Ngày 23-06-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:00 23/06/2017
65. TỬ KIỀU HẠI BẠN
Tây Quách Tử Kiều, Công Tôn Ngụy Tuỳ và Thiệp Hư cùng nhau cải trang xuất hành, họ thường đợi đêm về liền trèo qua tường của người hàng xóm, người hàng xóm rất ghét những người này, bèn đào một cái hố làm nhà xí nơi chỗ họ nhảy tường.
Một đêm nọ họ lại nhảy tường, Tây Quách Tử Kiều nhảy vào trong hố phân nhưng không nói tiếng nào, rồi lại ra hiệu gọi Công Tôn Ngụy Tùy và Thiệp Hư cũng nhảy vào trong hố phân.
Ngụy Tùy muốn báo cho Thiệp Hư biết nhưng Tử Kiều bèn gấp rút chận miệng nói: “Đừng có nói.”
Một lúc sau, Thiệp Hư nhảy xuống và cũng rơi trong hố phân, Tử Kiều mới nói với Công Tôn Nguỵ Tuỳ rằng:
- “Tôi chỉ muốn anh ta đừng có cười nhạo chúng ta.”
(Úc Ly tử)

Suy tư 65:
Im lặng là vàng, nhưng không phải lúc nào im lặng cũng là vàng, bởi vì có những thứ im lặng là vàng và cũng có thứ im lặng là hại người.
Cha mẹ thấy con cái sai lỗi mà không dạy, đây là sự im lặng hại con; bề trên thấy kẻ bề dưới sai lỗi mà bề trên im lặng thì đây là im lặng chết người; thấy bạn bè sai lỗi mà không nhắc nhở, đây là thứ im lặng hại bạn.
Thiên Chúa ban cho chúng ta một trí tuệ không đến nỗi tệ lắm là để chúng ta có đủ khôn ngoan tìm cách giúp đỡ anh em khi họ làm điều sai trái, bởi vì “sửa dạy nhau trong đức ái” chính là tinh thần yêu thương của chính Đức Chúa Ki-tô dạy.
Im lặng là vàng, nhưng lên tiếng nhắc nhở khi người khác sai lỗi thì đó là lời nói quý hơn vàng vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:03 23/06/2017

37. Người quen cầu nguyện thì có cuộc sống tốt, người sống tốt thì cầu nguyện tốt.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Can đảm làm chứng cho Chúa
Lm Đan Vinh
04:36 23/06/2017
Chúa Nhật 12 Thường Niên A
Gr 20,10-13 ; Rm 5,12-15 ; Mt 10,26-33
Can đảm làm chứng cho Chúa

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 10,26-33

(26) Vậy anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. (27) Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày, và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng. (28) Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục. (29) Hai con chim sẻ chỉ bán được một xu phải không ? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. (30) Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. (31) Vậy anh em đừng sợ. Anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ. (32) Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. (33) Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.

2. Ý CHÍNH:

Trước khi sai các môn đệ đi truyền giáo, Đức Giê-su khích lệ các Tông đồ đừng sợ hãi, nhưng hãy mạnh dạn rao giảng Tin Mừng Nước Trời vì ba lý do như sau: Một là vì các ông đang nắm giữ chân lý ; Hai là vì thế gian chỉ có thể làm hại được về phần thể xác. Ba là vì các ông có Thiên Chúa luôn an bài mọi sự. Đức Giê-su cũng hứa sẽ bênh vực những ai dám can đảm tuyên xưng Danh Người trước mặt người đời.

3. CHÚ THÍCH:

- C 26-27: + Anh em đừng sợ người ta: Đừng sợ là lời động viên và trấn an các môn đệ mà Đức Giê-su đã làm nhiều lần trong thời gian giảng đạo như: Khi dẹp yên sóng gió (x. Mt 8,26; Mc 4,41), khi tiên báo việc các ông sẽ bị bách hại (x. Mt 10,19-20), khi khuyên các ông vững tin vào Chúa quan phòng (x. Lc 12,22), khuyên đừng sợ trước những biến động của ngày tận thế (x. Mc 13,7), trước những thử thách về đức tin (x. Mt 10,26-33), khi đi trên mặt nước lúc đêm tối (x. Mt 14,27; Mc 6,50), khi hiện ra vào chiều ngày phục sinh (x. Ga 20,19-20). + Không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ…: Chính Thiên Chúa sẽ thực hiện việc bày tỏ sự thật về Người cho loài người, mặc cho có những kẻ cố tình che giấu bưng bít. + Điều Thầy nói lúc đêm hôm…: Điều Đức Giê-su nói riêng với các ông ở Ga-li-lê giống như nói trong đêm tối, thì các ông hãy can đảm rao giảng công khai giữa thanh thiên bạch nhật. + Hãy lên mái nhà rao giảng…: Điều Đức Giê-su nói riêng với các ông như nói rỉ tai, thì hãy lên mái nhà tức là trên sân thượng giống như chiếc bục giảng, để nói to cho đám đông đứng dưới sân được nghe. Tương tự như trong thời đó, vào lúc 6 giờ chiều ngày thứ Sáu hằng tuần, người có trách nhiệm sẽ phải lên trên sân thượng ngôi nhà cao nhất, thổi kèn để loan báo cho mọi người biết đã bắt đầu ngày Sa-bát là ngày người Do thái phải kiêng việc xác.
- C 28-31: + Anh em đừng sợ: Lời Đức Giê-su động viên các môn đệ khi sai họ đi truyền giáo. + Những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn: Sự sống của con người bao gồm cả thể xác lẫn linh hồn. Đừng sợ người đời vì cùng lắm họ cũng chỉ giết hại các ông về phần thể xác, chứ không thể giết hại được linh hồn vốn có đặc tính thiêng liêng bất tử. + Hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục: Thiên Chúa là Cha nhân từ nhưng cũng là vị Thẩm Phán công minh uy quyền. Ngày tận thế, Người sẽ trừng phạt và tiêu diệt cả hồn lẫn xác những kẻ chống đối Người trong hỏa ngục muôn đời. + Hai con chim sẻ… Ngay đến tóc trên đầu anh em Người cũng đếm cả rồi: Không có gì xảy ra cho các Tông đồ mà nằm ngoài thánh ý Chúa Cha. Loài chim sẻ chẳng đáng giá bao nhiêu, mà Chúa Cha cũng quan tâm gìn giữ không để con nào bị chết đói. Hoặc như những sợi tóc trên đầu chẳng mấy giá trị, thế mà Thiên Chúa cũng quan tâm đếm hết. Chẳng lẽ Thiên Chúa lại không quan tâm giúp đỡ các Tông đồ hay sao ? + Anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ: Thái độ của người thừa sai, là phải tin cậy phó thác cuộc sống trong tay Thiên Chúa, Đấng đầy khôn ngoan và hằng yêu thương săn sóc họ hơn muôn ngàn con chim sẻ.
- C 32-33: + Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên ha…: Trong ngày cánh chung (x. Mt 25,31-46), thay vì xét xử, Đức Giê-su sẽ làm trạng sư bầu chữa cho các Tông đồ trước tòa Chúa Cha. + Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ…: Người môn đệ trung thành làm chứng cho Đức Giê-su trước mặt người đời như thế nào, thì sau này Người cũng sẽ bênh đỡ họ trước tòa phán xét của Thiên Chúa thế ấy. Do đó, các thừa sai cần phải can đảm trung thành làm chứng cho Chúa, dù có thể vì đó mà bị người đời thù ghét giết hại.

4. CÂU HỎI:

1) Trong thời gian giảng đạo Đức Giê-su đã trấn an các môn đệ là "Đừng sợ" khi nào ?
2) Tại sao Đức Giê-su lại khuyên môn đệ phải leo lên mái nhà rao giảng Tin Mừng ?
3) Đức Giê-su khuyên môn đệ không nên sợ những kẻ nào nhưng cần phải sợ ai ? Tại sao ?
4) Đức Giê-su nêu ra 2 ví dụ nào cho thấy sự quan phòng của Thiên Chúa để khuyên môn đệ hãy tín thác vào quyền năng và tình thương của Người ?
5) Đức Giê-su hứa sẽ làm gì cho những ai trung thành làm chứng cho Người vào ngày phán xét sau này ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục... Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 10,28.32).

2. CÂU CHUYỆN:

1) TRONG ĐỨC TIN KHÔNG CÓ CHỖ CHO SỰ SỢ HÃI

Một viên sĩ quan người Anh có một đức tin mạnh mẽ. Ông đang cùng vợ con đáp chuyến tàu đi sang thuộc địa Ấn Độ nhận nhiệm vụ mới. Khi tàu rời bến được hai ngày thì trời bắt đầu nổi cơn giông bão. Mọi người trên tàu đều lo sợ cuống cuồng mà vợ viên sĩ quan lại là người sợ hãi nhất. Đang khi đó, viên sĩ quan chồng bà vẫn tỏ vẻ bình thản như không có điều gì xảy ra. Thấy chồng có thái độ như thế, bà vợ khóc lóc và trách móc ông đã thờ ơ trước sự an nguy của vợ con. Bấy giờ viên sĩ quan chẳng nói chẳng rằng, đi vào phòng riêng lấy ra một thanh kiếm. Ông dí mũi kiếm vào ngực vợ như để đe dọa. Đầu tiên bà tái mặt đi vì sợ hãi nhưng ngay sau đó bà lại cười lên khanh khách, không tỏ vẻ gì là sợ hãi cả. Viên sĩ quan liền hỏi vợ: “Làm sao em lại có thể cười khi bị anh dí mũi kiếm vào ngực như thế ?” Bà vợ trả lời: “Tại sao em phải sợ khi lưỡi kiếm ấy đang ở trong tay của người chồng rất thương yêu em ?” Bấy giờ viên sĩ quan mới giải thích: “Vậy tại sao em lại muốn anh phải lo sợ khi anh xác tín rằng cơn bão này được đặt dưới quyền của Thiên Chúa, là Cha hằng thương yêu và muốn sự an lành cho con cái ? Do đó, chúng ta không cần phải sợ. Ta chỉ cần làm hết sức mình, rồi phó thác vận mệnh cuộc đời ta trong tay Chúa quan phòng là đủ. Dù ta có phải chết hay được sống thì mọi sự cũng đều có ích cho phần rỗi đời đời của ta.

Vậy, mỗi lần gặp một tai nạn, hay một con bệnh hiểm nghèo, ta hãy cầu xin Thiên Chúa, noi gương Đức Giê-su trước cuộc tử nạn đã cầu xin Chúa Cha: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Đau khổ có giá trị giúp chúng ta lập công đền tội, làm cho đức tin chúng ta thêm vững mạnh, và làm cho ta trở nên con Thiên Chúa. Chính vì ý thức được giá trị của đau khổ như thế, nên thánh nữ Béc-na-đét Sô-bi-rớt (Bernadette Soubirous) đã cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa, con không xin Chúa cho con khỏi chịu đau khổ, mà chỉ xin Chúa đừng bỏ con một mình trong lúc con chịu khổ đau”.

2) THÁI ĐỘ CAN ĐẢM HAY NHÁT SỢ PHÁT XUẤT TỪ TRÁI TIM:

Một câu chuyện ngụ ngôn được kể lại như sau: “Ngày xưa có một chú chuột nhắt rất sợ bị mèo vồ. Một vị thuật sĩ khi thấy thái độ sợ sệt của chú chuột liền thương hại và đã biến chú hóa thành một con mèo to lớn. Nhưng rồi chú mèo này khi thấy con chó sói tới gần lại leo vội lên cây vị sợ bị sói ăn thịt. Vị thuật sĩ thương hại nên lại biến chú mèo thành một con chó sói to lớn. Thế nhưng chú sói này khi thấy thợ săn đến gần lại sợ hãi và ba chân bốn cẳng chạy trốn. Bấy giờ, vị thuật sĩ đành chịu thua, và nói với chú sói rằng: “Ta không thể giúp gì được cho mi đâu, vì mi chỉ có trái tim của một con chuột nhắt mà thôi !”. Nói rồi vị thuật sĩ lại biến chú sói to kia trở lại thành một con chuột nhắt như cũ.

3. SUY NIỆM:

Tin Mừng CN hôm nay mời gọi chúng ta hãy can đảm, vững tâm, trung thành và tín thác nơi Chúa, đừng sợ hãi trước những gian nan thử thách gặp phải. Trái lại, cần có một đức tin vững mạnh và sống động, để sẵn sàng đương đầu với mọi hiểm nguy và cả sự chết nữa trên bước đường loan báo Tin Vui Nước Trời.

1) ANH EM ĐỪNG SỢ:

- Sợ hãi là chuyện thường tình của kiếp người. Nỗi sợ hãi thường mang nhiều bộ mặt khác nhau: Sợ bệnh tật, sợ cô đơn, sợ bị lừa gạt, sợ bị phụ bạc, sợ chia ly, sợ bị kẻ thù làm hại… Dường như nỗi sợ luôn ám ảnh mọi người. Sợ hãi sẽ làm cho người ta trở nên khép kín, không dám tiếp xúc với người khác, không dám làm điều gì khác thường và luôn cảnh giác đề phòng tha nhân. Nếu cứ để nỗi sợ hãi ám ảnh lâu dài, chúng ta sẽ có nguy cơ bị đau bao tử, tinh thần rối loạn và sẽ mau già trước tuổi.
- Về phạm vi đức tin, sự sợ hãi làm cho các tín hữu trở thành nhát đảm, không dám công khai đến nhà thờ dự lễ cầu nguyện, không dám nói về Chúa và có thể chối Chúa khi phải kê khai lý lịch, khi cần tuyên xưng đức tin, giống như ông Phê-rô xưa đã chối Thầy ba lần do sợ hãi (x. Mt 26,69-75).
- Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su ba lần nhắc nhở các môn đệ đừng sợ:
Đừng sợ người đời, nhưng hãy mạnh dạn nói lời Chúa cách công khai (26-27);
Đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác mà thôi (28);
Đừng sợ vì ta có Thiên Chúa là Cha đầy quyền năng, hằng thương yêu và quan phòng gìn giữ ta. Người luôn quan tâm đến từng con chim sẻ không mấy giá trị và nắm rõ có bao nhiêu sợi tóc trên đầu chúng ta (29-31).

2) CẦN VƯỢT QUA NỖI SỢ HÃI THƯỜNG TÌNH:

- Thực ra cảm giác sợ hãi là điều tự nhiên và không xấu. Ngay Đức Giê-su tuy khuyên các môn đệ đừng xao xuyến (x. Ga 14,1), nhưng trước cuộc khổ nạn chính Người cũng có cảm giác sợ hãi (x. Ga 12,27; 13,21). Trong vườn cây Dầu, Đức Giê-su đã vô cùng xao xuyến và tâm sự với ba môn đệ thân tín như sau: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy” (Mt 28,37-38). Rồi khi bị treo trên thập giá, Đức Giê-su cũng có cảm tưởng như bị Chúa Cha bỏ rơi, nên đã sợ hãi và đã kêu lớn tiếng rằng: “Ê-li, Ê-li, lê-ma xa-bác-tha-ni”, nghĩa là “Lạy Thiên Chúa, Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?” (Mt 27,46).
- Tuy nhiên, Đức Giê-su đã chiến thắng nỗi sợ hãi ấy, khi Người quyết vâng theo ý Chúa Cha: “Lạy Cha, nếu chén này không thể rời khỏi con, nhất định con phải uống, thì xin cho ý Cha được thể hiện” (Mt 26,42). Chính nhờ chiến thắng cảm giác sợ hãi và chấp nhận con đường "qua đau khổ vào trong vinh quang", mà nhân loại chúng ta mới nhận được hồng ân cứu độ. Hôm nay Chúa Giê-su Phục Sinh cũng động viên mỗi người chúng ta: “Thầy nói với anh em những điều ấy, để anh em được bình an trong Thầy. Giữa thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên ! Thầy đã chiến thắng thế gian” (Ga 16,33).

3) HÃY CAN ĐẢM LÀM CHỨNG CHO CHÚA:

- “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Anh em hãy xin chủ ruộng sai thêm thợ đến gặt lúa về”. Mỗi người chúng ta khi chịu phép rửa tội là chúng ta được tái sinh làm con Thiên Chúa. Khi đi theo làm môn đệ Chúa Giê-su, là chúng ta cũng như “Chiên đi vào giữa bầy sói” (Mt 10,16), chúng ta cũng sẽ trải nghiệm các cơn thử thách, xỉ nhục, bắt bớ và giết hại giống như Thầy Giê-su, như lời Người dạy: “Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ. Trò được như thầy, tớ được như chủ, đã là khá lắm rồi” (Mt 10,24).
- Khi chịu phép Thêm Sức là chúng ta được tăng thêm sức mạnh của Thánh Thần để nên tông đồ đem Chúa đến với mọi người chung quanh. Cần cầu xin ơn Thánh Thần để đón nhận được bảy ơn Thánh Thần, như Hội Thánh cầu xin trong khi ban phép Thêm sức: “Xin ban cho họ thần trí khôn ngoan và thông hiểu, thần trí lo liệu và sức mạnh, thần trí suy biết và đạo đức – xin ban cho những người này đầy ơn kính sợ Chúa”. Hãy nghe lời Chúa dạy: “Anh em đừng sợ” giống như Hội Thánh sơ khai đã không khiếp nhược nhưng hăng say đi rao giảng Tin Mừng.
- Cần tín thác cậy trông tín thác vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa: Bình thường, ai cũng sợ bị bắt bớ đánh đòn và sợ bị giết chết. Nhưng chúng ta cần tín thác vào Chúa như lời Chúa Giê-su hôm nay: “Không con chim sẻ nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi” (Mt 10, 30). Dù chúng ta đang gặp nhiều gian nguy đau khổ, nhưng chúng ta tin vững vào quyền năng và tình thương quan phòng của Thiên Chúa.

4. THẢO LUẬN:

1) Ngày nay chúng ta thường lo sợ về những điều gì ? Để thắng được nỗi sợ hãi, chúng ta phải làm gì ?
2) Chấp nhận theo Chúa đòi phải bỏ mình và vác thập giá mình hằng ngày mà theo Chúa. Vậy trong cuộc sống hôm nay, chúng ta phải từ bỏ những gì không phù hợp với đức tin và sứ mệnh làm chứng cho Chúa ?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA CHA TỪ BI NHÂN ÁI. Xin lắng nghe lời con cầu nguyện: Xin hãy ban cho con sức mạnh của ơn thánh, để con loại khỏi lòng trí những đam mê xấu xa tội lỗi. Xin hãy ban cho con sức mạnh của lòng can đảm, để con sẵn sàng chấp nhận mọi nỗi buồn vui xảy tới trong đời con. Xin hãy ban cho con sức mạnh hy sinh, để con quên mình dấn thân gánh vác thập giá đời con và những đau khổ của anh em gây ra cho con. Xin ban cho con một sức mạnh kiên cường, để con không chịu khuất phục trước cường quyền bạo lực và không làm ngơ trước gương xấu tội ác, nhưng sẵn sàng bênh vực công lý và hòa bình. Xin ban cho con một sức mạnh dẻo dai để con biết nâng cao tâm hồn khỏi những lo lắng cơm áo gạo tiền thường ngày. Và cuối cùng xin ban cho con một sức mạnh trổi vượt, để con luôn khiêm nhường, tin cậy chạy đến nép mình trong bàn tay âu yếm của Chúa, và dâng hiến cuộc đời để phụng sự Chúa và tha nhân theo thánh ý Chúa.
- LẠY CHÚA. Nhiều lần chúng con đã tỏ ra khiếp nhược sợ hãi khi giao tiếp với người khác, hoặc khi gặp phải những gian nan thử thách liên tiếp xảy đến. Trong những giờ phút đen tối đó, nhiều lần chúng con đã không dám biểu lộ đức tin, đã gián tiếp chối Chúa khi không dám khai tôn giáo của mình trong bản lý lịch; Nhiều khi chúng con không dám làm dấu thánh giá ở chỗ đông người, không dám đeo dây chuyền có hình Thánh giá Chúa, không dám trưng bày bàn thờ Chúa ở nơi trang trọng nhất trong nhà, không dám mở miệng bênh vực Chúa và Hội Thánh khi nghe những kẻ vô tín phỉ báng bất công. Xin giúp con chăm chỉ học hỏi Lời Chúa để ngày một hiểu biết và yêu mến Chúa hơn. Xin cho con thêm can đảm để dám bênh vực công lý và làm chứng cho Chúa. Xin ban thêm đức tin cho con để nhìn thấy Chúa đang ở trong con, để cậy trông phó thác đời con cho Chúa. Xin cho con sự khôn ngoan, biết khi nào nên nói và nói về Chúa cách nào cho hiệu quả. Nhờ đó, con sẽ chu toàn được sứ mệnh làm tông đồ mở mang Nước Chúa, loan báo Tin Mừng giữa lòng xã hội hôm nay.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
 
Chúa Nhật XII Thường Niên - A
Lm. Jude Siciliano, OP
04:46 23/06/2017
Chúa Nhật XII Thường Niên - A -
Giêrêmia 20: 10-13; Tv. 68; Rôma 5: 12-15; Mátthêu 10: 26-33

Các ngôn sứ không biết lúc nào phải câm miệng. Nếu họ biết thì chắc họ đã không gặp khó khăn trong đời sống họ. Ngôn sứ Giêrêmia là một thí dụ đáng kể về một ngôn sứ không câm miệng được. Ông ta được Thiên Chúa gọi làm ngôn sứ trong một thời rất loạn lạc ở Israel. Các lãnh đạo chính trị đã định liên kết với các nước khác để giữ an toàn cho nước Israel. Ngôn sứ Giêrêmia buộc tội họ là họ đã không tin tưởng vào Thiên Chúa, và quay lại tin vào các nước thế gian. Ông ta tiên đoán Giêrusalem sẽ bị phá hoại và dân chúng sẽ phải bị bắt đi tù đày. Vì thế ông ta không hòa hợp với các người thời đó, và nhất là các lãnh đạo tôn giáo. Thầy tư tế Paskhur cho người ta bắt Giêrêmia và đánh đòn ông ta vì cho ông ta là người phản bội.

Sau khi ông Giêrêmia được thả ra, ông ta vẫn tiếp tục tiên đoán về sự phá hoại Giêrusalem và dân chúng sẽ bị bắt đi tù đày. Mọi sự rất khó khăn cho Giêrêmia vì các bạn ông ta chỉ còn chờ đợi ngày ông ta bị sẩy ngã. Ngay trước đoạn sách đọc hôm nay lời nói của ông Giêrêmia đầy chán nản, khổ đau với Thiên Chúa "Người đã dụ dỗ tôi, lạy Đức Chúa, và tôi đã để mình bị dụ, Người đã uy hiếp tôi và đã thắng”. Giêrêmia cho là Thiên Chúa đã dụ dỗ ông ta làm ngôn sứ. Ông ta không biết làm ngôn sứ là gì, và ông ta thưa "vâng" khi được Chúa gọi. Đó là một việc thường xãy ra, không phải chỉ riêng cho những người được gọi làm ngôn sứ, nhưng cho tất cả những ai đã thưa "vâng" khi được Chúa gọi. Hình như trong tất cả mọi giáo xứ tôi đã đi giảng đều có người có chức vụ nói "tôi không hề biết tôi sẽ làm gì trong chức vụ tôi nhận" . Trong lúc không phải chỉ toàn lời than phiền, những điều đó chứng tỏ là họ dấn thân vào một việc mà họ không biết trước.

Nhưng, với ông Giêrêmia đó là một lời than phiền. Việc làm ngôn sứ của ông ta đòi hỏi nhiều khó khăn. Ai có thể trách ông ta đã than phiền với Thiên Chúa? (Ông than phiền quá nhiều, nên tên ông ta được chỉ định có nghĩa là "lời than phiền"). Dù vậy bài đọc hôm nay không chấm dứt lời than phiền. Bạn có để ý ông Giêrêmia nói từ "nhưng" hay không? Và đó là lúc lời văn thay đổi. Sau khi ông ta nói lên lời về hoàn cảnh vô vọng, từ trong thâm tâm đức tin của ông ta có lời "nhưng Đức Chúa ở với tôi".

Hôm nay, một cách riêng, chúng ta có thể cầu xin cho được đức tin đó, nếu như ông Giêrêmia, chúng ta đến tận cùng đường và sức lực loài người không còn nữa, hay hoặc đến tận sức lực. Sự kinh hoàng có thể đến, như ông Giêrêmia đã làm như là kết quả của việc làm hay lời nói về điều ngay thật và chính đáng. Hay, chúng ta có thể bị đau đớn về vật chất, gia đình bị tan rả, khi bị kỳ thị, bị mất việc làm, bị say nghiện v. v. chúng ta có thể cầu xin được đức tin đó. Cũng như ông Giêrêmia, chúng ta biết là bởi chúng ta, chúng ta không đủ sức lực khi chúng ta cần. Hãy nhớ từ "nhưng". Trong ý nghĩa là "Đức Chúa đang ở với tôi ".

Với ông Giêrêmia, Thiên Chúa có thật và có mặt ở đó, không xa cách kinh nghiệm ông ta đang chịu. Thiên Chúa cũng là Đấng riêng biệt với ông ta. Thiên Chúa là một người bạn mà ông ta có thể nói lời giận hờn và chán nản, nhưng cũng là một người bạn đáng tín nhiệm, đáng tựa vào, và chúng ta cũng vậy.

Ông Giêrêmia nói vài lời chứng tỏ một kinh nghiệm rất thiêng liêng. Ông ta bắt đầu lên tiếng nói về những chống đối sứ vụ của ông ta, ngay cả lời đàm tiếu từ phía kinh hoàng của những người thân tín của ông ta. Rồi ông ta lại nói lên lời đức tin của ông ta vào Thiên Chúa cao cả như một dũng tướng vạn năng. Điều này đưa đến bài ca ngợi hát mừng Thiên Chúa mà ông ta đã đặt hết niềm tin vào Người là "Đấng đã kéo mạng kẻ khó khỏi tay lũ ác nhân".

Sự tín thác lại của Giêrêmia là Thiên Chúa sẽ luôn ở với ông và ban sức lực cho ông trong những lúc ông ta bị thử thách được diễn tả trong bài phúc âm. Chúa Giêsu, một vị phụ huynh yêu thương, cho các môn đệ thêm tin tưởng là Thiên Chúa sẽ ở với các ông trong những lúc khó khăn làm môn đệ Ngài.

Tôi quý lời giải thích của bà Patricia Datchuck Sanchez về lời: "không một con chim sẽ nào rơi xuống đất ngoài ý Chúa Cha của anh em". Tôi thường nghĩ là Thiên Chúa để ý đến sự chết, ngay cả sự chết của một người bé nhỏ nhất theo Chúa Giêsu. Thật ra thì lời dịch đúng phải là "không một con chim sẽ nào nằm trên mặt đất..." Thiên Chúa không chỉ biết khi con chim sẽ chết, nhưng mỗi khi con chim nằm trên mặt đất. Biết bao nhiêu lần con chim đậu xuống đất rồi bay đi ? Thiên Chúa đều để ý mỗi lần chim đậu xuống. Chúa Giêsu không chỉ nói về chim sẽ phải không? Nhưng Ngài nói về mỗi việc làm của các môn đệ, nhất là khi chúng ta làm việc cho Ngài trên thế giới.

Bài phúc âm hôm nay là phần của bải giảng về Sứ Mệnh Truyền Giáo trong phúc âm thánh Mátthêu. Chúa Giêsu gởi các môn đệ đi giảng cho thế giới, và Ngài cam đoan với các ông là Thiên Chúa sẽ lo lắng cho các ông trong tất cả những việc họ làm vì danh Ngài. Thiên Chúa cũng biết ngay cả tóc trên đầu chúng ta phải không? Lần nữa, chúng ta không nói đến tóc trên đầu phải không? Đó là một lần cam đoan nữa là Thiên Chúa để ý đến tất cả đời sống chúng ta. Chúa Giêsu khuyên bảo chúng ta hãy giữ vững đức tin qua những lúc khó nhăn do những chống đối vói các giá trị Kitô hữu trên thế gian. Giêrêmia và Chúa Giêsu cam đoan với chúng ta là Thiên Chúa luôn luôn yêu thương và lo lắng cho chúng ta.

Sợ hải trước khó khăn, nhất là những khi bi bắt hại là điều tự nhiên. Dù vậy, ba lần Chúa Giêsu nhắc chúng ta đừng sợ hải "Anh em đừng sợ". Thánh Mátthêu nói với cộng đoàn trong trường hợp họ đang sống: họ có lý do sợ hải. Họ đang bị bắt hại vi đức tin. Chúa Giêsu cam đoan với các môn đệ là đến giờ phán xét cuối cùng, sự thật sẽ được tỏ rõ ra. Trong khi chờ đợi, họ phải chịu gian khổ, vì họ là môn đệ của Ngài và "hãy lên mái nhà rao giảng sự thật”.

Việc làm môn đệ không phải là việc dễ dàng. Cũng như ông Giêrêmia, chúng ta sẽ phải gặp khó khăn về đức tin trong khi chúng ta gặp sự dữ trên thế gian. Chúng ta sống cả hai qua đức tin vì chúng ta không trông thấy sự dữ thua sự thiện, và hy vọng như Chúa Giêsu nói là "Thầy sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy". Chúa Giêsu cam đoan với chúng ta là, đến ngày cuối cùng Thiên Chúa ở với chúng ta và biết chúng ta một cách mật thiết hơn người khác. Người nào, mặc dù gần gủi chúng ta vẫn không biết bao nhiêu tóc trên đầu chúng ta được? Nhưng Thiên Chúa biết chúng ta, ở với chúng ta và vì thế chúng ta hy vọng chúng ta sẽ làm chứng nhân cho Chúa Giêsu và sẽ đương đầu với những khó khăn mà chúng ta sẽ gặp trong đời sống vì chúng ta là môn đệ của Ngài.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP



12th Sunday in Ordinary Time (A)
Jeremiah 20: 10-13; Psalm 69; Romans 5: 12-15; Matthew 10: 26-33


Prophets just don’t know when to keep quiet! If they did they would wouldn’t have such a hard time in life. Jeremiah is a good example of a prophet with an unrestrained tongue. He was called by God to be a prophet in unsettled times in Israel’s history. The nation’s leaders had made political alliances as a way to secure security. Jeremiah accused them of turning from trusting God to the reliance on worldly powers. He prophesied the destruction of Jerusalem and exile for the people. This put him at odds with his contemporaries and especially the religious leaders. The priest Pashur had him arrested and scourged for his seeming betrayal.

After his release Jeremiah continued his prophecy of doom, destruction and exile. Things looked so bad for him that even his friends were waiting for his fall. Just prior to today’s passage Jeremiah voices his frustration, hurt and anger with God. "You duped me, O Lord, and I let myself be duped; you were too strong for me and you triumphed" (20:7). Jeremiah accused God of tricking him into his ministry. He didn’t know what he was taking on when he said "yes" to his mission. That’s a common experience, not only for those called to be prophets, but for all who have said "yes" to God’s call. It seems that in every parish where I preach there are people doing ministry who say, "I never knew what I was getting into." While that’s not always a complaint, it does express an involvement in service they didn’t anticipate at the beginning.

But it certainly was a complaint for Jeremiah. The demands put on him because of his prophetic ministry were severe. Who could blame him for his complaint to God? (So numerous were these complaints that his name is used to describe any complaint or lament – "jeremiads"). Today’s passage doesn’t end with "jeremiads" though. Did you notice the "but" Jeremiah speaks? That is where the passage turns. After he voices the seeming hopelessness of his situation, from somewhere down deep his faith interrupts. "But," the Lord is with me…."

We can pray for that faith today especially, if like Jeremiah, we are at the end of our rope and our human resources are not enough, or just worn out. The afflictions might come, as Jeremiah’s did, as a consequence of doing or saying what is right and just. Or, we might be suffering physical ailments, family breakdown, prejudice, unemployment, addiction, etc. Like Jeremiah we know that, on our own, we don’t have the strength or resources we need. Remember his "But." With him we trust "the Lord is with me."

For Jeremiah, God is real and present, not detached from what he is experiencing. God is also very personal, a friend to whom he can even voice anger and disappointment; but also a trusted friend, upon whom he can rely – and so can we.

In a few verses Jeremiah makes quite a spiritual journey! He begins by voicing the opposition he is facing in his mission, even the abandonment and whisperings of his friends. Then, he makes an act of faith in a mighty God who will be his champion. This leads to a hymn of praise for the God to whom he has entrusted his cause and who, "has rescued the life of the poor from the power of the wicked."

Jeremiah’s reassurance, that God would stand with him and strengthen him in his trials, is echoed in our gospel. Jesus, like a loving parent, reassures his disciples that God will stand with them in, what will be, a difficult discipleship.

I like the explanation Patricia Datchuck Sanchez gives to the familiar quote: not one sparrow "falls to the ground without your Father’s knowledge" ("Celebration: Preaching Resources, June 19, 2005). I always thought that meant God notices the deaths of even the least of Jesus’ followers. Actually, a clearer translation would be, "Not one sparrow lights upon the ground…." God doesn’t just know when a sparrow dies, but each time it lights upon the ground. How many times does a sparrow land and take off from the ground? Each time God takes notice. Jesus isn’t just talking about sparrows, is he? – but about each and every activity of his disciples. Especially when we are acting as his emissaries in the world.

Today’s text is part of the Missionary Discourse in Matthew. Jesus is sending his disciples out to preach to the world and he is assuring them of God’s care for them in everything they do in his name. God also knows how many hairs we have on our head. Again, we’re not talking about the hairs on our head are we? It is another assurance of God’s attentiveness to all of our lives. Jesus is encouraging us to keep strong in faith through hard times caused by the opposition our Christian values face in the world. Jeremiah and Jesus assure us that God’s loving care will always be with us.

Fear in the face of suffering, especially from persecution, is natural. Still, three times Jesus issues instructions about not being afraid. "Do not be afraid." Matthew was addressing his community’s present situation: there was reason to be afraid, they were being persecuted for their faith. Ultimately, in the final judgment, Jesus assures his followers, the truth will come out. Meanwhile, they will endure suffering because they are his followers and must still proclaim the truth openly – "proclaim on the housetops."

Disciples will not have it easy. Like Jeremiah we will have crises of faith as we face the evils of our world. We live both by faith because we do not see evil yielding to goodness and the hope that, as Jesus says, "I will acknowledge you before my Father." He assures us that, until the final reckoning, God is with us, knows us more intimately than any human. What human, no matter how close, knows the number of hairs on our head? God knows us, God is with us and so we have hope as we stand up for Jesus and face the difficulties life throws at us for being his disciples.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:24 23/06/2017
66. RỒNG GIẢ RỒNG THẬT
Có người không biết nên gọi con trút (xuyên sơn giáp) là con rồng và đem tặng cho Thương Lăng Quân, Thương Lăng Quân rất phấn khởi và hỏi nó ăn gì, người ấy nói nó ăn kiến, rồi Thương Lăng Quân sai người nuôi dưỡng nó.
Có người nói với ông ta:
- “Nó không phải là rồng, mà là con trút đấy”.
Thương Lăng Quân nổi giận đánh anh ta một trận, từ đó không ai dám nói sự thật và nghe theo ý của Thương Lăng Quân là biến con trút thành con vật thần.
Thương Lăng Quân đi coi “rồng” cuốn lại giống quả cầu và bung ra rất nhanh, các bộ hạ cũng giả bộ kinh ngạc tán tụng gọi đó là thần kỳ của “rồng”. Thương Lăng Quân càng thêm phấn khởi, đem nó vào nuôi trong cung điện, đêm về nó đào lỗ và chạy mất tiêu.
Các thuộc hạ báo cáo:
- ”Rồng” thật có sức mạnh cang cường, quả nhiên đánh bật đá mà chạy mất !”
Thương Lăng Quân đi coi dấu vết và cảm thấy rất là tiếc, bèn nuôi kiến để đợi “rồng” trở về.
Mấy ngày sau sấm chớp đùng đùng và con rồng thật xuất hiện, Thương Lăng Quân nghĩ rằng “rồng” mình nuôi đã trở về, bèn sai người bày kiến ra để đợi nó, rồng thật nổi giận dùng sấm sét đánh nát cung điện, Thương Lăng Quân cũng bị sét đánh mà chết.
(Úc Ly tử)

Suy tư 66:
Rồng theo truyền thuyết dân gian là con vật ở trên trời, oai vệ vô cùng, vậy mà Thương Lăng Quân chỉ đem mấy con kiến ra “nhử” cho nó ăn, thì nó tức khí lên quật cho chết là phải rồi...
Con người ta thường hay đem cái nhỏ nhen ích kỷ của mình ra để “nhử” Thiên Chúa làm phép lạ cho họ:
- Nếu Chúa cho con trúng số thì con sẽ dâng cho Chúa một số tiền để làm nhà thờ.
- Nếu Chúa cho con tai qua nạn khỏi thì con sẽ ăn chay tuần hai lần.
- Nếu Chúa cho con thi đậu thì con sẽ đi lễ mỗi ngày Chúa Nhật.
- Nếu Chúa cho gia đình con giàu có thì con sẽ đi tu, dâng mình làm tôi Chúa.v.v...
Dù Thiên Chúa có nhân từ lòng lành đến đâu cũng sẽ tức giận khi chúng ta lếu láo “nếu” với Ngài, bởi vì chúng ta coi Ngài như một ông bụt làm bằng đất sét được đặt “ngồi” trước cửa bên ngoài nhà thích ăn đồ cúng vái; bởi vì chúng ta đem tình yêu rộng lớn vô biên của Thiên Chúa hoá thành “con kiến” rất nhỏ mọn để phù hợp với lòng tham ích kỷ của mình...
Người Ki-tô hữu khấn hứa với Chúa nhưng không ra điều kiện cho Thiên Chúa, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã hứa: “Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho...” (Mt 6, 32-33).
Đừng đem lòng tham lam ích kỷ hẹp hòi của mình ra để thách thức lòng nhân hậu và sự trung tín của Thiên Chúa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:26 23/06/2017
Chúa Nhật XII THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mt 10, 26-33.
“Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác.”


Bạn thân mến,
Chết thì ai cũng sợ, bởi vì con người ta thường tham sống sợ chết, đó là lẽ thường tình của con người, nhưng Đức Chúa Giê-su lại dạy chúng ta đừng sợ những người chỉ có thể giết chết thân xác, mà không thể giết chết linh hồn chúng ta, câu nói này của Đức Chúa Giê-su, bạn và tôi nên ghi khắc vào trong lòng để suy tư và cầu nguyện.

Những ai có thể giết chết thân xác chúng ta, đó là những người vô lương tâm coi đồng tiền mình bỏ ra lớn hơn mạng sống của người làm công; đó là những người nắm quyền sinh sát trong tay dưới chế độ độc tài chỉ biết quyền hành chứ không biết đến nổi khốn khổ của người dân; đó là những người có tiền bạc quyền uy và coi mạng người như cỏ rác, và những người làm cha làm mẹ coi sự ích kỷ hưởng thụ xác thịt là trên hết, nên nhẫn tâm giết thai nhi con của mình khi còn trong bụng... Nhưng kẻ có thể giết được thân xác người khác này dứt khoát là không thể giết được linh hồn chúng ta, nhưng khi họ giết thân xác người khác thì chính linh hồn của họ đã bị giết chết...

Con người ta sống ở đời mạng sống là cao quý nhất, nhưng chết đi thì không còn gì nữa, và ai cũng muốn tuổi thọ của mình được kéo dài thêm, nhưng nếu vì ích kỷ ác độc hưởng thụ mà giết chết mạng sống của người khác, thì đó là một tội ác ghê rợn trời không dung đất không tha. Bởi vì chỉ có Thiên Chúa mới có toàn quyền trên mạng sống, bởi vì chính Ngài là Đấng làm cho con người được sống.

Bạn thân mến,
Thân xác và linh hồn của chúng ta đều bởi Thiên Chúa tạo dựng, không những thế, Ngài còn ban cho chúng ta sự tự do tuyệt đối để chúng ta dùng tự do này để phục vụ tha nhân và yêu mến Thiên Chúa. Chính nhờ sự tự do này mà chúng ta thấy yêu quý mạng sống của mình hơn, yêu quý sức khỏe của mình hơn.

Đừng sợ kẻ có thể giết được thân xác nhưng không thể giết được linh hồn. Bạn và tôi hiểu rất rõ lời dạy này của Chúa Giê-su, do đó mà bạn và tôi hãy nỗ lực làm cho mọi người biết yêu mến sự sống, bảo vệ sự sống của tha nhân, nhất là của các thai nhi, bởi vì khi chúng ta bảo vệ sự sống của con người, là chúng ta đã góp phần vào việc chữa trị cơn bệnh hưởng thụ ích kỷ của linh hồn nơi những người chỉ biết mình mà không biết đến mạng sống của tha nhân.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:44 23/06/2017

38. Cầu nguyện ngắn gọn mà sâu sắc, so với người lãnh đạm biếng nhác cầu nguyện lâu giờ, thì hiệu quả càng lớn hơn.

(Thánh nữ Gertrude of Helfta)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chu toàn Sứ vụ Tiền hô của Chúa noi gương Gioan Tẩy Giả
Lm Đan Vinh
21:58 23/06/2017
Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả (24/06)
Is 49,1-6; Cv 13,22-26; Lc 1,57-66.80

Chu toàn Sứ vụ Tiền hô của Chúa noi gương Gioan Tẩy Giả

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 1,57-66.80:

(57) Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai. (58) Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà. (59) Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em. (60) Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: “Không, phải đặt tên cháu là Gio-an. (61) Họ bảo bà: “Trong họ hàng của bà, chẳng có ai có tên như vậy cả”. (62) Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì. (63) Ong xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gio-an”. Ai nấy đều rất bỡ ngỡ. (64) Ngay lúc ấy, miệng lưỡi của ông lại mở ra. Ong nói được và chúc tụng Thiên Chúa. (65) Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê. (66) Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: “Đứa trẻ này rồi sẽ ra thế nào đây?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em. (80) Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en.

2. Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay tập trung vào mặc khải diệu kỳ của cái tên Gio-an khi làm lễ cắt bì và đặt tên cho con trẻ. Bà con láng giềng tụ tập trong ngày này đã được chứng kiến sự lạ lùng ấy. Rồi việc ông Da-ca-ri-a được khỏi bệnh câm khiến cho mọi người có mặt đều bở ngỡ và đặt dấu hỏi về sứ mệnh của con trẻ sau này. Sau đó Gio-an đã vào sống trong hoang địa cho đến khi thi hành sứ mệnh tiền hô giúp dân Do thái nhận biết Đấng Cứu Thế là Đức Giê-su thành Na-da-rét.

3. CHÚ THÍCH:

-C 57-59: +Láng giềng và thân thích đều chia vui với bà: Bài tường thuật tập trung vào việc mặc khải diệu kỳ của tên Gio-an và biến cố cắt bì đặt tên. Bà con láng giềng tụ tập lại trong sự chia sẻ niềm vui với đôi vợ chồng già. Nhờ đó tiếng đồn sự lạ về con trẻ lại càng lan rộng. +Khi con trẻ được tám ngày: Tám ngày là thời gian Luật định để làm phép cắt bì (x St 17,12; Lv 12,3; Pl 3,5). +Và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em: Người ta ít khi lấy tên cha mà thường lấy tên ông nội mà đặt cho cháu. Ở đây người ta lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho con, có thể do ông Da-ca-ri-a đã cao niên.
-C 62-63: +Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gio-an”: Dù hai ông bà đã đã không hội ý trước đặt tên cho con là gì, vì ông vừa bị câm và bị điếc trước đó. Nhưng hai ông bà lại thống nhất cùng chọn tên Gio-an mà đặt cho con, như sứ thần đã truyền cho Gia-ca-ri-a khi truyền tin cho ông trong Đền thờ (x Lc 1,13). +Ai nấy đều rất bỡ ngỡ: Phải chăng sự thống nhất ý kiến của hai ông bà về việc đặt cho con một cái tên xa lạ chính là một dấu lạ khiến mọi người ngạc nhiên.
-C 65-66: +Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ: Trong Kinh Thánh, chữ “tâm” hay “lòng”chỉ nơi phát xuất ra tư tưởng, tình cảm, hòai niệm, quyết định và ước muốn của con người giống như Đức Maria “suy đi nghĩ lại trong lòng” (x Lc 2,19), nghĩa là để tâm tìm hiểu ý nghĩa của lời sấm hay sự việc xảy ra. +Có bàn tay Chúa phù hộ em: Kiểu nói “bàn tay Chúa” mô phỏng Cựu ước, cho thấy Thiên Chúa bảo vệ những ai tin cậy vào Người, mà Gio-an là một trong số những người đó (x Tv 80,18; 139,5).

4. CÂU HỎI:

1) Gio-an Tẩy Giả liên hệ họ hàng thế nào với Đức Giê-su?
2) Tại sao láng giềng bà con lại phải đến nhà thăm hỏi chia vui khi nghe tin bà Ê-li-sa-bét sinh con?
3) Phép cắt bì là gì? Được cử hành thế nào?
4) Tại sao hai ông bà Gia-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét lại thống nhất ý kiến đặt tên cho con trai là Gio-an?

II. SỐNG LỜI CHÚA:

1. LỜI CHÚA: “Đức Ki-tô phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30).

2. CÂU CHUYỆN:

1) CUỘC ĐỜI VỊ TIỀN HÔ CỦA ĐẤNG CỨU THẾ

Gio-an là vị tiền hô của Chúa Giê-su (x.Mt 3,3), là con của ông Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét. Cả hai ông bà thuộc dòng tộc tư tế. Bà Ê-li-sa-bét là chị họ của Đức Maria, nên Gio-an là anh bà con của Đức Giê-su. Cha mẹ của Gio-an cư ngụ tại miền núi xứ Giu-đê (x.Lc 1,39). Từ nhỏ, Gio-an đã vào trong sa mạc sống đời tu hành nhiệm nhặt. Đến năm thừ 15 thời hoàng đế Ti-bê-ri-ô, Gio-an bắt đầu xuất hiện tại vùng ven sông Gio-đan miền Giu-đê rao giảng và làm phép rửa sám hối (x.Lc 3,1). Phép rửa của ông là nghi thức thống hối kèm theo sự xưng thú tội lỗi (x. Mt 3,6). Gio-an công nhận Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai khi giới thiệu Người là “chiên Thiên Chúa” với hai môn đệ (Ga 1,35). Có lần Đức Giê-su gọi Gio-an là Ngôn sứ Ê-li-a khác, là người lớn nhất thời Cựu ước, là sứ giả đi trước dọn đường cho Người (x. Mt 11,9-19; Lc 7,24-30). Cuộc đời của Gio-an kết thúc với cái chết bị chém đầu trong nhà ngục, do ông đã đảm lên tiếng ngăn cản vua Hê-rô-đê không được lấy chị dâu là Hê-rô-đi-a-đê làm vợ,. nên bị Hê-rô-đê bắt giam và cuối cùng đã bị bà này thù ghét hãm hại (x.Lc 9,7-9).

2) LUÔN KHIÊM HẠ ĐỂ CHÚA ĐƯỢC TÔN VINH:

Tác giả La-phông-ten đã viết nhiều câu chuyện ngụ ngôn, trong đó có câu chuyện về con ếch và con bò để dạy chúng ta đừng quá tự cao như sau:
Ngày kia có một con ếch thấy một con bò to lớn vĩ đại nên rất ngưỡng mộ và mong sao cho mình cũng được to lớn vĩ đại như vậy. Từ tư tưởng biến thành hành động, con ếch liền xuống ao để uống nước cho bụng phình ra bằng con bò kia. Cứ thế, cứ thế, nó uống mãi uống hoài mà vẫn không sao to được bằng con bò. Nó lại uống thêm cho đến khi một tiếng “Bốp” nổ vang lên và con ếch đã bị chết banh xác.
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy tự thẳm sâu cõi lòng, ai cũng muốn được người khác ca tụng. Ai cũng muốn nâng mình lên chứ chẳng ai lại thích hạ mình xuống. Nhưng cần ý thức giá trị của đức khiêm tốn và tập luyện, để việc tông đồ bác ái được thành công tốt đẹp.

3. SUY NIỆM:

1) So sánh giữa Gio-an Tẩy Giả và Hê-rô-đê:
Đây là hai khuôn mặt hoàn toàn đối lập nhau: Gio-an là người có chí khí mạnh mẽ đang khi Hê-rô-đê lại yếu đuối nhu nhược. Gio-an có lối sống khắc khổ giản dị, đang khi Hê-rô-đê lại có lối sống xa hoa và ham hưởng thụ. Hê-rô-đê đã tống giam Gio-an vì dám lên tiếng tố cáo ông và đòi ông không được lấy bà chị dâu Hê-rô-đi-a-đê làm vợ mình. Thật ra vua Hê-rô-đê cũng có lòng kính trọng Gio-an và coi ông là một nhà tiên tri. Nhưng ông lại nhu nhược và thiếu ý chí, dễ bị khuất phục trước đam mê dục vọng bản thân. Do áp lực của bà Hê-rô-đi-a-đê, nên Hê-rô-đê đã sai quân lính đến bắt Gio-an và tống giam vào ngục. Rồi trong một bữa tiệc, do vui vẻ hài lòng về điệu múa của Sa-lô-mê là con gái của bà kia, nên ông đã cao hứng hứa ban cho cô ta bất cứ điều gì cô xin. Đứa con gái do mẹ xúi giục đã xin vua cho cái đầu của Gio-an Tẩy Giả, Vua Hê-rô-đê tuy không muốn, nhưng đành giữ lời hứa sai lính vào ngục chém đầu Gio-an.
Vua Hê-rô-đê tiêu biểu cho những người để cho thú tính nơi bản thân lấn lướt. Mặc dù đôi khi lý trí và lương tâm vẫn kêu gọi vươn lên, nhưng tiếng nói ấy vẫn không đủ sức kéo họ ra khỏi vũng bùn tội lỗi, vì họ đã quen lối sống chạy theo lạc thú thấp hèn. Còn thánh Gio-an Tẩy Giả là một người sống có lý tưởng, luôn ý thức và quyết tâm chu toàn trách nhiệm, chống lại sự lôi cuốn của bản năng thấp hèn vẫn có nơi bản thân.
2) Đức Giê-su đã đề cao con người và sứ mệnh của Gio-an Tẩy Giả như sau: “Đây còn hơn ngôn sứ nữa! Chính ông là người Thiên Chúa đã nói tới trong Kinh Thánh rằng: "Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến" (Lc 7,24-27). Gio-an chính là vị ngôn sứ, được Thiên Chúa sai đến trước để dọn đường cho Đấng Thiên Sai Với sứ mệnh đó, thánh Gio-an đã trở nên một nhân vật lớn nhất trong lịch sử cứu độ như Đức Giê-su đã khẳng định: “Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gio-an Tẩy Giả…” (Mt 11,11).
3) Cần chu toàn sứ mệnh chiếu tỏa ánh sáng tin yêu trước mặt người đời:
Ngày sinh của Thánh Gio-an Tẩy giả mời gọi chúng ta nhớ lại ngày chúng ta được ơn tái sinh làm con Thiên Chúa. Nhờ bí tích rửa tội, chúng ta đã trở thành ngôn sứ của Chúa Ki-tô và phải chu toàn sứ mệnh làm chứng cho Người. Ngọn nến Hội Thánh trao cho chúng ta trong lúc chịu bí tích rửa tội tượng trưng cho đức bác ái mà chúng ta phải chiếu tỏa trước mặt người đời. Dù sống trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải làm các việc lành để người đời khi nhìn thấy các việc lành chúng ta làm sẽ ngợi khen Cha chúng ta trên trời (x. Mt 5,16).
4) Chúng ta cần làm gì để chiếu sáng các nhân đức noi gương thánh Gio-an ?
+ Đức khiêm tốn: Khiêm hạ trong cách ăn nói như: Nói năng nhỏ nhẹ, tôn trọng tha nhân, năng khen các ưu điểm để khích lệ hơn là phê phán chỉ trích những ai hơn mình. Tránh tự cao nhưng luôn làm mọi việc để tôn vinh Thiên Chúa như thánh Gio-an đã làm đối với Đức Giê-su: “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,28.30).
+ Đức khó nghèo: Tránh đua đòi mua sắm quần này áo nọ, nhưng luôn sống đơn sơ khó nghèo trong cách ăn ở noi gương thánh Gio-an: “mặc áo bằng lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và uống mật ong rừng” (x Mc 1,6-8).
+ Đức vâng phục: Luôn bỏ ý riêng để vâng phục ý Chúa, noi gương thánh Gio-an xưa đã vâng lời Đức Giê-su khi làm phép rửa cho Người tại sông Gio-đan (x Mt 3,13-15).
+ Đức trung tín: Luôn chu tòan sứ vụ tiền hô giúp người đời tin nhận Đức Giê-su, noi gương thánh Gio-an xưa đã giới thiệu và khích lệ hai môn đồ ưu tú bỏ mình để theo làm môn đệ Đức Giê-su (x Ga 1,35-37).
+ Đức trung thực: Luôn trung thực nhìn nhận khuyết điểm của mình và tu sửa, noi gương thánh Gio-an xưa đã tự nhận mình chỉ là tiếng người hô trong hoang địa: ”Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi” như lời ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm. Gio-an thừa nhận phép rửa của ông chỉ giúp người ta sám hối, còn Đấng đến sau ông lại quyền thế hơn ông, mà ông không đáng xách dép cho Người. Đấng ấy sẽ “làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa” (Mt 3,11; Ga 1,20-27).
+ Đức can đảm: Luôn can đảm làm chứng cho Chúa noi gương thánh Gio-an đã mạnh dạn lên tiếng can ngăn vua Hê-rô-đê không được lấy chị dâu là bà Hê-rô-đi-a làm vợ mình (x Mt 14,3-4; Lc 3,7-9). Dù vì thế mà ngài đã bị vua Hê-rô-đê hãm hại.

4. THẢO LUẬN:

1) Thánh Gio-an Tẩy Giả đã nêu gương sống thế nào để chu tòan sứ vụ tiền hô của Đức Giê-su?
2) Mỗi người chúng ta hôm nay cần phải làm gì cụ thể để sống khiêm hạ như thánh Gio-an?

5. LỜI CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con hôm nay biết noi gương thánh Gio-an làm chứng cho Chúa bằng các việc làm cụ thể: không khoe khoang thành tích ưu điểm của mình, sống đơn giản điều độ trong cách ăn mặc, tránh chè chén say sưa, can đảm bênh vực những người thân yếu thế cô, sẵn sàng chấp nhận thua thiệt vì danh Chúa… Xin cho chúng con trở thành những người tiền hô hầu giúp người đời nhận biết và tin yêu Chúa noi gương thánh Gio-an.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.-Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cảnh giác chống cám dỗ giáo sĩ tìm địa vị xã hội
Lm. Trần Đức Anh OP
08:40 23/06/2017
VATICAN. ĐTC cảnh giác chống lại cám dỗ tìm kiếm địa vị và sự kính trọng của xã hội trong bậc giáo sĩ.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 22-6-2017, dành cho 100 tham dự viên khóa họp toàn thể thứ 90 các cơ quan bác ái trợ giúp các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, gọi tắt là ROACO, tiến hành tại Vatican từ ngày 19 đến 22-6-2017.

Trong khóa họp vừa qua, ngoài đề tài tình hình Giáo Hội tại Thánh Địa và việc đào tạo LM tại đây, các tham dự viên cũng bàn về tình trạng khó khăn của các Giáo Hội tại Ai Cập, Siria và Irak. Các vị Sứ thần Tòa Thánh tại ba nước vừa nói cùng với Đức TGM ngoại trưởng Paul Gallagher cũng hiện diện tại khóa họp và tường trình về tình hình các Giáo Hội liên hệ.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC sau khi nói đến những đau khổ mà nhiều Giáo Hội Công Giáo Đông phương đã và đang phải trải qua, ngài nhắc đến tầm quan trọng của việc huấn luyện chủng sinh và thường huấn cho các linh mục được bàn tới trong Đại hội. ĐTC đề cao tấm gương của nhiều LM quyết liệt chọn lựa và tận tụy phục vụ nơi cộng đoàn của các vị nhiều khi bị thử thách nặng nề. Nhưng, ngài nói, ”chúng ta cũng phải ý thức về những cám dỗ có thể gặp phải, như tìm kiếm một địa vị xã hội dành cho giáo sĩ tu sĩ tại một số miền địa lý, hoặc cám dỗ thi hành vai trò lãnh đạo theo những tiêu chuẩn phàm nhân hoặc theo khuôn mẫu văn hóa và môi trường liên hệ”.

”Cố gắng mà Bộ Các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương và các cơ quan từ thiện phải tiếp tục thực hiện là nâng đỡ các sáng kiến xây dựng cuộc sống Giáo Hội một cách chân thực. Điều cơ bản là luôn nuôi dưỡng lối sống theo tinh thần gần gũi của Tin Mừng: nơi các GM, để các vị sống gần gũi với các linh mục của mình, để các LM làm cho các tín hữu thuộc quyền cảm thấy sự dịu dàng của Chúa...”

Tổ chức ROACO được Tòa Thánh thành lập năm 1968 với mục đích trợ giúp các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương. 1 phần 3 các tham dự viên đến từ các tổ chức bác ái Công Giáo ở Đức như Missio, Misereor, Renovabis, Caritas, Hiệp Hội Đức trợ giúp Thánh Địa như Tổng giáo phận Koeln, Hội giáo hoàng Nhi đồng truyền giáo, v.v. (SD 22-6-2017)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội Serra nâng đỡ ơn gọi
Lm. Trần Đức Anh OP
08:41 23/06/2017
VATICAN. ĐTC khuyến khích các thành viên hội Serra hãy luôn trở thành bạn hữu của các chủng sinh, linh mục, và luôn tiến bước trong hy vọng.

Ngày bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 23-6-2017 dành cho 600 tham dự viên Hội nghị quốc tế thứ 75 của hội Serra chuyên nâng đỡ ơn gọi LM và đời sống thánh hiến. Hội nhận chân phước Junipero Serra, Tông đồ miền California Hoa Kỳ, làm bổn mạng. Hội nghị quốc tế đang diễn ra tại Roma từ ngày 22 đến 25-6-2017 với chủ đề: ”Luôn tiến bước. Can đảm ơn gọi”.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC mời gọi các thành viên Hội Serra hãy trao ban tình bạn chân thành cho các LM và chủng sinh, tu sĩ, biểu lộ lòng yêu mến đối với họ qua việc thăng tiến ơn gọi, trong kinh nguyện và cộng tác mục vụ. Người bạn chân thành biết đồng hành và nâng đỡ họ với cảm thức đức tin, trung thành cầu nguyện và dân thân tông đồ, chia sẻ niềm vui, những lao nhọc của sứ vụ, biết gần gũi với các linh mục, cảm thông với những yếu đuối và dịu dàng đối với những đà tiến quảng đại của họ.

ĐTC cũng nói rằng: ”Anh chị em hãy luôn tiến bước trong hy vọng, tiến bước với sứ mạng của anh chị em, nhìn xa, mở rộng các chân trời, dành không gian cho người trẻ và chuẩn bị tương lai. Giáo Hội và ơn gọi đang cần anh chị em.”

ĐTC nhắc đến tấm gương của chân phước Junipero Serra, dòng Phanxicô, mặc dù chân đi khập khiễng, nhưng vẫn quyết tâm lên đường tiến về thành phố San Diego để cắm Thánh Giá tại đó. Ngài nói: ”Tôi sợ những tín hữu Kitô không tiến bước và chỉ khép mình trong vỏ ốc của mình. Chẳng thà tiến bước khập khiếng, đôi khi bị ngã, nhưng luôn tín thác nơi lòng thương xót của Chúa, thì vẫn hơn là những ”Kitô hữu bảo tàng viện”, lo sợ những thay đổi, và sau khi nhận được một đoàn sủng hoặc ơn gọi, thay vì đặt mình phục vụ sự mới mẻ ngàn đời của Tin Mừng thì lại bảo vệ bản thân và những vai trò của mình” (SD 23-6-2017)
 
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta phải nhỏ bé lại thì mới nghe được tiếng Chúa.”
Bùi Hữu Thư
16:03 23/06/2017
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta phải nhỏ bé lại thì mới nghe được tiếng Chúa.”

Vatican, ngày 23/6/2017: Trong Thánh Lễ buổi sáng ngày Lễ Thánh Tâm Chúa Kitô, Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta phải nhỏ bé lại thì mới nghe được tiếng Chúa.”

Ngài nói: Thánh Tâm Chúa không phải là “một tấm thiệp cầu nguyện” mà là Trọng Tâm của Đức Tin chúng ta, bởi vì Người tự làm cho mình nhỏ bé lại, để bằng cách này Người “tự hạ mình, trút bỏ tất cả cho đến chết trên thập giá.”

Theo Vatican Radio, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh điều này trong Thánh Lễ sáng nay tại nhà nguyện Thánh Mác-ta, trong khi Giáo Hội mừng lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Ngài dựa vào bài đọc một trong Sách Đệ Nhị Luật, khi Môisen nói rằng Thiên Chúa đã chọn chúng ta “từ muôn dân nước trên trái đất để tạo thành một dân riêng của chính Người.”

Đức Thánh Cha giải thích, Thiên Chúa được ca ngợi, vì “trong Trái Tim Chúa Giêsu, Người ban cho ta ân sủng để hân hoan cử hành mầu nhiệm cứu độ, và tình yêu Người dành cho chúng ta,” nghĩa là khi chúng ta tuyên xưng đức tin.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh vào hai từ ngữ trong bài đọc: “lựa chọn”, và “nhỏ bé”.

Lựa chọn

Đức Thánh Cha nói, lựa chọn không phải là chúng ta chọn Chúa, mà là Chúa đã tự biến mình thành “tù nhân” của chúng ta.

“Người đã tự gắn liền với đời sống chúng ta; Người không thể tự tách rời ra, Người đã tự mang gông cùm! Và người trung thành với thái độ này. Chúng ta được lựa chọn vì tình yêu, và đây là căn tính của chúng ta.”

Chúng ta có thể nói: “‘Tôi đã chọn tôn giáo này, tôi đã chọn…’ Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Không phải thế, các bạn đã không chọn. Chính Người đã chọn bạn, đã gọi bạn, và đã kết hiệp với bạn. Và đây chính là đức tin của chúng ta. Nếu chúng ta không tin điều này, chúng ta không hiểu sứ điệp của Chúa Kitô, chúng ta không hiểu Phúc Âm.”

Nhỏ bé

Nói về sự ‘nhỏ bé’, Đức Thánh Cha nhắc: Môisen cũng đã nói rằng Thiên Chúa chọn dân Ítraen vì “họ là dân nước nhỏ bé nhất trong mọi quốc gia.”

“Chúa yêu thương sự nhỏ bé của chúng ta, và vì lý do này Người đã chọn chúng ta. Và Chúa chọn những gì nhỏ bé, chứ không chọn những gì lớn lao. Và Người đã mạc khải cho những người nhỏ bé.”

“Và Chúa không chỉ chọn những người nhỏ bé, Người còn mạc khải cho họ; Chúa gọi những người nhỏ bé: ‘Hãy đến với Ta, tất cả những ai đang vất vả, gánh vác nặng nề, Ta sẽ cho nghĩ ngơi bồi dưỡng.’”

Đức Thánh Cha hỏi: Thế còn những người lớn mạnh, Chúa không gọi họ sao?”

“Trái tim Chúa mở rộng, nhưng những người này không nhận biết tiếng Chúa, vì họ không thể nghe được, vì lòng họ đầy những kiêu căng vị kỷ. Muốn nghe được tiếng Chúa, bạn phải làm cho mình nhỏ bé lại.”

Mầu Nhiệm Thánh Tâm Chúa

Đức Thánh Cha nói: “Mầu nhiệm Thánh Tâm Chúa không chỉ là một tấm thiệp cầu nguyện đối với những người ngoan đạo.”

Mà là “Trọng tâm của sự khải huyền, trọng tâm của đức tin của chúng ta, vì Chúa đã tự làm cho mình bé nhỏ, và đã lựa chọn cách này, để tự hạ mình, trút bỏ hết cho đến chết trên thập giá.”

Đức Thánh Cha nói: “Đây là sự lựa chọn những gì nhỏ bé, để cho vinh quang Chúa có thể được thể hiện.”

Đức Thánh Cha nhắc rằng: Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta tôn vinh “một Trái Tim yêu thương, một Trái Tim lựa chọn, và trung thành. Một Trái Tim kết hiệp với chúng ta, mạc khải cho những người bé mọn, và tự làm cho mình nhỏ bé.”
 
Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân công bố thư Mục Vụ về việc chống lại “tin giả”
Đặng Tự Do
18:05 23/06/2017
Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân nói rằng người Công Giáo có một nghĩa vụ đạo đức để chống lại “tin giả” và các “sự kiện được thêm thắt”.

Trong một lá thư mục vụ gởi cho người Công Giáo, có thể nói là chưa từng có trên thế giới, các giám mục gọi tin giả là một “tội lỗi chống lại đức bác ái” và gây ra “các quyết định sai lầm”.

Bức thư có tiêu đề “Hãy thánh hoá chúng trong sự thật: một lời khuyên mục vụ chống lại tin ngụy tạo”, các giám mục nói rằng Kitô hữu “không thể là một phần của sự sai lầm, lừa gạt và dối trá”.

Các giám mục cảnh cáo rằng: “Các quyết định quan trọng - cá nhân và xã hội - phụ thuộc vào sự hiểu biết chính xác sự thật. ‘Các sự kiện được thêm thắt’ và các ‘tin giả’ nhiều lần đã gây ra những quyết định sai lầm với những hậu quả thảm khốc về lâu dài cho cá nhân và cộng đồng.”

Các ngài than thở rằng các phương tiện truyền thông xã hội, ban đầu hứa hẹn được “tự do” lan truyền thông tin trên các phương tiện truyền thông chính mạch, nhưng trong thực tế đã bị lèo lái tới chỗ lan truyền những câu chuyện sai lệch.

“Đó không chỉ là hành vi phạm tội đối với nghĩa vụ hướng trí tuệ con người đến với sự thật. Nhưng về cơ bản, đó còn là tội lỗi chống lại đức bác ái vì nó cản trở mọi người đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp và khiến họ rơi vào chỗ lầm lạc!”

Do đó, người Công Giáo có nghĩa vụ “không được hỗ trợ, phổ biến và xa hơn phải giúp xác định các nguồn tung ra các tin tức ngụy tạo để anh chị em chúng ta có thể được thông tin đúng đắn và có thể tránh được các phương tiện truyền thông dối trá.”

Trong những ngày này, tại Phi Luật Tân xảy ra đủ thứ các loại tin giả, tiêu biểu là các loại tin nhằm tô son trét phấn cho chế độ của tổng thống Roberto Duterte, và gần đây nhất là các tin có tính chất kích động hận thù tôn giáo xảy ra sau vụ bọn khủng bố Hồi Giáo IS đập phá tượng Chúa và Đức Mẹ tại nhà thờ chính tòa thành phố Marawi.

Một thượng nghị sĩ Phi Luật Tân đề xuất một dự luật tố cáo những người phát tán tin giả, trừng phạt họ với thời hạn tù lên tới năm năm.

Thượng nghị sĩ Joel Villanueva nói: “Không nên coi nhẹ ảnh hưởng của tin giả. Tin giả tạo ra các ấn tượng rất mạnh đến mức hình thành các niềm tin dựa trên cơ sở những sự kiện ngụy tạo dẫn đến những chia rẽ, hiểu lầm và làm trầm trọng thêm các mối quan hệ đã rất khó khăn”.
 
Don Milani, từ sách cấm trở thành tiền đạo
Vũ Văn An
18:12 23/06/2017
Ngày 20 tháng Sáu vừa qua, nhân kỷ niệm 50 năm qua đời của Don Lorenzo Milani, Đức Phanxicô đã thân hành đến cầu nguyện ở mộ của ngài, một điều mà các vị giáo hoàng trước đây từ Đức Phaolô VI tới Đức Bênêđíctô XVI, không vị nào làm cả, vì Don Lorenzo Milani (1923-1967) vốn là người có sách bị Tòa Thánh chính thức liệt vào loại không nên đọc.

Thực vậy, năm 1958, lúc đang quản nhiệm một giáo xứ rất nhỏ ở vùng quê Tuscany, Ý, gọi là Barbiana, Cha Milani cho xuất bản cuốn “Pastoral Experiences” (Kinh Nghiệm Mục Vụ) trong đó, ngài phân tích Giáo Hội vào thời ấy. Ngài trình bầy một giải thích riêng về sự phân rẽ mỗi ngày một gia tăng giữa Giáo Hội và người dân Ý. Cuốn sách có “imprimatur” (được phép in) của Đức Hồng Y Elia Dalla Costa, Tổng Giám Mục Florence lúc ấy, với lời nói đầu của Đức Cha Giuseppe d’Avack của Giáo Phận Camerino. Tuy nhiên, Văn Phòng Thánh, tiền thân của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, truyền thu hồi cuốn sách, vì cho rằng tuy nó không chứa một sai lầm tín lý nào, nhưng việc đọc nó bị coi là “không thích hợp”.

Cha Milani là ai?

Không thích hợp chắc chắn là vì một e ngại nào dó, như hậu ý phát sinh từ hậu cảnh của tác giả chẳng hạn. Vì Don Milani không những xuất thân từ một môi trường gia đình không mấy thân thiện với tôn giáo nói chung, nhất là Công Giáo nói riêng, mà còn có những ý nghĩ đi trước cả thời đại nữa.

Thực vậy, cha ngài, Albano Milani và mẹ ngài, nhũ danh Alice Weiss, vốn là những người duy tục triệt để. Mẹ ngài là người Do Thái và là chị em họ của Edoardo Weiss, một trong các học trò tiên khởi của Sigmund Freud và là người sáng lập ra Hiệp Hội Phân Tâm Học Ý.

Tuy nhiên, năm 1943, sau một thời gian học tập ở Brera Academy, ngài trở lại Đạo Công Giáo, nhân đọc một tác phẩm Công Giáo lúc đang trang trí cho một nhà thờ Công Giáo. Có người coi đây là một cuộc trở lại kép: từ bất khả tri bước sang niềm tin tôn giáo và từ tự mãn giầu có bước sang liên đới với người nghèo và người bị khinh miệt. Nhờ gặp Don Raffaele Bensi, người sau này trở thành linh hướng của ngài, ngay năm đó, Milani đi tu và năm 1947, được thụ phong linh mục.

Được cử làm phó cho Don Daniele Pugi ở Giáo Xứ San Donato thuộc vùng Calenzano, cha lập “trường bình dân” (scuola popolare) đầu tiên cho con em của cả các gia đình tín hữu lẫn các gia đình ngoại giáo. Việc này gây tai tiếng nơi các giới bảo thủ. Sau khi cha Pugi qua đời năm 1954, không những cha Milani không được lên thay thế, mà còn bị “đầy” tới Barbiana, một làng nhỏ xa xôi thuộc vùng Mugello.

Tại nơi khỉ ho cò gáy này, bất chấp sự chống đối của cả hàng giáo sĩ lẫn giáo dân, cha tiếp tục các hoạt động giáo dục triệt để của mình. Cha mở một trường toàn thời gian cho các trẻ em bị rớt hay bị bỏ rơi bởi hệ thống giáo dục truyền thống. Cuối cùng, hàng trăm học trò đủ mọi cỡ tuổi đã bị lôi cuốn bởi phương pháp giảng dạy của cha. Các nghệ sĩ, các nông dân, các khoa học gia, các tay thợ thủ công và các nhà chuyên nghiệp được mời tới trường để đích thân trình bầy các kinh nghiệm của họ cho học sinh. Học sinh còn được đọc và lượng định các tin tức quốc gia và quốc tế. Mục đích giáo dục các em biết phân tích các biến cố một cách có phê phán để có thể đương đầu với đời sống mà không sợ sệt cũng như giải quyết các vấn về một cách cương quyết và có ý thức.

Chính nhờ phương pháp học đầy tính phê phán ấy mà cha đã hướng dẫn thành công 8 học trò tuổi còn rất trẻ, khoảng từ 13 đến 15 tuổi, viết ra cuốn Thư Gửi Một Cô Giáo (Lettera a una professoressa), tố cáo các bất bình đẳng của hệ thống giáo dục trọng giai cấp, thiên về con em nhà giầu và làm ngơ con cái nhà nghèo.

Cuốn sách trên gây tiếng vang đến độ hiện đã được dịch sang 40 thứ tiếng khác nhau trên thế giới, được coi như cẩm nang giáo dục cổ điển, nắm rất vững các chủ đề nay đã thành trổi vượt trong Khoa Xã Hội Học Giáo Dục.

Cũng chính trong khung cảnh Barbiana, cha đã cho xuất bản cuốn Kinh Nghiệm Mục Vụ(Esperienze pastorali) vào mùa xuân năm 1958. Qua tháng 12 cùng năm, Văn Phòng Thánh ra lệnh thu hồi cuốn sách này như trên đã nói.

Một điều hết sức đáng khâm phục là Cha Milani không bao giờ công khai phê phán quyết định của Văn Phòng Thánh, hoàn toàn vâng phục như sau này chính Đức Phanxicô sẽ thừa nhận. Tuy nhiên, không vì thế mà cha ngưng không hành động dựa vào lương tâm của mình.

Thực vậy, năm 1965, Cha còn bị đưa ra tòa vì đã cổ vũ việc phản đối lương tâm trong “Lá Thư Gửi Các Tuyên Úy Quân Đội”. Trong lá thư này, Cha Milani cực lực phê phán nhận định của vị tuyên úy quân đội khi cho rằng việc Kitô hữu phản đối theo lương tâm là điều “xa lạ đối với mệnh lệnh yêu thương của Kitô Giáo và là một biểu thức của sự hèn nhát”.

Việc cha Milani bênh vực quyền phản đối theo lương tâm và chống chiến tranh của Kitô hữu bị các nhà cầm quyền chính trị tuyên bố là “một tội ác chống lại nhà nước” và cha bị đưa ra tòa vì tội bênh vực một tội ác. Tại phiên xử đầu tiên, cha được tha bổng nhưng tòa thượng thẩm kết án cha. Tuy nhiên, cha qua đời về bệnh ung thư máu tại nhà mẫu thân, năm 1967, lúc mới 44 tuổi, trước khi bị kết án chính thức.

Một nhà văn

Cha chết đi, hệ thống giáo dục tân tiến mất một nhà chủ đạo. Nhưng nền văn chương Ý cũng mất đi một nhân tài. Ngài là một người viết rất nhiều, nhưng “Thư gửi Pipetta”, một thư đã được Đức Phanxicô trích dẫn trong thông điệp gửi những người tham dự buổi ra mắt Toàn Tập của Cha tại Milan hồi tháng Tư, biểu trưng cho cả văn phong lẫn lập trường xã hội của Cha.

Pipetta là một nghĩa quân Cộng Sản trẻ vừa từ Thế Chiến Hai trở lại cuộc sống dân sự. Cha viết:

Pipetta thân mến, mỗi lần mình gặp nhau, anh thường nói với tôi rằng nếu linh mục nào cũng giống như tôi, thì… Anh nói thế vì anh và tôi luôn luôn hiểu nhau, cho dù anh chẳng e ngại khi bị tuyệt thông, và cho dù, anh thích băm thịt các huynh đệ linh mục của tôi. Anh nói rằng chúng ta hiểu nhau vì tôi bảo anh đúng cả hàng ngàn lần, anh có hàng ngàn lý do để đúng. Nhưng, này Pipetta, cho tôi hay đi, anh có thực sự hiểu tôi không? Anh hiểu, đúng không, rằng chỉ là trùng hợp việc tôi ở đây tranh đấu chống người giầu với anh. Đó không phải là điều Thánh Phaolô đã làm. Và sự trùng hợp có đó vì biến cố ngày 18 tháng Tư [ghi chú của bản dịch tiếng Anh: năm 1948 khi Đảng Dân Chủ Kitô Giáo đánh bại Đảng Cộng Sản trong các cuộc bầu cử và thắng đa số tuyệt đối trong quốc hội] cũng là một thất bại cho các lý do khiến anh đúng và cho cả các lý do khiến anh sai. Và chỉ là vì tôi không may mắn đủ vì đã ở bên thắng, bên… Pipetta ạ, tôi đã cố gắng cảm thấy buồn vì sự bất công đối với anh. Nhưng giữa anh và tôi, anh tin tôi đi, nó làm tôi nôn mửa khi phải làm như thế. Tại sao tôi lại phải lo lắng đối với sự cam go của anh? Này Pipetta, nếu phía anh thắng, có lẽ tôi sẽ không ở lại với anh nữa. Anh không có bánh ăn ư? Tại sao tôi phải lo lắng bao lâu lương tâm tôi cho tôi rõ tôi không có nhiều hơn anh? Tại sao tôi phải lo lắng về việc chỉ muốn nói với anh về thứ Bánh khác mà anh không còn xin tôi nữa kể từ lúc anh lên lãnh nhận nó với mẹ anh sau khi anh ra khỏi tù. Pipetta ạ, mọi sự đều qua đi. Bánh của Thiên Chúa ở phía khác cho những người chết tại bậc cửa nhà người giầu có, mình đầy mụn nhọt. Đó là tất cả những gì Chúa của tôi yêu cầu tôi nói với anh. Vấn đề là lịch sử đã quay lưng chống lại tôi: ngày 18 tháng Tư đã phá hủy mọi sự, và chiến thắng ấy đã trở thành chiến bại lớn đối với tôi. Giờ đây, người giầu đã đánh anh với sự giúp đỡ của tôi, tôi từng nói anh đúng, tôi phải ra ngoài và đấu tranh chống người giầu với phía anh. Nhưng, Pipetta ạ, đó không phải là lý do để nói rằng tôi là linh mục duy nhất đúng đủ thứ. Anh nghĩ anh đang nói một điều khiến tôi cảm thấy sung sướng, nhưng thực ra anh đang sát muối vào vết thương của tôi. Và nếu lịch sử đã không quay lưng chống lại tôi… nếu vào ngày 18… anh không bao giờ thấy tôi xuống đó để đánh người giầu. Anh đúng; dĩ nhiên, anh đúng, giữa anh và người giầu, anh luôn là người nghèo, và ở phía đúng. Ngay lúc anh sai khi cầm vũ khí, tôi cũng sẽ nói anh đúng.

Nhưng điều anh khiến tôi nói với anh rất ít giá trị. Pipetta, người anh em của tôi ạ, chính điều anh khiến tôi nói này hết sức thiếu thỏa đáng để có thể mở cửa Thiên Đàng cho anh, khi, với mỗi gian khổ của anh, tôi phải chịu tới hai gian khổ, khi, với mỗi thất bại của anh, tôi phải chịu đến hai thất bại. Pipetta ạ, để tôi nói với anh ngay bây giờ rằng khi ngày ấy đến tôi sẽ không nói với anh “anh đúng” như tôi đang nói lúc này nữa. Ngày ấy, cuối cùng, tôi sẽ có thể mở miệng một lần nữa và phát ra tiếng hô chiến thắng duy nhất xứng đáng với một linh mục của Chúa Kitô: “Này Pipetta, anh sai rồi. Phúc cho ai khó nghèo vì Nước Trời là của họ”. Ngày mà cùng nhau chúng ta đạp đổ cổng các đại gia, và, cùng nhau, chúng ta làm nhà cho người nghèo trong lâu đài phú hộ, này Pipetta, anh hãy nhớ, đừng tin tôi nữa vì ngày ấy tôi sẽ phản bội anh. Ngày ấy tôi sẽ không ở với anh ở nơi anh ở nữa. Tôi sẽ trở lại căn nhà nhỏ ẩm thấp, hôi rình của anh để cầu nguyện cho anh trước Chúa chịu đóng đinh của tôi” (Don Lorenzo Milani, 1950).

Nhà tiền đạo

Trong cung cách cầu nguyện ấy, chắc chắn Cha Milani cũng đã tha thiết cầu nguyện cho các vị bề trên của ngài tại Vatican, nơi vẫn nhìn ngài bằng con mắt nghi ngờ, hại không hẳn cho bản thân ngài, mà hại cho truyền thống linh đạo và giáo dục muôn thuở của đồ đệ Chúa Kitô. Cho tới năm 2014, với lời yêu cầu của Đức Hồng Y Giuseppe Betori, Tổng Giám Mục Florence, giáo phận xưa của Cha Milani, Đức Phanxicô mới bãi bỏ lệnh cấm của Tòa Thánh đối với tác phẩm “Kinh Nghiệm Mục Vụ” của Cha.

Và đầu tháng Sáu này, Tòa Thánh xác nhận Đức Phanxicô sẽ thân hành tới Barbiana để hành hương kính viếng mộ của cha. Nghe tin này, Francesco Gesualdi, người học trò cũ của Cha cho rằng: chuyến viếng thăm của đức Phanxicô là một “thừa nhận chính thức những điều Cha Milani đã làm. Với cử chỉ này, ngài đã chữa lành hàng loạt các vết thương vốn đánh dấu các tương quan với giáo quyền, nhất là giáo quyền địa phương”. Theo anh, Cha “vừa cực kỳ cách mạng vừa hết sức vâng lời”.

Ngài vâng lời vì ngài nhất định không chịu đứng ở bên ngoài Giáo Hội: “đứng ở bên ngoài Giáo Hội sẽ khiến giáo dân tránh xa và điều này làm ngài rất đau khổ”.

Trên bình diện tương giao giữa người với người, giữa thầy với trò, “ngài cực kỳ âu yếm nhưng đồng thời rất nghiêm khắc, nghiêm khắc như một người cha”.

Thực ra, Đức Phanxicô còn đi xa hơn cả nhận định của người học trò cũ của Cha Milani. Đến Barbiana, Đức Phanxicô còn thừa nhận cả người mẹ thân yêu của Cha Milani nữa, người đã cho cha xương thịt, cho cha tình mẫu tử và từ ngày cha qua đời còn cho cha cả tâm huyết để vận động cho cha “được biết đến, sự thật được biết rõ, danh dự cũng được trả cho Giáo Hội vì những gì ngài đã hiện hữu cho trong Giáo Hội và Giáo Hội nên trả danh dự cho ngài… Việc Giáo Hội, người từng khiến ngài đau khổ rất nhiều nhưng đã ban cho ngài chức linh mục, và cái sức mạnh đức tin kia, theo tôi, mãi mãi là mầu nhiệm sâu kín nhất của con trai tôi… Nếu thực sự người ta không hiểu Cha Lorenzo đã là loại linh mục nào, thì thật khó mà hiểu được bất cứ điều gì khác về ngài. Thí dụ, sự quân bình sâu xa của ngài giữa sự cứng lòng và đức ái” (Xem Bài Diễn Văn của Đức Phanxicô khi viếng mộ Don Milani ở Barbiana, Vietcatholic News ngày 21 tháng Sáu).

Đấy không phải lần đầu tiên Đức Phanxicô chính thức lên tiếng về Don Milani. Ngày 23 tháng Tư năm nay, nhân dịp ra mắt bộ “Opera omnia” (Tác Phẩm Toàn Tập) của Cha tại Milan, Đức Phanxicô đã gửi thông điệp sau đây dưới hình thức Video:

"Tôi sẽ không bao giờ nổi loạn chống lại Giáo Hội, vì mỗi tuần tôi đều cần sự tha thứ các tội lỗi của tôi nhiều lần, và tôi không biết phải đi đâu để tìm sự tha thứ này nếu tôi rời bỏ Giáo Hội”. Don Lorenzo Milani, cha xứ Barbiana, đã viết như thế ngày 10 tháng Mười năm 1958. Tôi muốn đề xuất hành vi phó thác cho lòng thương xót của Thiên Chúa và tình mẫu tử của Giáo Hội này như một viễn tượng để nhìn vào đời sống, việc làm và chức linh mục của Don Lorenzo Milani. Mọi người chúng ta đều đã đọc nhiều công trình của vị linh mục miền Tuscan đã qua đời lúc mới 44 tuổi này, và chúng ta tưởng nhớ với lòng âu yếm đặc biệt “Thư Gửi Một Cô Giáo” viết cùng các học trò của trường Barbiana, nơi ngài làm cha xứ. Là một nhà giáo dục và là một thầy giáo, chắc chắn ngài theo những nẻo đường độc đáo và có lẽ quá tiến bộ, do đó, khó mà hiểu và hoan nghinh ngay tức khắc được. Nền giáo dục gia đình của ngài lại phát xuất từ cha mẹ không có đức tin, phản giáo sĩ, khiến ngài trở thành quen thuộc với một thứ biện chứng trí thức và một lòng thành thực đôi lúc tỏ ra quá khó nghe, tuy không có dấu chi là nổi loạn. Ngài duy trì đặc điểm này, từng thu lượm được trong gia đình, ngay cả sau khi đã trở lại vào năm 1943 và trong lúc thi hành thừa tác vụ linh mục của ngài. Điều rõ ràng là việc này đã tạo nên một số đụng chạm và nẩy lửa, cũng như một số hiểu lầm với các cơ cấu Giáo Hội và dân sự, do các đề xuất giáo dục của ngài, lòng ưu ái của ngài đối với người nghèo và việc ngài bênh vực quyền phản đối theo lương tâm.

Lịch sử luôn tự lặp lại. Tôi muốn chúng ta tưởng niệm ngài trước nhất như một tín hữu, tín hữu quí yêu của Giáo Hội dù có thiếu sót, và như nhà giáo dục sây mê với viễn kiến về nhà trường mà theo tôi là một đáp án đối với các nhu cầu của trái tim và trí hiểu của con em và người trẻ chúng ta. Với những lời này, tôi xin ngỏ cùng thế giới nhà trường Ý, bằng cách trích dẫn chính Don Milani: “Tôi yêu nhà trường vì nó đồng nghĩa với việc cởi mở đối với thực tại. Ít nhất, nó nên là như thế! Nhưng nó không luôn thành công trong việc trở nên như thế, và do đó cũng có nghĩa cần phải thay đổi phương thức của nó. Tới trường có nghĩa là mở tâm trí cho thực tại, cho sự phong phú trong mọi khía cạnh, mọi chiều kích của nó. Và điều này đẹp đẽ xiết bao! Trong các năm đầu, người ta thực hiện phương thức 360 độ đối với việc học, rồi dần dần họ tập chú vào một hướng, và cuối cùng, họ chuyên môn hóa. Nhưng nếu người ta không học cách học, và đây là một bí quyết, học cách biết học!, rồi việc này kéo dài mãi mãi, học trò nam hay học trò nữ mãi mãi là một con người biết cởi mở đối với thực tại! Điều này đã được dạy dỗ bởi nhà giáo dục vĩ đại người Ý, đồng thời cũng là một linh mục: Don Lorenzo Milani”. Tôi đã ngỏ với nền giáo dục Ý, các trường học Ý, như thế ngày 10 tháng Năm, năm 2014.

Tuy nhiên, sự nôn nóng của ngài không do sự nổi loạn nhưng do tình yêu và tình âu yếm đối với con cái ngài, đối với đoàn chiên của ngài, đối với những gì ngài chịu đau khổ và chiến đấu cho, để mang lại cho họ phẩm giá mà có lúc đạ bị cướp mất khỏi họ. Sự nôn nóng của ngài là một sự nôn nóng thiêng liêng, được nuôi dưỡng bằng tình yêu đối với Chúa Kitô, đối với Tin Mừng, đối với Giáo Hội, đối với xã hội và đối với ngôi trường mà ngài luôn mơ ước như một “bệnh viện dã chiến” để săn sóc những người bị thương, để phục hồi những người bị hắt hủi và vứt bỏ. Học hành, hiểu biết, nói năng thành thực để bênh vực quyền lợi của người ta là các động từ mà Don Lorenzo luôn “chia” (conjugated) hàng ngày, bắt đầu từ việc đọc Lời Chúa và cử hành các bí tích, đến độ một linh mục quen biết ngài rất rõ quen nói về ngài rằng ngài bị chứng “khó tiêu hóa Chúa Kitô” (indigestion of Christ). Chúa là ánh sáng của cuộc đời Don Lorenzo, tôi cũng muốn chiếu rọi ký ức của chúng ta về ngài bằng cùng một thứ ánh sáng này. Bóng thập giá thường xuất hiện trên cuộc sống của ngài, nhưng ngài luôn cảm thấy ngài là người tham dự vào Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, và của Giáo Hội, đến nỗi, ngài ngỏ cùng cha linh hướng của ngài một ước muốn là: người thân của ngài được “thấy một linh mục Kitô Giáo chết ra sao” (Lc 10:29-37), không cần nhìn vào mầu da, ngôn ngữ, văn hóa, niềm tin tôn giáo.

Cũng như phần mở đầu, tôi để phần kết luận cho Don Lorenzo, với những lời ngài viết cho Pipetta, một người cộng sản trẻ, người từng nói với Cha: “Nếu linh mục nào cũng như cha, thì…”. Don Lorenzo trả lời: “Ngày mà cùng nhau chúng ta đạp đổ cổng các đại gia, và, cùng nhau, chúng ta làm nhà cho người nghèo trong lâu đài phú hộ, này Pipetta, anh hãy nhớ, đừng tin tôi nữa vì ngày ấy tôi sẽ phản bội anh. Ngày ấy tôi sẽ không ở với anh ở nơi anh ở nữa. Tôi sẽ trở lại căn nhà nhỏ ẩm thấp, hôi rình của anh để cầu nguyện cho anh trước Chúa chịu đóng đinh của tôi” (Thư Gửi Pipetta, 1950).

Do đó, ta hãy tiếp cận các trước tác của Don Lorenzo Milani với tình âu yếm của một người coi ngài như một chứng nhân của Chúa Kitô và của Tin Mừng, ý thức mình là người có tội được tha thứ, nên luôn đi tìm ánh sáng và tình âu yếm, ơn thánh và sự an ủi mà chỉ có Chúa Kitô mới ban cho chúng ta và chúng ta chỉ có thể gặp được trong Giáo Hội, Mẹ chúng ta.
 
Tòa án Tối cao San Francisco bác bỏ các cáo buộc chống lại hai người đã thu âm lén tổ chức phá thai Planned Parenthood
Đặng Tự Do
18:42 23/06/2017
Hai nhân vật đã từng tung ra các videos tố cáo tổ chức phá thai Planned Parenthood đã bị thưa ra toà với 15 tội danh.

Tòa án Tối cao San Francisco trong tuần qua đã bác bỏ 14 trong số 15 tội hình sự chống lại hai nhà điều tra bí mật của Trung tâm Y Khoa Tiến Bộ (Centre for Medical Progress) gọi tắt là CMP.

David Daleiden, người sáng lập CMP và Sandra Merritt đã bị tổ chức phá thai Planned Parenthood – là cơ quan cung cấp dịch vụ phá thai lớn nhất nước Mỹ - thưa ra tòa về tội thu âm mà không có sự chấp thuận của họ. Các cáo buộc này đã bị hủy bỏ vì Tòa án Tối cao San Francisco cho rằng “không đủ bằng chứng pháp lý”.

Cáo buộc cuối cùng chống lại Sandra Merritt về việc xâm phạm quyền tư ẩn vẫn chưa được hủy bỏ.

Giả làm các nhân viên của một công ty nghiên cứu sinh học, Daleiden và Merritt đã lén quay phim các cuộc thảo luận với các giám đốc điều hành của Planned Parenthood về kỹ thuật thu hoạch các bào thai rất là dã man. Các cuộn băng ghi âm cũng cho thấy Planned Parenthood buôn lậu mô bào thai bất hợp pháp như thế nào.

Planned Parenthood bao gồm 159 cơ quan y khoa và cả những cơ quan không có dính líu gì đến y khoa. Nó điều hành 650 cơ sở phá thai trên toàn cõi Hoa Kỳ và tại 12 quốc gia trên thế giới. Trong báo cáo thường niên vào năm 2014, Planned Parenthood cho biết đã thực hiện 324,000 vụ phá thai với doanh thu là 1.3 tỷ Mỹ Kim. Bên cạnh số doanh thu khổng lồ này, tổng thống Obama còn ưu ái tặng thêm 530 triệu Mỹ Kim hàng năm và miễn thuế hoàn toàn cho tổ chức này.

Năm ngoái 2016, Tòa án Tối cao tại Houston đã hủy bỏ các cáo buộc tương tự. Tuy nhiên, Planned Parenthood lại sang San Francisco thưa tiếp. Sau phán quyết của Tòa án Tối cao tại SanFrancisco, David Daleiden nói: “Tôi không mong họ thưa kiện tiếp. Nhưng tôi không ngại chuyện đó, chúng tôi có nhiều video chưa được công bố và còn nhiều trận chưa đánh.”
 
Chính phủ Tây Ban Nha trao tặng huân chương cao qúy cho anh Ignacio Echeverria
Đặng Tự Do
19:12 23/06/2017
Bộ trưởng Nội Vụ Tây Ban Nha là Juan Ignacio Zoido đã chủ tọa buổi lễ trao tặng Huân Chương Công Dân Anh Hùng của Tây Ban Nha cho một người Công Giáo anh hùng đã thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố tại Luân Đôn.

Anh Ignacio Echeverria, 39 tuổi, bị đâm chết tại khu chợ Borough khi cố gắng giúp một phụ nữ đang bị tấn công bởi những kẻ khủng bố. Thay vì bỏ chạy như những người khác, Ignacio Echeverria dùng một miếng ván trượt làm vũ khí chống trả lại ba tên khủng bố đang đâm túi bụi vào người phụ nữ này.

Trong buổi lễ diễn ra tại Madrid hôm thứ Tư, Bộ trưởng Juan Ignacio Zoido đã trao tặng cho gia đình anh Ignacio Echeverria huân chương Đại Thập Bội Tinh là huân chương cao quý nhất của Tây Ban Nha dành cho một công dân.

Báo El Mundo của Tây Ban Nha cho biết anh Ignacio Echeverria không bao giờ bỏ một Thánh Lễ Chúa Nhật nào. Một người bạn nói với một tờ báo rằng trước khi sang Anh làm việc Ignacio thuộc về một nhóm thanh niên Công Giáo gặp nhau hàng tuần ở Madrid cho các công tác xã hội.

Tờ El Mundo cũng lưu ý độc giả rằng chú của Ignacio từng là một giám mục truyền giáo lâu năm ở Peru. Đó là Đức Giám Mục Antonio Hornedo của giáo phận Chachapoyas, một tu sĩ dòng Tên, đã qua đời vào năm 2006.

Tại Luân Đôn, Echeverria làm việc cho nhóm chống rửa tiền của HSBC.
 
Giám Mục Illinois cấm các linh mục không được cho rước lễ và không được cử hành thánh lễ an táng cho những ai sống trong các kết hiệp đồng tính
Đặng Tự Do
20:46 23/06/2017
Đức Cha Thomas Paprocki của Springfield, Illinois, đã chỉ thị cho các linh mục không được ban các phép bí tích cho những người Công Giáo tham gia vào các kết hiệp đồng tính.

Trong một văn bản chính thức được lưu truyền cho các linh mục của giáo phận – nhưng đã nhanh chóng bị lọt ra ngoài cho giới truyền thông thế giới - Đức Cha Paprocki nói rằng vì chính phủ giờ đây công nhận “hôn nhân đồng tính”, nên Giáo Hội “không chỉ có thẩm quyền mà còn có nghĩa vụ nghiêm trọng, là phải khẳng định giáo huấn đích thực về hôn nhân, bảo vệ và nuôi dưỡng những giá trị thánh thiêng của bí tích hôn phối.”

Cụ thể, Đức Cha cho biết, người Công Giáo không nên tham dự vào các “nghi lễ hôn nhân đồng giới”, và các sự kiện như thế không được phép xảy ra trong các nhà thờ hay trên các tài sản của giáo xứ. Những người Công Giáo sống trong các kết hiệp đồng tính không được đọc sách Thánh trong các buổi lễ trong nhà thờ, không được là các thừa tác viên đặc biệt của Bí Tích Thánh Thể; không được đảm nhận các lớp khai tâm Kitô Giáo hoặc các chương trình chuẩn bị cho bí tích Thêm Sức. Họ cũng không được là cha mẹ đỡ đầu.

Đức Cha Thomas cũng hướng dẫn các linh mục trong giáo phận không được cho những người có liên quan đến các kết hiệp đồng tính được rước lễ, cũng như không được cử hành thánh lễ an táng cho họ, trừ khi có những dấu hiệu cụ thể cho thấy các cá nhân này đã ăn năn và chấp nhận giáo huấn của Giáo Hội trước khi chết. Đức Cha Paprocki chỉ dẫn các linh mục của mình rằng nếu được thông báo một giáo dân trong giáo xứ tham dự vào một kết hiệp đồng tính, các linh mục có nghĩa vụ “giải quyết một cách riêng tư với những người trong hoàn cảnh như vậy, và kêu gọi họ hoán cải.”

Liên quan đến các trẻ em sống chung với những cặp đồng tính, Đức Cha Thomas hướng dẫn rằng các em có thể được rửa tội nếu có một kỳ vọng hợp lý rằng chúng sẽ được nuôi nấng trong đức tin Công Giáo. Tương tự như vậy, trẻ em sống chung với các cặp đồng tính có thể được ghi danh trong các trường Công Giáo, nhưng các bậc phụ huynh phải được hướng dẫn nuôi dạy con trẻ theo những giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Phong Chức Linh Mục Tại Giáo Phận Cần Thơ.
Tiểu Hổ
06:56 23/06/2017
Thánh Lễ Phong Chức Linh Mục Giáo Phận Cần Thơ.

Thánh đường Sóc Trăng hôm nay ngày 23/06/2017 rực rỡ cờ hoa chào đón Đức Cha Ste-pha-nô Tri Bửu Thiên và linh mục đoàn thuộc Giáo Phận Cần Thơ, đặc biệt là 12 tân chức trong ngày lễ trọng thể thụ phong linh mục cho các tân chức sau khi hoàn thành khóa học và được tuyển chọn vào hàng Tư tế.

Xem Hình

1.Paul Trần Thanh Chương 1985

2.Pet. Trương Lê Đệ 1985

3.Giuse Vũ Đình Đông 1980

4.Pet. Đặng Minh Giang 1984

5.Pet. Dương Minh Luân 1984

6.Pet. Nguyễn Quang Mạng 1975

7.Giuse Đỗ Trung Nghĩa 1983

8.Deneys Nguyễn Văn Những 1980

9.Gioan Kim Nguyễn Hoàng Thanh 1981

10.Ignatio Nguyễn Hoàng Thanh 1974

11.Gia Cô Bê Nguyễn Quốc Thạnh 1980

12.Phanxico Xavie Đinh Ngọc Triệu 1984

Sự hiện diện rất đông các tu sĩ, chủng sinh, dự tu và toàn thể dân chúa trong bầu khí trang nghiêm long trọng đã nói lên sự hiệp thông sâu sắc.

Đoàn rước rất dài gồm 12 tân chức, Đức Cha và hơn 200 linh mục hân hoan tiếng vào cung thánh trong tiếng nhạc âm vang.

Trước khi dâng thánh lễ Đức Cha Ste-pha-nô Tri Bửu Thiên đã giới thiệu các Tân chức với cộng đoàn dân chúa trong niềm hân hoan, một mùa gặt hái bội thu, như nguồn thánh ân dồi dào đang được Thiên Chúa đầy lòng thương xót đổ tràn trên cánh đồng truyền giáo Giáo phận Cần Thơ.

Sau bài tin mừng là nghi thức truyền phong linh mục, 12 tân chức tiến lên bàn thánh và Đức Cha Ste-pha-no đã công bố các tân chức xứng đáng được mời gọi vào hàng Tư tế để phục vụ toàn dân Thiên Chúa, để rao giảng phúc âm chăn dắt đoàn chiên chúa và chăm lo việc phụng tự. Đức Cha còn thân thương nhắn nhủ đến các tiến chức:

` - Các con thân mến, các con sắp lên chức linh mục các con sẽ thi hành việc giảng huấn trong Đức Ki-tô là Thầy chúng ta, các con đã vui mừng lãnh nhận lời chúa các con hãy mang ra phân phát cho mọi người. Khi suy gẫm luật chúa các con hãy chú tâm tin điều các con đọc, dạy điều các con tin và thi hành điều các con dạy. Vậy giáo lý các con dạy phải nên lương thực cho dân Thiên Chúa, hương thơm đời sống con phải nên niềm vui cho các tín hữu Đức Ki-tô, để lời nói và gương lành các con xây dựng nhà Thiên Chúa và hội thánh, các con cũng phải thi hành nhiệm vụ thánh hóa trong Đức Ki-tô vì chưng thừa tác vụ các con sẽ giúp hoàn thành lễ tế thiêng liêng của các tín hữu, hiệp cùng lễ tế của Đức Ki-to và tay các con dâng tiếng khi cử hành lễ tế không đổ máu trên bàn thờ. Vậy các con phải ý thức việc các con làm hãy noi theo điều các con thực hiện nghĩa là khi cử hành mầu nhiệm chúa chịu chết và sống lại các con cố gắng chế ngự thân xác khỏi nết xấu và tiến bước trong đời sống mới, khi rửa tội quy tụ người ta vào dân Thiên Chúa, khi nhân danh Đức Ki-tô và hội thánh ban phép giải tội, khi sức dầu thánh nâng đỡ bệnh nhân, khi cử hành các nghi lễ thánh, khi dâng lời ca ngợi ta ơn trong các giờ kinh phụng vụ, không những thay cho dân Thiên Chúa mà còn thay cho toàn dân thế giới. Những khi ấy các con hãy nhớ mình được tuyển chọn giữa loài người và được nhấc lên thay thế họ để lo việc thuộc về Thiên Chúa.Vậy các con hãy luôn luôn vui vẻ chu toàn nhiệm vụ của Đức Ki-tô chủ tế trong đức mến chân thật không tìm kiếm những gì thuộc về mình mà phải tìm kiếm những gì thuộc về Đức Giê su Ki-tô. Sau hết các con thân mến khi các con liên kết và vâng phục các giám mục thi hành nhiệm vụ mục tử và thủ lảnh của Đức Ki-tô. Các con hãy cố gắng quy tụ các tín hữu thành một gia đình để các con có thể hướng dẫn họ đến với chúa Cha nhờ chúa Ki-tô trong chúa Thánh Thần. Các con hãy ngắm nhìn gương sáng các mục tử tốt lành người không đến để được phục vụ mà người đến để phục vụ, người đến để tìm kiếm và cứu rỗi kẻ hư mất.

Tiếp theo là phần các tân chức hứa chu toàn xứng đáng các sứ vụ đòi hỏi để trở thành một mục tử nhân lành của Thiên Chúa. Các tân chức đã lần lượt quỳ trước mặt Đức Giám Mục đặt bàn tay chấp lại vào tay người để đọc lời hứa vâng phục.

Để có được ngày vinh quang hôm nay các Thầy đã phải trải qua rất nhiều năm vùi mình trong nơi cực thánh lòng thương xót chúa. Thăng trầm muôn nỗi đắng cay bức mình ra khỏi những sáng chói mê hoặt của gian trần để bước đi trên con đường thập giá Đức Ki-tô, tự hiến tế đời mình. Ngày hôm nay trong bầu khí trang nghiệm này, trước mặt đoàn dân chúa các tân chức đã nằm xuống, hình ảnh nằm xuống như một lần đã chết đi con người cũ và rồi đứng dậy với con người mới, con người thuộc trọn vẹn về Đức Ki-tô. Để nhận lãnh thánh chức linh mục qua nghi thức truyền chức và cử chỉ đặt tay trên đầu, hay ôm hôn thân tình của linh mục đoàn trong tình huynh đệ.

Các tiến chức đã hân hoan dâng thánh lễ đầu tiên cùng toàn thể các linh mục trong sự hiệp thông của gia đình và toàn thể dân chúa. Dấu ấn hôm nay chúa đã ghi vào lòng các tân chức, giai điệu vui hôm nay sẽ ngân nga mãi trong đời các Ngài dẫu có lao vào đắng cay, có chìm sâu trong lo lắng, cánh tay chúa vẫn âu yếm chở che.

Bài hát “ Dấu ấn tình yêu” vang lên và xin cho giai điệu ấy vang mãi trong cuộc đời dấn thân làm linh mục của chúa mà các tân chức đã chọn lựa và được thánh hiến trong giây phút này…

1. Chúa ghi vào hồn con dấu ấn của Ngài

Chúa đi vào đời con êm ái tuyệt vời

Mấy cung đàn tơ tấu lên trìu mến

Khúc ca cuộc đời con thơm ngát hương trời.

ĐK: Hồng ân Chúa tràn trề tháng năm.

Tay con nhỏ bé đón sao cho vừa.

Hồng ân Chúa vô biên vô tận.

Tim con nhỏ bé nhưng hãy còn vơi.

2. Ôi ân huệ tình yêu cao quý khôn lường

Chúa dắt dìu con đi qua tháng năm trường

Sớt chia buồn vui ủi an phù giúp

Dẫu con là tôi tớ tay trắng khôn cùng

3. Xin cho đời con như cây sáo của Ngài

Chúa gieo vào giai khúc thanh khiết muôn đời

Chúa cho đầy vơi mãi tươi cuộc sống

Khi tay Ngài âu yếm ngây ngất tâm hồn.



Trong bài cảm ơn cuối lễ các tân chức đã bày tỏ tình yêu cao cả mà Thiên Chúa đã thương chọn gọi các Ngài vào đời làm con cái chúa, tri ân vì đã cho các ngài được ấm êm trong vòng tay gia đình và được nâng niu bảo vệ đời sống đức tin qua sự giáo dục của các Cha giáo và lời cầu nguyện liên lỉ của mọi người. Và để có được ngày lễ trọng đại hôm nay là công góp tất cả những yêu thương và hy sinh của mọi người mà trên hết là Người Cha chung Giáo Phận- Đức Cha Ste-pha-nô. Tất cả chỉ biết nguyện xin Thiên Chúa hằng xót thương bù đắp lại bằng lòng nhân lành của Ngài.

Như một mùa gặt hái đầy bội thu của Giáo phận góp vào kho lẫm Giáo Hội. Đức Cha vỡ òa nghẹn ngào khi dâng lời tri ân Thiên Chúa, dâng đóa hoa đẹp nhất mà Cha đã nhận từ các tân chức lên Chúa lòng thương xót, trong dòng suối lệ vui mừng.

Thánh lễ hôm nay sẽ được liên kết mãi những thánh lễ trong đời các tân chức, bàn thánh hôm nay sẽ được dọn sẵn đến muôn đời lời mời gọi dự tiệc thông phần của mọi thành phần dân chúa.

Xin cho các tân chức sẽ son sắc đời mình với tình yêu Ki-tô, với thánh lễ đồi cal-vê mãi mãi …

Tiểu Hổ.
 
Giáo Xứ Tân Hội Nha Trang, mừng Kỷ niệm 70 Năm Hình Thành và Phát Triển
Antôn Nguyễn Minh Dũng
15:46 23/06/2017
Giáo Xứ Tân Hội mừng Kỷ niệm 70 Năm Hình Thành và Phát Triển (1947-2017)

Vào sáng ngày 23/6/2017, giáo xứ Tân Hội giáo phận Nha Trang long trọng tổ chức Thánh lễ Tạ ơn kỷ niệm 70 năm giáo xứ hình thành và phát triển (1947-2017).

Xem Hình

Cùng đồng tế với Đức Giám Mục giáo phận Giuse Võ Đức Minh có Cha Tổng Đại Diện Giuse Lê Văn Sỹ và 42 cha từ Nha Trang, Đà Lạt và miền Ninh Thuận.

Tham dự Thánh lễ, ngoài đông đảo bà con giáo dân giáo xứ Tân Hội, còn có quý Ân nhân và Thân nhân đến từ Sài Gòn, Xuân Lộc, Nha Trang, Phan Thiết và các giáo xứ lân cận.

Trong thư mục vụ mừng Ngọc khánh giáo phận Nha Trang, Đức Cha Giuse đã viết: “Nhìn lại nguồn gốc, những bước hình thành và phát triển của Đạo thánh Chúa tại địa phương, chúng ta vô cùng xúc động và hãnh diện khi được biết từ dòng máu tử đạo, giáo phận Nha Trang đã ra đời.”

Những lời trên đây của Đức Cha Giuse cũng hoàn toàn đúng khi nói về cội nguồn của giáo xứ Tân Hội.

Giáo xứ Tân Hội cũng vô cùng xúc động và hãnh diện khi được biết từ dòng máu tử đạo, giáo họ Láng Mun và giáo xứ Tân Hội đã ra đời.

Năm 1885, một năm sau cuộc bách hại dữ dội mà các tín hữu miền Ninh Thuận phải gánh chịu, Đức Cha Van Camelbecke, Giám mục giáo phận Đông Đàng Trong, có gửi báo cáo về cho Hội Thừa Sai Paris. Bản báo cáo chỉ dài vỏn vẹn một trang A4, thế mà giáo họ Láng Mun (tiền thân của giáo xứ Tân Hội) đã có vinh dự được nhắc đến 4 lần.

Hôm nay lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Bổn Mạng của giáo xứ, hòa chung với niềm vui mừng Ngọc khánh của giáo phận, giáo xứ Tân Hội hân hoan kỷ niệm 70 năm thành lập giáo xứ, để tỏ lòng cảm tạ tri ân Thiên Chúa, kính nhớ các bậc Tổ tiên Tiền bối, ghi ơn các vị Ân nhân, Thân nhân và bày tỏ quyết tâm xây dựng đời sống đạo ngày càng tốt đẹp hơn, xứng đáng với muôn vàn hồng ân đã lãnh nhận.

Trong ngày trọng đại này, giáo xứ bồi hồi tưởng nhớ tới các bậc tiền nhân, đa số từ Nam Ngãi Bình Phú vào đây lánh nạn, đã mau mắn cất một nhà nguyện mà hiện nay giáo xứ vẫn còn lưu giữ được mấy viên gạch ghè, gạch ống và gạch lục giác, mặc dù nhà nguyện đã bị đốt phá bình địa vào năm 1884.

Giáo xứ vô cùng cảm phục các thế hệ tổ tiên, dưới sự chỉ đạo của các Cố Quản xứ Tấn Tài, vào năm 1914, đã tự tay làm 3 lò gạch để chuẩn bị khởi công xây dựng ngôi nhà thờ và 2 nhà vuông, và hằng năm canh tác số ruộng đất do bà con giáo dân dâng cúng để trả nợ dần cho Hội Phaolô Châu.

Ngôi nhà thờ đầu tiên đó, tuy có được sửa chữa và nâng cấp nhiều lần, vừa để khắc phục hậu quả cơn bão Nhâm Thân năm 1932, vừa để đáp ứng nhu cầu số giáo dân ngày càng tăng cao, nhưng cuối cùng vẫn hiện diện một cách thân thương với giáo xứ mãi cho đến năm 2011, 91 năm tồn tại trong ký ức của biết bao thế hệ.

Giáo xứ vô cùng biết ơn các vị Chủ chăn đã có công khởi xướng ý tưởng xây dựng ngôi nhà thờ mới, tích cực chuẩn bị các điều kiện về đất đai, pháp lý và huy động số kinh phí cơ bản ban đầu.

Đó là Cha Cố Hạt Trưởng Giuse, Cha Tôma, Cha Cố Hạt Trưởng Gioan Baotixita, Cha Phêrô và Cha Gioakim.

Mỗi vị Chủ chăn Chúa sắp đặt cho một phần việc để chuẩn bị cho giáo xứ đi vào một bước ngoặc mới.

Bước ngoặc mới, đó là Lễ Đức Mẹ Dâng Mình Trong Đền Thờ 21/11/2011: Với sự nâng đỡ và khích lệ của Đức Cha Giuse, cùng với sự hợp lực của Cha Phó Simon Bùi Anh Tuấn, Cha Quản xứ Gioan Baotixita Phạm Hồng Thái đã cho thi công khai móng để xây dựng ngôi nhà thờ mới.

Và công việc diễn tiến cứ như một phép lạ. Hằng ngày hằng tuần bà con giáo dân trong giáo xứ hồ hởi đóng góp công sức và tiền bạc. Hằng tuần hằng tháng các vị ân nhân, thân nhân, trong và ngoài giáo xứ, đã quảng đại dâng cúng, ủng hộ, nhất là thân nhân của cha Quản xứ và bà con giáo dân gốc Tân Hội ở Úc, ở Mỹ.

Và chỉ sau hơn 1 năm 8 tháng xây dựng, cùng với Hang Đá Đức Mẹ và Tượng Đài Thánh Tâm, ngôi nhà thờ mới khang trang rộng rãi đã hoàn thành tốt đẹp, và đã được Đức Cha Giuse khánh thành và cung hiến vào đúng ngày kỷ niệm giáp 2 năm Cha Gioan Baotixita về nhận chức quản xứ 23/8/2013.

Một thời gian ngắn sau khi khánh thành và cung hiến ngôi nhà thờ mới, giáo xứ lại tiếp tục những công tác khác: Xây bức tường phía nam nhà thờ cho mỹ thuật và chắc chắn hơn, đặt tượng 12 thánh Tông Đồ, thánh Phaolô và thánh Anrê Kim Thông, xây bàn thờ làm lễ và đặt tượng Đức Mẹ Sầu Bi ở nghĩa trang Cà Đú, xây nhà giáo lý có tầng lầu và nâng cấp nhà giáo lý cũ.

Nếu tính cả những công trình vừa kể, cộng với trang trí nội thất ngôi nhà thờ, thì tổng chi phí xây dựng là 14.638.643.000 đồng.

Tất cả cơ sở vật chất coi như đã tương đối hoàn chỉnh để giáo xứ tập trung lo củng cố đời sống tâm linh chuẩn bị kỷ niệm 70 năm giáo xứ hình thành và phát triển.

Tình thương Thiên Chúa ngàn đời xin ca tụng,

Ân nghĩa muôn người vạn kiếp nguyện khắc ghi.

Hôm nay là một ngày trọng đại đối với giáo xứ Tân Hội. Giáo xứ xin được một lần nữa bày tỏ tâm tình cảm tạ tri ân đối với Thiên Chúa, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, sự thành kính tưởng nhớ các bậc Tổ tiên Tiền bối, lòng biết ơn đối với các vị Chủ chăn, Ân nhân và Thân nhân.

Nguyện xin Thánh Cả Giuse, Đức Mẹ Camêlô và Thánh Tâm Chúa Giêsu tiếp tục chúc lành cho giáo xứ , giúp mọi thành phần trong giáo xứ gìn giữ và phát huy gia sản đức tin đã nhận được, để trong vui mừng và hy vọng, mọi người biết dùng chính cuộc sống hằng ngày của mình, loan báo và làm chứng về tình thương của Thiên Chúa cho anh chị em đồng loại, góp phần xây dựng nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống cho con người thời đại hôm nay.

Để bày tỏ phần nào tấm lòng quý mến và biết ơn của giáo xứ, giáo xứ đã kính biếu Đức Cha, quý Cha, quý Thầy, quý Xơ, quý Ân nhân và Thân nhân quyển Kỷ yếu của giáo xứ, một cố gắng khiêm tốn ghi lại những cột mốc và những hình ảnh đáng ghi nhớ của quá trình hình thành và phát triển của giáo xứ.

Kính xin Đức Cha, quý Cha, quý Thầy, quý Xơ, quý Ân nhân và Thân nhân tiếp tục cầu nguyện, giúp đỡ và đồng hành với giáo xứ chúng con.

Antôn Nguyễn Minh Dũng
 
Thánh Lễ Mừng Bổn Mạng Truyền Chức Linh Mục tại Giáo Phận Đà Nẵng
Toma Trương Văn Ân
15:57 23/06/2017
Thánh Lễ Mừng Bổn Mạng Truyền Chức Linh Mục tại Giáo Phận Đà Nẵng

Lúc 5 giờ sáng thứ sáu , ngày 23 / 6 / 2017, Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giê-su- Bổn Mạng Giáo phận Đà Nẵng. Tại nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng, Cộng đoàn Dân Chúa qui tụ về đây , để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì muôn ơn đã thương ban cho Giáo phận và mỗi người. Đặc biệt hôm nay , Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục Giáo phận trao tác vụ Linh mục cho 5 Phó tế của Giáo phận Đà Nẵng:

Xem Hình

1. Phê-rô Maria Trần Quốc Dũng

2. Phê-rô Nguyễn Duy Khiêm

3. Phê-rô Phan Đình Lập

4. Giuse Đặng Quang Ngọc

5. Giuse Pham Phi Phong

Và 2 Phó Tế Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc- CRM

1. Raphael Nguyễn Thế Lân, CRM

2. Giacôbê Lê Văn Loan . CRM

Đồng tế trong Thánh lễ hôm nay, có Cha Bề trên Tổng quyền Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc, Quý Cha Giáo Sư Đại Chủng Viện Huế , Cha Tổng Đại diện và Quý Cha trong Giáo phận, cũng như ngoài Giáo phận.

Hôm nay là niềm vui của Giáo phận Đà Nẵng , của Hội Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc , niềm vui của gia đình các Tân chức. Chính Thiên Chúa với Chúa Giê-su, Đấng đã yêu thương mời gọi , tuyển chọn và Thánh hiến các Linh mục.

Sau phần Phụng vụ Lời Chúa, Cha Phó Đặc trách Ơn Gọi, gọi tên từng Tiến Chức xứng đáng tiến lên trước Đức Giám Mục ( ĐGM).

Tiếp đó , Cha Tổng Đại diện giới thiệu các Tiến chức với Đức Giám Mục, sau khi tham khảo ý kiến Giáo dân và những Người Hữu trách biểu quyết. Đức Giám Mục đã nhân Danh Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Kito, Đấng cứu chuộc , để tuyển chọn các Tiến chức lên hàng Linh mục.

Sau tràng pháo tay vui mừng vì các Tiến chức được Đức Giám Mục tuyển chọn, ĐGM huấn dụ Cộng đoàn về Ba chức năng : Giảng dạy , Tư tế và phục vụ đoàn chiên của Linh mục. Linh mục được gọi mời hợp tác với hàng Giám mục trong nhiệm vụ Tư tế , rao giảng Phúc Âm, thi hành nhiệm vụ giảng huấn trong Chúa Ki-tô, là Thầy và để phục vụ Dân Thiên Chúa.

ĐGM đã thẩm vấn các Tiến chức về việc chu toàn một cách xứng đáng và khôn ngoan Thừa tác vụ Lời Chúa và hiến thân cho Thiên Chúa – đề phục vụ loài người. các Tiến chúc đồng thanh thưa : “Nhờ ơn Chúa giúp , con muốn”.

Các Tiến chức quỳ trước mặt ĐGM , chắp hai tay và đặt vào lòng bàn tay ĐGM và hứa vâng phục Ngài và những Đấng kế vị Ngài. Các Tu sĩ Dòng còn hứa vâng phục Bề trên hợp pháp của mình. Đây là biểu tượng sống động, làm nên sự mạnh mẽ của lời hứa vâng phục, vừa dạt dào tin yêu phó thác cuộc đời mình trong tay Giáo Hội bằng chính việc quyết tâm sống trọn vẹn lời hứa này.

Trong khi các Tiến chức phủ phục , Cộng đoàn đọc Kinh Cầu Các Thánh, nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria và các Thánh , một Giáo Hội thông công để các Tiến chức có thể chu toàn sứ mạng cao cả nhưng cam go thử thách .

Tiếp đó , từng Tiến chức quỳ trước mặt ĐGM để Ngài đặt tay trên đầu, trong cầu nguyện, mang dấu chỉ tuyển chọn, thông ban Thánh Thần để Tiến chức được thông dự vào tác vụ Thánh trong Giáo Hội. Đoàn Linh mục đồng tế cũng đặt tay trên đầu Tiến chức , dấu chỉ đón nhận vào Linh mục đoàn của Giáo phận.

Đỉnh điểm là Lời nguyện phong chức Linh mục, nhờ việc đặt tay và lời nguyện Thánh hiến, các Tiến chức được trao ban Thánh Thần, để các Ngài nên giống Chúa Giê-su Linh mục Thượng phẩm. Các Thầy trở nên Người phân phát các Mầu nhiệm, để Dân Thiên Chúa được đổi mới nhờ phép rửa tái sinh, được bổ dưởng nơi bàn thờ, để tội nhân đượcgiao hòa và bệnh nhân được nâng đỡ.

ĐGM sửa lại Dây Các phép và trao phẩm phục cho tân Chức, nhờ phẩm phục mà tác vụ Linh mục thi hành trong phụng vụ, được biểu lộ ra bên ngoài. Việc mặc phẩm phục, Tân Chức tiến tới BànThánh là nhờ sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của Cha mẹ, Cha nghĩa phụ…. Và rất nhiều người . Xin Thiên Chúa ban nhiều ơn cho những Ai đã từng giúp đỡ các tân Chức để có được ngày hôm nay.

ĐGM đã xức dầu vào lòng bàn tay các tân Chức, biểu thị sự tham dự đặc biệt của Linh mục vào chức Tư tế của Đức Ki-tô , trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Ki-tô. ĐGM cũng trao Chén Thánh có Bánh rượu, bày tỏ nhiệm vụ chủ sự cử hành Thánh Thể và trao hôn bình an. Các Cha đồng tế lần lượt đến trao hôn bình an cho các tân Chức.

Thật cảm động trong việc Chúc Bình An, các tân Chức đã đến với Cha Mẹ , người thân của mình để ôm trao bình an. Và Khi cho Rước lễ, các tân Chức cũng trao Mình Thánh Chúa cho cha mẹ và người thân đầu tiên.

Cuối Thánh Lễ , Tân Linh mục Phê-rô Nguyễn Duy Khiêm , Đại diện bảy Tân Linh mục nói lời cám ơn đến Đức Cha Giuse Chủ phong đã trao tác vụ Linh mục và xin Đức Cha tiếp tục yêu thương dìu dắt. Cám ơn Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri và Đức Cha Phao-lô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh, Cha Bề trên Tổng quyền Dòng Mẹ Chúa Cứu chuộc, Cha Tổng Đại diện; cám ơn Cha và các Ban ngành đoàn thể Giáo xứ Chính Tòa. Cám ơn Quý Tu sĩ , quý thầy bạn cùng Đại Chủng Viện đã hiệp thông chia sẻ; Cám ơn Cha Mẹ , anh chị em bà con thân thuộcvà tất cả những người dày công giúp đỡ để các Tân Chức có được ngày hôm nay., ….. và Quý Tân Linh mục đã nguyện xin Thánh Tâm Chúa Giê-su ban muôn ơn lành cho mỗi người để mỗi người luôn trung tín trong ơn nghĩa Chúa.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Cha tỏ niềm vui của Giáo phận trong ngày Lễ Bổn mạng và trao Tác vụ Linh mục. Sự hiện diện các thành phần Dân Chúa , nói lên sự hiệp thông duy nhất, đồng hành sẻ chia… mỗi người kín múc yêu thương từ Trái tin Chúa Giê-su, để đem Chúa đến cho anh em xung quanh , bằng đời sống của mình. Và niềm vui được nhân lên , khi có sự hiện diện của Cha Bề trên và quý Cha quý Thầy Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc , Quý Cha Đại Chủng Viện và các giáo phận khác, và Đức Cha chia vui với gia đình Tân Chức….

Trong dịp này , Đức Cha và cộng đoàn hân hoan vui mừng và cầu nguyện cho các Cha : GB Châu Ngọc Minh , Antôn Nguyễn Tri Pháp , GB Võ Quang Khải và Cha Simon Hứa Thanh Tuyên, trong ngày mừng 11 năm Thụ phong Linh mục.

Niềm vui được nối tiếp , khi quý Tân Chức chụp hình lưu niệm với Đức Cha và quý Cha Đồng tế. Gia đình và thân nhân từng Tân chức cũng cố gắng chụp vài tấm hình, làm mốc kỷ niệm trong cuộc đời.

Toma Trương Văn Ân
 
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Ngành Nữ Tông Đồ Vinh Sơn Liêm mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
16:24 23/06/2017
Vinh Sơn Liêm, vào lúc 6 giờ chiều Thứ Sáu, Ngày 23/6/2017. Lễ Thánh Tâm Chúa Giê Su là bổn mạng của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Ngành Nữ Tông đồ Thánh Tâm và Ban Thánh Tâm Ca thuộc Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, đã được cử hành trọng thể.

Xem hình

Trước Thánh lễ, các đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm, Ngành Nữ Tông Đồ Thánh Tâm đã quy tụ trước bàn thờ Thánh Tâm Chúa Giê Su để cùng nhau làm giờ Hồi tâm, đền tạ, chuẩn bị đón nhận mười một đoàn viên mới gia nhập qua nghi thức tuyên hứa.

Cờ đoàn được long trọng rước lên hai bên cung thánh, các tân đoàn viên tiến bước để rước linh mục chủ tế lên bàn Thánh, để cùng dâng lễ mừng bổn mạng của đoàn. Thánh lễ do Linh mục Trần ngọc Tân Quản nhiệm cộng đoàn và cũng là Cha Giám đốc của đoàn chủ tế dâng lễ để cùng đoàn mừng bổn mạng. Đoàn Thánh Tâm ca với những chiếc áo dài mầu rất đẹp, đã dùng lời ca để ca khen Thiên Chúa nhân lễ mừng bổn mạng.

Trong bài chia sẻ tin mừng, linh mục chủ tế đã mời gọi mọi người đến với Trái Tim Chúa Giê Su của Lòng Thương xót. Chúa Giê Su hiền hậu và có lòng khiêm nhường. Cũng trong ngày lễ này, xin mọi người cùng cầu nguyện cho các linh mục. Cách riêng cầu cho các linh mục quản nhiệm của Trung tâm Thánh Vinh Sơn Liêm.

Theo lời đề nghị của chị Vũ Thị Mây, đại diện cho đoàn và ngành, xin cha giám đốc đoàn đón nhận lời tuyên hứa của các tân đoàn viên xin gia nhập Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Ngành Nữ Tông đồ Liên Minh Thánh Tâm. Linh mục giám đốc đoàn đã cùng cộng đoàn đón nhận lời tuyên hứa của các tân đoàn viên. Các tân đoàn viên đã được trao huy hiệu đoàn và chứng chỉ hội viên trong niềm vui của cả cộng đoàn.

Kết lễ, ông Mai Thanh Hải đoàn trưởng đã lên cám ơn Cha Tuyên úy, các thủ lãnh, các toán, toàn thể đoàn viên và cộng đoàn đã về cùng hiệp dâng thánh lễ mừng bổn mạng của đoàn, một bữa ăn nhẹ nóng hổi đã được tổ chức ngoài hội trường trung tâm, để mọi người có dịp bên nhau chia sẻ niềm vui trong ngày mừng bổn mạng của đoàn, và đón nhận các hội viên mới. Tinh thần Liên Minh Thánh Tâm và Ngành nữ Tông đồ hăng say trong mọi công tác đã hun đúc và nối kết mọi người lại trong một cộng đoàn, niềm vui cũng làm cho bầu khí ấm cúng hơn trong những ngày đầu Đông lạnh giá.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 13)
Vũ Văn An
00:59 23/06/2017
Đâu là điển hình của tính đa dạng Công Giáo trong hành động?

Ta hãy xem một điều khá căn bản, như thái độ đối với nền văn hóa chung quanh chẳng hạn. Đối với điều vốn được truyền thống Công Giáo gọi là “thế gian”, nghĩa là sinh hoạt ở bên ngoài Giáo Hội, ta thấy luôn có hai luồng tư tưởng nền tảng. Một là điều ta có thể gọi là chính sách cởi mở, nhấn mạnh tới việc đối thoại với thế giới, giả thiết thiện chí của nó và gặp gỡ nó “giữa đường” vì đây là ý nghĩa của việc làm một nhà truyền giáo. Điều kia là bản năng pháo đài, coi thế giới như lưỡng nghĩa nước đôi và đôi khi còn thù nghịch nữa, và do đó, cổ vũ một Giáo Hội chỉ biết nhìn vào bên trong, để trung thực với chính mình.

Ta có thể tìm thấy vết tích của hai luồng tư tưởng trên ngay từ thời các Giáo Phụ. Thế kỷ thứ hai, chẳng hạn, Thánh Giustinô Tử Đạo nồng nhiệt mô tả các triết gia tiền Kitô Giáo như Sôcrát, Platông, và Aristốt là “các hạt giống của Lời”, ám chỉ Chúa Kitô, vốn là “Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa”. Nhưng người đồng thời với ngài là Tertullianô thì không cởi mở như thế. Là bậc thầy nguyên thủy của khoa tu từ học Kitô Giáo, Tertullianô đặt câu hỏi nổi tiếng sau đây: “Nhã Điển (Athens) đâu có gì liên quan tới Giêrusalem?” Trọng điểm của ông là: lén đưa quá nhiều di sản triết lý và tôn giáo của Hy Lạp và La Mã vào Kitô Giáo có nguy cơ làm lu mờ tính khác biệt triệt để của Chúa Giêsu Kitô.

Sự tương phản trên vẫn còn rất sống động trong Giáo Hội ngày nay. Gần ở cuối thể liên tục Giustinô, ta thấy có những sáng kiến như dự án Sân Ngoại Giáo phát động năm 2010 bởi Đức Hồng Y người Ý, Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa. Kiểu nói này có ý nhắc đến khoảng sân trống của Đền Thờ Do Thái xưa, nơi người ngoại giáo có thể bước vào, và mục đích của dự án là tạo nên các liên hệ bằng hữu giữa người Công Giáo và người bất khả tri.

Tháng Ba năm 2011, dự án Sân Ngoại Giáo đã tổ chức một biến cố lớn ở Paris, đồng bảo trợ bởi Cơ Quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và Đại Học Sorbonne; biến cố này giúp các nhân vật nổi tiếng của Công Giáo đàm đạo với các nhà hoạt động chính trị như cựu thủ tướng Ý Giuliano Amato và lãnh tụ Tiệp Pavel Fischer. Tại Sorbonne, Đức Hồng Y Ravasi và các nhà trí thức Công Giáo đàm đạo với các nhà tư tưởng bất khả tri hàng đầu như Julia Kristeva, một nhà phân tâm học duy nữ, Axel Kahn, một chuyên viên về ký hiệu học (semiotics) và là nhà khoa học và di truyền học, và triết gia Bernard Bourgeois. Biến cố này kết thúc bằng một cuộc tụ tập của người trẻ trước Nhà Thờ Notre Dame đồ sộ ở Paris, với âm nhạc và trình diễn bi kịch bởi các nghệ sĩ hàng đầu của Pháp, nhằm vào cả người tin lẫn người không tin. Sau đó, cửa nhà thờ chính tòa đã mở tung, và đối với những người quan tâm, một buổi cầu nguyện cảm động đã được Cộng Đồng đại kết Taizé tổ chức.

Dịp ấy, Đức Hồng Y Ravasi phát biểu rằng “Cuộc gặp gỡ giữa các người tin và các người không tin diễn ra khi họ từ bỏ khoa hộ giáo dữ dằn và khoa mạo phạm phá hoại, biểu lộ nhiều động lực sâu sắc cho cả niềm hy vọng của người tin lẫn sự do dự của người bất khả tri”. Ngài cũng nhận diện một cách rõ ràng các loại nhân cách không thích đáng cho một cuộc trao đổi như thế: đó là “một ai đó xác tín mình đã sở hữu mọi câu trả lời, chỉ còn nhiệm vụ phải áp đặt các câu trả lời này mà thôi”.

Gần ở cuối thể liên tục Tertullianô, ta thấy có thị trấn Ave Maria ở Florida, được thành lập năm 2005 giữa một cánh đồng trước đây trồng cà chua, rộng 5,000 mẫu Anh (acres), tọa lạc gần Immokalee và Naples. Nó là con đẻ của một người đàn ông độc thân, nguyên sáng lập viên và chủ tịch điều hành của Domino’s Pizza, Tom Monaghan; ông vốn là một người Công Giáo sùng đạo, với mục tiêu có thề hứa sẽ chết không đồng xu sau khi dâng hết tiền bạc của mình cho các chính nghĩa Công Giáo. Tòa nhà chính của thị trấn là ngôi nhà thờ chính toà đồ sộ với bức tượng Truyền Tin cao 30 bộ Anh, diễn tả việc sứ thần Gabriel hiện ra với Trinh Nữ Maria để loan báo cho ngài hay ngài sẽ mang thai hài nhi Giêsu. Thị trấn này được xây dựng quanh Đại Học Ave Maria, mà theo mộng ước của Monaghan sẽ là “Đại Học Notre Dame ở phương Nam” nhưng khác biệt ở lòng trung thành tuyệt đối với Đức Giáo Hoàng và huấn quyền Giáo Hội. Triết lý hành động Công Giáo của Ave Maria đã được dự kiến một cách bao trùm đến nỗi Monaghan yêu cầu các tiệm thuốc và các bệnh xá của thị trấn thỏa thuận không cung cấp phương tiện ngừa thai hoặc thực hiện các vụ phá thai, còn các tiệm địa phương được khuyến khích không bán các văn hóa phẩm khiêu dâm. Thoạt đầu đã có người đặt vấn đề: không biết Monaghan có thẩm quyền hợp pháp để yêu cầu các điều này không. Nhưng căn cứ vào các yếu tố dân số Công Giáo của thị trấn, chắc chắn chẳng có bao nhiêu sản phẩm thuộc các loại này bày bán ở đây.

Trong giai đoạn này, không thể nói thị trấn hay trường đại học trên sẽ phát triển ra sao. Đối với chúng ta ở đây, điều đáng để ý là coi Ave Maria như một ẩn dụ. Về một số phương diện, nó là điển hình hiển thị nhất và được tài trợ nhiều nhất của bản năng pháo đài trong Đạo Công Giáo ở Hoa Kỳ: rút khỏi nền văn hóa rộng lớn hơn bằng cách xây dựng một cộng đoàn với ý hướng bao trùm. Người ta có thể coi đây gần như là một dịch bản thế kỷ 21 của bản năng contemptus mundi (khinh chê thế gian) do phong trào đơn tu ngày xưa tạo ra.

Chắc chắn, các kiến trúc sư của cả Sân Ngoại Giáo lẫn Ave Maria đều nhấn mạnh rằng họ nhìn thấy các nguy cơ. Đức Hồng Y Ravasi luôn nhấn mạnh rằng bản sắc Công Giáo rõ ràng là điều kiện tiên quyết để đối thoại với những người không tin. Trong khi dó, các viên chức ở Ave Maria cho hay mục đích của họ không phải là bỏ xã hội, nhưng là giáo dục một thế hệ mới các người Công Giáo có khả năng biến cải xã hội này dưới ánh sáng Tin Mừng. Phần lớn người Công Giáo có lẽ sẽ nói thế này: cần có chỗ trong Giáo Hội cho cả những người, như Đức Hồng Y Ravasi, đứng trên các tuyến đầu văn hóa, lẫn những người, như Ave Maria, tạo nên những vùng để đào tạo cảm thức mạnh về căn tính Công Giáo. Nói cách khác, Đạo Công Giáo cần cả các cửa mở rộng lẫn các nơi đóng kín. Tuy nhiên, sự tương phản giữa hai dự án này cho thấy một loạt nhiều cách rất khác nhau trong đó người Công Giáo của đầu thế kỷ 21 có thể thương thảo mối liên hệ của họ với thế giới bên ngoài.

Còn tiếp
 
Thánh Gioan, vị sứ giả dọn đường
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
16:04 23/06/2017
Thánh Gioan, vị sứ giả dọn đường

Thánh Gioan tiền hô trong Kinh Thánh tân ước được diễn tả dưới nhiều khía cạnh về đời sống của Ông: một người sống nhiệm nhặt khắc khổ sống trong hang động ở sa mạc xa lánh trần thế, quần áo mặc làm bằng lông dã thú, dùng những con vật thú hoang dã trong sa mạc làm lương thực, rao giảng bằng những lời đanh thép thẳng thừng răn đe cảnh cáo chỉ bảo về ngày phán xét, dù là vua quan những người có chức quyền uy thế trong xã hội đạo đời.

Cung cách như người thời tiền sử sống giữa thiên nhiên như thế, mà lại có uy tín sức mạnh hấp lực kéo chú ý con người.

Nhưng khía cạnh, hay đúng hơn sứ mạng của Gioan đi trước dọn đường cho Chúa Giêsu là chính, là trung tâm đời sống, và luôn hấp dẫn thuyết phục con người.

Khi Đức Giáo Hoàng hay vị quyền thế quốc gia đất nước nào muốn đến thăm viếng quốc gia đất nước khác, vị Đại sứ hay đoàn Sứ gỉa được cử đến nơi đó hội đàm dọn đường, sắp đặt chương trình cho cuộc viếng thăm, có thể cả hằng năm trời trước.

Thánh Gioan tiền hô cũng đóng vai trò đó. Thiên Chúa đã sắp đặt cho Gioan sinh ra đời trước Chúa Giêsu. Ngày mừng sinh nhật của Ông theo lịch phụng vào ngày 24.06. và của Chúa Giêsu vào ngày 25.12.

Ngày mừng sinh nhật của Thánh Gioan vào giữa năm Dương lịch, ngày này theo thời tiết bên Âu châu xứ lạnh là ngày khởi đầu mùa Hạ nóng bức, ngày mặt trời chiếu sáng dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm.

Trái lại, ngày mừng sinh nhật Chúa Giêsu, 25.12. khởi đầu mùa Đông rét lạnh, đêm tối trời dài nhất và ngày sáng có mặt trời chiếu ngắn nhất trong năm.

Gioan được giới thiệu : „Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.“ ( Ga 1,6-8).

Vai trò sứ giả Gioan được định nghĩa là người làm chứng cho ánh sáng Thiên Chúa đến trong đêm bóng tối tội lỗi của nhân loại ở trần gian.

Ông có nhiệm vụ kêu goị con người sửa dọn con đường tâm hồn mình cho Chúa Giêsu đến.

Là sứ giả dọn đường cho Chúa đến, nên Ông khẳng định vị thế của mình: „Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng cởi dây giầy xách dép cho Người.“ ( Mt 3,11).

Những lời khẳng định của Gioan như thế nói lên bằng chứng về cung cách nếp sống của một người có lòng khiêm nhượng và biết về chính mình.

Qua những lời nói lên cung cách sống lòng khiêm nhượng chân thành như thế, Gioan muốn tất cả phải quy hướng về Chúa Giêsu, đấng sẽ đến.

Gioan tự hạ cho mình là người nhỏ bé thấp kém hơn Chúa Giêsu, không phải là kiểu cách ngoại giao hay tự ty mặc cảm, hay muốn đặt ra kiểu so sánh để được chú ý đề cao. Không đâu. Nhưng đó là nếp sống của một con người thành thật, con người biết tự chủ. Cung cách nếp sông như thế, không làm cho Gioan bị mất kém đi. Trái lại, lời rao giảng làm chứng của Ông càng có thêm sức mạnh gía trị thu hút lôi cuốn người khác. Vì thế, từng đoàn người kéo đến nghe Ông giảng, và xin chịu phép rửa thanh tẩy tội lỗi bên bờ sông Jordan.

Ngày xưa trước khi Chúa Giêsu, con Thiên Chúa đến mang ơn cứu độ cho con người, Thánh Gioan tiền hô được cử là sứ giả đi trước dọn đường.

Từ khi Chúa Giêsu về trời không còn ở trần gian nữa, nhiệm vụ rao giảng về Thiên Chúa, dọn đường tâm hồn con người tin vào Chúa, được trao Giáo Hội , mà Chúa Giêsu đã thành lập ở trần gian: Anh em hãy đi làm chứng cho Thầy đến tận cùng mọi biên giới!( CV 1,8)

Trung thành với lời Chúa Giêsu truyền lại, từ ngày đó Giáo Hội đã hằng tiếp tục truyền chức Linh mục cho những người cộng tác vào công việc làm Sứ giả dọn đường làm chứng cho nước Thiên Chúa, như vị Sứ giả Gioan tiền hô ngày xưa đã làm.

Ngày xưa, dân chúng Do Thái mọi tầng lớp trong xã hội lúc bấy giờ kéo đến xem con người Gioan, nghe Ông rao giảng về Thiên Chúa, về nếp sống luân lý đạo giáo theo con đường bác ái chính trực, cùng xin chịu phép rửa để chứng tỏ lòng ăn năn thống hối.

Dân chúng tuốn đến Vị Sứ giả Gioan. Nhưng Sứ giả Gioan không ngừng lại nơi đó, mà đã chỉ hướng họ về Thiên Chúa, về Chúa Giesu.

Các Linh mục là những Sứ giả trong Giáo Hội Chúa Giêsu luôn hằng có những dịp cơ hội tiếp xúc với con người thuộc mọi thành phần tầng lớp từ trẻ con, người trẻ, người già, nam, nữ, người bình dân cũng như người có trình độ học vấn cao, bất cứ nghề nghiệp địa vị trong xã hội nơi linh mục được sai đến.

Người ta tìm đến linh mục, để được hướng dẫn đi đến với Thiên Chúa. Hay linh mục tìm đến họ, để hướng dẫn họ về với Thuên Chúa. Vì thế, bổn phận của người được tuyển chọn sai đi làm Sứ giả cho Thiên Chúa không khác gì công việc làm chứng cho ánh sáng , mà ngày xưa Sứ giả Gioan đã sống và đã làm: Đây là Chiên Thiên Chúa!

Ngày xưa Sứ giả Gioan đã rao giảng làm chứng cho Chúa. Ngày nay linh mục được Giáo Hội trao cho năng quyền thiêng liêng lo việc dùng lời nói, và nhất là đôi bàn tay cùng trái tim lòng nhân hậu ban các Bí tích của Chúa cho con người.

Nếu so sánh việc làm hoạt động của Linh mục với các nghề nghiệp khác trong xã hội, có lẽ phạm vi cùng cơ hội hoạt động linh mục bao trùm rộng rãi hơn cả, từ một trẻ em sơ sinh, đến người trẻ, người già trọng tuổi, người bệnh nạn, người gặp hoàn cảnh lo âu khốn khó, người có tâm sự trông mong hy vọng cùng thất bại, thất vọng, và sau cùng người qua đời…linh mục đều có cơ hội tiếp xúc với họ trong vui mừng hy vọng cùng khích lệ an ủi đồng hành.

Hơn nữa trong nếp sống xứ đạo làm chứng cho Tin Mừng nước Chúa, linh mục luôn có nhiều cơ hội cùng con người tổ chức phát triển lối sống đạo đức theo tập tục văn hóa thời đại, như những lễ nghi phụng vụ, hội đoàn mục vụ, hành hương, dạy giáo lý, lễ mừng hội họp…

Sứ giả Gioan làm công việc tiền hô dọn đường cho Chúa Giêsu đến. Ông là người chỉ đường cho con người đến với Chúa Giêsu. Lối sống làm chứng của Thánh Gioan tiền hô như thế có hấp lực lôi kéo con người.

Lối sống đó cũng là mẫu gương cho sứ vụ linh mục, sứ giả của Chúa trong lòng Giáo Hội ở giữa trần gian.

Thánh Gioan tiền hô sau cùng đã nói về sứ mạng của mình: Người- Chúa Giesu - phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé đi!

Người sứ giả linh mục của Chúa sau cùng cũng nói lên tâm tư như vậy về sứ vụ của mình: Con chỉ là người đầy tớ vô dụng. Con chỉ biết làm việc bổn phận được trao phó!

Lễ Thánh Gioan tiền hô, 24.06.2017

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sống Với Thiên Nhiên
Nguyễn Đức Cung
18:48 23/06/2017
SỐNG VỚI THIÊN NHIÊN
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Tạ ơn Chúa cả siêu nhiên
Thương ban nhân loại thiên nhiên tuyệt vời
Sống vui đừng phí của trời.
(nđc)