nhà chức trách cho biết “thi thể của nhiều thường dân với vết thương do đạn bắn và tay bị trói sau lưng đã được tìm thấy trong một chiến hào.”
“Cuộc điều tra đang được thực hiện bởi Sở Cảnh sát Quốc gia Quận Bucha ở Vùng Kyiv”, một thông cáo báo chí cho biết như trên.
Cảnh sát quốc gia Ukraine cho biết họ vẫn đang cố gắng xác định danh tính thi thể của 1.200 thường dân trong hố chôn vừa được xác định.
Cảnh sát trưởng Quốc gia Ihor Klymenko nói với Interfax Ukraine: “Đây là một quá trình lâu dài, khá vất vả vì rất nhiều thi thể đang trong tình trạng phân hủy cấp tính. Chúng tôi lấy DNA từ những người thân đã liên lạc với chúng tôi qua đường dây nóng, sau đó chúng tôi so sánh hồ sơ của những người thân này với hồ sơ của những người chết, bị chôn, bị bắn, mà không xác định được danh tính”.
Ông nói rằng cảnh sát hiện đang điều tra cái chết của hơn 12.000 thường dân trên khắp đất nước. Ông cho biết tại Bucha, một ngôi mộ tập thể mới được tìm thấy với 116 người. Ông nói rằng một số ngôi mộ tập thể là kết quả của những cư dân thu thập xác chết trên đường phố và chôn cất họ trong các công viên gần đó.
Source:CNN
Người Ukraine gặp Đức Giáo Hoàng để giải tỏa những hiểu lầm
Đặng Tự Do
05:30 17/06/2022
Một học giả nổi tiếng người Ukraine gần đây đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng đã giao nhiệm vụ cho một số Hồng Y nghiên cứu chủ đề “chiến tranh chính nghĩa” trong bối cảnh xung đột hiện nay với Nga.
Giáo sư Myroslav Marynovych, Phó hiệu trưởng Đại học Công Giáo Ukraine, là một trong ba người Ukraine đã gặp Đức Giáo Hoàng ngày 8 tháng 6 để nói chuyện xoay quanh mối quan tâm của họ về Vatican và những quan điểm được cho là “mơ hồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô về cuộc chiến ở Ukraine, và nhận xét của Đức Giáo Hoàng chống lại việc trang bị vũ khí cho Ukraine nhằm chống lại Nga.
Trong một bài báo tóm tắt bản chất và nội dung của cuộc gặp gỡ được đăng trên trang web của Cơ quan Thông tin Tôn giáo Ukraine, gọi tắt là RISU, Marynovych cho biết cuộc gặp gỡ được tổ chức bởi một người bạn lâu năm người Á Căn Đình của Đức Giáo Hoàng tên là Alejandro.
Alejandro đã mời hai người bạn của mình từ Ukraine - là Yevhen Yakushev từ Mariupol và Denys Kolyada, một nhà tư vấn đối thoại với các tổ chức tôn giáo - gặp gỡ Đức Giáo Hoàng để thảo luận về tình hình ở Ukraine, và Marynovych đã tham gia theo yêu cầu của Kolyada.
Theo Marynovych, lý do tổ chức cuộc họp là để tạo ra một nền tảng giao tiếp cởi mở không chính thức nhằm giải quyết mối lo ngại của Alejandro “rằng xã hội Ukraine cảm nhận tiêu cực đối với một số bước của Đức Thánh Cha mà họ cho là mơ hồ.”
Ông cho biết, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận được một số lá thư từ các tổ chức công cộng và các nhà lãnh đạo tôn giáo và cộng đồng ở Ukraine bày tỏ quan ngại và tìm kiếm sự minh bạch trong quan điểm của Tòa Thánh. Kolyada đã là tác giả của một trong những bức thư đó, và được Đức Giáo Hoàng trả lời với tư cách cá nhân “với sự khiêm tốn tuyệt vời,” và Marynovych nói rằng đã xây dựng lòng tin và khiến cuộc gặp gỡ có thể diễn ra.
Trong cuộc trò chuyện kéo dài gần 2 giờ, mỗi người tham gia lần lượt phát biểu, “phân tích cởi mở các lý do dẫn đến thái độ chỉ trích của nhiều người Ukraine đối với lập trường của Vatican đối với cuộc chiến Nga-Ukraine hiện nay, cũng như đối với các bước đi nhất định của chính Đức Giáo Hoàng”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải đối mặt với áp lực từ người Ukraine, bao gồm cả người bạn lâu năm của ngài, là Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, người đứng đầu Giáo Hội Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, vì những tuyên bố công khai mà giới quan sát cảm thấy khó hiểu và những quyết định mà ngài đã đưa ra, chẳng hạn như quyết định có một phụ nữ Nga và một phụ nữ Ukraine cùng nhau vác thánh giá trong Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Source:Crux
Đức Thánh Cha Phanxicô lên án sự tàn bạo của người Nga trong cuộc chiến tại Ukraine
Đặng Tự Do
05:31 17/06/2022
Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả việc Nga sử dụng lính đánh thuê trong cuộc chiến Ukraine là “ma quỷ” trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Ba.
Phát biểu trước các biên tập viên của các tạp chí Dòng Tên, Đức Giáo Hoàng cũng gợi ý rằng cuộc chiến, bắt đầu bằng cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2, “có lẽ bằng cách nào đó đã bị khiêu khích hoặc không được ngăn chặn.”
Cuộc trò chuyện, cũng đề cập đến Công đồng Vatican II và “Tiến Trình Công Nghị” của Đức, được đăng trên tờ La Civiltà Cattolica vào ngày 14 tháng 6 nhưng đã được tiến hành vào ngày 19 tháng 5.
Nhận xét về Ukraine, Đức Giáo Hoàng nói: “Những gì chúng ta đang thấy là sự tàn bạo và dữ dội mà cuộc chiến này đang được thực hiện bởi quân đội, bao gồm cả lính đánh thuê, được sử dụng bởi người Nga. Người Nga thích cử lính đánh thuê người Chechnya và Syria”.
“Nhưng điều nguy hiểm là chúng ta chỉ nhìn thấy điều này, là một điều ma quỷ, và chúng ta không thấy toàn bộ thảm kịch đang diễn ra đằng sau cuộc chiến này, mà có lẽ bằng cách nào đó đã bị kích động hoặc không được ngăn chặn. Và tôi ghi nhận sở thích thử nghiệm và bán vũ khí. Điều đó rất buồn, nhưng chung cuộc đó là những gì đang bị đe dọa.”
Ngài bác bỏ những đề xuất cho rằng ngài ủng hộ Tổng thống Nga Putin, và nhấn mạnh rằng ngài “chỉ đơn giản là chống lại việc giản lược sự phức tạp thành sự phân biệt giữa kẻ tốt và kẻ xấu”.
Đức Giáo Hoàng nói: “Ai đó có thể nói với tôi vào thời điểm này: vậy là bạn ủng hộ Putin! Không, tôi không phải như thế. Sẽ là đơn giản và sai lầm nếu nói một điều như vậy. Tôi chỉ đơn giản là chống lại việc giản lược sự phức tạp thành sự phân biệt giữa kẻ tốt và kẻ xấu mà không cần lý luận về gốc rễ và lợi ích, vốn rất phức tạp. “
“Trong khi chúng ta nhìn thấy sự hung hãn, tàn ác của quân đội Nga, chúng ta không được quên những vấn đề thực sự nếu chúng ta muốn những vấn đề ấy được giải quyết.”
“Đúng là người Nga đã nghĩ rằng tất cả sẽ kết thúc trong một tuần. Nhưng họ đã tính toán sai. Họ gặp phải một dân tộc dũng cảm, một dân tộc đang đấu tranh để tồn tại và là những người có lịch sử đấu tranh”.
Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng ngài hy vọng sẽ được gặp nhà lãnh đạo Chính thống giáo Nga, Thượng phụ Kirill ở Kazakhstan vào tháng 9.
“Tôi hy vọng có thể chào đón anh ấy và nói chuyện một chút với anh ấy với tư cách là một mục tử”
Source:Catholic News Agency
Những Câu Truyện Từ Vatican 7
Vũ Văn An
17:35 17/06/2022
Mùa hè rực rỡ
Câu truyện từ Vatican tuần này do Debora Donnini kể về một nhóm người trẻ khuyết tật dành thời gian tại một trong những bãi biển nổi tiếng nhất của Ý và tận hưởng trải nghiệm thay đổi cuộc sống của họ.
Cô cho rằng có những câu chuyện về những người vĩ đại và quan trọng, những vị vua và những người cai trị khai mào chiến tranh, kiến tạo hòa bình, ký kết hiệp ước và đưa ra những quyết định quan trọng. Rồi có những câu chuyện khác, những câu chuyện ít được biết đến hơn nhưng lại làm thay đổi cuộc đời của con người. Đây là một trong số những câu chuyện đó. Một câu chuyện về việc thay đổi trái tim là cách duy nhất để thay đổi thế giới.
Câu chuyện này bắt đầu cách đây 50 năm ở Vùng Tuscany của Ý. Luigi Bardelli khi đó là Chủ tịch Hiệp hội Ý hỗ trợ những người bị bại não. Ý tưởng của ông là đưa một nhóm thanh niên có khó khăn về thể lý đến một trong những bãi biển thời trang nhất của Tuscany. Ông muốn nêu rõ quan điểm: ngay cả những người ngồi trên xe lăn cũng có quyền tận hưởng nắng, biển và cát. Ông cảm thấy đã đến lúc phải lật ngược định kiến và thiên kiến thường đi kèm với khuyết tật về thể chất và trí tuệ.
Cuốn phim tài liệu
Kinh nghiệm đó đã được lặp lại hàng năm kể từ đó. Đó là lý do tại sao các nhà làm phim Beatrice Bernacchi và Gianni Vukaj quyết định làm một bộ phim tài liệu, mà họ đặt tựa đề là "Mùa hè đẹp nhất". Được sản xuất bởi TV2000 Factory, bộ phim đã được trình chiếu lần đầu tiên tại Rome vào tháng 1 năm 2020.
Đấu tranh đức tin
Có những câu chuyện để lại dấu ấn và bài học của chúng: câu chuyện của những bậc cha mẹ nhớ lại những khó khăn mà họ phải đương đầu khi nuôi dạy một đứa con khuyết tật, và những người lo lắng về những gì sẽ xảy ra với những đứa con đó, nay đã lớn, khi chúng không còn ở bên cạnh. Aldo và Sonia là cha mẹ của Giulia. Cô năm nay 23 tuổi, bị mất chức năng vận động. Em trai Elia của cô 13 tuổi và có những khó khăn liên quan đến phổ tự kỷ. Khi Elia được chẩn đoán, Sonia đã trải qua một cuộc khủng hoảng về đức tin: bà nói, "chúng tôi đã khóc và tức giận với Thiên Chúa. Rồi, chúng tôi để mình được giúp đỡ". Sự giúp đỡ đó chủ yếu đến qua một linh mục, Cha Diego, người mà Sonia đã gặp khi đi cùng Giulia đến bờ biển. Nhờ lời cầu nguyện và Thánh lễ, bà nói, "Tôi đã khóc, tôi đã xả hết hơi, tôi bày tỏ sự tức giận của mình, rồi tôi lấy lại niềm tin của mình, điều mà tôi luôn có, trên thực tế".
Cha Diego Pancaldo là phụ tá tinh thần của Fondazione Maria Assunta ở Cielo Onlus, một tổ chức thiện nguyện Công Giáo phi lợi nhuận làm việc với người khuyết tật. Chủ tịch là Luigi Bardelli, người đã khởi xướng những trải nghiệm “mùa hè đẹp nhất” 50 năm trước. Sự hiện diện của các bác sĩ trị liệu và sự nồng nhiệt của các tình nguyện viên giúp Sonia cảm thấy mình là một phần của một đại gia đình, một gia đình chia sẻ cả niềm vui lẫn nỗi đau của bà.
Làm thiện nguyện
Trên thực tế, câu chuyện này sẽ không hoàn chỉnh nếu không có các thiện nguyện viên, quyết định dành từ 10 đến 14 ngày để giúp những người bạn trẻ sống một mùa hè tươi đẹp nhất của họ. Theo Aldo, chồng của Sonia, những thiện nguyện viên này ra về được biến đổi hoàn toàn, thường là sau khi khám phá ra những nguồn cảm xúc mà họ chưa từng biết đến. Aldo nhớ lại ông đã hết sức xúc động bởi bầu không khí chấp nhận mà ông và gia đình đã trải qua trong những mùa hè này. Aldo nói: “Trái ngược với chữ yêu, không phải là chữ ghét, mà là chữ ích kỷ. Nếu chúng ta không thể hiểu rằng để sống tốt, chúng ta phải cho đi, chúng ta sẽ chẳng nhận được gì". Thay vì sử dụng động từ "có", mọi người ở đây sử dụng động từ "là".
Các mối liên hệ
Nhân vật chính thực sự của câu chuyện này là chính những người trẻ tuổi. Như Valentina, 24 tuổi và xuất hiện trong bộ phim tài liệu cùng với bạn của cô, Francesco. Valentina đã tốt nghiệp học viện du lịch Ý và đã tham gia các lớp học nhảy hiện đại được mười năm. Cô cũng làm phụ việc canh cửa. Đối với cô, trải nghiệm thực hiện bộ phim tài liệu này thật khó quên, cũng như những mùa hè cô đã trải qua trên bãi biển trong 10 năm qua. Cô nói với chúng tôi: “Tất cả chúng tôi đều là bạn bè. Chúng tôi tiếp tục giữ liên lạc với nhau, và với các thiện nguyện viên”. Họ đi ăn pizza với nhau, và một số còn đi hành hương nữa, hay tham dự các ngày giới trẻ thế giới. Valentia cho biết “ việc gặp gỡ Thiên Chúa luôn ở vị trí đầu tiên”.
Chấp nhận
Nhà sản xuất bộ phim tài liệu, Concetta Malatesta, người cùng với Beatrice Bernacchi và đạo diễn Gianni Vukaj, mô tả trải nghiệm này đã thay đổi họ mãi mãi, cho biết: “Chúng tôi đã dành năm ngày để đi chơi với những người này và họ quả là một bài học sống”. Chính cuốn phim tài liệu cũng truyền đạt việc yêu thương người khác là một vẻ đẹp thực sự xiết bao của cuộc sống. Tình yêu của các thiện nguyện viên, các gia đình, chính những người trẻ tuổi. Chìa khóa nằm ở việc bạn được chấp nhận vì con người của bạn chứ không phải vì ngoại hình của bạn hay người khác muốn bạn trở thành như thế nào. Beatrice Bernacchi nhớ lại hình ảnh một cô gái trẻ nắm hai ngón tay vào nhau như thể cô ấy đang chơi với gió. Cô mô tả sức mạnh của gia đình và của cộng đồng. Những cộng đồng này không giống như một "vùng đất không bao giờ-không bao giờ". Chúng là những hòn đảo nơi mọi người được chào đón theo những điều kiện riêng của họ.
Khôi phục
Trong bộ phim tài liệu, Luigi Bardelli gọi tình yêu là "công thức thực sự để khôi phục ". Ông nói tới việc các mối liên hệ là chìa khóa làm cho mọi sự trở nên tốt hơn. Giống như những người khác, người khuyết tật lớn lên trong lòng tự trọng khi họ trải qua các mối liên hệ yêu thương. Luigi Bardelli cảm thấy ít nhất ông cũng đã thành công trong việc phá bỏ một số rào cản, - dù lắm khi phải có lệnh của tòa án, những người trẻ khuyết tật mới “có phép” lui tới bãi biển, sau khi các cuộc biểu tình cố gắng ngăn cản họ đến đó.
Ngày nay có những cấu trúc chuyên biệt ở bãi biển dành cho những người có nhu cầu đặc biệt, và các nhóm thanh niên hoàn toàn hòa nhập với các cơ sở bãi biển gần đó.
Có thể đã mất 50 năm, nhưng bây giờ mỗi năm đều là một “mùa hè đẹp nhất”.
Chúa có thể đang gọi chúng tôi: Gặp gỡ những phụ nữ khao khát trở thành phó tế
Đặng Tự Do
18:03 17/06/2022
Trong khi Giáo Hội Công Giáo không xem xét việc phong chức linh mục cho phụ nữ, thì việc phong phụ nữ làm phó tế vĩnh viễn là một khả năng có thể xảy ra, vì một ủy ban do Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập đã nghiên cứu chủ đề này, tác giả của một bài báo trên tờ American Magazine của Dòng Tên, nhan đề “‘God may be calling us’: meet the women aspiring to become deacons”, nghĩa là “’Chúa có thể đang gọi chúng tôi': gặp gỡ những phụ nữ khao khát trở thành phó tế”, đã khẳng định như trên.
Theo Anna Keating, trở ngại chính trong dư luận là lo sợ rằng chức phó tế nữ thực sự không đúng với kỷ luật và tín lý Công Giáo, và những người phụ nữ ứng cử vào chức vụ này là thường là những người không tuân thủ kỷ luật và tín lý Công Giáo. Tuy nhiên, cô nói, đại đa số “hoàn toàn vâng phục Giáo Hội, đó là lý do chính xác tại sao họ muốn hỗ trợ Giáo Hội trong chức vụ phó tế.” Anna Keating trình bày ý kiến của nhiều phụ nữ khác nhau, những người tin rằng Chúa có thể kêu gọi phụ nữ tham gia sứ mệnh này.
Họ cho rằng có thể có một ơn gọi đến chức phó tế, nhắc lại rằng đó là một dịch vụ - và nhiều người sẽ vui vẻ và sẵn sàng cung cấp dịch vụ đó.
Lập luận của Anna Keating bị chỉ trích là đơn giản hóa vấn đề. Những người không đồng ý với cô chỉ ra những sự thật sau:
Chính Ủy ban do Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập sau khi đã nghiên cứu chủ đề phó tế nữ đã bác bỏ khả năng này.
Chẳng mấy ai lo sợ các ứng viên chức phó tế nữ không vâng phục Giáo Hội. Tiến trình chọn lọc có thể loại bỏ những người cực đoan. Vấn đề là chức phó tế nữ chắc chắn sẽ dẫn đến chức linh mục nữ như một hậu quả tất nhiên.
Source:American Magazine
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với Giám mục Bätzing: Chúng ta không cần 2 Giáo Hội Tin lành ở Đức
Đặng Tự Do
18:05 17/06/2022
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Ba rằng ngài đã nói với chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức rằng đất nước đã có “một Giáo hội Tin lành rất tốt” và “chúng ta không cần phải có hai Giáo Hội Tin Lành ở Đức”.
Đức Giáo Hoàng đã nhắc lại nhận xét này đã được đưa ra với Giám mục Georg Bätzing, chủ tịch hội đồng giám mục Đức, trong cuộc trò chuyện với các biên tập viên của các tạp chí Dòng Tên.
Cuộc đối thoại, cũng đề cập đến cuộc chiến ở Ukraine và những phản đối Công đồng Vatican II, vừa được đăng trên tờ La Civiltà Cattolica, hay Văn Minh Công Giáo, vào ngày 14 tháng 6 nhưng đã được thực hiện trước đó vào ngày 19 tháng 5.
Đức Giáo Hoàng đã được hỏi rằng ngài nghĩ gì về “Tiến Trình Công Nghị” của Đức, một cuộc tụ họp nhiều năm gây tranh cãi của các giám mục và giáo dân để thảo luận về bốn chủ đề chính: cách thức thực thi quyền lực trong Giáo hội; chức tư tế; vai trò của phụ nữ; và luân lý tình dục.
Những người tham gia đã bỏ phiếu ủng hộ dự thảo văn kiện kêu gọi phong chức linh mục cho phụ nữ, chúc lành cho các kết hiệp đồng giới và đòi phải có những thay đổi đối với giáo huấn của Giáo hội về hành vi đồng tính luyến ái, dẫn đến cáo buộc dị giáo và những lo sợ ly giáo.
Giáo Hội Tin lành ở Đức, một liên đoàn gồm 20 giáo hội bao gồm Tin lành Luther, Tin lành Cải cách và Tin lành Thống nhất, đã phong chức linh mục cho phụ nữ, kể cả chức giám mục và chúc lành cho các kết hiệp đồng tính.
Cả Giáo Hội Công Giáo và Giáo hội Tin lành ở Đức đều đang chứng kiến một sự ra đi ồ ạt của các thành viên.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các biên tập viên: “Tôi nói với chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, là Giám mục Bätzing rằng: Ở Đức, có một Giáo hội Tin lành rất tốt. Chúng ta không cần hai Giáo Hội đâu’”
“Vấn đề nảy sinh khi Tiến Trình Công Nghị xuất phát từ giới tinh hoa trí thức, thần học, và bị ảnh hưởng nhiều bởi các áp lực bên ngoài. Có một số giáo phận mà cách thức đồng nghị đang được phát triển với các tín hữu, với dân chúng, một cách từ từ.”
Các nhà phê bình của Tiến Trình Công Nghị
Bätzing, người đã lãnh đạo Hội đồng Giám mục Đức kể từ tháng 3 năm 2020, bày tỏ sự thất vọng với Đức Thánh Cha Phanxicô trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào tháng Năm.
“Giáo hoàng, ngay cả trong Giáo Hội Công Giáo, ngay cả với tất cả các quyền lực được trao cho mình, không phải là người có thể biến Giáo hội từ đầu thành chân, đó là điều chúng tôi muốn,” vị giám mục giáo phận Limburg nói.
Bätzing đã bác bỏ những lo ngại - được bày tỏ bởi các nhà lãnh đạo Giáo hội từ Ba Lan, các nước Bắc Âu và trên toàn thế giới - rằng Tiến Trình Công Nghị có thể dẫn đến ly giáo.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết một bức thư rộng rãi cho người Công Giáo ở Đức vào năm 2019. Đề cập đến điều mà ngài gọi là “sự xói mòn” và “suy giảm đức tin” ở đất nước này, và ngài kêu gọi các tín hữu hoán cải, cầu nguyện và chay tịnh, cũng như truyền giáo.
Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến bức thư trong cuộc trò chuyện của ngài với các biên tập viên.
“Tôi đã tự viết nó, và tôi đã mất một tháng để viết nó. Tôi không muốn liên quan đến Giáo triều Rôma. Tôi tự làm điều đó.”
“Bản gốc là tiếng Tây Ban Nha và bản tiếng Đức là bản dịch. Đó là nơi bạn sẽ tìm thấy những suy nghĩ của tôi,” ngài nói.
Source:Catholic News Agency
Tương lai của tổng giáo phận Köln
Đặng Tự Do
18:05 17/06/2022
Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Ba với các biên tập viên của các tạp chí Dòng Tên.
Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Giáo Hoàng cũng thảo luận về tương lai của Đức Hồng Y Rainer Woelki, người đang phải đối mặt với áp lực gay gắt từ các thành phần cấp tiến Đức, phải từ chức lãnh đạo tổng giáo phận Köln.
Vào tháng 9 năm 2021, Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu Đức Hồng Y Woelki tiếp tục lãnh đạo tổng giáo phận Köln sau chuyến thanh tra tông tòa của tổng giáo phận và cho phép ngài nghỉ phép một thời gian. Khi vị Hồng Y 65 tuổi trở lại vào tháng 3 năm nay, tổng giáo phận thông báo rằng ngài đã nộp đơn từ chức.
Đức Giáo Hoàng nói: “Khi tình hình rất hỗn loạn, tôi đã yêu cầu Đức Tổng Giám Mục đi xa trong sáu tháng, để mọi việc lắng xuống và tôi có thể nhìn thấy rõ ràng. Vì khi nước biển động bạn không thể nhìn rõ được”.
“Khi ngài trở về, tôi yêu cầu ngài viết đơn từ chức. Ngài đã làm và đã đưa nó cho tôi. Và ngài đã viết thư xin lỗi giáo phận. Tôi đã để ngài ở lại vị trí của mình để xem điều gì sẽ xảy ra, nhưng tôi đã có đơn từ chức của ngài trong tay. “
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp: “Điều đang xảy ra là có rất nhiều nhóm áp lực, và dưới áp lực thì không thể phân biệt được. Sau đó, có một vấn đề kinh tế mà tôi đang xem xét cử một nhóm tài chính. Để có thể phân biệt, tôi đang đợi cho đến khi không còn áp lực nữa”.
“Thực tế là có những quan điểm khác nhau là tốt. Vấn đề là khi có áp lực. Điều đó không giúp ích gì. Tuy nhiên, tôi không nghĩ Köln là giáo phận duy nhất trên thế giới có xung đột. Tôi đối xử với giáo phận này như bất kỳ giáo phận nào khác trên thế giới trải qua xung đột. Tôi có thể nghĩ đến một nơi mà xung đột vẫn chưa kết thúc: Arecibo ở Puerto Rico đã xung đột trong nhiều năm. Có rất nhiều giáo phận như vậy”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cách chức Giám mục Arecibo của Đức Cha Daniel Fernández Torres vào tháng Ba. Vị giám mục, người đã lãnh đạo giáo phận từ năm 2010, mô tả quyết định này là “hoàn toàn không công bằng”.
Vấn đề liên quan đến Đức Hồng Y Woelki có thể tóm tắt như thế này:
Thứ nhất, các thành phần cấp tiến ở Đức đã mở một chiến dịch chống lại Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Köln là nhằm loại bỏ ngài ngõ hầu Tiến Trình Công Nghị có thể tiến hành mà không bị phản kháng.
Thứ hai, trung tâm của các cáo buộc là tuyên bố cho rằng vị Hồng Y đã không công khai kết quả của một cuộc điều tra của Tổng Giáo Phận, đã được hoàn tất, về tình trạng lạm dụng tình dục dưới thời các nhà lãnh đạo hiện tại và trước đây. Tuy nhiên, theo Đức Hồng Y, báo cáo đã phải bị chặn lại vì những lo ngại về pháp lý và “những khiếm khuyết về phương pháp luận của nó”. Ngài đã cho mở một cuộc điều tra khác và đã công bố kết quả.
Thứ ba, Đức Hồng Y cũng bị cho là có lỗi vì không điều tra các cáo buộc nghiêm trọng chống lại một linh mục ở Düsseldorf bị cho là đã lạm dụng một cậu bé ở độ tuổi mẫu giáo vào cuối những năm 1970. Sau khi Đức Hồng Y Woelki được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Köln vào năm 2014, ngài đã quyết định không thực hiện thêm những hành động hoặc thông báo cho Rôma, vì linh mục này “không thể bị thẩm vấn” do chứng mất trí nhớ nghiêm trọng. Linh mục ấy đã chết vì nguyên nhân tự nhiên. Nạn nhân cũng được cho là từ chối không ra làm chứng.
Thứ tư, Đức Hồng Y Woelki đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô xem xét những cáo buộc chống lại ngài. Vào ngày 7 tháng 2, 2021, Welt am Sonntag báo cáo rằng trường hợp của linh mục Düsseldorf đã được chuyển đến Bộ Giáo Lý Đức Tin, gọi tắt là CDF. CDF đã giải tỏa mọi vấn đề liên quan đến Đức Hồng Y, và kết luận rằng ngài đã “hành động đúng theo giáo luật”.
Thứ năm, một cuộc thanh tra tông tòa cũng đã diễn ra và đi đến kết luận Đức Hồng Y Woelk không có gì sai sót.
Source:Catholic News Agency
Lãnh đạo NATO bác bỏ bình luận của Đức Giáo Hoàng về Ukraine
Đặng Tự Do
19:11 17/06/2022
Phát biểu trước các biên tập viên của các tạp chí Dòng Tên vào ngày 19 tháng 5, Đức Giáo Hoàng gợi ý rằng cuộc chiến, bắt đầu bằng cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2, “có lẽ bằng cách nào đó đã bị khiêu khích hoặc không được ngăn chặn.”
Nhận xét này đang gây ra tranh cãi. Nhiều kẻ thù của Giáo Hội tung tin giả cho rằng lãnh đạo NATO đã “lên án” lời bình luận của Đức Giáo Hoàng về Ukraine.
Câu chuyện thực tế như thế nào, quý vị và anh chị em có thể xem tại trang web chính thức của NATO.
Xin tường thuật bằng Việt Ngữ cho rộng đường dư luận.
Trong cuộc họp báo vào hôm thứ Năm 16 tháng 6, tại trụ sở của NATO, Thomas Gutschker, của tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung đã đặt câu hỏi sau với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Ký giả này nói: “Đức Giáo Hoàng đã đưa ra một vài nhận xét về khả năng đóng góp của NATO vào cuộc chiến ở Ukraine. Ngài nói rằng chúng ta không biết toàn bộ các chi tiết đang diễn ra đằng sau cuộc chiến này, và cách này cách khác ngài nói cuộc chiến đã xảy ra hoặc là bị khiêu khích hoặc là không được ngăn cản. Tất cả chúng ta đều biết Đức Giáo Hoàng có thể tuyên bố bất khả ngộ đối với những nhận xét của mình. Có thể không phải trong trường hợp này, nhưng tôi rất muốn nghe câu trả lời của bạn. Cảm ơn”.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã trả lời rất nhã nhặn như sau: “NATO là một liên minh phòng thủ và cuộc chiến ở Ukraine là cuộc chiến của Tổng thống Putin. Đây là cuộc chiến mà ông ta đã quyết định tiến hành chống lại một quốc gia độc lập có chủ quyền. Và những gì NATO đã làm trong nhiều năm là hỗ trợ Ukraine, một quốc gia độc lập có chủ quyền ở Âu Châu, trong việc đào tạo, hỗ trợ, cố vấn và trang bị cho Lực lượng vũ trang Ukraine. Đó là điều mà các nước Đồng minh NATO và chính NATO đã làm trong nhiều năm. Đây không phải là một mối đe dọa cho bất kỳ ai. Đây không phải là một sự khiêu khích. Và đó là những gì chúng tôi tiếp tục làm. Vì vậy, chính Tổng thống Putin và Mạc Tư Khoa phải chịu trách nhiệm về hành động xâm lược tàn bạo này đối với đất nước độc lập Ukraine.”
Cuộc trò chuyện, giữa Đức Thánh Cha và các biên tập viên của các tạp chí Dòng Tên, cũng đề cập đến Công đồng Vatican II và “Tiến Trình Công Nghị” của Đức, được đăng trên tờ La Civiltà Cattolica vào ngày 14 tháng 6 nhưng đã được tiến hành cả tháng trước đó vào ngày 19 tháng 5.
Nhận xét về Ukraine, Đức Giáo Hoàng nói: “Những gì chúng ta đang thấy là sự tàn bạo và dữ dội mà cuộc chiến này đang được thực hiện bởi quân đội, bao gồm cả lính đánh thuê, được sử dụng bởi người Nga. Người Nga thích cử lính đánh thuê người Chechnya và Syria”.
“Nhưng điều nguy hiểm là chúng ta chỉ nhìn thấy điều này, là một điều ma quỷ, và chúng ta không thấy toàn bộ thảm kịch đang diễn ra đằng sau cuộc chiến này, mà có lẽ bằng cách nào đó đã bị kích động hoặc không được ngăn chặn. Và tôi ghi nhận sở thích thử nghiệm và bán vũ khí. Điều đó rất buồn, nhưng chung cuộc đó là những gì đang bị đe dọa.”
Ngài bác bỏ những đề xuất cho rằng ngài ủng hộ Tổng thống Nga Putin, và nhấn mạnh rằng ngài “chỉ đơn giản là chống lại việc giản lược sự phức tạp thành sự phân biệt giữa kẻ tốt và kẻ xấu”.
Đức Giáo Hoàng nói: “Ai đó có thể nói với tôi vào thời điểm này: vậy là bạn ủng hộ Putin! Không, tôi không phải như thế. Sẽ là đơn giản và sai lầm nếu nói một điều như vậy. Tôi chỉ đơn giản là chống lại việc giản lược sự phức tạp thành sự phân biệt giữa kẻ tốt và kẻ xấu mà không cần lý luận về gốc rễ và lợi ích, vốn rất phức tạp. “
“Trong khi chúng ta nhìn thấy sự hung hãn, tàn ác của quân đội Nga, chúng ta không được quên những vấn đề thực sự nếu chúng ta muốn những vấn đề ấy được giải quyết.”
“Đúng là người Nga đã nghĩ rằng tất cả sẽ kết thúc trong một tuần. Nhưng họ đã tính toán sai. Họ gặp phải một dân tộc dũng cảm, một dân tộc đang đấu tranh để tồn tại và là những người có lịch sử đấu tranh”.
Source:NATOPress Conference by NATO Secretary General Jens Stoltenberg following the meetings of NATO Defence Ministers
Nhận xét này đang gây ra tranh cãi. Nhiều kẻ thù của Giáo Hội tung tin giả cho rằng lãnh đạo NATO đã “lên án” lời bình luận của Đức Giáo Hoàng về Ukraine.
Câu chuyện thực tế như thế nào, quý vị và anh chị em có thể xem tại trang web chính thức của NATO.
Xin tường thuật bằng Việt Ngữ cho rộng đường dư luận.
Trong cuộc họp báo vào hôm thứ Năm 16 tháng 6, tại trụ sở của NATO, Thomas Gutschker, của tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung đã đặt câu hỏi sau với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Ký giả này nói: “Đức Giáo Hoàng đã đưa ra một vài nhận xét về khả năng đóng góp của NATO vào cuộc chiến ở Ukraine. Ngài nói rằng chúng ta không biết toàn bộ các chi tiết đang diễn ra đằng sau cuộc chiến này, và cách này cách khác ngài nói cuộc chiến đã xảy ra hoặc là bị khiêu khích hoặc là không được ngăn cản. Tất cả chúng ta đều biết Đức Giáo Hoàng có thể tuyên bố bất khả ngộ đối với những nhận xét của mình. Có thể không phải trong trường hợp này, nhưng tôi rất muốn nghe câu trả lời của bạn. Cảm ơn”.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã trả lời rất nhã nhặn như sau: “NATO là một liên minh phòng thủ và cuộc chiến ở Ukraine là cuộc chiến của Tổng thống Putin. Đây là cuộc chiến mà ông ta đã quyết định tiến hành chống lại một quốc gia độc lập có chủ quyền. Và những gì NATO đã làm trong nhiều năm là hỗ trợ Ukraine, một quốc gia độc lập có chủ quyền ở Âu Châu, trong việc đào tạo, hỗ trợ, cố vấn và trang bị cho Lực lượng vũ trang Ukraine. Đó là điều mà các nước Đồng minh NATO và chính NATO đã làm trong nhiều năm. Đây không phải là một mối đe dọa cho bất kỳ ai. Đây không phải là một sự khiêu khích. Và đó là những gì chúng tôi tiếp tục làm. Vì vậy, chính Tổng thống Putin và Mạc Tư Khoa phải chịu trách nhiệm về hành động xâm lược tàn bạo này đối với đất nước độc lập Ukraine.”
Cuộc trò chuyện, giữa Đức Thánh Cha và các biên tập viên của các tạp chí Dòng Tên, cũng đề cập đến Công đồng Vatican II và “Tiến Trình Công Nghị” của Đức, được đăng trên tờ La Civiltà Cattolica vào ngày 14 tháng 6 nhưng đã được tiến hành cả tháng trước đó vào ngày 19 tháng 5.
Nhận xét về Ukraine, Đức Giáo Hoàng nói: “Những gì chúng ta đang thấy là sự tàn bạo và dữ dội mà cuộc chiến này đang được thực hiện bởi quân đội, bao gồm cả lính đánh thuê, được sử dụng bởi người Nga. Người Nga thích cử lính đánh thuê người Chechnya và Syria”.
“Nhưng điều nguy hiểm là chúng ta chỉ nhìn thấy điều này, là một điều ma quỷ, và chúng ta không thấy toàn bộ thảm kịch đang diễn ra đằng sau cuộc chiến này, mà có lẽ bằng cách nào đó đã bị kích động hoặc không được ngăn chặn. Và tôi ghi nhận sở thích thử nghiệm và bán vũ khí. Điều đó rất buồn, nhưng chung cuộc đó là những gì đang bị đe dọa.”
Ngài bác bỏ những đề xuất cho rằng ngài ủng hộ Tổng thống Nga Putin, và nhấn mạnh rằng ngài “chỉ đơn giản là chống lại việc giản lược sự phức tạp thành sự phân biệt giữa kẻ tốt và kẻ xấu”.
Đức Giáo Hoàng nói: “Ai đó có thể nói với tôi vào thời điểm này: vậy là bạn ủng hộ Putin! Không, tôi không phải như thế. Sẽ là đơn giản và sai lầm nếu nói một điều như vậy. Tôi chỉ đơn giản là chống lại việc giản lược sự phức tạp thành sự phân biệt giữa kẻ tốt và kẻ xấu mà không cần lý luận về gốc rễ và lợi ích, vốn rất phức tạp. “
“Trong khi chúng ta nhìn thấy sự hung hãn, tàn ác của quân đội Nga, chúng ta không được quên những vấn đề thực sự nếu chúng ta muốn những vấn đề ấy được giải quyết.”
“Đúng là người Nga đã nghĩ rằng tất cả sẽ kết thúc trong một tuần. Nhưng họ đã tính toán sai. Họ gặp phải một dân tộc dũng cảm, một dân tộc đang đấu tranh để tồn tại và là những người có lịch sử đấu tranh”.
Source:NATO
Biến cố thật đau lòng: Giám Mục giáo phận ra Sắc Lệnh cấm một trường học của Dòng Tên dùng danh xưng Công Giáo
J.B. Đặng Minh An dịch
19:45 17/06/2022
Sau những cuộc thảo luận trong vài tháng qua nhằm tìm kiếm các giải pháp thay thế cho việc treo cờ Black Lives Matter và những lá cờ tự hào đồng tính bên ngoài trường học không phù hợp với giáo lý Công Giáo, Đức Cha Robert J. McManus, Giám Mục Giáo phận Worcester đã ban hành sắc lệnh chính thức sau đây về Trường Chúa Giáng Sinh ở Worcester. Sắc lệnh đã được công bố trực tuyến hôm thứ Sáu 17 tháng 6 trên The Catholic Free Press, là tờ báo chính thức của Giáo phận Worcester, và được gởi đến các cơ quan truyền thông Công Giáo nhờ công bố.
Dưới đây là bản dịch toàn văn sắc lệnh của Đức Cha Robert J. McManus ra Việt Ngữ.
SẮC LỆNH
Trường Nativity, tọa lạc tại số 37 Lincoln Street, Worcester, Massachusetts, được thành lập vào năm 2003 và được phát triển bởi ban quản lý cấp cao của trường Trường Thánh Giá Worcester nhằm giải quyết tỷ lệ tốt nghiệp thấp trầm trọng ở các nam sinh gặp phải tình trạng kinh tế bất an. Nhà trường hiện đang phục vụ các nam sinh từ lớp năm đến lớp tám.
Trường tuyên bố là một trường “Công Giáo” liên kết với truyền thống Công Giáo Rôma và Dòng Tên. Ban giám hiệu nhà trường đã cho phép treo cờ “Black Lives Matter” và “Tự Hào Đồng Tính” trước cửa trường trong một khoảng thời gian.
Tôi đã công khai tuyên bố trong một bức thư ngỏ đề ngày 4 tháng 5 năm 2022 rằng “những biểu tượng cờ xí này thể hiện các chương trình nghị sự hoặc các ý thức hệ cụ thể mâu thuẫn với giáo huấn xã hội và luân lý Công Giáo.” Tôi đã lập luận rằng lá cờ “Niềm tự hào đồng tính” thể hiện sự ủng hộ hôn nhân đồng tính và tích cực sống theo lối sống LGBTQ +.
Điều này cũng đúng với “Black Lives Matter.” Giáo Hội Công Giáo dạy rằng tất cả sự sống là thánh thiêng và Giáo Hội chắc chắn đứng đằng sau cụm từ “mạng sống của người da đen là quan trọng” và khẳng định mạnh mẽ rằng tất cả các mạng sống đều quan trọng.
Tuy nhiên, phong trào “Black Lives Matter” đã chọn cụm từ này nhằm quảng bá một nền tảng mâu thuẫn trực tiếp với giáo huấn xã hội Công Giáo về tầm quan trọng và vai trò của gia đình hạt nhân và tìm cách phá vỡ cấu trúc gia đình, nghĩa là đối lập rõ ràng với các giáo lý của Giáo Hội Công Giáo.
Việc treo những lá cờ này trước một trường học Công Giáo gửi đến công chúng một thông điệp hỗn hợp, khó hiểu và gây tai tiếng về lập trường của Giáo Hội đối với những vấn đề đạo đức và xã hội quan trọng này.
Theo điều 803, các triệt từ 1 đến 3, của Bộ Giáo luật, Giám mục Giáo phận phải duy trì cảnh giác đối với các Trường Công Giáo trong Giáo phận của mình, ngay cả những trường do các nhóm giáo dân điều hành, những người tìm cách sử dụng danh hiệu “Công Giáo” cho trường học của họ. Việc sử dụng như vậy cần có sự chấp thuận của Giáo Hội (giáo luật 803, triệt 3).
Một 'Chỉ thị' được Tòa thánh công bố gần đây từ Bộ Giáo dục Công Giáo, có tựa đề “Bản sắc của Trường Công Giáo về Văn hóa Đối thoại,” nêu rõ rằng “Các trường Công Giáo là một phần trong sứ mệnh của Giáo Hội (điểm 21) và có trách nhiệm lớn lao trong việc làm chứng qua một dự án giáo dục được Phúc Âm soi sáng rõ ràng (điểm 28). Trường học Công Giáo là những thực thể của Giáo Hội. Như vậy, các trường ấy tham gia vào sứ mệnh truyền bá Phúc âm hóa của Giáo Hội và đại diện cho môi trường đặc quyền trong đó việc giáo dục của Giáo Hội được thực hiện “. (mệnh 30)
Với tư cách là Giám mục Giáo phận, bổn phận thiêng liêng và trách nhiệm cố hữu của tôi là xác định khi nào một trường học tự xưng là “Công Giáo” đang hành động trái với các giáo lý của Giáo Hội Công Giáo và coi thường thẩm quyền hợp pháp của tôi với tư cách là người giám hộ và giám sát Giáo dục Công Giáo ở Giáo phận Worcester. Bất chấp sự kiên quyết của tôi rằng ban giám hiệu nhà trường phải loại bỏ những lá cờ này vì sự nhầm lẫn và tai tiếng về thần học mà họ gây ra và quảng bá, họ đã từ chối làm như vậy. Điều này khiến tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện các hành động theo quy tắc.
Tất cả các yêu cầu của điều 48, 49, 50, 51 và 52 đã được thực hiện.
Sau khi cầu nguyện xem xét vấn đề này, tôi, Đức Cha Robert J. McManus, Giám mục của Worcester, trước trách nhiệm mục vụ của tôi đối với Giáo Hội về vấn đề cụ thể này, theo quy định của điều luật 381, §1, xin tuyên bố và ra sắc lệnh như sau:
• Trường Nativity of Worcester từ thời điểm này trở đi bị cấm không được tự nhận mình là một trường “Công Giáo” và không được sử dụng danh hiệu “Công Giáo” để mô tả chính nó;
• Thánh lễ, bí tích và á bí tích không còn được phép cử hành trong khuôn viên Trường Nativity hoặc do Trường Nativity tài trợ trong bất kỳ nhà thờ hoặc nhà nguyện nào trong Giáo phận Worcester;
• Trường Nativity không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động gây quỹ nào liên quan đến các cơ sở giáo phận trong Giáo phận Worcester và không được phép niêm yết hoặc quảng cáo trong Danh bạ Giáo phận;
• Tên của Giám mục Hiệu Tòa Daniel P. Reilly phải được xóa khỏi danh sách Ban Quản trị của Trường Nativity.
Nghị định này có hiệu lực ngay lập tức.
Tôi yêu cầu rằng nghị định này được công bố.
Được đưa ra tại Worcester, Massachusetts, ngày thứ mười của tháng Sáu, trong Năm Chúa của chúng ta, hai nghìn hai mươi hai.
Source:Worcester DioceseBishop Issues Decree on Nativity School
Dưới đây là bản dịch toàn văn sắc lệnh của Đức Cha Robert J. McManus ra Việt Ngữ.
SẮC LỆNH
Trường Nativity, tọa lạc tại số 37 Lincoln Street, Worcester, Massachusetts, được thành lập vào năm 2003 và được phát triển bởi ban quản lý cấp cao của trường Trường Thánh Giá Worcester nhằm giải quyết tỷ lệ tốt nghiệp thấp trầm trọng ở các nam sinh gặp phải tình trạng kinh tế bất an. Nhà trường hiện đang phục vụ các nam sinh từ lớp năm đến lớp tám.
Trường tuyên bố là một trường “Công Giáo” liên kết với truyền thống Công Giáo Rôma và Dòng Tên. Ban giám hiệu nhà trường đã cho phép treo cờ “Black Lives Matter” và “Tự Hào Đồng Tính” trước cửa trường trong một khoảng thời gian.
Tôi đã công khai tuyên bố trong một bức thư ngỏ đề ngày 4 tháng 5 năm 2022 rằng “những biểu tượng cờ xí này thể hiện các chương trình nghị sự hoặc các ý thức hệ cụ thể mâu thuẫn với giáo huấn xã hội và luân lý Công Giáo.” Tôi đã lập luận rằng lá cờ “Niềm tự hào đồng tính” thể hiện sự ủng hộ hôn nhân đồng tính và tích cực sống theo lối sống LGBTQ +.
Điều này cũng đúng với “Black Lives Matter.” Giáo Hội Công Giáo dạy rằng tất cả sự sống là thánh thiêng và Giáo Hội chắc chắn đứng đằng sau cụm từ “mạng sống của người da đen là quan trọng” và khẳng định mạnh mẽ rằng tất cả các mạng sống đều quan trọng.
Tuy nhiên, phong trào “Black Lives Matter” đã chọn cụm từ này nhằm quảng bá một nền tảng mâu thuẫn trực tiếp với giáo huấn xã hội Công Giáo về tầm quan trọng và vai trò của gia đình hạt nhân và tìm cách phá vỡ cấu trúc gia đình, nghĩa là đối lập rõ ràng với các giáo lý của Giáo Hội Công Giáo.
Việc treo những lá cờ này trước một trường học Công Giáo gửi đến công chúng một thông điệp hỗn hợp, khó hiểu và gây tai tiếng về lập trường của Giáo Hội đối với những vấn đề đạo đức và xã hội quan trọng này.
Theo điều 803, các triệt từ 1 đến 3, của Bộ Giáo luật, Giám mục Giáo phận phải duy trì cảnh giác đối với các Trường Công Giáo trong Giáo phận của mình, ngay cả những trường do các nhóm giáo dân điều hành, những người tìm cách sử dụng danh hiệu “Công Giáo” cho trường học của họ. Việc sử dụng như vậy cần có sự chấp thuận của Giáo Hội (giáo luật 803, triệt 3).
Một 'Chỉ thị' được Tòa thánh công bố gần đây từ Bộ Giáo dục Công Giáo, có tựa đề “Bản sắc của Trường Công Giáo về Văn hóa Đối thoại,” nêu rõ rằng “Các trường Công Giáo là một phần trong sứ mệnh của Giáo Hội (điểm 21) và có trách nhiệm lớn lao trong việc làm chứng qua một dự án giáo dục được Phúc Âm soi sáng rõ ràng (điểm 28). Trường học Công Giáo là những thực thể của Giáo Hội. Như vậy, các trường ấy tham gia vào sứ mệnh truyền bá Phúc âm hóa của Giáo Hội và đại diện cho môi trường đặc quyền trong đó việc giáo dục của Giáo Hội được thực hiện “. (mệnh 30)
Với tư cách là Giám mục Giáo phận, bổn phận thiêng liêng và trách nhiệm cố hữu của tôi là xác định khi nào một trường học tự xưng là “Công Giáo” đang hành động trái với các giáo lý của Giáo Hội Công Giáo và coi thường thẩm quyền hợp pháp của tôi với tư cách là người giám hộ và giám sát Giáo dục Công Giáo ở Giáo phận Worcester. Bất chấp sự kiên quyết của tôi rằng ban giám hiệu nhà trường phải loại bỏ những lá cờ này vì sự nhầm lẫn và tai tiếng về thần học mà họ gây ra và quảng bá, họ đã từ chối làm như vậy. Điều này khiến tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện các hành động theo quy tắc.
Tất cả các yêu cầu của điều 48, 49, 50, 51 và 52 đã được thực hiện.
Sau khi cầu nguyện xem xét vấn đề này, tôi, Đức Cha Robert J. McManus, Giám mục của Worcester, trước trách nhiệm mục vụ của tôi đối với Giáo Hội về vấn đề cụ thể này, theo quy định của điều luật 381, §1, xin tuyên bố và ra sắc lệnh như sau:
• Trường Nativity of Worcester từ thời điểm này trở đi bị cấm không được tự nhận mình là một trường “Công Giáo” và không được sử dụng danh hiệu “Công Giáo” để mô tả chính nó;
• Thánh lễ, bí tích và á bí tích không còn được phép cử hành trong khuôn viên Trường Nativity hoặc do Trường Nativity tài trợ trong bất kỳ nhà thờ hoặc nhà nguyện nào trong Giáo phận Worcester;
• Trường Nativity không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động gây quỹ nào liên quan đến các cơ sở giáo phận trong Giáo phận Worcester và không được phép niêm yết hoặc quảng cáo trong Danh bạ Giáo phận;
• Tên của Giám mục Hiệu Tòa Daniel P. Reilly phải được xóa khỏi danh sách Ban Quản trị của Trường Nativity.
Nghị định này có hiệu lực ngay lập tức.
Tôi yêu cầu rằng nghị định này được công bố.
Được đưa ra tại Worcester, Massachusetts, ngày thứ mười của tháng Sáu, trong Năm Chúa của chúng ta, hai nghìn hai mươi hai.
Source:Worcester Diocese
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Mình Máu Thánh Chúa tại Giáo xứ Thánh Giuse Tgp. Hà Nội
Giáo xứ Vạn Thắng
08:02 17/06/2022
Lễ Mình Máu Thánh Chúa tại Giáo xứ Thánh Giuse Tgp. Hà Nội
17 giờ 00 chiều Thứ Năm ngày 16 tháng 6 năm 2022 sau lễ Chúa Ba Ngôi, tức 60 ngày sau lễ Phục sinh, tại giáo xứ Thánh Giuse Vạn Thắng cử hành lễ của Chúa, kính Mình Máu Thánh Chúa.
Xem Hình
Mở đầu Thánh lễ, cha Antôn đã nói về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, Festum Corporis Christi. Lý do cử hành vào Chiều thứ Năm, vì Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly, Chiều Thứ Năm. Vì lợi ích của giáo dân, một số nơi đã rời vào Chúa Nhật liền sau đó.
Sau lời nguyện hiệp lễ là cuộc rước trọng thể Mình Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên đường làng để loan truyền cho mọi người biết rằng: Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới.
Ngoài việc quảng diễn Lời Chúa, cha Antôn cũng giải thích ý nghĩa các việc sắp làm như Phương Du là gì? Tại sao Bàn thờ lại trang trí hoa nến? Mặt nhật, bình hương khói vì đí vừa xông, lắc chuông, rắc hoa?
Phương Du có ý chỉ Chúa là Chúa cả trời đất, muôn phương phải bái thờ.
Bàn thờ được trang trí hoa nến là để đón rước Vua Trời.
Mặt nhật, dưới dạng mặt trời (đó là ý nghĩa của từ «mặt nhật»), chỉ ra rằng Chúa Giêsu là «Mặt Trời»: Ngài là Ánh Sáng của lòng ta.
Bình khói hương nghi ngút vừa đi vừa xông lên trước Mình Thánh Chúa, làn hương thơm nghi ngút tỏa bay lên trước tòa Chúa tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta.
Các em bé rắc trên đường nhắc lại cuộc Rước Chúa Giêsu vào thành thánh.
Sau Thánh lễ, cộng đoàn đã rước kiệu Mình Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên đường làng, dừng lại tại trạm giữa làng và nhà văn hóa, để Chúa thấy dân Chúa, và dân Chúa thấy Chúa, mỗi trạm chầu 15 phút. Cồng đoàn vừa đi vừa hát.
Gx Vạn Thắng
17 giờ 00 chiều Thứ Năm ngày 16 tháng 6 năm 2022 sau lễ Chúa Ba Ngôi, tức 60 ngày sau lễ Phục sinh, tại giáo xứ Thánh Giuse Vạn Thắng cử hành lễ của Chúa, kính Mình Máu Thánh Chúa.
Xem Hình
Mở đầu Thánh lễ, cha Antôn đã nói về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, Festum Corporis Christi. Lý do cử hành vào Chiều thứ Năm, vì Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly, Chiều Thứ Năm. Vì lợi ích của giáo dân, một số nơi đã rời vào Chúa Nhật liền sau đó.
Sau lời nguyện hiệp lễ là cuộc rước trọng thể Mình Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên đường làng để loan truyền cho mọi người biết rằng: Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới.
Ngoài việc quảng diễn Lời Chúa, cha Antôn cũng giải thích ý nghĩa các việc sắp làm như Phương Du là gì? Tại sao Bàn thờ lại trang trí hoa nến? Mặt nhật, bình hương khói vì đí vừa xông, lắc chuông, rắc hoa?
Phương Du có ý chỉ Chúa là Chúa cả trời đất, muôn phương phải bái thờ.
Bàn thờ được trang trí hoa nến là để đón rước Vua Trời.
Mặt nhật, dưới dạng mặt trời (đó là ý nghĩa của từ «mặt nhật»), chỉ ra rằng Chúa Giêsu là «Mặt Trời»: Ngài là Ánh Sáng của lòng ta.
Bình khói hương nghi ngút vừa đi vừa xông lên trước Mình Thánh Chúa, làn hương thơm nghi ngút tỏa bay lên trước tòa Chúa tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta.
Các em bé rắc trên đường nhắc lại cuộc Rước Chúa Giêsu vào thành thánh.
Sau Thánh lễ, cộng đoàn đã rước kiệu Mình Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên đường làng, dừng lại tại trạm giữa làng và nhà văn hóa, để Chúa thấy dân Chúa, và dân Chúa thấy Chúa, mỗi trạm chầu 15 phút. Cồng đoàn vừa đi vừa hát.
Gx Vạn Thắng
Phóng sự Ngày Thánh Thể XIII tại Đan Viện Biển Đức Thiên Tăm, Kerens TX
Trần Mạnh Trác
14:01 17/06/2022
Xem hình ảnh
3 ngày đại hội 'Ngày Thánh Thể' lại một lần nữa được khai mạc tại Đan Viện Biển Đức Thiên Tăm, Kerens TX vào thứ Năm ngày 16/6/2022 vừa qua.
Đây là kỳ đại hội lần thứ 13, 10 lần đầu tiên đã được VietCatholic tường trình với nhiầu hình ảnh. Trong thời gian bị Covid 19 gián đoạn, Đan Viện Biển Đức Thiên Tăm vẫn kiên trì tổ chức hai kỳ đại hội (11 và 12) dù cho số người tham gia bị hạn chế rất nhiều. Lần thứ 12 năm ngoái, sự tham gia đã tăng vót một cách đáng kể, nhắt là từ các khách hành hương từ xa tới, làm cho Đan Viện và ban Tổ Chức nuôi nhiều hy vọng cho năm nay.
Thời tiết năm nay tuy nóng sớm hơn, nhưng từ hôm thứ Năm thì khí trời dịu xuống, và đài khí tượng đã tiên đoán những ngày tới khí hậu sẽ vẫn dịu và sẽ có nhiều mây.
Trở lại Đan Viện lần này, chúng tôi nhận thấy có nhiều thay đổi, có thêm 1 phòng kỷ vật, thêm một căn nhà trailer cho thiện nguyện viên, và nhiều khu cắm trại và mobile homes với điện nước cung cấp dồi dào.
Đó là chưa kể một con đường rước kiệu bằng ximăng mới và những con đường cũ được mở rộng thêm.
Cũng như các phóng sự trước, chúng tôi sẽ tiếp tực update hình ảnh vào cuối Album cho đến hết ngày bế mạc (thứ Bẩ̃y ). Xin quí độc giả nhớ trở lại xem.
3 ngày đại hội 'Ngày Thánh Thể' lại một lần nữa được khai mạc tại Đan Viện Biển Đức Thiên Tăm, Kerens TX vào thứ Năm ngày 16/6/2022 vừa qua.
Đây là kỳ đại hội lần thứ 13, 10 lần đầu tiên đã được VietCatholic tường trình với nhiầu hình ảnh. Trong thời gian bị Covid 19 gián đoạn, Đan Viện Biển Đức Thiên Tăm vẫn kiên trì tổ chức hai kỳ đại hội (11 và 12) dù cho số người tham gia bị hạn chế rất nhiều. Lần thứ 12 năm ngoái, sự tham gia đã tăng vót một cách đáng kể, nhắt là từ các khách hành hương từ xa tới, làm cho Đan Viện và ban Tổ Chức nuôi nhiều hy vọng cho năm nay.
Thời tiết năm nay tuy nóng sớm hơn, nhưng từ hôm thứ Năm thì khí trời dịu xuống, và đài khí tượng đã tiên đoán những ngày tới khí hậu sẽ vẫn dịu và sẽ có nhiều mây.
Trở lại Đan Viện lần này, chúng tôi nhận thấy có nhiều thay đổi, có thêm 1 phòng kỷ vật, thêm một căn nhà trailer cho thiện nguyện viên, và nhiều khu cắm trại và mobile homes với điện nước cung cấp dồi dào.
Đó là chưa kể một con đường rước kiệu bằng ximăng mới và những con đường cũ được mở rộng thêm.
Cũng như các phóng sự trước, chúng tôi sẽ tiếp tực update hình ảnh vào cuối Album cho đến hết ngày bế mạc (thứ Bẩ̃y ). Xin quí độc giả nhớ trở lại xem.
Bầu Cử Tân Ban Thường Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney Nhiệm Kỳ 2022 – 2025.
Diệp Hải Dung
21:52 17/06/2022
Bầu Cử Tân Ban Thường Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney Nhiệm Kỳ 2022 – 2025.
Tối thứ Sáu 17/06/2022 các anh chị em thành viên Hội Đồng Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sydney đã đến hội trường nhà thờ St. Luke Revesby – Sydney tham dự bầu cử Tân Ban Thường Vụ CĐCGVN TGP Sydney nhiêm kỳ 2022 – 2025.
Xem Hình Bầu Cử
Khai mạc buổi bầu cử. Cha Phêrô Trần Văn Trợ Trưởng ban Bầu Cử chào mừng Tân Hội Đồng Mục Vụ Nhiệm Kỳ 2022-2025. Tiếp theo Cha Tuyên uý Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm chia sẻ về ý nghĩa giá trị của việc phục vụ để giúp mọi người thêm vững tin và trông cậy phó thác mọi sự lên Thiên Chúa. Sau đó, Sơ Chanel Đinh Thị Hoài Thư Ký ban Bầu Cử đọc những điều lệ trong việc bầu cử theo Quy Chế Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney. Người điều hợp Hồng Phúc giới thiệu Ban Bầu Cử gồm có Sơ Mariam Vũ Lành Hải, Sơ Chanel Đinh Thị Hoài và một số thành viên trong các Phong Trào Đoàn Thể.
Qua 2 lần bầu cử, kết qủa anh Đaminh Nguyễn Ngọc Khiêm đắc cử chức vụ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney nhiệm kỳ 2022-2025. Sau đó anh giới thiệu với mọi người Tân Ban Chấp Hành và Tân Hội Đồng Mục Vụ tín nhiệm. Tân Ban Thường Vụ CĐCGVN TGP Sydney gồm có:
Chủ Tịch: Anh Đaminh Nguyễn Ngọc Khiêm.
Phó Chủ tịch Nội Vụ: Chị Têrêsa Hà Trí Tri.
Phó Chủ tịch Ngoại Vụ: Anh Giuse Nguyễn Trường Giang.
Phó Chủ tịch Kế Hoạch: Anh Giuse Mai Phước Thành.
Tổng Thư Ký: Chị Maria Nguyễn Kim Ngân.
Tổng Thủ Quỹ: Anh Antôn Nguyễn Thành Trung.
Cha Paul Văn Chi thay mặt Ban Tuyên uý ngỏ lời chúc mừng Tân Ban Thường Vụ CĐCGVN TGP Sydney nhiệm kỳ 2022-2025 và Cha thông báo, Tân Hội Đồng Mục Vụ sẽ ra mắt vào 9 sáng thứ Bảy 02/07/2022 tại Thánh đường St. Luke Revesby Sydney. Sau đó, Ban Mục Vụ các Giáo Đoàn sẽ sắp xếp nhân sự phục vụ trong các Giáo Đoàn và giới thiệu Tân Ban Thường Vụ cùng Tân Ban Mục Vụ cho toàn thể Giáo Dân trong 2 cuối tuần 2&3 và 9&10/7/2022.
Sau khi chấm dứt bầu cử là giờ Chầu Thánh Thể tạ ơn và nguyện xin Đức Giêsu Kitô chúc lành cho Tân Hội Đồng Mục Vụ luôn ý thức với trọng trách để phục vụ cho Cộng Đồng dân Chúa được tiến triển luôn mãi.
Diệp Hải Dung
Tối thứ Sáu 17/06/2022 các anh chị em thành viên Hội Đồng Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sydney đã đến hội trường nhà thờ St. Luke Revesby – Sydney tham dự bầu cử Tân Ban Thường Vụ CĐCGVN TGP Sydney nhiêm kỳ 2022 – 2025.
Xem Hình Bầu Cử
Khai mạc buổi bầu cử. Cha Phêrô Trần Văn Trợ Trưởng ban Bầu Cử chào mừng Tân Hội Đồng Mục Vụ Nhiệm Kỳ 2022-2025. Tiếp theo Cha Tuyên uý Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm chia sẻ về ý nghĩa giá trị của việc phục vụ để giúp mọi người thêm vững tin và trông cậy phó thác mọi sự lên Thiên Chúa. Sau đó, Sơ Chanel Đinh Thị Hoài Thư Ký ban Bầu Cử đọc những điều lệ trong việc bầu cử theo Quy Chế Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney. Người điều hợp Hồng Phúc giới thiệu Ban Bầu Cử gồm có Sơ Mariam Vũ Lành Hải, Sơ Chanel Đinh Thị Hoài và một số thành viên trong các Phong Trào Đoàn Thể.
Qua 2 lần bầu cử, kết qủa anh Đaminh Nguyễn Ngọc Khiêm đắc cử chức vụ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney nhiệm kỳ 2022-2025. Sau đó anh giới thiệu với mọi người Tân Ban Chấp Hành và Tân Hội Đồng Mục Vụ tín nhiệm. Tân Ban Thường Vụ CĐCGVN TGP Sydney gồm có:
Chủ Tịch: Anh Đaminh Nguyễn Ngọc Khiêm.
Phó Chủ tịch Nội Vụ: Chị Têrêsa Hà Trí Tri.
Phó Chủ tịch Ngoại Vụ: Anh Giuse Nguyễn Trường Giang.
Phó Chủ tịch Kế Hoạch: Anh Giuse Mai Phước Thành.
Tổng Thư Ký: Chị Maria Nguyễn Kim Ngân.
Tổng Thủ Quỹ: Anh Antôn Nguyễn Thành Trung.
Cha Paul Văn Chi thay mặt Ban Tuyên uý ngỏ lời chúc mừng Tân Ban Thường Vụ CĐCGVN TGP Sydney nhiệm kỳ 2022-2025 và Cha thông báo, Tân Hội Đồng Mục Vụ sẽ ra mắt vào 9 sáng thứ Bảy 02/07/2022 tại Thánh đường St. Luke Revesby Sydney. Sau đó, Ban Mục Vụ các Giáo Đoàn sẽ sắp xếp nhân sự phục vụ trong các Giáo Đoàn và giới thiệu Tân Ban Thường Vụ cùng Tân Ban Mục Vụ cho toàn thể Giáo Dân trong 2 cuối tuần 2&3 và 9&10/7/2022.
Sau khi chấm dứt bầu cử là giờ Chầu Thánh Thể tạ ơn và nguyện xin Đức Giêsu Kitô chúc lành cho Tân Hội Đồng Mục Vụ luôn ý thức với trọng trách để phục vụ cho Cộng Đồng dân Chúa được tiến triển luôn mãi.
Diệp Hải Dung
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh lời nhận xét tuyên xưng
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
17:30 17/06/2022
Hình ảnh lời nhận xét tuyên xưng
Trong đời sống con người xưa nay những vị có quyền hành cai trị, những người có thành tích tài năng nổi tiếng trong xã hội…dù còn tại chức hay đã nghỉ hưu, hay đã qua đời, trong các cuộc thăm dò thường có câu hỏi xem người ta nghĩ đánh gía thế nào về vị đó.
Vị nào còn sinh thời khi được đánh gía tích cực hay được ca ngợi đánh gía so ví với người nào đã có thời thành tích nổi tiếng, có thế gía, thì họ rất vui mừng bằng lòng hạnh phúc.
Trong dòng lịch sử xã hội con người xưa nay, danh tiếng quyền hành quan trọng cho đời sống, nhất là nơi những người giữ vai trò trong chính trị, trong bộ phận cơ quan điều khiển đứng đầu một cơ chế, một ngành hãng xưởng, văn phòng… Tiếng nói quyết định của họ có trọng lượng nặng kílô ảnh hưởng đến việc làm đời sống những người khác.
Chúa Giêsu hỏi các môn sinh của Ngài xem dân chúng đã từng nghe người giảng xưa nay nghĩ nói thế nào về mình là ai. Các học trò môn sinh cho biết dân chúng nghĩ cho rằng Chúa Giêsu là hiện thân của Thánh Gioan tẩy gỉa, hay như vị Tiên tri Elia hay những vị tiên tri nào khác nữa.
Nghĩ so ví Chúa Giêsu Kitô với những bậc vị vọng nổi danh được dân chúng kính trọng tung hô trong xã hội là một đánh gía cao trọng của người ta về Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu không hài lòng về như thế.
Vì Ngài đến trần gian không đi tìm quyền hành danh vọng nổi tiếng nổi. Sứ mạng đời sống của Ngài nằm ở chỗ khác. Nên Ngài đặt câu hỏi khác với chính các môn đệ học trò của mình: Vậy còn anh em nghĩ thế nào về Thầy là ai?
Ông Phero trả lời bộc trực: Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa!
Tước hiệu Kitô theo nguyên ngữ tiếng Do Thái “machiach, Messias”, vị Cứu thế, Đấng Kitô được xức dầu. Ngày xưa nơi xã hội Do Thái những vị Vua được xức dầu phong làm vua, như vua David, vua Salomon... Dân chúng ngày xưa nghĩ hy vọng rằng Messias đến là người giải thoát cho dân Do Thái ra khỏi ách thống trị của đế quốc Roma đang thống trị họ.
Nhưng Chúa Giêsu không bao giờ cho mình là Messias theo ý nghĩa chính trị như dân chúng mong muốn nói đến. Sứ mạng đời sống của Chúa Giêsu nằm ở lãnh vực thiêng liêng tâm linh về phần cứu chuộc cho linh hồn con người, chứ không ở nơi chính trị quyền hành cai trị.
Chúa Giêsu trên bước đường rao giảng giáo lý nước Thiên Chúa đã dùng nhiều hình ảnh, ví dụ để trình bày về sứ mạng cũa mình. Như Phúc âm viết thuật lại Ngài dùng hình ảnh ánh sáng để nói về chính mình: Thầy là ánh sáng trần gian!
Ánh sáng rất cần thiết cho sự sống. Không có ánh sáng sức sống không thể phát triển bung nở ra được không chỉ nơi thảo mộc cây cỏ, mà cả nơi con người nữa. Không có ánh sáng chiếu soi, rất khó tìm nhận ra đường đi lại cho đúng.
Bằng ẩn dụ đó, Chúa Giêsu muốn nói Ngài là ánh sáng niềm hy vọng cho con người trần gian về con đường đời sống tâm linh.
Chúa Giêsu nói Ngài là con đường. Ngày nay với máy Navy chỉ đường, hay chương trình tìm đường trong máy Handy, giúp thuận tiện tìm ra đường đi đến đích điểm muốn tới dễ dàng cùng chính xác. Nhưng nơi nào sóng internet không phủ tới, việc dùng máy Navy chỉ dẫn đường trở nên khó khăn để tìm đường đi tới đúng đích điểm. Lúc này bảng vẽ chỉ đường trở nên hữu ích giúp rất nhiều cho việc tìm hướng đi.
Lời của Chúa Giêsu giảng dậy còn ghi chép lại trong Kinh Thánh là bảng chỉ hướng đường đi cho tinh thần đời sống con người tìm về với Thiên Chúa nguồn đời sống, và nguồn tình yêu thương tha thứ.
Chúa Giêsu dùng hình ảnh người chăn chiên nói về sứ mạng thiêng liêng của mình: Thầy là người chăn chiên nhân lành! Thầy lo lắng săn sóc về phần thiêng liêng tâm linh con người. Như người mục đồng chăn chiên đi tìm con chiên bị đau yếu, bị đi lạc, Thầy muốn sống gần gũi mang sự an ủi niềm hy vọng cho tâm hồn con người.
Đây là những hình ảnh mà Chúa Giêsu muốn trình bày nói về đời sống sứ mạng của chính Ngài.
Những hình ảnh này thiêng liêng thánh đức cần thiết cho tâm hồn đời sống đức tin tinh thần con người trong mọi bước đường đời sống lữ hành trên trần gian.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong đời sống con người xưa nay những vị có quyền hành cai trị, những người có thành tích tài năng nổi tiếng trong xã hội…dù còn tại chức hay đã nghỉ hưu, hay đã qua đời, trong các cuộc thăm dò thường có câu hỏi xem người ta nghĩ đánh gía thế nào về vị đó.
Vị nào còn sinh thời khi được đánh gía tích cực hay được ca ngợi đánh gía so ví với người nào đã có thời thành tích nổi tiếng, có thế gía, thì họ rất vui mừng bằng lòng hạnh phúc.
Trong dòng lịch sử xã hội con người xưa nay, danh tiếng quyền hành quan trọng cho đời sống, nhất là nơi những người giữ vai trò trong chính trị, trong bộ phận cơ quan điều khiển đứng đầu một cơ chế, một ngành hãng xưởng, văn phòng… Tiếng nói quyết định của họ có trọng lượng nặng kílô ảnh hưởng đến việc làm đời sống những người khác.
Chúa Giêsu hỏi các môn sinh của Ngài xem dân chúng đã từng nghe người giảng xưa nay nghĩ nói thế nào về mình là ai. Các học trò môn sinh cho biết dân chúng nghĩ cho rằng Chúa Giêsu là hiện thân của Thánh Gioan tẩy gỉa, hay như vị Tiên tri Elia hay những vị tiên tri nào khác nữa.
Nghĩ so ví Chúa Giêsu Kitô với những bậc vị vọng nổi danh được dân chúng kính trọng tung hô trong xã hội là một đánh gía cao trọng của người ta về Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu không hài lòng về như thế.
Vì Ngài đến trần gian không đi tìm quyền hành danh vọng nổi tiếng nổi. Sứ mạng đời sống của Ngài nằm ở chỗ khác. Nên Ngài đặt câu hỏi khác với chính các môn đệ học trò của mình: Vậy còn anh em nghĩ thế nào về Thầy là ai?
Ông Phero trả lời bộc trực: Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa!
Tước hiệu Kitô theo nguyên ngữ tiếng Do Thái “machiach, Messias”, vị Cứu thế, Đấng Kitô được xức dầu. Ngày xưa nơi xã hội Do Thái những vị Vua được xức dầu phong làm vua, như vua David, vua Salomon... Dân chúng ngày xưa nghĩ hy vọng rằng Messias đến là người giải thoát cho dân Do Thái ra khỏi ách thống trị của đế quốc Roma đang thống trị họ.
Nhưng Chúa Giêsu không bao giờ cho mình là Messias theo ý nghĩa chính trị như dân chúng mong muốn nói đến. Sứ mạng đời sống của Chúa Giêsu nằm ở lãnh vực thiêng liêng tâm linh về phần cứu chuộc cho linh hồn con người, chứ không ở nơi chính trị quyền hành cai trị.
Chúa Giêsu trên bước đường rao giảng giáo lý nước Thiên Chúa đã dùng nhiều hình ảnh, ví dụ để trình bày về sứ mạng cũa mình. Như Phúc âm viết thuật lại Ngài dùng hình ảnh ánh sáng để nói về chính mình: Thầy là ánh sáng trần gian!
Ánh sáng rất cần thiết cho sự sống. Không có ánh sáng sức sống không thể phát triển bung nở ra được không chỉ nơi thảo mộc cây cỏ, mà cả nơi con người nữa. Không có ánh sáng chiếu soi, rất khó tìm nhận ra đường đi lại cho đúng.
Bằng ẩn dụ đó, Chúa Giêsu muốn nói Ngài là ánh sáng niềm hy vọng cho con người trần gian về con đường đời sống tâm linh.
Chúa Giêsu nói Ngài là con đường. Ngày nay với máy Navy chỉ đường, hay chương trình tìm đường trong máy Handy, giúp thuận tiện tìm ra đường đi đến đích điểm muốn tới dễ dàng cùng chính xác. Nhưng nơi nào sóng internet không phủ tới, việc dùng máy Navy chỉ dẫn đường trở nên khó khăn để tìm đường đi tới đúng đích điểm. Lúc này bảng vẽ chỉ đường trở nên hữu ích giúp rất nhiều cho việc tìm hướng đi.
Lời của Chúa Giêsu giảng dậy còn ghi chép lại trong Kinh Thánh là bảng chỉ hướng đường đi cho tinh thần đời sống con người tìm về với Thiên Chúa nguồn đời sống, và nguồn tình yêu thương tha thứ.
Chúa Giêsu dùng hình ảnh người chăn chiên nói về sứ mạng thiêng liêng của mình: Thầy là người chăn chiên nhân lành! Thầy lo lắng săn sóc về phần thiêng liêng tâm linh con người. Như người mục đồng chăn chiên đi tìm con chiên bị đau yếu, bị đi lạc, Thầy muốn sống gần gũi mang sự an ủi niềm hy vọng cho tâm hồn con người.
Đây là những hình ảnh mà Chúa Giêsu muốn trình bày nói về đời sống sứ mạng của chính Ngài.
Những hình ảnh này thiêng liêng thánh đức cần thiết cho tâm hồn đời sống đức tin tinh thần con người trong mọi bước đường đời sống lữ hành trên trần gian.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Lời Nói Dối Với Cả Trái Tim _ Nử Tu Hiền Linh
Nt. Anna Hiền Linh MTG - QN
22:00 17/06/2022
Lời “Nói Dối” Với Cả Trái Tim
(Đôi dòng tâm sự như một lời cảm ơn gửi đến cha nhân ngày thế giới dành riêng để tôn vinh những người cha trong gia đình (Father’s Day). Cầu chúc cho những người cha còn sống luôn được mạnh khoẻ và hạnh phúc, gửi đến những người cha đã khuất lời tri ân cảm phục vì một đời cha đã hy sinh lo cho chúng con)
Trong hành trình của kiếp nhân sinh, hầu như ai cũng cảm nhận được cái “giá trị rất thực” của một “chân lý rất đời thường” và mang tính “tương quan xã hội” này: “Không ai là một hòn đảo”[1].
Thật vậy, chúng ta sinh ra lớn lên và tồn tại cho đến hôm nay là nhờ những người đã chăm sóc, dạy dỗ, quan tâm lo lắng, yêu thương, nâng đỡ ta. Nhưng có bao giờ chúng ta nghĩ rằng, người thương yêu ta nhất là ai chưa? Với người này thì có thể là ông bà, là cô, chú, với người kia là mẹ hay anh chị em… Còn riêng tôi, “Cha” mãi mãi là người đem lại cho tôi niềm tin, tình yêu và lẽ sống. Cha là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cuộc đời tôi ở bất cứ nơi đâu, làm việc gì, lúc tôi vui hay buồn, dù trời nắng hay mưa, lúc tôi còn nhỏ hay khi trưởng thành, khi thành công hay thất bại, …hình bóng của cha con nào quên được…
Có lúc cha là người mẹ cho con những lời khuyên ngọt ngào và sự mềm dẻo, uyển chuyển từ trái tim để con biết thích nghi với hoàn cảnh; có lúc cha là người anh chỉ bảo cho con sự mạnh mẽ, cứng rắn của một đấng nam nhi khi phải đối diện với sự thất bại trong cuộc sống. Đôi khi cha là người chị để dạy cho con sự khéo léo, tinh tế và thế nào là công- dung- ngôn- hạnh của một người con gái. Hơn nữa cha còn cho con biết thế nào là kính trên nhường dưới của sự khiêm nhường trong vai trò là một đứa em trong gia đình…
Cha ơi! Cha mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng sưởi ấm tâm hồn con trong suốt cả cuộc đời, ngay cả khi cha không còn hiện diện bên con, ánh mắt cha luôn dõi nhìn và tình yêu cha luôn sưởi ấm trái tim con. Và thật đúng như người ta thường ví:
Vầng trăng kia có lúc tròn lúc khuyết
Nhưng tình cha luôn mãnh liệt chẳng ngừng
Ánh dương kia có lúc mờ lúc tỏa
Nhưng tình cha viết không thỏa một đời
Vâng, cha là thế đấy! Cha không tính toán so đo, không sợ hiểm nguy, không ngại mưa nắng và cũng chẳng kể ngày đêm. Cha chỉ mong con hạnh phúc đó là niềm vui lớn nhất của cha.
Gần đây trên kênh Yotube có ghi lại đoạn clip với tựa đề “My Dad is a Liar” (Bố tôi là kẻ nói dối). Đoạn clip này đang được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ cho nhau bởi một thông điệp đầy ý nghĩa và thiêng liêng của tình phụ tử.
Mở đầu đoạn clip là những hình ảnh vui tươi, đầy tình cảm yêu thương, gắn bó của hai cha con. Trong mắt cô gái nhỏ, bố mình là số 1: là ông bố tuyệt vời nhất trên thế giới, là người đẹp trai nhất, thông minh nhất, mạnh mẽ nhất, hiểu ý con nhất…, cái gì cũng nhất… Trong thế giới của cô bé lúc này chỉ có bố mà thôi. Nhìn nét mặt hai cha con lúc nào cũng toát lên vẻ hạnh phúc, yêu đời với nụ cười rạng rỡ trên môi, tay trong tay tung tăng dắt nhau đến trường, đi mua sắm. Tuy nhiên để cho đứa con gái mình có được một cuộc sống đầy đủ và vui vẻ như bao bạn bè khác, người bố đã chấp nhận làm những việc vất vả, cực nhọc nhất để kiếm tiền mà không hề nghĩ đến sức khỏe của mình. Và vì không muốn con lo lắng nên ông đã “nói dối” khiến cô bé tưởng rằng bố mình có công việc ổn định, kiếm nhiều tiền nên mình có đầy đủ tiền bạc và phương tiện học hành như bao bạn bè khác. Nhưng cái kết của câu chuyện khiến người xem không khỏi xúc động nghẹn ngào khi thấy cô bé phát hiện ra bố mình “nói dối”. Mặc dù còn bé nhưng rất hiểu chuyện, lặng lẽ quan sát từng công việc vất vả, nặng nhọc và hành động yêu thương của bố dành cho mình. Cô đã cố nén những giọt lệ nhưng cuối cùng đã thốt lên: “Con yêu bố”. Cái ôm siết chặt của hai cha con khiến người xem đau nhói và hết sức cảm động về tình phụ tử…!
Vâng! Tình cha là thế đấy, sau khi xem xong đoạn clip tim tôi thổn thức khi nghĩ đến cha tôi. Cha cũng đã từng “nói dối” để tôi được hạnh phúc. Cha không tính toán so đo, cha luôn chịu thương chịu khó, chấp nhận phần thua thiệt để cho con được sung sướng và hạnh phúc mặc dù cả cuộc đời cha chưa một lần được sung sướng. Nửa phần đời còn lại của cha tôi chỉ biết chiến đấu với đau đớn bệnh tật. Đôi tay cuồn cuộn cơ bắp giờ chỉ còn lại da bọc xương, gương mặt khôi ngô tuấn tú giờ chỉ còn lại vết sẹo nhăn nheo đen sạm vì giãi dầu sương gió; mái tóc đen láy giờ được thay bằng những sợi tóc bạc phất phơ mong manh trước gió, đôi mắt tinh anh ngày nào đã làm cho mẹ tôi phải điêu đứng, giờ cũng chỉ lem nhem mò mẫn trong đêm tối, đôi chân đã từng lên rừng xuống biển, ngang dọc khắp trời giờ lại lừng khừng bước đi từng bước một…
Mặc dù vậy nhưng khổ đau và bệnh tật không làm mất đi sự mạnh mẽ từ trong tâm hồn của cha. Cha cố gắng vượt qua những đau đớn của bệnh tật nơi thân xác để đem lại sự yên lòng cho gia đình, nhất là đứa con sống xa nhà như tôi. Ngày tháng trôi qua cha tôi bắt đầu đi vào quỹ đạo của thời gian và quy luật của tự nhiên đã không cho phép cha tiếp tục chiến đấu với thân xác nữa !
Thế rồi ngày ấy đã gần kề khi hơi thở cha từ từ đứt quãng rồi bỗng một hôm tim tôi như thắt lại, tai nghe như sét đánh, tôi loạng choạng mất đi sự kiểm soát của bản thân khi nhận được điện thoại báo phải về gấp vì cha đau nặng… Tôi vội vã chạy về và vừa lúc cha nắm lấy tay tôi trong ánh mắt nhìn con hạnh phúc lần cuối nói trong tiếng thều thào, đứt quãng…; và kể từ giây phút ấy cha đã ra đi mãi mãi !
Lòng tôi như tan nát và cảm thấy một sự mất mát quá lớn trong cuộc đời tôi, vì từ nay mình về dưới mái nhà này không còn hình bóng của cha; trong bàn ăn giờ đã trống đi một chỗ, giờ kinh tối lại vắng tiếng cha, mỗi buổi mai không còn nghe tiếng gọi ngọt ngào và cưng chiều của cha dành cho con sau bao nhiêu năm khôn lớn bên cha mỗi khi đánh thức con: “trời sáng rồi con gái!”; cánh cửa kia không còn bóng cha đứng đợi con khi kỳ nghỉ gần đến, không còn ai hứa hẹn phần thưởng cho con sau mỗi học kỳ, không còn ai động viên an ủi con sau những lần thất bại, và cũng chẳng còn ai làm những món ăn mà con thích nhất…; vâng, nhiều và rất nhiều thứ con mất đi khi không còn cha bên cạnh.
Nhưng, cha ơi! Cha ra đi về với Chúa cha hãy yên lòng, con sẽ luôn sẽ luôn ghi nhớ lời dạy của cha, sẽ luôn yêu thương, kính trọng mọi người và sống tốt với bản thân, với những gì cha dạy và nhất là trung thành với lý tưởng con đã chọn. Tuy cha không còn hiện diện bên con nhưng những kỷ niệm và gương sáng của cha con xin ghi khắc, trân trọng và ấp ủ trong lòng con.
Con biết tình cha không dịu dàng và nồng nàn như mẹ nhưng cha thương con với cả tấm long; cha dạy con nên người bằng những kiến thức đơn sơ, mộc mạc và chân chất của người nhà quê. Cha nghèo nhưng cha đã cho con một tâm hồn vô giá, gia tài cha để lại cho con là niềm tin, tình yêu và lẽ sống. Cha có biết không! Cho đến giờ này con mới hiểu tại sao cha đã từng “nói dối” với con, vì “trên trái đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của người cha cho con mình” (Cicero); và con cũng không cần đắn đo phân tích cha của con là người thế nào, vì lúc nào tấm lòng của cha cũng thật vĩ đại, và trong trái tim con cha mãi mãi là người cha tuyệt vời nhất. Cảm ơn cha đã đem lại cho con một cuộc sống với nhiều niềm vui và đầy tình phụ tử.
Nt. Anna Hiền Linh MTG - QN
[1] Câu nói mang tính “cách ngôn” trên phát xuất từ một đoạn thuyết giáo nổi tiếng của một đại thi sĩ người Anh từ tế kỷ 16: John Done (1572-1631). Đây là đoạn thuyết giáo của tác giả trên: "Con người không phải là một hòn đảo, không chỉ là tự mình; mỗi người là một phần của lục địa, một phần của tổng thể; nếu sóng biển cuốn đi dù chỉ một hòn đất thì châu Âu sẽ trở nên bé hơn, cũng như nếu sóng biển cuốn đi cả vùng đất mũi hay ngôi nhà của bạn anh, hay ngôi nhà của riêng anh. Cái chết của mỗi con người làm cái tôi nhỏ lại vì tôi là một phần của toàn nhân loại, và bởi thế anh đừng bao giờ hỏi chuông nguyện hồn ai: chuông nguyện hồn anh đấy". Sau nầy có nhiều tác (như Thomas Merton) đã lấy câu trên làm tựa đề cho một tác phẩm…
(Đôi dòng tâm sự như một lời cảm ơn gửi đến cha nhân ngày thế giới dành riêng để tôn vinh những người cha trong gia đình (Father’s Day). Cầu chúc cho những người cha còn sống luôn được mạnh khoẻ và hạnh phúc, gửi đến những người cha đã khuất lời tri ân cảm phục vì một đời cha đã hy sinh lo cho chúng con)
Trong hành trình của kiếp nhân sinh, hầu như ai cũng cảm nhận được cái “giá trị rất thực” của một “chân lý rất đời thường” và mang tính “tương quan xã hội” này: “Không ai là một hòn đảo”[1].
Thật vậy, chúng ta sinh ra lớn lên và tồn tại cho đến hôm nay là nhờ những người đã chăm sóc, dạy dỗ, quan tâm lo lắng, yêu thương, nâng đỡ ta. Nhưng có bao giờ chúng ta nghĩ rằng, người thương yêu ta nhất là ai chưa? Với người này thì có thể là ông bà, là cô, chú, với người kia là mẹ hay anh chị em… Còn riêng tôi, “Cha” mãi mãi là người đem lại cho tôi niềm tin, tình yêu và lẽ sống. Cha là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cuộc đời tôi ở bất cứ nơi đâu, làm việc gì, lúc tôi vui hay buồn, dù trời nắng hay mưa, lúc tôi còn nhỏ hay khi trưởng thành, khi thành công hay thất bại, …hình bóng của cha con nào quên được…
Có lúc cha là người mẹ cho con những lời khuyên ngọt ngào và sự mềm dẻo, uyển chuyển từ trái tim để con biết thích nghi với hoàn cảnh; có lúc cha là người anh chỉ bảo cho con sự mạnh mẽ, cứng rắn của một đấng nam nhi khi phải đối diện với sự thất bại trong cuộc sống. Đôi khi cha là người chị để dạy cho con sự khéo léo, tinh tế và thế nào là công- dung- ngôn- hạnh của một người con gái. Hơn nữa cha còn cho con biết thế nào là kính trên nhường dưới của sự khiêm nhường trong vai trò là một đứa em trong gia đình…
Cha ơi! Cha mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng sưởi ấm tâm hồn con trong suốt cả cuộc đời, ngay cả khi cha không còn hiện diện bên con, ánh mắt cha luôn dõi nhìn và tình yêu cha luôn sưởi ấm trái tim con. Và thật đúng như người ta thường ví:
Vầng trăng kia có lúc tròn lúc khuyết
Nhưng tình cha luôn mãnh liệt chẳng ngừng
Ánh dương kia có lúc mờ lúc tỏa
Nhưng tình cha viết không thỏa một đời
Vâng, cha là thế đấy! Cha không tính toán so đo, không sợ hiểm nguy, không ngại mưa nắng và cũng chẳng kể ngày đêm. Cha chỉ mong con hạnh phúc đó là niềm vui lớn nhất của cha.
Gần đây trên kênh Yotube có ghi lại đoạn clip với tựa đề “My Dad is a Liar” (Bố tôi là kẻ nói dối). Đoạn clip này đang được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ cho nhau bởi một thông điệp đầy ý nghĩa và thiêng liêng của tình phụ tử.
Mở đầu đoạn clip là những hình ảnh vui tươi, đầy tình cảm yêu thương, gắn bó của hai cha con. Trong mắt cô gái nhỏ, bố mình là số 1: là ông bố tuyệt vời nhất trên thế giới, là người đẹp trai nhất, thông minh nhất, mạnh mẽ nhất, hiểu ý con nhất…, cái gì cũng nhất… Trong thế giới của cô bé lúc này chỉ có bố mà thôi. Nhìn nét mặt hai cha con lúc nào cũng toát lên vẻ hạnh phúc, yêu đời với nụ cười rạng rỡ trên môi, tay trong tay tung tăng dắt nhau đến trường, đi mua sắm. Tuy nhiên để cho đứa con gái mình có được một cuộc sống đầy đủ và vui vẻ như bao bạn bè khác, người bố đã chấp nhận làm những việc vất vả, cực nhọc nhất để kiếm tiền mà không hề nghĩ đến sức khỏe của mình. Và vì không muốn con lo lắng nên ông đã “nói dối” khiến cô bé tưởng rằng bố mình có công việc ổn định, kiếm nhiều tiền nên mình có đầy đủ tiền bạc và phương tiện học hành như bao bạn bè khác. Nhưng cái kết của câu chuyện khiến người xem không khỏi xúc động nghẹn ngào khi thấy cô bé phát hiện ra bố mình “nói dối”. Mặc dù còn bé nhưng rất hiểu chuyện, lặng lẽ quan sát từng công việc vất vả, nặng nhọc và hành động yêu thương của bố dành cho mình. Cô đã cố nén những giọt lệ nhưng cuối cùng đã thốt lên: “Con yêu bố”. Cái ôm siết chặt của hai cha con khiến người xem đau nhói và hết sức cảm động về tình phụ tử…!
Vâng! Tình cha là thế đấy, sau khi xem xong đoạn clip tim tôi thổn thức khi nghĩ đến cha tôi. Cha cũng đã từng “nói dối” để tôi được hạnh phúc. Cha không tính toán so đo, cha luôn chịu thương chịu khó, chấp nhận phần thua thiệt để cho con được sung sướng và hạnh phúc mặc dù cả cuộc đời cha chưa một lần được sung sướng. Nửa phần đời còn lại của cha tôi chỉ biết chiến đấu với đau đớn bệnh tật. Đôi tay cuồn cuộn cơ bắp giờ chỉ còn lại da bọc xương, gương mặt khôi ngô tuấn tú giờ chỉ còn lại vết sẹo nhăn nheo đen sạm vì giãi dầu sương gió; mái tóc đen láy giờ được thay bằng những sợi tóc bạc phất phơ mong manh trước gió, đôi mắt tinh anh ngày nào đã làm cho mẹ tôi phải điêu đứng, giờ cũng chỉ lem nhem mò mẫn trong đêm tối, đôi chân đã từng lên rừng xuống biển, ngang dọc khắp trời giờ lại lừng khừng bước đi từng bước một…
Mặc dù vậy nhưng khổ đau và bệnh tật không làm mất đi sự mạnh mẽ từ trong tâm hồn của cha. Cha cố gắng vượt qua những đau đớn của bệnh tật nơi thân xác để đem lại sự yên lòng cho gia đình, nhất là đứa con sống xa nhà như tôi. Ngày tháng trôi qua cha tôi bắt đầu đi vào quỹ đạo của thời gian và quy luật của tự nhiên đã không cho phép cha tiếp tục chiến đấu với thân xác nữa !
Thế rồi ngày ấy đã gần kề khi hơi thở cha từ từ đứt quãng rồi bỗng một hôm tim tôi như thắt lại, tai nghe như sét đánh, tôi loạng choạng mất đi sự kiểm soát của bản thân khi nhận được điện thoại báo phải về gấp vì cha đau nặng… Tôi vội vã chạy về và vừa lúc cha nắm lấy tay tôi trong ánh mắt nhìn con hạnh phúc lần cuối nói trong tiếng thều thào, đứt quãng…; và kể từ giây phút ấy cha đã ra đi mãi mãi !
Lòng tôi như tan nát và cảm thấy một sự mất mát quá lớn trong cuộc đời tôi, vì từ nay mình về dưới mái nhà này không còn hình bóng của cha; trong bàn ăn giờ đã trống đi một chỗ, giờ kinh tối lại vắng tiếng cha, mỗi buổi mai không còn nghe tiếng gọi ngọt ngào và cưng chiều của cha dành cho con sau bao nhiêu năm khôn lớn bên cha mỗi khi đánh thức con: “trời sáng rồi con gái!”; cánh cửa kia không còn bóng cha đứng đợi con khi kỳ nghỉ gần đến, không còn ai hứa hẹn phần thưởng cho con sau mỗi học kỳ, không còn ai động viên an ủi con sau những lần thất bại, và cũng chẳng còn ai làm những món ăn mà con thích nhất…; vâng, nhiều và rất nhiều thứ con mất đi khi không còn cha bên cạnh.
Nhưng, cha ơi! Cha ra đi về với Chúa cha hãy yên lòng, con sẽ luôn sẽ luôn ghi nhớ lời dạy của cha, sẽ luôn yêu thương, kính trọng mọi người và sống tốt với bản thân, với những gì cha dạy và nhất là trung thành với lý tưởng con đã chọn. Tuy cha không còn hiện diện bên con nhưng những kỷ niệm và gương sáng của cha con xin ghi khắc, trân trọng và ấp ủ trong lòng con.
Con biết tình cha không dịu dàng và nồng nàn như mẹ nhưng cha thương con với cả tấm long; cha dạy con nên người bằng những kiến thức đơn sơ, mộc mạc và chân chất của người nhà quê. Cha nghèo nhưng cha đã cho con một tâm hồn vô giá, gia tài cha để lại cho con là niềm tin, tình yêu và lẽ sống. Cha có biết không! Cho đến giờ này con mới hiểu tại sao cha đã từng “nói dối” với con, vì “trên trái đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của người cha cho con mình” (Cicero); và con cũng không cần đắn đo phân tích cha của con là người thế nào, vì lúc nào tấm lòng của cha cũng thật vĩ đại, và trong trái tim con cha mãi mãi là người cha tuyệt vời nhất. Cảm ơn cha đã đem lại cho con một cuộc sống với nhiều niềm vui và đầy tình phụ tử.
Nt. Anna Hiền Linh MTG - QN
[1] Câu nói mang tính “cách ngôn” trên phát xuất từ một đoạn thuyết giáo nổi tiếng của một đại thi sĩ người Anh từ tế kỷ 16: John Done (1572-1631). Đây là đoạn thuyết giáo của tác giả trên: "Con người không phải là một hòn đảo, không chỉ là tự mình; mỗi người là một phần của lục địa, một phần của tổng thể; nếu sóng biển cuốn đi dù chỉ một hòn đất thì châu Âu sẽ trở nên bé hơn, cũng như nếu sóng biển cuốn đi cả vùng đất mũi hay ngôi nhà của bạn anh, hay ngôi nhà của riêng anh. Cái chết của mỗi con người làm cái tôi nhỏ lại vì tôi là một phần của toàn nhân loại, và bởi thế anh đừng bao giờ hỏi chuông nguyện hồn ai: chuông nguyện hồn anh đấy". Sau nầy có nhiều tác (như Thomas Merton) đã lấy câu trên làm tựa đề cho một tác phẩm…
VietCatholic TV
Putin tê tái: Cảm tử đặt mìn cầu phao, nhận chìm cả đoàn xe Nga. Ukraine tuyên bố tổng phản công
VietCatholic Media
03:13 17/06/2022
1. Lực lượng vũ trang Ukraine phá hủy cầu vượt phao ở vùng Luhansk
Tại khu vực Luhansk, Lực lượng vũ trang Ukraine đã phá hủy một cầu phao khác gây thương vong rất cao cho quân Nga.
Ông Serhiy Haidai, thống đốc vùng Luhansk cho biết: “Quân đội của chúng tôi đã phá hủy một cầu phao khác ở vùng Luhansk. Quân xâm lược Nga đã xây dựng một cây cầu phao để bắc qua một con sông ở vùng Luhansk. Vào ban đêm, những người lính thuộc Lực lượng Hoạt động Đặc biệt của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã gài mìn, thổi bay chiếc cầu khi một đoàn quân Nga đang băng qua”.
Cho đến nay vẫn chưa rõ tổn thất của đoàn xe Nga xấu số này.
Một thág trước đó, hôm 17 tháng 5, Serhiy Haidai, cho biết các cuộc kiểm đếm đã diễn ra tại làng Bilohorivka, để xác định thiệt hại của quân đội Nga trong cố gắng vượt qua sông Siverskyi Donets. Kết quả sơ khởi cho thấy Nga đã mất ít nhất 1.000 binh sĩ và khoảng 100 xe quân sự, phần lớn là xe tăng và thiết giáp. Nhiều binh sĩ Nga chết chìm và bị dòng nước chảy xiết cuốn trôi nên con số tử trận của quân Nga có thể còn cao hơn.
Ông nói:
“Chiến dịch đáng hổ thẹn mà những kẻ xâm lược tiến hành ở Bilohorivka sẽ đi vào lịch sử của cuộc chiến giữa Nga và Ukraine này như là thất bại nặng nề của họ ở vùng Luhansk. Lực lượng vũ trang Ukraine đã tiêu hủy cả 100 xe tăng và thiết giáp ở đó. Hai tiểu đoàn đã bị giết, tức là cả một nghìn binh sĩ. Ngoài ra, một số cầu phao đã bị phá hủy. Tất cả những nỗ lực của họ để vượt sông và tạo một đầu cầu ở Bilohorivka đều thất bại”.
Bộ Quốc Phòng Anh nhận định về sai lầm chiến thuật trong cuộc vượt sông Siverskyi Donets của Nga như sau:
Thực hiện các cuộc vượt sông trong môi trường đang có chiến sự là một hoạt động có tính rủi ro cao, và nói lên áp lực mà các chỉ huy Nga đang phải chịu để đạt được tiến bộ trong các hoạt động của họ ở miền đông Ukraine.
2. Bộ trưởng Quốc phòng Reznikov: Chúng tôi sẽ giải phóng tất cả các lãnh thổ của mình, bao gồm cả Crimea
Lực lượng quân đội Ukraine sẽ giải phóng toàn bộ lãnh thổ đất nước khỏi những kẻ xâm lược Nga, bao gồm cả Crimea.
“Chúng tôi sẽ giải phóng tất cả các lãnh thổ của chúng tôi, tất cả, bao gồm cả Crimea. Crimea là một mục tiêu chiến lược đối với Ukraine vì đó là lãnh thổ của Ukraine. Nhưng chúng tôi sẽ tiến từng bước một “, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn.
Reznikov cho biết bước đầu tiên sẽ là ổn định tình hình trên chiến trường để ngăn chặn tổn thất thêm trước các lực lượng Nga. Giai đoạn thứ hai, ông nói, là đẩy các lực lượng Nga trở lại vị trí của họ trước cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng Hai.
Trong giai đoạn 3, sẽ có các cuộc thảo luận với các đối tác của Ukraine về cách giải phóng các vùng lãnh thổ, bao gồm cả Crimea.
Khi được hỏi liệu nỗ lực tái chiếm Crimea bằng các biện pháp quân sự có tiếp tục kích động Nga - vốn coi Crimea là một phần của Liên bang Nga hay không - Reznikov nói rằng đó không phải là điều cần cân nhắc.
“Nó không quan trọng. Bởi vì người Nga sẽ thấy điều đó ở Kherson, họ sẽ thấy điều đó ở Zaporizhzhia, họ cũng sẽ thấy điều đó ở Mariupol…. nhưng đây là đất của Ukraine, và Crimea cũng là đất của Ukraine”
3. Macron phát biểu sau khi đến thăm Irpin: “Chúng tôi thấy một thành phố bị tàn phá và dấu ấn của sự man rợ”
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tin rằng Ukraine phải được cung cấp khả năng giành chiến thắng trong việc bảo vệ mình trước sự xâm lược của Nga.
Macron đã cho biết như trên sau khi đến thăm thị trấn giải phóng Irpin, vùng Kyiv, nơi ông đã đến thăm vào đầu ngày hôm thứ Năm 16 tháng 6.
“Tại Irpin của Ukraine, chúng tôi đã thấy một thành phố bị tàn phá và một dấu vết của sự man rợ. Và cũng là chủ nghĩa anh hùng của những người nam nữ Ukraine đã ngăn chặn quân đội Nga khi họ tấn công Kyiv. Ukraine đang kháng cự. Quốc gia này phải có khả năng giành chiến thắng”, Ông Macron nói
Ngày 16/6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ý Mario Draghi đã tới Ukraine. Tổng thống Rumani Klaus Iohannis cũng đến thủ đô Ukraine cùng ngày.
Trong chuyến thăm Ukraine, các nhà lãnh đạo đã đến thăm thị trấn Irpin đã được giải phóng gần Kyiv.
4. Hệ thống Harpoon và đạn HIMARS: Người đứng đầu Ngũ Giác Đài vạch ra gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine
Một gói hỗ trợ an ninh bổ sung cho Ukraine, tổng trị giá 1 tỷ USD, đã được Tổng thống Mỹ Joe Biden phê duyệt hôm thứ Tư, bao gồm các hệ thống hỏa tiễn chống hạm Harpoon, đạn dược HIMARS, pháo M777 bổ sung, v.v.
Tuyên bố liên quan được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đưa ra trong bài phát biểu của ông tại Brussels, sau cuộc họp Rammstein 3.
“Gói hỗ trợ an ninh mới bao gồm đạn cho hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 18 trọng pháo M777, xe chiến thuật để kéo chúng và 36.000 viên đạn 155ly,” Tướng Austin nói.
Gói này cũng bao gồm 650 triệu USD quỹ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine.
“Điều đó sẽ giúp Ukraine có thể tự vệ bằng hai hệ thống phòng thủ bờ biển Harpoon bổ sung, hàng nghìn radio an toàn, thiết bị Night Vision, các thiết bị quan sát nhiệt và quang học khác”
Ngoài ra, gói viện trợ mới cũng bao gồm các chương trình đào tạo, bảo trì, duy trì, vận chuyển và chi phí hành chính.
Theo Tướng Austin, các gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine đã được các đồng minh và đối tác khác công bố hôm nay.
Tướng Austin bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức đã thông báo rằng họ sẽ cung cấp các đạn pháo hệ thống hỏa tiễn hàng loạt cho Ukraine, cũng như Slovakia đã thông báo viện trợ đáng kể trực thăng Mi-17 và đạn hỏa tiễn cần thiết. Austin cũng đề cập đến các khoản tài trợ pháo mới quan trọng từ nhiều quốc gia, bao gồm Canada, Ba Lan và Hà Lan.
Tướng Austin nhấn mạnh: “Tôi biết ơn những quốc gia này và tất cả những quốc gia đã giúp Ukraine tự vệ.”
Xin nhắc lại rằng cuộc họp lần thứ ba của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine đã diễn ra tại Brussels vào ngày 15 tháng 6 năm 2022, quy tụ các đại diện quốc phòng từ khoảng 50 quốc gia.
5. Mỹ đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc liên minh với Nga
Mỹ đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc liên minh với Nga và cảnh báo rằng các quốc gia nào lựa chọn liên kết với Nga và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ “đi ngược lại với lịch sử”.
“Trung Quốc tuyên bố là trung lập, nhưng hành vi của họ cho thấy rõ ràng rằng họ vẫn đang đầu tư vào các mối quan hệ chặt chẽ với Nga”, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm thứ Tư.
Tuyên bố được đưa ra vài giờ sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bảo đảm với Putin về sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với “chủ quyền và an ninh” của Mạc Tư Khoa trong cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo hôm thứ Tư.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2, Trung Quốc đã từ chối lên án Nga và cũng bị cáo buộc cung cấp vỏ bọc ngoại giao cho Nga bằng cách lên án các lệnh trừng phạt của phương Tây và việc trao vũ khí cho Kyiv.
Theo phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao, Washington đã “theo dõi chặt chẽ hoạt động của Trung Quốc”.
“Nhưng ở các khía cạnh quan trọng khác, Trung Quốc đã đưa ra lựa chọn,” tuyên bố tiếp tục.
Hơn ba tháng sau cuộc xâm lược, “Trung Quốc vẫn đứng về phía Nga. Nó vẫn còn vang vọng tuyên truyền của Nga trên khắp thế giới. Nó vẫn đang che chở cho Nga trong các tổ chức quốc tế... Và nó vẫn đang phủ nhận những hành động tàn bạo của Nga ở Ukraine bằng cách thay vào đó gợi ý rằng họ đã được dàn dựng, “nó nói.
“ Các quốc gia sát cánh với Vladimir Putin chắc chắn sẽ thấy mình đã đi ngược lại với lịch sử... Đây không phải là thời điểm để ngụy biện hay che giấu hay chờ xem điều gì xảy ra tiếp theo. Nó đã được rõ ràng những gì đang xảy ra, “tuyên bố kết luận.
6. Tướng Stoltenberg cho biết các đồng minh NATO sẽ gửi cho Ukraine tất cả vũ khí mà nước này cần để chiếm ưu thế
Các đồng minh NATO hôm nay sẽ quyết định làm thế nào để cung cấp cho Ukraine những vũ khí mà nước này cần khẩn cấp để ngăn chặn sự xâm lược của Nga và giành chiến thắng trong cuộc chiến này do Nga gây ra ở Âu Châu.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã phát biểu như trên trong cuộc họp báo trước cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên NATO.
“Tối nay chúng tôi sẽ gặp Ukraine, Georgia, Thụy Điển, Phần Lan và Liên minh Âu Châu. Đây sẽ là cơ hội để Bộ trưởng Quốc phòng Reznikov cập nhật cho chúng tôi những gì Ukraine cần một cách cấp bách. Và để các Đồng minh NATO đưa ra những tuyên bố mới về việc hỗ trợ Ukraine. Các đồng minh cam kết tiếp tục cung cấp các thiết bị quân sự mà Ukraine cần để chiếm ưu thế, bao gồm vũ khí hạng nặng và các hệ thống hỏa tiễn tầm xa”, ông Stoltenberg nhấn mạnh.
Ông lưu ý rằng các đồng minh và đối tác của NATO đã và đang cung cấp vũ khí hỗ trợ an ninh trị giá hàng tỷ đô la, cùng với hỗ trợ kinh tế và nhân đạo.
“Tôi kỳ vọng rằng tại Hội nghị thượng đỉnh, các nước Đồng minh NATO sẽ đồng ý một gói hỗ trợ toàn diện cho Ukraine. Giúp Ukraine về lâu dài, chuyển đổi từ thiết bị thời Liên Xô sang thiết bị hiện đại của NATO, và cải thiện khả năng tương tác với NATO. Các nước đồng minh luôn kiên định ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các đối tác thân thiết của chúng ta ở Âu Châu. Và quyền của mỗi quốc gia được lựa chọn con đường đi riêng, không bị can thiệp từ bên ngoài”, Tổng thư ký NATO nhấn mạnh.
Ông nói thêm rằng vào thứ Năm, một cuộc họp sẽ được tổ chức tại Trụ sở NATO của Nhóm liên lạc hỗ trợ Ukraine, một định dạng được thành lập tại căn cứ Ramstein vài tháng trước và nhằm mục đích phối hợp các nỗ lực của các đồng minh và đối tác NATO để cung cấp các loại vũ khí khác nhau và thiết bị quân sự, bao gồm cả vũ khí hạng nặng, đến Ukraine vì “họ hoàn toàn phụ thuộc vào điều đó để có thể đứng lên chống lại cuộc xâm lược tàn bạo của Nga.”
Từ ngày 28 đến 30 tháng 6, Madrid sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh NATO, nơi sẽ thảo luận những thách thức mới nhất đối với an ninh Âu Châu và Đại Tây Dương, bao gồm hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược của Nga chống lại Ukraine, cũng như các cách thức chuyển đổi hơn nữa của liên minh. Các nhà lãnh đạo sẽ thông qua một Khái niệm chiến lược mới của NATO.
7. Các cuộc vận động tại Hoa Kỳ cho anh Andy Huỳnh Ngọc Tài
Như chúng tôi đã đưa tin các kênh Telegram của Nga cho biết hai người Mỹ chiến đấu cùng với lực lượng Ukraine ở phía bắc Kharkiv của Ukraine đã bị bắt trong vùng Kharkiv. Họ là Alexander John-Robert Drueke, 39 tuổi, đến từ Tuscaloosa, Alabama và Andy Huỳnh Ngọc Tài, 27 tuổi, người Mỹ gốc Việt, đến từ Hartselle, Alabama. Cả hai đều là cựu quân nhân Hoa Kỳ.
Người thân của Andy Huỳnh Ngọc Tài, ở Trinity và Alexander Drueke, ở Tuscaloosa đã liên lạc với cả văn phòng Thượng viện và Hạ viện để tìm kiếm thông tin về nơi ở của họ.
Dân biểu Robert Aderholt cho biết anh Tài đã tình nguyện tham gia chiến đấu cùng quân đội Ukraine chống lại Nga. Người thân không được tin anh kể từ ngày 8 tháng 6, khi anh đang ở khu vực Kharkiv, đông bắc Ukraine, gần biên giới với Nga. Tài và Drueke đã ở cùng nhau, một phụ tá của Aderholt cho biết.
“Như bạn có thể tưởng tượng, những người thân yêu của anh ấy đang rất lo lắng cho anh ấy,” Aderholt nói trong một tuyên bố. “Văn phòng của tôi đã đặt câu hỏi với cả Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Cục Điều tra Liên bang để cố gắng có được bất kỳ thông tin nào có thể.”
Dân biểu Terri Sewell cho biết mẹ của Drueke đã đến văn phòng của bà vào đầu tuần này sau khi bà mất liên lạc với con trai mình.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ đang xem xét các báo cáo rằng lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn hoặc chính Nga đã bắt giữ hai công dân Mỹ này. Nếu được xác nhận, họ sẽ là những người Mỹ đầu tiên chiến đấu cho Ukraine đã bị bắt kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào ngày 24 tháng 2.
“Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và đang liên hệ với các nhà chức trách Ukraine”, Bộ Ngoại Giao cho biết trong một tuyên bố gửi qua email cho các phóng viên. Họ từ chối bình luận thêm, trích dẫn các cân nhắc về quyền riêng tư.
8. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Năm cho biết cuộc xâm lược của Nga có mục tiêu “phá vỡ Ukraine và phá vỡ toàn bộ Âu Châu.”
Trong cuộc họp báo chung tại Kyiv với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Ý Mario Draghi và Tổng thống Rumani Klaus Iohannis, Zelenskiy nói với những vị khách quý rằng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine tương đương với một cuộc tấn công vào toàn bộ Âu Châu:
“Nga muốn chứng minh rằng Âu Châu thống nhất không thể có hiệu quả và các giá trị của Âu Châu không có tác dụng bảo vệ tự do. Chúng ta có thể và chúng ta nên phá vỡ viễn cảnh này và chứng minh cho họ thấy rằng Âu Châu sẽ tiếp tục tự do, dân chủ và... thống nhất,” Ông Zelenskiy nói.
Zelenskiy cho biết cách tốt nhất để chứng minh “quan điểm chung và mạnh mẽ của chúng ta” là ủng hộ việc Ukraine hội nhập vào Liên minh Âu Châu, nói thêm rằng việc Ukraine trở thành ứng viên cho tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu có thể khuếch đại tự do ở Âu Châu trong lịch sử và trở thành một trong những quyết định quan trọng của Âu Châu đối với một phần ba đầu tiên của thế kỷ 21”.
Zelenskiy cho biết Ukraine đã sẵn sàng làm việc để trở thành một thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Âu Châu.
“Chúng tôi hiểu rằng con đường dẫn đến Liên minh Âu Châu thực sự là một con đường dài và nó không phải là một bước. Nhưng con đường này phải bắt đầu, và chúng tôi sẵn sàng làm việc để nhà nước của chúng tôi được chuyển đổi thành một thành viên đầy đủ của Liên minh Âu Châu, và người dân Ukraine đã giành được quyền đi vào con đường này.”
Tổng thống Ukraine đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu trao cho đất nước của ông tư cách thành viên nhanh chóng của khối thông qua một thủ tục rút gọn để chống lại sự xâm lược của Nga.
Zelenskiy cho biết tổng số hỏa tiễn Nga sử dụng chống lại dân thường ở Ukraine đã “lên tới 3.000 trong tháng này”, đồng thời nói thêm rằng Ukraine nhận được càng nhiều vũ khí mạnh mẽ từ phương Tây thì càng nhanh chóng kết thúc các cuộc tấn công của Nga.
“Mỗi đợt cung cấp như vậy tương đương với những người Ukraine được giải cứu. Và mỗi ngày trì hoãn hoặc trì hoãn các quyết định là cơ hội để quân đội Nga giết người Ukraine hoặc cơ hội để phá hủy các thành phố của chúng tôi. Có một mối liên hệ trực tiếp: Chúng tôi nhận được càng nhiều vũ khí mạnh thì càng nhanh chóng giải phóng dân tộc và giải phóng đất đai của mình”, Zelenskiy nói.
Đức Thánh Cha lên án sự tàn bạo của Nga trong cuộc chiến tại Ukraine. Tìm thấy thêm những mồ chôn khổng lồ
VietCatholic Media
05:25 17/06/2022
1. Công tố viên Ukraine điều tra hố chôn tập thể gần Bucha
Tổng Công tố Ukraine nói rằng họ đang điều tra cái chết của hàng ngàn thường dân bị trói tay sau lưng gần khu ngoại ô Bucha của Kyiv.
Trong một cuộc điều tra về các vị trí trước đây do Nga nắm giữ trong khu rừng gần làng Myrotke, các nhà chức trách cho biết “thi thể của nhiều thường dân với vết thương do đạn bắn và tay bị trói sau lưng đã được tìm thấy trong một chiến hào.”
“Cuộc điều tra đang được thực hiện bởi Sở Cảnh sát Quốc gia Quận Bucha ở Vùng Kyiv”, một thông cáo báo chí cho biết như trên.
Cảnh sát quốc gia Ukraine cho biết họ vẫn đang cố gắng xác định danh tính thi thể của 1.200 thường dân trong hố chôn vừa được xác định.
Cảnh sát trưởng Quốc gia Ihor Klymenko nói với Interfax Ukraine: “Đây là một quá trình lâu dài, khá vất vả vì rất nhiều thi thể đang trong tình trạng phân hủy cấp tính. Chúng tôi lấy DNA từ những người thân đã liên lạc với chúng tôi qua đường dây nóng, sau đó chúng tôi so sánh hồ sơ của những người thân này với hồ sơ của những người chết, bị chôn, bị bắn, mà không xác định được danh tính”.
Ông nói rằng cảnh sát hiện đang điều tra cái chết của hơn 12.000 thường dân trên khắp đất nước. Ông cho biết tại Bucha, một ngôi mộ tập thể mới được tìm thấy với 116 người. Ông nói rằng một số ngôi mộ tập thể là kết quả của những cư dân thu thập xác chết trên đường phố và chôn cất họ trong các công viên gần đó.
Source:CNN
2. Người Ukraine gặp Đức Giáo Hoàng để giải tỏa những hiểu lầm
Một học giả nổi tiếng người Ukraine gần đây đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng đã giao nhiệm vụ cho một số Hồng Y nghiên cứu chủ đề “chiến tranh chính nghĩa” trong bối cảnh xung đột hiện nay với Nga.
Giáo sư Myroslav Marynovych, Phó hiệu trưởng Đại học Công Giáo Ukraine, là một trong ba người Ukraine đã gặp Đức Giáo Hoàng ngày 8 tháng 6 để nói chuyện xoay quanh mối quan tâm của họ về Vatican và những quan điểm được cho là “mơ hồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô về cuộc chiến ở Ukraine, và nhận xét của Đức Giáo Hoàng chống lại việc trang bị vũ khí cho Ukraine nhằm chống lại Nga.
Trong một bài báo tóm tắt bản chất và nội dung của cuộc gặp gỡ được đăng trên trang web của Cơ quan Thông tin Tôn giáo Ukraine, gọi tắt là RISU, Marynovych cho biết cuộc gặp gỡ được tổ chức bởi một người bạn lâu năm người Á Căn Đình của Đức Giáo Hoàng tên là Alejandro.
Alejandro đã mời hai người bạn của mình từ Ukraine - là Yevhen Yakushev từ Mariupol và Denys Kolyada, một nhà tư vấn đối thoại với các tổ chức tôn giáo - gặp gỡ Đức Giáo Hoàng để thảo luận về tình hình ở Ukraine, và Marynovych đã tham gia theo yêu cầu của Kolyada.
Theo Marynovych, lý do tổ chức cuộc họp là để tạo ra một nền tảng giao tiếp cởi mở không chính thức nhằm giải quyết mối lo ngại của Alejandro “rằng xã hội Ukraine cảm nhận tiêu cực đối với một số bước của Đức Thánh Cha mà họ cho là mơ hồ.”
Ông cho biết, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận được một số lá thư từ các tổ chức công cộng và các nhà lãnh đạo tôn giáo và cộng đồng ở Ukraine bày tỏ quan ngại và tìm kiếm sự minh bạch trong quan điểm của Tòa Thánh. Kolyada đã là tác giả của một trong những bức thư đó, và được Đức Giáo Hoàng trả lời với tư cách cá nhân “với sự khiêm tốn tuyệt vời,” và Marynovych nói rằng đã xây dựng lòng tin và khiến cuộc gặp gỡ có thể diễn ra.
Trong cuộc trò chuyện kéo dài gần 2 giờ, mỗi người tham gia lần lượt phát biểu, “phân tích cởi mở các lý do dẫn đến thái độ chỉ trích của nhiều người Ukraine đối với lập trường của Vatican đối với cuộc chiến Nga-Ukraine hiện nay, cũng như đối với các bước đi nhất định của chính Đức Giáo Hoàng”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải đối mặt với áp lực từ người Ukraine, bao gồm cả người bạn lâu năm của ngài, là Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, người đứng đầu Giáo Hội Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, vì những tuyên bố công khai mà giới quan sát cảm thấy khó hiểu và những quyết định mà ngài đã đưa ra, chẳng hạn như quyết định có một phụ nữ Nga và một phụ nữ Ukraine cùng nhau vác thánh giá trong Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Source:Crux
3. Đức Thánh Cha Phanxicô lên án sự tàn bạo của người Nga trong cuộc chiến tại Ukraine
Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả việc Nga sử dụng lính đánh thuê trong cuộc chiến Ukraine là “ma quỷ” trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Ba.
Phát biểu trước các biên tập viên của các tạp chí Dòng Tên, Đức Giáo Hoàng cũng gợi ý rằng cuộc chiến, bắt đầu bằng cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2, “có lẽ bằng cách nào đó đã bị khiêu khích hoặc không được ngăn chặn.”
Cuộc trò chuyện, cũng đề cập đến Công đồng Vatican II và “Tiến Trình Công Nghị” của Đức, được đăng trên tờ La Civiltà Cattolica vào ngày 14 tháng 6 nhưng đã được tiến hành vào ngày 19 tháng 5.
Nhận xét về Ukraine, Đức Giáo Hoàng nói: “Những gì chúng ta đang thấy là sự tàn bạo và dữ dội mà cuộc chiến này đang được thực hiện bởi quân đội, bao gồm cả lính đánh thuê, được sử dụng bởi người Nga. Người Nga thích cử lính đánh thuê người Chechnya và Syria”.
“Nhưng điều nguy hiểm là chúng ta chỉ nhìn thấy điều này, là một điều ma quỷ, và chúng ta không thấy toàn bộ thảm kịch đang diễn ra đằng sau cuộc chiến này, mà có lẽ bằng cách nào đó đã bị kích động hoặc không được ngăn chặn. Và tôi ghi nhận sở thích thử nghiệm và bán vũ khí. Điều đó rất buồn, nhưng chung cuộc đó là những gì đang bị đe dọa.”
Ngài bác bỏ những đề xuất cho rằng ngài ủng hộ Tổng thống Nga Putin, và nhấn mạnh rằng ngài “chỉ đơn giản là chống lại việc giản lược sự phức tạp thành sự phân biệt giữa kẻ tốt và kẻ xấu”.
Đức Giáo Hoàng nói: “Ai đó có thể nói với tôi vào thời điểm này: vậy là bạn ủng hộ Putin! Không, tôi không phải như thế. Sẽ là đơn giản và sai lầm nếu nói một điều như vậy. Tôi chỉ đơn giản là chống lại việc giản lược sự phức tạp thành sự phân biệt giữa kẻ tốt và kẻ xấu mà không cần lý luận về gốc rễ và lợi ích, vốn rất phức tạp. “
“Trong khi chúng ta nhìn thấy sự hung hãn, tàn ác của quân đội Nga, chúng ta không được quên những vấn đề thực sự nếu chúng ta muốn những vấn đề ấy được giải quyết.”
“Đúng là người Nga đã nghĩ rằng tất cả sẽ kết thúc trong một tuần. Nhưng họ đã tính toán sai. Họ gặp phải một dân tộc dũng cảm, một dân tộc đang đấu tranh để tồn tại và là những người có lịch sử đấu tranh”.
Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng ngài hy vọng sẽ được gặp nhà lãnh đạo Chính thống giáo Nga, Thượng phụ Kirill ở Kazakhstan vào tháng 9.
“Tôi hy vọng có thể chào đón anh ấy và nói chuyện một chút với anh ấy với tư cách là một mục tử”
Source:Catholic News Agency
Ukraine đánh chìm thêm một chiến hạm Nga. Thủ tướng Johnson bất ngờ trở lại Kyiv bàn tổng phản công
VietCatholic Media
15:49 17/06/2022
1. Hải quân Ukraine đánh chìm thêm một chiến hạm của Nga
Trong bản tin tối thứ Sáu 17 tháng 6, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết hải quân nước này đã đánh chìm chiến hạm Spasatel Vasily Bekh của Nga; và như thế giờ đây soái hạm Mạc Tư Khoa bị đánh chìm hồi tháng 4 sẽ không còn cô đơn dưới đáy Hắc Hải.
Thống đốc Odesa, Maksym Marchenko, đã cho biết như sau về cuộc tấn công thành công của Ukraine vào chiến hạm Nga
Sáng nay tại Hắc Hải, chiến hạm Vasily Bekh của Hạm đội Hắc Hải đã bị trúng hỏa tiễn khi đang vận chuyển đạn dược, vũ khí, binh sĩ và các hỏa tiễn SAM “TOR” đến Đảo Rắn. Xin chúc mừng soái hạm Mạc Tư Khoa giờ đây có bạn!
Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết chiến hạm Vasily Bekh đã bị trúng hai hỏa tiễn Harpoon. Đây là lần đầu tiên Ukraine cho biết họ bắn trúng tàu Nga bằng loại hỏa tiễn chống hạm do phương Tây cung cấp.
Hệ thống hỏa tiễn Harpoon lướt là là trên mặt biển có thể đánh chìm một con tàu ở đường chân trời ở khoảng cách hơn 130 km. Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine loại hỏa tiễn lợi hại này. Để đề phòng bất trắc, các chiến hạm của Nga đã phải rút lui ra xa bờ biển Odesa của Ukraine. Tuy nhiên, chiến hạm Vasily Bekh được giao nhiệm vụ vận chuyển đạn dược, vũ khí, binh sĩ và các hỏa tiễn SAM “TOR” đến Đảo Rắn, chỉ cách bãi biển Odesa có 11 km.
Hỏa tiễn Harpoon được thiết kế để lướt trên mặt biển rất khó chống đỡ, đang là một mối lo ngại đối với hải quân Nga.
2. Thủ tướng Anh, Boris Johnson, đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv để gặp tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã hủy chuyến thăm dự kiến tới hội nghị thượng đỉnh ở Doncaster vào phút chót, nơi ông dự kiến sẽ có bài phát biểu trước các nghị sĩ Đảng Bảo thủ và các ủy viên hội đồng địa phương từ miền bắc nước Anh.
Thay vào đó, Ông Boris Johnson đã có mặt tại Kyiv. Đây là chuyến đi thứ hai của Johnson tới Ukraine kể từ đầu cuộc chiến. Chuyến đi diễn ra sau chuyến thăm của các nhà lãnh đạo hàng đầu Liên Hiệp Âu Châu Emmanuel Macron, Olaf Scholz và Mario Draghi trong tuần này.
Boris Johnson đã đề nghị khởi động một chiến dịch huấn luyện lớn cho các lực lượng Ukraine, với khả năng huấn luyện lên đến 10.000 binh sĩ trong thời gian 120 ngày.
Tại Kyiv, Thủ tướng Boris Johnson nói:
Chuyến thăm của tôi hôm nay, giữa cuộc chiến khốc liệt này, là để gửi một thông điệp rõ ràng và đơn giản đến người dân Ukraine: Vương quốc Anh ở bên các bạn, và chúng tôi sẽ ở bên các bạn cho đến khi các bạn giành được chiến thắng cuối cùng.
Ông nói thêm, chương trình huấn luyện quân sự mới “có thể thay đổi phương trình của cuộc chiến này - khai thác tối đa hỏa lực hùng hậu nhất, và quyết tâm chiến thắng của người Ukraine”.
Ông Andriy Yermak, người đứng đầu văn phòng tổng thống Ukraine, cho biết các cuộc đàm phán giữa Thủ tướng Boris Johnson và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng đề cập đến “nguồn cung cấp vũ khí hạng nặng và hệ thống phòng không rất cần thiết, hỗ trợ kinh tế cho Ukraine, gia tăng áp lực trừng phạt đối với Nga”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tỏ ra rất xúc động trước chuyến viếng thăm lần thứ hai của Thủ tướng Anh. Ông bày tỏ lòng 'biết ơn trước ủng hộ mạnh mẽ' của Vương quốc Anh. Ông Zelenskiy nói:
Cuộc chiến kéo dài nhiều ngày đã chứng tỏ rằng sự ủng hộ của Anh đối với Ukraine là vững chắc và kiên quyết. Rất vui khi gặp lại người bạn tuyệt vời của đất nước chúng ta, Boris Johnson ở Kyiv.
Đây là chuyến thăm thứ hai của Boris Johnson tới Kyiv kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào quốc gia của chúng ta. Chúng tôi có quan điểm chung về nỗ lực hướng tới chiến thắng của Ukraine. Tôi biết ơn vì một sự hỗ trợ đắc lực!
3. 'Công chúa sắt đá của Crimea' bị Vladimir Putin sa thải sau khi chỉ trích chiến tranh của Nga
Natalia Poklonskaya sinh tại Mikolaiv của Ukraine trước khi gia đình dọn đến Crimea. Cô ta đã trở cờ đón gió theo Nga khi nước này sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của mình.
Là một người có nhan sắc, sau khi được bổ nhiệm làm Tổng Công Tố Crimea, cô đã ly dị chồng vì xem việc có gia đình là một trở ngại trên con đường sự nghiệp. Vì thế, cô có danh hiệu là 'Công chúa sắt đá của Crimea'.
Tuy nhiên, gần đây cô đã bị Vladimir Putin sa thải sau khi chỉ trích cuộc chiến của ông ta và biểu tượng 'Z'.
Natalia Poklonskaya đã được bổ nhiệm làm Tổng công tố viên Crimea vào năm 2014 ở tuổi 33 và sau đó được bổ nhiệm làm nghị sĩ ở Mạc Tư Khoa. Poklonskaya trở thành một chính trị gia nổi tiếng ở Nga sau khi phản đối việc Ukraine gia nhập Liên minh Âu Châu.
Cô đã sẵn sàng trở thành đại sứ Nga nhưng thay vào đó, cô được bổ nhiệm vào Rossotrudnichestvo, là cơ quan tìm cách phản đối những vi phạm quyền của người Nga ở nước ngoài.
Poklonskaya ủng hộ mạnh mẽ việc sáp nhập Crimea, nhưng đã gọi cuộc xâm lược Ukraine của Putin là một “thảm họa”.
Cô công khai phản đối việc ném bom Kyiv và các thành phố lớn khác và nói rằng chữ cái “Z, được quân đội sử dụng, tượng trưng cho đau buồn và bi kịch.
Trong một bài phê bình quyết liệt về chiến tranh, cô ấy nói: “Mọi người đang chết dần, nhà cửa và toàn bộ thành phố bị phá hủy và hàng triệu người phải tị nạn”.
“Cơ thể và linh hồn bị cắt xẻo. Trái tim tôi đang vỡ òa vì đau đớn.”
“Hai quốc gia bản địa của tôi đang giết nhau, đó không phải là điều tôi muốn và không bao giờ là điều tôi muốn.”
Cô ta cảnh báo rằng người Ukraine sẽ “không chào đón người Nga bằng hoa”, như một số quan chức cấp cao của Điện Cẩm Linh tin tưởng, và chỉ ra rằng quân đội của Putin đang tử trận với số lượng rất lớn.
Cô cho biết, chữ Z tượng trưng cho bi kịch và đau thương đối với cả Nga và Ukraine.
Cô cảnh báo: “Thật nguy hiểm nếu tôn thờ một cách mù quáng bất kỳ biểu tượng nào - lịch sử không thích điều đó.”
“Tất cả các chính trị gia và nhà ngoại giao không giải quyết một cách hòa bình các xung đột và cho phép bất kỳ hoạt động quân sự nào đều không thể được gọi là anh hùng.”
Theo Ukrayinska Pravda, cô bị truy nã ở Ukraine với tội danh phản quốc.
Mặc dù bị trục xuất khỏi công việc mà cô đảm nhận, cô vẫn tin rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không vì những lời chỉ trích mạnh mẽ của cô mà không bổ nhiệm cô vào một vị trí chính thức khác.
“Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bãi nhiệm tôi khỏi chức vụ Phó Giám đốc Rossotrudnichestvo. Tôi sẽ ngừng các trang mạng xã hội và bất kỳ hoạt động công khai nào của mình,” cô nói.
4. Tướng Marchenko: Cuộc tấn công của Nga vào Mykolaiv là “hoang tưởng”
Hệ thống phòng thủ đa cấp và động lực cao của người dân để bảo vệ thành phố khiến cho những kẻ xâm lược Nga không thể chiếm được Mykolaiv.
Thiếu tướng Dmytro Marchenko, đã cho biết như trên.
Vị tướng nói về ba tuyến phòng thủ được thiết lập xung quanh thành phố, nói thêm rằng ở tất cả các khu vực có khả năng đột phá đã được khai thác, đây không phải là trường hợp ban đầu.
“Để chiếm được Mykolayiv… họ sẽ cần phải rút hết quân khỏi tất cả các khu vực khác, tạo ra một kho dự trữ lớn và cố gắng đột phá với kho dự trữ khổng lồ đó. Tôi sẽ nói với bạn, ngay cả khi họ làm, họ sẽ rất khó để hoàn thành,” Marchenko nói.
Ông nói thêm rằng cuộc tấn công vào Mykolaiv trên “thực tế là một điều không tưởng” và bất kỳ chỉ huy Nga nào cũng hiểu rằng nếu họ không chiếm được Mykolayiv trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, những nỗ lực mới như vậy sẽ là tấm vé một chiều cho quân xâm lược Nga.
Người đứng đầu Cục quản lý quân sự khu vực, Vitaliy Kim, nói rằng quân Nga không tiến hành một cuộc tấn công nào ở khu vực Mykolaiv, trong khi liên tục bắn vào các cộng đồng tiền tuyến và thành phố.
5. Tướng Kirby nói Ukraine đang nhận được nhiều viện trợ quân sự “chúng tôi đang gửi nhanh nhất có thể”
Chính quyền Biden sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự quan trọng cho Ukraine “nhanh nhất có thể”, cho đến khi Nga ngừng chiến, Tướng Kirby, điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia về liên lạc chiến lược cho biết như trên.
“Họ đang nhận được càng nhiều càng tốt, chúng tôi đang gửi nhanh nhất có thể,” Kirby nói. Ông cũng đề cập đến cuộc trò chuyện của Biden với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và Bộ Quốc Phòng Tiệp, cũng như cuộc họp của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin với những Bộ trưởng Quốc phòng các nước trong Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels vào đầu tuần này.
“Chúng tôi đang làm việc này rất, rất chăm chỉ,” ông nói và nói thêm rằng các hỗ trợ đang được thực hiện “với tốc độ kỷ lục” và Mỹ đang “đối thoại liên tục” với Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin “không có khuynh hướng ngừng chiến” và đàm phán một cách thiện chí, và cho đến lúc đó, “Chúng tôi sẽ cam kết giúp các lực lượng vũ trang của Ukraine tự vệ và cố gắng giành lại lãnh thổ, đặc biệt là ở phần phía đông, và ở phía nam, mà họ đang cố gắng lấy lại ngay bây giờ.”
Tướng Kirby lưu ý rằng cuộc xung đột với Nga “có thể là một nỗ lực kéo dài” nhưng cho biết viện trợ bổ sung từ Quốc hội là không cần thiết trong giai đoạn này.
“Hiện tại chúng ta không ở thời điểm mà chúng ta tin rằng, chúng ta cần lên kế hoạch cho một gói bổ sung khác. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu chi tiêu và sản xuất gói bổ sung mà Quốc Hội vừa phê duyệt”
Tướng Kirby cũng cho biết ông chưa có thông tin cập nhật về hai người Mỹ mất tích trong khi chiến đấu chống lại quân Nga bên cạnh lực lượng Ukraine.
“Chúng tôi không có tư cách xác nhận nơi ở của họ. Rõ ràng, suy nghĩ của chúng tôi là với những gia đình mà tôi chắc chắn đang phải trải qua nỗi thống khổ khủng khiếp này ngay bây giờ. Nhưng chúng tôi không thể xác nhận điều gì có thể đã xảy ra với những người này,” ông nói.
Ông nhấn mạnh rằng người Mỹ không nên đến Ukraine.
“Đó là một lời nhắc nhở hữu ích và chúng tôi đã nói điều này trong nhiều tháng: đây không phải là lúc để đến Ukraine, tuy nhiên một người có lòng chính nghĩa có thể muốn giúp Ukraine trên chiến trường. Đây không phải là thời điểm để công dân Mỹ đến đó, hãy tránh xa Ukraine, đây là một vùng chiến sự đang hoạt động. Và nếu bạn đang ở Ukraine với tư cách là một người Mỹ, hãy rời đi ngay lập tức,” Kirby nói.
Thay vào đó, ông khuyến khích mọi người ủng hộ Ukraine thông qua các cách khác, bao gồm cả việc đóng góp cho các tổ chức như Hội Hồng Thập Tự.
Đức Giáo Hoàng nói thẳng với Giám Mục Bätzing: Chúng ta không cần 2 Giáo Hội Tin Lành ở Đức. HY Woelki chịu đau khổ
VietCatholic Media
18:00 17/06/2022
1. 'Chúa có thể đang gọi chúng tôi': gặp gỡ những phụ nữ khao khát trở thành phó tế
Trong khi Giáo Hội Công Giáo không xem xét việc phong chức linh mục cho phụ nữ, thì việc phong phụ nữ làm phó tế vĩnh viễn là một khả năng có thể xảy ra, vì một ủy ban do Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập đã nghiên cứu chủ đề này, tác giả của một bài báo trên tờ American Magazine của Dòng Tên, nhan đề “‘God may be calling us’: meet the women aspiring to become deacons”, nghĩa là “’Chúa có thể đang gọi chúng tôi': gặp gỡ những phụ nữ khao khát trở thành phó tế”, đã khẳng định như trên.
Theo Anna Keating, trở ngại chính trong dư luận là lo sợ rằng chức phó tế nữ thực sự không đúng với kỷ luật và tín lý Công Giáo, và những người phụ nữ ứng cử vào chức vụ này là thường là những người không tuân thủ kỷ luật và tín lý Công Giáo. Tuy nhiên, cô nói, đại đa số “hoàn toàn vâng phục Giáo Hội, đó là lý do chính xác tại sao họ muốn hỗ trợ Giáo Hội trong chức vụ phó tế.” Anna Keating trình bày ý kiến của nhiều phụ nữ khác nhau, những người tin rằng Chúa có thể kêu gọi phụ nữ tham gia sứ mệnh này.
Họ cho rằng có thể có một ơn gọi đến chức phó tế, nhắc lại rằng đó là một dịch vụ - và nhiều người sẽ vui vẻ và sẵn sàng cung cấp dịch vụ đó.
Lập luận của Anna Keating bị chỉ trích là đơn giản hóa vấn đề. Những người không đồng ý với cô chỉ ra những sự thật sau:
Chính Ủy ban do Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập sau khi đã nghiên cứu chủ đề phó tế nữ đã bác bỏ khả năng này.
Chẳng mấy ai lo sợ các ứng viên chức phó tế nữ không vâng phục Giáo Hội. Tiến trình chọn lọc có thể loại bỏ những người cực đoan. Vấn đề là chức phó tế nữ chắc chắn sẽ dẫn đến chức linh mục nữ như một hậu quả tất nhiên.
Source:American Magazine
2. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với Giám mục Bätzing: Chúng ta không cần 2 Giáo Hội Tin lành ở Đức
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Ba rằng ngài đã nói với chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức rằng đất nước đã có “một Giáo hội Tin lành rất tốt” và “chúng ta không cần phải có hai Giáo Hội Tin Lành ở Đức”.
Đức Giáo Hoàng đã nhắc lại nhận xét này đã được đưa ra với Giám mục Georg Bätzing, chủ tịch hội đồng giám mục Đức, trong cuộc trò chuyện với các biên tập viên của các tạp chí Dòng Tên.
Cuộc đối thoại, cũng đề cập đến cuộc chiến ở Ukraine và những phản đối Công đồng Vatican II, vừa được đăng trên tờ La Civiltà Cattolica, hay Văn Minh Công Giáo, vào ngày 14 tháng 6 nhưng đã được thực hiện trước đó vào ngày 19 tháng 5.
Đức Giáo Hoàng đã được hỏi rằng ngài nghĩ gì về “Tiến Trình Công Nghị” của Đức, một cuộc tụ họp nhiều năm gây tranh cãi của các giám mục và giáo dân để thảo luận về bốn chủ đề chính: cách thức thực thi quyền lực trong Giáo hội; chức tư tế; vai trò của phụ nữ; và luân lý tình dục.
Những người tham gia đã bỏ phiếu ủng hộ dự thảo văn kiện kêu gọi phong chức linh mục cho phụ nữ, chúc lành cho các kết hiệp đồng giới và đòi phải có những thay đổi đối với giáo huấn của Giáo hội về hành vi đồng tính luyến ái, dẫn đến cáo buộc dị giáo và những lo sợ ly giáo.
Giáo Hội Tin lành ở Đức, một liên đoàn gồm 20 giáo hội bao gồm Tin lành Luther, Tin lành Cải cách và Tin lành Thống nhất, đã phong chức linh mục cho phụ nữ, kể cả chức giám mục và chúc lành cho các kết hiệp đồng tính.
Cả Giáo Hội Công Giáo và Giáo hội Tin lành ở Đức đều đang chứng kiến một sự ra đi ồ ạt của các thành viên.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các biên tập viên: “Tôi nói với chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, là Giám mục Bätzing rằng: Ở Đức, có một Giáo hội Tin lành rất tốt. Chúng ta không cần hai Giáo Hội đâu’”
“Vấn đề nảy sinh khi Tiến Trình Công Nghị xuất phát từ giới tinh hoa trí thức, thần học, và bị ảnh hưởng nhiều bởi các áp lực bên ngoài. Có một số giáo phận mà cách thức đồng nghị đang được phát triển với các tín hữu, với dân chúng, một cách từ từ.”
Các nhà phê bình của Tiến Trình Công Nghị
Bätzing, người đã lãnh đạo Hội đồng Giám mục Đức kể từ tháng 3 năm 2020, bày tỏ sự thất vọng với Đức Thánh Cha Phanxicô trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào tháng Năm.
“Giáo hoàng, ngay cả trong Giáo Hội Công Giáo, ngay cả với tất cả các quyền lực được trao cho mình, không phải là người có thể biến Giáo hội từ đầu thành chân, đó là điều chúng tôi muốn,” vị giám mục giáo phận Limburg nói.
Bätzing đã bác bỏ những lo ngại - được bày tỏ bởi các nhà lãnh đạo Giáo hội từ Ba Lan, các nước Bắc Âu và trên toàn thế giới - rằng Tiến Trình Công Nghị có thể dẫn đến ly giáo.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết một bức thư rộng rãi cho người Công Giáo ở Đức vào năm 2019. Đề cập đến điều mà ngài gọi là “sự xói mòn” và “suy giảm đức tin” ở đất nước này, và ngài kêu gọi các tín hữu hoán cải, cầu nguyện và chay tịnh, cũng như truyền giáo.
Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến bức thư trong cuộc trò chuyện của ngài với các biên tập viên.
“Tôi đã tự viết nó, và tôi đã mất một tháng để viết nó. Tôi không muốn liên quan đến Giáo triều Rôma. Tôi tự làm điều đó.”
“Bản gốc là tiếng Tây Ban Nha và bản tiếng Đức là bản dịch. Đó là nơi bạn sẽ tìm thấy những suy nghĩ của tôi,” ngài nói.
Source:Catholic News Agency
3. Tương lai của tổng giáo phận Köln
Như chúng tôi vừa loan, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Ba với các biên tập viên của các tạp chí Dòng Tên.
Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Giáo Hoàng cũng thảo luận về tương lai của Đức Hồng Y Rainer Woelki, người đang phải đối mặt với áp lực gay gắt từ các thành phần cấp tiến Đức, phải từ chức lãnh đạo tổng giáo phận Köln.
Vào tháng 9 năm 2021, Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu Đức Hồng Y Woelki tiếp tục lãnh đạo tổng giáo phận Köln sau chuyến thanh tra tông tòa của tổng giáo phận và cho phép ngài nghỉ phép một thời gian. Khi vị Hồng Y 65 tuổi trở lại vào tháng 3 năm nay, tổng giáo phận thông báo rằng ngài đã nộp đơn từ chức.
Đức Giáo Hoàng nói: “Khi tình hình rất hỗn loạn, tôi đã yêu cầu Đức Tổng Giám Mục đi xa trong sáu tháng, để mọi việc lắng xuống và tôi có thể nhìn thấy rõ ràng. Vì khi nước biển động bạn không thể nhìn rõ được”.
“Khi ngài trở về, tôi yêu cầu ngài viết đơn từ chức. Ngài đã làm và đã đưa nó cho tôi. Và ngài đã viết thư xin lỗi giáo phận. Tôi đã để ngài ở lại vị trí của mình để xem điều gì sẽ xảy ra, nhưng tôi đã có đơn từ chức của ngài trong tay. “
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp: “Điều đang xảy ra là có rất nhiều nhóm áp lực, và dưới áp lực thì không thể phân biệt được. Sau đó, có một vấn đề kinh tế mà tôi đang xem xét cử một nhóm tài chính. Để có thể phân biệt, tôi đang đợi cho đến khi không còn áp lực nữa”.
“Thực tế là có những quan điểm khác nhau là tốt. Vấn đề là khi có áp lực. Điều đó không giúp ích gì. Tuy nhiên, tôi không nghĩ Köln là giáo phận duy nhất trên thế giới có xung đột. Tôi đối xử với giáo phận này như bất kỳ giáo phận nào khác trên thế giới trải qua xung đột. Tôi có thể nghĩ đến một nơi mà xung đột vẫn chưa kết thúc: Arecibo ở Puerto Rico đã xung đột trong nhiều năm. Có rất nhiều giáo phận như vậy”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cách chức Giám mục Arecibo của Đức Cha Daniel Fernández Torres vào tháng Ba. Vị giám mục, người đã lãnh đạo giáo phận từ năm 2010, mô tả quyết định này là “hoàn toàn không công bằng”.
Vấn đề liên quan đến Đức Hồng Y Woelki có thể tóm tắt như thế này:
Thứ nhất, các thành phần cấp tiến ở Đức đã mở một chiến dịch chống lại Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Köln là nhằm loại bỏ ngài ngõ hầu Tiến Trình Công Nghị có thể tiến hành mà không bị phản kháng.
Thứ hai, trung tâm của các cáo buộc là tuyên bố cho rằng vị Hồng Y đã không công khai kết quả của một cuộc điều tra của Tổng Giáo Phận, đã được hoàn tất, về tình trạng lạm dụng tình dục dưới thời các nhà lãnh đạo hiện tại và trước đây. Tuy nhiên, theo Đức Hồng Y, báo cáo đã phải bị chặn lại vì những lo ngại về pháp lý và “những khiếm khuyết về phương pháp luận của nó”. Ngài đã cho mở một cuộc điều tra khác và đã công bố kết quả.
Thứ ba, Đức Hồng Y cũng bị cho là có lỗi vì không điều tra các cáo buộc nghiêm trọng chống lại một linh mục ở Düsseldorf bị cho là đã lạm dụng một cậu bé ở độ tuổi mẫu giáo vào cuối những năm 1970. Sau khi Đức Hồng Y Woelki được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Köln vào năm 2014, ngài đã quyết định không thực hiện thêm những hành động hoặc thông báo cho Rôma, vì linh mục này “không thể bị thẩm vấn” do chứng mất trí nhớ nghiêm trọng. Linh mục ấy đã chết vì nguyên nhân tự nhiên. Nạn nhân cũng được cho là từ chối không ra làm chứng.
Thứ tư, Đức Hồng Y Woelki đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô xem xét những cáo buộc chống lại ngài. Vào ngày 7 tháng 2, 2021, Welt am Sonntag báo cáo rằng trường hợp của linh mục Düsseldorf đã được chuyển đến Bộ Giáo Lý Đức Tin, gọi tắt là CDF. CDF đã giải tỏa mọi vấn đề liên quan đến Đức Hồng Y, và kết luận rằng ngài đã “hành động đúng theo giáo luật”.
Thứ năm, một cuộc thanh tra tông tòa cũng đã diễn ra và đi đến kết luận Đức Hồng Y Woelk không có gì sai sót.
Source:Catholic News Agency