Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint Chúa Nhật 14 Quanh Năm Năm A - 14th Ordinary Sunday Year A
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
22:29 29/06/2014
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bộ Giáo lý Đức tin trục xuất khỏi hàng giáo sĩ cựu sứ thần ở Cộng hòa Dominica
Đặng Tự Do
01:40 29/06/2014
Józef Wesolowski, 66 tuổi, đã là sứ thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Dominica từ ngày 24 tháng Giêng năm 2008 cho đến khi bị triệu hồi về Tòa Thánh vào tháng 8 năm 2013 vì bị cáo buộc tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên tại Cộng hòa Dominica.
Ông có hai tháng để kháng cáo bản án giáo luật. Sau tiến trình xét xử giáo luật, tiến trình tố tụng hình sự sẽ tiếp tục tại các tòa án dân sự của Tòa Thánh Vatican.
Thông cáo báo chí cũng giải thích rằng, cho đến nay, Józef Wesolowski đã được cho "tự do đi lại tương đối" trong khi chờ đợi quyết định chính thức của Thánh Bộ Giáo lý Đức tin về những cáo buộc chống lại ông.
Vatican đã triệu hồi Józef Wesolowski vào tháng Tám năm ngoái và đã mở một cuộc điều tra sau khi Đức Hồng Y Nicolás López Rodríguez, tổng giám mục của Santo Domingo, thông báo cho Đức Giáo Hoàng về những cáo buộc chống lại Józef Wesolowski.
Józef Wesolowski được thụ phong linh mục ngày 21 tháng 5 năm 1972 và đã từng là sứ thần hay khâm sứ Tòa Thánh tại các nước Trung Á như Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgzystan và Uzbekistan trước khi được bổ nhiệm đến Cộng hòa Dominica.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người có ảnh hưởng nhất trên Twitter
Nguyễn Việt Nam
04:52 29/06/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô là người sử dụng Twitter có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Mỗi tweet trong account tiếng Tây Ban Nha của ngài được ít nhất 10,000 retweets (tức là những người xem chuyển đi cho người khác nữa) và hơn 6,400 retweets bằng tiếng Anh.
Thống kê này được đưa ra bởi chương trình "Twiplomacy 2014", có mục đích xác định xem các nhà lãnh đạo thế giới sử dụng Twitter như thế nào.
Theo thống kê này, các từ được sử dụng trong hầu hết các tweet của Đức Thánh Cha Phanxicô là Thiên Chúa, Chúa Giêsu và tình yêu.
Trong tháng Sáu, account Twitter của Đức Giáo Hoàng có đến 14 triệu người theo dõi. Ngài trở thành nhà lãnh đạo thế giới có nhiều người xem chỉ sau Barack Obama, người đã có đến 43 triệu người theo dõi.
Tweet của Đức Thánh Cha Phanxicô được công bố bằng chín ngôn ngữ: Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ả Rập, Bồ Đào Nha, Ba Lan và tiếng Latinh. Riêng account bằng tiếng Tây Ban Nha của ngài đã có hơn 6 triệu người theo dõi.
Thống kê này được đưa ra bởi chương trình "Twiplomacy 2014", có mục đích xác định xem các nhà lãnh đạo thế giới sử dụng Twitter như thế nào.
Theo thống kê này, các từ được sử dụng trong hầu hết các tweet của Đức Thánh Cha Phanxicô là Thiên Chúa, Chúa Giêsu và tình yêu.
Trong tháng Sáu, account Twitter của Đức Giáo Hoàng có đến 14 triệu người theo dõi. Ngài trở thành nhà lãnh đạo thế giới có nhiều người xem chỉ sau Barack Obama, người đã có đến 43 triệu người theo dõi.
Tweet của Đức Thánh Cha Phanxicô được công bố bằng chín ngôn ngữ: Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ả Rập, Bồ Đào Nha, Ba Lan và tiếng Latinh. Riêng account bằng tiếng Tây Ban Nha của ngài đã có hơn 6 triệu người theo dõi.
Tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới ''không nhắm mắt lại'' với thực tại gia đình ngày nay
Nguyễn Việt Nam
05:31 29/06/2014
Sáng ngày 26 tháng Sáu, Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới, đã giới thiệu Instrumentum Laboris, tức là tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới sẽ nhóm họp từ mùng 5 đến ngày 19 tháng 10 tới đây. Tài liệu này dài hơn 60 trang đúc kết các câu trả lời theo bản 39 câu hỏi đã được gởi đến các cộng đoàn dân Chúa hồi cuối tháng 11 vừa qua.
Hiện diện trên bàn chủ tọa cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh cũng có Đức Hồng Y Peter Erdoe, Tổng Giám Mục Esztergom - Budapest, là Tổng tường trình viên, Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, Chủ tịch thừa ủy và Đức Cha Bruno Forte, Tổng Giám Mục giáo phận Chieti-Vasto, Italia, Tổng thư ký đặc biệt của Bruno Forte Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lần này.
Đức Cha Bruno Forte nói rằng chủ đề của Thượng Hội Đồng lần này là “Những thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng” trong đó Giáo Hội có ý định mạnh dạn giải quyết tất cả những gì ảnh hưởng đến gia đình ngày hôm nay.
"Nét đặc trưng của văn bản này là việc gắn kết với những thực tại trong tất cả sự đa dạng và phức tạp của chúng và, do đó, tôi có thể nói rằng đây là một văn bản nghiêm túc và là một văn bản trung thực không nhắm mắt lại trước vấn đề nào, dù cho vấn đề đó gay góc hay khó chịu đến mức nào đi nữa. "
Tài liệu này đối diện với những vấn đề chẳng hạn như các cặp vợ chồng ly dị rồi tái hôn, những kết hợp dân sự không có phép đạo, người đồng tính, việc chuẩn bị hôn nhân và tình trạng của các bà mẹ độc thân.
Đức Hồng Y Peter Erdoe của Hung Gia Lợi là Tổng Tường Trình Viên nói:
"Đây là một vấn đề xã hội và mục vụ quan yếu. Giáo Hội phải đáp trả trước việc ngày càng có nhiều những bà mẹ không phải là họ ly dị nhưng hoàn cảnh dẫn đến thực tại là họ phải giáo dục con cái của họ một mình. Chúng ta thường nói ‘Đừng bỏ rơi những người đang trong trường hợp khẩn thiết’. Đây thực sự là một thách đố đối với xã hội, đặc biệt là đối với Giáo Hội. "
Để đối phó với những tình huống khó khăn, tài liệu đề xuất phải đối xử với những người này với lòng thương xót.
Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới nhận xét:
"Một chương trình mục vụ có khả năng trao ban lòng thương xót mà Chúa ban cho tất cả mọi người cách nhưng không là điều cần thiết. Vì thế, vấn đề hệ tại ở chỗ là ‘đề xuất, chứ không áp đặt; đồng hành, nhưng không áp lực; mời gọi, chứ không xua đuổi; lo lắng quan tâm và không bao giờ tuyệt vọng. "
Cái nhìn sâu sắc này vào các vấn đề của gia đình không chỉ đặt trên vai các nghị phụ của thượng hội đồng. Các gia đình cũng phải biết nói lên những vấn đề của họ, khát vọng của họ và hy vọng của họ.
Nhận xét về tài liệu làm việc này, Pina DE Simone, một phụ nữ và là một người mẹ, nói:
"Văn bản này không phải là một luận án trừu tượng. Đây là một văn bản rõ ràng, cả trong cấu trúc của nó cũng như trong ngôn ngữ của nó. Nó không chỉ dành cho các nghị phụ là những người làm việc trên tài liệu đó, thậm chí nó không chỉ giới hạn trong phạm vi các tín hữu Công Giáo. Tài liệu này dành cho tất cả mọi người. Đó là một văn bản trong đó thực tại cuộc sống được phản ánh rõ rệt. Đây là một văn bản mà từ đó tỏa ra những hy vọng ".
Giai đoạn đầu tiên của Thượng Hội Đồng của gia đình sẽ bắt đầu vào ngày 05 tháng mười năm 2014. Tòa Thánh đã đưa ra một lời mời gọi đến tất cả người Công Giáo hiệp nhất trong ngày 28 tháng 9 để cầu nguyện cho những thành quả của Thượng Hội Đồng, trong những cuộc thảo luận có tầm quan trọng sống còn đối với tương lai của gia đình.
Hiện diện trên bàn chủ tọa cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh cũng có Đức Hồng Y Peter Erdoe, Tổng Giám Mục Esztergom - Budapest, là Tổng tường trình viên, Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, Chủ tịch thừa ủy và Đức Cha Bruno Forte, Tổng Giám Mục giáo phận Chieti-Vasto, Italia, Tổng thư ký đặc biệt của Bruno Forte Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lần này.
Đức Cha Bruno Forte nói rằng chủ đề của Thượng Hội Đồng lần này là “Những thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng” trong đó Giáo Hội có ý định mạnh dạn giải quyết tất cả những gì ảnh hưởng đến gia đình ngày hôm nay.
"Nét đặc trưng của văn bản này là việc gắn kết với những thực tại trong tất cả sự đa dạng và phức tạp của chúng và, do đó, tôi có thể nói rằng đây là một văn bản nghiêm túc và là một văn bản trung thực không nhắm mắt lại trước vấn đề nào, dù cho vấn đề đó gay góc hay khó chịu đến mức nào đi nữa. "
Tài liệu này đối diện với những vấn đề chẳng hạn như các cặp vợ chồng ly dị rồi tái hôn, những kết hợp dân sự không có phép đạo, người đồng tính, việc chuẩn bị hôn nhân và tình trạng của các bà mẹ độc thân.
Đức Hồng Y Peter Erdoe của Hung Gia Lợi là Tổng Tường Trình Viên nói:
"Đây là một vấn đề xã hội và mục vụ quan yếu. Giáo Hội phải đáp trả trước việc ngày càng có nhiều những bà mẹ không phải là họ ly dị nhưng hoàn cảnh dẫn đến thực tại là họ phải giáo dục con cái của họ một mình. Chúng ta thường nói ‘Đừng bỏ rơi những người đang trong trường hợp khẩn thiết’. Đây thực sự là một thách đố đối với xã hội, đặc biệt là đối với Giáo Hội. "
Để đối phó với những tình huống khó khăn, tài liệu đề xuất phải đối xử với những người này với lòng thương xót.
Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới nhận xét:
"Một chương trình mục vụ có khả năng trao ban lòng thương xót mà Chúa ban cho tất cả mọi người cách nhưng không là điều cần thiết. Vì thế, vấn đề hệ tại ở chỗ là ‘đề xuất, chứ không áp đặt; đồng hành, nhưng không áp lực; mời gọi, chứ không xua đuổi; lo lắng quan tâm và không bao giờ tuyệt vọng. "
Cái nhìn sâu sắc này vào các vấn đề của gia đình không chỉ đặt trên vai các nghị phụ của thượng hội đồng. Các gia đình cũng phải biết nói lên những vấn đề của họ, khát vọng của họ và hy vọng của họ.
Nhận xét về tài liệu làm việc này, Pina DE Simone, một phụ nữ và là một người mẹ, nói:
"Văn bản này không phải là một luận án trừu tượng. Đây là một văn bản rõ ràng, cả trong cấu trúc của nó cũng như trong ngôn ngữ của nó. Nó không chỉ dành cho các nghị phụ là những người làm việc trên tài liệu đó, thậm chí nó không chỉ giới hạn trong phạm vi các tín hữu Công Giáo. Tài liệu này dành cho tất cả mọi người. Đó là một văn bản trong đó thực tại cuộc sống được phản ánh rõ rệt. Đây là một văn bản mà từ đó tỏa ra những hy vọng ".
Giai đoạn đầu tiên của Thượng Hội Đồng của gia đình sẽ bắt đầu vào ngày 05 tháng mười năm 2014. Tòa Thánh đã đưa ra một lời mời gọi đến tất cả người Công Giáo hiệp nhất trong ngày 28 tháng 9 để cầu nguyện cho những thành quả của Thượng Hội Đồng, trong những cuộc thảo luận có tầm quan trọng sống còn đối với tương lai của gia đình.
Đức Thánh Cha trao giây Pallium cho Đức Cha Bùi Văn Đọc và 23 Tổng Giám Mục chính tòa.
Lm. Trần Đức Anh OP
06:46 29/06/2014
VATICAN. Lúc 9 giờ 30 sáng Chúa Nhật 29-6-2014, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trọng thể mừng kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, và trao dây Pallium cho 24 vị TGM chính tòa, trong đó có Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, TGM Sàigòn.
24 vị TGM đến từ 22 quốc gia, trong đó có 6 vị từ Á châu là Việt Nam, Ấn độ, Pakistan, Indonesia, 2 vị Philippines. Từ Mỹ có Đức Cha Leonard Paul Blair, TGM giáo phận Hartfort (CT).
Ngoài ra có 3 vị TGM không đến được và xin nhận dây Pallium tại giáo phận thuộc quyền, do vị Đại diện Tòa Thánh trao.
Dây Pallium là một dây làm bằng lông chiên màu trắng, bề ngang chừng 5 centimét, có 6 hình thánh giá kết bằng tơ màu đen, được đeo ở cổ, có 2 giải ngắn một ở phía trước ngực và một ở phía sau lưng. Dây này biểu tượng quyền của vị TGM đứng đầu giáo tỉnh và tượng trưng tình hiệp thông với Đấng kế vị thánh Phêrô.
Đồng tế thánh lễ có 50 HY, 70 GM và 350 Linh mục tất cả đều trong phẩm phục màu đỏ, cùng với trên 8 ngàn tín hữu, trong đó có 7 người thuộc phái đoàn Đức TGM Sàigòn, đặc biệt là chị ruột của ngài là bà Bùi Thị Hữu.
Ở chỗ danh dự trước bàn thờ chính có phái đoàn Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople do Đức TGM Ioannis hướng dẫn.
Nơi hông bên phái Đền thờ, tượng thánh Phêrô bằng đồng đen được mặc phẩm phục là áo choàng mầu đỏ, theo một thói quen rất cổ kính.
Phần thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn ca đoàn của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Nga, và ca đoàn ”Mẹ Giáo Hội” ở Roma.
Trao dây Pallium
Nghi thức trao dây Pallium thật đơn sơ và diễn ra vào đầu thánh lễ. 4 Phó tế xuống mộ Thánh Phêrô để mang 27 dây Pallium lên cạnh bàn thờ chính để ĐTC chuẩn bị làm phép.
ĐHY Renato Martino, tân Trưởng Đẳng Phó Tế, giới thiệu các vị TGM chính tòa lên ĐTC và xin ngài trao dây Pallium cho các vị. ĐHY cũng nhắc đến 3 vị TGM không thể đến Roma được và xin được nhận dây Pallium này trong giáo phận thuộc quyền, từ vị Đại diện Tòa Thánh, đó là các vị TGM giáo phận Lilongwe bên Malawi Phi châu, Mandaly bên Myanmar và Đức Cha Stepan Burger, thụ phong TGM cùng ngày hôm qua ở Freiburg im Breisgau bên Đức, nên không thể đến dự.
Kế đến các TGM tuyên thệ luôn trung thành và vâng phục Thánh Phêrô Tông Đồ, Tòa Thánh, Giáo Hội, ĐTC và các Đấng Kế vị hợp pháp.
ĐTC đọc công thức làm phép các dây Pallium, xin Thiên Chúa là Đấng đã đặt Con của Ngài làm Mục Tử nhân lành chăn dắt Giáo Hội là đoàn chiên của Chúa đổ tràn đầy ơn lành trên các dây Pallium và trên các tân TGM, nhờ ơn Chúa, sẽ đeo dây này, để được nhìn nhận như những Mục Tử đoàn chiên Chúa, và biểu lộ trong cuộc sống của mình thực tại ý nghĩa của dây nay. Xin cho các vị Mục Tử này nhận lấy ách Tin Mừng đặt trên vai mình và ách ấy trở nên dịu dàng để các vị đi trước người khác trong việc sống các giới răn của Chúa, nêu gương trung thành kiên trì, cho đến khi đáng được đưa vào đồng cỏ vĩnh cửu trong nước Chúa.
ĐTC cũng đọc công thức trong đó có đoạn nói rằng: ”Ước gì giây Pallium này, đối với anh em, là biểu hiệu sự hiệp nhất và là dấu chỉ sự hiệp thông với Tòa Thánh, là mối giây bác ái và là một khích lệ can đảm mạnh mẽ để trong ngày Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô, vua của các Mục Tử, đến và tỏ hiện, anh em cùng với đoàn chiên được ủy thác cho anh em, có thể được mặc lấy áo của sự bất tử và vinh quang”.
Tiếp đến từng vị tân TGM tiến lên quỳ trước mặt ĐTC để ngài đeo dây Pallium cho. Sau cùng, Đức TGM Ilsonde Jesus Montanari, người Brazil, Tổng thư ký Bộ Giám Mục, đã tiến lên trước mặt ĐTC để nhận các dây Pallium còn lại để chuyển tới các vị TGM vắng mặt.
Bài giảng Thánh Lễ
Trong bài giảng thánh lễ, dựa vào bài đọc sách Tông Đồ Công Vụ, ĐTC quảng diễn sự kiện thánh Phêrô được Chúa giải thoát khỏi mọi sợ hãi và ngài mời gọi các vị Mục Tử và tín hữu tín thác và theo Chúa. Ngài nói:
Trong ngày lễ trọng kính thánh Phêrô và Phaolô, bổn mạng chính của Roma, chúng ta vui mừng và biết ơn đón tiếp Phái đoàn do Đức Thượng Phụ chung, người anh em đáng kính và quí mến Bartolomeo gửi đến, và được Đức TGM Ioannis hướng dẫn. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho cuộc viếng thăm này có thể củng cố các mối giây huynh đệ của chúng ta trong hành trình tiến tới sự hiệp thông trọn vẹn giữa hai Giáo Hội anh em, mà chúng ta rất mong ước.
”Chúa đã sai thiên thần của Ngài và giải thoát tôi khỏi tay Hêrôđê” (Cv 12,11). Vào đầu sứ vụ của Phêrô trong cộng đồng Kitô ở Jerusalem, vẫn còn một sự sợ hãi lớn vì những bách hại của vua Hêrôđê chống lại một số thành phần của Giáo Hội. Thánh Giacôbê đã bị giết và giờ đây chính thánh Phêrô cũng bị cầm tù để làm hài lòng dân chúng. Trong khi thánh nhân bị giam trong ngục và bị xiềng xích, Người nghe tiếng thiên thần nói: 'Hãy đứng lên! .. thắt lưng và đi dép vào... mặc áo và theo tôi!” (Cv 12,7-8). Xiềng xích rơi xuống và cửa nhà tù tự động mở ra. Phêrô nhận thấy rằng mình được Chúa giải thoát khỏi sợ hãi và xích xiềng. Đúng vậy, Chúa đã giải thoát chúng ta khỏi mọi sợ hãi và mọi xiềng xích để chúng ta có thể thực sự tự do. Buổi lễ hôm nay diễn tả thật rõ thực tại ấy với những lời trong điệp khúc trong thánh vịnh đáp ca: ”Chúa đã giải thoát tôi khỏi mọi sợ hãi”.
Đây là vấn đề đối với chúng ta ngày nay: sợ hãi và những nương náu mục vụ.
Anh em GM thân mến, tôi tự hỏi: chúng ta có sợ hãi hay không? Chúng ta sợ cái gì? và nếu có sợ thì đâu là nơi nương náu chúng ta tìm kiếm trong đời sống mục vụ để được an toàn chắc chắn? Phải chăng chúng ta tìm kiếm sự hỗ trợ của những người quyền lực trần thế? Hoặc chúng ta để cho mình bị lừa đảo vì kiêu ngạo tìm kiếm những thỏa mãn và ca tụng, tuyên dương, và chúng ta tưởng sẽ được an toàn như thế? Chúng ta đặt an ninh của chúng ta ở đâu?
ĐTC nói tiếp:
”Chứng từ của thánh Phêrô Tông Đồ nhắc nhở chúng ta rằng nơi nương náu đích thực của chúng ta là lòng tín thác nơi Thiên Chúa: lòng tín thác ấy đẩy xa mọi sợ hãi và làm cho chúng ta được giải thoát khỏi mọi nô lệ và cám dỗ trần tục. Ngày nay, GM Roma và các GM khác, đặc biệt là các vị TGM đã nhận dây Pallium, cảm thấy được gương của thánh Phêrô gọi hỏi hãy kiểm chứng lòng tín thác nơi Chúa.
Thánh Phêrô tìm lại được niềm tín thác khi Chúa Giêsu ba lần nói với Người: ”Hãy chăn các chiên của Thầy” (Ga 21.15.16.17). Và đồng thời, thánh nhân, Simon, ba lần tuyên xưng lòng yêu mến đối với Chúa Giêsu, qua đó thánh nhân chữa lành ba lần chối Chúa trong cuộc khổ nạn. Phêrô còn cảm thấy bị thiêu đốt trong tâm hồn vì vết thương làm cho Chúa đau buồn trong đêm phản bội. Giờ đây Chúa hỏi thánh nhân: ”Con có yêu mến Thầy không?”. Phêrô không tín thác nơi bản thân và sức riêng của mình, nhưng nơi Chúa Giêsu và lòng từ bi của Ngài: ”Lạy Chúa, Chúa biết mọi sự; Chúa biết con rất mến Thầy” (Ga 21.17). Và thấy là sợ hãi, tình trạng bất an và nhút nhát biến mất.
”Phêrô đã nghiệm thấy rằng lòng trung tín của Thiên Chúa lớn hơn những bất trung của chúng ta và mạnh mẽ hơn những chối bỏ của chúng ta. Người nhận thấy rằng lòng trung tín của Chúa xua tan sợ hãi của chúng ta và vượt lên trên mọi tưởng tượng của con người. Ngày hôm nay, Chúa Giêsu cũng hỏi chúng ta: ”Con có mến Thầy không?” Chúa hỏi như thế vì Ngài biết những sợ hãi và cơ cực của chúng ta. Phêrô chỉ đường cho chúng ta: hãy tín thác nơi Chúa, Đấng 'biết mọi sự' về chúng ta, Chúa tin tưởng không phải nơi khả năng trung thành của chúng ta đối với Ngài, nhưng về lòng trung tín không thể lay chuyển của Ngài. Chúa Giêsu không bao giờ bỏ rơi chúng ta, vì Ngài không thể chối bỏ chính mính (Xv 2 Tm 2,13). Lòng trung tín - mà Thiên Chúa không ngừng khẳng định cả với các Mục Tử chúng ta, vượt lên trên những công trạng của chúng ta, - chính là nguồn mạch lòng tín thác và an bình của chúng ta. Lòng trung tín của Chúa đối với chúng ta luôn khơi lên nơi chúng ta ước muốn phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em trong tình bác ái.
Tình yêu của Chúa Giêsu phải đủ cho Phêrô. Thánh nhân không được chiều theo cám dỗ tò mò, ghen tương, như khi thấy Gioan ở cạnh, thánh nhân hỏi Chúa Giêsu: ”Lạy Chúa, anh ấy sẽ ra sao?” (Ga 21,21). Chúa trả lời Phêrô: ”Điều ấy có hệ gì đến con? Phần con hãy theo Thầy” (Ga 21,22).
Và ĐTC kết luận rằng:
”Hỡi các anh em TGM quí mến, kinh nghiệm này của Phêrô là một sứ điệp quan trọng cho cả chúng ta ngày nay. Hôm nay Chúa cũng lập lại với tôi, với anh em, và với tất cả các Mục Tử: Hãy theo Thầy! Đừng mất thời giờ trong những câu hỏi hoặc những chuyện tầm phào vô ích; đừng dừng lại ở những điều phụ thuộc, nhưng hãy nhìn điều cốt yêu và theo Thầy. Hãy theo Thầy mặc dù có những khó khăn. Hãy theo Thầy trong việc rao giảng Tin Mừng. Hãy theo Thầy trong cuộc sống chứng tá tương ứng với hồng ân phép rửa tội và truyền chức thánh. Hãy theo Thầy khi nói về Thầy với những người anh em đang sống, ngày qua ngày, trong những cơ cực cảu công việc, đối thoại và tình thân hữu. Hãy theo Thầy trong việc loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi người, nhất là những người rốt cùng, để không một ai bị thiếu Lời Sự Sống, giải thoát khỏi mọi sợ hãi và mang lại lòng tín thác nơi lòng trung tín của Thiên Chúa”.
Các lời nguyện giáo dân đã được xướng lên bằng các thứ tiếng Nga, Bồ đào nha, tiếng Hoa, Pháp, và tiếng Yoruba ở miền tây nam Nigeria và tây Phi châu, lần lượt cầu nguyện cho Giáo Hội, cho tân TGM nhận dây Pallium, cho các dân tộc trên trái đất và các nhà cầm quyền, người nghèo, bệnh nhân, những người lẻ loi và đau khổ, sau cùng là cho toàn thể các tín hữu Kitô.
Thánh lễ kéo dài 1 giờ 40 phút và kết thúc lúc 11 giờ 10, với bài ca: ”Chúng con chạy đến nương náu nơi sự bảo trợ của Mẹ Thiên Chúa:
ĐTC đã cùng với vị TGM trưởng Phái đoàn chính thống Constantinople xuống cầu nguyện trước tại Mộ của Thánh Phêrô Tông Đồ và trước tượng thánh nhân bên hông Đền Thờ.
Sau đó, ngài về dinh tông tòa và lúc 12 giờ trưa, ngài xuất hiện tại cửa sổ lầu 3 để chủ sự buổi đọc kinh truyền tin chung với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại quang trường thánh Phêrô.
24 vị TGM đến từ 22 quốc gia, trong đó có 6 vị từ Á châu là Việt Nam, Ấn độ, Pakistan, Indonesia, 2 vị Philippines. Từ Mỹ có Đức Cha Leonard Paul Blair, TGM giáo phận Hartfort (CT).
Ngoài ra có 3 vị TGM không đến được và xin nhận dây Pallium tại giáo phận thuộc quyền, do vị Đại diện Tòa Thánh trao.
Dây Pallium là một dây làm bằng lông chiên màu trắng, bề ngang chừng 5 centimét, có 6 hình thánh giá kết bằng tơ màu đen, được đeo ở cổ, có 2 giải ngắn một ở phía trước ngực và một ở phía sau lưng. Dây này biểu tượng quyền của vị TGM đứng đầu giáo tỉnh và tượng trưng tình hiệp thông với Đấng kế vị thánh Phêrô.
Đồng tế thánh lễ có 50 HY, 70 GM và 350 Linh mục tất cả đều trong phẩm phục màu đỏ, cùng với trên 8 ngàn tín hữu, trong đó có 7 người thuộc phái đoàn Đức TGM Sàigòn, đặc biệt là chị ruột của ngài là bà Bùi Thị Hữu.
Ở chỗ danh dự trước bàn thờ chính có phái đoàn Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople do Đức TGM Ioannis hướng dẫn.
Nơi hông bên phái Đền thờ, tượng thánh Phêrô bằng đồng đen được mặc phẩm phục là áo choàng mầu đỏ, theo một thói quen rất cổ kính.
Phần thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn ca đoàn của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Nga, và ca đoàn ”Mẹ Giáo Hội” ở Roma.
Trao dây Pallium
Nghi thức trao dây Pallium thật đơn sơ và diễn ra vào đầu thánh lễ. 4 Phó tế xuống mộ Thánh Phêrô để mang 27 dây Pallium lên cạnh bàn thờ chính để ĐTC chuẩn bị làm phép.
ĐHY Renato Martino, tân Trưởng Đẳng Phó Tế, giới thiệu các vị TGM chính tòa lên ĐTC và xin ngài trao dây Pallium cho các vị. ĐHY cũng nhắc đến 3 vị TGM không thể đến Roma được và xin được nhận dây Pallium này trong giáo phận thuộc quyền, từ vị Đại diện Tòa Thánh, đó là các vị TGM giáo phận Lilongwe bên Malawi Phi châu, Mandaly bên Myanmar và Đức Cha Stepan Burger, thụ phong TGM cùng ngày hôm qua ở Freiburg im Breisgau bên Đức, nên không thể đến dự.
Kế đến các TGM tuyên thệ luôn trung thành và vâng phục Thánh Phêrô Tông Đồ, Tòa Thánh, Giáo Hội, ĐTC và các Đấng Kế vị hợp pháp.
ĐTC đọc công thức làm phép các dây Pallium, xin Thiên Chúa là Đấng đã đặt Con của Ngài làm Mục Tử nhân lành chăn dắt Giáo Hội là đoàn chiên của Chúa đổ tràn đầy ơn lành trên các dây Pallium và trên các tân TGM, nhờ ơn Chúa, sẽ đeo dây này, để được nhìn nhận như những Mục Tử đoàn chiên Chúa, và biểu lộ trong cuộc sống của mình thực tại ý nghĩa của dây nay. Xin cho các vị Mục Tử này nhận lấy ách Tin Mừng đặt trên vai mình và ách ấy trở nên dịu dàng để các vị đi trước người khác trong việc sống các giới răn của Chúa, nêu gương trung thành kiên trì, cho đến khi đáng được đưa vào đồng cỏ vĩnh cửu trong nước Chúa.
ĐTC cũng đọc công thức trong đó có đoạn nói rằng: ”Ước gì giây Pallium này, đối với anh em, là biểu hiệu sự hiệp nhất và là dấu chỉ sự hiệp thông với Tòa Thánh, là mối giây bác ái và là một khích lệ can đảm mạnh mẽ để trong ngày Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô, vua của các Mục Tử, đến và tỏ hiện, anh em cùng với đoàn chiên được ủy thác cho anh em, có thể được mặc lấy áo của sự bất tử và vinh quang”.
Tiếp đến từng vị tân TGM tiến lên quỳ trước mặt ĐTC để ngài đeo dây Pallium cho. Sau cùng, Đức TGM Ilsonde Jesus Montanari, người Brazil, Tổng thư ký Bộ Giám Mục, đã tiến lên trước mặt ĐTC để nhận các dây Pallium còn lại để chuyển tới các vị TGM vắng mặt.
Bài giảng Thánh Lễ
Trong bài giảng thánh lễ, dựa vào bài đọc sách Tông Đồ Công Vụ, ĐTC quảng diễn sự kiện thánh Phêrô được Chúa giải thoát khỏi mọi sợ hãi và ngài mời gọi các vị Mục Tử và tín hữu tín thác và theo Chúa. Ngài nói:
Trong ngày lễ trọng kính thánh Phêrô và Phaolô, bổn mạng chính của Roma, chúng ta vui mừng và biết ơn đón tiếp Phái đoàn do Đức Thượng Phụ chung, người anh em đáng kính và quí mến Bartolomeo gửi đến, và được Đức TGM Ioannis hướng dẫn. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho cuộc viếng thăm này có thể củng cố các mối giây huynh đệ của chúng ta trong hành trình tiến tới sự hiệp thông trọn vẹn giữa hai Giáo Hội anh em, mà chúng ta rất mong ước.
”Chúa đã sai thiên thần của Ngài và giải thoát tôi khỏi tay Hêrôđê” (Cv 12,11). Vào đầu sứ vụ của Phêrô trong cộng đồng Kitô ở Jerusalem, vẫn còn một sự sợ hãi lớn vì những bách hại của vua Hêrôđê chống lại một số thành phần của Giáo Hội. Thánh Giacôbê đã bị giết và giờ đây chính thánh Phêrô cũng bị cầm tù để làm hài lòng dân chúng. Trong khi thánh nhân bị giam trong ngục và bị xiềng xích, Người nghe tiếng thiên thần nói: 'Hãy đứng lên! .. thắt lưng và đi dép vào... mặc áo và theo tôi!” (Cv 12,7-8). Xiềng xích rơi xuống và cửa nhà tù tự động mở ra. Phêrô nhận thấy rằng mình được Chúa giải thoát khỏi sợ hãi và xích xiềng. Đúng vậy, Chúa đã giải thoát chúng ta khỏi mọi sợ hãi và mọi xiềng xích để chúng ta có thể thực sự tự do. Buổi lễ hôm nay diễn tả thật rõ thực tại ấy với những lời trong điệp khúc trong thánh vịnh đáp ca: ”Chúa đã giải thoát tôi khỏi mọi sợ hãi”.
Đây là vấn đề đối với chúng ta ngày nay: sợ hãi và những nương náu mục vụ.
Anh em GM thân mến, tôi tự hỏi: chúng ta có sợ hãi hay không? Chúng ta sợ cái gì? và nếu có sợ thì đâu là nơi nương náu chúng ta tìm kiếm trong đời sống mục vụ để được an toàn chắc chắn? Phải chăng chúng ta tìm kiếm sự hỗ trợ của những người quyền lực trần thế? Hoặc chúng ta để cho mình bị lừa đảo vì kiêu ngạo tìm kiếm những thỏa mãn và ca tụng, tuyên dương, và chúng ta tưởng sẽ được an toàn như thế? Chúng ta đặt an ninh của chúng ta ở đâu?
ĐTC nói tiếp:
”Chứng từ của thánh Phêrô Tông Đồ nhắc nhở chúng ta rằng nơi nương náu đích thực của chúng ta là lòng tín thác nơi Thiên Chúa: lòng tín thác ấy đẩy xa mọi sợ hãi và làm cho chúng ta được giải thoát khỏi mọi nô lệ và cám dỗ trần tục. Ngày nay, GM Roma và các GM khác, đặc biệt là các vị TGM đã nhận dây Pallium, cảm thấy được gương của thánh Phêrô gọi hỏi hãy kiểm chứng lòng tín thác nơi Chúa.
Thánh Phêrô tìm lại được niềm tín thác khi Chúa Giêsu ba lần nói với Người: ”Hãy chăn các chiên của Thầy” (Ga 21.15.16.17). Và đồng thời, thánh nhân, Simon, ba lần tuyên xưng lòng yêu mến đối với Chúa Giêsu, qua đó thánh nhân chữa lành ba lần chối Chúa trong cuộc khổ nạn. Phêrô còn cảm thấy bị thiêu đốt trong tâm hồn vì vết thương làm cho Chúa đau buồn trong đêm phản bội. Giờ đây Chúa hỏi thánh nhân: ”Con có yêu mến Thầy không?”. Phêrô không tín thác nơi bản thân và sức riêng của mình, nhưng nơi Chúa Giêsu và lòng từ bi của Ngài: ”Lạy Chúa, Chúa biết mọi sự; Chúa biết con rất mến Thầy” (Ga 21.17). Và thấy là sợ hãi, tình trạng bất an và nhút nhát biến mất.
”Phêrô đã nghiệm thấy rằng lòng trung tín của Thiên Chúa lớn hơn những bất trung của chúng ta và mạnh mẽ hơn những chối bỏ của chúng ta. Người nhận thấy rằng lòng trung tín của Chúa xua tan sợ hãi của chúng ta và vượt lên trên mọi tưởng tượng của con người. Ngày hôm nay, Chúa Giêsu cũng hỏi chúng ta: ”Con có mến Thầy không?” Chúa hỏi như thế vì Ngài biết những sợ hãi và cơ cực của chúng ta. Phêrô chỉ đường cho chúng ta: hãy tín thác nơi Chúa, Đấng 'biết mọi sự' về chúng ta, Chúa tin tưởng không phải nơi khả năng trung thành của chúng ta đối với Ngài, nhưng về lòng trung tín không thể lay chuyển của Ngài. Chúa Giêsu không bao giờ bỏ rơi chúng ta, vì Ngài không thể chối bỏ chính mính (Xv 2 Tm 2,13). Lòng trung tín - mà Thiên Chúa không ngừng khẳng định cả với các Mục Tử chúng ta, vượt lên trên những công trạng của chúng ta, - chính là nguồn mạch lòng tín thác và an bình của chúng ta. Lòng trung tín của Chúa đối với chúng ta luôn khơi lên nơi chúng ta ước muốn phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em trong tình bác ái.
Tình yêu của Chúa Giêsu phải đủ cho Phêrô. Thánh nhân không được chiều theo cám dỗ tò mò, ghen tương, như khi thấy Gioan ở cạnh, thánh nhân hỏi Chúa Giêsu: ”Lạy Chúa, anh ấy sẽ ra sao?” (Ga 21,21). Chúa trả lời Phêrô: ”Điều ấy có hệ gì đến con? Phần con hãy theo Thầy” (Ga 21,22).
Và ĐTC kết luận rằng:
”Hỡi các anh em TGM quí mến, kinh nghiệm này của Phêrô là một sứ điệp quan trọng cho cả chúng ta ngày nay. Hôm nay Chúa cũng lập lại với tôi, với anh em, và với tất cả các Mục Tử: Hãy theo Thầy! Đừng mất thời giờ trong những câu hỏi hoặc những chuyện tầm phào vô ích; đừng dừng lại ở những điều phụ thuộc, nhưng hãy nhìn điều cốt yêu và theo Thầy. Hãy theo Thầy mặc dù có những khó khăn. Hãy theo Thầy trong việc rao giảng Tin Mừng. Hãy theo Thầy trong cuộc sống chứng tá tương ứng với hồng ân phép rửa tội và truyền chức thánh. Hãy theo Thầy khi nói về Thầy với những người anh em đang sống, ngày qua ngày, trong những cơ cực cảu công việc, đối thoại và tình thân hữu. Hãy theo Thầy trong việc loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi người, nhất là những người rốt cùng, để không một ai bị thiếu Lời Sự Sống, giải thoát khỏi mọi sợ hãi và mang lại lòng tín thác nơi lòng trung tín của Thiên Chúa”.
Các lời nguyện giáo dân đã được xướng lên bằng các thứ tiếng Nga, Bồ đào nha, tiếng Hoa, Pháp, và tiếng Yoruba ở miền tây nam Nigeria và tây Phi châu, lần lượt cầu nguyện cho Giáo Hội, cho tân TGM nhận dây Pallium, cho các dân tộc trên trái đất và các nhà cầm quyền, người nghèo, bệnh nhân, những người lẻ loi và đau khổ, sau cùng là cho toàn thể các tín hữu Kitô.
Thánh lễ kéo dài 1 giờ 40 phút và kết thúc lúc 11 giờ 10, với bài ca: ”Chúng con chạy đến nương náu nơi sự bảo trợ của Mẹ Thiên Chúa:
ĐTC đã cùng với vị TGM trưởng Phái đoàn chính thống Constantinople xuống cầu nguyện trước tại Mộ của Thánh Phêrô Tông Đồ và trước tượng thánh nhân bên hông Đền Thờ.
Sau đó, ngài về dinh tông tòa và lúc 12 giờ trưa, ngài xuất hiện tại cửa sổ lầu 3 để chủ sự buổi đọc kinh truyền tin chung với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại quang trường thánh Phêrô.
Cử hành ngân khánh linh mục với Đức Giáo Hoàng
Nguyễn Việt Nam
07:59 29/06/2014
Kỷ niệm 25 năm linh mục là một dịp lớn đối với hàng giáo sĩ trên toàn thế giới. Nhưng nhóm các linh mục Madrid đã có một dịp may hiếm ai có được là lễ kỷ niệm của họ có sự hiện diện của vị Giáo Hoàng.
Cha Carlos Aguilar cho biết:
"Một trong những điều đầu tiên chúng tôi ao ước là có thể xin được tham dự thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta. Nhưng ngay lập tức, nhiều người nói với chúng tôi rằng không được đâu, không thể được! Phức tạp lắm. Nhưng cuối cùng, chúng tôi đã có thể làm được điều đó."
Những gì dường như không thể, cuối cùng đã trở thành có thể. Trong ba ngày, nhóm linh mục Madrid này đã đồng tế với Đức Thánh Cha Phanxicô trong các Thánh Lễ tại nhà nguyện Santa Marta. Các vị thậm chí còn có cơ hội để được tiếp chuyện và tặng quà cho Đức Thánh Cha.
Cha Julio Rodrigo Peral nói:
"Tôi tặng Đức Thánh Cha một chiếc hộp do chị em Cát Minh làm, những vật dụng trên bàn thờ, bình rẩy nước thánh, một khăn dùng trên bàn thánh do chính các sơ làm. Ngài nói với tôi: ‘Nói với các chị em rằng cầu nguyện nhiều cho tôi nhé.’”
Cha Carlos, cha Julio và cha Pablo là ba trong số 12 linh mục đã đến Rôma để kỷ niệm ngân khánh của mình. Trong 25 năm qua, vào ngày 13 mỗi tháng, các vị đã cố gắng để gặp gỡ nhau.
Cha Pablo Morata nhận xét:
"Về nhiều mặt buổi lễ kỷ niệm này cũng giống như những lần khác, nhưng sự khác biệt là vì nó đánh dấu một mốc quan trọng, nên chúng tôi phải suy tư sâu sắc hơn. Điều duy nhất tôi cảm thấy là sự biết ơn. Thiên Chúa thật vĩ đại và Ngài chỉ ban cho bạn nếu bạn xứng đáng được lãnh nhận.”
Cha Pablo Morata nói thêm:
"Chúng tôi rất hạnh phúc, không nói lên lời."
Các vị đã trở về Tây Ban Nha với lòng biết ơn và vui vẻ, vì đã có cơ hội để ăn mừng ngân khánh với chính Đức Thánh Cha Phanxicô.
Cha Carlos Aguilar cho biết:
"Một trong những điều đầu tiên chúng tôi ao ước là có thể xin được tham dự thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta. Nhưng ngay lập tức, nhiều người nói với chúng tôi rằng không được đâu, không thể được! Phức tạp lắm. Nhưng cuối cùng, chúng tôi đã có thể làm được điều đó."
Những gì dường như không thể, cuối cùng đã trở thành có thể. Trong ba ngày, nhóm linh mục Madrid này đã đồng tế với Đức Thánh Cha Phanxicô trong các Thánh Lễ tại nhà nguyện Santa Marta. Các vị thậm chí còn có cơ hội để được tiếp chuyện và tặng quà cho Đức Thánh Cha.
Cha Julio Rodrigo Peral nói:
"Tôi tặng Đức Thánh Cha một chiếc hộp do chị em Cát Minh làm, những vật dụng trên bàn thờ, bình rẩy nước thánh, một khăn dùng trên bàn thánh do chính các sơ làm. Ngài nói với tôi: ‘Nói với các chị em rằng cầu nguyện nhiều cho tôi nhé.’”
Cha Carlos, cha Julio và cha Pablo là ba trong số 12 linh mục đã đến Rôma để kỷ niệm ngân khánh của mình. Trong 25 năm qua, vào ngày 13 mỗi tháng, các vị đã cố gắng để gặp gỡ nhau.
Cha Pablo Morata nhận xét:
"Về nhiều mặt buổi lễ kỷ niệm này cũng giống như những lần khác, nhưng sự khác biệt là vì nó đánh dấu một mốc quan trọng, nên chúng tôi phải suy tư sâu sắc hơn. Điều duy nhất tôi cảm thấy là sự biết ơn. Thiên Chúa thật vĩ đại và Ngài chỉ ban cho bạn nếu bạn xứng đáng được lãnh nhận.”
Cha Pablo Morata nói thêm:
"Chúng tôi rất hạnh phúc, không nói lên lời."
Các vị đã trở về Tây Ban Nha với lòng biết ơn và vui vẻ, vì đã có cơ hội để ăn mừng ngân khánh với chính Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Thánh Cha phải hủy bỏ chuyến viếng thăm bệnh viện Gemelli của Rôma vì tình trạng sức khoẻ
Nguyễn Việt Nam
08:22 29/06/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải hủy bỏ vào phút chót chuyến viếng thăm kỷ niệm lần thứ 50 của bệnh viện Gemelli tại Rôma. Một thông cáo báo chí của Tòa Thánh giải thích rằng đó là do Đức Thánh Cha cảm thấy không được khoẻ.
Đức Cha Claudio Giuliodori, tuyên úy trưởng Đại Học Công Giáo Thánh Tâm, đã đọc một thông cáo trong đó có đoạn viết:
"Đức Thánh Cha, do không được khoẻ vào phút cuối cùng, sẽ không thể thực hiện chuyến thăm đã được dự trù tại Bệnh viện Gemelli. Chuyến thăm sẽ được hoãn lại. Thánh Lễ lúc 4:30 chiều sẽ được chủ sự bởi Đức Hồng Y Angelo Scola. Ngài sẽ đọc bài giảng do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chuẩn bị trước. "
Đây là lần thứ bảy Đức Giáo Hoàng đã hoãn một cuộc họp vì lý do tương tự. Lần đầu tiên là vào ngày 15 tháng 11, khi ngài không thể gặp gỡ các nhân viên Vatican vì bị cảm.
Ngày 04 tháng 12, Đức Thánh Cha cũng đã không thể tiếp ban tổ chức triển lãm Milan vì đau lưng.
Ngày 28 Tháng Hai ngài phải hủy bỏ chuyến thăm tới Đại Chủng viện Rôma vì bị sốt.
Gần đây hơn, vào ngày 16 tháng Năm, ngài hủy bỏ lịch trình của mình do bị cảm nhẹ. Hai ngày sau, ngài lại phải hủy bỏ chuyến viếng thăm ngôi đền Tình yêu Thiên Chúa ở Rôma được dự trù diễn ra để chuẩn bị tốt hơn cho chuyến đi của ngài đến Thánh Địa.
Tháng Sáu, vào ngày 9 và 10, ngài hủy bỏ lịch trình của mình do mệt mỏi gây ra bởi sự căng thẳng cuối tuần sau buổi cầu nguyện được tổ chức tại Vatican với tổng thống Israel và Palestine.
Đức Cha Claudio Giuliodori, tuyên úy trưởng Đại Học Công Giáo Thánh Tâm, đã đọc một thông cáo trong đó có đoạn viết:
"Đức Thánh Cha, do không được khoẻ vào phút cuối cùng, sẽ không thể thực hiện chuyến thăm đã được dự trù tại Bệnh viện Gemelli. Chuyến thăm sẽ được hoãn lại. Thánh Lễ lúc 4:30 chiều sẽ được chủ sự bởi Đức Hồng Y Angelo Scola. Ngài sẽ đọc bài giảng do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chuẩn bị trước. "
Đây là lần thứ bảy Đức Giáo Hoàng đã hoãn một cuộc họp vì lý do tương tự. Lần đầu tiên là vào ngày 15 tháng 11, khi ngài không thể gặp gỡ các nhân viên Vatican vì bị cảm.
Ngày 04 tháng 12, Đức Thánh Cha cũng đã không thể tiếp ban tổ chức triển lãm Milan vì đau lưng.
Ngày 28 Tháng Hai ngài phải hủy bỏ chuyến thăm tới Đại Chủng viện Rôma vì bị sốt.
Gần đây hơn, vào ngày 16 tháng Năm, ngài hủy bỏ lịch trình của mình do bị cảm nhẹ. Hai ngày sau, ngài lại phải hủy bỏ chuyến viếng thăm ngôi đền Tình yêu Thiên Chúa ở Rôma được dự trù diễn ra để chuẩn bị tốt hơn cho chuyến đi của ngài đến Thánh Địa.
Tháng Sáu, vào ngày 9 và 10, ngài hủy bỏ lịch trình của mình do mệt mỏi gây ra bởi sự căng thẳng cuối tuần sau buổi cầu nguyện được tổ chức tại Vatican với tổng thống Israel và Palestine.
Đức Thánh Cha Phanxicô lên tiếng kêu gọi hòa bình cho Syria, Iraq và Ukraine
Đặng Tự Do
17:52 29/06/2014
Hôm 26 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các thành viên của ROACO, một ủy ban quốc tế cung cấp những hỗ trợ tài chính cho các Giáo Hội Đông Phương. Trong số các thành viên, đã có nhiều đại diện của các quốc gia đang phải đối mặt với các cuộc xung đột đang diễn ra, chẳng hạn như Syria và Ukraine.
Dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi hòa bình. Ngài đã nhắc lại buổi cầu nguyện cùng với tổng thống Israel và Palestine vào ngày 08 tháng 6 vừa qua.
Đức Thánh Cha nói:
"Các cây ô liu mà tôi trồng trong vườn cùng với Thượng Phụ thành Constantinople, tổng thống Israel và Palestine Vatican, là một biểu tượng của hòa bình là điều chỉ có thể chắc chắn và lâu dài khi nó được trồng bởi nhiều tay."
Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến các Kitô hữu sống ở Syria, Iraq và Ukraine. Ngài yêu cầu các thành viên ROACO tiếp tục "nuôi dưỡng hòa bình" và nỗ lực hơn trong công việc của họ.
Ngài nói:
"Với hiệp nhất và lòng bác ái các môn đệ Chúa Kitô phấn đấu để kiến tạo hòa bình ở khắp mọi nơi, trong tất cả các dân tộc và cộng đồng, và gắng sức vượt qua các hình thức phân biệt đối xử triền miên, bắt đầu với những phân biệt đối xử dựa trên niềm tin tôn giáo."
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Francis cảm ơn các vị đã nỗ lực khôi phục "nhân phẩm và an ninh" cho người tị nạn, cũng như đề cao việc tôn trọng bản sắc tôn giáo và tự do của họ.
Dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi hòa bình. Ngài đã nhắc lại buổi cầu nguyện cùng với tổng thống Israel và Palestine vào ngày 08 tháng 6 vừa qua.
Đức Thánh Cha nói:
"Các cây ô liu mà tôi trồng trong vườn cùng với Thượng Phụ thành Constantinople, tổng thống Israel và Palestine Vatican, là một biểu tượng của hòa bình là điều chỉ có thể chắc chắn và lâu dài khi nó được trồng bởi nhiều tay."
Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến các Kitô hữu sống ở Syria, Iraq và Ukraine. Ngài yêu cầu các thành viên ROACO tiếp tục "nuôi dưỡng hòa bình" và nỗ lực hơn trong công việc của họ.
Ngài nói:
"Với hiệp nhất và lòng bác ái các môn đệ Chúa Kitô phấn đấu để kiến tạo hòa bình ở khắp mọi nơi, trong tất cả các dân tộc và cộng đồng, và gắng sức vượt qua các hình thức phân biệt đối xử triền miên, bắt đầu với những phân biệt đối xử dựa trên niềm tin tôn giáo."
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Francis cảm ơn các vị đã nỗ lực khôi phục "nhân phẩm và an ninh" cho người tị nạn, cũng như đề cao việc tôn trọng bản sắc tôn giáo và tự do của họ.
Đức Giáo Hoàng nói với các nhà thiên văn học trẻ: ''Đức tin làm phong phú thêm lý trí''
Đặng Tự Do
17:52 29/06/2014
Hôm 26 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các tham dự viên của khóa học mùa hè của trường Vật lý thiên văn do Đài quan sát Vatican tại Cung điện Giáo hoàng Castel Gandolfo tổ chức.
25 sinh viên từ 23 quốc gia đã trải qua gần một tháng tại Castel Gandolfo để nghiên cứu các thiên hà. Trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nêu bật gương sáng họ đưa ra cho thế giới.
Ngài nói:
"Trong gần một tháng nay, anh chị em đã dành riêng không chỉ để nghiên cứu các thiên hà, theo hướng dẫn của giáo sư là các chuyên gia trong lĩnh vực này, nhưng cũng để chia sẻ truyền thống văn hóa và tôn giáo của anh chị em. Bằng cách này, anh chị em đã đưa ra một chứng tá ấn tượng về đối thoại và sự cùng tồn tại hài hòa. "
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở họ về mối quan hệ giữa, khoa học, lý trí và đức tin. Ngài cho biết Giáo Hội đối thoại với Khoa Học từ đức tin, để làm cho lý trí phong phú và mở rộng tầm nhìn của nó.
Đức Thánh Cha mời gọi họ chia sẻ những kiến thức mà họ đã nhận được. Ngài nói rằng chỉ có một "phần rất nhỏ" của dân số thế giới có được cơ hội như họ.
Đức Thánh Cha nói:
"Những người nam nữ ở khắp mọi nơi cần phải có quyền truy cập vào những nghiên cứu và đào tạo khoa học. Hy vọng một ngày kia tất cả người dân sẽ có thể tận hưởng những lợi ích của khoa học là một khích lệ đối với tất cả chúng ta."
Đức Thánh Cha giải thích rằng khoa học mở rộng trái tim và tâm trí cho những câu hỏi lớn vương vấn trong lòng người. Việc tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này là một bước tiến gặp gỡ Thiên Chúa.
25 sinh viên từ 23 quốc gia đã trải qua gần một tháng tại Castel Gandolfo để nghiên cứu các thiên hà. Trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nêu bật gương sáng họ đưa ra cho thế giới.
Ngài nói:
"Trong gần một tháng nay, anh chị em đã dành riêng không chỉ để nghiên cứu các thiên hà, theo hướng dẫn của giáo sư là các chuyên gia trong lĩnh vực này, nhưng cũng để chia sẻ truyền thống văn hóa và tôn giáo của anh chị em. Bằng cách này, anh chị em đã đưa ra một chứng tá ấn tượng về đối thoại và sự cùng tồn tại hài hòa. "
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở họ về mối quan hệ giữa, khoa học, lý trí và đức tin. Ngài cho biết Giáo Hội đối thoại với Khoa Học từ đức tin, để làm cho lý trí phong phú và mở rộng tầm nhìn của nó.
Đức Thánh Cha mời gọi họ chia sẻ những kiến thức mà họ đã nhận được. Ngài nói rằng chỉ có một "phần rất nhỏ" của dân số thế giới có được cơ hội như họ.
Đức Thánh Cha nói:
"Những người nam nữ ở khắp mọi nơi cần phải có quyền truy cập vào những nghiên cứu và đào tạo khoa học. Hy vọng một ngày kia tất cả người dân sẽ có thể tận hưởng những lợi ích của khoa học là một khích lệ đối với tất cả chúng ta."
Đức Thánh Cha giải thích rằng khoa học mở rộng trái tim và tâm trí cho những câu hỏi lớn vương vấn trong lòng người. Việc tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này là một bước tiến gặp gỡ Thiên Chúa.
Các chủ đề lớn của THĐ về gia đình theo Tài Liệu Làm Việc
Vũ Văn An
23:39 29/06/2014
Trái với ấn tượng thông thường, Thượng Hội Đồng về Gia Đình sắp tới không nhằm chỉ giải quyết việc rước lễ cho những người ly dị và tái hôn chưa được hay không được tuyên bố vô hiệu cuộc hôn nhân đầu. Trái lại, Giáo Hội sẵn sàng đề cập tới mọi khía cạnh có liên hệ tới gia đình hiện nay.
Đức Cha Bruno Forte, Thư Ký Đặc Biệt của THĐ cho rằng Tài Liệu Làm Việc, vừa được phát hành, có đặc điểm theo sát “thực tại trong mọi sắc thái và phức tạp của nó và do đó, tôi có thể nói: nó là một văn kiện chính xác và trung thực, không nhắm mắt trước bất cứ nan đề nào, dù nó gây bối rối hay không làm ta thoải mái đến đâu”.
Văn kiện còn chứng tỏ một điểm nổi bật nữa: bất kể họ ra sao, những người cần được Giáo Hội giúp đỡ đều được đáp ứng với một lòng xót thương bao dung. Lòng xót thương này được Đức HY Lorenzo Baldisseri nhấn mạnh. Ngài nói: “Điều cần thiết là một thừa tác vụ có khả năng cung hiến lòng xót thương mà Thiên Chúa vốn dành cho mọi người một cách vô lượng. Do đó, đây là việc ‘đề xuất, chứ không áp đặt; đồng hành, chứ không thúc ép; mời gọi chứ không loại bỏ; quan tâm chứ không bao giờ làm thất vọng”.
Mà dù cho có nhằm vào lớp người ly dị và tái hôn đi chăng nữa, thì tập chú cũng không hẳn chỉ là vấn đề cho phép họ rước lễ. Đọc kỹ Tài Liệu Làm Việc, người ta thấy tập chú này khá bao quát và có tính thực tiễn, nhằm xoa dịu nỗi đau của những cặp vợ chồng này, mà riêng tại Hoa Kỳ, hiện chiếm tới hơn 10% tổng số các cặp hôn nhân Công Giáo (4.5 triệu cặp trong tổng số gần 30 triệu cặp, theo tài liệu của Mark Gray thuộc ĐH Georgetown).
Vả lại, dường như hạn từ “gia đình bất thường” (irregular families) được Tài Liệu Làm Việc hiểu theo nghĩa rộng hơn: không những chỉ các gia đình vừa kể trên mà còn bao hàm nhiều hình thức gia đình khác như các gia đình Công Giáo “thường vắng mặt” từ lâu trong các sinh hoạt của Giáo Hội, chẳng hạn, thậm chí cả những vụ sống chung và các cặp đồng tính. Các hình thức này được trình bày chi tiết tại Chương Ba, Phần Hai tựa là Các Hoàn Cảnh Mục Vụ Khó Khăn (các số 80-120): sống chung, phối hợp thực tế (de facto), những người ly thân, ly dị, và ly dị rồi tái hôn, con cái những người độc thân, các bà mẹ niên thiếu, các hoàn cảnh bất hợp lệ theo Giáo Luật, các cuộc phối hợp của những người đồng giới tính.
Việc dưỡng dục con cái trong các hoàn cảnh “bất thường”
Chương Hai, Phần Ba, của Tài Liệu có chủ đề “Giáo Hội và Gia Đình đương đầu với Thách Đố Dưỡng Dục” nói tới việc giáo dục đức tin cho con cái các trường hợp “bất thường” kể trên (các số 132-157).
Về nguyên tắc, Tài Liệu nhắc lại rằng việc dưỡng dục con cái, gồm việc dẫn đưa các em vào mọi khía cạnh của đời sống, là trách nhiệm hàng đầu của các cha mẹ. Trong trách nhiệm này, quan trọng nhất là việc chuyển giao đức tin, như lời Thánh Augustinô từng nói: “Cha mẹ được mời gọi không phải chỉ để đem con vào đời mà còn đem chúng tới Thiên Chúa nữa, để nhờ Phép Rửa, chúng được tái sinh làm con Thiên Chúa và lãnh nhận ơn phúc đức tin” (Đức Phanxicô, Lumen Fidei, số 43).
Cha mẹ dưỡng dục đức tin cho con cái nhờ nhiều phương thế: thánh hóa bản thân, cầu nguyện trong gia đình, lắng nghe Lời Chúa, làm việc bác ái. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiệm vụ giáo dục đức tin này gặp nhiều trở ngại. Tài liệu trước nhất kể ra các thay đổi trong tương quan giữa các thế hệ trong gia đình với nhau. Trong quá khứ, các liên hệ này là căn bản của đời sống đức tin, được chia sẻ và chuyển giao như một gia bảo truyền từ thế hệ này qua thế hệ nọ. Ngày nay, thừa hưởng các tranh chấp mạnh mẽ giữa các thế hệ trong các thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước, các cha mẹ tỏ ra ngần ngại không áp dụng bất cứ áp lực nào lên con cái trong việc thực hành đạo. Họ tránh bất cứ hình thức tranh chấp nào, thay vì tìm cách đương đầu với nó. Ngoài ra, khi vấn đề tôn giáo được nêu ra, phần lớn các cha mẹ cảm thấy bất an, thay vì chuyển giao đức tin, đành giữ im lặng và nhường việc ấy cho các định chế tôn giáo.
Các giám mục Trung Đông nhấn mạnh thêm một khó khăn nữa của các gia đình đó là thân phận thiểu số Kitô Giáo của họ. Còn các giám mục Đông Âu cũ thì nhấn mạnh tới hậu quả của trải nghiệm Cộng Sản: các thế hệ già, vì sống dưới chế độ độc tài, chỉ nhận được rất ít những điều căn bản về Đạo; các thế hệ trẻ, tuy thoát khỏi chế độ độc tài, nhưng lại rơi vào chủ nghĩa duy tục, khiến việc chuyển giao đức tin gặp thật nhiều khó khăn.
Dĩ nhiên, khó khăn nhất vẫn là các gia đình vốn được xếp vào loại “bất thường”. Tài Liệu cho rằng tại các vùng tiếp tục tuyên xưng đức tin Công Giáo, con số trẻ em sinh trong các gia đình “bình thường” càng ngày càng giảm, và con số trẻ em sinh trong các gia đình “bất thường” càng ngày càng tăng. Tài Liệu nhận diện 3 yếu tố trong loại gia đình này có ảnh hưởng đối với việc dưỡng dục con cái. Thứ nhất, các cuộc phối hợp giữa những người cùng giới tính, phần lớn diễn ra tại các nước “tự do và cấp tiến hơn”. Thứ hai, là sự hiện hữu và tăng nhanh các gia hộ có cha hay mẹ mà thôi, tức cha hay mẹ đơn chiếc, nhất là các gia hộ chỉ có mẹ đơn chiếc, phải sống trong cảnh nghèo, buộc phải trao con cho các thành phần khác trong đại gia đình. Hình thức này hiện diện khắp nơi, nhưng có tính thách thức mục vụ hơn cả phải kể đến Châu Mỹ La Tinh và Á Châu. Thứ ba, là hiện tượng “trẻ hè phố” bị cha mẹ gặp khó khăn bỏ rơi, tự mình tranh sống; và các trẻ em mồ côi vì cha mẹ qua đời do bạo lực phải sống với ông bà. Hiện tượng này có tầm quan trọng đối với nam bán cầu.
Những hoàn cảnh phức tạp trên sản sinh ra thật nhiều loại thái độ khi các cha mẹ tiếp xúc với Giáo Hội: nhiều người đến với Giáo Hội với lòng kính trọng và tin tưởng; nhiều người đến với thái độ tiêu cực, xấu hổ vì lối sống của mình, do dự không dám tới vì sợ bị từ khước hay làm ngơ; có người tin Giáo Hội hiểu họ và tiếp nhận họ dù họ có nhiều thất bại, khó khăn; có người nhìn Giáo Hội như một định chế pha mình vào cuộc sống người ta…
Tài liệu cho rằng phần lớn các gia đình này dù yêu cầu Giáo Hội ban các bí tích như Rửa Tội và Rước Lễ Lần Đầu cho con cái mình, nhưng không dành cho việc giáo dục đức tin và việc tham dự vào sinh hoạt giáo xứ một tầm quan trọng thích đáng và giá trị thực sự của chúng. Dù biết giáo lý là điều kiện để lãnh nhận các bí tích này, các cha mẹ vừa kể không quan tâm bao nhiêu tới các chương trình chuẩn bị do cộng đồng Kitô Giáo đề xuất. Họ thường nại lý do không có thì giờ hay bận làm ăn để khỏi lưu tâm tới chúng. Sở dĩ họ xin cho con được chịu các bí tích là vì thói quen và phong tục phải làm thế. Nhiều người coi đây là dịp để tổ chức tiệc tùng, khoản đãi, vui chơi xã hội, chứ không hẳn vì xác tín.
Tài Liệu cũng nhắc tới sự kiện tại nhiều nơi, cha mẹ xin cho con được rửa tội vì lý do dị đoan, để được giúp đỡ về tài chánh hay để con được học trường Công Giáo.
Bất cứ vì lý do gì, Tài Liệu vẫn nhấn mạnh một cách sáng suốt rằng: “khi cha mẹ, thường là sau một thời kỳ xa vắng Giáo Hội, yêu cầu cộng đoàn Giáo Hội chuẩn bị cho con em họ lãnh nhận bí tích, thì phương thức được đề nghị nhiều nhất trong các câu trả lời là sẵn sàng tiếp tiếp nhận họ mà không hề phân biệt. Tiếp nhận họ với một thái độ kính trọng căn bản, một tâm tình thân hữu và một sự sẵn sàng lắng nghe các nhu cầu nhân bản và thiêng liêng của họ sẽ tạo ra một bầu khí thích đáng và hữu ích cho việc thông truyền sứ điệp Tin Mừng” (số 146).
Tài Liệu cho hay, triết lý của chính sách trên có hai: thứ nhất, “con cái, khi tiếp nhận đức tin, có thể thông truyền đức tin cho cha mẹ vốn đã không thực hành đạo từ lâu” (số 137) và “phải sử dụng các lời nói và các lối phát biểu có thể tạo ra cảm thức thuộc về chứ không loại bỏ, những lời nói và cách phát biểu có thể chuyên chở nhiều hơn sự ấm áp, tình yêu thương và sự trợ giúp của Giáo Hội, chứ không sản sinh ra, nhất là nơi trẻ em và người trẻ, ý tưởng bị khước từ hay kỳ thị chống lại cha mẹ chúng”. Vả lại, “bất thường” có ý nói về hoàn cảnh chứ không nói về người (số 138).
Chăm sóc mục vụ cho các “cặp đồng tính”
Một trong các chủ đề khác có tính phức tạp hơn cũng sẽ được THĐ sắp tới nghiên cứu là việc chăm sóc mục vụ cho những cặp đồng tính luyến ái hiện chung sống với nhau “như vợ chồng”. Thực vậy, Tài Liệu Làm Việc dành một tiết cho chủ đề “Các Cuộc Kết Hợp Đồng Giới Tính” (các số 110-120), trong đó, THĐ sẽ lưu ý một số xem sét mục vụ, như việc luật dân sự thừa nhận các cuộc kết hợp đồng tính, các thách đố do ý thức hệ phái tính nêu ra, và việc chăm sóc mục vụ cho con em những cặp đồng tính.
a. Thừa nhận dân sự
Tài liệu nhắc lại giáo huấn của Giáo Hội rằng dù “tuyệt đối không có bất cứ cơ sở nào để coi các cuộc kết hợp đồng tính tương tự cách nào đó ngay cả xa xôi nhất với kế hoạch Thiên Chúa dành cho hôn nhân và gia đình”, tuy nhiên, “ta phải chấp nhận những người đàn ông và đàn bà có khuynh hướng đồng tính luyến ái với lòng kính trọng, cảm thương và mẫn cảm. Mọi dấu hiệu kỳ thị bất công đối với họ phải được tránh” (Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Các Xem Sét liên quan tới Các Đề Nghị Nhìn Nhận về Pháp Lý các Cuộc Phối Hợp Giữa Những Người Đồng Tính, số 4).
Các câu trả lời của các Giáo Hội địa phương cho thấy việc thừa nhận dân sự này khác nhau khá nhiều tùy theo ngữ cảnh văn hóa-xã hội, tôn giáo và chính trị. Về vấn đề này, các hội đồng giám mục phân biệt 3 ngữ cảnh. Thứ nhất, “khi các biện pháp có tính đàn áp và trừng trị được đưa ra như một phản ứng chống lại hiện tượng đồng tính luyến ái trong mọi khía cạnh của nó, đặc biệt khi luật dân sự ngăn cấm việc biểu lộ đồng tính luyến ái nơi công cộng. Trong ngữ cảnh này, Giáo Hội đưa ra nhiều hình thức chăm sóc thiêng liêng khác nhau đối với người đồng tính độc thân muốn được Giáo Hội trợ giúp”.
Ngữ cảnh thứ hai là tại các nơi trong đó “tác phong đồng tính không bị trừng trị, nhưng được khoan dung nếu không ai thấy hoặc không công khai. Trong ngữ cảnh này, luật lệ về các cuộc phối hợp dân sự giữa những người đồng giới tính thường không có”. Tuy nhiên, trong các giới chính trị, có khuynh hướng chấp nhận các luật lệ cho phép việc đăng ký các cuộc phối hợp thường được gọi là ‘hôn nhân’ giữa những người cùng gới tính. Họ ủng hộ giải pháp này vì lý do chống kỳ thị.
Ngữ cảnh thứ ba, là “ngữ cảnh trong đó nhà nước đã ban hành các luật lệ thừa nhận các cuộc phối hợp dân sự hay còn gọi là ‘các cuộc hôn phối’ giữa những người đồng tính” thậm chí nhiều nước còn định nghĩa lại hôn nhân nữa, trong đó, cặp phối hợp được nhìn theo hạn từ luật pháp, nhằm nói tới ‘quyền bình đẳng’ và ‘bất kỳ thị’ chứ không nghĩ tới các vấn đề nhân học sâu xa hay tính trung tâm của hạnh phúc con người, nhất là hạnh phúc của con cái các cuộc phối hợp này. Tại các nước nhìn nhận các cuộc phối hợp này, các cặp đồng tính thường được phép nhận con nuôi.
b. Lượng định
Mọi Hội Đồng Giám Mục đều lên tiếng chống đối việc định nghĩa lại hôn nhân (không coi nó như sự phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà), để đưa vào các luật lệ cho phép việc phối hợp giữa hai người cùng phái tính. Tuy nhiên, các ngài tỏ ý mong muốn có được một quân bình giữa giáo huấn của Giáo Hội về gia đình và thái độ kính trọng, không phê phán đối với những người sống trong các cuộc phối hợp này. Các ngài cho rằng cả hai phản ứng cực đoan, nghĩa là thỏa hiệp và không thỏa hiệp, đều không khai triển được một chương trình mục vụ hữu hiệu vừa nhất quán với Huấn Quyền vừa cảm thương đối với những người liên hệ.
Theo các ngài, việc cổ vũ ý thức hệ phái tính càng làm cho việc đi tìm một thái độ quân bình nói trên ra phức tạp. Tại nhiều nơi, ý thức hệ này đang gây ảnh hưởng cả ở trình độ tiểu học nhằm tuyên truyền một não trạng nhằm loại bỏ việc kỳ thị đồng tính, mà thực tế thì phá hoại căn tính tính dục.
Các giám mục nhận xét rằng: nói chung, tại các nước nhìn nhận cuộc phối hợp đồng tính, tín hữu bày tỏ sự ủng hộ thái độ tôn trọng và không phê phán đối với những người phối hợp này cũng như việc đưa ra một hình thức thừa tác nhằm chấp nhận họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa tín hữu dành cho các cuộc hôn nhân dị tính và các cuộc phối hợp đồng tính cùng một địa vị pháp lý như nhau. Một số câu trả lời tỏ ý quan ngại rằng việc Giáo Hội chấp nhận các người phối hợp kiểu này có thể bị giải thích như là nhìn nhận chính cuộc phối hợp của họ.
c. Một số hướng dẫn mục vụ
Các câu trả lời cho rằng để có thể tổ chức được một thừa tác vụ cho những người sống trong các cuộc phối hợp đồng tính, cần phải phân biệt những người nhất quyết sống cuộc phối hợp này cách kín đáo để không gây gương mù cho người khác và những người có tác phong nhằm cổ vũ và tranh đấu cho loại phối hợp này. Nhiều hội đồng giám mục nhấn mạnh rằng vì hiện tượng đồng tính này tương đối mới có đây, nên hiện vẫn chưa có chương trình mục vụ nào cho họ. Có hội đồng tỏ ra quan ngại đối với thách đố: một đàng chấp nhận những người này theo tinh thần cảm thương nhưng đàng khác phải duy trì giáo huấn luân lý của Giáo Hội. Nhiều câu trả lời khuyến cáo không nên dùng các chữ như “gay” (hành động đồng tính nam), “lesbian” (hành động đồng tính nữ) hay “homosexual” (đồng tính nói chung) để xác định căn tính tính dục của người ta.
Không thiếu câu trả lời khuyến cáo nên có cuộc đối thoại giữa thần học và các khoa học nhân văn nhằm khai triển một cái nhìn nhiều mặt về hiện tượng đồng tính. Nhiều câu trả lời khác đề nghị nên có sự hợp tác với các cơ quan chuyên biệt như Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Các Khoa Học Xã Hội và Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống để xem sét tường tận các khía cạnh nhân học và thần học của tính duc con người và dị biệt tính dục giữa người đàn ông và người đàn bà nhằm giải quyết vấn đề ý thức hệ phái tính.
Tuy nhiên, các câu trả lời cho rằng thách đố lớn lao là khai triển ra một thừa tác vụ có thể duy trì được thế quân bình thích đáng giữa việc chấp nhận người đồng tính theo tinh thần cảm thương và dần dần dẫn họ tới sự trưởng thành nhân bản và Kitô Giáo chân thực. Tuy nhiên, phần đông cho rằng cho đến nay, trong Giáo Hội, vẫn chưa có sự đồng thuận về phương cách tiếp nhận những người phối hợp đồng tính. Bước đầu tiên, do đó, là từ từ thu thập tín liệu và tìm ra các tiêu chuẩn biện phân không những cho các thừa tác viên và các nhân viên mục vụ mà cho cả các nhóm và phong trào nữa.
Song song, phải có chương trình giáo dục giới tính tại gia đình và các định chế giáo dục, nhất là tại các nước mà chính phủ đã đưa ra các chương trình giáo dục loại này ở các trường học với quan điểm một chiều và ý thức hệ phái tính, để thanh thiếu niên nắm vững ý niệm trưởng thành Kitô Giáo và trưởng thành xúc cảm, giúp họ đương đầu được với hiện tượng tính dục.
Về con cái do các cặp đồng tính này nhận làm con nuôi, phần lớn các câu trả lời đều minh nhiên chống lại việc cho phép này vì nó không đem lại cho đứa trẻ ích lợi toàn diện: em có quyền có một người mẹ và một người cha. Tuy nhiên, khi những người này yêu cầu cho đứa con nuôi được rửa tội, thì hầu như mọi câu trả lời đều nhấn mạnh rằng đứa nhỏ phải được tiếp nhận với cùng một quan tâm, âu yếm vốn dành cho các trẻ em khác. Nếu có bằng chứng cụ thể cho thấy những người kết hợp đồng tính thiếu khả năng dạy dỗ đứa con nuôi này về đức tin, thì những trợ giúp thích đáng nào từng dành cho các cặp vợ chồng khác cũng phải dành cho các cặp đồng tính này, như các người khác trong gia đình hay những người trong các môi trường xã hội chung quanh phải giúp một tay vào việc dạy dỗ đức tin cho em. Còn các linh mục thì cần phải thận trọng trông coi giai đoạn chuẩn bị cho đứa trẻ chịu rửa tội, đặc biệt lưu tâm tới việc chọn cha mẹ đỡ đầu cho em.
Các hoàn cảnh mục vụ khó khăn
Như trên đã nói, Tài Liệu không bỏ qua nan đề nào thuộc lãnh vực gia đình, hoặc gần hoặc xa, hoặc theo cái hiểu của Giáo Hội hoặc theo cái hiểu của thế tục. Tài Liệu nhận định rằng “Giáo Hội được mời gọi trở nên nhà Cha, nơi cửa luôn rộng mở… có chỗ cho mọi người với mọi nan đề của họ” (Gaudium Evangelii, số 47). Tất cả những nan đề này được xem sét ở Chương Ba, Phần Hai, tựa là “Các Hoàn Cảnh Mục Vụ Khó Khăn”.
Mục đích là giúp mọi người “tiếp tục cuộc hành trình của họ với toàn thể cộng đồng Giáo Hội”. Để đạt mục đích này, tài liệu nhấn mạnh tới ý nghĩa đích thực của lòng Chúa thương xót: Lòng thương xót này không nhằm che đậy những cái xấu xa bản thân mà là “triệt để dẫn đường tới hòa giải là điều sẽ đem lại niềm tín thác và thanh thản mới nhờ việc canh tân nội tâm đích thực”. Thành thử, việc chăm sóc mục vụ cho các gia đình không tự giới hạn vào quan điểm luật pháp mà thôi, trái lại có sứ mệnh nhắc nhớ ơn gọi yêu thương vĩ đại mà ai trong chúng ta cũng được mời gọi và giúp người ta sống trọn phẩm giá của ơn gọi này (số 80).
Như trên đã nói, Tài Liệu khai triển các hoàn cảnh khó khăn sau đây:
Sống chung (các số 81-82). Trái với cái hiểu thông thường vốn coi hình thức này có tính thí nghiệm, sống thử, nghĩa là tạm bợ, càng ngày hình thức này càng trở thành có tính vĩnh viễn, nhất là tại Âu Châu và Hoa Kỳ. Các cuộc phối hợp trên thực tế (de facto) được bàn tới tại các số 83-85: hiện có nhiều nước nhìn nhận hình thức phối hợp này, dù không hoàn toàn ngang hàng với hôn nhân. Tuy nhiên, nhiều cặp không muốn đăng ký với nhà nước. Tài liệu nhấn mạnh: xã hội ngày nay không coi hình thức này như một vấn đề nữa.
Những người ly thân, ly dị được đề cập tại số 86. Tài Liệu ghi nhận vắn tắt: số người này rất đông tại Âu Châu và Hoa Kỳ, và ít hơn nhiều tại Phi Châu và tại Á Châu; hơn nữa hiện tượng sống chung làm vấn đề ly dị kém quan trọng đi. Và, ở số 87, Tài Liệu kêu gọi sự đặc biệt lưu tâm tới những người ly thân và ly dị “vẫn trung thành với lời hứa khi kết hôn” vì họ là “những người nghèo mới”. Các bà mẹ đơn lẻ được nói tới ở số 88 với nhận định: không những phải trợ giúp mà còn phải trân trọng họ vì đã đủ yêu thương và can đảm cưu mang con và giờ đây gánh vác việc dưỡng dục chúng.
Trong các số từ 89-96, những người ly dị và tái hôn được đặc biệt lưu ý và được xếp vào nhóm “hoàn cảnh bất thường về giáo luật” (canonically irregular situations). Trước khi nói tới nỗi đau của những người này vì không được lãnh nhận các bí tích, Tài Liệu nhấn mạnh tới nỗi đau tan vỡ hôn nhân và sự khó khăn trong việc hợp thức hóa hoàn cảnh của họ.
Một số đông những người này muốn được Giáo Hội giúp đỡ để làm dịu nỗi đau của họ. Tài Liệu cho rằng phần đông không nhận ra mối liên hệ nội tại giữa hôn nhân và các bí tích Thánh Thể và Thống Hối. Thành thử họ không hiểu tại sao Giáo Hội lại không cho phép họ rước lễ. Nhưng tài liệu lưu ý điều này: nhiều người mới chỉ ly dị, nhưng chưa tái hôn, không dám rước lễ vì hiểu lầm là bị cấm, thực sự không có trở ngại rước lễ nào đối với những người này (số 91).
Trở lại những người ly dị và tái hôn, Tài Liệu nhận định rằng nhiều người trong số họ, khi không được lãnh nhận các bí tích, cảm thấy thất vọng, như thấy mình bị đẩy ra bên lề. Họ thắc mắc tại sao các tội khác được tha mà tội của họ thì không. Nhiều người khác lấy làm lạ tại sao các tu sĩ và linh mục được phép chuẩn để có thể kết hôn, trong khi họ lại không được miễn chuẩn để rước lễ. Về khía cạnh này, một đàng Tài Liệu nhấn mạnh tới nhu cầu giáo dục để tín hữu nắm được giáo lý về hôn nhân, đàng khác phải cố gắng hết sức trợ giúp các người ly dị và tái hôn hiểu rằng họ “không bị phân ly khỏi Giáo Hội, vì là người đã chịu phép rửa, họ được quyền và phải tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội” (Familiaris Consortio, số 84), và nhất là điều này: “Hơn nữa, Giáo Hội cần tự trang bị cho mình các phương thế mục vụ có thể đem lại khả thể thi hành lòng thương xót, lòng khoan dung và sự ân giải của mình một cách rộng rãi hơn đối với các vụ phối hợp mới” (số 92). Bạn đọc nên lưu ý kiểu nói ở đây “Các vụ phối hợp mới” dù không phải đích thị là hôn nhân!
Tài Liệu, liền sau đó tức số 93, đề cập tới một số phản ứng đối với lệnh cấm này: Tại Âu Châu, nhiều giáo sĩ tự ý giải quyết khó khăn bằng cách chiều theo yêu cầu được lãnh các bí tích của người liên hệ. Phần tín hữu, thì không ít người xa lìa Giáo Hội và gia nhập các hệ phái Kitô Giáo khác. Và dĩ nhiên, rất đông người muốn được công khai nhận trở lại với Giáo Hội. Tài Liệu cho rằng “vấn đề không phải là không được rước lễ mà là Giáo Hội công khai không cho phép họ rước lễ”.
Tài Liệu nói thêm ở số 94 rằng nhiều người muốn có thể tiếp tục sống trong tình thế hiện nay “cậy nhờ vào lòng thương xót của Chúa qua Giáo Hội” nhưng không thiếu những người chấp nhận sống tiết dục như số 84 của Familiaris Consortio từng dạy. Nhiều người đề nghị Giáo Hội mô phỏng tập tục của các Giáo Hội Đông Phương, cho phép cuộc hôn nhân thứ hai hay thứ ba với đặc tính “thống hối”. Về khía cạnh này, các nước có đông người Chính Thống thì cho hay theo kinh nghiệm của họ, tập tục này không làm giảm con số ly dị (số 95). Một số câu trả lời yêu cầu Giáo Hội minh xác: việc cấm này dựa vào tín lý hay chỉ là vấn đề kỷ luật.
Sau cùng là đề nghị đơn giản hóa thủ tục vô hiệu hóa hôn nhân (annulments) (số 96). Có người cho việc đơn giản hóa này không hữu hiệu. Thậm chí có người còn cho rằng việc đơn giản hóa này có nguy hiểm, vì có thể phát sinh ra lầm lẫn và bất công; gây ấn tượng cho rằng tính bất khả tiêu của hôn nhân không còn được tôn trọng, khiến nhiều người nghĩ tuyên bố vô hiệu chỉ là hình thức ly dị của Công Giáo. Thay vào đó, nên tăng gia con số những người có khả năng phụ trách các vụ án hôn nhân, gia tăng con số các tòa án, ban nhiều quyền hơn cho các tòa địa phương. Có người nhận xét rằng nhiều người không dám yêu cầu được tuyên bố vô hiệu vì cho đây là điều thiếu trung thực, lại có những người không biết rằng cuộc hôn nhân của mình có thể có những yếu tố khiến nó vô hiệu, chưa kể còn có những người không muốn xin tuyên bố án này, vì sợ phải mở lại vết thương quá khứ, cho bản thân hay cho người phối ngẫu hiện có của mình (số 99).
Về chính đề nghị đơn giản hóa thủ tục, còn có những yêu cầu như sử dụng giáo dân nhiều hơn làm thẩm phán, giảm nhẹ lệ phí tài chánh. Và đặc biệt, phải có “một phương thức có tính mục vụ nhiều hơn tại các tòa án Giáo Hội, biết chú ý nhiều hơn tới nhu cầu thiêng liêng của những người liên hệ”. Có những người nêu câu hỏi: liệu có nên chỉ giải quyết vấn đề này bằng diễn trình luật pháp mà thôi hay không, hay có thể giải quyết nó theo ngả hành chánh. Lại có người đề nghị dựa vào lương tâm của một người để thẩm định tính vô hiệu của dây hôn phối. Nói chung, các câu trả lời đều kêu gọi việc huấn luyện tốt hơn cho các nhân viên mục vụ trong lãnh vực này (số 101). Một khía cạnh khác cũng đã được nêu ra: có những người hiểu lầm rằng tuyên bố vô hiệu sẽ làm con cái họ trở thành “con bất hợp pháp” (số 102).
Đối với tất cả các trường hợp bất thường kể trên, Tài Liệu nhấn mạnh rằng Giáo Hội không nên “mang thái độ của một thẩm phán kết án (xem Bài Giảng Lễ của Đức Phanxicô ngày 28 tháng Hai, 2014) mà nên mang thái độ của một bà mẹ luôn tiếp nhận con cái mình và băng bó vết thương của chúng cho mau lành (xem Gaudium Evangelii, 139-141). Với một lòng nhân từ lớn lao, Giáo Hội được mời gọi tìm ra các hình thức 'đồng hành' có thể nâng đỡ con cái mình trên con đường hòa giải. Với lòng kiên nhẫn và sự hiểu biết, Giáo Hội phải giải thích cho những người này rằng việc họ không được cử hành các bí tích không có nghĩa họ bị loại ra khỏi đời sống Kitô hữu và khỏi mối liên hệ với Thiên Chúa” (số 103).
Muốn được như thế, nhiều người đề nghị dành nhiều cơ hội để những người này tham dự vào đời sống Giáo Hội qua các nhóm cầu nguyện, các chức năng phụng vụ và các hoạt động bác ái. Họ cũng đề nghị các sáng kiến muc vụ như ban phép lành cá nhân cho những ai không được rước lễ hay khuyến khích con cái những người này tham gia sinh hoạt của giáo xứ. Cũng có đề nghị cho rằng phải có các lời cầu nguyện cho những người này trong lời nguyện giáo dân của Thánh Lễ Chúa Nhật (số 104).
Một đặc điểm khá thấu đáo của THĐ lần này là việc lưu ý tới sự kiện: cả những người Công Giáo không mấy ngoan đạo yêu cầu được kết hôn với người không Công Giáo trong nhà thờ, dù chỉ là vì nghi thức kết hôn này hấp dẫn họ hoặc vì truyền thống gia đình muốn vậy, thì Giáo Hội cũng nên có một phương thức mục vụ rõ rệt. Tài Liệu cho rằng “đây cũng là cơ hội thuận tiện để phúc âm hóa và khuyến cáo rằng linh mục chánh xứ và các nhân viên mục vụ nên tiếp đón họ một cách nồng ấm và tỏ ra sẵn sàng giúp đỡ họ” (số 105).
Tất nhiên là phải chuẩn bị cho họ về tôn giáo. Nhưng việc chuẩn bị này không chỉ giới hạn vào các bài giáo lý mà còn là dịp để làm quen, để chuyện trò. Tài Liệu cũng khuyên các linh mục không nên thất vọng khi thấy quá ít người kết hôn tiếp tục liên lạc với giáo xứ sau khi cử hành hôn lễ (số 106). Tuy nhiên, cũng có một số câu trả lời lưu ý tới các chương trình theo dõi (follow-up) hậu kết hôn mục đích để trợ giúp các cặp này (số 108).
Dù gì, Tài Liệu cũng nhấn mạnh nguyên tắc đã được Đức HY TTK Baldisseri nhắc tới trên đây: đề xuất, chứ không áp đặt; hướng dẫn chứ không thúc ép; mời goi chứ không xua đuổi, gợi suy nghĩ chứ không bao giờ gây thất vọng (số 109).
Người ta có thể đặt tin tưởng ở THĐ năm 2014 và 2015 trong việc đưa ra một đường hướng mục vụ toàn diện đối với mọi nan đề của gia đình ngày nay, nhất là khía cạnh không mấy vui là ly dị và tái hôn.
Đức Cha Bruno Forte, Thư Ký Đặc Biệt của THĐ cho rằng Tài Liệu Làm Việc, vừa được phát hành, có đặc điểm theo sát “thực tại trong mọi sắc thái và phức tạp của nó và do đó, tôi có thể nói: nó là một văn kiện chính xác và trung thực, không nhắm mắt trước bất cứ nan đề nào, dù nó gây bối rối hay không làm ta thoải mái đến đâu”.
Văn kiện còn chứng tỏ một điểm nổi bật nữa: bất kể họ ra sao, những người cần được Giáo Hội giúp đỡ đều được đáp ứng với một lòng xót thương bao dung. Lòng xót thương này được Đức HY Lorenzo Baldisseri nhấn mạnh. Ngài nói: “Điều cần thiết là một thừa tác vụ có khả năng cung hiến lòng xót thương mà Thiên Chúa vốn dành cho mọi người một cách vô lượng. Do đó, đây là việc ‘đề xuất, chứ không áp đặt; đồng hành, chứ không thúc ép; mời gọi chứ không loại bỏ; quan tâm chứ không bao giờ làm thất vọng”.
Mà dù cho có nhằm vào lớp người ly dị và tái hôn đi chăng nữa, thì tập chú cũng không hẳn chỉ là vấn đề cho phép họ rước lễ. Đọc kỹ Tài Liệu Làm Việc, người ta thấy tập chú này khá bao quát và có tính thực tiễn, nhằm xoa dịu nỗi đau của những cặp vợ chồng này, mà riêng tại Hoa Kỳ, hiện chiếm tới hơn 10% tổng số các cặp hôn nhân Công Giáo (4.5 triệu cặp trong tổng số gần 30 triệu cặp, theo tài liệu của Mark Gray thuộc ĐH Georgetown).
Vả lại, dường như hạn từ “gia đình bất thường” (irregular families) được Tài Liệu Làm Việc hiểu theo nghĩa rộng hơn: không những chỉ các gia đình vừa kể trên mà còn bao hàm nhiều hình thức gia đình khác như các gia đình Công Giáo “thường vắng mặt” từ lâu trong các sinh hoạt của Giáo Hội, chẳng hạn, thậm chí cả những vụ sống chung và các cặp đồng tính. Các hình thức này được trình bày chi tiết tại Chương Ba, Phần Hai tựa là Các Hoàn Cảnh Mục Vụ Khó Khăn (các số 80-120): sống chung, phối hợp thực tế (de facto), những người ly thân, ly dị, và ly dị rồi tái hôn, con cái những người độc thân, các bà mẹ niên thiếu, các hoàn cảnh bất hợp lệ theo Giáo Luật, các cuộc phối hợp của những người đồng giới tính.
Việc dưỡng dục con cái trong các hoàn cảnh “bất thường”
Chương Hai, Phần Ba, của Tài Liệu có chủ đề “Giáo Hội và Gia Đình đương đầu với Thách Đố Dưỡng Dục” nói tới việc giáo dục đức tin cho con cái các trường hợp “bất thường” kể trên (các số 132-157).
Về nguyên tắc, Tài Liệu nhắc lại rằng việc dưỡng dục con cái, gồm việc dẫn đưa các em vào mọi khía cạnh của đời sống, là trách nhiệm hàng đầu của các cha mẹ. Trong trách nhiệm này, quan trọng nhất là việc chuyển giao đức tin, như lời Thánh Augustinô từng nói: “Cha mẹ được mời gọi không phải chỉ để đem con vào đời mà còn đem chúng tới Thiên Chúa nữa, để nhờ Phép Rửa, chúng được tái sinh làm con Thiên Chúa và lãnh nhận ơn phúc đức tin” (Đức Phanxicô, Lumen Fidei, số 43).
Cha mẹ dưỡng dục đức tin cho con cái nhờ nhiều phương thế: thánh hóa bản thân, cầu nguyện trong gia đình, lắng nghe Lời Chúa, làm việc bác ái. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiệm vụ giáo dục đức tin này gặp nhiều trở ngại. Tài liệu trước nhất kể ra các thay đổi trong tương quan giữa các thế hệ trong gia đình với nhau. Trong quá khứ, các liên hệ này là căn bản của đời sống đức tin, được chia sẻ và chuyển giao như một gia bảo truyền từ thế hệ này qua thế hệ nọ. Ngày nay, thừa hưởng các tranh chấp mạnh mẽ giữa các thế hệ trong các thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước, các cha mẹ tỏ ra ngần ngại không áp dụng bất cứ áp lực nào lên con cái trong việc thực hành đạo. Họ tránh bất cứ hình thức tranh chấp nào, thay vì tìm cách đương đầu với nó. Ngoài ra, khi vấn đề tôn giáo được nêu ra, phần lớn các cha mẹ cảm thấy bất an, thay vì chuyển giao đức tin, đành giữ im lặng và nhường việc ấy cho các định chế tôn giáo.
Các giám mục Trung Đông nhấn mạnh thêm một khó khăn nữa của các gia đình đó là thân phận thiểu số Kitô Giáo của họ. Còn các giám mục Đông Âu cũ thì nhấn mạnh tới hậu quả của trải nghiệm Cộng Sản: các thế hệ già, vì sống dưới chế độ độc tài, chỉ nhận được rất ít những điều căn bản về Đạo; các thế hệ trẻ, tuy thoát khỏi chế độ độc tài, nhưng lại rơi vào chủ nghĩa duy tục, khiến việc chuyển giao đức tin gặp thật nhiều khó khăn.
Dĩ nhiên, khó khăn nhất vẫn là các gia đình vốn được xếp vào loại “bất thường”. Tài Liệu cho rằng tại các vùng tiếp tục tuyên xưng đức tin Công Giáo, con số trẻ em sinh trong các gia đình “bình thường” càng ngày càng giảm, và con số trẻ em sinh trong các gia đình “bất thường” càng ngày càng tăng. Tài Liệu nhận diện 3 yếu tố trong loại gia đình này có ảnh hưởng đối với việc dưỡng dục con cái. Thứ nhất, các cuộc phối hợp giữa những người cùng giới tính, phần lớn diễn ra tại các nước “tự do và cấp tiến hơn”. Thứ hai, là sự hiện hữu và tăng nhanh các gia hộ có cha hay mẹ mà thôi, tức cha hay mẹ đơn chiếc, nhất là các gia hộ chỉ có mẹ đơn chiếc, phải sống trong cảnh nghèo, buộc phải trao con cho các thành phần khác trong đại gia đình. Hình thức này hiện diện khắp nơi, nhưng có tính thách thức mục vụ hơn cả phải kể đến Châu Mỹ La Tinh và Á Châu. Thứ ba, là hiện tượng “trẻ hè phố” bị cha mẹ gặp khó khăn bỏ rơi, tự mình tranh sống; và các trẻ em mồ côi vì cha mẹ qua đời do bạo lực phải sống với ông bà. Hiện tượng này có tầm quan trọng đối với nam bán cầu.
Những hoàn cảnh phức tạp trên sản sinh ra thật nhiều loại thái độ khi các cha mẹ tiếp xúc với Giáo Hội: nhiều người đến với Giáo Hội với lòng kính trọng và tin tưởng; nhiều người đến với thái độ tiêu cực, xấu hổ vì lối sống của mình, do dự không dám tới vì sợ bị từ khước hay làm ngơ; có người tin Giáo Hội hiểu họ và tiếp nhận họ dù họ có nhiều thất bại, khó khăn; có người nhìn Giáo Hội như một định chế pha mình vào cuộc sống người ta…
Tài liệu cho rằng phần lớn các gia đình này dù yêu cầu Giáo Hội ban các bí tích như Rửa Tội và Rước Lễ Lần Đầu cho con cái mình, nhưng không dành cho việc giáo dục đức tin và việc tham dự vào sinh hoạt giáo xứ một tầm quan trọng thích đáng và giá trị thực sự của chúng. Dù biết giáo lý là điều kiện để lãnh nhận các bí tích này, các cha mẹ vừa kể không quan tâm bao nhiêu tới các chương trình chuẩn bị do cộng đồng Kitô Giáo đề xuất. Họ thường nại lý do không có thì giờ hay bận làm ăn để khỏi lưu tâm tới chúng. Sở dĩ họ xin cho con được chịu các bí tích là vì thói quen và phong tục phải làm thế. Nhiều người coi đây là dịp để tổ chức tiệc tùng, khoản đãi, vui chơi xã hội, chứ không hẳn vì xác tín.
Tài Liệu cũng nhắc tới sự kiện tại nhiều nơi, cha mẹ xin cho con được rửa tội vì lý do dị đoan, để được giúp đỡ về tài chánh hay để con được học trường Công Giáo.
Bất cứ vì lý do gì, Tài Liệu vẫn nhấn mạnh một cách sáng suốt rằng: “khi cha mẹ, thường là sau một thời kỳ xa vắng Giáo Hội, yêu cầu cộng đoàn Giáo Hội chuẩn bị cho con em họ lãnh nhận bí tích, thì phương thức được đề nghị nhiều nhất trong các câu trả lời là sẵn sàng tiếp tiếp nhận họ mà không hề phân biệt. Tiếp nhận họ với một thái độ kính trọng căn bản, một tâm tình thân hữu và một sự sẵn sàng lắng nghe các nhu cầu nhân bản và thiêng liêng của họ sẽ tạo ra một bầu khí thích đáng và hữu ích cho việc thông truyền sứ điệp Tin Mừng” (số 146).
Tài Liệu cho hay, triết lý của chính sách trên có hai: thứ nhất, “con cái, khi tiếp nhận đức tin, có thể thông truyền đức tin cho cha mẹ vốn đã không thực hành đạo từ lâu” (số 137) và “phải sử dụng các lời nói và các lối phát biểu có thể tạo ra cảm thức thuộc về chứ không loại bỏ, những lời nói và cách phát biểu có thể chuyên chở nhiều hơn sự ấm áp, tình yêu thương và sự trợ giúp của Giáo Hội, chứ không sản sinh ra, nhất là nơi trẻ em và người trẻ, ý tưởng bị khước từ hay kỳ thị chống lại cha mẹ chúng”. Vả lại, “bất thường” có ý nói về hoàn cảnh chứ không nói về người (số 138).
Chăm sóc mục vụ cho các “cặp đồng tính”
Một trong các chủ đề khác có tính phức tạp hơn cũng sẽ được THĐ sắp tới nghiên cứu là việc chăm sóc mục vụ cho những cặp đồng tính luyến ái hiện chung sống với nhau “như vợ chồng”. Thực vậy, Tài Liệu Làm Việc dành một tiết cho chủ đề “Các Cuộc Kết Hợp Đồng Giới Tính” (các số 110-120), trong đó, THĐ sẽ lưu ý một số xem sét mục vụ, như việc luật dân sự thừa nhận các cuộc kết hợp đồng tính, các thách đố do ý thức hệ phái tính nêu ra, và việc chăm sóc mục vụ cho con em những cặp đồng tính.
a. Thừa nhận dân sự
Tài liệu nhắc lại giáo huấn của Giáo Hội rằng dù “tuyệt đối không có bất cứ cơ sở nào để coi các cuộc kết hợp đồng tính tương tự cách nào đó ngay cả xa xôi nhất với kế hoạch Thiên Chúa dành cho hôn nhân và gia đình”, tuy nhiên, “ta phải chấp nhận những người đàn ông và đàn bà có khuynh hướng đồng tính luyến ái với lòng kính trọng, cảm thương và mẫn cảm. Mọi dấu hiệu kỳ thị bất công đối với họ phải được tránh” (Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Các Xem Sét liên quan tới Các Đề Nghị Nhìn Nhận về Pháp Lý các Cuộc Phối Hợp Giữa Những Người Đồng Tính, số 4).
Các câu trả lời của các Giáo Hội địa phương cho thấy việc thừa nhận dân sự này khác nhau khá nhiều tùy theo ngữ cảnh văn hóa-xã hội, tôn giáo và chính trị. Về vấn đề này, các hội đồng giám mục phân biệt 3 ngữ cảnh. Thứ nhất, “khi các biện pháp có tính đàn áp và trừng trị được đưa ra như một phản ứng chống lại hiện tượng đồng tính luyến ái trong mọi khía cạnh của nó, đặc biệt khi luật dân sự ngăn cấm việc biểu lộ đồng tính luyến ái nơi công cộng. Trong ngữ cảnh này, Giáo Hội đưa ra nhiều hình thức chăm sóc thiêng liêng khác nhau đối với người đồng tính độc thân muốn được Giáo Hội trợ giúp”.
Ngữ cảnh thứ hai là tại các nơi trong đó “tác phong đồng tính không bị trừng trị, nhưng được khoan dung nếu không ai thấy hoặc không công khai. Trong ngữ cảnh này, luật lệ về các cuộc phối hợp dân sự giữa những người đồng giới tính thường không có”. Tuy nhiên, trong các giới chính trị, có khuynh hướng chấp nhận các luật lệ cho phép việc đăng ký các cuộc phối hợp thường được gọi là ‘hôn nhân’ giữa những người cùng gới tính. Họ ủng hộ giải pháp này vì lý do chống kỳ thị.
Ngữ cảnh thứ ba, là “ngữ cảnh trong đó nhà nước đã ban hành các luật lệ thừa nhận các cuộc phối hợp dân sự hay còn gọi là ‘các cuộc hôn phối’ giữa những người đồng tính” thậm chí nhiều nước còn định nghĩa lại hôn nhân nữa, trong đó, cặp phối hợp được nhìn theo hạn từ luật pháp, nhằm nói tới ‘quyền bình đẳng’ và ‘bất kỳ thị’ chứ không nghĩ tới các vấn đề nhân học sâu xa hay tính trung tâm của hạnh phúc con người, nhất là hạnh phúc của con cái các cuộc phối hợp này. Tại các nước nhìn nhận các cuộc phối hợp này, các cặp đồng tính thường được phép nhận con nuôi.
b. Lượng định
Mọi Hội Đồng Giám Mục đều lên tiếng chống đối việc định nghĩa lại hôn nhân (không coi nó như sự phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà), để đưa vào các luật lệ cho phép việc phối hợp giữa hai người cùng phái tính. Tuy nhiên, các ngài tỏ ý mong muốn có được một quân bình giữa giáo huấn của Giáo Hội về gia đình và thái độ kính trọng, không phê phán đối với những người sống trong các cuộc phối hợp này. Các ngài cho rằng cả hai phản ứng cực đoan, nghĩa là thỏa hiệp và không thỏa hiệp, đều không khai triển được một chương trình mục vụ hữu hiệu vừa nhất quán với Huấn Quyền vừa cảm thương đối với những người liên hệ.
Theo các ngài, việc cổ vũ ý thức hệ phái tính càng làm cho việc đi tìm một thái độ quân bình nói trên ra phức tạp. Tại nhiều nơi, ý thức hệ này đang gây ảnh hưởng cả ở trình độ tiểu học nhằm tuyên truyền một não trạng nhằm loại bỏ việc kỳ thị đồng tính, mà thực tế thì phá hoại căn tính tính dục.
Các giám mục nhận xét rằng: nói chung, tại các nước nhìn nhận cuộc phối hợp đồng tính, tín hữu bày tỏ sự ủng hộ thái độ tôn trọng và không phê phán đối với những người phối hợp này cũng như việc đưa ra một hình thức thừa tác nhằm chấp nhận họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa tín hữu dành cho các cuộc hôn nhân dị tính và các cuộc phối hợp đồng tính cùng một địa vị pháp lý như nhau. Một số câu trả lời tỏ ý quan ngại rằng việc Giáo Hội chấp nhận các người phối hợp kiểu này có thể bị giải thích như là nhìn nhận chính cuộc phối hợp của họ.
c. Một số hướng dẫn mục vụ
Các câu trả lời cho rằng để có thể tổ chức được một thừa tác vụ cho những người sống trong các cuộc phối hợp đồng tính, cần phải phân biệt những người nhất quyết sống cuộc phối hợp này cách kín đáo để không gây gương mù cho người khác và những người có tác phong nhằm cổ vũ và tranh đấu cho loại phối hợp này. Nhiều hội đồng giám mục nhấn mạnh rằng vì hiện tượng đồng tính này tương đối mới có đây, nên hiện vẫn chưa có chương trình mục vụ nào cho họ. Có hội đồng tỏ ra quan ngại đối với thách đố: một đàng chấp nhận những người này theo tinh thần cảm thương nhưng đàng khác phải duy trì giáo huấn luân lý của Giáo Hội. Nhiều câu trả lời khuyến cáo không nên dùng các chữ như “gay” (hành động đồng tính nam), “lesbian” (hành động đồng tính nữ) hay “homosexual” (đồng tính nói chung) để xác định căn tính tính dục của người ta.
Không thiếu câu trả lời khuyến cáo nên có cuộc đối thoại giữa thần học và các khoa học nhân văn nhằm khai triển một cái nhìn nhiều mặt về hiện tượng đồng tính. Nhiều câu trả lời khác đề nghị nên có sự hợp tác với các cơ quan chuyên biệt như Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Các Khoa Học Xã Hội và Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống để xem sét tường tận các khía cạnh nhân học và thần học của tính duc con người và dị biệt tính dục giữa người đàn ông và người đàn bà nhằm giải quyết vấn đề ý thức hệ phái tính.
Tuy nhiên, các câu trả lời cho rằng thách đố lớn lao là khai triển ra một thừa tác vụ có thể duy trì được thế quân bình thích đáng giữa việc chấp nhận người đồng tính theo tinh thần cảm thương và dần dần dẫn họ tới sự trưởng thành nhân bản và Kitô Giáo chân thực. Tuy nhiên, phần đông cho rằng cho đến nay, trong Giáo Hội, vẫn chưa có sự đồng thuận về phương cách tiếp nhận những người phối hợp đồng tính. Bước đầu tiên, do đó, là từ từ thu thập tín liệu và tìm ra các tiêu chuẩn biện phân không những cho các thừa tác viên và các nhân viên mục vụ mà cho cả các nhóm và phong trào nữa.
Song song, phải có chương trình giáo dục giới tính tại gia đình và các định chế giáo dục, nhất là tại các nước mà chính phủ đã đưa ra các chương trình giáo dục loại này ở các trường học với quan điểm một chiều và ý thức hệ phái tính, để thanh thiếu niên nắm vững ý niệm trưởng thành Kitô Giáo và trưởng thành xúc cảm, giúp họ đương đầu được với hiện tượng tính dục.
Về con cái do các cặp đồng tính này nhận làm con nuôi, phần lớn các câu trả lời đều minh nhiên chống lại việc cho phép này vì nó không đem lại cho đứa trẻ ích lợi toàn diện: em có quyền có một người mẹ và một người cha. Tuy nhiên, khi những người này yêu cầu cho đứa con nuôi được rửa tội, thì hầu như mọi câu trả lời đều nhấn mạnh rằng đứa nhỏ phải được tiếp nhận với cùng một quan tâm, âu yếm vốn dành cho các trẻ em khác. Nếu có bằng chứng cụ thể cho thấy những người kết hợp đồng tính thiếu khả năng dạy dỗ đứa con nuôi này về đức tin, thì những trợ giúp thích đáng nào từng dành cho các cặp vợ chồng khác cũng phải dành cho các cặp đồng tính này, như các người khác trong gia đình hay những người trong các môi trường xã hội chung quanh phải giúp một tay vào việc dạy dỗ đức tin cho em. Còn các linh mục thì cần phải thận trọng trông coi giai đoạn chuẩn bị cho đứa trẻ chịu rửa tội, đặc biệt lưu tâm tới việc chọn cha mẹ đỡ đầu cho em.
Các hoàn cảnh mục vụ khó khăn
Như trên đã nói, Tài Liệu không bỏ qua nan đề nào thuộc lãnh vực gia đình, hoặc gần hoặc xa, hoặc theo cái hiểu của Giáo Hội hoặc theo cái hiểu của thế tục. Tài Liệu nhận định rằng “Giáo Hội được mời gọi trở nên nhà Cha, nơi cửa luôn rộng mở… có chỗ cho mọi người với mọi nan đề của họ” (Gaudium Evangelii, số 47). Tất cả những nan đề này được xem sét ở Chương Ba, Phần Hai, tựa là “Các Hoàn Cảnh Mục Vụ Khó Khăn”.
Mục đích là giúp mọi người “tiếp tục cuộc hành trình của họ với toàn thể cộng đồng Giáo Hội”. Để đạt mục đích này, tài liệu nhấn mạnh tới ý nghĩa đích thực của lòng Chúa thương xót: Lòng thương xót này không nhằm che đậy những cái xấu xa bản thân mà là “triệt để dẫn đường tới hòa giải là điều sẽ đem lại niềm tín thác và thanh thản mới nhờ việc canh tân nội tâm đích thực”. Thành thử, việc chăm sóc mục vụ cho các gia đình không tự giới hạn vào quan điểm luật pháp mà thôi, trái lại có sứ mệnh nhắc nhớ ơn gọi yêu thương vĩ đại mà ai trong chúng ta cũng được mời gọi và giúp người ta sống trọn phẩm giá của ơn gọi này (số 80).
Như trên đã nói, Tài Liệu khai triển các hoàn cảnh khó khăn sau đây:
Sống chung (các số 81-82). Trái với cái hiểu thông thường vốn coi hình thức này có tính thí nghiệm, sống thử, nghĩa là tạm bợ, càng ngày hình thức này càng trở thành có tính vĩnh viễn, nhất là tại Âu Châu và Hoa Kỳ. Các cuộc phối hợp trên thực tế (de facto) được bàn tới tại các số 83-85: hiện có nhiều nước nhìn nhận hình thức phối hợp này, dù không hoàn toàn ngang hàng với hôn nhân. Tuy nhiên, nhiều cặp không muốn đăng ký với nhà nước. Tài liệu nhấn mạnh: xã hội ngày nay không coi hình thức này như một vấn đề nữa.
Những người ly thân, ly dị được đề cập tại số 86. Tài Liệu ghi nhận vắn tắt: số người này rất đông tại Âu Châu và Hoa Kỳ, và ít hơn nhiều tại Phi Châu và tại Á Châu; hơn nữa hiện tượng sống chung làm vấn đề ly dị kém quan trọng đi. Và, ở số 87, Tài Liệu kêu gọi sự đặc biệt lưu tâm tới những người ly thân và ly dị “vẫn trung thành với lời hứa khi kết hôn” vì họ là “những người nghèo mới”. Các bà mẹ đơn lẻ được nói tới ở số 88 với nhận định: không những phải trợ giúp mà còn phải trân trọng họ vì đã đủ yêu thương và can đảm cưu mang con và giờ đây gánh vác việc dưỡng dục chúng.
Trong các số từ 89-96, những người ly dị và tái hôn được đặc biệt lưu ý và được xếp vào nhóm “hoàn cảnh bất thường về giáo luật” (canonically irregular situations). Trước khi nói tới nỗi đau của những người này vì không được lãnh nhận các bí tích, Tài Liệu nhấn mạnh tới nỗi đau tan vỡ hôn nhân và sự khó khăn trong việc hợp thức hóa hoàn cảnh của họ.
Một số đông những người này muốn được Giáo Hội giúp đỡ để làm dịu nỗi đau của họ. Tài Liệu cho rằng phần đông không nhận ra mối liên hệ nội tại giữa hôn nhân và các bí tích Thánh Thể và Thống Hối. Thành thử họ không hiểu tại sao Giáo Hội lại không cho phép họ rước lễ. Nhưng tài liệu lưu ý điều này: nhiều người mới chỉ ly dị, nhưng chưa tái hôn, không dám rước lễ vì hiểu lầm là bị cấm, thực sự không có trở ngại rước lễ nào đối với những người này (số 91).
Trở lại những người ly dị và tái hôn, Tài Liệu nhận định rằng nhiều người trong số họ, khi không được lãnh nhận các bí tích, cảm thấy thất vọng, như thấy mình bị đẩy ra bên lề. Họ thắc mắc tại sao các tội khác được tha mà tội của họ thì không. Nhiều người khác lấy làm lạ tại sao các tu sĩ và linh mục được phép chuẩn để có thể kết hôn, trong khi họ lại không được miễn chuẩn để rước lễ. Về khía cạnh này, một đàng Tài Liệu nhấn mạnh tới nhu cầu giáo dục để tín hữu nắm được giáo lý về hôn nhân, đàng khác phải cố gắng hết sức trợ giúp các người ly dị và tái hôn hiểu rằng họ “không bị phân ly khỏi Giáo Hội, vì là người đã chịu phép rửa, họ được quyền và phải tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội” (Familiaris Consortio, số 84), và nhất là điều này: “Hơn nữa, Giáo Hội cần tự trang bị cho mình các phương thế mục vụ có thể đem lại khả thể thi hành lòng thương xót, lòng khoan dung và sự ân giải của mình một cách rộng rãi hơn đối với các vụ phối hợp mới” (số 92). Bạn đọc nên lưu ý kiểu nói ở đây “Các vụ phối hợp mới” dù không phải đích thị là hôn nhân!
Tài Liệu, liền sau đó tức số 93, đề cập tới một số phản ứng đối với lệnh cấm này: Tại Âu Châu, nhiều giáo sĩ tự ý giải quyết khó khăn bằng cách chiều theo yêu cầu được lãnh các bí tích của người liên hệ. Phần tín hữu, thì không ít người xa lìa Giáo Hội và gia nhập các hệ phái Kitô Giáo khác. Và dĩ nhiên, rất đông người muốn được công khai nhận trở lại với Giáo Hội. Tài Liệu cho rằng “vấn đề không phải là không được rước lễ mà là Giáo Hội công khai không cho phép họ rước lễ”.
Tài Liệu nói thêm ở số 94 rằng nhiều người muốn có thể tiếp tục sống trong tình thế hiện nay “cậy nhờ vào lòng thương xót của Chúa qua Giáo Hội” nhưng không thiếu những người chấp nhận sống tiết dục như số 84 của Familiaris Consortio từng dạy. Nhiều người đề nghị Giáo Hội mô phỏng tập tục của các Giáo Hội Đông Phương, cho phép cuộc hôn nhân thứ hai hay thứ ba với đặc tính “thống hối”. Về khía cạnh này, các nước có đông người Chính Thống thì cho hay theo kinh nghiệm của họ, tập tục này không làm giảm con số ly dị (số 95). Một số câu trả lời yêu cầu Giáo Hội minh xác: việc cấm này dựa vào tín lý hay chỉ là vấn đề kỷ luật.
Sau cùng là đề nghị đơn giản hóa thủ tục vô hiệu hóa hôn nhân (annulments) (số 96). Có người cho việc đơn giản hóa này không hữu hiệu. Thậm chí có người còn cho rằng việc đơn giản hóa này có nguy hiểm, vì có thể phát sinh ra lầm lẫn và bất công; gây ấn tượng cho rằng tính bất khả tiêu của hôn nhân không còn được tôn trọng, khiến nhiều người nghĩ tuyên bố vô hiệu chỉ là hình thức ly dị của Công Giáo. Thay vào đó, nên tăng gia con số những người có khả năng phụ trách các vụ án hôn nhân, gia tăng con số các tòa án, ban nhiều quyền hơn cho các tòa địa phương. Có người nhận xét rằng nhiều người không dám yêu cầu được tuyên bố vô hiệu vì cho đây là điều thiếu trung thực, lại có những người không biết rằng cuộc hôn nhân của mình có thể có những yếu tố khiến nó vô hiệu, chưa kể còn có những người không muốn xin tuyên bố án này, vì sợ phải mở lại vết thương quá khứ, cho bản thân hay cho người phối ngẫu hiện có của mình (số 99).
Về chính đề nghị đơn giản hóa thủ tục, còn có những yêu cầu như sử dụng giáo dân nhiều hơn làm thẩm phán, giảm nhẹ lệ phí tài chánh. Và đặc biệt, phải có “một phương thức có tính mục vụ nhiều hơn tại các tòa án Giáo Hội, biết chú ý nhiều hơn tới nhu cầu thiêng liêng của những người liên hệ”. Có những người nêu câu hỏi: liệu có nên chỉ giải quyết vấn đề này bằng diễn trình luật pháp mà thôi hay không, hay có thể giải quyết nó theo ngả hành chánh. Lại có người đề nghị dựa vào lương tâm của một người để thẩm định tính vô hiệu của dây hôn phối. Nói chung, các câu trả lời đều kêu gọi việc huấn luyện tốt hơn cho các nhân viên mục vụ trong lãnh vực này (số 101). Một khía cạnh khác cũng đã được nêu ra: có những người hiểu lầm rằng tuyên bố vô hiệu sẽ làm con cái họ trở thành “con bất hợp pháp” (số 102).
Đối với tất cả các trường hợp bất thường kể trên, Tài Liệu nhấn mạnh rằng Giáo Hội không nên “mang thái độ của một thẩm phán kết án (xem Bài Giảng Lễ của Đức Phanxicô ngày 28 tháng Hai, 2014) mà nên mang thái độ của một bà mẹ luôn tiếp nhận con cái mình và băng bó vết thương của chúng cho mau lành (xem Gaudium Evangelii, 139-141). Với một lòng nhân từ lớn lao, Giáo Hội được mời gọi tìm ra các hình thức 'đồng hành' có thể nâng đỡ con cái mình trên con đường hòa giải. Với lòng kiên nhẫn và sự hiểu biết, Giáo Hội phải giải thích cho những người này rằng việc họ không được cử hành các bí tích không có nghĩa họ bị loại ra khỏi đời sống Kitô hữu và khỏi mối liên hệ với Thiên Chúa” (số 103).
Muốn được như thế, nhiều người đề nghị dành nhiều cơ hội để những người này tham dự vào đời sống Giáo Hội qua các nhóm cầu nguyện, các chức năng phụng vụ và các hoạt động bác ái. Họ cũng đề nghị các sáng kiến muc vụ như ban phép lành cá nhân cho những ai không được rước lễ hay khuyến khích con cái những người này tham gia sinh hoạt của giáo xứ. Cũng có đề nghị cho rằng phải có các lời cầu nguyện cho những người này trong lời nguyện giáo dân của Thánh Lễ Chúa Nhật (số 104).
Một đặc điểm khá thấu đáo của THĐ lần này là việc lưu ý tới sự kiện: cả những người Công Giáo không mấy ngoan đạo yêu cầu được kết hôn với người không Công Giáo trong nhà thờ, dù chỉ là vì nghi thức kết hôn này hấp dẫn họ hoặc vì truyền thống gia đình muốn vậy, thì Giáo Hội cũng nên có một phương thức mục vụ rõ rệt. Tài Liệu cho rằng “đây cũng là cơ hội thuận tiện để phúc âm hóa và khuyến cáo rằng linh mục chánh xứ và các nhân viên mục vụ nên tiếp đón họ một cách nồng ấm và tỏ ra sẵn sàng giúp đỡ họ” (số 105).
Tất nhiên là phải chuẩn bị cho họ về tôn giáo. Nhưng việc chuẩn bị này không chỉ giới hạn vào các bài giáo lý mà còn là dịp để làm quen, để chuyện trò. Tài Liệu cũng khuyên các linh mục không nên thất vọng khi thấy quá ít người kết hôn tiếp tục liên lạc với giáo xứ sau khi cử hành hôn lễ (số 106). Tuy nhiên, cũng có một số câu trả lời lưu ý tới các chương trình theo dõi (follow-up) hậu kết hôn mục đích để trợ giúp các cặp này (số 108).
Dù gì, Tài Liệu cũng nhấn mạnh nguyên tắc đã được Đức HY TTK Baldisseri nhắc tới trên đây: đề xuất, chứ không áp đặt; hướng dẫn chứ không thúc ép; mời goi chứ không xua đuổi, gợi suy nghĩ chứ không bao giờ gây thất vọng (số 109).
Người ta có thể đặt tin tưởng ở THĐ năm 2014 và 2015 trong việc đưa ra một đường hướng mục vụ toàn diện đối với mọi nan đề của gia đình ngày nay, nhất là khía cạnh không mấy vui là ly dị và tái hôn.
Top Stories
Homily for the Solemnity of Saints Peter and Paul
Vatican Radio
09:10 29/06/2014
Vatican 2014-06-29 - Pope Francis celebrated Mass for the Solemnity of Saints Peter and Paul on Sunday, in the Basilica of Saint Peter. During the Mass, he conferred the pallium on Archbishops from around the world who had been appointed within the past year.
Among those present for the celebration was an Ecumenical Delegation from the Patriarchate of Constantinople.
Pope Francis’ homily focused on the importance for pastors of placing their entire confidence in the Lord.
Below, please find the complete text of Pope Francis’ homily for the Solemnity of Saints Peter and Paul.
On this Solemnity of Saints Peter and Paul, the principal patrons of Rome, we welcome with joy and gratitude the Delegation sent by the Ecumenical Patriarch, our venerable and beloved brother Bartholomaios, and led by Metropolitan Ioannis. Let us ask the Lord that this visit too may strengthen our fraternal bonds as we journey toward that full communion between the two sister Churches which we so greatly desire.
“Now I am sure that the Lord has sent his angel and rescued me from the hand of Herod” (Acts 12:11). When Peter began his ministry to the Christian community of Jerusalem, great fear was still in the air because of Herod’s persecution of members of the Church. There had been the killing of James, and then the imprisonment of Peter himself, in order to placate the people. While Peter was imprisoned and in chains, he heard the voice of the angel telling him, “Get up quickly… dress yourself and put on your sandals… Put on your mantle and follow me!” (Acts 12:7-8). The chains fell from him and the door of the prison opened before him. Peter realized that the Lord had “rescued him from the hand of Herod”; he realized that the Lord had freed him from fear and from chains. Yes, the Lord liberates us from every fear and from all that enslaves us, so that we can be truly free. Today’s liturgical celebration expresses this truth well in the refrain of the Responsorial Psalm: “The Lord has freed me from all my fears”.
The problem for us, then, is fear and looking for refuge in our pastoral responsibilities.
I wonder, dear brother bishops, are we afraid? What are we afraid of? And if we are afraid, what forms of refuge do we seek, in our pastoral life, to find security? Do we look for support from those who wield worldly power? Or do we let ourselves be deceived by the pride which seeks gratification and recognition, thinking that these will offer us security? Dear brother Bishops, where do we find our security?
The witness of the Apostle Peter reminds us that our true refuge is trust in God. Trust in God banishes all fear and sets us free from every form of slavery and all worldly temptation. Today the Bishop of Rome and other bishops, particularly the metropolitans who have received the pallium, feel challenged by the example of Saint Peter to assess to what extent each of us puts his trust in the Lord.
Peter recovered this trust when Jesus said to him three times: “Feed my sheep” (Jn 21: 15,16,17). Peter thrice confessed his love for Jesus, thus making up for his threefold denial of Christ during the passion. Peter still regrets the disappointment which he caused the Lord on the night of his betrayal. Now that the Lord asks him: “Do you love me?”, Peter does not trust himself and his own strength, but instead entrusts himself to Jesus and his mercy: “Lord, you know everything; you know that I love you” (Jn 21:17). Precisely at this moment fear, insecurity and cowardice dissipate.
Peter experienced how God’s fidelity is always greater than our acts of infidelity, stronger than our denials. He realizes that the God’s fidelity dispels our fears and exceeds every human reckoning. Today Jesus also asks us: “Do you love me?”. He does so because he knows our fears and our struggles. Peter shows us the way: we need to trust in the Lord, who “knows everything” that is in us, not counting on our capacity to be faithful, but on his unshakable fidelity. Jesus never abandons us, for he cannot deny himself (cf. 2 Tim 2:13). He is faithful. The fidelity which God constantly shows to us pastors, far in excess of our merits, is the source of our confidence and our peace. The Lord’s fidelity to us keeps kindled within us the desire to serve him and to serve our sisters and brothers in charity.
The love of Jesus must suffice for Peter. He must no longer yield to the temptation to curiosity, jealousy, as when, seeing John nearby, he asks Jesus: “Lord, what about this man?” (Jn 21:21). But Jesus, in the face of these temptations, says to him in reply: “What is it to you? Follow me” (Jn 21:22). This experience of Peter is a message for us too, dear brother archbishops. Today the Lord repeats to me, to you, and to all pastors: Follow me! Waste no time in questioning or in useless chattering; do not dwell on secondary things, but look to what is essential and follow me. Follow me without regard for the difficulties. Follow me in preaching the Gospel. Follow me by the witness of a life shaped by the grace you received in baptism and holy orders. Follow me by speaking of me to those with whom you live, day after day, in your work, your conversations and among your friends. Follow me by proclaiming the Gospel to all, especially to the least among us, so that no one will fail to hear the word of life which sets us free from every fear and enables us to trust in the faithfulness of God. Follow me!
Among those present for the celebration was an Ecumenical Delegation from the Patriarchate of Constantinople.
Pope Francis’ homily focused on the importance for pastors of placing their entire confidence in the Lord.
Below, please find the complete text of Pope Francis’ homily for the Solemnity of Saints Peter and Paul.
On this Solemnity of Saints Peter and Paul, the principal patrons of Rome, we welcome with joy and gratitude the Delegation sent by the Ecumenical Patriarch, our venerable and beloved brother Bartholomaios, and led by Metropolitan Ioannis. Let us ask the Lord that this visit too may strengthen our fraternal bonds as we journey toward that full communion between the two sister Churches which we so greatly desire.
“Now I am sure that the Lord has sent his angel and rescued me from the hand of Herod” (Acts 12:11). When Peter began his ministry to the Christian community of Jerusalem, great fear was still in the air because of Herod’s persecution of members of the Church. There had been the killing of James, and then the imprisonment of Peter himself, in order to placate the people. While Peter was imprisoned and in chains, he heard the voice of the angel telling him, “Get up quickly… dress yourself and put on your sandals… Put on your mantle and follow me!” (Acts 12:7-8). The chains fell from him and the door of the prison opened before him. Peter realized that the Lord had “rescued him from the hand of Herod”; he realized that the Lord had freed him from fear and from chains. Yes, the Lord liberates us from every fear and from all that enslaves us, so that we can be truly free. Today’s liturgical celebration expresses this truth well in the refrain of the Responsorial Psalm: “The Lord has freed me from all my fears”.
The problem for us, then, is fear and looking for refuge in our pastoral responsibilities.
I wonder, dear brother bishops, are we afraid? What are we afraid of? And if we are afraid, what forms of refuge do we seek, in our pastoral life, to find security? Do we look for support from those who wield worldly power? Or do we let ourselves be deceived by the pride which seeks gratification and recognition, thinking that these will offer us security? Dear brother Bishops, where do we find our security?
The witness of the Apostle Peter reminds us that our true refuge is trust in God. Trust in God banishes all fear and sets us free from every form of slavery and all worldly temptation. Today the Bishop of Rome and other bishops, particularly the metropolitans who have received the pallium, feel challenged by the example of Saint Peter to assess to what extent each of us puts his trust in the Lord.
Peter recovered this trust when Jesus said to him three times: “Feed my sheep” (Jn 21: 15,16,17). Peter thrice confessed his love for Jesus, thus making up for his threefold denial of Christ during the passion. Peter still regrets the disappointment which he caused the Lord on the night of his betrayal. Now that the Lord asks him: “Do you love me?”, Peter does not trust himself and his own strength, but instead entrusts himself to Jesus and his mercy: “Lord, you know everything; you know that I love you” (Jn 21:17). Precisely at this moment fear, insecurity and cowardice dissipate.
Peter experienced how God’s fidelity is always greater than our acts of infidelity, stronger than our denials. He realizes that the God’s fidelity dispels our fears and exceeds every human reckoning. Today Jesus also asks us: “Do you love me?”. He does so because he knows our fears and our struggles. Peter shows us the way: we need to trust in the Lord, who “knows everything” that is in us, not counting on our capacity to be faithful, but on his unshakable fidelity. Jesus never abandons us, for he cannot deny himself (cf. 2 Tim 2:13). He is faithful. The fidelity which God constantly shows to us pastors, far in excess of our merits, is the source of our confidence and our peace. The Lord’s fidelity to us keeps kindled within us the desire to serve him and to serve our sisters and brothers in charity.
The love of Jesus must suffice for Peter. He must no longer yield to the temptation to curiosity, jealousy, as when, seeing John nearby, he asks Jesus: “Lord, what about this man?” (Jn 21:21). But Jesus, in the face of these temptations, says to him in reply: “What is it to you? Follow me” (Jn 21:22). This experience of Peter is a message for us too, dear brother archbishops. Today the Lord repeats to me, to you, and to all pastors: Follow me! Waste no time in questioning or in useless chattering; do not dwell on secondary things, but look to what is essential and follow me. Follow me without regard for the difficulties. Follow me in preaching the Gospel. Follow me by the witness of a life shaped by the grace you received in baptism and holy orders. Follow me by speaking of me to those with whom you live, day after day, in your work, your conversations and among your friends. Follow me by proclaiming the Gospel to all, especially to the least among us, so that no one will fail to hear the word of life which sets us free from every fear and enables us to trust in the faithfulness of God. Follow me!
Pope Francis meets Delegation of Ecumenical Patriarchate
Vatican Radio
09:12 29/06/2014
Vatican 2014-06-29 - Pope Francis addressed the Delegation of the Ecumenical Patriarchate at the Vatican on Saturday to mark the Solemnity of the Holy Apostles Peter and Paul, celebrated on 29 June.
In his message, the Pope recalled the pilgrimage he shared with Ecumenical Patriarch Bartholomew I to the Holy Land last month and their common prayer at the Vatican with the presidents of Israel and Palestine.
“The Lord granted us these occasions of fraternal encounter, in which we were able to express the love uniting us in Christ, and to renew our mutual desire to walk together along the path to full unity,” the Pope said.
“We know very well that this unity is a gift of God, a gift that even now the Most High grants us the grace to attain whenever, by the power of the Holy Spirit, we choose to look at one another with the eyes of faith and to see ourselves as we truly are in God’s plan, according to the designs of his eternal will, and not what we have become as a result of the historical consequences of our sins,” he said.
“If all of us can learn, prompted by the Spirit, to look at one another in God,” he continued, “our path will be even straighter and our cooperation all the more easy in the many areas of daily life which already happily unite us.”
In his remarks to the Pope, Eastern Orthodox Metropolitan John Zizioulas of Pergamo, who headed the Delegation, expressed “full commitment… to promote the theological dialogue between our two churches, which continues in a spirit of love, mutual trust and respect.”
He pointed out that the Joint International Commission for Theological Dialogue between the Catholic Church and the Orthodox Church is set to meet in September to continue discussions on primacy in the Church.
“It is a difficult subject but with the grace of God we hope to make progress,” Metropolitan Zizioulas said. “The way that Your Holiness understands and applies ecclesial primacy offers inspiration and hope in our efforts to reach agreement on this thorny issue.”
Read Pope Francis’ complete address below:
The Solemnity of the Holy Patrons of the Church of Rome, the Apostles Peter and Paul, once again gives me the joy of greeting a delegation from the sister Church of Constantinople. In extending to you a warm welcome, I express my gratitude to the Ecumenical Patriarch, His Holiness Bartholomaios I, and to the Holy Synod for having sent you to share with us in the joy of this feast.
I have vivid and moving memories of my recent meetings with my beloved brother Bartholomaios. During our common pilgrimage to the Land of Jesus, we were able to relive the gift of that embrace between our venerable predecessors, Athenagoras I and Paul VI, which took place fifty years ago in the holy city of Jerusalem. That prophetic gesture gave decisive impulse to a journey which, thank God, has never ceased. I consider it a special gift from the Lord that we were able to venerate the holy places together and to pray at each other’s side at the place of Christ’s burial, where we can actually touch the foundation of our hope. The joy of that meeting was then renewed when, in a certain sense, we concluded our pilgrimage here at the tomb of the Apostle Peter as we joined in fervent prayer, together with the Presidents of Israel and Palestine, for the gift of peace in the Holy Land. The Lord granted us these occasions of fraternal encounter, in which we were able to express the love uniting us in Christ, and to renew our mutual desire to walk together along the path to full unity.
We know very well that this unity is a gift of God, a gift that even now the Most High grants us the grace to attain whenever, by the power of the Holy Spirit, we choose to look at one another with the eyes of faith and to see ourselves as we truly are in God’s plan, according to the designs of his eternal will, and not what we have become as a result of the historical consequences of our sins. If all of us can learn, prompted by the Spirit, to look at one another in God, our path will be even straighter and our cooperation all the more easy in the many areas of daily life which already happily unite us.
This way of “looking at one another in God” is nourished by faith, hope and love; it gives rise to an authentic theological reflection which is truly scientia Dei, a participation in that vision which God has of himself and of us. It is a reflection which can only bring us closer to one another on the path of unity, despite our differing starting points. I hope and I pray, then, that the work of the Joint International Commission can be a sign of this profound understanding, this theology “on its knees”. In this way, the Commission’s reflections on the concepts of primacy and synodality, communion in the universal Church and the ministry of the Bishop of Rome will not be an academic exercise or a mere debate about irreconcilable positions. All of us need, with courage and confidence, to be open to the working of the Holy Spirit. We need to let ourselves be caught up in Christ’s loving gaze upon the Church, his Bride, in our journey of spiritual ecumenism. It is a journey upheld by the martyrdom of so many of our brothers and sisters who, by their witness to Jesus Christ the Lord, have brought about an ecumenism of blood.
Dear members of the Delegation, with sentiments of sincere respect, friendship and love in Christ, I renew my heartfelt gratitude for your presence among us. I ask you to convey my greeting to my venerable brother Bartholomaios and to continue to pray for me and for the ministry with which I have been entrusted. Through the intercession of Mary, the Most Holy Mother of God, and of Saints Peter and Paul, the princes of the Apostles, and Saint Andrew the first-called, may Almighty God bless us and fill us with every grace. Amen.
In his message, the Pope recalled the pilgrimage he shared with Ecumenical Patriarch Bartholomew I to the Holy Land last month and their common prayer at the Vatican with the presidents of Israel and Palestine.
“The Lord granted us these occasions of fraternal encounter, in which we were able to express the love uniting us in Christ, and to renew our mutual desire to walk together along the path to full unity,” the Pope said.
“We know very well that this unity is a gift of God, a gift that even now the Most High grants us the grace to attain whenever, by the power of the Holy Spirit, we choose to look at one another with the eyes of faith and to see ourselves as we truly are in God’s plan, according to the designs of his eternal will, and not what we have become as a result of the historical consequences of our sins,” he said.
“If all of us can learn, prompted by the Spirit, to look at one another in God,” he continued, “our path will be even straighter and our cooperation all the more easy in the many areas of daily life which already happily unite us.”
In his remarks to the Pope, Eastern Orthodox Metropolitan John Zizioulas of Pergamo, who headed the Delegation, expressed “full commitment… to promote the theological dialogue between our two churches, which continues in a spirit of love, mutual trust and respect.”
He pointed out that the Joint International Commission for Theological Dialogue between the Catholic Church and the Orthodox Church is set to meet in September to continue discussions on primacy in the Church.
“It is a difficult subject but with the grace of God we hope to make progress,” Metropolitan Zizioulas said. “The way that Your Holiness understands and applies ecclesial primacy offers inspiration and hope in our efforts to reach agreement on this thorny issue.”
Read Pope Francis’ complete address below:
The Solemnity of the Holy Patrons of the Church of Rome, the Apostles Peter and Paul, once again gives me the joy of greeting a delegation from the sister Church of Constantinople. In extending to you a warm welcome, I express my gratitude to the Ecumenical Patriarch, His Holiness Bartholomaios I, and to the Holy Synod for having sent you to share with us in the joy of this feast.
I have vivid and moving memories of my recent meetings with my beloved brother Bartholomaios. During our common pilgrimage to the Land of Jesus, we were able to relive the gift of that embrace between our venerable predecessors, Athenagoras I and Paul VI, which took place fifty years ago in the holy city of Jerusalem. That prophetic gesture gave decisive impulse to a journey which, thank God, has never ceased. I consider it a special gift from the Lord that we were able to venerate the holy places together and to pray at each other’s side at the place of Christ’s burial, where we can actually touch the foundation of our hope. The joy of that meeting was then renewed when, in a certain sense, we concluded our pilgrimage here at the tomb of the Apostle Peter as we joined in fervent prayer, together with the Presidents of Israel and Palestine, for the gift of peace in the Holy Land. The Lord granted us these occasions of fraternal encounter, in which we were able to express the love uniting us in Christ, and to renew our mutual desire to walk together along the path to full unity.
We know very well that this unity is a gift of God, a gift that even now the Most High grants us the grace to attain whenever, by the power of the Holy Spirit, we choose to look at one another with the eyes of faith and to see ourselves as we truly are in God’s plan, according to the designs of his eternal will, and not what we have become as a result of the historical consequences of our sins. If all of us can learn, prompted by the Spirit, to look at one another in God, our path will be even straighter and our cooperation all the more easy in the many areas of daily life which already happily unite us.
This way of “looking at one another in God” is nourished by faith, hope and love; it gives rise to an authentic theological reflection which is truly scientia Dei, a participation in that vision which God has of himself and of us. It is a reflection which can only bring us closer to one another on the path of unity, despite our differing starting points. I hope and I pray, then, that the work of the Joint International Commission can be a sign of this profound understanding, this theology “on its knees”. In this way, the Commission’s reflections on the concepts of primacy and synodality, communion in the universal Church and the ministry of the Bishop of Rome will not be an academic exercise or a mere debate about irreconcilable positions. All of us need, with courage and confidence, to be open to the working of the Holy Spirit. We need to let ourselves be caught up in Christ’s loving gaze upon the Church, his Bride, in our journey of spiritual ecumenism. It is a journey upheld by the martyrdom of so many of our brothers and sisters who, by their witness to Jesus Christ the Lord, have brought about an ecumenism of blood.
Dear members of the Delegation, with sentiments of sincere respect, friendship and love in Christ, I renew my heartfelt gratitude for your presence among us. I ask you to convey my greeting to my venerable brother Bartholomaios and to continue to pray for me and for the ministry with which I have been entrusted. Through the intercession of Mary, the Most Holy Mother of God, and of Saints Peter and Paul, the princes of the Apostles, and Saint Andrew the first-called, may Almighty God bless us and fill us with every grace. Amen.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chầu đền tạ Thánh Thể tại giáo xứ Trại Lê
Antôn Trần Công Đức
08:11 29/06/2014
TUẦN CHẦU ĐỀN TẠ CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ TẠI GIÁO XỨ TRẠI LÊ
Sáng ngày 29/06/2014, giáo xứ Trại Lê thuộc giáo hạt Can Lộc đã long trọng cử hành thánh lễ cao điểm tuần chầu đền tạ Thánh Thể.
Trại Lê là một giáo xứ có bề dày lịch sử lâu đời. Được thành lập vào năm 1677. Nơi đây vinh hạnh được Cha thánh linh mục Phêrô Hoàng Khanh quản xứ tiên khởi. Hiện nay giáo xứ Trại Lê có 7 giáo họ và hơn 3.745 tín hữu, do linh mục Giuse Trần Đức Ngợi coi sóc.
Xem Hình
Được biết trong những ngày chuẩn bị cho tuần chầu đền tạ, bà con giáo xứ Trại Lê phải trải qua một ngày đại tang đau buồn tiếc thương, khi 3 người con của giáo xứ là: J.B Nguyễn Văn Thắng, Giuse Hoàng Văn Thiên và Anna Trần Thị Yên đã ra đi trong vụ tai nạn thảm khốc tại Thái Lan, ngày 02 / 06 / 2014 vừa qua. Gạt đi những giọt nước mắt đau thương, mất mát đó. Bà con giáo dân bước vào tuần chầu đền tạ với niềm xác tín mạnh mẽ vào tình yêu nơi Đức Kitô, tin tưởng rằng “họ sẽ được sống lại với Ngài.” Tuần Chầu Đển tạ là dịp để mỗi một người con trong giáo xứ nhìn nhận lại hành trình sống đạo của mình trong năm qua. Và cũng là dịp để mỗi người chạy đến với Bí tích Thánh Thể hầu múc trọn những hồng ân mà Chúa ban xuống cho mỗi người trong tuần chầu đại phúc này.
Tối thứ năm, ngày 26/06/2014. Thánh lễ khai mạc tuần chầu đền tạ. (kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô). Cha quản xứ cùng cộng đoàn đón chào quý Cha quản hạt, quý Cha trong và ngoài giáo hạt Can Lộc về hiệp dâng thánh lễ trong bầu khí thánh thiêng và sốt sắng.
Sáng thứ 6, ngày 27/06/2014. Lễ Thánh Tâm Chúa Kitô. Cha Phêrô Nguyễn Hữu Hoàng chủ tế thánh lễ, đồng tế với ngài có cha Quản xứ Giuse Trần Đức Ngợi, quý cha trong và ngoài giáo hạt Can Lộc, cùng sự tham dự đông đảo bà con trong giáo xứ Trại Lê.
Sáng thứ 7 ngày 28/06/2014. Cha Phêrô Trần Đình Lai chủ tế thánh lễ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ. Cũng trong sáng nay, niềm vui tuần chầu đền tạ của giáo xứ được nhân lên gấp bội. Vì hôm nay một người con của giáo xứ là thầy PhêrôThân Văn Hùng, đã được Đức Giám Mục giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ tế thánh lễ truyền chức phó tế. Đây là một hồng ân lớn lao mà Chúa đã thương ban cho giáo xứ trong tuần đại hồng phúc này.
Buổi chiều cùng ngày thánh lễ vọng kính hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ. Cha Phêrô Nguyễn Huy Lưu (quản xứ Vĩnh Hội) chủ tế thánh lễ. Tối cùng ngày, cộng đoàn cùng tham dự giờ chầu trọng thể theo phương pháp Taizé. Mọi người cùng quây quần bên Thánh Thể Chúa và thân thưa với Người, được Chúa chạm vào tâm hồn, kết hiệp và nhận ra thánh ý của Người. Tất cả cảm nghiệm được tình Chúa yêu, hầu đủ sức canh tân đời sống mình.
Sáng Chúa Nhật ngày 29/06/2014. Cộng đoàn phấn khởi chào mừng Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên về thăm và chủ tế thánh lễ cao điểm của tuần chầu đền tạ.
Trong phần quãng diễn Lời Chúa Đức Cha Phaolô Maria nhấn mạnh: “cộng đoàn chúng ta họp nhau nơi đây để mừng kính hai vị Thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. Đây là hai con người rất đặc biệt nhưng lại rất khác biệt nhau về nhiều mặt, tính tình, văn hóa về nghề nghiệp. Nhưng cả hai đã được Chúa biến đổi tận căn để trở nên những nhân chứng, những tông đồ theo lệnh của Chúa, Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân khắp cùng cỏi trái đất”. Vì thế mừng lễ thánh Phêrô, Phaolô hôm nay, mọi thành phần trong giáo xứ chúng ta cũng phải biết noi gương các Ngài, để sống Đức tin, giới thiệu và làm chứng cho Chúa một cách mạnh mẽ trong thời đại ngày hôm nay.”
Tuần Chầu đền tạ khép lại trong bầu khí thánh thiêng, sốt sắng. Cầu mong cho mọi người con trong giáo xứ Trại Lê luôn biết sống tâm tình của tuần chầu hồng phúc. Biết tạo cho mình một tâm tình hiệp thông với Chúa thật sự, biết yêu mến và say sưa chạy đến với Chúa Giêsu Thánh Thể mỗi ngày để múc trọn những ân ban của nơi Bí Tích Thánh Thể.
Sáng ngày 29/06/2014, giáo xứ Trại Lê thuộc giáo hạt Can Lộc đã long trọng cử hành thánh lễ cao điểm tuần chầu đền tạ Thánh Thể.
Trại Lê là một giáo xứ có bề dày lịch sử lâu đời. Được thành lập vào năm 1677. Nơi đây vinh hạnh được Cha thánh linh mục Phêrô Hoàng Khanh quản xứ tiên khởi. Hiện nay giáo xứ Trại Lê có 7 giáo họ và hơn 3.745 tín hữu, do linh mục Giuse Trần Đức Ngợi coi sóc.
Xem Hình
Được biết trong những ngày chuẩn bị cho tuần chầu đền tạ, bà con giáo xứ Trại Lê phải trải qua một ngày đại tang đau buồn tiếc thương, khi 3 người con của giáo xứ là: J.B Nguyễn Văn Thắng, Giuse Hoàng Văn Thiên và Anna Trần Thị Yên đã ra đi trong vụ tai nạn thảm khốc tại Thái Lan, ngày 02 / 06 / 2014 vừa qua. Gạt đi những giọt nước mắt đau thương, mất mát đó. Bà con giáo dân bước vào tuần chầu đền tạ với niềm xác tín mạnh mẽ vào tình yêu nơi Đức Kitô, tin tưởng rằng “họ sẽ được sống lại với Ngài.” Tuần Chầu Đển tạ là dịp để mỗi một người con trong giáo xứ nhìn nhận lại hành trình sống đạo của mình trong năm qua. Và cũng là dịp để mỗi người chạy đến với Bí tích Thánh Thể hầu múc trọn những hồng ân mà Chúa ban xuống cho mỗi người trong tuần chầu đại phúc này.
Tối thứ năm, ngày 26/06/2014. Thánh lễ khai mạc tuần chầu đền tạ. (kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô). Cha quản xứ cùng cộng đoàn đón chào quý Cha quản hạt, quý Cha trong và ngoài giáo hạt Can Lộc về hiệp dâng thánh lễ trong bầu khí thánh thiêng và sốt sắng.
Sáng thứ 6, ngày 27/06/2014. Lễ Thánh Tâm Chúa Kitô. Cha Phêrô Nguyễn Hữu Hoàng chủ tế thánh lễ, đồng tế với ngài có cha Quản xứ Giuse Trần Đức Ngợi, quý cha trong và ngoài giáo hạt Can Lộc, cùng sự tham dự đông đảo bà con trong giáo xứ Trại Lê.
Sáng thứ 7 ngày 28/06/2014. Cha Phêrô Trần Đình Lai chủ tế thánh lễ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ. Cũng trong sáng nay, niềm vui tuần chầu đền tạ của giáo xứ được nhân lên gấp bội. Vì hôm nay một người con của giáo xứ là thầy PhêrôThân Văn Hùng, đã được Đức Giám Mục giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ tế thánh lễ truyền chức phó tế. Đây là một hồng ân lớn lao mà Chúa đã thương ban cho giáo xứ trong tuần đại hồng phúc này.
Buổi chiều cùng ngày thánh lễ vọng kính hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ. Cha Phêrô Nguyễn Huy Lưu (quản xứ Vĩnh Hội) chủ tế thánh lễ. Tối cùng ngày, cộng đoàn cùng tham dự giờ chầu trọng thể theo phương pháp Taizé. Mọi người cùng quây quần bên Thánh Thể Chúa và thân thưa với Người, được Chúa chạm vào tâm hồn, kết hiệp và nhận ra thánh ý của Người. Tất cả cảm nghiệm được tình Chúa yêu, hầu đủ sức canh tân đời sống mình.
Sáng Chúa Nhật ngày 29/06/2014. Cộng đoàn phấn khởi chào mừng Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên về thăm và chủ tế thánh lễ cao điểm của tuần chầu đền tạ.
Trong phần quãng diễn Lời Chúa Đức Cha Phaolô Maria nhấn mạnh: “cộng đoàn chúng ta họp nhau nơi đây để mừng kính hai vị Thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. Đây là hai con người rất đặc biệt nhưng lại rất khác biệt nhau về nhiều mặt, tính tình, văn hóa về nghề nghiệp. Nhưng cả hai đã được Chúa biến đổi tận căn để trở nên những nhân chứng, những tông đồ theo lệnh của Chúa, Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân khắp cùng cỏi trái đất”. Vì thế mừng lễ thánh Phêrô, Phaolô hôm nay, mọi thành phần trong giáo xứ chúng ta cũng phải biết noi gương các Ngài, để sống Đức tin, giới thiệu và làm chứng cho Chúa một cách mạnh mẽ trong thời đại ngày hôm nay.”
Tuần Chầu đền tạ khép lại trong bầu khí thánh thiêng, sốt sắng. Cầu mong cho mọi người con trong giáo xứ Trại Lê luôn biết sống tâm tình của tuần chầu hồng phúc. Biết tạo cho mình một tâm tình hiệp thông với Chúa thật sự, biết yêu mến và say sưa chạy đến với Chúa Giêsu Thánh Thể mỗi ngày để múc trọn những ân ban của nơi Bí Tích Thánh Thể.
Hội dòng MTG Phan Thiết đón niềm vui 3 trong 1
Maria Đinh Loan
08:21 29/06/2014
HD. MTG PHAN THIẾT: VUI ĐÓN NIỀM VUI 3 TRONG 1
Chúa Nhật ngày 29/6/2014, toàn thể chị em từ khắp các cộng đoàn gần xa tựu về Nhà mẹ Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết (HD.MTGPT) hân hoan thay mặt Giáo phận Phan Thiết cùng nhau tham dự ngày Chầu Lượt; nhận nghi thức sai đi niên khoá 2014 – 2015; Và đón chào 19 em Thỉnh Sinh gia nhập Tập Viện.
Xem Hình
Trong suốt năm phục vụ, đây là một trong những dịp hội ngộ gia đình đông đảo tràn đầy tình Chúa và tình huynh đệ cộng đoàn nhất. Vì chị em lớn bé hết thảy được cùng nhau quỳ bên Thánh Thể Chúa, kín múc nguồn Thánh Ân tuôn chảy dạt dào rồi hân hoan đón nhận sứ vụ từ Thiên Chúa qua tay Bề Trên. Theo Hiến Chương Điều 139, định nghĩa “Cộng đoàn là tế bào căn bản của Hội dòng” và “Cộng đoàn Mến Thánh Giá là một gia đình đích thực, được quy tụ nhân danh Đức Kitô Khổ Nạn – Phục Sinh” (x. HC Điều 41). Như vậy, mỗi năm chị em trong dòng luân phiên thay đổi môi trường phục vụ để đem hết sức lực xây dựng gia đình cộng đoàn do Chúa gửi đến, không phải do mình lựa chọn theo sở thích (x.HC Điều 45).
Trong giờ cầu nguyện trước Thánh Thể của các chị Phụ Trách Cộng đoàn, đoạn Tin Mừng theo Thánh Ga 21, 15 – 19 mời gọi chị em nhìn lên gương Thánh Tông đồ Phêrô khi lãnh nhận và thực thi sứ vụ Chúa trao “Hãy chăm sóc chiên của Thầy”. Chị em cùng nhau thân thưa với Chúa lời nguyện cầu chung:
“Lạy Chúa, chúng con không hiểu tại sao Chúa chọn Simon, một người đánh cá ít học và đã lập gia đình, để làm vị giáo hoàng đầu tiên của Giáo Hội. Chúa xây dựng Giáo Hội trên một tảng đá mong manh, để ai nấy ngất ngây trước quyền năng của Chúa. Hôm nay, Chúa cũng gọi chúng con theo Chúa, sống cho Chúa, đặt chúng con trưởng mỗi cộng đoàn, nhỏ lớn gì cũng là gia đình của Chúa. Chúng con chẳng thể từ chối viện cớ mình kém đức kém tài. Chúa đưa chúng con đi xa hơn, đến bất ngờ, vì Chúa cần chúng con một chút liều lĩnh của Simon, bỏ mái ấm cũ để lên đường, hạnh phúc vì biết mình đang đi sau Chúa. Amen”
Với tâm tình cầu nguyện chị em tha thiết nhờ lời chuyển cầu của hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô dâng lên tất cả cho Chúa Giêsu Thánh Thể, xin Người ban ơn bình an cho các cộng đoàn lớn nhỏ để mỗi cộng đoàn là nơi tha thứ, chốn an vui, chứng tá đức tin và tình yêu thương đem Tin mừng của Chúa đến với mọi người.
Và niềm vui của Hội Dòng càng được nhân lên gấp bội khi vào giờ Kinh Chiều tại nguyện đường có nghi thức gia nhập Tậ Viện cho 19 em Thỉnh Sinh. Trải qua 3 năm Thanh Tuyển và 1 năm Tiền tập để tìm hiểu và tập tu trong HD.MTGPT, hôm nay các em chính thức gia nhập gia đình “Nhà tập” của Hội dòng.
Trong nghi thức vào tập viện, Chị Tổng Phụ Trách thẩm vấn các ứng sinh, ứng sinh đọc và trao tờ cam kết cho Chị; kế đến Chị Tổng trao tu phục cho các ứng sinh với lời nhắn nhủ: “Các em hãy nhận lấy tu phục này như dấu chỉ đời sống Thánh Hiến và tập sống xứng đáng là ‘Kho tàng thánh thiêng’ Thiên Chúa trao phó cho Hội Dòng". Cuối cùng Chị Tổng trao phó các Tân Tập Sinh cho Chị Giám Sư Tập viện.
Xin hiệp thông trong lời tạ ơn Thiên Chúa là Đấng tạo tác đã ban muôn ơn lành xuống trên chị em Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết trong ngày hội ngộ hôm nay. Cách riêng cho 19 Tân Tập Sinh được trở nên những “Kho Tàng Thánh Thiêng” đích thực của Giáo Hội như lòng Chúa mong ước.
Maria Đinh Loan
Chúa Nhật ngày 29/6/2014, toàn thể chị em từ khắp các cộng đoàn gần xa tựu về Nhà mẹ Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết (HD.MTGPT) hân hoan thay mặt Giáo phận Phan Thiết cùng nhau tham dự ngày Chầu Lượt; nhận nghi thức sai đi niên khoá 2014 – 2015; Và đón chào 19 em Thỉnh Sinh gia nhập Tập Viện.
Xem Hình
Trong suốt năm phục vụ, đây là một trong những dịp hội ngộ gia đình đông đảo tràn đầy tình Chúa và tình huynh đệ cộng đoàn nhất. Vì chị em lớn bé hết thảy được cùng nhau quỳ bên Thánh Thể Chúa, kín múc nguồn Thánh Ân tuôn chảy dạt dào rồi hân hoan đón nhận sứ vụ từ Thiên Chúa qua tay Bề Trên. Theo Hiến Chương Điều 139, định nghĩa “Cộng đoàn là tế bào căn bản của Hội dòng” và “Cộng đoàn Mến Thánh Giá là một gia đình đích thực, được quy tụ nhân danh Đức Kitô Khổ Nạn – Phục Sinh” (x. HC Điều 41). Như vậy, mỗi năm chị em trong dòng luân phiên thay đổi môi trường phục vụ để đem hết sức lực xây dựng gia đình cộng đoàn do Chúa gửi đến, không phải do mình lựa chọn theo sở thích (x.HC Điều 45).
Trong giờ cầu nguyện trước Thánh Thể của các chị Phụ Trách Cộng đoàn, đoạn Tin Mừng theo Thánh Ga 21, 15 – 19 mời gọi chị em nhìn lên gương Thánh Tông đồ Phêrô khi lãnh nhận và thực thi sứ vụ Chúa trao “Hãy chăm sóc chiên của Thầy”. Chị em cùng nhau thân thưa với Chúa lời nguyện cầu chung:
“Lạy Chúa, chúng con không hiểu tại sao Chúa chọn Simon, một người đánh cá ít học và đã lập gia đình, để làm vị giáo hoàng đầu tiên của Giáo Hội. Chúa xây dựng Giáo Hội trên một tảng đá mong manh, để ai nấy ngất ngây trước quyền năng của Chúa. Hôm nay, Chúa cũng gọi chúng con theo Chúa, sống cho Chúa, đặt chúng con trưởng mỗi cộng đoàn, nhỏ lớn gì cũng là gia đình của Chúa. Chúng con chẳng thể từ chối viện cớ mình kém đức kém tài. Chúa đưa chúng con đi xa hơn, đến bất ngờ, vì Chúa cần chúng con một chút liều lĩnh của Simon, bỏ mái ấm cũ để lên đường, hạnh phúc vì biết mình đang đi sau Chúa. Amen”
Với tâm tình cầu nguyện chị em tha thiết nhờ lời chuyển cầu của hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô dâng lên tất cả cho Chúa Giêsu Thánh Thể, xin Người ban ơn bình an cho các cộng đoàn lớn nhỏ để mỗi cộng đoàn là nơi tha thứ, chốn an vui, chứng tá đức tin và tình yêu thương đem Tin mừng của Chúa đến với mọi người.
Và niềm vui của Hội Dòng càng được nhân lên gấp bội khi vào giờ Kinh Chiều tại nguyện đường có nghi thức gia nhập Tậ Viện cho 19 em Thỉnh Sinh. Trải qua 3 năm Thanh Tuyển và 1 năm Tiền tập để tìm hiểu và tập tu trong HD.MTGPT, hôm nay các em chính thức gia nhập gia đình “Nhà tập” của Hội dòng.
Trong nghi thức vào tập viện, Chị Tổng Phụ Trách thẩm vấn các ứng sinh, ứng sinh đọc và trao tờ cam kết cho Chị; kế đến Chị Tổng trao tu phục cho các ứng sinh với lời nhắn nhủ: “Các em hãy nhận lấy tu phục này như dấu chỉ đời sống Thánh Hiến và tập sống xứng đáng là ‘Kho tàng thánh thiêng’ Thiên Chúa trao phó cho Hội Dòng". Cuối cùng Chị Tổng trao phó các Tân Tập Sinh cho Chị Giám Sư Tập viện.
Xin hiệp thông trong lời tạ ơn Thiên Chúa là Đấng tạo tác đã ban muôn ơn lành xuống trên chị em Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết trong ngày hội ngộ hôm nay. Cách riêng cho 19 Tân Tập Sinh được trở nên những “Kho Tàng Thánh Thiêng” đích thực của Giáo Hội như lòng Chúa mong ước.
Maria Đinh Loan
Màu của ''Tình Yêu'' trong ngày Thứ Sáu tại giáo xứ Quảng Ngãi
PV Quảng Ngãi
09:08 29/06/2014
Màu của "Tình Yêu" trong ngày Thứ Sáu tại giáo xứ Quảng Ngãi
Trước cổng nhà thờ mới Quảng Ngãi có hai cây phượng vĩ trồng đã lâu rồi; có lẽ từ khi xây dựng nhà thờ năm 1963. Và cứ mỗi độ Tháng Thánh Tâm về, hoa phượng đỏ khoe màu rực thắm, màu đỏ đã từng được các thi sĩ, nhạc sĩ ví von là "màu của tình yêu", như lời của một ca khúc: "Màu hoa phượng thắm như máu con tim...". Thật là trùng hợp, chính trong những ngày “hoa phượng đỏ của Tháng Thánh Tâm, vào ngày Thứ Sáu kính trọng thể lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Bổn mạng của nhà thờ và giáo xứ Quảng Ngãi, Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi đã về chủ sự Thánh lễ đồng tế và ban phép Thêm Sức cho 22 thành viên thanh thiếu nhi và người lớn trong giáo xứ.
Nếu tình yêu của Chúa Giêsu được Ngài minh họa cách nhiệm mầu qua hình ảnh Trái Tim rực đỏ bốc lửa với vòng gai quấn quanh, thì quả thật chính ngày thứ Sáu hôm nay, 27/6/2014, tình yêu đó lại một lần nữa hiện thực cách sống động và đầy thân thương qua một cộng đoàn hân hoan họp nhau cử hành Đại Lễ Thánh Tâm, qua những trái tim hồi hộp và xúc động chuẩn bị lãnh nhận hồng ân của Chúa Thánh Thần, Ngôi Vị được mệnh danh là “Tình Yêu Thiên Chúa”.
Từ màu đỏ của hoa phượng đến màu đỏ của Thánh Tâm và trong ngọn lửa hồng rực cháy của Chúa Thánh Linh, ước mong sao ngày lễ Thánh Tâm năm nay khơi dậy một đời sống đức tin đầy tràn lửa mến; đặc biệt, khơi lên nơi các tâm hồn được lãnh nhận bí tích Thêm Sức, một ngọn lửa nhiệt tình và sốt sắng để dấn thân ra đi sống và làm chứng cho Thiên Chúa tình yêu.
Và sau đây là những hình ảnh tiêu biểu trong biến cố mục vụ trọng đại nầy tại xứ Quảng.
Xem Hình
Trước cổng nhà thờ mới Quảng Ngãi có hai cây phượng vĩ trồng đã lâu rồi; có lẽ từ khi xây dựng nhà thờ năm 1963. Và cứ mỗi độ Tháng Thánh Tâm về, hoa phượng đỏ khoe màu rực thắm, màu đỏ đã từng được các thi sĩ, nhạc sĩ ví von là "màu của tình yêu", như lời của một ca khúc: "Màu hoa phượng thắm như máu con tim...". Thật là trùng hợp, chính trong những ngày “hoa phượng đỏ của Tháng Thánh Tâm, vào ngày Thứ Sáu kính trọng thể lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Bổn mạng của nhà thờ và giáo xứ Quảng Ngãi, Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi đã về chủ sự Thánh lễ đồng tế và ban phép Thêm Sức cho 22 thành viên thanh thiếu nhi và người lớn trong giáo xứ.
Nếu tình yêu của Chúa Giêsu được Ngài minh họa cách nhiệm mầu qua hình ảnh Trái Tim rực đỏ bốc lửa với vòng gai quấn quanh, thì quả thật chính ngày thứ Sáu hôm nay, 27/6/2014, tình yêu đó lại một lần nữa hiện thực cách sống động và đầy thân thương qua một cộng đoàn hân hoan họp nhau cử hành Đại Lễ Thánh Tâm, qua những trái tim hồi hộp và xúc động chuẩn bị lãnh nhận hồng ân của Chúa Thánh Thần, Ngôi Vị được mệnh danh là “Tình Yêu Thiên Chúa”.
Từ màu đỏ của hoa phượng đến màu đỏ của Thánh Tâm và trong ngọn lửa hồng rực cháy của Chúa Thánh Linh, ước mong sao ngày lễ Thánh Tâm năm nay khơi dậy một đời sống đức tin đầy tràn lửa mến; đặc biệt, khơi lên nơi các tâm hồn được lãnh nhận bí tích Thêm Sức, một ngọn lửa nhiệt tình và sốt sắng để dấn thân ra đi sống và làm chứng cho Thiên Chúa tình yêu.
Và sau đây là những hình ảnh tiêu biểu trong biến cố mục vụ trọng đại nầy tại xứ Quảng.
Xem Hình
Trường nhạc ''Cung Đàn''
Trầm Thiên Thu
08:35 29/06/2014
Âm nhạc là ngôn ngữ quốc tế – còn hơn cả Quốc tế ngữ (Esperanto), vì ai cũng có thể hiểu (cách chung hoặc riêng). Chắc chắn cuộc đời không thể thiếu âm nhạc, vì ai cũng có “máu nhạc”, dù người đó không thực sự yêu thích âm nhạc, nhưng mỗi khi nghe một nhịp điệu người ta vẫn nhịp chân, nhịp tay hoặc gật gù, điều đó chứng tỏ “chất nhạc” trong chúng ta.
Âm nhạc hiện diện khắp nơi, ở đâu chúng ta cũng thấy âm nhạc, nghe âm nhạc, cảm nhận âm nhạc,… Thật vậy, Thomas Carlyle nhận định: “Nếu bạn nhìn đủ sâu thì bạn sẽ thấy âm nhạc, trái tim của thiên nhiên là âm nhạc ở khắp nơi” (If you look deep enough you will see music, the heart of nature being everywhere music). Cũng có thể nói rằng âm nhạc là khoa học về cảm xúc. Trong tất cả mọi tiếng động, có lẽ âm nhạc là loại “tiếng động” ít khó chịu nhất – thậm chí là “thoải mái” nhất.
Âm nhạc mênh mông vô tận, dù chỉ gồm 7 nốt, nhưng đã và đang có biết bao tác phẩm âm nhạc đủ dạng. Âm nhạc thật kỳ lạ! Những tác phẩm nghệ thuật tạo nên nguyên tắc, nguyên tắc không tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Claude Debussy so sánh: “Âm nhạc là số học của âm thanh cũng giống như quang học là hình học của ánh sáng” (Music is the arithmetic of sounds as optics is the geometry of light).
Công Giáo cũng “gắn liền” với âm nhạc, vì nhạc Bình Ca (Gregorian) là thánh nhạc chính của Giáo Hội. Các nghi thức phụng vụ cũng luôn sử dụng âm nhạc. Hầu như trong mọi Thánh Lễ đều có hát, nhiều hay ít, cách này hay cách khác. Và không có Nhà Thờ nào (giáo xứ hoặc cộng đoàn tu trì) lại không có ca đoàn. Đó là niềm hãnh diện cho những người có “tâm hồn âm nhạc”.
Riêng Việt ngữ cũng khá đặc biệt, vì Việt ngữ vốn đã có “chất nhạc” được xác định qua các dấu giọng (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) với các thanh bằng và thanh trắc. Trong Việt ngữ đã có sẵn nhạc, nghe nói là nghe nhạc, mức độ âm nhạc tăng thêm nếu được diễn tả bằng thơ, vì thế thơ và nhạc là “họ hàng gần” với nhau. Việt ngữ là một lợi thế của người Việt.
Nhạc sĩ Richard Strauss nhận xét: “Giọng của con người là nhạc cụ đẹp đẽ nhất, nhưng cũng là nhạc cụ khó chơi nhất. Có thể tôi không là một nhà soạn nhạc ở hàng thứ nhất, nhưng tôi là nhà soạn nhạc đứng đầu ở hàng thứ hai” (The human voice is the most beautiful instrument of all, but it is the most difficult to play. I may not be a first-rate composer, but I am a first-class second-rate composer).
Đặc biệt là nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven xác nhận: “Tạ ơn Chúa, tôi viết được nhạc, còn ngoài ra tôi chẳng làm được gì khác”. Nói là nói vậy, nói vậy mà không phải vậy. Khi có triệu chứng điếc tai, ông đã soạn tác phẩm “Định Mệnh” lừng danh với những âm thanh và nhịp điệu diễn tả tiếng “gõ cửa số phận” của ông. Đa số các nhà soạn nhạc thiên tài đều là người có niềm tin Kitô giáo. Một điều kỳ lạ!
Trường nhạc không nhiều, thậm chí là hiếm – như Nhạc viện Thành phố (đường Nguyễn Du, Q. 1). Do đó sự “ra đời” của Trường Nhạc CUNG ĐÀN là một nỗ lực đáng khích lệ. “Âm nhạc là ánh sáng của cuộc sống”, đó là câu “châm ngôn” của Trường Nhạc CUNG ĐÀN. Được biết, trường này được thành lập ngày 18/4/2014, tọa lạc tại địa chỉ: 98 Nguyễn Hồng Đào, P. 14, Q. Tân Bình, Saigon.
Trường chuyên đào tạo các bộ môn như piano, organ, guitar, trống, múa, thanh nhạc (ca sĩ và nhóm ca), đồng thời còn có các lớp luyện thi tiếng hát truyền hình, tiếng hát phát thanh, tiếng hát mãi xanh,... do nhạc sĩ Vũ Đình Ân phụ trách (hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam và Hội âm nhạc TPHCM), cùng đội ngũ giáo viên chuyên trách giàu kinh nghiệm từ Nhạc viện thành phố và Đại học Saigon.
Trường Nhạc CUNG ĐÀN cũng có những lớp đặc biệt đào tạo những người có ý phục vụ Nhà Thờ, với các lớp như: Đệm đàn organ trong Nhà Thờ, hoà âm, chỉ huy, sáng tác,... do chính các nhạc sĩ Công Giáo thuộc Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh hướng dẫn.
Học viên được ưu tiên chọn ngày giờ học phù hợp, được xếp lớp học theo trình độ. Mỗi nhóm lớp chỉ 2-3 học viên. Sau mỗi khóa học, học viên sẽ được thi và cấp chứng chỉ âm nhạc có giá trị theo chương trình của Bộ Giáo dục. Số điện thoại của trường: (08) 3949 0442.
Như đã nói, âm nhạc không chỉ quan trọng trong đời sống thường nhật, nhất là những khi cần thư giãn, âm nhạc còn cần thiết trong tôn giáo, như Thánh Phaolô nhắn nhủ: “Hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa” (Ep 5:19). Không chỉ là ca hát như vậy mà là ca hát “trong mọi hoàn cảnh và mọi sự nhân danh Đức Giêsu Kitô” Cha” (Ep 5:20). Điều đó cho thấy âm nhạc quan trọng nên mới có vị trí đặc biệt trong phụng vụ và đời sống cầu nguyện của các Kitô hữu.
Thật vậy, Đức Maria có bài ca “Ngợi Khen” (Magnificat), Thánh Da-ca-ri-a (cha của Thánh Gioan Tẩy Giả) có bài ca “Chúc Tụng” (Benedictus), Thánh Si-mê-on có bài ca “An Bình Ra Đi” (Nunc dimittis), đặc biệt là khi Thánh Tử Giêsu giáng sinh “muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2:13). Điều đó càng khẳng định tầm quan trọng của âm nhạc trong cuộc sống đời thường và cuộc sống tâm linh.
Xin được hân hạnh giới thiệu Trường Nhạc CUNG ĐÀN. Hãy đến với CUNG ĐÀN để tận hưởng cuộc sống!
Âm nhạc mênh mông vô tận, dù chỉ gồm 7 nốt, nhưng đã và đang có biết bao tác phẩm âm nhạc đủ dạng. Âm nhạc thật kỳ lạ! Những tác phẩm nghệ thuật tạo nên nguyên tắc, nguyên tắc không tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Claude Debussy so sánh: “Âm nhạc là số học của âm thanh cũng giống như quang học là hình học của ánh sáng” (Music is the arithmetic of sounds as optics is the geometry of light).
Công Giáo cũng “gắn liền” với âm nhạc, vì nhạc Bình Ca (Gregorian) là thánh nhạc chính của Giáo Hội. Các nghi thức phụng vụ cũng luôn sử dụng âm nhạc. Hầu như trong mọi Thánh Lễ đều có hát, nhiều hay ít, cách này hay cách khác. Và không có Nhà Thờ nào (giáo xứ hoặc cộng đoàn tu trì) lại không có ca đoàn. Đó là niềm hãnh diện cho những người có “tâm hồn âm nhạc”.
Riêng Việt ngữ cũng khá đặc biệt, vì Việt ngữ vốn đã có “chất nhạc” được xác định qua các dấu giọng (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) với các thanh bằng và thanh trắc. Trong Việt ngữ đã có sẵn nhạc, nghe nói là nghe nhạc, mức độ âm nhạc tăng thêm nếu được diễn tả bằng thơ, vì thế thơ và nhạc là “họ hàng gần” với nhau. Việt ngữ là một lợi thế của người Việt.
Nhạc sĩ Richard Strauss nhận xét: “Giọng của con người là nhạc cụ đẹp đẽ nhất, nhưng cũng là nhạc cụ khó chơi nhất. Có thể tôi không là một nhà soạn nhạc ở hàng thứ nhất, nhưng tôi là nhà soạn nhạc đứng đầu ở hàng thứ hai” (The human voice is the most beautiful instrument of all, but it is the most difficult to play. I may not be a first-rate composer, but I am a first-class second-rate composer).
Đặc biệt là nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven xác nhận: “Tạ ơn Chúa, tôi viết được nhạc, còn ngoài ra tôi chẳng làm được gì khác”. Nói là nói vậy, nói vậy mà không phải vậy. Khi có triệu chứng điếc tai, ông đã soạn tác phẩm “Định Mệnh” lừng danh với những âm thanh và nhịp điệu diễn tả tiếng “gõ cửa số phận” của ông. Đa số các nhà soạn nhạc thiên tài đều là người có niềm tin Kitô giáo. Một điều kỳ lạ!
Trường nhạc không nhiều, thậm chí là hiếm – như Nhạc viện Thành phố (đường Nguyễn Du, Q. 1). Do đó sự “ra đời” của Trường Nhạc CUNG ĐÀN là một nỗ lực đáng khích lệ. “Âm nhạc là ánh sáng của cuộc sống”, đó là câu “châm ngôn” của Trường Nhạc CUNG ĐÀN. Được biết, trường này được thành lập ngày 18/4/2014, tọa lạc tại địa chỉ: 98 Nguyễn Hồng Đào, P. 14, Q. Tân Bình, Saigon.
Trường chuyên đào tạo các bộ môn như piano, organ, guitar, trống, múa, thanh nhạc (ca sĩ và nhóm ca), đồng thời còn có các lớp luyện thi tiếng hát truyền hình, tiếng hát phát thanh, tiếng hát mãi xanh,... do nhạc sĩ Vũ Đình Ân phụ trách (hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam và Hội âm nhạc TPHCM), cùng đội ngũ giáo viên chuyên trách giàu kinh nghiệm từ Nhạc viện thành phố và Đại học Saigon.
Trường Nhạc CUNG ĐÀN cũng có những lớp đặc biệt đào tạo những người có ý phục vụ Nhà Thờ, với các lớp như: Đệm đàn organ trong Nhà Thờ, hoà âm, chỉ huy, sáng tác,... do chính các nhạc sĩ Công Giáo thuộc Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh hướng dẫn.
Học viên được ưu tiên chọn ngày giờ học phù hợp, được xếp lớp học theo trình độ. Mỗi nhóm lớp chỉ 2-3 học viên. Sau mỗi khóa học, học viên sẽ được thi và cấp chứng chỉ âm nhạc có giá trị theo chương trình của Bộ Giáo dục. Số điện thoại của trường: (08) 3949 0442.
Như đã nói, âm nhạc không chỉ quan trọng trong đời sống thường nhật, nhất là những khi cần thư giãn, âm nhạc còn cần thiết trong tôn giáo, như Thánh Phaolô nhắn nhủ: “Hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa” (Ep 5:19). Không chỉ là ca hát như vậy mà là ca hát “trong mọi hoàn cảnh và mọi sự nhân danh Đức Giêsu Kitô” Cha” (Ep 5:20). Điều đó cho thấy âm nhạc quan trọng nên mới có vị trí đặc biệt trong phụng vụ và đời sống cầu nguyện của các Kitô hữu.
Thật vậy, Đức Maria có bài ca “Ngợi Khen” (Magnificat), Thánh Da-ca-ri-a (cha của Thánh Gioan Tẩy Giả) có bài ca “Chúc Tụng” (Benedictus), Thánh Si-mê-on có bài ca “An Bình Ra Đi” (Nunc dimittis), đặc biệt là khi Thánh Tử Giêsu giáng sinh “muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2:13). Điều đó càng khẳng định tầm quan trọng của âm nhạc trong cuộc sống đời thường và cuộc sống tâm linh.
Xin được hân hạnh giới thiệu Trường Nhạc CUNG ĐÀN. Hãy đến với CUNG ĐÀN để tận hưởng cuộc sống!
Đại hội hành hương Đức Mẹ Hắng Cứu Giúp Houston
Joseph Nguyễn Ký
08:58 29/06/2014
HUSTON - Quý khách hành hương vì lòng yêu mến Đức Mẹ dưới tước hiệu là "Mẹ Hằng Cứu Giúp" đã tụ họp tại trụ sở chính của Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại, Houston, TX, để tham dự Đại Hội Hành Hương Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Lần Thứ XVI, năm 2014.
Hình ảnh
Hàng năm, cứ vào tuần cuối cùng của tháng Sáu, Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại tổ chức Đại Hội để đáp lại lệnh truyền của Đức Giáo Hoàng Piô IX khi trao bức linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp cho Dòng Chúa Cứu Thế trông coi và cổ võ: "Hãy làm cho cả thế giới biết đến Mẹ Hằng Cứu Giúp".
Chủ đề chính của Đại hội năm nay là "Đức Maria trong Mầu Nhiệm Ơn Gọi". Hai cha giảng thuyết chính của Đại Hội là Cha Phêrô Bùi Quang Tuấn, CSsR, và Cha Micae Nguyễn Trường Luân, CSsR, cùng với quý Cha trong các bài giảng Thánh lễ, đã giúp anh chị em hiểu biết và trân quý hơn ơn gọi của mỗi người, đặc biệt là về vai trò không thể thiếu của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của mọi ơn gọi.
Đại Hội đã chính thức khai mạc vào lúc 7g tối thứ Sáu, ngày 27 tháng 06, 2014, đúng ngày Giáo Hội mừng lễ kính Mẹ Hằng Cứu Giúp, và năm nay cũng là ngày Lễ Trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đoàn tiến hoa của Hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã giúp mọi người dễ nâng tâm hồn lên với Mẹ qua những điệu múa dâng hoa, và thánh lễ Khai Mạc do Linh mục Giám Phụ Tỉnh Đaminh Nguyễn Phi Long, CSsR, chủ sự. Cha Giuse Nguyễn Văn Toanh thuộc Giáo Phận Bùi Chu đảm trách phần giảng thuyết trong thánh lễ khai mạc năm nay.
Đại Hội sẽ kết thúc vào ngày Chúa Nhật, 29 tháng 06, 2014, với cuộc Rước kiệu trọng thể kính Đức Maria, Mẹ Hằng Cứu Giúp vào lúc 2g chiều. Ngay sau đó là Thánh Lễ Bế Mạc do Đức Cha George Sheltz, Giám Mục Phụ Tá TGP Galveston-Houston, chủ sự và giảng thuyết. Cầu mong mọi con cái của Mẹ tham dự Đại hội được lãnh nhận nhiều ơn ích thiêng liêng để tiếp tục trân quý và sống trọn vẹn ơn gọi của mình mỗi ngày một hơn.
Hình ảnh
Hàng năm, cứ vào tuần cuối cùng của tháng Sáu, Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại tổ chức Đại Hội để đáp lại lệnh truyền của Đức Giáo Hoàng Piô IX khi trao bức linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp cho Dòng Chúa Cứu Thế trông coi và cổ võ: "Hãy làm cho cả thế giới biết đến Mẹ Hằng Cứu Giúp".
Chủ đề chính của Đại hội năm nay là "Đức Maria trong Mầu Nhiệm Ơn Gọi". Hai cha giảng thuyết chính của Đại Hội là Cha Phêrô Bùi Quang Tuấn, CSsR, và Cha Micae Nguyễn Trường Luân, CSsR, cùng với quý Cha trong các bài giảng Thánh lễ, đã giúp anh chị em hiểu biết và trân quý hơn ơn gọi của mỗi người, đặc biệt là về vai trò không thể thiếu của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của mọi ơn gọi.
Đại Hội đã chính thức khai mạc vào lúc 7g tối thứ Sáu, ngày 27 tháng 06, 2014, đúng ngày Giáo Hội mừng lễ kính Mẹ Hằng Cứu Giúp, và năm nay cũng là ngày Lễ Trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đoàn tiến hoa của Hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã giúp mọi người dễ nâng tâm hồn lên với Mẹ qua những điệu múa dâng hoa, và thánh lễ Khai Mạc do Linh mục Giám Phụ Tỉnh Đaminh Nguyễn Phi Long, CSsR, chủ sự. Cha Giuse Nguyễn Văn Toanh thuộc Giáo Phận Bùi Chu đảm trách phần giảng thuyết trong thánh lễ khai mạc năm nay.
Đại Hội sẽ kết thúc vào ngày Chúa Nhật, 29 tháng 06, 2014, với cuộc Rước kiệu trọng thể kính Đức Maria, Mẹ Hằng Cứu Giúp vào lúc 2g chiều. Ngay sau đó là Thánh Lễ Bế Mạc do Đức Cha George Sheltz, Giám Mục Phụ Tá TGP Galveston-Houston, chủ sự và giảng thuyết. Cầu mong mọi con cái của Mẹ tham dự Đại hội được lãnh nhận nhiều ơn ích thiêng liêng để tiếp tục trân quý và sống trọn vẹn ơn gọi của mình mỗi ngày một hơn.
Cộng đoàn Thánh Phêrô mừng bổn mạng.
Trần Văn Minh.
09:07 29/06/2014
Melbourne, Lúc 12 giờ 30 trưa Chúa nhật 29/6/2014. Tại Nhà thờ Our Lady Sunshine, vùng Sunshine. Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Phêrô đã cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Thánh Bổn mạng của cộng đoàn, bổn mạng của Ca đoàn trẻ Phêrô và cũng là bổn mạng của Linh mục chánh xứ Peter Hoàng.
Mời coi hình
Mặc dù trời mùa Đông lạnh gía, kèm theo những cơn mưa nặng hạt, giáo dân khắp các nơi cũng tề tựu về thật đông đảo, để cùng cộng đoàn hân hoan mừng kính bổn mạng.
Linh mục Chánh xứ Peter Hoàng gọi cơn mưa hôm nay là cơn mưa hồng ân. Vì lễ kính Thánh Phêrô hiếm khi trùng vào ngày Chúa nhật, và lễ kính Thánh Phêrô cũng ít khi gặp trời mưa.
Tượng Thánh Phêrô được trang trọng đặt bên cạnh tòa rao giảng lời Chúa, với hoa hương thơm ngát, khi linh mực chủ tế xông hương với nghi thức trọng thể.
Trong phần chia sẻ, linh mục chủ tế nhắc đến hai vị Thánh đặc biệt là cột trụ vững chắc của gíao hội. Một vị ̣đã từng chối Chúa, và vị khác Thánh Phaolô là người chống đạo Chúa kịch liệt, nhưng nhờ ơn Chúa soi sáng, mặc khải các Ngài đã tin yêu xây dựng Hội Thánh Chúa vững vàng, vợt qua bao gian nan thử thách và cả hai Ngài đều phải chịu chết vì đạo Chúa.
Trong ngày vui mừng bổn mạng, cộng đoàn cũng vui mừng chào đón hai em được rước lễ lần đầu.
Để niềm vui trong ngày mừng kính bổn mạng không bị ảnh hưởng thời tiết, sau lời chúc mừng bổn mạng linh mục chánh xứ, Ca đoàn trẻ Phêrô, cộng đoàn đã mời toàn thể cộng đoàn dự buổi tiệc mừng bổn mạng của cộng đoàn trong hội trường nhỏ của giáo xứ.
Buổi tiệc đã diễn ra thật vui vẻ và ấm cúng, trong niềm vui của cả cộng đoàn, một dịp vui mỗi năm giúp cộng đoàn gần nhau hơn, đoàn kết, yêu thương nhau trong tình con một Chúa.
Melbourne 29/6/2014.
Trần Văn Minh.
Mời coi hình
Mặc dù trời mùa Đông lạnh gía, kèm theo những cơn mưa nặng hạt, giáo dân khắp các nơi cũng tề tựu về thật đông đảo, để cùng cộng đoàn hân hoan mừng kính bổn mạng.
Linh mục Chánh xứ Peter Hoàng gọi cơn mưa hôm nay là cơn mưa hồng ân. Vì lễ kính Thánh Phêrô hiếm khi trùng vào ngày Chúa nhật, và lễ kính Thánh Phêrô cũng ít khi gặp trời mưa.
Tượng Thánh Phêrô được trang trọng đặt bên cạnh tòa rao giảng lời Chúa, với hoa hương thơm ngát, khi linh mực chủ tế xông hương với nghi thức trọng thể.
Trong phần chia sẻ, linh mục chủ tế nhắc đến hai vị Thánh đặc biệt là cột trụ vững chắc của gíao hội. Một vị ̣đã từng chối Chúa, và vị khác Thánh Phaolô là người chống đạo Chúa kịch liệt, nhưng nhờ ơn Chúa soi sáng, mặc khải các Ngài đã tin yêu xây dựng Hội Thánh Chúa vững vàng, vợt qua bao gian nan thử thách và cả hai Ngài đều phải chịu chết vì đạo Chúa.
Trong ngày vui mừng bổn mạng, cộng đoàn cũng vui mừng chào đón hai em được rước lễ lần đầu.
Để niềm vui trong ngày mừng kính bổn mạng không bị ảnh hưởng thời tiết, sau lời chúc mừng bổn mạng linh mục chánh xứ, Ca đoàn trẻ Phêrô, cộng đoàn đã mời toàn thể cộng đoàn dự buổi tiệc mừng bổn mạng của cộng đoàn trong hội trường nhỏ của giáo xứ.
Buổi tiệc đã diễn ra thật vui vẻ và ấm cúng, trong niềm vui của cả cộng đoàn, một dịp vui mỗi năm giúp cộng đoàn gần nhau hơn, đoàn kết, yêu thương nhau trong tình con một Chúa.
Melbourne 29/6/2014.
Trần Văn Minh.
Gx ĐMHCG Garland TX rước kiệu qua phố để mừng lễ bổn mạng.
Trần Mạnh Trác
17:14 29/06/2014
Vào cuối tháng Sáu thì thời tiết ở Texas đáng lẽ đã nóng lắm, nhưng tuần trước có nhiều mưa và sáng nay có mây, cho nên cuộc rước kiệu cuả Mẹ đã hoàn thành một cách thoải mái, và rất tốt đẹp.
Trời mới sáng, dân phố phần đông còn chìm trong giấc ngủ, tuy nhiên đã có một vài cư dân chạy ra ngơ ngác hỏi: "What is it?" (Cái gì vậy?) và khi được biết giáo xứ tổ chức rước kiệu để xin ơn bình an cho "hàng xóm" thì họ vui mừng hớn hở. "Tha't right, we need prayers" (phải đấy, chúng ta cần cầu nguyện)
Xem hình ảnh
Nhưng rước kiệu không phải là sự kiện duy nhất đáng ghi nhớ. Kể từ hôm thứ Tư, GX đã có nhiều chương trình mừng lễ đáng ghi nhận. Hội ĐMHCG đã tổ chức một tối tĩnh tâm rất tốt đẹp với vị giảng phòng không ai khác hơn là vị Thầy Sáu cuả GX.
Chiều thứ Bảy là lễ kính ĐMHCG, nhưng năm nay cũng trùng với lễ cuả hai Thánh Phêrô và Phaolô, cho nên hội ĐMHCG đả tổ chức một buổi tiệc thịnh xoạn để ăn mừng quan thầy cuả cha xứ và cha phó luôn thể.
Và vì đây là một xứ đạo Việt Nam, cho nên dù là mang danh hiệu ĐMHCG nhưng nếu thiếu Đức Mẹ Lavang thì vẫn là 'thiêu thiếu làm sao ấy'...Vả lại Đức Mẹ Lavang đã không 'hằng' hiện ra với 'Đức Chuá Giêsu trên tay' để 'cứu giúp' con dân Việt Nam từ trước đến nay sao? (theo ý cuả cha chánh xứ ) cho nên nhân dịp này, một tượng đài ĐM Lavang rất nghệ thuật đã được khánh thành cạnh cửa chính cuả hội trường mới. Sau khi được khánh thành, người ta đã đua nhau chạy đến chụp hình kỷ niệm.
Cũng xin ghi nhận các cha và các thầy cuả dòng Biển Đức ở Kerens TX cũng đã đến dâng lễ và chung vui cùng Giáo Xứ.
Văn Hóa
Trong đêm tối cô đơn
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
07:50 29/06/2014
Trong đêm tối cô đơn
Trong suốt dọc đời sống ai cũng đều phải sống trải qua cơn hãi hùng những hoàn cảnh cô đơn bị bỏ rơi, không sớm thì muộn, không lúc còn trẻ tuổi thì lúc đời sống vào gai đoạn cao niên.
Điều này này không ai muốn. Nhưng hoàn cảnh như thế cứ đến, và đến thật bất ngờ, có khi còn dồn dập liên tục nữa.
Và nào ai có thể hoặc dám khẳng định mình không bị sống trải qua hoàn cảnh cô đơn như bị bỏ rơi đâu?
Hoàn cảnh phải sống trong cô đơn bị bỏ rơi, theo tầm nhìn suy hiểu của con người chúng ta là tiêu cực, đen tối. Nhưng mặt khác nó lại cũng có khía cạnh tích cực về mặt tinh thần cho huấn luyện giáo dục đào tạo.
Người nào đã sống trải qua hoàn cảnh đó, không chỉ rơi vào tâm trạng chao đảo đau khổ, mà còn có kinh nghiệm thật qúy báu cho đời sống tinh thần mình được trưởng thành vững chắc, mặc dù phải trả gía rất đắt.
Kinh nghiệm, cảm nghiệm qúy báu đó giúp cho không chỉ đời sống nên chững chạc giầu có trong suy nghĩ nhận định về thực tế đời sống làm người, nhưng còn giúp cho đời sống đạo giáo đức tin vào Chúa thêm tin tưởng xác tín hơn.
Mỗi người đều có hoàn cảnh đời sống trải qua những lúc cô đơn bị bỏ rơi thật khác nhau. Và như thế mỗi người thu nhận được cảm nghiệm cùng kinh nghiệm riêng hữu ích cho đời sống mình.
Đức cố Hồng Y Phanxico Nguyễn văn Thuận kể lại hoàn cảnh cùng kinh nghiệm xác tín của mình về nỗi cô đơn bị bỏ rơi trong nhà tù Cộng sản khi xưa bên quê nhà Việt Nam.
„ Lần đầu tiên tôi phải tự bào chữa trước tòa, thì chẳng có ai bênh vực tôi. Mọi người đã bỏ mặc tôi... Nhưng có Chúa ở với tôi và ban sức mạnh cho tôi: để rồi cả trong hoàn cảnh đó, tôi có thể rao giảng sứ điệp của Chúa.“ 2 Tm 4,16-17.
Những lời này của Thánh Phaolo phản ảnh kinh nghiệm của chính tôi trong những năm cam go của cảnh tù đày. Không phải vì các giáo hữu và linh mục của tôi đã bỏ rơi tôi. Nhưng không ai có thể làm gì được cho tôi. Tôi hoàn toàn bị cô lập và cảm nghiệm tình trạng bị bỏ rơi. Nhưng „ Chúa ở cùng tôi“, vì thế, cả khi Ngài ẩn mặt, Chúa Cha vẫn không bỏ rơi chúng ta.
Nhà tù nơi tôi bị giam trong những tháng đầu tiên tọa lạc tại khu vực có nhiều tín hữu Công Giáo nhất trong thành phố Nha Trang, nơi tôi đã làm Giám mục trong 8 năm.
Từ phòng giam, sáng tối tôi đều nghe thấy tiấng chuông nhà thờ chính tòa ngân vang, và suốt ngày, tôi nghe những tiếng chuông của bao nhiêu giáo xứ và nhà Dòng. Tôi ước mong được dời đi thật xa, lên miền núi để khỏi phải nghe những tiếng chuông ấy.
Ban đêm, trong cái thinh lặng của thành phố, tôi nghe lại tiếng sóng Thái bình dương mà tôi đã từng nghe thấy từ cửa số văn phòng tòa giám mục của tôi. Không ai biết tôi ở đâu, mặc dù nhà tù chỉ cách nhà tôi vài cây số. Tôi sống trong tình trạng thật vô lý.
Tối ngày 01 tháng 12 năm 1976, như tôi đã kể, người ta đưa tôi từ nhà tù Thủ Đức xuống tàu đi Hải Phòng. Tối hôm ấy, trong khi chờ đợi, họ bắt chúng tôi ngồi xuống đất. Xa xa, cách đó 3 cây số, tôi thấy ánh điện của thành phố Sàigòn, trung tâm của Gíao phận mà tôi đã được bổ nhiệm làm Giám mục phó ngày 24 tháng 4 năm 1975.
Tôi biết rằng mình sắp sửa bị đưa đi xa khỏi nơi này. Đau khổ ấy làm tôi rùng mình. Tôi nghĩ đến Thánh Phaolo Tông đồ lúc từ gĩa các Kỳ Mục thành Epheso tại Mileto, khi biết rằng sẽ không bao giờ còn được nhìn lại họ nữa. Còn tôi thì không được từ gĩa những người thân của tôi. Tôi cũng không thể an ủi hoặc để lại cho họ lời khuyên nào. Trong thâm tâm, tôi từ gĩa họ, nhất là Đức TGM cao niên Phaolo Nguyễn văn Bình tốt lành của tôi. Tâm hồn tôi đau đớn, khi nghĩ mình sẽ không bao giờ còn được nhìn lại họ nữa. Cho đến nay, tôi vẫn chưa gặp lại họ.
Tôi cảm thẩy niềm đau khổ mục tử sâu xa trong tất cả những điều đó, nhưng tôi có thể làm chứng rằng Chúa Cha không hề bỏ rơi tôi và Ngài đã ban sức mạnh cho tôi.“ ( ĐHY Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận, Chứng nhân hy vọng, Các bài giảng tĩnh tâm cho Đức Thánh Cha và Giáo triều Roma năm 2000, Dân Chúa 2001, Trang 117-118.)
Trong đêm tối cô đơn bị bỏ rơi, sức mạnh tinh thần là điều cần thiết hơn hết giúp cho đứng vững không bị ngã qụy suy xụp cả sức khoẻ thể xác lẫn trí khôn tâm trí.
Trong đêm tối cô đơn bị bỏ rơi, đức tin vào Chúa, như Đức Hồng Y Phanxico Xavie Thuận kể thuật lại, là điểm tựa, là niềm hy vọng giúp đời sống vực dậy vươn lên. Vì biết rằng Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên đời sống con người không bỏ rơi ai, Ngài hằng cùng đồng hành với trong mọi hoàn cảnh đời sống.
Thiên Chúa là sức mạnh thể xác lẫn tinh thần cho hôm nay, cùng là niềm hy vọng cho ngày mai.
Kỷ niệm dịp đến thăm viếng Căn phòng vị Tôi Tớ Chúa
cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận
Địa chỉ liên lạc tới thăm Căn phòng
Stiftung der Celittinen zur hl. Maria
Graseggerstrasse 105
50737 Koeln- Longerich
Tel. 0049 (0) 221-974514-51
Herr Diakon W. Allhorn: 0221- 97451420
Email: info@cellitinnen.de
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong suốt dọc đời sống ai cũng đều phải sống trải qua cơn hãi hùng những hoàn cảnh cô đơn bị bỏ rơi, không sớm thì muộn, không lúc còn trẻ tuổi thì lúc đời sống vào gai đoạn cao niên.
Điều này này không ai muốn. Nhưng hoàn cảnh như thế cứ đến, và đến thật bất ngờ, có khi còn dồn dập liên tục nữa.
Và nào ai có thể hoặc dám khẳng định mình không bị sống trải qua hoàn cảnh cô đơn như bị bỏ rơi đâu?
Hoàn cảnh phải sống trong cô đơn bị bỏ rơi, theo tầm nhìn suy hiểu của con người chúng ta là tiêu cực, đen tối. Nhưng mặt khác nó lại cũng có khía cạnh tích cực về mặt tinh thần cho huấn luyện giáo dục đào tạo.
Người nào đã sống trải qua hoàn cảnh đó, không chỉ rơi vào tâm trạng chao đảo đau khổ, mà còn có kinh nghiệm thật qúy báu cho đời sống tinh thần mình được trưởng thành vững chắc, mặc dù phải trả gía rất đắt.
Kinh nghiệm, cảm nghiệm qúy báu đó giúp cho không chỉ đời sống nên chững chạc giầu có trong suy nghĩ nhận định về thực tế đời sống làm người, nhưng còn giúp cho đời sống đạo giáo đức tin vào Chúa thêm tin tưởng xác tín hơn.
Mỗi người đều có hoàn cảnh đời sống trải qua những lúc cô đơn bị bỏ rơi thật khác nhau. Và như thế mỗi người thu nhận được cảm nghiệm cùng kinh nghiệm riêng hữu ích cho đời sống mình.
Đức cố Hồng Y Phanxico Nguyễn văn Thuận kể lại hoàn cảnh cùng kinh nghiệm xác tín của mình về nỗi cô đơn bị bỏ rơi trong nhà tù Cộng sản khi xưa bên quê nhà Việt Nam.
„ Lần đầu tiên tôi phải tự bào chữa trước tòa, thì chẳng có ai bênh vực tôi. Mọi người đã bỏ mặc tôi... Nhưng có Chúa ở với tôi và ban sức mạnh cho tôi: để rồi cả trong hoàn cảnh đó, tôi có thể rao giảng sứ điệp của Chúa.“ 2 Tm 4,16-17.
Những lời này của Thánh Phaolo phản ảnh kinh nghiệm của chính tôi trong những năm cam go của cảnh tù đày. Không phải vì các giáo hữu và linh mục của tôi đã bỏ rơi tôi. Nhưng không ai có thể làm gì được cho tôi. Tôi hoàn toàn bị cô lập và cảm nghiệm tình trạng bị bỏ rơi. Nhưng „ Chúa ở cùng tôi“, vì thế, cả khi Ngài ẩn mặt, Chúa Cha vẫn không bỏ rơi chúng ta.
Nhà tù nơi tôi bị giam trong những tháng đầu tiên tọa lạc tại khu vực có nhiều tín hữu Công Giáo nhất trong thành phố Nha Trang, nơi tôi đã làm Giám mục trong 8 năm.
Từ phòng giam, sáng tối tôi đều nghe thấy tiấng chuông nhà thờ chính tòa ngân vang, và suốt ngày, tôi nghe những tiếng chuông của bao nhiêu giáo xứ và nhà Dòng. Tôi ước mong được dời đi thật xa, lên miền núi để khỏi phải nghe những tiếng chuông ấy.
Ban đêm, trong cái thinh lặng của thành phố, tôi nghe lại tiếng sóng Thái bình dương mà tôi đã từng nghe thấy từ cửa số văn phòng tòa giám mục của tôi. Không ai biết tôi ở đâu, mặc dù nhà tù chỉ cách nhà tôi vài cây số. Tôi sống trong tình trạng thật vô lý.
Tối ngày 01 tháng 12 năm 1976, như tôi đã kể, người ta đưa tôi từ nhà tù Thủ Đức xuống tàu đi Hải Phòng. Tối hôm ấy, trong khi chờ đợi, họ bắt chúng tôi ngồi xuống đất. Xa xa, cách đó 3 cây số, tôi thấy ánh điện của thành phố Sàigòn, trung tâm của Gíao phận mà tôi đã được bổ nhiệm làm Giám mục phó ngày 24 tháng 4 năm 1975.
Tôi biết rằng mình sắp sửa bị đưa đi xa khỏi nơi này. Đau khổ ấy làm tôi rùng mình. Tôi nghĩ đến Thánh Phaolo Tông đồ lúc từ gĩa các Kỳ Mục thành Epheso tại Mileto, khi biết rằng sẽ không bao giờ còn được nhìn lại họ nữa. Còn tôi thì không được từ gĩa những người thân của tôi. Tôi cũng không thể an ủi hoặc để lại cho họ lời khuyên nào. Trong thâm tâm, tôi từ gĩa họ, nhất là Đức TGM cao niên Phaolo Nguyễn văn Bình tốt lành của tôi. Tâm hồn tôi đau đớn, khi nghĩ mình sẽ không bao giờ còn được nhìn lại họ nữa. Cho đến nay, tôi vẫn chưa gặp lại họ.
Tôi cảm thẩy niềm đau khổ mục tử sâu xa trong tất cả những điều đó, nhưng tôi có thể làm chứng rằng Chúa Cha không hề bỏ rơi tôi và Ngài đã ban sức mạnh cho tôi.“ ( ĐHY Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận, Chứng nhân hy vọng, Các bài giảng tĩnh tâm cho Đức Thánh Cha và Giáo triều Roma năm 2000, Dân Chúa 2001, Trang 117-118.)
Trong đêm tối cô đơn bị bỏ rơi, sức mạnh tinh thần là điều cần thiết hơn hết giúp cho đứng vững không bị ngã qụy suy xụp cả sức khoẻ thể xác lẫn trí khôn tâm trí.
Trong đêm tối cô đơn bị bỏ rơi, đức tin vào Chúa, như Đức Hồng Y Phanxico Xavie Thuận kể thuật lại, là điểm tựa, là niềm hy vọng giúp đời sống vực dậy vươn lên. Vì biết rằng Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên đời sống con người không bỏ rơi ai, Ngài hằng cùng đồng hành với trong mọi hoàn cảnh đời sống.
Thiên Chúa là sức mạnh thể xác lẫn tinh thần cho hôm nay, cùng là niềm hy vọng cho ngày mai.
Kỷ niệm dịp đến thăm viếng Căn phòng vị Tôi Tớ Chúa
cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận
Địa chỉ liên lạc tới thăm Căn phòng
Stiftung der Celittinen zur hl. Maria
Graseggerstrasse 105
50737 Koeln- Longerich
Tel. 0049 (0) 221-974514-51
Herr Diakon W. Allhorn: 0221- 97451420
Email: info@cellitinnen.de
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thế giới của riêng ai?
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:26 29/06/2014
Người dân trên khắp năm Châu Lục đang náo nức theo dõi các đội tuyển quốc gia tranh tài cúp bóng đá thế giới được tổ chức tại Brasil. Thể thao luôn thể hiện vai trò cầu nối của các nền văn hóa khác nhau trên toàn thế giới. Nó có tiếng nói riêng của mình và là nhân tố tích cực để xây dựng nền hòa bình cho nhân loại. Tinh thần và niềm đam mê thể thao làm cho con người xích lại gần nhau hơn. Cúp bóng đá thế giới là kiện gây sự quan tâm không chỉ riêng giới cầu thủ hay khán giả của các nước có đội bóng tranh tài, mà còn thu hút sự chú ý của nhiều người trên khắp hành tinh.
Trong khi thưởng thức những màn trình diễn đầy thuyết phục của các cầu thủ mang đẳng cấp quốc tế, nhân loại cũng không khỏi lo lắng với những gì đã diễn ra trong thời gian gần đây tại Châu Âu, Châu Á, hay vùng Trung Đông với chiều hướng không mấy khả quan. Việc xây dựng một thế giới đại đồng lấy sự tôn trọng quyền con người, công lý và bình đẳng giữa các dân tộc và các nền văn hóa làm khuôn vàng thước ngọc vẫn là thách đố của mọi thời đại. Để đạt được mục tiêu này cần phải có sự dấn thân của các cường quốc hàng đầu cũng như các nước thành viên khác của Liên Hiệp Quốc. Đây là chuẩn mực chung cho cách ứng xử giữa các dân tộc trên thế giới.
Sở dĩ nhắc tới nguyên tắc này là vì tình hình thế giới thời gian gần đây đang đang có xu hướng cục bộ: một số cường quốc muốn thể hiện vị trí độc tôn của mình, các nước khác xem ra lại ưu tiên cho việc đặt lợi ích quốc gia lên trên cả những giá trị chung của nhân loại, niềm tin tôn giáo bị lạm dụng trong việc chủ trương lấy xung đột vũ trang của thánh chiến làm cách giải quyết vấn đề. Có thể thấy rõ nhất sự hình thành các phe phái cùng với việc duy trì tầm ảnh hưởng của mình đang tạo nên cục diện mới của thế giới.
Biển Đông dậy sóng
Sau hai thời kỳ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định để vươn lên vị trí nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, Trung Quốc có số đông dân vào bậc nhất trên hành tinh đang nuôi tham vọng tạo nên một thế lực mới trên trường quốc tế với giấc mơ Trung Hoa. Phần vì khát về nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, phần khác có lẽ quan trọng hơn vì toan tính bá quyền, hồi đầu tháng Năm vừa qua, Trung Quốc đã ngang nhiên đặt giàn khoa HD 981 trong khu đặc quyền của Việt Nam. Không dừng lại ở đó, đến nay Trung Quốc còn đem hai giàn khoan khác vào hoạt động trên lãnh hải thuộc Việt Nam quản lý. Hành động đầy tính toán của Trung Quốc tỏ ra coi thường Việt Nam và luật pháp quốc tế. Điều này cho thấy Trung quốc muốn đơn phương ấn định luật chơi và tự mình vẽ lại bản đồ thế giới theo tiêu chuẩn của riêng mình. Ngoài miệng, Trung Quốc rêu rao cho thế giới là mình dựa trên chứng cớ lịch sử. Tuy nhiên chứng cứ ấy lại không dựa trên sự thật khách quan. Cách hành xử trong vấn đề Biển Đông của Trung Quốc được áp đặt theo kiểu “lý lẽ thuộc về kẻ mạnh”.
Số phận Crimea đã được an bài
Sau khi không còn sử dụng được con bài độc tài Viktor Yanukovych để duy trì tầm ảnh hưởng của mình tại đất nước Ukraine mà người dân đang khát vọng cháy bỏng bầu khí dân chủ, Nga tìm cách thôn tính chớp nhoáng Crimea. Lợi dụng trong lúc thay đổi thể chế chính trị, Nga lặng lẽ nhất cử nhất động đem quân ém Crimea. Hành động này làm tê liệt thể chế non nớt của Ukraine và đã che mắt được thế giới. Tiếp theo, Nga sử dụng chiến thuật ném đá giấu tay qua việc hậu thuẫn cho nhóm thân Nga tại Ucraina đứng lên nổi loại chống lại chính quyền Ukraine. Màn kịch lố bịch nhất được diễn vào ngày 16 tháng Ba với chiêu bài trưng cầu dân ý của người dân tại bán đảo Crimea. Bước đi ngay sau đó của tổng thống Putin là sát nhập vùng đất này vào Nga mà trước đó Quốc Hội đã biểu quyết vốn chỉ mang tính chất thủ tục. Có thể nói Putin đã thực hiện một cuộc xâm lược thời hiện đại lãnh thổ Ukraine một cách vô tiền khoáng hậu mà không tốn một viên đạn, không mất mạng một binh lính nào. Không dừng lại ở đấy, Nga còn nhúng tay mình làm nội tình Ukraine trở nên phức tạp và có thể rơi vào tình trạng nội chiến triền miên. Xem ra ngọn lửa về một quá khứ huy hoàng đã mất thời Nga Hoàng và thời anh cả Sô Viết đã được Putin và những người chủ trương chủ nghĩa dân tộc thổi bùng lên một cách mãnh liệt vào thời nay.
Liên Minh Châu Âu rạn nứt
Thời điểm hiện nay suy thoái kinh tế diễn ra khắp nơi trên thế giới đã tác động tiêu cực đối với một số nước và đặc biệt là khối Cộng Đồng chung Châu Âu. Các đảng thuộc phe thiên hữu đã thắng thế trong đợt bầu cử Nghị Viện Châu Âu vào hôm 25 tháng Năm vừa qua. Với kết quả này, ý tưởng về một nền kinh tế chung Châu Âu bị đe dọa. Pháp là một trong những kiến trúc sư hàng đầu của công trình chung này đã phải chứng kiến sự lên ngôi của Đảng Mặt Trận Quốc Gia của bà Marine Le Pen, vốn có chủ trương đi ngược lại lợi ích chung của khối Châu Âu, tại cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu vừa qua. Với thắng lợi ấy, các mục tiêu đề ra nhằm xây dựng cho khối chung Châu Âu sẽ gặp những khó khăn không nhỏ, vì đảng Mặt Trận Quốc Gia cho rằng sở dĩ nền kinh kế của Pháp bị suy thoái là hệ quả của guồng máy cộng đồng chung Châu Âu hoạt động kém hiệu quả. Do vậy chỉ khi Pháp tách ra khỏi khối này thì mới duy trì được sự phát triển xứng với tầm vóc của mình.
Niềm tin tôn giáo bị lạm dụng
Những gì đang diễn ra tại Iraq không khỏi làm cho nhân loại lo lắng, vì nó mang màu sắc tôn giáo. Trong thực tế, tại Iraq vốn tồn tại mâu thuẫn giữa hai dòng Hồi giáo lớn là Shia và Sunni. Thủ tướng đương nhiệm Maliki thuộc dòng Shia tỏ ra không quan tâm đến quyền lợi của những nhóm sắc tộc Hồi Giáo khác. Đây chính là nguyên nhân làm cho nội tình Iraq bị rạn nứt và châm ngòi cho các cuộc xung đột giữa các nhóm Hồi Giáo với chính phủ leo thang. Nguy hiểm nhất là hành động của phiến quân ISIS, vốn chủ trương thành lập nhà nước Hồi Giáo trải rộng các nước trong khu vực. ISIS trước đây thuộc tổ chức Al-Qaeda, nhưng nay đã hoàn toàn qua mặt cả nhóm khủng bố đàn anh khét tiếng này. Ngay sau khi chiếm được Mosul, thành phố lớn thứ hai tại Iraq, vào trung tuần tháng Sáu, ISIS đã cho công bố hình ảnh hành hình tập thể các binh sĩ quân đội quốc gia. Mosul thất thủ khiến 500 ngàn người đã phải rời bỏ thành phố để tìm đường lánh nạn.
Như vậy, ISIS không chỉ là mối nguy ngại cho chính phủ của ông Maliki mà còn là mối đe dọa chung cho cả Iran, quốc gia đa phần là người Shia, lẫn đất nước Syria. Một liên minh mới giữa Iraq, Iran và Syria được hình thành nhằm đối phó lại ISIS. Cuộc khủng hoảng hiện nay tại Iraq không chỉ mang màu sắc chính trị, mà còn đụng chạm đến niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên những ai có niềm tin đích thực sẽ không bao giờ chủ trương dùng bạo lực làm cứu cánh và gieo thù hận như nguyên lý của hành động.
Thay lời kết
Việc duy trì hòa bình không bao giờ có thể dựa trên các loại vũ khí tối tân hủy diệt và giết người hàng loạt. Mâu thuẫn không bao giờ có thể được giải quyết theo kiểu áp đặt. Hạnh phúc và phồn thịnh không bao giờ lại có thể được dành riêng cho một nhóm người, một số dân tộc hay một vài quốc gia nào. Nhân loại sẽ không thể có hòa bình đích thực nếu vẫn còn mầm mống của xung đột. Cũng vậy, sẽ không thể có hạnh phúc đích thực nếu đó đây trên thế giới vẫn tồn còn tại nhiều bất công và cơ cực. Hòa bình và hạnh phúc không phải là thứ đặc ân dành riêng cho một số nơi trên thế giới. Xây dựng một thế giới hòa bình và hạnh phúc là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi chủng tộc và hết mọi quốc gia. Vì chưng, thực ra thế giới này đúng nghĩa chỉ là một ngôi nhà chung.
Trong khi thưởng thức những màn trình diễn đầy thuyết phục của các cầu thủ mang đẳng cấp quốc tế, nhân loại cũng không khỏi lo lắng với những gì đã diễn ra trong thời gian gần đây tại Châu Âu, Châu Á, hay vùng Trung Đông với chiều hướng không mấy khả quan. Việc xây dựng một thế giới đại đồng lấy sự tôn trọng quyền con người, công lý và bình đẳng giữa các dân tộc và các nền văn hóa làm khuôn vàng thước ngọc vẫn là thách đố của mọi thời đại. Để đạt được mục tiêu này cần phải có sự dấn thân của các cường quốc hàng đầu cũng như các nước thành viên khác của Liên Hiệp Quốc. Đây là chuẩn mực chung cho cách ứng xử giữa các dân tộc trên thế giới.
Sở dĩ nhắc tới nguyên tắc này là vì tình hình thế giới thời gian gần đây đang đang có xu hướng cục bộ: một số cường quốc muốn thể hiện vị trí độc tôn của mình, các nước khác xem ra lại ưu tiên cho việc đặt lợi ích quốc gia lên trên cả những giá trị chung của nhân loại, niềm tin tôn giáo bị lạm dụng trong việc chủ trương lấy xung đột vũ trang của thánh chiến làm cách giải quyết vấn đề. Có thể thấy rõ nhất sự hình thành các phe phái cùng với việc duy trì tầm ảnh hưởng của mình đang tạo nên cục diện mới của thế giới.
Biển Đông dậy sóng
Sau hai thời kỳ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định để vươn lên vị trí nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, Trung Quốc có số đông dân vào bậc nhất trên hành tinh đang nuôi tham vọng tạo nên một thế lực mới trên trường quốc tế với giấc mơ Trung Hoa. Phần vì khát về nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, phần khác có lẽ quan trọng hơn vì toan tính bá quyền, hồi đầu tháng Năm vừa qua, Trung Quốc đã ngang nhiên đặt giàn khoa HD 981 trong khu đặc quyền của Việt Nam. Không dừng lại ở đó, đến nay Trung Quốc còn đem hai giàn khoan khác vào hoạt động trên lãnh hải thuộc Việt Nam quản lý. Hành động đầy tính toán của Trung Quốc tỏ ra coi thường Việt Nam và luật pháp quốc tế. Điều này cho thấy Trung quốc muốn đơn phương ấn định luật chơi và tự mình vẽ lại bản đồ thế giới theo tiêu chuẩn của riêng mình. Ngoài miệng, Trung Quốc rêu rao cho thế giới là mình dựa trên chứng cớ lịch sử. Tuy nhiên chứng cứ ấy lại không dựa trên sự thật khách quan. Cách hành xử trong vấn đề Biển Đông của Trung Quốc được áp đặt theo kiểu “lý lẽ thuộc về kẻ mạnh”.
Số phận Crimea đã được an bài
Sau khi không còn sử dụng được con bài độc tài Viktor Yanukovych để duy trì tầm ảnh hưởng của mình tại đất nước Ukraine mà người dân đang khát vọng cháy bỏng bầu khí dân chủ, Nga tìm cách thôn tính chớp nhoáng Crimea. Lợi dụng trong lúc thay đổi thể chế chính trị, Nga lặng lẽ nhất cử nhất động đem quân ém Crimea. Hành động này làm tê liệt thể chế non nớt của Ukraine và đã che mắt được thế giới. Tiếp theo, Nga sử dụng chiến thuật ném đá giấu tay qua việc hậu thuẫn cho nhóm thân Nga tại Ucraina đứng lên nổi loại chống lại chính quyền Ukraine. Màn kịch lố bịch nhất được diễn vào ngày 16 tháng Ba với chiêu bài trưng cầu dân ý của người dân tại bán đảo Crimea. Bước đi ngay sau đó của tổng thống Putin là sát nhập vùng đất này vào Nga mà trước đó Quốc Hội đã biểu quyết vốn chỉ mang tính chất thủ tục. Có thể nói Putin đã thực hiện một cuộc xâm lược thời hiện đại lãnh thổ Ukraine một cách vô tiền khoáng hậu mà không tốn một viên đạn, không mất mạng một binh lính nào. Không dừng lại ở đấy, Nga còn nhúng tay mình làm nội tình Ukraine trở nên phức tạp và có thể rơi vào tình trạng nội chiến triền miên. Xem ra ngọn lửa về một quá khứ huy hoàng đã mất thời Nga Hoàng và thời anh cả Sô Viết đã được Putin và những người chủ trương chủ nghĩa dân tộc thổi bùng lên một cách mãnh liệt vào thời nay.
Liên Minh Châu Âu rạn nứt
Thời điểm hiện nay suy thoái kinh tế diễn ra khắp nơi trên thế giới đã tác động tiêu cực đối với một số nước và đặc biệt là khối Cộng Đồng chung Châu Âu. Các đảng thuộc phe thiên hữu đã thắng thế trong đợt bầu cử Nghị Viện Châu Âu vào hôm 25 tháng Năm vừa qua. Với kết quả này, ý tưởng về một nền kinh tế chung Châu Âu bị đe dọa. Pháp là một trong những kiến trúc sư hàng đầu của công trình chung này đã phải chứng kiến sự lên ngôi của Đảng Mặt Trận Quốc Gia của bà Marine Le Pen, vốn có chủ trương đi ngược lại lợi ích chung của khối Châu Âu, tại cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu vừa qua. Với thắng lợi ấy, các mục tiêu đề ra nhằm xây dựng cho khối chung Châu Âu sẽ gặp những khó khăn không nhỏ, vì đảng Mặt Trận Quốc Gia cho rằng sở dĩ nền kinh kế của Pháp bị suy thoái là hệ quả của guồng máy cộng đồng chung Châu Âu hoạt động kém hiệu quả. Do vậy chỉ khi Pháp tách ra khỏi khối này thì mới duy trì được sự phát triển xứng với tầm vóc của mình.
Niềm tin tôn giáo bị lạm dụng
Những gì đang diễn ra tại Iraq không khỏi làm cho nhân loại lo lắng, vì nó mang màu sắc tôn giáo. Trong thực tế, tại Iraq vốn tồn tại mâu thuẫn giữa hai dòng Hồi giáo lớn là Shia và Sunni. Thủ tướng đương nhiệm Maliki thuộc dòng Shia tỏ ra không quan tâm đến quyền lợi của những nhóm sắc tộc Hồi Giáo khác. Đây chính là nguyên nhân làm cho nội tình Iraq bị rạn nứt và châm ngòi cho các cuộc xung đột giữa các nhóm Hồi Giáo với chính phủ leo thang. Nguy hiểm nhất là hành động của phiến quân ISIS, vốn chủ trương thành lập nhà nước Hồi Giáo trải rộng các nước trong khu vực. ISIS trước đây thuộc tổ chức Al-Qaeda, nhưng nay đã hoàn toàn qua mặt cả nhóm khủng bố đàn anh khét tiếng này. Ngay sau khi chiếm được Mosul, thành phố lớn thứ hai tại Iraq, vào trung tuần tháng Sáu, ISIS đã cho công bố hình ảnh hành hình tập thể các binh sĩ quân đội quốc gia. Mosul thất thủ khiến 500 ngàn người đã phải rời bỏ thành phố để tìm đường lánh nạn.
Như vậy, ISIS không chỉ là mối nguy ngại cho chính phủ của ông Maliki mà còn là mối đe dọa chung cho cả Iran, quốc gia đa phần là người Shia, lẫn đất nước Syria. Một liên minh mới giữa Iraq, Iran và Syria được hình thành nhằm đối phó lại ISIS. Cuộc khủng hoảng hiện nay tại Iraq không chỉ mang màu sắc chính trị, mà còn đụng chạm đến niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên những ai có niềm tin đích thực sẽ không bao giờ chủ trương dùng bạo lực làm cứu cánh và gieo thù hận như nguyên lý của hành động.
Thay lời kết
Việc duy trì hòa bình không bao giờ có thể dựa trên các loại vũ khí tối tân hủy diệt và giết người hàng loạt. Mâu thuẫn không bao giờ có thể được giải quyết theo kiểu áp đặt. Hạnh phúc và phồn thịnh không bao giờ lại có thể được dành riêng cho một nhóm người, một số dân tộc hay một vài quốc gia nào. Nhân loại sẽ không thể có hòa bình đích thực nếu vẫn còn mầm mống của xung đột. Cũng vậy, sẽ không thể có hạnh phúc đích thực nếu đó đây trên thế giới vẫn tồn còn tại nhiều bất công và cơ cực. Hòa bình và hạnh phúc không phải là thứ đặc ân dành riêng cho một số nơi trên thế giới. Xây dựng một thế giới hòa bình và hạnh phúc là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi chủng tộc và hết mọi quốc gia. Vì chưng, thực ra thế giới này đúng nghĩa chỉ là một ngôi nhà chung.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bến Vắng
Dominic Đức Nguyễn
21:20 29/06/2014
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Chiều nắng úa gió về trên bến vắng
Bước sông hồ dừng lại bến cô liêu..
(Trích thơ của Bảo Cường)