Phụng Vụ - Mục Vụ
Tìm kiếm ý nghĩa để đón nhận hạnh phúc
Jos. Tú Nạc, NMS
07:52 22/06/2011
Tôi có hạnh phúc không? Có phải đời tôi là một chuỗi ngày dài hạnh phúc không? Phải chăng tôi hạnh phúc cùng với gia đình tôi? Tôi hạnh phúc trong công việc của tôi? Tôi được hạnh phúc với ngôi giáo đường của tôi? Tôi có được hạnh phúc bên trong da thịt của chính mình chăng?
Có phải đây là những câu hỏi chính đáng mà chúng ta tự hỏi không? Không. Chúng là những câu hỏi đặt ra để tự tra tấn mình.
Khi chúng ta đối diện cuộc sống một cách trung thực thì loai câu hỏi này thuộc hạnh phúc có nhiều khả năng mang lai những giọt nước mắt trong khóe mắt của chúng ta hơn là sự an ủi cho tâm hồn bởi vì, không có vấn đề nào mà những điều tốt lành sẽ đến, không có ai trong chúng ta sống một cuộc sống đầy đủ và hoàn thiện. Luôn có những ước mơ chẳng bao giờ thực hiện được. Luôn có những miền vô vọng. Luôn có những áp lực. Luôn có những khát khao sâu thẳm bị dập tắt. Và luôn luôn, như Lm. Karl Rahner – nhà thần học và triết học – đã đặt vào nó, chúng ta phải chịu những đau khổ sự dằn vặt thể xác hoặc tinh thần của sự thiếu thốn về mọi mặt có thể vươn tới khi chúng ta biết rằng nơi đây, trong cuộc sống này không bao giờ có bản giao hưởng hoàn tất.
Cuộc sống của chúng ta luôn phải sống trong âm thầm tuyệt vọng. Nhiều lúc, cảm nhận hạnh phúc chẳng phải dễ dàng. Nhưng chúng ta đang đưa ra những câu hỏi sai lầm. Những câu hỏi này không phải là: “Tôi có hạnh phúc không?” Những câu hỏi này nên là: Cuộc sống của tôi có tràn đầy ý nghĩa không? Đời tôi có ý nghĩa không? Việc làm của tôi có ý nghĩa không? Trong hôn nhân của tôi có ý nghĩa không? Đời sống trong gia đình tôi có ý nghĩa không? Có ý nghĩa gì không nơi giáo đường của tôi? Chúng ta cần đưa ra những câu hỏi sâu sắc về cuộc sống bằng những câu thuộc ý nghĩa chứ không phải những câu của hạnh phúc bởi vì, đối với đa phần, chúng ta có quan niệm sai lầm, quá lý thưởng hóa và thiếu thực tế về hạnh phúc. Chúng ta có xu hướng bình quân hạnh phúc với khoái lạc và thiếu ức chế. Do đó, chúng ta ngỡ tưởng rằng hạnh phúc là chúng ta phải sống trong một tình huống để giải thoát tấy cả khỏi mọi áp lực, mệt mỏi, chán chường, xung đột giữa các cá nhân với nhau, sự đau đớn thể xác, lo lắng tài chính, chán ngán trong công việc của chúng ta, thất vọng nơi những giáo đường của chúng ta, thất vọng về những đội thể thao mà chúng ta ưa thích, và mọi thứ nhức đầu cùng với những mối đau có thể xuất hiện.
Hạnh phúc, vì nó được hình thành bằng dáng vẻ bề ngoài, nghĩa là sức khỏe dồi dào, sự quan hệ tràn đầy hoàn hảo, một việc làm ổn định, không lo lắng vì áp lực căng thẳng trong cuộc sống, không thất vọng, thời gian và tiền bạc được tận hưởng phủ phê trong cuộc sống. Nhưng đó không phải là những gì tạo nên hạnh phúc. Ý nghĩa mới là những gì tạo nên hạnh phúc và ý nghĩa không phải là những gì phụ thuộc vào sự đớn đau và áp lực vắng mặt trong cuộc sống của chúng ta.
Hãy tưởng tượng nếu một người nào đó đã đến chứng kiến Chúa Giê-su khi Người hấp hối trên thập giá và hỏi Người: “Có phải ông đang hạnh phúc trên đó không?” Câu trả lời của Người: “Ta chắc chắn.”, sẽ là một ý nghĩa duy nhất: “Không, nhất là hôm nay ta không hạnh phúc!” Tuy nhiên, phối cảnh sẽ hoàn toàn khác nếu trong lúc trên thập giá Chúa Giê-su được hỏi: “Việc ông đang làm trên đó có ý nghĩa gì?”
Có thể thấy một ý nghĩa sâu xa trong một điều gì đó ngay cả khi không có hạnh phúc trong cách mà chúng ta nhận thức bề ngoài đó.
Chúng ta sẽ dễ dàng nắm bắt được điều này hơn khi chúng ta phản ảnh lại những giai đoạn khác nhau của cuộc sống chúng ta. Nhìn lại, từ quan điểm của nơi mà hôm nay chúng ta đang sống, chúng ta thấy những khoảng thời gian nào đó trong cuộc sống đời mình đầy rẫy những đấu tranh mà chưa thực sự hạnh phúc lắm. Chúng ta nhin lại chúng, giờ đây với sự trìu mến , nồng nàn. Đó là những lúc tràn đầy ý nghĩa và phối cảnh hiện tại của chúng ta thanh tẩy lại qua thời gian, thanh lọc những đau đớn và tỏa sáng niềm vui.
Ngược lại, chúng ta cũng có thể nhìn lại những giai đoạn nào đó trong cuộc sống của mình khi có thể có được niềm vui sướng trong cuộc đời nhưng thời kỳ đó trong cuộc sống của chúng ta, giờ đây xuất hiện rõ ràng như một thời bất hạnh. Chúng ta nhìn lại nó với một nỗi buồn tẻ và hối tiếc nhất định nào đó. Nhưng gì có vẻ như ánh sáng, sau đó có vẻ như một thời của bóng tối hiện tại.
C. S Lewis đã dạy rằng hạnh phúc và bất hạnh đổi màu nghịch hướng. Nếu đời sống của chúng ta kết cục hạnh phúc, chúng ta nhận thức rằng chúng ta luôn được hạnh phúc, thậm chí qua những lần cố gắng. Tương tự, nếu cuộc sống của chúng ta kết thúc bất hạnh, chúng ta nhận ra rằng chúng ta luôn bất hạnh ngay cả suốt những giai đoạn thú vị của cuộc sống. Nơi chúng ta kết cuộc sau cùng trong thuật ngữ của ý nghĩa, nó sẽ quyết định cuộc sống của chúng ta được hạnh phúc hay không.
Nhiều người, kể cả Chúa Giê-su đã phải chịu bao đau đớn nhưng đã sống những cuộc đời hạnh phúc. Buồn thay, nghịch lý cũng đúng.
Trong cuốn tự truyện của mình, “Surprised by Joy”, Lewis đã kể cho độc giả của ông rằng cuộc hành trình của ông tới Ki-tô giáo thật dễ dàng. Bằng cách tiếp thụ của bản thân, ông là sự thay đổi miễn cưỡng triệt để trong lịch sử của tín hữu Ki-tô giáo. Nhưng một trong những điều đã thuyết phục ông đổi ý đối đến với Ki-tô giáo được xác định việc thực hiện đó là ý nghĩa thắng trội khái niệm thông thường về đạo đức của chúng ta.
Ông đã đến để cảm thông, ông đã viết, rằng sự khắc nghiệt của Thiên Chúa nhân từ hơn sự mềm mỏng của con người, và sự ép buộc của Thiên Chúa là giải phóng chúng ta.
Tiền bạc không thể mua được hạnh phúc. Nó vó thể mua được niềm vui, nhưng cuộc sống tự nó cuối cùng dạy chúng ta, niềm vui không phải là cứu cánh của hạnh phúc.
(“Search for Meaning to Find Happiness” – Father Fr. Ron Rolheiser)
Có phải đây là những câu hỏi chính đáng mà chúng ta tự hỏi không? Không. Chúng là những câu hỏi đặt ra để tự tra tấn mình.
Khi chúng ta đối diện cuộc sống một cách trung thực thì loai câu hỏi này thuộc hạnh phúc có nhiều khả năng mang lai những giọt nước mắt trong khóe mắt của chúng ta hơn là sự an ủi cho tâm hồn bởi vì, không có vấn đề nào mà những điều tốt lành sẽ đến, không có ai trong chúng ta sống một cuộc sống đầy đủ và hoàn thiện. Luôn có những ước mơ chẳng bao giờ thực hiện được. Luôn có những miền vô vọng. Luôn có những áp lực. Luôn có những khát khao sâu thẳm bị dập tắt. Và luôn luôn, như Lm. Karl Rahner – nhà thần học và triết học – đã đặt vào nó, chúng ta phải chịu những đau khổ sự dằn vặt thể xác hoặc tinh thần của sự thiếu thốn về mọi mặt có thể vươn tới khi chúng ta biết rằng nơi đây, trong cuộc sống này không bao giờ có bản giao hưởng hoàn tất.
Cuộc sống của chúng ta luôn phải sống trong âm thầm tuyệt vọng. Nhiều lúc, cảm nhận hạnh phúc chẳng phải dễ dàng. Nhưng chúng ta đang đưa ra những câu hỏi sai lầm. Những câu hỏi này không phải là: “Tôi có hạnh phúc không?” Những câu hỏi này nên là: Cuộc sống của tôi có tràn đầy ý nghĩa không? Đời tôi có ý nghĩa không? Việc làm của tôi có ý nghĩa không? Trong hôn nhân của tôi có ý nghĩa không? Đời sống trong gia đình tôi có ý nghĩa không? Có ý nghĩa gì không nơi giáo đường của tôi? Chúng ta cần đưa ra những câu hỏi sâu sắc về cuộc sống bằng những câu thuộc ý nghĩa chứ không phải những câu của hạnh phúc bởi vì, đối với đa phần, chúng ta có quan niệm sai lầm, quá lý thưởng hóa và thiếu thực tế về hạnh phúc. Chúng ta có xu hướng bình quân hạnh phúc với khoái lạc và thiếu ức chế. Do đó, chúng ta ngỡ tưởng rằng hạnh phúc là chúng ta phải sống trong một tình huống để giải thoát tấy cả khỏi mọi áp lực, mệt mỏi, chán chường, xung đột giữa các cá nhân với nhau, sự đau đớn thể xác, lo lắng tài chính, chán ngán trong công việc của chúng ta, thất vọng nơi những giáo đường của chúng ta, thất vọng về những đội thể thao mà chúng ta ưa thích, và mọi thứ nhức đầu cùng với những mối đau có thể xuất hiện.
Hạnh phúc, vì nó được hình thành bằng dáng vẻ bề ngoài, nghĩa là sức khỏe dồi dào, sự quan hệ tràn đầy hoàn hảo, một việc làm ổn định, không lo lắng vì áp lực căng thẳng trong cuộc sống, không thất vọng, thời gian và tiền bạc được tận hưởng phủ phê trong cuộc sống. Nhưng đó không phải là những gì tạo nên hạnh phúc. Ý nghĩa mới là những gì tạo nên hạnh phúc và ý nghĩa không phải là những gì phụ thuộc vào sự đớn đau và áp lực vắng mặt trong cuộc sống của chúng ta.
Hãy tưởng tượng nếu một người nào đó đã đến chứng kiến Chúa Giê-su khi Người hấp hối trên thập giá và hỏi Người: “Có phải ông đang hạnh phúc trên đó không?” Câu trả lời của Người: “Ta chắc chắn.”, sẽ là một ý nghĩa duy nhất: “Không, nhất là hôm nay ta không hạnh phúc!” Tuy nhiên, phối cảnh sẽ hoàn toàn khác nếu trong lúc trên thập giá Chúa Giê-su được hỏi: “Việc ông đang làm trên đó có ý nghĩa gì?”
Có thể thấy một ý nghĩa sâu xa trong một điều gì đó ngay cả khi không có hạnh phúc trong cách mà chúng ta nhận thức bề ngoài đó.
Chúng ta sẽ dễ dàng nắm bắt được điều này hơn khi chúng ta phản ảnh lại những giai đoạn khác nhau của cuộc sống chúng ta. Nhìn lại, từ quan điểm của nơi mà hôm nay chúng ta đang sống, chúng ta thấy những khoảng thời gian nào đó trong cuộc sống đời mình đầy rẫy những đấu tranh mà chưa thực sự hạnh phúc lắm. Chúng ta nhin lại chúng, giờ đây với sự trìu mến , nồng nàn. Đó là những lúc tràn đầy ý nghĩa và phối cảnh hiện tại của chúng ta thanh tẩy lại qua thời gian, thanh lọc những đau đớn và tỏa sáng niềm vui.
Ngược lại, chúng ta cũng có thể nhìn lại những giai đoạn nào đó trong cuộc sống của mình khi có thể có được niềm vui sướng trong cuộc đời nhưng thời kỳ đó trong cuộc sống của chúng ta, giờ đây xuất hiện rõ ràng như một thời bất hạnh. Chúng ta nhìn lại nó với một nỗi buồn tẻ và hối tiếc nhất định nào đó. Nhưng gì có vẻ như ánh sáng, sau đó có vẻ như một thời của bóng tối hiện tại.
C. S Lewis đã dạy rằng hạnh phúc và bất hạnh đổi màu nghịch hướng. Nếu đời sống của chúng ta kết cục hạnh phúc, chúng ta nhận thức rằng chúng ta luôn được hạnh phúc, thậm chí qua những lần cố gắng. Tương tự, nếu cuộc sống của chúng ta kết thúc bất hạnh, chúng ta nhận ra rằng chúng ta luôn bất hạnh ngay cả suốt những giai đoạn thú vị của cuộc sống. Nơi chúng ta kết cuộc sau cùng trong thuật ngữ của ý nghĩa, nó sẽ quyết định cuộc sống của chúng ta được hạnh phúc hay không.
Nhiều người, kể cả Chúa Giê-su đã phải chịu bao đau đớn nhưng đã sống những cuộc đời hạnh phúc. Buồn thay, nghịch lý cũng đúng.
Trong cuốn tự truyện của mình, “Surprised by Joy”, Lewis đã kể cho độc giả của ông rằng cuộc hành trình của ông tới Ki-tô giáo thật dễ dàng. Bằng cách tiếp thụ của bản thân, ông là sự thay đổi miễn cưỡng triệt để trong lịch sử của tín hữu Ki-tô giáo. Nhưng một trong những điều đã thuyết phục ông đổi ý đối đến với Ki-tô giáo được xác định việc thực hiện đó là ý nghĩa thắng trội khái niệm thông thường về đạo đức của chúng ta.
Ông đã đến để cảm thông, ông đã viết, rằng sự khắc nghiệt của Thiên Chúa nhân từ hơn sự mềm mỏng của con người, và sự ép buộc của Thiên Chúa là giải phóng chúng ta.
Tiền bạc không thể mua được hạnh phúc. Nó vó thể mua được niềm vui, nhưng cuộc sống tự nó cuối cùng dạy chúng ta, niềm vui không phải là cứu cánh của hạnh phúc.
(“Search for Meaning to Find Happiness” – Father Fr. Ron Rolheiser)
Đối tượng cầu nguyện
Lm Giuse Trần Việt Hùng
08:04 22/06/2011
Chúa Giêsu lui vào nơi hoang vắng mà cầu nguyện (Lc 5,16).
Kể câu truyện, có một thầy giáo bước vào lớp học và viết ba số chữ lên bảng: 2-4-8. Thầy quay lại hỏi các học sinh trong lớp: “So, what’s the solution? Như vậy, giải đáp thế nào? Có vài học sinh nói: Cộng các số lại thành 14. Thầy giáo lắc đầu. Học sinh khác trả lời: Con số tiệm tiến, số kế là 16. Thầy vẫn lắc đầu. Nhóm ở cuối lớp nói: 64. Thầy giáo cứ lắc đầu. Sau cùng thầy nói: Không. Các em qúa vội vàng tìm giải đáp nhưng các em quên câu hỏi: What is the problem? Bài toán gì chứ? Trừ khi các em hỏi về căn cốt của vấn đề, các em không thể biết bài tính gì và cũng không thể tìm giải đáp. Thầy giáo nói đúng. Vấn đề thật là đơn giản nhưng chúng ta lại thường quên lãng. Hầu hết chúng ta vội tìm câu trả lời mà không tìm nguyên nhân căn cội của vấn nạn.
Chúng ta cùng nhau suy niệm một chút về đối tượng cầu nguyện. Nói chung, cầu nguyện là việc tốt. Cầu nguyện sẽ sinh ích cho chính đời sống của chúng ta trước. Có những tâm tình cầu nguyện chỉ để thỏa mãn những khát vọng thầm kín của con người. Chúng ta nhận biết có nhiều tượng thần do chính con người tạo nên và quay lại thờ phượng chúng. Giống như khi dân Do thái trên đường xuất hành ra khỏi Ai Cập, họ đã đúc tượng bò vàng để thờ lạy: Dân thấy ông Môsê lâu quá không xuống núi, bèn tụ họp bên ông Aaron và nói với ông: "Xin ông đứng lên, làm cho chúng tôi một vị thần để dẫn đầu chúng tôi, vì chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra cho cái ông Môsê này, là người đã đưa chúng tôi lên từ đất Ai-cập (Xh 32,1). Aaron đã nghe theo yêu cầu của dân chúng, ông còn nặng đầu óc đa thần giáo và thờ tôn thờ bụt thần: Ông lấy vàng từ tay họ trao cho, đem đúc và dùng dao mà gọt đẽo thành một con bê. Bấy giờ họ nói: "Hỡi Ítraen, đây là thần của ngươi đã đưa ngươi lên từ đất Ai-cập." Thấy vậy, ông Aaron dựng một bàn thờ trước tượng con bê, rồi hô to: "Mai có lễ kính Đức Chúa! (Xh 4,5).
Chúng ta đọc câu truyện của tiên tri Êlia đã thách thức 450 ngôn sứ Baal dâng lời cầu nguyện nhân danh Thần mà họ tôn thờ. Các ngôn sứ và dân ngoại giáo chỉ tôn thờ thần tượng bằng gỗ đá vô hồn, vô cảm. Các ngôn sứ đã gào thét với thần minh của họ cả ngày: Đến trưa, ông Êlia chế nhạo họ rằng: "Kêu lớn tiếng lên, vì người là một vị thần mà! Người đang mải suy nghĩ, hay là đi vắng hoặc trẩy đường xa; có khi người đang ngủ, thì sẽ thức dậy thôi!(1Vua 18,27). Êlia lại càng nhạo cười sự sai trái và lầm lạc của các ngôn sứ giả. Họ càng kêu la và van nài, họ càng thất vọng. Thần bụt gỗ đá do chính họ dựng lên rồi họ bái phục tôn thờ. Họ cầu nguyện, nhưng chỉ cầu với khoảng không và tảng đá không hồn: Họ càng kêu lớn tiếng hơn và theo thói tục của họ, họ dùng gươm, giáo rạch mình đến chảy máu. Quá trưa rồi mà họ vẫn tiếp tục nói liên miên cho tới giờ dâng lễ; nhưng vẫn không một tiếng nói, không ai trả lời, không người để ý (1Vua 18,28-29).
Khi thánh Phaolô đi rao giảng Tin mừng ở thành Athena, Ngài thấy có bàn thờ kính thần Vô Danh. Có nghĩa là họ tôn thờ và cầu khẩn một vị thần mà họ không biết: Thật vậy, khi rảo qua thành phố và nhìn lên những nơi thờ phượng của quý vị, tôi đã thấy có cả một bàn thờ, trên đó khắc chữ: "Kính thần vô danh". Vậy Đấng quý vị không biết mà vẫn tôn thờ, thì tôi xin rao giảng cho quý vị (Tđcv 17,23). Chúng ta thấy tất cả mọi tôn giáo đều có nghi thức cầu nguyện với thần linh. Đạo Tự Nhiên thờ lạy và khấn cầu với các quyền lực bên ngoài như Thần Hoàng, thần Mặt Trời, Mặt Trăng, thần Gió, thần Bão, thần Lửa, thần Địa, thần Sông, thần Núi, thần Tài...khi gặp tai ương họan nạn thì cầu Trời khấn Phật và hữu sự thì vái tứ phương.
Người Phật Giáo có những giờ cầu kinh Phật, xá lạy, vái nhang, xin ơn, xin xâm và thiền niệm. Người Hồi Giáo quỳ sấp mình cầu nguyện nhiều lần mỗi ngày qui về hướng mặt trời với Đấng Allah. Đạo thờ Thiên Chúa bao gồm nhiều giáo phái khác nhau, mỗi giáo phái có những cách thế cầu nguyện khác nhau tùy theo nghi lễ và truyền thống văn hóa. Người Kitô hữu cầu nguyện với Thiên Chúa Ba Ngôi vô hình. Người Công Giáo có truyền thống cầu nguyện thâm trầm và sâu lắng với Thiên Chúa, đặc biệt trước Bí tích Thánh Thể, dưới chân Đức Mẹ Maria, các Thánh và có thể cầu nguyện mọi nơi mọi lúc. Kinh Thánh Cựu Ước là một bản kinh cầu nguyện trường kỳ từ đời này trải qua đời kia. Một trăm năm mươi Thánh Vịnh là lời cầu nguyện tha thiết và sâu đậm tâm tình nhất. Những tâm tình cầu nguyện của ông Job hay của vua Đavít cho chúng ta thấy sự nhiệt tâm cầu nguyện.
Các đạo giáo và các giáo phái Tin Lành đều có nghi thức thờ phượng, học hỏi chia sẻ lời Chúa và cầu nguyện theo nhịp điệu ca hát. Tại sao các tín hữu lại chia ra làm nhiều bè phái và nhóm hội riêng, trong khi tôn thờ cùng một Thiên Chúa? Ngay tại Đất Thánh, nơi đã in ghi những dấu chân của Chúa Giêsu đi qua, đã và đang có biết bao nhiêu sự tranh chấp, phân biệt, hận thù và chia rẽ. Có lẽ chỉ vì đức tin. Đức tin làm tâm hồn con người trở nên khác lạ. Trên phần Đất Thánh tại nước Israel và Palestine đều có mặt các Đạo giáo: Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Chính Thống Giáo, nhiều giáo hội thuộc Công Giáo Đông Phương và Công Giáo Rôma. Nơi nào cũng có đền thờ tưởng niệm những sự cố đã xảy ra cho Chúa Giêsu và các thánh thời Giáo Hội sơ khai. Các tôn giáo cùng tin nhận một Thiên Chúa. Ai cũng muốn tôn thờ Thiên Chúa cao cả, nhưng mọi nơi đều có bao tường phân biệt. Mọi tín hữu đều muốn cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Ai cũng muốn được hưởng ơn cứu độ. Vậy đâu là con đường dẫn chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa đây?
Chúa Giêsu xuống trần mặc khải cho chúng ta hiểu biết về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúa Giêsu là con người cầu nguyện. Chúa nêu gương cầu nguyện trong tin tưởng và khiêm hạ. Chúa dạy các tông đồ cầu nguyện. Chúa Giêsu dẫn dụ những cách thế mà con người thường dùng khi cầu nguyện. Có những cách cầu nguyện trống rỗng khoe khoang và hình thức: "Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi (Mt 5,5). Có những lời cầu khinh dể, cao ngạo, giả dối, trách móc và so sánh hơn thua với người khác: Người Pharisêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con (Lc 18,11-12)
Có khi những lời nguyện sáo ngữ và xin xỏ đủ điều. Họ nghĩ Chúa như ông chủ giầu có, ngồi sẵn đó chờ lời van xin để phân phát: "Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin (Mt 5,7-8). Chúa dạy chúng ta đừng bắt chước những kẻ cứ lải nhải xin hết ơn này tới ơn khác theo ý muốn của riêng mình. Chúng ta biết rằng Chúa thấu tỏ mọi sự kín nhiệm trong lòng ta, Chúa cần chính tấm lòng biết phó thác và trông cậy vào Chúa hơn là những lời nói môi miệng dài dòng. Chúa là Cha đầy lòng thương xót. Chúa Giêsu dậy chúng ta cầu nguyện: Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh (Mt 5,6).
Là loài thụ tạo, chúng ta có những nhu cầu thể xác và tâm linh cần được thỏa mãn. Cầu nguyện là để thờ phượng, tôn vinh, cảm tạ Thiên Chúa và cầu xin ơn phù trợ. Thiên Chúa đã ban cho con người có khả năng và trí tuệ để làm chủ mọi loài. Chúa cũng trao ban cho con người vốn liếng tình yêu cần thiết để sinh lợi. Sự sống sự chết ở trong sự quan phòng và quyền phép của Chúa. Chúa thương xót thân phận loài người, nhưng Chúa không luôn can thiệp để cất khỏi tiến trình của luật tự nhiên. Chúng ta phải sử dụng hết khả năng và hết sức mình để khắc phục, phần còn lại phó dâng lên Chúa. Chúng ta đừng ỷ lại và phó mặc mọi việc cho Chúa. Đau bệnh thì phải uống thuốc. Yếu nhược thì phải đi khám bác sĩ. Bệnh họan thì phải chữa trị. Cầu nguyện để được thêm sức chịu đựng và may mắn gặp thầy gặp thuốc.
Câu truyện, có một em học sinh lười biếng, chú ý thấy một bạn học gái trả bài tiếng Tây rất thông thạo. Một ngày, em bé trai tò mò hỏi bạn: Làm sao bạn có thể trả lời bài học một cách trôi chảy thế? Em gái trả lời: Trước khi học, tôi luôn luôn cầu nguyện để được nhớ và trả bài tốt. Bé trai ngạc nhiên và thích thú: Thật thế hả? Bé trai nghĩ đây là bí quyết của cô bé. Và rồi bé trai suy nghĩ: Vậy, tôi cũng cầu nguyện. Tối hôm đó, bé trai cầu nguyện hết mình với tất cả những lời cầu xin chân thành. Tuy nhiên, sáng hôm sau, bé trai không thể nhớ được một câu bài nào cả. Lo lắng, bé trai tìm đến gặp bé gái và trách cứ là đã lừa dối. Bé trai nói: Tôi đã cầu nguyện nhưng không thể lập lại được bài học. Cô bé nói: Có lẽ bạn đã không chịu khó học bài. Dĩ nhiên là không, bé trai nói, tôi không học tí nào cả và không có lý do gì phải học. Bạn nói với tôi rằng hãy cầu nguyện và có thể nhớ được bài mà. Cô bé gái nói: Đó là vấn đề của bạn. Tôi nói cầu nguyện trước khi học, chứ không thay thế việc học.
Khi cầu nguyện chúng ta đừng gào thét hay la hét. Chúa đầy lòng từ ái khoan nhân và êm ái dịu dàng. Chúa không phải là gỗ đá vô tâm. Lời cầu của chúng ta phải chân tình và khẩn khoản. Chúa thấu tỏ mọi sự trong hồn ta và Ngài sẽ ban cho chúng ta như thánh ý của Ngài. Có những trường hợp ngoại lệ, Chúa ban ơn cách riêng qua lời cầu bầu của các thánh hoặc những ơn lộc đặc biệt qua những người Chúa chọn. Nguồn ơn thiêng của Chúa vẫn tuôn đổ trên thân phận con người.
Chúa Giêsu nhắn nhủ chúng ta hãy kiên trì cầu nguyện luôn và đừng chán nản. Hãy cậy trông trong sự khiêm nhu và phó thác. Chúa dạy rằng: "Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho”(Mt 7,7). Lạy Chúa, xin cho chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa.
Kể câu truyện, có một thầy giáo bước vào lớp học và viết ba số chữ lên bảng: 2-4-8. Thầy quay lại hỏi các học sinh trong lớp: “So, what’s the solution? Như vậy, giải đáp thế nào? Có vài học sinh nói: Cộng các số lại thành 14. Thầy giáo lắc đầu. Học sinh khác trả lời: Con số tiệm tiến, số kế là 16. Thầy vẫn lắc đầu. Nhóm ở cuối lớp nói: 64. Thầy giáo cứ lắc đầu. Sau cùng thầy nói: Không. Các em qúa vội vàng tìm giải đáp nhưng các em quên câu hỏi: What is the problem? Bài toán gì chứ? Trừ khi các em hỏi về căn cốt của vấn đề, các em không thể biết bài tính gì và cũng không thể tìm giải đáp. Thầy giáo nói đúng. Vấn đề thật là đơn giản nhưng chúng ta lại thường quên lãng. Hầu hết chúng ta vội tìm câu trả lời mà không tìm nguyên nhân căn cội của vấn nạn.
Chúng ta cùng nhau suy niệm một chút về đối tượng cầu nguyện. Nói chung, cầu nguyện là việc tốt. Cầu nguyện sẽ sinh ích cho chính đời sống của chúng ta trước. Có những tâm tình cầu nguyện chỉ để thỏa mãn những khát vọng thầm kín của con người. Chúng ta nhận biết có nhiều tượng thần do chính con người tạo nên và quay lại thờ phượng chúng. Giống như khi dân Do thái trên đường xuất hành ra khỏi Ai Cập, họ đã đúc tượng bò vàng để thờ lạy: Dân thấy ông Môsê lâu quá không xuống núi, bèn tụ họp bên ông Aaron và nói với ông: "Xin ông đứng lên, làm cho chúng tôi một vị thần để dẫn đầu chúng tôi, vì chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra cho cái ông Môsê này, là người đã đưa chúng tôi lên từ đất Ai-cập (Xh 32,1). Aaron đã nghe theo yêu cầu của dân chúng, ông còn nặng đầu óc đa thần giáo và thờ tôn thờ bụt thần: Ông lấy vàng từ tay họ trao cho, đem đúc và dùng dao mà gọt đẽo thành một con bê. Bấy giờ họ nói: "Hỡi Ítraen, đây là thần của ngươi đã đưa ngươi lên từ đất Ai-cập." Thấy vậy, ông Aaron dựng một bàn thờ trước tượng con bê, rồi hô to: "Mai có lễ kính Đức Chúa! (Xh 4,5).
Chúng ta đọc câu truyện của tiên tri Êlia đã thách thức 450 ngôn sứ Baal dâng lời cầu nguyện nhân danh Thần mà họ tôn thờ. Các ngôn sứ và dân ngoại giáo chỉ tôn thờ thần tượng bằng gỗ đá vô hồn, vô cảm. Các ngôn sứ đã gào thét với thần minh của họ cả ngày: Đến trưa, ông Êlia chế nhạo họ rằng: "Kêu lớn tiếng lên, vì người là một vị thần mà! Người đang mải suy nghĩ, hay là đi vắng hoặc trẩy đường xa; có khi người đang ngủ, thì sẽ thức dậy thôi!(1Vua 18,27). Êlia lại càng nhạo cười sự sai trái và lầm lạc của các ngôn sứ giả. Họ càng kêu la và van nài, họ càng thất vọng. Thần bụt gỗ đá do chính họ dựng lên rồi họ bái phục tôn thờ. Họ cầu nguyện, nhưng chỉ cầu với khoảng không và tảng đá không hồn: Họ càng kêu lớn tiếng hơn và theo thói tục của họ, họ dùng gươm, giáo rạch mình đến chảy máu. Quá trưa rồi mà họ vẫn tiếp tục nói liên miên cho tới giờ dâng lễ; nhưng vẫn không một tiếng nói, không ai trả lời, không người để ý (1Vua 18,28-29).
Khi thánh Phaolô đi rao giảng Tin mừng ở thành Athena, Ngài thấy có bàn thờ kính thần Vô Danh. Có nghĩa là họ tôn thờ và cầu khẩn một vị thần mà họ không biết: Thật vậy, khi rảo qua thành phố và nhìn lên những nơi thờ phượng của quý vị, tôi đã thấy có cả một bàn thờ, trên đó khắc chữ: "Kính thần vô danh". Vậy Đấng quý vị không biết mà vẫn tôn thờ, thì tôi xin rao giảng cho quý vị (Tđcv 17,23). Chúng ta thấy tất cả mọi tôn giáo đều có nghi thức cầu nguyện với thần linh. Đạo Tự Nhiên thờ lạy và khấn cầu với các quyền lực bên ngoài như Thần Hoàng, thần Mặt Trời, Mặt Trăng, thần Gió, thần Bão, thần Lửa, thần Địa, thần Sông, thần Núi, thần Tài...khi gặp tai ương họan nạn thì cầu Trời khấn Phật và hữu sự thì vái tứ phương.
Người Phật Giáo có những giờ cầu kinh Phật, xá lạy, vái nhang, xin ơn, xin xâm và thiền niệm. Người Hồi Giáo quỳ sấp mình cầu nguyện nhiều lần mỗi ngày qui về hướng mặt trời với Đấng Allah. Đạo thờ Thiên Chúa bao gồm nhiều giáo phái khác nhau, mỗi giáo phái có những cách thế cầu nguyện khác nhau tùy theo nghi lễ và truyền thống văn hóa. Người Kitô hữu cầu nguyện với Thiên Chúa Ba Ngôi vô hình. Người Công Giáo có truyền thống cầu nguyện thâm trầm và sâu lắng với Thiên Chúa, đặc biệt trước Bí tích Thánh Thể, dưới chân Đức Mẹ Maria, các Thánh và có thể cầu nguyện mọi nơi mọi lúc. Kinh Thánh Cựu Ước là một bản kinh cầu nguyện trường kỳ từ đời này trải qua đời kia. Một trăm năm mươi Thánh Vịnh là lời cầu nguyện tha thiết và sâu đậm tâm tình nhất. Những tâm tình cầu nguyện của ông Job hay của vua Đavít cho chúng ta thấy sự nhiệt tâm cầu nguyện.
Các đạo giáo và các giáo phái Tin Lành đều có nghi thức thờ phượng, học hỏi chia sẻ lời Chúa và cầu nguyện theo nhịp điệu ca hát. Tại sao các tín hữu lại chia ra làm nhiều bè phái và nhóm hội riêng, trong khi tôn thờ cùng một Thiên Chúa? Ngay tại Đất Thánh, nơi đã in ghi những dấu chân của Chúa Giêsu đi qua, đã và đang có biết bao nhiêu sự tranh chấp, phân biệt, hận thù và chia rẽ. Có lẽ chỉ vì đức tin. Đức tin làm tâm hồn con người trở nên khác lạ. Trên phần Đất Thánh tại nước Israel và Palestine đều có mặt các Đạo giáo: Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Chính Thống Giáo, nhiều giáo hội thuộc Công Giáo Đông Phương và Công Giáo Rôma. Nơi nào cũng có đền thờ tưởng niệm những sự cố đã xảy ra cho Chúa Giêsu và các thánh thời Giáo Hội sơ khai. Các tôn giáo cùng tin nhận một Thiên Chúa. Ai cũng muốn tôn thờ Thiên Chúa cao cả, nhưng mọi nơi đều có bao tường phân biệt. Mọi tín hữu đều muốn cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Ai cũng muốn được hưởng ơn cứu độ. Vậy đâu là con đường dẫn chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa đây?
Chúa Giêsu xuống trần mặc khải cho chúng ta hiểu biết về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúa Giêsu là con người cầu nguyện. Chúa nêu gương cầu nguyện trong tin tưởng và khiêm hạ. Chúa dạy các tông đồ cầu nguyện. Chúa Giêsu dẫn dụ những cách thế mà con người thường dùng khi cầu nguyện. Có những cách cầu nguyện trống rỗng khoe khoang và hình thức: "Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi (Mt 5,5). Có những lời cầu khinh dể, cao ngạo, giả dối, trách móc và so sánh hơn thua với người khác: Người Pharisêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con (Lc 18,11-12)
Có khi những lời nguyện sáo ngữ và xin xỏ đủ điều. Họ nghĩ Chúa như ông chủ giầu có, ngồi sẵn đó chờ lời van xin để phân phát: "Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin (Mt 5,7-8). Chúa dạy chúng ta đừng bắt chước những kẻ cứ lải nhải xin hết ơn này tới ơn khác theo ý muốn của riêng mình. Chúng ta biết rằng Chúa thấu tỏ mọi sự kín nhiệm trong lòng ta, Chúa cần chính tấm lòng biết phó thác và trông cậy vào Chúa hơn là những lời nói môi miệng dài dòng. Chúa là Cha đầy lòng thương xót. Chúa Giêsu dậy chúng ta cầu nguyện: Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh (Mt 5,6).
Là loài thụ tạo, chúng ta có những nhu cầu thể xác và tâm linh cần được thỏa mãn. Cầu nguyện là để thờ phượng, tôn vinh, cảm tạ Thiên Chúa và cầu xin ơn phù trợ. Thiên Chúa đã ban cho con người có khả năng và trí tuệ để làm chủ mọi loài. Chúa cũng trao ban cho con người vốn liếng tình yêu cần thiết để sinh lợi. Sự sống sự chết ở trong sự quan phòng và quyền phép của Chúa. Chúa thương xót thân phận loài người, nhưng Chúa không luôn can thiệp để cất khỏi tiến trình của luật tự nhiên. Chúng ta phải sử dụng hết khả năng và hết sức mình để khắc phục, phần còn lại phó dâng lên Chúa. Chúng ta đừng ỷ lại và phó mặc mọi việc cho Chúa. Đau bệnh thì phải uống thuốc. Yếu nhược thì phải đi khám bác sĩ. Bệnh họan thì phải chữa trị. Cầu nguyện để được thêm sức chịu đựng và may mắn gặp thầy gặp thuốc.
Câu truyện, có một em học sinh lười biếng, chú ý thấy một bạn học gái trả bài tiếng Tây rất thông thạo. Một ngày, em bé trai tò mò hỏi bạn: Làm sao bạn có thể trả lời bài học một cách trôi chảy thế? Em gái trả lời: Trước khi học, tôi luôn luôn cầu nguyện để được nhớ và trả bài tốt. Bé trai ngạc nhiên và thích thú: Thật thế hả? Bé trai nghĩ đây là bí quyết của cô bé. Và rồi bé trai suy nghĩ: Vậy, tôi cũng cầu nguyện. Tối hôm đó, bé trai cầu nguyện hết mình với tất cả những lời cầu xin chân thành. Tuy nhiên, sáng hôm sau, bé trai không thể nhớ được một câu bài nào cả. Lo lắng, bé trai tìm đến gặp bé gái và trách cứ là đã lừa dối. Bé trai nói: Tôi đã cầu nguyện nhưng không thể lập lại được bài học. Cô bé nói: Có lẽ bạn đã không chịu khó học bài. Dĩ nhiên là không, bé trai nói, tôi không học tí nào cả và không có lý do gì phải học. Bạn nói với tôi rằng hãy cầu nguyện và có thể nhớ được bài mà. Cô bé gái nói: Đó là vấn đề của bạn. Tôi nói cầu nguyện trước khi học, chứ không thay thế việc học.
Khi cầu nguyện chúng ta đừng gào thét hay la hét. Chúa đầy lòng từ ái khoan nhân và êm ái dịu dàng. Chúa không phải là gỗ đá vô tâm. Lời cầu của chúng ta phải chân tình và khẩn khoản. Chúa thấu tỏ mọi sự trong hồn ta và Ngài sẽ ban cho chúng ta như thánh ý của Ngài. Có những trường hợp ngoại lệ, Chúa ban ơn cách riêng qua lời cầu bầu của các thánh hoặc những ơn lộc đặc biệt qua những người Chúa chọn. Nguồn ơn thiêng của Chúa vẫn tuôn đổ trên thân phận con người.
Chúa Giêsu nhắn nhủ chúng ta hãy kiên trì cầu nguyện luôn và đừng chán nản. Hãy cậy trông trong sự khiêm nhu và phó thác. Chúa dạy rằng: "Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho”(Mt 7,7). Lạy Chúa, xin cho chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho năm 2012
TGM Bùi Chu
07:41 22/06/2011
Ý chung: Cầu cho những nạn nhân của các thảm họa thiên nhiên nhận được sự trợ giúp về tinh thần và vật chất, để xây dựng lại cuộc sống của mình.
Ý truyền giáo: Cầu cho sự cống hiến của các Kitô hữu vì nền hòa bình là dịp để làm chứng cho danh Đức Kitô trước những người thiện chí.
Tháng Hai
Ý chung: Cầu cho tất cả mọi người có được nguồn nước dồi dào và những nguồn tài nguyên thiết yếu khác cần cho cuộc sống hàng ngày.
Ý truyền giáo: Cầu xin Chúa nâng đỡ những nỗ lực của các nhân viên y tế đang chăm sóc các bệnh nhân và những người già cả tại các vùng nghèo khổ nhất thế giới.
Tháng Ba
Ý chung: Cầu cho toàn thể thế giới nhận ra sự đóng góp của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội.
Ý truyền giáo: Cầu xin Chúa Thánh Thần ban ơn kiên tâm bền chí cho những ai đang phải gánh chịu nạn kỳ thị chủng tộc, bị ngược đãi hay bị chết vì danh Đức Kitô, đặc biệt tại Á Châu.
Tháng Tư
Ý chung: Cầu xin cho có nhiều bạn trẻ biết nghe tiếng gọi của Đức Kitô và bước theo Ngài trong ơn gọi linh mục và tu sĩ.
Ý truyền giáo: Cầu xin Chúa Kitô Phục Sinh trở nên dấu chỉ của niềm hy vọng vững chắc cho hết thảy mọi người tại lục địa Phi Châu.
Tháng Năm
Ý chung: Cầu xin cho những sáng kiến nhằm bảo vệ và đề cao vai trò của gia đình được phát huy trong xã hội.
Ý truyền giáo: Cầu xin Mẹ Maria, Nữ Vương của nhân loại và Ánh Sao của truyền giáo luôn đồng hành với tất cả các nhà truyền giáo trong việc loan báo Chúa Giêsu Con Mẹ.
Tháng Sáu
Ý chung: Cầu cho các tín hữu biết nhận ra nơi Bí tích Thánh Thể sự hiện diện sống động của Đấng Phục Sinh đang đồng hành với họ trong cuộc sống hằng ngày.
Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu tại Âu Châu tái khám phá ra căn tính đích thực của mình và tham gia nhiệt thành hơn trong việc loan báo Tin Mừng.
Tháng Bảy
Ý chung: Cầu cho mọi người có được một công việc và được lao động trong những điều kiện ổn định và an toàn.
Ý truyền giáo: Cầu cho các thiện nguyện viên Kitô hữu đang hiện diện trong những cánh đồng truyền giáo biết làm chứng cho tình yêu của Đức Kitô.
Tháng Tám
Ý chung: Cầu cho các tù nhân được đối xử theo công lý và phẩm giá con người của họ được tôn trọng.
Ý truyền giáo: Cầu cho các bạn trẻ, những người được mời gọi theo Chúa Kitô, sẵn sàng ra đi loan báo và làm chứng cho Tin Mừng đến tận cùng thế giới.
Tháng Chín
Ý chung: Cầu cho các chính trị gia luôn hành động theo sự liêm chính, lòng trung thực và niềm mến yêu sự thật.
Ý truyền giáo: Cầu cho các cộng đoàn Kitô hữu sẵn lòng gửi các nhà truyền giáo, các linh mục và giáo dân cùng với những trợ giúp vật chất cụ thể đến các Giáo Hội nghèo khổ nhất.
Tháng Mười
Ý chung: Cầu cho công cuộc tân Phúc Âm hoá được tiến triển nơi những đất nước Kitô giáo lâu đời nhất.
Ý truyền giáo: Cầu cho việc cử hành ngày thế giới truyền giáo là dịp canh tân nhiệm vụ loan báo Tin Mừng.
Tháng Mười Một
Ý chung: Cầu cho các giám mục, các linh mục và tất cả những thừa tác viên Tin Mừng biết can đảm làm chứng về sự trung thành với Đức Kitô tử nạn và phục sinh.
Ý truyền giáo: Cầu cho Giáo Hội lữ hành hằng chiếu tỏa ánh sáng đến cho các dân tộc.
Tháng Mười Hai
Ý chung: Cầu cho những người di cư trên toàn thế giới được đón nhận, cách đặc biệt nơi các cộng đoàn Kitô hữu, với lòng quảng đại và tình yêu đích thực.
Ý truyền giáo: Cầu xin Chúa Kitô được bộc lộ ra nơi toàn thể nhân loại nhờ ánh sáng chiếu toả từ Bethlehem và được phản chiếu nơi Giáo Hội Ngài.
(theo hãng tin Agenzia Fides 1/2/2011)
Cuba: Hãy giúp trẻ em biết Chúa Giêsu
Phạm Kim An
08:34 22/06/2011
Cuba: Hãy giúp trẻ em biết Chúa Giêsu
Tổ chức “Trợ giúp cho Giáo hội thiếu thốn” (AED) tài trợ tiền mua sách giáo lý
ROMA – “Giúp Trẻ Em ở Cuba biết Chúa Giêsu”: đó là thách thức mà tổ chức “Trợ giúp cho Giáo hội thiếu thốn” (AED) sẽ đáp ứng, sau khi có lời kêu gọi của Giáo hội Cuba.
Theo AED, Chủ tịch Ủy ban giáo lý của Hội đồng Giám Mục Cuba, Đức Giám mục Manuel García Menocal, đã viết thư cho tổ chức, đề nghị giúp đỡ tài chính để đáp ứng "sự quan tâm mới" cho đạo Công giáo ở Cuba, đặc biệt là kể từ chuyến thăm lịch sử của ĐTC Gioan Phaolô II đến Cuba năm 1998.
Giám mục viết: “Lời ‘Đừng sợ mở lòng cho Chúa Kitô’, như ĐTC đã kêu gọi thời đó, đã tạo ra động lực mới trong Giáo hội địa phương, một năng động mới cho việc truyền giáo, mà người ta đáp trả với cả nhiệt tình".
Ngài nhấn mạnh: “Các nhà thờ đầy người đi lễ và hàng ngàn người tham gia các cuộc rước kiệu”. Ngài nói thêm rằng ngày càng có nhiều người lớn đi học giáo lý để chuẩn bị nhận lãnh các bí tích.
Nhưng Giáo Hội cũng muốn giới thiệu đức tin cho trẻ em, các em thuộc các gia đình chưa biết Chúa, nhưng "sự mong mỏi biết Chúa" là hiển nhiên. Do đó, ở các giáo xứ, một đợt sách giáo lý viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu và minh họa nhiều hình ảnh màu, sẽ được cung cấp cho 90.000 trẻ em, trong độ tuổi 8-10.
Cứ mỗi 25 euro tiền tặng, sẽ mua được 40 cuốn giáo lý; cứ mỗi 50 euro tiền tặng, sẽ mua được 80 cuốn giáo lý; cứ mỗi 100 euro tiền tặng, sẽ mua được 160 cuốn giáo lý. Và cứ mỗi 150 euro tiền tặng, sẽ mua được 320 cuốn giáo lý. (Zenit 21-6-2011)
Phạm Kim An
Tổ chức “Trợ giúp cho Giáo hội thiếu thốn” (AED) tài trợ tiền mua sách giáo lý
ROMA – “Giúp Trẻ Em ở Cuba biết Chúa Giêsu”: đó là thách thức mà tổ chức “Trợ giúp cho Giáo hội thiếu thốn” (AED) sẽ đáp ứng, sau khi có lời kêu gọi của Giáo hội Cuba.
Theo AED, Chủ tịch Ủy ban giáo lý của Hội đồng Giám Mục Cuba, Đức Giám mục Manuel García Menocal, đã viết thư cho tổ chức, đề nghị giúp đỡ tài chính để đáp ứng "sự quan tâm mới" cho đạo Công giáo ở Cuba, đặc biệt là kể từ chuyến thăm lịch sử của ĐTC Gioan Phaolô II đến Cuba năm 1998.
Giám mục viết: “Lời ‘Đừng sợ mở lòng cho Chúa Kitô’, như ĐTC đã kêu gọi thời đó, đã tạo ra động lực mới trong Giáo hội địa phương, một năng động mới cho việc truyền giáo, mà người ta đáp trả với cả nhiệt tình".
Ngài nhấn mạnh: “Các nhà thờ đầy người đi lễ và hàng ngàn người tham gia các cuộc rước kiệu”. Ngài nói thêm rằng ngày càng có nhiều người lớn đi học giáo lý để chuẩn bị nhận lãnh các bí tích.
Nhưng Giáo Hội cũng muốn giới thiệu đức tin cho trẻ em, các em thuộc các gia đình chưa biết Chúa, nhưng "sự mong mỏi biết Chúa" là hiển nhiên. Do đó, ở các giáo xứ, một đợt sách giáo lý viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu và minh họa nhiều hình ảnh màu, sẽ được cung cấp cho 90.000 trẻ em, trong độ tuổi 8-10.
Cứ mỗi 25 euro tiền tặng, sẽ mua được 40 cuốn giáo lý; cứ mỗi 50 euro tiền tặng, sẽ mua được 80 cuốn giáo lý; cứ mỗi 100 euro tiền tặng, sẽ mua được 160 cuốn giáo lý. Và cứ mỗi 150 euro tiền tặng, sẽ mua được 320 cuốn giáo lý. (Zenit 21-6-2011)
Phạm Kim An
Myanmar: Giáo hội quan ngại về dòng người tị nạn chạy trốn chiến trận
Phạm Kim An
08:35 22/06/2011
Myanmar: Giáo hội quan ngại về dòng người tị nạn chạy trốn chiến trận
Đụng độ dữ dội giữa phiến quân Kachin và lực lượng chính phủ
ROMA – Tại Myanmar, Giáo Hội Công Giáo đang quan ngại về dòng người tị nạn chạy trốn các cuộc giao tranh giữa phiến quân Kachin và quân đội chính phủ, theo tin đăng ngày 21-6 trên Eglises d’Asie - cơ quan truyền thông của Hội Thừa Sai Paris.
Tại miền đông bắc Myanmar, nơi xảy ra các cuộc giao tranh dữ dội từ ngày 9-6 giữa Đội quân độc lập Kachin (KIA) và lực lượng chính phủ, các giám chức của Giáo Hội Công Giáo đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về hàng ngàn người tị nạn chạy trốn các cuộc xung đột.
Sau mười ngày, trong đó ngự trị sự mơ hồ lớn nhất về nguyên nhân của các cuộc giao tranh, lần đầu tiên ngày 18-6 chính phủ đã cho biết, qua nhật báo chính thức New Light of Myanmar: chính phủ khẳng định rằng các phiến quân đã "nổ súng trước”, rằng quân đội buộc phải chiến đấu để bảo vệ các công nhân Trung Quốc của phức hợp thủy điện đang được xây dựng tại Bang Kachin, với tên gọi Dự án Thủy điện Tarpein.
Dự án này, được thực hiện bởi chính phủ Myanmar và Công ty Đầu tư điện Trung Quốc (China Power Investment Corporation), nhằm xây dựng các đập lớn trên sông Irrawaddy để cung cấp điện cho tỉnh Vân Nam và các tỉnh khác ở miền tây nam Trung Quốc. Kể từ khi dự án khởi đầu, người Kachin tố cáo các hậu quả tai hại của dự án đối với môi trường và cho sự sống còn của chính họ, nhiều làng đã bị ngập lụt cho việc xây dựng các đập nước, làm cho người dân nghèo không còn tài nguyên nào, và sống dưới sự đe dọa của lực lượng vũ trang, vốn đã tái đầu tư khu vực để "tạo an toàn cho khu vực xây đập thủy điện”. (Zenit 21-6-2011)
Phạm Kim An
Đụng độ dữ dội giữa phiến quân Kachin và lực lượng chính phủ
ROMA – Tại Myanmar, Giáo Hội Công Giáo đang quan ngại về dòng người tị nạn chạy trốn các cuộc giao tranh giữa phiến quân Kachin và quân đội chính phủ, theo tin đăng ngày 21-6 trên Eglises d’Asie - cơ quan truyền thông của Hội Thừa Sai Paris.
Tại miền đông bắc Myanmar, nơi xảy ra các cuộc giao tranh dữ dội từ ngày 9-6 giữa Đội quân độc lập Kachin (KIA) và lực lượng chính phủ, các giám chức của Giáo Hội Công Giáo đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về hàng ngàn người tị nạn chạy trốn các cuộc xung đột.
Sau mười ngày, trong đó ngự trị sự mơ hồ lớn nhất về nguyên nhân của các cuộc giao tranh, lần đầu tiên ngày 18-6 chính phủ đã cho biết, qua nhật báo chính thức New Light of Myanmar: chính phủ khẳng định rằng các phiến quân đã "nổ súng trước”, rằng quân đội buộc phải chiến đấu để bảo vệ các công nhân Trung Quốc của phức hợp thủy điện đang được xây dựng tại Bang Kachin, với tên gọi Dự án Thủy điện Tarpein.
Dự án này, được thực hiện bởi chính phủ Myanmar và Công ty Đầu tư điện Trung Quốc (China Power Investment Corporation), nhằm xây dựng các đập lớn trên sông Irrawaddy để cung cấp điện cho tỉnh Vân Nam và các tỉnh khác ở miền tây nam Trung Quốc. Kể từ khi dự án khởi đầu, người Kachin tố cáo các hậu quả tai hại của dự án đối với môi trường và cho sự sống còn của chính họ, nhiều làng đã bị ngập lụt cho việc xây dựng các đập nước, làm cho người dân nghèo không còn tài nguyên nào, và sống dưới sự đe dọa của lực lượng vũ trang, vốn đã tái đầu tư khu vực để "tạo an toàn cho khu vực xây đập thủy điện”. (Zenit 21-6-2011)
Phạm Kim An
Giám mục Mỹ: ‘Phó tế nên ít giảng hơn trong Thánh Lễ’
Nguyễn Trọng Đa
08:38 22/06/2011
Giám mục Mỹ: ‘Phó tế nên ít giảng hơn trong Thánh Lễ’
Marquette, Michigan (Mỹ) - Trong một lá thư mục vụ mới về vai trò của thầy phó tế trong Giáo Hội Công Giáo, Đức Giám Mục Alexander Sample giáo phận Marquette, bang Michigan (Mỹ), đã nói rằng các phó tế vĩnh viễn không nên rao giảng thường xuyên trong Thánh Lễ, và thay vào đó, các vị cần rao giảng tại các buổi phụng vụ khác, và phục vụ Giáo hội trong cuộc sống làm chứng nhân hàng ngày cho Chúa Kitô.
Lá thư mục vụ của Đức Giám Mục Sample dài 19 trang, với nhan đề "Phó tế: Biểu tượng của Chúa Giêsu Kitô Người Tôi Tớ", nêu ra nguyên tắc rằng người chủ sự tại một buổi phụng vụ hoặc người làm chủ tế Thánh lễ cần rao giảng.
Ngài nói: “Đây nên là sự thực hành thông thường".
Ngài viết: “Các Phó tế nên rao giảng trong Thánh Lễ vì lợi ích rõ ràng của các tín hữu trong cộng đoàn, nhưng không phải trên cơ sở thường xuyên".
Ngài nói các phó tế có cơ hội để rao giảng trong các bối cảnh khác, chẳng hạn như tại buổi canh thức bên người đã qua đời, phụng vụ tang lễ, phụng vụ kết hôn ngoài Thánh Lễ, rửa tội, phụng vụ Lời Chúa, trong khi đọc Phụng Vụ Giờ Kinh và trong phụng vụ ngày Chủ nhật mà thiếu vắng Linh mục.
Đức Giám mục Sample lưu ý rằng một phó tế cũng "thuyết giảng" thông qua "chứng tá cuộc sống của mình, đặc biệt là trong hôn nhân và cuộc sống gia đình của mình", cũng như trong nghề nghiệp thế tục của mình và vai trò của mình như là một thầy dạy.
Sứ vụ của phó tế trong phụng vụ không phải là "trung tâm" của công tác phục vụ của phó tế. Thay vào đó, ngài được mời gọi đặc biệt để giúp Giám mục, bằng cách chăm sóc nhiều công tác bác ái "đặc biệt phù hợp" với ngài, hầu hết là theo sự hướng dẫn của cha xứ địa phương của ngài.
Đức Giám mục Sample đã viết trong một cột tổng kết lá thư mục vụ rằng “Mặc dầu phó tế được truyền chức là để dạy và rao giảng Lời Chúa, sự rao giảng hiệu quả nhất của ngài là qua chứng tá cuộc sống của ngài, trong yêu thích sự phục vụ những người nghèo nhất giữa chúng tá”.
Đức Giám mục giáo phận Marquette đã ngưng chấp nhận các ứng viên phó tế mới, cho đến khi một nghiên cứu về vai trò của các ngài được hoàn thành.
Trong thư của mình, Giám mục đã thông báo rằng một người đàn ông sẽ không được đơn thuần truyền chức phó tế vì một giáo xứ riêng hoặc một điểm truyền giáo riêng. Thay vào đó, cần phải có "một nhu cầu xác định đặc biệt trong cộng đồng", được Giám mục công nhận sau khi tham vấn với cha xứ địa phương. Việc này tuân theo mẫu gương Kinh thánh của thời Giáo hội sơ khai, khi các Tông đồ đã chọn các phó tế để quản trị nhu cầu vật chất của các góa phụ, nhằm cho các Ngài được rảnh tay mà cầu nguyện và rao giảng Lời Chúa.
Trong Giáo phận Marquette, phó tế tương lai sẽ cần phải có "sứ vụ phục vụ đặc biệt”, và ngài sẽ được truyền chức vì sứ vụ ấy, chẳng hạn như là một giáo lý viên hay chăm sóc cho người nghèo, người bệnh, người già yếu hay người bị cầm tù.
Sự thay đổi này sẽ phản ánh sự việc rằng sứ vụ đầu tiên của một Phó tế là "không phải ở trong đền thánh, nhưng là trong sự phục vụ bác ái từ thiện".
Đức Giám mục Sample nói: “Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi với các anh em phó tế vì sự phục vụ vị tha của anh em cho dân Chúa, trong hình ảnh của Chúa Kitô Người Tôi Tớ".
"Chúng ta hãy cầu nguyện cho anh em phó tế và hỗ trợ các ngài, vì các ngài đang chăm sóc con cái đặc biệt của Thiên Chúa ở giữa chúng ta". (CNA 21-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Lá thư mục vụ của Đức Giám Mục Sample dài 19 trang, với nhan đề "Phó tế: Biểu tượng của Chúa Giêsu Kitô Người Tôi Tớ", nêu ra nguyên tắc rằng người chủ sự tại một buổi phụng vụ hoặc người làm chủ tế Thánh lễ cần rao giảng.
Ngài nói: “Đây nên là sự thực hành thông thường".
Ngài viết: “Các Phó tế nên rao giảng trong Thánh Lễ vì lợi ích rõ ràng của các tín hữu trong cộng đoàn, nhưng không phải trên cơ sở thường xuyên".
Ngài nói các phó tế có cơ hội để rao giảng trong các bối cảnh khác, chẳng hạn như tại buổi canh thức bên người đã qua đời, phụng vụ tang lễ, phụng vụ kết hôn ngoài Thánh Lễ, rửa tội, phụng vụ Lời Chúa, trong khi đọc Phụng Vụ Giờ Kinh và trong phụng vụ ngày Chủ nhật mà thiếu vắng Linh mục.
Đức Giám mục Sample lưu ý rằng một phó tế cũng "thuyết giảng" thông qua "chứng tá cuộc sống của mình, đặc biệt là trong hôn nhân và cuộc sống gia đình của mình", cũng như trong nghề nghiệp thế tục của mình và vai trò của mình như là một thầy dạy.
Sứ vụ của phó tế trong phụng vụ không phải là "trung tâm" của công tác phục vụ của phó tế. Thay vào đó, ngài được mời gọi đặc biệt để giúp Giám mục, bằng cách chăm sóc nhiều công tác bác ái "đặc biệt phù hợp" với ngài, hầu hết là theo sự hướng dẫn của cha xứ địa phương của ngài.
Đức Giám mục Sample đã viết trong một cột tổng kết lá thư mục vụ rằng “Mặc dầu phó tế được truyền chức là để dạy và rao giảng Lời Chúa, sự rao giảng hiệu quả nhất của ngài là qua chứng tá cuộc sống của ngài, trong yêu thích sự phục vụ những người nghèo nhất giữa chúng tá”.
Đức Giám mục giáo phận Marquette đã ngưng chấp nhận các ứng viên phó tế mới, cho đến khi một nghiên cứu về vai trò của các ngài được hoàn thành.
Trong thư của mình, Giám mục đã thông báo rằng một người đàn ông sẽ không được đơn thuần truyền chức phó tế vì một giáo xứ riêng hoặc một điểm truyền giáo riêng. Thay vào đó, cần phải có "một nhu cầu xác định đặc biệt trong cộng đồng", được Giám mục công nhận sau khi tham vấn với cha xứ địa phương. Việc này tuân theo mẫu gương Kinh thánh của thời Giáo hội sơ khai, khi các Tông đồ đã chọn các phó tế để quản trị nhu cầu vật chất của các góa phụ, nhằm cho các Ngài được rảnh tay mà cầu nguyện và rao giảng Lời Chúa.
Trong Giáo phận Marquette, phó tế tương lai sẽ cần phải có "sứ vụ phục vụ đặc biệt”, và ngài sẽ được truyền chức vì sứ vụ ấy, chẳng hạn như là một giáo lý viên hay chăm sóc cho người nghèo, người bệnh, người già yếu hay người bị cầm tù.
Sự thay đổi này sẽ phản ánh sự việc rằng sứ vụ đầu tiên của một Phó tế là "không phải ở trong đền thánh, nhưng là trong sự phục vụ bác ái từ thiện".
Đức Giám mục Sample nói: “Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi với các anh em phó tế vì sự phục vụ vị tha của anh em cho dân Chúa, trong hình ảnh của Chúa Kitô Người Tôi Tớ".
"Chúng ta hãy cầu nguyện cho anh em phó tế và hỗ trợ các ngài, vì các ngài đang chăm sóc con cái đặc biệt của Thiên Chúa ở giữa chúng ta". (CNA 21-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ tiếp xúc với những người thất nghiệp tại Ancône
Bùi Hữu Thư
09:43 22/06/2011
Bế mạc Đại Hội Thánh Thể Quốc Gia
ROME, (Le Monde vu de Rome) – Tại Ancône, trên miền duyên hải Adriatique, ngày 11 tháng 9, Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ tiếp xúc với những người thợ thất nghiệp của Xưởng Đóng Tầu, những người nghèo khó và các cặp trẻ đã hứa hôn.
Đây là một vài buổi tiếp xúc đã được dự trù nhân dịp Đại Hội Thánh Thể Ý khi Đức Thánh Cha sẽ đến để tham dự lễ bế mạc, cũng như khi ngài đã bế mạc đại hội tại Bari năm 2005.
Sau đây là chương trình chính thức của ngày 11 tháng 9, đã được văn phòng truyền thông của Tòa Thánh phổ biến:
Chúa Nhật 11 tháng 9, 2011
8 h 30 – Khởi hành bằng trực thăng từ sân bay trực thăng Vatican để đi Ancône.
9 h 15 – Đến Trung Tâm Thương Mại Wojtyla của Hải Cảng Ancône.
10 h - Bế mạc Đại Hội Thánh Thể Quốc Gia Ý lần thứ XXV, Thánh Lễ tại Xưởng Đóng Tầu Ancône, Đức Thánh Cha giảng thuyết.
Kinh Truyền Tin, tại Xưởng Đóng Tầu Ancône, Đức Thánh Cha đọc diễn từ.
13 h 30 – Cơm chiều với các giám mục, và đại diện của các thợ thuyền thất nghiệp, và đại diện các người nghèo được Caritas trợ giúp, tại Trung Tâm Mục Vụ Colle Ameno.
16 h 30 – Ban tổ chức chào mừng chuyến tông du mục vụ, tại Trung Tâm Mục Vụ Colle Ameno.
17 h – Gặp gỡ các gia đình và các linh mục tại nhà thờ chánh tòa San Ciriaco tại Ancône, Diễn văn của Đức Thánh Cha Benedict XVI.
18 h – Gặp gỡ các cặp trẻ đã hứa hôn, tại quảng trường Plebiscito, Diễn văn của Đức Thánh Cha.
19 h – Khởi hành bằng trực thăng từ Trung Tâm Thương Mại Wojtyla của hải cảng Ancône, để về Vatican
20 h - Đáp xuống sân bay trực thăng Vatican
ROME, (Le Monde vu de Rome) – Tại Ancône, trên miền duyên hải Adriatique, ngày 11 tháng 9, Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ tiếp xúc với những người thợ thất nghiệp của Xưởng Đóng Tầu, những người nghèo khó và các cặp trẻ đã hứa hôn.
Đây là một vài buổi tiếp xúc đã được dự trù nhân dịp Đại Hội Thánh Thể Ý khi Đức Thánh Cha sẽ đến để tham dự lễ bế mạc, cũng như khi ngài đã bế mạc đại hội tại Bari năm 2005.
Sau đây là chương trình chính thức của ngày 11 tháng 9, đã được văn phòng truyền thông của Tòa Thánh phổ biến:
Chúa Nhật 11 tháng 9, 2011
8 h 30 – Khởi hành bằng trực thăng từ sân bay trực thăng Vatican để đi Ancône.
9 h 15 – Đến Trung Tâm Thương Mại Wojtyla của Hải Cảng Ancône.
10 h - Bế mạc Đại Hội Thánh Thể Quốc Gia Ý lần thứ XXV, Thánh Lễ tại Xưởng Đóng Tầu Ancône, Đức Thánh Cha giảng thuyết.
Kinh Truyền Tin, tại Xưởng Đóng Tầu Ancône, Đức Thánh Cha đọc diễn từ.
13 h 30 – Cơm chiều với các giám mục, và đại diện của các thợ thuyền thất nghiệp, và đại diện các người nghèo được Caritas trợ giúp, tại Trung Tâm Mục Vụ Colle Ameno.
16 h 30 – Ban tổ chức chào mừng chuyến tông du mục vụ, tại Trung Tâm Mục Vụ Colle Ameno.
17 h – Gặp gỡ các gia đình và các linh mục tại nhà thờ chánh tòa San Ciriaco tại Ancône, Diễn văn của Đức Thánh Cha Benedict XVI.
18 h – Gặp gỡ các cặp trẻ đã hứa hôn, tại quảng trường Plebiscito, Diễn văn của Đức Thánh Cha.
19 h – Khởi hành bằng trực thăng từ Trung Tâm Thương Mại Wojtyla của hải cảng Ancône, để về Vatican
20 h - Đáp xuống sân bay trực thăng Vatican
Phóng sự về cầu nguyện Chữa Lành tại một giáo xứ Úc Đại Lợi
Lm. Francis Lý Văn Ca
11:00 22/06/2011
Chúa Giêsu đã nhiều lần chữa lành cho các bệnh nhân bị đau yếu, nhất là những người bị đui mù, què, câm, điếc, cùi hủi hoặc bị quỉ ám. Chúa chữa lành cho họ để tỏ lòng thương xót của Người và cũng để chứng tỏ Người là Thiên Chúa có quyền năng trên mọi thế lực của sự dữ và bệnh tật.Thánh Gia Cô Bê Tông đồ cũng dạy rằng: “Khi có ai đau yếu thì hãy mời các linh mục của Giáo Hội đến cầu nguyện và xức dầu cho người ấy nhân danh Chúa. Lời cầu xin do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy, và nếu người ấy đã phạm tội thì sẽ được Chúa thứ tha…”
Trong những năm gần đây, tại Úc Đại Lợi, đã dấy lên một phong trào xin ơn Thánh Linh và chữa lành do một số linh mục và cả một số giáo dân cử hành. Đã có những trường hợp giáo quyền địa phương lên tiếng chỉ trích vì những sai lạc về thần học và những lạm dụng phụng vụ trong các buổi cầu nguyện như thế. Tuy nhiên, công bình mà nói, nhiều phong trào thực sự đã đem đến một làn gió mới trong Giáo Hội. Nhiều người thực sự được ơn chữa lành về mặt thiêng liêng và cả về mặt thể lý.
Trong phóng sự này chúng tôi xin giới thiệu một trường hợp khá đặc biệt là trường hợp của cha Micae Nguyễn Trường Luân, Dòng Chúa Cứu Thế Hoa Kỳ. Nói là đặc biệt vì có lẽ ngài là linh mục Việt Nam đầu tiên chủ sự một buổi cầu nguyện xin ơn Thần Linh Thánh và chữa lành tại Úc Đại Lợi. Hơn thế nữa, thông thường giáo quyền thường giữ một thái độ “không tán thành cũng không phản đối” với những buổi cầu nguyện trong đó nhiều anh chị em giáo dân té ngã khi được đặt tay. Nhưng hôm thứ hai, 20/6, chính Đức Tổng Giám Mục Barry James Hickey đã trân trọng giới thiệu ngài với một giáo xứ Úc là giáo xứ Chúa Chiên Lành tại Lockridge. Đây là một trong 4 giáo xứ lớn nhất tại tổng giáo phận Perth nơi đa số là anh chị em giáo dân là người Úc, Anh, Ý, Ấn Độ và Li Băng.
VietCatholic đã phỏng vấn linh mục Francis Lý Văn Ca. Ngài là linh mục chánh xứ giáo xứ Chúa Chiên Lành về việc tổ chức cầu nguyện xin ơn Thần Linh Thánh và Chữa Lành tại giáo xứ do ngài làm quản nhiệm.
Tôi đã được nghe nói và biết nhiều về Phong Trào Thánh Linh Đặc Sủng - Phong Trào Tôn Kính Lòng Thương Xót của Chúa … Nghe - Biết thì nhiều nhưng kinh nghiệm cá nhân thì chưa được chứng kiến. Từ những năm đầu đời qua Thiên Chức Linh Mục, khi còn phục vụ Cộng Đoàn CG.VN tại Perth, Tây Úc, tôi đã khai mào chương trình Tôn Kính Lòng Thương Xót của Chúa mỗi Chủ Nhật Đầu Tháng vào lúc 3.00pm. Sau đó nhiều gia đình hay nhóm đã hưởng ứng sự Tôn Kính Lòng Thương Xót của Chúa tại gia đình…
Sau những năm phục vụ CĐ.CG.VN, cho dù ra phụ trách giáo xứ Úc, tôi vẫn tiếp tục cổ võ, giáo dân trong các giáo xứ Úc mà tôi đã và đang phục vụ Tôn Kính Lòng Thương Xót của Chúa. Tôi tin chắc rằng, Chúa Giêsu sẽ ban nhiều ơn lành cho những ai yêu mến và tín thác nơi Ngài. Chương trình Tôn Kính Lòng Thương Xót của Chúa trong những năm gần đây đã phổ biến cách rộng rãi trong các Giáo Xứ Úc và ngay cả trong các Cộng Đồng CG.VN đó đây và đặc biệt là nhiều Giáo Xứ trong Giáo Hội Mẹ Việt Nam Phong Trào Tôn Kính Lòng Thương Xót của Chúa đã và đang lang rộng khắp nơi.
Như tôi trình bày ở trên, Nghe-Biết về Đặc Ân Chữa Lành của Cha Michael Nguyễn Trường Luân, tôi có ý mời Ngài đến Giáo Xứ của tôi 2 ngày. Tôi thường trực bên cạnh Cha Trường Luân trong Nhà Thờ những giờ Phụng Vụ Bí Tích, Cầu Nguyện xin ơn chữa lành… tôi cảm nghiệm từ những chia sẻ của Giáo Dân trong Giáo Xứ - kể Giáo Dân Việt Nam đến tham dự… tôi có thể lặp lại một câu nói của 1 trong nhiều người đã đến tham dự 2 ngày để xin ơn chữa lành… họ đã túc trực hằng giờ để cầu nguyện với Chúa, với Cha Trường Luân như sau: “Cám ơn Cha đã mời Cha Trường Luân đến giáo xứ chúng ta”.
Trước đây, tôi chỉ Nghe Nói - Xem Video, DVD về việc chữa lành của Cha Trường Luân… Trong 2 ngày vừa qua, thì tôi đã Mục Kích trọn vẹn chính con người thật, ‘Dụng Cụ của Thiên Chúa’: Linh Mục Michael Nguyễn Trường Luân CsSR đang hiện diện trong ngôi thánh đường Chúa Chiên Lành của chúng tôi và ngài đang là dụng cụ của Thiên Chúa dùng để Chữa Lành - Băng Bó những vết thương tâm hồn và thể xác Dân Chúa. Đức Tổng Giám Mục Barry James Hickey đã đến, dù Ngài không thể ở lâu được, để thay mặt Tổng Giáo Phận Perth để chào Lm Trường Luân và cầu chúc Cha Trường Luân gặt hái nhiều kết quả trong việc chữa lành.
Cũng như bao Linh Mục hay Giáo Dân đều có những Đặc Sủng riêng mà Chúa ban cho Anh Em Linh Mục chúng tôi, nhưng Thánh Thần sẽ ban cho ai ‘Đặc Sủng’ nào thì người đó lãnh nhận và trao ban Ơn Đặc Sủng mà họ đã lãnh nhận. Phần Cha Trường Luân Chúa đã ban cho ngài ‘Đặc Sủng Chữa Lành’ thì ngài phải trao ban cho những ai cần đến Đặc sủng ấy.
Phần chúng tôi, anh em linh mục có những Đặc Sủng khác thì trao ban cách khác. Trong ngày Cánh Chung, Thầy Chí Thánh Giêsu chi đòi hỏi mỗi người trong chúng ta đã ‘Sinh Lợi’ thế nào về ‘Nén Bạc’ mà Thầy Chí Thánh đã trao cho chúng ta trong suốt cuộc đời trần thế nầy.
Nhà thờ của Giáo Xứ chúng tôi trong suốt 2 ngày nầy, có rất nhiều người đến xin ơn chữa lành và nghe Cha Trường Luân giảng thuyết cũng như gặp gỡ ‘Linh Hướng Riêng’. Mỗi người đều có những cảm nghiệm khác nhau trong cuộc tiếp xúc riêng với ngài. Theo tôi nghĩ, quý vị có thể biết qua sự tiếp xúc riêng với từng cá nhân hay nhóm đã tiếp xúc với Cha Trường Luân để hiểu thêm về những Ơn Đặc Biệt mà Chúa đã ban cho họ qua ‘Dụng Cụ của Ngài - Lm Michael Trường Luân”.
Phần tôi sau 2 ngày đã hiện diện thường xuyên bên cạnh Cha Michael Trường Luân và chứng kiến người giáo dân không phân biệt chủng tộc và ngôn ngữ đã đến tham dự Thánh Lễ, Xin Ơn Chữa Lành do Lòng Thương Xót của Chúa qua sự cầu nguyện và đặt tay của Lm Trường Luân, tôi có thể nói lên vài nhận xét sau đây:
Lm Michael Trường Luân, ngài có đặc Ân ‘Chữa Lành’ mà tôi không có. Nếu Thầy Chí Thánh Giêsu muốn dùng Cha như một ‘Dụng Cụ của Ngài’ thì xin Thầy Chí Thánh Giêsu ban thêm cho ngài Ơn Thánh để ngài tiếp tục là ‘Dụng Cụ’ của Đấng đã mời gọi ngài và ban cho ngài những ‘Đặc Sủng’ mà chúng ta không có. Vì tôi luôn nghĩ rằng, Thiên Chúa ban cho mỗi người những Ơn Riêng khác nhau và Ngài mời gọi chúng ta góp tay vào ‘Công Trình của Ngài - Người Thợ’ trong Vườn Nho của Ngài. Nói như thánh Phaolô: Chúng ta hoàn tất những gì còn sót lại trong cuộc Thương Khó của Đức Kitô - Thầy Chí Thánh Giêsu. Đó là những cảm nghĩ của tôi sau 2 ngày mà Thiên Chúa đã dùng ‘Dụng Cụ của Ngài’ để vun xới mảnh vườn của Giáo Xứ Chúa Chiên Lành của chúng tôi, hy vọng rằng những gì Cha Michael Trường Luân đã gieo sẽ là niềm hy vọng những hạt giống đó sẽ triển nở hoa trái thánh thiện và ơn chữa lành không những cho Giáo Dân trong giáo xứ của chúng tôi mà còn cho những anh chị em đủ mọi sắc dân đã đến tham dự 2 ngày vừa qua, đó là chưa kể khá nhiều Anh Chị Em Việt Nam đã cùng đồng hành với chúng tôi trong suốt 2 ngày nầy. Xin Thầy Chí Thánh Giêsu luôn đồng hành với Cha Michael Trường Luân và với những ai đang ‘Tín Thác vào Ngài’.
Mượn dịp nầy, tôi xin chân thành cám ơn tất cả Anh Chị Em Giáo Dân Việt Nam đã tận tình giúp đỡ cho việc tổ chức về mọi mặt. Đặc biệt tri ân cách riêng Ủy Ban Tổ Chức của Lm Trường Luân đến từ Melbourne và Anh Chị Em trong Nhóm Kính Lòng Thương Xót của Chúa tại Perth. Xin Thầy Chí Thánh trả ơn bội hậu cho từng Anh Chị Em thay cho Giáo Xứ của chúng tôi.
Trong những năm gần đây, tại Úc Đại Lợi, đã dấy lên một phong trào xin ơn Thánh Linh và chữa lành do một số linh mục và cả một số giáo dân cử hành. Đã có những trường hợp giáo quyền địa phương lên tiếng chỉ trích vì những sai lạc về thần học và những lạm dụng phụng vụ trong các buổi cầu nguyện như thế. Tuy nhiên, công bình mà nói, nhiều phong trào thực sự đã đem đến một làn gió mới trong Giáo Hội. Nhiều người thực sự được ơn chữa lành về mặt thiêng liêng và cả về mặt thể lý.
Trong phóng sự này chúng tôi xin giới thiệu một trường hợp khá đặc biệt là trường hợp của cha Micae Nguyễn Trường Luân, Dòng Chúa Cứu Thế Hoa Kỳ. Nói là đặc biệt vì có lẽ ngài là linh mục Việt Nam đầu tiên chủ sự một buổi cầu nguyện xin ơn Thần Linh Thánh và chữa lành tại Úc Đại Lợi. Hơn thế nữa, thông thường giáo quyền thường giữ một thái độ “không tán thành cũng không phản đối” với những buổi cầu nguyện trong đó nhiều anh chị em giáo dân té ngã khi được đặt tay. Nhưng hôm thứ hai, 20/6, chính Đức Tổng Giám Mục Barry James Hickey đã trân trọng giới thiệu ngài với một giáo xứ Úc là giáo xứ Chúa Chiên Lành tại Lockridge. Đây là một trong 4 giáo xứ lớn nhất tại tổng giáo phận Perth nơi đa số là anh chị em giáo dân là người Úc, Anh, Ý, Ấn Độ và Li Băng.
VietCatholic đã phỏng vấn linh mục Francis Lý Văn Ca. Ngài là linh mục chánh xứ giáo xứ Chúa Chiên Lành về việc tổ chức cầu nguyện xin ơn Thần Linh Thánh và Chữa Lành tại giáo xứ do ngài làm quản nhiệm.
Tôi đã được nghe nói và biết nhiều về Phong Trào Thánh Linh Đặc Sủng - Phong Trào Tôn Kính Lòng Thương Xót của Chúa … Nghe - Biết thì nhiều nhưng kinh nghiệm cá nhân thì chưa được chứng kiến. Từ những năm đầu đời qua Thiên Chức Linh Mục, khi còn phục vụ Cộng Đoàn CG.VN tại Perth, Tây Úc, tôi đã khai mào chương trình Tôn Kính Lòng Thương Xót của Chúa mỗi Chủ Nhật Đầu Tháng vào lúc 3.00pm. Sau đó nhiều gia đình hay nhóm đã hưởng ứng sự Tôn Kính Lòng Thương Xót của Chúa tại gia đình…
Sau những năm phục vụ CĐ.CG.VN, cho dù ra phụ trách giáo xứ Úc, tôi vẫn tiếp tục cổ võ, giáo dân trong các giáo xứ Úc mà tôi đã và đang phục vụ Tôn Kính Lòng Thương Xót của Chúa. Tôi tin chắc rằng, Chúa Giêsu sẽ ban nhiều ơn lành cho những ai yêu mến và tín thác nơi Ngài. Chương trình Tôn Kính Lòng Thương Xót của Chúa trong những năm gần đây đã phổ biến cách rộng rãi trong các Giáo Xứ Úc và ngay cả trong các Cộng Đồng CG.VN đó đây và đặc biệt là nhiều Giáo Xứ trong Giáo Hội Mẹ Việt Nam Phong Trào Tôn Kính Lòng Thương Xót của Chúa đã và đang lang rộng khắp nơi.
Như tôi trình bày ở trên, Nghe-Biết về Đặc Ân Chữa Lành của Cha Michael Nguyễn Trường Luân, tôi có ý mời Ngài đến Giáo Xứ của tôi 2 ngày. Tôi thường trực bên cạnh Cha Trường Luân trong Nhà Thờ những giờ Phụng Vụ Bí Tích, Cầu Nguyện xin ơn chữa lành… tôi cảm nghiệm từ những chia sẻ của Giáo Dân trong Giáo Xứ - kể Giáo Dân Việt Nam đến tham dự… tôi có thể lặp lại một câu nói của 1 trong nhiều người đã đến tham dự 2 ngày để xin ơn chữa lành… họ đã túc trực hằng giờ để cầu nguyện với Chúa, với Cha Trường Luân như sau: “Cám ơn Cha đã mời Cha Trường Luân đến giáo xứ chúng ta”.
Trước đây, tôi chỉ Nghe Nói - Xem Video, DVD về việc chữa lành của Cha Trường Luân… Trong 2 ngày vừa qua, thì tôi đã Mục Kích trọn vẹn chính con người thật, ‘Dụng Cụ của Thiên Chúa’: Linh Mục Michael Nguyễn Trường Luân CsSR đang hiện diện trong ngôi thánh đường Chúa Chiên Lành của chúng tôi và ngài đang là dụng cụ của Thiên Chúa dùng để Chữa Lành - Băng Bó những vết thương tâm hồn và thể xác Dân Chúa. Đức Tổng Giám Mục Barry James Hickey đã đến, dù Ngài không thể ở lâu được, để thay mặt Tổng Giáo Phận Perth để chào Lm Trường Luân và cầu chúc Cha Trường Luân gặt hái nhiều kết quả trong việc chữa lành.
Cũng như bao Linh Mục hay Giáo Dân đều có những Đặc Sủng riêng mà Chúa ban cho Anh Em Linh Mục chúng tôi, nhưng Thánh Thần sẽ ban cho ai ‘Đặc Sủng’ nào thì người đó lãnh nhận và trao ban Ơn Đặc Sủng mà họ đã lãnh nhận. Phần Cha Trường Luân Chúa đã ban cho ngài ‘Đặc Sủng Chữa Lành’ thì ngài phải trao ban cho những ai cần đến Đặc sủng ấy.
Phần chúng tôi, anh em linh mục có những Đặc Sủng khác thì trao ban cách khác. Trong ngày Cánh Chung, Thầy Chí Thánh Giêsu chi đòi hỏi mỗi người trong chúng ta đã ‘Sinh Lợi’ thế nào về ‘Nén Bạc’ mà Thầy Chí Thánh đã trao cho chúng ta trong suốt cuộc đời trần thế nầy.
Nhà thờ của Giáo Xứ chúng tôi trong suốt 2 ngày nầy, có rất nhiều người đến xin ơn chữa lành và nghe Cha Trường Luân giảng thuyết cũng như gặp gỡ ‘Linh Hướng Riêng’. Mỗi người đều có những cảm nghiệm khác nhau trong cuộc tiếp xúc riêng với ngài. Theo tôi nghĩ, quý vị có thể biết qua sự tiếp xúc riêng với từng cá nhân hay nhóm đã tiếp xúc với Cha Trường Luân để hiểu thêm về những Ơn Đặc Biệt mà Chúa đã ban cho họ qua ‘Dụng Cụ của Ngài - Lm Michael Trường Luân”.
Phần tôi sau 2 ngày đã hiện diện thường xuyên bên cạnh Cha Michael Trường Luân và chứng kiến người giáo dân không phân biệt chủng tộc và ngôn ngữ đã đến tham dự Thánh Lễ, Xin Ơn Chữa Lành do Lòng Thương Xót của Chúa qua sự cầu nguyện và đặt tay của Lm Trường Luân, tôi có thể nói lên vài nhận xét sau đây:
Lm Michael Trường Luân, ngài có đặc Ân ‘Chữa Lành’ mà tôi không có. Nếu Thầy Chí Thánh Giêsu muốn dùng Cha như một ‘Dụng Cụ của Ngài’ thì xin Thầy Chí Thánh Giêsu ban thêm cho ngài Ơn Thánh để ngài tiếp tục là ‘Dụng Cụ’ của Đấng đã mời gọi ngài và ban cho ngài những ‘Đặc Sủng’ mà chúng ta không có. Vì tôi luôn nghĩ rằng, Thiên Chúa ban cho mỗi người những Ơn Riêng khác nhau và Ngài mời gọi chúng ta góp tay vào ‘Công Trình của Ngài - Người Thợ’ trong Vườn Nho của Ngài. Nói như thánh Phaolô: Chúng ta hoàn tất những gì còn sót lại trong cuộc Thương Khó của Đức Kitô - Thầy Chí Thánh Giêsu. Đó là những cảm nghĩ của tôi sau 2 ngày mà Thiên Chúa đã dùng ‘Dụng Cụ của Ngài’ để vun xới mảnh vườn của Giáo Xứ Chúa Chiên Lành của chúng tôi, hy vọng rằng những gì Cha Michael Trường Luân đã gieo sẽ là niềm hy vọng những hạt giống đó sẽ triển nở hoa trái thánh thiện và ơn chữa lành không những cho Giáo Dân trong giáo xứ của chúng tôi mà còn cho những anh chị em đủ mọi sắc dân đã đến tham dự 2 ngày vừa qua, đó là chưa kể khá nhiều Anh Chị Em Việt Nam đã cùng đồng hành với chúng tôi trong suốt 2 ngày nầy. Xin Thầy Chí Thánh Giêsu luôn đồng hành với Cha Michael Trường Luân và với những ai đang ‘Tín Thác vào Ngài’.
Mượn dịp nầy, tôi xin chân thành cám ơn tất cả Anh Chị Em Giáo Dân Việt Nam đã tận tình giúp đỡ cho việc tổ chức về mọi mặt. Đặc biệt tri ân cách riêng Ủy Ban Tổ Chức của Lm Trường Luân đến từ Melbourne và Anh Chị Em trong Nhóm Kính Lòng Thương Xót của Chúa tại Perth. Xin Thầy Chí Thánh trả ơn bội hậu cho từng Anh Chị Em thay cho Giáo Xứ của chúng tôi.
Hành hương Rôma được nhận iPod
Tiền Hô
11:47 22/06/2011
Hành hương Rôma được nhận iPod
Tòa Thánh Vatican vừa đưa ra một chương trình thử nghiệm nhằm loại bỏ tiếng ồn ào của hướng dẫn viên trong các Vương Cung Thánh Đường ở Rôma: đó là cho khách hành hương thuê máy nghe nhạc iPod.
Tại một gian hàng nhỏ nằm phía sau Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô, nhân viên Vatican sẽ khẽ hỏi khách du lịch xem họ có muốn tham quan nhà thờ cổ nhất ở Rôma cùng với một chiếc iPod trong tay hay không? Chiếc iPod được tích nạp một ứng dụng đặc biệt để giúp du khách tìm hiểu về nghệ thuật, kiến trúc và lịch sử Kitô giáo của địa danh.
"Thật tuyệt vời. Tôi thực sự đánh giá cao về nó", ông Agustin Valverde - một người Tây Ban Nha đến viếng thăm nhà thờ cùng với gia đình đang nhìn vào chiếc iPod mà nói. "Bạn có thể xem thấy rất nhiều thứ đẹp đẽ theo cách này".
Cha Caesar Atuire, Giám đốc điều hành cơ quan hành hương Rôma (Opera Roman Pellegrinaggi) cho biết: chỉ với một ngón tay, du khách có thể phóng to hình ảnh các chi tiết nghệ thuật như bàn thờ, trang trí vòm trần... với độ phân giải cao. Với ứng dụng này, người dùng cũng có thể tham khảo các hình ảnh từ Thư viện Vatican thường không được trưng bày cho công chúng xem, để làm phong phú thêm sự hiểu biết về cuộc tham quan Vương Cung Thánh Đường của họ.
Nhân viên một hãng thông tấn đang hành hương cũng thuê một chiếc iPod và nói rằng, giới thanh thiếu niên thường nài cha mẹ chúng thuê chiếc thiết bị này, và bọn họ còn chỉ cho người lớn tuổi cách sử dụng nó nữa.
Cậu bé Jakob Rhein, 12 tuổi, đến từ Bavaria, Đức Quốc (quê nhà của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI) vừa nhai kẹo cao su vừa nói: "Thật tuyệt! Mọi thứ đều trong một chiếc iPod". Mẹ cậu ta - bà Ulrike Rhein thì gọi nói rằng "khá trực quan để sử dụng".
Cô Rosa Maria Mancini - một phát ngôn viên của cơ quan hành hương cho biết: "Về cơ bản, chúng tôi đã có một chiếc iPod, chúng tôi đã lấp đầy rất nhiều nội dung vào nó, tất cả mọi thứ bạn cần biết về vương cung thánh đường. Với thiết bị trên, bạn có thể khám phá nó từng chi tiết một".
Sử dụng miễn phí, dù vậy người dùng cũng có thể để lại một vài đóng góp cho dịch vụ nếu họ thích. Người sử dụng phải thế chân một giấy tờ gì đó, hộ chiếu hoặc giấy phép lái xe chẳng hạn, để đảo bảo an toàn.
Dịch vụ này đã khai trương hôm Thứ Ba. Sau khi kết thúc đợt thử nghiệm vào Tháng Mười Hai, Vatican sẽ quyết định xem có nên mở rộng ứng dụng iPod này cho các Vương Cung Thánh Đường khác ở Rôma hay không. Dù vậy, trước mắt vẫn không có kế hoạch sử dụng ngay ứng dụng này cho Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô hay Quảng trường Thánh Phêrô, Cha Atuire nói. (AP, 22 Tháng Sáu 2011)
Tiền Hô
Tòa Thánh Vatican vừa đưa ra một chương trình thử nghiệm nhằm loại bỏ tiếng ồn ào của hướng dẫn viên trong các Vương Cung Thánh Đường ở Rôma: đó là cho khách hành hương thuê máy nghe nhạc iPod.
Tại một gian hàng nhỏ nằm phía sau Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô, nhân viên Vatican sẽ khẽ hỏi khách du lịch xem họ có muốn tham quan nhà thờ cổ nhất ở Rôma cùng với một chiếc iPod trong tay hay không? Chiếc iPod được tích nạp một ứng dụng đặc biệt để giúp du khách tìm hiểu về nghệ thuật, kiến trúc và lịch sử Kitô giáo của địa danh.
"Thật tuyệt vời. Tôi thực sự đánh giá cao về nó", ông Agustin Valverde - một người Tây Ban Nha đến viếng thăm nhà thờ cùng với gia đình đang nhìn vào chiếc iPod mà nói. "Bạn có thể xem thấy rất nhiều thứ đẹp đẽ theo cách này".
Cha Caesar Atuire, Giám đốc điều hành cơ quan hành hương Rôma (Opera Roman Pellegrinaggi) cho biết: chỉ với một ngón tay, du khách có thể phóng to hình ảnh các chi tiết nghệ thuật như bàn thờ, trang trí vòm trần... với độ phân giải cao. Với ứng dụng này, người dùng cũng có thể tham khảo các hình ảnh từ Thư viện Vatican thường không được trưng bày cho công chúng xem, để làm phong phú thêm sự hiểu biết về cuộc tham quan Vương Cung Thánh Đường của họ.
Nhân viên một hãng thông tấn đang hành hương cũng thuê một chiếc iPod và nói rằng, giới thanh thiếu niên thường nài cha mẹ chúng thuê chiếc thiết bị này, và bọn họ còn chỉ cho người lớn tuổi cách sử dụng nó nữa.
Cậu bé Jakob Rhein, 12 tuổi, đến từ Bavaria, Đức Quốc (quê nhà của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI) vừa nhai kẹo cao su vừa nói: "Thật tuyệt! Mọi thứ đều trong một chiếc iPod". Mẹ cậu ta - bà Ulrike Rhein thì gọi nói rằng "khá trực quan để sử dụng".
Cô Rosa Maria Mancini - một phát ngôn viên của cơ quan hành hương cho biết: "Về cơ bản, chúng tôi đã có một chiếc iPod, chúng tôi đã lấp đầy rất nhiều nội dung vào nó, tất cả mọi thứ bạn cần biết về vương cung thánh đường. Với thiết bị trên, bạn có thể khám phá nó từng chi tiết một".
Sử dụng miễn phí, dù vậy người dùng cũng có thể để lại một vài đóng góp cho dịch vụ nếu họ thích. Người sử dụng phải thế chân một giấy tờ gì đó, hộ chiếu hoặc giấy phép lái xe chẳng hạn, để đảo bảo an toàn.
Dịch vụ này đã khai trương hôm Thứ Ba. Sau khi kết thúc đợt thử nghiệm vào Tháng Mười Hai, Vatican sẽ quyết định xem có nên mở rộng ứng dụng iPod này cho các Vương Cung Thánh Đường khác ở Rôma hay không. Dù vậy, trước mắt vẫn không có kế hoạch sử dụng ngay ứng dụng này cho Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô hay Quảng trường Thánh Phêrô, Cha Atuire nói. (AP, 22 Tháng Sáu 2011)
Tiền Hô
TGM Chaput: Hãy cương quyết bảo vệ căn tính Đạo Công Giáo.
Dominic David Trần
14:12 22/06/2011
TGM Chaput: Hãy cương quyết bảo vệ căn tính Đạo Công Giáo.
DENVER, Tiểu bang COLORADO MỸ, ngày 22/06/2011 theo bản tin của Liên Thông Tấn Xã (CAN/EWTN News) Đức Cha Charles J. Chaput , Tổng Giám Mục của TGP Denver Hoa Kỳ cảnh báo cho các nhân viên và cán sự xã hội phải chống lại sự nguy hiểm do mất đi căn tính Công Giáo ở nơi các cơ sở mục vụ của Giáo Hội Mỹ trong lúc thái độ thù địch (hostility) không ngừng tăng lên từ ở phía các cấp chính phủ và giai tầng xã hội. Ngài phát biểu;
“ Các Viện Đại Học và Bệnh Viện Công Giáo Hoa Kỳ càng câm lặng khi phải cần phát biểu về căn tính Công Giáo của họ thì tư cách đạo đức và bản sắc tôn giáo của các cơ sở mục vụ ấy càng bị suy yếu và hiệu năng rao truyền Tin Mừng Phúc Âm của các cơ sở mục vụ ấy càng kém đi.”
Đức TGM Chaput đã đọc một thông điệp đôi có 2 ý nghĩa; - ngài khuyên nhủ các cán sự và chuyên viên xã hội Công Giáo không nên để căn tính Thiên Chúa Giáo của chính họ bị suy yếu- và ngài cũng nhấn mạnh rằng Chính phủ không có quyền hành gì để ngăn cản hay dẫm chân lên các công việc của các định chế cơ sở mục vụ của Đạo Công Giáo.
Trong huấn từ đọc ngày 21/06/2011 trước Đại Hội Cán Sự-Chuyên vi ên Công tác Xã hội Công Giáo Toàn Quốc tại Denver - Đức TGM Chaput tuyên bố rằng; ‘’ Một xã hội dân sự văn minh bao gồm không chỉ có những cá nhân tự chủ nhưng còn có cả những cộng đồng và tập thể độc lập nữa. ( A civil society consists “not just of autonomous individuals” but communities as well.) Đức TGM Chaput nhấn mạnh;
“ Những cộng đồng, tập thể này cũng có những quyền tự nhiên của chính nó. Các cơ sở và định chế mục vụ Công Giáo là những cánh tay nối dài và phần mở rộng của Cộng Đoàn Công Giáo và các Đức Tin của Đạo Công Giáo.” ; và “ Chính Phủ và các cấp của Nhà nước không có quyền gì để can dự, hay xen xía vào các công việc hoạt động hợp pháp của các cơ sở định chế thuộc Giáo Hội Công Giáo, dù cho ngay cả lúc đó Chính phủ lập luận rằng Chính phủ phải hành động như thế vì nhân danh những cá nhân không hài lòng với Giáo huấn của Đạo Công Giáo. (“Those communities also have rights. Catholic institutions are extensions of the Catholic community and Catholic belief,” he emphasized. “The state has no right to interfere with their legitimate work, even when it claims to act in the name of individuals unhappy with Catholic teaching.” Xin cảm ơn Đức TGM Chaput đã khẳng định lại những tuyên bố rất đúng đắn trước đây của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt trước mặt những quan chức của thành phố Hà Nội - Tự do Tôn Giáo là cái quyền tự nhiên chứ không phải ân huệ xin-cho. - Chỉ có điều khác là Giáo Hội Công Giáo Mỹ hành đạo trong lòng A civil society của xã hội Mỹ còn Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thì sống chung trong một xã hội Việt Nam theo nguyên tắc và định hướng đặc biệt đặc thù. Chính Đức Chúa Giêsu đã trả lời bọn biệt phái giả hình là; " Những gì của Thiên Chúa hãy trả về cho Thiên Chúa, trả lại cho Xêda những gì của Hoàng Đế Xêda" - Nguyên tắc Tôn Giáo và Nhà Nước luôn luôn được tách biệt được rút ra từ lời dạy của Chúa và sau này được áp dụng trên khắp thế giới, chỉ trừ bọn bành trướng bá quyền và chư hầu.)
Đức TGM Chaput đưa ra huấn từ này để chống lại việc chùn chân của một số cơ quan bác ái từ thiện trong một vài Giáo phận trên nước Mỹ đã đóng cửa các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em cũng như các cơ sở nhận con nuôi ngay sau khi một số Tiểu Bang áp dụng các đạo luật về kết hợp dân sự tức là những cặp đồn giới tính-chuyển giới tính ở vơí nhau (enacted civil union laws.)
Đức TGM Chaput khuyên nhủ; “ Dù cho có những trở ngại và bước thụt lùi này nhưng các cơ sở mục vụ Công Giáo vẫn phải có bổn phận tháp nhập và thể hiện trung thành các Đức Tin Công Giáo vào đời sống thực tế về Hôn nhân, Gia đình, Công bằng Xã hội, Giáo dục Giới tính, Chuyện Phá thai và các vấn đề quan trọng khác;” và
“ Nếu Chính phủ , Nhà nước từ chối không chấp thuận cho những cơ sở mục vụ Công Giáo này được hoạt động tuân thủ trung thành với Đức Tin của họ - thông qua biện pháp ngăn trở và hù dọa hoặc bắt nạt bằng pháp lý hay bằng tài trợ tiền bạc- thì Đức TGM Chaput tuyên bố thêm- “ và như vậy đây là vấn đề thuộc tính nguyên tắc của sự công minh chính trực, các cơ sở mục vụ đó nên đóng cửa và chấm dứt hoạt động ngay tức khắc.” Đức TGM Chaput khẳng định;
“ Các cơ sở mục vụ và hoạt động tông đồ xã hội của Đạo Công Giáo đều phát khởi từ bởi Đức Chúa Giêsu KiTô và sau cùng quy về với Đức Chúa Giêsu KiTô. Nếu các cơ sở và con người ở đó không hoạt động vì Chúa và với Chúa thì đó không phải là thuộc về Đạo Công Giáo. Nếu các hoạt động xã hội của chúng ta không thể hiện được căn tính của Đạo Công Giáo trong những cách thế đầy tự tin, có Đức Tin sâu đậm và biểu hiện đạo đức hẳn hòi thì chúng ta nên chấm dứt việc dùng danh xưng “ Người Công Giáo, thuộc về Đạo Công Giáo” ngay đi. Chuyện sẽ chỉ đơn giản thế thôi!” (Ghi chú: Thưa Đức TGM Chaput, đúng như vậy. Trong sách Đạo Đức Kinh; tương truyền là của Lão Tử đã viết; Đạo khả đạo phi thường đạo – Danh khả danh phi thưòng danh. Các Thánh Tử Đạo tiền nhân và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chúng con đã tuyên bố sẵn sàng vui lòng chịu tử hình chứ không “Bất khẳng qúa khóa” Cuộc đời này có đáng chi đâu mà các quan bắt chúng tôi phải bước qua Thánh Gía của Thiên Chúa chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng chịu chết chứ không đời nào dám đạp lên Thánh Giá. Và hào hùng hơn nữa: Đầu chúng tôi đây các quan cứ chặt đi, ngày sau Thiên Chúa lại ban cho chúng tôi cái đầu khác ở trên Nước Thiên Đàng.)
Đức TGM Chaput cảnh báo rằng đã có “ một loại nước Mỹ mới ra lò” đang nổi lên trong thế kỷ thứ 21, một thứ nước Mỹ xem ra “đã bớt vẻ thân thiện với Đức Tin của tôn giáo hơn bất kỳ mọi điều trong qúa khứ hình thành và xây dựng nên nước Mỹ.” (Archbishop Chaput warned that “a new kind of America” is emerging in the 21st century, one that is likely to be “much less friendly to religious faith than anything in the nation’s past.” )
Nói về căn nguyên của hiện trạng này, Đức TGM Chaput đã bày tỏ; “ Lòng đạo của nước Mỹ - và sự sùng mộ đạo đức của dân Mỹ trên căn bản cội rễ của KiTô Giáo - đã và đang bị suy giảm trong mấy chục năm vừa qua.” (The reason for this, he said, is that “America’s religious soul – its Christian subtext – has been weakening for decades.” )
Đức Tổng Giám Mục Chaput nhận thấy rằng các cộng đồng Thiên Chúa Giáo trong lịch sử Hoa Kỳ đã có rất nhiều quyền uy trong việc giáo dục và hình thành nên thái độ cũng như tư cách về đạo- đời của nước Mỹ tức là lối sống Mỹ. (that religious communities have historically had a great deal of power in shaping attitudes and behavior in the U.S. )
“ Và đó cũng là lý do giải thích cho câu hỏi là - nếu qúy vị không thích hay ghét hoặc khó chịu với Giáo Hội Công Giáo hay đơn giản là muốn sắp xếp và thay đổi lại đời sống nước Mỹ sao cho giống với một vài kiểu thí nghiệm về tính thực dụng, thì qúy vị chỉ cần dùng lợi thế từ Nhà Nước hay lợi dụng Luật pháp và Chính phủ Mỹ để phá vỡ đi những ảnh hưởng đã sẵn có của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ và Cơ sở Mục vụ thuộc Công Giáo là xong.” (The archbishop observed that religious communities have historically had a great deal of power in shaping attitudes and behavior in the U.S. “And that’s why, if you dislike religion or resent the Catholic Church, or just want to reshape American life into some new kind of experiment, you need to use the state to break the influence of the Church and her ministries.”)
Đức TGM Chaput tuyên bố rằng trong những năm sắp đến, các Cộng Đoàn Công Giáo và Tôn Giáo sẽ phải đương đầu với nhiều thử thách hơn nữa từ phía các nhà cầm quyền dân sự đang cố can dự hoặc xen xía vào những công việc nội bộ của Giáo Hội và các Cộng Đoàn sẽ tìm thấy còn “ rất ít những không gian không bị thách đố về mặt Đức Tin và mục vụ Công Giáo’ để họ thực thi hoạt động mục vụ Công Giáo và tông đồ xã hội ở trong đời sống chung của cả xã hội hay trên các diễn đàn công chúng.” Đức TGM nói thêm;
“Điều dự đoán nói trên đã xảy ra ngay với các Bệnh viện Công Giáo và các cơ sở bác ái nhân đạo nhận nuôi hoặc chăm sóc trẻ em rồi! và ngay cả trong các tiến trình thu nhận người vào để làm việc trong các Cơ quan Cưú tế Xã hội hay Từ thiện Công Giáo.”
Đức TGM Chaput hiện trạng thù nghịch với Đạo Công Giáo (Catholicism) đang tăng lên đã chỉ cho thấy cách thế “ không có một ai trong ngành công tác xã hội Công Giáo có thể đủ lòng dạ thể hiện Đức Tin Công Giáo của họ một cách nồng nhiệt.” Đức TGM Chaput nói rõ;
“ Trung thành với Giáo huấn của Đạo Công Giáo không phải là chuyện tùy ý thích cá nhân. Đây là điều căn bản về bản tính Công Giáo.”
“Đức Tin có nghĩa lý cao siêu gấp nhiều so với quy tắc sống thường tình của con người làm công tác xã hội vốn chỉ bó hẹp trong một danh sách những điều cần nhớ như nên làm điều này - không nên làm những điều khác. (“Being faithful to Catholic teaching isn’t something optional for a Catholic social worker. It’s basic to his or her identity,” The faith “is much more than a list of dos and don’ts.”)
Còn cao cả hơn thế nữa, Giáo huấn của Đạo Công Giáo dạy rằng; “đó là hợp phần của một nhãn quan có tầm vóc rộng lớn hơn về nhân vị, nhân phẩm của con người và về Nơi chốn Vĩnh hằng ( our Eternal destination) của chúng ta, nước Trời. Phát khởi từ chính Thiên Chúa thông qua Đức Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa mà chúng ta nhận được các nội dung của giáo huấn. Điều đó được xác định bởi Giáo Hội Công Giáo phổ cập khắp hoàn vũ (universal Catholic Church) và sau đó được rao truyền, được giảng dạy và thực thi bởi các vị Giám Mục Giáo phận.”
Đức TGM Chaput kết thúc huấn từ bằng lời phát biểu là ngài đã “ vẽ lên một bức tranh với màu sắc khá ảm đạm về tương lai của nước Mỹ, với bộ mặt kém tươi mà chúng ta sẽ nhìn thấy trong vài thập niên sắp đến.” Đức TGM Chaput khẳng định;
“ Nhưng chúng ta không thể ngã lòng và chùn chân bước dù chỉ trong một phút giây ngắn ngủi nào đó. Công việc của chúng ta là để cho Thiên Chúa biến đổi chúng ta theo chính thánh ý Chúa, và đến lượt của chúng ta được dự phần giúp đỡ Thiên Chúa thay đối cuộc đời của những người khác thông qua các hoạt động của chúng ta. Đó chính là những gì mà ta phải chịu trách nhiệm và phải trả lẽ trước Thiên Chúa. Điều này phần rất lớn nằm trong khả năng của chính chúng ta.– nếu như chúng ta kiên tâm bền vững Đức Tin Công Giáo như những tín đồ Công Giáo toàn tòng, như những giáo hữu sùng đạo thuần thành trước mặt người khác.
Dominic David Trần chuyển ý
“ Các Viện Đại Học và Bệnh Viện Công Giáo Hoa Kỳ càng câm lặng khi phải cần phát biểu về căn tính Công Giáo của họ thì tư cách đạo đức và bản sắc tôn giáo của các cơ sở mục vụ ấy càng bị suy yếu và hiệu năng rao truyền Tin Mừng Phúc Âm của các cơ sở mục vụ ấy càng kém đi.”
Đức TGM Chaput đã đọc một thông điệp đôi có 2 ý nghĩa; - ngài khuyên nhủ các cán sự và chuyên viên xã hội Công Giáo không nên để căn tính Thiên Chúa Giáo của chính họ bị suy yếu- và ngài cũng nhấn mạnh rằng Chính phủ không có quyền hành gì để ngăn cản hay dẫm chân lên các công việc của các định chế cơ sở mục vụ của Đạo Công Giáo.
Trong huấn từ đọc ngày 21/06/2011 trước Đại Hội Cán Sự-Chuyên vi ên Công tác Xã hội Công Giáo Toàn Quốc tại Denver - Đức TGM Chaput tuyên bố rằng; ‘’ Một xã hội dân sự văn minh bao gồm không chỉ có những cá nhân tự chủ nhưng còn có cả những cộng đồng và tập thể độc lập nữa. ( A civil society consists “not just of autonomous individuals” but communities as well.) Đức TGM Chaput nhấn mạnh;
“ Những cộng đồng, tập thể này cũng có những quyền tự nhiên của chính nó. Các cơ sở và định chế mục vụ Công Giáo là những cánh tay nối dài và phần mở rộng của Cộng Đoàn Công Giáo và các Đức Tin của Đạo Công Giáo.” ; và “ Chính Phủ và các cấp của Nhà nước không có quyền gì để can dự, hay xen xía vào các công việc hoạt động hợp pháp của các cơ sở định chế thuộc Giáo Hội Công Giáo, dù cho ngay cả lúc đó Chính phủ lập luận rằng Chính phủ phải hành động như thế vì nhân danh những cá nhân không hài lòng với Giáo huấn của Đạo Công Giáo. (“Those communities also have rights. Catholic institutions are extensions of the Catholic community and Catholic belief,” he emphasized. “The state has no right to interfere with their legitimate work, even when it claims to act in the name of individuals unhappy with Catholic teaching.” Xin cảm ơn Đức TGM Chaput đã khẳng định lại những tuyên bố rất đúng đắn trước đây của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt trước mặt những quan chức của thành phố Hà Nội - Tự do Tôn Giáo là cái quyền tự nhiên chứ không phải ân huệ xin-cho. - Chỉ có điều khác là Giáo Hội Công Giáo Mỹ hành đạo trong lòng A civil society của xã hội Mỹ còn Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thì sống chung trong một xã hội Việt Nam theo nguyên tắc và định hướng đặc biệt đặc thù. Chính Đức Chúa Giêsu đã trả lời bọn biệt phái giả hình là; " Những gì của Thiên Chúa hãy trả về cho Thiên Chúa, trả lại cho Xêda những gì của Hoàng Đế Xêda" - Nguyên tắc Tôn Giáo và Nhà Nước luôn luôn được tách biệt được rút ra từ lời dạy của Chúa và sau này được áp dụng trên khắp thế giới, chỉ trừ bọn bành trướng bá quyền và chư hầu.)
Đức TGM Chaput đưa ra huấn từ này để chống lại việc chùn chân của một số cơ quan bác ái từ thiện trong một vài Giáo phận trên nước Mỹ đã đóng cửa các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em cũng như các cơ sở nhận con nuôi ngay sau khi một số Tiểu Bang áp dụng các đạo luật về kết hợp dân sự tức là những cặp đồn giới tính-chuyển giới tính ở vơí nhau (enacted civil union laws.)
Đức TGM Chaput khuyên nhủ; “ Dù cho có những trở ngại và bước thụt lùi này nhưng các cơ sở mục vụ Công Giáo vẫn phải có bổn phận tháp nhập và thể hiện trung thành các Đức Tin Công Giáo vào đời sống thực tế về Hôn nhân, Gia đình, Công bằng Xã hội, Giáo dục Giới tính, Chuyện Phá thai và các vấn đề quan trọng khác;” và
“ Nếu Chính phủ , Nhà nước từ chối không chấp thuận cho những cơ sở mục vụ Công Giáo này được hoạt động tuân thủ trung thành với Đức Tin của họ - thông qua biện pháp ngăn trở và hù dọa hoặc bắt nạt bằng pháp lý hay bằng tài trợ tiền bạc- thì Đức TGM Chaput tuyên bố thêm- “ và như vậy đây là vấn đề thuộc tính nguyên tắc của sự công minh chính trực, các cơ sở mục vụ đó nên đóng cửa và chấm dứt hoạt động ngay tức khắc.” Đức TGM Chaput khẳng định;
“ Các cơ sở mục vụ và hoạt động tông đồ xã hội của Đạo Công Giáo đều phát khởi từ bởi Đức Chúa Giêsu KiTô và sau cùng quy về với Đức Chúa Giêsu KiTô. Nếu các cơ sở và con người ở đó không hoạt động vì Chúa và với Chúa thì đó không phải là thuộc về Đạo Công Giáo. Nếu các hoạt động xã hội của chúng ta không thể hiện được căn tính của Đạo Công Giáo trong những cách thế đầy tự tin, có Đức Tin sâu đậm và biểu hiện đạo đức hẳn hòi thì chúng ta nên chấm dứt việc dùng danh xưng “ Người Công Giáo, thuộc về Đạo Công Giáo” ngay đi. Chuyện sẽ chỉ đơn giản thế thôi!” (Ghi chú: Thưa Đức TGM Chaput, đúng như vậy. Trong sách Đạo Đức Kinh; tương truyền là của Lão Tử đã viết; Đạo khả đạo phi thường đạo – Danh khả danh phi thưòng danh. Các Thánh Tử Đạo tiền nhân và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chúng con đã tuyên bố sẵn sàng vui lòng chịu tử hình chứ không “Bất khẳng qúa khóa” Cuộc đời này có đáng chi đâu mà các quan bắt chúng tôi phải bước qua Thánh Gía của Thiên Chúa chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng chịu chết chứ không đời nào dám đạp lên Thánh Giá. Và hào hùng hơn nữa: Đầu chúng tôi đây các quan cứ chặt đi, ngày sau Thiên Chúa lại ban cho chúng tôi cái đầu khác ở trên Nước Thiên Đàng.)
Đức TGM Chaput cảnh báo rằng đã có “ một loại nước Mỹ mới ra lò” đang nổi lên trong thế kỷ thứ 21, một thứ nước Mỹ xem ra “đã bớt vẻ thân thiện với Đức Tin của tôn giáo hơn bất kỳ mọi điều trong qúa khứ hình thành và xây dựng nên nước Mỹ.” (Archbishop Chaput warned that “a new kind of America” is emerging in the 21st century, one that is likely to be “much less friendly to religious faith than anything in the nation’s past.” )
Nói về căn nguyên của hiện trạng này, Đức TGM Chaput đã bày tỏ; “ Lòng đạo của nước Mỹ - và sự sùng mộ đạo đức của dân Mỹ trên căn bản cội rễ của KiTô Giáo - đã và đang bị suy giảm trong mấy chục năm vừa qua.” (The reason for this, he said, is that “America’s religious soul – its Christian subtext – has been weakening for decades.” )
Đức Tổng Giám Mục Chaput nhận thấy rằng các cộng đồng Thiên Chúa Giáo trong lịch sử Hoa Kỳ đã có rất nhiều quyền uy trong việc giáo dục và hình thành nên thái độ cũng như tư cách về đạo- đời của nước Mỹ tức là lối sống Mỹ. (that religious communities have historically had a great deal of power in shaping attitudes and behavior in the U.S. )
“ Và đó cũng là lý do giải thích cho câu hỏi là - nếu qúy vị không thích hay ghét hoặc khó chịu với Giáo Hội Công Giáo hay đơn giản là muốn sắp xếp và thay đổi lại đời sống nước Mỹ sao cho giống với một vài kiểu thí nghiệm về tính thực dụng, thì qúy vị chỉ cần dùng lợi thế từ Nhà Nước hay lợi dụng Luật pháp và Chính phủ Mỹ để phá vỡ đi những ảnh hưởng đã sẵn có của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ và Cơ sở Mục vụ thuộc Công Giáo là xong.” (The archbishop observed that religious communities have historically had a great deal of power in shaping attitudes and behavior in the U.S. “And that’s why, if you dislike religion or resent the Catholic Church, or just want to reshape American life into some new kind of experiment, you need to use the state to break the influence of the Church and her ministries.”)
Đức TGM Chaput tuyên bố rằng trong những năm sắp đến, các Cộng Đoàn Công Giáo và Tôn Giáo sẽ phải đương đầu với nhiều thử thách hơn nữa từ phía các nhà cầm quyền dân sự đang cố can dự hoặc xen xía vào những công việc nội bộ của Giáo Hội và các Cộng Đoàn sẽ tìm thấy còn “ rất ít những không gian không bị thách đố về mặt Đức Tin và mục vụ Công Giáo’ để họ thực thi hoạt động mục vụ Công Giáo và tông đồ xã hội ở trong đời sống chung của cả xã hội hay trên các diễn đàn công chúng.” Đức TGM nói thêm;
“Điều dự đoán nói trên đã xảy ra ngay với các Bệnh viện Công Giáo và các cơ sở bác ái nhân đạo nhận nuôi hoặc chăm sóc trẻ em rồi! và ngay cả trong các tiến trình thu nhận người vào để làm việc trong các Cơ quan Cưú tế Xã hội hay Từ thiện Công Giáo.”
Đức TGM Chaput hiện trạng thù nghịch với Đạo Công Giáo (Catholicism) đang tăng lên đã chỉ cho thấy cách thế “ không có một ai trong ngành công tác xã hội Công Giáo có thể đủ lòng dạ thể hiện Đức Tin Công Giáo của họ một cách nồng nhiệt.” Đức TGM Chaput nói rõ;
“ Trung thành với Giáo huấn của Đạo Công Giáo không phải là chuyện tùy ý thích cá nhân. Đây là điều căn bản về bản tính Công Giáo.”
“Đức Tin có nghĩa lý cao siêu gấp nhiều so với quy tắc sống thường tình của con người làm công tác xã hội vốn chỉ bó hẹp trong một danh sách những điều cần nhớ như nên làm điều này - không nên làm những điều khác. (“Being faithful to Catholic teaching isn’t something optional for a Catholic social worker. It’s basic to his or her identity,” The faith “is much more than a list of dos and don’ts.”)
Còn cao cả hơn thế nữa, Giáo huấn của Đạo Công Giáo dạy rằng; “đó là hợp phần của một nhãn quan có tầm vóc rộng lớn hơn về nhân vị, nhân phẩm của con người và về Nơi chốn Vĩnh hằng ( our Eternal destination) của chúng ta, nước Trời. Phát khởi từ chính Thiên Chúa thông qua Đức Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa mà chúng ta nhận được các nội dung của giáo huấn. Điều đó được xác định bởi Giáo Hội Công Giáo phổ cập khắp hoàn vũ (universal Catholic Church) và sau đó được rao truyền, được giảng dạy và thực thi bởi các vị Giám Mục Giáo phận.”
Đức TGM Chaput kết thúc huấn từ bằng lời phát biểu là ngài đã “ vẽ lên một bức tranh với màu sắc khá ảm đạm về tương lai của nước Mỹ, với bộ mặt kém tươi mà chúng ta sẽ nhìn thấy trong vài thập niên sắp đến.” Đức TGM Chaput khẳng định;
“ Nhưng chúng ta không thể ngã lòng và chùn chân bước dù chỉ trong một phút giây ngắn ngủi nào đó. Công việc của chúng ta là để cho Thiên Chúa biến đổi chúng ta theo chính thánh ý Chúa, và đến lượt của chúng ta được dự phần giúp đỡ Thiên Chúa thay đối cuộc đời của những người khác thông qua các hoạt động của chúng ta. Đó chính là những gì mà ta phải chịu trách nhiệm và phải trả lẽ trước Thiên Chúa. Điều này phần rất lớn nằm trong khả năng của chính chúng ta.– nếu như chúng ta kiên tâm bền vững Đức Tin Công Giáo như những tín đồ Công Giáo toàn tòng, như những giáo hữu sùng đạo thuần thành trước mặt người khác.
Dominic David Trần chuyển ý
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành Hương Đức Mẹ La Vang năm 2011 tại Hoa Thịnh Đốn
Bùi Hữu Thư
09:11 22/06/2011
Arlington Virginia: Trong ba ngày thứ năm 16, thứ sáu 17 và thứ bẩy 18 tháng 6, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tổ chức cuộc Hành Hương Mẹ La Vang kỳ thứ năm để kỷ niệm Đệ Ngũ Chu Niên ngày khánh thành nguyện đường Đức Mẹ La Vang tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Hoa Thịnh Đốn với chủ đề: “Về Bên Mẹ La Vang: Yêu Thương-Hiệp Nhất-Phục Vụ”
Năm nay Liên Đoàn đã mời được Đức Cha Viencentê Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá giáo phận Toronto, Canada chủ tọa. Chương trình ba ngày hành hương như sau:
Thứ Năm, 16/6/2011
7pm: Thánh Lễ Khai Mạc - Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Silver Springs, Maryland
Chủ Tế và Giảng Thuyết: Cha Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn
Thứ Sáu, 17/6/2011
6:00pm: Thánh Lễ - Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo VN, Arlington, Virginia
Chủ Tế: Đức Giám Mục Vincentê Nguyễm Mạnh Hiếu
Giảng Thuyết: Linh Mục Phaolô Phan Quang Cường, Chủ Tịch Miền Tây
8:00pm Tiệc & Văn Nghệ Hành Hương tại Nhà Hàng Harvest Moon, Falls Church, Virginia
Thứ Bảy, 18/6/2011
1:30pm Tập trung, Basilica of the Shrine of the Immaculate Conception
2:00pm Cung Nghinh Thánh Tượng Đức Mẹ và Các Thánh Tử Đạo VN và Thánh Lễ Đại Trào - Kính Đức Mẹ La Vang, kỷ niệm 5 năm Nguyện Đường
Chủ Tế & Giảng Thuyết: GM Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, Toronto
3:30pm Viếng Đức Mẹ La Vang tại Nguyện Đường
3:45pm Bế Mạc.
Ngày thứ sáu 17/6 tại giáo xứ CTTĐ VN Arlington, trước Thánh Lễ đã có một buổi trình diễn vở kịch thánh Tôma Thiện do đoàn kịch thánh của các em TNTT Thánh Tâm trình diễn với sự phụ họa của ca đoàn Thiếu Nhi và nhạc đoàn Tôma Thiên với 20 nhạc công từ 10 tuổi đến 20 tuổi dưới sự điều khiển của nhạc trưởng Phạm Dương Hãn. Trong Thánh Lễ có sự tham dự của 100 khách hành hương từ Chicago và 35 người từ Seattle và nhiều vị từ các nơi khác. Sau Thánh Lễ toàn thể cộng đoàn đã ra nhà hàng Harvest Moon để tham dự buổi dạ tiệc gây quỹ cho Liên Đoàn, và quỹ hưu dưỡng linh mục Việt Nam. Ngoài màn Múa Lân còn có nhiều màn đơn ca song ca, tốp ca và hợp ca, của hai giáo xứ và hai màn vũ của các em Thiếu Nhi và Ca Đoàn Ave Maria. Ban nhạc giúp vui là ban nhạc The Red Sun, một ban nhạc đã từng đóng góp trong các sinh hoạt của giáo xứ CTTĐ ngay từ buổi sơ khai, và anh nhạc trưởng Vinh cùng nhiều nhạc công cũng là giáo dân trong giáo xứ.
Ngày thứ bẩy 18/6 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Hoa Thịnh Đốn, có khoảng gần 2000 người đã tham dự thánh lễ đại trào từ nhiều nơi trên toàn quốc Hoa Kỳ: Sacramento, San Jose, California; Chicago, Illinois; Bridge Port, Connecticut; Lancaster, Pennsylvania; Seattle, Washington; Atlanta, Georgia; và North Carolinia. Tại Miền Thủ Đô có giáo xứ Mẹ Việt Nam Silver Spring, Maryland và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, Virginia cùng với Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang Chantilly, Virginia là đông đảo nhất. Đồng tế với Đức Cha Vicentê Nguyễn Mạnh Hiếu có Linh Mục Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn, Linh Mục Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng, Phó Chủ Tịch Liên Đoàn kiêm Cha Xứ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo, Linh Mục Phan Quang Cường, Chủ Tịch Miền Tây, và nhiều linh mục khác. Có 3 vị Phó Tế Vĩnh Viễn phụ tế: thầy Ánh, thầy Phú, thầy Quý.
Ca đoàn tổng hợp với 130 ca viên đa số là của hai giáo xứ Mẹ Việt Nam và Các Thánh Tử Đạo cùng một số ca viên từ các nơi tới. Ngoài ra còn có một dàn nhạc giao hưởng với 25 nhạc công của hai giáo xứ: với trên 10 cây vĩ cầm, cello, clarinet, trumpet, saxophone và keyboard.
Dàn trống của Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm của giáo xứ CTTĐ đã chào mừng cộng đoàn trước khi đoàn rước kiệu tiến vào cung thánh. Sau khi quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ vào vị trí, đoàn thánh vũ của Giáo Xứ Mẹ Việt Nam với 34 vũ sinh đã dâng hoa Đức Mẹ La Vang trước thánh lễ. Sau thánh lễ cộng đoàn đã xuống nguyện đường Mẹ La Vang để đọc kinh và hát.
Buổi chiều tại giáo xứ có bữa tiệc khoản đãi Đức Cha Nguyễn Mạnh Hiếu, Đức Cha đã đơn ca bài hát Xin Vâng với giọng hát tuyệt vời. Cha xứ Nguyễn Đức Vượng thì hát bài Tình Cha để mừng ngày Hiền Phụ, quý cha úy thầy quý sơ thì đồng ca bản "Ai bảo đi tu là khổ?" Phần ẩm thực có món tiết canh dê, thịt chiên, giả cầy, và gỏi cá được nhiều người chiếu cố. Thực đơn được nói là các món ăn từ trời, như súp thiên thần, cá Thánh Phêrô, Bánh Mana, Thịt Chiên Thiên Chúa, Rượu Cana...
Ngày Chúa Nhật 18/6 là ngày kỷ niệm Đệ Nhất Chu Niên khánh thành tân thánh đường Giáo Xứ CTTĐ Việt Nam Arlington. Chương trình gồm có phần diễn nguyện trước thánh lễ với sự trình diễn của các ca đoàn trong giáo xứ: Ca Đoàn hát TL 6:30 sáng CN, ca đoàn Cecilia TL 8:00 sáng, ca đoàn Giuse TL 10:00 sáng, Ca Đoàn Seraphim TL 12:00 trưa, Ca Đoàn Thánh Gia TL 5:00 chiều, Ca Đoàn Ave Maria TL 9:00 tối và Ca Đoàn Trừ Bị Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận. Tất cả các ca đoàn đều có sự đóng góp của nhiều nhạc công khiến cho phần trình diễn rất xuất sắc và cảm động vì tất cả đều ca tụng hồng ân Thiên Chúa. Cha Liêm Chủ tịch Liên Đoàn đã nói là giáo xứ rất đặc sắc và phong phú với 10 ca đoàn (không có sư tham dự hôm đó của ca đoàn Thánh Linh TL 7:00 giờ tối; và ca đoàn Anê Lê Thị Thành). Sau Thánh Lễ qúy cha, qúy nam nữ tu sĩ và toàn thể cộng đoàn đã xuống Hội Trường Giáo Xứ để dùng tiệc do các hội đoàn và các mạnh thường quân đóng góp thức ăn.
Sau đây là những hình ảnh và video về các chương trình nói trên:
Đức Cha hát bài XinVâng:
Kịch Thánh Tôma Thiện Phần I
Kịch Thánh Tôma Thiện Phần II
Diễn Nguyện Mở Đầu:
Diễn Nguyện: Ca Đoàn 6:30 sáng:
Diễn Nguyện: Ca Đoàn Giuse:
Diễn Nguyện: Ca Đoàn Seraphim:
Diễn Nguyện: Ca Đoàn Thánh Gia:
Diễn Nguyện: Ca Đoàn Phanxicô Nguyễn Văn Thuận:
Diễn Nguyện: Ca Đoàn Ave Maria:
Diễn Nguyện: Ca Đoàn Tổng Hợp:
Thánh Lễ Tạ Ơn Ca Đoàn Tổng Hợp Kỷ Niệm 1 năm khánh Thành Tân Thánh Đường:
Đoàn Thánh Vũ của Giáo Xứ Mẹ Việt Nam |
Ca Đoàn Tổng Hợp và dàn nhạc giao hưởng |
Ca Đoàn tổng hợp và Toán dành chào HSĐ trước nguyện đường Mẹ La Vang |
Đức Cha Nguyễn Mạnh Hiếu chủ tế |
Nhà thờ xưa tọa lạc trên mảnh đất cách xa Nhà thờ mới khoảng 2,5km, nhưng đã bị sụp đổ vào năm 1987. Có thể nói đây là một ốc đảo: nằm ngoài đê, thuộc dòng chảy của sông Hoàng Long – con sông vào mùa mưa luôn chở đầy nước, góp phần giảm lưu lượng của sông Hồng, và luôn ở tư thế sẵn sàng cứu nguy cho Hà Nội. Nơi đây cách xa khu dân cư khoảng 2 km, và hôm nay không còn một ngôi nhà nào, mà chỉ có màu xanh của cây keo, được bao bọc bởi màu xanh của lúa và màu trắng của nước..
Xem hình lễ cung hiến nhà thờ xứ Uy Tế
Giáo xứ Uy tế thuộc vùng chiêm trũng. Người dân nơi đây phải sống chung với nước, “sống ngâm da, chết ngâm xương”, sáu tháng “đi bằng tay” (phương tiện di chuyển bằng thuyền). Giáo dân Uy Tế ở không tập trung, họ như men được trộn vào trong bột, ở xen lẫn giữa các gia đình tôn giáo bạn. Sống chủ yếu nhờ vào thiên nhiên, mỗi năm một vụ lúa, nhưng nhiều khi phải thu hoạch lúa non, lúa úng, nên đa số giới trẻ ở đây đi làm xa. Họ chỉ về lại quê hương vào dịp Tết, và dịp chầu lượt của giáo xứ.
Nhà thờ mới được đặt gần khu dân cư, trên một thửa đất mà ba mặt là ruộng, lác đác là mộ của các anh chị em lương dân. Có ngôi mộ rất gần nhà xứ, chỉ cách chừng 10 – 15m. Ở vị trí này, vai trò và tầm quan trọng của Nhà thờ nổi bật lên: Nhà thờ không chỉ là nơi các Kitô hữu đến gặp gỡ Chúa, thờ phượng và cầu nguyện. Nhưng còn là nơi các Kitô hữu sống tinh thần hiệp thông của Giáo Hội, cầu nguyện với các thánh, cầu nguyện cho các linh hồn (không phân biệt tôn giáo).
Hôm nay mừng Nhà thờ mới, nhưng niềm vui của Uy Tế chưa trọn vẹn vì nhà xứ đang xây dựng dở dang, chưa có phòng để dạy giáo lý cho các em. Nhưng hy vọng khi lòng nhiệt tình của giáo xứ được sự giúp đỡ tận tình của quý vị ân nhân, và Chúa thương chúc phúc thì một ngày không xa, Uy Tế sẽ có được niềm vui trọn vẹn.
Hòa quyện với niềm vui mới, giáo xứ Uy Tế sẽ chú tâm thực hành lời nhắn gửi của Đức cha trong thánh lễ này: Anh chị em hãy hiệp nhất với cha xứ, và đoàn kết với nhau để gìn giữ ngôi Nhà thờ và xây dựng giáo xứ ngày càng phát triển. Anh chị em hãy quyết tâm xây dựng đền thờ thiêng liêng là tâm hồn và cuộc đời của mình trên nền móng vững chắc là Lời Chúa, nhờ đó, cho dù phong ba bão táp hay sóng thần cũng không vùi dập được, vẫn kiên trung là người con của Chúa.
Anh Xuân
Học viên Men Phục Sinh giáo hạt Chính Tòa hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập giáo phận Thanh Hóa.
P. Nguyễn Hùng
08:14 22/06/2011
Học viên Men Phục Sinh giáo hạt Chính Tòa hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập giáo phận Thanh Hóa.
Giáo phận Thanh hóa là một trong những giáo phận trẻ của giáo tỉnh Hà Nội, được thành lập ngày 7-5-1932 theo Tông thư của Đức Thánh Cha Pio XI, với vị giám mục tiên khởi là Đức cha Louis de Cooman Hành (1932 - 1954). Sau khi Đức cha Louis bị trục xuất, Đức cha Phêrô Phạm Tần (1960 - 1990) là người kế nhiệm, rồi đến Đức cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm (1994 – 2003) và bây giờ giáo phận đang tiếp tục được coi sóc và dẫn dắt bởi Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh (2004 – nay). Mỗi thời kì, mỗi giai đoạn, mỗi triều đại của các Đức giám mục, sự tiến triển của giáo phận được ghi nhận bằng những dấu ấn lịch sử quan trọng. Trong năm 2012, Giáo Phận Thanh Hóa sẽ long trọng kỉ niệm 80 năm thành lập (1932-2012) bằng nhiều những hoạt động thiết thực và cụ thể.
Trong không khí chuẩn bị hướng tới đại lễ mừng năm thánh 2012, Đức cha giáo phận đã hoạch định nhiều chương trình để chào mừng sự kiện trọng đại này. Các chương trình đã được triển khai ở cấp giáo phận và đang triển khai đến từng giáo xứ. Tận dụng cơ hội của chiến dịch Men Phục Sinh đang quy tụ rất nhiều bạn trẻ trong giáo hạt, và nhất là với mong muốn phổ biến và cổ võ tinh thần sống năm thánh nơi các bạn trẻ, cha xứ Sầm Sơn Phêrô Nguyễn Cao Vinh, chủ nhà đăng cai Men Phục Sinh hạt Chính Tòa năm nay đã có sáng kiến tổ chức buổi chia sẻ hội thảo với chủ đề: Hướng Về Năm Thánh Của Giáo Phận. Qua đó, cha cũng mong muốn các bạn học viên ý thức hơn về thời điểm lịch sử quan trọng này của giáo phận và chuẩn bị lòng mình một cách tốt nhất để hướng về ngày đại lễ.
Trong buổi chia sẻ, cha đã cung cấp cho các bạn học viên một vài thông tin về việc chuẩn bị đại lễ mừng Năm thánh. Cha cho biết Đức cha giáo phận đã lên kế hoạch xin Tòa thánh mở năm thánh. Đây là dịp mà Đức cha Giuse mong muốn toàn thể con cái giáo phận nhìn lại quá khứ để tạ ơn Thiên Chúa, tri ân các tiền nhân, tạ tội với nhau, cám ơn nhau và phấn đấu sống hiện tại hướng tới tương lai, một tương lai tươi sáng với nhiều đổi thay, nhiều tiến triển.
Bên cạnh đó Đức cha cũng đã lập kế hoạch xây dựng các ban ngành để chuẩn bị cho đại lễ. Có mười ba ban ngành được thành lập, các ban ngành làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đức cha (Trưởng ban tổ chức) và với sự trợ giúp của Cha tổng đại diện (Phó ban tổ chức)
Các ban ngành sẽ triển khai thực thi các kế hoạch trong toàn giáo phận đến từng giáo xứ. Cụ thể như ban Văn Hóa Văn Nghệ do cha Giuse Phạm văn Quế phụ trách sẽ lo chương trình diễn nguyện mừng năm thánh và tổ chức hội thảo về cha Đắc Lộ. Ban Triển Lãm và Kỷ Yếu do cha Giuse Nghiêm văn Sơn phụ trách lo về tư liệu hình ảnh và xuất bản cuốn kỷ yếu về giáo phận. Ban Giáo Lý do cha Phaolo Ngân Nguyễn ngọc Ngân phụ trách lo soạn thảo tài liệu học hỏi về giáo
phận. Ban Hành Hương Năm Thánh do cha Raphael Đỗ minh Tuấn phụ trách lo tổ chức các cuộc hành hương trong giáo phận. Ban Mục Vụ Giới Trẻ do cha Phê-rô Nguyễn cao Vinh phụ trách giúp các giáo xứ làm tuần đại phúc, sống tinh thần sám hối, ban các bí tích trong giáo xứ một cách dồi dào hơn nhằm chuẩn bị tâm hồn các tín hữu mừng đại lễ. …
Đặc biệt ban Truyền Giáo do cha Giuse Phạm văn Nhân phụ trách hướng tới việc truyền giáo tại Châu Lào. Vùng này trước đây giáo phận có 9 giáo xứ nhưng sau năm 1975 đã không còn vì nhiều lý do. Vì thế, mục tiêu mà toàn Giáo phận hướng đến là đưa những Giáo dân tại vùng Châu Lào về với Giáo phận Mẹ . Khi chia sẻ điều này cho các bạn học viên cha mong muốn các bạn trẻ cộng tác vào chương trình truyền giáo bằng cách thức riêng của mình. Có thể đó là lời cầu nguyện, có thể là sự đóng góp bằng vật chất, hay chính bằng sự dấn thân trên bước đường truyền giáo như tấm gương của Cha Laurenso Phạm giáo Hóa, người đã sống cùng ăn, cùng sống và cùng đồng hành với bà con dân tộc nơi cha đến truyền giáo.
Ngoài ra cha cũng mong muốn các bạn trẻ tham gia nhiệt tình vào các công tác tổ chức năm thánh tại giáo xứ hay tại giáo phận khi được kêu gọi.
Sau khi chia sẻ về công tác tổ chức năm thánh cha đã dành một chút thời gian để giải đáp một số thắc mắc của các bạn. Kết thúc buổi chia sẻ cha nhắn nhủ đôi lời tới các bạn về đời sống nhân bản và nhắc nhở các bạn tinh thần sống năm thánh.
80 năm với một đời người quả là dài nhưng với tuổi của một giáo phận thì cũng đang còn là non trẻ. Sự non trẻ ấy là chúng ta cảm thấy sức sống đang đến, một sức sống năng động và trẻ trung. 80 năm một chặng đường với nhiều biến cố, nhưng cũng nhiều hồng ân được trao ban, đầy hào hùng với những trang lịch sử vẻ vang. Hướng tới sinh nhật lần thứ 80 của giáo phận thầm mong các bạn trẻ luôn tự hào về truyền thống của giáo phận, tiếp nối tiền nhân sống xứng đáng là những người con của các anh hùng tử đạo, biết dấn thân cho một Thanh Hóa “Hiệp Nhất Yêu Thương” như mong muốn của Đức cha Giuse kính yêu và nhất là mong muốn của chính Thiên Chúa tình yêu.
P. Nguyễn Hùng
Trong không khí chuẩn bị hướng tới đại lễ mừng năm thánh 2012, Đức cha giáo phận đã hoạch định nhiều chương trình để chào mừng sự kiện trọng đại này. Các chương trình đã được triển khai ở cấp giáo phận và đang triển khai đến từng giáo xứ. Tận dụng cơ hội của chiến dịch Men Phục Sinh đang quy tụ rất nhiều bạn trẻ trong giáo hạt, và nhất là với mong muốn phổ biến và cổ võ tinh thần sống năm thánh nơi các bạn trẻ, cha xứ Sầm Sơn Phêrô Nguyễn Cao Vinh, chủ nhà đăng cai Men Phục Sinh hạt Chính Tòa năm nay đã có sáng kiến tổ chức buổi chia sẻ hội thảo với chủ đề: Hướng Về Năm Thánh Của Giáo Phận. Qua đó, cha cũng mong muốn các bạn học viên ý thức hơn về thời điểm lịch sử quan trọng này của giáo phận và chuẩn bị lòng mình một cách tốt nhất để hướng về ngày đại lễ.
Bên cạnh đó Đức cha cũng đã lập kế hoạch xây dựng các ban ngành để chuẩn bị cho đại lễ. Có mười ba ban ngành được thành lập, các ban ngành làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đức cha (Trưởng ban tổ chức) và với sự trợ giúp của Cha tổng đại diện (Phó ban tổ chức)
Các ban ngành sẽ triển khai thực thi các kế hoạch trong toàn giáo phận đến từng giáo xứ. Cụ thể như ban Văn Hóa Văn Nghệ do cha Giuse Phạm văn Quế phụ trách sẽ lo chương trình diễn nguyện mừng năm thánh và tổ chức hội thảo về cha Đắc Lộ. Ban Triển Lãm và Kỷ Yếu do cha Giuse Nghiêm văn Sơn phụ trách lo về tư liệu hình ảnh và xuất bản cuốn kỷ yếu về giáo phận. Ban Giáo Lý do cha Phaolo Ngân Nguyễn ngọc Ngân phụ trách lo soạn thảo tài liệu học hỏi về giáo
Đặc biệt ban Truyền Giáo do cha Giuse Phạm văn Nhân phụ trách hướng tới việc truyền giáo tại Châu Lào. Vùng này trước đây giáo phận có 9 giáo xứ nhưng sau năm 1975 đã không còn vì nhiều lý do. Vì thế, mục tiêu mà toàn Giáo phận hướng đến là đưa những Giáo dân tại vùng Châu Lào về với Giáo phận Mẹ . Khi chia sẻ điều này cho các bạn học viên cha mong muốn các bạn trẻ cộng tác vào chương trình truyền giáo bằng cách thức riêng của mình. Có thể đó là lời cầu nguyện, có thể là sự đóng góp bằng vật chất, hay chính bằng sự dấn thân trên bước đường truyền giáo như tấm gương của Cha Laurenso Phạm giáo Hóa, người đã sống cùng ăn, cùng sống và cùng đồng hành với bà con dân tộc nơi cha đến truyền giáo.
Ngoài ra cha cũng mong muốn các bạn trẻ tham gia nhiệt tình vào các công tác tổ chức năm thánh tại giáo xứ hay tại giáo phận khi được kêu gọi.
80 năm với một đời người quả là dài nhưng với tuổi của một giáo phận thì cũng đang còn là non trẻ. Sự non trẻ ấy là chúng ta cảm thấy sức sống đang đến, một sức sống năng động và trẻ trung. 80 năm một chặng đường với nhiều biến cố, nhưng cũng nhiều hồng ân được trao ban, đầy hào hùng với những trang lịch sử vẻ vang. Hướng tới sinh nhật lần thứ 80 của giáo phận thầm mong các bạn trẻ luôn tự hào về truyền thống của giáo phận, tiếp nối tiền nhân sống xứng đáng là những người con của các anh hùng tử đạo, biết dấn thân cho một Thanh Hóa “Hiệp Nhất Yêu Thương” như mong muốn của Đức cha Giuse kính yêu và nhất là mong muốn của chính Thiên Chúa tình yêu.
P. Nguyễn Hùng
Đóng góp cho Giáo Hội Úc Châu: 30 năm Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc
Đồng Văn Vượng
09:29 22/06/2011
Từ Phó Biện Lý của tòa án trở thành Linh Mục: Tân LM Trần Đình Quân
Thanh Phong/Viễn Đông
11:54 22/06/2011
Từ Phó Biện Lý trở thành Linh Mục: Tân Linh Mục Trần Đình Quân
"Tôi đang có nghề nghiệp vững chắc, có nhà cửa, có nhiều bạn gái xinh đẹp và cũng tính chuyện sẽ cưới một cô để có mái ấm gia đình như bao người khác, nhưng tự nhiên những ước muốn ấy biến đi đâu hết." (Tân LM. Quân)
Đức Giám Mục Tod David Brown đang cử hành nghi thức truyền chức cho tân Linh Mục Trần Đình Quân ngày 11-6-2011 tại nhà thờ Saint Columban, Garden Grove – Ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông
ORANGE (Viễn Đông) - Đức Giám Mục Tod David Brown, Giám Mục Giáo Phận Orange, vừa cử hành lễ truyền chức cho 6 tân Linh Mục tại nhà thờ Saint Columban vào 10 giờ sáng Thứ Bảy 11-6-2011. Trong số 6 tân Linh mục có cha Louis Trần Đình Văn Quân, đã từng là Phó Biện Lý tại Quận Cam trong 9 năm. Nguyên do nào thúc đẩy một vị Phó Biện Lý đầy quyền lực từ bỏ quyền hành và chức vị cao như vậy để hiến dâng đời mình cho Chúa trong thiên chức Linh mục?
Sau khi tham dự thánh lễ truyền chức, chúng tôi đã tiếp xúc với ông bà cố Trần Đình Bình cũng như với tân Linh Mục Trần Đình Văn Quân để có câu trả lời.
Bà Trần Thị Ngọc Tuyết (thân mẫu tân Linh Mục): “Tôi sanh Trần Đình Quân vào ngày 21-10-1968 tại Quảng Ngãi. Quân là con trai đầu lòng trong số 4 anh em. Gia đình tôi đến Denver, tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ ngày 25-7-1975, và Quân bắt đầu đi học từ mẫu giáo đến trung học tại thành phố này. Lấy bằng trung học xong, Quân qua California theo học tại trường đại học UCI. Tốt nghiệp tại UCI, Quân lên New York học về ngành Luật thêm 3, 4 năm, tốt nghiệp năm 1994, rồi về lại California thi lấy bằng hành nghề Luật Sư và làm Phó Biện Lý tại tòa án quận Cam.
Làm khoảng 8 năm gì đó rất bình thường, Quân dành dụm mua được căn nhà tại Mission Viejo ở một mình với 4 con chó, vì Quân rất yêu thích thú vật. Còn chúng tôi vẫn ở Denver, Colorado.
Song thân của tân Linh Mục Trần Đình Quân, ông bà cố Trần Đình Bình - Trần Thị Ngọc Tuyết trong lễ thụ phong LM của con trai – Ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông
Bỗng nhiên cách nay 6 năm, Quân về thăm bố mẹ và nói sắp đi tu. Cả nhà nghe chỉ cười, không ai tin, tưởng Quân nói đùa.
Nhưng Quân đi tu thật, cậu ta về bán nhà, lên Internet cho 4 con chó, nhưng phải tuyển lựa những người nào thật lòng yêu thương thú vật, Quân mới cho. Quân đến từng nhà xin chó xem xét rồi mới trao chó, và cậu ta khóc mỗi khi trao con chó cho người khác.
Quân vào dòng tu tại Boston rồi về San Jose và 2 năm sau qua Roma tu học đến nay”.
Tân Linh Mục Trần Đình Văn Quân: “Tôi được bố mẹ khuyến khích học về ngành Luật. Khi đi học mới đầu tôi cũng thích, cũng vui, đến khi ra làm việc càng làm càng cảm thấy không có gì hứng thú, không có gì làm cho tôi vui cả, lúc nào trong người cũng như thấy đang thiếu một cái gì đó mà mình không biết. Có thời gian ở Đại Học và khi học Luật, phần vì xa bố mẹ, không ai nhắc nhở, phần vì lo học để mau ra làm kiếm tiền và kể cả lo chơi nên tôi không đi lễ đều, tôi cũng chẳng nghĩ nhiều về Chúa. Tôi có nhiều bạn gái, Mỹ có, Việt có và toàn những người Công giáo rất tốt, họ làm gương cho tôi khiến tôi trở về với Chúa, sống đạo tốt hơn và bắt đầu đi lễ Chúa Nhật đều đặn.
Cô bạn gái đầu tiên không hợp, nên hai chúng tôi không tiến tới. Cô bạn gái sau cùng rất ngoan đạo, cô ấy rủ tôi đi lễ hàng ngày, đi chầu Thánh Thể và cầu nguyện, lần chuỗi Mân Côi nữa. Một cô bạn gái người Mỹ hỏi tôi: ‘Có bao giờ anh nghĩ sau này học để làm Thầy Phó Tế Vĩnh Viễn không?’. Tôi biết Phó Tế Vĩnh Viễn là những người đã có gia đình, tôi trả lời cô ấy: ‘Không, tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện đó’. Thế rồi hàng ngày tôi thấy có một sự thôi thúc mãnh liệt trong người, phải làm cái gì đó, phải can đảm lên. Tôi bối rối không hiểu sự gì, tôi bắt đầu cầu nguyện, ‘Xin Chúa làm ơn cho con biết con phải làm cái gì trong lúc này! Xin Chúa cho con một dấu chỉ gì để con hiểu được ý Chúa’. Rồi tự nhiên có ba, bốn người gặp tôi đều hỏi: ‘Có bao giờ Quân nghĩ sẽ đi tu làm Linh Mục không?’. Năm đó tôi 36 tuổi. 36 năm trôi qua, tôi chưa từng nghe một người nào, kể cả bố mẹ và người thân trong gia đình hỏi tôi câu này. Tôi tiếp tục cầu nguyện và suy nghĩ về những câu họ hỏi. Sau một tháng cầu nguyện với Chúa, tôi lại gặp thêm vài người bạn khác cũng hỏi tôi câu này. Tôi hết sức ngạc nhiên, không biết tại sao nhiều người hỏi mình câu này vậy? Tôi mới vào internet xem đi tu với làm Linh Mục phải làm cái gì. Khi tôi càng đọc, tôi càng cảm thấy như có sức mạnh thôi thúc tôi phải bỏ mọi sự và đi tu thành Linh Mục. Tôi đang có nghề nghiệp vững chắc, có nhà cửa, có nhiều bạn gái xinh đẹp và cũng tính chuyện sẽ cưới một cô để có mái ấm gia đình như bao người khác, nhưng tự nhiên những ước muốn ấy biến đi đâu hết. Tôi bỏ mọi sự và xin vào dòng tu theo tiếng Chúa gọi.
Tuy nhiên, trong chủng viện tôi vẫn cầu nguyện: ‘Lạy Chúa, nếu Chúa thấy con không thể tu được, xin cho con một dấu chỉ nào đó để con trở về đi làm và lập gia đình’. Ngày nào tôi cũng cầu xin như thế nhưng chẳng có gì xẩy ra, và tâm hồn tôi thật bình an, vui vẻ. Tôi tìm được niềm vui dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa. Mọi của cải vật chất, sự giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng chỉ là phù vân. Và thế là tôi tu ngon lành cho đến ngày hôm nay trở thành Linh Mục của Chúa”.
Thầy Phó Tế Trần Đình Quân, vài phút trước khi được thụ phong Linh Mục – Ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông
Cha Quân cũng tiết lộ với người viết: “Cô bạn gái người Mỹ hỏi tôi có ý định sau này xin làm Phó Tế Vĩnh Viễn không, hôm lễ chịu chức của tôi, cô ấy cũng đến dự, còn cô bạn gái sau cùng là một luật sư người Việt, cũng rất tốt và tất cả chúng tôi vẫn coi nhau như bạn”.
Chúng tôi hỏi tân Linh Mục Quân: “Khi sắp sửa tuyên hứa trước Đức Giám Mục để trở thành Linh Mục, cha có bị ‘cám dỗ’ không? Và sau khi trở thành Linh Mục, cha tiếp tục qua Roma làm gì?”. Linh mục Trần Đình Văn Quân trả lời: “Không đâu, tôi đã được ‘Ơn Gọi’ thật sự, nên cảm thấy vô cùng sung sướng nhận trách nhiệm mới. Giờ phút đó tôi xúc động, tôi tạ ơn Chúa vì Chúa đã chọn tôi làm Linh Mục. Đây thật sự là hồng ân Chúa ban cho tôi. Tôi hiện giúp một xứ đạo tại Orange đến tháng 9-2011 tôi sẽ sang Roma tiếp tục tu học về truyền giáo trong thời gian một năm. Hè sang năm là xong, tôi sẽ về lại giáo phận Orange và tùy theo Đức Giám Mục giáo phận cử tôi làm việc gì hay coi xứ đạo nào tôi sẽ vâng lời ngài”.
Xưa nay người Công giáo vẫn coi việc đi tu trở thành Soeur hay làm Thầy Sáu, làm Linh Mục là một “Ơn Gọi” đặc biệt, có nghĩa là được ơn Chúa gọi. Không phải ai đi tu cũng trở thành Soeur, thành Linh Mục được. Có người tu nửa chừng phát bệnh liên miên phải về, có người không chịu nổi kỷ luật của nhà dòng, của chủng viện cũng trở về. Câu chuyện trở thành Linh Mục của cha Trần Đình Văn Quân là câu giải thích rõ ràng về “Ơn Gọi”, và sự xác nhận của ông cố Trần Đình Bình với chúng tôi sau đây, càng làm rõ thêm về hai tiếng “Ơn Gọi”.
Ông cố Trần Đình Bình: “Tôi rất còn ư là bàng hoàng, không có tin được rằng trong nhà lại có một đặc ân, một hồng ân của Thiên Chúa đã cho con tôi trở thành một Linh Mục. Trước kia con tôi làm mười mấy năm về ngành Luật, tức là làm về Luật Sư và làm Phụ Tá cho Biện Lý ở Quận Cam. Tôi không nghĩ bao giờ lại có ngày con tôi lại từ bỏ cái chức vụ đó để trở thành một Linh Mục. Đó không những là một đặc ân, một hồng ân mà cả sự ngạc nhiên cho cả gia đình và dòng họ. Đó là sự quá ư tốt đẹp mà chúng tôi không thể ngờ có ngày hôm nay. Gia đình chúng tôi hết lòng cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và không quên cám ơn tất cả những ai đã khuyến khích con tôi đi tu để trở thành Linh Mục”.
"Tôi đang có nghề nghiệp vững chắc, có nhà cửa, có nhiều bạn gái xinh đẹp và cũng tính chuyện sẽ cưới một cô để có mái ấm gia đình như bao người khác, nhưng tự nhiên những ước muốn ấy biến đi đâu hết." (Tân LM. Quân)
Đức Giám Mục Tod David Brown đang cử hành nghi thức truyền chức cho tân Linh Mục Trần Đình Quân ngày 11-6-2011 tại nhà thờ Saint Columban, Garden Grove – Ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông
ORANGE (Viễn Đông) - Đức Giám Mục Tod David Brown, Giám Mục Giáo Phận Orange, vừa cử hành lễ truyền chức cho 6 tân Linh Mục tại nhà thờ Saint Columban vào 10 giờ sáng Thứ Bảy 11-6-2011. Trong số 6 tân Linh mục có cha Louis Trần Đình Văn Quân, đã từng là Phó Biện Lý tại Quận Cam trong 9 năm. Nguyên do nào thúc đẩy một vị Phó Biện Lý đầy quyền lực từ bỏ quyền hành và chức vị cao như vậy để hiến dâng đời mình cho Chúa trong thiên chức Linh mục?
Sau khi tham dự thánh lễ truyền chức, chúng tôi đã tiếp xúc với ông bà cố Trần Đình Bình cũng như với tân Linh Mục Trần Đình Văn Quân để có câu trả lời.
Bà Trần Thị Ngọc Tuyết (thân mẫu tân Linh Mục): “Tôi sanh Trần Đình Quân vào ngày 21-10-1968 tại Quảng Ngãi. Quân là con trai đầu lòng trong số 4 anh em. Gia đình tôi đến Denver, tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ ngày 25-7-1975, và Quân bắt đầu đi học từ mẫu giáo đến trung học tại thành phố này. Lấy bằng trung học xong, Quân qua California theo học tại trường đại học UCI. Tốt nghiệp tại UCI, Quân lên New York học về ngành Luật thêm 3, 4 năm, tốt nghiệp năm 1994, rồi về lại California thi lấy bằng hành nghề Luật Sư và làm Phó Biện Lý tại tòa án quận Cam.
Làm khoảng 8 năm gì đó rất bình thường, Quân dành dụm mua được căn nhà tại Mission Viejo ở một mình với 4 con chó, vì Quân rất yêu thích thú vật. Còn chúng tôi vẫn ở Denver, Colorado.
Bỗng nhiên cách nay 6 năm, Quân về thăm bố mẹ và nói sắp đi tu. Cả nhà nghe chỉ cười, không ai tin, tưởng Quân nói đùa.
Nhưng Quân đi tu thật, cậu ta về bán nhà, lên Internet cho 4 con chó, nhưng phải tuyển lựa những người nào thật lòng yêu thương thú vật, Quân mới cho. Quân đến từng nhà xin chó xem xét rồi mới trao chó, và cậu ta khóc mỗi khi trao con chó cho người khác.
Quân vào dòng tu tại Boston rồi về San Jose và 2 năm sau qua Roma tu học đến nay”.
Tân Linh Mục Trần Đình Văn Quân: “Tôi được bố mẹ khuyến khích học về ngành Luật. Khi đi học mới đầu tôi cũng thích, cũng vui, đến khi ra làm việc càng làm càng cảm thấy không có gì hứng thú, không có gì làm cho tôi vui cả, lúc nào trong người cũng như thấy đang thiếu một cái gì đó mà mình không biết. Có thời gian ở Đại Học và khi học Luật, phần vì xa bố mẹ, không ai nhắc nhở, phần vì lo học để mau ra làm kiếm tiền và kể cả lo chơi nên tôi không đi lễ đều, tôi cũng chẳng nghĩ nhiều về Chúa. Tôi có nhiều bạn gái, Mỹ có, Việt có và toàn những người Công giáo rất tốt, họ làm gương cho tôi khiến tôi trở về với Chúa, sống đạo tốt hơn và bắt đầu đi lễ Chúa Nhật đều đặn.
Cô bạn gái đầu tiên không hợp, nên hai chúng tôi không tiến tới. Cô bạn gái sau cùng rất ngoan đạo, cô ấy rủ tôi đi lễ hàng ngày, đi chầu Thánh Thể và cầu nguyện, lần chuỗi Mân Côi nữa. Một cô bạn gái người Mỹ hỏi tôi: ‘Có bao giờ anh nghĩ sau này học để làm Thầy Phó Tế Vĩnh Viễn không?’. Tôi biết Phó Tế Vĩnh Viễn là những người đã có gia đình, tôi trả lời cô ấy: ‘Không, tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện đó’. Thế rồi hàng ngày tôi thấy có một sự thôi thúc mãnh liệt trong người, phải làm cái gì đó, phải can đảm lên. Tôi bối rối không hiểu sự gì, tôi bắt đầu cầu nguyện, ‘Xin Chúa làm ơn cho con biết con phải làm cái gì trong lúc này! Xin Chúa cho con một dấu chỉ gì để con hiểu được ý Chúa’. Rồi tự nhiên có ba, bốn người gặp tôi đều hỏi: ‘Có bao giờ Quân nghĩ sẽ đi tu làm Linh Mục không?’. Năm đó tôi 36 tuổi. 36 năm trôi qua, tôi chưa từng nghe một người nào, kể cả bố mẹ và người thân trong gia đình hỏi tôi câu này. Tôi tiếp tục cầu nguyện và suy nghĩ về những câu họ hỏi. Sau một tháng cầu nguyện với Chúa, tôi lại gặp thêm vài người bạn khác cũng hỏi tôi câu này. Tôi hết sức ngạc nhiên, không biết tại sao nhiều người hỏi mình câu này vậy? Tôi mới vào internet xem đi tu với làm Linh Mục phải làm cái gì. Khi tôi càng đọc, tôi càng cảm thấy như có sức mạnh thôi thúc tôi phải bỏ mọi sự và đi tu thành Linh Mục. Tôi đang có nghề nghiệp vững chắc, có nhà cửa, có nhiều bạn gái xinh đẹp và cũng tính chuyện sẽ cưới một cô để có mái ấm gia đình như bao người khác, nhưng tự nhiên những ước muốn ấy biến đi đâu hết. Tôi bỏ mọi sự và xin vào dòng tu theo tiếng Chúa gọi.
Tuy nhiên, trong chủng viện tôi vẫn cầu nguyện: ‘Lạy Chúa, nếu Chúa thấy con không thể tu được, xin cho con một dấu chỉ nào đó để con trở về đi làm và lập gia đình’. Ngày nào tôi cũng cầu xin như thế nhưng chẳng có gì xẩy ra, và tâm hồn tôi thật bình an, vui vẻ. Tôi tìm được niềm vui dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa. Mọi của cải vật chất, sự giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng chỉ là phù vân. Và thế là tôi tu ngon lành cho đến ngày hôm nay trở thành Linh Mục của Chúa”.
Cha Quân cũng tiết lộ với người viết: “Cô bạn gái người Mỹ hỏi tôi có ý định sau này xin làm Phó Tế Vĩnh Viễn không, hôm lễ chịu chức của tôi, cô ấy cũng đến dự, còn cô bạn gái sau cùng là một luật sư người Việt, cũng rất tốt và tất cả chúng tôi vẫn coi nhau như bạn”.
Chúng tôi hỏi tân Linh Mục Quân: “Khi sắp sửa tuyên hứa trước Đức Giám Mục để trở thành Linh Mục, cha có bị ‘cám dỗ’ không? Và sau khi trở thành Linh Mục, cha tiếp tục qua Roma làm gì?”. Linh mục Trần Đình Văn Quân trả lời: “Không đâu, tôi đã được ‘Ơn Gọi’ thật sự, nên cảm thấy vô cùng sung sướng nhận trách nhiệm mới. Giờ phút đó tôi xúc động, tôi tạ ơn Chúa vì Chúa đã chọn tôi làm Linh Mục. Đây thật sự là hồng ân Chúa ban cho tôi. Tôi hiện giúp một xứ đạo tại Orange đến tháng 9-2011 tôi sẽ sang Roma tiếp tục tu học về truyền giáo trong thời gian một năm. Hè sang năm là xong, tôi sẽ về lại giáo phận Orange và tùy theo Đức Giám Mục giáo phận cử tôi làm việc gì hay coi xứ đạo nào tôi sẽ vâng lời ngài”.
Xưa nay người Công giáo vẫn coi việc đi tu trở thành Soeur hay làm Thầy Sáu, làm Linh Mục là một “Ơn Gọi” đặc biệt, có nghĩa là được ơn Chúa gọi. Không phải ai đi tu cũng trở thành Soeur, thành Linh Mục được. Có người tu nửa chừng phát bệnh liên miên phải về, có người không chịu nổi kỷ luật của nhà dòng, của chủng viện cũng trở về. Câu chuyện trở thành Linh Mục của cha Trần Đình Văn Quân là câu giải thích rõ ràng về “Ơn Gọi”, và sự xác nhận của ông cố Trần Đình Bình với chúng tôi sau đây, càng làm rõ thêm về hai tiếng “Ơn Gọi”.
Ông cố Trần Đình Bình: “Tôi rất còn ư là bàng hoàng, không có tin được rằng trong nhà lại có một đặc ân, một hồng ân của Thiên Chúa đã cho con tôi trở thành một Linh Mục. Trước kia con tôi làm mười mấy năm về ngành Luật, tức là làm về Luật Sư và làm Phụ Tá cho Biện Lý ở Quận Cam. Tôi không nghĩ bao giờ lại có ngày con tôi lại từ bỏ cái chức vụ đó để trở thành một Linh Mục. Đó không những là một đặc ân, một hồng ân mà cả sự ngạc nhiên cho cả gia đình và dòng họ. Đó là sự quá ư tốt đẹp mà chúng tôi không thể ngờ có ngày hôm nay. Gia đình chúng tôi hết lòng cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và không quên cám ơn tất cả những ai đã khuyến khích con tôi đi tu để trở thành Linh Mục”.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư tưởng xã hội Công Giáo và nền dân chủ tự do hiện đại (3)
Vũ Văn An
00:10 22/06/2011
Một nhân học và một nền chính trị phong phú hơn: Ích chung bổ túc cho công lý
Nếu luận chứng của ta đúng, thì không nên ngạc nhiên khi thấy tư tưởng xã hội Công Giáo đưa ra một lượng định mơ hồ về các nền dân chủ tự do Tây Phương. Tuy nhiên, trong truyền thống tư tưởng xã hội Công Giáo, phản ứng trên không phải là một cuộc rút chân ra khỏi đời sống công, trong tư thế kết án nó (40). Nhưng, cũng không đơn giản tham gia mạnh mẽ vào đời sống công theo những điều kiện đã thành ước lệ. Đúng hơn, các bế tắc của nền dân chủ tự do kia đem lại nhiều cơ hội quan trọng để ta tin mừng hóa các nền văn hóa. Trong các bài nói chuyện nhân dịp các Giám Mục Hoa Kỳ viếng mộ hai Thánh Phêrô và Phaolô, Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhất quán nói lên chủ đề ấy: “Thách đố này hết sức lớn lao, nhưng thời điểm đã đúng lúc rồi. Vì các lực lượng tạo văn hóa khác đã kiệt quệ, hết sức thuyết phục, và thiếu hẳn các tài nguyên trí thức thoả đáng để thỏa mãn các hoài mong chân thực của con người muốn được giải phóng, dù các lực lượng này vẫn còn đang cọ quậy để trình diễn một màn lôi cuốn ngoạn mục, nhất là qua các phương tiện truyền thông” (41).
Điểm quan trọng ở đây là nhận ra các cách thế trong đó môi trường chính trị và văn hóa đương thời đang tạo ra một loạt các bế tắc mà nó không thể giải quyết được, đồng thời nhận ra rằng tư tưởng xã hội Công Giáo có thể cung ứng cho ta các tài nguyên, giúp ta hiểu và phản ứng được tình thế ấy. Đây là một chiến lược rất hữu hiệu trong việc mời gọi các đồng đạo Công Giáo nghiêm chỉnh sử dụng tư tưởng xã hội Công Giáo trong các cuộc đối thoại. Sứ điệp nhất quán của tư tưởng xã hội Công Giáo là: Giáo Hội sẵn sàng phục vụ nhân loại. Để đạt mục đích này, tư tưởng ấy đưa ra một nền nhân thần học (theological anthropology) có thể giúp nền dân chủ Hoa Kỳ cũng như nhiều nền dân chủ khác vượt qua các bế tắc hiện nay. Đứng trước các phong trào hiện đại đang thu gọn con người nhân bản vào các động lực sinh học và kinh tế, hay các mạng lưới quyền lực đóng kín, tư tưởng xã hội Công Giáo cho rằng trái tim con người là lực đẩy của lịch sử. “Con người được hiểu một cách trọn vẹn hơn khi họ được định vị qua ngôn ngữ, lịch sử, và chủ trương của họ đối với các biến cố nền tảng của sự sống, như sinh ra, yêu thương, làm việc và chết. Ở tâm điểm mọi nền văn hóa đều có thái độ của con người đối với mầu nhiệm vĩ đại nhất: mầu nhiệm Thiên Chúa. Xét về căn bản, các nền văn hóa khác nhau đều chỉ là các cách khác nhau trong việc đương đầu với vấn đề ý nghĩa cuộc hiện sinh bản vị” (42).
Về phương diện chính trị, điểm quan trọng là nhìn nhận rằng việc tìm kiếm công lý là một với cuộc tìm kiếm các lối nhìn phong phú hơn về sự triển nở nhân bản và hỏi xem lối nhìn của Tin Mừng và truyền thống phát sinh từ lối nhìn đó đã ảnh hưởng ra sao đối với vấn đề này. Tư tưởng xã hội Công Giáo được trình bày như một khuynh hướng hướng về cuộc sống chung của ta, làm ta xa rời các quan điểm có tính ước lệ và hướng ta về một cái hiểu phong phú hơn đối với đời sống bản thân và xã hội. Nó cung cấp cho ta các nguyên tắc để hướng dẫn các suy tư của ta về văn hóa, giúp ta vừa suy nghĩ cẩn thận các vấn đề đang gặp vừa tiến lên phía trước một cách khôn ngoan thực tiễn. Nó làm được thế, nhờ dựa vào một số chủ trương về con người nhân bản.
Đối với tư tưởng xã hội Công Giáo, con người nhân bản được dựng nên như những chủ thể liên lập và hữu lý. Ta đòi hỏi công lý vì ta được dựng nên để trung tín với nhau và trợ giúp lẫn nhau. Liên lập là sao? Nó có nghĩa: chúng ta là những tạo vật biết phát triển. Chúng ta không tự tạo ra mình. Chúng ta cậy nhờ cha mẹ và xã hội giúp ta phát triển các khả năng làm chúng ta là chúng ta. Chúng ta liên lập vì chúng ta cần đủ thứ. Chúng ta cần thức ăn, nhà ở, áo quần, một sinh hoạt kinh tế chung, v.v… Ta dựa vào các hoạt động hợp tác khác nhau một cách hết sức căn bản để thỏa mãn các nhu cầu này. Liên lập cũng có nghĩa: ta phải chia sẻ các tài nguyên của trái đất để thoả mãn các nhu cầu của mình. Ta phải nhất trí với các qui luật của hợp tác và chia sẻ, ngõ hầu có thể liên lập một cách năng động.
Chúng ta còn có lý trí nữa. Đầu tiên, điều này ít có nghĩa: ta nắm được các nguyên tắc trường cửu của tác phong, đúng hơn, nó có nghĩa: ta ít bị xác định hơn (underdetermined). Thiên nhiên ít xác định chúng ta, và việc ít xác định này mở lối cho khả năng suy luận của ta. Hơn bất cứ con vật nào khác, con người nhân bản ước muốn và hành động do hậu quả của tập thành (habituation) và suy tư, chứ không hẳn chỉ là các bản năng được thừa kế. Ngược với các con vật khác, con người nhân bản có thể sống một cách có suy nghĩ bao gồm việc chọn lựa có ý thức các mục tiêu của mình. Tuy nhiên, việc hiện thực hóa các phẩm tính nhân bản độc đáo kia đòi phải có việc xã hội hóa thâm hậu. Thí dụ, việc xã hội hóa của ta giúp ta, nhờ bàn thảo, khám phá ra các loại mục tiêu nhờ đó ta có thể tổ chức và giải thích các hành động cũng như cuộc đời ta. Bởi thế, ta cần tới các con người nhân bản khác ngay cả để có thể khai triển được một quan niệm về điều con người nhân bản nên cố gắng trở nên và thi hành. Đàng khác, ta cần suy nghĩ và theo đuổi một cách có ý thức các đức tính nhân bản như trung thành, can đảm, vô tư trong các ngữ cảnh và hoàn cảnh khác nhau. Những đức tính ấy không dễ hiểu và dễ dàng thu lượm, nên có thể nói, việc của lý trí là tìm hiểu qua cái mớ bòng bong gồm rất nhiều những nét đặc thù của cá nhân ấy để biện phân được đúng điều phải làm trong các hoàn cảnh đặc biệt. Điều này hàm nghĩa: cần phải dành chỗ xoay chuyển cho tri thức thực tiễn tự do làm việc để tự tìm ra các giải pháp cho các vấn đề bản thân và xã hội. Ta sẽ không có ngay tức khắc cách nào đúng để cấu trúc hóa xã hội nếu không có việc làm của lý trí. Ta có thể hình dung ra nhiều cách hợp pháp để thỏa mãn các nhu cầu của ta: có nhiều cách tốt để kết hôn và nuôi dưỡng con cái, hay tham gia vào sinh hoạt kinh tế, ăn mặc hay kết bằng hữu, được giáo dục. Có lẽ đó chính là một trong các lý lẽ khiến Giáo Hội nhấn mạnh rằng Giáo Hội không nên tự trói buộc mình vào bất cứ trật tự chính trị và xã hội nào; bởi vì làm thế là dành ít chỗ xoay sở hơn cho tri thức thực tiễn tự do hành động. Như thế, tư tưởng xã hội Công Giáo là lời mời đối thoại và suy tư có trách nhiệm; nó không phải là một chương trình chính trị.
Sau cùng, sự thiếu thốn và liên lập khiến ta đòi công lý. Công lý là một nhân đức liên ngã nhằm điều hướng sự liên lập này. Ta nên tương phản quan niệm coi công lý như một nhân đức liên ngã này với quan niệm khác coi công lý như một nhân đức nội ngã (intrapersonal). Giả thuyết có tính điều hướng trong lý thuyết chính trị tự do là: không ai phán đoán sự thiện riêng của tôi tốt hơn chính tôi. Thành ra, tôi sở hữu một số quyền có trước chính trị, các quyền mà tôi có thể coi như con bài tẩy chống lại các cá nhân, các nhóm hay cấu trúc quyền lực muốn buộc tôi phải hành động trái với ý muốn của tôi. Vấn đề vì thế trở thành: làm cách nào cung cấp cho các cá nhân một động lực để họ hành động vì thiện ích của người khác. Về phương diện này, nguồn gốc của bất công là việc người ta không thể hay không muốn quan tâm tới người khác. Bất công là do thiếu mẫn cảm. Người bất công thích vi phạm quyền của người khác hay quan niệm của họ về sự thiện vì không tôn trọng hay không đánh giá người khác như họ đáng được. Phương thuốc chữa trị thái độ này thường là một hình thức huấn luyện nào đó về mẫn cảm, nhờ đó, người vi phạm sẽ hiểu thấu thế giới quan của những người họ xúc phạm. Nếu người ta gắn bó với thiện ích của người khác cũng nhiều như họ gắn bó với chính các thiện ích của bản thân mình thì đâu còn cần cái nhân đức từ tâm (benevolence) cho bằng nhân đức yêu mình. Và nếu người ta quan tâm tới quyền người khác cũng như tới quyền của chính mình thì đâu cần tới nhân đức công lý nữa (43).
Quan điểm trên khiến công lý trở thành một nhân đức nội ngã nhằm trước nhất làm cho các cá nhân nguyên phân bớt vị kỷ đi. Nhân học tiềm ẩn trong quan niệm công lý này là nền nhân học của chủ nghĩa tự do cổ điển. Con người nhân bản là các cá nhân có thể được xem sét một cách tách biệt khỏi các liên hệ tùy thuộc như truyền thống, tôn giáo, gia đình, hay văn hóa. Họ được phân biệt với mọi phần khác của thiên nhiên nhờ việc sở hữu một ý chí tự lập, nhờ đó, họ tạo ra giá trị. Tuy nhiên, những ý chí này thường ở thế kình chống nhau, nên bổn phận của nhà nước phải qui định ra lãnh vực các quyền để các ý chí cá nhân có thể cùng hiện hữu. Vấn đề chính trong chính trị là: làm thế nào giữ cho các ý chí này ở trong giới hạn, làm thế nào chuyển được người ta từ chủ nghĩa vị kỷ cố ý qua chủ nghĩa vị tha biết quan tâm tới người khác.
Tư tưởng xã hội Công Giáo có khác. Theo tư tưởng này, vì nhấn mạnh tới bản chất thụ tạo, liên lập, nên công lý dứt khoát có chiều kích liên ngã. Nghĩa là, công lý có một ý nghĩa rộng rãi hơn nhiều, một ý nghĩa vươn tới việc phải cấu trúc hóa xã hội ra sao để đảm bảo sự triển nở của mọi thành phần. Công lý nhằm phối trí mọi hoạt động khác nhau ta cần thực hiện trong xã hội để trở thành nhân bản một cách chân chính. Đó không phải chỉ là việc buộc các tính khí của ta phải vị tha hơn; mà còn là việc tạo ra các mối liên hệ năng động để giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau giữa những con người liên lập trong cộng đồng.
Theo chiều hướng ấy, ta nên chú ý điều này: một trong các vấn đề chính đối với các ý niệm dân chủ qui ước về chính trị là: các ý niệm này thu nhỏ các tham vọng riêng của chính trị. Công dân các nền dân chủ tự do thừa hưởng phần lớn triết lý buổi đầu của lý thuyết khế ước, là lý thuyết coi con người nhân bản là phi xã hội (asocial) và coi chính trị có tính dụng cụ. Trong truyền thống này, chính trị là một hệ thống giả tạo (artificial) nhằm cung cấp các tiện ích như an ninh và thịnh vượng, có thể dành cho bất cứ việc sử dụng tư riêng nào. Nền chính trị dựa vào các nhóm quyền lợi xác định việc phân phối các tiện ích này và gánh nặng phải trả các phí khoản của chúng. Cạnh tranh, chứ không phải tinh thần cùng vui sống (conviviality), là luật của rừng xanh. Trái lại, đối với tư tưởng xã hội Công Giáo, chính trị là hoạt động phối trí có trách nhiệm bảo vệ và phát huy công ích mà mọi người cùng chia sẻ và nên hợp tác để tạo ra. Trong truyền thống này, công lý không phải chỉ là làm cho các cá nhân vị kỷ biết quan tâm tới người khác. Hơn nữa, chính trị cũng không phải chỉ có tính dụng cụ; nó không phải chỉ là một dụng cụ để mở rộng chọn lựa cá nhân. Mà nó cũng không phải chỉ là việc giữ cho người ta được an ninh trong man vàn cách thế. Công lý và chính trị vun sới ích chung của toàn thể cộng đồng bằng cách cấu trúc hóa cộng đồng ấy một cách hợp lý để bảo đảm việc triển nở của mỗi thành phần.
Về khía cạnh đó, nó thừa hưởng được điều tốt nhất từ truyền thống cổ điển của triết lý chính trị. Trong truyền thống này, chính trị có tính hệ thống hóa (architectonic) vì nó nhằm phát huy và bảo vệ một lối sống; trong ngôn từ của Aristốt, nó đi tìm một quan niệm về sự triển nở nhân bản. Như thế, nó là một chế độ dứt khoát ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của nhân sinh, gồm cả việc đào luyện các cá nhân (44). Trong kiến trúc, chẳng hạn, các nhà thầu phụ và các thợ lành nghề khác nhau đều phải nhận chỉ dẫn từ viên kiến trúc sư. Ông ta mới là người quyết định hình dáng và chức năng của tòa nhà. Ông ta phối trí công việc của các nhà thầu phụ chịu trách nhiệm về ánh sáng hay cống rãnh theo mục đích mà tòa nhà này sẽ được sử dụng. Cũng thế, chế độ phối trí hình dáng và hướng đi toàn bộ cho các thành phần cấu tạo ra một cộng đồng, vì các bên tham dự luôn hành động dựa trên một quan niệm riêng nào đó về việc đâu là sự thiện mà con người nhân bản cần phải trở nên và phải làm khi họ thông qua luật lệ hay đưa ra các thực hành tốt đẹp. Sự liên lập nhân bản đòi phải có phân công lao động, tin tưởng, hùn hạp (partnership), và hợp tác. Sự hợp tác hòa điệu đòi sự phối trí có tính khôn ngoan thực tiễn của nhiều hành động khác nhau trong xã hội. Cơ quan khoanh vùng giúp tạo ra hình thù cho một cộng đồng. Luật lệ thuế khóa ảnh hưởng tới các thực hành của gia đình, công lý, và sự đại lượng. Luật lệ hình sự phản ảnh cách ta quan niệm về tính dục, về tính mau chết của ta, về nhu cầu ta cần phải chừng mực và có tinh thần trách nhiệm. Như thế, mọi hành vi chính trị đều hàm nghĩa một câu trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào ta cùng trở nên nhân bản với nhau?” (45).
Lý trí ta vun sới sự thiện nhân bản bằng hành động chính trị trong muôn vàn cách thế khác nhau mà người ta nên để các chính khách có thiện chí được tự do sử dụng tri thức thực tiễn quyết định. Các chính khách có thể tạo ra các nghi thức tưởng niệm nhắc ta nhớ tới những điển hình sáng chói về đức hạnh để ta noi theo. Thí dụ, khi lập ra Ngày Martin Luther King, ta có thể tưởng niệm và cử hành một con người mà hành động từng giúp uốn nắn cộng đồng ta quanh các nhân đức được ông thể hiện. Các chính trị gia khuyến khích một số nhân đức và khuyên ta tránh một số thói hư bằng cách dựng lên một hệ thống gồm thưởng và phạt đối với các tác phong, từ việc cung cấp miễn thuế cho các đóng góp bác ái tới việc thông qua các đạo luật hình sự.
Các chính trị gia cũng không tránh khỏi việc phối trí các hoạt động khác nhau trong xã hội. Chính trị lên khuôn sinh hoạt kinh tế của ta, như qua cách qui định những gì ta được bán hay không được bán, chẳng hạn. Chính trị ảnh hưởng tới các thực hành tôn giáo của ta bằng rất nhiều cách. Tóm lại, công lý là một nhân đức liên ngã nhằm phối trí các hoạt động khác nhau trong xã hội cách nào đó để có thể đạt tới một đời sống năng động chung. Dĩ nhiên, chính trị có thể bị lạm dụng. Tất cả chúng ta đều có thể kể ra những đảng viên mù quáng (party hacks) chỉ biết đến mình, chuyên sử dụng thẩm quyền chính trị để thu tích của cải cho chính mình và bè lũ (46). Ấy thế nhưng, đó chính là một lạm dụng mà ta có lý để khinh bỉ dựa vào các trực giác của ta về phẩm giá cố hữu của hành động chính trị.
Tất cả những điều ấy chính là lý do khiến tư tưởng xã hội Công Giáo chủ trương rằng công lý có mục đích phục vụ tình thân hữu và tình liên đới. Công lý và chính trị không những chỉ là việc giữ cho các cá nhân an ninh và tự do. Chính trị chân chính luôn luôn là việc tạo ra một cuộc sống năng động chung với nhau. Có được một nền nhân học biết nhấn mạnh tới bản chất thụ tạo, hữu lý và liên lập là đã đang ở trên đường tiến tới một nền chính trị biết cảm thương, chuyên lo phục vụ ích chung. Dưới ánh sáng nền nhân học ấy, chính trị không thể chỉ là việc phục vụ kẻ quyền thế, được tổ chức và được tài trợ tốt. Cũng không thể chỉ là việc làm dễ sự chọn lựa cá nhân. Đúng hơn, nó là việc bảo vệ cuộc sống năng động chung trong đó, mọi người đều được chia sẻ các thiện ích công cộng.
Theo chiều hướng này, tư tưởng xã hội Công Giáo nhất quán nhấn mạnh rằng chính trị có nhiệm vụ đặc biệt phải bảo vệ những người và những thiện ích công cộng mà thị trường không thể và không muốn bảo vệ. “Nhà nước thị trường” dân chủ không thể chỉ phá bỏ luật lệ rồi ngồi đó hy vọng thị trường sẽ đảm nhiệm thay và giải quyết được mọi vấn đề xã hội bằng bàn tay vô hình (47). Ta không thể giản đơn coi trái đất và con người nhân bản như các vật liệu thô. Thành thử ra, không thể có dân chủ mà không có lòng kính trọng mọi con người. Hơn nữa, nhà nước có nhiệm vụ đặc biệt phải săn sóc người yếu thế và người kém thế. Do đó, kính trọng phẩm giá mọi người, chứ không phải chỉ người giầu có và quyền thế, là hết sức quan yếu trong một nền dân chủ thực sự. Bạn không thể xác định các quyền chỉ bằng cách vận động hành lang (lobbying) hay tố tụng hay cách gì khác trong đó, kẻ quyền thế luôn thắng và người yếu thế luôn thua. Các chính phủ phải ưu tiên chọn người nghèo khi đưa ra các chính sách về xã hội và kinh tế. Đối đầu với việc xuất hiện của nhà nước thị trường, một nhà nước chỉ biết nhấn mạnh tới việc mình nên phá bỏ luật lệ rồi để mặc nền kinh tế muốn tăng trưởng hay đi hoang thế nào mặc lòng, tư tưởng xã hội Công Giáo tuyên bố rằng kinh tế là vì dân, chứ không ngược lại. Điều này có nghĩa: ta phải đặt hiện hữu ưu tiên hơn chiếm hữu; vấn đề không phải chỉ là ta sở hữu được bao nhiêu, mà là ta đang làm gì với cái ta sở hữu được.
Cho đi và hỗ trợ hỗ tương, liên đới, đại lượng, nhất là đối với người yếu thế, không ai chống đỡ, vô tư không thiên vị đều là các biểu hiện của công lý. Cần phải có những gì để khai triển các phẩm tính ấy? Các phẩm tính này tùy thuộc một cái hiểu và đánh giá đứng đắn mọi sự kiện trên thế giới. Đối với tư tưởng xã hội Công Giáo, thẩm quyền chính trị là để phục vụ chứ không phải để được phục vụ; nó hiện hữu để phối trí các thực hành của toàn bộ cộng đồng cách nào đó hòng có thể phát huy sự triển nở chân chính của mọi thành phần chứ không phải là sự phóng đại cho giai cấp cai trị. Thành thử ra, linh đạo và sinh hoạt chính trị chân chính không thể tách biệt nhau.
Đàng khác, thẩm quyền chính trị cần phải có một cảm thức khôn ngoan thực tiễn về toàn bộ hình thù và mục đích của xã hội như một toàn thể, về nhu cầu và tiềm năng của các thành phần cấu tạo ra mình, và một khả năng biết dệt các thành phần này thành một cộng đồng hòa hợp, hợp nhất, đặt căn bản trên các xác tín vững chắc về ý nghĩa của phẩm giá con người. Khi phối trí hành động của các cộng đồng trong xã hội, một chính khách Kitô Giáo nhất quán phải đặt câu hỏi: “Các thực hành và các định chế của ta muốn hàm nghĩa ra sao trong ý niệm triển nở nhân bản và thân phận con người?”. Nói cách khác, người Kitô hữu dấn thân vào hành động chính trị phải tìm mọi cách để khai triển cho bằng được một lượng định thực tiễn về nhân đức và thói hư trong chế độ của mình và một ý niệm về cùng đích riêng của chế độ ấy.
Kết luận
Mấy dòng trên đây đã tóm lược một số chủ đề chính trị trong tư tưởng xã hội Công Giáo. Ấy thế nhưng, xét dưới ánh sáng vấn đề nền dân chủ Hoa Kỳ cần gì nhưng không thể cung ứng cho mình được, thì các chủ đề kia có một ánh sáng hơi khác. Xét vì lịch sử lâu dài nghi kỵ lẫn nhau và đôi khi thẳng thừng thù nghịch nhau giữa Giáo Hội Công Giáo và nền dân chủ hiện đại, người ta thấy quả là nghịch lý khi bảo Giáo Hội ấy có thể có những tài nguyên giúp nền chủ kia thoát được các bế tắc do chính nó tạo ra. Theo tư tưởng xã hội Công Giáo, mọi triết lý hành động xã hội đều chứa đựng một ý niệm mặc nhiên về số phận tối hậu của con người; mọi hành động chính trị, bất kể hủ hóa đến mức nào, cũng nói lên một hoài mong sâu sắc nào đó đối với sự hiệp thông phước hạnh mà tự nhiên ai trong chúng ta cũng thèm muốn. Dưới ánh sáng điều ấy, việc trình bày về phương diện thần học của tư tưởng xã hội Công Giáo không mở đường cho một chủ nghĩa cực đoan chính trị có tính duy luân lý vốn phá hoại sinh hoạt chính trị qua việc lên án toàn bộ phương cách thực hành chính trị ngày nay. Thay vào đó, nó nhấn mạnh một lúc cả cảm thức sống động về giới hạn của chính trị lẫn nét cao cả trong sứ mệnh của chính trị. Tóm lại, nó đi tìm một nền chính trị ôn hòa nhưng cao quí, một nền chính trị mời gọi đối thoại để tìm ra ý niệm phong phú hơn cho tự do, triển nở và sự sống con người hơn là ý niệm đã thành ước lệ đang thịnh hành tại những nước như Hoa Kỳ.
Chúng ta đã phác họa chiến lược tốt đẹp để bước vào cuộc đối thoại với đồng bào mình, hòng cố gắng khám phá ra cách thế mời gọi họ ngiêm chỉnh xem sét giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Vấn đề nghiêm trọng nhất đối với chiến lược này là: nó có thể dẫn các tín hữu Kitô Giáo tới chỗ không những lấy các bế tắc hiện nay của nền dân chủ tự do làm khởi điểm mà còn làm chân trời cuối cùng cho các suy tư của mình về thực tại xã hội và chính trị. Nếu các suy tư chính trị Công Giáo trong thế kỷ 19 bị cám dỗ muốn lên án nền dân chủ tự do, thì ngày nay ta đang bị cám dỗ muốn tiếp nhận triết lý sống của nền dân chủ này làm chân trời dứt khoát cho các suy tư của ta về công lý. Ngày nay, Đức Tin Kitô Giáo không bị khủng hoảng nhiều bằng niềm tin vào nền dân chủ tự do. Chỉ mấy thế hệ vừa qua thôi, những nhà bênh vực nền dân chủ tự do còn có thể giả dụ rằng lịch sử giống như một băng sơn đơn nhất đang xuôi chẩy một cách tất yếu về một tương lai tươi sáng hơn bao giờ hết. Lúc ấy, người Kitô hữu có lý để mà sợ rằng các niềm tin của mình sẽ bị nghiền nát thành tro bụi dưới sức nặng của băng sơn này, vì sức mạnh của nó được cấu thành bởi những xu hướng không bị thách thức, rõ ràng củng cố lẫn nhau như khoa học tự nhiên hiện đại, kỹ thuật, chính trị dân chủ, và việc ca tụng giá trị cá nhân của Phong Trào Ánh Sáng. Tuy nhiên, băng sơn ấy đã tan rã trên mặt biển hỗn loạn của các cuộc thế chiến, của việc dẹp tan chủ nghĩa thực dân Âu Châu, của các phê phán nặng nề đối với Phong Trào Ánh Sáng, của các đại nạn môi sinh, của vũ khí nguyên tử, và của việc hiểu ra rằng dân chủ không tự động bảo đảm được nhân phẩm. Ngày nay, các người duy thế tục chuyên bào chữa cho nền dân chủ tự do thấy mình đang chới với lèo lái các mối liên hệ qua thật nhiều đỉnh băng văn hóa đôi khi rất nguy hiểm. Tệ hại hơn nữa, họ lèo lái như thế mà không hề có la bàn, vì họ trót tham gia một nền văn hóa ngày càng phá hoại các tài nguyên tâm linh cần thiết để đương đầu với sự phân mảnh này. Thực vậy, vì mải mê đi tìm sự ủng hộ của quần chúng qua việc theo đuổi một quan niệm duy vật về phát triển, các xã hội cuối thời tự do đã ra xa lạ đối với những người mẫn cảm về tâm linh.
Tuy nhiên, ta sẽ thiếu sót, nếu chỉ sử dụng tư tưởng xã hội Công Giáo để cứu nền dân chủ tự do thoát khỏi các bế tắc do nó tạo ra. Dù cần thiết phải làm cho những người ủng hộ nền dân chủ tự do thay đổi bằng cách nghiêm chỉnh coi tư tưởng xã hội Công Giáo như một giải pháp thay thế, thì chủ đề của ta vẫn chưa kết thúc. Vì chủ điểm vẫn là hướng về Nước Thiên Chúa. Không thể định nghĩa đầy đủ được con người nhân bản chỉ bằng việc họ tham gia vào đời sống chính trị, dù đời sống này có quan yếu bao nhiêu đối với việc hoàn tất bản chất liên lập của ta. Đời sống con người có những chiều kích vượt lên trên việc đó. Bởi thế, tư tưởng xã hội Công Giáo thúc giục ta sử dụng trí tưởng tượng và sự khôn ngoan thực tiễn của mình để tích cực đưa ra những giải pháp thay thế hợp lý, lành mạnh trong Giáo Hội và xã hội, trong khi nhìn nhận rằng công việc xây dựng này, xét từ căn gốc, luôn luôn có tính bất toàn và cần đến ơn thánh Chúa. Muốn hữu ích cho đồng bào mình, trước nhất ta không nên lo lắng về tính hữu dụng của giáo huấn xã hội Công Giáo. Đây không phải là một chiến lược kết án và đối kháng. Chiến lược của ta tìm kiếm đối thoại để học hỏi và phục vụ người khác. Tư tưởng xã hội Công Giáo thúc giục ta phải có thứ khôn ngoan bất qui ước và một sự táo bạo đầy hy vọng phát sinh từ lòng cậy trông và tình yêu Nước Thiên Chúa.
Phóng dịch bài Catholic Social Thought and Modern Liberal Democracy, của Thomas W. Smith, Logos 11:1 Mùa Đông năm 2008, tạp chí tư tưởng Công Giáo của Đại Học Thánh Thomas, Minnesota, Hoa Kỳ.
Ghi chú
40. Theo chiều hướng này, các Kitô hữu phải ráng để ý lời khuyên của Tariq Ramadan nói với các đồng đạo Hồi Giáo đang gặp những vấn đề tương tự trong việc tìm cách sống trong các nền dân chủ tự do. Xem Western Muslims and the Future of Islam [Oxford: Oxford University Press, 2004], 53).
41. John Paul II, Ad Limina addresses: The Addresses of His Holiness John Paul II to the Bishops of the United States During Their Ad Limina Visits (Washington, DC: United States Catholic Conference, 1984), 36.
42. John Paul II, Centesimus Annus, no. 24.
43. Trích trong David O’Connor, “Aristotelian Justice as a Personal Virtue,” Midwest Studies in Philosophy, Peter French và Theodore Uehling chủ biên, vol. 3 (Notre Dame, IN: University of Notre Dame Press), 49.
44. Aristotle, Nicomachean Ethics, 1141b 21; 1141b 24–28; Politics 1252a 1–8; 1260a 17–19. Xem thêm Thomas W. Smith, Revaluing Ethics: Aristotle’sDialectical Pedagogy (Albany: State University of New York Press, 2001), chaps. 1, 6.
45. Aristotle, Nicomachean Ethics, 1093a 27–1094b 10.
46. Như Rowan Williams từng nhấn mạnh, điều này có nghĩa: các quan tâm tâm linh và chính trị không phải là các quan tâm tách biệt; quan tâm tâm linh thực sự là quan tâm chính trị. (“Politics and the Soul: A Reading of the City of God,” Milltown Studies 19, no. 20 [1987]: 58).
47. “Nhiệm vụ Nhà Nước là cung ứng sự bảo vệ và duy trì các thiện ích chung như môi trường thiên nhiên và nhân bản, các thiện ích vốn không thể được bảo vệ duy bằng lực lượng thị trường” Centesimus Annus, no. 40.
Nếu luận chứng của ta đúng, thì không nên ngạc nhiên khi thấy tư tưởng xã hội Công Giáo đưa ra một lượng định mơ hồ về các nền dân chủ tự do Tây Phương. Tuy nhiên, trong truyền thống tư tưởng xã hội Công Giáo, phản ứng trên không phải là một cuộc rút chân ra khỏi đời sống công, trong tư thế kết án nó (40). Nhưng, cũng không đơn giản tham gia mạnh mẽ vào đời sống công theo những điều kiện đã thành ước lệ. Đúng hơn, các bế tắc của nền dân chủ tự do kia đem lại nhiều cơ hội quan trọng để ta tin mừng hóa các nền văn hóa. Trong các bài nói chuyện nhân dịp các Giám Mục Hoa Kỳ viếng mộ hai Thánh Phêrô và Phaolô, Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhất quán nói lên chủ đề ấy: “Thách đố này hết sức lớn lao, nhưng thời điểm đã đúng lúc rồi. Vì các lực lượng tạo văn hóa khác đã kiệt quệ, hết sức thuyết phục, và thiếu hẳn các tài nguyên trí thức thoả đáng để thỏa mãn các hoài mong chân thực của con người muốn được giải phóng, dù các lực lượng này vẫn còn đang cọ quậy để trình diễn một màn lôi cuốn ngoạn mục, nhất là qua các phương tiện truyền thông” (41).
Điểm quan trọng ở đây là nhận ra các cách thế trong đó môi trường chính trị và văn hóa đương thời đang tạo ra một loạt các bế tắc mà nó không thể giải quyết được, đồng thời nhận ra rằng tư tưởng xã hội Công Giáo có thể cung ứng cho ta các tài nguyên, giúp ta hiểu và phản ứng được tình thế ấy. Đây là một chiến lược rất hữu hiệu trong việc mời gọi các đồng đạo Công Giáo nghiêm chỉnh sử dụng tư tưởng xã hội Công Giáo trong các cuộc đối thoại. Sứ điệp nhất quán của tư tưởng xã hội Công Giáo là: Giáo Hội sẵn sàng phục vụ nhân loại. Để đạt mục đích này, tư tưởng ấy đưa ra một nền nhân thần học (theological anthropology) có thể giúp nền dân chủ Hoa Kỳ cũng như nhiều nền dân chủ khác vượt qua các bế tắc hiện nay. Đứng trước các phong trào hiện đại đang thu gọn con người nhân bản vào các động lực sinh học và kinh tế, hay các mạng lưới quyền lực đóng kín, tư tưởng xã hội Công Giáo cho rằng trái tim con người là lực đẩy của lịch sử. “Con người được hiểu một cách trọn vẹn hơn khi họ được định vị qua ngôn ngữ, lịch sử, và chủ trương của họ đối với các biến cố nền tảng của sự sống, như sinh ra, yêu thương, làm việc và chết. Ở tâm điểm mọi nền văn hóa đều có thái độ của con người đối với mầu nhiệm vĩ đại nhất: mầu nhiệm Thiên Chúa. Xét về căn bản, các nền văn hóa khác nhau đều chỉ là các cách khác nhau trong việc đương đầu với vấn đề ý nghĩa cuộc hiện sinh bản vị” (42).
Về phương diện chính trị, điểm quan trọng là nhìn nhận rằng việc tìm kiếm công lý là một với cuộc tìm kiếm các lối nhìn phong phú hơn về sự triển nở nhân bản và hỏi xem lối nhìn của Tin Mừng và truyền thống phát sinh từ lối nhìn đó đã ảnh hưởng ra sao đối với vấn đề này. Tư tưởng xã hội Công Giáo được trình bày như một khuynh hướng hướng về cuộc sống chung của ta, làm ta xa rời các quan điểm có tính ước lệ và hướng ta về một cái hiểu phong phú hơn đối với đời sống bản thân và xã hội. Nó cung cấp cho ta các nguyên tắc để hướng dẫn các suy tư của ta về văn hóa, giúp ta vừa suy nghĩ cẩn thận các vấn đề đang gặp vừa tiến lên phía trước một cách khôn ngoan thực tiễn. Nó làm được thế, nhờ dựa vào một số chủ trương về con người nhân bản.
Đối với tư tưởng xã hội Công Giáo, con người nhân bản được dựng nên như những chủ thể liên lập và hữu lý. Ta đòi hỏi công lý vì ta được dựng nên để trung tín với nhau và trợ giúp lẫn nhau. Liên lập là sao? Nó có nghĩa: chúng ta là những tạo vật biết phát triển. Chúng ta không tự tạo ra mình. Chúng ta cậy nhờ cha mẹ và xã hội giúp ta phát triển các khả năng làm chúng ta là chúng ta. Chúng ta liên lập vì chúng ta cần đủ thứ. Chúng ta cần thức ăn, nhà ở, áo quần, một sinh hoạt kinh tế chung, v.v… Ta dựa vào các hoạt động hợp tác khác nhau một cách hết sức căn bản để thỏa mãn các nhu cầu này. Liên lập cũng có nghĩa: ta phải chia sẻ các tài nguyên của trái đất để thoả mãn các nhu cầu của mình. Ta phải nhất trí với các qui luật của hợp tác và chia sẻ, ngõ hầu có thể liên lập một cách năng động.
Chúng ta còn có lý trí nữa. Đầu tiên, điều này ít có nghĩa: ta nắm được các nguyên tắc trường cửu của tác phong, đúng hơn, nó có nghĩa: ta ít bị xác định hơn (underdetermined). Thiên nhiên ít xác định chúng ta, và việc ít xác định này mở lối cho khả năng suy luận của ta. Hơn bất cứ con vật nào khác, con người nhân bản ước muốn và hành động do hậu quả của tập thành (habituation) và suy tư, chứ không hẳn chỉ là các bản năng được thừa kế. Ngược với các con vật khác, con người nhân bản có thể sống một cách có suy nghĩ bao gồm việc chọn lựa có ý thức các mục tiêu của mình. Tuy nhiên, việc hiện thực hóa các phẩm tính nhân bản độc đáo kia đòi phải có việc xã hội hóa thâm hậu. Thí dụ, việc xã hội hóa của ta giúp ta, nhờ bàn thảo, khám phá ra các loại mục tiêu nhờ đó ta có thể tổ chức và giải thích các hành động cũng như cuộc đời ta. Bởi thế, ta cần tới các con người nhân bản khác ngay cả để có thể khai triển được một quan niệm về điều con người nhân bản nên cố gắng trở nên và thi hành. Đàng khác, ta cần suy nghĩ và theo đuổi một cách có ý thức các đức tính nhân bản như trung thành, can đảm, vô tư trong các ngữ cảnh và hoàn cảnh khác nhau. Những đức tính ấy không dễ hiểu và dễ dàng thu lượm, nên có thể nói, việc của lý trí là tìm hiểu qua cái mớ bòng bong gồm rất nhiều những nét đặc thù của cá nhân ấy để biện phân được đúng điều phải làm trong các hoàn cảnh đặc biệt. Điều này hàm nghĩa: cần phải dành chỗ xoay chuyển cho tri thức thực tiễn tự do làm việc để tự tìm ra các giải pháp cho các vấn đề bản thân và xã hội. Ta sẽ không có ngay tức khắc cách nào đúng để cấu trúc hóa xã hội nếu không có việc làm của lý trí. Ta có thể hình dung ra nhiều cách hợp pháp để thỏa mãn các nhu cầu của ta: có nhiều cách tốt để kết hôn và nuôi dưỡng con cái, hay tham gia vào sinh hoạt kinh tế, ăn mặc hay kết bằng hữu, được giáo dục. Có lẽ đó chính là một trong các lý lẽ khiến Giáo Hội nhấn mạnh rằng Giáo Hội không nên tự trói buộc mình vào bất cứ trật tự chính trị và xã hội nào; bởi vì làm thế là dành ít chỗ xoay sở hơn cho tri thức thực tiễn tự do hành động. Như thế, tư tưởng xã hội Công Giáo là lời mời đối thoại và suy tư có trách nhiệm; nó không phải là một chương trình chính trị.
Sau cùng, sự thiếu thốn và liên lập khiến ta đòi công lý. Công lý là một nhân đức liên ngã nhằm điều hướng sự liên lập này. Ta nên tương phản quan niệm coi công lý như một nhân đức liên ngã này với quan niệm khác coi công lý như một nhân đức nội ngã (intrapersonal). Giả thuyết có tính điều hướng trong lý thuyết chính trị tự do là: không ai phán đoán sự thiện riêng của tôi tốt hơn chính tôi. Thành ra, tôi sở hữu một số quyền có trước chính trị, các quyền mà tôi có thể coi như con bài tẩy chống lại các cá nhân, các nhóm hay cấu trúc quyền lực muốn buộc tôi phải hành động trái với ý muốn của tôi. Vấn đề vì thế trở thành: làm cách nào cung cấp cho các cá nhân một động lực để họ hành động vì thiện ích của người khác. Về phương diện này, nguồn gốc của bất công là việc người ta không thể hay không muốn quan tâm tới người khác. Bất công là do thiếu mẫn cảm. Người bất công thích vi phạm quyền của người khác hay quan niệm của họ về sự thiện vì không tôn trọng hay không đánh giá người khác như họ đáng được. Phương thuốc chữa trị thái độ này thường là một hình thức huấn luyện nào đó về mẫn cảm, nhờ đó, người vi phạm sẽ hiểu thấu thế giới quan của những người họ xúc phạm. Nếu người ta gắn bó với thiện ích của người khác cũng nhiều như họ gắn bó với chính các thiện ích của bản thân mình thì đâu còn cần cái nhân đức từ tâm (benevolence) cho bằng nhân đức yêu mình. Và nếu người ta quan tâm tới quyền người khác cũng như tới quyền của chính mình thì đâu cần tới nhân đức công lý nữa (43).
Quan điểm trên khiến công lý trở thành một nhân đức nội ngã nhằm trước nhất làm cho các cá nhân nguyên phân bớt vị kỷ đi. Nhân học tiềm ẩn trong quan niệm công lý này là nền nhân học của chủ nghĩa tự do cổ điển. Con người nhân bản là các cá nhân có thể được xem sét một cách tách biệt khỏi các liên hệ tùy thuộc như truyền thống, tôn giáo, gia đình, hay văn hóa. Họ được phân biệt với mọi phần khác của thiên nhiên nhờ việc sở hữu một ý chí tự lập, nhờ đó, họ tạo ra giá trị. Tuy nhiên, những ý chí này thường ở thế kình chống nhau, nên bổn phận của nhà nước phải qui định ra lãnh vực các quyền để các ý chí cá nhân có thể cùng hiện hữu. Vấn đề chính trong chính trị là: làm thế nào giữ cho các ý chí này ở trong giới hạn, làm thế nào chuyển được người ta từ chủ nghĩa vị kỷ cố ý qua chủ nghĩa vị tha biết quan tâm tới người khác.
Tư tưởng xã hội Công Giáo có khác. Theo tư tưởng này, vì nhấn mạnh tới bản chất thụ tạo, liên lập, nên công lý dứt khoát có chiều kích liên ngã. Nghĩa là, công lý có một ý nghĩa rộng rãi hơn nhiều, một ý nghĩa vươn tới việc phải cấu trúc hóa xã hội ra sao để đảm bảo sự triển nở của mọi thành phần. Công lý nhằm phối trí mọi hoạt động khác nhau ta cần thực hiện trong xã hội để trở thành nhân bản một cách chân chính. Đó không phải chỉ là việc buộc các tính khí của ta phải vị tha hơn; mà còn là việc tạo ra các mối liên hệ năng động để giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau giữa những con người liên lập trong cộng đồng.
Theo chiều hướng ấy, ta nên chú ý điều này: một trong các vấn đề chính đối với các ý niệm dân chủ qui ước về chính trị là: các ý niệm này thu nhỏ các tham vọng riêng của chính trị. Công dân các nền dân chủ tự do thừa hưởng phần lớn triết lý buổi đầu của lý thuyết khế ước, là lý thuyết coi con người nhân bản là phi xã hội (asocial) và coi chính trị có tính dụng cụ. Trong truyền thống này, chính trị là một hệ thống giả tạo (artificial) nhằm cung cấp các tiện ích như an ninh và thịnh vượng, có thể dành cho bất cứ việc sử dụng tư riêng nào. Nền chính trị dựa vào các nhóm quyền lợi xác định việc phân phối các tiện ích này và gánh nặng phải trả các phí khoản của chúng. Cạnh tranh, chứ không phải tinh thần cùng vui sống (conviviality), là luật của rừng xanh. Trái lại, đối với tư tưởng xã hội Công Giáo, chính trị là hoạt động phối trí có trách nhiệm bảo vệ và phát huy công ích mà mọi người cùng chia sẻ và nên hợp tác để tạo ra. Trong truyền thống này, công lý không phải chỉ là làm cho các cá nhân vị kỷ biết quan tâm tới người khác. Hơn nữa, chính trị cũng không phải chỉ có tính dụng cụ; nó không phải chỉ là một dụng cụ để mở rộng chọn lựa cá nhân. Mà nó cũng không phải chỉ là việc giữ cho người ta được an ninh trong man vàn cách thế. Công lý và chính trị vun sới ích chung của toàn thể cộng đồng bằng cách cấu trúc hóa cộng đồng ấy một cách hợp lý để bảo đảm việc triển nở của mỗi thành phần.
Về khía cạnh đó, nó thừa hưởng được điều tốt nhất từ truyền thống cổ điển của triết lý chính trị. Trong truyền thống này, chính trị có tính hệ thống hóa (architectonic) vì nó nhằm phát huy và bảo vệ một lối sống; trong ngôn từ của Aristốt, nó đi tìm một quan niệm về sự triển nở nhân bản. Như thế, nó là một chế độ dứt khoát ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của nhân sinh, gồm cả việc đào luyện các cá nhân (44). Trong kiến trúc, chẳng hạn, các nhà thầu phụ và các thợ lành nghề khác nhau đều phải nhận chỉ dẫn từ viên kiến trúc sư. Ông ta mới là người quyết định hình dáng và chức năng của tòa nhà. Ông ta phối trí công việc của các nhà thầu phụ chịu trách nhiệm về ánh sáng hay cống rãnh theo mục đích mà tòa nhà này sẽ được sử dụng. Cũng thế, chế độ phối trí hình dáng và hướng đi toàn bộ cho các thành phần cấu tạo ra một cộng đồng, vì các bên tham dự luôn hành động dựa trên một quan niệm riêng nào đó về việc đâu là sự thiện mà con người nhân bản cần phải trở nên và phải làm khi họ thông qua luật lệ hay đưa ra các thực hành tốt đẹp. Sự liên lập nhân bản đòi phải có phân công lao động, tin tưởng, hùn hạp (partnership), và hợp tác. Sự hợp tác hòa điệu đòi sự phối trí có tính khôn ngoan thực tiễn của nhiều hành động khác nhau trong xã hội. Cơ quan khoanh vùng giúp tạo ra hình thù cho một cộng đồng. Luật lệ thuế khóa ảnh hưởng tới các thực hành của gia đình, công lý, và sự đại lượng. Luật lệ hình sự phản ảnh cách ta quan niệm về tính dục, về tính mau chết của ta, về nhu cầu ta cần phải chừng mực và có tinh thần trách nhiệm. Như thế, mọi hành vi chính trị đều hàm nghĩa một câu trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào ta cùng trở nên nhân bản với nhau?” (45).
Lý trí ta vun sới sự thiện nhân bản bằng hành động chính trị trong muôn vàn cách thế khác nhau mà người ta nên để các chính khách có thiện chí được tự do sử dụng tri thức thực tiễn quyết định. Các chính khách có thể tạo ra các nghi thức tưởng niệm nhắc ta nhớ tới những điển hình sáng chói về đức hạnh để ta noi theo. Thí dụ, khi lập ra Ngày Martin Luther King, ta có thể tưởng niệm và cử hành một con người mà hành động từng giúp uốn nắn cộng đồng ta quanh các nhân đức được ông thể hiện. Các chính trị gia khuyến khích một số nhân đức và khuyên ta tránh một số thói hư bằng cách dựng lên một hệ thống gồm thưởng và phạt đối với các tác phong, từ việc cung cấp miễn thuế cho các đóng góp bác ái tới việc thông qua các đạo luật hình sự.
Các chính trị gia cũng không tránh khỏi việc phối trí các hoạt động khác nhau trong xã hội. Chính trị lên khuôn sinh hoạt kinh tế của ta, như qua cách qui định những gì ta được bán hay không được bán, chẳng hạn. Chính trị ảnh hưởng tới các thực hành tôn giáo của ta bằng rất nhiều cách. Tóm lại, công lý là một nhân đức liên ngã nhằm phối trí các hoạt động khác nhau trong xã hội cách nào đó để có thể đạt tới một đời sống năng động chung. Dĩ nhiên, chính trị có thể bị lạm dụng. Tất cả chúng ta đều có thể kể ra những đảng viên mù quáng (party hacks) chỉ biết đến mình, chuyên sử dụng thẩm quyền chính trị để thu tích của cải cho chính mình và bè lũ (46). Ấy thế nhưng, đó chính là một lạm dụng mà ta có lý để khinh bỉ dựa vào các trực giác của ta về phẩm giá cố hữu của hành động chính trị.
Tất cả những điều ấy chính là lý do khiến tư tưởng xã hội Công Giáo chủ trương rằng công lý có mục đích phục vụ tình thân hữu và tình liên đới. Công lý và chính trị không những chỉ là việc giữ cho các cá nhân an ninh và tự do. Chính trị chân chính luôn luôn là việc tạo ra một cuộc sống năng động chung với nhau. Có được một nền nhân học biết nhấn mạnh tới bản chất thụ tạo, hữu lý và liên lập là đã đang ở trên đường tiến tới một nền chính trị biết cảm thương, chuyên lo phục vụ ích chung. Dưới ánh sáng nền nhân học ấy, chính trị không thể chỉ là việc phục vụ kẻ quyền thế, được tổ chức và được tài trợ tốt. Cũng không thể chỉ là việc làm dễ sự chọn lựa cá nhân. Đúng hơn, nó là việc bảo vệ cuộc sống năng động chung trong đó, mọi người đều được chia sẻ các thiện ích công cộng.
Theo chiều hướng này, tư tưởng xã hội Công Giáo nhất quán nhấn mạnh rằng chính trị có nhiệm vụ đặc biệt phải bảo vệ những người và những thiện ích công cộng mà thị trường không thể và không muốn bảo vệ. “Nhà nước thị trường” dân chủ không thể chỉ phá bỏ luật lệ rồi ngồi đó hy vọng thị trường sẽ đảm nhiệm thay và giải quyết được mọi vấn đề xã hội bằng bàn tay vô hình (47). Ta không thể giản đơn coi trái đất và con người nhân bản như các vật liệu thô. Thành thử ra, không thể có dân chủ mà không có lòng kính trọng mọi con người. Hơn nữa, nhà nước có nhiệm vụ đặc biệt phải săn sóc người yếu thế và người kém thế. Do đó, kính trọng phẩm giá mọi người, chứ không phải chỉ người giầu có và quyền thế, là hết sức quan yếu trong một nền dân chủ thực sự. Bạn không thể xác định các quyền chỉ bằng cách vận động hành lang (lobbying) hay tố tụng hay cách gì khác trong đó, kẻ quyền thế luôn thắng và người yếu thế luôn thua. Các chính phủ phải ưu tiên chọn người nghèo khi đưa ra các chính sách về xã hội và kinh tế. Đối đầu với việc xuất hiện của nhà nước thị trường, một nhà nước chỉ biết nhấn mạnh tới việc mình nên phá bỏ luật lệ rồi để mặc nền kinh tế muốn tăng trưởng hay đi hoang thế nào mặc lòng, tư tưởng xã hội Công Giáo tuyên bố rằng kinh tế là vì dân, chứ không ngược lại. Điều này có nghĩa: ta phải đặt hiện hữu ưu tiên hơn chiếm hữu; vấn đề không phải chỉ là ta sở hữu được bao nhiêu, mà là ta đang làm gì với cái ta sở hữu được.
Cho đi và hỗ trợ hỗ tương, liên đới, đại lượng, nhất là đối với người yếu thế, không ai chống đỡ, vô tư không thiên vị đều là các biểu hiện của công lý. Cần phải có những gì để khai triển các phẩm tính ấy? Các phẩm tính này tùy thuộc một cái hiểu và đánh giá đứng đắn mọi sự kiện trên thế giới. Đối với tư tưởng xã hội Công Giáo, thẩm quyền chính trị là để phục vụ chứ không phải để được phục vụ; nó hiện hữu để phối trí các thực hành của toàn bộ cộng đồng cách nào đó hòng có thể phát huy sự triển nở chân chính của mọi thành phần chứ không phải là sự phóng đại cho giai cấp cai trị. Thành thử ra, linh đạo và sinh hoạt chính trị chân chính không thể tách biệt nhau.
Đàng khác, thẩm quyền chính trị cần phải có một cảm thức khôn ngoan thực tiễn về toàn bộ hình thù và mục đích của xã hội như một toàn thể, về nhu cầu và tiềm năng của các thành phần cấu tạo ra mình, và một khả năng biết dệt các thành phần này thành một cộng đồng hòa hợp, hợp nhất, đặt căn bản trên các xác tín vững chắc về ý nghĩa của phẩm giá con người. Khi phối trí hành động của các cộng đồng trong xã hội, một chính khách Kitô Giáo nhất quán phải đặt câu hỏi: “Các thực hành và các định chế của ta muốn hàm nghĩa ra sao trong ý niệm triển nở nhân bản và thân phận con người?”. Nói cách khác, người Kitô hữu dấn thân vào hành động chính trị phải tìm mọi cách để khai triển cho bằng được một lượng định thực tiễn về nhân đức và thói hư trong chế độ của mình và một ý niệm về cùng đích riêng của chế độ ấy.
Kết luận
Mấy dòng trên đây đã tóm lược một số chủ đề chính trị trong tư tưởng xã hội Công Giáo. Ấy thế nhưng, xét dưới ánh sáng vấn đề nền dân chủ Hoa Kỳ cần gì nhưng không thể cung ứng cho mình được, thì các chủ đề kia có một ánh sáng hơi khác. Xét vì lịch sử lâu dài nghi kỵ lẫn nhau và đôi khi thẳng thừng thù nghịch nhau giữa Giáo Hội Công Giáo và nền dân chủ hiện đại, người ta thấy quả là nghịch lý khi bảo Giáo Hội ấy có thể có những tài nguyên giúp nền chủ kia thoát được các bế tắc do chính nó tạo ra. Theo tư tưởng xã hội Công Giáo, mọi triết lý hành động xã hội đều chứa đựng một ý niệm mặc nhiên về số phận tối hậu của con người; mọi hành động chính trị, bất kể hủ hóa đến mức nào, cũng nói lên một hoài mong sâu sắc nào đó đối với sự hiệp thông phước hạnh mà tự nhiên ai trong chúng ta cũng thèm muốn. Dưới ánh sáng điều ấy, việc trình bày về phương diện thần học của tư tưởng xã hội Công Giáo không mở đường cho một chủ nghĩa cực đoan chính trị có tính duy luân lý vốn phá hoại sinh hoạt chính trị qua việc lên án toàn bộ phương cách thực hành chính trị ngày nay. Thay vào đó, nó nhấn mạnh một lúc cả cảm thức sống động về giới hạn của chính trị lẫn nét cao cả trong sứ mệnh của chính trị. Tóm lại, nó đi tìm một nền chính trị ôn hòa nhưng cao quí, một nền chính trị mời gọi đối thoại để tìm ra ý niệm phong phú hơn cho tự do, triển nở và sự sống con người hơn là ý niệm đã thành ước lệ đang thịnh hành tại những nước như Hoa Kỳ.
Chúng ta đã phác họa chiến lược tốt đẹp để bước vào cuộc đối thoại với đồng bào mình, hòng cố gắng khám phá ra cách thế mời gọi họ ngiêm chỉnh xem sét giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Vấn đề nghiêm trọng nhất đối với chiến lược này là: nó có thể dẫn các tín hữu Kitô Giáo tới chỗ không những lấy các bế tắc hiện nay của nền dân chủ tự do làm khởi điểm mà còn làm chân trời cuối cùng cho các suy tư của mình về thực tại xã hội và chính trị. Nếu các suy tư chính trị Công Giáo trong thế kỷ 19 bị cám dỗ muốn lên án nền dân chủ tự do, thì ngày nay ta đang bị cám dỗ muốn tiếp nhận triết lý sống của nền dân chủ này làm chân trời dứt khoát cho các suy tư của ta về công lý. Ngày nay, Đức Tin Kitô Giáo không bị khủng hoảng nhiều bằng niềm tin vào nền dân chủ tự do. Chỉ mấy thế hệ vừa qua thôi, những nhà bênh vực nền dân chủ tự do còn có thể giả dụ rằng lịch sử giống như một băng sơn đơn nhất đang xuôi chẩy một cách tất yếu về một tương lai tươi sáng hơn bao giờ hết. Lúc ấy, người Kitô hữu có lý để mà sợ rằng các niềm tin của mình sẽ bị nghiền nát thành tro bụi dưới sức nặng của băng sơn này, vì sức mạnh của nó được cấu thành bởi những xu hướng không bị thách thức, rõ ràng củng cố lẫn nhau như khoa học tự nhiên hiện đại, kỹ thuật, chính trị dân chủ, và việc ca tụng giá trị cá nhân của Phong Trào Ánh Sáng. Tuy nhiên, băng sơn ấy đã tan rã trên mặt biển hỗn loạn của các cuộc thế chiến, của việc dẹp tan chủ nghĩa thực dân Âu Châu, của các phê phán nặng nề đối với Phong Trào Ánh Sáng, của các đại nạn môi sinh, của vũ khí nguyên tử, và của việc hiểu ra rằng dân chủ không tự động bảo đảm được nhân phẩm. Ngày nay, các người duy thế tục chuyên bào chữa cho nền dân chủ tự do thấy mình đang chới với lèo lái các mối liên hệ qua thật nhiều đỉnh băng văn hóa đôi khi rất nguy hiểm. Tệ hại hơn nữa, họ lèo lái như thế mà không hề có la bàn, vì họ trót tham gia một nền văn hóa ngày càng phá hoại các tài nguyên tâm linh cần thiết để đương đầu với sự phân mảnh này. Thực vậy, vì mải mê đi tìm sự ủng hộ của quần chúng qua việc theo đuổi một quan niệm duy vật về phát triển, các xã hội cuối thời tự do đã ra xa lạ đối với những người mẫn cảm về tâm linh.
Tuy nhiên, ta sẽ thiếu sót, nếu chỉ sử dụng tư tưởng xã hội Công Giáo để cứu nền dân chủ tự do thoát khỏi các bế tắc do nó tạo ra. Dù cần thiết phải làm cho những người ủng hộ nền dân chủ tự do thay đổi bằng cách nghiêm chỉnh coi tư tưởng xã hội Công Giáo như một giải pháp thay thế, thì chủ đề của ta vẫn chưa kết thúc. Vì chủ điểm vẫn là hướng về Nước Thiên Chúa. Không thể định nghĩa đầy đủ được con người nhân bản chỉ bằng việc họ tham gia vào đời sống chính trị, dù đời sống này có quan yếu bao nhiêu đối với việc hoàn tất bản chất liên lập của ta. Đời sống con người có những chiều kích vượt lên trên việc đó. Bởi thế, tư tưởng xã hội Công Giáo thúc giục ta sử dụng trí tưởng tượng và sự khôn ngoan thực tiễn của mình để tích cực đưa ra những giải pháp thay thế hợp lý, lành mạnh trong Giáo Hội và xã hội, trong khi nhìn nhận rằng công việc xây dựng này, xét từ căn gốc, luôn luôn có tính bất toàn và cần đến ơn thánh Chúa. Muốn hữu ích cho đồng bào mình, trước nhất ta không nên lo lắng về tính hữu dụng của giáo huấn xã hội Công Giáo. Đây không phải là một chiến lược kết án và đối kháng. Chiến lược của ta tìm kiếm đối thoại để học hỏi và phục vụ người khác. Tư tưởng xã hội Công Giáo thúc giục ta phải có thứ khôn ngoan bất qui ước và một sự táo bạo đầy hy vọng phát sinh từ lòng cậy trông và tình yêu Nước Thiên Chúa.
Phóng dịch bài Catholic Social Thought and Modern Liberal Democracy, của Thomas W. Smith, Logos 11:1 Mùa Đông năm 2008, tạp chí tư tưởng Công Giáo của Đại Học Thánh Thomas, Minnesota, Hoa Kỳ.
Ghi chú
40. Theo chiều hướng này, các Kitô hữu phải ráng để ý lời khuyên của Tariq Ramadan nói với các đồng đạo Hồi Giáo đang gặp những vấn đề tương tự trong việc tìm cách sống trong các nền dân chủ tự do. Xem Western Muslims and the Future of Islam [Oxford: Oxford University Press, 2004], 53).
41. John Paul II, Ad Limina addresses: The Addresses of His Holiness John Paul II to the Bishops of the United States During Their Ad Limina Visits (Washington, DC: United States Catholic Conference, 1984), 36.
42. John Paul II, Centesimus Annus, no. 24.
43. Trích trong David O’Connor, “Aristotelian Justice as a Personal Virtue,” Midwest Studies in Philosophy, Peter French và Theodore Uehling chủ biên, vol. 3 (Notre Dame, IN: University of Notre Dame Press), 49.
44. Aristotle, Nicomachean Ethics, 1141b 21; 1141b 24–28; Politics 1252a 1–8; 1260a 17–19. Xem thêm Thomas W. Smith, Revaluing Ethics: Aristotle’sDialectical Pedagogy (Albany: State University of New York Press, 2001), chaps. 1, 6.
45. Aristotle, Nicomachean Ethics, 1093a 27–1094b 10.
46. Như Rowan Williams từng nhấn mạnh, điều này có nghĩa: các quan tâm tâm linh và chính trị không phải là các quan tâm tách biệt; quan tâm tâm linh thực sự là quan tâm chính trị. (“Politics and the Soul: A Reading of the City of God,” Milltown Studies 19, no. 20 [1987]: 58).
47. “Nhiệm vụ Nhà Nước là cung ứng sự bảo vệ và duy trì các thiện ích chung như môi trường thiên nhiên và nhân bản, các thiện ích vốn không thể được bảo vệ duy bằng lực lượng thị trường” Centesimus Annus, no. 40.
Catholic: Công Giáo hay Thiên Chúa Giáo?
Lữ Giang
12:08 22/06/2011
Catholic: Công Giáo hay Thiên Chúa Giáo?
Vấn đề hai danh từ Công Giáo và Thiên Chúa Giáo đã được chúng tôi và một số nhà nghiên cứu trình bày nhiều lần, nhưng hiện nay vẫn còn được tranh luận hàng ngày trên các diễn đàn. Đa số không cần biết nguồn gốc lịch sử hay ý nghĩa của hai danh từ này, họ cứ nói theo cảm tính (feeling) hay ác ý của mình. Vì thế, chúng tôi xin tóm lược lại vấn đề này một lần nữa.
Các nhà ngữ học khám phá ra cứ 7 chữ Việt có 5 chữ phát xuất từ tiếng Trung Hoa, đa số được phiên âm dưới dạng Hán – Việt, một số được dịch nghĩa. Các tên riêng cũng thường được phiên âm hay dịch nghĩa như thế, chẳng hạn Evangelical được dịch là Tin Lành, Orthodox là Chính Thống Giáo, Buddha được phiên âm là Phật-đà, Rousseau là Lư-thoa, Platon là Bá-lạp-đồ, Washington là Hoa Thịnh Đốn, Paris là Ba-lê, v.v.
1.- Danh từ “Thiên Chúa Giáo” hay “đạo Thiên Chúa”.
Lục soát trong các cuốn tự điển cũng như niên giám bằng ngoại ngữ trên thế giới hiện nay chúng ta không thấy có tôn giáo nào có tên là “Thiên Chúa Giáo” hay “đạo Thiên Chúa”, ngoại trừ ở Trung Hoa. Những người theo đạo Chúa Jesus Christ được gọi là Chrétien (Pháp), Christian (Anh) hay Ki-tô hữu (Việt Nam). Những danh từ này phát xuất từ tiếng Hy Lạp là Christos hay Khristos và tiếng Latin là Christus. Chữ Jesus được người Tàu phiên âm là Ye-su, còn người Việt phiên âm là Giêsu. Chữ Christ lúc đầu được người Việt phiên âm là Khirititô rồi Kirixitô và nay là Kitô. Chữ Christ nếu dịch thì có nghĩa là Đứng Cứu Thế. Như vậy Chúa Jesus Christ được phiên âm là Chúa Giêsu Kitô.
Như đã nói trên, tên Chúa Jesus được người Tàu phiên âm là Ye-su. Các dụ cấm đạo của nhà Nguyễn viết bằng chữ Hán cũng viết là Ye-su, nhưng khi được phiên âm ra chữ Nôm lại đọc là Da-tô hay Gia-tô. Trong một vài trường hợp, các dụ cấm đạo này còn gọi đạo của Chúa Jesus là đạo Hoa Lang, vì lầm tưởng đạo này của người Bồ Đào Nha! Các nhà truyền giáo Tây phương cũng như người Việt theo đạo Chúa Jesus không bao giờ chấp nhận lối phiên âm hay lối gọi này. Sách “Chân Đạo Yếu Lí” (1882) của Giám Mục Paul – François Puginier đã viết: “Bằng tiếng Da Tô kẻ ghét đạo quen dùng, thật là tiếng vô nghĩa trong nước Annam...” Dĩ nhiên, không thể dùng chữ Da-tô hay Gia-tô để phiên âm hay dịch chữ Catholic như một số người đã làm hay cố ý gán ghép với ác ý, vì hai chữ này là cách phiên âm chữ Jesus của các dụ cấm đạo, còn chữ Catholic hoàn toàn khác. Những người dùng danh từ Da-tô hay Gia-tô để chỉ đạo Công Giáo đều cố ý phỉ báng.
Ngày nay đạo của Chúa Jesus Christ được tiếng Anh gọi là Christianity, thường được Giáo Hội Công Giáo VN phiên âm là Kitô giáo, một số giáo phái Tin Lành VN phiên âm là Cơ-đốc giáo (Jidu jiao). Các danh từ này bao gồm tất cả các giáo phái theo đạo Chúa Jesus Christ như Tin Lành, Anh Giáo, Chính Thống, Công Giáo La Mã v.v.
Người Việt hay gọi đạo do Chúa Jesus Christ lập là “Thiên Chúa Giáo” hay “đạo Thiên Chúa”. Chữ này cũng phát xuất từ Trung Hoa. Vào khoảng thế kỷ XVI, các nhà truyền giáo Tây phương đến truyền giáo tại Trung Hoa đã nghĩ đến phải chọn một danh xưng phù hợp với văn hoá Trung Hoa. Họ thấy trong cổ văn Trung Hoa có câu: “Chí cao mạc nhược Thiên, chí tôn mạc nhược Chủ”, có nghĩa là “Cao nhất không gì bằng Trời, đáng kính trọng nhất không gì bằng Chủ”. Họ thấy hai chữ Thiên và Chủ của người Trung Hoa được ghép lại rất phù hợp với chữ “Đức Chúa Trời” (Deus, God) trong Thánh Kinh nên quyết định dùng chữ Thiên Chủ để chỉ Chúa Jesus Christ, với ý nghĩa Chúa Jesus là “Thiên địa chân chủ” tức “Chủ thật của trời đất”.
Tuy nhiên, Thiên Chủ giáo (Tianzhu jiao) khi truyền qua Việt Nam vào thế kỷ XVI và XVII được gọi là Thiên Chúa Giáo, vì lúc đó đang giai đoạn Chúa Trịnh - Chúa Nguyễn nằm quyền, vua chỉ có hư vị. Trong chữ Hán, chữ Chủ và chữ Chúa viết giống nhau và có cùng một nghĩa.
2.- Danh từ Công Giáo
Theo lịch sử, danh từ Giáo Hội Công Giáo (Catholic Church) được dùng đầu tiên trong thư của Thánh Ignatius thành Antioch gởi cho giáo dân Smyrnaeans (tức ở Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) vào khoảng năm 110. Trong thư có đoạn: “Where the Bishop is, there let the multitude of believers be; even as where Jesus is, there is the Catholic Church'' có nghĩa: “Ở đâu có Giám Mục ở đó có quần chúng tín hữu, ngay cả nơi nào có Chúa Jesus, ở đó có Giáo Hội Công Giáo” (Letter to the Smyrneans 8:2 [A.D. 110]).
Thánh Ignatius là vị giám mục thứ 3 của Kitô Giáo (98 – 117) và là môn đệ của Thánh John. Giám mục tiên khởi là Thánh Peter do chính Chúa Jesus lập, và giám mục thứ hai là Thánh Evosius.
Thật ra, từ đầu danh từ Giáo Hội Công Giáo đã được ghi trong Kinh tuyên xưng Đức Tin (Profession of Faith), thường được gọi là Kinh Tin Kính, do các môn đệ của Chúa Jesus đặt, có tên bằng tiếng Latin là Symbolum Apostolicum (Symbol or Creed of the Apostles), tức Kinh tuyên xưng Đức Tin của Các Tông Đồ. Ở đoạn tuyên xứng thứ 8 của kinh này ghi tôi tin Hội Thánh Công Giáo (Sanctam Ecclesiam Catholicam). Kinh tuyên xưng Đức Tin này được đọc khi chịu phép Rửa Tội.
Kinh tuyên xưng Đức Tin của Đại Công Đồng (Great Council) tại Nicaea từ ngày 20.5.325 được đọc trong các Thánh Lễ hàng ngày của Giáo Hội Công Giáo cũng dùng chữ “Ecclesiam Catholicam”. Kinh tuyên xưng Đức Tin này nói lên Giáo Hội có 4 đặc tính là "duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền" (Et unam sanctam catholicam et apostolicam Ecclesiam).
Ngày nay, danh từ Giáo Hội Công Giáo (Ecclesia Catholica) được chính thức dùng trong các văn kiện của Công Đồng Vatican II (Nostra Aetate, 2:3) và khi ký ban hành các văn kiện của Công Đồng này, Đức Giáo Hoàng Paul IV đã ghi: “Tôi, Phaolô, Giám Mục Giáo Hội Công Giáo” (I, Paul, Bishop of the Catholic Church) trước khi ký tên. Danh từ Giáo Hội Công Giáo cũng đã được ghi ở điều 11 của Bộ Giáo Luật.
Chữ ECCLESIA trong tiếng Latin, Church (viết hoa) trong tiếng Anh hay Église (viết hoa) trong tiếng Pháp, được các giáo sĩ Công Giáo Việt Nam dịch là Hội Thánh hay Giáo Hội.
Chữ CATHOLICA phát xuất từ tiếng Hy Lạp là Katholicos, có nghĩa là phổ quát hay chung cho mọi người (universal or concerning the whole). Lúc đầu, các nhà truyền giáo Tây phương không biết phải dịch chữ “Sanctam Ecclesiam Catholicam” ra tiếng Việt như thế nào, nên trong các Kinh tuyên xưng Đức Tin tiếng Việt lúc đầu đã được đọc là “Tôi tin có Sancta Ighêleja catholica”, sau đó Kinh tuyên xưng Đức Tin này được dịch lại và chữ “Santam Ecclesiam Catholicam” được dịch là Tôi Tin có “Hội Thánh hằng có ở khắp thế này”. Chữ “hằng có ở khắp thế này” cũng lột được ý nghĩa của chữ Catholica, có nghĩa là phổ quát, chung cho mọi người, nhưng không gọn gàng lắm, nên hàng giáo sĩ Việt Nam quyết địch dịch chữ Catholica là Công Giáo và chữ này được đưa vào bản dịch Kinh tuyên xưng Đức Tin của Đại Công Đồng Nicaea.
Tại sao Catholica được dịch là Công Giáo?
Bởi vì trong chữ Hán, chữ CÔNG có nghĩa là chung cho mọi người. Mở quyển tự điển Đào Duy Anh, tìm chữ CÔNG chúng ta thấy chữ này được giải nghĩa là “VIỆC CHUNG”, “MỌI NGƯỜI”, rất sát với chữ Katholicos gốc Hy Lạp. Các tự điển Hán Việt khác cũng giải nghĩa CÔNG là CHUNG. Dĩ nhiên, cũng như những chữ khác, chữ CÔNG còn có nhiều ý nghĩa khác như công là việc quan, công là bố chồng, công là con đực, v.v. (xem Hán Việt tự điển của Thiều Chửu). Các chữ này trong chữ Hán đều viết gióng nhau, nhưng ý nghĩa của mỗi trường hợp khác nhau.
Từ lâu, người Tàu cũng đã dùng chữ CÔNG để dịch chữ Catholica trong Kinh tuyên xưng Đức Tin và được các giáo sĩ Việt Nam phiên âm ra Hán –Việt như sau: “Thần tín hữu thánh nhi CÔNG IGHÊREGIA”, nghĩa là “Tôi tin có một GIÁO HỘI thánh thiện mà là CÔNG GIÁO” (chữ Ighêregia là phiên âm từ chữ Ecclesia). Từ đó đến nay, có ai bên Tàu nghĩ rắng Giáo Hội Công Giáo là giáo hội của nhà nước đâu? Các nhà truyền giáo và giáo sĩ Việt Nam cũng đã dựa theo đó dịch chữ Catholicism là đạo Công Giáo, Catholic là người Công Giáo.
Tên của các tôn giáo thường hoặc lấy tên của người sáng lập ra tôn giáo đó như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, hoặc tên nơi phát sinh ra tôn giáo đó như Ấn giáo, Do Thái giáo hay Anh giáo, hoặc dịch nghĩa như Evangelical là Tin Lành, Orthodox là Chính Thống Giáo, Catholicism là Công giáo... Đó là chuyện bình thường.
Đọc các danh từ Phật giáo được phiên âm hay dịch từ tiếng Pali-Sanskrit, Tạng văn qua chữ Hán rồi từ chữ Hán qua chữ Việt, chúng ta thấy phức tạp hơn nhiều. Một vài thí dụ cụ thể: Chữ Công Án (gòng-àn. kòan): Trong chữ Hán, chữ Công này viết hoàn toàn giống chữ Công trong Công Giáo, và theo nguyên nghĩa, Công Án có nghĩa là một án công khai, quyết định phải trái trong quan phủ. Nhưng trong Thiền tông của Phật giáo, thuật ngữ này chỉ một phương pháp tu tập thiền định đặc biệt (Tự Điển Phật Học, Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách, Huế 1999). Có ai nói chữ Công Án trong Phật Giáo là bản án của nhà nước đâu? Một thí dụ khác: Chữ Cư Sĩ được lấy từ tiếng Sanskrit là grhapati và tiếng Pali là gahapati, phiên âm ra chữ Hán là kulapati, đã từng được phiên âm Hán Việt là Ca-la-việt (Tự Điển Phật Học, sđd), nhưng nay những người theo Phật giáo thường gọi kulapati là Cư Sĩ, chẳng ai có quyền bắt họ phải gọi kulapati là Ca-la-việt, không được gọi là Cư Sĩ.
Ngày nay, Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa vẫn gọi đạo Công Giáo là Thiên Chủ Giáo (Tianzhu jiao) và các tự điển Anh – Hoa hay Pháp – Hoa vẫn dịch chữ Catholic Church (tiếng Anh) hay Église Catholique (tiếng Pháp) ra tiếng Hoa là Thiên Chủ Giáo. Nhiều người Việt cũng gọi đạo Công Giáo là Thiên Chúa Giáo, nhưng đó không phải là danh xưng chính thức.
Ngày 21.6.2011
Lữ Giang
Vấn đề hai danh từ Công Giáo và Thiên Chúa Giáo đã được chúng tôi và một số nhà nghiên cứu trình bày nhiều lần, nhưng hiện nay vẫn còn được tranh luận hàng ngày trên các diễn đàn. Đa số không cần biết nguồn gốc lịch sử hay ý nghĩa của hai danh từ này, họ cứ nói theo cảm tính (feeling) hay ác ý của mình. Vì thế, chúng tôi xin tóm lược lại vấn đề này một lần nữa.
Các nhà ngữ học khám phá ra cứ 7 chữ Việt có 5 chữ phát xuất từ tiếng Trung Hoa, đa số được phiên âm dưới dạng Hán – Việt, một số được dịch nghĩa. Các tên riêng cũng thường được phiên âm hay dịch nghĩa như thế, chẳng hạn Evangelical được dịch là Tin Lành, Orthodox là Chính Thống Giáo, Buddha được phiên âm là Phật-đà, Rousseau là Lư-thoa, Platon là Bá-lạp-đồ, Washington là Hoa Thịnh Đốn, Paris là Ba-lê, v.v.
1.- Danh từ “Thiên Chúa Giáo” hay “đạo Thiên Chúa”.
Lục soát trong các cuốn tự điển cũng như niên giám bằng ngoại ngữ trên thế giới hiện nay chúng ta không thấy có tôn giáo nào có tên là “Thiên Chúa Giáo” hay “đạo Thiên Chúa”, ngoại trừ ở Trung Hoa. Những người theo đạo Chúa Jesus Christ được gọi là Chrétien (Pháp), Christian (Anh) hay Ki-tô hữu (Việt Nam). Những danh từ này phát xuất từ tiếng Hy Lạp là Christos hay Khristos và tiếng Latin là Christus. Chữ Jesus được người Tàu phiên âm là Ye-su, còn người Việt phiên âm là Giêsu. Chữ Christ lúc đầu được người Việt phiên âm là Khirititô rồi Kirixitô và nay là Kitô. Chữ Christ nếu dịch thì có nghĩa là Đứng Cứu Thế. Như vậy Chúa Jesus Christ được phiên âm là Chúa Giêsu Kitô.
Như đã nói trên, tên Chúa Jesus được người Tàu phiên âm là Ye-su. Các dụ cấm đạo của nhà Nguyễn viết bằng chữ Hán cũng viết là Ye-su, nhưng khi được phiên âm ra chữ Nôm lại đọc là Da-tô hay Gia-tô. Trong một vài trường hợp, các dụ cấm đạo này còn gọi đạo của Chúa Jesus là đạo Hoa Lang, vì lầm tưởng đạo này của người Bồ Đào Nha! Các nhà truyền giáo Tây phương cũng như người Việt theo đạo Chúa Jesus không bao giờ chấp nhận lối phiên âm hay lối gọi này. Sách “Chân Đạo Yếu Lí” (1882) của Giám Mục Paul – François Puginier đã viết: “Bằng tiếng Da Tô kẻ ghét đạo quen dùng, thật là tiếng vô nghĩa trong nước Annam...” Dĩ nhiên, không thể dùng chữ Da-tô hay Gia-tô để phiên âm hay dịch chữ Catholic như một số người đã làm hay cố ý gán ghép với ác ý, vì hai chữ này là cách phiên âm chữ Jesus của các dụ cấm đạo, còn chữ Catholic hoàn toàn khác. Những người dùng danh từ Da-tô hay Gia-tô để chỉ đạo Công Giáo đều cố ý phỉ báng.
Ngày nay đạo của Chúa Jesus Christ được tiếng Anh gọi là Christianity, thường được Giáo Hội Công Giáo VN phiên âm là Kitô giáo, một số giáo phái Tin Lành VN phiên âm là Cơ-đốc giáo (Jidu jiao). Các danh từ này bao gồm tất cả các giáo phái theo đạo Chúa Jesus Christ như Tin Lành, Anh Giáo, Chính Thống, Công Giáo La Mã v.v.
Người Việt hay gọi đạo do Chúa Jesus Christ lập là “Thiên Chúa Giáo” hay “đạo Thiên Chúa”. Chữ này cũng phát xuất từ Trung Hoa. Vào khoảng thế kỷ XVI, các nhà truyền giáo Tây phương đến truyền giáo tại Trung Hoa đã nghĩ đến phải chọn một danh xưng phù hợp với văn hoá Trung Hoa. Họ thấy trong cổ văn Trung Hoa có câu: “Chí cao mạc nhược Thiên, chí tôn mạc nhược Chủ”, có nghĩa là “Cao nhất không gì bằng Trời, đáng kính trọng nhất không gì bằng Chủ”. Họ thấy hai chữ Thiên và Chủ của người Trung Hoa được ghép lại rất phù hợp với chữ “Đức Chúa Trời” (Deus, God) trong Thánh Kinh nên quyết định dùng chữ Thiên Chủ để chỉ Chúa Jesus Christ, với ý nghĩa Chúa Jesus là “Thiên địa chân chủ” tức “Chủ thật của trời đất”.
Tuy nhiên, Thiên Chủ giáo (Tianzhu jiao) khi truyền qua Việt Nam vào thế kỷ XVI và XVII được gọi là Thiên Chúa Giáo, vì lúc đó đang giai đoạn Chúa Trịnh - Chúa Nguyễn nằm quyền, vua chỉ có hư vị. Trong chữ Hán, chữ Chủ và chữ Chúa viết giống nhau và có cùng một nghĩa.
2.- Danh từ Công Giáo
Theo lịch sử, danh từ Giáo Hội Công Giáo (Catholic Church) được dùng đầu tiên trong thư của Thánh Ignatius thành Antioch gởi cho giáo dân Smyrnaeans (tức ở Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) vào khoảng năm 110. Trong thư có đoạn: “Where the Bishop is, there let the multitude of believers be; even as where Jesus is, there is the Catholic Church'' có nghĩa: “Ở đâu có Giám Mục ở đó có quần chúng tín hữu, ngay cả nơi nào có Chúa Jesus, ở đó có Giáo Hội Công Giáo” (Letter to the Smyrneans 8:2 [A.D. 110]).
Thánh Ignatius là vị giám mục thứ 3 của Kitô Giáo (98 – 117) và là môn đệ của Thánh John. Giám mục tiên khởi là Thánh Peter do chính Chúa Jesus lập, và giám mục thứ hai là Thánh Evosius.
Thật ra, từ đầu danh từ Giáo Hội Công Giáo đã được ghi trong Kinh tuyên xưng Đức Tin (Profession of Faith), thường được gọi là Kinh Tin Kính, do các môn đệ của Chúa Jesus đặt, có tên bằng tiếng Latin là Symbolum Apostolicum (Symbol or Creed of the Apostles), tức Kinh tuyên xưng Đức Tin của Các Tông Đồ. Ở đoạn tuyên xứng thứ 8 của kinh này ghi tôi tin Hội Thánh Công Giáo (Sanctam Ecclesiam Catholicam). Kinh tuyên xưng Đức Tin này được đọc khi chịu phép Rửa Tội.
Kinh tuyên xưng Đức Tin của Đại Công Đồng (Great Council) tại Nicaea từ ngày 20.5.325 được đọc trong các Thánh Lễ hàng ngày của Giáo Hội Công Giáo cũng dùng chữ “Ecclesiam Catholicam”. Kinh tuyên xưng Đức Tin này nói lên Giáo Hội có 4 đặc tính là "duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền" (Et unam sanctam catholicam et apostolicam Ecclesiam).
Ngày nay, danh từ Giáo Hội Công Giáo (Ecclesia Catholica) được chính thức dùng trong các văn kiện của Công Đồng Vatican II (Nostra Aetate, 2:3) và khi ký ban hành các văn kiện của Công Đồng này, Đức Giáo Hoàng Paul IV đã ghi: “Tôi, Phaolô, Giám Mục Giáo Hội Công Giáo” (I, Paul, Bishop of the Catholic Church) trước khi ký tên. Danh từ Giáo Hội Công Giáo cũng đã được ghi ở điều 11 của Bộ Giáo Luật.
Chữ ECCLESIA trong tiếng Latin, Church (viết hoa) trong tiếng Anh hay Église (viết hoa) trong tiếng Pháp, được các giáo sĩ Công Giáo Việt Nam dịch là Hội Thánh hay Giáo Hội.
Chữ CATHOLICA phát xuất từ tiếng Hy Lạp là Katholicos, có nghĩa là phổ quát hay chung cho mọi người (universal or concerning the whole). Lúc đầu, các nhà truyền giáo Tây phương không biết phải dịch chữ “Sanctam Ecclesiam Catholicam” ra tiếng Việt như thế nào, nên trong các Kinh tuyên xưng Đức Tin tiếng Việt lúc đầu đã được đọc là “Tôi tin có Sancta Ighêleja catholica”, sau đó Kinh tuyên xưng Đức Tin này được dịch lại và chữ “Santam Ecclesiam Catholicam” được dịch là Tôi Tin có “Hội Thánh hằng có ở khắp thế này”. Chữ “hằng có ở khắp thế này” cũng lột được ý nghĩa của chữ Catholica, có nghĩa là phổ quát, chung cho mọi người, nhưng không gọn gàng lắm, nên hàng giáo sĩ Việt Nam quyết địch dịch chữ Catholica là Công Giáo và chữ này được đưa vào bản dịch Kinh tuyên xưng Đức Tin của Đại Công Đồng Nicaea.
Tại sao Catholica được dịch là Công Giáo?
Bởi vì trong chữ Hán, chữ CÔNG có nghĩa là chung cho mọi người. Mở quyển tự điển Đào Duy Anh, tìm chữ CÔNG chúng ta thấy chữ này được giải nghĩa là “VIỆC CHUNG”, “MỌI NGƯỜI”, rất sát với chữ Katholicos gốc Hy Lạp. Các tự điển Hán Việt khác cũng giải nghĩa CÔNG là CHUNG. Dĩ nhiên, cũng như những chữ khác, chữ CÔNG còn có nhiều ý nghĩa khác như công là việc quan, công là bố chồng, công là con đực, v.v. (xem Hán Việt tự điển của Thiều Chửu). Các chữ này trong chữ Hán đều viết gióng nhau, nhưng ý nghĩa của mỗi trường hợp khác nhau.
Từ lâu, người Tàu cũng đã dùng chữ CÔNG để dịch chữ Catholica trong Kinh tuyên xưng Đức Tin và được các giáo sĩ Việt Nam phiên âm ra Hán –Việt như sau: “Thần tín hữu thánh nhi CÔNG IGHÊREGIA”, nghĩa là “Tôi tin có một GIÁO HỘI thánh thiện mà là CÔNG GIÁO” (chữ Ighêregia là phiên âm từ chữ Ecclesia). Từ đó đến nay, có ai bên Tàu nghĩ rắng Giáo Hội Công Giáo là giáo hội của nhà nước đâu? Các nhà truyền giáo và giáo sĩ Việt Nam cũng đã dựa theo đó dịch chữ Catholicism là đạo Công Giáo, Catholic là người Công Giáo.
Tên của các tôn giáo thường hoặc lấy tên của người sáng lập ra tôn giáo đó như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, hoặc tên nơi phát sinh ra tôn giáo đó như Ấn giáo, Do Thái giáo hay Anh giáo, hoặc dịch nghĩa như Evangelical là Tin Lành, Orthodox là Chính Thống Giáo, Catholicism là Công giáo... Đó là chuyện bình thường.
Đọc các danh từ Phật giáo được phiên âm hay dịch từ tiếng Pali-Sanskrit, Tạng văn qua chữ Hán rồi từ chữ Hán qua chữ Việt, chúng ta thấy phức tạp hơn nhiều. Một vài thí dụ cụ thể: Chữ Công Án (gòng-àn. kòan): Trong chữ Hán, chữ Công này viết hoàn toàn giống chữ Công trong Công Giáo, và theo nguyên nghĩa, Công Án có nghĩa là một án công khai, quyết định phải trái trong quan phủ. Nhưng trong Thiền tông của Phật giáo, thuật ngữ này chỉ một phương pháp tu tập thiền định đặc biệt (Tự Điển Phật Học, Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách, Huế 1999). Có ai nói chữ Công Án trong Phật Giáo là bản án của nhà nước đâu? Một thí dụ khác: Chữ Cư Sĩ được lấy từ tiếng Sanskrit là grhapati và tiếng Pali là gahapati, phiên âm ra chữ Hán là kulapati, đã từng được phiên âm Hán Việt là Ca-la-việt (Tự Điển Phật Học, sđd), nhưng nay những người theo Phật giáo thường gọi kulapati là Cư Sĩ, chẳng ai có quyền bắt họ phải gọi kulapati là Ca-la-việt, không được gọi là Cư Sĩ.
Ngày nay, Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa vẫn gọi đạo Công Giáo là Thiên Chủ Giáo (Tianzhu jiao) và các tự điển Anh – Hoa hay Pháp – Hoa vẫn dịch chữ Catholic Church (tiếng Anh) hay Église Catholique (tiếng Pháp) ra tiếng Hoa là Thiên Chủ Giáo. Nhiều người Việt cũng gọi đạo Công Giáo là Thiên Chúa Giáo, nhưng đó không phải là danh xưng chính thức.
Ngày 21.6.2011
Lữ Giang
Văn Hóa
Hoa Trưng Vương
Thanh Sơn
07:45 22/06/2011
Bốn ngàn năm chứa đựng Dân Nam
Ông Cha ta giữ Bắc Quan
Hán Tộc chỉ đến Nam Quan là dừng
Phải luôn luôn canh chừng giặc Hán
Bao ngàn năm chúng dán mắt qua
Luôn hăm he cướp Nước ta
Cha Ông đã dặn nhớ mà phòng ngăn
Chúng luôn dùng chó săn đánh phá
Những "Nghịch Tử" đào mả "Tổ Tiên"
Gây cho "Đất Nước" đảo điên
Cầm tù giết hại tài hiền Nước Ta
Rồi sau đó tràn qua chiếm Nước
Những "Nghịch Tử" chúng ngược đãi sau
Bao nhiêu bài học thương đau
Những loài "Nghịch Tử" quên mau đã đành
Hỡi! những loài ham danh trí thức
Sao cúi đầu chầu chực cục xương
Chúng ăn xong quẳng ra đường
Mang danh bán Nước thảm thương muôn đời
Lê Chiêu Thống gương đời còn nhắn
Chớ noi theo cõng rắn về nhà
Muôn đời tội chẳng được tha
Xú danh muôn thuở truyền ra đời đời
Xuân Tự Do sáng ngời phới phới
Gió Tự Do thối tới quê Hương
Dân Chủ đang bước trên đường
Nụ hoa sẽ nở ngát hương thơm nồng
Gió Tự Do phương đông thổi tới
Dòng Dân Chủ diệu vợi vươn lên
Quê Hương bừng dậy đáp đền
Vua Hùng Vương đã dựng nên Nước Nhà
Lời Sông Núi lời ca dậy đất
Đồng Bào ơi! đồng cất tiếng ca
Ta yêu Tổ Quốc nước ta
Đồng tâm bảo vệ Nước nhà Việt Nam
Quyết đập tan ngoại bang xâm chiếm
"Cắt Lưỡi Bò" đang liếm biển đông
Đừng hòng sang cắm "trụ đồng"
Nhớ đời "Hội Nghị Diên Hồng" năm xưa
Trần Quốc Toản mới vừa mười sáu
Làm rạng danh con cháu Việt Nam
Tay chàng bóp nát trái cam
Đánh cho tan nát lòng tham ngoại thù
Bao xích xiềng nhà tù quét sạch
Sử sách còn điểm mặt từng tên
"Đống Đa" chiến thắng vang rền
Quang Trung Nguyễn Huệ bừng lên muôn đời
Hãy vùng lên đáp lời Sông Núi
Và để cho Thế Giới nể nang
Hiên ngang bảo vệ Giang san
Tự Do Dân Chủ ca vang đất trời
Sống hiên ngang đời còn ghi lại
Trí Việt Nam vĩ đại mãi vang
Trưng Vương phất ngọn cờ vàng
Vang Danh thanh nữ Việt Nam muôn đời.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thập Tự Trên Tháp Giáo Đường.
Nguyễn Bá Khanh
21:40 22/06/2011
THẬP TỰ TRÊN THÁP GIÁO ĐƯỜNG
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Cho tôi làm Thập tự
Trên ngọn tháp giáo đường
Để luôn luôn ghi nhớ
Sống cuộc đời yêu thương…
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Cho tôi làm Thập tự
Trên ngọn tháp giáo đường
Để luôn luôn ghi nhớ
Sống cuộc đời yêu thương…
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền