Ngày 18-06-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô 19/6 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:34 18/06/2022


BÀI ĐỌC 1 St 14:18-20

Bài trích sách Sáng thế.

Khi ông Áp-ram thắng trận trở về, có ông Men-ki-xê-đê, vua thành Sa-lem, mang bánh và rượu ra; ông là tư tế của Thiên Chúa Tối Cao. Ông chúc phúc cho ông Áp-ram và nói:

“Xin Thiên Chúa Tối Cao, Đấng dựng nên trời đất,

chúc phúc cho Áp-ram!

Chúc tụng Thiên Chúa Tối Cao,

Đấng đã trao vào tay ông những thù địch của ông!”

Rồi ông Áp-ram biếu ông Men-ki-xê-đê một phần mười tất cả chiến lợi phẩm.

Đó là Lời Chúa.



BÀI ĐỌC 2 1Cr 11:23-26

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

Thưa anh em, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: “Đây là Mình Thầy, hiến dâng vì anh em; anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.” Cũng thế, sau bữa ăn, Người cầm lấy chén rượu và nói: “Chén này là Giao Ước Mới, lập bằng Máu Thầy; mỗi khi uống, anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.” Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.

Đó là Lời Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG Ga 6:51

Alleluia. Alleluia.

Chúa nói: Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.

Alleluia. 

TIN MỪNG Lc 9:11b-17

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với đám đông về Nước Thiên Chúa và chữa lành những ai cần được chữa.

Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giê-su thưa Người rằng: “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng.” Đức Giê-su bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn.”

Các ông đáp: “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này.”

Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Anh em hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một.”

Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngồi xuống. Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông. Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.

Đó là Lời Chúa.
 
Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:53 18/06/2022

Trân trọng giới thiệu 3 phút video chia sẻ THÁNH THỂ ĐỂ TRAO BAN
 
Thánh Thể: Đường Cao Tốc Đưa Ta Về Trời
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
08:49 18/06/2022
Thánh Thể: Đường Cao Tốc Đưa Ta Về Trời

Mình Máu Chúa Kitô Năm C 2022

Cách đây không lâu, đám thợ lặn đã tìm ra một chiếc tàu Tây Ban Nha được chế tạo đã 400 trăm bị chôn vùi dưới biển ngoài khơi Bắc Ái Nhĩ Lan. Trong số báu vật tìm được trong tàu, người ta thấy một chiếc nhẫn đàn ông bằng vàng, trên mặt nhẫn có chạm hình một cánh tay đang nắm một trái tim, với những dòng chữ như sau: “ Anh không thể cho em điều gì hơn thế nữa”.

Vâng, “quả tim” hay “tình yêu” chính là “quà tặng” tuyệt vời nhất mà một người dành tặng cho người mình yêu.

Phụng Vụ Chúa Nhật giữa tháng 6 hôm nay cũng xoay quanh câu chuyện về “quà tặng tình yêu”; nhưng không phải “chiếc nhẫn với bàn tay nắm lấy trái tim” mà là “TẤM BÁNH VÀ LY RƯỢU”. Vâng, “BÁNH THÁNH THỂ” chính là một “quà tặng tuyệt vời nhất” mà Thiên Chúa tình yêu đã chọn để trao ban cho con người, như cách cảm nhận của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II trong Thông điệp về Thánh Thể: “Hội Thánh đã đón nhận Thánh Thể từ Đức Kitô, Chúa của mình, không như một quà tặng – dẫu quí giá – giữa nhiều quà tặng khác, nhưng là quà tặng trỗi vượt, vì quà tặng đó chính là bản thân Người, quà tặng của một ngôi vị trong nhân tính thần linh, đồng thời cũng là quà tặng của công trình cứu độ...”[1].

Từ “Quà tặng sự sống vật chất” đến “Quà tặng sự sống cứu độ”:

Có thể nói được rằng, ý nghĩa đầu tiên của Thánh Thể có thể được cô đọng lại nơi thực tại “BÁNH, RƯỢU”, chính là “quà tặng sự sống” bằng “lương thực”, thứ lương thực cơ bản và nguyên tuyền từ “thực vật” được Thiên Chúa làm nên cho con người sống và tồn tại. Chính vì thế, trong kinh tiến lễ của thánh lễ, linh mục đã đọc rằng: “Lạy Chúa là Chúa Cả trời đất, chúc tụng Chúa đã rộng ban cho chúng con bánh nầy là hoa màu ruộng đất và công lao của con người, chúng con dâng lên Chúa để trở nên bánh trường sinh cho chúng con…; rượu nầy là sản phẩm từ cây nho…, chúng con dâng lên Chúa để trở nên của uống thiêng liêng cho chúng con”[2].

Và đây là điều đã được Thiên Chúa mạc khải từ lâu trong Cựu Ước: Manna trong hoang mạc thời Xuất Hành (Xh 16,1-5), bánh của tiên tri Êlia trên đường về núi Khôrép (1 V 19,8)… Đặc biệt với Chúa Nhật hôm nay, trích đoạn sách Sáng Thế trong Bài đọc 1 đã khắc họa chân dung Vị Thượng Tế Tối cao và là Vua Salem, Menkisêđê đã dâng tặng cho Ápram trong ngày khải hoàn chiến thắng một thứ “tặng phẩm duy nhất” là BÁNH VÀ RƯỢU: “Trong những ngày ấy, Menkixêđê là vua thành Salem, đem bánh và rượu tới, vì ông là thượng tế của Thiên Chúa Tối Cao…” (St 14,18).

Thì ra, Menkisêđê thời Cựu Ước chính là vị “Thượng Tế tiên trưng của Thượng Tế Giêsu” thời Tân Ước; và thứ “bánh và rượu” của thượng tế thời “Sáng Thế” nầy đã trở thành “hiện thực qua Hy Lễ là chính thân mình” của Vị Thượng Tế đích thực theo phẩm hàm Menkixêđê như thư Do Thái cắt nghĩa: “Quả thật, có lời chứng nhận rằng: Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Menkixêđê. (…). … Đức Giê-su không như các vị thượng tế khác: mỗi ngày họ phải dâng lễ tế hy sinh, trước là để đền tội của mình, sau là để đền thay cho dân; phần Người, Người đã dâng chính mình và chỉ dâng một lần là đủ.” (Dt 7,15-17.26-27).

Như vậy, từ một “quà tặng sự sống vật chất” xuất phát từ “thực vật”, Thiên Chúa đã biến thành một “quà tặng sự sống thần linh” là chính Con Một Ngài: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một…” (Ga 3,16); và “Người Con Một” đó đã hiện thực hóa quà tặng sự sống của Cha ban tặng cho loài người bằng cách “thí mạng sống”, “nộp mình”, “đổ máu”, để trở nên một “quà tặng cứu độ”: “Nầy là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con… Nầy là chén Máu Thầy… sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được khỏi tội” (Mt 26,26-28).

Từ tấm bánh hữu hạn nuôi thân xác đến tấm bánh trường sinh nuôi linh hồn:

Nếu chân lý, mầu nhiệm Thánh Thể cao cả nầy đã được Thiên Chúa chuẩn bị từ xa xưa trong Cựu ước, thì đến phiên Chúa Giêsu, để các môn sinh và những kẻ tin theo Ngài hiểu được mầu nhiệm “Bánh Trường Sinh”, “Bánh ban Sự Sống”, “Bánh Thánh Thể”… đã phải vất vả dày công thuyết minh lý giải bằng nhiều cách; trong đó, có cả những lần thực hiện dấu lạ “bánh hóa Nhiều”.

Thực vậy, trích đoạn Tin Mừng Luca mà chúng ta vừa nghe, đã tường thuật phép là “hóa bánh ra nhiều” của Đức Kitô để nuôi đám dân cùng đinh theo Ngài vào sa mạc nghe thuyết giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa: Nhưng Người nói với các ông: “Các con hãy cho họ ăn đi”… Chúa Giêsu cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, nhìn lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và phân phát cho các môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Tất cả đều ăn no nê, và người ta thu lượm được mười hai thúng miếng vụn còn dư lại. (Lc 9,11-17).

Chắc chắn, đây không là dấu lạ chỉ nhằm đáp ứng “nhu cầu khát đói” của thân xác; mà theo Thánh sử Gioan, khởi đi từ “dấu lạ bánh hoá nhiều” nầy, Đức Kitô đã cẩn trọng cắt nghĩa chân lý “BÁNH HẰNG SỐNG”, một “mặc khải chính thức và trọn hảo về mầu nhiệm Thánh Thể” đã khiến nhiều người dị ứng, đến đổi có một số môn đệ đã “càm ràm bỏ đi” (Ga 6,25-66). Riêng các Tông Đồ, chắc chắn phải đợi đến chiều Thứ Năm trước khi Thầy Chí Thánh bước vào cuộc khổ nạn, các ông mới hiểu loáng thoáng “Bánh Hằng Sống từ trời xuống” đó chính là “Tấm Bánh là Mình và Chén rượu là Máu của Thầy ban tặng trong bữa Tiệc Ly”, một “tặng phẩm tình yêu tuyệt mỹ” mà Ngài đã thực hiện cách trọn hảo qua mầu nhiệm khổ giá vào ngày Thứ Sáu liền sau đó: “Nầy là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con… Nầy là chén Máu Thầy… sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được khỏi tội” (Mt 26,26-28).

Thánh Thể: Quà tặng tình yêu trao ban và đáp trả:

Dù được cắt nghĩa: Thánh Thể chính là “Quà Tặng Sự Sống”, hay “Quà tặng Cứu độ”, thì chung quy, như đã giới thiệu ngay từ đầu, Thánh Thể chính là “Quà Tặng tình Yêu”; bởi chỉ có mối tình cao cả nhất mới sẵn sàng hiến mình thành quà tặng cho người khác: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).

Quả thật chỉ có Thiên Chúa mới dám nghĩ ra thứ quà tặng độc đáo nầy; mà xét cho cùng, chỉ có cách nầy, Đức Kitô mới thật sự làm cho chúng ta “đồng hình đồng dạng với Ngài”, như khẳng định của Thánh Phaolô: “Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Ki-tô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?” (1 Cr 10,16), mới cho chúng ta được ‘thần hóa” thực sự, mới biến chúng ta thật sự trở thành chứng nhân của mầu nhiệm Khổ Giá, trở thành tông đồ loan báo Mầu Nhiệm Cứu độ…: “Vì mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến” (Bđ 2).

Cho dù những kẻ duy lý khước từ, những nhà duy vật khinh chê, và cho dù “giác quan chẳng cảm thấy sự gì”… thì sau lời truyền phép “Nầy là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con… Nầy là chén Máu Thầy, đổ ra cho các con…” con mắt đức tin sẽ đưa chúng ta đến thờ lạy Đức Kitô, Đấng vừa hiến dâng thân mình trên thánh giá và cũng chính là Đấng đang hiện đến trong quyền năng phục sinh để hà hơi ban sức mạnh Thánh Thần cho tất cả chúng ta.

Nhưng đâu phải thế giới lúc nào cũng đầy ắp những Phêrô, dù đứng trước huyền nhiệm Thánh Thể đầy thách đố, vẫn kiên vững “bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa." (Ga 6,68-69). Vâng, thế giới chúng ta đang sống là cả một “đại tiệc buffet” với hàng triệu những món cao lương mỹ vị bắt mắt hấp dẫn, cố lôi kéo con người quay lưng lại với “Tấm Bánh Tình Yêu Giêsu” đã 2000 năm quen thuộc chán ngấy. Chính vị Thánh trẻ Carlo Acutis (1991-2006)[3], vị thánh đã say mê Thánh Thể từ nhỏ, đã nhận xét rằng: “tại sao có rất đông người xếp hàng dài cả dặm để xem những buổi nhạc rock hay một bộ phim, nhưng không bao giờ có những hàng người như thế trước Chúa Kitô Thánh Thể. (…)… mọi người không nhận ra điều họ đang bỏ sót, nếu không thì các nhà thờ sẽ đông chật người đến mức bạn sẽ không vào được trong nhà thờ.(…)… trong Bí tích Thánh Thể – Chúa Kitô hiện diện cùng một cách như Người đã hiện diện 2000 năm trước vào thời của các Tông đồ. Trở lại thời đó, mọi người phải di chuyển thật xa để gặp Người, trong khi ngày hôm nay, chúng ta may mắn hơn, vì chúng ta có thể tìm thấy Người ở bất kỳ nhà thờ nào gần nhà của chúng ta…”[4]. Và không phải chỉ “nhận xét suông”, Carlo đặt Bí tích Thánh Thể ở trung tâm cuộc đời mình, và gọi đó là “đường cao tốc của tôi đến thiên đàng”. Cậu luôn cố gằng chầu Thánh Thể và tin rằng “bằng cách đứng trước Chúa Kitô Thánh Thể, chúng ta trở nên thánh thiện”.

Ước gì, đó cũng là quyết tâm, là lựa chọn của tất cả chúng ta, sau khi nhận lãnh lời chào chúc của linh mục chủ tế: Ite Missa est – Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an. Hãy mang Thánh Thể lên đường và luôn xác tín như Thánh Acutis: Thánh Thể chính là đường cao tốc đưa ta về trời. Amen.

Trương Đình Hiền


[1] ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp về Thánh Thể (Ecclesia de Eucharistia), số 11.

[2] ỦY BAN PHỤNG TỰ trực thuộc HĐGMVN, Nghi thức Thánh lễ, nxb Tôn Giáo 2005, tr. 19.

[3] Carlo Acutis, một thiếu niên Công Giáo người Ý qua đời năm 2006, được tuyên phong Chân phước ngày 10 tháng Mười năm 2020 ở Assisi.

[4] HỒNG THỦY, website Carlo Acutis: Thánh Thể - đường cao tốc dẫn đến Thiên Đàng - Vatican News
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:40 18/06/2022

4. Chỉ nhìn từ mặt căn tính xấu xa vốn có của con thì con thực không dám hy vọng hết thảy; nhưng nhìn từ khía cạnh nhân từ vĩ đại của Ngài, con vẫn dám hy vọng tất cả.

(Thánh Francis of Assisi)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:42 18/06/2022
12. TRANH LUẬN GIỮA ĐẦU GỐI VÀ MÔNG

Cong xuống một gối gọi là “vấn an”, đây là thói quen lịch sự của người Mãn Châu khi gặp mặt nhau, trong quan trường đã dùng nó lâu rồi.

Gần đây có người xướng xuất nên cải cách tập tục xấu này, đầu gối bèn dương dương tự đắc nói:

- “Từ nay về sau ta có thể bỏ đi phiền phức được rồi, nhưng đem “vấn an” đổi thành vái chào thật lâu như trước nay là vừa buông tay vừa cất tay, lại còn cúi đầu khom lưng mông dựng lên, tổng hợp mấy bộ vị mới thành một lễ. Còn ta khi hành lễ thì chỉ cần cong lưng một cái là được, có thể thấy tài cán của đầu, tay, hông, mông đít hợp lại mới có thể hơn ta”.

Tay nghe như thế thì rất giận, bèn liên kết các bộ vị lại tấn công đầu gối, mông nói:

- “Anh nóng nảy mà làm gì, việc làm của chúng ta là quang minh chính đại, không thể nói là nhục nhã được, hắn ta ở đây nói được là quần áo bảnh bao, nhưng khi hắn thấy quan thượng cấp đang đi trên đường, thì phải lập tức đến để phục dịch, việc làm như thế đúng là nhục nhã, chúng ta làm vậy sao?”

(Yết hậu ngữ)

Suy tư 12:

Cách “vấn an” cũng nói lên được cá tính của con người ta: lưng khom hay tay vái vái, miệng bẩm ạ bẩm ạ là kiểu “vấn an” nịnh nọt; lưng thẳng, miệng cười vui, tay bắt tay là kiểu “vấn an” lịch sự; gặp nhau miệng cười ha ha tay đánh cái “chát” là kiểu “vấn an” phóng khoáng không câu nệ; khom lưng rụt rè bắt tay là kiểu “vấn an” chưa mặn nồng, và có rất nhiều kiểu “vấn an” khác tùy hoàn cảnh.

Cách “vấn an” hay nhất, có hiệu quả nhất và dễ thương nhất của người Ki-tô hữu đó là phục vụ, bởi vì tất cả những kiểu cách bắt tay, cúi đầu, khom lưng, ôm hôn thắm thiết để “vấn an” đều không nói lên được tâm tình của một con người, nhưng chính việc phục vụ tha nhân đã nói lên được điều ấy, đó chính là “vấn an” thực sự xuất phát từ con tim.

Người ta có thể cãi nhau, phê bình nhau, tranh luận nhau về thái độ “vấn an”, nhưng không một ai dám phê bình thái độ phục vụ trong yêu thương của người Ki-tô hữu.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Vươn tới tất cả nhân loại, tất cả tạo vật
Lm. Minh Anh
23:27 18/06/2022

VƯƠN TỚI TẤT CẢ NHÂN LOẠI, TẤT CẢ TẠO VẬT
“Mỗi khi ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết!”.

Mở đầu thông điệp về Thánh Thể, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhớ lại nhiều nơi mà ngài đã dâng Thánh Lễ; bắt đầu từ bàn thờ làng quê Niegowic, nhiệm sở đầu tiên của ngài, “Tôi đã cử hành Thánh Lễ trên triền núi, trên bờ hồ, trên bãi biển, trong các sân vận động, trên công trường các thành phố. Những khung cảnh khác nhau ấy cho tôi cảm nhận mãnh liệt tính phổ quát của Bí Tích này, “tính vũ trụ!”. Đúng thế, vũ trụ! Vì dù được cử hành trên một bàn thờ nhỏ của một nhà nguyện thôn quê, Thánh Thể vẫn được cử hành theo một nghĩa nào đó, trên bàn thờ của thế giới. Thánh Thể, mối dây nối kết trời đất, ‘vươn tới tất cả nhân loại, tất cả tạo vật!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta thử dừng lại chiều kích phổ quát của Bí Tích này, một Bí Tích mà qua đó, tình yêu thương tự làm cho cạn kiệt của Thiên Chúa thể hiện trong cái chết của Con Một Ngài. Qua hy tế tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô, Thiên Chúa tỏ tình yêu thương con người hơn bao giờ hết, một tình yêu ‘vươn tới tất cả nhân loại, tất cả tạo vật!’.

Bài đọc Côrintô cống hiến một trình thuật sớm nhất của bữa Tiệc Ly; ở đó, Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể. Phaolô viết, “Mỗi khi ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết!”. Như vậy, mỗi lần nhà thờ Côrintô, Rôma; mỗi lần tại đây, nhà thờ của chúng ta, hay bất cứ nơi nào cử hành Thánh Thể, Kitô hữu công bố cái chết của Chúa Kitô, công bố tình yêu Ngài; rằng, Thiên Chúa yêu thương con người cho đến chết! Trong Phúc Âm Gioan, liên quan đến cái chết và sự phục sinh của Ngài, Chúa Giêsu nói, “Một khi được cất lên khỏi đất, Tôi sẽ kéo mọi người lên với Tôi”. Đó là tình yêu của Ngài đối với tất cả những gì đang được cử hành trong mỗi Thánh Lễ, tình yêu đó đang bao phủ chúng ta. Theo ý nghĩa đó, đúng như lời vị thánh Giáo Hoàng, “Thánh Thể vẫn được cử hành theo một nghĩa nào đó, trên bàn thờ của thế giới!”.

Đó là lý do tại sao Thánh Thể sẽ luôn thúc giục chúng ta nhìn ra cộng đồng; cụ thể, những người đang tụ họp để cử hành Bí Tích. Tại Bí Tích Thánh Thể, chúng ta nghĩ đến và cầu nguyện cho toàn thể nhân loại, tất cả tạo vật; chúng ta nhớ đến Giáo Hội, nhớ đến người sống, kẻ chết; lời nguyện của chúng ta mang tính địa phương cũng như toàn cầu. Chúng ta không dâng Thánh Lễ với hai bàn tay trắng, nhưng mang những đau khổ của toàn thể nhân loại và hành tinh này đặt chung vào bánh rượu khi cử hành; trong đó, chúng ta nhớ đến một thế giới đau khổ và tan vỡ. Cũng từ đó, chúng ta nhìn ra thế giới với đôi mắt của Chúa, đôi mắt từ bi và xót thương. Tin Mừng hôm nay cho thấy điều đó khi các môn đệ xin Ngài giải tán hàng ngàn người đang vây quanh Ngài giữa đồng vắng; đang khi Ngài bảo, “Các con hãy cho họ ăn!”. Sau đó, chính Ngài đã làm phép lạ để họ no nê. Tình yêu đó đặc biệt thể hiện khi Ngài hiến mình trên thập giá!

Anh Chị em,

“Mỗi khi ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết!”. Chúa Giêsu đã chết một lần duy nhất trên đồi Calvê, nhưng Máu Châu Báu của Ngài vẫn tiếp tục đổ ra rửa sạch tội lỗi nhân loại trên các bàn thờ. Do đó, mỗi lần tham dự Thánh Lễ và rước lấy Mình Thánh Ngài, chúng ta tái hiện cái chết cứu độ ấy. Khắp nơi trên hoàn vũ, ở đâu có Thánh Lễ, ở đó Thiên Chúa đang thể hiện lòng thương xót của Ngài. Và như thế, Mình Máu Chúa Kitô là mối dây nối kết trời đất, toàn thể vũ trụ và con người; qua đó, chúng ta trải nghiệm thế nào là tình yêu tự hiến của Thiên Chúa nơi cái chết của Con mình; rước lấy Mình Ngài, là rước lấy sự sống Thiên Chúa. Ước gì sự sống của Chúa Kitô biến đổi chúng ta nên giống Ngài; biết nhìn thế giới bằng ánh mắt và con tim của Ngài, hầu dám hy sinh như Ngài. Bí Tích Tình Yêu mời gọi chúng ta mở rộng tầm nhìn, nhìn xa hơn chính mình, vượt ra ngoài gia đình, Giáo Xứ, Giáo Phận và ngay cả Giáo Hội. Và như thế, Thánh Lễ sẽ không chỉ diễn ra trong nhà thờ, nhưng kéo dài suốt cả ngày sống và cuộc sống của chúng ta; bởi lẽ, nó ‘vươn tới tất cả nhân loại, tất cả tạo vật!’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cho con biết sống Thánh Lễ mỗi ngày khi biết sống cho anh chị em con, không chỉ ở phạm vị nhỏ hẹp, nhưng còn ‘vươn tới tất cả nhân loại, tất cả tạo vật!’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Có những hiểu lầm trong việc chọn Giám Mục tại một tổng giáo phận ở Đức. Việc giáo dân bầu Giám Mục
Đặng Tự Do
05:25 18/06/2022


Ở tuổi 74, Đức Tổng Giám Mục Hans-Josef Becker của Paderborn đã yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô bãi miễn chức vụ của mình, ngài tin rằng những thách thức phía trước đòi hỏi phải có một Giám Mục trẻ hơn.

Các phương tiện truyền thông loan tin rằng, giáo dân trong tổng giáo phận này, theo tinh thần của Tiến Trình Công Nghị ở Đức đã quyết định tự mình bầu một Tổng Giám Mục.

Cũng có người đi xa hơn biên giới nước Đức, cho rằng nếu Tòa Thánh đã đồng ý cho Đảng Cộng sản Trung Quốc chọn ra Giám Mục Công Giáo thì người giáo dân phải có quyền đó vì họ hoàn toàn xứng đáng hơn Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc chọn Giám Mục.

Tuy nhiên, vấn đề có lẽ không phải như thế. Tiến trình chọn Tổng Giám Mục ở tổng giáo phận này hơi khác với những nơi khác, và được quy định theo một thỏa thuận gọi là Prussian Concordat vào năm 1929.

Thỏa thuận này được ký kết ngày 14 tháng 7, 1929 giữa nước Phổ tự do và Tòa Thánh, nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai bên sau sự sụp đổ của Đế Quốc Phổ vào năm 1918.

Một trong những điều khoản trong Prussian Concordat quy định rằng Kinh Sĩ Đoàn nhà thờ chính tòa Paderborn sẽ lập ra một danh sách các ứng cử viên trao cho Sứ thần Tòa Thánh chuyển đến Rôma. Sau đó, Đức Giáo Hoàng sẽ gửi lại một lựa chọn thu hẹp gồm ba ứng viên, từ đó Kinh Sĩ Đoàn sẽ bầu ra tổng giám mục mới.

Bị ảnh hưởng bởi Tiến Trình Công Nghị Đức đang được tiến hành, Kinh Sĩ Đoàn nhà thờ chính tòa Paderborn đã quyết định mời thêm nhiều giáo dân tham gia vào các giai đoạn địa phương của tiến trình này. Vấn đề có lẽ chỉ như thế, chứ không phải là một “sự nổi loạn” như được mô tả trên các mạng xã hội.
Source:katholisch.de
 
Các giám mục Hàn Quốc tiến hành án phong thánh cho 81 vị tử đạo
Đặng Tự Do
05:26 18/06/2022


Các giám mục ở Hàn Quốc đã xác định được 81 vị tử đạo trong Chiến tranh Triều Tiên, bị quân cộng sản giết vì đức tin của các ngài.

Ngày 7 tháng 6 năm 2022, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hàn Quốc thông báo kết thúc cuộc điều tra về 81 vị tử đạo trong Chiến tranh Triều Tiên.

Theo UCANews, các giám mục khẳng định rằng những người Công Giáo này là “nhân chứng của đức tin hiện đại và đương đại”.

Danh sách các vị tử đạo bao gồm Giám mục Phanxicô Hồng Long Hạo (Hong Yong-ho, 홍용호 프란치스코) của Bình Nhưỡng, cũng như Đức ông Patrick James Byrne, nhà truyền giáo người Mỹ.

UCANews lưu ý rằng 81 vị tử đạo này là một phần của “1.100 Kitô hữu bao gồm cả Đức Cha Hồng đã bị quân Bắc Triều Tiên tàn sát vì đức tin của họ trong Chiến tranh Triều Tiên.”

Nhiều người trong số những người này đã bị “tra tấn và giết hại bởi những người cộng sản trước và sau Chiến tranh Triều Tiên kéo dài từ 1950 đến 1953.”

Bước tiếp theo trong án tuyên thánh cho những vị tử đạo này là đưa hồ sơ của các ngài về Rôma để Vatican điều tra thêm.
Source:Aleteia
 
Hàng nghìn kiến nghị xin ĐTC xem xét lại quyết định đình chỉ các lễ phong chức ở Toulon
Đặng Tự Do
05:27 18/06/2022


Vào ngày 3 tháng 6, Vatican đã thông báo đình chỉ các cuộc truyền chức của chủng viện La Castille, thuộc giáo phận Fréjus-Toulon. Hôm 14 tháng 6, hơn 10.000 tín hữu của vùng le Var đã ký vào một thỉnh nguyện thư mà họ dự định sẽ sớm gửi đến Đức Thánh Cha Phanxicô.

Quyết định của Rôma về việc đình chỉ các cuộc truyền chức linh mục và phụ trách của chủng viện La Castille, thuộc giáo phận Fréjus-Toulon - dự kiến ban đầu là vào ngày 26 tháng 6 - là rất hiếm khi xảy ra. Quyết định của Vatican đã khiến nhiều tín hữu ngạc nhiên và khó chịu, đối với nhiều người dường như là chưa từng có trong giáo phận này và xảy ra do sự giải thích không đầy đủ. Vào ngày 4 tháng 6, một ngày sau khi thông báo được công bố, một số tín hữu của giáo phận đã quyết định viết đơn thỉnh cầu Đức Thánh Cha Phanxicô.

“Một số giáo dân trong giáo phận đã liên lạc với nhau nói rằng chúng ta phải viết thư cho Đức Giáo Hoàng để nói với ngài rằng quyết định này là tàn bạo, đặc biệt là đối với các chủng sinh bị tước quyền thụ phong sau bảy năm học tập và suy tư,” Benoît Ab der Halden, một người ký tên và là một giáo dân tại nhà thờ Thánh Joan thành Arc ở Toulon, là người đã tham gia hoạt động tích cực tại giáo phận trong nhiều năm, nói với Aleteia. “Ý tưởng là tìm ra một giải pháp, đặc biệt là đối với những người thường thấy mình bị kẹt giữa hai tảng đá. Họ thấy mình bị mắc kẹt giữa quyết định của Vatican và những lời trách móc đối với một giám mục trong việc quản lý chủng viện và giáo phận của ngài”. Liên quan đến giám mục Fréjus-Toulon, người đã lãnh đạo giáo phận trong 22 năm, ông nói, “Đức Cha Rey rất táo bạo, ngài đã thử một số điều và đôi khi không có kết quả. Nhưng xét về kết quả của những hành động của ngài trong giáo phận, quyết định đình chỉ việc phong chức đã gây sốc sâu sắc cho chúng tôi”.

Ra mắt vào thứ Sáu, ngày 3 tháng Sáu, với một trang web được thiết lập và chạy vào ngày hôm sau, bản kiến nghị dự kiến sẽ được gửi đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tuần tới. Đây là toàn văn bản kiến nghị:

Chúng con, những tín hữu của Giáo hội tại Pháp, đã bị sốc và đau đớn khi biết được những điều cấm đối với Đức Cha Dominique Rey, giám mục của Fréjus-Toulon, và không hiểu những động cơ này.

Quyết định này đã được thực hiện một cách thẳng thừng và gây chấn động cho chúng con, trước hết là đối với các chủng sinh bị tước quyền thụ phong, những người phải đương đầu với lệnh cấm ấy.

Chúng con đón nhận quyết định ấy trong sự vâng phục của Giáo hội, nhưng chúng con không hiểu điều đó, đặc biệt là khi nhìn vào những gì chúng con biết về Đức Cha Rey, về nhân cách của ngài và về sự lãnh đạo của ngài trong giáo phận chúng con trong 22 năm qua.

Ngài là một giám mục đã gửi gắm, bằng hành động nhưng cũng bằng nhân cách của mình rất nhiều hy vọng cho sự đổi mới của Giáo hội Pháp.

Chúng con thực sự lo ngại về những hậu quả lâu dài đối với mối quan hệ giữa Rôma và những người Công Giáo Pháp, vốn đã bị lung lay dữ dội.

Giáo phận Toulon được hợp nhất xung quanh giám mục của mình trong một động lực truyền giáo, được chứng kiến bởi sự thành công của nhiều sáng kiến được sinh ra trong giáo phận này, đặc biệt là những sáng kiến ảnh hưởng đến những người thiệt thòi nhất, hoặc thực tế là tuổi trung bình của các linh mục trong giáo phận chúng con là 55; đây là những dấu hiệu hy vọng cho toàn thể Giáo hội của chúng ta.

Tất nhiên, Đức Cha Rey không hoàn hảo, không ai giống ai, nhưng ngài rất sáng tạo và táo bạo. Thông qua các hành động của mình, Đức Cha Dominique Rey cố gắng phục vụ sự thống nhất của Giáo hội và bảo đảm rằng mọi người đều tìm thấy một vị trí trong đó. Nhiều người trong chúng con đã cảm nhận được lòng nhân từ của ngài. Họ có thể làm chứng cho điều này: những người nghèo, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, những công dân của các vùng ngoại vi của thế giới, họ là bạn của ngài. Ngài là người cùng xóm giềng đi tìm con chiên lạc, đón đứa con hoang đàng.

Thưa Đức Thánh Cha, chắc chắn có những lý do dẫn đến quyết định chống lại các chủng sinh và giáo phận, nhưng những gì chúng con biết là tác hại to lớn mà những điều cấm đối với Đức Cha Rey sẽ gây ra cho Giáo hội ở Pháp.

Chúng ta đừng để những lo lắng của người Công Giáo Pháp phải nhân lên. Xin cho chúng ta có tinh thần huynh đệ, chân lý, lắng nghe và bình an. Trong hy vọng, chúng con cầu nguyện.
Source:Aleteia
 
Tiến Sĩ George Weigel: Làm sáng tỏ những huyền thoại liên quan đến Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng
J.B. Đặng Minh An dịch
16:36 18/06/2022

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết đăng trên tờ First Things có nhan đề “Demythologizing Conclaves”, nghĩa là “Làm sáng tỏ những huyền thoại liên quan đến Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.



Thông báo gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô rằng ngài sẽ tấn phong 21 vị tân Hồng Y vào ngày 27 tháng 8, mười sáu vị trong số đó sẽ bỏ phiếu trong mật nghị được tổ chức sau ngày đó, tạo ra làn sóng những đồn đoán thường thấy về hình dạng của cuộc bầu cử giáo hoàng tiếp theo. Phần lớn việc ngắm nhìn quả cầu pha lê đó không hữu ích, vì nó dựa trên nhiều huyền thoại về các Cơ Mật Viện. Tôi hy vọng việc làm sáng tỏ các huyền thoại đó sẽ hoạt động như một chất ổn định, vì vùng nước xung quanh Con Thuyền Thánh Phêrô có thể sẽ trở nên hỗn loạn hơn trước khi mật nghị tiếp theo diễn ra trong Nhà nguyện Sistina dưới cái nhìn nghiêm khắc của Chúa Kitô Thẩm Phán.

Huyền thoại số 1: Một vị giáo hoàng tấn phong một tỷ lệ đáng kể các Hồng Y cử tri bầu người kế vị ngài sẽ qua đó quyết định người kế vị ngài là ai. Không đúng.

Năm 1878, các Hồng Y cử tri đều được đề cử bởi Đức Giáo Hoàng Grêgoriô 16 hoặc Piô thứ Chín; các ngài đã bầu Hồng Y Vincenzo Gioacchino Pecci, người, với tư cách là Đức Lêô thứ 13, đã đưa Giáo hội đi theo một hướng rất khác so với hai vị tiền nhiệm ngay trước đó của mình. Năm 1903, sáu mươi mốt trong số sáu mươi hai Hồng Y cử tri chọn người kế vị Đức Giáo Hoàng Lêô đã được tấn phong bởi vị Giáo Hoàng đã khởi xướng Cách mạng Leonine trong hơn 25 năm và sự gắn bó của Công Giáo với văn hóa và chính trị hiện đại — những vị Hồng Y này được dự kiến sẽ bầu ra một người theo hình ảnh của Đức Lêô thứ 13. Nhưng thay vào đó, sau một cuộc can thiệp đe dọa phủ quyết bởi hoàng đế Habsburg, là người cỗ vũ nồng nhiệt cho sự hội nhập Công Giáo vào thời đó, các ngài đã bầu cho Đức Hồng Y Giuseppe Melchiorre Sarto, là người với tư cách là Đức Giáo Hoàng Piô thứ 10, đã kiên quyết chặn đứng các sáng kiến táo bạo hơn của Đức Lêô thứ 13.

Năm 1958, các Hồng Y cử tri đều được tấn phong bởi Đức Piô thứ 11 và Đức Piô thứ 12, và nhiều người cho rằng vị giáo hoàng tiếp theo sẽ nằm trong hàng ngũ đó (Đức Piô thứ 12, với tên gọi Eugenio Pacelli, đã từng là Quốc vụ khanh của Đức Piô thứ 11). Thay vào đó, các Hồng Y cử tri đã chọn một vị Giáo Hoàng lớn tuổi, Đức Angelo Giuseppe Roncalli. Với tư cách là Đức Gioan 23, ngài đã dẫn dắt Giáo hội vào một công đồng đại kết mà cả Đức Piô thứ 11 và Đức Piô thứ 12 đều đã cân nhắc triệu tập trước khi bác bỏ ý kiến này; phần còn lại là lịch sử của thời khắc Công Giáo của chúng ta.

Năm 2013, đa số Hồng Y cử tri đã được Đức Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI phong làm Hồng Y. Người mà các ngài chọn, lấy danh hiệu chưa từng có là Giáo hoàng là Phanxicô, đã lặng lẽ nhưng kiên quyết phá bỏ di sản của Đức Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI về nhiều mặt.

Huyền thoại số 2: Ai vào cơ mật viện như một giáo hoàng sẽ rời cơ mật viện như một Hồng Y. Không đúng.

Năm 1878, Đức Lêô thứ 13 nhanh chóng được chọn, điều này cho thấy rằng ngài hẳn đã là một papabile - ứng viên Giáo Hoàng sáng giá - trước mật nghị. Đức Hồng Y Giacomo Della Chiesa, Hồng Y tổng giám mục của Bologna và là một nhà ngoại giao kỳ cựu của Tòa Thánh, chắc chắn là ứng viên Giáo Hoàng khi tham gia mật nghị thời chiến năm 1914, mặc dù phải trải qua nhiều vòng ngài mới được bầu. Tất cả những người biết bất cứ điều gì đều mong đợi Đức Hồng Y Eugenio Pacelli sẽ kế vị Đức Piô thứ 11 (bao gồm cả Đức Piô thứ 11), và ngài đã thực sự nhanh chóng được chọn. Đức Hồng Y Giovanni Battista Montini chắc chắn đã là ứng viên Giáo Hoàng sáng giá vào năm 1963, một phần vì nhiều Hồng Y cử tri đã coi ngài là người kế vị hợp lý cho Đức Piô thứ 12 vào năm 1958; nhưng vì một số lý do chưa giải thích được, Đức Montini, mặc dù là tổng giám mục của Milan, không phải là Hồng Y khi Đức Piô thứ 12 qua đời.

Đối với những người không có thành kiến nhưng có sự hoài nghi thích đáng với những tưởng tượng của truyền thông Ý, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã tham gia mật nghị năm 2005 với tư cách một ứng viên Giáo Hoàng sáng giá, và rời mật nghị với tư cách là giáo hoàng sau một thời gian ngắn bỏ phiếu. Tương tự như vậy, vào năm 2013, những người có nguồn tin thực (thường không bao gồm các tờ báo Ý) đều biết rằng Hồng Y Dòng Tên Jorge Mario Bergoglio, là ứng cử viên hàng đầu, và cuộc bầu cử của ngài sau một mật nghị ngắn không có gì đáng ngạc nhiên đối với họ.

Huyền thoại số 3: Một mật nghị phải qua nhiều vòng bỏ phiếu, gây tranh cãi, sẽ dẫn đến một triều đại Giáo Hoàng không có thực quyền. Không đúng.

Các Đức Hồng Y Giacomo Della Chiesa, Achille Ratti, và Karol Wojtyla đều được bầu vào ngôi Giáo Hoàng sau những mật nghị kéo dài; hơn nữa, các mật nghị năm 1914 và 1922 đầy tranh cãi, khi các Hồng Y tiếp tục bàn cãi về di sản của Cách mạng Leonine. Tuy nhiên, Đức Bênêđíctô 15, Piô thứ 11 và Đức Gioan Phaolô II đều là những vị giáo hoàng vĩ đại đã có những đóng góp đáng kể cho Giáo hội. Bài học ở đây là gì? Thưa: Một mật nghị dài có thể tạo ra một kết quả được cân nhắc chu đáo.

Huyền thoại số 4: Những Hồng Y duy nhất có thể quyết định là những Hồng Y thực sự bỏ phiếu. Không đúng.

Kể từ khi Đức Phaolô Đệ Lục cải tổ các thủ tục mật nghị, chỉ những Hồng Y chưa quá tuổi tám mươi khi mật nghị được khai mạc mới có thể được bỏ phiếu. Tuy nhiên, tất cả các vị Hồng Y đều tham gia vào Tổng Công Nghị Hồng Y trong thời gian giữa cái chết hoặc sự thoái vị của giáo hoàng và sự hoàn thành của mật nghị. Và các ngài có thể có tác dụng thực sự, như Đức Hồng Y Cormac Murphy-O'Connor của Anh đã chứng minh qua việc ngài ủng hộ Đức Hồng Y Bergoglio vào năm 2013. Với hơn tám mươi vị Hồng Y có thẩm quyền đạo đức lớn như Francis Arinze, Wilfrid Fox Napier, George Pell, Camillo Ruini, và Giuse Trần Nhật Quân tham gia, các cuộc thảo luận trong các Tổng Công Nghị Hồng Y tiếp theo có thể có ảnh hưởng tương tự.
Source:First Things
 
Tổng giám mục Pháp ra lệnh cho các chủng sinh không được mặc áo chùng thâm
Đặng Tự Do
17:09 18/06/2022


Theo Đức Tổng Giám Mục Guy de Kerimel của Toulouse, các chủng sinh mặc áo chùng thâm, tiếng Pháp là Suotane, tiếng Anh là Cassock, thể hiện sự thái quá của chủ nghĩa giáo sĩ mà theo ngài là không phù hợp với tình trạng giáo dân của họ.

Một lá thư do tân tổng giám mục Toulouse ở tây nam nước Pháp gửi cho các chủng sinh của tổng giáo phận của mình, trong đó ngài yêu cầu họ không được mặc áo chùng thâm, đã gây ra sự phẫn nộ và lo lắng của một số tín hữu Công Giáo trong nước.

Bức thư đề ngày 2/6 và dự định giữ kín, nhanh chóng bị rò rỉ và được truyền thông Pháp săn đón. Trong đó, Đức Tổng Giám Mục Guy de Kerimel - người vừa mới nhậm chức vào tháng 12 năm 2021 - đã tái khẳng định quan điểm được bày tỏ một ngày trước đó tại một bữa ăn tối với các chủng sinh từ tổng giáo phận, đặc biệt là việc ngài phản đối việc mặc áo chùng thâm trước khi truyền chức.

Đề cập đến vấn đề mà ngài đã nêu ra khi thấy các chủng sinh mặc áo chùng thâm và áo giúp lễ Rôma (tiếng Pháp Surplis, tiếng Anh Surplice) trong buổi lễ Thêm sức cho các học sinh vài ngày trước đó, vị Tổng Giám Mục nói rằng ngài nói với các chủng sinh rằng ngài “không muốn các chủng sinh thể hiện mình một cách quá giáo sĩ.” Thật vậy, theo quan điểm của ngài, hình ảnh mà các chủng sinh thể hiện mình theo cách này không phù hợp với tình trạng tín hữu giáo dân không có chức thánh của họ. Ngài cũng biện minh cho lập trường của mình bằng cách tuyên bố rằng “ưu tiên của một người trẻ đang được đào tạo cho chức tư tế thừa tác là phát triển và củng cố mối quan hệ của anh ta với Chúa Kitô trong sự khiêm nhường và chân lý, mà không tìm cách nhập vào một nhân vật nào đó,” và rằng “anh ta phải cho phép lòng bác ái mục vụ phát triển trong anh ta và làm cho anh ta có thể tiếp cận được với tất cả mọi người trước khi lo lắng về việc thể hiện một bản sắc rất rõ ràng.”

Vì vậy, lá thư là một dịp để thiết lập quy định về trang phục của các chủng sinh cho giáo phận trong tương lai: “Việc mặc áo chùng thâm không được phép trong chủng viện; đó là luật có hiệu lực. Do đó, tôi yêu cầu luật này được áp dụng bên ngoài chủng viện ở giáo phận Toulouse, kể cả đối với các phó tế,” ngài nói rõ và nói thêm rằng kể từ khi nhập học vào chủng viện, có thể đeo một dấu hiệu đặc biệt chẳng hạn như áo cổ côn Rôma hoặc một cây thánh giá đơn giản.

Đức Tổng Giám Mục de Kerimel dựa trên lập luận của mình về Điều 284 của Bộ Giáo luật, trong đó giao cho các hội đồng giám mục nhiệm vụ xác định các giáo sĩ nên mặc lễ phục của Giáo hội, “theo phong tục hợp pháp của địa phương.”

Lập trường của ngài đã gây ra tranh cãi trên mạng xã hội và một số trang web Công Giáo. Được trích dẫn bởi tạp chí bảo thủ Valeurs actuelles, một linh mục của giáo phận đã mô tả những lập luận của vị giám mục là “ngụy biện”, tái khẳng định tầm quan trọng cơ bản của chiếc áo chùng thâm trong cuộc đời của linh mục, kể cả đối với các chủng sinh khi họ “khao khát chức vụ linh mục và chiếc áo chùng thâm giúp ích cho họ. Những chiếc áo ấy xâm nhập vào da của linh mục. Ông nói, “chiếc áo chùng thâm là một lời nhắc nhở về chức tư tế, nó nhắc nhở chúng ta rằng trong mọi việc một linh mục làm, nó giúp đỡ và thúc đẩy việc sống như một linh mục và giúp mọi người hướng về thánh chức mà không xấu hổ hay sợ hãi”.

Một số nhà bình luận cũng chỉ trích vị giám mục đã hành động xu thời theo xu hướng xã hội, trong khi tác động của báo cáo về lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Pháp đang làm gia tăng thêm các hành vi chống Công Giáo trong những tháng qua, đặc biệt là chống lại các linh mục.

Bối cảnh căng thẳng

Hơn nữa, vụ việc này xảy ra trong bối cảnh đặc biệt căng thẳng giữa một bộ phận trong hệ thống phẩm trật của Giáo hội địa phương và các cộng đồng Công Giáo truyền thống vốn đặc biệt phát triển mạnh ở Pháp.

Năm ngoái, sau khi xuất bản cuốn sách Traditionis Custodes motu proprio, Đức Tổng Giám Mục de Kerimel, khi đó là Giám Mục Giáo phận Grenoble-Vienne ở đông nam nước Pháp, đã bị các tín hữu truyền thống của ngài ở đó chỉ trích mạnh mẽ khi ngài chấm dứt các hoạt động của Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô, cử hành Thánh lễ bằng tiếng Latinh. Ngài cũng tìm cách hạn chế việc cử hành Thánh lễ truyền thống bằng tiếng Latinh. 500 giáo dân được tường trình là những người trung thành với Thánh lễ Latinh Truyền thống đã vận động một cuộc tẩy chay gây ra tổn thất đáng kể cho nguồn thu của giáo phận cho năm 2021.

Và cùng ngày lá thư của Đức Tổng Giám Mục de Kerimel bị rò rỉ, các tín hữu nước Pháp thất kinh khi biết được việc đình chỉ phong chức chức vụ linh mục và phó tế ở giáo phận Toulon, miền đông nam nước Pháp, cho đến khi có thông báo mới.

Với lá thư này, Đức Tổng Giám Mục de Kerimel có lẽ đã tạo ra một một khởi đầu không mấy tốt đẹp tại nhiệm sở mới của ngài.
Source:National Catholic Register
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chúa Giêsu, Cơm Hằng Sống
Lm Nguyễn Trung Tây
11:28 18/06/2022
LM Nguyễn Trung Tây
CHÚA GIÊSU, CƠM HẰNG SỐNG - John 6


Văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp lúa nước. Bởi thế, gạo là lương thực chính của người Việt. Người Việt Nam căn bản ăn cơm ngày ba bữa, sáng, trưa, chiều. Trong tâm thức của người Việt, một bữa ăn không phải là một bữa ăn nếu họ không được ăn ít nhất một chén cơm trắng. Một ổ bánh mì, trong tâm thức của người Việt, không thể lấp đầy cái bụng trống rỗng. Nói một cách đơn giản, khi người Việt đói, họ sẽ tìm kiếm một chén cơm trắng. Cơm không chỉ có ý nghĩa đối với người sống mà còn cả với người chết. Trong một đám tang, người ta có thể nhìn thấy trên nắp áo quan một chén cơm trắng được đặt trước di ảnh của người quá cố. Thức ăn chính của người Việt Nam bao gồm: cơm, rau và cá. Tuy nhiên, một bữa ăn thanh đạm có thể chỉ bao gồm cơm trắng và một chén nước mắm nhỏ. Bởi thế, gạo rất quan trọng đến nỗi sự vắng mặt của cơm trắng trong bữa ăn hằng ngày có thể được hiểu đây là một dấu hiệu của một nạn đói.

Bánh mì là lương thực chính của người Do Thái; bánh mì là linh hồn trong mọi bữa ăn của người Do Thái. Bánh mì được nướng và phục vụ trong mỗi bữa ăn của người Do Thái. Các món ăn khác có thể được bỏ qua trên bàn ăn, nhưng bánh mì phải luôn luôn có mặt. Bánh mì có ý nghĩa quan trọng đến mức nếu gặp hoàn cảnh bất ngờ, một bữa ăn của người Do Thái có thể được phục vụ chỉ với bánh mì. Đó là lý do tại sao độc giả Kinh Thánh nhận ra bánh mì xuất hiện trong bữa ăn của Tin Mừng Gioan 6. Trên tất cả, bánh mì là thứ mà người Do Thái tiêu thụ để sinh tồn. Bởi thế, sự vắng mặt của một ổ bánh mì trên bàn ăn có thể được coi là một dấu hiệu của nạn đói. Đức Giêsu sử dụng hình ảnh bánh mì trong bài diễn văn Bánh Mì Hằng Sống trong Tin Mừng Gioan 6 vì bánh mì là một thực phẩm thiết yếu cho cuộc sống của người Do Thái. Khi Ngài nói, "Ta là bánh mì hằng sống," Đức Giêsu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Chúa Giêsu: Ngài là bánh mì nuôi dưỡng sự sống đời đời. Nếu không có Đức Giêsu, bánh mì ban sự sống, không ai có thể sống sót.

Luận bàn về phương cách truyền giáo bằng phương pháp đối thoại văn hóa, Louis Luzbetak lập luận, “Tin Mừng phải được rao giảng tới con người [trong bối cảnh của] con người và nơi họ sinh sống tại thời khắc và địa điểm đặc biệt này.”[1] Tương tự như vậy, Paul Hiebert khẳng định, “có một khoảng cách giữa các nền văn hóa đương đại và bối cảnh xã hội mà Kinh thánh dựa trên.”[2] Do đó, Edgar Javier đề nghị, “khoảng cách này nên được thu hẹp để mọi người có thể đón nhận Tin Mừng nơi đây bây giờ — đó là nơi mọi người đang sinh sống.”[3] Truyền giáo qua phương pháp đối thoại văn hóa là một quá trình giới thiệu Tin Mừng tới một nền văn hóa đặc thù. Vì vậy, Antonio Pernia tin rằng nếu Ngôi Lời dựng lều giữa chúng ta (Gioan 1:14), đức tin Kitô cũng phải tìm ra một ngôi nhà giữa những ngôi nhà của những người thuộc nền văn hóa đó.[4] Stephen Bevans xác định: “ở một thế giới bị ràng buộc bởi lịch sử và văn hóa và một ngôn ngữ đặc thù, Thiên Chúa đang cất tiếng nói.”[5]
Trong thế giới của người Việt Nam, bắt nguồn từ văn hóa nông nghiệp lúa nước, và sử dụng ngôn ngữ Việt Nam, lương thực chính trong bữa ăn hằng ngày là cơm, Đức Giêsu trong Tin Mừng Gioan 6 có thể được hiểu là "Chúa Giêsu, Cơm Hằng Sống" trong văn hóa Việt Nam.
Ý nghĩa thần học của “Chúa Giêsu, Cơm Hằng Sống” là bất cứ ai ăn "Cơm Hằng Sống" sẽ không bao giờ đói nữa. Và trên tất cả, họ sẽ nhận được sự sống đời đời.
(LM Nguyễn Trung Tây, Âm Hưởng Truyền Giáo trong Văn Hóa Việt Nam của Tin Mừng Hóa Bánh Mì Ra Nhiều – Gioan 6, Tôn Giáo, 2021, 11-14).

Chú thích
[1] Louis Luzbetak, The Church and Cultures: New Perspectives in Missiological Anthropology (Maryknoll, New York: Orbis Books, 1988), 44.
[2] Paul G. Hiebert, Anthropological Insights for Missionaries (Grand Rapids, Michigan: Baker Book House, 1985), 16.
[3] Edgar Javier, Anthropology and Mission: A Primer for Incarnational Missionaries (Manila: Logos Publications, 2018), 80.
[4] Antonio M. Pernia, “The State of Mission Today,” DIWA 39, nos. 1 and 2 (May and November 2014): 85.
[5] Stephen B. Bevans, Models of Contextual Theology: Revised and Expanded Edition (Maryknoll, New York: Orbis Books, 2002), 61.
 
VietCatholic TV
Giáo sư Y Khoa tiết lộ: Putin dùng steroid, trở nên ngu xuẩn và hung hăng. Vây quân Nga ở Mykolaiv
VietCatholic Media
03:16 18/06/2022


1. Giáo sư Y Khoa người Anh nói: Vladimir Putin rõ ràng đang sử dụng steroid và dược chất này đã khiến ông ta trở nên 'ngu xuẩn và hung hăng'

Giáo sư Angus Dalgleish, thuộc Đại học St. George của London, cho biết Putin “rõ ràng đã sử dụng steroid đồng hóa” vì hành vi thất thường và hung hăng của ông ta cho thấy việc sử dụng khá lâu loại dược chất này.

Những tin đồn chưa được xác thực về sức khỏe của Tổng thống Nga có phạm vi rộng từ các bệnh tâm thần, ung thư và Parkinson. Các nhân vật cấp cao trong liên minh tình báo Five Eyes – bao gồm Australia, Canada, New Zealand, Anh và Mỹ - đã trích dẫn các nguồn tin của Điện Cẩm Linh cho biết họ tin rằng có một lời giải thích sinh lý cho quyết định bắt đầu một cuộc chiến đẫm máu của Tổng thống Nga trên toàn cầu.

Họ nói rằng Putin thuờng xuất hiện điều được gọi là 'cơn thịnh nộ roid', xuất phát từ việc sử dụng steroid kéo dài.

Giáo sư Angus Dalgleish, Đại học St George's, London, đồng ý với quan điểm trên và nói với The Mirror: “Chúng tôi nghe tất cả những điều mà mọi người nói về ông ta chẳng hạn như ông ta mất bình tĩnh nhanh chóng và ông ta rất thất vọng. Vì vậy, tôi nghĩ rằng ông ta rõ ràng đã sử dụng steroid đồng hóa”.

Giáo sư Dalgleish nói rằng Putin là một kẻ tự ái, người thích làm những việc khoe khoang như tư thế để ngực trần trên lưng ngựa.

Ông nhấn mạnh rằng: “Những người như vậy có nhiều khả năng đang sử dụng steroid đồng hóa”

Vị giáo sư y khoa cũng cho biết có thể ông ta cũng đang dùng thuốc phiện: “Ông ta bị đau lưng rất nặng nên có khả năng ông ta đang dùng thuốc phiện, chúng cũng có thể khiến ông ta ngu xuẩn và hung hăng.”

Quyết định xâm lược Ukraine của Putin đã bị lên án rộng rãi và dẫn đến cái chết của hơn 4.000 thường dân Ukraine, với con số thực sự được cho là cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, còn có cái chết của hơn 30.000 lính Nga.

Giáo sư Dalgleish nói nếu mọi người đưa ra lời khuyên cho Putin mà ông không thích, “về cơ bản ông ấy sẽ tẩy chay họ, sa thải họ hoặc quản thúc họ”.

Hành vi độc tài bất thường này càng khiến Giáo sư tin rằng “việc sử dụng steroid đang ảnh hưởng đến việc ra quyết định của ông ta”.

Các bác sĩ và điệp viên khác cũng cho rằng ngoại hình “sưng phù” của Putin có thể là một tác dụng phụ khác của việc dùng steroid kéo dài.

Cựu Ngoại trưởng Anh David Owen cho biết, ông tin rằng Putin đã sử dụng steroid khi quan sát thấy những thay đổi trên khuôn mặt của Putin. Mặt của Putin ngày nay căng phồng hơn một cách rõ rệt so với vài năm trước.

Lord Owen cũng nói với LBC rằng steroid đồng hóa có thể làm tăng sự hung hăng của một người.

Một nguồn tin an ninh nói với Daily Mail: “Đã có một sự thay đổi có thể nhận biết được trong quá trình ra quyết định của Putin trong hơn 5 năm qua. Những người xung quanh nhận thấy sự thay đổi rõ rệt về tính hung hăng và cáu gắt trong những gì ông ta nói và cách ông ta cảm nhận thế giới xung quanh “.

Giáo sư Dalgliesh không đơn độc với lý thuyết của mình và cựu lãnh đạo MI 6, Ngài Richard Dearlove nói với GB News: “Có thể là hành vi của Putin, và lý trí của ông ấy bị chế ngự bởi những thành kiến, và bị tổn hại bởi bệnh tật.”

2. Anh Andy Huỳnh Ngọc Tài vẫn còn sống và nhiều khả năng bị Nga bắt làm tù binh

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết một người Mỹ thứ ba vừa được tường trình mất tích ở Ukraine. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ biết các báo cáo về một người Mỹ thứ ba đã đến Ukraine để chiến đấu chống lại Nga, là người đã được xác định là mất tích “trong những tuần gần đây”, nhưng không thể cung cấp thêm chi tiết.

“Có báo cáo về một người Mỹ khác không rõ tung tích. Tôi không thể nói chi tiết cụ thể của trường hợp đó. Thật không may, chúng tôi không biết chi tiết đầy đủ của trường hợp đó,” phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết tại một cuộc họp báo.

Price cho biết bộ đang liên lạc với gia đình của hai công dân Mỹ khác được cho là bị bắt ở Ukraine, cũng như các nhà chức trách Ukraine và Hội Hồng Thập Tự Quốc tế, nhưng họ cũng không thể xác nhận báo cáo rằng hai công dân này đã bị bắt.”

Ông Price nói: “Chúng tôi tiếp tục thúc giục bằng mọi cách có thể để công dân Mỹ không đến Ukraine vì những nguy cơ gây ra bởi sự xâm lược liên tục của Nga”.

Ông Price cũng nói rằng Mỹ không liên lạc với Nga về các công dân Mỹ mất tích vì họ chưa có “lý do đáng tin cậy” để tin rằng người Nga đã bắt được họ và cũng vì Nga chưa chính thức tuyên bố đã bắt được họ.

Ông Price nói: “Nếu chúng tôi cảm thấy rằng việc tiếp cận như vậy thông qua đại sứ quán của chúng tôi ở Mạc Tư Khoa hoặc bằng cách khác sẽ hiệu quả trong việc tìm hiểu thêm thông tin về nơi ở của những cá nhân này, chúng tôi sẽ không ngần ngại làm điều đó.”

Price cũng cho biết Mỹ đang liên hệ với “các đối tác khác”, bao gồm cả Vương quốc Anh.

Price cũng ghi rằng hôm thứ Năm, Nga đã tung lên mạng xã hội một bức ảnh chụp hai chiến binh người Mỹ tình nguyện chiến đấu cho Ukraine. Họ bị trói tay từ phía sau và đang ngồi sau một chiếc xe tải quân sự của Nga. Điều này có thể xác nhận rằng họ đã bị lực lượng Nga bắt giữ ở phía bắc Kharkiv, Ukraine, vào tuần trước.

Những người đàn ông là Alexander John-Robert Drueke, 39 tuổi, đến từ Tuscaloosa, Alabama và Andy Huỳnh Ngọc Tài, 27 tuổi, đến từ Hartselle, Alabama. Bức ảnh cho thấy hai người đàn ông đang nhìn lên máy ảnh với tay bị trói sau lưng.

Bức ảnh không ghi ngày tháng được đăng trên Telegram hôm thứ Năm bởi một blogger người Nga, có tên đầy đủ là Timofey Vasilyev, đến từ Mạc Tư Khoa.

Bunny Drukeke, mẹ của một trong những người Mỹ được cho là đã bị bắt, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Jake Tapper của CNN rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với cô rằng họ đang làm việc để xác minh bức ảnh.

Bunny Drueke nói: “Họ nói rằng có một bức ảnh đang được lan truyền trên các phương tiện truyền thông Nga. Và họ đang làm việc chăm chỉ để xác minh điều đó. Chúng tôi rất hy vọng.”

Drueke cho biết con trai bà đã đến Ukraine để huấn luyện binh sĩ ở đó chiến đấu chống lại Nga bởi vì “con tôi cảm thấy rằng nếu Putin không bị dừng lại ngay bây giờ, ông ta sẽ trở nên táo bạo hơn với những thành công, và cuối cùng anh ấy có thể sẽ đến bờ biển của Mỹ”.

Hai người Mỹ chiến đấu cùng lực lượng Ukraine ở phía bắc Kharkiv, Ukraine, đã mất tích gần một tuần và có lo ngại rằng họ có thể đã bị lực lượng Nga bắt giữ, theo gia đình của họ và một chiến binh khác.

Có rất ít thông tin xác định vị trí của chiếc xe nhưng một hộp thức ăn màu trắng bằng lon thiếc rơi ra đã được đài CNN của Nga xác định là “cá thu với rau” do nhà máy sản xuất thực phẩm Fregat của Nga sản xuất.

3. Lực lượng Ukraine tiến hành các cuộc không kích vào các vị trí của Nga trong khu vực Mykolaiv

Các lực lượng phòng thủ Ukraine đã tiến hành một cuộc không kích nhằm vào các vị trí của quân đội Nga trong khu vực Mykolaiv vào sáng thứ Sáu 17 tháng 6, gây ra tổn thất nặng nề cho đối phương. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết như sau:

“Tính đến 13 giờ ngày 15 tháng 6, quân đội Nga vẫn tiếp tục chiến đấu bằng cùng chiến thuật tương tự là pháo dữ dội để chặn đường tiến công của quân ta. Không thể tiến lên và của không thể rút lui một cách có hệ thống về các vị trí phòng thủ vì các cuộc phản công của Ukraine, họ đang chiến đấu trong tuyệt vọng với các tổn thất đáng kể về nhân lực, và khí tài chiến tranh”.

Vào lúc bình minh, sáng ngày 17 tháng Sáu, hai chiếc trực thăng tấn công của Ukraine, đã tấn công chính xác các vị trí của quân Nga.

4. Lực lượng vũ trang Ukraine phá hủy kho nhiên liệu ở phía đông

Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine trong báo cáo sáng thứ Sáu 17 tháng 6 cho biết trong khu vực chịu trách nhiệm của Nhóm tác chiến và chiến thuật “Phía đông”, Lực lượng vũ trang Ukraine hôm thứ Năm 16 tháng 5 đã loại khỏi vòng chiến 26 binh sĩ Nga khi phá hủy một kho nhiên liệu của đối phương.

Hôm 16 tháng 6, quân xâm lược Nga đã thực hiện một cuộc tấn công ở phía đông Ukraine. Kết quả của cuộc giao tranh, quân trú phòng Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 26 binh sĩ Nga, một xe bọc thép, một máy bay không người lái và một kho nhiên liệu.

Cho đến nay, Nga đã mất khoảng 32.950 binh sĩ tại Ukraine từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 16 tháng 6.

5. Macron xác nhận hạn chế gửi máy bay và xe tăng đến Ukraine

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng các nước phương Tây có thỏa thuận không cung cấp cho Ukraine một số loại vũ khí, bao gồm cả máy bay tấn công và xe tăng, để tránh tham gia vào cuộc chiến với Nga.

“Đó là một thỏa thuận không chính thức, nhưng nó gần như là một quan điểm chính thức của các đối tác NATO. Chúng tôi giúp Ukraine tự vệ, nhưng chúng tôi không tham gia vào cuộc chiến chống lại Nga. Do đó, chúng tôi đã đồng ý không cung cấp một số vũ khí nhất định, chẳng hạn như máy bay tấn công hoặc xe tăng, và Tổng thống Zelenskiy biết về thỏa thuận này”, Macron nói với các nhà báo Ukraine.

Theo Macron, Pháp chủ yếu giúp Ukraine về đạn dược và “một số loại vũ khí”, xe bọc thép và cũng đã cung cấp 12 xe pháo Caesar.

“Nhưng Tổng thống Zelenskiy đã yêu cầu nhiều hơn, và trong tương lai gần, 6 xe pháo nữa sẽ được bổ sung vào 12 xe pháo này,” Tổng thống Pháp hứa.

Như đã đưa tin, ngày 16/6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Italy Mario Draghi và Tổng thống Rumani Klaus Iohannis đã đến Ukraine.

Không quân Ukraine cho biết, “Ukraine đã không nhận được máy bay mới từ các đối tác! Với sự hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, không quân Ukraine đã nhận được phụ tùng và linh kiện để phục hồi và sửa chữa phi đội máy bay trong Lực lượng vũ trang, điều này sẽ cho phép đưa nhiều máy bay vào chiến trường hơn.”

Lực lượng Không quân Ukraine là một phần của mạng lưới phòng thủ trên không, bao gồm các hỏa tiễn đất đối không S-300 và hỏa tiễn phòng không di động. Sự kết hợp này đã ngăn cản Nga thiết lập ưu thế trên không so với Ukraine và ngăn cản Nga kiểm soát bầu trời.

Bất chấp các đợt bắn phá liên tục từ hỏa tiễn và pháo binh Nga cũng như các cuộc tấn công vào các căn cứ quân sự, Lực lượng Không quân Ukraine phần lớn vẫn còn nguyên vẹn mặc dù đã chịu một số tổn thất.

Vào đầu tháng 3, khoảng hai tuần sau cuộc chiến, quan chức quốc phòng Ukraine cho biết Ukraine có 56 máy bay chiến đấu, chiếm khoảng 80% số máy bay chiến đấu cánh cố định của họ. Nhưng người Ukraine không sử dụng máy bay của họ nhiều, chỉ bay từ 5 đến 10 phi vụ mỗi ngày.

6. Vương quốc Anh cung cấp cho Ukraine hơn 20 khẩu pháo tầm xa M109

Vương quốc Anh đã mua và tân trang hơn 20 khẩu súng tầm xa M109 và sẽ gửi chúng cho Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã đưa ra tuyên bố trên sau cuộc họp của các bộ trưởng NATO tại Brussels.

“Vương quốc Anh đã mua và tân trang hơn 20 khẩu pháo tầm xa - M109 - từ một công ty vũ khí của Bỉ mà nước này đang gửi tới Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace cho biết. Các vũ khí hạng nặng bắn đạn 155 ly.”

Ông nói thêm, Nga vượt trội hơn Ukraine về pháo binh đến 20 lần ở một số khu vực. Tuy nhiên, Wallace cho biết, các đồng minh đang bắt đầu cung cấp cho Ukraine các hệ thống pháo và hỏa tiễn tầm xa giúp lực lượng Ukraine có thể giành chiến thắng.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh dự đoán rằng các lực lượng Ukraine sẽ sớm đạt được “tiến bộ đáng kể ở phía đông đất nước”.

Một cuộc họp kéo dài hai ngày của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương ở cấp bộ trưởng quốc phòng đã được tổ chức tại Brussels.

Cuộc họp lần thứ ba của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine (còn gọi là Ramstein 3) đã diễn ra dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ tại Brussels vào ngày 15 tháng 6. Sự kiện có sự tham dự của gần 50 quốc gia, bao gồm các thành viên NATO và các đối tác toàn cầu của Liên minh, những người đã đồng ý. về hỗ trợ quân sự khẩn cấp cho Ukraine trong cuộc chiến chống sự xâm lược của Nga.

7. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thề sẽ không đến Nga nếu Putin không chứng tỏ thiện chí

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Năm cho biết ông sẽ không đến Nga nếu không có “điều kiện tiên quyết”, chẳng hạn như các “cử chỉ thiện chí” từ Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Pháp cho biết ông sẽ tiếp tục hợp tác với Putin về các vấn đề nhân đạo, bao gồm cả tù nhân và an ninh lương thực.

“Và vì vậy tôi không loại trừ bất cứ điều gì, nhưng tôi sẽ luôn làm điều đó một cách minh bạch với tổng thống Ukraine,” Macron nói.

Macron cho biết ông tin rằng mối quan hệ của ông với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy không thay đổi vì cuộc đối thoại của ông với Putin.

“Tôi không nghĩ rằng chúng tôi có thể nói rằng mối quan hệ của chúng tôi trở nên nguội lạnh. Pháp vẫn giữ nguyên lập trường. Tôi đã minh bạch về cuộc đối thoại của tôi với Putin và đôi khi thực hiện theo yêu cầu của Tổng thống Zelenskiy,” ông nói.

8. Thủ tướng Ý nói “không thể trì hoãn” quá trình trở thành thành viên Liên minh Âu Châu của Ukraine

Thủ tướng Ý Mario Draghi tái khẳng định sự ủng hộ của ông đối với hy vọng gia nhập Liên minh Âu Châu của Ukraine và cho biết Liên Hiệp Âu Châu “không thể trì hoãn quá trình này”. Ông Draghi đã đưa ra lập trường trên sau chuyến thăm Irpin, nơi ông đã tận mắt chứng kiến sự tàn bạo của người Nga.

Ông đang ở Kyiv trong chuyến thăm chính thức cùng với các nhà lãnh đạo Âu Châu khác.

“Tôi muốn nói hôm nay rằng thông điệp quan trọng nhất trong chuyến thăm của chúng tôi là Italia muốn Ukraine gia nhập Liên minh Âu Châu và muốn Ukraine có tư cách ứng viên và sẽ ủng hộ quan điểm này trong Hội đồng Âu Châu tiếp theo,” Draghi nói trong cuộc họp báo chung hôm thứ Năm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và các nhà lãnh đạo Âu Châu khác là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Rumani Klaus Iohannis.

“Người dân Ukraine hàng ngày bảo vệ các giá trị dân chủ và tự do là nền tảng của dự án Âu Châu, dự án của chúng tôi. Chúng tôi không thể trì hoãn quá trình này”, Draghi nói thêm.

Thủ tướng Ý cũng nói thêm rằng “những cải cách sâu sắc” trong xã hội Ukraine phải được nhìn thấy.

Draghi cũng cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Ukraine “không được biến thành một thảm họa thế giới” và yêu cầu “mở khóa hàng triệu tấn ngũ cốc bị chặn ở các cảng Hắc Hải” thông qua các hành lang an toàn.

“Con đường duy nhất về phía trước là với một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, trong đó quy định việc tạo ra các hành lang ở Hắc Hải. Cho đến nay Nga vẫn bác bỏ điều đó”, Draghi nói.
 
Rắc rối to: Hàng nghìn kiến nghị xin Đức Thánh Cha xem lại quyết định đình chỉ các lễ phong chức ở Toulon
VietCatholic Media
05:23 18/06/2022


1. Có những hiểu lầm trong việc chọn Giám Mục tại một tổng giáo phận ở Đức. Việc giáo dân bầu Giám Mục

Ở tuổi 74, Đức Tổng Giám Mục Hans-Josef Becker của Paderborn đã yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô bãi miễn chức vụ của mình, ngài tin rằng những thách thức phía trước đòi hỏi phải có một Giám Mục trẻ hơn.

Các phương tiện truyền thông loan tin rằng, giáo dân trong tổng giáo phận này, theo tinh thần của Tiến Trình Công Nghị ở Đức đã quyết định tự mình bầu một Tổng Giám Mục.

Cũng có người đi xa hơn biên giới nước Đức, cho rằng nếu Tòa Thánh đã đồng ý cho Đảng Cộng sản Trung Quốc chọn ra Giám Mục Công Giáo thì người giáo dân phải có quyền đó vì họ hoàn toàn xứng đáng hơn Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc chọn Giám Mục.

Tuy nhiên, vấn đề có lẽ không phải như thế. Tiến trình chọn Tổng Giám Mục ở tổng giáo phận này hơi khác với những nơi khác, và được quy định theo một thỏa thuận gọi là Prussian Concordat vào năm 1929.

Thỏa thuận này được ký kết ngày 14 tháng 7, 1929 giữa nước Phổ tự do và Tòa Thánh, nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai bên sau sự sụp đổ của Đế Quốc Phổ vào năm 1918.

Một trong những điều khoản trong Prussian Concordat quy định rằng Kinh Sĩ Đoàn nhà thờ chính tòa Paderborn sẽ lập ra một danh sách các ứng cử viên trao cho Sứ thần Tòa Thánh chuyển đến Rôma. Sau đó, Đức Giáo Hoàng sẽ gửi lại một lựa chọn thu hẹp gồm ba ứng viên, từ đó Kinh Sĩ Đoàn sẽ bầu ra tổng giám mục mới.

Bị ảnh hưởng bởi Tiến Trình Công Nghị Đức đang được tiến hành, Kinh Sĩ Đoàn nhà thờ chính tòa Paderborn đã quyết định mời thêm nhiều giáo dân tham gia vào các giai đoạn địa phương của tiến trình này. Vấn đề có lẽ chỉ như thế, chứ không phải là một “sự nổi loạn” như được mô tả trên các mạng xã hội.
Source:katholisch.de

2. Các giám mục Hàn Quốc tiến hành án phong thánh cho 81 vị tử đạo

Các giám mục ở Hàn Quốc đã xác định được 81 vị tử đạo trong Chiến tranh Triều Tiên, bị quân cộng sản giết vì đức tin của các ngài.

Ngày 7 tháng 6 năm 2022, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hàn Quốc thông báo kết thúc cuộc điều tra về 81 vị tử đạo trong Chiến tranh Triều Tiên.

Theo UCANews, các giám mục khẳng định rằng những người Công Giáo này là “nhân chứng của đức tin hiện đại và đương đại”.

Danh sách các vị tử đạo bao gồm Giám mục Phanxicô Hồng Long Hạo (Hong Yong-ho, 홍용호 프란치스코) của Bình Nhưỡng, cũng như Đức ông Patrick James Byrne, nhà truyền giáo người Mỹ.

UCANews lưu ý rằng 81 vị tử đạo này là một phần của “1.100 Kitô hữu bao gồm cả Đức Cha Hồng đã bị quân Bắc Triều Tiên tàn sát vì đức tin của họ trong Chiến tranh Triều Tiên.”

Nhiều người trong số những người này đã bị “tra tấn và giết hại bởi những người cộng sản trước và sau Chiến tranh Triều Tiên kéo dài từ 1950 đến 1953.”

Bước tiếp theo trong án tuyên thánh cho những vị tử đạo này là đưa hồ sơ của các ngài về Rôma để Vatican điều tra thêm.
Source:Aleteia

3. Hàng nghìn kiến nghị xin Đức Thánh Cha Phanxicô xem xét lại quyết định đình chỉ các lễ phong chức ở Toulon

Vào ngày 3 tháng 6, Vatican đã thông báo đình chỉ các cuộc truyền chức của chủng viện La Castille, thuộc giáo phận Fréjus-Toulon. Hôm 14 tháng 6, hơn 10.000 tín hữu của vùng le Var đã ký vào một thỉnh nguyện thư mà họ dự định sẽ sớm gửi đến Đức Thánh Cha Phanxicô.

Quyết định của Rôma về việc đình chỉ các cuộc truyền chức linh mục và phụ trách của chủng viện La Castille, thuộc giáo phận Fréjus-Toulon - dự kiến ban đầu là vào ngày 26 tháng 6 - là rất hiếm khi xảy ra. Quyết định của Vatican đã khiến nhiều tín hữu ngạc nhiên và khó chịu, đối với nhiều người dường như là chưa từng có trong giáo phận này và xảy ra do sự giải thích không đầy đủ. Vào ngày 4 tháng 6, một ngày sau khi thông báo được công bố, một số tín hữu của giáo phận đã quyết định viết đơn thỉnh cầu Đức Thánh Cha Phanxicô.

“Một số giáo dân trong giáo phận đã liên lạc với nhau nói rằng chúng ta phải viết thư cho Đức Giáo Hoàng để nói với ngài rằng quyết định này là tàn bạo, đặc biệt là đối với các chủng sinh bị tước quyền thụ phong sau bảy năm học tập và suy tư,” Benoît Ab der Halden, một người ký tên và là một giáo dân tại nhà thờ Thánh Joan thành Arc ở Toulon, là người đã tham gia hoạt động tích cực tại giáo phận trong nhiều năm, nói với Aleteia. “Ý tưởng là tìm ra một giải pháp, đặc biệt là đối với những người thường thấy mình bị kẹt giữa hai tảng đá. Họ thấy mình bị mắc kẹt giữa quyết định của Vatican và những lời trách móc đối với một giám mục trong việc quản lý chủng viện và giáo phận của ngài”. Liên quan đến giám mục Fréjus-Toulon, người đã lãnh đạo giáo phận trong 22 năm, ông nói, “Đức Cha Rey rất táo bạo, ngài đã thử một số điều và đôi khi không có kết quả. Nhưng xét về kết quả của những hành động của ngài trong giáo phận, quyết định đình chỉ việc phong chức đã gây sốc sâu sắc cho chúng tôi”.

Ra mắt vào thứ Sáu, ngày 3 tháng Sáu, với một trang web được thiết lập và chạy vào ngày hôm sau, bản kiến nghị dự kiến sẽ được gửi đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tuần tới. Đây là toàn văn bản kiến nghị:

Chúng con, những tín hữu của Giáo hội tại Pháp, đã bị sốc và đau đớn khi biết được những điều cấm đối với Đức Cha Dominique Rey, giám mục của Fréjus-Toulon, và không hiểu những động cơ này.

Quyết định này đã được thực hiện một cách thẳng thừng và gây chấn động cho chúng con, trước hết là đối với các chủng sinh bị tước quyền thụ phong, những người phải đương đầu với lệnh cấm ấy.

Chúng con đón nhận quyết định ấy trong sự vâng phục của Giáo hội, nhưng chúng con không hiểu điều đó, đặc biệt là khi nhìn vào những gì chúng con biết về Đức Cha Rey, về nhân cách của ngài và về sự lãnh đạo của ngài trong giáo phận chúng con trong 22 năm qua.

Ngài là một giám mục đã gửi gắm, bằng hành động nhưng cũng bằng nhân cách của mình rất nhiều hy vọng cho sự đổi mới của Giáo hội Pháp.

Chúng con thực sự lo ngại về những hậu quả lâu dài đối với mối quan hệ giữa Rôma và những người Công Giáo Pháp, vốn đã bị lung lay dữ dội.

Giáo phận Toulon được hợp nhất xung quanh giám mục của mình trong một động lực truyền giáo, được chứng kiến bởi sự thành công của nhiều sáng kiến được sinh ra trong giáo phận này, đặc biệt là những sáng kiến ảnh hưởng đến những người thiệt thòi nhất, hoặc thực tế là tuổi trung bình của các linh mục trong giáo phận chúng con là 55; đây là những dấu hiệu hy vọng cho toàn thể Giáo hội của chúng ta.

Tất nhiên, Đức Cha Rey không hoàn hảo, không ai giống ai, nhưng ngài rất sáng tạo và táo bạo. Thông qua các hành động của mình, Đức Cha Dominique Rey cố gắng phục vụ sự thống nhất của Giáo hội và bảo đảm rằng mọi người đều tìm thấy một vị trí trong đó. Nhiều người trong chúng con đã cảm nhận được lòng nhân từ của ngài. Họ có thể làm chứng cho điều này: những người nghèo, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, những công dân của các vùng ngoại vi của thế giới, họ là bạn của ngài. Ngài là người cùng xóm giềng đi tìm con chiên lạc, đón đứa con hoang đàng.

Thưa Đức Thánh Cha, chắc chắn có những lý do dẫn đến quyết định chống lại các chủng sinh và giáo phận, nhưng những gì chúng con biết là tác hại to lớn mà những điều cấm đối với Đức Cha Rey sẽ gây ra cho Giáo hội ở Pháp.

Chúng ta đừng để những lo lắng của người Công Giáo Pháp phải nhân lên. Xin cho chúng ta có tinh thần huynh đệ, chân lý, lắng nghe và bình an. Trong hy vọng, chúng con cầu nguyện.
Source:Aleteia
 
Anh hùng Việt Nam bị Nga bắt ra sao? Putin là loại tắc kè bông. Nga thiệt hại nặng ở Sievierodonetsk
VietCatholic Media
15:18 18/06/2022


1. Trận chiến cuối cùng của anh hùng Việt Nam Andy Huỳnh Ngọc Tài

Cơ quan truyền thông Nga Izvestia đã chiếu một đoạn phim phỏng vấn anh Andy Huỳnh Ngọc Tài, 27 tuổi. Kênh RT của Nga cũng đăng một bức ảnh của một người đàn ông được xác định là Alexander Drueke, 39 tuổi.

Cả hai anh đều sống ở Alabama và tình nguyện sát cánh cùng các lực lượng Ukraine. Theo người nhà của họ, hai người đã mất tích ở Ukraine được một tuần.

Trong một đoạn video dài sáu giây được tải lên Telegram và được Reuters xác nhận, một người đàn ông để râu và nói giọng Mỹ trước máy quay và nói: “Tên tôi là Alexander Drueke, tôi phản đối chiến tranh”.

Trong một video khác, người đàn ông mà Izvestia xác định là anh Huỳnh Ngọc Tài nói bằng tiếng Nga, “Tôi phản đối chiến tranh.”

Cả hai người đều có những dấu hiệu bị bạo hành để buộc phải nói trước ống kính.

Theo CNN, một cựu quân nhân Mỹ chiến đấu với lực lượng Ukraine đã kể lại trận chiến mà anh chứng kiến vào ngày 9 tháng 6, khi các chiến binh tình nguyện Hoa Kỳ Alexander John-Robert Drueke và Andy Huỳnh Ngọc Tài bị lực lượng Nga bắt giữ.

Người lính Mỹ được xác định với bí danh “Pip”, cho biết nhóm của anh đã được cử đi thực hiện một nhiệm vụ ở phía đông Kharkiv, nơi đang xảy ra một cuộc tấn công bằng thiết giáp quy mô lớn của Nga.

Drueke và Tài đã dùng súng phóng lựu bắn một quả lựu đạn vào một chiếc xe bọc thép chiến đấu của Nga đang đi qua khu rừng và phá hủy nó. Nhưng cả đội phải nhanh chóng rút lui khi hơn 100 bộ binh Nga xông lên và các chiến binh Mỹ tiến vào một ngôi làng mà trước đây họ nghĩ là nằm trong tay Ukraine.

Khi được hỏi về những gì đã xảy ra với Drueke và Tài, Pip nói rằng “chúng tôi nghi ngờ họ bị tấn công bởi xe tăng T-72 đang bắn xối xả vào họ hoặc bị thương vì một quả mìn phát nổ. Đây chỉ là suy đoán mà chúng tôi không biết điều gì thực sự đã xảy ra với họ”.

Một bức ảnh chụp hai anh đã xuất hiện hôm thứ Năm với hai tay bị trói sau lưng và ngồi sau một chiếc xe tải của Nga.

“Tôi biết một sự thật rằng Andy và Alex không đến đây vì tiền, họ không đến đây vì vinh quang. Họ đến đây với một niềm tin vững chắc rằng Ukraine với tư cách là một nền dân chủ đang nở rộ cần được giúp đỡ,” Pip nói với CNN trong cuộc phỏng vấn.

“Theo như tôi biết, chúng tôi được trả lương tương đương nếu không muốn nói là giống hệt như một người lính Ukraine đang ở ngoài mặt trận... Và tiền chắc chắn không phải là động lực để tôi có mặt ở đây. Và tôi biết rằng đó không phải là động cơ của Andy và cũng không phải của Alex.”

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã xác định một người Mỹ thứ ba mất tích trong khi chiến đấu ở Ukraine. Anh là Grady Kurpasi, từng tham gia Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Anh phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ trong 20 năm, và vừa nghỉ hưu vào tháng 11 năm 2021.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu cho biết ông đã được thông báo tóm tắt về ba người Mỹ mất tích ở Ukraine. Trong một nhận xét ngắn gọn với các phóng viên, Biden đã nói nhiều lần rằng người Mỹ không nên đến Ukraine vào thời điểm này.

“Chúng tôi không biết họ đang ở đâu, nhưng tôi muốn nhắc lại rằng: Người Mỹ không nên đến Ukraine ngay bây giờ”

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết Hoa Kỳ đang liên hệ với gia đình của những người Mỹ mất tích cũng như các nhà chức trách Ukraine và Hội Hồng Thập Tự Quốc tế.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Năm nói với gia đình của một trong những người Mỹ mất tích ở Ukraine rằng có khả năng rằng Drueke đã bị bắt, nhưng không thể xác minh bức ảnh vào thời điểm đó.

Hôm thứ Sáu, các video xuất hiện trên các kênh ủng hộ Nga và mạng xã hội cho thấy Drueke và Tài bị giam giữ tại một địa điểm không xác định. Không rõ ai đang giam giữ họ.

Ông Price cho biết hôm thứ Năm, Mỹ không liên lạc với Nga về các công dân Mỹ được cho là bị bắt vì họ chưa có “lý do đáng tin cậy” để tin rằng người Nga đã bắt được họ và cũng vì Nga chưa tuyên bố đã bắt được họ.

Hôm thứ Sáu, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với CNN rằng ông không biết gì về hai binh sĩ của Mỹ. CNN đã nhiều lần liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để đưa ra bình luận nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi.

2. Màn 'tự mãn' và 'tự chủ' của Vladimir Putin khi xuất hiện trước công chúng xảy ra một cách kỳ lạ

Một chuyên gia ngôn ngữ cơ thể cho biết Vladimir Putin cố tỏ ra “tự mãn” và “tự chủ” tại những cuộc họp trong lần xuất hiện gần đây nhất trước công chúng.

Người đàn ông 69 tuổi nhiều lần cố thở rất sâu khi ngồi dự một cuộc họp khô khan về sự phát triển của ngành công nghiệp xe hơi Nga.

Chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Judi James nói với The Mirror rằng màn trình diễn của tên tội phạm chiến tranh “xem ra là một nỗ lực để tỏ ra tự mãn và thích kiểm soát”.

Nhưng cô ấy cảnh báo rằng bạn đừng bao giờ đánh giá thấp Putin chỉ dựa trên một màn trình diễn ngôn ngữ cơ thể duy nhất.

“Một ngày nào đó ông ta có thể trông yếu ớt, ôm chặt bàn làm việc và ngồi gục đầu vào vai và ngày tiếp theo, ông ta sẽ xuất hiện trước một nhóm doanh nhân trẻ đùa cợt và khoe khoang như một nhân vật nổi tiếng được công chúng ngưỡng mộ,” Judi nói.

“Ông ta thậm chí đã xuất hiện tại một sự kiện gần đây và phát biểu như thể đó là một cuộc tập hợp tôn giáo và nói trong nước mắt nghẹn ngào. Phong cách tắc kè hoa của Putin là cố gắng trình bày theo bất kỳ cách nào phù hợp với mục tiêu và khán giả của ông ta.”

Judi nói thêm: “Tại cuộc họp về sự phát triển của ngành công nghiệp xe hơi Nga, ông ta nói với tốc độ rất nhanh và ông ta ‘lướt qua các ghi chú của mình’, cho thấy ‘một năng lượng nhất định’ và tâm trí của ông ta hoàn toàn tập trung vào chủ đề của mình”.

Bất chấp quân đội Nga giết hàng nghìn dân thường ở Ukraine theo lệnh của ông ta, tên tội phạm chiến tranh chống nhân loại vẫn có thể tổ chức một cuộc họp về một chủ đề hoàn toàn khác mà không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự lo lắng hay sợ hãi.

Tuy nhiên, Putin đã che giấu và tránh đề cập đến cuộc chiến, khi nói rằng: “do những hoàn cảnh và lý do khách quan”, mối quan hệ với các nhà sản xuất xe hơi nước ngoài “hiện đã bị cắt đứt.”

Judi tiếp tục: “Phong cách trình bày của Putin cho thấy ông ta đang đưa ra thông tin một cách áp đặt, hơn là cố gắng thuyết phục hoặc thậm chí xin lỗi”.

“Cơ thể của Putin sàng từ bên này sang bên kia khi ông ta nói; và ông ta có một số cử chỉ 'nảy' người ra phía trước không thấy có trong một số lần xuất hiện gần đây của ông ta”.

“Đôi khi ông ta ngồi khá thấp ở chỗ ngồi của mình, đó có thể là dấu hiệu của sự cạn kiệt năng lượng, trong trường hợp đó, ông ta có thể là một người đàn ông kiệt sức khi cố gắng thể hiện cho người xem thấy mình tràn đầy năng lượng hơn”.

“Bàn chân và đôi chân của Putin thường bị che khuất khỏi tầm nhìn, đó là một yếu tố quan trọng vì một trong những dấu hiệu rõ ràng hơn về khả năng mắc bệnh hoặc suy nhược cơ thể là các cử động chân và tay của ông ta gần đây.”

3. Bất kể những tổn thất rất nặng Nga tập trung sức chiến đấu để đánh chiếm Sievierodonetsk và Lysychansk

Báo cáo của Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine sáng ngày thứ Bẩy 18 tháng 6 cho biết các lực lượng Nga đang tiếp tục triển khai lực lượng bổ sung để hỗ trợ các hoạt động tấn công trong khu vực Sievierodonetsk-Lysychansk, và hệ thống phòng thủ của Ukraine vẫn rất vững chắc.

Các lực lượng Nga đang chuyển xe tăng, thiết giáp chở quân, thiết bị kỹ thuật và phương tiện từ Svatove tới Starobilsk, chỉ cách Sievierodonetsk 40 km về phía đông.

Tình báo quân Ukraine cho biết các lực lượng Nga có khả năng sẽ triển khai lại thiết bị từ phía bắc Kharkiv tới Donbas. Các không ảnh cho thấy pháo hạng nặng của Nga đã được đưa đến bằng đường sắt ở Stary Osokol, trong vùng Belgorod thuộc lãnh thổ Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Tony Radakin nhận định rằng các lực lượng Nga đang “suy giảm” sức mạnh khi sử dụng một số lượng lớn binh sĩ và thiết bị nhằm đạt được những lợi ích cục bộ ở một khu vực. Quân đội Nga đã tập trung phần lớn sức mạnh chiến đấu hiện có của mình để đánh chiếm Sievierodonetsk và Lysychansk với chi phí của các trục tiến công khác và sẽ phải gánh chịu thương vong nặng nề.

4. Tàu kéo Vasily Bekh của Nga, bị quân đội Ukraine bắn trúng ở Hắc Hải ngày 17/6, đã bị chìm dưới đáy biển.

Ông Maksym Marchenko, thống đốc khu vực Odesa, cho biết như sau:

“Sáng qua 17 tháng Sáu, Hải quân của chúng ta đã tấn công tàu hỗ trợ Vasily Bekh của Hạm đội Hắc Hải, được trang bị hệ thống hỏa tiễn phòng không Tor. Chiến hạm Nga bùng lên trong ngọn lửa trước khi chìm hoàn toàn dưới dòng nước”

Marchenko bày tỏ hy vọng rằng quân đội Ukraine sẽ biến Hạm đội Hắc Hải của Nga thành một “lữ đoàn tàu lặn dưới đáy Hắc Hải”.

Các báo cáo trước đó cho biết, Hải quân Ukraine đã tấn công tàu kéo Vasily Bekh của Hạm đội Hắc Hải Nga đang chở vật tư và binh lính để tăng cường sự hiện diện của Nga trên đảo Rắn bị chiếm đóng.

Được đóng tại nhà máy đóng tàu Astrakhan, tàu kéo Vasily Bekh có trọng lượng rẽ nước 1.605 tấn và chỉ mới gia nhập Hạm đội Hắc Hải của Nga vào năm 2017.

5. Hoa Kỳ không dám trao máy bay không người lái Gray Eagles cho Ukraine

Theo CNN, kế hoạch trao 4 máy bay không người lái cỡ lớn của chính quyền Biden đã bị tạm dừng vì lo ngại thiết bị giám sát tinh vi của Mỹ có thể rơi vào tay quân Nga.

Sự phản đối về mặt kỹ thuật đối với việc viện trợ này đã được đưa ra trong một cuộc xem xét sâu hơn của Cục Quản lý An ninh Công nghệ Quốc phòng của Ngũ Giác Đài với nhiệm vụ giữ an toàn cho công nghệ có giá trị cao khỏi rơi vào tay quân Nga. Trước đó, kế hoạch đã được khởi thảo từ tháng 3, và đã được Tòa Bạch Ốc thông qua.

Việc phản đối việc xuất khẩu máy bay không người lái xuất hiện do lo ngại radar và thiết bị giám sát trên máy bay không người lái có thể tạo ra nguy cơ an ninh cho Hoa Kỳ nếu nó rơi vào tay Nga.

Các nguồn tin cho biết việc xem xét này đã bị bỏ qua trong lần xem xét ban đầu nhưng đã được đưa ra trong các cuộc họp tại Ngũ Giác Đài vào cuối tuần trước.

“Đánh giá an ninh công nghệ là một thông lệ tiêu chuẩn để chuyển giao các khí tài quốc phòng của Hoa Kỳ cho tất cả các đối tác quốc tế. Tất cả các trường hợp được xem xét về tính năng của thiết bị. Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài cho biết: Thông qua quy trình đã được thiết lập, những lo ngại về an ninh quốc gia được nâng lên cấp có thẩm quyền phê duyệt thích hợp.

Quyết định về việc có tiếp tục thỏa thuận hay không hiện đang được xem xét lại ở cấp cao hơn trong ban chỉ huy tại Ngũ Giác Đài, nhưng thời điểm đưa ra bất kỳ quyết định nào là không chắc chắn.

Một trong những giải pháp để tiến tới việc trao thiết bị này cho Ukraine là hoán đổi gói cảm biến và radar hiện có cho một thứ gì đó ít phức tạp hơn, nhưng điều đó có thể mất hàng tháng để hoàn thành.

Nếu vụ trao máy bay không người lái được cho phép tiến triển, Quốc hội sẽ có cơ hội để ngăn chặn nó, mặc dù điều đó được coi là khó xảy ra.

Bốn máy bay không người lái Grey Eagle do General Atomics sản xuất ban đầu dự kiến sẽ được chuyển đến Quân đội Hoa Kỳ trước khi đưa sang Ukraine.

Theo tài liệu ngân sách của Quân đội, Grey Eagles có giá 10 triệu USD mỗi chiếc.
 
Thất kinh: TGM Pháp ra lệnh cho các chủng sinh không được mặc áo chùng thâm gây bất mãn sâu xa
VietCatholic Media
17:07 18/06/2022


1. Một số lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh và nhiều sứ thần cần được bổ nhiệm

Tông Hiến Praedicate Evangelium có hiệu lực vào ngày 5 tháng 6 đã tạo ra một khoảng trống thể chế và đang gây ra những thắc mắc liệu một số viên chức trong Giáo triều Rôma có tiếp tục giữ chức vụ của các vị hay không.

Ví dụ, Đức Hồng Y Tagle, cho đến gần đây là Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, và Đức Tổng Giám Mục Fisichella, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Tân Phúc âm hóa, không còn có trách nhiệm nữa, vì các cơ quan của các ngài đã được hợp nhất thành một Bộ duy nhất là Bộ Truyền giáo, trong đó chính Đức Giáo Hoàng là tổng trưởng.

Trong các cơ quan khác của Giáo triều Rôma, những vị đương nhiệm vẫn tại vị cho đến khi có thông báo mới, ngay cả khi các ngài đã trên 75 tuổi. Đây là trường hợp của Đức Hồng Y Ouellet trong Bộ Giám mục, hay Đức Hồng Y Sandri trong các Giáo hội Đông phương.

Câu hỏi liên quan đến cơ cấu tổ chức cũng được đặt ra đối với các Sứ thần Tòa Thánh: 10% trong số nhiêm sở bị bỏ trống hoặc có một người đương nhiệm trên 75 tuổi. Đây là trường hợp của Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Damascus, với Đức Hồng Y Zenari, và Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Washington, với Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre.

Trang web Faro di Roma cũng đưa tin về việc bổ nhiệm tu viện trưởng tu viện Monte Cassino làm Giám Quản Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, đánh dấu sự trở lại của dòng Biển Đức trong vai trò lãnh đạo Đền Thờ Rôma này sau 12 năm vắng bóng.


Source:farodiroma.it

2. Dầu thô của Nga tràn sang Á Châu ở mức chưa từng có

Ấn Độ và các quốc gia Á Châu khác đang ngày càng trở thành một nguồn thu quan trọng của Mạc Tư Khoa bất chấp sức ép mạnh mẽ từ Mỹ không được mua dầu của Nga, khi Liên minh Âu Châu và các đồng minh khác cắt giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga do các lệnh trừng phạt đối với cuộc chiến với Ukraine.

Việc bán ồ ạt dầu thô của Nga sang Á Châu như vậy đang thúc đẩy doanh thu xuất khẩu của Nga vào thời điểm Washington và các đồng minh đang cố gắng hạn chế các dòng tài chính hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa.

Một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch có trụ sở tại Helsinki, Phần Lan, cho biết Nga đã kiếm được 93 tỷ euro hay 97,4 tỷ Mỹ Kim doanh thu từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch trong 100 ngày đầu tiên nước này xâm lược Ukraine, mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm mạnh tại Âu Châu trong tháng Năm.

Báo cáo cho biết: “Doanh thu từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch là động lực chính cho việc xây dựng và xâm lược quân sự của Nga, cung cấp 40% thu ngân sách liên bang”.

Theo công ty dữ liệu hàng hóa Kpler, Ấn Độ, quốc gia đói dầu với 1,4 tỷ dân, đã tiêu thụ gần 60 triệu thùng dầu của Nga vào năm 2022, so với 12 triệu thùng của cả năm 2021. Các lô hàng đến các nước Á Châu khác, như Trung Quốc, cũng đã tăng trong những tháng gần đây nhưng ở mức độ thấp hơn.
Source:Bloomberg

3. Tổng giám mục Pháp ra lệnh cho các chủng sinh không được mặc áo chùng thâm

Theo Đức Tổng Giám Mục Guy de Kerimel của Toulouse, các chủng sinh mặc áo chùng thâm, tiếng Pháp là Suotane, tiếng Anh là Cassock, thể hiện sự thái quá của chủ nghĩa giáo sĩ mà theo ngài là không phù hợp với tình trạng giáo dân của họ.

Một lá thư do tân tổng giám mục Toulouse ở tây nam nước Pháp gửi cho các chủng sinh của tổng giáo phận của mình, trong đó ngài yêu cầu họ không được mặc áo chùng thâm, đã gây ra sự phẫn nộ và lo lắng của một số tín hữu Công Giáo trong nước.

Bức thư đề ngày 2/6 và dự định giữ kín, nhanh chóng bị rò rỉ và được truyền thông Pháp săn đón. Trong đó, Đức Tổng Giám Mục Guy de Kerimel - người vừa mới nhậm chức vào tháng 12 năm 2021 - đã tái khẳng định quan điểm được bày tỏ một ngày trước đó tại một bữa ăn tối với các chủng sinh từ tổng giáo phận, đặc biệt là việc ngài phản đối việc mặc áo chùng thâm trước khi truyền chức.

Đề cập đến vấn đề mà ngài đã nêu ra khi thấy các chủng sinh mặc áo chùng thâm và áo giúp lễ Rôma (tiếng Pháp Surplis, tiếng Anh Surplice) trong buổi lễ Thêm sức cho các học sinh vài ngày trước đó, vị Tổng Giám Mục nói rằng ngài nói với các chủng sinh rằng ngài “không muốn các chủng sinh thể hiện mình một cách quá giáo sĩ.” Thật vậy, theo quan điểm của ngài, hình ảnh mà các chủng sinh thể hiện mình theo cách này không phù hợp với tình trạng tín hữu giáo dân không có chức thánh của họ. Ngài cũng biện minh cho lập trường của mình bằng cách tuyên bố rằng “ưu tiên của một người trẻ đang được đào tạo cho chức tư tế thừa tác là phát triển và củng cố mối quan hệ của anh ta với Chúa Kitô trong sự khiêm nhường và chân lý, mà không tìm cách nhập vào một nhân vật nào đó,” và rằng “anh ta phải cho phép lòng bác ái mục vụ phát triển trong anh ta và làm cho anh ta có thể tiếp cận được với tất cả mọi người trước khi lo lắng về việc thể hiện một bản sắc rất rõ ràng.”

Vì vậy, lá thư là một dịp để thiết lập quy định về trang phục của các chủng sinh cho giáo phận trong tương lai: “Việc mặc áo chùng thâm không được phép trong chủng viện; đó là luật có hiệu lực. Do đó, tôi yêu cầu luật này được áp dụng bên ngoài chủng viện ở giáo phận Toulouse, kể cả đối với các phó tế,” ngài nói rõ và nói thêm rằng kể từ khi nhập học vào chủng viện, có thể đeo một dấu hiệu đặc biệt chẳng hạn như áo cổ côn Rôma hoặc một cây thánh giá đơn giản.

Đức Tổng Giám Mục de Kerimel dựa trên lập luận của mình về Điều 284 của Bộ Giáo luật, trong đó giao cho các hội đồng giám mục nhiệm vụ xác định các giáo sĩ nên mặc lễ phục của Giáo hội, “theo phong tục hợp pháp của địa phương.”

Lập trường của ngài đã gây ra tranh cãi trên mạng xã hội và một số trang web Công Giáo. Được trích dẫn bởi tạp chí bảo thủ Valeurs actuelles, một linh mục của giáo phận đã mô tả những lập luận của vị giám mục là “ngụy biện”, tái khẳng định tầm quan trọng cơ bản của chiếc áo chùng thâm trong cuộc đời của linh mục, kể cả đối với các chủng sinh khi họ “khao khát chức vụ linh mục và chiếc áo chùng thâm giúp ích cho họ. Những chiếc áo ấy xâm nhập vào da của linh mục. Ông nói, “chiếc áo chùng thâm là một lời nhắc nhở về chức tư tế, nó nhắc nhở chúng ta rằng trong mọi việc một linh mục làm, nó giúp đỡ và thúc đẩy việc sống như một linh mục và giúp mọi người hướng về thánh chức mà không xấu hổ hay sợ hãi”.

Một số nhà bình luận cũng chỉ trích vị giám mục đã hành động xu thời theo xu hướng xã hội, trong khi tác động của báo cáo về lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Pháp đang làm gia tăng thêm các hành vi chống Công Giáo trong những tháng qua, đặc biệt là chống lại các linh mục.

Bối cảnh căng thẳng

Hơn nữa, vụ việc này xảy ra trong bối cảnh đặc biệt căng thẳng giữa một bộ phận trong hệ thống phẩm trật của Giáo hội địa phương và các cộng đồng Công Giáo truyền thống vốn đặc biệt phát triển mạnh ở Pháp.

Năm ngoái, sau khi xuất bản cuốn sách Traditionis Custodes motu proprio, Đức Tổng Giám Mục de Kerimel, khi đó là Giám Mục Giáo phận Grenoble-Vienne ở đông nam nước Pháp, đã bị các tín hữu truyền thống của ngài ở đó chỉ trích mạnh mẽ khi ngài chấm dứt các hoạt động của Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô, cử hành Thánh lễ bằng tiếng Latinh. Ngài cũng tìm cách hạn chế việc cử hành Thánh lễ truyền thống bằng tiếng Latinh. 500 giáo dân được tường trình là những người trung thành với Thánh lễ Latinh Truyền thống đã vận động một cuộc tẩy chay gây ra tổn thất đáng kể cho nguồn thu của giáo phận cho năm 2021.

Và cùng ngày lá thư của Đức Tổng Giám Mục de Kerimel bị rò rỉ, các tín hữu nước Pháp thất kinh khi biết được việc đình chỉ phong chức chức vụ linh mục và phó tế ở giáo phận Toulon, miền đông nam nước Pháp, cho đến khi có thông báo mới.

Với lá thư này, Đức Tổng Giám Mục de Kerimel có lẽ đã tạo ra một một khởi đầu không mấy tốt đẹp tại nhiệm sở mới của ngài.
Source:National Catholic Register