Ngày 23-06-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy Niệm Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả
Lm. Anthony Trung Thành
07:49 23/06/2016
SUY NIỆM LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ

Ngày 24 tháng 06

Thánh Gioan Tẩy Giả còn gọi là Thánh Gioan Tiền Hô. Tẩy giả, vì Ngài làm phép rửa cho dân chúng và cho Chúa Giêsu tại sông Giodan. Tiền hô, vì Ngài có sứ mạng đi trước để dọn đường cho Đấng Cứu Thế.

Cha mẹ của Ngài là ông Giacaria và bà Êlizabét, sống ở miền núi xứ Giuđêa. Ông Giacaria là tư tế thuộc phiên ban Abia. Bà Êlizabét thuộc dòng dõi Aharon. Hai ông bà đã già rồi mà không có con, vì Êlizabét son sẻ. Đây là một nỗi tủi nhục cho ông bà, đặc biệt ở Do Thái vào thời bấy giờ. Mặc dầu vậy, ông bà vẫn không phàn nàn kêu trách Chúa. Trái lại, ông bà có một đời sống đạo rất mẫu mực. Thánh Luca cho biết “Cả hai là người công chính trước mặt Thiên Chúa, ăn ở theo mọi giới răn và lề luật của Chúa, không ai trách được điều gì” (Lc 1,6). Nhưng ước muốn có con vẫn nung nấu nơi đôi vợ chồng son sẻ này. Họ ngày đêm cầu nguyện, cậy trông vào Thiên Chúa. Thế rồi, một hôm theo phiên thứ của mình, ông Giacaria bắt thăm và trúng việc vào cung thánh Chúa để dâng hương. Thiên thần hiện ra và cho ông biết, bà Êlizabét sẽ mang thai và sinh con. Vì sự việc xảy đến quá đột ngột, nên ông Giacaria nghi ngờ lời Thiên thần báo tin. Vì vậy, ông đã bị câm. Sau thời gian đó, bà Êlizabét có thai như lời Thiên thần báo tin.

Bài Tin mừng hôm nay kể lại việc bà Êlizabét sinh hạ Gioan Tẩy Giả. Đồng thời, hai ông bà làm lễ đặt tên cho con. Việc đặt tên cũng là một việc hết sức lạ lùng. Từ trước tới nay, người ta thường lấy tên Cha đặt cho con. Vì thế, hôm nay họ hàng hai bên cũng không đi ra ngoài thông lệ đó. Họ đã lấy tên cha là Giacaria mà đặt tên cho con trẻ. Nhưng cả hai ông bà không chấp nhận và muốn đặt tên con trẻ là Gioan. Tên mà Thiên Thần đã cho biết trước. Khi ông Giacaria viết tên con trẻ là Gioan lên một tấm bảng, thì lập tức ông nói được.

Sau sự kiện đó, Phúc âm không nói gì về cuộc đời của ông Giacaria và bà Êlizabét nữa, nhưng chắc chắn hai ông bà tiếp tục sống công chính trước mặt Chúa và mọi người. Đặc biệt, hai ông bà chu toàn bổn phận làm cha làm mẹ đối với Gioan Tẩy Giả.

Thánh Gioan Tẩy Giả sinh ra trước Chúa Giêsu sáu tháng. Trước khi bước vào cuộc sống công khai, Ngài đã có một thời gian sống khắc khổ trong sa mạc. Mình mặc một chiếc áo khoác bằng lông lạc đà. Lưng thắt dây da. Thức ăn hằng ngày của Ngài là châu chấu và mật ong rừng.

Sứ mạng của Ngài đã được Thiên thần nói một cách chi tiết với ông Giacaria: “Vì trẻ này sẽ nên cao trọng trước mặt Chúa, sẽ không uống rượu và thức có men; sẽ được tràn đầy Thánh Thần ngay từ lòng mẹ, sẽ đem nhiều con cái Israel trở về cùng Chúa là Thiên Chúa. Trẻ này sẽ đi trước Người, trong thần trí và quyền lực của Êlia, để đổi lòng dạ cha ông về với con cháu, kẻ ngỗ nghịch về lại với lương tri của những người công chính, dọn cho Chúa một đoàn dân chuẩn bị sẵn sàng"(Lc 1, 15-17).

Sứ mạng đó được cụ thể hoá nơi những lời chính Thánh Gioan Tẩy Giả rao giảng: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3,4-6).

Ngài kêu gọi mọi người lãnh nhận phép rửa sám hối cầu ơn tha tội: “Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3, 2). Phép rửa của Gioan là một nghi thức thống hối kèm theo việc xưng thú tội lỗi (x. Mt 3,6). Khi nghe lời rao giảng của Ngài, hết mọi thành phần trong xã hội thời đó đều đến với Ngài và hỏi “Chúng tôi phải làm gì?” Đối với dân chúng, Ngài nói: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy” (Lc 3,11). Đối với những người thu thuế, Ngài nói: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh” (Lc. 3,13). Đối với binh lính, Ngài nói: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình” (Lc. 3,14).

Kể cả nhóm luật sĩ và biệt phái là thành phần lãnh đạo tôn giáo thời đó cũng đến nghe Ngài giảng. Ngài không ngần ngại nói thẳng với họ rằng: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy?”(x. Mt 3, 7).

Rồi Ngài thêm: “Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: Chúng ta đã có tổ phụ Abraham. Vì tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá nầy trở nên con cháu ông Abraham” ( Mt 3, 9). Ngài cũng mời gọi họ “Hãy sinh hoa trái để chứng tỏ lòng sám hối” (x. Mt 3,8). Những ai không sinh hoa trái thì hình phạt nghiêm khắc sẽ dành cho họ: “Cái rìu đã đặt gần gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt, đều bị chặt đi và quẳng vào lửa”( Mt 3, 10). Ngài nói thêm: “Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi”(Mt 3,12).

Khi biết Vua Hêrôđê cướp vợ của anh mình, đồng nghĩa với phạm tội loạn luân, Ngài đã thẳng thắn can ngăn. Chính vì hành động can đảm này, Ngài bị nhà vua bỏ tù. Tin mừng Thánh Mathêu kể lại: “Nhân ngày sinh nhật của vua Hê-rô-đê, con gái bà Hêrôđia đã biểu diễn một điệu vũ trước mặt quan khách, làm cho nhà vua vui thích. Bởi đó, vua thề là hễ cô xin gì, vua cũng ban cho. Nghe lời mẹ xui bảo, cô thưa rằng: ‘Xin ngài ban cho con, ngay tại chỗ, cái đầu ông Gioan Tẩy Giả đặt trên mâm.’ Nhà vua lấy làm buồn, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên truyền lệnh ban cho cô. Vua sai người vào ngục chặt đầu ông Gioan. Người ta đặt đầu ông trên mâm, mang về trao cho cô, và cô ta đem đến cho mẹ” (14,6-11).

Như vậy, Thánh Gioan Tẩy Giả đã chết vì chân lý. Ngài chết vì dám bênh vực cho sự thật. Đó là gương mẫu cho mỗi người chúng ta hôm nay. Sống giữa một xã hội gian dối, bất công lan tràn, dù bị thiệt thòi và có thể phải chết khi bệnh vực cho sự thật, khi đứng về phía chân lý, nhưng chúng ta phải chu toàn bổn phận ngôn sứ của mình như Thánh Gioan ngày xưa.

Mặc dầu Ngài mạnh mẽ can đảm lên án kẻ quyền thế sống vô luân, nhưng Ngài luôn sống khiêm nhường trước mặt Chúa. Ngài xác nhận, Ngài chỉ là tiếng kêu trong sa mạc, là người dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Ngài nói: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”(Mc 1,7); “Người cần phải lớn lên còn tôi phải nhỏ đi”(Ga 3,30). Sự khiêm nhường của Ngài còn được thể hiện qua việc Ngài giới thiệu Chúa Giêsu cho các môn đệ của mình: “Đây chiên Thiên Chúa đây đáng xoá tội trần gian”(Ga 1,29). Nhờ đó, một số môn đệ của Ngài đã theo Chúa Giêsu.

Mừng ngày sinh nhật của Thánh Gioan Tẩy Giả hôm nay, xin Ngài bầu cử để mỗi chúng ta biết học theo các nhân đức của Ngài, nhất là nhân đức khiêm nhường và can đảm, luôn biết bênh vực cho công lý và sự thật. Đồng thời, mỗi người hãy quyết tâm thực hành những lời Ngài giảng dạy để trở thành những Gioan Tẩy Giả của thời đại hôm nay.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 13 Mùa Quanh Năm C - 26.6.2016
Lm Francis Lý văn Ca
04:28 23/06/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Trong các bài đọc hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta cách thức theo Ngài. Hay nói một cách khác, Ngài mời gọi chúng ta đáp lại tiếng gọi của trời cao, theo Chúa phải có tinh thần từ bỏ, không điều kiện như bài Tin Mừng chúng ta sẽ nghe hôm nay. Đồng thời phải vác thập giá nữa, như chúng ta đã chia sẻ tuần vừa qua.
Chúa không khắt khe cũng như để cho chúng ta bị thiệt thòi khi Ngài đòi hỏi chúng ta theo Ngài: "Phàm ai từ bỏ mọi sự.... sẽ được hưởng gấp trăm và được sự sống đời đời làm cơ nghiệp". Vậy, chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta biết hy sinh từ bỏ những gì cản bước tiến chúng ta đi theo Ngài và làm cho đời sống đạo của chúng ta thêm vướng vít, bạn bịu...
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Êlisê được Chúa kêu gọi làm tiên tri. Nhưng trước khi đi ông đã xin Thiên Chúa Giavê về hôn, từ giã cha già và ăn bữa cuối cùng với người thân. Thiên Chúa đã chìu ý ông.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô khyên dân thành Galata, hãy sống trọn vẹn tinh thần yêu thương mà phép rửa tội đã nối kết họ nên một Dân Thánh. Nếu không khôn ngoan, mà cứ cắn xé nhau, thì họ sẽ bị hủy diệt. Đây cũng là bài học cho những cộng đoàn xứ đạo hương hôm nay

TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa Giêsu trong bài Tn Mừng hôm nay cho chúng ta thấy tư tưởng kêu gọi của Ngài khác với bài đọc thứ I. Ngài không chìu ý, nhưng còn mạnh dạn trong cách nói: "Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết". Nhưng phần thưởng rất bội hậu, như Ngài hứa trong đoạn cuối của bài Tin Mừng mà chúng ta sắp nghe sau đây.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Trong thế giới hôm nay, Chúa vẫn tiếp tục kêu gọi nhân loại bước theo Ngài, để rao giảng Tin Mừng. Chúng ta cầu xin Chúa cho nhân loại biết đáp lại tiếng gọi của trời cao:

1. Trên bước đường theo Chúa, đôi lúc chúng ta dừng chân, lùi bước, ngoảnh mặt lại phía sau, với những hối tiếc. Xin Chúa giúp chúng ta can đảm, nhìn lên Chúa, là lý tưởng tuyệt hảo của cuộc đời và tiếp tục dấn bước trên con đường theo Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho chúng ta biết từ bỏ tính ích kỷ, kiêu căng, biết thắng lướt những đam mê, để vượt qua sa mạc cá nhân chủ nghĩa, đến với anh chị em trong cảm thông và tha thứ. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Trên con đường theo Chúa, chúng ta sẽ gặp nhiều anh chị em thiếu thốn tình thương, bị xã hội khinh chê, ruồng bỏ. Xin cho chúng ta biết dừng chân, để ủi an, chia sẻ những bất hạnh của anh chị em kém may mắn. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Qua bài Tin Mừng hôm nay, xin cho chúng ta biết nâng đỡ những thanh niên nam nữ dâng mình cho Chúa, đáp lại tiếng gọi của trời cao. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin Chúa tiếp tục ban ơn cho các linh mục, tu sĩ nam nữ luôn đủ nghị lực và ơn thánh để trung thành với ơn gọi. Với sự nâng đỡ của cộng đoàn Dân Chúa, các Ngài được an ủi va an vui trong phục vụ hoặc trong đời sống hiến dâng. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con. Linh mục:

Lạy Chúa, xin sai Thần Linh Chúa đến hướng dẫn Giáo Hội, luôn bước đi trong đường lối Chúa. Với sức mạnh của Thánh Linh giúp đỡ, xin cho chúng con trung thành trong ơn gọi của người tín hữu trong xã hội trần thế. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:15 23/06/2016
63. KHÔNG KHINH KHÔNG TRỌNG.
Phương Minh nấu rượu được mấy thùng.
Một hôm, tất cả các đệ tử đều ở nhà, đột nhiên ông ta cởi áo bỏ rượu bên trong rồi đi tắm .
Các đệ tử đều ngớ người ra, sau đó Phương Minh nói với các đệ tử:
- “Ta uống rượu đã nửa đời người, hận lông tóc không biết mùi vị của rượu, hôm nay mới thấu hiểu, ta nghĩ đại khái là sẽ không nên coi trọng người này mà coi nhẹ người kia nữa !”
(Vân Tiên tạp ký)

Suy tư 63:
Có người quen nhờ tôi đem một lá thư đến cho một bà xơ ở cộng đoàn nữ tu nọ tại Saigon, tôi không mặc áo sơ-mi cổ côn kiểu linh mục, sau khi hỏi tên xơ nọ để đưa thư, thì bị đứng một bên góc sân đợi hơn ba mươi phút, nhiều sơ đi qua đi lại, ngó ngó nhìn nhìn tôi, giống như tôi là một tên...bất lương không bằng, đợi lâu quá sốt ruột vì người nhà đợi ngoài cổng và trời sắp tối, tôi bèn hỏi một sơ đang đứng đó: “Sao lâu quá vậy ?”
Sơ ấy trả lời: “Chú đợi chút xíu, chắc còn đi tìm !”
Nói xong xơ ấy đứng trên hành lang mà nhìn. Tôi suy nghĩ rất nhanh, nói với xơ ấy: “Tôi là linh mục, cho tôi gặp xơ ấy, vì tôi bận phải đi gấp”. Nghe nói tôi là linh mục, bà xơ ấy lập tức vừa chạy vào trong vừa gọi lớn: “Có cha đến”.
Thế là tôi được các xơ niềm nở mời vào phòng khách trò chuyện, nhưng đưa thư xong thì tôi phải đi vì đợi quá lâu...
Coi trọng người này mà coi khinh người khác là căn bệnh của nhiều người, bởi vì họ thường lấy chức vị danh vọng để tiếp đãi, để đối xử với nhau, cho nên Tin Mừng của Chúa chưa đến được với nhiều người.
Nếu chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Giê-su ở trong tất cả những người khách đến thăm, bất kỳ người khách là ai, thì chắc chắn chúng ta sẽ không chậm trễ đón tiếp; nếu chúng ta bỏ đi cái phân biệt diện mạo bên ngoài của người khách, để nhìn thấy một Đức Chúa Giê-su đang đến thăm chúng ta, thì chắc chắn chúng ta sẽ niềm nở đón tiếp họ...
Tôi còn nhớ như in câu nói của một Đan Viện Phụ đã nói với tôi: “Con phải nhớ, khách là Chúa Giê-su, tiếp đón khách là tiếp đón Chúa Giê-su.”
Thiên Chúa không khinh không trọng một ai, tại sao chúng ta lại coi khinh người này coi trong người kia chứ ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:17 23/06/2016
LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ

Lời Chúa: Lc 1, 57-66. 80
“Tên cháu là Gio-an”


Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, một con người đặc biệt mà Đức Chúa Giê-su đã nói: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả” . Cao trọng, không phải vì ông Gioan làm nhiều điều vĩ đại, nhưng là vì ông là người được vinh dự làm kẻ dọn đường cho Đấng Mê-si-a đến. Trong tâm tình ấy, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai điểm nổi bật của thánh Gioan Tẩy Giả:

1. Cương trực và công chính.
Trước bạo quyền của vua Hê-rô-đê, thánh Gioan Tẩy Giả đã không sợ, và dám nói lên sự thật với vua Hê-rô-đê: “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài” (Mc 6, 18), và cái giá phải trả chính là bị nhà vua chém đầu.

Thánh Gioan Tẩy Giả không vì nhu nhược an phận để được mọi người tâng bốc khen ngợi, nhưng chính ngài đã nói lên sự thật với vua Hê-rô-đê, vì việc của ông làm là trái với luân thường đạo lý; ngài cũng không vì bạo lực mà khuất phục, nhưng lời dạy của ngài làm cho nhà vua vừa kinh sợ vừa thán phục.

Trước bạo quyền trần thế, thánh Gioan Tẩy Giả thà chấp nhận cái chết hơn là dửng dưng để cho sự ác thống trị, ngài thà như cây cao vươn thẳng đứng giữa trời cao và bị gió đánh gãy, hơn là làm một một con người chỉ biết lòn cúi để được an phận.

2. Khiêm tốn tự hạ.
Khi nhìn thấy Đức Chúa Giê-su, thì thánh Gioan Tẩy Giả đã không ngần ngại giới thiệu cho hai môn đệ của mình: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”, lời giới thiệu này nói lên một tấm lòng khiêm tốn, ngài không vì sĩ diện để khoe khoang mình và hạ bệ người khác; ngài cũng không vì danh vọng hão huyền mà không nhìn thấy Đấng cứu độ đang đến là Đức Chúa Giê-su, cho nên ngài thà đành “mất” hai môn đệ của mình để họ đi theo làm môn đệ của Đấng là ánh sáng trần gian là Đức Chúa Giê-su, hơn là đi theo ngài chỉ là ánh sáng của con đom đóm trong đêm mà thôi.

Khiêm tốn và tự hạ là đặc tính của người thuộc về Thiên Chúa, và nhìn nhận giá trị đích thực của người khác mà không câu nệ tị hiềm.

Thánh Gioan Tẩy Giả đã nói với dân chúng về Đức Chúa Giê-su rằng: “Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi”, câu nói đầy khiêm tốn tự hạ này đã đưa ngài lên tận trời cao với lời xác nhận của chính miệng Đấng Cứu Thế: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả” (Mt 11, 11). Khiêm tốn là sức mạnh và là vũ khí của người Ki-tô hữu để chiến thắng ma quỷ và thế gian kiêu ngạo, sự khiêm tốn đã làm cho thánh Gioan Tẩy Giả trở nên mạnh mẻ không sợ hãi trước bạo quyền của vua Hê-rô-đê; sự khiêm tốn cũng đã làm cho ngài trở nên danh giá trước mặt Thiên Chúa và loài người.

Anh chị em thân mến,
Cuộc đời của thánh Gioan Tẩy Giả như cây cổ thụ trước phong ba bão táp đầy quyền lực của vua Hê-rô-đê, thà bị gãy chứ không chịu khuất phục, thà bị chém đầu vì công bằng chính nghĩa chứ không đầu hàng trước bạo lực bất công.

Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta có tinh thần của thánh Gioan Tẩy Giả là biết can đảm trước mọi thử thách khó khăn xảy đến cho mình, và biết khiêm nhường định hướng cho cuộc sống với tất cả ân sủng của Chúa ban cho, và nhất là biết luôn trở nên những chứng nhân cho Tin Mừng trong cuộc sống hôm nay.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:21 23/06/2016

14. Trên trời có hết thảy giàu sang vĩnh viễn nhưng không có nghèo khó; trên đất ở đâu cũng có sự nghèo khó, nhưng con người ta không biết giá trị của nó.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:18 23/06/2016
64. ÁO XUÂN ÁO ĐÔNG.
Sau khi Tiền Bị Phong làm Ngô Việt vương, liền tập trung dân công xây dựng đê điều sông Trường Giang, và ở lưu vực Thái Hồ thì xây dựng đập ngăn nước, tầm nhìn của binh lính nông cạn cho nên oán trách mãi không thôi, có người nửa đêm viết nơi cổng chính của Tiền phủ:
- “Không hạn kỳ, không hạn kỳ, mới xây thành rồi lại xây hồ.”
Họ Tiền nhìn thấy, cười mĩm, ra lệnh cho người hầu cũng viết bên cạnh một câu đối:
- “Không hạn kỳ, không hạn kỳ, mới áo xuân rồi lại áo đông”.
Binh lính nhìn thấy thì không còn tức giận oán trách nữa.
(Vân Tiên tạp kí)

Suy tư 64:
Phong trào thì như thủy triều lúc lên lúc xuống không ổn định, không vĩnh viễn: phong trào hippy, phong trào hát nhạc Trịnh, phong trào biểu diễn thời trang, phong trào quần chúng, phong trào đấu tranh, phong trào hưỡng thụ, phong trào sống chung trước hôn nhân.v.v... tất cả đều có nhưng nó chỉ sống được vài ba tháng, thọ lắm thì một hai năm là cùng, lý do tổn thọ của các phong trào thì rất dễ hiểu: nó không được đặt trên nền tảng của Đức Tin.
Đời sống đức tin của người Ki-tô hữu không phải là một phong trào, nhưng là một cuộc sống trộn lẫn trong tim trong máu, trong niềm xác tín về một sự sống vĩnh viễn mai sau của họ, cho nên –đối với họ- không có chuyện giữ đạo vài tháng hay vài năm rồi bỏ đạo theo đạo khác.
Đức Chúa Giê-su hôm qua, hôm nay và ngày mai cũng chỉ là một; Đức Chúa Giê-su đau khổ, Đức Chúa Giê-su chịu chết và Đức Chúa Giê-su Phục Sinh cũng chỉ là một, do đó chuyện đau khổ của ngày hôm nay là niềm vui của ngày mai, và là một giá trị cho sự sống vĩnh hằng với Đấng đã chết và đã phục sinh vinh quang. Không một hy sinh nào của người Ki-tô hữu bị lãng quên, bởi vì đau khổ của họ không phải là một phong trào, nhưng là do lòng mến liên tục trong đời sống của họ mà phát sinh sự hy sinh.
Phong trào chỉ là phong trào, nó sẽ trở thành gánh nặng cho bản thân và gia đình nếu phong trào xấu. Nhưng nếu phong trào được đặt trên nền tảng của Đức Tin, thì dù phong trào có ngắn ngủi, nó cũng sẽ giúp chúng ta có “áo mùa xuân rồi áo mùa đông”, nghĩa là nó giúp chúng ta hâm nóng lại đời sống tôn giáo của mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:21 23/06/2016

1. Xin nhìn ngắm Đức Chúa Giê-su nghèo khó: khi sinh ra không người cho trọ, nằm trong máng cỏ của lừa ăn, được bọc trong tả lót, lánh nạn qua Ai Cập, cưỡi trên mình lừa và bị lõa thể treo trên thập giá.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chúng ta đã sẵn sàng tiếp bước theo Đức Kitô chưa ?
Lm Jude Siciliano OP
23:37 23/06/2016
Chúa Nhật 13 THƯỜNG NIÊN (C)
I Các Vua19: 16, 19-21; T.vịnh 15; Galát 5: 1, 13-18; Luca 9: 51-62
CHÚNG TA ĐÃ SẲN SÀNG TIẾP BƯỚC THEO ĐỨC KITÔ CHƯA ?

Bạn có cảm thấy sụ̉ thay đổi và vội vàng trong phúc âm hôm nay không? Mỏ̉ đầu đoạn sách thánh Luca viết Khi đã tỏ́i ngày Đủ́c Giêsu "đủọ̉c rủỏ́c lên trỏ̀i". Bối cảnh trình bày nỏi Chúa Giêsu sẽ đủọ̉c "rủỏ́c lên". Thành Giêrusalem ỏ̉ độ cao 2700 feet trên mặt nủỏ́c biển, vậy thì Chúa Giêsu phải lên núi ỏ̉ Giudea để đến Thành Thánh. Hôm nay Chúa Giêsu bắt đầu cuộc hành trình lên Giêrusalem. Có một nghĩa khác về việc Chúa Giêsu "đủọ̉c rủỏ́c lên". Ngài sẽ chịu thủỏng khó ỏ̉ thành Giêrusalem Ngài sẽ bị "đủa lên" trên cây thập giá, sẽ sống lại và sẽ lên trỏ̀i, nghĩa là Ngài sẽ "đủọ̉c rủỏ́c lên" về vỏ́i Chúa Cha.

Bài phúc âm hôm nay vang lại bài đọc thủ́ nhất, vì bài đó nói về ngôn sủ́ Êlia đủọ̉c rủỏ́c lên trong cỏn gió lốc (2V 2: 11). Đoạn sách này còn có ý nghĩa khác nói về ngôn sủ́. Khi hai ông Giacôbê và Gioan đề nghị Chúa Giêsu cho lủ̉a trên trỏ̀i rỏi xuống dân một làng Samaritanô vì họ không tiếp đón Chúa Giêsu và các môn đệ. Ngôn sủ́ kêu lủ̉a trên trỏ̀i rỏi xuống khi kẻ thù dân Israel đến gần ngôn sủ́ (2V 1: 10) "và lủ̉a đã tủ̀ trỏ̀i thiêu hắn và 50 ngủỏ̀i của hắn". Nhủng, kêu kủ̉a tủ̀ trỏ̀i xuống không phải là thái độ của Chúa Giêsu đối vỏ́i kẻ thù. Chúa Giêsu đả kích lỏ̀i đề nghị tàn bạo của hai môn đệ đối vỏ́i dân làng Samaritanô. Thật là điều hay Chúa Giêsu đã làm nhủ vậy, vì sau khi Ngài "đủọ̉c rủỏ́c lên", việc giảng dạy theo Đấng Mêsia của giáo hội bắt đầu. Samaria là nỏi dân chúng không phải Do thái trỏ̉ lại đầu tiên vào giáo hội.

Dân Do thái và ngủỏ̀i xủ́ Samaria là kể thù vỏ́i nhau. Chúa Giêus đi qua xủ́ Samaria là chuyện lạ. Thủỏ̀ng thì ngủỏ̀i Do thái tránh không đi qua xủ́ Samaria trên đủỏ̀ng họ lên Giêrusalem. Trong phúc âm thánh Gioan Chúa Giêsu nói chuyện lâu dài vỏ́i một ngủỏ̀i phụ nủ̃ xủ́ Samaria (Ga 4: 4-11). Chúa Giêsu không tủ̀ bỏ ai cả, ngay cả "kẻ thù vỏ́i dân Ngài", hay ngủỏ̀i thuộc tôn giáo khác. Các môn đệ Ngài cũng phải làm nhủ vậy.

Thánh Luca nói với chúng ta là Chúa Giêsu "quyết định lên đường đi lên Giêrusalem". Luca viết 9 đoạn văn về sứ vụ của Chúa Giêsu và Giêrusalem là nơi cuối cùng. Ngay trước khi gặp ba môn đệ đầu tiên, Ngài tiếp tục đi trên đường giảng dạy về việc theo Ngài làm môn đệ. Những người theo Ngài sẽ phải uyển chuyển sẵn sàng thay đổi và quyết tâm với Ngài.

Môn đệ của Chúa Giêsu phải để mọi sụ̉ qua một bên. Ngồi ngay một chỗ, chọn sụ̉ an toàn và không thay đổi là không thể làm môn đệ của Ngài đủọ̉c. Chúa Giêsu luôn luôn trên đủỏ̀ng đi, và chúng ta phải sẵn sàng theo Ngài. Bạn có nhận thấy các tủ̀ ngủ̃ về hành động trong bài này không? Nào: hành trình, gỏ̉i đi, đi vào, trên đủỏ̀ng đi, hãy đi, đi theo v.v... Làm môn đệ phải có hành động.

Muốn làm môn đệ thì có nhủ̃ng ̣điều trình bày trong ba câu chuyện gặp gỏ̉ vỏ́i Chúa Giêsu. Ngài không nói nhẹ về điều kiện làm môn đệ. Nếu ngủỏ̀i nào đáp lại lỏ̀i Chúa Giêsu mỏ̀i gọi, ngủỏ̀i đó sẽ gặp chông gai trên đủỏ̀ng đi. Ông Giacobê và ông Gioan đã có kinh nghiệm gặp chông gai khi họ bị nhủ̃ng ngủỏ̀i làng Samaritanô không đón tiếp. Hai ông mỏ́i bắt đầu theo Chúa Giêsu trên đủỏ̀ng đi lên Giêrusalem thì họ đã gặp chống đối. Chúa Giêsu cũng có thể nói với ngủỏ̀i hỏi Ngài "Thủa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo", là anh có thấy ngủỏ̀i làng Samaritanô tủ̀ chối đón tiếp tôi không? Anh có sẵng sàng chịu bị ngủỏ̀i ta chối bỏ vỉ tôi không? Nhủng, trái lại, Chúa Giêsu nói "Con Ngủỏ̀i không có chỗ tụ̉a đầu". Ngài có thể nói thêm là "nếu anh muốn theo tôi anh cũng sẽ chịu nhủ vậy".

Có môn đệ nào lại muốn theo một vị thầy bị người ta chối bỏ không? Một vị thầy không được tôn trọng khi lên đến Giêrusalem không? Câu hỏi này cũng có thể nói với chúng ta. Thử hỏi chúng ta có muốn liên hệ với người muốn cứu vớt chúng ta, lại bảo chúng thãy hy sinh mạng sống chúng ta cho kẻ khác không? Chúng ta có sẵn sàng bỏ sự an toàn của mình để nhận làm môn đệ không? Hôm nay Chúa Giêsu cho chúng ta có cơ hội để suy nghĩ về lời chúng ta đã đáp lại lời mời gọi đi theo Chúa Giêsu. Chúng ta đã bỏ qua bao nhiêu điều? Chúng ta đã để những dịp phải làm qua ngày khác không?

Đáp lại lỏ̀i một ngủỏ̀i khác muốn theo Ngài, Chúa Giêsu hỏi củ́ng cỏi. Ngủỏ̀i này không tủ̀ chối bổn phận anh ta phải lo cho cha mẹ và gia đình. Nhủng, Chúa Giêsu trên đủỏ̀ng đi, Ngài chỉ có chút thì giỏ̀ đáp lại vỏ́i ngủỏ̀i muốn chôn cất cha anh ta trủỏ́c. Không phải vì cha anh ta vủ̀a mỏ́i chết, nhủng là anh ta muốn thu xếp chuyện nhà trủỏ́c. Và khi cha mẹ anh ta mất anh ta sẽ đủọ̉c thủ thả theo Chúa Giêsu. Nhủng theo Chúa Giêsu là theo sụ̉ sống, không phải theo sụ̉ chết. Chúa Giêsu mỏ̀i gọi chúng ta vào một gia đình mỏ́i và một liên hệ sinh sống. Điều gì đã lôi kéo chúng ta khỏi sụ̉ sống cần phải bỏ lại sau.

Thỏ̀i buổi Chúa Giêsu, liên hệ gia đình là điều rất quan trọng, và trách nhiệm vỏ́i gia đình có thể kéo ngủỏ̀i ta lại không đáp ủ́ng lỏ̀i mỏ̀i gọi của một ngủỏ̀i trên đủỏ̀ng đi "hãy theo tôi". Ngủỏ̀i theo Chúa Giêsu sẽ có một gia đình mỏ́i. Trủỏ́c đó Chúa Giêsu đã nói "Mẹ tôi và anh em tôi, chính là nhủ̃ng ai nghe lỏ̀i Thiên Chúa và đem ra thụ̉c hành" (Lc 8: 21). Lúc đó Chúa Giêsu nói nhủ vậy và bây giỏ̀ Ngài cũng nói nhủ vậy. Ngài mỏ̀i gọi chúng ta "hãy theo tôi". Chúng ta có nghe lỏ̀i Thiên Chúa trong lỏ̀i mỏ̀i gọi đó, và chúng ta có sẵn sàng thụ̉c hành lỏ̀i mỏ̀i gọi đó hay không? Nếu chúng ta thụ̉c hành thì chúng ta là mẹ và anh chị em của Chúa Giêsu.

Đủỏ̀ng lên Giêrusalem vủ̀a bắt đầu, và câu hỏi về việc làm môn đệ của Chúa Giêsu đã đủọ̉c nêu lên. Điều gì đòi hỏi chúng ta, nếu chúng ta muốn làm môn đệ? Thật rõ ràng là đi theo Chúa Giêsu bắt đầu vào mùa hè này cho chúng ta, không phải là một chuyến đi nghỉ mát, một chuyến đi thăm bạn bè và gia đình rồi trỏ̉ về vỏ́i mái ấm nhà chúng ta là nỏi quen thuộc.

Một khi chúng ta đã chấp nhận lỏ̀i mỏ̀i gọi là không có sụ̉ trỏ̉ lại vỏ́i mái ấm gia đình mà chúng ta thủỏ̀ng trỏ̉ về. Và cũng không có bản đồ chỉ rõ đủỏ̀ng ̣đi dễ dàng. Chúng ta không đi theo bản đồ. Chúng ta theo một vị Thầy là Ngủỏ̀i đã đi đủỏ̀ng đó trủỏ́c chúng ta và muốn chúng ta tin vào Ngài. Chỉ có Ngài mỏ́i biết đủỏ̀ng đi.

Bao nhiêu điều đã thay đổi đỏ̀i chúng ta. Đi theo Chúa Giêsu luôn luôn đòi hỏi việc dấn thân đi lại nhiều lần. Bài phúc âm hôm nay cho chúng ta dịp suy nghĩ trủỏ́c khi chúng ta quyết định dấn thân lần nủ̃a đi theo Chúa Giêsu. Trong khi Chúa Giêsu lên thành Giêrusalem, chúng ta sẽ thấy là đi theo Ngài không phải là việc làm của người nhẹ dạ. Chúng ta sẽ thấy lúc đầu đám đông quần chúng hoan hô rồi phai lạt đi và các cỏ quan tôn giáo lần lần chống đối mạnh. Rồi Ngài sẽ phải chịu chết. Chúa Giêsu mỏ̀i gọi chúng ta đi theo Ngài, và loan báo điều gì khác vỏ́i thế gian là sụ̉ công chính, tình yêu thủỏng, lòng tha thủ́ và thủỏng xót.

Ai có thể làm nhủ thế đủọ̉c? Tụ̉ chúng ta, chúng ta không thể làm đủọ̉c. Nhủng, chúng ta không làm một mình trên đủỏ̀ng đi. Chúng ta cùng đi vỏ́i Chúa Giêsu và cộng đoàn tín hủ̃u. Khi chúng ta vấp ngã, đi lạc hủỏ́ng, hay chán nãn, một ngủỏ̀i cùng đi vỏ́i chúng ta sẽ có đó đễ nâng đỏ̃ và giúp chúng ta trên đủỏ̀ng đi - đủỏ̀ng Chúa Kitô.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


13th SUNDAY -C-
I Kings19: 16, 19-21; Psalm 16; Galatians 5: 1, 13-18; Luke 9: 51-62

Can you feel the shift and the rush in today’s gospel passage? Beginning with today’s passage the movement in Luke’s gospel makes a major change. The evangelist tells us that "the days for Jesus’ being taken up were fulfilled." The scene is set for Jesus to be "taken up." Jerusalem is 2700 feet above sea level so, Jesus has to climb the Judean mountains to get to the holy city. Today Jesus begins his journey "up to Jerusalem." There is another meaning to Jesus’ being "taken up." In Jerusalem he will suffer his passion, be "lifted up" on the cross, resurrected and then ascend – be "taken up" – to his Father.

The gospel account echoes our first reading because the prophet Elijah was taken up (2 Kings 2:11). There is another allusion in this passage to the prophet: when James and John suggest Jesus rain down fire on the Samaritans for not welcoming him and his disciples. Elijah called down fire when Israel’s enemies approached the prophet (2 Kings 1:10). But raining down fire is not Jesus’ way of treating enemies. He rebukes the disciples’ violent suggestion to destroy the Samaritan village. It is a good thing he does, because after Jesus was "taken up" and the messianic activity of the church began, Samaria was the first non-Jewish region to be converted to Christianity.

Since Jews and Samaritans were enemies, Jesus’ journey through Samaria was unusual. Usually Jews avoided passing through Samaria on their way to Jerusalem. In John’s Gospel Jesus has a long dialogue with the Samaritan woman (4:4-41). Jesus does not reject anyone, even "enemies of the state," or religious heretics. His disciples will need to do the same.

Luke tells us Jesus "resolutely determined to journey to Jerusalem." Luke is beginning a narrative of a nine-chapter ministry, with Jerusalem as its final destination. Even prior to his encounter with the three potential disciples, by his being constantly on the move, Jesus is teaching us about discipleship. Followers of Jesus will have to be flexible, willing to change and make a commitment to him.

The disciple must be willing to put everything else aside. Sitting still and choosing comfort and stability will not do for a disciple of Jesus. He is on the move and we must be willing to follow. Have you noticed all the action words in this reading? – journey, sent, entered, on the way, proceeding, follow, etc. Discipleship requires action.

The requirements for discipleship are illustrated in the three encounters Jesus has as he sets out. He does not soft-pedal what’s required to be a disciple. If someone responds to his invitation there will be bumps on the road. James and John are already experiencing some of those bumbs as they face the rejection of the Samaritan village. They had just begun the journey with Jesus to Jerusalem and already they are meeting opposition. Jesus could also have said to the one who calls out, "I will follow you wherever you go" — "Have you noticed the rejection by the Samaritan village? Are you prepared to suffer the same rejection for my sake?" Instead, he put it this way, "…the Son of Man has nowhere to rest his head." He could have added, "Nor will you if you follow me."

Does a disciple really want to follow a leader who will be rejected, not crowned, when he gets to Jerusalem? A similar question could be put to us. Do we want to be associated with one who offers us salvation by asking us to give up our lives in service to others? Are we willing to give up our needs for comfort to meet the demands of discipleship? Today Jesus offers us an opportunity to reflect on the kind of response we have made to his invitation to follow him. How many compromises have we made? How much have we put off to do to a later date?

Jesus’ response to the second would-be follower sounds harsh. He is not denying one’s obligations to parents and family. But Jesus is on the move and has only a moment to respond to the man who wants to go and bury his father. It isn’t that the father has just died, but the man wants to go and finish things at home. When his parents have died he will be free to leave and follow Jesus. But following Jesus is about life, not death. He invites us into a new family and life-giving relationships. Whatever is robbing us of life, or holding us back, must be left behind.

Family ties were very strong in Jesus’ world and responsibilities to one’s family could hold one back from a quick response to someone who offers an invitation while on the move, "Follow me." The follower of Jesus has a new family. Earlier he had said, "My mother and my brothers are those who hear the word of God and act upon it" (8:21). Just as he did then, he is doing now. He extends an invitation to us, "Follow me." Do we hear the word of God in that invitation and are we ready to act on it? If we do, we are Jesus’ mother and brothers and sisters.

The journey to Jerusalem has just started and questions about discipleship have already arisen. What is required of us if we want to be a disciple? It’s clear this journey following Jesus, which comes at the beginning of summer for us, isn’t about a vacation trip; a visit to friends and family and then a return to the comfort of home and familiar surroundings.

There is no turning back once we accept Jesus’ invitation. There is no home and the accustomed to return to. Nor is there a map on MapQuest to show us the easiest way to get where we are going. We are not following some map. We are following our guide, who has made the trip before us and asks us to trust him – only he knows the way.

So much has changed in our lives. Following Jesus always requires a renewed commitment. Today’s gospel gives us pause before we make the decision again to follow him. As Jesus heads towards Jerusalem we will see that following him is not for the faint of heart. We will watch the initial enthusiasm of the crowds fade and hostility by the religious establishment grow. Eventually he will be put to death. He is inviting us to follow him and proclaim something different to the world – a reign of justice, love, forgiveness, and mercy.

Who can do that? On our own we can’t, but we’re not alone on this journey, we are accompanied by Jesus and this community of faith. When we stumble, lose our way, or get disheartened, one of the travelers with us will be there to support us and help us along the way – Christ’s way.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Armenia sẵn sàng nghinh đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Vũ Văn An
22:28 23/06/2016
Theo chương trình đã được công bố, Đức Phanxicô sẽ tới thủ đô Yerevan của Armenia thứ Sáu này.

Nhân dịp này, Marco Valerio Solia đề cập tới lịch sử phong phú và nhiều đau khổ của Armenia với những chu kỳ vinh quang và thảm họa lần lượt tiếp nối nhau. Nằm giữa hai Lục Địa, trong một khu vực chiến lược của khối Âu Á, Armenia tự hào là một dân tộc có bản sắc cổ xưa hàng thiên niên kỷ, từng giao thoa và tương tác với các nền văn hóa chính của cả Đông lẫn Tây.

Biểu tượng Écmin

Có một yếu tố xem ra rất nhỏ nhưng lại biểu tượng nói lên rất nhiều về thân phận người Armenia. Ai cũng biết, thời Trung Cổ, da của một con thú nhỏ đã được đánh giá cao tại các triều đình, được dùng làm áo choàng cho vua chúa và các quan tòa, đó là da con écmin (ermine), đến nỗi “ermine” được dùng chỉ chức quan tòa như trong các thành ngữ “to rise to ermine” có nghĩa là bổ nhiệm làm quan tòa; “a dispute between silk and ermine” có nghĩa sự tranh cãi giữa luật sư và quan tòa. Nhưng điều đặc biệt, “ermine” còn có nghĩa là sự trong trắng.

Một phần có lẽ vì lông con thú này có mầu trắng nhưng nhất là vì một truyền thuyết rất phổ biến cho rằng con thú này chẳng thà trở thành thực phẩm cho các động vật khác ăn hơn là trú ẩn trong những chiếc lỗ ẩm thấp và dơ bẩn làm mất nét lộng lẫy của nó. Từ đó, écmin trở thành biểu tượng của phẩm giá và trong trắng và được dùng làm áo choàng cho các vị vọng tại các triều đình Âu Châu.

Nhưng điều trên có liên hệ gì với Armenia? Vì tên của nó phát xuất từ tiếng Latinh “armeninus” có nghĩa “phát xuất từ Armenia”. Phẩm giá và tự hào trong các thời điểm bi đát là những điều nhắc người ta nhớ tới thật nhiều mất mát vốn chấm phá lịch sử Armenia.

Diệt chủng

Trong những thời gần đây, người ta nhớ tới vụ diệt chủng do người Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành hồi thế chiến I, chính xác là năm 1915, trong đó, khoảng 1 triệu rưỡi người Armenia đã bị tận diệt, kể cả phụ nữ và trẻ em. Kể từ đó, mọi cố gắng nhằm công nhận cuộc diệt chủng đã không thành công: vì cho tới nay, các nhà cầm quyền ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, vẫn bác bỏ cuộc diệt chủng và sẵn sàng trả đũa bất cứ quốc gia nào công khai tố cáo các biến cố thảm họa này.

Nhưng Quốc Hội Đức, ngày 2 tháng Sáu năm ngoái, đã có một lập trường mạnh mẽ về vấn đề này, khi họ thừa nhận cuộc diệt chủng người Armenia của đế quốc Ottoman, tiền thân của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Thổ Nhĩ Kỳ lập tức trả đũa bằng cách triệu hồi đại sứ tại Đức. Hành động của Quốc Hội Đức phải được coi là can đảm vì giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Đức vốn có mối liên hệ gần gũi: đặc biệt dưới ánh sáng cuộc khủng hoảng tị nạn năm ngoái với nhiều thỏa ước giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu.

Thực ra, hành động can đảm của Quốc Hội Đức đã được khích lệ rất nhiều bởi tuyên bố có tính lịch sử của Đức Phanxicô trước đó mấy tuần. Ngài công khai quả quyết rằng việc tàn sát người Armenia của người Thổ năm 1915 là “cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20”. Để trả đũa, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã triệu hồi đại sứ của họ khỏi Vatican!

Các khó khăn gần đây

Tuy nhiên, các mối liên hệ đầy khó khăn với Thổ Nhĩ Kỳ không phải chỉ là một mối thắt duy nhất đòi chính phủ Armenia phải tháo bỏ. Họ còn phải giải quyết nhiều cạm bẫy vốn phát sinh từ quá khứ và vị trí địa dư khó khăn của họ.

Trong bối cảnh trên, các liên hệ với Azerbaijan là đáng quan ngại hơn cả. Sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh với nước này năm 1994, liên hệ giữa Armenia và Azerbaijan chưa bao giờ bớt căng thẳng cả. Hiện nay, Armenia được Nga ủng hộ, trong khi Azerbaijan được Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ ủng hộ.

Tình thế trên ảnh hưởng tới đường dẫn hơi đốt từ Azerbaijan tới Âu Châu, giúp Âu Châu bớt lệ thuộc vào hơi đốt của Nga: đường này chạy qua Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Albania và cuối cùng tới Puglia (Ý), bỏ qua Armenia!

Được toàn dân Armenia kính mến

Đức Phanxicô tới Armenia trong tình huống như thế, không lạ gì người Armenia rất biết ơn ngài. Không phải riêng người Công Giáo, mà là mọi người dân Armenia. Dù sao, người Công Giáo chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm nhường.

Thực vậy, theo Văn Phòng Thống Kê Trung Ướng của Giáo Hội, Armenia chỉ có dưới 10% dân chúng theo Công Giáo mà thôi với 3 giám mục, 20 giáo xứ, 27 linh mục, 2 nam tu sĩ, 20 nữ tu sĩ và 69 chủng sinh. Diện tích nước này chỉ là 29,800 cây số vuông với tổng dân số 2,914,000 người trong đó có 280,000 người Công Giáo. Đại đa số thuộc Giáo Hội Tông Truyền Armenia trong truyền thống Chính Thống Giáo Đông Phương. Các cơ sở khác gồm: 20 bệnh xá, 1 bệnh viện, 5 nhà cho người già và khuyết tật và ba định chế khác.

Nhưng, nói với Cơ Quan Trợ Giúp Các Giáo Hội Túng Thiếu, Đức Tổng Giám Mục Công Giáo của Armenia, Raphael Minassian, quả quyết rằng: “Người Armenia chúng tôi, bất kể là Công Giáo hay Chính Thống Giáo đều yêu mến ngài. Dù gì, ngài cũng đã nhìn nhận cuộc diệt chủng dân tộc chúng tôi. Chúng tôi luôn nhớ đến ngài vì việc này”.

Ngài cho rằng “Đức Giáo Hoàng đã biểu lộ sư lãnh đạo tinh thần rất mạnh mẽ khi ngài gọi cuộc diệt chủng chống lại dân tộc chúng tôi cách nay 100 năm bằng chính tên của nó và thừa nhận nó là cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20. Điều này cực kỳ quan trọng đối với người Armenia chúng tôi.

“Suốt 100 năm qua, chúng tôi đã cố gắng vận động để sự đau khổ của chúng tôi được nhìn nhận, nhưng không thành công. Chúng tôi chỉ nhận được những lời hứa rỗng tuếch của các quốc gia và chính khách. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng, không phải là một chính khách. Ngài là đấng đại diện của Chúa Kitô trên mặt đất, và ngài vốn quan tâm tới sự thật và nhân quyền”.

Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh tới tầm quan trọng lớn lao của Armenia đối với thế giới Kitô Giáo. Ngài nói: “Armenia là nước đầu tiên trên mặt đất thừa nhận Kitô Giáo (là tôn giáo của quốc gia). Việc này đã diễn ra hơn 1700 năm trước. Ngày nay, dân tộc chúng tôi tiếp tục chịu ảnh hưởng của đức tin. Trong nhiều thế kỷ qua, chúng tôi đã cung cấp cho Kitô Giáo hàng triệu vị tử đạo. Tôi luôn nói rằng: Dân Do Thái chuẩn bị cho Chúa Kitô đến lần thứ nhất. Qua các vị tử đạo của mình, người Armenia chúng tôi đang chuẩn bị đường cho Chúa Kitô đến lần thứ hai. Chúng tôi làm chứng cho Chúa Kitô trước toàn thể thế giới”.

Một điều cũng được Đức Tổng Giám Mục Minassian nhấn mạnh là: các dị biệt giữa các Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo rất không đáng kể và mối liên hệ giữa các Giáo Hội này rất đáng kể. Ngài nói: “chúng tôi có cùng một đức tin, cử hành cùng các bí tích và có chung cùng một phụng vụ. Điểm khác biệt duy nhất chỉ là việc thừa nhận Đức Giáo Hoàng. Ngoài việc này, không có gì khác nhau cả.Và dù thế nào, người Armenia, bất kể là Chính Thống hay Công Giáo, đều cảm nhận họ là một dân tộc và là một Giáo Hội”.

Theo Đức Tổng Giám Mục Minassian, tình hình Giáo Hội ở Armenia hoàn toàn khác với tình hình ở các nơi khác của Tây Âu. Ngài giải thích “Không hề có chủ nghĩa duy thế tục ở đây. Người Armenia là một dân tộc tôn giáo. Người dân có đức tin. Đây là phần cố định của đời sống. Và Giáo Hội của chúng tôi rất sinh động, dù giáo dân của chúng tôi không nhiều, Nhưng chúng tôi vẫn có nhiều dự án bác ái dành cho người nghèo, người cao niên và khuyết tật”.

Điện văn của Đức Phanxicô

Dĩ nhiên, Đức Phanxicô tới Armenia không nhằm gì khác mà chỉ để nói với họ: “Đừng để các ký ức đau buồn chiếm hữu tâm hồn chúng ta, cho dù phải đương đầu với những cuộc tấn công liên tiếp của sự ác; chúng ta đừng thoái lui”.

Trên đây là nội dung bức điện văn ngài gửi cho nhân dân Armenia trước khi ngài đặt chân lên thủ đô Yerevan hôm thứ Sáu. Trong điện văn này, ngài cho hay: “Nhờ ơn Thiên Chúa, tôi đến với các bạn để thực hiện, như huy hiệu của cuộc tông du cho biết, ‘cuộc viếng thăm quốc gia Kitô Giáo đầu tiên’. Tôi đến như môt khách hành hương, trong Năm Thánh Thương Xót này, để rút tỉa từ túi khôn cổ xưa của dân tộc các bạn và để uống thỏa thuê từ các nguồn suối đức tin của các bạn, những suối nguồn vững vàng như các cây thánh giá nổi tiếng được khắc vào đá của các bạn.

"Tôi đến các đỉnh cảo thần nghiệm của Armenia như một người anh em của các bạn, được linh ứng bởi ước nguyện nhìn thấy gương mặt các bạn, cùng nhau cầu nguyện với các bạn và chia sẻ hồng ơn bằng hữu. Lịch sử của các bạn và các biến cố của dân tộc các bạn khiến tôi vừa thán phục vừa buồn sầu: thán phục vì các bạn đã tìm thấy nơi thập giá Chúa Kitô và nơi thiên tài của các bạn sức mạnh để luôn luôn đứng dậy, ngay từ những đau khổ được coi là khủng khiếp nhất mà nhân loại có thể nhớ được; buồn sầu vì các thảm kịch mà cha ông các bạn từng phải sống trong thân xác họ. Đừng để các ký ức đau buồn chiếm hữu tâm hồn chúng ta, cho dù phải đương đầu với những cuộc tấn công liên tiếp của sự ác; chúng ta đừng thoái lui. Đúng hơn, chúng ta hãy như Nôê, người, sau hồng thủy, không mệt mỏi nhìn lên bầu trời và thả bồ câu nhiều lần cho tới khi nó trở lại với ông mang theo nhành ôliu mịn màng (St 8:11): đấy là dấu hiệu cho thấy sự sống có thể tiếp diễn trở lại và hy vọng lại sẽ vươn lên.

“Tôi muốn đến với các bạn như một người phục dịch Tin Mừng và như sứ giả hoà bình để hỗ trợ mọi cố gắng của các bạn trên đường hòa bình và chia sẻ các bước tiến của chúng ta trên đường hòa giải, vốn phát sinh hy vọng.

“Ước mong các vị thánh của dân tộc các bạn, nhất là Thánh Tiến Sĩ Hội Thánh Grêgôriô thành Narek, chúc lành cho các cuộc gặp gỡ của chúng ta, những cuộc gặp gỡ tôi hết sức nóng lòng mong mỏi. Đặc biệt, tôi mong được ôm hôn một lần nữa người anh em Karekin của tôi và, cùng với ngài, đem lại một thúc đẩy mới cho con đường hợp nhất trọn vẹn của chúng ta. Năm ngoái, các bạn tới Rôma từ nhiều quốc gia khác nhau, và chúng ta đã cầu nguyện với nhau tại Mộ Thánh Phêrô. Nay tôi đến lãnh thổ được chúc phúc của các bạn để tăng cường sự hiệp thông của chúng ta, để tiến bước trên con đường hòa giải và để chúng ta được niềm hy vọng sinh động hóa.

“Cám ơn các bạn và hẹn gặp các bạn nay mai! Tsdesutiun! [gặp nhau nay mai]
 
Đức Thánh Cha qua video gửi sứ điệp cho dân chúng Armenia
Thanh Quảng sdb
05:12 23/06/2016
Đức Thánh Cha qua video gửi sứ điệp cho dân chúng Armenia
Thanh Quảng sdb

Theo Đài phát thanh Vatican ngày 22/6/16 thì ĐTC Phanxicô qua video đã gửi một sứ điệp tới dân chúng Armenia trước chuyến viếng thăm của Ngài vào cuối tuần này. Trong thông điệp – bằng tiếng Ý - Đức Thánh Cha nói "như là một người tôi tớ của Tin Mừng và như một sứ giả của hòa bình, tôi mong muốn được đến với anh chị em, để hỗ trợ cho các nỗ lực hòa bình của anh chị em - và tôi muốn cùng cất bước với anh chị em trên con đường hòa giải đưa tới hy vọng."

Sau đây là toàn văn sứ điệp:

Thưa Anh Chị Em thân mến,

Trong một vài ngày nữa tôi sẽ diễm phúc được hiện diện với anh chị em tại Armenia. Ngay từ bây giờ, tôi mời gọi anh chị em hãy cầu nguyện cho cuộc hành trình Tông đồ này.
Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, tôi đến với anh chị em để hoàn thành như phương châm của chuyến đi đã đề ra là "chuyến viếng thăm một quốc gia Kitô giáo đầu tiên". Tôi đến như một khách hành hương, trong Năm Thánh, để kín múc sự khôn ngoan của người xưa trong đất nước anh chị em và dìm mình vào suối nguồn đức tin của cha ông anh chị em, như những dấu thánh giá kiên vững được khắc trên đá của anh chị em.

Tôi tìm đến đỉnh cao huyền bí của dân tộc Armenia của anh chị em như một người con, người anh em giữa anh chị em mình, cùng nhau cầu nguyện và chia sẻ món quà của tình bằng hữu. Lịch sử và các mốc điểm lịch sử của dân tộc yêu quí của anh chị em đã dấy lên trong tôi sự ngưỡng mộ, những cũng không thiếu nỗi buồn vu7ng vấn! Thán phục, vì anh chị em đã tìm được nơi Thập giá của Chúa Giêsu và trong tâm trí thông sáng của anh chị em khả năng vươn lên và bắt đầu lại – từ những đau khổ thật khủng khiếp khó quên của phận người; những đau khổ mà cha ông anh chị em đã trải nghiệm qua chính thân xác của các ngài.

Chúng ta hãy đường để cho những kỷ niệm đau đớn đó chiếm hữu trái tim của chúng ta; ngay cả khi chúng ta vẫn phải trực diện với các cuộc tấn công khủng khiếp vẫn đang tiếp diễn và lặp đi lặp lại, chúng ta không cho phép mình được thoái lui! Hãy làm như Nô ê, qua từng cơn mưa lũ, ông không ngừng nhìn trời và thả chim bồ câu ra cho đến một ngày nọ, nó trở về, mỏ công một nhánh lá ô liu xanh tươi (Sáng Thế Ký 8:11): đó là dấu hiệu cho thấy có sự sống và hy vọng đã vươn lên.

Như một tôi tớ của Tin Mừng và như một sứ giả của hòa bình, tôi muốn đến giữa anh chị em, để hỗ trợ mọi nỗ lực tiến tới hòa bình của anh chị em và cùng anh chị em, chúng ta hãy bước tới trên con đường của hòa giải dẫn tới hy vọng.

Nguyện xin các đấng thánh vĩ đại của dân tộc anh chị em, đặc biệt Thánh Tiến sĩ Giáo Hội Gregorio thành Narek, chúc lành cho các cuộc gặp gỡ của chúng ta, mà tôi đang nức lòng đợi chờ để gặp gỡ và ôm hôn chào người anh em của tôi, Đức Thượng phụ Karekin, và cùng Ngài tìm ra con đường hiệp nhất thông hiệp trọn vẹn với nhau trong Giáo Hội.

Năm ngoái Ngài cùng với các Thượng phụ của một số nước vùng bắc Âu này đã đến Roma viếng mộ của Thánh Phêrô, ở đó chúng tôi đã cùng nhau cầu nguyện... Bây giờ đến lượt tôi đến với đất nước đẹp xinh của anh chị em đây để củng cố sự hiệp thông này, để tiến bước trên con đường hòa giải, và cho phép chúng ta xích lại với nhau trong niềm hy vọng.
(Nguồn Radio Vatican)
 
Sứ điệp của ĐTC gửi Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc ở Á Căn Đình
Thanh Quảng sdb
05:57 23/06/2016
Sứ điệp của ĐTC gửi Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc ở Á Căn Đình
Thanh Quảng sdb

Theo Đài Vatican ngày 22/6/2016 thì Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ đệp cá nhân cho Đức Tổng Giám Mục Jose Maria Arancedo người chủ sự Đại hội Thánh Thể ở Á căn Đình đã diễn ra từ ngày 16-19/6 vừa qua. Trong sứ điệp ngắn gọn gửi cho Đức Tổng giám mục, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Á Căn Đình, Đức Thánh Cha viết đây là một nhu cầu " vì vào thời điểm này chúng ta cần phải xích lại gần với nhau, đừng sợ hãi để cho tình yêu của Thiên Chúa bao phủ. "

"Tôi biết những khó khăn mà anh em đang trải qua," và Thiên Chúa có thể củng cố chúng ta trong đức tin "vì vậy chúng ta có thể đối đầu với những khó khăn và làm thăng tiến công bình bác ái giữa chúng ta và trên hết là phục vụ người nghèo và những người cô thế neo đơn."

Đại hội Thánh Thể được diễn ra khi Á Căn Đình kỷ niệm 200 năm ngày độc lập khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha và Đức Hồng Y Quốc vụ khanh của Tòa Thánh, Hồng Y Pietro Parolin, đã gửi một điện văn vào đầu tháng sáu thay mặt Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói lên sự hiện diện tinh thần của ĐTC cùng với những người tham dự Đại Hội Thánh Thể này.
(Nguồn Vatican Radio)
 
Các người nghèo, ngưòi bị loại trừ và bệnh tật là thịt xác của Chúa Kitô
VietCatholic Network
11:48 23/06/2016
Các người nghèo, ngưòi bị loại trừ và bệnh tật là thịt xác của Chúa Kitô. Khi giơ tay đụng đến người phong cùi, Chúa Giêsu dậy chúng ta đừng sợ hãi đụng chạm tới người nghèo và người bị loại trừ, bởi vì Ngài ở trong họ. Đụng chạm tới người nghèo có thể thanh tẩy chúng ta khỏi sự giả hình, và khiến cho chúng ta lo lắng cho điều kiện của họ.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên với hơn 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua. Trong số các đoàn hành hương hiện diện cũng có một đoàn hành hương 50 người đến từ Việt Nam, do các cha Dòng Tên hướng dẫn. Cũng có một nhóm 12 người Phi châu tỵ nạn được Caritas Firenze hướng dẫn về hành hương Roma, gặp và chụp hình chung với Đức Giáo Hoàng sau buổi tiếp kiến.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa lòng thương xót của Chúa Giêsu khi làm phép lạ cho người phong cùi được khỏi bệnh. Ngài nói: “Lậy Chúa, nếu Chúa muốn Chúa có thể thanh tầy con” (Lc 5,12): đó là lời xin mà chúng ta vừa nghe từ một người phong cùi. Người này không chỉ xin được chữa lành, nhưng được “thanh tẩy”, nghĩa là được chữa lành một cách toàn vẹn, trên thân xác và trong con tim. Thật thế, bệnh phong cùi đã bị coi như một hình thức chúc dữ của Thiên Chúa, của sự ô uế sâu xa. Người phong cùi phải ở xa tất cả mọi người; họ không thể đến đền thờ và tham dự việc thờ phượng Thiên Chúa. Xa cách Thiên Chúa và xa cách loài người. Họ có cuộc sống buồn thương.

Mặc dù vậy, người phong cùi này không chịu trận đối với bệnh tật cũng như đối với các quy định khiến cho anh ta trở thành một kẻ bị loại trừ. Để đến với Chúa Giêsu anh ta đã không sợ hãi vi phạm luật lệ, đi vào thành phố, là phạm điều anh ta không được làm, điều bị cấm; và khi tìm thấy Chúa anh quỳ gối xuống trước mặt Ngài và cầu xin Ngài: “Lậy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể thanh tẩy con” (c. 12). Tất cả những gì mà người bị coi là ô uế này làm và nói diễn tả đức tin của anh. Anh nhìn nhận quyền năng của Chúa Giêsu: anh chắc chắn rằng Ngài có quyền chữa lành anh, và tất cả tuỳ thuộc nơi ý muốn của Ngài. Đức tin này là sức mạnh cho phép anh bẻ gẫy mọi quy ước và tìm gặp Chúa Giêsu, quỳ gối trước mặt Ngài, gọi Ngài là “Chúa”. Đức Thánh Cha giải thích thêm cung cách hành xử của người phong cùi như sau:

Lời khẩn nài của người phong cùi cho thấy rằng khi chúng ta đến với Chúa Giêsu, không cần phải làm các diễn văn dài dòng. Chỉ cần ít lời thôi, miễn là chúng được đi kèm bởi sự tin tưởng tràn đầy nơi sự toàn năng và lòng lành của Chúa. Thật thế, tín thác nơi ý muốn của Thiên Chúa có nghĩa là phó mình cho lòng thương xót vô biên của Ngài. Tôi cũng xin thổ lộ với anh chị em một điều riêng tư. Buổi tối trước khi đi ngủ, tôi đọc lời cầu nguyện ngắn này: “Lậy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể thanh tầy con”. Và tôi đọc một Kinh Lậy Cha cho mỗi một vết thương của Chúa Giêsu, bởi vì Chúa Giêsu đã thanh tẩy chúng ta với các vết thương của Ngài. Mà nếu tôi làm điều này, thì anh chị em cũng có thể làm ở nhà và nói: “Lậy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể thanh tẩy con” và đọc một Kinh Lậy Cha cho mỗi vết thương. Và Chúa Giêsu luôn luôn lắng nghe chúng ta.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu bị người phong cùi này đánh động một cách sâu xa. Tin Mừng thánh Marcô nhấn mạnh rằng “Ngài cảm thương anh ta, giơ tay ra đụng tới anh và nói: “Ta muốn, hãy được thanh tẩy” Cử chỉ của Chúa Giêsu đi kèm theo các lời nói của Ngài và khiến cho giáo huấn của Ngài được rõ ràng hơn. Chúa Giêsu giơ tay ra và còn đụng vào người phong cùi nữa, chống lại Lề Luật Môshê cấm đến gần một người phong cùi (x. Lv 13,45-436). Chống lại mọi điều luật, Chúa Giêsu giơ tay và còn đụng tới anh nữa. Có biết bao lần chúng ta găp gỡ một người nghèo đến gặp chúng ta! Chúng ta cũng có thể quảng đại, có thể cảm thương, nhưng không đụng tới tay họ. chúng ta cho họ một đồng bạc, nhưng tránh đụng tới tay họ, chúng ta vứt đồng bạc ở đó. Và chúng tra quên rằng người đó là thịt xác của Chúa Kitô ! Chúa Giêsu dậy chúng ta đừng sợ hãi đụng tới người nghèo và người bị loại trừ, bởi vì Ngài ở trong họ. Dụng chạm tới người nghèo có thể thanh tẩy chúng ta khỏi sự giả hình và khiến cho chúng ta lo lắng cho điều kiện của họ. Đụng chạm tới những người bị loại trừ. Hôm nay có các người trẻ này đồng hành với tôi. Có biết bao người nghĩ rằng họ ở lại trong đất nước của họ thì tốt hơn, nhưng tại đó họ đau khổ biết bao! Họ là những người tỵ nạn của chúng ta, nhưng biết bao người coi họ là những kẻ bị loại trừ. Tôi xin anh chị em, họ là anh em của chúng ta! Kitô hữu không loại trừ ai hết, nhưng cho họ chỗ và để cho tất cả mọi người đến.

Sau khi đã chữa lành người phong cùi, Chúa Giêsu truyền cho anh đừng nói với ai, nhưng Ngài bảo anh: “Hãy đi trình diện tư tế, và dâng lễ vật cho việc thanh tẩy như Môshê dậy để làm chứng cho họ” (c. 14). Việc sắp đặt này của Chúa Giêsu cho thấy ít nhất ba điều. Thứ nhất, ơn thánh hoạt động trong chúng ta không tìm khuynh hướng cảm xúc. Đức Thánh Cha giải thích:

Bình thường ơn thánh di chuyển một cách kín đáo và không gây ồn ào. Để chữa lành các vết thương của chúng ta và dẫn chúng ta trên con đường của sự thánh thiện, ơn thánh làm việc bằng cách kiên nhẫn nhào nắn con tim chúng ta theo Trái Tim của Chúa, như vậy để nó càng ngày càng có các tư tưởng và tâm tình của Chúa hơn. Thứ hai, khi chính thức làm cho các tư tế kiểm thực việc lành bệnh đã xảy ra, và dâng một hy lễ đền tội, người phong cùi được tái gia nhập cộng đoàn tín hữu và cuộc sống xã hội. Việc tái hội nhập anh thành toàn việc lành bệnh. Như chính anh đã xin, giờ đây anh được thanh tẩy hoàn toàn. Sau cùng, khi trình diện với các tư tế, người phong cùi làm chứng cho Chúa Giêsu và quyền bính cứu thế của Ngài. Sức mạnh của lòng thương xót mà Chúa Giêsu dùng để chữa lành người phong cùi đã đưa đức tin của người ấy tới chỗ rộng mở cho việc truyền giáo. Anh đã là một người bị loại trừ, giờ đây anh trở thành một người trong chúng ta.

Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Chúng ta hãy nghĩ tới mình, tới các khốn nạn của mình… Mỗi người đều có sự khốn nạn của mình. Chúng ta hãy suy tư với lòng chân thành. Có biết bao lần chúng ta bao che chúng với sự giả hình của các “cung cách hành xử tốt”. Nhưng chính khi đó lại cần ở một mình hơn cả, quỳ gối xuống trước mặt Thiên Chúa và cầu nguyện: “Lậy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể thanh tầy con”. Và anh chị em hãy làm điều đó, hãy làm điều đó mỗi chiều trước khi đi ngủ. Và bây giờ chúng ta hãy nói lên lời cầu đẹp này: “Lậy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể thanh tẩy con”. Tất cả cùng nhau lập lại ba lần: “Lậy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể thanh tẩy con”. “Lậy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể thanh tẩy con”. “Lậy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể thanh tẩy con”. Xin cám ơn anh chị em.

Đức Thánh Cha đã chào nhiều đoàn hành hương khác nhau đến từ các nước Anh, Thụy Điển, Pháp, Đức, Áo, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Canada, Hoa kỳ, Trung quốc, cũng như các đoàn hành hương đến từ các nước châu Mỹ Latinh như Brasil.

Trong số các nhóm hành hương Pháp Đức Thánh Cha đặc biệt chào phái đoàn đại biểu dấn thân trong xã hội dân sự do ĐC Dominique Rey hướng dẫn. Ngài khuyến khích họ hãy dám đụng chạm tới người nghèo đang muốn chúng ta trợ giúp họ. Cử chỉ này giải thoát chúng ta khỏi sự giả hình và tha thứ nhiều tội lỗi cho chúng ta.

Chào các đoàn hành hương nói tiếng Anh Đức Thánh Cha cầu mong Năm Thánh Lòng Thương Xót là dịp giúp gia đình họ nhận được nhiều ơn thánh Chúa và giúp canh tân tinh thần.

Chào các đoàn hành hương nói tiếng Đức Đức Thánh Cha cầu mong tháng 6 kính Thánh Tâm Chúa Giêsu giúp mọi người ý thức được lòng thương xót của Chúa Giêsu đối với nhân loại và thắp lên nơi từng người ngọn lửa đức tin truyền giáo.

Với các nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha ngài đặc biệt chào các thành viên cộng đoàn Doce Mãe de Deus, và các thành viên hiệp hội Escuteiros giáo phận Leira. Ngài khích lệ họ dấn thân phục vụ các lý tưởng cao đẹp bằng cách tận dụng mọi khả năng Chúa ban.

Chào các nhóm Ba Lan ngài nhắn nhủ họ noi gương người phong cùi kêu lên Chúa để Ngài giải thoát khỏi tội lỗi và các quên sót, đồng thời luôn nhớ rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, trái lại Ngài đến gặp gỡ, chữa lành, xá giải và tha thứ tội lỗi chúng ta.

Trong số nhiều đoàn hành hương Italia Đức Thánh Cha chào tín hữu các giáo phận Alba, Alghero-Bosa, do các Giám Mục hướng dẫn, các bác sĩ và người thiện nguyện của nhà thương bách khóa Gemelli thành viên tổ chức “Trao ban cuộc sống với con tim”. Ngài cám ơn họ vì các hoạt động khám tim miễn phí cho người nghèo với phòng khám di động. Ngoài ra ngày thứ năm vừa qua nhà thương cũng đã khánh thành nhà ngủ cho các người vô gia cư, do cộng đồng thánh Egidio điều hành, thành quả của Năm Thánh Lòng Thương Xót. Đức Thánh Cha cũng chào các tham dự viên đại hội Giostra del Saracino tỉnh Arezzo, năm nay có đề tại là lòng thương xót. Ngài khích lệ họ dấn thân gợi lại các biến cố lịch sử và phổ biến sứ điệp hoà bình, đối thoại và đối chiếu các nền văn hóa nhân danh thánh Phanxicô.

Chào các bạn trẻ, Đức Thánh Cha khích lệ họ tận dụng các tài năng Chúa ban. Ngài xin các anh chị em đau yếu dâng hiến khổ đau cho Chúa Kitô để cộng tác vào việc cứu độ thế giới. và nhắn nhủ các đôi tân hôn ý thức sứ mệnh không thể thay thế được của họ trong bí tích hôn nhân.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Tòa Thánh lên tiếng về vụ Đức Cha Mã Đạt Khâm
G. Trần Đức Anh OP
11:53 23/06/2016
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh lên tiếng về vụ Đức Cha Mã Đạt Khâm, Giám Mục Phụ Tá giáo phận Thượng Hải.

Hôm 12-6-2016, Đức Cha Mã Đạt Khâm (Ma Daqin) đã viết trên blog tuyên bố rút lại quyết định ra khỏi Hội Công Giáo yêu nước mà ngài đưa ra vào cuối buổi lễ thụ phong Giám Mục. Hành động này đã gây hoang mang và xôn xao lớn nơi các tín hữu Công Giáo Trung Quốc.

Đức Cha năm nay 48 tuổi (1968), thụ phong Giám Mục ngày 7-7-2012. Sau khi tuyên bố rút khỏi Hội Công Giáo yêu nước, ngài bị nhà nước Trung Quốc quản thúc tại Đại chủng viện Xà Sơn, gần Thượng Hải và không được thi hành các nhiệm vụ Giám Mục.

Được yêu cầu lên tiếng về vụ này, hôm 23-6-2016, Cha Lombardi SJ ra thông cáo nói rằng:

1. Về những lời tuyên bố gần đây nói là của Đức Cha Taddeo Mã Đạt Khâm, Giám Mục Phụ Tá Thượng Hải, Tòa Thánh được biết điều này qua blog của Đức Cha và các hãng tin. Về vấn đề này, hiện nay Tòa Thánh không có tin tức trực tiếp.

2. Mọi giả thuyết về vai trò của Tòa Thánh trong vụ này là điều không đúng chỗ.

3. Sự việc bản thân và Giáo Hội của Đức Cha Mã Đạt Khâm, cũng như của tất cả các tín hữu Công Giáo Trung Quốc, được Đức Thánh Cha đặc biệt quan tâm và ân cần theo dõi, Ngài cầu nguyện hằng ngày cho họ
 
Sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela nhắc lại mối quan tâm trên hết của Giáo Hội là hòa bình
Lã Thụ Nhân
16:07 23/06/2016
Sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela nhắc lại mối quan tâm trên hết của Giáo Hội là hòa bình

Guanare (Agenzia Fides) - Sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela, Đức Cha Aldo Giordano, nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của Giáo Hội là tìm kiếm đối thoại ở Venezuela, một cuộc đối thoại hòa bình và đáp ứng nhu cầu của người dân.

Hôm 18 tháng Sáu, trong chuyến thăm tới Guanare, thủ phủ của vùng Bồ Đào Nha, Đức Cha Giordano cho biết: "Mối quan tâm trên hết là hòa bình, làm thế nào để tránh bạo lực; làm thế nào để có ích khi có căng thẳng, làm thế nào để đạt được hòa giải. Nếu có những vấn đề về lương thực và thuốc men, Đức Giáo Hoàng muốn giúp người dân và hỗ trợ vì thiện ích chung".

Giáo xứ Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được nâng lên thành Đền thánh và nhân dịp này, Đức Tổng Giám mục có mặt ở Guanare đã chủ tế Thánh lễ. Đức Tổng Giám mục Manuel Díaz Sánchez của Calabozo, và Đức Cha Jose de la Trinidad Valera Angulo của Guanare cũng đồng tế trong thánh lễ. Đức Cha Giordano bày tỏ sự hài lòng của ngài vì chuyến thăm đền thánh mới được cải tạo này, nơi hàng trăm người tụ tập để cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa. Đức Sứ thần Tòa Thánh cho biết: "Tôi có vinh dự mang thánh tích của Thánh Gioan Phaolô II, một người cha vĩ đại của Giáo Hội, một vị mục tử phổ quát vĩ đại của Giáo Hội".

Căng thẳng gia tăng tại Venezuela và trong những ngày tới các cuộc biểu tình đại diện cho phe đối lập chống lại các chương trình của chính phủ sẽ được tổ chức, để yêu cầu triệu tập cuộc trưng cầu dân ý về việc luận tội Tổng thống Maduro. Một số các cuộc biểu tình đã được tổ chức do Hội đồng Bầu cử quốc gia (CNE) mới đây hủy bỏ hiệu lực của 600.000 chữ ký được thu thập bởi phe đối lập trong cuộc trưng cầu vừa qua.
 
Các Giám mục Congo phát động chiến dịch giáo dục cử tri
Lã Thụ Nhân
16:07 23/06/2016
Các Giám mục Congo phát động chiến dịch giáo dục cử tri

Hội đồng Giám mục Cộng hòa Dân chủ Congo đã tổ chức phiên họp thường niên trong tuần qua. Các Giám mục hy vọng chính thức khởi động chiến dịch giáo dục công dân cho cử tri. Chiến dịch nhằm khuyến khích người dân tham gia nhiều hơn vào các vấn đề của đất nước. Chiến dịch toàn quốc sẽ gởi 10.000 giảng viên đến 47 giáo phận của Cộng hòa Dân chủ Congo.

Đặc biệt, chiến dịch muốn những người trẻ tuổi và phụ nữ chịu trách nhiệm về số phận của mình, nhất là trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử vào tháng Mười một tới. Giáo Hội đã cam kết đào tạo người dân không còn thụ động mà là tham gia xây dựng một quốc gia được dẫn dắt bởi pháp luật.

Hồi đầu tháng này, các Giám Mục của Giáo tỉnh Bukavu (bao gồm các Giáo Phận Butembo-Beni, Goma, Kasongo, Kindu và Uvira) tại Cộng hòa Dân chủ Congo kêu gọi Tổng thống Joseph Kabila minh bạch và giải quyết tình trạng bế tắc chính trị trong tiến trình bầu cử của đất nước này.

Tòa án cấp cao nhất của Cộng hòa Dân chủ Congo ra phán quyết vào tháng Năm vừa qua rằng Tổng thống Joseph Kabila có thể ở lại nắm quyền sau khi kết thúc hai nhiệm kỳ của ông nếu chính phủ của ông thất bại trong việc bầu cử trong tháng Mười Một tới.

Chính phủ cho biết cuộc bầu cử có thể bị trì hoãn do trở ngại về ngân sách và hậu cần.

Lã Thụ Nhân
 
Giáo hội Anh kết nối Ngày vì Sự sống với bảo vệ môi trường
Lã Thụ Nhân
16:06 23/06/2016
Giáo Hội Anh kết nối Ngày vì Sự sống với bảo vệ môi trường

London (Vatican Radio) - Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp đến Giáo Hội Công Giáo tại Anh nhân Ngài vì Sự sống hằng năm diễn ra hôm Chúa Nhật, được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về giá trị của sự sống con người ở mọi giai đoạn và trong mọi hoàn cảnh.

Chủ đề của sự kiện năm nay là "Điều kỳ diệu của Sự sống Con người trong ngôi nhà chung của chúng ta', đề cập rõ ràng đến thông điệp 'Laudato Si' của Đức Thánh Cha Phanxicô được công bố cách đây một năm.

Để tìm hiểu thêm về sự kiện này và cách thức tổ chức tại các giáo xứ trên toàn quốc, Đức Giám Mục John Sherrington, Giám mục phụ tá của giáo phận Westminster, người giải quyết các vấn đề về sự sống của Hội đồng giám mục Công Giáo của Anh và xứ Wales, cho hay rằng Ngày vì Sự sống 2016 tập trung vào tính chất liên kết của sự sống với thế giới xung quanh chúng ta, xuất phát từ phẩm giá con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa.

Những tấm thẻ đã được phân phát cho mỗi giáo xứ trong toàn bộ đất nước, kể câu chuyện về một người đàn ông trong một ngôi làng Ấn Độ đang bị ảnh hưởng của nắng nóng và hạn hán, minh họa tính chất liên kết giữa con người và bảo vệ thế giới tự nhiên. Những nguồn lực khác có sẵn trên trang web Ngày vì Sự sống, trong đó có một suy tư về người phụ nữ tàn tật tìm thấy niềm vui trong thiên nhiên và trong tình yêu của tha nhân.

Trích dẫn từ lời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô gửi các nghệ sĩ trong một lá thư được viết vào năm 1999, Đức Giám Mục Sherrington nói rằng Giáo Hội phải khuyến khích mọi người tự hỏi về sự thánh thiêng của sự sống con người và sự kỳ diệu của vũ trụ. Ngài nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi những lời chúc để ủng hộ công việc của sáng kiến Ngày vì Sự sống và ngài cũng lưu ý những lời rất khích lệ mới đây của Đức Thánh Cha nhân Ngày Năm Thánh dành cho các bệnh nhân và người khuyết tật.

Cuối cùng, Đức Giám Mục Sherrington nói rằng tiền quyên góp được trong Ngày vì Sự sống sẽ được dùng để hỗ trợ Trung tâm Đạo đức sinh học Anscombe, làm việc để bảo vệ sự sống trong các lĩnh vực công cộng và cung cấp kinh phí cho các cá nhân như các bà mẹ tương lai gặp khó khăn cần được giúp đỡ để tiếp tục mang thai.

Lã Thụ Nhân
 
Top Stories
Thailande: Controverse autour du temple bouddhique Dhammakaya : un bras de fer religieux et politique
Eglises d'Asie
09:38 23/06/2016
Thailande: Controverse autour du temple bouddhique Dhammakaya: un bras de fer religieux et politique
(22/06/2016 - par Arnaud Dubus)

Le temple controversé Dhammakaya, situé dans la province de Pathum Thani, à une vingtaine de kilomètres au nord de Bangkok, et son abbé Phra Dhammachayo sont depuis plusieurs semaines au cœur d’une intense controverse. Phra Dhammachayo, âgé de 72 ans et vénéré par les fidèles du temple comme un demi-dieu, est impliqué dans un scandale financier dans le cadre duquel le moine est accusé d’avoir reçu 30 millions d’euros d’un fonds de pension coopératif, qui s’est effondré après qu’il a été découvert que le directeur du fonds avait détourné des centaines de millions d’euros. Mais cette malversation financière n’est qu’un aspect d’un phénomène religieux, économique, politique et socio-culturel majeur: la montée en puissance d’un nouveau culte pseudo-bouddhique en Thaïlande.

Avant de revenir sur ce scandale qui met le pays – et la junte militaire au pouvoir depuis mai 2014 – en émoi, un retour sur l’histoire et les particularités du temple Dhammakaya est nécessaire.

Brève histoire du temple Dhammakaya

Aujourd’hui le temple Phra Dhammakaya est un complexe immense, qui s’étale sur 320 hectares au nord de Bangkok, doté de stupa futuristes et de sala (salle de prières pour les laïcs) vastes comme des stades de football. Mais les débuts de Phra Dhammakaya ont été, selon la communication officielle disséminée par le temple, modestes.

Selon l’histoire officielle du temple, celui-ci a été fondé en 1972 par un groupe de jeunes moines, parmi lesquels Phra Dhammachayo, qui se trouvaient sous l’égide d’une nonne illettrée mais charismatique, Mae Chi Chan, laquelle avait été durant longtemps une disciple du moine Phra Monkhol-thep-muni, connu généralement sous le nom Luang Po Soth. Luang Po Soth était abbé du temple Pak Naam Pasi Charoen, situé sur le bord d’un canal dans l’estuaire de Bangkok.

Au début du XXe siècle, Luang Po Soth avait redécouvert une ancienne technique de méditation, appelée la méditation Dhammakaya, laquelle sera ultérieurement utilisée de manière très efficace par le temple Dhammakaya pour attirer un grand nombre de fidèles. Mae Chi Chan avait une excellente maîtrise de cette technique de méditation, du moins selon la propagande officielle de Dhammakaya.

Fondé avec « 3 200 bahts (80 euros) sur 32 hectares donnés par une fidèle », le temple, dopé par des donations financières croissantes, acquit progressivement une importante quantité de terrains et est devenu aujourd’hui un vaste parc bouddhique avec son centre de relations publiques, ses services financiers et ses nombreux bâtiments religieux. Outre l’immense salle de prières, le temple possède aussi une école pour les novices (les enfants-bonzes).

Controverses et modernisme

Les controverses ont commencé à apparaître au début des années 1990 du fait des méthodes peu orthodoxes utilisées par le temple pour lever des donations. Wat Dhammakaya (wat signifie « temple » en thaï) utilise un système de marketing à plusieurs niveaux du type Amway – donner des « bonus » aux fidèles en fonction du nombre d’autres adeptes qu’ils peuvent amener au temple – et déploie une campagne agressive pour obtenir des donations, mettant en avant le fait que donner de l’argent au temple permet aux fidèles de gagner une place dans le paradis bouddhique – une thématique utilisée par presque tous les temples bouddhiques de Thaïlande, mais que Dhammakaya déploie à une échelle très supérieure.

Dans le même temps, toutefois, le temple Dhammakaya s’est distingué par sa faculté à s’adapter à la modernité. Les chiens abandonnés – une vision commune dans les temples des campagnes – n’étaient pas admis dans l’enceinte du temple. Lors de notre première visite au temple en 1993, nous avons constaté que des jeunes moines, tous titulaires au moins d’une licence, travaillaient quotidiennement à inscrire sur des CD-Rom les 56 volumes du Tipitaka – le livre sacré du bouddhisme Theravada – en collaboration avec la Pali Text Society, basée à Londres.

Scandales immobiliers, financiers et doctrinaux

En 1995, une première vague de scandales liés à des donations de terrains par des fidèles frappa le temple et fit la Une des journaux thaïlandais durant des mois. Mais c’est en 1999 que les choses s’envenimèrent véritablement, quand le Patriarche suprême (le leader de la hiérarchie bouddhique thaïlandaise), Somdet Phra Nyanasamvara, écrivit une lettre donnant instruction au Conseil suprême de la Sangha – composé d’une vingtaine de moines de haut rang et présidé par le Patriarche suprême – d’expulser de la communauté monastique Phra Dhammachayo. Le Patriarche suprême avançait deux raisons à cela. Il accusait d’abord l’abbé du temple Dhammakaya de « déformer les enseignements du Bouddha, ce qui créait des conflits au sein de la communauté monastique ». Deuxièmement, il accusait le moine de détenir en son nom personnel 240 hectares de terrain donné au temple par des fidèles et de refuser de transférer ces terrains au temple lui-même en tant qu’entité juridique – une infraction grave à la discipline bouddhique ou vinaya, car un moine n’est pas supposé détenir directement des biens autre que son habillement, son bol à aumônes et une ombrelle.

Les membres du Conseil suprême, fortement sous l’influence du temple Dhammakaya à cause des importantes contributions financières reçues de sa part, ne suivirent pas l’instruction du Patriarche suprême. Selon certains, cette attitude pourrait aussi avoir été causée par le mode de fonctionnement du Conseil, avec des réunions périodiques mais pas de cadre précis pour appliquer les décisions prises. Toutefois, peu après que le Patriarche suprême eut donné l’instruction d’expulsion par lettre, deux laïcs intentèrent un procès pénal contre Phra Dhammachayo concernant la possession des terrains. Les deux plaignants retirèrent toutefois leur recours au début des années 2000 et le procureur général décida d’annuler la procédure en 2006 – une décision que les ennemis du temple Dhammakaya attribuèrent aux pressions du Premier ministre de l’époque, Thaksin Shinawatra.

Nouvelle campagne anti-Dhammakaya après le coup de 2014

Après le coup d’Etat du 22 mai 2014 qui vit les militaires renverser le gouvernement élu de Yingluck Shinawatra, sœur cadette de Thaksin, et mettre en place une junte pour diriger le pays – le Conseil National pour la Paix et l’Ordre ou NCPO) –, les ennemis du temple Dhammakaya ravivèrent les accusations initialement lancées par le Patriarche suprême. Beaucoup de ces accusateurs étaient du côté des Chemises jaunes – les partisans de l’establishment conservateur appuyé par les militaires, la bureaucratie et le Palais royal. Leur leader était Paiboon Nititawan, un membre du Conseil National de Réforme, une assemblée entièrement nommé par la junte après le putsch et dont la mission était de définir les lignes directrices des réformes politiques. Paiboon était notamment le président du Comité sur la religion au sein du Conseil. Durant les manifestations à Bangkok entre novembre 2013 et le coup de mai 2014 du Comité pour une Réforme Démocratique et Populaire (PDRC, un avatar du mouvement des Chemises jaunes), Paiboon avait pris à plusieurs reprises la parole sur l’estrade du mouvement aux côtés de l’ex-parlementaire du Parti Démocrate Suthep Thaugsuban, le leader du PDRC.

Le second personnage derrière la résurrection de la campagne d’accusations contre le temple Dhammakaya est le « moine militant » Phra Buddha Isara, lui aussi un leader lors des manifestations du PDRC. Buddha Isara et Paiboon travaillent en étroite coopération. Buddha Isara s’investit dans la partie la plus visible de la campagne, allant voir dans son temple de Pak Naam Pasi Charoen, Somdet Chuang – le Patriarche suprême par intérim, fortement lié au temple Dhammakaya –, portant des lettres au bureau du procureur général, à la police et même au chef de la junte et Premier ministre, le général Prayuth Chan-ocha. Buddha Isara a multiplié les « marches » et les manifestations contre le temple Dhammakaya, souvent entouré d’une centaine d’accompagnateurs à la mine patibulaire. Comment ces manifestations peuvent-elles se dérouler malgré l’interdiction de rassemblement de plus de cinq personnes édictée par la junte reste un mystère.

Le temple Dhammakaya s’est avéré toutefois est un gros morceau à avaler. La junte semble mal à l’aise devant la montée des tensions, apparemment parce que la procédure juridique contre Phra Dhammachayo a été close une fois pour toutes par le procureur général, mais aussi (et surtout) car s’en prendre frontalement au temple Dhammakaya risquerait de provoquer un conflit d’envergure entre les partisans et les détracteurs du temple. En mars 2015, Prayuth a reculé et le Comité sur la religion présidé par Paiboon Nititawan a été dissous.

Mise en cause du Patriarche suprême par intérim

Phra Buddha Isara s’est montré toutefois tenace et a notamment demandé en 2015 au Département des Enquêtes Spéciales (Department of Special Investigation - DSI) – une agence de la police royale chargée des « cas sensibles » – de vérifier la légalité des biens de tous les membres du Conseil suprême du Sangha, et donc notamment ceux de Somdet Chuang, Patriarche suprême par intérim depuis le décès du titulaire du poste en décembre 2013 et nominé par le Conseil pour devenir le nouveau Patriarche suprême – Somdet Chuang a été le mentor de Phra Dhammachayo lorsque celui-ci est devenu bonze en 1969 et les deux moines sont restés très proches depuis. Le DSI a obtempéré et a commencé à examiner le statut fiscal d’une Mercedes Benz de collection donné par un fidèle à Somdet Chuang.

L’enquête a révélé que ce modèle vintage très coûteux n’avait pas été assemblé localement comme indiqué sur les papiers de propriété au nom de Somdet Chuang, mais importé totalement assemblé ce qui entraîne le paiement de taxes plus élevées. Durant des mois, la saga a occupé la Une des journaux et, en février 2016, Somdet Chuang a finalement donné la voiture aux autorités mettant un terme à toute possibilité de procès pour évasion fiscale contre lui. La réputation du moine avait toutefois été entachée, et la controverse était un bon prétexte pour bloquer sa nomination comme Patriarche suprême (nomination qui doit être faite, au final, par le roi Bhumibol Adulyadej, sur proposition du Premier ministre).

Mais la cible véritable de la campagne n’était pas Somdet Chuang lui-même, mais le temple Dhammakaya. L’opposition à la nomination de Somdet Chuang comme Patriarche suprême n’était pas essentiellement, du point de vue des troupes de Paiboon et de Buddha Isara, motivée par une possible fraude fiscale – bien que cela soit une sérieuse infraction à la discipline monastique –, mais parce l’arrivée de Somdet Chuang à la tête de la communauté monastique permettrait, selon eux, au temple Dhammakaya de « prendre le contrôle du Bouddhisme thaïlandais ».

D’après l’observation par Eglises d’Asie de cérémonies au temple Dhammakaya lors desquelles étaient présents de nombreux membres du Conseil suprême du Sangha, le degré d’influence du temple sur le Conseil est clair. Ces moines de haut rang sont traités royalement lors de ces cérémonies: ils sont amenés au temple dans des camionnettes de luxe, s’assoient sur une estrade dominant des milliers de moines et des dizaines de milliers de fidèles laïques, et reçoivent de nombreuses donations. Dans une société où le clientélisme et le système de patronage sont la base des relations, y compris dans les cercles monastiques, l’influence à travers le pays du temple Dhammakaya et de Phra Dhammachayo est prépondérante.

Haro sur Dhammachayo

Après la clôture de la controverse concernant la Mercedes du Patriarche suprême par intérim, les feux de la critique se sont concentrés sur Phra Dhammachayo. Phra Buddha Isara, Paiboon Nititawan, et dans leur foulée le Département des Enquêtes Spéciales, ont ravivé en avril 2016 les accusations de malversations financières dans le cadre d’un énorme scandale financier qui a vu une coopérative de fonds de pension, Klongchan Credit Union, s’effondrer en 2015 après que le directeur eut détourné des centaines de millions d’euros de la firme. Phra Dhammachayo et des fondations du temple Dhammakaya ont eux-mêmes touché environ 30 millions d’euros par chèques de cet argent détourné.

Entre avril et juin 2016, un chassé-croisé s’est déroulé entre les policiers du DSI, cherchant à arrêter Phra Dhammachayo, retranché dans le temple et, assure son entourage, atteint d’une thrombose qui le rend presque incapable de se déplacer, et les moines soutenus par les dizaines de milliers de fidèles du temple. Ce chassé-croisé a culminé le 16 juin, lorsque les policiers du DSI ont tenté de lancer une opération sur le temple pour arrêter son abbé, mais ont dû battre en retraite, bloqués par des rangées de barbelés et plusieurs milliers de fidèles méditant. Visiblement, le DSI avait reçu pour consigne de ne pas utiliser la violence, car une étincelle aurait pu déclencher un conflit de grande échelle, les fidèles de Dhammakaya se comptant aux alentours de deux à trois millions dans le pays, beaucoup étant prêts à « payer de leur personne » pour défendre le temple.

Fin juin, la saga se poursuivait, le DSI annonçant une nouvelle opération commando sur le temple à la mi-juillet. Il est notable que durant toute la durée de cette saga, le chef de la junte Prayuth Chan-ocha a déclaré ne pas vouloir interférer dans la controverse, et vouloir laisser « la justice suivre son cours ». Selon des sources bien informées, Prayuth, ne voulant pas apparaître publiquement comme opposé au temple Dhammakaya, a délégué la tâche de neutraliser le temple et son abbé au ministre de la Justice, le général Paiboon Koomchaya.

Un conflit essentiellement politique

Pourquoi les Thaïlandais s’inquiéteraient-ils de ce qu’un temple bien géré, moderne et dynamique croît en influence et adopte un rôle-leader au sein d’une communauté monastique fossilisée et déphasée du monde moderne ? Le premier élément de réponse est le lien entre le temple Dhammakaya et Thaksin Shinawatra. Il y a de nombreuses allégations dans les médias et dans les points de vue d’analystes sur le fait que le temple Dhammakaya est « le temple des Chemises rouges » – les Chemises rouges étant les partisans du clan politique Shinawatra et promoteurs d’un changement social pour établir une société plus égalitaire. L’intellectuel bouddhiste Sulak Sivaraksa affirme que durant les manifestations de 2009-2010, « les Chemises rouges battaient retraite dans le temple Dhammakaya pour se protéger » (1).

Phra Buddha Isara affirme avec force que le retrait en 2006 de la procédure légale contre Phra Dhammachayo (pour le cas des donations de terrains) a été fait à la demande et sur l’ordre de Thaksin (2). « Thaksin a demandé au procureur général d’arrêter la procédure au nom de la réconciliation », dit le moine. Un fait intéressant qui pourrait attester de la proximité entre le clan Shinawatra et le temple Dhammakaya est le fait que Phra Dhammachayo a reçu une position importante au sein de l’administration hiérarchique du Sangha et été promu comme « Phra Phromayantera » en décembre 2011 quand le pays était dirigé par le Premier ministre Yingluck Shinawatra, sœur de Thaksin. Autre élément: en février 2016, Weng Tojirakarn, un médecin qui est l’un des leaders des Chemises rouges, a défendu publiquement le temple Dhammakaya, disant que la décision du Conseil suprême du Sangha de nominer Somdet Chuang comme nouveau Patriarche suprême le 5 janvier devait être respectée.

En tous les cas, il est possible d’avancer l’idée selon laquelle le temple Dhammakaya a fait dans le domaine religieux ce que Thaksin a fait dans le domaine politique: adopter une approche dynamique pour moderniser un cadre dépassé et mettre en place un nouveau cadre plus adapté aux attentes des Thaïlandais du XXIe siècle. Et le temple Dhammakaya comme Thaksin se sont heurtés à la résistance des mêmes groupes défendant leurs intérêts acquis – avant tout, bureaucrates et militaires – parce que Thaksin comme Dhammakaya menaçaient un confortable statu quo.

Cette idée doit toutefois être relativisée, car le temple Dhammakaya semble se servir de n’importe quel outil utile pour atteindre son objectif de domination, que ces outils soient archaïques ou modernes. Ainsi, le temple Dhammakaya a habilement utilisé la structure fossilisée du Sangha pour son propre bénéfice et, dans le même temps, a utilisé des techniques modernes de marketing et des moyens de communication moderne – comme la chaîne câblée DMC TV qui diffuse des programmes visant différentes niches de spectateurs – afin d’attirer donations et fidèles. « Tout ce qui est utilisable, les gens du temple Dhammakaya s’en emparent pour promouvoir leur ego, qu’il s’agisse de la structure du Sangha ou des méthodes capitalistes modernes », indique l’expert du bouddhisme Vichak Panich (3).

En tous les cas, il est clair que les Chemises jaunes considèrent depuis 2014 que le sabotage de la nomination de Somdet Chuang équivaut à la défaite du temple Dhammakaya, et que cette défaite signifie le renversement définitif du clan politique Shinawatra. Comme le dit le moine Phra Paisal Visalo: « Il n’y a plus de questions morales en Thaïlande, mais seulement des questions politiques. Dans tous les domaines, y compris dans le domaine religieux, ce n’est plus la question de savoir si l’on sert la justice morale, mais plutôt la question de savoir à quel camp appartient cette personne-ci ou cette personne-là » (4).

Notes
Arnaud Dubus est journaliste, basé en Thaïlande depuis 1989. Il collabore notamment à Radio France Internationale, aux quotidiens Libération et Le Temps ainsi qu’à TV 5. Parlant couramment le thaï, il est devenu l’un des meilleurs spécialistes francophones de l’histoire, la culture et la religion majoritaire de son pays d’adoption. Chercheur associé à l’Institut de recherches sur l’Asie du Sud-Est contemporaine (IRASEC), il est l’auteur de nombreux ouvrages, dont les deux derniers sont un guide, Thaïlande: Histoire, Société, Culture (éditions La Découverte) et un livre de voyage thématique intitulé Thaïlande (en collaboration avec le photographe Nicolas Cornet, éditions du Chêne). Il a rédigé de nombreux Dossiers pour Eglises d’Asie, dont « Bouddhisme et politique en Thaïlande ».

(1) Entretien avec Sulak Sivaraksa, avril 2015.
(2) Entretien avec Phra Buddha Isara, mars 2016.
(3) Entretien avec Vichak Panich, février 2016.
(4) Entretien avec Phra Paisal Visalo, avril 2016.

(Source: Eglises d'Asie, le 22 juin 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Nam Đồng Hành Hương Kính Mẹ La Mã Bến Tre
Người La mã
08:07 23/06/2016
GIÁO XỨ NAM ĐỒNG HÀNH HƯƠNG KÍNH MẸ VÀ TIỄN MẸ THÁNH DU KỲ ĐỒNG

Thời tiết thật đẹp để đến La Mã Bến Tre hành hương kính Mẹ ! Sáng hôm nay, từ Vũng Tàu xa xôi, vượt trên quãng đường xa hơn 200 cây số, con cái của Mẹ từ giáo xứ Nam Đồng (giáo phận Bà Rịa) đã về với La Mã Bến Tre, về với Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã luôn chở che, ban ơn cho những ai đến với Mẹ.

Xem Hình

Được biết Mẹ sẽ “vắng nhà” ít hôm về Kỳ Đồng vào sáng hôm nay nên chương trình của đoàn hành hương giáo xứ Nam Đồng thay đổi đôi chút. Thay vì dùng điểm tâm mới vào viếng Mẹ nhưng vì Mẹ rời nhà theo đoàn Kỳ Đồng nên đoàn Nam Đồng vào viếng Mẹ cũng như dâng Thánh Lễ tạ ơn trước.

Đoạn đường vào La Mã đang được cày xới để làm mới từ ngoài vào cầu La Mã nên di chuyển vào Trung Tâm thật khó khăn. Cộng thêm đoàn đi xe lớn phải qua xe trung chuyển nên đi vào càng khó. Dầu khó khăn như thế nhưng vẫn không ngăn được tình Mẹ tình con.

6 g 45 phút, Cha Giuse Trần Đình Túc – chánh xứ Nam Đồng – đã dâng Thánh Lễ tạ ơn.

Trong bài chia sẻ (kính mời cộng đoàn xem https://youtu.be/Zf5NlL9p2HU), cha Giuse mời gọi cộng đoàn cùng chia sẻ như Mẹ Maria chia sẻ với mọi người ân sủng Mẹ nhận được từ Chúa. Cha Giuse cũng mời gọi cộng đoàn nhận ra ý Chúa để bỏ những gì riêng tư để thực hiện ý Chúa trên đời mình như Mẹ Maria. ..

Trước khi ban phép lành cuối Lễ, Cha Giuse ngỏ đôi lời cảm ơn Cha Đaminh – Quản Nhiệm Trung Tâm Hành Hương La Mã Bến Tre, quý Dì Mến Thánh Giá Cái Mơn và cộng đoàn đã đón tiếp đoàn hành hương. Cha Giuse mời gọi cộng đoàn viếng Mẹ và rồi tiếp tục cuộc hành trình hôm nay.

Đang khi đó, đoàn hành hương từ Kỳ Đồng được dẫn đầu là Cha Tôma Trần Quốc Hùng – chánh xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng – cũng là cha cựu Quản Nhiệm Trung Tâm Hành Hương La Mã Bến Tre. Cùng đi với đoàn rước Mẹ sáng nay có Cha GioaKim Hà Ngọc Phú, Cha Phêrô Đỗ Minh Trí, Cha G.B. Nguyễn Bình Định, Cha G.B. Lê Thanh Hải. .. và cộng đoàn dân Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng.

Và, thật thiếu sót nếu không nhắc đến sự hiện diện của Linh mục nhạc sĩ Phêrô Thành Tâm – người con đặc biệt có lòng kính mến Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre. Cha Thành Tâm đã để lại cho cộng đoàn nhạc phẩm “Nhìn Lên Ảnh Mẹ” hết sức tâm tình. Tác phẩm này đã gói ghém tấm lòng của một linh mục nhạc sĩ hết lòng kính mến Mẹ và nhất là những ơn lành mà Cha Thành Tâm đã nhận được từ Mẹ La Mã Bến Tre.

Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung và quý dì Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn phục vụ tại Trung Tâm đón đoàn trong tình thân và niềm vui của những người con của Mẹ. Tay bắt mặt mừng, những nụ cười được trao cho nhau trong bầu khí ấp cúng.

8 g 15, Cha G.B. Thanh Hải mời gọi cộng đoàn cùng bước vào giờ hành hương kính Mẹ.

Cha Hải mời gọi cộng đoàn nhìn lên Mẹ Maria trong tâm tình chia sẻ, thăm viếng người chị họ của Mẹ là bà Êlisabeth. Cha dâng lên Mẹ những ước nguyện của cộng đoàn cũng như vẫn tin rằng Mẹ hằng chở che cộng đoàn.

8 g 45, giờ hành hương kết thúc và rồi Cha Tôma Trần Quốc Hùng cùng một số anh em bắt đầu rước Đức Mẹ ra xe để về Kỳ Đồng.

Được biết Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre thánh du về Kỳ Đồng trong dịp bế mạc kỷ niệm 150 năm Dòng Chúa Cứu Thế nhận linh ảnh Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Sau những ngày thánh du tại Kỳ Đồng, Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre sẽ về lại La Mã.

Và rồi, theo thông báo cũng như thiệp mời được gửi đi từ Trung Tâm La Mã Bến Tre, vào lúc 10 giờ ngày thứ Hai, 27 tháng 6, Đức Giám Mục Phêrô Huỳnh Văn Hai – Giám mục giáo phận Vĩnh Long – sẽ cử hành Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức và thánh hiến bàn thờ nhà thờ La Mã. Dịp này, Đức Cha Phêrô ban ơn Toàn Xá cho cộng đoàn tham dự hành hương và Thánh Lễ này.

Vẫn tin rằng Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre luôn che chở giữ gìn con cái Mẹ trên mọi nẻo đường đời. Xin Mẹ tiếp tục yêu thương, gìn giữ chúng con trong bàn tay của Mẹ.
 
Thánh lễ khánh thành nhà thờ giáo họ Đức Xuân- Tân Lộc – Cửa Lò
Họ Đức Xuân
09:18 23/06/2016
Thánh lễ khánh thành nhà thờ giáo họ Đức Xuân- Tân Lộc – Cửa Lò

Sáng nay: Ngày 22 tháng 06 năm 2016. Giáo họ Đức Xuân, xứ Tân Lộc, giáo hạt Cửa Lò – Gp Vinh, vui mừng đón Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng đông đảo Quý cha trong và ngoài giáo phận về dâng thánh lễ cắt băng khánh thành ngôi nhà thờ mới, với hàng ngàn bà con giáo dân cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn.

Xem Hình

Nhìn lại đôi nét lịch sử giáo họ.

Cách đây trước những năm 70, bà con giáo họ Đức Xuân, được góp lại của hai giáo họ Đức Vọng và Xuân Mai, thuộc giáo xứ Lộc Mỹ mà thành. Từ trước bà con hai giáo họ này sống trên những mảnh đất cha ông của mình khai lập, hai giáo họ và hai ngôi nhà thờ tựa lưng vào đồi 200 xã Nghi Quang, mắt nhìn thẳng ra cửa lạch Lò thẳng tầm xa ra biển khơi hàng ngày đưa và đón đoàn con cái ra khơi đánh bắt hải sản, một làng chài bình yên sống trên mảnh đất sơn thủy hữu tình. Rồi chiến tranh xảy ra trên khắp Việt Nam, tang tóc thương đau do chiến tranh gây ra, nhất là những năm của thập kỷ 60 – 70. Quả đồi 200 trở thành nơi tác chiến đóng quân của quân đội, những họng pháo lớn nhỏ được kéo về đây để sẵn sàng tác chiến với hãm đội Mỹ ngoài khơi. Cũng trong những thời gian đó hai nhà thờ bị bom đạn sập nát, giáo dân đi sơ tán tản mác khắp nơi để tránh bom đạn. Ngày hoà bình bà con trở về, thì trên quê hương yêu dấu của mình đã bị xoá sạch. Nhà cửa, cái bị bom đạn làm cho hư hỏng, cháy toang loác, cái thì dơ xương xiêu vẹo, kể cả hai ngôi thánh đường chỉ còn lại móng và vài bức tường trơ trọi.

Và hai mảnh đất của nhà thờ đã bị những cơ quan hành chính như văn phòng Ủy Ban xã, nhà văn hóa xã, trường tiểu học v.v, xã Nghi Quang mọc lên chiếm dụng làm các cơ sở cho mình. Cảnh mất đất, mất nhà, con cái của hai giáo họ lúc ấy thật bi đát với cảnh bơ vơ không nơi nương tựa. Thế rồi họ tự đi tìm cho mình một miếng đất để cắm dùi, để an cư lập nghiệp và con cái hai giáo họ Đức Vọng và Xuân Mai từ đó tự cố gắng vươn lên sau những ngày trôi dạt, để tìm cho mình một nơi trú ngụ. cũng từ đó cái tên Xuân Mai, tự xóa trên địa bàn hành chính.

Con người là một sinh linh luôn vươn lên tất cả mọi khó khăn và đau khổ để sinh tồn, nhất là những con người của hai giáo họ Đức Vọng và Xuân Mai.

Vâng! một số bà con hai giáo họ đến sinh sống trên vùng đất giáp răn giữa xã Nghi Quang và Nghi Tân, khi mới về đây người ta thường goi bà con nơi đây bằng tiếng địa phương là dân “Cơn Xoài” (cây xoài) và giáo họ vẫn thuộc về xứ Lộc Mỹ. Sau bao năm tháng đời sống dần dần được ổn định. giáo dân 2 giáo họ được thay bằng cái tên mới “giáo họ Đức Xuân”. Tháng 3/2002 Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cho phép giáo họ Đức Xuân, nguyên là họ đạo thuộc giáo xứ Lộc Mỹ được sát nhập vào giáo xứ Tân Lộc.

Một số giáo dân khác sống quy tụ trên vùng đất Nghi Quang giáp đường nam cấm hiện nay và được giữ lại cái tên tổ tiên xưa để lại “Đức Vọng” thuộc xứ Lộc Mỹ, họ cùng nhau quy tụ và sinh sống với một tinh thần yêu mến trong niềm tin sắt son vào Thiên Chúa, để vượt qua bao bão táp khó khăn hằng ngày, và như nhồi non lộc biếc mùa xuân, khi đã tạm ổn định đời sống, họ đã cùng nhau bắt tay vào xây dựng nhà Chúa. Một ngôi thánh đường là nơi trung tâm để chạy đến với Chúa, Mẹ sau bao vất vả vui buồn hàng ngày mà cám tạ tri ân, cầu xin và tín thác.

Dân số cứ thế theo thời gian năm tháng tăng nhanh, ngôi thánh đưỡng cũ nay không còn đủ sức chứa để ẵm bồng với lượng con cái tăng nhanh trong lòng mình. Với bao trăn trở và thúc dục đã đến lúc phải xây dựng nên một ngôi nhà thờ đủ sức chứa con cái mình trong tương lai. Cha quản xứ Giuse Phan Sỹ Phương cùng bàn bạc với Hội đồng Mục vụ và giáo dân và đã đi đến quyết định xin phép Đức Cha cho làm ngôi nhà thờ mới. Vào Ngày 10 tháng 05 năm 2014 thánh lễ đặt viên đá đầu tiên được Đức Cha Phụ Tá Phêrô Nguyễn Văn Viên chủ sự và sau 2 năm 1 náng 12 ngày, qua bao gian nan vất vả nổ lực không ngừng của hết thảy mọi người đặc biệt với ơn Chúa và Mẹ Thiên Chúa hộ trợ, ngôi thánh đường khang trang to đẹp được cắt băng khánh thành. tạ ơn trời, cám ơn người.

Tại sao phải làm nhà thờ ?

Nhà thờ giáo họ Đức Xuân, thuộc giáo xứ Tân Lộc, giáo hạt Cửa Lò vốn khởi sự ban đầu là 300.000.000đ (ba trăm triệu). Sau 2 năm 1 tháng 12 ngày xây dưng Chúa gìn giữ cho hết thảy được bình yêu, không hề xảy ra một điều gì cả.

Tất cả Hồng ân Chúa, Đến hôm nay, quyết toán số vốn gần 12 tỷ, số tiền này nó ở đâu mà ra ? Ở chính bà con giáo dân mà ra, nhưng mà chắc chắn chúng ta ai cũng cảm nhận được mình cho mà mình không nghèo đi.

Nhà Chúa Chúa lo, ở chỗ nữa, đó là chính khi làm nhà thờ này Chúa đã kéo mọi người lại với nhau, và đúng vậy, khi nhà thờ này thành hình và đi vào hoàn thiện thì chúng ta không thấy được cái giáp múi giữa Đức Vọng và Xuân Mai nữa, mà là một. Cái đó nhờ xích lại với Chúa và trong công trình nhà Chúa mà Chúa trả lại trong sự hiệp nhất và sự bình an.

Nhà thờ là nhà của Chúa Chúa lo đã đành và Chúa từ đây, muốn ở đây để gặp gỡ dân Người, lẽ đương nhiên đức tin dạy cho chúng ta Chúa ở khắp mọi nơi nhưng mà Chúa cũng có những điểm hẹn: Tình tứ, kín đáo, gần gủi, đó chính là nhà thờ. Cũng như xưa phải là Sinai mới là núi thánh vì cái núi đó Chúa dùng là nơi điểm hẹn để gặp dân Người. Có nhiều thành thời vua Đa-vít, nhưng mà phải là Giêrusalem, mà vì là thành thánh, mà hồn của thành thánh đó chính là đền thờ mà nơi để hòm Bia Giao Ước của Chúa, là nơi điểm hẹn giữa Chúa và dân Người, thì nhà thờ là một điểm hẹn đặc biệt để Chúa gặp gỡ dân Người và Chúa chủ động điều đó.

Trong đức tin và nhìn lại tiến trình làm nhà thờ thì chúng ta phải khẳng định thêm một lần nữa chắc chắn rằng đúng là: Nhà Chúa Chúa lo. Nhà thờ, đúng! Nhà của Chúa, nhưng đồng thời cũng là nhà của dân. Nhà của dân cho nên chúng ta thấy không chỉ là người Công Giáo mà chúng ta rất cảm động mỗi khi nghe nói: Anh chị em ngoài Công Giáo cũng góp phần vào đây, đến góp công, góp của rồi những cái rất nhẹ nhàng mà rất là người, rất là tình người, khi chiều chiều đám thợ nghỉ thì có những món quà anh em ngoài Công Giáo đưa đến để động viên thợ.

Nhà thờ là nhà của dân cho nên già trẻ trai gái ai cũng đến để tham gia và tự hào mình đã góp phần để làm nên công trình này. Bởi vậy chiều hôm nay, tất cả anh chị em con cái trong giáo xứ và cả ngày mai những người hiện diện trên mảnh đất quê hương này, vì nhà thờ là nhà của dân và là nhà của chúng ta, cho nên chúng ta phải hiện diện đông đảo ở đây để vừa chúc tụng phúc lành của Chúa nhưng cũng chính là để mừng nhà cho chúng ta, vì đây là nhà của chúng ta, và nhà này gắn liền với cả cuộc đời của chúng ta.

Khi sinh ra khỏi lòng mẹ chúng ta được đưa đến nhà thờ để sinh lại làm con Chúa và làm thành viên trong đại gia đình Hội Thánh. Đặc biệt nhất vùng Cửa Lò này thì mỗi đứa trẻ đều lớn lên với nhà thờ: ăn ở nhà thờ, ngủ ở nhà thờ, nghịch cũng ở khuôn viên nhà thờ, lớn hơn chút nữa, xưng tội, rước lễ rồi đến khi trưởng thành, cũng chính nhờ nơi nhà thờ, mình đến để nhận phúc lành đôi lứa hoặc là hiện diện ở đó để cầu nguyện và cảm ơn về ơn Thiên triệu. Khi về già chiều chiều ngoài hiện diện bên con cháu thì nhà thờ như một nơi dừng chân để cho người già nhìn lại hành trình đời mình, để lo liệu cho hành trình của chuyến đi cuộc đời về nhà Cha, rồi đến khi nhắm mắt lìa đời, thì nhà thờ cũng là nơi để đón nhận con, cùng với cộng đoàn dâng lễ cuối cùng gọi là lễ an táng, chưa dừng lại ở đó khi con rời khỏi thế gian thì cũng nơi nhà thờ nhắc đến tên con ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này sang năm khác; trong đạo hiếu của người dân khi họ đến đó cầu nguyện cho con, dâng lễ cho con, nhà thờ gắn với cả cuộc đời của con, gắn với ơn cứu độ của con, không phải chỉ đời này mà cả đời sau, cho nên ai cũng tha thiết với nhà thờ. Và với người Công Giáo được làm nhà thờ đó là một vinh dự: Vâng! Đời con được làm nhà thờ một lần, cơ hội !

Và khi một nhà thờ mọc lên thì cũng mừng cho cả xã hội. Nhà thờ không chỉ biểu tượng của tín ngưỡng, không chỉ là biểu tượng của tôn giáo, không chỉ là biểu tượng đức tin, mà còn là biểu tượng của văn hóa và là hồn của một vùng quê. Nếu thị xã Cửa Lò. Đúng: Có rất nhiều ngôi nhà chọc trời nhưng nó sẽ vô hồn nếu không có nhà thờ Mai Lĩnh, Cửa Lò hai tháp cao vút nhắc người ta hướng về trời, một đôm hoành tráng và đặc biệt nếu không có tiếng chuông để thức tỉnh mọi người thì sự sang trọng đó nó sẽ vô hồn. Hôm nay tại vùng đất Nghi Tân này có thêm một điểm nhấn để nhắc nhở người ta, đó là nhà thờ Đức Xuân, một dấu ấn của quê hương để nghỉ ngơi, giúp cho người ta lắng đọng tâm hồn. Từ nay ở đây: Sớm, trưa, chiều, tối sẽ có tiếng chuông nhắc nhở người ta ngước vọng trời cao, thức tỉnh người ta chỗi dậy từ những việc làm sai trái, đánh thức lương tâm con người hướng thiện từ nơi đây, từ nhà thờ. Nhờ Giới răn Chúa và lề luật Chúa, dưới ánh sáng Lời Chúa.

Từ đây; thì nhà thờ sẽ là nơi để đào tạo những con người với cốt cách đức tin của mình, để có trách nhiệm làm vinh danh Chúa, phục vụ anh chị em. Từ nơi đây, cũng để đào tạo con người ý thức bổn phận người công dân nhất là công dân nước trời, để từ đó mọi người, cách riêng người Kitô hữu trở thành muối, thành men, thành ánh sáng cho xã hội, cho đời hôm nay. Nhà thờ chính là nơi để đào tạo hoàn thiện con người, điều mà đặc biệt trong ngành giáo dục hôm nay thiếu trầm trọng. Đào tạo cái chất, cái tâm, đào tạo con tim.

Nhà thờ nhà của Chúa, nhà của dân, nhà để mưu cầu hạnh phúc cho con người. Rất cảm động tinh thần đóng góp nhà Chúa của mọi người và hy vọng từ đây mọi người hãy đến đây để: Vì đây là nhà của chúng ta, không chỉ là người Công Giáo mà tất cả mọi người, đến đây hưởng nguồn gió mát, đến đây để hưởng nguồn ân sủng từ trời cao, đến đây để ý thức sống thân phận làm người, “đầu đội trời chân đạp đất”, đến đây để gặp gỡ nhau, gặp gỡ Thượng Đế, gặp gỡ Chúa của chúng ta, để chúng ta có thể biết mình là ai và cần phải làm gì.

Lạy Chúa Chúa đã thương chúc phúc cho chúng con có ngôi nhà thờ mới này, xin Chúa cho chúng con biết sử dụng nhà thờ này hết sức, hết công lực của nó, để đem lại hạnh phúc cho chúng con, hạnh phúc đời này, hạnh phúc đời đời, để giúp chúng con xây dựng Giáo Hội cũng như xã hội ngày một vinh sáng hơn.
 
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng khai mạc tam nhật hành hương
Người Giồng Trôm
09:28 23/06/2016
ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP KỲ ĐỒNG KHAI MẠC TAM NHẬT HÀNH HƯƠNG

Hôm nay, ngày 23 tháng 6 năm 2016, Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn khai mạc Tam Nhật Hành Hương Mừng Đại Lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – Bế Mạc Năm Thánh 150 Năm Đức Pio IX trao Bức Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp cho Dòng Chúa Cứu Thế.

Xem Hình

17 g 30, giờ hành hương Kính Mẹ được bắt đầu với sự hướng dẫn của linh mục Anphongsô Trần Ngọc Hướng. Trước đó, Cha Anphongsô ôn một số bài hát dùng trong giờ hành hương chiều nay.

Cộng đoàn cùng cất bước từ sân Nhà Dòng để rước Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre sang Nhà Thờ. Đi sau cùng đoàn rước cũng là chủ tế Thánh Lễ chiều nay là Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám Mục Giáo Phận Phú Cường

Trong giờ hành hương chiều nay, Cha Anphongsô mời gọi cộng đoàn cùng nhìn, cùng chiêm ngắm hình ảnh Mẹ Maria là Mẹ Lòng Thương Xót.

18 giờ 00, cộng đoàn cùng ca đoàn cất cao lời ca “Lạy Chúa chúng con về từ bốn phương trời. ..” để bước vào Thánh Lễ.

Trước khi Thánh Lễ được bắt đầu, Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích - Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế ngỏ đôi lời cùng Đức Cha: “Kính thưa Đức Cha, Anh em Dòng Chúa Cứu Thế chúng con với giáo dân hay đến với Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp này hôm nay hân hoan vui mừng chào đón Đức Cha. .. Kính thưa Đức Cha, chúng con hôm nay có Đức Mẹ về với chúng con lại có sự hiện diện của Đức Cha như tình thương tràn đầy của Chúa cho chúng con. Xin Đức Cha cầu nguyện cho anh chị em chúng con luôn bước theo Mẹ Maria trong lòng tin và noi gương Mẹ sống đức tin là môn đệ đích thực của Đức Kitô. Xin Đức Cha cầu nguyện cho chúng con”.

Mở lời bước vào Thánh Lễ, Đức Cha Giuse ngỏ với cộng đoàn: “Kính thưa quý Cha và toàn thể cộng đoàn. Hôm nay, trong bầu khí sát gần những ngày gần kết thúc Năm Thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, chúng ta đã long trọng rước kiệu Linh Ảnh của Mẹ vào Thánh Đường này, chúng ta đã tôn vinh Mẹ và chúng ta đã hướng lên Mẹ cả lòng tin và lòng mến của chúng ta. Chúng ta tin tưởng nơi Mẹ bởi vì Mẹ là Đấng Hằng Cứu Giúp che chở, nâng đỡ dẫn dắt chúng ta và để Mẹ thật sự là Mẹ Hằng Cứu Giúp thì Mẹ cũng là Đấng luôn mở lòng mình trong niềm tin tưởng và yêu mến trước lòng thương xót của Chúa. Mẹ đã cảm nếm và hưởng rất sâu xa phong phú Lòng Chúa Thương Xót. Hôm nay chúng ta tôn vinh Mẹ, chúng ta cũng cầu xin Mẹ giúp cho gương mẫu sống trong lòng thương xót để chúng ta trở nên lòng thương xót trong đời sống đức tin. Chúng ta xin Mẹ là Đấng luôn đồng hành với chúng ta, đồng hành với các gia đình trong cuộc sống hôm nay cũng giúp chúng ta là hình ảnh và gương mẫu sống đức tin và đức mến nơi Mẹ cũng thấm nhập vào trong tâm hồn và cuộc sống chúng ta để nhờ Mẹ và với Mẹ lòng thương xót của Chúa sẽ được ban tràn đầy cho chúng ta và cho mọi con cái của Chúa. Với niềm tin tưởng ước mong đó, giờ đây để chúng ta bớt phần bất xứng khi hiệp dâng Thánh Lễ này, chúng ta hãy thành tâm sám hối mọi tội lỗi thiếu xót của mình và nài xin Chúa thứ tha”.

Trong bài chia sẻ, Đức Cha Giuse ngỏ với cộng đoàn “

“Kính thưa toàn thể cộng đoàn, trước Thánh Lễ, cộng đoàn chúng ta số đông rước Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp từ Nhà Dòng sang đây. Linh Ảnh này, theo tôi được biết được mượn từ Trung Tâm Hành Hương La Mã Vĩnh Long và được trả sau vài ngày.

Trong hành trình đi rước, tôi thấy có nhiều người chụp ảnh bằng ipad, aiphone, điện thoại. .. rất sinh động. Và cả khi vào Nhà Thờ đây, khi Linh Ảnh được đặt vào vị trí đặt biệt thì có nhiều người tiếp tục chụp hình. Nhưng có lẽ khi chụp hình thì chúng ta muốn lưu lại hình ảnh đẹp của Linh Ảnh của Mẹ. Nhưng mà rồi biết đâu có thể rồi mai mốt chúng ta không biết hình này ở đâu để mà tìm bởi vì có nhiều hình khác đi vào chỗ chỗ quen thuộc. Điều quan trọng là hôm nay chúng ta tôn vinh và Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp. Chúng ta tôn vinh chính hình ảnh cao vời của Mẹ Maria: Mẹ Hằng Cứu Giúp – Mẹ của Lòng Thương Xót mà chúng ta cần tin tưởng để không chỉ chạy đến kêu cầu Mẹ giúp đỡ chúng ta vì những hoàn cảnh khó khăn này khác mà chúng ta cần đến sự trợ giúp của Mẹ. Điều quan trọng hơn là chúng ta là chúng ta làm sống động hình ảnh của Mẹ trong tâm hồn của mình. Chúng ta đưa để Mẹ có thể thật sự trở thành người Mẹ đồng hành với gia đình của chúng ta, đồng hành với cuộc sống của chúng ta và để Mẹ có thể được tự do hơn, dễ dàng hơn để đi vào cuộc đời của mỗi người chúng ta. Để ở đó Mẹ tiếp tục thể hiện vinh quang của niềm tin, của tình mến, của Lòng Thương Xót mà Mẹ hơn ai hết đã đón nhận được một cách dồi dào, phong phú bằng niềm tin và bằng tình mến trong cuộc đời của Mẹ.

Hôm nay Mẹ muốn chuyển thông cho chúng ta. Có lẽ đó là một cách chúng ta ghi nhận, chúng ta đưa Mẹ, rước Mẹ vào trong tâm hồn của mình để cho hình ảnh của Mẹ được sống động và hữu hiệu với tâm tình xót thương mà Mẹ đã kín múc cách sâu xa và phong phú ở nơi Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương. Điều này có lẽ chúng ta với bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe cho thấy đó là hình ảnh dung mạo đặc biệt mang tính thánh thiêng và mang tính linh thánh mà chúng ta cần chiêm ngưỡng và cần xin Mẹ giúp cho chúng ta cũng có tâm hồn như Mẹ để chính Linh Ảnh của Mẹ, hình ảnh tuyệt vời của Mẹ thấm nhập, soi sáng, biến đổi lòng của chúng ta, giúp nâng đỡ cuộc sống của chúng ta, Giáo Hội và Xã Hội này nữa.

Anh chị em thân mến !

Chúng ta vừa nghe câu chuyện Tin Mừng đã quá quen thuộc. Mẹ Maria sau cuộc truyền tin thưa lời xin vâng. Mẹ đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể trong lòng Mẹ dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần thì Mẹ đã vội vã lên đường đi đến nhà người chị họ Êisabeth của mình mà nhờ cuộc truyền tin mà Mẹ biết chị họ già nua Êisabeth của mình mang thai được 6 tháng. Mẹ đã lên đường bởi vì Mẹ đã thể hiện sự quan tâm của mình với người chị họ đang cần được giúp đỡ. Mẹ đã lên đường vì Chúa Thánh Thần đã chiếm ngự lòng của Mẹ, đã thúc đẩy của Mẹ và lòng của Mẹ đang có Chúa là Chúa Giêsu Ngôi Hai Thiên Chúa làm người ở trong lòng của Mẹ. Mẹ đã lên đường với sự thúc đẩy đó nên Mẹ đã mở lòng mình ra để đến với người chị em của mình cần được quan tâm chia sẻ cần được giúp đỡ. Bước chân của Mẹ là lên đường với Chúa và vì Chúa trong sự tác động của Chúa Thánh Thần. Cho nên chúng ta mới thấy và hiểu được lời chào có lẽ không dài đâu mà bà Êisabeth đã rộn lên lòng vui mừng và không hiểu tại sao bà Êisabeth: “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến thăm tôi”.

Thời ấy chưa có điện thoại nên Mẹ Maria không dùng điện thoại nên Mẹ không khoe với Mẹ được nhưng tại sao bà Êisabeth nhận được và chúc mừng và còn nói điều sâu xa: “Em thật có phúc vì mọi điều Chúa phán cùng em được thực hiện”.

Những điều đó do đâu ? Chắc chắn đó là nhờ trong lòng của Mẹ có Chúa, nhờ trong tâm hồn Mẹ đầy tràn Chúa Thánh Thần. Cho nên sự hiện diện và lời nói của Mẹ, lời chào chúc của Mẹ đã khơi dậy tâm hồn và trí khôn của bà Êisabeth sự hiểu biết tốt đẹp đó.

Quả thật, chúng tôi, cùng các linh mục cũng vậy. Chúng tôi ý thức và xác tín lắm điều chúng tôi rao giảng Tin Mừng của Chúa không phải tài giỏi của chúng tôi. Dẫu chúng tôi biết rằng để có thể công bố và rao giảng Lời Chúa thì chúng tôi phải học hỏi, tìm hiểu, suy niệm, cầu nguyện nhưng khi chúng tôi công bố lời Chúa, nói điều Chúa muốn mà đồng thơi chúng tôi phải cầu nguyện để cho những người nghe chúng tôi để có thể tác động để hiểu được điều Chúa muốn trao cho họ như một sứ điệp cụ thể sống động rất thời sự, rất ám hạp cho mọi người. Có thể cùng một lời nói của chúng tôi nhưng mà có thể nó tác động nơi người này điều này, tác động nơi người khác điều khác và đó là tác động của Chúa Thánh Thần, đó nhờ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong lòng của mình, trong người rao giảng.

Nếu như Đức Maria đã có thể làm cho bà Elizabeth hiểu được, cảm thấu điều kỳ diệu như thế để ca tụng Mẹ và cùng Mẹ ca tụng Thiên Chúa là vì nơi tâm hồn của Đức Maria có Chúa ở trong đó và đầy tràn Chúa Thánh Thần cho nên hình ảnh của Mẹ, con người của Mẹ với tâm hồn tuyệt vời ấy của Mẹ phải nói đó là tâm hồn tuyệt vời của người có có Chúa và đầy tràn Chúa Thánh Thần.

Hôm nay, chúng ta chiêm ngưỡng linh ảnh Mẹ, chúng ta hướng nhìn về Mẹ như là một người Mẹ tuyệt vời, là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ chúng ta, Mẹ của lòng thương xót và là Mẹ Hằng Cứu Giúp. Chúng ta tin rằng Mẹ đã sống với Chúa Thánh Thần, nhờ Chúa Thánh Thần, trong Chúa Thánh Thần và với Chúa Thánh Thần sống với Thiên Chúa và tin mọi điều Thiên Chúa phán mọi điều Thiên Chúa muốn, để Mẹ sẵn sàng thưa lời xin vâng trong suốt cuộc đời của Mẹ. Chỉ có như thế Mẹ Maria mới có thể Mẹ trở thành Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Và khi nhìn Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp hôm nay, có lẽ Lời Chúa soi sáng chúng ta để chúng ta nhìn về Mẹ, hướng về Mẹ chiêm ngưỡng hình ảnh một tâm hồn tràn đầy Chúa Thánh Thần, tâm hồn có Chúa biết quan tâm người khác trong yêu thương, phục vụ trong sự cảm thông để chia sẻ vui buồn sướng khổ. Đó là chính điều chúng ta cần cầu xin Mẹ phù giúp cho tất cả chúng ta hàng ngày trong cuộc đời của mình biết noi gương Mẹ để sống với Chúa theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần hầu sống niềm tin và lòng mến của chúng ta cách tích cực hơn để nhờ đó sự hiện diện của mình, từ những suy nghĩ, lời nói, việc làm và mọi bước đi của chúng ta luôn có Mẹ và theo gương Mẹ sống với Chúa, vì Chúa và dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần để cuộc đời ta trở nên vũng vàng hơn, trở nên có giá trị có ý nghĩa để được hưởng lòng Thương Xót Chúa và chúng ta và có thể loan báo lòng thương xót của Chúa cho anh chị em của mình như dấu chỉ và dụng cụ hữu của lòng Chúa Thương Xót cho anh chị em của mình, cho cuộc đời hôm nay. Amen”

Sau lời nguyện Hiệp Lễ, Cha Giám Tỉnh ngỏ đôi lời với Đức Cha Giuse: “Trọng kính Đức Cha Giuse, Đức Cha đã dành cho chúng con rất lâu. Đức Cha chăm sóc anh em chúng con tại Giáo Phận của Đức Cha. Cho chúng con thấy rằng sự quan tâm của Đức Cha sâu sắc trong bài Tin Mừng. Đức Cha cho chúng con biết và chúng con có cảm nhận như Mẹ như Đức Cha nói đầu Thánh Lễ, chúng con trở thành những con người cứu giúp anh chị em chúng con. Đức Cha không quản ngại. Qua bài giảng, chúng con biết Đức Cha yêu mến Đức Mẹ rất nhiều. Đức Cha chia cho chúng con biết tâm tình yêu mến Đức Mẹ của Đức Cha. Chúng con nguyện xin luôn luôn sống những gì Đức Cha chỉ dạy chúng con trong Thánh Lễ hôm nay. Chúng con xin hết lòng cám ơn Đức Cha”.

Trước khi dứt lời, Cha Giám Tỉnh ngỏ: “Giờ đây chúng con xin Đức Cha cho chúng con ít lời”.

Đức Cha trước khi nói đã mời cộng đoàn ngồi. Trong tâm tình khiêm hạ, Đức Cha Giuse đã dùng từ “con” để thưa với Cha Giám Tỉnh, quý Cha và cộng đoàn:

Con không nói nhiều đâu ! Kính thưa Cha Giám Tỉnh. .. hôm nay tôi rất vui để đến đây chia sẻ lòng sốt mến của Mẹ Hằng Cứu Giúp. Trong bầu khí này, con thấy lòng mình nâng lên rất nhiều. .. tâm hồn rất linh đánh động lòng chúng ta. Bản thân con cảm nhận điều này. Con cảm ơn Cha Giám Tỉnh đã dành cho con cơ hội rất tốt đẹp này. Xin cảm ơn cộng đoàn đã tham dự rước kiệu, hành hương và tham dự Thánh Lễ rất sốt sắng. Lòng tin của chúng ta có tác động lẫn nhau. Sự hiện diện của Chúa Giê su và Thánh Thần của Ngài và Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp tác động từng người trong chúng ta. Con thấy chủ đề Cha Giám Tỉnh Đức Maria đồng hành với các gia đình. Con nghĩ hôm nay chúng ta rước Mẹ về với gia đình chúng ta, không chỉ bức ảnh như ngày xưa Thánh Gioan rước Mẹ về nhà mình và cho Mẹ một vị trí quan trọng và một vai trò tích cực thì chắc chắn tâm hồn từng người sẽ biến đổi tốt đẹp hơn và hy vọng nhờ Mẹ, chúng ta sống ngày mỗi ngày tốt hơn. Một lần nữa, con hết lòng cảm ơn Cha Giám Tỉnh, quý Cha.

Sau lời của Đức Cha, Cha G.B. Nguyễn Minh Phương mời cộng đoàn cùng đọc Kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng để lãnh nhận phép lành với ơn Toàn Xá.

Và lời nguyện ban phép lành trọng thể được Đức Cha dâng lên Chúa và Đức Cha ban phép lành với ơn Toàn Xá cho cộng đoàn.

“... Ánh mắt Mẹ là nguồn yêu thương vô vàn, là niềm ủi an của những người thất vọng khổ đau. Ánh mắt Mẹ dịu hiền như suối ngọt ngào, nhìn lên Mẹ, con nhìn thấy Chúa thương nhìn con. Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin giúp con khi gặp gian nan khi khó nguy hay lúc cơ hàn con nhìn lên Mẹ là suối Bình An. Mẹ Hằng Cứu Giúp khi con xa lạc bước trong đời, Ánh mắt Mẹ là ánh sao soi đường đưa con về với Chúa là nguồn yêu thương. ..” đã khép lại Thánh Lễ khai mạc Tam Nhật Hành Hương hôm nay.

Được biết vào lúc 19 g 30 sẽ có giờ cầu nguyện trước Linh Ảnh Mẹ. Sau giờ cầu nguyện này, mọi người có thể ở lại để thỏ thẻ, thủ thỉ với Mẹ đến 10 giờ tối.

Qua lời chia sẻ của Đức Cha Giuse, ước mong mỗi người chúng ta không chỉ rước Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre từ Bến Tre về Kỳ Đồng mà mỗi người chúng ta hãy rước Mẹ về nhà, về lòng mỗi người chúng ta như Thánh Gioan ngày xưa. Và, vẫn trong niềm tin tưởng và phó thác như Thánh Gioan, chúng ta phó thác cuộc đời của mỗi người chúng ta trong vòng tay yêu thương, trong sự quan phòng, chở che của Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre.
 
Nghi Thức Khấn Dòng tại Hội Dòng Nữ Đa Minh Đức Mẹ Mân Côi, Giáo Phận Phú Cường
Hạt Hố Nai
15:56 23/06/2016
Giáo phận Xuân Lộc: Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Giáo phận Phú Cường đã chủ tế Thánh Lễ Tạ Ơn và chủ sự Nghi Thức Khấn Dòng tại Hội Dòng Nữ Đa Minh Đức Mẹ Mân Côi, Giáo Phận Phú Cường vào lúc 08g30 sáng thứ năm, ngày 23 tháng 06 năm 2016 tại Giáo xứ Hà Nội, Giáo hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc.

Xem Hình

Trong Nghi Thức Tuyên Khấn Dòng của Dòng Nữ Đa Minh Đức Mẹ Mân Côi hôm nay có 11 chị Tuyên Khấn Trọn Đời và 5 chị kỷ niệm 25 năm Khấn Trọn Đời.

Trong Thánh lễ, cùng đồng tế với Đức Cha Giuse có Cha Tổng Đại diện Giáo phận Phú Cường Micae Lê Văn Khâm, Đức Ông Vinh Sơn Đăng văn Tú, Cha Giuse Nguyễn Đình Chiến - Đại diện Cha Bề Trên Tổng Quyền Dòng Đa Minh Viêt Nam, quý cha quản hạt, quý cha bề trên Tỉnh Dòng cùng sự hiệp dâng của quý tu sĩ nam nữ, quý ông bà cố, quý thân nhân, quý khách và cộng đoàn dân Chúa.

Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã chia sẻ hình ảnh sẵn sàng, tỉnh thức của những người trinh nữ khôn ngoan trong Phúc Âm theo Thánh Matthêu: Sẵn sàng đón nhận ý Chúa trong những biến cố trong cuộc đời, sẵn sàng sống theo những lời khuyên Phúc Âm: Sống lời khấn khó nghèo để chúng ta không cậy dựa vào tiền của, không để nó làm chủ cuộc đời mình, không để nó dẫn đưa mình vào con đường nguy hiểm; Với lời khấn khiết tịnh, chúng ta được hiến thân cho Chúa cách trọn vẹn, không chia sẻ cho ai khác, để chính trong sự trọn vẹn đó chúng ta dễ dàng sống thuộc về Chúa, dễ dàng làm những việc Chúa muốn chúng ta làm trong cuộc đời này; Với lời khấn vâng lời, chúng ta cần nhìn ra ý muốn của Chúa qua những điều nhiều khi không dễ chấp nhận trong cuộc sống. Sống thánh hiến là dám thánh hiến ý riêng của mình, chính con người của mình, để mình thuộc về Chúa và sống cho Chúa hơn là cho cái tôi, cái lợi riêng của mình. Hãy sẵn sàng và làm cho cuộc đời mình luôn luôn sẵn sàng với ý định của Chúa trong đời sống hằng ngày của mỗi người chúng ta.

Nghi thức tuyên khấn trọn đời của 11 nữ tu khấn trọn đời và 5 nữ tu lập lại lời khấn trọn nhân kỷ niệm 25 năm diễn ra trong bàu khí thánh thiện và trang nghiêm. Sau phần tuyên khấn, chị Bề Trên Tổng Quyền đã đại diện Hội Dòng chào đón những nữ tu tuyên khấn bằng vòng tay chào hôn thân ái.

Trước khi Đức Cha Giuse ban phép lành cuối lễ, nữ tu Maria M. Quách thị Minh Hòa, Bề Trên Tổng Quyền đã đại diện các nữ tu tuyên khấn dâng lời cám ơn Đức Cha Giuse, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý khách và cách riêng quý cha mẹ đã quảng đại dâng những người con cho Thiên Chúa để phục vụ Giáo Hội và Hội Dòng.

Những lẵng hoa tươi xinh như lòng con thảo của Hội Dòng được dâng lên Đức Cha, Cha Tổng đại diện và Đức Ông.

Sau thánh lễ, Đức Cha, quý Cha đã chụp hình lưu niệm với các khấn sinh và cùng chung vui với Hội dòng trong bữa tiệc thanh đạm tại Nhà xứ.

Ước mong, khi nhận niềm vinh dự và hạnh phúc trong cuộc đời thánh hiến, các khấn sinh luôn sẵn sàng vâng theo ý Chúa, biết quảng đại, dấn thân góp phần xây dựng Hội Dòng, Giáo Hội và xã hội hôm nay và ngaỳ mai.

Ban Truyền Thông hạt Hố Nai
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
91 năm báo chí cong lưng - cúi đầu
Phạm Trần
07:53 23/06/2016
91 NĂM BÁO CHÍ CONG LƯNG-CÚI ĐẦU

Nền Báo chí mệnh danh Cách mạng ở tuổi 91 của Nhà nước Cộng sản Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2016) nên được đánh gía như thế nào trong lịch sử Báo chí Việt Nam ?

Trước hết, loại báo này không phải là báo của quần chúng mà là của các Tổ chức của đảng và nhà nước. Chúng ra đời với mục đích duy nhất để phục vụ và tuyên truyền cho đảng.

Nhiệm vụ của báo chí đảng được quy định rành mạch trong Luật Báo Chí (sửa đổi), ban hành ngày 05/04/2016 (Luật số: 103/2016/QH13): “ Là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.…” (Điều 4)

Nhưng “diễn đàn của Nhân dân” không có nghĩa người dân được quyền phê bình hay chỉ trích giới Lãnh đạo, nhất là đồi với 4 chức vụ chủ chốt gồm Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng.

Ý kiến nhân dân, đa phần có nội dung thuận lợi cho đảng và những việc làm của cán bộ, chỉ được đăng tải sau khi được chắt lọc bởi Tổng biên tập, một cán bộ của Nhà nước làm việc trực tiếp với Ban Tuyên giáo đảng.

Những phản biện không đáp ứng nhu cầu của đảng như những bài góp ý kêu gọi bỏ Điều 4 Hiến pháp dành quyền lãnh đạo độc tôn đương nhiên cho đảng đã bị dẹp bỏ vào dịp Nhà nước lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 2013.

Báo đảng cũng không được phép đưa tin khi có phong trào quần chúng và Hội đồng Giám mục Việt Nam, đại diện cho trên 7 triệu người Công Giáo, lên tiếng đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp và loại Chủ nghĩa Cộng sản ra khỏi Hiến pháp mới.

Họ cũng không dám tường thuật các vụ Cảnh sát và Công an đội lốt côn đồ tấn công người biểu tình chống Trung Quốc từ năm 2007. Thiếu sót có chủ trương này được chứng minh trong các cuộc tập trung hay biểu tình bất bạo động của người dân ở Sài Gòn và Hà Nội để tưởng niệm các chiến sỹ và anh hùng đã hy sinh trong các cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền ở Hòang Sa (1974); Cuộc chiến chống Trung quốc xâm lược biên giới (1979) và chống Trung quốc xâm lăng Trường Sa năm 1988.

Ngược lại, báo nhà nước đã đăng tin và đầy đủ hình ảnh của Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mang cờ đỏ sao vàng xuống đường để diễn hành hóa giải và làm lu mờ các cuộc biểu tình chống Tầu của người dân.

Những phát biểu phẫn nộ của người dân chỉ trích hành động của nhà nước hay nhằm vào Trung Quốc trong các biến cố này đều không thấy xuất hiện trên báo đài nhà nước. Thậm chí nhiều báo còn đưa tin chỉ trích người biểu tình đã chống lại lực lượng bảo vệ trật tự đường phố. Báo đảng cũng rất tích cực chạy tin các viên chức Nhà nước và Công an lên án những ngưởi mà họ quy chụp đã bị “các thế lực thù địch chống đảng” thúc đầy kích động đi biểu tình, dù không trưng ra được bằng chứng nào.

Những việc này chứng minh báo đài nhà nước không phải là “diễn đàn của nhân dân” mà là những cái loa tuyên truyền cho nhà nước.

BÁO CHÍ VÀ NGÂN SÁCH

Nhưng lấy tiền đâu ra làm nhiệm vụ này ?

Theo số thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) hiện nay ở Việt Nam có hơn 20.000 người phục vụ tại hơn 800 cơ quan báo chí và 17.000 người được cấp thẻ Báo chí.

Chi phí ngân sách hàng năm của nhà nước dành cho lực lượng công nhân này là bao nhiêu không ai biết vì không có báo nào của nhà nước có thể sống tự túc. Bộ TTTT cũng không có báo cáo số tiền đã chi ra cho các báo hàng năm từ Trung ương xuống cơ sở.

Lý do các cơ quan báo chí đảng được tài trợ vì số người mua báo càng ngày càng ít. Ngoài nội dung khô khan, không đáp ứng nhu cầu người đọc, báo đảng còn chạy theo thị hiếu tầm thường, nhiều khi phản cảm và thông tin một chiều.

Các cơ quan báo chí lại tự phát ra thêm các báo, thành lập đài riêng để lấy tiền nhà nước và phô trương thành tích cho cơ quan mình phục vụ.

Bài viết của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 04/11/2015 là một bằng chứng.

Ông viết: “ Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tới nay, cả nước đã có trên 800 cơ quan báo chí, với gần 1.500 ấn phẩm, 68 đài phát thanh, truyền hình. Thậm chí, một số địa phương còn tổ chức đài phát thanh - truyền hình cấp huyện.

Sự phát triển của báo chí thể hiện tác động tích cực của Luật Báo chí trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh số lượng cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo trong khi vẫn duy trì chế độ bao cấp về xuất bản và phát hành đang đặt ra những vấn đề cần được điều chỉnh kịp thời.

Đại bộ phận báo, đài hiện nay vẫn được Nhà nước bao cấp toàn bộ hoặc một phần về nhân sự, trụ sở, trang thiết bị, chi phí in ấn và được phát hành tới các đơn vị hành chính, các tổ chức chính trị, xã hội cũng bằng ngân sách nhà nước.

Số cơ quan báo chí tự cân đối thu chi một cách thực sự chỉ vào khoảng trên dưới 10 đơn vị và cũng chỉ đối với khoảng vài chục ấn phẩm báo chí; chỉ một vài đài phát thanh - truyền hình có thính giả, khán giả thường xuyên.”

Không những thế, theo vị nguyên Đại biểu Quốc hội Tỉnh Lạng Sơn nổi tiếng cương trực thì : “ Một số cơ quan báo chí còn đồng thời sở hữu nhiều loại hình báo chí, như Thông tấn xã Việt Nam có bản tin, báo in, báo điện tử và kênh truyền hình riêng; Đài Tiếng nói Việt Nam cũng có báo in, báo điện tử và kênh truyền hình.

Bên cạnh đó, một số ngành cũng thành lập riêng các đài truyền hình của mình. Sắp tới một kênh truyền hình cũng được thành lập ở Báo Nhân Dân. Có thể nói đây là hậu quả của chính sách bao cấp tràn lan, thiếu quy hoạch hợp lý trong một thời gian dài, gây lãng phí lớn về thời gian, công sức và tiền của, cần sớm được khắc phục.”

Rất tiếc những lời cảnh giác của vị Giáo sư khả kính ở Hà Nội đã bị nhà nước bỏ ngoài tai. Các “Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí” quy định trong Điều 14 Luật Báo chí mới vẫn là thứ đặc quyền đặc lợi của:

“ 1. Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.

2. Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học.”

Các loại báo chí này chỉ để phục vụ lợi ích cho phe nhóm nhưng ngân sách nhà nước phải đài thọ từ đồng tiền lao động của dân là sự lãng phí vô trách nhiệm của nhà nước.

SỐ NHIỀU NÓI ĐƯỢC BAO NHIÊU ?

Vì vậy nếu khoe khoang Việt Nam có tự do báo chí căn cứ trên tổng số báo, đài hoạt động còn là sự sỉ nhục cho kiến thức người hành nghề báo chí.

Bởi vì người làm báo của nhà nước buộc phải: “Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” (Mục b, Điều 4 Luật Báo chí).

Tóm tắt lại là báo chí phải ưu tiên bảo vệ đảng cầm quyền và chế độ Cộng sản mệnh danh dân chủ trá hình là “xã hội chủ nghĩa”.

Không những thế, báo chí ở Việt Nam còn bị “qủan lý” bởi hệ thống cầm quyền từ Trung ương xuống tận Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh như quy định tại Điều 7 của Luật Báo chí mới :

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương.

Vì nhà nước kìm kẹp báo chí như thế nên Tổ chức Ký gỉa không biên giới (Reporters Sans Frontières, hay Reporters Without Borders) đã liệt kê, trong báo cáo năm 2016 của họ, Việt Nam đứng gần cuối bảng 180 nuớc không có tự do báo chí.

Theo RSF thì Việt Nam đứng hàng 175/180, chỉ trên Trung Quốc, Syria, Turkmenistan, North Korea và Eritrea nhưng đứng sau Lào (173/180) và sau xa Cao Miên (128/180)

NHÀ BÁO HAY CÁN BỘ ?

Đáng chú ý là Luật Báo chí mới ( Điều 9 ) còn cấm không được “Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận chính quyền nhân dân;phủ nhận thành tựu cách mạng” của đảng, nhưng lại mở cửa tự do cho báo chí tha hồ xuyên tạc, vu khống và bôi nhọ các Chế độ không Cộng sản đã có trong lịch sử nước Việt Nam.

Đối với lịch sử 20 năm của Việt Nam Cộng Hòa và Chính quyền Quốc gia trước năm 1945 thì đổi trắng thay đen để mạ lỵ không sợ gẫy lưỡi là một nghề từ lâu của cán bộ Tuyên giáo và Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Do đó khi nói đến “Quyền và nghĩa vụ của nhà báo” quy định trong Điều 25 thì Luật Báo chí mới buộc báo chí phải:

a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;

b) Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm.

Nhưng thế nào là “phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân” thì không thấy minh định. Riêng việc nhà báo phải “Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước” thì rõ ràng nhà báo là cán bộ của đảng, dù là đảng viên hay chưa là đảng viên.

Nếu là đàng viên thì họ còn phải tuân hành nghiêm chỉnh Quy định tại Điều 2 của Điều lệ đảng năm 2011 là: “ Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.”

Sự ràng buộc bắt buộc này được tròng vào cổ người hành nghề báo chí trong chế độ CSVN cho thấy họ không có tự do tư tưởng. Nếu thấy đảng sai trái cũng không dám phản biện vì miếng cơm manh áo sẽ bị lấy mất nếu làm khác.

Do đó nhân dân cũng không có tiếng nói trong sinh hoạt chính trị một đảng cầm quyền, hay trên báo chí của nhà nước vì đảng không chấp nhận đảng chính trị đối lập và không cho phép tư nhân ra báo. Người dân chỉ được tiếp cận thông tin một chiều của nhà nước kiểm soát.

TƯỜNG LỬA VÀ INTERNET

Tình trạng này đã một phần được thay đổi từ cuối Thế kỷ 20 khi hệ thống thông tin tòan cầu Internet bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam. Một bộ phận người dân, đa phần là trí thức và giới sinh viên và học sinh có nhu cầu tiếp cận để nghiên cứu, biết cách chui qua các hàng rào cản của nhà nước hay vì nhu cầu giáo dục thì họ đã tiếp cận được các nguồn thông tin tự do trên thế giới.

Nhưng không phải bất cứ loại tin nào của Thế giới, qua hệ thống thông tin tòan cầu Internet, cũng đến được với người truy nhập ở Việt Nam. Nhà nước CSVN đã thiết lập hệ thống kiểm soát gọi thông dụng là “bức tường lửa” để ngăn chặn những tin hay bài viết không phù hợp với chính sách của đảng, hay còn được gọi là “nhạy cảm” và “chống đảng, chống lại nhân dân”.

Một hệ thống kiểm soát thông tin trên Internet đã được Ban Tuyên giáo đảng phối hợp với hai bộ Công an và Quốc phòng áp dụng từ mấy năm qua. Việc này đã gây ra nhiều khó khăn nhưng các giới đấu tranh dân chủ, nhân quyền và quyền tự do ngôn luận vẫn biết cách len lỏi để tiếp cận với thế giới bên ngoài Việt Nam.

Hẩm hiu nhất vẫn là các thành phần công nhân, nhân dân lao động và nông dân chiếm đa số trong hơn 90 triệu người dân. Họ tiếp tục bị nhà nước bưng mắt trước tiến bộ và phát triển của khoa học thông tin tòan cầu. Hàng ngày họ vẫn phải tiếp cận với thông tin một chiều do đảng kiểm soát.

TIẾNG NÓI TỪ CON TIM

Tỷ dụ như các thông tin vụ cá chết ở miền Trung từ ngày 06/04/2016 là một bằng chứng. Nhà nước hứa điều tra cho ra ngọn ngành và sẽ trừng phạt thủ phạm gây ra thảm trạng này nhưng đã hơn 2 tháng mà nhân dân vẫn chưa được thông tin.

Nhà nước nói các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân nhưng chưa chịu công bố. Tại sao, không ai biết lý do. Và cũng tại sao lại chọn thời điểm cuối tháng 6 mới cho dân biết ? Có ẩn ý chính trị hay kỹ thuật gì khi chọn thời gian này không ?

Báo chí nhà nước cũng không được phép đi thăm dân cho biết sự tình, dù ít nhất 5 triệu người đang khốn khó vì mất miếng cơm từ biển ở 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, người bị nhà nước CSVN ép buộc rời nhiệm ở Hà Nội năm 2010 đã đến thăm Giáo dân Giáo xứ Đông Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày 16.06.2016.

Ngài nói :”Khi chứng kiến tất cả đời sống của họ cũng như đi thăm tất cả các bờ biển, tôi cảm thấy đau xót, có thể nói là một cảnh chết chóc. Tôi vào một nhà nghỉ khá lớn của Hà Tĩnh thấy khách vắng hoe, chả thấy khách đâu cả. Rồi đi ra bãi biển thấy thuyền nằm chất đống ở đó, có những con thuyền chỉ còn đậy những tấm vải y hệt như những thân thể bị liệt thì đúng là một cảnh chết chóc. Ở bờ biển không có một sinh vật nào cả, trên bãi cát không có một con dã tràng nào. Tôi thấy ở các bãi biển đều có những con vật nhỏ li ti như con dã tràng, con cua, con ốc thì bãi biển này hoàn toàn chết hết rồi, không còn một tí gì là sự sống nữa. Khi chúng tôi xuống biển, tất cả mọi người đều hết sức đề phòng để cho nước biển không được dính vào chân. Họ kéo thuyền thật cao trên bãi cát, xong rồi thì có thể bước lên bờ để chân mình khó có thể dính nước biển… Cả một sự chết chóc như vậy.” (Theo Huyền Trang/Tin mừng Cho Người Nghèo)

Thật hãi hùng và bi thảm nhưng tại sao hàng chục ngàn Nhà Báo của đảng từ Trung ương đến Địa phương không thấy ?

Nên biết Luật Báo chí đã minh định:” Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội “ và có nhiệm vụ phải “Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân…”

Vậy hình ảnh của Đức TGM Ngô Quang Kiệt nói về sự chết ở Huyện Kỳ Anh-Vũng Áng không phải là “tin thiết yếu đối với đời sống xã hội” hay sao ?

Sự chết dưới mắt TGM Kiệt được diễn ra tiếp theo:”Trong làng trong xóm sự chết chóc đang dần mòn đi tại vì những người dân đánh cá đã ba tháng nay không ra biển thì chả còn thu nhập gì cả. Thành ra chúng tôi thấy sự chết dần mòn. Người ngư dân chết trực tiếp, cá chết thì người đánh cá cũng chết, những người làm nghề liên quan đến nghề cá như người bán xăng cho những tàu đánh cá cũng chết, những người làm chài lưới cũng chết, những người buôn bán hải sản cũng chết, những người chế biến hải sản cũng chết, ngành du lịch cũng chết, bao nhiêu sự chết kéo theo. Người ta đoán là có ít nhất là 5 triệu người bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết này. Hết sức là đau xót, xung quanh đó hết sức là hoang tàn, không còn sức sống, người ta ai cũng mệt mỏi, rã rời và buồn chán.”

Nhưng sự chết bi thương này sẽ còn kéo dài cho đến thế hệ người dân thứ bao nhiêu ở Giáo phận Vinh của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp ?

Đức Cha Hợp nói với 50 nghìn người, không phân biệt tôn giáo, trong đại lễ mừng kính Thánh Antôn tổ chức tại Linh địa Trại Gáo (Nghệ An) vào sáng thứ Hai ngày 13.06.2016:” Chúng ta đang sống trong thời khắc bi thảm vì chưa bao giờ đất nước chúng ta trải qua một thảm họa môi trường biển như đã xảy ra cách đây hơn hai tháng.

Chúng ta xin thánh Antôn cho chúng ta tìm lại môi trường biển đã đánh mất đó, tìm lại nguồn biển an lành và trong sạch. Đó là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng và lành mạnh. Đó là một môi trường của bao nhiêu ngư dân đất Việt đang sinh sống, đã sinh sống và sẽ sinh sống từ nguồn biển trong lành.

Hôm nay môi trường đó đã bị nhiễm độc và biển đang kêu lên từ hai tháng qua nhưng vẫn không có được một giải đáp đâu là nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường và ai là người đã gây ra thảm họa môi trường. Chúng ta phải tiếp tục can đảm yêu cầu nhà cầm quyền, những người có trách nhiệm với đất nước với đồng bào mình phải công bố nguyên nhân. Công bố càng sớm càng hay! Và yêu cầu ai là người đã gây tác hại cho môi trường biển phải đền bù cho ngư dân thỏa đáng.”

Đức Cha Hợp nói tiếp về sự chết mà Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã chứng kiến:”Trong những ngày qua được đến thăm đồng bào ở vùng biển bị tác hại, tôi đã có cơ hội được nhìn thấy những con thuyền nằm chơ vơ trên cát nhớ biển khơi xa. Bao giờ những con thuyền đó mới được ra biển trở lại? Và bao giờ những ngư dân đánh bắt gần bờ mới có thể tiếp tục lại nghề của mình?

Thảm họa môi trường biển miền Trung chỉ là những giọt nước nhỏ làm tràn ly. Và qua giọt nước làm tràn ly đó, ta thấy đất nước chúng ta chưa bao giờ rơi vào tình cảnh thảm họa môi trường không những môi trường biển mà là môi trường nông nghiệp, môi trường rừng. Và trên bàn ăn của người Việt Nam hôm nay chưa bao giờ đối diện với tình cảnh thê thảm ô nhiễm như vậy.”

Bằng giọng nói như có nước mắt tràn ra, Đức Cha Hợp lo âu:” “Mâm cơm” hôm nay của người Việt Nam còn rất nhiều khủng hoảng như “mâm cơm giáo dục”. Chưa bao giờ giáo dục xuống cấp như vậy. Chưa bao giờ giáo dục rơi vào hoàn cảnh dạy chữ không nổi, huống hồ dạy người. Chưa bao giờ bạo lực học đường tràn lan và công khai như hôm nay. Chưa bao giờ con cái của các quan chức và đại gia lại bỏ nước ra đi học ở nước ngoài nhiều như vậy, để lại trường lớp cho con cái nhà nghèo.

“Mâm cơm văn hóa”, “mâm cơn nhân bản”, “mâm cơm tình người” chưa bao giờ bẩn như hôm nay, khi con người xử ác và xử tệ đến như vậy. Chưa bao giờ con người Việt Nam bạo động, nóng nảy và hung ác như vậy. Chỉ cần ra đường va chạm nhỏ cũng dẫn đến bạo động, đả thương nhau! Tình nghĩa đồng bào còn đâu! Đâu còn những giá trị văn hóa và tâm linh! Còn đâu câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Tại sao con người hôm nay lại xuống cấp thê thảm về giáo dục, văn hóa, và nhân bản đến như vậy?”

Báo chí được mệnh danh “cách mạng” của đảng Cộng sản Việt Nam sinh ra vào năm 1925, khi Báo Thanh Niên do ông Hồ Chí Minh sáng lập ra đời. Nhưng trong suốt 91 năm qua, những người phục vụ cho nền báo chí này chỉ biết cong lưng và cúi đầu đeo tròng vào cổ cho đảng kéo đi.

Các nhà báo nhà nước CSVN chỉ biết tuân hành và phục vụ để bảo vệ cho được vị trí cầm quyền độc tôn cho đảng. Ngòai ra họ chả có lý tưởng gì ngòai miếng cơm manh áo.

Nếu không tin, có ai dám so sánh hai nền báo chí Việt Nam Cộng hòa và Xã hội Chủ nghĩa không ? -/-

Phạm Trần

(06/016)
 
Giấc mơ đất nước
Đường Thẳng
08:12 23/06/2016
GIẤC MƠ ĐẤT NƯỚC.

1. Tôi có một giấc mơ về đất nước,
Cảnh thanh bình và đẹp tựa trong tranh,
Mây bay bổng lờ lững giữa non xanh,
Sóng vỗ về mơn man bờ cát trắng.

2. Một đàn cò sải cánh bay trong nắng,
Bầy nai kia uống nước suối tinh trong,
Hoa rộ nở, đất tỏa ngát hương nồng,
Bướm bay lượn, rừng êm hòa tiếng nhạc.

3. Đã qua khỏi những tháng năm lầm lạc,
Xua hận thù, lũ hung ác gian manh,
Không còn cảnh giành giật với đua tranh,
Đời vui sống yêu thương và chia sẻ.

4. Người với người cùng chung niềm vui vẻ,
Chia hoạn nạn nâng đỡ kẻ thương đau,
Người cô đơn chẳng biết đến u sầu,
Áo quả phụ cũng thôi mầu tang tóc.

5. Chẳng còn nữa phường phi nhân ác độc,
Đám quan tham lừa lọc lũ tay sai,
Bọn mỵ dân đểu cáng kẻ độc tài,
Bị tiêu vong, sáng lập nền dân chủ.

6. Mọi người sống trong an bình no đủ,
Mọi trẻ em được chăm sóc học hành,
Học làm người tử tế biết chân thành,
Rèn nhân cách thật thà không giả dối.

7. Cũng chẳng còn thói làm ăn bê bối,
Cầu lợi nhuận mặc phá hủy môi sinh,
Lợi cho người biết từ bỏ ích mình,
Biết tự trọng sống công bình lương thiện.

8. Tôi mơ thấy con người biết tằn tiện,
Thôi lãng phí, dành dụm giúp đỡ nhau,
Cho quê nghèo vơi đói rét khổ đau,
Xua buồn sầu cho nụ cười tươi nở.

9. Tôi mơ thấy mọi người được hít thở,
Giữa bầu trời bình đẳng với tự do,
Hưởng hòa bình công lý mãi ấm no,
Hết hãi sợ, người hiền được tôn trọng.

10. Tôi mơ thấy dạt dào niềm hy vọng,
Đất nước mình hùng mạnh khắp năm châu,
Ra thế giới không còn phải cúi đầu,
Sống văn minh biết tự cường tự lực.

11. Tôi mơ thấy không còn cảnh áp bức,
Chấp pháp luật chụp tội lũ dân đen,
Thói trù dập với thủ đoạn đê hèn,
Quân xu nịnh giơ mặt mày trơ tráo.

12. Tôi mơ thấy một ngày rộn tiếng pháo,
Giữa bầu trời dậy sáng chữ Việt Nam,
Đất nước đi lên thoát cảnh bạo tàn,
Cháu con Lạc Hồng làm rạng rỡ Cha Ông.

Đường Thẳng
Ngày 23/06/2016
 
Văn Hóa
Đời sống tập luyện
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
16:16 23/06/2016
Đời sống tập luyện

Nói đến Tập luyện hầu như ai cũng nghĩ nhớ đến đời sống riêng cũng như chung trong đoàn thể mà mình đã sống trải qua. Vì tập luyện cần thiết và luôn gắn liền với đời sống con người từ khi bắt đầu có trí khôn chập chững tự mình làm được việc cho cá nhân như đánh răng rửa mặt, đi vệ sinh… Những việc này tuy nhỏ, nhưng rất căn bản cần thiết, và ai cũng được cha mẹ dạy, hướng dẫn tập luyện từ khi còn thơ bé.

Càng thêm tuổi đời vào mỗi giai đoạn đời sống, càng được cùng phải tập luyện thêm những nếp thói quen sống khác nữa. Và trong suốt đọc đời sống luôn phải tập luyện thêm hay làm mới lại cho thuần thục nhuần nhuyễn. Có thế mới thành công trong đời sống được.

Hằng năm vào dịp giữa năm, ngày 24.06. Giáo Hội Công Giáo mừng kính lễ sinh nhật Thánh Gioan tiền hô, còn gọi là Thánh Gioan tẩy giả. Ông Thánh Gioan theo Kinh Thánh thuật lại: „Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an.7 Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. „ ( Ga 1,6-7)

Như thế Ông xuất hiện trên sân khấu đời sống với sứ mạng từ Trời Cao ủy thác là một Ngôn sứ kêu gọi con người tập luyện trở về con đường tin theo Chúa. Dấu chỉ để nói lên sự trở về với Chúa là nhận lãnh phép rửa bằng nước ở sông Jordan do Ông cử hành ban cho.

Ông là anh em bà con với Chúa Giesu. Ông sinh ra sớm hơn Chúa Giêsu nửa năm.Vì thế, lễ mừng ngày sinh nhật của Ông Thánh Gioan vào ngày 24.06. và lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu vào ngày 25.12. hằng năm. Vào ngày 24.06. bắt đầu mùa hè, trời sáng ngày dài hơn đêm tối, mừng Ông Thánh Gioan sinh ra, đi rao giảng kêu gọi con người tập luyện thống hối trở về đón mừng Chúa đến.

Ông Thánh Gioan không phải môn đệ Chúa Giêsu. Ông cũng không viết phúc âm Chúa Giêsu, và cũng không có tương truyền hay sách vở thuật lại bất cứ phép lạ nào Ông đã làm. Ông đã ban phép rửa cho Chúa Giêsu ở bờ sông Jordan, và ít tháng sau Ông bị bắt giam tống ngục, vì đã ngăn cản Vua Herode Antipas không được lấy vợ của anh mình. Và sau cùng Ông bị chém đầu trong lễ tiệc mừng sinh nhật của vua Herode Antipas.

Chúa Giêsu đã nói Ông Gioan Tiền hô còn cao trọng hơn một tiên tri, Ông là người lớn nhất cao trọng hơn mọi con người sinh ra trên trần gian.

Theo Phúc âm Thánh Luca thuật lại ( Lc 3,1) Thánh Gioan tẩy gỉa xuất hiện trong sa mạc vào năm thứ 15. thời Hoàng đế Tiberius của đế quốc Roma, có thể vào năm 27.hay 28. sau Chúa giáng sinh. Ông vào sa mạc hoang vu sống đời tu hành tập luyện khắc khổ triệt để, mặc quần áo bằng lông da thú vật, ăn châu chấu và mật ong rừng giữa thiên nhiên.

Rồi từ sa mạc hoang địa Ông rao giảng đời sống tập luyện cả thể xác lẫn tập luyện tinh thần tâm hồn sao cho ngay chính xứng hợp với con đường của Thiên Chúa. Đời sống tập luyện nhân đức phong cách của Ông sống theo kỷ luật tốt lành đã nung đúc Ông thành người thánh đức, cùng có uy tín cao độ thu hút thuyết phục con người nghe Ông rao giảng.

Đời sống Ông là mẫu gương sự luyện tập sống theo kỷ luật. Vì „ Không có nền văn hóa nào có thể phát triển nảy sinh mà không có kỷ luật. Không có tập luyện theo kỷ luật và theo đích điểm vạch ra, không đưa dẫn đến thành công ưu tú được! ( Fredrich A. Metzsch).

Tập luyện giữ sống theo kỷ luật khắc khổ không là cuộc tranh đua để mong dành thứ bậc giải thưởng hơn kém. Nhưng đó là hành trang giúp chuẩn bị tốt cho đời sống, nhất là lúc cần phải có những quyết định dù nhỏ cũng như hệ trọng to lớn cho đời sống. Nơi mọi lãnh vực đời sống, người nào muốn thành công nơi đó, họ phải tập luyện theo kỷ luật, có khi phải sống triệt để khắc khổ nữa mới thành thuần thụce, và từ căn bản đó nảy sinh phát triển sáng kiến mới lạ độc đáo.

Nhìn những cầu thủ chơi chạy thi đấu trên sân cỏ đang diễn ra thi đấu mùa Euro 2016, không phải tự nhiên họ có thể làm được việc này. Nhưng họ đã phải trải qua tập luyện theo kỷ luật, theo kỹ thuật nghệ thuật chơi đá banh hằng ngày, hằng tuần từ bao nhiêu thời gian, cả chục năm trước đó rồi. Chưa hết, trước mỗi trận thi đấu họ còn phải ôn tập luyện lại nữa và tập luyện bài học kỹ thuật mới thêm nữa.

Ông Thánh Gioan Tiền hô được vẽ khắc trình bày với ngón tay Ông chỉ về phía trước hướng lên trời cao. Ngón tay của Ông chỉ hướng theo con đường tốt lành thánh đức trên cao, chỉ hướng về phía Chúa Giêsu đang đến là Đấng cứu độ trần gian.

Trong trận thi đấu trên sân cỏ, vị huấn luyện viên đội banh cũng đứng ở bờ mép sân banh tay chỉ các cầu thủ học trò mình phải chạy thi đấu theo đội hình đã tập luyện sắp xếp trứơc đó đúng theo bài bản đã vạch ra.

Ông Thánh Gioan xuất hiện trước công chúng lớn tiếng dùng ngôn từ đanh thép cảnh cáo rao giảng kêu gọi dân chúng tập luyện ăn năn thống hối từ bỏ con đường cũ trở về với Thiên Chúa.

Ngoài bờ mép biên sân cỏ bóng đá, vị huấn luyện viên cũng chạy quát tháo la lối to tiếng dùng những ngôn từ tuy vắn tắt, nhưng đầy tính năng động và đôi khi đầy khí nộ giận dữ thúc dục học trò mình thi đấu theo đội hình vào đúng vị trí đã thảo luận sắp xếp, không được đi đứng lộn xộn để sơ hở cho đối phương trên chạy len vào cướp mất banh.

Ông Thánh Gioan đã thẳng thắn ngăn can Vua Herode Antipas không được sống trái đạo lý, trái với tình tự nhân bản. Vì nhà vua khăng khăng cứ muốn lấy vợ của anh mình. Theo Thánh Gioan như thế là một đời sống buông thả không có tập luyện theo kỷ luật, ngược lại với công bằng bác ái và không mang lại bình an cho ai.

Đức đương kim Giáo hoàng Phanxicô, người yêu chuộng mộ mến môn thể thao bóng đá ngay từ thời còn là Hồng Y Tổng giám mục Buenos Aires bên Argentina, đã có tầm nhìn theo chiều nhân bản tương tự như theo Thánh Gioan về nếp sống tập luyện:

”Trước tiên thể thao dạy chúng ta điều này: để thắng thì cần phải tập luyện. Qua việc thực hành thể thao, chúng có thể thấy đó là hình ảnh cuộc sống của chúng ta. Trong cuộc đời cần phải chiến đấu, phải tập luyện, dấn thân để đạt được những kết quả quan trọng. Tinh thần thể thao gợi lại cho chúng ta hình ảnh những hy sinh cần thiết để tăng trưởng trong các nhân đức tạo nên cá tính mỗi người. Nếu để cải tiến một người, cần phải tập luyện khẩn trương và liên tục, thì cần phải dấn thân nhiều hơn để đạt tới cuộc gặp gỡ và hòa bình và giữa các dân tộc được ”cải tiến”.

………………….

Bài học sau cùng mà thể thao mang lại để giúp đạt tới hòa bình là phải tôn trọng đối phương. Bí quyết của chiến thắng trên sân banh và cả trong cuộc sống, hệ tại tôn trọng người đồng đội của mình cũng như đối phương. Không ai có thể chiến thắng một mình trên sân banh cũng như trong cuộc đời. Ước gì không ai tự cô lập mình và cảm thấy bị loại ra ngoài! (Vietcatholic 12.06.2014).

Không ai sống riêng lẻ là một hòn đảo giữa đời sống xã hội được. Trái lại trong tương qua liên đới với mọi người. Thế nên, trong đời sống ai cũng cần phải tập luyện từ căn bản nhỏ cho đời sống riêng, rồi tùy theo khía cạnh chuyên biệt cũng phải tập luyện mới tiến xa hơn, lên cao được, mới có khả năng giúp ích cho người khác được.

Luyện tập là đầu tư thời giờ sức lực cho con đường đời sống hôm nay nối tiếp bước sang con đường ngày mai.

Trong mọi lãnh vực con người cần phải tập luyện, kể cả lãnh vực tinh thần đạo giáo, lãnh vực tư cách tính tình mỗi người.

Lễ mừng sinh nhật Thánh Gioan Tiền hô, 24.06.2016

Mùa Euro 2016

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đường Đèo
Nguyễn Đức Cung
18:33 23/06/2016
ĐƯỜNG ĐÈO
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Đường đời lên dốc xuống đèo
Vững tin nơi Chúa hiểm nghèo sẽ qua.
(nđc)
 
VietCatholic TV
Kỹ thuật truyền hình: Toát Yếu về Animation trong Adobe Premiere
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:34 23/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các bạn đang theo dõi chương trình huấn luyện kỹ thuật viên truyền hình của VietCatholic.

Trong video này Thảo Ly sẽ trình bày với các bạn một vài khái niệm căn bản về animation, tức là hoạt hình, trong Adobe Premiere.

Animation trong Adobe Premiere được cấu trúc xung quanh một khái niệm gọi là Key Frame. Thảo Ly xin nhắc lại một điều quan trọng đã được Kim Thúy trình bày trước đây. Một video clip thực ra là tập hợp của những hình bất động, mỗi hình bất động như thế gọi là một frame. Trong một chuỗi các frames của một video clip, những frames nơi bắt đầu xảy ra những thay đổi về thuộc tính của một video clip được gọi là những Key Frames.

Để minh họa cho khái niệm này, các bạn hãy làm thử một thí nghiệm sau đây.

Trong Adobe Premiere, chúng ta chọn menu Title rồi New Title rồi Default Still. Hãy đặt tên là Title One.

Thảo Ly nhấn vào đây để chọn cái kiểu chữ. Rồi nhấn vào icon T này để viết chữ Title One.

Bây giờ, Thảo Ly nhấn vào cái Select Tool và dùng nó để làm cho cái chữ Title One này lớn hơn một chút. Như vậy là được rồi. Thảo Ly sẽ nhấn lần lượt vào hai cái icons này để canh cho cái chữ Title One nằm giữa màn hình. Đóng cái Title Editor lại, chúng ta có cái Title One.

Kéo cái Title One này vào trong TimeLine.

Nếu nhấn Space Bar để play cái clip này thì chúng ta thấy nó cứ trơ trơ như thế này.

Bây giờ, chúng ta sẽ làm cho cái chữ Title One này di chuyển từ trái sang phải.

Đầu tiên, Thảo Ly nhấn vào cái clip này để làm cho nó active. Các thuộc tính của nó xuất hiện trên panel Effect Controls.

Bây giờ, Thảo Ly kéo nó qua bên trái bằng cách là thay đổi cái Position, cụ thể là cho cái hoành độ này nhỏ đi.

Các bạn hãy nhìn kỹ cái dấu mũi tên này, khi chúng ta nhấn vào đó nó sẽ mở ra hay đóng lại cái TimeLine View. Thảo Ly sẽ nhấn để mở cái TimeLine View ra.

Kéo cái cursor ra khoảng đầu cái clip. Nhấn M để đánh dấu vị trí này.

Trong panel Effect Control, các bạn thấy có cái đồng hồ đếm giờ, tiếng Anh gọi là Stop Watch, ở trước cái chữ Position này, phải không? Thảo Ly nhấn vào đó, Adobe Premiere sẽ chọn cái frame ở vị trí hiện nay làm cái Key Frame. Nó sẽ vẽ một hột kim cương trên cái TimeLine View này.

Bây giờ, Thảo Ly kéo cái cursor về phía tay phải, tới gần cuối cái clip. Nhấn M để đánh dấu vị trí này.

Khi Thảo Ly thay đổi cái hoành độ trong Position này, Adobe Premiere nhận ra sự thay đổi này và chọn cái frame ở vị trí hiện nay làm cái Key Frame thứ hai.

Kéo cái cursor về phía tay trái, khoảng đầu cái clip, nhấn Space Bar, bạn sẽ thấy cái chữ Title One di chuyển từ trái sang phải.

Như thế, chúng ta thấy cơ chế animation của Adobe Premiere là như sau:

Khi có sự thay đổi một thuộc tính nào đó giữa hai cái Key Frames của cái clip, Adobe Premiere chia đều sự thay đổi này trong tất cả các frames ở giữa hai cái Key Frame, và do đó tạo ra hiện tượng di động.

Trong panel Effect Control, tất cả các thuộc tính nào có cái đồng hồ đếm giờ đều có thể dùng để tạo ra animation.

Để minh họa điều này chúng ta hãy làm như sau:

Các bạn hãy nhấn Home, hoặc là kéo cái cursor, để trở về đầu cái clip. Chúng ta điều chỉnh thuộc tính Scale này xuống khoảng 50%.

Trong TimeLine, chúng ta nhấn Shift-M để di chuyển đến cái Key Frame thứ nhất. Bây giờ, trong panel Effect Control, chúng ta nhấn vào cái Stop Watch của Scale. Adobe Premiere sẽ biến frame hiện nay thành một Key Frame cho kích thước của cái clip, và vẽ một hột kim cương trên TimeLine View.

Trong TimeLine, chúng ta lại nhấn Shift-M để di chuyển đến cái Key Frame thứ hai. Sau đó, trong panel Effect Control, chúng ta điều chỉnh Scale thành 100. Adobe Premiere nhận ra sự thay đổi này và chọn cái frame ở vị trí hiện nay làm cái Key Frame thứ hai cho kích thước của cái clip.

Kéo cái cursor về phía tay trái, khoảng đầu cái clip, nhấn Space Bar, bạn sẽ thấy cái chữ Title One không những di chuyển từ trái sang phải mà còn lớn dần lên.

Bên cạnh các thuộc tính căn bản, cả các effects cũng có thể được dùng để tạo ra animation.

Để minh họa điều này, chỗ cái kính lúp này, Thảo Ly sẽ đánh Fast Blur.

Kéo cái effect Fast Blur trong phần Video Effects vào trong cái clip.

Trong panel Effect Control, Thảo Ly chọn Bluriness là 30.

Trong TimeLine, chúng ta nhấn Shift-M để di chuyển đến cái Key Frame thứ nhất. Bây giờ, trong panel Effect Control, chúng ta nhấn vào cái Stop Watch của Bluriness. Adobe Premiere sẽ biến frame hiện nay thành một Key Frame cho thuộc tính Bluriness của cái clip, và vẽ một hột kim cương trên TimeLine View.

Trong TimeLine, chúng ta nhấn Shift-M để di chuyển đến cái Key Frame thứ hai. Sau đó, trong panel Effect Control, chúng ta điều chỉnh Bluriness là 0. Như thường lệ, Adobe Premiere nhận ra sự thay đổi này và chọn cái frame ở vị trí hiện nay làm cái Key Frame thứ hai cho Bluriness của cái clip.

Kéo cái cursor về phía tay trái, khoảng đầu cái clip, nhấn Space Bar, bạn sẽ thấy cái chữ Title One di chuyển từ trái sang phải, lớn dần lên và rõ lên.

Nếu thấy sự di chuyển này quá chậm, bạn có thể vẽ một hình chữ nhật chung quanh ba cái hột kim cương của Key Frame thứ hai, để chọn cả ba và dùng con mouse di chuyển chúng gần lại những Key Frame trước đó. Kéo cursor ra đầu clip, nhấn Space Bar, bạn sẽ thấy animation nhanh hơn.

Nếu thấy sự di chuyển này không được smooth, không được trơn tru, bạn hãy vẽ một hình chữ nhật chung quanh ba cái hột kim cương của Key Frame thứ nhất, để chọn cả ba và right-click trên một trong ba cái hột kim cương này và chọn menu Temporal Interpolation rồi chọn Ease Out. Chọn Out là vì animation xuất phát ra từ cái Key Frame này. Sau đó, bạn làm tương tự để chọn ba cái hột kim cương của Key Frame thứ hai. Right-click trên một trong ba cái hột kim cương này và chọn menu Temporal Interpolation rồi chọn Ease In. Kéo cursor ra đầu clip, nhấn Space Bar, bạn sẽ thấy animation có vẻ professional hơn.

Các bạn thân mến,

Chúng ta cũng có thể cho một chữ di chuyển theo một đường cong, chứ không nhất thiết phải theo một đường thẳng.

Để minh họa cho khái niệm này, các bạn hãy làm thử một thí nghiệm sau đây.

Trong Adobe Premiere, chúng ta chọn menu Title rồi New Title rồi Default Still. Hãy đặt tên là Title Two.

Thảo Ly nhấn vào đây để chọn cái kiểu chữ. Rồi nhấn vào icon T này để viết chữ Title Two.

Bây giờ, Thảo Ly nhấn vào cái Select Tool và dùng nó để làm cho cái chữ Title Two này lớn hơn một chút. Như vậy là được rồi. Thảo Ly sẽ nhấn lần lượt vào hai cái icons này để canh cho cái chữ Title Two nằm giữa màn hình. Đóng cái Title Editor lại, chúng ta có cái Title Two.

Kéo cái Title Two này vào trong TimeLine.

Bây giờ, trong panel Effect Control, chúng ta thay đổi position để đưa cái chữ Title Two lên đây. Chúng ta nhấn vào cái Stop Watch của Position để có một Key Frame ở đây. Kéo cái cursor tới giữa cái clip.

Thảo Ly sẽ nhấn vào chữ Motion. Trong cái Outlook Overview, chúng ta kéo cái clip xuống.

Kéo cái cursor về phía cuối cái clip.

Trong cái Outlook Overview, chúng ta kéo cái clip lên về phiá Đông Bắc.

Các bạn thấy Adobe Premiere vẽ ra cái qũy đạo di chuyển của cái clip.

Chúng ta có thể chỉnh cái quỹ đạo này theo ý muốn rồi cho nó chạy thử.

Nếu chúng ta không muốn cho cái chữ Title Two di chuyển liên tục. Cụ thể là chúng ta muốn nó đứng yên ở vị trí này một lúc thì sao?

Trước hết, chúng ta nhấn vào cái Stop Watch Position này để xoá mọi Key Frame.

Key Frame thứ nhất và thứ hai Thảo Ly làm y hệt như trước. Các bạn quan sát kỹ nhé.

Bây giờ, chúng ta muốn cái chữ Title Two đứng yên từ đây đến đây thì Thảo Ly phải nhấn vào đây để Adobe Premiere tạo ra một Key Frame. Như thế, từ Key Frame thứ hai đến Key Frame thứ ba không có gì thay đổi cái chữ sẽ đứng yên. Bây giờ, chúng ta di chuyển cái cursor tới một chút để làm cái Key Frame thứ tư, rồi cho nó chạy thử.

Mọi chuyện diễn ra đúng như ý chúng ta muốn.

Chúc các bạn thành công.
 
Kỹ thuật truyền hình: Transitions và Effects.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:36 23/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong chương trình này, Hà Thu sẽ thảo luận với các bạn về các Transitions.

Transition là cách thức chuyển đổi từ một clip sang clip tiếp theo.

Nếu giữa hai cái clips chúng ta không có một transition nào thì người ta gọi là straight cut. Hết cái clip này thì nhảy liền sang cái clip khác. Đây là chuyện thông thường. Bạn không nên bận tâm, không nhất thiết phải có một transition giữa hai cái clips.

Có hai loại Transition: Video và Audio. Thường chúng ta dùng video transitions vì nội dung của câu chuyện. Chẳng hạn, khi muốn nhấn mạnh sự tương phản giữa hai cái clips, hay khi muốn nói lên cái này là hệ quả của cái kia ..Trong bối cảnh của một chương trình truyền hình, transition cũng thường được dùng ở chỗ xướng ngôn viên đọc vấp để tránh hiện tượng mặt bị giựt. Cross Disolve và Morph Cut là hai transitions thường được dùng để giải quyết vấn đề này.

Audio transitions thường được dùng để tránh cho người đọc khỏi giựt mình nếu âm thanh đột ngột quá lớn. Audio transitions như Exponential Fade, chẳng hạn, được dùng để fade out âm thanh, tức là làm cho âm thanh nhỏ dần đi trước khi hoàn toàn tắt hẳn.

Để áp dụng một Transition, trong panel Effects, mở rộng Video Transitions hoặc Audio Transitions bin. Chọn một Transition muốn sử dụng và kéo cái transition vào điểm tiếp nối giữa hai clip.

Nếu muốn loại bỏ một transition, ta cần nhấn dấu + ở gần nút Backspace nhiều lần để zoom in cho dễ thấy, sau đó right-click trên cái transition và chọn menu Clear.

Khi muốn thay đổi các thông số của một transition, thí dụ muốn đổi Duration để cái transition kéo dài hơn hay ngắn bớt đi, ta cũng làm tương tự, nghĩa là nhấn dấu + ở gần nút Backspace nhiều lần để zoom in cho dễ thấy, sau đó click trên cái transition. Những thông số của cái transition sẽ hiện ra trong panel Effect Controls.

Nếu muốn áp dụng một video transition cho một loạt clips, ta có thể chọn một default transition. Cụ thể là chúng ta right-click trên một transition trong phần Video Transitions của cái panel Effects, và chọn menu Set Selected As Default Transition.

Sau đó, chọn hàng loạt clips và nhấn Ctrl-D.

Tương tự như thế, nếu muốn áp dụng một audio transition cho một loạt clips, ta phải chọn một default transition trong phần Audio Transitions của cái panel Effects.

Sau đó chọn hàng loạt clips và nhấn Ctrl-Shift-D.

Cần nói ngay rằng chúng ta không nên lạm dụng những Transition vì có thể gây ra những phản ứng tiêu cực nơi người xem. Một video có nhiều người xem hay không hệ tại vào nội dung của video đó hơn là hình thức rườm rà bên ngoài.

Bên cạnh những Transition, là những hiệu ứng tác động lên điểm tiếp nối giữa hai clips, chúng ta còn có các Effects là những hiệu ứng tác động lên từng clip.

Cách dùng những effects cũng tương tự như cách dùng các transitions, nghĩa là, chúng ta chọn một effect trong phần Video Effects hay Audio Effects của panel Effects rồi kéo vào cái clip.

Cám ơn các bạn đã chú ý theo dõi.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 09 – 15/06/2016: Trước thềm Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2016 tại Krakow
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:34 23/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Chương trình chuyến tông du Ba Lan của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới

Radio Vatican ngày 9/6/2016 đã công bố chương trình cho những ngày từ 27 đến 31 tháng 7 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Ba Lan trong khuôn khổ tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 31.

Vào ngày 27 tháng 7, Đức Giáo Hoàng sẽ khởi hành từ sân bay Fiumicino Rome lúc 2 giờ chiều và sẽ đến sân bay John Paul II ở Balice-Krakow hai giờ sau đó.

Sau nghi lễ đón tiếp, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển về Lâu đài Wawel, nơi đó Ngài sẽ đọc bài diễn văn dành cho các nhà lãnh đạo dân sự và ngoại giao đoàn, tiếp theo là cuộc thăm viếng thân hữu với Ngài tổng thống Cộng hòa Ba lan. Ngày đầu tiên của Đức Giáo Hoàng tại Ba Lan sẽ kết thúc bằng cuộc gặp gỡ với các giám mục tại Nhà thờ chính tòa Krakow.

Vào sáng sớm thứ Năm ngày 28 tháng 7, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm Tu viện của các nữ tu Thăm Viếng trên đường ra sân bay và lúc 08:30 sáng Ngài sẽ đáp trực thăng tới Czestochowa, nơi đây, tại tu viện Jasna Gora, Ngài sẽ cầu nguyện trước Thánh tượng Đức Bà Đen trước khi cử hành Thánh Lễ tại đền Thánh Czestochowa nhân dịp kỷ niệm 1050 năm Vua Ba lan được rửa tội. Lúc 12:45 trưa cùng ngày Đức Thánh Cha sẽ trở lại Krakow để gặp gỡ và nói chuyện với giới trẻ tập trung tại Công viên Jordan.

Vào ngày thứ Sáu 29 tháng 7 Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng tới Oswiecim. Lúc 9.30 giờ sáng Ngài thăm trại tập trung Auschwitz thời Đức Quốc Xã và lúc 10.30 giờ tại trại Birkenau, sau đó Ngài trở về Krakow, lúc 4:30 chiều Đức Thánh Cha sẽ thăm viếng các bệnh nhân tại Bệnh viện nhi đồng và lúc 6 giờ tối, Ngài sẽ chủ sự Chặng Đường Thánh Giá với những người trẻ ở Jordan Park.

Vào ngày thứ Bảy, Ngài sẽ thăm viếng Đền thờ “Lòng Chúa Thương Xót” ở Krakow, Ngài sẽ bước qua Cửa Thánh của Lòng thương xót Chúa và giải tội cho một số người trẻ. Sau đó, lúc 10.30, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ cho các linh mục, nam nữ tu sĩ, những người đã dâng hiến đời mình cho Chúa và các chủng sinh trong Đền Thánh Gioan Phaolô II ở Krakow. Đức Giáo Hoàng sẽ ăn trưa với một số người trẻ tuổi tại Tòa Tổng Giám mục và sau đó vào buổi tối, Ngài sẽ cùng với những người trẻ bước qua ngưỡng Cửa Thánh tại Cánh Đồng Lòng Chúa Thương Xót và lúc 7:30 tối Ngài sẽ giảng cho mọi người tham dự Đêm Canh Thức.

Vào ngày Chúa Nhật 31 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Cánh Đồng Lòng Chúa Thương Xót, sau đó, lúc 5 giờ chiều, Ngài sẽ gặp gỡ các tình nguyện viên của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, ban tổ chức và các nhà hảo tâm tại sân vận động Tauron ở Krakow… Cuối cùng Ngài sẽ đáp máy bay lúc 6:30 tối và về tới Rôma lúc 8:25 tối cùng ngày.

2. Ngày Năm Thánh dành cho các bệnh nhân và người khuyết tật

Lúc 10h30 sáng Chúa Nhật, ngày 12.06, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Quảng Trường Thánh Phê-rô nhân Ngày Năm Thánh dành cho các bệnh nhân và người khuyết tật cả về thể xác lẫn tâm trí.

Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có nhiều Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và linh mục. Đặc biệt, tham dự thánh lễ, có hơn 20 ngàn người khuyết tật, bệnh nhân và những người săn sóc họ.

Trong lúc bài Tin Mừng được công bố, có những hoạt cảnh đi kèm, nhờ đó những người khuyết tật tâm trí có thể hiểu được.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

“Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào thập giá. Tôi sống nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2:19). Trong những lời này, Thánh Tông Đồ Phao-lô đã diễn tả cách mạnh mẽ mầu nhiệm đời sống Kitô giáo, mầu nhiệm đó có thể được gom tóm trong sự năng động phục sinh về cái chết và sự sống lại được nhận lãnh ngang qua Bí Tích Thanh Tẩy. Thật vậy, khi được dìm trong nước, mỗi người chúng ta đã chết và được mai táng cùng với Đức Kitô (Rm 6:3-4), và khi trồi lên khỏi mặt nước, một sự sống mới được chiếu tỏa rạng ngời trong Chúa Thánh Thần. Sự tái sinh này ôm ấp lấy tất cả mọi chiều kích của đời sống chúng ta: kể cả bệnh tật, khổ đau và cái chết cũng được tìm thấy nơi Đức Kitô và chính ở nơi Ngài mà chúng ta đọc được ý nghĩa tối hậu cho những bệnh tật, khổ đau và chết chóc ấy. Ngày hôm nay, Ngày Năm Thánh dành cho bệnh nhân và những người mang những khuyết tật, Lời Chúa về sự tái sinh này lại có một âm vang đặc biệt cho mỗi người chúng ta.”

3. Dòng Tên và Caritas châu Âu kêu gọi Liên minh Châu Âu đối xử có tình người với người tị nạn

Một chuỗi bi thảm các vụ đắm tàu và chết đuối ở Địa Trung Hải của những người bị buộc phải di dân và tị nạn đang thu hút sự chú ý vào những bất cập trong chính sách di dân của Liên minh Châu Âu.

Hàng chục ngàn người trốn chạy khỏi xung đột, khủng bố và nghèo đói đã cố gắng vượt Địa Trung Hải nguy hiểm với hơn 2,500 người chết đuối trong năm nay.

Hôm thứ Năm 09/6, các bộ trưởng Liên minh Châu Âu đã có cuộc họp để thảo luận về chính sách di dân Châu Âu, vốn đang tập trung vào việc ngăn chặn làn sóng di dân.

Caritas Châu Âu và Tổ chức phục vụ người tị nạn Dòng Tên Châu Âu (Jesuit Refugee Service Europe - Tổ Chức Cứu Trợ Dòng Tên Châu Âu) đang kêu gọi các nhà hoạch định chính sách châu Âu thay đổi đường lối hạn chế của họ đối với vấn đề di dân và cung cấp những cách thức an toàn để người dân vào châu Âu mà không mạo hiểm mạng sống của họ.

Olga Siebert, nhân viên vận động chính sách của Tổ Chức Cứu Trợ Dòng Tên Châu Âu giải thích rằng, cùng với Caritas Châu Âu, Tổ Chức Cứu Trợ Dòng Tên Châu Âu đã đưa ra lời kêu gọi rằng các chính sách di dân hạn chế của châu Âu hiện nay buộc những người tuyệt vọng dùng các tuyến đường chết người. Bà cho hay: “Chúng tôi nghĩ rằng những chính sách này dựa trên việc bảo vệ biên giới, chứ không phải bảo vệ người dân”.

Siebert cho biết những chính sách này sẽ không ngăn chặn được những người đang cố gắng đến các nước chúng ta, thực vậy, chúng sẽ buộc càng nhiều người vào tay của bọn buôn lậu và buôn người, trong đó tất nhiên rất có hại cho người tị nạn và những người tìm kiếm nơi ẩn náu an toàn.

Bà nói rằng, cùng với Caritas Châu Âu và các tổ chức Kitô giáo khác, Tổ Chức Cứu Trợ Dòng Tên đã bày tỏ mối quan tâm của mình với cách nhà hoạch định chính sách Liên minh Châu Âu kể từ tháng 11 năm 2014: “Chúng tôi kêu gọi các con đường an toàn và hợp pháp cho việc bảo vệ ở châu Âu; chúng tôi đưa ra một chính sách trong đó mô tả chi tiết những gì chúng tôi muốn thấy trên bình diện Châu Âu”.

Bà Siebert đề cập đến một số bước mà bà nói là cần thiết để có thể thực thi và bảo vệ luật nhân đạo: “Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của các kênh nhân đạo như thị thực nhân đạo, tạo thuận lợi cho đoàn tụ gia đình cho những người tị nạn và di dân, cùng với các chương trình nhân đạo khác như tái định cư hơn nữa và nâng đỡ những thủ tục thị thực khi có lý do chính đáng trên nền tảng nhân đạo”.

Bà cho hay thêm: “Những biện pháp này, nên được bổ sung cho một hệ thống đầy đủ chức năng tị nạn và nhân đạo ở châu Âu”.

Và trong khi một số quốc gia châu Âu tiếp tục xây dựng những bức tường và nói lên sự thờ ơ đối với thảm kịch toàn cầu về sự gia tăng di dân, Tổ Chức Cứu Trợ Dòng Tên nói rằng mọi người cần phải biết rằng những người di dân bị cưỡng bức không chỉ là những con số, mà là những con người thực sự trốn chạy khỏi xung đột và khủng bố: “Thông điệp chính của chúng tôi là chúng ta phải có chính sách đối xử nhân đạo như người với người, đối xử với họ bằng sự tôn trọng, biết họ đang tìm kiếm điều kiện sống tốt hơn và đang lẩn trốn để bảo vệ phẩm giá con người của mình”.

Liên quan đến cuộc họp của các nhà hoạch định chính sách Châu Âu, Tổ Chức Cứu Trợ Dòng Tên nói rằng thật khó để dự đoán kết quả nhưng Tổ Chức Cứu Trợ Dòng Tên kêu gọi họ phải nhận thức được tình hình và vẫn còn hi vọng thông điệp của họ sẽ được lắng nghe.

4. Bốn linh mục và một phó tế được phong chức ở Hồng Kông nhân kỷ niệm 800 năm Dòng Đa Minh

Năm 2016, Dòng Đa Minh mừng kỷ niệm 8 thế kỷ lập Dòng bởi Đức Giáo Hoàng Honorius III, bốn linh mục và phó tế của tỉnh dòng Đa Minh Trung Quốc “Đức Mẹ Mân Côi” đã được phong chức linh mục tại Hồng Kông.

Bốn linh mục bao gồm 1 người Trung Quốc đại lục, một người Hàn Quốc và hai người Miến Điện. Lễ phong chức được Đức Hồng Y Gioan Thang Hán (Tong Hon), Giám mục Hồng Kông chủ tế trong thánh lễ trọng thể tổ chức tại tu viện Đa Minh hôm 29 tháng Năm. Đồng tế trong thánh lễ cũng có Đức Cha Stephen Tjephe, Giám Mục của Loikaw, Myanmar, đất nước xuất xứ của hai vị tân linh mục Miến Điện, cùng với Cha Javier Gonzalez, Bề trên tỉnh dòng Đa Minh và nhiều linh mục. Dòng Ba Đa Minh cũng hiện diện, ngày nay họ có hơn ba mươi thành viên tích cực trong việc truyền giáo và phục vụ xã hội. Đức Hồng Y Gioan Thang Hán nhấn mạnh đặc tính truyền giáo của Tỉnh dòng Mân Côi, trong đó bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao và một số nước châu Á.

Dòng các Cha Thuyết giáo (OP), còn được gọi là Dòng Đaminh, bắt đầu sứ mạng ở Trung Quốc vào tháng Giêng năm 1631. Vào năm 1650, Luo Wen Zao, người Trung Quốc, gia nhập tu viện Đa Minh ở Manila. Sau đó, ngài được bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa của Nam Kinh và là Giám mục đầu tiên người Trung Quốc. Các tu sĩ Đa Minh đã đến Đài Loan vào năm 1859, được xem là những nhà truyền giáo đầu tiên của hòn đảo này, và họ đến Hồng Kông vào năm 1861. Đến nay, Hồng Kông vẫn luôn được xem là nền tảng của tỉnh dòng Viễn Đông.

5. Phong trào Công Giáo về gia đình Dominica biểu tình trước trụ sở Hội nghị Tổ chức các nước châu Mỹ

Giáo Hội Công Giáo Dominica bày tỏ lo lắng vì chủ đề của gia đình, rất thời sự và đặc biệt quan trọng trong thời điểm khủng hoảng hiện nay, không được đề cập đến trong nghị trình của Hội nghị Tổ chức các nước châu Mỹ diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng Sáu.

Đức Cha Victor Emilio Masalles Pere, Giám mục Phụ tá của Santo Domingo, lưu ý rằng vấn đề chuyển giới được nói đến trong sáu điểm của chương trình nghị sự, trong khi đó chủ đề gia đình thậm chí không được đề cập đến.

Trong cuộc gặp gỡ với báo chí địa phương, Đức Cha Masalles công bố việc thành lập phong trào mới mang tên “Si Queremos Sostenibilidad” nghĩa là ‘Chúng tôi muốn được hỗ trợ’, bao gồm các gia đình tham gia vào giáo xứ, đoàn thể, khu xóm, các dòng tu và nhiều tổ chức xã hội dân sự khác, nhằm hỗ trợ các vấn đề của gia đình ở đất nước Dominica.

Mục đích của phong trào là để tái khẳng định rằng chỉ có những gia đình tốt mới có thể tiếp tục theo đuổi phát triển bền vững. Đức Giám Mục mời gọi tất cả mọi người tuần hành hòa bình vào ngày Chúa Nhật 12 tháng Sáu để ủng hộ của gia đình, trong đó sẽ kết thúc cuộc diễu hành ở phía trước hội trường diễn ra Hội nghị Tổ chức các nước châu Mỹ.

6. Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn Liên hiệp Tin Lành Cải Cách

Đức Thánh Cha kêu gọi các cộng đồng Công Giáo và Tin Lành cải cách cùng dấn thân đáp ứng sự khao khát tinh thần của con người ngày nay.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 10 tháng 6, dành cho 10 vị thuộc Hội đồng lãnh đạo Liên hiệp các Giáo Hội Tin Lành Cải Cách trên thế giới.

Trong lời chào mừng, Đức Thánh Cha nhắc đến cuộc viếng thăm tại Vatican cách đây 10 năm của các vị lãnh đạo Tin Lành cải cách trên hoàn cầu, gặp Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Ngài cũng ca ngợi và cảm tạ những tiến bộ trong quan hệ đại kết giữa các cộng đồng Giáo Hội Tin Lành cải cách với nhau và với Giáo Hội Công Giáo.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng:

“Ngày nay chúng ta thường cảm nghiệm “sự sa mạc hóa tinh thần”, nhất là nơi mà người ta sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, các cộng đồng Kitô chúng ta được kêu gọi là những “vò nước” giải khát với niềm hy vọng, những sự hiện diện có khả năng khơi dậy tình huynh đệ, gặp gỡ, liên đới, yêu thương chân thành và vô vị lợi; các cộng đồng ấy cần đón nhận và khơi dậy ơn thánh của Chúa, để không khép kín vào mình, và cởi mở thi hành sứ mạng. Thực vậy, không thể thông truyền đức tin, nếu ta sống đức tin một cách cô lập hoặc trong những nhóm khép kín và chia cách, trong một thứ tự trị giả tạo và chỉ biết đến cộng đoàn của mình. Làm như thế chúng ta không đáp ứng được lòng khao khát Thiên Chúa, đang gọi hỏi chúng ta và tạo nên nhiều hình thức tôn giáo mới..”

Đức Thánh Cha cũng nói rằng: “Hiện nay có nhu cầu cấp thiết phải có một phong trào đại kết, cùng với nỗ lực thần học để giải quyết những tranh luận đạo lý giữa các tín hữu Kitô. Phong trào đại kết này cổ võ một sứ mạng chung loan báo Tin Mừng và phục vụ. Chắc chắn là đã có nhiều sáng kiến và sự cộng tác tốt đẹp với nhau tại nhiều nơi, nhưng tất cả chúng ta có thể cùng nhau làm hơn nữa, để cống hiến một chứng tá sinh động, cho tất cả những người hỏi chúng ta tại sao có niềm hy vịong nơi chúng ta (Xc 1 Pr 3,15): cần thông tuyền tình yêu thương xót của Chúa Cha mà chúng ta lãnh nhận nhưng không và chúng ta được kêu gọi quảng đại trao ban cho tha nhân”

7. Lễ thánh nữ Maria Madalena được nâng lên hàng lễ Kính

Theo quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô, lễ thánh nữ Maria Madalena được nâng cấp: từ bậc lễ nhớ bắt buộc lên Lễ Kính (Festum).

Trong thông cáo và sắc lệnh công bố hôm 10-6-2016, Đức Hồng Y Robert Sarah, Tổng Trưởng Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích thông báo quyết định của Đức Thánh Cha và đồng thời trình bày những lý do, trong đó có đoạn viết: “Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra quyết định trên đây trong bối cảnh Năm Thánh Lòng Thương Xót, để nêu cao tầm quan trọng của người Phụ Nữ đã chứng tỏ tình yêu nồng nhiệt đối với Chúa Kitô và được Chúa Kitô yêu mến.”

Thực vậy, quyết định được đề ra trong bối cảnh Giáo Hội ngày nay đòi phải suy tư sâu xa hơn về phẩm giá phụ nữ, công việc tái truyền giảng Tin Mừng và sự cao cả của mầu nhiệm Lòng Chúa Thương Xót. Chính Thánh Gioan Phalô 2 đã dành sự chú ý lớn không những về tầm quan trọng của các phụ nữ trong sứ mạng của chính Chúa Kitô và của Giáo Hội, nhưng còn đặc biệt đề cao chức năng của thanh Maria Madalena như chứng nhân đầu tiên đã thấy Đấng Phục Sinh và là sứ giả đầu tiên loan báo cho các Tông Đồ sự sống lại của Chúa” (Xc Mulieris dignitatem, 16).

8. 9 Hồng Y cố vấn của Đức Thánh Cha kết thúc khóa họp thứ 15

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự hầu hết các cuộc họp lần thứ 15 của Hội đồng 9 Hồng Y cố vấn diễn ra tại Vatican trong các ngày từ 6 đến 8 tháng 6 vừa qua.

Cha Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo Chí Toà Thánh, đã cho biết như trên trong cuộc họp báo sáng mùng 8 tháng 6. Trong các ngày hội họp các Hồng Y đã thảo luận và duyệt xét nhiều cơ quan Trung ương Toà Thánh nhằm chuẩn bị cho Tông hiến mới thay thế Tông hiến Pastor Bonus của Đức Gioan Phaolô II, đặc biệt là Bộ Giám mục, Phủ Quốc vụ Khanh, Bộ giáo dục Công Giáo, Bộ các Giáo Hội Đông Phương, Bộ giáo sĩ, các Hội đồng toà thánh về Văn hóa, về việc Thăng tiến hiệp nhất các Kitô hữu, và Đối thoại liên tôn.

Hội đồng Hồng Y cũng trình bầy kết quả các duyệt xét trong các phiên họp trước liên quan tới các Bộ Giáo lý đức tin, Phụng tự và kỷ luật bí tích, Phong thánh, Các dòng tu và hiệp hội tông đồ, cũng như Bộ mới “Bác ái, Công lý và Hòa bình”, bao gồm các Hội đồng toà thánh Công lý và Hoà bình, Cor Unum, Y tế, Di cư và lưu động.

Các Hồng Y cũng trình bầy vài tiêu chuẩn hướng dẫn các suy tư và duyệt xét ấy: đơn sơ hóa, hoà hợp các nhiệm vụ của các cơ quan khác nhau, các hình thái tản quyền có thể có trong tương quan với các Hội Đồng Giám Mục.

Đức Hồng Y Reihnard Marx, phối hợp viên Hội đồng kinh tế, và Đức Hồng Y George Pell, tổng trưởng văn phòng Kinh tế, đã tường trình các vấn đề của hai cơ quan liên hệ. Đức Ông Dario Edoardo Viganò, Tổng trưởng Văn phòng thư ký về Truyền thông, đã trình bầy tiến trình cải tổ hệ thống truyền thông của Tòa Thánh, suy tư trở lại việc tổ chức công việc sản xuất và sát nhập, và việc sát nhập Radio Vaticăng và Đài truyền hình Vaticăng nội trong năm nay.

Đức Hồng Y Sean O’Malley đã cập nhật sinh hoạt của Uỷ ban bảo vệ trẻ em vị thành niên.

Trả lời câu hỏi của các nhà báo cha Lombardi cho biết công việc của Hội đồng 9 Hồng Y không chỉ liên quan tới việc cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh, nhưng còn liên quan tới nhiều đề tài khác nữa, chẳng hạn Thượng Hội Đồng Giám Mục. Nghĩa là Hội Đồng không có hạn mãn nhiệm. Các cuộc họp tới sẽ là các ngày từ 12 đến 14 tháng 9, và 12 đến 14 tháng 12.

9. Công đồng Liên Chính Thống giáo tiếp tục gặp chướng ngại

Viễn tượng nhóm họp Công đồng Liên Chính Thống giáo từ Chúa Nhật 19 tháng 6 tới 27 tháng 6 tại đảo Creta bên Hy Lạp tiếp tục gặp khó khăn.

Trong tuần lễ trước đây, Giáo Hội Chính Thống Bulgari cho biết sẽ không tham dự Công đồng này nếu một số vấn đề tranh luận không được làm sáng tỏ trước, và vì thế Giáo Hội này kêu gọi hoãn lại việc nhóm họp Công đồng. Cả Giáo Hội Chính Thống Giorgia cũng có lập trường tương tự.

Hôm 6 tháng 6, sau phiên họp đặc biệt, Tòa Thượng Phụ chung của Chính Thống giáo ở Constantinople, Istanbul, Thổ Nhĩ kỳ, đã thông cáo bác bỏ yêu cầu của Giáo Hội Chính Thống Bulgari và nói rằng sau hơn 50 năm chuẩn bị, Công đồng này sẽ tiến hành như đã định, vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, 19-6 (theo lịch Giuliano).

Mục đích khóa họp thượng đỉnh này tại Creta là một sự thỏa thuận của Chính Thống giáo về đường hướng tương lai của mình. “Tòa Thượng Phụ chung, có trách nhiệm chính đối với việc bảo tồn sự hiệp nhất của Chính Thống giáo, kêu gọi tất cả hãy tận dụng cơ hội này và đến tham dự.

Thông cáo cũng có đoạn viết:

“Thật là ngạc nghiên và ngỡ ngàng, một vài Giáo Hội trong số 14 Giáo Hội Chính Thống đã tuyên bố lập trường của mình. Qui luật của Giáo Hội không cho phép xét lại kế hoạch Công đồng đã được đề ra. Tuy nhiên tại Creta, còn có thể thay đổi các dự thảo văn kiện. Các phái đoàn sẽ trình bày các đề nghị của mình”.

Tòa Thượng Phụ Chính Thống Nga mạnh mẽ phê bình lập trường của Tòa Thượng Phụ Constantinople. Tổng linh mục Andrej Nowokiow ở Mạc Tư Khoa tuyên bố với hãng thông tấn Tass của Nga hôm 7 tháng 6 rằng: “Tôi e ngại rằng thái độ độc tài như thế của Tòa Thượng Phụ Constantinople là một toan tính buộc những người khác phải thay đổi ý kiến. Hiển nhiên Constantinople muốn có quyền lực vô giới hạn trong thế giới Chính Thống giáo, và hành động “như thể một thứ giáo hoàng ở đông phương”, và như thế là đe dọa thành quả của Công đồng.

Thánh Hội đồng Chính Thống Nga đã yêu cầu Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô triệu tập một phiên họp tiền công đồng, trước ngày 10-6 này để cứu xét xem có thể nhóm Công đồng trong thời hạn dự trù hay không. Theo Chính Thống Nga, dù một Giáo Hội thành viên không tham dự, thì đó cũng là một chướng ngại không thể vượt qua đối với việc thực hiện một đại Công đồng của Chính Thống giáo.

Trước sự từ khước của Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô triệu tập phiên họp vừa nói, hôm 8 tháng 6, Đức Tổng Giám Mục Hilarion Alfeyev, Chủ tịch Hội đồng ngoại vụ tòa Thượng Phụ Chính Thống Nga, cho biết Thánh Hội đồng của Giáo Hội này nhóm họp khẩn cấp để quyết định có nên tham dự Công đồng liên Chính Thống giáo hay không. Đức Tổng Giám Mục nói: “Chúng tôi vẫn luôn nói rằng các quyết định của Công đồng phải được sự đồng thuận thì mới được công bố. Chúng tôi tin rằng sự đồng thuận bao hàm không những sự đồng ý của những người hiện diện nhưng cả những người khác vắng mặt nữa. Sự đồng thuận phải có nghĩa là ý kiến đồng nhất của tất cả các Giáo Hội Chính Thống. Nếu một Giáo Hội vắng mặt, thì chúng tôi nghĩ điều này có nghĩa là không có sự đồng thuận”.

Mặt khác, Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô đã tổ chức một buổi cầu nguyện tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành vào thứ Bẩy 11-6 để bày tỏ sự gần gũi tinh thần với Chính Thống giáo.

10. Đức Giáo Hoàng tặng quà đặc biệt cho 2 vợ chồng khuyết tật cao tuổi

Sáng 4 tháng 6, Đức tổng Giám mục Konrad Krajewski, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, tức là người đặc trách dịch vụ bác ái của Đức Thánh Cha đã trao tặng một món qua đặc biệt cho 2 vợ chồng khuyết tật cao tuổi đang được Hiệp hội trợ giúp y tế ở Tor Bella Monaca trợ giúp và chăm sóc.

Đó là một chiếc xe điện dành cho người khuyết tật để giúp họ có thể tự di chuyển. từ lâu 2 ông bà bị bó buộc trong căn hộ của họ vì tiểu đường và cao huyết áp. Người phụ nữ mới bị cắt 1 chân.

Hiệp hội trợ giúp y tế đã mở chiến dịch tương trợ để quyên góp cho đôi vợ chồng này để giúp họ giải quyết vấn đề di chuyển. Đức Giáo Hoàng đã đi trước tất cả và thực hiện ước mơ của ông bà.

11. Người Công Giáo Phi Luật Tân vận động kỷ niệm Thông điệp “Laudatio Sì”

Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho hay: Tầm quan trọng của nhận thức ở cấp quốc gia và sự thúc đẩy thái độ tôn trọng đối với thiên nhiên, theo tinh thần của thông điệp “Laudato Sì”: là mục tiêu của Phong trào Công Giáo về khí hậu toàn cầu gọi tắt là GCCM được phát động từ 12 đến 19 tháng 6 nhằm dẫn tới tuần lễ nâng cao nhận thức về khí hậu toàn cầu nhân dịp kỷ niệm một năm thông điệp Laudeto Si được công bố.

Theo Fides các phong trào ở Phi Luật Tân đã khuyến khích và mời gọi các giáo xứ, trường học và các Hội đoàn thực hiện những sinh hoạt học hỏi Thông điệp Laudato Si, trong các Hội nghị, Hội họp, công cộng, ngay cả trong phụng vụ và các Thánh lễ.

Trang mạng www.laudatosiweek.org là một trong hàng ngàn những tổ chức ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Vào ngày 18/6 tới đây một hội nghị chuyên đề sẽ được tổ chức tại Phi Luật Tân bao gồm một số thông tin cập nhật trên diễn đàn đã được thảo luận tại Paris gần đây.

“Gây ô nhiễm hoặc phá hủy môi trường là kết quả của một sự thiếu tôn trọng vũ trụ, con người, môi trường vì đây là những món quà của Thiên Chúa”, Đức Hồng Y Manila, Luis Antonio Tagle, đã chia sẻ những nhận định này trong Hội nghị Caritas Châu Á đang diễn ra ở Bangkok và được kết thúc hôm 10/6. Hội nghị bàn nhiều về môi trường trong thế giới mà chúng ta đang phải đối diện hôm nay “là con người không hiểu rằng trái đất không thuộc về chúng ta”.

Cuộc họp mở rộng của Caritas châu Á để học hỏi, suy tư và đào sâu Thông điệp “Laudato Sì” đã đưa ra một văn bản tham khảo để giải quyết vấn đề môi trường được nhìn từ quan điểm của niềm tin.

12. Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập Ủy ban Phân phối Quỹ cho các Nạn nhân Chiến tranh ở Ukraine

Theo Radio Vatican ngày 9/6/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định thành lập một ủy ban để giám sát việc phân phối tiền bạc cho những người dân Ukraine đang bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột ở phía đông của đất nước này. Số tiền này được các nhà thờ Công Giáo trên khắp châu Âu quyên góp hôm Chúa Nhật ngày 24/4 vừa qua để đáp lại lời kêu gọi cá nhân của Đức Thánh Cha. Việc thành lập Ủy ban này được đề ra vài ngày trước chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y Pietro Parolin, chủ tịch Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh tại Ukraine.

Phát biểu với báo giới, linh mục Giám đốc Văn phòng báo chí của Tòa Thánh là Cha Federico Lombardi, cho biết số tiền sẽ được phân phối cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột tại Ukraine, không phân biệt tôn giáo hay chủng tộc. Ngài cho biết Ủy ban bao gồm một Chủ tịch là Đức Cha Jan Sobilo, Giám mục phụ tá của Giáo phận Kharkiv-Zaporizhia, với bốn thành viên khác nữa trong nhiệm kỳ một năm và sẽ được gia hạn nếu cần thiết.

Những nhà chuyên môn cho rằng có hơn 1,7 triệu người phải di cư tại Ukraine do hậu quả của các cuộc xung đột ở phía đông giữa quân đội chính phủ và lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn.

13. Đặc sứ Liên Hiệp Quốc của Vatican thúc giục các giải pháp đối với giới trẻ thất nghiệp

Tân Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh Liên Hiệp quốc tại Geneva, là Đức Tổng Giám Mục Ivan Jurkovič, đã kêu gọi Tổ chức Lao động quốc tế làm nhiều việc hơn để giải quyết “vấn đề bức xúc của giới trẻ thất nghiệp”.

Trong một bài phát biểu hôm thứ Năm trong phiên thứ 105 của Hội nghị Lao động Quốc tế, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng chúng ta có một nghĩa vụ đạo đức để tạo ra những công việc đàng hoàng và lương tốt đặc biệt dành cho những người trẻ. Ngài nói thêm để làm được như vậy, đòi hỏi phải đến với “mô hình kinh tế mới, toàn diện và công bằng, không nhằm phục vụ cho số ít, nhưng phục vụ lợi ích người dân và toàn xã hội”.

Cảnh báo về các cách thức mà công nghệ tiên tiến có thể làm giảm giá trị và phẩm giá của người lao động, Đức Tổng Giám Mục Jurkovič nhắc lại rằng chúng ta không thể đo lường sự tiến bộ của con người chỉ thuần túy trên cơ sở sự tăng trưởng kinh tế và tích lũy của cải vật chất. Ngài nói rằng tiến bộ xã hội “chỉ đạt được tính cách thật sự của nó khi điều đó là tốt đẹp và bền vững đối với những người lao động, người sử dụng lao động, các chính phủ, cộng đồng và môi trường”.

Đức Tổng Giám Mục cho biết toàn cầu hóa đã cung cấp những cơ hội mới trong và các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi lên, nhưng nó cũng đã làm cho người lao động dễ bị tổn thương hơn với áp lực cạnh tranh lương thấp hơn và làm việc lâu giờ hơn.

Cuối cùng, Đức Tổng Giám mục Jurkovič nói về những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế và xã hội. Trích dẫn từ Thông điệp Laudato Si của Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài nói: “Chúng ta không chỉ đang phải đối mặt với hai cuộc khủng hoảng riêng biệt, một về môi trường và một về xã hội, mà là một cuộc khủng hoảng phức tạp, bao hàm cả xã hội và môi trường. Chiến lược cho một giải pháp đúng đắn đòi hỏi cách tiếp cận tích hợp để đấu tranh chống đói nghèo, phục hồi phẩm giá người bị loại trừ, đồng thời bảo vệ thiên nhiên”.
 
Kỹ thuật truyền hình: Quay và edit video 4K
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:28 23/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các bạn đang theo dõi chương trình huấn luyện kỹ thuật viên truyền hình của VietCatholic.

Cho đến nay, các videos của VietCatholic đều là 1080p, tức là các frames gồm 1080 dòng, mỗi dòng có 1920 pixels, các dòng sẽ được hiển thị theo thứ tự từ dòng 1 đến dòng 1080, gọi là progressive scan.

Hiện nay, người ta đang có xu hướng dùng 2160p. Từ chuyên môn gọi là 4K. Hình ảnh nét và mịn hơn 1080p vì số pixels trên một frame nhiều gấp 4 lần so với video 1080.

YouTube có khả năng phát được 4K. Đài truyền hình NHK của Nhật Bản thậm chí có khả năng phát được 4320p (8K).

Trong một thời gian ngắn sắp tới, các chương trình truyền hình của VietCatholic sẽ được nâng cấp thành 4K, bắt đầu với các chương trình Thánh Ca. Vì thế, cần biết quay và edit video 4K.

Trước hết, các bạn cần biết set cái camcorder để quay 4K.

Các bạn sẽ làm như sau:

Chọn Main Menu rồi System rồi Record Set rồi Record Format

Chọn System là 4K

Chọn Format là Quick Time

Máy sẽ tự động set resolution là 3940x2160.

Chọn Frame Rate 30p.

Camcorder sẽ restart. Sau đó, các bạn có thể quay video 4K với điều kiện là cái memory card phải class 10, UHS U3 hay cao hơn.

Đó là nói về việc quay video. Bây giờ, Như Ý nói qua chuyện edit video 4K.

Các bạn phải download VietCatholic 4K Preset tại đây.

Sau khi download xong, các bạn unzip ra vào một folder nào đó.

Bây giờ, bạn hãy khởi động Adobe Media Encoder và import VietCatholic 4K preset từ chỗ bạn mới vừa unzip cái file download.

Khi muốn làm một video project, thí dụ, bây giờ Như Ý làm project bài Thánh Ca Mẹ Là Bóng Mát thì Như Ý sẽ làm theo trình tự sau:

Bước 1: Trong Windows Explorer, Như Ý làm một folder tên là MeLaBongMat.

Bước 2: Như Ý sẽ double-click vào project VietCatholicTemplate.

Bước 3: Trong Adobe Premiere, Như Ý chọn menu File Save As để save cái project VietCatholicTemplate thành project MeLaBongMat trong folder MeLaBongMat.

Bước 4: Như Ý sẽ rename cái chữ Template này thành MainSequence.

Các bạn có thể thấy là VietCatholic Template đã làm giúp bạn hàng loạt những bins như Audio, Backgrounds … để các bạn bỏ vào đây những tài nguyên thích hợp. Âm thanh thì bỏ vào Audio, phim ảnh thì bỏ vào Videos…

Bây giờ, chúng ta sẽ kéo cái video 4K vào trong cái bin Videos.

Right-click trên cái video này và chọn menu New Sequence From Clip

Một Sequence sẽ được tạo ra trong Panel Timeline. Chúng ta sẽ rename sequence này thành MeLaBongMat.

Sau khi edit xong, chúng ta sẽ kéo cái cursor đến đầu cái Sequence MeLaBongMat này, nhấn phím I trên keyboard để đánh dấu bắt đầu.

Rồi kéo cái cursor đến cuối cái Sequence MeLaBongMat và nhấn phím O trên keyboard để đánh dấu chỗ kết thúc.

Sau đó, nhấn Ctr-M để render.

Trong dialog Export Settings, chúng ta sẽ chọn Format là H.264 và Preset là VietCatholic 4K.

Chúng ta sẽ có một video 4K.

Nếu chúng ta muốn degrade, tức là muốn giáng cấp nó xuống thành 1080 thì sao?

Chúng ta mở cái sequence MainSequence ra, kéo cái Sequence MeLaBongMat vào, right-click và chọn menu Scale to Frame Size.

Chúc các bạn thành công.
 
Kỹ thuật truyền hình: Cách lồng một video trong một màn ảnh TV.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:31 23/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các bạn đang theo dõi chương trình huấn luyện kỹ thuật viên truyền hình của VietCatholic.

Trong nhiều trường hợp, chúng ta cần lồng một video trong một màn hình TV. Cái video clip nhỏ hơn 1080, hay ta muốn người xướng ngôn viên nói một bên và cái video clip ở một bên, hay đơn giản vì các lý do nghệ thuật khác.

Muốn làm như thế, có hai cách làm.

Cách thứ nhất:

Chúng ta mở cái hình có cái TV trong Adobe Photoshop.

Rồi chúng ta chọn Select All để chọn toàn bộ cái hình.

Sau đó, ta chọn menu Edit, rồi chọn Copy.

Chọn menu File, rồi New.

Chỗ Background Content ta phải chọn là Transparent.

Sau đó, ta chọn menu Edit, rồi chọn Paste để dán cái hình ra.

Chọn cái Magic Wand Tool rồi nhấn vào cái màn hình TV để chọn màn hình này.

Muốn cho chắc ăn, ta có thể chọn Select rồi Modify rồi Contract rồi đánh vào số 1 chẳng hạn để khỏi cắt phạm ra bên ngoài.

Sau đó, ta chọn menu Edit, rồi chọn Clear để transparent cái mình.

Bây giờ, các bạn export cái file mới vừa làm ra thành một file .PNG.

Trong Adobe Premiere, chúng ta sẽ kéo cái hình vào trong Project rồi kéo nó vào TimeLine.

Bạn sẽ để nó lên trên cái video clip mà bạn muốn lồng vào trong màn hình TV này.

Nếu cái màn hình TV có hình chữ nhật, bạn chỉ cần chỉnh lại cái Position và cái Scale của cái video clip cho vừa với cái màn hình là được.

Với những màn hình TV phức tạp hơn, bạn cần chọn một effect gọi là Corner Pin.

Đây rồi. Kéo cái effect này vào trong cái video clip.

Trong panel Effect Control, bạn nhấn vào cái chữ Corner Pin, rồi dùng con mouse để điều chỉnh những corners đúng vào vị trí của cái TV là xong.

Cách thứ hai:

Trong Adobe Premiere, chúng ta sẽ kéo cái hình vào trong Project rồi kéo nó vào TimeLine.

Rồi chúng ta chọn Title, New Title, Default Still. Chỗ Name này, ta có thể chọn chẳng hạn là Mask cho dễ nhớ.

Trong Title Editor, Cẩm Yến/Mai Hương sẽ chọn cái Pen Tool.

Rồi Cẩm Yến/Mai Hương chấm vào 4 góc của cái màn hình TV.

Sau khi, đi giáp vòng, Cẩm Yến/Mai Hương chọn Graphic Type là Filled Bezier.

Chọn Fill là màu xanh lá cây.

Sau khi đã có cái Title Mask này thì chúng ta kéo để lên trên cái hình TV.

Dùng Select Tool vẽ một đường thẳng từ trên xuống dưới để chọn cái Title và cái hình.

Right-click và chọn menu Nest để nhập 2 cái lại với nhau.

Sau đó, dùng Ultra Key Preset để transparent cái màn hình TV.

Để cái video clip mà bạn muốn lồng vào trong màn hình TV này bên dưới cái Nest Sequence.

Nếu cái màn hình TV có hình chữ nhật, bạn chỉ cần chỉnh lại cái Position và cái Scale của cái video clip cho vừa với cái màn hình là được.

Với những màn hình TV phức tạp hơn, ta phải dùng Corner Pin.

Kéo cái effect này vào trong cái video clip.

Trong panel Effect Control, bạn nhấn vào cái chữ Corner Pin, rồi dùng con mouse để điều chỉnh những corners đúng vào vị trí của cái TV là xong.

Chúc các bạn thành công.
 
Kỹ thuật truyền hình: Các thực hành khi điều khiển máy quay phim.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:38 23/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các bạn đang theo dõi chương trình huấn luyện kỹ thuật viên truyền hình của VietCatholic.

Trong video này, Kim Phượng giới thiệu với các bạn một số thực hành căn bản khi điều khiển máy quay phim.

Trước khi thu hình chúng ta cần phải kiểm tra cách setup audio.

Các bạn nên chọn Audio Select như hình dưới đây là Manual và vặn volume của channel 1 và channel 2 ở mức 9 hay 10. Làm như thế, chúng ta có thể bảo đảm rằng âm lượng của hai channels là đều nhau.

Nếu chúng ta không có một microphone nào thì chúng ta phải dùng cái microphone có sẵn trong máy, và do đó, chúng ta gạt CH-1 và CH-2 lên INT, nghĩa là Internal Microphone.

Nếu chúng ta chỉ có một microphone thì chúng ta gắn microphone đó vào INPUT 1. Ở mặt bên kia chúng ta gạt CH-1 và CH-2 lên INPUT1.

Nếu chúng ta có hai microphone cắm vào INPUT 1 và INPUT 2, thì ở mặt bên kia chúng ta gạt CH-1 INPUT1, trong khi CH-2 xuống INPUT2.

Nếu các microphones chúng ta cắm vào không có điện, chúng ta cần kéo xuống MIC +48. Nếu cái nào có điện thì chúng ta kéo cái input tương ứng lên MIC.

Nếu âm thanh được cung cấp từ computer hay từ một máy hát thì chúng ta chọn là LINE thay vì là MIC hay MIC +48.

Sau đó, chúng ta cần kiểm tra xem máy có ở chế độ Manual Focus hay không.

Khả năng focus máy ảnh vào một người hay một vật thể nhất định, mà chúng ta cho là tiêu điểm của một shot, là một kỹ năng quan trọng ở bất kỳ mọi mức độ sản xuất video.

Thông thường, để manually focus, chúng ta sẽ làm như sau:

Bước 1: Kiểm tra để chắc chắn rằng máy đang ở chế độ Manual Focus. Trên màn hình LCD nếu có chữ AF thì máy đang ở chế độ Auto Focus. Nếu có chữ MF thì máy đang ở chế độ Manual Focus.

Bước 2: Zoom In vào một người hay một vật thể mà chúng ta muốn focus.

Bước 3: Điều chỉnh vòng focus cho đến khi ảnh sắc nét

Bước 4: Zoom out ra đến khi vừa ý.

Nhân đây, xin nói một chút về chuyện Zoom và Pan.

Zoom có lẽ là một trong những tính năng của camcorder bị lạm dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý những tiêu chuẩn sau của truyền hình.

- Trong khi một xướng ngôn viên đang đọc tin, chúng ta không zoom in hay zoom out.

- Hạn chế đến mức tối đa việc zoom in và zoom out. Chỉ làm khi thực sự cần thiết và không còn có một giải pháp khác. Người xem rất chóng mặt với những videos liên tục zoom in rồi lại zoom out.

Pan cũng là một trong những tính năng bị lạm dụng nhiều. Cũng như trong trường hợp zoom, trong khi một xướng ngôn viên đang đọc tin, chúng ta không pan qua, pan lại.

Để có những góc cạnh khác nhau, ta quay bằng nhiều máy khác nhau, hay quay gián đoạn nếu chỉ có một máy, chứ không phải là Pan qua, Pan lại.

Chúc các bạn thành công.