Ngày 23-06-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lòng nhân lành của Đức Mẹ Fatima
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
01:44 23/06/2008
LÒNG NHÂN LÀNH CỦA ĐỨC MẸ FATIMA

Tôi - phụ nữ Đức - kết hôn với một tín hữu Công Giáo Bồ Đào Nha. Sau khi hiền phu qua đời, bà con bên chồng mời tôi mang đứa con gái nhỏ 5 tuổi, trở về Bồ Đào Nha, để cô bé học biết ngôn ngữ của thân phụ. Tôi hân hoan chấp nhận lời mời.

Tại quê chồng, tôi được gia đình tử tước De Caleiro tiếp đón nồng hậu trong dinh thự ở Donro. Bà chị họ chồng tôi có 4 đứa con - tuổi tác suýt soát con gái nhỏ tôi - nên cô bé học tiếng Bồ rất nhanh, nhờ chơi đùa với mấy anh chị em họ. Nhưng cuộc sống êm đềm tốt đẹp không kéo dài lâu. Bệnh đậu lào đổ ập trên vùng, gieo chết chóc trong các gia đình.

Dinh thự gia đình chúng tôi xem ra an toàn cho đến ngày đứa con gái nhỏ của tôi mắc chứng bệnh khủng khiếp ấy. Chúng tôi tức tốc dời cô bé đến căn phòng biệt lập gần nhà nguyện của dinh thự. Không thể nào tìm ra y tá, vì ai ai cũng sợ lây phải chứng bệnh hiểm nghèo! Tôi đành một mình săn sóc cho con, túc trực ngày đêm bên giường con. Nhờ ơn THIÊN CHÚA, tôi không ngã bệnh. Con bé mỗi ngày một kiệt sức. Bằng mọi cách, tôi phải cứu sống con. Tôi cho mời một bác sĩ trẻ tuổi nhưng nổi tiếng người Pháp, từ thủ đô Paris đến.

Bà chị họ nói với tôi là chị cùng mấy đứa con làm tuần chín ngày kính Đức Mẹ Fatima, xin Đức Mẹ MARIA cứu sống con bé. Chị mời tôi cùng hiệp ý với gia đình chị. Tôi không tin mà cũng không hề để ý đến Đức Mẹ Fatima, nhưng tôi chấp nhận đề nghị và bằng lòng làm tuần chín ngày nơi nhà nguyện cạnh phòng con tôi. Trong khi đó thì sức khoẻ của con bé bước vào tình trạng vô cùng tuyệt vọng. Các ngón tay đã tím xanh. Con bé không ăn uống gì và nằm im bất động. Cả hai bác sĩ chữa chạy cho cô bé cũng bó tay và khuyên tôi chuẩn bị đón nhận một thử thách nặng nề. Trước khi từ biệt, cả hai vị hứa sẽ trở lại sáng hôm sau, nhưng không chắc cô bé có qua khỏi đêm nay không!

Quý vị có thể đoán được tâm tình rối loạn của tôi khi nghe câu tuyên bố này! Tôi đã mất một người chồng yêu dấu, một người chồng có quả tim vàng! Giờ đây đứa con gái duy nhất - bảo ảnh, bảo chứng tình yêu của chồng - đang lâm nguy! Trong cơn tuyệt vọng, tôi liền chạy đến nhà nguyện. Bấy giờ là mùa đông. Tôi quỳ sụp xuống và tha thiết kêu xin Đức Mẹ MARIA cứu đứa con gái nhỏ. Tôi hứa với Đức Mẹ là nếu con bé khỏi bệnh, tôi sẽ dâng hiến con cho Đức Mẹ và sẽ đi hành hương về đồi Cova-da-Ira, nơi Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ chăn chiên làng Fatima. Tôi ở lại nhà nguyện thật lâu, không biết mấy tiếng đồng hồ, cho đến khi toàn thân rã rời thấm lạnh, tôi mới rời nhà nguyện.

Tôi trở về phòng của con. Vừa mở cửa phòng, tôi ngạc nhiên thấy con bé đang nhảy nhót trên giường. Con bé nói:

- Má đi đâu mà lâu dữ vậy? Con đói quá, Má cho con cái gì để ăn đi!

Tôi tìm cách đặt con bé nằm xuống, bụng nghĩ thầm:

- Con bé gần chết nên nói sảng đây!

Nhưng con bé tiếp tục nói:

- Con lành bệnh rồi! ”Mẹ THIÊN CHÚA Fatima” bảo con như thế!

Sáng hôm sau, tôi nhờ bà chị họ mời hai bác sĩ đến. Vừa trông thấy họ, Margarida - tên con gái tôi - vui vẻ chào hai người, đặc biệt, cô bé nói với vị bác sĩ của gia đình:

- Bây giờ Bác nhớ cho cháu con búp bê mà Bác hứa, nếu cháu lành bệnh. Cháu muốn đi chơi với mấy anh chị em họ của cháu. Cháu khỏi bệnh rồi. ”Mẹ THIÊN CHÚA Fatima” nói với cháu như thế, khi Má cháu bỏ cháu một mình trong phòng.

Vị bác sĩ già nghiêm khắc nhìn tôi và nói:

- Bà phải nói thật bà đã làm gì cho con bé đêm vừa rồi? Bà mời một tên phù thủy đến chữa bệnh phải không?

Nghe thế, tôi nổi giận hét lớn:

- Sao bác sĩ lại có tư tưởng lạ kỳ đối với một người Đức như tôi? Những người Bồ Đào Nha đồng hương của bác sĩ, có bao giờ ngây thơ đến độ đi cầu cứu với các tên phù thủy không? Hẳn là không, phải không?

Vị bác sĩ lão thành lắc đầu nói:

- Con của bà hấp hối, giờ đây bỗng dưng trở lại bình thường. Một sự kiện không thể giải thích theo khoa học!

Nghe thế, tôi kể lại tất cả những gì xảy ra trong đêm vừa qua. Nghe xong, vị bác sĩ già, quỳ sụp xuống, vừa khóc vừa nói:

- Một phép lạ cả thể đã xảy ra. Chúng ta hãy cùng dâng lên Đức Mẹ Fatima lòng biết ơn sâu xa của chúng ta!

... ”Đức Chúa là Vua, là Đấng cứu chuộc Israel, và là Đức Chúa các đạo binh, Người phán thế nầy: Ta là khởi nguyên, Ta là cùng tận; chẳng có thần nào hết, ngoại trừ Ta. Ai được như Ta, người ấy cứ lên tiếng, cứ kể ra và trình bày cho Ta xem những gì đã xảy ra từ thời cổ đại, khi Ta tạo dựng loài người. Và những gì sẽ xảy đến, cứ kể ra đi. Đừng run, đừng sợ. Ta đã chẳng cho ngươi nghe từ thưở nào, đã chẳng báo cho ngươi biết đó sao? Chính các ngươi là nhân chứng của Ta. Hỏi có thần nào khác, hỏi có núi đá nào khác, ngoại trừ Ta? Ta biết chắc là không” (Isaia 44,6-8)..

(Albert Pfleger, ”FIORETTI DE LA VIERGE MARIE”, Mambré Editeur, Paris 1992, trang 41-44)
 
Lễ thánh Gioan Baotixita: Nâng tâm hồn lên
+ GM JB Bùi Tuần
09:59 23/06/2008
NÂNG TÂM HỒN LÊN

(Bài chia sẻ trong thánh lễ kính thánh Gioan Baotixita, tại nhà nguyện Toà Giám Mục Long Xuyên, ngày 24/6/2008)

Vâng lời Đức Cha Giuse, tôi xin chia sẻ trong thánh lễ kính thánh Gioan Baotixita hôm nay.

Thánh Gioan Baotixita được Chúa sai vào đời, để dọn đường cho Chúa.

Theo tôi, dọn đường cho Chúa là dọn lòng người trong một chặng đường lịch sử nhất định.

1/ Lịch sử tôn giáo thời thánh Gioan Baotixita đã xuất hiện thế nào?

Thưa, nó đã xuất hiện như một cơ chế tôn giáo ổn định.

Giai cấp lãnh đạo tôn giáo ổn định. Đó là các thượng tế, các kỳ lão, các luật sĩ, tất cả đều giữ vững địa vị của mình.

Nếp sống đạo ổn định. Đó là giữ đạo theo luật và tục lệ, từ luật ngày Sabba đến luật răng đền răng, tất cả đều vững bền.

Ranh giới đạo về lãnh thổ, về dân tộc, về đền thờ, tất cả đều rõ rệt, không thay đổi.

Ổn định trên đây đúng là nguy hiểm. Có nhiều điều cần đổi mới mà không thay đổi. Sự nguy hiểm này tạo nên một tâm lý chật hẹp và xơ cứng. Lòng người như bị trói buộc, như bị chìm xuống, như bị cằn cỗi, thiếu lửa, thiếu hồn.

Trước tình hình như vậy, thánh Gioan đã dọn đường cho Chúa thế nào?

2/ Cụ thể là bằng cách nâng tâm hồn người ta lên

Lên đâu? Thưa là sám hối từ bỏ tội lỗi, để lên với Đức Kitô, để gặp Đức Kitô, để đón nhận Đức Kitô, để sống với Đức Kitô, để cùng với Đức Kitô thực thi thánh ý Chúa Cha.

Suốt đời, thánh Gioan Baotixita đã chỉ khuyên mọi người hãy nhìn lên và nâng tâm hồn lên với Chúa Giêsu. Ngài nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian" (Ga 1,29).

Thánh Gioan Baotixita xác tín: Chỉ bằng cách nâng tâm hồn người ta lên, để sẵn sàng tin vào Đức Kitô như thế, thì mới thực sự dọn đường cho Chúa đến.

Nhưng, thánh Gioan Baotixita cũng biết: Để có thể nâng tâm hồn người ta lên, thì chính Ngài phải nhờ vào một sức thiêng từ trên xuống. Tự mình không làm được.

Sức thiêng từ trên xuống, đó là ơn thánh hoá mà Đức Mẹ Maria đã dành cho Gioan, khi Gioan còn trong lòng mẹ.

3/ Thánh Gioan Baotixita đã dọn đường cho Chúa như thế đó. Còn chúng ta thì sao?

Tôi có cảm tưởng là cách chúng ta dọn đường cho Chúa hiện nay là đa dạng. Người thì nhấn mạnh đến cách này. Người thì nhấn mạnh đến cách kia. Những cách đó có thể tốt tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của lịch sử. Nhưng thiết tưởng, ta không nên coi thường cách dọn đường của thánh Gioan Baotixita.

Theo kinh nghiệm suốt đời mục vụ, tôi luôn nhận thấy cách dọn đường của thánh Gioan Baotixita là hợp với Phúc Âm nhất, sinh hiệu quả nhiều nhất.

Bỏ cách đó, tôi e rằng sẽ gặp nguy. Bởi vì hiện nay, lòng người ta và lòng chúng ta dễ bị chìm xuống hố sâu chứa đựng những giá trị phù phiếm, hố sâu những khát vọng của cái tôi xác thịt, hố sâu những áp lực của muôn vàn thế lực phản Chúa. Hơn nữa, hiện tình là rất phức tạp. Lòng người cũng rất phức tạp. Nhiều người hôm nay đang bị cám dỗ ngả lòng mình về những giá trị tưởng rằng sẽ có sức cứu độ. Một tình hình như thế càng đòi chúng ta phải tỉnh táo, phải luôn tin vào Đức Kitô là Đấng Cứu chuộc duy nhất, phải luôn nâng tâm hồn lên với Người. Người là kho tàng sống động, mà ta cần gắn bó. Ta sẽ nếm được ở kho tàng đó niềm vui cứu độ, không gì sánh được.

Nhiều khi chúng ta cảm thấy lòng mình nặng nề, đi xuống. Chúng ta hãy xin Đức Mẹ giúp ta nâng tâm hồn lên với Chúa Giêsu, trong lời nói, trong việc làm, nhất là trong cuộc sống toả sáng về sự từ bỏ tội lỗi và về sức sống thiêng liêng.

Xin hết lòng cảm ơn Đức Cha Micae, Đức Cha Giuse, quý cha và tất cả anh chị em về mọi nâng đỡ đã dành cho người đầy tớ hèn mọn của Chúa đây.

Xin thánh Gioan Baotixita bầu cử cho chúng ta.
 
Tương quan giữa các Sách Tin Mừng
LM An-rê Đỗ xuân Quế, OP
12:42 23/06/2008
TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC SÁCH TIN MỪNG

Tin Mừng được truyền đến chúng ta dưới hình thức bốn cuốn sách nhỏ. Đọc qua, ai cũng thấy sách Tin Mừng thứ tư, có những đặc tính cho phép đặt cuốn sách này riêng ra. Ba sách Tin Mừng Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca là những lời chứng được biên soạn trước sách Tin Mừng thứ tư. Tin Mừng Mác-cô hầu chắc phát xuất từ Rô-ma và có lẽ được viết vào khoảng năm 65-70. Hai sách Tin Mừng Mát-thêu và Lu-ca được viết 15 năm sau, không phản ánh cùng một môi trường và nhằm những độc giả khác nhau. Tuy vậy, cả ba cuốn sách đều trình bày giống nhau nên được gọi là nhất lãm nghĩa là cùng nhìn một lúc vào ba bản văn, để thấy những chỗ giống nhau và khác nhau. Nhất lãm là tên một cuốn sách xuất bản vào cuối thế kỷ XVIII. Sách chia làm ba cột, mỗi cột in bản văn một cuốn sách song hành với nhau để tiện việc so sánh.

1. Sự kiện nhất lãm

Có các điểm giống nhau và khác nhau giữa ba sách Tin Mừng liên quan đến các tài liệu được sử dụng, thứ tự các tài liệu cũng như cách thức diễn tả. Về các tài liệu thì đây là bảng thống kê tổng số các câu chung trong hai ba sách.

Các câu Chung trong cả ba Phúc Âm

Mát-thêu Mác-cô Lu-ca
330 330 330


Chung trong Mát-thêu và Mác-cô

  • Mát-thêu | Mác-cô
  • 178 | 178


Chung trong Mác-cô và Lu-ca

Mác-cô Lu-ca
100 100


Chung trong Mát-thêu và Lu-ca

Mát-thêu Lu-ca
230 230


Riêng của mỗi tác giả

Mát-thêu Mác-cô Lu-ca
330 53 500


Do đó, ngoài những phần chung còn có những phần riêng của mỗi Tin Mừng.

Về thứ tự thì các đoạn văn được xếp đặt thành bốn phần lớn:

  • A. Chuẩn bị các sứ vụ của Đức Giê-su
  • B. Sứ vụ tại Ga-li-lê
  • C. Hành trình lên Giê-ru-sa-lem
  • D. Sứ vụ tại Giê-ru-sa-lem, cuộc Thương khó và Phục sinh
Trong bốn phần này, Mát-thêu phân phối các đoạn văn theo một thứ tự riêng cho đến chương 14. Từ chương này trở đi, các đoạn văn được trình bày theo cùng một thứ tự như Mác-cô, Còn Lu-ca thì xen các đoạn văn riêng của mình vào, giống như Mác-cô. Tuy nhiên, phải công nhận rằng vẫn có khác biệt ngay cả trong những đoạn văn chung (như trong Lu-ca chỗ nói về việc Đức Giê-su chọn gọi các môn đệ hay chuyến về thăm Na-gia-rét).

Về các trần thuật cũng có liên lạc mật thiết giữa ba sách, như trong các trích dẫn sau đây đều thấy dùng cùng một từ άφιεναι (aphienai): Mt 9,6; Mc 2,10; Lc 5, 22 hay chỉ có 2 trên 63 chữ là khác nhau trong Mt 3,7-10; Lc 3, 7b-9. Nhưng rồi đột nhiên lại thấy xuất hiện sự khác nhau trong những đoạn nói chung rất giống nhau, thí dụ cấu trúc thì cố định, nhưng chữ dùng lại rất khác nhau, hay chữ giống nhau mà cấu trúc lại khác nhau.

2. Giải thích sự kiện nhất lãm

Muốn giải thích sự kiện này, cần phải lưu tâm đến những chỗ giống nhau và khác nhau trong ba cuốn sách. Các nhà phê bình cũng đồng ý với nhau trên một số điểm. Trước hết là về xuất xứ của các sách Tin mừng. Có hai yếu tố đã qui định tình trạng hiện thời của các bản văn: vai trò của các cộng đồng đã tạo ra truyền thống và vai trò của tác giả đã ráp nối các truyền thống đó lại với nhau. Những chỗ khác nhau là tùy ở tầm quan trọng các nhà phê bình gán cho một trong hai vai trò kia.

Còn về phương pháp, người ta có thể dựa vào ý hướng của các tác giả để giải thích tại sao bỏ điều này thêm điều kia vào, và tại sao lại thay đổi cách diễn tả. Nhưng giải thích như vậy dễ vấp phải tính chủ quan. Vấn đề này không thể giải thích được trong phạm vi chất liệu và cách diễn tả mà thôi. Chỉ có cách nghiên cứu cấu trúc mới tìm ra được giải pháp vững vàng. Muốn giải thích những đoạn dài mà giống nhau, khó có thể không dựa vào một sự lệ thuộc văn chương trực tiếp (lệ thuộc vào nhau), hoặc gián tiếp (lệ thuộc vào một nguồn chung). Để giải thích những chỗ khác nhau, người thì nhấn mạnh vào vai trò của cộng đồng ở giai đoạn trước khi các sách Tin Mừng được viết ra, người thì lại chú trọng đến vai trò của các tác giả. Muốn cho xác đáng hơn phải nói rằng các nhà phê bình dồng ý với nhau về điểm này là Mác-cô độc lập đối với Mát-thêu và Lu-ca, Mát-thêu và Lu-ca lại độc lập đối với nhau.

Nhưng các nhà phê bình còn bất đồng ý kiến với nhau, khi phải giải thích tương quan giữa Mác-cô với Mát-thêu và Lu-ca. Những điểm chung giữa Mát-thêu và Mác-cô, giữa Lu-ca và Mác-cô là do Mát-thêu và Lu-ca lệ thuộc Mác-cô, hay cả ba tùy thuộc một bản văn chung đã có, trước khi các sách Tin Mừng được biên soạn. Đây là hai giả thuyết được đưa ra:

2,1 Giả thuyết thứ nhất cho rằng các sách Tin Mừng nhất lãm không trực tiếp lệ thuộc nhau, vì có nhiều nguồn tài liệu để tham khảo. Có lẽ các tác giả đã dùng các bản văn sưu tập khá lớn mà ngay từ đầu người ta đã gom lại làm thành những tập nhỏ, ghi chép các lời nói và việc làm của Đức Giê-su, khiến có thể giải thích được các chỗ giống nhau trong Mát-thêu và Lu-ca mà không thấy có trong Mát-thêu và Mác-cô.

2,2 Giả thuyết thứ hai thì cho rằng ngoài các truyền thống riêng biệt, lại có hai tài liệu quan trọng mà một đã có cấu trúc vững vàng và một còn đang lỏng lẻo, khi cả hai được các tác giả sách Tin Mừng nhất lãm sử dụng.

Tuy nhiên, phần đông các nhà phê bình tán thành thuyết hai nguồn gốc. Theo giả thuyết này thì Mát-thêu và Lu-ca trực tiếp lệ thuộc Mác-cô và một nguồn gốc chung khác goi là Q (bởi chữ Quelle nghĩa là nguồn trong tiếng Đức).

Trừ các truyền thống riêng của mỗi sách Tin Mừng, Mác-cô và tài liệu Q là hai nguồn gốc chính yếu của Mát-thêu và Lu-ca. Ngày nay giả thuyết này được trình bày cách linh động hơn là lúc mới được đưa ra. Nó có cái lợi lớn này là giúp cho việc nghiên cứu Mát-thêu và Lu-ca được dễ dàng, khi công nhận mỗi tác giả đều tự do và độc lập trong việc thêm bớt hay thay đổi thứ tự các sự kiện. Nhưng giả thuyết này không dám quả quyết rằng tài liệu chung cho Mát-thêu và Lu-ca là một tài liệu đã thành văn hay chỉ là một tài liệu truyền khầu. Ngoài ra, những người theo giả thuyết này, không ai dám nói chắc là bản văn Mác-cô được Mát-thêu và Lu-ca dùng, có phải là bản văn đang được sử dụng bây giờ hay là bản văn nào khác.

Dù sao thì việc nghiên cứu nguồn gốc văn chương của các sách Tin Mừng không phải là công việc duy nhất để hiểu được các sách đó hơn. Nguồn gốc, ảnh hưởng, truyền thống của môi trường, cách dùng các tài liệu để biên soạn… tất cả đều là những yếu tố cần thiết để gíúp chúng ta hiểu thứ văn chương độc đáo của Tin Mừng và từ đó hiểu được ý nghĩa và giáo huấn chứa đựng trong đó.
 
Lễ kính Mẹ La Vang tại Washington DC: ''Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót và từ bi bao dung vô biên''
+ ĐHY JB Phạm Minh Mẫn
12:51 23/06/2008
Bài giảng Lễ kính Đức Mẹ tại Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm, Washington DC ngày 21/6/2008

(Sách Thánh: ST 3, 9-15. 20; BĐ II: KH 12,1-6.10; TM: Lc 1,26-38)

Giảng Lời Chúa

1. Lời Chúa trg Sách Thánh hôm nay giới thiệu 2 người Mẹ trg lịch sử loài người. Sách Thánh được mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh 2 người Mẹ:

- Người Mẹ trong Sách Sáng Thế là bà Evà, mẹ của chúng sinh;

- Người Mẹ trong Sách Khải Huyền là Đức Maria, mẹ các tín hữu.

Hai người mẹ đi theo 2 con đường khác nhau dẫn đến 2 thân phận khác nhau. Và dạy chúng ta hai bài học khác nhau.

Bài học từ người mẹ chúng sinh

2. Con đường người mẹ chúng sinh mở ra là lạm dụng tự do tách rời cội nguồn sự sống, không chấp nhận Thiên Chúa là Cha trên trời, muốn tự định đoạt số phận mình. Từ đó bà bước đi trg lầm than khốn khổ. Và gia đình bà lâm cảnh huynh đệ tương tàn.

3. Chiêm ngắm người mẹ chúng sinh, chúng ta thấy được những điều phải tránh trong cuộc sống gia đình và xã hội ngày nay: đó là thái độ tự cao tự đại với nền văn minh khoa học tiến bộ ngày nay, không chấp nhận thân phận thụ tạo của mình, muốn tự mình làm chúa mình, lấy sở thích của mình làm tiêu chuẩn và thước đo đời sống luân lý của mình; và thái độ tôn thờ ngẫu tượng, chọn tiền tài, quyền lực, hưởng thụ vật chất làm cứu cánh cho đời mình. Đó là những thái độ Chúa Giêsu đã cảnh báo:"Anh em khg thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được" (Mt 6,24).

Bài học từ người mẹ các tín hữu

4. Con đường người mẹ các tín hữu mở ra là đặt trọn vẹn niềm tin vào Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót và từ bi bao dung vô biên. Cho dù phải trải qua khổ đau và thử thách trăm bề, từ khi sanh con trong cảnh nghèo hèn cho đến khi ôm xác con dưới chân thánh giá, con đường đó đưa bà đến chỗ được tôn vinh là Mẹ Thiên Chúa, là Nữ Vương các thánh Tử Đạo, Nữ Vương Hoà Bình...

5. Bà mẹ các tín hữu dạy chúng ta những bài học của đạo làm người. Bài học "vâng phục của lòng tin". Dù không thấu hiểu những huyền nhiệm mà mẹ đối diện, huyền nhiệm Con Chúa Tể càn khôn hoá thân làm trẻ thơ bé bỏng, sinh ra trong cảnh nghèo hèn, sống nghèo khổ và chết bi thảm trên thập giá, huyền nhiệm một thiếu nữ thôn dã được chọn làm Mẹ Con Chúa cả trời dất, Mẹ vẫn một lời "Xin Vâng" với niềm tín thác nơi Thiên Chúa giàu lòng thương xót.

6. Mẹ còn dạy chúng ta bài học "khiêm tốn phục vụ". Được tuyển chọn làm Mẹ Thiên Chúa, nhưng Mẹ tự coi mình là nữ tỳcủa Chúa (x.Lc 1,38). Và bài học "yêu thương và đồng hành, đồng cảm với mọi gia đình" trong vui buồn, lo âu và hy vọng, khi Mẹ đi viếng thăm gia đình bà Isave, khi dự tiệc cưới Cana, khi hiện ra ở Lourdes, Fatima, La Vang...

7. Trong cuộc hành hương tiến về Giêrusalem trên trời, tiến vào Nước Chúa là Nước yêu thương bất tận, mặc dù không còn những khó khăn mà cha ông chúng ta ngày xưa đã trải qua, ngày nay chúng ta vẫn phải luôn đối diện với nhiều thử thách gian lao từ một thời đại đề cao tự do cá nhân phóng túng, đề cao hưởng thụ duy vật chất... Vì thế chúng ta cần đến sự hướng dẫn và phù trợ của Mẹ Maria, mẹ các tín hữu.

"Lạy Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang, xin Mẹ hộ phù chúng con luôn sống đức hạnh, đầy lòng cậy trông. Nhờ lời cầu bầu của Mẹ, xin Chúa cho chúng con tấm lòng đại lượng từ bi bao dung, cùng nhau bồi đắp nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương, vì sự sống và hạnh phúc của mọi người anh em trong cộng đồng dân tộc và thế giới hôm nay...".
 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:18 23/06/2008
CĂN NHÀ MỚI CỦA CHÓ CON

N2T


Trong một khu rừng nọ cư ngụ rất nhiều động vật, chúng nó thường đùa giỡn với nhau, từ trước đến nay chưa hề cãi nhau bao giờ. Có căn nhà mới của chó con làm xong rồi và mời mọi người đến tham quan.

Gấu đen đứng giữa sân khen ngợi: “Cái nhà này xây rất tốt thật đẹp.”

Ngựa con đứng phía bên trái sân nói: “Cái nhà này xây bị nghiêng rồi, bên trái cao hơn bên phải.”

Con lừa đứng phía bên phải sân nói: “Không, bên trái thấp hơn bên phải.”

Hưu cao cổ lớn tiếng nói: “Các anh đều không đúng, căn nhà này trên nóc lớn, phòng ốc nhỏ, rất là không hợp.”

Con kiến nói: “Phòng ốc rất là lớn.”

Mọi người anh một câu tôi một tiếng, tranh luận rất gay cấn. Lúc ấy, con khỉ hét lớn tiếng: “Xin mọi người yên lặng !” thế là mọi người yên lặng nhìn nó, con khỉ nói: “Đứng không cùng góc độ mà nhìn sự vật, thì nhìn không giống nhau. Bây giờ, các anh đứng ở giữa, ai cao thì ngồi xuống, ai thấp thì đứng trên cao, bình tĩnh nhìn căn nhà này, như thế mới có thể nhìn rõ ràng.”

Tất cả mọi người đều làm theo cách của con khỉ đi nhìn lại căn nhà một lần nữa, và mọi người đều cất tiếng ca ngợi căn nhà mới của con chó nhỏ xây rất là đẹp.

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Cũng một ngọn núi, nhưng nếu chúng ta đứng nhìn nó với các hướng không giống nhau thì sẽ thấy núi cao thấp, méo tròn, dài ngắn đều không giống nhau. Cùng một sự vật mà đứng không cùng một góc độ, kết quả nhìn cũng đều không giống nhau, chúng ta không những cần từ những góc độ khác nhau mà quan sát sự vật, nhưng còn phải phán đoán toàn diện sự vật.

Có người nhìn thấy một cô gái đẹp thì nói cô ta tốt lành, nhưng không ngờ cô ta tuy đẹp nhưng lại dữ như cọp; có người nói người bạn này thật tốt hay giúp đỡ mọi người, nhưng khi tiếp xúc và làm việc chung với nhau, thì mới hay là họ giúp đỡ người khác là để lợi dụng họ...

Các em đừng vội vàng phán đoán người khác, nhưng nhìn vao từng góc độ quen biết và thân cận mà phán đoán như các con vật nhìn và phán đoán căn nhà của chó con vậy: có con vật nói căn nhà đẹp, có con vật nói căn nhà không cân đối.v.v...bởi vì chúng nó đứng nhìn căn nhà từ góc độ không giống nhau.

Có một tiêu chuẩn để nhìn người khác tốt hay xấu, đó là các em đem tâm hồn yêu thương của mình kết hợp với tinh thần Phúc Âm không phán đoán, thì tất cả bạn bè của chúng ta đều là người tốt, đều là con cái của Thiên Chúa.

Các em thực hành:

- Không đoán xét bạn bè theo sự nóng giận và yêu ghét của mình.

- Luôn nghĩ tốt cho người khác.

- Thay vì phê bình bạn bè thì cầu nguyện cho họ.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:19 23/06/2008
N2T


28. Ma quỷ tận lực ngăn cản người ta suy niệm, bởi vì nó biết người bền chí suy niệm thì sẽ thoát khỏi tay độc dữ của nó.

(Thánh nữ Teresa of Avila)
 
Vượt qua hiểm trở... tiến vào cõi phúc
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
23:04 23/06/2008
VƯỢT QUA HIỂM TRỞ. .. TIẾN VÀO CÕI PHÚC

”Chúa dựng nên chúng con vì Ngài, lạy Chúa, vì thế trái tim chúng con luôn khắc khoải bao lâu chưa tìm được an nghỉ trong Chúa”. Đó là câu thánh Augustino (354-430) diễn tả lý do của hầu hết con đường dẫn đến ơn gọi tu dòng. Sau đây là một trong các con đường ấy.

... Khi nhìn lại quãng đời niên thiếu vào lúc tuổi dậy thì, con kinh ngạc tự hỏi:

- Lúc ấy con là ai vậy? Con ở đâu thế? và con làm gì?

Quả thật, con cảm nhận thấm thía tận xương tủy thịt da con rằng, nếu không có THIÊN CHÚA, không có chương trình Tình Yêu vĩnh cửu Ngài đặt định trên mỗi người, thì chúng ta chỉ là hư vô, không thể làm bất cứ cái gì.

Vào năm lên 18 tuổi, bị ảnh hưởng bởi một thứ trào lưu tự do giả tạo, con chọn một nếp sống hoàn toàn độc lập với THIÊN CHÚA. Nghĩa là, THIÊN CHÚA không dính dáng gì đến cuộc đời con. Chưa hết, con còn hỗn-xược gán ghép cho THIÊN CHÚA đặc tính ”tàn ác”. Dưới cái nhìn thiển cận của con, THIÊN CHÚA trở thành Đấng “nhẫn-tâm” vô cảm trước các đau khổ của loài người!

Trong thời gian này, vì thất bại trên đường tìm kiếm hướng đi nghề nghiệp, con rơi vào vòng vây của nhóm trẻ ”hư-đốn phóng-đãng”. May mắn là Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA luôn dõi mắt từ mẫu theo sát con. Chính nhờ Đức Mẹ mà con không rơi hẳn xuống vực thẳm sa đọa. Đây là hồng ân vô cùng trọng đại. Suốt đời con ghi ơn Hiền Mẫu Thiên Quốc.

Một ít lâu sau đó, con bắt đầu cảm thấy đau khổ về tình trạng ”lạc-lõng” của mình. Một nỗi âu sầu phiền muộn xâm chiếm hồn con. Con cảm thấy như bị ”ngộp-thở” và ”chán-ngấy” về các môn học vô thần và duy vật. Con khắc khoải tự hỏi:

- Làm thế nào để thoát khỏi ngục tù nội tâm con?

Tình trạng tinh thần đau thương kéo dài hai năm rưỡi. Cho đến một hôm, một luồng ánh sáng dọi chiếu vào hồn con. Con tự nhận ra:

- Con long-bong nỗi-trôi chập-chờn là vì đời con thiếu điểm-tham-chiếu vững chắc!

Con bỗng hồi tưởng kỷ niệm thân thương thời thơ ấu. Con cùng các trẻ nữ khác thi nhau hát thánh ca trước bức ảnh Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU trong nhà thờ. Hoặc, con cùng anh chị em con chú bác tung tăng chơi đùa nơi nhà Bà Nội. Lúc ấy con luôn có cảm tưởng là đôi mắt Đức Chúa GIÊSU trên Thánh Giá cứ nhìn theo con, dầu con đứng bất cứ nơi đâu và ở bất cứ hướng nào trong nhà! Con nhớ lại niềm vui khôn tả - vào Thứ Sáu Tuần Thánh - khi con trân trọng đặt trên bàn thờ trọn số tiền con dành dụm được, để gởi cho các trẻ em nghèo bên Phi Châu.

Con bỗng nhận ra cái lầm lẫn vĩ đại của con. Con thật ngu dại vô ngần khi tách rời THIÊN CHÚA khỏi cuộc sống và khi khước từ Tình Yêu Ngài dành cho con, thụ tạo bé bỏng của Ngài.

Con quyết định rời bỏ thành phố lớn nơi con đang theo các khóa ở đại học và trở về tỉnh nhỏ nơi con chào đời. Mẹ con mừng rỡ không tả xiết. Mẹ vẫn liên lĩ cầu nguyện cho con quay về đường ngay nẻo chính, trở lại với nếp sống ngoan đạo thời thơ ấu. Mẹ đưa ngay con đến gặp một vị Linh Mục. Điều đầu tiên Cha khuyên con phải làm là tham dự Thánh Lễ, ít ra là vào Chúa Nhật và lễ trọng. Con mau mắn vâng lời Cha. Khi trở lại thánh đường, con mới nhận ra là có nhóm trẻ từng đi theo các con đường xấu, nay trở về tham dự Thánh Lễ và lãnh nhận bí tích Giải Tội. Việc làm của họ gây ấn tượng mạnh và thôi thúc con noi gương họ.

THIÊN CHÚA Quan Phòng đưa đẩy con tham dự cuộc hành hương chung với họ. Kể từ đó, con khởi sự nếp sống mới, nếp sống chân chính. Nhóm bạn trẻ cũng dạy con cách thức yêu mến Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA bằng cách sốt sắng lần hạt Mân Côi. Con nghe theo lời khuyên và tạo thói quen lần hạt Mân Côi mỗi ngày, không bao giờ quên. Con cũng thường xuyên lãnh bí tích Giải Tội và tham dự Thánh Lễ hàng ngày. Ơn thánh Chúa tuôn đổ trên con và niềm an bình lấp đầy khoảng trống thiếu vắng hạnh phúc của con. Tình Yêu THIÊN CHÚA mĩm cười chào đón con. Con trở lại những ngày ngây thơ trong trắng thời thơ ấu.

Một năm sau ngày con hoán cải, cuộc sống thiêng liêng tràn đầy như thúc giục con tiến xa hơn trên con đường tận hiến trọn vẹn cho THIÊN CHÚA. Con bắt đầu nghĩ đến cuộc sống tu dòng. Con âm thầm kêu van THIÊN CHÚA cho con gặp một vị Linh Mục - có trái tim như Đức Chúa GIÊSU KITÔ mong muốn và là quí tử của Hiền Mẫu Thiên Quốc. Và quả thật, con gặp được vị Linh Mục thánh thiện. Sau khi lắng nghe con giải bày, ngài xác nhận con có ơn gọi tu dòng. Nhưng nhất là, ngài nhấn mạnh cho con hiểu:

- Con được bàn tay THIÊN CHÚA bảo bọc, suốt thời gian ”bơ-vơ” lầm đường lạc lối. Giờ đây con phải có tâm tình cảm tạ tri ân và tận hiến toàn thân cho THIÊN CHÚA.

Đó cũng là ước nguyện thâm sâu nhất của lòng con. Vì thế, con mau mắn nghe lời vị Linh Mục khuyên. Con tìm hiểu và chọn một dòng nữ theo vết chân khó nghèo thánh Phanxicô thành Assisi (1182-1226).

Suốt đời, con ghi ơn THIÊN CHÚA và Đức Nữ Vô Nhiễm MARIA đã dẫn dắt con đi qua các nẻo đường ”hiểm-trở” và sau cùng đưa con đến đồi cao vào nơi ”cõi phúc” của cuộc sống tu trì.

... ”Từ độ thanh xuân, lạy THIÊN CHÚA, con đã được Ngài thương dạy dỗ. Tới giờ này, con vẫn truyền rao vĩ nghiệp của Ngài. Cả lúc con già nua, da mồi tóc bạc, lạy THIÊN CHÚA, xin đừng bỏ rơi con, để con tường thuật quyền năng của Chúa cho thế hệ này được rõ, và dũng lực của Ngài cho thế hệ mai sau. Lạy THIÊN CHÚA, đức chính trực của Ngài cao vời vợi, Ngài đã làm những việc lớn lao, lạy THIÊN CHÚA, nào ai sánh tày! Ngài đã bắt con nếm mùi tân khổ, chính Ngài sẽ cho con được hoàn sinh và kéo ra khỏi vực sâu lòng đất. Phần vinh hoa Ngài sẽ ban nhiều, và trở lại vỗ về an ủi. Lạy THIÊN CHÚA, con dạo khúc hạc cầm tạ ơn Ngài thành tín. Gảy cung tỳ bà, con ngâm vịnh kính dâng Ngài, lạy ĐỨC CHÚA của Israel. Miệng con sẽ reo hò theo nhịp đàn mừng Chúa. Hồn con nữa, hồn con Ngài cứu chuộc, cũng vui sướng hò reo” (Thánh Vịnh 71,17-23).

(”Il Settimanale di Padre Pio”, n.6, 2-2-2003, trang 24-25)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi học hỏi Mầu Nhiệm Thánh Thể
Phaolô Phạm Xuân Khôi
06:40 23/06/2008
Khuyến khích xem lại "Sacrosanctum Concilium" của Công Đồng Vatican II

Quebec, ngày 22 tháng 6, năm 2008 (Zenit.org). - Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khuyến khích các tín hữu xem lại hiến chế về Phụng Vụ của Công Đồng Vaticanô II, để có thể đi sâu vào mầu nhiệm đức tin, đó là mầu nhiệm Thánh Thể.

ĐTC đưa ra lời mời gọi này khi ngài ban bài giảng qua vệ tinh cho Thánh Lễ bế mạc Đaị Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49, được kết thúc ngày hôm nay tại Quebec. Vị đại diện ĐTC là ĐHY Jozef Tomko đã chủ tế Thánh Lễ.

Trong bài giảng của ngài được trình bày bằng Tiếng Pháp và Tiếng Anh, ĐTC nói, “’Mầu Nhiệm Đức Tin’: là mầu nhiệm mà chúng ta công bố trong mỗi Thánh Lễ. Cha muốn tất cả mọi người quyết tâm học mầu nhiệm này, đặc biệt bằng cách coi lại và khám phá, từng cá nhân hay từng nhóm, bản văn của Công Đồng về Phụng Vụ, 'Sacrosanctum Concilium,' ngõ hầu can đảm làm chứng cho mầu nhiệm.”

ĐTC quả quyết rằng việc học hỏi như thế sẽ giúp mỗi người “đi đến việc hiểu biết hơn về ý nghĩa của từng bình diện của Bí Tích Thánh Thể, hiểu chiều sâu của mầu nhiệm này và sống mầu nhiệm cách mãnh liệt hơn.”

ĐTC Bênêđictô XVI nói tiếp, “Mỗi câu nói, mỗi cử chỉ có ý nghĩa riêng của nó và tiềm ẩn một mầu nhiệm. Cha thành khẩn hy vọng rằng Đại Hội này sẽ trở thành một lời yêu cầu mọi tín hữu cũng quyết tâm như thế trong việc canh tân giáo lý về Thánh Thể, để chính họ sẽ đạt được một ý thức thật sự về Thánh Thể, và đến lượt họ sẽ dạy các trẻ em và người trẻ nhận ra mầu nhiệm chính của đức tin, cùng xây dựng đời sống mình chung quanh mầu nhiệm này.

“Cha van nài các linh mục đặc biệt tôn trọng cách nghi thức Thánh Lễ, và kêu gọi các tín hữu tôn trọng vai trò của mỗi cá nhân, cả linh mục lẫn giáo dân, trong các cử chỉ trong Thánh Thể. Phụng vụ không thuộc về chúng ta mà là một kho tàng của Hội Thánh.”

Tìm Kết Hợp

ĐTC đã ghi nhận những hiệu quả kết hợp của Thánh Thể, cả giữa các tín hữu với Chúa Ba Ngôi và trong Hội Thánh.

ĐTC nói, “Rước Lễ, Chầu Mình Thánh Chúa --bằng cách này chúng ta muốn đào sâu sự hiệp thông của chúng ta, sửa soạn cho sự hiệp thông này và kéo dài nó – cũng có nghĩa là để cho mình đi vào sự hiệp thông với Đức Kitô, và nhờ Người mà hiệp thông với toàn thể Ba Ngôi, ngõ hầu trở nên điều chúng ta lãnh nhận và sống trong sự hiệp thông với Hội Thánh.”

Ngài nói thêm, “Chúng ta không bao giờ được quên rằng Hội Thánh được xây dựng quanh Đức Kitô và, như các Thánh Augustinô, Thoma Aquinô và Albertô Cả đều nói, theo Thánh Phaolô, rằng Bí Tích Thánh Thể là bí tích của sự hiệp nhất của Hội Thánh, bởi vì tất cả chúng ta hiệp thành một thân thể duy nhất của Hội Thánh mà Chúa là đầu.

“Chúng ta phải trở đi trở lại Bữa Tiệc Ly vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, là nơi chúng ta được Chúa ban cho một bảo chứng về mầu nhiệm cứu độ của chúng ta trên Thánh Giá. Bữa Tiệc Ly là nơi quy tụ của Hội Thánh sơ khai, là cung lòng chứa đựng Hội Thánh của mọi thời đại. Trong Bí Tích Thánh Thể, hy tế của Đức Kitô được luôn luôn phục hồi, Lễ Hiện Xuống được luôn luôn phục hồi.”

ĐTC cũng đã bày tỏ ước muốn của ngài rằng các Kitô hữu sẽ càng ngày càng quý trọng ngày Chúa Nhật hơn.

Ngài nói, “Chớ gì tất cả các con trở nên ý thức sâu xa hơn về tầm quan trọng của Thánh Lễ Chúa Nhật, bởi vì Chúa Nhật là ngày thứ nhất trong tuần, là ngày mà chúng ta dành để kính Đức Kitô, ngày mà chúng ta lãnh nhận sức mạnh để sống ân sủng của Thiên Chúa mỗi ngày.”

ĐTC cũng công bố Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế sắp tới, sẽ được tổ chức tại Dublin, Ái Nhĩ Lan, vào năm 2012.
 
Vị Giám Đốc đặc trách An Ninh cho biết Vatican vừa mới lập ra các Đội Đặc Nhiệm Chống Khủng Bố
Anthony Lê
09:35 23/06/2008
Vị Giám Đốc đặc trách An Ninh cho biết Vatican vừa mới lập ra các Đội Đặc Nhiệm Chống Khủng Bố

Ông Demenico Giani đang trả lời phóng viên báo chí Úc về an ninh cho ĐTC tại WYD 2008
VATICAN CITY (CNS).- Tòa Thánh Vaticăn vừa mới lập ra hai đội chống khủng bố vốn sẽ làm việc chặt chẽ với các chuyên viên cảnh sát quốc tế để ngăn ngừa những cuộc tấn công có thể nhắm vào Vatican, đó là lời tuyên bố của vị Giám Đốc đặc trách An Ninh của Vatican.

Ông Demenico Giani, Giám Đốc đặc trách An Ninh cho tờ Người Quan Sát Viên Rôma biết vào ngày 7 tháng 6 vừa qua rằng: một "đội can thiệp thật nhanh" (Rapid-Intervention Group hay RIG) và một "bộ phận chuyên chống sự phá hoại" (Anti-Sabotage Department) vừa mới được lập ra, trở thành những bộ phận nhỏ trong lữ đoàn hiến binh của Vaticăn.

Ông nói Vaticăn cũng sẽ bắt đầu cộng tác chặt chẽ hơn với Interpol (Cảnh Sát Quốc Tế), Tổ Chức Cảnh Sát Chống Tội Phạm Quốc Tế (International Criminal Police Organization), và các cơ quan an ninh tình báo của các quốc gia có quan hệ với Vaticăn.

Vaticăn và Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 vẫn thường được nêu ra như là những mục tiêu bị tấn công bởi những nhóm cực đoan trong vòng những năm gần đây. Vào đầu năm nay, kẻ lãnh đạo của nhóm al-Qaida lên tiếng tố cáo Đức Thánh Cha là đang thực hiện một chiến dịch chống lại Hồi Giáo.

Mặc dầu Vaticăn đã cố làm giảm nhẹ sự đe dọa này, thế nhưng gần đây tình trạng an ninh cũng được mạnh mẽ tăng cường lên, bằng việc thêm vào các máy dò kim loại, đối với tất cả các du khách đến Đại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô và những tham dự viên đến tham dự các buổi tiếp kiến chung với Đức Thánh Cha.

Lữ đoàn hiến binh cũng vừa được điều động tại các lãnh thổ của Vaticăn ở bên ngoài thành phố Vaticăn, cụ thể là tại các Đại Vương Cung Thánh Đường ở Rôma.
 
Thảm cảnh của người di cư lén lút
Linh Tiến Khải
10:12 23/06/2008
Thảm cảnh của người di cư lén lút

Một số nhận định của Đức Ông Vittorio Nozza, Giám Đốc Caritas Italia về thảm cảnh của người di cư lén lút vào Italia

Trong tuần qua lại có thêm mấy trăm người di cư lén lút được hải quan Italia vớt trên eo biển ngoài khơi đảo Lampedusa mạn cực nam Italia. Nhưng đồng thời người ta cũng vớt được mấy chục xác người tị nạn chết trên biển dạt vào bờ, vì thuyền nhỏ hay canô của họ bị chìm.

Những người di cư này thuộc nhiều quốc tích khác nhau, đa số là người dân các nước Phi châu, nhưng cũng có người các nước Đông Âu và Á châu. Đã xảy ra nhiều vụ đắm tầu thê thảm khiến cho hàng trăm người di cư bị chết.

Năm 1996 một tầu chở người di cư bị đắm ngoài khơi Tunisi khiến cho 283 người bị chết và mắc vào lưới của các người đánh cá dưới lòng biển cả mấy tháng trời. Ngày 25 tháng 12 năm 1996 có thêm 300 người khác chết vì tầu bị chìm ngoài khơi giữa đảo Malta và đảo Sicilia, vì tầu hàng Libăng Friendship đụng tầu Yohan. Ngày 20 tháng 6 năm 2003 một chiếc tầu chở 250 người di cư lén lút bị đắm ngoài khơi Tunisi khiến cho 50 người chết và 160 người bị mất tích. Rồi ngày mùng 4 tháng 10 năm 2004 một tầu chở người di cư bị đắm ngoài khơi Tunisi khiến cho 17 người chết và 40 người bị mất tích. Ngày 19 tháng 8 năm 2006 một chiếc thuyền chở 120 người di cư được hải quân Italia cứu. Chiếc thuyền bị lật khiến cho 10 người chết và 40 người bị mất tích. Ngay 17 tháng 5 năm 2006 một thuyền chở 66 người di cư lênh đênh nhiều ngày trên biển khiến cho 50 người thiệt mạng. Và mới nhất là ngày mùng 7 tháng 6 vừa qua một tầu chở 150 người di cư khởi hành từ cảng Zuwarah bên Libia bị chìm khiến cho 40 người chết và 100 người mất tích.

Người di cư từ các nước Mali, Niger, Ciad và Etiopia đến Libia, và từ Libia lén lút vào Italia. Libia có 5,5 triệu dân và có từ 1,2 tới 1,5 triệu người di cư lén lút. Năm 2006 đã có 21.400 người từ Libia di cư lén lút vào Italia, năm 2007 có gần 17.000 người.

Ngày 18-6-2008 Quốc Hội Âu châu đã bỏ phiếu các luật mới về di cư và hồi hương những người di cư bất hợp pháp. Luật mới cố gắng dung hoà nhu cầu tiếp đón nhân công, cần thiết cho sức phát triển kinh tế của nhiều nước trong Liên Hiệp, điển hình như Đức, Pháp, Italia và Tây Ban Nha, với tình liên đới và vấn đề an ninh. Ủy Ban di cư Âu châu cho biết nếu không có làn sóng di cư hàng năm cung cấp cho các quốc gia trong Liên Hiệp 1,5 đến 2 triệu nhân công, thì vào năm 2050 Âu châu sẽ mất 100 triệu công nhân. Vì thế cần phải điều hành nhu cầu công nhân làm sao để nền kinh tế Âu châu không bị thiệt thòi. Hiện nay người di cư xin thường trú có 70% cơ may được chấp nhận tại Đức, 2% tại Hy Lạp và 0% tại Slovac. Có 1 triệu người tị nạn được thừa nhận và hằng năm có 200.000 đơn xin.

Chính quyền Italia cũng đưa ra luật ngặt hơn đối với người di cư, và trong các tuần qua đã có nhiều cuộc bố ráp bắt giữ và trục xuất các người di cư bất hợp pháp. Người di cư bất hợp pháp có thể bị tù tới 18 tháng.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Ông Vittorio Nozza, Giám Đốc Caritas Italia, về thảm cảnh của người di cư lén lút vào Italia.

Hỏi: Thưa Đức Ông, ngày 16 tháng 6 vừa qua lại xảy ra cảnh hàng chục người di cư lén lút vào Italia bằng đường biển bị thiệt mạng. Rồi ngày 17 tháng 6 lại có thêm hàng trăm người cặp bờ biển Lampedusa nữa. Không thể ngăn chặn làn sóng người di cư trốn chạy quê hương của họ, trả tiền để được chở lén lút vào Italia, hay sao thưa Đức Ông?

Đáp: Từ nhiều năm nay chúng ta đã chứng kiến cảnh di cư liên tục này. Nó diễn tả sự tuyệt vọng của những người phải rời bỏ quê hương của họ vì cảnh chiến tranh hay đói kém. Và làn sóng di cư này không kiềm hãm được, mặc dù các chính quyền có đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn làn sóng di cư. Do đó hoặc phải coi hiện tượng di cư như là một thực tại của hiện tại và tương lai, và có các hành động giúp điều khiển được nó, hoặc tiếp tục phân tán nghị lực trong các hành động ngăn chặn từng chứng minh cho thấy và tiếp tục chứng minh cho thấy chúng không hữu hiệu.

Hỏi: Thưa Đức Ông, nếu có cơ may có thể thay đổi được, thì cơ may đó là gì? Nghĩa là theo Đức Ông, phải làm những gì để có các giải pháp hữu hiệu cho vấn đề di cư?

Đáp: Trước hết phải củng cố và gia tăng các liên hệ giữa các chính quyền của người di cư và các chính quyền các nước nơi người di cư muốn tới. Chắc chắn là đã có một số nỗ lực nào đó, nhưng chúng đã không được thực hiện một cách xác tín và cương quyết. Trái lại cần phải tổ chức làm sao để có thể điều khiển được các hiện tượng di cư này. Ngoài ra cũng cần phải thay đổi tâm thức chính trị nữa. Trong thời đại có các dân tộc di chuyển, và toàn bộ các dân tộc này di chuyển, thì không thể giả bộ quay mặt đi nơi khác được. Thái độ quay mặt làm lơ như thế là một món qùa đối với các tổ chức tội phạm lợi dụng làn sóng di cư để làm tiền. Cần phải săn sóc, theo dõi và hướng dẫn làn sóng di cư, mà các tổ chức tội phạm này muốn hướng tới các hoạt động phạm pháp. Ngay cả khi giữa các quốc gia có sự đồng ý với nhau, thái độ qúa dễ dãi cũng dẫn đưa tới tình trạng không thể điều khiến được hiện tượng di cư nữa.

Hỏi: Trong một hoàn cảnh như thế các dịch vụ làm tiền liên quan tới hiện tượng người di cư do các tổ chức tội phạm chủ mưu, có sức nặng nào thưa Đức Ông?

Đáp: Các nhóm tội phạm tổ chức các chuyến đi này của người di cư lén lút hiện nay thu nhập số tiền lời có thể so sánh với nạn buôn bán ma túy. Vì thế cần có một hành động cụ thể bảo đảm cho các cơ cấu quốc gia có thể kiểm soát các vùng đất của mình, bảo đảm sự tự do và phẩm giá của người di cư, cũng như sự an toàn cá nhân của họ. Và phải luôn nhớ rằng sự cung cấp công ăn việc làm và nhà ở cho họ là phương thế hữu hiệu nhất để cho các đám đông tuyệt vọng này không rơi vào tay của các tổ chức tội phạm, và nỗ lực giúp họ hội nhập môi trường sống là khí giới định đoạt giúp đương đầu với các vấn đề này.

Hỏi: An ninh và hội nhập có phải là các phương thức đối nghịch nhau không thưa Đức Ông?

Đáp: Tôi không thấy chúng đối nghịch với nhau, cả khi chúng ta có dùng sự hội nhập để đối chọi với vấn đề an ninh đi nữa; bởi vì chúng tôi chủ trương rằng để hiện tượng di cư được xảy ra trong sự tôn trọng công lý và pháp luật, cần phải có một lối thoát, mà chỉ có sự hội nhập mới có thể bảo đảm được mà thôi. Cần phải có các nguồn tài lực thích hợp. Chúng ta cứ xem hiện nay tại Italia đã có rất nhiều người di cư có cuộc sống bình thường: trên tổng số 4 triệu người di cư đã có hơn 3 triệu người có nhà ở, được học hành và cũng có công ăn việc làm vv... Một vài dân tộc như các dân tộc Đông Âu lại gần gũi với chúng ta hơn, vì họ cũng có nền văn hóa giống nền văn hóa của Italia, do đó tiến trình hội nhập lại càng mau chóng hơn nữa. Nhưng sự kiện này không được khiến cho chúng ta bỏ quên các anh chị em thuộc các quốc gia nghèo miền nam bán cầu tìm di cư đến đất nước của chúng ta. Như thế mục đích chiến thuật là củng cố việc hội nhập của người di cư, bằng cách giải quyết vấn đề thiếu nhà ở và nạn bàn giấy chậm chạp rườm rà, và biến sự di cư bình thường hợp pháp trở thành một lãnh vực, trong đó có thể điều hợp những người mới tới. Nhưng rất tiếc là 50 triệu Euros của tài khóa năm 2007 đã bị tiêu một cách khác đi, chứ không cho các chương trình hội nhập người di cư.

Hỏi: Thưa Đức Ông, chính quyền Italia đã xin Liên Hiệp Âu Châu trợ giúp vì một mình Italia không có khả năng ngăn chặn làn sóng người di cư vào Âu châu qua ngã Italia, Đức Ông nghĩ sao?

Đáp: Dĩ nhiên là một mình Italia không thể đương đầu với làn sóng di cư lén lút ngày càng gia tăng này. Vấn đề không phải là giải tỏa cho bằng đồng hành và điều hành làn sóng đó. Hiện tượng di cư đã trở thành rộng lớn tới độ chỉ có thể giải quyết nó trên bình diện Âu châu. Đương nhiên là Italia phải trực tiếp chịu sức nặng của hiện tượng di cư hơn các quốc gia khác, vì là quốc gia gần nhất với Phi châu và một số nước Đông Âu khác, cũng như có nhiều bờ biển dễ cặp bến nhất, và các hải cảng của Italia đã từng nằm trong lộ trình hàng hải từ xa xưa. Do đó Italia phải có một đường lối chính trị di cư phản ánh các dấn thân của các chủ thể khác nhau cùng dấn thân trong việc giải quyết vấn đề. Sau cùng Italia cũng như Âu châu phải bước vào trong một viễn tượng mới. Nghĩa là phải xác tín rằng vấn đề đích thật không phải là số người di cư cần cho phép thường trú, mà là các dụng cụ giúp đồng hành với họ và giúp họ hội nhập. Ngoài ra sự kiện cánh tay của người di cư hữu dụng cho Italia, thì các kỹ nghệ gia và các hãng xưởng doanh thương đã chứng minh cho thấy với số nhân công họ yêu cầu và thâu dụng, chứ không phải tổ chức Caritas.

(Avvenire 18-6-2008)
 
Bí Tích Thánh Thể phải thay đổi cách sống hằng ngày của chúng ta
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:39 23/06/2008
Các ghi chú về diện Xã Hội của Mầu Nhiệm

Quebec, ngày 22 tháng 6, năm 2008 (Zenit.org). - Một giới chức Toà Thánh Vatican đã nói rằng, Bí Tích Thánh Thể là một lời mời gọi để yêu thương trong những trường hợp cụ thể của đời sống thường nhật.

Đức Hồng Y Francis Arinze, Bộ Trưởng Thánh Bộ Phụng Tự và Bí Tích đã xác quyết điều này trong bài giảng hôm Thứ Bảy tại Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49. Đại Hội được bế mạc hôm nay.

ĐHY nói, “Bí Tích Thánh Thể không những chỉ là một mầu nhiệm để chúng ta tin và cử hành, mà còn là một mầu nhiệm để sống. Khi kết thúc Thánh Lễ, phó tế hoặc linh mục nhắn nhủ chúng ta rằng chúng ta được sai đi để sống mầu nhiệm mà chúng ta vừa cử hành, suy nhiệm và đón nhận.

“Bí Tích Thánh Thể sai chúng ta đi để bày tỏ tình yêu và tình đoàn kết với anh chị em đang thiếu thốn của chúng ta. […] Chúng ta cũng được sai đi để an ủi những người đang sầu khổ, để giúp giải phóng những người đang làm nô lệ, kể cả các nạn nhân của những hình thức đàn áp về phái tính, chủng tộc hoặc những hình thức đàn áp khác, để đem hy vọng đến cho những trẻ bụi đường, và giúp nâng cao các dân chưa được phát triển lên một mức độ xứng hợp với sự hiện hữu của con người.”

Tuy nhiên ĐHY xác tín rằng thương yêu tha nhân không ngừng lại ở đây, nhưng vươn tới những người đói khát và thiếu thốn về tinh thần.

Ngài nói, “Người ta đang đói khát Lời Thiên Chúa, đói khát Tìn Mừng giải phóng của Đức Chúa Giêsu Kitô. Cho nên việc truyền giáo, dạy Giáo Lý dưới nhiều hình thức cùng việc dẫn đưa người ta đến với Hội Thánh và các bí tích là những cách bày tỏ cần thiết của tình yêu thương tha nhân.”

Ngài đã nhắc lại đời sống của các thánh phản ảnh tình yêu đối với Thánh Thể được thể hiện qua việc phục vụ. Trong khi ghi nhận rằng Đại Hội ở Quebec cũng mừng Ngày Phi Châu, ngài đưa ra gương của nhiều anh hùng Châu Phi, kể cả Chân Phước Cyrian Michael Tansi của Nigeria, Isodore Bakanja của Congo, và David Okelo cùng Gilde Irwa của Uganda.

ĐHY Arinze nói, “Những vị đi theo Đức Kitô vĩ đại này được Thánh Thể ban cho sức sống. Trong sức mạnh của Thánh Thể, các nhân chứng cho Đức Kitô giữa thế gian này đã đi bộ 40 ngày và 40 đêm của cuộc hành trình dương thế của mình cho mãi đến khi gặp được Chúa trong đời sống vĩnh hằng.”
 
Chín trên mười người Mỹ tin vào Thiên Chúa và tám trên mười người tin vào phép lạ
Đức Long
19:02 23/06/2008
WASHINGTON DC - Ngày 23 tháng 06 năm 2008 (AFP), theo một cuộc khảo sát của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew công bố hôm thứ Hai cho biết chín trên mười người Mỹ tin vào Thiên Chúa và gần tám trên mười người tin vào các phép lạ.

Người Mỹ tin vào thiên đàng ( 74% ) nhiều hơn tin vào hỏa ngục (59%), nhưng đa số nhìn nhận về con đường cứu độ khác nhau.

Khoảng 70 % người Mỹ gia nhập tôn giáo cho rằng nhiều tôn giáo có thể dẫn đến sự sống vĩnh hằng.

Sáu trên mười người Mỹ cho rằng Thiên Chúa là Đấng mà mọi cá nhân có thể có quan hệ với Người, trong khi một phần tư, mà đa phần là Do Thái và Hinđu (Ấn Độ) cho rằng Thiên Chúa là sức mạnh vô nhân.

Ba phần tư người Mỹ khẳng định đọc kinh ít nhất mỗi tuần một lần.

Cuộc khảo sát dựa vào cuộc phỏng vấn 35.000 người, cuộc khảo sất cũng quan tâm đến quan hệ giữa chính trị và tôn giáo. Những tín đồ theo giáo phái Moc-mon có vẻ như bảo thủ hơn, trong khi các tín đồ Do Thái, Hinđu và Phật giáo thường thuộc cánh tả, theo cuộc khảo sát.
 
Top Stories
Kerala: inquiets de la baisse de la population chrétienne, les évêques catholiques prennent des mesures pour inciter leurs fidèles à avoir davantage d’enfants
Eglises d'Asie
10:02 23/06/2008
Kerala: inquiets de la baisse de la population chrétienne, les évêques catholiques prennent des mesures pour inciter leurs fidèles à avoir davantage d’enfants

« Nous sommes très préoccupés par la baisse de la population chrétienne au Kerala, la tendance actuelle des familles étant d’opter pour l’enfant unique du fait des changements de rythme de vie liés à la modernisation de la société », a déclaré le P. Stephen Alathara, porte-parole du Conseil des évêques catholiques du Kerala (Kerala Catholic Bishops’ Council, KCBC). Réunis les 10 et 11 juin derniers, 34 évêques catholiques, de rite latin, syro-malabar et syro-malankar, ont décidé de mettre en place des programmes d’encouragement à la natalité et au respect de la vie dans leurs diocèses respectifs.

En 2001, selon des données tirées du recensement décennal organisé par le gouvernement fédéral, les chrétiens représentaient 19 % des 31 millions d’habitants du Kerala (1), soit un léger déclin relatif en comparaison des 19,5 % de 1991 (pour une population de 29,09 millions d’habitants). « Leur proportion a diminué alors que la population totale a augmenté », a indiqué le P. Alathara. Même phénomène dans les institutions éducatives chrétiennes. De 2006 à 2007, on comptait 3,4 millions d’élèves et d’étudiants chrétiens, soit 200 000 de moins que l’année scolaire précédente. En octobre dernier, Mgr Andrews Thazhath, archevêque syro-malabar de Trichur, avait déjà tiré la sonnette d’alarme et lancé différentes initiatives pour inciter ses fidèles à avoir davantage de bébés (2).

Le KCBC a prévu de lancer prochainement des campagnes ouvertement natalistes pour encourager les naissances et le respect de la vie, par l’intermédiaire de l’apostolat des familles de chaque diocèse. « L’Eglise se chargera de l’éducation et des dépenses de santé des enfants nés dans les familles les plus défavorisées économiquement, si elles sont prêtes à avoir davantage d’enfants », a affirmé le porte-parole du KCBC.

Prévues pour débuter en juillet 2008, les actions « pro-vie » de la Commission pour la famille du KCBC seront ensuite lancées dans les paroisses de chacun des diocèses du Kerala. « A présent, on assiste à une prise de conscience dans la société des conséquences négatives des campagnes de contrôle des naissances mises en place par les gouvernements successifs, avec la disparition progressive dans le monde des populations aborigènes ou des minorités ethniques », a-précisé le P. Jose Kottayil, secrétaire de la Commission pour la famille du KCBC.

Cette commission prévoit également de lancer dans chaque paroisse une campagne annuelle contre l’avortement, grâce à des supports audiovisuels et des campagnes d’affichage, « le but étant de progressivement changer les mentalités ».

(1) Les musulmans représentent 25 % de la population de Kerala, le reste des habitants de l’Etat étant hindous.

(2) Voir EDA 470.

(Source: Eglises d'Asie - 23 juin 2008)
 
Tens of thousands accompany Eucharist through streets of Quebec
Catholic News Service
10:05 23/06/2008
QUEBEC CITY (CNS) -- Nearly 25,000 Catholics from around the world poured through the narrow streets of Quebec City, accompanying the Eucharist in an outpouring of religious fervor absent from this city for at least half a century.

The June 19 procession was one of the highlights of the 49th International Eucharistic Congress June 15-22. The Eucharist, held in an oversized modern monstrance, was driven through the streets on a platform pulled by a truck. Riding with the monstrance were Slovakian Cardinal Jozef Tomko, Pope Benedict XVI's representative to the congress; Quebec Cardinal Marc Ouellet; and Cardinal Theodore-Adrien Sarr of Dakar, Senegal.

Jean Audet watched the procession with his 34-year-old son, Louis.

"It's very old, it reminds me of my young time," said the elder Audet, who is no longer a practicing Catholic.

He explained that when he was young the English Canadians were Protestant and the French Canadians were Catholic; the young men were embarrassed when their girlfriends knelt on the sidewalk during eucharistic processions back then.

Though once the most devoutly Catholic part of Canada, Quebec society abandoned the church in droves in the 1960s during a tumultuous period of social change. Today roughly 10 percent of Catholics still attend Mass, though symbols and saints' names for streets and villages constantly remind the province's residents of their religious past.

The presence of the Eucharist -- surrounded by cardinals, bishops and priests -- at the end of the nearly milelong crowd gave the procession a solemn finish. While many onlookers stared curiously at the passing sight, occasionally a few would fall to their knees as the Eucharist moved past.

Meanwhile, near the front of the line there was a more festive atmosphere in which hundreds of young people mixed among their elders. The parade started with a fourth-degree Knights of Columbus honor guard, followed by the Ark of the New Covenant, a large wooden box carved in the shape of the ark and covered with icons. This ark had spent the last two years crisscrossing Canada to build involvement in the congress among Catholic youths.

Following the ark were the "13 giants" -- marionettes at least 15 feet tall representing male and female leaders from the almost 400-year history of the Catholic Church in Quebec. Among them were St. Jean de Brebeuf, Blessed Kateri Tekakwitha, St. Margaret Bourgeoys, Blessed Marie de l'Incarnation and Blessed Francois de Laval.

Cheers arose each time one of the giants would bow or wave at the crowd.

Jordan Clark, 15, of Kensington, Prince Edward Island, waved his province's flag as he walked in the procession.

"I love being with people who want to celebrate our faith," he said. "I've felt a strong bond with religious people in this congress who have come from all over the world."

Twenty-three-year-old Cody Gabrielson of Winnipeg, Manitoba, carried a conga strapped over his shoulder as he walked. He said he was drawn to the congress by a "deep love for the Eucharist."

The procession, he added, gave him a "deeper understanding of how unified we are."

Some elderly women waved flags from their windows along the more than three-mile route.

Outside three homes for the aged, residents, some in wheelchairs, also watched the procession.

The Eucharist made two stops along the way, for a short prayer and adoration service at St. Francois d'Assise and a liturgy at St. Roch. Both are old historic churches in the city, while St. Roch, the city's largest church, has a reputation for service to the poor and sick.

At St. Roch, the Eucharist was the focus of a liturgy of blessing for the sick.

After St. Roch's the crowds thinned because the final destination, the Agora, an amphitheater on the waterfront, could only hold 5,000 marchers. Some carried torches; others carried candles.

The rain that had pounded the streets on and off all day held off for most of the procession. A brief shower did nothing to douse the joy. Umbrellas popped up, and many, including some of the priests and bishops, wore the clear plastic raincoats provided in the congress registration knapsack.

(Source: Joseph Sinasac/ Catholic News Service /Contributing to this story was Deborah Gyapong)
 
Pope sees vital role for Catholic broadcasters
Catholic World News
10:07 23/06/2008
Vatican, Jun. 20, 2008 (CWNews.com) - Pope Benedict XVI (bio - news) met on June 20 with administrators of Catholic radio stations from around the world, and told them: "The words that you broadcast each day are an echo of that eternal Word which became flesh."

The Holy Father spoke to participants in a conference at the Pontifical Urban University, organized by the Pontifical Council for Social Communications, under the leadership of Archbishop Claudio Maria Celli. He told the 130 broadcasting executives, representing stations in 50 different countries, that they should recognize the importance of their work in the evangelizing mission of the Church.

Pope Benedict told the radio executives that he could understand how they might feel "completely lost amid the competition of other noisy and more powerful mass media." But he urged them not to become discouraged, reminding them that Jesus was born into humble surroundings, isolated from the "noisy imperial cities of antiquity," so that the climactic even in of human history, the Incarnation, nearly escaped public notice.

Nevertheless the Word of God has been preached all around the world, the Pope continued. Catholic radio stations, he observed, transmit the Gospel message to untold numbers of people, reaching thousands who may be hearing the Good News at a propitious time. "This work of patient sowing, carried on day after day, hour after hour, is your way of cooperating in the apostolic mission," he told the broadcasters.

Radio personnel might never meet those who are touched by their words, the Pope said, and yet "your can be a small but real echo in the world of the network of friendship that the presence of the risen Christ, the God-with-us, inaugurated between heaven and earth and among mankind of all continents and epochs."
 
Orthodox leader suggests ''dual unity'' for Eastern Catholics
Catholic World News
10:08 23/06/2008
Constantinople, Jun. 19, 2008 (CWNews.com) - The Orthodox Patriarch of Constantinople has responded favorably to a suggestion by the head of the Ukrainian Catholic Church for a system of "dual unity" in which Byzantine Catholic churches would be in full communion with both Constantinople and Rome.

Patriarch Bartholomew I of Constantinople welcomed the proposal in an interview with the magazine Cyril and Methodius, the RISU news service reports. The acknowledged leader of the Orthodox world suggested that the "dual unity" approach would produce something akin to the situation of the Christian world in the 1st millennium, before the split between Rome and Constantinople.

Cardinal Lubomyr Husar of Kiev, the Major Archbishop of the Ukrainian Catholic Church-- the largest of the Eastern Catholic churches-- had offered the possibility that Byzantine Catholics might seek communion with the Ecumenical Patriarchate, without giving up their communion with the Holy See. Patriarch Bartholomew expressed distinct interest in the idea, saying that "the mother Church in Constantinople holds the doors open for the return of all her former sons and daughters."

Patriarch Bartholomew acknowledged that a restoration of unity would require study, and important differences would have to be overcome. However, he observed that major steps have already been taken to resolve disagreements-- most importantly the revocation of the mutual decrees of excommunication issued by Rome and Constantinople against each other in 1054.

While Catholic and Orthodox theologians continue their efforts to reach agreement on doctrinal questions, Patriarch Bartholomew said, "the people at the grass roots have to come together again." He pointed to the "dual unity" idea as a possible step toward practical unity.

Cardinal Husar, the Ukrainian Catholic leader, has suggested in the past that the Orthodox and Byzantine Catholics of Ukraine should unite under the leadership of a single patriarch. That provocative suggestion is particularly interesting for two reasons.

First, Byzantine Catholics in Ukraine argued for years-- particularly since emerging vigorously from the shadow of Communist repression-- that the Ukrainian Catholic Church should be accorded the status of a patriarchate. Both the late Pope John Paul II (bio - news) and Pope Benedict XVI (bio - news) have expressed some sympathy for that suggestion. The Byzantine-rite Ukrainian Catholic Church is substantially larger than other Catholic churches that are recognized as patriarchates, including the Maronite, Melkite, Chaldean, Syrian, Armenian and Coptic Catholic churches. However, Kiev is not a historical patriarchal see like Antioch or Alexandria. And the recognition of a Ukrainian Catholic patriarchate would be sure to provoke outrage from the Russian Orthodox Church, which has complained frequently and bitterly about the activities of Byzantine Catholics in Ukraine.

Second, the Orthodox Church in Ukraine is badly split, with three different groups competing for recognition as leaders of the Byzantine faithful. The Ukrainian Orthodox Church- Kiev Patriarchate is led by Patriarch Filaret, who was once acknowledged by Moscow but broke with the Russian Orthodox Church after Ukraine gained political independence. The Ukrainian Orthodox Church- Moscow Patriarchate retains ties to Russian Orthodoxy. The Autocephalous Orthodox Church of Ukraine, smaller than the other two, has frequently sided with the Kiev patriarchate in efforts to form a single, unified Orthodox Church in Ukraine, independent from Moscow.
 
Conservative Anglicans to announce schism
Catholic World News
10:09 23/06/2008
Jerusalem, Jun. 20, 2008 (CWNews.com) - Conservative Anglican prelates, meeting in Israel next week in an alternative to the Lambeth Conference, will announce that they can no longer remain in communion with the Church of England, the London Daily Telegraph reports.

The Global Anglican Future Conference (GAFCON), convened by African Anglican bishops, will essentially announce a schism in the Anglican communion, according to the Telegraph story. The conservative bishops will say that there is no realistic prospect for retaining unity among the world's Anglican leaders because of grave disagreements on doctrine and practice.

The GAFCON meeting was called by Anglican prelates who are at odds with their liberal colleagues over the ordination of an openly homosexual American bishop, Gene Robinson. The Archbishop of Canterbury, Dr. Rowan Williams, has struggled to maintain unity despite these severe disagreements. But Nigerian Archbishop Peter Akinola, the most prominent leader of the conservative wing, sees that struggle as doomed. In a statement prepared for the GAFCON meeting, the African prelate says flatly: "There is no longer any hope, therefore, for a unified communion."

The GAFCON meeting-- gathered in advance of the Lambeth Conference, convened every 10 years by the Archbishop of Canterbury-- will discuss a 89-page document entitled The Way, the Truth, and the Life, the Daily Telegraph reports. That document details the conservative prelates' disagreements with the Anglican mainstream, and explains why they cannot remain in communion with their American and English counterparts.

Originally scheduled to take place in Amman, Jordan, the GAFCON meeting was moved to Israel when Archbishop Akinola was denied entry into Jordan.
 
Christians: No One Path to Salvation
Time
16:28 23/06/2008
Christians: No One Path to Salvation

Americans of every religious stripe are considerably more tolerant of the beliefs of others than most of us might have assumed, according to a new poll released Monday. The Pew Forum on Religion and Public Life last year surveyed 35,000 American, and found that 70% of respondents agreed with the statement "Many religions can lead to eternal life." Even more remarkable was the fact that 57% of Evangelical Christians were willing to accept that theirs might not be the only path to salvation, since most Christians historically have embraced the words of Jesus, in the Gospel of John, that "no one comes to the Father except through me." Even as mainline churches had become more tolerant, the exclusivity of Christianity's path to heaven has long been one of the Evangelicals' fundamental tenets. The new poll suggests a major shift, at least in the pews.

The Religious Landscape Survey's findings appear to signal that religion may actually be a less-divisive factor in American political life than had been suggested by the national conversation over the last few decades. Peter Berger, University professor of Sociology and Theology at Boston University, said that the poll confirms that "the so-called Culture War, in its more aggressive form, is mainly waged between rather small groups of people." The combination of such tolerance with high levels of religious participation and intensity in the U.S., says Berger, "is distinctively American - and rather cheering. "

Less so, perhaps, to Christian conservatives, for whom Rice University sociologist D. Michael Lindsay suggests the survey results have a "devastating effect on theological purity." An acceptance of the notion of other paths to salvation dilutes the impact of the doctrine that Christ died to remove sin and thus opened the pathway to eternal life for those who accept him as their personal savior. It could also reduce the impulse to evangelize, which is based on the premise that those who are not Christian are denied salvation. The problem, says Albert Mohler, president of the Southern Baptist Theological Seminary, is that "the cultural context and the reality of pluralism has pulled many away from historic Christianity."

Quizzed on the breadth of the poll's definition of "Evangelical," Pew pollster John Green said the 296-page survey made use of self-identification by the respondents' churches, denominations or fellowships, whose variety is the report's overriding theme. However, he said, if one isolates the most "traditionalist" members of the white Evangelical group, 50% still agreed that other faiths might offer a path to eternal life. In fact, of the dozens of denominations covered by the Pew survey, it was only Mormons and Jehovah's Witnesses who answered in the majority that their own faith was the only way to eternal life.

Analysts expressed some surprise at how far the tolerance needle has swung, but said the trend itself was forseeable because of American Christians' increasing proximity to other faiths since immigration quotas were loosened in the 1960s. Says Rice's Lindsay, the author of Faith in the Halls of Power: How Evangelicals Joined the American Elite: "If you have a colleague who is Buddhist or your kid plays with a little boy who is Hindu, it changes your appreciation of the religious 'other.' "

While the combination of Americans' religiosity - more than half those polled said was "very important in their lives" - and their tolerance for the beliefs of others may suggest creedal confusion, this appears not to trouble good-hearted U.S. pew-sitter. Says Lindsay, "The problem is not that Americans don't believe in anything, but that they believe in everything, and the two things don't always fit together." But he adds, the views are consistent with tolerant views expressed by evangelicals he met in various cities as he toured while promoting his book. Mohler agrees: "We've seen this coming," adding that the query about whether others can make it to heaven "has been the question I get asked by more college students and on my radio program." More so than Christ's divinity or Resurrection, he says, "the exclusivity of the Gospel is the most vulnerable doctrine in the face of the modern world."

Liberals and conservatives will interpret the numbers in different ways, says Pew's Green. "The liberal [interpretation] is that Americans are becoming more universalistic, religiously. The conservative one is that Americans are losing faith and becoming more accomodationist." But he says the truth may lie elsewhere. "Just because they don't want to believe that there's only one way to salvation doesn't meant that they don't take their religion very seriously."

The political implications of the Pew findings are more difficult to gauge. Green says that while Americans' unexpectedly high tolerance for one others' creeds might seem to blunt the sharp religious edge of some of today's campaign-trail discourse, it could also lead to larger religious coalitions around certain issues as pious believers overcome their inhibitions about working with others.

The survey's biggest challenge is to the theologians and pastors who will have to reconcile their flocks' acceptance of a new, polyglot heaven with the strict admission criteria to the gated community that preceded it.

Source: David Van Biema / Time.com
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hân hoan chúc mừng Đại Chủng Viện Thánh Tâm Chúa Giêsu- Giáo Phận Thái Bình mở cửa lại
LM Giuse Pham Thanh Quang CSsR
12:09 23/06/2008
THÁI BÌNH - Sau những ngày chuẩn bị, sửa sang quét dọn phòng ốc, sắp xếp lại bàn ghế, tủ giường, trang trí lại nhà nguyện, hôm nay (23.6.2008), các thầy được vị cha chung của Giáo Phận Thái Bình về dâng thánh lễ đầu tiên, cầu nguyện cho các thầy. Chủ tế thánh lễ là Đức cha P.X Nguyễn Văn Sang, Giám Mục Giáo Phận Thái Bình, đồng tế có cha Đaminh Đặng Văn Cầu, cha Giuse Phạm Thanh Quang, Dòng Chúa Cứu Thế, cha Giuse Lý Văn Thưởng, Dòng Đaminh, tham dự có 33 thầy già lớp ôn thi vào khóa bồi dưỡng ở Chủng Viện và có khoảng 30 sơ Dòng Nữ Đaminh Thái Bình.

Hôm nay trời nắng nóng oi bức đến khắc nghiệt, nhiệt độ có lẽ vào khoảng 35-37 độ C. Tuy nhiên, lúc 9 giờ thánh lễ vẫn diễn ra cách trang trọng, sốt sắng và ấm cúng trong tâm tình cảm tạ và tình yêu thương dạt dào của Thiên Chúa. Tình yêu của Thiên Chúa không dạt dào sao được khi mà sau mấy chục năm, Chủng Viện Mỹ Đức (nay là Chủng Viện Thánh Tâm Chúa Giêsu) mới được mở lại. Mở lại để làm gì? Thưa để trước tiên là đón nhận các thầy già sau bao nhiêu năm tản mác đây đó, bị bỏ rơi không được học hành gì do hoàn cảnh, để được đào tạo làm Linh Mục; sau nữa trong tương lai sẽ tiếp tục đón nhận và đào tạo các thế hệ sau. Không cảm tạ Thiên Chúa sao được khi mà Thiên Chúa đã ban hồng ân lớn lao cho Giáo Phận Thái Bình có được một Chủng Viện khang trang – đáng lẽ ra hoạt động từ rất nhiều năm trước nhưng do hoàn cảnh khó khăn của Đất Nước – để đào tạo các Linh Mục cho Giáo Phận, góp phần phục vụ Hội Thánh, giáo dân và mọi người trong Giáo Phận.

Trong thánh lễ, Đức cha P.X. Sang đã chia sẻ hết sức chân tình và cảm động. Ngài nói lên tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì đã ban cho Giáo Phận Thái Bình cách đặc biệt ân huệ lớn lao là được mở lại Chủng Viện. Ngài chia sẻ tiếp: tại sao lại đặt lại tên cho Chủng Viện Mỹ Đức là Chủng Viện Thánh Tâm Chúa Giêsu? Số là trước Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngài luôn cầu nguyện xin Chúa thương ban cho Giáo Phận có thể mở lại Chủng Viện để chăm lo cho việc đào tạo các Linh Mục hầu có người “nối nghiệp” phục vụ Hội Thánh trong Giáo Phận Thái Bình. Thiên Chúa đã nhận lời ngài. Đúng vào dịp lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu 30.5.2008 vừa qua, ngay sau thánh lễ, ngài vừa về đến phòng và nhận được giấy quyết định của chính quyền Tỉnh Thái Bình cho phép mở lại Chủng Viện Mỹ Đức (trước kia, Giáo Phận vẫn sở hữu và quản lý Chủng Viện này, chỉ có điều là không được hoạt động mà thôi). Ngài mừng quá và hứa sẽ lấy chính tên Thánh Tâm Chúa Giêsu để đặt lại cho Chủng Viện Mỹ Đức, để tạ ơn Chúa. Cái tên Chủng Viện Thánh Tâm Chúa Giêsu bắt đầu ra đời từ đó. Nói đến đây, ngài khóc nức nở có lẽ vì thấy quá mừng, và cũng thấy Giáo Phận đã vượt qua những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, nay đã bước đến ngày đầy hứa hẹn sán lạn như thế này. Mọi người trong nguyện đường cũng không khỏi xúc động.

Ngài chia sẻ thêm, ngài cũng muốn sau này, trong “lò lửa mến” Thánh Tâm Chúa Giêsu, các thầy sẽ được đào tạo và tự đào tạo mình để trở nên các “Tâm Sĩ” giống Thánh Tâm Chúa đầy lửa mến, hầu đi đến mọi nơi gieo rắc tình thương của Chúa.

Nơi Chủng Viện Thánh Tâm Chúa Giêsu, dĩ nhiên các thầy sẽ được rèn luyện, đào tạo để trở thành những Linh Mục gương mẫu. Thật ra, tự sức con người không thể làm được mà cần cộng tác với ơn Chúa nhiều, cần cậy dựa vào Chúa luôn. Vì rằng ngay ở đời này tin cậy, mến cả ba đều tồn tại, nhưng đức cậy là hết sức quan trọng. Cậy dựa, bám víu vào Chúa thì mọi chuyện sẽ ổn thỏa. Ngài khuyên các thầy phải luôn cậy dựa vào Chúa.

Cuối cùng, ngài nêu lên nỗi ưu tư, bận tâm, lo lắng không chỉ của riêng ngài mà còn của nhiều người nữa. Đó là mối bận tâm về việc đào tạo các thầy lớn tuổi. Khó! Đây quả là vấn đề khó khăn. Hãy suy nghĩ thử sẽ thấy, các thầy tuổi tác đã lớn, có thầy tới 68 tuổi rồi, học hành quả là khó khăn, gian khổ đấy, sức khỏe cũng có hạn,… chỉ còn cậy dựa và phó thác cho Chúa thì ước mong mới có thể thành hiện thực được. Ngài khuyên các thầy hãy luôn trân trọng ơn Chúa ban lớn lao như thế này để không ngừng cố gắng nỗ lực mỗi ngày, trau giồi kiến thức, bồi bổ tâm linh để hoàn thiện mình.

Sau thánh lễ, các thầy đã nói lên lời cám ơn vị chủ chăn vì đã quan tâm và chăm lo cho các thầy. Các thầy còn hứa sẽ quyết tâm hoàn thiện mình mỗi ngày, chăm lo việc học hành, tuyệt đối vâng phục vị chủ chăn và các giáo sư. Nhìn cảnh các thầy (tuổi từ 31 đến 68, có những thầy với bộ tóc nhuốm màu bạch kim) đứng lên cám ơn Đức cha và các cha đồng tế trong tư cách “thầy già về ôn thi vào lớp bồi dưỡng ở Chủng Viện”, lòng tôi cảm thấy xúc động, bùi ngùi, thương cảm và rơm rớm nước mắt. Chắc chắn Chúa sẽ ở cùng và nâng đỡ các thầy.

Sau thánh lễ, Đức cha P.X. Sang có một giờ huấn dụ, động viên, khích lệ các thầy. Ngài chỉ dạy thêm về các sinh hoạt hằng ngày, thời khóa biểu, nói sơ qua về các giáo sư sẽ ôn luyện, giảng dạy…

Hôm nay như là một ngày ghi đậm dấu ấn vào trang sử vàng của Giáo Phận Thái Bình, mở ra một tương lai tươi sáng cho Giáo Phận. Rồi đây sẽ còn có các thầy khác tiếp tục tiếp nối bước chân của các “thầy già” bước qua “ngưỡng cửa hy vọng” là Chủng Viện Thánh Tâm Chúa Giêsu để được đào tạo trở thành các Linh Mục gương mẫu trong tương lai. Nguyện xin Chúa tiếp tục chúc phúc cho Giáo Phận Thái Bình và chúc phúc cho những người đã đang và sẽ học hành trong Chủng Viện Thánh Tâm Chúa Giêsu, để mai đây, họ ra đi xây đắp tình thương của Chúa trên khắp mọi nẻo đường.
 
Các tân chức Linh mục và Phó tế Việt Nam thụ phong năm nay tại Pháp
Trần Văn Cảnh
18:59 23/06/2008
PARIS - Ngày 29.07.1658, Ðức Thánh Cha Alexandre VII bổ nhiệm cha François Pallu làm giám mục hiệu tòa Héliopolis, cha Pierre Lambert de la Motte làm giám mục hiệu tòa Béryte và cả hai làm Giám Quản Tông Tòa cho các sở truyền giáo Trung Hoa và Việt Nam.

Một năm sau, ngày 09.09.1659 ÐTC Alexandre VII ban sắc lệnh thiết lập 2 giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam: ÐC François Pallu được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Ngòai, với quyền cai quản 5 tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và Tứ Xuyên của Trung Quốc và nước Lào; và ÐC Pierre Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Trong, với quyền cai quản các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và Đảo Hải Nam của Trung Quốc và gồm luôn cả Chiêm Thành.

Chín năm sau, năm 1668, bốn linh mục việt nam đầu tiên đã được Đức Cha Lambert de la Motte truyền chức tại Ayuthia, Thái Lan. Hai linh mục cho Giáo phận Đàng Trong. Đó là cha Giuse TRANG và cha Luca BỀN. Hai linh mục cho Giáo Phận Đàng Ngoài. Đó là cha Gioan HUỆ và cha Bênêditô HIỀN.

350 năm sau, một hướng đóng góp ơn gọi mới đã được ghi nhận. Giáo dân việt nam đã góp phần cống hiến cho Giáo Hội Pháp những thanh niên trẻ của mình, để dâng mình cho Chúa, phục vụ giáo hội trong hàng giáo sĩ Pháp.

Hè 2007, liên tiếp trong ba tháng, từ tháng Năm, qua tháng Sáu, đến tháng Bảy, báo « Giáo Xứ Việt Nam » đã loan báo các tin vui tân chức và bày tỏ nỗi vui mừng của Các Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp được hân hoan chúc mừng và đón tiếp 10 vị tân chức Khấn Dòng, Linh Mục và Phó tế.

  • 1. Cha NGUÔN THẮNG, khấn trọn đời trong Dòng Tên, ngày 26 tháng 05 năm 2007, lúc 16 giờ, tại Notre Dame des Anges, 208 rue de Pessac, 33000 Bordeaux
  • 2. Cha JOSEPH NGUYỄN QUỐC SỸ, gốc Giáo Phận Hà Nội, thụ phong linh mục, ngày 10 tháng 06 năm 2007, lúc 16 giờ, tại nhà thờ Chính Toà, Giáo Phận Rodez
  • 3. Cha VINCENT MAI VĂN BẢO, đón nhận chức linh mục cùng với 11 cha khác của Tổng Giáo Phận Paris, tại Notre Dame de Paris, lúc 9 giờ 30, ngày thứ bảy 23 tháng 06 năm 2007.
  • 4. Cha JEAN BAPTISTE BÙI TRẦN XUÂN TRIẾT, nhận lãnh chức linh mục vào chủ nhật 24 tháng 06 năm 2007, lúc 17 giờ, tại Cathédrale Basilique de Saint-Denis.
  • 5. Cha PAUL NGUYỄN VĂN DƯƠNG, nhận lãnh chức linh mục vào ngày thứ bảy 30 tháng 06 năm 2007, lúc 17 giờ 30, tại l’Eglise de la Trinité, Toulouse.
  • 6. Cha PAUL NGUYỄN VĂN ÐÔNG, nhận lãnh chức linh mục vào chủ nhật 01 tháng 07 năm 2007, lúc 10 giờ 30, tại l’Eglise Saint Hyppolide, 75013 Paris.
  • 7. Cha PIERRE TRẦN VĂN HUYỀN, nhận lãnh chức linh mục vào chủ nhật 01 tháng 07 năm 2007, lúc 10 giờ 30, tại l’Eglise Saint Hyppolide, 75013 Paris.
  • 8. Thầy ANTOINE VU THAI SAN, đón nhận chức phó tế vào lúc 16 giờ 30, ngày chủ nhật 24 tháng 06 năm 2007, tại Domaine de la Castille, Toulon.
  • 9. Thầy PAUL DOMINIQUE ÐOÀN ÐỨC HẠNH, nhận lãnh chức phó tế vào lúc 10 giờ, thứ bảy 04 tháng 08 năm 2007, tại Basilique Sainte Thérèse de l’Enfant Jésus, Lisieux.
  • 10. Phầy PIERRE JOSEPH TRẦN TẤN NAM, nhận lãnh chức phó tế vào lúc 10 giờ, thứ bảy 04 tháng 08 năm 2007, tại Basilique Sainte Thérèse de l’Enfant Jésus, Lisieux.
Hè 2008, trong số 244, tháng sáu và số 245, tháng bảy 2008, báo Giáo Xứ Việt Nam hân hoan chúc mừng 5 vị tân chức linh mục và phó tế:

  • 1. Thầy Joseph ĐINH VŨ VIỆT NGUYỄN, giáo phận Thanh Hóa, đã lãnh chức phó tế tại Đại Chủng Viện Strasbourg, vào thứ bảy 10.05.2008, lúc 17g do Đức cha Christian Kratz, tổng giám mục giáo phận Strasbourg.
  • 2. Thầy Jean TRẦN VĂN CHINH, giáo phận Thanh Hóa, đã lãnh chức phó tế, vào chủ nhật 25.05.2008, lúc 16g tại nhà thờ Saint-Pierre-d’Orthez, do Đức cha Pierre Molère, giám mục giáo phận Bayonne.
  • 3. Thầy Phêrô LÊ TRUNG NGHĨA, thụ phong linh mục ngày 22.06.2008, lúc 15g30, tại nhà thờ chính tòa Beauvais.
  • 4. Thầy Antoine VŨ THÁI SAN, giáo phận Hưng Hóa sẽ chịu chức linh mục
  • 5. Và Thầy Joseph NGUYỄN MINH CHIẾU, giáo phận Hà Nội, sẽ chịu chức phó tế, vào chủ nhật 29.06.2008, lúc 16g 30, tại nhà thờ Immaculée Conception, Domaine de la Castille, 83260 La Cau.
Xin chia sẻ niềm vui với các vị tân chức và gia đình.

Nguyện xin Chúa Thánh Linh là sức mạnh và nguồn suối Tình Yêu đổ đầy ơn lành trên các tân chức, để các Tân Linh Mục và Tân Phó Tế luôn trung thành với ơn gọi của Chúa và làm tròn sứ vụ rao giảng Tin Mừng.

Xin Ðức Mẹ Lavang và các Thánh Tử Ðạo Việt Nam bầu cử, để Các Cha và Các Thầy luôn xứng đáng làm tông đồ Chúa chọn và, bất cứ nơi nào, Quý Cha và Quý Thầy cũng làm vẻ vang cho Giáo Hội Việt Nam.
 
Những nẻo đường truyền giáo tại Paraguay
LM Trần Xuân Sang, SVD
19:10 23/06/2008
PARAGUAY - NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO

Mục vụ ngoại thường

Vào một ngày giữa tháng 6, một chiếc xe nhà binh đỗ xịch trước nhà xứ chúng tôi và có hai viên sĩ quan quân đội bước vào xin gặp linh mục. Tôi đã tiếp hai vị sĩ quan cấp tá ấy và họ đã mời tôi ngày hôm sau đến ban phép lành trong lễ tuyên thệ của 74 quân nhân ra trường. Tôi hỏi họ cha tuyên úy của họ đâu mà hôm nay lại mời tôi. Họ đáp rằng cha tuyên úy của họ đang trong kỳ hè và họ rất cần một vị linh mục chứng kiến và chúc lành cho ngày lễ tuyên thệ của họ. Tôi đã miễn cưỡng chấp nhận lời mời này vì nghĩ rằng đó không phải là nhiệm vụ của mình.

Đúng 8 giờ sáng ngày hôm sau, họ đã đến đón tôi đúng hẹn. Thường thì người Paraguay không bao giờ đúng hẹn nhưng phải thực nói rằng mấy ông nhà binh rất đúng giờ không sai một phút. Người đón tôi đến căn cứ quân sự để chủ sự nghi thức chúc lành cho ngày tuyên thệ là một viên đại tá trong bộ quân phục rằn ri. Lần đầu tiên trong đời tôi bước vào tổng hành dinh của quân đội và những binh sĩ chỉnh tề quân phục chào các vị thủ trưởng của họ với những tiếng giày bốt-lồ-sô đánh lốp cốp khiến tôi giật nảy mình. Khi đã vào đến địa điểm để chuẩn bị cho buổi tuyên thệ, vị đại tá giới thiệu cho tôi hai vị tướng tổng chỉ huy để nói rõ về chương trình tuyên thệ. Hai vị tướng ấy đã đón chào rất lịch sự và đầy kính trọng dù tôi chỉ đáng tuổi con của họ.

Sau phần điểm quân số và chào cờ, một viên sĩ quan cấp úy đã giới thiệu tôi để bắt đầu nghi thức tôn giáo là phần long trọng nhất trong lễ tuyên thệ. Anh ta đã đọc tên tôi ba lần mà vẫn không đọc được “…. Ahora, Padre Tran Xuan Sang, en nombre de la Iglesia Católica, va a bendecir en el rito de este juramento…”. Trong vài lời vắn tắt, tôi đã nói với họ: “Kính thưa các vị tướng lãnh. Anh em binh sĩ quí mến! Dù chúng ta là ai hay ở địa vị nào chúng ta cũng là anh em với nhau vì chúng ta có một vị Cha Chung ở trên trời. Trong ngày đặc biệt này, nhân danh Giáo hội Công giáo, tôi xin chúc lành cho anh em. Xin anh em hãy luôn trung thành với tổ quốc và với dân tộc của anh em…” Và sau đó tôi mời gọi họ cùng nhau đọc chung một kinh Lạy Cha trước khi ban phép lành cho họ. Thú tật là tôi cũng khá rung vì lần đầu tiên đứng trước các vị tướng lãnh và trong một căn cứ quân sự cả rừng người. Khi tôi quan sát thì thấy rằng họ đều hướng về tôi và đều giỡ mũ ra để đọc kinh Lạy Cha và nhận phép lành của Chúa từ tay linh mục. Phải chăng họ kính trọng tôi, một người Á châu tóc đen, da vàng? Tôi nghĩ không phải như vậy nhưng họ chỉ kính trọng vị đại diện của Chúa Kitô hữu hình ở trần gian mà thôi.

Tôi đã tham dự với họ các nghi thức kế tiếp và sau đó chính vị tướng chỉ huy đã mời tôi chụp hình chung và hẹn một dịp khác sẽ tiếp tục mời tôi đến cử hành các nghi thức cho họ. Ông đã gọi đùa tôi là: “Padre, usted es un guerrero”. Tôi cũng trả lời đùa với ông rằng: “ Sí, Señor. Soy un guerreo de la paz”. Đích thân ông gọi vị đại tá đưa tôi về nhà xứ và chia tay tôi với những cử chỉ thật thân thiện dù rằng ông và tôi chỉ mới gặp nhau lần đầu.

Phải thực sự nhìn nhận rằng tôn giáo không thể thiếu vắng trong tâm thức của con người dù ngày nay hiện tượng tục hóa đã len lỏi và ảnh hưởng sâu nặng đến nhiều chính thể và quốc gia trên thế giới, trong đó có Paraguay. Paraguay là một quốc gia đa phần là Công giáo nhưng chỉ trên danh nghĩa mà thôi. Tuy nhiên, vào những dịp như ngày lập quốc, ngày độc lập hay các ngày lễ bổn mạng của các ban ngành như quân đội, cảnh sát … thì họ lại tham dự cách sốt sắng. Ngày 30/8 sắp tới là ngày lễ thánh Rôsa Lima, vị thánh bổn mạng của Nam Mỹ và cũng là vị thánh bổn mạng của lực lượng cảnh sát, tôi đã được mời để dâng thánh lễ cho các cảnh sát. Có lẽ đó là cơ hội tốt tốt để các linh mục có dịp nói về Chúa cho những vị quan quyền ở trần gian.

Những nẻo đường truyền giáo

Khi còn ở Việt Nam, chưa bao giờ tôi nghĩ một ngày nào đó tôi sẽ ra đi đến một vùng đất xa xôi như vùng Nam Mỹ này như một nhà truyền giáo. Lắm lúc tôi tự hỏi mình sẽ trụ được bao lâu ở vùng khỉ ho cò gáy này. Cũng rất may là những người thân yêu và bè bạn tôi ở khắp nơi xa gần thường email, viết thư, điện thọai để động viên, an ủi tôi nên tôi cảm thấy ấm lòng giữa những lúc nản chí. Có những ngày tôi phải đi thật sớm từ giáo xứ để đến các giáo điểm truyền giáo khá xa trên con ngựa sắc và đến tối mịt mới trở về. Những lúc trời giông bão thì thật là khổ sở vì xình lầy và đường xá trơn trợt. Khi đến nơi nhiều khi mệt muốn đứt hơi cũng phải nở một nụ cười để chào hỏi mọi người rồi tìm chỗ nào đó để chà giày dép và quần áo cho bớt dơ vì dính bùn và vội mặc phẩm phục để ngồi tòa rồi sau đó dâng thánh lễ. Dù trời mưa và đường xá gập ghềnh nhưng những người dân quê chất phát ấy cũng đã lội bộ hàng chục cây số để tham dự thánh lễ vì hàng năm linh mục chỉ đến các giáo điểm truyền giáo vài ba lần. Cái thú của người dân quê là đến nhà thờ để tham dự các nghi thức hay được tham dự thánh lễ, trong khi những người ở thành phố lại có những thú vui khác như xem ca nhạc, đá banh hay dạ hội. Các ngày Chúa nhật nếu có các trận bóng đá dù trời mưa cỡ nào thì sân vận động cũng chật ních người trong khi nhà thờ chỉ lác đác vài người già. Thật tội nghiệp cho Chúa vì ngày nay dường như Chúa không còn hấp dẫn với giởi trẻ nữa. Các giáo xứ ở Việt Nam mùa hè là dịp các linh mục và các đoàn thể qui tụ thiếu nhi và giới trẻ trong các sinh hoạt mục vụ. Ở đây thì không thế tố chức như thế được vì thiếu nhân sự để làm việc. Giáo xứ đầu tiên tôi được gởi đến có 37 giáo điểm truyền giáo nhưng chỉ có 2 linh mục và một chủng sinh. Giáo xứ hiện nay tôi đang phục vụ gồm hơn 46 ngàn giáo dân với 80 giáo điểm truyền giáo cách xa hàng trăm cây số đường rừng mà hiện tại chỉ có 2 linh mục Dòng coi sóc. Cách đó cũng khá xa có 2 tu sĩ Dòng đang phụ trách một trường vừa học, vừa làm cho những học sinh nghèo và người thổ dân. Chỉ lo chuyện mục vụ bí tích cũng đủ làm cho hai anh em linh mục chúng tôi đờ cả người rồi chứ chưa tính đến những chuyện khác. Tôi mới thử lập một ca đoàn và một đội giúp lễ cho giáo xứ mà cũng phải mất nhiều thời gian để huấn luyện và dạy dỗ họ. Tôi cũng đang lên chương trình cho việc huấn luyện các giáo lý viên vì họ là giáo lý viên thật đấy nhưng chẳng biết gì cả. Lúc trước tôi cứ càm ràm sao những vị tiền nhiệm của mình ở đây đã lâu mà không có được một ca đoàn hay đội giúp lễ cho ra hồn, giờ thì tôi mới thấm thía được công việc và sứ vụ truyền giáo đã chiếm gần hết thời gian và sức lực của các thừa sai. Một số bạn bè thân hữu của tôi đã email và hỏi tôi sao lúc này thấy ốm và già dặn hơn nhiều vậy. Tôi trả lời vui với họ vì thiếu ăn và thiếu ngủ nên mới ra như thế.

Các ngày thứ 3 trong tuần tôi thường dâng thánh lễ cho cộng đoàn của các Tu Huynh cùng Dòng đang phụ trách một trường học để giúp các trẻ em nghèo và người thổ dân. Tôi phải thực sự bái phục ba Tu Huynh (1 người Mỹ, 1 người Đức và 1 người Thụy Sĩ) những người đã từng làm việc ở xứ truyền giáo này trên 20 năm mà không hề có một lời phàn nàn. Tôi tự hỏi tại sao họ- những Tu Huynh đáng kính ấy có rất nhiều tài năng, sống ở những nước giàu có nhất thế giới lại chọn ơn gọi Tu Huynh và phục vụ ở một vùng đất nghèo và lạc hậu như thế này trong khi những tu sĩ khác ở các nước nghèo lại cứ thích chọn những nước giàu có để làm việc! Nhiều khi cuộc đời có những cái nghịch lý như vậy. Chính tôi cũng có những suy nghĩ và thích chọn những chỗ sung sướng để làm việc. Tuy nhiên, khi sống gần các Tu Huynh, dần dần tôi đã thay đổi ý kiến. Tôi cũng có dịp trao đổi vốn tiếng Anh của mình với vị Tu Huynh chính gốc người Mỹ vì sợ lâu ngày không xài sẽ quên.

Thế đó, cuộc sống ở xứ truyền giáo có những khúc quanh mà nhiều lúc mình không có lựa chọn. Mình chỉ biết chấp nhận rồi vượt qua để mà vui sống. Những nẻo đường truyền giáo đầy những thách đố đang còn ở phía trước đòi hỏi nhiều cố gắng, hy sinh. Xin quí vị hiệp ý cầu nguyện cho các nhà truyền giáo với một kinh Lạy Cha trong các thánh lễ. Mong lắm thay!

Paraguay 23/6/2008
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Kết Quả Xổ Số Ngày Hành Hương Mẹ La Vang 2008
Phó tế Giuse Nguyễn Hòa Phú
18:52 23/06/2008


Kết Quả Xổ Số Ngày Hành Hương Mẹ La Vang 2008



Trong không khí từng bừng của ngày Hành Hương Mẹ LaVang, tối Thứ Sáu ngày 20 tháng 6 năm 2008 vừa qua, tại nhà hàng “Thần Tài”, với sự hiện diện của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Ban Thường Vụ - Phục Vụ LĐCGVN-HK, rất đông quý Linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý khách ân nhân của Liên đoàn và hơn 600 giáo dân từ khắp các Tiểu Bang Hoa Kỳ đã hiện diện và tham dự dạ tiệc gây quỹ Liên Đoàn.

Một chương trình văn nghệ đặc sắc dưới sự điều hợp tuyệt vời cùa hai Emcees: LM Đồng Minh Quang và LM Anh Linh cùng với sự hợp tác của các ca nhạc sĩ và giới trẻ tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo VN, Arlington, Virginia. đã cống hiến đến thực khách một buổi tối vui tươi và đầy ắp tình người.

Qua phần xổ số, các lô An ủi, Hạng Ba, Hạng Nhì và Hạng Nhất đã được thực hiện do các em thiếu nhi. Riêng lô Độc Đắc (một chiếc xe hơi trị giá $24.000), Ban Tổ Chức đã mời Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn lên rút số cuối cùng.

Sau đây là kết quả cuộc xổ số:

T/T Vé Số Lô Trúng Tên và Điện thọai người trúng
1 137233 An ủi Phan K. Thạch - (301) 977 1064 (Đã nhận quà)
2 51791 An ủi Minh Hoàng (316)993 3434
3 76684 An ủi Đoan Nguyễn (405) 686 1511
4 136763 An ủi Mợ Én (504) 952 0365
5 281799 An ủi Đoàn Văn Luyên (361) 872 2252
6 19316 An ủi L/I Nguyễn Đức Hòa (253) 282 1014
7 24282 An ủi L/I Nguyễn Đức Hòa (253) 282 1014
8 214614 An ủi Diệp Hà (909) 629 2254
9 330944 An ủi Spo, WA (không đề tên & điện thọai)
10 153949 An ủi (không đề tên) (504) 394 6676
78613 Lô Hạng BA Ngô Q. Lương (815) 636 1107
158422 Lô Hạng NHÌ (không đề tên & điện thọai)
211441 Lô Hạng NHẤT Gia Nguyễn (703) 347 2224
63868 Lô Hạng NHẤT Vũ Bảo Vân (714) 641 5947
399952 Lô ĐỘC ĐẮC Nguyễn Vy (513) 860 9719


Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ LaVang, buổi dạ tiệc đã thành công mỹ mãn.

Tổng Thư Ký LĐCGVN-HK
 
Văn Hóa
Bể khổ
Lm Vũđình Tường
18:17 23/06/2008
Đời là bể khổ hay niểm vui. Khó xác định.

Đời là bể khổ sao khi bệnh tật người ta lo chạy đôn chạy đáo để tiếp tục cuộc sống bể khổ. Không phải đi tìm cái chết, chết bệnh tật, tự nhiên. Bệnh tật giải thoát sướng hơn sống đời bể khổ.

Đời quả thực có lắm thương đau nhưng đời vẫn đẹp, vẫn đáng sống, nhiều niềm vui, lắm hy vọng. Bể khổ gắn liền với cuộc sống và niềm vui gây hy vọng có sức mạnh phá tan sầu khổ. Bể khổ đôi khi làm cho giá trị niềm vui cao trọng hơn, đẹp hơn và vui hơn. Không nên vịn vào đau khổ một cách tiêu cực để than trời, trách người. Xét một cách tích cực bể khổ có giá trị cao nếu biết dùng nó để thưởng thức niềm vui.

Đời là bể khổ nhưng tôi sống cho người khác, cho gia đình cho con cháu. Như thế tôi chấp nhận cuộc sống bể khổ để con cháu và người khác hưởng niềm vui. Cùng lí luận đó con cháu và người khác cũng chấp nhận cuộc sống bể khổ để cha mẹ, thân nhân được vui. Đây chính là giá trị tích cực của bể khổ. Cả hai cùng chấp nhận bể khổ để nâng đỡ, hỗ trợ nhau để đời bớt khổ.

Kitô hữu đặt giá trị tình yêu cao nhất trong nấc thang hy sinh. Sống cho người mình yêu thì mọi hy sinh, gian khổ không còn là gian khổ nữa mà là niềm vui, được phục vụ cho người mình yêu là một đặc ân. Bạn vui mừng được chọn trong số các bạn để làm phù rể chứ. Cảm tình ấy cho thấy bạn được thương mến đặc biệt hơn các bạn khác. Bạn được chọn làm xướng ngôn viên trong thánh lễ tạ ơn của tân linh mục, bạn cảm thấy vui vì được phục vụ. Được chọn để phục vụ là một đặc ân. Cùng công việc nếu bắt buộc phải làm công việc đó là gánh nặng, buộc phải gánh vác. Là đặc ân khi bạn làm vì yêu mến, vì tình yêu. Tình yêu có sức mạnh vượt trên mọi đau khổ. Biến đau khổ thành niềm vui sáng ngời. Thời gian gia đình mới được đoàn tụ sau nhiều năm xa cách. Tôi cùng thân hữu đi đón người thân, không may hôm ấy trời mưa tầm tã. Trời gió lạnh từng cơn tạt vào da, người lạnh co ro bước dưới mưa. Lạ lùng thay trên môi mọi người vẫn điểm nụ cười, nét mặt rực rỡ hoân hoan, tràn trề hy vọng. Đến phi trường bớt lạnh hơn, thời gian chờ đợi nhiều giờ chờ quan thuế kiểm soát hành lí, giấy tờ di trú, dẫu thế con mắt mọi người vẫn dán chặt vào phía cửa ra vào. Với người thân ruột thịt thì thế, bạn bè cùng đón cũng hân hoan không kém. Một số mỏi chân ngồi xuống, ngồi đau lưng lại đứng nhưng nét mặt vẫn vui tươi. Họ đi vì muốn chia sẻ niềm vui với thân hữu. Lấy niềm vui của thân hữu thành niềm vui cho mình.

Hy sinh trong tình yêu biến đau khổ thành niềm vui. Khi gặp nhau người ta ôm nhau thắm thiết sau lời giới thiệu. Nhờ tình yêu, tình thân hữu người lạ biến thành thân. Không có tình yêu thì đây chính là một cực hình. Nhờ tình yêu mà người ta vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn, đau khổ, mệt mỏi thân xác để tình yêu vươn cao. Trong tình yêu không có đau khổ, chỉ có niềm vui tràn trề.

Kitô hữu không quan niệm đời là bể khổ. Kitô hữu nhận biết cuộc sống có khó khăn, có đoạn trường, có vui buồn lẫn lộn. Để đời bớt khổ, để biến đau khổ, gian nan thành niềm vui Đức kitô dậy các Kitô hữu sống tinh thần nâng đỡ, đùm bọc, tinh thần bác ái và vị tha. Thực hiện những điều này để mang hy vọng, niềm vui cho người và an vui cho đời. Trái lại cuộc sống thực sự là bể khổ khi phải sống trong cô đơn, trong nghi kị, thù hằn, ghen ghét. Tình trạng trên đến từ lòng người vì thiếu vắng tình yêu. Tệ hơn nữa là hiểu sai ý nghĩa tình yêu. Bể khổ theo nghĩa này do con người tạo ra, gây nên. Thực tế cuộc sống có đau khổ, có bệnh tật, có già nua. Mỗi giai đoạn cuộc đời đều có ý nghĩa tích cực. Khi con người sống trong tình yêu họ sẽ hiểu được ý nghĩa của bệnh tật, của già nua.

Đời là niềm vui

Nếu đời không là bể khổ đời phải là niềm vui. Cũng không đúng vì sống trên đời phải vật lộn với đủ thứ, sầu muộn trập trùng, bệnh tật bất thình lình tìm đến trú ngụ, làm phiền thân xác đuổi hoài không ra và tin buồn đến nhanh như làn chớp.

Chào đời bằng tiếng khóc, tiếng khóc vui mừng hay tiếng khóc sầu muộn khi sanh ra. Chẳng vui cũng chẳng buồn. Tiếng khóc đầu đời là tiếng khóc tự nhiên của em bé được sinh ra. Trong em chưa phân biêt vui buồn. Cảm xúc mãi sau này mới phát triển đầy đủ vì thế tiếng khóc chào đời không mang nghĩa vui buồn vì đầu óc non trẻ chưa biết phân tích cảm xúc. Chúng ta có thể gọi đó là tiếng khóc chào đời cũng là tiếng khóc vào đời.

Trách nhiệm

Đời không là niềm vui vì càng vào đời càng thấy nhiều trách nhiệm. Nhỏ thì trách nhiệm nhỏ, lớn trách nhiệm lớn, già trách nhiệm già. Không ai tránh khỏi trách nhiệm trong cuộc sống. Bao lâu còn sống còn trách nhiệm, tuỳ tuổi tác và hoàn cảnh trách nhiệm nhiều ít khác nhau. Ra đường trách nhiệm trong công việc. Về nhà trách nhiệm gia đình. Tối sáng trách nhiệm với Thượng Đế. Đó là chưa kể đến trách nhiệm nếu nắm vai trò lãnh đạo. Trách nhiệm nếu đóng vai trò trên thương trường, cung cấp dịch vụ. Trách nhiệm với khách hàng nếu đóng vai trò thương mại, làm ăn buôn bán. Cuối cùng là trách nhiệm với dân tộc, đất nước của người dân. Lo ngày, lo đêm làm không xong trách nhiệm. Sau mỗi lần làm tròn trách nhiệm có niềm vui, dù là niềm vui tạm, niềm vui tự tạo. Không ai có thể làm tròn tốt đẹp mọi trách vụ, lo ngay ngáy ngày đêm. Như thế sao có thể nói đời là niềm vui.

Nhu cầu

Cuộc sống văn minh có lắm nhu cầu. Để thoả mãn nhu cầu cần phải lao tác nhiều hơn mới đủ chi phí cho nhu cầu. Càng lao tác nhiều càng vất vả. Đại đa số lo tìm cách thoả mãn nhu cầu cuộc sống trong khi đó lại có những bộ óc chuyên môn nghiên cứu đưa ra những nhu cầu mới cho đời. Thế hệ cha ông không có nhu cầu máy tính, trẻ em không có nhu cầu trò chơi điện tử. Ngày nay lớn nhỏ đều cần máy tính. Chúng không còn là xa xỉ phẩm nữa mà trở thành một phần của công việc làm ăn, nhu cầu cần có trên thương trường. Học sinh cần máy tính vì đó là nhu cầu cung cấp chất liệu, dữ kiện cho việc học. Nhu cầu của các em bậc cha mẹ có trách nhiệm giúp các em đạt nhu cầu học hỏi.

Nhiều người không có nhu cầu coi đá banh trong khi đó lại có những người không thể thiếu môn thể thao này. Nhu cầu phát sinh nhu cầu. Thoả mãn được nhu cầu có niềm vui tạm thời đồng thời làm giầu quan hệ giao tế. dù ít quan tâm đến tin tức cũng phải để ý vì khi vào hãng sợ mọi người bàn tán nên cần biết, cần tham khảo, theo dõi. Điều tưởng không cần biến thành nhu cầu, dù là nhu cầu phụ thuộc nhưng quan trọng trong giao tế, phát triển tình thân hữu, đồng nghiệp. Nhiều ngành nghề đòi theo dõi liên tục các sáng chế mới để cập nhật hoá điều đã học và theo kịp những sáng kiến mới ích lợi cho nghề nghiệp. Càng văn minh càng nhiều nhu cầu. Mấy ai thoả mãn mọi nhu cầu. Nhu cầu không thoả mãn đời mất vui. Lí luận không có các nhu cầu đâu có sao vẫn sống. Đúng vậy, vẫn sống nhưng sống thiếu niềm vui nên than đời là bể khổ. Để đời bớt khổ cần có niềm vui, càng nhiều càng bớt khổ. Thánh Phaolô xác định

‘những đau khổ chúng ta cịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta Roma 8,18’.

Sai nơi chốn

Đời không là bể khổ cũng chẳng là nguồn vui. Đau khổ và vui buồn pha trộn, xen lẫn bàn bạc trong cuộc sống. Đau khổ trên trời chẳng bao giờ cạn. Niềm vui trong đời chẳng bao giờ đầy vì niềm vui này hết; niềm vui khác lại đến. Niềm vui đến rồi đi như những đợt sóng biển đại dương khi dạt dào, khi nhẹ nhàng thoang thoảng, khi êm đềm như biển đang ngủ. Có niềm vui, lại muốn vui hơn, muốn vui hơn nữa, chẳng bao giờ cùng. Không đạt được niềm vui tuyệt hảo vì đời đâu có niềm vui tuyệt hảo để cho nên mong muốn này chẳng bao giờ thành đạt. Đi tìm niềm vui tuyệt hảo, vĩnh cửu trên đời sẽ chẳng bao giờ gặp vì trên đời không có chi vĩnh cửu.

Quê hương

Đời lắm u sầu vì chúng ta không được sanh ra để sống vĩnh cửu trên trái đất này. Sao lại uổng công đi tìm niềm vui vĩnh cửu nơi cuộc sống tạm bợ. Ai cũng biết có ngày đời ta sẽ qua đi, bác sĩ lắc đầu, bó tay. Ngay cả bác sĩ lừng danh nhất thế giới cũng có ngày vĩnh biệt trái đất. Đi tìm niềm vui vĩnh cửu cho một thân xác tan biến là làm công việc mâu thuẫn với chính mình. Biết đời chóng tàn nên dụng tâm tìm niềm vui trường cửu là việc làm khôn ngoan. Tìm niềm vui đó nơi đâu là câu hỏi cần được đặt ra. Tìm không đúng chỗ vừa mất công vừa thất bại, hại cả đời.

Có chi tồn tại

Rõ ràng không gì trên đời tồn tại, ngay cả vũ trụ này ngày nào đó cũng biến thành mây khói, thái dương hệ bao la theo tiên đoán của các khoa học gia cũng có ngày tàn lụi. Giả sử như các khoa học gia tiên đoán sai lầm, thái dương hệ tồn tại muôn đời. Liệu lần mò tìm được niềm vui vĩnh cửu chăng bởi vì thái dương hệ bao la biết tìm nơi đâu niềm vui vĩnh cửu. Không lẽ con người đầu hàng. Tìm không được niềm vui vĩnh cửu quay ra bám víu niềm vui chóng tàn. Chạy theo niềm vui tạm bợ, niềm vui này tàn, chạy theo niềm vui khác. Cuộc đời là một chuỗi ngày chạy đua, chạy hoài cho đến khi mắc bệnh ngã quị. Người may mắn hơn tiếp tục chạy cho đến tuổi bạc đầu, mắt mờ, chân mỏi chạy không được nữa, ngồi xuống u sầu chào thua. Niềm vui vĩnh cửu ơi ta chào mi. Ta chấp nhận thua ngươi. Quan niệm u sầu, yếm thế. Vào đời để chấp nhận thua thiệt, đau khổ từ lúc sanh đến lúc ngã quị và chết trong đau khổ vì không đạt điều ước mơ. Tuyệt vọng.

Quê hương ngàn đời

Quê hương chúng ta ở trên trời nơi đó chúng ta tìm được nguồn vui tuyệt hảo. chúng ta biết điều này vì Chúa Kitô xác định rõ

‘giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian yêu thích cái gì thuộc về nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian vì Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian Gioan 15,19’.

Chỉ nơi đó mới có ban cho chúng ta niềm vui miên trường, chỉ nơi đó chúng ta mới được no thoả đời đời vì Thiên Chúa là nguồn tình yêu sung mãn cho mọi người. Đây không phải là ước mơ. Đây cũng không phải là hy vọng hão huyền tin điều không có thật. Đây là một thực tại. Điều đơn giản để nhận biết thực tại này là niềm tin. Tin là chấp nhận sự giới hạn của trí óc. Khối óc đầu hàng nhường chỗ cho con tim hành động. Con tim không dùng lí luận. Con tim sống bằng tình yêu. Hoa trái của tình yêu là nâng đỡ, chia sẻ, cảm thông, tha thứ. Vì thế đời rất vui, rất quí, rất đáng sống và sống an vui, hy vọng. Vì sống bằng tình yêu nên nhận biết quê hương của chúng ta không thuộc về trần gian. Tình yêu bất tử, không lệ thuộc vào những định luật của thế giới vật chất. Tình yêu tồn tại. Thế gian không tồn tại nên tình yêu trong thế gian nhưng không thuộc về hạ giới. Tình yêu thuộc về thượng giới. Thượng giới bắt đầu từ hạ giới vươn lên cao, lên cao mãi và trú ngụ trên thượng giới. Sống trên đời có khổ đau vì chúng ta không được tạo dựng để sống muôn đời trên trái đất. Trái đất chỉ là nơi sống tạm. Sự sống thật thuộc về thượng giới. Chúng ta biết thế vì sự hiện diện của ta trên mặt đất. Chúng ta có mặt trên trái đất vì chúng ta được yêu thương và được trao phó sứ mạng. Vì thế mỗi người có trách nhiệm riêng cho mình và trách nhiệm cho người, cho đời. Mỗi người có tài năng riêng tìm cách phát triển tài năng theo sở thích riêng, theo phương pháp riêng làm giầu cho xã hội.

Chúng ta được dựng nên sống trên trái đất trong một thời gian. Sứ mạng trần gian của mỗi người là làm chứng nhân cho Vua tình yêu. Phát triển tài năng qua dụ ngôn nén bạc để mang yêu thương cho đời. Dụ ngôn nén bạc kể mỗi người được trao cho một số tài năng nhất định và riêng biệt để quản lí, làm cho tài năng trổ sinh hoa trái vừa dùng chúng kiếm thực phẩm nuôi thân vừa mang niềm vui, an ủi cho đời. Phát triển tài năng để nuôi thân, để giúp người trong tâm tình tạ ơn Đấng thương ban tài năng cho quản lí. Khi hoàn thành công việc chứng nhân niềm tin người đó hoàn thành cuộc sống dương gian để trở về quê hương vĩnh cửu nơi người đó xuất phát. Thánh Pholô nhiều lần xác định quê hương chúng ta ở trên trời.

‘Nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị phá huỷ đi, thì chúng ta có một nơi do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người làm ra’. 2 Corinto 5,1

‘Còn chúng ta quê hương chúng ta ở trên trời’ Philipê 3,20.


TÌM BÀI CŨ:

Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html

Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html

Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thiên Thần Và Ác Qủy
Nguyễn Đạo Huân
00:14 23/06/2008

THIÊN THẦN VÀ ÁC QỦY



Ảnh của Nguyễn Đạo Huân, Australia ( Hình Chụp tại Hyde Park- Sydney)

…..Xin cứu chúng tôi cho khỏi sự dữ Amen!

(Trích kinh Lạy Cha)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền