Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 01/07: Người khỏe mạnh không cần Thầy thuốc – Nữ Tu Têresa Phùng Thị Yến.
Giáo Hội Năm Châu
02:57 30/06/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi ở đó. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người.
Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và người tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với các môn đệ Người rằng: “Tại sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?” Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”
Đó là lời Chúa
Loan báo - làm chứng và nguyện cầu
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:35 30/06/2022
Loan báo - làm chứng và nguyện cầu
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XIV Năm – C
(Lc 10, 1-12. 17-20)
Loan báo tin vui
Sứ mệnh của Giáo Hội là rao truyền Tin Mừng và niềm vui an ủi. Bài đọc I trích tư sách ngôn sứ Isaia nói tới niềm vui của sự an ủi. Ngôn sứ nói với một dân tộc đã trải qua một thời kỳ đen tối của kiếp lưu đầy, bị thử thách cam go, nhưng giờ đây đã tới thời ủi an cho Giêrusalem; sự buồn sầu và nỗi sợ hãi phải nhường chỗ cho niềm vui (Is 66,10). Lý do là vì Chúa sẽ đổ tràn đầy trên Thành Thánh và dân cư của nó một "thác" của sự ủi an, tràn đầy ủi an, mốt thác của hiền dịu mẫu tử : "Các ngươi sẽ được bồng ẵm trên tay và được vuốt ve trên đầu gối. Như bà mẹ để con thơ trên đầu gối và vuốt ve nó, Thiên Chúa cũng sẽ làm như vậy với chúng ta" (Is 66,12-13).
Làm chứng
Trong thư gửi tín hữu Galát, thánh Phaolô khẳng định rằng: "Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta!" (Gl 6,14). Và thánh nhân nói tới các dấu tích, nghĩa là các vết thương của Chúa Giêsu Bị Ðóng Ðanh như là dấu ấn đặc biệt trong cuộc sống của người là Tông Ðồ của Tin Mừng. Trong sử vụ của mình thánh Phaolô đã sống kinh nghiệm khổ đau, yếu đuối và thất bại, nhưng cũng sống kinh nghiệm niềm vui và sự an ủi. Ðây là mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu: mầu chiệm của cái chết và sự sống lại. Chính việc để cho mình trở nên đồng hình dạng với cái chết của Chúa Giêsu khiến cho thánh Phaolô đã tham dự vào sự phục sinh và chiến thắng của Chúa mà Phaolô đã làm chứng.
Ngày 06/01/2022, Đức Thánh Cha đã công bố Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2022 với chủ đề: "Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy" (Cv 1,8). Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các Kitô hữu loan báo sứ điệp cứu độ của Chúa Kitô trong mọi chiều kích của đời sống hàng ngày của chúng ta.
Đức Thánh Cha nói tiếp : "Loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn là sứ mạng của Ðức Giêsu. Ðây cũng chính là sứ mạng của Giáo hội và của tất cả những ai đã lãnh nhận Phép Rửa trong Giáo hội…Là một Kitô hữu cũng chính là một nhà truyền giáo. Rao giảng Tin Mừng bằng lời nói, mà trước hết là bằng chính đời sống, là mục đích chính yếu mọi thành phần dân Chúa, cần phải đến gần với người nghèo, phục vụ họ, và thực hiện tất cả những điều này trong danh Ðức Kitô với Thần Khí của Ðức Kitô, vì Người chính là Tin Mừng của Thiên Chúa" (x. Sứ điệp truyền giáo 2022).
Mọi Kitô hữu được mời gọi trở thành một nhà truyền giáo và làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta thực hiện sứ vụ truyền giáo trong Giáo hội, vì được Giáo hội sai đi nhân danh Chúa Kitô loan báo Tin Mừng "cho đến tận cùng trái đất". Chúng ta cũng nhận được sức mạnh từ Chúa Thánh Thần và được Thánh Thần hướng dẫn để làm chứng đầy đủ và chân thực cho Chúa Kitô là Chúa đã đến trong thế gian. Vì thế, khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi, không có động lực hoặc bối rối, chúng ta hãy cầu nguyện.
Cầu nguyện
Tin Mừng hôn nay mô thuật lại Chúa Giêsu sai nhóm 72 môn đệ đi loan báo Tin Mừng. COn số 72 được Sách Sáng Thế mô tả muốn nói tới các dân tộc khác nhau (x. St 10, 1-13). Nên khi Chúa Giêsu nói với các môn đệ : "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít" (x. Lc 10,2), Người vạch ra một viễn tượng và đề nghị chúng ta cầu nguyện, tức là xin chủ mùa gặt sai thợ mang gặt lúa về (x. Lc 10,2). Đây là yếu tố để đảm bảo cho sứ mạng loan báo Tin Mừng. Chúa Giêsu đã không muốn hành động một mình. Người đến trong thế giới là để đem tình yêu thương của Thiên Chúa đến cho con người và muốn phổ biến nó với kiểu cách của sự hiệp thông, của tình huynh đệ. Vì thế Người thành lập ngay một cộng đoàn môn đệ, một cộng đoàn truyền giáo với mục đích cấp bách là loan báo Tin Mừng.
Các người thợ đã không được chọn qua các chiến dịch quảng cáo hay kêu gọi phục vụ quảng đại, nhưng được Thiên Chúa "chọn" và "sai đi". Chính Người tuyển chọn, chính Người sai đi, chính Người ban sứ mệnh. Vì thế cầu nguyện quan trọng. Đức nguyên Giáo hoàng Benedicto XVI đã ngỏ lời với Hồng Y đoàn vào ngày ngài thoái vị rằng : "Giáo Hội không phải của chúng ta, mà là của Thiên Chúa. Biết bao lần chúng ta, những người được thánh hiến, chúng ra nghĩ rằng nó là của chúng ta, phải không? Chúng ta làm... cái gì đến trong trí... Nhưng mà Giáo Hội không phải của chúng ta, mà là của Thiên Chúa; cánh đồng trồng tỉa là của Người".
Như thế sứ mệnh truyền giáo là ơn thánh. Và nếu việc tông đồ là hoa trái của lời cầu nguyện, thì nó sẽ tìm thấy trong đó sức mạnh cho hoạt động của nó. Thật thế, sứ mệnh của chúng ta không phong phú, còn hơn thế nữa tắt lịm, chính trong lúc chúng ta ngưng việc kết nối với suối nguồn là chính Chúa. Đức Benedicto XVI nói rõ: "việc truyền giáo phải làm trên đầu gối". Vì thế, cầu nguyện là cần thiết. Chúng ta phải tay chắp gối quì mà xin ơn truyền giáo.
"Các con hãy đi". Lời Chúa Giêsu ngày hôm nay vẫn còn rất cấp bách. Xin cho con người hôm nay mau mắn đáp lại sự sai đi của Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XIV Năm – C
(Lc 10, 1-12. 17-20)
Loan báo tin vui
Sứ mệnh của Giáo Hội là rao truyền Tin Mừng và niềm vui an ủi. Bài đọc I trích tư sách ngôn sứ Isaia nói tới niềm vui của sự an ủi. Ngôn sứ nói với một dân tộc đã trải qua một thời kỳ đen tối của kiếp lưu đầy, bị thử thách cam go, nhưng giờ đây đã tới thời ủi an cho Giêrusalem; sự buồn sầu và nỗi sợ hãi phải nhường chỗ cho niềm vui (Is 66,10). Lý do là vì Chúa sẽ đổ tràn đầy trên Thành Thánh và dân cư của nó một "thác" của sự ủi an, tràn đầy ủi an, mốt thác của hiền dịu mẫu tử : "Các ngươi sẽ được bồng ẵm trên tay và được vuốt ve trên đầu gối. Như bà mẹ để con thơ trên đầu gối và vuốt ve nó, Thiên Chúa cũng sẽ làm như vậy với chúng ta" (Is 66,12-13).
Làm chứng
Trong thư gửi tín hữu Galát, thánh Phaolô khẳng định rằng: "Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta!" (Gl 6,14). Và thánh nhân nói tới các dấu tích, nghĩa là các vết thương của Chúa Giêsu Bị Ðóng Ðanh như là dấu ấn đặc biệt trong cuộc sống của người là Tông Ðồ của Tin Mừng. Trong sử vụ của mình thánh Phaolô đã sống kinh nghiệm khổ đau, yếu đuối và thất bại, nhưng cũng sống kinh nghiệm niềm vui và sự an ủi. Ðây là mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu: mầu chiệm của cái chết và sự sống lại. Chính việc để cho mình trở nên đồng hình dạng với cái chết của Chúa Giêsu khiến cho thánh Phaolô đã tham dự vào sự phục sinh và chiến thắng của Chúa mà Phaolô đã làm chứng.
Ngày 06/01/2022, Đức Thánh Cha đã công bố Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2022 với chủ đề: "Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy" (Cv 1,8). Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các Kitô hữu loan báo sứ điệp cứu độ của Chúa Kitô trong mọi chiều kích của đời sống hàng ngày của chúng ta.
Đức Thánh Cha nói tiếp : "Loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn là sứ mạng của Ðức Giêsu. Ðây cũng chính là sứ mạng của Giáo hội và của tất cả những ai đã lãnh nhận Phép Rửa trong Giáo hội…Là một Kitô hữu cũng chính là một nhà truyền giáo. Rao giảng Tin Mừng bằng lời nói, mà trước hết là bằng chính đời sống, là mục đích chính yếu mọi thành phần dân Chúa, cần phải đến gần với người nghèo, phục vụ họ, và thực hiện tất cả những điều này trong danh Ðức Kitô với Thần Khí của Ðức Kitô, vì Người chính là Tin Mừng của Thiên Chúa" (x. Sứ điệp truyền giáo 2022).
Mọi Kitô hữu được mời gọi trở thành một nhà truyền giáo và làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta thực hiện sứ vụ truyền giáo trong Giáo hội, vì được Giáo hội sai đi nhân danh Chúa Kitô loan báo Tin Mừng "cho đến tận cùng trái đất". Chúng ta cũng nhận được sức mạnh từ Chúa Thánh Thần và được Thánh Thần hướng dẫn để làm chứng đầy đủ và chân thực cho Chúa Kitô là Chúa đã đến trong thế gian. Vì thế, khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi, không có động lực hoặc bối rối, chúng ta hãy cầu nguyện.
Cầu nguyện
Tin Mừng hôn nay mô thuật lại Chúa Giêsu sai nhóm 72 môn đệ đi loan báo Tin Mừng. COn số 72 được Sách Sáng Thế mô tả muốn nói tới các dân tộc khác nhau (x. St 10, 1-13). Nên khi Chúa Giêsu nói với các môn đệ : "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít" (x. Lc 10,2), Người vạch ra một viễn tượng và đề nghị chúng ta cầu nguyện, tức là xin chủ mùa gặt sai thợ mang gặt lúa về (x. Lc 10,2). Đây là yếu tố để đảm bảo cho sứ mạng loan báo Tin Mừng. Chúa Giêsu đã không muốn hành động một mình. Người đến trong thế giới là để đem tình yêu thương của Thiên Chúa đến cho con người và muốn phổ biến nó với kiểu cách của sự hiệp thông, của tình huynh đệ. Vì thế Người thành lập ngay một cộng đoàn môn đệ, một cộng đoàn truyền giáo với mục đích cấp bách là loan báo Tin Mừng.
Các người thợ đã không được chọn qua các chiến dịch quảng cáo hay kêu gọi phục vụ quảng đại, nhưng được Thiên Chúa "chọn" và "sai đi". Chính Người tuyển chọn, chính Người sai đi, chính Người ban sứ mệnh. Vì thế cầu nguyện quan trọng. Đức nguyên Giáo hoàng Benedicto XVI đã ngỏ lời với Hồng Y đoàn vào ngày ngài thoái vị rằng : "Giáo Hội không phải của chúng ta, mà là của Thiên Chúa. Biết bao lần chúng ta, những người được thánh hiến, chúng ra nghĩ rằng nó là của chúng ta, phải không? Chúng ta làm... cái gì đến trong trí... Nhưng mà Giáo Hội không phải của chúng ta, mà là của Thiên Chúa; cánh đồng trồng tỉa là của Người".
Như thế sứ mệnh truyền giáo là ơn thánh. Và nếu việc tông đồ là hoa trái của lời cầu nguyện, thì nó sẽ tìm thấy trong đó sức mạnh cho hoạt động của nó. Thật thế, sứ mệnh của chúng ta không phong phú, còn hơn thế nữa tắt lịm, chính trong lúc chúng ta ngưng việc kết nối với suối nguồn là chính Chúa. Đức Benedicto XVI nói rõ: "việc truyền giáo phải làm trên đầu gối". Vì thế, cầu nguyện là cần thiết. Chúng ta phải tay chắp gối quì mà xin ơn truyền giáo.
"Các con hãy đi". Lời Chúa Giêsu ngày hôm nay vẫn còn rất cấp bách. Xin cho con người hôm nay mau mắn đáp lại sự sai đi của Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Đồng Hành
Lm Vũđình Tường
17:20 30/06/2022
Con một Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại. Ngài yêu mến thế gian và cư ngụ nơi thế gian. Tuy nhiên thế gian từ chối đón nhận Ngài. Một số chào đón Ngài, số khác chối bỏ và số khác nữa muốn tiêu diệt Ngài. Lòng người biến đổi không ngừng, thời xa xưa, người ta tôn thờ thần thiên nhiên, rồi chuyển sang chiêu mộ, thần phục sắc đẹp, kế đến coi thiên tài cá nhân như thần tượng. Khá giả hơn một chúng người ta coi các cuộc hội họp, ăn chơi như những nghi lễ mỗi tối cuối tuần, dần dà lan sang tối ngày thường trong tuần. Để tăng phần lạc thú người ta mượn sức mạnh rượu chè, thuốc kích thích đủ loại. Đây là lối sống chiều theo văn hoá mang xã hội tính, có hiệu quả ngay tức khắc. Lối sống này phù hợp với chủ thuyết tiêu thụ.
Ở thời điểm Đức Kitô, con người thờ nhiều loại thần khác nhau, thần phục sức mạnh thiên nhiên như thần sông, thần biển, thần mưa, thần bão, thần hoả, và ngay cả vị thần không tên. Khoa học, kĩ thuật tiến bộ hơn một chút, người ta đặt trọn niềm tin vào khoa học kĩ thuật. Thời gian sau thấy khoa học cũng có giới hạn riêng của nó, người ta quay sang tôn sùng sắc đẹp, tài năng cá nhân. Năm ngoái, 2021 Úc châu làm kiểm tra dân số và học hỏi thêm chi tiết về niềm tin và ước mơ dân tộc. Một trong số những câu hỏi đó liên quan đến niềm tin tôn giáo. Ngạc nhiên thay 38.9% người tự nhận mình không có niềm tin. Như thế số người bỏ niềm tin truyền thống càng ngày càng phổ quát. Đây là điều đáng quan ngại bởi số người này ngoài mình ra, họ không tin ai nữa, không tin vào nhân loại và cũng chẳng tin vào Thượng Đế. Họ tin vào chính bản thân, khả năng họ, như thế họ chính là chúa của họ nên xảy ra tình trạng lo cho thân xác, chiều theo đòi hỏi của thân xác mong làm hài lòng vị chúa đó. Đây không còn là chủ nghĩa cá nhân nữa mà chính là tôn thờ bản thân cá nhân. Cho mình là quan trọng hơn tất cả mọi người. Điều gì xảy ra? Thưa con người mất niềm tin nơi đồng loại, coi thường người lãnh đạo, đòi đả phá chối bỏ mọi hệ thống, tổ chức xã hội. Một xã hội không tổ chức, xã hội đó có thể tồn tại không? Ai cũng coi mình là quan trọng hơn cả sẽ dẫn đến khinh bỉ, coi rẻ, coi thường kẻ khác. Đó là chưa nói đến kì thị chủng tộc, màu da. Xả hội đó loạn từ trong ra gia đình lan ra ngoài xã hội.
Đức Kitô sai môn đệ đi vào cánh đồng truyền giáo. Đây là bước chuẩn bị cho tương lai bởi một ngày gần đây Đức Kitô trao Giáo Hội Ngài vào tay các tông đồ, để các ông lèo lái con thuyền Giáo Hội nơi trần gian. Đức Kitô biết trước thế nào các ông cũng gặp kinh nghiệm kẻ đón chào, người xua đuổi, kẻ khác nữa khinh khi, như chính bản thân Ngài đã trải qua. Vì thế Ngài căn dặn các ông nhiều điều và rất cặn kẽ. Thứ nhất, các ông không đi một mình nhưng đi chung với một môn đệ nữa cho thành nhóm nhỏ hai môn đệ. Phúc Âm tường thuật Ngài sai các ông đi trước,
'Vào tất cả các nơi mà chính Ngài sẽ đến' (c.1)
điều này ngụ í Đức Kitô sẽ đến với các ông, nhưng các ông không nhận thấy bằng mắt thường trần gian.
Thứ hai, các ông chỉ cần mang vật dụng cá nhân, không cần mang nhiều hành lí,
'Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy giép' (c.5).
Điều này cho biết các ông hoàn toàn lệ thuộc vào Đức Kitô; bằng cách riêng nào đó, Ngài sẽ cung cấp cho các ông mọi nhu cầu cần thiết cho cuộc sống. Không tiền, không túi cho biết các ông nghèo về vật chất, nhưng rất giầu tinh thần, tình thương và lòng tin, phó thác. Điều các ông mang theo trong tâm hồn quí hơn cả vàng ròng. Các ông có trong người sự sống trường sinh; các ông có bình an đặc biệt của Đức Kitô; các ông được ban cho quyền trừ tà, ma quỷ và chữa lành các bệnh tật. Chính sức mạnh tinh thần này tạo cho các ông niềm tin được sai đi. Những ai từ chối đón nhận các ông sẽ không nhận biết món quà cao quí các ông trao ban; những ai thành tâm đón nhận các ông sẽ được hưởng ơn các ông mang lại, bởi Thiên Chúa hoạt động qua các ông.
Thứ ba, Đức Kitô dặn
'Người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó' (c.7).
Điều này cho biết môn đệ cảm thấy mình là một thành phần trong gia đình đó và gia đình đó là một thành phần trong cuộc sống của các môn đệ.
Thứ tư, điều căn dặn kế tiếp liên quan đến cách ứng xử khi rao giảng. Đừng chọn lựa, phán đoán, yêu quí nhà sang giầu; ghét bỏ hay tránh nhà nghèo, đơn sơ, thanh bạch. Tránh phán đoán cái hào nhoáng bên ngoài, hãy nhìn đến nội tâm, tâm tình trong tâm hồn, trong con tim chân thành của họ.
Thứ năm, điều căn dặn cuối cùng là tránh lạm quyền, trả đũa, thù hằn. Bất cứ nhà nào đón nhận đều đến cư ngụ với họ. Nhà nào từ chối nhẹ nhàng phản đối bằng cách,
'Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông' (c.11)
Các ông trở về lòng tràn ngập niềm vui bởi sức mạnh ĐứcKitô hoạt động trong các ông. Đức Kitô nói với các ông, các ông đáng được hưởng thành quả tốt lành do công sức mình làm ra, tuy nhiên đừng quên niềm vui đó chóng qua, mau tàn, nhanh nguội lạnh. Niềm vui vĩnh cửu, không hề tàn phai chính là niềm vui nước trời, và đây chính là niềm vui thật bởi vì,
'Tên của anh em đã được ghi trên nước trời' (c.20)
Niềm vui vĩnh cửu vì tên anh em được ghi trên nước trời không phải bằng tay phàm nhân mà chính là bằng ban tay Thiên Chúa ghi khắc tên anh em.
Kitô hữu quan trọng trong nước Thiên Chúa, và Kitô hữu cũng quan trọng trong việc rao giảng Tin Mừng. Mọi mùa gặt đều cần đến thợ và chúng ta là thợ trong vườn nho của Thiên Chúa. Bởi là thợ vườn nho của Chúa, chúng ta cần sinh hoạt trong tâm tình cầu nguyện, không làm việc một mình nhưng làm với Đức Kitô, với những môn đệ khác và làm trong tâm tình cầu nguyện. Chính cầu nguyện giúp liên kết, hướng dẫn việc làm và tăng sức mạnh tránh chán nản khi gặp khó khăn, khi phải đương đầu với chống đối và ngay cả bị bách hại.
Đức Kitô cũng cho môn đệ biết Satan chắc chắn sẽ đối đầu, bằng cách cám dỗ, chống đối, và cuối cùng bách hại. Không có tình yêu, sức mạnh Thiên Chúa, Kitô hữu không đạt được gì.
Chúng ta xin ơn trung thành với Đức tin Kitô.
TiengChuong.org
Companion
Jesus, the only Son of God, entered the world to redeem the world. He loved the world and made a home in it. However, the world was hostile towards Him. Some people made Him welcome; others rejected Him; and others again tried to eliminate Him. The world is ever- changing, and people prefer to follow contemporary culture with instant rewards. These fast living moments fit well in a consumerist culture. At the time of Jesus, many put their faith in the power of the natural world. They worshipped the god of thunder, god of storm, god of fire and even a god of no name. There is a shift in the modern world; where people adore human beauty and talents, and ignore the One Who gives them talents at the first place. The recent Australia Census in 2021 revealed that people who declared to have no religion at all is increasing at an alarming rate. This trend is worrying because many have lost trust in everything, including science, technology, humanity and divinity. They become their own god.
Jesus sent His disciples into the world to do work experience. It was a part of His preparation to hand over the Church into the hands of His disciples. Jesus knew that they would face the same challenges that He Himself had gone through. He gave them precise instructions. First, they should not go alone, but in pairs, in the company of others. The text said Jesus 'sent them out ahead of him' ( v.1) which implies Jesus was with them, but He was hidden from their sight. Second, He told them to travel light, 'having no purse nor a spare tunic and wore no sandals' (v.5), which indicates they should put their trust in God, Who would provide for their necessities. Not having spare items means that they were poor in materials, but spiritually rich. They had the message of eternal life; they brought God's peace with them. Jesus gave them the power to combat evil spirit, and the power to heal all kind of sicknesses and diseases. That spiritual richness empowers them to go with confidence in their mission. This richness was far more important than gold nor silver. Their richness was hidden from those who failed to welcome them, but those who made them welcome would see God's power at work through them. Third, the instruction 'taking what food and drink they have to offer' implies that the disciples should feel at home with the host, and act as if they were part of the household. The next instruction was how they should behave? They should not look for the quality nor quantity of what people had offered, but rather to see the generosity, the goodness of the people hearts. His final instruction was a warning that the disciples should not abuse their power. 'Whenever you enter a town and they do not make you welcome, go out into its streets and say 'wipe off the very dust of your town that clings to our feet, and leave it with you' (V.10).
The disciples returned with great joy because the power of God was working through them. Jesus told them it was right to enjoy of their success, but do not forget that happiness which comes from the people is a passing one; true and permanent happiness comes from God because 'your names are written in heaven' v.20. Our names are permanent in heaven because they are written not by human hand but by God's hand.
We are important to God, and for the mission, because every harvest needs workers and we are called to work for the kingdom. Because we work for the kingdom, our work must be accompanied by daily prayers for guidance and for the strength to keep on going. Jesus warned His disciples, that Satan will certainly attack them. Without God's grace and love we achieve nothing worthwhile.
We pray to be faithful to Jesus.
Ở thời điểm Đức Kitô, con người thờ nhiều loại thần khác nhau, thần phục sức mạnh thiên nhiên như thần sông, thần biển, thần mưa, thần bão, thần hoả, và ngay cả vị thần không tên. Khoa học, kĩ thuật tiến bộ hơn một chút, người ta đặt trọn niềm tin vào khoa học kĩ thuật. Thời gian sau thấy khoa học cũng có giới hạn riêng của nó, người ta quay sang tôn sùng sắc đẹp, tài năng cá nhân. Năm ngoái, 2021 Úc châu làm kiểm tra dân số và học hỏi thêm chi tiết về niềm tin và ước mơ dân tộc. Một trong số những câu hỏi đó liên quan đến niềm tin tôn giáo. Ngạc nhiên thay 38.9% người tự nhận mình không có niềm tin. Như thế số người bỏ niềm tin truyền thống càng ngày càng phổ quát. Đây là điều đáng quan ngại bởi số người này ngoài mình ra, họ không tin ai nữa, không tin vào nhân loại và cũng chẳng tin vào Thượng Đế. Họ tin vào chính bản thân, khả năng họ, như thế họ chính là chúa của họ nên xảy ra tình trạng lo cho thân xác, chiều theo đòi hỏi của thân xác mong làm hài lòng vị chúa đó. Đây không còn là chủ nghĩa cá nhân nữa mà chính là tôn thờ bản thân cá nhân. Cho mình là quan trọng hơn tất cả mọi người. Điều gì xảy ra? Thưa con người mất niềm tin nơi đồng loại, coi thường người lãnh đạo, đòi đả phá chối bỏ mọi hệ thống, tổ chức xã hội. Một xã hội không tổ chức, xã hội đó có thể tồn tại không? Ai cũng coi mình là quan trọng hơn cả sẽ dẫn đến khinh bỉ, coi rẻ, coi thường kẻ khác. Đó là chưa nói đến kì thị chủng tộc, màu da. Xả hội đó loạn từ trong ra gia đình lan ra ngoài xã hội.
Đức Kitô sai môn đệ đi vào cánh đồng truyền giáo. Đây là bước chuẩn bị cho tương lai bởi một ngày gần đây Đức Kitô trao Giáo Hội Ngài vào tay các tông đồ, để các ông lèo lái con thuyền Giáo Hội nơi trần gian. Đức Kitô biết trước thế nào các ông cũng gặp kinh nghiệm kẻ đón chào, người xua đuổi, kẻ khác nữa khinh khi, như chính bản thân Ngài đã trải qua. Vì thế Ngài căn dặn các ông nhiều điều và rất cặn kẽ. Thứ nhất, các ông không đi một mình nhưng đi chung với một môn đệ nữa cho thành nhóm nhỏ hai môn đệ. Phúc Âm tường thuật Ngài sai các ông đi trước,
'Vào tất cả các nơi mà chính Ngài sẽ đến' (c.1)
điều này ngụ í Đức Kitô sẽ đến với các ông, nhưng các ông không nhận thấy bằng mắt thường trần gian.
Thứ hai, các ông chỉ cần mang vật dụng cá nhân, không cần mang nhiều hành lí,
'Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy giép' (c.5).
Điều này cho biết các ông hoàn toàn lệ thuộc vào Đức Kitô; bằng cách riêng nào đó, Ngài sẽ cung cấp cho các ông mọi nhu cầu cần thiết cho cuộc sống. Không tiền, không túi cho biết các ông nghèo về vật chất, nhưng rất giầu tinh thần, tình thương và lòng tin, phó thác. Điều các ông mang theo trong tâm hồn quí hơn cả vàng ròng. Các ông có trong người sự sống trường sinh; các ông có bình an đặc biệt của Đức Kitô; các ông được ban cho quyền trừ tà, ma quỷ và chữa lành các bệnh tật. Chính sức mạnh tinh thần này tạo cho các ông niềm tin được sai đi. Những ai từ chối đón nhận các ông sẽ không nhận biết món quà cao quí các ông trao ban; những ai thành tâm đón nhận các ông sẽ được hưởng ơn các ông mang lại, bởi Thiên Chúa hoạt động qua các ông.
Thứ ba, Đức Kitô dặn
'Người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó' (c.7).
Điều này cho biết môn đệ cảm thấy mình là một thành phần trong gia đình đó và gia đình đó là một thành phần trong cuộc sống của các môn đệ.
Thứ tư, điều căn dặn kế tiếp liên quan đến cách ứng xử khi rao giảng. Đừng chọn lựa, phán đoán, yêu quí nhà sang giầu; ghét bỏ hay tránh nhà nghèo, đơn sơ, thanh bạch. Tránh phán đoán cái hào nhoáng bên ngoài, hãy nhìn đến nội tâm, tâm tình trong tâm hồn, trong con tim chân thành của họ.
Thứ năm, điều căn dặn cuối cùng là tránh lạm quyền, trả đũa, thù hằn. Bất cứ nhà nào đón nhận đều đến cư ngụ với họ. Nhà nào từ chối nhẹ nhàng phản đối bằng cách,
'Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông' (c.11)
Các ông trở về lòng tràn ngập niềm vui bởi sức mạnh ĐứcKitô hoạt động trong các ông. Đức Kitô nói với các ông, các ông đáng được hưởng thành quả tốt lành do công sức mình làm ra, tuy nhiên đừng quên niềm vui đó chóng qua, mau tàn, nhanh nguội lạnh. Niềm vui vĩnh cửu, không hề tàn phai chính là niềm vui nước trời, và đây chính là niềm vui thật bởi vì,
'Tên của anh em đã được ghi trên nước trời' (c.20)
Niềm vui vĩnh cửu vì tên anh em được ghi trên nước trời không phải bằng tay phàm nhân mà chính là bằng ban tay Thiên Chúa ghi khắc tên anh em.
Kitô hữu quan trọng trong nước Thiên Chúa, và Kitô hữu cũng quan trọng trong việc rao giảng Tin Mừng. Mọi mùa gặt đều cần đến thợ và chúng ta là thợ trong vườn nho của Thiên Chúa. Bởi là thợ vườn nho của Chúa, chúng ta cần sinh hoạt trong tâm tình cầu nguyện, không làm việc một mình nhưng làm với Đức Kitô, với những môn đệ khác và làm trong tâm tình cầu nguyện. Chính cầu nguyện giúp liên kết, hướng dẫn việc làm và tăng sức mạnh tránh chán nản khi gặp khó khăn, khi phải đương đầu với chống đối và ngay cả bị bách hại.
Đức Kitô cũng cho môn đệ biết Satan chắc chắn sẽ đối đầu, bằng cách cám dỗ, chống đối, và cuối cùng bách hại. Không có tình yêu, sức mạnh Thiên Chúa, Kitô hữu không đạt được gì.
Chúng ta xin ơn trung thành với Đức tin Kitô.
TiengChuong.org
Companion
Jesus, the only Son of God, entered the world to redeem the world. He loved the world and made a home in it. However, the world was hostile towards Him. Some people made Him welcome; others rejected Him; and others again tried to eliminate Him. The world is ever- changing, and people prefer to follow contemporary culture with instant rewards. These fast living moments fit well in a consumerist culture. At the time of Jesus, many put their faith in the power of the natural world. They worshipped the god of thunder, god of storm, god of fire and even a god of no name. There is a shift in the modern world; where people adore human beauty and talents, and ignore the One Who gives them talents at the first place. The recent Australia Census in 2021 revealed that people who declared to have no religion at all is increasing at an alarming rate. This trend is worrying because many have lost trust in everything, including science, technology, humanity and divinity. They become their own god.
Jesus sent His disciples into the world to do work experience. It was a part of His preparation to hand over the Church into the hands of His disciples. Jesus knew that they would face the same challenges that He Himself had gone through. He gave them precise instructions. First, they should not go alone, but in pairs, in the company of others. The text said Jesus 'sent them out ahead of him' ( v.1) which implies Jesus was with them, but He was hidden from their sight. Second, He told them to travel light, 'having no purse nor a spare tunic and wore no sandals' (v.5), which indicates they should put their trust in God, Who would provide for their necessities. Not having spare items means that they were poor in materials, but spiritually rich. They had the message of eternal life; they brought God's peace with them. Jesus gave them the power to combat evil spirit, and the power to heal all kind of sicknesses and diseases. That spiritual richness empowers them to go with confidence in their mission. This richness was far more important than gold nor silver. Their richness was hidden from those who failed to welcome them, but those who made them welcome would see God's power at work through them. Third, the instruction 'taking what food and drink they have to offer' implies that the disciples should feel at home with the host, and act as if they were part of the household. The next instruction was how they should behave? They should not look for the quality nor quantity of what people had offered, but rather to see the generosity, the goodness of the people hearts. His final instruction was a warning that the disciples should not abuse their power. 'Whenever you enter a town and they do not make you welcome, go out into its streets and say 'wipe off the very dust of your town that clings to our feet, and leave it with you' (V.10).
The disciples returned with great joy because the power of God was working through them. Jesus told them it was right to enjoy of their success, but do not forget that happiness which comes from the people is a passing one; true and permanent happiness comes from God because 'your names are written in heaven' v.20. Our names are permanent in heaven because they are written not by human hand but by God's hand.
We are important to God, and for the mission, because every harvest needs workers and we are called to work for the kingdom. Because we work for the kingdom, our work must be accompanied by daily prayers for guidance and for the strength to keep on going. Jesus warned His disciples, that Satan will certainly attack them. Without God's grace and love we achieve nothing worthwhile.
We pray to be faithful to Jesus.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:32 30/06/2022
16. Mặc dù tôi u mê yếu đuối, nhưng tôi quyết không thất vọng đem linh hồn của tôi ẩn núp vào trong các vết thương của Đức Chúa Giê-su, xin Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su rữa sạch tội lỗi của tôi.
(Thánh Catharina Senensis)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:34 30/06/2022
98. SỰ GIẢI THÍCH MỚI CỦA DANH SĨ.
Có người xin được Vương Hiếu Bá chỉ bảo, hỏi:
- “Danh sĩ nhất định phải là người rất có tài cán phải không?
Vương Hiếu Bá nói với người ấy:
- “Danh sĩ không nhất thiết phải là người ưu tú có tài cán, chỉ cần bình thường không việc gì là được. Nhưng lúc thường phải uống rượu thả cửa, đọc thuộc làu “ly tao” thì có thể gọi là danh sĩ rồi vậy”.
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 98:
Giáo dân định nghĩa người đạo đức là người thường xuyên đi lễ nhà thờ, là người năng đi rước lễ, là người một tuần ăn chay hai lần, là người có đọc kinh tối và kinh sáng.v.v....
Đức Chúa Giê-su nói: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa ! Lạy Chúa !” là được vào Nước Trời đâu”, và Chúa Giêsu định nghĩa người đạo đức là người luôn “thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời”. Mà thật đúng như vậy, vì có nhiều người thường xuyên đi lễ nhà thờ, thường xuyên đi rước lễ, nhưng đồng thời cũng thường xuyên chửi vợ đánh con; có người một tuần ăn chay hai lần, nhưng vẫn ngồi lê đôi mách nói xấu hàng xóm...
“Thi hành ý muốn của Cha trên trời” chính là chấp nhận thực tại đang sống cách vui vẻ: thực tại có thể là cảnh nghèo nàn, thực tại cũng có thể là sự đau khổ tột cùng, cũng có thể là sự giàu có, sự hạnh phúc và sự bất hạnh.v.v... Nhưng không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận hoàn cảnh thực tại cả đâu, bởi vì thực tại thì thấy rõ rõ ràng ràng trước mắt, còn ý Chúa thì ở đâu...xa vời trên trời không thấy.
Chỉ có những người luôn cầu nguyện, cũng có nghĩa là luôn nghe và suy gẫm Lời Chúa thì mới biết cách “thi hành ý muốn của Cha trên trời” mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người xin được Vương Hiếu Bá chỉ bảo, hỏi:
- “Danh sĩ nhất định phải là người rất có tài cán phải không?
Vương Hiếu Bá nói với người ấy:
- “Danh sĩ không nhất thiết phải là người ưu tú có tài cán, chỉ cần bình thường không việc gì là được. Nhưng lúc thường phải uống rượu thả cửa, đọc thuộc làu “ly tao” thì có thể gọi là danh sĩ rồi vậy”.
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 98:
Giáo dân định nghĩa người đạo đức là người thường xuyên đi lễ nhà thờ, là người năng đi rước lễ, là người một tuần ăn chay hai lần, là người có đọc kinh tối và kinh sáng.v.v....
Đức Chúa Giê-su nói: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa ! Lạy Chúa !” là được vào Nước Trời đâu”, và Chúa Giêsu định nghĩa người đạo đức là người luôn “thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời”. Mà thật đúng như vậy, vì có nhiều người thường xuyên đi lễ nhà thờ, thường xuyên đi rước lễ, nhưng đồng thời cũng thường xuyên chửi vợ đánh con; có người một tuần ăn chay hai lần, nhưng vẫn ngồi lê đôi mách nói xấu hàng xóm...
“Thi hành ý muốn của Cha trên trời” chính là chấp nhận thực tại đang sống cách vui vẻ: thực tại có thể là cảnh nghèo nàn, thực tại cũng có thể là sự đau khổ tột cùng, cũng có thể là sự giàu có, sự hạnh phúc và sự bất hạnh.v.v... Nhưng không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận hoàn cảnh thực tại cả đâu, bởi vì thực tại thì thấy rõ rõ ràng ràng trước mắt, còn ý Chúa thì ở đâu...xa vời trên trời không thấy.
Chỉ có những người luôn cầu nguyện, cũng có nghĩa là luôn nghe và suy gẫm Lời Chúa thì mới biết cách “thi hành ý muốn của Cha trên trời” mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nơi Bay Lên Lời Nguyện Cầu Cho Phần Rỗi Thế Gian
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
19:27 30/06/2022
Nơi Bay Lên Lời Nguyện Cầu Cho Phần Rỗi Thế Gian
Thánh lễ Cung Hiến Nhà Thờ Nghĩa Điền – 30.6.2022
Cách đây 5 năm, 2 tháng, 10 ngày, chính xác là vào ngày 20.4.2017, Đức Cha Matthêô của chúng ta đã chủ sự Thánh lễ Thứ Năm Tuần Bát Nhật Phục sinh cùng với nghi thức “Đặt Viên Đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Nghĩa Điền”. Và chính trong bài giảng Lời Chúa khi ấy, ngài đã chia sẻ một cảm nhận đại ý như sau: “Nếu Tin Mừng Phục Sinh đó là tin vui của sự sống, của hồi sinh, của sự hình thành đoàn dân mới: từ 500, tới 3.000 rồi đến 5.000, thì khởi từ niềm vui phục sinh hôm nay, cộng đoàn Nghĩa Điền cũng đang viết một trang sử mới, khi cùng nhau xây dựng những đền thờ tâm hồn để qua dấu chỉ của việc Đặt Viên Đá hôm nay và ngôi thánh đường ngày mai, sẽ làm nên một “đoàn dân mới” là ngôi đền thiêng liêng của Thiên Chúa. Và nếu Giáo Hội cũng được mệnh danh là “Thửa Ruộng của Thiên Chúa”, thì với danh xưng Nghĩa Điền (ruộng nghĩa), nơi đây sẽ là dấu chỉ sống động của Hội Thánh để mang ơn nghĩa cứu độ xuống cho mọi người đang sống trên vùng đất xa xôi nầy”.
Nỗi ước mơ và niềm hy vọng đó, quả thật, hôm nay đã trở thành hiện thực. Thật vậy, ngôi thánh đường mới Nghĩa Điền hôm nay không những là “dấu chỉ của một đoàn dân mới” mà còn là chính địa điểm đang quy tụ tất cả chúng ta để làm nên một Hội Thánh thu nhỏ, một “Nhiệm Thể Chúa Kitô”, một “Ruộng Nghĩa” mang ơn cứu độ của Thiên Chúa cho nhiều người.
Thế nhưng, để có được ngôi nhà thờ mới nầy, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đồng quan điểm và thái độ tinh thần đầy niềm tin của vua Salomon, khi vua cùng dân Israel khánh thành đền thờ Giêrusalem đầu tiên do chính vua chỉ huy xây dựng, như được tường thuật trong sách Các Vua mà chúng ta vừa nghe: Bấy giờ vua Sa-lô-môn nói: “Vâng, Con đã xây cho Ngài một ngôi nhà cao sang. Một nơi để Ngài ngự muôn đời.” Rồi vua quay mặt lại chúc lành cho toàn thể cộng đồng Ít-ra-en, trong khi cả cộng đồng Ít-ra-en đều đứng. Vua nói: “Chúc tụng ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Ít-ra-en, Đấng đã ra tay hoàn thành điều chính miệng Người đã phán với Đa-vít, thân phụ ta, rằng: ‘Ngươi định tâm xây một ngôi nhà để kính Danh Ta; ngươi định tâm như thế là tốt. Có điều là ngươi sẽ không xây nhà ấy, mà con của ngươi, kẻ từ lòng ngươi sinh ra, chính nó sẽ xây nhà để kính Danh Ta’.
Vâng, cho dù được mệnh danh là người khôn ngoan nhất trong thiên hạ và được thừa hưởng một nền chính trị ổn định và phồn vinh bậc nhất trong lịch sử dân Israel, nhưng Salomon khi hoàn tất Đền Thờ Giêrusalem vĩ đại đã không dành công ngiệp và vinh quang cho mình mà đã khiêm nhượng và đầy tình con thảo tuyên xưng rằng: “Chúc tụng ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Ít-ra-en, Đấng đã ra tay hoàn thành điều chính miệng Người đã phán với Đa-vít”. Phải chăng, đây cũng chính là thái độ và tâm tình của tác giả Thánh Vịnh 126: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, Thợ nề vất vả cũng là uổng công”.
Dưới ánh sáng của sứ điệp Lời Chúa trong sách Các Vua, chúng ta lại khám phá ra rằng: trách nhiệm “xây dựng nhà Chúa”, đền thờ Chúa là của chính chúng ta, là “mệnh lệnh” Chúa ký thác cho chúng ta, không trừ ai: ‘chính nó sẽ xây nhà để kính Danh Ta’; và chính vua Salomon đã thi hành mệnh lệnh đó cách tốt đẹp: “Vâng, Con đã xây cho Ngài một ngôi nhà cao sang. Một nơi để Ngài ngự muôn đời.”. Chính vì thế, tất cả những ai đang có mặt hay vắng mặt, cha sở, cha phó và bà con giáo dân giáo xứ Gia Chiểu, họ Nghĩa Điền, các xứ bạn như Đại Bình, Thác Đá, Phù Mỹ..., những cộng đoàn vang bóng một thời giờ chỉ còn là một giáo điểm như Đồng Quả, Đồng Dài, Gia Hựu, Hội Đức…, các ân nhân xa gần, trong nước ngoài nước…, cùng với những đóng góp với từng bao xi măng, từng kí đinh, kí sắt, từng viên ngói viên gạch, từng cánh cửa bàn quỳ, từng bóng đèn, chậu kiểng, từng giọt hy sinh, từng lời kinh nguyện... Vâng, tất cả đều có trong ánh nhìn trân trọng của Chúa Kitô, như Ngài đã trân trọng “đồng xu teng của bà góa nghèo” mà Tin Mừng đã ghi nhận (Lc 21,1-4).
Với ngôi thánh đường sắp được cung hiến nầy, chúng ta, đặc biệt, anh chị em giáo họ Nghĩa Điền, từ hôm nay không còn phải lang thang, dài đường, nắng dãi mưa dầu để xuống Gia Chiểu, để về Đại Bình, để vô Phù Mỹ… mà “thờ phượng Chúa”; nhưng có thể đường hoàng ngẩng cao đầu cùng họp nhau “thờ phượng Chúa trong tinh thần và chân lý” nơi “nhà cầu nguyện nầy”, như chính Chúa Giêsu đã phán dạy người phụ nữ Samari trong Trích đoạn Tin Mừng Gioan: “Nhưng đã đến giờ, và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý, đó chính là những người tôn thờ mà Chúa Cha muốn”.
Thế nhưng, “thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý” đó có nghĩa là việc thờ phượng phải quy hướng về Chúa Kitô, phải đón nhận và tin vào Ngài, phải hội nhập sâu xa vào cái chết và sự phục sinh của Ngài; nói cách khác, phải thờ phượng trên chính “Ngôi đền thờ là Thân Thể Ngài”, phải quy hướng cuộc sống mỗi ngày theo dấu bước và con đường Ngài vạch ra và gọi mời; phải tìm thấy sự hiện diện của Ngài trong Giáo Hội Hiệp thông, nơi các thánh, nơi mọi người và trên mọi nẻo đường cuộc sống, như cách cảm nhận đầy tính giáo lý của Thư Do Thái mà chúng ta nghe nơi bài đọc 2: “Trái lại, anh em tiến đến núi Sion và thành trì của Thiên Chúa hằng sống, là Giêrusalem trên trời, tiến đến muôn ngàn thiên thần, và cộng đoàn các trưởng tử đã được ghi sổ trên trời, và đến cùng Thiên Chúa, Đấng phán xét mọi người, đến cùng các linh hồn những người công chính hoàn hảo, đến cùng Đấng trung gian của giao ước mới là Đức Giêsu, và đến cùng máu đã rảy khi giao ước lên tiếng còn mạnh thế hơn máu Abel…”.
Do ảnh hưởng của một thời đại dịch Covid với giản cách xã hội, với phương thế tham dự Thánh lễ online, không ít thì nhiều anh chị em chúng ta đã biến nhịp sống đức tin, đặc biệt, việc cử hành Phụng vụ, không còn mang giá trị và tinh thần “thờ Cha trong tinh thần và chân lý”, mà là thờ phượng theo “kỹ thuật hiện đại”, theo “nhu cầu của miếng cơm manh áo”, theo sự dễ dãi và nuông chiều bản thân… khi biến “đền thờ tâm hồn”, “đền thờ gia đình” và cả “đền thờ giáo họ giáo xứ” thành “dịch vụ” ! Vâng, một cách nào đó, chúng ta xứng đáng có mặt trong lời quở trách của Chúa Giêsu khi xưa “Hãy đem những thứ nầy ra khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán”.
Riêng với anh chị em Nghĩa Điền, có lẽ ngày hôm nay là ngày trọng đại nhất, hân hoan nhất, ý nghĩa nhất, không phải chỉ trong chiều kích văn hóa, xã hội, khi vùng đất khỉ ho cò gáy nầy đã vươn lên một ngôi thánh đường uy nghiêm mỹ lệ; một vùng đất mà ông cố Thọ, thân phụ của cố linh mục Anrê Huỳnh Thanh Khương, nguyên Tổng Đại Diện giáo phận Qui Nhơn, sau khi cưới vợ ở đây đã từng phán một lời thề: “Sẽ chẳng có lần thứ 2 đặt bước về nơi đó”. Vâng, hôm nay, Nghĩa Điền đã trở thành “Ruộng Nghĩa”, khi từ ngôi nhà mới sắp được cung hiến nầy, anh chị em sẽ được thường xuyên “thờ phượng Chúa, lắng nghe Lời Chúa và được nuôi dưỡng bằng các bí tích”, như Giáo Hội đã khẳng định trong chính Lời Nguyện Cung Hiến: “hôm nay dân tín hữu muốn cử hành nghi lễ trọng thể cung hiến ngôi nhà cầu nguyện nầy cho Chúa một cách vĩnh viễn, để nơi đây họ thờ phượng Chúa cách sốt sắng, lắng nghe Lời Chúa dạy bảo và được nuôi dưỡng bằng các bí tích”.
Và nếu anh chị em trung thành đến với “ngôi nhà cầu nguyện nầy” để thực hành ba việc trên, chắc chắn anh chị em sẽ từng ngày được kiện toàn để mỗi người sẽ trở nên một “ngôi đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Chúa ngự trên anh chị em” (1 Cr 3, 9-17).
Hơn nữa, ngày lễ Cung hiến và Khánh thành nhà thờ hôm nay còn nêu bật ý nghĩa “Hiệp Hành”, một định hướng mục vụ mà cả Hội Thánh đang triển khai thực hiện. Vâng, anh chị em đã “hiệp hành” trong việc xây dựng nhà thờ, thì giờ đây, chúng ta càng phải “hiệp hành” trong nhịp sống cầu nguyện, phụng vụ, giáo lý và làm chứng đức tin bằng đời sống hiệp nhất bác ái. Thực ra, nhà thờ chính là một dấu chỉ hiệp hành rõ nét nhất; vì chưng, nhà thờ là dấu chỉ biểu trưng của Giáo Hội, mà như định nghĩa của ĐGH Phanxicô, Giáo Hội chính là cuộc đồng hành của Đoàn Chiên Chúa trên các nẻo đường lịch sử hướng về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Vâng, với những người Kitô hữu chúng ta, chính nơi nhà thờ mà tất cả chúng ta được chịu Phép rửa, cùng được nuôi sống bằng Thánh Thể, cùng được lớn lên trong Chúa Thánh Thần, cùng được băng bó vết thương lòng nhờ Tòa Giải tội, cùng vui buồn theo mọi biến cố trong đời… từ khi mới sinh cho đến lúc lìa thế.
Sau hết, nếu vua Salomon đã xác tín về sự hiện diện của Thiên Chúa qua Hòm Bia Giao Ước được đặt tại đền thờ Giêrusalem và sốt sắng cầu nguyện: “Xin Ngài để mắt nhìn đến ngôi nhà này đêm ngày, nhìn đến nơi này, vì Ngài đã phán "Danh Ta sẽ ở đấy…", thì chúng ta càng phải xác tín và cầu nguyện thiết tha hơn bội phần; vì ở đây, trong ngôi thánh đường nầy, đang có chính Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật hiện diện thường xuyên và sẵn sàng trao ban thịt máu để dưỡng nuôi linh hồn trên cuộc lữ hành về quê thật. Vì thế, để chung chia niềm vui với cộng đoàn dân Chúa giáo họ Nghĩa Điền, không gì hơn, cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện: “xin cho nơi đây vang lên lời ca ngợi hân hoan, hòa âm thanh loài người với những lời ca của các thiên thần, và liên lỉ bay lên tới Chúa lời nguyện cầu cho phần rỗi thế gian...” (Lời nguyện Cung Hiến). Amen.
LM. Trương Đình Hiền
Thánh lễ Cung Hiến Nhà Thờ Nghĩa Điền – 30.6.2022
Cách đây 5 năm, 2 tháng, 10 ngày, chính xác là vào ngày 20.4.2017, Đức Cha Matthêô của chúng ta đã chủ sự Thánh lễ Thứ Năm Tuần Bát Nhật Phục sinh cùng với nghi thức “Đặt Viên Đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Nghĩa Điền”. Và chính trong bài giảng Lời Chúa khi ấy, ngài đã chia sẻ một cảm nhận đại ý như sau: “Nếu Tin Mừng Phục Sinh đó là tin vui của sự sống, của hồi sinh, của sự hình thành đoàn dân mới: từ 500, tới 3.000 rồi đến 5.000, thì khởi từ niềm vui phục sinh hôm nay, cộng đoàn Nghĩa Điền cũng đang viết một trang sử mới, khi cùng nhau xây dựng những đền thờ tâm hồn để qua dấu chỉ của việc Đặt Viên Đá hôm nay và ngôi thánh đường ngày mai, sẽ làm nên một “đoàn dân mới” là ngôi đền thiêng liêng của Thiên Chúa. Và nếu Giáo Hội cũng được mệnh danh là “Thửa Ruộng của Thiên Chúa”, thì với danh xưng Nghĩa Điền (ruộng nghĩa), nơi đây sẽ là dấu chỉ sống động của Hội Thánh để mang ơn nghĩa cứu độ xuống cho mọi người đang sống trên vùng đất xa xôi nầy”.
Nỗi ước mơ và niềm hy vọng đó, quả thật, hôm nay đã trở thành hiện thực. Thật vậy, ngôi thánh đường mới Nghĩa Điền hôm nay không những là “dấu chỉ của một đoàn dân mới” mà còn là chính địa điểm đang quy tụ tất cả chúng ta để làm nên một Hội Thánh thu nhỏ, một “Nhiệm Thể Chúa Kitô”, một “Ruộng Nghĩa” mang ơn cứu độ của Thiên Chúa cho nhiều người.
Thế nhưng, để có được ngôi nhà thờ mới nầy, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đồng quan điểm và thái độ tinh thần đầy niềm tin của vua Salomon, khi vua cùng dân Israel khánh thành đền thờ Giêrusalem đầu tiên do chính vua chỉ huy xây dựng, như được tường thuật trong sách Các Vua mà chúng ta vừa nghe: Bấy giờ vua Sa-lô-môn nói: “Vâng, Con đã xây cho Ngài một ngôi nhà cao sang. Một nơi để Ngài ngự muôn đời.” Rồi vua quay mặt lại chúc lành cho toàn thể cộng đồng Ít-ra-en, trong khi cả cộng đồng Ít-ra-en đều đứng. Vua nói: “Chúc tụng ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Ít-ra-en, Đấng đã ra tay hoàn thành điều chính miệng Người đã phán với Đa-vít, thân phụ ta, rằng: ‘Ngươi định tâm xây một ngôi nhà để kính Danh Ta; ngươi định tâm như thế là tốt. Có điều là ngươi sẽ không xây nhà ấy, mà con của ngươi, kẻ từ lòng ngươi sinh ra, chính nó sẽ xây nhà để kính Danh Ta’.
Vâng, cho dù được mệnh danh là người khôn ngoan nhất trong thiên hạ và được thừa hưởng một nền chính trị ổn định và phồn vinh bậc nhất trong lịch sử dân Israel, nhưng Salomon khi hoàn tất Đền Thờ Giêrusalem vĩ đại đã không dành công ngiệp và vinh quang cho mình mà đã khiêm nhượng và đầy tình con thảo tuyên xưng rằng: “Chúc tụng ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Ít-ra-en, Đấng đã ra tay hoàn thành điều chính miệng Người đã phán với Đa-vít”. Phải chăng, đây cũng chính là thái độ và tâm tình của tác giả Thánh Vịnh 126: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, Thợ nề vất vả cũng là uổng công”.
Dưới ánh sáng của sứ điệp Lời Chúa trong sách Các Vua, chúng ta lại khám phá ra rằng: trách nhiệm “xây dựng nhà Chúa”, đền thờ Chúa là của chính chúng ta, là “mệnh lệnh” Chúa ký thác cho chúng ta, không trừ ai: ‘chính nó sẽ xây nhà để kính Danh Ta’; và chính vua Salomon đã thi hành mệnh lệnh đó cách tốt đẹp: “Vâng, Con đã xây cho Ngài một ngôi nhà cao sang. Một nơi để Ngài ngự muôn đời.”. Chính vì thế, tất cả những ai đang có mặt hay vắng mặt, cha sở, cha phó và bà con giáo dân giáo xứ Gia Chiểu, họ Nghĩa Điền, các xứ bạn như Đại Bình, Thác Đá, Phù Mỹ..., những cộng đoàn vang bóng một thời giờ chỉ còn là một giáo điểm như Đồng Quả, Đồng Dài, Gia Hựu, Hội Đức…, các ân nhân xa gần, trong nước ngoài nước…, cùng với những đóng góp với từng bao xi măng, từng kí đinh, kí sắt, từng viên ngói viên gạch, từng cánh cửa bàn quỳ, từng bóng đèn, chậu kiểng, từng giọt hy sinh, từng lời kinh nguyện... Vâng, tất cả đều có trong ánh nhìn trân trọng của Chúa Kitô, như Ngài đã trân trọng “đồng xu teng của bà góa nghèo” mà Tin Mừng đã ghi nhận (Lc 21,1-4).
Với ngôi thánh đường sắp được cung hiến nầy, chúng ta, đặc biệt, anh chị em giáo họ Nghĩa Điền, từ hôm nay không còn phải lang thang, dài đường, nắng dãi mưa dầu để xuống Gia Chiểu, để về Đại Bình, để vô Phù Mỹ… mà “thờ phượng Chúa”; nhưng có thể đường hoàng ngẩng cao đầu cùng họp nhau “thờ phượng Chúa trong tinh thần và chân lý” nơi “nhà cầu nguyện nầy”, như chính Chúa Giêsu đã phán dạy người phụ nữ Samari trong Trích đoạn Tin Mừng Gioan: “Nhưng đã đến giờ, và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý, đó chính là những người tôn thờ mà Chúa Cha muốn”.
Thế nhưng, “thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý” đó có nghĩa là việc thờ phượng phải quy hướng về Chúa Kitô, phải đón nhận và tin vào Ngài, phải hội nhập sâu xa vào cái chết và sự phục sinh của Ngài; nói cách khác, phải thờ phượng trên chính “Ngôi đền thờ là Thân Thể Ngài”, phải quy hướng cuộc sống mỗi ngày theo dấu bước và con đường Ngài vạch ra và gọi mời; phải tìm thấy sự hiện diện của Ngài trong Giáo Hội Hiệp thông, nơi các thánh, nơi mọi người và trên mọi nẻo đường cuộc sống, như cách cảm nhận đầy tính giáo lý của Thư Do Thái mà chúng ta nghe nơi bài đọc 2: “Trái lại, anh em tiến đến núi Sion và thành trì của Thiên Chúa hằng sống, là Giêrusalem trên trời, tiến đến muôn ngàn thiên thần, và cộng đoàn các trưởng tử đã được ghi sổ trên trời, và đến cùng Thiên Chúa, Đấng phán xét mọi người, đến cùng các linh hồn những người công chính hoàn hảo, đến cùng Đấng trung gian của giao ước mới là Đức Giêsu, và đến cùng máu đã rảy khi giao ước lên tiếng còn mạnh thế hơn máu Abel…”.
Do ảnh hưởng của một thời đại dịch Covid với giản cách xã hội, với phương thế tham dự Thánh lễ online, không ít thì nhiều anh chị em chúng ta đã biến nhịp sống đức tin, đặc biệt, việc cử hành Phụng vụ, không còn mang giá trị và tinh thần “thờ Cha trong tinh thần và chân lý”, mà là thờ phượng theo “kỹ thuật hiện đại”, theo “nhu cầu của miếng cơm manh áo”, theo sự dễ dãi và nuông chiều bản thân… khi biến “đền thờ tâm hồn”, “đền thờ gia đình” và cả “đền thờ giáo họ giáo xứ” thành “dịch vụ” ! Vâng, một cách nào đó, chúng ta xứng đáng có mặt trong lời quở trách của Chúa Giêsu khi xưa “Hãy đem những thứ nầy ra khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán”.
Riêng với anh chị em Nghĩa Điền, có lẽ ngày hôm nay là ngày trọng đại nhất, hân hoan nhất, ý nghĩa nhất, không phải chỉ trong chiều kích văn hóa, xã hội, khi vùng đất khỉ ho cò gáy nầy đã vươn lên một ngôi thánh đường uy nghiêm mỹ lệ; một vùng đất mà ông cố Thọ, thân phụ của cố linh mục Anrê Huỳnh Thanh Khương, nguyên Tổng Đại Diện giáo phận Qui Nhơn, sau khi cưới vợ ở đây đã từng phán một lời thề: “Sẽ chẳng có lần thứ 2 đặt bước về nơi đó”. Vâng, hôm nay, Nghĩa Điền đã trở thành “Ruộng Nghĩa”, khi từ ngôi nhà mới sắp được cung hiến nầy, anh chị em sẽ được thường xuyên “thờ phượng Chúa, lắng nghe Lời Chúa và được nuôi dưỡng bằng các bí tích”, như Giáo Hội đã khẳng định trong chính Lời Nguyện Cung Hiến: “hôm nay dân tín hữu muốn cử hành nghi lễ trọng thể cung hiến ngôi nhà cầu nguyện nầy cho Chúa một cách vĩnh viễn, để nơi đây họ thờ phượng Chúa cách sốt sắng, lắng nghe Lời Chúa dạy bảo và được nuôi dưỡng bằng các bí tích”.
Và nếu anh chị em trung thành đến với “ngôi nhà cầu nguyện nầy” để thực hành ba việc trên, chắc chắn anh chị em sẽ từng ngày được kiện toàn để mỗi người sẽ trở nên một “ngôi đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Chúa ngự trên anh chị em” (1 Cr 3, 9-17).
Hơn nữa, ngày lễ Cung hiến và Khánh thành nhà thờ hôm nay còn nêu bật ý nghĩa “Hiệp Hành”, một định hướng mục vụ mà cả Hội Thánh đang triển khai thực hiện. Vâng, anh chị em đã “hiệp hành” trong việc xây dựng nhà thờ, thì giờ đây, chúng ta càng phải “hiệp hành” trong nhịp sống cầu nguyện, phụng vụ, giáo lý và làm chứng đức tin bằng đời sống hiệp nhất bác ái. Thực ra, nhà thờ chính là một dấu chỉ hiệp hành rõ nét nhất; vì chưng, nhà thờ là dấu chỉ biểu trưng của Giáo Hội, mà như định nghĩa của ĐGH Phanxicô, Giáo Hội chính là cuộc đồng hành của Đoàn Chiên Chúa trên các nẻo đường lịch sử hướng về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Vâng, với những người Kitô hữu chúng ta, chính nơi nhà thờ mà tất cả chúng ta được chịu Phép rửa, cùng được nuôi sống bằng Thánh Thể, cùng được lớn lên trong Chúa Thánh Thần, cùng được băng bó vết thương lòng nhờ Tòa Giải tội, cùng vui buồn theo mọi biến cố trong đời… từ khi mới sinh cho đến lúc lìa thế.
Sau hết, nếu vua Salomon đã xác tín về sự hiện diện của Thiên Chúa qua Hòm Bia Giao Ước được đặt tại đền thờ Giêrusalem và sốt sắng cầu nguyện: “Xin Ngài để mắt nhìn đến ngôi nhà này đêm ngày, nhìn đến nơi này, vì Ngài đã phán "Danh Ta sẽ ở đấy…", thì chúng ta càng phải xác tín và cầu nguyện thiết tha hơn bội phần; vì ở đây, trong ngôi thánh đường nầy, đang có chính Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật hiện diện thường xuyên và sẵn sàng trao ban thịt máu để dưỡng nuôi linh hồn trên cuộc lữ hành về quê thật. Vì thế, để chung chia niềm vui với cộng đoàn dân Chúa giáo họ Nghĩa Điền, không gì hơn, cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện: “xin cho nơi đây vang lên lời ca ngợi hân hoan, hòa âm thanh loài người với những lời ca của các thiên thần, và liên lỉ bay lên tới Chúa lời nguyện cầu cho phần rỗi thế gian...” (Lời nguyện Cung Hiến). Amen.
LM. Trương Đình Hiền
Trao tặng kho báu Tin mừng
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
21:46 30/06/2022
Sứ mạng loan báo Tin mừng cho muôn dân là sứ mạng hàng đầu của Chúa Giê-su và cũng là sứ mạng tối thượng của Hội thánh.
Hội thánh là một Thân thể huyền nhiệm gồm có Chúa Giê-su là Đầu và mỗi một tín hữu là một chi thể trong Thân thể nầy. Do đó, bất cứ ai là chi thể của Chúa Giê-su đều phải tham gia vào sứ mạng cao quý, trọng đại nầy.
Chính vì thế, trước hết, Chúa Giê-su tuyển chọn 12 Tông đồ; sau đó, Ngài chọn 72 môn đệ khác và sai các ngài ra đi loan báo Tin mừng.
Hôm nay, trong thế kỷ 21 này, Ngài tuyển chọn thêm nhiều môn đệ khác, trong số đó phải kể đến một tỷ ba trăm triệu người Công Giáo và hơn một tỷ người khác thuộc các Giáo hội của Chúa Ki-tô, để tham gia vào công việc loan Tin mừng cho gần tám tỷ người trên thế giới.
Hôm xưa, khi sai bảy mươi hai môn đệ ra đi, Chúa Giê-su căn dặn các ông rằng : "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ ruộng sai thợ ra gặt lúa về." Lời căn dặn nầy hôm nay cũng được lặp lại với mỗi người chúng ta.
Đáp lời Chúa mời gọi, chúng ta sẵn sàng cầu xin có thêm thợ gặt, nhưng vấn đề là chúng ta sẽ cầu cho ai đi làm thợ gặt đây?
Ai là thợ gặt của Chúa?
Khi cầu xin cho được bình an, sức khoẻ và may mắn… thì chúng ta cầu cho bản thân mình trước; còn khi cầu cho có người làm thợ gặt trong cánh đồng của Chúa, thì chúng ta cầu Chúa ban ơn đó cho những người khác, ngoại trừ ta!
Nhưng, dù muốn dù không thì chúng ta đã là thợ gặt chính danh ngay từ khi được lãnh Bí tích Thánh tẩy. Nhờ Bí tích nầy, chúng ta trở nên chi thể của Chúa Giê-su và được thông dự vào chức vụ ngôn sứ, tức sứ vụ loan Tin mừng của Ngài. Vậy thì loan báo Tin mừng là trách nhiệm của chúng ta, của từng chi thể Chúa Giê-su, không thể thoái thác được, trừ phi chúng ta tự tách lìa mình khỏi Thân thể Chúa.
Trao tặng kho báu Tin mừng
Người ta chỉ có thể tặng ban cho người khác những gì mình đang có. Không ai có thể cho điều mình không có.
Vì thế, người đi loan báo Tin mừng cho người khác không thể thiếu thốn Tin mừng.
Tiếc thay, nhiều tín hữu còn ‘nghèo thiếu’ Tin mừng, vì chưa đọc và nghiền ngẫm Lời Chúa dạy hằng ngày, chưa khám phá kho tàng khôn ngoan chứa đựng trong đó và đời sống của họ chưa thấm đẫm Tin mừng!
Nếu Tin mừng của Chúa Giê-su chưa sáng lên trong cuộc đời ta, chưa bừng cháy trong tim ta… thì làm sao chúng ta có thể đem lửa ấy thắp lên cho người khác được? Không ai có thể cho điều mình không có.
Thế nên, việc quan trọng nhất là chúng ta phải đọc và suy niệm Tin mừng hằng ngày rồi mới có thể ban tặng cho người khác được.
Lạy Chúa Giê-su,
Sau khi sống lại, Chúa hiện ra với các môn đệ và phán: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con” (Ga 20, 21). Thế là từ hôm đó, Chúa chuyển giao trọn vẹn sứ mạng loan báo Tin mừng mà Chúa nhận lãnh từ Chúa Cha cho các môn đệ cũng như cho chúng con là chi thể trong Thân mình Chúa.
Xin cho chúng con luôn ý thức sứ mạng thiêng liêng cao cả Chúa trao và ra công gắng sức thực hiện trong cuộc sống hằng ngày, để muôn người khắp nơi được đón nhận Tin mừng và ơn cứu độ của Chúa. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Hổ thẹn sẽ biến thành niềm vui
Lm. Minh Anh
23:07 30/06/2022
HỔ THẸN SẼ BIẾN THÀNH NIỀM VUI
“Tôi không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi!”.
Anthony Fortosis nói, “Thật nghịch lý, Ngài ăn uống với công chúng và tội nhân để họ không chết đói vì tội lỗi của mình! Đấng vô tội đã bị các tội nhân, những kẻ tự cho mình là ‘công chính’ gọi là bất hợp pháp, báng bổ, mê rượu, kẻ háu ăn và gã mạo danh! Đấng Toàn Thánh kết giao với phường tội lỗi để ‘hổ thẹn sẽ biến thành niềm vui’ bởi họ không còn phải thẹn thùng!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Người tội lỗi không còn phải thẹn thùng!”, Tin Mừng hôm nay sẽ chứng thực điều đó! Chúa Giêsu bộc bạch, Ngài đến không vì người “công chính”, nhưng vì “kẻ tội lỗi”. Điều này thoạt tiên có thể gây ngạc nhiên! Lẽ ra, phải nói, Ngài đến vì tất cả mọi người, công chính và tội lỗi! Nên trước mặt Ngài, ai nhận mình có tội, sẽ không phải hổ thẹn, vì ‘hổ thẹn sẽ biến thành niềm vui!’.
Đúng! Chúa Giêsu đến vì tất cả mọi người, công chính và tội lỗi; thế nhưng, điều chúng ta cần hiểu là, không ai thực sự công chính; nói cách khác, tất cả mọi người đều là tội nhân cần đến Chúa Cứu Thế. Bằng cách nói không vì “người công chính”, Chúa Giêsu nói đến thái độ tự cho mình là ‘công chính’ của các biệt phái, những người nghĩ rằng, Chúa Giêsu chỉ nên kết giao với những ai không phạm tội. Họ hành động như thể Ngài chỉ nên giao tiếp với họ, và với bất kỳ ai khác, mà ‘cách công khai’, không ai biết họ là tội nhân! Nguyên não trạng đó và thái độ đề cao bản thân để khinh chê kẻ khác cũng đủ khiến hạng cho mình là ‘công chính’ hoá nên kẻ có tội!
Buồn thay, tội của người Pharisêu ‘có tính chất tử tế’ hơn nhiều so với tội lỗi của những người thu thuế và các tội nhân khác! Tội của họ là tội kiêu ngạo tâm linh khi cho mình là ‘công chính’; một người không nhìn thấy tội mình, Thiên Chúa không thể tha thứ cho họ, vì họ không ăn năn!
Dẫu đây là một lời lên án mạnh mẽ đối với giới biệt phái, nhưng nó còn là một lời mời gọi dành cho chúng ta, những ai sẵn sàng thừa nhận tội lỗi mình. Một khi có thể hạ mình trước sự tốt lành của Thiên Chúa, nhìn thấy tội lỗi mình trong ánh sáng vinh hiển của Ngài, chúng ta cảm thấy thất vọng và hổ thẹn; nhưng sự ‘hổ thẹn sẽ biến thành niềm vui’ và tự do, khi chúng ta cho phép Chúa Giêsu đóng vai Thầy Thuốc Thần Thánh trong cuộc sống mình. Mục đích của Ngài khi xuống thế là để chữa lành vết thương tội lỗi của chúng ta. Vì thế, nhận ra lòng thương xót của Ngài chữa lành một cách hoàn hảo như thế nào, chúng ta sẽ sẵn sàng chạy đến với Ngài như vậy. Sự mau mắn của Matthêu hôm nay cho thấy điều đó, “Ông đứng dậy đi theo Ngài!”.
Trong bài đọc thứ nhất, qua Amos, Thiên Chúa cáo tội hạng giàu có, những kẻ áp bức người nghèo. Ngài cảnh báo, rồi đây, họ không chỉ chuốc lấy tang tóc, đói khát; không chỉ đói cơm bánh, nhưng đói một cái gì lớn hơn, “Sẽ đến ngày Ta cho nạn đói đến trên đất, nhưng không phải đói cơm bánh hay khát nước, mà là đói nghe Lời Chúa!”. Thánh ca Tin Mừng lặp lại sự thật này, “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn phải nhờ Lời Chúa dưỡng nuôi!”.
Anh Chị em,
“Tôi không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi!”, những lời này gợi lên mục tiêu của Chúa Giêsu khi Ngài đến trần gian. Vì thế, việc kết giao với người tội lỗi là niềm vui thật sự của Ngài. Chúa Giêsu chẳng những mời gọi, kết thân với tội nhân, nhưng chính Ngài đã trở nên ‘hiện thân của tội’ vì chúng ta. Hơn thế nữa, Ngài để cho những người tự cho là ‘công chính’ hành hạ và giết chết. Bằng cách đó, Ngài thấu hiểu các tội nhân cũng như chạm đến những vết thương do tội lỗi gây nên trong linh hồn họ. Vì thế, chúng ta đừng bao giờ ngã lòng, sợ hãi hay mặc cảm khi thấy mình có tội; trái lại, tin tưởng và vui mừng, vì biết rằng, đó là lúc chúng ta gần Chúa nhất; và cũng là lúc Chúa gần chúng ta nhất! Ai tin vào quyền năng và lòng thương xót của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu, thì ‘hổ thẹn sẽ biến thành niềm vui’ thật sự!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con đã xúc phạm Chúa, Chúa là câu trả lời duy nhất cho tội lỗi của con. Xin thương xót và tha thứ mọi tội lỗi con, hầu ‘hổ thẹn của con cũng có thể biến thành niềm vui!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Tổng Giám Mục Ukraine nhận định người Nga quá sức man rợ khi phóng hỏa tiễn vào trung tâm mua sắm đông đúc
VietCatholic Media
05:12 30/06/2022
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, giáo chủ Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, cho biết cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào một trung tâm mua sắm của Ukraine trong đó có ít nhất 1.000 dân thường bên trong là “cuộc tấn công khủng bố man rợ nhất ở Âu Châu trong nhiều thập kỷ”.
Vào ngày 27 tháng 6, hai hỏa tiễn của Nga đã bắn trúng Trung tâm mua sắm Amstor ở Kremenchuk. Đó là một cuộc tấn công mà Đức Tổng Giám Mục gọi là “một sự kiện kinh hoàng chưa từng có.”
“Tính đến sáng nay, chúng tôi có tin rằng ít nhất 18 người đã thiệt mạng, khoảng 40 người mất tích và khoảng 60 người bị thương”, Đức Cha Shevchuk cho biết hôm 28 tháng 6. “Đây là vụ tấn công khủng bố lớn nhất ở Âu Châu trong nhiều thập kỷ. Hôm nay chúng tôi thông cảm, bày tỏ sự gần gũi và cầu nguyện đối với thân nhân và bạn bè của các nạn nhân, và tất cả những người bị thương do hậu quả của hành động khủng bố man rợ này.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy gọi đây là “một trong những vụ tấn công khủng bố man rợ nhất trong lịch sử Âu Châu”.
Hãng tin AP đưa tin Zelenskiyy cho biết trung tâm mua sắm này “không có mối đe dọa nào đối với quân đội Nga” và “không có giá trị chiến lược”. AP cho biết Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cáo buộc Nga phá hoại “nỗ lực của người dân để có một cuộc sống bình thường, chỉ một cuộc sống bình thường đã khiến quân xâm lược Nga rất tức giận.”
Trong nhận xét của mình, được báo cáo bởi Dịch vụ Thông tin Tôn giáo của Ukraine, Shevchuk cũng đề cập đến một số sự việc khác.
“Vùng Luhansk là một vùng thảo nguyên, khá khô cằn, và bây giờ nó khá nóng ở Ukraine, và ở đó ở Lysychansk mọi người đứng xếp hàng để lấy nước,” Đức Tổng Giám Mục nói. Những người chờ đợi nước “đã bị người Nga bắn. Theo cách tương tự ngày hôm qua, các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào Kharkiv đã được thực hiện, người dân cũng thiệt mạng, nhiều người bị thương. Và sáng nay, thành phố Mykolaiv đã bị tấn công.”
Đức Tổng Giám Mục ca ngợi những người Ukraine, đặc biệt là những người trẻ tuổi bảo vệ quê hương chống lại cuộc xâm lược của Nga, bắt đầu từ ngày 24 tháng 2. Đức Cha Shevchuk cho biết nhiều thành viên trong quân đội hiện nay đã từng là giáo viên, nhà khoa học, bác sĩ hoặc nghệ sĩ trước chiến tranh.
“Giao tranh khốc liệt đang diễn ra dọc theo toàn bộ chiến tuyến. Nhưng Ukraine đang đứng vững. Ukraine đang chiến đấu. Và chúng tôi cảm ơn Chúa và các lực lượng vũ trang của Ukraine rằng chúng tôi đã sống sót cho đến sáng nay và có thể nhìn thấy ánh sáng ban ngày.”
Source:Crux
Hai linh mục bị giết ở Nigeria trong các vụ riêng biệt
VietCatholic Media
05:13 30/06/2022
Hai linh mục đã bị giết vào cuối tuần qua ở Nigeria, trong hai cuộc tấn công riêng biệt, một ở bang Kaduna và một ở bang Edo.
Cha Vitus Borogo, một linh mục phục vụ tại Tổng giáo phận Kaduna, đã bị giết ngày 25 tháng 6 “tại Trang trại Nhà tù, Kujama, dọc theo Đường Kaduna-Kachia, sau một cuộc đột kích vào trang trại của những kẻ khủng bố”, chưởng ấn của Tổng giáo phận Kaduna cho biết trong một tuyên bố được chia sẻ với ACI Phi Châu.
Vị linh mục, 50 tuổi, là tuyên úy Công Giáo tại Đại Học Tổng Hợp Kaduna.
Giáo phận Auchi thông báo rằng ở bang Edo, Cha Christopher Odia đã bị bắt cóc khỏi nhà xứ của ngài tại Nhà thờ Công Giáo Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Ikabigbo, Uzairue, vào khoảng 6:30 sáng ngày 26 tháng 6. Ngài đã bị những kẻ bắt cóc giết chết.
Cha Odia 41 tuổi, là Cha Sở nhà thờ Thánh Micae và hiệu trưởng trường trung học Công Giáo St. Philip ở Jattu.
The Sun, một nhật báo của Nigeria, đưa tin rằng một người giúp lễ và một cảnh sát viên địa phương đã theo dõi những kẻ bắt cóc, nhưng cả hai người đã bị bọn bắt cóc bắn chết trong thời gian xảy ra vụ bắt cóc Cha Odia.
Nhiều Kitô hữu bị giết vì đức tin của họ ở Nigeria hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên toàn thế giới - ít nhất là 4.650 người vào năm 2021, và gần 900 người chỉ trong ba tháng đầu năm 2022.
Theo tổ chức nhân quyền Christian Solidarity Worldwide có trụ sở tại Vương quốc Anh, bang Kaduna đã trở thành “tâm điểm của các vụ bắt cóc và bạo lực bởi các tổ chức phi chính phủ, mặc dù là đó là bang có nhiều người bị giam giữ nhất ở Nigeria”.
Đầu tháng này, các tay súng đã tấn công một nhà thờ Công Giáo và một nhà thờ Tin Lành Baptist ở bang Kaduna, giết chết 3 người và được cho là đã bắt cóc hơn 30 tín hữu, và hơn 40 Kitô hữu đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công vào một nhà thờ Công Giáo ở bang Ondo hôm 5/6.
Source:Catholic News Agency
Nhà thờ Công Giáo lịch sử ở Tây Virginia bị phá hủy sau khi phán quyết Roe chống Wade bị lật đổ
Đặng Tự Do
05:14 30/06/2022
Nhà thờ Công Giáo St. Colman, một nhà thờ lịch sử nằm ở Quận Raleigh, Tây Virginia, đã bị thiêu rụi trong một cuộc tấn công đốt phá vào hôm Chúa Nhật, theo sở cứu hỏa địa phương.
Tòa nhà nhỏ màu trắng được gọi là “Nhà thờ Công Giáo Nhỏ trên Núi Ái Nhĩ Lan” và được liệt kê vào hàng các Địa điểm Lịch sử của Hoa Kỳ. Cấu trúc ban đầu có từ năm 1877-1888, theo tài liệu của Ủy ban di tích lịch sử Hoa Kỳ.
“Vào ngày 26 tháng 6 năm 2022, các đơn vị của ty cứu hỏa Beaver VFD đã được cảnh báo về một đám cháy tại Nhà thờ Công Giáo Saint Colman trên Đường Núi Ái Nhĩ Lan ở Shady Spring, West Virginia,” Sở Cứu hỏa Beaver cho biết trong một bài đăng trực tuyến.
Khi bộ phận đến hiện trường, nhà thờ đã cháy thành đống tro tàn và vẫn còn đang “cháy âm ỉ”. Cảnh sát cho rằng đám cháy được xem là “đáng ngờ về bản chất.” Trận hỏa hoạn đang được điều tra như một vụ đốt phá.
St. Colman's nằm trong Giáo phận Wheeling-Charleston.
Nhà thờ Công Giáo St. Colman và Nghĩa trang ở Quận Raleigh, Tây Virginia, được liệt kê vào Danh mục Địa điểm Lịch sử Quốc gia. Ngôi thánh đường được ghi trong Danh mục là “Nhà thờ nhỏ trên núi Ái Nhĩ Lan.”
Sở cứu hỏa đang yêu cầu bất kỳ ai có thông tin liên quan xin liên hệ với Cảnh sát viên Tiểu bang West Virginia Daniels theo số (304) 256-6700. Các đầu mối liên lạc khác là Đường dây nóng chống đốt phá của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy bang Tây Virginia theo số 1 (800) 233-3473, Lực lượng ngăn chặn tội phạm của Hạt Raleigh tại 304-255-STOP. Anh chị em cũng có thể báo cáo tại trang web www.crimestopperswv.com.
Source:Catholic News Agency
Hơn 100.000 người tham gia cuộc tuần hành phò sinh ở Tây Ban Nha
Đặng Tự Do
05:15 30/06/2022
Hơn 100.000 người đã tham dự cuộc tuần hành phò sinh ngày 26/6 ở Madrid, Tây Ban Nha để phản đối những thay đổi được đề xuất đối với luật phá thai của đất nước và các dự luật khác vi phạm nhân phẩm.
Các tổ chức ủng hộ cuộc sống NEOS; Hiệp hội các tổ chức ph2 sinh, Tự do và Nhân phẩm; và Nền tảng Mọi vấn đề Cuộc sống đã tổ chức cuộc tuần hành, bao gồm hơn 200 tổ chức xã hội dân sự.
Cuộc tuần hành bắt đầu tại quảng trường Bilbao và kết thúc tại Plaza Colón. Thị trưởng Jaime Oreja, một thành viên của NEOS, cho biết trong một bài thuyết trình tại cuộc tuần hành rằng “việc bãi bỏ phán quyết phá thai ở Hoa Kỳ cho chúng ta thấy rằng cuộc tranh luận về văn hóa sự sống chưa kết thúc. Chúng ta sẽ hiện diện, đoàn kết và năng động hơn bao giờ hết.”
“Điều cần thiết là huy động và bảo vệ nền tảng Kitô của xã hội chúng ta trước tình trạng rối loạn xã hội không ngừng. Hôm nay chúng ta không ở đây để tranh luận về quá khứ mà để nâng cao nhận thức và chuẩn bị cho cuộc tranh luận về tương lai,”ông nói thêm.
Josep Miró, điều phối viên của Hiệp hội các tổ chức vì Cuộc sống, Tự do và Nhân phẩm, nói rằng cuộc tuần hành này nhằm “xây dựng xã hội phò sinh và một tương lai mới, nơi chúng ta hợp lực vì mục đích hành động cùng nhau.”
Về những thay đổi đối với luật phá thai đã được cơ quan hành pháp của chính phủ thông qua, Carmen Fernández de la Cigoña, giám đốc Viện Nghiên cứu Gia đình thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đại học, than thở rằng Đảng Công Nhân Xã Hội Tây Ban Nha “muốn làm cho chúng ta thấy rằng hoàn toàn là hợp đạo đức khi đứa con gái mới 16 tuổi có thể đi phá thai mà gia đình không hề hay biết, bất kể đó là những người yêu thương và quan tâm đến họ nhất.”
Việc cải cách luật phá thai đã được Hội đồng Bộ trưởng Tây Ban Nha thông qua vào ngày 17/5. Trong số những điều khác, dự luật sẽ cho phép các cô gái từ 16 tuổi trở lên được phá thai mà không cần sự đồng ý của cha mẹ.
Dự luật sẽ được đưa ra trước Đại hội đại biểu, tức là Hạ viện của Tây Ban Nha, để tranh luận và biểu quyết, sau đó chuyển đến Thượng viện.
Fernández de la Cigoña cho biết chính phủ muốn thay đổi thực tế và nói rằng “giết người là tốt và từ bi” trong khi “quan tâm, cầu nguyện, giúp đỡ những người cần giúp đỡ là điều xấu xa”.
“Bạn không thể quyết định ai sống ai chết hoặc thúc ép xã hội làm như vậy,” cô nói.
Nayeli Rodríguez, điều phối viên quốc gia của chiến dịch 40 Ngày cho cuộc sống ở Tây Ban Nha - đại diện cho hơn 200 tổ chức đã cùng tham gia tuần hành - lưu ý rằng hơn 2,5 triệu ca phá thai đã được thực hiện ở Tây Ban Nha kể từ khi luật phá thai có hiệu lực vào năm 1985.
Source:Catholic News Agency
Xã luận của Tòa Thánh sau khi phán quyết Roe bị thu hồi ở Hoa Kỳ
Vũ Văn An
14:29 30/06/2022
Phản ứng trước quyết định của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ về việc phá thai, Andrea Tornielli, giám đốc biên tập của Bộ Truyền thông Vatican, nhấn mạnh rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên tiếng mạnh mẽ và dứt khoát” chống lại việc phá thai.
Bài xã luận của Tornielli (“Phò sinh, Luôn luôn”) theo sau một tuyên bố trước đó của Giáo hoàng Hàn lâm viện về Sự sống. Tornielli nói, phán quyết “có thể tạo cơ hội để suy gẫm về sự sống, việc bảo vệ những người không có khả năng tự vệ và bị vứt bỏ, quyền của phụ nữ và bảo vệ quyền làm mẹ”.
Ông nói thêm, “Thật không may, một sự suy gẫm nghiêm túc và chia sẻ về sự sống cũng như việc bảo vệ tư cách làm mẹ đòi hỏi chúng ta phải tránh xa luận lý cực đoan chống đối và phân cực chính trị - thật không may – thường đi kèm với cuộc thảo luận về vấn đề này, ngăn cản cuộc đối thoại thực sự”.
“Phò sinh, chẳng hạn, luôn có nghĩa là phải quan tâm nếu tỷ lệ tử vong của phụ nữ do việc làm mẹ tăng lên,” ông nói tiếp như thế trong khi trích dẫn sự gia tăng tỷ lệ tử vong của người mẹ ở Hoa Kỳ từ năm 2019 đến năm 2020 (Tornielli không đề cập đến sự gia tăng đó có liên kết với Covid.)
Ông nói thêm, “Phò sinh luôn luôn có nghĩa là hỏi xem phải giúp đỡ phụ nữ ra sao để họ chào đón sự sống mới. Ở Mỹ, khoảng 75% phụ nữ phá thai sống trong cảnh nghèo đói hoặc lương thấp. Và chỉ có 16% nhân viên trong kỹ nghệ tư nhân được hưởng chế độ nghỉ hộ sản có lương … Phò sinh, luôn luôn, cũng có nghĩa là bảo vệ nó trước mối đe dọa từ súng ống.”
Tornielli kết luận, “Do đó, chúng ta có thể hy vọng rằng cuộc tranh luận về phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ sẽ không bị giản lược thành một cuộc đối đầu về ý thức hệ, mà sẽ thúc đẩy tất cả chúng ta — ở cả hai phía của đại dương — suy gẫm về ý nghĩa của việc chào đón sự sống".
Sau đây là nguyên văn bài xã luận của Tornielli:
Phò sinh, luôn luôn
Phán quyết của Tối cao Pháp viện, sau gần nửa thế kỷ, đã loại bỏ các quyết định trước đó từng thực tế hợp pháp hóa việc phá thai theo yêu cầu trên toàn nước Mỹ. Phán quyết hôm thứ Sáu trao cho các tiểu bang cá thể thẩm quyền ra luật lệ về vấn đề này và có thể tạo cơ hội để suy gẫm về sự sống, việc bảo vệ những người không có khả năng tự vệ và bị vứt bỏ, quyền của phụ nữ và bảo vệ quyền làm mẹ.
Đó là một chủ đề mà ngay từ đầu triều giáo hoàng của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên tiếng một cách mạnh mẽ và dứt khoát.
Trong Evangelii gaudium, văn kiện phác thảo “lộ trình” của Giám mục Rôma đương nhiệm, chúng ta đọc: “Trong số những người dễ bị tổn thương mà Giáo hội mong muốn được chăm sóc với tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt là những đứa trẻ chưa chào đời, những đứa trẻ vô tội và không tự vệ nhất trong chúng ta. Ngày nay, những nỗ lực được đưa ra nhằm phủ nhận nhân phẩm của chúng và làm bất cứ điều gì người ta muốn, lấy mạng sống của chúng và thông qua luật pháp ngăn cản bất cứ ai cản trở điều này. Như một cách chế giễu nỗ lực của Giáo hội nhằm bảo vệ sự sống của chúng, nhiều mưu toan thường được thực hiện nhằm trình bầy chủ trương của Giáo hội như có tính ý thức hệ, duy tăm tối và bảo thủ. Nhưng thực ra, bảo vệ sự sống chưa sinh này có liên hệ chặt chẽ với việc bảo vệ mỗi và mọi nhân quyền khác. Nó bao hàm niềm xác tín rằng con người luôn thánh thiêng và bất khả xâm phạm, trong bất cứ hoàn cảnh nào và ở mọi giai đoạn phát triển nào. Con người là mục đích trong chính họ và không bao giờ là phương tiện để giải quyết các vấn đề khác”.
Một suy tư nghiêm túc và chia sẻ về sự sống cũng như việc bảo vệ quyền làm mẹ đòi hỏi chúng ta phải tránh xa luận lý cực đoan chống đối và phân cực chính trị - thật không may – thường đi kèm với cuộc thảo luận về vấn đề này, ngăn cản cuộc đối thoại thực sự.
Phò sinh, chẳng hạn, luôn có nghĩa là phải quan tâm nếu tỷ lệ tử vong của phụ nữ do việc làm mẹ tăng lên. Tại Hoa Kỳ, theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tỷ lệ tử vong của người mẹ đã tăng từ 20.1 phụ nữ chết trong 100,000 trẻ sinh ra còn sống vào năm 2019 lên 23.8 trên 100,000 trẻ sinh ra còn sống vào năm 2020. Và, một cách đáng chú ý, tỷ lệ tử vong nơi phụ nữ da đen năm 2020 là 55.3 ca tử vong trên 100,000 trẻ sinh ra còn sống, gấp 2.9 lần tỷ lệ tử vong ở phụ nữ da trắng.
Phò sinh luôn luôn có nghĩa là hỏi xem phải giúp đỡ phụ nữ ra sao để họ chào đón sự sống mới. Theo một thống kê ở Mỹ, khoảng 75% phụ nữ phá thai sống trong cảnh nghèo đói hoặc lương thấp. Và chỉ có 16% nhân viên trong kỹ nghệ tư nhân được hưởng chế độ nghỉ hộ sản có lương … Phò sinh, luôn luôn, cũng có nghĩa là bảo vệ nó trước mối đe dọa từ súng ống.Theo một thống kê ở Hoa Kỳ, khoảng 75% phụ nữ phá thai sống trong cảnh nghèo đói hoặc có mức lương thấp. Và theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Harvard Review of Psychiatry vào ngày 9 tháng 3 năm 2020, chỉ có 16% nhân viên trong kỹ nghệ tư nhân được hưởng chế độ nghỉ hộ sản có lương. Gần một trong bốn bà mẹ mới không được nghỉ hộ sản có lương buộc phải đi làm trở lại trong vòng mười ngày sau khi sinh con.
Phò sinh, luôn luôn, còn có nghĩa là bảo vệ nó trước mối đe dọa của súng đạn, thứ không may đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em và thanh thiếu niên ở Mỹ.
Do đó, chúng ta có thể hy vọng rằng cuộc tranh luận về phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ sẽ không bị giản lược thành một cuộc đối đầu về ý thức hệ, mà sẽ thúc đẩy tất cả chúng ta — ở cả hai phía của đại dương — suy gẫm về ý nghĩa của việc chào đón sự sống, bảo vệ nó và thúc đẩy nó bằng các luật lệ phù hợp.
Sau quyết định loại bỏ phán quyết Roe, nhiều nhà thờ Công Giáo, và các trung tâm trợ giúp mang thai bị phá hoại
Đặng Tự Do
17:09 30/06/2022
Sau quyết định hôm thứ Sáu của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ lật nhào các phán quyết Roe kiện Wade và Planned Parenthood kiện Casey, các nhà thờ Công Giáo, trung tâm trợ giúp thai nghén và các nhóm ủng hộ sự sống khác đã được nâng cao cảnh báo trước các mối đe dọa tấn công trả đũa của những người ủng hộ phá thai.
Một số địa điểm như vậy đã bị phá hoại kể từ quyết định ngày 24 tháng 6 của Tối Cao Pháp Viện.
Tại Reston, Virginia, cách Arlington khoảng 16 dặm về phía tây bắc, cảnh sát và cứu hỏa đã đến Nhà thờ Công Giáo St. John Neumann để đáp lại lời kêu gọi về những tấm giẻ rách đang cháy âm ỉ được ném vào nhà thờ vào ngày Chúa Nhật 26 tháng 6.
Các nhà chức trách thuộc Sở Cảnh sát Quận Fairfax có mặt tại hiện trường xác định rằng những tấm giẻ rách này chứa một chất gia tốc có khả năng gây cháy. Những bức ảnh vẽ bậy đi kèm với dòng chữ “Điều này sẽ không dừng lại” được viết trên bảng hiệu của nhà thờ và một câu tục tĩu khác được viết trên tường của nhà thờ.
Cảnh sát Lynchburg cho biết trung tâm mang thai Blue Ridge ở Lynchburg, Virginia đã bị đập vỡ cửa sổ và bị vẽ bậy vào đêm 24 rạng sáng 25 tháng 6. Các nhà chức trách đã trả lời cuộc gọi về thiệt hại tài sản ngay trước 11 giờ sáng ngày 25 tháng 6, và khi đến nơi đã phát hiện ra sơn xịt và cửa sổ bị vỡ.
Các bức ảnh vẽ bậy có dòng chữ “Jane's Revenge”, “Nếu phá thai không an toàn, bạn sẽ không an toàn” và một tuyên bố tục tĩu khác.
Cảnh sát nói rằng đoạn phim an ninh cho thấy bốn cá nhân đeo mặt nạ đang phá hoại tòa nhà. Cuộc điều tra đang được tiến hành. Cảnh sát đang yêu cầu bất kỳ ai có thông tin liên hệ với Thám tử Dubie theo số (434) 941-9937 hoặc Crime Stopper theo số (888) 798-5900. Anh chị em cũng có thể báo cáo trực tuyến tại http://p3tips.com hoặc trên ứng dụng P3 trên thiết bị di động.
Tại Nhà thờ Công Giáo Rất Thánh Đức Bà Đức Maria ở New Orleans, một bức tượng của Đức Trinh Nữ Maria và một hòn đá tưởng niệm những thai nhi bị phá thai đã bị xịt sơn đỏ, Fox 8 đưa tin ngày 25/6.
Life Choices, một trung tâm trợ giúp mang thai ở Longmont, Colorado đã hứng chịu hỏa hoạn và thiệt hại do khói tràn ngập vào hôm thứ Bảy. FBI và cảnh sát địa phương đang điều tra vụ hỏa hoạn được nghi là đốt phá. Các khẩu hiệu ủng hộ việc phá thai, bao gồm các từ, “Nếu phá thai không an toàn thì bạn cũng không”, được viết trên tòa nhà bằng hình vẽ graffiti màu đen.
Trung tâm hỗ trợ mang thai Tree of Life ở Paso Robles, California đã bị vỡ cửa sổ và bị xịt các biểu tượng vô chính phủ và chữ cái đầu “JR” theo calcoastnews.com. Tờ báo đưa tin rằng “JR” là viết tắt của Jane's Revenge.
Cảnh sát Paso Robles nói rằng trung tâm trợ giúp mang thai đã nhận được một lá thư từ Jane's Revenge, theo KSBY. Không rõ liệu bức thư được nhận trước hay sau vụ phá hoại. Theo KSBY, vụ phá hoại đang được điều tra thông qua các băng ghi hình từ camera giám sát của các doanh nghiệp xung quanh.
Nhà thờ Công Giáo Thánh Antôn ở Harlingen, Texas đã có ba bức tượng của bị phá hoại vào cuối tuần, theo valleycentral.com. Các bức ảnh về vụ phá hoại cho thấy một bức tượng dường như là bức tượng Đức Mẹ Đồng trinh Maria bị lật nhào và bị chặt đầu. Nhà thờ cho biết có hai bức tượng thiên thần đã bị đánh cắp.
Source:Catholic News Agency
Các giám mục Mễ Tây Cơ than thở: Đất nước ngập trong máu người chết và người mất tích
Đặng Tự Do
17:10 30/06/2022
“Mễ Tây Cơ của chúng ta đang ngập trong máu của rất nhiều người chết và mất tích”, Giáo Hội Công Giáo nước này lên tiếng than thở khi nhớ đến hàng nghìn nạn nhân của tội phạm có tổ chức ở nước này, đặc biệt là hai linh mục Dòng Tên bị sát hại gần đây.
Trong một thông điệp video được đăng ngày 23 tháng 6, Đức Cha Ramón Castro Castro của Cuernavaca, tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ, đã đề cập đến thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô về “nỗi buồn và sự mất tinh thần” của ngài sau khi được biết về cái chết của hai linh mục Dòng Tên bị bắn hạ trong Vùng Sierra Tarahumara của bang Chihuahua.
“Các giám mục, với tư cách là các mục tử, muốn bày tỏ theo cách tương tự tất cả sự gần gũi của chúng tôi và nỗi buồn sâu sắc mà chúng tôi mang trong lòng. Giờ đây, như chưa bao giờ, nỗi đau về thập tự giá trở nên dữ dội hơn do rất nhiều máu vô tội đã đổ ra khắp đất nước,” Đức Cha Castro nói.
Các linh mục Dòng Tên Javier Campos Morales và Joaquín César Mora Salazar đã bị sát hại vào ngày 20 tháng 6 bên trong nhà thờ Công Giáo Cerocahui khi họ cố gắng bảo vệ một người đàn ông bị thương đang chạy trốn bên trong nhà thờ khi anh ta đang bị truy đuổi bởi một kẻ tấn công có vũ trang. Kẻ tấn công này đã bắn anh ta và hai linh mục, giết chết cả ba người.
Kẻ sát nhân có chủ đích đã được xác định bởi nhà chức trách. Cảnh sát treo giải thưởng lên tới 5 triệu peso, tức là khoảng 250.000 USD, cho ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ hung thủ.
Tội phạm vũ trang là một phần của làn sóng bạo lực ngày càng gia tăng ở Mexico, đã gây rúng động đất nước.
Chỉ trong ba năm rưỡi của chính quyền López Obrador, đã có hơn 121.000 vụ giết người được ghi nhận trong cả nước, vượt hơn 56.000 tội ác đã gây ra trong nhiệm kỳ sáu năm của người tiền nhiệm Enrique Peña Nieto.
Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 21 tháng 6 năm nay, theo số liệu chính thức, 12.481 vụ giết người đã xảy ra ở Mễ Tây Cơ.
Đức Cha Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ than thở rằng ở Mễ Tây Cơ “tỷ lệ bạo lực và các cấu trúc của sự chết chóc của nó đã tràn ngập trong các cộng đồng của chúng ta, làm biến dạng con người và phá hủy nền văn hóa hòa bình coi người khác là anh chị em với chúng ta.”
Ngài nói: “Cùng với người dân, chúng tôi mong đợi sự phản ứng phù hợp với tình hình của chính quyền các cấp.”
Đức Cha nhấn mạnh rằng “trách nhiệm của những người cầm quyền là tìm kiếm công lý và thúc đẩy hòa bình và hòa hợp trong sự chung sống xã hội.”
Các linh mục đã chết dưới bàn tay của tội phạm có tổ chức chia sẻ cùng hoàn cảnh “với hàng nghìn nạn nhân của người dân chúng ta đã gặp phải kết cục này, với hàng chục nghìn người mất tích mà gia đình vẫn tiếp tục tìm kiếm họ”.
“Chúng ta sẽ phải bổ sung thêm rất nhiều vụ tống tiền và tổng số tiền chuộc mạng đang phổ biến trên khắp đất nước. Tình hình này đã là không thể chịu đựng được và đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực tái lập hòa bình,” Đức Cha Castro nói.
Vị giám mục nói rằng các giám mục cũng kêu gọi lương tâm và sự hoán cải của “những người là nguyên nhân của mỗi và mọi giai đoạn tàn bạo của cái chết và sự hủy diệt chống lại anh em của họ.”
“Chúng tôi nhắc nhở họ rằng chúng ta là một phần của cùng một dân tộc. Chúng tôi khuyên họ ngừng giết anh em của mình và vi phạm hòa bình xã hội”, ngài nói.
“Hãy phục hồi sự kính sợ Thiên Chúa và thực thi Luật của Ngài rằng 'Ngươi chớ giết người'“
Thay mặt cho toàn thể Giáo Hội ở Mễ Tây Cơ, Đức Cha Castro yêu cầu những kẻ phạm tội: “nhân danh Chúa, hãy nhạy cảm với những lời than thở của anh em mình, những người là con cái của Thiên Chúa, những người mà những giọt nước mắt đau khổ, bất lực và những cơn thịnh nộ bị kiềm chế kêu lên đến trời cao.”
“Chúng tôi cầu xin bạn, chúng tôi cầu xin bạn, chúng tôi nhân danh Chúa, chúng tôi đòi hỏi phải ngưng ngay vì đã quá nhiều điều ác và sự thù hận! Tất cả chúng ta đều muốn hòa bình.”
Source:Catholic News Agency
Nhận định của các Hồng Y Hoa Kỳ về quyết định hủy bỏ phán quyết Roe chống Wade
Đặng Tự Do
17:11 30/06/2022
Trong các tuyên bố riêng biệt, các Hồng Y lãnh đạo các giáo phận Hoa Kỳ đã hoan nghênh quyết định của Tối Cao Pháp Viện lật ngược phán quyết năm 1973 trong vụ Roe kiện Wade.
“Chúng tôi hoan nghênh phán quyết quan trọng này và cơ hội mà nó tạo ra cho một cuộc thảo luận quốc gia về việc bảo vệ sự sống con người khi còn trong bụng mẹ và thúc đẩy phẩm giá con người trong mọi giai đoạn của cuộc đời,” Hồng Y Blase Cupich ở Chicago nói. “Thời điểm này sẽ là một bước ngoặt trong cuộc đối thoại của chúng ta về vị trí của một đứa trẻ chưa sinh trong quốc gia của chúng ta, về trách nhiệm của chúng ta trong việc lắng nghe phụ nữ và hỗ trợ họ trong quá trình mang thai và sau khi sinh con, và về sự cần thiết phải tập trung lại các ưu tiên quốc gia để hỗ trợ các gia đình, đặc biệt là những người gặp khó khăn.”
Ngài nói thêm: “Đừng nhầm lẫn, vì phán quyết này sẽ ít ảnh hưởng đến việc phá thai ở Illinois, vì hầu như không có hạn chế nào ở đây, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động mạnh mẽ để bảo vệ pháp lý cho những đứa trẻ chưa sinh ra.”
Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Galveston-Houston ca ngợi quyết định này là “một bước đi đáng hoan nghênh và tích cực nhằm tạo ra một xã hội khẳng định sự sống. Đó là một bước cần thiết”.
Ngài nói tiếp rằng: “Phá thai thường được coi là một việc làm tốt và là một việc làm cần thiết để bảo đảm quyền tự do của phụ nữ. Mặc dù quan điểm này có nhiều vấn đề, nhưng đó là một niềm tin phổ biến sẽ cần thời gian và sự kiên nhẫn để vượt qua... Tôi kêu gọi người Công Giáo hành động thận trọng và tránh những tình huống có thể dẫn đến đối đầu công khai. Chúng ta được kêu gọi để nói ra sự thật một cách khôn ngoan, tránh những hành vi có thể làm tăng căng thẳng một cách không cần thiết”.
Trong một tuyên bố có tựa đề “Chúng tôi tạ ơn Chúa”, Đức Hồng Y Timothy Dolan, cùng với các giám mục khác của tiểu bang New York, nói rằng “quyết định chính đáng này sẽ cứu được vô số trẻ em vô tội đang chờ được sinh ra.”
Các ngài nói thêm: “Vào ngày lịch sử này, lòng biết ơn của chúng tôi dành cho hàng triệu người Mỹ anh hùng, những người đã làm việc không mệt mỏi cho kết quả này trong gần nửa thế kỷ. Là những người Công Giáo, chúng tôi đã cầu nguyện và ăn chay, tham dự thánh lễ, dâng thánh lễ, và làm chứng một cách hòa bình trong năm thập kỷ qua. Chúng tôi đã tham gia cùng những người khác trong việc giáo dục học sinh, mở các trung tâm trợ giúp mang thai, đồng hành cùng các bà mẹ, cung cấp dịch vụ tư vấn sau phá thai và tuần hành, năm này qua năm khác, đến Tòa án Tối cao Hoa Kỳ để làm chứng cho cuộc sống. Hôm nay, tiếng nói của chúng tôi đã được lắng nghe”.
“Gần 50 năm trước khi Roe kiện Wade được đưa ra, quốc gia của chúng ta đã trở thành một ngôi nhà bị chia rẽ chống lại chính nó bằng cách đặt quyền tự do lựa chọn trước cả quyền bất khả xâm phạm của cuộc sống,” Đức Hồng Y Wilton Gregory của Washington nói. “Kể từ đó, chúng tôi đã cầu nguyện và làm việc không mệt mỏi để phục hồi các giá trị được nêu trong Tuyên ngôn Độc lập đã đưa chúng ta trở thành một quốc gia vĩ đại thực sự”.
“Chúng ta vui mừng về bước mới nhất này trong hành trình của mình, nhưng công việc của chúng ta vẫn chưa hoàn thành. Ở địa phương và quốc gia, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm để nâng cao phẩm giá của cuộc sống con người và bảo đảm rằng toàn bộ các vấn đề của cuộc sống được giải quyết một cách thỏa đáng. Điều này bao gồm hỗ trợ phụ nữ mang thai trong việc đưa ra các lựa chọn khẳng định cuộc sống, cung cấp dịch vụ chăm sóc trước và sau khi sinh tốt hơn cho trẻ em và bà mẹ của họ, vận động cho dịch vụ chăm sóc trẻ em với giá cả phải chăng và trường học an toàn, và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ các bà mẹ vẫn đang đi học và trong lực lượng lao động. “
Đức Hồng Y Gregory nói thêm rằng
“Chúng ta cũng phải nhận ra rằng đạo đức sống khẳng định cũng cần thu hút sự chú ý đến một loạt các lĩnh vực khác mà nhân loại cần quan tâm. Điều này bao gồm hủy bỏ án tử hình và chăm sóc cho những người bị giam giữ; giải quyết mọi hình thức bất công, bao gồm cả phân biệt chủng tộc; chăm sóc người nghèo, người ốm đau, người già yếu, dễ bị tổn thương; và thúc đẩy sự công nhận nhiều hơn ơn gọi của chúng ta trong toàn bộ các mối quan hệ của con người là trở thành anh chị em với nhau”.
“Đối với tất cả chúng ta, những người đã nói, viết, làm việc, tuần hành và cầu nguyện để đảo ngược Roe kiện Wade, quyết định hôm nay của Tòa án Tối cao có ý nghĩa sâu sắc và đáng khích lệ,” Đức Hồng Y Seán O'Malley ở Boston nói. “Quyết định này sẽ tạo ra khả năng bảo vệ sự sống của con người của các thai nhi; nó kêu gọi chúng ta nhận ra gánh nặng mà phụ nữ phải đối mặt khi mang thai; và nó thách thức chúng ta với tư cách là một quốc gia làm việc cùng nhau để xây dựng nhiều cộng đồng hỗ trợ hơn — và khả năng tiếp cận họ — cho tất cả phụ nữ mang thai ngoài ý muốn”.
Hồng Y Joseph Tobin của Newark nói rằng với quyết định của Dobbs, Tòa án Tối cao “công nhận rằng ngay cả những con người bất lực và phụ thuộc nhất cũng có quyền được sống và sở hữu phẩm giá và giá trị vốn có.”
“Giáo Hội Công Giáo dạy rằng tất cả cuộc sống của con người là thánh thiêng, từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên. Chúng ta phải phản đối nhiều mối đe dọa đối với cuộc sống và nhân phẩm của con người hiển nhiên trong xã hội hiện đại, bao gồm phá thai, hành vi giết người, tự tử được hỗ trợ và hình phạt tử hình.”
Source:Catholic News Agency
Ý cầu nguyện tháng 7 của Đức Thánh Cha: Cầu nguyện cho người cao niên
Thanh Quảng sdb
19:40 30/06/2022
Ý cầu nguyện tháng 7 của Đức Thánh Cha: 'Cầu nguyện cho người cao niên'
Đức Thánh Cha Phanxicô công bố ý cầu nguyện trong tháng Bảy, và kêu gọi mọi người cầu nguyện cho người cao niên, để họ có thể trọ nên “những người thầy của sự dịu dàng”.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Giáo hội chuẩn bị kỷ niệm Ngày Thế giới lần thứ 2 dành cho Ông bà và Người cao niên vào ngày 24 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu mời người Công Giáo hãy cầu nguyện trong tháng này cho người cao niên.
Ý cầu nguyện này được phát đi qua video của ĐTC.
Đức Thánh Cha liên kết hai ý cầu nguyện lại với nhau, ngài nói: “Chúng ta không thể nói về gia đình mà không nói về tầm quan trọng của những người cao niên…”
Ngài lưu ý rằng chưa bao giờ trong lịch sử loài người lại có nhiều người cao tuổi đến như vậy, nên tự vấn “chúng ta không biết phải sống như thế nào trong giai đoạn mới này của cuộc đời: có rất nhiều kế hoạch trợ giúp cho tuổi già, nhưng lại có rất ít dự án được tồn tại. ”
"Người già, thầy dậy của sự dịu dàng"
Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về nhu cầu của người già cần được chăm sóc đặc biệt và những món quà mà họ có thể cung cấp cho các thế hệ trẻ là “Những người cao tuổi thường có sự nhạy cảm đặc biệt đối với việc chăm sóc, suy nghĩ và tình cảm. Họ có thể trở thành người dậy của sự dịu dàng. "
ĐTC nói thêm rằng thế giới đầy rẫy chiến tranh của chúng ta đòi hỏi phải có “một cuộc cách mạng thực sự của sự dịu dàng”, người cao tuổi có thể giúp loại bỏ những lợi lộc ích kỷ của xã hội.
'Trí tuệ của dân tộc'
Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở mọi người rằng phải mừng kính ông bà và những người cao tuổi, đặc biệt vào Ngày Thế giới dành riêng cho họ.
ĐTC nói: “Chúng ta hãy nhớ rằng, ông bà và những người lớn tuổi là tấm bánh nuôi dưỡng cuộc sống chúng ta; họ chất chứa tiềm ẩn kho tàng của dân tộc.”
Kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi mọi người Công Giáo hãy cầu nguyện cho những người cao niên.
“Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người cao niên để họ có thể là những bậc thầy của sự dịu dàng mà kinh nghiệm và trí tuệ của họ có thể giúp những người trẻ hướng tới một tương lai hy vọng và trách nhiệm.”
Cô đơn ở tuổi già
Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Thánh Cha cung cấp một số thông tin về người cao tuổi trong một tuyên bố báo chí.
“Trong những thập kỷ gần đây, số lượng người trên 65 tuổi đã tăng nhanh”. “Hiện tượng lão hóa dân số này đặc biệt ảnh hưởng đến các nước phát triển, nơi có 25% người cao tuổi sống một mình”.
Giáo hội gần gũi với người già
Đức Hồng Y Kevin Farrell, Tổng trưởng Thánh bộ Vatican, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người hãy ý thức về “sự liên quan của người cao tuổi trong đời sống xã hội và cộng đồng” một cách thường xuyên, có hệ thống thông qua các hoạt động mục vụ.
“Ngoài việc tái khẳng định tầm quan trọng của việc chống lại văn hóa loại bỏ,” ĐTC nói, “Đức Thánh Cha ước muốn đưa ra những điểm tham chiếu cho những ai đang trải qua sự hoang mang trước nỗ lực hòa mình vào cộng đồng trong nhiều năm qua.”
Đức Hồng Y cho biết, Ngày Thế giới dành cho Ông bà và Người cao niên nhằm truyền đạt sự gần gũi và chăm sóc của Giáo hội dành cho họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô công bố ý cầu nguyện trong tháng Bảy, và kêu gọi mọi người cầu nguyện cho người cao niên, để họ có thể trọ nên “những người thầy của sự dịu dàng”.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Giáo hội chuẩn bị kỷ niệm Ngày Thế giới lần thứ 2 dành cho Ông bà và Người cao niên vào ngày 24 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu mời người Công Giáo hãy cầu nguyện trong tháng này cho người cao niên.
Ý cầu nguyện này được phát đi qua video của ĐTC.
Đức Thánh Cha liên kết hai ý cầu nguyện lại với nhau, ngài nói: “Chúng ta không thể nói về gia đình mà không nói về tầm quan trọng của những người cao niên…”
Ngài lưu ý rằng chưa bao giờ trong lịch sử loài người lại có nhiều người cao tuổi đến như vậy, nên tự vấn “chúng ta không biết phải sống như thế nào trong giai đoạn mới này của cuộc đời: có rất nhiều kế hoạch trợ giúp cho tuổi già, nhưng lại có rất ít dự án được tồn tại. ”
"Người già, thầy dậy của sự dịu dàng"
Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về nhu cầu của người già cần được chăm sóc đặc biệt và những món quà mà họ có thể cung cấp cho các thế hệ trẻ là “Những người cao tuổi thường có sự nhạy cảm đặc biệt đối với việc chăm sóc, suy nghĩ và tình cảm. Họ có thể trở thành người dậy của sự dịu dàng. "
ĐTC nói thêm rằng thế giới đầy rẫy chiến tranh của chúng ta đòi hỏi phải có “một cuộc cách mạng thực sự của sự dịu dàng”, người cao tuổi có thể giúp loại bỏ những lợi lộc ích kỷ của xã hội.
'Trí tuệ của dân tộc'
Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở mọi người rằng phải mừng kính ông bà và những người cao tuổi, đặc biệt vào Ngày Thế giới dành riêng cho họ.
ĐTC nói: “Chúng ta hãy nhớ rằng, ông bà và những người lớn tuổi là tấm bánh nuôi dưỡng cuộc sống chúng ta; họ chất chứa tiềm ẩn kho tàng của dân tộc.”
Kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi mọi người Công Giáo hãy cầu nguyện cho những người cao niên.
“Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người cao niên để họ có thể là những bậc thầy của sự dịu dàng mà kinh nghiệm và trí tuệ của họ có thể giúp những người trẻ hướng tới một tương lai hy vọng và trách nhiệm.”
Cô đơn ở tuổi già
Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Thánh Cha cung cấp một số thông tin về người cao tuổi trong một tuyên bố báo chí.
“Trong những thập kỷ gần đây, số lượng người trên 65 tuổi đã tăng nhanh”. “Hiện tượng lão hóa dân số này đặc biệt ảnh hưởng đến các nước phát triển, nơi có 25% người cao tuổi sống một mình”.
Giáo hội gần gũi với người già
Đức Hồng Y Kevin Farrell, Tổng trưởng Thánh bộ Vatican, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người hãy ý thức về “sự liên quan của người cao tuổi trong đời sống xã hội và cộng đồng” một cách thường xuyên, có hệ thống thông qua các hoạt động mục vụ.
“Ngoài việc tái khẳng định tầm quan trọng của việc chống lại văn hóa loại bỏ,” ĐTC nói, “Đức Thánh Cha ước muốn đưa ra những điểm tham chiếu cho những ai đang trải qua sự hoang mang trước nỗ lực hòa mình vào cộng đồng trong nhiều năm qua.”
Đức Hồng Y cho biết, Ngày Thế giới dành cho Ông bà và Người cao niên nhằm truyền đạt sự gần gũi và chăm sóc của Giáo hội dành cho họ.
Văn Hóa
Cảm nghiệm về một chuyến đi
Maria Vũ Loan
08:44 30/06/2022
Mùa hè 2022 này, tôi kéo va-li rời Sài Gòn nghỉ dưỡng vài ngày ở vùng biển Nha Trang. Bỏ lại sau lưng một thành phố hoa và lệ đan nhau, mà ở đó cuộc sống đang trở nên nặng trĩu sau Covid và ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh “ngốc nghếch” của con người. Hòa với cây cảnh, biển xanh, khi dâng trào cảm xúc tôi bật lên câu hỏi: "Thiên đàng ở đâu để tôi tìm đến?”. Không có tiếng trả lời, tôi vẫn thấy trên đầu mình là mây trắng, còn bên dưới thì chân chạm đất với đôi giày quen thuộc.
Xem Hình
Thiên nhiên thì hoang dã, khi được con người gọt giũa, thiên nhiên bỗng hiền lành và phục vụ lại con người, qua những công trình xây dựng đẹp. Một resort xanh tươi, có hàng cau thân to cao, hoa phượng đỏ ới gần bãi biển cát vàng là một trong những công trình đó. Nơi đại gia đình chúng tôi tạm trú là resort mà cách đây vài năm nhiều người đẹp đến đây thi thố tài năng để dành một vương miện. Dù sạch sẽ và sang trọng, đầy đủ tiện nghi cho cuộc sống; nơi phục vụ massages lịch sự và thơm mùi thảo dược... vẫn có một hai điểm khiến tôi chưa hài lòng lắm. Chắc chắn tôi là người khó tính và có lẽ chỉ có “thiên đàng” mới làm tôi được no thỏa.
Bữa cơm chiều đầu tiên làm tôi thấy thoải mái vì thức ăn dồi dào, hợp khẩu vị, nhân viên phục vụ tốt, bầu khí vui tươi. Trong đời người có nhiều bữa ăn: có bữa ăn thân tình, có bữa ăn xã giao, đượm màu kinh tế; có bữa ăn nặng mùi thực dụng; bữa tiệc ly giữa Đức Giêsu và các tông đồ có cả thân thiện, có cả sự phản bội.... Có lẽ người ta nhớ nhất là bữa ăn xum vầy, đoàn tụ và tệ hại nhất là dùng bữa ăn xa xỉ để thể hiện “đẳng cấp” của mình.
Khi bóng tối buông xuống, ánh đèn trang trí hắt lên từ bãi cỏ hai bên đường làm quang cảnh resort đẹp mờ mờ ảo ảo. Tôi ngồi trước nhà nghỉ, tay cầm điện thoại để dự lễ trực tuyến. Nhiều lần tham dự lễ trực tuyến xong, tôi thầm cảm ơn những người làm truyền thông, đã truyền tải thánh lễ hằng ngày để tạo thuận lợi cho những người đi xa, những người già yếu và bệnh nhân tham dự. Có những thánh lễ ngày thường có đến trên bốn ngàn người dự. Những lần du lịch hè, tôi thường thuê xe ôm để đến nhà thờ gần khu vực tạm trú để dự lễ; nếu ở Huế thì đến nhà thờ chánh tòa, nếu ở Đà Lạt thì ra nhà thờ Con Gà; lần này, tôi chẳng cần vất vả đến nhà thờ Núi (nhà thờ đá) để hiệp dâng lễ Chúa nhật. Rõ ràng, công nghệ đã phục vụ nhu cầu tâm linh.
Sáng sớm hôm sau, đi bộ trong resort thật dễ chịu! Tôi chợt nghĩ, chắc là buổi sáng ở vườn địa đàng trên thiên quốc thú vị hơn chăng? Có các thánh nhiều thế hệ đi ra đi vào tập thể dục hẳn là vui. Sống ở một nơi mà người ta không cần nghĩ đến tuổi tác và các biện pháp để bảo vệ sức khỏe thì tập thể dục chỉ là vui thôi mà! Nơi dùng buffet sáng rất rộng rãi, nhiều món ăn ngon, có view nhìn ra biển, tạo cảm giác vui sống, nhẹ nhàng cho thực khách.
Tiếp nối buổi sáng, chúng tôi đi tham quan tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Vì là mùa hè nên trẻ em được cha mẹ cho đến đây khá đông. Cách thiết kế các lối đi không thuận tiện nên có cảm giác ngột ngạt nơi đông người; cũng chẳng có người thuyết minh hiện vật trưng bày nên buổi tham quan có phần nhạt nhẽo. Cần sắp xếp hợp lý và thay đổi lại cho tốt hơn, thời đại 4.0 rồi mà!
Đến Nha Trang, chúng tôi muốn đi thăm người dân tộc vùng Cam Ranh vì đã có một sự kết nối nho nhỏ, nhưng rồi các cháu lại ngăn cản, chúng tôi chỉ ngồi mà ngẫm nghĩ. Sau Covid-19, có lẽ người làm việc bác ái – xã hội cần có cách làm mới, phù hợp hơn. Cụ thể là biết hoàn cảnh nào hoặc gia đình nào cần trợ giúp, thì tiếp tay. Có nhiều linh mục ở vùng sâu vùng xa đã thực hiện việc này cho giáo xứ mình. Việc tập trung để phát gạo, mì, nhu yếu phẩm... làm theo thời điểm hoặc cần kíp lúc ngặt nghèo mà thôi. Những vị được đào tạo bài bản về công tác xã hội thì biết quá rõ về việc này.
Khi công việc của Nhóm chúng tôi cán mốc 30 năm, tôi truyền đạt ý tưởng với các bạn đã trưởng thành rằng, ai có khả năng, điều kiện kinh tế thì cứ tự do chia sẻ, phân phát theo lòng mến của mình; miễn là cẩn thận, khôn ngoan, nhất là tránh sai sót dẫn đến vi phạm pháp luật. Lòng mến ở thời đại mới cũng cần kết hợp với những yếu tố tích cực để tròn trịa hơn. Ngay như nét đẹp của một hoa hậu cũng phải được đan kết từ nhiều thành quả riêng của một cá nhân huống chi là lòng mến, một nhân đức không bao giờ tàn phai.
Thời gian qua, những mũi chích ngừa Covid đã làm cho “nhan sắc” của chúng tôi thay đổi. Tôi than thở với một ân nhân và được trấn an rất nhiều. Thì đành vậy! Điều cần là làm sao cho trái tim mình không bị chai sạn, rạn nứt hay móp méo theo dòng thời gian là được.
Một buổi chiều, chúng tôi vào một quán cà phê có tầm nhìn ra bãi biển. Biển hiền hòa và cũng dễ giận dữ; còn những đám mây trắng lững lờ, điểm xuyết trên bầu trời xanh thì nhẹ nhàng như một nàng thơ. Vị đắng của cà phê hòa với sữa cũng quen thuộc như cây với núi ở vùng biển vậy.
Một buổi tối, chúng tôi được một gia đình đãi bữa cơm thân mật, sang trọng. Chủ nhà nói chuyện rôm rả, từ chuyện kinh doanh đến chuyện thời sự. Chúng tôi chú ý đến lời than phiền của chủ nhà khi cho biết tình hình an ninh ở thành phố Nha Trang không còn được “thanh bình” như trước. Tệ nạn bắt đầu ló mặt. Từ lời ta thán này, chúng tôi chùng lòng xuống khi thấy một hai thanh thiếu niên trông rất nhếch nhác đi trên đường phố. Trách nhiệm của ai? Đất nước tươi đẹp thì cũng cần có một cái đẹp toàn diện.
Về đến Sài Gòn, chúng tôi thấy an tâm. Thời điểm này sự bất an ở khắp nơi, từ nam chí bắc, từ phương đông đến phương tây... Có lẽ lúc nào cũng cần múc lấy sự bình an của Đức Kitô Phục Sinh, ơn can đảm từ Chúa Thánh Thần, để sống vui, sống an lành trong thời đại mới của thế kỷ 21 này và thiên đàng sẽ ở quanh đây.
Xem Hình
Thiên nhiên thì hoang dã, khi được con người gọt giũa, thiên nhiên bỗng hiền lành và phục vụ lại con người, qua những công trình xây dựng đẹp. Một resort xanh tươi, có hàng cau thân to cao, hoa phượng đỏ ới gần bãi biển cát vàng là một trong những công trình đó. Nơi đại gia đình chúng tôi tạm trú là resort mà cách đây vài năm nhiều người đẹp đến đây thi thố tài năng để dành một vương miện. Dù sạch sẽ và sang trọng, đầy đủ tiện nghi cho cuộc sống; nơi phục vụ massages lịch sự và thơm mùi thảo dược... vẫn có một hai điểm khiến tôi chưa hài lòng lắm. Chắc chắn tôi là người khó tính và có lẽ chỉ có “thiên đàng” mới làm tôi được no thỏa.
Bữa cơm chiều đầu tiên làm tôi thấy thoải mái vì thức ăn dồi dào, hợp khẩu vị, nhân viên phục vụ tốt, bầu khí vui tươi. Trong đời người có nhiều bữa ăn: có bữa ăn thân tình, có bữa ăn xã giao, đượm màu kinh tế; có bữa ăn nặng mùi thực dụng; bữa tiệc ly giữa Đức Giêsu và các tông đồ có cả thân thiện, có cả sự phản bội.... Có lẽ người ta nhớ nhất là bữa ăn xum vầy, đoàn tụ và tệ hại nhất là dùng bữa ăn xa xỉ để thể hiện “đẳng cấp” của mình.
Khi bóng tối buông xuống, ánh đèn trang trí hắt lên từ bãi cỏ hai bên đường làm quang cảnh resort đẹp mờ mờ ảo ảo. Tôi ngồi trước nhà nghỉ, tay cầm điện thoại để dự lễ trực tuyến. Nhiều lần tham dự lễ trực tuyến xong, tôi thầm cảm ơn những người làm truyền thông, đã truyền tải thánh lễ hằng ngày để tạo thuận lợi cho những người đi xa, những người già yếu và bệnh nhân tham dự. Có những thánh lễ ngày thường có đến trên bốn ngàn người dự. Những lần du lịch hè, tôi thường thuê xe ôm để đến nhà thờ gần khu vực tạm trú để dự lễ; nếu ở Huế thì đến nhà thờ chánh tòa, nếu ở Đà Lạt thì ra nhà thờ Con Gà; lần này, tôi chẳng cần vất vả đến nhà thờ Núi (nhà thờ đá) để hiệp dâng lễ Chúa nhật. Rõ ràng, công nghệ đã phục vụ nhu cầu tâm linh.
Sáng sớm hôm sau, đi bộ trong resort thật dễ chịu! Tôi chợt nghĩ, chắc là buổi sáng ở vườn địa đàng trên thiên quốc thú vị hơn chăng? Có các thánh nhiều thế hệ đi ra đi vào tập thể dục hẳn là vui. Sống ở một nơi mà người ta không cần nghĩ đến tuổi tác và các biện pháp để bảo vệ sức khỏe thì tập thể dục chỉ là vui thôi mà! Nơi dùng buffet sáng rất rộng rãi, nhiều món ăn ngon, có view nhìn ra biển, tạo cảm giác vui sống, nhẹ nhàng cho thực khách.
Tiếp nối buổi sáng, chúng tôi đi tham quan tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Vì là mùa hè nên trẻ em được cha mẹ cho đến đây khá đông. Cách thiết kế các lối đi không thuận tiện nên có cảm giác ngột ngạt nơi đông người; cũng chẳng có người thuyết minh hiện vật trưng bày nên buổi tham quan có phần nhạt nhẽo. Cần sắp xếp hợp lý và thay đổi lại cho tốt hơn, thời đại 4.0 rồi mà!
Đến Nha Trang, chúng tôi muốn đi thăm người dân tộc vùng Cam Ranh vì đã có một sự kết nối nho nhỏ, nhưng rồi các cháu lại ngăn cản, chúng tôi chỉ ngồi mà ngẫm nghĩ. Sau Covid-19, có lẽ người làm việc bác ái – xã hội cần có cách làm mới, phù hợp hơn. Cụ thể là biết hoàn cảnh nào hoặc gia đình nào cần trợ giúp, thì tiếp tay. Có nhiều linh mục ở vùng sâu vùng xa đã thực hiện việc này cho giáo xứ mình. Việc tập trung để phát gạo, mì, nhu yếu phẩm... làm theo thời điểm hoặc cần kíp lúc ngặt nghèo mà thôi. Những vị được đào tạo bài bản về công tác xã hội thì biết quá rõ về việc này.
Khi công việc của Nhóm chúng tôi cán mốc 30 năm, tôi truyền đạt ý tưởng với các bạn đã trưởng thành rằng, ai có khả năng, điều kiện kinh tế thì cứ tự do chia sẻ, phân phát theo lòng mến của mình; miễn là cẩn thận, khôn ngoan, nhất là tránh sai sót dẫn đến vi phạm pháp luật. Lòng mến ở thời đại mới cũng cần kết hợp với những yếu tố tích cực để tròn trịa hơn. Ngay như nét đẹp của một hoa hậu cũng phải được đan kết từ nhiều thành quả riêng của một cá nhân huống chi là lòng mến, một nhân đức không bao giờ tàn phai.
Thời gian qua, những mũi chích ngừa Covid đã làm cho “nhan sắc” của chúng tôi thay đổi. Tôi than thở với một ân nhân và được trấn an rất nhiều. Thì đành vậy! Điều cần là làm sao cho trái tim mình không bị chai sạn, rạn nứt hay móp méo theo dòng thời gian là được.
Một buổi chiều, chúng tôi vào một quán cà phê có tầm nhìn ra bãi biển. Biển hiền hòa và cũng dễ giận dữ; còn những đám mây trắng lững lờ, điểm xuyết trên bầu trời xanh thì nhẹ nhàng như một nàng thơ. Vị đắng của cà phê hòa với sữa cũng quen thuộc như cây với núi ở vùng biển vậy.
Một buổi tối, chúng tôi được một gia đình đãi bữa cơm thân mật, sang trọng. Chủ nhà nói chuyện rôm rả, từ chuyện kinh doanh đến chuyện thời sự. Chúng tôi chú ý đến lời than phiền của chủ nhà khi cho biết tình hình an ninh ở thành phố Nha Trang không còn được “thanh bình” như trước. Tệ nạn bắt đầu ló mặt. Từ lời ta thán này, chúng tôi chùng lòng xuống khi thấy một hai thanh thiếu niên trông rất nhếch nhác đi trên đường phố. Trách nhiệm của ai? Đất nước tươi đẹp thì cũng cần có một cái đẹp toàn diện.
Về đến Sài Gòn, chúng tôi thấy an tâm. Thời điểm này sự bất an ở khắp nơi, từ nam chí bắc, từ phương đông đến phương tây... Có lẽ lúc nào cũng cần múc lấy sự bình an của Đức Kitô Phục Sinh, ơn can đảm từ Chúa Thánh Thần, để sống vui, sống an lành trong thời đại mới của thế kỷ 21 này và thiên đàng sẽ ở quanh đây.
VietCatholic TV
Không quân Ukraine đánh sập sở chỉ huy và các kho đạn Nga. 95 anh hùng Mariupol được giải thoát
VietCatholic Media
02:59 30/06/2022
1. Không quân Ukraine đánh sập đài chỉ huy, hai kho đạn, và một kho hỏa tiễn của Nga.
Người Nga đã cố gắng đánh bật các đơn vị của Lực lượng vũ trang Ukraine ra khỏi các địa phương mới được giải phóng ở vùng Kherson bằng các cuộc đột kích của trực thăng Mi-8, nhưng tất cả các cuộc tấn công đã bị đẩy lui. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết như sau trong bản tin sáng thứ Năm 30 tháng 6.
“Một cuộc tấn công của một nhóm máy bay trực thăng của đối phương ở phía bắc vùng Kherson đã bị đẩy lùi bởi các hệ thống hỏa tiễn phòng không di động. Lực lượng Không quân Ukraine đã tiến hành bảy cuộc không kích bằng máy bay tấn công và trực thăng vào một trạm chỉ huy và quan sát, nơi tập trung lực lượng và thiết bị của đối phương, cũng như hai kho đạn dọc chiến tuyến”
Trong khi đó, quân Nga bắn hỏa tiễn vào vùng Odesa. Một quả hỏa tiễn bị phá hủy, 5 quả khác tấn công bờ Hắc Hải ở khu vực Izmail. Nhờ việc sử dụng hạn chế dải đất ven biển, không có thương vong nào được báo cáo.
Ở Hắc Hải, hoạt động trên đảo Zmiinyi vẫn tiếp tục, việc phá hủy một hệ thống hỏa tiễn phòng không Pantsir-S1 khác của Nga đã được xác nhận.
Không quân Ukraine tấn công kho chứa vũ khí và đạn của đối phương
Hôm qua, 29 tháng 6, máy bay cường kích của Lực lượng Không quân Vũ trang Ukraine đã tiến hành 20 cuộc không kích vào các vị trí của lực lượng chiếm đóng Nga trên nhiều hướng khác nhau.
“Máy bay cường kích Su-25 và máy bay ném bom Su-24m đã bắn trúng một trạm chỉ huy và quan sát của đối phương, hai kho đạn, một kho vũ khí hỏa tiễn và pháo binh, phá hủy trang thiết bị và nhân lực của đối phương. Thương vong của Nga rất nặng nề nhưng đến nay chưa có điều kiện kiểm chứng”
Không quân Ukraine đặc biệt hoạt động tích cực ở khu vực Luhansk, hỗ trợ các đơn vị của lực lượng phòng vệ Ukraine từ trên không.
2. Nhận định của tình báo Anh về chiến lược của Ukraine và Nga trong các trận đánh tại vùng Donetsk
Trong bản nhận định tình báo hôm nay 30 tháng 6, cục tình báo Bộ Quốc Phòng Anh cho rằng Ukraine đang tìm cách tránh né các trận chiến với quân Nga có quân số từ 10 đến 20 lần quân Ukraine với một hỏa lực có thể lên đến 10 lần. Cho đến nay, chiến thuật chủ yếu của quân Nga là cố gắng bao vây quân Ukraine, nhưng thất bại.
Bản nhận định cho biết như sau:
Các lực lượng Ukraine tiếp tục giữ các vị trí của họ tại thành phố Lyschansk sau khi họ rút khỏi Sieverodonetsk.
Các lực lượng Nga tiếp tục theo đuổi đường lối bao vây len lỏi từ hướng Popasna, loại bỏ nhu cầu buộc phải vượt qua sông Siverskyi Donets trong khu vực này.
Các cuộc chiến đấu trên bộ hiện tại có thể sẽ tập trung xung quanh nhà máy lọc dầu Lyschansk, cách trung tâm thành phố 10km về phía tây nam.
Trên bình diện tác chiến, các lực lượng Nga tiếp tục đạt được tiến bộ hạn chế khi họ cố gắng bao vây quân phòng thủ Ukraine ở phía bắc vùng Donetsk thông qua các bước tiến từ Izium.
Nhiều khả năng lực lượng Ukraine có thể tiếp tục chiến đấu trong khi trì hoãn các trận đánh, và sau đó rút quân có trật tự trước khi bị bao vây, sẽ tiếp tục là yếu tố then chốt trong kết quả của chiến dịch.
3. Nato khẳng định Nga 'mối đe dọa trực tiếp nhất đối với an ninh và ổn định'
Các nhà lãnh đạo NATO đã công bố một “khái niệm chiến lược” mới để đáp lại cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine mà họ cho rằng đã “thay đổi nghiêm trọng môi trường an ninh của chúng tôi”. Trong khái niệm chiến lược mới này, NATO mô tả Mạc Tư Khoa là “mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất đối với an ninh và ổn định của các đồng minh”.
Nato đã mời Thụy Điển và Phần Lan trở thành thành viên của liên minh quân sự, theo một thông cáo được công bố bởi hội nghị thượng đỉnh của NATO ở Madrid.
Tuyên bố có nội dung gồm 3 điểm chính sau đây:
Thứ nhất: Sự gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển sẽ làm cho họ an toàn hơn, NATO mạnh hơn và khu vực Âu Châu-Đại Tây Dương an toàn hơn.
Thứ hai: Liên minh cam kết giúp đỡ Kyiv hơn nữa và đồng ý về một gói hỗ trợ nhằm hiện đại hóa lĩnh vực quốc phòng của đất nước. Nato cũng cho biết họ đã quyết định tăng cường đáng kể khả năng răn đe và phòng thủ của chính mình.
Thứ ba: Liên minh đã cam kết triển khai thêm các lực lượng sẵn sàng chiến đấu tại chỗ mạnh mẽ ở sườn phía đông của chúng tôi, được mở rộng từ các nhóm chiến đấu hiện có thành các đơn vị cấp lữ đoàn, nơi và khi được yêu cầu sẽ được củng cố bởi lực lượng tiếp viện đáng tin cậy, với các thiết bị chuẩn bị sẵn, cùng với việc nâng cao khả năng chỉ huy và điều khiển.
Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ sẽ tăng cường lực lượng và trang thiết bị trên khắp Âu Châu để đối phó với các mối đe dọa từ Nga, bao gồm cả việc thành lập một căn cứ quân đội thường trực mới ở Ba Lan.
Biden nhấn mạnh cam kết của Nato trong việc “bảo vệ từng tấc đất” lãnh thổ của NATO trong khi phát biểu trước các phóng viên khi bắt đầu cuộc gặp với tổng thư ký của Nato, Jens Stoltenberg, tại hội nghị thượng đỉnh ở Madrid.
Biden nói:
Ý của chúng tôi là khi nói một cuộc tấn công chống lại một quốc gia là một cuộc tấn công chống lại tất cả.
Ông nói, Mỹ sẽ tăng số lượng tàu khu trục của Mỹ đóng tại Tây Ban Nha và gửi thêm hai phi đội F-35 tới Anh.
Biden cũng vạch ra kế hoạch tiếp tục tăng cường quân số, hệ thống phòng không và vũ khí khác của Mỹ ở Ba Lan, Rumani, các nước Baltic và các căn cứ khác trên khắp Âu Châu.
4. Zelenskiy: Nga tiến hành chiến tranh 'để thống trị trật tự thế giới trong tương lai'
Volodymyr Zelenskiy đã nói với các nhà lãnh đạo NATO ở Madrid rằng Kyiv cần thêm vũ khí và tiền để tự vệ trước sự xâm lược của Nga.
Tổng thống Ukraine cảnh báo tham vọng của Mạc Tư Khoa không dừng lại ở đất nước của ông trong một bài phát biểu trực tuyến tới hội nghị thượng đỉnh NATO.
Ông Zelenskiy nói:
Đây không phải là cuộc chiến do Nga tiến hành nhằm chống lại Ukraine mà thôi. Đây là cuộc chiến tranh giành quyền thống trị các điều kiện ở Âu Châu và quyết định xem trật tự thế giới trong tương lai sẽ như thế nào.
Ông nói: “Hoàn toàn cần thiết” là các nước Nato phải hỗ trợ Ukraine “bằng vũ khí, tài chính và các biện pháp trừng phạt chính trị chống lại Nga”.
Ông Zelenskiy cho biết chi phí hàng tháng để bảo vệ Ukraine trước sự xâm lược của Nga là khoảng 5 tỷ USD. Ukraine cần các hệ thống phòng không và hỏa tiễn hiện đại để “phá vỡ chiến thuật phá hủy các thành phố và khủng bố dân thường của Nga”
Ông cảnh báo Nga không muốn dừng lại ở việc chiếm các khu vực miền nam Ukraine hay vùng Donbas, hay miền đông Ukraine.
Ông nói:
Nga muốn tiếp thu hết thành phố này đến thành phố khác ở Âu Châu, nơi mà giới lãnh đạo Nga coi là tài sản của mình chứ không phải các quốc gia độc lập. Đây là mục tiêu thực sự của Nga. Câu hỏi đặt ra là - ai là người tiếp theo sau Ukraine? Moldova? Các quốc gia Baltic? Ba Lan? Câu trả lời là tất cả những quốc gia này.
5. Ukraine nhận lại 95 binh sĩ trong nhà máy thép Mariupol bị Nga bắt trong đợt hoán đổi tù nhân
Chính phủ Ukraine đã có thể bảo đảm sự trở lại của 144 binh sĩ, trong đó có 95 người thuộc lực lượng bảo vệ nhà máy thép Azovstal ở Mariupol, Cơ quan Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết:
“Một cuộc trao đổi tù nhân khác đã diễn ra, nhờ đó 144 lính phòng thủ Ukraine đã trở về nhà. Đây là cuộc trao đổi lớn nhất kể từ khi bắt đầu một cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Trong số 144 người được tung ra, 95 người là quân phòng thủ Azovstal. Trong số đó có 43 quân nhân thuộc Trung đoàn Azov,”.
“Hầu hết những người Ukraine được thả đều bị thương nặng: vết thương do đạn bắn và mảnh đạn, vết thương do nổ, bỏng, gãy xương, phải cắt cụt tứ chi. Tất cả họ đều nhận được sự chăm sóc y tế và tâm lý khẩn cấp thích hợp”
Chính phủ Ukraine đã trao trả cho phía Nga một số lượng tương đương binh sĩ của của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng và của Liên bang Nga trong vụ hoán đổi tù nhân mới nhất.
6. Tổng thống Indonesia, Joko Widodo thăm Kyiv
Tổng thống Indonesia, Joko Widodo, đã nói về chuyến thăm của ông đến Kyiv để gặp tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, và mô tả chuyến thăm là “biểu hiện của mối quan tâm của người dân Indonesia đối với tình hình ở Ukraine.”
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Ông Widodo nói:
Chuyến thăm gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy là thể hiện sự quan tâm của người dân Indonesia đối với tình hình Ukraine.
Tinh thần hòa bình không bao giờ phai nhạt. Tôi đề nghị mang một thông điệp từ Tổng thống Zelenskiy cho Tổng thống Putin, người mà tôi cũng sẽ đến thăm.
Zelenskiy cũng gửi lời cảm ơn đến tổng thống Indonesia trong bài phát biểu mới nhất dành cho quốc dân đồng bào:
Lần đầu tiên sau tất cả những năm độc lập, Tổng thống Indonesia, một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng lương thực do Nga gây ra, đã có chuyến thăm tới Kyiv hôm nay. Do đó, đây là những cuộc đàm phán quan trọng mở ra cho Ukraine một hướng quan hệ chiến lược khác với Á Châu”.
Sản lượng mì gói của Indonesia đã giảm hơn 60% vì nước này phụ thuộc vào lúa mỳ của Ukraine.
7. Vương quốc Anh phân bổ 1 tỷ bảng Anh cho Ukraine cho các hoạt động quân sự
Anh sẽ tăng gấp đôi hỗ trợ quân sự cho Ukraine với số tiền thêm 1 tỷ bảng Anh, tức là hơn 1,2 tỷ USD, để giúp Ukraine chuyển từ phòng ngự sang các hoạt động phản công.
“Việc tăng cường tài trợ, được Thủ tướng Boris Johnson công bố tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid vào thứ Năm, sẽ hướng tới các hệ thống phòng không, máy bay không người lái, thiết bị chiến tranh điện tử và hàng nghìn bộ thiết bị quan trọng cho binh lính Ukraine.”
Số tiền này nâng tổng hỗ trợ quân sự của Vương quốc Anh kể từ khi chiến tranh bùng nổ lên 2,3 tỷ bảng Anh hay 2,8 tỷ USD, mà Thủ tướng Johnson cho biết là nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ngoài Mỹ.
Các thiết bị bổ sung là bước đầu tiên giúp Ukraine tiến hành cuộc tấn công chống lại lực lượng bộ binh Nga, nhằm khôi phục chủ quyền. Vương quốc Anh tuần trước cũng đã công bố chương trình huấn luyện mới cho các lực lượng vũ trang Ukraine.
Anh cho biết, khoản hỗ trợ quân sự này được thêm vào khoản hỗ trợ nhân đạo và kinh tế trị giá 1,5 tỷ bảng Anh cho Ukraine kể từ tháng 2.
Hội nghị thượng đỉnh NATO được tổ chức tại Madrid từ ngày 28 tháng 6 và sẽ bế mạc hôm nay 30 tháng 6.
TGM Ukraine: Người Nga quá man rợ. Hoàn cảnh tử đạo của hai linh mục Nigeria. Nhà thờ lịch sử bị đốt
VietCatholic Media
05:11 30/06/2022
1. Đức Tổng Giám Mục Ukraine nhận định người Nga quá sức man rợ khi phóng hỏa tiễn vào trung tâm mua sắm đông đúc
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, giáo chủ Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, cho biết cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào một trung tâm mua sắm của Ukraine trong đó có ít nhất 1.000 dân thường bên trong là “cuộc tấn công khủng bố man rợ nhất ở Âu Châu trong nhiều thập kỷ”.
Vào ngày 27 tháng 6, hai hỏa tiễn của Nga đã bắn trúng Trung tâm mua sắm Amstor ở Kremenchuk. Đó là một cuộc tấn công mà Đức Tổng Giám Mục gọi là “một sự kiện kinh hoàng chưa từng có.”
“Tính đến sáng nay, chúng tôi có tin rằng ít nhất 18 người đã thiệt mạng, khoảng 40 người mất tích và khoảng 60 người bị thương”, Đức Cha Shevchuk cho biết hôm 28 tháng 6. “Đây là vụ tấn công khủng bố lớn nhất ở Âu Châu trong nhiều thập kỷ. Hôm nay chúng tôi thông cảm, bày tỏ sự gần gũi và cầu nguyện đối với thân nhân và bạn bè của các nạn nhân, và tất cả những người bị thương do hậu quả của hành động khủng bố man rợ này.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy gọi đây là “một trong những vụ tấn công khủng bố man rợ nhất trong lịch sử Âu Châu”.
Hãng tin AP đưa tin Zelenskiyy cho biết trung tâm mua sắm này “không có mối đe dọa nào đối với quân đội Nga” và “không có giá trị chiến lược”. AP cho biết Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cáo buộc Nga phá hoại “nỗ lực của người dân để có một cuộc sống bình thường, chỉ một cuộc sống bình thường đã khiến quân xâm lược Nga rất tức giận.”
Trong nhận xét của mình, được báo cáo bởi Dịch vụ Thông tin Tôn giáo của Ukraine, Shevchuk cũng đề cập đến một số sự việc khác.
“Vùng Luhansk là một vùng thảo nguyên, khá khô cằn, và bây giờ nó khá nóng ở Ukraine, và ở đó ở Lysychansk mọi người đứng xếp hàng để lấy nước,” Đức Tổng Giám Mục nói. Những người chờ đợi nước “đã bị người Nga bắn. Theo cách tương tự ngày hôm qua, các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào Kharkiv đã được thực hiện, người dân cũng thiệt mạng, nhiều người bị thương. Và sáng nay, thành phố Mykolaiv đã bị tấn công.”
Đức Tổng Giám Mục ca ngợi những người Ukraine, đặc biệt là những người trẻ tuổi bảo vệ quê hương chống lại cuộc xâm lược của Nga, bắt đầu từ ngày 24 tháng 2. Đức Cha Shevchuk cho biết nhiều thành viên trong quân đội hiện nay đã từng là giáo viên, nhà khoa học, bác sĩ hoặc nghệ sĩ trước chiến tranh.
“Giao tranh khốc liệt đang diễn ra dọc theo toàn bộ chiến tuyến. Nhưng Ukraine đang đứng vững. Ukraine đang chiến đấu. Và chúng tôi cảm ơn Chúa và các lực lượng vũ trang của Ukraine rằng chúng tôi đã sống sót cho đến sáng nay và có thể nhìn thấy ánh sáng ban ngày.”
Source:Crux
2. Hai linh mục bị giết ở Nigeria trong các vụ riêng biệt
Hai linh mục đã bị giết vào cuối tuần qua ở Nigeria, trong hai cuộc tấn công riêng biệt, một ở bang Kaduna và một ở bang Edo.
Cha Vitus Borogo, một linh mục phục vụ tại Tổng giáo phận Kaduna, đã bị giết ngày 25 tháng 6 “tại Trang trại Nhà tù, Kujama, dọc theo Đường Kaduna-Kachia, sau một cuộc đột kích vào trang trại của những kẻ khủng bố”, chưởng ấn của Tổng giáo phận Kaduna cho biết trong một tuyên bố được chia sẻ với ACI Phi Châu.
Vị linh mục, 50 tuổi, là tuyên úy Công Giáo tại Đại Học Tổng Hợp Kaduna.
Giáo phận Auchi thông báo rằng ở bang Edo, Cha Christopher Odia đã bị bắt cóc khỏi nhà xứ của ngài tại Nhà thờ Công Giáo Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Ikabigbo, Uzairue, vào khoảng 6:30 sáng ngày 26 tháng 6. Ngài đã bị những kẻ bắt cóc giết chết.
Cha Odia 41 tuổi, là Cha Sở nhà thờ Thánh Micae và hiệu trưởng trường trung học Công Giáo St. Philip ở Jattu.
The Sun, một nhật báo của Nigeria, đưa tin rằng một người giúp lễ và một cảnh sát viên địa phương đã theo dõi những kẻ bắt cóc, nhưng cả hai người đã bị bọn bắt cóc bắn chết trong thời gian xảy ra vụ bắt cóc Cha Odia.
Nhiều Kitô hữu bị giết vì đức tin của họ ở Nigeria hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên toàn thế giới - ít nhất là 4.650 người vào năm 2021, và gần 900 người chỉ trong ba tháng đầu năm 2022.
Theo tổ chức nhân quyền Christian Solidarity Worldwide có trụ sở tại Vương quốc Anh, bang Kaduna đã trở thành “tâm điểm của các vụ bắt cóc và bạo lực bởi các tổ chức phi chính phủ, mặc dù là đó là bang có nhiều người bị giam giữ nhất ở Nigeria”.
Đầu tháng này, các tay súng đã tấn công một nhà thờ Công Giáo và một nhà thờ Tin Lành Baptist ở bang Kaduna, giết chết 3 người và được cho là đã bắt cóc hơn 30 tín hữu, và hơn 40 Kitô hữu đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công vào một nhà thờ Công Giáo ở bang Ondo hôm 5/6.
Source:Catholic News Agency
3. Nhà thờ Công Giáo lịch sử ở Tây Virginia bị phá hủy sau khi phán quyết Roe chống Wade bị lật đổ
Nhà thờ Công Giáo St. Colman, một nhà thờ lịch sử nằm ở Quận Raleigh, Tây Virginia, đã bị thiêu rụi trong một cuộc tấn công đốt phá vào hôm Chúa Nhật, theo sở cứu hỏa địa phương.
Tòa nhà nhỏ màu trắng được gọi là “Nhà thờ Công Giáo Nhỏ trên Núi Ái Nhĩ Lan” và được liệt kê vào hàng các Địa điểm Lịch sử của Hoa Kỳ. Cấu trúc ban đầu có từ năm 1877-1888, theo tài liệu của Ủy ban di tích lịch sử Hoa Kỳ.
“Vào ngày 26 tháng 6 năm 2022, các đơn vị của ty cứu hỏa Beaver VFD đã được cảnh báo về một đám cháy tại Nhà thờ Công Giáo Saint Colman trên Đường Núi Ái Nhĩ Lan ở Shady Spring, West Virginia,” Sở Cứu hỏa Beaver cho biết trong một bài đăng trực tuyến.
Khi bộ phận đến hiện trường, nhà thờ đã cháy thành đống tro tàn và vẫn còn đang “cháy âm ỉ”. Cảnh sát cho rằng đám cháy được xem là “đáng ngờ về bản chất.” Trận hỏa hoạn đang được điều tra như một vụ đốt phá.
St. Colman's nằm trong Giáo phận Wheeling-Charleston.
Nhà thờ Công Giáo St. Colman và Nghĩa trang ở Quận Raleigh, Tây Virginia, được liệt kê vào Danh mục Địa điểm Lịch sử Quốc gia. Ngôi thánh đường được ghi trong Danh mục là “Nhà thờ nhỏ trên núi Ái Nhĩ Lan.”
Sở cứu hỏa đang yêu cầu bất kỳ ai có thông tin liên quan xin liên hệ với Cảnh sát viên Tiểu bang West Virginia Daniels theo số (304) 256-6700. Các đầu mối liên lạc khác là Đường dây nóng chống đốt phá của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy bang Tây Virginia theo số 1 (800) 233-3473, Lực lượng ngăn chặn tội phạm của Hạt Raleigh tại 304-255-STOP. Anh chị em cũng có thể báo cáo tại trang web www.crimestopperswv.com.
Source:Catholic News Agency
4. Hơn 100.000 người tham gia cuộc tuần hành phò sinh ở Tây Ban Nha
Hơn 100.000 người đã tham dự cuộc tuần hành phò sinh ngày 26/6 ở Madrid, Tây Ban Nha để phản đối những thay đổi được đề xuất đối với luật phá thai của đất nước và các dự luật khác vi phạm nhân phẩm.
Các tổ chức ủng hộ cuộc sống NEOS; Hiệp hội các tổ chức ph2 sinh, Tự do và Nhân phẩm; và Nền tảng Mọi vấn đề Cuộc sống đã tổ chức cuộc tuần hành, bao gồm hơn 200 tổ chức xã hội dân sự.
Cuộc tuần hành bắt đầu tại quảng trường Bilbao và kết thúc tại Plaza Colón. Thị trưởng Jaime Oreja, một thành viên của NEOS, cho biết trong một bài thuyết trình tại cuộc tuần hành rằng “việc bãi bỏ phán quyết phá thai ở Hoa Kỳ cho chúng ta thấy rằng cuộc tranh luận về văn hóa sự sống chưa kết thúc. Chúng ta sẽ hiện diện, đoàn kết và năng động hơn bao giờ hết.”
“Điều cần thiết là huy động và bảo vệ nền tảng Kitô của xã hội chúng ta trước tình trạng rối loạn xã hội không ngừng. Hôm nay chúng ta không ở đây để tranh luận về quá khứ mà để nâng cao nhận thức và chuẩn bị cho cuộc tranh luận về tương lai,”ông nói thêm.
Josep Miró, điều phối viên của Hiệp hội các tổ chức vì Cuộc sống, Tự do và Nhân phẩm, nói rằng cuộc tuần hành này nhằm “xây dựng xã hội phò sinh và một tương lai mới, nơi chúng ta hợp lực vì mục đích hành động cùng nhau.”
Về những thay đổi đối với luật phá thai đã được cơ quan hành pháp của chính phủ thông qua, Carmen Fernández de la Cigoña, giám đốc Viện Nghiên cứu Gia đình thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đại học, than thở rằng Đảng Công Nhân Xã Hội Tây Ban Nha “muốn làm cho chúng ta thấy rằng hoàn toàn là hợp đạo đức khi đứa con gái mới 16 tuổi có thể đi phá thai mà gia đình không hề hay biết, bất kể đó là những người yêu thương và quan tâm đến họ nhất.”
Việc cải cách luật phá thai đã được Hội đồng Bộ trưởng Tây Ban Nha thông qua vào ngày 17/5. Trong số những điều khác, dự luật sẽ cho phép các cô gái từ 16 tuổi trở lên được phá thai mà không cần sự đồng ý của cha mẹ.
Dự luật sẽ được đưa ra trước Đại hội đại biểu, tức là Hạ viện của Tây Ban Nha, để tranh luận và biểu quyết, sau đó chuyển đến Thượng viện.
Fernández de la Cigoña cho biết chính phủ muốn thay đổi thực tế và nói rằng “giết người là tốt và từ bi” trong khi “quan tâm, cầu nguyện, giúp đỡ những người cần giúp đỡ là điều xấu xa”.
“Bạn không thể quyết định ai sống ai chết hoặc thúc ép xã hội làm như vậy,” cô nói.
Nayeli Rodríguez, điều phối viên quốc gia của chiến dịch 40 Ngày cho cuộc sống ở Tây Ban Nha - đại diện cho hơn 200 tổ chức đã cùng tham gia tuần hành - lưu ý rằng hơn 2,5 triệu ca phá thai đã được thực hiện ở Tây Ban Nha kể từ khi luật phá thai có hiệu lực vào năm 1985.
Source:Catholic News Agency
Nga đại bại, bỏ chạy. Ukraine tái chiếm Đảo Rắn, nhân dân reo mừng. Putin tìm cách bắt nạt Na Uy
VietCatholic Media
15:36 30/06/2022
1. Ukraine tái chiếm Đảo Rắn
Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Andriy Yermak, đã chúc mừng các lực lượng vũ trang của đất nước ông đã làm một “công việc tuyệt vời” sau khi tái chiếm được Đảo Rắn.
Yermak nói: KABOOM! Không có quân đội Nga trên Đảo Rắn nữa. Lực lượng vũ trang của chúng ta đã làm một công việc tuyệt vời.
Yermak cho rằng quân đội Ukraine đang “kiềm chế quân Nga” và ông ấy đang mong đợi nhiều vũ khí hơn để “đánh bật quân Nga”.
Trong bản tin chiều ngày 30 tháng Sáu, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết các lực lượng Ukraine đã đẩy lui các lực lượng Nga khỏi Đảo Rắn, một vùng đất chiến lược ở Hắc Hải ngoài khơi bờ biển phía nam gần thành phố Odesa.
Việc Ukraine tái chiếm được hòn đảo làm suy yếu mọi kế hoạch của Nga nhằm mở một cuộc tấn công trên bộ trong tương lai vào dải bờ biển Odesa.
Tối thứ Ba 21 tháng 6, quân Ukraine đã bắt đầu bắn 150 quả đạn pháo và hỏa tiễn. Trong bản báo cáo sáng thứ Năm 23 tháng 6, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nói họ tin rằng quân Nga trên Đảo Rắn không còn ai sống sót.
Cuộc tấn công cường tập này của Ukraine diễn ra chưa đầy một tuần sau khi hải quân Ukraine đánh chìm chiến hạm Vasily Bekh của Nga chở hệ thống phòng không, đạn dược và binh sĩ đến Đảo Rắn. Dư chấn của vụ đánh chìm chiến hạm Vasily Bekh đã khiến không một tầu chiến nào của Nga trong vịnh Hắc Hải dám đến cứu các binh sĩ trên đảo.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trong đêm thứ Tư 29 tháng 6, quân Ukraine đã mở cuộc tấn công tái chiếm hòn đảo. Họ đã chạm súng với quân Nga, không rõ đó là những người sống sót hay những binh sĩ mới đến để thu lượm các tài liệu quan trọng. Quân Nga đã phải chạy trốn trong đêm trên hai xuồng cao tốc.
Quân Nga đã chiếm Đảo Rắn để làm bàn đạp xâm lược miền Nam Ukraine qua ngã Odesa. Họ cũng chiếm đảo này nhằm a phong tỏa các cảng trên bờ Hắc Hải của Ukraine, khiến giá ngũ cốc tăng cao, và đe dọa nạn đói ở một số quốc gia.
2. Diễn biến khôi hài: Bộ Quốc Phòng Nga xác nhận quân Nga đã rút lui khỏi Đảo Rắn, tuyên bố đây là 'bước đi thiện chí'
Vài giờ sau khi Ukraine tuyên bố tái chiếm Đảo Rắn, trong một diễn biến hết sức khôi hài, Bộ Quốc Phòng Nga đã xác nhận rằng họ đã rút khỏi Đảo Rắn ở Hắc Hải, đồng thời khẳng định đây là “bước đi thiện chí” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến hàng ngũ cốc.
Chiến tranh làm gì có chuyện “bước đi thiện chí”. Thua thì chạy. Chuyện chỉ có thế, nhưng Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov đã giở giọng nhân nghĩa nói:
“Vào ngày 30 tháng 6, như một bước thiện chí, các lực lượng vũ trang của Liên bang Nga đã hoàn thành nhiệm vụ được giao trên đảo Zmiinyi và rút quân đồn trú tại đây.
Như vậy, điều này đã chứng minh cho cộng đồng thế giới thấy rằng Liên bang Nga không can thiệp vào nỗ lực của Liên Hiệp Quốc trong việc tổ chức hành lang nhân đạo cho hoạt động xuất khẩu nông sản từ lãnh thổ Ukraine.”
3. Putin phủ nhận Nga đứng sau vụ tấn công man rợ vào trung tâm mua sắm ở miền trung Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã lên tiếng phủ nhận rằng Nga đứng sau một cuộc tấn công vào một trung tâm mua sắm ở Kremenchuk, miền trung Ukraine, khiến ít nhất 18 người chết và hàng chục người mất tích và bị thương.
“Quân đội Nga không tấn công bất kỳ địa điểm dân sự nào. Chúng tôi không có nhu cầu cho điều này. Chúng tôi có mọi khả năng để phát hiện các vị trí cụ thể; và nhờ có những vũ khí tầm xa quý giá mà chúng tôi đang đạt được các mục tiêu của mình “, ông Putin nói như trên sau cuộc họp của các nhà lãnh đạo” 5 nước Caspi “ bao gồm Nga, Azerbaijan, Iran, Kazakhstan và Turkmenistan - ở Ashgabat.
Trước đó, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov đã xác nhận “Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng vũ khí phòng không chính xác cao vào các kho chứa vũ khí và đạn dược nhận được từ Hoa Kỳ và các nước Âu Châu,” khi đánh vào một nhà máy “làm đường xá. “
“Kết quả của cuộc tấn công có độ chính xác cao này là vũ khí và đạn dược do phương Tây sản xuất, tập trung trong khu vực nhà kho để vận chuyển tiếp cho nhóm quân Ukraine ở Donbas, đã bị trúng đạn và phát nổ.”
Bộ Quốc Phòng Nga đã đổ lỗi cho “kho đạn được lưu trữ của vũ khí phương Tây” đã gây ra hỏa hoạn ở nơi được mô tả là một trung tâm mua sắm lân cận “không còn hoạt động”.
Video từ Kremenchuk cho thấy một trung tâm mua sắm ở trung tâm thành phố đã bị thiêu rụi bởi một trong hai hỏa tiễn được phóng đi. Bất chấp tiếng còi báo động của cuộc không kích, hàng chục người vẫn có mặt bên trong trung tâm mua sắm khi hỏa tiễn tấn công.
Không rõ Bộ Quốc phòng Nga đang đề cập đến nhà máy “làm đường xá” nào vì trong vòng bán kính 3km không có nhà máy nào.
4. Tình báo Ukraine thiết lập chi tiết về cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào trung tâm mua sắm Kremenchuk
SSU xác lập thông tin chi tiết về cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào trung tâm mua sắm Kremenchuk
Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SSU, đã phát hiện ra rằng các cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào Trung tâm mua sắm Amstor tại Kremenchuk được phóng từ Vùng Kursk.
Theo Cục trưởng Cục An ninh Ukraine Ivan Bakanov, SSU đang thu thập nhiều bằng chứng cho thấy quân đội Nga cố ý phạm tội chiến tranh.
“Các hỏa tiễn Kh-22 đã được bắn bằng máy bay ném bom Tu-22M3, cất cánh từ căn cứ không quân Shaykovka ở Vùng Kaluga của Nga.”
SSU cũng đăng video về vụ tấn công hỏa tiễn, xác nhận rằng quân chiếm đóng của Nga đã tấn công trung tâm mua sắm có nhiều thường dân bên trong.
Người ta cũng có thể so sánh các hình ảnh vệ tinh của Kremenchuk trước và sau vụ tấn công hỏa tiễn.
“Do đó, bất kỳ hư cấu tuyên truyền nào của Nga đều có thể bị bác bỏ bởi sự thật”
Theo SSU, không có kho chứa thiết bị quân sự nào ở đó. Doanh nghiệp gần nhất cách đó 3km từng sản xuất nhựa đường.
“Dựa trên logic của quân xâm lược Nga ở Nga, các kệ siêu thị và xí nghiệp làm nhựa đường là mối đe dọa đối với họ. Quân đội Nga là một nhóm khủng bố, những kẻ chắc chắn sẽ bị trừng phạt vì tội ác của chúng. Tất cả các bằng chứng hiện đã được ghi lại một cách kỹ lưỡng,” Tướng Bakanov lưu ý.
Xin nhắc lại rằng, vào ngày 27 tháng 6 năm 2022, hai hỏa tiễn của Nga đã tấn công thành phố Kremenchuk, Vùng Poltava. Một trong những hỏa tiễn đã bắn trúng một trung tâm mua sắm địa phương với khoảng 1.000 dân thường bên trong.
5. Vladimir Putin đã đưa ra những cảnh báo mới rằng Nga sẽ đáp trả tương xứng nếu Nato thiết lập cơ sở hạ tầng quân sự ở Phần Lan và Thụy Điển sau khi họ gia nhập liên minh do Mỹ dẫn đầu.
Các hãng thông tấn Nga trích dẫn lời ông Putin nói rằng ông không thể loại trừ rằng căng thẳng sẽ nổi lên trong quan hệ của Mạc Tư Khoa với Helsinki và Stockholm khi họ gia nhập NATO.
Ông Putin nói: “Chúng tôi không có vấn đề gì với Thụy Điển và Phần Lan như với Ukraine. Chúng tôi không có những mâu thuẫn liên quan đến lãnh thổ”.
“Nếu Phần Lan và Thụy Điển muốn, họ có thể tham gia. Đó là vào tùy ý họ. Họ có thể tham gia bất cứ thứ gì họ muốn “.
Tuy nhiên, ông cảnh báo “nếu lực lượng quân sự và cơ sở hạ tầng quân sự được triển khai ở đó, chúng tôi sẽ có nghĩa vụ phản ứng một cách cân xứng và nêu lên những mối đe dọa tương tự đối với những vùng lãnh thổ nơi các mối đe dọa đã xuất hiện đối với chúng tôi”.
Nga đã nhiều lần cảnh báo Phần Lan và Thụy Điển không nên gia nhập NATO, nói rằng “hậu quả chính trị và quân sự nghiêm trọng” của động thái như vậy sẽ buộc nước này phải “khôi phục cân bằng quân sự” bằng cách tăng cường phòng thủ ở khu vực Biển Baltic, bao gồm cả việc triển khai vũ khí hạt nhân.
6. Nga tìm cách bắt nạt Na Uy
Nga vừa cáo buộc Na Uy làm gián đoạn việc vận chuyển hàng hóa đến các quần đảo ở Bắc Cực và đe dọa trả đũa. Tranh chấp mới nhất này của Nga đối với Na Uy giống hệt như trong trường hợp với Lithuania về việc đưa hàng hóa tới khu vực Kaliningrad của Nga.
Nga đã tuyên bố rằng Na Uy đang vi phạm một thỏa thuận cho phép Nga tiếp cận Svalbard. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy nói rằng Na Uy không hề ngăn chặn Nga tiếp cận các quần đảo Bắc Cực, mà chỉ áp dụng các biện pháp trừng phạt quốc tế, và Nga có các biện pháp khác để tiếp cận các khu định cư của mình.
Svalbard, nằm giữa bờ biển phía bắc của Na Uy trong vùng Bắc Cực, và là một phần của Na Uy, nhưng Nga có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên của quần đảo theo một hiệp ước năm 1920 và một số khu định cư ở đó chủ yếu là người Nga.
“Na Uy không vi phạm Hiệp ước Svalbard,” Ngoại trưởng Na Uy Anniken Huitfeldt nói.
“Chuyến hàng bị dừng lại ở biên giới Na Uy-Nga đã bị dừng lại trên cơ sở lệnh trừng phạt cấm các công ty vận tải đường bộ của Nga vận chuyển hàng hóa trên lãnh thổ Na Uy”.
Bà nói thêm: “Na Uy không cố gắng ngăn nguồn cung cấp đến Barentsburg, khi đề cập đến khu định cư chính của Nga trên Svalbard, nơi khai thác một mỏ than.
Bà nói thêm, Nga có thể cung cấp cho địa phương này bằng một cách khác, bằng tàu thủy hoặc đường hàng không, chứ không nhất thiết là bằng đường bộ.
7. Các chính trị gia chủ hòa muốn đạt được thoả thuận với Nga
Hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề này nói với Reuters rằng các chuyến hàng từ Nga đến vùng Kaliningrad quá cảnh Lithuania có thể trở lại bình thường trong vòng vài ngày tới khi các quan chức Liên Hiệp Âu Châu tiến tới một thỏa thuận với Nga.
Kaliningrad, giáp với các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu và phụ thuộc vào đường sắt và đường bộ qua Lithuania. Hầu hết hàng hóa đã không thể vận chuyển từ lục địa Nga đến vùng này kể từ ngày 17 tháng 6, theo lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu.
Các quan chức Âu Châu đang đàm phán về một thoả thuận miễn trừng phạt lãnh thổ Kaliningrad, mở đường cho việc vận chuyển hàng hóa như bình thường vào đầu tháng 7.
Một số quan chức Âu Châu lo ngại Âu Châu khó có thể áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm khắc mà không leo thang thêm những căng thẳng với Nga. Vì thế, với sự hậu thuẫn của Đức, họ đang tìm kiếm một thỏa hiệp nhằm giải quyết một số các xung đột với Mạc Tư Khoa, có thể dẫn đến lan rộng chiến tranh.
Tuyến đường truyền thống để đưa hàng hóa từ lục địa Nga đến Kaliningrad thông thường sẽ đi qua đồng minh Belarus và sau đó là Lithuania, rồi mới đến Kaliningrad. Nếu tuyến đường này không được khôi phục, Lithuania lo ngại Mạc Tư Khoa có thể sử dụng lực lượng quân sự để cày nát một hành lang đất liền qua lãnh thổ của mình.
Trong khi đó, Đức có binh lính đóng tại Lithuania và có thể bị cuốn vào một cuộc đối đầu cùng với các đồng minh Nato nếu điều đó xảy ra.
Đức, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Âu Châu cũng phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu khí đốt của Nga và sẽ dễ bị tổn thương bởi bất kỳ sự cắt giảm dòng chảy nào nếu tranh chấp Kaliningrad leo thang.
Một nhà đàm phán của Liên Hiệp Âu Châu cho biết: “Chúng ta phải đối mặt với thực tế, Kaliningrad rất thánh thiêng đối với Mạc Tư Khoa”.
“Putin có nhiều đòn bẩy hơn chúng ta có. Vì lợi ích của chúng ta, chúng ta phải là tìm ra một thỏa hiệp,”ông nói, đồng thời thừa nhận rằng kết quả cuối cùng có thể xem ra không công bằng đối với Ukraine.
Một trong những người có kiến thức trực tiếp về vấn đề này cho biết họ mong đợi một thỏa thuận sẽ được tìm thấy vào ngày 10 tháng 7, và một người khác cho biết nó có thể được công bố vào tuần tới.
8. Lithuania nhất quyết tiến hành các biện pháp trừng phạt quá cảnh Kaliningrad bất kể những lời đe dọa của Mạc Tư Khoa
Kể từ ngày 17 tháng 6, các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu đối với việc vận chuyển thép và kim loại đen qua lãnh thổ Lithuania đến Kaliningrad của Nga đã có hiệu lực. Trong các ngày qua, đã có những vận động nhằm bãi bỏ các lệnh trừng phạt này vì nhiều người lo ngại có thể dẫn đến thế chiến.
Thủ tướng Lithuania Ingrida Šimonytė cho biết nước này không nao núng, và sẽ tiếp tục thực hiện các lệnh trừng phạt. Bên cạnh đó, Lithuania sẽ thực hiện các điều khoản của gói trừng phạt thứ tư của Liên Hiệp Âu Châu đối với Nga và ngừng vận chuyển các hàng hóa khác đến Kaliningrad từ ngày 10 tháng 7, khi các hạn chế bắt đầu có hiệu lực.
“Đúng vậy, chúng tôi sẽ làm theo cách mà chúng tôi hiện đang tuân thủ các lệnh trừng phạt có hiệu lực vào ngày 17 tháng 6”, Šimonytė nói
Theo Thủ tướng Lithuania, các khách hàng của Đường sắt Lithuania đã được cảnh báo.
Bà cho biết: “Các hãng vận tải đã được thông báo rằng từ ngày 10/7, một số hướng dẫn liên quan đến các biện pháp trừng phạt sẽ có hiệu lực để họ không xếp hàng hóa sau ngày đó”.
Từ ngày 10 tháng 7, các hạn chế đối với việc vận chuyển xi măng, rượu và hàng xa xỉ sẽ được áp dụng, đồng thời lệnh cấm đối với than đá và các nhiên liệu hóa thạch rắn khác sẽ được ban hành vào ngày 10 tháng 8.
Bộ Ngoại giao Nga gần đây đã triệu tập Đại biện lâm thời của Lithuania tại Mạc Tư Khoa là Virginia Umbrasene, để bày tỏ phản đối quyết định của chính quyền Lithuania về việc cấm vận chuyển một loạt hàng hóa đến Kaliningrad. Bộ Ngoại Giao Nga kêu gọi ngay lập tức bãi bỏ lệnh cấm quá cảnh. Đồng thời, tuyên bố rằng Nga có quyền hành động để “bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.”
Sau đó, Bộ Ngoại giao Lithuania đã trao cho Đại biện lâm thời của Nga tại Vilnius là ông Sergey Ryabokon một công hàm giải thích các biện pháp hạn chế mà Liên Hiệp Âu Châu áp đặt đối với một số loại hàng hóa quá cảnh tới Kaliningrad. Trong cuộc họp, Lithuania mạnh mẽ bác bỏ thông tin sai lạc do các phương tiện truyền thông Nga loan tả i rằng Lithuania đã cấm vận chuyển hành khách và hàng hóa không thuộc diện trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu.
Đau đớn: 370.000 tín hữu Đức ra đi một năm, cấp tiến nhắm mắt, bịt tai húc tới. Các Đức Hồng Y Mỹ nhận định
VietCatholic Media
17:06 30/06/2022
1. Gần 370.000 người Công Giáo tại Đức bỏ đạo trong năm 2021
Theo thống kê mới nhất, do viện thống kê quốc gia và Hội đồng Giám mục Công Giáo Đức công bố hôm 27 tháng Sáu vừa qua, trong năm 2021 số tín hữu Công Giáo làm đơn xin ra khỏi Giáo hội đạt tới con số kỷ lục lên đến 369.338 người, tăng 26% so với năm 2020 trước đó khi con số này là 272.771.
Trong cùng thời gian đó, chỉ có 1.465 người xin gia nhập Công Giáo và 4.116 xin trở về với Giáo hội, sau khi đã rời khỏi Giáo hội trước đó.
Tổng cộng số tín hữu Công Giáo tại Đức hiện nay là hơn 21 triệu 600.000 người, tương đương với 26% dân số toàn quốc và là cộng đoàn Kitô đông nhất tại nước này.
Số giáo xứ cũng giảm sút do sự thay đổi cơ cấu, và hiện có 9.790 giáo xứ, tức là giảm 68 giáo xứ. Số linh mục giảm mất 2.252 vị, và hiện còn 10.313 linh mục, và trong năm 2021 chỉ có 62 tân linh mục tại Đức, trong số này có 48 linh mục giáo phận và 14 tân linh mục thuộc các dòng tu.
Georg Bätzing, Giám mục giáo phận Limburg, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, bình luận rằng sự suy giảm trên đây là dấu hiệu một sự khủng hoảng sâu đậm của Giáo Hội Công Giáo tại Đức. Ông nói: “Thật không phải là điều hay, đẹp khi nói về điều này. Tôi cảm thấy bị rúng động sâu đậm vì con số người ra khỏi Giáo hội cực kỳ cao như vậy”.
Dù con số các tín hữu bỏ đạo cao như thế, Bätzing vẫn khăng khăng cho rằng Tiến Trình Công Nghị của Công Giáo Đức là điều đúng, và Giáo hội tại Đức phải tiếp tục tiến bước theo con đường này.
Trong thời gian qua, Giám Mục Georg Bätzing và Hồng Y Richard Marx xoáy vào tội lỗi lạm dụng tình dục. Tội lỗi lạm dụng tính dục là một vấn đề nghiêm trọng của Giáo Hội. Nhưng nó có tầm mức của nó. Trong các trường hợp lạm dụng tính dục ở Đức, số trường hợp liên quan đến hàng giáo sĩ Công Giáo không quá 1%. Tuy nhiên, các Giám Mục cấp tiến Đức khuếch đại vấn đề đến mức kéo cả Đức Bênêđíctô xuống bùn, để làm chiêu bài cho những cải cách, bất kể những cải cách ấy chẳng có liên quan bao nhiêu đến tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Tại sao để giải quyết tội lỗi lạm dụng tính dục cần phải cho người Tin Lành được rước lễ trong các thánh lễ Công Giáo? Tại sao phải chúc lành và công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, thay đổi giáo huấn về tính dục, giải thích lại Kinh Thánh về đồng tính luyến ái, tái định nghĩa lại hôn nhân
Tai tiếng lạm dụng tình dục giáo sĩ chỉ là chiêu bài cho các Giám Mục Đức tung ra những nghị trình mà họ đã ấp ủ từ lâu và họ phải chịu trách nhiệm về tình trạng bỏ đạo kinh hoàng như hiện nay.
Tất cả các đề xuất của Hồng Y Marx, và Giám Mục Georg Bätzing như chúc lành và công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, thay đổi giáo huấn về tính dục, giải thích lại Kinh Thánh về đồng tính luyến ái đều là những vấn đề đã được anh em Tin Lành chấp nhận nhưng họ có giải quyết được làn sóng bỏ đạo không? Theo thống kê công bố hồi tháng Ba năm nay, Tin Lành tại Đức trong năm 2021 có 19 triệu 720.000 tín hữu thuộc 20 Giáo hội khác nhau, chiếm 23,7% dân số toàn quốc. Có ba triệu tín hữu Chính thống và một triệu 800.000 tín hữu thuộc các Giáo hội Kitô khác. Cũng theo thống kê này, có 280.000 tín hữu Tin Lành làm đơn ra khỏi các Giáo hội liên hệ, một con số kỷ lục từ trước đến nay.
Hơn thế nữa, các đề xuất của các Giám Mục Đức hiện nay sẽ tạo ra những kỳ vọng nào đó đối với một số thành phần giáo dân Đức. Một khi những kỳ vọng này trở thành thất vọng, mà chắc chắn sẽ là như thế, người ta sẽ chứng kiến một làn sóng lũ lượt rời bỏ Giáo Hội.
Tại Đức có chế độ thuế Giáo hội. Những người nào làm đơn xin ra khỏi Giáo hội thì sẽ không phải nộp thuế cho Giáo hội của mình. Số tiền thuế này tương đương tới 8% hoặc 9% số thuế lợi tức họ đóng cho nhà nước.
2. Sau quyết định loại bỏ phán quyết Roe, nhiều nhà thờ Công Giáo, và các trung tâm trợ giúp mang thai bị phá hoại
Sau quyết định hôm thứ Sáu của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ lật nhào các phán quyết Roe kiện Wade và Planned Parenthood kiện Casey, các nhà thờ Công Giáo, trung tâm trợ giúp thai nghén và các nhóm ủng hộ sự sống khác đã được nâng cao cảnh báo trước các mối đe dọa tấn công trả đũa của những người ủng hộ phá thai.
Một số địa điểm như vậy đã bị phá hoại kể từ quyết định ngày 24 tháng 6 của Tối Cao Pháp Viện.
Tại Reston, Virginia, cách Arlington khoảng 16 dặm về phía tây bắc, cảnh sát và cứu hỏa đã đến Nhà thờ Công Giáo St. John Neumann để đáp lại lời kêu gọi về những tấm giẻ rách đang cháy âm ỉ được ném vào nhà thờ vào ngày Chúa Nhật 26 tháng 6.
Các nhà chức trách thuộc Sở Cảnh sát Quận Fairfax có mặt tại hiện trường xác định rằng những tấm giẻ rách này chứa một chất gia tốc có khả năng gây cháy. Những bức ảnh vẽ bậy đi kèm với dòng chữ “Điều này sẽ không dừng lại” được viết trên bảng hiệu của nhà thờ và một câu tục tĩu khác được viết trên tường của nhà thờ.
Cảnh sát Lynchburg cho biết trung tâm mang thai Blue Ridge ở Lynchburg, Virginia đã bị đập vỡ cửa sổ và bị vẽ bậy vào đêm 24 rạng sáng 25 tháng 6. Các nhà chức trách đã trả lời cuộc gọi về thiệt hại tài sản ngay trước 11 giờ sáng ngày 25 tháng 6, và khi đến nơi đã phát hiện ra sơn xịt và cửa sổ bị vỡ.
Các bức ảnh vẽ bậy có dòng chữ “Jane's Revenge”, “Nếu phá thai không an toàn, bạn sẽ không an toàn” và một tuyên bố tục tĩu khác.
Cảnh sát nói rằng đoạn phim an ninh cho thấy bốn cá nhân đeo mặt nạ đang phá hoại tòa nhà. Cuộc điều tra đang được tiến hành. Cảnh sát đang yêu cầu bất kỳ ai có thông tin liên hệ với Thám tử Dubie theo số (434) 941-9937 hoặc Crime Stopper theo số (888) 798-5900. Anh chị em cũng có thể báo cáo trực tuyến tại http://p3tips.com hoặc trên ứng dụng P3 trên thiết bị di động.
Tại Nhà thờ Công Giáo Rất Thánh Đức Bà Đức Maria ở New Orleans, một bức tượng của Đức Trinh Nữ Maria và một hòn đá tưởng niệm những thai nhi bị phá thai đã bị xịt sơn đỏ, Fox 8 đưa tin ngày 25/6.
Life Choices, một trung tâm trợ giúp mang thai ở Longmont, Colorado đã hứng chịu hỏa hoạn và thiệt hại do khói tràn ngập vào hôm thứ Bảy. FBI và cảnh sát địa phương đang điều tra vụ hỏa hoạn được nghi là đốt phá. Các khẩu hiệu ủng hộ việc phá thai, bao gồm các từ, “Nếu phá thai không an toàn thì bạn cũng không”, được viết trên tòa nhà bằng hình vẽ graffiti màu đen.
Trung tâm hỗ trợ mang thai Tree of Life ở Paso Robles, California đã bị vỡ cửa sổ và bị xịt các biểu tượng vô chính phủ và chữ cái đầu “JR” theo calcoastnews.com. Tờ báo đưa tin rằng “JR” là viết tắt của Jane's Revenge.
Cảnh sát Paso Robles nói rằng trung tâm trợ giúp mang thai đã nhận được một lá thư từ Jane's Revenge, theo KSBY. Không rõ liệu bức thư được nhận trước hay sau vụ phá hoại. Theo KSBY, vụ phá hoại đang được điều tra thông qua các băng ghi hình từ camera giám sát của các doanh nghiệp xung quanh.
Nhà thờ Công Giáo Thánh Antôn ở Harlingen, Texas đã có ba bức tượng của bị phá hoại vào cuối tuần, theo valleycentral.com. Các bức ảnh về vụ phá hoại cho thấy một bức tượng dường như là bức tượng Đức Mẹ Đồng trinh Maria bị lật nhào và bị chặt đầu. Nhà thờ cho biết có hai bức tượng thiên thần đã bị đánh cắp.
Source:Catholic News Agency
3. Các giám mục Mễ Tây Cơ than thở: Đất nước ngập trong máu người chết và người mất tích
“Mễ Tây Cơ của chúng ta đang ngập trong máu của rất nhiều người chết và mất tích”, Giáo Hội Công Giáo nước này lên tiếng than thở khi nhớ đến hàng nghìn nạn nhân của tội phạm có tổ chức ở nước này, đặc biệt là hai linh mục Dòng Tên bị sát hại gần đây.
Trong một thông điệp video được đăng ngày 23 tháng 6, Đức Cha Ramón Castro Castro của Cuernavaca, tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ, đã đề cập đến thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô về “nỗi buồn và sự mất tinh thần” của ngài sau khi được biết về cái chết của hai linh mục Dòng Tên bị bắn hạ trong Vùng Sierra Tarahumara của bang Chihuahua.
“Các giám mục, với tư cách là các mục tử, muốn bày tỏ theo cách tương tự tất cả sự gần gũi của chúng tôi và nỗi buồn sâu sắc mà chúng tôi mang trong lòng. Giờ đây, như chưa bao giờ, nỗi đau về thập tự giá trở nên dữ dội hơn do rất nhiều máu vô tội đã đổ ra khắp đất nước,” Đức Cha Castro nói.
Các linh mục Dòng Tên Javier Campos Morales và Joaquín César Mora Salazar đã bị sát hại vào ngày 20 tháng 6 bên trong nhà thờ Công Giáo Cerocahui khi họ cố gắng bảo vệ một người đàn ông bị thương đang chạy trốn bên trong nhà thờ khi anh ta đang bị truy đuổi bởi một kẻ tấn công có vũ trang. Kẻ tấn công này đã bắn anh ta và hai linh mục, giết chết cả ba người.
Kẻ sát nhân có chủ đích đã được xác định bởi nhà chức trách. Cảnh sát treo giải thưởng lên tới 5 triệu peso, tức là khoảng 250.000 USD, cho ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ hung thủ.
Tội phạm vũ trang là một phần của làn sóng bạo lực ngày càng gia tăng ở Mexico, đã gây rúng động đất nước.
Chỉ trong ba năm rưỡi của chính quyền López Obrador, đã có hơn 121.000 vụ giết người được ghi nhận trong cả nước, vượt hơn 56.000 tội ác đã gây ra trong nhiệm kỳ sáu năm của người tiền nhiệm Enrique Peña Nieto.
Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 21 tháng 6 năm nay, theo số liệu chính thức, 12.481 vụ giết người đã xảy ra ở Mễ Tây Cơ.
Đức Cha Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ than thở rằng ở Mễ Tây Cơ “tỷ lệ bạo lực và các cấu trúc của sự chết chóc của nó đã tràn ngập trong các cộng đồng của chúng ta, làm biến dạng con người và phá hủy nền văn hóa hòa bình coi người khác là anh chị em với chúng ta.”
Ngài nói: “Cùng với người dân, chúng tôi mong đợi sự phản ứng phù hợp với tình hình của chính quyền các cấp.”
Đức Cha nhấn mạnh rằng “trách nhiệm của những người cầm quyền là tìm kiếm công lý và thúc đẩy hòa bình và hòa hợp trong sự chung sống xã hội.”
Các linh mục đã chết dưới bàn tay của tội phạm có tổ chức chia sẻ cùng hoàn cảnh “với hàng nghìn nạn nhân của người dân chúng ta đã gặp phải kết cục này, với hàng chục nghìn người mất tích mà gia đình vẫn tiếp tục tìm kiếm họ”.
“Chúng ta sẽ phải bổ sung thêm rất nhiều vụ tống tiền và tổng số tiền chuộc mạng đang phổ biến trên khắp đất nước. Tình hình này đã là không thể chịu đựng được và đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực tái lập hòa bình,” Đức Cha Castro nói.
Vị giám mục nói rằng các giám mục cũng kêu gọi lương tâm và sự hoán cải của “những người là nguyên nhân của mỗi và mọi giai đoạn tàn bạo của cái chết và sự hủy diệt chống lại anh em của họ.”
“Chúng tôi nhắc nhở họ rằng chúng ta là một phần của cùng một dân tộc. Chúng tôi khuyên họ ngừng giết anh em của mình và vi phạm hòa bình xã hội”, ngài nói.
“Hãy phục hồi sự kính sợ Thiên Chúa và thực thi Luật của Ngài rằng 'Ngươi chớ giết người'“
Thay mặt cho toàn thể Giáo Hội ở Mễ Tây Cơ, Đức Cha Castro yêu cầu những kẻ phạm tội: “nhân danh Chúa, hãy nhạy cảm với những lời than thở của anh em mình, những người là con cái của Thiên Chúa, những người mà những giọt nước mắt đau khổ, bất lực và những cơn thịnh nộ bị kiềm chế kêu lên đến trời cao.”
“Chúng tôi cầu xin bạn, chúng tôi cầu xin bạn, chúng tôi nhân danh Chúa, chúng tôi đòi hỏi phải ngưng ngay vì đã quá nhiều điều ác và sự thù hận! Tất cả chúng ta đều muốn hòa bình.”
Source:Catholic News Agency
4. Các Hồng Y Hoa Kỳ, trong các tuyên bố riêng biệt, hoan nghênh quyết định hủy bỏ phán quyết Roe chống Wade
Trong các tuyên bố riêng biệt, các Hồng Y lãnh đạo các giáo phận Hoa Kỳ đã hoan nghênh quyết định của Tối Cao Pháp Viện lật ngược phán quyết năm 1973 trong vụ Roe kiện Wade.
“Chúng tôi hoan nghênh phán quyết quan trọng này và cơ hội mà nó tạo ra cho một cuộc thảo luận quốc gia về việc bảo vệ sự sống con người khi còn trong bụng mẹ và thúc đẩy phẩm giá con người trong mọi giai đoạn của cuộc đời,” Hồng Y Blase Cupich ở Chicago nói. “Thời điểm này sẽ là một bước ngoặt trong cuộc đối thoại của chúng ta về vị trí của một đứa trẻ chưa sinh trong quốc gia của chúng ta, về trách nhiệm của chúng ta trong việc lắng nghe phụ nữ và hỗ trợ họ trong quá trình mang thai và sau khi sinh con, và về sự cần thiết phải tập trung lại các ưu tiên quốc gia để hỗ trợ các gia đình, đặc biệt là những người gặp khó khăn.”
Ngài nói thêm: “Đừng nhầm lẫn, vì phán quyết này sẽ ít ảnh hưởng đến việc phá thai ở Illinois, vì hầu như không có hạn chế nào ở đây, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động mạnh mẽ để bảo vệ pháp lý cho những đứa trẻ chưa sinh ra.”
Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Galveston-Houston ca ngợi quyết định này là “một bước đi đáng hoan nghênh và tích cực nhằm tạo ra một xã hội khẳng định sự sống. Đó là một bước cần thiết”.
Ngài nói tiếp rằng: “Phá thai thường được coi là một việc làm tốt và là một việc làm cần thiết để bảo đảm quyền tự do của phụ nữ. Mặc dù quan điểm này có nhiều vấn đề, nhưng đó là một niềm tin phổ biến sẽ cần thời gian và sự kiên nhẫn để vượt qua... Tôi kêu gọi người Công Giáo hành động thận trọng và tránh những tình huống có thể dẫn đến đối đầu công khai. Chúng ta được kêu gọi để nói ra sự thật một cách khôn ngoan, tránh những hành vi có thể làm tăng căng thẳng một cách không cần thiết”.
Trong một tuyên bố có tựa đề “Chúng tôi tạ ơn Chúa”, Đức Hồng Y Timothy Dolan, cùng với các giám mục khác của tiểu bang New York, nói rằng “quyết định chính đáng này sẽ cứu được vô số trẻ em vô tội đang chờ được sinh ra.”
Các ngài nói thêm: “Vào ngày lịch sử này, lòng biết ơn của chúng tôi dành cho hàng triệu người Mỹ anh hùng, những người đã làm việc không mệt mỏi cho kết quả này trong gần nửa thế kỷ. Là những người Công Giáo, chúng tôi đã cầu nguyện và ăn chay, tham dự thánh lễ, dâng thánh lễ, và làm chứng một cách hòa bình trong năm thập kỷ qua. Chúng tôi đã tham gia cùng những người khác trong việc giáo dục học sinh, mở các trung tâm trợ giúp mang thai, đồng hành cùng các bà mẹ, cung cấp dịch vụ tư vấn sau phá thai và tuần hành, năm này qua năm khác, đến Tòa án Tối cao Hoa Kỳ để làm chứng cho cuộc sống. Hôm nay, tiếng nói của chúng tôi đã được lắng nghe”.
“Gần 50 năm trước khi Roe kiện Wade được đưa ra, quốc gia của chúng ta đã trở thành một ngôi nhà bị chia rẽ chống lại chính nó bằng cách đặt quyền tự do lựa chọn trước cả quyền bất khả xâm phạm của cuộc sống,” Đức Hồng Y Wilton Gregory của Washington nói. “Kể từ đó, chúng tôi đã cầu nguyện và làm việc không mệt mỏi để phục hồi các giá trị được nêu trong Tuyên ngôn Độc lập đã đưa chúng ta trở thành một quốc gia vĩ đại thực sự”.
“Chúng ta vui mừng về bước mới nhất này trong hành trình của mình, nhưng công việc của chúng ta vẫn chưa hoàn thành. Ở địa phương và quốc gia, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm để nâng cao phẩm giá của cuộc sống con người và bảo đảm rằng toàn bộ các vấn đề của cuộc sống được giải quyết một cách thỏa đáng. Điều này bao gồm hỗ trợ phụ nữ mang thai trong việc đưa ra các lựa chọn khẳng định cuộc sống, cung cấp dịch vụ chăm sóc trước và sau khi sinh tốt hơn cho trẻ em và bà mẹ của họ, vận động cho dịch vụ chăm sóc trẻ em với giá cả phải chăng và trường học an toàn, và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ các bà mẹ vẫn đang đi học và trong lực lượng lao động. “
Đức Hồng Y Gregory nói thêm rằng
“Chúng ta cũng phải nhận ra rằng đạo đức sống khẳng định cũng cần thu hút sự chú ý đến một loạt các lĩnh vực khác mà nhân loại cần quan tâm. Điều này bao gồm hủy bỏ án tử hình và chăm sóc cho những người bị giam giữ; giải quyết mọi hình thức bất công, bao gồm cả phân biệt chủng tộc; chăm sóc người nghèo, người ốm đau, người già yếu, dễ bị tổn thương; và thúc đẩy sự công nhận nhiều hơn ơn gọi của chúng ta trong toàn bộ các mối quan hệ của con người là trở thành anh chị em với nhau”.
“Đối với tất cả chúng ta, những người đã nói, viết, làm việc, tuần hành và cầu nguyện để đảo ngược Roe kiện Wade, quyết định hôm nay của Tòa án Tối cao có ý nghĩa sâu sắc và đáng khích lệ,” Đức Hồng Y Seán O'Malley ở Boston nói. “Quyết định này sẽ tạo ra khả năng bảo vệ sự sống của con người của các thai nhi; nó kêu gọi chúng ta nhận ra gánh nặng mà phụ nữ phải đối mặt khi mang thai; và nó thách thức chúng ta với tư cách là một quốc gia làm việc cùng nhau để xây dựng nhiều cộng đồng hỗ trợ hơn — và khả năng tiếp cận họ — cho tất cả phụ nữ mang thai ngoài ý muốn”.
Hồng Y Joseph Tobin của Newark nói rằng với quyết định của Dobbs, Tòa án Tối cao “công nhận rằng ngay cả những con người bất lực và phụ thuộc nhất cũng có quyền được sống và sở hữu phẩm giá và giá trị vốn có.”
“Giáo Hội Công Giáo dạy rằng tất cả cuộc sống của con người là thánh thiêng, từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên. Chúng ta phải phản đối nhiều mối đe dọa đối với cuộc sống và nhân phẩm của con người hiển nhiên trong xã hội hiện đại, bao gồm phá thai, hành vi giết người, tự tử được hỗ trợ và hình phạt tử hình.”
Source:Catholic News Agency