Ngày 30-06-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:49 30/06/2017
71. DỤNG Ý TẶNG CHÓ
Nứơc Tề có người rất hay nổi chướng khi ăn cơm, mỗi bữa cơm đều có chỉ trích và thoá mạ đầy tớ của ông ta, thậm chí hất đổ đồ ăn, ném lung tung đũa muỗng, ông chủ quán rất ghét ông ta, nhẫn nại không thèm nói một tiếng.
Khi người nước Tề ấy sắp rời khỏi quán, nhà quán tặng ông ta một con chó và nói:
- “Con chó này biết bắt loại cầm thú, nếu không hiềm nghi nhỏ mọn thì xin tặng ngài”.
Người nước Tề dắt chó đi được khoảng hai, ba dặm đường liền dừng lại để ăn cơm và gọi chó đến cho nó vài miếng cơm, con chó kêu oang oảng lên rất dữ tợn rồi mới bắt đầu ăn, vừa ăn vừa tru, người nước Tề bèn chửi nó, con chó lại ngồi mà tru, mỗi bữa ăn đều như thế cả.
Một hôm, các đầy tớ nhịn không được bèn cười lớn, người nước Tề mới phác giác ra là mình đã bị chủ tiệm ăn kia trêu đùa.
(Úc Ly tử)

Suy tư 71:
“Thích gì chiều nấy”, thích rủa sả thoá mạ người khác, thì tặng cho con chó để cảnh tỉnh mình; “ghét gì được nấy”, ghét mấy cô gái mắt lé mũi hếch thì sau này thế nào cũng cứơi cô vợ mũi hếch mắt lé, hình như đây là kinh nghiệm “ghét của nào trời trao của đó” của...dân gian thì phải.
Có những người Ki-tô hữu rất hay phê bình chỉ trích các ông trùm họ nào là như thế này như thế nọ, đến khi được làm ông trùm họ thì hách xì xằng hơn cả mấy ông trùm trước, và dĩ nhiên là không ai thích; có các linh mục trẻ hay chỉ trích các cha già là quá cổ hủ về hưu cho rồi, nhưng đến khi mình làm cha sở thì quá cấp tiến, cấp tiến đến độ giáo dân phản ứng là ông cha sở “lạc đạo”, cử hành thánh lễ không đúng theo luật chữ đỏ, và giáo dân rốt cuộc thích cha già hơn là cha trẻ.
Con người hơn con vật ở chỗ có lý trí để suy để biết, cho nên con chó tru khi ăn cơm là bản năng của nó để hù doạ các con chó khác đến giành ăn của nó.
Người Ki-tô hữu khi ăn cơm thì không nhìn thấy cơm ngon hay cơm dở để chê để thoá mạ, nhưng nhìn thấy công lao khó nhọc và đổ mồ hôi của người nấu cơm để cám ơn họ, đó chính là bác ái vậy.
Dụng ý của ông chủ quán rất sâu khi tặng con chó cho người hay thoá mạ khi ăn cơm.
Dụng ý của Thiên Chúa không những rất cao siêu mà còn thắm tình yêu khi ban tặng Con Một –Đức Chúa Giê-su Ki-tô- cho nhân loại, để khi nhìn thấy cách sống khiêm nhu, hiền lành và yêu thương của Ngài thì chúng ta biết cải hoá đổi mới con người cũ của mình cho được giống Ngài hơn.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:50 30/06/2017
Chúa Nhật XIII THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mt 10, 37-42.
“Ai không vác thập giá, thì không xứng với Thầy. Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy.”


Bạn thân mến,
Điều kiện mà Đức Chúa Giê-su đưa ra để chúng ta dành được Nước Trời, đó là phải từ bỏ mình và đón tiếp anh em, hai điều kiện nghe ra rất dễ dàng thực hiện, nhưng thực ra quả là khó khăn cho những ai không hết lòng yêu mến Thiên Chúa.

Từ bỏ là quăng đi, là để xuống, là không cần và cũng không đem theo bên mình để nhẹ nhàng đi đến một nơi khác làm việc. Những thứ mà chúng ta có thể bỏ lại là áo quần cũ, là chiếc xe đạp cũ, là cơm thừa canh cặn, là những người bạn không thân, và có khi –bất đắc dĩ- phải bỏ lại một vài thứ đồ dùng mà chúng ta thích. Tất cả những thứ mà chúng ta từ bỏ không “thương tiếc” ấy thì chúng ta sẽ sắm lại khi đến nơi làm việc mới, và có khi sắm lại nhiều hơn nữa.

Đức Chúa Giê-su nhấn mạnh là chỉ có ai từ bỏ mình thật sự mới xứng đáng là bạn thân thiết của Ngài. Từ bỏ thật sự như Ngài đã từ bỏ ngai trời vinh hiển để chọn hang lừa máng cỏ làm nơi sinh ra; từ bỏ như Ngài đã từ bỏ vinh quang Thiên Chúa để mặc lấy thân phận tôi đòi trở nên giống phàm nhân và sống như người trần thế , tức là Ngài đã hủy mình ra không.

Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta từ bỏ mình chính là từ bỏ cái tôi của chúng ta, cái tôi của bạn thường làm cho bạn cảm thấy mình cần phải được kẻ khác tôn trọng, cần phải ăn trên ngồi trước, cần phải chỉ huy người khác.v.v...bằng không thì tâm hồn bạn lo buồn khó chịu và bực tức khi người khác coi bạn như những người khác.

Bạn thân mến,
Ai không từ bỏ mình thì cũng không sẵn lòng tiếp đón anh chị em, bởi vì khi bạn và tôi từ bỏ mình là lúc mà tâm hồn chúng ta trống rỗng, rộng rãi, vị tha để dư sức tiếp nhận tha nhân vào trong tâm hồn của mình; bởi vì khi từ bỏ cái tôi của mình, thì bạn và tôi sẽ vui vẻ tiếp đón anh chị em vô điều kiện, đó chính là điều mà Đức Chúa Giê-su muốn chúng ta phải thực hiện để xứng đáng làm môn đệ của Ngài.

Từ bỏ mình là phải từ bỏ liên lĩ trong cuộc sống của bạn và tôi, không phải từ bỏ cái mình không yêu không thích, nhưng từ bỏ cái mà mình thích mình yêu để đón tiếp người anh em mà mình không thích không yêu, đó chính là bí quyết để trở nên môn đệ của Đức Chúa Giê-su vậy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:55 30/06/2017

4. Lời cầu nguyện nơi miệng của người tội lỗi dù là không hoàn mỹ, bởi vì không có sự nổi bật của thánh đức, nhưng vì để từ bỏ tội lỗi thì cũng có hiệu lực.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi Mỹ La Tinh đối phó với nạn xuất cư
Lm. Trần Đức Anh OP
14:59 30/06/2017
VATICAN. ĐTC kêu gọi các nước Mỹ châu la tinh hiệp sức với nhau để đối phó với hiện tượng xuất cư ngày càng gia tăng tại đại lục này.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 30-6-2017 dành cho 200 thành viên Hội quốc tế Italia - Mỹ la tinh, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập hội này với mục đích tương trợ giữa các nước thành viên.

Trong số các vấn đề được ĐTC đề cập đến trong bài diễn văn, ngài đặc biệt nói rằng ”Mỹ châu la tinh cần hiệp sức để đối phó với hiện tượng xuất cư; phần lớn các nguyên nhân gây nên hiện tượng này lẽ ra phải được đương đầu từ lâu, nhưng không bao giờ quá trễ. Xuất cư là điều vẫn có, nhưng trong những năm gần đây nó gia tăng chưa từng thấy. Vì nhu cầu, dân chúng bị thúc đẩy ra đi tìm những ”ốc đảo mới”, nơi mà họ có thể đạt được sự ổn định hơn và một công ăn việc làm đảm bảo cuộc sống xứng đáng hơn”.

ĐTC nhận xét rằng ”trong sự tìm kiếm ấy, nhiều người bị vi phạm các quyền của mình, nhiều trẻ em và người trẻ trở thành nạn nhân của nạn buôn người và bị bóc lột hoặc rơi vào mạng lưới của các tổ chức bất lương và bạo lực. Xuất cư cũng làm thảm trạng làm gia đình bị phân tán: con cái xa cách cha mẹ, họ xa lìa nguyên quán, và cả các chính phủ và các nước cũng chia rẽ đứng trước thực tại này. Cần có một chính sách chung, cộng tác với nhau để đối phó với hiện tượng này. Vấn đề ở đây không phải làm tìm kiếm những người có tội và tránh trách nhiệm, nhưng tất cả đều được kêu gọi làm việc có phối hợp và chung với nhau” (SD 30-6-2017)
 
Không cần bói toán, vì chúng ta bước đi trong sự ngạc nhiên
Tứ Quyết SJ
15:00 30/06/2017
VATICAN - Chúng ta không cần bói toán để biết trước tương lai. Kitô hữu đích thực không phải là người bị cài đặt vào con số cố định. Kitô hữu là người đặt niềm tin nơi Thiên Chúa và để cho Ngài dẫn dắt trên con đường rộng mở với đầy sự ngạc nhiên. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Lên đường

Kitô hữu mà chỉ dậm chân tại chỗ, thì không phải là Kitô hữu chính danh. Vì khi dậm chân tại chỗ, có nghĩa là người ấy bị cài đặt bởi quá nhiều điều, và không còn chỗ cho sự ngạc nhiên của Thiên Chúa. Con đường ngạc nhiên, con đường của niềm tin đặt nơi Chúa, giống như câu chuyện của Abraham hôm nay. Abraham cho thấy phong cách mà một Kitô hữu cần. Đó là ba khía cạnh: lên đường, lời hứa, và chúc phúc.

Thiên Chúa đã sai Apraham lên đường, rời bỏ xứ sở, rời bỏ quê hương. Các ngôn sứ cũng thế, ví như ngôn sứ Elisa. Câu chuyện ơn gọi của các môn đệ trong Tin Mừng cũng vậy. Chúa Giêsu mời gọi các ông, các ông bỏ lại mọi sự và lên đường theo Chúa. Nếu không có khả năng từ bỏ, thì chưa phải là Kitô hữu chính danh. Bởi lẽ khi chưa biết từ bỏ, họ không thể sống kinh nghiệm từ bỏ và chịu đóng đinh như Chúa Giêsu trên thập giá. Còn Apraham, ông vâng theo tiếng Chúa gọi, ông bỏ lại mọi sự và lên đường theo lời Chúa hứa.

Lời hứa

Người Kitô không dùng bói toán để đoán biết tương lai, cũng không có những quả cầu phalê để đoán số mệnh… Không. Không. Kitô hữu không biết mình đi đâu, chỉ biết rằng mình đi theo lời hướng dẫn. Đó là đi theo lời hứa của Thiên Chúa. Như Thiên Chúa nói với Apraham, rằng Chúa sẽ ban cho ông đất hứa làm gia nghiệp. Tuy nhiên, Apraham không xây nhà, mà chỉ cắm lều, lập bàn thờ để thờ phượng Thiên Chúa, và rồi ông tiếp tục bước đi, tiếp tục lên đường, luôn luôn lên đường.

Cuộc hành trình luôn bắt đầu mỗi sáng. Đó là con đường tin tưởng nơi Chúa, mở ra trước những ngạc nhiên của Thiên Chúa, có cả những điều chưa tốt, cả những điều tệ nữa, chúng ta thử nghĩ về người bệnh, thử nghĩ về người chết. Dù thế nào, đó cũng là con đường mở, là con đường Thiên Chúa dẫn chúng ta đến nơi an toàn, đến nơi Chúa dọn sẵn. Khi sống như thế, người ấy đang tiến bước, đang sống trong chiếc lều, một chiếc lều thiêng liêng. Tâm hồn chúng ta nhiều khi bị mắc kẹt trong những hệ thống, bị cài đặt bởi quá nhiều thứ, mà đánh mất không gian, không còn chỗ cho những lời hứa. Làm như thế, chúng ta không còn tiến bước, không còn là người Kitô hữu đích thực.

Chúc phúc

Kitô hữu là người được Thiên Chúa chúc phúc, và rồi đến lượt mình, họ đi chúc phúc cho tha nhân. Đây chính là đời sống Kitô của chúng ta. Bởi vì mọi người kể cả giáo dân đều phải chúc phúc cho người khác, đều phải chúc phúc cho tha nhân chính phúc lành mà họ đã nhận nơi Thiên Chúa. Thường thì chúng ta có thói quen không chúc lành cho người thân láng giềng. Chúng ta hãy sống như tổ phụ Abraham đã sống: đó là lên đường, là từ bỏ, là tin tưởng vào lời Thiên Chúa hứa, là sống không có gì đáng chê trách. Đời sống người Kitô đơn giản là thế.
 
Sự Khác Biệt giữa Truyền Giáo, Cải Đạo và Phúc Âm Hóa
Phaolô Phạm Xuân Khôi
18:24 30/06/2017
Sau khi giới thiệu chủ đề Sống như Môn Đệ Truyền Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong bài trước, có một số người thắc mắc là “Tại sao Đức Phanxicô lại đưa ra những điều mâu thuẫn: Nếu ngài khuyến khích chúng ta làm môn đệ truyền giáo, thì tại sao gần đây ngài lại tuyên bố rằng ‘người Công Giáo không cần phải truyền giáo vì tryền giáo là một tội nặng’”? Thực ra, đây là một hiểu lầm vì cách chuyển dịch không chính xác những từ ngữ chuyên môn liên quan đến việc truyền giáo. Để tránh hiểu lầm, chúng tôi thấy cần phải phân tích ý nghĩa của một số từ chuyên môn như các từ “cải đạo”, “trở lại đạo”, truyền giáo, Phúc Âm (hay Tin Mừng) hóa và Tân Phúc Âm Hóa trước khi tiếp tục trình bày về việc Làm Môn Đệ Truyền Giáo.

1. Truyền Giáo

Khi nói đến việc truyền bá đức tin, đặc biệt là ở Việt Nam và Á Châu, nhiều người cho rằng việc sử dụng từ “truyền giáo” không thích hợp, bởi vì ở những vùng đất ấy, việc truyền giáo bị coi như một nỗ lực mở rộng tổ chức tôn giáo của mình, và như thế không những mất thiện cảm mà còn gây hận thù đối với những người theo các tôn giáo khác. Thêm vào đó, một số thần học gia chủ trương Tôn Giáo Đa Nguyên còn cho rằng chỉ cần đối thoại với các tín đồ của những tôn giáo bạn để cảm thông chứ không cần truyền giáo cho họ, vì đạo nào cũng có giá trị cứu độ riêng của nó trong kế hoạch của Thiên Chúa. Quan niệm này không hoàn toàn đúng theo giáo huấn của Hội Thánh, nhưng ảnh hưởng khá lớn đến quan niệm truyền giáo ở Á Châu khiến nhiều người cho rằng việc truyền giáo là lỗi thời.

Thực ra truyền giáo là một thuật ngữ thông thường được dùng để dịch từ missio của tiếng La-tinh hay mission của tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Missio có nghĩa là sứ vụ. Vì sứ vụ mà Chúa truyền cho Hội Thánh trước khi về Trời là “Hãy đi và làm cho muôn dân thành môn đệ” (Mt 28:19) hoặc “Hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16:15), nên đối với Hội Thánh, truyền giáo luôn luôn là sứ vụ hàng đầu. Chính vì thế mà người Việt dịch missiontruyền giáo, hay đúng hơn là sứ vụ truyền giáo. Trong tiếng Việt, các nhà truyền giáo cũng được gọi là các nhà thừa sai, nghĩa là những người được Chúa sai đi để thừa hành sứ vụ truyền giáo mà Người trao phó. Mục đích chính của việc truyền giáo là “làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.

Ngay từ thủa ban đầu, các Tông Đồ và các cộng sự viên của các ngài đã ra đi “rao giảng Tin Mừng” khắp nơi để “làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Vì thế việc rao giảng Tin Mừng hay truyền giáo được coi là sứ vụ thường trực của Hội Thánh. Công Đồng Vaticanô II gọi truyền giáo, cách chung, là những cố gắng rao giảng Tin Mừng và trồng “Hội Thánh vào các dân tộc, cũng như những nhóm người chưa tin Đức Kitô” (x. Ad Gentes [AG], 6). Thực ra, truyền giáo không chỉ là thuyết phục người khác theo đạo, mà là việc “các chi thể của Hội Thánh được lòng bác ái thúc đẩy vì nhờ đó họ yêu mến Thiên Chúa và ước ao san sẻ cho mọi người các ân huệ thiêng liêng đời này và đời sau” (AG, 7). Vì muốn san sẻ cho mọi người các ân huệ thiêng liêng, nên ngoài sứ vụ truyền giáo, Hội Thánh còn có sứ vụ bí tích, được biểu thị bằng mệnh lệnh “làm Phép Rửa”, để người ta được thông phần vào chính sự sống của chính Thiên Chúa. Kết quả bề ngoài của việc chịu Phép Rửa là người được rửa tội “trở lại đạo” hay “cải từ đạo cũ của họ sang đạo Công Giáo”. Như thế, nếu hiểu đúng nghĩa nguyên thủy thì việc “trồng Hội Thánh và các dân tộc” hay “cải đạo những người chưa tin Đức Kitô” là kết quả tất nhiên của việc Truyền Giáo. Cho nên nhiều người đã đồng hóa việc truyền giáo với việc cải đạo và coi nó như mục đích của việc truyền giáo.

2. Cải Đạo hay “Dụ dỗ theo đạo”

Ngày nay việc cải đạo mang một ý nghĩa phức tạp hơn. Từ cải đạo bắt nguồn từ chữ Hy-lạp προσήλυτος hay proselytus của La-tinh, là danh từ trong Tân Ước dùng để chỉ một người ngoại giáo cải sang đạo Do Thái như được nhắc đến trong Matthêu 23:15 “οὐαὶ ὑμῖν, γραμματεῖς καὶ φαρισαῖοι ὑποκριταί, ὅτι περιάγετε τὴν θάλασσαν καὶ τὴν ξηρὰν ποιῆσαι ἕνα προσήλυτον, καὶ ὅταν γένηται ποιεῖτε αὐτὸν υἱὸν γεέννης διπλότερον ὑμῶν” (Hy-lạp) hoặc “Væ vobis scribæ et pharisæi hypocritæ, quia circuitis mare, et aridam, ut faciatis unum proselytum, et cum fuerit factus, facitis eum filium gehennæ duplo quam vos!” (La-tinh), nghĩa là “Khốn cho các người, bọn luật sĩ và Pharisêu giả hình kia, các người đi vòng khắp biển cả, và đất liền, để làm cho một người thành người cải đạo; nhưng khi người đó theo đạo rồi, các người lại làm cho nó đáng sa hỏa ngục gấp đôi các người!” Chúng ta cũng tìm thấy từ này trong các câu 2:11; 6:5 và 13:43 của sách Tông Đồ Công Vụ với cùng một ý nghĩa.

Về sau, từ ấy được dùng cho những người ngoại giáo trở sang Công Giáo, mà chúng ta thường dịch là trở lại đạo. Nhưng trong thời đại này, từ ấy đang bị hiểu theo một nghĩa xấu là “cố gắng thuyết phục người khác thay đổi tôn giáo bằng các phương tiện trái ngược với tinh thần của Tin Mừng, kể cả việc ép buộc, lừa đảo, dụ dỗ bằng tiền bạc hay các phương tiện vật chất, hoặc lạm dụng hoàn cảnh khó khăn của họ để lôi kéo họ theo đạo”. Ở Á Châu, việc phát triển của đạo Công Giáo được đồng hóa với các cuộc chiến tranh xâm lược của các đế quốc Tây Phương, nên bị nhiều dân bản xứ coi Công Giáo như một đạo ngoại lai. Hiện nay ở Nam Mỹ và Phi Châu, nhiều giáo phái Tin Lành cũng đang dùng cách trợ giúp xã hội và kinh tế để dụ dỗ những người Công Giáo nghèo bỏ đạo mà theo họ. Cho nên việc dùng ảnh hưởng kinh tế hay chính trị, và ngay cả việc bác ái, để lôi kéo người khác cải đạo là điều cần phải tránh xa.

Không những Đức Thánh Cha Phanxicô chống lại cách cải đạo này mà chính Đức Bênêđictô XVI cũng đã quả quyết rằng: “Hội Thánh không tham gia vào việc cải đạo, nhưng thay vào đó phát triển nhờ sự thu hút của nó.” (Bài giảng tại Aparecida, ngày 13-5-2007). Ngài cũng nhắc lại điều này trong thông điệp Deus Caritas Est (DCE).

Không được dùng việc bác ái như phương tiện cho điều mà ngày nay người ta gọi là dụ dỗ cải đạo (proselytismus). Tình yêu phải là nhưng không; không được dùng tình yêu để đạt được các mục đích khác. Điều này không có nghĩa các việc bác ái phải bằng một cách nào đó bỏ Thiên Chúa và Đức Kitô qua một bên. Vì nó luôn liên hệ đến trọn vẹn con người. Thường thì nguyên nhân sâu xa nhất của đau khổ là việc vắng bóng Thiên Chúa. Những ai hoạt động bác ái nhân danh Hội Thánh, sẽ không bao giờ tìm cách áp đặt niềm tin của Hội Thánh trên người khác. (DCE, 31c).

Trong các cộng đồng Công Giáo Việt Nam ngày nay, việc bắt người vợ hay chồng (con dâu hay con rể) tương lai phải theo đạo là một hình thức “ép buộc cải đạo” sai lầm mà chúng ta nên tránh. Đã có biết bao gia đình đổ vỡ vì “người ta theo đạo chỉ để lấy vợ lấy chồng”. Thậm chí có người chỉ giả vờ theo đạo để lấy được vợ hay chồng rồi sau đó đã bất mãn, không những bỏ đạo mà còn cấm cả con cái theo đạo. Cách hay nhất để thuyết phục người khác theo đạo là chính mình phải là những người thực sự sống đạo. Nghĩa là người Công Giáo phải là môn đệ của Đức Kitô trước, rồi chính cách sống đức tin của mình làm cho người khác nhận ra tình yêu của Đức Kitô và tình nguyện đi theo Chúa. Bắt người khác theo đạo mà mình không thực sự sống đạo sẽ đẩy họ xa lìa Thiên Chúa và Hội Thánh.

Từ thời các Tông Đồ, Hội Thánh đã truyền đạo bằng cách rao giảng Tin Mừng và làm gương sáng bằng đời sống chứng nhân của mình, chứ không bằng cách ép người khác theo đạo (Cv 2:42-47). Chính nhờ việc làm chứng bằng cả lời nói lẫn việc làm của các tín hữu thời sơ khai mà Hội Thánh thời ấy đã phát triển rất mạnh bất chấp những giai đoạn bắt bớ khủng khiếp. Theo lịch sử, vào cuối thế kỷ thứ nhất, có khoảng nửa triệu Kitô hữu, đến cuối thế kỷ thứ ba số Kitô hữu đã lên trên ba triệu, và giữa thế kỷ thứ tư, thì số Kitô hữu đã lên đến 10 triệu.

Ngày nay, chúng ta được tự do sống đạo và truyền giáo, nhưng tỷ số người Công Giáo không phát triển nổi vì chúng ta vẫn còn sống trong tình trạng “giữ đạo” chứ chưa thực sự sống trong tình trạng “làm môn đệ của Chúa Giêsu.” Muốn làm môn đệ chân chính của Chúa Giêsu thì trước hết phải để cho mình được thấm nhuần Tin Mừng của Chúa ngõ hầu có thể sống Tin Mừng ấy và làm chứng nhân cho Chúa trước mặt mọi người; tức là mình phải được Phúc Âm hóa trước.

3. “Phúc Âm hóa” hay “Tin Mừng hóa”

Thuật ngữ này là cách phiên dịch hiện nay của từ evangelization. Từ evangelization cũng được nhiều người dịch là truyền giáo hay rao giảng Tin Mừng. Ở đây, chúng ta lại một lần nữa phải đối diện với những cách dịch không mấy hoàn chỉnh của một từ ngữ gốc La-tinh hay Hy-lạp. Thực ra, dịch từ evangelization là truyền giáo hay rao giảng Tin Mừng thì chưa lột được hết ý nghĩa của nó. Cách dịch chính xác nhất phải là Phúc Âm hóa hay Tin Mừng hóa.

Theo Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI thì “Hội Thánh hiện hữu để Phúc Âm hóa’ (Evangelii Nuntiandi [EN], 14). Và ngài định nghĩa:

Phúc Âm hóa là đem Tin Mừng vào mọi tầng lớp nhân loại để rồi, nhờ ảnh hưởng của Tin Mừng, biến đổi nhân loại từ bên trong và làm cho nó được đổi mới.... Nhưng không có một nhân loại mới nếu trước hết không có những người mới được canh tân nhờ bí tích Thánh Tẩy và nhờ sống cuộc sống theo Tin Mừng. Như thế mục đích của Phúc Âm hóa chính là sự thay đổi nội tâm, và nếu phải diễn tả bằng một câu thì cách diễn tả hay nhất là nói rằng Hội Thánh Phúc Âm hóa khi tìm cách hoán cải lương tâm của cả cá nhân lẫn tập thể dân chúng, các hoạt động mà họ tham gia, và đời sống cùng các phương tiện cụ thể mà họ có, chỉ bằng thần lực của sứ điệp mà Hội Thánh rao giảng mà thôi (EN, 18).

Do đó mục đích chính của việc Phúc Âm hóa không nhằm đem nhiều người vào đạo, nhưng nhằm biến đổi con người và não trạng của họ theo tinh thần của Tin Mừng, để đời sống của họ có thề phản ánh Lời Chúa và kế hoạch cứu độ của Người (x. EN, 19). Theo định nghĩa này, đối tượng đầu tiên của việc Phúc Âm hóa không phải là những người chưa biết Chúa nhưng chính là mỗi người chúng ta, gia đình chúng ta, giáo xứ chúng ta và toàn thể Hội Thánh. Sau khi đã được Phúc Âm hóa rồi chúng ta mới có thể truyền giáo một cách có hiệu quả, không chỉ bằng nói nhưng bằng chính cuộc sống của mình.

4. Tân Phúc Âm hóa

Tân Phúc Âm hóa là nỗ lực tái Phúc Âm hóa những người Công Giáo chưa thấm nhuần tinh thần Tin Mừng và chưa sống Tin Mừng bằng một cách thức rao giảng mới.

Ngay từ năm 1975, Đức Phaolô VI đã nhìn thấy cần phải có một thời kỳ Phúc Âm hóa mới, bởi vì “Việc việc tách biệt giữa Tin Mừng và văn hóa thực sự là một thảm kịch của thời đại chúng ta… nên cần phải tìm mọi nỗ lực để đảm bảo việc Phúc Âm hóa nền văn hóa, hay đúng hơn là các nền văn hóa” (EN, 20).

Đến lượt Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài thấy rằng Hội Thánh cần phải có một cuộc Tân Phúc Âm hóa, chứ không phải chỉ tái rao giảng Tin Mừng. Hội Thánh phải tìm những cách thức mới để công bố và làm chứng cho Tin Mừng bởi vì quá nhiều người đang sống trong một nền văn hóa mà cách rao giảng Tin Mừng cũ không còn hiệu lực nữa. Trong Tông Thư Novo Millenio Ineunte, ngài mời gọi mọi Kitô hữu hãy tha thiết yêu mến Đức Kitô một lần nữa và can đảm ra khơi đem Tin Mừng đến tận đáy lòng của nền văn hóa hiện đại. Ngài nói “Chúng ta phải khơi dậy trong mình động lực của thủa ban đầu và cho phép mình tràn ngập thái độ hăng say của việc rao giảng tông đồ ngay sau Lễ Hiện Xuống. Chúng ta phải hồi phục trong chính mình niềm xác tín nóng bỏng của thánh Phaolô khi ngài kêu lên: "Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng" [1 Cor 9:16] (Novo Millennio Inuente [NMI], 40). Theo Thánh Gioan Phaolô II thì việc Tân Phúc Âm hóa là trách nhiệm của toàn thể Hội Thánh, nghĩa là của cả giáo sĩ lẫn giáo dân (x. Redemptoris Missio, 3). Và “nòng cốt của nó phải là việc công bố về con người Chúa Giêsu Kitô một cách rõ ràng và dứt khoát” (Ecclesia in America, 66). Đồng thời Chúa Thánh Thần “phải là tác nhân chính của việc Tân Phúc Âm hóa” (Tertio Millenio Adveniente, 45).

Ngày 28 tháng 6 năm 2010, Đức Bênêđictô XVI đã công bố thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm hóa nhằm đẩy mạnh việc Tân Phúc Âm hóa. Trong Tông Thư Ubicumque et semper để thành lập Hội Đồng mới này, ngài ghi nhận những khó khăn trong việc rao giảng Tin Mừng trong một xã hội bị tục hoá vả tầm quan trọng của việc tái rao giảng Tin Mừng cho nền văn hóa hiện đại, đặc biệt là ở Tây Phương. Ngài nhấn mạnh rằng “Ở cội rễ của tất cả việc Phúc Âm hóa không phải là kế hoạch mở rộng (Hội Thánh) của con người, nhưng là ao ước chia sẻ hồng ân vô giá mà Thiên Chúa muốn ban tặng cho chúng ta, là làm cho chúng ta được thông phần vào chính sự sống của Ngài”. Muốn như thế thì người rao giảng Tin Mừng mới trước hết phải có một “cảm nghiệm sâu xa về Thiên Chúa”. Ngài nhắc lại rằng, “Làm Kitô hữu không phải là kết quả của một lựa chọn đạo đức hay một ý tưởng cao quý, mà là một cuộc gặp gỡ với một biến cố, một Con Người, Đấng đem lại cho cuộc đời một chân trời mới và một hướng đi quyết định” (DCE, 1). Chính để giúp chúng ta, ngài đã triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hóa để Thông Truyền Đức Tin trong năm 2012 cùng với việc công bố Năm Đức Tin. Trong Tự Sắc Porta Fidei [PF], ngài viết:

Chúa Giêsu Kitô dùng tình yêu thu hút con người thuộc mọi thế hệ đến với Người: trong mọi thời đại, Người gọi Hội Thánh đến và trao nhiệm vụ loan báo Tin Mừng, với một mệnh lệnh luôn luôn mới mẻ. Vì thế, ngày nay Hội Thánh phải dấn thân một cách thuyết phục hơn nữa qua công cuộc Tân Phúc Âm hóa, để tái khám phá ra niềm vui đức Tin và tìm lại niềm hăng say thông truyền đức Tin” (PF, 7).

Và kết quả cuả những nỗ lực này là Tông Huấn Evangelii Gaudium [EG] mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành, trong đó ngài gọi Hội Thánh là một “cộng đồng các môn đệ truyền giáo” (EG, 24), trong cộng đồng này mỗi tín hữu phải luôn luôn là một môn đệ truyền giáo. Bởi vì chìa khóa của việc Tân Phúc Âm hóa là chứng từ của từng cá nhân Công Giáo, mà cuộc sống của họ “tỏa sáng lòng nhiệt thành, như người đã nhận được niềm vui của Đức Kitô trong mình trước” (EG, 10). Nhờ sống đức tin, người ấy sẽ “mở trí khôn và tâm hồn” những người chung quanh mình và làm cho họ hướng về Đức Kitô và từ từ hoán cải.

Tóm lại, đối với từng người Công Giáo, việc Phúc Âm hóa phải đi trước việc truyền giáo vì Phúc Âm hóa là đem Tin Mừng của Chúa Giêsu vào chính cuộc sống của mình và để thần lực của Lời Chúa biến đổi mình từ bên trong. Các Giám Mục Hoa Kỳ nói trong phần mở đầu của tài liệu Disciples Called to WitnessCác Môn Đệ được Mời Gọi Làm Nhân Chứng, rằng: “Việc Tân Phúc Âm hóa mời gọi chúng ta canh tân đức tin của mình để có thể chia sẻ nó với người khác. Một người phải được Phúc Âm hóa trước rồi mới có thể Phúc Âm hóa người khác”. Khi đã được Phúc Âm hóa rồi, chúng ta có thể biến đổi gia đình và giáo xứ mình thành cộng đồng của các môn đệ truyền giáo. Kết quả đương nhiên là chúng ta sẽ “được lòng mọi người” (x. Cv 2:47) và Hội Thánh sẽ tự động “phát triển nhờ sức thu hút của nó” như Đức Bênêđictô nhắc đến ở trên, mà không cần phải sử dụng những thủ đoạn dụ dỗ hoặc ép buộc theo đạo trái ngược với tinh thần Tin Mừng. Và đây chính là cách truyền giáo hữu hiệu nhất.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Cồn Sẻ: Lễ Bổn Mạng kính Hai Thánh Tông Đồ Phêrô – Phaolô với nhiều sự kiện trọng đại
Mary Nguyễn
08:29 30/06/2017
Giáo xứ Cồn Sẻ: Lễ Bổn Mạng kính Hai Thánh Tông Đồ Phêrô – Phaolô với nhiều sự kiện trọng đại

Sáng ngày 29/6/2017 Đức Giám Mục Phaolô đã chủ tế thánh lễ mừng kính Thánh Tông Đồ Phêrô - Bổn Mạng của giáo xứ Cồn Sẻ. Trong ngày lễ trọng đại này, Đức Giám Mục Phaolô đã chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành con đường chạy quanh giáo xứ do ngài tài trợ và chứng kiến cuộc đua thuyền truyền thống của giáo xứ vào trưa cùng ngày.

Xem Hình

Thánh lễ có sự đồng tế của quý cha trong và ngoài Giáo Hạt Hòa Ninh, cùng sự hiện diện của quý thầy, quý sơ và bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ.

Nằm cách quốc lộ 1A chừng 3km về phía Tây, Giáo xứ Cồn Sẻ với 3600 nhân danh sinh sống trên một cồn đất nổi lên giữa dòng sông Gianh. Trên cồn đất giữa dòng sông xanh biếc, một ngôi nhà thờ màu vàng nhạt mang tước hiệu Thánh Phêrô thơ mộng nổi bật lên. Điều đáng nói là giáo xứ với 850 hộ dân 100% ngư nghiệp này đã nhận Thánh Phêrô - một ngư dân đích thực làm Quan Thầy bảo trợ cho họ.

Bởi vậy, ngày lễ Quan Thầy hôm nay, là một ngày vô cùng ý nghĩa đối với giáo xứ. Họ cảm nhận được sự đồng cảm, thấu hiểu của vị Thánh Quan Thầy cũng là ngư dân, cũng mang bao khó nhọc, ưu phiền, hiểm nguy giống họ. Đồng thời, họ cũng yêu kính và tin tưởng rằng vị Thánh “đồng nghiệp” luôn bao bọc, chở che và cầu bầu cho con cái ngư dân của Ngài trong giáo xứ cũng như khắp cùng thế giới.

Tuy nhiên, chia sẻ thực trạng mà anh chị em ngư dân của giáo xứ Cồn Sẻ nói riêng cũng như của 4 tỉnh Miền Trung nói chung đang gánh chịu, Đức Cha nói: “Bờ biển miền Trung dài hơn 250km vốn rất đẹp đẽ, thanh bình, mỗi năm thu hút biết bao du khách tới thăm và cũng là sự nghiệp của biết bao con người, gia đình. Tuy nhiên, như chúng ta biết, bờ biển xinh đẹp ấy đang phải đối mặt với việc ô nhiễm nặng nề, biển bị đầu độc, kéo theo biết bao hệ lụy nghiêm trọng mà chính chúng ta cũng đang là nạn nhân. Tuy nhiên, tin tưởng vào vị Thánh Quan Thầy Phêrô, chúng ta cầu mong sự cầu bầu, che chở của Ngài và chờ đợi một ngày nào đó, bờ biển này sẽ lại trong sạch, đẹp đẽ, chúng ta sẽ lại tiếp tục với nghề ngư nghiệp truyền thống của mình”.

Thật vậy, từ sau thảm họa môi trường Formosa cách đây hơn một năm, biết bao con người, gia đình lâm vào cảnh nợ nần, thất nghiệp. Họa vô đơn chí khi tai họa ập xuống khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn, gia đình xa cách vì một số thành viên phải đi làm ăn xa, thậm chí một số nơi, con cái phải nghỉ học giữa chừng vì phải mưu sinh, kiếm sống. May mắn hơn họ, ở Cồn Sẻ, học trò vẫn được tới lớp hằng ngày. Tuy nhiên, cuộc sống kinh tế khó khăn là điều không thể tránh.

Hiện tại, phần lớn các gia đình đang cố gắng làm những công việc phụ như đan lưới hay buôn bán nhỏ lẻ để chờ đợi số tiền đền bù từ nhà chức trách. Đồng thời, họ cũng đang cầu mong việc giải quyết hậu quả của nhà nước sau thảm trạng xảy ra, để được tiếp tục nghề biển truyền thống của mình.

Cuối thánh lễ, Đức Giám Mục và cha quản xứ Antôn Nguyễn Thanh Tịnh cùng bà con giáo dân tiến ra trước cổng nhà thờ. Trên con đường bê tông mới được hoàn thành, Đức Cha và cha quản xứ đã cắt băng khánh thành con đường mang tên Phaolô này. Được biết đường Phaolô dài 1,2km chạy quanh giáo xứ được xây dựng trong khoảng 6 tháng với kinh phí 1,5 tỷ đồng. Trong đó, chính Đức Cha đã đài thọ 1,2 tỷ đồng và số tiền còn lại do giáo dân và lương dân trong giáo xứ đóng góp.

Việc làm đường Phaolô xuất phát từ gợi ý của Đức Cha Phaolô trong một chuyến mục vụ về với Cồn Sẻ cách đây hơn 6 tháng khi thấy con đường chính, chạy xuyên suốt cồn đảo đầy bùn lầy, bụi bặm. Khi ấy, con đường bê tông nhỏ đã bị tàn phá, hư hoại bởi thời gian, bởi những trận lũ lụt mỗi năm mà người dân phải gánh chịu. Ngài đã gợi ý và hỗ trợ kinh phí giúp giáo xứ mở rộng và bê tông hóa con đường chính này.

Sau bữa cơm trưa cùng nhau tại khuôn viên giáo xứ, 4 đội đua, mỗi đội gồm 20 người đến từ 4 xóm trong giáo xứ đã tham gia cuộc đua thuyền tổng chiều dài đường đua chừng 4km do giáo xứ tổ chức. Đua thuyền vốn là một truyền thống tốt đẹp và lâu đời của giáo xứ Cồn Sẻ. Tuy nhiên, trên 10 năm nay, do sự thay đổi của nếp sống, của thời cuộc, truyền thống đó đã gần như bị lãng quên. Hôm nay, trong ngày trọng đại của giáo xứ là thời khắc tốt đẹp để lặp lại truyền thống đã từng là một phần không thể thiếu của cha ông.

Vì vậy, cũng như lời phát biểu của Đức Giám Mục lúc trao giải cho các đội đua, một cảm xúc khó diễn tả đã đọng lại trong lòng mọi người: ”Cuộc đua này, người thắng hay thua không quan trọng. Điều quan trọng là qua cuộc đua này, chúng ta đang làm sống lại một truyền thống rất tốt đẹp, một món ăn tinh thần rất bổ dưỡng mà cha ông chúng ta đã để lại. Hy vọng, từ nay, giáo xứ chúng ta sẽ tiếp tục gìn giữ và phát huy món quà tinh thần vô giá ấy”.

Mary Nguyễn
 
Một chút tâm tình về công tác xã hội của nhóm Bông Hồng Xanh
Maria Vũ Loan
08:56 30/06/2017
Một chút tâm tình về công tác xã hội của nhóm Bông Hồng Xanh

Tại sao khi cán mức thời gian 25 năm, Nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi CÁC THÀNH VIÊN: Yêu thương, trân trọng, quan tâm đến nhau khá tốt là điểm đặc biệt giữa các thành viên và cộng tác viên của Nhóm. Các bạn nào có trên dưới 20 năm trong nhóm thường có tinh thần bác ái rất dễ thương; đúng là "Chúa đã chọn" ! Từ năm 2005, Nhóm đã khóa sổ, không thu nạp thành viên chính thức; tất cả các bạn khác tham gia sau này đều được gọi là "cộng tác viên" và được trưởng nhóm tuyển chọn kỹ càng. Dù là kỹ sư, giáo viên hay thợ thêu may, công nhân, lao động tự do...các bạn đều trân trọng nhau, dù khi mới là tân sinh viên hay cho đến nay đã có một hai con lớn.

@ CÁCH TỔ CHỨC Theo mô hình "cá nhân trách nhiệm" nên Nhóm không có "ban bệ". Không đặt ra "ban bệ" lại là ở mức làm việc có tinh thần trách nhiệm cao hơn! Kềm hãm tài năng của nhau (là một khiếm khuyết ẩn trong ban bệ) thì không bao giờ làm việc được lâu dài. Tôn trọng ý kiến cá nhân là một thứ "văn minh" đầy nhân ái.

@ TÀI CHÍNH: Nhóm không có nguồn tài chánh nào cụ thể, chính thức; thế nhưng những hoạt động được liên tục suốt 1/4 thế kỷ, đây là việc kỳ diệu của ơn Chúa. Mẹ Têrêsa Calcutta , vào những năm đầu đến với người cùng khổ, ôm ấp kẻ yếu đau thì vốn liếng cũng chỉ là lời cầu nguyện, cách sống nhiệm nhặt tiết kiệm và cũng mở lời quyên góp....Vì thế, chúng tôi không hề tự ti, cũng chẳng có gì để tự tôn, mà cứ vui và hân hoan trong công việc bé nhỏ của mình.

@ ÂN NHÂN : Ân nhân của nhóm là Đức Giám Mục, quí linh mục, một vài tổ chức phi chính phủ, những bạn trẻ độc thân, người có gia đình nhưng giàu lòng nhân ái, người cao tuổi giàu có.... Có hai vị ân nhân đặc biệt là Đức Giêsu và Mẹ Maria với sự trợ giúp rất diệu kỳ! Đức Giám Mục GB. Bùi Tuần giúp Nhóm trong mười năm (1993 - 2003) song song đó là cộng đoàn giới trẻ giáo xứ Tân Định giúp gần tám năm; một vài tổ chức phi chính phủ giúp từ năm 1994 đến 2002 thì ngừng hẳn để giúp miền Trung. Đặc biệt, quí linh mục giúp Nhóm có "chân dung" rất tuyệt vời! Đó có thể là một linh mục rất điển trai, là cha chánh xứ ở nước ngoài, giúp Nhóm từ 13 năm nay; đó là một linh mục cao tuổi nhưng rất thích công việc be bé của Bông Hồng Xanh; hoặc là một linh mục giấu tên, cứ gửi tiền qua ngân hàng bằng một từ “tin tức”...nhưng đa số các cha chỉ giúp một quãng thời gian ngắn hoặc chỉ một vài lần. Hiện nay, số vị ân nhân còn rất ít !

@ NHỮNG CHUYẾN CÔNG TÁC: Có những chuyến đi là ý muốn của chúng tôi nhưng có những lần Chúa muốn chúng tôi “phải cất bước lên đường” đến những nơi Ngài muốn, gặp gỡ những người Ngài yêu thương... nhưng đi đến đâu, ngoài quà tặng cho người nghèo, chúng tôi cũng tặng quà cho những người có trách nhiệm tổ chức tại địa phương cụ thể là xã, phường (gồm đường, cà phê, bánh...) và tặng quà quí ông trùm trong Ban hành giáo của giáo xứ vùng sâu vùng xa. Thế nên, việc thăm viếng nơi nào của chúng tôi cũng mang lại niềm vui chung, hân hoan cho nhiều người tại nơi đó.

@CHÊNH VÊNH Từ mùa hè năm 1999 đến hè năm 2001, Nhóm Bông Hồng Xanh hoạt động độc lập, nghĩa là không liên quan đến một giáo xứ nào, cũng không có LM linh hướng. Nhóm thường họp tại những nơi tự chọn. Tài chính lúc này hoàn toàn do trưởng nhóm xoay sở... khá gian nan, thế nhưng những thành viên chính thức vẫn gắn bó cùng Nhóm, thật là xúc động và dấu ấn này không bao giờ phai nhạt trong lòng trưởng nhóm.

Trong khoảng thời gian này, một người có "thế lực" trong xã hội tìm cách lại gần, muốn "thâu tóm" các bạn trẻ trong Nhóm, nhưng trưởng nhóm đã khéo léo né tránh và cố gắng giữ mức hoạt động được liên tục. Chúng tôi phục vụ theo tinh thần Tin Mừng của Chúa Kitô, chứ không dùng danh nghĩa Công Giáo để làm việc này việc kia mà tô vẽ cho “đẳng cấp” xã hội của mình. (Xin mọi người tự hiểu thêm vì chúng tôi không thể nói rõ hơn!)

Đến năm 2001, các bạn bè của trưởng nhóm ở nước ngoài gửi tiền về giúp đỡ, thế là Nhóm lại "hít thở mạnh" với các chuyến đi, với các công việc...cho đến khi được gặp Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo.

@ ĐƯỢC RA BIỂN LỚN Khi được linh mục John Trần Công Nghị, Giám đốc VietCatholic chú ý, chúng tôi “như cá gặp nước”. Nghĩa là Nhóm được người Việt Công Giáo khắp nơi trên thế giới biết đến; sau này gọi là độc giả Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo. Nhờ vậy, nhiều vị ân nhân đã chạm tay vào nhóm chúng tôi, một cách rất sinh động, đa dạng, làm chúng tôi đến được nhiều nơi trên đất Việt, gặp nhiều đối tượng khốn cùng. Và cũng nhờ có một chút khả năng trong công việc truyền thông (viết bài) chúng tôi đã tường thuật các chuyến đi công tác của Nhóm; trình bày những tâm tình về công việc xã hội... đó là một cơ duyên mà Chúa cho gặp gỡ và nhất là cách phục vụ truyền thông vô vị lợi, tâm tư rộng mở của cha Giám đốc Gioan và những anh chị trong Ban Biên Tập VietCatholic. Sự biết ơn của Nhóm chúng tôi đối với VietCatholic không thể diễn tả hết bằng lời.

@ VIỆC LỚN, VIỆC NHỎ Khi nhận được những khoản tiền xã hội, chúng tôi lập kế hoạch đi công tác ngay, theo ý muốn người trợ giúp hoặc kế hoạch đã soạn trước, không chần chừ. Việc tổ chức một mái ấm, một trạm xá, một công trình có tính lâu dài không phù hợp với chúng tôi vì tính chất công việc, giấy phép của chính quyền, nhân sự và nguồn tài chính. Tuy nhiên, việc giúp người có tính cấp bách được chú ý hơn. Cần mua ngay một miếng đất để cất nhà, chúng tôi không ngại; giúp người vừa phẫu thuật xong, chúng tôi rất hăng hái. Nếu Đức Giêsu thuở xưa giảng dạy Tin Mừng và yêu thương , cảm thông theo một “nguyên tắc” là yêu thương làm nền tảng thì ngày nay, chúng tôi cũng không muốn bị trói buộc bởi nguyên tắc nào và cũng thông thoáng với tâm tình yêu thương mà thôi!

@ KINH NGHIỆM Hành trình vừa qua đã cho chúng tôi nhiều trải nghiệm, có thể rút ra nhiều kinh nghiệm. Đó là những khám phá về thế giới của những kẻ khốn cùng, một cách chân thực chứ không phải là ảo. Có nỗi bất hạnh xuất phát từ gia đình; có những niềm đau chảy ngược từ xã hội vào gia đình; có sự mê muội xuất phát từ lòng tham; có những chua cay vì sắc dục... Tất cả dịu đi khi xã hội còn sự yêu thương; và chúng tôi là những ngọn nến nhỏ.

@ HƯƠNG THƠM Khi bắt đầu đi làm công tác xã hội, chúng tôi rất “xinh đẹp” , sau nhiều năm tháng, chị em chúng tôi đã bớt “xinh trai, xinh gái”, nhưng tâm hồn chúng tôi lớn lên và “xinh đẹp” rất nhiều, tươi như những đóa hoa hồng xanh mà không hề có gai nhọn, một thứ gai nhọn của lòng ích kỷ, hận thù và ghen ghét. Và hương thơm của hoa hồng cũng thoang thoảng, nhẹ nhàng chứ không nồng nặc hay vồn vã của sự thực dụng.
 
Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế : Thánh Lễ Tuyên Khấn
Người Giồng Trôm
11:41 30/06/2017
Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế : Thánh Lễ Tuyên Khấn

Hôm nay, ngày 30 tháng 6 năm 2017 là ngày hồng phúc của đời tận hiến của 13 anh em mãn Tập Viện niên khóa 2016 – 2017 được tuyên lời khấn lần đầu và hôm nay cũng là ngày hồng phúc hết sức đặc biệt của 17 Thầy Học Viện được tuyên lời khấn vĩnh viễn trong Dòng Chúa Cứu Thế.

Xem Hình

Từ tối hôm trước, những gia đình thân nhân của quý Thầy ở xa đã về với Mẹ Nhà Dòng. Trong tình thương linh tông và cùng chí hướng Dòng Chúa Cứu Thế và nhất là trong tình hiệp thông, Mẹ Nhà Dòng đã đón những gia đình ở xa về một cách chân thành và quý mến. Hẳn nhiên, Nhà Dòng tối hôm trước cũng vui hơn bởi lẽ quý Cha quý Thầy ở các cộng đoàn xa nhà Mẹ về để dự lễ khấn hôm nay cũng như trao sứ vụ linh mục sáng ngày mai.

8 g 30, đoàn đồng tế cất bước từ nhà khách Tu Viện Sài Gòn trong lời ca của ca đoàn các Thầy : “Từ muôn phương ta về đây sánh vai ...”

Trước khi bước vào Thánh Lễ, Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích – Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế - ngỏ chút tâm tình với cộng đoàn. Đặc biệt, Cha Giuse mời cộng đoàn cùng tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho các thầy hôm nay sẽ tuyên khấn.

Với chất giọng hùng hồn và tài hùng biện hơn người, Cha Giuse Nguyễn Thể Hiện – Thành viên Ban Cố Vấn Tỉnh Dòng – đã mời cộng đoàn cùng nhau lắng đọng nhìn lại ơn gọi của các Thầy. Đặc biệt, Cha Giuse nhấn mạnh tâm tình cũng như hình ảnh “anh em hãy ở lại trong Thầy”. Cứ nhấn đi nhấn lại cách sống diễn tả sự thân thiết với Chúa Giêsu để nói lên căn tính của đời tu. Cha Giuse nói rằng 3 lời khấn sẽ không là gì nếu như không kết hợp mật thiết với Đức Kitô ...

Sau bài chia sẻ là nghi thức tuyên khấn của quý Thầy. Quý Thầy tuyên khấn lần đầu :

Anphongsô KPĂ KLEO

Đaminh NGUYỄN HỮU TÂM

Antôn ĐÀO VỸ NHÂN

Đaminh LỤC VĂN TÚ

Phaolô HỒ VĂN NAM

Vinhsơn NGUYỄN TIẾN ĐẠT

Giuse NGUYỄN TUẤN PHONG

Phêrô NGUYỄN VĂN NAM

Augustinô NGUYỄN ĐÌNH MINH THOẠI

Giuse LÊ HOÀNG PHI

Giuse VŨ VĂN TIẾP

Gioan Baotixita BÙI TIẾN KHÔI

Giuse PHẠM MINH TOÀN

Qúy thầy tuyên lời khấn vĩnh viễn :

G.B. Vương Sơn Hoàng

G.B. Nguyễn Thành Huyên

Phêrô Nguyễn Quang Doãn

Phêrô Đỗ Đức Kiên

Giuse Lê Thanh Huấn

Giuse Triệu Bách Nhật

G.B. Nguyễn Trung Chính

Phaolô Trần Đan Thụy

Giuse Nguyễn Văn Hữu

Giuse Nguyễn Văn Chiến

Giuse Nguyễn Văn Sơn

Giuse Nguyễn Ngọc Khánh

Giuse Phạm Văn Toản

Giuse Lưu Dương Xuân Bình

Antôn Nguyễn Văn Nam

Giuse Phạm Duy Tiến

Phaolô Hồ Công Hoan

Trước khi ban Phép Lành cuối Lễ, Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích thay mặt Nhà Dòng cảm ơn quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn. Cha Giuse đặc biệt cảm ơn quý ông bà cố đã dâng hiến những người con cho Giáo Hội qua Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế.

Những tấm hình ghi dấu ấn ngày hồng ân được ghi lại.

Nguyện xin ơn Thánh Chúa, qua lời chuyển cầu của Cha Thánh Anphong so – Tổ phụ Dòng Chúa Cứu Thế, ơn của Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Hằng Cứu Giúp và sự hợp tác của anh em luôn luôn ở với quý Thầy.
 
Gia đình Lòng Chúa Thương Xót Giáo Xứ Saint Paul kỷ niêm 5 năm thành lập
Trần Văn Minh
18:25 30/06/2017
Melbourne, lúc 6 giờ 30 tối Thứ Sáu 30 Tháng 6, 2017. Tại Thánh Đường Giáo xứ Saint Paul, vùng West Sunshine, Gia đình Lòng Chúa Thương Xót đã tổ chức Thánh lễ tạ ơn long trọng để mừng 5 năm thành lập.

Xem hình

Dù là mùa Đông lạnh lẽo, nhưng với lòng sùng kính và yêu mến Lòng Chúa Thương Xót, rất đông mọi người thuộc đủ mọi thành phần dân Chúa, từ các cụ già với mái tóc bạc phơ, cho đến các em nhỏ theo cha mẹ, ông bà đã tề tựu bên nhau trong những chiếc áo ấm để sốt sắng lần chuỗi Lòng Chúa Thương Xót.

Sau lời chào mừng của ông Phạm Hiếu đại diện cho Gia đình Lòng Chúa Thương Xót. Cộng đoàn bắt đầu bằng giờ kinh lần chuỗi Lòng Chúa Thương Xót. Trước mỗi chục kinh, có hai vị đại diện tay cầm nến tiến lên bàn thờ dâng nến trước Ảnh Lòng Chúa Thương Xót.

Lời kinh vang vang trong buổi tối mùa Đông với lòng sùng kính dâng lên Chúa, Chúa của Lòng Thương Xót của mọi người trong gia đình và của cộng đoàn mang một hình ảnh thật đẹp và ý nghĩa.

Kết thúc giờ đọc kinh bằng những tiếng hát của Ca đoàn Hồng Ân, những bản thánh ca quen thuộc và đầy ý nghĩa để chuyển tiếp qua dâng thánh lễ mừng kỷ niệm 5 năm thành lập.

Vì lý do đặc biệt, Cha Linh hướng Phillip Lê Văn Sơn phải vào bịnh viện vì lý do sức khỏe. Cha Phanxico Vũ Phương Dòng Ngôi Lời đã đến dâng lễ cùng gia đình Lòng Chúa Thương Xót. Cha đã chia sẻ những cảm nghiệm bản thân trong đời truyền giáo theo gương Chúa Giê Su tại những nơi mà cha đã đến.

Cuối lễ, ông Phạm Hiếu với giọng nói ấm và chân tình, đã lên cám ơn và tóm tắt lịch sử hình thành Gia đình Lòng Chúa Thương Xót của Giáo Xứ Saint Paul. Với một sinh hoạt hằng tuần có giờ chầu Thánh Thể và lần chuỗi LCTX vào lúc 3 giờ chiều, đã được mọi người Việt Nam trong giáo xứ và các vùng phụ cận tham dự. Hôm nay, mọi người vì lòng yêu mến, đã đáp lại lời mời của gia đình đến lần chuỗi và dâng thánh lễ tạ ơn. Ông cũng kể lại những sự quan phòng của Chúa đối với gia đình giáo xứ. Vì trong suốt 5 năm qua, Cha Lê Văn Sơn luôn gắn bó, đồng hành cùng nhóm trong các giờ cầu nguyện, nhưng năm nay, kỷ niệm 5 năm Ngài cứ đề nghị với mọi người phải mời cha khách đến đồng tế và chia sẻ lời Chúa. Chính nhờ thế mà hôm nay, chúng ta mới có linh mục dâng lễ, vì cách nay hai ngày, Cha Sơn đã phải vào nhà thương khẩn cấp vì lý do sức khỏe. Xin tạ ơn Chúa, cám ơn mọi người và cũng xin mọi người cầu nguyện cho Cha Sơn mau bình phục.

Để kỷ niệm ngày thành lập, một bữa tiệc nhỏ được tổ chức ngay tại Hall nhỏ cuối nhà thờ để mọi người có bữa ăn nhẹ và hàn huyên, tâm sự, thăm hỏi nhau, đứng bên nhau trong cái lạnh giá mùa Đông đang xuống rất thấp khi màn đêm đã bao phủ một màn sương mỏng.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Video công an tấn công Đan viện qua ngày thứ 2: phá Thánh giá, dùng gậy sắt đánh tu sĩ bất tỉnh
Amen
10:35 30/06/2017
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hôn nhân nôi phát triển nhân cách cùng nuôi dưỡng sự sống con người
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
11:34 30/06/2017
Hôn nhân nôi phát triển nhân cách cùng nuôi dưỡng sự sống con người

Đời sống trong xã hội ngày càng có nhiều thay đổi về nếp sống nhân sinh quan, về ý thức hệ chính trị, kinh tế, về văn hóa và cả luân lý tinh thần nữa.

Xưa nay từ hàng chục thế kỷ, nếp sống hôn nhân gia đình theo truyền thống luân lý tôn giáo ăn rễ sâu trong đời sống văn hóa xã hội con người. Nên khi đề cập đến hôn nhân, hình ảnh một người nam và một người nữ vào lứa tuổi trưởng thành yêu nhau, kết hợp lấy nhau, cùng nhau xây dựng một gia đình nổi bật lên chính yếu, cùng là điều tự nhiên hợp với trật tự thiên nhiên trong đời sống.

Và từ nền tảng đó, họ không chỉ yêu nhau, lo cho nhau, mà họ còn trở thành người cha, người mẹ. Vì Đấng Tạo Hóa đã phú bẩm khắc ghi sẵn mầm sự sống nơi mỗi con người. Nên khi hai yếu tố mầm sự sống - tế bào sự sống gốc - của người nam phối hợp với tế bào mầm sự sống gốc nơi người nữ, sẽ nảy sinh sự sống mới là người con.

Đó là con đường thiên nhiên đã sắp dọn để dòng giống con người nhân loại được phát triển gìn giữ nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và đó cũng là chúc phúc lành của Trời cao cho con người.

Là cha mẹ, họ đón nhận sự sống người con trong niềm vui hạnh phúc. Họ sinh thành nuôi dậy những người con của mình với tình yêu thương và trách nhiệm trong tâm tình tạ ơn Đấng Tạo Hóa.

Đó là theo tiến trình tự nhiên mà Trời cao đã phú ban khắc ghi vào nơi con người.

Nhưng theo đà phát triển văn hóa xã hội con người thời đại, quan niệm về một đời sống hôn nhân gia đình như thế không còn đứng vững nữa.

Con người có suy nghĩ khác về hôn nhân. Hôn nhân không chỉ giới hạn vào một người nam và một người nữ với nhau suốt đời. Hôn nhân có thể là một đời sống trong tình yêu và chung hợp giữa hai người cùng giới tính người nam với người nam, người phụ nữ với người phụ nữ!

Còn con cái không phải là chính yếu của đời hôn nhân. Quan trọng là hai người yêu nhau, lo cho nhau. Còn con cái có thể, nếu muốn, hoặc đi nhận con nuôi, hay đi thuê sinh con mướn…

Trên thế giới ngày nay, nơi nhiều xã hội, chuyện hôn nhân đồng giới tính không còn là một tội luân lý, không còn là điều cấm kỵ nữa.

Về mặt luật pháp, đã có nhiều tranh luận gay cấn từ hàng chục năm nay về vấn đề này. Càng ngày càng có nhiều biểu tình xuống đường đòi cho được quyền bình đẳng như nhau về hai quan niệm hôn nhân giữa hai người khác giới tính cũng như hai người đồng giới tính với nhau. Và nhiều nước đã làm thành luật chấp thuận cho hai người đồng giới tính cưới nhau bình đẳng được hưởng mọi quyền lợi theo luật pháp quy định như hôn nhân giữa hai người khác giới tính xưa nay.

Quốc Hội nước Cộng hòa liên bang Đức hôm 30.06.2017 đã biểu quyết chấp thuận công nhận hôn nhân cho mọi người, hôn nhân có thể là giữa hai người nam và nữ, và cũng có thể là giữa hai người đồng giới tính với nhau, Và vì hôn nhân đồng giới tính không thể sinh con, nên những người chọn hôn nhân theo đồng giới tính được quyền nhận con nuôi, giống như con mình sinh ra.

Cánh cổng, cánh cửa về đời sống hôn nhân theo pháp luật đã mở rộng ra để ngỏ cho mọi người, tùy theo họ lựa chọn. Hay nói cách khác, quan niệm về hôn nhân được những nhà làm luật lệ trong đời sống chính trị xã hội suy diễn thành ra khác ( có thể mới lạ lùng!), không còn theo quan niệm truyền thống xưa nay trong xã hội nữa.

Hội Thánh Công Giáo nước Đức tôn trọng luật pháp quốc gia. Nhưng không đồng ý bằng lòng với việc mở cánh cửa hôn nhân cho mọi người như thế.

Hội Thánh Công Giáo có sứ mạng được Thiên Chúa trao phó gìn giữ bảo vệ sự sống con người, trong đó đời sống hôn nhân là cây cột chính quan trọng căn bản cho niềm vui hạnh phúc cùng phát triển nhân cách đời sống con người

Hôn nhân theo giáo huấn dựa trên nền tảng thiên nhiên do Thiên Chúa đã tạo dựng là giữa một người nam và một người nữ. Nơi nôi tổ ấm này hai người họ bổ túc cho nhau, cùng nhau phát triển nhân cách trở thành cha, mẹ, gìn giữ bảo vệ nhau, và sự sống mới là người con thành hình ra đời được.

Nơi tổ ấm hôn nhân gia đình, người con của họ được chính cha mẹ nuôi dưỡng, bảo vệ, giáo dục. Và người con học được, có kinh nghiệm về tình yêu, về đời sống làm người từ nơi cha mẹ sinh thành ra mình. Nhất là những nền giáo dục về tinh thần tôn gíao, đạo đức sống làm người.

Nhà triết học Kant ( 1724-1804) theo khía cạnh sinh vật học đã cho rằng: Mục đích của thiên nhiên ở nơi những giới tính khác nhau cùng chung hợp với nhau là sự truyền giống duy nhất, theo nghĩa hình thức duy trì. Và như thế được phép rút ra hệ luận: điều xử dụng trái với thiên nhiên về giới tính tự nó phản ảnh làm tổn hại bổn phận tới mức cao độ. Cung cách tự sáng chế ra gánh nặng đó là điều trái với phong tục.

Trong Kinh Thánh, khi tạo dựng vũ trụ, Thiên Chúa đã tạo dựng có người Nam và có người Nữ theo hình ảnh của Người ( St. 1,27). Rồi Thiên Chúa chúc phúc cho họ. Người truyền cho họ sống kết hợp với nhau sinh sôi nẩy nở con cái cho dòng giống được lan truyền, được tiếp tục. Và Thiên Chúa tin tưởng trao vào tay họ trái đất làm khu vườn , làm ngôi nhà cho con người sinh sống.

Sự liên kết giữa người nam và người nữ không chỉ duy cho giống nòi được lưu truyền nối tiếp, nhưng nhiều hơn theo hướng căn bản đời sống tinh thần của con người. Nên sự chung hợp giữa hai giới tính trong khía cạnh tinh thần phát sinh đưa đến những kết qủa lạ lùng tốt đẹp.

Theo nhà thơ Getrud von le Fort ( 1876-1971) đã có suy tư đời sống hôn nhân theo thiên nhiên giữa hai người nam và nữ trong bối cảnh văn hóa phát sinh sự căng thẳng hướng về một thái cực, ở chỗ người chồng là tinh thần cho người vợ, và ngược lại người vợ là cho người chồng. Ở nơi người chồng, người vợ tìm nhận ra một nửa con người mình. Và ngược lại nơi người vợ, người chồng tìm nhận ra một nửa con người mình.

Đức Giáo Hoàng Phanxico đã khẳng định, hôn nhân là sự chung hợp nên một giữa hai người nam và nữ, như Thiên Chúa đã tạo dựng nên họ giống hình ảnh Người. Hình ảnh của Người không là người nam, nhưng là người nam và người nữ. Hai người chung hợp lại, họ trở nên một xương thịt.

Khi tạo dựng nên con người, Thiên Chúa đã phân loại giới tính nơi con người khác biệt nhau là tế bào khởi thủy để cho sự sống được phát triển tiếp nối trong tiến trình chung sống hòa hợp giữa yếu tố nam và nữ, âm và dương ( St 1, 27). Nên nếp sống giữa hai người đồng giới tính, theo trật tự thiên nhiên không thể nảy sinh ra sự sống của con cái được, mở ra nguy cơ sự chia rẽ về quan niệm hôn nhân, và cũng có thể gây ra sự hỗn loạn chao đảo về mặt luật lệ.

Hội Thánh Công Giáo tôn trọng nếp sống giữa hai người đồng giới tính. Nhưng không coi đó là hôn nhân.

Đời sống hôn nhân theo trật tự thiên nhiên cùng truyền thống giữa người nam và người nữ là căn bản, là chúc lành của Thiên Chúa, phải được duy trì và cùng được luật pháp xã hội tôn trọng bảo vệ.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Văn Hóa
Những người giầu dơ dáy và người vô gia cư
Vũ Văn An
18:55 30/06/2017
Trong các ngày 27, 28 và 29 tháng Sáu này, Đài Truyền Hình SBS của Úc đã cho chiếu một cuốn phim không hẳn là tài liệu mà tả lại một cuộc thử nghiệm trong đó, 5 người nhà giầu tình nguyện sống như người vô gia cư trên hè phố Melbourne trong suốt 10 ngày.

Theo tài liệu của SBS, hiện có hơn 100,000 người Úc vô gia cư. Với khoảng cách giữa người có và người không có đang rộng dần, và gía nhà và giá thuê nhà đang gia tăng khủng khiếp, nạn vô gia cư là một khả thể khiếp đảm đối với nhiều người trong chúng ta hơn bao giờ hết.

Người giầu dơ dáy và người vô gia cư

Trong cuốn phim Filthy Rich and Homeless (Người giầu dơ dáy và người vô gia cư), năm người nhà giầu tình nguyện sống vô gia cư để có được một cái thoáng nhìn của cảnh sống không nhà là như thế nào.

Năm người này đã đổi lối sống ưu đãi của họ trong 10 ngày 10 đêm để sống trên đường phố Melbourne. Các tiên niệm của họ về những người vô gia cư sẽ bị xé nát khi họ đích thân trải qua cảnh từ có tất cả xuống gần như không có gì cả ra sao.

Với điện thoại, căn cước và tiền bạc bị lấy khỏi, 5 tham dự viên này đã chỉ nhận được quần áo cũ, một túi ngủ, và không có gì khác nữa.

Trong 10 ngày đêm sống mở mắt và thay đổi này, họ bị tách biệt nhau, mỗi người sẽ phải trải nghiệm cuộc sống một mình trên đường phố, trong nhà trọ, nơi những chỗ chứa người gặp khủng hỏang và nơi chiếm đất cắm dùi.

Họ phải gặp những người không có nhà, hiểu rõ hơn các lý do đa dạng và phức tạp tại sao những người này lại không có nhà và lắng nghe những câu truyện nát lòng của họ trong việc sống còn bất chấp vận xui.

Các người tham dự

Những người trên là những người có thực:

• Tim Guest là một nhà kinh doanh tự lập, 39 tuổi (xem cuộc phỏng vấn anh ở phần sau).
• Kayla Fenech là con gái nhà vô địch quyền Anh Jeff Fenech, 20 tuổi, được nuông chiều từ nhỏ, nay muốn mở mắt để thấy đời sống của người kém may mắn ra sao.
• Jellaine Dee, từ rách rưới trở thành doanh gia sắc đẹp trị giá nhiều triệu đollars, 33 tuổi.
• Stu Laundy, thế hệ thứ ba của một doanh nghiệp rượu trị giá nhiều triệu dollars, 43 tuổi, 4 con, thích du hành quanh Vịnh Sydney với chiếc du thuyền sang trọng của mình.
• Christian Wilkins, người mẫu và giao thiệp rộng của Sydney, 21 tuổi, con trai nhân vật truyền hình Richard Wilkins.

Hướng dẫn năm tham dự viên vào trải nghiệm xã hội trên là nhà báo nổi tiếng và là người say mê tranh đấu cho vấn đề vô gia cư Indira Naidoo. Trong suốt 30 năm qua, Naidoo từng làm chủ chương trình và tường trình cho các chương trình tin tức và thời sự nổi tiếng nhất của Úc. Ngoài ra, dự án này còn được hướng dẫn của Tiến Sĩ Catherine Robinson, một nhà chuyên môn về các vấn đề vô gia cư. Bà hiện làm việc cho Trung Tâm Nghiên Cứu và Hành Động Xã Hội của Giáo Hội Anh Giáo ở Tasmania. Bà là tác giả cuốn Beside One’s Self: Homelessness Felt and Lived (Syracuse University Press) và (với Chris Chamberlain và Guy Johnson) Homelessness in Australia (NewSouth Publishing).

Sản phẩm

Giám Đốnc Nội Dung Truyền Hình và Liên Mạng của SBS, Marshall Heald, cho hay: “Filthy Rich and Homeless có tính thách thức, xé lòng và đôi lúc ấm lòng một cách khó tin vì nó rõi ánh sáng lên một thành phần của xã hội vốn bị ngó qua hay ngó ngơ. Bằng cách giúp làm cho điều vô hình trở thành hữu hình, loạt phim này nhằm khởi động một cuộc đàm luận khắp nước quanh việc thay đổi hết sức cần thiết cho số dân vô gia cư đáng kể của Úc”.

Nói chuyện với tham dự viên Tim Guest

Tim Guest là một nhà triệu phú tự tạo; anh nghĩ mình hiểu, nhưng đích thân ngủ ở đường phố mở mắt để anh thấy rõ thực tế hàng ngày của người vô gia cư.

Tim năm nay 39 tuổi. Cuối tuổi 20, anh đã thôi hoạt động tài chánh và nay là ‘một nhà giáo dục tài chánh’. Là một người rộng lượng đóng góp cho nhiều cơ quan bác ái, anh rất buồn đã không làm được nhiều hơn cho người vô gia cư. Nhưng anh cũng tin rằng người ta có trách nhiệm đối với cuộc sống của riêng mình.

Sau đây là cuộc phỏng vấn Tim Guest của SBS:

Anh tích cực ra sao đối với thành quả của việc tham dự? Anh có nghĩ nó sẽ mở mắt anh khi anh tới lúc kết thúc nó không?

Khá khó mà nói vì tôi không hoàn toàn biết chúng tôi làm gì. Tôi không biết mình mong điều gì. Từ những gì họ cho tôi biết, đây sẽ là một cuộc trải nghiệm 10 ngày có tính dìm mình vào vấn đề vô gia cư. Họ không cho chúng tôi hay bất cứ điều gì nhiều hơn thế. Nhưng đồng thời, tôi cũng đoán được phần nào việc chúng tôi sẽ làm. Tôi nghĩ nó sẽ mở mắt để tôi thấy một điều tôi vẫn ngây thơ và ngu muội không biết. Và cùng một lúc, tôi biết nó sẽ rất khó nhá, nhưng cũng là một cơ hội. Dù phải kinh qua một điều khó nhá, nhưng nó sẽ đem lại cái nhìn thấu suốt cho hàng trăm ngàn người có thể chưa có dịp.

Trải nghiệm này thay đổi cuộc sống ngày qua ngày của anh ra sao?

Nó chắc chắn thay đổi cách tôi tương tác với người vô gia cư. Trước khi tham gia dự án này, [tôi nghĩ tôi hiểu] – có thể vì chúng tôi đã tặng 10% lợi nhuận cho các cơ quan bác ái, chúng tôi lại làm việc gần gũi với một số tổ chức liên hệ tới cảnh vô gia cư như Manor Inc.Chúng tôi đã tài trợ Trại Người Trẻ của Đội Quân Cứu Thế ở Tây Úc, nhờ thế chúng tôi đang tạo được dị biệt lớn lao.

Nhưng còn về đời sống thực của tôi, thỉnh thoảng tôi cũng thấy người vô gia cư. Tôi thường dừng lại và tự giới thiệu mình. Tôi tìm biết xem tên họ là gì. Tôi hỏi họ ngày sống của họ diễn tiến ra sao, họ được tắm lần cuối cùng khi nào, họ ngủ ở đâu, họ có an toàn không, họ có đồ vệ sinh hay không. Không phải chỉ là việc Hỏi Thưa, nhưng tôi dành năm phút để khám phá xem điều gì đang xẩy ra với họ và xem có điều gì tôi có thể làm để giúp họ không.

Các câu hỏi anh hỏi họ có phải là các câu hỏi mà anh nghĩ sẽ hỏi trước đây không?

Không. Tôi nghĩ đây là một rào cản lớn đối với tôi. Cho dù họ có thể nói với một người vô gia cư, nhưng có một người vô gia cư mà có lẽ chúng ta rất quen thuộc, người này sẽ xin tiền lẻ hay một điếu thuốc. Nhiều lần tôi đã thấy người vô gia cư và muốn làm một điều gì đó, nhưng không biết phải bắt đầu ra sao… bây giờ, tôi đã có ý niệm tốt hơn phải bắt đầu từ đâu. Nay mới biết việc này đơn giản xiết bao, nhưng ở trên đời, đôi khi khó thấy cánh rừng qua các gốc cây.

Ngay đối với tôi, một trong những điều tôi không mong chờ là việc không có chiếc đồng hồ đeo tay hay đồng hồ treo tường là một điều gây tác động mạnh mẽ xiết bao. Khi thức giấc vào ban sáng mà không biết mấy giờ. Và điều này rất khó vì bạn phải biết các nơi chốn nhất định và các thời khắc nhất định để có ăn.

Tôi thường có ý nghĩ trong đầu rằng nếu tôi sắp giúp một người vô gia cư, tôi sẽ không cho tiền vì sợ họ có thể dùng tiền bậy. Bây giờ thì tôi bất cần. Nếu họ muốn đi tiêu nó vào ma túy hay rượu chè - Quả là khó. Nếu họ muốn có một ngày trong đó họ quyết định sẽ đi say sỉn… Tôi từng thế mà. Có những lúc tôi làm việc cả mấy tuần liền và quyết định sẽ đi ăn và nhậu vài ly đến có thể phải đi đái. Thì tại sao họ lại không được hưởng cùng một điều. Và rồi, dĩ nhiên, cũng có mặt khác của vấn đề. Theo tôi thấy, nhiều người trong số họ dùng ma túy như một cách chữa bệnh. Một vài người trong số họ còn bị quấy nhiễu và lạm dụng tình dục… bạo hành gia đình. Rõ ràng tôi không ủng hộ ma túy, nó không lợi cho sức khỏe và nó chẳng giúp ích chi. Tôi đoán: điều gây tác động mạnh nơi tôi là tôi cho họ tiền. Tôi bất cần họ tiêu nó vào điều gì. Tôi hy vọng nó giúp họ phần nào.

Nói về hậu cần của việc ngủ ngoài đường, điều gì mở mắt nhất anh đã gặp?

Về thể lý, điều này thật khó khăn. Một trong các điều này là bạn phải vác các đồ lỉnh kỉnh của mình đi khắp nơi. Bạn không thể để chúng ở lại bất cứ nơi nào, mà tôi thì rảo bước khắp chốn. Bạn phải đi từ chỗ cung cấp phục vụ này đến chỗ cung cấp phục vụ kia. Có lần tôi thức giấc tại chỗ mình nằm. Có một trong các nhà vệ sinh tự rửa ở Đường Bourke có lẽ cách một cây số, nên tôi phải đứng dậy và bước cả một cây số để đi vệ sinh. Rồi tôi phải tới một nhà thờ nơi họ cho ăn sáng, lại một hay hai cây số cuốc bộ nữa. Và việc này phải làm trước khi được ăn sáng. Thành thử, quả là gian khổ về thể lý. Nhưng đối với tôi, tính thể lý của nó chẳng thấm thía gì so với việc được hiểu một số người tôi gặp ngoài đường, nghe truyện của họ, và một số câu truyện này xé lòng xé dạ xiết bao. Tôi thường được gợi hứng bởi lòng can đảm của họ, sự kiên cường của họ, sự tháo vát của họ. Rất nhiều người tôi gặp, tôi lắng nghe các câu truyện của họ và trong đầu tôi bỗng nẩy ra ý nghĩ “mình sẽ ra sao nếu phải sống y hệt thế này”. Nói thật, có lẽ tôi sẽ tự sát hoặc đã chết từ lâu rồi. Việc họ làm và họ là, đối với tôi, quả là điều gợi hứng. Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng với tôi đúng như thế.

Bạn bè và gia đình anh nói gì khi anh bảo họ anh sẽ làm việc này?

Người bạn đời của tôi không muốn tôi đi, nhưng rất ủng hộ. Nàng biết tính tôi. Nàng biết tôi thích thúc đẩy và thách đố bản thân mình. Tôi đặc biệt thích làm việc này khi nó tạo được một khác biệt nào đó cho người khác. Nàng lo lắng cho tôi, nhưng bạn không thể làm tôi bỏ cuộc thực sự. Với các người bạn khác và gia đình tôi cũng thế. Ủng hộ, nhưng đồng thời cũng có rúng động về việc nó sẽ như thế nào, nguy hiểm… nhiều người lo sợ về việc sống ngoài đường nguy hiểm xiết bao. Tôi có được an toàn hay không? Những câu hỏi, tôi trả lời không được. Đôi khi tôi bảo họ “họ không để chúng tôi làm điều này nếu không an toàn”.

Anh có đoàn quay phim với anh mà…

Chính xác,nhưng đôi khi không phải là điều tốt nhất.

Tại sao không?

Hãy đặt bạn vào thân phận người vô gia cư. Chẳng hạn, tôi nhớ buổi sáng đầu tiên đến một nơi ở Đường Kilda để kiếm đồ ăn. Đoàn quay phim đang đi theo tôi nhưng ngay lúc ấy tôi quẹo ở góc phố để tới chỗ có khoảng 10-15 người vô gia cư; mấy người này hoảng hồn khi thấy máy quay phim. Họ không muốn bị quay hình. Nó tạo ra tính dễ thất thường (volatility), sẵn sàng bạo động. Nhiều người đang phải đương đầu với bệnh tâm thần. Nhiều người bị ảnh hưởng hoặc ma túy hoặc nghiện rượu. Có những người mang vũ khí.Tôi nghĩ để tự vệ, nhưng đây là một môi trường thất thường, dễ bạo động. Phái một đoàn quay phim tới là bạn tạo ra một điều không ai biết trước. Rất nhiều lần tôi phải nói với đoàn quay phim “để tôi đi đây một mình hoặc qúy anh đừng cho người ta thấy rõ qúy anh đang quay phim tôi”.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Làm Thinh
Nguyễn Đức Cung
18:56 30/06/2017
LÀM THINH
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Làm thinh ít nói lại hay
Ba hoa lắm lúc loay hoay sai lầm.
(nđc)