Phụng Vụ - Mục Vụ
Tin - Biểu Lộ - Thành Quả
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
08:33 24/06/2021
Tin - Biểu Lộ - Thành Quả
Gợi ý giảng lễ Chúa nhật 13 TN B
Câu chuyện minh hoạ: Đừng Trách Chúa
Vị Mục sư và người thợ cắt tóc trong một lần dạo phố đã nói chuyện với nhau. Người thợ cắt tóc nói:
- “Đây là lý do tại sao tôi không thể tin vào Đấng gọi là Chúa của tình yêu thương. Nếu Chúa tốt như ông nói, Ngài sẽ không để những người nghèo đói, bệnh tật, bẩn thỉu này tồn tại. Ngài sẽ không cho phép những người nghèo khổ phải bị xã hội ruồng rẩy, và những người nghiện ma túy rồi những phần tử xấu xa khác của xã hội nữa. Không, tôi không thể tin vào một Đấng chấp nhận cho sự việc này xảy ra.”
Vị Mục sư không nói gì cứ tiếp tục đi. Đến một lúc, họ gặp người ăn mày nghèo khổ, dơ bẩn lạ thường. Tóc của anh ta bù xù, rũ đến vai, râu mọc đầy trên mặt. Mục sư nói:
- “Thợ hớt tóc à, Anh không phải là người cắt tóc tốt bụng lắm sao?! Sao Anh để cho người ăn mày này sống trong khu phố của Anh mà không hề được cắt tóc và cạo râu”
Hết sức ngạc nhiên, người thợ hớt tóc nói:
- “Tại sao lại trách tôi về tình trạng của ông ấy. Tôi chẳng hại gì ông ta cả. Ông ta chẳng bao giờ đến cửa hàng của tôi cả. Nếu chịu đến thì tôi đã làm cho ông ta sạch sẽ gọn gàng và đẹp trai rồi.”
Đưa mắt nhìn thợ hớt tóc, ông Mục sư cất tiếng: “Vậy thì đừng trách Chúa cho phép con người tiếp tục con đường xấu xa của họ. Ngài vẫn mời gọi họ đến và nhận ơn cứu rỗi đó chứ. Tại họ không chịu đến và tiếp nhận Ngài mà thôi”.
Cuộc sống chúng ta đang đối diện với nhiều điều bất trắc mà tự sức con người không thể giải quyết. Có người đã thất bại vì không biết kêu đến ai; có người đã thành công vì ngoài việc nỗ lực của bản thân, của gia đình, họ còn biết cậy dựa vào đời sống đức tin, nghĩa là biết cậy dựa vào Chúa. Qua các bài đọc của Chúa nhật 13 thường niên B hôm nay giới thiệu cho chúng ta biết rằng niềm tin vào Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô sẽ được giải thoát mọi sự. Tuy nhiên, để được Thiên Chúa thi ân giáng phúc, đòi hỏi con người phải có niềm tin sắt son vào Ngài dầu phải trải qua thử thách gian nan. Hơn nữa, thành quả là sự chữa lành của Thiên Chúa sẽ đến với những ai chạy đến với Ngài và tha thiết khấn xin.
Như chúng ta đã biết điều kiện để được gặp gỡ và đón nhận những phép lạ từ Chúa, là con người phải có đời sống đức tin vững vàng. Trong bài Tin mừng (Mc 5, 21-43) của Chúa nhật hôm nay trình thuật cho chúng ta hai gương mặt đặc biệt về đời sống đức tin. Gương mặt thứ nhất là ông Giairo, trưởng hội đường. Đứng trước cái thập tử nhất sinh của đứa con gái mình, Ông Giairo không biết làm gì được và không ai có thể cứu được nó, ngoài Đức Giê-su mà ông nghe biết. Vì thế với vai trò là trưởng hội đường, được sở hữu chức vụ cao nhưng không màng tới địa vị đó, ông đã khiêm tốn chạy đến với Đức Giê-su qua cử chỉ là sụp lạy và van xin “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu chữa và được sống.”(c.23). Dù là một trưởng hội đường, dù có quyền lực, có danh vọng trong dân, nhưng Ông Giairo đã có thái độ khiêm tốn và tin tưởng vào Đức Giê-su để xin Ngài và chỉ có Ngài mới cứu được đứa con của mình. Ông tin cho nên ông tìm gặp Đức Giê-su. Ông tin nên ông biểu lộ niềm tin đó qua hành vi ‘quỳ lạy và van xin’. Ông tin nên ông ra khỏi bản thân mình, ra khỏi chức vụ, ra khỏi não trạng kỳ thị để tìm gặp Đấng có thể làm được mọi sự. Ông tin vì Đức Giê-su đã minh định cho ông: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi.” (c.36)
Gương mặt thứ hai, đó là người đàn bà bị băng huyết 12 năm. Căn bệnh của bà đã kéo dài, chạy thầy chạy thuốc, tiền mất tật mang, nhưng xem ra bệnh càng ngày càng nặng hơn. Đau thể xác đã đành, bà còn bị coi là ô uế theo luật Do thái. Nỗi đau của bà tăng lên gấp đôi. Hình như bà hết đường chữa chạy, không muốn nói rằng cái chết đang gần kề. Đối với căn bệnh của bà, vật chất cũng như các y bác sĩ đã bỏ tay chấm com. Tuy nhiên, may cho bà là bà đã nghe biết về ông Giê-su, Người có quyền uy trong mọi sự. Vì thế, bà tin rằng ‘chỉ có Ông này mới có thể cứu chữa cho mình. Nhưng làm sao đây, mình bị mang tiếng là ô uế cơ mà. Mình là thân phận đàn bà trong một xã hội đang kỳ thì phụ nữ cơ mà. Thôi, thay vì ra mặt, mình ‘âm thầm hay lén lút’ chạm vào áo Ngài phía sau là được. Vì Ngài có uy quyền nên đụng chạm áo Ngài là chạm vào con người Ngài.’ Nghĩ như vậy, Bà liền làm vì đức tin thôi thúc.“Tôi mà sờ được vào áo Ngài thôi, là sẽ được khỏi bệnh”. (c.28). Vì tin vào sức mạnh của Đức Giê-su nên bà đã can đảm vượt qua những tập quán, mọi nếp suy nghĩ và quan niệm tôn giáo có tính trói buộc và cản trở con người miễn sao bệnh bà được cứu chữa. Quả thật, vì tin vào quyền năng của Đức Giê-su, sau sự đụng chạm vào tua áo của Ngài, người đàn bà bị băng huyết đã cảm nhận được rằng bệnh bà đã được khỏi. Một niềm tin chắc chắn mà không nghi nan nơi bà đã dẫn đến câu nói của Chúa Giê-su đối với bà “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh.” (c.34)
Thật vậy, nhìn qua hai gương mặt vừa phân tích trên, chúng ta có suy nghĩ rằng để đón gặp và nhận được ơn lành từ Thiên Chúa, thiết tưởng mọi người phải có niềm tin kiên vững vào Đức Giê-su, Ngôi Lời nhập thể kèm theo thái độ và hành vi cử chỉ khiêm tốn. Hơn nữa, khi đức tin được biểu lộ rõ ràng và xác tín như vậy, thì thành quả ơn sủng của Thiên Chúa sẽ được trao ban. Điều này, chúng ta đọc thấy rõ ràng qua trình thuật của Thánh Mac-cô hôm nay: chính vì niềm tin của ông Giairo, người cha trong gia đình mà đứa con gái đã được cứu sống sau khi mọi người đã trông thấy nó chết thật. Sự chết đã bị đánh bại nhờ sự xuất hiện của Đức Giê-su Ki-tô, Đấng có uy quyền trên mọi sự. Vì con người được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, nên Thiên Chúa luôn luôn tìm cách làm cho con người được hạnh phúc và được sống. Tuy nhiên, nơi bài đọc I cho chúng ta thấy ma quỷ là cha của sự dối trá và là kẻ thù không đội trời chung với Thiên Chúa đã ghen tương và muốn lôi kéo con người đi vào con đường sự chết. Cũng vậy, người đàn bà băng huyết đã được chữa lành nhờ quyền năng và sức mạnh của Đức Giê-su. Thật vậy, Đức Giê-su đã có quyền năng trên bệnh tật, trên sự dữ và sự chết. Nơi Ngài, qua Ngài và trong Ngài, những người tin sẽ được giải thoát và đón nhận được ơn cứu độ muôn đời.
Vì vậy, dầu Thiên Chúa luôn yêu thương và là Đấng quyền năng, nhưng Ngài sẽ sẵn sàng trao ban cho con người tất cả mọi sự nếu con người biết đáp trả và cộng tác vào công trình cứu độ của Ngài. Hay nói cách khác, ơn cứu độ hay thành quả chữa lành của Thiên Chúa chỉ đến được với con người nếu con người biết đặt niềm tin sâu thẳm vào Ngài và khiêm tốn đón nhận.“Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta.”(Kh 3, 20). Do đó, sự cộng tác của con người vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa cho con người hết sức cần thiết. Về điều này, Thánh Âu-tinh cũng đã minh định: “Thiên Chúa dựng nên con người không cần con người, nhưng để cứu chuộc con người, thì Ngài cần đến sự cộng tác của con người”. Nhờ vậy, niềm tin chắc chắn của ông Giairo và người đàn bà bị băng huyết vào Đức Giê-su đã sinh lại thành quả là con gái được cứu sống và căn bệnh được chữa lành.
Tóm lại, con người chỉ thật sự được giải thoát và cứu vớt không phải nơi của cải vật chất hay tài năng chức vụ, nhưng nơi Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời nhập thể. Quả thật, đối diện với sự dữ, ngay cả sự chết, con người tự sức chẳng làm được gì nếu thiếu vắng sự hiện diện của Thiên Chúa. Chính vì thế, để Thiên Chúa đi vào trong cuộc đời và để con người thực sự thoát khỏi mọi hoang mang lo sợ, chúng ta cần bén rễ sâu vào Ngài ngang qua Đức Giê-su Ki-tô bằng niềm tin kiên vững và lòng mến sắt son.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Gợi ý giảng lễ Chúa nhật 13 TN B
Câu chuyện minh hoạ: Đừng Trách Chúa
Vị Mục sư và người thợ cắt tóc trong một lần dạo phố đã nói chuyện với nhau. Người thợ cắt tóc nói:
- “Đây là lý do tại sao tôi không thể tin vào Đấng gọi là Chúa của tình yêu thương. Nếu Chúa tốt như ông nói, Ngài sẽ không để những người nghèo đói, bệnh tật, bẩn thỉu này tồn tại. Ngài sẽ không cho phép những người nghèo khổ phải bị xã hội ruồng rẩy, và những người nghiện ma túy rồi những phần tử xấu xa khác của xã hội nữa. Không, tôi không thể tin vào một Đấng chấp nhận cho sự việc này xảy ra.”
Vị Mục sư không nói gì cứ tiếp tục đi. Đến một lúc, họ gặp người ăn mày nghèo khổ, dơ bẩn lạ thường. Tóc của anh ta bù xù, rũ đến vai, râu mọc đầy trên mặt. Mục sư nói:
- “Thợ hớt tóc à, Anh không phải là người cắt tóc tốt bụng lắm sao?! Sao Anh để cho người ăn mày này sống trong khu phố của Anh mà không hề được cắt tóc và cạo râu”
Hết sức ngạc nhiên, người thợ hớt tóc nói:
- “Tại sao lại trách tôi về tình trạng của ông ấy. Tôi chẳng hại gì ông ta cả. Ông ta chẳng bao giờ đến cửa hàng của tôi cả. Nếu chịu đến thì tôi đã làm cho ông ta sạch sẽ gọn gàng và đẹp trai rồi.”
Đưa mắt nhìn thợ hớt tóc, ông Mục sư cất tiếng: “Vậy thì đừng trách Chúa cho phép con người tiếp tục con đường xấu xa của họ. Ngài vẫn mời gọi họ đến và nhận ơn cứu rỗi đó chứ. Tại họ không chịu đến và tiếp nhận Ngài mà thôi”.
Cuộc sống chúng ta đang đối diện với nhiều điều bất trắc mà tự sức con người không thể giải quyết. Có người đã thất bại vì không biết kêu đến ai; có người đã thành công vì ngoài việc nỗ lực của bản thân, của gia đình, họ còn biết cậy dựa vào đời sống đức tin, nghĩa là biết cậy dựa vào Chúa. Qua các bài đọc của Chúa nhật 13 thường niên B hôm nay giới thiệu cho chúng ta biết rằng niềm tin vào Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô sẽ được giải thoát mọi sự. Tuy nhiên, để được Thiên Chúa thi ân giáng phúc, đòi hỏi con người phải có niềm tin sắt son vào Ngài dầu phải trải qua thử thách gian nan. Hơn nữa, thành quả là sự chữa lành của Thiên Chúa sẽ đến với những ai chạy đến với Ngài và tha thiết khấn xin.
Như chúng ta đã biết điều kiện để được gặp gỡ và đón nhận những phép lạ từ Chúa, là con người phải có đời sống đức tin vững vàng. Trong bài Tin mừng (Mc 5, 21-43) của Chúa nhật hôm nay trình thuật cho chúng ta hai gương mặt đặc biệt về đời sống đức tin. Gương mặt thứ nhất là ông Giairo, trưởng hội đường. Đứng trước cái thập tử nhất sinh của đứa con gái mình, Ông Giairo không biết làm gì được và không ai có thể cứu được nó, ngoài Đức Giê-su mà ông nghe biết. Vì thế với vai trò là trưởng hội đường, được sở hữu chức vụ cao nhưng không màng tới địa vị đó, ông đã khiêm tốn chạy đến với Đức Giê-su qua cử chỉ là sụp lạy và van xin “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu chữa và được sống.”(c.23). Dù là một trưởng hội đường, dù có quyền lực, có danh vọng trong dân, nhưng Ông Giairo đã có thái độ khiêm tốn và tin tưởng vào Đức Giê-su để xin Ngài và chỉ có Ngài mới cứu được đứa con của mình. Ông tin cho nên ông tìm gặp Đức Giê-su. Ông tin nên ông biểu lộ niềm tin đó qua hành vi ‘quỳ lạy và van xin’. Ông tin nên ông ra khỏi bản thân mình, ra khỏi chức vụ, ra khỏi não trạng kỳ thị để tìm gặp Đấng có thể làm được mọi sự. Ông tin vì Đức Giê-su đã minh định cho ông: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi.” (c.36)
Gương mặt thứ hai, đó là người đàn bà bị băng huyết 12 năm. Căn bệnh của bà đã kéo dài, chạy thầy chạy thuốc, tiền mất tật mang, nhưng xem ra bệnh càng ngày càng nặng hơn. Đau thể xác đã đành, bà còn bị coi là ô uế theo luật Do thái. Nỗi đau của bà tăng lên gấp đôi. Hình như bà hết đường chữa chạy, không muốn nói rằng cái chết đang gần kề. Đối với căn bệnh của bà, vật chất cũng như các y bác sĩ đã bỏ tay chấm com. Tuy nhiên, may cho bà là bà đã nghe biết về ông Giê-su, Người có quyền uy trong mọi sự. Vì thế, bà tin rằng ‘chỉ có Ông này mới có thể cứu chữa cho mình. Nhưng làm sao đây, mình bị mang tiếng là ô uế cơ mà. Mình là thân phận đàn bà trong một xã hội đang kỳ thì phụ nữ cơ mà. Thôi, thay vì ra mặt, mình ‘âm thầm hay lén lút’ chạm vào áo Ngài phía sau là được. Vì Ngài có uy quyền nên đụng chạm áo Ngài là chạm vào con người Ngài.’ Nghĩ như vậy, Bà liền làm vì đức tin thôi thúc.“Tôi mà sờ được vào áo Ngài thôi, là sẽ được khỏi bệnh”. (c.28). Vì tin vào sức mạnh của Đức Giê-su nên bà đã can đảm vượt qua những tập quán, mọi nếp suy nghĩ và quan niệm tôn giáo có tính trói buộc và cản trở con người miễn sao bệnh bà được cứu chữa. Quả thật, vì tin vào quyền năng của Đức Giê-su, sau sự đụng chạm vào tua áo của Ngài, người đàn bà bị băng huyết đã cảm nhận được rằng bệnh bà đã được khỏi. Một niềm tin chắc chắn mà không nghi nan nơi bà đã dẫn đến câu nói của Chúa Giê-su đối với bà “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh.” (c.34)
Thật vậy, nhìn qua hai gương mặt vừa phân tích trên, chúng ta có suy nghĩ rằng để đón gặp và nhận được ơn lành từ Thiên Chúa, thiết tưởng mọi người phải có niềm tin kiên vững vào Đức Giê-su, Ngôi Lời nhập thể kèm theo thái độ và hành vi cử chỉ khiêm tốn. Hơn nữa, khi đức tin được biểu lộ rõ ràng và xác tín như vậy, thì thành quả ơn sủng của Thiên Chúa sẽ được trao ban. Điều này, chúng ta đọc thấy rõ ràng qua trình thuật của Thánh Mac-cô hôm nay: chính vì niềm tin của ông Giairo, người cha trong gia đình mà đứa con gái đã được cứu sống sau khi mọi người đã trông thấy nó chết thật. Sự chết đã bị đánh bại nhờ sự xuất hiện của Đức Giê-su Ki-tô, Đấng có uy quyền trên mọi sự. Vì con người được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, nên Thiên Chúa luôn luôn tìm cách làm cho con người được hạnh phúc và được sống. Tuy nhiên, nơi bài đọc I cho chúng ta thấy ma quỷ là cha của sự dối trá và là kẻ thù không đội trời chung với Thiên Chúa đã ghen tương và muốn lôi kéo con người đi vào con đường sự chết. Cũng vậy, người đàn bà băng huyết đã được chữa lành nhờ quyền năng và sức mạnh của Đức Giê-su. Thật vậy, Đức Giê-su đã có quyền năng trên bệnh tật, trên sự dữ và sự chết. Nơi Ngài, qua Ngài và trong Ngài, những người tin sẽ được giải thoát và đón nhận được ơn cứu độ muôn đời.
Vì vậy, dầu Thiên Chúa luôn yêu thương và là Đấng quyền năng, nhưng Ngài sẽ sẵn sàng trao ban cho con người tất cả mọi sự nếu con người biết đáp trả và cộng tác vào công trình cứu độ của Ngài. Hay nói cách khác, ơn cứu độ hay thành quả chữa lành của Thiên Chúa chỉ đến được với con người nếu con người biết đặt niềm tin sâu thẳm vào Ngài và khiêm tốn đón nhận.“Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta.”(Kh 3, 20). Do đó, sự cộng tác của con người vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa cho con người hết sức cần thiết. Về điều này, Thánh Âu-tinh cũng đã minh định: “Thiên Chúa dựng nên con người không cần con người, nhưng để cứu chuộc con người, thì Ngài cần đến sự cộng tác của con người”. Nhờ vậy, niềm tin chắc chắn của ông Giairo và người đàn bà bị băng huyết vào Đức Giê-su đã sinh lại thành quả là con gái được cứu sống và căn bệnh được chữa lành.
Tóm lại, con người chỉ thật sự được giải thoát và cứu vớt không phải nơi của cải vật chất hay tài năng chức vụ, nhưng nơi Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời nhập thể. Quả thật, đối diện với sự dữ, ngay cả sự chết, con người tự sức chẳng làm được gì nếu thiếu vắng sự hiện diện của Thiên Chúa. Chính vì thế, để Thiên Chúa đi vào trong cuộc đời và để con người thực sự thoát khỏi mọi hoang mang lo sợ, chúng ta cần bén rễ sâu vào Ngài ngang qua Đức Giê-su Ki-tô bằng niềm tin kiên vững và lòng mến sắt son.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Hãy tin tưởng và cầu xin
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:37 24/06/2021
Hãy tin tưởng và cầu xin
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XIII Thường niên - B
(Mc 5, 21 – 43)
Thế giới đang trải qua những ngày chết chóc kinh hoàng với đại dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc), lây lan phủ kín phần lớn địa cầu không trừ quốc gia nào, giàu hay nghèo, công nghiệp hóa hay đang phát triển. Trung Quốc bị nhiễm đại dịch đầu tiên, nhưng Italia, rồi Tây Ban Nha, Pháp, Hoa Kỳ, bây giờ đang là Ấn Độ và Brazil… ngụp lặn trong khủng hoảng bởi Covid-19 tiến công. Theo Bloomberg, khoảng hai tỉ liều vắc xin đã được tiêm chủng cho người dân ở 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Con người vẫn đang từng ngày từng giờ gồng mình giành giật sự sống chống chọi với con virus gây chết chóc này.
Từ tháng 4 đến nay, châu Á trở thành điểm nóng với một Ấn Độ tang thương. Hệ thống y tế quốc gia Nam Á trong tình trạng sụp đổ, không thể tiếp nhận bệnh nhân Covid-19, không đủ ô xy, thiết bị y tế. Người chết vì Covid-19 không có chỗ để hỏa táng, có hàng trăm hàng ngàn người bị thả trôi trên sông Hằng. Số người tử vong mỗi ngày ở mức cao chưa từng có trên toàn cầu. Cảnh tượng không khác gì địa ngục.
Khát vọng sống vui, sống mãi và sống hạnh phúc, nhất là chiến thắng bệnh tật, khổ đau và cái chết không chỉ trong tư tưởng nhưng là một khát vọng sâu xa nhất của con người ở mọi nơi mọi thời. Trước cái chết, người ta vùng vẫy bằng mọi cách để trốn tránh, đại dịch Covid 19 là bằng chứng. Khát vọng ấy thật chính đáng và có thể, vì cái chết không phải là một phần trong sáng tạo, về nguyên lý là không thể đảo ngược, vì “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong. Bởi vì Ngài sáng tạo muôn loài cho chúng hiện hữu, và mọi loài trên thế giới đều hữu ích cho sinh linh, chẳng loài nào mang độc chất huỷ hoại. Âm phủ không thống trị địa cầu” (Kn 1,13-14).
Thiên Chúa là Đấng hằng sống, nên mọi loài được Chúa tạo dựng đều sống động, riêng con người và các thiên thần còn được chia sẻ sự sống vĩnh hằng của Thiên Chúa. Tuy nhiên, vì con người được Chúa ban cho tinh thần tự do để đáp lại tình yêu, thì cũng được tự do chối từ tình yêu ấy. Con người đã chiều theo cơn cám dỗ của quỷ dữ để chối từ tình yêu Thiên Chúa, cắt đứt sự hiệp thông với Ngài là nguồn sống bất diệt nên con người phải chết cả xác lẫn hồn. Vạn vật vì liên đới với con người, nên cũng phải chịu sự hư nát vì tội lỗi của con người (x. Rm 8,20-23).
Lời Thánh Kinh nói rằng: “Thiên Chúa đã sáng tạo con người, cho họ được trường tồn bất diệt. Họ được dựng nên làm hình ảnh của bản tính Người. Nhưng chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết” (Kn 2,23-24). Thiên Chúa không tạo nên cái chết và quỷ dữ cũng không gây nên cái chết, chính tự do của con người khi cắt đứt với nguồn sống đã tạo nên cái chết cho mình và vạn vật. Chỉ có Thiên Chúa quyền năng mới đủ mạnh để phá đổ những rào cản của sự chết. Chúa “sẽ không thí bỏ mạng tôi cho âm phủ” (Tv 16, 10). Chúa là Sự Sống: “Chúa không tạo dựng sự chết, chẳng vui mừng khi người sống phải chết…” (Kn 1, 13).
Chúa Giêsu là đầu và là trưởng tử hoàn tất khi sống lại từ trong cõi chết. Sự chết dẫn Người xuống mồ, nhưng không tiêu tan. Người đã chiến thắng sự chết. Điều mà Giairô mong đợi nơi Chúa Giêsu là “đến đặt tay lên em bé để nó được khỏi và được sống” (Mc 5, 23). Thái độ của Giairô thật là ấn tượng. Đường đường là trưởng hội đường Do Thái, vậy mà ông “sụp lạy và van xin” Chúa Giêsu (x. Mc 5, 22), ông quên đi nhân cách, địa vị của mình trước đám đông nhiều người biết đến, ông tiên phong tin cậy vào Chúa. Tất nhiên, vì cô gái diệu, ông làm tất cả.
Chúng ta cũng thế, trong cơn đại dịch, vô phương cứu chữa khiến hy vọng tiêu tan nơi nhiều người, thì lòng tin và lời kêu cầu vang lên tới Chúa thật cần thiết. Lời van xin của người cha: “Xin Ngài đến… để nó được khỏi và được sống!“ không nhận được một lời đáp trả nào của Chúa Giêsu, lời trấn an Giairô cũng không. Đôi lúc Chúa vẫn im lặng đối với lời van xin của chúng ta, khi chúng ta cầu nguyện. Nhưng Chúa vẫn luôn đồng hành và ở với chúng ta, ngay cả khi chưa nhận lời chúng ta. Vậy, chúng ta hãy giục lòng tin và cầu xin Chúa cứu giúp.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng, Chúa không tạo ra cái chết, Chúa cũng chẳng vui gì khi chúng con bị diệt vong, xin cứu giúp chúng con, lạy Chúa. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XIII Thường niên - B
(Mc 5, 21 – 43)
Thế giới đang trải qua những ngày chết chóc kinh hoàng với đại dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc), lây lan phủ kín phần lớn địa cầu không trừ quốc gia nào, giàu hay nghèo, công nghiệp hóa hay đang phát triển. Trung Quốc bị nhiễm đại dịch đầu tiên, nhưng Italia, rồi Tây Ban Nha, Pháp, Hoa Kỳ, bây giờ đang là Ấn Độ và Brazil… ngụp lặn trong khủng hoảng bởi Covid-19 tiến công. Theo Bloomberg, khoảng hai tỉ liều vắc xin đã được tiêm chủng cho người dân ở 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Con người vẫn đang từng ngày từng giờ gồng mình giành giật sự sống chống chọi với con virus gây chết chóc này.
Từ tháng 4 đến nay, châu Á trở thành điểm nóng với một Ấn Độ tang thương. Hệ thống y tế quốc gia Nam Á trong tình trạng sụp đổ, không thể tiếp nhận bệnh nhân Covid-19, không đủ ô xy, thiết bị y tế. Người chết vì Covid-19 không có chỗ để hỏa táng, có hàng trăm hàng ngàn người bị thả trôi trên sông Hằng. Số người tử vong mỗi ngày ở mức cao chưa từng có trên toàn cầu. Cảnh tượng không khác gì địa ngục.
Khát vọng sống vui, sống mãi và sống hạnh phúc, nhất là chiến thắng bệnh tật, khổ đau và cái chết không chỉ trong tư tưởng nhưng là một khát vọng sâu xa nhất của con người ở mọi nơi mọi thời. Trước cái chết, người ta vùng vẫy bằng mọi cách để trốn tránh, đại dịch Covid 19 là bằng chứng. Khát vọng ấy thật chính đáng và có thể, vì cái chết không phải là một phần trong sáng tạo, về nguyên lý là không thể đảo ngược, vì “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong. Bởi vì Ngài sáng tạo muôn loài cho chúng hiện hữu, và mọi loài trên thế giới đều hữu ích cho sinh linh, chẳng loài nào mang độc chất huỷ hoại. Âm phủ không thống trị địa cầu” (Kn 1,13-14).
Thiên Chúa là Đấng hằng sống, nên mọi loài được Chúa tạo dựng đều sống động, riêng con người và các thiên thần còn được chia sẻ sự sống vĩnh hằng của Thiên Chúa. Tuy nhiên, vì con người được Chúa ban cho tinh thần tự do để đáp lại tình yêu, thì cũng được tự do chối từ tình yêu ấy. Con người đã chiều theo cơn cám dỗ của quỷ dữ để chối từ tình yêu Thiên Chúa, cắt đứt sự hiệp thông với Ngài là nguồn sống bất diệt nên con người phải chết cả xác lẫn hồn. Vạn vật vì liên đới với con người, nên cũng phải chịu sự hư nát vì tội lỗi của con người (x. Rm 8,20-23).
Lời Thánh Kinh nói rằng: “Thiên Chúa đã sáng tạo con người, cho họ được trường tồn bất diệt. Họ được dựng nên làm hình ảnh của bản tính Người. Nhưng chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết” (Kn 2,23-24). Thiên Chúa không tạo nên cái chết và quỷ dữ cũng không gây nên cái chết, chính tự do của con người khi cắt đứt với nguồn sống đã tạo nên cái chết cho mình và vạn vật. Chỉ có Thiên Chúa quyền năng mới đủ mạnh để phá đổ những rào cản của sự chết. Chúa “sẽ không thí bỏ mạng tôi cho âm phủ” (Tv 16, 10). Chúa là Sự Sống: “Chúa không tạo dựng sự chết, chẳng vui mừng khi người sống phải chết…” (Kn 1, 13).
Chúa Giêsu là đầu và là trưởng tử hoàn tất khi sống lại từ trong cõi chết. Sự chết dẫn Người xuống mồ, nhưng không tiêu tan. Người đã chiến thắng sự chết. Điều mà Giairô mong đợi nơi Chúa Giêsu là “đến đặt tay lên em bé để nó được khỏi và được sống” (Mc 5, 23). Thái độ của Giairô thật là ấn tượng. Đường đường là trưởng hội đường Do Thái, vậy mà ông “sụp lạy và van xin” Chúa Giêsu (x. Mc 5, 22), ông quên đi nhân cách, địa vị của mình trước đám đông nhiều người biết đến, ông tiên phong tin cậy vào Chúa. Tất nhiên, vì cô gái diệu, ông làm tất cả.
Chúng ta cũng thế, trong cơn đại dịch, vô phương cứu chữa khiến hy vọng tiêu tan nơi nhiều người, thì lòng tin và lời kêu cầu vang lên tới Chúa thật cần thiết. Lời van xin của người cha: “Xin Ngài đến… để nó được khỏi và được sống!“ không nhận được một lời đáp trả nào của Chúa Giêsu, lời trấn an Giairô cũng không. Đôi lúc Chúa vẫn im lặng đối với lời van xin của chúng ta, khi chúng ta cầu nguyện. Nhưng Chúa vẫn luôn đồng hành và ở với chúng ta, ngay cả khi chưa nhận lời chúng ta. Vậy, chúng ta hãy giục lòng tin và cầu xin Chúa cứu giúp.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng, Chúa không tạo ra cái chết, Chúa cũng chẳng vui gì khi chúng con bị diệt vong, xin cứu giúp chúng con, lạy Chúa. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Chúa Nhật 13 Mùa Thường Niên : Hãy Chỗi Dậy
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:00 24/06/2021
Chúa Nhật 13 Mùa Thường Niên : Hãy Chỗi Dậy
(Kn 1, 13-15. 2,23-25; 1 Cr 8. 7.9.13-15; Mc 5, 21-43)
Thiên Chúa là Chúa của sự sống. Thiên Chúa trao ban sự sống nơi thực vật, động vật, con người và thiên thần. Chúng ta thấy được sự sống gắn liền nơi các tạo vật. Mọi tạo vật đều nhận hơi thở sự sống. Rút hơi thở, chúng sẽ tan biến. Ngay chương đầu của sách Khôn Ngoan, tác giả được linh lứng viết rằng: Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong (Kn 1,13). Sự sống ở mọi tạo vật sinh động sẽ tiêu vong, nhưng sự sống thật sẽ tồn tại muôn đời. Chúng ta có nhiều kinh nghiệm về sự sinh, lão, bệnh và tử. Con người sinh ra và từ từ đi về cõi chết. Đã là người, ai cũng bước qua lúc sinh lúc tử.
Từ muôn thế hệ, dòng dõi này nối tiếp dòng dõi kia để truyền sinh sự sống. Sự sống mà Thiên Chúa trao ban cho tổ tông của loài người vẫn được tiếp tục phát triển và sinh xôi nẩy nở. Sự sống của từng cá nhân sẽ chấm dứt ở đời này, nhưng sự sống của con người sẽ tiếp tục. Với niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh, chúng ta tin rằng sự sống thay đổi chứ không mất đi. Người ta thường nói: Sinh ký tử qui, sống gởi thác về và từ trần hay qua đời. Qua đời này để vào đời khác. Chết không phải là chấm hết mà bước qua một cuộc sống mới.
Chúa Giêsu chính là nguồn sự sống và có quyền trên sự sống. Con người là loài thụ tạo, khi đã tắt hơi thở hoàn toàn thì thân xác đi vào cõi tiêu diệt. Không có một quyền lực hay loại thuốc nào có thể cứu gỡ. Đã ra đi là ra đi vĩnh viễn. Con người đành bó tay trước sự chết. Chúa Giêsu nhìn vào sự chết như một giấc ngủ. Thánh Maccô diễn tả về quyền năng của Thiên Chúa: Người bước vào nhà và bảo họ: "Sao lại náo động và khóc lóc như vậy? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy! (Mc 5, 39). Nhiều người cười nhạo Ngài vì họ đã biết em bé đã tắt thở và đã chết. Nhưng Chúa Giêsu cầm lấy tay nó và nói: "Ta-li-tha kum", nghĩa là: "Này bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi! (Mc 5, 41).
Chúng ta bước vào đời với hình hài một trẻ thơ. Rồi được nuôi nấng dưỡng dục, được học hỏi trau dồi kiến thức, được học làm người và học làm con Chúa. Mỗi người lãnh nhận những khả năng và nguồn vốn khác nhau. Điều quan trọng là chúng ta sinh lời không riêng cho chính mình mà chung cho đồng loại. Thánh Phaolô tông đồ trong thơ gởi tín hữu Corintô đã nhắc nhở rằng: Kẻ được nhiều thì cũng không dư, mà kẻ có ít, cũng không thiếu. Phaolô đã khích lệ tín hữu rằng anh chị em vượt trổi về mọi mặt về sự hiểu biết, lòng tin, sự nhiệt thành và lòng bác ái. Trồng người như trồng cây. Ai mà không mong cây trồng phát triển và sinh hoa trái. Con người có sứ mệnh cao qúi. Mỗi cuộc sống con người cũng phải sinh hoa kết trái cho đời. Người ta thường nói: Cọp chết để da, người chết để tiếng.
Chúng ta sẽ ra đi với hai bàn tay trắng nhưng không thể thiếu hành trang. Cuộc sống bên kia cần có nhiều phước báo và việc thiện như là hoa quả cuộc đời. Phải tạo nhân tốt mới có qủa tốt. Có lòng bác ái vị tha, chúng ta mới có sự yêu thương ràng buộc. Sự sống rất quí giá và đáng sống. Mỗi giây phút sống trong cuộc đời đều là hồng ân. Chúng ta không có quyền tiêu diệt hay hủy hoại sự sống của người khác hay của chính mình. Ai cũng muốn sống hạnh phúc nhưng đôi khi chúng ta làm ngơ trước những hạnh phúc mà chúng ta đang thừa hưởng. Niềm vui và sự bình an nằm ngay trong cuộc sống hằng ngày. Hạnh phúc ví như một chiếc khăn tinh sạch, đôi khi có điểm vài vết nhơ sầu khổ. Vì quá chú trọng đến những chấm nhỏ buồn phiền của cuộc sống, để rồi có nhiều người bi quan cho rằng cuộc đời là bể khổ. Thực sự đời chỉ buồn khổ đối với những ai chấp ngã không dám buông bỏ.
Lạy Chúa, Lời Chúa là thần trí và là sự sống, xin cho chúng con biết sống xứng đáng với danh phận của con người. Chúa tác thành mọi sự cho có. Chúa tạo dựng con người để được sống hạnh phúc và thông phần sự sống vĩnh cửu.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
(Kn 1, 13-15. 2,23-25; 1 Cr 8. 7.9.13-15; Mc 5, 21-43)
Thiên Chúa là Chúa của sự sống. Thiên Chúa trao ban sự sống nơi thực vật, động vật, con người và thiên thần. Chúng ta thấy được sự sống gắn liền nơi các tạo vật. Mọi tạo vật đều nhận hơi thở sự sống. Rút hơi thở, chúng sẽ tan biến. Ngay chương đầu của sách Khôn Ngoan, tác giả được linh lứng viết rằng: Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong (Kn 1,13). Sự sống ở mọi tạo vật sinh động sẽ tiêu vong, nhưng sự sống thật sẽ tồn tại muôn đời. Chúng ta có nhiều kinh nghiệm về sự sinh, lão, bệnh và tử. Con người sinh ra và từ từ đi về cõi chết. Đã là người, ai cũng bước qua lúc sinh lúc tử.
Từ muôn thế hệ, dòng dõi này nối tiếp dòng dõi kia để truyền sinh sự sống. Sự sống mà Thiên Chúa trao ban cho tổ tông của loài người vẫn được tiếp tục phát triển và sinh xôi nẩy nở. Sự sống của từng cá nhân sẽ chấm dứt ở đời này, nhưng sự sống của con người sẽ tiếp tục. Với niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh, chúng ta tin rằng sự sống thay đổi chứ không mất đi. Người ta thường nói: Sinh ký tử qui, sống gởi thác về và từ trần hay qua đời. Qua đời này để vào đời khác. Chết không phải là chấm hết mà bước qua một cuộc sống mới.
Chúa Giêsu chính là nguồn sự sống và có quyền trên sự sống. Con người là loài thụ tạo, khi đã tắt hơi thở hoàn toàn thì thân xác đi vào cõi tiêu diệt. Không có một quyền lực hay loại thuốc nào có thể cứu gỡ. Đã ra đi là ra đi vĩnh viễn. Con người đành bó tay trước sự chết. Chúa Giêsu nhìn vào sự chết như một giấc ngủ. Thánh Maccô diễn tả về quyền năng của Thiên Chúa: Người bước vào nhà và bảo họ: "Sao lại náo động và khóc lóc như vậy? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy! (Mc 5, 39). Nhiều người cười nhạo Ngài vì họ đã biết em bé đã tắt thở và đã chết. Nhưng Chúa Giêsu cầm lấy tay nó và nói: "Ta-li-tha kum", nghĩa là: "Này bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi! (Mc 5, 41).
Chúng ta bước vào đời với hình hài một trẻ thơ. Rồi được nuôi nấng dưỡng dục, được học hỏi trau dồi kiến thức, được học làm người và học làm con Chúa. Mỗi người lãnh nhận những khả năng và nguồn vốn khác nhau. Điều quan trọng là chúng ta sinh lời không riêng cho chính mình mà chung cho đồng loại. Thánh Phaolô tông đồ trong thơ gởi tín hữu Corintô đã nhắc nhở rằng: Kẻ được nhiều thì cũng không dư, mà kẻ có ít, cũng không thiếu. Phaolô đã khích lệ tín hữu rằng anh chị em vượt trổi về mọi mặt về sự hiểu biết, lòng tin, sự nhiệt thành và lòng bác ái. Trồng người như trồng cây. Ai mà không mong cây trồng phát triển và sinh hoa trái. Con người có sứ mệnh cao qúi. Mỗi cuộc sống con người cũng phải sinh hoa kết trái cho đời. Người ta thường nói: Cọp chết để da, người chết để tiếng.
Chúng ta sẽ ra đi với hai bàn tay trắng nhưng không thể thiếu hành trang. Cuộc sống bên kia cần có nhiều phước báo và việc thiện như là hoa quả cuộc đời. Phải tạo nhân tốt mới có qủa tốt. Có lòng bác ái vị tha, chúng ta mới có sự yêu thương ràng buộc. Sự sống rất quí giá và đáng sống. Mỗi giây phút sống trong cuộc đời đều là hồng ân. Chúng ta không có quyền tiêu diệt hay hủy hoại sự sống của người khác hay của chính mình. Ai cũng muốn sống hạnh phúc nhưng đôi khi chúng ta làm ngơ trước những hạnh phúc mà chúng ta đang thừa hưởng. Niềm vui và sự bình an nằm ngay trong cuộc sống hằng ngày. Hạnh phúc ví như một chiếc khăn tinh sạch, đôi khi có điểm vài vết nhơ sầu khổ. Vì quá chú trọng đến những chấm nhỏ buồn phiền của cuộc sống, để rồi có nhiều người bi quan cho rằng cuộc đời là bể khổ. Thực sự đời chỉ buồn khổ đối với những ai chấp ngã không dám buông bỏ.
Lạy Chúa, Lời Chúa là thần trí và là sự sống, xin cho chúng con biết sống xứng đáng với danh phận của con người. Chúa tác thành mọi sự cho có. Chúa tạo dựng con người để được sống hạnh phúc và thông phần sự sống vĩnh cửu.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Dẫn Nhập Vào Thánh Lễ & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 13 Mùa Thường Niên Năm B. 27.6.202
Lm Francis Lý văn Ca
13:32 24/06/2021
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Ý chính của các bài đọc hôm nay: mạng sống của con ngưòi nằm trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Nói một cách khác, Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống. Ngài có quyền ban và cũng có quyền cất đi lúc nào Ngài muốn. Chúa Giêsu đã chứng tỏ quyền năng của Thiên Chúa nơi Ngài, cho những kẻ tin vào Ngài, quyền lực được thông ban cho họ ơn khỏi bệnh như bài Tin Mừng chúng ta sẽ nghe.
Mọi bí tích đều mang đến cho con người sức mạnh của ơn thánh, nếu chúng ta có lòng tin mạnh mẽ như người thiếu phụ trong Phúc Âm. Bà có lòng tin vững mạnh là chỉ cần chạm đến gấu áo Chúa Kitô mà thôi. Chính đức tin đó cứu bà. Qua chủ đề của thánh lễ hôm nay: Chúa là nguồn mạch sự sống con người đời nầy và đời sau, chúng ta cầu xin Chúa đánh động tâm hồn nguội lạnh trở nên nồng ấm hơn. Luôn tin tưởng Thiên Chúa luôn hiện diện ở bên chúng ta, trên mọi nẻo đường chúng ta đi.
Với những tư tưởng dẫn nhập, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tác giả của bài đọc thứ I trình bày cho chúng ta sự khôn ngoan của một người biết nhận thức sự hiện hữu của Thiên Chúa, cho dù sự dữ có đe dọa. Nhưng niềm tin đã giúp ông đứng vững.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô khuyên dân thành Côrintô, nên chia sẻ những gì họ có cho tha nhân... Chúng ta ngày nay, cũng được Giáo Hội kêu mời sống tinh thần nầy.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Phúc Âm thuật lại 2 việc: quyền năng và phép lạ. Ngài đã chữa lành người đàn bà do quyền năng từ Ngài xuất phát ra và cứu sống con gái của ông trưởng hội đường của Dothái giáo. Chúng ta có tin rằng quyền năng của Chúa ngày nay vẫn còn điều hành vũ trụ nầy không? Trong đó có con người mà Chúa đã dựng nên.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh Mục: Anh Chị Em thân mến, Hiệp nhau trong cùng một tâm tình, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho những người già nua tuổi tác, ốm đau... Xin cho họ niềm cậy trông và phó thác, được đầy tràn ơn Chúa để giữ vững đức tin đến hơi thở cuối cùng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúngcon.
2. Xin Chúa chúc lành cho Anh Chị Em trong Hội Đạo Binh Đức Mẹ, là những chiến sĩ của Mẹ âm thầm hay hoạt động, đang thay thế Cộng Đoàn dân Chúa đến thăm viếng, ủi an những ai đang cần đến sự săn sóc ủi an trong nhũng công tác tông đồ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho những gia đình nguội lạnh trễ nải. Với ơn Chúa trợ lực và sự giúp đỡ của bạn bè, họ sẽ quay trở về trong tình thương của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những con em đang dọn mình để lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể Lần Đầu cũng như Bí Tích Thêm Sức, với ơn Chúa ban và sự giúp đỡ của Giảng Viên Giáo Lý, các em sẽ được chuẩn bị đầy đủ để lãnh nhận ơn thánh Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn đã yên nghỉ… đặc biệt là những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, nhất là những nạn nhân của Covid-19 trên thế giới… Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là nguồn mạch mọi ân sủng, xin ban cho chúng con những ơn cần thiết mà chúng con van xin Chúa trong thánh lễ hôm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Ý chính của các bài đọc hôm nay: mạng sống của con ngưòi nằm trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Nói một cách khác, Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống. Ngài có quyền ban và cũng có quyền cất đi lúc nào Ngài muốn. Chúa Giêsu đã chứng tỏ quyền năng của Thiên Chúa nơi Ngài, cho những kẻ tin vào Ngài, quyền lực được thông ban cho họ ơn khỏi bệnh như bài Tin Mừng chúng ta sẽ nghe.
Mọi bí tích đều mang đến cho con người sức mạnh của ơn thánh, nếu chúng ta có lòng tin mạnh mẽ như người thiếu phụ trong Phúc Âm. Bà có lòng tin vững mạnh là chỉ cần chạm đến gấu áo Chúa Kitô mà thôi. Chính đức tin đó cứu bà. Qua chủ đề của thánh lễ hôm nay: Chúa là nguồn mạch sự sống con người đời nầy và đời sau, chúng ta cầu xin Chúa đánh động tâm hồn nguội lạnh trở nên nồng ấm hơn. Luôn tin tưởng Thiên Chúa luôn hiện diện ở bên chúng ta, trên mọi nẻo đường chúng ta đi.
Với những tư tưởng dẫn nhập, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tác giả của bài đọc thứ I trình bày cho chúng ta sự khôn ngoan của một người biết nhận thức sự hiện hữu của Thiên Chúa, cho dù sự dữ có đe dọa. Nhưng niềm tin đã giúp ông đứng vững.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô khuyên dân thành Côrintô, nên chia sẻ những gì họ có cho tha nhân... Chúng ta ngày nay, cũng được Giáo Hội kêu mời sống tinh thần nầy.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Phúc Âm thuật lại 2 việc: quyền năng và phép lạ. Ngài đã chữa lành người đàn bà do quyền năng từ Ngài xuất phát ra và cứu sống con gái của ông trưởng hội đường của Dothái giáo. Chúng ta có tin rằng quyền năng của Chúa ngày nay vẫn còn điều hành vũ trụ nầy không? Trong đó có con người mà Chúa đã dựng nên.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh Mục: Anh Chị Em thân mến, Hiệp nhau trong cùng một tâm tình, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho những người già nua tuổi tác, ốm đau... Xin cho họ niềm cậy trông và phó thác, được đầy tràn ơn Chúa để giữ vững đức tin đến hơi thở cuối cùng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúngcon.
2. Xin Chúa chúc lành cho Anh Chị Em trong Hội Đạo Binh Đức Mẹ, là những chiến sĩ của Mẹ âm thầm hay hoạt động, đang thay thế Cộng Đoàn dân Chúa đến thăm viếng, ủi an những ai đang cần đến sự săn sóc ủi an trong nhũng công tác tông đồ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho những gia đình nguội lạnh trễ nải. Với ơn Chúa trợ lực và sự giúp đỡ của bạn bè, họ sẽ quay trở về trong tình thương của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những con em đang dọn mình để lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể Lần Đầu cũng như Bí Tích Thêm Sức, với ơn Chúa ban và sự giúp đỡ của Giảng Viên Giáo Lý, các em sẽ được chuẩn bị đầy đủ để lãnh nhận ơn thánh Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn đã yên nghỉ… đặc biệt là những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, nhất là những nạn nhân của Covid-19 trên thế giới… Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là nguồn mạch mọi ân sủng, xin ban cho chúng con những ơn cần thiết mà chúng con van xin Chúa trong thánh lễ hôm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Trân trọng, tôn trọng và kính trọng
Lm. Minh Anh
21:10 24/06/2021
TRÂN TRỌNG, TÔN TRỌNG VÀ KÍNH TRỌNG
“Chúa Giêsu ở trên núi xuống, đám đông lũ lượt theo Ngài. Bỗng một người cùi đến bái lạy Ngài!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Còn hơn cả sự trân trọng Winston Churchill dành cho các nhà chính trị đối lập, phụng vụ Lời Chúa hôm nay còn cho chúng ta một sự ngạc nhiên thú vị tương tự. “Một người cùi đến bái lạy Ngài!”; Tin Mừng hôm nay mở đầu như thế; sau đó, anh lên tiếng xin Chúa Giêsu chữa lành. Thật bất ngờ, chi tiết này sẽ giúp chúng ta khám phá sự tôn kính của con người đối với Thiên Chúa; và bất ngờ hơn, sự kính trọng của Thiên Chúa đối với con người!
Thực hiện sự kính trọng đối với ai là bày tỏ công khai hoặc riêng tư sự trân trọng và tôn trọng đối với người đó. Đây là những gì người phong cùi đã làm với Chúa Giêsu. Anh đến ‘sụp lạy’ Ngài; một bản dịch khác, anh ‘phủ phục’ trước mặt Ngài. Thế nhưng, không chỉ tôn kính, người này còn đi xa hơn, anh bày tỏ một niềm tin chắc chắn rằng, Chúa Giêsu có thể chữa anh lành, chỉ cần Ngài muốn. Anh nói, “Lạy Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi được sạch!”. Dĩ nhiên, Ngài muốn! Đưa tay chạm vào anh, Ngài tuyên bố, “Ta muốn, anh hãy lành bệnh!”. Tức thì, anh được sạch.
Điều đầu tiên cần lưu ý ở đây, Chúa Giêsu đã “chạm vào” người cùi. Đây là điều luật cấm đối với người Do Thái, vì như thế, Ngài bị coi là nhiễm uế. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã phá vỡ chuẩn mực của cha ông khi chạm vào anh; trước mọi người, Ngài bày tỏ công khai sự ‘trân trọng, tôn trọng và kính trọng’ để mặc khải cho người cùi và mọi người ‘phẩm giá bẩm sinh’ của anh. Thật thâm thuý khi chúng ta thử hỏi, ‘Vậy thì ai đã thể hiện một hành động trân trọng và kính trọng hơn?’; ‘Hành động tôn kính của người cùi có lớn hơn không?’; hay ‘hành động “chạm vào” và làm sạch người cùi lớn hơn?’. Và dẫu không cần so sánh hai hành vi này, nhưng sẽ rất hữu ích khi chúng ta suy gẫm về một sự thật sâu sắc rằng, Chúa Giêsu, một Thiên Chúa làm người đã bày tỏ sự kính trọng đối với con người; ở đây, một người ô uế, đáng thương, bị cộng đồng loại trừ. Không nghi ngờ gì nữa, Ngài không chỉ ‘trân trọng, tôn trọng và kính trọng’ bằng cách chạm vào và chữa lành anh, nhưng còn công khai bày tỏ tình yêu xót thương của Thiên Chúa đối với con người.
Ngạc nhiên thay, chúng ta còn gặp thấy sự ‘trân trọng, tôn trọng và kính trọng’ này ở bài đọc thứ nhất trong cách cư xử đầy nhân ái của Thiên Chúa đối với con người; cụ thể qua Abraham, kẻ Ngài chọn. Thiên Chúa trân trọng Abraham khi Ngài giữ lời đã hứa với ông, một dòng dõi đông như sao trời, nhiều như cát biển; và hôm nay, Ngài hứa thêm một lần nữa, “Ta sẽ chúc phúc cho Sara, vợ ngươi; và Sara sẽ sinh một con trai”. Sách Sáng Thế nói, “Abraham cúi mặt cười, nghĩ trong lòng rằng: ‘Già đã trăm tuổi mà còn có con được sao? Sara đã chín mươi tuổi sẽ sinh con ư?”. Ôi, trước một Thiên Chúa, Đấng mà sách Xuất Hành quả quyết, “Không ai nhìn thấy mà không chết”; vậy mà Abraham lại dám cười! Vậy phải chăng, vị Thiên Chúa đó quá yêu thương, Ngài ‘trân trọng, tôn trọng và kính trọng’ vị tổ phụ? Ngài còn đi một bước không tưởng khi ‘đặt tên’ cho đứa con của Abraham và lập giao ước với nó, “Tên nó là Isaac. Ta sẽ lập giao ước muôn đời với nó và dòng dõi nó!”. Và Ngài sẽ giữ lời với miêu duệ của kẻ kính tôn Ngài cho đến muôn đời, đúng như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay xác tín, “Đó chính là phúc lộc Chúa dành cho kẻ kính sợ Ngài!”.
Anh Chị em,
Tất nhiên, sự tôn kính, thờ phượng chúng ta dành cho Thiên Chúa là phải lẽ; thế nhưng, còn phải nhận ra rằng, Thiên Chúa vẫn đang ‘trân trọng, tôn trọng và kính trọng’ mỗi người chúng ta. Mỗi ngày, qua các Bí tích, Ngài đang chạm đến chúng ta; đặc biệt, Bí tích Thánh Thể. Vậy mà, không chỉ cúi mặt cười như Abraham, chúng ta còn xúc phạm, ‘bôi mặt Ngài’ khi chúng ta phạm tội; hoặc khi chúng ta miệt thị, nhục mạ Ngài trong anh chị em mình; chúng ta quên rằng, tha nhân cũng là hình ảnh của Thiên Chúa. Người cùi hôm nay chỉ là biểu tượng của nhiều loại người mà thế giới coi là ô uế và không xứng đáng, Chúa Giêsu muốn chúng ta tôn trọng và kính trọng họ tối đa và triệt để. Khi làm vậy, chúng ta không biện minh cho tội lỗi hoặc khiếm khuyết của họ; nhưng vượt qua vẻ bên ngoài, chúng ta chân nhận ‘phẩm giá bẩm sinh’ của họ, họ cũng là con cái Thiên Chúa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con liên tục khám phá sự hiện diện tiềm ẩn của Chúa trong cuộc sống anh chị em con; cho con biết ‘trân trọng, tôn trọng và kính trọng’ tha nhân, vì ngay lúc đó, con tôn kính chính Chúa đang ở trong anh em con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúa Giêsu ở trên núi xuống, đám đông lũ lượt theo Ngài. Bỗng một người cùi đến bái lạy Ngài!”.
Winston Churchill, thủ tướng Anh, người được tiếng là chính trực và tôn trọng những người đối lập. Năm cuối cùng tại vị, ông tham dự một buổi lễ long trọng. Sau ông vài hàng ghế, có hai quý ông đang thì thầm, “Đó là Winston Churchill!”; họ nói, “Ông ấy đang già đi”; “Ông ấy nên từ chức, để đất nước cho những người năng động và có năng lực hơn điều hành”. Buổi lễ kết thúc, Churchill quay về phía hai người; đầy trân trọng, ông nói, “Thưa quý ông, họ cũng nói, ‘ông ấy bị điếc!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Còn hơn cả sự trân trọng Winston Churchill dành cho các nhà chính trị đối lập, phụng vụ Lời Chúa hôm nay còn cho chúng ta một sự ngạc nhiên thú vị tương tự. “Một người cùi đến bái lạy Ngài!”; Tin Mừng hôm nay mở đầu như thế; sau đó, anh lên tiếng xin Chúa Giêsu chữa lành. Thật bất ngờ, chi tiết này sẽ giúp chúng ta khám phá sự tôn kính của con người đối với Thiên Chúa; và bất ngờ hơn, sự kính trọng của Thiên Chúa đối với con người!
Thực hiện sự kính trọng đối với ai là bày tỏ công khai hoặc riêng tư sự trân trọng và tôn trọng đối với người đó. Đây là những gì người phong cùi đã làm với Chúa Giêsu. Anh đến ‘sụp lạy’ Ngài; một bản dịch khác, anh ‘phủ phục’ trước mặt Ngài. Thế nhưng, không chỉ tôn kính, người này còn đi xa hơn, anh bày tỏ một niềm tin chắc chắn rằng, Chúa Giêsu có thể chữa anh lành, chỉ cần Ngài muốn. Anh nói, “Lạy Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi được sạch!”. Dĩ nhiên, Ngài muốn! Đưa tay chạm vào anh, Ngài tuyên bố, “Ta muốn, anh hãy lành bệnh!”. Tức thì, anh được sạch.
Điều đầu tiên cần lưu ý ở đây, Chúa Giêsu đã “chạm vào” người cùi. Đây là điều luật cấm đối với người Do Thái, vì như thế, Ngài bị coi là nhiễm uế. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã phá vỡ chuẩn mực của cha ông khi chạm vào anh; trước mọi người, Ngài bày tỏ công khai sự ‘trân trọng, tôn trọng và kính trọng’ để mặc khải cho người cùi và mọi người ‘phẩm giá bẩm sinh’ của anh. Thật thâm thuý khi chúng ta thử hỏi, ‘Vậy thì ai đã thể hiện một hành động trân trọng và kính trọng hơn?’; ‘Hành động tôn kính của người cùi có lớn hơn không?’; hay ‘hành động “chạm vào” và làm sạch người cùi lớn hơn?’. Và dẫu không cần so sánh hai hành vi này, nhưng sẽ rất hữu ích khi chúng ta suy gẫm về một sự thật sâu sắc rằng, Chúa Giêsu, một Thiên Chúa làm người đã bày tỏ sự kính trọng đối với con người; ở đây, một người ô uế, đáng thương, bị cộng đồng loại trừ. Không nghi ngờ gì nữa, Ngài không chỉ ‘trân trọng, tôn trọng và kính trọng’ bằng cách chạm vào và chữa lành anh, nhưng còn công khai bày tỏ tình yêu xót thương của Thiên Chúa đối với con người.
Ngạc nhiên thay, chúng ta còn gặp thấy sự ‘trân trọng, tôn trọng và kính trọng’ này ở bài đọc thứ nhất trong cách cư xử đầy nhân ái của Thiên Chúa đối với con người; cụ thể qua Abraham, kẻ Ngài chọn. Thiên Chúa trân trọng Abraham khi Ngài giữ lời đã hứa với ông, một dòng dõi đông như sao trời, nhiều như cát biển; và hôm nay, Ngài hứa thêm một lần nữa, “Ta sẽ chúc phúc cho Sara, vợ ngươi; và Sara sẽ sinh một con trai”. Sách Sáng Thế nói, “Abraham cúi mặt cười, nghĩ trong lòng rằng: ‘Già đã trăm tuổi mà còn có con được sao? Sara đã chín mươi tuổi sẽ sinh con ư?”. Ôi, trước một Thiên Chúa, Đấng mà sách Xuất Hành quả quyết, “Không ai nhìn thấy mà không chết”; vậy mà Abraham lại dám cười! Vậy phải chăng, vị Thiên Chúa đó quá yêu thương, Ngài ‘trân trọng, tôn trọng và kính trọng’ vị tổ phụ? Ngài còn đi một bước không tưởng khi ‘đặt tên’ cho đứa con của Abraham và lập giao ước với nó, “Tên nó là Isaac. Ta sẽ lập giao ước muôn đời với nó và dòng dõi nó!”. Và Ngài sẽ giữ lời với miêu duệ của kẻ kính tôn Ngài cho đến muôn đời, đúng như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay xác tín, “Đó chính là phúc lộc Chúa dành cho kẻ kính sợ Ngài!”.
Anh Chị em,
Tất nhiên, sự tôn kính, thờ phượng chúng ta dành cho Thiên Chúa là phải lẽ; thế nhưng, còn phải nhận ra rằng, Thiên Chúa vẫn đang ‘trân trọng, tôn trọng và kính trọng’ mỗi người chúng ta. Mỗi ngày, qua các Bí tích, Ngài đang chạm đến chúng ta; đặc biệt, Bí tích Thánh Thể. Vậy mà, không chỉ cúi mặt cười như Abraham, chúng ta còn xúc phạm, ‘bôi mặt Ngài’ khi chúng ta phạm tội; hoặc khi chúng ta miệt thị, nhục mạ Ngài trong anh chị em mình; chúng ta quên rằng, tha nhân cũng là hình ảnh của Thiên Chúa. Người cùi hôm nay chỉ là biểu tượng của nhiều loại người mà thế giới coi là ô uế và không xứng đáng, Chúa Giêsu muốn chúng ta tôn trọng và kính trọng họ tối đa và triệt để. Khi làm vậy, chúng ta không biện minh cho tội lỗi hoặc khiếm khuyết của họ; nhưng vượt qua vẻ bên ngoài, chúng ta chân nhận ‘phẩm giá bẩm sinh’ của họ, họ cũng là con cái Thiên Chúa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con liên tục khám phá sự hiện diện tiềm ẩn của Chúa trong cuộc sống anh chị em con; cho con biết ‘trân trọng, tôn trọng và kính trọng’ tha nhân, vì ngay lúc đó, con tôn kính chính Chúa đang ở trong anh em con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Chìa khóa vạn năng
Lm. Inaxiô Trần Ngà
22:07 24/06/2021
Có một ông vua rất giàu sang và vô cùng quảng đại. Nhà vua có một kho tàng đầy ắp những báu vật mọi người hằng mơ ước. Nhà vua tuyên bố với thần dân rằng bất cứ ai muốn lấy bất cứ thứ gì trong kho tàng vô tận của vua thì cứ lấy, miễn là phải dùng một loại chìa khoá rất đặc biệt mới mở được kho tàng. Chìa khoá ấy, vua cũng chỉ cho biết là đang nằm trong tầm tay mọi người. Tiếc thay, rất nhiều người không biết đó là chìa khoá thần kỳ và chưa mấy ai đem ra sử dụng.
Khi nghe tin nầy, nhiều người nao nức hỏi: Vị vua đại lượng đó là ai? Kho tàng nằm ở đâu? Chìa khoá nào mở được kho tàng, xin mau mau cho biết.
Đức vua đó chính là Thiên Chúa quyền năng. Kho tàng của Ngài là vô vàn phúc lộc không bao giờ vơi cạn. Chìa khoá để mở kho tàng ấy là lòng tin. Ai có lòng tin mạnh mẽ, người đó có thể mở được cửa kho tàng và chiếm lấy những gì mình muốn. Ai không có lòng tin, thì đành bó tay và chẳng kiếm chác được gì.
Hai sự kiện thánh sử Mác-cô thuật lại trong Tin mừng hôm nay minh chứng cho chân lý nầy:
Trường hợp người phụ nữ bị bệnh băng huyết
Một phụ nữ bị băng huyết đã mười hai năm, đã lắm phen tìm thầy chạy thuốc nhưng bệnh của bà vẫn vô phương cứu chữa. Nay gặp Chúa Giê-su, bà mừng như người sắp chết đuối vớ được tấm phao.
Vì luật cấm những người mang thứ bệnh nhơ uế như bà tiếp cận với người khác nên bà không dám công khai gặp Chúa Giê-su, chỉ len lén tiến lại phía sau lưng Ngài, tự nhủ lòng rằng: "Mình chỉ cần sờ được vào áo Ngài thôi là sẽ được cứu." Và điều nhiệm mầu đã xảy ra: bà vừa đụng vào áo Chúa Giê-su thì tức khắc huyết cầm lại và bà được chữa lành.
Chúa Giê-su biết có một năng lượng từ mình xuất ra nên quay lại tìm hiểu và khi người phụ nữ thú nhận việc bà vừa làm, Chúa Giê-su bảo: "Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh."
Chính Chúa Giê-su xác nhận lòng tin là chìa khoá thần kỳ mở ra cho người đàn bà kho tàng chứa đựng điều mà bà khao khát: được chữa lành chứng bệnh nan y.
Trường hợp ông trưởng hội đường
Ông trưởng hội đường đang cùng Chúa Giê-su tiến vội về nhà để nhờ Chúa cứu chữa đứa con gái đang hấp hối, thì người nhà của ông này chạy đến báo cho ông biết rằng con gái ông chết rồi, đừng phiền Chúa đến nhà làm gì mất công.
Nghe vậy, Chúa Giê-su động viên ông ta: "Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi." Tin là được. Thế rồi, nhờ lòng tin, con gái ông đã được cứu sống.
Một lần nữa, Tin mừng chứng tỏ cho thấy lòng tin là chìa khoá đem lại ân sủng nhiệm mầu: đứa con gái thân yêu chết rồi nay được cứu sống!
Còn nhiều sự kiện khác được ghi lại trong Tin mừng chứng tỏ cho thấy phải có lòng tin thì mới đạt được điều mong muốn và không tin thì chẳng được gì. Lòng tin có thể chuyển núi dời non. Với lòng tin, người ta làm được tất cả như lời Chúa Giê-su dạy: "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi nầy: “Rời khỏi đây, qua bên kia!” nó cũng sẽ chuyển qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được"
Quả vậy, điểm lại những khuôn mặt đạt được thành công lớn lao trên thế giới, ta thấy rằng nguyên nhân chính giúp họ thành đạt là nhờ mạnh tin. Vững tin rằng mình sẽ làm được thì sẽ được như ý.
Như thế, lòng tin là bí quyết để thành công trên đường đời và cũng là chìa khoá mở vào kho tàng ân sủng của Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giê-su,
Chúng con tạ ơn Chúa đã trao vào tay mỗi người chúng con chìa khóa thần kỳ để mở kho tàng ân sủng vô biên của Chúa. Xin cho chúng con biết sử dụng chìa khóa kỳ diệu này để chiếm hữu được những điều chúng con hằng khao khát đợi trông.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cảnh sát Kenya bắt được kẻ hạ sát một linh mục trong một hoàn cảnh hết sức tình cờ
Đặng Tự Do
05:07 24/06/2021
Cảnh sát Kenya đã bắt giữ một nghi phạm bị cáo buộc giết hại dã man một linh mục Công Giáo vào năm 2019.
Theo một báo cáo ngày 15 tháng 6 của thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, cảnh sát đã bắt giữ Michael Muthini Mutunga, người đang lẩn trốn hơn một năm qua sau khi được tại ngoại. Anh ta bị buộc tội giết Cha Michael Maingi Kyengo, 43 tuổi.
Cha Kyengo là cha sở ở Thatha thuộc giáo phận Machakos, đang về thăm gia đình của ngài cách thủ đô Nairobi 50 km thì bị mất tích vào Tháng 10, 2019.
Cảnh sát sau đó đã bắt được Mutunga, 25 tuổi, đang lái chiếc xe hơi của vị linh mục. Khám xét trên người y, cảnh sát cũng tìm thấy điện thoại di động, và thẻ tín dụng của vị linh mục quá cố.
Mutunga đã dẫn cảnh sát đến ngôi mộ nơi Cha Kyengo được chôn cất. Hai nghi phạm khác - Solomon Mutava và Kavivya Mwangangi - cũng bị bắt vì tham gia vụ giết người.
Cái chết của Cha Kyengo nằm trong một chuỗi các vụ giết hại các giáo sĩ vào năm đó. Vì thế, cảnh sát đã cố ý cho Mutunga được tại ngoại vào tháng 12 năm 2019 để tìm cách bắt thêm đồng bọn, và phá vỡ mạng lưới này. Tuy nhiên, tên này đã bỏ trốn được.
Trong cuộc họp báo hôm 14 tháng 6, cảnh sát cho biết đã bắt được Mutunga trong một hoàn cảnh hết sức bất ngờ. Cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành nên không có chi tiết nào thêm được thông báo.
Source:Crux
Nơi Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên đã bắt đầu đón những người hành hương
Đặng Tự Do
05:08 24/06/2021
Sau 15 tháng áp dụng các biện pháp đại dịch khiến các cuộc hành hương phải hoãn lại, đền thánh Đức Mẹ Camino de Santiago đang chào đón các tín hữu một lần nữa.
Theo truyền thống cuộc hiện ra đầu tiên của Đức Mẹ được biết đến là vào năm 40 sau Chúa Giáng Sinh. Lúc đó, Thánh Giacôbê Tông Đồ, con ông Zêbêđê, đang tuyệt vọng không biết làm thế nào để thúc đẩy công cuộc rao giảng Tin Mừng tại Compostela, bên Tây Ban Nha. Trong khoảnh khắc tuyệt vọng này, Đức Mẹ hiện ra với ngài để khuyến khích và an ủi. Sự tích này còn được ghi lại tại Vương Cung Thánh Đường Santiago de Compostela nơi được xem là còn lưu giữ lại thánh tích của ngài chịu tử đạo vào năm 44. Cuộc hiện ra này của Đức Trinh Nữ Maria là cuộc hiện ra rất lạ lùng vì lúc đó Đức Mẹ vẫn còn sống.
Tuyến đường hành hương, đã có từ thế kỷ thứ 8 và trải dài khoảng 500 dặm hay 800 km qua các nước Âu Châu, đã trải qua một năm 2020 đầy khó khăn. Số lượng người hành hương trung bình là 340,000 người đã sụt giảm xuống chỉ còn chưa đến 50,000. Theo Associated Press, một số ít người hành hương đã đến đền thánh Đức Mẹ này vào mùa hè năm 2020, khi Tây Ban Nha nới lỏng các hạn chế trong một thời gian ngắn.
Đền thánh Đức Mẹ Camino de Santiago theo dõi và giám sát có bao nhiêu tín hữu đi qua con đường hành hương. Văn phòng cấp chứng chỉ hoàn thành cho những ai tham gia chuyến hành hương Camino. Tuy nhiên, chẳng có mấy người đến văn phòng xin cấp chứng chỉ trong năm 2020.
Trong một cuộc phỏng vấn với AP, Đức Tổng Giám Mục Julián Barrio của Santiago de Compostela tin chắc rằng có thể có tới 300,000 người hành hương đến được đền thánh Đức Mẹ trong năm 2021. Ngài nói:
“Con đường hành hương của Thánh Giacôbê Tông đồ có thể giúp chúng ta. Đó là một không gian giúp chúng ta khôi phục lại bình an nội tâm, sự ổn định của chúng ta, tinh thần của chúng ta, mà không nghi ngờ gì tất cả chúng ta đều cần đến những điều đó, do những khó khăn mà chúng ta phải đối mặt với nỗi đau và sự tàn phá của đại dịch mà đôi khi thật sự là làm cho chúng ta nghẹn lời.”
Năm 2021 sẽ là một năm phục hồi của Camino de Santiago, nhưng năm 2022 có thể chứng kiến đền thánh Đức Mẹ này một lần nữa khởi sắc. Đức Thánh Cha Phanxicô đã thông báo rằng Năm Thánh Giacôbê Tông đồ 2021 đã được kéo dài đến năm 2022. Thông thường, trong năm thánh, Camino chứng kiến số lượng tăng vọt những người hành hương.
Năm Thánh Camino chỉ xảy ra trong những năm mà lễ Thánh Giacôbê Tông đồ vào ngày 25 tháng 7 rơi vào ngày Chúa Nhật. Trong thời gian đó, Cửa Lòng Thương Xót (hay Porta Santa) tại Nhà thờ Santiago de Compostela được mở cửa. Đây là dịp duy nhất mà các tín hữu có thể vào thánh đường qua các Cửa Thánh, nơi luôn thu hút một đám đông.
Source:Aleteia
Kẻ trộm vào nhà thờ Belleville, lấy trộm thánh giá làm vũ khí ăn trộm nhà kế bên
Đặng Tự Do
16:46 24/06/2021
Belleville là một thành phố ở Ontario, Canada nằm ở cuối bờ phía đông của Hồ Ontario, ở cửa sông Moira và trên Vịnh Quinte. Belleville nằm giữa Ottawa và Toronto, dọc theo hành lang Thành phố Quebec. Dân số tại thời điểm điều tra dân số năm 2016 là 50,716 người.
Nhà thờ Queen of the Most Holy Rosary, nghĩa là Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi được thành lập theo tinh thần của Thánh Phanxicô Assisi và phục vụ khu vực phía bắc của Thành phố Belleville, Foxboro, Plainfield và xa hơn về phía bắc.
Một người đàn ông 37 tuổi đã bị bắt giam và đã xuất hiện tại phiên điều trần hôm thứ Hai 21 tháng Sáu tại tòa tiểu hình của thành phố này.
Theo báo cáo của cảnh sát, sau thánh lễ sáng Chúa Nhật 20 tháng Sáu, lợi dụng nhà thờ Queen of the Most Holy Rosary, nghĩa là Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi, mở cửa cho các tín hữu đến cầu nguyện trước thánh lễ 9:30 sáng, tên này đã đánh cắp cây thánh giá được cắm trên một cái giá trên cung thánh.
Y đã dùng cây thánh giá này như một chiếc búa để đập bể cửa kính một doanh nghiệp kế bên nhà thờ để lẻn vào trộm cắp.
Sau khi điều tra, cảnh sát biết được cửa sổ đã bị đập bể bằng cây thánh giá bị đánh cắp sau khi đột nhập vào một nhà thờ chưa đầy một giờ trước đó.
Source:Quinte News
Mới làm Giám Mục được 5 tháng, Đức Cha Gioan Lý Cự Vượng của Đài Nam đã từ chức.
Đặng Tự Do
16:47 24/06/2021
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Gioan Lý Cự Vượng (Lee Juo-wang, 李巨旺) 54 tuổi, người chỉ mới nhậm chức vào ngày 1 tháng Giêng năm nay. Trong một lá thư gửi cho giáo phận, vị giám mục nói rằng ngài có “những vấn đề nghiêm trọng về tâm lý và thể chất” và xin cộng đồng cầu nguyện cho ngài.
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết chỉ mới vài tháng sau khi nhậm chức, Đức Cha Gioan Lý Cự Vượng của Đài Nam đã quyết định rời ghế lãnh đạo giáo phận.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của vị giám mục 54 tuổi hôm thứ Bảy 19 tháng Sáu, và đã bổ nhiệm người tiền nhiệm của ngài, là Đức Cha Lâm Chí Nam Mộc (Lin Chi-nan Wood, 林志南木), làm Giám Quản Tông Tòa.
Tin tức này đã làm cho giáo phận vô cùng ngạc nhiên vì Đức Cha Lý chỉ mới được tấn phong và được bổ nhiệm vào ngày 1 tháng Giêng. Sinh ra và lớn lên trong cộng đồng Đài Nam, ngài được Đức Thánh Cha bổ nhiệm Giám Mục Đài Nam vào ngày 14 tháng 11.
Giáo phận địa phương bao gồm một lãnh thổ với dân số gần 2 triệu người, trong đó có 7,500 người Công Giáo.
Trong một lá thư gửi cho giáo phận, Đức Cha Lý giải thích rằng ngài buộc phải đưa ra quyết định này vì ngài có những “vấn đề về tâm lý và thể chất”.
Đức Cha viết: “Sau những lời cầu nguyện dài dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, tôi khiêm tốn chấp nhận rằng mình đang gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe”, và nói thêm rằng ngài đã quyết định từ chức “vì lợi ích của giáo phận”.
Cảm ơn tất cả mọi người vì tình yêu thương, tình cảm và sự đồng hành của họ và yêu cầu sự hiểu biết và lời cầu nguyện, vị giám mục lưu ý rằng nếu không có sự chỉ định vào chức vụ giám mục, ngài có thể tự tổ chức việc điều trị và chăm sóc y tế mà ngài cần.
Về tương lai của giáo phận, ngài chỉ ra các vấn đề về truyền giáo, giáo dục đức tin, gia đình và giới trẻ là những thách đố mà “chúng ta phải can đảm đương đầu, với sự dấn thân của tất cả mọi người”.
“Qua lời cầu nguyện và đọc kinh sách, tôi hiểu rõ hơn những gì Thánh Phaolô nói trong Thư gửi tín hữu Rô-ma (12: 2): “Đừng phù hợp với thời đại này, nhưng hãy biến đổi bởi sự đổi mới của tâm trí, để bạn có thể phân biệt đâu là ý muốn của Đức Chúa Trời, những gì tốt đẹp và đẹp lòng và hoàn hảo”.
“Xin Chúa chúc lành cho anh chị em. Xin Ngài nâng đỡ anh chị em vượt qua đại dịch, ban ơn cứu độ cho người qua đời, sức khỏe cho người đau yếu, công ăn việc làm cho mọi người. Tôi cũng cầu nguyện cho các linh mục đang phải chịu nhiều áp lực”.
Khi vừa được bổ nhiệm, lịch sử gia đình của Đức Cha Lý với đầy những éo le đã được đưa lên làm tiêu đề trên báo chí. Ngài là con trai của một gia đình tị nạn di tản từ Đài Loan, túng thiếu về tài chính, và đông con, ngài được giao cho một gia đình cũng họ Lý ở cùng làng nuôi dưỡng.
Tuy nhiên sau đó, chính gia đình họ Lý này lại gặp rất nhiều khó khăn, nên cậu bé được một gia đình Hoàng nhận làm con nuôi.
Sau khi trở thành một linh mục, nhờ kinh nghiệm của mình, ngài đã tận tụy với những trẻ em và người trẻ bị thiệt thòi.
Source:Asia News
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng Tài liệu về Thánh Thể tìm cách đào sâu nhận thức, và sự kinh ngạc
Đặng Tự Do
16:48 24/06/2021
Các giám mục Hoa Kỳ đang tìm cách đào sâu “nhận thức” về Bí tích Thánh Thể bằng tài liệu giảng dạy mới của các ngài, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết như trên vào hôm thứ Hai 21 tháng Hai.
“Là các giám mục của anh chị em, mong muốn của chúng tôi là nâng cao nhận thức của mọi người về mầu nhiệm đức tin vĩ đại này, và đánh thức sự kinh ngạc của họ về món quà thiêng liêng, trong đó chúng ta được hiệp thông với Thiên Chúa hằng sống”, Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles, chủ tịch của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã đưa ra lập trường trên trên hôm thứ Hai. “Đó là mục đích của chúng tôi khi viết tài liệu này”.
Tại cuộc họp mùa xuân thường niên của họ vào tuần trước, các giám mục Hoa Kỳ đã bỏ phiếu quyết liệt bắt đầu soạn thảo một tài liệu giảng dạy về Bí tích Thánh Thể.
Trong số các giám mục đã bỏ phiếu, gần 3/4, cụ thể là 168 giám mục, đã bỏ phiếu ủng hộ việc soạn thảo một tuyên bố chính thức về “ý nghĩa của Bí tích Thánh Thể trong đời sống của Giáo hội”. Ít hơn một phần tư, 55 giám mục, đã bỏ phiếu chống lại đề nghị này, trong khi sáu giám mục bỏ phiếu trắng.
Đức Tổng Giám Mục Gomez cho biết tài liệu được đề xuất sẽ tập trung vào “vẻ đẹp và quyền năng của Bí tích Thánh Thể”.
“Thánh Thể là trung tâm của Giáo Hội và trung tâm của cuộc sống chúng ta trong tư cách là người Công Giáo”, ngài nói. “Trong Bí tích Thánh Thể, chính Chúa Giêsu Kitô đến gần mỗi người chúng ta và quy tụ chúng ta lại với nhau như một gia đình của Thiên Chúa và một Thân thể của Chúa Kitô”.
Sau cuộc bỏ phiếu của các giám mục, ủy ban giáo lý của USCCB sẽ bắt đầu soạn thảo tài liệu, với các cuộc họp và sau đó là các cuộc tham vấn khu vực. Các giám mục sẽ xem xét tài liệu đầy đủ tại cuộc họp mùa thu của các ngài vào tháng 11.
Một phác thảo đề xuất của tài liệu, do ủy ban giáo lý USCCB đệ trình, bao gồm nhiều phần khác nhau về giáo lý Thánh Thể của Giáo hội, bao gồm sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể, Chúa nhật là một ngày thánh, tầm quan trọng của các công việc của lòng thương xót và sự xứng đáng đối với rước lễ.
Tài liệu đang được soạn thảo chi tiết vì các giám mục cũng đã bỏ phiếu để khởi động sáng kiến Phục hưng Thánh Thể kéo dài ba năm, sẽ bắt đầu vào năm 2022 và được lên kế hoạch để đạt đến đỉnh cao trong đại hội Thánh Thể toàn quốc vào năm 2024.
Nhóm công tác của USCCB nhằm đối phó với cuộc bầu cử của Biden đề nghị các giám mục ban hành một tài liệu giảng dạy về Bí tích Thánh Thể. Nhóm cũng trích dẫn các kế hoạch trước đây của USCCB để khởi động sáng kiến Phục hưng Thánh Thể kéo dài ba năm, cũng như kế hoạch chiến lược 2021-2024 của USCCB có nhan đề “Được tạo dựng bởi Mình và Máu Chúa Kitô”.
Nhóm công tác cho biết một tài liệu giảng dạy sẽ bổ sung cho hai sáng kiến này.
Nhóm công tác cho biết cần phải có một tài liệu như vậy để làm rõ các vấn đề khi các quan chức chính quyền là người Công Giáo lại ủng hộ các chính sách trái với giáo huấn của Giáo hội về các vấn đề đạo đức nghiêm trọng.
Biden, một người Công Giáo, ủng hộ việc phá thai từ tiền đóng thuế của dân. Ông ta cũng ủng hộ Đạo luật Bình đẳng, đồng thời có các chính sách đẩy mạnh việc ủng hộ LGBT thông qua chính quyền của ông ta.
Tài liệu được đề xuất bao gồm một tiểu mục về “sự nhất quán của Thánh Thể”, hoặc sự xứng đáng để rước lễ. Giáo hội dạy rằng những người Công Giáo ý thức về tội trọng kể từ lần xưng tội cuối cùng của họ không thể lên rước lễ.
Đức Tổng Giám Mục Gomez hôm thứ Hai đã yêu cầu người Công Giáo cầu nguyện cho các giám mục khi các ngài soạn thảo và xem xét tài liệu.
Ngài kết luận rằng:
“Tôi mời mọi người trong Giáo hội cầu nguyện cho các giám mục khi chúng tôi tiếp tục đối thoại và suy tư. Tôi cầu nguyện rằng đây sẽ là thời gian để tất cả chúng ta trong Giáo hội suy ngẫm về đức tin của chính mình và sự sẵn sàng đón nhận Chúa của chúng ta trong Bí tích Thánh Thể”
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Andrew Small làm thư ký của Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên.
Đặng Tự Do
16:49 24/06/2021
“Tôi mong được làm phần việc của mình để giúp xây dựng lại niềm tin vào một Giáo hội có sứ mệnh bảo vệ, hỗ trợ và yêu thương bất kỳ ai và tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là những người bị tổn thương bởi chính các mục tử của Giáo hội,” Cha Small nói trong một tuyên bố đăng trên trang web của ủy ban ngày 22 tháng 6..
“Chúa sẽ đồng hành với chúng ta trong công cuộc chữa lành phía trước khi chúng ta tiếp tục trên con đường bảo vệ quan trọng nhất này.”
Cha Small, có nguồn gốc từ Liverpool, bên Anh, thay thế cho Đức Ông Robert Oliver của Tổng giáo phận Boston, người đã từng là thư ký của ủy ban kể từ khi thành lập tám năm trước.
Ủy ban Bảo vệ Trẻ vị thành niên của Vatican được Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập với tư cách là cơ quan cố vấn của Giáo hoàng nhằm cải thiện các quy tắc và thủ tục của Giáo hội về việc bảo vệ trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương.
“Bảo vệ giới trẻ của Giáo hội và cộng đồng của chúng ta vẫn là một trong những ưu tiên cấp bách nhất của Giáo hội ngày nay,” Cha Small nói.
“Kể từ khi được thành lập vào năm 2013, Ủy ban đã đóng một vai trò không thể thiếu trong việc tạo ra một Giáo hội an toàn hơn thông qua nỗ lực của họ trong việc nuôi dưỡng văn hóa trách nhiệm, giải trình và minh bạch.”
Cha Small là linh mục Dòng Đức Maria Vô nhiễm. Ngài đã phục vụ như một linh mục truyền giáo ở Rio de Janeiro, Brazil, và ở Houston, Texas.
Trong 10 năm qua, ngài đã lãnh đạo Hiệp hội Truyền giáo Giáo hoàng tại Hoa Kỳ với tư cách là giám đốc quốc gia, giúp phát triển chương trình bảo trợ các giáo sĩ từ Phi Châu và Á Châu tham gia các khóa học tại Trung tâm Bảo vệ Trẻ em thuộc Đại học Grêgôriô.
Cha Small có bằng tiến sĩ thần học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, ngoài bằng luật của Đại học Sheffield, Anh, và Khoa Luật của Đại học Georgetown, nơi ngài đã giảng dạy luật thương mại quốc tế từ năm 2006 đến năm 2009.
Ngài từng là cố vấn chính sách của các giám mục Hoa Kỳ về phát triển kinh tế quốc tế từ năm 2004 đến năm 2009 và giúp điều phối các nỗ lực khắc phục hậu quả động đất ở Haiti vào năm 2010.
Vào năm 2013, ngài đã tạo ra ứng dụng điện thoại thông minh Missio, được 1,140 người ở 27 quốc gia khác nhau tải xuống vào ngày phát hành.
Source:Catholic News Agency
Sau gần 11 năm giáo phận Segovia ở Tây Ban Nha mới có thêm một tân linh mục
Nguyễn Long Thao
18:03 24/06/2021
Sau gần 11 năm giáo phận Segovia ở Tây Ban Nha mới có thêm một tân linh mục
Theo cơ quan thông tấn CNA, ngày 20 tháng 6, năm 2021 Đức Giám Mục César Franco của Giáo phận nhở bé ở Segovia ở Tây Ban Nha đã phong chức linh mục cho thầy Álvaro Marín Molinera.
Lần phong chức linh mục cuối cùng trong giáo phận này là vào ngày 4 tháng 7 năm 2010, Đức Giám Mục Franco đã phong chức linh mục cho một tu sĩ trẻ người Claretian. Như vậy, sau gần 11 năm giáo phận Segovia ở Tây Ban Nha mới có thêm một tân linh mục
Gia đình, bạn bè và đông đảo các linh mục, phó tế trong tỉnh cũng đến tham dự lễ truyền chức tại nhà thờ chính tòa.
Thầy Álvaro Marín Molinera, 27 tuổi, được phong chức phó tế vào tháng 10 năm 2020, và được đào tạo tại Đại học Ávila và Đại học Giáo hoàng Salamanca.
Theo tờ báo El Adelantado de Segovia, tân linh mục giáo phận đã chọn phương châm cho mình, "Tôi có thể làm mọi điều trong Đấng phù trợ tôi."
Trong bài giảng tại Thánh lễ truyền chức, Đức cha Franco nói rằng “chức tư tế cho linh mục có thẩm quyền đối đầu với sự dữ, nhưng để làm được điều này, linh mục phải noi gương mầu nhiệm thập giá trong đời mình”.
Vị giám mục nhấn mạnh rằng để thi hành chức vụ, “linh mục không thể là một kẻ hèn nhát, không tin cậy vào Chúa Giêsu hoặc sống đức tin một cách tầm thường,” và vì vậy, ngài khuyến khích thầy Marín đặt hết niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô.
Nguyễn Long Thao
Theo cơ quan thông tấn CNA, ngày 20 tháng 6, năm 2021 Đức Giám Mục César Franco của Giáo phận nhở bé ở Segovia ở Tây Ban Nha đã phong chức linh mục cho thầy Álvaro Marín Molinera.
Lần phong chức linh mục cuối cùng trong giáo phận này là vào ngày 4 tháng 7 năm 2010, Đức Giám Mục Franco đã phong chức linh mục cho một tu sĩ trẻ người Claretian. Như vậy, sau gần 11 năm giáo phận Segovia ở Tây Ban Nha mới có thêm một tân linh mục
Gia đình, bạn bè và đông đảo các linh mục, phó tế trong tỉnh cũng đến tham dự lễ truyền chức tại nhà thờ chính tòa.
Thầy Álvaro Marín Molinera, 27 tuổi, được phong chức phó tế vào tháng 10 năm 2020, và được đào tạo tại Đại học Ávila và Đại học Giáo hoàng Salamanca.
Theo tờ báo El Adelantado de Segovia, tân linh mục giáo phận đã chọn phương châm cho mình, "Tôi có thể làm mọi điều trong Đấng phù trợ tôi."
Trong bài giảng tại Thánh lễ truyền chức, Đức cha Franco nói rằng “chức tư tế cho linh mục có thẩm quyền đối đầu với sự dữ, nhưng để làm được điều này, linh mục phải noi gương mầu nhiệm thập giá trong đời mình”.
Vị giám mục nhấn mạnh rằng để thi hành chức vụ, “linh mục không thể là một kẻ hèn nhát, không tin cậy vào Chúa Giêsu hoặc sống đức tin một cách tầm thường,” và vì vậy, ngài khuyến khích thầy Marín đặt hết niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô.
Nguyễn Long Thao
Cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino qua đời ở tuổi 61
Đặng Tự Do
18:54 24/06/2021
Cựu Tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino đã qua đời trong bệnh viện hôm thứ Năm 24 tháng Sáu, ở tuổi 61.
Aquino là con trai duy nhất của hai trong số các biểu tượng dân chủ của đất nước Đông Nam Á này và là nhà lãnh đạo từ năm 2010 đến năm 2016.
Được biết đến nhiều với cái tên Noynoy, ông đã tạo ra một làn sóng xúc động của công chúng suốt chặng đường hướng tới nhiệm kỳ tổng thống sau khi mẹ ông là Corazon Aquino qua đời vào năm 2009.
Bản thân bà là tổng thống từ năm 1986 đến năm 1992 và Aquino vẫn mang trong mình vết đạn từ một cuộc đảo chính quân sự năm 1987 chống lại chính phủ của bà.
Cha của Benigno Aquino là một nhân vật đối lập quan trọng, là người đã bị ám sát vào năm 1983 khi ông trở về quê hương từ cuộc sống lưu vong chính trị.
Benigno Aquino được người dân Phi Luật Tân biết ơn vì đã lãnh đạo Phi Luật Tân trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế được đánh giá là đã giúp xua tan thành kiến cho rằng nước này là “con bệnh nghiêm trọng nhất của Á Châu”.
Nhưng thời gian tại vị của ông không phải là không có những khủng hoảng.
Năm 2013, Benigno Aquino phải đối phó với sự tàn phá của cơn bão Hải Yến, một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào đất nước này.
Cùng năm đó, hình ảnh trong sạch của ông đã bị vấy bẩn bởi những vụ bê bối về việc các nhà lập pháp lạm dụng công quỹ.
Ông cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích vào năm thứ 5 tại vị, sau khi 44 lính biệt kích bị giết trong một chiến dịch truy bắt một chiến binh Hồi Giáo Mã Lai Á.
Ông là người chỉ trích mạnh chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông, và kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế The Hague.
Bắc Kinh đã phớt lờ phán quyết năm 2016 của tòa án quốc tế The Hague theo đó Trung Quốc không có chứng cứ lịch sử gì đối với vùng biển tranh chấp.
Năm 2016, ông thất cử trong một cuộc bầu cử mà nhiều người tin rằng ông chắc chắn thắng. Nhiều báo cáo cho rằng Trung Quốc đã bỏ ra một số tiền rất lớn để mua phiếu cho Rodrigo Duterte, một người có xuất xứ từ Hạ Môn (Xiamen, 厦门), Phúc Kiến (Fujian, 福建).
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương, Benigno Aquino đã không được khỏe trong hai năm qua và đã phải vào bệnh viện hôm thứ Năm, trước khi qua đời cùng ngày.
Benigno Aquino là một người Công Giáo nhưng tính tình có chút phóng đãng. Ông chưa bao giờ kết hôn, lái những chiếc xe sang trọng và hút thuốc rất nhiều. Ông thường bị các nhà lãnh đạo Công Giáo chỉ trích vì tính phóng đãng, nhưng ông không có những xung đột với Giáo Hội như Rodrigo Duterte.
Source:ReutersEx-Philippine President Benigno Aquino dies at 61
Aquino là con trai duy nhất của hai trong số các biểu tượng dân chủ của đất nước Đông Nam Á này và là nhà lãnh đạo từ năm 2010 đến năm 2016.
Được biết đến nhiều với cái tên Noynoy, ông đã tạo ra một làn sóng xúc động của công chúng suốt chặng đường hướng tới nhiệm kỳ tổng thống sau khi mẹ ông là Corazon Aquino qua đời vào năm 2009.
Bản thân bà là tổng thống từ năm 1986 đến năm 1992 và Aquino vẫn mang trong mình vết đạn từ một cuộc đảo chính quân sự năm 1987 chống lại chính phủ của bà.
Cha của Benigno Aquino là một nhân vật đối lập quan trọng, là người đã bị ám sát vào năm 1983 khi ông trở về quê hương từ cuộc sống lưu vong chính trị.
Benigno Aquino được người dân Phi Luật Tân biết ơn vì đã lãnh đạo Phi Luật Tân trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế được đánh giá là đã giúp xua tan thành kiến cho rằng nước này là “con bệnh nghiêm trọng nhất của Á Châu”.
Nhưng thời gian tại vị của ông không phải là không có những khủng hoảng.
Năm 2013, Benigno Aquino phải đối phó với sự tàn phá của cơn bão Hải Yến, một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào đất nước này.
Cùng năm đó, hình ảnh trong sạch của ông đã bị vấy bẩn bởi những vụ bê bối về việc các nhà lập pháp lạm dụng công quỹ.
Ông cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích vào năm thứ 5 tại vị, sau khi 44 lính biệt kích bị giết trong một chiến dịch truy bắt một chiến binh Hồi Giáo Mã Lai Á.
Ông là người chỉ trích mạnh chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông, và kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế The Hague.
Bắc Kinh đã phớt lờ phán quyết năm 2016 của tòa án quốc tế The Hague theo đó Trung Quốc không có chứng cứ lịch sử gì đối với vùng biển tranh chấp.
Năm 2016, ông thất cử trong một cuộc bầu cử mà nhiều người tin rằng ông chắc chắn thắng. Nhiều báo cáo cho rằng Trung Quốc đã bỏ ra một số tiền rất lớn để mua phiếu cho Rodrigo Duterte, một người có xuất xứ từ Hạ Môn (Xiamen, 厦门), Phúc Kiến (Fujian, 福建).
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương, Benigno Aquino đã không được khỏe trong hai năm qua và đã phải vào bệnh viện hôm thứ Năm, trước khi qua đời cùng ngày.
Benigno Aquino là một người Công Giáo nhưng tính tình có chút phóng đãng. Ông chưa bao giờ kết hôn, lái những chiếc xe sang trọng và hút thuốc rất nhiều. Ông thường bị các nhà lãnh đạo Công Giáo chỉ trích vì tính phóng đãng, nhưng ông không có những xung đột với Giáo Hội như Rodrigo Duterte.
Source:Reuters
Văn Hóa
Blaise Pascal và việc bênh vực Kitô giáo: Nguyên văn Phần II trong Pensées, Mục XII
Vũ Văn An
19:23 24/06/2021
MỤC XII: Nhiều bằng chứng khác nhau về Chúa Giêsu Kitô.
I. Để không tin các tông đồ, phải nói rằng họ đã bi lừa dối, hoặc họ đã lừa dối. Cả hai đều khó tin. Bởi vì, đầu tiên, không thể lừa dối bản thân khi cho rằng một người nào đó đã phục sinh; và mặt khác, giả thiết cho rằng họ đã gian xảo là điều vô lý một cách kỳ lạ.
Người ta nên theo đuổi đến cùng; hãy tưởng tượng mười hai người đó tập hợp với nhau sau cái chết của Chúa Giêsu Kitô, cùng âm mưu nói rằng Người đã sống lại: làm như thế, họ đã tấn công mọi quyền lực. Trái tim con người có khuynh hướng kỳ lạ là nhẹ dạ, hay thay đổi, thích hứa hẹn, của cải. Rất ít người trong số này lại không bị những điểm hấp dẫn này thôi thúc, phương chi là phải ngồi tù, tra tấn và chết, mất hết. Người ta nên xem xét điều đó.
Trong khi Chúa Giêsu Kitô còn ở với họ, Người có thể nâng đỡ họ. Nhưng sau đó, nếu Người không xuất hiện với họ, ai làm họ hành động?
II. Phong cách của Tin Mừng đáng ngưỡng mộ ở vô vàn cách thức, và trong số này có cách thức các sử gia không có lời thóa mạ nào chống lại Giuđa hoặc Philatô, cũng không chống lại bất cứ kẻ thù hoặc đao phủ nào của Chúa Giêsu Kitô.
Giả như sự chừng mực trên của các sử gia Tin Mừng, cũng như rất nhiều đặc điểm khác của một đức tính đẹp đẽ, đã bị tác động và bị tác động vì mục đích lôi kéo chú ý, và cứ cho rằng chính họ không dám nhận xét đi nữa, thì họ vẫn có thể nhờ bạn bè nhận xét có lợi cho họ. Nhưng vì họ đã hành động một cách không bị tác động và một cách hoàn toàn vô vị lợi, họ đã không làm cho ai lưu ý về nó cả: Tôi thậm chí không biết, cho đến nay, liệu điều đó đã được lưu ý chưa; và đó là điều minh chứng cho sự ngây thơ thành thật trong cách thực hiện sự việc.
III.Chúa Giêsu Kitô đã làm nhiều phép lạ, và các tông đồ cũng đã tiếp nối, rồi các vị thánh đầu tiên cũng đã làm nhiều phép lạ; bởi vì, các lời tiên tri, vì chưa được ứng nghiệm, và tự ứng nghiệm, nên không có gì làm chứng cho bằng các phép lạ. Có lời tiên đoán rằng Đấng Mêxia sẽ làm cho các quốc gia trở lại. Làm thế nào lời tiên tri này được ứng nghiệm mà không có việc các quốc gia trở lại? Và làm thế nào các quốc gia trở lại với Đấng Mêxia, nếu không nhìn thấy hiệu quả của những lời tiên tri vốn chứng minh về Người? Vì vậy, trước khi Người chết, trước khi Người sống lại, và các quốc gia trở lại, mọi sự đều chưa ứng nghiệm; và vì vậy cần có các phép lạ trong suốt thời gian đó. Bây giờ, không cần các phép lạ nữa để chứng minh sự thật của Kitô giáo, vì những lời tiên tri được ứng nghiệm đã là một phép lạ lâu dài.
IV. Tình trạng hiện nay của người Do Thái cũng là một bằng chứng vĩ đại cho tôn giáo của chúng ta. Vì điều hết sức ngạc nhiên là thấy dân tộc này tồn tại trong thời gian rất dài và họ luôn khốn khổ: điều cần thiết để làm bằng chứng cho Chúa Giêsu Kitô là họ tồn tại để chứng minh điều đó, và họ khốn khổ vì đã đóng đinh Người trên thập giá: và, cho dù việc chịu khốn khổ và việc tồn tại có trái ngược nhau, họ
vẫn đã luôn tồn tại, bất chấp sự khốn khổ của họ.
Nhưng há họ đã không sống gần như trong cùng một tình trạng
như lúc họ bị giam cầm hay sao? Không. Vương trượng không bị gián đoạn bởi việc bị giam cầm ở Babyłon, vì sự hồi hương đã hứa ban và dự đoán. Khi Nabucôđônôso dẫn dân đi, vì sợ họ không tin vương trượng đã bị lấy khỏi Giuđa, họ đã được báo trước rằng họ sẽ ở đó không lâu, và họ sẽ được khôi phục. Họ luôn được các tiên tri an ủi, và các vị vua của họ vẫn tiếp tục. Nhưng sự hủy diệt lần thứ hai thì không có lời hứa sẽ phục hồi, không có các tiên tri, không có vua, không có an ủi, không có hy vọng, bởi vì vương trượng bị lấy đi vĩnh viễn.
Trước đây tuy bị giam cầm nhưng còn có lời bảo đảm sẽ được giải thoát trong bảy mươi năm. Còn bây giờ, họ bị giam cầm mà không có bất cứ hy vọng nào nữa.
Thiên Chúa còn hứa với họ rằng Người sẽ phân tán họ ra đến tận cùng thế giới, nhưng, nếu họ trung thành với lề luật của Người, Người sẽ tái tụ họp họ lại với nhau. Vì vậy, họ rất trung thành với Người, trong khi bị áp bức. Vì vậy, Đấng Mêxia cần phải đến, và lề luật, chứa những lời hứa này, đã kết thúc bởi việc thiết lập một lề luật mới.
V. Nếu mọi người Do Thái đều đã được Chúa Giêsu Kitô làm cho trở lại, có lẽ chúng ta sẽ chỉ có những nhân chứng đáng ngờ vực; còn nếu họ bị tận diệt, có lẽ chúng ta sẽ không còn nhân chứng nào cả.
Người Do Thái bác bỏ Người, không phải tất cả. Các thánh đã tiếp nhận Người, chứ không phải những kẻ xác thịt. Và mặc dù việc này chống lại sự vinh quang của Người, nhưng chính đặc điểm cuối cùng đã làm cho Người được ứng nghiệm. Lý do họ có về nó và là lý do duy nhất tìm thấy trong các trước tác của họ, trong Talmud và trong các giáo sĩ Do Thái, chỉ là vì Chúa Giêsu Kitô đã không khuất phục các quốc gia bằng vũ khí trong tay. Họ nói rằng Chúa Giêsu Kitô đã bị giết; Người đã gục ngã; Người đã không khuất phục dân ngoại bằng sức mạnh của Người; Người đã không cho chúng ta các chiến lợi phẩm của chúng; Người không ban các của cải giầu có. Há họ chỉ có thế để nói hay sao? Chính trong điều này, Người đáng yêu đối với tôi. Tôi không thích điều họ tưởng tượng ra.
VI. Thật đẹp biết bao khi thấy, bằng con mắt đức tin, Darius, Cyrus, Alexander, người La Mã, Pompée và Hérode hành động, cho vinh quang Tin Mừng, mà không biết!
VII. Tôn giáo Môhamét dựa trên Kinh Côrăng và Môhamét. Nhưng nhà tiên tri này, người hẳn là người cuối cùng được thế giới mong đợi, có được tiên đoán không? Và ông có đặc điểm nào mà những người tự xưng mình là tiên tri không có? Chính ông nói ông đã làm được những phép lạ nào? Theo chính truyền thống của ông, ông đã giảng dạy mầu nhiệm nào? Nền luân lý và phước hạnh nào?
Môhamét không có thẩm quyền. Do đó, điều cần là các lý lẽ của ông phải rất mạnh mẽ, phải có sức mạnh riêng của chúng.
VIII. Nếu hai người nói những điều có vẻ thấp hèn nhưng lời lẽ của một người có ý nghĩa kép, được những người theo họ hiểu còn lời lẽ của người kia chỉ có một ý nghĩa: nếu ai đó, không có bí quyết, nghe hai bên thảo luận cách này, họ sẽ nhận định như nhau. Nhưng nếu sau đó, trong phần còn lại của cuộc thảo luận, một người nói những điều thiên thần, còn người kia luôn nói những điều thấp hèn và thông thường, và thậm chí những điều vô nghĩa, thì người ta sẽ đánh giá người này nói một cách mầu nhiệm, chứ không phải người kia: người này đã chứng tỏ đủ rằng họ không thể nói những điều vô nghĩa, và có thể nói những điều mầu nhiệm; còn người kia không có khả năng nói những điều mầu nhiệm và chỉ có khả năng nói những điều vô nghĩa.
IX. Không phải vì những điều tối tăm nơi Môhamét, được người ta coi có ý nghĩa mầu nhiệm, mà tôi muốn người ta đánh giá về nó, nhưng vì những gì rõ ràng, vì thiên đàng của ông, và nhiều điều khác. Chính trong điều này, ông rất nực cười. Kinh thánh không như thế. Tôi muốn có những điều tối tăm trong đó; nhưng ở đó có những điều rõ ràng một cách đáng ngưỡng mộ, và các lời tiên tri đã được ứng nghiệm tỏ tường. Việc so sánh, do đó, không cân bằng. Không nên lẫn lộn và cân bằng những điều chỉ giống nhau ở việc tối tăm, chứ không giống nhau ở việc rõ ràng, xứng đáng được người ta tôn kính các tối tăm, khi chúng có tính thần thiêng. Kinh Côrăng nói rằng Thánh Mátthêu là người giầu có. Vậy, Môhammét là một tiên tri giả, vì cả việc gọi những người giầu có là kẻ ác, lẫn vì không tin họ do những điều họ nói về Chúa Giêsu Kitô.
X. Bất cứ người nào cũng có thể làm điều Môhamét đã làm; vì ông đã không hề làm phép lạ nào, không hề được tiên đoán, v.v. Không con người nào đã có thể làm những gì Chúa Giêsu Kitô đã làm.
Môhamét tự thiết lập bằng cách giết người, Chúa Giêsu Kitô thiết lập bằng cách làm cho các người theo Người bị giết; Môhamét cấm đọc, Chúa Giêsu Kitô truyền cho người ta đọc. Cuối cùng, điều này mâu thuẫn đến nỗi, nếu Môhamét đi theo con đường thành công của con người thì Chúa Giêsu Kitô đã đi theo con đường bị hủy diệt về phương diện con người. Và thay vì kết luận rằng, vì Môhamét thành công, nên Chúa Giêsu Kitô đã có thể thành công, cần phải nói rằng vì Môhamét thành công, nên Kitô giáo phải diệt vong, nếu nó không được nâng đỡ bởi một sức mạnh hoàn toàn thần thiêng.
Kỳ tới: Mục XIII: Kế sách che giấu với số người này và tỏ lộ với số người kia.
VietCatholic TV
Hết sức tình cờ, Kenya bắt được kẻ hạ sát linh mục. Nơi Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên được mở cửa lại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:34 24/06/2021
1. Tối cao Pháp viện Liên bang Mỹ đã đồng thanh xử cho dịch vụ xã hội Công Giáo thắng kiện
Hôm 17/6/2021 vừa qua, Tối cao Pháp viện Liên bang Mỹ đã đồng thanh xử cho dịch vụ xã hội Công Giáo thắng kiện, chống lại thành phố Philadelphia.
Hồi năm 2018, chính quyền thành phố Philadelphia quyết định ngưng ký hợp đồng với cơ quan xã hội Công Giáo giúp nhận con nuôi, vì cơ quan này không chứng nhận các cặp đồng phải là cha mẹ nuôi, vì lý do tôn giáo. Việc ngưng ký hợp đồng như thế có nghĩa là chính quyền không tài trợ cho các cơ quan xã hội Công Giáo trong vấn đề này.
Với 9 phiếu thuận và không có phiếu chống, Tối cao pháp viện Mỹ phán quyết rằng: “Sự từ chối của chính quyền thành Philadelphia không ký hợp đồng với cơ quan xã hội Công Giáo giúp nhận con nuôi, nếu không nhận các cặp đồng phái là cha mẹ nuôi, hành động này vi phạm việc tự do thi hành điều luật đầu tiên về tự do tôn giáo. Cơ quan xã hội Công Giáo giúp nhận con nuôi chỉ tìm kiếm sự thu xếp để có thể tiếp tục phục vụ các trẻ em ở Philadelphia phù hợp với xác tín tôn giáo của mình, và không tìm cách áp đặt tín ngưỡng cho bất kỳ một ai”.
Source:Catholic News Agency
2. Kenya: Cảnh sát bắt được kẻ hạ sát một linh mục trong một hoàn cảnh hết sức tình cờ
Cảnh sát Kenya đã bắt giữ một nghi phạm bị cáo buộc giết hại dã man một linh mục Công Giáo vào năm 2019.
Theo một báo cáo ngày 15 tháng 6 của thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, cảnh sát đã bắt giữ Michael Muthini Mutunga, người đang lẩn trốn hơn một năm qua sau khi được tại ngoại. Anh ta bị buộc tội giết Cha Michael Maingi Kyengo, 43 tuổi.
Cha Kyengo là cha sở ở Thatha thuộc giáo phận Machakos, đang về thăm gia đình của ngài cách thủ đô Nairobi 50 km thì bị mất tích vào Tháng 10, 2019.
Cảnh sát sau đó đã bắt được Mutunga, 25 tuổi, đang lái chiếc xe hơi của vị linh mục. Khám xét trên người y, cảnh sát cũng tìm thấy điện thoại di động, và thẻ tín dụng của vị linh mục quá cố.
Mutunga đã dẫn cảnh sát đến ngôi mộ nơi Cha Kyengo được chôn cất. Hai nghi phạm khác - Solomon Mutava và Kavivya Mwangangi - cũng bị bắt vì tham gia vụ giết người.
Cái chết của Cha Kyengo nằm trong một chuỗi các vụ giết hại các giáo sĩ vào năm đó. Vì thế, cảnh sát đã cố ý cho Mutunga được tại ngoại vào tháng 12 năm 2019 để tìm cách bắt thêm đồng bọn, và phá vỡ mạng lưới này. Tuy nhiên, tên này đã bỏ trốn được.
Trong cuộc họp báo hôm 14 tháng 6, cảnh sát cho biết đã bắt được Mutunga trong một hoàn cảnh hết sức bất ngờ. Cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành nên không có chi tiết nào thêm được thông báo.
Source:Crux
3. Nơi Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên đã bắt đầu đón những người hành hương
Sau 15 tháng áp dụng các biện pháp đại dịch khiến các cuộc hành hương phải hoãn lại, đền thánh Đức Mẹ Camino de Santiago đang chào đón các tín hữu một lần nữa.
Theo truyền thống cuộc hiện ra đầu tiên của Đức Mẹ được biết đến là vào năm 40 sau Chúa Giáng Sinh. Lúc đó, Thánh Giacôbê Tông Đồ, con ông Zêbêđê, đang tuyệt vọng không biết làm thế nào để thúc đẩy công cuộc rao giảng Tin Mừng tại Compostela, bên Tây Ban Nha. Trong khoảnh khắc tuyệt vọng này, Đức Mẹ hiện ra với ngài để khuyến khích và an ủi. Sự tích này còn được ghi lại tại Vương Cung Thánh Đường Santiago de Compostela nơi được xem là còn lưu giữ lại thánh tích của ngài chịu tử đạo vào năm 44. Cuộc hiện ra này của Đức Trinh Nữ Maria là cuộc hiện ra rất lạ lùng vì lúc đó Đức Mẹ vẫn còn sống.
Tuyến đường hành hương, đã có từ thế kỷ thứ 8 và trải dài khoảng 500 dặm hay 800 km qua các nước Âu Châu, đã trải qua một năm 2020 đầy khó khăn. Số lượng người hành hương trung bình là 340,000 người đã sụt giảm xuống chỉ còn chưa đến 50,000. Theo Associated Press, một số ít người hành hương đã đến đền thánh Đức Mẹ này vào mùa hè năm 2020, khi Tây Ban Nha nới lỏng các hạn chế trong một thời gian ngắn.
Đền thánh Đức Mẹ Camino de Santiago theo dõi và giám sát có bao nhiêu tín hữu đi qua con đường hành hương. Văn phòng cấp chứng chỉ hoàn thành cho những ai tham gia chuyến hành hương Camino. Tuy nhiên, chẳng có mấy người đến văn phòng xin cấp chứng chỉ trong năm 2020.
Trong một cuộc phỏng vấn với AP, Đức Tổng Giám Mục Julián Barrio của Santiago de Compostela tin chắc rằng có thể có tới 300,000 người hành hương đến được đền thánh Đức Mẹ trong năm 2021. Ngài nói:
“Con đường hành hương của Thánh Giacôbê Tông đồ có thể giúp chúng ta. Đó là một không gian giúp chúng ta khôi phục lại bình an nội tâm, sự ổn định của chúng ta, tinh thần của chúng ta, mà không nghi ngờ gì tất cả chúng ta đều cần đến những điều đó, do những khó khăn mà chúng ta phải đối mặt với nỗi đau và sự tàn phá của đại dịch mà đôi khi thật sự là làm cho chúng ta nghẹn lời.”
Năm 2021 sẽ là một năm phục hồi của Camino de Santiago, nhưng năm 2022 có thể chứng kiến đền thánh Đức Mẹ này một lần nữa khởi sắc. Đức Thánh Cha Phanxicô đã thông báo rằng Năm Thánh Giacôbê Tông đồ 2021 đã được kéo dài đến năm 2022. Thông thường, trong năm thánh, Camino chứng kiến số lượng tăng vọt những người hành hương.
Năm Thánh Camino chỉ xảy ra trong những năm mà lễ Thánh Giacôbê Tông đồ vào ngày 25 tháng 7 rơi vào ngày Chúa Nhật. Trong thời gian đó, Cửa Lòng Thương Xót (hay Porta Santa) tại Nhà thờ Santiago de Compostela được mở cửa. Đây là dịp duy nhất mà các tín hữu có thể vào thánh đường qua các Cửa Thánh, nơi luôn thu hút một đám đông.
Source:Aleteia
Thông báo đặc biệt về ơn Toàn xá Tòa Thánh rộng ban cho người cao niên và tất cả tín hữu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:03 24/06/2021
1. Thông báo đặc biệt về ơn Toàn xá Tòa Thánh rộng ban nhân Ngày Thế Giới Ông Bà Và Người Cao Niên lần thứ nhất
Nhân Ngày Thế Giới Ông Bà Và Người Cao Niên lần thứ nhất, Đức Thánh Cha Phanxicô ban Ơn Toàn xá cho các ông bà, người già và tất cả các tín hữu tham gia sự kiện với “tinh thần sám hối và bác ái thực sự”.
Trong thông cáo hôm thứ Ba 22 tháng 6, Tòa Ân giải Tối cao giải thích rằng “để gia tăng lòng sùng kính của các tín hữu và để cứu rỗi các linh hồn,” các ông bà nội ngoại, người già và các tín hữu sẽ có thể được nhận Ơn Toàn xá vào Ngày Thế Giới Ông Bà Và Người Cao Niên lần thứ nhất, sẽ được tổ chức vào ngày 25 tháng 7.
Thông cáo của Tòa Ân giải Tối cao cho biết Đức Thánh Cha đã cho phép ban ơn Toàn xá sau khi lắng nghe yêu cầu của Đức Hồng Y Kevin Farrell, Tổng trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, muốn có Ơn Toàn Xá để đánh dấu việc thành lập Ngày Thế Giới Ông Bà Và Người Cao Niên.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Nhân đây, chúng tôi xin nhắc lại rằng: Ơn Toàn Xá là ân sủng do Giáo hội ban cho chúng ta nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria và tất cả các thánh để xóa bỏ hình phạt tạm thời do tội lỗi gây ra.
Ơn Toàn Xá áp dụng cho những tội lỗi đã được tha thứ. Ơn Toàn Xá làm sạch tâm hồn như thể một người vừa được rửa tội.
Chúng ta có thể nhận được Ơn Toàn Xá trong dịp này cho chính mình hoặc cho một người đã qua đời nếu chúng ta hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi; đồng thời chúng ta phải thực hiện một trong ba công việc sau đây do Tòa Ân Giải Tối Cao quy định.
Thứ nhất: Ơn Toàn xá sẽ được ban cho các ông bà nội ngoại, người cao niên, cũng như các tín hữu tham dự Thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành vào Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi vào ngày 25/7, hoặc các Thánh lễ khác được cử hành trên toàn thế giới.
Thứ hai: Ơn Toàn xá cũng được ban vào cùng ngày này cho các tín hữu dành thời gian thích đáng để thăm viếng, cách trực tiếp hay trực tuyến, những người già yếu đang gặp khó khăn hoặc hoạn nạn (chẳng hạn những người đau yếu, những người bị bỏ rơi, những người khuyết tật và những người ở trong những trường hợp tương tự).
Thứ ba: Thông cáo của Tòa Ân giải Tối cao cũng cho biết Ơn toàn xá cũng có thể được ban cho những người, vì những lý do nghiêm trọng, không thể ra khỏi nhà và “hiệp nhất cách thiêng liêng với các cử hành thánh của Ngày Thế Giới Ông Bà Và Người Cao Niên, dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện, những nỗi đau hay những đau khổ trong cuộc sống của họ, đặc biệt là trong thời gian phát sóng Thánh lễ, qua các phương tiện truyền hình và đài phát thanh, cũng như các phương tiện truyền thông xã hội mới.
2. Đức Hồng Y Advincula đã nhận được mũ và nhẫn Hồng Y
Hôm 18/6 vừa qua, Đức Hồng Y Advincula, nguyên Tổng giám mục giáo phận Capiz, đã nhận mũ và nhẫn Hồng Y, trong một lễ nghi hạn chế tại nhà thờ chính tòa giáo phận địa phương, vì tình trạng đại dịch Covid-19.
Đức Tổng Giám Mục Charles Brown, Sứ thần Tòa Thánh tại Philippines, đã trao mũ và nhẫn cho Đức tân Hồng Y, trước sự hiện diện của 2 giám mục và 12 linh mục, cùng với một số giáo dân.
Trong bài giảng thánh lễ sau đó, Đức Hồng Y Advincula nói: “Tôi vẫn hy vọng phục vụ Tổng giáo phận Capiz cho đến khi Chúa gọi tôi về với ngài. Nhưng đây chỉ là hy vọng của tôi. Đức Thánh Cha đã gọi tôi đến Manila và tôi phải vâng lời. Xin anh chị em đồng hành với tôi trong kinh nguyện, trong lúc tôi tiến về cánh đồng mới của sứ vụ”.
Đức Tổng Giám Mục Sứ thần Charles Brown nói rằng thật là một điều “rất họa hiếm” đối với một vài Hồng Y nhận mũ và nhẫn Hồng Y ngoài Roma. Buổi lễ này diễn ra ngoài Roma, vì thế ngày hôm nay chúng ta cử hành lễ này với một niềm vui đặc biệt. Chúng ta cầu chúc Đức Hồng Y Advincula mọi sự tốt lành trong những ngày cuối cùng của ngài ở Capiz này và chúng ta hứa cầu nguyện cho ngài”.
Đức Hồng Y Advincula sẽ trở thành vị Tổng giám mục thứ 33 của Tổng giáo phận Manila, khi ngài nhận chức vào ngày thứ Năm 24/6 này, tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm ở nội thành Manila.
Cha Reginald Malicdem, cha sở nhà thờ chính tòa Manila cho biết lễ nhậm chức sẽ đơn sơ, phù hợp với lời Đức Giáo Hoàng kêu gọi các giáo sĩ, hãy có lối sống đơn sơ. Chúng tôi sẽ theo các chỉ dẫn phụng vụ, không có gì là “hoành tráng”, với ý thức về tình trạng đại dịch. Nhà thờ chính tòa Manila có thể đón nhận 2,500 người, nhưng chỉ có 400 người được tham dự, theo những hạn chế vì đại dịch. Chúng tôi kêu gọi các tín hữu tham dự buổi lễ trực tuyến.
Sau khi nhậm chức, Đức Hồng Y Advincula sẽ cử hành thánh lễ cho các thủ lãnh giáo dân trong giáo phận lớn nhất của Philippines. Sau đó, ngày 26/6 sẽ có thánh lễ cho các tu sĩ nam nữ thuộc các dòng. Và theo truyền thống, Đức Hồng Y Advincula sẽ viếng một khu xóm nghèo ở Manila, giống như vị tiền nhiệm là Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, nay là Tổng trưởng Bộ Truyền giáo.
Phạm thánh trầm trọng: Vào nhà thờ Belleville, lấy trộm thánh giá làm vũ khí ăn trộm nhà kế bên
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:40 24/06/2021
1. Phạm thánh trầm trọng: Vào nhà thờ Belleville, lấy trộm thánh giá làm vũ khí ăn trộm nhà kế bên
Belleville là một thành phố ở Ontario, Canada nằm ở cuối bờ phía đông của Hồ Ontario, ở cửa sông Moira và trên Vịnh Quinte. Belleville nằm giữa Ottawa và Toronto, dọc theo hành lang Thành phố Quebec. Dân số tại thời điểm điều tra dân số năm 2016 là 50,716 người.
Nhà thờ Queen of the Most Holy Rosary, nghĩa là Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi được thành lập theo tinh thần của Thánh Phanxicô Assisi và phục vụ khu vực phía bắc của Thành phố Belleville, Foxboro, Plainfield và xa hơn về phía bắc.
Một người đàn ông 37 tuổi đã bị bắt giam và đã xuất hiện tại phiên điều trần hôm thứ Hai 21 tháng Sáu tại tòa tiểu hình của thành phố này.
Theo báo cáo của cảnh sát, sau thánh lễ sáng Chúa Nhật 20 tháng Sáu, lợi dụng nhà thờ Queen of the Most Holy Rosary, nghĩa là Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi, mở cửa cho các tín hữu đến cầu nguyện trước thánh lễ 9:30 sáng, tên này đã đánh cắp cây thánh giá được cắm trên một cái giá trên cung thánh.
Y đã dùng cây thánh giá này như một chiếc búa để đập bể cửa kính một doanh nghiệp kế bên nhà thờ để lẻn vào trộm cắp.
Sau khi điều tra, cảnh sát biết được cửa sổ đã bị đập bể bằng cây thánh giá bị đánh cắp sau khi đột nhập vào một nhà thờ chưa đầy một giờ trước đó.
Source:Quinte News
2. Éo le: Mới làm Giám Mục được 5 tháng, ngài đã từ chức. Tại sao?
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Gioan Lý Cự Vượng (Lee Juo-wang, 李巨旺) 54 tuổi, người chỉ mới nhậm chức vào ngày 1 tháng Giêng năm nay. Trong một lá thư gửi cho giáo phận, vị giám mục nói rằng ngài có “những vấn đề nghiêm trọng về tâm lý và thể chất” và xin cộng đồng cầu nguyện cho ngài.
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết chỉ mới vài tháng sau khi nhậm chức, Đức Cha Gioan Lý Cự Vượng của Đài Nam đã quyết định rời ghế lãnh đạo giáo phận.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của vị giám mục 54 tuổi hôm thứ Bảy 19 tháng Sáu, và đã bổ nhiệm người tiền nhiệm của ngài, là Đức Cha Lâm Chí Nam Mộc (Lin Chi-nan Wood, 林志南木), làm Giám Quản Tông Tòa.
Tin tức này đã làm cho giáo phận vô cùng ngạc nhiên vì Đức Cha Lý chỉ mới được tấn phong và được bổ nhiệm vào ngày 1 tháng Giêng. Sinh ra và lớn lên trong cộng đồng Đài Nam, ngài được Đức Thánh Cha bổ nhiệm Giám Mục Đài Nam vào ngày 14 tháng 11.
Giáo phận địa phương bao gồm một lãnh thổ với dân số gần 2 triệu người, trong đó có 7,500 người Công Giáo.
Trong một lá thư gửi cho giáo phận, Đức Cha Lý giải thích rằng ngài buộc phải đưa ra quyết định này vì ngài có những “vấn đề về tâm lý và thể chất”.
Đức Cha viết: “Sau những lời cầu nguyện dài dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, tôi khiêm tốn chấp nhận rằng mình đang gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe”, và nói thêm rằng ngài đã quyết định từ chức “vì lợi ích của giáo phận”.
Cảm ơn tất cả mọi người vì tình yêu thương, tình cảm và sự đồng hành của họ và yêu cầu sự hiểu biết và lời cầu nguyện, vị giám mục lưu ý rằng nếu không có sự chỉ định vào chức vụ giám mục, ngài có thể tự tổ chức việc điều trị và chăm sóc y tế mà ngài cần.
Về tương lai của giáo phận, ngài chỉ ra các vấn đề về truyền giáo, giáo dục đức tin, gia đình và giới trẻ là những thách đố mà “chúng ta phải can đảm đương đầu, với sự dấn thân của tất cả mọi người”.
“Qua lời cầu nguyện và đọc kinh sách, tôi hiểu rõ hơn những gì Thánh Phaolô nói trong Thư gửi tín hữu Rô-ma (12: 2): “Đừng phù hợp với thời đại này, nhưng hãy biến đổi bởi sự đổi mới của tâm trí, để bạn có thể phân biệt đâu là ý muốn của Đức Chúa Trời, những gì tốt đẹp và đẹp lòng và hoàn hảo”.
“Xin Chúa chúc lành cho anh chị em. Xin Ngài nâng đỡ anh chị em vượt qua đại dịch, ban ơn cứu độ cho người qua đời, sức khỏe cho người đau yếu, công ăn việc làm cho mọi người. Tôi cũng cầu nguyện cho các linh mục đang phải chịu nhiều áp lực”.
Khi vừa được bổ nhiệm, lịch sử gia đình của Đức Cha Lý với đầy những éo le đã được đưa lên làm tiêu đề trên báo chí. Ngài là con trai của một gia đình tị nạn di tản từ Đài Loan, túng thiếu về tài chính, và đông con, ngài được giao cho một gia đình cũng họ Lý ở cùng làng nuôi dưỡng.
Tuy nhiên sau đó, chính gia đình họ Lý này lại gặp rất nhiều khó khăn, nên cậu bé được một gia đình Hoàng nhận làm con nuôi.
Sau khi trở thành một linh mục, nhờ kinh nghiệm của mình, ngài đã tận tụy với những trẻ em và người trẻ bị thiệt thòi.
Source:Asia News
3. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng Tài liệu về Thánh Thể tìm cách đào sâu 'nhận thức', và 'sự kinh ngạc'
Các giám mục Hoa Kỳ đang tìm cách đào sâu “nhận thức” về Bí tích Thánh Thể bằng tài liệu giảng dạy mới của các ngài, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết như trên vào hôm thứ Hai 21 tháng Hai.
“Là các giám mục của anh chị em, mong muốn của chúng tôi là nâng cao nhận thức của mọi người về mầu nhiệm đức tin vĩ đại này, và đánh thức sự kinh ngạc của họ về món quà thiêng liêng, trong đó chúng ta được hiệp thông với Thiên Chúa hằng sống”, Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles, chủ tịch của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã đưa ra lập trường trên trên hôm thứ Hai. “Đó là mục đích của chúng tôi khi viết tài liệu này”.
Tại cuộc họp mùa xuân thường niên của họ vào tuần trước, các giám mục Hoa Kỳ đã bỏ phiếu quyết liệt bắt đầu soạn thảo một tài liệu giảng dạy về Bí tích Thánh Thể.
Trong số các giám mục đã bỏ phiếu, gần 3/4, cụ thể là 168 giám mục, đã bỏ phiếu ủng hộ việc soạn thảo một tuyên bố chính thức về “ý nghĩa của Bí tích Thánh Thể trong đời sống của Giáo hội”. Ít hơn một phần tư, 55 giám mục, đã bỏ phiếu chống lại đề nghị này, trong khi sáu giám mục bỏ phiếu trắng.
Đức Tổng Giám Mục Gomez cho biết tài liệu được đề xuất sẽ tập trung vào “vẻ đẹp và quyền năng của Bí tích Thánh Thể”.
“Thánh Thể là trung tâm của Giáo Hội và trung tâm của cuộc sống chúng ta trong tư cách là người Công Giáo”, ngài nói. “Trong Bí tích Thánh Thể, chính Chúa Giêsu Kitô đến gần mỗi người chúng ta và quy tụ chúng ta lại với nhau như một gia đình của Thiên Chúa và một Thân thể của Chúa Kitô”.
Sau cuộc bỏ phiếu của các giám mục, ủy ban giáo lý của USCCB sẽ bắt đầu soạn thảo tài liệu, với các cuộc họp và sau đó là các cuộc tham vấn khu vực. Các giám mục sẽ xem xét tài liệu đầy đủ tại cuộc họp mùa thu của các ngài vào tháng 11.
Một phác thảo đề xuất của tài liệu, do ủy ban giáo lý USCCB đệ trình, bao gồm nhiều phần khác nhau về giáo lý Thánh Thể của Giáo hội, bao gồm sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể, Chúa nhật là một ngày thánh, tầm quan trọng của các công việc của lòng thương xót và sự xứng đáng đối với rước lễ.
Tài liệu đang được soạn thảo chi tiết vì các giám mục cũng đã bỏ phiếu để khởi động sáng kiến Phục hưng Thánh Thể kéo dài ba năm, sẽ bắt đầu vào năm 2022 và được lên kế hoạch để đạt đến đỉnh cao trong đại hội Thánh Thể toàn quốc vào năm 2024.
Nhóm công tác của USCCB nhằm đối phó với cuộc bầu cử của Biden đề nghị các giám mục ban hành một tài liệu giảng dạy về Bí tích Thánh Thể. Nhóm cũng trích dẫn các kế hoạch trước đây của USCCB để khởi động sáng kiến Phục hưng Thánh Thể kéo dài ba năm, cũng như kế hoạch chiến lược 2021-2024 của USCCB có nhan đề “Được tạo dựng bởi Mình và Máu Chúa Kitô”.
Nhóm công tác cho biết một tài liệu giảng dạy sẽ bổ sung cho hai sáng kiến này.
Nhóm công tác cho biết cần phải có một tài liệu như vậy để làm rõ các vấn đề khi các quan chức chính quyền là người Công Giáo lại ủng hộ các chính sách trái với giáo huấn của Giáo hội về các vấn đề đạo đức nghiêm trọng.
Biden, một người Công Giáo, ủng hộ việc phá thai từ tiền đóng thuế của dân. Ông ta cũng ủng hộ Đạo luật Bình đẳng, đồng thời có các chính sách đẩy mạnh việc ủng hộ LGBT thông qua chính quyền của ông ta.
Tài liệu được đề xuất bao gồm một tiểu mục về “sự nhất quán của Thánh Thể”, hoặc sự xứng đáng để rước lễ. Giáo hội dạy rằng những người Công Giáo ý thức về tội trọng kể từ lần xưng tội cuối cùng của họ không thể lên rước lễ.
Đức Tổng Giám Mục Gomez hôm thứ Hai đã yêu cầu người Công Giáo cầu nguyện cho các giám mục khi các ngài soạn thảo và xem xét tài liệu.
Ngài kết luận rằng:
“Tôi mời mọi người trong Giáo hội cầu nguyện cho các giám mục khi chúng tôi tiếp tục đối thoại và suy tư. Tôi cầu nguyện rằng đây sẽ là thời gian để tất cả chúng ta trong Giáo hội suy ngẫm về đức tin của chính mình và sự sẵn sàng đón nhận Chúa của chúng ta trong Bí tích Thánh Thể”
Source:Catholic News Agency
4. Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Andrew Small làm thư ký của Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên.
“Tôi mong được làm phần việc của mình để giúp xây dựng lại niềm tin vào một Giáo hội có sứ mệnh bảo vệ, hỗ trợ và yêu thương bất kỳ ai và tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là những người bị tổn thương bởi chính các mục tử của Giáo hội,” Cha Small nói trong một tuyên bố đăng trên trang web của ủy ban ngày 22 tháng 6..
“Chúa sẽ đồng hành với chúng ta trong công cuộc chữa lành phía trước khi chúng ta tiếp tục trên con đường bảo vệ quan trọng nhất này.”
Cha Small, có nguồn gốc từ Liverpool, bên Anh, thay thế cho Đức Ông Robert Oliver của Tổng giáo phận Boston, người đã từng là thư ký của ủy ban kể từ khi thành lập tám năm trước.
Ủy ban Bảo vệ Trẻ vị thành niên của Vatican được Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập với tư cách là cơ quan cố vấn của Giáo hoàng nhằm cải thiện các quy tắc và thủ tục của Giáo hội về việc bảo vệ trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương.
“Bảo vệ giới trẻ của Giáo hội và cộng đồng của chúng ta vẫn là một trong những ưu tiên cấp bách nhất của Giáo hội ngày nay,” Cha Small nói.
“Kể từ khi được thành lập vào năm 2013, Ủy ban đã đóng một vai trò không thể thiếu trong việc tạo ra một Giáo hội an toàn hơn thông qua nỗ lực của họ trong việc nuôi dưỡng văn hóa trách nhiệm, giải trình và minh bạch.”
Cha Small là linh mục Dòng Đức Maria Vô nhiễm. Ngài đã phục vụ như một linh mục truyền giáo ở Rio de Janeiro, Brazil, và ở Houston, Texas.
Trong 10 năm qua, ngài đã lãnh đạo Hiệp hội Truyền giáo Giáo hoàng tại Hoa Kỳ với tư cách là giám đốc quốc gia, giúp phát triển chương trình bảo trợ các giáo sĩ từ Phi Châu và Á Châu tham gia các khóa học tại Trung tâm Bảo vệ Trẻ em thuộc Đại học Grêgôriô.
Cha Small có bằng tiến sĩ thần học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, ngoài bằng luật của Đại học Sheffield, Anh, và Khoa Luật của Đại học Georgetown, nơi ngài đã giảng dạy luật thương mại quốc tế từ năm 2006 đến năm 2009.
Ngài từng là cố vấn chính sách của các giám mục Hoa Kỳ về phát triển kinh tế quốc tế từ năm 2004 đến năm 2009 và giúp điều phối các nỗ lực khắc phục hậu quả động đất ở Haiti vào năm 2010.
Vào năm 2013, ngài đã tạo ra ứng dụng điện thoại thông minh Missio, được 1,140 người ở 27 quốc gia khác nhau tải xuống vào ngày phát hành.
Source:Catholic News Agency