Phụng Vụ - Mục Vụ
Trách nhiệm
Lm Vũđình Tường
05:24 22/06/2017
Trách nhiệm và quyền lợi thường sát cánh bên nhau. Có đôi khi trách nhiệm đơn côi, lẻ bóng hoặc quyền lợi âm thầm đến sau. Mỗi cá nhân có trách nhiệm với luật pháp nơi họ cư trú. Họ còn trách nhiệm với giới luật yêu thương của Thiên Chúa. Dù họ tin có Thiên Chúa hay chối bỏ không tin Thiên Chúa hiện hữu họ cũng không thể chối bỏ luật yêu thương của Thiên Chúa bởi Thiên Chúa gieo cấy luật yêu thương vào trong tim con người. Luật xã hội dù do những khối óc thông minh kết hợp lại làm ra nhưng vẫn có chỗ sơ hở cho người khác lợi dụng và luật xã hội thường phức tạp, khó hiểu, có nhiều cách giải thích, nên cần có luật sư chuyên ngành giải thích. Giới luật yêu thương của Thiên Chúa không có kẽ hở và cũng không cần luật gia chuyên môn giải thích. Luật yêu thương rất đơn giản, rõ ràng, mạch lạc. Luật đó tóm gọn lại như sau: Đừng làm cho người ta những gì mình không muốn xảy ra cho mình. Đơn giản hơn nữa là: yêu người như yêu ta. Luật xã hội có cảnh sát canh chừng, bắt phạt những người phạm luật. Thiên Chúa luôn đối xử với ta như người trưởng thành và có trách nhiệm nên luật yêu thương không làm điều đó. Điều này không có nghĩa làm ngơ cho kẻ lạm dụng luật yêu thương. Thiên Chúa nhân từ ban cho họ một thời gian để họ thống hối, ăn năn. Khi thời hạn đã mãn mà không ăn năn, hối cải họ sẽ phải trả sự công bằng với Thiên Chúa. Thời gian tại thế lương tâm họ luôn nhắc nhở họ thống hối, ăn năn trở về con đuờng công chính để được thứ tha. Nếu họ cố tình dối gạt lương tâm, lớn tiếng biện minh bằng cách này, cách nọ lấn át tiếng lương tâm, họ chắc chắn sẽ không tránh khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa trong ngày sau hết. Người đời lầm tưởng họ tránh khỏi án phạt. Đúng thế họ có thể tránh khỏi án phạt xã hội nhưng không thể tránh khỏi án phạt của Thiên Chúa. Trong nước Thiên Chúa trắng đen rõ ràng, mạch lạc, không có tình trạng mập mờ. Đức Kitô đưa ra lời cảnh cáo chung như sau
Không có gì che dấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết Mt 10,26.
Điều này xác định tất cả đều được phơi bày ra ánh sáng công chính của Thiên Chúa. Đức Kitô kêu gọi Kitô hữu đừng sợ sống và thực hành giới luật yêu thương. Không có gì để sợ bởi tình yêu mạnh hơn tất cả phán đoán, phê bình, chỉ trích của con người. Kitô hữu ngại nói với thân hữu về tình yêu Chúa. Kitô hữu chán nản khi người ta làm ngơ về tình yêu Chúa. Kitô hữu cảm thấy bất an khi thân hữu phê bình mình là đạo đức giả. Sống trong tin yêu của thời đại này duờng như là một mình, cô đơn chèo ngược nước, trái với trào lưu xã hội hiện thời. Chèo ngược nước sớm mỏi mệt, vất vả và dễ chùn tay mỏi cánh buông xuôi. Truyền thống Chúa Nhật dành riêng cho Chúa bị các sinh hoạt xã hội từ từ lấn át. Hầu như ngày nay Chúa Nhật trở thành bận rộn hơn cho nhiều gia đình vì mọi thứ đều dồn vào cuối tuần. Các ngày trong tuần có chương trình rõ ràng, mạch lạc trong khi Chúa Nhật là ngày mọi sự đều đến bất ngờ mà không nỡ chối bỏ. Bạn bè thăm viếng bất thình lình, các môn thi thể thao đều dồn vào cuối tuần, các buổi gây quĩ cho trường, gây quĩ xã hội cũng dành vào cuối tuần và ngay cả các sinh hoạt cộng đồng xã hội cũng dành vào cuối tuần nên cuối tuần trở thành đầy ắp các sinh hoạt, cái nào cũng quan trọng nên việc tham dự thánh lễ cuối tuần, nay viện lí do này không đi, mai vì bận rộn khác không thể và dần dà thói quen bỏ lễ Chúa Nhật trở thành tập quán xấu mà không cảm thấy hối hận vì bỏ lễ.
Đức Kitô khuyên chúng ta cần tìm giờ, tìm cơ hội để nói về tình yêu Chúa cho tha nhân. Cần nói cho thân hữu biết về tình yêu Chúa về sự hiến thân làm của lễ cứu độ linh hồn ta, về sự chết và Phục Sinh vinh hiển của Đức Kitô. Nếu chúng ta không nhận biết Đức Kitô và nói về Ngài đến khi hiện diện trước Chúa Cha, Đức Kitô cũng không có gì nhiều để giới thiệu với Chúa Cha về người đó. Vì thế nói về tình yêu Chúa cho tha nhân không phải mang lợi ích cho Đức Kitô mà là cho chính ta. Tuyên xưng Đức Kitô trước mặt thiên hạ, thành quả cuối đời là được Đức Kitô nhận diện và giới thiệu cùng Chúa Cha. Nhận biết Thiên Chúa thì có ích cho chính ta và cho tha nhân.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Không có gì che dấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết Mt 10,26.
Điều này xác định tất cả đều được phơi bày ra ánh sáng công chính của Thiên Chúa. Đức Kitô kêu gọi Kitô hữu đừng sợ sống và thực hành giới luật yêu thương. Không có gì để sợ bởi tình yêu mạnh hơn tất cả phán đoán, phê bình, chỉ trích của con người. Kitô hữu ngại nói với thân hữu về tình yêu Chúa. Kitô hữu chán nản khi người ta làm ngơ về tình yêu Chúa. Kitô hữu cảm thấy bất an khi thân hữu phê bình mình là đạo đức giả. Sống trong tin yêu của thời đại này duờng như là một mình, cô đơn chèo ngược nước, trái với trào lưu xã hội hiện thời. Chèo ngược nước sớm mỏi mệt, vất vả và dễ chùn tay mỏi cánh buông xuôi. Truyền thống Chúa Nhật dành riêng cho Chúa bị các sinh hoạt xã hội từ từ lấn át. Hầu như ngày nay Chúa Nhật trở thành bận rộn hơn cho nhiều gia đình vì mọi thứ đều dồn vào cuối tuần. Các ngày trong tuần có chương trình rõ ràng, mạch lạc trong khi Chúa Nhật là ngày mọi sự đều đến bất ngờ mà không nỡ chối bỏ. Bạn bè thăm viếng bất thình lình, các môn thi thể thao đều dồn vào cuối tuần, các buổi gây quĩ cho trường, gây quĩ xã hội cũng dành vào cuối tuần và ngay cả các sinh hoạt cộng đồng xã hội cũng dành vào cuối tuần nên cuối tuần trở thành đầy ắp các sinh hoạt, cái nào cũng quan trọng nên việc tham dự thánh lễ cuối tuần, nay viện lí do này không đi, mai vì bận rộn khác không thể và dần dà thói quen bỏ lễ Chúa Nhật trở thành tập quán xấu mà không cảm thấy hối hận vì bỏ lễ.
Đức Kitô khuyên chúng ta cần tìm giờ, tìm cơ hội để nói về tình yêu Chúa cho tha nhân. Cần nói cho thân hữu biết về tình yêu Chúa về sự hiến thân làm của lễ cứu độ linh hồn ta, về sự chết và Phục Sinh vinh hiển của Đức Kitô. Nếu chúng ta không nhận biết Đức Kitô và nói về Ngài đến khi hiện diện trước Chúa Cha, Đức Kitô cũng không có gì nhiều để giới thiệu với Chúa Cha về người đó. Vì thế nói về tình yêu Chúa cho tha nhân không phải mang lợi ích cho Đức Kitô mà là cho chính ta. Tuyên xưng Đức Kitô trước mặt thiên hạ, thành quả cuối đời là được Đức Kitô nhận diện và giới thiệu cùng Chúa Cha. Nhận biết Thiên Chúa thì có ích cho chính ta và cho tha nhân.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Đừng Sợ: Suy Niệm Chúa Nhật XII Thường Niên - A
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
11:59 22/06/2017
Đừng Sợ: Suy Niệm Chúa Nhật XII Thường Niên - A
( Mt 10, 26 -33)
Trên đời con người có nhiều thứ bủa vậy, một trong những thứ đó là cái “sợ”. Càng văn minh con người càng có nhiều nỗi sợ mới. Nỗi sợ làm người ta mất tự do, mất bình an, mất vui… Nỗi sợ có vẻ gắn liền với sự mong manh của phận người. Người ta sợ nhiều thứ : sợ đau khổ, sợ thử thách, sợ bệnh hoạn, sợ thiếu thốn và nhất là sợ chết… Xem ra, nỗi sợ hãi luôn ám ảnh con người và dù muốn dù không con người vẫn bị bủa vây bởi trăm ngàn mối hiểm nguy. Thấu hiều điều đó, nên khi dạy dỗ cho các môn đệ, Chúa Giêsu khuyên : “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn... Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ” (x. Mt 10, 28-31).
Lời căn dặn “Đừng sợ” của Chúa Giêsu đã trở thành sức mạnh cho Giáo Hội. Hai mươi thế kỷ sau, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong ngày đầu tiên lãnh đạo Giáo Hội đã lập lại lời Thầy Chí Thánh : “Đừng sợ”. Trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã không ngừng kêu gọi toàn thể Hội Thánh và mọi người trên thế giới “Đừng sợ”:
“Anh chị em đừng sợ đón lấy Chúa Kitô và nhận lấy quyền năng của Người!”.
“Anh chị em đừng sợ! Hãy mở ra, mở toang mọi cánh cửa đón lấy Chúa Kitô! Hãy mở mọi biên giới các quốc gia, các hệ thống chính trị, những lãnh vực bao la của nền văn hóa, văn minh, phát triển cho quyền năng cứu độ của Chúa bước vào”.
“Đừng sợ! Chúa Kitô biết rõ “mọi điều trong lòng người”! Và chỉ một mình Người biết rõ” (Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng – Bài giảng lễ khai mạc sứ vụ Tông đồ Phêrô).
Thái độ “không sợ” được Thánh Giáo hoàng Đức Gioan Phaolô II nói đến vượt trên ý nghĩa thông thường là sự bất khuất, không nao núng trước bạo lực, bạo quyền. Không sợ là thái độ vượt thắng sự thủ thế, co về mình, không dám mở ra đón lấy sự cao cả, siêu việt, linh thánh của Tin Mừng Cứu độ và cũng không đủ nghị lực và sự kiên trì đưa Tin Mừng trở thành hiện thực nơi trần gian, xây dựng Nước Chúa ngay trong thực tại trần thế.
Từ “Đừng sợ” lại vang lên trong bài giảng thứ hai trên cương vị giáo hoàng, khi cử hành việc tiếp nhận ngai tòa giám mục giáo phận Rôma, ngày Chúa Nhật 12-11-1978, tại nhà thờ Chánh tòa Gioan Latêranô, Đức Gioan Phaolô nói rõ thêm về lời kêu gọi “Đừng sợ”.
Đừng sợ đón lấy và thực thi lối sống Tin Mừng. Đó là sống yêu thương, không hận thù, như chính Đức Kitô yêu thương và đã tha thứ cho kẻ bách hại mình : “Tình yêu thì kiến tạo. Chỉ có tình yêu mới có thể kiến tạo được. Còn thù hận thì phá hủy. Lòng hận thù không kiến tạo được gì hết. Nó chỉ gây đổ vỡ. Nó làm tan nát đời sống xã hội. Nó chỉ có thể gây sức ép đối với những người yếu đuối và chẳng xây dựng nổi một điều gì” (Gioan Phaolô II – Bài giảng lễ nhận nhà thờ Chánh tòa Gioan Latêranô của Giám mục Rôma)
Đừng sợ sống yêu thương trong thế giới còn đầy tràn lòng thù hận. Đó là tín thư của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Một tín thư xụất phát từ sứ điệp Tin Mừng Cứu độ của Đức Kitô. Sứ điệp của niềm Hy vọng :“Hãy làm cho những Lời hằng sống của Đức Kitô đến được với mọi người để họ nghe được Lời của Chúa, sứ điệp của niềm Hy vọng” (Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng – Bài giảng lễ khai mạc sứ vụ Tông đồ Phêrô).
Tiếp nối đường hướng của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong ngày lên ngôi, Đức Bênêđictô XVI đã thắp lên lời hy vọng : “Hãy tiến lên phía trước, vì có Chúa ở cùng”. Nếu một phần tư thế kỷ trước là “Đừng sợ”, thì một phần tư thế kỷ sau lại là: “Hãy tiến lên phía trước, Thiên Chúa sẽ giúp đỡ chúng ta. Mẹ Chí Thánh của Người ở ngay bên cạnh chúng ta…”. Và trong Sứ điệp nhân Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ XXVII, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã viết : “Các bạn trẻ thân mến, đừng sợ phải liều mạng mình cho Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài. Đó là phương cách tìm được bình an nội tâm và hạnh phúc đích thực”.
Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi được bầu làm Giáo Hoàng vào ngày 13-3-2013, Ngài đã là cho nhiều lần dùng kiểu nói “đừng sợ”.
Thật vậy, sống ở đời làm sao tránh khỏi những căng thẳng, lo âu, sợ hãi khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Chính Chúa Giêsu cũng có những lúc bàng hoàng xao xuyến. Khi bảo “anh em đừng sợ” Chúa Giêsu muốn ta đừng để cảm xúc sợ hãi làm tê liệt đời sống chúng ta. Người bảo chúng ta : “đừng sợ”. “Đừng sợ” ngay trong mọi biến động, “đừng sợ”, vì “Người đã cứu thoát mạng sống người bất hạnh khỏi tay kẻ dữ” (Gr 20,13). “Đừng sợ”, khi phải đối diện với đau khổ hay sự chết bởi vì Thiên Chúa, Đấng yêu thương quan tâm chăm sóc chúng ta, vì Ngài là Cha nhân từ, trung tín, thấu hiểu chúng ta cần gì, vì đối với Ngài, chúng ta “quý hơn muôn vàn chim sẻ” (x. Mt 10,31). Ta hãy sống như con thơ phó thác cách đơn sơ trọn vẹn cho Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, trong mọi công việc.
Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta hãy can đảm sống thật, hành động thật và tin tưởng phó thác nơi Chúa. Đừng sợ những khó khăn thử thách trong đời sống đạo. Đón nhận con đường khổ giá như là điều kiện cần cho phần rỗi của mình. Luôn nhớ rằng khi chúng ta tin và sống đạo, hẳn chúng ta không thể thoát khỏi sự hiểu lầm, chống đối và đôi khi cả cái chết nữa. Tuy nhiên, chúng ta sẽ khám phá ra ý nghĩa của đau khổ và ngang qua đó, chúng ta sẽ thấy cùng đích của cuộc đời nằm ở nơi Thiên Chúa chứ không phải những thứ mau qua, chóng hết ở đời này.
Lạy Chúa, nỗi sợ làm cho con chùn bước, rụt rè trong đời sống đức tin của con, xin cho con thêm sức mạnh để con không còn sợ hãi Chúa ơi. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
( Mt 10, 26 -33)
Trên đời con người có nhiều thứ bủa vậy, một trong những thứ đó là cái “sợ”. Càng văn minh con người càng có nhiều nỗi sợ mới. Nỗi sợ làm người ta mất tự do, mất bình an, mất vui… Nỗi sợ có vẻ gắn liền với sự mong manh của phận người. Người ta sợ nhiều thứ : sợ đau khổ, sợ thử thách, sợ bệnh hoạn, sợ thiếu thốn và nhất là sợ chết… Xem ra, nỗi sợ hãi luôn ám ảnh con người và dù muốn dù không con người vẫn bị bủa vây bởi trăm ngàn mối hiểm nguy. Thấu hiều điều đó, nên khi dạy dỗ cho các môn đệ, Chúa Giêsu khuyên : “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn... Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ” (x. Mt 10, 28-31).
Lời căn dặn “Đừng sợ” của Chúa Giêsu đã trở thành sức mạnh cho Giáo Hội. Hai mươi thế kỷ sau, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong ngày đầu tiên lãnh đạo Giáo Hội đã lập lại lời Thầy Chí Thánh : “Đừng sợ”. Trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã không ngừng kêu gọi toàn thể Hội Thánh và mọi người trên thế giới “Đừng sợ”:
“Anh chị em đừng sợ đón lấy Chúa Kitô và nhận lấy quyền năng của Người!”.
“Anh chị em đừng sợ! Hãy mở ra, mở toang mọi cánh cửa đón lấy Chúa Kitô! Hãy mở mọi biên giới các quốc gia, các hệ thống chính trị, những lãnh vực bao la của nền văn hóa, văn minh, phát triển cho quyền năng cứu độ của Chúa bước vào”.
“Đừng sợ! Chúa Kitô biết rõ “mọi điều trong lòng người”! Và chỉ một mình Người biết rõ” (Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng – Bài giảng lễ khai mạc sứ vụ Tông đồ Phêrô).
Thái độ “không sợ” được Thánh Giáo hoàng Đức Gioan Phaolô II nói đến vượt trên ý nghĩa thông thường là sự bất khuất, không nao núng trước bạo lực, bạo quyền. Không sợ là thái độ vượt thắng sự thủ thế, co về mình, không dám mở ra đón lấy sự cao cả, siêu việt, linh thánh của Tin Mừng Cứu độ và cũng không đủ nghị lực và sự kiên trì đưa Tin Mừng trở thành hiện thực nơi trần gian, xây dựng Nước Chúa ngay trong thực tại trần thế.
Từ “Đừng sợ” lại vang lên trong bài giảng thứ hai trên cương vị giáo hoàng, khi cử hành việc tiếp nhận ngai tòa giám mục giáo phận Rôma, ngày Chúa Nhật 12-11-1978, tại nhà thờ Chánh tòa Gioan Latêranô, Đức Gioan Phaolô nói rõ thêm về lời kêu gọi “Đừng sợ”.
Đừng sợ đón lấy và thực thi lối sống Tin Mừng. Đó là sống yêu thương, không hận thù, như chính Đức Kitô yêu thương và đã tha thứ cho kẻ bách hại mình : “Tình yêu thì kiến tạo. Chỉ có tình yêu mới có thể kiến tạo được. Còn thù hận thì phá hủy. Lòng hận thù không kiến tạo được gì hết. Nó chỉ gây đổ vỡ. Nó làm tan nát đời sống xã hội. Nó chỉ có thể gây sức ép đối với những người yếu đuối và chẳng xây dựng nổi một điều gì” (Gioan Phaolô II – Bài giảng lễ nhận nhà thờ Chánh tòa Gioan Latêranô của Giám mục Rôma)
Đừng sợ sống yêu thương trong thế giới còn đầy tràn lòng thù hận. Đó là tín thư của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Một tín thư xụất phát từ sứ điệp Tin Mừng Cứu độ của Đức Kitô. Sứ điệp của niềm Hy vọng :“Hãy làm cho những Lời hằng sống của Đức Kitô đến được với mọi người để họ nghe được Lời của Chúa, sứ điệp của niềm Hy vọng” (Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng – Bài giảng lễ khai mạc sứ vụ Tông đồ Phêrô).
Tiếp nối đường hướng của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong ngày lên ngôi, Đức Bênêđictô XVI đã thắp lên lời hy vọng : “Hãy tiến lên phía trước, vì có Chúa ở cùng”. Nếu một phần tư thế kỷ trước là “Đừng sợ”, thì một phần tư thế kỷ sau lại là: “Hãy tiến lên phía trước, Thiên Chúa sẽ giúp đỡ chúng ta. Mẹ Chí Thánh của Người ở ngay bên cạnh chúng ta…”. Và trong Sứ điệp nhân Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ XXVII, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã viết : “Các bạn trẻ thân mến, đừng sợ phải liều mạng mình cho Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài. Đó là phương cách tìm được bình an nội tâm và hạnh phúc đích thực”.
Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi được bầu làm Giáo Hoàng vào ngày 13-3-2013, Ngài đã là cho nhiều lần dùng kiểu nói “đừng sợ”.
Thật vậy, sống ở đời làm sao tránh khỏi những căng thẳng, lo âu, sợ hãi khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Chính Chúa Giêsu cũng có những lúc bàng hoàng xao xuyến. Khi bảo “anh em đừng sợ” Chúa Giêsu muốn ta đừng để cảm xúc sợ hãi làm tê liệt đời sống chúng ta. Người bảo chúng ta : “đừng sợ”. “Đừng sợ” ngay trong mọi biến động, “đừng sợ”, vì “Người đã cứu thoát mạng sống người bất hạnh khỏi tay kẻ dữ” (Gr 20,13). “Đừng sợ”, khi phải đối diện với đau khổ hay sự chết bởi vì Thiên Chúa, Đấng yêu thương quan tâm chăm sóc chúng ta, vì Ngài là Cha nhân từ, trung tín, thấu hiểu chúng ta cần gì, vì đối với Ngài, chúng ta “quý hơn muôn vàn chim sẻ” (x. Mt 10,31). Ta hãy sống như con thơ phó thác cách đơn sơ trọn vẹn cho Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, trong mọi công việc.
Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta hãy can đảm sống thật, hành động thật và tin tưởng phó thác nơi Chúa. Đừng sợ những khó khăn thử thách trong đời sống đạo. Đón nhận con đường khổ giá như là điều kiện cần cho phần rỗi của mình. Luôn nhớ rằng khi chúng ta tin và sống đạo, hẳn chúng ta không thể thoát khỏi sự hiểu lầm, chống đối và đôi khi cả cái chết nữa. Tuy nhiên, chúng ta sẽ khám phá ra ý nghĩa của đau khổ và ngang qua đó, chúng ta sẽ thấy cùng đích của cuộc đời nằm ở nơi Thiên Chúa chứ không phải những thứ mau qua, chóng hết ở đời này.
Lạy Chúa, nỗi sợ làm cho con chùn bước, rụt rè trong đời sống đức tin của con, xin cho con thêm sức mạnh để con không còn sợ hãi Chúa ơi. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả
Lm. Anthony Trung Thành
12:00 22/06/2017
Suy Niệm Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả
Ngày 24 tháng 6 năm 2017
Hôm nay cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả. Đoạn Tin mừng chúng ta vừa nghe tường thuật lại biến cố Thánh Gioan Tẩy Giả được sinh ra. Biến cố này không chỉ là niềm vui cho ông Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét, mà còn là niềm vui cho cả dòng tộc và làng xóm láng giềng xung quanh. Thánh sử Luca cho ta biết, khi Gioan được sinh ra,“láng giềng bà con nghe biết Chúa đã tỏ lòng nhân hậu lớn lao đối với bà liền đến chúc mừng bà” (Lc 1,58). Đoạn Tin mừng hôm nay cũng kể lại việc đặt tên cho con trẻ sau biến cố Gioan được sinh ra tám ngày. Đây cũng là một việc lạ lùng và thể hiện sự quan tâm của ông bà và anh em họ hàng. Thánh Luca kể lại: “Họ lấy tên Da-ca-ri-a của cha nó mà đặt cho nó. Nhưng bà mẹ đáp lại rằng: Không được, nó sẽ gọi tên là Gioan. Họ bảo bà rằng: Không ai trong họ hàng bà có tên đó. Và họ làm hiệu hỏi cha con trẻ muốn gọi tên gì. Ông xin một tấm bảng và viết: Tên nó là Gioan. Và mọi người đều bỡ ngỡ. Bỗng chốc lưỡi ông mở ra, và ông liền chúc tụng Chúa. Mọi người lân cận đều kinh hãi. Và trên khắp miền núi xứ Giuđêa, người ta loan truyền mọi việc đó. Hết thảy những ai nghe biết đều để bụng nghĩ rằng: Con trẻ này rồi sẽ nên thế nào? Vì quả thực, bàn tay Chúa đã ở với nó” (Lc 1,59-66). Sau đó, Thánh Luca tóm gọn cuộc sống ẩn dật của Thánh Gioan Tẩy Giả trong câu kết của đoạn Tin mừng: “Con trẻ lớn lên, mạnh mẽ trong lòng: nó ở trong hoang địa cho đến ngày tỏ mình ra cùng dân Israel” (Lc 1, 80).
Cả hai biến cố trên đây (ngày sinh và ngày đặt tên) và việc “con trẻ lớn lên, mạnh mẽ trong lòng” cho chúng ta thấy niềm vui mừng và sự quan tâm săn sóc không chỉ của vợ chồng ông Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét mà còn là niềm vui và sự quan tâm của cả dòng tộc, của láng giềng đối với sự chào đời và lớn lên của trẻ Gioan. Vậy, thử hỏi phải chăng con trẻ nào cũng được đón chào và quan tâm như thế không? Chắc chắn là không! Thời nào cũng vậy, chúng ta có thể thấy được điều này xuyên qua ba thái độ sau:
Thái độ vui mừng và đón nhận đầy tinh thần trách nhiệm: Mới đây có một đôi vợ chồng trẻ nói với tôi: Chúng con đã cưới nhau được mấy năm rồi mà chưa có “dấu hiệu” gì cả. Xin cha cầu nguyện cho vợ chồng con sớm có em bé. Ước mong của đôi vợ chồng trẻ trên đây cũng là mong ước của rất nhiều cặp vợ chồng khác. Khi mới cưới nhau họ mong muốn sớm có em bé. Vì thế, họ vui mừng khi biết có em bé đã hình thành trong lòng mẹ. Nhất là khi việc đó đến với những cặp vợ chồng hiếm muộn. Chính bà Ê-li-sa-bét, khi biết mình có thai đã vui mừng thốt lên rằng: “Chúa đã làm cho tôi như thế đó, khi Người thương cất nỗi hổ nhục tôi phải chịu trước mặt người đời” (Lc 1,25). Tâm trạng của các bậc làm cha mẹ lúc này là: Họ vui mừng chờ đợi ngày em bé chào đời. Họ lo lắng làm thế nào để đứa trẻ chào đời được khỏe mạnh. Cũng vì thế, nên họ tạo mọi điều kiện cho đứa trẻ được lớn lên trong môi trường tốt nhất. Khi đứa trẻ được sinh ra, họ cho đứa trẻ được ăn uống điều độ. Họ giáo dục đứa trẻ một cách toàn diện: nhân bản, tri thức và đạo đức. Họ giúp đứa trẻ vui chơi lành mạnh. Nhờ thế, đứa trẻ lớn lên trở thành người tốt, có ích cho gia đình, cho Giáo Hội và xã hội.
Thái độ vô trách nhiệm hoặc dửng dưng: Rất nhiều bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc chuẩn bị cho đứa trẻ trước khi sinh ra. Vô trách nhiệm khi đứa trẻ được chào đời. Họ không sẵn sàng đón nhận đứa trẻ chào đời. Họ không quan tâm giáo dục đứa trẻ nên người. Họ không làm gương sáng. Thậm chí, họ còn làm gương mù gương xấu, đó là lối sống bất hòa, ly thân, ly dị…Để lại hậu quả là: có những đứa trẻ không được chào đời; có những đứa trẻ không được giáo dục về đời sống nhân bản, tri thức và đạo đức; có những đứa đứa trẻ phải trở thành bụi đời, bị băng hoại bởi môi trường xấu; có những đứa trẻ trở thành nạn nhân của sự lạm dụng: lạm dụng tính dục; lạm dụng sức lao động; lạm dụng để làm những điều bất chính. Cuối cùng, chúng trở nên ghánh nặng cho gia đình, Giáo Hội và xã hội.
Thái độ khước từ sự sống: Nhiều cặp vợ chồng muốn hạn chế việc sinh con cái. Họ muốn theo chủ trương của xã hội là sinh 1 đến 2 con. Có nhiều lý do, nhưng có lẽ lý do trên hết là vì họ ích kỷ không muốn hy sinh. Vì thế, khi vỡ kế hoặch, họ quyết định phá thai. Ngoài ra, có những trường hợp phá thai vì hậu quả của những quan hệ bất chính. Theo thống kê của WHO mỗi năm trên thế giới có khoảng 46 triệu phụ nữ phải nạo phá thai, chỉ có 27 triệu ca nạo phá thai hợp pháp và số còn lại là 19 triệu ca bất hợp pháp. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai đứng đầu Đông Nam Á và xếp thứ 5 trên Thế giới. Bình quân mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, chủ yếu là ở độ tuổi từ 15 - 19, trong đó 60% - 70% là học sinh, sinh viên (Nguồn: internet). Thái độ của những người trên đây là thái độ từ chối sự sống. Thái độ của những người này cướp đi quyền sinh tử của Thượng Đế.
Thái độ của chúng ta thì sao? Giáo Hội luôn mời gọi mọi người kitô hữu, nhất là những bậc làm cha mẹ phải biết tôn trọng sự sống ngay từ khi mới hình thành trong lòng mẹ. Không được phép phá thai dưới bất cứ hình thức nào. Vì phá thai là giết người và đó là một tội ác. Giáo luật dạy: “Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết” (Đ. 1398). Không chỉ tôn trọng sự sống ngay khi còn ở trong lòng mẹ, mà còn cần phải có trách nhiệm bảo vệ các trẻ em vị thành niên. Phải quan tâm giáo dục chúng nên người, không để chúng rơi vào các tệ nạn xã hội. Không để chúng bị lạm dụng tính dục, sức lao động hay bị lợi dụng để làm những điều bất chính. Thư chung của HĐGM Việt Nam năm 2013 dạy rằng: “Gia đình là cộng đoàn phục vụ sự sống, được khơi nguồn từ chính Thiên Chúa Hằng Sống. Vợ chồng Kitô hữu yêu thương nhau bằng một tình yêu mở ra với sự sống, tôn trọng sự sống ngay từ lúc thụ thai, cộng tác với Thiên Chúa Tạo Hóa qua việc sinh con có trách nhiệm, giáo dục con cái nên người tốt và nên con cái Chúa. Gia đình phải là ngôi trường đầu tiên dạy các đức tính nhân bản và đức tin, là thành trì bảo vệ sự sống thể lý cũng như tinh thần của con cái trước sự tấn công của cái ác và cái xấu trong cuộc sống. Vì thế, các bậc cha mẹ phải ý thức trách nhiệm của mình là những nhà giáo dục đầu tiên và không thể thay thế, bằng chính gương sáng của mình” (x. số 6).
Người Mỹ thường nói: “Mỗi một trẻ thơ được sinh ra đều có thể làm Tổng Thống tương lai của Hoa kỳ.” Chúng ta có thể biến hóa câu nói trên thành: “Mỗi đứa trẻ sinh ra có thể là Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám Mục, Linh mục, thầy dòng, bà Sr…của Giáo Hội hay trở thành người kitô hữu tốt, một công dân tốt.” Khi có cái nhìn đầy lạc quan và hy vọng như thế, chắc hẳn ai cũng biết tôn trọng sự sống, biết bảo vệ và quan tâm săn sóc các trẻ em. Vì mỗi đứa con sinh ra không đơn giản chỉ là kết quả của tình yêu “tự nhiên”, nhưng là hoa trái, là món quà, và là tặng phẩm mà Thiên Chúa đã thương ban cho chúng ta trong đức tin. Mỗi đứa trẻ còn được Thiên Chúa giao phó cho một sứ mạng tương tự như trẻ Gioan mà chúng ta mừng sinh nhật hôm nay. Ước mong rằng, các bậc cha mẹ luôn biết tôn trọng sự sống của con cái ngay từ khi bắt đầu hình thành trong lòng mẹ. Đồng thời, tất cả các trẻ em ra đời được sự quan tâm và bảo vệ của mọi người.
Lạy Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Thánh Gioan Tẩy Giả, xin cho mỗi người chúng con luôn biết tôn trọng sự sống, quan tâm bảo vệ các trẻ em và giúp chúng nên người. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Ngày 24 tháng 6 năm 2017
Hôm nay cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả. Đoạn Tin mừng chúng ta vừa nghe tường thuật lại biến cố Thánh Gioan Tẩy Giả được sinh ra. Biến cố này không chỉ là niềm vui cho ông Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét, mà còn là niềm vui cho cả dòng tộc và làng xóm láng giềng xung quanh. Thánh sử Luca cho ta biết, khi Gioan được sinh ra,“láng giềng bà con nghe biết Chúa đã tỏ lòng nhân hậu lớn lao đối với bà liền đến chúc mừng bà” (Lc 1,58). Đoạn Tin mừng hôm nay cũng kể lại việc đặt tên cho con trẻ sau biến cố Gioan được sinh ra tám ngày. Đây cũng là một việc lạ lùng và thể hiện sự quan tâm của ông bà và anh em họ hàng. Thánh Luca kể lại: “Họ lấy tên Da-ca-ri-a của cha nó mà đặt cho nó. Nhưng bà mẹ đáp lại rằng: Không được, nó sẽ gọi tên là Gioan. Họ bảo bà rằng: Không ai trong họ hàng bà có tên đó. Và họ làm hiệu hỏi cha con trẻ muốn gọi tên gì. Ông xin một tấm bảng và viết: Tên nó là Gioan. Và mọi người đều bỡ ngỡ. Bỗng chốc lưỡi ông mở ra, và ông liền chúc tụng Chúa. Mọi người lân cận đều kinh hãi. Và trên khắp miền núi xứ Giuđêa, người ta loan truyền mọi việc đó. Hết thảy những ai nghe biết đều để bụng nghĩ rằng: Con trẻ này rồi sẽ nên thế nào? Vì quả thực, bàn tay Chúa đã ở với nó” (Lc 1,59-66). Sau đó, Thánh Luca tóm gọn cuộc sống ẩn dật của Thánh Gioan Tẩy Giả trong câu kết của đoạn Tin mừng: “Con trẻ lớn lên, mạnh mẽ trong lòng: nó ở trong hoang địa cho đến ngày tỏ mình ra cùng dân Israel” (Lc 1, 80).
Cả hai biến cố trên đây (ngày sinh và ngày đặt tên) và việc “con trẻ lớn lên, mạnh mẽ trong lòng” cho chúng ta thấy niềm vui mừng và sự quan tâm săn sóc không chỉ của vợ chồng ông Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét mà còn là niềm vui và sự quan tâm của cả dòng tộc, của láng giềng đối với sự chào đời và lớn lên của trẻ Gioan. Vậy, thử hỏi phải chăng con trẻ nào cũng được đón chào và quan tâm như thế không? Chắc chắn là không! Thời nào cũng vậy, chúng ta có thể thấy được điều này xuyên qua ba thái độ sau:
Thái độ vui mừng và đón nhận đầy tinh thần trách nhiệm: Mới đây có một đôi vợ chồng trẻ nói với tôi: Chúng con đã cưới nhau được mấy năm rồi mà chưa có “dấu hiệu” gì cả. Xin cha cầu nguyện cho vợ chồng con sớm có em bé. Ước mong của đôi vợ chồng trẻ trên đây cũng là mong ước của rất nhiều cặp vợ chồng khác. Khi mới cưới nhau họ mong muốn sớm có em bé. Vì thế, họ vui mừng khi biết có em bé đã hình thành trong lòng mẹ. Nhất là khi việc đó đến với những cặp vợ chồng hiếm muộn. Chính bà Ê-li-sa-bét, khi biết mình có thai đã vui mừng thốt lên rằng: “Chúa đã làm cho tôi như thế đó, khi Người thương cất nỗi hổ nhục tôi phải chịu trước mặt người đời” (Lc 1,25). Tâm trạng của các bậc làm cha mẹ lúc này là: Họ vui mừng chờ đợi ngày em bé chào đời. Họ lo lắng làm thế nào để đứa trẻ chào đời được khỏe mạnh. Cũng vì thế, nên họ tạo mọi điều kiện cho đứa trẻ được lớn lên trong môi trường tốt nhất. Khi đứa trẻ được sinh ra, họ cho đứa trẻ được ăn uống điều độ. Họ giáo dục đứa trẻ một cách toàn diện: nhân bản, tri thức và đạo đức. Họ giúp đứa trẻ vui chơi lành mạnh. Nhờ thế, đứa trẻ lớn lên trở thành người tốt, có ích cho gia đình, cho Giáo Hội và xã hội.
Thái độ vô trách nhiệm hoặc dửng dưng: Rất nhiều bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc chuẩn bị cho đứa trẻ trước khi sinh ra. Vô trách nhiệm khi đứa trẻ được chào đời. Họ không sẵn sàng đón nhận đứa trẻ chào đời. Họ không quan tâm giáo dục đứa trẻ nên người. Họ không làm gương sáng. Thậm chí, họ còn làm gương mù gương xấu, đó là lối sống bất hòa, ly thân, ly dị…Để lại hậu quả là: có những đứa trẻ không được chào đời; có những đứa trẻ không được giáo dục về đời sống nhân bản, tri thức và đạo đức; có những đứa đứa trẻ phải trở thành bụi đời, bị băng hoại bởi môi trường xấu; có những đứa trẻ trở thành nạn nhân của sự lạm dụng: lạm dụng tính dục; lạm dụng sức lao động; lạm dụng để làm những điều bất chính. Cuối cùng, chúng trở nên ghánh nặng cho gia đình, Giáo Hội và xã hội.
Thái độ khước từ sự sống: Nhiều cặp vợ chồng muốn hạn chế việc sinh con cái. Họ muốn theo chủ trương của xã hội là sinh 1 đến 2 con. Có nhiều lý do, nhưng có lẽ lý do trên hết là vì họ ích kỷ không muốn hy sinh. Vì thế, khi vỡ kế hoặch, họ quyết định phá thai. Ngoài ra, có những trường hợp phá thai vì hậu quả của những quan hệ bất chính. Theo thống kê của WHO mỗi năm trên thế giới có khoảng 46 triệu phụ nữ phải nạo phá thai, chỉ có 27 triệu ca nạo phá thai hợp pháp và số còn lại là 19 triệu ca bất hợp pháp. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai đứng đầu Đông Nam Á và xếp thứ 5 trên Thế giới. Bình quân mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, chủ yếu là ở độ tuổi từ 15 - 19, trong đó 60% - 70% là học sinh, sinh viên (Nguồn: internet). Thái độ của những người trên đây là thái độ từ chối sự sống. Thái độ của những người này cướp đi quyền sinh tử của Thượng Đế.
Thái độ của chúng ta thì sao? Giáo Hội luôn mời gọi mọi người kitô hữu, nhất là những bậc làm cha mẹ phải biết tôn trọng sự sống ngay từ khi mới hình thành trong lòng mẹ. Không được phép phá thai dưới bất cứ hình thức nào. Vì phá thai là giết người và đó là một tội ác. Giáo luật dạy: “Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết” (Đ. 1398). Không chỉ tôn trọng sự sống ngay khi còn ở trong lòng mẹ, mà còn cần phải có trách nhiệm bảo vệ các trẻ em vị thành niên. Phải quan tâm giáo dục chúng nên người, không để chúng rơi vào các tệ nạn xã hội. Không để chúng bị lạm dụng tính dục, sức lao động hay bị lợi dụng để làm những điều bất chính. Thư chung của HĐGM Việt Nam năm 2013 dạy rằng: “Gia đình là cộng đoàn phục vụ sự sống, được khơi nguồn từ chính Thiên Chúa Hằng Sống. Vợ chồng Kitô hữu yêu thương nhau bằng một tình yêu mở ra với sự sống, tôn trọng sự sống ngay từ lúc thụ thai, cộng tác với Thiên Chúa Tạo Hóa qua việc sinh con có trách nhiệm, giáo dục con cái nên người tốt và nên con cái Chúa. Gia đình phải là ngôi trường đầu tiên dạy các đức tính nhân bản và đức tin, là thành trì bảo vệ sự sống thể lý cũng như tinh thần của con cái trước sự tấn công của cái ác và cái xấu trong cuộc sống. Vì thế, các bậc cha mẹ phải ý thức trách nhiệm của mình là những nhà giáo dục đầu tiên và không thể thay thế, bằng chính gương sáng của mình” (x. số 6).
Người Mỹ thường nói: “Mỗi một trẻ thơ được sinh ra đều có thể làm Tổng Thống tương lai của Hoa kỳ.” Chúng ta có thể biến hóa câu nói trên thành: “Mỗi đứa trẻ sinh ra có thể là Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám Mục, Linh mục, thầy dòng, bà Sr…của Giáo Hội hay trở thành người kitô hữu tốt, một công dân tốt.” Khi có cái nhìn đầy lạc quan và hy vọng như thế, chắc hẳn ai cũng biết tôn trọng sự sống, biết bảo vệ và quan tâm săn sóc các trẻ em. Vì mỗi đứa con sinh ra không đơn giản chỉ là kết quả của tình yêu “tự nhiên”, nhưng là hoa trái, là món quà, và là tặng phẩm mà Thiên Chúa đã thương ban cho chúng ta trong đức tin. Mỗi đứa trẻ còn được Thiên Chúa giao phó cho một sứ mạng tương tự như trẻ Gioan mà chúng ta mừng sinh nhật hôm nay. Ước mong rằng, các bậc cha mẹ luôn biết tôn trọng sự sống của con cái ngay từ khi bắt đầu hình thành trong lòng mẹ. Đồng thời, tất cả các trẻ em ra đời được sự quan tâm và bảo vệ của mọi người.
Lạy Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Thánh Gioan Tẩy Giả, xin cho mỗi người chúng con luôn biết tôn trọng sự sống, quan tâm bảo vệ các trẻ em và giúp chúng nên người. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khủng bố Hồi Giáo IS nổ sập đền thờ Hồi Giáo al-Nuri để kích động hận thù tôn giáo
Đặng Tự Do
01:14 22/06/2017
Ngay lập tức, Amaq, cơ quan thông tin của bọn khủng bố Hồi Giáo IS tuyên truyền rằng máy bay Mỹ và Iraq đã đánh sập ngôi đền thờ này. Đây là cố gắng cuối cùng của bọn khủng bố Hồi Giáo IS trước giờ chết nhằm kích động hận thù tôn giáo, đe doạ tương lai của nhân loại.
Trung tướng Stephen Townsend, tư lệnh quân đội Mỹ trong cuộc chiến chống bọn khủng bố Hồi Giáo IS ở Syria và Iraq, cho thông tấn xã CNN biết:
“Chuyện này xạo 1000%. Tôi mới ở Mosul chiều thứ Tư, rất gần ngôi đền thờ này, có thể nhìn thấy cả đền thờ Hồi giáo này và ngọn tháp nghiêng nổi tiếng của nó. Tôi không hề có chút cảm nhận nào đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy nó. Đây chỉ là một ví dụ nữa cho thấy bọn khủng bố Hồi Giáo IS là một bọn chất chứa đầy những tư tưởng độc ác, nhẫn tâm và vô thần. Không thể để chúng tồn tại trong thế giới này.”
Trong một tuyên bố được đưa ra vào sáng thứ Năm 22 tháng Sáu, thủ tướng Haider al-Abadi của Iraq khẳng định chính bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã đánh bom làm sập ngôi đền thờ này và đó là "tuyên bố thất trận chính thức của IS".
Đền thờ Hồi Giáo này được xây dựng cách nay 800 năm và nổi tiếng với ngọn tháp nghiêng của nó. Gần 3 năm trước, tên trùm khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi đã tuyên bố thành lập nhà nước Hồi Giáo tại ngôi đền thờ này.
Đây không phải là lần đầu bọn khủng bố Hồi Giáo IS phá hủy các nơi thờ tự và các di tích lịch sử.
Tháng 3 năm 2015, bọn khủng bố phá hủy hoàn toàn thành phố cổ Nimrud của các Kitô hữu Assyriô. Cả thành phố Khorsabad của người Assyriô cũng bị phá hủy sau đó.
Cũng vào đầu năm 2015, khủng bố Hồi Giáo cũng đập nát những bức tượng tại Bảo tàng viện Mosul và những hiện vật khác.
Trước đó, vào tháng Bảy năm 2014, lăng mộ của tiên tri Giôna tại Mosul cũng bị chúng phá hủy.
Đầu năm nay bọn khủng bố Hồi Giáo IS phá hủy các di tích lịch sử Rôma tại thành phố cổ Palmyra, bên Syria.
Thành phố Raqqa là tiêu biểu nhất cho sự tàn bạo của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Chúng phá hủy tất cả các nhà thờ Kitô Giáo, trừ ra nhà thờ Các Thánh Tử Đạo của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Armenia bị chúng sử dụng làm bộ chỉ huy cảnh sát Hồi Giáo. Các đền thờ Hồi Giáo Shiite cũng chung một số phận.
Các linh mục Indonesia kêu gọi Tòa Thánh giải quyết cuộc khủng hoảng tại giáo phận Ruteng
Đặng Tự Do
07:34 22/06/2017
Một nhóm các linh mục thuộc giáo phận Ruteng, Indonesia đã lên tiếng kêu gọi Tòa Thánh can thiệp và giải quyết các tranh chấp giữa các linh mục với Đức Cha Hubertus Leteng, là đấng bản quyền của các ngài.
Những đại diện của các linh mục, cùng với một viên chức của Hội Đồng Giám Mục Indonesia, đã gặp Đức Tổng Giám mục Antonio Filipazzi, là sứ thần Tòa Thánh tại Indonesia vào ngày 16 tháng 6 để đặt vấn đề về cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại giáo phận Ruteng sau khi 69 linh mục đồng loạt từ chức khiến cho công việc tại giáo phận này rơi vào tình trạng ngưng trệ.
Đức Cha Antonio Filipazzi sắp hết thời gian phục vụ tại Indonesia. Tuy nhiên, cha Alfonsius Segar, một trong những linh mục đã gặp sứ thần Tòa Thánh, nói với UCANEWS rằng Đức Tổng Giám Mục đã hứa sẽ giúp giải quyết tranh chấp.
“Ngài sẽ ngay lập tức đưa vấn đề này lên Vatican”, cha Segar nói.
Cha Segar cũng trấn an mọi người rằng vị sứ thần sẽ gửi một người đến giáo phận để thẩm định tình hình.
“Chúng ta sắp có một quyết định nhanh chóng của Vatican,” cha Segar nói thêm.
Một nguồn tin thân cận với ông Antonius Agus Sriyono, là đại sứ Indonesia cạnh Tòa Thánh, nói với UCANEWS rằng chính phủ Indonesia cũng đã đặt vấn đề về cuộc khủng hoảng tại giáo phận Ruteng với Vatican.
Theo UCANEWS, một năm trước 112 linh mục trong tổng số 167 linh mục của giáo phận Ruteng đã ký một lá thư “bất tín nhiệm” Đức Cha Leteng vì có quan hệ với phụ nữ. Đức Cha Leteng đã phủ nhận cáo buộc này và cho đó là một sự vu cáo. Trong một diễn biến bi đát, một linh mục đã quyết định từ bỏ chức thánh, huyền tục và họp báo tố cáo Đức Cha Leteng trong suốt một năm qua.
Cha Martin Chen, người phát ngôn của nhóm 69 linh mục vừa từ chức tập thể cáo buộc Đức Giám Mục Hubertus Leteng đã bí mật mượn của Hội Đồng Giám Mục Indonesia 94,000 Mỹ Kim và 30,000 Mỹ Kim của chính giáo phận Ruteng mà không biện minh được việc chi tiêu số tiền này.
Những đại diện của các linh mục, cùng với một viên chức của Hội Đồng Giám Mục Indonesia, đã gặp Đức Tổng Giám mục Antonio Filipazzi, là sứ thần Tòa Thánh tại Indonesia vào ngày 16 tháng 6 để đặt vấn đề về cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại giáo phận Ruteng sau khi 69 linh mục đồng loạt từ chức khiến cho công việc tại giáo phận này rơi vào tình trạng ngưng trệ.
Đức Cha Antonio Filipazzi sắp hết thời gian phục vụ tại Indonesia. Tuy nhiên, cha Alfonsius Segar, một trong những linh mục đã gặp sứ thần Tòa Thánh, nói với UCANEWS rằng Đức Tổng Giám Mục đã hứa sẽ giúp giải quyết tranh chấp.
“Ngài sẽ ngay lập tức đưa vấn đề này lên Vatican”, cha Segar nói.
Cha Segar cũng trấn an mọi người rằng vị sứ thần sẽ gửi một người đến giáo phận để thẩm định tình hình.
“Chúng ta sắp có một quyết định nhanh chóng của Vatican,” cha Segar nói thêm.
Một nguồn tin thân cận với ông Antonius Agus Sriyono, là đại sứ Indonesia cạnh Tòa Thánh, nói với UCANEWS rằng chính phủ Indonesia cũng đã đặt vấn đề về cuộc khủng hoảng tại giáo phận Ruteng với Vatican.
Theo UCANEWS, một năm trước 112 linh mục trong tổng số 167 linh mục của giáo phận Ruteng đã ký một lá thư “bất tín nhiệm” Đức Cha Leteng vì có quan hệ với phụ nữ. Đức Cha Leteng đã phủ nhận cáo buộc này và cho đó là một sự vu cáo. Trong một diễn biến bi đát, một linh mục đã quyết định từ bỏ chức thánh, huyền tục và họp báo tố cáo Đức Cha Leteng trong suốt một năm qua.
Cha Martin Chen, người phát ngôn của nhóm 69 linh mục vừa từ chức tập thể cáo buộc Đức Giám Mục Hubertus Leteng đã bí mật mượn của Hội Đồng Giám Mục Indonesia 94,000 Mỹ Kim và 30,000 Mỹ Kim của chính giáo phận Ruteng mà không biện minh được việc chi tiêu số tiền này.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Tư 21/6/2017
VietCatholic Network
09:03 22/06/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư, Đức Thánh Cha nói: “Nên thánh là món quà lớn kitô hữu có thể trao tặng cho thế giới”
2- Đức Thánh Cha khai mạc Hội nghị kết thúc năm mục vụ của Giáo Phận Roma.
3- Đức Thánh Cha gởi điện chia buồn với các nạn nhân vụ hỏa hoạn tại Luân Đôn.
4- Đức Thánh Cha hành hương viếng mộ 2 linh mục Italia dấn thân cho người nghèo.
5- Hội đồng Giám Mục Ba Lan khẳng định: Tông huấn Amoris Laetitia không cho những người ly dị và tái hôn được rước lễ.
6- Đức Tổng Giám Mục Paglia binh vực quyết định bổ nhiệm một người ủng hộ phá thai vào Hàn lâm viện Giáo hoàng về Đời Sống.
7- Giám Mục Peter Shao Zhu Min trở lại giáo phận nhưng vẫn bị quản chế.
8- Dòng Tên nối vòng tay lớn với thế giới trên internet.
9- Các nhà hữu trách tôn giáo ở Hoa Kỳ phân rẽ về chính trị nhiều hơn các tín hữu.
10- Gia đình VietCatholic miền Nam California họp mặt mừng ngày Father’s Day.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Thập Giá Tình Yêu.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gx ĐMHCG Garland tĩnh tâm chuẩn bị cho 25 năm thành lập
Trần Mạnh Trác & Phạm Thái Hùng
21:00 22/06/2017
Tuy bằt đầu là ngày thứ Ba giữa tuần, nhưng số người tham dự cũng gần đầy nhà thờ, và quả là "danh bất hư truyền", Cha Bảo Vinh đã thôi miên "cử toạ" trong suốt 2 giờ đồng hồ với một đề tài "Gia Đình", là một đề tài đã "quá ư" quen thuộc đối với mọi người.
Bài thuyết giảng nghiêng nặng về "lý thuyết thần học", thông thường đã rất "khô khan và khó nhai" cho cả những sinh viên chủng viện, nhưng với một bố cục khéo léo lồng vào những kinh nghiệm mục vụ rất gần gũi với cuộc sống, bài giảng đã quyến rũ sự chú ý cuả "cử tọa" trọn một buổi tối dài. Một vài samples (thí dụ) như sau:
Lấy nền tảng "tình yêu", ngài chỉ cho thấy điểm ưu việt cuả đức tin Công Giáo là yêu thương cho đến cả những kẻ thù cuả mình, tức là "yêu đến tận cùng."
Vì "tình yêu" là bản chất cuả Thiên Chuá cho nên khi một gia đình thực hiện cuộc sống gia đình cuả mình tức là đang "cử hành" một mầu nhiệm thánh thiêng.
Hoa trái cuả tình yêu gia đình là con cái, như chính Chuá Giêsu là hoa trái tình yêu giữa Thiên Chuá và loài người.
...
Sau đây là một số hình ảnh mà các anh em phóng viên VietCatholic ghi lại, chúng tôi sẽ tiếp tục update "album" này với các hình ảnh mới trong hai ngày kế tiếp.
Xem hình ảnh
Thánh lễ khai mạc Năm Thánh mừng Kim Khánh Giáo phận Ban Mê Thuột.
Vũ Đình Bình
07:58 22/06/2017
Thánh lễ khai mạc Năm Thánh mừng Kim Khánh Giáo phận Ban Mê Thuột.
Sáng ngày 22.6.2017, các tín hữu từ khắp nơi trong Giáo phận quy tụ về Trung tâm Mục vụ (số 01 đường Trần Hưng Đạo, TP.BMT) tham dự Thánh lễ khai mạc Năm Thánh mừng 50 năm thành lập Giáo phận Ban Mê Thuột (22.6.1967 – 22.6.2017).
Xem Hình
Năm Thánh là thời gian cầu xin Thiên Chúa ban ơn tha thứ hầu được lãnh nhận Ơn Toàn Xá. Năm Thánh là năm Sám hối và Canh tân đời sống để được sống xứng đáng với nhân phẩm và ơn gọi làm con Thiên Chúa. Năm Thánh cũng là năm Hoà giải: “Năm Thánh là một thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hoà giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại”. (ĐTC Bênêđictô XVI trong sứ điệp gởi GHVN nhân dịp Năm Thánh 2010). Khởi đi từ những ý nghĩa cao đẹp ấy, Giáo phận Ban Mê Thuột mở Năm Thánh mừng Kim khánh Giáo phận, mang chủ đề: Canh Tân - Chia Sẻ - Hiệp Nhất (từ ngày 22.6.2017 – 22.6.2018), đây là “ngày cứu độ”, mùa ân phúc mà Thiên Chúa ban tặng cho cộng đoàn Giáo phận.
Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh do Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, chủ tế. Đồng tế với ngài có Đức Giám Mục Giáo phận; Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, TGM Giáo phận Huế, Chủ tịch HĐGMVN; Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, TGM Giáo phận Sài gòn; Quý Đức Cha trong Giáo tỉnh Huế; Đức Viện phụ Đan viện Xi-tô Mỹ Ca; Quý Cha TĐD; Quý Cha Giám tỉnh, Quý Cha Bề trên các Dòng tu; Quý Cha quê hương Ban Mê Thuột; và Quý Cha trong Giáo phận.
Cùng về tham dự Thánh lễ, cùng chung niềm tạ ơn Chúa trong ngày khai mạc Năm Thánh Hồng Ân, có đông đảo Tu sĩ nam nữ, mọi thành phần Dân Chúa thuộc cộng đoàn Giáo phận từ 8 Giáo hạt và những người con Ban Mê Thuột ở khắp mọi miền đất nước. Đặc biệt là 450 nhạc công kèn đồng, hàng ngàn ca sĩ, diễn viên thánh nhạc tham gia trình diễn trong Đêm Diễn Nguyện tối 21.6.2017.
Đoàn rước bắt đầu di chuyển từ Viện Giáo Lý tiến lên Lễ Đài trong âm vang cồng chiêng Tây Nguyên hòa cùng lời Thánh ca du dương trầm bổng giữa bao la đất trời mang âm hưởng niềm vui của Tin Mừng.
Trước khi khai mạc Năm Thánh, Cha Stephanô Nguyễn Văn Đậu, Linh mục Tổng Đại Diện đọc diễn văn chào mừng Đức TGM Leopoldo Girelli, Quý Đức TGM, Quý Đức Giám Mục, Đức Viện phụ Đan viện Xi-tô, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ và Quý Khách.
Cha FX Nguyễn Kim Long, Linh mục Chưởng ấn, công bố Tông Hiến Qui Dei Benignitate của Đức Phaolô VI về việc thành lập Giáo phận Ban Mê Thuột và Sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao về việc Tòa Thánh chấp thuận cho Giáo phận cử hành Năm Thánh do Hồng Y Maurus Piacenza, Chánh án Tòa Ân giải Tối cao ấn ký.
Ngay sau đó, Đức Cha Vinh Sơn long trọng tuyên bố khai mạc Năm Thánh: Tôi, Vinh-sơn Nguyễn Văn Bản - do thẩm quyền tối cao của Mẹ Hội Thánh, được đặt làm Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột, nhân danh Đức Thánh Cha Phanxicô và với quyền được trao, tôi CÔNG BỐ KHAI MẠC NĂM THÁNH MỪNG KIM KHÁNH trong Giáo phận bắt đầu từ hôm nay, ngày 22 tháng 6 năm 2017 đến ngày 22 tháng 6 năm 2018.
Cả cộng đoàn vỗ tay biểu lộ niềm hân hoan vui mừng tưởng như không dứt. Đức Giám Mục Giáo phận, Cha Tổng Đại diện, Cha Chưởng ấn thay mặt cộng đoàn dâng hương tưởng niệm Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Các Vị Tiền Nhân. Nhìn những thành quả hôm nay, khởi đi từ hạt cải thật bé nhỏ (x. Lc 13,18–19), được gieo vào vùng rừng núi hoang sơ nầy, nhờ đâm rễ sâu trong Đức Tin, nên đã không ngừng lớn lên và vươn cành lá xum xuê, phủ bóng mát tình yêu, cho đàn chim muôn phương bay về làm tổ. Cùng với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, cộng đoàn bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với các bậc Tiền nhân, các Ân nhân và các chứng nhân. Xin Chúa giúp chúng con biết tiếp lửa, giữ lửa và truyền lửa Tin Mừng vô giá cho mọi người và cùng nhau xây dựng Giáo Hội như một gia đình của Chúa, hiệp nhất, chia sẻ và yêu thương.
Sau nghi thức khai mạc Năm Thánh, Thánh lễ nối tiếp qua phần Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể.
Trước khi kết lễ, Đức TGM Leopoldo Girelli ban huấn từ, ngài Đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô thông chuyển Phép Lành Tòa Thánh đến Đức Cha Vinh Sơn, Quý Linh mục, Tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận Ban Mê Thuột nhân dịp Năm Thánh mừng 50 năm thành lập. Nguyện chúc cho Giáo phận Ban Mê Thuột vững bước trên hành trình Đức Tin mà tổ tiên và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã đi qua.
Tiếp theo là lời chúc mừng thật ấn tượng, thật dí dỏm của Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Từ cơn mưa đêm qua, từ nụ cười đẹp cực kỳ, đầy hấp dẫn mang thông điệp đặc biệt của Đức Cha Vinh Sơn, ngài liên tưởng đến cơn mưa hồng phúc mà Thiên Chúa đã tuôn đổ trên Ban Mê Thuột suốt hành trình dài 50 năm. Ngài cầu chúc Giáo phận Ban Mê Thuột tiếp tục nắm tay nhau tiến bước và Ban Mê Thuột sẽ nổi bật, sẽ đẹp tuyệt vời như nụ cười của Đức Cha Vinh Sơn giữa đêm đen,… xin Chúa chúc lành cho Ban Mê Thuột.
Đức Cha Vinh Sơn thay mặt cộng đoàn tri ân, cảm tạ Thiên Chúa; Các Đức Thánh Cha; Các Đấng bản quyền Giáo phận Quy Nhơn, Kon Tum và Đà Lạt; Các vị thừa sai; Các vị tiền nhân… Ngài cũng ngỏ lời cám ơn Đức TGM Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô; Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, TGM Giáo phận Huế, Chủ tịch HĐGMVN; Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, TGM Giáo phận Sài gòn; Quý Đức Cha trong Giáo tỉnh Huế; cách riêng hai Đức Cha Giáo phận mẹ, Giáo phận Kon Tum và Giáo phận Quy Nhơn; Quý Cha TĐD; Quý Cha Giám tỉnh, Quý Cha Bề trên các Dòng tu; Quý Cha trong và ngoài Giáo phận; Quý tu sĩ nam nữ, Chủng sinh; Quý khách; Chính quyền các cấp và toàn thể anh chị em…
Cha Stephanô Nguyễn Văn Đậu, Linh mục Tổng đại diện, công bố các điểm hành hương trong Năm Thánh để lãnh nhận ơn toàn xá. Tất cả có 8 Nhà thờ và 3 Trung tâm Hành hương:
- Nhà thờ Giáo xứ Phước Vĩnh (Hạt Phước Long)
- Nhà thờ Giáo xứ Đồng Xoài (Hạt Đồng Xoài)
- Nhà thờ Giáo xứ Gia Nghĩa (Hạt Gia Nghĩa)
- Nhà thờ Giáo xứ Bác Ái (Hạt Dakmil)
- Nhà thờ Giáo xứ Châu Sơn (Hạt Mẫu Tâm)
- Nhà thờ Chính Tòa (Hạt Chính Tòa)
- Nhà thờ Giáo xứ Vinh Hòa (Hạt Giang Sơn)
- Nhà thờ Giáo xứ Buôn Hô (Hạt Buôn Hô)
- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Thác Mơ (Hạt Phước Long)
- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Giang Sơn (Giáo xứ Giang Sơn)
- Trung tâm Hành hương Đồi Thánh Tâm (Giáo xứ Xã Đoài)
Thánh lễ khai mạc Năm Thánh kết thúc sau nghi thức Giám mục Giáo phận trao Sắc lệnh của Tòa Ân Giải tối Cao trong đó Mẹ Giáo Hội mở rộng kho tàng ân sủng cho con cái trong Năm Thánh và nến cháy sáng biểu trưng sống Đức tin cho các Cha quản hạt.
Sau Thánh lễ, cộng đoàn hướng về Tòa Giám mục và Nhà thờ Chính tòa, nơi an nghỉ của Đức Giám Mục tiên khởi, hai Đức Giám Mục Giuse, tưởng nhớ, cầu nguyện cho các ngài và các bậc tiền nhân.
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh, trong niềm hân hoan cử hành Năm Kim Khánh Giáo phận, chúng con chúc tụng Chúa đã ban ơn đức tin cho quê hương đất nước chúng con… Xin cho mọi thành phần dân Chúa trong gia đình giáo phận, biết sống hiệp nhất và hăng say loan báo Tin Mừng, nhờ đó nhiều người được hưởng niềm vui cứu độ… Xin ân thưởng cho những người có công xây dựng giáo phận, và ban phúc Nước Trời cho các mục tử và các tín hữu đã qua đời, là những người đã tích cực cộng tác trong công cuộc loan báo Tin mừng tại vùng đất Tây Nguyên này… Amen.
Sáng ngày 22.6.2017, các tín hữu từ khắp nơi trong Giáo phận quy tụ về Trung tâm Mục vụ (số 01 đường Trần Hưng Đạo, TP.BMT) tham dự Thánh lễ khai mạc Năm Thánh mừng 50 năm thành lập Giáo phận Ban Mê Thuột (22.6.1967 – 22.6.2017).
Xem Hình
Năm Thánh là thời gian cầu xin Thiên Chúa ban ơn tha thứ hầu được lãnh nhận Ơn Toàn Xá. Năm Thánh là năm Sám hối và Canh tân đời sống để được sống xứng đáng với nhân phẩm và ơn gọi làm con Thiên Chúa. Năm Thánh cũng là năm Hoà giải: “Năm Thánh là một thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hoà giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại”. (ĐTC Bênêđictô XVI trong sứ điệp gởi GHVN nhân dịp Năm Thánh 2010). Khởi đi từ những ý nghĩa cao đẹp ấy, Giáo phận Ban Mê Thuột mở Năm Thánh mừng Kim khánh Giáo phận, mang chủ đề: Canh Tân - Chia Sẻ - Hiệp Nhất (từ ngày 22.6.2017 – 22.6.2018), đây là “ngày cứu độ”, mùa ân phúc mà Thiên Chúa ban tặng cho cộng đoàn Giáo phận.
Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh do Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, chủ tế. Đồng tế với ngài có Đức Giám Mục Giáo phận; Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, TGM Giáo phận Huế, Chủ tịch HĐGMVN; Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, TGM Giáo phận Sài gòn; Quý Đức Cha trong Giáo tỉnh Huế; Đức Viện phụ Đan viện Xi-tô Mỹ Ca; Quý Cha TĐD; Quý Cha Giám tỉnh, Quý Cha Bề trên các Dòng tu; Quý Cha quê hương Ban Mê Thuột; và Quý Cha trong Giáo phận.
Cùng về tham dự Thánh lễ, cùng chung niềm tạ ơn Chúa trong ngày khai mạc Năm Thánh Hồng Ân, có đông đảo Tu sĩ nam nữ, mọi thành phần Dân Chúa thuộc cộng đoàn Giáo phận từ 8 Giáo hạt và những người con Ban Mê Thuột ở khắp mọi miền đất nước. Đặc biệt là 450 nhạc công kèn đồng, hàng ngàn ca sĩ, diễn viên thánh nhạc tham gia trình diễn trong Đêm Diễn Nguyện tối 21.6.2017.
Đoàn rước bắt đầu di chuyển từ Viện Giáo Lý tiến lên Lễ Đài trong âm vang cồng chiêng Tây Nguyên hòa cùng lời Thánh ca du dương trầm bổng giữa bao la đất trời mang âm hưởng niềm vui của Tin Mừng.
Trước khi khai mạc Năm Thánh, Cha Stephanô Nguyễn Văn Đậu, Linh mục Tổng Đại Diện đọc diễn văn chào mừng Đức TGM Leopoldo Girelli, Quý Đức TGM, Quý Đức Giám Mục, Đức Viện phụ Đan viện Xi-tô, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ và Quý Khách.
Cha FX Nguyễn Kim Long, Linh mục Chưởng ấn, công bố Tông Hiến Qui Dei Benignitate của Đức Phaolô VI về việc thành lập Giáo phận Ban Mê Thuột và Sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao về việc Tòa Thánh chấp thuận cho Giáo phận cử hành Năm Thánh do Hồng Y Maurus Piacenza, Chánh án Tòa Ân giải Tối cao ấn ký.
Ngay sau đó, Đức Cha Vinh Sơn long trọng tuyên bố khai mạc Năm Thánh: Tôi, Vinh-sơn Nguyễn Văn Bản - do thẩm quyền tối cao của Mẹ Hội Thánh, được đặt làm Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột, nhân danh Đức Thánh Cha Phanxicô và với quyền được trao, tôi CÔNG BỐ KHAI MẠC NĂM THÁNH MỪNG KIM KHÁNH trong Giáo phận bắt đầu từ hôm nay, ngày 22 tháng 6 năm 2017 đến ngày 22 tháng 6 năm 2018.
Cả cộng đoàn vỗ tay biểu lộ niềm hân hoan vui mừng tưởng như không dứt. Đức Giám Mục Giáo phận, Cha Tổng Đại diện, Cha Chưởng ấn thay mặt cộng đoàn dâng hương tưởng niệm Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Các Vị Tiền Nhân. Nhìn những thành quả hôm nay, khởi đi từ hạt cải thật bé nhỏ (x. Lc 13,18–19), được gieo vào vùng rừng núi hoang sơ nầy, nhờ đâm rễ sâu trong Đức Tin, nên đã không ngừng lớn lên và vươn cành lá xum xuê, phủ bóng mát tình yêu, cho đàn chim muôn phương bay về làm tổ. Cùng với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, cộng đoàn bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với các bậc Tiền nhân, các Ân nhân và các chứng nhân. Xin Chúa giúp chúng con biết tiếp lửa, giữ lửa và truyền lửa Tin Mừng vô giá cho mọi người và cùng nhau xây dựng Giáo Hội như một gia đình của Chúa, hiệp nhất, chia sẻ và yêu thương.
Sau nghi thức khai mạc Năm Thánh, Thánh lễ nối tiếp qua phần Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể.
Trước khi kết lễ, Đức TGM Leopoldo Girelli ban huấn từ, ngài Đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô thông chuyển Phép Lành Tòa Thánh đến Đức Cha Vinh Sơn, Quý Linh mục, Tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận Ban Mê Thuột nhân dịp Năm Thánh mừng 50 năm thành lập. Nguyện chúc cho Giáo phận Ban Mê Thuột vững bước trên hành trình Đức Tin mà tổ tiên và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã đi qua.
Tiếp theo là lời chúc mừng thật ấn tượng, thật dí dỏm của Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Từ cơn mưa đêm qua, từ nụ cười đẹp cực kỳ, đầy hấp dẫn mang thông điệp đặc biệt của Đức Cha Vinh Sơn, ngài liên tưởng đến cơn mưa hồng phúc mà Thiên Chúa đã tuôn đổ trên Ban Mê Thuột suốt hành trình dài 50 năm. Ngài cầu chúc Giáo phận Ban Mê Thuột tiếp tục nắm tay nhau tiến bước và Ban Mê Thuột sẽ nổi bật, sẽ đẹp tuyệt vời như nụ cười của Đức Cha Vinh Sơn giữa đêm đen,… xin Chúa chúc lành cho Ban Mê Thuột.
Đức Cha Vinh Sơn thay mặt cộng đoàn tri ân, cảm tạ Thiên Chúa; Các Đức Thánh Cha; Các Đấng bản quyền Giáo phận Quy Nhơn, Kon Tum và Đà Lạt; Các vị thừa sai; Các vị tiền nhân… Ngài cũng ngỏ lời cám ơn Đức TGM Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô; Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, TGM Giáo phận Huế, Chủ tịch HĐGMVN; Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, TGM Giáo phận Sài gòn; Quý Đức Cha trong Giáo tỉnh Huế; cách riêng hai Đức Cha Giáo phận mẹ, Giáo phận Kon Tum và Giáo phận Quy Nhơn; Quý Cha TĐD; Quý Cha Giám tỉnh, Quý Cha Bề trên các Dòng tu; Quý Cha trong và ngoài Giáo phận; Quý tu sĩ nam nữ, Chủng sinh; Quý khách; Chính quyền các cấp và toàn thể anh chị em…
Cha Stephanô Nguyễn Văn Đậu, Linh mục Tổng đại diện, công bố các điểm hành hương trong Năm Thánh để lãnh nhận ơn toàn xá. Tất cả có 8 Nhà thờ và 3 Trung tâm Hành hương:
- Nhà thờ Giáo xứ Phước Vĩnh (Hạt Phước Long)
- Nhà thờ Giáo xứ Đồng Xoài (Hạt Đồng Xoài)
- Nhà thờ Giáo xứ Gia Nghĩa (Hạt Gia Nghĩa)
- Nhà thờ Giáo xứ Bác Ái (Hạt Dakmil)
- Nhà thờ Giáo xứ Châu Sơn (Hạt Mẫu Tâm)
- Nhà thờ Chính Tòa (Hạt Chính Tòa)
- Nhà thờ Giáo xứ Vinh Hòa (Hạt Giang Sơn)
- Nhà thờ Giáo xứ Buôn Hô (Hạt Buôn Hô)
- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Thác Mơ (Hạt Phước Long)
- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Giang Sơn (Giáo xứ Giang Sơn)
- Trung tâm Hành hương Đồi Thánh Tâm (Giáo xứ Xã Đoài)
Thánh lễ khai mạc Năm Thánh kết thúc sau nghi thức Giám mục Giáo phận trao Sắc lệnh của Tòa Ân Giải tối Cao trong đó Mẹ Giáo Hội mở rộng kho tàng ân sủng cho con cái trong Năm Thánh và nến cháy sáng biểu trưng sống Đức tin cho các Cha quản hạt.
Sau Thánh lễ, cộng đoàn hướng về Tòa Giám mục và Nhà thờ Chính tòa, nơi an nghỉ của Đức Giám Mục tiên khởi, hai Đức Giám Mục Giuse, tưởng nhớ, cầu nguyện cho các ngài và các bậc tiền nhân.
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh, trong niềm hân hoan cử hành Năm Kim Khánh Giáo phận, chúng con chúc tụng Chúa đã ban ơn đức tin cho quê hương đất nước chúng con… Xin cho mọi thành phần dân Chúa trong gia đình giáo phận, biết sống hiệp nhất và hăng say loan báo Tin Mừng, nhờ đó nhiều người được hưởng niềm vui cứu độ… Xin ân thưởng cho những người có công xây dựng giáo phận, và ban phúc Nước Trời cho các mục tử và các tín hữu đã qua đời, là những người đã tích cực cộng tác trong công cuộc loan báo Tin mừng tại vùng đất Tây Nguyên này… Amen.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Góp Ý Nhân Đọc Cuốn “Lịch Sử Giáo Phận Vinh” Của Nhóm Vương Đình Chữ.
Nguyễn Đức Cung
08:51 22/06/2017
Góp Ý Nhân Đọc Cuốn “Lịch Sử Giáo Phận Vinh” Của Nhóm Vương Đình Chữ.
III.- GIỮA LÒNG Giáo Hội, ĐỌC MỘT CUỐN SÁCH HAY.
Trong Lời Giới Thiệu của ĐGM Nguyễn Thái Hợp, đó đây ta bắt gặp những câu văn nói lên ước mơ về phong thái của người viết sử đó là “không những phải có cái tâm, mà còn cần cái trí, nghĩa là đồng thời là người có công tâm và chuyên môn cao.” Về sử liệu, “nhiều lần chúng lại là những tài liệu giả mạo, đầy tính tuyên truyền hay mang nặng yếu tố ý thức hệ hoặc chủ quan”, về quan điểm thậm chí “có những tài liệu đã bị bóp méo và chính trị hóa, giáo điều, thiên lệch, thiếu tính khách quan,có chỗ xuyên tạc”, tất cả thực trạng đó cũng đã khiến cho một vị giáo sư đại học như giáo sư Hà Văn Tấn cũng phải đặt vấn đề: “Đã đến lúc những người chép sử, những nhà sử học phải tự hỏi rằng: “Sử bút” của mình đã thật nghiêm chưa, đã viết đúng sự thật lịch sử hay chưa?” ĐGM Nguyễn Thái Hợp cuối cùng cũng phải công nhận rằng “nếu tôn chỉ của nghề viết sử là “chép đúng sự thật” thì việc thực hiện nó trong xã hội hiện nay vẫn luôn luôn là một thách đố và một sứ vụ đòi hỏi phải trả giá.”
Trong một lá thư gửi cho Đại Đế Frederick ngày 27-5-1773, văn hào Voltaire (Francois Marie AROUET 1694-1778) có viết: “Lịch sử được viết tốt chỉ trong một đất nước có tự do.” (History can be well written in a free country).
Quan điểm của những người viết sử ngày nay so với quan điểm của Voltaire cách đây gần ba thế kỷ cho chúng ta một ý nghĩ chung đó là nghề viết sử không là độc quyền của ai nhưng dành cho những kẻ biết tôn trọng sự thật và có kỹ năng. Những điều ĐGM Nguyễn Thái Hợp viết trong Lời Giới Thiệu được coi như “dẫn nhập” của cuốn sách có thể đã trình bày những điều ngài cảm nhận một cách nhẹ nhàng, khôn ngoan mà cũng nói lên được một số quan điểm ít tác giả trong nước khi viết về vấn đề tôn giáo dám thẳng thắn trình bày.
31.- “Lịch sử Giáo Phận Vinh”, một tác phẩm được biên soạn công phu, có phương pháp.
Trong cuốn Phương pháp Sử học, Sử gia Linh mục Nguyễn Phương đã viết những dòng chữ cách đây hơn nửa thế kỷ mà nay cũng vẫn còn nghiệm đúng : “Ngày nay, giữa lúc loài người đang đại hội cạnh tranh kỹ thuật để tiến, phương pháp là một điều kiện tối yếu cho mọi hữu ích của con người.. Nói rằng không có phương pháp, là chẳng khác gì tả ra cái cảnh cổ sơ, chậm tiến, và do đó, cả cái cảnh nô lệ, lầm than. Thật thế, vì phương pháp chính là kho tàng kinh nghiệm của nhiều người, tích lũy lại qua nhiều đời… Về môn sử học cũng thế, người ta cũng phải nhờ đến phương pháp để có thể vươn lên cho đến chân lý của thời sự quá khứ. Qua nhiều thời đại, kinh nghiệm của nhiều sử gia lăn lộn trong nghề đã vạch ra cho người chép sử một đường lối làm việc tiến ích và hữu hiệu. Đường lối đó gọi là phương pháp sử học và với đường lối đó chẳng những người ta tránh được sai lầm, mà còn tiết kiệm được thì giờ, công phu.” (Sách đã dẫn trang 9-11).
Tác phẩm viết về lịch sử Giáo phận Vinh do ông Vương Đình Chữ chủ biên được viết theo lối tạm gọi là biên niên tức theo thứ tự thời gian trình bày các sự kiện, nhân vật, biến cố. Trước đây ở Trung Hoa cũng như Việt Nam cũng việc chép sử theo lối biên niên, và ở trong cách thức này người ta thường “làm hiện ra những mối dính dáng giữa các sự kiện nhân văn và các thiên triệu (tức các hiện tượng trời đất) như nhật thực, nguyệt thực, động đất, lụt lội, bệnh dịch v.v… Các thiên tai, các điều dị thường này được coi là những lời cảnh cáo hay những phản ứng của thiên đình trước việc làm của vua chúa.” (Nguyễn Thế Anh, Sách đã dẫn, trang 6). Cuốn sách của ông Vương Đình Chữ chủ biên đã trình bày một dàn bài chi tiết cho người ta dễ nắm được các ý chính trong từng tiết, nghĩa là cũng theo lối cương mục như trong các tác phẩm sử học kinh điển.
Trước hết về tên gọi của Giáo phận, cuốn sách cung cấp cho độc giả các tên từ khi mới thành lập năm 1846 là Giáo phận Nam bên Bắc Kỳ hay Giáo phận Nam Đàng Ngoài (Tonkin Méridional). Đến năm 1924, Nam Đàng Ngoài có tên mới là Giáo phận Vĩnh có thể chịu âm hưởng của các tên như phường Đông Vĩnh, Hưng Vĩnh, như các Giáo họ Vĩnh Giang, Vĩnh Mỹ thuộc Giáo xứ Cầu Rầm. Danh xưng “Địa phận Vĩnh” được sử dụng trên giấy tờ cho đến cuối năm 1950. Cố Văn (Le Gourriérec) trong thư ngày 18-6-1950 gửi cho Cha chính Trần Hữu Đức cũng viết Địa phận Vĩnh. Trên giấy tiêu đề in sẵn thấy ghi “Mission Catholique Vinh (Annam), đọc vào có người cho là vì máy đánh chữ bằng tiếng Pháp hồi đó không có dấu ngã nên không đánh được chữ Vĩnh “nên người ta chỉ đọc là Vinh và theo thời gian, người ta quên mất chữ Vĩnh.” (trang 38) Cuốn sách cho người đọc một kiến giải về địa danh này cũng khá lý thú.
Về địa danh, một nghi án tuy nhỏ nhưng cũng được người chủ biên vận dụng phương pháp sử học để cẩn án đó là việc Linh mục Alexandre de Rhodes đổi thuyền ở địa điểm nào khi ngài từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong tháng 10-1629 (trang 49). Linh mục Trương Bá Cần cho là tại cửa Khẩu, Kỳ Anh. Linh mục Cao Vĩnh Phan lại nêu “Địa điểm trao đổi này phải chăng là ở cửa Roòn, thuộc Quảng Bình”. Hai ông Linh Phong và Hoàng Đình Hiếu trong bài “Uẩn khúc lịch sử chung quanh việc giáo sĩ Đắc-Lộ đến Bắc Bố Chính trong tháng Tư năm1629” (Tập san Định Hướng số 17, Mùa Thu 1998) chủ trương địa điểm đổi thuyền là làng Vĩnh Sơn, phía nam chân Đèo Ngang (thuộc Bắc Bố Chính). Ban chủ biên phải vận dụng kinh nghiệm về hải trình của các ngư dân kỳ cựu tại Giáo xứ Xuân Hòa để đưa ra một kiến giải hợp lý hơn đó là cửa Khẩu (Kỳ Anh). Đọc đoạn này chúng tôi thấy tinh thần làm việc nghiêm túc của nhóm biên soạn.
Cũng về địa danh, cuốn sách chú trọng ghi lại cách viết địa danh theo sách mỗi tác giả nhưng cũng kèm theo nhiều cách đọc, cách hiểu khác, thí dụ ở trang 54, chú thích 95 Quêmangu có thể là Quèn Môn, Cửa Quèn hay Mành Sơn; chú thích 101 “Lang Cau” là một địa danh được hiểu nhiều cách khác nhau. Theo Đỗ Quang Chính thì đó là “Làng Cau”, có thể hiểu theo nghĩa đó là một làng chuyên trồng cây cau. Theo Trương Bá Cần “Lang Cau” có thể là Làng Cầu ở vùng Hưng nguyên. Theo tờ bản đồ Vinh. “Lang Cau” xưa, nay là xóm Thanh Kim, nằm ở xã Đức Tùng, Đức Thọ, Hà Tĩnh, cách Giáo xứ Thọ Ninh khoảng 4 cây số về phía Bắc (xem H.3). Bà con ở Thanh Kim vẫn gọi vùng này là Làng Cầu. Trong tường trình năm 1632, Amaral đã nhắc đến Làng Cầu và nêu rõ: Ở Làng Cầu có nhà thờ Công Giáo. Xem Đỗ Quang Chính, Dòng Tên trong xã hội Đại Việt 1615-1773, 343; Trương Bá Cần, Lịch sử Giáo phận Vinh 1846-1996, 37-38; Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659 (Texas: Antôn & Đuốc sáng, 2007), 84. Vang May ở trang 54 được ghi chú nay là Hoàng Mai…
Một địa danh khác là cửa Rum được nói là tên gọi cổ của sông Lam, nên có câu:
Bao giờ Ngàn Hống hết cây,
Sông Rum hết nước đó đây hết tình.
“tới bến chính của tỉnh gọi là Rum, nơi ở của quan tỉnh” theo ghi nhận của cha Đắc Lộ. Rum cũng có khi được gọi là Kẻ Rum, thôn Rum…
Ở trang 56, chú thích số 102 về làng Quilan sách này ghi: “Có nơi viết là Khilan, có thể xác định là Kỳ lân, cạnh Núi Quyết.”
Địa danh Ke Don (Kẻ Đông hay Kẻ Đọng hay Kẻ Đòn (Quy Chính) gần Trang Đen? cũng được ghi lại rất sớm quảng năm 1714-1715 cho người đọc thấy tính cẩn thận của các vị tham gia biên soạn cuốn sách.
Về tên Quán Trà, trong “Truyện sáu Ông Phúc Lộc” khi viết về cuộc tử đạo của Thánh Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh có nhắc đến và được ghi ở chú thích số 754 : Tên dân dã gọi là Chợ Chè, gần Giáo xứ Mỹ Hương; Chợ Chè về sau trở thành một tụ điểm buôn bán rất sầm uất của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, thu hút khách thương từ Đồng Hới ngược dòng sông Nhật Lệ đi lên.
Về nhân danh, cuốn sách cũng cho người đọc một cảm nhận về nỗ lực hội nhập văn hóa của các giáo sĩ thừa sai từ thế kỷ XVII cho đến thế kỷ XX khi các ngài đến truyền giáo ở Đại Việt, rồi Việt Nam đã nhận một tên Việt. Riêng tại Giáo Phận Vinh, từ năm 1678 Thừa sai Bélot nhận tên Việt là Lót sau làm Giám Mục, đến Giám Mục Francois Guisain với tên Việt là Chi, linh mục Dòng Tên Wenzel Paleczeck tên Việt là Đẩu đến Nghệ An năm 1742 v.v… rồi với bản danh sách các thừa sai Pháp trong Phụ Lục I (trang 599), các thừa sai được gọi một cách kính cẩn là “Cố”. Các ngài muốn thực hiện quyết tâm cống hiến cuộc đời mình trên vùng đất truyền giáo nên cái danh xưng tiên vàn phải là tên Việt, có lẽ cũng xuất phát từ quan niệm “chính danh” của Nho học. Trong bản phụ lục I này, các biên giả cho biết một thừa sai có đầy đủ tên họ, tên lót và tên gọi, đó là Đức Giám Mục Jean Denis Gauthier Ngô Gia Hậu, một tên tuổi khá lẫy lừng trong Giáo phận Vinh và cả trong lịch sử Việt Nam. Cho tới nay, chúng ta chưa biết được cơ duyên nào Đức Cha Gauthier lại mang tên Ngô Gia Hậu. (trang 599)
Cũng về mục nhân danh, cuốn sách có những ghi nhận lý thú như sau: “Có lẽ các cố cũng biết được, theo văn hóa Việt, tên là người nên phần lớn các Cố đều nhận mang một danh gọi thể hiện các đức tính tốt, như Minh, Hòa, Mỹ, Trung, Hiền, Thịnh, Bình… Nhưng cũng có những cố được gọi tên theo âm gọi của tên gốc, như Paul Louis Bos là Bố, nhiều cố được gọi theo âm đầu của tên, như Auguste Chauvet Châu, Le Borgne Lễ, Joseph Delalex Đề, Paul Louis Bayle Bá, Alexandre Lambert Lâm… Cũng có cố lại được gọi theo âm cuối của tên mình như Antoine Villien Liên, Victor Pierre Martin Tín; lại có cố được gọi tên theo nghĩa của tên Pháp, như Moise Brillant là Cố Quang, Celestin Fort là Cố Dũng. Tên Việt được chọn nhiều nhất là Đức, với 5 cố: Taillandier, Casteel, Gallon, Pargade-Poublan và Gonnin; kế đến là Trung, với bốn cố: Pédémon, Colombet, Marie và Cherrière… Có một chi tiết ngộ nghĩnh là bốn vị thừa sai đến Vinh liền nhau được đặt tên theo bốn hướng là Abgrall Đoài (đến Vinh 07-6-1887), Loucatel Nam (1887), Lombard Bắc (1887) và Guignard Đông (1888), còn vị thừa sai có tên dài nhất và chắc không ai nhớ nổi là Raoul Pierre Alexandre Victor Marie Hubert Ghislain Duwez Vinh!.” (trang 599).
Về phương diện sử học, cuốn “Lịch sử Giáo phận Vinh” này sẽ giúp ích cho giới nghiên cứu các tư liệu quý báu để tìm hiểu về một vài biến cố chẳng hạn như các phong trào Cần Vương, Văn Thân hay trong thế kỷ XX các hoạt động yêu nước của các giới giáo sĩ, tu sĩ hay phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh v.v…
Đối với vấn đề khá nhạy cảm là Cộng Sản, cuốn sách cũng cung cấp cho chúng ta biết quan điểm của các vị thừa sai người Pháp, thí dụ Đức Cha Andréa Éloy Bắc (1864-1947). Một điều cần nhớ rõ ở đây là tại Việt Nam, các giáo sĩ là những người đã có những nhận thức sớm nhất về hiểm họa Cộng Sản. Điều này cũng không lạ gì vì Giáo Hội đã liên tiếp lên án chủ thuyết này từ Đức PiôIV (1846-1878), Lêô XIII (1878-1903), và nhất là Giáo Hoàng Piô XI (1922-1939), rồi Đức Piô XII (1876-1958). Khi những người CS đã xác tín rằng “Chúng ta chỉ có thể thực hiện được một cách đầy đủ chủ nghĩa Cộng Sản khoa học nếu chiến thắng được triệt để mọi thứ tôn giáo.” (Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hòa Đường, Tây dương Gia-tô bí lục, (Hà Nội, Nhà xb. Khoa học Xã hội, 1981, 5. Trong mục “Vài lời nói đẩu” của NXB Khoa Học Xã Hội), thì trong thông điệp Đấng Cứu Thế (Divini Redemptoris) Đức Giáo Hoàng Piô XI đã nhận định: “Chủ nghĩa Cộng sản là một hệ thống đầy dẫy sự sai lầm và ảo tưởng, đối nghịch với cả lý trí và Mặc khải” (số 35); ngài kết luận: “Chủ nghĩa Cộng sản tự thân là xấu xa và bất cứ ai còn muốn cứu vãn nền văn minh Ki-tô giáo đều không thể hỗ trợ chủ nghĩa đó dưới bất cứ hình thức nào” (số 109). (Trang 487).
Năm 1927, trong cuốn sách nhỏ nhan đề Vấn đề Cộng sản (in tại Qui Nhơn), linh mục Sảng Đình Nguyễn Hy Thích (1891-1978), Giáo sư Viện Đại Học Huế trước năm 1975 lên tiếng về hiểm họa Cộng Sản mặc dù lúc bấy giờ chưa hình thành đảng Cộng Sản Đông Dương. Ngài cho rằng những sự đổi thay về xã hội và tri thức con người trong ba trăm năm về trước cũng phải chịu trách nhiệm về mối đe dọa ngày nay của chủ thuyết Cộng Sản. Xuyên qua những thí dụ lấy từ nước Nga, con số các giáo sĩ chính Thống giáo bị giết, các viện nuôi trẻ mồ côi bị giải tán, những trận đói chết người tập thể, nhiều nữ sinh vị thành niên bị hãm hiếp vì phải đi học trong các trường chung lẫn lộn hai giới nam nữ, ngài cho rằng chủ nghĩa Cộng sản khai thác những ý thức thấp hèn của con người như tham lam tiền bạc, chiếm đoạt đất đai và sức lao động của kẻ khác. Tệ hơn nữa, chủ thuyết Cộng Sản còn muốn xuất khẩu mẫu hàng lật đổ đó đến các quốc gia khác. Nhà sử học David G. Marr, trong cuốn Vietnamese Tradition on Trial 1920-1945 (University of California Press, 1981) khi trích dẫn cuốn sách trên đây của linh mục Nguyễn Văn Thích, lấy làm ngạc nhiên về sự so sánh tuy hơi vặn vẹo nhưng lại có ý nghĩa đối với các biến cố lúc bấy giờ ở Trung Hoa:
“ Nếu anh muốn biết hậu quả của chủ thuyết Cộng Sản, đơn giản là cứ nhìn vào Trung Hoa. Trong thời gian 15 năm vừa qua chủ nghĩa Cộng Sản đã chịu trách nhiệm trong việc lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập dân chủ, nhen nhúm nội chiến, và đẩy đám đông dân chúng xuống vũng bùn. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi là Ăng-ghen và Các-mác của Trung Hoa. Tôn Dật Tiên là Lê-Nin, với quan niệm về dân sinh của ông cũng là một mô thức tựa như chế độ vô sản của chế độ Xô-Viết vậy.” (David G. Marr, trang 85).
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy trong tác phẩm Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, khi phê bình về Tam Dân chủ nghĩa trong đó có chủ nghĩa Dân Sinh của Tôn Dật Tiên, đã có nhận định phần nào đúng với ý kiến của Linh mục Nguyễn Hy Thích: “Mục đích của chủ nghĩa Dân-sinh là làm cho dân chúng có đủ cơm ăn, áo mặc, nhà ở, đường đi. Để đạt mục đích ấy, chánh phủ cần phải khuyến khích dân chúng sản xuất vật phẩm thật nhiều, rồi kiểm soát sự phân phối vật sản ấy cho đồng đều để mọi người cùng được hưởng như nhau. Vậy, chủ nghĩa Dân-sinh cũng không khác nào chủ nghĩa cộng sản.” (Chủ nghĩa Dân tộc Sinh Tồn, chủ nghĩa quốc gia khoa học, 1964, quyển I, trang 334).
Trong báo cáo năm 1930, Đức Giám Mục Éloy Bắc đã nói về những ngưởi CS, về chủ thuyết Cộng Sản khái quát như sau: “Họ tự xem mình như là những nhà giải phóng cho những người bị áp bức, những người bảo vệ cho những quyền lợi không được nhìn nhận. Họ làm cho người An nam thuộc giai cấp công nhân và nông dân tin rằng mình là những người bị bóc lột và bị áp bức bởi các ông chủ và địa chủ, rằng phải đòi hỏi chia lại của cải, dẹp bỏ thuế má, lật đổ chính quyền Pháp và An nam và sau đó, khi chủ nghĩa Cộng Sản thắng lợi, sẽ không còn thuế má, không còn người nghèo…sẽ là thiên đàng dưới trần gian! Dân chúng, vô học và cả tin thường có khuynh hướng thêm tin vào những lời này, vốn là những lời vuốt ve giục vọng con người và tình cảm dân tộc, nên để bị lôi kéo vào các cuộc biểu tình do những người cầm đầu tổ chức.” (trang 488).
Báo cáo năm 1931 của Đức Cha Éloy Bắc cũng có viết: “Nhờ sự cảnh tỉnh của các mục tử, nhờ những giáo huấn của các ngài mà mọi giáo hữu, trừ mấy chục người tôi vừa nêu trên đây, đã cương quyết từ chối tham gia phong trào. Từ đó, đã làm dấy lên một sự giận dữ trong hàng ngũ cách mạng. Họ buộc tội hàng giáo sĩ của Giáo phận về sự thất bại của họ bên người Công Giáo, các truyền đơn của họ đe dọa giết hết tất cả các linh mục của hai tỉnh…”
Cuốn sách cũng dành một phần để viết về vụ Tràng Đình nơi xảy ra vụ va chạm đầu tiên giữa Công Giáo và Cộng sản tại Vinh với cái chết của Linh mục quản nhiệm Giáo xứ Tràng Đình, cha Hoàng Khang, cung cấp cho người đọc tất cả diễn tiến của sự việc theo tinh thần viết lên sự thật một cách công bình và can đảm với lời hứa hẹn là sẽ nói đến nhiều các va chạm đó trong Tập II.
Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, CS cũng giết nhiều viên chức quan lại của Nam Triều, cụ thể là giết cụ Tôn Thất Hoàn (nhạc phụ ông HàThúc Ký), Tri huyện Nghi Lộc ngày 02-5-1930, thả xác trôi sông khi ông này cùng một ông quản và thầy đội đến dẹp một toán người hội họp gần đó. Mấy ngày sau thi thể cụ Tôn Thất Hoàn được tìm thấy trong một kẹt đá ven sông gần Cửa Lò (Song Ngư) được gia đình và Triều đình khâm liệm tử tế và đem về Huế chôn cất. Thượng Thư Bộ Binh Phạm Liệu, người Quảng Nam, Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1898) có câu đối viếng cụ Tôn Thất Hoàn như sau:
為 國 忘 軀 勇 敢 一 身 行 獨 馬
出 家 化 佛 英 雄 千 古 葬 双 魚
Vị quốc vong khu, dũng cảm nhất thân hành độc mã,
Xuất gia hóa Phật, anh hùng thiên cổ táng Song ngư.
(Hà Thúc Ký, Sống Còn Với Dân Tộc, hồi ký chính trị, Phương Nghi ấn hành 2009, trang 147). Đối với những cái chết hy sinh vì lý tưởng tôn giáo như cái chết của Linh Mục Hoàng Khang, hay vì nhiệm vụ đối với đất nước như sự hy sinh của cụ Tôn Thất Hoàn, thiết tưởng cần được tìm hiểu thêm và có những đối xử cân xứng.
32.- “Lịch sử Giáo phận Vinh”, bản trường ca thần học về Ki-Tô giáo.
Sau khi đọc “Lịch sử Giáo phận Vinh” chúng tôi cảm nhận, ngoài những đặc tính căn bản của cuốn sách mang tính sử học và văn chương, đây còn là một bản trường ca thần học về sự quan phòng của Thiên Chúa được thể hiện qua một số lãnh vực đó là giáo lý (tu đức), truyền giáo và thập giá.
321.-Thần học giáo lý - tu đức:
Khi giới thiệu cuốn sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã viết: “Ngày 25.6.1992, tôi đã phê chuẩn và hôm nay tôi nhân danh quyền tông đồ ra lệnh phổ biến quyển Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo này. Đây là bản văn trình bày đức tin Hội Thánh và đạo lý Công Giáo, được Thánh Kinh cũng như truyền thống tông đồ và huấn quyền Hội Thánh xác nhận và soi sáng. Tôi coi đây là một phương tiện có giá trị và có thẩm quyền để giúp Hội Thánh được hiệp thông và là một khuôn mẫu chắc chắn cho việc giảng dạy đức tin. Ước mong quyển sách này giúp đẩy mạnh công cuộc canh tân mà Chúa Thánh Thần không ngừng kêu gọi Hội Thánh của Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-Tô, đang trên đường lữ hành về với ánh sáng rực rỡ của Nước Trời.” (Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, bản Việt ngữ, do Nhóm linh mục, nữ tu và giáo dân dịch từ bản tiếng Pháp,1997, trang 20)
Ngày nay khi đọc cuốn sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, được phiên dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, chúng ta nghĩ đến sự cần thiết biết bao của cuốn sách căn bản này đối với mọi sinh hoạt về tín lý đức tin, sinh hoạt phụng vụ của Giáo Hội, đồng thời cũng nghĩ đến những vất vả khó khăn của các nhà truyền giáo cách đây gần bốn trăm năm khi phải đi rao giảng Tin Mừng khắp các nước Á Đông như Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam v.v… trong lúc đi tìm một cuốn sách căn bản về giáo lý để rao giảng Tin Mừng. Các ngài đã phải học ngôn ngữ địa phương, phiên dịch kinh nguyện và sách giáo lý ra tiếng bản xứ, thu nhận các thầy giảng, kẻ giảng và giáo dân. Các vị thừa sai, nhất là các thừa sai Dòng Tên vốn là những vị học thức quảng bác, đã một đời tận tụy hy sinh vì lý tưởng, có sáng kiến và đầy óc sáng tạo trong nhiều lãnh vực kể cả lãnh vực giáo lý, kinh bổn. Nếu các ngài không đủ thông minh và kiên nhẫn làm sao có thể giải quyết được các khó khăn, trở ngại trong phạm vi kinh sách, giáo lý?
Khi nói đến Linh mục Alexandre de Rhodes là vị thừa sai giảng đạo tiên khởi của Nghệ-Tĩnh-Bình, người ta thường nhắc nhở đến cuốn sách Phép Giảng Tám Ngày ngài đã biên soạn để làm tài liệu giảng dạy giáo lý cho những người mới trở lại đạo. Trong cuốn “Lịch sử Giáo phận Vinh” chỉ có thoáng nhắc đến cuốn sách này ở trang 67: Phép Giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội mà vào Đạo Thánh Đức Chúa Trời (Catechismus in octo dies divisus…), in năm 1651 tại Roma và được Tủ sách Đại kết in lại năm 1993 tại Tp.HCM, gồm phần chụp lại nguyên tác bằng tiếng Việt và Latinh kèm thêm bản dịch tiếng Pháp và bản chuyển ngữ tiếng Việt hiện đại.
Trước hết, ngoài việc cuốn sách này là một nỗ lực chứng minh sự thành công của việc la-tinh hóa tiếng Việt, chúng tôi muốn nói đến nền thần học của một cuốn sách giáo lý do Cha Alexandre de Rhodes dưới cái nhìn của một số các nhà nghiên cứu VN.
Đăng tải trên Tạp chí Đại Học số 1 Tháng 2-1961, bài viết có tên “Quan điểm thần học trong “Phép giảng tám ngày” của Giáo-sĩ Đắc-lộ” của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên đã đóng góp một cái nhìn thần học về cuốn sách góp phần xây dựng đời sống tâm linh của giáo phận Vinh. Tác giả Nguyễn Khắc Xuyên cho biết giáo sĩ Đắc-lộ sở dĩ biên soạn sách này để truyền bá giáo lý Công Giáo không những nơi giáo dân Việt Nam mà còn làm tài liệu thiết yếu cho các nhà truyền đạo đến rao giảng tại Việt Nam. Bài viết của tác giả rất công phu khi so sánh các cuốn sách giáo lý của các cha Dòng Tên lưu hành ở Trung Hoa và cuốn của cha Đắc lộ ở Đại Việt.
Từ thế kỷ XVI-XVII tại các nước theo Ki-Tô giáo lâu đời, sự học biết giáo lý cũng tỏ ra thiếu sót. Tại Bồ Đào Nha có hai quyển giáo lý: một dài gọi là giáo-lý diễn-giải và một ngắn gọi là giáo-lý đại-cương. Cuốn giáo lý đại cương (Doctrina) được phổ biến qua Ấn độ, Nhật bản nhưng nội dung “khô khan, tiều tụy, kém phần hào hứng”. Đem nội dung một cuốn sách giáo lý như vậy phổ biến vào một dân tộc có nền văn hóa cố hữu và sâu sắc thì thất bại hoặc bị khinh chê và từ chối là điều dễ hiểu.
Năm 1584, ở Trung Hoa, giáo sĩ Micae Ruggiere (biệt hiệu Minh-Kiên 明 堅 cho in và phát hành cuốn sách giáo lý tên Thiên Chúa thực-lục chính văn 天 主 寔 録 正 文 gồm 16 chương, khoảng 39 tờ, tuy gây được ảnh hưởng lớn tại Trung Hoa và Nhật bản, Cao ly và Việt nam nhưng cũng còn có nhiều điều vụng về, thiếu sót.
Năm 1603, giáo sĩ Lợi Mã Đậu xuất bản bộ Thiên Chúa thực-nghĩa 天 主 寔 義 khoảng 111 tờ nội dung gồm 8 chương nhưng phạm vi rộng lớn hơn sách của Minh-Kiên. Sách của Lợi Mã Đậu có thiên hướng về triết học Ki-Tô giáo hơn là thần học chính tông (trang 43).
Sách Phép giảng tám ngày của Giáo sĩ Alexandre de Rhodes in năm 1651 (dĩ nhiên sau khi ngài rời khỏi Đại Việt về Âu châu) nhưng bản thảo chắc đã được sử dụng để giảng dạy tại Nghệ Tĩnh Bình, so ra không phải là một cuốn Minh-giáo hoàn toàn như tác phẩm của Mã-Đậu, cũng không quá thiếu sót như sách của Minh-Kiên. Cuốn sách giáo lý của cha Đắc-lộ nói được là một sách mang tính chiết trung, nghĩa là không sơ lược quá mà cũng không cao siêu hay rườm rà quá. Ngài giảng về Đức Ki-Tô một cách đầy đủ, và cho biết đạo của ngài giảng là đạo lý, đạo hợp lẽ phải. Phương pháp trình bày giáo lý cho lương dân gồm có ba giai đoạn: Công cuộc sửa soạn, công cuộc khai-phá, và công cuộc gieo giống. Riêng về mầu nhiệm nhập thể và cứu thế, phải trình bày một cách khôn khéo… (trang 49).
Cha Đắc-lộ đã trình bày đạo lý dưới phương diện hợp-lý chiếu theo ánh sáng tự nhiên của lý trí con người kiểu như Mã-đậu hoặc Minh-kiên đã làm tại Trung-Hoa. Cùng đi với phương diện hợp-lý của đạo, tác giả thường nhắc tới ánh sáng tự nhiên của lý trí con người, trong công việc tìm hiểu đạo thật, đạo lý, đạo phải (trang 51). Trong Phép giảng tám ngày, tác giả cũng chỉ trích những sai lạc của tam-giáo, hoặc nhìn ra những chỗ dị biệt với nhau. Theo giáo sư Trần Văn Toàn, “riêng đạo Thiên Chúa thì có những điểm tương đồng với tam giáo, nhưng cũng có những điểm dị biệt. Về mặt lý thuyết thì những điểm tương đồng phải là nền móng cho cuộc gặp gỡ trao đổi, những điểm dị biệt phải là những yếu tố có thể bổ túc và làm giàu cho truyền thống tôn giáo Việt Nam .” (Trần Văn Toàn, Sđd, trang 87).
Trong phần trước chúng tôi đã có nhắc đến thuyết tam-phụ và nói đến những nỗ lực của cha Đắc-lộ trong việc diễn giải ý niệm thượng-phụ (Đức Chúa Trời), trung-phụ (hoàng đế) và hạ-phụ (cha trong gia đình). Đây cũng là nỗ lực cha Đắc-lộ tìm cách tiếp cận và đưa ra những điểm tương đồng giữa Ki-Tô giáo với Khổng giáo.
Thừa sai Francois Deydier đến Thăng Long ngày 18-8-1666 và trong thư ngày 04-4-1667 đã nói về tình cảm của giáo hữu Đàng Ngoài đối với các thừa sai Dòng Tên, “nhớ ơn ba cha Dòng Tên; thứ nhất là Alexandre de Rhodes, người có công thành lập giáo đoàn, tiếp đến là Gaspar D’Amaral đã soạn cho các thầy giảng các huấn dụ tốt đẹp, sau là Girolamo Majorica viết nhiều sách tôn giáo bằng chữ Nôm.” (trang 70)
Ngoài cuốn giáo lý căn bản của cha Đắc-lộ, Giám Mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) cũng có viết hai cuốn sách về giáo lý gọi là Chân đạo Diễn giảng 真 道 演 講 và Chân đạo Yếu lý 真 道 要 理 .
Trong bản báo cáo về cuộc kinh lý của Thừa sai Jean Cabral, đã có ghi lại việc ngài đến thăm Giáo xứ Lang Cau (ghi chú ở trên) có đoạn như sau: “Làng này hầu như toàn tòng và phải thấy là khi chúng tôi thức dậy và đánh hiệu lệnh cầu nguyện có một âm điệu dịu dàng và cao siêu vang lên như thế nào: đó là trong tất cả các gia đình người ta đã đọc bổn và đọc kinh cầu. Các thừa sai nói là trong tất cả các làng nơi có giáo hữu đều làm như vậy.” (trang 55).
Vậy bổn là gì? Giáo sư Trần Văn Toàn, sau khi đã viết về các kinh, đã viết: “kinh bổn của ta đã dạy cho giáo dân biết khá đủ về niềm tin để giữ đạo, nghĩa là thờ Thiên Chúa cho hợp với thiên đạo và cư xử với người đồng loại cho đúng nhân đạo.” (trang 178).
Sau cha Đắc-lộ là Thừa sai Majorica, năm 1631 đã tới Đàng Ngoài và hoạt động chủ yếu là ở Nghệ An. Cha Majorica viết nhiều sách đạo bằng chữ Nôm. Thừa sai Filippo Marini, sống cùng thời với Majorica ghi nhận được 48 cuốn, còn theo Linh mục Nguyễn Hưng thì trong khoảng thời gian 1632 đến 1656, đã viết 45 tác phẩm lớn nhỏ bằng chữ Nôm. Các tác phẩm của Majorica có thể được chia thành bốn loại nội dung: Truyện các thánh, tu đức, giáo lý và Thánh kinh. (Lịch sử Giáo phận Vinh, trang 68-69).
Giám Mục De Bourges cho biết: “các giáo hữu Đàng Ngoài có các sách bằng tiếng của mình để giải thích các giáo lý của Tin mừng và các phép lạ của Chúa[…]. Mỗi ngày Chúa Nhật, họ tụ họp ở nhà thờ hay một, hai nhà tư nhân để đọc kinh và nghe đọc các sách chứa đựng các luân lý Ki-tô giáo.” (trang 117).
Một câu châm ngôn nổi tiếng “Lex orandi, lex credendi” (Luật cầu nguyện là luật đức tin) được cho là của thánh Giáo phụ Prosper of Aquitaine hoặc của thánh Giáo Hoàng Celestine I, thế kỷ 5, có ý nói rằng giáo lý của Giáo Hội được diễn đạt rõ ràng qua việc cử hành phụng tự và việc cầu nguyện. Châm ngôn cũng nhắc nhở về mối tương quan giữa phụng tự và huấn giáo hoặc giữa phụng vụ và thần học của Giáo Hội. Những gì con người thể hiện trong việc thờ phượng luôn tác động đến lòng tin của họ và, ngược lại, lòng tin luôn tác động đến cách cầu nguyện của con người. (Nguyễn Đình Diễn, Sách đã dẫn, trang 1180).
Như vậy các sách giáo lý, các kinh bổn được lưu hành trong Giáo phận Vinh kể từ khi hạt giống Tin Mừng được cha Đắc-lộ gieo xuống cho đến ngày hôm nay đã đặt nền tảng thần học vững vàng về huấn giáo, đã củng cố đức tin người giáo dân qua mọi thời đại, đủ sức để chịu đựng các thách đố của lịch sử.
Từ khi thành lập Giáo phận (1846), có thể nêu tên một số vị đã có những công trình về giáo lý được biên soạn như sau:
-Giám mục Guillaume Clément Masson Nghiêm với số tác phẩm về tu đức: Từ nguyên yếu lý (Doctrine chrétienne), Thập giới quảng nghĩa (Les dix commandements), Sách dẫn lối nguyện ngắm (Méthode d’oraison), Dẫn đàng giữ đạo (Guide chrétien) bản hiệu chính sách của Thừa sai Philiphe Sérard. Ngoài ra còn có các sách Gương Chúa Giê-su, Những bài suy niệm của Thánh Augustinô, Tiểu sử Thánh Elizabeth, Tiểu sử Thánh Têrêsa Avila.
-Đức Cha Eloy Bắc : Thần học luân lý (Theologia Moralis).
-Thừa sai Francois Aguesse Minh: Sách tu đức “Tĩnh tâm linh mục và tông đồ”.
Trong sách Tin Mừng Thánh Mát-thêu đoạn 11, câu 25 có viết: “Vào lúc ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.” Chúng tôi liên tưởng đoạn Tin Mừng này với các đối tượng đầu tiên khi được nghe giảng đạo Chúa vốn là những người dân quê ít học ở đất Nghệ Tĩnh Bình vào thời điểm 1629, những người “ngu phu, ngu phụ” từng được nhiều lần nhắc đến trong các sắc dụ cấm đạo thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, thời Cảnh Thịnh của Tây Sơn, hoặc trong các tờ hịch của đám Văn Thân còn gọi người theo đạo Công Giáo là “lũ dê, lũ chó” đại đa số là dân nghèo, ít học trong xã hội Đại Việt thời bấy giờ. Công văn giấy tờ của Triều Nguyễn gọi dân Công Giáo là “dữu dân” (dân cỏ dại). Một số nhà Nho gán cho người Công Giáo cái tội là “vô phụ, vô quân” (ăn ở không theo tam cương, ngũ thường). Miệt thị đến thế là cùng!
Trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục có đoạn ghi vào tháng 10 năm Lê Huyền Tông, năm Cảnh Trị thứ nhất (1663) đọc thấy như sau: “Tháng 10, mùa đông. Nhắc rõ lại lệnh cấm người theo tả đạo Gia tô. Trước đây có người Tây dương gọi là Hoa lang di, vào ở trong nước ta đem đạo dị đoan của Gia tô lừa dối dụ dỗ làm ngu muội dân chúng, những người quê mùa nông nổi phần nhiều tin mộ đạo ấy, họ lập tòa giảng nghe giảng đạo, sự mê hoặc đắm đuối mỗi ngày càng sâu rộng. Trước đã hạ lệnh đuổi người truyền đạo ấy đi, nhưng còn bọn tiểu nhân thấm sâu vào tập tục ấy chưa thay đổi được, nên đến nay lại hạ lệnh cấm.” (Viện Sử Học, Tập Hai, Nhà xb. Giáo Dục, 1998, trang 3000).
Chỉ dụ ngày 07-6-1857 của Tự Đức còn nói: “Tà giáo này bắt đầu lén lút xâm nhập vào những lớp dân ngu muội ở ven bờ biển; những người mộc mạc và dốt nát này đã bị dụ dỗ bởi mưu mô và tiền bạc của các nhà truyền đạo…Dân chúng gắn bó với họ một cách say mê và tuân phục họ trong tất cả mọi công việc.”
Gillaume Dampier, một thương gia Anh trong cuốn Supplément du voyage autour du monde, Nhà xb. Jean Baptiste Machuel, Rouen, 1723, có ghé tới thăm Toà Giám Mục ở Phố Hiến (năm 1688) và ông được Tòa Giám Mục cho người dẫn đến trú đêm tại một nhà giáo dân rất nghèo, và cũng theo ghi nhận của Dampier, “các giáo dân tốt, nhưng rất nghèo”. Đọc qua cuốn “Lịch sử Giáo phận Vinh”, chúng ta thấy dân Đại Việt gia nhập đạo Công Giáo rất đông từ thời này sang thời khác ở Thăng Long cũng như ở Nghệ Tĩnh, việc này đã khiến cho một số học giả thế giới phải thắc mắc. Tại sao dân Bắc hà lại có thiện cảm nhiều như thế đối với một tôn giáo đề cao sự hy sinh như Thiên Chúa giáo? Và có kẻ đem ra câu trả lời nầy là tại vì họ nghèo. Một dân nghèo là một dân quen hy sinh và biết giá trị của sự hy sinh nên dễ có thiện cảm với một tôn giáo đề cao sự hy sinh. Không biết trả lời như vậy có đúng hay không, nhưng có một điều chắc chắn đúng, là những kẻ gia nhập Thiên Chúa giáo, đại đa số là dân nghèo. Tuy nhiên, đạo Công Giáo sở dĩ cuốn hút được người theo là vì đó là đạo của tình thương. Chính sức mạnh của tình thương (the power of love) [Thomas Bokenkotter, A concise history of the Catholic Church, 2005, trang 27) đã nối kết con người lại với nhau tạo nên sức mạnh cho người Công Giáo qua lịch sử. Đây không phải chỉ là nhận định của một cá nhân nhưng cũng là nhận xét chung của nhiều người ngay từ buổi bình minh của Thiên Chúa giáo cho tới ngày hôm nay.
Ngày nay, Giáo Hội vẫn luôn thúc đẩy giáo dân học hỏi giáo lý, nghiên cứu Thánh Kinh để ứng dụng vào cuộc sống của mình và cũng để truyền giáo. Trong thư giới thiệu cuốn “Giáo lý cho người trẻ” (Youth Catechism) Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI có nói: “Hãy nghiên cứu giáo lý! Đây là mong muốn chân thành của tôi. Hãy nghiên cứu giáo lý với niềm đam mê và kiên nhẫn! Nghiên cứu trong sự tĩnh lặng của tâm hồn. Đọc nó với bạn bè từng đôi, họp lại từng nhóm để suy nghĩ, tạo các mạng lưới trao đổi trên Internet. Bạn phải đâm rễ sâu hơn trong đức tin so với thế hệ của cha mẹ bạn.” (Bản tiếng Việt của Linh mục Antôn Nguyễn Mạnh Đồng, Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Cần Thơ, bìa sau, bản in 2013).
Thông qua cuốn “Lịch sử Giáo phận Vinh”, người ta thấy được vai trò của những cuốn sách giáo lý hoặc kinh bổn vốn là những yếu tố cần thiết giúp cho người giáo hữu bồi đắp đức tin trong hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn của cuộc sống, có thừa sai, linh mục ở bên cạnh hay không có. Người giáo hữu Vinh hay bất cứ giáo phận nào, ở Việt Nam cũng như ở Bắc Hàn, Trung Quốc v.v… cầu nguyện như thế nào thì tín thác như thể ấy. Ngày nay, phương tiện truyền thông đại chúng dồi dào, mau lẹ, các ngành in ấn phát triển mạnh mẽ cho nên các tài liệu về giáo lý, kinh sách phụng vụ tới tay chúng ta nhanh chóng, cho nên “ôn cố tri tân” thấm sâu những khó khăn của tiền nhân để tạ ơn Chúa vì những thuận lợi của chúng ta ngày nay.
Ngoài các hoạt động dạy giáo lý cho các tân tòng, việc xây dựng các cơ sở phụng tự như nhà thờ, nhà nguyện cũng là công tác chính của các vị thừa sai được sự góp tay tích cực của các thầy giảng, kẻ giảng và giáo dân trong giai đoạn sơ khởi ở Giáo phận Vinh. Các báo cáo của các thừa sai về số nhà thờ, con số linh mục và giáo dân qua từng giai đọan của lịch sử, nhất là sau các cuộc cấm đạo chứng tỏ tinh thần chịu đựng của các đấng chủ chăn và đàn chiên qua bão tố và thử thách. Con số này dĩ nhiên thay đổi theo thời gian bắt đạo rồi tha đạo từ thời các chúa Trịnh, chúa Nguyễn cho đến các vua nhà Nguyễn về sau mà số giáo hữu Giáo phận Vinh cũng bị ảnh hưởng trong đó rất nhiều.
Bên cạnh các tài liệu về giáo lý, kinh bổn là cuộc sống thánh thiện gương mẫu và đầy hy sinh của các vị thừa sai, ngoại quốc cũng như các đấng bậc bản quyền, các linh mục và nhất là các dòng tu. Cuốn sách ghi nhận đời sống tu đức của các dòng tu nhất là Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Thánh Phaolô, Dòng Nữ Tu Clara, Dòng Thừa Sai Phan Sinh v.v… như mỗi năm chỉ có ăn thịt ba ngày, mỗi tuần ăn chay hai ngày, khấn hứa và giữ trọn ba nhân đức vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh, làm việc bác ái, dạy dỗ và nuôi dưỡng trẻ mồ côi, chăm lo công tác giáo dục tại các cơ sở của Giáo Hội, săn sóc bệnh nhân, giúp làm lại cuộc sống cho các thiếu nữ lầm lạc. Công lao của các dòng tu thật không sao kể xiết.
323.- Thần học truyền giáo:
Đọc vào “Lịch sử Giáo phận Vinh” là thấy được cả một quá trình truyền giáo tức là thực hiện lời Chúa Giêsu nói với các tông đồ trước khi Ngài về trời : “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mát-thêu 28: 19-20).
Khởi đi từ một cột mốc rất có ý nghĩa là ngày lễ Thánh Giuse 19-3-1627 khi thuyền của Cha Đắc-lộ vào cửa Bạng (Thanh-Hóa), công cuộc truyền giáo trải hơn bốn thế kỷ với biết bao thành quả thu hoạch được qua nhiều sóng gió, thử thách, vinh quang trong máu đào.
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, điều 850 có viết về nguồn gốc và mục đích của truyền giáo như sau: “Lệnh truyền giáo của Chúa bắt nguồn từ tình yêu vĩnh cửu của Ba Ngôi Chí Thánh: “Tự bản chất, Hội Thánh lữ hành phải truyền giáo, vì chính Hội Thánh bắt nguồn từ sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, theo ý định của Chúa Cha. Mục đích tối hậu của việc truyền giáo là làm cho loài người hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Con trong Thánh Thần tình yêu.”
Đọc trong “Lịch sử Giáo phận Vinh” chúng ta thấy từ tiên khởi nổi bật lên tấm gương truyền giáo của Linh Mục Đắc-lộ. Sử gia Trương Bá Cần đã ghi lại sự nhiệt thành rao giảng Tin Mừng của cha Đắc-lộ như sau: “Riêng về Linh mục Rhodes, chúng ta có thể nói là ông đã không bỏ lỡ một cơ hội nào, một giây phút nào trong khoảng thời gian đó mà không làm công việc truyền giáo; qua các bài ký sự của ông, chúng ta thấy ông truyền giáo trên tàu, trên thuyền, trong lúc yết kiến nhà vương, trong lúc gặp gỡ các quan lại, các sư sãi; ông truyền giáo ở chợ, ở bất cứ nơi nào có người tụ tập; ông truyền giáo trong những ngày chờ đợi tin nhà vương ở cửa Bạng; trong những tháng chờ nhà vương đi Nam ở An vực; trong thời gian ở Thăng Long. Ông giảng ngày, giảng đêm, có lúc sáu buổi mỗi ngày, ba buổi ban sáng và ba buổi sau cơm chiều…” (trang 66).
Cũng vì nhiệt tâm truyền giáo mà cha Đắc-lộ đã phải lặn lội trở về Rôma vận động Tòa Thánh xin thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam
Về hai vị giám mục tiên khởi của Giáo phận Vinh, trong công cuộc truyền giáo, đã có nhiều sách vở ghi lại tinh thần đạo đức và công lao của Đức Giám Mục Francois Pallu và Lambert De La Motte.
Thẩm định và đánh giá về Đức Cha Francois Pallu, Linh mục, Sử gia Trương Bá Cần cho rằng: “Đức Giám Mục Pallu là một nhà truyền giáo lớn. Ngài là người có công đầu trong việc thiết lập và củng cố tổ chức Đại diện Tông tòa là một cơ chế linh động của công cuộc truyền giáo ở thời hiện đại. Ngài cũng là người có cái nhìn truyền giáo phù hợp với xu thế của thời đại. Ngài đã từng chỉ thị cho các thừa sai của mình là phải học tiếng bản quốc, phải thu thập kinh sách và kinh nghiệm của các nhà truyền giáo đã đi trước, nhất là phải biết dựa vào các thầy giảng; phải tìm hiểu về tình hình của Giáo Hội, nắm chắc số giáo hữu, số thầy giảng và số nha thờ, không chỉ bằng lòng với những gì người ta nói, mà phải tự mình có kinh nghiệm về mọi sự. Ngài tán thành không những phong chức linh mục mà cả phong chức giám mục cho người địa phương.” (trang 80).
Một sử gia khác của Hội Thừa sai Paris đã nhận xét về Đức Cha Lambert như sau:
“Người ta có thể nói không quá đáng, Đức Cha Lambert là vị thánh, và có nhiều sự kiện ngoại thường do các thừa sai cùng sống với ngài chứng nhận, theo đó, hình như Chúa đã ban cho ngài ơn làm phép lạ […]. Đức Cha có một đức tin rất sống động và hoàn toàn phó thác trong Thiên Chúa Quan phòng. Sự khéo léo và khôn ngoan của Đức Cha đã giúp cho ngài thành công trong nhiều hoàn cảnh nguy hiểm và tế nhị […] Dầu bận rộn muôn ngàn công việc, nhưng mỗi ngày ngài cầu nguyện nhiều giờ, và khi dâng thánh lễ, nguyên một ý nghĩ đến người ngoại giáo và kẻ tội lỗi, cũng đủ làm ngài rơi lệ. Đức Cha rất hy sinh hãm mình […], đầy nhiệt tình và cương nghị vì lợi ích của Giáo Hội. Bất kỳ cản trở nào, vụ việc nào, nguy hiểm nào cũng không ngăn được ngài chu toàn nghĩa vụ.” (trang 81).
Về linh mục người Việt, có rất nhiều mẫu gương đạo đức nhưng ở đây chúng tôi chỉ xin trích dẫn một số nhận xét của Đức Cha Bélot về cha Bentô Hiền: “Cha Bentô Hiền, linh mục thứ nhất của Đàng Ngoài, qua đời ngày 15-3-1686 tại kinh đô, thọ 71 tuổi. […] Cha là người thông minh lại còn chăm lo trau dồi trí tuệ bằng cách học và đọc các sách chữ Hán, cách riêng các sách về đạo thánh chúng ta, nhờ vậy, cha trỗi vượt hơn tất cả các đồng sự. Cha được phú ban một sự cẩn trọng hiếm có và một sự phán đoán chính xác nên cha có thể đưa ra những lời khuyên trong những tình huống khó khăn nhất. Vì vậy các Đại diện Tông tòa thường tham vấn cha trong những lúc bối rối mà các ngài gặp phải […]. Cũng chính với sự khôn ngoan này, cha đã giúp cha Deydier một cách hiệu quả khi ngài tới Đàng Ngoài năm 1666, giúp qui tụ các thầy giảng khác chấp nhận nhiệm vụ và vâng phục vị thừa sai này”.
Theo Giám mục Bélot, cha Hiền còn có những đức tính khác như hiền lành, khiêm nhường, vâng phục, đạo đức, ăn chay bốn ngày trong tuần, hãm mình đánh tội v.v…
Các thừa sai ở Giáo phận Vinh đã giảng đạo trong điều kiện khó khăn, khi không có nhà thờ thì chiếc thuyền là nhà thờ chính tòa. Trong “Tường trình về những việc xảy ra ở Đàng Ngoài”năm 1670 Thừa sai Jacque de Bourges kể lại hoạt động của Đức Cha Lambert De La Motte có nhắc đến một giáo hữu tên Antôn như sau: “Ông là người đã sẵn lòng cho Đức Cha Berythe mượn chiếc thuyền của mình trong hơn hai tháng để ngài làm việc đạo, hơn là giữ nó lại để buôn bán, và chính trên chiếc thuyền đó, Đức Cha đã phong chức cho các linh mục Đàng Ngoài.” Ở đây, Thừa sai Jacques de Bourges nêu lên một công tác mục vụ cụ thể là phong chức linh mục, và trong thư ngày 09-10-1670, ngài cho biết thêm: “Người giáo hữu tốt lành này cho Đức Cha mượn chiếc thuyền của mình dài ngày (longtemps) để dâng thánh lễ.” Thừa sai Dòng Tên Jean Tissanier, trong thư ngày 07-11-1670 cho chúng ta biết thêm một chi tiết: “Đức Cha Berythe không bao giời rời khỏi tàu/thuyền (vaisseau). Chính trên chiếc tàu/thuyền ấy ngài ban phép Thêm sức cho nhiều giáo hữu và truyền chức thầy cả cho 7 linh mục Đàng Ngoài…” (trang 79)
Cuốn sách cũng cho biết chiếc thuyền chính tòa kia không chỉ để dâng lễ mà còn phong chức linh mục, ban phép Thêm sức, họp Công nghị, tổ chức lễ khấn cho hai nữ tu Mến Thánh Giá đầu tiên, có thể kể cả việc cấm phòng, dạy giáo lý hay rửa tội. Thật là sáng kiến khá thi vị!
Trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, Điều 853 có viết: “Nhưng trên đường lữ hành, Hội Thánh cũng kinh nghiệm rằng ‘có một khoảng cách giữa sứ điệp Hội Thánh phải rao giảng và sự yếu hèn của những con người được ủy thác Tin Mừng’. Chỉ trên con đường ‘sám hối và canh tân’ và ‘qua cửa hẹp Thập Giá’, Dân Thiên Chúa mới có thể mở rộng Nước Chúa Kitô.”
Qua “Lịch sử Giáo phận Vinh” người ta thấy được khoảng cách đó thể hiện trong những hành vi tiêu cực như sự va chạm giữa Dòng Tên và Hội Thừa Sai Paris, các bất đồng của các thừa sai với Đức Giám Mục Pineau Trị trong những năm đầu thế kỷ XX, việc một số linh mục vừa chống thực dân Pháp, vừa đòi trao quyền điều hành Giáo phận cho hàng giáo sĩ Việt Nam. Các thừa sai và giáo sĩ thuộc Giáo phận Vinh do được đào luyện trong môi trường đức tin và cũng do thời cuộc uốn nắn tác động, đã chấp nhận đi trên con đường sám hối canh tân, và nhất là qua cửa hẹp Thập Giá, đã mở rộng Nước Chúa như sẽ thấy trong giai đoạn lịch sử về sau.
323.- Thần học thập giá:
Người Pháp có câu nói: “Chiến đấu không gian khổ, chiến thắng không vinh quang” (À vaincre sans péril, on triomphe sans gloire). Giáo phận Vinh đã trải qua trong mấy trăm năm Tin Mừng được gieo vãi trên một vùng đất thánh thiêng đúng với quan niệm phong thủy của người Việt Nam “địa linh sinh nhân kiệt”. Các giáo sĩ, giáo dân của Giáo phận Vinh đã trải qua biết bao nhiêu đau khổ, tủi nhục, cay đắng nhất là đổ biết bao máu đào có thể nói là không sao kể xiết để giữ được đức tin và phát triển đạo Chúa cho đến ngày nay. Đọc kỹ cuốn “Lịch sử Giáo Phận Vinh” người ta nắm vững được chính sách cấm đạo trong thời các chúa Trịnh Nguyễn, Tây Sơn nhất là dưới thời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức cũng như các giai đoạn của phong trào Văn Thân và Cần Vương.
Lý do cấm đạo dưới thời các vua chúa cầm quyền ở VN được sử gia Lê Thành Khôi đưa ra như sau: “Chính quyền tỏ ra lo ngại trước việc tôn giáo mới này càng ngày càng được nhiều thành viên thuộc các gia đình quý tộc nghe theo và trước việc các tín đồ của tôn giáo mới này từ bỏ học thuyết và các nghi lễ vốn là nền tảng của xã hội. Tất cả cơ cấu xã hội và chính trị của Đại Việt đều dựa trên những khái niệm luân lý của Nho giáo, việc thờ cúng tổ tiên trong gia đình và việc thờ kính nhà vua trong quốc gia. Tôn giáo mới sẽ là một sự phủ định hoàn toàn gia tài truyền thống. Các tín đồ đã không chỉ gắn bó với niềm tin tôn giáo hơn cả với chữ hiếu và chữ trung, mà sự hợp nhất giữa họ với nhau và sự vâng phục một cách mù quáng các thừa sai ngoại quốc, có thể tạo nên một thứ đảng phái nguy hiểm. Chính quyền không thể không lo sợ về một sự lật đổ trật tự hiện hành và việc xâm nhập của một chế độ chính trị mới có thể có được sự hỗ trợ của các khẩu đại bác của phương Tây.” (Lê Thành Khôi, Sách đã dẫn, trang 336).
Ở Đàng Ngoài, năm 1662, Trịnh Tạc cho soạn bản Giáo huấn để cải tổ phong hóa nhắc nhở tất cả mọi người dân về kỷ luật cổ truyền. “Một người dân phải hết lòng hết sức với quốc gia và nhà vua của mình.” Mỗi người phải tuân thủ các nguyên tắc do tam cương ngũ thường của Khổng giáo ấn định. Tất cả các sách vở về Đạo giáo, Phật giáo và về “tà giáo” (Kitô giáo) đều bị cấm. Năm 1665, chúa Nguyễn ra lệnh xử tử các tín đồ Kitô giáo tại Hội An. Năm 1696, Trịnh Căn tuyên bố: “Đạo Hoa lang [Công Giáo] trái với luật tự nhiên, vi phạm đến lý trí và làm cho lòng dân trở nên bất ổn.” (Deloustal, La justice dans l’ancien Annam, trang 152-158, dẫn theo Lê Thành Khôi, Sđd, trang 339).
Các quan điểm trên đây thực sự đã được chính Linh mục Alexandre de Rhodes giải tỏa trong thuyết “ba cha” (tam phụ) của ngài nói về các yếu tính của tam cương ngũ thường được nhìn thấy trong giáo lý của đạo Công Giáo. Thật ra chính điều khoản “một vợ một chồng” của đạo Công Giáo mới là điều các viên thái giám và các cung tần trong phủ chúa Trịnh ra sức khai thác để chia rẽ chúa Trịnh Tráng với giáo sĩ Đắc-lộ khi ngài mới vào truyền giáo ở Đàng Ngoài.
Theo Linh mục Nguyễn Phương, lần cấm đạo năm quý mão (1663) sử họ Trịnh nêu ra lý do như sau: “Trước đây, có người nước Hoa lan vào nước ta lập ra đạo lạ để lừa phỉnh dân ngu, đàn ông đàn bà ngu dốt nhiều người tin mộ. Chỗ nhà giảng người ở hỗn tạp, trai gái không phân biệt. Trước đã đuổi người giảng đạo đi rồi, mà sách và nhà giảng hãy còn, thói tệ chưa đổi”. Những yếu tố nêu ra trong đoạn nầy để cấm Thiên Chúa giáo cho ta thấy rõ quan niệm của triều đình họ Trịnh. a) Đạo mới bị cấm vì đó là một đạo lạ, b) đạo lạ nầy bị cấm vì có những thói tục không giống của xứ sở. Như thế, Thiên Chúa giáo bị cấm không phải vì dạy bảo những điều sai lạc, cho bằng trước đây chưa có mà bây giờ mới có. (Nguyễn Phương, bản thảo chưa in, tr. 276)
Dưới thời các chúa Nguyễn, chính sách cấm đạo xuất phát từ tình hình chiến sự giữa Đàng Ngoài với Đàng Trong, nhu cầu giao thương giữa Nam Hà với Bồ Đào Nha cũng như quan hệ giữa các giáo sĩ với nhà chúa qua số lượng quà cáp biếu xén hậu hĩ hay sơ sài và cũng dưới ảnh hưởng thúc đẩy của một số cận thần chung quanh nhà chúa.
Dưới thời Tây Sơn, chính sách cấm đạo mang một sắc thái cơ bản đó là anh em Tây Sơn vốn là những người vô đạo hoặc có đạo mà bỏ cho nên chính sách cấm đạo, phá đạo do họ chủ trương mang tính chất sắt máu, quyết liệt, không khoan nhượng.
Trong tác phẩm Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn, Linh mục sử gia Nguyễn Phương đã viết: “Sự các nhà cầm quyền Tây Sơn không đếm xỉa gì đến vấn đề tôn giáo, thấy được ngay ở thái độ cá nhân của họ. Theo một số tài liệu cho biết, thì gia đình Hồ Phúc, cha của anh em Nhạc Huệ, đã theo Thiên Chúa giáo. Họ theo tôn giáo nầy từ khi tổ tiên họ đang ở Nghệ An. Nhưng Nhạc đã sớm bỏ tôn giáo của cha ông để không còn tôn trọng một vị thần linh nào nữa. Phần Huệ ông đã xuất gia tu đạo ở một ngôi chùa trong vùng một thời gian, sau đó ông đã hồi tục để theo đuổi các thứ sân si. Rồi, khi đã thành những nhà khởi nghĩa, các ông đã giữ lập trường vô đạo một cách tỏ rõ. Họ không còn cho gì là đáng kiêng đáng kính, ngoại trừ sự nghiệp của họ.” (Nguyễn Phương, Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn, Nhà xb. Khai Trí, Sài Gòn, 1967, tr.326.)
Năm 1786, Giáo sĩ Labartette đã viết những dòng sau đây khi kết luận về thái độ của Tây Sơn đối với tôn giáo: “Tôi không thấy gì tốt có thể hy vọng nơi các ông đó: ở đây, họ đã phá hủy những giáo đường đẹp đẽ nhất của chúng tôi, họ đã phá hủy tất cả các chùa chiền cùng bắt buộc hết thảy các nhà sư phải mang khí giới ra trận.” (Thư của Labartette, viết ngày 23-6-1786, Documents, tr. 14; Dẫn theo Nguyễn Phương, Sđd, tr. 327).
Năm 1783, Tây Sơn đã bỏ tù và giết Giáo sĩ Fernand de Oldemilla, người Bồ Đào Nha lấy cớ giáo sĩ không cung cấp cho họ một tàu đồng như nhu cầu họ đòi. Năm 1786, Nguyễn Nhạc đã ra một chiếu chỉ khắt khe cấm Thiên Chúa giáo, và từ đó những thảm cảnh áp bức xảy ra khắp nơi trong lãnh thổ của Tây Sơn.
Tại giáo phận Vinh, trường La-tinh Trang-Nứa (tức Tiểu chủng viện) cũng bị triệt phá dưới thời Tây Sơn.
Dưới thời Minh Mạng, vì nhà vua muốn tránh tiếng nên đã buộc các triều thần viết kiến nghị dâng lên vua xuống chỉ cấm đạo Thiên Chúa.
Sắc dụ cấm đạo ngày 06-01-1833 cho rằng từ lâu nhiều người Âu châu đến giảng đạo Gia-tô lừa dối dân đen dạy chúng có một thiên đàng hỏa ngục; chúng không thờ Phật, không thờ ông bà, thật là vô đạo, hơn nữa chúng dựng những nhà thờ, trong đó trai gái ra vào lẫn lộn, mục đích chúng là quyến rũ phụ nữ đàn bà, chúng còn múc mắt những người đau ốm…
Năm 1836, Minh Mạng ban hành một dụ cấm đạo có những lời lẽ vu khống như: “Các thừa sai dùng một thứ bánh để quyến rũ dân chúng và bắt họ phải giữ đạo tới cùng. Các người Công Giáo múc mắt những người gần chết rồi đem trộn với hương để làm thuốc… Trong lúc làm phép hôn phối thường có xảy ra những điều ám muội.”
Ngày 03-5-1847, Thiệu Trị ra sắc dụ cấm đạo trong đó có những câu: “ Gia Tô tà giáo là do Tây dương mọi rợ truyền sang. Đạo đó không thờ cha mẹ, không kính thần linh […]. Đó là thứ tà đạo làm tổn thương đến phong hóa hơn cả […]. Vậy nay dụ cho các nha môn, lớn nhỏ, trong kinh thành và ngoài các địa phương phải tuân hành điều cấm.” (Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam Thực lục chính biên, Tập 26, 274-275, Lịch sử Giáo phận Vinh, trang 128).
Trong Lịch sử Giáo phận Vinh, các vị biên giả đã ghi lại cũng khá đầy đủ về chính sách cấm đạo, phá đạo dưới thời vua Tự Đức mà cao điểm nhất là chính sách phân tháp áp dụng đối với người Công Giáo trong toàn quốc.
Chính sách phân tháp là gì? Đó là xé nhỏ các làng Công Giáo, các gia đình Công Giáo đem “cắm “ vào các làng bên lương, các gia đình bên lương để các làng và người bên lương quản lý. Cứ 5 người lương quản lý một người Công Giáo. Với chính sách này, vua Tự Đức muốn người Công Giáo sẽ bị đồng hóa với người bên lương, không liên lạc được với đạo trưởng, không còn đọc kinh, xem lễ trong môi trường xa lạ ở các gia đình, các làng bên lương. Chính sách đối xử với người Công Giáo như vậy thật là thâm độc và dã man. Nhà giam những người Công Giáo bằng tranh tre thấp lè tè, thiếu không khí, không có những tiện nghi cần thiết, chung quanh có chất rơm khô, trên không mái che, chờ hễ khi có lệnh là phóng hỏa. Ruộng đất, nhà cửa của người Công Giáo bị tịch thu và giao cho các nhà bên lương quản lý, và sau khi Tự Đức tha đạo (1862) số tài sản của người Công Giáo coi như bị xóa sổ.
Người Công Giáo không chỉ đau khổ vì các chính sách cấm đạo, phá đạo của vua chúa mà còn chịu biết bao thống khổ do các phong trào Văn Thân, Cần Vương gây ra nữa qua cái gọi là “bình Tây sát Tả” sự chủ xướng do những người mà sử gọi là “văn thân”. Xét về ý nghĩa hai chữ “Văn thân”, Giáo sư Yoshiharu Tsuboi có giải thích rõ ràng như sau: “Từ văn có nghĩa là “chữ” và cũng có nghĩa là “người biết chữ”. Trong xã hội cổ xưa, ở Trung Hoa và ở Việt Nam, từ này thông thường dùng để chỉ người có học thức. Từ thân có nghĩa chính từ nguồn gốc là cái dải thắt lưng tơ mà viên chức thời Trung Hoa xưa cột áo ngang lưng: từ này dùng để chỉ các thân hào, thư lại ở địa phương; hoặc viên chức đã về hưu – các chuyên gia tiếng Anh viết lịch sử Trun g Hoa phiên dịch chữ này ra tiếng Anh là gentry, tiếng Pháp: petite noblesse. Vậy theo ngữ nguyên, văn thân chỉ chung cac nhân sĩ, thân hào, thư lại ở địa phương và các viên chức về hưu. Và ở thời kỳ Tự Đức, hình như từ ngữ này giữa cái nghĩa ấy.” (Nước Đại Nam đối diện với Pháp & Trung Hoa, Nhà xcb. Trẻ Tp. HCM, 1999, trang 255).
Mục tiêu của Văn thân được nêu lên từ năm 1874 là “bình Tây sát Tả” qua bài hịch của Trần Tấn và Đặng Như Mai ở Nghệ An, nhưng như một số nhận định của nhiều người trong đó có Giáo sư Lê Hữu Mục thì “tuy nhan đề bài hịch là bình Tây sát Tả nhưng suốt bài hịch, ta chỉ thấy Trần Tấn say mê có một chuyện sát Tả mà thôi. Vậy Cần Vương và Văn Thân là hai phong trào chính trị, nhưng nếu Cần vương nhắm vào việc đánh Pháp là chính, thì Văn thân chỉ coi việc trả thù người Công Giáo là lí tưởng của đời mình.” [Lê Hữu Mục, Cụ Sáu đối diện với phong trào Văn Thân, trong Trần Lục (viết chung với nhiều tác giả), Canada, 1996, tr. 340].
Nhận định về phong trào Văn thân, Trần Văn Giàu, một sử gia mác-xít có viết: “Không thể chối cãi rằng phong trào 1874 ở Nghệ Tĩnh là phong trào yêu nước, do Văn thân yêu nước khởi xướng. Nhưng cũng không thể chối cãi rằng các nhà Văn thân yêu nước đã làm những điều rất sai chính trị khi họ xem việc “sát tả” là điều kiện thứ nhất của việc “bình Tây”, không phân biệt giáo dân bình thường và những giáo sĩ làm tay sai cho giặc Pháp. Họ vơ đũa cả nắm, và vô tình họ đẩy tất cả những người đạo đồ Thiên Chúa qua một bên, bên giặc Pháp. Họ đặt nhiệm vụ “gìn giữ văn minh Nho giáo” cho cuộc vận động, như thế là bó hẹp quá, là hạn chế quá cái ý nghĩa của cuộc vận động, ý nghĩa đó là cứu nước Việt Nam, chớ nào chỉ bảo vệ riêng một đạo nào, bất kỳ Nho giáo, hay Phật giáo, hay Lão giáo. “Bình Tây” chỉ chắc mọi người dân đồng ý, còn “sát Tả” thì vị tất người dân thường đã nhất trí bằng lòng; các nhà Văn thân khởi nghĩa vô hình trung đã tự cô lập mình, càng dễ bị triều đình đánh dẹp.” (Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam, Tập I, Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nhà xb. TpHCM, 1993.- Dẫn lại theo Lê Hữu Mục trong bài nói trên).
Theo nhà sử học Charles Fourniau, số giáo dân ở Trung Bộ (Quảng Ngãi-Bình Định) bị giết khoảng 24,000 người trong số 40,000 người (Nguyễn Đức Cung, Diên Lộc Quận Công Nguyễn Thân, Nhà xb Nhật Lệ, 2002, trang 245).
Tính từ thời các chúa Trịnh Nguyễn cho đến thời Tự Đức có đến trên 300,000 người Công Giáo Việt Nam đã chết vì đạo, tuy vậy vì tính cách cẩn trọng, Giáo Hội mới chỉ phong 117 vị thánh mà thôi.
Một nhà hoạt động dân chủ ở Pháp, ông Nguyễn Gia Kiểng đã có ghi lại trong cuốn sách chính luận nổi tiếng của ông, Tổ Quốc Ăn Năn : “Việc bách hại người Công Giáo đã là một vết nhơ khó tẩy xóa trong lịch sử Việt Nam. Đó là sự kiện chính nhà nước Việt Nam, chứ không phải một đoàn quân xâm lược nào, đã tàn sát một số lớn những người Việt Nam hoàn toàn vô tội. Thảm kịch còn lớn hơn nữa vì nhà nước đó biết họ vô tội nhưng vẫn giết họ. Điều đáng ngạc nhiên là cho tới nay chưa có một chính quyền Việt Nam nào, nhân danh sự liên tục của quốc gia, tổ chức một ngày để xin lỗi những người Công Giáo về sự sai lầm kinh khủng đó.” (trang 187).
Viết vể phong trào Văn Thân và Cần Vương, ông Nguyễn Gia Kiểng khẳng định: “ Điều đau nhức nhất trong thảm kịch cấm đạo là có những người Việt Nam thực sự yêu nước, thực sự dũng cảm đã tham gia tích cực vào việc tàn sát và nhục mạ những người Công Giáo vô tội. Tôi muốn nói tới những phong trào Văn Thân và Cần Vương. Chắc chắn là trong động cơ thúc đẩy họ có lòng yêu nước, nhưng sự cuồng tín tôn thờ Nho Giáo của họ còn mạnh hơn. Họ đã giết người Công Giáo bởi vì họ thực sự tin rằng người Công Giáo đã bỏ đạo lý của cha ông, đi tôn thờ một tà đạo của người phương Tây mà lúc đó họ gọi là bọn quỷ trắng.”
Ở đoạn dưới, ông Nguyễn Gia Kiểng có viết: “Một lần cho tất cả, phải khẳng định sự vô tội của người Công Giáo. Không làm gì có âm mưu nào trong việc truyền giáo tại Việt Nam. Những giáo sĩ tới Việt Nam chỉ để truyền đức tin Ki-Tô mà thôi và các giáo dân đã theo đạo cũng chỉ vì đức tin Ki-Tô. Các chúa Trịnh, chúa Nguyễn, rồi các vua nhà Nguyễn, thủ phạm các cuộc cấm đạo đẫm máu, ít ra cũng lương thiện hơn những “học giả” biện bạch cho họ. Các dụ cấm đạo chỉ buộc tội người Công Giáo theo một tà đạo mà thôi, không bao giờ buộc thêm cho người Công Giáo một tội nào khác cả… Có người (tác giả muốn nói Cao Huy Thuần trong cuốn Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam. NĐC ghi chú thêm) viện dẫn một số tài liệu của Bộ Hải Quân Pháp để chứng minh có sự toa rập giữa các giáo sĩ và chính quyền Pháp. Nhưng các giáo sĩ đã truyền giáo trong điều kiện khó khăn tất nhiên phải có sự giao dịch với các thế lực có ảnh hưởng tới Việt Nam lúc đó. Những người bị bách hại tất nhiên phải tìm chỗ dựa. Điều này cũng tự nhiên như ngày nay chúng ta vận động các chính phủ dân chủ và các tổ chức nhân đạo bênh vực cho những ngưởi dân chủ gặp khó khăn tại Việt Nam. Mặt khác, đừng quên là các giáo sĩ cũng đã làm nhiều khuyến cáo và đề nghị với chính các vua nhà Nguyễn để hy vọng giúp Việt Nam canh tân và mạnh lên, chỉ tiếc là họ đã không được nghe vì vua quan nhà Nguyễn quá thủ cựu. Nhiều người Công Giáo Việt Nam, giáo sĩ cũng như giáo dân, mặc dầu bị ruồng rẫy, tù tội, hạ nhục vẫn cố hết sức tìm cách giúp các vua nhà Nguyễn cải tổ để đưa đất nước đi lên dù chỉ gặp sự dửng dưng của vua quan nhà Nguyễn. Nếu những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ lọt được tai vua quan nhà Nguyễn thì đất nước chúng ta đã không như ngày nay.” (trang 192-193).
Ở một đoạn dưới, ông Nguyễn Gia Kiểng có viết: “Cái gì đã khiến người Việt Nam theo đạo Công Giáo đông đảo như vậy? Đó chính là thông điệp Ki-Tô. Vào thời buổi nhiễu nhương, con người chà đạp và chém giết lẫn nhau, còn gì an ủi là được nghe một thông điệp hòa bình, bác ái, là được nghe những lời nhắn nhủ “ai thương xót người ấy là phúc thật, ai chịu khốn khó vì lẽ phải ấy là phúc thật”?Đạo Công Giáo đã được sự hưởng ứng mạnh mẽ của những người cùng khổ… đạo Công Giáo đã đến với dân tộc Việt Nam không qua giai cấp thống trị, mà qua giai cấp bị chà đạp. Dụ cấm đạo của vua Minh Mạng nhận định các giáo sĩ đã lôi kéo bọn “bần dân mạt hạng”.
Cũng trong trang sách nói trên, ông Nguyễn Gia Kiểng đã có một khẳng định: “Chính những người Công Giáo tử đạo đã cho tôi niềm tin vững chắc vào dân tộc Việt Nam: nếu có một lý tưởng trong sáng, người Việt Nam có thể rất dũng cảm và chấp nhận những hy sinh rất to lớn.” (trang 194).
Các Thánh Tử đạo Việt Nam nói chung và các vị thuộc Giáo phận Vinh nói riêng đã sống một cuộc sống hiếu trung trọn vẹn của người Việt Nam chân chính, hiếu nghĩa với cha mẹ và luôn giữ tấm lòng trung với Thiên Chúa cũng như tổ quốc của mình. Đó là những tấm lòng son sắt (nhất phiến băng tâm)! “Sống trong huyền nhiệm các thánh thông công và tư duy phúc tử đạo bằng ngôn ngữ Đông phương, linh mục Sảng Đình Nguyễn Hy Thích kính các thánh tử đạo Việt Nam một đối liên tuyệt diệu:
死 又 何 妨 爲 忠 爲 孝,
道 不 可 離 惟 一 惟 精.
Tử hựu hà phương vi trung vi hiếu
Đạo bất khả lị duy nhất duy tinh.”
Ý nghĩa câu đối là : “Chết nào hại được ai, vẫn trung vẫn hiếu; Đạo chẳng thể lìa xa, duy nhất duy tinh.” (Đoàn Khoách, Sảng Đình thi tập của J.M.Thích, bài viết của Võ Long Tê, Thanh Tịnh xb. 2001, tr. 29).
LỜI KẾT
Trong lời kết thúc bản góp ý này chúng tôi muốn dừng lại đôi chút để suy ngẫm về Lời Bạt của Giáo sư Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương mà chúng tôi coi như được ngụp lặn dưới dòng suối đức tin sau khi đã trải qua một cuộc hành trình dài theo dõi những bước chân khai sơn phá thạch của Thừa sai Đắc-lộ cho đến giai đoạn hình thành các dòng tu thuộc Giáo phận Vinh.
“Đọc Lịch sử Giáo phận Vinh không chỉ là việc trở về nguồn cội để biết ơn tiền nhân, không chỉ là việc ôn cố tri tân mà là động thái trở về suối nguồn tinh khôi của Kitô giáo. Trở về với sức sống bình an, vui tươi của đoàn con cái Thiên Chúa theo chân Đấng Chăn Chiên lành đi giữ biển đời đầy chông gai gian nan trắc trở. Cuộc hành hương của những thần dân thiên quốc đi giữa muôn dân thế trần…Trong thâm sâu của tâm hồn, Kitô hữu thuộc về đoàn hành hương khởi nguồn từ tổ phụ Abraham trong sách Sáng Thế để đi về thời cánh chung được mô tả trong sách Khải Huyền!” (trang 597).
Quả thật Giáo Hội đã và đang làm một cuộc lữ hành trên trần thế nhưng khó mà có được cái bình thản vui tươi để được trở về suối nguồn tinh khôi của đạo thánh khi mà chung quanh còn biết bao trở ngại phải vượt qua, biết bao cám dỗ đầy tục lụy hằng kéo níu đoàn chiên của Chúa phải chối từ hay đoạn tuyệt và biết bao công việc thể hiện giáo lý của Đức Kitô cần biến thành hiện thực. Cái nhìn của Giáo sư Nguyễn Khắc Dương chan chứa một niềm lạc quan đầy ánh sáng của đức tin như chắp cánh cho tâm hồn chúng ta vượt thoát ra khỏi mọi ràng buộc của thế giới thực tại hay ít ra cũng là một điều an ủi cho những người có lòng tin.
Tuy vậy đức tin không phải chỉ là một dòng suối cội nguồn tự nhiên mà có, để chú cá nhỏ bé tung tăng bơi lội nhưng còn là một cuộc hành trình trải dài với những bàn chân, tích lũy nhiệt thành từ nhiều trí óc, xây đắp từ những kinh nghiệm. Đức Thánh Cha Bênedictô XVI trong cuốn sách “Thiên Chúa và Trần Thế” đã nói rằng : “Đức tin là một con đường. Bao lâu còn sống, ta còn trên đường, và vì vậy, đức tin luôn bị đe dọa và bị chèn ép… Đức tin chỉ có thể trưởng thành, trong khi mọi giai đoạn cuộc sống nó đủ sức chấp nhận và chịu đựng sức mạnh cũng như sự o ép của không tin, cuối cùng vượt thắng chúng để lại bước đi tiếp trên một đoạn đường mới.” (Joseph Ratzinger, Biển-đức XVI, Thiên Chúa và Trần Thế, Tin và Sống trong thời đại ngày nay, Trao đổi với Peter Seewald, bản dịch Việt ngữ của Phạm Hồng Lam, Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại xuất bản, 2008, trang 37). Lời dạy của vị giáo hoàng thần học gia số một trên thế giới quả thật đã lột tả được giá trị sinh động của đức tin đối chiếu với cuộc sống của người tín hữu Công Giáo Việt Nam trong thời đại hôm nay. Đức tin không như lịch sử luôn luôn gặp những thách đố và có những đáp ứng qua đó có thể bị biến thể đi. Đức tin có một khẳng quyết là chỉ có thể trưởng thành sau khi đã vượt qua sức mạnh và sự o ép của không tin để rồi sau khi vượt thắng lại bước tiếp qua những đoạn đường tương lai. Lịch sử Giáo phận Vinh cho chúng ta những bài học của kinh nghiệm về đức tin đầy máu và nước mắt.
Lời Bạt của Giáo sư Nguyễn Khắc Dương đã có những dòng chữ khẳng định như sau: “Đối với Kitô hữu, lịch sử không còn là sự phân biệt quá khứ, hiện tại hay tương lai, mà là đang sống sung mãn trong một hiện tại miên trường, mỗi giây phút bao gồm cả sáng thế, khổ nạn, phục sinh và cánh chung... Giáo Hội vẫn luôn là vậy, song hành khổ nạn và phục sinh, song hành sáng tạo và cánh chung. Có chăng một vài giai đoạn ngắn ngủi được tạm gọi là bình an, nhưng tự bản chất luôn là những cộng đoàn ngoại giáo tân tòng của Công vụ Tông đồ. Nước mắt và hạnh phúc, đau khổ và chiến thắng, Thập giá và vinh quang… luôn hiện hữu nơi các giáo đoàn và nơi mỗi Kitô hữu.” (trang 597). Quan điểm được trình bày trên đây đưa ta tới gần linh đạo của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận nhưng đồng thời cũng mở ra trước mắt chúng ta một viễn tượng lạc quan đó là sau “khổ nạn” đến “phục sinh”, sáng tạo đến cánh chung, nước mắt và hạnh phúc, thập giá và vinh quang… Đây không phải là luật nhân quả nhưng là sự công bằng của Thiên Chúa định cho mỗi người và cho cả Hội Thánh của Ngài khi mà mỗi người được lãnh nhận từ tay ông chủ mấy nén bạc để làm nên lợi tức do thành quả lao động và công sức trí tuệ của mình. Linh đạo của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận được viết như sau: “Hiện tại là thời gian duy nhất chúng ta có trong tay. Quá khứ đã qua rồi, còn tương lai chúng ta không biết nó sẽ ra sao. Sự giàu có của chúng ta là giây phút hiện tại. Trong những đêm dài trong ngục tù, tôi ý thức được rằng sống giây phút hiện tại là con đường đơn sơ và chắc chắn nhất dẫn tới sự thánh thiện.” Linh đạo của Đức Cố Hồng Y tuy được viết trong tù nhưng đích nhắm là Cộng đồng dân Chúa, không chỉ cho Việt Nam mà chung cho thế giới, thật sự cũng không khác xa ý niệm “một hiện tại miên trường” của Giáo sư Nguyễn Khắc Dương một khi người tín hữu Công Giáo được chịu phép thánh tẩy là được tiếp cận với Thiên Chúa vốn là chủ tể của lịch sử, chủ tể của thời gian.
Người Việt thường có câu: “Vô tri bất mộ” (không biết thì không mến chuộng). Giáo dân Việt Nam thường hay đọc kinh nhưng ít khi đọc sách, nhất là những sách viết về giáo lý hay lịch sử Giáo Hội hay Giáo phận vì cho là khô khan, ít hấp dẫn. Cần phải thay đổi não trạng cố hữu này bởi vì muốn “mộ” thì phải “tri”.
René Descartes (1596-1650), triết gia người Pháp có nói: “Đọc những cuốn sách hay là như được đối thoại với các bậc hiền nhân trong nhiều thế kỷ xa xưa” (Reading all the good books is like a conversation with the finest men of past centuries.- Discourse on Method).
Thánh Hiêrônimô có nói: “Không đọc Kinh Thánh là không biết Chúa Giêsu”. Chúng tôi muốn dựa theo đó để viết rằng không đọc lịch sử thánh thì không biết tiền nhân trong Giáo Hội hay Giáo phận chúng ta đã làm gì, đã giữ đạo và truyền đạo như thế nào.
Tác phẩm “Lịch sử Giáo phận Vinh” do ông Vương Đình Chữ chủ biên cùng sự cộng tác của một số Linh mục và Giáo dân vốn là những người thuộc trong giới chuyên khảo sử học, là một công trình tim óc được viết lách rất cẩn trọng, chứa đựng nhiều mách bảo hữu ích của thời sự quá khứ, dù đây là một cuốn sách viết về lịch sử một tôn giáo nhưng trên một vùng đất có liên quan mật thiết đến các biến cố của đất nước. Vị trí của các nhà biên khảo tác phẩm này cho phép họ tiếp cận được với những nguồn lưu trữ tư liệu, văn khố ở trong nước và hải ngoại mà không phải ai cũng có thể tìm tới được. Giới nghiên cứu ở đại học cũng như sinh viên có thể tìm thấy trong cuốn sách này nhiều tư liệu mang tính xã hội học, tôn giáo học kể cả chính trị học hữu ích cho những đề tài, luận án của mình.
Riêng đối với người giáo hữu Việt Nam, mỗi trang sách của cuốn “Lịch sử Giáo phận Vinh” có thể là một bài học tu đức, một lời hướng dẫn về giáo lý, một kinh nguyện nằm lòng và một tấm gương sáng để bắt chước, noi theo…
Nguyễn Đức Cung
Philadelphia 22-6-2017
III.- GIỮA LÒNG Giáo Hội, ĐỌC MỘT CUỐN SÁCH HAY.
Trong Lời Giới Thiệu của ĐGM Nguyễn Thái Hợp, đó đây ta bắt gặp những câu văn nói lên ước mơ về phong thái của người viết sử đó là “không những phải có cái tâm, mà còn cần cái trí, nghĩa là đồng thời là người có công tâm và chuyên môn cao.” Về sử liệu, “nhiều lần chúng lại là những tài liệu giả mạo, đầy tính tuyên truyền hay mang nặng yếu tố ý thức hệ hoặc chủ quan”, về quan điểm thậm chí “có những tài liệu đã bị bóp méo và chính trị hóa, giáo điều, thiên lệch, thiếu tính khách quan,có chỗ xuyên tạc”, tất cả thực trạng đó cũng đã khiến cho một vị giáo sư đại học như giáo sư Hà Văn Tấn cũng phải đặt vấn đề: “Đã đến lúc những người chép sử, những nhà sử học phải tự hỏi rằng: “Sử bút” của mình đã thật nghiêm chưa, đã viết đúng sự thật lịch sử hay chưa?” ĐGM Nguyễn Thái Hợp cuối cùng cũng phải công nhận rằng “nếu tôn chỉ của nghề viết sử là “chép đúng sự thật” thì việc thực hiện nó trong xã hội hiện nay vẫn luôn luôn là một thách đố và một sứ vụ đòi hỏi phải trả giá.”
Trong một lá thư gửi cho Đại Đế Frederick ngày 27-5-1773, văn hào Voltaire (Francois Marie AROUET 1694-1778) có viết: “Lịch sử được viết tốt chỉ trong một đất nước có tự do.” (History can be well written in a free country).
Quan điểm của những người viết sử ngày nay so với quan điểm của Voltaire cách đây gần ba thế kỷ cho chúng ta một ý nghĩ chung đó là nghề viết sử không là độc quyền của ai nhưng dành cho những kẻ biết tôn trọng sự thật và có kỹ năng. Những điều ĐGM Nguyễn Thái Hợp viết trong Lời Giới Thiệu được coi như “dẫn nhập” của cuốn sách có thể đã trình bày những điều ngài cảm nhận một cách nhẹ nhàng, khôn ngoan mà cũng nói lên được một số quan điểm ít tác giả trong nước khi viết về vấn đề tôn giáo dám thẳng thắn trình bày.
31.- “Lịch sử Giáo Phận Vinh”, một tác phẩm được biên soạn công phu, có phương pháp.
Trong cuốn Phương pháp Sử học, Sử gia Linh mục Nguyễn Phương đã viết những dòng chữ cách đây hơn nửa thế kỷ mà nay cũng vẫn còn nghiệm đúng : “Ngày nay, giữa lúc loài người đang đại hội cạnh tranh kỹ thuật để tiến, phương pháp là một điều kiện tối yếu cho mọi hữu ích của con người.. Nói rằng không có phương pháp, là chẳng khác gì tả ra cái cảnh cổ sơ, chậm tiến, và do đó, cả cái cảnh nô lệ, lầm than. Thật thế, vì phương pháp chính là kho tàng kinh nghiệm của nhiều người, tích lũy lại qua nhiều đời… Về môn sử học cũng thế, người ta cũng phải nhờ đến phương pháp để có thể vươn lên cho đến chân lý của thời sự quá khứ. Qua nhiều thời đại, kinh nghiệm của nhiều sử gia lăn lộn trong nghề đã vạch ra cho người chép sử một đường lối làm việc tiến ích và hữu hiệu. Đường lối đó gọi là phương pháp sử học và với đường lối đó chẳng những người ta tránh được sai lầm, mà còn tiết kiệm được thì giờ, công phu.” (Sách đã dẫn trang 9-11).
Tác phẩm viết về lịch sử Giáo phận Vinh do ông Vương Đình Chữ chủ biên được viết theo lối tạm gọi là biên niên tức theo thứ tự thời gian trình bày các sự kiện, nhân vật, biến cố. Trước đây ở Trung Hoa cũng như Việt Nam cũng việc chép sử theo lối biên niên, và ở trong cách thức này người ta thường “làm hiện ra những mối dính dáng giữa các sự kiện nhân văn và các thiên triệu (tức các hiện tượng trời đất) như nhật thực, nguyệt thực, động đất, lụt lội, bệnh dịch v.v… Các thiên tai, các điều dị thường này được coi là những lời cảnh cáo hay những phản ứng của thiên đình trước việc làm của vua chúa.” (Nguyễn Thế Anh, Sách đã dẫn, trang 6). Cuốn sách của ông Vương Đình Chữ chủ biên đã trình bày một dàn bài chi tiết cho người ta dễ nắm được các ý chính trong từng tiết, nghĩa là cũng theo lối cương mục như trong các tác phẩm sử học kinh điển.
Trước hết về tên gọi của Giáo phận, cuốn sách cung cấp cho độc giả các tên từ khi mới thành lập năm 1846 là Giáo phận Nam bên Bắc Kỳ hay Giáo phận Nam Đàng Ngoài (Tonkin Méridional). Đến năm 1924, Nam Đàng Ngoài có tên mới là Giáo phận Vĩnh có thể chịu âm hưởng của các tên như phường Đông Vĩnh, Hưng Vĩnh, như các Giáo họ Vĩnh Giang, Vĩnh Mỹ thuộc Giáo xứ Cầu Rầm. Danh xưng “Địa phận Vĩnh” được sử dụng trên giấy tờ cho đến cuối năm 1950. Cố Văn (Le Gourriérec) trong thư ngày 18-6-1950 gửi cho Cha chính Trần Hữu Đức cũng viết Địa phận Vĩnh. Trên giấy tiêu đề in sẵn thấy ghi “Mission Catholique Vinh (Annam), đọc vào có người cho là vì máy đánh chữ bằng tiếng Pháp hồi đó không có dấu ngã nên không đánh được chữ Vĩnh “nên người ta chỉ đọc là Vinh và theo thời gian, người ta quên mất chữ Vĩnh.” (trang 38) Cuốn sách cho người đọc một kiến giải về địa danh này cũng khá lý thú.
Về địa danh, một nghi án tuy nhỏ nhưng cũng được người chủ biên vận dụng phương pháp sử học để cẩn án đó là việc Linh mục Alexandre de Rhodes đổi thuyền ở địa điểm nào khi ngài từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong tháng 10-1629 (trang 49). Linh mục Trương Bá Cần cho là tại cửa Khẩu, Kỳ Anh. Linh mục Cao Vĩnh Phan lại nêu “Địa điểm trao đổi này phải chăng là ở cửa Roòn, thuộc Quảng Bình”. Hai ông Linh Phong và Hoàng Đình Hiếu trong bài “Uẩn khúc lịch sử chung quanh việc giáo sĩ Đắc-Lộ đến Bắc Bố Chính trong tháng Tư năm1629” (Tập san Định Hướng số 17, Mùa Thu 1998) chủ trương địa điểm đổi thuyền là làng Vĩnh Sơn, phía nam chân Đèo Ngang (thuộc Bắc Bố Chính). Ban chủ biên phải vận dụng kinh nghiệm về hải trình của các ngư dân kỳ cựu tại Giáo xứ Xuân Hòa để đưa ra một kiến giải hợp lý hơn đó là cửa Khẩu (Kỳ Anh). Đọc đoạn này chúng tôi thấy tinh thần làm việc nghiêm túc của nhóm biên soạn.
Cũng về địa danh, cuốn sách chú trọng ghi lại cách viết địa danh theo sách mỗi tác giả nhưng cũng kèm theo nhiều cách đọc, cách hiểu khác, thí dụ ở trang 54, chú thích 95 Quêmangu có thể là Quèn Môn, Cửa Quèn hay Mành Sơn; chú thích 101 “Lang Cau” là một địa danh được hiểu nhiều cách khác nhau. Theo Đỗ Quang Chính thì đó là “Làng Cau”, có thể hiểu theo nghĩa đó là một làng chuyên trồng cây cau. Theo Trương Bá Cần “Lang Cau” có thể là Làng Cầu ở vùng Hưng nguyên. Theo tờ bản đồ Vinh. “Lang Cau” xưa, nay là xóm Thanh Kim, nằm ở xã Đức Tùng, Đức Thọ, Hà Tĩnh, cách Giáo xứ Thọ Ninh khoảng 4 cây số về phía Bắc (xem H.3). Bà con ở Thanh Kim vẫn gọi vùng này là Làng Cầu. Trong tường trình năm 1632, Amaral đã nhắc đến Làng Cầu và nêu rõ: Ở Làng Cầu có nhà thờ Công Giáo. Xem Đỗ Quang Chính, Dòng Tên trong xã hội Đại Việt 1615-1773, 343; Trương Bá Cần, Lịch sử Giáo phận Vinh 1846-1996, 37-38; Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659 (Texas: Antôn & Đuốc sáng, 2007), 84. Vang May ở trang 54 được ghi chú nay là Hoàng Mai…
Một địa danh khác là cửa Rum được nói là tên gọi cổ của sông Lam, nên có câu:
Bao giờ Ngàn Hống hết cây,
Sông Rum hết nước đó đây hết tình.
“tới bến chính của tỉnh gọi là Rum, nơi ở của quan tỉnh” theo ghi nhận của cha Đắc Lộ. Rum cũng có khi được gọi là Kẻ Rum, thôn Rum…
Ở trang 56, chú thích số 102 về làng Quilan sách này ghi: “Có nơi viết là Khilan, có thể xác định là Kỳ lân, cạnh Núi Quyết.”
Địa danh Ke Don (Kẻ Đông hay Kẻ Đọng hay Kẻ Đòn (Quy Chính) gần Trang Đen? cũng được ghi lại rất sớm quảng năm 1714-1715 cho người đọc thấy tính cẩn thận của các vị tham gia biên soạn cuốn sách.
Về tên Quán Trà, trong “Truyện sáu Ông Phúc Lộc” khi viết về cuộc tử đạo của Thánh Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh có nhắc đến và được ghi ở chú thích số 754 : Tên dân dã gọi là Chợ Chè, gần Giáo xứ Mỹ Hương; Chợ Chè về sau trở thành một tụ điểm buôn bán rất sầm uất của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, thu hút khách thương từ Đồng Hới ngược dòng sông Nhật Lệ đi lên.
Về nhân danh, cuốn sách cũng cho người đọc một cảm nhận về nỗ lực hội nhập văn hóa của các giáo sĩ thừa sai từ thế kỷ XVII cho đến thế kỷ XX khi các ngài đến truyền giáo ở Đại Việt, rồi Việt Nam đã nhận một tên Việt. Riêng tại Giáo Phận Vinh, từ năm 1678 Thừa sai Bélot nhận tên Việt là Lót sau làm Giám Mục, đến Giám Mục Francois Guisain với tên Việt là Chi, linh mục Dòng Tên Wenzel Paleczeck tên Việt là Đẩu đến Nghệ An năm 1742 v.v… rồi với bản danh sách các thừa sai Pháp trong Phụ Lục I (trang 599), các thừa sai được gọi một cách kính cẩn là “Cố”. Các ngài muốn thực hiện quyết tâm cống hiến cuộc đời mình trên vùng đất truyền giáo nên cái danh xưng tiên vàn phải là tên Việt, có lẽ cũng xuất phát từ quan niệm “chính danh” của Nho học. Trong bản phụ lục I này, các biên giả cho biết một thừa sai có đầy đủ tên họ, tên lót và tên gọi, đó là Đức Giám Mục Jean Denis Gauthier Ngô Gia Hậu, một tên tuổi khá lẫy lừng trong Giáo phận Vinh và cả trong lịch sử Việt Nam. Cho tới nay, chúng ta chưa biết được cơ duyên nào Đức Cha Gauthier lại mang tên Ngô Gia Hậu. (trang 599)
Cũng về mục nhân danh, cuốn sách có những ghi nhận lý thú như sau: “Có lẽ các cố cũng biết được, theo văn hóa Việt, tên là người nên phần lớn các Cố đều nhận mang một danh gọi thể hiện các đức tính tốt, như Minh, Hòa, Mỹ, Trung, Hiền, Thịnh, Bình… Nhưng cũng có những cố được gọi tên theo âm gọi của tên gốc, như Paul Louis Bos là Bố, nhiều cố được gọi theo âm đầu của tên, như Auguste Chauvet Châu, Le Borgne Lễ, Joseph Delalex Đề, Paul Louis Bayle Bá, Alexandre Lambert Lâm… Cũng có cố lại được gọi theo âm cuối của tên mình như Antoine Villien Liên, Victor Pierre Martin Tín; lại có cố được gọi tên theo nghĩa của tên Pháp, như Moise Brillant là Cố Quang, Celestin Fort là Cố Dũng. Tên Việt được chọn nhiều nhất là Đức, với 5 cố: Taillandier, Casteel, Gallon, Pargade-Poublan và Gonnin; kế đến là Trung, với bốn cố: Pédémon, Colombet, Marie và Cherrière… Có một chi tiết ngộ nghĩnh là bốn vị thừa sai đến Vinh liền nhau được đặt tên theo bốn hướng là Abgrall Đoài (đến Vinh 07-6-1887), Loucatel Nam (1887), Lombard Bắc (1887) và Guignard Đông (1888), còn vị thừa sai có tên dài nhất và chắc không ai nhớ nổi là Raoul Pierre Alexandre Victor Marie Hubert Ghislain Duwez Vinh!.” (trang 599).
Về phương diện sử học, cuốn “Lịch sử Giáo phận Vinh” này sẽ giúp ích cho giới nghiên cứu các tư liệu quý báu để tìm hiểu về một vài biến cố chẳng hạn như các phong trào Cần Vương, Văn Thân hay trong thế kỷ XX các hoạt động yêu nước của các giới giáo sĩ, tu sĩ hay phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh v.v…
Đối với vấn đề khá nhạy cảm là Cộng Sản, cuốn sách cũng cung cấp cho chúng ta biết quan điểm của các vị thừa sai người Pháp, thí dụ Đức Cha Andréa Éloy Bắc (1864-1947). Một điều cần nhớ rõ ở đây là tại Việt Nam, các giáo sĩ là những người đã có những nhận thức sớm nhất về hiểm họa Cộng Sản. Điều này cũng không lạ gì vì Giáo Hội đã liên tiếp lên án chủ thuyết này từ Đức PiôIV (1846-1878), Lêô XIII (1878-1903), và nhất là Giáo Hoàng Piô XI (1922-1939), rồi Đức Piô XII (1876-1958). Khi những người CS đã xác tín rằng “Chúng ta chỉ có thể thực hiện được một cách đầy đủ chủ nghĩa Cộng Sản khoa học nếu chiến thắng được triệt để mọi thứ tôn giáo.” (Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hòa Đường, Tây dương Gia-tô bí lục, (Hà Nội, Nhà xb. Khoa học Xã hội, 1981, 5. Trong mục “Vài lời nói đẩu” của NXB Khoa Học Xã Hội), thì trong thông điệp Đấng Cứu Thế (Divini Redemptoris) Đức Giáo Hoàng Piô XI đã nhận định: “Chủ nghĩa Cộng sản là một hệ thống đầy dẫy sự sai lầm và ảo tưởng, đối nghịch với cả lý trí và Mặc khải” (số 35); ngài kết luận: “Chủ nghĩa Cộng sản tự thân là xấu xa và bất cứ ai còn muốn cứu vãn nền văn minh Ki-tô giáo đều không thể hỗ trợ chủ nghĩa đó dưới bất cứ hình thức nào” (số 109). (Trang 487).
Năm 1927, trong cuốn sách nhỏ nhan đề Vấn đề Cộng sản (in tại Qui Nhơn), linh mục Sảng Đình Nguyễn Hy Thích (1891-1978), Giáo sư Viện Đại Học Huế trước năm 1975 lên tiếng về hiểm họa Cộng Sản mặc dù lúc bấy giờ chưa hình thành đảng Cộng Sản Đông Dương. Ngài cho rằng những sự đổi thay về xã hội và tri thức con người trong ba trăm năm về trước cũng phải chịu trách nhiệm về mối đe dọa ngày nay của chủ thuyết Cộng Sản. Xuyên qua những thí dụ lấy từ nước Nga, con số các giáo sĩ chính Thống giáo bị giết, các viện nuôi trẻ mồ côi bị giải tán, những trận đói chết người tập thể, nhiều nữ sinh vị thành niên bị hãm hiếp vì phải đi học trong các trường chung lẫn lộn hai giới nam nữ, ngài cho rằng chủ nghĩa Cộng sản khai thác những ý thức thấp hèn của con người như tham lam tiền bạc, chiếm đoạt đất đai và sức lao động của kẻ khác. Tệ hơn nữa, chủ thuyết Cộng Sản còn muốn xuất khẩu mẫu hàng lật đổ đó đến các quốc gia khác. Nhà sử học David G. Marr, trong cuốn Vietnamese Tradition on Trial 1920-1945 (University of California Press, 1981) khi trích dẫn cuốn sách trên đây của linh mục Nguyễn Văn Thích, lấy làm ngạc nhiên về sự so sánh tuy hơi vặn vẹo nhưng lại có ý nghĩa đối với các biến cố lúc bấy giờ ở Trung Hoa:
“ Nếu anh muốn biết hậu quả của chủ thuyết Cộng Sản, đơn giản là cứ nhìn vào Trung Hoa. Trong thời gian 15 năm vừa qua chủ nghĩa Cộng Sản đã chịu trách nhiệm trong việc lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập dân chủ, nhen nhúm nội chiến, và đẩy đám đông dân chúng xuống vũng bùn. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi là Ăng-ghen và Các-mác của Trung Hoa. Tôn Dật Tiên là Lê-Nin, với quan niệm về dân sinh của ông cũng là một mô thức tựa như chế độ vô sản của chế độ Xô-Viết vậy.” (David G. Marr, trang 85).
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy trong tác phẩm Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, khi phê bình về Tam Dân chủ nghĩa trong đó có chủ nghĩa Dân Sinh của Tôn Dật Tiên, đã có nhận định phần nào đúng với ý kiến của Linh mục Nguyễn Hy Thích: “Mục đích của chủ nghĩa Dân-sinh là làm cho dân chúng có đủ cơm ăn, áo mặc, nhà ở, đường đi. Để đạt mục đích ấy, chánh phủ cần phải khuyến khích dân chúng sản xuất vật phẩm thật nhiều, rồi kiểm soát sự phân phối vật sản ấy cho đồng đều để mọi người cùng được hưởng như nhau. Vậy, chủ nghĩa Dân-sinh cũng không khác nào chủ nghĩa cộng sản.” (Chủ nghĩa Dân tộc Sinh Tồn, chủ nghĩa quốc gia khoa học, 1964, quyển I, trang 334).
Trong báo cáo năm 1930, Đức Giám Mục Éloy Bắc đã nói về những ngưởi CS, về chủ thuyết Cộng Sản khái quát như sau: “Họ tự xem mình như là những nhà giải phóng cho những người bị áp bức, những người bảo vệ cho những quyền lợi không được nhìn nhận. Họ làm cho người An nam thuộc giai cấp công nhân và nông dân tin rằng mình là những người bị bóc lột và bị áp bức bởi các ông chủ và địa chủ, rằng phải đòi hỏi chia lại của cải, dẹp bỏ thuế má, lật đổ chính quyền Pháp và An nam và sau đó, khi chủ nghĩa Cộng Sản thắng lợi, sẽ không còn thuế má, không còn người nghèo…sẽ là thiên đàng dưới trần gian! Dân chúng, vô học và cả tin thường có khuynh hướng thêm tin vào những lời này, vốn là những lời vuốt ve giục vọng con người và tình cảm dân tộc, nên để bị lôi kéo vào các cuộc biểu tình do những người cầm đầu tổ chức.” (trang 488).
Báo cáo năm 1931 của Đức Cha Éloy Bắc cũng có viết: “Nhờ sự cảnh tỉnh của các mục tử, nhờ những giáo huấn của các ngài mà mọi giáo hữu, trừ mấy chục người tôi vừa nêu trên đây, đã cương quyết từ chối tham gia phong trào. Từ đó, đã làm dấy lên một sự giận dữ trong hàng ngũ cách mạng. Họ buộc tội hàng giáo sĩ của Giáo phận về sự thất bại của họ bên người Công Giáo, các truyền đơn của họ đe dọa giết hết tất cả các linh mục của hai tỉnh…”
Cuốn sách cũng dành một phần để viết về vụ Tràng Đình nơi xảy ra vụ va chạm đầu tiên giữa Công Giáo và Cộng sản tại Vinh với cái chết của Linh mục quản nhiệm Giáo xứ Tràng Đình, cha Hoàng Khang, cung cấp cho người đọc tất cả diễn tiến của sự việc theo tinh thần viết lên sự thật một cách công bình và can đảm với lời hứa hẹn là sẽ nói đến nhiều các va chạm đó trong Tập II.
Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, CS cũng giết nhiều viên chức quan lại của Nam Triều, cụ thể là giết cụ Tôn Thất Hoàn (nhạc phụ ông HàThúc Ký), Tri huyện Nghi Lộc ngày 02-5-1930, thả xác trôi sông khi ông này cùng một ông quản và thầy đội đến dẹp một toán người hội họp gần đó. Mấy ngày sau thi thể cụ Tôn Thất Hoàn được tìm thấy trong một kẹt đá ven sông gần Cửa Lò (Song Ngư) được gia đình và Triều đình khâm liệm tử tế và đem về Huế chôn cất. Thượng Thư Bộ Binh Phạm Liệu, người Quảng Nam, Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1898) có câu đối viếng cụ Tôn Thất Hoàn như sau:
為 國 忘 軀 勇 敢 一 身 行 獨 馬
出 家 化 佛 英 雄 千 古 葬 双 魚
Vị quốc vong khu, dũng cảm nhất thân hành độc mã,
Xuất gia hóa Phật, anh hùng thiên cổ táng Song ngư.
(Hà Thúc Ký, Sống Còn Với Dân Tộc, hồi ký chính trị, Phương Nghi ấn hành 2009, trang 147). Đối với những cái chết hy sinh vì lý tưởng tôn giáo như cái chết của Linh Mục Hoàng Khang, hay vì nhiệm vụ đối với đất nước như sự hy sinh của cụ Tôn Thất Hoàn, thiết tưởng cần được tìm hiểu thêm và có những đối xử cân xứng.
32.- “Lịch sử Giáo phận Vinh”, bản trường ca thần học về Ki-Tô giáo.
Sau khi đọc “Lịch sử Giáo phận Vinh” chúng tôi cảm nhận, ngoài những đặc tính căn bản của cuốn sách mang tính sử học và văn chương, đây còn là một bản trường ca thần học về sự quan phòng của Thiên Chúa được thể hiện qua một số lãnh vực đó là giáo lý (tu đức), truyền giáo và thập giá.
321.-Thần học giáo lý - tu đức:
Khi giới thiệu cuốn sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã viết: “Ngày 25.6.1992, tôi đã phê chuẩn và hôm nay tôi nhân danh quyền tông đồ ra lệnh phổ biến quyển Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo này. Đây là bản văn trình bày đức tin Hội Thánh và đạo lý Công Giáo, được Thánh Kinh cũng như truyền thống tông đồ và huấn quyền Hội Thánh xác nhận và soi sáng. Tôi coi đây là một phương tiện có giá trị và có thẩm quyền để giúp Hội Thánh được hiệp thông và là một khuôn mẫu chắc chắn cho việc giảng dạy đức tin. Ước mong quyển sách này giúp đẩy mạnh công cuộc canh tân mà Chúa Thánh Thần không ngừng kêu gọi Hội Thánh của Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-Tô, đang trên đường lữ hành về với ánh sáng rực rỡ của Nước Trời.” (Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, bản Việt ngữ, do Nhóm linh mục, nữ tu và giáo dân dịch từ bản tiếng Pháp,1997, trang 20)
Ngày nay khi đọc cuốn sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, được phiên dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, chúng ta nghĩ đến sự cần thiết biết bao của cuốn sách căn bản này đối với mọi sinh hoạt về tín lý đức tin, sinh hoạt phụng vụ của Giáo Hội, đồng thời cũng nghĩ đến những vất vả khó khăn của các nhà truyền giáo cách đây gần bốn trăm năm khi phải đi rao giảng Tin Mừng khắp các nước Á Đông như Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam v.v… trong lúc đi tìm một cuốn sách căn bản về giáo lý để rao giảng Tin Mừng. Các ngài đã phải học ngôn ngữ địa phương, phiên dịch kinh nguyện và sách giáo lý ra tiếng bản xứ, thu nhận các thầy giảng, kẻ giảng và giáo dân. Các vị thừa sai, nhất là các thừa sai Dòng Tên vốn là những vị học thức quảng bác, đã một đời tận tụy hy sinh vì lý tưởng, có sáng kiến và đầy óc sáng tạo trong nhiều lãnh vực kể cả lãnh vực giáo lý, kinh bổn. Nếu các ngài không đủ thông minh và kiên nhẫn làm sao có thể giải quyết được các khó khăn, trở ngại trong phạm vi kinh sách, giáo lý?
Khi nói đến Linh mục Alexandre de Rhodes là vị thừa sai giảng đạo tiên khởi của Nghệ-Tĩnh-Bình, người ta thường nhắc nhở đến cuốn sách Phép Giảng Tám Ngày ngài đã biên soạn để làm tài liệu giảng dạy giáo lý cho những người mới trở lại đạo. Trong cuốn “Lịch sử Giáo phận Vinh” chỉ có thoáng nhắc đến cuốn sách này ở trang 67: Phép Giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội mà vào Đạo Thánh Đức Chúa Trời (Catechismus in octo dies divisus…), in năm 1651 tại Roma và được Tủ sách Đại kết in lại năm 1993 tại Tp.HCM, gồm phần chụp lại nguyên tác bằng tiếng Việt và Latinh kèm thêm bản dịch tiếng Pháp và bản chuyển ngữ tiếng Việt hiện đại.
Trước hết, ngoài việc cuốn sách này là một nỗ lực chứng minh sự thành công của việc la-tinh hóa tiếng Việt, chúng tôi muốn nói đến nền thần học của một cuốn sách giáo lý do Cha Alexandre de Rhodes dưới cái nhìn của một số các nhà nghiên cứu VN.
Đăng tải trên Tạp chí Đại Học số 1 Tháng 2-1961, bài viết có tên “Quan điểm thần học trong “Phép giảng tám ngày” của Giáo-sĩ Đắc-lộ” của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên đã đóng góp một cái nhìn thần học về cuốn sách góp phần xây dựng đời sống tâm linh của giáo phận Vinh. Tác giả Nguyễn Khắc Xuyên cho biết giáo sĩ Đắc-lộ sở dĩ biên soạn sách này để truyền bá giáo lý Công Giáo không những nơi giáo dân Việt Nam mà còn làm tài liệu thiết yếu cho các nhà truyền đạo đến rao giảng tại Việt Nam. Bài viết của tác giả rất công phu khi so sánh các cuốn sách giáo lý của các cha Dòng Tên lưu hành ở Trung Hoa và cuốn của cha Đắc lộ ở Đại Việt.
Từ thế kỷ XVI-XVII tại các nước theo Ki-Tô giáo lâu đời, sự học biết giáo lý cũng tỏ ra thiếu sót. Tại Bồ Đào Nha có hai quyển giáo lý: một dài gọi là giáo-lý diễn-giải và một ngắn gọi là giáo-lý đại-cương. Cuốn giáo lý đại cương (Doctrina) được phổ biến qua Ấn độ, Nhật bản nhưng nội dung “khô khan, tiều tụy, kém phần hào hứng”. Đem nội dung một cuốn sách giáo lý như vậy phổ biến vào một dân tộc có nền văn hóa cố hữu và sâu sắc thì thất bại hoặc bị khinh chê và từ chối là điều dễ hiểu.
Năm 1584, ở Trung Hoa, giáo sĩ Micae Ruggiere (biệt hiệu Minh-Kiên 明 堅 cho in và phát hành cuốn sách giáo lý tên Thiên Chúa thực-lục chính văn 天 主 寔 録 正 文 gồm 16 chương, khoảng 39 tờ, tuy gây được ảnh hưởng lớn tại Trung Hoa và Nhật bản, Cao ly và Việt nam nhưng cũng còn có nhiều điều vụng về, thiếu sót.
Năm 1603, giáo sĩ Lợi Mã Đậu xuất bản bộ Thiên Chúa thực-nghĩa 天 主 寔 義 khoảng 111 tờ nội dung gồm 8 chương nhưng phạm vi rộng lớn hơn sách của Minh-Kiên. Sách của Lợi Mã Đậu có thiên hướng về triết học Ki-Tô giáo hơn là thần học chính tông (trang 43).
Sách Phép giảng tám ngày của Giáo sĩ Alexandre de Rhodes in năm 1651 (dĩ nhiên sau khi ngài rời khỏi Đại Việt về Âu châu) nhưng bản thảo chắc đã được sử dụng để giảng dạy tại Nghệ Tĩnh Bình, so ra không phải là một cuốn Minh-giáo hoàn toàn như tác phẩm của Mã-Đậu, cũng không quá thiếu sót như sách của Minh-Kiên. Cuốn sách giáo lý của cha Đắc-lộ nói được là một sách mang tính chiết trung, nghĩa là không sơ lược quá mà cũng không cao siêu hay rườm rà quá. Ngài giảng về Đức Ki-Tô một cách đầy đủ, và cho biết đạo của ngài giảng là đạo lý, đạo hợp lẽ phải. Phương pháp trình bày giáo lý cho lương dân gồm có ba giai đoạn: Công cuộc sửa soạn, công cuộc khai-phá, và công cuộc gieo giống. Riêng về mầu nhiệm nhập thể và cứu thế, phải trình bày một cách khôn khéo… (trang 49).
Cha Đắc-lộ đã trình bày đạo lý dưới phương diện hợp-lý chiếu theo ánh sáng tự nhiên của lý trí con người kiểu như Mã-đậu hoặc Minh-kiên đã làm tại Trung-Hoa. Cùng đi với phương diện hợp-lý của đạo, tác giả thường nhắc tới ánh sáng tự nhiên của lý trí con người, trong công việc tìm hiểu đạo thật, đạo lý, đạo phải (trang 51). Trong Phép giảng tám ngày, tác giả cũng chỉ trích những sai lạc của tam-giáo, hoặc nhìn ra những chỗ dị biệt với nhau. Theo giáo sư Trần Văn Toàn, “riêng đạo Thiên Chúa thì có những điểm tương đồng với tam giáo, nhưng cũng có những điểm dị biệt. Về mặt lý thuyết thì những điểm tương đồng phải là nền móng cho cuộc gặp gỡ trao đổi, những điểm dị biệt phải là những yếu tố có thể bổ túc và làm giàu cho truyền thống tôn giáo Việt Nam .” (Trần Văn Toàn, Sđd, trang 87).
Trong phần trước chúng tôi đã có nhắc đến thuyết tam-phụ và nói đến những nỗ lực của cha Đắc-lộ trong việc diễn giải ý niệm thượng-phụ (Đức Chúa Trời), trung-phụ (hoàng đế) và hạ-phụ (cha trong gia đình). Đây cũng là nỗ lực cha Đắc-lộ tìm cách tiếp cận và đưa ra những điểm tương đồng giữa Ki-Tô giáo với Khổng giáo.
Thừa sai Francois Deydier đến Thăng Long ngày 18-8-1666 và trong thư ngày 04-4-1667 đã nói về tình cảm của giáo hữu Đàng Ngoài đối với các thừa sai Dòng Tên, “nhớ ơn ba cha Dòng Tên; thứ nhất là Alexandre de Rhodes, người có công thành lập giáo đoàn, tiếp đến là Gaspar D’Amaral đã soạn cho các thầy giảng các huấn dụ tốt đẹp, sau là Girolamo Majorica viết nhiều sách tôn giáo bằng chữ Nôm.” (trang 70)
Ngoài cuốn giáo lý căn bản của cha Đắc-lộ, Giám Mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) cũng có viết hai cuốn sách về giáo lý gọi là Chân đạo Diễn giảng 真 道 演 講 và Chân đạo Yếu lý 真 道 要 理 .
Trong bản báo cáo về cuộc kinh lý của Thừa sai Jean Cabral, đã có ghi lại việc ngài đến thăm Giáo xứ Lang Cau (ghi chú ở trên) có đoạn như sau: “Làng này hầu như toàn tòng và phải thấy là khi chúng tôi thức dậy và đánh hiệu lệnh cầu nguyện có một âm điệu dịu dàng và cao siêu vang lên như thế nào: đó là trong tất cả các gia đình người ta đã đọc bổn và đọc kinh cầu. Các thừa sai nói là trong tất cả các làng nơi có giáo hữu đều làm như vậy.” (trang 55).
Vậy bổn là gì? Giáo sư Trần Văn Toàn, sau khi đã viết về các kinh, đã viết: “kinh bổn của ta đã dạy cho giáo dân biết khá đủ về niềm tin để giữ đạo, nghĩa là thờ Thiên Chúa cho hợp với thiên đạo và cư xử với người đồng loại cho đúng nhân đạo.” (trang 178).
Sau cha Đắc-lộ là Thừa sai Majorica, năm 1631 đã tới Đàng Ngoài và hoạt động chủ yếu là ở Nghệ An. Cha Majorica viết nhiều sách đạo bằng chữ Nôm. Thừa sai Filippo Marini, sống cùng thời với Majorica ghi nhận được 48 cuốn, còn theo Linh mục Nguyễn Hưng thì trong khoảng thời gian 1632 đến 1656, đã viết 45 tác phẩm lớn nhỏ bằng chữ Nôm. Các tác phẩm của Majorica có thể được chia thành bốn loại nội dung: Truyện các thánh, tu đức, giáo lý và Thánh kinh. (Lịch sử Giáo phận Vinh, trang 68-69).
Giám Mục De Bourges cho biết: “các giáo hữu Đàng Ngoài có các sách bằng tiếng của mình để giải thích các giáo lý của Tin mừng và các phép lạ của Chúa[…]. Mỗi ngày Chúa Nhật, họ tụ họp ở nhà thờ hay một, hai nhà tư nhân để đọc kinh và nghe đọc các sách chứa đựng các luân lý Ki-tô giáo.” (trang 117).
Một câu châm ngôn nổi tiếng “Lex orandi, lex credendi” (Luật cầu nguyện là luật đức tin) được cho là của thánh Giáo phụ Prosper of Aquitaine hoặc của thánh Giáo Hoàng Celestine I, thế kỷ 5, có ý nói rằng giáo lý của Giáo Hội được diễn đạt rõ ràng qua việc cử hành phụng tự và việc cầu nguyện. Châm ngôn cũng nhắc nhở về mối tương quan giữa phụng tự và huấn giáo hoặc giữa phụng vụ và thần học của Giáo Hội. Những gì con người thể hiện trong việc thờ phượng luôn tác động đến lòng tin của họ và, ngược lại, lòng tin luôn tác động đến cách cầu nguyện của con người. (Nguyễn Đình Diễn, Sách đã dẫn, trang 1180).
Như vậy các sách giáo lý, các kinh bổn được lưu hành trong Giáo phận Vinh kể từ khi hạt giống Tin Mừng được cha Đắc-lộ gieo xuống cho đến ngày hôm nay đã đặt nền tảng thần học vững vàng về huấn giáo, đã củng cố đức tin người giáo dân qua mọi thời đại, đủ sức để chịu đựng các thách đố của lịch sử.
Từ khi thành lập Giáo phận (1846), có thể nêu tên một số vị đã có những công trình về giáo lý được biên soạn như sau:
-Giám mục Guillaume Clément Masson Nghiêm với số tác phẩm về tu đức: Từ nguyên yếu lý (Doctrine chrétienne), Thập giới quảng nghĩa (Les dix commandements), Sách dẫn lối nguyện ngắm (Méthode d’oraison), Dẫn đàng giữ đạo (Guide chrétien) bản hiệu chính sách của Thừa sai Philiphe Sérard. Ngoài ra còn có các sách Gương Chúa Giê-su, Những bài suy niệm của Thánh Augustinô, Tiểu sử Thánh Elizabeth, Tiểu sử Thánh Têrêsa Avila.
-Đức Cha Eloy Bắc : Thần học luân lý (Theologia Moralis).
-Thừa sai Francois Aguesse Minh: Sách tu đức “Tĩnh tâm linh mục và tông đồ”.
Trong sách Tin Mừng Thánh Mát-thêu đoạn 11, câu 25 có viết: “Vào lúc ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.” Chúng tôi liên tưởng đoạn Tin Mừng này với các đối tượng đầu tiên khi được nghe giảng đạo Chúa vốn là những người dân quê ít học ở đất Nghệ Tĩnh Bình vào thời điểm 1629, những người “ngu phu, ngu phụ” từng được nhiều lần nhắc đến trong các sắc dụ cấm đạo thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, thời Cảnh Thịnh của Tây Sơn, hoặc trong các tờ hịch của đám Văn Thân còn gọi người theo đạo Công Giáo là “lũ dê, lũ chó” đại đa số là dân nghèo, ít học trong xã hội Đại Việt thời bấy giờ. Công văn giấy tờ của Triều Nguyễn gọi dân Công Giáo là “dữu dân” (dân cỏ dại). Một số nhà Nho gán cho người Công Giáo cái tội là “vô phụ, vô quân” (ăn ở không theo tam cương, ngũ thường). Miệt thị đến thế là cùng!
Trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục có đoạn ghi vào tháng 10 năm Lê Huyền Tông, năm Cảnh Trị thứ nhất (1663) đọc thấy như sau: “Tháng 10, mùa đông. Nhắc rõ lại lệnh cấm người theo tả đạo Gia tô. Trước đây có người Tây dương gọi là Hoa lang di, vào ở trong nước ta đem đạo dị đoan của Gia tô lừa dối dụ dỗ làm ngu muội dân chúng, những người quê mùa nông nổi phần nhiều tin mộ đạo ấy, họ lập tòa giảng nghe giảng đạo, sự mê hoặc đắm đuối mỗi ngày càng sâu rộng. Trước đã hạ lệnh đuổi người truyền đạo ấy đi, nhưng còn bọn tiểu nhân thấm sâu vào tập tục ấy chưa thay đổi được, nên đến nay lại hạ lệnh cấm.” (Viện Sử Học, Tập Hai, Nhà xb. Giáo Dục, 1998, trang 3000).
Chỉ dụ ngày 07-6-1857 của Tự Đức còn nói: “Tà giáo này bắt đầu lén lút xâm nhập vào những lớp dân ngu muội ở ven bờ biển; những người mộc mạc và dốt nát này đã bị dụ dỗ bởi mưu mô và tiền bạc của các nhà truyền đạo…Dân chúng gắn bó với họ một cách say mê và tuân phục họ trong tất cả mọi công việc.”
Gillaume Dampier, một thương gia Anh trong cuốn Supplément du voyage autour du monde, Nhà xb. Jean Baptiste Machuel, Rouen, 1723, có ghé tới thăm Toà Giám Mục ở Phố Hiến (năm 1688) và ông được Tòa Giám Mục cho người dẫn đến trú đêm tại một nhà giáo dân rất nghèo, và cũng theo ghi nhận của Dampier, “các giáo dân tốt, nhưng rất nghèo”. Đọc qua cuốn “Lịch sử Giáo phận Vinh”, chúng ta thấy dân Đại Việt gia nhập đạo Công Giáo rất đông từ thời này sang thời khác ở Thăng Long cũng như ở Nghệ Tĩnh, việc này đã khiến cho một số học giả thế giới phải thắc mắc. Tại sao dân Bắc hà lại có thiện cảm nhiều như thế đối với một tôn giáo đề cao sự hy sinh như Thiên Chúa giáo? Và có kẻ đem ra câu trả lời nầy là tại vì họ nghèo. Một dân nghèo là một dân quen hy sinh và biết giá trị của sự hy sinh nên dễ có thiện cảm với một tôn giáo đề cao sự hy sinh. Không biết trả lời như vậy có đúng hay không, nhưng có một điều chắc chắn đúng, là những kẻ gia nhập Thiên Chúa giáo, đại đa số là dân nghèo. Tuy nhiên, đạo Công Giáo sở dĩ cuốn hút được người theo là vì đó là đạo của tình thương. Chính sức mạnh của tình thương (the power of love) [Thomas Bokenkotter, A concise history of the Catholic Church, 2005, trang 27) đã nối kết con người lại với nhau tạo nên sức mạnh cho người Công Giáo qua lịch sử. Đây không phải chỉ là nhận định của một cá nhân nhưng cũng là nhận xét chung của nhiều người ngay từ buổi bình minh của Thiên Chúa giáo cho tới ngày hôm nay.
Ngày nay, Giáo Hội vẫn luôn thúc đẩy giáo dân học hỏi giáo lý, nghiên cứu Thánh Kinh để ứng dụng vào cuộc sống của mình và cũng để truyền giáo. Trong thư giới thiệu cuốn “Giáo lý cho người trẻ” (Youth Catechism) Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI có nói: “Hãy nghiên cứu giáo lý! Đây là mong muốn chân thành của tôi. Hãy nghiên cứu giáo lý với niềm đam mê và kiên nhẫn! Nghiên cứu trong sự tĩnh lặng của tâm hồn. Đọc nó với bạn bè từng đôi, họp lại từng nhóm để suy nghĩ, tạo các mạng lưới trao đổi trên Internet. Bạn phải đâm rễ sâu hơn trong đức tin so với thế hệ của cha mẹ bạn.” (Bản tiếng Việt của Linh mục Antôn Nguyễn Mạnh Đồng, Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Cần Thơ, bìa sau, bản in 2013).
Thông qua cuốn “Lịch sử Giáo phận Vinh”, người ta thấy được vai trò của những cuốn sách giáo lý hoặc kinh bổn vốn là những yếu tố cần thiết giúp cho người giáo hữu bồi đắp đức tin trong hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn của cuộc sống, có thừa sai, linh mục ở bên cạnh hay không có. Người giáo hữu Vinh hay bất cứ giáo phận nào, ở Việt Nam cũng như ở Bắc Hàn, Trung Quốc v.v… cầu nguyện như thế nào thì tín thác như thể ấy. Ngày nay, phương tiện truyền thông đại chúng dồi dào, mau lẹ, các ngành in ấn phát triển mạnh mẽ cho nên các tài liệu về giáo lý, kinh sách phụng vụ tới tay chúng ta nhanh chóng, cho nên “ôn cố tri tân” thấm sâu những khó khăn của tiền nhân để tạ ơn Chúa vì những thuận lợi của chúng ta ngày nay.
Ngoài các hoạt động dạy giáo lý cho các tân tòng, việc xây dựng các cơ sở phụng tự như nhà thờ, nhà nguyện cũng là công tác chính của các vị thừa sai được sự góp tay tích cực của các thầy giảng, kẻ giảng và giáo dân trong giai đoạn sơ khởi ở Giáo phận Vinh. Các báo cáo của các thừa sai về số nhà thờ, con số linh mục và giáo dân qua từng giai đọan của lịch sử, nhất là sau các cuộc cấm đạo chứng tỏ tinh thần chịu đựng của các đấng chủ chăn và đàn chiên qua bão tố và thử thách. Con số này dĩ nhiên thay đổi theo thời gian bắt đạo rồi tha đạo từ thời các chúa Trịnh, chúa Nguyễn cho đến các vua nhà Nguyễn về sau mà số giáo hữu Giáo phận Vinh cũng bị ảnh hưởng trong đó rất nhiều.
Bên cạnh các tài liệu về giáo lý, kinh bổn là cuộc sống thánh thiện gương mẫu và đầy hy sinh của các vị thừa sai, ngoại quốc cũng như các đấng bậc bản quyền, các linh mục và nhất là các dòng tu. Cuốn sách ghi nhận đời sống tu đức của các dòng tu nhất là Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Thánh Phaolô, Dòng Nữ Tu Clara, Dòng Thừa Sai Phan Sinh v.v… như mỗi năm chỉ có ăn thịt ba ngày, mỗi tuần ăn chay hai ngày, khấn hứa và giữ trọn ba nhân đức vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh, làm việc bác ái, dạy dỗ và nuôi dưỡng trẻ mồ côi, chăm lo công tác giáo dục tại các cơ sở của Giáo Hội, săn sóc bệnh nhân, giúp làm lại cuộc sống cho các thiếu nữ lầm lạc. Công lao của các dòng tu thật không sao kể xiết.
323.- Thần học truyền giáo:
Đọc vào “Lịch sử Giáo phận Vinh” là thấy được cả một quá trình truyền giáo tức là thực hiện lời Chúa Giêsu nói với các tông đồ trước khi Ngài về trời : “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mát-thêu 28: 19-20).
Khởi đi từ một cột mốc rất có ý nghĩa là ngày lễ Thánh Giuse 19-3-1627 khi thuyền của Cha Đắc-lộ vào cửa Bạng (Thanh-Hóa), công cuộc truyền giáo trải hơn bốn thế kỷ với biết bao thành quả thu hoạch được qua nhiều sóng gió, thử thách, vinh quang trong máu đào.
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, điều 850 có viết về nguồn gốc và mục đích của truyền giáo như sau: “Lệnh truyền giáo của Chúa bắt nguồn từ tình yêu vĩnh cửu của Ba Ngôi Chí Thánh: “Tự bản chất, Hội Thánh lữ hành phải truyền giáo, vì chính Hội Thánh bắt nguồn từ sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, theo ý định của Chúa Cha. Mục đích tối hậu của việc truyền giáo là làm cho loài người hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Con trong Thánh Thần tình yêu.”
Đọc trong “Lịch sử Giáo phận Vinh” chúng ta thấy từ tiên khởi nổi bật lên tấm gương truyền giáo của Linh Mục Đắc-lộ. Sử gia Trương Bá Cần đã ghi lại sự nhiệt thành rao giảng Tin Mừng của cha Đắc-lộ như sau: “Riêng về Linh mục Rhodes, chúng ta có thể nói là ông đã không bỏ lỡ một cơ hội nào, một giây phút nào trong khoảng thời gian đó mà không làm công việc truyền giáo; qua các bài ký sự của ông, chúng ta thấy ông truyền giáo trên tàu, trên thuyền, trong lúc yết kiến nhà vương, trong lúc gặp gỡ các quan lại, các sư sãi; ông truyền giáo ở chợ, ở bất cứ nơi nào có người tụ tập; ông truyền giáo trong những ngày chờ đợi tin nhà vương ở cửa Bạng; trong những tháng chờ nhà vương đi Nam ở An vực; trong thời gian ở Thăng Long. Ông giảng ngày, giảng đêm, có lúc sáu buổi mỗi ngày, ba buổi ban sáng và ba buổi sau cơm chiều…” (trang 66).
Cũng vì nhiệt tâm truyền giáo mà cha Đắc-lộ đã phải lặn lội trở về Rôma vận động Tòa Thánh xin thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam
Về hai vị giám mục tiên khởi của Giáo phận Vinh, trong công cuộc truyền giáo, đã có nhiều sách vở ghi lại tinh thần đạo đức và công lao của Đức Giám Mục Francois Pallu và Lambert De La Motte.
Thẩm định và đánh giá về Đức Cha Francois Pallu, Linh mục, Sử gia Trương Bá Cần cho rằng: “Đức Giám Mục Pallu là một nhà truyền giáo lớn. Ngài là người có công đầu trong việc thiết lập và củng cố tổ chức Đại diện Tông tòa là một cơ chế linh động của công cuộc truyền giáo ở thời hiện đại. Ngài cũng là người có cái nhìn truyền giáo phù hợp với xu thế của thời đại. Ngài đã từng chỉ thị cho các thừa sai của mình là phải học tiếng bản quốc, phải thu thập kinh sách và kinh nghiệm của các nhà truyền giáo đã đi trước, nhất là phải biết dựa vào các thầy giảng; phải tìm hiểu về tình hình của Giáo Hội, nắm chắc số giáo hữu, số thầy giảng và số nha thờ, không chỉ bằng lòng với những gì người ta nói, mà phải tự mình có kinh nghiệm về mọi sự. Ngài tán thành không những phong chức linh mục mà cả phong chức giám mục cho người địa phương.” (trang 80).
Một sử gia khác của Hội Thừa sai Paris đã nhận xét về Đức Cha Lambert như sau:
“Người ta có thể nói không quá đáng, Đức Cha Lambert là vị thánh, và có nhiều sự kiện ngoại thường do các thừa sai cùng sống với ngài chứng nhận, theo đó, hình như Chúa đã ban cho ngài ơn làm phép lạ […]. Đức Cha có một đức tin rất sống động và hoàn toàn phó thác trong Thiên Chúa Quan phòng. Sự khéo léo và khôn ngoan của Đức Cha đã giúp cho ngài thành công trong nhiều hoàn cảnh nguy hiểm và tế nhị […] Dầu bận rộn muôn ngàn công việc, nhưng mỗi ngày ngài cầu nguyện nhiều giờ, và khi dâng thánh lễ, nguyên một ý nghĩ đến người ngoại giáo và kẻ tội lỗi, cũng đủ làm ngài rơi lệ. Đức Cha rất hy sinh hãm mình […], đầy nhiệt tình và cương nghị vì lợi ích của Giáo Hội. Bất kỳ cản trở nào, vụ việc nào, nguy hiểm nào cũng không ngăn được ngài chu toàn nghĩa vụ.” (trang 81).
Về linh mục người Việt, có rất nhiều mẫu gương đạo đức nhưng ở đây chúng tôi chỉ xin trích dẫn một số nhận xét của Đức Cha Bélot về cha Bentô Hiền: “Cha Bentô Hiền, linh mục thứ nhất của Đàng Ngoài, qua đời ngày 15-3-1686 tại kinh đô, thọ 71 tuổi. […] Cha là người thông minh lại còn chăm lo trau dồi trí tuệ bằng cách học và đọc các sách chữ Hán, cách riêng các sách về đạo thánh chúng ta, nhờ vậy, cha trỗi vượt hơn tất cả các đồng sự. Cha được phú ban một sự cẩn trọng hiếm có và một sự phán đoán chính xác nên cha có thể đưa ra những lời khuyên trong những tình huống khó khăn nhất. Vì vậy các Đại diện Tông tòa thường tham vấn cha trong những lúc bối rối mà các ngài gặp phải […]. Cũng chính với sự khôn ngoan này, cha đã giúp cha Deydier một cách hiệu quả khi ngài tới Đàng Ngoài năm 1666, giúp qui tụ các thầy giảng khác chấp nhận nhiệm vụ và vâng phục vị thừa sai này”.
Theo Giám mục Bélot, cha Hiền còn có những đức tính khác như hiền lành, khiêm nhường, vâng phục, đạo đức, ăn chay bốn ngày trong tuần, hãm mình đánh tội v.v…
Các thừa sai ở Giáo phận Vinh đã giảng đạo trong điều kiện khó khăn, khi không có nhà thờ thì chiếc thuyền là nhà thờ chính tòa. Trong “Tường trình về những việc xảy ra ở Đàng Ngoài”năm 1670 Thừa sai Jacque de Bourges kể lại hoạt động của Đức Cha Lambert De La Motte có nhắc đến một giáo hữu tên Antôn như sau: “Ông là người đã sẵn lòng cho Đức Cha Berythe mượn chiếc thuyền của mình trong hơn hai tháng để ngài làm việc đạo, hơn là giữ nó lại để buôn bán, và chính trên chiếc thuyền đó, Đức Cha đã phong chức cho các linh mục Đàng Ngoài.” Ở đây, Thừa sai Jacques de Bourges nêu lên một công tác mục vụ cụ thể là phong chức linh mục, và trong thư ngày 09-10-1670, ngài cho biết thêm: “Người giáo hữu tốt lành này cho Đức Cha mượn chiếc thuyền của mình dài ngày (longtemps) để dâng thánh lễ.” Thừa sai Dòng Tên Jean Tissanier, trong thư ngày 07-11-1670 cho chúng ta biết thêm một chi tiết: “Đức Cha Berythe không bao giời rời khỏi tàu/thuyền (vaisseau). Chính trên chiếc tàu/thuyền ấy ngài ban phép Thêm sức cho nhiều giáo hữu và truyền chức thầy cả cho 7 linh mục Đàng Ngoài…” (trang 79)
Cuốn sách cũng cho biết chiếc thuyền chính tòa kia không chỉ để dâng lễ mà còn phong chức linh mục, ban phép Thêm sức, họp Công nghị, tổ chức lễ khấn cho hai nữ tu Mến Thánh Giá đầu tiên, có thể kể cả việc cấm phòng, dạy giáo lý hay rửa tội. Thật là sáng kiến khá thi vị!
Trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, Điều 853 có viết: “Nhưng trên đường lữ hành, Hội Thánh cũng kinh nghiệm rằng ‘có một khoảng cách giữa sứ điệp Hội Thánh phải rao giảng và sự yếu hèn của những con người được ủy thác Tin Mừng’. Chỉ trên con đường ‘sám hối và canh tân’ và ‘qua cửa hẹp Thập Giá’, Dân Thiên Chúa mới có thể mở rộng Nước Chúa Kitô.”
Qua “Lịch sử Giáo phận Vinh” người ta thấy được khoảng cách đó thể hiện trong những hành vi tiêu cực như sự va chạm giữa Dòng Tên và Hội Thừa Sai Paris, các bất đồng của các thừa sai với Đức Giám Mục Pineau Trị trong những năm đầu thế kỷ XX, việc một số linh mục vừa chống thực dân Pháp, vừa đòi trao quyền điều hành Giáo phận cho hàng giáo sĩ Việt Nam. Các thừa sai và giáo sĩ thuộc Giáo phận Vinh do được đào luyện trong môi trường đức tin và cũng do thời cuộc uốn nắn tác động, đã chấp nhận đi trên con đường sám hối canh tân, và nhất là qua cửa hẹp Thập Giá, đã mở rộng Nước Chúa như sẽ thấy trong giai đoạn lịch sử về sau.
323.- Thần học thập giá:
Người Pháp có câu nói: “Chiến đấu không gian khổ, chiến thắng không vinh quang” (À vaincre sans péril, on triomphe sans gloire). Giáo phận Vinh đã trải qua trong mấy trăm năm Tin Mừng được gieo vãi trên một vùng đất thánh thiêng đúng với quan niệm phong thủy của người Việt Nam “địa linh sinh nhân kiệt”. Các giáo sĩ, giáo dân của Giáo phận Vinh đã trải qua biết bao nhiêu đau khổ, tủi nhục, cay đắng nhất là đổ biết bao máu đào có thể nói là không sao kể xiết để giữ được đức tin và phát triển đạo Chúa cho đến ngày nay. Đọc kỹ cuốn “Lịch sử Giáo Phận Vinh” người ta nắm vững được chính sách cấm đạo trong thời các chúa Trịnh Nguyễn, Tây Sơn nhất là dưới thời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức cũng như các giai đoạn của phong trào Văn Thân và Cần Vương.
Lý do cấm đạo dưới thời các vua chúa cầm quyền ở VN được sử gia Lê Thành Khôi đưa ra như sau: “Chính quyền tỏ ra lo ngại trước việc tôn giáo mới này càng ngày càng được nhiều thành viên thuộc các gia đình quý tộc nghe theo và trước việc các tín đồ của tôn giáo mới này từ bỏ học thuyết và các nghi lễ vốn là nền tảng của xã hội. Tất cả cơ cấu xã hội và chính trị của Đại Việt đều dựa trên những khái niệm luân lý của Nho giáo, việc thờ cúng tổ tiên trong gia đình và việc thờ kính nhà vua trong quốc gia. Tôn giáo mới sẽ là một sự phủ định hoàn toàn gia tài truyền thống. Các tín đồ đã không chỉ gắn bó với niềm tin tôn giáo hơn cả với chữ hiếu và chữ trung, mà sự hợp nhất giữa họ với nhau và sự vâng phục một cách mù quáng các thừa sai ngoại quốc, có thể tạo nên một thứ đảng phái nguy hiểm. Chính quyền không thể không lo sợ về một sự lật đổ trật tự hiện hành và việc xâm nhập của một chế độ chính trị mới có thể có được sự hỗ trợ của các khẩu đại bác của phương Tây.” (Lê Thành Khôi, Sách đã dẫn, trang 336).
Ở Đàng Ngoài, năm 1662, Trịnh Tạc cho soạn bản Giáo huấn để cải tổ phong hóa nhắc nhở tất cả mọi người dân về kỷ luật cổ truyền. “Một người dân phải hết lòng hết sức với quốc gia và nhà vua của mình.” Mỗi người phải tuân thủ các nguyên tắc do tam cương ngũ thường của Khổng giáo ấn định. Tất cả các sách vở về Đạo giáo, Phật giáo và về “tà giáo” (Kitô giáo) đều bị cấm. Năm 1665, chúa Nguyễn ra lệnh xử tử các tín đồ Kitô giáo tại Hội An. Năm 1696, Trịnh Căn tuyên bố: “Đạo Hoa lang [Công Giáo] trái với luật tự nhiên, vi phạm đến lý trí và làm cho lòng dân trở nên bất ổn.” (Deloustal, La justice dans l’ancien Annam, trang 152-158, dẫn theo Lê Thành Khôi, Sđd, trang 339).
Các quan điểm trên đây thực sự đã được chính Linh mục Alexandre de Rhodes giải tỏa trong thuyết “ba cha” (tam phụ) của ngài nói về các yếu tính của tam cương ngũ thường được nhìn thấy trong giáo lý của đạo Công Giáo. Thật ra chính điều khoản “một vợ một chồng” của đạo Công Giáo mới là điều các viên thái giám và các cung tần trong phủ chúa Trịnh ra sức khai thác để chia rẽ chúa Trịnh Tráng với giáo sĩ Đắc-lộ khi ngài mới vào truyền giáo ở Đàng Ngoài.
Theo Linh mục Nguyễn Phương, lần cấm đạo năm quý mão (1663) sử họ Trịnh nêu ra lý do như sau: “Trước đây, có người nước Hoa lan vào nước ta lập ra đạo lạ để lừa phỉnh dân ngu, đàn ông đàn bà ngu dốt nhiều người tin mộ. Chỗ nhà giảng người ở hỗn tạp, trai gái không phân biệt. Trước đã đuổi người giảng đạo đi rồi, mà sách và nhà giảng hãy còn, thói tệ chưa đổi”. Những yếu tố nêu ra trong đoạn nầy để cấm Thiên Chúa giáo cho ta thấy rõ quan niệm của triều đình họ Trịnh. a) Đạo mới bị cấm vì đó là một đạo lạ, b) đạo lạ nầy bị cấm vì có những thói tục không giống của xứ sở. Như thế, Thiên Chúa giáo bị cấm không phải vì dạy bảo những điều sai lạc, cho bằng trước đây chưa có mà bây giờ mới có. (Nguyễn Phương, bản thảo chưa in, tr. 276)
Dưới thời các chúa Nguyễn, chính sách cấm đạo xuất phát từ tình hình chiến sự giữa Đàng Ngoài với Đàng Trong, nhu cầu giao thương giữa Nam Hà với Bồ Đào Nha cũng như quan hệ giữa các giáo sĩ với nhà chúa qua số lượng quà cáp biếu xén hậu hĩ hay sơ sài và cũng dưới ảnh hưởng thúc đẩy của một số cận thần chung quanh nhà chúa.
Dưới thời Tây Sơn, chính sách cấm đạo mang một sắc thái cơ bản đó là anh em Tây Sơn vốn là những người vô đạo hoặc có đạo mà bỏ cho nên chính sách cấm đạo, phá đạo do họ chủ trương mang tính chất sắt máu, quyết liệt, không khoan nhượng.
Trong tác phẩm Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn, Linh mục sử gia Nguyễn Phương đã viết: “Sự các nhà cầm quyền Tây Sơn không đếm xỉa gì đến vấn đề tôn giáo, thấy được ngay ở thái độ cá nhân của họ. Theo một số tài liệu cho biết, thì gia đình Hồ Phúc, cha của anh em Nhạc Huệ, đã theo Thiên Chúa giáo. Họ theo tôn giáo nầy từ khi tổ tiên họ đang ở Nghệ An. Nhưng Nhạc đã sớm bỏ tôn giáo của cha ông để không còn tôn trọng một vị thần linh nào nữa. Phần Huệ ông đã xuất gia tu đạo ở một ngôi chùa trong vùng một thời gian, sau đó ông đã hồi tục để theo đuổi các thứ sân si. Rồi, khi đã thành những nhà khởi nghĩa, các ông đã giữ lập trường vô đạo một cách tỏ rõ. Họ không còn cho gì là đáng kiêng đáng kính, ngoại trừ sự nghiệp của họ.” (Nguyễn Phương, Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn, Nhà xb. Khai Trí, Sài Gòn, 1967, tr.326.)
Năm 1786, Giáo sĩ Labartette đã viết những dòng sau đây khi kết luận về thái độ của Tây Sơn đối với tôn giáo: “Tôi không thấy gì tốt có thể hy vọng nơi các ông đó: ở đây, họ đã phá hủy những giáo đường đẹp đẽ nhất của chúng tôi, họ đã phá hủy tất cả các chùa chiền cùng bắt buộc hết thảy các nhà sư phải mang khí giới ra trận.” (Thư của Labartette, viết ngày 23-6-1786, Documents, tr. 14; Dẫn theo Nguyễn Phương, Sđd, tr. 327).
Năm 1783, Tây Sơn đã bỏ tù và giết Giáo sĩ Fernand de Oldemilla, người Bồ Đào Nha lấy cớ giáo sĩ không cung cấp cho họ một tàu đồng như nhu cầu họ đòi. Năm 1786, Nguyễn Nhạc đã ra một chiếu chỉ khắt khe cấm Thiên Chúa giáo, và từ đó những thảm cảnh áp bức xảy ra khắp nơi trong lãnh thổ của Tây Sơn.
Tại giáo phận Vinh, trường La-tinh Trang-Nứa (tức Tiểu chủng viện) cũng bị triệt phá dưới thời Tây Sơn.
Dưới thời Minh Mạng, vì nhà vua muốn tránh tiếng nên đã buộc các triều thần viết kiến nghị dâng lên vua xuống chỉ cấm đạo Thiên Chúa.
Sắc dụ cấm đạo ngày 06-01-1833 cho rằng từ lâu nhiều người Âu châu đến giảng đạo Gia-tô lừa dối dân đen dạy chúng có một thiên đàng hỏa ngục; chúng không thờ Phật, không thờ ông bà, thật là vô đạo, hơn nữa chúng dựng những nhà thờ, trong đó trai gái ra vào lẫn lộn, mục đích chúng là quyến rũ phụ nữ đàn bà, chúng còn múc mắt những người đau ốm…
Năm 1836, Minh Mạng ban hành một dụ cấm đạo có những lời lẽ vu khống như: “Các thừa sai dùng một thứ bánh để quyến rũ dân chúng và bắt họ phải giữ đạo tới cùng. Các người Công Giáo múc mắt những người gần chết rồi đem trộn với hương để làm thuốc… Trong lúc làm phép hôn phối thường có xảy ra những điều ám muội.”
Ngày 03-5-1847, Thiệu Trị ra sắc dụ cấm đạo trong đó có những câu: “ Gia Tô tà giáo là do Tây dương mọi rợ truyền sang. Đạo đó không thờ cha mẹ, không kính thần linh […]. Đó là thứ tà đạo làm tổn thương đến phong hóa hơn cả […]. Vậy nay dụ cho các nha môn, lớn nhỏ, trong kinh thành và ngoài các địa phương phải tuân hành điều cấm.” (Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam Thực lục chính biên, Tập 26, 274-275, Lịch sử Giáo phận Vinh, trang 128).
Trong Lịch sử Giáo phận Vinh, các vị biên giả đã ghi lại cũng khá đầy đủ về chính sách cấm đạo, phá đạo dưới thời vua Tự Đức mà cao điểm nhất là chính sách phân tháp áp dụng đối với người Công Giáo trong toàn quốc.
Chính sách phân tháp là gì? Đó là xé nhỏ các làng Công Giáo, các gia đình Công Giáo đem “cắm “ vào các làng bên lương, các gia đình bên lương để các làng và người bên lương quản lý. Cứ 5 người lương quản lý một người Công Giáo. Với chính sách này, vua Tự Đức muốn người Công Giáo sẽ bị đồng hóa với người bên lương, không liên lạc được với đạo trưởng, không còn đọc kinh, xem lễ trong môi trường xa lạ ở các gia đình, các làng bên lương. Chính sách đối xử với người Công Giáo như vậy thật là thâm độc và dã man. Nhà giam những người Công Giáo bằng tranh tre thấp lè tè, thiếu không khí, không có những tiện nghi cần thiết, chung quanh có chất rơm khô, trên không mái che, chờ hễ khi có lệnh là phóng hỏa. Ruộng đất, nhà cửa của người Công Giáo bị tịch thu và giao cho các nhà bên lương quản lý, và sau khi Tự Đức tha đạo (1862) số tài sản của người Công Giáo coi như bị xóa sổ.
Người Công Giáo không chỉ đau khổ vì các chính sách cấm đạo, phá đạo của vua chúa mà còn chịu biết bao thống khổ do các phong trào Văn Thân, Cần Vương gây ra nữa qua cái gọi là “bình Tây sát Tả” sự chủ xướng do những người mà sử gọi là “văn thân”. Xét về ý nghĩa hai chữ “Văn thân”, Giáo sư Yoshiharu Tsuboi có giải thích rõ ràng như sau: “Từ văn có nghĩa là “chữ” và cũng có nghĩa là “người biết chữ”. Trong xã hội cổ xưa, ở Trung Hoa và ở Việt Nam, từ này thông thường dùng để chỉ người có học thức. Từ thân có nghĩa chính từ nguồn gốc là cái dải thắt lưng tơ mà viên chức thời Trung Hoa xưa cột áo ngang lưng: từ này dùng để chỉ các thân hào, thư lại ở địa phương; hoặc viên chức đã về hưu – các chuyên gia tiếng Anh viết lịch sử Trun g Hoa phiên dịch chữ này ra tiếng Anh là gentry, tiếng Pháp: petite noblesse. Vậy theo ngữ nguyên, văn thân chỉ chung cac nhân sĩ, thân hào, thư lại ở địa phương và các viên chức về hưu. Và ở thời kỳ Tự Đức, hình như từ ngữ này giữa cái nghĩa ấy.” (Nước Đại Nam đối diện với Pháp & Trung Hoa, Nhà xcb. Trẻ Tp. HCM, 1999, trang 255).
Mục tiêu của Văn thân được nêu lên từ năm 1874 là “bình Tây sát Tả” qua bài hịch của Trần Tấn và Đặng Như Mai ở Nghệ An, nhưng như một số nhận định của nhiều người trong đó có Giáo sư Lê Hữu Mục thì “tuy nhan đề bài hịch là bình Tây sát Tả nhưng suốt bài hịch, ta chỉ thấy Trần Tấn say mê có một chuyện sát Tả mà thôi. Vậy Cần Vương và Văn Thân là hai phong trào chính trị, nhưng nếu Cần vương nhắm vào việc đánh Pháp là chính, thì Văn thân chỉ coi việc trả thù người Công Giáo là lí tưởng của đời mình.” [Lê Hữu Mục, Cụ Sáu đối diện với phong trào Văn Thân, trong Trần Lục (viết chung với nhiều tác giả), Canada, 1996, tr. 340].
Nhận định về phong trào Văn thân, Trần Văn Giàu, một sử gia mác-xít có viết: “Không thể chối cãi rằng phong trào 1874 ở Nghệ Tĩnh là phong trào yêu nước, do Văn thân yêu nước khởi xướng. Nhưng cũng không thể chối cãi rằng các nhà Văn thân yêu nước đã làm những điều rất sai chính trị khi họ xem việc “sát tả” là điều kiện thứ nhất của việc “bình Tây”, không phân biệt giáo dân bình thường và những giáo sĩ làm tay sai cho giặc Pháp. Họ vơ đũa cả nắm, và vô tình họ đẩy tất cả những người đạo đồ Thiên Chúa qua một bên, bên giặc Pháp. Họ đặt nhiệm vụ “gìn giữ văn minh Nho giáo” cho cuộc vận động, như thế là bó hẹp quá, là hạn chế quá cái ý nghĩa của cuộc vận động, ý nghĩa đó là cứu nước Việt Nam, chớ nào chỉ bảo vệ riêng một đạo nào, bất kỳ Nho giáo, hay Phật giáo, hay Lão giáo. “Bình Tây” chỉ chắc mọi người dân đồng ý, còn “sát Tả” thì vị tất người dân thường đã nhất trí bằng lòng; các nhà Văn thân khởi nghĩa vô hình trung đã tự cô lập mình, càng dễ bị triều đình đánh dẹp.” (Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam, Tập I, Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nhà xb. TpHCM, 1993.- Dẫn lại theo Lê Hữu Mục trong bài nói trên).
Theo nhà sử học Charles Fourniau, số giáo dân ở Trung Bộ (Quảng Ngãi-Bình Định) bị giết khoảng 24,000 người trong số 40,000 người (Nguyễn Đức Cung, Diên Lộc Quận Công Nguyễn Thân, Nhà xb Nhật Lệ, 2002, trang 245).
Tính từ thời các chúa Trịnh Nguyễn cho đến thời Tự Đức có đến trên 300,000 người Công Giáo Việt Nam đã chết vì đạo, tuy vậy vì tính cách cẩn trọng, Giáo Hội mới chỉ phong 117 vị thánh mà thôi.
Một nhà hoạt động dân chủ ở Pháp, ông Nguyễn Gia Kiểng đã có ghi lại trong cuốn sách chính luận nổi tiếng của ông, Tổ Quốc Ăn Năn : “Việc bách hại người Công Giáo đã là một vết nhơ khó tẩy xóa trong lịch sử Việt Nam. Đó là sự kiện chính nhà nước Việt Nam, chứ không phải một đoàn quân xâm lược nào, đã tàn sát một số lớn những người Việt Nam hoàn toàn vô tội. Thảm kịch còn lớn hơn nữa vì nhà nước đó biết họ vô tội nhưng vẫn giết họ. Điều đáng ngạc nhiên là cho tới nay chưa có một chính quyền Việt Nam nào, nhân danh sự liên tục của quốc gia, tổ chức một ngày để xin lỗi những người Công Giáo về sự sai lầm kinh khủng đó.” (trang 187).
Viết vể phong trào Văn Thân và Cần Vương, ông Nguyễn Gia Kiểng khẳng định: “ Điều đau nhức nhất trong thảm kịch cấm đạo là có những người Việt Nam thực sự yêu nước, thực sự dũng cảm đã tham gia tích cực vào việc tàn sát và nhục mạ những người Công Giáo vô tội. Tôi muốn nói tới những phong trào Văn Thân và Cần Vương. Chắc chắn là trong động cơ thúc đẩy họ có lòng yêu nước, nhưng sự cuồng tín tôn thờ Nho Giáo của họ còn mạnh hơn. Họ đã giết người Công Giáo bởi vì họ thực sự tin rằng người Công Giáo đã bỏ đạo lý của cha ông, đi tôn thờ một tà đạo của người phương Tây mà lúc đó họ gọi là bọn quỷ trắng.”
Ở đoạn dưới, ông Nguyễn Gia Kiểng có viết: “Một lần cho tất cả, phải khẳng định sự vô tội của người Công Giáo. Không làm gì có âm mưu nào trong việc truyền giáo tại Việt Nam. Những giáo sĩ tới Việt Nam chỉ để truyền đức tin Ki-Tô mà thôi và các giáo dân đã theo đạo cũng chỉ vì đức tin Ki-Tô. Các chúa Trịnh, chúa Nguyễn, rồi các vua nhà Nguyễn, thủ phạm các cuộc cấm đạo đẫm máu, ít ra cũng lương thiện hơn những “học giả” biện bạch cho họ. Các dụ cấm đạo chỉ buộc tội người Công Giáo theo một tà đạo mà thôi, không bao giờ buộc thêm cho người Công Giáo một tội nào khác cả… Có người (tác giả muốn nói Cao Huy Thuần trong cuốn Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam. NĐC ghi chú thêm) viện dẫn một số tài liệu của Bộ Hải Quân Pháp để chứng minh có sự toa rập giữa các giáo sĩ và chính quyền Pháp. Nhưng các giáo sĩ đã truyền giáo trong điều kiện khó khăn tất nhiên phải có sự giao dịch với các thế lực có ảnh hưởng tới Việt Nam lúc đó. Những người bị bách hại tất nhiên phải tìm chỗ dựa. Điều này cũng tự nhiên như ngày nay chúng ta vận động các chính phủ dân chủ và các tổ chức nhân đạo bênh vực cho những ngưởi dân chủ gặp khó khăn tại Việt Nam. Mặt khác, đừng quên là các giáo sĩ cũng đã làm nhiều khuyến cáo và đề nghị với chính các vua nhà Nguyễn để hy vọng giúp Việt Nam canh tân và mạnh lên, chỉ tiếc là họ đã không được nghe vì vua quan nhà Nguyễn quá thủ cựu. Nhiều người Công Giáo Việt Nam, giáo sĩ cũng như giáo dân, mặc dầu bị ruồng rẫy, tù tội, hạ nhục vẫn cố hết sức tìm cách giúp các vua nhà Nguyễn cải tổ để đưa đất nước đi lên dù chỉ gặp sự dửng dưng của vua quan nhà Nguyễn. Nếu những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ lọt được tai vua quan nhà Nguyễn thì đất nước chúng ta đã không như ngày nay.” (trang 192-193).
Ở một đoạn dưới, ông Nguyễn Gia Kiểng có viết: “Cái gì đã khiến người Việt Nam theo đạo Công Giáo đông đảo như vậy? Đó chính là thông điệp Ki-Tô. Vào thời buổi nhiễu nhương, con người chà đạp và chém giết lẫn nhau, còn gì an ủi là được nghe một thông điệp hòa bình, bác ái, là được nghe những lời nhắn nhủ “ai thương xót người ấy là phúc thật, ai chịu khốn khó vì lẽ phải ấy là phúc thật”?Đạo Công Giáo đã được sự hưởng ứng mạnh mẽ của những người cùng khổ… đạo Công Giáo đã đến với dân tộc Việt Nam không qua giai cấp thống trị, mà qua giai cấp bị chà đạp. Dụ cấm đạo của vua Minh Mạng nhận định các giáo sĩ đã lôi kéo bọn “bần dân mạt hạng”.
Cũng trong trang sách nói trên, ông Nguyễn Gia Kiểng đã có một khẳng định: “Chính những người Công Giáo tử đạo đã cho tôi niềm tin vững chắc vào dân tộc Việt Nam: nếu có một lý tưởng trong sáng, người Việt Nam có thể rất dũng cảm và chấp nhận những hy sinh rất to lớn.” (trang 194).
Các Thánh Tử đạo Việt Nam nói chung và các vị thuộc Giáo phận Vinh nói riêng đã sống một cuộc sống hiếu trung trọn vẹn của người Việt Nam chân chính, hiếu nghĩa với cha mẹ và luôn giữ tấm lòng trung với Thiên Chúa cũng như tổ quốc của mình. Đó là những tấm lòng son sắt (nhất phiến băng tâm)! “Sống trong huyền nhiệm các thánh thông công và tư duy phúc tử đạo bằng ngôn ngữ Đông phương, linh mục Sảng Đình Nguyễn Hy Thích kính các thánh tử đạo Việt Nam một đối liên tuyệt diệu:
死 又 何 妨 爲 忠 爲 孝,
道 不 可 離 惟 一 惟 精.
Tử hựu hà phương vi trung vi hiếu
Đạo bất khả lị duy nhất duy tinh.”
Ý nghĩa câu đối là : “Chết nào hại được ai, vẫn trung vẫn hiếu; Đạo chẳng thể lìa xa, duy nhất duy tinh.” (Đoàn Khoách, Sảng Đình thi tập của J.M.Thích, bài viết của Võ Long Tê, Thanh Tịnh xb. 2001, tr. 29).
LỜI KẾT
Trong lời kết thúc bản góp ý này chúng tôi muốn dừng lại đôi chút để suy ngẫm về Lời Bạt của Giáo sư Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương mà chúng tôi coi như được ngụp lặn dưới dòng suối đức tin sau khi đã trải qua một cuộc hành trình dài theo dõi những bước chân khai sơn phá thạch của Thừa sai Đắc-lộ cho đến giai đoạn hình thành các dòng tu thuộc Giáo phận Vinh.
“Đọc Lịch sử Giáo phận Vinh không chỉ là việc trở về nguồn cội để biết ơn tiền nhân, không chỉ là việc ôn cố tri tân mà là động thái trở về suối nguồn tinh khôi của Kitô giáo. Trở về với sức sống bình an, vui tươi của đoàn con cái Thiên Chúa theo chân Đấng Chăn Chiên lành đi giữ biển đời đầy chông gai gian nan trắc trở. Cuộc hành hương của những thần dân thiên quốc đi giữa muôn dân thế trần…Trong thâm sâu của tâm hồn, Kitô hữu thuộc về đoàn hành hương khởi nguồn từ tổ phụ Abraham trong sách Sáng Thế để đi về thời cánh chung được mô tả trong sách Khải Huyền!” (trang 597).
Quả thật Giáo Hội đã và đang làm một cuộc lữ hành trên trần thế nhưng khó mà có được cái bình thản vui tươi để được trở về suối nguồn tinh khôi của đạo thánh khi mà chung quanh còn biết bao trở ngại phải vượt qua, biết bao cám dỗ đầy tục lụy hằng kéo níu đoàn chiên của Chúa phải chối từ hay đoạn tuyệt và biết bao công việc thể hiện giáo lý của Đức Kitô cần biến thành hiện thực. Cái nhìn của Giáo sư Nguyễn Khắc Dương chan chứa một niềm lạc quan đầy ánh sáng của đức tin như chắp cánh cho tâm hồn chúng ta vượt thoát ra khỏi mọi ràng buộc của thế giới thực tại hay ít ra cũng là một điều an ủi cho những người có lòng tin.
Tuy vậy đức tin không phải chỉ là một dòng suối cội nguồn tự nhiên mà có, để chú cá nhỏ bé tung tăng bơi lội nhưng còn là một cuộc hành trình trải dài với những bàn chân, tích lũy nhiệt thành từ nhiều trí óc, xây đắp từ những kinh nghiệm. Đức Thánh Cha Bênedictô XVI trong cuốn sách “Thiên Chúa và Trần Thế” đã nói rằng : “Đức tin là một con đường. Bao lâu còn sống, ta còn trên đường, và vì vậy, đức tin luôn bị đe dọa và bị chèn ép… Đức tin chỉ có thể trưởng thành, trong khi mọi giai đoạn cuộc sống nó đủ sức chấp nhận và chịu đựng sức mạnh cũng như sự o ép của không tin, cuối cùng vượt thắng chúng để lại bước đi tiếp trên một đoạn đường mới.” (Joseph Ratzinger, Biển-đức XVI, Thiên Chúa và Trần Thế, Tin và Sống trong thời đại ngày nay, Trao đổi với Peter Seewald, bản dịch Việt ngữ của Phạm Hồng Lam, Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại xuất bản, 2008, trang 37). Lời dạy của vị giáo hoàng thần học gia số một trên thế giới quả thật đã lột tả được giá trị sinh động của đức tin đối chiếu với cuộc sống của người tín hữu Công Giáo Việt Nam trong thời đại hôm nay. Đức tin không như lịch sử luôn luôn gặp những thách đố và có những đáp ứng qua đó có thể bị biến thể đi. Đức tin có một khẳng quyết là chỉ có thể trưởng thành sau khi đã vượt qua sức mạnh và sự o ép của không tin để rồi sau khi vượt thắng lại bước tiếp qua những đoạn đường tương lai. Lịch sử Giáo phận Vinh cho chúng ta những bài học của kinh nghiệm về đức tin đầy máu và nước mắt.
Lời Bạt của Giáo sư Nguyễn Khắc Dương đã có những dòng chữ khẳng định như sau: “Đối với Kitô hữu, lịch sử không còn là sự phân biệt quá khứ, hiện tại hay tương lai, mà là đang sống sung mãn trong một hiện tại miên trường, mỗi giây phút bao gồm cả sáng thế, khổ nạn, phục sinh và cánh chung... Giáo Hội vẫn luôn là vậy, song hành khổ nạn và phục sinh, song hành sáng tạo và cánh chung. Có chăng một vài giai đoạn ngắn ngủi được tạm gọi là bình an, nhưng tự bản chất luôn là những cộng đoàn ngoại giáo tân tòng của Công vụ Tông đồ. Nước mắt và hạnh phúc, đau khổ và chiến thắng, Thập giá và vinh quang… luôn hiện hữu nơi các giáo đoàn và nơi mỗi Kitô hữu.” (trang 597). Quan điểm được trình bày trên đây đưa ta tới gần linh đạo của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận nhưng đồng thời cũng mở ra trước mắt chúng ta một viễn tượng lạc quan đó là sau “khổ nạn” đến “phục sinh”, sáng tạo đến cánh chung, nước mắt và hạnh phúc, thập giá và vinh quang… Đây không phải là luật nhân quả nhưng là sự công bằng của Thiên Chúa định cho mỗi người và cho cả Hội Thánh của Ngài khi mà mỗi người được lãnh nhận từ tay ông chủ mấy nén bạc để làm nên lợi tức do thành quả lao động và công sức trí tuệ của mình. Linh đạo của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận được viết như sau: “Hiện tại là thời gian duy nhất chúng ta có trong tay. Quá khứ đã qua rồi, còn tương lai chúng ta không biết nó sẽ ra sao. Sự giàu có của chúng ta là giây phút hiện tại. Trong những đêm dài trong ngục tù, tôi ý thức được rằng sống giây phút hiện tại là con đường đơn sơ và chắc chắn nhất dẫn tới sự thánh thiện.” Linh đạo của Đức Cố Hồng Y tuy được viết trong tù nhưng đích nhắm là Cộng đồng dân Chúa, không chỉ cho Việt Nam mà chung cho thế giới, thật sự cũng không khác xa ý niệm “một hiện tại miên trường” của Giáo sư Nguyễn Khắc Dương một khi người tín hữu Công Giáo được chịu phép thánh tẩy là được tiếp cận với Thiên Chúa vốn là chủ tể của lịch sử, chủ tể của thời gian.
Người Việt thường có câu: “Vô tri bất mộ” (không biết thì không mến chuộng). Giáo dân Việt Nam thường hay đọc kinh nhưng ít khi đọc sách, nhất là những sách viết về giáo lý hay lịch sử Giáo Hội hay Giáo phận vì cho là khô khan, ít hấp dẫn. Cần phải thay đổi não trạng cố hữu này bởi vì muốn “mộ” thì phải “tri”.
René Descartes (1596-1650), triết gia người Pháp có nói: “Đọc những cuốn sách hay là như được đối thoại với các bậc hiền nhân trong nhiều thế kỷ xa xưa” (Reading all the good books is like a conversation with the finest men of past centuries.- Discourse on Method).
Thánh Hiêrônimô có nói: “Không đọc Kinh Thánh là không biết Chúa Giêsu”. Chúng tôi muốn dựa theo đó để viết rằng không đọc lịch sử thánh thì không biết tiền nhân trong Giáo Hội hay Giáo phận chúng ta đã làm gì, đã giữ đạo và truyền đạo như thế nào.
Tác phẩm “Lịch sử Giáo phận Vinh” do ông Vương Đình Chữ chủ biên cùng sự cộng tác của một số Linh mục và Giáo dân vốn là những người thuộc trong giới chuyên khảo sử học, là một công trình tim óc được viết lách rất cẩn trọng, chứa đựng nhiều mách bảo hữu ích của thời sự quá khứ, dù đây là một cuốn sách viết về lịch sử một tôn giáo nhưng trên một vùng đất có liên quan mật thiết đến các biến cố của đất nước. Vị trí của các nhà biên khảo tác phẩm này cho phép họ tiếp cận được với những nguồn lưu trữ tư liệu, văn khố ở trong nước và hải ngoại mà không phải ai cũng có thể tìm tới được. Giới nghiên cứu ở đại học cũng như sinh viên có thể tìm thấy trong cuốn sách này nhiều tư liệu mang tính xã hội học, tôn giáo học kể cả chính trị học hữu ích cho những đề tài, luận án của mình.
Riêng đối với người giáo hữu Việt Nam, mỗi trang sách của cuốn “Lịch sử Giáo phận Vinh” có thể là một bài học tu đức, một lời hướng dẫn về giáo lý, một kinh nguyện nằm lòng và một tấm gương sáng để bắt chước, noi theo…
Nguyễn Đức Cung
Philadelphia 22-6-2017
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Con Chuồn Chuồn Ớt
Tấn Đạt
18:08 22/06/2017
Ảnh của Tấn Đạt
Con chuồn chuồn ớt
Suốt ngày rong chơi
Mình mang màu lửa
Đỏ như than vùi
Chuồn chuồn ớt ơi
Đừng bay lên đồi
Chẳng may bén lửa
Cháy rừng mất vui!
Con chuồn chuồn ớt
Mang lửa đi chơi
Bé rình để bắt
Chỉ nhằm tóm đuôi.
(Trích thơ của Xuân Nùng)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Tư 21/6/2017
VietCatholic Network
09:04 22/06/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư, Đức Thánh Cha nói: “Nên thánh là món quà lớn kitô hữu có thể trao tặng cho thế giới”
2- Đức Thánh Cha khai mạc Hội nghị kết thúc năm mục vụ của Giáo Phận Roma.
3- Đức Thánh Cha gởi điện chia buồn với các nạn nhân vụ hỏa hoạn tại Luân Đôn.
4- Đức Thánh Cha hành hương viếng mộ 2 linh mục Italia dấn thân cho người nghèo.
5- Hội đồng Giám Mục Ba Lan khẳng định: Tông huấn Amoris Laetitia không cho những người ly dị và tái hôn được rước lễ.
6- Đức Tổng Giám Mục Paglia binh vực quyết định bổ nhiệm một người ủng hộ phá thai vào Hàn lâm viện Giáo hoàng về Đời Sống.
7- Giám Mục Peter Shao Zhu Min trở lại giáo phận nhưng vẫn bị quản chế.
8- Dòng Tên nối vòng tay lớn với thế giới trên internet.
9- Các nhà hữu trách tôn giáo ở Hoa Kỳ phân rẽ về chính trị nhiều hơn các tín hữu.
10- Gia đình VietCatholic miền Nam California họp mặt mừng ngày Father’s Day.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Thập Giá Tình Yêu.