Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Thánh Gioan Tẩy Giả 24/6 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
05:15 23/06/2023
BÀI ĐỌC 1 Is 49:1-6
Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.
Hỡi các đảo, hãy nghe tôi đây, hỡi các dân tộc miền xa xăm, hãy chú ý:
Đức Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi. Người đã làm cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, giấu tôi dưới bàn tay của Người. Người đã biến tôi thành mũi tên nhọn, cất tôi trong ống tên của Người.
Người đã phán cùng tôi: “Hỡi Ít-ra-en, ngươi là tôi trung của Ta. Ta sẽ dùng ngươi để biểu lộ vinh quang.” Phần tôi, tôi đã nói: “Tôi vất vả luống công, phí sức mà chẳng được gì.”
Nhưng sự thật, đã có Đức Chúa minh xét cho tôi, Người dành sẵn cho tôi phần thưởng.
Giờ đây Đức Chúa lại lên tiếng. Người là Đấng nhào nặn ra tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ để tôi trở thành người tôi trung, đem nhà Gia-cóp về cho Người và quy tụ dân Ít-ra-en chung quanh Người. Thế nên tôi được Đức Chúa trân trọng, và Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi.
Người phán: “Nếu ngươi chỉ là tôi trung của Ta để tái lập các chi tộc Gia-cóp, để dẫn đưa các người Ít-ra-en sống sót trở về, thì vẫn còn quá ít. Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất.”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Cv 13:22-26
Bài trích sách Công vụ Tông đồ.
Khi đến An-ti-ô-khi-a miền Pi-xi-đi-a, ông Phao-lô đứng giữa hội đường và nói:
“Sau khi truất phế vua Sa-un, Người đã cho ông Đa-vít xuất hiện làm vua cai trị họ. Người đã làm chứng về ông rằng: ‘Ta đã tìm được Đa-vít, con của Gie-sê, một người đẹp lòng Ta và sẽ thi hành mọi ý muốn của Ta.’
Từ dòng dõi vua này, theo lời hứa, Thiên Chúa đã đưa đến cho Ít-ra-en một Đấng Cứu Độ là Đức Giê-su. Để dọn đường cho Đức Giê-su, ông Gio-an đã rao giảng kêu gọi toàn dân Ít-ra-en chịu phép rửa tỏ lòng sám hối.
Khi sắp hoàn thành sứ mệnh, ông Gio-an đã tuyên bố: ‘Tôi không phải là Đấng mà anh em tưởng đâu, nhưng kìa Đấng ấy đến sau tôi, và tôi không đáng cởi dép cho Người.’
Thưa anh em, là con cái thuộc dòng giống Áp-ra-ham, và thưa anh em đang hiện diện nơi đây, là những người kính sợ Thiên Chúa, lời cứu độ này được gửi tới chúng ta.”
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Lc 1:76
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.
Hài Nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao:
con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người.
Ha-lê-lui-a.
TIN MỪNG Lc 1:57-66,80
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai. Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà.
Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em. Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: “Không, phải đặt tên cháu là Gio-an.”
Họ bảo bà: “Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả.”
Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì. Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gio-an.”
Ai nấy đều bỡ ngỡ. Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa. Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê.
Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: “Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?”
Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em.
Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en.
Đó là Lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:36 23/06/2023
26. Thánh Phao-lô tông đồ nói: “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?” (Cv 22, 10)- Câu nói này có tinh thần và có sức mạnh, lời nói tuy đơn giản nhưng ý nghĩa thâm sâu, rất được Thiên Chúa vui lòng.
(Thánh Bernardus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:38 23/06/2023
84. ANH EM TÌNH THÂM
Mùa thu hoạch đã tới, hai thiếu niên mạnh khỏe xuống núi đi kiếm việc làm, hai thiếu niên nói với người nông phu giàu có:
- “Nếu ông cung cấp cho chúng tôi bữa ăn và trả công cho chúng tôi thêm năm mươi đồng nữa thì chúng tôi sẽ giúp ông chuyển lúa bỏ vào trong kho.”
Người nông phu trả lời:
- “Năm mươi đồng quá nhiều, tôi thấy ba mươi đồng là đủ rồi.”
Hai thiếu niên nói:
- “Chúng tôi cần năm mươi đồng, thiếu một đồng cũng không được, nếu ông không muốn bỏ ra nhiều tiền thì chúng tôi sẽ đi kiếm người khác vậy.”
Người nông phu hỏi:
- “Tại sao các bạn lại cần nhiều tiền như thế?
Hai thiếu niên trả lời:
- “Ở nhà, chúng tôi còn có người em mười bốn tuổi nữa, có một ông chủ xe nói muốn đem nó đi học nghề, nhưng ông muốn chúng tôi phải đóng trước một ít tiền học phí. Bởi vì ba của chúng tôi không có nhiều tiền, cho nên làm anh như hai chúng tôi đây quyết định xuống núi tìm việc làm để đóng tiền học phí cho em.”
- “Tốt lắm.” Người nông phu nói tiếp: “vì tình thâm của anh em các bạn, tôi quyết định phá lệ trả công năm mươi đồng cho các bạn. Nhưng khi các bạn làm việc thì nhất định phải lảm tôi hài lòng.”
Hai bạn trẻ lập tức bắt đầu công việc, những giọt mồ hôi lớn trên má lăn xuống từng giọt từng giọt.
Sau khi lúa được chuyển vao kho thì người nông phu trả năm mươi đồng tiền công cho hai anh em và nói:
- “Các bạn làm việc rất tốt, rất tích cực, tôi tặng thêm cho mỗi người thêm một đồng nữa để báo đáp.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 84:
Không có gì ngăn trở sự quan hệ của huyết thống máu mủ, anh em mãi mãi vẫn là anh em.
Giọt máu đào hơn ao nước lã, tình cảm anh em không thể nào tách lìa. Bởi vì Thiên Chúa đã làm như vậy để cho chúng ta biết rằng: khi dứt bỏ tình cảm anh chị em ruột thịt thì chúng ta không còn khả năng yêu thương chân thành ai nữa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mùa thu hoạch đã tới, hai thiếu niên mạnh khỏe xuống núi đi kiếm việc làm, hai thiếu niên nói với người nông phu giàu có:
- “Nếu ông cung cấp cho chúng tôi bữa ăn và trả công cho chúng tôi thêm năm mươi đồng nữa thì chúng tôi sẽ giúp ông chuyển lúa bỏ vào trong kho.”
Người nông phu trả lời:
- “Năm mươi đồng quá nhiều, tôi thấy ba mươi đồng là đủ rồi.”
Hai thiếu niên nói:
- “Chúng tôi cần năm mươi đồng, thiếu một đồng cũng không được, nếu ông không muốn bỏ ra nhiều tiền thì chúng tôi sẽ đi kiếm người khác vậy.”
Người nông phu hỏi:
- “Tại sao các bạn lại cần nhiều tiền như thế?
Hai thiếu niên trả lời:
- “Ở nhà, chúng tôi còn có người em mười bốn tuổi nữa, có một ông chủ xe nói muốn đem nó đi học nghề, nhưng ông muốn chúng tôi phải đóng trước một ít tiền học phí. Bởi vì ba của chúng tôi không có nhiều tiền, cho nên làm anh như hai chúng tôi đây quyết định xuống núi tìm việc làm để đóng tiền học phí cho em.”
- “Tốt lắm.” Người nông phu nói tiếp: “vì tình thâm của anh em các bạn, tôi quyết định phá lệ trả công năm mươi đồng cho các bạn. Nhưng khi các bạn làm việc thì nhất định phải lảm tôi hài lòng.”
Hai bạn trẻ lập tức bắt đầu công việc, những giọt mồ hôi lớn trên má lăn xuống từng giọt từng giọt.
Sau khi lúa được chuyển vao kho thì người nông phu trả năm mươi đồng tiền công cho hai anh em và nói:
- “Các bạn làm việc rất tốt, rất tích cực, tôi tặng thêm cho mỗi người thêm một đồng nữa để báo đáp.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 84:
Không có gì ngăn trở sự quan hệ của huyết thống máu mủ, anh em mãi mãi vẫn là anh em.
Giọt máu đào hơn ao nước lã, tình cảm anh em không thể nào tách lìa. Bởi vì Thiên Chúa đã làm như vậy để cho chúng ta biết rằng: khi dứt bỏ tình cảm anh chị em ruột thịt thì chúng ta không còn khả năng yêu thương chân thành ai nữa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Kính sợ Chúa Trời, đừng sợ gì đời
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:43 23/06/2023
KÍNH SỢ CHÚA TRỜI, ĐỪNG SỢ GÌ ĐỜI
Sợ hãi lấy mất bình an và niềm vui cuộc đời. Vậy mà, đời người nhiều nỗi sợ. Trong gia đình khi bé sợ mẹ cha, lớn lên sợ vợ, về già sợ con. Đi tu không sợ vợ lại sợ ma-sơ! hihiii. Ngoài xã hội cạnh tranh, bon chen càng nhiều điều đáng sợ. Thế nên, thật là Tin Mừng cho chúng ta khi Chúa Giêsu bảo: “Đừng sợ.”
1. Sợ. - Sợ là cảm xúc lo lắng, bất an vì tin rằng có điều nguy hiểm đe dọa mình. Con người yếu đuối, nhiều giới hạn, không thể làm chủ được tất cả mọi điều xung quanh xảy đến cho mình, không nắm chắc được tương lai đời mình sẽ ra sao, nên sợ là điều dễ hiểu. Nhưng cũng cẩn thận, nhiều khi chỉ là sợ bóng sợ vía.
2. Đừng sợ. - Chúa Giêsu bảo Đừng sợ. Sợ vì không nhận thức rõ vấn đề nên có khi thấy khúc cây khô lại tưởng con rắn, nên sợ. Sợ vì thấy sức mình yếu đuối, bất lực nên sợ. Sợ vì vắng, chỉ có một mình đơn độc, không có ai nên sợ. Cội nguồn của những nỗi sợ ấy là vì người ta quên sự quan phòng của Thiên Chúa. Chúa đang có đó trông nom, chăm sóc, quan tâm đến từng sợi tóc trên đầu chúng ta. Hãy tín thác cậy trông vững vàng vào Chúa thì sợ sẽ tan biến.
3. Kính sợ Chúa. - Nỗi sợ lớn nhất là sợ chết. Nhưng trong đời sống đức tin thì sự chết thể xác không đáng sợ vì đó lại là khởi đầu để người ta vào Nhà Cha trên trời hưởng phúc đời đời. Nếu có sợ thì hãy sợ điều này: sợ bị chết lương tâm, chết linh hồn, chết đức tin- những cái chết hủy hoại nhân phẩm con người ở ngay đời này và làm cho người ta xa Chúa vĩnh viễn, đời đời đắng cay. Nếu có sợ, đúng hơn là kính sợ một mình Chúa mà thôi.
Lạy Chúa, xin cho chúng con ý thức rõ ràng mình đang sống trong vòng tay quan phòng đầy yêu thương của Chúa quyền năng, để chúng con không còn sợ hãi, mà sống bình an vui vẻ. Amen.
Làm Chứng Theo Phong Cách Gioan Tẩy Giả
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
09:42 23/06/2023
Làm Chứng Theo Phong Cách Gioan Tẩy Giả
(Lễ chính ngày Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả – 24.6.2023)
Gioan Tẩy Giả là ai và cuộc đời của ngài mang theo sứ điệp gì quan trọng để đến nỗi Phụng vụ của Hội Thánh đã mừng ngày Sinh Nhật của Ngài trong bậc Lễ Trọng, cao hơn cả ngày lễ Sinh Nhật của Đức Mẹ, chỉ là bậc Lễ Kính?
Qua các chỉ dẫn của Tin Mừng, chúng ta biết Gioan Tẩy Giả là con của hai vợ chồng Êlizabet và Giacaria, có họ hàng với Đức Mẹ Maria nhưng định cư ở miền Nam tức xứ Giuđêa của nước Do Thái. Riêng trích đoạn Tin Mừng Luca mà chúng ta vừa nghe đã mô tả khá chi tiết về ngày sinh của ngài: Khi đến ngày sinh, bà Êlisabeth sinh hạ một con trai. Láng giềng bà con nghe biết Chúa đã tỏ lòng nhân hậu lớn lao đối với bà liền đến chúc mừng bà. Ngày thứ tám, người ta đến làm phép cắt bì cho con trẻ, và họ lấy tên Dacaria của cha nó mà đặt cho nó.
Quả thật, nếu xâu chuổi lại những sự kiện và biến cố liên quan đến ngày sinh nhật của Gioan như Tin Mừng Luca tường thuật, chúng ta đều tin rằng: cuộc đời nầy quả là một mầu nhiệm: ngày sinh được “khải thị” trong đền thờ, người cha là Giacari bị câm, bà Êlisabet mang thai khi tuổi đã cao, được đặt cho một cái tên Gioan lạ hoắc…; sau đó, miệng lưỡi ông Gacaria được mở ra dịp lễ Cắt bì…! Vâng, tất cả những “sự kiện” trên đã bao trùm lên cuộc đời của Gioan cả một “mầu nhiệm vĩ đại” đã khiến mọi người vùng sơn cước Giuđêa kinh ngạc: Mọi người lân cận đều kinh hãi. Và trên khắp miền núi xứ Giuđêa, người ta loan truyền mọi việc đó. Hết thảy những ai nghe biết đều để bụng nghĩ rằng: “Con trẻ này rồi sẽ nên thế nào? Vì quả thực, bàn tay Chúa đã ở với nó”.
Qua một vài gợi ý của Lời Chúa liên quan đến ngày sinh của Gioan Tẩy Giả, chắc chắn Chúa muốn nói với chúng ta hay với cả nhân loại rất nhiều điều. Ở đây, xin đan cử hai điều:
- Thứ nhất: được sinh ra, được làm người đó chính là một “ân ban”, một sự biểu lộ tình thương của Thiên Chúa. Tên Gioan trong tiếng Do Thái có nghĩa “Thiên Chúa ban ơn”, “Thiên Chúa biểu lộ tình thương” hay “Thiên Chúa viếng thăm”. Vâng, không ai, không tạo vật nào có mặt trong đời nầy một cách ngẫu nhiên, tình cờ. Vì thế, mỗi sự sống, mỗi cuộc đời đều là “ân ban lạ lùng” của Thiên Chúa và đã được Thiên Chúa “tiền định” ngay tự thuở đời đời, như lời của ngôn sứ Isaia trong Bài đọc 1 vừa được công bố: Chúa đã kêu gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, đã nhớ đến tôi khi tôi còn ở trong bụng mẹ. Và đứng trước biến cố nhân sinh đặc biệt nầy, Lời Chúa nhấn mạnh khía cạnh hân hoan vui mừng không chỉ của một người, một gia đình mà rất nhiều người: “Ông sẽ được vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời” (Lc 1,14). Lý do đơn giản: “Vì em bé sẽ nên cao cả trước mặt Thiên Chúa” (Lc 1,15).
Đứng trước ý nghĩa nầy của Lời Chúa, chúng ta hãy cầu nguyện cho bao thai nhi đã chết đi khi chưa kịp nhìn thấy ánh sáng mặt trời, cho bao nhiêu em bé, khi cất tiếng khóc chào đời đã không được đón nhận bằng niềm hoan hỷ vui mừng nhưng đã bị bỏ rơi nơi đầu đường góc phố hay trong những viện cô nhi xa lạ lạc loài. Chúng ta không quên cầu nguyện cho bao nhiêu thân phận con người, đáng lẽ được sống cái ý nghĩa cao cả của phận người, nhưng rồi do bao nhiêu áp lực và hoàn cảnh đa đoan (chiến tranh, bạo lực, đàn áp, đói nghèo, di dân, buôn người…) lại biến cuộc đời thành tăm tối, bất hạnh và đôi khi bị vất bỏ đi không chút xót thương.…
- Thứ hai: mỗi một cuộc đời là một ơn gọi và gắn liền với một sứ mệnh cao cả:
Người Mỹ có câu ngạn ngữ rằng: “Mỗi một em bé được sinh ra đều có thể là một tổng thống tương lai của Hoa Kỳ”. Vâng, mỗi một cuộc đời, một sự sống đều được Thiên Chúa trao ban một sứ mệnh, một ơn gọi. Điều quan trọng không phải là chúng ta làm lớn hay nhỏ, làm người có chức quyền cao trọng hay bé nhỏ thấp hèn; mà chính là chúng ta trung thành và chu tất trách nhiệm làm người cách hoàn hảo trong chính thân phận hiện tại của mình.
Với lễ mừng Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả hôm nay, sứ điệp phụng vụ còn muốn khơi gợi lên trong chúng ta tâm tình yêu mến và nhiệt tâm nhiều hơn với sứ mệnh ngôn sứ theo con đường của Thánh Gioan tẩy Giả; đó là con đường dấn thân can đảm làm chứng cho Chúa Giêsu, cho chân lý cứu rỗi, cho sự thật của lề luật Thiên Chúa, dù phải trả giá đắt như Thánh Gioan, hy sinh chính mạng sống mình để Chúa được lớn lên như chính ngài đã xác quyết: “Đó là niềm vui của Thầy, niềm vui ấy bây giờ đã trọn vẹn. Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,29-30).
Đối với chúng ta hôm nay, sống sứ mệnh ngôn sứ theo mẫu gương của ngôn sứ Gioan Tẩy Giả phải chăng đó là biết từng ngày khiêm hạ, lu mờ đi, nhỏ lại cái tôi, để Chúa được lớn lên trong anh em, để Tin Mừng của Chúa được vang lên trong mọi ngỏ ngách đời thường cuộc sống; đó là sống và ứng xử cách khiêm hạ như sách Công Vụ Tông đồ làm chứng về Gioan Tẩy Giả nơi Bài đọc 2: “Tôi không phải là người mà anh em lầm tưởng; nhưng đây, Người sẽ đến sau tôi mà tôi không đáng cởi dây giày dưới chân Người” (Cv 13,26).
Trong kinh Tiền Tụng lễ sinh nhật Thánh Gioan hôm nay Giáo Hội đã ca tụng sự vĩ đại của Gioan Tẩy Giả, nhưng không chỉ dừng lại ở việc “chỉ cho dân chúng nhận ra Đức Kitô là Chiên Thiên Chúa đến cứu độ trần gian…, làm phép rửa cho Đấng thiết lập bí tích Thánh tẩy…”, mà nhất là mở sang chiều kích chứng nhân tử đạo: “Sau cùng người đã chịu chết để làm chứng cho Đức Kitô”.
Xin Thánh Gioan tẩy Giả cầu thay nguyện giúp cho toàn thể cộng đoàn chúng ta đây được luôn trở thành những “tiền hô”, những chứng nhân của Đức Kitô theo phong cách Gioan Tẩy Giả trên mọi nẻo đường truyền giáo và phục vụ. Amen.
Trương Đình Hiền
(Lễ chính ngày Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả – 24.6.2023)
Gioan Tẩy Giả là ai và cuộc đời của ngài mang theo sứ điệp gì quan trọng để đến nỗi Phụng vụ của Hội Thánh đã mừng ngày Sinh Nhật của Ngài trong bậc Lễ Trọng, cao hơn cả ngày lễ Sinh Nhật của Đức Mẹ, chỉ là bậc Lễ Kính?
Qua các chỉ dẫn của Tin Mừng, chúng ta biết Gioan Tẩy Giả là con của hai vợ chồng Êlizabet và Giacaria, có họ hàng với Đức Mẹ Maria nhưng định cư ở miền Nam tức xứ Giuđêa của nước Do Thái. Riêng trích đoạn Tin Mừng Luca mà chúng ta vừa nghe đã mô tả khá chi tiết về ngày sinh của ngài: Khi đến ngày sinh, bà Êlisabeth sinh hạ một con trai. Láng giềng bà con nghe biết Chúa đã tỏ lòng nhân hậu lớn lao đối với bà liền đến chúc mừng bà. Ngày thứ tám, người ta đến làm phép cắt bì cho con trẻ, và họ lấy tên Dacaria của cha nó mà đặt cho nó.
Quả thật, nếu xâu chuổi lại những sự kiện và biến cố liên quan đến ngày sinh nhật của Gioan như Tin Mừng Luca tường thuật, chúng ta đều tin rằng: cuộc đời nầy quả là một mầu nhiệm: ngày sinh được “khải thị” trong đền thờ, người cha là Giacari bị câm, bà Êlisabet mang thai khi tuổi đã cao, được đặt cho một cái tên Gioan lạ hoắc…; sau đó, miệng lưỡi ông Gacaria được mở ra dịp lễ Cắt bì…! Vâng, tất cả những “sự kiện” trên đã bao trùm lên cuộc đời của Gioan cả một “mầu nhiệm vĩ đại” đã khiến mọi người vùng sơn cước Giuđêa kinh ngạc: Mọi người lân cận đều kinh hãi. Và trên khắp miền núi xứ Giuđêa, người ta loan truyền mọi việc đó. Hết thảy những ai nghe biết đều để bụng nghĩ rằng: “Con trẻ này rồi sẽ nên thế nào? Vì quả thực, bàn tay Chúa đã ở với nó”.
Qua một vài gợi ý của Lời Chúa liên quan đến ngày sinh của Gioan Tẩy Giả, chắc chắn Chúa muốn nói với chúng ta hay với cả nhân loại rất nhiều điều. Ở đây, xin đan cử hai điều:
- Thứ nhất: được sinh ra, được làm người đó chính là một “ân ban”, một sự biểu lộ tình thương của Thiên Chúa. Tên Gioan trong tiếng Do Thái có nghĩa “Thiên Chúa ban ơn”, “Thiên Chúa biểu lộ tình thương” hay “Thiên Chúa viếng thăm”. Vâng, không ai, không tạo vật nào có mặt trong đời nầy một cách ngẫu nhiên, tình cờ. Vì thế, mỗi sự sống, mỗi cuộc đời đều là “ân ban lạ lùng” của Thiên Chúa và đã được Thiên Chúa “tiền định” ngay tự thuở đời đời, như lời của ngôn sứ Isaia trong Bài đọc 1 vừa được công bố: Chúa đã kêu gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, đã nhớ đến tôi khi tôi còn ở trong bụng mẹ. Và đứng trước biến cố nhân sinh đặc biệt nầy, Lời Chúa nhấn mạnh khía cạnh hân hoan vui mừng không chỉ của một người, một gia đình mà rất nhiều người: “Ông sẽ được vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời” (Lc 1,14). Lý do đơn giản: “Vì em bé sẽ nên cao cả trước mặt Thiên Chúa” (Lc 1,15).
Đứng trước ý nghĩa nầy của Lời Chúa, chúng ta hãy cầu nguyện cho bao thai nhi đã chết đi khi chưa kịp nhìn thấy ánh sáng mặt trời, cho bao nhiêu em bé, khi cất tiếng khóc chào đời đã không được đón nhận bằng niềm hoan hỷ vui mừng nhưng đã bị bỏ rơi nơi đầu đường góc phố hay trong những viện cô nhi xa lạ lạc loài. Chúng ta không quên cầu nguyện cho bao nhiêu thân phận con người, đáng lẽ được sống cái ý nghĩa cao cả của phận người, nhưng rồi do bao nhiêu áp lực và hoàn cảnh đa đoan (chiến tranh, bạo lực, đàn áp, đói nghèo, di dân, buôn người…) lại biến cuộc đời thành tăm tối, bất hạnh và đôi khi bị vất bỏ đi không chút xót thương.…
- Thứ hai: mỗi một cuộc đời là một ơn gọi và gắn liền với một sứ mệnh cao cả:
Người Mỹ có câu ngạn ngữ rằng: “Mỗi một em bé được sinh ra đều có thể là một tổng thống tương lai của Hoa Kỳ”. Vâng, mỗi một cuộc đời, một sự sống đều được Thiên Chúa trao ban một sứ mệnh, một ơn gọi. Điều quan trọng không phải là chúng ta làm lớn hay nhỏ, làm người có chức quyền cao trọng hay bé nhỏ thấp hèn; mà chính là chúng ta trung thành và chu tất trách nhiệm làm người cách hoàn hảo trong chính thân phận hiện tại của mình.
Với lễ mừng Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả hôm nay, sứ điệp phụng vụ còn muốn khơi gợi lên trong chúng ta tâm tình yêu mến và nhiệt tâm nhiều hơn với sứ mệnh ngôn sứ theo con đường của Thánh Gioan tẩy Giả; đó là con đường dấn thân can đảm làm chứng cho Chúa Giêsu, cho chân lý cứu rỗi, cho sự thật của lề luật Thiên Chúa, dù phải trả giá đắt như Thánh Gioan, hy sinh chính mạng sống mình để Chúa được lớn lên như chính ngài đã xác quyết: “Đó là niềm vui của Thầy, niềm vui ấy bây giờ đã trọn vẹn. Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,29-30).
Đối với chúng ta hôm nay, sống sứ mệnh ngôn sứ theo mẫu gương của ngôn sứ Gioan Tẩy Giả phải chăng đó là biết từng ngày khiêm hạ, lu mờ đi, nhỏ lại cái tôi, để Chúa được lớn lên trong anh em, để Tin Mừng của Chúa được vang lên trong mọi ngỏ ngách đời thường cuộc sống; đó là sống và ứng xử cách khiêm hạ như sách Công Vụ Tông đồ làm chứng về Gioan Tẩy Giả nơi Bài đọc 2: “Tôi không phải là người mà anh em lầm tưởng; nhưng đây, Người sẽ đến sau tôi mà tôi không đáng cởi dây giày dưới chân Người” (Cv 13,26).
Trong kinh Tiền Tụng lễ sinh nhật Thánh Gioan hôm nay Giáo Hội đã ca tụng sự vĩ đại của Gioan Tẩy Giả, nhưng không chỉ dừng lại ở việc “chỉ cho dân chúng nhận ra Đức Kitô là Chiên Thiên Chúa đến cứu độ trần gian…, làm phép rửa cho Đấng thiết lập bí tích Thánh tẩy…”, mà nhất là mở sang chiều kích chứng nhân tử đạo: “Sau cùng người đã chịu chết để làm chứng cho Đức Kitô”.
Xin Thánh Gioan tẩy Giả cầu thay nguyện giúp cho toàn thể cộng đoàn chúng ta đây được luôn trở thành những “tiền hô”, những chứng nhân của Đức Kitô theo phong cách Gioan Tẩy Giả trên mọi nẻo đường truyền giáo và phục vụ. Amen.
Trương Đình Hiền
24-6 : Tại sao thánh Gioan được mừng ngày sinh ?
Lm. Nguyễn Công Minh
09:45 23/06/2023
24-6 : Tại sao thánh Gioan được mừng ngày sinh?
Bối cảnh của câu hỏi này là 99,99% hay hơn thế nữa, Giáo Hội (GH) chỉ mừng ngày chết, tử nhật, của vị thánh, chứ không ai được mừng ngày sinh bao giờ. Chỉ trừ 3 vị trong đó có thánh Gioan đây. Bởi vì mãi tới ngày chết thì mới biết được vị ấy có sống thánh trọn cuộc đời hay không, hay là phút cuối cùng lại sa phạm tội. Một đời ăn trộm nhưng phút cuối thành thánh như tên trộm bên phải. Một đời theo Chúa, nhưng phút cuối thắt cổ thành ma như Juda phản bội. Và vì thế, ngày chết mới quyết định được việc có sống thánh trọn vẹn không. Phụng vụ gọi ngày chết này là ngày sinh trên trời. Mừng lễ Phêrô sắp tới đây là mừng ngày ông chết trên thập giá ngược năm 63. Mừng lễ Phaolô tới đây là mừng ngày vị này bị chặt đầu, xử trảm khoảng năm 67. Phanxico được mừng vào ngày 4/10 là vì chết vào đêm khuya 3/10 năm 1224.
Vậy mừng các thánh, là mừng ngày giỗ, tức giáp năm ngày chết. Chỉ trừ 3 vị GH cử hành lễ mừng ngày sinh: sinh nhật Chúa Giêsu 25/12, sinh nhật ĐM 8/9 và sinh nhật Gioan hôm nay 24/6.
Chưa kịp trả lời cho câu hỏi tại sao Gioan được mừng ngày sinh, thì từ đây lại nảy sinh một câu hỏi khác mà ai để ý sẽ thấy như là một sự tréo chân. Sự tréo chân này đã có người nhận thấy và đã thắc mắc thẳng với Bộ Phụng Tự rằng: không biết Bộ có lầm lẫn không khi xếp lễ sinh nhật Gioan là lễ trọng, còn sinh nhật ĐM, lại là lễ kính. Nói dễ hiểu hơn, sinh nhật Gioan mừng bậc I, còn sinh nhật Đức Mẹ xếp bâc nhì.
1. Bộ Phụng Tự đã trả lời giúp ta là Bộ không lầm không lẫn đâu. Đích thị ngày sinh của Gioan trọng hơn ngày sinh của ĐM trong cử hành Phụng vụ dưới đất (trên trời thì không biết !). Là vì ngày sinh của ĐM chỉ là suy ra. Maria phải được sinh ra thì mới có Maria 15 tuổi được truyền tin và Maria 16 tuổi sinh Chúa Giêsu chứ… Còn ngày sinh của Gioan thì được tiên tri Cựu Ước loan báo (Mlk 3,1) (*) được sách Tin Mừng thuật lại giây phút Gabriel truyền tin và mô tả chi tiết ngày sinh ra và đặt tên rất trân trọng. Bài truyền tin được đọc trong lễ vọng, cũng là lễ trọng chiều qua, và bài mô tả ngày sinh được đọc hôm nay, thánh lễ chính ngày. Nếu đối chiếu với sinh nhật Chúa, ta sẽ thấy rất nhiều điểm tương đồng.
-Nào là cũng cùng thần sứ Gabriel đến truyền tin thọ thai,
-Nào là sẽ sinh con trai, sẽ đặt tên gì cũng được báo trước.
-Nào là con trẻ sẽ nên cao trọng, được tràn đầy thánh thần vv.
Ta thử nghe lại lời thần sứ Gabriel nói với Zacaria, cha của Gioan: “Này ông Da-ca-ri-a, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin: bà Ê-li-sa-bét vợ ông sẽ sinh cho ông một đứa con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gio-an. Ông sẽ được vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời. Vì em bé sẽ nên cao cả trước mặt Chúa. Rượu lạt rượu nồng em sẽ đều không uống. Và ngay khi còn trong lòng mẹ, em đã đầy Thánh Thần.”
Với câu “được tràn đầy Thánh Thần” từ trong bụng mẹ, chẳng khác nào câu “kính chào Maria đầy ơn phúc,” ngay từ thế kỷ thứ 4, nhất là với thánh Augustino, người ta đã ngầm tin rằng Gioan cũng được khỏi vướng phải nguyên tội, nhất là khi Mẹ Maria mang Chúa đến thì Gioan chưa sinh ra vẫn còn trong bụng mẹ mình đã nhảy mừng. Người ta ngầm nghĩ vậy thôi, chứ GH chưa tuyên tín rằng Gioan là người được ơn vô nhiễm như Mẹ Maria. Dẫu sao mấy ai được Kinh Thánh báo trước và mô tả về ngày sinh trân trọng như thế.
Đó là lý do thứ nhất tại sao ngày sinh Gioan được mừng long trọng. Vì Thánh Kinh, kể cả sách Tin Mừng, long trọng loan báo trước về ngày này, và mô tả về ngày này gần như song song với ngày sinh của Chúa Giêsu.
2. Lý do thứ hai là ngày Gioan sinh ra trở nên niềm hoan lạc vui mừng cho nhiều người. Một ngày được chúc phúc (Lc 1, 14). Muốn hiểu rõ điều này, ta phải nhớ lại cũng trong Kinh Thánh đã ghi những lời nguyền rủa cho ngày sinh, như Job 3,1 (**) "Phải chi đừng xuất hiện ngày tôi đã chào đời, cũng như đêm đã báo: 'Đứa con trong bụng mẹ là một bé trai!' Phải chi ngày ấy là đêm tối, phải chi từ nơi cao thẳm Thiên Chúa đừng để ý tới ngày ấy làm gì. Sao tôi không chết đi lúc vừa mới chào đời, không tắt thở ngay khi lọt lòng mẹ? Sao lại có hai đầu gối đỡ lấy tôi, có đôi vú cho tôi bú mớm?"
Yêremia (20,14-18) thì nói về ngày sinh của chính mình như sau: (***) "Thật đáng nguyền rủa ngày tôi được sinh ra. Ngày mẹ tôi sinh ra tôi không đáng được chúc lành. Thật đáng nguyền rủa kẻ làm cho cha tôi hớn hở mừng vui khi báo tin cho người: 'Một người con, một bé trai đã được sinh ra cho ông.' Tại sao tôi đã không chết ngay trong lòng mẹ để mẹ tôi nên nấm mồ chôn tôi".
Còn Chúa Giêsu thì nói về ngày sinh của Yuđa như sau: Mt 26:24-24: "Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn!"
Nhưng khi nói về việc sinh của Gioan chính Chúa Giêsu sau này đã công nhận: “Trong số các phàm nhân sinh ra bởi người nữ, chưa hề có ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả” (Mt 11,8). Cũng chính vì được chính sách Tin Mừng thuật lại ngày sinh, mà lễ sinh nhật của Gioan được mừng trong lịch sử GH từ thế kỷ 5 (có 3 lễ như lễ Noel), còn sinh nhật Mẹ thế kỷ 8 mới được đưa vào Phụng vụ. Thánh Augustino đã nói về ngày lễ sinh nhật của Gioan như sau:
“Hội Thánh coi sinh nhật của thánh Gio-an như một ngày thiêng thánh. Không có vị nào trong các bậc cha ông được chúng ta mừng sinh nhật trọng thể như thế. Chúng ta mừng sinh nhật thánh Gio-an và mừng sinh nhật Đức Ki-tô : đó là điều không thể bỏ qua. (thời Augustinô chưa mừng lễ SN Mẹ). Nếu chúng tôi không giải thích nổi ý nghĩa cao trọng của ngày lễ, thì anh em vẫn có thể suy gẫm về điều đó một cách hữu ích và sâu sắc” (BĐ II Giờ Kinh Sách lễ Sinh Nhật Gioan)
Bourdaloue đã tóm tắt ý tưởng mừng lễ sinh nhật Gioan, Đấng Tiền Hô của Vua Tối Cao như sau: "Hạ thấp việc mừng Gioan là hạ thấp Giêsu, vì chính Gioan là người được Thiên Chúa chọn để làm chứng và giới thiệu chính thức Chàng Rể cho Cô Dâu". (Tức là giới thiệu Chúa Kitô cho Giáo Hội là chúng ta đây).
Mừng ngày sinh của Gioan, gợi tới ngày sinh của Chúa, và nhắc đến ngày sinh của mỗi người chúng ta. Trong thông-điệp "Tin Mừng về sự sống", ĐGH GP II đã gọi nền văn minh của chúng ta đang sống là nền văn minh của sự chết, trong đó đáng nguyền rủa nhất là việc không cho tiếng kêu, tiếng khóc của em bé được thốt lên khi chào đời. Nói rõ ra là nạn phá thai. Con số thật kinh khủng (mỗi năm khoảng 15 triệu con trẻ không dược kêu lên tiếng nào).
Còn mỗi chúng ta đã được sinh ra. Tuy không phải ai cũng mang tên thánh Gioan, nhưng đã kêu, đã cất tiếng kêu chào đời, hãy là một lời kêu như Gioan mà thiên sứ Gabriel đã nói về: “Em sẽ đưa nhiều con cái Ít-ra-en về với Đức Chúa là Thiên Chúa của họ, em sẽ đi trước mặt Chúa, để làm cho lòng cha ông quay về với con cháu, để làm cho tâm tư kẻ ngỗ nghịch lại hướng về nẻo chính đường ngay, và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa."
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
___________________________
(*) Ml 3:1-1
Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta. Và bỗng nhiên Chúa Thượng mà các ngươi tìm kiếm, đi vào Thánh Điện của Người. Kìa, vị sứ giả của giao ước mà các ngươi đợi trông đang đến, - ĐỨC CHÚA các đạo binh phán.
(**) G 3:1-15
Sau cùng, ông Gióp mở miệng nguyền rủa ngày ông chào đời. Ông Gióp lên tiếng nói:
Phải chi đừng xuất hiện ngày tôi đã chào đời,
cũng như đêm đã báo:
"Đứa con trong bụng mẹ là một nam nhi!"
Phải chi ngày ấy là đêm tối,
phải chi từ nơi cao thẳm
Thiên Chúa đừng để ý tới ngày ấy làm gì.
Phải chi trên ngày ấy ánh sáng đừng chiếu rọi.
Phải chi trên ngày ấy tối tăm mờ mịt bao trùm,
mây đen đến che phủ và sương mù bỗng dưng ập xuống.
Phải chi đêm ấy bị tối tăm xâm nhập,
không được kể vào niên lịch,
không được tính trong số các tháng.
Này, phải chi đêm ấy là đêm cô đơn buồn thảm,
đêm chẳng hề có tiếng reo vui.
Phải chi những kẻ đã nguyền rủa ngày
đã sẵn sàng đánh thức con giao long
cũng nguyền rủa đêm ấy.
Phải chi tinh tú ban mai thành tăm tối mịt mờ,
và ban mai uổng công chờ ánh sáng,
không hề thấy bình minh xuất hiện.
Vì đêm ấy đã không đóng kín lòng dạ cưu mang tôi
khiến mắt tôi khỏi nhìn thấy đau khổ.
Sao tôi không chết đi lúc vừa mới chào đời,
không tắt thở ngay khi lọt lòng mẹ?
Sao lại có hai đầu gối đỡ lấy tôi,
có đôi vú cho tôi bú mớm?
Chẳng vậy thì giờ đây tôi đã nằm xuống yên hàn,
đã an giấc nghỉ ngơi
cùng các bậc vương hầu khanh tướng
đã xây lăng xây mộ cho mình,
hay những bậc thủ lãnh vàng bạc chất đầy nhà.
(***) Gr 20:14-18
Thật đáng nguyền rủa ngày tôi được sinh ra.
Ngày mẹ tôi sinh ra tôi không đáng được chúc lành.
Thật đáng nguyền rủa kẻ làm cho cha tôi hớn hở mừng vui
khi báo tin cho người:
"Một người con, một bé trai đã được sinh ra cho ông."
Chớ gì kẻ đó giống như các thành
bị ĐỨC CHÚA phá đổ, không chút xót thương.
Chớ gì sáng sớm nó nghe tiếng kêu cứu,
và giữa trưa nghe tiếng hò xung trận.
Tại sao tôi đã không chết ngay trong lòng mẹ
để mẹ tôi nên nấm mồ chôn tôi,
và lòng bà cưu mang tôi mãi mãi?
Tôi đã lọt lòng mẹ để làm chi?
Phải chăng chỉ để thấy toàn gian khổ, buồn sầu,
và thấy cuộc đời qua đi trong tủi hổ?
Bối cảnh của câu hỏi này là 99,99% hay hơn thế nữa, Giáo Hội (GH) chỉ mừng ngày chết, tử nhật, của vị thánh, chứ không ai được mừng ngày sinh bao giờ. Chỉ trừ 3 vị trong đó có thánh Gioan đây. Bởi vì mãi tới ngày chết thì mới biết được vị ấy có sống thánh trọn cuộc đời hay không, hay là phút cuối cùng lại sa phạm tội. Một đời ăn trộm nhưng phút cuối thành thánh như tên trộm bên phải. Một đời theo Chúa, nhưng phút cuối thắt cổ thành ma như Juda phản bội. Và vì thế, ngày chết mới quyết định được việc có sống thánh trọn vẹn không. Phụng vụ gọi ngày chết này là ngày sinh trên trời. Mừng lễ Phêrô sắp tới đây là mừng ngày ông chết trên thập giá ngược năm 63. Mừng lễ Phaolô tới đây là mừng ngày vị này bị chặt đầu, xử trảm khoảng năm 67. Phanxico được mừng vào ngày 4/10 là vì chết vào đêm khuya 3/10 năm 1224.
Vậy mừng các thánh, là mừng ngày giỗ, tức giáp năm ngày chết. Chỉ trừ 3 vị GH cử hành lễ mừng ngày sinh: sinh nhật Chúa Giêsu 25/12, sinh nhật ĐM 8/9 và sinh nhật Gioan hôm nay 24/6.
Chưa kịp trả lời cho câu hỏi tại sao Gioan được mừng ngày sinh, thì từ đây lại nảy sinh một câu hỏi khác mà ai để ý sẽ thấy như là một sự tréo chân. Sự tréo chân này đã có người nhận thấy và đã thắc mắc thẳng với Bộ Phụng Tự rằng: không biết Bộ có lầm lẫn không khi xếp lễ sinh nhật Gioan là lễ trọng, còn sinh nhật ĐM, lại là lễ kính. Nói dễ hiểu hơn, sinh nhật Gioan mừng bậc I, còn sinh nhật Đức Mẹ xếp bâc nhì.
1. Bộ Phụng Tự đã trả lời giúp ta là Bộ không lầm không lẫn đâu. Đích thị ngày sinh của Gioan trọng hơn ngày sinh của ĐM trong cử hành Phụng vụ dưới đất (trên trời thì không biết !). Là vì ngày sinh của ĐM chỉ là suy ra. Maria phải được sinh ra thì mới có Maria 15 tuổi được truyền tin và Maria 16 tuổi sinh Chúa Giêsu chứ… Còn ngày sinh của Gioan thì được tiên tri Cựu Ước loan báo (Mlk 3,1) (*) được sách Tin Mừng thuật lại giây phút Gabriel truyền tin và mô tả chi tiết ngày sinh ra và đặt tên rất trân trọng. Bài truyền tin được đọc trong lễ vọng, cũng là lễ trọng chiều qua, và bài mô tả ngày sinh được đọc hôm nay, thánh lễ chính ngày. Nếu đối chiếu với sinh nhật Chúa, ta sẽ thấy rất nhiều điểm tương đồng.
-Nào là cũng cùng thần sứ Gabriel đến truyền tin thọ thai,
-Nào là sẽ sinh con trai, sẽ đặt tên gì cũng được báo trước.
-Nào là con trẻ sẽ nên cao trọng, được tràn đầy thánh thần vv.
Ta thử nghe lại lời thần sứ Gabriel nói với Zacaria, cha của Gioan: “Này ông Da-ca-ri-a, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin: bà Ê-li-sa-bét vợ ông sẽ sinh cho ông một đứa con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gio-an. Ông sẽ được vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời. Vì em bé sẽ nên cao cả trước mặt Chúa. Rượu lạt rượu nồng em sẽ đều không uống. Và ngay khi còn trong lòng mẹ, em đã đầy Thánh Thần.”
Với câu “được tràn đầy Thánh Thần” từ trong bụng mẹ, chẳng khác nào câu “kính chào Maria đầy ơn phúc,” ngay từ thế kỷ thứ 4, nhất là với thánh Augustino, người ta đã ngầm tin rằng Gioan cũng được khỏi vướng phải nguyên tội, nhất là khi Mẹ Maria mang Chúa đến thì Gioan chưa sinh ra vẫn còn trong bụng mẹ mình đã nhảy mừng. Người ta ngầm nghĩ vậy thôi, chứ GH chưa tuyên tín rằng Gioan là người được ơn vô nhiễm như Mẹ Maria. Dẫu sao mấy ai được Kinh Thánh báo trước và mô tả về ngày sinh trân trọng như thế.
Đó là lý do thứ nhất tại sao ngày sinh Gioan được mừng long trọng. Vì Thánh Kinh, kể cả sách Tin Mừng, long trọng loan báo trước về ngày này, và mô tả về ngày này gần như song song với ngày sinh của Chúa Giêsu.
2. Lý do thứ hai là ngày Gioan sinh ra trở nên niềm hoan lạc vui mừng cho nhiều người. Một ngày được chúc phúc (Lc 1, 14). Muốn hiểu rõ điều này, ta phải nhớ lại cũng trong Kinh Thánh đã ghi những lời nguyền rủa cho ngày sinh, như Job 3,1 (**) "Phải chi đừng xuất hiện ngày tôi đã chào đời, cũng như đêm đã báo: 'Đứa con trong bụng mẹ là một bé trai!' Phải chi ngày ấy là đêm tối, phải chi từ nơi cao thẳm Thiên Chúa đừng để ý tới ngày ấy làm gì. Sao tôi không chết đi lúc vừa mới chào đời, không tắt thở ngay khi lọt lòng mẹ? Sao lại có hai đầu gối đỡ lấy tôi, có đôi vú cho tôi bú mớm?"
Yêremia (20,14-18) thì nói về ngày sinh của chính mình như sau: (***) "Thật đáng nguyền rủa ngày tôi được sinh ra. Ngày mẹ tôi sinh ra tôi không đáng được chúc lành. Thật đáng nguyền rủa kẻ làm cho cha tôi hớn hở mừng vui khi báo tin cho người: 'Một người con, một bé trai đã được sinh ra cho ông.' Tại sao tôi đã không chết ngay trong lòng mẹ để mẹ tôi nên nấm mồ chôn tôi".
Còn Chúa Giêsu thì nói về ngày sinh của Yuđa như sau: Mt 26:24-24: "Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn!"
Nhưng khi nói về việc sinh của Gioan chính Chúa Giêsu sau này đã công nhận: “Trong số các phàm nhân sinh ra bởi người nữ, chưa hề có ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả” (Mt 11,8). Cũng chính vì được chính sách Tin Mừng thuật lại ngày sinh, mà lễ sinh nhật của Gioan được mừng trong lịch sử GH từ thế kỷ 5 (có 3 lễ như lễ Noel), còn sinh nhật Mẹ thế kỷ 8 mới được đưa vào Phụng vụ. Thánh Augustino đã nói về ngày lễ sinh nhật của Gioan như sau:
“Hội Thánh coi sinh nhật của thánh Gio-an như một ngày thiêng thánh. Không có vị nào trong các bậc cha ông được chúng ta mừng sinh nhật trọng thể như thế. Chúng ta mừng sinh nhật thánh Gio-an và mừng sinh nhật Đức Ki-tô : đó là điều không thể bỏ qua. (thời Augustinô chưa mừng lễ SN Mẹ). Nếu chúng tôi không giải thích nổi ý nghĩa cao trọng của ngày lễ, thì anh em vẫn có thể suy gẫm về điều đó một cách hữu ích và sâu sắc” (BĐ II Giờ Kinh Sách lễ Sinh Nhật Gioan)
Bourdaloue đã tóm tắt ý tưởng mừng lễ sinh nhật Gioan, Đấng Tiền Hô của Vua Tối Cao như sau: "Hạ thấp việc mừng Gioan là hạ thấp Giêsu, vì chính Gioan là người được Thiên Chúa chọn để làm chứng và giới thiệu chính thức Chàng Rể cho Cô Dâu". (Tức là giới thiệu Chúa Kitô cho Giáo Hội là chúng ta đây).
Mừng ngày sinh của Gioan, gợi tới ngày sinh của Chúa, và nhắc đến ngày sinh của mỗi người chúng ta. Trong thông-điệp "Tin Mừng về sự sống", ĐGH GP II đã gọi nền văn minh của chúng ta đang sống là nền văn minh của sự chết, trong đó đáng nguyền rủa nhất là việc không cho tiếng kêu, tiếng khóc của em bé được thốt lên khi chào đời. Nói rõ ra là nạn phá thai. Con số thật kinh khủng (mỗi năm khoảng 15 triệu con trẻ không dược kêu lên tiếng nào).
Còn mỗi chúng ta đã được sinh ra. Tuy không phải ai cũng mang tên thánh Gioan, nhưng đã kêu, đã cất tiếng kêu chào đời, hãy là một lời kêu như Gioan mà thiên sứ Gabriel đã nói về: “Em sẽ đưa nhiều con cái Ít-ra-en về với Đức Chúa là Thiên Chúa của họ, em sẽ đi trước mặt Chúa, để làm cho lòng cha ông quay về với con cháu, để làm cho tâm tư kẻ ngỗ nghịch lại hướng về nẻo chính đường ngay, và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa."
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
___________________________
(*) Ml 3:1-1
Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta. Và bỗng nhiên Chúa Thượng mà các ngươi tìm kiếm, đi vào Thánh Điện của Người. Kìa, vị sứ giả của giao ước mà các ngươi đợi trông đang đến, - ĐỨC CHÚA các đạo binh phán.
(**) G 3:1-15
Sau cùng, ông Gióp mở miệng nguyền rủa ngày ông chào đời. Ông Gióp lên tiếng nói:
Phải chi đừng xuất hiện ngày tôi đã chào đời,
cũng như đêm đã báo:
"Đứa con trong bụng mẹ là một nam nhi!"
Phải chi ngày ấy là đêm tối,
phải chi từ nơi cao thẳm
Thiên Chúa đừng để ý tới ngày ấy làm gì.
Phải chi trên ngày ấy ánh sáng đừng chiếu rọi.
Phải chi trên ngày ấy tối tăm mờ mịt bao trùm,
mây đen đến che phủ và sương mù bỗng dưng ập xuống.
Phải chi đêm ấy bị tối tăm xâm nhập,
không được kể vào niên lịch,
không được tính trong số các tháng.
Này, phải chi đêm ấy là đêm cô đơn buồn thảm,
đêm chẳng hề có tiếng reo vui.
Phải chi những kẻ đã nguyền rủa ngày
đã sẵn sàng đánh thức con giao long
cũng nguyền rủa đêm ấy.
Phải chi tinh tú ban mai thành tăm tối mịt mờ,
và ban mai uổng công chờ ánh sáng,
không hề thấy bình minh xuất hiện.
Vì đêm ấy đã không đóng kín lòng dạ cưu mang tôi
khiến mắt tôi khỏi nhìn thấy đau khổ.
Sao tôi không chết đi lúc vừa mới chào đời,
không tắt thở ngay khi lọt lòng mẹ?
Sao lại có hai đầu gối đỡ lấy tôi,
có đôi vú cho tôi bú mớm?
Chẳng vậy thì giờ đây tôi đã nằm xuống yên hàn,
đã an giấc nghỉ ngơi
cùng các bậc vương hầu khanh tướng
đã xây lăng xây mộ cho mình,
hay những bậc thủ lãnh vàng bạc chất đầy nhà.
(***) Gr 20:14-18
Thật đáng nguyền rủa ngày tôi được sinh ra.
Ngày mẹ tôi sinh ra tôi không đáng được chúc lành.
Thật đáng nguyền rủa kẻ làm cho cha tôi hớn hở mừng vui
khi báo tin cho người:
"Một người con, một bé trai đã được sinh ra cho ông."
Chớ gì kẻ đó giống như các thành
bị ĐỨC CHÚA phá đổ, không chút xót thương.
Chớ gì sáng sớm nó nghe tiếng kêu cứu,
và giữa trưa nghe tiếng hò xung trận.
Tại sao tôi đã không chết ngay trong lòng mẹ
để mẹ tôi nên nấm mồ chôn tôi,
và lòng bà cưu mang tôi mãi mãi?
Tôi đã lọt lòng mẹ để làm chi?
Phải chăng chỉ để thấy toàn gian khổ, buồn sầu,
và thấy cuộc đời qua đi trong tủi hổ?
Nhiều chọn lựa, nhưng chọn lựa nào ?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
14:29 23/06/2023
NHIỀU CHỌN LỰA, NHƯNG CHỌN LỰA NÀO?
CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN NĂM A
Lời Chúa dạy "Đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn", trở thành lời an ủi, động viên niềm tin, niềm hy vọng của ta vào chính Chúa. Bởi Chúa là chính Thiên Chúa, đến trần gian cứu chuộc và loan báo cho mọi người biết bản thân Người là Đấng Cứu Thế mà Thiên Chúa hứa ban.
Vì thế, chúng ta cần ý thức: Uy danh của Chúa lớn lao là vậy, mà loài người còn không tha, nhưng đã lên án tử cho Người, thì huống hồ loài người với nhau. Họ dễ dàng ra tay tàn sát nhau. Những cuộc giết hại nhau tập thể hoặc cá nhân không còn hiếm hoi, không còn lạ thường giữa trần đời này.
Xưa khi giết Chúa Giêsu, người Do thái nghĩ, họ đã khử trừ thứ tôn giáo mới. Và do cái chết thê thảm đó, các môn đệ sẽ thoái chí, buộc lòng phải giải tán.
Nhưng họ lầm. Họ lầm vì họ không biết rằng, họ chỉ có thể giết được thân xác của Giêsu, chứ không giết được linh hồn Người. Họ lầm vì họ chỉ có thể giết được thân xác Giêsu, nhưng chính Thiên Chúa nơi con người Giêsu ấy, làm sao giết được! Họ lầm vì họ không ngờ rằng, cái thân xác mà họ treo trên cây thập giá đó đã sống lại chỉ trong một thời gian ngắn: trên dưới 40 tiếng đồng hồ.
Bởi loài người không thể giết Thiên Chúa, nên Kitô giáo vẫn tồn tại, đạo Chúa vẫn không ngừng phát triển.
Trải qua lịch sử, những cái chết, sự hy sinh, sự phấn đấu cho lý tưởng của những vị thánh luôn là bài học lớn cho chúng ta. Tiên tri Giêrêmia mà phụng vụ Lời Chúa nhắc đến trong bài đọc I là một trong rất nhiều tấm gương cụ thể ấy.
Tiên tri là người bất khuất, không biết sợ hãi, miễn là lệnh truyền của Chúa được công bố, tình thương của Chúa được vinh danh, đời sống toàn dân được cảnh báo, dù là những cảnh báo thảm khốc, gây rúng động khiến mọi người thù ghét.
Tiên tri Giêrêmia thi hành sứ mạng cuối thế kỷ VII đầu thế kỷ VI (tCn), đó là thời bi thảm: đế quốc Babylon tiêu diệt vương quốc Giuđa (598-587 tCn).
Nhưng trước khi mọi hiểm họa xảy ra, tiên tri hết sức kêu gào đòi mọi thành phần trong vương quốc ăn năn tội, quay về với Chúa, phải từ bỏ ngẫu tượng... để thoát mọi trận đòn Chúa giáng trên dân tộc. Nhưng lời ông chẳng ai quan tâm.
Khi tai họa thật sự xảy ra, các trí thức và ưu tú bị buộc lưu đày, ông nói lên niềm an ủi và tình thương mà Chúa vẫn tiếp tục dành cho dân - rằng, lưu đày không những sẽ chỉ thoáng chốc, mà còn là thử thách có lợi, phong phú về tinh thần, sẽ khiến dân khi mất tất cả sẽ tin vào Chúa, sẽ quay về với Chúa - lại bị cho là kẻ chủ bại, bắt tay với ngoại xâm, nội gián để phá nền móng dân tộc và quốc gia...
Khi tiên báo những tàn phá mới ghê gớm hơn: kẻ thù sẽ bình địa Giêrusalem, Đền Thờ bị xúc phạm và bị phá hủy không thương tiếc, tiên tri lại bị vua Giêhôgiakim (lãnh đạo Giuđa) giận dữ, xé sấm ngôn ném vào lửa.
Có lần tiên tri đập vỡ bình gốm, cảnh báo Giêrusalem sẽ tan nát như chiếc bình, ông lại trở nên trò cười cho mọi người. Lần khác, trong Đền Thờ, ông công bố những tàn phá mà ngoại xâm sẽ xúc phạm và dành cho Đền Thờ, người ta bắt, đánh đòn, xích ông lại. Họ còn muốn giết tiên tri khi ném ông xuống một giếng cạn.
Đám đông bất mãn với tiên tri. Họ cho rằng, ông chỉ là kẻ trù ẻo và loan báo tai họa. Họ nói về ông: "Kìa lão 'Tứ phía kinh hoàng'! Hãy tố cáo, hãy tố cáo nó đi". Gia đình, bạn bè, đồng hương của ông đều âm mưu hãm hại ông.
Tiên tri Giêrêmia là tấm gương cho chúng ta về sự can đảm làm chứng cho Thiên Chúa, rao giảng điều công chính, sống chết cho niềm xác tín mà mình rao giảng. Đó là cách để thể hiện mạnh mẽ hai tiếng "đừng sợ" mà chúng ta lãnh nhận từ Chúa Kitô.
Cái "đừng sợ" của chúng ta hôm nay đó là ý thức đức tin từ những việc làm hết sức nhỏ nhặt hằng ngày. Ví dụ làm dấu thánh giá trang nghiêm. Thử hỏi để mọi người suy nghĩ: mỗi khi vào tiệm ăn, mình có dám tuyên xưng đức tin bằng dấu thánh giá trước khi bưng một tô phở hay cầm một dĩa cơm không?
Những việc xem ra nhỏ nhặt, lại là hành động tuyên xưng đức tin quí giá!
Tại sao có những việc lớn lao ta lại làm được, còn những việc rất nhỏ bé như thế lại không thể được? Bao hàm trong cái không thể đó, là sự sợ hãi: sợ người khác thấy, sợ người khác biết mình có đạo, sợ bị chê cười… Những cái sợ không đáng sợ lại là thực tế của người Công Giáo.
Ví dụ về dấu Thánh giá chỉ là một ví dụ đại diện cho biết bao nhiêu lời nói, việc làm, suy tư, hình thức biểu lộ đức tin của từng người Công Giáo.
Hãy chọn đức tin làm lẽ sống và chọn Chúa Kitô làm gia nghiệp đời mình.
Bởi chọn lựa ấy là chọn lựa quan trọng và cần thiết.
Vì giữa bao nhiêu cạm bẫy và cám dỗ, ta dễ mất phương hướng, nghi nan, chao đảo, có khi mất cả đức tin, nếu không chọn lựa dứt khoát đứng về phía đức tin, về phía Chúa Kitô.
Chọn Chúa chẳng những để bảo vệ mình khỏi ngã nhào mà còn đứng vững trong đức tin của mình.
Rồi sẽ nên thế nào
Lm. Minh Anh
15:45 23/06/2023
RỒI SẼ NÊN THẾ NÀO?
“Con trẻ này rồi sẽ nên thế nào? Vì quả thực, bàn tay Chúa đã ở với nó!”.
Suy niệm “Năm chiếc bánh và hai con cá”, Philip Clarke Brewer viết, “Chúa sử dụng những gì bạn có, để lấp đầy một nhu cầu bạn không bao giờ có thể lấp đầy; sử dụng nơi bạn ở, để đưa bạn đến một nơi bạn không bao giờ có thể đến; sử dụng những gì bạn làm, để hoàn tất những gì bạn không bao giờ có thể làm; và Ngài sử dụng bạn, dù bạn là ai, để trở thành một ai đó mà bạn không bao giờ có thể trở thành, và không biết ‘rồi sẽ nên thế nào!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Không biết ‘rồi sẽ nên thế nào!’”; đó cũng là những gì họ hàng của Zacharia - Êlisabeth tự hỏi về Gioan! Tin Mừng ngày lễ sinh nhật Vị Tiền Hô của Chúa tường thuật cảnh nhộn nhịp dưới mái nhà của ông bà khi xóm diềng đến chúc mừng họ.
Một em bé chào đời là cách Thiên Chúa nói với thế giới rằng, “Nó sẽ tiếp tục!”; ngày sinh của một thơ nhi phản ánh vẻ đẹp và sự huyền nhiệm vô hạn của Thiên Chúa, Đấng nói rằng, ‘Đã có những phóng chiếu của Ta trên hình nó!’. Cha mẹ của em bé có thể coi đó như một nhầm lẫn, sai sót; nhưng Thiên Chúa thì không! Một đôi vợ chồng hiếm muộn mong mỏi nó; Thiên Chúa khát khao nó! Với bất cứ một sinh linh nào, chúng ta đều tin như thế, phương chi với Vị Tiền Hô của Đấng Cứu Chuộc. Thánh Tôma Aquinô viết, “Gioan đã được thánh hoá từ trong dạ mẹ”; còn Luca, “Em đã đầy Thánh Thần ngay trong lòng mẹ!”.
Với bài đọc thứ nhất, Isaia chia sẻ một trải nghiệm tương tự, “Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ”. Được tạo thành cách lạ lùng; Isaia được sai đi còn lạ lùng hơn, “Này, Ta làm cho con nên ánh sáng các dân!”. Kỳ diệu thay, những lời này ứng nghiệm trên Chúa Giêsu Kitô, Ánh Sáng Muôn Dân. Phaolô cũng xác nhận điều này qua bài đọc hai, “Thiên Chúa ban cho Israel Đức Giêsu làm Đấng Cứu Độ, Đấng Gioan tiên báo”. Trước huyền nhiệm của việc tạo thành và sai đi này, dẫu không biết ‘rồi sẽ nên thế nào’, Thánh Vịnh đáp ca cũng trào tràn tâm tình tạ ơn, “Con ca ngợi Chúa, vì con được tạo thành cách lạ lùng!”.
Anh Chị em,
“Con trẻ này rồi sẽ nên thế nào?”. Bàn tay Chúa ở với Gioan, Ngài can thiệp để Gioan sinh ra trong một hoàn cảnh đặc biệt cho một sứ mệnh đặc biệt. Nhờ ơn Chúa, Gioan chu toàn sứ mệnh cách nghiêm túc và hoàn tất sứ vụ cách vẻ vang! Cũng thế, sự xuất hiện của bạn và tôi, ‘lúc này và ở đây’ không phải là ngẫu nhiên, nhưng phát xuất từ ý định ngàn đời của Thiên Chúa! Ân sủng và tình thương Ngài ‘không rời chúng ta nửa bước’. Ngài kỳ vọng mỗi người sẽ trở thành ‘một ai đó’ mà ngay chúng ta cũng ‘không biết rồi sẽ nên thế nào!’. Thú vị thay, ‘một ai đó’, chúng ta không biết, nhưng Thiên Chúa biết! Vậy, hãy cộng tác với ơn Chúa, chu toàn bổn phận theo đấng bậc mình cách nghiêm túc và hoàn tất nó cách vẻ vang. Và như vậy, chúng ta làm vui lòng Đấng đã kêu gọi mình từ lòng mẹ như Ngài đã gọi Gioan!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dạy con kinh ngạc trước những việc Chúa làm trên con, trên anh chị em con. Cho con vững tin, dẫu không biết ‘rồi sẽ nên thế nào’ trong kế hoạch ngàn đời của Ngài!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 12 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:46 23/06/2023
CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 10, 26-33.
“Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác.”
Bạn thân mến,
Chết thì ai cũng sợ, bởi vì con người ta thường tham sống sợ chết, đó là lẽ thường tình của con người, nhưng Đức Chúa Giê-su lại dạy chúng ta đừng sợ những người chỉ có thể giết chết thân xác, mà không thể giết chết linh hồn chúng ta, câu nói này của Đức Chúa Giê-su, bạn và tôi nên ghi khắc vào trong lòng để suy tư và cầu nguyện.
Những ai có thể giết chết thân xác chúng ta, đó là những người vô lương tâm coi đồng tiền mình bỏ ra lớn hơn mạng sống của người làm công; những người nắm quyền sinh sát trong tay dưới chế độ độc tài chỉ biết quyền hành chứ không biết đến nổi khốn khổ của người dân; những người có tiền bạc quyền uy coi mạng người như cỏ rác, và những người làm cha làm mẹ coi sự ích kỷ hưởng thụ xác thịt là trên hết, nên nhẫn tâm giết thai nhi con của mình khi còn trong bụng... Nhưng kẻ có thể giết được thân xác người khác này dứt khoát là không thể giết được linh hồn chúng ta, nhưng khi họ giết thân xác người khác thì chính linh hồn của họ đã bị giết chết...
Con người ta sống ở đời mạng sống là cao quý nhất, chết đi thì không còn gì nữa, và ai cũng muốn tuổi thọ của mình được kéo dài thêm, nhưng nếu vì ích kỷ ác độc hưởng thụ mà giết chết mạng sống của người khác, thì đó là một tội ác ghê rợn trời không dung đất không tha. Bởi vì chỉ có Thiên Chúa mới có toàn quyền trên mạng sống, bởi vì chính Ngài là Đấng làm cho con người được sống.
Bạn thân mến,
Thân xác và linh hồn của chúng ta đều bởi Thiên Chúa tạo dựng, không những thế, Ngài còn ban cho chúng ta sự tự do tuyệt đối để chúng ta dùng tự do này để phục vụ tha nhân và yêu mến Thiên Chúa. Chính nhờ sự tự do này mà chúng ta thấy yêu quý mạng sống của mình hơn, yêu quý sức khỏe của mình hơn.
Đừng sợ kẻ có thể giết được thân xác nhưng không thể giết được linh hồn. Bạn và tôi hiểu rất rõ lời dạy này của Đức Chúa Giê-su, do đó mà bạn và tôi hãy nỗ lực làm cho mọi người biết yêu mến sự sống, bảo vệ sự sống của tha nhân, nhất là của các thai nhi, bởi vì khi chúng ta bảo vệ sự sống của con người, là chúng ta đã góp phần vào việc chữa trị cơn bệnh hưởng thụ ích kỷ của linh hồn nơi những người chỉ biết mình mà không biết đến mạng sống của tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Mt 10, 26-33.
“Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác.”
Bạn thân mến,
Chết thì ai cũng sợ, bởi vì con người ta thường tham sống sợ chết, đó là lẽ thường tình của con người, nhưng Đức Chúa Giê-su lại dạy chúng ta đừng sợ những người chỉ có thể giết chết thân xác, mà không thể giết chết linh hồn chúng ta, câu nói này của Đức Chúa Giê-su, bạn và tôi nên ghi khắc vào trong lòng để suy tư và cầu nguyện.
Những ai có thể giết chết thân xác chúng ta, đó là những người vô lương tâm coi đồng tiền mình bỏ ra lớn hơn mạng sống của người làm công; những người nắm quyền sinh sát trong tay dưới chế độ độc tài chỉ biết quyền hành chứ không biết đến nổi khốn khổ của người dân; những người có tiền bạc quyền uy coi mạng người như cỏ rác, và những người làm cha làm mẹ coi sự ích kỷ hưởng thụ xác thịt là trên hết, nên nhẫn tâm giết thai nhi con của mình khi còn trong bụng... Nhưng kẻ có thể giết được thân xác người khác này dứt khoát là không thể giết được linh hồn chúng ta, nhưng khi họ giết thân xác người khác thì chính linh hồn của họ đã bị giết chết...
Con người ta sống ở đời mạng sống là cao quý nhất, chết đi thì không còn gì nữa, và ai cũng muốn tuổi thọ của mình được kéo dài thêm, nhưng nếu vì ích kỷ ác độc hưởng thụ mà giết chết mạng sống của người khác, thì đó là một tội ác ghê rợn trời không dung đất không tha. Bởi vì chỉ có Thiên Chúa mới có toàn quyền trên mạng sống, bởi vì chính Ngài là Đấng làm cho con người được sống.
Bạn thân mến,
Thân xác và linh hồn của chúng ta đều bởi Thiên Chúa tạo dựng, không những thế, Ngài còn ban cho chúng ta sự tự do tuyệt đối để chúng ta dùng tự do này để phục vụ tha nhân và yêu mến Thiên Chúa. Chính nhờ sự tự do này mà chúng ta thấy yêu quý mạng sống của mình hơn, yêu quý sức khỏe của mình hơn.
Đừng sợ kẻ có thể giết được thân xác nhưng không thể giết được linh hồn. Bạn và tôi hiểu rất rõ lời dạy này của Đức Chúa Giê-su, do đó mà bạn và tôi hãy nỗ lực làm cho mọi người biết yêu mến sự sống, bảo vệ sự sống của tha nhân, nhất là của các thai nhi, bởi vì khi chúng ta bảo vệ sự sống của con người, là chúng ta đã góp phần vào việc chữa trị cơn bệnh hưởng thụ ích kỷ của linh hồn nơi những người chỉ biết mình mà không biết đến mạng sống của tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bồ Đào Nha: 56% thanh niên là những người mộ đạo
Đặng Tự Do
17:20 23/06/2023
Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Dân tộc và Văn hóa Biểu hiện Bồ Đào Nha, sẽ được trình bày ở Lisbon, vào ngày 6 tháng 7, chỉ ra rằng hơn một nửa số thanh niên là những người Công Giáo mộ đạo.
Trung tâm Nghiên cứu Dân tộc và Văn hóa Biểu hiện Bồ Đào Nha, gọi tắt là CEPCEP, của Đại học Công Giáo Lisbon đã thực hiện nghiên cứu “Tuổi trẻ, Đức tin và Tương lai” và kết luận rằng hơn một nửa thanh niên Bồ Đào Nha, cụ thể là 56 %, là những người Công Giáo mộ đạo.
Các kết luận chính của nghiên cứu do CEPCEP thực hiện đã được đưa ra tại Hội nghị của Hàng Giám mục Bồ Đào Nha, kết thúc hôm 19 Tháng Sáu tại Fátima, với chủ đề “WYD Lisbon 2023 – Những thách thức mục vụ sau đối với các Giáo phận và đối với Hội Đồng Giám Mục”.
Nghiên cứu do trung tâm của Đại học Công Giáo Bồ Đào Nha thực hiện sẽ được trình bày trước giới truyền thông vào ngày 6 tháng 7, tại Lisbon. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên một bảng câu hỏi trực tuyến, từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2022, với 2480 câu trả lời từ những người trẻ tuổi giữa lứa tuổi 14 và 30 tuổi.
Nghiên cứu “Jovens, Fé e Futuro” được thực hiện cho Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha và sẽ được trình bày tại Ngày Giới trẻ Thế giới, như một phần các phân tích về dữ liệu thu thập được nhằm phản ánh giá trị, những thách thức của tương lai và sự tham gia của những người trẻ tuổi trong việc xây dựng tương lai.
Khi kết thúc Ngày Mục vụ của Hàng Giám mục, nơi những thách thức mà WYD Lisbon 2023 đặt ra cho Giáo Hội Công Giáo ở Bồ Đào Nha được trình bày, bởi cả những người tổ chức và những người chịu trách nhiệm về Mục vụ Giới trẻ trong các giáo phận, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha, Đức Cha José Ornelas, tuyên bố rằng nghiên cứu do CEPCEP trình bày “là một phần của quá trình lắng nghe” do Giáo hội phát triển, cụ thể là trong bối cảnh của Thượng Hội đồng Giám mục.
Khi kết thúc Ngày Mục vụ của Hàng Giám mục, Đức Cha José Ornelas, Giám Mục Leiria-Fátima đã khích lệ việc tham gia tích cực vào Ngày Giới trẻ Thế giới, từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 8, và nói rằng đây là một dịp để “tôn vinh Giáo hội”.
Ngài nhấn mạnh rằng Bồ Đào Nha sẽ chứng tỏ rằng họ được tạo thành từ “những người chào đón và sống niềm vui được là Giáo hội”, trong tất cả các giáo phận của đất nước, trong Ngày ở các Giáo phận, và sau đó trong tuần của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, ở Lisbon và ở các giáo phận Setúbal và Santarém, nơi cũng đón tiếp những người trẻ tuổi tham gia vào các sự kiện chính trong ngày.
“Tất cả chúng ta sẽ ở đó, với niềm tin, bởi vì chúng ta đang làm một điều gì đó rất quan trọng đối với toàn thể Giáo hội và thế giới”, ngài nói.
Source:agencia.ecclesia.pt
Cảnh sát Baltimore kêu gọi công chúng cung cấp thông tin liên quan đến người đàn ông tấn công những người phò sự sống bên ngoài Tổ chức Kế hoạch hóa gia đình Baltimore
Đặng Tự Do
17:22 23/06/2023
Sở cảnh sát Baltimore đã công bố video giám sát vụ tấn công ngày 26 tháng 5, trong đó một người đàn ông đã đánh đập dã man hai nhà hoạt động phò sự sống lớn tuổi bên ngoài một cơ sở của tổ chức Planned Parenthood ở thành phố Baltimore.
Trong đoạn video mà cảnh sát công bố vào ngày 15 tháng 6, có thể thấy một người đàn ông đang đè cụ ông 80 tuổi Dick Schafer xuống đất và đấm tụi bụi. Đoạn video cũng cho thấy Mark Crosby, 73 tuổi, chạy đến để giúp Schafer, lúc đó người đàn ông xô Crosby xuống đất, đánh vào mặt ông và sau đó đá vào mặt ông.
Đoạn video cho thấy người đàn ông điềm tĩnh vui vẻ rời khỏi hiện trường sau vụ tấn công. Cảnh sát vẫn chưa xác định được danh tính của người đàn ông này.
“Các thám tử Quận Trung tâm của Sở Cảnh sát Baltimore cần sự giúp đỡ của bạn để xác định kẻ tình nghi. Bất cứ ai có thông tin được yêu cầu gọi cho các thám tử của Quận Trung tâm theo số 410-396-2411 hoặc Metro Crime Stoppers của Maryland theo số 1-866-7LOCKUP.
Nghi phạm dường như là một người đàn ông da trắng với mái tóc nâu và bộ râu rậm rạp. Anh ta mặc áo phông xám, quần jean xanh và giày nâu vào thời điểm bị tấn công.
Cả Crosby và Schafer đều bất tỉnh trong thời gian ngắn sau vụ tấn công. Crosby bị chấn động, gãy hai ngón tay và chảy máu trong và ngoài ở một bên mắt. Anh bị mất thị lực ở một bên mắt. Schafer đã được điều trị vết cắt cũng như đau nhức. Cả hai người đàn ông trở lại cơ sở Planned Parenthood bốn ngày sau đó để tiếp tục hoạt động của họ.
Hai người đàn ông đang được đại diện bởi Trung tâm Luật pháp và Tư pháp Hoa Kỳ, gọi tắt là ACLJ.
Olivia Summers, cố vấn tố tụng cấp cao của ACLJ, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng “ACLJ hài lòng vì cảnh sát Baltimore cuối cùng đã công bố đoạn phim về vụ tấn công,”
Summers nói: “Chúng tôi tin rằng điều này rất quan trọng, không chỉ giúp xác định kẻ đã tấn công Mark Crosby và Dick Schaefer, mà còn để chứng minh chính xác mức độ bạo lực của cuộc tấn công này đối với thân chủ của chúng tôi. Chúng tôi kêu gọi chính quyền địa phương kiên trì nỗ lực xác định và bắt giữ người đàn ông này, đồng thời bất kỳ ai có thông tin liên quan đến danh tính của hung thủ hãy thông báo ngay cho cảnh sát.”
Các luật sư vẫn đang thu thập thông tin về vụ án nhưng đang xem xét cả hành động hình sự và dân sự đối với người đàn ông đã tấn công thân chủ của họ.
Source:Catholic News Agency
Thượng Hội đồng Đức bị thách thức trước cuộc họp quan trọng ở Berlin
Đặng Tự Do
17:23 23/06/2023
Trước một cuộc họp quan trọng của Tiến Trình Công Nghị Đức, một giáo phận đã ra tín hiệu phản đối kế hoạch biến sự kiện gây tranh cãi thành một Hội đồng Thượng Hội đồng thường trực — một cơ quan kiểm soát mới của Giáo hội ở Đức.
Cha Josef Kreiml, một linh mục cố vấn của Giáo phận Regensburg, phụ trách Phương thức Thượng Hội đồng ở Giáo phận, đã cảnh báo rằng công việc chuẩn bị cho một Hội đồng Thượng Hội đồng Đức mâu thuẫn với chỉ thị rõ ràng từ Vatican.
Vị giám chức cũng nói rằng khái niệm về tính đồng nghị làm cơ sở cho Tiến Trình Công Nghị Đức không phù hợp với giáo luật và ý tưởng của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Các giám mục của 27 giáo phận của Đức dự kiến sẽ đưa ra những quyết định mang tính bước ngoặt tại cuộc họp của họ ở Berlin trong hai ngày 19 và 20 tháng 6 liên quan đến việc thành lập và tài trợ cho cái gọi là Ủy ban Thượng Hội đồng, sau đó sẽ thành lập một Hội đồng Thượng Hội đồng thường trực của Đức vào năm 2026.
Theo báo cáo, một số giám mục đã cân nhắc việc ngăn chặn động thái này bằng cách không cung cấp ngân quỹ cho cơ quan đó
Tiến Trình Công Nghị Đức là một quá trình kéo dài nhiều năm do Đức Hồng Y Reinhard Marx khởi xướng và được đồng tổ chức bởi Hội đồng Giám mục Đức và Ủy ban Trung ương Người Công Giáo Đức, gọi tắt là ZdK, một cơ quan giáo dân được tài trợ bởi các giám mục Đức. Mục đích chính thức của nó là thảo luận về bốn vấn đề chính: cách thức thực thi quyền lực trong Giáo Hội, đạo đức tình dục, chức tư tế và vai trò của phụ nữ.
Quá trình này đã bị chỉ trích bởi nhiều Hồng Y và giám mục từ khắp nơi trên thế giới, cũng như bởi Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài đã cảnh báo về sự mất đoàn kết và ly giáo trong bức thư năm 2019 gửi người Công Giáo Đức.
Vatican đã đưa ra một tuyên bố nói rằng Tiến Trình Công Nghị không có thẩm quyền bắt buộc các giám mục và tín hữu chấp nhận các hình thức quản trị mới và các định hướng mới về giáo lý và luân lý.
Trích dẫn những tuyên bố này, Kreiml nói rằng Tiến Trình Công Nghị đã can thiệp rất nhiều vào các hình thức quản trị của Giáo hội và đã coi thường luật chung của Giáo hội, giáo luật và hệ thống phẩm trật của Giáo hội và các nhiệm vụ thích hợp của các giám mục.
Ngài kêu gọi các giám mục Đức tôn trọng sự hiệp nhất của Giáo hội và tuân theo hướng dẫn của Đức Thánh Cha về tính đồng nghị.
Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà lãnh đạo khác của Giáo hội đã bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về kế hoạch thành lập một hội đồng thượng hội đồng thường trực cho Giáo hội Đức.
Một cơ quan như vậy sẽ hoạt động “như một cơ quan tư vấn và ra quyết định về những phát triển thiết yếu trong Giáo hội và xã hội,” theo một đề xuất của Tiến Trình Công Nghị.
Quan trọng hơn, nó sẽ “đưa ra các quyết định cơ bản có ý nghĩa cấp giáo phận đối với kế hoạch mục vụ, các vấn đề về tương lai và các vấn đề ngân sách của Giáo hội mà không được quyết định ở cấp giáo phận”.
Vào tháng 6 năm 2022, Đức Hồng Y Walter Kasper, một nhà thần học được coi là thân cận với Đức Thánh Cha Phanxicô, cho biết không thể có “Hội Đồng Thượng Hội Đồng”, xét theo lịch sử và thần học của Giáo hội: “Các Thượng Hội Đồng không thể tồn tại lâu dài về mặt thể chế. Truyền thống của Giáo hội không biết đến một chính phủ Thượng Hội Đồng. Một Hội Đồng Thượng Hội Đồng, như được dự kiến hiện nay, không có cơ sở trong toàn bộ lịch sử của hiến pháp. Nó sẽ không phải là một sự đổi mới, mà là một phát minh chưa từng có.”
Đức Hồng Y Kasper trước đây đã cáo buộc những người tổ chức Synodale Weg, còn được gọi là “Tiến Trình Công Nghị”, sử dụng một “thủ thuật tiệm tiến” để tạo thành một cuộc đảo chính.
Đức Hồng Y Kasper, Chủ tịch danh dự của Hội đồng Giáo hoàng Cổ võ Sự hiệp nhất Kitô giáo, người từng là giám mục của Giáo phận Rottenburg-Stuttgart từ năm 1989 đến 1999, cho biết tiến trình của Đức có thể so sánh với các cấu trúc cộng sản ở Liên Xô. Đức Hồng Y cho rằng Giám Mục Bätzing “là một nhà khoa học chính trị, không phải một nhà thần học, khi bày tỏ quan điểm này một cách mạnh mẽ, đề cập đến một Hội Đồng Thượng Hội Đồng như như một Xô Viết Tối Cao.”
Đức Hồng Y nói tiếp: “'Soviet' là một từ tiếng Nga cổ có nghĩa chính xác là cái mà chúng ta gọi là 'Rat', một hội đồng trong tiếng Đức. Một Hội Đồng liên bang tối cao như vậy trong Giáo hội rõ ràng không phải là một ý kiến hay. Một hệ thống hội đồng như vậy không phải là một ý tưởng của Kitô giáo, mà là một ý tưởng đến từ một tinh thần hoặc phi tinh thần hoàn toàn khác. Nó sẽ bóp nghẹt sự tự do của Thần Khí, và phá hủy cấu trúc mà Chúa Kitô đã muốn cho Giáo Hội của Người.”
Đáp lại các chỉ trích của Hồng Y Kasper, Bätzing cho biết mặc dù bức thư từ Rôma tuyên bố rõ ràng rằng các giám mục không bắt buộc phải tham gia vào một Hội Đồng Thượng Hội Đồng như vậy, nhưng ông lưu ý vào ngày 23 Tháng Giêng rằng bản thân khái niệm về một Hội Đồng Thượng Hội Đồng như vậy “không bị đặt vấn đề trong lá thư mới nhất từ Rôma”.
Source:Catholic News Agency
Tình hình thảm khốc bạo lực ở bang Manipur, Ấn Độ
Thanh Quảng sdb
23:15 23/06/2023
Tình hình thảm khốc bạo lực ở bang Manipur, Ấn Độ
Một cuộc ẩu chiến: đốt phá, cướp bóc và bất ổn đã và đang diễn ra ở bang Manipur suốt hơn 50 ngày qua giữa các cộng đồng tham chiến mà vẫn chưa có hồi kết!
(Tin UCA)
Tình hình bất ổn ở bang Manipur đông bắc xa xôi và bất ổn của Ấn Độ tiếp tục sôi sục trong bảy tuần qua, buộc chính quyền phải cắt các dịch vụ internet cho đến hết ngày 25 tháng Sáu.
Bạo lực hung bạo giữa các nhóm dân tộc Meitei và Kuki bắt đầu vào tháng 5 và đã cướp đi sinh mạng của khoảng 115 người và khiến hơn 50.000 người phải di cư, chủ yếu là những người theo đạo Thiên Chúa của sắc tộc Kuki.
Theo một quan chức Công Giáo, những ngôi nhà bỏ hoang của những người theo đạo Công Giáo di tản bị đốt cháy, trong một nỗ lực có kế hoạch nhằm xóa bỏ sự tồn vong của Công Giáo ở đó. Đảng Bharatiya Janata ủng hộ người theo đạo Hindu cầm quyền tiểu bang đã bị chỉ trích vì đã không làm dịu căng thẳng giữa các sắc tộc, làm dẫn đến xung đột.
Bạo lực bắt đầu khi người Meitei tấn công một cuộc biểu tình của người Kuki, những người phản kháng lại quyết định của tòa án, vì đã trao quyền điều hành bộ tộc này cho người Meitei. Tình trạng cho quyền ưu tiên cho người Meitei trong các lãnh vực quản các cấp và các lãnh vực giáo dục, cũng như các chương trình khác dành cho người bản địa Kukis.
Một cuộc ẩu chiến: đốt phá, cướp bóc và bất ổn đã và đang diễn ra ở bang Manipur suốt hơn 50 ngày qua giữa các cộng đồng tham chiến mà vẫn chưa có hồi kết!
(Tin UCA)
Tình hình bất ổn ở bang Manipur đông bắc xa xôi và bất ổn của Ấn Độ tiếp tục sôi sục trong bảy tuần qua, buộc chính quyền phải cắt các dịch vụ internet cho đến hết ngày 25 tháng Sáu.
Bạo lực hung bạo giữa các nhóm dân tộc Meitei và Kuki bắt đầu vào tháng 5 và đã cướp đi sinh mạng của khoảng 115 người và khiến hơn 50.000 người phải di cư, chủ yếu là những người theo đạo Thiên Chúa của sắc tộc Kuki.
Theo một quan chức Công Giáo, những ngôi nhà bỏ hoang của những người theo đạo Công Giáo di tản bị đốt cháy, trong một nỗ lực có kế hoạch nhằm xóa bỏ sự tồn vong của Công Giáo ở đó. Đảng Bharatiya Janata ủng hộ người theo đạo Hindu cầm quyền tiểu bang đã bị chỉ trích vì đã không làm dịu căng thẳng giữa các sắc tộc, làm dẫn đến xung đột.
Bạo lực bắt đầu khi người Meitei tấn công một cuộc biểu tình của người Kuki, những người phản kháng lại quyết định của tòa án, vì đã trao quyền điều hành bộ tộc này cho người Meitei. Tình trạng cho quyền ưu tiên cho người Meitei trong các lãnh vực quản các cấp và các lãnh vực giáo dục, cũng như các chương trình khác dành cho người bản địa Kukis.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thư tham dự Đại Hội Thánh Mẫu tại giáo xứ Chính tòa Chúa Kitô
Hãy ‘Cùng Mẹ, Lên Đường’ với Đại Hội Thánh Mẫu Giáo Phận Orange
Đỗ Dzũng / Người Việt
10:02 23/06/2023
Hãy ‘Cùng Mẹ, Lên Đường’ với Đại Hội Thánh Mẫu Giáo Phận Orange
GARDEN GROVE, California (NV) – “Cùng Mẹ, Lên Đường” là chủ đề của Đại Hội Thánh Mẫu Giáo Phận Orange năm nay, được tổ chức tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang trong khuôn viên nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, Garden Grove, trong hai ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy, 14 và 15 Tháng Bảy.
Không chỉ là chủ đề, “Cùng Mẹ, Lên Đường” còn là lời mời gọi tất cả giáo dân khắp nơi về tham dự một sự kiện đặc biệt của cộng đồng Công Giáo Giáo Phận Orange, tại một ngôi thánh đường đồ sộ nhất và đẹp nhất Orange County, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất hải ngoại.
Theo Giám Mục Nguyễn Thái Thành, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, Đại Hội Thánh Mẫu năm nay có hai điểm đặc biệt.
“Thứ nhất, ‘Cùng Mẹ, Lên Đường’ hợp với đề tài ‘Mary Arose and Went with Haste’ của Đức Giáo Hoàng Francis năm nay, khi ngài đến chủ trì Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, được tổ chức từ ngày 1 đến 6 Tháng Tám tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Điều này có nghĩa là Đức Mẹ có Chúa ngự trong lòng, lên đường truyền giáo, mang tin vui đến mọi người,” giám mục nói với nhật báo Người Việt.
Ông thêm: “Thứ hai là, khác với năm trước, ngoài kiệu Đức Mẹ, đại hội năm nay có thêm kiệu Thánh Thể đi chung, hợp với tinh thần của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, có ba năm phục hồi Thánh Thể. Tôi đã giao phần này cho Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận phụ trách.”
“Tôi có khuyến khích các em là phải có 1,000 người tham gia rước,” Giám Mục Thành nói một cách vui vẻ.
Giám Mục Nguyễn Thái Thành cho biết là đại hội năm nay sẽ có phần chia sẻ phép lạ Đức Mẹ La Vang làm cả gia đình nhạc sĩ Lê Tín Hương, tác giả ca khúc nổi tiếng “Có Những Niềm Riêng,” trở lại đạo.
Linh Mục Thái Quốc Bảo, viện trưởng (rector) nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, trưởng ban tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu năm nay, cho biết thêm: “Năm nay có một điểm đặc biệt nữa là có nhóm nhạc Angelo Band từ Việt Nam sang hát biểu diễn trong hai ngày đại hội. Đây là nhóm nhạc thiện nguyện, gốc nhà thờ Tân Định, đi hát phục vụ toàn quốc.”
Linh Mục Bảo vui vẻ cho biết thêm về số người tình nguyện phục vụ đại hội năm nay.
“Năm ngoái, có 1,500 người tình nguyện. Tôi tin tưởng năm nay sẽ đông hơn vì số người tham dự sẽ đông hơn vì ngày càng có nhiều người tin tưởng, biết đến đại hội,” linh mục nói.
Vị linh mục trưởng ban tổ chức cũng hy vọng đại hội cũng là dịp cho mọi người biết đến Đức Mẹ La Vang là ai.
Linh mục chia sẻ: “Người Công Giáo chỉ có 7% tới 8% dân số Việt Nam. Ra hải ngoại, số người này còn ít hơn. Vì thế, càng có nhiều người tham dự đại hội càng làm cho mọi người, nhất là người bản xứ, biết đến Mẹ của người Việt Nam.”
“Đây cũng là dịp để bà con, bạn bè gặp nhau, thăm hỏi nhau, nhất là những người ở các vùng xa xôi. Đại hội cũng là dịp để mọi người đến thăm Little Saigon, thăm bà con, hàng xóm lâu năm từ bên Việt Nam,” Linh Mục Bảo chia sẻ thêm.
Giám Mục Nguyễn Thái Thành cho rằng đại hội cũng là dịp để Tòa Thánh Vatican chấp thuận, nâng “tầm” của Đức Mẹ La Vang.
Giám mục giải thích: “Một cách chính thức, lịch sử Đức Mẹ La Vang hiện chưa được Vatican thừa nhận. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng John 23 nâng ngôi thánh đường ở La Vang, Quảng Trị, lên, nhưng mới chỉ là ‘Tiểu Vương Cung Thánh Đường.’”
“Vì thế, có nhiều người Mỹ không biết về Đức Mẹ La Vang, có thể không chấp nhận. Cho nên, chúng ta cần phải làm sao cho nhiều người biết về sự linh thiêng của Mẹ, chú ý linh đạo vẫn sáng mãi hơn 200 năm trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam,” vị Giám Mục Phụ Tá giáo phận nói tiếp. “Chúng ta phải làm cho mọi người biết Mẹ có một cái gì đó. Ước mơ của tôi là trước khi nghỉ hưu được chứng kiến Linh Đài Đức Mẹ La Vang được công nhận là một đền thánh quốc gia.”
Linh Mục Thái Quốc Bảo cũng đồng ý.
“Hiện nay, linh đài chỉ là ở cấp giáo phận. Hy vọng sau này linh đài sẽ được nâng lên cấp quốc gia. Chính nhờ những sự kiện như Đại Hội Thánh Mẫu, nhiều người sẽ chú ý hơn, đễ được nâng lên cấp quốc gia,” linh mục nói.
Linh mục cho biết thêm, hiện nay, ngoài Đại Hội Thánh Mẫu, nhà thờ chính tòa của giáo phận còn có các sự kiện hàng năm của cộng đồng Việt Nam như Đại Hội Lòng Thương Xót Chúa, Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo, Đại Hội Nhạc Thánh Ca Emmanuel, và Thánh Lễ tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang mỗi Thứ Bảy đầu tháng do 16 cộng đoàn luân phiên tổ chức, và các sự kiện khác.
Đại hội năm nay còn có cuộc thi vẽ logo và viết tiểu luận, dành cho các em thiếu nhi.
“Cuộc thi vẽ logo thì đã xong, giờ còn cuộc thi viết tiểu luận, bày tỏ cảm nghĩ về Mẹ La Vang, có các giải thưởng bằng tiền mặt,” Linh Mục Thái Quốc Bảo cho biết.
Theo Giám Mục Thành, đây là “cách dạy giáo lý hiệu quả nhất cho các em.”
Linh mục trưởng ban tổ chức cho biết thêm: “Năm nay, đại hội sẽ có chương trình văn nghệ rất quy mô cho cả hai tối Thứ Sáu và Thứ Bảy, ngay sau mỗi Thánh Lễ. Phần văn nghệ sẽ các nhóm múa từ Việt Nam sang và các nhóm Mỹ nổi tiếng, cũng như các giáo xứ của Giáo Phận Orange đảm trách.”
“Đặc biệt chương trình văn nghệ tối Thứ Bảy sẽ có phần rút vé số, nếu chưa mua, quý vị có thể mua tại chỗ trước Thánh Lễ. Sau Thánh Lễ, chúng tôi sẽ ngưng bán để cuộc xổ số được bắt đầu. Giá vé là $5/vé, $20/5 vé và chỉ bán cho cư dân California và đang được bán tại các giáo xứ trong giáo phận,” Linh Mục Bảo cho biết. “Về giải thưởng, năm nay giải nhất là $50,000 tiền mặt.”
Ban tổ chức có một bài hát và vũ điệu hướng về chủ đề “Cùng Mẹ, Lên Đường.” Trong các giờ sinh hoạt của cả hai ngày đại hội, ban tổ chức sẽ có người hướng dẫn cho giáo dân sinh hoạt theo.
Điệu múa và lời bài hát sẽ được trình chiếu trên các màn ảnh lớn để mọi người cùng hưởng ứng. Ban tổ chức kêu gọi mọi người có thể theo dõi và tập trước bất cứ lúc nào. Xin coi phần vũ điệu nhạc chủ đề tại trang web https://melavang-oc.org/entertainment/
Đại Hội Thánh Mẫu Giáo Phận Orange được tổ chức lần đầu tiên trong hai ngày 1 và 2 Tháng Bảy, 2022, cũng tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang, với nhiều Thánh Lễ, hội thảo, văn nghệ, và các hoạt động khác.
Linh Đài Đức Mẹ La Vang của Giáo Phận Orange được thánh hiến ngày 17 Tháng Bảy, 2021, với tổng chi phí xây dựng khoảng $13 triệu, do giáo dân đóng góp.
Linh đài có tượng Đức Mẹ cao 12 ft, nặng 16,000 pound, khắc từ một khối cẩm thạch trắng của Ý.
Nằm giữa Linh Đài Đức Mẹ La Vang là Thánh Tượng Đức Mẹ Maria, giống như hình ảnh được thuật lại khi Đức Mẹ hiện ra với một nhóm giáo dân Việt Nam đang trốn tránh sự hãm hại vào năm 1798.
Trong lần hiện ra cách nay 223 năm, ở La Vang, Quảng Trị, vùng rừng núi hẻo lánh xa xôi ở Việt Nam, Đức Mẹ đã mang hy vọng và hướng dẫn cho các giáo dân đang trong cơn tuyệt vọng. Từ mấy thế kỷ qua, Đức Mẹ La Vang trở thành biểu tượng của hy vọng, của đức tin, và của lời hứa cho người Công Giáo Việt Nam khắp năm châu.
—-
Liên lạc tác giả: dodzung@nguoi-viet.com
GARDEN GROVE, California (NV) – “Cùng Mẹ, Lên Đường” là chủ đề của Đại Hội Thánh Mẫu Giáo Phận Orange năm nay, được tổ chức tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang trong khuôn viên nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, Garden Grove, trong hai ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy, 14 và 15 Tháng Bảy.
Biểu diễn trống trước Thánh Lễ Đại Trào Đại Hội Thánh Mẫu Giáo Phận Orange 2022. (Hình minh họa: Văn Lan/Người Việt)
Không chỉ là chủ đề, “Cùng Mẹ, Lên Đường” còn là lời mời gọi tất cả giáo dân khắp nơi về tham dự một sự kiện đặc biệt của cộng đồng Công Giáo Giáo Phận Orange, tại một ngôi thánh đường đồ sộ nhất và đẹp nhất Orange County, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất hải ngoại.
Theo Giám Mục Nguyễn Thái Thành, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, Đại Hội Thánh Mẫu năm nay có hai điểm đặc biệt.
“Thứ nhất, ‘Cùng Mẹ, Lên Đường’ hợp với đề tài ‘Mary Arose and Went with Haste’ của Đức Giáo Hoàng Francis năm nay, khi ngài đến chủ trì Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, được tổ chức từ ngày 1 đến 6 Tháng Tám tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Điều này có nghĩa là Đức Mẹ có Chúa ngự trong lòng, lên đường truyền giáo, mang tin vui đến mọi người,” giám mục nói với nhật báo Người Việt.
Ông thêm: “Thứ hai là, khác với năm trước, ngoài kiệu Đức Mẹ, đại hội năm nay có thêm kiệu Thánh Thể đi chung, hợp với tinh thần của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, có ba năm phục hồi Thánh Thể. Tôi đã giao phần này cho Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận phụ trách.”
“Tôi có khuyến khích các em là phải có 1,000 người tham gia rước,” Giám Mục Thành nói một cách vui vẻ.
Giám Mục Nguyễn Thái Thành cho biết là đại hội năm nay sẽ có phần chia sẻ phép lạ Đức Mẹ La Vang làm cả gia đình nhạc sĩ Lê Tín Hương, tác giả ca khúc nổi tiếng “Có Những Niềm Riêng,” trở lại đạo.
Linh Mục Thái Quốc Bảo (trái) và Giám Mục Nguyễn Thái Thành nói về Đại Hội Thánh Mẫu Giáo Phận Orange 2023. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)
Linh Mục Thái Quốc Bảo, viện trưởng (rector) nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, trưởng ban tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu năm nay, cho biết thêm: “Năm nay có một điểm đặc biệt nữa là có nhóm nhạc Angelo Band từ Việt Nam sang hát biểu diễn trong hai ngày đại hội. Đây là nhóm nhạc thiện nguyện, gốc nhà thờ Tân Định, đi hát phục vụ toàn quốc.”
Linh Mục Bảo vui vẻ cho biết thêm về số người tình nguyện phục vụ đại hội năm nay.
“Năm ngoái, có 1,500 người tình nguyện. Tôi tin tưởng năm nay sẽ đông hơn vì số người tham dự sẽ đông hơn vì ngày càng có nhiều người tin tưởng, biết đến đại hội,” linh mục nói.
Vị linh mục trưởng ban tổ chức cũng hy vọng đại hội cũng là dịp cho mọi người biết đến Đức Mẹ La Vang là ai.
Linh mục chia sẻ: “Người Công Giáo chỉ có 7% tới 8% dân số Việt Nam. Ra hải ngoại, số người này còn ít hơn. Vì thế, càng có nhiều người tham dự đại hội càng làm cho mọi người, nhất là người bản xứ, biết đến Mẹ của người Việt Nam.”
“Đây cũng là dịp để bà con, bạn bè gặp nhau, thăm hỏi nhau, nhất là những người ở các vùng xa xôi. Đại hội cũng là dịp để mọi người đến thăm Little Saigon, thăm bà con, hàng xóm lâu năm từ bên Việt Nam,” Linh Mục Bảo chia sẻ thêm.
Giám Mục Nguyễn Thái Thành cho rằng đại hội cũng là dịp để Tòa Thánh Vatican chấp thuận, nâng “tầm” của Đức Mẹ La Vang.
Giám mục giải thích: “Một cách chính thức, lịch sử Đức Mẹ La Vang hiện chưa được Vatican thừa nhận. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng John 23 nâng ngôi thánh đường ở La Vang, Quảng Trị, lên, nhưng mới chỉ là ‘Tiểu Vương Cung Thánh Đường.’”
“Vì thế, có nhiều người Mỹ không biết về Đức Mẹ La Vang, có thể không chấp nhận. Cho nên, chúng ta cần phải làm sao cho nhiều người biết về sự linh thiêng của Mẹ, chú ý linh đạo vẫn sáng mãi hơn 200 năm trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam,” vị Giám Mục Phụ Tá giáo phận nói tiếp. “Chúng ta phải làm cho mọi người biết Mẹ có một cái gì đó. Ước mơ của tôi là trước khi nghỉ hưu được chứng kiến Linh Đài Đức Mẹ La Vang được công nhận là một đền thánh quốc gia.”
Linh Mục Thái Quốc Bảo cũng đồng ý.
“Hiện nay, linh đài chỉ là ở cấp giáo phận. Hy vọng sau này linh đài sẽ được nâng lên cấp quốc gia. Chính nhờ những sự kiện như Đại Hội Thánh Mẫu, nhiều người sẽ chú ý hơn, đễ được nâng lên cấp quốc gia,” linh mục nói.
Linh mục cho biết thêm, hiện nay, ngoài Đại Hội Thánh Mẫu, nhà thờ chính tòa của giáo phận còn có các sự kiện hàng năm của cộng đồng Việt Nam như Đại Hội Lòng Thương Xót Chúa, Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo, Đại Hội Nhạc Thánh Ca Emmanuel, và Thánh Lễ tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang mỗi Thứ Bảy đầu tháng do 16 cộng đoàn luân phiên tổ chức, và các sự kiện khác.
Đại hội năm nay còn có cuộc thi vẽ logo và viết tiểu luận, dành cho các em thiếu nhi.
“Cuộc thi vẽ logo thì đã xong, giờ còn cuộc thi viết tiểu luận, bày tỏ cảm nghĩ về Mẹ La Vang, có các giải thưởng bằng tiền mặt,” Linh Mục Thái Quốc Bảo cho biết.
Theo Giám Mục Thành, đây là “cách dạy giáo lý hiệu quả nhất cho các em.”
Linh mục trưởng ban tổ chức cho biết thêm: “Năm nay, đại hội sẽ có chương trình văn nghệ rất quy mô cho cả hai tối Thứ Sáu và Thứ Bảy, ngay sau mỗi Thánh Lễ. Phần văn nghệ sẽ các nhóm múa từ Việt Nam sang và các nhóm Mỹ nổi tiếng, cũng như các giáo xứ của Giáo Phận Orange đảm trách.”
“Đặc biệt chương trình văn nghệ tối Thứ Bảy sẽ có phần rút vé số, nếu chưa mua, quý vị có thể mua tại chỗ trước Thánh Lễ. Sau Thánh Lễ, chúng tôi sẽ ngưng bán để cuộc xổ số được bắt đầu. Giá vé là $5/vé, $20/5 vé và chỉ bán cho cư dân California và đang được bán tại các giáo xứ trong giáo phận,” Linh Mục Bảo cho biết. “Về giải thưởng, năm nay giải nhất là $50,000 tiền mặt.”
Ban tổ chức có một bài hát và vũ điệu hướng về chủ đề “Cùng Mẹ, Lên Đường.” Trong các giờ sinh hoạt của cả hai ngày đại hội, ban tổ chức sẽ có người hướng dẫn cho giáo dân sinh hoạt theo.
Điệu múa và lời bài hát sẽ được trình chiếu trên các màn ảnh lớn để mọi người cùng hưởng ứng. Ban tổ chức kêu gọi mọi người có thể theo dõi và tập trước bất cứ lúc nào. Xin coi phần vũ điệu nhạc chủ đề tại trang web https://melavang-oc.org/entertainment/
Linh Đài Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, Garden Grove. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)
Đại Hội Thánh Mẫu Giáo Phận Orange được tổ chức lần đầu tiên trong hai ngày 1 và 2 Tháng Bảy, 2022, cũng tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang, với nhiều Thánh Lễ, hội thảo, văn nghệ, và các hoạt động khác.
Linh Đài Đức Mẹ La Vang của Giáo Phận Orange được thánh hiến ngày 17 Tháng Bảy, 2021, với tổng chi phí xây dựng khoảng $13 triệu, do giáo dân đóng góp.
Linh đài có tượng Đức Mẹ cao 12 ft, nặng 16,000 pound, khắc từ một khối cẩm thạch trắng của Ý.
Nằm giữa Linh Đài Đức Mẹ La Vang là Thánh Tượng Đức Mẹ Maria, giống như hình ảnh được thuật lại khi Đức Mẹ hiện ra với một nhóm giáo dân Việt Nam đang trốn tránh sự hãm hại vào năm 1798.
Trong lần hiện ra cách nay 223 năm, ở La Vang, Quảng Trị, vùng rừng núi hẻo lánh xa xôi ở Việt Nam, Đức Mẹ đã mang hy vọng và hướng dẫn cho các giáo dân đang trong cơn tuyệt vọng. Từ mấy thế kỷ qua, Đức Mẹ La Vang trở thành biểu tượng của hy vọng, của đức tin, và của lời hứa cho người Công Giáo Việt Nam khắp năm châu.
—-
Liên lạc tác giả: dodzung@nguoi-viet.com
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lý lẽ bênh vực Chúa Kitô, Chương Mười Ba: Bằng chứng những lần hiện ra
Vũ Văn An
23:03 23/06/2023
Chương Mười Ba: Bằng chứng những lần hiện ra
Chúa Giêsu có được nhìn thấy vẫn sống sau cái chết của Người trên thập giá không?
Năm 1963, thi thể của Addie Mae Collins mười bốn tuổi, một trong bốn cô gái người Mỹ gốc Phi bị sát hại bi thảm trong một vụ đánh bom nhà thờ khét tiếng của những kẻ phân biệt chủng tộc da trắng, đã được chôn cất ở Birmingham, Alabama. Trong nhiều năm, các thành viên trong gia đình tiếp tục trở lại ngôi mộ để cầu nguyện và dâng hoa. Năm 1998, họ đã đưa ra quyết định quật mồ người quá cố để chôn cất lại tại một nghĩa trang khác.
Tuy nhiên, khi công nhân được gửi đến để đào thi thể, họ trở về với một khám phá gây kinh hoàng: ngôi mộ trống rỗng.
Việc có thể hiểu được là các thành viên trong gia đình đã hết sức đau buồn. Bị cản trở vì duy trì hồ sơ kém cỏi, các viên chức nghĩa trang không làm sao hình dung được những gì đã xảy ra. Một số khả thể đã được nêu ra, mà khả thể chính là bia mộ của cô đã được dựng lên ở địa điểm sai. (1).
Thế nhưng, ở giữa việc xác định những gì đã xảy ra, một giải thích không bao giờ được đề xuất: không ai đề nghị rằng Addie Mae đã được hồi sinh để đi lại trái đất một lần nữa. Tại sao? Bởi vì bản thân ngôi mộ trống không chứng minh được sự phục sinh.
Cuộc trò chuyện của tôi với Tiến sĩ William Lane Craig đã gợi ra bằng chứng mạnh mẽ cho thấy ngôi mộ của Chúa Giêsu đã trống rỗng vào Chúa nhật sau khi Người bị đóng đinh. Trong khi tôi biết rằng điều này là quan trọng và là bằng chứng cần thiết cho sự phục sinh của Người, tôi cũng nhận thức được rằng một cơ thể mất đi tự nó không phải là bằng chứng kết luận được. Cần nhiều sự kiện hơn để xác định việc Chúa Giêsu thực sự đã trở về từ cõi chết.
Đó là những gì đã thúc đẩy chuyến đi bằng máy bay của tôi đến Virginia. Khi chuyến bay của tôi nhẹ nhàng lượn quanh trên những ngọn đồi rừng bên dưới, tôi đã làm một việc đọc vào phút chót cuốn sách của Michael Martin, Giáo sư đại học Boston, người đã tìm cách làm mất uy tín của Kitô giáo. Tôi mỉm cười với lời nói của ông ấy: "Có lẽ việc bảo vệ Phục sinh tinh vi nhất cho đế nay đã được Gary Habermas đưa ra." (2)
Tôi liếc nhìn đồng hồ. Tôi sẽ hạ cánh với đủ thời gian để thuê một chiếc xe hơi, lái đến Lynchburg và thực hiện cuộc hẹn kéo dài hai tiếng đồng hồ với chính Habermas.
Cuộc phỏng vấn thứ mười hai: Gary Habermas, Ph.D, D.D.
Hai bức ảnh có chữ ký của những người chơi khúc côn cầu, mình mặc áo trận, treo trên các bức tường của văn phòng mộc mạc của Habermas. Một bức chụp Bobby Hull bất tử của Chicago Blackhawks; bức kia chụp Dave "The Hammer" Schultz, tiền đạo ầm ĩ, mạnh và dẻo dai của đội Philadelphia Flyers.
"Hull là cầu thủ khúc côn cầu yêu thích của tôi," Habermas giải thích. "Schultz là máy bay chiến đấu yêu thích của tôi." Ông cười toe toét, sau đó nói thêm,"có một sự khác biệt."
Habermas, để râu, nói thẳng, thô kệch-nhưng cũng là một người chiến đấu, một con chó pit bull học thuật trông giống một nhân viên an ninh hộp đêm hơn một trí thức tháp ngà. Được trang bị với các lập luận sắc như dao cạo và bằng chứng lịch sử để nâng đỡ chúng, ông không sợ phản ứng một cách mạnh mẽ.
Antony Flew, một trong những nhà triết học vô thần hàng đầu trên thế giới, phát hiện ra điều đó khi ông vướng phải Habermas trong một cuộc tranh luận chuyên ngành về chủ đề "Chúa Giêsu có trỗi dậy từ cõi chết không?" Các kết quả nhất định có tính một chiều. Trong số năm nhà triết học độc lập từ các trường cao đẳng và đại học khác nhau, đóng vai trò phân xử nội dung của cuộc tranh luận, bốn người kết luận rằng Habermas đã giành chiến thắng. Một người cho cuộc thi là hòa. Không ai bỏ phiếu cho Flew. Một người phân xử nhận xét, "Tôi đã rất ngạc nhiên (sốc có thể là một chữ chính xác hơn) khi thấy cách tiếp cận của chính Flew yếu như thế nào.... Tôi đã bị bỏ lại với kết luận này: Vì trường hợp chống lại sự phục sinh không mạnh hơn so với trình bày của Antony Flew, tôi nghĩ đã đến lúc mình bắt đầu coi trọng sự phục sinh một cách nghiêm túc. " (3)
Một trong năm người chuyên nghiệp khác phân xử cuộc tranh luận của các tham dự viên (một lần nữa Habermas là người chiến thắng) cảm thấy buộc phải viết, "Tôi kết luận rằng lịch sử bằng chứng, mặc dù thiếu sót, đủ mạnh để dẫn dắt các tâm trí hữu lý kết luận rằng Chúa Kitô thực sự đã trỗi dậy từ cõi chết.... Habermas cuối cùng đã cung cấp 'bằng chứng có khả năng cao' cho tính lịch sử của sự phục sinh 'không có bằng chứng duy tự nhiên có giá trị nào chống lại nó. Do đó, theo ý kiến tôi, Habermas đã chiến thắng cuộc tranh luận."
Sau khi kiếm được bằng tiến sĩ từ Đại học bang Michigan, nơi ông viết luận án về Phục sinh, Habermas đã nhận bằng Tiến sĩ về Thần học từ Đại học Emmanuel ở Oxford, Anh. Ông là tác giả của bảy cuốn bàn về Chúa Giêsu trỗi dậy từ cõi chết, bao gồm cả The Resurrection of Jesus: A Rational Enquiry [Sự phục sinh của Chúa Giêsu: Một cuộc điều tra hợp lý], The Resurrection of Jesus: An Apologetic[sự phục sinh của Chúa Giêsu: Một Hộ giáo]; The Historical Jesus [Chúa Giêsu lịch sử]; và Did Jesus Rise from the Dead? [Chúa Giêsu có trỗi dậy từ cõi chết không]; The Resurrection Debate [Cuộc tranh luận phục sinh], dựa trên cuộc tranh luận với Flew. Trong số những cuốn sách khác của ông có Dealing with Doubt (đối phó với sự nghi ngờ) và (với J. P. Moreland): Beyond Death: Exploring the Evidence for Immortality [Bên kia Sự chết: Khám phá bằng chứng của sự bất tử].
Ngoài ra, ông đã đồng biên tập cuốn In Defense of Miracles [Bảo vệ các Phép lạ] và đóng góp cho cuốn Jesus under Fire and Living Your Faith: Closing the Gap between Mind and Heart [Chúa Giêsu bị tấn công và sống đức tin của bạn: Thu hẹp khoảng cách giữa Trí và Tâm]. Một trăm bài báo của ông đã xuất hiện trong các ấn phẩm bình dân (như the Saturday Evening Post), các tạp chí học thuật (bao gồm Faith and Philosophy và Religious Studies), và các sách tham khảo (ví dụ: The Baker Dictionary of Theology). Ông cũng là cựu chủ tịch của Hội Triết học Thệ phản.
Tôi không muốn gợi ý, theo mô tả trước đây của tôi, rằng Habermas là người có tinh thần tranh đấu không cần thiết; ông thân thiện và hạ mình trong các cuộc trò chuyện thông thường. Tôi chỉ không muốn ở phía bên kia của trận khúc côn cầu bên nước đá-tức một cuộc tranh luận-với Ông. Bẩm sinh, ông có một radar giúp ông nhắm thẳng vào những điểm dễ bị tổn thương của đối phương. Ông cũng có một mặt dịu dàng, mà tôi sẽ khám phá, một cách bất ngờ, trước khi cuộc phỏng vấn của chúng tôi kết thúc.
Tôi tìm thấy Habermas trong văn phòng đầy ý nghĩa của ông tại Đại học Liberty, nơi ông hiện đang là giáo sư nổi tiếng và chủ tịch của Phân khoa Triết học và Thần học và Giám đốc của Chương trình thạc sĩ về hộ giáo. Với các tủ hồ sơ mầu đen, bàn giấy kim loại với mặt bàn bằng gỗ giả, thảm mòn sơ cả chỉ, và những chiếc ghế gấp dành cho khách, chắc chắn không phải là nơi trưng bày. Giống như người sở hữu, nó không có chi là khoe khoang cả.
"Người chết không làm điều đó"
Habermas, ngồi sau bàn làm việc, xắn tay áo sơ mi màu xanh lên, khi tôi bật máy ghi âm và bắt đầu cuộc phỏng vấn của chúng tôi.
Tôi bắt đầu với sự thẳng thừng của công tố viên "Há không đúng sao việc hoàn toàn không có nhân chứng nào mục kích việc phục sinh của Chúa Giêsu?"
"Đúng như thế-không có trình thuật nào mô tả việc Phục sinh," Habermas trả lời như thế, trong một sự thừa nhận có thể làm ngạc nhiên những ai chỉ có kiến thức qua loa về chủ đề này.
"Khi tôi còn trẻ, tôi đã đọc một cuốn sách của C. S. Lewis, người từng viết rằng Tân Ước không nói gì về sự phục sinh. Tôi đã viết một chữ 'không!’ thực sự lớn' ở bên lề. Sau đó, tôi nhận ra điều ông ấy muốn nói: không ai ngồi bên trong ngôi mộ và nhìn thấy thi hài bắt đầu rung, đứng lên, tháo vải lanh ra, gấp nó lại, lăn viên đá ra một bên, gây ấn tượng mạnh mẽ cho những lính canh và bỏ đi”.
Đối với tôi, điều đó dường như rất có thể đặt ra một số vấn đề. Tôi hỏi, “Há điều này không làm tổn thương các nỗ lực của ông để xác định rằng việc phục sinh là một Sự kiện lịch sử hay sao?".
Habermas đẩy lùi chiếc ghế của mình để thoải mái hơn. "Không, điều này không làm tổn thương lý lẽ của chúng tôi một tí teo nào cả, bởi vì trọn khoa học là về các nguyên nhân và hiệu quả. Chúng ta không thấy khủng long; Chúng ta nghiên cứu hóa thạch.Chúng ta có thể không biết bệnh bắt nguồn ra sao, nhưng chúng ta nghiên cứu triệu chứng. Có thể không ai chứng kiến một tội ác, nhưng cảnh sát ghép nối các bằng chứng sau sự kiện với nhau”.
Ông nói tiếp, “Vì vậy, đây là cách tôi nhìn vào bằng chứng chứng minh việc Phục sinh: Đầu tiên, Chúa Giêsu có chết trên thập giá không? Và thứ hai, Người có hiện ra sau đó với người ta không? Nếu ông có thể thiết lập hai điều đó, ông đã tạo được lý lẽ của ông, vì những người chết thường không làm điều đó."
Các nhà sử học đồng ý việc có rất nhiều bằng chứng cho thấy Chúa Giêsu bị đóng đinh, và Tiến sĩ Alexander Metherell đã chứng minh trong một chương trước đó rằng Chúa Giêsu không thể sống sót các khắc nghiệt của việc xử tử đó. Điều còn lại là phần thứ hai của vấn đề: Chúa Giêsu có thực sự hiện ra sau đó không?
Tôi hỏi, "Có bằng chứng nào cho thấy người ta nhìn thấy Người không?".
Mở cuốn Kinh thánh trước mặt ông ra, ông nói, "Tôi sẽ bắt đầu với bằng chứng cho thấy hầu như tất cả các học giả có óc phê phán đều thừa nhận, không ai hoài nghi Thánh Phaolô đã viết thư 1 Côrintô và chúng ta thấy ngài khẳng định ở hai nơi rằng ngài đích thân gặp Chúa Kitô Phục sinh. Ngài nói trong 1Cr 9: 1, 'Há tôi không phải là một Tông đồ hay sao? Há tôi đã không nhìn thấy Chúa Giêsu Chúa của chúng ta hay sao?' Và ngài nói trong 1Cr 15: 8, 'Cuối cùng Người cũng hiện ra với tôi.' "
Tôi nhận ra rằng trích dẫn cuối cùng được gán cho Kinh tin kính của Giáo hội tiên khởi mà Craig Blomberg và tôi đã thảo luận. Như William Lane Craig chỉ ra, phần đầu tiên của Kinh tin kính này (các câu 3-4) đề cập đến việc xử tử, chôn cất và phục sinh của Chúa Giêsu.
Phần cuối cùng của Kinh tin kính (câu 5-8) nói đến các lần Người hiện ra sau Phục sinh: "[Chúa Kitô] hiện ra với Phêrô, và sau đó với nhóm Mười hai. Sau đó, Người hiện ra với hơn năm trăm anh em cùng một lúc, hầu hết trong số họ vẫn đang sống, mặc dù một số đã an giấc. Sau đó, Người hiện ra với Giacôbê, sau đó với tất cả các tông đồ."Trong câu tiếp theo, Thánh Phaolô nói thêm,"và cuối cùng Người cũng hiện ra với tôi, như với một người được sinh ra bất thường. "
Trên bề mặt, đây là lời chứng có ảnh hưởng một cách khó tin rằng Chúa Giêsu đã hiện ra sống động sau cái chết của Người. Đây là tên của các cá nhân và nhóm người chuyên biệt đã nhìn thấy Người, được viết tại thời điểm người ta vẫn còn có thể kiểm tra những người này nếu họ muốn có sự xác nhận. Vì tôi biết rằng kinh tin kính sẽ là mấu chốt trong việc thiết lập sự phục sinh, tôi quyết định đặt nó dưới sự xem xét kỹ lưỡng hơn: Tại sao các nhà sử học lại được thuyết phục đây là một kinh tin kính? Nó đáng tin cậy ra sao? Nó đã có từ lúc nào?
Tôi hỏi Habermas "Ông có phiền không nếu tôi đối chất ông về kinh tin kính này? ".
Ông giơ tay ra như muốn mời tôi nói. Ông nói một cách lịch sự "Làm ơn, ông cứ việc đối chất".
"Hãy thuyết phục tôi đó là một kinh tin kính"
Thoạt đầu tôi muốn xác định lý do tại sao Habermas, Craig, Blomberg, và những người khác được thuyết phục rằng đoạn văn này là một kinh tin kính của Giáo Hội tiên khởi chứ không phải chỉ là những lời của Thánh Phaolô, người đã viết bức thư cho Giáo Hội Corintô nơi chứa đựng kinh này.
Thách thức của tôi với Habermas rất đơn giản và trực tiếp: "Ông hãy thuyết phục tôi đó là một kinh tin kính."
"Vâng, tôi có thể nói với ông một số lý do vững chắc. Thứ nhất, Thánh Phaolô giới thiệu nó bằng các hạn từ đã nhận được và chuyển tiếp, đó là những thuật ngữ giáo sĩ quen dùng cho thấy ngài chuyển giao một truyền thống thánh.
Nhìn xuống bàn tay trong khi lần lượt nắm lấy một ngón tay để nhấn mạnh từng điểm ông đưa ra, Habermas nói, “Thứ hai, lối song đối của bản văn và nội dung đúng điệu cho thấy đó là một kinh tin kính. Thứ ba, bản văn gốc sử dụng Cephas thay cho Phêrô, đó là tên tiếng Aram của ngài. Trên thực tế, chính tiếng Aram có thể chỉ ra một nguồn gốc rất sớm. Thứ tư, Kinh tin kính sử dụng một số cụm từ nguyên thủy khác mà Thánh Phaolô sẽ không sử dụng thông thường, như 'Nhóm Mười hai’, ‘Ngày thứ ba Người trỗi dậy,' và những cụm từ khác. Thứ năm, việc sử dụng một số cụm từ tương tự như lối thuật truyện tiếng Aram và Do Thái Mishna."
Khi dùng hết các ngón tay, ông ngước mắt nhìn tôi, hỏi, "Tôi có nên tiếp tục không?"
Tôi trả lời, "Vâng, vâng. Ông đang nói rằng những sự kiện này thuyết phục ông, trong tư cách một Kitô hữu Thệ phảnbảo thủ, rằng đây là một kinh tin kính."
Habermas có vẻ hơi bị xúc phạm bởi nhận xét rõ ràng là gai góc đó. Ông nhấn mạnh một cách bất bình, "không phải chỉ có các Kitô hữu bảo thủ mới tin chắc như thế. Đây là một đánh giá được chia sẻ rộng rãi bởi một loạt các học giả từ khắp phổ thần học. Học giả nổi tiếng Joachim Jeremias nhắc đến kinh tin kính này như 'truyền thống sớm nhất hơn cả' và Ulrich Wilckens nói rằng nó chắc chắn đã có từ giai đoạn sớm hơn cả trong lịch sử Kitô giáo nguyên thủy.'"
Điều trên nêu ra câu hỏi kinh tin kính này nguyên thủy ra sao. Tôi hỏi, "Ông có thể định niên biểu cho nó, trở lại bao xa?".
"Chúng ta biết rằng Thánh Phaolô đã viết thư 1 Côrintô trong khoảng thời gian từ năm 55 đến năm 57 CN. Trong 1Cr 15: 1-4, ngài chỉ ra rằng ngài đã truyền lại Kinh tin kính này cho Giáo Hội tại Côrintô, điều đó có nghĩa là nó phải có trước chuyến thăm của ngài ở đó vào năm 51 CN. Vì vậy, tín điều này đã được sử dụng trong vòng hai mươi năm sau biến cố Phục sinh, nghĩa là khá sớm.
“Tuy nhiên, tôi đồng ý với các học giả khác nhau từng đặt niên biểu cho nó trở lại sớm hơn nữa, trong vòng hai đến tám năm sau biến cố Phục sinh, hoặc từ khoảng năm 32 đến năm 38 CN, khi Thánh Phaolô nhận được nó tại Đamát hoặc tại Giêrusalem. Như thế, đây là tài liệu vô cùng nguyên thủy, chứng từ chưa bị thêm thắt chứng minh sự kiện này: Chúa Giêsu đã hiện ra sống động với những người hoài nghi như Phaolô và Giacôbê, cũng như Phêrô và các môn đệ khác."
Tôi phản đối, “Nhưng, đó không thực sự là một trình thuật trực tiếp. Thánh Phaolô cung cấp danh sách thứ cấp hoặc tam cấp. Há điều này không giảm thiểu giá trị của nó như bằng chứng hay sao?"
Không phải thế đối với Habermas. "Hãy nhớ, bản thân Thánh Phaolô khẳng định rằng Chúa Giêsu cũng hiện ra với ngài, vì vậy điều này cung cấp chứng từ trực tiếp. Và Thánh Phaolô đã không lấy danh sách này từ những người lạ trên đường phố. Quan điểm hàng đầu là ngài đã nhận được nó trực tiếp từ các nhân chứng Phêrô và Giacôbê, và ngài đã rất công phu trong việc xác nhận tính chính xác của nó”.
Đó là một tuyên bố mạnh mẽ. Tôi hỏi, “Làm thế nào ông biết điều đó?".
"Tôi sẽ đồng tình với các học giả tin rằng Thánh Phaolô đã nhận được tài liệu này ba năm sau khi ngài trở lại, khi ngài thực hiện chuyến đi Giêrusalem và gặp hai thánh Phêrô và Giacôbê. Thánh Phaolô mô tả chuyến đi đó trong thư Galát 1:18-19, trong đó ngài sử dụng một chữ Hy Lạp rất đáng lưu ý Historeo [điều tra]."
Tôi không quen thuộc với ý nghĩa của chữ này. "Tại sao chữ này quan trọng?”
"Bởi vì chữ này chỉ rõ rằng ngài không chỉ tình cờ nói chuyện vu vơ khi ngài gặp họ. Mà đây là một cuộc điều tra tìm hiểu. Thánh Phaolô đã đóng vai trò của một khảo sát viên, một người cẩn thận điều tra vụ việc. Nên, sự kiện Thánh Phaolô xác nhận vấn đề với hai nhân chứng mục kích, những người được đề cập chuyên biệt trong kinh tin kính-Phêrô và Giacôbê-đem lại sức nặng thêm này. Một trong số rất ít học giả Tân Ước Do Thái, Pinchas Lapide, nói rằng các bằng chứng nâng đỡ Kinh tin kính mạnh đến mức nó 'có thể được coi là một tuyên bố của nhân chứng tận mắt. "
Trước khi tôi có thể nói chen vào, Habermas đã nói thêm, "Và sau đó, trong 1Cr 15:11, Thánh Phaolô nhấn mạnh rằng các tông đồ khác cũng đồng ý thuyết giảng cùng một Tin Mừng, cùng một thông điệp này về Phục sinh. Việc này có nghĩa là điều nhân chứng tận mắt Phaolô nói cũng y hệt như những gì các nhân chứng tận mắt Phêrô và Giacôbê nói."
Tôi sẽ thừa nhận nó: tất cả điều này nghe có vẻ khá thuyết phục. Tuy nhiên, tôi có một số dè dặt về kinh tin kính, và tôi không muốn các khẳng định tự tin của Habermas ngăn cản tôi thăm dò hơn nữa.
Mầu nhiệm năm trăm người
Kinh tin kính trong 1Cr 15 là nơi duy nhất trong văn học cổ thời nơi người ta tuyên bố rằng Chúa Giêsu đã hiện ra với năm trăm người cùng một lúc. Các Tin mừng không chứng thực điều này. Không nhà sử học thế tục nào đề cập đến nó. Và với tôi, điều đó tăng thêm dấu hiệu cảnh báo.
Tôi hỏi Habermas, "Nếu điều này thực sự xảy ra, tại sao không ai khác nói về nó? Ông dám nghĩ rằng các tông đồ sẽ trích dẫn điều này như bằng chứng bất cứ nơi nào họ tới. Như nhà vô thần Michael Martin nói, 'Người ta phải kết luận rằng hoàn toàn không có xác suất nào là biến cố này thực sự xảy ra' và do đó, điều này 'gián tiếp làm người ta hoài nghi Thánh Phaolô như một nguồn đáng tin cậy. '" (5)
Nhận xét đó làm phiền Habermas. "Thưa, hoàn toàn chỉ là ngu đần khi cho rằng điều này gây hoài nghi đối với Thánh Phaolô," ông trả lời như thế, giọng nghe có vẻ vừa ngạc nhiên vừa khó chịu khi ai đó dám đưa ra một nhận định như thế.
"Ý tôi là, hãy tha cho tôi đi! Đầu tiên, mặc dù nó chỉ được tường trình trong một nguồn, nhưng nó hiện ra sớm nhất và được chứng thực tốt hơn cả! Điều đó đáng kể chứ.
Thứ hai, Thánh Phaolô rõ ràng có một sự gần gũi với những người này. Ngài nói, 'Hầu hết những người này vẫn còn sống, mặc dù một số người đã an giấc.' Thánh Phaolô hoặc biết một số người này hoặc được một ai đó biết họ nói cho hay họ vẫn đang quanh quẩn đâu đó và sẵn sàng được phỏng vấn.
“Bây giờ, hãy dừng lại và nghĩ về nó: ông sẽ không bao giờ bao gồm cụm từ này trừ khi ông hoàn toàn tự tin rằng những người này sẽ xác nhận rằng những người này thực sự đã thấy Chúa Giêsu còn sống. Ý tôi là, Thánh Phaolô hầu như đã mời người ta tự kiểm tra nó cho chính họ! Ngài sẽ không nói điều này nếu ngài không biết họ sẽ ủng hộ ngài.
“Thứ ba, khi ông chỉ có một nguồn, ông có thể hỏi, 'Tại sao không có nhiều hơn thế?' Nhưng ông không thể nói, 'Nguồn này vô giá trị trên cơ cở không có ai khác đã tiếp nhận nó.' Ông không thể hạ cấp một nguồn này theo cách đó. Vì vậy, điều này không gây bất cứ nghi ngờ cho Thánh Phaolô - tin tôi đi, Martin rất thích làm điều đó, nhưng ông ta không thể làm điều đó một cách hợp pháp.
“Đây là một thí dụ về việc một số nhà phê bình muốn nó cả hai cách ra sao. Nói chung, họ chê bai các trình thuật phục sinh của Tin Mừng nghiêng về Thánh Phaolô, vì ngài được coi là thẩm quyền chính. Nhưng về vấn đề này, họ nghi ngờ Thánh Phaolô vì trước hết họ không tin tưởng nhiều ở các bản văn! Điều này nói gì về phương pháp của họ?"
Tôi vẫn gặp khó khăn trong việc hình dung sự hiện ra này của Chúa Giêsu với một đám đông lớn như vậy. Tôi hỏi, "Cuộc gặp gỡ này với năm trăm người đã xẩy ra ở đâu?".
Habermas suy đoán, "thì ở vùng nông thôn Galilê. Nếu Chúa Giêsu có thể nuôi ăn năm nghìn người, Người có thể giảng cho năm trăm người. Và Mátthêu nói rằng Chúa Giêsu đã hiện ra trên một sườn đồi; có lẽ hơn mười một môn đệ đã ở đó."
Hình dung cảnh đó trong tâm trí tôi, tôi vẫn không thể không tự hỏi tại sao không có ai khác tường trình về sự kiện này. "Há lại không có xác suất nào là nhà sử học Josephus đã đề cập đến một điều có tầm cỡ lớn lao như thế này hay sao?"
"Không, tôi không nghĩ điều đó nhất thiết là sự thật. Josephus viết sáu mươi năm sau. Những câu chuyện địa phương lưu hành bao lâu trước khi chúng bắt đầu mất đi?" Habermas hỏi như thế. "Như thế, Josephus một là không biết về nó, điều này khả hữu, hai là ông ta quyết định không đề cập đến nó, điều này có ý nghĩa bởi vì chúng ta biết Josephus không phải là môn đệ của Chúa Giêsu. Ông không thể mong đợi Josephus bắt đầu xây dựng lý lẽ bênh vực Người."
Khi tôi không trả lời, Habermas nói tiếp, "Ông xem, tôi rất muốn có năm nguồn cho điều này. Nhưng tôi không có. Tuy nhiên, tôi có một nguồn tuyệt vời - một kinh tin kính tốt đến mức nhà sử học người Đức Hans von Campenhausen nói, ‘trình thuật này đáp ứng tất cả các đòi hỏi về độ tin cậy lịch sử có thể có từ một bản văn như vậy.' Ngoài ra, ông không cần dựa vào việc nhắc đến năm trăm người để xây dựng lý lẽ cho việc sống lại. Thông thường thậm chí tôi không sử dụng nó."
Câu trả lời của Habermas mang theo một số luận lý. Tuy nhiên, có một khía cạnh của kinh tin kính đè nặng lên tôi: nó nói rằng Chúa Giêsu đã hiện ra đầu tiên với Thánh Phêrô, trong khi Thánh Gioan nói rằng Người hiện ra đầu tiên với Maria Mađalêna.
Thực thế, kinh tin kính này không đề cập đến bất cứ phụ nữ nào, cho dù họ được nhắc đến một cách nổi bật trong các trình thuật Tin Mừng.
Tôi hỏi, "Há những mâu thuẫn này không làm làm tổn thương uy tín của nó sao?".
Ông trả lời, "à, không. Trước hết, hãy nhìn kỹ vào kinh tin kính: Nó không nói Chúa Giêsu hiện ra đầu tiên với Phêrô. Nó chỉ đặt tên của Phêrô lên đầu danh sách. Và vì phụ nữ không được coi có năng quyền làm nhân chứng trong nền văn hóa Do Thái thế kỷ thứ nhất, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi họ không được đề cập ở đây. Trong sự sắp xếp sự việc trong thế kỷ thứ nhất, chứng từ của họ sẽ không mang theo bất cứ sắc nặng nào. Vì vậy, việc đặt Phêrô đầu tiên có thể cho thấy ưu tiên hợp luận lý hơn là ưu tiên thời gian".
Ông kết luận “Lại nữa, độ khả tín của kinh tin kính vẫn còn nguyên vẹn. Ông đã nêu ra một số câu hỏi, nhưng há ông lại không thừa nhận rằng chúng không làm suy yếu bằng chứng đầy thuyết phục rằng kinh tin kính có từ sớm, nó không bị ô nhiễm bởi huyền thoại, nó không hàm hồ nhưng chuyên biệt, và cuối cùng nó bắt nguồn từ các trình thuật của các nhân chứng tận mắt hay sao?"
Nói chung, tôi buộc phải đồng ý rằng ông đúng. Một cách rõ ràng và đầy thuyết phục, sức nặng của các bằng chứng hỗ trợ kinh tin kính như bằng chứng mạnh mẽ cho sự hiện ra sau phục sinh của Chúa Giêsu.
Mạnh mẽ đến mức William Lane Craig, chuyên gia phục sinh tôi đã phỏng vấn trong chương trước, nói rằng Wolfhart Parmenberg, có lẽ là nhà thần học có hệ thống vĩ đại nhất hiện còn sống trong thế giới, "đã làm rung chuyển nền thần học hoài nghi hiện đại của Đức, bằng việc xây dựng toàn bộ thần học của mình một cách chính xác dựa trên bằng chứng lịch sử của việc phục sinh của Chúa Giêsu như được cung cấp trong danh sách các lần hiện ra của Thánh Phaolô”. (6)
Sau khi đã tự thỏa mãn với độ đáng tin cậy thiết yếu của kinh tin kính ở 1Cr 15, đã đến lúc bắt đầu nhìn vào bốn sách Tin mừng, vốn thuật lại những lần hiện ra khác nhau của Chúa Giêsu phục sinh một cách chi tiết hơn.
Còn 1 kỳ
Văn Hóa
Sinh Nhật Xóa Bình Vôi
Nguyễn Trung Tây
00:49 23/06/2023
Nguyễn Trung Tây
Sinh Nhật Xóa Bình Vôi
Gia đình đó, ông có địa vị trong xã hội.
Nhưng lại không có con.
Bao năm rồi, hai vợ chồng cứ thế, héo quắt trái táo, ngậm nhấm cô đơn!
Cả hai bình vôi, bình vôi ông, bình vôi bà,
cả hai vôi đặc, vôi khô, vôi mốc!
cả hai thiên hạ gọi, ông bà bình vôi!
Bao nhiêu ngày tháng rồi, mặt trời rực rỡ đổ dài nơi khung cửa.
Lá xanh non chuyển đổi sang xanh đậm, rồi chuyển màu đỏ rực lửa.
Nhưng ông vẫn đi vô, bà đi ra.
Cả hai vẫn thế, cùng nhìn nhau, cùng thở dài, tựa bóng ma!
Hai bóng yên lặng, hai hình nhân hàng mã.
Thiên hạ đi chợ, tới Phố Hàng Mã, nhìn ông nhìn bà bình vôi, người người ngáp dài, chán ngán!.
Ông bà bình vôi ngần ngại bước ra đường, bởi sợ miệng đời độc sâu,
Những tiếng thì thào tinh quái nho nhỏ nổi lên sau lưng như đàn ruồi trâu,
“Nhà ông bà bình vôi, không biết tại ông hay tại bà,
hay bởi cả hai, bụng vợ cứ thế, khô đét trái mướp, đen nâu nâu.”
Những lần phải bước tới Hội đường ngày Sabát.
Hết buổi kinh, bà bước về nhà, nhớ lại lời thiên hạ vo ve bên tai,
bà trằn trọc mất ngủ, nguyên đêm dài.
Nước mắt ứa tuôn hai khóe mắt loang lổ chân chim, bà tủi hờn, thở dài!
Ngày nào cũng thế, sáng trưa tối,
bàn ăn bánh mì dọn ra, hai ổ bánh mì mới.
Ông một ổ, bà một ổ. Ông uể oải nhai như nhai bánh mì nguội.
Bà trộn bánh mì, nước mắt tủi hờn!
Đĩa bánh mì thứ ba trên bàn vẫn như thế, nguyên vẹn hình hài, vẫn trống trơn.
Đêm đêm ông thức dậy, dâng lời kinh cầu nguyện, “Lạy Ngài, xin thương xót con!”
Ông nhìn bà, ông biết bà cũng đêm đêm trằn trọc, mắt trắng mắt.
Bà ngồi dậy, nhìn mái tóc bạc trắng của chồng, nhìn lưng còng của chồng. Bà thở dài! Bà biết đã qua rồi, một thời.
Bà không hy vọng gì. Không trông mong gì.
Ông đôi khi nghĩ về một huệ dậu, nối dõi tông đường.
Nhưng người đàn ông biết giấc mơ viễn vông,
bởi ông biết mình, biết rõ về mình.
Tất cả những điều bình thường của một người đàn ông đã cạn kiệt nơi ông.
Bà nhớ lại những khi trời sáng, tiếng gà gáy vang vang, tai bỗng nghe tiếng khóc trẻ thơ.
Bà mơ ước, một lần làm mẹ, một lần cho con dòng sữa thơm.
Bà thầm thì lời kinh, nếu phải đánh đổi tuổi đời, bà cũng xin được có người gọi mình, “Mẹ! Mẹ ơi!”
Bà ứa nước mắt! Một điều bình thường như thế, nhỏ nhoi như thế, mà sao vẫn không một lần xảy đến trong cuộc đời.
Bà nhớ lại, hôm nay, ông bước về nhà sau buổi đốt hương tế lễ Thiên Chúa trong gian Thánh Cực Thánh.
Bước vô nhà, mặt ông tái xanh.
Bà hỏi ông. Nhưng ông ú ớ.
Hàng xóm thì thào nho nhỏ,
chồng bà sáng nay hốt hoảng bỏ chạy ra khỏi gian Thánh Cực Thánh!
Nhưng thật bất ngờ, người một thời cây khô không lộc bỗng nẩy lộc.
Bà biết cung lòng khô héo của bà chuyển động.
Bà biết có một điều gì đó, mới tinh khôi trong dạ.
Giữa bữa bánh mì trưa, bà đứng dậy bỏ đi xuống bếp,
đất đen mời gọi bà ngồi xuống, ngồi lệt bệt!
Ông nhìn theo, nhưng không ngạc nhiên!
Bà quay lại bàn bánh mì. Nhưng bước đi những bước hiên ngang.
Bà không còn vừa đi vừa cúi gầm mặt xuống đất nữa, bởi hài nhi nảy mầm trong bụng.
Ông vẫn thế, vẫn ngồi đó, ngọng nghịu ú ớ, âm thanh người câm, nhưng nhìn bụng vợ, mặt hồng hồng tươi.
Cả hai không hẹn cùng nhìn về một phía, đĩa bánh mì trống trơn trên bàn.
Cả hai đều biết, bắt đầu từ ngày mai, họ sẽ phải để một ổ bánh mì lên đĩa bánh mì trống trơn đó.
Cả hai kiên nhẫn đợi chờ.
Cả hai một thời bình vôi đặc, bình vôi mốc hồi hộp mong chờ.
Ngày phải tới rồi cũng tới.
Người đàn bà cao niên đưa vào đời một bé trai.
Tiếng khóc trẻ thơ vang vang xóa tan một thời tủi nhục của ông bà,
một thời ông bà bình vôi.
Niềm vui nối tiếp niềm vui.
Bởi ông bật tiếng nói, ngay sau khi viết tên trên tấm bảng, “Tên cháu là Gioan.”
Ngày bé Gioan chào đời, sinh nhật em xóa bỏ chữ bình vôi khắc sâu trên khuôn mặt của bố và của mẹ!
Ngày sinh nhật của Gioan Tiền Hô, báo hiệu một ngày sinh nhật khác, sinh nhật Ngôi Lời.
Sinh nhật “tên cháu là Gioan”, một dấu hiệu báo Sinh nhật Emmanuel, ánh sáng mới chiếu rực rỡ xua tan đêm đen.
Sinh nhật của Giêsu hữu Tiền Hô, chứng nhân cho Ngài, tên Giêsu, Đấng Cứu Thế!
Sinh nhật của Giêsu hữu tôi cũng thế, ngày tôi chào đời, sinh nhật tôi xóa bỏ chữ buồn tủi trong trái tim bố và mẹ.
Ngày tôi sinh ra, trần gian khen ngợi bố mẹ tôi, “Ông bà thật diễm phúc!”
Sinh nhật tôi, một dấu hiệu báo cho trần gian biết, qua chứng nhân tôi, họ sẽ gặp gỡ Ngài, Chiên Thiên Chúa.
Cũng thế,
Dì Tám Sài Gòn!
Dì Đan viện Missourri!
Cha Bề trên, Cha Xứ
Thầy Đan viện Bãi Dâu chuẩn bị tuyên khấn vĩnh viễn!
Thầy Dòng lấm lem ở một góc trời khu vực ngoại biên nào đó!
Giáo dân địa phận đàng ngoài!
Sinh nhật đó, ngày đó, rực rỡ khuôn mặt mẹ cha.
Sinh nhật đó, ngày đó, dấu hiệu đó chỉ tới Tin Mừng của Ngài, và về Ngài, Đấng Emmanuel!
Xin hãy là như vậy!
Sinh Nhật Xóa Bình Vôi
Gia đình đó, ông có địa vị trong xã hội.
Nhưng lại không có con.
Bao năm rồi, hai vợ chồng cứ thế, héo quắt trái táo, ngậm nhấm cô đơn!
Cả hai bình vôi, bình vôi ông, bình vôi bà,
cả hai vôi đặc, vôi khô, vôi mốc!
cả hai thiên hạ gọi, ông bà bình vôi!
Bao nhiêu ngày tháng rồi, mặt trời rực rỡ đổ dài nơi khung cửa.
Lá xanh non chuyển đổi sang xanh đậm, rồi chuyển màu đỏ rực lửa.
Nhưng ông vẫn đi vô, bà đi ra.
Cả hai vẫn thế, cùng nhìn nhau, cùng thở dài, tựa bóng ma!
Hai bóng yên lặng, hai hình nhân hàng mã.
Thiên hạ đi chợ, tới Phố Hàng Mã, nhìn ông nhìn bà bình vôi, người người ngáp dài, chán ngán!.
Ông bà bình vôi ngần ngại bước ra đường, bởi sợ miệng đời độc sâu,
Những tiếng thì thào tinh quái nho nhỏ nổi lên sau lưng như đàn ruồi trâu,
“Nhà ông bà bình vôi, không biết tại ông hay tại bà,
hay bởi cả hai, bụng vợ cứ thế, khô đét trái mướp, đen nâu nâu.”
Những lần phải bước tới Hội đường ngày Sabát.
Hết buổi kinh, bà bước về nhà, nhớ lại lời thiên hạ vo ve bên tai,
bà trằn trọc mất ngủ, nguyên đêm dài.
Nước mắt ứa tuôn hai khóe mắt loang lổ chân chim, bà tủi hờn, thở dài!
Ngày nào cũng thế, sáng trưa tối,
bàn ăn bánh mì dọn ra, hai ổ bánh mì mới.
Ông một ổ, bà một ổ. Ông uể oải nhai như nhai bánh mì nguội.
Bà trộn bánh mì, nước mắt tủi hờn!
Đĩa bánh mì thứ ba trên bàn vẫn như thế, nguyên vẹn hình hài, vẫn trống trơn.
Đêm đêm ông thức dậy, dâng lời kinh cầu nguyện, “Lạy Ngài, xin thương xót con!”
Ông nhìn bà, ông biết bà cũng đêm đêm trằn trọc, mắt trắng mắt.
Bà ngồi dậy, nhìn mái tóc bạc trắng của chồng, nhìn lưng còng của chồng. Bà thở dài! Bà biết đã qua rồi, một thời.
Bà không hy vọng gì. Không trông mong gì.
Ông đôi khi nghĩ về một huệ dậu, nối dõi tông đường.
Nhưng người đàn ông biết giấc mơ viễn vông,
bởi ông biết mình, biết rõ về mình.
Tất cả những điều bình thường của một người đàn ông đã cạn kiệt nơi ông.
Bà nhớ lại những khi trời sáng, tiếng gà gáy vang vang, tai bỗng nghe tiếng khóc trẻ thơ.
Bà mơ ước, một lần làm mẹ, một lần cho con dòng sữa thơm.
Bà thầm thì lời kinh, nếu phải đánh đổi tuổi đời, bà cũng xin được có người gọi mình, “Mẹ! Mẹ ơi!”
Bà ứa nước mắt! Một điều bình thường như thế, nhỏ nhoi như thế, mà sao vẫn không một lần xảy đến trong cuộc đời.
Bà nhớ lại, hôm nay, ông bước về nhà sau buổi đốt hương tế lễ Thiên Chúa trong gian Thánh Cực Thánh.
Bước vô nhà, mặt ông tái xanh.
Bà hỏi ông. Nhưng ông ú ớ.
Hàng xóm thì thào nho nhỏ,
chồng bà sáng nay hốt hoảng bỏ chạy ra khỏi gian Thánh Cực Thánh!
Nhưng thật bất ngờ, người một thời cây khô không lộc bỗng nẩy lộc.
Bà biết cung lòng khô héo của bà chuyển động.
Bà biết có một điều gì đó, mới tinh khôi trong dạ.
Giữa bữa bánh mì trưa, bà đứng dậy bỏ đi xuống bếp,
đất đen mời gọi bà ngồi xuống, ngồi lệt bệt!
Ông nhìn theo, nhưng không ngạc nhiên!
Bà quay lại bàn bánh mì. Nhưng bước đi những bước hiên ngang.
Bà không còn vừa đi vừa cúi gầm mặt xuống đất nữa, bởi hài nhi nảy mầm trong bụng.
Ông vẫn thế, vẫn ngồi đó, ngọng nghịu ú ớ, âm thanh người câm, nhưng nhìn bụng vợ, mặt hồng hồng tươi.
Cả hai không hẹn cùng nhìn về một phía, đĩa bánh mì trống trơn trên bàn.
Cả hai đều biết, bắt đầu từ ngày mai, họ sẽ phải để một ổ bánh mì lên đĩa bánh mì trống trơn đó.
Cả hai kiên nhẫn đợi chờ.
Cả hai một thời bình vôi đặc, bình vôi mốc hồi hộp mong chờ.
Ngày phải tới rồi cũng tới.
Người đàn bà cao niên đưa vào đời một bé trai.
Tiếng khóc trẻ thơ vang vang xóa tan một thời tủi nhục của ông bà,
một thời ông bà bình vôi.
Niềm vui nối tiếp niềm vui.
Bởi ông bật tiếng nói, ngay sau khi viết tên trên tấm bảng, “Tên cháu là Gioan.”
Ngày bé Gioan chào đời, sinh nhật em xóa bỏ chữ bình vôi khắc sâu trên khuôn mặt của bố và của mẹ!
Ngày sinh nhật của Gioan Tiền Hô, báo hiệu một ngày sinh nhật khác, sinh nhật Ngôi Lời.
Sinh nhật “tên cháu là Gioan”, một dấu hiệu báo Sinh nhật Emmanuel, ánh sáng mới chiếu rực rỡ xua tan đêm đen.
Sinh nhật của Giêsu hữu Tiền Hô, chứng nhân cho Ngài, tên Giêsu, Đấng Cứu Thế!
Sinh nhật của Giêsu hữu tôi cũng thế, ngày tôi chào đời, sinh nhật tôi xóa bỏ chữ buồn tủi trong trái tim bố và mẹ.
Ngày tôi sinh ra, trần gian khen ngợi bố mẹ tôi, “Ông bà thật diễm phúc!”
Sinh nhật tôi, một dấu hiệu báo cho trần gian biết, qua chứng nhân tôi, họ sẽ gặp gỡ Ngài, Chiên Thiên Chúa.
Cũng thế,
Dì Tám Sài Gòn!
Dì Đan viện Missourri!
Cha Bề trên, Cha Xứ
Thầy Đan viện Bãi Dâu chuẩn bị tuyên khấn vĩnh viễn!
Thầy Dòng lấm lem ở một góc trời khu vực ngoại biên nào đó!
Giáo dân địa phận đàng ngoài!
Sinh nhật đó, ngày đó, rực rỡ khuôn mặt mẹ cha.
Sinh nhật đó, ngày đó, dấu hiệu đó chỉ tới Tin Mừng của Ngài, và về Ngài, Đấng Emmanuel!
Xin hãy là như vậy!
VietCatholic TV
Phản ứng của Putin về vụ nổ cầu Crimea. Nga hoảng hốt di tản trước khi Ukraine pháo sập hết cầu
VietCatholic Media
03:12 23/06/2023
1. Nga chuẩn bị di tản khỏi toàn bộ khu vực Kherson
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Sends Out Dire Ukraine Warning as Preparations Made to Evacuate—Kyiv”, nghĩa là “Kyiv cho biết Nga đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về Ukraine khi chuẩn bị di tản.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết những người Nga xâm lược một thành phố ở khu vực phía nam Kherson đang thông báo cho người dân địa phương nơi di tản trong trường hợp Kyiv đột phá.
Tuyên bố của Bộ Tổng tham mưu Ukraine được đưa ra trong bối cảnh lực lượng của Kyiv phát động một cuộc phản công được cho là đã bắt đầu vào ngày 4 tháng 6 và nhằm chiếm lại các lãnh thổ bị tạm chiếm.
Trong một bản cập nhật vào hôm thứ Tư, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết tại Henichesk, một thành phố cảng dọc theo Biển Azov ở vùng Kherson, “các cộng tác viên nhận được tin nhắn SMS với hướng dẫn chi tiết và tọa độ của các điểm di tản”.
Thông tin này đang gây ra “sự hoảng loạn”.
Thành phố có dân số trước chiến tranh khoảng 18.000 người và là thủ phủ hành chính của khu vực Kherson bị tạm chiếm kể từ tháng 11 năm 2022 sau khi các lực lượng Nga rút khỏi thành phố Kherson.
Theo Ukrinform, cơ quan truyền thông của chính phủ Ukraine, “Quân xâm lược Nga đang tích cực phổ biến thông tin về việc di tản trong trường hợp Lực lượng Vũ trang Ukraine đột phá.”
Diễn biến này xảy ra khi các quan chức quốc phòng Anh cho biết hôm thứ Tư rằng Nga đã và đang xây dựng các tuyến phòng thủ ở các khu vực hậu phương, đặc biệt là ở các điểm tiếp cận giữa Kherson và Crimea.
Chúng bao gồm một khu vực phòng thủ rộng lớn, dài 6 dặm và rộng 2 dặm, ở phía bắc thị trấn Armiansk, trên cây cầu đường bộ hẹp nối bán đảo bị tạm chiếm với vùng Kherson.
Những nỗ lực của Nga trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ như vậy cho thấy Mạc Tư Khoa nhận định rằng lực lượng Ukraine có khả năng tấn công trực tiếp Crimea và Điện Cẩm Linh coi việc kiểm soát bán đảo này “là ưu tiên chính trị hàng đầu”.
Hôm thứ Ba, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết các lực lượng của họ đã tiến hành các chiến dịch tấn công trên ít nhất hai khu vực của mặt trận, trên biên giới hành chính giữa khu vực Zaporizhzhia và Donetsk và ở khu vực phía tây Zaporizhzhia.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm thứ Ba rằng các đơn vị của Nhóm Lực lượng phía Đông đã đẩy lùi bốn cuộc tấn công của Ukraine trong các khu vực này. Một ngày trước đó, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar đã nói rằng các bước tiến của Ukraine đã bị lực lượng Nga gây khó khăn.
Tuy nhiên, Kyiv đã nói rằng các hoạt động hiện tại của Ukraine không chỉ nhằm giải phóng lãnh thổ do Nga xâm lược và họ vẫn chưa bắt đầu giai đoạn chính của cuộc phản công.
Glen Grant, một chuyên gia quốc phòng cấp cao của Tổ chức An ninh Baltic, cho biết Ukraine cần tập trung xe tăng của mình vào một chỗ để giành lợi thế trước Nga và ông lo ngại rằng họ đang bị phân tán quá mức.
Ông nói với Newsweek: “Họ đang phết bơ quá mỏng so với mức thực sự cần thiết.”
“Cuộc phản công chính vẫn chưa xảy ra. Điều họ đang tự hỏi là 'đâu là lỗ hổng, đâu là điểm yếu và liệu chúng ta có thể vượt qua trước khi triển khai các lực lượng tiếp theo không?” ông nói.
“Các đơn vị nặng hơn vẫn chưa xuất hiện. Vâng, chúng tôi đã nhìn thấy một số con báo nhưng số lượng không nhiều.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận.
2. Phản ứng của Putin trước cuộc tấn công của Ukraine vào các cây cầu trọng yếu ở Crimea
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắc lại rằng Ukraine chưa cạn kiệt “tiềm năng tấn công” của mình, đồng thời nói thêm rằng Ukraine có “một số lượng dự trữ chiến lược chưa được kích hoạt”. Ông đưa ra lập trường trên khi phát biểu trước các thành viên trong Hội đồng An ninh của ông ở Mạc Tư Khoa hôm thứ Năm.
Mặc dù tuyên bố rằng các lực lượng Ukraine đang thất thế, nhưng ông Putin cảnh báo rằng các lực lượng vũ trang Nga cần phải “thực tế” khi “xây dựng kế hoạch chiến đấu”.
Ông nói thêm, các đồng minh phương Tây của Ukraine đã nói rõ rằng họ “thực sự quyết định chiến đấu với Nga đến người Ukraine cuối cùng”.
Chỉ một ngày trước đó, hôm thứ Tư, ông Putin nói với các phóng viên rằng giao tranh đang “tạm lắng” khi Ukraine chưa tiến hành các hoạt động tấn công tích cực. Ông tuyên bố Ukraine đang chịu tổn thất nặng nề trên chiến trường.
Trong cuộc họp Hội Đồng An Ninh quốc gia, ông nói.
“Nhưng hôm nay chúng ta thấy rằng tiềm năng tấn công này của Ukraine vẫn chưa cạn kiệt, còn có những nguồn dự trữ mà đối phương đang cân nhắc về địa điểm và cách triển khai”
Những lời bình luận của Putin gây ngạc nhiên cho nhiều người. Ông ta có vẻ như không biết gì về cuộc tấn công của quân Ukraine vào hai cây cầu trọng yếu ở Crimea. Nhiều người nghĩ rằng trước hành động vuốt râu cọp này của Kyiv, ông ta sẽ nổi cơn lôi đình thịnh nộ, thậm chí tung đòn hạt nhân như Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã cảnh cáo trước đó. Trong một bài đăng trên Telegram, trùm Wagner Yevgeny Prigozhin cho rằng các tuyên bố của Putin chỉ có thể giải thích rằng ông ta có thể không hề biết gì cả. Shoigu đã bưng bít tất cả mọi sự.
Trong khi đó, Ukraine tuyên bố hôm thứ Tư rằng các lực lượng Nga đang ở thế phòng thủ ở các hướng khu vực Zaporizhzhia và Kherson, trong khi Lực lượng Vũ trang Ukraine đang tiến lên.
3. Ukraine nói gì về vụ tấn công bằng hỏa tiễn vào hai cây cầu trọng yếu ở bán đảo Crimea?
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv vào chiều thứ Năm 22 tháng Sáu, là ngày xảy ra vụ tấn công vào Cầu Chonhar cửa ngõ vào bán đảo Crimea và một cây cầu nhỏ hơn, Andrii Yusov, phát ngôn nhân của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine, đã được hỏi về vụ tấn công này. Thay vì trả lời trực tiếp câu hỏi, anh ta lại ngâm thơ:
“Các ngôi sao được thắp sáng lên, giữa trời đêm mịt mù, ắt là phải có lý do.”
Theo Reuters, những vần thơ này là phần mở đầu một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Nga Vladimir Mayakovsky.
“Công việc đang diễn ra và sẽ được tiếp tục. Đây là công việc được lên kế hoạch của lực lượng an ninh, lực lượng phòng vệ, phong trào kháng chiến và người dân địa phương, những người đang chờ đợi sự trở lại của quyền lực hợp pháp của Ukraine tại các vùng lãnh thổ này.
Tôi chỉ có thể nói: còn tiếp,” Yusov nói.
Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA-Novosti dẫn lời một đại diện giấu tên của ủy ban điều tra Nga cho biết thông tin sơ bộ cho thấy có 4 hỏa tiễn Storm Shadow đã được bắn và phần còn lại của một trong số các hỏa tiễn này có dấu hiệu là do Pháp sản xuất.
Cầu Chonhar, người Nga gọi là cầu Chongar, là một cây cầu trọng yếu để quân Nga tiếp tế cho các đơn vị ở phía Nam Ukraine. Giống như cầu Kerch, nó có hai lằn đường, một dành cho xe cộ và người đi bộ, và một lằn khác dành cho xe lửa. Cả hai lằn đường đều không thể sử dụng được nữa. Công việc sửa chữa sẽ mất vài tháng.
Vụ việc này đang gây ra tranh cãi mạnh mẽ ở Nga, vì vụ tấn công diễn ra chỉ hai ngày sau khi Mạc Tư Khoa đe dọa tấn công “các trung tâm ra quyết định” của Kyiv nếu hỏa tiễn do phương Tây cung cấp được sử dụng để chống lại Crimea.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã đe dọa “tấn công ngay lập tức vào các trung tâm ra quyết định” ở Ukraine nếu vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp được sử dụng để tấn công Crimea. Nga chiếm giữ bất hợp pháp bán đảo này từ Ukraine vào năm 2014.
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng từ Sergei Shoigu nói rằng một cuộc tấn công vào Crimea bằng hỏa tiễn Himars và Storm Shadow sẽ cấu thành một cuộc tấn công “bên ngoài khu vực hoạt động quân sự đặc biệt” và có nghĩa là “sự tham gia đầy đủ của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh vào cuộc xung đột “.
Trong tuyên bố, Shoigu nói:
Theo thông tin của chúng tôi, lãnh đạo các lực lượng vũ trang Ukraine có kế hoạch tấn công lãnh thổ Liên bang Nga, bao gồm cả Crimea, bằng hỏa tiễn Himars và Storm Shadow.
Việc sử dụng các hỏa tiễn này bên ngoài khu vực hoạt động quân sự đặc biệt có nghĩa là Hoa Kỳ và Vương quốc Anh sẽ tham gia đầy đủ vào cuộc xung đột và sẽ kéo theo các cuộc tấn công ngay lập tức vào các trung tâm ra quyết định trên lãnh thổ Ukraine.
Theo nhà sản xuất của tập đoàn vũ khí Âu châu MBDA, hỏa tiễn Storm Shadow có tầm bắn “vượt quá 250 km”, xa hơn đáng kể so với các bệ phóng hỏa tiễn Himars có độ chính xác cao của Mỹ đã được Ukraine sử dụng nhiều.
Vào tháng trước, Vương Quốc Anh xác nhận họ đã cung cấp cho Ukraine một con số không được tiết lộ các hỏa tiễn Storm Shadow.
4. Phân tích: Cuộc tấn công của Ukraine vào các cây cầu do Nga kiểm soát có thể báo hiệu chiến lược lớn hơn
Gần như để trả lời tuyên bố của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy rằng cuộc phản công diễn ra “chậm hơn” so với một số người có thể tưởng tượng, một cuộc tấn công chính xác đã đánh trúng một 2 cây cầu quan trọng đối với Nga. Các cây cầu ở Chonhar đều là cầu đường sắt và đường bộ, và chúng đi từ phía đông bắc của Crimea do Nga xâm lược đến mục tiêu chính của Ukraine trong cuộc phản công này là khu vực Zaporizhzhia bị tạm chiếm.
Đoạn video do các quan chức Nga công bố từ hiện trường cho thấy một lỗ hổng đáng kể trên cầu đường bộ và thiệt hại rõ ràng đối với đường ray bên cạnh do bốn quả hỏa tiễn gây ra, các nhà điều tra Nga sau đó cho biết. Trong video, Vladimir Saldo, thống đốc do Nga bổ nhiệm của vùng Kherson bị tạm chiếm, đi quanh đống đổ nát và than phiền về “ một hành động vô nghĩa khác” bởi hỏa tiễn Storm Shadow do Anh cung cấp.
“Nó sẽ không quyết định bất kỳ kết quả nào của hoạt động đặc biệt,” Saldo nói thêm, trước khi thừa nhận nó sẽ khiến một số thực phẩm và các hoạt động giao hàng khác khó khăn hơn một chút. Ông nói thêm, họ sẽ phải sử dụng một tuyến đường khác dài hơn về phía tây qua Armyansk và Perekop, gần các vị trí của quân Ukraine hơn.
Diễn biến này lặp lại hai sự kiện trước đó. Trực tiếp nhất là sự việc hư hỏng cầu Antonovsky từ thành phố Kherson mà cuối cùng đã báo trước việc Nga rút quân có trật tự khỏi phía bên phải của bờ sông Dnipro. Ngoài ra, ít trực tiếp hơn, nó lặp lại thiệt hại gây ra vào năm ngoái đối với cây cầu Eo biển Kerch, cây cầu này cũng tạm thời làm gián đoạn giao thông trên tuyến đường tiếp tế duy nhất ở phía nam đến bán đảo Crimea từ đất liền Nga. Những cây cầu bị thổi bay có một lịch sử ảnh hưởng đến cả tinh thần và sự hiện diện của Nga.
Hôm Chúa Nhật, một vụ nổ đã đánh trúng kho đạn của Nga ở Rykove, gần Chonhar.
5. Quân đội Ukraine tuyên bố tấn công mạnh ở phía nam khi giao tranh ác liệt tiếp diễn ở phía đông
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu 23 tháng Sáu, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết Nga đã tiến hành các cuộc pháo kích vào các khu vực đông dân cư của Ukraine trong suốt ngày thứ Năm, phá hủy cơ sở hạ tầng và khiến dân thường phải chịu đựng.
Tổng cộng, quân xâm lược Nga đã tiến hành 44 cuộc không kích và bắn khoảng 30 lần từ hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt trong ngày qua.
Ở phía nam, Nga tiếp tục ở thế phòng thủ, tập trung “những nỗ lực chính” vào việc ngăn chặn bước tiến của quân đội Ukraine ở Zaporizhzhia và Kherson.
Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết: “Chúng tôi đang dần dần tiến lên, đạt được thành công một phần, đẩy lùi đối phương và san bằng mặt trận. Lực lượng phòng vệ Ukraine tiếp tục tấn công theo hướng Melitopol và Berdiansk. Trong một số lĩnh vực, chúng tôi đã tiến được cả cây số và đang củng cố vị trí của mình.”
Lực lượng không quân Ukraine đã thực hiện 7 cuộc tấn công vào quân nhân Nga và 4 cuộc tấn công vào các hệ thống hỏa tiễn phòng không, tấn công một sở chỉ huy và kho đạn dược.
Cô cho biết giao tranh ác liệt vẫn tiếp tục ở phía đông, đặc biệt là ở các hướng Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Mariinka - nơi Nga tiếp tục cuộc tấn công chính của mình.
Cô Maliar nhấn mạnh rằng các lực lượng Ukraine đã tiến hành cả các hoạt động tấn công và phòng thủ trong ngày và tiếp tục “kiềm chế hiệu quả các cuộc tấn công của quân đội Nga” ở các khu vực phía đông.
“Đối phương không tiến được một mét nào,” cô tuyên bố.
“Quân xâm lược đã tiến hành các cuộc tấn công không thành công và một cuộc không kích ở khu vực Kharkiv cũng như các cuộc không kích ở khu vực Luhansk và Donetsk. Họ cũng đã không thành công trong các cuộc tấn công ở khu vực Sieverne và Avdiivka và ở khu vực Donetsk,” cô nói.
6. Phi công Ukraine cầu xin F-16 khi họ đấu tranh để ngăn chặn hàng không Nga
Hai máy bay phản lực Ukraine gầm rú ngay phía trên những tán cây, bay theo đội hình khi chúng tiến về phía tiền tuyến phản công của Ukraine.
Những chiếc Su-25 thời Liên Xô lướt chậm, kêu to, nhả khói đen dày đặc khi bay. Chúng dường như bám sát mặt đất — bay càng thấp càng tốt để tránh radar, hệ thống phòng không của Nga và quan trọng hơn là máy bay phản lực của đối phương.
Su-25 là loại máy bay cổ, được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1980, và chúng không phải là đối thủ của Su-35 của Nga với hệ thống radar tiên tiến và hỏa tiễn tầm xa.
Một trong những vấn đề chính mà lực lượng bộ binh của Kyiv phải đối mặt khi cuộc phản công đang diễn ra là sức mạnh không quân của Nga đã kìm hãm họ. Nga vẫn duy trì ưu thế trên không khiến lực lượng mặt đất khó tiến công.
“Không quân của họ hoạt động theo từng đợt, giống như ở Việt Nam, Afghanistan,” một phó chỉ huy tiểu đoàn của Lữ đoàn Địa Phương Quân 128 cho biết. “Liên tục, suốt cả ngày, họ làm việc bằng trực thăng hoặc máy bay,” người chỉ huy, người có biển hiệu “Spa” cho biết. “Nói chung, hỗ trợ hàng không đang rất thiếu.”
Tổng cộng, Ukraine đã nhận được 45 chiếc Su-25 và Mig-29 từ NATO và các quốc gia đồng minh ở Âu Châu - nhưng đây không chỉ là một trò chơi số lượng. Một phi công lái Mig-29, với biệt danh “Juice”, thừa nhận những khó khăn mà lực lượng không quân Ukraine phải đối mặt và nói rằng các quốc gia phương Tây có thể giúp đỡ bằng cách cung cấp cho Ukraine những chiếc F-16 mà họ thèm muốn.
“Hiện tại chúng tôi không thể làm gì,” Juice nói. “Chúng tôi hoàn toàn không thể chống lại chúng bằng hỏa tiễn, bằng radar của chúng tôi”.
“F-16 chắc chắn sẽ giúp ích cho việc đó.”
7. Putin hiện rất lo lắng về Crimea
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Is Now Very Worried About Crimea”, nghĩa là “Putin hiện rất lo lắng về Crimea.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Theo chính phủ Anh, Nga đang tập trung các nguồn lực “đáng kể” để bảo vệ quyền kiểm soát của mình đối với bán đảo Crimea bị sáp nhập khi cuộc phản công của Ukraine đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết hôm thứ Tư rằng Nga đang nỗ lực đáng kể để xây dựng các tuyến phòng thủ ở các khu vực hậu phương ở miền nam Ukraine. Chính phủ Anh cho biết thêm, Mạc Tư Khoa đang tập trung vào các khu vực trên đường tới bán đảo Crimea.
Bộ chỉ huy quân sự của Mạc Tư Khoa có thể tin rằng các chiến binh của Kyiv “có khả năng tấn công trực tiếp Crimea”, Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết trong một bản cập nhật tình báo hàng ngày được đăng trên phương tiện truyền thông xã hội.
Điện Cẩm Linh đã kiểm soát Crimea từ năm 2014 và Kyiv đã nhiều lần tuyên bố sẽ khôi phục quyền cai trị của Ukraine đối với lãnh thổ bị sáp nhập.
“Bằng cách lấy lại Crimea, chúng tôi sẽ khôi phục lại hòa bình,” Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong lễ kỷ niệm một năm cuộc chiến toàn diện ở nước này vào tháng Hai. “Đây là đất của chúng tôi. người dân của chúng tôi. Lịch sử của chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả lại lá cờ Ukraine cho mọi ngóc ngách của Ukraine.”
Theo Frederik Mertens, một nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hague, ở Hà Lan, nếu các lực lượng Ukraine đến được các thành phố phía nam hiện đang bị tạm chiếm là Melitopol hoặc Berdyansk, thì “đây sẽ là một chiến thắng lớn của Ukraine vì nó sẽ cắt đứt cầu nối đất liền với Crimea”.
Ông nói với Newsweek rằng điều này sẽ đưa Crimea vào tầm bắn của vũ khí Ukraine và “giáng một đòn nặng nề vào những lợi ích chiến lược còn lại của Nga trong cuộc chiến của mình”.
“Nhưng ngay bây giờ, Ukraine vẫn phải vượt qua lớp phòng thủ tĩnh sâu của Nga và đánh bại mọi lực lượng tiếp viện cơ động nào của Nga cố gắng đến giải cứu, đồng thời giữ cho không quân Nga càng xa lực lượng mặt đất càng tốt,” Mertens nói.
Cựu Tư lệnh quân đội Mỹ tại Âu Châu, Ben Hodges, nói với Newsweek, mặc dù vẫn còn sớm nhưng Ukraine có thể chiếm được Crimea sớm nhất là vào cuối mùa hè, miễn là viện trợ quân sự của phương Tây vẫn tiếp tục.
Rory Finnin, giáo sư Nghiên cứu về Ukraine tại Đại học Cambridge, Anh, trước đây đã nói với Newsweek rằng quyền lực của Nga đối với Crimea được coi là “như một vết thương mưng mủ trong xã hội Ukraine ngày nay”.
Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng Crimea có khả năng là một “lằn ranh đỏ” đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, thêm vào đó việc mất bán đảo có thể đe dọa vị thế của chính ông hơn là thất bại ở Ukraine.
Crimea cũng gây chia rẽ hơn đối với một số nước phương Tây ủng hộ Kyiv so với các hoạt động của Ukraine trên đất liền.
Cuộc phản công đang diễn ra của Ukraine, được cho là đang ở tuần thứ ba, đã chứng kiến Kyiv tấn công vào các khu vực tiền tuyến ở miền đông và miền nam Ukraine.
“Màu xanh lam và vàng sẽ ở khắp miền nam và miền đông của chúng ta,” Zelenskiy nói trong một bài phát biểu qua video hôm thứ Hai. “Và nhà nước tà ác không có công sự hay dự trữ nào có thể ngăn chặn Ukraine.”
Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Tư cho biết: “Giao tranh ác liệt vẫn tiếp tục ở các khu vực phía nam Ukraine,” nhưng Nga đã chuẩn bị cho các cuộc tấn công với một loạt “hệ thống phòng thủ công phu” trên đường tới Crimea.
Chính phủ Anh cho biết khoảng 9 km hệ thống phòng thủ đã được xây dựng cách Armiansk 2 dặm về phía bắc, một thị trấn gần biên giới của Crimea với vùng Kherson. Một bản đồ tương tác do Viện nghiên cứu chiến tranh và Dự án các mối đe dọa nghiêm trọng sản xuất cũng cho thấy các công sự của Nga xung quanh Armiansk.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết: “Những hệ thống phòng thủ công phu này làm nổi bật đánh giá của bộ chỉ huy Nga rằng các lực lượng Ukraine có khả năng tấn công trực tiếp Crimea”. “Nga tiếp tục coi việc duy trì kiểm soát bán đảo là ưu tiên chính trị hàng đầu.”
Ngày 14/6, cơ quan tình báo quân đội Ukraine kêu gọi người dân Crimea đóng góp vào cuộc chiến chống Mạc Tư Khoa và đẩy quân Nga ra khỏi bán đảo này.
Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong một tuyên bố: “Việc Crimea trở lại quyền kiểm soát của Ukraine là không thể tránh khỏi.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận qua email.
8. Zelenskiy thừa nhận rằng thiếu máy bay, cuộc phản công đang chậm hơn mong muốn
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Zelensky Admits Counteroffensive Is Disappointing People”, nghĩa là “Zelenskiy thừa nhận phản công đang làm mọi người thất vọng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy thừa nhận rằng quân đội của ông đã tiến triển “chậm hơn mong muốn” trong cuộc phản công chống lại Nga.
“Một số người tin rằng đây là một bộ phim Hollywood và mong đợi kết quả ngay bây giờ. Không phải vậy,” Zelenskiy nói trong một cuộc phỏng vấn với BBC hôm thứ Tư.
Ukraine đã không đưa ra thông báo chính thức về việc bắt đầu cuộc phản công của mình, nhưng cuộc chiến chống lại lực lượng xâm lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là đã bước sang tuần thứ ba. Trong khi đó, lực lượng của Putin đã tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái trên khắp Ukraine trong những tuần gần đây, bao gồm cả thủ đô Kyiv.
Zelenskiy nói với BBC rằng một phần lý do khiến cuộc phản công diễn ra chậm hơn dự kiến là do các lực lượng Nga đã đặt một số lượng lớn mìn trên khắp đất nước. Nhưng ông nhấn mạnh rằng quân đội của ông sẽ di chuyển với bất kỳ tốc độ nào cần thiết bởi vì “mạng sống của người dân đang bị đe dọa”.
Zelenskiy nói thêm: “Bất cứ điều gì một số người muốn, bao gồm cả những nỗ lực gây áp lực với chúng tôi, với tất cả sự tôn trọng, chúng tôi sẽ tiến trên chiến trường theo cách mà chúng tôi cho là tốt nhất.”
Nhà lãnh đạo Ukraine cũng nói rằng mặc dù “chiến thắng trên chiến trường là cần thiết”, nhưng chừng nào quân đội Nga vẫn còn trên lãnh thổ của đất nước ông, chiến tranh sẽ không kết thúc - bất kể cuộc phản công có thể thành công đến đâu –.
Ở những nơi khác trong cuộc phỏng vấn, Zelenskiy một lần nữa nói về nhu cầu của nước ông đối với chiến binh F-16 do Mỹ sản xuất và thảo luận về chủ đề tư cách thành viên NATO.
Đầu tuần này, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết hiện không có kế hoạch thảo luận về việc Ukraine gia nhập liên minh khi các thành viên gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius, Lithuania vào tháng tới. Tuy nhiên, ông cho biết các nhà lãnh đạo NATO đang tích cực thảo luận về “cách đưa Ukraine đến gần hơn” để trở thành một phần của khối.
“Stoltenberg biết quan điểm của tôi,” Zelenskiy nói với BBC. “Chúng tôi đã nói với họ rất nhiều lần: 'Đừng đạp đất dưới chân chúng tôi.'“
Zelenskiy cũng được hỏi về mối đe dọa hạt nhân có thể do Nga gây ra sau khi Putin chuyển vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus.
“Putin sẽ nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, tôi không nghĩ ông ấy sẵn sàng làm điều đó vì ông ấy lo sợ cho tính mạng của mình, ông ấy rất trọng mạng sống mình,” Zelenskiy nói. “Nhưng tôi không có cách nào để nói chắc chắn, đặc biệt là về một người không có mối liên hệ với thực tế, là một con người ở Thế kỷ 21, mà đã phát động một cuộc chiến toàn diện chống lại người hàng xóm của họ.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
9. Truyền hình Nga dọa phá hủy thành phố phương Tây: 'Chúng ta sẽ chôn vùi chúng'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian TV Threatens Destruction of Western City: 'We Will Bury Them'“, nghĩa là “Truyền hình Nga dọa phá hủy thành phố phương Tây: 'Chúng ta sẽ chôn vùi chúng'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một nhà lập pháp Nga đã trở thành nhà tuyên truyền mới nhất của Điện Cẩm Linh sử dụng ngôn ngữ gay gắt để mô tả cuộc đụng độ của Mạc Tư Khoa với phương Tây.
Chương trình Buổi tối với Vladimir Solovyov trên kênh Russia 1 thường thảo luận về các cuộc tấn công vào các thủ đô phương Tây, với các khách mời và người dẫn chương trình mô tả cuộc xâm lược toàn diện của Tổng thống Vladimir Putin vào Ukraine như một cuộc chiến ủy nhiệm giữa NATO và Mạc Tư Khoa.
Trong một phần khác của bài tường thuật chống phương Tây, Mikhail Delyagin, một đại biểu quốc hội Nga, bị Mỹ và Anh trừng phạt, đã đưa ra quan điểm của mình về quan hệ giữa Nga và phương Tây.
“Khi nào thành phố Luân Đôn chưa bị phá hủy và vẫn tiếp tục tồn tại như một trong những trung tâm tài chính của thế giới—dù chỉ là trung tâm thứ yếu thì chất độc giống như xác chết này là một mối nguy hiểm,” ông ta nói vào ngày 15 tháng 6. Sau đó, ông nói thêm, “chúng ta sẽ chôn vùi chúng.”
Delyagin không trực tiếp đề cập đến các cuộc tấn công hỏa tiễn và bình luận của ông là một phần của cuộc thảo luận rộng hơn về cuộc chiến trong bối cảnh mối quan hệ lịch sử của Nga với phương Tây, trong đó ông cũng nói rằng “chủ nghĩa tư bản đang kết thúc”. Dù cố tình hạ thấp vai trò của Vương Quốc Anh trong nền kinh tế thế giới, lời chỉ trích của ông nhắm vào Luân Đôn cho thấy ông ta vẫn coi Thủ đô Anh là một trung tâm tài chính thế giới cần phải bị tiêu diệt.
Cuộc hội thoại truyền hình này đã được cố vấn các vấn đề nội bộ Ukraine, Anton Gerashchenko, đưa lên Twitter: “Chú ý, Luân Đôn! Các nhà tuyên truyền Nga đe dọa sẽ 'chôn vùi' khu vực kinh doanh của thành phố Luân Đôn.
Vương quốc Anh đã thẳng thắn ủng hộ Ukraine với các thiết bị như xe tăng Challenger 2 và hỏa tiễn Storm Shadow và đang huấn luyện quân đội Ukraine.
Hôm thứ Tư, Thủ tướng Anh Rishi Sunak phát biểu tại một hội nghị ở London đang thảo luận về việc tái thiết Ukraine rằng “rõ ràng là Nga phải trả giá cho sự tàn phá mà họ đã gây ra”.
Những lời hoa mỹ trong chương trình của Solovyov thường xuyên bao gồm những lời khoe khoang về khả năng hạt nhân của Nga và thậm chí mô tả phương Tây nói chung và đôi khi là Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói riêng, là những con “quỷ dữ”.
Điều này không nhất thiết phản ánh suy nghĩ của Điện Cẩm Linh, mặc dù những người thuyết trình thường xuyên được Điện Cẩm Linh cung cấp một danh sách các chủ đề và góc độ để thảo luận, được gọi là “temniki”.
Sau đó, những người thuyết trình thường giải thích những điều này và thử nghiệm các câu chuyện khác nhau để tranh giành sự chú ý của cả công chúng và Điện Cẩm Linh.
Tuần trước, Solovyov đã kêu gọi sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các nước NATO, nơi thiết bị và đào tạo đang hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Ukraine. Ông cũng nói rằng việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong cuộc xung đột ở Ukraine là “không thể tránh khỏi”.
Ông nói rằng những vũ khí như vậy nên được sử dụng tại các điểm vượt qua sông Dnipro, cũng như các điểm tiếp vận ở Ba Lan qua đó các khí tài chiến tranh từ các nước phương Tây được vận chuyển bằng đường sắt vào Ukraine.
Diễn biến này xảy ra khi Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết hôm thứ Ba rằng họ sẽ cung cấp cho Ukraine Hỏa tiễn không đối không tầm trung tiên tiến, gọi tắt là AMRAAM, như một phần của gói viện trợ trị giá 1 tỷ Mỹ Kim, trong đó 17 quốc gia khác cũng sẽ nhận được các hệ thống này.
Ngoài ra, Ngũ Giác Đài cũng nói rằng họ đã đánh giá quá cao giá trị vũ khí mà họ đã gửi cho Ukraine trong hai năm qua là 6,2 tỷ USD. Tướng Kirby nói rằng số tiền chưa được sử dụng sẽ được trả lại cho quỹ được phân bổ cho Kyiv để sử dụng cho các chi phí trong tương lai.
Zelenskiy cảnh báo phóng xạ. Tướng Mỹ: Giao ngay ATACMS cho Kyiv. Hàng trăm triệu của Putin nổ tung
VietCatholic Media
17:15 23/06/2023
1. Zelenskiy cáo buộc Nga âm mưu 'hành động khủng bố' tại nhà máy hạt nhân
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Zelensky Accuses Russia of Plotting 'Terrorist Act' at Nuclear Plant”, nghĩa là “Zelenskiy cáo buộc Nga âm mưu 'hành động khủng bố' tại nhà máy hạt nhân.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Zelenskiy đã đưa ra lời buộc tội trong một video được chia sẻ trên mạng xã hội hôm thứ Năm. Trong bài phát biểu của mình, ông cho biết tình báo Ukraine đã nhận được thông tin rằng các lực lượng của Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể giải phóng bức xạ tại nhà máy Ukraine, là nhà máy điện nguyên tử lớn nhất Âu Châu.
Ngay sau khi Putin ra lệnh xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, quân đội của ông ta đã nắm quyền kiểm soát khu liên hợp hạt nhân và chiếm giữ nó kể từ đó. Những lo ngại về sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vẫn tiếp tục đeo đẳng trong suốt cuộc chiến và việc đập Nova Kakhovka bị phá hủy hồi đầu tháng này làm gia tăng lo lắng về rủi ro hạt nhân do sự cạn kiệt nước trong hồ chứa của đập cung cấp nước làm mát cho nhà máy Zaporizhzhia.
“Tình báo đã nhận được thông tin rằng Nga đang xem xét kịch bản về một hành động khủng bố tại nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia – một hành động khủng bố có phóng xạ,” Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu của mình. “Họ đã chuẩn bị mọi thứ cho việc này.”
Mạc Tư Khoa bác bỏ cáo buộc của nhà lãnh đạo Ukraine hôm thứ Năm.
“Đây là một lời nói dối khác,” phát ngôn viên Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói trong một cuộc họp báo. “Chúng tôi vừa có liên hệ với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, ở đó. Một đánh giá rất cao từ IAEA. Họ đã nhìn thấy mọi thứ - mọi thứ họ muốn thấy.”
Giám đốc IAEA Rafael Grossi đã tới Zaporizhzhia vào tuần trước để đánh giá mức độ an toàn hạt nhân tại cơ sở này. Trong một tuyên bố hôm thứ Tư, ông cho biết nhân viên của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đang “khám phá những cách khác để lấy nước” cho nhà máy sau khi đập Kakhovka bị phá hủy.
Grossi cũng cho biết IAEA đã tăng cường sự hiện diện tại cơ sở để giám sát sự an toàn của cơ sở do xung đột quân sự.
“Tình hình an ninh và an toàn hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia là vô cùng mong manh,” Grossi nói. “Hơn bao giờ hết, tất cả các bên phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của IAEA được thiết kế để ngăn ngừa tai nạn hạt nhân. Chúng tôi sẽ tăng cường nỗ lực để giúp bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân, đồng thời cung cấp hỗ trợ cho khu vực bị ảnh hưởng theo những cách khác.”
Tuyên bố của Zelenskiy về việc Nga có thể thực hiện một “hành động khủng bố” tại nhà máy được đưa ra sau một cảnh báo từ giám đốc tình báo quân đội Ukraine, Thiếu Tướng Kyrylo Budanov, người đã nói với truyền hình nhà nước hôm thứ Ba rằng lực lượng của Putin đã gài mìn nhà máy Zaporizhzhia.
“Nếu họ vô hiệu hóa nó bằng cách cho nổ tung nó, khả năng cao là sẽ có những vấn đề nghiêm trọng,” Budanov nói, theo bản dịch của The Kyiv Independent.
2. Đòn trả đũa của Nga thất bại, tất cả 13 hỏa tiễn hàng trình nhắm vào căn cứ không quân Khmelnytskyi đều bị bắn hạ. Nga mất 44 hệ thống pháo trong 24 giờ qua.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Sáu 23 tháng Sáu, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, đã cung cấp thêm thông tin chi tiết về cuộc tấn công trả đũa của Nga sau khi quân Ukraine bắn hỏa tiễn Storm Shadow vào hai cây cầu trọng yếu ở bán đảo Crimea bị Nga xâm lược vào năm 2014.
Ông nói: “Toàn bộ 13 hỏa tiễn hành trình của quân xâm lược đã bị phá hủy vào sáng ngày 23 tháng 6. Lần này, cuộc tấn công nhằm vào một sân bay quân sự ở khu vực Khmelnytskyi phía Tây Ukraine”
Nga đã tiến hành các đợt tấn công trên không bằng hỏa tiễn hành trình và máy bay không người lái tấn công trong mùa đông, khiến Kyiv kêu gọi các đồng minh phương Tây tăng cường hệ thống phòng không.
“Các vụ phóng được thực hiện vào khoảng nửa đêm từ Biển Caspi từ 4 máy bay ném bom Tu-95MS,” ông nói.
Thị trưởng của Khmelnytskyi Oleksandr Symchyshyn đã báo cáo về các vụ nổ ở thị trấn với dân số trước chiến tranh khoảng 275.000 người và ca ngợi các hệ thống phòng không của Ukraine.
Đại Tá Yurii Ihnat cũng cho biết theo thông tin ông mới nhận được, lực lượng phòng không của Ukraine cũng vừa bắn rớt một máy bay trực thăng Ka-52 của Nga trong khu vực Donetsk.
Cũng trong cuộc họp báo này, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết trong 24 giờ qua, quân Ukraine đã chặn đứng tất cả các cuộc tấn công của quân Nga ở miền Đông Ukraine. Quân xâm lược đã tung các lực lượng dự bị, hầu hết là những người vừa bị gọi nhập ngũ, không được huấn luyện quân sự thành thạo, tinh thần chiến đấu thấp nên trong 24 giờ qua, nhiều đơn vị Nga đã tháo chạy bỏ lại một con số kỷ lục lên đến 44 hệ thống pháo.
Trong 24 giờ qua, 680 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 4 xe tăng, 15 xe thiết giáp, 44 hệ thống pháo, 3 hệ thống phòng không, và 30 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 23 Tháng Sáu, 223.330 quân nhân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.017 xe tăng, 7.798 xe thiết giáp, 3.985 hệ thống pháo, 617 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 379 hệ thống phòng không, 314 máy bay, 307 máy bay trực thăng, 3.447 máy bay không người lái cấp tác chiến-chiến thuật, 1.214 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.708 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 545 đơn vị thiết bị đặc biệt.
Chúng tôi cũng xin gởi đến quý vị và anh chị em hình ảnh NATO bố trí các máy bay chiến đấu ở sườn phía Đông của liên minh, sau khi quân Ukraine bắn hỏa tiễn Storm Shadow vào Crimea.
3. Igor Girkin cảnh báo Putin 'sẽ không thắng trong cuộc chiến này'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Is 'Not Going To Win This War,' Warns Igor Girkin”, nghĩa là “Igor Girkin cảnh báo Putin 'sẽ không thắng trong cuộc chiến này'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Blogger quân sự Igor Girkin đã đưa ra những lời chỉ trích gay gắt hơn về sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin đối với các lực lượng Nga trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Trước đây là một sĩ quan của Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, Girkin còn được gọi là Strelkov và đã đóng một vai trò quan trọng trong việc sáp nhập Crimea của Mạc Tư Khoa vào năm 2014 và cuộc xung đột sau đó ở vùng Donbas của Ukraine.
Vị cựu chỉ huy này có một lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội, nơi ông không ngừng phàn nàn và bày tỏ sự bất mãn của mình đối với cách hành xử thời chiến của tổng thống Nga và các chỉ huy của Putin bằng ngôn ngữ khác xa với đường lối của Điện Cẩm Linh mà các phương tiện truyền thông nhà nước thường tuân theo.
Trong một video clip được cố vấn các vấn đề nội bộ Ukraine, Anton Gerashchenko, đăng tải trên Twitter, Girkin một lần nữa chỉ trích Putin, nói rằng, “tổng tư lệnh của chúng ta sẽ không thắng cuộc chiến này một chút nào đâu.”
“Dù quân đội của chúng ta có đạt được những chiến thắng nào trong cuộc chiến này, chúng ta cũng sẽ đánh mất nó vì đường lối này của giới lãnh đạo đất nước.”
Trước lá cờ đỏ của Novorossiya, một tên gọi lịch sử của miền đông nam Ukraine phổ biến đối với những người ly khai, Girkin nói rằng một năm trước “đối phương không tấn công vào đâu cả và Nga có thế chủ động. Bây giờ chúng ta thấy gì?”
“Vào tháng 6 năm 2023, Kherson bị bỏ rơi, Izium bị bỏ rơi, Kupiansk bị bỏ rơi,” ông nói, đồng thời chỉ trích bao nhiêu xe tăng Nga đã bị phá hủy “chỉ trong vài ngày”.
“Putin chưa bao giờ nhìn thấy một chiếc xe tăng ngoại trừ trong một cuộc diễn hành, đầu anh ấy bị sao vậy?” Girkin nói. “Ông ta thực sự hành động không giống như một ông già, mà thậm chí giống như một đứa trẻ.” Sau đó, Girkin nhắm vào các chỉ huy cấp cao của Nga, gọi họ là “thiếu chuyên nghiệp” và “vô học”, nghĩa là “chúng ta không có cơ hội chiến thắng.”
Tính đến thứ Tư, đoạn video trích từ một diễn văn dài hơn trên kênh Telegram của Girkin đã được xem hơn 1,1 triệu lần.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận.
Không có gì ngạc nhiên khi Girkin vắng mặt trong nhóm các blogger quân sự mà Putin đã gặp vào ngày 13 tháng 6 để thảo luận về tiến trình của cuộc chiến. Hầu hết trong số họ đã được liên kết với các cơ quan truyền thông trực thuộc nhà nước.
Video mới nhất của Girkin xuất hiện trong bối cảnh một nhóm máy bay không người lái được cho là đã tấn công vào một căn cứ quân sự của Nga trong khu vực Mạc Tư Khoa trong cuộc tấn công mới nhất gần thủ đô Nga trong những tuần gần đây, chính quyền và truyền thông nhà nước đưa tin.
Thống đốc khu vực Mạc Tư Khoa Andrei Vorobyov cho biết hai máy bay không người lái đã bị bắn hạ ngay trước 6 giờ sáng giờ địa phương hôm thứ Tư khi chúng tiếp cận nhà kho của một đơn vị quân đội Nga ở Kalininets, mặc dù sau đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết có một thiết bị thứ ba liên quan đến vụ tấn công.
“Không có thương vong hay thiệt hại do vụ tấn công khủng bố thất bại”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố.
4. Ukraine triệu hồi đại sứ tại Belarus, chuẩn bị cắt đứt quan hệ ngoại giao
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cách chức Ihor Kyzym khỏi chức vụ đại sứ tại Belarus, theo một sắc lệnh được công bố trên trang web của tổng thống Ukraine.
Yaroslav Yurchyshyn, phó chủ tịch thứ nhất của Quốc hội Ukraine, cho biết tuần trước Quốc hội Ukraine đã bắt đầu bàn thảo về dự thảo nghị quyết công nhận Belarus là một quốc gia xâm lược.
Sau khi Putin phát động cuộc xâm lược vào Ukraine vào ngày 24 tháng Hai, 2022, Ukraine đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga, nhưng vẫn giữ quan hệ ngoại giao với Belarus.
Một ghi chú giải thích về văn bản của dự luật được công bố trên trang web của Quốc Hội Ukraine nêu rõ rằng Quốc Hội Ukraine nên chỉ định Belarus là một quốc gia xâm lược, “có tính đến sự miễn cưỡng của Cộng hòa Belarus trong việc ngừng cho phép Liên bang Nga sử dụng lãnh thổ, không phận và cơ sở hạ tầng của mình để xâm chiếm lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine trái với nghĩa vụ quốc tế.”
Ngoài ra, một công hàm giải thích kêu gọi chính phủ Ukraine “ngay lập tức giải quyết vấn đề cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa Ukraine và Cộng hòa Belarus” và kêu gọi cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực trừng phạt đối với Minsk nhằm “buộc ban lãnh đạo Belarus ngừng cho phép sử dụng lãnh thổ của mình để phạm tội ác chiến tranh.”
5. Cựu Tướng Hoa Kỳ cho rằng Ukraine có thể giải phóng Crimea vào cuối mùa hè
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Could Free Crimea by End of Summer: Ex-U.S. General”, nghĩa là “Cựu Tướng Hoa Kỳ cho rằng Ukraine có thể giải phóng Crimea vào cuối mùa hè.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Quân đội Ukraine - nếu được hỗ trợ đầy đủ với viện trợ quân sự mở rộng của phương Tây - có thể chọc thủng phòng tuyến của Nga và tiến tới Bán đảo Crimea bị tạm chiếm vào cuối mùa hè, cựu chỉ huy quân đội Mỹ tại Âu Châu Ben Hodges nói với Newsweek.
Giữa những lo ngại về tốc độ chậm và tổn thất ngày càng tăng của cuộc phản công non trẻ của Ukraine ở phía nam và phía đông của đất nước được phát động vào đầu tháng 6, Hodges kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh cam kết của mình đối với chiến thắng của Ukraine bằng cách cung cấp vũ khí tiên tiến như Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật Lục Quân MGM-140- thường được gọi là ATACMS – mà cho đến nay Biden đã từ chối Kyiv vì sợ kích động sự trả đũa của Nga.
“Lời cảnh báo chính của tôi vẫn là nếu Hoa Kỳ cung cấp những gì Ukraine cần, thì Ukraine thực sự vẫn có thể giải phóng Crimea vào cuối mùa hè này,” Hodges nói trong một cuộc phỏng vấn về tiến độ và triển vọng của nỗ lực được chờ đợi từ lâu của Ukraine.
Kyiv đã báo cáo tiến bộ đáng kể theo nhiều hướng kể từ khi chuyển sang các hoạt động tấn công vào đầu tháng này. Giao tranh ác liệt nhất cho đến nay là ở phía đông Donetsk xung quanh thành phố Bakhmut bị tàn phá và ở mặt trận phía nam Zaporizhzhia. Các trận chiến khác đang tiếp tục dọc theo giới tuyến dài 800 dặm, với các lực lượng Nga được cho là đang tấn công ở vùng đông bắc Luhansk.
Các quan chức Ukraine cho biết các cuộc tấn công thăm dò ban đầu liên quan đến cuộc giao tranh gian khổ nhưng hiệu quả khi quân đội Kyiv tiến vào các tuyến phòng thủ đã được chuẩn bị từ lâu của Nga. Trong khi đó, Mạc Tư Khoa đã nhiều lần tuyên bố đã đánh bại các cuộc phản công của Ukraine và nói rằng quân đội Ukraine đã phải chịu tổn thất lớn về nhân sự và thiết bị. Các nhà tuyên truyền Nga – và những người bị cáo buộc là “những kẻ ngốc hữu ích” của Nga ở phương Tây - đã khuếch đại những báo cáo như vậy.
Hodges cho biết còn quá sớm để đánh giá thành công hay thất bại trong cuộc phản công đang diễn ra của Ukraine, mặc dù ông nhấn mạnh rằng ông vẫn lạc quan về triển vọng của Kyiv.
“Đây sẽ không phải là 'Pac Man'; Hodges nói, lưu ý rằng hầu hết các đội hình thiết giáp hạng nặng của Ukraine vẫn chưa tham gia chiến đấu. Tôi không chắc khi nào và ở đâu, nhưng đến một lúc nào đó, bạn vượt qua được những lớp phòng thủ này và khi đó toàn bộ động lực và bản chất của mọi thứ có thể thay đổi.”
“Nhưng để làm được điều đó, họ cần vũ khí chính xác tầm xa,” Hodges nói thêm, liệt kê ATACMS, máy bay không người lái Grey Eagle, “hoặc các hệ thống vũ khí khác có thể vươn xa hơn những gì họ có thể vươn tới ngay bây giờ.”
Hodges nói thêm: “Điều đó sẽ cho phép họ biến Crimea thành bất khả xâm phạm. Và đó là chìa khóa: khiến Hạm đội Hắc Hải phải rời khỏi Sevastopol, là điều sẽ xảy ra nếu Ukraine có thể bắn ATACMS vào bên trong bến cảng đó. Những con tàu đó không thể chỉ ngồi đó, tất cả cơ sở vật chất sẽ bị phá hủy. Căn cứ không quân ở Saki và các cơ sở khác cũng vậy.”
“Nếu Ukraine phải dàn xếp chấp nhận cho Nga giữ lại Crimea, vì áp lực từ phía chúng ta, hay vì một kết quả nào đó mà Nga có thể giữ lại Crimea, thì trong hai năm nữa, bạn và tôi sẽ có cùng một cuộc trò chuyện như hiện nay,” Tướng Hodges nói.
“Người Nga sẽ đợi chúng ta mất hứng thú. Họ sẽ có thể tiến hành các cuộc tấn công từ Crimea, Ukraine sẽ không bao giờ có thể xây dựng lại nền kinh tế của mình vì hải quân Nga sẽ phong tỏa Biển Azov cũng như Odesa và Mykolaiv,” ông nói. “Ukraine sẽ có một nền kinh tế như thế nào? Nó không tốt cho bất cứ ai ở Âu Châu.”
Tòa Bạch Ốc đã do dự trong việc cung cấp cho Kyiv các loại vũ khí tầm xa nhất, vì lo ngại rằng các cuộc tấn công của Ukraine sâu bên trong lãnh thổ Nga có thể kích động sự leo thang của điện Cẩm Linh, thậm chí có thể là một cuộc tấn công hạt nhân.
Một trong những vũ khí mong muốn nhất của Kyiv là ATACMS, hỏa tiễn có tầm bắn 190 dặm được bắn từ hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt. ATACMS vượt xa bất kỳ hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt nào được cung cấp cho Ukraine cho đến nay và sẽ đưa các vị trí của Nga trên khắp Ukraine và Crimea bị tạm chiếm vào tầm ngắm của Kyiv.
Các quan chức chính quyền Biden đã tranh luận về nhu cầu của Ukraine đối với ATACMS, đồng thời cảnh báo rằng việc cung cấp đạn dược có thể làm leo thang xung đột và khiến lượng dự trữ ATACMS của chính Mỹ ở mức thấp một cách nguy hiểm.
Tuy nhiên, trong tháng này, Biden đã nói rằng triển vọng ATACMS dành cho Ukraine “vẫn đang diễn ra” và đặc phái viên của Kyiv tại Hoa Kỳ đã nói rằng giọng điệu của Tòa Bạch Ốc về vấn đề này đang thay đổi và không có trở ngại nào đối với việc cung cấp vũ khí cuối cùng. Nhưng khi cuộc tấn công liều lĩnh của Ukraine bắt đầu, Kyiv vẫn đang chờ đèn xanh.
“Tôi nghĩ chính quyền đã không trung thực,” Hodges nói về cuộc tranh luận ATACMS. “Họ không muốn làm điều đó, vì vậy họ liên tục viện cớ rằng chúng tôi không có đủ. Đó không phải sự thật. Chúng ta đang bán ATACMS cho Ba Lan. Ngành công nghiệp quốc phòng không phải là một tổ chức bác ái.”
Hoa Kỳ và các đồng minh NATO của họ đang gấp rút mở rộng khả năng sản xuất quân sự vốn đã suy yếu—đặc biệt là ở Âu Châu—trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, với những thập kỷ gần đây chủ yếu là các hoạt động can thiệp chống nổi dậy cường độ thấp ở nước ngoài. Nỗ lực này bao gồm việc mở rộng dây chuyền sản xuất ATACMS của Lockheed Martin tại Mỹ.
Nhưng Hodges cho biết sự do dự về việc gửi cho Ukraine vũ khí mạnh nhất của phương Tây nói lên một vấn đề chính trị.
Ông giải thích: “Ý chí chính trị được thể hiện dưới dạng tiền bạc, nhằm xây dựng và cung cấp năng lực. Bất cứ khi nào ai đó từ chính quyền nói, 'Chà, chúng tôi không có đủ ATACMS.' Tôi nói rằng, bạn nói đúng, chúng ta không có đủ, nhưng là vì bạn không yêu cầu ngành công nghiệp làm ra nhiều hơn.”
“Bất cứ khi nào tôi nghe ai đó từ chính quyền nói, 'Chà, họ không thực sự cần F-16'; Chuyên gia quân sự nào dám nói rằng họ không thực sự cần một chiếc máy bay phẩm chất cao để hỗ trợ một cuộc tấn công, với tất cả những chức năng khác nhau mà một chiếc F-16 có thể làm, cho dù đó là hỗ trợ mặt đất, ngăn chặn trên không hay để chống lại máy bay Nga?”
“Làm thế nào trên thế giới lại có một người có giáo dục quân sự hơn một tuần lại dám nghĩ rằng họ không cần ATACMS? Có người lại nói: 'Chà, xe tăng Abrams, nó đốt quá nhiều nhiên liệu' và thế này thế khác. Vậy thì tại sao chúng ta lại có Abrams nếu nó là một chiếc xe tăng khủng khiếp như vậy?”
Ukraine đã dần dần thuyết phục được các đối tác nước ngoài về nhu cầu sử dụng công nghệ tiên tiến nhất của phương Tây, từ vũ khí chống tăng vác vai cho đến chiến đấu cơ. Tuy nhiên, các quan chức ở Kyiv đã tỏ ra thất vọng trước bước nhảy chính trị chậm chạp cần thiết trước khi mỗi hệ thống mới có thể được thông qua. Hodges cũng cho rằng phương Tây vẫn còn quá do dự.
“Thông báo rằng phải mất vài tháng nữa các phi công F-16 mới có thể sẵn sàng — tôi không hiểu điều này,” ông nói. “Tôi không hiểu tại sao chính quyền không thể nói rằng chúng tôi muốn Ukraine giành chiến thắng và chúng tôi sẽ giúp họ giành chiến thắng vì điều này tốt cho Hoa Kỳ, tốt cho Âu Châu, tốt cho tất cả chúng ta, cho tất cả những lý do mà chúng ta đã nói đến.”
“Nếu họ không thể hiểu rõ ràng về mục tiêu, thì kết quả là việc ra quyết định ngày càng gia chậm chạp. Và tôi nghĩ nếu nó không trung thực, thì đó là một chính sách không mạch lạc.”
Các mối đe dọa hạt nhân lặp đi lặp lại của Mạc Tư Khoa - vốn ngày càng ít bị che đậy hơn khi cuộc chiến ở Ukraine kéo dài và sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Kyiv ngày càng mở rộng - vẫn còn lờ mờ trong cuộc đối thoại rộng lớn hơn giữa Ukraine và các đối tác phương Tây.
Các nhà quan sát đặc biệt lo lắng rằng việc Ukraine tiến vào Crimea có thể gây ra phản ứng cực đoan của Nga, vì việc mất quyền kiểm soát bán đảo có thể gây bất ổn cho chế độ kleptocracy của Putin.
Biden và các nhà lãnh đạo phương Tây khác đã thể hiện rõ ưu tiên của họ là ngăn chặn bất kỳ cuộc xung đột trực tiếp nào giữa NATO và Nga và các cuộc trao đổi hạt nhân qua lại giữa hai bên sau đó. Hodges nằm trong số những người tin rằng Tổng thống Vladimir Putin đang bịp bợm.
Ông nói: “Chúng tôi tiếp tục tự hù dọa chính mình. Nga biết rằng tất cả những gì họ phải làm là đề cập đến hạt nhân mỗi tuần một lần hoặc nhiều hơn, và điều đó khiến chúng ta dừng lại. Chúng ta đang bị tống tiền. Và tôi nghĩ đây là một tiền lệ khủng khiếp cho tương lai.”
6. Thủ tướng Ukraine nói phản công sẽ “mất thời gian” và kêu gọi kiên nhẫn
Thủ tướng Ukraine cho biết bước tiến của Ukraine trước Nga sẽ “mất thời gian”, đồng thời bày tỏ sự lạc quan về cuộc phản công.
Denys Shmyhal kêu gọi người Ukraine kiên nhẫn khi phát biểu tại London tại Hội nghị phục hồi Ukraine.
Shmyhal cho biết sẽ có “kết quả của cuộc phản công” nhưng nói thêm rằng “Ukraine coi trọng mạng sống của binh lính, vì vậy chúng tôi không có kế hoạch dẫn họ vào lửa một cách thiếu suy nghĩ”.
“Tất cả chúng ta phải hiểu rằng mỗi mạng sống đều quan trọng đối với chúng ta. Chúng tôi sẽ không dẫn dắt người dân của mình dưới làn đạn, như quân đội Nga đã làm, không tính đến mạng sống binh lính và mạng sống của người dân. Chúng tôi đang làm việc theo tiêu chuẩn của NATO; chúng tôi đang chăm sóc từng người lính của mình, và chúng tôi đang từng bước tiến về phía trước. Sẽ mất thời gian, nhưng chúng tôi chắc chắn tiến lên, và chúng tôi đang tiến lên bằng một cuộc phản công hiệu quả. Tất cả chúng ta phải kiên nhẫn và chúng ta sẽ thấy kết quả”, ông nói.
Các quan chức cảnh báo rằng cuộc phản công vẫn đang ở giai đoạn đầu – và Mỹ cùng các đồng minh “vẫn lạc quan” rằng lực lượng Ukraine sẽ có thể giành được lãnh thổ theo thời gian. Ngoài ra, các quan chức này lưu ý rằng bản thân các lực lượng Ukraine đã thích nghi với các chiến thuật và hệ thống phòng thủ của Nga, bao gồm cả việc thực hiện nhiều hoạt động đổ bộ hơn. Trong những ngày gần đây, các lực lượng Ukraine cũng đã thành công hơn trong việc tấn công và bắn hạ máy bay Nga.
Và trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy thừa nhận hôm thứ Tư trong một cuộc phỏng vấn của BBC rằng tiến độ đã “chậm hơn mong muốn”, ông nói thêm rằng “tuy nhiên, các chiến binh của chúng tôi sẽ chiến thắng và với những người gõ cửa, cánh cửa sẽ mở ra.”
7. Biden và Modi ra tuyên bố chung cam kết hỗ trợ Ukraine nhưng không đề cập đến Nga
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đưa ra một tuyên bố chung hôm thứ Năm, trong đó cả hai nhà lãnh đạo bày tỏ quan ngại về cuộc xung đột ở Ukraine và cam kết tiếp tục hỗ trợ nhân đạo.
“Sự hợp tác của chúng tôi sẽ phục vụ lợi ích toàn cầu khi chúng tôi làm việc thông qua một loạt các nhóm đa phương và khu vực — đặc biệt là Nhóm Bộ tứ — để đóng góp cho một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, cởi mở,” một tuyên bố được đưa ra sau các cuộc gặp song phương giữa Biden và Modi tại Tòa Bạch Ốc, cho biết. “Không một góc nào của doanh nghiệp con người không bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ đối tác giữa hai quốc gia vĩ đại của chúng ta, mối quan hệ trải dài từ biển tới các vì sao.”
Cả hai nhà lãnh đạo cũng “bày tỏ quan ngại sâu sắc về cuộc xung đột ở Ukraine và thương tiếc những hậu quả nhân đạo khủng khiếp và bi thảm của nó. Cả hai nước tiếp tục cam kết tiếp tục hỗ trợ nhân đạo cho người dân Ukraine. Họ kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế, các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Cả hai nước đều nhất trí về tầm quan trọng của việc tái thiết sau xung đột ở Ukraine.”
Tuyên bố rõ ràng không đề cập đến Nga, hoặc vai trò của nước này trong cuộc xung đột, mà thay vào đó, hai nhà lãnh đạo viết rằng hai nước “khẳng định rằng trật tự quốc tế dựa trên luật lệ phải được tôn trọng,” theo nghĩa chung.
Ấn Độ trong lịch sử là một khách hàng lớn mua vũ khí của Nga và có quan hệ lâu dài với Mạc Tư Khoa. Nước này cũng đã tăng cường mua năng lượng của Nga - cung cấp huyết mạch kinh tế quan trọng cho chính phủ của Vladimir Putin, ngay cả khi phương Tây kiểm soát chặt chẽ nguồn doanh thu quan trọng này.
Mặc dù New Delhi đã gửi viện trợ nhân đạo cho Ukraine trong suốt cuộc chiến, nhưng họ đã từ chối các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc kêu gọi rút quân và lên án cuộc xâm lược của Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã gặp ông Modi bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm Bảy nước (G7) tại Nhật Bản vào tháng trước, đó là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu.
8. Nga phân bổ tiền để đẩy mạnh sản xuất máy bay nội địa nhằm chống lại các lệnh trừng phạt
Nga sẽ phân bổ tiền để đẩy mạnh sản xuất máy bay nội địa, Thủ tướng Mikhail Mishustin tuyên bố hôm thứ Năm, với lý do cần giảm sự phụ thuộc của ngành hàng không vào các bộ phận nước ngoài trước áp lực trừng phạt đối với Nga.
Ông nói: “Việc sản xuất hàng loạt máy bay chở khách Tu-214 của Nga là rất quan trọng. “Theo thỏa thuận với tổng thống, tôi muốn thông báo với các bạn về quyết định đã được đưa ra vào ngày hôm trước - đây là khoản phân bổ 41,8 tỷ rúp từ Quỹ tài sản quốc gia cho dự án này,” Mishustin nói tại một cuộc họp về phát triển hàng không dân dụng và sản xuất máy bay, đang diễn ra tại địa điểm của Nhà máy Hàng không Kazan.
Ông nói thêm: “Cần giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu và linh kiện nước ngoài, khởi động sản xuất máy bay trong nước và mở rộng phạm vi hoạt động của chúng, đặc biệt là khi nhu cầu là rất lớn trước áp lực trừng phạt lên Nga.
Vòng trừng phạt mới nhất chống lại Nga đến từ Liên minh Âu Châu vào thứ Tư, khi khối này công bố gói thứ 11 nhằm chống lại việc lách lệnh trừng phạt.
9. Hơn 20 “quân đoàn tình nguyện” Nga – trừ Wagner – ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga
Hơn 20 “quân đoàn tình nguyện” của Nga đang chiến đấu ở Ukraine đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga, theo một tuyên bố được Bộ này công bố hôm thứ Năm.
Nó được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ một sắc lệnh do Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu ký vào ngày 10 tháng 6, trong đó nói rằng các nhóm lính đánh thuê chiến đấu ở Ukraine phải ký hợp đồng với Bộ trước đầu tháng Bảy.
Bộ cho biết động thái này sẽ “cung cấp cho các tổ chức tự nguyện tình trạng pháp lý cần thiết” và tạo ra “các đường lối thống nhất” cho công việc của họ.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết:
“Là một phần trong việc thực hiện mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga về việc xác định thủ tục tổ chức các hoạt động phục vụ của các tổ chức tình nguyện, hơn 20 đơn vị của quân đoàn tình nguyện đã ký hợp đồng với bộ quân sự Nga”
Tiểu đoàn tình nguyện Akhmat của nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov là nhóm đầu tiên ký hợp đồng, trong khi giám đốc công ty quân sự tư nhân Wagner Yevgeny Prigozhin - người đã công khai thù hận với các chỉ huy quốc phòng - cho biết ông sẽ không ký.
10. Thủ tướng Ukraine tự tin Kyiv sẽ nhận được số tiền phục hồi cần thiết
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết hôm thứ Năm rằng ông “chắc chắn” Ukraine sẽ nhận được số tiền cần thiết để giúp phục hồi đất nước.
Phát biểu vào ngày cuối cùng của Hội nghị Phục hồi Ukraine ở London, Shmyhal cho biết: “Trong diễn đàn điều phối các nhà tài trợ đa cơ quan của chúng tôi ngày hôm qua, chúng tôi đã thảo luận về những nhu cầu này, nhu cầu bổ sung cho 6,5 tỷ đô la. Tôi chắc chắn rằng trong thời gian gần nhất, sau hội nghị này... chúng tôi sẽ thu thập tất cả số tiền cần thiết và sẽ đầu tư số tiền này cho nhu cầu phục hồi nhanh chóng ở Ukraine.”
Thủ tướng Vương quốc Anh Rishi Sunak đã công bố một “gói hỗ trợ tài chính mang tính bước ngoặt” cho Ukraine tại hội nghị hôm thứ Tư. Gói này sẽ bao gồm 3 tỷ đô la bảo lãnh khoản vay của Ngân hàng Thế giới, 305 triệu đô la hỗ trợ song phương và 318 triệu đô la nhằm “mở rộng Đầu tư Quốc tế của Anh tại Ukraine”. Thủ tướng Sunak cho biết hơn 400 doanh nghiệp cũng cam kết hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
“Chúng tôi hiểu cách hợp tác với các nước G7 và với các tổ chức tài chính quốc tế,” Shmyhal nói thêm.
Citi, Sanofi và Philips nằm trong số các công ty đã ghi danh Hiệp ước Doanh nghiệp Ukraine, báo hiệu ý định thúc đẩy đầu tư vào quốc gia này.
Để đáp ứng nhu cầu gây quỹ của Ukraine, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã mời BlackRock và JPMorgan làm cố vấn cho Quỹ Phát triển Ukraine, một phương tiện tìm cách huy động vốn từ các nhà đầu tư khu vực công và tư nhân để tái thiết nền kinh tế Ukraine.
Quỹ vẫn đang trong giai đoạn lập kế hoạch và dự kiến sẽ không ra mắt cho đến khi xung đột kết thúc.
Tin Vui: 56% thanh niên Bồ Đào Nha là người mộ đạo. Cảnh sát truy tìm kẻ tấn công 2 người lần chuỗi
VietCatholic Media
17:19 23/06/2023
1. Bồ Đào Nha: 56% thanh niên là những người mộ đạo
Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Dân tộc và Văn hóa Biểu hiện Bồ Đào Nha, sẽ được trình bày ở Lisbon, vào ngày 6 tháng 7, chỉ ra rằng hơn một nửa số thanh niên là những người Công Giáo mộ đạo.
Trung tâm Nghiên cứu Dân tộc và Văn hóa Biểu hiện Bồ Đào Nha, gọi tắt là CEPCEP, của Đại học Công Giáo Lisbon đã thực hiện nghiên cứu “Tuổi trẻ, Đức tin và Tương lai” và kết luận rằng hơn một nửa thanh niên Bồ Đào Nha, cụ thể là 56 %, là những người Công Giáo mộ đạo.
Các kết luận chính của nghiên cứu do CEPCEP thực hiện đã được đưa ra tại Hội nghị của Hàng Giám mục Bồ Đào Nha, kết thúc hôm 19 Tháng Sáu tại Fátima, với chủ đề “WYD Lisbon 2023 – Những thách thức mục vụ sau đối với các Giáo phận và đối với Hội Đồng Giám Mục”.
Nghiên cứu do trung tâm của Đại học Công Giáo Bồ Đào Nha thực hiện sẽ được trình bày trước giới truyền thông vào ngày 6 tháng 7, tại Lisbon. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên một bảng câu hỏi trực tuyến, từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2022, với 2480 câu trả lời từ những người trẻ tuổi giữa lứa tuổi 14 và 30 tuổi.
Nghiên cứu “Jovens, Fé e Futuro” được thực hiện cho Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha và sẽ được trình bày tại Ngày Giới trẻ Thế giới, như một phần các phân tích về dữ liệu thu thập được nhằm phản ánh giá trị, những thách thức của tương lai và sự tham gia của những người trẻ tuổi trong việc xây dựng tương lai.
Khi kết thúc Ngày Mục vụ của Hàng Giám mục, nơi những thách thức mà WYD Lisbon 2023 đặt ra cho Giáo Hội Công Giáo ở Bồ Đào Nha được trình bày, bởi cả những người tổ chức và những người chịu trách nhiệm về Mục vụ Giới trẻ trong các giáo phận, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha, Đức Cha José Ornelas, tuyên bố rằng nghiên cứu do CEPCEP trình bày “là một phần của quá trình lắng nghe” do Giáo hội phát triển, cụ thể là trong bối cảnh của Thượng Hội đồng Giám mục.
Khi kết thúc Ngày Mục vụ của Hàng Giám mục, Đức Cha José Ornelas, Giám Mục Leiria-Fátima đã khích lệ việc tham gia tích cực vào Ngày Giới trẻ Thế giới, từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 8, và nói rằng đây là một dịp để “tôn vinh Giáo hội”.
Ngài nhấn mạnh rằng Bồ Đào Nha sẽ chứng tỏ rằng họ được tạo thành từ “những người chào đón và sống niềm vui được là Giáo hội”, trong tất cả các giáo phận của đất nước, trong Ngày ở các Giáo phận, và sau đó trong tuần của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, ở Lisbon và ở các giáo phận Setúbal và Santarém, nơi cũng đón tiếp những người trẻ tuổi tham gia vào các sự kiện chính trong ngày.
“Tất cả chúng ta sẽ ở đó, với niềm tin, bởi vì chúng ta đang làm một điều gì đó rất quan trọng đối với toàn thể Giáo hội và thế giới”, ngài nói.
Source:agencia.ecclesia.pt
2. Cảnh sát Baltimore kêu gọi công chúng cung cấp thông tin liên quan đến người đàn ông tấn công những người phò sự sống bên ngoài Tổ chức Kế hoạch hóa gia đình Baltimore
Sở cảnh sát Baltimore đã công bố video giám sát vụ tấn công ngày 26 tháng 5, trong đó một người đàn ông đã đánh đập dã man hai nhà hoạt động phò sự sống lớn tuổi bên ngoài một cơ sở của tổ chức Planned Parenthood ở thành phố Baltimore.
Trong đoạn video mà cảnh sát công bố vào ngày 15 tháng 6, có thể thấy một người đàn ông đang đè cụ ông 80 tuổi Dick Schafer xuống đất và đấm tụi bụi. Đoạn video cũng cho thấy Mark Crosby, 73 tuổi, chạy đến để giúp Schafer, lúc đó người đàn ông xô Crosby xuống đất, đánh vào mặt ông và sau đó đá vào mặt ông.
Đoạn video cho thấy người đàn ông điềm tĩnh vui vẻ rời khỏi hiện trường sau vụ tấn công. Cảnh sát vẫn chưa xác định được danh tính của người đàn ông này.
“Các thám tử Quận Trung tâm của Sở Cảnh sát Baltimore cần sự giúp đỡ của bạn để xác định kẻ tình nghi. Bất cứ ai có thông tin được yêu cầu gọi cho các thám tử của Quận Trung tâm theo số 410-396-2411 hoặc Metro Crime Stoppers của Maryland theo số 1-866-7LOCKUP.
Nghi phạm dường như là một người đàn ông da trắng với mái tóc nâu và bộ râu rậm rạp. Anh ta mặc áo phông xám, quần jean xanh và giày nâu vào thời điểm bị tấn công.
Cả Crosby và Schafer đều bất tỉnh trong thời gian ngắn sau vụ tấn công. Crosby bị chấn động, gãy hai ngón tay và chảy máu trong và ngoài ở một bên mắt. Anh bị mất thị lực ở một bên mắt. Schafer đã được điều trị vết cắt cũng như đau nhức. Cả hai người đàn ông trở lại cơ sở Planned Parenthood bốn ngày sau đó để tiếp tục hoạt động của họ.
Hai người đàn ông đang được đại diện bởi Trung tâm Luật pháp và Tư pháp Hoa Kỳ, gọi tắt là ACLJ.
Olivia Summers, cố vấn tố tụng cấp cao của ACLJ, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng “ACLJ hài lòng vì cảnh sát Baltimore cuối cùng đã công bố đoạn phim về vụ tấn công,”
Summers nói: “Chúng tôi tin rằng điều này rất quan trọng, không chỉ giúp xác định kẻ đã tấn công Mark Crosby và Dick Schaefer, mà còn để chứng minh chính xác mức độ bạo lực của cuộc tấn công này đối với thân chủ của chúng tôi. Chúng tôi kêu gọi chính quyền địa phương kiên trì nỗ lực xác định và bắt giữ người đàn ông này, đồng thời bất kỳ ai có thông tin liên quan đến danh tính của hung thủ hãy thông báo ngay cho cảnh sát.”
Các luật sư vẫn đang thu thập thông tin về vụ án nhưng đang xem xét cả hành động hình sự và dân sự đối với người đàn ông đã tấn công thân chủ của họ.
Source:Catholic News Agency
3. Thượng Hội đồng Đức bị thách thức trước cuộc họp quan trọng ở Berlin
Trước một cuộc họp quan trọng của Tiến Trình Công Nghị Đức, một giáo phận đã ra tín hiệu phản đối kế hoạch biến sự kiện gây tranh cãi thành một Hội đồng Thượng Hội đồng thường trực — một cơ quan kiểm soát mới của Giáo hội ở Đức.
Cha Josef Kreiml, một linh mục cố vấn của Giáo phận Regensburg, phụ trách Phương thức Thượng Hội đồng ở Giáo phận, đã cảnh báo rằng công việc chuẩn bị cho một Hội đồng Thượng Hội đồng Đức mâu thuẫn với chỉ thị rõ ràng từ Vatican.
Vị giám chức cũng nói rằng khái niệm về tính đồng nghị làm cơ sở cho Tiến Trình Công Nghị Đức không phù hợp với giáo luật và ý tưởng của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Các giám mục của 27 giáo phận của Đức dự kiến sẽ đưa ra những quyết định mang tính bước ngoặt tại cuộc họp của họ ở Berlin trong hai ngày 19 và 20 tháng 6 liên quan đến việc thành lập và tài trợ cho cái gọi là Ủy ban Thượng Hội đồng, sau đó sẽ thành lập một Hội đồng Thượng Hội đồng thường trực của Đức vào năm 2026.
Theo báo cáo, một số giám mục đã cân nhắc việc ngăn chặn động thái này bằng cách không cung cấp ngân quỹ cho cơ quan đó
Tiến Trình Công Nghị Đức là một quá trình kéo dài nhiều năm do Đức Hồng Y Reinhard Marx khởi xướng và được đồng tổ chức bởi Hội đồng Giám mục Đức và Ủy ban Trung ương Người Công Giáo Đức, gọi tắt là ZdK, một cơ quan giáo dân được tài trợ bởi các giám mục Đức. Mục đích chính thức của nó là thảo luận về bốn vấn đề chính: cách thức thực thi quyền lực trong Giáo Hội, đạo đức tình dục, chức tư tế và vai trò của phụ nữ.
Quá trình này đã bị chỉ trích bởi nhiều Hồng Y và giám mục từ khắp nơi trên thế giới, cũng như bởi Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài đã cảnh báo về sự mất đoàn kết và ly giáo trong bức thư năm 2019 gửi người Công Giáo Đức.
Vatican đã đưa ra một tuyên bố nói rằng Tiến Trình Công Nghị không có thẩm quyền bắt buộc các giám mục và tín hữu chấp nhận các hình thức quản trị mới và các định hướng mới về giáo lý và luân lý.
Trích dẫn những tuyên bố này, Kreiml nói rằng Tiến Trình Công Nghị đã can thiệp rất nhiều vào các hình thức quản trị của Giáo hội và đã coi thường luật chung của Giáo hội, giáo luật và hệ thống phẩm trật của Giáo hội và các nhiệm vụ thích hợp của các giám mục.
Ngài kêu gọi các giám mục Đức tôn trọng sự hiệp nhất của Giáo hội và tuân theo hướng dẫn của Đức Thánh Cha về tính đồng nghị.
Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà lãnh đạo khác của Giáo hội đã bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về kế hoạch thành lập một hội đồng thượng hội đồng thường trực cho Giáo hội Đức.
Một cơ quan như vậy sẽ hoạt động “như một cơ quan tư vấn và ra quyết định về những phát triển thiết yếu trong Giáo hội và xã hội,” theo một đề xuất của Tiến Trình Công Nghị.
Quan trọng hơn, nó sẽ “đưa ra các quyết định cơ bản có ý nghĩa cấp giáo phận đối với kế hoạch mục vụ, các vấn đề về tương lai và các vấn đề ngân sách của Giáo hội mà không được quyết định ở cấp giáo phận”.
Vào tháng 6 năm 2022, Đức Hồng Y Walter Kasper, một nhà thần học được coi là thân cận với Đức Thánh Cha Phanxicô, cho biết không thể có “Hội Đồng Thượng Hội Đồng”, xét theo lịch sử và thần học của Giáo hội: “Các Thượng Hội Đồng không thể tồn tại lâu dài về mặt thể chế. Truyền thống của Giáo hội không biết đến một chính phủ Thượng Hội Đồng. Một Hội Đồng Thượng Hội Đồng, như được dự kiến hiện nay, không có cơ sở trong toàn bộ lịch sử của hiến pháp. Nó sẽ không phải là một sự đổi mới, mà là một phát minh chưa từng có.”
Đức Hồng Y Kasper trước đây đã cáo buộc những người tổ chức Synodale Weg, còn được gọi là “Tiến Trình Công Nghị”, sử dụng một “thủ thuật tiệm tiến” để tạo thành một cuộc đảo chính.
Đức Hồng Y Kasper, Chủ tịch danh dự của Hội đồng Giáo hoàng Cổ võ Sự hiệp nhất Kitô giáo, người từng là giám mục của Giáo phận Rottenburg-Stuttgart từ năm 1989 đến 1999, cho biết tiến trình của Đức có thể so sánh với các cấu trúc cộng sản ở Liên Xô. Đức Hồng Y cho rằng Giám Mục Bätzing “là một nhà khoa học chính trị, không phải một nhà thần học, khi bày tỏ quan điểm này một cách mạnh mẽ, đề cập đến một Hội Đồng Thượng Hội Đồng như như một Xô Viết Tối Cao.”
Đức Hồng Y nói tiếp: “'Soviet' là một từ tiếng Nga cổ có nghĩa chính xác là cái mà chúng ta gọi là 'Rat', một hội đồng trong tiếng Đức. Một Hội Đồng liên bang tối cao như vậy trong Giáo hội rõ ràng không phải là một ý kiến hay. Một hệ thống hội đồng như vậy không phải là một ý tưởng của Kitô giáo, mà là một ý tưởng đến từ một tinh thần hoặc phi tinh thần hoàn toàn khác. Nó sẽ bóp nghẹt sự tự do của Thần Khí, và phá hủy cấu trúc mà Chúa Kitô đã muốn cho Giáo Hội của Người.”
Đáp lại các chỉ trích của Hồng Y Kasper, Bätzing cho biết mặc dù bức thư từ Rôma tuyên bố rõ ràng rằng các giám mục không bắt buộc phải tham gia vào một Hội Đồng Thượng Hội Đồng như vậy, nhưng ông lưu ý vào ngày 23 Tháng Giêng rằng bản thân khái niệm về một Hội Đồng Thượng Hội Đồng như vậy “không bị đặt vấn đề trong lá thư mới nhất từ Rôma”.
Source:Catholic News Agency
Biến lớn: Wagner làm binh biến kêu gọi lính Nga không được chống cự. FSB phát lệnh bắt giữ Prigozhin
VietCatholic Media
21:10 23/06/2023
1. Cơ quan an ninh Nga cáo buộc trùm Wagner Yevgeny Prigozhin làm binh biến, kêu gọi các chiến binh Wagner phớt lờ mệnh lệnh của Prigozhin và bắt giữ anh ta
Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, kêu gọi các chiến binh của Nhóm Wagner không tuân theo mệnh lệnh của thủ lĩnh Yevgeny Prigozhin và cũng kêu gọi các chiến binh thực hiện các biện pháp để bắt giữ anh ta.
Trong một tuyên bố chính thức vào chiều thứ Sáu, phát ngôn nhân FSB nói:
“Chúng tôi kêu gọi các chiến binh PMC không mắc phải những sai lầm không thể sửa chữa, ngừng mọi hành động vũ lực chống lại người dân Nga, không thực hiện các mệnh lệnh tội phạm và phản bội của Prigozhin, đồng thời thực hiện các biện pháp để bắt giữ hắn ta”.
“Những tuyên bố và hành động của Prigozhin trên thực tế là kêu gọi bắt đầu một cuộc xung đột vũ trang dân sự trên lãnh thổ Liên bang Nga và là một nhát dao đâm sau lưng các quân nhân Nga đang chiến đấu với các lực lượng phát xít Ukraine”, tuyên bố của FSB cho biết thêm.
Cơ quan này nhắc lại rằng những tuyên bố được lan truyền rộng rãi về các cuộc tấn công của Bộ Quốc phòng Nga vào Wagner PMC “không tương ứng với thực tế và là một hành động khiêu khích”.
“ Do tính chất nghiêm trọng của tình hình và nguy cơ leo thang đối đầu ở Liên bang Nga, FSB đã khởi xướng một vụ án hình sự về việc Yevgeny Prigozhin kêu gọi nổi dậy vũ trang,” tuyên bố cho biết thêm.
Dưới đây là toàn bộ tuyên bố của cơ quan An ninh Liên bang Nga. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
“Cơ quan An ninh Liên bang của Liên bang Nga báo cáo rằng tất cả thông tin được phổ biến trên mạng xã hội thay mặt cho Yevgeny Prigozhin về vụ tấn công bằng hỏa tiễn và bom được cho là do Bộ Quốc phòng Nga gây ra nhằm vào các đơn vị hậu phương của Wagner PMC là không đúng sự thật và là thông tin sai lệch mang tính khiêu khích.”
“Lực lượng vũ trang Nga tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trên giới tuyến với lực lượng vũ trang Ukraine trong khu vực Chiến dịch quân sự đặc biệt.”
“Những tuyên bố của Prigozhin trên thực tế là lời kêu gọi bắt đầu một cuộc xung đột vũ trang dân sự trên lãnh thổ Liên bang Nga, và hành động của ông ta là 'đâm sau lưng' những quân nhân Nga đang chiến đấu với lực lượng phát xít Ukraine”.
“Do tính chất nghiêm trọng của tình hình và nguy cơ leo thang đối đầu ở đất nước chúng ta, Cơ quan An ninh Liên bang của Liên bang Nga đã khởi xướng một vụ án hình sự về việc Yevgeny Prigozhin kêu gọi đảo chính vũ trang.”
“Chúng tôi kêu gọi các chiến binh PMC không mắc phải những sai lầm không thể sửa chữa, ngừng mọi hành động vũ lực chống lại người dân Nga, không thực hiện các mệnh lệnh tội ác và phản bội của Prigozhin, đồng thời thực hiện các biện pháp để bắt giữ ông ta.”
2. Trùm Wagner Yevgeny Prigozhin kêu gọi binh sĩ Nga không được chống cự quân Wagner
Người đứng đầu nhóm quân sự tư nhân Wagner, Yevgeny Prigozhin, hôm thứ Sáu đã cáo buộc giới lãnh đạo quân đội Nga tấn công một căn cứ quân sự của Wagner và giết chết “một lượng lớn” lực lượng lính đánh thuê của ông ta.
Prigozhin tuyên bố rằng Bộ Quốc phòng Nga đã lừa Wagner và ông ta thề sẽ “đáp trả những hành động tàn bạo này”.
“Họ đã lén lút lừa dối chúng tôi, cố gắng tước đi cơ hội bảo vệ quê hương của chúng tôi lại còn truy lùng Wagner PMC. Chúng tôi sẵn sàng thỏa hiệp với Bộ Quốc phòng để giao nộp vũ khí và tìm giải pháp tiếp tục bảo vệ Tổ quốc. Nhưng những kẻ đê tiện này vẫn chưa nguôi,” Prigozhin nói trong một ghi chú bằng giọng nói được đăng trên Telegram.
“Họ thấy rằng chúng tôi không bị phá vỡ và họ đã tiến hành các cuộc tấn công vào các căn cứ quân sự của chúng tôi. Một số lượng lớn các chiến binh của chúng tôi đã thiệt mạng, đồng đội của chúng tôi vẫn còn vũ khí tay. Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định về cách phản ứng với những hành động tàn bạo này. Bước tiếp theo là của chúng tôi,” anh ta tiếp tục, cáo buộc rằng “họ đã xóa sổ hàng chục người.”
Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ cáo buộc này trong một bài đăng trên Telegram hôm thứ Sáu, gọi các tin nhắn và video lan truyền trên mạng xã hội nhân danh Prigozhin về sự kiện này là “không đúng sự thật” và là “một hành vi khiêu khích thông tin”.
Prigozhin tuyên bố rằng “điều ác đang được thực hiện” bởi giới lãnh đạo quân sự Nga “phải bị ngăn chặn” sau vụ tấn công bị cáo buộc. “Họ coi thường mạng sống của những người lính, họ đã quên từ ngữ 'công lý',” Prigozhin nói trong đoạn ghi âm giọng nói.
“Các chi tiết bắt đầu xuất hiện; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đích thân đến Rostov để tiến hành chiến dịch tiêu diệt Wagner PMC. Hắn ta đã sử dụng lính pháo binh và phi công trực thăng chìm để tiêu diệt chúng tôi,” Prigozhin nói thêm.
Prigozhin thề sẽ trả đũa: “Nhiều chục, hàng chục nghìn mạng sống của binh lính Nga sẽ bị trừng phạt,” Prigozhin nói. “Tôi yêu cầu không ai được đưa ra bất kỳ sự kháng cự nào. Những ai chống đối chúng tôi như vậy, chúng tôi sẽ coi đó là mối đe dọa và tiêu diệt họ ngay lập tức. Điều này bao gồm bất kỳ chướng ngại vật nào cản đường chúng tôi, bất kỳ máy bay nào nhìn thấy trên đầu chúng tôi.”
Ông yêu cầu mọi người ở nhà và “giữ bình tĩnh, không để bị khiêu khích.”
Trong một bài đăng trên Telegram sau đó, Prigozhin nói rằng bằng cách chỉ trích lãnh đạo quân đội Nga, ông ta đang thực hiện một “cuộc tuần hành vì công lý” chứ không phải một “cuộc đảo chính quân sự”, cáo buộc rằng đa số quân nhân Nga ủng hộ Wagner.
“Cuối cùng, bạn sẽ khiến họ cung cấp đạn dược cho chúng tôi và khiến họ ngừng sử dụng chúng tôi làm bia đỡ đạn,” Prigozhin nói thêm.
Trước đó vào thứ Sáu, Prigozhin - người thường xuyên chỉ trích hệ thống lãnh đạo quân sự truyền thống của Nga - đã đẩy mạnh hơn nữa tranh chấp đang diễn ra giữa ông ta với các nhà lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga trong một cuộc phỏng vấn qua video mang tính chỉ trích cao, trong đó ông nói rằng Mạc Tư Khoa đã xâm chiếm Ukraine dưới sự giả vờ sai lầm do Bộ Quốc phòng Nga nghĩ ra, và rằng Nga đang thực sự thua trên chiến trường.
Và đầu tháng này, ông chủ của Wagner cho biết ông sẽ không ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga, từ chối nỗ lực đưa lực lượng của ông vào hàng ngũ. Bình luận của ông được đưa ra sau thông báo của Bộ Quốc phòng rằng “các đơn vị tình nguyện” và các nhóm quân sự tư nhân sẽ phải ký hợp đồng với Bộ.
Wagner đã đóng một vai trò nổi bật trong cuộc chiến Ukraine và Prigozhin, cho đến nay, đã phải đối mặt với một số hậu quả vì mối thù công khai của ông với giới lãnh đạo quân sự Nga, trong đó ông đã cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và chỉ huy lực lượng vũ trang Valery Gerasimov không cung cấp đạn dược cho lực lượng của ông.
3. Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Kyiv lợi dụng “sự khiêu khích” của Prigozhin đưa thêm các Lữ Đoàn đặc biệt
Bộ Quốc phòng Nga cho biết vào đầu ngày thứ Bảy rằng lợi dụng cuộc binh biến do trùm Wagner Yevgeny Prigozhin khới xướng, Kyiv đang đưa thêm một số lữ đoàn đặc biệt cho một cuộc tấn công theo hướng Bakhmut.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết:
“Lợi dụng hành động khiêu khích của Prigozhin, để tạo ra một bước đột phá tình hình, chế độ Kyiv đang đưa thêm các đơn vị của Lữ đoàn 35 Thủy Quân Lục Chiến và Lữ đoàn 36 cơ giới của Lực lượng vũ trang Ukraine ở hướng chiến thuật Bakhmut cho các hành động tấn công.”
Tuyên bố của Konashenkov rõ ràng là dối trá với ý định gán tội thêm cho trùm Wagner Yevgeny Prigozhin. Hai đơn vị mà Konashenkov nêu tên đã có mặt tại chiến trường thành phố Bakhmut từ đầu và không ít lần chính Konashenkov đã tuyên bố rằng họ bị “tổn thất nặng nề”.
4. Các biện pháp an ninh đã được tăng cường ở thủ đô Mạc Tư Khoa, truyền thông nhà nước Nga cho biết
Theo hãng truyền thông nhà nước Nga TASS, các biện pháp an ninh đã được tăng cường tại Mạc Tư Khoa vào hôm thứ Sáu sau những bình luận bùng nổ từ nhà lãnh đạo quân sự tư nhân của Wagner, Yevgeny Prigozhin
“Các biện pháp an ninh đã được tăng cường ở Mạc Tư Khoa, tất cả các cơ sở quan trọng nhất, cơ quan nhà nước và cơ sở hạ tầng giao thông đã được tăng cường bảo vệ”, các cơ quan thực thi pháp luật của Nga nói với TASS.
Theo cơ quan thực thi pháp luật, Đơn vị cảnh sát đặc biệt và Đơn vị phản ứng nhanh đặc biệt của Lực lượng bảo vệ Nga cũng đã được đặt trong tình trạng báo động.
FSB của Nga cho biết họ đang điều tra Prigozhin về tội “nổi loạn vũ trang” sau khi ông này thề sẽ trả đũa sau khi cáo buộc quân đội Nga đánh bom trại lính đánh thuê của ông.
5. Prigozhin nói lý do xâm lược Ukraine của Putin là dối trá
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Prigozhin Says Putin's Reason for Invading Ukraine Was a Lie”, nghĩa là “Prigozhin nói lý do xâm lược Ukraine của Putin là dối trá.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Ông chủ của Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, hôm thứ Sáu đã bày tỏ nghi ngờ về những lời biện minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, nói rằng đó là những lời dối trá do cấp trên của Điện Cẩm Linh đưa ra cho ông ta.
Bộ Quốc phòng Nga đã “lừa dối” xã hội Nga và Putin, Prigozhin cho biết trong một đoạn video dài 30 phút đầy những lời tục tĩu đăng trên kênh Telegram của mình. Diễn biến này đã làm leo thang mối thù công khai của ông với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu.
Doanh nhân người Nga, một đồng minh lâu năm của Putin, trong nhiều tháng đã tăng cường công kích bằng lời nói chống lại Shoigu. Tuy nhiên, Prigozhin lần đầu tiên vào thứ Sáu dường như đã thay đổi câu chuyện về cuộc chiến.
Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã viết trên Twitter rằng các góc độ tấn công của Prigozhin nhằm vào Shoigu và Bộ Quốc phòng Nga đang “ngày càng rộng hơn”.
“Không có gì bất thường xảy ra vào đêm trước ngày 24 tháng 2,” Prigozhin nói.
“Bộ Quốc phòng đang cố đánh lừa công chúng và tổng thống và thêu dệt câu chuyện rằng có mức độ gây hấn điên cuồng từ phía Ukraine và rằng họ sẽ tấn công chúng ta cùng với toàn bộ khối NATO,” doanh nhân người Nga nói. “Chiến dịch đặc biệt được bắt đầu vì một lý do hoàn toàn khác.”
Prigozhin lặp lại lý do chính mà Putin đưa ra để biện minh cho quyết định xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm ngoái – đó là sự mở rộng của NATO gần biên giới Nga - nhưng tránh nêu tên nhà lãnh đạo Nga. Thay vào đó, Prigozhin tăng cường chỉ trích Shoigu kéo dài hàng tháng trời.
Prigozhin cho rằng cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine là một “chiến dịch được lên kế hoạch sơ sài” khiến quân đội Nga bối rối. Ông thường phàn nàn về tình trạng thiếu vũ khí cho quân đội Wagner của mình.
“Shoigu đã giết hàng nghìn binh sĩ Nga sẵn sàng chiến đấu nhất trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến,” ông nói thêm.
“ Những tên khốn bị bệnh tâm thần đã quyết định, 'Không sao đâu, chúng ta sẽ ném thêm vài nghìn người Nga vào làm 'bia đỡ đạn'. “Họ sẽ chết dưới làn đạn pháo, nhưng chúng ta sẽ đạt được những gì chúng ta muốn”, thủ lĩnh Wagner nói thêm. “Đó là lý do tại sao nó đã trở thành một cuộc chiến kéo dài.”
Trong khi Prigozhin tự đặt mình vào thế đối đầu với giới lãnh đạo hàng đầu của Điện Cẩm Linh, và tự coi mình là một nhân vật chống chính quyền giữa chiến tranh, thì sự nổi tiếng của ông đã tăng lên, theo các cuộc thăm dò được tiến hành ở Nga vào tháng 5 và tháng 6.
Các nhà phân tích đã nói với Newsweek rằng Putin, bị cản trở bởi sự thiếu hiểu biết về phương tiện truyền thông trực tuyến, đang đánh giá thấp mức độ phổ biến của Prigozhin đối với người dân Nga - và mức độ đe dọa mà nó có thể gây ra.
Putin có “sự hiểu biết sai lệch về truyền thông và không gian thông tin internet.” Tatiana Stanovaya cho biết Putin coi Prigozhin là người ở “ngoại vi của đời sống chính trị”, vì trùm Wagner hầu như không được phép xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính thống. Cô là thành viên cao cấp tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Russia và là người sáng lập Russian Politik hay Thực tế của Chính trị Nga, một công ty phân tích chính trị.
“Đó là lý do tại sao chúng tôi thấy đây là một tình huống rất tồi tệ khi một mặt, chúng ta có Putin, người đang lấy mọi thứ đến từ Prigozhin một cách rất dễ dàng, nhưng mặt khác, một bộ phận quan trọng trong giới tinh hoa Nga coi Prigozhin như một mối đe dọa,” Stanovaya nói.
“Nhiều người trong số họ sợ Prigozhin,” cô nói thêm. “Họ coi ông ấy là một rủi ro cho nhà nước, như một vấn đề cần được giải quyết, và người dân nên lo lắng về cách Putin quản lý rủi ro này.”
Trước đó một ngày, Prigozhin đã nói rằng Shoigu đang nói dối Putin về những thất bại “to lớn” trên chiến trường ở Ukraine.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.