Ngày 20-06-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Kitô, cội nguồn sự hiệp nhất của chúng ta
Lm Jude Siciliano OP
06:09 20/06/2013
Chúa Nhật XII THƯỜNG NIÊN - C
Zacharia 12: 10-11; Tvịnh 63; Galát 3: 26-29; Luca 9: 18-24

ĐỨC KITÔ, CỘI NGUỒN SỰ HIỆP NHẤT CỦA CHÚNG TA

Đôi khi Đức Giêsu được những thành viên của nhiều nhóm đạo đức gọi là Rabbi. Nhưng Người là một kiểu thầy dạy khác lạ. Trong Tin mừng theo thánh Mátthêu, chúng ta nghe thấy rằng Người giảng dạy không như những những vị khác đã dạy, nhưng “Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư” (7, 28-29).

Một trong những cách thức các thầy Rabbi dạy là đặt câu hỏi. Những vị thầy giỏi thì đặt những câu hỏi sao cho hướng đến những câu trả lời của người hỏi đặt ra hơn là chỉ cho họ câu trả lời. (Có câu nói đùa rằng: một sinh viên hỏi Rabbi, “Thưa Rabbi, tại sao thầy luôn trả lời bằng một câu hỏi khác?” Vị Rabbi trả lời, “Thế tại sao tôi không nên trả lời bằng một câu hỏi?”)

Nếu Rabbi đưa ra câu trả lời, thì đó là câu trả lời của thầy. Nhưng nếu thầy hỏi câu hỏi đúng, thì ông có thể có một câu trả lời khác và câu trả lời của đồ đệ được ghi nhớ và được tiếp thu. Thêm nữa, nếu Rabbi đưa ra câu trả lời thì vấn đề đã được xác định rồi. Nhưng nếu câu hỏi khác được hỏi thì vấn đề tiếp tục được mở rộng cho việc tìm kiếm và khám phá thêm. Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu hỏi các các môn đệ một câu hỏi quan trọng. Người không đưa ra câu trả lời, nhưng cho họ thời gian và thêm kinh nghiệm để tìm ra câu hỏi của riêng họ.

Khởi đầu Tin mừng của mình, tác giả Luca thuật lại việc cha mẹ Đức Giêsu tìm kiếm Người sau khi họ phát hiện ra Người không cùng đi với họ trong đoàn hành hương từ dịp lễ Vượt qua ở Giêrusalem. Sau ba ngày tìm kiếm, họ thấy đứa con trai 12 tuổi của mình trong đền thờ, “đang ngồi giữa các thầy dạy, nghe và hỏi họ” (2,46).

Khi Đức Giêsu hỏi các môn đệ: “đám đông bảo thầy là ai?” Họ đã ở với Người một thời gian và đã thấy và đã nghe khi Đức Giêsu nói những nhu cầu của dân chúng, dạy đám đông và đối đáp trước những tấn công từ nhóm đạo đức. Những lời đáp đầu tiên của họ với Đức Giêsu được rút ra từ những điều họ đã quan sát và đã nghe người khác nói.

Thế rồi, Đức Giêsu đưa ra câu hỏi, “Còn anh em bảo Thầy là ai?” Câu hỏi của vị Thầy đòi hỏi các môn đệ trở về lòng mình, rút ra từ những kinh nghiệm ở cùng Đức Giêsu và rút ra quyết định của riêng mình. Phêrô đáp thay cho cộng đoàn: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”. Câu trả lời của ông không chỉ là một chút thông tin để mang theo trong cả phần đời còn lại. Ông sẽ có Đức Kitô hằng sống với ông và sẽ có thêm cho kinh nghiệm, sự hấp thụ và hành trình. Câu hỏi của Đức Giêsu sẽ luôn gắn chặt trong trí nhớ và ý thức của ông và ông sẽ phải trở lại lòng mình để trả lời nó nhiều lần nữa khi ông biết hơn về “Đấng Kitô của Thiên Chúa”.

Dù cho lời đáp của Phêrô đúng, nhưng ông sẽ phải củng cố nó cách quyết liệt để hợp với những sự kiện bi thảm sẽ nảy sinh khi ông tiếp tục theo Đức Giêsu. Đối với ông và các môn đệ khác “Đấng Kitô của Thiên Chúa” nghĩa là người cai trị đầy quyền lực sẽ lãnh đạo dân Israel và đánh đuổi người Rôma. Nhưng Đức Giêsu phá tan khái niệm đó khi Người khiển trách các môn đệ. Người hướng sự ám chỉ đến chính mình từ “Đấng Kitô của Thiên Chúa” đến “Con Người”.

Bài tin mừng nằm trước bài Tin mừng hôm nay thuật lại phép lạ hóa bánh cho 5000 người ăn (9,10-17). Cách trình bày này hẳn sẽ đề nghị các môn đệ rằng Đức Giêsu là Đấng Mêsia hằng được mong đợi, “Đấng Kitô của Thiên Chúa”. Cuối cùng, đây là Đấng Mêsia bắt đầu một thời đại mới. Điều này đủ thực, nhưng Đức Giêsu thêm rằng người ta chỉ vào được thời đại mới này khi họ có tình yêu hy sinh – sự hy hiến này đã được Đức Giêsu thực hiện trên thập giá. “Rồi Đức Giêsu nói với mọi người…” – Đức Giêsu đưa ra một lời mời gọi phổ quát cho bất kỳ ai khao khát chấp nhận nó. Nhưng những ai chấp nhận phải dám từ bỏ tất cả: tham vọng, những cách thức nhận biết tha nhân, những ưu tiên hằng ngày, những thói ích kỷ của họ - cuộc sống của họ chính là thế!

Nghe lời đáp của Phêrô Đức Giêsu hướng sự ám chỉ đến chính mình từ “Đấng Kitô của Thiên Chúa” tới “Con Người”. Trong các Tin mừng, thuật ngữ này ám chỉ đến Đức Giêsu. Đây là một danh hiệu ưa thích dành cho Đức Giêsu trong Tin mừng Luca và mang các tầng ý nghĩa. Trước hết, đơn giản nó có nghĩa là “con người”. Nhưng nó cũng là danh hiệu thiên sai được dùng 70 lần trong Tin mừng nhất lãm và 12 lần trong Tin mừng Gioan. Nó xuất hiện trong sách Đaniel (7,13) để mô tả “ai như con người”, đại diện cho dân Israel mới và hiện ra trên mây trời để nhận vương quốc từ Đấng Lão Thành. “Con Người” được dùng thường xuyên qua các sách Tin mừng và thường ám chỉ sự vượt qua và cái chết – như trong bài Tin mừng hôm nay.

Sau khi Đức Giêsu phục sinh, Phêrô sẽ mở rộng câu trả lời của ông cho câu hỏi của Đức Giêsu. Trong chương 3 quyển thứ 2 của Luca, Công vụ tông đồ, sau khi Phêrô và Gioan chữa trị người què ở cổng Đền thờ (3,1-26), Phêrô nói với đám đông và ám chỉ Đức Giêsu như: tôi tớ của Thiên Chúa, Đấng Thánh và Đấng Công Chính, Tác giả của Sự sống, và Đấng Mêsia. Rõ ràng trong các sách Tin mừng, Phêrô có nhiều thiếu sót và những hành động sai lầm, nhưng nhờ kết quả của việc Đức Giêsu phục sinh và quà tặng của Thánh Thần, cuộc đời Phêrô đã thay đổi. Lời đáp của ông cho câu hỏi của Đức Giêsu tăng trưởng vì những sự kiện làm thay đổi cuộc sống nhờ vào sự vượt qua và sự phục sinh của Đức Giêsu.

Kinh nghiệm của Phêrô dạy rằng chúng ta không thể dùng câu trả lời của người khác để trả lời cho câu hỏi mà Đức Giêsu đã hỏi các môn đệ và tiếp tục hỏi chúng ta, “Còn anh em bảo Thầy là ai?” Câu hỏi này đòi chúng ta phải trả lời mỗi ngày. Chúng ta trả lời câu hỏi này bằng những quyết định mà chúng ta có liên quan đến chọn lựa của các bạn bè chúng ta; chúng ta sử dụng thời gian của mình ra sao; đầu tư cho các nguồn của chúng ta; đối xử với tha nhân, đặc biệt ý nghĩa tối thiểu; một sự sẵng sàng để được nhận biết như các môn đệ Đức Kitô; và sự thực hành từ chối bản thân trước của cải của người khác.

Đức Giêsu hứa trong quá trình từ bỏ cuộc sống hằng ngày của mình, chúng ta sẽ tìm lại được. Thế gian khuyên chúng ta tìm kiếm lợi lộc riêng mình, cẩn trọng và tìm kiếm bằng nỗ lực tối thiểu. Tôi đang giữ lại cho bản thân những gì? Tại sao? Đức Giêsu đòi hỏi sự rủi ro và lòng quảng đại khi người khác cần đến mình. Ở chỗ khác có nói hạt giống được tích trữ sẽ mục nát. Đó không phải sự tối thiểu mà tôi có thể làm – nhưng là hết khả năng.

Đức Giêsu không phải là người thích đau khổ, việc chọn đau khổ vì mục đích đau khổ. Hơn thế nữa, có lẽ được hướng dẫn bởi những ngôn sứ như Dacaria (trong bài đọc 1), Người đã nhận ra vai trò thiên sai như một người bị ruồng bỏ, đau khổ và thập giá. Người dạy cho Phêrô biết khái niệm về Đấng Mêsia. Đấng Mêsia sẽ phải đau khổ và trong hành động cũng dạy cho chúng ta cách thức để theo Người bằng cách sống cuộc đời của chúng ta. Theo Đức Giêsu làm cho chúng ta mở ra với cùng cách đối xử mà thế thế gian đã gây ra cho Người. Tuy nhiên, nó không kết thúc bằng cái chết, nhưng trong sự chung chia trong sự phục sinh và sự sống mới của Đức Giêsu.

Tín hữu Galat đề nghị cách thức những ai cùng với đời sống mới mà Đức Giêsu trao tặng, phải nhìn chính họ và thế giới. Khi chúng ta chịu thua thiệt như các môn đệ và đón nhận thập giá của Đức Kitô, thì chúng ta đã bước vào mối tương quan sâu xa với Thiên Chúa và với cả người khác. Vì đời sống mới, chúng ta sẽ thấy được giá trị của mỗi và mọi người. Đó là lý do chúng ta được Đức Giêsu gọi để thể hiện sự ưa thích tối thiểu. Vì Đức Giêsu chúng ta chia sẻ cách ngang bằng như con cái của Thiên Chúa. “Không còn chuyện phân biệt Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Ki-tô”

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp

12th SUNDAY IN ORDINARY TIME -C-
Zechariah 12: 10-11; Psalm 63; Galatians 3: 26-29; Luke 9: 18-24

Jesus was sometimes called Rabbi by members of various religious groups. But he was a different kind of teacher. In Matthew’s Gospel we hear that he didn’t teach by drawing on what others taught, but "he taught as one who had authority and not as their teaches of the law" (7:28-29).

One of the ways the rabbis taught was by asking questions. Effective rabbis asked the kind of questions that would lead the questioners to their own answer, rather than just giving them the answer. (The joke: a student asked the Rabbi, "Rabbi, why do you always answer a question with another question?" The Rabbi answered, "Why shouldn’t I answer with a question?")

If the Rabbi gave the answer, it would be his answer. But if he asked the right question, he might get a different answer and the student’s answer would likely be remembered and internalized. In addition, if the Rabbi gave the answer then the matter was settled. But if another question is asked the matter stays open to further probing and discovery. In today’s gospel Jesus asks his disciples an important question. He doesn’t give the answer , but allows them time and more experience to come up with their own answer.

Early in his Gospel Luke tells of Jesus’ parents searching for him after they discover he is not with them in the caravan returning from the Passover celebration in Jerusalem. After searching for three days they find their 12-year-old son in the temple courts, "sitting among the teachers, listening to them and asking them questions" (2:46).

When Jesus asked the disciples the question, "Who do the crowds say that I am?" they had been with him for a while and had watched and listened as Jesus addressed the needs of others, taught the crowds and responded to attacks by the religious elite. Their first responses to Jesus were drawn from what they had observed and heard others say.

Then Jesus fine-tuned his question, "But who do you say that I am?" The teacher’s question requires the disciples to go within, draw upon their experiences with Jesus and draw their own conclusion. Peter responds for the community, "The Christ of God." His answer will not just be a piece of information to carry around with him for the rest of his life. He will have the living Christ with him and will have more to experience, absorb and process. Jesus’ question will hang in his memory and consciousness and he will have to return to answer it many more times as he learns more about "the Christ of God."

Even though Peter’s response is correct he will have to modify it drastically to suit the tragic events that will unfold as he continues to follow Jesus. For him and his contemporaries the "Christ of God" meant a powerful military ruler who would lead Israel and throw the Romans out. But Jesus undermines that notion in his rebuke to his disciples. He shifts the reference to himself from, "the Christ of God" to "the Son of Man."

Immediately preceding today’s passage is the account of the feeding of the 5000 (9:10-17). Such a display would certainly suggest to the disciples that Jesus was the long-awaited Messiah, "the Christ of God." Here, finally, was the Messiah to begin a new age. True enough; but Jesus adds that once people enter this new age, sacrificial love will be required of them – the kind of sacrifice Jesus made on the cross. "Then he said to all..." – Jesus is offering a universal invitation to anyone who wishes to accept it. But those who accept admission must be willing to lose everything: their ambition, ways of perceiving others, daily priorities, selfish habits – their very lives!

Having heard Peter’s response Jesus shifts the reference to himself from "the Christ of God" to "the Son of Man." In the Gospels this term only refers to Jesus. It’s a favorite title for Jesus in Luke’s gospel and has layers of meaning. First, it simply means "the human being" or "the man." But it is also a messianic title used 70 times in the Synoptics and 12 times in John. It appears in the Book of Daniel (7:13 ff) to describe "one like a man," who represents the new Israel and appears on the clouds to receive a kingdom from the Ancient of Days. The "Son of Man" is used frequently throughout the Gospels and usually refers to the passion and death – as in today’s passage.

After Jesus’ resurrection Peter will expand his answer to Jesus’ question. In chapter 3 of Luke’s second volume, the Acts of the Apostles, after Peter and John cure the cripple at the Temple gate (3:1-26), Peter addresses the gathered crowd and refers to Jesus as: God’s servant, The Holy and Just One, the Author of Life, and the Messiah. It’s clear in the Gospels that Peter has many flaws and missteps. But as a result of Jesus’ resurrection and the gift of the Holy Spirit, Peter’s life was changed. His response to Jesus’ question grew because of the life-changing and life-shattering events of Jesus’s passion and resurrection.

Peter’s experience teaches us that we can’t come up with a stock answer to the question Jesus asked his disciples and continues to ask us, "But who you say that I am?" This question requires an answer each day from us. We answer the question by the decisions we make concerning our choice of friends; how we use our time; invest our resources; treat people, especially the least significant; a willingness to be identified as Christ’s disciples; and our practice of self-denial for the welfare of others.

Jesus promises that in the process of losing our life daily we will save it. The world advises us to seek our own gain, play it safe and get by with the least effort. What am I holding back for myself? Why? Jesus asks for more risk taking and generosity when others are in need. It says in another place that the seed hoarded rots. It is not about the least that I can get by doing – but about the most.

Jesus isn’t being a masochist, choosing suffering for suffering’s sake. Rather, perhaps guided by such prophets as Zechariah (our first reading), he saw his messianic role as one of rejection, suffering and the cross. He brings Peter up short by correcting his notion of Messiah. The Messiah will suffer and in doing so teaches us how to follow him by how we live our lives. Following Jesus leaves us open to the same kind of treatment the world inflicted on him. However, it doesn’t end in death, but in a share in Jesus’ resurrection and new life.

Galatians suggests how those with the new life Jesus gives must view themselves and the world. When we surrender as disciples and take up Christ’s cross, we have entered into a deep relationship with God and also with one another. Because of that new life, we see the value of each and every human being. Which is why we are called by Jesus to have a preference for the least. Because of Jesus we share equally as daughters and sons of God. "There is neither Jew nor Greek, there is neither slave nor free person, there is not male and female; for you are all one in Christ Jesus."
 
Nhận thức
Lm Vũđình Tường
06:53 20/06/2013
Nhận thức là điều rất quan trọng trong cuộc sống vì nó giúp ta nhận biết chính ta. Nhận biết rõ về khả năng, kiến thức. Nhận biết ưu khuyết điểm của chính mình từ đó có thể học hỏi, bổ xung cho thiếu xót của chính mình. Xã hội chúng ta sống người ta rất trọng kiến thức và kẻ nào có nhiều kiến thức kẻ đó thường nắm vai trò trọng yếu nếu không là thầy dậy thiên hạ thì cũng nắm quyền cai trị thiên hạ. Quyền cai trị đồng nghĩa với đưa ra quyết định mang lợi nhuận lại cho chính họ và đồng thời gây ảnh hưởng tới nhiều người trong xã hội. Vì những lợi điểm trên mà người ta khát khao quyền hành, mong có quyền trong tay nếu không để thao túng thị trường thì cũng thao túng xã hội.

Có hai loại sức mạnh. Sức mạnh đến từ nội tâm, bên trong con người và sức mạnh đến từ xã hội. Sức mạnh đến từ nội tâm quan trọng hơn sức mạnh đến từ xã hội vì sức mạnh đến từ nội tâm thuộc về ta, do ta làm chủ và luôn ở trong ta, không thể nào mất được. Sức mạnh đến từ xã hội không thuộc về ta mà do đám đông ban cho. Sức mạnh này đến từ bên ngoài nên khi cần đám đông cũng có thể tước đoạt mất sức mạnh đó.

Sức mạnh được đám đông ban phát cho là loại sức mạnh Đức Kitô luôn chạy trốn. Chúng ta nhớ lại nhiều lần đám đông tụ họp nghe Ngài giảng, tâm thần họ chấn động và cùng nhau dù không ai bảo ai đều muốn Đức Kitô làm vị cứu tinh của họ. Họ tôn Ngài làm vua, lãnh đạo họ. Trong hoàn cảnh như thế Đức Kitô luôn tìm cách âm thầm trốn khỏi đám đông. Ngài trốn khỏi họ không phải để đi tìm đám đông khác để gây thêm thanh thế, hỗ trợ mà Ngài đi tìm nơi thanh vắng để cầu nguyện. Học từ Đức Kitô để biết trốn chạy khỏi thế lực xã hội, tránh được các cám dỗ về quyền hành, lợi nhuận, vinh hoa phú quí để đi tìm sức mạnh nội tâm. Sức mạnh nội tâm tìm được qua cầu nguyện, đối thoại, liên kết với Đức Kitô. Sức mạnh nội tâm giúp ta tránh xa cám dỗ quyền hành. Sức mạnh nội tâm giúp ta có những quyết định khôn ngoan để thực hiện thay vì í của ta thì thực hiện í Chúa. Con mong làm theo í Cha, không phải í con. Sức mạnh nội tâm giúp chúng ta nhận biết Thiên Chúa yêu thương dựng nên ta và yêu ta hơn cả chính ta yêu ta. Sức mạnh nội tâm giúp ta nhận biết tất cả những gì chúng ta có đều thuộc về Thiên Chúa, tài năng, sức khoẻ đều là của Chúa ban vì thế chúng ta cần sống khiêm nhường và tin tưởng phó thác đời mình trong tay Chúa.

Đức Kitô hỏi các tông đồ người ta đồn Ngài là ai? Kẻ thì loan tin rằng Gioan sống lại từ cõi chết. Kẻ khác lại bảo Ngài là đại tiên tri Isaiah; Kẻ khác nữa thì lại quả quyết Ngài là một trong số các tiên tri tái thế. Phêrô lên tiếng Ngài là Đức Kitô Con Thiên Chúa. Đức Kitô lên tiếng với Phêrô là kiến thức đó không phải đến từ máu huyết phàm nhân mà là đến từ Thiên Chúa. Mat 16,17.

Câu trả lời sai lầm vì những trả lời đó dựa vào kiến thức bề ngoài, những suy đoán thông thường từ nhận xét, từ quan sát từ nghe ngóng dẫn đến phán đoán sai lầm về Đức Kitô.

Sức mạnh bên ngoài thường gắn liền với quyền hành và quyền hành là thứ gây nhiều bất an cho cá nhân và cho xã hội. Mọi cám dỗ cạnh tranh, giành giật, mong nổi tiếng, biết hơn người đưa đến cãi vã, tranh cãi, hằn thù đều gây nên bởi khát khao quyền hành. Sức mạnh nội tâm giúp ta tự kiểm soát hành động, lời nói, cách cư xử của mình nhờ đó tránh được biết bao tai vạ. Sức mạnh nội tâm gắn liền với các đức tính Kitô giáo. Chúng ta cảm thấy xấu hổ, hối hận đều đến từ sức mạnh này. Sức mạnh nội tâm là cửa sổ của linh hồn giúp ta nhận biết Thiên Chúa yêu thương và đón nhận tình yêu đó với tấm lòng cởi mở và khát khao đón nhận.

Sức mạnh bên ngoài biến ta thành con người cao ngạo, tự hào với đời trong khi sức mạnh nội tâm giúp ta tìm thấy bình an nội tâm, khiêm nhu phục vụ, làm việc bác ái với một tâm hồn bình an, và tâm tình tạ ơn Chúa.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả: Sứ Mệnh Tiền Sứ Đức Kitô
Lm. Đan Vinh
07:39 20/06/2013
Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả

Is 49,1-6 ; Cv 13,22-26 ; Lc 1,57-66.80

SỨ MỆNH TIỀN SỨ ĐỨC KI-TÔ

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 1,57-66.80

- C 57-58: Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai. Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà.

- C 59-60: Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép Cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em. Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: “Không, phải đặt tên cháu là Gio-an.

- C 61-63: Họ bảo bà: “Trong họ hàng của bà, chẳng có ai có tên như vậy cả”. Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì? Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gio-an”. Ai nấy đều rất bỡ ngỡ.

- C 64-66: Ngay lúc ấy, miệng lưỡi của ông lại mở ra. Ông nói được và chúc tụng Thiên Chúa. Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê. Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: “Đứa trẻ này rồi sẽ ra thế nào đây?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em.

- C 80: Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en.

2. Ý CHÍNH:

Bài Tin mừng hôm nay tập trung vào lễ nghi Cắt bì và Đặt tên con trẻ Gioan. Khi được chứng kiến những sự lạ lùng, nhất là sự kiện Da-ca-ri-a được khỏi bệnh câm, mọi người đều bỡ ngỡ và thắc mắc về sứ mệnh của em nhỏ sau này. Về sau Gio-an đã vào sống trong hoang địa cho đến khi ra vùng sông Gio-đan thi hành sứ mệnh tiền sứ: giúp dân Ít-ra-en chuẩn bị đón Đấng Thiên Sai là Đức Giê-su.

3. CHÚ THÍCH:

+ Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép Cắt bì: Cắt bì là một nghi lễ có từ lâu đời trong đạo Do thái, do lệnh Thiên Chúa truyền (x Gs 5,2). Đây còn là một dấu chỉ hữu hình của Giao ước giữa Thiên Chúa với dân Do thái mà mọi bé trai đều phải mang trên da thịt mình (x Xh 4,26). Tuy nhiên, Ngôn sứ Giê-rê-mi-a lại cho thấy cắt bì trong tâm hồn mới là điều quan trọng (x Gr 9,24; 4,4). Cũng như Gio-an, Đức Giê-su cũng đã chịu nghi lễ Cắt bì và được đặt tên là Giê-su (x Lc 2,21).

+ Về sau, trong thời Giáo hội sơ khai: Theo đề nghị của thánh Phao-lô, để các Ki-tô hữu gốc lương dân khỏi phải chịu đựng cái ách nặng nề của Luật Mô-sê mà họ không chu tòan được (x Gal 6,12.15), thì Công đồng Giê-ru-sa-lem đã quyết định: không buộc lương dân mới gia nhập đạo chịu phép Cắt bì của đạo Do thái trước khi được lãnh bí tích Rửa tội (x CVTĐ 15,5-6.10-11.28-29), mà chỉ đòi họ có một đức tin hành động nhờ đức ái trong Chúa Ki-tô là đủ (x Gl 5,6).

4. CÂU HỎI: 1) Tại sao bà Ê-li-sa-bét không đồng ý đặt tên cho con trẻ là Da-ca-ri-a mà là Gio-an? 2) Hãy cho biết những sự lạ đã xảy ra trong nghi lễ Cắt bì và Đặt tên của Gio-an Tẩy giả? 3) Cắt bì là gì? Những ai được chịu phép Cắt bì? Mục đích của phép Cắt bì thế nào? 4) Tại sao ngày nay khi theo đạo công giáo, lương dân không phải chịu phép Cắt bì trước khi chịu phép Rửa tội để gia nhập vào Hội thánh?

II. SỐNG LỜI CHÚA:

1. LỜI CHÚA: “Đức Ki-tô phải nổi bật lên, còn Thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30).

2. CÂU CHUYỆN VÀ SUY NIỆM: CUỘC ĐỜI CỦA GIO-AN TIỀN SỨ:

Gio-an là vị Tiền hô của Chúa Giê-su (x.Mt 3,3). Gio-an là con của ông Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét. Cả hai thuộc dòng tộc tư tế. Bà Ê-li-sa-bét là chị họ của Đức Ma-ri-a, nên Gio-an là anh bà con của Đức Giê-su. Cha mẹ của Gio-an sống ở miền núi xứ Giu-đê (x.Lc 1,39). Từ nhỏ, Gio-an đã sống cuộc đời ẩn tu khổ hạnh trong sa mạc. Đến năm thứ 15 thời Hoàng đế Ti-bê-ri-a, Gio-an mới xuất hiện tại vùng hoang địa miền Giu-đê cạnh sông Gio-đan để rao giảng và làm phép Rửa sám hối cầu ơn tha tội (x.Mt 3,1). Phép Rửa của ông là một nghi thức thống hối kèm theo phải xưng thú tội lỗi (x. Mt 3,6). Gio-an nhìn nhận Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai khi ông giới thiệu Người với các môn đệ của ông: “Đây là Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,29). Có lần đức Giê-su gọi Gio-an là Ngôn sứ Ê-li-a khác, là người lớn nhất trong Cựu ước, là tiên tri loan báo Nước Trời (x.Mt 11,2 –19; Lc 7,18-33).

Cuộc đời của Gio-an kết thúc bằng hình khổ bị chém đầu trong nhà tù, do ông can đảm bênh vực cho công lý, dám lên tiếng can ngăn vua Hê-rô-đê không được lấy bà chị dâu Hê-rô-đi-a-đê làm vợ. Do đó ông đã bị tống giam vào ngục và sau đó còn bị bà Hê-ro-đi-a-đê âm mưu giết hại (x. Lc 9,7-9).

3. THẢO LUẬN: Chúng ta cần làm gì để noi gương nhân đức của Gio-an như: khiêm nhường (x Ga 3,30), khó nghèo (x Mc 1,6-8), vâng phục (x Mt 3,13-15). trung tín (x Ga 1,35-37), thật thà (x Ga 1,20-23), dũng cảm (x Mt 14,3-4; Lc 3,7-9).

4. NGUYỆN CẦU

- LẠY CHÚA GIÊSU. Thánh Gio-an đã thực hiện sứ mệnh tiền hô kèm theo những dấu lạ, khiến mọi người phải bỡ ngỡ thán phục. Đời con chẳng có những dấu lạ như thánh Gio-an. Cũng như bao người khác, Chúa muốn con trở thành chứng nhân cho tình thương của Chúa. Xin cho con trở thành dấu chỉ để người đời nhận biết Chúa qua lối sống bác ái yêu thương tha nhân và khiêm nhường phục vụ, nhất là phục vụ những người nghèo đoi.

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Thánh Gio-an Tẩy giả đã nêu gương khiêm tốn và làm chứng cho Chúa. Làm chứng trong cuộc sống hôm nay chính là noi gương Gio-an: Tự làm mình lu mờ đi bằng sự ít nói về mình, không khoe khoang thành tích, và để Chúa được lớn lên nơi tha nhân. Làm chứng cho Chúa hôm nay cũng là: sống điều độ chừng mực, tránh xa hoa lãng phí và không chè chén say sưa. Làm chứng cho Chúa hôm nay còn là chỉ đường giúp nhiều người nhận biết và đi theo làm môn đệ của Chúa. Xin Chúa giúp chúng con luôn biết sống đơn sơ khó nghèo, can đảm làm chứng cho sự thật và không bao giờ chịu lùi bước trước những khó khăn trở ngại gặp phải trong cuộc sống hằng ngày.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA

Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
 
Chúa Nhật XII Thường niên
Lm. Giuse Nguyễn Kim Long
09:44 20/06/2013
Chúa Nhật 23-06-2013

Chúa Nhật XII Thường niên (Luca 9:18-24)


Con đường theo Chúa Giêsu, thường được gọi là Con đường Thập giá, con đường của hy sinh và đau khổ, không đễ dàng chút nào. Để có thể đi trên con đường này, chấp nhận vác thập giá hằng ngày, đòi hỏi người môn đệ phải có niềm xác tín vào Chúa Giêsu và trung thành với lựa chọn của mình.

Trang Tin mừng hôm nay của Thánh Lu-ca đưa chúng ta về thực tại đó trong bối cảnh của một nơi thanh vắng. Chúa Giêsu, sau khi cầu nguyện, đã hỏi các môn đệ về chính mình: Phần các con, các con bảo Thày là ai? Trước câu hỏi này, các ông hầu như bối rối và im lặng, ngoại trừ Phêrô lên tiếng: Thày là Đức Kitô của Thiên Chúa. Sự bối rối và im lặng của các ông cũng dễ hiểu, bởi vì tuy đã can đảm bỏ mọi sự : vợ con, mái ấm gia đình và nghề nghiệp, để theo Chúa và đồng hành với Ngài trên con đường rao giảng Tin mừng, nhưng các ông còn rất mơ hồ về Thày của mình. Khởi đi từ sự đáp trả rất lãng mạn trước lời mời gọi :"Hãy theo Ta", các ông vẫn nghĩ rằng thày Giêsu mà mình đi theo phải là một nhân vật đặc biệt, ngày nào đó sẽ đứng lên giải thoát dân Do-thái khỏi ách thống trị của người Roma, thiếp lập vương quốc riêng , và như vậy các ông sẽ có những vị trí quan trọng trong vương quốc này. Câu trả lời của một Phêrô, vừa cứu chữa danh dự cho các bạn, vừa tạo nên cơ hội để Chúa Giêsu đưa các ông ra khỏi cơn mơ mộng này, giúp các ông nhận ra sứ mạng của Ngài và lựa chọn đi theo Ngài: Con đường thập giá.

Thập giá, một biểu tượng của sự ô nhục và thất bại mà chính quyền Roma thường áp dụng như hình phạt cho các người nổi loạn hoặc trộm cắp, lại được Chúa Giêsu đề cao như biểu tượng của sự hy sinh, một tiêu chuẩn để trở nên người môn đệ: "Ai muốn đi theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá hằng ngày và theo tôi".

Chúa Giêsu lựa chọn con đường thập giá, không phải vì Ngài muốn sự đau khổ cho kẻ theo Ngài hay khuyến khích họ tìm kiếm sự khổ đau. Đau khổ là điều không ai muốn và tìm kiếm cho dù nó vẫn là một thực tại hiện hữu trong đời sống. Nếu đau khổ do chính con người tạo ra để thống trị, làm khổ người khác thì là bạo lực, sự đàn áp. Nhưng ngược lại nếu đau khổ đến từ lựa chọn cho một niềm tin, một lý tưởng, một từ bỏ, sẽ trở thành động lực giúp thanh luyện chính mình, tạo nên sức mạnh để đạt mục đích đang nhắm tới. Tấm gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam mà chúng vừa kỷ niệm 25 năm ngày các Ngài được phong thánh đã là một mình chứng hùng hồn.

Lời mời gọi vác thập giá theo Chúa vẫn vang vọng qua giòng thời gian. Thập giá hằng ngày của người Kitô hữu đang phải dối diện và gánh vác có thể là: sự đau đớn của bệnh tật, nỗi cô đơn của tuổi già, những đau khổ do hận thù, ghen ghét, sự cám dỗ hủy hoại sự sống bằng cách phá thai, ngừa thai, ủng hộ cái chết êm dịu, cổ võ hôn nhân đồng tính, trách nhiệm trong việc giáo dục con cái, và bổn phận phụng dưỡng cha mẹ già yếu....... Những thập giá này đang đè nặng trên vai mỗi người. Không thập giá nào nặng hơn hoặc nhẹ hơn thập giá nào. Người Kitô cần phải can đảm đón nhận thập giá đời mình với sự can đảm và xác tín rằng Chúa Giêsu cũng đang đồng hành và vác thập giá với chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban sự can đảm và cùng đồng hành với chúng con trên hành trình vác thập giá theo Chúa.

Xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam, những chứng nhân anh dũng, đã can đảm và trung tín lựa chọn con đường vác thập giá theo Chúa qua cái chết đức tin của mình, chúc lành và giúp chúng con luôn sống đáng là người Kitô hữu giữa xã hội hôm nay. Amen.

Lm. Giuse Nguyễn Kim Long - Miami
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:00 20/06/2013
THAY ĐẦU
N2T

Giả Bi là một người đi tòng quân tướng mạo anh tuấn đẹp đẽ, một buối tối nọ anh ta nằm mơ thấy một người mặt mày đen xì rất xấu xí đến cầu cứu, nói: “Tướng mạo của tôi mặc dù xấu xí nhưng đầu óc tôi rất đẹp, chúng ta đem đầu đổi cho nhau.”
Tối ngày hôm sau, người mặt đen lại đến với Giả Bi trong giấc mộng yêu cầu đổi đầu, cuối cùng thì Giả Bi đồng ý. Buổi sáng ngày hôm sau, sau khi Giả Bi từ trong phòng đi ra thì tất cả mọi người đều bỏ chạy khi nhìn thấy anh ta, anh ta lớn tiếng nói:
- “Tôi là lính tòng quân Giả Bi đây mà !”
Nhưng khi anh ta soi mình trong gương thì thấy trong gương chính là khuôn mặt của người mặt đen xấu xí mà mình thấy trong giấc mơ, anh ta đưa tay rờ nơi cổ thì thấy có một vết thẹo mới, lúc ấy mọi người mới tin.
Về sau Giả Bi trở thành người rất có năng lực và khôn ngoan, đó chính là người mặt đen xấu xí báo đáp anh ta vậy.
(Nam triều, Tống, Lưu Nghĩa Khánh “U Minh lục”)

Suy tư:
Giả Bi là người có khuôn mặt xấu xí, nhưng lại là người thông minh khôn ngoan là do câu chuyện thần thoại này mà ra.
Thời nay, y học có thể ghép tim người này cho người nọ, có thể ghép gan, thận, ruột phèo của người này cho người nọ, đó là một tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại, nhưng chưa nghe nói ai có thể lấy đầu người này mà thay cho đầu của người kia, bởi vì khi cắt đầu là lập tức chết ngay không...kịp ngáp.
Người ta không thể lấy đầu người này thay cho đầu của người kia, nhưng con người ta có thể học hỏi cái hay cái khôn ngoan từ cái đầu của người khác, có nghĩa là chúng ta có thể học hỏi cái khôn ngoan trong cách cư xử của người khôn ngoan; học cách học hỏi và cách làm việc của người thông minh; học sự đạo đức nơi người đạo đức; học cách ăn nết ở nơi người đoan chính.v.v...như thế không phải là chúng ta có thể lấy “đầu óc” của người khác thay cho mình hay sao ?
Thiên Chúa rất yêu thương công bằng với nhân loại, qua vạn vật, qua tha nhân mà chúng ta nhìn thấy được ý định của Thiên Chúa muốn dạy chúng ta, nếu chúng ta biết khiêm tốn muốn thay cái “đầu” của mình bằng cái đầu của người khôn ngoan và khiêm tốn.
Bởi vì có những người thân hình đẹp đẽ, anh tuấn nhưng lại có một tâm hồn xấu xa và một đầu óc ngu đần; trái lại có những người bề ngoài xem ra xấu xí không đẹp, nhưng có một tâm hồn đẹp đẽ và một cái đầu thông minh và khôn ngoan.
-----------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:03 20/06/2013
N2T

4. Lời của Thiên Chúa đã nhanh lại có sức mạnh.

(Fr. Parde Pio of The Five Wounds of Christ: cha thánh Pi-ô Năm Dấu)
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo Lý về Kinh Tin Kính của ĐTC Phanxicô: Hội Thánh là Thân Thể Đức Kitô
Phaolô Phạm Xuân Khôi
22:05 20/06/2013
Hội Thánh là Thân Thể Đức Kitô

“Sự hiệp nhất là một ân sủng mà chúng ta phải cầu xin từ Chúa, để Người giải thoát chúng ta khỏi những cám dỗ về chia rẽ, khỏi những tranh chấp giữa chúng ta, khỏi tính ích kỷ và ngồi lê mách lẻo.”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2013 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô. Người tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính và Năm Đức Tin. Hôm nay Đức Thánh Cha nói về Hội Thánh là Thân Thể Đức Kitô.”

* * *


Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay tôi sẽ chú tâm vào một biểu thức mà Công Đồng Vaticanô II dùng để biểu thị bản chất của Hội Thánh: đó thân thể, Công Đồng nói rằng Hội Thánh là Thân Thể Đức Kitô (x. Lumen Gentium, 7).

Tôi muốn bắt đầu từ một đoạn văn của sách Tông Đồ Công Vụ mà chúng ta biết rõ: việc trở lại của ông Saolô, người sau đó được gọi là Phaolô, một trong những nhà truyền giáo vĩ đại nhất (x. Cv 9:4-5). Ông Saolô là một kẻ bách hại các Kitô hữu, nhưng trong khi ông đang trên đường đến thành Đamascô, bỗng nhiên một luồng ánh sáng bao bọc ông, ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói: “Saolô, Saolô, sao ngươi bách hại Ta?”. Ông hỏi: “Lạy Chúa, Ngài là ai?”. Và giọng nói trả lời: “Ta là Giêsu, Đấng mà ngươi đang bách hại” (câu 3-5). Kinh nghiệm này của Thánh Phaolô cho chúng ta thấy sự liên kết giữa các Kitô hữu và Đức Kitô thắm thiết thế nào. Khi Chúa Giêsu lên trời, Người không để chúng ta mồ côi, nhưng với hồng ân Chúa Thánh Thần, sự kết hợp của chúng ta với Người đã trở nên thắm thiết hơn. Công đồng Vaticanô II nói rằng Chúa Giêsu “qua việc thông truyền Thánh Thần của Người cho các anh em của Người, tụ tập từ mọi dân tộc, Người làm cho họ một cách mầu nhiệm thành thân thể của Người” (Hiến Chế Tín Lý. Lumen Gentium, 7).

Hình ảnh thân thể giúp chúng ta hiểu mối liên hệ sâu xa này giữa Hội Thánh và Đức Kitô, mà thánh Phaolô đã đặc biệt khai triển trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô (x. ch. 12). Trước hết, thân thể làm cho chúng ta lien tưởng đến một thực tại sống động. Hội Thánh không phải là một hội từ thiện, văn hóa hay chính trị, nhưng là một thân thể sống động, hành trình và hành động trong lịch sử. Và thân thể này có một đầu, là Chúa Giêsu, Đấng hướng dẫn nó, nuôi nấng nó và nâng đỡ nó. Đây là một điểm tôi muốn nhấn mạnh: nếu đầu bị tách ra khỏi phần còn lại của thân thể thì toàn thể con người không còn có thể sống được. Vì vậy, chính trong Hội Thánh, chúng ta phải luôn liên kết mật thiết hơn bao giờ hết với Chúa Giêsu. Nhưng không chỉ có thế: như một thân thể điều quan trọng là các mạch máu phải luân chuyển trong đó, cho nên chúng ta phải để cho Chúa Giêsu hoạt động trong chúng ta, để cho Lời Người hướng dẫn chúng ta, để cho sự hiện diện của Người trong bí tích Thánh Thể nuôi nấng chúng ta, linh động hóa chúng ta, để cho tình yêu của Người củng cố tình yêu tha nhân của chúng ta. Và điều đó phải luôn luôn! Luôn luôn, luôn luôn! Anh chị em thân mến, chúng ta hãy luôn hiệp nhất với Chúa Giêsu, chúng ta hãy tín thác nơi Người, chúng ta hãy định hướng đời mình theo Tin Mừng, nuôi dưỡng mình bằng cầu nguyện hàng ngày, bằng lắng nghe Lời Chúa và tham dự các Bí Tích.

Và ở đây tôi đi đến một bình diện thứ nhì của Hội Thánh như Thân Thể Đức Kitô. Thánh Phaolô nói rằng như các chi thể của thân thể con người, mặc dù khác nhau và nhiều, hợp thành một thân thể, vì vậy tất cả chúng ta đã được được rửa tội vào một thân thể duy nhất bởi cùng một Chúa Thánh Thần (x. 1 Cor 12:12-13). Do đó, trong Hội Thánh, có nhiều nhiệm vụ và chức năng đa dạng; không có sự đồng nhất tẻ nhạt, nhưng có sự phong phú của những hồng ân mà Chúa Thánh Thần ban phát. Nhưng có sự hiệp thông và hiệp nhất: tất cả đều liên hệ với nhau và tất cả kết hợp để tạo thành một thân thể quan trọng duy nhất, liên kết mật thiết với Đức Kitô. Chúng ta hãy nhớ rõ: là một phần tử của Hội Thánh có nghĩa là được kết hợp với Đức Kitô và nhận được từ Người sự sống thần linh là sự sống làm cho chúng ta sống như Kitô hữu, nghĩa là luôn hợp nhất với Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục, là công cụ của sự hiệp nhất và hiệp thông; điều này cũng có nghĩa là học cách thắng vượt chủ nghĩa cá nhân và chia rẽ, để hiểu nhau hơn, để hòa hợp sự đa dạng và phong phú của mỗi người; tóm lại, để yêu mến Thiên Chúa và những người lân cận chúng ta, trong gia đình, trong giáo xứ, trong các đoàn thể, hơn. Để sống, thân thể và các chi thể phải thống nhất! Sự hiệp nhất luôn luôn hơn các xung đột! Các xung đột, nếu không được giải quyết một cách tốt đẹp, sẽ tách biệt chúng ta khỏi nhau, tách biệt chúng ta khỏi Thiên Chúa. Xung đột có thể giúp chúng ta lớn lên, nhưng cũng có thể chia rẽ chúng ta. Chúng ta đừng đi theo con đường chia rẽ, con đường tranh chấp giữa chúng ta! Tất cả hãy hiệp nhất, tất cả hiệp nhất với những khác biệt của mình, nhưng thống nhất, luôn luôn: đây là con đường của Chúa Giêsu. Sự hiệp nhất luôn luôn hơn các xung đột. Sự hiệp nhất là một ân sủng mà chúng ta phải cầu xin từ Chúa, để Người giải thoát chúng ta khỏi những cám dỗ về chia rẽ, khỏi những tranh chấp giữa chúng ta, khỏi tính ích kỷ và ngồi lê mách lẻo. Việc nói hành nói xấu nguy hại biết bao, nguy hại biết bao! Đừng bao giờ nói chuyện của người khác, đừng bao giờ! Những chia rẽ giữa các Kitô hữu, tinh thần bè phái, những tư lợi nhỏ nhen, đã gây cho Hội Thánh không biết bao nhiêu là thiệt hại!

Những chia rẽ giữa chúng ta, nhưng còn những chia rẽ giữa các cộng đồng: các Kitô hữu Tin Lành, các Kitô hữu Chính Thống, các Kitô hữu Công Giáo, tại sao chúng ta lại chia rẽ? Chúng ta phải cố gắng để mang lại sự hiệp nhất. Tôi sẽ nói với anh chị em một điều: ngày hôm nay, trước khi ra khỏi nhà, tôi đã dành trên dưới bốn mươi phút, hay nửa giờ, với một mục sư Tin Lành và chúng tôi đã cùng nhau cầu nguyện, và cố gắng tìm sự hiệp nhất. Nhưng chúng ta phải cầu nguyện giữa chúng ta như những người Công Giáo và cũng cầu nguyện với các Kitô hữu khác, cầu nguyện rằng Chúa sẽ ban cho chúng ta sự hiệp nhất, hiệp nhất giữa chúng ta. Nhưng làm sao chúng ta đạt được sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu nếu chúng ta không thể đạt được sự hiệp nhất giữa chúng ta là những người Công Giáo? Có sự hiệp nhất trong gia đình chúng ta không? Biết bao nhiêu gia đình đang lục ục và chia rẽ! Hãy tìm sự hiệp nhất, sự hiệp nhất làm thành Hội Thánh. Sự hiệp nhất đến từ Đức Giêsu Kitô. Người sai Chúa Thánh Thần xuống với chúng ta để tạo sự hiệp nhất.

Anh chị em thân mến chúng ta hãy cầu xin Chúa: Xin giúp chúng con trở thành những chi thể của Thân Thể Hội Thánh luôn luôn kết hiệp mật thiết với Đức Kitô; xin giúp chúng con không làm cho Thân Thể Hội Thánh bị đau khổ vì những xung đột, chia rẽ và ích kỷ của chúng con; xin giúp chúng con thành những chi thể sống động liên kết với nhau bằng một sức lực duy nhất, là sức lục của tình yêu mà Chúa Thánh Thần đổ vào lòng chúng con (x. Rm 5:5).

http://giaoly.org/vn
 
Top Stories
Pope to FAO: more must been done to end scandal of starvation
Vatican Radio
08:08 20/06/2013
2013-06-20 Vatican Radio - Something more can and must be done” for the millions of people who are “still suffering and dying of starvation”, something which is “truly scandalous” in this day and age. Moreover, the current global crisis cannot “continue to be used as an alibi” for people, states and institutions to shirk their responsibility in helping the poor and hungry of the world.

This was the focus of Pope Francis address Thursday morning to the 400 participants at the United Nations Food and Agricultural Organization Conference.

Meeting them in the Vatican’s Clementine hall, Pope Francis noted that the purpose of the encounter was “to share the idea that something more can and must be done in order to provide a new stimulus to international activity on behalf of the poor, inspired by something more than mere goodwill or, worse, promises which all too often have not been kept”. “The crisis will not be completely over until situations and living conditions are examined in terms of the human person and human dignity”.

He added : “We are all aware that one of the first effects of grave food crises – and not simply those caused by natural disasters or violent conflicts – is the uprooting of individuals, families and communities…This is clearly seen in the decision to dedicate the coming year to the rural family”.

Pope Francis also mentioned the reform that the UN body is currently undertaking: “What is demanded of FAO, its member States, and every institution of the international community, is openness of heart”.

He concluded “: The Catholic Church, with all her structures and institutions, is at your side in this effort, which is aimed at building concrete solidarity”.

Below please find the official text of Pope Francis address to the Participants in the 38th Conference of FAO (Thursday, 20 June 2013)

Mr President,Your Excellencies,

Mr Director General,Distinguished Ladies and Gentlemen,

1. Continuing a long and meaningful tradition which began sixty years ago, I am pleased to receive you, the participants in the 38th Conference of the Food and Agriculture Organization of the United Nations. I thank President Mohammad Asef Rahimi and the representatives of many countries and different cultures who are working together to respond in a fitting way to the primary needs of so many of our brothers and sisters: those of receiving their daily bread and finding a dignified place at the table.

I greet the Director-General, Professor José Graziano da Silva, whom I had occasion to meet at the beginning of my ministry as Bishop of Rome. On that occasion he made it clear to me that the situation worldwide is particularly difficult, not only because of the economic crisis but also due to problems associated with security, the great number of continuing conflicts, climate change and the preservation of biological diversity. All these situations demand of FAO a renewed commitment to tackling the many problems of the agricultural sector and of all those living and working in rural areas.

The initiatives and possible solutions are many, nor are they limited to increasing production. It is a well-known fact that current levels of production are sufficient, yet millions of people are still suffering and dying of starvation. This is truly scandalous. A way has to be found to enable everyone to benefit from the fruits of the earth, and not simply to close the gap between the affluent and those who must be satisfied with the crumbs falling from the table, but above all to satisfy the demands of justice, fairness and respect for every human being.

2. This, I believe, is the significance of our meeting today: to share the idea that something more can and must be done in order to provide a new stimulus to international activity on behalf of the poor, inspired by something more than mere goodwill or, worse, promises which all too often have not been kept. Nor can the current global crisis continue to be used as an alibi. The crisis will not be completely over until situations and living conditions are examined in terms of the human person and human dignity.

The human person and human dignity risk turning into vague abstractions in the face of issues like the use of force, war, malnutrition, marginalization, the violation of basic liberties, and financial speculation, which presently affects the price of food, treating it like any other merchandise and overlooking its primary function. Our duty is to continue to insist, in the present international context, that the human person and human dignity are not simply catchwords, but pillars for creating shared rules and structures capable of passing beyond purely pragmatc or technical approaches in order to eliminate divisions and to bridge existing differences. In this regard, there is a need to oppose the shortsighted economic interests and the mentality of power of a relative few who exclude the majority of the world’s peoples, generating poverty and marginalization and causing a breakdown in society. There is likewise a need to combat the corruption which creates privileges for some and injustices for many others.

3. Our present situation, while directly linked to financial and economic factors, is also a consequence of a crisis of convictions and values, including those which are the basis of international life. This is a larger framework which demands the undertaking of a conscious and sober work of rebuilding, one which also affects FAO. Here I am thinking of the reform the Organization has initiated to ensure a more functional, transparent and impartial operation. This is certainly something positive, yet every authentic reform involves an increased sense of responsibility on the part of everyone, in the realization that our individual fate is linked to that of others. My thoughts turn to the well-known parable in the Gospel where a Samaritan helps someone in need. He is not prompted by philanthropy or the fact that he has money at his disposal, but by a desire to identify with the person he helps: he wants to share his lot. Indeed, after providing for the man’s care, he announces that he will return to inquire after his health. What is involved here is more than mere compassion or perhaps a desire to share or to promote a reconciliation which can overcome differences and disagreements. It is a willingness to share everything and to decide to be Good Samaritans, instead of people who are indifferent to the needs of others.

What is demanded of FAO, its member States, and every institution of the international community, is openness of heart. There is a need to move beyond indifference or a tendency to look the other way, and urgently to attend to immediate needs, confident that the fruits of today’s work will mature in the future. To move forward constructively and fruitfully in the different functions and responsibilities involves the ability to analyze, understand, and engage, leaving behind the temptations of power, wealth or self-interest and instead serving the human family, especially the needy and those suffering from hunger and malnutrition.

We are all aware that one of the first effects of grave food crises – and not simply those caused by natural disasters or violent conflicts – is the uprooting of individuals, families and communities. The separation is a painful one; it is not limited to their lands, but extends to their entire existential and spiritual environment, threatening and at times shattering their few certainties in life. This process, which is now taking place worldwide, demands that international relations once more be regulated by their underlying ethical principles and recover the authentic spirit of solidarity which can guarantee the effectiveness of every cooperative undertaking.

4. This is clearly seen in the decision to dedicate the coming year to the rural family. Apart from the celebrations themselves, it is necessary to reaffirm the conviction that every family is the principal setting for the growth of each individual, since it is through the family that human beings become open to life and the natural need for relationships with others. Over and over again we see that family bonds are essential for the stability of relationships in society, for the work of education and for integral human development, for they are inspired by love, responsible inter-generational solidarity and mutual trust. These are factors which can make even the most adverse situations more bearable, and bring a spirit of true fraternity to our world, enabling it to feel as a single family, where the greatest attention is paid to those most in need.

Acknowledging that the fight against hunger entails the pursuit of dialogue and fraternity means for FAO that its contribution to negotiations between States, giving new impulse to the decision-making processes, must be marked by the promotion of the culture of encounter and of solidarity. But this also calls for willingness on the part of the member States, a complete knowledge of particular situations, suitable preparation, and ideas which take into account every individual and every community. Only thus will it be possible to combine the thirst for justice experienced by billions of people with the concrete realities of today’s world.

The Catholic Church, with all her structures and institutions, is at your side in this effort, which is aimed at building concrete solidarity, and the Holy See follows with interest and encourages the initiatives and activities undertaken by FAO. I thank you for this opportunity to meet you, and I bless the work which you carry out daily in the service of the least of our brothers and sisters.
 
Pope's most recent appeal: An end to the interminable violence and insecurity in Middle East
VIS
08:54 20/06/2013
Vatican City, 20 June 2013 (VIS) – At 11:30 this morning in the Consistory Hall of the Vatican Apostolic Palace, the Holy Father Francis received participants in the 86th Plenary Assembly of the Reunion of Organisations for Aid to the Oriental Churches (ROACO). This organisation, under the sponsorship of the Congregation for the Oriental Churches, is formed from various organizations around the world including: the Catholic Near East Welfare Association; Aid to the Church in Need; Renovabis; and Oeuvre d'Orient, which financially and spiritually assist members of the Church in the East.

Francis gave thanks to God for the “fidelity to Christ, the Gospel, and the Church that the Eastern Catholics have given proof of throughout the centuries, facing every struggle for the Christian name and 'keeping the faith'. … Like my predecessors, I wish to encourage and support you in your exercise of charity, which is the only reason for Jesus' disciples to brag. This charity springs from God's love in Christ. The Cross is its vertex, the luminous sign of God's mercy and love for all, which has been poured into our hearts by the Holy Spirit. … I ask you to accompany me in the task of uniting faith and charity, which is inherent to the Petrine ministry.”

The Pope encouraged the members of ROACO to continue their labour of carrying out projects that give priority to formation, above all of the youth, without forgetting that such projects “should be a sign of God's profession of love that constitutes the Christian identity.”

“The presence of the patriarchs of Alexandria of the Copts and of Babylon of the Chaldeans as well as of the papal representatives in the Holy Land and in Syria, the auxiliary bishop of the Patriarch of Jerusalem, and the Custos of the Holy Land carries me to the holy places of our Redemption but also revives in me a deep ecclesial concern for the plight of our many brothers and sisters who are living a seemingly endless situation of insecurity and violence, which doesn't spare the innocent or the weakest.”

“We believers are asked to constantly and confidently pray that the Lord may grant the longed-for peace, together with a concrete solidarity and sharing. I would like to once again, from the bottom of my heart, appeal to the leaders of nations and international organisations, to believers of every religion, and to all men and women of good will to put an end to all the pain, all the violence, and all religious, cultural, and social discrimination. May the conflict that sows death leave space for the encounter and the reconciliation that bring life.”

“To all those who are suffering I strongly say: 'Never lose hope! The Church is with you, accompanies you, and supports you!' I ask you to do everything possible to alleviate the serious needs of the affected populations, especially in Syria, the people of beloved Syria, and the ever more numerous refugees and displaced persons. ... I repeat to you: remember in your prayers the Church of Syria … Jesus Christ will watch over it and your charity. I entrust the countless victims to the Lord of Life and implore the Most Holy Mother of God to console all of those in the 'time of great distress'. It is true; what's happening in Syria is a great distress!”
 
Indonésie: L’émergence toute récente d’une Eglise orthodoxe javanaise : histoire d’un processus indigène
Eglises d'Asie
08:48 20/06/2013
L’Indonésie est connu pour être le pays le plus peuplé de musulmans (209 millions, soit 87 % de sa popuation) au monde. Les chrétiens forment cependant 10 % de la population du pays, se répartissant entre un tiers de catholiques et deux tiers de protestants. Mais qui sait que l’Eglise orthodoxe est désormais présente en Indonésie depuis quelques années ? Sans aucune œuvre missionnaire extérieure préalable, une paroisse orthodoxe a vu le jour en 1989 dans la région de Solo (ou Surakarta) à Java-Centre. Aujourd’hui, plusieurs dizaines de paroisses rassemblent quelques milliers de chrétiens orthodoxes, le plus souvent d’origine musulmane.

Un bref survol de l’histoire de la présence chrétienne orthodoxe dans l’archipel nous permet de distinguer trois périodes. Il se peut qu’une Eglise orthodoxe nestorienne fut installée à Barus, sur la côte occidentale de l’île de Sumatra, entre les VIIème et XVème siècles. Mais cette présence n’est toujours pas attestée archéologiquement (1). Ensuite, l’Eglise orthodoxe russe aurait été établie en 1934 à Batavia, sous la forme d’une paroisse dépendant de la Métropole de Harbin, au Nord-Est de la Chine, sur décision d’un concile propre à cette Métropole. Elle fut ensuite placée sous l’autorité de l’archevêque Tikhon (Troitsky) des orthodoxes de San Francisco, à la fin des années 1940. Puis la paroisse fut fermée lorsque son recteur, le P. Vasily, émigra aux Etats-Unis au début des années 1950. On peut donc dire que la période actuelle, la troisième période qui s’ouvre au début des années 1990, correspond à un véritable renouveau de l’Eglise orthodoxe en Indonésie.

Celui qui a découvert la foi orthodoxe hors du pays est un Javanais musulman. Il s’appelle Bambang Dwi Byantoro et recevra plus tard, une fois son ordination sacerdotale, le titre d’Archimandrite Daniel. C’est donc un autochotone, qui, en quête d’une foi pouvant combler ses désirs spirituels, a découvert cette voie et l’a importée dans le pays.

Un musulman zélé et convaincu

Bambang Dwi Byantoro est né le 27 août 1956 à Mojokerto, dans la partie orientale de l’île de Java. Sa mère – Lili Asmiyati –, originaire d’un milieu paysan, se maria à l’âge de 11 ans à un soldat de la classe aristocratique – Puji Setiawardaya – réfugié chez elle pendant la guerre d’indépendance contre le colonisateur hollandais. Ils eurent quatre enfants, dont Bambang. Ses parents se séparèrent lorsqu’il avait cinq ans, et se remarièrent chacun de leur côté.

Bambang fut élevé dans un environnement musulman pieux. Ses grand-parents maternels eurent une grande influence sur son éducation religieuse. Ainsi, dans son enfance, il pratiquait les cinq prières quotidiennes (sholat) avec zèle et s’appliquait à la lecture du Coran. Mais il témoignera plus tard, dans sa correspondance avec ses amis, du sentiment de vide qu’il éprouvait: « Je ne trouvais pas le Dieu que je cherchais. L’islam est une bonne religion, mais je ne ressentais pas, dans la mosquée locale, la plénitude du cœur que je désirais. » Il avoue avoir grandit dans une certaine haine des chrétiens, sans en avoir vraiment rencontré jusqu’à l’âge de 16 ans: on enseignait – comme on le fait toujours – que les chrétiens sont dans l’erreur et que le Christ n’a pas été crucifié comme ils le prétendent.

Il reçu, à cette époque, la visite de M. Kotami, le mari d’une de ses anciennes enseignantes, devenu membre de l’Eglise protestante de Java-Est (Gereja Kristen Jawi Wetan). Il raconte que le dialogue tourna rapidement autour de la question de l’unicité de Dieu. Pour l’islam, Dieu étant unique, ce ne peut être qu’une hérésie que d’associer à Dieu à un autre que Lui-même. Le musulman critiquait donc la prétention du christianisme de se dire monothéiste alors qu’il confesse un Dieu à la fois « Père, Fils et Saint Esprit ». Il accusait donc les chrétiens d’être trithéistes, de croire en trois dieux.

Une vision

Quelques mois plus tard, au cours de la prière rituelle du soir, alors qu’il tenait le Coran entre les mains, Bambang eut la vision d’un homme non javanais aux cheveux châtins et à la tunique blanche avec une lumière sortant de sa poitrine. Il ne pouvait entendre sa voix et les lèvres de cet homme ne remuaient pas, mais Bambang avait la certitude que cet homme lui parlait. Il comprenait dans son cœur que l’homme dans la vision lui disait: « Si tu veux être sauvé, suis-moi ! » Bambang lui demanda alors silencieusement « Qui êtes-vous ? »; et la réponse qu’il reçut dans son coeur est celle-ci: « Je suis Jésus. »

Il raconte que la vision se produisit brièvement une seconde fois. Mais c’est surtout la lecture, plus tard, du verset 45 de la sourate 3 du Coran qui finit par le convaincre que les chrétiens avaient raison. Il y est écrit: « Ô Marie ! Dieu t’annonce la bonne nouvelle d’un Verbe émanent de lui: Son nom est: le Messie, Jésus, fils de Marie » (trad. D. Masson). Bambang se mit alors à réfléchir: « Ma parole est née de ma bouche, elle est déjà dans mon intelligence. Par analogie, je peux donc dire que mon intelligence porte la parole en son sein et ma bouche lui donne naissance sous la forme de sons. S’il en est ainsi, Jésus Christ, en tant que Verbe (Parole) de Dieu doit être un, en Dieu lui-même, bien que distinct de Dieu. Mon verbe peut-être appelé fils de mon intelligence, né de ma bouche. Si Jésus Christ est le Verbe de Dieu, il peut donc être appelé fils de Dieu. »

Et il pensa qu’il en était de même de l’Esprit Saint: « Oui, j’ai un esprit en moi. Sans cet esprit, je ne peux pas vivre. Alors [l’Esprit Saint]... est l’Esprit de Dieu, comme l’esprit est en moi, distinct mais cependant un. » Il en conclut donc que « ce n’est que par des paroles (verbes) que je peux communiquer avec les autres. Et les autres ne me comprennent que par des paroles que je prononce. Si le Verbe est Jésus Christ, je dois croire en lui pour connaître Dieu plus personnellement ». Ce fut pour lui le point de départ d’une longue étude du christianisme.

Il se tourna alors vers le seul chrétien qu’il connaissait: M. Kotami. Il ne fréquenta plus la mosquée, ne se considérant plus « un musulman de Mahomet », mais il se savait devenu « un musulman du Christ ». Si « musulman » signifie « celui qui se soumet, expliquait-il, alors maintenant que Jésus Christ est mort pour mes péchés de sorte que je n’ai pas à faire mon propre salut par mes bonnes œuvres, je dois me soumettre à ce Dieu qui me sauve par sa mort et son sacrifice pour moi ».

Il devint un évangéliste indépendant, passant trois années à voyager principalement à Java et à Sumatra, et à enseigner la Bible, fort de son talent pédagogique et d’une excellente mémoire biblique. Il avait fondé, à Solo, un groupe de prière charismatique appelé « Siloam », mais il sentait en lui le besoin d’une véritable formation théologique et aspirait à boire à la source sémitique de la tradition chrétienne. Tout au long de sa quête de la tradition apostolique, les membres de ce groupe restèrent en contact épistolaire avec lui et il put leur partager l’avancée de sa réflexion et ses découvertes. Ses correspondances amenèrent un certain nombre de ses amis du mouvement charismatique pentecôtiste à suivre le même chemin que lui.

Rencontre avec l’Eglise orthodoxe

En 1978, quelqu’un lui offrit un voyage à Séoul, où se trouvait un séminaire multi-confessionnel, l’Asian Center for Theological Studies and Mission, soutenu financièrement par des fonds à la fois sud-coréens et américains (Eglise presbytérienne). Il apprit l’anglais afin de mener à bien ses études de théologie, et commença l’apprentissage du coréen pour les besoins de la vie quotidienne. Il fut marqué par la lecture d’Eusèbe de Césarée (260-340): un Père de l’Eglise qui lui donnait de comprendre le passage de l’Eglise palestinienne à la culture grecque.

Chez Grégoire Palamas (1296-1359), un saint de l’Eglise byzantine – fêté dans l’Eglise catholique romaine le 14 novembre – qui développa toute une pensée théologique sur la déification de l’homme (2), Bambang trouva des outils (l’hésychasme, la prière du cœur... (3)) à même de répondre à sa propre quette spirituelle et à celle des Javanais. Puis il découvrit le livre L’Eglise orthodoxe publié en anglais en 1963 par le Métropolite Kallistos (Timothy) Ware, évêque du diocèse orthodoxe grec de Grande-Bretagne. Ce dernier, né en 1934 dans une famille anglicane, s’était converti à la foi orthodoxe en 1958, à l’âge de 24 ans. Cet itinéraire ne pouvait qu’interpeler le jeune Bambang. Il frappa alors à la porte de l’Eglise orthodoxe de Séoul. Son recteur, l’Archimandrite Soterios Trambas, l’accompagna dans sa quête et Bambang reçu le baptême orthodoxe le 6 septembre 1983, avec la bénédiction du Patriarche œcuménique de Constantinople, Démétrios Ier.

Le P. Trambas encouragea alors Bambang à se rendre en Grèce pour affermir les fondements de sa nouvelle foi. Il craignait en effet l’ascendance que pourraient avoir sur lui l’environnement protestant évangélique, une fois retourné à Java. Bambang passa alors six mois à Athènes pour parfaire son grec, accueilli par une communauté d’étudiants coptes qui comprenaient ses questionnements eu égard à son passé musulman. Puis six autres mois au Mont Athos, haut lieu du monachisme orthodoxe. Là-bas, il composa en javanais un traité sur la foi trinitaire du Concile de Nicée (Pistawa Nikaya Winerdi) et traduisit la liturgie de Saint Jean Chrysostome en indonésien.

Puis, au cours de l’année 1984, le jeune indonésien arriva aux Etats-Unis, accueilli par le Métropolite Soles de l’archidiocèse grec de Boston, pour étudier à l’Ecole de théologie grecque orthodoxe de la Sainte Croix à Brookline. Il prêcha à de nombreuses reprises dans le diocèse de Pittsburgh, sous la guidance de l’évêque Maximos qui l’avait ordonné au diaconnat. En Alabama, il rédigea une thèse de doctorat intitulée: « Monothéisme islamique et christologie chrétienne », montrant comment l’idée d’un Coran éternellement présent auprès de Dieu, puis révélé aux hommes, a corrompu le monothéisme islamique, et comment le monothéisme chrétien serait la forme pure du monothéisme que Mahomet pensait purifier des influences hérétiques. Il fut ordonné prêtre dans l’Ohio, à l’église Saint-Paul de Cleveland, devenant donc le P. Daniel (Bambang Dwi) Byantoro. Puis il débuta des études d’anthropologie qu’il n’eut le temps de mener à leur terme. Tout cela le préparait à son retour vers son pays natal soumis à un islam de plus en plus intégriste et à la montée des Eglises pentecôtistes.

Alors que Bambang était sur le point d’obtenir son diplôme à l’Ecole de la Sainte Croix, quatre de ses amis qui venaient de finir leurs études au séminaire évangélique de Yogyakarta (Sekolah Teologi Injil Indonesia) pour devenir des missionnaires laïcs protestants, le rejoignirent à Boston en 1986. Lazarus Sucanto était un pentecôtiste originaire de Yogyakarta. Ce qui l’attirait dans l’orthodoxie, ce sont les pratiques hésychastes du monachisme. Cela rejoignait les exercices de concentration sur le cœur et l’esprit qu’il avait approché à travers sa pratique des arts martiaux javanais (silat). Les pratiques javanaises sont en effet fortement marquées par l’ascétisme (matiraga). Il était également très impressionné par la piété liturgique orthodoxe, avec des rituels très prononcés surpassant ceux de la liturgie catholique qui lui paraissaient bien fade à côté, sans parler de ceux, quasi inéxistants, des protestants. Sa foi pentecôtiste lui paraissait être le fruit de la sécularisation de la religion, avec une théologie de la prospérité expliquant qu’il fallait donner à Dieu de façon à recevoir au centuple sur cette terre et s’enrichir; un discours qui trouvait un écho favorable parmi la nouvelle classe moyenne. Les trois autres compagnons de ce voyage étaient Johannes Wicaksono, le demi-frère de Bambang, qui sera ordonné prêtre en 1990; David Samiyno originaire d’une famille hindoue de Klaten; et Matthew Budhiharjo.

La première paroisse orthodoxe javanaise

De retour à Java le 8 juin 1988, le P. Daniel Byantoro créait, quelques semaines plus tard, le 20 juin, « La Fondation de la voix de l’Orthodoxie » (Yayasan Suara Darma Tuhu). Il donna alors des conférences hebdomadaires pour faire connaître la foi orthodoxe. En février de l’année suivante, des vêpres commençèrent à être célébrées dans le village de Bacem, au sud de Solo. Puis, d’autres groupes de prières furent montés. La première divine Liturgie – la messe orthodoxe – fut célébrée en mars 1989 à Baturan dans les environs de Solo. Le 30 avril, trois adultes reçurent le baptême dans un torrent de montagne à Boyolali, à l’ouest de Solo. Il s’agit de Manulu Perluhutan, un Batak ministre dans une Eglise pentecôtiste, et de sa femme Adolfina, originaire de Timor et qui était également étudiante au séminaire protestant de Yogyakarta; ainsi qu’un musulman, Muhammed Sugi Bassari, qui reçu Photius comme nom de baptême.

La communauté de Baturan dut déménager plus loins, sous la pression de la population locale et de la police qui les considéraient comme une secte. Ils louèrent alors une maison dans le village de Sumber. Mais leur nouvelle « église » fut menacée plusieurs fois d’être brûlée, et une surveillance de nuit fut mise en place conjointement par les orthodoxes et des sympathisants musulmans, notamment affiliés à des groupes de dialogue interreligieux. Dans les mois qui suivirent, d’autres baptêmes furent célébrés et de nouveaux membres s’agrégèrent à la communauté naissante, comme par exemple Sri Gunarjo.

Né dans une famille protestante, il était devenu musulman par commodité. Au cours d’une grave maladie, il avait fait le serment de servir Dieu s’il guérissait. Après sa guérison, il fut baptisé dans l’Eglise baptiste, se forma et devint un prédicateur laïc. Avec son épouse Maryati, ils suivirent les catéchèses du P. Daniel avant d’entrer dans l’Eglise orthodoxe. Sri Gunarjo devint catéchiste et chargé de conduire les vêpres dans sa communauté.

Ce sont là quelques exemples, mais on trouve beaucoup de déçus du mouvement charismatique protestant en quête d’une foi plus profonde. Certains d’entre eux, homme et femmes, furent envoyés à l’Institut Saint Serge de Paris, en Australie et en Grèce pour se former et diversifier les approches de la foi orthodoxe. En octobre 1989 paru le premier numéro de la revue Voix de l’Orthodoxie (Suara Darma Tuhu).

Jusqu’à récemment, la Constitution indonésienne ne reconnaissait que cinq religions: l’islam, le protestantisme, le catholicisme, l’hindouisme et le bouddhisme. Depuis 2001, une sixième religion a rejoint la liste officielle: la religion traditionnelle chinoise. C’était une manière de réparer les exactions dont furent victimes les Sino-Indonésiens lors des émeutes qui ont accompagné la crise monétaire de 1997. Pour contourner alors les difficultés inhérentes au fait que la confession orthodoxe n’est pas reconnue par le République d’Indonésie, en février 1990, un pasteur pentecôtiste accepta dans un premier temps d’enregistrer la paroisse de Sumber sous son nom auprès du Bureau « protestant » du ministère des Religions (Dirjen Bimas Kristen Depag R.I.). Puis en 1996, l’Eglise orthodoxe en Indonésie fut reconnue légalement par un acte (SK n°: F/Kep/Hk.00.5/19/637/1996) émanent de ce Bureau, puis placée sous le patronage de la Confédération des Eglises (protestantes) d’Indonésie (Persekutuan Gereja-Gereja Indonesia).

Rattrapés par les divisions internationales de l’orthodoxie

Le P. Daniel avait été ordonné sous la juridiction du Patriarcat oecuménique (grec) de Constantinople. La jeune Eglise orthodoxe javanaise, avec à sa tête l’Archimandite Daniel Byantoro, dépendait donc canoniquement de la Métropole orthodoxe de Hongkong et de l’Asie du Sud-Est (OMHKSEA), une éparchie fondée en novembre 1996 et incluant Hongkong, les Philippines, Taïwan, la Thaïlande, le Laos, le Vietnam, le Cambodge et la Birmanie, et les exarchats (4) de l’Inde, d’Indonésie et de Singapour. Or, avec la création de la Métropole orthodoxe de Singapour (par division de celle de Hongkong), le 9 janvier 2008 – comprenant les pays suivants: Singapour, Inde, Indonésie, Malaisie, Pakistan, Afhganistan, Maldives, Bangladesh, Népal, Bhoutan et Sri Lanka –, l’Eglise orthodoxe javanaise aurait dû être sous sa juridiction. Mais en 2005, le synode de l’Eglise orthodoxe russe hors de Russie (ROCOR) l’a accueillie en son sein ainsi que les prêtres et l’ensemble des fidèles. L’Archimandrite Daniel Byantoro, n’ayant pas été déchargé canoniquement de ses liens avec la Métropole de Hongkong, il est considéré par le Patriarcat oecuménique de Constantinople comme un prêtre abdicataire.

Ce qui les attire...

Ce qui a conduit Bambang vers l’orthodoxie, c’est l’exposé cohérent, clair et rigoureux de cette foi, ainsi que la compréhension du mystère trinitaire qui fait entrer en communion avec Dieu. Pour l’Archimandrite Daniel, la foi orthodoxe est un chemin approprié pour les Javanais, à cause de son ecclésiologie, de sa pratique du jeûne, de la prière monologique (la répétition du nom de Jésus), comparable, selon lui, à la pratique du chapelet (tasbih) musulman – la récitation des 99 noms d’Allah –, et la mystique de l’union à Dieu, développée entre autres par Grégoire Palamas, qui a de nombreux point de rapprochement avec la mystique javanaise de l’union à Dieu (manunggaling kawula lan Gusti).

Les musulmans qui ont reçu le baptême dans l’Eglise orthodoxe sont sensible à l’idée de succession apostolique non interrompue, gage selon eux de la pureté de la nouvelle foi à laquelle ils adhèrent. Alors que l’islam et le protestantisme rejettent les rites javanais en insistant sur la « conversion » et donc la rupture avec le passé, l’orthodoxie met l’accent sur l’« adéquation » entre le cheminement de foi intérieur et l’environnement culturel extérieur avec lequel les nouveaux convertis ne veulent pas rompre.

Pour les musulmans, la religion est une libération par rapport au rituel et aux pratiques mystiques qui sont autant de formes d’associationnisme. Pour les protestants, seule la prière spontanée peut exprimer les sentiments profonds. La voie orthodoxe, elle, insiste sur l’incarnation, et cela passe par la richesse liturgique qu’offrent les traditions byzantines et russes adaptées au contexte javanais. Car ces chrétiens indonésiens ont une théologie et une liturgie bien orthodoxes, mais ayant gardé un style authentiquement javanais. Les baptistères sont creusés directement dans le sol, comme en Grèce. Mais pendant les offices, les fidèles sont pieds-nus, assis par terre, les femmes ont la tête couverte d’un voile, et tous font face à l’iconostase... des pratiques rappelant celles de la mosquée. Confession, jeûne vespéral et vigiles font partie des préparatifs avant de recevoir la communion le lendemain... rejoignant par là les pratiques ascétiques javanaises.

En outre, l’Archimandrite Daniel insiste sur un retour à un enseignement biblique, qui ne doit pas être le propre des protestants. Ainsi, les orthodoxes viennent-ils toujours à l’église avec leur Bible à la main. Enfin, l’Eglise orthodoxe javanaise met davantage l’accent sur l’origine sémitique (ou moyen-orientale) de sa foi que sur l’héritage grec de celle-ci. Elle insiste sur ses racines antiochienne, syriaque et araméenne, pour affirmer que sa foi s’origine, tout autant que les musulmans, au Moyen-Orient. Et cela d’autant plus que la très grande majorité de la terminologie religieuse, en indonésien, est faite de termes d’origine arabe.

Jusqu’ici, plusieurs milliers d’Indonésiens, dont une très grosse majorité de musulmans, se sont convertis à la foi orthodoxe. L’Eglise orthodoxe javanaise compte aujourd’hui une vingtaine de prêtres, une trentaine de paroisses et de missions.

* Membre de la Société des Missions Etrangères de Paris (MEP), le P. Jean-François Meuriot prépare une thèse de doctorat sur la culture javanaise, en anthropologie sociale à l’Ecole des Hautes Etudes en Sciences sociales (EHESS). Partageant son temps entre Paris et l’Indonésie, il poursuit des recherches de terrain. Pour la rédaction du présent article (publié en premier lieu dans la Revue MEP de juin 2013), Jean-François Meuriot a notamment eu pour sources les écrits de Stephen C. Headley, Un rapport sur l’Eglise orthodoxe à Java (1990) et Javanese Orthodox Christians and their « adat » (2006).

(1) Voir Claude Guillot (dir.), Histoire de Barus, Sumatra. Le site de Lobu Tua. Vol. 1. Etudes et Documents, Paris, Archipel (Cahiers d’Archipel, 30), 1998, 281 p.
(2) A cette époque, le moine et philosophe italien Barlaam le Calabrais, grand connaisseur de la pensée du Pseud-Denys, affirmait qu’il n’était pas possible de connaître Dieu, autrement que par ce qu’Il a créé. Grégoire Palamas entra théologiquement en conflit avec lui, affirmant que Dieu est certes inaccessible (apophatisme) en son « essence », c’est-à-dire en lui-même, comme le soutenait Barlaan, mais néanmoins que Dieu se révèle à l’homme par grâce dans ses « énergies incréées » communiquées par l’Esprit Saint auxquelles l’homme peut participer.
(3) Du grec hesychia, « calme, silence, immobilité, repos », l’hésychasme est une pratique spirituelle mystique visant la paix de l’âme. Cette spiritualité n’est donc pas réservée aux moines qui fuient le monde en quête d’un lieu de repos, elle est pratiquée aussi par les laïcs qui s’efforcent de « prier sans cesse » afin de trouver le repos de l’âme en Dieu. Cette méthode consiste à faire descendre l’intelligence dans le cœur en accompagnant la respiration par la récitation mentale de la formule: « Seigneur Jésus, Fils du Dieu vivant, aie pitié de moi, pécheur ». Cette spiritualité fut popularisée par la parution du Récit d’un pèlerin russe.
(4) Une circonscription ecclésiastique qui est administrée du dehors.

(Source: Eglises d'Asie, 20 juin 2013

 
''Rearing to go'' for WYD Rio 2013
Vatican Radio
08:49 20/06/2013
2013-06-20 Recent social agitation in cities across Brazil, some of which has turned violent, has raised concerns from some quarters about the upcoming World Youth Day celebrations in the country, scheduled for July 23th-28th. The coordinator of English-language WYD initiatives for the Society of Jesus in the US and a member of the lead committee for the international English-language welcome centre in Brazil, Fr. Michael Rogers, SJ, says WYD is not threatened by the unrest.

Speaking with Vatican Radio, Fr. Rogers said, “Nobody anticipates that there will be any problems going forward,” explaining, “this is a moment of great joy, not just for the Church in Brazil, but for the Church in Latin America,” which is welcoming back the first Pope elected from her shores. Fr. Rogers also reminds people to take the normal precautions when travelling. “Not to say that people shouldn’t be attentive to the normal things that [one] is attentive to when [one] is travelling anywhere else in the world,” he says, “people should be rearing to go – it’ll be a great event.”
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Quốc gia, Cộng sản và chuyện hòa giải
Bảo Giang
08:03 20/06/2013
I. Một định nghĩa:

Hoà giải là môt phương thức thuyết phục các đối tác chấm dứt các xung đột bằng cách đưa ra những điều kiện để trao đổi, được các bên đồng chấp thuận và triệt để tuân thủ những trách nhiệm ràng buộc về phía mình, ngõ hầu từ đó có thể đem lại sự yên ổn, phúc lợi chung cho các đối tác.

Lấy một thí dụ. Một ông chồng say mê cờ bạc rượu chè, hay bạo hành vợ con, tạo ra một cuộc sống khủng hoảng cho gia đình. Muốn có một cuộc hòa giải đúng nghĩa để tạo ra ổn định cho cuộc sống. Người chồng buộc phải cam kết từ bỏ thói hư cờ bạc, rượu chè và việc đánh đập vợ con như là những điều kiện tiên quyết để cho vợ con ông ta chấp nhận bỏ qua những lỗi lầm trong qúa khứ, và đón ông trong cuộc sống bình thường, thay vì một cuộc đổ vỡ, ly tán. Lẽ dĩ nhiên, sẽ không thể có cuộc hòa giải bằng cách để ông chồng tự tuyên bố: Mọi người muốn sống yên ổn thì phải chấp nhận những áp đặt của tôi! Cũng thế, một tên trộm đột nhập gia cư, cướp của, gây án. Việc trưóc tiên là phải tống cổ nó ra khỏi nhà, chứ không phải là việc thỏa mãn yêu cầu cho nó ở lại, chiếm cứ căn nhà để giải quyết khủng hoảng.

II. Một nguyên tắc.

Hòa giải là phải có sự kiện chấp nhận lỗi lầm (nếu có), chấp nhận những điều kiện (tự nguyện hay không tự nguyện) được đưa ra trong hòa giải. Đồng thời, chấp nhận tuân thủ, thi hành những điều kiện này một cách nghiêm chỉnh, có kiểm soát. Nói cách khác, sẽ hhông có một cuộc hòa giải nào mà không có những điều kiện đi kèm. Có điều kiện chưa đủ, còn phải nghiêm chỉnh thực hành những điều kiện của hòa giải nữa.

Đó là tiến trình thường thấy của hòa giải. Nhưng ở Việt Nam, chuyện hòa giải, người ta đã nói đến hàng ngàn, hàng vạn lần. Nói từ khi chưa hết chiến tranh, và sau đó, đã 38 năm qua, câu chuyện vẫn không có đoạn kết. Bởi vì, mỗi ngưòi, từ vị tri lãnh đạo đất nưóc, đến anh phu xích lô, bà gánh hàng rong. Từ ông thủ lãnh một đảng phái, một tổ chức chính trị đến anh làng bào ở bên này, bên kia hoặc cô hộ lý, đều diễn đạt mỗi người một cách và mang hàm ý khác nhau. Hầu như chẳng có một chút nội dung nào khả dĩ giống nhau và cũng chẳng theo một nguyên tắc, tiến trình nào cả. Trái lại, ông nói gà bà nói vịt, đưa đến cái nhìn rất thành kiến, đầy nghi kỵ về chuyện hoà giải là:

a. Khi phía cộng sản đưa ra lời kêu gọi về hòa giải, hòa hợp dân tộc thì triệu người như một, bằng kinh nghiệm của cuộc sống, đều cho rằng đó là lời kêu gọi đầu hàng vô điều kiện gởi đến mọi phía, mọi người, (giống như trường hợp gã say rượu ở trên) để cộng sản được tự tung, tự tác tước đoạt hết mọi quyền sinh, quyền sống. Quyết định và nắm giữ mọi tài nguyên và mọi phương tiện sản xuất của đất nước. Ngưởi dân chỉ là những tên nô lệ, phục vụ cho một đế chế bất lương, vô đạo.

b. Nếu có những lời tuyên bố, hay những bài viết, hoât động, nói về việc đòi hòa giải, hòa hợp dân tộc, là y như rằng cứ 10 người thì có đến chín người tin rằng, đây là thành phần đi hàng hai hàng ba. Thành phần sẵn sàng đầu giặc (đi theo bọn cướp để được uống rượu ké) và lôi kéo ngưòi khác cùng đầu giặc để tìm lợi nhuận cho mình và cho phe nhóm của mình. Thành phần này hầu hết xuất hiện tại miền nam Việt Nam trước năm 1975, và thỉnh thoảng tái diễn tuồng ở hải ngoại.

c. Phần quốc dân, sau muôn vàn những bất hạnh và khổ đau, từ trong cuộc chiến đến sau cuộc chiến. Sau muôn vàn những kinh nghiệm, nên chẳng có ai tin vào giải pháp hòa giải hòa hợp của cộng sản, hay của những cá nhân, tổ chức chính trị trên đưa ra. Với họ, triệu người như một đều cho rằng. Hoà hợp hòa giải với cộng sản là tự sát, là tự đi tìm lấy thuốc độc mà uống.

III. Định nghĩa về đối tác.

Cho đến 30-4-1975, hoặc gỉa, đến nay, mỗi khi nói đến từ Quốc Gia, cộng sản, người ta thường nghĩ ngay đến hai thế lực chính trị đối đầu nhau ở hai miền của đất nước. Nên khi nói đến chuyện hoà giải, người ta nghĩ ngay đến việc hoà giải giữa hai đối tác này. Điều này, không sai. Nhưng trên thực tế lại không đúng. Bởi lẽ, hai thực thể chính trị của hai miền này đối đầu nhau. Nhưng nó không có tính cách lâu dài, miên viễn, và dân chúng của mỗi phần của đất nước không thuộc hẳn về một phía nào. Trái lại, cuộc chia cắt chỉ mang tính thời gian. Nghĩa là, khi chấm dứt cuộc chiến. Hai thế lực chính trị này, có thể cùng tồn tại, hoặc một mất một còn. Nhưng cuộc hòa giải vẫn chưa hề có. Bởi lẽ, cuộc hòa giải đích thực không phải là cuộc hoà giải giữa hai tập thể chính trị đối đầu nhau. Nhưng là cuộc hòa giải giữa chính quyền với quốc dân đồng bào, không phần biệt người bên này hay bên kia, trong tinh thần nhân bản, tôn trọng lẫn nhau.

Tử sau 30-4-1975. Có thể nói, cuộc hòa đàm Balê là một bản vẽ trong cuộc hòa giải giữa hai thực thể chính trị tại Việt Nam để đưa đến chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên chiến tranh đã chấm dứt bằng cách, một bên phá bỏ những điều ước nghị hòa và chiếm lấy đối phương bằng bạo lực. Từ thời điểm này, thực thể chính trị phía Quốc Gia và lãnh thổ riêng biệt của họ coi như không còn. Những kẻ lũng đoạn thời cơ, từng rêu rao về hòa hợp hòa giải dân tộc ỏ miền nam trưóc kia, nay cũng không còn đất sống,. Một là hoàn toàn quy thuận theo thế lực mới. Hai là, bỏ của chạy lấy người, ra hải ngoại. Ba là tự giữ miệng, chờ chết. Thành phần này vốn dĩ trước đây cũng không có chỗ đứng. Họ chỉ làm vì lợi ích cá nhân, phe nhóm như là cái thùng rỗng hay theo chỉ đạo của CS? Họ không có tư cách và chẳng là đại diện cho ai và cũng chẳng ai nghe họ. Nay thì hoàn toàn bị triệt tiêu. Theo đó, từ sau 30-4-1975, chỉ có hai đối tác trong cuộc là tập thể cộng sản và Quốc Dân Việt Nam mà thôi.

1. Tập thể cộng sản, bao gồm tổ chức đảng cộng sản cũng như những ngưòi thuộc về họ trong guồng máy công quyền, công tư sở ở trong nước hay ở hải ngoại.

2. Quốc dân Việt Nam bao gồm những ngưòi dân yêu nước không chấp nhận cộng sản đang phải sống dưói chế độ cộng sản và những người Việt Nam đã vì cộng sản mà phải bỏ nước ra đi.

Với những người ra đi, dù họ còn hay không còn mang quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn còn những liên hệ mang huyết thống và những sinh hoạt Việt Nam. Hiện nay họ không có lãnh thổ, không có đại diện chính thức như trong guồng máy hành chánh, chính quyền, ngoài những tổ chức cộng đồng người Việt Tự Do tại hải ngoại mà họ sinh hoạt với. Với những người còn ở trong nước, về tỷ lệ, họ chiếm tới 80 - 90% dân số, nhưng không có tiếng nói. Họ không có người đại diện chính thức. Tuy nhiên, luôn có những người không khuất phục bạo quyền, luôn nói lên nguyện vọng chính đáng của họ. Đòi buộc nhà cầm quyền phải thỏa mãn cho những quyền lợi của công dân về các diện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo, cũng như phải bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ. Theo đó, dù chưa được bầu chọn, họ vẫn khả dĩ là đại diện cho đối tác mang tên Quốc Dân Việt Nam vào lúc này. Ngoài ra, không ai là tiếng nói của họ.

IV. Việc hòa giải đơn phương.

Ai cũng biết, cuộc sống tiến bộ của đất nước luôn tùy thuộc vào sự hợp tác và hoạt động của hai đối tác Quốc Dân và Chính Quyền. Không một quốc gia nào khả dĩ tiến bộ và đem lại hạnh phúc cho người dân khi hai đối tác này luôn chống chọi nhau. Vì “Vua quan coi ngưòi dân như cỏ rác, Nhân dân coi vua quan như kẻ thù” (Mạnh Tử). Điều ấy chứng tỏ rằng, đời sống của một chế độ, một đảng phái chính trị, một chính phủ, tùy thuộc vào thái độ hợp tác của người dân. Hiểu được nguyên tắc này, nên đời sống ở các nước tây phương luôn luôn có những cuộc hòa giải công khai giữa chính phủ (đảng cầm quyền) và người dân theo những chu kỳ nhất định. Đó là những cuộc bầu cử lãnh đạo quốc gia.

Thật vậy, những chương trình, kế hoạch phát triền đất nưóc từ những mặt về y tế, xã hội, văn hóa, quân sự, an ninh... đều được các đảng phài công khai đưa ra trình với quốc dân trong các cuộc bầu cử. Những sách lược này, dươi một góc nhìn nào đó, phải được coi là một phương thức (điều kiện), nhằm hòa giải, hay hóa giải những bất đồng, những đòi hỏi của ngừời dân trước những vần đề của đất nước. Theo đó, đảng phái, hay những người ra tranh cử vị trí nguyên thủ quốc gia nào đưa ra được những sách lược đáp ứng cho nhu cầu và giải quyết được những vấn đề của người dân mong muốn, họ sẽ được quốc dân chấp thuận, đưa họ vào vị thế lãnh đạo. Như thế, từ khởi đầu, đó là những chương trình là sách lược đơn phương của đảng phái, của người tranh cử, nó đã trở thành điều kiện, sẽ ràng buộc nhau (như bản văn hoà giải) giữa hai đối tác. Nó có hiệu lực thi hành khi thành sự. Theo tôi, đây là một phương cách hòa giải tốt đẹp nhất giữa hai đối tác quốc dân và chính phủ mới để đưa đất nước tiến vào vận hội mới. Ở đó, mỗi bên đều tiếp tục công việc của mình trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau để phục vụ cho đất nước, hơn là chà đạp lên nhau để đưa đến thảm họa.

V. Chuyện của Việt Nam

Ai cũng biết. Hơn thế, tất cả những người cộng sản Việt Nam đều biết rất rõ ràng nguyên nhân đưa đến việc nền luân lý, đạo đức xã hội và văn hóa của Viêt Nam bị băng họai, nền kinh tế quốc dân bị tụt hậu, và đặc biệt, Việt Nam không có tương lai cho ngày mai không phải là do hậu qủa của chiến tranh. Nhưng chính là sự hiện diện của cộng sản và việc họ dùng bạo lực để lũng đoạn công quyền từ 1954 đến nay. Việc khẳng định không phải vì chiến tranh là rõ ràng. Vì ngay trong thời chiến, miền nam vẫn có cấp độ tiến bộ cao, và nền văn hóa đạo đức của dân tộc được bảo toàn và phát triền vững chãi, để ở dó người dân được hưởng những quyền căn bản của con người. Không có ai phải lo lắng đến cái ăn cái mặc bao giờ. Không ai phải đem nỗi lo lắng, sợ hãi vào trong giấc ngủ. Và Sài Gòn, thủ đô của miền nam khi đó, được ví như Hòn Ngọc Viễn Đông, mà các nước lân bang như Thái, Mã, Indo, hay Singapore đều ước mơ có đưọc một Sài Gòn trong quê hương của họ.

Trong khi đó, toàn bộ ngưòi dân sống ở miền bắc thì lâm vào cảnh sống cơ cực với chế độ tem phiếu. Ăn chỉ cầu no. Vào giấc ngủ không bao giờ hết lo lắng, sợ hãi. Phần người công chức cấp cao cỡ như trưởng phóng, thậm chí hàng thứ trưởng, mỗi khi được đề cử đi công cán ở hải ngoại thì phải đến ban lễ tân ở các bộ để ký mượn lấy một bộ quần áo veste để mà mặc cho nó có vẻ với người ta. Khi trở về thì phải đem đến trả lại, và phải báo cáo những lý do nếu nó bị rách hoặc hư hại. Đây là chuyện có thật, không ai bịp bợm ai được nữa. Tuy thế, cảnh sống của ngưòi miền nam đã được CS san gần bằng với cuộc sóng đói khổ của miền bắc vào những năm 1976-79.

Nếu nói rằng, miền nam ngày xưa vì có viện trợ nhân đạo về kinh tế, văn hóa của tây phương mà được như thế. Thực tế không ai chối cãi về điều này. Nhưng cái phần viện trợ ấy, (đa phần là cho chiến tranh) nếu đem so sánh với sự viện trợ của người Việt từ hải ngoại ngày nay đổ vào Việt Nam thì thật không đáng là một câu chuyện nhỏ. Không đáng kể là một, vài bát nước đổ vào trong một cái thau lớn. Bởi vì từ trong chiến tranh, chưa bao giờ miền nam nhận được tổng hợp các số viện trợ lên đến một tỷ đô la cho một năm. Nay hàng năm, Việt Nam nhận được trên 10 tỷ dôla, mà cuộc sống của người dân lại vẫn trăm nghìn cay đắng là thê nào? Theo đó, sự khốn khổ của đất nước là do chính cộng sản tạo ra, không phải vì chiến tranh.

Như thế, nếu trong những thời gian qua, chuyện hòa giải chỉ là câu chuyện của miếng dẻ rách để người ta nói đến cho vui, cho qua ngày thì lúc này đây. Hơn ai hết, chính nhà cầm quyền cộng sản đã biết rằng. Thời gian của hòa giải không còn nhiều. Nghĩa là, phải làm ngay hoặc là sẽ không bao giờ còn cơ hội. Bởi vì, khi nguy cơ bị Trung cộng đô hộ càng lớn, sức ép phải làm cuộc hòa giải nghiêm chỉnh với quốc dân để cứu nước càng cao. Khi hệ thống thông tin toàn cầu càng mở rộng, CS càng không còn khả năng che đạy và tuyên truyền theo ý muốn mình. Trái lại, tất cả những tham ô, dối trá, từ cá nhân đến tập thể cùng những tài liệu buôn dân bán nưóc của CS được đưa ra ánh sáng cũng là lúc cộng sản đang tự đào lỗ chôn minh. Khi sự sợ hãi không còn là con ngáo ộp để trấn áp ngưòi dân, sức mạnh bạo lực của cái mã tấu, cái liềm, đôi dép râu trở thành một trò hề vô nghĩa. Khi người dân cùng nắm tay nhau, cùng đứng dậy vì nền Độc Lập, Tự Do của đất nươc, quê hương ấy sẽ không còn bóng dáng búa liềm. Như thế, cộng sản một là phải hòa giải với quốc dân để còn có cơ hội tồn sinh. Hai là chờ cơn thịnh nộ của quốc dân đổ xuống. Đứng trước cuộc sụp đổ toàn diện như hiện nay, nhìều người thao thức vì sự ổn định đất nước đã đặt ra câu hỏi là: Liệu có thể có một cuộc hòa giải nghiêm chỉnh giữa Quốc Dân Việt Nam và cộng sản không? Nếu có, nó sẽ theo một tiến trình nào?

VI. Tiến trình của hòa giải.

Điều lo lắng lớn nhất của đảng cộng sản tại Việt Nam trong giải pháp hỏa giải, hòa hợp với Quốc Dân Việt Nam là sợ mất quyền lãnh đạo, không còn chỗ đứng trong xã hội, hoặc lo bị trả thù cá nhân, nên họ rất sợ hãi việc hòa giải với quốc dân. Tuy nhiên, phần lớn trong số ấy lại cho rằng: Tất cả những lo lắng ấy cộng lại không thể so sánh với việc nều họ không đơn phương làm cuộc hòa giải với dân tộc Việc Nam, họ cũng không thể giải trừ được cái lo lắng ấy. Tệ hơn thế, ngày tàn của CS sẽ đến và CS sẽ bị đào thải ra khỏi xã hội. Khi ấy, CS cũng không còn giữ được bất cứ một thứ gì. Theo đó, nếu họ biết làm một cuộc hòa giải nghiêm chỉnh và đơn phương với quốc dân Việt Nam thì vẫn tốt hơn. Khi đó, quyền lãnh đạo của họ cũng chưa chắc đã mất. Vị trí xã hội của họ chưa chắc đã đị đào thải. Đời sống an ninh của họ vẫn được luật pháp bảo vệ. Nhưng cuộc hòa giải ấy, nếu có, nó sẽ có khuynh hướng ra sao?

1. Theo lối mòn cũ.

Luận điệu của cs từ trước tới nay là gian dối chồng lên gian dối. Nó chỉ nhằm áp đặt lên trên người dân sự thống trị của cộng sản bằng bạo lực và bất lương, vô đạo. Nó tuyệt đối không thể là một tiền đề cho một cuộc hòa giải. Nó chắc chắn sẽ dẫn đến bạo động và triệt hạ, đào thải mọi sinh hoạt của cộng sản ra kỏi phần đất này. Thời gian, chắc chắn không thể nằm trong toan tính của cộng sản sẽ là 20, 50 hay 100 năm nữa. Nhưng nó là ý chỉ của toàn dân. Có thể xảy ra ngay trong ngày mai hay trong một tuần, một tháng tới. Nói cách khác, không thể có hòa giải theo lối mòn cũ.

2. Theo yêu cầu đổi mới khả thi của quốc dân.

Dĩ nhiên, những đòi hỏi, những điều kiện này không phải là tiếng nói sáo rỗng của những kẻ thời cơ, chụp giựt. Nhưng là tiếng nói bằng máu, bằng mô hôi, bằng nước mắt và bằng lao nhọc, tranh đấu kiên trì của người dân ở trong nước, mà một số các cá nhân, đoàn thể đã vượt qua cả song sắt nhà tù để làm nên, viết ra. Đó là những đòi hỏi chính đáng, không người nào có thể phản đối, chỉ trích. Hơn thế, còn là những điều khoản thích hợp, mở đường cho đất nước hướng tời tương lai như:

A. Bản đề nghị 5 diểm của các công dân tự do:

1. Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.

2. Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.

3. Chúng tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.

4. Chúng tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.(NDK)

5. Chúng tôi ủng hộ việc minh bạch công nhận, bảo vệ quyền sở hữu đất đai của công dân và của các tổ chức tư nhân có tư cách pháp nhân.(phần thêm)


B. Theo tinh thần trong văn thư của HDGMVN.

Ai cũng biết, lá Thư không mang một hình thức chủ nghĩa với những hàng chữ dài vô cảm mang nhãn hiệu “ CHXHCNVN” đi kèm với khẩu hiệu rêu rao của nó. Nó không là hình thức Xin – Cho. Trái lại, lá thư ngắn gọn, trực diện. Viết những diều cần viết. Nói những diều cần nói. Tuy là ngắn, nhưng chứa đựng hầu như tất cả tâm nguyện, khát vọng, không phải chỉ của người viết, hay của hơn tám triệu thành viên trong tôn giáo mà họ là đại diện, nhưng có thể là của tất cả mọi ngưòi, không trừ ai. Người trong nước, kẻ hải ngoại, đều muốn nói lên một tiếng nói chung, quang minh chính trực như thế. Vì tất cả mọi người như là đã sẵn sàng xóa bỏ cái hàng chữ với bảng hiệu kia rồi. Lá Thư này giống như một Tuyên Ngôn Lịch Sử của thời đại. Lịch Sử là vì từ đây, nó đã chấm dứt một chặng đường dối trá và bất công. Rồi mở ra ra một hướng đi trong Sự Thật và Công Lý cho mọi người cùng nhắm tới. Đích của Lịch Sử này, sớm hay muộn cũng sẽ phải tới. Đến trong an bình, cởi mở, đồng thuận, hay tới trong máu và nước mắt thì bó buộc đích nhắm cũng phải đến. Trong thư gồm có những điểm chính yếu như:

1. Quyền con người :

Hiến pháp cần xác định rõ: mọi người đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền. Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá làm người, và vì thế, là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng như quyền được sống, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo.

2. Quyền làm chủ của nhân dân.

Hiến pháp cần làm nổi bật quyền làm chủ của nhân dân.. Xác dịnh chủ thể quyền bính chính trị là chính nhân dân và từ nhân dân. Hiến pháp cần công nhận quyền sở hữu đất đai của công dân và các tổ chức tư nhân. HP phải tôn trọng quyền tham gia hệ thống công quyền ở mọi cấp của mọi công dân, không phân biệt thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo.

3. Thi hành quyền bính chính trị:

Hiến pháp phải xác định, quyền bính chính trị mà nhân dân trao cho nhà cầm quyền được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó không dành đặc quyền chính trị cho ga bất kỳ một đảng phái nào. Xác dịnh tính độc lập của các quyền lập pháp. Hành pháp và tư pháp. Cung cấp nền tảng pháp lý cho việc thi hành những quyền hạn này một cách độc lập và hiệu quả.”


C. Đề nghị của nhóm 71 người.

- Xác định quyền lập hiến phải thuộc về toàn dân, toàn dân phải phúc quyết hiến pháp.
- Xác quyết quyền của con người đã ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (1948). Trong đó nổi bật là quyền Tự Do sinh sống, cư trú. Tự Do Tôn Giáo. Tự Do Ngôn Luận… phải được hoàn toàn tôn trọng và bảo vệ.
- Xác định và công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Quyền lập hội, lập nghiệp đoàn của người dân
- Xác định lập trường phi chính trị đối với các lực lượng vũ trang, quân đội, cảnh sát…
- Xác dịnh quyền bình đẳng chính trị cho mọi ngưòi, mọi tổ chức được pháp luật bảo đảm và tôn trọng.

Nếu trước đây, nhà nước CS đã từng làm ra những cái bánh vẽ, dựng lên những chiêu bài để lợi dụng và lừa đảo lòng yêu nước của quốc dân Việt Nam trong cuộc chiến “ chống Mỷ cứu nước” nhưng thực chất là để phục vụ cho chủ trương “ ta đánh Mỹ chiếm miền Nam là đánh cho Trung cộng, Liên Sô” (Lê Duẩn) để dìm đất nước vào cơn khủng hỏang chính trị, khủng hoảng tội ác, khủng hoảng kinh tế, văn hóa và xã hội trong mấy chục năm qua là một sai lầm nghiêm trọng. Thì nay, việc họ dự tinh sửa đổi HP vào tháng 9-2013, phải được coi như là cơ hội cuối cùng để họ làm cuộc hòa giải nghiêm chỉnh với quốc dân Việt Nam. Bởi lẽ, đây là lần đầu tiên họ hỏi ý kiến ngưòi dân. Hỏi và nay đã có những bản văn như là những điều kiện nghiêm chỉnh góp ý.

Hơn thế, không phải một mà là ba. Ba bản văn góp ý từ ba tổ chức công dân riêng biệt, có thể họ chưa một lần gặp gỡ nhau. Nhưng cùng lúc đã nói lên được tất cả tâm nguyện của quốc dân vì tương lai của đất nước. Như thế, đây không phải là những chữ viết xuông, vô nghĩa. Trái lại, nó sẽ trở thành những Tuyên Ngôn Lịch Sử của đất nước. Lịch sử vì, thứ nhất, nó giúp cho chính cộng sản thoát khỏi việc bị đào thải ra khỏi mọi sinh hoạt của đất nước một cách vĩnh viễn. Nó giúp cho chính những ngưòi CS thoát ra khỏi mọi lo lắng về an ninh bản thân vì có luật pháp bảo vệ. Kế đến, nó giúp cho tất cả mọi tầng lờp của xã hội có cơ hội cùng góp tay vào việc xây dựng lại đất nước từ nghèo khó, tang thương, trong khủng hoảng niềm tin và đầy tội ác, để đưa đất nước vào một tiến trình hoà nhịp với những sinh hoạt của thế giới nhân bản, trong an bình, tự chủ. Ở đó, văn hóa nhân bản, đạo đức của xã hội, của tôn giáo, của dân tộc được bảo vệ và phát triển. Ở đó nền Độc Lập và Hoà Bình của Việt Nam không thể bị xâm phạm. Ở đó, một thể chế Tự Do, Dân Chủ được thiết lập và được luật pháp bảo vệ.

Trường hợp những bản văn này không được cộng sản tôn trọng, tuân thủ thì tự nó, cũng trở thành những những chứng tich của Lịch Sử chứng minh về sự phi nhân của chủ nghĩa cộng sản. Từ dó, dù người dân sẽ phải đập đá, phá đường để khơi nguồn cho một cuộc vận động đổi mới, có thể trong máu và nước mắt, họ cũng vẫn đi. Bởi lẽ, những bản văn này cũng chính là Bản Tuyên Ngôn Lịch Sử khởi đầu cho cuộc sống của dân tộc Việt Nam trong ngày mai.

19-6-2013
 
Lấy phiéu tín nhiệm một trăm phần trăm
Hà Minh Thảo
15:04 20/06/2013
LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM MỘT TRĂM PHẦN TRĂM

Ngày 10.06.2013, thi hành Nghị quyết Quốc hội số 35/2012/QH13 ngày 21.11.2012, Quốc hội Việt Nam đã lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh chủ chốt được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hồ hởi cho rằng đây là lần đầu tiên Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao về công tác nhân sự ‘Căn cứ quan trọng nhất để lấy phiếu tín nhiệm là đánh giá của bản thân mỗi đại biểu Quốc hội, thay măt cử tri và đồng bào cả nước để thực hiện nhiệm vụ đánh giá tín nhiệm với các chức danh chủ chốt trong bộ máy nhà nước do chính Quốc hội mới bầu chưa được hai năm.’… ‘Đây là việc rất hệ trọng, đồng bào cử tri đang theo dõi để xem Quốc hội làm việc thế nào’. Ông nhấn mạnh : « Đây là lần đầu tiên trên thế giới việc này được tiến hành ở Quốc hội. Đề nghị đại biểu Quốc hội cân nhắc thận trọng khách quan công tâm và đặc biệt chính xác qua lá phiếu ».

Thật vậy, vì Việt Nam vừa theo chế độ độc đảng vừa không có ‘tam quyền phân lập’ như ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng, từng nói : « Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo Hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy. Vừa rồi đã có các luồng ý kiến có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa. Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? » nên khi lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội phải dựa vào bốn căn cứ để đánh giá :

1. báo cáo tự đánh giá của các vị được lấy phiếu (không sử dụng thông tin chưa được kiểm chứng để đánh giá mức độ tín nhiệm) ;

2. tình hình kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại từ đó soi trở lại bộ máy nhà nước nói chung và các vị được lấy phiếu. Từ tình hình này nói lên nỗ lực và những yếu kém tồn tại chưa khắc phục được. Đây cũng là căn cứ, là thông tin rộng khắp đồng bảo cử tri cả nước đều biết, là căn cứ để có được đánh giá toàn diện với hoạt động của nhà nước ;

3. kết quả hoạt động của Quốc hội thông qua chức năng nhiệm vụ của mình để nghe, xem xét, quyết định qua tổ chức tiếp xúc cử tri, giám sát, chất vấn, báo cáo giải trình ;

4. căn cứ quan trọng nhất là đánh giá của bản thân mỗi đại biểu Quốc hội, đảm bảo khách quan, thận trọng, chính xác và tính lịch sử. Sự công tâm khách quan sẽ quyết định chất lượng hoạt động hệ trọng này.

Về quy trình, Chủ tịch cho biết có bốn bước chính. Đầu tiên là biểu quyết thông qua danh sách các vị lấy phiếu, hai là tiến hành thảo luận ở các đoàn, sau đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giải trình báo cáo thảo luận này, từ đó sang bầu ban kiểm phiếu và bỏ phiếu. Cuối cùng, sáng 11.06.2013, kết quả sẽ được công bố và thông qua nghị quyết, nội dung này sẽ được công bố công khai và đương nhiên sẽ đến đồng bào cả nước.

Kết quả về danh sách cụ thể có 47 vị được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình, có 483 đại biểu tham gia biểu quyết, tán thành 476 (95,58%), 6 vị không tán thành và 1 vị không biểu quyết.

Trước giờ đầu phiếu được dự trù lúc 16 giờ, Chủ tịch Quốc hội nhiều lần lưu ý các đại biểu không câu nệ thời gian, suy nghĩ thật kỹ trước khi bỏ phiếu vì đây là cuộc ‘bỏ phiếu kép’ : Quốc hội đầu phiếu để đánh giá tín nhiệm các chức danh chủ chốt nhất của bộ máy Nhà nước, còn cử tri đánh giá về các đại biểu của mình về độ chính xác của lá phiếu. Ngoài ra, ông còn nhắc các vị đồng viện về sự công tâm khi kể : « Tôi từng có thời gian học tập nước ngoài và thấy rằng ở bên đó hai người có thể làm bạn rất thân, nhưng một người là công chức nhà nước mà không hoàn thành nhiệm vụ thì người bạn sẵn sàng nói ‘anh nên nghỉ’ (từ chức) ». Tuy được hướng dẫn cặn kẻ như vậy, vẫn có đến 101 phiếu bất hợp lệ.

Kết quả cuộc lấy phiếu tín nhiệm 47 quan chức hàng đầu Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam được công bố vào sáng ngày 11.06.2013 bởi ông Đỗ Văn Chiến, đại diện Ban kiểm phiếu gồm 29 thành viên. Theo đó, người đạt tỷ lệ phiếu ‘tín nhiệm cao’ cao nhất là bà Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân (74,70%), và người có tỷ lệ phiếu ‘tín nhiệm thấp’ cao nhất là ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình (41,97%).

Trên tổng số 492 đại biểu hiện diện để lấy phiếu : Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được 330 phiếu tín nhiệm cao (67%), 133 phiếu tín nhiệm (27%) và 28 phiếu tín nhiệm thấp (5,70%) ; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận lần lượt được 328 (66,6%), 139 (26%) và 25 (5%) ; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được 210 (42,7%), 122 (24,8%) và 160 (32,5%).

Do đó, hãng tin Reuters (Anh quốc) ghi nhận : « Thủ tướng Việt Nam đã bị giáng một đòn công khai hiếm có khi chỉ được không đầy 50% đại biểu hoàn toàn ủng hộ (…), với 210 trên tổng số 498 dân biểu dành cho ông phiếu tín nhiệm cao, và 160 vị cho ông phiếu tín nhiệm thấp. Như vậy, ông chỉ khá hơn đôi chút so với người có kết quả kém nhất là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, chỉ được 88 phiếu tín nhiệm cao và 206 tín nhiệm thấp.

Các đại biểu Quốc hội đã chọn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là người được 330 phiếu tín nhiệm cao và chỉ có 28 phiếu tín nhiệm thấp. Kết quả kể trên đã củng cố thêm cho các lập luận theo đó đang có chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, giữa hai phái ủng hộ ông Sang hay ông Dũng ».

Trong bài ‘Một “phiếu tín nhiệm” cho lấy phiếu tín nhiệm’ đăng trên VnEconomy.vn ngày 11.06.2013, ký giả Anh Minh đã viết : « Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh rằng Quốc hội đã ‘hoàn thành trọng trách được nhân dân giao phó là đánh giá tín nhiệm bước đầu các chức danh chủ chốt’… Các số liệu về cuộc bỏ phiếu đã được công bố công khai, tự thân nó đã là thông tin vô giá cho cử tri đánh giá và cảm nhận đánh dấu ‘đời sống chính trị đã có một thay đổi căn bản kể từ kỳ họp quan trọng này’. Có thể nói chưa bao giờ, lá phiếu của đại biểu Quốc hội lại có ý nghĩa nhiều như thế trong vấn đề đánh giá các chức danh chủ chốt. Sự tín nhiệm cao hay thấp đã được ‘lượng hóa’ bằng lá phiếu.

Việc lấy phiếu tín nhiệm với ba loại phiếu: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp luôn đưa đến kết quả là 100% tín nhiệm. Điều 7 Nghị quyết Quốc hội số 35/2012/QH13 qui định : « Quốc hội tổ chức lấy phiếu định kỳ hằng năm kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ ».

Trong thực tế, tất cả nhân sự các cấp trung ương hay địa phương tại Việt Nam đều được bổ nhiệm bởi đảng Cộng sản, ngay cả các đại biểu Quốc hội. Nếu không cần phải có sự ‘cử’ của Mặt trận Tổ quốc thì người dân đã ‘bầu’ cho những vị như tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Quốc Quân,… thì Quốc hội đã có những đại biểu có khả năng lập pháp vượt xa các nghị ‘linh mục quốc doanh’ Trần Mạnh Cường, Lê Ngọc Hoàn… Thật là một lãng phí mà các đại biểu đang thảo luận tại Quốc hội và cho đó là một quốc nạn. Ngày 22.10.2012, ông Dũng nhận trách nhiệm trước Quốc hội, trước Đảng và trước Dân về những khuyết điểm trong quản lý, điều hành kinh tế, nhất là trong việc kiểm tra, giám sát các tập đoàn kinh tế gây ra những ‘tổn thất nghiêm trọng’ ở Vinashin và Vinalines. Do đó, ngày 14.11.2012, dại biểu Dương Trung Quốc đề nghị với ông Dũng từ chức. Thủ tướng trả lờiề Đảng đã hiểu rõ về tôi, cả ưu khuyết điểm, phẩm chất đạo đức, năng lực, khả năng, sức khỏe cũng như thương tật, tâm tư nguyện vọng. Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm Thủ tướng và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi, tôi nghiêm túc chấp hành quyết định của cơ quan quyền lực cao nhất » và « Tôi sẽ tiếp tục công tác như tôi đã làm 51 năm qua ».

So sánh với các quốc gia có truyền thống dân chủ, chúng ta thấy :

1. Không có Quốc hội nào trong số các quốc gia này có việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm vì các vị dân cử có sự tín nhiệm lẫn nhau và tinh thần trách nhiệm cao. Nếu không, ngày bầu cử, nhờ có nhiều ứng cử viên thuộc các đảng khác nhau hay độc lập, cử tri có thể chọn người khác. Giới chuyên môn gọi đó là chế tài chính trị (sanction politique).

2. Những vi phạm về hình sự vẫn do Tòa án xét xử, nhưng với thủ tục đặc biệt. Thí dụ, hiện nay, bà Marine Le Pen, dân biểu Nghị viện Âu châu, bị chính quyền Pháp đưa ra Tòa vì đã tuyên bố ví những buổi đọc kinh giữa lòng đường của các tín đổ Hồi giáo như là Đất Pháp bị chiếm thời Đức quốc xã. Do dân biểu được hưởng quyền bất khả xâm phạm (immunité parlementaire), Pháp phải xin Nghị viện Âu châu thu hồi lại quyền này của bà Le Pen thì Tòa án Pháp mới có thể thụ lý vụ án.

3. Nhờ có Tam Quyền Phân Lập, tại Pháp quốc, Tổng thống dân cử chọn Thủ tướng cùng đảng đa số tại Quốc hội. Vị này chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Tại Hoa kỳ, theo Tổng thống chế, trong đó, Tổng thống chọn cử các Bộ trưởng, nhưng cần phải được sự chuẩn thuận của Thượng nghị viện Liên bang.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Nước được rót chút ít vào một hay nhiều chén thánh có rượu?
Nguyễn Trọng Đa
22:18 20/06/2013
Giải đáp phụng vụ: Nước được rót chút ít vào một hay nhiều chén thánh có rượu?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Khi Máu Chúa Kitô sẽ được nhiều người rước lấy, linh mục chuẩn bị ba hoặc bốn chén thánh có sẵn rượu. Trước khi truyền phép, một số linh mục chỉ rót chút nước vào một chén thánh, trong khi một số linh mục khác lại rót nước vào tất cả các chén thánh có sẵn rượu. Xin hỏi quy tắc thông thường là rót nước như thế nào? Việc thiếu sự thống nhất trong việc này có thể là không tốt, vì nó có thể tạo ra sự nhầm lẫn trong tâm trí các tín hữu. - T. K., Mumbai, Ấn Độ.


Đáp: Các chuyên viên phụng vụ đã tranh luận về sự thực hành đúng cách trong trường hợp này, nhưng không có giải pháp dứt khoát được tìm thấy như là sự thực hành tốt nhất. Theo tôi biết, cũng không có lập trường chính thức nào liên quan đến điểm này.

Việc sử dụng nhiều chén thánh được tìm thấy trước tiên trong các thánh lễ đồng tế, nhưng cũng còn được tìm thấy trong các thánh lễ mà các người tham dự được rước lễ dưới hai hình.

Chữ đỏ chỉ nói ở số ít, nói rằng thầy phó tế hay linh mục "rót rượu và chút nước vào chén thánh…” (Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma, số 178).

Đặc điểm kỹ thuật liên quan đến chén thánh chính có nghĩa là sẽ không đúng phụng vụ khi trộn nước với rượu trong một chai lớn hoặc hũ lớn lúc dâng lễ, và sau đó đổ rượu vào nhiều chén thánh.

Nói về việc đồng tế trong thánh lễ, Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma không chỉ định nghi thức đặc biệt nào:

"214. Phần chuẩn bị lễ phẩm (xem ở trên, các số 139-145) do chủ tế làm, các vị đồng tế khác

ngồi tại chỗ” (Bản dịch Việt ngữ của cha Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, GP Nha Trang).

Các qui định được công bố bởi Hội đồng Giám mục Mỹ về việc cho rước lễ dưới hai hình cũng không làm rõ điểm này, vì các ngài chỉ đề cập đến chén thánh có rượu:

"36. Bàn thờ được thầy phó tế và các người giúp lễ dọn sẵn với khăn thánh, khăn lau chén, Sách Lễ, và chén thánh (trừ khi chén được chuẩn bị ở bàn bên cạnh). Lễ phẩm bánh và rượu được các tín hữu đem lên, và được tiếp nhận bởi linh mục hay thầy phó tế tại một địa điểm thuận tiện. Nếu một chén thánh là không đủ cho việc rước lễ dưới hai hình cho các linh mục đồng tế hay tín hữu của Chúa Kitô, một số chén thánh có rượu được đặt trên một khăn thánh trên bàn thờ trong một nơi thích hợp. Thật đáng tán dương khi chén thánh chính là lớn hơn so với chén thánh khác được chuẩn bị cho việc rước lễ”.

Mặt khác, Bộ Giáo Luật, số 924, nói: "Hy Lễ Thánh Thể phải được cử hành bằng bánh và rượu có pha chút nước” (Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo Luật do các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh thực hiện).

Tuy nhiên, thật là chưa rõ ràng nếu câu này có nghĩa là nước phải được rót một chút vào mỗi chén thánh, hoặc có nghĩa là nước được rót một chút vào chén thánh chính là đủ rồi.

Một số chuyên viên giải thích điều luật này là yêu cầu nước được rót một chút vào mỗi chén thánh vì mục đích của tính hợp thức (nó sẽ không ảnh hưởng đến tính thành sự của việc cử hành). Một số chuyên viên khác lại cho rằng thật là đủ khi rót chút nước vào chén thánh chính, như là đại diện cho một chén duy nhất và tạo nên một sự thống nhất đạo đức cho mục đích truyền phép.

Trong trường hợp này, cũng là tương tự cho sự việc rằng linh mục chỉ dâng một đĩa thánh, ngay cả khi có nhiều bình thánh trên bàn thờ. Cũng như thế, một chén thánh tượng trưng cho các chén thánh khác. Lập luận này là khá vững chắc từ quan điểm thần học, và có nghĩa rằng việc rót chút nước vào chén thánh chính là vừa hợp thức vừa thành sự.

Như chúng tôi đã nói ngắn gọn về chủ đề trên ngày 9-10-2007, lập trường thần học này "cũng giải quyết vấn đề nhìn thấy cách vô duyên một phó tế hay linh mục rót chút nước vào nhiều chén thánh đã sắp sẵn trên bàn thờ".

Đối với những người giải thích điều luật 924 một cách chặt chẽ, có hai khả năng đơn giản: "Nếu chỉ có thêm hai chén thánh, thì rượu và nước, hay chỉ nước (nếu các chén thánh thêm đã được chuẩn bị) có thể được rót sẵn trong tất cả các chén thánh trong phần chuẩn bị lễ vật.

"Nếu có nhiều chén thánh, thì nước và rượu có thể được rót sẵn trong tất cả các chén thánh ngoại trừ chén thánh chính, khi các chén thánh được chuẩn bị trước khi Thánh lễ bắt đầu.

"Giải pháp thứ hai này thường được thực hiện bởi các người phụ trách phòng thánh ở Vatican, cho các thánh lễ đồng tế đông người tại Quảng trường Thánh Phêrô".

Do thiếu một tuyên bố chính thức về vấn đề này, tôi có thể nói rằng cả hai việc thực hành, chỉ rót chút nước trong chén thánh chính, hoặc rót chút nước trong tất cả các chén thánh, có thể được thực hiện một cách hợp pháp. (Zenit.org 18-6-2013)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Con Thuyền Mong Manh
Nguyễn Hùng
21:12 20/06/2013
CON THUYỀN MONG MANH
Ảnh của Nguyễn Hùng
Để thỏa niềm vui,
Người đã làm cho đời tôi nên vô tận.
Con thuyền mỏng manh này đã bao lần Người làm rỗng cạn,
rồi lại đổ đầy với sức sống tươi mới.
Thou hast made me endless, such is thy pleasure.
This frail vessel thou emptiest again and again,
and fillest it ever with fresh life.
(R.Tagore-Pleiksor chuyển dịch)
 
VietCatholic TV
Suy Niệm cùng Đức Thánh Cha Phanxicô trong tuần 13/06 - 19/06
VietCatholic Network
15:04 20/06/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha Phanxicô: "Kiêu ngạo là cơ sở của tất cả các cuộc xung đột"

Trong thánh lễ buổi sáng thứ Hai 17 tháng 6 tại Casa Santa Marta, Đức Giáo Hoàng đã khích lệ các Kitô hữu cần phải khiêm tốn thực sự. Ngài nói rằng sự kiêu ngạo, và nỗi ám ảnh về của cải vật chất là nguồn gốc của tất cả các cuộc xung đột và chiến tranh.

Đức Thánh Cha nói:

"Kitô hữu là một người mở lòng mình ra với lòng nhân từ, bởi vì người đó có" tất cả", đó là Đức Giêsu Kitô. Những điều khác "chẳng có nghĩa gì". Một số điều có thể là tốt, chúng có những mục đích nhất định, nhưng khi phải lựa chọn Kitô hữu phải luôn luôn chọn "cái tất cả" là Đức Giêsu Kitô, với một sự khiêm hạ. Sự khiêm hạ Kitô giáo và lòng nhân từ là dấu chỉ đặc trưng của các môn đệ của Chúa Giêsu. Sống như thế không dễ dàng đâu, bởi vì anh chị em thực sự nhận được những cái tát! Và trên cả hai má! Nhưng Kitô hữu phải nhu mì, và nhân từ, phải mở rộng con tim của mình. Đôi khi chúng ta gặp các Kitô hữu với trái tim nhỏ bé, với trái tim teo. ... Đấy không phải là Kitô giáo nhưng là tính ích kỷ đeo mặt nạ Kitô giáo".

Đức Thánh Cha giải thích rằng đối với người Kitô hữu, 'tất cả' chỉ có thể được tìm thấy nơi Chúa Giêsu, chứ không phải nơi của cải vật chất. Khi Chúa Giêsu là tất cả của một người, Ngài mở lòng họ ra và ban cho họ sức mạnh để vượt qua những thử thách.

2. Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Khiêm tốn là đức tính cần thiết để hiểu và loan truyền Tin Mừng

Để thực sự hiểu biết và có thể loan truyền sứ điệp Tin Mừng, ta phải biết chân thành khiêm tốn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong thánh lễ sáng thứ Sáu 14 tháng Sáu tại nhà nguyện của nhà trọ Santa Martha.

Sự khiêm tốn giúp ta nhận ra tình trạng tội lỗi và sự yếu đuối của mình. Thánh Phaolô là một điển hình. Ngài không bao giờ quên quá khứ cũng như tội lỗi của mình. Trọng tâm bài giảng của Đức Thánh Cha xoay quanh lá thư thứ hai của thánh Phaolô gởi dân thành Côrintô trong đó thánh nhân nói rằng kho báu đức tin đã được chứa đựng trong bình sành là con người yếu đuối của ngài để thế gian thấy quyền năng thực sự đến từ Thiên Chúa chứ không phải từ thân phận tội lỗi và yếu đuối của ngài (2 Cr 4, 7).

Đức Thánh Cha nói:

"Anh chị em, chúng ta có một kho báu, đó là Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta. Thập giá Chúa Kitô, là kho báu mà chúng ta tự hào thì chúng ta lại chứa đựng trong bình sành. Chúng ta hãy cao rao cả ‘sổ tay’ các tội lỗi chúng ta để các cuộc đối thoại Kitô giáo và Công Giáo trở nên cụ thể, bởi vì ơn cứu độ chúng ta từ Chúa Giêsu Kitô là cụ thể. Người đã không cứu chúng ta chỉ bằng một ý tưởng, một chương trình trí tuệ. Không. Ngài đã cứu chúng ta bằng xác thịt của Ngài, với sự cụ thể của xác thịt. Ngài đã xuống thế làm người, đã hoá thành phàm nhân cho đến chung cuộc. Điều này là hồng ân chỉ có thể hiểu được, chỉ có thể nhận được, trong những bình sành dương thế", nghĩa là nơi những người khiêm tốn nhận ra tình trạng tội lỗi và yếu đuối của mình.

Trong số những người tham dự Thánh Lễ có các thành viên của Thánh Bộ Giáo Sĩ và đông đảo các linh mục. Đức Giáo Hoàng nhắc nhở các linh mục cần phải khiêm tốn để loan truyền thành công sứ điệp Tin Mừng.

3. Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Chúng ta phải kiểm soát lời ăn tiếng nói của chúng ta để đừng hạ nhục người khác

Sáng thứ Năm 13 tháng Sáu tại nhà nguyện Casa Santa Marta của Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ bằng Tiếng Tây Ban Nha. Đây là lần đầu tiên sau khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng, Đức Phanxicô đã dùng tiếng Tây Ban Nha trong toàn bộ thánh lễ. Điều này có lẽ là vì sự tham dự đông đảo của nhân viên đại sứ quán Argentina cạnh Tòa Thánh.

Trong bài giảng của ngài, Đức Giáo Hoàng đã lưu ý đến việc kiểm soát lời ăn tiếng nói của chúng ta để đừng hạ nhục người khác

Nhiều người thích gán cho người khác những “biệt danh” để thể hiện óc sáng tạo và hài hước của họ. Tuy nhiên, ngay cả trong những nền văn hóa như các nền văn hóa Mỹ Châu La Tinh nơi điều đó thường được xem là chuyện “người ta thường tình”, hành vi này có thể là xúc phạm.

Đức Thánh Cha cảnh giác là trong tình trạng yếu đuối và tội lỗi, chúng ta thường có khuynh hướng nói xấu và hạ nhục người khác hơn là nói tốt và làm những việc tốt lành.

Đức Thánh Cha nói:

"Tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta hồng ân biết giữ gìn lời ăn tiếng nói của chúng ta, để cảnh giác về những gì chúng ta đề cập đến những người khác. Đó là một thống hối nhỏ, nhưng mang lại rất nhiều hoa trái. Đó là lý do tại sao chúng ta phải cầu xin Chúa ban cho ân sủng này là biết thích ứng đời sống của chúng ta với luật mới này, là luật của sự kiên nhẫn, của tình yêu, của hòa bình. Chúng ta có thể ít nhất là cố gắng giữ ngôn từ của chúng ta một chút, giữ đừng tuôn ra các ý kiến chúng ta về những người khác. Giữ lại sự bộc phát những tức giận hoặc những lời lăng mạ. Xin Chúa ban cho chúng ta tất cả các ân sủng này. "

Sau đó các Đức Giáo Hoàng đã nói đùa với những người đồng hương của ngài rằng ngài thích được cử hành Thánh Lễ bằng Tiếng Tây Ban Nha, là điều ngài đã không thực hiện được kể từ ngày 26 Tháng hai, là thánh lễ sau cùng tại Argentina.

4. Hãy yêu thương kẻ thù

Trong thánh lễ sáng thứ Ba 18 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng các Kitô hữu phải học cách yêu thương kẻ thù của họ. Đức Giáo Hoàng nói rằng mặc dù rất khó để tha thứ cho người làm hại chúng ta, trả thù không bao giờ là giải pháp.

Đức Thánh Cha nói:

"Với sự tha thứ, với tình yêu dành cho kẻ thù của chúng ta, chúng ta trở nên nghèo hơn. Tình yêu làm nghèo chúng ta đi, nhưng cái nghèo ấy là hạt giống sinh hoa kết quả và đem lại tình yêu tha nhân. Sự nghèo khó của Chúa Giêsu đã trở nên ơn cứu độ cho tất cả chúng ta, và như thế là sự giàu có lớn lao nhất. .. Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy nghĩ đến những kẻ thù của chúng ta, đến những người không muốn chúng ta nên tốt. Thật tốt đẹp nếu chúng ta dâng thánh lễ này cho họ, dâng hy tế của Chúa Giêsu cho họ, cho những người không yêu thương chúng ta. Và cho cả chúng ta, ngõ hầu Chúa có thể dạy chúng ta ơn khôn ngoan này, tuy khó khăn, nhưng rất đẹp, bởi vì nó làm cho chúng ta nên giống như Cha chúng ta trên trời. Nó sẽ mang ánh nắng mặt trời đến cho tất cả mọi người, cả người tốt lẫn kẻ xấu. Nó làm cho chúng ta nên giống như Chúa Giêsu, Đấng trong sự sỉ nhục của mình trở nên nghèo để làm giàu cho chúng ta, bằng cái nghèo của Ngài. "

Đức Thánh Cha Francis nhấn mạnh rằng tha thứ là cơ sở thực sự của sự hòa hợp và hiểu biết lẫn nhau.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 13/6 - 19/6/2013: Ngày Tin Mừng Sự Sống tại Vatican
VietCatholic Network
15:05 20/06/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Buổi tiếp kiến chung hàng tuần

Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần vào sáng thứ Tư 19 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả Giáo Hội như là Thân Thể Chúa Kitô. Ngài kêu gọi sự hiệp nhất Kitô giáo, và nói thêm rằng Giáo Hội không phải là một thực thể văn hóa hay chính trị, nhưng là nhiệm thể sống động của Chúa Kitô.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Tiếp tục loạt bài giáo lý của chúng ta về Kinh Tin Kính, giờ đây chúng ta xem xét Giáo Hội như là Thân Thể Chúa Kitô. Thông qua hồng ân của Chúa Thánh Thần, nhận được trong bí tích Rửa Tội, chúng ta được hiệp nhất một cách nhiệm mầu với Chúa như một thành phần trong nhiệm thể mà Ngài là đầu. Hình ảnh nhiệm thể này làm cho chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc tăng cường sự kết hợp của chúng ta với Chúa Kitô qua lời cầu nguyện hàng ngày, qua việc học hỏi Lời Chúa và sự thông phần trong các bí tích.

Thánh Phaolô đã nói với tín hữu Côrintô rằng Nhiệm Thể Chúa Kitô, tuy là duy nhất, được tạo thành từ nhiều thành phần. Trong sự hiệp thông của Giáo Hội, và trong tình hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục, mỗi chúng ta có một vai trò, một ân sủng để chia sẻ, một sứ vụ để phục vụ cho việc xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô trong tình yêu. Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta loại bỏ mọi hình thức chia rẽ và xung đột trong gia đình, giáo xứ và Giáo Hội địa phương. Đồng thời, chúng ta hãy xin cho được ơn để mở rộng lòng mình cho tha nhân, ngõ hầu thúc đẩy tình đoàn kết và sự hòa hợp các thành viên của cùng một Nhiệm Thể Chúa Kitô, được linh hứng từ tình yêu mà Chúa Thánh Thần đổ vào lòng chúng ta.

2. Chúa Nhật Evangelium Vitae tại Vatican

Chúa Nhật 16 tháng Sáu là ngày Tin Mừng Sự Sống tại Vatican. Như thường lệ, Đức Thánh Cha đã dùng xe Jeep chào thăm hơn 100,000 tín hữu đứng chật quảng trường Thánh Phêrô. Đặc biệt trong ngày Tin Mừng Sự Sống này người ta thấy có cả hàng ngàn người trên các chiếc Harley Davidson tham dự thánh lễ.

Trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta hãy nói tiếng "Vâng" với cuộc sống chứ không phải là cái chết. Chúng ta hãy nói "Có" cho tự do và nói tiếng “không” với sự nô lệ các ngẫu tượng trong thời đại chúng ta. Tắt một lời, chúng ta hãy nói "Có" với Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, là sự sống và tự do, Đấng không làm ai thất vọng bao giờ.

Đức Thánh Cha giải thích rằng chính Phúc Âm dẫn chúng ta đến với sự sống. Quan điểm cho rằng khước từ Thiên Chúa, sẽ dẫn đến tự do, là nhầm lẫn. Ngược lại, chỉ có Tin Mừng mới dẫn con người đến một cuộc sống viên mãn.

Đức Thánh Cha nói:

"Nhưng quá thường khi, người ta không chọn cuộc sống, họ không chấp nhận" Tin Mừng Sự Sống "nhưng để cho mình được dẫn dắt bởi những ý thức hệ và những cách thế tư duy bóp nghẹt cuộc sống, không tôn trọng cuộc sống, vì những tư tưởng ấy được thống trị bởi sự ích kỷ, tư lợi, quyền lực và khoái lạc, chứ không phải bởi tình yêu, và bởi mối quan tâm tới lợi ích của những người khác."

Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng Kinh Thánh cho thấy tất cả các chiều kích của bi kịch con người. Tất cả mọi thứ, từ thiện và ác, tới đam mê, tội lỗi và hậu quả của chúng. Ngài nói sự ích kỷ dẫn đến dối trá và mặc dù chúng ta có thể cố gắng để lừa dối mình, chúng ta không che dấu được Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

"Kitô hữu là “siêu nhiên”. Điều này không có nghĩa chúng ta là những người sống"trên mây", xa rời cuộc sống thực, như thể là một loại ảo ảnh. Không! Kitô hữu là người suy nghĩ và hành động trong cuộc sống hàng ngày theo thánh ý Thiên Chúa, những người để cho cuộc sống của mình để được hướng dẫn và nuôi dưỡng bởi Chúa Thánh Thần, hầu đạt đến một cuộc sống viên mãn."

Thánh Lễ này, được cử hành trong khuôn khổ của năm Đức Tin như là một cách để làm vang vọng thông điệp "Evangelium Vitae," trong đó chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vạch ra lập trường của Giáo Hội về bảo vệ sự sống trong tất cả các giai đoạn của nó. Vào cuối Thánh lễ, Đức Thánh Cha ban phép lành cho một số đông bệnh nhân tập trung trên Quảng trường Thánh Phêrô.

3. Căng thẳng giữa Giáo Hội và Venezuela chấm dứt với việc Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá trên trán tổng thống Nicolás Maduro

Sáng thứ Hai 17 tháng 6, Đức Thánh Cha đã có buổi tiếp kiến ngoại giao có thể được mô tả là khó khăn nhất kể từ khi ngài được bầu vào ngôi Giáo Hoàng . Đức Thánh Cha Francis đã tiếp tân tổng thống Nicolás Maduro của Venezuela, là quốc gia hiện đang trải qua những biến động xã hội và chính trị kể từ cái chết của Tổng thống Hugo Chavez.

Trong quá khứ, mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Venezuela đã rất căng thẳng. Đức Thánh Cha Phanxicô nói đùa cho không khí bớt căng thẳng và tổng thống Maduro tỏ ra khá thân thiện cho nên từ lời chào chính thức, không khí đã có vẻ thoải mái.

-Chào buổi sáng, thưa ngài tổng thống.

-Rất vui được gặp Đức Thánh Cha, con rất vui.

Trong cuộc họp kéo dài 20 phút, hai vị đã nói về tình hình ở Venezuela sau cái chết của Hugo Chávez. Các chủ đề như cuộc chiến chống tội phạm, buôn bán ma túy và nghèo đói cũng đã được đề cập. Đức Giáo Hoàng và tổng thống Maduro cũng thảo luận về vai trò của Giáo Hội Công Giáo và các tổ chức bác ái của Giáo Hội tại Venezuela.

Cả hai vị đã nói đùa để không khí thân thiện hơn.

Tổng thống nói:

-Đức Thánh Cha có vẻ gầy hơn là nhìn trong các hình ảnh.

-Ngài biết đấy, đó là truyền hình biến dạng ra ... Tôi không bao giờ trang điểm!

Ngay cả lúc Đức Giáo Hoàng chào đón đoàn tùy tùng của tổng thống Nicolás Maduro, ngài đã không để mất cơ hội để đưa ra những nhận xét hài hước.

Tổng thống giới thiệu:

- Đây là Đô đốc đầu tiên của hạm đội Venezuela.

-Trọng kính Đức Thánh Cha, thật là một vinh dự lớn. Con có thể hôn nhẫn của ngài không?

-Hãy cầu nguyện cho tôi.

- Dạ vâng.

Đức Thánh Cha nói:

-Cầu nguyện cho tôi, đừng chống lại tôi, OK?

- Không đâu, con luôn ủng hộ Đức Thánh Cha!

Đức Giáo Hoàng đã nhận được bức ảnh Đức Mẹ Coromoto, bổn mạng của Venezuela, một tờ in đá của Simon Bolivar và một tác phẩm điêu khắc của José Gregorio Hernández, là một bác sĩ đã sống tại thủ đô Caracas của Venezuela mà quá trình phong chân phước hiện đang được tiến hành. Đáp lại, Đức Giáo Hoàng đã tặng tổng thống Maduro một cây bút màu trắng khắc hình bảo tàng viện Vatican và một bản sao những kết luận đưa ra sau Thượng Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu La Tinh tại Aparecida.

-Nhìn vào mục lục và đọc chương này tổng thống sẽ thấy rất thú vị vì giá trị của nó. Tôi đã ở trong ủy ban soạn thảo kết luận chung thẩm này. Đó là một tiếng kêu cứu từ châu Mỹ La tinh.

Vào cuối cuộc họp Đức Thánh Cha Phanxicô ban phép lành cho Tổng thống Venezuela bằng cách ghi dấu thánh giá trên trán.

4. Đức Giáo Hoàng đề cập đến nạn thanh niên thất nghiệp với Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp José Manuel Durao Barroso, Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu, tại Vatican. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về nhu cầu hội nhập lớn hơn của châu Âu, các hậu quả gây ra bởi cuộc khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp trong thanh niên. Cả hai vị đã đồng ý về cách thức Giáo Hội Công Giáo có thể giúp xoa dịu tình trạng hiện nay.

Trong cuộc gặp gỡ của họ, kéo dài khoảng 15 phút, Đức Thánh Cha Phanxicô và Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu đã đồng ý về sự cần thiết phải thúc đẩy nhân quyền và tự do tôn giáo.

Đức Giáo Hoàng đã tặng Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu một dụng cụ mở thư có khắc hình Vatican. Đáp lại, ông Durao Barroso tặng Đức Giáo Hoàng một cuốn sách về nền tảng của Liên minh châu Âu.

5. Phong chân phước cho anh Odoardo Focherini

Anh Odoardo Focherini (1907-1944), một giáo dân người Ý đã cứu hơn 100 người Do Thái trong Thế chiến II, đã được phong chân phước vào ngày 16 tháng 6 tại thành phố Carpi ở phía bắc nước Ý.

Anh Focherini là người bán bảo hiểm, nhà báo, và là cha của bảy người con đã qua đời ở tuổi 37 trong một trại tập trung tại Hersbruck bên Đức.

Năm 1969, Yad Vashem, đài tưởng niệm Holocaust của Israel, đã tuyên bố Focherini là "Người Công Chính giữa các dân nước" vì những nỗ lực của anh nhằm cứu người Do Thái. Tháng 5 năm 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã phê chuẩn việc công bố một sắc lệnh của Bộ Phong Thánh tuyên bố Focherini là một vị tử đạo.

Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng Trưởng của Thánh Bộ, đã chủ sự Thánh Lễ phong chân phước ngoài trời.

6. Các cuộc họp báo của các vị Giáo Hoàng trên máy bay

Trong những chuyến tông du quốc tế của Đức Giáo Hoàng, một trong những khoảnh khắc được chờ đợi nhất, là cuộc họp báo trên máy bay. Truyền thống này lần đầu tiên được giới thiệu bởi Đức Gioan Phaolô II vào lúc bắt đầu triều Giáo Hoàng của ngài, và sau đó được tiếp nối bởi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.

Nhà báo Angela Ambrogetti, thường trú tại Vatican vừa cho ra mắt cuốn 'Sull'aereo di Papa Benedetto, tạm dịch là “Trên máy bay với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô' để ghi lại những tư tưởng Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã trình bày trong các cuộc họp báo này

Đề cập đến lý do hình thành cuốn sách, ông Angela AMBROGETTI nói:

"Đó là 'thể loại văn học' mới mà Đức Gioan Phaolô II khai sáng. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 tiếp nối truyền thống các cuộc gặp gỡ với báo chí trên các chuyến bay từ Vatican trong các chuyến tông du quan trọng của mình, đặc biệt là những chuyến bay xa. Vì vậy, tôi quyết định thu thập tất cả các lời dạy của ngài, để thể hiện những nét tổng quát cũng như sự phát triển triều Giáo Hoàng của ngài. "

Mặc dù các cuộc họp báo thường ngắn gọn và giới hạn trong chỉ vài câu hỏi, một số các nhà báo đi với ngài, đã nhớ mãi những khoảnh khắc thân ái ấy.

Cha Federico Lombardi, Giám đốc phòng Báo chí Tòa thánh Vatican nhận định:

"Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 là một người rất có khiếu truyền thông. Ngài có thể giải thích suy nghĩ của mình một cách rõ ràng và thẳng thắn. Lời ngài rất phong phú về nội dung. Đó là lý do tại sao các phát biểu của ngài đã được lắng nghe với sự chú ý cao độ. Sau đó, người ta có thể đọc lại, và suy gẫm những lời ấy. Đó là những lời nhẹ nhàng nhưng kích động tư duy. "

Trước mỗi cuộc hành trình, các nhà báo ghi danh được chọn tham dự các chuyến bay của Đức Giáo Hoàng một cách cẩn thận. Angela Ambrogetti nói rằng nếu may mắn có được một chỗ ngồi trên máy bay thì đó là một kinh nghiệm đáng nhớ trong đời.

Ký giả Angela AMBROGETTI nói:

"Đi du lịch với Đức Giáo Hoàng vượt quá mơ ước của các ký giả. Nhưng cũng rất mệt mỏi. Bạn phải đúng giờ, theo sát lịch trình của mình, và đôi khi thậm chí còn phải tới sớm hơn. Nhưng thực sự hào hứng khi cảm thấy như bạn là một phần của chuyến đi ấy. Thật đẹp để thấy rằng nhờ công việc của bạn, bạn sẽ đóng góp vào kết quả và sự thành công của chuyến đi”

Trong tám năm triều đại Giáo Hoàng của ngài Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tông du hải ngoại 24 lần. Chuyến đi đầu tiên của ngài là tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Cologne, bên Đức. Ngày hội của Giới Trẻ Thế Giới cũng sẽ đánh dấu chuyến đi đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào cuối tháng Bảy này.

7. Chuyến tàu của trẻ em: Hành trình đến Vatican để gặp Đức Giáo Hoàng

Hơn 250 trẻ em sẽ có một cơ hội độc đáo là gặp gỡ Đức Giáo Hoàng tại Vatican. Chuyến đi này là một cuộc phiêu lưu kỳ thú. Các em sẽ đến nhà ga xe lửa của Vatican vào ngày Chúa Nhật 23 tháng Sáu từ các nước khác nhau. Mặc dù còn trẻ, tất cả các em trong số này đã phải đối mặt với các vấn đề xã hội và gia đình.

Bác sĩ. PATRICIA Martinez, nhà tổ chức chuyến tàu của trẻ em cho biết:

"Chương trình này đã được phát động dành cho trẻ em. Đó là cho những em đã không bao giờ có cơ hội được du lịch như thế vì sinh ra trong một gia đình khó khăn, trong một tình hình xã hội bất lợi. Thực sự họ phải đối mặt với các loại vấn nạn khác nhau của các khó khăn xã hội. Chúng tôi đã làm việc trong chương trình này từ tháng mười hai, với các cơ quan khác nhau dành cho trẻ em. "

Các trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 12 sẽ có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm của họ, sẽ có thể xem thấy các nền văn hóa khác nhau và những nơi họ chưa bao giờ có cơ hội đến được. Sự kiện này là một phần trong chương trình "Khu vườn thiếu nhi” được sự tài trợ của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa.

Trước khi đến Rome, các em sẽ đến thăm các nhà thờ tại các thành phố nổi tiếng của Ý như Milan, Florence và Bologna.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba 18 tháng Sáu, Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa nói:

"Sau khi đến ba thành phố khác nhau của Ý, các em sẽ được đưa lên tàu để đến Vatican. Mỗi em có những kinh nghiệm riêng của mình, có thể là giáo dục, văn hóa hay tâm linh nhưng thực sự tất cả những đứa trẻ này có những bối cảnh rất khác nhau. "

Xe lửa tốc độ cao sẽ dừng lại ở nhà ga xe lửa chính của Vatican. Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ gặp các trẻ em tại Đại Thính Đường Phaolô VI của Vatican.

Sáng kiến này được chào đón nồng nhiệt bởi các trung tâm chăm sóc trẻ em.

8. Bốn nhà thờ Công Giáo ở miền bắc Nigeria đã bị đánh bom và đốt cháy cuối tuần qua, trong các cuộc tấn công do các nhóm khủng bố Boko Haram thực hiện.

Trong tuần qua, Đức Tổng Giám Mục Ignatius Ayau Kaigama của Jos, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nigeria, nói với hãng tin Fides rằng quân đội Nigeria đã di chuyển vào khu vực ở bang Borno miền Bắc, mang lại một cảm giác an ninh hơn cho người dân, sau các cuộc tấn công vào các nhà thờ Công Giáo trong vùng kèm theo việc cướp bóc lương thực dự trữ, và gia súc.

Tuy nhiên, ngay sau đó thì bốn nhà thờ Công Giáo ở miền bắc Nigeria đã bị đánh bom trong các thánh lễ cuối tuần và đã bị đốt cháy.

Các cuộc tấn công đã do Boko Haram phối hợp với các nhóm Hồi giáo từ nước láng giềng Mali tràn sang.

Đức Tổng Giám Mục đã kêu gọi một "giải pháp khu vực" để chống lại bạo lực, trong đó các chính quyền Nigeria, Niger, và Mail sẽ làm việc cùng nhau chống lại các chiến binh Hồi giáo.

9. Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp gỡ lần đầu tiên với Đức Tân Tổng Giám mục Anh Giáo thành Canterbury

Sáng thứ Sáu 14 tháng 6, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp Đức Tân Tổng Giám mục Justin Welby tại Vatican. Cuộc họp chính thức đầu tiên của hai vị bao gồm một lời cầu nguyện vào buổi trưa, và cuộc viếng mộ Thánh Phêrô Tông Đồ và Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Trước buổi cầu nguyện chung, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp các vị đứng đầu mới của Liên Hiệp Anh giáo tại Điện Tông Tòa của Vatican. Phu nhân của Tổng Giám Mục Anh Giáo cùng đi với nhà lãnh đạo Anh Giáo. Hai vị đã nói chuyện về những vấn đề cùng quan tâm. Đức Giáo Hoàng đề cập đến một thực tế là cả hai vị đã tuyên thệ nhậm chức chỉ cách nhau vài ngày.

Đức Thánh Cha nói:

"Chúng ta đã bắt đầu sứ vụ của mình chỉ cách nhau vài ngày, nên tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ luôn luôn có một lý do cụ thể để hỗ trợ lẫn nhau trong lời cầu nguyện."

Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Welby thừa nhận rằng mối quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Liên Hiệp Anh giáo gần đây đã trở nên phức tạp. Tuy nhiên, ý chí đề cao các giá trị Kitô giáo trên thế giới vẫn là điều cả hai Giáo Hội đều mong muốn. Vì thế, hòa giải và sự hiệp nhất là rất cần thiết.

Đức Tổng Giám mục của Canterbury nói:

"Vì thế, đã có một khao khát mới cho sự hiệp nhất giữa tất cả các Kitô hữu, và dù đường còn xa bao lâu đi nữa, lòng bác ái chắc chắn sẽ thay đổi được tình hình”.

Căng thẳng gần đây giữa hai Giáo Hội và giữa các tín hữu Anh giáo Công Giáo bao gồm việc truyền chức cho phụ nữ. Điều này gây ra một rạn nứt trầm trọng ngay bên trong Liên Hiệp Anh giáo đến mức Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã thành lập các Giáo Hạt Tòng Nhân để đón tiếp những tín hữu Anh Giáo quay lại với Công Giáo nhưng vẫn muốn giữ những hình thức Phụng Vụ riêng của họ.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến những tiến bộ trên hành trình đại kết Công Giáo và Anh Giáo.

Ngài nói:

"Cuộc hành trình này có được thông qua cuộc đối thoại thần học, cụ thể là qua công việc của Ủy Ban Quốc Tế Anh Giáo- Công Giáo, và thông qua sự tăng trưởng của các mối quan hệ thân ái ở mọi cấp độ trong cuộc sống hàng ngày, và trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau sâu sắc và hợp tác chân thành."

Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh thêm rằng trước một số vấn nạn làm lung lay nền tảng xã hội như việc tôn trọng sự sống, gia đình và hôn nhân, các nhà lãnh đạo Kitô giáo phải làm việc cùng nhau để đề cao các giá trị chung.

10. Ngày Tin Mừng Sự Sống tại Vatican.

Sáng Chúa Nhật 16 tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô với các phong trào và các hiệp hội phò sinh. Đó là một phần trong chương trình ngày Tin Mừng Sự Sống. Evangelium Vitae hay Tin Mừng Sự Sống là tiêu đề của một trong những Tông thư do Đức Gioan Phaolô II ban hành trong đó vạch ra lập trường của của Giáo Hội trước những tấn kích liên tục vào sự sống con người.

Thánh Lễ Chúa Nhật đã được bắt đầu lúc 10: 30a.m tại quảng trường Thánh Phêrô. Tuy nhiên, trước đó vào ngày Thứ Bẩy nhiều bài giáo lý về sự sống đã được tổ chức tại các giáo xứ Rôma nằm gần Tòa thánh Vatican. Đông đảo anh chị em tín hữu từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự biến cố này.

Chương trình ngày Tin Mừng Sự Sống cũng đã bao gồm một cuộc hành hương viếng mộ Thánh Phêrô và một đêm canh thức tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichela, Chủ tịch, Hội đồng Giáo hoàng về Tân Phúc Âm Hóa cho biết thêm:

"Buổi tối ngày thứ Bẩy 15 tháng Sáu lúc 08:30 tối một đoàn rước trong thầm lặng đã diễn ra trên đại lộ Via della Conciliazione để kêu gọi sự chú ý đến các vấn đề về sự sống con người và giá trị bất khả nhượng của nó. Đêm canh thức đã kết thúc tại Quảng trường Thánh Phêrô nơi đông đảo anh chị em tín hữu đã đưa ra những chứng từ mạnh mẽ. "

Hàng chục ngàn người từ tất cả các nơi trên thế giới, trong đó có Mỹ, Ý, Đức, Nhật Bản, Hungary, Romania và Tây Ban Nha, và những nước khác đã tham dự biến cố này.

11. Triển lãm nhân kỷ niệm sắc lệnh tha đạo của Hoàng đế Constantine tại hí trường Côlôsêô

Nhân kỷ niệm 1,700 năm sắc lệnh Milan tuyên bố tự do tôn giáo trong các lãnh thổ của Đế chế La Mã, Đại hý trường Côlôsêô đã tổ chức một cuộc triển lãm về một trong những nhân vật chính liên quan đến sắc lệnh này là vị hoàng đế Thiên Chúa giáo Constantine Đệ Nhất.

Cuộc triển lãm trưng bày hơn 160 cổ vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật đáng kể từ tất cả các nơi ở châu Âu và được chia thành các khu vực khác nhau, mỗi khu vực đưa ra những hình ảnh đa dạng và có chiều sâu về thời đại Constantine.

Ông Mariarosaria Barbera, Giám đốc, Di sản Khảo cổ học Rôma nói:

"Cuộc triển lãm này tập trung vào Constantine, Helena và triều đình đế quốc. Nó mô tả sự tiến triển của Kitô Giáo đạt được nhờ vào sự trợ giúp của vị hoàng đế và cách thức Kitô Giáo đã tiến hóa trong suốt những thế kỷ sau đó. "

Trong số các đồ vật trưng bày có các đồng xu, các tranh ghép và đồ trang sức, và một trong những phần thú vị nhất là bộ sưu tập về người mẹ của Constantine, là thánh Helena.

Một phần nổi bật trong cuộc triển lãm được dành cho các 'Chrismon', tức là những ký hiệu liên quan đến Chúa Kitô.

Ông Mariarosaria Barbera nói thêm:

"Phần triển lãm này giải thích cách thức hình thành các biểu tượng của Kitô giáo. Đối với chúng ta, đó là Thập Giá, nhưng nhiều người đã không nghĩ như thế. Hình Chữ Thập là một biểu tượng của ô nhục, vì đó là giàn giáo nơi tù nhân bị xử tử. Bản thân các biểu tượng đã tiến hóa. Thật là thú vị để hiểu từ lúc nào Thập Giá đã được xem như một dấu hiệu của chiến thắng. Một chiến thắng bởi một người đã bị đóng đinh; đó thực là một khái niệm hoàn toàn mang tính cách mạng vào thời điểm đó".

Các tác phẩm nghệ thuật trưng bày đến từ các viện bảo tàng khác nhau và các tổ chức trên thế giới, chẳng hạn như Viện Bảo Tàng Capitoline của Rôma, các Bảo tàng Anh, các Thư viện Quốc gia của Pháp và Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington.

Từ đây cho đến ngày 15 tháng Chín, khách hành hương Rôma có thể xem các di vật từ thời Costantino vào năm 313 sau Chúa Giáng Sinh.

12. Đức Giáo Hoàng thảo luận về nền kinh tế và giáo dục với thủ tướng Slovenia

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp nữ thủ tướng Alenka Bratusek của Slovenia tại Vatican. Cả hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện về vai trò Giáo Hội Công Giáo trong hệ thống giáo dục của đất nước.

Thủ tướng đã chia sẻ mối quan tâm của bà với Đức Thánh Cha về cuộc khủng hoảng kinh tế đang ảnh hưởng đến đất nước. Các mối quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước Slovenia cũng đã được thảo luận, cùng với tầm quan trọng của việc bảo vệ tự do tôn giáo.

Slovenia nổi danh thế giới về ngành công nghiệp thủy tinh. Vì thế thủ tướng đã tặng Đức Giáo Hoàng một chiếc bình nghệ thuật thực hiện bởi một trong các nghệ nhân hàng đầu của Slovenia. Bà nói phù điêu trên bình tiêu biểu cho một 'sự cởi mở về tinh thần'.