Ngày 01-07-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:20 01/07/2014
VÒNG ĐEO TAY CỦA BÀ GẤU
N2T

Bà gấu mua một cái vòng đeo tay bằng ngọc biếc, rất là quý và nổi tiếng là hiếm có.
Bắt đầu từ hôm ấy, bà gấu không những thận trọng từng li từng tí khi đi bộ, mà còn cẩn thận khi làm việc. Thậm chí, buổi tối lúc cùng chồng thắm thiết cũng căng thẳng vạn phần, mỗi giờ mỗi khắc bà luôn giữ gìn cái vòng đeo tay bằng ngọc biếc của bà, chỉ sợ một chút vô ý sẽ làm vỡ nó.
Một hôm, bà ngắm nhìn cái vòng đeo tay ngọc biếc của mình, thích chí quá bèn khoe với Đấng tạo hóa:
- “Ngài coi cái vòng đeo tay bằng ngọc biếc của con có đẹp không?”
Đấng tạo hóa cười:
- “Ta chỉ nhìn thấy cái CÒNG tay ngọc biếc của con mà thôi”.
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Của cải ngươi ở đâu thì lòng dạ ngươi ở đó.
Sắm được chiếc xe đời mới cũng không yên tâm vì đi đâu cũng sợ mất, đến chỗ gởi xe cũng chẳng dám gởi vì sợ tróc nước sơn, va quẹt…
Khi gia đình chưa khá giả thì đi đâu cũng được, chẳng buồn nghĩ đến chuyện về sớm về muộn; nhưng khi giàu có lên thì tối ngủ cũng không yên, sợ trộm vào lấy xe, sợ kẻ cướp vào giết người cướp của…
Khi đã yêu rồi, thì đi đâu, làm gì cũng nghĩ đến người yêu, trong giấc ngủ cũng mơ thấy người yêu, đúng là của cải ngươi ở đâu thì lòng dạ ngươi ở đó.
Các bạn đừng cười, người yêu, vợ con cũng là của cải vật chất đấy nhé.
Hồi tôi còn học ở đại học, lúc học môn “Quản trị kinh doanh”, giáo sư đã giảng về quản lý vật chất trong doanh nghiệp, ông nói: “Người yêu, vợ con cũng là một dạng của cải trong doanh nghiệp tình yêu của các anh chị…”, cả lớp cười ầm lên, nhưng ngẫm nghĩ cũng đúng vậy.
Lời Chúa là của cải của chúng ta.
Bí tích Thánh Thể là của cải của chúng ta.
Cầu nguyện là của cải của chúng ta.
Chuỗi Mân Côi là của cải của chúng ta.
Chúng ta có mỗi giờ mỗi khắc nhớ đến và nâng niu giữ gìn không?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:24 01/07/2014
N2T

14. Do nhân ái mà được toàn bộ, do bạo lực mà mất tất cả.

(Thánh Francis of Sales)
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Piô XII nhất định sẽ được phong chân phước
Vũ Văn An
00:36 01/07/2014
Đối với đại đa số người Công Giáo, nhất là những người từng sống vào khoảng thời gian ngài làm giáo hoàng, Đức Piô XII không những là một vị giáo hoàng vĩ đại mà còn là một vị giáo hoàng thánh thiện nữa.

Thực vậy, trong thời ngài làm giáo hoàng, Đức Piô XII đọc tới 1000 bài diễn văn hoặc thông điệp truyền thanh về đủ mọi đề tài, ban hành 41 thông điệp trong đó có ba thông điệp được xếp vào loại vĩ đại là Mystici Corporis về Giáo Hội, Mediator Dei về cải cách phụng vụ và Humani Generis về bản chất thần học và thuyết biến hóa. Ngài là vị giáo hoàng của cải cách: về phụng vụ, gia tăng các hình thức phụng vụ không Latinh tại các xứ truyền giáo; về giáo luật, tản quyền và tăng quyền cho các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, biến họ gần như độc lập đối với Rôma; về huấn luyện linh mục, thêm các môn khoa học xã hội, xã hội học, tâm lý học và tâm lý học xã hội vào học trình, nhất là buộc phải thẩm định điều kiện tâm lý các ứng viên linh mục; về thần học, nhấn mạnh vai trò của Thánh Kinh và dành cho việc nghiên cứu thần học nhiều tự do hơn, mở ra triển vọng có thể chấp nhận thuyết biến hóa như một lối mô tả chính xác nguồn gốc sinh học của sự sống con người. Ngài cũng là vị giáo hoàng đầu tiên chấm dứt tình trạng đa số người Ý trong Hồng Y đoàn.

Nói về sự thánh thiện, thì không ai không thán phục cuộc sống khổ hạnh của ngài và lòng tôn sùng Thánh Mẫu với tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và việc dâng loài người cho trái tim Đức Mẹ. Sự thánh thiện này khiến án phong chân phước cho ngài được mở tương đối sớm: ngày 18 tháng 11 năm 1965, trong kỳ họp cuối cùng của Công Đồng Vatican II. Năm 1990, Đức Gioan Phaolô II nâng ngài lên hàng Tôi Tớ Chúa và năm 2009, Đức Bênêđíctô XVI nâng ngài lên hàng Đáng Kính. Còn chân phước?

Theo tin Zenit ngày 30 tháng 6 vừa qua, linh mục Peter Gumpel, Dòng Tên, trước đây vốn là thỉnh nguyện viên án phong chân phước của ngài, tuyên bố tại Rôma rằng “sớm muộn gì, Đức Piô XII cũng sẽ được phong chân phước”.

Sớm hay muộn

Sớm thì có vẻ như sẽ không xẩy ra. Vì gần đây, trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Tây Ban Nha, gốc Do Thái, tuy bênh vực thành tích của Đức Piô XII, Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô vẫn có nhiều dè dặt trước viễn tượng phong chân phước cho Đức Piô XII.

Thực thế, trong cuộc phỏng vấn trên, Đức Phanxicô cho hay ngài rất khó chịu trước những lời chỉ trích chống lại “Đức Piô XII đáng thương”. Đối với lời chỉ trích cho rằng Đức Piô XII không công khai bênh vực người Do Thái và không công khai nêu đích danh chủ nghĩa quốc xã Đức như tội phạm gây ra Nạn Diệt Chủng người Do Thái, Đức Phanxicô đặt câu hỏi: “Điều nào tốt hơn đối với ngài: không lên tiếng (phản đối công khai) để nhiều người Do Thái khỏi bị giết thêm hay là lên tiếng?”.

Quan điểm trên được phản ảnh qua nhận định tổng quát của Từ Điển Bách Khoa Britanica: “Dù các lời kết án công khai chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc và diệt chủng thời chiến của Đức Piô chỉ được đưa ra một cách tổng quát, ngài đã không làm ngơ trước nỗi thống khổ nhưng đã chọn việc sử dụng ngoại giao để giúp đỡ những người bị bách hại. Người ta không thể biết được liệu việc kết án Nạn Diệt Chủng cách thẳng thừng hơn có cứu được nhiều sinh mạng hơn hay không, dù điều ấy chắc chắn giữ được tiếng tốt hơn. Không ngạc nhiên gì, động thái phong chân phước cho Đức Piô XII cùng với Đức Gioan XXIII vào năm 2000 đã gây ra cuộc tranh cãi đầy sóng gío, góp phần vào quyết định hoãn lại việc phong chân phước cho Đức Piô”.

Nhân dịp này, Đức Phanxicô cho hay: “Ngài (Đức Piô XII) đã dấu nhiều người (Do Thái) tại các tu viện ở Rôma và nhiều thành phố khác của Ý, và ngay tại dinh mùa hè Castel Gandolfo”. Điều mới mẻ là 42 trẻ em cả Do Thái lẫn không Do Thái cùng ẩn nấp Quốc Xã đã được sinh hạ ngay trong phòng ngủ của Đức GH tại dinh mùa hè này.

Đức Phanxicô cũng lưu ý tới việc cần phải xét vấn đề dưới mọi khía cạnh của nó. Ngài thắc mắc tại sao Đồng Minh không oanh kích hệ thống xe lửa được Quốc Xã sử dụng để chở người Do Thái tới các lò sát sinh trên khắp Âu Châu. Theo ngài, “sẽ là điều tốt đẹp nếu ta chịu nói chút ít về mọi vấn đề”.

Nhưng phong chân phước cho ngài lại là một chuyện khác. Đức Phanxicô cho biết: ngài còn chờ cho tới khi văn khố mật của Tòa Thánh về Nạn Diệt Chủng được mở trọn vẹn. Tuy Tòa Thánh đang cố gắng hoàn tất việc lên danh mục cho toàn bộ văn khố này càng sớm càng tốt để có thể mở cửa cho công chúng, nhưng ngày giờ của việc mở cửa này, cho đến nay, vẫn chưa có gì cụ thể. Hơn nữa, cũng trong cuộc phỏng vấn này, Đức Phanxicô cho biết: hiện vẫn chưa có một phép lạ nào được xác nhận là đã xẩy ra nhờ sự bầu cử của Đức Piô XII. Ai cũng biết điều kiện phép lạ này, ngài từng “miễn chước” đối với vị kế nhiệm Đức Piô XII là Đức Gioan XXIII.

Hai điều trên chứng tỏ việc phong chân phước cho Đức Piô XII cần một thời gian nữa. Do đâu mà có việc trì hoãn này? Trong cuộc phỏng vấn với Zenit, linh mục Gumpel cho biết nhiều điều đáng lưu ý.

Trả lời câu hỏi đầu tiên về việc một số người cho rằng Đức Piô XII là một người lạnh lùng, nghiêm nghị, xa rời tín hữu, linh mục Gumpel cho biết cha từng biết và được yết kiến riêng Đức Piô XII nhiều lần, lúc còn là một giáo sư trẻ dạy triết học tại Giáo Hoàng Học Viện Đức. Lần đầu tiên là lần Đức Piô XII gọi cha tới để đích thân cám ơn về một công việc văn khố nhỏ theo lời ngài yêu cầu. Đức Giáo Hoàng tiếp cha cách đơn sơ, không một chút hình thức gì như người ta vốn nói về triều đại ngài. Cha cảm thấy thoải mái ngay tức khắc. Hơn nữa, Đức Piô XII gây một ấn tượng rất mạnh nơi cha, cho thấy đây là một con người sống đời sống thiêng liêng sâu sắc; ấn tượng này gây ảnh hưởng lớn tới kinh nghiệm bản thân của cha. Điều này được chứng minh bởi hàng loạt những cử chỉ khác của Đức Piô XII. Thí dụ, ngài thường tổ chức các buổi triều yết chung giữa đám đông, tại những phòng lớn chứa hàng nghìn người. Ngài không đọc những bài diễn văn dài, thay vào đó, thích được trà trộn giữa đám đông và nói chuyện với họ; ngài tiếp nhận các thỉnh cầu của họ và cho biết mgài cần những thỉnh cầu này. Làm sao người ta có thể bảo rằng: một giáo hoàng như thế là lạnh lùng, nghiêm nghị, xa rời tín hữu cho được? Những nhận định như thế chỉ có thể là giả tạo, dựa trên các căn bản ý thức hệ, chứ không trên thực tại.

Đối với quan điểm coi Đức Piô XII lỗi thời, giáo hoàng cuối cùng của thời tiền Vatican II, khác với các vị kế nhiệm, linh mục Gumpel nhắc người đọc tác phẩm Sự Hiện Diện của Đức Piô XII tại Công Đồng Vatican II do linh mục Paolo Moliari viết cho Đại Học Marseilles. Cha Moliari vốn là một thành viên của Ủy Ban Thần Học của Vatican II, cho nên ngài dư tư cách để nói về chủ đề này. Ngài bác bỏ mọi luận đề cho rằng có sự gián đoạn giữa Đức Piô XII và Đức Gioan XXIII: trong các văn kiện của Vatican II, có tất cả 219 ghi chú nhắc tới học thuyết của Đức Piô XII; không một tác giả nào, kể cả Thánh Augustinô, Thánh Tôma Aquinô hay bất cứ Giáo Phụ nào khác, đã được trích dẫn nhiều hơn Đức Piô XII. Chưa hết, trong các biên bản của Công Đồng, có tới 1,663 câu trích lấy của vị giáo hoàng này. Linh mục Gumpel tự hỏi: những ai bảo rằng có sự gián đoạn giữa Đức Piô XII và các vị kế nhiệm, không biết họ có đọc các văn kiện này chưa? Cha không nghĩ vậy, có lẽ họ không biết tiếng La Tinh và không có trình độ thần học để làm việc này…

Linh mục Gumpel nhìn nhận rằng án phong chân phước cho một vị “confessor” (tuyên xưng đức tin không bằng tử đạo mà bằng cuộc sống trên trần gian của mình) là một diễn trình hết sức tỉ mỉ vì phải có đủ tài liệu để chứng minh rằng ứng viên sống Tin Mừng một cách gương mẫu và nhất quán. Về trường hợp Đức Piô XII, cha Gumpel cho biết 98 nhân chứng, từng biết ngài vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời ngài, đã được mời tới để phỏng vấn. Chính linh mục Gumpel, trong tư cách thỉnh nguyện viên, đã thu lượm và khảo sát mọi tài liệu có trong Văn Khố Tòa Thánh. Sau đó, đệ trình mọi tài liệu vừa kể cho một ủy ban sử gia. Ủy ban này khảo sát, với sự hiện diện của chính cha, xem các tài liệu này có thấu đáo, có chuẩn xác và có được chứng thực hay không. Một lần nữa, câu hỏi lại được gửi tới cho chín thần học gia có nhiệm vụ chứng minh rằng Đức Piô XII quả có thực thi mọi nhân đức cần thiết để được phong chân phước. Cuối diễn trình này, như tập tục vốn có, là ủy ban 13 vị gồm các Hồng Y và giám mục của nhiều quốc gia trên thế giới; ủy ban này phải cho biết ý kiến tích cực đối với việc phong chân phước. Ủy ban này phải đệ trình khuyến cáo lên Đức Giáo Hoàng. Việc này đã thực hiện đời Đức Bênêđíctô XVI.

Người Do Thái

Linh mục Gumpel nhấn mạnh rằng: hiện chưa có chữ ký của Đức Bênêđíctô “không hẳn vì Đức Giáo Hoàng hoài nghi các nhân đức của Đức Piô XII, mà đúng hơn, và điều này, ta có thể hiểu được, vì ngài vốn là người Đức, là ngài không muốn gây phiền phức với người Do Thái”.

Có thực là do người Do Thái chăng? Linh Mục Gumpel minh xác: không phải mọi người Do Thái mà chỉ một số giới Do Thái mà thôi. Theo cha, bất cứ nhóm lớn nào cũng đều có những người rất tốt, người vừa vừa và “những trái táo thối”. Cha hiểu rằng một số người Do Thái muốn Đức Piô XII có quan điểm minh nhiên chống đối việc phát vãng của Quốc Xã. Nhưng về phương diện này, căn cứ vào kinh nghiệm bản thân, cha phải nói rằng: năm 1942, cha đang ở Hòa Lan, bị Đức phát vãng vì lý do chính trị. Trong thánh lễ ngày 26 tháng 7 năm đó, cha được nghe thư mục vụ của vị tổng giám mục duy nhất của Hòa Lan lúc đó là Đức Cha De Jong. Thư này cực lực lên án sự chiếm đóng Hòa Lan của Đức. Cha có hai phản ứng tức khắc: thoạt đầu, cha bái phục sự can đảm của vị giáo phẩm này, nhưng liền sau đó sợ người Đức sẽ trả đũa nghiêm khắc. Đúng thế, chỉ vài ngày sau, tức vào ngày 2 tháng 8, người Đức tăng nhanh việc phát vãng người Do Thái tại Hòa Lan, gồm cả những người Do Thái trở lại Kitô Giáo, trong đó có người con gái nổi danh của Sion, nữ thánh Edith Stein và người em gái của bà. Cha kết luận rằng một phản đối tương tự (của Đức Piô XII) cũng sẽ không cứu được mạng sống người Do Thái, ngược lại chỉ có hiệu quả tai hại hơn. Đức Piô XII biết như thế nên đã quyết định hành động cách khôn ngoan.

Nhiều người vẫn không có cùng nhận định như thế. Giải thích hiện tượng này, linh mục Gumpell cho rằng các phương tiện truyền thông đóng một vai trò quan trọng ở đây, như nhận định của một trong các sử gia Đức nổi tiếng hiện nay là giáo sư Konrad Repgen. Gần đây, ông viết cho cha: “công việc tỉ mỉ của các sử gia chúng ta chỉ được phổ biến trong giới chuyên viên, trong khi quần chúng “uống” đủ những gì giới truyền thông mang tới cho họ; mà trong giới truyền thông, thì cả anh dốt nát hàng đầu cũng tường thuật những chuyện ngu đần hơn cả, nhắc đi nhắc lại nhiều lần qua đủ mạng phát tuyến, riết trở thành khả tín đối với tai người nghe”. Theo cha, công luận ngày nay hoàn toàn nằm trong tay một nhóm thù nghịch với Giáo Hội và do đó, với cả Đức Piô XII.

Để kết luận, linh mục Gumpel cho hay không biết đời cha có được chứng kiến việc phong chân phước cho Đức Piô XII hay không, nhưng theo cha, việc ấy thế nào rồi cũng sẽ xẩy ra, khi “tinh thần người ta lắng xuống và một tái thẩm định từ từ được thực thi”.

Cách duy nhất chấm dứt tranh cãi là phong chân phước cho Đức Piô XII

Nhà bỉnh bút của tờ Boston Globe là John Allen Jr thì nhận định rằng để chấm dứt cuộc tranh cãi giữa Công Giáo và Do Thái về Đức Piô XII là phong chân phước ngay bây giờ cho ngài.

Trong một bài báo gần đây, nhà báo này có đưa ra nhận xét: các chức sắc Vatican thường nhìn thẳng vào mắt bạn mà bảo rằng quyết định phong thánh không bao giờ chịu ảnh hưởng chính trị cả. Nhưng thực tế, chính trị vẫn có thói quen lẻn vào diễn trình này, nhất là ở độ làm nó nhanh hay chậm. Không trường hợp nào đúng cho bằng trường hợp Đức Piô XII, vị giáo hoàng thời Thế Chiến II mà thành tích về Nạn Diệt Chủng vẫn còn là mối tranh chấp trong các liên hệ Do Thái – Công Giáo.

Ai cũng cho rằng Vatican xác tín việc Đức Piô XII đáng được phong thánh nhưng phải tiến từ từ vì vị nể người Do Thái. Thái độ hiện nay vì thế cho rằng chưa có quyết định gì được đưa ra cho tới khi các văn khố mật được mở toàn diện cho công chúng.

Ít nhất, đó cũng là nhận định của Đức Phanxicô. Nhưng theo Allen, xét hoàn toàn vì lý do chính trị, nghĩa là vì mối liên hệ giữa Do Thái và Công Giáo hiện nay, không nên chờ tới lúc đó, mà nên phong chân phước cho Đức Piô XII ngay bây giờ.

Trước nhất, quả là ngây thơ khi nghĩ rằng mở văn khố là giải quyết được mọi khó khăn. Bởi cuộc tranh luận về thành tích của Đức Piô không dựa vào sự kiện, nghĩa là vào những gì ngài đã làm mà dựa vào những gì đáng lẽ ngài đã nên làm. Thứ hai, Đức Piô XII mãi mãi sẽ là một ung thư trong các liên hệ Công Giáo – Do Thái bao lâu trường hợp của ngài vẫn để bỏ ngỏ.

Một cách để thoát cái vòng luẩn quẩn này là Toà Thánh tuyên bố dứt khoát sẽ không bao giờ phong chân phước cho Đức Piô XII. Nhưng theo giáo luật, một tuyên bố như thế vô giá trị vì không vị giáo hoàng nào “trói tay” được vị kế nhiệm. Dù Đức Phanxicô có ra một sắc chỉ như thế đi chăng nữa, thì sắc chỉ này cũng sẽ hết hiệu lực khi ngài qua đời.

Thành thử chỉ còn lại việc duy nhất là phong chân phước cho Đức Piô XII. Các chuyên viên có thể còn tiếp tục tranh cãi, nhưng thế giới nói chung sẽ hết hứng thú khi vở kịch đã hạ màn. Trường hợp phong thánh cho cha Maximilian Kolbe và nữ đan sĩ Edit Stein là bằng chứng cụ thể. Cả hai vị cùng chết tại Auschwitz. Khi án phong thánh cho hai vị được mở ra, rất nhiều người Do Thái và cả Công Giáo nữa lên tiếng phản đối ầm ĩ: Cha Kolbe thì bị tố cáo ủng hộ các ấn phẩm bài Do Thái; còn việc trở lại Công Giáo của nữ đan sĩ Stein thì bị coi như lời mời gọi cải đạo.

Nhưng vào năm 1982 khi cha Kolbe được phong thánh và vào năm 1998 khi nữ đan sĩ Stein được phong thánh, mọi tranh luận ủng hộ hay chống đối đều im bặt.
Allen hiểu rõ việc Đức Phanxicô thích người Do Thái và Do Thái Giáo. Cuộc phỏng vấn ngài của tờ Vanguardia lại do một người Do Thái thực hiện, đó là Henrique Cymerman, người sau đó đã sắp xếp buổi cầu nguyện “thượng đỉnh” giữa hai nguyên thủ quốc gia Do Thái và Palestine. Hiển nhiên, ngài không muốn làm mất lòng người đối thoại. Nhưng trì hoãn quyết định chỉ gây thêm âu lo về lâu về dài vì cứ giữ cho căng thẳng tiếp tục sôi động.
 
Bài trừ nạn tra tấn để bảo vệ sự tự do và phẩm giá của con người
Linh Tiến Khải
08:45 01/07/2014
Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc ở Genève

Trong hai ngày 5-6 tháng 5 năm 2014 khóa họp thứ 52 của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Hiệp ước chống tra tấn, gọi tắt là CAT, đã diễn ra tại Genève bên Thụy Sĩ. Tham dự khóa họp có phái đoàn của Tòa Thánh do Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc, hướng dẫn. Thuộc thành phần phái đoàn có Đức Ông Christophe El-Kassis, giáo sư Vincenzo Buonomo, và Đức Ông Richard Gyhra.

Trong hai ngày họp phái đoàn Tòa Thánh đã điều trần theo lượt trước Ủy ban này, giống như trường hợp nhiều nước khác. Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi dã nhấn mạnh rằng Tòa Thánh dấn thân chống lại tra tấn với ý muốn đầu tiên là bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của bản vị con người”. Tòa Thánh coi ”Hiệp ước chống tra tấn” là một dụng cụ có giá trị để chống lại các hành động xúc phạm nặng nề tới phẩm giá con người, và đánh giá cao Hiệp ước mà quốc gia thành Vaticăng đã phê chuẩn năm 2002. Hiệp ước cũng được áp dụng cho quốc gia Thành Vaticăng, nhưng thật là sai lầm, khi nghĩ rằng Tòa Thánh có quyền tài phán trên mọi thành phần của Giáo Hội Công Giáo, sống rải rác trong nhiều nước trên thế giới.

Đức Tổng Giám Mục Tomasi đã bác bỏ những phê bình của một số thành viên Ủy ban Liên Hiệp quốc chống nạn tra tấn. Các thành viên này cho rằng Tòa Thánh đã không có hành động xử lý những vụ tra tấn liên quan đến lạm dụng tính dục trẻ em tại một số nơi trong Giáo Hội Công Giáo; hoặc có thành viên cho rằng khi chủ trương cấm phá thai là Giáo Hội Công Giáo góp phần tạo ra sự ”tra tấn” đối với những người cảm thấy cần phải phá thai.

Đức Tổng Giám Mục cho biết cần phải phân biệt Tòa Thánh, Giáo Hội Công Giáo và Quốc gia Thành Vaticăng. Tòa Thánh ký và phê chuẩn Hiệp ước chống tra tấn nhân danh quốc gia Thành Vaticăng và muốn là một uy tín tinh thần để cổ võ việc chống tra tấn trên thế giới. Tuy nhiên, Tòa Thánh không có quyền tài phán trên các tín hữu Công Giáo là công dân của một quốc gia.

Nếu một tín hữu Công Giáo vi phạm luật cấm tra tấn, thì thẩm quyền xét xử và trừng phạt thuộc về quốc gia nơi đương sự là công dân. Chính quyền các nước có bổn phận phải bảo vệ, và khi cần, truy nã các người sống dưới quyền tài phán của mình. Chính quyền mỗi nước có thẩm quyền hợp pháp hành động như chủ thể có trách nhiệm công lý đối với các tội phạm và các lạm dụng do các người dưới quyền tài phán của mình vấp phạm. Mỗi cá nhân, bất kể tùy thuộc một cơ cấu Công Giáo nào, thuộc quyền đặc biệt của quốc gia nơi họ sinh sống.

Tòa Thánh cũng thực thi quyền bính đó trên những ai sống trong quốc gia thành Vaticăng theo các luật lệ riêng của mình. Tòa thánh tôn trọng các nguyên tắc về sự độc lập và chủ quyền của mỗi nước.

Tòa Thánh cầu mong rằng trong việc áp dụng Hiệp ước vào trong tất cả mọi hoàn cảnh mới các hoàn cảnh đó ở trong lãnh vực chuyên biệt của Hiệp ước. Cần phải chú ý tới điều này vì đưa các đề tài khác mà Hiệp ước không đề cập tới giảm thiểu mục đích ban đầu của Hiệp ước, và gây nguy hiểm cho các tình trạng của những người bị lạm dụng và tra tấn. Từ đó có nguy cơ công việc của Ủy ban chẳng những vô hiệu, mà còn gây thiệt hại nữa. Đức Tổng Giám Mục Tomasi cũng nhắc tới nhiều lập trường của các giới chức cấp cao của Giáo Hội chống lại tra tấn, đặc biệt là giáo huấn của các Giáo Hoàng sau thời Đệ Nhị Thế Chiến. Tòa Thánh đã và sẽ tiếp tục là tiếng nói tinh thần mạnh mẽ nhất trên thế giới bênh vực các quyền con người.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, về vấn đề này.

Hỏi: Thưa Đức Cha Tomasi, Tòa Thánh đã ký nhận Thỏa hiệp chống tra tấn này trong tư cách là quốc gia thành Vaticăng. Như vậy Tòa Thánh có thái độ nào trước các phản bác hay các tố cáo không thể tránh được tìm cách đưa vấn đề vào trong bình diện tổng quát hơn của Giáo Hội Công Giáo?

Đáp: Trách nhiệm của Tòa Thánh được thi hành theo hai thể thức khác nhau. Thứ nhất là qua thẩm quyền triệt để tư pháp - hợp pháp mà Tòa Thánh có trên lãnh thổ của Quốc gia thành Vaticăng và nó được thực thi giống y như mọi chính quyền khác. Thứ hai là việc thực thi thẩm quyền có tính cách tinh thần của mình với một hình thức quyền bính dựa trên sứ mệnh chuyên biệt của Giáo Hội và lôi cuốn sự gằn bó tự nguyện của tín hữu với các nguyên tắc đức tin Công Giáo. Các quốc gia duy trì quyền tài phán riêng và triệt để trên các công dân của mình theo Công Giáo, chẳng hạn trong trường hợp các người này phạm tội. Đối với nhiều người thật là khó hiểu sự kiện việc thực thi quyền bính tinh thần có các phương thế và nguyên tắc khác với việc thi hành quyền bính chính trị và pháp luật. Vì Đức Thánh Cha có quyền trên toàn Giáo Hội người ta nghĩ rằng ngài có thể quyết định trên các cung cách hành xử và các trừng phạt mà các thành phần của Giáo Hội đáng bị. Quyền chìa khóa của Phêrô không giống như quyền bính đời. Các thành phần của Giáo Hội sống rải rác trên toàn thế giới gồm các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân nam nữ, nhưng họ không phải là công dân của quốc gia thành phố Vaticăng, mà là công dân của các quốc gia trong đó họ sinh sống, vì thế họ có các quyền lợi và các bổn phận công dân của các nước đó.

Hỏi: Ngày mùng 5 tháng hai năm nay Tòa Thánh đã kinh ngạc khi nhận được bản tường trình của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về quyền của các trẻ vị thành niên tại Genève liên quan tới Tòa Thánh: đây là một hành vi tố cáo gay gắt các vụ làm dụng tính dục trẻ vị thành niên từ phía một số nhân viên của Giáo Hội, mà theo Đức Cha, nó đã được viết ra trước khi Đức Cha phát biểu hồi tháng giêng năm 2014. Đức Cha có tin rằng kiểu đọc hiểu phiến diện này về Giáo Hội Công Giáo có thể vẫn còn đè năng trên việc tiếp nhận bản tường trình của Đức Cha hay không?

Đáp: Trong hai ngày mùng 5 và mùng 6 tháng 5 Tòa Thánh trình bầy bản báo cáo của mình trong phiên họp thứ 52 của Ủy ban Liên Hiệp Quốc y như các nước khác. Đây là một tiến trình nhằm áp dụng Hiệp Ước một cách tôt đẹp hơn. Tuy nhiên, từ việc duyệt xét ngắn gọn ”Các nhận xét kết luận” mà Ủy ban Liên Hiệp Quốc đưa ra đối với các bản tường trình của các nước trong hai năm qua, đã nảy sinh một loạt các đề tài chỉ liên quan một cách gián tiếp, qua một sinh hoạt giải thích rất là nới rộng, đối với văn bản và các chủ ý của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Hiệp ước chống tra tấn. Thí dụ đưa vào trong Ủy ban CAT thảo luận về việc lạm dụng tính dục trẻ em thì thật là rườm rà, vì nó đã được Hiệp ước về các quyền của Trẻ em đề cập tới rồi. Điều này đặc biệt đúng vì bản văn chính và ý nghĩa của nó không bao gồm các từ liên quam tới tội phạm này. Các đọc hiểu khác về Hiệp ước rất có thể có.

Trong bối cảnh quốc tế của Liên Hiệp Quốc và của nền văn hóa công cộng quốc tế chúng ta đang ở trên hai mặt khác nhau liên quan tới các giá trị nền tảng phải hướng dẫn cuộc sống chung xã hội, chẳng hạn việc bảo vệ quyền sống và sự chú ý tới các nhóm yếu đuối dễ bị thương tích hơn của xã hội. Đặc biệt trên điểm này sự đối nghịch của hai nền văn hóa khác nhau thật là hiển nhiên. Chắc chắn là các trẻ em bị để cho chết chịu một hình thức tra tấn rõ ràng. Chẳng hạn, bên Canada giữa các năm 2000 và 2011 đã có 622 trẻ còn sống sau khi phá thai, nhưng bị để cho chết, cũng như 66 trẻ em bên Anh quốc năm 2005. Một vài phương pháp phá thai chậm trễ cũng là một tra tấn, đặc biệt trong trường hợp gọi là ”giãn nở và rút ra”: bào thai bị cắt chặt thành từng mảnh, rồi bị kéo ra khỏi tử cung. Đương nhiên là Tòa Thánh sẽ ủng hộ quan niệm về bản vị con người phát xuất từ truyền thống kitô và từ khuynh hướng thực tế gắn liền với quyền tự nhiên.

Hỏi: Thưa Đức Cha Tomasi, Tòa Thánh đã phê chuẩn hiệp ước chống tra tấn ngày 22 tháng 6 năm 2002, nhưng bản tường trình đầu tiên đã chỉ được đưa ra vào năm nay 2014, tức hơn mười năm sau khi ký kết. Tại sao lại có sự chậm trễ như thế?

Đáp: Tòa Thánh tham dự vào cuộc sống của cộng đồng quốc tế một cách tích cực. Tòa Thánh góp phần mình như tiếng nói của lương tâm. Tòa Thánh không có các quyền lực to lớn và các lợi lộc kinh tế và quân sự, nhưng muốn bênh vực con người và các giá trị nền tảng nâng đỡ phẩm gía của nó như: quyền tự do tín ngưỡng, tự do phát biểu ý kiến, quyền liên đới, chống lại nghèo dói và các lạm dụng quyền bính. Tòa Thánh làm điều đó cho quốc gia thành Vaticăng như dấu chỉ, nhất là như dấu chỉ của việc khước từ mọi hình thái bạo lực hạ nhục bản vị con người. Việc chậm trễ soạn thảo bản tường trình cho Ủy ban của Hiệp ước cũng một phần dễ hiểu, bởi vì không phải là một bí mật gì sự kiện Tòa Thánh tiếp tục bênh vực các nguyên tắc và kiểu hành xử mà Hiệp Ước thừa nhận. Dầu sao đi nữa giờ đây Tòa Thánh chu toàn bổn phận này và không phải chỉ một cách hình thức, nhưng như là một gặp gỡ xây dựng với các chuyên viên của Ủy ban để thăng tiến sứ điệp của Hiệp ước, mà một cách lịch sử nó đã được thương lượng trong kỷ niệm các kinh hoàng của Đệ Nhị Thế Chiến và trong ước mong che chở các tù nhân khỏi bị tra khảo và các đối xử tàn tệ vi phạm mọi hình thái phẩm giá và quyền tự do của con người. (RG 3-5-2014; KNA 5-5-2014)
 
Đức Thánh Cha than thở: Ngày nay quá nhiều Kitô hữu bị bách hại vì niềm tin của họ
Đặng Tự Do
09:12 01/07/2014
Trong Thánh lễ buổi sáng thứ Hai 30 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha nói rằng ngày nay quá nhiều Kitô hữu bị bách hại vì niềm tin của họ, nhiều hơn rất nhiều so với những ngày đầu của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha nói:

"Chúng ta biết rằng Giáo Hội không thể tăng trưởng nếu không có Chúa: chính Ngài làm cho Giáo Hội phát triển, chính Ngài hình thành nên các cộng đoàn Giáo Hội. Thế nhưng chứng tá của các Kitô hữu cũng là cần thiết. Khi hoàn cảnh lịch sử đòi hỏi phải có chứng tá mạnh mẽ, lúc đó có các vị tử đạo là các chứng nhân vĩ đại nhất. Giáo Hội tăng trưởng nhờ máu của các vị tử đạo. Đây là vẻ đẹp của tử đạo. Nó bắt đầu với những chứng tá, ngày qua ngày, và nó có thể kết thúc như Chúa Giêsu, vị tử đạo đầu tiên, chứng nhân đầu tiên, với chứng tá thành tín nhất là máu của Ngài".

"Trong bài Tin Mừng hôm nay một trong những môn đệ của Chúa Giêsu nói rằng ông sẽ theo Chúa, nhưng chỉ sau khi đã chôn cất cha mình ... và Chúa trả lời: ‘Không, hãy theo ta vô điều kiện!’ Chứng tá của anh chị em phải mạnh mẽ, anh chị em phải sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ như Chúa Giêsu đã dùng: 'lời các con phải là có thì nói có, không thì nói không;’.. Đây là ngôn ngữ của chứng tá".

"Có rất nhiều vị tử đạo ngày hôm nay, trong Giáo Hội. Có rất nhiều những Kitô hữu đang bị bách hại. Hãy nghĩ về Trung Đông, nơi các Kitô hữu phải chạy trốn sự đàn áp, nơi các Kitô hữu bị giết. Ngay cả khi các Kitô hữu bị những người đeo ‘găng tay trắng’ lịch sự mời đi chỗ khác thì đó cũng là đàn áp. Có nhiều chứng nhân, nhiều vị tử đạo trong Giáo Hội ngày nay hơn là trong các thế kỷ đầu tiên. Vì vậy, trong Thánh lễ này, khi kính nhớ đến tổ tiên vinh quang của chúng ta, chúng ta cũng nghĩ đến anh em chúng ta là những người đang bị bách hại, những người đang đau khổ và những người bằng máu của họ đang dưỡng nuôi những hạt giống đức tin của rất nhiều các cộng đoàn nhỏ trên thế giới. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và cho chúng ta".
 
Diễn biến tệ hại: ĐTC kêu gọi lòng trắc ẩn và hòa bình sau cái chết của ba thiếu niên Israel tại khu vực Tây Ngạn
Đặng Tự Do
17:32 01/07/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài chia sẻ "nỗi đau khôn tả" của gia đình ba thanh thiếu niên Israel bị giết tại khu vực Tây Ngạn, cũng như những "nỗi đau của tất cả mọi người bị ảnh hưởng bởi những hậu quả của sự thù hận." Ngài tha thiết xin Thiên Chúa "linh hứng lòng trắc ẩn và hòa bình trong mọi ý nghĩ. "

Ba học sinh, Eyal Yifrah, Gilad Shaar và Naftali Fraenkel, đã biến mất vào ngày 12 khi họ đi nhờ xe ở khu vực phía nam của Tây Ngạn sông Jordan. Quân đội Israel đã tìm thấy thi hài của họ vào hôm thứ Hai 30 tháng 6, gần thành phố Hebron.

Trong một tuyên bố, Vatican đã lên án những kẻ gây những cái chết "khủng khiếp và bi đát" này, xem đó như là một hành động "hèn hạ và không thể chấp nhận được." Hành động này là một "trở ngại rất nghiêm trọng đối với hòa bình mà chúng ta đang phải tiếp tục không mệt mỏi dấn thân xây dựng, và là điều chúng ta phải tha thiết cầu nguyện. "

Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi hòa bình và sự kềm chế những phản ứng, bởi vì "bạo lực lại gây thêm bạo lực và tăng thêm vòng xoáy chết chóc của hận thù."
 
Top Stories
Vietnam: Libération d’une jeune militante du syndicalisme indépendant
Eglises d'Asie
10:24 01/07/2014
Peu après l’annonce, le 9 juin dernier, de la création du « Syndical libre des travailleurs vietnamiens », on apprend la libération d’une militante du syndicalisme indépendant au Vietnam, Dô Thi Minh Hanh. Elle vient de rejoindre son domicile, le 27 juin 2014, trois ans avant l’achèvement de sa peine (1). En 2010, elle avait été condamnée à sept années de prison par le tribunal populaire de Tra Vinh.

Dô Thi Minh Hanh préparait une maîtrise d’économie lorsqu’elle a été arrêtée le 23 février 2010 en même temps que deux autres militants, Nguyên Hoang Quôc Hung et Doan Huy Chuong. En fait, la jeune fille, alors âgée de 26 ans, avait seulement distribué des tracts destinés à encourager des ouvriers en grève pour obtenir de meilleures conditions de travail.

Un communiqué d’Amnesty International annonçant la libération de la dissidente déclare que celle-ci n’aurait jamais dû être emprisonnée et ajoute qu’une condamnation à sept ans de prison pour avoir distribué des tracts est un acte « ridicule » et un triste témoignage de la répression exercée par les autorités contre les dissidents.

Grâce aux confidences de ses amis, on sait que, encore très jeune, pendant ses études secondaires et universitaires, elle s’était faite remarquer par son souci des plus dépourvus, sa passion de la justice et sa participation aux actions humanitaires. A partir de 2005, elle fait de nombreux voyages à travers le Vietnam pour y rencontrer des dissidents bien connus. En particulier, à cette époque, elle a pris contact avec le P. Thaddée Nguyên Van Ly, au Centre-Vietnam.

En avril 2009, avec quelques amis, elle se rend sur les Hauts Plateaux dans la province de Dak Nông pour y prendre les premières photos des sites exploitation de la bauxite, photos qui sont ensuite diffusées dans le monde entier. La même année, avec son ami Nguyên Hoang Quôc Hung, elle s’embarque pour la Malaisie où elle participe à un congrès du Comité pour la défense des travailleurs du Vietnam. De retour au Vietnam, elle prend contact avec des ouvriers pour les inciter à défendre leurs droits.

C’est ainsi qu’elle se trouve impliquée dans une grève et une manifestation rassemblant plus de 10 000 ouvriers d’une usine de confection de la région de Tra Vinh.

Le 23 février 2010, elle est arrêtée par la police à Di Linh (à quelque 50 km de Dalat) où se trouve sa maison familiale. Le 27 novembre 2010, elle est condamnée à sept ans de prison sous l’inculpation « de sabotage de la sécurité et de l’ordre public en vue de s’opposer au pouvoir populaire ».

Bien que, selon la doctrine officielle, seul le syndicat des travailleurs patronné par le Parti communiste soit habilité à représenter les intérêts du monde ouvrier et paysan, depuis une décennie, divers syndicats libres ont essayé de prendre à leur charge la cause des travailleurs. En octobre 2006, le Syndicat indépendant du Vietnam avait été créé à Hanoi. Deux mois plus tard, en décembre 2006, c’était au tour de l’Association unie des ouvriers et paysans de faire son apparition. Elle fut suivie en octobre 2008 par le Mouvement des travailleurs vietnamiens. Le dernier à se déclarer officiellement est le Syndicat libre des travailleurs vietnamiens. Il a été annoncé par un communiqué datant du 9 juin 2014, signé de l’avocate Lê Thi Công Nhân, elle aussi, ancienne prisonnière de conscience.(eda/jm)

(1) On trouvera des détails sur cette libération dans Vietcatholic News.
(Source: Eglises d'Asie, le 1er juillet 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bài giảng của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp trong thánh lễ an táng Cha Giacôbê Vũ Văn Hanh, OP
Gm Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P
16:32 01/07/2014
SAIGÒN - Sáng ngày 21-06-2014, vào lúc 08 giờ 30, Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam và tang quyến đã dâng thánh lễ an táng Cha Giacôbê Vũ Văn Hanh, OP., do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP., Giám mục Giáo phận Vinh chủ tế. Xin giới thiệu bài giảng của Đức Cha Phaolô trong thánh lễ này.

Sao Chúa đã cắt đứt ngay hàng chỉ?

Đã là người thì ai cũng phải chết. Sinh, bệnh, lão, tử là những chặng đường đời bó buộc, mà kẻ trước người sau, tất cả chúng ta đều phải trải qua. Cái chết vì vậy trở thành thứ “định mệnh” và một biến cố tất nhiên của thân phận làm người ở đời.

Dẫu biết vậy, nhưng khi phải đích thân đối diện với cái chết, nhất là cái chết bi thảm, quá đột ngột và quá ngậm ngùi như sự ra đi của cha Giacobê Nguyễn Văn Hanh, Dòng Đa Minh, cùng với 12 bạn trẻ di dân, thì không ai không khỏi bàng hoàng, đau xót… Nét mặt u buồn và sự hiện diện đông đảo của quý cha, quý tu sĩ nam nữ tu sĩ, quý ông bà và anh chị em trong thánh lễ an táng hôm nay phải chăng đã nói lên điều đó?

Bản thân tôi cũng đã trải qua những giây phút bàng hoàng và xúc động… không nói nên lời. Trưa ngày 2 tháng 6, máy bay đưa tôi từ Đài Bắc trở lại Sài gòn, sau hơn một tháng vắng nhà. Vừa về đến trụ sở thì chúng tôi được hung tín là cha Hanh và 12 di dân trẻ, gốc giáo phận Vinh, đã từ trần trong một tai nạn giao thông, trên đường đi tham dự Đại hội giới trẻ tại Thái Lan. Chiếc xe 16 chỗ đã đâm vào một chiếc xe ngược chiều và phát nổ. Ngoại trừ 2 người sống sót và bị thương nặng, tất cả các hành khách trên xe không những đã tử vong, mà còn bị thiêu, chẳng còn có thể nhận diện...

Suốt mấy ngày liền, tôi cứ bị ám ảnh bởi thân phận con người. Ôi, con người nhân linh ư vạn vật, cao cả, bất khả xâm phạm, bất khả thay thế, to lớn vô cùng, bởi vì đã được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Chính con người này đã được Đức Giêsu đổ máu ra để cứu chuộc, được Chúa Thánh Thần nhận làm đền thờ, được Chúa Ba Ngôi hứa hẹn hạnh phúc mai sau. Nhưng, nói cho cùng, con người cũng chỉ là thụ tạo, mỏng dòn, mong manh, gian truân, lận đận! Phải chăng vì được dựng nên từ bụi đất, nên nó sẽ trở thành tro bụi? Nói gì thì nói, cuối cùng thời gian sẽ nghiền nát tất cả thành cát bụi!

Sách Giảng viên cho thấy rõ sự tương phản giữa cao cả và mong manh này của kiếp người: Được sáng tạo theo hình Thiên Chúa, nên con người được trao phó trách vụ quản trị vũ trụ. Nhưng, mặt khác, vì xuất thân từ bụi đất, rồi ra con người sẽ trở về cát bụi: “Mọi sự đều đi về một nơi / mọi sự đều đến từ bụi đất / mọi sự đều trở về cát bụi”. Nói cho cùng, cuộc đời thật quý giá, nhưng cũng nhẹ tênh như một cọng rơm trước gió. Nhiều khi chỉ cần một cơn gió nhè nhẹ hổi là nó bay đi và bay mãi đến cõi vô biên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong một lúc xuất thần nào đó đã suy tư về phận người và sáng tác bài Cát bụi tuyệt vời:
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi.
Để một mai vươn hình hài lớn dậy.
Ôi cát bụi tuyệt vời mặt trời soi một kiếp rong chơi
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi.
Ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi.


Phù vân, hão huyền, cát bụi, cỏ khô, hoa héo… tất cả là những từ ngữ và hình ảnh đã được lặp đi lặp lại để diễn tả cái bất trắc, mong manh, vô thường của cuộc đời. Lý tưởng thì vô hạn, nhưng đời người sao quá ngắn! Người đời nuôi nhiều mộng ước và có khi còn muốn lấy đá vá trời, nhưng thực tế sao quá nghiệt ngã và bi đát!

Suốt hơn nửa tháng qua, mỗi lần nghĩ đến sự ra đi quá đột ngột của cha Hanh, một linh mục hăng say, cần mẫn, nhiệt thành và năng động, được các Giám mục Thái Lan bổ nhiệm làm đặc trách di dân Việt Nam tại Thái. Đây là một công tác khó khăn và đang cần đến những con người dân thân như cha. Vì vậy, nhiều người đang thương tiếc và nhớ cha như nhớ một nỗi đau khôn nguôi! Có người cứ day dứt đặt câu hỏi: Tại sao cha ra đi vội vàng và bất ngờ như thế giữa lúc công việc còn dang dở, tuổi đời và tài năng đang ở độ chín muồi? Thật vậy, chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, cha đã qui tụ được một cộng đồng trẻ năng động. Một em thoát chết khoe rằng trên chiếc xe định mệnh hôm đó có 15 người trẻ, thì 14 người đã nhận cha Hanh làm “bố thiêng liêng”. Và trong mấy xe khác cùng đoàn, hình như “tình bố con” cũng chan hòa, dạt dào như vậy. Bao nhiêu chương trình đã hoạch định, nhưng bỗng dưng đành xếp lại!

Trong đầu tôi cứ lởn vởn lời van nài thống thiết của vua Êzekya: “Lạy Chúa, con như người thợ dệt, đang mải dệt đời mình, bỗng dưng bị tay Chúa cắt đứt ngay hàng chỉ” (Is 38,12). Không phải chỉ có cha Hanh đã bị “cắt đứt ngay hàng chỉ”, mà còn 12 người trẻ khác nữa! Có em tuổi đời vỏn vẹn đôi tám và mới sang Thái Lan vài tháng thôi. Đọc tâm sự của cô Maria Đặng Thị Hương với tựa đề: “Thái Lan, con đường tôi chọn và kỉ niệm đầu tiên” chúng ta không khỏi không ngậm ngùi cảm thương:

“Tôi một cô gái nông thôn, cũng bình thường như bao người khác. Tôi lớn lên trong một gia đình Công Giáo của một xứ đạo nhỏ mới thành lập. Vì điều kiện kinh tế, nên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông tôi nghỉ học và ở nhà giúp bố mẹ làm việc nội trợ trong gia đình. Suốt một năm sau khi nghỉ học tôi thấy cuộc sống của mình khá tẻ nhạt và như không có một chút tia sáng nào cho tương lai khi tối ngày chỉ biết đi chợ, nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa. Tôi bắt đầu muốn học một nghề gì đó cho tương lai. Tôi đã chọn nghề may.

Cùng lúc này tôi bắt đầu tham gia các hoạt động của giới trẻ Công Giáo. Với độ tuổi bây giờ đáng lẽ ra tôi đã hoạt động của thành viên giới trẻ được 3 năm, nhưng có lẽ do điều kiện hay là một chút thờ ơ của mình mà tôi đã quên đi trách nhiệm và nghĩa vụ của cao quý này. Tôi chỉ tham gia các hoạt động sinh hoạt trong ca đoàn vì hồi đó tôi còn lười lắm. Còn bây giờ thì khác, tôi đã chín chắn hơn xưa và cách suy nghĩ trong tôi củng đổi mới. Tôi như được thắp lên ngọn lửa mến trong lòng, tôi say sưa với mọi việc làm và hoạt động của giới trẻ. Tôi nhiệt tình hơn trong mỗi lần giao lưu văn nghệ của các dịp lễ lớn trong năm, tôi luôn có mặt trong những hội cắm trại với các giáo xứ. Không chỉ thế tôi còn nhiều lần được đi hành hương đến nhiều địa điểm trong và ngoài giáo phận như Thánh địa La Vang, nhà thờ thánh Antôn. Tuy say sưa sinh hoạt giới trẻ như vậy nhưng vẫn làm trọn công việc trong nhà và những buổi chiều đi học may.

Tôi như người câm giữa rừng người xa lạ trên đất khách quê người. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của bạn bè tôi cũng có việc làm ổn định, tôi phục vụ ở một quán ăn gần nhà thờ. Giống như khi còn ở nhà tôi đọc kinh chúc tụng, cảm tạ Thiên Chúa mỗi sáng và tối. Vì tôi ở gần nhà thờ đó là một sự thuận lợi cho việc tham dự vào các thánh lễ mỗi Chúa Nhật.

Một sáng Chúa Nhật nọ tôi tình cờ gặp được một cha, vị linh mục người Việt Nam nhưng được học tập và truyền chức tại Thái Lan. Tôi tiếp cận cha với tiếng chào lễ phép và xin được nói chuyện với cha nhưng hôm đó vì cha còn nhiều việc phải làm nên chúng tôi kết thúc cuộc nói chuyện rất nhanh. Nhưng không vì thế mà ấn tượng của tôi về cha là ít đi. Tôi về và đi làm bình thường. Tình cờ vào thứ 5 trong tuần đó, cha có ghé vào nhà hàng tôi đang phục vụ để ăn trưa với ba người khác. Tôi vừa phục vụ cha vừa được nói chuyện với cha. Chúng tôi bàn luận về nhiều vấn đề của cuộc sống, công việc. Trước vẻ bề ngoài đây nghiêm nghị nhưng cha rất thân mật trong cách giao tiếp, tôi vô tình kể cho cha nghe chuyện một lần tổ chức sinh hoạt chung cho Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Thái Lan. Cha rất hài lòng về câu chuyện và những ý kiến của tôi, mặc dù cha đã nhiều lần làm lễ cho người Việt mình. Vì mới đến nên tôi chưa biết điều đó, nhưng những ý kiến của tôi trong cuộc nói chuyện với cha hình như đang được cha lên kế hoạch, vì cha nhìn tôi cười và bảo tôi rằng "Cha sẽ cho con xem bản kế hoạch của cha, 12 giờ Chúa Nhật tại nhà thờ gặp cha nhé ". Tôi rất vui vì được cha để ý quan tâm.

Rồi ngày Chúa Nhật cũng đã đến, theo hẹn tôi gặp cha vào 12 giờ trưa sau khi có một thánh lễ kết thúc... Tôi rất bất ngờ bản kế hoạch của cha là một dịp cắm trại dành cho các anh chị em Việt Nam xa quê hương. Một hoạt động mang nhiều ý nghĩa giúp gắn kết hàng nghìn người đang sống và làm việc tại đây. Trong bản kế hoạch có rất nhiều nghi thức và hoạt động như tĩnh tâm, xưng tội, dâng thánh lễ, ẩm thực Việt và các hoạt động vui chơi, giao lưu văn nghệ. Nhờ sự nhiệt tình và một chút năng khiếu trong văn nghệ tôi đã được cha sắp xếp cho một tiết mục văn nghệ ở hội cắm trại này. Tôi rất háo hức và mong đợi ngày tháng này tới và tôi cũng đã chuẩn bị được một tiết mục cho riêng mình.

Những khi đi làm, rảnh rỗi tôi lại thường suy nghĩ về tương lai, cuộc đời mình. Tôi đã thay đổi và những thay đổi này đã giúp tôi thấy được vẻ đẹp của cuộc sống hơn. Tôi thấy mình như được Chúa thắp sáng cho ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa hi vọng, và tôi nghĩ dù là nhỏ nhoi tôi vẫn muốn mang ngọn lửa ấy đến với mọi người để cùng nhau thắp sáng ngọn lửa cho đời không chỉ bằng lời ca mà bằng cả những hành động….”


Nhưng tại sao Chúa đã vội cắt đứt những hàng chỉ này? Tại sao giới trẻ di dân đang cần các linh mục tuyên úy và các chương trình mục vụ, thế mà Chúa lại vội vã gọi họ ra đi? Chúa có chương trình đặc biệt nào cho nhóm di dân người Việt tại Thái Lan, khi bỗng dưng Ngài muốn họ ngừng dệt đời mình?

Chẳng ai có thể đưa ra một câu trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên, niềm tin giúp chúng ta hiểu rằng một đàng Chúa luôn cần những bàn tay nhân loại để tiếp tục chữa lành, tha thứ, chúc phúc, nhưng mặt khác, thực ra, Ngài cũng chẳng cần đến ai, một cách tuyệt đối. Niềm tin luôn mách bảo cho chúng ta phải chấp nhận trong tin tưởng và bước đi trong hy vọng. Nó mở rộng tầm nhìn và cõi lòng để hân hoan đón nhận chương trình của Thiên Chúa. Kinh Tiền tụng cầu cho người quá cố nhắn nhủ chúng ta: “Lạy Chúa, đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian bị hủy diệt thì lại được một chỗ ở vĩnh viễn nơi quê trời”.

Qua cuộc đối thoại với cô Martha mà chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng hôm nay, một lần nữa Chúa Giêsu tái xác quyết: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11, 25-26). Lúc này, có lẽ Chúa đang hỏi mỗi người chúng ta như đã hỏi cô Maria: “Con có tin thế không?” Và chắc chắn Ngài chờ đợi nơi mỗi người chúng ta lời tuyên xưng giống như cô Martha: Thưa Thầy, con vẫn tin Thầy là Đức Kitô.

Đứng tại bàn thờ nhìn xuống quan tài của Giacobê Nguyễn Văn Hanh đặt giữa nhà thờ, tôi chợt nhớ một câu hát thật ý nghĩa: “Người chết nối linh thiêng vào đời”. Thật kỳ diệu, tuy cha nằm bất động và chơ vơ ở đó, nhưng đang nối kết bao nhiêu người với nhau, nối kết chúng tôi với cha và nối kết cuộc đời này với cõi vĩnh hằng. Cách đây 42 năm cha đã đến cõi nhân gian này. Bây giờ cha rời bỏ chúng tôi để về Nhà Cha, nơi quê hương vĩnh cửu. Chỉ mới hưởng dương, mãi mãi ở tuổi trung niên. Nhưng, có đến thì có đi. Đó là chuyện dĩ nhiên, phải không? Có điều: sao đi vội thế?

Ngày 30-6-2007, khi thụ phong linh mục, cha đã chọn một châm ngôn quá độc đáo: “Việc Chúa làm cho tôi, ôi vĩ đại / Ta thấy mình chan chứa một niềm vui”. Phải chăng cha muốn ám chỉ cái chết của mình? Phải chăng cha đã lờ mờ linh cảm cái kết thúc khác thường của đời mình? Nếu vậy, rất có thể giữa lúc các thân nhân ruột thịt đang nghẹn ngào “giọt ngắn giọt dài” và các bạn bè đang “nước mắt lưng tròng” nhớ thương cha, thì có lẽ cha vẫn đứng đâu đó, quanh đây, an nhiên tự tại, nheo mắt, mỉm cười hóm hỉnh và giơ tay chào:

Xin vĩnh biệt mọi người,
Tôi ra đi lần cuối.
Không bao giờ trở lại
Hẹn nhau trên Nước Trời.


Đôi dòng Tiểu sử Cha Giacôbê Vũ Văn Hanh, OP.

- Cha Giacôbê Vũ Văn Hanh, OP. sinh ngày 14/12/1972, tại Ninh Bình.
- Từ 1975 gia đình sinh sống tại Giáo xứ Xuân Bắc, Giáo phận Xuân Lộc, thuộc Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
- Từ năm 1993 đến 1996: Theo học tại Thỉnh viện Đa Minh, Thủ Đức.
- Gia nhập Tập viện ngày 15/08/1996 tại Tu viện thánh Anbêtô Cả, Phú Nhuận.
- Khấn lần đầu ngày 15/08/1997 tại Tu viện thánh Anbêtô Cả, Phú Nhuận.
- Từ 1997 đến 2004: Học Triết và Thần học tại Học viện Đa Minh, Gò Vấp.
- Năm 1999 đến 2000: Thực tập mục vụ tại Giáo xứ Ngọc Đồng, Giáo phận Xuân Lộc.
- Khấn trọn đời ngày: 15/08/2001 tại Tu viện Rất Thánh Mân Côi, Gò Vấp.
- Từ 2004 đến 2012: Mục vụ tại Tu viện Martinô, Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai.
- Lãnh Tác vụ Linh mục ngày 30/06/2007 tại nhà thờ Giáo xứ Đa Minh – Ba Chuông, Sài Gòn.
- Từ 2007 đến 2011: Cố vấn dự khuyết và cố vấn Tỉnh Dòng
- Năm 2011, Cha Giacôbê được cử sang truyền giáo tại Thái Lan. Cha Giacôbê lo mục vụ di dân cho các bạn trẻ Việt Nam đang lao động và học tập tại Thái Lan cùng giúp mục vụ tại các giáo xứ vùng Bangkok, Thái Lan.
- Ngày 04.06.2012 Cha Giacôbê được đặt làm Bề trên tiên khởi của Tu xá Thánh Tôma Aquinô, Bangkok, Thái Lan.
- Vào lúc 5g45, sáng thứ Hai, ngày 02/06/2014, Cha Giacôbê Vũ Văn Hanh, OP. đã qua đời cùng với 12 người khác trong tại nạn giao thông tại thị trấn Kaeng Khro, tỉnh Chai-ya-phum, Thái Lan, trên đường đi tham dự Đại hội Giới trẻ Công Giáo Việt Nam tại Thái Lan.
- Hưởng dương 42 tuổi, 17 năm Khấn Dòng, 7 năm Linh Mục.
 
Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp thăm viếng gia đình các nạn nhân bị tai nạn tại Thái Lan
Jos Tân Yên
17:31 01/07/2014
TRẠI LÊ, VINH - Đã một tháng trôi qua sau vụ tai nạn kinh hoàng trên tỉnh lộ 201 Chaiyaphum - Phae, thuộc tỉnh Chaiyaphum ở Đông Bắc Thái Lan, khiến 14 người chết, hầu hết là con cái giáo phận Vinh trên chuyến xe định mệnh vào ngày 02.6.2014. Vụ việc đã qua đi nhưng còn đó những nỗi đau in hằn. Các bạn đã yên nghỉ trong lòng đất mẹ nhưng vẫn còn đó niềm thương tiếc, xót xa cho sự ra đi không một lời từ biệt của những người con đoản mệnh.

Xem hình ảnh Đức Cha Phaolô phát quà cho các gia đình nạn nhân

Sáng ngày 01.7.2014, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã thắp nén hương cầu nguyện cho linh hồn các nạn nhân, đồng thời thăm hỏi động viên và tặng quà cho các thân nhân tại các giáo xứ Trại Lê, Vạn Thành, Lộc Thủy, Hòa Mỹ, Phương Mỹ, Xuân Tình và Đông Cường.

Khúc ruột miền Trung quanh năm lam lũ với những bộn bề lo toan, khốn khó; hết chống chọi với nắng gắt hanh khô, rồi lại gồng mình lên đương đầu với thiên tai bão lũ. Mỗi trận bão quét qua là hoang tàn, là mất mát, là gánh nặng thêm dồn đổ, là nghèo lại càng nghèo. Sống nơi mảnh đất cằn cỗi và khắc nghiệt như thế khiến nhiều người dân phải tha phương cầu thực, phải chấp nhận rời quê hương để hy vọng đổi đời. Mười hai nạn nhân có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cũng đành vì kiếp mưu sinh mà cất bước đến miền đất lạ khi tuổi đời còn rất trẻ. Tất cả cũng vì một cuộc sống no đủ, sung túc cho gia đình. Vậy mà các em phải trở về quê mẹ với hình hài không nguyên vẹn trước niềm tiếc thương vô bờ bến; để lại phía sau bao dự định, lý tưởng còn dang dở.

Kể từ đây, ngôi nhà thêm trống vắng, những đứa con thơ dại không còn mẹ chăm nom, như trường hợp của chị Maria Bùi Thị Hồng Minh, sinh năm 1989, quê ở giáo xứ Kẻ Tùng lấy chồng và sinh sống tại giáo xứ Đông Cường. Gửi 2 con thơ dại cho ông bà nội chăm sóc, chị cùng chồng sang Thái Lan làm việc từ tháng 9 năm 2013. Tai nạn thương tâm đã cướp đi người mẹ của 2 cháu: đứa đầu 4 tuổi, đứa thứ hai 2 tuổi.

Khuôn mặt buồn trĩu, đôi mắt đỏ hoe, chị Maria Nguyễn Thị Ngọc, vợ nạn nhân JB. Nguyễn Văn Thắng, quê ở giáo xứ Phương Mỹ vẫn ngày đêm nhìn lên di ảnh của chồng trong căn nhà nhỏ cấp 4 lụp xụp: “Khói hương trầm phủ lên màu tang trắng/ Tim quặn thắt theo từng cơn nấc nghẹn”. Người vợ đang tuổi xuân xanh cùng với đứa con nhỏ sẽ ra sao khi người chồng, người bố đã ra đi vĩnh viễn và nằm sâu trong lòng đất lạnh? Gia đình và người thân sẽ làm thế nào để vượt qua nỗi đau và những khó khăn đang chồng chất? Giáo xứ đã mãi mãi mất đi một người con luôn nhiệt tâm với công việc nhà Chúa và sinh hoạt cộng đoàn.

Đọc lại những dòng tâm sự của em Maria Đặng Thị Hương với tựa đề: “Thái Lan, con đường tôi chọn và kỉ niệm đầu tiên”, ai cũng nghẹn ngào và cảm nhận được một đức tin kiên vững, một tình yêu đầy sức mạnh của cô gái mới bước qua tuổi 21: “Tôi thấy mình như được Chúa thắp sáng cho ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa hy vọng, và tôi nghĩ dù là nhỏ nhoi tôi vẫn muốn mang ngọn lửa ấy đến với mọi người để cùng nhau thắp sáng ngọn lửa cho đời không chỉ bằng lời ca mà bằng cả những hành động….”. Ngọn lửa hy vọng đó sẽ dẫn em về cõi vĩnh hằng với Đấng mà em đã từng tín thác, mến yêu.

Bày tỏ lòng thương cảm và hiệp thông với các nạn nhân và gia đình, trong suốt thời gian qua, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo phận Vinh đã hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho các nạn nhân, đồng thời, tới thắp hương, thăm hỏi, tặng quà và chia buồn với gia đình các em.
 
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Seattle mừng lễ kính Thánh Tâm Chúa.
Nguyễn An Quý
17:42 01/07/2014
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Seattle mừng lễ kính Thánh Tâm Chúa.

Hôm nay Chúa Nhật cuối tháng kính Thánh Tâm Chúa, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm giáo xứ CTTĐVN Seattle mừng kính trọng thể lễ kính Thánh Tâm Chúa. Lễ kính Thánh Tâm Chúa được Giáo Hội mừng vào ngày thứ sáu 27 tháng 6 vừa qua.

Xem Hình

Thánh lễ được cử hành vào lúc 9 giờ 30 sáng Chúa Nhật 29 tháng 6 năm 2014. Đúng 9 giờ 30 ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn gồm ban lễ sinh, các Thừa Tác viên Thánh Thể, anh em đoàn viên LMTT cùng với quý cha cung nghinh Thánh Giá tiến lên cung thánh. Cha phụ tá Nguyễn Sơn Miên chủ tế thánh lễ và cha chánh xứ Đào Xuân Thành đồng tế thánh lễ.

Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế nói: Hôm nay cùng với Giáo Hội mừng lễ kính hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ và đặc biệt cùng với đoàn LMTT mừng lễ Kính Thánh Tâm Chúa. Chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện cho các đoàn viên LMTT, và xin cho đoàn được thăng tiến.

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ lời Chúa. Cha chủ tế phụ trách giảng lễ. Trong bài giảng ngắn gọn khi đến cập đến bài tin mừng, ngài nói: "qua bài tin mừng hôm nay, chúng ta vừa nghe đoạn tin mừng mà thánh Matthêu ghi lại lời Chúa Giêsu đã nói với Thánh Phêrô: Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở".Chúa đã chọn Phêrô lo việc cai quản Giáo Hội Chúa. Thánh Phaolô trên đường tìm người theo Chúa mà giết, cũng được Chúa thương cảnh báo: Phaolô, Phaolô sao ngươi giết Ta và Thánh Phaolô đã trở về với Giáo Hội Chúa, cả 2 vị Thánh đều là trụ cột của Giáo Hội tiên khởi. Hôm nay cùng vơí đoàn LMTT mừng lễ kính Thánh Chúa, anh em Đoàn LMTT phần đông là những trụ cột của gia đình, cũng là những thành viên giúp giáo xứ rất nhiều trong các công tác phụng vụ và nhiều công tác khác, dâng thánh lễ hôm nay chúng ta cùng cầu nguyện cho đoàn được thăng tiến. Xin Thánh Tâm Chúa chúc lành và luôn gìn giữ cho tất cả các thành viên của đoàn. .."

Sau lời nguyện kết lễ, cha chánh xứ cũng là tuyên uý của đoàn LMTT đã ngỏ lời với anh em đoàn LMMT, ngài nói: "xin tất cả anh em đoàn LMTT đứng dậy ", tất cả anh em có mặt trong thánh lễ đã đứng lên theo lơì mời gọi của cha chánh xứ, ngài nói tiếp: "Đoàn LMTT là thành viên toàn là gia trưởng của từng gia đình đã giúp nhiều công tác cho giáo xứ, nhất là những công tác về phụng vụ trong các ngày lễ lớn của giáo xứ. Đoàn hoạt động trong khuôn khổ hướng dẫn đạo đức trong gia đình và cổ vũ lòng Tôn Sùng Thánh Tâm Chúa. Xin cám ơn tất cả các anh em đoàn LMTT đã nhiệt tình trong mọi công tác mà giáo xứ giao phó cho đoàn Xin mời các gia trưởng gia nhập đoàn LMTT để tiếp sức với đoàn trong việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa. Xin Chúa chúc lành cho tất cả anh em Đoàn LMTT ''.

Một nghi thức chúc lành đặc biệt cho toàn thể anh em đoàn LMTT được cha chánh xứ và cha chủ tế ban phép lành theo nghi thức của Giáo Hội một cách trang trọng.

Thánh lễ kết thúc lúc 10 giờ 35 phút, anh đoàn trưởng mời quý cha chụp hình lưu niệm với anh em đoàn LMTT.

Sau thánh lễ anh em đoàn LMTT họp mặt tại quán ăn giáo xứ để tâm tình chuyện trò và cùng nhau chung vui với tiệc mừng nho nhỏ qua những món ăn của ban phục vụ giáo xứ bán để gây quỹ xây dựng giáo xứ. Tiệc vui nho nhỏ nhân ngày mừng lễ kính Thánh Tâm Chúa được diễn ra trong khung cảnh khá đầm ấm của gia đình LMTT thật ý vị. Đoàn LMTT tuy số lượng thành viên không đông, nhưng tất cả anh em đã cùng nhau làm việc một cách thành tâm thiện chí từ ngày thành lập đoàn đến nay cũng tròn 10 năm. Đoàn sẽ mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ vào Chúa Nhật 34 cuối năm phụng vụ 2014. Hưởng ứng lời mời gọi của cha chánh xứ, đoàn LMTT cũng đang tích cực cổ vũ phong trào Gia Đình Tôn Vương Thánh Tâm Chúa. Tiệc vui chấm dứt lúc 11 giờ 20, trong tâm tình tạ ơn, anh em chia tay ra về.

Nguyễn An Quý
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Bài giảng có cần được viết sẵn hay không?
Nguyễn Trọng Đa
19:41 01/07/2014
Giải đáp phụng vụ: Bài giảng có cần được viết sẵn hay không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hòi: Trong nhiều năm trong chủng viện, và bây giờ sắp kết thúc khóa đào tạo chủng sinh và chuẩn bị cho hoạt động tông đồ, con đã nhận thấy rằng một số linh mục, ngay cả các Giám mục, hoặc ở trong các chủng viện hay trong giáo xứ, đã viết bài giảng sẵn vào giấy, và trong Thánh lễ, họ đọc bài giảng viết sẵn. Trái lại, các vị khác không dùng bài giảng viết sẵn, nhưng giảng từ tâm hồn của mình. Con xin hỏi cha: Đâu là lập trường chính thức của Giáo Hội về việc giảng lễ? Liệu bài giảng có cần được viết sẵn hay không? Có điều khoản giáo luật nào về việc này không? – A. M., Enugu, Nigeria.


Đáp: Bạn thân mến, có rất ít qui định chính thức về bài giảng. Một điều chắc là Đức Thánh Cha Phanxicô, trong Tông huấn của Ngài "Evangelii Gaudium" (Niềm vui của Tin Mừng), đã bàn rộng rãi chủ đề này, và đã đề cập đến nó thường xuyên, nhất là trong các cuộc gặp gỡ với các giáo sĩ. Một số Giám mục đã nói với tôi rằng Ngài cũng đề cập đến việc giảng lễ trong các cuộc gặp riêng tư, khi các ngài có chuyến thăm chính thức Tòa Thánh "Ad Limina", cứ năm năm một lần. Như thế, rõ ràng bài giảng là điều gì đó thân thiết với tâm hồn của Đức Thánh Cha.

Trong số các lời khuyên về chuẩn bị bài giảng, Đức Thánh Cha nói như sau trong Tông huấn của Ngài:

"156. Một số người nghĩ mình có thể là người giảng giỏi vì họ biết phải nói cái gì, nhưng họ không chú ý tới việc phải nói thế nào, nghĩa là cụ thể phải cấu tạo một bài giảng như thế nào. Họ phàn nàn khi người ta không nghe hay trân trọng họ, nhưng có lẽ họ không bao giờ chịu khó tìm cách thích hợp để trình bày sứ điệp. Chúng ta nên nhớ rằng “nội dung loan báo Tin Mừng có tầm quan trọng hiển nhiên nhưng không được làm che mờ tầm quan trọng của cách thức và phương tiện loan báo Tin Mừng”. Cũng vậy, quan tâm tới cách chúng ta giảng là một sự quan tâm thiêng liêng sâu xa. Nó bao gồm việc đáp lại tình yêu của Thiên Chúa bằng cách đặt tất cả các năng khiếu và óc sáng tạo của mình vào việc phục vụ sứ mạng Ngài đã trao cho chúng ta; đồng thời, nó chứng tỏ một tình yêu tinh tế và tích cực bằng cách từ chối không cống hiến một sản phẩm có chất lượng tồi. Trong Kinh Thánh, chẳng hạn, chúng ta có thể tìm thấy những lời khuyên về cách chuẩn bị một bài giảng thế nào để có thể đến được với dân một cách hiệu quả nhất: “Hãy nói cho gọn, ít lời, nhiều ý” (Hc 32:8).

"157. Chỉ dùng một vài ví dụ, chúng ta hãy nhớ lại một số nguồn trợ giúp thực hành có thể làm bài giảng của chúng ta phong phú và hấp dẫn hơn. Một trong những điều quan trọng nhất là học cách sử dụng hình ảnh khi giảng, cách khêu gợi hình ảnh. Đôi khi các ví dụ được dùng để làm sáng tỏ một điểm nào đó, nhưng các ví dụ này thường chỉ khêu gợi trí khôn; trái lại, các hình ảnh giúp người nghe nhiều hơn trong việc quí chuộng và chấp nhận sứ điệp chúng ta muốn truyền đạt. Một hình ảnh hấp dẫn có thể làm cho người nghe cảm nếm được sứ điệp, đánh thức ước muốn và đánh động ý chí hướng tới Tin Mừng. Một thầy giáo cũ từng nói với tôi, một bài giảng tốt phải có “một ý tưởng, một tình cảm, một hình ảnh.”

158. Đức Phaolô VI nói rằng “các tín hữu... mong đợi nhiều từ bài giảng, và sẽ được rất nhiều lợi ích từ bài giảng, miễn là nó đơn sơ, rõ ràng, trực tiếp và thích hợp”. Đơn sơ là về ngôn ngữ chúng ta sử dụng. Phải là ngôn ngữ người dân có thể hiểu được, bằng không chúng ta như nói vào chỗ không người. Những người giảng thuyết thường sử dụng các từ ngữ họ đã học trong thời kỳ học tập và trong các môi trường chuyên môn không nằm trong ngôn ngữ thông thường của người nghe. Các từ ngữ này thích hợp trong thần học và huấn giáo, nhưng ý nghĩa của nó thì đa số các Kitô hữu không hiểu được. Nguy cơ lớn nhất đối với một người giảng thuyết là họ quá quen với ngôn ngữ riêng của mình khiến họ nghĩ mọi người khác tất nhiên cũng hiểu và sử dụng được nó. Nếu chúng ta muốn thích nghi với ngôn ngữ của dân chúng và đem lời Chúa đến được với họ, chúng ta cần chia sẻ đời sống của họ và có sự quan tâm trìu mến đối với họ. Đơn sơ và rõ ràng là hai chuyện khác nhau. Có thể chúng ta dùng ngôn ngữ đơn sơ nhưng cách giảng của chúng ta không rõ. Rốt cuộc là bài giảng khó hiểu vì nó vô tổ chức, thiếu trình tự lôgích hay cố nói đến quá nhiều điều một lúc. Vì vậy chúng ta cần bảo đảm bài giảng của chúng ta có một chủ đề thống nhất, có trật tự rõ ràng và có sự mạch lạc giữa các câu, để dân có thể dễ dàng theo một cách dễ dàng và nắm được triền lý luận của bài giảng.

"159. Tích cực là một đặc trưng nữa của một bài giảng tốt. Bài giảng tốt không quan tâm nhiều tới việc nói ra điều gì không được làm, nhưng gợi ý chúng ta có thể làm gì tốt hơn. Bất luận thế nào, nếu kêu gọi chú ý tới một điều gì tiêu cực, nó cũng phải cố gắng vạch ra một giá trị tích cực và hấp dẫn, nếu không nó sẽ bị mắc kẹt giữa những lời phàn nàn, than vãn, phê bình và trách móc. Giảng tích cực luôn luôn cống hiến hi vọng, vạch ra tương lai, không để chúng ta mắc kẹt trong tiêu cực. Tốt biết bao khi các linh mục, phó tế và giáo dân định kỳ tụ họp lại với nhau để khám phá ra các nguồn hỗ trợ có thể giúp cho việc giảng thuyết hấp dẫn hơn!" (Bản dịch của Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Các lời khuyên thích hợp của Đức Thánh Cha cần được mọi người giảng thuyết thuộc nằm lòng. Tuy nhiên, Ngài không đề cập trực tiếp đến câu hỏi cụ thể của bạn đọc của chúng tôi.

Quan điểm của tôi là bài giảng nên luôn luôn được chuẩn bị tốt, trong đó có cách trình bày bài giảng nữa. Bài giảng luôn luôn phải được rao giảng từ trái tim, nhưng không nhất thiết được rao giảng bởi trái tim và thuộc lòng. Một bài giảng đọc từ giấy cũng có thể là từ trái tim.

Vì vậy, giả sử rằng bài giảng được chuẩn bị tốt, quyết định về việc có nên viết nó đầy đủ, viết vài nét chính, hoặc ghi nhận thuộc lòng trong đầu trước khi giảng, là hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiên hướng của người giảng, các nhu cầu của tín hữu, và bối cảnh đặc biệt của lễ cử hành.

Một Giám mục hay linh mục có thể lựa chọn cách viết ra và đọc bài giảng của mình, vì ngài cho rằng độ chính xác của ngôn ngữ là quan trọng trong bối cảnh nhất định, đặc biệt là nếu sau đó bài giảng được in ra.

Một số linh mục và phó tế đọc bài giảng của mình, đơn giản chỉ vì họ có trí nhớ không tốt. Một số người giảng viết ra bài giảng hoặc vài nét chính, và khi giảng là giảng thuộc lòng, nhưng thỉnh thoảng mới nhìn vào bài viết mà thôi. Sự hiện diện đơn thuần của bài giảng giải thoát họ khỏi các lo lắng về thiếu sót hoặc quên điều cần nói mà thôi.

Một số vị khác, chẳng hạn Giám mục Fulton Sheen (người Mỹ) nổi tiếng, thích không sử dụng bài giảng viết sẵn. Tuy nhiên, nên nhớ rằng hình thức này thường đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ hơn, để mọi sự tốt đẹp trong khi giảng. Về quan điểm hùng biện, việc này có hiệu quả hơn, tạo dễ dàng cho các yếu tố khác, chẳng hạn sự giao tiếp trực tiếp với thính giả.

Cũng có những người rao giảng từ một bài viết soạn sẵn, và đã chu toàn việc tiếp xúc này, và hình thức ấy không nên được xem trong bất kỳ cách nào là tốt thứ hai. Các Đức Thánh Cha Biển Đức và Phanxicô, với phong cách khác nhau, cả hai đều chứng tỏ hình thức này có thể là một phương pháp giảng hiệu quả nhất.

Điều thường không có hiệu quả là đọc một bài giảng chỉ đơn giản được tải về từ Internet hoặc một vài nguồn khác. Thậm chí nếu bài giảng này được đọc tốt, nó cũng thiếu chất lượng của một kết quả suy niệm cầu nguyện, sự thẩm thấu sứ điệp và xác tín cá nhân trong sự thật của nó – vốn nhất thiết phải đi qua chặng đường này, nếu một bài giảng là một sự thông chuyển thật sự đức tin.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng minh họa điểm này như sau:

"144. Nói từ trái tim có nghĩa là trái tim chúng ta không chỉ phải bừng cháy, mà còn phải được soi sáng bởi sự sung mãn của mặc khải và bởi con đường mà lời Chúa đã đi qua trong trái tim của Hội Thánh và dân tộc trung thành của chúng ta trong suốt lịch sử. Căn tính Kitô hữu của chúng ta, như là vòng tay Cha ôm ấp chúng ta trong bí tích rửa tội, làm cho chúng ta, như những đứa con hoang đàng - và những đứa con cưng của Mẹ Maria - ao ước nhận được một vòng tay khác nữa, vòng tay của Cha nhân từ đang đợi chúng ta trong vinh quang. Giúp dân chúng cảm nhận rằng họ đang sống giữa hai vòng tay này là một nhiệm vụ khó khăn nhưng đẹp đẽ của người rao giảng Tin Mừng” (Bản dịch, như trên). (Zenit.org 1-7-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cơn Giông
Nguyễn Trung Tây, SVD
21:22 01/07/2014
CƠN GIÔNG
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Đường xám, trời xám, cảnh vật xám!
Hỏi ở nơi đâu, bóng hình Ngài…
(Nguyễn Trung Tây)