Ngày 29-06-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy học với Thầy Giêsu
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:05 29/06/2011
Chúa Nhật 14 A

Chúa Giêsu không chỉ giảng dạy về đời sống đức tin và siêu nhiên mà còn dạy cách sống nhân bản. Những ai học theo giáo huấn của Người sẽ trở thành con người sống dễ thương, dễ mến và do đó sẽ thành công trong cuộc đời.

Sứ điệp Chúa Giêsu gởi đến Chúa nhật hôm nay là: “Anh em hãy học với Tôi, vì Tôi hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,29). - Hiền lành là dịu dàng, ngọt ngào, không thô bạo, không cứng cỏi. Hiền lành là nhân đức bao gồm tâm thế bên trong và phản ứng bên ngoài. Tâm thế bên trong luôn êm ái, hoà nhã, nghĩ tốt về người khác, yêu thương, khoan dung, thông cảm; phản ứng bên ngoài luôn nhẹ nhàng, tôn trọng. - Khiêm tốn là chấp nhận đứng thấp, ở dưới như Gioan Tẩy Giả khiêm tốn “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lại”. Chúa Giêsu hiền lành, dễ thương trong lòng. Người luôn yêu thương người khác. Đặc biệt là những người bé mọn. Người luôn muốn và làm điều tốt cho mọi người. Người không lên án, không thành kiến với những người mà xã hội coi là xấu xa, tội lỗi. Lời nói và hành động của Người luôn toả ra sự dịu dàng, nâng đỡ, khích lệ, ủi an. Người không nặng lời, không kết án, Người sống bằng tình thương. Người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, Chúa Giêsu chẳng những dễ thương với người phụ nữ mà còn dễ thương đối với những người đã tố cáo chị ta. Những người này tự cho mình là công chính. Chúa Giêsu không la, không quát, không hét, không hò, Người chỉ thinh lặng cúi xuống hiền từ dùng ngón tay viết lên cát. Bị hỏi mãi Chúa mới trả lời: “Ai trong các ông sạch tội, hãy ném đá trước đi”. Họ rút lui bắt đầu từ những người lớn tuổi. “Tôi cũng không kết án chị đâu, chị hãy ra về và từ nay đừng phạm tội nữa” (x.Ga 8,1-11). Chúa Giêsu dạy chúng ta sống hiền lành, dễ thương. Người khuyên chúng ta bắt chước người mục tử trong dụ ngôn “Con chiên lạc” (Lc 15, 4-7). Người mục tử không hề đánh đập, giận dữ, quát tháo, hay kéo lê con chiên lạc về mà lại tử tế đặt nó lên vai mình, vác về đàn. Chúa Giêsu cũng khuyên chúng ta bắt chước người cha trong dụ ngôn “Đứa con hoang đàng” (Lc 15,11-32). Người cha không mắng chửi đứa con đầy lầm lỗi trở về, cũng không cãi cọ, không xua đuổi mà lại ôm hôn và dọn tiệc ăn mừng. Chúng ta có thể kể rất nhiều ví dụ trong Phúc âm về sự hiền lành, dễ thương của Chúa Giêsu. Cuộc đời Chúa Giêsu là một cuộc đời khiêm nhường. Vì khiêm nhường nên Người không ngừng đi xuống. Từ trời cao, Người đã hạ mình xuống trần thế. Từ thân phận là Thiên Chúa, Người đã hạ mình xuống làm một người lao động bình thường. Là Thiên Chúa cao sang, Người đã tự nguyện xuống làm một người dân dã nghèo hèn. Là Đấng thánh thiện vô cùng, Người đã tự nhận lấy thân phận tôi đòi. Là Đấng Hằng Sống, Người đã tự nguyện chết khổ đau. Suốt cuộc đời, Người không ngừng cúi xuống những thân phận tăm tối, nghèo hèn, tội lỗi, bị loại trừ. Người đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Thiên Chúa đã quỳ trước mặt nhân loại, Thiên Chúa rửa chân cho con người. Ôi lạ lùng thay! sự khiêm nhường thẳm sâu của Thiên Chúa. Trong khi con người kiêu ngạo, muốn vươn lên làm Chúa thì Thiên Chúa lại hạ mình xuống làm người. Trong khi con người thấp hèn, muốn nâng mình lên bằng cách chà đạp người khác thì Thiên Chúa cao cả lại hạ mình xuống nâng con người lên. Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là hèn nhát mà trái lại là dũng mãnh cam đảm, hạ mình để phục vụ. Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là nô lệ, nhưng trái lại là một cử chỉ đầy tình yêu. Hạ mình là con đường của Thiên Chúa. Khiêm tốn là khuôn mặt của Thiên Chúa. (Đức TGM Ngô Quang Kiệt).Vì Thiên Chúa khiêm nhường luôn tìm đường đi xuống nên những ai kiêu căng, tìm cách nâng mình lên sẽ chẳng bao giờ gặp được Người. Thiên Chúa khiêm nhường nên chỉ ai khiêm nhường, nhỏ bé mới gặp được Người. Vì thế, Chúa Giêsu đã “ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp lòng Cha” (Mt 11,25-26).

Trang Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu tha thiết mời gọi: Hãy học cùng Tôi vì Tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng. (Mt 11,29). Vậy hãy ghi danh vào học trường Giêsu. Hãy học bài học hiền lành, dễ thương, không những chúng ta sẽ gặp được Thiên Chúa mà Thiên Chúa sẽ rũ sạch mọi vất vả, âu lo và chúng ta sẽ tìm được nguồn bình an cho tâm hồn (Mt 11,28). Hãy học bài học Giêsu, hãy học với Thầy Giêsu. Augustinô là một thanh niên có tư chất thông minh nhưng lỡ đi lạc đường. Về phương diện trí thức, Augustinô ỷ mình thông thái, dùng kiến thức của mình để truy tìm những học thuyết uyên bác. Kết quả là lạc vào bè rối Manikê. Về phương diện luân lý, Augustinô sống buông thả theo những đòi hỏi của xác thịt, kết quả là một cuộc sống tội lỗi. Thế rồi một hôm, trong lúc tâm hồn đang trống rỗng, vô vị, Augustinô bỗng nghe một tiếng nói từ đâu đó vang lên: “Tolle et lege” (hãy cầm lấy và đọc). Augustinô thấy trước mặt một cuốn Kinh Thánh, Ngài cầm lên, mở ra và gặp ngay đoạn thư Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Rôma: “Đừng sống theo xác thịt nữa, mà hãy sống theo Thánh Thần”. Cuộc hoán cải của Augustinô đã được dọn đường nhờ sự cầu nguyện và hãm mình của mẹ Ngài là thánh Monica, nhưng chính câu Thánh kinh này là yếu tố quyết định thay đổi cuộc đời Thánh nhân. Trở nên một giáo phụ, một triết gia, một thần học gia, một vị thánh lỗi lạc, rất mực thánh thiện của Giáo hội, Augustinô nhờ việc học hỏi về Chúa Giêsu qua Thánh kinh.

Chúng ta cũng hãy học với Thầy Giêsu qua Lời Chúa mỗi ngày. Yêu mến Lời Chúa, sống Lời Chúa để Lời Chúa biến đổi đời chúng ta sống theo hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Hãy học hỏi Tin mừng và hãy để Tin Mừng soi sáng lòng trí của mình. Hãy múc lấy sức mạnh từ ân sủng của Bí tích Hoà Giải và Bí tích Thánh Thể. Hãy siêng năng Chầu Thánh Thể. Đó là sứ điệp Lời Chúa gởi đến cho chúng ta trong Chúa nhật này. Học với Thầy Giêsu suốt đời, lột bỏ những tự hào về khôn ngoan thông thái, sống hồn nhiên khiêm tốn như trẻ thơ, đó là điều cần thiết để mỗi người được Thầy Giêsu mạc khải và đưa vào thế giới của Thiên Chúa.
 
Tâm điểm
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:04 29/06/2011
"Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi" (Mt 11,28).

Câu truyện nói về một người thầy đang huấn luyện hai môn sinh về môn bắn cung. Cuối khu vườn treo bia để bắn trên một thân cây. Người môn sinh thứ nhất lấy cung tên và bắt đầu tập bắn. Người Thầy hỏi học trò: Hãy nói cho thầy biết những gì con đang nhìn thấy. Môn sinh trả lời: Con thấy bầu trời, mây bay, các cây cối có lá, cành và tiêu nhắm. Ông Thầy nói: Hãy hạ cung xuống, con chưa sẵn sàng. Người học trò thứ hai bước tới và sẵn sàng cung nỏ. Thầy giáo nói: Hãy diễn tả sự vật con đang thấy. Người môn sinh trả lời: Con thấy có mỗi điểm nhắm. Thầy ra lệnh: Bắn cung. Mũi tên bay thẳng và cắm vào điểm đích. Thầy khen: Rất tốt. Khi con chỉ thấy điểm đích, con nhắm vào đó và mũi tên sẽ bay theo ý muốn của con. Tập trung ý tưởng không luôn dễ dàng, nhưng điều này cần được huấn luyện để phát triển, sự chuyên nghiệp sẽ có giá trị trong đời sống cũng như bắn cung tên.

Để dẫn dắt con người tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất, Thiên Chúa đã tác tạo Ađam và Evà. Thiên Chúa đã chấp nhận của lễ dâng chân thành của Abel. Chúa đã cứu gia đình ông Noê khỏi đại hồng thủy. Chúa đã gọi ông Abraham đi đến miền đất hứa. Chúa đã chúc phúc cho ông Isaac và Jacob. Chúa đã chọn ông Giuse đến vùng đất Ai-cập. Chúa đã tỏ mình cho ông Môisen trong bụi gai. Chúa đã tách biệt dòng dõi của Abraham làm thành một dân tộc. Chúa chọn các vua như Vua Saulê, Đaviđ, Solomon và các tiên tri như Isaiah, Giêrêmia, Ezekiel, Zechariah…để dẫn đường Dân Chúa. Từng bước Thiên Chúa đã mặc khải chương trình cứu độ của Người, để con dân đón nhận Đấng Cứu Thế. Đấng Cứu Thế là Con Một của Thiên Chúa đã hiện hữu từ đời đời.

Chúa Giêsu là trung tâm điểm của vũ trụ muôn loài. Nhờ Người và qua Người mọi sự được tạo thành: Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và quy hướng về Người. Xin tôn vinh Thiên Chúa đến muôn đời! A-men (Rm 11,36). Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật. Ngài có từ đời đời nhưng hạ thân làm người trong thời gian và sống cuộc đời giống như chúng ta. Ngài là cốt lõi của mọi sinh linh vạn vật. Ngài đã mặc khải cho chúng ta biết về mầu nhiệm nước trời và cùng đích của đời người. Ngài là khởi nguyên và là cùng đích, là Alpha và Omega: Vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người (Col 1,16).

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy bước theo Ngài. Hãy bước theo đường lối của Ngài, vì chính Ngài là đường, là sự thật và là sự sống. Ngài cao cả trên hết mọi loài nhưng lại hạ thân ngang hàng với loài người. Chúa ưu ái gọi mời: Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an (Mt 11,29). Lời Chúa có quyền năng biến đổi cả thể chất và tâm hồn. Hình ảnh dịu dàng của Chúa Giêsu được ví như người mục tử hiền lành vác chiên trên vai, như gà mẹ ấp ủ con dưới cánh và như người cha nhân hậu đón con hoang đàng trở về.

Ngôi Lời mà chúng ta tôn thờ là chính Ngôi Hai Thiên Chúa. Ngài là Đấng trung gian giao hòa giữa trời và đất, giữa thần thiêng và loài người. Qua Ngài, chúng ta được liên kết với Mầu Nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa đã xuống thế làm người để nâng chúng ta lên làm con cái của Chúa: Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành (Ga 1,3). Chúa đã bước xuống tận đáy thân phận làm người và hy sinh đến giọt máu cuối cùng để mang ơn cứu độ cho nhân loại. Giá máu cứu chuộc của Chúa đã tha tội cho nhiều người: Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi theo lượng ân sủng rất phong phú của Người (Eph 1,7). Khi đi rao giảng tin mừng, các môn đệ chỉ cần lấy Danh Chúa Kitô là có thể chữa lành các bệnh họan tật nguyền.

Chúng ta suy câu truyện của ông Phêrô xin đi trên mặt nước đến với Chúa Giêsu. Ông Phêrô là một người năng nổ, nhiệt tình và can đảm. Phêrô đã bước theo Thầy Giêsu, ông đã can đảm bảo vệ Thầy cho dù đôi khi bị phiền trách. Ông dám liều mình vì đức tin: Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: "Ma đấy! " và sợ hãi la lên. Đức Giê-su liền bảo các ông: "Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ! " Ông Phêrô liền thưa với Người: "Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài (Mt 14,26-28). Chúa cho phép ông bước đi trên nước. Đang khi bước trên nước đến với Chúa, Phêrô vì lo sợ sóng gió đã không ngước nhìn và tin tưởng vào Chúa, ông đã bị chìm. Chúa Kitô là đích điểm: Đức Giêsu bảo ông: "Cứ đến! " Ông Phêrô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giêsu. Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: "Thưa Ngài, xin cứu con với! " Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: "Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?"( Mt 14, 29-31).

Chúng ta hãy ngước nhìn lên Chúa là nguồn của sự bình an. Tin tưởng Chúa hiện diện với chúng ta, chúng ta sẽ tìm được nguồn an vui đích thực. Trong Đức Kitô và nhờ tin vào Người, chúng ta được mạnh dạn và tin tưởng đến gần Thiên Chúa (Eph 3,12). Có bình an trong tâm hồn, chúng ta sẽ dễ vươn tới những người chung quanh để yêu thương và gắn bó. Bước theo Chúa là một sự phấn đấu không ngừng với bản thân. Từng giây phút trong cuộc đời đều nhắm về một hướng. Câu truyện một người thanh niên trẻ muốn trở thành thủy thủ. Một hôm trời mưa bão. Anh được lệnh trèo lên cột buồm để sửa lại giây nối. Anh nhìn lên cột buồm và bắt đầu trèo. Anh nhắm tớí và trèo lên một cách dễ dàng. Khi anh leo đuợc nửa đoạn, anh nhìn xuống sóng biển, qúa sợ hãi vì gió thổi, nước cuốn và thuyền lênh đênh. Anh cảm thấy choáng váng và hầu rơi té xuống. Vị thuyền trưởng hô lớn: Hãy ngước nhìn lên, hãy ngước nhìn lên. Anh ngước nhìn lên, tiếp tục leo tới đỉnh cột và anh đã hoàn tất công việc một cách an toàn.

Chúa Giêsu đến thế gian không phải để lên án mà là cứu độ. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ (Ga 3,17). Tại sao còn có nhiều người chối từ ơn sủng của Ngài? Có những người nhắm mắt làm ngơ và tự an vui thụ hưởng cuộc đời. Có nhiều người xả thân vào những cuộc sống trụy lạc để đánh mất chính mình vào những thụ hưởng khoái lạc. Có người còn nhạo cười, khinh dể và từ chối ân sủng cứu độ. Nhiều người cố ý không nhận biết và tẩy chay Ngài: Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người (Ga 1,10).

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta theo Ngài và giới thiệu một loại ách êm ái và gánh nhẹ nhàng: Vì ách của Ta thì êm ái, và gánh của Ta thì nhẹ nhàng (Mt 11,30). Đã gọi là ách và gánh là phải mang, phải vác, phải lôi và phải kéo. Ách và gánh của Chúa là gì? Có mấy ai học được sự êm ái dịu dàng khi mang ách theo Chúa. Điều kiện theo Chúa là từ bỏ mọi sự và vác thánh giá hằng ngày mà theo. Bước theo Chúa có nghĩa là bước vào lối chân của Chúa. Con đường Chúa đi là con đường đơn sơ, thanh bạch, khiêm tốn và thánh thiện. Chúa bước vào đời với những bước chân yêu thương, thông cảm, trìu mến, tha thứ, chia sẻ, nâng đỡ, hòa giải và hy sinh.

Khi cầu nguyện, chúng ta cũng phải tập trung và cầm lòng cầm trí hướng về Chúa. Chúng ta không thể chỉ cầu nguyện bằng môi bằng miệng mà lòng thì lo ra xa Chúa. Chúng ta cần tập trung cầu nguyện như người môn sinh học bắn cung. Chỉ nhắm một hướng tới là Chúa Giêsu Kitô qua sự hiện diện của Ngài trong các Bí Tích, trong Kinh Thánh, qua các kinh đọc, qua cộng đoàn dân Chúa và qua chính Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa. Đến với Chúa Giêsu, Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta đến Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu Kitô hiến tế trên thập giá là dấu chỉ tình yêu tuyệt vời nhất mà Thiên Chúa chia sẻ với loài người: Cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời (Col 1,20).

Tập trung con người toàn diện trong bầu khí thinh lặng, tâm tư lắng động và qui hướng tâm hồn về với Chúa. Cố gắng tránh đi những ồn ào và xôn xao bên ngoài. Sự tập trung cầu nguyện giống như người đang lái xe trên đường. Từng giây từng phút phải tỉnh thức và luôn hướng phía trước để tiến tới. Tập trung không để bị xao lãng, chỉ cần 30 giây ngủ gục chúng ta có thể gây ra tai nạn. Qùy cầu nguyện bên Chúa, chúng ta không thể tránh sự lo ra chia trí nhưng điều cần thiết là chúng ta đặt mình trước sự hiện diện của Chúa. Mời Chúa cư ngụ trong tâm hồn chúng ta. Chính Chúa là tâm điểm và là cùng đích mà chúng ta tôn thờ.

Lạy Chúa, có Chúa là đời con sẽ êm vui. Xin cho chúng con biết tìm về bên Chúa ẩn thân. Chúa chính là nơi chúng con nương tựa và chốn cậy trông. Chúng con xin đáp lời Chúa mời gọi: Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi (Mt 11,28). Chúa sẽ dẫn chúng con đến Chúa Cha khi chúng con cùng dâng lời cầu nguyện: Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến.
 
Hiền lành và khiêm nhường
Giuse Đinh Lập Liễm
18:42 29/06/2011
CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN A
+++
A. DẪN NHẬP

Ngày nay, người ta say mê quyền lực và muốn khuất phục người khác dưới quyền mình, muốn sai khiến người khác theo ý mình. Con người có khuynh hướng trở nên kiêu ngạo. Người ta có dị ứng khi nói đến lời dạy “ hiền lành khiêm nhường “của Đức Kitô, nhất là khuyên chúng ta hãy thực hiện đức tính này.

Tuy nhiên, là Kitô hữu, chúng ta cần đi bước theo chân Chúa Kitô. Người đã đến chia sẻ kiếp người của chúng ta, Người đã đi đến mức cùng của việc tự hạ : sống chung thân phận với người nghèo khổ, như người tôi tớ rốt hết. Hiền lành và khiêm nhường là những đức tính mà Chúa Giêsu đã thực hiện trước và khuyên các môn đệ hãy đem ra thực hành :”Các con hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”.

Thực ra, truớc Chúa Giêsu mấy trăm năm, nhà hiền triết Lão Tử cũng đã đưa ra chủ trương:”Nhu nhược thắng cương cường” : lấy mềm dịu thắng cứng rắn (nhu thắng cương, nhược thắng cang). Đây là một chủ trương mới lạ, khó được chấp nhận, chỉ những người có tâm hồn cao thượng mới hiểu và chấp nhận được chủ trương này. Hôm nay chúng ta thấy lời khuyên của Chúa Giêsu rất gần với chủ trương của Lão Tử. Và trong thực tế, có rất nhiều người đã thực hiện lời khuyên của Chúa Giêsu. Họ đã thành công và đã để lại tấm gương sáng muôn đời cho nhiều người. Chúng ta hãy nhớ lại lời khuyên của Chúa Giêsu trong “Tám mối phúc thật” :”Phúc cho ai có tinh thần hiền lành vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Dcr 9,8-10

Trong thời Chúa Giêsu, người ta đang trông chờ Đấng Messia đến cứu dân Người với hình ảnh là một Đấng Messia đầy quyền uy, dùng võ khí để tái lập hoà bình. Nhưng tiên tri Giacaria lại loan báo cho dân thành Giêrusalem biết : Đấng Messia không đến trong quyền uy với võ khí hủy diệt, nhưng đến với một thứ võ khí đặc biệt là “hiền lành và khiêm nhường”.

Theo đó, Đấng Messia sẽ đến cũng là một vị Vua nhưng là vị Vua có những đức tính khác biệt :
. Ngài không phải là vị vua chiến tranh nhưng là vua hòa bình.
. Ngài rất khiêm nhường, không ngồi trên lưng ngựa mà trên lưng lừa.
. Ngài rất hiền lành : không muốn giết chết mà chỉ muốn cứu sống.

Đức Giêsu sẽ hoàn tất việc mong chờ này vào ngày lễ Lá, khi Người vào thành Giêrusalem trên lưng một con lừa, như những người nghèo.

+ Bài đọc 2 : Rm 8,9.11-13

Đây là đề tài phụ. Thánh Phaolô nhắc cho chúng ta rằng khi được chịu phép rửa tội, chúng ta thực sự đã trở nên môn đệ Chúa Kitô, và để phục sinh với Người chúng ta phải sống theo thần khí của Người (tức là Thánh Thần) chứ đừng “sống theo xác thịt” là mọi khuynh hướng xấu sẵn có trong chúng ta.

Ai sống đời sống cũ tức là sống theo xác thịt sẽ bị dẫn đến sự chết. Còn ai sống đời sống mới tức là sống theo Thánh Thần sẽ được dẫn tới sự sống vĩnh cửu.

+ Bài Tin mừng : Mt 11,25-30

Trong bài Tin mừng hôm nay, chúng ta có thể tìm thấy hai ý tưởng chính :

a) Chúa Giêsu tạ ơn Chúa Cha vì Người qúi chuộng những kẻ bé mọn và khiêm nhường. Chính Người đã tiết lộ bí mật của Người cho họ trong khi Người lại giấu không cho những người khôn ngoan và quyền thế biết được những điều ấy. Vì sao ? Vì các luật sĩ và biệt phái đáng lẽ ra phải là những người đầu tiên nhận ra rằng Chúa Kitô là sứ giả của Thiên Chúa. Nhưng sự hiểu biết về Sách Thánh của họ đã làm cho họ đầy kiêu căng, một thứ vật cản.

b) Sang phần sau, Chúa Giêsu cho biết, vì không tự mãn, những trí óc khiêm nhường của những kẻ bé mọn lại được mở ra ngay từ đầu đối với những mầu nhiệm của Chúa. Họ đã nhận ra Chúa Giêsu là sứ giả của Thiên Chúa và đón nhận lời Người.

Nhân dịp này, Chúa Giêsu cũng khuyên những người bé mọn đó hãy “mang lấy ách của Ngài” tức là “hãy học cùng Ngài” về hai đức tính căn bản là “Hiền lành và khiêm nhường” trong cuộc sống hằng ngày để làm môn đệ Chúa.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Người hiền lành khiêm nhường

Trong phần thực hành lời Chúa, chúng ta chỉ bàn đến lời khuyên của Chúa trong phần thứ hai của bài Tin mừng : “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”.

I NÓI VỀ HIỀN LÀNH VÀ KHIÊM NHƯỜNG

1. Nói về hiền lành

Hiền lành hay hiền hậu là con người tốt lành, không độc ác, nhưng có lòng thương người , có đức hạnh và hay làm điều thiện. Ví dụ : Cha mẹ hiền lành để đức cho con.

Theo nguyên ngữ Hy lạp được dùng trong Kinh thánh thì nó có nghĩa là dịu dàng, ngọt ngào, không thô bạo cứng cỏi. Như thế hiền lành phải có cả bên trong lẫn bên ngoài. Bên trong thì phải êm ái, hòa nhã, yêu thương, khoan dung, thông cảm. Bên ngoài thì phải nhẹ nhàng, không có hành động cứng rắn hay thô bạo.

Hiền lành thì phải tránh tính nóng nảy. Trong đời sống hằng ngày, người có quyền bính đều xử dụng tính nóng nảy của mình đối với người khác, có khi còn “giận cá băm thớt”. Người ta từng nói :”No mất ngon, giận mất khôn”. Cho nên, để luôn luôn tự cảnh giác, ông Nguyễn đình Giản, thời Lê mạt, đã viết vào một mảnh giấy, dán lên chỗ ngồi giải trí, câu này :

Tảo cấp tắc bại sự
Nóng tính thì hỏng việc.


2. Nói về khiêm nhường

Theo chữ thì Khiêm nhường hay khiêm nhượng là nhún nhường không khoe khoang, hạ mình xuống một chút. Căn bản của khiêm nhường là biết mình “là” thế nào : từ đó không muốn tỏ ra hơn cái “là” ấy ; và giả như người khác có coi mình kém hơn cái “là ấy” thì mình cũng không màng tới. Điều quan trọng là sống thanh thản và thành thật đúng với cái “là” của mình.

Khiêm nhường trái ngược với kiêu ngạo. Kiêu ngạo là muốn tự cho mình vượt quá cái “là” của mình và bắt người ta phải công nhận như vậy. Người kiêu ngạo được coi là người VIỆT VỊ trong bóng đá vì đã vượt quá vị trí của mình. Dĩ nhiên, cầu thủ “việt vị” thì đều bị trọng tài phạt.

Truyện : Hoàng đế Napoléon kiêu ngạo.
Trong trận đánh Nga, hoàng đế Napoléon đã mơ tưởng thu phục cả Ân độ, và với lòng kiêu căng vô biên, nhà vua đã cho đúc một thứ huy chương có dòng chữ này :”THIÊN ĐÀNG LÀ CỦA CHÚA, TRÁI ĐẤT LÀ CỦA TÔI”. Nhưng rồi nhà vua đã mất ngôi báu vì trận Nga này. Sau trận thất bại của nhà vua, một viên đại tướng Nga cũng cho đúc một huy chương khác, trên mặt có một hình bàn tay đưa ra đám mây và cầm roi đánh vào lưng Napoléon cùng với lời này :”CÁI LƯNG LÀ CỦA MÀY, CÁI ROI LÀ CỦA TA”. Và như thế, vị hoàng đế kiêu ngạo, sau này trong nơi vắng vẻ bị tù đầy ở đảo Sainte Helène có thể suy nghĩ đến chân lý về những lời này của Chúa :”Kẻ nào đưa mình lên sẽ bị hạ xuống, còn kẻ nào hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Mt 23,12).

II. NGƯỜI ĐỜI NGHĨ THẾ NÀO ?

Tùy theo quan niệm của người ta, hiền lành nhịn nhục có thể bị coi như một thái độ hèn nhát, nhu nhược. Nhưng cũng có rất nhiều người coi đó là thái độ anh hùng đáng ca tụng. Phải là một con người có bản lĩnh vững vàng cao thượng mới có thể thực hiện được.

1. Thái độ hèn nhát

Ngày nay sự hiền lành dễ thương không còn được đánh giá cao như trước. Trước đây lời khen ngợi tốt nhất mà ta có thể trao tặng cho kẻ khác là gọi họ là “người hiền lành dễ thương”. Nhưng ngày nay, bạo lực lại phổ biến hơn hiền lành dễ thương. Truyền hình đã làm cho bạo lực có rất nhiều khán giả bằng những chương trình Nielson rất phổ biến (bên Mỹ).

Nếu thi sĩ Alfred de Vigny coi cầu nguyện và than vãn là thái độ hèn yếu, thì đối với ông và với nhiều người khác, họ nghĩ sao với lời Chúa :”Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” ? Có lẽ họ muốn theo cách hành động của anh chàng Tân Ti Tụ suốt đời không chịu để cho ai làm nhục .

Truyện : Anh chàng Tân Ti Tụ.
Đời Trang Công nuớc Tề có người tên là Tân Ti Tụ đêm nằm mơ thấy một chàng cao lớn đội mũ trắng đi giầy mới, mặc quần gai, áo vải, đeo gươm tự dưng đến nhà mắng, nhổ vào mặt mà đi.
Tân Ti Tụ giật mình thức dậy, tuy biết chiêm bao nhưng vẫn tức tối, suốt đêm bực rọc khó chịu, không ngủ được.
Sáng dậy, Tân Ti Tụ mời một bạn thân đến nói rằng :
- Bác ạ, tôi từ nhỏ đến giờ vẫn là kẻ hiếu dũng, nay sáu mươi tuổi rồi mà chưa hề chịu ai làm nhục, thế mà đêm qua bị một đứa, tôi phải đi tìm để báo thù, nếu thấy thì hay, còn không tôi chết mất.
Thế rồi từ hôm ấy, sáng nào Tân Ti Tụ cũng cùng bạn ra đứng ngoài đường cái để rình. Rình mãi ba ngày không thấy, rút cục Tân Ti Tụ phải uất lên mà chết.
(Thái Bạch, Đông tây kim cổ tinh hoa, 1965, tr 134)

2. Thái độ can đảm

Ngược lại với thái độ của những kẻ tầm thường chỉ biết hành động theo tình tư dục, những bậc thánh nhân, hiền nhân quân tử có cái nhìn khác hẳn. Những kẻ tầm thường không có cái suy nghĩ và hành động như các vị đó.

Thánh Francois de Sales nói :”Tất cả đều được chinh phục bởi hiền dịu chớ không phải bạo lực”.

Nhà hiền triết Mạnh Tử nói :
“Thiên đạo vô thân. Thường dữ thiện nhân”
Đạo trời không riêng một người, Luôn gia ân cho kẻ hiền lành.

Ông Tô đông Pha, một văn sĩ Trung hoa thời xưa nói rất chí lý :
“Chỗ mà người xưa gọi là hào kiệt, ắt phải có khí tiết hơn người. Nhưng, nhân tính có chỗ không thể nhịn được. Bởi vậy, kẻ thất phu gặp nhục, tuốt gươm đứng dậy, vươn mình xốc đánh. Cái đó chưa đủ gọi là dũng. Kẻ Đại dũng trong thiên hạ, trái lại, thình lình gặp những việc phi thường cũng không kinh, vô cố bị những điều ngang trái cũng không giận. Đó là nhờ chỗ hoài bão của họ rất lớn và chỗ lập chí của họ rất xa vậy”.

Để làm nổi bật cái triết lý “Nhu nhược thắng cương cường” trong phương diện cách mạng, ông Nguyễn duy Cần trong cuốn “Cái Dũng của thánh nhân” đã đề cập đến cuộc giải phóng Ấn độ do ông Gandhi điều khiển. Chính sách đề kháng bất bạo động của Gandhi đã làm cho thế giới hết sức ngạc nhiên và thán phục. Đâu phải người ta không biết dùng bạo động, nhưng vì người ta cho đó là còn hạ sách.

Ông Gandhi nói :”... Tôi tin rằng Ấn độ không phải là vô lực. 100.000 người Anh làm gì mà đến 300 triệu người Ấn kia phải sợ ? Bất bạo động đâu phải chịu lụy kẻ làm hại mình. Bất bạo động, là dùng sức mạnh của cả tâm hồn để chống lại với cường quyền của kẻ độc tài”.

Một người như thế thôi cũng đủ khiêu khích cả một đế quốc và làm cho nó “tan tành nghiêng ngửa”.

Truyện : Lạn Tương Như và Liêm Pha.
Lạn Tương Như được phong làm tướng quốc. Liêm Pha cậy mình có nhiều công hơn mà lại bị đứng dưới, nên tức giận hăm he hễ gặp mặt Tương Như là giết đi. Tương Như vì thế cứ lánh mặt mãi... Một hôm Tương Như ra ngoài, gặp toán lính tiền đạo của Liêm Pha, vội sai tên đánh xe đi tránh vào trong ngõ, đợi Liêm Pha đi qua rồi mới đi ra. Bọn xá nhân thấy thế càng giận bèn họp nhau hỏi Tương Như :
- Chúng tôi bỏ nhà cửa, xa thân thích đến đây hầu ngài, tức coi ngài là bậc thượng phu nên mến mà theo. Nay ngài cùng Liêm tướng quân cùng hàng mà hạng thứ lại ở trên. Liêm Pha dọa, ngài đã không báo lại, đã tránh ở triều, nay lại tránh ở ngoài đường. Sao ngài lại sợ quá thế vậy ? Chúng tôi lấy làm xấu hổ, vậy xin đi thôi không ở nữa.
Tương Như nói :
- Các ngươi xem tướng quân có hơn được vua Tần không ?
Bọn xá nhân đáp :
- Không.
Tương Như nói :
- Lấy cái oai của vua Tần, thiên hạ ai dám chống, mà Tương Như này dám mắng giữa triều đình, lại làm nhục cả quần thần nữa. Tương Như dẫu hèn, há lại sợ một Liêm tướng quân ư ? Nhưng ta nghĩ, Tần sở dĩ không dám đánh Triệu là vì e có ta và Liêm tướng quân. Nay hai con hổ tranh nhau, thế không cùng sống. Tần nghe tin, tất thừa cơ đánh Triệu. Ta sở dĩ chịu nhục tránh Liêm tướng quân là coi việc nước là trọng và thù riêng là khinh vậy thôi.
Bọn xá nhận mọp lạy mà rằng :
- Tiểu nhân chúng tôi trí hẹp làm gì hiểu nổi đại chí của tướng công.
Liêm Pha khi nghe thuật lại việc làm của Tương Như cả thẹn mà rằng :”Ta thật còn kém Lạn Tương Như xa lắm”. Bèn đến tạ tội với Tương Như, qùi mọp mà rằng :”Tôi tính thô bạo, đội ơn tướng quân bao dung, nghĩ lấy làm hổ thẹn quá”. Tương Như đỡ dậy, nắm tay cùng khóc và kết làm bạn sống chết với nhau.
(Nguyễn duy Cần, Cái DŨNG của thánh nhân, 1958, tr 162-163)

III. CHÚNG TA NGHĨ SAO ?

Mỗi người phải lựa chọn cho mình một hướng đi. Chúng ta phải có lựa chọn nào trước lời Chúa dạy :”Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” ? Thái độ của người hiền lành là hèn nhát hay can đảm ?

Đối với chúng ta, sự hiền lành và khiêm nhường của Đức Giêsu đã làm cho không biết bao người đương thời với Chúa Giêsu và bao thế hệ sau này ngỡ ngàng và kinh ngạc.
Truyện : BEN HUR
Nhà văn Lewis Wallace trong tác phẩm BEN HUR cũng nói lên tâm tư sững sờ trước sự khiêm nhường sâu thẳm của Đức Kitô :
Ben Hur khi chứng kiến cảnh Đức Kitô bị Giuda phản nộp và bị các tên lính bắt trói, chàng hăm hở tiến đến gần Chúa Giêsu và hỏi :
- Lạy Thầy, hãy nghe tôi, có phải Thầy tự ý muốn đi theo bọn lính và các giáo sĩ hay không ?
Đức Giêsu lặng thinh.
- Lạy Thầy, tôi có một binh đoàn quân Galilê trong thành phố này. Hãy ra lệnh đi, họ sẽ phục tùng Thầy. Thầy có thuận không ?
Đức Giêsu vẫn một mực cúi nhìn đăm đăm xuống đất.
- Lạy Thầy, một lời thôi, một lời của Thầy thôi, tất cả sẽ theo Thầy...
Đức Giêsu vẫn im lặng, đến nỗi Ben Hur ngã vật xuống bờ sông Cédron và thốt lên :
- Người Nazareth, hỡi người Nazareth, thế thì thông điệp của Người mang ý nghĩa gì ?

Mang một ý nghĩa gì ư ? Đó là “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Đó là thông điệp mà Đức Giêsu gửi cho mọi người chúng ta. Ngài đã làm gương trước, chúng ta chỉ việc học đòi bắt chước Ngài thôi.

Qua những tư tưởng trên, chúng ta thấy sự hiền lành khiêm nhường của Đức Kitô không là một sự nhu nhược nhát đảm, nhưng đó là đức tính của những vĩ nhân, của những bậc đại thánh. Bởi vì chính tính khí kiêu căng đã làm cho thế giới bị đảo lộn, hận thù ghen ghét, chiến tranh. Những kẻ kiêu căng tự mãn là những tiểu nhân, hèn mọn, còn những tâm hồn hiền lành khiêm nhường là bậc anh hùng vì họ đã anh dũng chiến thắng được bản thân với những tính tự ái ích kỷ hẹp hòi. Đó mới là cuộc chiến quan trọng, và cái chiến thắng của cuộc chiến đó mới đáng kể.


Truyện : Đức Gioan 23 và bức thư.
Lúc được phong chức Tổng giám mục, Đức Cha Roncalli là khâm sứ Toà thánh kiêm đại diện Tông tòa quản trị các giáo phận ở Bungari và Thổ. Công việc của ngài rất khó khăn, vì phải trông coi một vùng rộng lớn đang sôi động về mặt chính trị, chia rẽ về mặt tôn giáo, Công giáo với Tin lành, Chính thống, Hồi giáo, các linh mục triều lại chia rẽ với các tu sĩ.

Trong lúc thi hành công việc mục vụ, Đức Tổng giám mục Roncalli nhận được một bức thư nặng lời chê bai chỉ trích Ngài về mọi mặt, do tay một linh mục bất mãn viết. Đọc xong, Đức cha Roncalli không nói một lời, lòng vẫn tha thiết yêu vị linh mục ấy.

Thời gian trôi qua, ngài được thăng chức sứ thần Toà thánh tại Paris, rồi hồng y giáo chủ Vênêcia, và cuối cùng đắc cử Giáo hoàng với danh hiệu Gioan 23 năm 1958.

Linh mục bất mãn viết thư năm nào vẫn còn sống. Về sau để ngài tháp tùng với giáo dân sang Rôma và xin được yết kiến Đức Giáo hoàng.

Linh mục ấy đã thuật lại cuộc tiếp kiến riêng tư với Đức Giáo hoàng :
“Trong lúc đứng ở phòng khách trên lầu cao Vatican, đầu óc tôi cứ nghĩ tới bức thư bất mãn năm xưa mà lòng tôi vô cùng hối hận. Tôi trộm nghĩ, đã mấy chục năm trời qua rồi, giờ đây chắc hẳn Đức Thánh Cha không còn nhớ gì... Nhưng ai ngờ, sau khi tiếp chuyện thân mật, Đức Thánh Cha với lấy cuốn Kinh thánh và lôi ra trước mặt tôi bức thư khốn nạn ấy. Đang khi tôi lo âu lúng túng, Đức Thánh Cha đã cầm lấy tay tôi và dịu dàng bảo :”Con đừng hoảng sợ, cha không bao giờ giận con đâu. Cha cám ơn con. Cha cũng là người, cũng yếu đuối, cha ngăn bức thư con viết vào cuốn Thánh kinh để hằng ngày đọc vào đó mà xét mình, hầu có thể dứt khoát với những khuyết điểm còn tồn tại, hoặc xa tránh những lầm lỡ có thể xẩy đến trong tương lai. Mỗi lần như thế cha lại nhớ đến con và cầu nguyện cho con”.

Trong bài “Anh hùng” được chia sẻ với giới trẻ hạt Đức trọng, tôi đã đề cập đến câu định nghĩa về anh hùng của Vương Thông, theo đó :

ANH là người tự biết mình.
HÙNG là người tự thắng mình.

Vậy người thực hiện được lời Chúa dạy :”Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” phải là vị anh hùng vì họ đã tự biết mình và đã thắng được mình, thắng được tính nóng nảy và hay trả thù của mình. Đứng trước tấm gương của những người hiền lành nhịn nhục, không ai dám coi họ là những người hèn nhát mà phải suy tôn họ là anh hùng.

Trong bài giảng “Tám mối phúc thật” , Chúa Giêsu đã khẳng định :”Phúc cho ai có tinh thần hiền lành vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”. Nếu người ta nói :”Cha nào con ấy” thì chúng ta phải nghĩ thế nào khi chúng ta là con cái Chúa ? Nếu Cha chúng ta là Đấng hiền lành khiêm nhường, còn chúng ta là con, thì không thể nào đi ra khỏi con đường Chúa đã vạch ra cho chúng ta. Bài học đã có sẵn, chúng ta chỉ việc đưa ra thực hành.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:28 29/06/2011
LO CHO VĂN VƯƠNG
N2T

Có một thầy giáo đang giảng về “Châu Văn vương bị cầm tù ở Mỹ Lý", thì đau bụng rất cấp, bèn cho học trò nghỉ học. Có một học trò trở về nhà mặt mày không vui, bạn bè hỏi nguyên do, nó nói:
- “Sáng nay nghe thầy giáo nói, Văn vương là một thánh nhân, nhưng lại bị Trụ vương bắt cầm tù, tớ tội nghiệp cho ông ta là người vô tội”.
Bạn bè nói:
- “Văn vương bị tù không lâu thì được phóng thích, không phải bị giam lâu trong tù”.
Học trò ấy nói:
- “Không phải tớ lo cho ông ta không được ra tù, nhưng tớ chỉ lo tối nay ông ta làm thế nào để chịu đựng được trong tù !”

Suy tư:
Học trò không hiểu bài thì có nhiều nguyên nhân, nhưng có hai nguyên nhân lớn: một là trò chậm hiểu, hai là thầy giảng không rõ ràng.
Trò chậm hiểu mà cố gắng học thì sẽ mau hiểu, nhưng thầy giáo giảng bài không rõ ràng thì trò mau hiểu cũng sẽ thành chậm hiểu, bởi vì lời nói, thái độ và tinh thần của thầy giáo khi giảng bài rất quan trọng. Thầy giáo giảng bài vui vẻ, không dài dòng giải thích, mà chỉ chú trọng vào ý chính bài giảng, thì học trò sẽ hiểu bài nhanh, hơn là thầy giáo cứ quanh co khoe khoang mình học trường này ở ngoại quốc, mình kiến thức đầy bụng, mình khi đi học là một học sinh ưu tú.v.v... mà không chú trọng vào bài giảng thì học trò sẽ chẳng hiểu thầy giảng gì cả...
Linh mục giảng trên tòa giảng cũng như thế: không khoe khoang mình tài giỏi, nhưng khiêm tốn đem hiểu biết của mình phục vụ dân Chúa; không so sánh mình giỏi hơn người khác, nhưng khiêm tốn giảng những gì mình cảm nghiệm được trong cuộc sống đời tu và đời thường. Giảng như thế thì giáo dân dù cố tình chê bai bài giảng hoặc cố tình không hiểu thì cũng phải thốt lên: cha giảng Lời Chúa thực tế và rõ ràng quá.
Đó chính là hồng ân của Chúa, và giáo dân khỏi lo cho cha sở...không biết giảng vậy.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Lễ Hai thánh Phê-rô và Phao-lô Tông Đồ
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:30 29/06/2011
LỄ HAI THÁNH PHÊ-RÔ VÀ PHAO-LÔ
TÔNG ĐỒ


Tin mừng: Mt 16, 13-19.
“Anh là Phê-rô, Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời.”


Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng kính hai thánh tông đồ Phê-rô và Phao-lô, không nói thì chúng ta cũng biết các ngài là người như thế nào trong Giáo Hội của Chúa Giê-su, thánh Phê-rô được Chúa Giê-su Ki-tô chọn làm thủ lãnh của Giáo Hội, và trao cho ngài quyền đóng và mở cửa Nước Trời; thánh Phao-lô là người nhiệt thành vì tôn giáo và niềm tin của mình, và vì ưu điểm ấy mà Chúa Giê-su đã chọn ngài làm tông đồ, và sai đi loan báo tin mừng Nước Trời cho dân ngoại.

Tinh thần của thánh Phê-rô là chân thành, thẳng thắn, bộc trực dám nói dám làm, đó chính là mẫu gương của người làm tông đồ rao truyền Lời Chúa cho mọi người. Chúng ta chắc chắn cũng có những đức tính như thánh Phê-rô vậy, nhưng chúng ta chưa có tinh thần khiêm tốn như ngài, bởi vì có những lúc bạn và tôi rất chân thành nói lời yêu thương nhưng vẫn còn tính toán lợi hại; có những lần bạn và tôi thẳng thắn nói lên khuyết điểm và việc làm sai trái của người khác, nhưng lời thẳng thắn bộc trực ấy đầy kiêu ngạo dạy đời thiên hạ, và làm cho người khác cảm thấy bực tức hơn là sửa đổi lỗi lầm.

Tinh thần của thánh Phao-lô là can đảm, nhiệt thành và xác tín vào niềm tin của mình, nếu không có những ưu điểm như thế, thì Chúa Giê-su –có lẽ- không chọn ngài làm tông đồ, và cũng không sai ngài đến với dân ngoại là chúng ta.

Lòng nhiệt thành và xác tín vào niềm tin của mình đã làm cho thánh Phao-lô nhiệt thành bắt đạo, và cũng lòng nhiệt thành ấy, mà sau khi nhận biết Chúa Giê-su là Đấng đã vì mình mà chịu chết trên thập giá, thì ngài đã không ngần ngại chuyển lòng nhiệt thành, xác tín này qua cho việc rao giảng Phúc Âm cho những người không phải là Do Thái, là dân ngoại chưa nhận biết Thiên Chúa là Cha của mọi loài.

Anh chị em thân mến,
Cả hai thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ đều có một điểm giống nhau, đó là rất yêu mến Chúa Giê-su và hăng say làm chứng cho Ngài, các ngài đã đem chính mạng sống của mình ra để làm chứng.

Chúng ta đều là những hoa quả được sinh ra bởi lời rao giảng của các ngài, và như thế, chúng ta cũng đều có bổn phận đem Lời Chúa đến cho mọi người bằng chính cuộc sống của chúng ta. Muốn được như thế, bạn và tôi hãy đem tinh thần bảo tồn chân lý Ki-tô giáo của thánh Phê-rô, và tinh thần truyền giáo của thánh Phao-lô đặt vào trong tim trong óc của mình, để khi rao giảng Lời Chúa cho tha nhân, thì chúng ta không làm mất đi tính truyền thống tông truyền của Giáo Hội.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:32 29/06/2011
N2T

15. Người thường nghĩ đến sự chết, ngày ngày chuẩn bị chết, là người có phúc.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Scola và Mùa Xuân Ả Rập
Vũ Văn An
00:21 29/06/2011
Đức Hồng Y Angelo Scola, Thượng Phụ Venise, người vừa được cử nhiệm làm Tổng Giám Mục Milan, Tổng Giáo Phận lớn nhất của Ý với 5 triệu tín hữu và 3,000 linh mục, mới đây có tổ chức một hội nghị gây ấn tượng vào tuần rồi để thảo luận các hệ quả của “Mùa Xuân Ả Rập”. Ký giả Jean-Marie Guénois của tờ Le Figaro tường trình rằng hội nghị chuyên đề do Đức HỒng Y Scola, sáng lập viên tập san Oasis chuyên nghiên cứu các mối liên hệ giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo, đã lôi kéo được nhiều chuyên gia nổi tiếng trên thế giới. Cách chuyên viên này đều là những tác giả chuyên nghiên cứu về tương lai của Hồi Giáo tranh đấu, về ý nguyện của giới trẻ Ả Rập, và khả thể nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo và những nhóm tương tự có thể chịu thỏa hiệp để nắm quyền chính trị. Nội dung bài tường trình như sau.

Venise là thành phố Âu Châu trên nước với sức lôi cuốn lạ thường, có dòng chẩy tự nhiên xuôi về Phương Đông, dù là Cận hay Trung Đông. Vị Thượng Phụ của nó, Đức Hồng Y Scola, có ý tưởng hồi sinh nền văn hóa cấp cao của thành phố trên nước này bằng cách lập ra tập san quốc tế lừng danh Oasis cách nay vài năm. Ý niệm trung tâm của tập san là lấy việc giao thoa văn minh chống lại việc kình chống văn minh giữa Phương Đông và Phương Tây. Không chấp nhận những ý niệm có sẵn, tập san xoay quanh khẩu hiệu duy nhất này: “Luôn biết để hiểu” (sempre conoscere per capire).

Hàng năm, ngài triệu tập một ủy ban khoa học để dừng lại và… suy tư. Người Mỹ thường gọi là "think tank" để diễn tả “bể chứa suy nghĩ” nhưng lối nói này không hợp với sự tinh tế của thành phố vốn được cả đông lẫn tây lên khuôn, giao thoa ngay trong từng viên đá này. Thiết tưởng ta nên bằng lòng với chữ “ủy ban” dù chữ này không có chi thơ mộng để chỉ một nhóm các nhà nghiên cứu, chuyên môn, chuyên nghiệp, cả mục tử nữa tự do trao đổi quan điểm về các diễn biến đang diễn ra đồng thời và có liên hệ với Trung Đông và Âu Châu.

Tôi được mời tham dự, trong tư cách nhà báo, phiên họp trong các ngày thứ Hai và thứ Ba với chủ đề « Trung Đông hướng về đâu? Tính thế tục mới và Bắc Phi bất ngờ ». Vì quá dài, ở đây không thể trình bày chi tiết cả 15 cuộc hội thảo và rất nhiều tham luận, tôi chỉ cố gắng đề cập tới một phần của vấn đề chính, có tính rất soi sáng đối với tương lai của Hồi Giáo. Và rồi, tôi xin kết luận với một nhận định về việc Giáo Hội Công Giáo nên đầu tư vào... trí thức.

Trong số các nhà nghiên cứu được mời, hàng đầu ta thấy những người Pháp như Olivier Roy, chuyên viên về Hồi Giáo quốc tế, Dominique Avon, chuyên viên về Libăng ; những người Ai Cập như Tewfik Aclimandos, chuyên viên về Huynh Đệ Hồi Giáo và quân đội Ai Cập, Amr Elshobaki, chuyên viên về chính trị nội trị Ai Cập, Malika Zeghal, giáo sư về Hồi Giáo hiện đại tại Harvard ; người Libăng như Hoda Mehmé, khoa trưởng đại học. Ngoài ra còn có Vittorio Emmanuele Parsi, chuyên viên người Ý về các liên hệ quốc tế, Madawi Al-Rasheed, giáo sư King’s College, Luân Đôn, chuyên viên về Ảrập Saoudite, Mark Movsesian, người Mỹ, chuyên viên về luật quốc tế so sánh. Về phía tôn giáo, có Thượng Phụ Antonio Neguib thuộc giáo hội cốptích Công Giáo Alexandria, Đức Cha Maroun Lahham, Tổng Giám Mục Tunis. Ấy là chưa kể tới các diễn giả chính của phiên họp. Hội nghị này diễn ra hàng năm, lần lượt họp tại Venise và một thủ phủ của Trung Đông.

Chú trọng tới vịnh Địa Trung Hải, từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Maroc, nhưng tập chú vào Ai Cập, các nhà chuyên môn trên đồng ý phân tích các nguyên nhân đa dạng có tính văn hóa, tôn giáo, chính trị, kinh tế, xã hội, địa chính trị từng góp phần tạo ra « Mùa Xuân Ả Rập ». Tất cả các vấn đề này tựu trung đưa về vấn đề duy nhất liên quan tới tương lai.

Và chủ yếu là tìm hiểu xem, không phải liệu Huynh Đệ Hồi Giáo có sắp sửa nắm chính quyền hay không vì việc này xem ra đã có bằng chứng đối với mọi người ở Ai Cập và chắc chắn cả ở nơi khác nữa. Mà là tìm hiểu xem việc chuyển quyền cho Hồi Giáo quá khích này sẽ kéo dài trong bao lâu. Và nhất là nhóm Hồi Giáo chính trị này sẽ đi theo chiều hướng nào ? Thỏa hiệp hay hoàn toàn cực đoan ?

Và câu chuyện là như thế, hai chủ đề trái ngược nhau. Tôi xin tóm lược một cách hết sức giản lược như sau : Về phần mình, Olivier Roy, diễn giả đầu tiên của phiên họp lượng định rằng Mùa Xuân Ả Rập đánh dấu một gián đọan trong tâm thức Trung Đông. Diễn biến này được thúc đẩy bởi ba đòi hỏi mới sau đây :

- một cuộc giải phóng theo cá nhân chủ nghĩa « chú trọng tới đời sống chứ không muốn chỉ lặp lại khuôn thước của cha mẹ ». Việc giải phóng này dựa phần lớn vào việc giảm dân số, thăng tiến việc học hành cho con gái và cả sự kiện này nữa là « thế hệ di động này » không còn tin vào các nhà lãnh đạo đầy sức quyến rũ nữa, « những cha già dân tộc », cả chủ nghĩa « tổ phụ » cũng vậy.

- một cuộc cách mạng chính trị vì « thế hệ này không còn cuồng tín đối với Hồi Giáo chính trị nữa », là thứ không còn được nhắc tới trong các đòi hỏi vừa qua. Những người trẻ này đã thấy rõ sự thất bại của cách mạng Iran. Chính các đảng phái duy Hồi Giáo cũng đã hiểu sự cần thiết phải liên minh với người khác để đạt được quyền hành. Và một số còn công nhận « nguyên tắc bầu cử nghị viện ».

- thay đổi khuôn mẫu tôn giáo. Ông lượng định rằng việc dân chủ hóa đang diễn biến sẽ không nhất thiết đòi phải có một cuộc thế tục hóa vì « người ta không cho rằng các xã hội Ả Rập ít tôn giáo hơn (các xã hội khác) ». Ông còn thấy cả một cuộc hồi sinh trong hơn 30 năm qua, điều cũng thấy nơi nhiều tôn giáo khác, hướng tới một tính đa dạng lớn hơn trong cách thực hành hay trong cách thuộc về một tôn giáo.

Tuy nhiên, ông tiên đoán rằng « cần phải lưu ý tới làn sóng bảo thủ » vì các « phe chủ trương trật tự » như quân đội, các đảng duy hồi giáo và các giới làm ăn, những phe vốn đạt được những điều họ muốn, không bao giờ có thiện cảm đối với việc đòi hỏi quyền lợi xã hội vốn bị các nghiệp đoàn và cánh tả ảnh hưởng.

Thành thử, trong đại dương xã hội và nền chính trị phức tạp và còn đang sôi sục này, « vấn đề tôn giáo chắc chắn sẽ trở nên chủ yếu » không hẳn theo nghĩa một chiến thắng của phe Hồi Giáo chính trị với việc áp dụng nghiêm ngặt luật « charia », nhưng như một thượng tôn Hồi Giáo thành điểm qui chiếu trong việc xây dựng xã hội mới. Trong các vụ căng thẳng và tranh luận về những chủ đề nhất định như chủ đề phạm thượng hay chủ đề tự do tôn giáo. Gần giống như cách tranh đấu của các nhà truyền giảng tin lành Mỹ cho các giá trị luân lý, nhờ truyền thông mà trở thành hết sức hiển thị nhưng không được trình bày như một chương trình có tính đảng phái chính trị.

Tính lạc quan của Olivier Roy từng gây ra tranh cãi và không được đa số các nhà nghiên cứu chia sẻ, dù ông cho hay : « tôi không bi quan, nhưng sẽ có những năm khó khăn ». Nói chung, các nhà nghiên cứu này không nhất trí với việc phân tích của ông về sự thay đổi của phe Hồi Giáo cực đoan, những người không tương nhượng trong các vấn đề có tính biểu tượng lớn về luân lý hay tôn giáo, nhưng sẵn sàng nhượng bộ trong việc quản trị sinh hoạt chính trị và xã hội, nhiều dân chủ và cởi mở hơn.

Đối với nhiều nhà nghiên cứu này, hiện người ta chưa biết rõ nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo sẽ tiến xa đến đâu trong các thoả hiệp nhằm nắm quyền của họ, như ở Ai Cập chẳng hạn, và nhất là không biết họ sẽ cư xử ra sao sau đó. Hay liệu Ai Cập có tượng trưng cho một điển hình học tập, một tấm gương gây ảnh hưởng không.

Tất cả đồng ý rằng quyền lực tinh thần do giới trẻ đạt được, quyền lực của giới làm ăn, quyền lực của quân đội trong trường hợp Ai Cập sẽ cân bằng phần lớn ảnh hưởng tiềm ẩn của phe cực đoan. Nhưng điểm bất đồng nằm ở chỗ khả năng và y muốn hòa dịu của phe Hồi Giáo cực đoan. Có người cho rằng phe này vẫn là một lực lượng đáng kể ; có người bảo: sau khi đã thử nghiệm việc mình không có khả năng cai trị và đáp ứng được các vấn đề xã hội cụ thể của người dân, họ sẽ bắt buộc phải thay đổi.

Đây là một cuộc tranh luận lớn mà không người nào có thể có câu kết luận. Nhưng cho phép tôi được đưa ra một nhận định về hình thức: tôi rất có ấn tượng khi thấy rằng bất cứ nơi nào Giáo Hội Công Giáo « đầu tư » vào trí thức, nghĩa là vào các công trình có ngạnh nguồn, giao thoa và chịu phê phán, của các nhà trí thức khác, Giáo Hội đều rút tỉa được lợi ích lớn lao làm bàn đạp cho tương lai. Người ta đã thấy điều đó với Đức Hồng Y Lustiger. Và hôm nay, ở đây, ở Venise này với Đức Hồng Y Scola, mà có người cho là sắp sửa được đổi về Tòa Tổng Giám Mục Milan.

Có người cho rằng đây không hẳn là một ưu tiên của Giáo Hội Công Giáo, là Giáo Hội đáng lý ra nên chuyên lo việc « rỗi linh hồn » thì đúng hơn. Nhiều người khác lại cho rằng Giáo Hội vốn lưu tâm đến việc này từ lâu lắm rồi qua truyền thống đại học mà chính Giáo Hội đã sáng chế ra (Đại Học Sorbonne, Đại Học Bologne...). Nhưng điều làm tôi khâm phục trong cuộc hội nghị này là tính hiện đại về phương pháp : tụ tập tại một nơi các nhà trí thức của nhiều chân trời, của nhiều xứ sở khác nhau, không tiên thiên, để cùng nhau suy nghĩ các vấn đề chủ yếu và không cần sau đó phải soạn ra cuốn bách khoa mà chỉ nhằm làm mình phong phú hơn thế thôi. Điều ấy chắc chắn là những châu báu thật sự.
 
Làm từ thiện là tuyên xưng đức tin của mình
Phạm Kim An
08:43 29/06/2011
Làm từ thiện là tuyên xưng đức tin của mình

Tổng Giám Mục Denver nói về căn tính của hoạt động xã hội Công Giáo

ROMA – Trong khi Tòa thánh Vatican kêu gọi tổ chức từ thiện quốc tế của Giáo hội, Caritas Quốc tế, hãy có một căn tính Công Giáo sâu sắc hơn và rõ nét hơn, một số người dường như ngụ ý rằng nếu các người chịu trách nhiệm về Giáo Hội đánh giá hành động xã hội của họ là "Công Giáo", tức là nó phải được thấm nhuần sự cải đạo.

"Điều này là không đúng", Tổng giám mục Charles Chaput, tổng giáo phận Denver (Mỹ), đã tuyên bố như thế trong bài phát biểu tại một hội nghị của "Hội Nhân viên xã hội Công giáo toàn quốc (Catholic Social Workers National Association)”.

Tổng Giám mục, đã bắt đầu bài phát biểu của mình với một khẳng định rõ ràng về căn tính Công giáo, đã nhấn mạnh rằng sự khẳng định căn tính này không có nghĩa là nói "ép buộc đức tin" cho các đối tượng hưởng sự hỗ trợ từ thiện.

Ngài khẳng định: “Mọi sứ vụ xã hội Công giáo bắt đầu và kết thúc với Chúa Giêsu Kitô. Nếu làm khác đi, là không phải Công Giáo nữa". Ngài nói thêm, nếu hoạt động xã hội của chúng ta không là “Công giáo một cách sâu sắc và hiển nhiên trong căn tính, chúng ta phải ngưng sử dụng từ ngữ Công giáo ngay”.

Tổng Giám mục nhắc lại rằng việc từ thiện Kitô luôn là một hành động vật chất và tôn giáo.

Ngài nhấn mạnh: “Để được xác thực, việc từ thiện Kitô, ngoài cung cấp sự hỗ trợ vật chất, còn phải là tự do và được tác động bởi sự chia sẻ tình yêu Thiên Chúa với người khác".

Ngài nói thêm: “Việc từ thiện Kitô không đòi hỏi rằng chúng ta quyến dụ người theo đạo, nhưng nói lớn tiếng về tình yêu của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô, và tình yêu của Ngài với chúng ta, trong mọi hoàn cảnh".

Ngài nói: “Đôi khi, do sự thận trọng, không làm việc dó là khôn ngoan hơn. Và sự thật Kitô giáo, ngay cả khi nó được công khai tuyên xưng, không bao giờ được cung cấp một cách cưỡng chế".

Ngài nói thêm: "Nơi nào có thể được và có hiệu quả, các hành vi bác ái Kitô giáo phải chứng minh rõ ràng đức tin Công Giáo của chúng ta, và tình yêu mà chúng ta mang đến cho Chúa Kitô." (Zenit 28-6-2011)

Phạm Kim An
 
ĐTC tiếp phái đoàn Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople
Nguyễn Trọng Đa
08:46 29/06/2011
ĐTC tiếp phái đoàn Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople

“Mong sự hiệp thông của chúng ta trở thành hiệp nhất đầy đủ”

Lễ Thánh Phêrô và Phaolô, và cuộc gặp gỡ ngày 27-10

ROMA - “Mong sự hiệp thông của chúng ta trở thành hiệp nhất đầy đủ” là lời chúc, được ĐTC Biển Đức XVI nói ngày 28-6, trong cuộc Ngài tiếp tại Vatican phái đoàn của Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople, nhân dịp lễ các thánh bổn mạng của Roma, Thánh Phêrô và Phaolô, ngày 29-6. Ngài cũng nhắc đến cuộc gặp gỡ ngày 27-10 tới.

Mỗi năm, Đức Thượng phụ Bartholomew tiếp đón tại Phanar một phái doàn do ĐTC Biển Đức XVI gửi đến, để mừng lễ thánh bổn mạng của Giáo Hội Constantinople, Thánh Tông Đồ Anrê, anh trai của thánh Phêrô, ngày 30-11.

ĐTC tuyên bố: “Sự gần gũi tinh thần sâu sắc, mà chúng ta cảm nghiệm mỗi lần chúng ta gặp nhau, là một động cơ cho tôi về niềm vui lớn lao và lòng biết ơn đối với Thiên Chúa. Tuy nhiên, sự hiệp thông không trọn vẹn, vốn đã kết hiệp chúng ta, phải phát triển cho đến khi đạt sự hiệp nhất hữu hình trọn vẹn”.

ĐTC Biển Đức XVI ghi nhận rằng cuộc đối thoại đã tiến bộ và phải tiếp tục tiến bộ: “Chúng ta được kêu gọi tiếp tục cuộc hành trình này trong tình yêu, cầu xin Chúa Thánh Thần ban ánh sáng và cảm hứng, trong sự tin chắc rằng Ngài muốn dẫn chúng ta đến sự hoàn tất đầy đủ ý muốn của Chúa Kitô: xin cho tất cả nên một (Ga 17:21). Tôi đặc biệt biết ơn tất cả các thành viên của Uỷ ban hỗn hợp, và đặc biệt các đồng Chủ tịch, Thượng phụ Pergame Ioannis và Đức Hồng Y Kurt Koch, vì sự tận tâm không mệt mỏi, lòng kiên nhẫn và tài năng của các ngài”.

ĐTC nhắc lại chứng từ chung này là khẩn thiết biết bao trong thế giới ngày nay: "Trong một bối cảnh lịch sử của bạo lực, sự thờ ơ và ích kỷ, nhiều người nam nữ của thời đại chúng ta cảm thấy lạc lối. Chính qua chứng từ chung của chân lý Tin mừng, mà chúng ta có thể giúp con người thời đại chúng ta tìm thấy con đường dẫn đến chân lý. Trong thực tế, việc tìm kiếm sự thật cũng luôn là tìm kiếm công lý và hòa bình, và với niềm vui lớn lao này, tôi nhận ra sự cam kết quan trọng mà Đức thượng phụ Bartholomew là dành cho các chủ đề này”.

Cũng chính trong bối cảnh này, ĐTC nói về lời mời của mình đến Átxidi vào ngày 27-10 tới – gửi cho các nhà lãnh đạo Kitô giáo, lãnh đạo các tôn giáo khác, các nhân vật nổi tiếng thế giới về văn hóa và khoa học -, trong bước chân của ĐTC Gioan Phaolô II, để tham dự "Một ngày suy tư, đối thoại và cầu nguyện cho hòa bình và công lý trên thế giới, với chủ đề: ‘Khách hành hương của sự thật và hòa bình’. Việc cùng đi chung trên các đường thành phố của thánh Phanxicô sẽ là dấu hiệu của ý muốn tiếp tục đi con đường của đối thoại và tình huynh đệ". (Zenit 28-6-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Giám chức Phụng vụ ủng hộ đưa lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô vào Thứ Năm như xưa
Phạm Kim An
08:48 29/06/2011
Giám chức Phụng vụ ủng hộ đưa lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô vào Thứ Năm như xưa

Ngài ước muốn rằng các Kitô hữu tuyên xưng sự hiện diện của Chúa Kitô

VATICAN - Tổng Trưởng Thánh Bộ Phụng Tự và Bí Tích, Đức Hồng y Antonio Cañizares Llovera, nói Ngài nghĩ rằng ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô nên được trả lại vào ngày Thứ Năm theo truyền thống trước đây, để làm nổi bật sự liên kết tốt hơn với ngày Thứ Năm Tuần Thánh, và chứng tỏ rằng Chúa Kitô là trung tâm của mọi sự.

Đức Hồng Y Antonio Cañizares Llovera nói với Đài phát thanh Vatican về ngày lễ này, được mừng ở nhiều quốc gia vào Chủ nhật vừa qua, nhưng theo truyền thống được kỷ niệm vào ngày Thứ năm trước đó, như vẫn còn mừng ở Roma.

Ngài nói: “Tôi nghĩ rằng tôn vinh lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô vào ngày riêng, tách hẳn khỏi ngày chủ nhật, sẽ là một thực tế rất vui mừng và đầy hy vọng, vốn muốn nói với mọi người trong ngày giữa tuần rằng Chúa Kitô là thực sự trung tâm của mọi sự".

Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô được xem là ngày lễ buộc, ở những nơi mừng lễ vào ngày Thứ năm, như tại Mexico.

Ở những nước mà lễ đã được dời qua Chủ nhật sau, lễ được kết hợp với các Thánh Lễ cuối tuần bình thường.

Sáng hơn mặt trời

Đức Hồng Y Canizares đề nghị rằng nếu lễ được mừng long trọng vào ngày chủ nhật, thời gian sẽ không còn xa cách khi "lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô sẽ được mừng lại vào ngày thứ năm, như đã được mừng trong lịch sử, vốn gợi lại một cách nào đó ngày Thứ Năm Tuần Thánh”.

Đức Hồng y người Tây Ban Nha 65 tuổi cũng nhắc đến một câu ngạn ngữ phản ánh truyền thống phổ biến ở Tây Ban Nha về mừng lễ Thánh Thể: "Có ba ngày thứ năm trong mỗi năm tỏa sáng hơn mặt trời: Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, Thứ Năm Tuần Thánh và thứ Năm Chúa lên Trời”.

Hiện nay trong đa số các thành phố Tây Ban Nha, lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô được cử hành vào ngày Chủ nhật; thứ năm trước đó là một ngày làm việc.

Tuy nhiên, một số giáo hội địa phương, chẳng hạn như Toledo, Seville và Granada cử hành lễ này vào ngày thứ năm.

Vị cựu Tổng giám mục tổng giáo phận Toledo và Giáo chủ của Tây Ban Nha, nói: “Ước muốn riêng của tôi là trong một thời gian dài chúng ta đưa lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô trở lại vào Thứ năm".

Đối với Đức Hồng y, ngày lễ này có nghĩa là "nhận biết rằng Thiên Chúa đang ở đây". Việc rước kiệu Mình Thánh Chúa qua các đường phố là một lời mời gọi thờ lạy Chúa, một việc người ta tuyên xưng đức tin công khai và sự nhìn nhận rằng đi "với Chúa là điều thực sự quan trọng cho việc đổi mới và biến đổi xã hội".

Hồng y nhắc lại: “Lễ này là một lễ tràn đầy niềm vui, Đđặc biệt là tại Tây Ban Nha". Ngài hy vọng rằng tất cả các Kitô hữu sẽ tuyên xưng "rằng Chúa Kitô hiện diện trong phép Thánh Thể, Chúa Kitô ở với chúng ta." (Zenit 28-6-2011)

Phạm Kim An
 
Các giám mục tại Nữu Ước nói việc chấp thuận cho hôn nhân đồng phái tính làm giảm giá trị gia đình
Bùi Hữu Thư
08:53 29/06/2011
ALBANY, N.Y. (CNS) -- Tiếp theo vụ thông qua đạo luật cho phép các cặp đồng phái tính được kết hôn, các giám mục Công Giáo tại Nữu Ước bầy tỏ mối ưu tư là "cả hôn nhân lẫn gia đình sẽ bị hủy hại vì quyết định khốc liệt của chính phủ tại đây."

Trong một tuyên ngôn ngày 24 tháng Sáu, các vị chủ chăn của tám giáo phận Công Giáo tại Nữu Ước nói họ "hết sức bất mãn và lo ngại" vì sự chấp thuận của một đạo luật sẽ thay dổi hoàn toàn và vĩnh viễn ý nghiã lịch sử của nhân loại về hôn nhân."

Thượng Viện tiểu bang đã bỏ phiếu 33 thuận và 29 nghịch trong cuộc đầu phiếu buổi tối ngày 14 tháng Sáu, và Thống Đốc Nữu Ước Andrew Cuomo, một người theo đảng Dân Chủ và cũng là một người Công Giáo đã ký quyết nghị này thành luật đêm hôm đó.

Trừ khi bị trì hoãn vì có những thách đố về luật pháp, Nữu Ước sẽ trở thành tiểu bang thứ sáu cho phép hôn nhân đồng phái tính.

Hôn nhân đồng phái tính hiện nay đã được cho phép tại các tiểu bang Connecticut, Iowa, Massachusetts, New Hampshire, Vermont, và kể cả thủ đô Hoa Thịnh Đốn (District of Columbia.)

Các giám mục nói là định nghiã chân chính của hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ "không thể thay đổi, mặc dầu chúng tôi ý thức rằng niềm tin của chúng tôi về bản chất của hôn nhân sẽ tiếp tục bị nhạo báng, và một số người bây giờ sẽ còn cố gắng để thúc dục chính quyền áp dụng những biện pháp chế tài đối với các giáo hội và tổ chức tôn giáo đang tiếp tục giảng dậy chân lý vĩnh viễn bất biến này."

Bản tuyên ngôn được đồng ký bởi Tổng Giám Mục Timothy M. Dolan ở New York và các Giám Mục Howard J. Hubbard ở Albany, Nicholas DiMarzio ở Brooklyn, Edward U. Kmiec ở Buffalo, Terry R. LaValley ở Ogdensburg, Matthew H. Clark ở Rochester, William F. Murphy ở Rockville Centre và Robert J. Cunningham ở Syracuse.
 
VietCatholic mừng Ngọc Khánh Linh Mục của ĐGH Bênêđictô XVI
VietCatholic
09:44 29/06/2011
 
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gửi tin nhắn Twitter đầu tiên của mình cho dân cư mạng
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
12:57 29/06/2011
Vatican - vào tối thứ ba, 28.6.2011, Lễ vọng kính Thánh Cả Phêrô và Phaolô Tông Đồ, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã gửi tin nhắn Twitter đầu tiên của mình để cho dân cư mạng biết rằng Ngài đã chính thức mở cửa trang nhà www.news.va đón tiếp khách thập phương ghé thăm căn hộ thông tin mới mẻ của Tòa Thánh Vatican. Đoạn phim trên YouTube kéo dài 90 giây chiếu cận cảnh ngón tay của ĐGH di động trên chiếc iPad để kích hoạt tin nhắn của mình. Trong khoảnh khắc đã có trên 26.300 khách tò mò ghé thăm cụ già 84 tuổi đời với 60 năm trời phục vụ Giáo Hội liên lỉ trong chức linh mục.

Tin nhắn đầu tiên của ĐGH: "Các Bạn thân mến, Cha đã mở cửa trang nhà News.va. Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô! Lời cầu nguyện của Cha và phước lành của Cha đồng hành với các con, GH Bênêđictô XVI." Đài Truyền Hình Vatican cho biết ĐGH sử dụng chiếc iPad loại di động nhỏ và mỏng để ghi dấu kỷ niệm ngọc khánh 60 năm linh mục của Ngài.

Trang mang News.va này kết hợp các dịch vụ của những phương tiện thông tin khác nhau mà Tòa Thánh đang sử dụng như Đài Phát thanh Vatican, Tờ báo L'Osservatore Romano, Cơ quan Thông tấn Fides và kênh Truyền hình CTV, cũng như những thông tin từ Văn phòng Báo chí và các Dịch vụ Thông tin của Vatican. Ngoài ra, tất cả các thông tin về xã hội và văn hóa được nối kết thẳng vào trang mạng này. Vì vậy, nó có thể nối mạng từ Facebook đến với News.va, cũng như đăng ký tin nhắn Twitter hoặc nhận nguồn cung cấp dữ liệu từ RSS.

Ấn tượng của người viết mới ghé vào thăm trang nhà News.va: hiện tại còn đang trong vòng thử nghiệm bẳng bản Beta, giao diện trang nhã, đơn giản và rõ ràng mang tính chất của một tờ báo cầm tay chuyên nghiệp. Phần Video chất lượng thu hình tốt và phần lớn nội dung được tóm gọn trong thời gian từ 50 đến 90 giây làm cho độc giả dễ dàng nắm bắt thông tin chính thức từ Tòa Thánh. Phần hình ảnh tuyệt đẹp của ĐGH với độ phân giải cao cho khổ lớn, ít nơi đâu có được chất lượng tốt như thế do ban hình ảnh của báo L'Osservatore Romano cung cấp (tấm hình ĐGH phía trên lấy từ nguồn này). Bản thử nghiệm Beta bây giờ chạy tốt và rất nhanh.

Thật đáng giá cho chúng ta một lần thử bước vào thăm gia trang của www.news.va.

Đức TGM Claudio Maria Celli, chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội của Tòa Thánh cho biết cổng thông tin này sẽ mở ra một chân trời mới và đầu tiên được truy cập bằng tiếng Ý và tiếng Anh, sau đó sẽ nhanh chóng được bổ sung thêm tiếng tiếng Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cho những tin tức đa dạng về Giáo Hội công giáo hoàn vũ.

Một quà tặng quý giá nhân ngày mừng 60 năm linh mục để nối kết thông tin với toàn thể tín hữu trên hoàn vũ, chắc là ĐGH hài lòng với kỹ nghệ thông tin hiện đại được dùng đúng vào chức năng của nó. Đây là một thời điểm nói tiếng tạ ơn, như ĐGH Bênêđictô XVI ân cần nhắc đến trong bài giảng sáng nay kính Thánh Cả Phêrô và Phaolô Tông Đồ trong Đền Thánh Phêrô: „60 năm phục vụ trong chức linh mục - các Bạn thân mến, có lẽ tôi đã trở nên quá chi tiết. Nhưng nó đã thúc đẩy tôi trong giờ phút này, nhìn vào những điều tốt lành mà nhiều thập kỷ vừa qua ghi dấu trên tôi. Điều ấy thúc dục tôi để nói với các Bạn: tất cả các linh mục và giám mục cũng như các tín hữu của Giáo Hội một lời nói của niềm hy vọng và khuyến khích, trong kinh nghiệm của một ngôn từ trưởng thành được nhận ra rằng Thiên Chúa là Đấng tốt lành. Trên mọi sự, đây là một thời điểm của lòng biết ơn: biết ơn Thiên Chúa cho tình bạn hữu mà Ngài đã trao tặng cho tôi và Ngài cũng muốn trao tặng cho tất cả chúng ta. Chân thành cám ơn tất cả những người đã đào tạo và đồng hành với tôi."

Dịp kỷ niệm ngọc khánh linh mục chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, Đức TGM Robert Zollitsch cám ơn Đức Giáo Hoàng trong thư chúc mừng cho "sự khiêm nhường và vị tha quên mình" trong những nhiệm vụ đầy khó khăn của sứ vụ giáo hoàng. ĐGH Bênêđictô XVI là một gương mẫu tuyệt vời cho các linh mục, TGM Zollitsch viết thêm. Nhiều người đã nhận được ấn tượng sâu sắc của Đức Giáo Hoàng và hàng ngàn người Đức đang muốn đến tham dự thánh lễ với ĐGH khi Ngài trở về thăm cố hương nước Đức vào tháng 9.

Trong ngày ghi nhớ trọng đại này không thể thiếu một nhân vật quan trọng và cũng là người thân yêu ruột thịt duy nhất của ĐGH, Đức ông Georg Ratzinger đã bị mù là anh ruột của ĐGH và 3 người bạn linh mục cùng khóa đã từ Đức bay sang Rôma để mừng chung lễ ngọc khánh 60 năm thụ phong linh mục với ĐGH Bênêđictô XVI.
 
Ủy Ban Âu Châu về tự do tôn giáo
Vũ Văn An
22:43 29/06/2011
Trong mấy năm gần đây, Âu Châu được chứng kiến nhiều vụ tranh cãi về tôn giáo và chính sách công, từ việc cấm đội khăn trùm kín mặt (burka) ở Pháp cho tới quyết định của Tòa Án Nhân Quyền Âu Châu về việc treo tượng chịu nạn ở các trường học Ý, qua các tranh chấp ở Anh về hàng loạt vấn đề khác. Hiện nay, Ủy Ban Âu Châu đang tiến hành một cuộc điều tra về tôn giáo và chủ nghĩa thế tục, dưới tựa đề là dự án nghiên cứu Religare.

Theo lời của Ủy Ban, cuộc điều tra này giả thuyết đã có một tính phổ quát về ý niệm bình đẳng và tự hỏi xem ý niệm này đang bị thách thức ra sao do hiện tượng càng ngày càng có sự đa dạng hơn trong các niềm tin tôn giáo và nhiều xác tín khác vốn đang góp phần thay đổi khung cảnh trí thức, văn hóa và tôn giáo tại Âu Châu.

Ủy Ban này bắt đầu làm việc từ tháng Hai năm 2010 và dự tính kéo dài trong 3 năm. Một cơ quan phi chính phủ là Vọng Quan Sát Sự Thiếu Khoan Dung Và Kỳ Thị Đối Với Các Kitô Hữu Tại Âu Châu đã công khai hóa bản tham luận gửi tới Ủy Ban của mình. Họ giải thích rằng dù dự án Religare dự định dựa trên cuộc điều tra độc lập chứ không dựa vào các tham luận nhóm, nhưng họ biết rõ Qũy Duy Nhân Bản Âu Châu (European Humanist Foundation) đã có nạp tham luận cho Ủy Ban, một tham luận chứa nhiều chủ trương bất khoan dung và kỳ thị đối với Kitô Giáo. Nên Vọng Quan Sát buộc phải gửi tham luận để thách thức các chủ trương của Qũy này.

Tham luận của Vọng Quan Sát nhận định rằng tự do tôn giáo là điều được nhìn nhận trong mọi văn kiện chính về nhân quyền. Đàng khác, tự do này không phải chỉ là một quyền cá nhân nhưng áp dụng cả vào hoạt động của các cộng đồng tôn giáo. Tham luận khẳng định rằng: “Tôn giáo, và nhất là niềm tin Kitô Giáo, là vốn liếng qúi đối với xã hội”. Người có tôn giáo sống một cuộc sống lành mạnh hơn, có tuổi thọ cao hơn, có cuộc sống hôn nhân ổn định hơn, và đại lượng hơn trong việc đóng góp cho ích chung.

Thành thử, tôn giáo là điều nên được khuyến khích, chứ không nên bị giới hạn. Hạn từ chủ nghĩa cực đoan rất hay bị sử dụng để bôi lọ tôn giáo. Đấy là lối sử dụng không thích đáng, bắt nguồn từ việc mô tả một số niềm tin có tính thần học. Nó sai lầm vì đã sử dụng trong ngữ cảnh một cuộc tấn công chung chung vào Kitô Giáo.

Vọng Quan Sát chỉ trích bản tham luận của Qũy Duy Nhân Bản Âu Châu vì bản này chứa một số những mẫu rập khuôn tiêu cực chưa được chứng minh. Như việc mô tả tôn giáo là nguồn gây ra các điều xấu xa của xã hội, và là độc đoán và gây chia rẽ.

Vọng Quan Sát cũng chỉ trích chủ trương của Qũy Duy Nhân Bản Âu Châu vì chứng tỏ một thái độ chỉ biết tấn công thế giới quan người khác mà không đưa ra được một đóng góp tích cực nào. Chứng cớ của não trạng đó là việc thiếu đóng góp rõ ràng về xã hội của các nhà vô thần. Điều ấy đi ngược với con số rất nhiều bệnh viện, nhà dưỡng lão, trường học và đại học do các cộng đồng tôn giáo điều hành.

Chủ nghĩa duy tục

Nhân danh chủ nghĩa duy tục, Qũy Duy Nhân Bản Âu Châu đòi cho được một quảng trường công trung lập nơi đó mọi người được quyền có mặt trên căn bản bình đẳng. Vọng Quan sát nhận định rằng cách Qũy Duy Nhân Bản Âu Châu định nghĩa về quảng trường này cho thấy nó hoàn toàn không có một chút nội dung hay biểu tượng tôn giáo nào. Không hề trung lập chút nào, trái lại nó chỉ là một phản ảnh của chủ nghĩa vô thần và việc bác bỏ tôn giáo.

Bản tham luận của Vọng Quan Sát giải thích rằng: Kitô Giáo nhìn nhận tính thế tục của nhà nước. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xác định đúng về hạn từ này. Thế tục có ý nói những gì thuộc về trần gian hay trần thế. Như vậy, nhiệm vụ của nhà cầm quyền công cộng là bảo đảm hạnh phúc trần thế của các công dân, trong khi tôn giáo lo sự cứu rỗi đời đời cho họ.

Các trách nhiệm trên tách biệt lẫn nhau, nhưng sự tách biệt này không có nghĩa nhà nước phải phi tôn giáo hay phản tôn giáo, hay phải loại trừ các quan điểm tôn giáo ra ngoài các cuộc tranh luận công cộng. Bản tham luận của Vọng Quan Sát cũng nhận định rằng giả thuyết về việc nhà nước phải trung lập đối với tôn giáo không những có trong bản tham luận của Qũy Duy Nhân Bản Âu Châu mà còn có cả trong phạm vi điều tra của dự án Religare. Chủ trương ấy không phản ảnh thực tại ở Âu Châu . Vọng Quan Sát liệt kê một số nước trong đó hiến pháp của họ một là minh nhiên nhắc tới Thiên Chúa hai là dành cho tôn giáo một địa vị đặc biệt. Các nước ấy là Đức, Thụy Sĩ, Hy Lạp, Ý, Đan Mạch, Na Uy và Tây Ban Nha.

Nơi công cộng

Tham luận của Vọng Quan Sát sau đó xem sét một số điểm chuyên biệt do Qũy Duy Nhân Bản Âu Châu nêu ra. Trong tham luận của mình, Qũy này biện luận rằng sự có mặt của các biểu tượng tôn giáo nơi công cộng vi phạm tính trung lập hay tính thế tục. Vọng Quan Sát cho rằng lập trường này thiếu cơ sở, vì nguyên tắc đó không hề có trong luật lệ Liên Hiệp Âu Châu hay luật lệ quốc tế.

Qũy Duy Nhân Bản Âu Châu cũng muốn giới hạn việc mặc y phục tôn giáo. Vọng Quan Sát cho rằng: chấp nhận yêu sách này là giới hạn không thích đáng đối với tự do bản thân. Mọi người phải được tự do ăn mặc theo ý muốn, miễn là phải bảo đảm an ninh và nhã nhặn.

Nói tới việc giáo dục trẻ em, vai trò của nhà nước là hỗ trợ phụ huynh. Bởi thế, Vọng Quan Sát cảnh cáo rằng chính phủ không có quyền dùng ý thức hệ nhồi sọ trẻ em. Nếu phụ huynh muốn giáo dục con em họ trong đức tin Kitô Giáo, thì nhà nước phải hỗ trợ họ trong cố gắng ấy.

Về nơi làm việc, Vọng Quan Sát cho rằng luật lệ hiện hành của Liên Hiệp Âu Châu nhìn nhận nhu cầu chuẩn chước một số triết lý sống chuyên biệt cho các tổ chức. Cũng phải dành những chuẩn chước tương tự như thế cho tôn giáo hay các tín ngưỡng của các chủ nhân cá thể. Ngoài ra, yêu cầu của Qũy Duy Nhân Bản Âu Châu đòi phải giới hạn quyền phản đối theo lương tâm quả đã vi phạm trắng trợn quyền này. Qũy này chủ trương rằng quyền phản đối theo lương tâm chỉ áp dụng cho các cá nhân, chứ không áp dụng cho các bệnh viện hay giáo hội Kitô Giáo. Điều ấy, theo Vọng Quan Sát, trái với luật lệ quốc tế hiện hành, là luật lệ thừa nhận bản chất tập thể của tự do tôn giáo.

Tham luận của Qũy Duy Nhân Bản Âu Châu cũng tìm cách thay đổi các ý niệm về hôn nhân và gia đình để loại bỏ tính bổ túc cho nhau giữa hai giới tính. Nó biện hộ cho cuộc “hôn nhân” đồng phái và cho phép các cặp này được dưỡng dục trẻ em.

Vọng Quan Sát phản công bằng cách cho rằng người ta hoàn toàn hợp pháp khi định nghĩa hôn nhân như một liên hợp suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Ý niệm này có trước cả Kitô Giáo và không phải là niềm tin của một tôn giáo đặc thù nào. Mặt khác, làm giảm ý niệm về hôn nhân và gia đình và cho phép những kiểu chọn lựa bừa bãi sẽ dẫn tới việc hủy bỏ toàn diện ý niệm này.

Một điểm khác được tham luận của Qũy Duy Nhân Bản nêu ra là việc đòi nhà nước phải chính thức thừa nhận các tổ chức vô thần và duy nhân bản, giống việc thừa nhận các giáo hội vậy. Nhưng Vọng Quan Sát cho rằng bước ấy sẽ đem lại cho các nhóm bên lề quyền gây ảnh hưởng một cách bất thích hợp. Ngoài ra, trải nghiệm trong thế kỷ 20 về các chế độ toàn trị vô thần cho ta quá dư chứng cớ về sự đối nghịch giữa chủ nghĩa vô thần và nhân quyền.

Phẩm giá

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, trong thông điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới ngày 1 tháng Giêng vừa qua, khẳng định rằng “Quyền tự do tôn giáo bắt rễ trong chính phẩm giá con người nhân bản” (số 2). Ngài cho hay: cần hiểu tự do này không phải chỉ là quyền không bị cưỡng bức, nhưng, một cách căn bản hơn, nó phải là khả năng được xếp đặt các chọn lựa của ta theo sự thật.

Cũng theo Đức Giáo Hoàng, tự do tôn giáo cũng là hoa trái của một nền văn hóa chính trị và trọng pháp lành mạnh. Nó là một sự thiện chủ yếu, cho phép người ta tuyên xưng và biểu lộ niềm tin, một cách cá nhân hay trong một cộng đồng, cả nơi công cộng lẫn nơi tư riêng. Còn cần phải xem xem Ủy Ban Âu Châu có sẽ thừa nhận trọn vẹn nội dung của tự do tôn giáo hay không.
 
Top Stories
Pope uses iPad, Twitter to launch new Vatican website
John Cox
08:40 29/06/2011
June 28, 2011 Network World - Pope Benedict XVI Tuesday announced a new Vatican website, via his first Twitter post, from an Apple iPad. But you won't be able to follow him on Twitter and he probably won't be following you.

Background: Pope promotes Christian netiquette

A Youtube video, http://youtu.be/tC8s44MRGVA in Italian, shows the Pope arriving at an office, presumably in the Vatican, and sitting at a desk, with the iPad resting on what seems to be a pillow. He's surrounded by unidentified Vatican officials and clerics, one of whom introduces the Pope to the iPad's touch interface. Shortly after, he presses a large "publish" button to activate the new Website, www.news.va, and then he's introduced to Twitter.

From the edited video, it appears that the tweet was already written for the Pontiff, and his technology guide is heard to urge him to press "send." He does, and the word is made tweet.

The tweet was actually from the new Website's twitter account. News.va is intended to be a single location for Vatican related news, events, and appointments. The portal offers audio and video streaming and high quality images, along with its Twitter feed "providing instant news headlines to smart phones and other mobile devices." It also includes:

* The feed from the Vatican's Fide News Agency, which focuses on news and information, photos and video about the Church's missionary activities around the world;

* L'Osservatore Romano, the Holy See's "semi-official" newspaper (daily and weekly in Italian, weekly in English and other languages), which covers the Pope's public activities, publishes official documents when they are released, and includes editorials by key churchman;

* The Holy See Press Office, which among other things, publishes the official news of the activities of the Pope and of the various departments of the Holy See;

* The Vatican Information Service, the Press Office's news service, which provides official information about the Magisterium, and the pastoral activities of the Pope and the Roman Curia;

* Vatican Radio;

* Vatican Television Center, known as CTV for its Italian name, Centro Televisivo Vaticano, which provides video of the activities of the Pope and the Roman Curia, and makes it available to Church and secular news organizations.

News.va is distinct, and distinctively different, from the main Vatican Website, which contains several archives of Papal and Church papers, encyclicals, speeches, sermons and the like; information about the Vatican City State; upcoming events, and of course the Secret Vatican Archives.

(John Cox covers wireless networking and mobile computing for "Network World."Twitter: http://twitter.com/johnwcoxnwwEmail: john_cox@nww.comBlog RSS feed: http://www.networkworld.com/community/blog/2989/feed)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ phong chức Linh mục tại nhà thờ chính tòa Phan Thiết
Hồng Hương
08:43 29/06/2011
Trong tâm tình Hiệp thông Tạ ơn, toàn thể Giáo phận Phan Thiết hướng lòng về Nhà thờ Chính Toà để cùng với Đức Giám Mục Giáo Phận cử hành Thánh lễ Phong chức Linh Mục cho 11 thầy Phó tế vào lúc 9 giờ sáng ngày 29.6.2011.

Hiện diện chung chia niềm vui và cầu nguyện cho 11 Tân Linh Mục, có Đức Cha Nicôla, Đức Cha Phaolô, quý cha Giám đốc và quý cha giáo sư ĐCV Sao Biển Nha Trang, ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn, Chủng viện Thánh Nicôla Phan Thiết (là những nơi các thầy đã được theo học và huấn luyện), đông đảo linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh, ân - thân nhân các Tân chức, và bà con giáo dân các Giáo xứ lân cận.

Xem hình ảnh

Hoà với bài hát nhập lễ của ca đoàn chủng sinh Phan Thiết, cộng đoàn hân hoan đón đoàn đồng tế tiến vào Thánh đường. 11 thầy hôm nay được Phong chức Linh Mục gồm:

1. Thầy G.B Hoàng Đại Hoàng
2. Thầy Phaolô Nguyễn Trọng Báu
3. Thầy Giuse Ngô Đình Quý
4. Thầy Phêrô Nguyễn Văn Bình
5. Thầy Tôma Nguyễn Hải Châu
6. Thầy Phêrô Nguyễn Thanh Hải
7. Thầy G.B Nguyễn Trường Hải
8. Thầy Phêrô Nguyễn Tri Phương
9. Thầy Giuse Nguyễn Tiến Dũng
10. Thầy Phaolô Trần Trọng Hiếu
11. Thầy Phêrô Ngô Công Minh.

Lời mở đầu Thánh lễ được Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục GP Phan Thiết, mời gọi cộng đoàn hiệp dâng thánh lễ Tạ ơn với các ý nguyện sau: Mừng Ngọc Khánh Linh Mục của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI, mừng 58 năm Linh Mục của Đức Cha Nicôla, mừng Bổn mạng Quý Cha và Quý ông anh mang tên thánh Phêrô và Phaolô. Đặc biệt nhất là cầu nguyện cho 11 Thầy Phó tế hôm nay được thụ phong Linh mục.

Nghi thức phong chức linh mục được cử hành ngay sau bài Tin Mừng, gồm 3 phần: nghi thức mở đầu, nghi thức bí tích và nghi thức diễn nghĩa.

Nghi thức mở đầu là việc tuyển chọn các ứng viên lên chức linh mục. Qua đó, chúng ta thấy việc tiến lên chức thánh không chỉ do thiện ý của từng cá nhân, nhưng trước hết do Chúa kêu gọi qua việc tuyển chọn của Đức Giám Mục. Khi nghe xướng tên, quý thầy lần lượt tiến lên trước mặt Đức Giám Mục. Cha Giám đốc Chủng viện Thánh Nicôla giới thiệu các tiến chức cho Đức Giám Mục. Sau lời giới thiệu của cha Giám đốc 11 thầy xứng đáng được thụ phong Linh mục. Toàn cộng đoàn vỡ oà niềm vui trong tiếng pháo tay sau lời Đức Cha Giuse ưng thuận: “Nhờ ơn Thiên Chúa, Chúa chúng ta, và nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, chúng tôi tuyển chọn các anh em chúng ta đây lên chức linh mục”.

Trong sự trang trọng, Đức Cha Giuse ban huấn từ cho cộng đoàn. Quý thầy quỳ trước mặt ngài nghe lời giáo huấn. Từ đoạn Tin Mừng Mt 16,13-19 về lời tuyên tín của Phêrô về Chúa Giêsu: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, Đức Cha diễn giải về ý nghĩa tên gọi của một người trước và sau khi thuộc về Chúa. Trước khi theo Chúa Giêsu, ông Phêrô có tên là Simon. Sau khi tuyên tín, ông được Chúa Giêsu đổi tên là Simon - Phêrô. Chính Chúa Giêsu, lúc đầu chỉ mang tên Giêsu, sau được gọi Chúa Cha trao sứ mạng trên dòng sông Giođan thì trở thành Giêsu Kitô. Và các ứng viên linh mục cũng vậy, trước đó chỉ mang tên “cúng cơm” cha mẹ đặt cho, ví dụ như thầy Trường Hải đây, nhưng ngay sau khi được thụ phong được gọi là Linh mục Trường Hải. Cái tên mới diễn tả một con người mới với sứ mạng mới mà Thiên Chúa trao phó. Vẫn cái tên đó, con người đó, nhưng là một người thuộc về Chúa. Người Linh mục vẫn là một con người nhưng lại là người mang chức thánh nên phải có sự dung hòa sao cho cân xứng với bậc của mình. Đức Cha xin cộng đoàn cầu nguyện cho Quý Thầy thụ phong hôm nay sống được điều mình tuyên hứa với Chúa và Giáo hội.

Sau bài huấn từ là nghi thức phong chức. Từng thầy tiến đến quỳ trước mặt Đức Giám Mục, hai tay chắp lại đặt trong tay ngài để được thẩm vấn. Đức Cha thẩm vấn và nhận lời hứa tuân phục của các ứng viên. Tiếp sau Kinh Cầu Các Thánh, việc đặt tay và lời nguyện phong chức là nghi thức chính yếu của Bí tích Truyền Chức. Cử chỉ đặt tay của Đức Giám Mục nói lên việc thông ban Thánh Thần và lời thánh hiến làm cho người được tuyển chọn tham dự vào sứ mạng của Chúa Kitô. Cùng với Đức Cha Giuse. Đức Cha Nicôla, Đức Cha Phaolô, các linh mục hiện diện cũng đặt tay trên các tiến chức như dấu hiệu tiếp nhận các ngài vào linh mục đoàn.
Nghi thức diễn nghĩa gồm mặc phẩm phục, xức dầu tay và trao bánh rượu. Đại diện phụ huynh của 11 Tân Chức dâng áo lễ cho Đức Cha Giuse, ngài trao cho từng Tân Linh Mục. Sau khi mặc phẩm phục mới, Đức Giám mục xức dầu lòng bàn tay từng Tân Chức biểu thị sự tham dự đặc biệt của linh mục vào chức tư tế của Đức Kitô.

Đức Giám Mục trao bánh rượu cho các tân chức, để biểu hiện nhiệm vụ chủ sự cử hành Thánh Thể và theo Đức Kitô qua việc phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Tiếp đó, Đức Giám mục trao hôn bình an cho các tân chức, để ghi dấu việc nhận các cộng sự viên mới của mình vào thừa tác vụ của Giám Mục.

Nghi thức phong chức Linh mục kết thúc với việc các linh mục hiện diện cũng trao hôn bình an cho các tân chức, để bày tỏ sự hiệp thông huynh đệ trong cùng một thừa tác vụ linh mục. Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.

“Thầy biết con yêu mến Thầy”, câu bộc bạch của Thánh Phêrô ngày trước mà 11 Tân Linh Mục chọn làm châm ngôn sống trong ngày Thụ Phong Linh mục hôm nay đã nói lên tâm tình sống của các Tân Chức trong hành trình theo Chúa. Bao nhiêu gian nan thử thách mà từng người đã trải qua để có được ngày hồng phúc hôm nay. 20 năm, 18 năm.. . quãng đường chăm chỉ theo đuổi ơn gọi linh mục được đong đầy bằng ơn Chúa với biết bao cố gắng tu luyện của các ngài, với bao đầu tư của Giáo phận, bao lời cầu nguyện hy sinh của mọi người để đến giờ đây bước đầu đã thành sự thực.

Xin hiệp lời chung vui tạ ơn, và cầu chúc 11 Tân Linh Mục sống hạnh phúc trong hành trình mới, sứ mạng mới trong ân nghĩa Chúa và tình thân của mọi người.
Hồng Hương
 
Dòng Thánh Tâm Huế sẵn sàng phục vụ Mùa Thi Tuyển Sinh Viên Đại Học 2011
Đam Nguyên
08:25 29/06/2011
HUẾ, Việt Nam – Tiếp nối truyền thống tốt đẹp từ nhiều năm qua, các Tu sĩ của một dòng tu bản địa Tổng giáo phận Huế tiếp tục phục vụ các thí sinh từ khắp nơi trên toàn quốc về tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các trường Đại Học đóng tại thành phố du lịch miền trung và cũng là cố đô của Việt Nam.

Tu sĩ Linh mục Antôn Huỳnh Đầy, Tổng phụ trách Dòng Thánh Tâm, cho biết nhà Dòng đang bề bộn với công trình xây dựng nhà lưu trú học sinh sinh viên, các linh mục và tu sĩ cũng rất bận rộn với các đợt tĩnh tâm năm, các lễ lớn như lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu (1/7) và lễ khấn dòng (29/7). Tuy nhiên, các vị Bề trên vẫn tạo điều kiện cho các Tu sĩ trong Dòng chung tay chung lòng với toàn xã hội “tiếp sức mùa thi”.

Trong những ngày qua, các Tu sĩ đã quét dọn, lau chùi, sửa sang, mua sắm đồ dùng, tiến hành các công việc cần thiết để bắt đầu đón tiếp các thí sinh và phụ huynh lưu trú tại nhà Dòng từ ngày 30-6. Năm nay, Tu viện đã chuẩn bị chiếu, gối, mùng, mền cho khoảng 400 thí sinh lưu trú trước và trong những ngày thi. Nhà Dòng phục vụ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ chỗ ngủ nghỉ, nước uống tinh khiết, điện nước sinh hoạt, xà-bông giặt, các chi phí tiếp đón và phục vụ khác cho các thí sinh.

Tu sĩ Giuse Tổng Văn Ổn, trưởng ban mục vụ mùa thi 2011, cho biết mỗi thí sinh và phụ huynh đi kèm (nếu có) được phát một thẻ ghi danh mang theo mình mỗi khi ra-vào Tu viện. Các Tu sĩ luôn túc trực tại cổng để đón tiếp và hướng dẫn, đồng thời nếu có nhu cầu thì nhận ký gửi tiền và các vật dụng giá trị của các thí sinh trong những ngày thi, tránh tình trạng thất lạc hoặc mất cắp. Nữ ở với nữ, nam ở với nam, có khu vực vệ sinh và tắm giặt riêng biệt và kín đáo. Các bàn học được xếp đặt sẵn sàng để đáp ứng cho nhu cầu ôn bài của các thí sinh. Có các nhân viên y tế sẵn sàng trợ giúp khi các thí sinh bị đau ốm bất thường.

Tu viện Thánh Tâm toạ lạc tại số 67 đường Phan Đình Phùng, giáp Toà Tổng giám mục, gần chợ Bến Ngự và nhà thờ chính toà Phủ Cam, thuận tiện cho việc mua sắm và ăn uống. Riêng việc ăn uống, các tu sĩ không thể phục vụ được, tuy nhiên có giáo dân làm hàng ăn đến bán cơm tại khuôn viên nhà Dòng để đảm bảo an toàn vệ sinh và giá cả hợp lý. Nguyện đường của Tu viện cũng là Nhà thờ Giáo xứ Bến Ngự, mỗi ngày có 2 Thánh Lễ sáng và tối. Trước ngày thi, các Linh mục trong Dòng cùng với Cha đặc trách sinh viên Antôn Nguyễn Văn Tuyến của Huế sẽ dâng Thánh Lễ đặc biệt để cầu nguyện cho các thí sinh và cho kỳ thi toàn quốc được công bằng và tốt đẹp.

Hình ảnh nhận diện các địa điểm thi tại Huế được niêm yết trên tấm panô lớn, kèm theo sơ đồ các tuyến đường từ Tu viện Dòng Thánh Tâm đến mỗi địa điểm thi. Đợt thi thứ nhất (khối A), các thí sinh tự lo phương tiện đi đến điểm thi. Đợt thi thứ hai (Khối B, C, D…), nhà Dòng dự trù sẽ có xe ôtô đưa đón các thí sinh đến các địa điểm thi, hoặc tuỳ thí sinh tự do chọn lựa phương tiện xe ôm, taxi ngay bên ngoài cổng Tu viện.

Kỳ thi tuyển sinh Đại Học là kỳ thi được cho là quan trọng và lớn nhất, diễn ra vào đầu tháng 7 hàng năm. Kỳ thi được tổ chức 2 đợt, đợt một từ ngày 4-5/7, đợt hai từ ngày 9-10/7. Các cô Tú và cậu Tú sau khi đã trải qua kỳ thi tốt nghiệp Phổ thông Trung học, họ muốn thực hiện hoài bão đời mình bằng con đường học vấn nên cần phải nỗ lực hết mình với kỳ thi tuyển sinh vào Đại Học để tương lai có một công việc toại nguyện, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đây cũng là kỳ thi được xem là gây tốn kém nhất không chỉ cho ngân sách quốc gia mà còn cho người dân trong cả nước từ nhiều năm qua.

Theo Cha Tổng phụ trách Antôn Huỳnh Đầy, giáo dục là một trong những sứ vụ chính của Đức cha sáng lập Allys Lý và các vị Tiền Bối đã trao cho Dòng Thành Tâm kể từ khi thành lập Dòng năm 1925. Lịch sử Dòng cho thấy những nỗ lực cao quý của các Tu sĩ đã đóng góp cho sự nghiệp trồng người, qua việc mở trường tư thục các cấp để dạy học cho thế hệ trẻ. Từ Đồng Hới Quảng Bình vào đến Gò Vấp Sài Gòn, đi đến đâu các Tu sĩ mở trường dạy học đến đó, vun trồng nên biết bao hiền tài giúp ích cho đất nước. Các học trò ngày xưa ấy, hiện nay vẫn đang đứng vững ở các vị trí quan trọng trong các lãnh vực khác nhau để cống hiến cho cả đời lẫn đạo.

Thống nhất đất nước 1975, chủ trương của Chính phủ là quản lý các cơ sở giáo dục, toàn quyền điều hành và quyết định về lãnh vực này. Chính vì thế mà Dòng Thánh Tâm không còn một cơ sở giáo dục nào. Tuy nhiên, nhờ thích nghi với bối cảnh xã hội, hiện nay Dòng đang nỗ lực trong khả năng của mình để làm cho con người “được sống và sống dồi dào” qua nhiệm vụ làm Tu sĩ giáo-giảng-viên rồi Tu sĩ giáo sĩ để không chỉ DẠY kiến thức chuyên môn, mà còn BAN ơn Chúa bằng các Bí Tích và Thánh Lễ.
 
Giáo xứ chính tòa Phủ Cam mừng lễ bổn mạng Tông Đồ Phêrô và Phaolô
Trương Trí
09:48 29/06/2011
HUẾ - Tối 29.6, mừng kính trọng thể lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô Tông đồ, bổn mạng giáo xứ chính tòa Phủ Cam. Đồng thời cũng kỷ niệm 11 năm Cung Hiến Nhà Thờ Chính Tòa. Thánh lễ đồng tế trọng thể do cha quản xứ Antôn Dương Quỳnh chủ tế và hai cha phó xứ. Tất cả các hội đoàn đều đồng phục tham dự thánh lễ thật sốt sắng và trang nghiêm. Các em thiếu nhi vừa mới rước lễ vở lòng cùng các em thiên thần hân hoan trong đoàn rước.

Xem hình ảnh

Mở đầu thánh lễ, cha quản xứ mời gọi cộng đoàn sốt sắng cầu nguyện cho giáo xứ, tri ân các cha quản xứ tiền nhiệm, các đời Hội Đồng giáo xứ đã dày công xây dựng giáo xứ vững mạnh như ngày hôm nay. Đồng thời cũng tri ân các vị ân nhân đã có nhiều đóng góp công sức và của cải để, các vị cao niên và những người đau ốm bệnh tật đã dâng lời cầu nguyện hàng ngày cho giáo xứ. Xin Chúa trả công bội hậu.

Sau thánh lễ, cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa long trọng từ Cung Thánh ra trước sân nhà thờ và tiến lên ban công trước tiền đường. Hào quang Mình Thánh Chúa rực rở được cung nghinh trọng thể với tiếng trống oai hùng và dàn kèn đồng hòa với tiếng hát ngợi ca tôn vinh Thiên Chúa.

Sân nhà thờ ban đêm sáng rực ánh đèn, đoàn kiệu với nến sáng lung linh thêm phần uy nghi của buổi kiệu.

Cuối cùng, Thánh Thể Chúa KiTô được rước lên ban công tiền đường, cộng đoàn cung kính quỳ gối giữa sân hướng về Thánh Thể sốt sắng thờ lạy và cất cao tiéng hát: Đây Nhiệm Tích vô cùng cao quý. Sau đó, cộng đoàn dâng lời ca cầu nguyện cho Đức Thánh Cha: Này con là đá, trên viên đá này …

Kết thúc, cha chủ sự nâng cao Hào quang Mình Thánh Chúa và ban Phép lành Mình Thánh Chúa cho cộng đoàn trước dàn pháo sáng cả khung trời. Tượng Đức Mẹ được thay vào chổ và cộng đoàn cất cao lời ca tạ ơn Mẹ.
 
Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle rước kiệu Mình Thánh Chúa
Nguyễn An Quý
17:53 29/06/2011
Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle rước kiệu Mình Thánh Chúa

SEATTLE. Thành phố Seattle, một buổi chiều cuối tuần tương đối dễ chịu với nhiệt độ ngoài trời trên dưới 65 độ F nên cũng không mấy lạnh, trời không mưa. Mới hơn 5 giờ chiều, các đoàn thể Công giáo Tiến Hành cũng như giáo dân từ các thành phố Everett, Lynnwood, Shoreline, Seattle, Kent, Federal way, Renton, Bellevue, và các vùng phụ cận, hơn một ngàn ngàn giáo dân đã tập trung tại khu vực sân nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam để chuẩn bị cuộc rước kiệu Thánh Thể. Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay thứ bảy ngày 25 tháng 6 năm 2011, cùng với Giaó Hội hoàn vũ mừng lễ kính Mình Máu Thánh Chúa theo phụng vụ của Giáo Hội. Có thể nói đây là lần đầu tiên có cuộc rước kiệu Thánh Thể kể từ khi Cộng Đồng Công giáo Việt Nam được thành lập nơi đây nay đã trở thành một Giáo xứ tòng nhân. Gần 6 giờ, trên lễ đài anh Nguyễn Kiên, vị xướng ngôn viên điều hợp cuộc rước kiệu thông báo giờ rước kiệu bắt đầu và đọc thứ tự các đoàn thể đi kiệu. Tất cả các đoàn thể, các Cộng đoàn liền vào vị trí sẵn sằng chuẩn bị cuộc rước kiệu Thánh Thể sau lời mời gọi của vị xướng ngôn viên.

Đúng 6 giờ hào quang Mình Thánh Chúa do cha chánh xứ trịnh trọng cầm được che bởi 2 vị cầm lọng và 4 vị cầm phong du hầu Mình Thánh Chúa cùng với nghi đoàn cung nghinh Mình Thánh Chúa trọng thể từ bàn thánh nhà thờ tiến ra lễ đài để giáo dân chiêm bái với nghi thức xông hương. Sau phần nghi thức chiêm bái Mình Thánh Chúa , cuộc rước kiệu bắt đầu. Linh mục đoàn tham dự cuộc rước hôm nay gồm linh mục Trần Đức Phương cựu qủan nhiệm, linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên, linh mục Nguyễn Đức Đạt phụ trách truyền giáo vùng Châu phi về thăm gia đình tại Seattle, linh mục Trương Trường Kỳ thuộc Dòng Đồng Công vừa mới thụ phong linh mục vào đầu tháng 6 năm 2011, nhân dịp về Seattle để cử hành lễ Mở Tay vừa qua.

Xem hình rước kiệu Mình Thánh Chúa

Mình Thánh Chúa được cung nghinh chung quanh khu vực nhà thờ qua các con đường dài hơn một dặm, đoạn kiệu tiến bước chậm rãi với những bài suy niệm qua chuỗi kinh Kính Lòng Thương Xót Chúa. Trên nhiều đoạn đường mà đoàn kiệu đi qua, Mình Thánh Chúa được dừng lại nhiều lần để xông hương niệm kính Mình Thánh Chúa. Sau hhơn 40 phút , đoàn kiệu trờ về trước lễ đài, hào quang Mình Thánh Chúa được cung nghinh lên lễ đài, cha chủ sự đặt Mình Thánh Chúa vào vị trí trịnh trọng của lễ đài được thiết kế khá đẹp. Giờ chầu Thánh Thể kết thúc cuộc rước kiệu khá tôn nghiêm với những bài suy niệm, đặc biệt có kính cầu cho Giáo Xứ với những lời kinh nài xin khá cảm động có đoạn như: “Trong lúc mỗi người chúng con ra sức làm việc, cũng như lúc Giáo xứ được vui mừng hoặc gặp thử thách, xin Chúa cho chúng con biết luôn tin tưởng vào Chúa quan phòng. Đối với những người anh em chung quanh, xin Chúa cho chúng con biết thật tình yêu mến sẵn sàng chia sẻ vật chất cũng như tinh thần, nhất là chia sẻ Tin Mừng tình thương của Chúa”.

Cuộc rước kiệu được kết thúc bởi nghi thức chầu Mình Thánh Chúa trọng thể tại lễ đài, sau đó Mình Thánh Chúa được nghi đoàn cùng với cha chủ sự cung nghinh vào nhà tạm để chuẩn bị Thánh lễ Đồng Tế.

Vào khoảng 7 giờ 10 phút, thánh lễ bắt đầu, mở đầu Thánh lễ, cha chủ tế ngỏ lời chào mừng và cám ơn các đoàn thể, các Hội đoàn, các Cộng Đoàn đã về tham dự đông đảo cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa, ngài nhấn mạnh đây lần đầu tiên cuộc rước kiệu Thánh Thể và tạ ơn Chúa được diễn ra một cách sốt sắng, chúng ta đã cung nghinh Mình Thánh Chúa qua các đoạn đưiờng với sự trang nghiêm và tốt đẹp, sau đó ngài trịnh trọng giới thiệu từng vị linh mục Đồng tế như đã nêu tên ở phần đầu

Trong thánh lễ, linh mục Trương Trường Kỳ thuộc Dòng Đồng Công, vị linh mục vừa mới được thụ phong vào tháng 6 vừa qua là vị giảng thuyết. Bài chia sẻ tin mừng khá súc tích, mang trọn vẹn ý nghĩa của ngày lễ kính Mình máu Thánh Chúa. Sau đây là nội dung chính của bài giảng :

Trọng kính cha chánh xứ, cha phụ tá, quý cha đồng tề, quý thầy, quý soeur cùng quý ông bà và anh chị em. Trong bài chia sẻ của con hôm nay gồm có 3 phần chính: phần 1 nói về Lịch sử của Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa- phần 2 nói về bí tích Thánh Thể là tình yêu. phần 3 nói về Thánh Thể là một nhiệm mầu đức tin”

Trước hết con xin nói về : Lịch sử lễ Mình Máu Thánh Chúa và việc rước kiệu Thánh Thể: Ngay từ đầu , Cộng Đoàn tín hữu ở Giêrusalem đã chuyên cần cử hành việc bẻ bánh. Từ ngày dó Giáo hội không ngớt cử hành tế lễ tạ ơn và hiệp thông trong Mình và Máu Chúa Kitô. Từ thế kỷ thứ XI, Giáo hội đã chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh hiện diện của Chúa Kitô nơi hình bánh.

Đức Giáo Hoàng Urban IV đã ban phép và thiết lập lễ mừng kính Mình Máu Thánh Chúa khắp Giáo Hội hoàn vũ nhằm mục đích cổ động việc tìm hiểu và tôn thờ sự hiện diện của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể. Các cuộc rước kiệu Thánh Thể cũng được khởi sự cùng thời gian khi đại lễ này được thiết lập. Tại nhiều nơi trên thế giới người ta đã tổ chức rước kiệu Thánh Thể qua nhiều đường phố, đ ể biểu dương đức tin và lòng yêu mến Thánh Thể của các tín hữu đối với Chúa Giêsu Thánh Thể. Vừa rồi chúng ta rước kiệu qua các các đoạn đường chung quanh nhà thờ cũng để bày tỏ niềm tin và sự tôn thờ Chúa Kitô qua bí tích Thánh Thể.

Phần thứ hai con muốn chia sẻ: Thánh Thể là một Bí Tích Tình Yêu. Thưa qúy ông bà và anh chị em. Một trong những đặc tính của tình yêu là sự hiện diện bên nhau. Nghiệm lại trong đời sống hằng ngày, chúng ta cảm thấy rất là vui khi được ở bên người thân quen yêu mến. Ngược lại chúng ta cảm thấy buồn khi mất đi sự hiện diện của họ. Để phần nào bù đắp vào sự thiếu vắng đó, nên người ta thường có những vật kỷ niệm, hay hình ảnh trao tặng cho nhau. Những vật kỷ niệm này thường được cất giữ hoặc treo vào những phòng trong nhà để họ cảm nghiệm rằng người thân quen yêu mến mình vẫn thường xuyên hiện diện bên mình. Trong thánh lễ tạ ơn vào tuần trước, con đã được Giáo xứ tặng một tượng Chúa Kitô bằng gỗ rất đẹp. Con sẽ mang về treo trong phòng ở bên Missouri để luôn nhớ tới cha chánh xứ , cha phụ tá và tất cả mọi người của Giáo Xứ Seattle.

Chúa Giêsu, trước giờ ly biệt trong buổi tiệc ly, vì yêu thương, Ngài đã để lại chính bản thân của Ngài khi thực hiện một bí tích nhiệm mầu qua việc Ngài bẻ bánh và khi trao cho các môn đệ với lời nói: “Đây là mình Ta, rồi Ngài lại trao rượu cho từng môn đệ Ngài cũng đã nói: Đây là máu Ta”. Chúa đã lấy bánh và rượu để biến đổi thành Mình và Máu của Ngài. Như vậy qua tình yêu và vì tình yêu Chúa đã tìm ra một phương thế để được ở lại với các môn đệ xưa kia, và qua mọi thời gian cho tất cả những ai tin vào Ngài. Chúng ta cũng đang được hưởng diễm phúc đó đúng như lời Chúa Giêsu đã phán ” Thầy ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế”. Quả thật Chúa đã ở lại luôn mãi với chúng ta qua bí tích Thánh Thể và Thánh Thể là bí tích tình yêu, sự hiện diện của Chúa Kitô dưới hình bánh và hình rượu, Chúa Giêsu hiện diện luôn mãi với loài người nơi trần gian này.

Cũng vậy, nghiệm lại tình yêu của chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Trao ban và hy sinh vốn là nòng cốt của tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè và thân quen.

Câu chuyện truyền thuyết kể về con bồ nông mẹ đã cứu những bồ nông con bằng cách tự mổ vào ức của mình để lấy máu mình mớm vào miệng bồ nông con là câu chuyện thể hiện về tình mẹ yêu con. Từng giọt máu của Chúa Giêsu đã đổ ra trên đối Canvê để đền bù tội lỗi của nhân loại, Ngài đã đổ đến giọt máu cuối cùng để cứu chuộc nhân loại . Đức Kitô muốn cho chúng ta được sống và sống dồi dào muôn đời, Vì tình yêu Ngài đã hy sinh mạng sống. Mặc dù chúng ta mừng đại lễ kính Mình Máu Thánh Chúa mỗi năm một lần, nhưng hằng ngày qua việc các linh mục cử hành Thánh lễ, Giaó hội thực sự vẫn công bố chân lý hạnh phúc qua mầu nhiệm Chúa Giêsu hiến thân làm lương thực cho chúng ta , và Người luôn ở lại với chúng ta qua hình bánh ngự trong các nhà tạm.

Khi Mẹ Têrêsa Calculta đến bất cứ nơi vùng đất mới nào để lập Dòng, việc đầu tiên của Mẹ là nghĩ đến việc làm sao có được một linh mục để cử hành Thánh lễ mỗi ngày cho Dòng của Mẹ và làm sao có được một nhà nguyện để từ đó Mẹ và các nữ tu có thể chầu Thánh Thể mỗi ngày. Mẹ Têrêsa thường giải thích: sở dĩ các nữ tu có đủ tinh thần và nghị lực để mỗi ngày đem đến cho những người nghèo khổ sự an ủi và yêu thương, đó là nhờ bí tích Thánh Thể. Qua bí tích Thánh Thể Chúa trao ban cho Mẹ và các nữ tu, từ đó mới có tình yêu và sức sống để trao ban cho người khác.

Phần thứ ba con muốn chia sẻ : bí tich Thánh Thể là mầu nhiệm Đức tin. Thật vậy, đây là một chân lý cao siêu, vượt quá sự hiểu biết của trí khôn loài người. Công Đồng Trentô đã công bố rằng: Bản thể của bánh và rượu trong lúc truyền phép được biến đổi sang bản thể của Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô. Đây là giaó lý về biến thể. Biến thể có nghĩa là sự biến chuyển vô hình từ một bản thể này sang một bản thể khác. Sau sự biến chuyển này, bánh và rượu không còn mang nguyên vẹn bản thể của nó nữa dù màu sắc, mùi vị hình thức vẫn còn nguyên vẹn qua những gì mà giác quan của chúng ta cảm nhận. Nhưng bản thể bánh và rượu đã được biến chuyển thành Mình và Máu Thánh Chúa. Bởi vậy khi chúng ta rước lễ là chính chúng ta rước Mình và Máu Thánh Chúa. Quả thật, đây là một mầu nhiệm cao siêu, chỉ có đức tin mới chấp nhận được mầu nhiệm này. Chính vì thế mà sau khi truyền phép vị chủ tế đã lớn tiếng công bố: “Đây là mầu nhiệm đức tin”. Trong bí tích này, Đức Kitô hiện diện nhờ sự biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Thánh Chúa. Các Thánh Giáo phụ khẳng định Hội Thánh tin rằng sự biến đổi này có được là nhờ hiệu quả của lời mà Đức Kitô đã tuyên bố và có sự tác động của Chúa Thánh Thần.

Công Đồng Trentô tóm tắt đức tin Công giáo bằng tuyên xưng: Đúc Kitô đấng cứu chuộc chúng ta đã phán dạy: Điều Người dâng lên dưới Hình bánh, đích thự là Thân Mình Người. Hội Thánh luôn luôn xác tín như vậy và Thánh Công Đồng một lần nữa tuyên bố: Nhờ lời truyền phép trên bánh rượu, trọn vẹn bản thể bánh biến thành bản thể Mình Thánh Chúa Kitô và trọn vẹn bản thể rượu biến thành bản thể Máu Thánh Chúa. Hội Thánh Công giáo gọi việc biến đổi này một cách đúng đắn và chính xác gọi là Biến Thể (DS 1642).

Kính thưa qúy ông bà và anh chị em, qua sự biến chuyển của nền văn minh trên thế giới từ sau thế kỷ thứ 18, đặc biẹt các nước Tây phương đang bị ảnh hưởng bởi triết thuyết Rationalism và Impericalism, tức thuyết duy lý và duy vật. Giáo hội đang lo ngại và luôn phải chiến đấu, thức tĩnh các tín hữu phải đề phòng chống lại các triết thuyết sai lầm này làm ảnh hưởng đến đức tin giới trẻ. Xin quý vị phụ huynh luôn đề phòng con cái mình là những người trẻ đang lớn lên rất có dễ bị ảnh hưởng bởi hai triết thuyết đó.

Vào thế kỷ thứ nhất việc chống các tà thuyêt, Thánh Gioan đã phòng bị cho các tín hữu bằng Thần Khí Chúa. Nay mọi người Kittô hữu phải dùng đến Thần Khí Chúa qua việc đón nhận bí tích Thánh Thể để nhờ đó có được sức mạnh của Chúa Thánh Thần, hầu chống lại các tà tuyết.

Mẹ Maria, và Các Thánh là những người đã yêu mến và tin vào phép bí tích Thánh Thể. Xin Mẹ Maria và các Thánh cầu bầu cho chúng ta, là những người lữ hành đang còn nơi trần thế được luôn biết yêu mến và tin kính vào bí tích Thánh Thể và luôn biết chạy đến với Chúa Kitô qua việc siêng năng đón nhận bí tích mầu nhiệm này. Amen.

Sau Thánh lễ cha chánh xứ trao bằng Tri ân các Hội đoàn và cho một số những người đã dấn thân phục vụ giáo xứ trong thời gian chuyển tiếp kể từ khi Giáo xứ được thành lập vào ngày 19 tháng 11 năm 2010 theo sắc lệnh của Toà Giám Mục Seattle do Đức Tổng Giám Mục Brunett ban hành. Trước khi trao bằng tri ân, ngài nói: “Kính thưa qúy ông bà và anh chị em. Giaó xứ xin cám ơn và tri ân tất cả những vị đã đóng góp xây dựng từ khi thành lập Cộng Đồng đến hôm nay dù còn sống hay đã qua đời. Hôm nay trong hình thức tri ân này chỉ xin gởi đến một số vị đã giúp việc trong giáo xứ một cách tượng trưng thôi, vì thì giờ không cho phép nên không thể nào gởi đến tất cả từng vị đã tận tình hy sinh cho Giaó xứ trong suốt thời gian qua. Một hình thức tri ân khác sẽ được tổ chức chu đáo hơn. ( một tràng pháo tay khá dài cho những vị lên đón nhận bằng tri ân.

Thánh lễ kết thúc vào khoảng 8 giờ 50, sau Thánh lễ mọi người đều hăng hái ra tay dọn dẹp các ghê ngồi trong sân đem cất vào Hội trưòng nhà thờ và vui vẻ ra về trong niềm hân hoan.

Nguyễn An Quý

Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle rước kiệu Mình Thánh Chúa

Xin bấm vào link dưới để xem hình ảnh:

https://skydrive.live.com/?wa=wsignin1.0&cid=3f51e8fee4ae159a&sc=photos#cid=3F51E8FEE4AE159A&id=3F51E8FEE4AE159A%211030&sc=photos

SEATTLE. Thành phố Seattle, một buổi chiều cuối tuần tương đối dễ chịu với nhiệt độ ngoài trời trên dưới 65 độ F nên cũng không mấy lạnh, trời không mưa. Mới hơn 5 giờ chiều, các đoàn thể Công giáo Tiến Hành cũng như giáo dân từ các thành phố Everett, Lynnwood, Shoreline, Seattle, Kent, Federal way, Renton, Bellevue, và các vùng phụ cận, hơn một ngàn ngàn giáo dân đã tập trung tại khu vực sân nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam để chuẩn bị cuộc rước kiệu Thánh Thể. Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay thứ bảy ngày 25 tháng 6 năm 2011, cùng với Giaó Hội hoàn vũ mừng lễ kính Mình Máu Thánh Chúa theo phụng vụ của Giáo Hội. Có thể nói đây là lần đầu tiên có cuộc rước kiệu Thánh Thể kể từ khi Cộng Đồng Công giáo Việt Nam được thành lập nơi đây nay đã trở thành một Giáo xứ tòng nhân. Gần 6 giờ, trên lễ đài anh Nguyễn Kiên, vị xướng ngôn viên điều hợp cuộc rước kiệu thông báo giờ rước kiệu bắt đầu và đọc thứ tự các đoàn thể đi kiệu. Tất cả các đoàn thể, các Cộng đoàn liền vào vị trí sẵn sằng chuẩn bị cuộc rước kiệu Thánh Thể sau lời mời gọi của vị xướng ngôn viên.

Đúng 6 giờ hào quang Mình Thánh Chúa do cha chánh xứ trịnh trọng cầm được che bởi 2 vị cầm lọng và 4 vị cầm phong du hầu Mình Thánh Chúa cùng với nghi đoàn cung nghinh Mình Thánh Chúa trọng thể từ bàn thánh nhà thờ tiến ra lễ đài để giáo dân chiêm bái với nghi thức xông hương. Sau phần nghi thức chiêm bái Mình Thánh Chúa , cuộc rước kiệu bắt đầu. Linh mục đoàn tham dự cuộc rước hôm nay gồm linh mục Trần Đức Phương cựu qủan nhiệm, linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên, linh mục Nguyễn Đức Đạt phụ trách truyền giáo vùng Châu phi về thăm gia đình tại Seattle, linh mục Trương Trường Kỳ thuộc Dòng Đồng Công vừa mới thụ phong linh mục vào đầu tháng 6 năm 2011, nhân dịp về Seattle để cử hành lễ Mở Tay vừa qua.

Mình Thánh Chúa được cung nghinh chung quanh khu vực nhà thờ qua các con đường dài hơn một dặm, đoạn kiệu tiến bước chậm rãi với những bài suy niệm qua chuỗi kinh Kính Lòng Thương Xót Chúa. Trên nhiều đoạn đường mà đoàn kiệu đi qua, Mình Thánh Chúa được dừng lại nhiều lần để xông hương niệm kính Mình Thánh Chúa. Sau hhơn 40 phút , đoàn kiệu trờ về trước lễ đài, hào quang Mình Thánh Chúa được cung nghinh lên lễ đài, cha chủ sự đặt Mình Thánh Chúa vào vị trí trịnh trọng của lễ đài được thiết kế khá đẹp. Giờ chầu Thánh Thể kết thúc cuộc rước kiệu khá tôn nghiêm với những bài suy niệm, đặc biệt có kính cầu cho Giáo Xứ với những lời kinh nài xin khá cảm động có đoạn như: “Trong lúc mỗi người chúng con ra sức làm việc, cũng như lúc Giáo xứ được vui mừng hoặc gặp thử thách, xin Chúa cho chúng con biết luôn tin tưởng vào Chúa quan phòng. Đối với những người anh em chung quanh, xin Chúa cho chúng con biết thật tình yêu mến sẵn sàng chia sẻ vật chất cũng như tinh thần, nhất là chia sẻ Tin Mừng tình thương của Chúa”.

Cuộc rước kiệu được kết thúc bởi nghi thức chầu Mình Thánh Chúa trọng thể tại lễ đài, sau đó Mình Thánh Chúa được nghi đoàn cùng với cha chủ sự cung nghinh vào nhà tạm để chuẩn bị Thánh lễ Đồng Tế.

Vào khoảng 7 giờ 10 phút, thánh lễ bắt đầu, mở đầu Thánh lễ, cha chủ tế ngỏ lời chào mừng và cám ơn các đoàn thể, các Hội đoàn, các Cộng Đoàn đã về tham dự đông đảo cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa, ngài nhấn mạnh đây lần đầu tiên cuộc rước kiệu Thánh Thể và tạ ơn Chúa được diễn ra một cách sốt sắng, chúng ta đã cung nghinh Mình Thánh Chúa qua các đoạn đưiờng với sự trang nghiêm và tốt đẹp, sau đó ngài trịnh trọng giới thiệu từng vị linh mục Đồng tế như đã nêu tên ở phần đầu

Trong thánh lễ, linh mục Trương Trường Kỳ thuộc Dòng Đồng Công, vị linh mục vừa mới được thụ phong vào tháng 6 vừa qua là vị giảng thuyết. Bài chia sẻ tin mừng khá súc tích, mang trọn vẹn ý nghĩa của ngày lễ kính Mình máu Thánh Chúa. Sau đây là nội dung chính của bài giảng :

Trọng kính cha chánh xứ, cha phụ tá, quý cha đồng tề, quý thầy, quý soeur cùng quý ông bà và anh chị em. Trong bài chia sẻ của con hôm nay gồm có 3 phần chính: phần 1 nói về Lịch sử của Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa- phần 2 nói về bí tích Thánh Thể là tình yêu. phần 3 nói về Thánh Thể là một nhiệm mầu đức tin”

Trước hết con xin nói về : Lịch sử lễ Mình Máu Thánh Chúa và việc rước kiệu Thánh Thể: Ngay từ đầu , Cộng Đoàn tín hữu ở Giêrusalem đã chuyên cần cử hành việc bẻ bánh. Từ ngày dó Giáo hội không ngớt cử hành tế lễ tạ ơn và hiệp thông trong Mình và Máu Chúa Kitô. Từ thế kỷ thứ XI, Giáo hội đã chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh hiện diện của Chúa Kitô nơi hình bánh.

Đức Giáo Hoàng Urban IV đã ban phép và thiết lập lễ mừng kính Mình Máu Thánh Chúa khắp Giáo Hội hoàn vũ nhằm mục đích cổ động việc tìm hiểu và tôn thờ sự hiện diện của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể. Các cuộc rước kiệu Thánh Thể cũng được khởi sự cùng thời gian khi đại lễ này được thiết lập. Tại nhiều nơi trên thế giới người ta đã tổ chức rước kiệu Thánh Thể qua nhiều đường phố, đ ể biểu dương đức tin và lòng yêu mến Thánh Thể của các tín hữu đối với Chúa Giêsu Thánh Thể. Vừa rồi chúng ta rước kiệu qua các các đoạn đường chung quanh nhà thờ cũng để bày tỏ niềm tin và sự tôn thờ Chúa Kitô qua bí tích Thánh Thể.

Phần thứ hai con muốn chia sẻ: Thánh Thể là một Bí Tích Tình Yêu. Thưa qúy ông bà và anh chị em. Một trong những đặc tính của tình yêu là sự hiện diện bên nhau. Nghiệm lại trong đời sống hằng ngày, chúng ta cảm thấy rất là vui khi được ở bên người thân quen yêu mến. Ngược lại chúng ta cảm thấy buồn khi mất đi sự hiện diện của họ. Để phần nào bù đắp vào sự thiếu vắng đó, nên người ta thường có những vật kỷ niệm, hay hình ảnh trao tặng cho nhau. Những vật kỷ niệm này thường được cất giữ hoặc treo vào những phòng trong nhà để họ cảm nghiệm rằng người thân quen yêu mến mình vẫn thường xuyên hiện diện bên mình. Trong thánh lễ tạ ơn vào tuần trước, con đã được Giáo xứ tặng một tượng Chúa Kitô bằng gỗ rất đẹp. Con sẽ mang về treo trong phòng ở bên Missouri để luôn nhớ tới cha chánh xứ , cha phụ tá và tất cả mọi người của Giáo Xứ Seattle.

Chúa Giêsu, trước giờ ly biệt trong buổi tiệc ly, vì yêu thương, Ngài đã để lại chính bản thân của Ngài khi thực hiện một bí tích nhiệm mầu qua việc Ngài bẻ bánh và khi trao cho các môn đệ với lời nói: “Đây là mình Ta, rồi Ngài lại trao rượu cho từng môn đệ Ngài cũng đã nói: Đây là máu Ta”. Chúa đã lấy bánh và rượu để biến đổi thành Mình và Máu của Ngài. Như vậy qua tình yêu và vì tình yêu Chúa đã tìm ra một phương thế để được ở lại với các môn đệ xưa kia, và qua mọi thời gian cho tất cả những ai tin vào Ngài. Chúng ta cũng đang được hưởng diễm phúc đó đúng như lời Chúa Giêsu đã phán ” Thầy ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế”. Quả thật Chúa đã ở lại luôn mãi với chúng ta qua bí tích Thánh Thể và Thánh Thể là bí tích tình yêu, sự hiện diện của Chúa Kitô dưới hình bánh và hình rượu, Chúa Giêsu hiện diện luôn mãi với loài người nơi trần gian này.

Cũng vậy, nghiệm lại tình yêu của chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Trao ban và hy sinh vốn là nòng cốt của tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè và thân quen.

Câu chuyện truyền thuyết kể về con bồ nông mẹ đã cứu những bồ nông con bằng cách tự mổ vào ức của mình để lấy máu mình mớm vào miệng bồ nông con là câu chuyện thể hiện về tình mẹ yêu con. Từng giọt máu của Chúa Giêsu đã đổ ra trên đối Canvê để đền bù tội lỗi của nhân loại, Ngài đã đổ đến giọt máu cuối cùng để cứu chuộc nhân loại . Đức Kitô muốn cho chúng ta được sống và sống dồi dào muôn đời, Vì tình yêu Ngài đã hy sinh mạng sống. Mặc dù chúng ta mừng đại lễ kính Mình Máu Thánh Chúa mỗi năm một lần, nhưng hằng ngày qua việc các linh mục cử hành Thánh lễ, Giaó hội thực sự vẫn công bố chân lý hạnh phúc qua mầu nhiệm Chúa Giêsu hiến thân làm lương thực cho chúng ta , và Người luôn ở lại với chúng ta qua hình bánh ngự trong các nhà tạm.

Khi Mẹ Têrêsa Calculta đến bất cứ nơi vùng đất mới nào để lập Dòng, việc đầu tiên của Mẹ là nghĩ đến việc làm sao có được một linh mục để cử hành Thánh lễ mỗi ngày cho Dòng của Mẹ và làm sao có được một nhà nguyện để từ đó Mẹ và các nữ tu có thể chầu Thánh Thể mỗi ngày. Mẹ Têrêsa thường giải thích: sở dĩ các nữ tu có đủ tinh thần và nghị lực để mỗi ngày đem đến cho những người nghèo khổ sự an ủi và yêu thương, đó là nhờ bí tích Thánh Thể. Qua bí tích Thánh Thể Chúa trao ban cho Mẹ và các nữ tu, từ đó mới có tình yêu và sức sống để trao ban cho người khác.

Phần thứ ba con muốn chia sẻ : bí tich Thánh Thể là mầu nhiệm Đức tin. Thật vậy, đây là một chân lý cao siêu, vượt quá sự hiểu biết của trí khôn loài người. Công Đồng Trentô đã công bố rằng: Bản thể của bánh và rượu trong lúc truyền phép được biến đổi sang bản thể của Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô. Đây là giaó lý về biến thể. Biến thể có nghĩa là sự biến chuyển vô hình từ một bản thể này sang một bản thể khác. Sau sự biến chuyển này, bánh và rượu không còn mang nguyên vẹn bản thể của nó nữa dù màu sắc, mùi vị hình thức vẫn còn nguyên vẹn qua những gì mà giác quan của chúng ta cảm nhận. Nhưng bản thể bánh và rượu đã được biến chuyển thành Mình và Máu Thánh Chúa. Bởi vậy khi chúng ta rước lễ là chính chúng ta rước Mình và Máu Thánh Chúa. Quả thật, đây là một mầu nhiệm cao siêu, chỉ có đức tin mới chấp nhận được mầu nhiệm này. Chính vì thế mà sau khi truyền phép vị chủ tế đã lớn tiếng công bố: “Đây là mầu nhiệm đức tin”. Trong bí tích này, Đức Kitô hiện diện nhờ sự biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Thánh Chúa. Các Thánh Giáo phụ khẳng định Hội Thánh tin rằng sự biến đổi này có được là nhờ hiệu quả của lời mà Đức Kitô đã tuyên bố và có sự tác động của Chúa Thánh Thần.

Công Đồng Trentô tóm tắt đức tin Công giáo bằng tuyên xưng: Đúc Kitô đấng cứu chuộc chúng ta đã phán dạy: Điều Người dâng lên dưới Hình bánh, đích thự là Thân Mình Người. Hội Thánh luôn luôn xác tín như vậy và Thánh Công Đồng một lần nữa tuyên bố: Nhờ lời truyền phép trên bánh rượu, trọn vẹn bản thể bánh biến thành bản thể Mình Thánh Chúa Kitô và trọn vẹn bản thể rượu biến thành bản thể Máu Thánh Chúa. Hội Thánh Công giáo gọi việc biến đổi này một cách đúng đắn và chính xác gọi là Biến Thể (DS 1642).

Kính thưa qúy ông bà và anh chị em, qua sự biến chuyển của nền văn minh trên thế giới từ sau thế kỷ thứ 18, đặc biẹt các nước Tây phương đang bị ảnh hưởng bởi triết thuyết Rationalism và Impericalism, tức thuyết duy lý và duy vật. Giáo hội đang lo ngại và luôn phải chiến đấu, thức tĩnh các tín hữu phải đề phòng chống lại các triết thuyết sai lầm này làm ảnh hưởng đến đức tin giới trẻ. Xin quý vị phụ huynh luôn đề phòng con cái mình là những người trẻ đang lớn lên rất có dễ bị ảnh hưởng bởi hai triết thuyết đó.

Vào thế kỷ thứ nhất việc chống các tà thuyêt, Thánh Gioan đã phòng bị cho các tín hữu bằng Thần Khí Chúa. Nay mọi người Kittô hữu phải dùng đến Thần Khí Chúa qua việc đón nhận bí tích Thánh Thể để nhờ đó có được sức mạnh của Chúa Thánh Thần, hầu chống lại các tà tuyết.

Mẹ Maria, và Các Thánh là những người đã yêu mến và tin vào phép bí tích Thánh Thể. Xin Mẹ Maria và các Thánh cầu bầu cho chúng ta, là những người lữ hành đang còn nơi trần thế được luôn biết yêu mến và tin kính vào bí tích Thánh Thể và luôn biết chạy đến với Chúa Kitô qua việc siêng năng đón nhận bí tích mầu nhiệm này. Amen.

Sau Thánh lễ cha chánh xứ trao bằng Tri ân các Hội đoàn và cho một số những người đã dấn thân phục vụ giáo xứ trong thời gian chuyển tiếp kể từ khi Giáo xứ được thành lập vào ngày 19 tháng 11 năm 2010 theo sắc lệnh của Toà Giám Mục Seattle do Đức Tổng Giám Mục Brunett ban hành. Trước khi trao bằng tri ân, ngài nói: “Kính thưa qúy ông bà và anh chị em. Giaó xứ xin cám ơn và tri ân tất cả những vị đã đóng góp xây dựng từ khi thành lập Cộng Đồng đến hôm nay dù còn sống hay đã qua đời. Hôm nay trong hình thức tri ân này chỉ xin gởi đến một số vị đã giúp việc trong giáo xứ một cách tượng trưng thôi, vì thì giờ không cho phép nên không thể nào gởi đến tất cả từng vị đã tận tình hy sinh cho Giaó xứ trong suốt thời gian qua. Một hình thức tri ân khác sẽ được tổ chức chu đáo hơn. ( một tràng pháo tay khá dài cho những vị lên đón nhận bằng tri ân.

Thánh lễ kết thúc vào khoảng 8 giờ 50, sau Thánh lễ mọi người đều hăng hái ra tay dọn dẹp các ghê ngồi trong sân đem cất vào Hội trưòng nhà thờ và vui vẻ ra về trong niềm hân hoan.

Nguyễn An Quý
 
Tường thuật Lễ Phong Chức cho 28 tân linh mục tại Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn
Tạ Ân Phúc
18:01 29/06/2011
Tường thuật Lễ Phong Chức cho 28 tân linh mục tại Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn

Sàigòn - Sáng thứ Bảy 29/06/2011, Lễ Kính Hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã long trọng tổ chức Thánh Lễ Trao Tác Vụ Linh Mục cho 28 tiến chức bao gồm 15 thầy Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn, 9 thầy Dòng Ngôi Lời, và 4 thầy Dòng Đồng Công.

Ngay từ 7 giờ sáng, Quảng trường Nhà thờ Chánh Tòa Đức Bà đã rộn rã niềm vui khi những người thân của các tiến chức đã lần lượt đến tề tựu để chuẩn bị cho ngày đại lễ đánh dấu một giai đoạn tận hiến mới trong cuộc đời các ngài. 7 giờ 45, cộng đoàn bắt đầu tiến vào nhà thờ, sau khi ổn định chỗ ngồi, cộng đoàn tập hát cộng đồng. 8 giờ 25, đoàn rước bắt đầu từ Nhà chung tiến sang sang Quảng trường Đức Bà Hòa Bình và dần tiến vào Nhà thờ chánh tòa. Dẫn đầu đoàn rước tuần tự là Thánh Giá, Sách Thánh, rồi đến các thầy đi giữa cùng với bố mẹ đi hai bên, những người trong phút chốc nữa đây trở thành các tân linh mục và các ông bà cố của các ngài. Theo sau là đoàn đồng tế khoảng 200 linh mục là các giáo sư Đại chủng Viện, các linh mục bảo trở, các linh mục giáo xứ trong giáo phận và cuối cùng là Cha Tổng Đại Diện, Đức Cha Phụ Tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Đức Hồng y Gioan Baotixia Phạm Minh Mẫn, người chủ phong Thánh Lễ Phong Chức. Khi đoàn rước tiến vào nhà thờ trong tiếng ca du dương của ca đoàn cũng là lúc tiếng chuông vang vọng trên nóc nhà thờ báo hiệu thánh lễ trọng thể của Giáo phận mừng kính Hai Thánh Tông Đồ nền tảng của Giáo Hội đồng thời Giáo phận sẽ có thêm các vị mục tử sống cuộc đời họa lại hình ảnh Chúa Kitô nơi trần thế.

Trong lời mở đầu lễ Thánh Lễ, Đức Hồng y đã tạ ơn Chúa vì tình thương Chúa ban trên mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn trong gia đình Giáo phận. Ngài nói rằng Chúa vẫn gieo hạt giống Tin Mừng, hạt giống Kitô hữu cho mọi người theo Chúa, đó là con đường để mọi người dấn thân theo Chúa, con đường mà Chúa Giêsu, nguồn ơn Cứu Độ đã dành cho mỗi người trong các gia đình, các cộng đoàn, cho quê hương, cho đất nước. Ngài cũng cám ơn mọi thành phần Dân Chúa đã vun tưới hạt giống Kitô hữu, nhất là hạt giống ơn gọi linh mục được phát triển như hôm nay. Ngài cầu xin Chúa cho mọi người, đặc biệt là các tân chức biết đổi mới tâm hồn để giống Chúa Kitô trong mọi ngày của đời sống.

Sau các bài Tin Mừng, nghi thức phong chức được bắt đầu bằng nghi thức tuyển chọn, sau khi tuyển chọn các linh mục được đề nghị, cha Tổng Đại Diện đã xin Đức Hồng y là Giám Mục bản quyền phong chức cho các linh mục.

Xem hình lễ phong chức Linh Mục

Tiếp đến, Đức Hồng y là Giám Mục chủ phong đã ban huấn từ chia sẻ với các tiến chức về tư cách và nhiệm vụ của linh mục. Ngài cho hay ý nghĩa của ngày lãnh nhận tác vụ linh mục là ngày đánh dấu chấm dứt giai đoạn được đào tạo trong chủng viện, dòng tu và đồng thời đánh dấu sự khởi đầu cho giai đoạn đào tạo suốt đời, đó là giai đoạn tự đào tạo trường kỳ. Điểm chung của hai giai đoạn là đều nhận được sự tác động của Chúa Thánh Thần. Điểm riêng là trong 6 năm được đào tạo có sự trợ lực của các nhà đào tạo, đồng thời được đào tạo các chiều kích nhân bản, tâm linh, trí thức và mục vụ. Còn tự đào tạo trường kỳ dựa vào sự tự lực là chính, là sự quan tâm đến chiều kích các mối tương quan của vị linh mục.

Ngài cho hay thêm linh mục là người của Chúa nhưng đồng thời là người của xã hội. Là người của Chúa, linh mục là người dẫn dắt đoàn chiên Chúa, lắng nghe tiếng Chúa, tìm ra và thi hành ý Chúa trong mọi tình huống của cuộc đời. Là người của xã hội, linh mục cần bước theo Chúa Kitô để hội nhập vào văn hóa xã hội, hiến thân tới cùng vì sự sống con người. Ngài nhắn nhủ các linh mục cần thực hiện hai việc cần làm hằng ngày là năng gặp gỡ Chúa, lắng nghe Lời Chúa và thường xuyên nhìn lại bản thân mình dưới ánh sáng Lời Chúa dưới sự cộng tác, soi sáng của Chúa Thánh Thần để ngày càng đồng hình đồng dạng với Chúa. Ngài cũng cám ơn cộng đoàn giáo phận đã vun tưới ơn gọi cũng như cần quan tâm cầu nguyện, chăm sóc ơn gọi hơn nữa, nhất là trong xã hội có nhiều biến đổi như hiện nay.

Sau phần huấn dụ, Đức Hồng y chủ phong thẩm vấn các ứng viên, và các ứng viên công khai nhận tác vụ linh mục, tuyên bố quyết tâm thực hiện nhiệm vụ sắp lãnh nhận. Đồng thời từng tiến chức tuyên hứa vâng phục Đấng Bản Quyền và những người kế vị Tông Đồ. Cộng đoàn đọc Kinh Cầu Các Thánh khi các ứng viên phủ phục trước bàn thờ để nài xin các Thánh chuyển cầu cho các tiến chức chu toàn sứ vụ được nhận lãnh.

Phần quan trọng nhất là nghi thức đặt tay phong chức, Đức Hồng Y đã đặt tay trên đầu từng thầy phó tế với lời nguyện thánh hiến để truyền chức, để 28 tân chức được tham dự vào sứ mạng của Chúa Kitô. Các tân chức quỳ quanh bàn thờ, Đức Cha Phụ tá, Cha Tổng Đại Diện, các cha bảo trợ cùng quý cha đồng tế đặt tay lên từng ứng viên thể hiện cử chỉ truyền chức đồng thời đón nhận vào linh mục đoàn. Sau đó, các tân chức được mặc phẩm phục đỏ, được Đức Cha Phụ tá xức dầu thánh hiến lòng bàn tay và trao chén Thánh, các linh mục được thánh hiến để từ nay có thể cử hành Thánh Lể dâng lễ vật toàn thiêu lên Thiên Chúa. Từng tân chức cũng nhận được cử chỉ ôm trao bình an của Đức Giám Mục Phụ tá và Đức Hồng Y. Trong phần phụng vụ Thánh Thể, các tân linh mục đã đứng quanh bàn thờ để cùng đồng tế Thánh Lễ.

Sau phần Hiệp Lễ, cha Giuse Cao Minh Triết đã thay mặt các tân chức cám ơn cộng đoàn và xin Đức Hồng Y, Đức Cha Phụ Tá, các cha giáo và cộng đoàn thêm lời cầu nguyện. Ngài cũng nói lên tâm tình thể hiện ưu tư của các cha giáo và cũng chính là của mỗi tân chức là không biết trong tương lai các tân chức có thể hiện được hình ảnh của mục tử Dân Chúa không? Ngài cũng thay mặt các tân chức hứa cố gắng thực hiện tác vụ mục tử vừa được lãnh nhận và không làm phụ lòng các đấng bậc đi trước. Cuối cùng, ngài cho hay hôm nay cũng là bổn mạng của Đức Cha Phêrô và cộng đoàn cùng vỗ tay mừng bổn mạng Đức Cha.

Trong huấn từ cuối lễ, Đức Hồng Y nhắn nhủ các tân chức và cộng đoàn về cầu nguyện. Ngài cho hay cầu nguyện là hơi thở của Giáo Hội, nếu hít thở điều hòa thì sức sống dồi dào. Cầu nguyện làm cho sức sống Giáo Hội dồi dào hơn, khỏe mạnh hơn, thế nên cầu nguyện là bí quyết của đời sống linh mục, cầu nguyện để đổi mới Giáo Hội, đổi mới từng người, từng gia đình. Nêu cao tấm gương cầu nguyện của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y kêu gọi mọi người hãy đổi mới trong đời sống cầu nguyện, trong đời sống đức tin.

Thánh lễ phong chức đã khép lại bằng những đóa hoa tươi, những nụ cười niềm nở chúc mừng của linh mục đoàn, của gia đình, của những người thân các tân linh mục. Đâu đó từng tốp, từng tốp trong nhà thờ, ngoài quảng trường các linh mục chụp hình lưu niệm cùng cha mẹ, người thân như là những kỹ niệm trong hành trang khởi đầu cho cuộc đời linh mục.

Xã hội ngày càng đổi thay một cách mạnh mẽ với những trào lưu, khuynh hướng như duy vật chất, chuộng tiêu dùng, toàn cầu hóa, bùng nổ thông tin, khủng hoảng các gia trị đạo đức một cách trầm trọng làm cho con người sa đà vào đó tưởng chừng như không có lối thoát. Linh mục là người của xã hội nhiều biến đổi như lời huấn dụ của Đức Hồng y, các tân linh mục thích ứng với những biến đổi đó như thế nào để gìn giữ và loan truyền những giá trị Tin Mừng, dìu dắt đoàn chiên được trao phó trên con đường thập giá hướng về quê Trời? Cầu mong các tân linh mục ngày càng đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, trở nên muối men cho đời để hạt giống Tin Mừng ngày càng triển nở nơi đất Sài Thành và trải rộng trên quê hương Việt Nam dấu yêu.

Dưới đây là danh sách các linh mục được phong chức ngày 29/6/2011:

- 15 tân linh mục Tổng Giáo Phận Sài Gòn:

1. Phêrô Phạm Quang Ân, Giáo xứ Bùi Môn, Giáo hạt Hóc Môn
2. Gioan B. Đào Quốc Chung, Giáo xứ Phú Thọ Hòa, Giáo hạt Tân Sơn Nhì
3. Giuse Nguyễn Hữu Danh, Giáo xứ Tân Lập, Giáo hạt Thủ Thiêm.
4. Giuse Nguyễn Trọng Hiếu, Giáo xứ Mẫu Tâm, Giáo hạt Chí Hòa
5. Đa Minh Nguyễn Tiến Hùng, Giáo xứ thuận Phát, Giáo hạt Xóm Chiếu
6. Vinh Sơn Đỗ Viết Khôi, Giáo xứ Tân Lập, Giáo hạt Thủ Thiêm
7. Giuse Đinh Quang Lâm, Giáo xứ Nam Hưng, Giáo hạt Hóc Môn
8. Phanxicô Ass. Lê Hoàng Lâm, Giáo xứ Tân Lập, Giáo hạt Thủ Thiêm
9. Giuse Vũ Hữu Phước, Giáo xứ Bình An Thượng, Giáo hạt Bình An
10. Phêrô Ngô Lập Quốc, Giáo xứ Tân Việt, Giáo hạt Tân Sơn Nhì
11. Giuse Trần Viết Thái, Giáo xứ Khiết Tâm, Giáo hạt Thủ Đức
12. Giuse Phạm Văn Thới, Giáo xứ Sao Mai, Giáo hạt Chí Hòa
13. Giuse Cao Minh Triết, Giáo xứ Gia Định, Giáo hạt Gia Định
14. Giuse Ngô Vũ Anh Tuấn, Giáo xứ Bình Thuận, Giáo hạt Tân Sơn Nhì
15. Frédéric Cao Lê Minh Vương, Giáo xứ Phanxicô Đakao, Giáo hạt Sài Gòn

- 9 tân linh mục Dòng Ngôi Lời:

1. Đaminh Nguyễn Hữu Thịnh
2. Phêrô Nguyễn Đình Khiêm
3. Phanxicô X. Phạm Đình Tuấn
4. Giuse Trần Thế Vinh
5. Gioakim Nguyễn Ngọc Phúc Thịnh
6. Inhaxiô Nguyễn Hoàng Hiệp
7. Stêphanô Nguyễn Hồng Ân
8. Antôn Maria Nguyễn Trường Sơn
9. Gioan Vianney Ngô Hồng Phúc.

- 4 tân linh mục Dòng Đồng Công:

1. Phaolô Maria Ngô Văn Bạo
2. Phaolô Maria Lương Quý Bình
3. Bênađô Maria Vũ Cao Cường
4. Inhaxiô Maria Phạm Huy Thuỷ.

Sàigòn, ngày 30 tháng Sáu năm 2011,

Tạ Ân Phúc
 
Giáo phận Mỹ Tho mừng lễ kính Thánh Phêrô và Thánh Phaolô
Giuse Nguyễn Tuấn Hải
21:53 29/06/2011
MỸ THO - Vào lúc 9h30 sáng ngày 29 tháng 6 năm 2011, tại Nhà Thờ Chính Toà Mỹ Tho, Ðức Cha Phaolô, Giám mục Mỹ Tho, đã chủ tế thánh lễ mừng kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Đây cũng là thánh lễ mừng bổn mạng Đức Cha Phaolô, Cha Tổng Đại Diện (TĐD), và quí Cha trong Giáo phận. Đoàn đồng tế mặc phẩm phục màu đỏ, và được rước từ Tòa Giám mục sang nhà thờ Chánh Tòa trong lúc mọi người tham dự thánh lễ đã yên vị trong nhà thờ. Khi đoàn đồng tế tiến vào thánh đường thì ca đoàn và cộng đoàn cùng hòa chung bài ca nhập lễ.

Xem hình ảnh

Đồng tế với Đức Cha có Cha TĐD và quí cha trong giáo phận. Tham dự Thánh lễ có quí nữ tu Dòng MTG Tân An, quí nữ tu Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho, quí thầy, giáo dân Chánh Tòa và các giáo xứ lân cận. Đặc biệt trong Thánh lễ có sự tham dự của quí thân tộc của Đức Cha.

Sau dấu thánh giá đầu thánh lễ, Đức Cha gợi ý nhập lễ và chúc mừng bổn mạng như sau: “Xin kính chào Cha TĐD, quí cha, quí soeur, quí dì, và toàn thể anh chị em. Hôm nay, chúng ta họp nhau lại đây cử hành thánh lễ Phêrô và Phaolô, là lễ trọng trong Giáo hội của chúng ta; và hôm nay cũng là lễ bổn mạng của nhiều người. Vậy trước hết tôi xin chính thức chúc mừng bổn mạng tất cả mọi người hiện diện trong cộng đoàn phụng vụ hôm nay...”

Trong bài giảng thánh lễ, sau khi nói về đời sống, nhân đức và sứ mạng của hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, Đức Cha đặc biệt khiêm nhường trước vị thánh Quan thầy Phaolô của ngài khi nói: “Khi nghĩ về Thánh Phaolô, tôi thấy mình thật xấu hổ, vì tôi giống ngài rất ít. Có lẽ anh chị em còn giống Thánh Phaolô nhiều hơn tôi, xin anh chị em thương xót cầu ngyện cho tôi. Nhưng tôi sẵn sàng nói như Thánh Phaolô: Tôi là gì, tùy thuộc vào ân sủng của Thiên Chúa, ân sủng của Ngài luôn ở với tôi (x. 1 Cr 15,10).”

Sau bài giảng, Thánh lễ tiếp diễn như thường lệ trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng. Cuối thánh lễ, Cha Giacôbê Hà Văn Xung, Cha sở Giáo xứ Chánh Tòa, đại diện cộng đoàn phụng vụ chúc mừng bổn mạng Đức Cha và Cha TĐD. Cha Giacôbê nhắc lại tấm lòng yêu thương, quan tâm đến việc truyền giáo và phát triển Giáo phận về mọi mặt của Đức Cha. Cha cũng cầu chúc Đức Cha và Cha TĐD luôn an lành hồn xác để tiếp tục yêu thương và chăm lo cho Giáo phận. Trong lúc cộng đoàn vỗ tay vang dội trong nhà thờ và hát “Chúc mừng một ngày thật vui, chúc mừng…”, thì hai đại diện giáo dân mang hoa chúc mừng dâng lên Đức Cha và Cha TĐD.

Trong phần đáp từ, Đức Cha khiêm nhường và khẳn định những gì ngài có được là do ơn Chúa. Đức Cha tiếp tục xin ơn Chúa ban cho ngài nhất là ơn trung thành với Chúa và Giáo hội của Chúa mãi đến cùng. Đức Cha đặc biệt nhắc nhở mọi người cầu nguyện cho Đức Thánh Cha (ĐTC) trong vai trò kế vị Thánh Tông Đồ Phêrô hết sức khó khăn. Đức Cha thông tin việc ĐTC mặc dù đã 84 tuổi, nhưng hôm nay ngài nhấp chuột (mouse) vi tính để đưa trang web mới của Tòa Thánh lên internet; qua đó Đức Cha nhấn mạnh và nhắc mọi người về đường hướng canh tân và phát triển của Giáo hội. ĐTC khuyến khích Giáo hội, khuyến khích mọi người hãy sử dụng những phương tiện mới nhất, tối tân nhất để phát triển Giáo hội, nhất là những phương tiện truyền thông hiện đại. Đức Cha cũng nhắc nhở quí cha và giáo dân cầu nguyện cho Đức Cha Phêrô, Chủ tịch HĐGMVN, trong cương vị tế nhị và khó khăn; cầu nguyện cho các Đức Cha mừng bổn mạng Phêrô và Phaolô, và quí Đức Cha trong HĐGMVN. Tiếp lời Đức Cha, Cha TĐD cám ơn và nhắc mọi người thêm một ý nhỏ, là cầu nguyện cho Giáo phận Mỹ Tho để mọi người sống xứng đáng là con Chúa nhiều hơn.

Thánh Lễ kết thúc lúc 10h30 và tiếp theo là tiệc mừng được tổ chức tại Toà Giám Mục. Đặc biệt, trước khi tiệc được bắt đầu, Cha Giuse Phạm Thanh Minh, Hạt trưởng Hạt Mỹ Tho, đại diện cho quí cha chúc mừng Bổn mạng Đức Cha, và bày tỏ tình yêu kính vì những yêu thương và chăm sóc của Đức Cha dành cho Giáo phận Mỹ Tho thân yêu. Khi Cha Giuse chúc mừng xong thì những tràng pháo tay vang lên, và một cha mang quà tặng đến dâng cho Đức Cha. Đức Cha vui mừng cám ơn tất cả và làm phép lành cho của ăn; rồi ngài mời mọi người cùng dự tiệc vui vẻ.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Người Công giáo tốt cũng là Công dân tốt
Hà Minh Thảo
11:40 29/06/2011
Cách đây hai năm, lúc 12 giờ trưa ngày 27.06.2009, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã tiếp kiến chung Hội đồng Giám mục Việt Nam, nhân dịp ‘Ad Limina’, gồm 29 vị và ban Diễn từ bằng tiếng Pháp. Trong đó, Đức Thánh Cha đã khích lệ người Công giáo Việt hãy thực hành trong cuộc sống hàng ngày bằng tình bác ái, sự chân thật và tình yêu mãnh liệt của họ cho công ích của xã hội để mọi người nhận ra chân lý là ‘Một người Công giáo tốt cũng là một người công dân tốt’ (un bon catholique est aussi un bon citoyen).

Trong hai năm vừa qua, người cộng sản không từ chối một cơ hội nào để bóp méo lời khuyên này của vị Lãnh đạo Giáo hội Công giáo theo chiều hướng có lợi cho họ hay đảng phái và đi ngược lại với Giáo huấn xã hội Giáo hội để gây nhiều hoang mang, hiểu lầm ngay nơi Kytô hữu chúng ta.

I. NGƯỜI CÔNG GIÁO TỐT.

Khi tự do thuận nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta gia nhập Giáo hội Công giáo và trở thành người Công giáo hay tín hữu Đức Kitô. Người Kitô hữu được mời gọi Nên Thánh để sau khi, chấm dứt đời sống trần gian, linh hồn được vào Thiên Quốc, như các Thánh tiền nhân chúng ta. Đó là những người Công giáo tốt.

Nên lưu ý, các Thánh mà chúng ta nói trên không chỉ là các Thánh mà Giáo hội Công giáo đã tôn phong như 117 Thánh và một Chân phước Tử đạo (Anrê Phú Yên) nước Việt, nơi hạt giống Tin Mừng được gieo vào từ năm 1533, tức đã 478 năm qua. Nếu kết quả chỉ như vậy thì thật là một thất bại cho Đức Kitô và Hội thánh Người. Các Thánh và Chân phước là những Kitô hữu có đời sống anh hùng theo như Chúa Giêsu đáng là những gương sáng cho chúng ta noi theo để đáp lời Thiên Chúa mời gọi Nên Thánh. Trong gần năm thế kỷ qua, nhiều triệu ông bà, cha mẹ chúng ta đã âm thầm sống đời Nên Thánh bằng tuân giữ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời, có thể tóm tắt trong ‘Kính Chúa, Yêu Người’ và được hoàn thiện bởi đời sống và lời dạy của Ngôi Hai Thiên Chúa được mặc khải trong bốn Phúc âm (x. Khải huyền 7, 9 và 14-17).

Ngoài ra, người Công giáo tốt, để chiến đấu và thắng Sự Dữ trên đường lữ thứ trần gian, còn có những hướng dẫn được ghi trong Sáu Điều Luật Hội Thánh và những tín điều phải tin được viết trong ‘Kinh Tin Kính’. Giáo luật dành những điều khoản từ số 208 đến 223 để qui định những ‘Nghĩa Vụ và Quyền Lợi của các Tín Hữu’. Giáo luật cũng qui định những điều khoản khác liên hệ đến các Giáo sĩ, đặc biệt các Linh mục, những người Công giáo nhận Ơn Thánh để thi hành chức năng của chính Chúa Giêsu.

Các Đức Giáo Hoàng thường ban hành các văn kiện, luôn cập nhật hóa với thời gian, nhưng vẫn theo đúng Phúc âm, về Giáo huấn xã hội để người Công giáo và những người thiện chí dựa vào đó mà đối xử với nhau hầu tạo một xã hội Công Bằng và vì Công Ích.

II. NGƯỜI CÔNG DÂN TỐT.

1. Công dân tốt là người biết thực thi hoàn hảo quyền chính trị của mình.

Tham gia bầu cử trong một quốc gia dân chủ và tự do, công dân cử tri dùng lá phiếu của mình để ủy nhiệm quyền chính trị của mình cho một (hay nhiều) ứng cử viên để, thay mặt mình, quản trị quốc gia theo những điều đã hứa hẹn. Khi đắc cử, sau khi nhậm chức, công dân ứng cử viên phải thực hiện những điều đã hứa nhưng phải nhằm xây dựng và phát triển xã hội Công Bằng và vì Công Ích.

Công Bằng cần thiết để bảo đãm Hòa bình trong nước và tránh những tranh chấp trong xã hội. Công ích hướng tới việc thăng tiến con người; ‘trật tự của muôn vật phải lệ thuộc vào trật tự của các nhân vị chứ không ngược lại’. Trật tự này đặt nền tảng trên chân lý, được thiết lập trong công bằng, được sinh động bởi tình yêu (x. GLHTCG, các số 1910-1912).

Người công giáo còn nhìn xa hơn : làm sao để cho dân tộc mình chẳng những được hạnh phúc trần thế, mà còn được hạnh phúc vĩnh viễn, điều mà mọi người đều mong ước. ‘Công ích’ đời đời vĩnh cửu. Vì thế, Đức Phaolô VI đã dám quả quyết : ‘làm chính trị là một việc bác ái có tầm vóc quốc gia’. Đức Piô XI còn quả quyết trước rằng : ‘Lãnh vực chánh trị là phạm vi mênh mông của bác ái, bác ái chánh trị’ (18.12.1927).

2. Tại Việt Nam, người cộng sản biến Quê hương thành quốc gia độc đảng.

Tại Việt Nam, người cộng sản biến Quê hương thành quốc gia độc đảng, nơi đó, chỉ có việc ‘đảng cử, dân bầu’ khiến cử tri không tìm thấy ứng cử viên có thể đáp ứng nguyện vọng của mình, nên những công dân tốt có tự do từ chối đầu phiếu.

Hơn nữa, từ ngữ ‘chánh trị’ được người cộng sản làm sai lạc ý nghĩa để coi như đó là một cái gì xấu xa và là một độc quyền của họ. Từ đó, người ta tạo ra biết bao bất công : các Linh mục xin xỏ Đảng để có những chức vụ trong công quyền, dù trái Giáo luật, vẫn được nể nang, trong khi các Linh mục như Cha Nguyễn văn Lý lên tiếng theo lương tâm hay Đức cha Nguyễn văn Thuận (trong thời gian đầu cộng sản chiếm Miền Nam) đã bị đội cho cái mũ ‘làm chánh trị’, dù không một lần tranh cử hay tham chánh. Chưa hết, ngày nay, khi người Công giáo hiệp thông cầu nguyện hay thắp nến vì hoà bình, công lý, tự do và bình an cho những người bị tù oan như tiến sĩ Cù huy Hà Vũ, bị giam cầm trái luật như luật sư Lê quốc Quân, bác sĩ Phạm hồng Sơn, cùng những buổi cầu nguyện tại Thái Hà, Tam Toà, Cồn Dầu… là họ đang làm chính trị… Phải chăng đó là thực thi kinh ‘Thương người có mười bốn mối’, nhất là khi những người không Công giáo đến hiệp thông cầu nguyện với chúng ta.

Đến đây, chúng tôi xin phép Chị Maria Tạ phong Tần để trích một đoạn trong bài viết của Chị có tựa đề ‘Chính trị và Quyền Phản đối theo Lương tâm’ :

« Nguyên tôi có mua quyển Đại Từ Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ (NXB Từ Điển Bách Khoa - 2007) bự tổ chảng, nặng hơn 2 kg, giá 280 ngàn đồng. Sách dày 1476 trang, mỗi trang chia làm ba cột chữ nhỏ lít nhít. Lúc mua tôi nghĩ sách bự chữ nhỏ như vầy chắc là chữ nào cũng có hết. Hôm nay lấy sách ra tra tìm chữ “chính trị” để “nói có sách mách có Từ điển” tôi mới biết mình lầm. Ở trang 195, vần Ch- tr thấy liệt kê có mấy chữ: “chính trung, chính truyền, chính trực” là chuyển sang Ch-v (chính văn, chính vị) rồi. Than ôi! Đại Từ Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ mà không có từ “chính trị”. Thế mới biết nền giáo dục què quặt mấy chục năm nay đã “thành công tốt đẹp” về mục tiêu bưng bít, ngu dân. Hậu quả là dân chúng không hiểu biết (hoặc hiểu biết mơ hồ) về khái niệm chính trị, tạo điều kiện cho “phe ta” cứ đem “con ngáo ộp” chính trị ra nhát ma hay khủng bố.

Bèn lôi quyển Từ điển Trung Việt to chẳng kém của Viện Khoa Học Xã Hội (NXB Khoa Học Xã Hội - 2000) thì thấy:

Chữ “chính” (政,dùng trong từ chính trị), là chữ “chính” (正, giữa, ngay thẳng) được ghép thêm bộ “phộc” (攵, đánh sẽ), được giải thích nghĩa là: là nghiệp vụ của cơ quan nhà nước, công việc. Chữ “chính” có thêm “phộc” tức công việc này phải ngay thẳng, chính danh và có tính bắt buộc (nếu không thực hiện có thể bị “phộc”). Chữ “trị” (治) gồm bộ “thủy” (氵) bên trái, chữ “đài” (台, lầu, cái đài) bên phải, nghĩa là: sắp đặt, quản lý, mở mang, chữa trị. Chữ “trị” có bộ “thủy” (nước) là phải thuận theo nước, nước ở đây có nghĩa là dân, theo đạo “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (民為貴, 社稷次之, 君為輕). Vì vậy, chính trị đơn giản chỉ là công việc quản lý xã hội, thuận theo lòng dân chớ chẳng có gì phức tạp, khó hiểu cả. »

3. ‘Toát yếu về Học thuyết Xã hội Giáo Hội’

Chương 8 có tựa đề ‘Cộng đồng chính trị’ giúp chúng ta hiểu thêm về ‘Quyền Hành Chánh Trị’ :

a. Nền tảng của quyền hành chính trị.

Giáo Hội luôn xem xét những cách khác nhau để hiểu quyền hành, đồng thời cố gắng đưa ra và bênh vực một mô hình quyền hành dựa trên bản tính xã hội của con người. Chính vì thế, quyền hành chính trị rất cần thiết vì những trọng trách được giao cho quyền hành ấy. Quyền hành chính trị vốn là và phải là một nhân tố tích cực tới mức không thể thay thế được làm nên đời sống dân sự (Tóm lược Học thuyết xã hội Công giáo số 393).

Quyền hành chính trị phải bảo đảm cho có được một đời sống cộng đồng trật tự và ngay thẳng, không tước đoạt sự hoạt động tự do của các cá nhân và tập thể, nhưng phải điều tiết và định hướng cho sự tự do ấy bằng cách tôn trọng và bảo vệ sự độc lập của các cá nhân và chủ thể xã hội hầu đạt được ích chung. Đây là một công cụ để phối hợp và điều khiển, nhờ đó nhiều cá nhân và đoàn thể trung gian sẽ tiến tới một trật tự, trong đó mọi mối quan hệ, mọi định chế và mọi tiến trình làm việc đều nhằm giúp con người phát triển toàn diện. Quyền này phải được thi hành trong khuôn khổ luân lý và nhân danh công ích theo đúng trật tự pháp lý được luật pháp công nhận. Khi thực hiện được như thế, các công dân bị buộc tự trong lương tâm phải tuân hành’ (số 394).

Chủ thể của quyền hành chính trị là chính nhân dân, được nhìn một cách tổng quát như những người đang nắm chủ quyền. Nhân dân chuyển việc thi hành chủ quyền đó cho những người được họ tự do bầu chọn làm đại biểu của mình, nhưng vẫn giữ đặc quyền là bày tỏ chủ quyền của mình mỗi khi đánh giá công việc của những người có trách nhiệm cai trị, đồng thời thay thế những người ấy nếu họ không chu toàn thoả đáng vai trò được giao phó. Dù đây là quyền đang được thi hành trong mọi quốc gia dưới mọi chế độ chính trị, nhưng quyền ấy sẽ được thi hành một cách bảo đảm và đầy đủ nhất bởi một chính phủ theo một hình thức dân chủ nào đó, nhờ các thủ tục kiểm tra của thể chế dân chủ này. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên sự ưng thuận của nhân dân mà thôi thì chưa đủ để đánh giá các phương cách thực thi quyền hành chính trị là ‘công bằng’ (số 395).

b. Quyền hành xét như một sức mạnh luân lý.

Quyền hành phải được hướng dẫn bởi luật luân lý, nên có phẩm giá nhờ được thi hành trong khuôn khổ của trật tự luân lý, ‘trật tự này lại do Thiên Chúa làm nguồn gốc đầu tiên và làm mục tiêu cuối cùng của mình’. Vì quy chiếu về trật tự luân lý, như một trật tự vừa có trước vừa là nền tảng, và vì mục tiêu của quyền hành và vì nhân dân mà quyền hành này hướng tới, nên quyền hành không thể được hiểu là một sức mạnh chỉ được đánh giá theo những tiêu chuẩn mang tính xã hội hay lịch sử. Trật tự này không thể có ở ngoài Thiên Chúa nên, khi dựa vào nó, nhà cầm quyền mới có uy lực để đề ra các nghĩa vụ, có tính hợp pháp luân lý, không phải nhờ vào một ý muốn tuỳ tiện của ai hay do sự khao khát quyền lực, mà chỉ nhằm những hành vi cụ thể để đem lại công ích (số 396).

Chính quyền phải nhìn nhận, tôn trọng và phát huy các giá trị nhân bản và luân lý thiết yếu. Đó là những giá trị bẩm sinh, “phát xuất từ chính sự thật của con người, phản ánh và bảo vệ phẩm giá con người; là những giá trị mà không cá nhân, tập thể hay Nhà Nước nào có thể tạo ra, sửa đổi hay huỷ bỏ”.

Các giá trị này được nhìn nhận, tôn trọng và phát huy như những yếu tố làm nên trật tự luân lý khách quan, làm nên luật tự nhiên được khắc ghi trong tâm hồn con người (x. Rm 2,15) và được coi là điểm tham chiếu chuẩn mực cho các luật lệ dân sự (số 397).

Chính quyền phải ban hành các luật công bằng, tức là những luật phù hợp với phẩm giá con người và phù hợp với những gì lý trí đúng đắn đòi hỏi. ‘Luật con người chỉ là luật bao lâu nó phù hợp với lý trí đúng đắn, và bởi đó, luật ấy được rút ra từ luật vĩnh cửu. Tuy nhiên, khi luật đi ngược lại lý trí, nó được xem là luật bất công; trong trường hợp ấy, nó không còn là luật mà thay vào đó, nó trở thành một hành vi bạo lực’ (số 398). Sự cai trị theo lý trí đặt công dân vào một mối quan hệ, không phải lệ thuộc người kia nhưng là mối quan hệ mà mọi người tùng phục trật tự luân lý, tức tùng phục Thiên Chúa, nguồn gốc tối hậu của trật tự luân lý. Khi chính quyền, vốn có nền tảng nơi bản tính con người và thuộc về một trật tự do Thiên Chúa quy định trước, không chịu theo đuổi công ích, tức đã bỏ qua mục tiêu riêng của mình, và như thế đã vô tình biến mình thành bất hợp pháp (số 398).

(Còn tiếp)
 
Lại “14 chữ vàng” với “4 tốt”!
lykhách
17:45 29/06/2011
Lại “14 chữ vàng với 4 tốt”
Một thằng đại bịp một đứa đại dốt
Hai thằng đại diện hai nhà nước
Vẫn nhận anh em cái ngu thấy sau-trước!

Cái chiếm đoạt trong tay thằng đại bịp
Cái mất phủ đầu nhà đại ngu
Trong sân cỡi cổ dân hà hiếp
Ra ngõ khiếp nhược trước giặc thù!

Vừa ngoại xâm vừa nội xâm
Phen này chắc tan nát non sông
Độc đảng, độc quyền nên tham nhũng
Đứa gian tham coi đất nước như không!

Tỉnh dậy, đồng bào ơi xuống đường
Cùng gióng lên tai họa quê hương
Đừng chờ báo đài lũ hèn vì đồng lương
Đừng sợ lũ công an côn đồ ác khuyển điên cuồng

Giờ chẳng đồng lòng e rằng sau sẽ muộn
Nhường đất, thuê rừng, rồi mai mất biển luôn
Đảng bất xứng, phải lôi độc đảng xuống
Kẻo đứa đại ngu giao thằng đại bịp cả quê hương

Hỏi có thời nào dân ta chịu hèn như thời nay?
Tàu ngang nhiên lấn biển như hải tặc cướp ngày
Ngư phủ ta bị bắt, nhốt, đòi tiền chuộc cả thế giới thấy
Nhưng chính quyền, báo chí ta cứ câm điếc một bầy!

Dân xuống đường chúng cho công an chận đường
Trù dập, bắt nhốt, đánh đập… thảm thương
Chúng sợ gì? sợ thằng đại bịp Tàu nổi giận
Nên đứa đại ngu, đại hèn phải giở thói bất lương!

Hỏi có chế độ nào hèn như thế?
Đất nước ông bà, mảnh non sông gầy dựng đầy máu lệ
Đồng bào ơi lẽ nào thời này chúng ta có thể
Phó vận rủi vào “14 chữ vàng” với “4 tốt” của bầy lãnh đạo u mê?!
 
Văn Hóa
Áp lực của nghề báo
Lê Quốc Châu
21:54 29/06/2011
Tôi viết báo đã hai năm nay, có khoảng không dưới 100 tin, bài báo viết về các mặt của đời sống xã hội. Lúc đầu, khi gửi bài mà báo chưa đăng, tôi hồi hộp chờ đợi, đợi hoài đợi mãi chưa thấy báo đăng thì đâm ra thất vọng. Khi báo đăng rồi, tôi vui sướng vô cùng, đôi khi còn khoe khoang với bạn bè, người thân. Nhưng liền sau đó là tôi phải gánh chịu nhiều áp lực kinh khủng đến từ người thân, gia đình, bạn bè, cơ quan, đồng nghiệp và cơ quan chức năng…vì chính những bài báo đó. Năm lần bảy lượt tính bỏ “quách nó đi” cho yên ổn nhưng cái thứ này cũng gây nghiện kinh khủng không kém phần thuốc phiện, một khi nó ngấm vào máu rồi thì khó lòng mà dứt ra được. Và thế là cứ để nó sống chung với mình như một phần tất yếu của cuộc sống.

Vì sao một giáo viên hiền như thỏ lại phải lên tiếng phản biện xã hội?

Tôi vốn không phải nhà báo chuyên nghiệp lại không được đào tạo ở Trường báo chí bài bản như những anh em đồng nghiệp khác. Tôi bước chân vào làng báo cũng chỉ vì mình thích nó từ hồi còn học phổ thông mà không có điều kiện để học. Thành thử, bây giờ đi viết báo vì lòng đam mê mà thôi, vừa viết vừa học hỏi ở đồng nghiệp, các anh em Phóng viên chuyên nghiệp. Đầu tiên, là tôi đi tìm và viết về các địa chỉ tình thương, tấm lòng nhân ái, phát hiện các nhân tố tích cực trong xã hội, rồi gương người tốt việc tốt. Nhưng cang về sau, khi càng đi nhiều, càng biết nhiều, suy nghĩ quan sát nhiều tôi càng thấy xã hội vẫn còn nhiều rối ren, nhiễu nhương. Ở đâu đó quanh ta vẫn còn nhiều mặt trái xã hội cần lên tiếng, cần phản biện để xã hội tiến lên. Đó là các hiện tượng: cha giết con, chồng giết vợ, em giết anh, cha không ra cha-con không ra con, chồng không ra chồng-vợ không ra vợ, thầy không ra thầy-trò không ra trò, quan không ra quan-dân không ra dân,…, lương thì thấp mà giá cả thì tăng cao, bộ máy nhà nước cồng kềnh, chồng chéo nhau, làm việc không hiệu quả nhưng hàng tháng dân phải bỏ tiền thuế ra trả lương rất lớn cho đội ngủ “công bộc” rất hùng hậu của dân, các giá trị xã hội bị đảo lộn, con người ngày càng đánh mất niềm tin…Xã hội ngày càng phân hóa giàu nghèo sâu sắc. Không cần ai nói, nếu chúng ta chịu khó quan sát sẽ thấy có hiện tượng “quan thì ngày càng giàu lên mà dân thì vẫn nghèo hoàn nghèo”, tham nhũng trở thành “quốc nạn”, người tài chưa chắc có được vị trí xứng đáng trong xã hội nhưng những kẻ cơ hội, lưu manh hóa do chạy chọt, lo lót lại ngồi vào vị trí tốt trong xã hội. Nguy cơ đánh mất lòng yêu nghề ngày càng cao. Vì ngay từ khi chân ướt chân ráo vào bước vào nghề đã phải móc túi mấy chục triệu VNĐ để lo cái gọi là “chạy việc”. Ngồi suy nghĩ nhớ lời Nhà thơ Nguyễn Khuyến:

“Có tiền việc ấy mới xong nhỉ

Đời trước làm quan cũng thế a?”

Những điều đó, mặc dù Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã nỗ lực hết sức mình để xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh nhưng vẫn chưa làm hết được trong một sớm một chiều. Vì vậy, tùy vào đấng bậc mình mỗi công dân phải có trách nhiệm xây dựng xã hội ta ngày càng tốt đẹp hơn. Và ngòi bút của tôi rẻ sang phản biện xã hội lúc nào không hay biết.

Hậu quả của những bài báo phản biện xã hội

Sau những bài báo TRUNG NGÔN NGHỊCH NHĨ, nhằm đưa TIẾNG DÂN đến tai một số lãnh đạo, góp ý cho lãnh đạo để lãnh đạo tốt hơn cho DÂN nhờ. Ai ngờ phản tác dụng! Tôi chịu bao nhiêu là áp lực, may mà mình còn đủ tư duy cũng như tấm lòng để thấy những việc làm của mình không sai, không trái đạo lý ở đời.

Bây giờ tôi đang hoang mang, không biết DÂN được nhờ lãnh đạo hay lãnh đạo nhờ DÂN??? Có khi một bộ máy chính quyền nào đó tồn tại đã, đang và sẽ có lợi cho DÂN?! Bây giờ, người biết rửa tai nghe nói thật ít quá, kẻ thích nịnh bợ, thích nghe nói dối nhiều vô kể. Than ôi! Các cụ ta đã bảo cấm có sai đâu bao giờ: "quan nhất thời, DÂN vạn đại". Lối tư duy nhiệm kì (nếu có?!), nó ảnh hưởng ghê gớm đến sự phát triển, tiến bộ xã hội.

Thôi kệ! "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi!"-Trịnh Công Sơn.

Rượu uống quá sẽ say, cơm ăn quá sẽ bội thực...Đàn gãy tai trâu có khi bị báng vỡ đầu. Mình còn quá non dại trước những cạm bẩy của cuộc đời.

Sau khi báo đăng, ít kẻ gọi điện cho tôi, mà gọi điện “đe nẹt” các Sếp của tôi. Trước đây, họ gọi cho sếp H, vị sếp này đã phải bao phen hú vía. Thế là, sếp nhắc nhở giữa họp hội đồng; gặp đâu sếp nhắc nhở đó, trước mặt quan khách, trước mặt anh em bạn bè, đồng nghiệp…Tất nhiên là tôi phải “ngồi im nghe gió thổi sau hè. Tiếp đến, sếp tía tai đỏ mặt hỏi tôi: “anh đi viết báo thế có thẻ không, nghe nói công an họ sẽ mời anh sang gặp…”Toàn là những chuyện “giật gân” hơn cả các bài báo tôi viết. Nghe sếp nói mà ngỡ như tôi đã phạm đến Trời, sắp phải ra rìa đứng chơi không bằng. Đó là áp lực từ phía cơ quan còn áp lực từ phía gia đình thì sao?

Gia đình, bố mẹ tôi thì cũng lo sút vó. Họ bảo con phải dừng lại ngay, ảnh hưởng đến công việc công chức nhà nước mà bố mẹ, vợ con đang làm. Có ai lội người dòng thác như con, một là rất vất vả, hai là sẽ bị thác cuốn trôi. Chẳng phải học ở đâu xa lạ mà cứ nhìn vào các bài học từ thiên nhiên, cỏ cây…con ơi là con. Báo đâu cha mẹ không biết, con đừng báo hại gia đình.

Vợ tôi là một người phụ nữ được giáo dục chu đáo trong một dòng họ nổi tiếng gia phong ở miền đất Vũ. Phụ nữ, phần đa trong số họ cần cuộc sống bình yên, ổn định. Vợ tôi cũng thế. Vọ tôi, bản chất lại quá thật thà, cả tin lại hay thương người. Khi biết tôi viết báo về mặt trái xã hội và nghe người ta nói qua nói lại thì lại phùng mang trợn mắt như chính tôi là giặc bên Ngô không bằng. Năm lần bảy lượt, vợ tôi bồng con về nhà ngoại ở vì sợ liên lụy do những bài báo mà tôi đã viết và đã đăng báo.

Tôi thì cứ phì cười mãi không nhịn được. Không biết xuất phát từ đâu mà cả cơ quan, bố mẹ và vợ con tôi…sợ phạm húy, phạm thượng, sợ mang tiếng đến vậy. Bây giờ, nghĩ lại thấy thương các Nhà báo chuyên nghiệp, họ phải chịu bao nhiêu áp lực khi phản biện xã hội.

Báo chí đã cho tôi nhiều thứ.

Đi làm báo, tai tôi luôn lắng nghe, chân tôi luôn đi nơi này đến nơi khác, tiếp xúc được nhiều vùng đất, nhiều mảnh đời nhiều số phận người trong cuộc sống, đầu óc luôn luôn phải tư duy, suy nghĩ. Tôi thấy cuộc đời thật nhiều ý nghĩa. Ở đời không nhất thiết phải đam mê và cạnh tranh nhau về quyền lực. Cuộc sống con người quả là rất ngắn ngủi, làm được gì cho xã hội, cho người khác thì cần làm ngay, đừng chần chừ gì nữa. Làm báo cũng vậy, không được lên tiếng quá muộn, làm báo là phải bảo vệ quyền lợi dân nghèo.

Đặc biệt, từ ngày làm báo đến nay những bài giảng của tôi cho học sinh mà chủ yếu là con nhà nghèo ở một vùng quê nghèo Hà Tĩnh sẽ bớt khô khan, giáo điều, sách vở đi. Ngoài chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được Bộ quy định thì bài giảng của tôi cho học sinh sẽ giàu hơi thở cuộc sống hơn, giàu kĩ năng sống và kĩ năng làm người hơn.

Và như vậy, từ khi tôi bước chân vào làm báo đến nay, thú thật tôi mất nhiều nhưng cũng được nhiều. Cuộc sống là vậy, có cho thì có nhận, có được và có mất, được cái này thì phải chấp nhận mất cái khác, có hi sinh thì sẽ có thành quả… Cuộc đời vốn dĩ rất công bằng, không cho không ai bao giờ và không lấy đi của ai hết cả bao giờ. Cảm ơn cuộc đời dâu bể, cảm ơn cuộc sống muôn màu và cảm ơn những được-mất trong ngành báo mà tôi lớn lên.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giáo Đường Dưới Trăng
Đặng Đức Cương
21:49 29/06/2011
GIÁO ĐƯỜNG DƯỚI TRĂNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Giáo đường im bóng ánh trăng thanh
Bàng bạc đâu đây tiếng nguyện cầu
Cầu xin an, phước tràn nhân thế
Và khắp muôn nơi một mái Trời.
(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền