Phụng Vụ - Mục Vụ
Ai là người thân cận?
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:36 02/07/2010
CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 10, 25-37
Trong cuộc đời rao giảng, Chúa Giêsu thường dùng dụ ngôn, hay lấy những hình ảnh, sự vật, những câu chuyện hằng ngày để dạy dỗ dân chúng. Điều đó không có gì lấy làm ngạc nhiên lắm khi người thông luật đặt câu hỏi: ” Ai là người thận cận của tôi ? “. Chúa Giêsu đã không trả lời trực tiếp, thay vì trả lời, Ngài đã kể dụ ngôn người Samari nhân hậu.
Chúa Giêsu đưa ra một dụ ngôn rất quen thuộc nhưng lại rất ấn tượng khi được Chúa Giêsu kể chuyện: một khách bộ hành đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, bị bọn cướp đánh nhừ tử, trấn lột và rồi chúng bỏ người bộ hành nửa sống nửa chết ở bên đường. Thầy tư tế và thầy Lêvi đi ngang qua, hai thầy này đều tránh qua bên kia mà đi, trong khi người Samari ngoại đạo lại xuống ngựa, đứng lại, băng bó vết thương và chở người bị nạn đến nhà trọ, nhờ chủ quán giúp đỡ, tốn phí bao nhiêu Ông sẽ lo lắng hết.
Đức Giêsu hỏi vị thông luật đặt câu hỏi: ” Vậy ai là kẻ thân cận của kẻ bị hại “. Hỏi tức là trả lời. Thực tế ở đây người bị nạn không hề biết người Samari và ngược lại người Samari cũng không biết người bị hại. Đây là nét rất đẹp của Tin Mừng. Người thông luật đáp: ” Chính là kẻ thực thi lòng thương xót “. Đức Giêsu liền bảo Ông: ” Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy “ ( Lc 10, 37 ).
Chúa Giêsu thường đưa chúng ta tới một sự ngạc nhiên, bất ngờ và sự bất ngờ này là “ người lân cận “. Và người anh hùng ở đây là người Samari nhân hậu. Chúng ta phải hiểu rõ: câu chuyện này được Chúa Giêsu nói với người Do Thái. Những người Do Thái coi người Samari như kẻ phản bội, người đáng bị khinh bỉ và là người thờ tà ma, tà thần. Do đó, những người nghe Đức Giêsu kể dụ ngôn này bị choáng váng, khó chịu, giận dữ khi Chúa đề nghị với họ noi gương, bắt chước người Samari nhân lành. Chúa nói: ” Hãy yêu như Chúa yêu “. “ Yêu rồi làm gì thì làm “. Nói rất dễ nhưng thực hành yêu thương mới khó. Những hành động, những việc làm bác ái, yêu thương cụ thể thường khác với những lời nói hoa mỹ, những lời nói suông. Chúa Giêsu muốn chúng ta thực hành hơn là chỉ nói: ” Hãy đi và làm như vậy “. Thầy tư tế và thầy Lêvi tránh qua một bên mà đi vì họ giữ luật Do Thái, sợ đụng vào nạn nhân sẽ bị ô uế, sợ bọn cướp còn ẩn núp, còn rình mò đâu đây, sơ rắc rối và sợ phiền hà tới mình. Ở đời, sở dĩ, nhiều khi chúng ta không dám làm điều gì đó cho người anh em vì chúng ta sợ tốn phí, sợ mất thời giờ, sợ tốn công sức và sợ đủ thứ. Nên, thái độ của chúng ta thường thích được an thân cho khỏe, cho nhàn. Thầy tư tế và thầy Lêvi sợ lụy vào thân, sợ lỗi luật vv…Còn người Samari đã can đảm bất chấp mọi sự để chỉ biết có một việc trước mắt phải làm là cứu người bị cướp đánh bị thương, bỏ nửa sống nửa chết ở bên đường vắng. Thực tế, Chúa Giêsu đang dạy mọi người, đang dạy nhân loại bài học yêu thương. Yêu thương không có nghĩa là cho đi một cái gì, nhưng là cho đi chính bản thân của mình.
Bài học này phải là bài học mỗi người chúng ta thuộc nằm lòng trên môi và trở nên động lực mạnh mẽ khiến chúng ta luôn thực hành bác ái. Hãy bắt chước người Samari nhân hậu vì người Samari nhân lành là hình ảnh của chính Chúa Giêsu. Hãy bắt chước các vị thánh và bao nhiêu người sống tốt lành khác. Mẹ Têrêsa Calcutta để lại mẫu gương bác ái tuyệt vời vv…Yêu rồi làm gì thì làm như thánh Gioan đã rao giảng và mãi mãi rao giảng. Yêu rồi làm sẽ giúp chúng ta có rất nhiều sáng kiến để phục vụ tha nhân, phục vụ mọi người. Yêu thật sự như Chúa yêu sẽ giúp chúng ta quên đi và luôn can đảm vượt qua mọi trở ngại để đến với những người đang cần chúng ta giúp đỡ.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết yêu như Chúa yêu để cái cốt lõi của Tin Mừng là yêu thương sẽ không làm cho chúng con quên lãng. Amen.
Lc 10, 25-37
Trong cuộc đời rao giảng, Chúa Giêsu thường dùng dụ ngôn, hay lấy những hình ảnh, sự vật, những câu chuyện hằng ngày để dạy dỗ dân chúng. Điều đó không có gì lấy làm ngạc nhiên lắm khi người thông luật đặt câu hỏi: ” Ai là người thận cận của tôi ? “. Chúa Giêsu đã không trả lời trực tiếp, thay vì trả lời, Ngài đã kể dụ ngôn người Samari nhân hậu.
Chúa Giêsu đưa ra một dụ ngôn rất quen thuộc nhưng lại rất ấn tượng khi được Chúa Giêsu kể chuyện: một khách bộ hành đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, bị bọn cướp đánh nhừ tử, trấn lột và rồi chúng bỏ người bộ hành nửa sống nửa chết ở bên đường. Thầy tư tế và thầy Lêvi đi ngang qua, hai thầy này đều tránh qua bên kia mà đi, trong khi người Samari ngoại đạo lại xuống ngựa, đứng lại, băng bó vết thương và chở người bị nạn đến nhà trọ, nhờ chủ quán giúp đỡ, tốn phí bao nhiêu Ông sẽ lo lắng hết.
Đức Giêsu hỏi vị thông luật đặt câu hỏi: ” Vậy ai là kẻ thân cận của kẻ bị hại “. Hỏi tức là trả lời. Thực tế ở đây người bị nạn không hề biết người Samari và ngược lại người Samari cũng không biết người bị hại. Đây là nét rất đẹp của Tin Mừng. Người thông luật đáp: ” Chính là kẻ thực thi lòng thương xót “. Đức Giêsu liền bảo Ông: ” Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy “ ( Lc 10, 37 ).
Chúa Giêsu thường đưa chúng ta tới một sự ngạc nhiên, bất ngờ và sự bất ngờ này là “ người lân cận “. Và người anh hùng ở đây là người Samari nhân hậu. Chúng ta phải hiểu rõ: câu chuyện này được Chúa Giêsu nói với người Do Thái. Những người Do Thái coi người Samari như kẻ phản bội, người đáng bị khinh bỉ và là người thờ tà ma, tà thần. Do đó, những người nghe Đức Giêsu kể dụ ngôn này bị choáng váng, khó chịu, giận dữ khi Chúa đề nghị với họ noi gương, bắt chước người Samari nhân lành. Chúa nói: ” Hãy yêu như Chúa yêu “. “ Yêu rồi làm gì thì làm “. Nói rất dễ nhưng thực hành yêu thương mới khó. Những hành động, những việc làm bác ái, yêu thương cụ thể thường khác với những lời nói hoa mỹ, những lời nói suông. Chúa Giêsu muốn chúng ta thực hành hơn là chỉ nói: ” Hãy đi và làm như vậy “. Thầy tư tế và thầy Lêvi tránh qua một bên mà đi vì họ giữ luật Do Thái, sợ đụng vào nạn nhân sẽ bị ô uế, sợ bọn cướp còn ẩn núp, còn rình mò đâu đây, sơ rắc rối và sợ phiền hà tới mình. Ở đời, sở dĩ, nhiều khi chúng ta không dám làm điều gì đó cho người anh em vì chúng ta sợ tốn phí, sợ mất thời giờ, sợ tốn công sức và sợ đủ thứ. Nên, thái độ của chúng ta thường thích được an thân cho khỏe, cho nhàn. Thầy tư tế và thầy Lêvi sợ lụy vào thân, sợ lỗi luật vv…Còn người Samari đã can đảm bất chấp mọi sự để chỉ biết có một việc trước mắt phải làm là cứu người bị cướp đánh bị thương, bỏ nửa sống nửa chết ở bên đường vắng. Thực tế, Chúa Giêsu đang dạy mọi người, đang dạy nhân loại bài học yêu thương. Yêu thương không có nghĩa là cho đi một cái gì, nhưng là cho đi chính bản thân của mình.
Bài học này phải là bài học mỗi người chúng ta thuộc nằm lòng trên môi và trở nên động lực mạnh mẽ khiến chúng ta luôn thực hành bác ái. Hãy bắt chước người Samari nhân hậu vì người Samari nhân lành là hình ảnh của chính Chúa Giêsu. Hãy bắt chước các vị thánh và bao nhiêu người sống tốt lành khác. Mẹ Têrêsa Calcutta để lại mẫu gương bác ái tuyệt vời vv…Yêu rồi làm gì thì làm như thánh Gioan đã rao giảng và mãi mãi rao giảng. Yêu rồi làm sẽ giúp chúng ta có rất nhiều sáng kiến để phục vụ tha nhân, phục vụ mọi người. Yêu thật sự như Chúa yêu sẽ giúp chúng ta quên đi và luôn can đảm vượt qua mọi trở ngại để đến với những người đang cần chúng ta giúp đỡ.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết yêu như Chúa yêu để cái cốt lõi của Tin Mừng là yêu thương sẽ không làm cho chúng con quên lãng. Amen.
Mọi ngày vẫn gọi
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
12:07 02/07/2010
Có nhiều tiếng gọi trong đời và có biết bao lời mời gọi. Có tiếng gọi đưa ta đến hạnh phúc nhưng cũng có tiếng gọi khiến ta thêm bất hạnh. Điều quan trọng hệ tại vào việc ta khôn ngoan lựa chọn, chọn sao cho đúng, chọn sao cho trúng. Chọn một lần cho tất cả, là chọn lựa khôn ngoan, đúng đắn, sáng suốt.
Cuộc sống hiện đại, nhân loại thích chọn ăn ngon mặc đẹp, hiếm người chọn nghèo đói, thua thiệt. Cứ lợi ích nhiều thì ai cũng đổ xô tìm kiếm, còn công chính mà thiệt thòi thì chả ai quan tâm. Cho nên, nói thế giới kiếm tìm việc thiện mà lại chả thấy mấy người dám xả thân sống thiện. Nhân loại quan niệm việc từ thiện, bác ái là thành quả kết tinh từ lợi nhuận. Cho đi để được trời cho lại như chuyện trả vay xoay vần. Mấy ai biết ý thức dấn thân loan báo Tin Mừng cứu độ, đáp lại tiếng Thiên Chúa mới là chọn lựa đúng.
Nếu hỏi nhân loại kinh nghiệm về giá cả thị trường có lẽ không thiếu trừ trường hợp quá khó khăn. Thế nhưng, kinh nghiệm về sự nhận biết Thiên Chúa và cảm nghiệm tình yêu của Ngài có lẽ mờ mịt. Phải chăng, ngày nay người ta không xem việc tìm biết mở mang Nước Chúa là quan trọng và cần thiết.
Thật vậy, nhân loại thích tiền, giới trẻ thích tình, thế giới thích tài, chẳng mấy ai thích Thiên Chúa, công việc và Vương Quốc của Ngài. Chẳng biết tại sao con người lại ham thủ đắc tri thức, sự nghiệp đến độ cuồng dại. Cứ nhìn dòng người hối hả chạy đua với tốc độ thời gian và năng suất lao động thì biết. Nền văn minh khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại đã cuốn con người vào vòng xoáy hưởng thụ của nó. Dường như, tiếng nói vật chất mạnh hơn tiếng gọi thần linh, sức mạnh sự dữ lớn hơn năng quyền Thiên Chúa khiến nhân loại ngày càng lánh xa Ngài. Đường ray ân sủng giữa Thiên Chúa với con người ngày càng trật, chỉ vì bánh xe thực dụng đã đưa nhân loại xa rời Thiên Chúa mà vào với quỹ đạo của sự chết và tội lỗi. Ở đó chỉ có tội ác, bất công và tàn sát. Sự bất chính đã tách nhân loại ra khỏi Ngài. Sức mạnh tiền tài, danh vọng đã đẩy họ xa nhau. Sự đam mê hưởng thụ đã hút con người về phía nó, khiến nhân loại ngày càng dấn sâu trong tội. Như hai đường thẳng song song không còn điểm dừng, Thiên Chúa bao dung, nhẫn nại, quảng đại tìm kiếm con người, con người lại tìm mọi thủ đoạn lẩn thoát. Tâm điểm ơn cứu độ vĩnh cửu đã bị mọi thứ hào nhoáng thế tràn quyến rũ. Nghe danh vọng, tiền tài, sự nghiệp gọi thì rõ nhưng nghe tiếng Thiên Chúa lại khó vô ngần. Điều gì vậy, điều gì đã làm cho tai nghe nhân loại sút giảm đến mức đáng báo động như vậy. Điều gì đã khiến họ chán ngán loan báo tin vui cứu độ?
Hằng ngày nhân loại gọi nhau í ới qua đủ mọi phương tiện truyền thông. Riết người ta chỉ còn gặp nhau bằng vòng cuốn của văn minh hiện đại. Mấy ai để tâm đến tiếng gọi tâm hồn, mấy ai nghe được tiếng nói tâm linh mà đáp trả. Người ta chỉ sợ hụt mất tin nhắn, lỡ mất cơ hội gặp gỡ chứ chả mấy ai trắc ẩn trước một thai nhi bị tước bỏ sự sống, một cụ già neo đơn chưa kịp nhận biết chân lý đức tin.
Phải làm sao đây, phải làm thế nào cho thế giới dừng lại mà nghe được Thiên Chúa gọi để vòng tròn vật chất không thể che khuất tình thương yêu cứu độ. Có như vậy mới dám kỳ vọng thế giới thay đổi, con người hạnh phúc, vì mọi người đều nhận thức sống cho chân lý tình thương.
Một khi nhân loại đã biết sống cho Thiên Chúa, mọi người đều ý thức chăm lo sự nghiệp Nước Trời, sẽ không còn cảnh vung kiếm đánh nhau vì tranh chấp chút tiền tài, danh vọng, địa vị. Đúng thật, người thực sự bắt gặp chân lý, cả đời chỉ còn biết xả thân cho lý tưởng. Trái lại, ai còn nặng danh cao chức trọng, chả sớm muộn, người ấy tự huỷ diệt mình trong tối tăm, lầm lạc.
Lạy Chúa, nghe và quảng đại dấn thân đáp lại tiếng Ngài gọi không dễ. Khó không phải vì Ngài gọi không rõ nhưng vì ích kỉ, ươn hèn, mê muội. Đa phần nhân loại chọn thế giới và sống chết cho sức mạnh bạc tiền, của cải, khiến ngàn năm tình thương vẫn thiếu vắng. Người ta không thích chọn Thiên Chúa có lẽ vì ngại cái giá phải trả quá đắt. Con người thích nghe tiếng gọi của nhau hơn nghe trong lòng Thiên Chúa gọi. Xin giúp con bỏ qua tiếng con tim lầm lạc réo gọi, không chút e dè, sợ sệt nhưng mạnh mẽ, quả cảm vào đời chiếu giãi ánh sáng niềm vui cứu độ. Niềm vui bất diệt chả bao giờ nở trên tham vọng thấp hèn, nhưng ở tận cõi lòng, nơi Thiên Chúa mọi ngày vẫn gọi.
Cuộc sống hiện đại, nhân loại thích chọn ăn ngon mặc đẹp, hiếm người chọn nghèo đói, thua thiệt. Cứ lợi ích nhiều thì ai cũng đổ xô tìm kiếm, còn công chính mà thiệt thòi thì chả ai quan tâm. Cho nên, nói thế giới kiếm tìm việc thiện mà lại chả thấy mấy người dám xả thân sống thiện. Nhân loại quan niệm việc từ thiện, bác ái là thành quả kết tinh từ lợi nhuận. Cho đi để được trời cho lại như chuyện trả vay xoay vần. Mấy ai biết ý thức dấn thân loan báo Tin Mừng cứu độ, đáp lại tiếng Thiên Chúa mới là chọn lựa đúng.
Nếu hỏi nhân loại kinh nghiệm về giá cả thị trường có lẽ không thiếu trừ trường hợp quá khó khăn. Thế nhưng, kinh nghiệm về sự nhận biết Thiên Chúa và cảm nghiệm tình yêu của Ngài có lẽ mờ mịt. Phải chăng, ngày nay người ta không xem việc tìm biết mở mang Nước Chúa là quan trọng và cần thiết.
Thật vậy, nhân loại thích tiền, giới trẻ thích tình, thế giới thích tài, chẳng mấy ai thích Thiên Chúa, công việc và Vương Quốc của Ngài. Chẳng biết tại sao con người lại ham thủ đắc tri thức, sự nghiệp đến độ cuồng dại. Cứ nhìn dòng người hối hả chạy đua với tốc độ thời gian và năng suất lao động thì biết. Nền văn minh khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại đã cuốn con người vào vòng xoáy hưởng thụ của nó. Dường như, tiếng nói vật chất mạnh hơn tiếng gọi thần linh, sức mạnh sự dữ lớn hơn năng quyền Thiên Chúa khiến nhân loại ngày càng lánh xa Ngài. Đường ray ân sủng giữa Thiên Chúa với con người ngày càng trật, chỉ vì bánh xe thực dụng đã đưa nhân loại xa rời Thiên Chúa mà vào với quỹ đạo của sự chết và tội lỗi. Ở đó chỉ có tội ác, bất công và tàn sát. Sự bất chính đã tách nhân loại ra khỏi Ngài. Sức mạnh tiền tài, danh vọng đã đẩy họ xa nhau. Sự đam mê hưởng thụ đã hút con người về phía nó, khiến nhân loại ngày càng dấn sâu trong tội. Như hai đường thẳng song song không còn điểm dừng, Thiên Chúa bao dung, nhẫn nại, quảng đại tìm kiếm con người, con người lại tìm mọi thủ đoạn lẩn thoát. Tâm điểm ơn cứu độ vĩnh cửu đã bị mọi thứ hào nhoáng thế tràn quyến rũ. Nghe danh vọng, tiền tài, sự nghiệp gọi thì rõ nhưng nghe tiếng Thiên Chúa lại khó vô ngần. Điều gì vậy, điều gì đã làm cho tai nghe nhân loại sút giảm đến mức đáng báo động như vậy. Điều gì đã khiến họ chán ngán loan báo tin vui cứu độ?
Hằng ngày nhân loại gọi nhau í ới qua đủ mọi phương tiện truyền thông. Riết người ta chỉ còn gặp nhau bằng vòng cuốn của văn minh hiện đại. Mấy ai để tâm đến tiếng gọi tâm hồn, mấy ai nghe được tiếng nói tâm linh mà đáp trả. Người ta chỉ sợ hụt mất tin nhắn, lỡ mất cơ hội gặp gỡ chứ chả mấy ai trắc ẩn trước một thai nhi bị tước bỏ sự sống, một cụ già neo đơn chưa kịp nhận biết chân lý đức tin.
Phải làm sao đây, phải làm thế nào cho thế giới dừng lại mà nghe được Thiên Chúa gọi để vòng tròn vật chất không thể che khuất tình thương yêu cứu độ. Có như vậy mới dám kỳ vọng thế giới thay đổi, con người hạnh phúc, vì mọi người đều nhận thức sống cho chân lý tình thương.
Một khi nhân loại đã biết sống cho Thiên Chúa, mọi người đều ý thức chăm lo sự nghiệp Nước Trời, sẽ không còn cảnh vung kiếm đánh nhau vì tranh chấp chút tiền tài, danh vọng, địa vị. Đúng thật, người thực sự bắt gặp chân lý, cả đời chỉ còn biết xả thân cho lý tưởng. Trái lại, ai còn nặng danh cao chức trọng, chả sớm muộn, người ấy tự huỷ diệt mình trong tối tăm, lầm lạc.
Lạy Chúa, nghe và quảng đại dấn thân đáp lại tiếng Ngài gọi không dễ. Khó không phải vì Ngài gọi không rõ nhưng vì ích kỉ, ươn hèn, mê muội. Đa phần nhân loại chọn thế giới và sống chết cho sức mạnh bạc tiền, của cải, khiến ngàn năm tình thương vẫn thiếu vắng. Người ta không thích chọn Thiên Chúa có lẽ vì ngại cái giá phải trả quá đắt. Con người thích nghe tiếng gọi của nhau hơn nghe trong lòng Thiên Chúa gọi. Xin giúp con bỏ qua tiếng con tim lầm lạc réo gọi, không chút e dè, sợ sệt nhưng mạnh mẽ, quả cảm vào đời chiếu giãi ánh sáng niềm vui cứu độ. Niềm vui bất diệt chả bao giờ nở trên tham vọng thấp hèn, nhưng ở tận cõi lòng, nơi Thiên Chúa mọi ngày vẫn gọi.
Thợ gặt
Lm Vũđình Tường
16:17 02/07/2010
Cuộc đời nông gia vui buồn lệ thuộc rất nhiều vào mùa gặt. Mùa gặt thu hoạch kết quả tốt năm đó coi như sống thảnh thơi, thoải mái. Trái lại thất thu hay tệ hơn nữa mất mùa coi như lo lắng cả năm. Mọi chi tiêu trong năm lệ thuộc vào mùa thu hoạch. Tiền chi tiêu ăn uống, hạt giống, phân bón, tiền học phí, tiền thuốc, đám cưới, tang chế và ngay cả tiền biếu xén cũng từ kết quả vụ mùa quyết định.
Trái với mùa gặt nông dân mong đợi. Đức Kitô trong bài Phúc âm hôm nay cho biết
Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít c.2
Nông gia không lo lắng ít thợ, nhiều thợ. Họ quan tâm hơn về được mùa hay thất thu. Ít thợ hay nhiều thợ vẫn còn cách giải quyết bằng cách làm thêm giờ. Thất thu coi như vô phương cứu chữa, ngoại trừ nuôi hy vọng cho vụ mùa kế tiếp. Xưa kia vụ mùa kế tiếp phải đợi mất một năm. Đợi trong hy vọng và lo lắng. Hy vọng vụ mùa tới sẽ tốt hơn, trả bớt được công nợ. Lo nếu vụ mùa tới thất thu sẽ sạt nghiệp, trắng tay. Lấy vốn đâu bỏ ra cho vụ tới. Lo lắng xảy đến ngày đêm. Hạn quá, mưa to, gió lớn, lạnh hoặc sương muối là những mối lo rất gần, rất thực cho nông gia.
Lo lắng
Vấn đề lo lắng đầu tiên trong bài Phúc âm hôm nay là thiếu thợ gặt. Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Lời tiên đoán này rất thực với những quốc gia kĩ nghệ. Ngày nay số người đi làm thợ gặt giảm rõ rệt. Giảm đến độ không kiếm đủ ơn gọi. Các nhà lãnh đạo giáo hội địa phương kêu réo bằng nhiều cách. Ơn gọi vẫn khan hiếm. Số thợ đang có thì già nua, lớp hưu dưỡng, kẻ tù tội cộng thêm chán nản bỏ cuộc và chết dần mòn.
Lí do
Phúc Âm không đưa lí do giải thích tình trạng khan hiếm thợ gặt. Điều mà bài đọc nhắc đến là thợ gặt sẽ gặp phải hai thái cực. Một bên là chống đối; bên kia là đón chào. Hình ảnh chống đối mạnh bạo, tàn ác, khốc liệt được ví như cảnh lang sói cấu xé.
Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. c.4
Chiên con thiếu hẳn kinh nghiệm sống giữa bầy sói. Thực ra không chiên nào có thể thắng được sói rừng khi nó tấn công. Chiên mẹ hay chiên con đều chết dưới nanh vuốt sói. Điều khác biệt là chiên mẹ có nhiều kinh nghiệm sống. Chiên mẹ biết cách xa lánh những nơi nguy hiểm, nhiều cám dỗ, dễ bị sập bẫy. Chiên con háo thắng hơn, thiếu kinh nghiệm sống nên xông xáo, thiếu tỉnh táo và do đó cơ hội gặp nạn nhiều hơn. Hầu như các nhà truyền giáo trong lịch sử Giáo Hội không bao giờ coi nhẹ lời cảnh báo này. Lịch sử Giáo Hội chứng minh lời cảnh báo này từ xưa đến nay luôn đúng. Cả Giáo Hội Chúa lẫn người rao giảng Tin Mừng đều bị tấn công dưới mọi hình thức, phương cách. Không trực tiếp thì giám tiếp. Nơi thì chịu phê bình, chỉ trích. Chỗ khác bị cấm cách, tù đầy và bị giết. Có ngay cả sói rừng đội lốt chiên, nằm trong bầy chiên âm thầm cắn phá.
Phản ứng
Đức Kitô kêu gọi các môn đệ Ngài dùng phương pháp bất bạo động để đối xử với tình thế bất lợi. Công việc của các môn đệ là làm tròn nhiệm vụ của thợ gặt, không phải công việc trả thù, trả đũa kẻ bách hại mình. Đối xử với họ lành dữ thế nào Thiên Chúa có cách của Ngài. Thợ nên khôn ngoan dời chỗ. Nơi nào chào đón thì lưu lại rao giảng Lời Chúa. Nơi nào không đón chào, phủi bụi chân ra đi.
Người môn đệ cũng ra đi với lòng tín thác vào Chúa và sống cùng điều kiện như chủ nhà đón nhận họ. Chủ sống sao thợ sống vậy. Đói ăn đói, no ăn no. Chia sẻ vui buồn trong cuộc sống. Chủ nhà đón nhận thợ là dấu chỉ chủ nhà sẵn sàng đón nhận tin vui thợ mang theo. Hành trang của thợ không có gì ngoài lời Chúa và món quà bình an Chúa ban cho thợ khi rao giảng.
Triều đại Thiên Chúa đã đến gần các ông.
Điều kì lạ là người đón thợ và người xua đuổi thợ nhận cùng món quà thợ mang theo. Khi chủ nhà không nhận món quà bình an thợ tặng, quà đó không mất đi mà trở về với thợ. Như thế thợ không bao giờ mất quà bình an. Luôn mang trong mình quà bình an Thiên Chúa trao tặng.
Lời Chúa dậy đúng mọi nơi, mọi thời. Khi sói bao vây hành hạ, đức tin thợ chân chính rực sáng. Thợ run sợ trước nanh vuốt sói, tâm hồn vẫn bình an. Sói bủa vây được thợ, không bao vây được Tin Mừng. Không được rao giảng bằng lời thì thể hiện niềm tin qua cuộc sống, cách đối xử với cai tù và tù nhân khác. Chính lối sống Tin Mừng trong gian khổ đã cảm hoá, thức tỉnh lương tâm nhiều cai tù.
Có những cai tù nhận ra chân lí và âm thầm trở lại; có những cai tù bịt tai, ngoảng mặt làm ngơ. Dù cai tù phản ứng thế nào thì lời rao giảng của thợ qua cuộc sống cũng luôn bên cạnh cai tù, sống cạnh cai tù. Họ chấp nhận hay từ chối là quyền tự do của họ. Tuy nhiên bao lâu họ còn coi tù, bấy lâu họ còn sống gần người rao giảng về nước Thiên Chúa. Cai tù cấm rao giảng Phúc Âm, sức mạnh Phúc Âm trở nên thực tế hơn, mạnh và gần hơn khi tù sống thực hành Phúc Âm bằng hành động, trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn.
Thành quả
Xã hội dựa vào số lượng định thành quả. Thành quả Tin Mừng không đong đo bằng con số. Phúc Âm đặt giá trị trên phẩm chất. Phẩm chất đây là tình yêu mến. Thành quả vụ thu hoạch đo bằng tâm tình yêu mến đón nhận Lời Chúa và thái độ chân thành trong việc đón nhận món quà bình an thợ trao tặng.
Trái với mùa gặt nông dân mong đợi. Đức Kitô trong bài Phúc âm hôm nay cho biết
Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít c.2
Nông gia không lo lắng ít thợ, nhiều thợ. Họ quan tâm hơn về được mùa hay thất thu. Ít thợ hay nhiều thợ vẫn còn cách giải quyết bằng cách làm thêm giờ. Thất thu coi như vô phương cứu chữa, ngoại trừ nuôi hy vọng cho vụ mùa kế tiếp. Xưa kia vụ mùa kế tiếp phải đợi mất một năm. Đợi trong hy vọng và lo lắng. Hy vọng vụ mùa tới sẽ tốt hơn, trả bớt được công nợ. Lo nếu vụ mùa tới thất thu sẽ sạt nghiệp, trắng tay. Lấy vốn đâu bỏ ra cho vụ tới. Lo lắng xảy đến ngày đêm. Hạn quá, mưa to, gió lớn, lạnh hoặc sương muối là những mối lo rất gần, rất thực cho nông gia.
Lo lắng
Vấn đề lo lắng đầu tiên trong bài Phúc âm hôm nay là thiếu thợ gặt. Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Lời tiên đoán này rất thực với những quốc gia kĩ nghệ. Ngày nay số người đi làm thợ gặt giảm rõ rệt. Giảm đến độ không kiếm đủ ơn gọi. Các nhà lãnh đạo giáo hội địa phương kêu réo bằng nhiều cách. Ơn gọi vẫn khan hiếm. Số thợ đang có thì già nua, lớp hưu dưỡng, kẻ tù tội cộng thêm chán nản bỏ cuộc và chết dần mòn.
Lí do
Phúc Âm không đưa lí do giải thích tình trạng khan hiếm thợ gặt. Điều mà bài đọc nhắc đến là thợ gặt sẽ gặp phải hai thái cực. Một bên là chống đối; bên kia là đón chào. Hình ảnh chống đối mạnh bạo, tàn ác, khốc liệt được ví như cảnh lang sói cấu xé.
Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. c.4
Chiên con thiếu hẳn kinh nghiệm sống giữa bầy sói. Thực ra không chiên nào có thể thắng được sói rừng khi nó tấn công. Chiên mẹ hay chiên con đều chết dưới nanh vuốt sói. Điều khác biệt là chiên mẹ có nhiều kinh nghiệm sống. Chiên mẹ biết cách xa lánh những nơi nguy hiểm, nhiều cám dỗ, dễ bị sập bẫy. Chiên con háo thắng hơn, thiếu kinh nghiệm sống nên xông xáo, thiếu tỉnh táo và do đó cơ hội gặp nạn nhiều hơn. Hầu như các nhà truyền giáo trong lịch sử Giáo Hội không bao giờ coi nhẹ lời cảnh báo này. Lịch sử Giáo Hội chứng minh lời cảnh báo này từ xưa đến nay luôn đúng. Cả Giáo Hội Chúa lẫn người rao giảng Tin Mừng đều bị tấn công dưới mọi hình thức, phương cách. Không trực tiếp thì giám tiếp. Nơi thì chịu phê bình, chỉ trích. Chỗ khác bị cấm cách, tù đầy và bị giết. Có ngay cả sói rừng đội lốt chiên, nằm trong bầy chiên âm thầm cắn phá.
Phản ứng
Đức Kitô kêu gọi các môn đệ Ngài dùng phương pháp bất bạo động để đối xử với tình thế bất lợi. Công việc của các môn đệ là làm tròn nhiệm vụ của thợ gặt, không phải công việc trả thù, trả đũa kẻ bách hại mình. Đối xử với họ lành dữ thế nào Thiên Chúa có cách của Ngài. Thợ nên khôn ngoan dời chỗ. Nơi nào chào đón thì lưu lại rao giảng Lời Chúa. Nơi nào không đón chào, phủi bụi chân ra đi.
Người môn đệ cũng ra đi với lòng tín thác vào Chúa và sống cùng điều kiện như chủ nhà đón nhận họ. Chủ sống sao thợ sống vậy. Đói ăn đói, no ăn no. Chia sẻ vui buồn trong cuộc sống. Chủ nhà đón nhận thợ là dấu chỉ chủ nhà sẵn sàng đón nhận tin vui thợ mang theo. Hành trang của thợ không có gì ngoài lời Chúa và món quà bình an Chúa ban cho thợ khi rao giảng.
Triều đại Thiên Chúa đã đến gần các ông.
Điều kì lạ là người đón thợ và người xua đuổi thợ nhận cùng món quà thợ mang theo. Khi chủ nhà không nhận món quà bình an thợ tặng, quà đó không mất đi mà trở về với thợ. Như thế thợ không bao giờ mất quà bình an. Luôn mang trong mình quà bình an Thiên Chúa trao tặng.
Lời Chúa dậy đúng mọi nơi, mọi thời. Khi sói bao vây hành hạ, đức tin thợ chân chính rực sáng. Thợ run sợ trước nanh vuốt sói, tâm hồn vẫn bình an. Sói bủa vây được thợ, không bao vây được Tin Mừng. Không được rao giảng bằng lời thì thể hiện niềm tin qua cuộc sống, cách đối xử với cai tù và tù nhân khác. Chính lối sống Tin Mừng trong gian khổ đã cảm hoá, thức tỉnh lương tâm nhiều cai tù.
Có những cai tù nhận ra chân lí và âm thầm trở lại; có những cai tù bịt tai, ngoảng mặt làm ngơ. Dù cai tù phản ứng thế nào thì lời rao giảng của thợ qua cuộc sống cũng luôn bên cạnh cai tù, sống cạnh cai tù. Họ chấp nhận hay từ chối là quyền tự do của họ. Tuy nhiên bao lâu họ còn coi tù, bấy lâu họ còn sống gần người rao giảng về nước Thiên Chúa. Cai tù cấm rao giảng Phúc Âm, sức mạnh Phúc Âm trở nên thực tế hơn, mạnh và gần hơn khi tù sống thực hành Phúc Âm bằng hành động, trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn.
Thành quả
Xã hội dựa vào số lượng định thành quả. Thành quả Tin Mừng không đong đo bằng con số. Phúc Âm đặt giá trị trên phẩm chất. Phẩm chất đây là tình yêu mến. Thành quả vụ thu hoạch đo bằng tâm tình yêu mến đón nhận Lời Chúa và thái độ chân thành trong việc đón nhận món quà bình an thợ trao tặng.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:54 02/07/2010
LỘ TẨY
Con gái sau thời ngũ đại thập quốc đều phải bó hai bàn chân thành nhỏ xíu, cho nên lúc ấy các cô gái có bàn chân to không những bị người ta chê cười, mà còn là một điều cấm kỵ lớn, cứ như thế đến thời Mã hoàng hậu của Minh Thái tổ Chu Nguyên, xuất thân là nữ tì, có đủ hai bàn chân lớn mà không bó lại, do đó mà bà ta khi đi thì rất cẩn thận, không dám để bàn chân lộ ra khỏi váy dài.
Một hôm, Mã hoàng hậu ngồi kiệu đi ra ngoài hoàng cung đến phố Kim Lăng, có rất nhiều người kéo đến để nhìn xem vẻ đẹp của Mã hoàng hậu; đột nhiên một trần cuồng phong thổi đến làm bức rèm một bên góc kiệu bay tung lên, và đôi bàn chân cứng cỏi của hoàng hậu phơi bày ra trước mắt dân chúng.
Từ đó về sau, chỉ cần chân tướng lộ ra, thì người ta gọi là “lộ tẩy”.
(Truyện truyền thuyết)
Suy tư:
Chúa Giê-su Ki-tô đã dạy chúng ta: “Vậy anh em đừng sợ người ta, thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết” (Mt 10, 26).
Người Ki-tô hữu hiểu rất rõ câu Lời Chúa trên đây, hơn nữa họ còn hiểu rằng: bây giờ nói thật thì tâm hồn sẽ bình an, bởi vì cứ giấu diếm trong long không ai biết, nhưng sẽ có một ngày người ta sẽ biết, và càng tệ hơn nữa là đến ngày phán xét chung, điều mà chúng ta vẫn cứ giấu diếm sẽ bị toàn thể con cái loài người từ Adong cho đến người sau hết sẽ được biết, lúc đó thì quả thật tủi hổ và ghê rợn đến chừng nào.
Người khiêm tốn là người không hề giấu diếm chuyện gì, bởi vì tâm hồn họ ngay thẳng có thì nói có, không thì nói không, do đó mà họ đi đến đâu cũng được mọi người đón nhận.
Chỉ cần một cơn gió thổi tới mà “công lao” giấu diếm hai bàn chân thô lâu nay của Mã hoàng hậu bị lộ tẩy, thì huống hồ những việc dữ mà chúng ta làm đối với tha nhân sẽ không bị lộ tẩy hay sao ?
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Con gái sau thời ngũ đại thập quốc đều phải bó hai bàn chân thành nhỏ xíu, cho nên lúc ấy các cô gái có bàn chân to không những bị người ta chê cười, mà còn là một điều cấm kỵ lớn, cứ như thế đến thời Mã hoàng hậu của Minh Thái tổ Chu Nguyên, xuất thân là nữ tì, có đủ hai bàn chân lớn mà không bó lại, do đó mà bà ta khi đi thì rất cẩn thận, không dám để bàn chân lộ ra khỏi váy dài.
Một hôm, Mã hoàng hậu ngồi kiệu đi ra ngoài hoàng cung đến phố Kim Lăng, có rất nhiều người kéo đến để nhìn xem vẻ đẹp của Mã hoàng hậu; đột nhiên một trần cuồng phong thổi đến làm bức rèm một bên góc kiệu bay tung lên, và đôi bàn chân cứng cỏi của hoàng hậu phơi bày ra trước mắt dân chúng.
Từ đó về sau, chỉ cần chân tướng lộ ra, thì người ta gọi là “lộ tẩy”.
(Truyện truyền thuyết)
Suy tư:
Chúa Giê-su Ki-tô đã dạy chúng ta: “Vậy anh em đừng sợ người ta, thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết” (Mt 10, 26).
Người Ki-tô hữu hiểu rất rõ câu Lời Chúa trên đây, hơn nữa họ còn hiểu rằng: bây giờ nói thật thì tâm hồn sẽ bình an, bởi vì cứ giấu diếm trong long không ai biết, nhưng sẽ có một ngày người ta sẽ biết, và càng tệ hơn nữa là đến ngày phán xét chung, điều mà chúng ta vẫn cứ giấu diếm sẽ bị toàn thể con cái loài người từ Adong cho đến người sau hết sẽ được biết, lúc đó thì quả thật tủi hổ và ghê rợn đến chừng nào.
Người khiêm tốn là người không hề giấu diếm chuyện gì, bởi vì tâm hồn họ ngay thẳng có thì nói có, không thì nói không, do đó mà họ đi đến đâu cũng được mọi người đón nhận.
Chỉ cần một cơn gió thổi tới mà “công lao” giấu diếm hai bàn chân thô lâu nay của Mã hoàng hậu bị lộ tẩy, thì huống hồ những việc dữ mà chúng ta làm đối với tha nhân sẽ không bị lộ tẩy hay sao ?
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 14 C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:56 02/07/2010
CHỦ NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Lc 10, 11-12; 17-20.
“Bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy”.
Bạn thân mến,
“Lúa chín đấy đồng, mà thợ gặt thì ít”, câu nói này của Chúa Giê-su chúng ta đã nghe rất nhiều lần trong cuộc sống, và theo thói quen tốt lành của mỗi nơi mà chúng ta dành ngày thứ năm mỗi tuần để cầu nguyện cách riêng cho các “thợ gặt” truyền giáo, là các linh mục, cũng như cầu nguyện cho ơn gọi làm linh mục tu sĩ trong Giáo Hội.
Chúa Giê-su mời gọi bạn và tôi cầu xin chủ ruộng sai nhiều thợ gặt đến, và vì chúng ta mấy lâu nay chỉ hiểu thợ gặt chính là các linh mục và các tu sĩ nam nữ mà thôi, nên chúng ta quên mất có rất nhiều thợ gặt khác đang âm thầm hoặc công khai làm việc trên cánh đồng truyền giáo, đó chính là bạn và tôi và những người Ki-tô hữu khác, họ là những thợ gặt của thời hiện đại, trong tâm tình đó tôi xin chia sẻ với bạn mấy vấn đề sau đây:
1. Cha mẹ cũng là thợ gặt truyền giáo.
Trước hết, có một vấn đề mà chúng ta phải công nhận: gia đình là cánh đồng nhỏ mà thợ gặt không ai khác hơn chính là cha mẹ, nhưng thời hiện đại này thì gia đình không còn nhỏ nữa mà chúng đã biến thành lớn với một vài đứa con trong gia đình, bởi vì cuộc sống văn minh hiện đại đã làm cho chúng nó mất đi phương hướng về tôn giáo và tín ngưỡng mà chúng nó đã lãnh nhận, do đó cha mẹ chính là người thợ gặt nhiệt thành lo lắng cho con cái mình, biết dạy dỗ chúng nó trở thành những “hạt lúa béo đầy ắp sữa ân sủng” của Chúa.
Hiện tượng chỉ có những người già, những người lớn tuổi mới đi tham dự thánh lễ nơi các nước phát triển là bức tranh rất thực tế, bởi vì các bạn trẻ và ngay cả các trẻ em cũng ít đi lễ nhà thờ, nguyên nhân khách quan thì đã rõ, nhưng nguyên nhân chủ quan thì nằm ngay trong gia đình của các em như bận học hành vui chơi mà không có thời gian đi thờ, và đời sống tâm linh của cha mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn trên con cái, như cha mẹ ít nhắc nhở con cái sống đạo, cha mẹ không mặn nồng với giáo xứ, không thiết tha đi tham dự thánh lễ…
Cha mẹ sẽ là thợ gặt lành nghề trên “cánh đồng” truyền giáo của mình khi họ có đời sống đạo đức tốt lành và kiên trì, đức tin của cha mẹ là công cụ gặt hái hiện đại và hiệu quả nhất trong gia đình của mình, với tinh thần hy sinh và cầu nguyện, cha mẹ sẽ trở nên những thợ gặt mẫu mực cho con cái của mình. Do đó, khi mà chúng ta ngồi buồn bực vì con cái không nghe lời mình để đến tham gia các sinh hoạt của nhà thờ, chi bằng chúng ta quyết tâm trở nên những thợ gặt nhiệt thành nhất trong gia đình của chúng ta, bằng cách làm gương sáng cho chúng nó…
2. Mỗi giáo dân là một thợ gặt.
Các linh mục và các tu sĩ nam nữ đương nhiên là những thợ gặt chuyên môn trên cánh đồng truyền giáo, các vị ấy với những năm tháng được huấn luyện để trở thành những thợ gặt chuyên nghiệp, nhưng họ vẫn còn quá ít và thiếu trên cánh đồng truyền giáo rộng lớn bao la, cho nên, mỗi giáo dân là mỗi thợ gặt trong hoàn cảnh cuộc sống của mình, đó là một đòi hỏi của Chúa Giê-su trong thời đại ngày nay.
Qua bí tích Rửa Tội, người Ki-tô hữu đã trở thành một chi thể của Giáo Hội, một công dân của Nước Trời và là một thợ gặt trong cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội, không một giáo dân nào trong thời đại ngày nay nói rằng: truyền giáo là bổn phận của các linh mục và của các tu sĩ nam nữ nữa, nhưng đa số giáo dân đều hiểu rằng, mình cũng có bổn phận rao giảng Lời Chúa cho mọi người và sống Tin Mừng giữa tha nhân.
Chúa Giê-su sai bảy mươi hai môn đệ ra đi loan báo Tin Mừng Nước Trời, có nghĩa là ngoài mười hai tông đồ ra, Ngài còn chọn thêm cho mình những môn đệ để cùng với các tông đồ rao giảng về nước Thiên Chúa. Bảy mươi hai môn đệ này đại diện cho các cộng đoàn dân Thiên Chúa trên khắp thế giới, mà mỗi Ki-tô hữu là những thợ gặt trong thế giới hiện đại hôm nay.
Bạn thân mến,
Tuy không chuyên nghiệp như các linh mục và các tu sĩ nam nữ, nhưng đã là bổn phận thì phải tìm cách để chu toàn, do đó mà chúng ta –người Ki-tô hữu- trước hết phải sống đạo tốt lành, biết noi gương phục vụ và biết cộng tác với cha sở của mình trong việc xây dựng giáo xứ ngày càng tốt đẹp hơn.
Chỉ có những ai biết khiêm tốn đón nhận sứ mạng mà không chút kêu ca hay tự mãn, thì mới có thể trở thành thợ gặt trên cánh đồng truyền giáo.
Có những người Ki-tô hữu thao thức tìm cho mình một hướng đi như các linh mục và tu sĩ nam nữ, gọi nôm na là linh đạo giáo dân, một ý tưởng rất tốt, nhưng linh đạo giáo dân là gì nếu không phải là sống đạo giữa trần thế dựa trên Lời Chúa, linh đạo giáo dân trước hết chính là chu toàn bổn phận của mình trong yêu thương, và khi đã làm tốt việc đó, thì đã trở thành những thợ gặt nhiệt thành trên cánh đồng truyền giáo trong thế giới hôm nay rồi vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Lc 10, 11-12; 17-20.
“Bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy”.
Bạn thân mến,
“Lúa chín đấy đồng, mà thợ gặt thì ít”, câu nói này của Chúa Giê-su chúng ta đã nghe rất nhiều lần trong cuộc sống, và theo thói quen tốt lành của mỗi nơi mà chúng ta dành ngày thứ năm mỗi tuần để cầu nguyện cách riêng cho các “thợ gặt” truyền giáo, là các linh mục, cũng như cầu nguyện cho ơn gọi làm linh mục tu sĩ trong Giáo Hội.
Chúa Giê-su mời gọi bạn và tôi cầu xin chủ ruộng sai nhiều thợ gặt đến, và vì chúng ta mấy lâu nay chỉ hiểu thợ gặt chính là các linh mục và các tu sĩ nam nữ mà thôi, nên chúng ta quên mất có rất nhiều thợ gặt khác đang âm thầm hoặc công khai làm việc trên cánh đồng truyền giáo, đó chính là bạn và tôi và những người Ki-tô hữu khác, họ là những thợ gặt của thời hiện đại, trong tâm tình đó tôi xin chia sẻ với bạn mấy vấn đề sau đây:
1. Cha mẹ cũng là thợ gặt truyền giáo.
Trước hết, có một vấn đề mà chúng ta phải công nhận: gia đình là cánh đồng nhỏ mà thợ gặt không ai khác hơn chính là cha mẹ, nhưng thời hiện đại này thì gia đình không còn nhỏ nữa mà chúng đã biến thành lớn với một vài đứa con trong gia đình, bởi vì cuộc sống văn minh hiện đại đã làm cho chúng nó mất đi phương hướng về tôn giáo và tín ngưỡng mà chúng nó đã lãnh nhận, do đó cha mẹ chính là người thợ gặt nhiệt thành lo lắng cho con cái mình, biết dạy dỗ chúng nó trở thành những “hạt lúa béo đầy ắp sữa ân sủng” của Chúa.
Hiện tượng chỉ có những người già, những người lớn tuổi mới đi tham dự thánh lễ nơi các nước phát triển là bức tranh rất thực tế, bởi vì các bạn trẻ và ngay cả các trẻ em cũng ít đi lễ nhà thờ, nguyên nhân khách quan thì đã rõ, nhưng nguyên nhân chủ quan thì nằm ngay trong gia đình của các em như bận học hành vui chơi mà không có thời gian đi thờ, và đời sống tâm linh của cha mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn trên con cái, như cha mẹ ít nhắc nhở con cái sống đạo, cha mẹ không mặn nồng với giáo xứ, không thiết tha đi tham dự thánh lễ…
Cha mẹ sẽ là thợ gặt lành nghề trên “cánh đồng” truyền giáo của mình khi họ có đời sống đạo đức tốt lành và kiên trì, đức tin của cha mẹ là công cụ gặt hái hiện đại và hiệu quả nhất trong gia đình của mình, với tinh thần hy sinh và cầu nguyện, cha mẹ sẽ trở nên những thợ gặt mẫu mực cho con cái của mình. Do đó, khi mà chúng ta ngồi buồn bực vì con cái không nghe lời mình để đến tham gia các sinh hoạt của nhà thờ, chi bằng chúng ta quyết tâm trở nên những thợ gặt nhiệt thành nhất trong gia đình của chúng ta, bằng cách làm gương sáng cho chúng nó…
2. Mỗi giáo dân là một thợ gặt.
Các linh mục và các tu sĩ nam nữ đương nhiên là những thợ gặt chuyên môn trên cánh đồng truyền giáo, các vị ấy với những năm tháng được huấn luyện để trở thành những thợ gặt chuyên nghiệp, nhưng họ vẫn còn quá ít và thiếu trên cánh đồng truyền giáo rộng lớn bao la, cho nên, mỗi giáo dân là mỗi thợ gặt trong hoàn cảnh cuộc sống của mình, đó là một đòi hỏi của Chúa Giê-su trong thời đại ngày nay.
Qua bí tích Rửa Tội, người Ki-tô hữu đã trở thành một chi thể của Giáo Hội, một công dân của Nước Trời và là một thợ gặt trong cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội, không một giáo dân nào trong thời đại ngày nay nói rằng: truyền giáo là bổn phận của các linh mục và của các tu sĩ nam nữ nữa, nhưng đa số giáo dân đều hiểu rằng, mình cũng có bổn phận rao giảng Lời Chúa cho mọi người và sống Tin Mừng giữa tha nhân.
Chúa Giê-su sai bảy mươi hai môn đệ ra đi loan báo Tin Mừng Nước Trời, có nghĩa là ngoài mười hai tông đồ ra, Ngài còn chọn thêm cho mình những môn đệ để cùng với các tông đồ rao giảng về nước Thiên Chúa. Bảy mươi hai môn đệ này đại diện cho các cộng đoàn dân Thiên Chúa trên khắp thế giới, mà mỗi Ki-tô hữu là những thợ gặt trong thế giới hiện đại hôm nay.
Bạn thân mến,
Tuy không chuyên nghiệp như các linh mục và các tu sĩ nam nữ, nhưng đã là bổn phận thì phải tìm cách để chu toàn, do đó mà chúng ta –người Ki-tô hữu- trước hết phải sống đạo tốt lành, biết noi gương phục vụ và biết cộng tác với cha sở của mình trong việc xây dựng giáo xứ ngày càng tốt đẹp hơn.
Chỉ có những ai biết khiêm tốn đón nhận sứ mạng mà không chút kêu ca hay tự mãn, thì mới có thể trở thành thợ gặt trên cánh đồng truyền giáo.
Có những người Ki-tô hữu thao thức tìm cho mình một hướng đi như các linh mục và tu sĩ nam nữ, gọi nôm na là linh đạo giáo dân, một ý tưởng rất tốt, nhưng linh đạo giáo dân là gì nếu không phải là sống đạo giữa trần thế dựa trên Lời Chúa, linh đạo giáo dân trước hết chính là chu toàn bổn phận của mình trong yêu thương, và khi đã làm tốt việc đó, thì đã trở thành những thợ gặt nhiệt thành trên cánh đồng truyền giáo trong thế giới hôm nay rồi vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:58 02/07/2010
N2T |
41. Để chúng ta hiểu rõ Thiên Chúa chính là bác sĩ, thì đau khổ là phương thuốc tốt để được cứu rỗi, chứ không phải là trời phạt.
(Thánh Augustine)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:59 02/07/2010
N2T |
477. Ba lô của tâm tình vừa nặng vừa nhẹ, tất cả đều là do anh đấy.
Mừng vì được ghi danh Nước Trời
Lm. Anmai, CSsR
19:00 02/07/2010
Chúa Nhật Thứ14 Mùa Thường Niên, Năm C - Is 66, 10-14c; Gl 6, 14-18; Lc 10, 1-12.17.20
Nhớ lại một cha già trong nhà Dòng, gốc của Ngài là người Huế nên Ngài hay nói với những ai thăm Ngài rằng mỗi người hãy nhìn lên Thánh Giá Chúa và sống “in như ri”. Giọng Huế rất hay với chữ “in như ri”. “In như ri” chính là chữ “In ri” (Vua dân Do Thái) được treo trên đầu Chúa Giêsu. Câu nói dí dỏm của Cha già xem ra mà hay đó chứ ! Là kitô hữu, phải chăng mỗi người được mời gọi nhìn lên thánh giá Chúa và sống mầu nhiệm ấy.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhiều người đã kinh nghiệm và đã sống mầu nhiệm thánh giá ấy. Một trong những người đã sống mầu nhiệm thánh giá một cách trọn vẹn đó chính là Thánh Phaolô tông đồ. Khẳng định về kinh nghiệm của thánh giá hôm nay chúng ta được nghe Thánh Phaolô tông đồ nhắc lại: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian”.
Chẳng cần phải minh giải nhiều, chẳng phải nói nhiều, những người mang tên là kitô hữu đã biết khá nhiều về con người của Phaolô. Phaolô đã hơn một lần bay nhảy và đã hơn một lần bách hại đạo Chúa Giêsu. Phaolô đã bằng mọi cách diệt cho bằng được nhưng ai xưng mình là kitô hữu. Thế nhưng, sau khi được Thiên Chúa “mở mắt” cho thấy Ngài thì cuộc đời của Phaolô thay đổi hoàn toàn. Cứ đọc lại tất cả các thư của Thánh Phaolô, chúng ta sẽ thấy rõ cảm nghiệm của Ngài về Chúa Giêsu.
Phải nói rằng cuộc đời của Phaolô là một cuộc đời tuyệt vời. Trước khi biết Chúa Giêsu thì Phaolô sống theo kiểu người đời nhưng khi biết Chúa Giêsu thì Phaolô đã sống chết với con người mang tên Giêsu đó. Với Phaolô, đâu phải đơn giản để sống chết với Chúa Giêsu vì trước đó Phaolô là người bách hại Chúa. Khi cuộc đời của Phaolô thay đổi 180 độ thì chẳng ai tin được. Người ta đã cho rằng Phaolô là người giả tạo vì trước đó thì bắt Chúa còn sau thì lại rao giảng Tin mừng về con người mà trước đây mình bách hại. Vì Chúa Giêsu, Phaolô đã lội ngược dòng để minh chứng cuộc đời của mình thuộc về Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu - Nước Thiên Chúa lúc nào cũng đối nghịch với thế gian thì phải. Thế gian thì sống bất minh, sống gian tà, sống thiếu sự thật còn Nước Thiên Chúa là nước của sự thật, sự sống vĩnh cửu. Những ai sống vì Nước Thiên Chúa, sống với Nước Thiên Chúa, sống cho Nước Thiên Chúa thì bị người đời thoá mạ và ngược đãi. Không dừng lại ở thoá mạ, ngược đãi mà còn bị loại trừ ra khỏi thế gian này cho rảnh mắt.
Người bị loại ra khỏi thế gian mà ai ai cũng biết đó chính là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu biết trước chương trình của Chúa Cha dành cho Ngài và giờ của Ngài phải đến thế gian.
Thật sự ra Chúa Giêsu đã biết trước thế gian như thế nào nhưng vì Thánh ý của Cha nên Ngài vẫn đến. Chúa Giêsu đã đến thật và Ngài đã sống giữa thế gian này. Sống giữa thế gian, dẫu là Con Chí Thánh của Cha trên trời ấy nhưng Chúa Giêsu đã đón nhận tất cả những đau khổ của thế gian dành cho Ngài. Chúa Giêsu là Chúa còn phải đón nhận đau khổ như vậy để rồi môn đệ của Chúa, những người theo Chúa cũng phải sống cái đau khổ như Thầy Chí Thánh đã sống.
Biết trước được những khó khăn ấy, khi sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã cảnh báo cho các ông: “Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường.5 Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: "Bình an cho nhà này! " Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em. Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: "Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông." Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói: "Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên các ông phải biết điều này: Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần." Thầy nói cho anh em hay: trong ngày ấy, thành Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn thành đó."
Sau khi nghe lời chỉ bảo của Thầy, các môn đệ đã ra đi và đã trở về và thưa chuyện với Thầy "Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con." Và rồi, Chúa Giê-su bảo với các môn đệ rằng: "Thầy đã thấy Xa-tan như một tia chớp từ trời sa xuống” Sau đó Chúa Giêsu đã ban cho các môn đệ quyền năng để các ông có thể đạp lên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực Kẻ Thù. Tất cả thế lực của Kẻ Thù bày ra nhưng sẽ không làm được gì các môn đệ cả. Chúa Giêsu còn dặn dò thêm: “Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi”.
Chúa Giêsu nhắc nhở cho các môn đệ rằng đừng mừng với cái chuyện quỷ thần khuất phục nhưng hãy vui mừng vì tên của các môn đệ, của những người theo Chúa sẽ được ghi ở Giêrusalem mới, ở Nước Trời. Niềm vui của Giêrusalem Thiên Quốc không giống như niềm vui của trần gian, của cuộc đời mà nhiều người tìm kiếm, theo đuổi. Niềm vui của Giêrusalem Thiên Quốc được ngôn sứ Isaia vừa nói qua bài đọc thứ nhất mà chúng ta vừa nghe:
Hãy vui mừng với Giê-ru-sa-lem,
hãy vì Thành Đô mà hoan hỷ,
hỡi tất cả những người yêu mến Thành Đô!
Hãy cùng Giêrusalem khấp khởi mừng,
hỡi tất cả những người đã than khóc Thành Đô,
để được Thành Đô cho hưởng trọn nguồn an ủi,
được thoả thích nếm mùi sung mãn vinh quang,
như trẻ thơ bú no bầu sữa mẹ.
Vì Đức Chúa phán như sau:
Này Ta tuôn đổ xuống Thành Đô ơn thái bình tựa dòng sông cả,
và Ta khiến của cải chư dân chảy về tràn lan như thác vỡ bờ.
Các ngươi sẽ được nuôi bằng sữa mẹ,
được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối.
Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy;
tại Giêrusalem, các ngươi sẽ được an ủi vỗ về.
Nhìn thấy thế, lòng các bạn sẽ đầy hoan lạc,
thân mình được tươi tốt như cỏ đồng xanh.
Đức Chúa sẽ biểu dương quyền lực của Người cho các tôi tớ biết,
và nổi cơn thịnh nộ với các kẻ thù.
Ở trong Giêrusalem Thiên Quốc, ở Thành Đô của Thiên Chúa thì những người yêu mến Thành Đô sẽ vui mừng, sẽ được bình an như trẻ thơ được bú no bầu sữa mẹ và sẽ được nâng niu trên đầu gối, được bồng ẵm bên hông như Mẹ hiền vậy. Khi ở Thành Đô thì những thù địch sẽ bị đẩy lui bởi cơn thịnh nộ của Đức Chúa.
Giêrusalem Thiên Quốc, Nước Trời luôn luôn nghịch lại với thế lực của ma quỷ, của thế gian, của sự ác để rồi những ai muốn vào Giêrusalem Thiên Quốc, muốn vào Nước Trời cũng phải sống như các môn đệ ngày xưa đã sống nghĩa là phải sống như chiên sống giữa sói rừng vậy. Thế nhưng, những ai tin tưởng và phó thác cuộc đời mình trong lòng bàn tay của Thiên Chúa thì tất cả những thế lực của ma quỷ sẽ không làm hại những người tin được. Kinh nghiệm ấy hết sức rõ ràng nơi cuộc đời của những người môn đệ thân tín, của các thánh nam nữ của Thiên Chúa, đặc biệt nơi các Thánh Tử Đạo của Thiên Chúa. Những môn đệ thân tín, các thánh nam nữ của Thiên Chúa, các Thánh Tử Đạo của Thiên Chúa đã bị thế gian cấu xé, nghiền nát nhưng rồi trước mặt Thiên Chúa, các Ngài đã sống hết mình, hết lòng, hết sức, hết trí khôn cho Nước Trời, cho Thành Đô của Thiên Chúa nơi Thiên Quốc.
Chuyện quan trọng của người môn đệ, của người theo Chúa Giêsu đó là làm sao tên của mình được ghi ở trên Trời. Tất cả mọi chuyện, tất cả mọi sự rồi sẽ qua đi mà thôi. Giữa cái lựa chọn Nước Trời và trần gian này không phải là đơn giản, nhiều và nhiều người muốn chạy theo cái thế gian này để bỏ cái vinh quang Nước Trời mà Thiên Chúa mời gọi.
Nguyện xin Thầy Chí Thánh ban thêm ơn, ban thêm sức mạnh và đặc biệt ban thêm quyền năng cho những ai tín thác vào Chúa để rồi nhờ ơn Chúa những người đó có thể chống chõi tất cả những mưu mô của các thần để sau cuộc chiến ở cõi đời này thì những người ấy được vào hưởng nhan Thánh Chúa và được vào hưởng Giêrusalem Thiên Quốc như Chúa đã hứa ban.
Nhớ lại một cha già trong nhà Dòng, gốc của Ngài là người Huế nên Ngài hay nói với những ai thăm Ngài rằng mỗi người hãy nhìn lên Thánh Giá Chúa và sống “in như ri”. Giọng Huế rất hay với chữ “in như ri”. “In như ri” chính là chữ “In ri” (Vua dân Do Thái) được treo trên đầu Chúa Giêsu. Câu nói dí dỏm của Cha già xem ra mà hay đó chứ ! Là kitô hữu, phải chăng mỗi người được mời gọi nhìn lên thánh giá Chúa và sống mầu nhiệm ấy.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhiều người đã kinh nghiệm và đã sống mầu nhiệm thánh giá ấy. Một trong những người đã sống mầu nhiệm thánh giá một cách trọn vẹn đó chính là Thánh Phaolô tông đồ. Khẳng định về kinh nghiệm của thánh giá hôm nay chúng ta được nghe Thánh Phaolô tông đồ nhắc lại: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian”.
Chẳng cần phải minh giải nhiều, chẳng phải nói nhiều, những người mang tên là kitô hữu đã biết khá nhiều về con người của Phaolô. Phaolô đã hơn một lần bay nhảy và đã hơn một lần bách hại đạo Chúa Giêsu. Phaolô đã bằng mọi cách diệt cho bằng được nhưng ai xưng mình là kitô hữu. Thế nhưng, sau khi được Thiên Chúa “mở mắt” cho thấy Ngài thì cuộc đời của Phaolô thay đổi hoàn toàn. Cứ đọc lại tất cả các thư của Thánh Phaolô, chúng ta sẽ thấy rõ cảm nghiệm của Ngài về Chúa Giêsu.
Phải nói rằng cuộc đời của Phaolô là một cuộc đời tuyệt vời. Trước khi biết Chúa Giêsu thì Phaolô sống theo kiểu người đời nhưng khi biết Chúa Giêsu thì Phaolô đã sống chết với con người mang tên Giêsu đó. Với Phaolô, đâu phải đơn giản để sống chết với Chúa Giêsu vì trước đó Phaolô là người bách hại Chúa. Khi cuộc đời của Phaolô thay đổi 180 độ thì chẳng ai tin được. Người ta đã cho rằng Phaolô là người giả tạo vì trước đó thì bắt Chúa còn sau thì lại rao giảng Tin mừng về con người mà trước đây mình bách hại. Vì Chúa Giêsu, Phaolô đã lội ngược dòng để minh chứng cuộc đời của mình thuộc về Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu - Nước Thiên Chúa lúc nào cũng đối nghịch với thế gian thì phải. Thế gian thì sống bất minh, sống gian tà, sống thiếu sự thật còn Nước Thiên Chúa là nước của sự thật, sự sống vĩnh cửu. Những ai sống vì Nước Thiên Chúa, sống với Nước Thiên Chúa, sống cho Nước Thiên Chúa thì bị người đời thoá mạ và ngược đãi. Không dừng lại ở thoá mạ, ngược đãi mà còn bị loại trừ ra khỏi thế gian này cho rảnh mắt.
Người bị loại ra khỏi thế gian mà ai ai cũng biết đó chính là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu biết trước chương trình của Chúa Cha dành cho Ngài và giờ của Ngài phải đến thế gian.
Thật sự ra Chúa Giêsu đã biết trước thế gian như thế nào nhưng vì Thánh ý của Cha nên Ngài vẫn đến. Chúa Giêsu đã đến thật và Ngài đã sống giữa thế gian này. Sống giữa thế gian, dẫu là Con Chí Thánh của Cha trên trời ấy nhưng Chúa Giêsu đã đón nhận tất cả những đau khổ của thế gian dành cho Ngài. Chúa Giêsu là Chúa còn phải đón nhận đau khổ như vậy để rồi môn đệ của Chúa, những người theo Chúa cũng phải sống cái đau khổ như Thầy Chí Thánh đã sống.
Biết trước được những khó khăn ấy, khi sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã cảnh báo cho các ông: “Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường.5 Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: "Bình an cho nhà này! " Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em. Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: "Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông." Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói: "Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên các ông phải biết điều này: Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần." Thầy nói cho anh em hay: trong ngày ấy, thành Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn thành đó."
Sau khi nghe lời chỉ bảo của Thầy, các môn đệ đã ra đi và đã trở về và thưa chuyện với Thầy "Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con." Và rồi, Chúa Giê-su bảo với các môn đệ rằng: "Thầy đã thấy Xa-tan như một tia chớp từ trời sa xuống” Sau đó Chúa Giêsu đã ban cho các môn đệ quyền năng để các ông có thể đạp lên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực Kẻ Thù. Tất cả thế lực của Kẻ Thù bày ra nhưng sẽ không làm được gì các môn đệ cả. Chúa Giêsu còn dặn dò thêm: “Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi”.
Chúa Giêsu nhắc nhở cho các môn đệ rằng đừng mừng với cái chuyện quỷ thần khuất phục nhưng hãy vui mừng vì tên của các môn đệ, của những người theo Chúa sẽ được ghi ở Giêrusalem mới, ở Nước Trời. Niềm vui của Giêrusalem Thiên Quốc không giống như niềm vui của trần gian, của cuộc đời mà nhiều người tìm kiếm, theo đuổi. Niềm vui của Giêrusalem Thiên Quốc được ngôn sứ Isaia vừa nói qua bài đọc thứ nhất mà chúng ta vừa nghe:
Hãy vui mừng với Giê-ru-sa-lem,
hãy vì Thành Đô mà hoan hỷ,
hỡi tất cả những người yêu mến Thành Đô!
Hãy cùng Giêrusalem khấp khởi mừng,
hỡi tất cả những người đã than khóc Thành Đô,
để được Thành Đô cho hưởng trọn nguồn an ủi,
được thoả thích nếm mùi sung mãn vinh quang,
như trẻ thơ bú no bầu sữa mẹ.
Vì Đức Chúa phán như sau:
Này Ta tuôn đổ xuống Thành Đô ơn thái bình tựa dòng sông cả,
và Ta khiến của cải chư dân chảy về tràn lan như thác vỡ bờ.
Các ngươi sẽ được nuôi bằng sữa mẹ,
được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối.
Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy;
tại Giêrusalem, các ngươi sẽ được an ủi vỗ về.
Nhìn thấy thế, lòng các bạn sẽ đầy hoan lạc,
thân mình được tươi tốt như cỏ đồng xanh.
Đức Chúa sẽ biểu dương quyền lực của Người cho các tôi tớ biết,
và nổi cơn thịnh nộ với các kẻ thù.
Ở trong Giêrusalem Thiên Quốc, ở Thành Đô của Thiên Chúa thì những người yêu mến Thành Đô sẽ vui mừng, sẽ được bình an như trẻ thơ được bú no bầu sữa mẹ và sẽ được nâng niu trên đầu gối, được bồng ẵm bên hông như Mẹ hiền vậy. Khi ở Thành Đô thì những thù địch sẽ bị đẩy lui bởi cơn thịnh nộ của Đức Chúa.
Giêrusalem Thiên Quốc, Nước Trời luôn luôn nghịch lại với thế lực của ma quỷ, của thế gian, của sự ác để rồi những ai muốn vào Giêrusalem Thiên Quốc, muốn vào Nước Trời cũng phải sống như các môn đệ ngày xưa đã sống nghĩa là phải sống như chiên sống giữa sói rừng vậy. Thế nhưng, những ai tin tưởng và phó thác cuộc đời mình trong lòng bàn tay của Thiên Chúa thì tất cả những thế lực của ma quỷ sẽ không làm hại những người tin được. Kinh nghiệm ấy hết sức rõ ràng nơi cuộc đời của những người môn đệ thân tín, của các thánh nam nữ của Thiên Chúa, đặc biệt nơi các Thánh Tử Đạo của Thiên Chúa. Những môn đệ thân tín, các thánh nam nữ của Thiên Chúa, các Thánh Tử Đạo của Thiên Chúa đã bị thế gian cấu xé, nghiền nát nhưng rồi trước mặt Thiên Chúa, các Ngài đã sống hết mình, hết lòng, hết sức, hết trí khôn cho Nước Trời, cho Thành Đô của Thiên Chúa nơi Thiên Quốc.
Chuyện quan trọng của người môn đệ, của người theo Chúa Giêsu đó là làm sao tên của mình được ghi ở trên Trời. Tất cả mọi chuyện, tất cả mọi sự rồi sẽ qua đi mà thôi. Giữa cái lựa chọn Nước Trời và trần gian này không phải là đơn giản, nhiều và nhiều người muốn chạy theo cái thế gian này để bỏ cái vinh quang Nước Trời mà Thiên Chúa mời gọi.
Nguyện xin Thầy Chí Thánh ban thêm ơn, ban thêm sức mạnh và đặc biệt ban thêm quyền năng cho những ai tín thác vào Chúa để rồi nhờ ơn Chúa những người đó có thể chống chõi tất cả những mưu mô của các thần để sau cuộc chiến ở cõi đời này thì những người ấy được vào hưởng nhan Thánh Chúa và được vào hưởng Giêrusalem Thiên Quốc như Chúa đã hứa ban.
Đem bình an đến cho mọi người là cách nhận được bình an từ Thiên Chúa
Lm. Jude Siciliano, OP
06:51 02/07/2010
CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN-C
Is 66: 10-14; Tv 66; Gl 6: 14-18; Lc 10: 1-12, 17-20
Ngôn sứ Isaia viết vào cuối thời kỳ đi đày ở Babylon của dân Do Thái. Ngay sau khi bị lưu đày trở về, dân Do Thái bị tai ương nặng nề làm cho đất nước bị tê liệt, nên họ nghĩ đó là do tội lỗi họ đã phạm. Bấy giờ Thiên Chúa muốn tái lập đất nước Do Thái; từ những người mất hết hy vọng. Ngôn sứ Isaia dùng lời đầy hy vọng để nói với họ.
Chúng ta thường quen dùng từ chỉ phái nam để diễn tả Thiên Chúa. Nhưng, hôm nay, Thiên Chúa được diễn tả như người mẹ nuôi nấng con đang an ủi vỗ về con mình. Tuy vậy trong kinh thánh, như Is 42:14, Thiên Chúa được diễn tả như người mẹ của dân tộc Do Thái; Is 49:15-16 Ngài không bao giờ quên con mình. Jêrusalem được mang hình ảnh người mẹ của dân Do Thái. Và bài đọc 1 hôm nay Thiên Chúa diễn tả theo những từ ngữ vừa nói.
Tại sao lại dùng những từ ngữ hạn hẹp để diễn tả Thiên Chúa? Thiên Chúa là Thần Linh không thuộc phái nam hay nữ. Dù vậy hàng ngày chúng ta vẫn thấy văn chương kinh thánh diễn tả Thiên Chúa thuộc phái nam; Lời văn không thể nào diễn tả được hết bản tính Thiên Chúa đối với chúng ta. Vì thế, hôm nay Isaia giúp chúng ta mở trí tưởng tượng nhìn về những hình ảnh khác. Đó có phải là việc làm của ngôn sứ không?
Nếu chúng ta cảm thấy chúng ta yếu đuối, bị kẻ thù vây chung quanh và mạnh hơn chúng ta, thì hình ảnh truyền thống trong kinh thánh diễn tả Thiên Chúa là Đấng dũng lực, có cánh tay mạnh mẽ, giúp chúng ta hăng hái tiếp tục chiến đấu. Nhưng, nói cách khác, trong hoàn cảnh sống hiện tại của chúng ta, chúng ta có thể nghĩ mình như dân Israel đã mệt mỏi, thất bại rã rời, vừa bị lưu đày nhục nhã trở về, thì chúng ta hãy nghe lời ngôn sứ Isaia nói với một dân tộc đang xây dựng lại tổ quốc mình và cậy trông vào Thiên Chúa nâng đỡ. Hôm nay Isaia trình bày Thiên Chúa như một người mẹ nuôi nấng con, ẵm con vào lòng nâng niu, an ủi vỗ về và sung sướng khi được đứa con đang cần sự giúp đỡ của mẹ.
Khi dân Do Thái đi đày về họ cảm thấy nhẹ nhàng, nhưng đất nước họ, nhất là Jêrusalem đang bị hoang tàn. Họ phải làm rất nhiều việc để gây dựng lại đất nước họ và họ cảm thấy chán nản. Nhưng Isaia muốn họ sẽ tin tưởng vào lời hứa của Thiên Chúa: “Ta sẽ hưởng nguồn phú vinh tại Jêrusalem”. Thiên Chúa sẽ ở với họ và ban sức mạnh để họ xây dựng lại đất nước họ.
Còn chúng ta, đã từng lưu lạc ở đâu về? đức tin của chúng ta có trôi dạt đi đâu không, có cảm thấy cần quay về chưa? Chúng ta có muốn trở lại những thói quen trước, Hay một tật xấu nào đó chăng? Và bây giờ chúng ta chán nản vì phải bắt đầu lại từ đầu? Chúng ta có giữ đức tin không? Nhưng không còn tinh thần và hứng thú làm con Thiên Chúa, người con mà Chúa nuôi nấng với sữa mẹ và được nâng niu vỗ về không? Vậy thì chúng ta hãy tin tưởng vào lời ngôn sứ Isaia nói với những người phải bắt đầu cuộc hành trình dài lâu. Thiên Chúa thương yêu chúng ta và sẽ chữa lành chúng ta và vui mừng đón chúng ta lưu lạc trở về, như một người mẹ âu yếm đứa con đi từ phương xa về.
Bài đọc 1 có liên quan gì đến bài phúc âm chăng? Các môn đệ có phải là những người được hưởng sự bảo bọc của Thiên Chúa qua Đức Giêsu không? Các ông có phải là những người đã bị gởi đi đến những nơi từ chối họ không? Ai sẽ nâng đỡ họ, những người “con” của Đức Giêsu, khi họ phải ra đi một mình? Thật ra thì họ mới bắt đầu sứ vụ của môn đệ và người rao giảng. Như chúa Giêsu nói, họ như những con chiên đi vào giữa bầy sói.
Tệ hơn nữa, các ông lại không nên mang theo những đồ dùng cần thiết lúc đi đường. “Đừng mang theo túi tiền, bao bì, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường”. Vậy các ông có phải là những người đi đường có đủ hành trang chưa? Đừng chào hỏi ai dọc đường? Thật là trái với phong tục của người vùng Trung Đông vui vẻ đón chào khách! Tại sao lại phải vội vàng thế? Các ông có việc khẩn cấp quan trọng phải làm và họ phải bắt tay vào việc. Họ là những người mang bình an đến một thế gian đầy xáo trộn cần hoà bình. Họ là những người loan báo sự hiện diện của Thiên Chúa, và sự quan tâm của Thiên Chúa đối với những người đã từ bỏ Thiên Chúa và sống đơn độc vì “Nước Thiên Chúa đã gần đến”.
Các môn đệ đi loan báo “sự bình an” và Thiên Chúa đã đến gần (“Nước Thiên Chúa đã gần đến”), trông giống như hình ảnh một người phụ nữ mà tôi biết. Chúng tôi gọi bà là Maria. Bà ta có một người bạn từ hồi còn nhỏ, tên là Evelyn. Bà Evelyn đã 60 tuổi, và đã ở nhà dưỡng lão được 15 năm rồi, vì bệnh teo cơ. Cách đây vài năm bà Evely cố gắng tự sinh hoạt một mình, nhưng bà không thể làm được. Bà ta chán nản và biết rằng e phải sống thế này đến hết đời trong nhà dưỡng lão.
Bà Evely không có gia đình thân thuộc nào, đã mất liên lạc với bạn bè cũ, họ có gia đình riêng và rất bận rộn. Nhưng có bà Maria đến thăm bà Evelyn một tuần một lần hay hai lần, và mua cho bạn một ít quà, ủi áo quần cho bạn vì (bà Evely luôn luôn muốn ăn mặc tử tế). Bà Maria dọn dẹp phòng cho bà Evelyn và đôi khi nói chuyện vui đùa với bà ta.
Đến mùng 4 tháng 7 này, người Mỹ chúng ta sẽ mừng lễ độc lập. Chúng ta rất hãnh diện về sự tự do chúng ta đã hưởng. Chúng ta có rất nhiều điều làm chúng ta tự hào. Chúng ta làm việc rất nhiều và chúng ta vui nhận những thành quả chúng ta đã làm được. Nhưng bà Maria đi thăm bà Evelyn nhưng không giúp được gì nhiều. Bà Maria không thể nào thay đổi hoàn cảnh của bà Evelyn, như làm cho bà Evelyn khoẻ ra và ngày nào đó sẽ ra khỏi nhà dưỡng lão. Bà Evelyn cảm thấy mình như bị cắt đứt mọi liên hệ với đời sống trước đây, cũng như dân Israel bị đi đày ở Babylon.
Bà Maria là tín hữu tốt, thường đi nhà thờ. Bà sẽ nghe bài phúc âm chủ nhật này. Dù bà ta không nghĩ gì về công trạng việc mình làm, nhưng bà chính là người được Chúa Giêsu chọn “làm thợ gặt”. Bà ta vào phòng một người sống cô đơn. Một lời nói đùa, một cái ôm thắm thiết, một nụ cười hiền hậu và lời nói “bình an cho nhà này”. Rồi đến để đi dọn dẹp phòng, đem đến vài cái bánh ngọt và đọc giùm vài lá thơ của bạn bà Evelyn, đó chính là bà Maria đem bình an đến cho bà bạn mình ngày hôm ấy. Trong tuần đôi khi bà Marai gọi điện thoại đến bà Evelyn giúp giảm bớt nỗi cô đơn, và trông mong gặp lại bà Maria trong tuần.
Điều gì đã làm bà Maria lái xe từ bên này qua bên kia thành phố, bỏ ra ít tiền mua quà, làm bánh ngọt, giặt áo quần cho bà Evely? Chúng ta biết rõ câu trả lời, nhờ chúng ta nghe bài phúc âm hôm nay. Người chủ ruộng lúa chín đã giúp bà Maria làm những việc thiện ấy. Thánh Linh của Chúa Giêsu đã mở mắt bà Maria để bà trông thấy; mở trái tim bà để bà ta cảm nhận; mở ý muốn bà ta để bà ta dấn thân, không lui bước né tránh phục vụ một người mà có lẽ không thể trả ơn lại được.
Không phải vì bà Maria đem chút ít quà cho bà Evelyn mà bà Maria được đón tiếp niềm nỡ. Khi Chúa Giêsu nói “đừng mang theo túi tiền, bao bì, giày dép”, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở những người Chúa gọi là Ngài sẽ đi cùng họ để giúp việc họ làm có kết quả mỹ mãn. Chính Chúa Giêsu là quà mà các môn đệ mang theo.
Nhưng chúng ta hãy nghĩ đây không phải là việc làm một chiều. Trong phòng bà Evelyn có ít hình ảnh đạo được đem từ nhà vào. Bà Evelyn thường lần hạt mân côi và đọc kinh thánh. Bà Maria nói là bà ta ngưỡng mộ và học hỏi nơi bà Evelyn nhiều điều về đức tin nhờ sự kiên trì và tánh vui vẻ của bà Evelyn. Bà Evelyn thường nói với Bà Maria rằng “Chúa chúc phúc cho bạn” và bà Maria cảm thấy mình được phước Chúa ban. Mỗi khi bà Maria ra về, bà ta cảm thấy bình an về sự thăm viếng đó. Bà Maria lại nói là bà ta nhìn đời sống của mình bằng khái niệm khác. Bà ta đã biết điều gì là quan trọng và bà ta không còn để ý đến những chuyện vụn vặt như trước, cũng nhờ bà Evelyn.
Cũng như Chúa Giêsu đã nói “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói bình an cho nhà này. Nếu ở đó có ai đang hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ đến đậu trên người ấy…” Tôi nghĩ chúng ta có thể nói “Nếu có người bình an ở đó, thì bình an của người đó sẽ đến đậu trên chúng ta nữa…” Có lẽ hôm nay chúng ta nên xin Thánh Linh Chúa Giêsu: “làm sao con có thể đem lời chúc bình an của Chúa Giêsu đến cho những người cần được bình an?” Chúng ta cũng có thể hỏi Chúa Thánh Linh “con sẽ được gọi đi đâu?” Và “Con sẽ nên bỏ lại những điều gì: cử chỉ gì, những do dự gì; những sợ hãi gì; những lo lắng gì; để con có thể phản chiếu hình ảnh sự bình an của Chúa Giêsu?
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
Is 66: 10-14; Tv 66; Gl 6: 14-18; Lc 10: 1-12, 17-20
Ngôn sứ Isaia viết vào cuối thời kỳ đi đày ở Babylon của dân Do Thái. Ngay sau khi bị lưu đày trở về, dân Do Thái bị tai ương nặng nề làm cho đất nước bị tê liệt, nên họ nghĩ đó là do tội lỗi họ đã phạm. Bấy giờ Thiên Chúa muốn tái lập đất nước Do Thái; từ những người mất hết hy vọng. Ngôn sứ Isaia dùng lời đầy hy vọng để nói với họ.
Chúng ta thường quen dùng từ chỉ phái nam để diễn tả Thiên Chúa. Nhưng, hôm nay, Thiên Chúa được diễn tả như người mẹ nuôi nấng con đang an ủi vỗ về con mình. Tuy vậy trong kinh thánh, như Is 42:14, Thiên Chúa được diễn tả như người mẹ của dân tộc Do Thái; Is 49:15-16 Ngài không bao giờ quên con mình. Jêrusalem được mang hình ảnh người mẹ của dân Do Thái. Và bài đọc 1 hôm nay Thiên Chúa diễn tả theo những từ ngữ vừa nói.
Tại sao lại dùng những từ ngữ hạn hẹp để diễn tả Thiên Chúa? Thiên Chúa là Thần Linh không thuộc phái nam hay nữ. Dù vậy hàng ngày chúng ta vẫn thấy văn chương kinh thánh diễn tả Thiên Chúa thuộc phái nam; Lời văn không thể nào diễn tả được hết bản tính Thiên Chúa đối với chúng ta. Vì thế, hôm nay Isaia giúp chúng ta mở trí tưởng tượng nhìn về những hình ảnh khác. Đó có phải là việc làm của ngôn sứ không?
Nếu chúng ta cảm thấy chúng ta yếu đuối, bị kẻ thù vây chung quanh và mạnh hơn chúng ta, thì hình ảnh truyền thống trong kinh thánh diễn tả Thiên Chúa là Đấng dũng lực, có cánh tay mạnh mẽ, giúp chúng ta hăng hái tiếp tục chiến đấu. Nhưng, nói cách khác, trong hoàn cảnh sống hiện tại của chúng ta, chúng ta có thể nghĩ mình như dân Israel đã mệt mỏi, thất bại rã rời, vừa bị lưu đày nhục nhã trở về, thì chúng ta hãy nghe lời ngôn sứ Isaia nói với một dân tộc đang xây dựng lại tổ quốc mình và cậy trông vào Thiên Chúa nâng đỡ. Hôm nay Isaia trình bày Thiên Chúa như một người mẹ nuôi nấng con, ẵm con vào lòng nâng niu, an ủi vỗ về và sung sướng khi được đứa con đang cần sự giúp đỡ của mẹ.
Khi dân Do Thái đi đày về họ cảm thấy nhẹ nhàng, nhưng đất nước họ, nhất là Jêrusalem đang bị hoang tàn. Họ phải làm rất nhiều việc để gây dựng lại đất nước họ và họ cảm thấy chán nản. Nhưng Isaia muốn họ sẽ tin tưởng vào lời hứa của Thiên Chúa: “Ta sẽ hưởng nguồn phú vinh tại Jêrusalem”. Thiên Chúa sẽ ở với họ và ban sức mạnh để họ xây dựng lại đất nước họ.
Còn chúng ta, đã từng lưu lạc ở đâu về? đức tin của chúng ta có trôi dạt đi đâu không, có cảm thấy cần quay về chưa? Chúng ta có muốn trở lại những thói quen trước, Hay một tật xấu nào đó chăng? Và bây giờ chúng ta chán nản vì phải bắt đầu lại từ đầu? Chúng ta có giữ đức tin không? Nhưng không còn tinh thần và hứng thú làm con Thiên Chúa, người con mà Chúa nuôi nấng với sữa mẹ và được nâng niu vỗ về không? Vậy thì chúng ta hãy tin tưởng vào lời ngôn sứ Isaia nói với những người phải bắt đầu cuộc hành trình dài lâu. Thiên Chúa thương yêu chúng ta và sẽ chữa lành chúng ta và vui mừng đón chúng ta lưu lạc trở về, như một người mẹ âu yếm đứa con đi từ phương xa về.
Bài đọc 1 có liên quan gì đến bài phúc âm chăng? Các môn đệ có phải là những người được hưởng sự bảo bọc của Thiên Chúa qua Đức Giêsu không? Các ông có phải là những người đã bị gởi đi đến những nơi từ chối họ không? Ai sẽ nâng đỡ họ, những người “con” của Đức Giêsu, khi họ phải ra đi một mình? Thật ra thì họ mới bắt đầu sứ vụ của môn đệ và người rao giảng. Như chúa Giêsu nói, họ như những con chiên đi vào giữa bầy sói.
Tệ hơn nữa, các ông lại không nên mang theo những đồ dùng cần thiết lúc đi đường. “Đừng mang theo túi tiền, bao bì, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường”. Vậy các ông có phải là những người đi đường có đủ hành trang chưa? Đừng chào hỏi ai dọc đường? Thật là trái với phong tục của người vùng Trung Đông vui vẻ đón chào khách! Tại sao lại phải vội vàng thế? Các ông có việc khẩn cấp quan trọng phải làm và họ phải bắt tay vào việc. Họ là những người mang bình an đến một thế gian đầy xáo trộn cần hoà bình. Họ là những người loan báo sự hiện diện của Thiên Chúa, và sự quan tâm của Thiên Chúa đối với những người đã từ bỏ Thiên Chúa và sống đơn độc vì “Nước Thiên Chúa đã gần đến”.
Các môn đệ đi loan báo “sự bình an” và Thiên Chúa đã đến gần (“Nước Thiên Chúa đã gần đến”), trông giống như hình ảnh một người phụ nữ mà tôi biết. Chúng tôi gọi bà là Maria. Bà ta có một người bạn từ hồi còn nhỏ, tên là Evelyn. Bà Evelyn đã 60 tuổi, và đã ở nhà dưỡng lão được 15 năm rồi, vì bệnh teo cơ. Cách đây vài năm bà Evely cố gắng tự sinh hoạt một mình, nhưng bà không thể làm được. Bà ta chán nản và biết rằng e phải sống thế này đến hết đời trong nhà dưỡng lão.
Bà Evely không có gia đình thân thuộc nào, đã mất liên lạc với bạn bè cũ, họ có gia đình riêng và rất bận rộn. Nhưng có bà Maria đến thăm bà Evelyn một tuần một lần hay hai lần, và mua cho bạn một ít quà, ủi áo quần cho bạn vì (bà Evely luôn luôn muốn ăn mặc tử tế). Bà Maria dọn dẹp phòng cho bà Evelyn và đôi khi nói chuyện vui đùa với bà ta.
Đến mùng 4 tháng 7 này, người Mỹ chúng ta sẽ mừng lễ độc lập. Chúng ta rất hãnh diện về sự tự do chúng ta đã hưởng. Chúng ta có rất nhiều điều làm chúng ta tự hào. Chúng ta làm việc rất nhiều và chúng ta vui nhận những thành quả chúng ta đã làm được. Nhưng bà Maria đi thăm bà Evelyn nhưng không giúp được gì nhiều. Bà Maria không thể nào thay đổi hoàn cảnh của bà Evelyn, như làm cho bà Evelyn khoẻ ra và ngày nào đó sẽ ra khỏi nhà dưỡng lão. Bà Evelyn cảm thấy mình như bị cắt đứt mọi liên hệ với đời sống trước đây, cũng như dân Israel bị đi đày ở Babylon.
Bà Maria là tín hữu tốt, thường đi nhà thờ. Bà sẽ nghe bài phúc âm chủ nhật này. Dù bà ta không nghĩ gì về công trạng việc mình làm, nhưng bà chính là người được Chúa Giêsu chọn “làm thợ gặt”. Bà ta vào phòng một người sống cô đơn. Một lời nói đùa, một cái ôm thắm thiết, một nụ cười hiền hậu và lời nói “bình an cho nhà này”. Rồi đến để đi dọn dẹp phòng, đem đến vài cái bánh ngọt và đọc giùm vài lá thơ của bạn bà Evelyn, đó chính là bà Maria đem bình an đến cho bà bạn mình ngày hôm ấy. Trong tuần đôi khi bà Marai gọi điện thoại đến bà Evelyn giúp giảm bớt nỗi cô đơn, và trông mong gặp lại bà Maria trong tuần.
Điều gì đã làm bà Maria lái xe từ bên này qua bên kia thành phố, bỏ ra ít tiền mua quà, làm bánh ngọt, giặt áo quần cho bà Evely? Chúng ta biết rõ câu trả lời, nhờ chúng ta nghe bài phúc âm hôm nay. Người chủ ruộng lúa chín đã giúp bà Maria làm những việc thiện ấy. Thánh Linh của Chúa Giêsu đã mở mắt bà Maria để bà trông thấy; mở trái tim bà để bà ta cảm nhận; mở ý muốn bà ta để bà ta dấn thân, không lui bước né tránh phục vụ một người mà có lẽ không thể trả ơn lại được.
Không phải vì bà Maria đem chút ít quà cho bà Evelyn mà bà Maria được đón tiếp niềm nỡ. Khi Chúa Giêsu nói “đừng mang theo túi tiền, bao bì, giày dép”, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở những người Chúa gọi là Ngài sẽ đi cùng họ để giúp việc họ làm có kết quả mỹ mãn. Chính Chúa Giêsu là quà mà các môn đệ mang theo.
Nhưng chúng ta hãy nghĩ đây không phải là việc làm một chiều. Trong phòng bà Evelyn có ít hình ảnh đạo được đem từ nhà vào. Bà Evelyn thường lần hạt mân côi và đọc kinh thánh. Bà Maria nói là bà ta ngưỡng mộ và học hỏi nơi bà Evelyn nhiều điều về đức tin nhờ sự kiên trì và tánh vui vẻ của bà Evelyn. Bà Evelyn thường nói với Bà Maria rằng “Chúa chúc phúc cho bạn” và bà Maria cảm thấy mình được phước Chúa ban. Mỗi khi bà Maria ra về, bà ta cảm thấy bình an về sự thăm viếng đó. Bà Maria lại nói là bà ta nhìn đời sống của mình bằng khái niệm khác. Bà ta đã biết điều gì là quan trọng và bà ta không còn để ý đến những chuyện vụn vặt như trước, cũng nhờ bà Evelyn.
Cũng như Chúa Giêsu đã nói “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói bình an cho nhà này. Nếu ở đó có ai đang hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ đến đậu trên người ấy…” Tôi nghĩ chúng ta có thể nói “Nếu có người bình an ở đó, thì bình an của người đó sẽ đến đậu trên chúng ta nữa…” Có lẽ hôm nay chúng ta nên xin Thánh Linh Chúa Giêsu: “làm sao con có thể đem lời chúc bình an của Chúa Giêsu đến cho những người cần được bình an?” Chúng ta cũng có thể hỏi Chúa Thánh Linh “con sẽ được gọi đi đâu?” Và “Con sẽ nên bỏ lại những điều gì: cử chỉ gì, những do dự gì; những sợ hãi gì; những lo lắng gì; để con có thể phản chiếu hình ảnh sự bình an của Chúa Giêsu?
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Truy tìm chân lý
Jos. Tú Nạc, NMS
11:52 02/07/2010
TRUY TÌM CHÂN LÝ
Vai trò của các phương tiện truyền thông Công Giáo trong xã hội hiện đại là gì?
Hàng trăm nhà báo từ khắp Bắc Mỹ được mời về để suy tư về vấn đề này trong thời gian hội nghị thường niên của Hiệp Hội Báo Chí Công Giáo được tổ chức ở New Orleans.
Vấn đề này là những ngày khó khăn cho Giáo Hội và là những ngày thử thách đối với các phương tiện truyền thông Công Giáo. Không phải chỉ những tin tức lấp đầy những câu chuyện lạm dụng tình dục liên quan đến những tu sỹ và Giáo Hội bị cáo buộc là bao che, mà sự ứng dụng khoa học kỹ thuật – tôn ti trật tự Giáo Hội bị thử thách thường đã vấp phải những lời bào chữa được đưa ra kịp thời hoặc được giải thích chính thức từ những vị trí thích hợp của Giáo Hội.
TRuyền thong nhanh chóng trong thời đại kỹ thuật số đã áp đặt phuông tiện truyền thong truyền thống như tạp chí và truyền hình để suy nghĩ lại cách mà họ quản lý những vấn đề cần lưu ý. Kết quả thường là làm lung lạc những giá trị căn bản, thiết yếu vì phương tiện truyền thông cũ kỹ vượt quá giới hạn để điều khiển tốc độ với cái mới, một con người đê tiện của những web site, blog thủ công nghệ điên khùng và những công cụ truyền thong xã hội khác nhau, tập hợp, phổ biến thong tin một cách nhanh chóng nhưng không phải lion6 luôn chính xác.
Đối với truyền thông Công Giáo, sự thử thách là, trong một vài khía cạnh, thậm chí còn qui mô hơn. Ngoài việc duy trì những tiêu chuẩn chính xác báo chí theo tính truyền thống, uy tín, công bằng và thẳng thắn, chúng ta còn kêu gọi để trung thành với Giáo Hội và, như Tổng Giám Mục Richard Smith – Edmonton đã phát biểu trước hội nghị, tham gia vào sứ vụ rao giảng Phúc Âm – truyền giáo. Vì vậy khi các phương tiện truyền thông thế tục đưa ra những việc làm sai trái bởi giới tu sỹ và tấn công Giáo Hội, các phương tiện truyền thông Công Giáo nên phản ứng như thế nào?
Chúng ta luôn được biết về những tin tức, không cố tình che giấu những thiếu xót, nhưng báo cáo nó từ một bối cảnh thực tế đối với việc giáo huấn Công Giáo và đưa ra tiếng nói từ các nhà lãnh đạo Giáo Hội. Một niền tin vào việc tìm kiếm sự thật là qui tắc cơ bản để xác định chúng ta là ai và chúng ta làm gì. Nhưng nơi mà báo chí chính thống có xu hướng hoài nghi và thù địch, chúng ta phải nỗ lực đấu tranh cho sự khoan dung và thái độ văn hóa, cái nào nó phải được thừa nhận, không phải luôn dễ dàng.
Lời kêu gọi của chúng ta đừng để trở thành những lời xin lỗi cho Giáo Hội và cho những giám mục. Chúng ta đồng tình với giám mục Los Angeles – Zavala đã công bố trước hội ngị rằng truyền thong Công Giáo không được phép cảm nhận có nghĩa vụ để bảo vệ Giáo Hội một cách máy móc “bằng mọi giá” bởi vì cách tiếp cận đó “quá đơn giản và không phản ảnh được trí thông minh của người Công Giáo.”
“Họ xứng đáng một cơ quan truyền thông Công Giáo mà nắm bắt bối cảnh sắc thái hơn,” ngài nói.
Chúng ta thừa nhận rằng, trong Giáo Hội, có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau và tin rằng tranh luận lịch thiệp, văn hóa, hợp lý dựa trên căn bản đức tin là lành mạnh. Giám mục Doran của Illinois đã châm biếm rằng “nếu bạn gặp ba ông giám mục trong một căn phòng họ thường không đồng ý về màu sắc của một quả cam.” Nhưng hoàn toàn sẽ đồng ý nó không phải là màu đen hay màu trắng và cũng chẳng có nhiều vấn đề. Chúng ta nên khuyến khích cuộc nói chuyên phải được tôn trọng.
Tôn giáo thường xuyên có mặt trong những bản tin. Nhưng những chuyện trên các phương tiện truyền thống chính thống thường nhan nhản những trùng lặp rập khuôn và thông tin sai lệch – bóp méo sự thật, cường điệu thông tin. Các độc giả Công Giáo là những người đáng trung thực, bao hàm toàn diện, tường thuật tin tức và những vấn đề quan trọng dựa trên căn bản của sự trung tín và lòng trung thực.
Đó là vai trò của phương tiện truyền thông Công Giáo.
Vai trò của các phương tiện truyền thông Công Giáo trong xã hội hiện đại là gì?
Hàng trăm nhà báo từ khắp Bắc Mỹ được mời về để suy tư về vấn đề này trong thời gian hội nghị thường niên của Hiệp Hội Báo Chí Công Giáo được tổ chức ở New Orleans.
Vấn đề này là những ngày khó khăn cho Giáo Hội và là những ngày thử thách đối với các phương tiện truyền thông Công Giáo. Không phải chỉ những tin tức lấp đầy những câu chuyện lạm dụng tình dục liên quan đến những tu sỹ và Giáo Hội bị cáo buộc là bao che, mà sự ứng dụng khoa học kỹ thuật – tôn ti trật tự Giáo Hội bị thử thách thường đã vấp phải những lời bào chữa được đưa ra kịp thời hoặc được giải thích chính thức từ những vị trí thích hợp của Giáo Hội.
TRuyền thong nhanh chóng trong thời đại kỹ thuật số đã áp đặt phuông tiện truyền thong truyền thống như tạp chí và truyền hình để suy nghĩ lại cách mà họ quản lý những vấn đề cần lưu ý. Kết quả thường là làm lung lạc những giá trị căn bản, thiết yếu vì phương tiện truyền thông cũ kỹ vượt quá giới hạn để điều khiển tốc độ với cái mới, một con người đê tiện của những web site, blog thủ công nghệ điên khùng và những công cụ truyền thong xã hội khác nhau, tập hợp, phổ biến thong tin một cách nhanh chóng nhưng không phải lion6 luôn chính xác.
Đối với truyền thông Công Giáo, sự thử thách là, trong một vài khía cạnh, thậm chí còn qui mô hơn. Ngoài việc duy trì những tiêu chuẩn chính xác báo chí theo tính truyền thống, uy tín, công bằng và thẳng thắn, chúng ta còn kêu gọi để trung thành với Giáo Hội và, như Tổng Giám Mục Richard Smith – Edmonton đã phát biểu trước hội nghị, tham gia vào sứ vụ rao giảng Phúc Âm – truyền giáo. Vì vậy khi các phương tiện truyền thông thế tục đưa ra những việc làm sai trái bởi giới tu sỹ và tấn công Giáo Hội, các phương tiện truyền thông Công Giáo nên phản ứng như thế nào?
Chúng ta luôn được biết về những tin tức, không cố tình che giấu những thiếu xót, nhưng báo cáo nó từ một bối cảnh thực tế đối với việc giáo huấn Công Giáo và đưa ra tiếng nói từ các nhà lãnh đạo Giáo Hội. Một niền tin vào việc tìm kiếm sự thật là qui tắc cơ bản để xác định chúng ta là ai và chúng ta làm gì. Nhưng nơi mà báo chí chính thống có xu hướng hoài nghi và thù địch, chúng ta phải nỗ lực đấu tranh cho sự khoan dung và thái độ văn hóa, cái nào nó phải được thừa nhận, không phải luôn dễ dàng.
Lời kêu gọi của chúng ta đừng để trở thành những lời xin lỗi cho Giáo Hội và cho những giám mục. Chúng ta đồng tình với giám mục Los Angeles – Zavala đã công bố trước hội ngị rằng truyền thong Công Giáo không được phép cảm nhận có nghĩa vụ để bảo vệ Giáo Hội một cách máy móc “bằng mọi giá” bởi vì cách tiếp cận đó “quá đơn giản và không phản ảnh được trí thông minh của người Công Giáo.”
“Họ xứng đáng một cơ quan truyền thông Công Giáo mà nắm bắt bối cảnh sắc thái hơn,” ngài nói.
Chúng ta thừa nhận rằng, trong Giáo Hội, có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau và tin rằng tranh luận lịch thiệp, văn hóa, hợp lý dựa trên căn bản đức tin là lành mạnh. Giám mục Doran của Illinois đã châm biếm rằng “nếu bạn gặp ba ông giám mục trong một căn phòng họ thường không đồng ý về màu sắc của một quả cam.” Nhưng hoàn toàn sẽ đồng ý nó không phải là màu đen hay màu trắng và cũng chẳng có nhiều vấn đề. Chúng ta nên khuyến khích cuộc nói chuyên phải được tôn trọng.
Tôn giáo thường xuyên có mặt trong những bản tin. Nhưng những chuyện trên các phương tiện truyền thống chính thống thường nhan nhản những trùng lặp rập khuôn và thông tin sai lệch – bóp méo sự thật, cường điệu thông tin. Các độc giả Công Giáo là những người đáng trung thực, bao hàm toàn diện, tường thuật tin tức và những vấn đề quan trọng dựa trên căn bản của sự trung tín và lòng trung thực.
Đó là vai trò của phương tiện truyền thông Công Giáo.
Các vị lãnh đạo Thiên Chúa giáo tại Baghdad muốn cải tiến tình trạng của các người thiểu số
Bùi Hữu Thư
08:07 02/07/2010
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Cha sở của Nhà Thờ Chánh Tòa Can Đê Thánh Phêrô tại Nam Cali cho biết các Kitô hữu tại Iraq “đang bị đàn áp đến cực độ.” Một số phải chạy trốn không kịp mang theo quần áo vì bị ruồng bố.” Linh mục Michael Bazzi nói như vậy với hãng thông tấn Catholic News Service trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại từ El Cajon, California, ngày 30 tháng 6.
Ngài hỏi: "Mặc dầu cần có những chứng nhân Kitô tại Iraq, làm sao họ có thể ở lại khi họ cần có ngân khoản để trả tiền chuộc mỗi tuần và không thể đi nhà thờ, cầu nguyện hay đi làm việc?”
Lời bình luận của cha được nêu lên sau khi có tuyên ngôn của 76 vị lãnh đạo Thiên Chúa giáo người Iraq đã nhóm họp Hội Nghị Lãnh Đạo ngày 26 tháng 6 vừa qua ngay bên ngoài thành phố Mosoul, Iraq. Các vị lãnh đạo này đến từ nhiều giáo hội, đảng phái chính trị, tổ chức dân sự và đại biểu của các nhóm thiểu số khác nhau, đã phổ biến một tuyên ngôn kêu gọi chính phủ Baghdad trợ giúp cộng đồng thiểu số bị đàn áp tại Iraq.
Họ yêu cầu phải có một tu chính cho Hiến Pháp của quốc gia Iraq để tăng cường nhân quyền cho các nhóm thiểu số và có các đạo luật để:
(1) thi hành những đảm bảo của Hiến Pháp này;
(2) các kế hoạch tài chánh để yểm trợ cho những người tị nạn quay trở về;
(3) thiết lập một uỷ ban dịch vụ cho người thiểu số để cổ võ những đối thoại ôn hòa giữa các nhóm tôn giáo và thiểu số;
(4) an ninh cho các cộng đồng thiểu số yếu đuối; và
(5) gia tăng con số các đại biểu Kitô giáo trong thượng viện và hạ viện quốc gia và tiểu bang.
Ngài hỏi: "Mặc dầu cần có những chứng nhân Kitô tại Iraq, làm sao họ có thể ở lại khi họ cần có ngân khoản để trả tiền chuộc mỗi tuần và không thể đi nhà thờ, cầu nguyện hay đi làm việc?”
Lời bình luận của cha được nêu lên sau khi có tuyên ngôn của 76 vị lãnh đạo Thiên Chúa giáo người Iraq đã nhóm họp Hội Nghị Lãnh Đạo ngày 26 tháng 6 vừa qua ngay bên ngoài thành phố Mosoul, Iraq. Các vị lãnh đạo này đến từ nhiều giáo hội, đảng phái chính trị, tổ chức dân sự và đại biểu của các nhóm thiểu số khác nhau, đã phổ biến một tuyên ngôn kêu gọi chính phủ Baghdad trợ giúp cộng đồng thiểu số bị đàn áp tại Iraq.
Họ yêu cầu phải có một tu chính cho Hiến Pháp của quốc gia Iraq để tăng cường nhân quyền cho các nhóm thiểu số và có các đạo luật để:
(1) thi hành những đảm bảo của Hiến Pháp này;
(2) các kế hoạch tài chánh để yểm trợ cho những người tị nạn quay trở về;
(3) thiết lập một uỷ ban dịch vụ cho người thiểu số để cổ võ những đối thoại ôn hòa giữa các nhóm tôn giáo và thiểu số;
(4) an ninh cho các cộng đồng thiểu số yếu đuối; và
(5) gia tăng con số các đại biểu Kitô giáo trong thượng viện và hạ viện quốc gia và tiểu bang.
Tiết lộ những nỗ lực cứu vớt nền văn hoá Do thái của ĐGH Piô XII
Phụng Nghi
08:46 02/07/2010
NEW YORK (Zenit.org).- Những bộ phận mới được mở ra gần đây từ Văn khố Mật của Tòa thánh Vatican tiết lộ cho thấy rằng Đức giáo hoàng Piô XII đã không chỉ cứu sống hàng ngàn người Do thái, mà còn cứu vớt cả di sản của họ, khỏi chế độ Quốc xã.
Hôm thứ Ba vừa qua, cơ quan Pave the Way Foundation tường trình rằng các nhà nghiên cứu của tổ chức này đã tìm được những tài liệu “rất quan trọng.”
Ông Michael Hesemann, một sử gia Đức, đại diện cho tổ chức nói trên, trong khi nghiên cứu các tài liệu trong văn khố Tòa thánh đã tìm thấy một lá thư của Hồng y Eugenio Pacelli, sau này trở thành Giáo hoàng Piô XII, gửi đi ngày 30 tháng 11 năm 1938, chỉ ba tuần lễ sau đêm hành quyết người Do thái Kristallnacht (*).
Lá thư này được gửi đến các tòa sứ thần và các phái bộ Tòa thánh cũng như 61 giám mục. Trong thư Hồng y Pacelli yêu cầu cấp 200 ngàn giấy nhập cảnh (visa) cho “những người Công giáo không phải gốc Aryan”. Chỉ một tháng sau đó, tức là vào ngày 9 tháng giêng, ngài lại gửi đi thêm ba lá thư nữa.
Hesemann giải thích rằng trong thư Hồng y Pacelli đã dùng những từ ngữ như “những người Do thái cải đạo” và “những người Công giáo không phải gốc Aryan” hầu như để che dấu không cho chế độ Quốc xã biết kế hoạch thực sự của Tòa thánh.
Vào thời gian đó, theo hiệp định năm 1933, nước Đức cho phép Tòa thánh được trợ giúp cho những người được coi là “Công giáo không phải gốc Aryan”.
Ông nói thêm là Hồng y Pacelli trong lá thư của ngài đã đặc biệt yêu cầu: “Nên chú ý cung cấp nơi chốn ẩn náu để họ bảo toàn phúc lợi tâm linh và bảo vệ lễ nghi tôn giáo, phong tục và truyền thống của mình.”
Bách hại
Bản thông cáo giải thích rằng nội dung lá thư dường như đề cập đến một nhóm khác, không phải là những người Do thái đã cải đạo, những người mà, sau khi rửa tội “đã trở thành những người Công giáo bình thường” nhưng không có được “chỗ an toàn, phong tục, hay truyền thống của riêng mình.”
Hơn nữa, nhiều vị giám mục đã đáp ứng lời yêu cầu của Hồng y Pacelli, và các tài liệu cho thấy các vị này đã đề cập đến việc trợ giúp cho “những người Do thái bị bách hại” chứ không phải là “những người Do thái đã trở lại đạo” hay “những người Công giáo không thuộc gốc Aryan”.
Ông Matteo Luigi Napolitano, là giáo sư khoa học chính trị tại trường Đại học Urbino (Ý), cho thông tấn xã Zenit biết rằng một trong những lá thư ngày 9 tháng giêng năm 1939 lại có nội dung rõ ràng hơn nữa.
Theo vị học giả này thì lá thư đó cũng được gửi đến hơn 60 giám mục, và các chỉ thị trong thư, viết bằng tiếng Latinh “cho thấy không còn chút nghi ngờ nào về ý định của Tòa thánh và về ý nghĩ của Hồng y Eugenio Pacelli.”
Lá thư viết như sau: “Đừng chỉ tham gia vào việc cứu vớt người Do thái không thôi, mà cũng còn các nguyện đường, các trung tâm văn hóa và tất cả những gì liên quan đến đức tin của họ: như các cuộn sách chép Ngũ thư (Torah), các thư viện, các trung tâm văn hóa v.v..”
Ông giải thích đây là điểm quan trọng, bởi vì nhiều sử gia chỉ công nhận các nỗ lực của Piô XII trong việc cứu giúp những người Do thái đã trở lại theo đạo Công giáo, nhưng những bằng chứng ở đây dường như vẽ nên một hình ảnh khác:
“Bởi vì nhiều người chỉ trích triều đại giáo hoàng này còn chưa chấp nhận mối đe dọa đã được chứng minh là có thật của chế độ Quốc xã chống lại Quốc gia Vatican và trực tiếp đến sinh mạng của Giáo hoàng Piô XII, nên dường như họ không hiểu rằng đã có một nhu cầu che dấu khi Tòa thánh gửi đi những chỉ thị truyền miệng hoặc được mã hóa.
“Trong nhiều trường hợp các sử gia không biết đến ngôn ngữ độc đáo của Vatican, đôi lúc đã dùng cổ ngữ Latinh để diễn tả những ý nghĩa ẩn tàng kín đáo trong những lời yêu cầu này.”
“Những từ ngữ như “người Công giáo không phải gốc Aryan”, “những người không phải gốc Aryan”, và “những người Công giáo Do thái”, tất cả đều thực ra có nghĩa là người Do thái nói chung” được mật hóa như thế để “nếu các tài liệu này bị tiết lộ sẽ không gây ra nghi ngờ, bởi vì thỏa ước ký năm 1933 đã đặc biệt cho phép bảo vệ những người Do thái đã trở lại theo Kitô giáo.”
Loại trừ những chướng ngại
Tổng giám đốc của Tổ chức Pave the Way Foundation, ông Gary Krupp, nhấn mạnh đến sứ mạng “xác định và loại trừ những chướng ngại không có tính cách thần học giữa các tôn giáo”, chẳng hạn như những điều trái ngược liên quan đến triều đại giáo hoàng Piô XII trong thế chiến II.
Ông nói: Dưới ánh sáng đó, tổ chức tiến hành một “dự án truy tầm tài liệu về thời kỳ chiến tranh để đưa ra công luận càng nhiều càng tốt những tài liệu và những lời chứng của những người tai nghe mắt thấy, nhằm đưa sự thật ra ngoài ánh sáng.”
Ông Elliot Hershberg, chủ tịch của Pave the Way Foundation tuyên bố rằng tổ chức của ông “sẽ tiếp tục tiết lộ càng nhiều tài liệu càng tốt, bởi vì tất cả những gì chúng ta đã khám phá được cho đến nay dường như cho thấy rằng những quan niệm tiêu cực về Giáo hoàng Piô XII đều sai lạc.”
Tổ chức đã có hơn 40 ngàn trang tài liệu trên trang mạng của mình, cùng với những video nhân chứng, sẵn sàng cho công chúng truy cập để nghiên cứu.
Hershberg khẳng định: “Chúng tôi cũng tin là nhiều người Do thái thành công trong việc rời bỏ châu Âu đã không hề có ý nghĩ rằng sở dĩ họ có được các visa và giấy thông hành là nhờ những nỗ lực của Tòa thánh.”
Tác giả cuốn "Hitler, the War and the Pope (Hitler, Chiến tranh và Giáo hoàng)”, ông Ronald Rychlak, công nhận rằng sự khám phá này của tổ chức Pave the Way Foundation là “một sự xác nhận khác nữa” về “các việc nhân ái của Giáo hoàng Piô XII và Giáo hội Công giáo.”
Ông nói: “ Khía cạnh quan trọng của tài liệu này chứng tỏ cho thấy những điều nhiều người chúng ta đã nói ngay từ đầu: Các nỗ lực có vẻ như đã được chỉ thị để bảo vệ chỉ riêng những người Do thái cải đạo không thôi, thực ra đã bảo vệ được người Do thái nói chung, bất kể họ có trở lại theo đạo hay không.”
(*) Kristallnacht: Nguyên ngữ tiếng Đức có nghĩa là Đêm Thủy Tinh. Còn gọi là Đêm Kiếng Bể, là cuộc hành quyết của chế độ Quốc xã chống người Do thái tại Đức và Áo xảy ra vào đêm 9 rạng ngày 10 tháng 11 năm 1938. Cuộc tấn công phối hợp của Đoàn Thanh niên Hitler, cơ quan mật vụ Gestapo và đội bảo vệ bán quân sự SS này đã gây ra cho 91 người Do thái bị giết, từ 25 ngàn đến 30 ngàn người bị bắt vào các trại tập trung, 267 nguyện đường bị phá hủy, hàng ngàn nhà cửa và tiệm buôn bị hôi của.
Hôm thứ Ba vừa qua, cơ quan Pave the Way Foundation tường trình rằng các nhà nghiên cứu của tổ chức này đã tìm được những tài liệu “rất quan trọng.”
Ông Michael Hesemann, một sử gia Đức, đại diện cho tổ chức nói trên, trong khi nghiên cứu các tài liệu trong văn khố Tòa thánh đã tìm thấy một lá thư của Hồng y Eugenio Pacelli, sau này trở thành Giáo hoàng Piô XII, gửi đi ngày 30 tháng 11 năm 1938, chỉ ba tuần lễ sau đêm hành quyết người Do thái Kristallnacht (*).
Lá thư này được gửi đến các tòa sứ thần và các phái bộ Tòa thánh cũng như 61 giám mục. Trong thư Hồng y Pacelli yêu cầu cấp 200 ngàn giấy nhập cảnh (visa) cho “những người Công giáo không phải gốc Aryan”. Chỉ một tháng sau đó, tức là vào ngày 9 tháng giêng, ngài lại gửi đi thêm ba lá thư nữa.
Hesemann giải thích rằng trong thư Hồng y Pacelli đã dùng những từ ngữ như “những người Do thái cải đạo” và “những người Công giáo không phải gốc Aryan” hầu như để che dấu không cho chế độ Quốc xã biết kế hoạch thực sự của Tòa thánh.
Vào thời gian đó, theo hiệp định năm 1933, nước Đức cho phép Tòa thánh được trợ giúp cho những người được coi là “Công giáo không phải gốc Aryan”.
Ông nói thêm là Hồng y Pacelli trong lá thư của ngài đã đặc biệt yêu cầu: “Nên chú ý cung cấp nơi chốn ẩn náu để họ bảo toàn phúc lợi tâm linh và bảo vệ lễ nghi tôn giáo, phong tục và truyền thống của mình.”
Bách hại
Bản thông cáo giải thích rằng nội dung lá thư dường như đề cập đến một nhóm khác, không phải là những người Do thái đã cải đạo, những người mà, sau khi rửa tội “đã trở thành những người Công giáo bình thường” nhưng không có được “chỗ an toàn, phong tục, hay truyền thống của riêng mình.”
Hơn nữa, nhiều vị giám mục đã đáp ứng lời yêu cầu của Hồng y Pacelli, và các tài liệu cho thấy các vị này đã đề cập đến việc trợ giúp cho “những người Do thái bị bách hại” chứ không phải là “những người Do thái đã trở lại đạo” hay “những người Công giáo không thuộc gốc Aryan”.
Ông Matteo Luigi Napolitano, là giáo sư khoa học chính trị tại trường Đại học Urbino (Ý), cho thông tấn xã Zenit biết rằng một trong những lá thư ngày 9 tháng giêng năm 1939 lại có nội dung rõ ràng hơn nữa.
Theo vị học giả này thì lá thư đó cũng được gửi đến hơn 60 giám mục, và các chỉ thị trong thư, viết bằng tiếng Latinh “cho thấy không còn chút nghi ngờ nào về ý định của Tòa thánh và về ý nghĩ của Hồng y Eugenio Pacelli.”
Lá thư viết như sau: “Đừng chỉ tham gia vào việc cứu vớt người Do thái không thôi, mà cũng còn các nguyện đường, các trung tâm văn hóa và tất cả những gì liên quan đến đức tin của họ: như các cuộn sách chép Ngũ thư (Torah), các thư viện, các trung tâm văn hóa v.v..”
Ông giải thích đây là điểm quan trọng, bởi vì nhiều sử gia chỉ công nhận các nỗ lực của Piô XII trong việc cứu giúp những người Do thái đã trở lại theo đạo Công giáo, nhưng những bằng chứng ở đây dường như vẽ nên một hình ảnh khác:
“Bởi vì nhiều người chỉ trích triều đại giáo hoàng này còn chưa chấp nhận mối đe dọa đã được chứng minh là có thật của chế độ Quốc xã chống lại Quốc gia Vatican và trực tiếp đến sinh mạng của Giáo hoàng Piô XII, nên dường như họ không hiểu rằng đã có một nhu cầu che dấu khi Tòa thánh gửi đi những chỉ thị truyền miệng hoặc được mã hóa.
“Trong nhiều trường hợp các sử gia không biết đến ngôn ngữ độc đáo của Vatican, đôi lúc đã dùng cổ ngữ Latinh để diễn tả những ý nghĩa ẩn tàng kín đáo trong những lời yêu cầu này.”
“Những từ ngữ như “người Công giáo không phải gốc Aryan”, “những người không phải gốc Aryan”, và “những người Công giáo Do thái”, tất cả đều thực ra có nghĩa là người Do thái nói chung” được mật hóa như thế để “nếu các tài liệu này bị tiết lộ sẽ không gây ra nghi ngờ, bởi vì thỏa ước ký năm 1933 đã đặc biệt cho phép bảo vệ những người Do thái đã trở lại theo Kitô giáo.”
Loại trừ những chướng ngại
Tổng giám đốc của Tổ chức Pave the Way Foundation, ông Gary Krupp, nhấn mạnh đến sứ mạng “xác định và loại trừ những chướng ngại không có tính cách thần học giữa các tôn giáo”, chẳng hạn như những điều trái ngược liên quan đến triều đại giáo hoàng Piô XII trong thế chiến II.
Ông nói: Dưới ánh sáng đó, tổ chức tiến hành một “dự án truy tầm tài liệu về thời kỳ chiến tranh để đưa ra công luận càng nhiều càng tốt những tài liệu và những lời chứng của những người tai nghe mắt thấy, nhằm đưa sự thật ra ngoài ánh sáng.”
Ông Elliot Hershberg, chủ tịch của Pave the Way Foundation tuyên bố rằng tổ chức của ông “sẽ tiếp tục tiết lộ càng nhiều tài liệu càng tốt, bởi vì tất cả những gì chúng ta đã khám phá được cho đến nay dường như cho thấy rằng những quan niệm tiêu cực về Giáo hoàng Piô XII đều sai lạc.”
Tổ chức đã có hơn 40 ngàn trang tài liệu trên trang mạng của mình, cùng với những video nhân chứng, sẵn sàng cho công chúng truy cập để nghiên cứu.
Hershberg khẳng định: “Chúng tôi cũng tin là nhiều người Do thái thành công trong việc rời bỏ châu Âu đã không hề có ý nghĩ rằng sở dĩ họ có được các visa và giấy thông hành là nhờ những nỗ lực của Tòa thánh.”
Tác giả cuốn "Hitler, the War and the Pope (Hitler, Chiến tranh và Giáo hoàng)”, ông Ronald Rychlak, công nhận rằng sự khám phá này của tổ chức Pave the Way Foundation là “một sự xác nhận khác nữa” về “các việc nhân ái của Giáo hoàng Piô XII và Giáo hội Công giáo.”
Ông nói: “ Khía cạnh quan trọng của tài liệu này chứng tỏ cho thấy những điều nhiều người chúng ta đã nói ngay từ đầu: Các nỗ lực có vẻ như đã được chỉ thị để bảo vệ chỉ riêng những người Do thái cải đạo không thôi, thực ra đã bảo vệ được người Do thái nói chung, bất kể họ có trở lại theo đạo hay không.”
(*) Kristallnacht: Nguyên ngữ tiếng Đức có nghĩa là Đêm Thủy Tinh. Còn gọi là Đêm Kiếng Bể, là cuộc hành quyết của chế độ Quốc xã chống người Do thái tại Đức và Áo xảy ra vào đêm 9 rạng ngày 10 tháng 11 năm 1938. Cuộc tấn công phối hợp của Đoàn Thanh niên Hitler, cơ quan mật vụ Gestapo và đội bảo vệ bán quân sự SS này đã gây ra cho 91 người Do thái bị giết, từ 25 ngàn đến 30 ngàn người bị bắt vào các trại tập trung, 267 nguyện đường bị phá hủy, hàng ngàn nhà cửa và tiệm buôn bị hôi của.
''Đạo Gạo'' và Tội Lừa Đảo của một Giáo sư Y khoa Nam Hàn.
Dominic David Trần
09:07 02/07/2010
"Đạo Gạo" và Tội Lừa Đảo của một Giáo sư Y khoa Nam Hàn.
HÁN THÀNH Thủ đô Seoul NAM HÀN, ngày 01/07/2010 theo tin Thông Tấn Xã AFP một vị Giáo sư Y Khoa tại Nam Hàn đã. .. sáng chế ra một thiết bị kỹ thuật số mà theo lời khẳng định của vị giáo sư Y khoa là " trang thiết bị này đã có thể chuyển nước uống từ vòi nước máy trở thành...Nước Thánh!!! "
Vị Giáo Sư Y Khoa kỳ..cục tài này đang bị. .. truy tố về tội danh lừa đảo, theo tuyên bố của Sở Cảnh Sát Thủ đô Hán Thành.
Đại diện Sở Cảnh Sát Hán Thành tuyên bố là; vị Giáo Sư Y Khoa này khẳng định là trang thiết bị điện tử kỹ thuật số do ông ta sáng chế ra "đã nắm bắt" được các năng quyền coi như chữa trị được bệnh tật của Nước Thánh. Vị Giáo Sư này đã bán được trang thiết bị này cho hơn. .. 5000 người với tổng số tiền lời thu được là 1.7 tỉ đồng won Nam Hàn (tương đương với 1.3 triệu đôla Mỹ).
Vị sĩ quan đứng đầu cuộc điều tra vụ án này tuyên bố với điều kiện dấu tên vì không có thẩm quyền phát ngôn đã cho biết là có 8 người khác cùng bị truy tố trong vụ lừa đảo này; gồm có người vợ của ông giáo sư Y khoa và các anh chị em vợ và rể của ông ta với tội danh lừa đảo qua sản xuất và bán các trang thiết bị nói trên.
Sở Cảnh Sát Hán Thành nói rằng ông giáo sư Y khoa 53 tuổi đời này khẳng định rằng ông ta đã nhận Nước Thánh từ Đền Thánh Đức Trinh Nữ Maria tại Lộ Đức---một địa điểm hành hương nổi tiếng tòan thế giới của Đạo Công Giáo--- và ông giáo sư này đã bảo tồn được năng quyền coi như chữa lành được bệnh của Nước Thánh Đức Mẹ Lộ Đức vào trong dạng thức. ... kỹ thuật số của điện tử !!!
Ông giáo sư này cũng khẳng định là ông ta đã có thể chuyển đổi qua kỹ thuật số điện tử các năng quyền coi như chữa bệnh được của Nước Thánh Đền Đức Mẹ Maria tại Lộ Đức vào cả các bộ phận lọc nước bằng giấy và gốm sứ cũng như tấm nhựa plastic dùng trong các thiết bị lọc và làm tinh khiết nước của ông sáng chế ra.
Ông giáo sư Y khoa và các người giúp việc đã bị buộc tội do tuyên bố với các người mua rằng các thiết bị khác nhau đã chữa được các loại bệnh khác khác nhau bao gồm cả các loại bệnh tiểu đường và u bướu.
Ông Giáo sư này đã bán lại các bộ lọc bằng gốm sứ -vốn chỉ có giá mua lẻ 1,500 won Nam Hàn một cái tại các cửa hàng -với gía đặc biệt là. .. 40,000 won cho khách hàng của ông. Các bộ lọc dùng cho insulin chữa bệnh tiểu đường và. .. trị bệnh ung thư được ông giáo sư bán với giá 90,000 won.!!!!!!!!!!
(Dominic David Trần khiêm cung suy nghĩ: Đức Chúa Giêsu đã dạy rằng; " Các con hãy cầu xin thì sẽ được." Đức Mẹ Maria tại Lộ Đức đã khuyên nhủ chúng ta phải ăn năn và cầu nguyện. Chẳng lẽ hiện tượng tục hóa và thương mại hóa đã làm cho những người trí thức khoa bảng như ông giáo sư Y Khoa này méo mó suy tư đến độ cho rằng năng quyền "coi như " chữa được bệnh thông qua Nước Thánh Lộ Đức. .. đã có thể chuyển vào dạng thức Kỹ thuật số điện tử. Và chưa phải là hết... những người bỏ tiền ra mua chắc cũng có suy tư cũng lệch lạc như vậy. Họ cùng nhau dùng tiền mà nghĩ rằng có thể mua hay bán được ân sủng của Thiên Chúa. Do vậy mà Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã phải thiết lập Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách về Tái Phúc Âm Hóa cho những quốc gia và tục hóa là sự việc thật sự nghiêm trọng và đúng đắn.)
Vị Giáo Sư Y Khoa kỳ..cục tài này đang bị. .. truy tố về tội danh lừa đảo, theo tuyên bố của Sở Cảnh Sát Thủ đô Hán Thành.
Đại diện Sở Cảnh Sát Hán Thành tuyên bố là; vị Giáo Sư Y Khoa này khẳng định là trang thiết bị điện tử kỹ thuật số do ông ta sáng chế ra "đã nắm bắt" được các năng quyền coi như chữa trị được bệnh tật của Nước Thánh. Vị Giáo Sư này đã bán được trang thiết bị này cho hơn. .. 5000 người với tổng số tiền lời thu được là 1.7 tỉ đồng won Nam Hàn (tương đương với 1.3 triệu đôla Mỹ).
Vị sĩ quan đứng đầu cuộc điều tra vụ án này tuyên bố với điều kiện dấu tên vì không có thẩm quyền phát ngôn đã cho biết là có 8 người khác cùng bị truy tố trong vụ lừa đảo này; gồm có người vợ của ông giáo sư Y khoa và các anh chị em vợ và rể của ông ta với tội danh lừa đảo qua sản xuất và bán các trang thiết bị nói trên.
Sở Cảnh Sát Hán Thành nói rằng ông giáo sư Y khoa 53 tuổi đời này khẳng định rằng ông ta đã nhận Nước Thánh từ Đền Thánh Đức Trinh Nữ Maria tại Lộ Đức---một địa điểm hành hương nổi tiếng tòan thế giới của Đạo Công Giáo--- và ông giáo sư này đã bảo tồn được năng quyền coi như chữa lành được bệnh của Nước Thánh Đức Mẹ Lộ Đức vào trong dạng thức. ... kỹ thuật số của điện tử !!!
Ông giáo sư này cũng khẳng định là ông ta đã có thể chuyển đổi qua kỹ thuật số điện tử các năng quyền coi như chữa bệnh được của Nước Thánh Đền Đức Mẹ Maria tại Lộ Đức vào cả các bộ phận lọc nước bằng giấy và gốm sứ cũng như tấm nhựa plastic dùng trong các thiết bị lọc và làm tinh khiết nước của ông sáng chế ra.
Ông giáo sư Y khoa và các người giúp việc đã bị buộc tội do tuyên bố với các người mua rằng các thiết bị khác nhau đã chữa được các loại bệnh khác khác nhau bao gồm cả các loại bệnh tiểu đường và u bướu.
Ông Giáo sư này đã bán lại các bộ lọc bằng gốm sứ -vốn chỉ có giá mua lẻ 1,500 won Nam Hàn một cái tại các cửa hàng -với gía đặc biệt là. .. 40,000 won cho khách hàng của ông. Các bộ lọc dùng cho insulin chữa bệnh tiểu đường và. .. trị bệnh ung thư được ông giáo sư bán với giá 90,000 won.!!!!!!!!!!
(Dominic David Trần khiêm cung suy nghĩ: Đức Chúa Giêsu đã dạy rằng; " Các con hãy cầu xin thì sẽ được." Đức Mẹ Maria tại Lộ Đức đã khuyên nhủ chúng ta phải ăn năn và cầu nguyện. Chẳng lẽ hiện tượng tục hóa và thương mại hóa đã làm cho những người trí thức khoa bảng như ông giáo sư Y Khoa này méo mó suy tư đến độ cho rằng năng quyền "coi như " chữa được bệnh thông qua Nước Thánh Lộ Đức. .. đã có thể chuyển vào dạng thức Kỹ thuật số điện tử. Và chưa phải là hết... những người bỏ tiền ra mua chắc cũng có suy tư cũng lệch lạc như vậy. Họ cùng nhau dùng tiền mà nghĩ rằng có thể mua hay bán được ân sủng của Thiên Chúa. Do vậy mà Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã phải thiết lập Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách về Tái Phúc Âm Hóa cho những quốc gia và tục hóa là sự việc thật sự nghiêm trọng và đúng đắn.)
Chính phủ Irắc đang ngăn cản việc người Công Giáo di cư ra khỏi nước
Dominic David Trần
09:08 02/07/2010
Chính phủ Irắc đang ngăn cản việc người Công Giáo di cư ra khỏi nước
IRẮC: ngày 01/07/2010 theo tin Thông Tấn Xã Công Giáo CWN News, Chính phủ Irắc đang yêu cầu Chính phủ các nước Tây Phương không nên cấp quy chế tỵ nạn chính trị cho những tín hữu Thiên Chúa Giáo đang tìm cách di cư ra khỏi Irắc. Trong lúc Chính phủ Irắc hy vọng là cản ngăn được luồng người tín hữu Thiên Chúa Giáo di cư ra khỏi Irắc để " bảo tồn và duy trì được tình trạng đa dạng hóa về sắc tộc và tôn giáo của đất nước Irắc," thì các đấng bậc lãnh đạo Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Irắc biện luận rằng Chính phủ có thể thực hiện Chính sách nói trên tốt hơn bằng việc cung cấp và mang lại sự an tòan cho Cộng đồng Thiên Chúa Giáo chiếm thiểu số trong đất nước Irắc.
Đức Cha Louis Sako Tổng Giám Mục Công Giáo Chaldean tại Kirkut đã khuyến nhủ các tín hữu Công Giáo hãy ở lại Irắc để " làm chứng nhân Đức Tin tại đất nước Irắc." Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục tuyên bố thêm là các mối đe dọa từ những vụ bạo lực chống lại người tín hữu Công Giáo Irắc đã không ngừng tăng lên--- lại cộng thêm các sự phân hóa và chia rẽ giữa các cộng đồng Thiên Chúa giáo và Công Giáo Irắc--- đã thực sự cản trở mọi nỗ lực để củng cố và kiện cường tình trạng thiểu số của người Công Giáo Irắc tại đất nước này.
IRẮC: ngày 01/07/2010 theo tin Thông Tấn Xã Công Giáo CWN News, Chính phủ Irắc đang yêu cầu Chính phủ các nước Tây Phương không nên cấp quy chế tỵ nạn chính trị cho những tín hữu Thiên Chúa Giáo đang tìm cách di cư ra khỏi Irắc. Trong lúc Chính phủ Irắc hy vọng là cản ngăn được luồng người tín hữu Thiên Chúa Giáo di cư ra khỏi Irắc để " bảo tồn và duy trì được tình trạng đa dạng hóa về sắc tộc và tôn giáo của đất nước Irắc," thì các đấng bậc lãnh đạo Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Irắc biện luận rằng Chính phủ có thể thực hiện Chính sách nói trên tốt hơn bằng việc cung cấp và mang lại sự an tòan cho Cộng đồng Thiên Chúa Giáo chiếm thiểu số trong đất nước Irắc.
Đức Cha Louis Sako Tổng Giám Mục Công Giáo Chaldean tại Kirkut đã khuyến nhủ các tín hữu Công Giáo hãy ở lại Irắc để " làm chứng nhân Đức Tin tại đất nước Irắc." Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục tuyên bố thêm là các mối đe dọa từ những vụ bạo lực chống lại người tín hữu Công Giáo Irắc đã không ngừng tăng lên--- lại cộng thêm các sự phân hóa và chia rẽ giữa các cộng đồng Thiên Chúa giáo và Công Giáo Irắc--- đã thực sự cản trở mọi nỗ lực để củng cố và kiện cường tình trạng thiểu số của người Công Giáo Irắc tại đất nước này.
Đã có 9 nước Âu Châu nạp đơn xin xử phúc thẩm về phán quyết cấm trưng bày Thánh Gía tại nơi công cộng.
Dominic David Trần
09:12 02/07/2010
Đã có 9 nước Âu Châu nạp đơn xin xử phúc thẩm về phán quyết cấm trưng bày Thánh Gía tại nơi công cộng.
ROMA, Ý ngày 01/07/2010 theo tin Thông Tấn Xã Công Giáo (CWN News) đã có 9 trong tổng số 47 quốc gia,đảo quốc và tiểu công quốc là thành viên Hội Đồng Âu Châu đã biện luận trong đơn xin chống án ngày 30/06/2010 rằng Tòa Án Tối Cao về Nhân Quyền của Âu Châu nên lật ngược lại quyết định cấm trưng bày Thập Giá Chúa Giêsu trong các lớp học. Vụ kiện nguyên thủy đã được quyết định lúc đầu bởi một Hội Đồng Xét Xử gồm 7 Quan Tòa Châu Âu.
Vụ Phúc thẩm án lệnh này sẽ được quyết định bởi một Đại Hội Đồng Phúc Thẩm Án do 17 Quan Tòa xét xử và họ sẽ ban hành phán quyết phúc thẩm được dự định tuyên vào trong tháng Chín hay tháng Mười năm 2010.
Cùng ký tên với nước Ý để xin xử phúc thẩm án lệnh này là các quốc gia Armenia, Bảo Gia Lợi (Bulgaria), Đảo Quốc Chypre, Hy Lạp, Đảo Quốc Malta, Tiểu Công Quốc San Marino, Lỗ Ma ni (Romania), và Cộng Hòa Liên Bang Nga.
ROMA, Ý ngày 01/07/2010 theo tin Thông Tấn Xã Công Giáo (CWN News) đã có 9 trong tổng số 47 quốc gia,đảo quốc và tiểu công quốc là thành viên Hội Đồng Âu Châu đã biện luận trong đơn xin chống án ngày 30/06/2010 rằng Tòa Án Tối Cao về Nhân Quyền của Âu Châu nên lật ngược lại quyết định cấm trưng bày Thập Giá Chúa Giêsu trong các lớp học. Vụ kiện nguyên thủy đã được quyết định lúc đầu bởi một Hội Đồng Xét Xử gồm 7 Quan Tòa Châu Âu.
Vụ Phúc thẩm án lệnh này sẽ được quyết định bởi một Đại Hội Đồng Phúc Thẩm Án do 17 Quan Tòa xét xử và họ sẽ ban hành phán quyết phúc thẩm được dự định tuyên vào trong tháng Chín hay tháng Mười năm 2010.
Cùng ký tên với nước Ý để xin xử phúc thẩm án lệnh này là các quốc gia Armenia, Bảo Gia Lợi (Bulgaria), Đảo Quốc Chypre, Hy Lạp, Đảo Quốc Malta, Tiểu Công Quốc San Marino, Lỗ Ma ni (Romania), và Cộng Hòa Liên Bang Nga.
Đức Thánh Cha Benedicto XVI sẽ thăm Thành phố Bácxêlôna trong cuộc tông du vào tháng 11 năm nay.
Dominic David Trần
09:13 02/07/2010
Đức Thánh Cha Benedicto XVI sẽ thăm Thành phố Bácxêlôna trong cuộc tông du vào tháng 11 năm nay.
BARCELONA, Tây Ban Nha ngày 01/07/2010/4:58PM theo bản tin liên hợp của Thông Tấn Xã Âu Châu và Công Giáo (CNA/Europa Press) các quan chức của thành phố Barcelona tuyên bố trong tuần này rằng Đức Thánh Cha Benedicto XVI sẽ đi thăm thành phố lớn của Tây Ban Nha này bằng chiếc xe đặc biệt phục vụ Đức Giáo Hoàng (Popemobile do Canada chế tạo) khi ngài đến đây để dâng Thánh Lễ và Thánh Hiến Đại Thánh Đường
mang tên Thánh Gia Thất của đô thị Barcelona.
Vào năm 1982, Đấng Đáng Kính Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ đệ Nhị cũng đã thăm viếng quanh thành phố này trong chiếc xe chế tạo đặc biệt để phục vụ Đức Giáo Hoàng.
Cũng theo ông Jordi Hereu, Thị Trưởng Barcelona thì " Việc đi thăm quanh thành phố bằng xe của Đức Thánh Cha Benedicto XVI sẽ là " một cơ hội vĩ đại " cho phép giới thiệu thành phố này của vùng Catalan với toàn thế giới. Bởi vì đó sẽ là " lần đầu tiên từ bên trong khuôn viên Đại Thánh Đường Thánh Gia Thất sẽ được nhìn nhận như một Hội Thánh. Ông cũng nói rằng dân chúng của thành phố Barcelona đang chuẩn bị cho cuộc tông du và trông đợi cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha với " lòng kỳ vọng lớn nhất."
Đại Thánh Đưòng Thánh Gia Thất do Kiến Trúc Sư nổi tiếng Antonio Gaudi thiết kế và công cuộc xây dựng đã khởi sự từ năm 1882.
BARCELONA, Tây Ban Nha ngày 01/07/2010/4:58PM theo bản tin liên hợp của Thông Tấn Xã Âu Châu và Công Giáo (CNA/Europa Press) các quan chức của thành phố Barcelona tuyên bố trong tuần này rằng Đức Thánh Cha Benedicto XVI sẽ đi thăm thành phố lớn của Tây Ban Nha này bằng chiếc xe đặc biệt phục vụ Đức Giáo Hoàng (Popemobile do Canada chế tạo) khi ngài đến đây để dâng Thánh Lễ và Thánh Hiến Đại Thánh Đường
mang tên Thánh Gia Thất của đô thị Barcelona.
Vào năm 1982, Đấng Đáng Kính Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ đệ Nhị cũng đã thăm viếng quanh thành phố này trong chiếc xe chế tạo đặc biệt để phục vụ Đức Giáo Hoàng.
Cũng theo ông Jordi Hereu, Thị Trưởng Barcelona thì " Việc đi thăm quanh thành phố bằng xe của Đức Thánh Cha Benedicto XVI sẽ là " một cơ hội vĩ đại " cho phép giới thiệu thành phố này của vùng Catalan với toàn thế giới. Bởi vì đó sẽ là " lần đầu tiên từ bên trong khuôn viên Đại Thánh Đường Thánh Gia Thất sẽ được nhìn nhận như một Hội Thánh. Ông cũng nói rằng dân chúng của thành phố Barcelona đang chuẩn bị cho cuộc tông du và trông đợi cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha với " lòng kỳ vọng lớn nhất."
Đại Thánh Đưòng Thánh Gia Thất do Kiến Trúc Sư nổi tiếng Antonio Gaudi thiết kế và công cuộc xây dựng đã khởi sự từ năm 1882.
ĐTC Benedict XVI là người đầu tiên đăng kí tham dự ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011
Paul Minh Nhật
11:04 02/07/2010
ĐTC BENEDICT XVI LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN ĐĂNG KÍ THAM DỰ NGÀY ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI NĂM 2011
Madrid, 01/07/2010(Zenit.org). - Việc đăng kí cho Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (World Youth Day - WYD) năm 2011 tại Madrid(Tây Ban Nha) đã mở ra từ ngày hôm nay, với việc ĐTC Benedict XVI là người tham dự đầu tiên đăng kí.
Hệ thống đăng kí cho ngày 16 - 21/08/2011, sự kiện đã được trình bày tại buổi họp báo trước khi việc đăng kí được mở.
Giám mục phụ tá César Franco của Madrid, người điều hành chung của WYD, đã chỉ ra đòi hỏi thực tế cho việc đăng kí được chính xác vì thế có thể "đối xử tử tế với các bạn trẻ" và "biết có bao nhiêu người sẽ tham dự, bao nhiêu người cần chỗ ở, lương thực hoặc các vùng văn hóa để đáp ứng các nhu cầu của họ"
Mặc dù sự tham dự là tự do trong những sự kiện chính của Ngày Đại Hội Giới Trẻ (Thánh lễ khai mạc, Nghi Lễ Chào Mừng, Chặng Đường Thánh Giá, Canh Thức Tối Thứ Sáu và Thánh Lễ Chúa Nhật), các người tham dự được khuyến khích đăng kí và trả một khoản phí để có thể giúp chi trả những chi phí của WYD và mang đến những lợi ích cho người tham dự đã đăng kí.
Lệ phí đầy đủ(gồm lương thực, nơi ăn ở tạm thời, ba-lô WYD và vị trí ngồi đã đặt trước trong các sự kiện) từ khoảng 210 Euro(262 đô-la Mỹ) cho các tham dự viên từ các nước phát triển với các tham dự viên từ những nước nghèo hơn thì khoảng 122 Euro(152 Đô-la Mỹ). Một chế độ giảm giá cho đăng kí sớm thì đang có hiệu lực.
Các tham dự viên cũng được khuyến khích đóng góp một khoản 10 Euro trong tình liên đới với các khách hành hương đang đối mặt với khó khăn về kinh tế.
Giám mục Franco nói "Những ngày này là dành cho tất cả mọi người không phải chỉ cho người giàu có. Bất cứ ai có điều kiện kinh tế hơn nên giúp những người khác: Tình liên đới tương trợ là mấu chốt của Ngày Đại Hội Giới Trẻ"
Tăng tốc
Theo dữ liệu từ các tổ chức địa phương cho biết khoảng 600.000 bạn trẻ từ ngoài Tây Ban Nha đã bày tỏ dự định đăng kí: 120.000 người Ý, 70.000 người Pháp, 50.000 người Ba Lan và 25.000 người từ Bắc Mỹ. Nếu những số liệu này được chứng thực thì một sự tham dự kỉ lục đang được mong đợi.
Những người tổ chức cho sự kiện tại Madrid năm 2011 đang hy vọng sẽ nhận được 40% những tham dự viên đăng kí, như là thi với 25% con số trung bình đăng kí trong các kì Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới trước.
Hệ thống đăng kí trực tuyến và có thể truy cập được mọi thời điểm trong 5 ngôn ngữ. Trong đó hệ thống tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha hỗ trợ bằng điện thoại suốt 24 giờ.
Chương trình đăng kí đã được tài trợ bởi Quỹ Vivo Madrid, quỹ được sự ủng hộ của vài cơ sở kinh doanh Tây Ban Nha và vài tổ chức từ thiện cho kế hoạch này.
Sau sự kiện này, WYD-Madrid sẽ hiến hệ thống này cho Vatican vì thế nó có thể được sử dụng cho các Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới trong tương lai.
Gói đăng kí đã bao gồm cả bảo hiểm tai nạn, phương tiện di chuyển công cộng trong suốt tuần diễn ra Đại Hội Giới Trẻ, ba lô du lịch -- với áo, mũ, sách hướng dẫn du lịch Madrid, sách hướng dẫn cho các nghi lễ và các vật dụng hữu ích khác -- miễn phí vé vào cổng cho các hoạt động văn hóa và ưu tiên đi lại và khu vực đã đặt chỗ trong các sự kiện chính của WYD.
Madrid, 01/07/2010(Zenit.org). - Việc đăng kí cho Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (World Youth Day - WYD) năm 2011 tại Madrid(Tây Ban Nha) đã mở ra từ ngày hôm nay, với việc ĐTC Benedict XVI là người tham dự đầu tiên đăng kí.
Hệ thống đăng kí cho ngày 16 - 21/08/2011, sự kiện đã được trình bày tại buổi họp báo trước khi việc đăng kí được mở.
Giám mục phụ tá César Franco của Madrid, người điều hành chung của WYD, đã chỉ ra đòi hỏi thực tế cho việc đăng kí được chính xác vì thế có thể "đối xử tử tế với các bạn trẻ" và "biết có bao nhiêu người sẽ tham dự, bao nhiêu người cần chỗ ở, lương thực hoặc các vùng văn hóa để đáp ứng các nhu cầu của họ"
Mặc dù sự tham dự là tự do trong những sự kiện chính của Ngày Đại Hội Giới Trẻ (Thánh lễ khai mạc, Nghi Lễ Chào Mừng, Chặng Đường Thánh Giá, Canh Thức Tối Thứ Sáu và Thánh Lễ Chúa Nhật), các người tham dự được khuyến khích đăng kí và trả một khoản phí để có thể giúp chi trả những chi phí của WYD và mang đến những lợi ích cho người tham dự đã đăng kí.
Lệ phí đầy đủ(gồm lương thực, nơi ăn ở tạm thời, ba-lô WYD và vị trí ngồi đã đặt trước trong các sự kiện) từ khoảng 210 Euro(262 đô-la Mỹ) cho các tham dự viên từ các nước phát triển với các tham dự viên từ những nước nghèo hơn thì khoảng 122 Euro(152 Đô-la Mỹ). Một chế độ giảm giá cho đăng kí sớm thì đang có hiệu lực.
Các tham dự viên cũng được khuyến khích đóng góp một khoản 10 Euro trong tình liên đới với các khách hành hương đang đối mặt với khó khăn về kinh tế.
Giám mục Franco nói "Những ngày này là dành cho tất cả mọi người không phải chỉ cho người giàu có. Bất cứ ai có điều kiện kinh tế hơn nên giúp những người khác: Tình liên đới tương trợ là mấu chốt của Ngày Đại Hội Giới Trẻ"
Tăng tốc
Theo dữ liệu từ các tổ chức địa phương cho biết khoảng 600.000 bạn trẻ từ ngoài Tây Ban Nha đã bày tỏ dự định đăng kí: 120.000 người Ý, 70.000 người Pháp, 50.000 người Ba Lan và 25.000 người từ Bắc Mỹ. Nếu những số liệu này được chứng thực thì một sự tham dự kỉ lục đang được mong đợi.
Những người tổ chức cho sự kiện tại Madrid năm 2011 đang hy vọng sẽ nhận được 40% những tham dự viên đăng kí, như là thi với 25% con số trung bình đăng kí trong các kì Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới trước.
Hệ thống đăng kí trực tuyến và có thể truy cập được mọi thời điểm trong 5 ngôn ngữ. Trong đó hệ thống tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha hỗ trợ bằng điện thoại suốt 24 giờ.
Chương trình đăng kí đã được tài trợ bởi Quỹ Vivo Madrid, quỹ được sự ủng hộ của vài cơ sở kinh doanh Tây Ban Nha và vài tổ chức từ thiện cho kế hoạch này.
Sau sự kiện này, WYD-Madrid sẽ hiến hệ thống này cho Vatican vì thế nó có thể được sử dụng cho các Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới trong tương lai.
Gói đăng kí đã bao gồm cả bảo hiểm tai nạn, phương tiện di chuyển công cộng trong suốt tuần diễn ra Đại Hội Giới Trẻ, ba lô du lịch -- với áo, mũ, sách hướng dẫn du lịch Madrid, sách hướng dẫn cho các nghi lễ và các vật dụng hữu ích khác -- miễn phí vé vào cổng cho các hoạt động văn hóa và ưu tiên đi lại và khu vực đã đặt chỗ trong các sự kiện chính của WYD.
Triển lãm xác ướp thế giới
Trầm Thiên Thu
11:24 02/07/2010
Triển lãm xác ướp thế giới
Hơn 6.500 năm trước tại Peru, đứa bé này chưa đầy 10 tháng tuổi bị bệnh tim nặng và không thể vượt qua số phận.
Sau khi bị viêm phổi và bị suy mạch máu, đứa bé đã chết và được quấn vải rồi được chôn với lá bùa hộ mạng đeo ở cổ. Xác ướp này được coi là của đứa bé Detmold và được trưng bày tại cuộc triển lãm lớn nhất thế giới về xác ướp.
Cuộc triển lãm “Xác ướp Thế giới” trưng bày 45 xác ướp thật và 95 xác ướp nhân tạo của 15 viện bảo tàng từ 7 quốc gia, mở cửa từ 1/7/2010 tại Trung tâm Khoa học California.
Xác ướp Đứa bé Detmold của viện bảo tàng Lippisches Landes, Đức quốc. Xác ướp gia đình Orlovit gồm 7 người, được phát hiện năm 1994 ở một hầm mộ nhà thờ bị bỏ hoang tại Vac, Hungary. Xác ướp một người đàn ông quí tộc tên Baron von Holz, từ thế kỷ 17, chết trong thời Chiến Tranh Ba Mươi Năm ở Sommersdorf, Germany.
Trong số các xác ướp có một phụ nữ Nam Mỹ với hình xăm 2 bên ngực và trên mặt, phụ nữ này bị lao phổi, có một con bị bệnh tim và một con bị ung thư mặt.
Heather Gill-Frerking, nhà nhân chủng học và nhà khảo cổ pháp y, nói: “Các xác ướp vừa tự nhiên vừa chủ ý gợi lên nhiều câu hỏi và nhiều câu trả lời”. Diane Perlov, phó chủ tịch cuộc triển lãm, nói: “Một số nhân viên quản lý viện bảo tàng đồng ý góp phần vào cuộc triển lãm để các xét nghiệm khoa học có thể thực hiện ngay trên các di hài”.
Một xác ướp phụ nữ Ai cập với hai tay bắt chéo trên ngực và 2 bàn tay nắm chặt. Các xét nghiệm cho thấy mỗi nắm tay đều có chiếc răng của một đứa bé, chưa biết nguyên nhân. Một xác ướp khác, cũng của Ai cập, được tìm thấy có một số răng được nhồi vào khoang đầu. Một giả thuyết cho rằng để đạt tới thế giới bên kia, người ta phải có cơ thể đầy đủ. Có thể đó là những chiếc răng của ông ta và chúng cần làm quen lại với cơ thể.
Nhiều cách xét nghiệm – chụp CT, X quang, cộng hưởng từ MRI, đo phổ (spectrometry), phân tích đồng vị và DNA – đã được làm trước khi được vận chuyển tới cuộc triển lãm. Cuộc triển lãm này đựa trên Dự án Xác ướp Đức quốc, một nhóm chuyên gia của 15 tổ chức đặt trụ sở tại Bảo tàng viện Reiss-Engelhorn ở Mannheim, Germany.
Ngoài các xác ướp người còn có xác ướp chó, thằn lằn, cá, chuột, mèo, linh cẩu (hyaena), sóc, chim ưng và khỉ rú (howler) từ Argentina.
Thần bí, lịch sử và sự hiếu kỳ sẽ tạo nên điều mà Corwin hy vọng số người tham quan sẽ vượt kỷ lục. Gill-Frerking nói: “Theo tự nhiên thì ai cũng tò mò và họ thường đặt ra những câu hỏi bất ngờ. Có thể là: Trẻ em có đi học 5.000 năm trước?. Rất có thể lắm. Cũng có thể không như cách chúng ta dự đoán”. Người ta cũng có thể đến để hoài vọng nhiều về DNA. Bà nói: “Vấn nạn DNA cổ xưa đã có nhiều. Nó hoạt động trên CSI, nhưng nó không luôn luôn hoạt động trên xác ướp. Trước hết, nó có thể gây tiêu cực, và không phải lúc nào chúng ta cũng có câu trả lời”.
Vì dành cho các khán giả “sành điệu”, cuộc triển lãm “Xác ướp Thế giới” quảng bá tính thông tin đại chúng, cho phép người ta biết xác ướp thế nào, răng xác ướp ra sao dưới kính hiển vi và nhìn vào hình ảnh 3D (3 chiều).
Dù có bao nhiêu cuộc xét nghiệm thì vẫn có những câu trả lời chưa thỏa đáng đối với một số xác ướp – như phụ nữ xăm mình những hình ô-van chứa những hình tròn nhỏ. Gill-Frerking nói: “Phải có ý nghĩa và mục đích gì đó. Tôi chắc vậy”.
Cuộc triển lãm sẽ chấm dứt sau 3 năm vòng quanh Mỹ quốc.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Daily Mail)
Hơn 6.500 năm trước tại Peru, đứa bé này chưa đầy 10 tháng tuổi bị bệnh tim nặng và không thể vượt qua số phận.
Sau khi bị viêm phổi và bị suy mạch máu, đứa bé đã chết và được quấn vải rồi được chôn với lá bùa hộ mạng đeo ở cổ. Xác ướp này được coi là của đứa bé Detmold và được trưng bày tại cuộc triển lãm lớn nhất thế giới về xác ướp.
Cuộc triển lãm “Xác ướp Thế giới” trưng bày 45 xác ướp thật và 95 xác ướp nhân tạo của 15 viện bảo tàng từ 7 quốc gia, mở cửa từ 1/7/2010 tại Trung tâm Khoa học California.
Xác ướp Đứa bé Detmold của viện bảo tàng Lippisches Landes, Đức quốc. Xác ướp gia đình Orlovit gồm 7 người, được phát hiện năm 1994 ở một hầm mộ nhà thờ bị bỏ hoang tại Vac, Hungary. Xác ướp một người đàn ông quí tộc tên Baron von Holz, từ thế kỷ 17, chết trong thời Chiến Tranh Ba Mươi Năm ở Sommersdorf, Germany.
Trong số các xác ướp có một phụ nữ Nam Mỹ với hình xăm 2 bên ngực và trên mặt, phụ nữ này bị lao phổi, có một con bị bệnh tim và một con bị ung thư mặt.
Heather Gill-Frerking, nhà nhân chủng học và nhà khảo cổ pháp y, nói: “Các xác ướp vừa tự nhiên vừa chủ ý gợi lên nhiều câu hỏi và nhiều câu trả lời”. Diane Perlov, phó chủ tịch cuộc triển lãm, nói: “Một số nhân viên quản lý viện bảo tàng đồng ý góp phần vào cuộc triển lãm để các xét nghiệm khoa học có thể thực hiện ngay trên các di hài”.
Một xác ướp phụ nữ Ai cập với hai tay bắt chéo trên ngực và 2 bàn tay nắm chặt. Các xét nghiệm cho thấy mỗi nắm tay đều có chiếc răng của một đứa bé, chưa biết nguyên nhân. Một xác ướp khác, cũng của Ai cập, được tìm thấy có một số răng được nhồi vào khoang đầu. Một giả thuyết cho rằng để đạt tới thế giới bên kia, người ta phải có cơ thể đầy đủ. Có thể đó là những chiếc răng của ông ta và chúng cần làm quen lại với cơ thể.
Nhiều cách xét nghiệm – chụp CT, X quang, cộng hưởng từ MRI, đo phổ (spectrometry), phân tích đồng vị và DNA – đã được làm trước khi được vận chuyển tới cuộc triển lãm. Cuộc triển lãm này đựa trên Dự án Xác ướp Đức quốc, một nhóm chuyên gia của 15 tổ chức đặt trụ sở tại Bảo tàng viện Reiss-Engelhorn ở Mannheim, Germany.
Ngoài các xác ướp người còn có xác ướp chó, thằn lằn, cá, chuột, mèo, linh cẩu (hyaena), sóc, chim ưng và khỉ rú (howler) từ Argentina.
Thần bí, lịch sử và sự hiếu kỳ sẽ tạo nên điều mà Corwin hy vọng số người tham quan sẽ vượt kỷ lục. Gill-Frerking nói: “Theo tự nhiên thì ai cũng tò mò và họ thường đặt ra những câu hỏi bất ngờ. Có thể là: Trẻ em có đi học 5.000 năm trước?. Rất có thể lắm. Cũng có thể không như cách chúng ta dự đoán”. Người ta cũng có thể đến để hoài vọng nhiều về DNA. Bà nói: “Vấn nạn DNA cổ xưa đã có nhiều. Nó hoạt động trên CSI, nhưng nó không luôn luôn hoạt động trên xác ướp. Trước hết, nó có thể gây tiêu cực, và không phải lúc nào chúng ta cũng có câu trả lời”.
Vì dành cho các khán giả “sành điệu”, cuộc triển lãm “Xác ướp Thế giới” quảng bá tính thông tin đại chúng, cho phép người ta biết xác ướp thế nào, răng xác ướp ra sao dưới kính hiển vi và nhìn vào hình ảnh 3D (3 chiều).
Dù có bao nhiêu cuộc xét nghiệm thì vẫn có những câu trả lời chưa thỏa đáng đối với một số xác ướp – như phụ nữ xăm mình những hình ô-van chứa những hình tròn nhỏ. Gill-Frerking nói: “Phải có ý nghĩa và mục đích gì đó. Tôi chắc vậy”.
Cuộc triển lãm sẽ chấm dứt sau 3 năm vòng quanh Mỹ quốc.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Daily Mail)
ĐTC cầu nguyện cho các cuộc tuyển cử tự do
Paul Minh Nhật
11:53 02/07/2010
ĐTC CẦU NGUYỆN CHO CÁC CUỘC TỔNG TUYỂN CỬ TỰ DO
Vatican, 01/07/2010(Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI sẽ cầu nguyện cho các cuộc bầu cử được minh bạch trong tháng này, cũng như việc thăng tiến hòa bình đặc biệt là trong các thành phố trên thế giới.
Hội Tông Đồ Cầu Nguyện đã công bố các ý chỉ được chọn bởi ĐGH cho tháng 7. Ý cầu nguyện chung của Ngài là: "xin cho việc bầu cử các nhân viên công quyền ở mọi quốc gia trên thế giới có thể mang đến công lý, minh bạch và trung thực, tôn trọng các quyết định tự do của các công dân"
ĐTC cũng chọn một ý chỉ mục vụ cho mỗi tháng. Trong tháng 7 này ngài sẽ cầu nguyện cho: "các Ki-tô hữu cố gắng sẵn sàng giúp đỡ người khác ở mọi nơi, nhưng đặc biệt là trong các trung tâm đô thị, một sự đóng góp hữu hiệu cho sự thăng tiến giáo dục, công lý, tình đoàn kết và hòa bình."
Vatican, 01/07/2010(Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI sẽ cầu nguyện cho các cuộc bầu cử được minh bạch trong tháng này, cũng như việc thăng tiến hòa bình đặc biệt là trong các thành phố trên thế giới.
Hội Tông Đồ Cầu Nguyện đã công bố các ý chỉ được chọn bởi ĐGH cho tháng 7. Ý cầu nguyện chung của Ngài là: "xin cho việc bầu cử các nhân viên công quyền ở mọi quốc gia trên thế giới có thể mang đến công lý, minh bạch và trung thực, tôn trọng các quyết định tự do của các công dân"
ĐTC cũng chọn một ý chỉ mục vụ cho mỗi tháng. Trong tháng 7 này ngài sẽ cầu nguyện cho: "các Ki-tô hữu cố gắng sẵn sàng giúp đỡ người khác ở mọi nơi, nhưng đặc biệt là trong các trung tâm đô thị, một sự đóng góp hữu hiệu cho sự thăng tiến giáo dục, công lý, tình đoàn kết và hòa bình."
Các bạn trẻ! Hãy đến Madrid gặp gỡ Đức Kitô, “Người Bạn Trung Thành”!
Bùi Hữu Thư
19:08 02/07/2010
Đức Thánh Cha tiếp kiến ban tổ chức “Madrid 2011.”
Rôma, Thứ Sáu 2 tháng 7, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI tuyên bố: “Tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid, là lựa chọn để được chinh phục bởi “tình yêu Chúa Kitô”, “Người Bạn Trung Thành.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI hôm nay đã tiếp kiến Đức Hồng Y Antonio María Rouco Varela, tổng giám mục Madrid, và các thành viên của hội “Madrid Vivo”, là ban tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sắp tới vào tháng 8, 2011.
Ngài nhắc rằng việc đón tiếp tại các giáo phận Tây Ban Nha từ ngày 11 đến 15 tháng 8 sẽ xẩy ra trước khi Đức Thánh Cha Benedict XVI tới Madrid từ ngày 15 đến 21 tháng 8.
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh về sự mong đợi của giới trẻ là họ được “đến thành phố này nghe Lời Chúa Kitô, luôn luôn trẻ trung, và chia sẻ đức tin và ước nguyện cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, theo các giá trị Phúc Âm.”
Đức Thánh Cha đã khuyến khích công tác chuẩn bị cho cuộc hội ngộ quốc tế tại Madrid này, ngài nhấn mạnh là đây không phải chỉ là một “sự tập trung giản dị của một đám đông”, nhưng là một cơ hội (…) để những người tham dự được chinh phục bởi tình yêu của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và Con Mẹ Maria, của Giêsu “người bạn trung thành” đã “chiến thắng tội lỗi và sự chết.”
“Ai tin tưởng nơi Người sẽ không bao giờ phải thất vọng nhưng tìm được sức mạnh cần thiết để chọn lựa con đường chính trực trong đời sống.”
Rôma, Thứ Sáu 2 tháng 7, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI tuyên bố: “Tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid, là lựa chọn để được chinh phục bởi “tình yêu Chúa Kitô”, “Người Bạn Trung Thành.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI hôm nay đã tiếp kiến Đức Hồng Y Antonio María Rouco Varela, tổng giám mục Madrid, và các thành viên của hội “Madrid Vivo”, là ban tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sắp tới vào tháng 8, 2011.
Ngài nhắc rằng việc đón tiếp tại các giáo phận Tây Ban Nha từ ngày 11 đến 15 tháng 8 sẽ xẩy ra trước khi Đức Thánh Cha Benedict XVI tới Madrid từ ngày 15 đến 21 tháng 8.
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh về sự mong đợi của giới trẻ là họ được “đến thành phố này nghe Lời Chúa Kitô, luôn luôn trẻ trung, và chia sẻ đức tin và ước nguyện cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, theo các giá trị Phúc Âm.”
Đức Thánh Cha đã khuyến khích công tác chuẩn bị cho cuộc hội ngộ quốc tế tại Madrid này, ngài nhấn mạnh là đây không phải chỉ là một “sự tập trung giản dị của một đám đông”, nhưng là một cơ hội (…) để những người tham dự được chinh phục bởi tình yêu của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và Con Mẹ Maria, của Giêsu “người bạn trung thành” đã “chiến thắng tội lỗi và sự chết.”
“Ai tin tưởng nơi Người sẽ không bao giờ phải thất vọng nhưng tìm được sức mạnh cần thiết để chọn lựa con đường chính trực trong đời sống.”
Top Stories
L’archevêque de Colombo se plaint auprès du ministre de l’Education du contenu des manuels scolaires, diffamatoires envers l’Eglise catholique
Eglises d’Asie
11:55 02/07/2010
SRI LANKA: L’archevêque de Colombo se plaint auprès du ministre de l’Education du contenu des manuels scolaires, diffamatoires envers l’Eglise catholique
Eglises d’Asie, 2 juillet 2010 – Le 24 juin dernier, recevant le ministre de l’Education, Bandula Gunawardana, en son archevêché de Colombo, Mgr Malcolm Ranjith s’est plaint auprès de lui du contenu des manuels scolaires en usage dans le pays. Selon le prélat, « les manuels d’histoire et de géographie et les programmes du ministère présentent des contenus diffamatoires pour l’Eglise catholique, le Saint-Père et les fidèles catholiques ».
Ce sont les manuels récemment mis en circulation qui sont en cause, a précisé Mgr Ranjith. A les lire, l’élève sri-lankais est amené à penser que le christianisme se confond avec l’Occident et que la religion chrétienne est un outil destiné à détruire la culture cinghalaise, majoritaire dans le pays. Il est expliqué que le message dont le Christ était porteur n’est plus à l’œuvre au sein de l’Eglise catholique et, au chapitre « Renouveau religieux », on comprend que le christianisme fait obstacle aux autres religions tandis que les institutions éducatives catholiques sont décrites comme des instruments au service de la propagation de la foi.
Selon le P. Ivan Perera, ce sont les plaintes répétées de nombreux professeurs d’histoire et de géographie, appuyées par celles de proviseurs d’écoles, qui ont décidé Mgr Ranjith à se saisir du sujet pour l’aborder avec le ministre. La réforme des manuels scolaires « est une tentative pour instiller des concepts parfaitement insultants et diffamatoires dans l’esprit des élèves », a affirmé l’archevêque à Bandula Gunawardana. Il a ajouté que cette affaire jetait le discrédit sur le gouvernement et qu’il était urgent que le ministère revoie le contenu des manuels en faisant appel à un comité de lecture interreligieux. Le ministre, qui a effectué une partie de sa scolarité dans un établissement catholique, le Roman Catholic College à Mawalgama, « s’est engagé auprès de l’archevêque à étudier l’affaire et à prendre les mesures nécessaires », a ajouté le P. Perera.
Pour les observateurs, la manière dont est présenté le catholicisme dans les manuels est tout sauf involontaire. Le parti présidentiel de Mahinda Rajapaksa, le Parti sri-lankais de la liberté (SLFP), a formé une alliance politique avec le Janatha Vimukthi Peramuna (JVP, Front de libération du peuple), parti marxiste, et le Jathika Hela Urumaya (JHU, Parti de l’héritage national), parti bouddhiste extrémiste, autour du « Mahinda Chintanaya » (qui peut se traduire par ‘pensée, idéologie ou conscience de Mahinda’). Dans la course entre le JVP et le JHU à qui s’affichera le plus nationaliste ou patriotique pour défendre l’Etat unitaire cinghalais, le SLFP cultive une idéologie suprématiste cinghalaise qui s’exprime sans détour depuis la victoire militaire sur les Tigres tamouls. Dans ce contexte, l’Eglise catholique demeure l’une des rares institutions qui s’oppose à une vision essentiellement cinghalaise de l’Etat sri-lankais, la communauté chrétienne (7 % de la population de l’île) présentant la particularité d’être formée aussi bien de Tamouls que de Cinghalais.
Eglises d’Asie, 2 juillet 2010 – Le 24 juin dernier, recevant le ministre de l’Education, Bandula Gunawardana, en son archevêché de Colombo, Mgr Malcolm Ranjith s’est plaint auprès de lui du contenu des manuels scolaires en usage dans le pays. Selon le prélat, « les manuels d’histoire et de géographie et les programmes du ministère présentent des contenus diffamatoires pour l’Eglise catholique, le Saint-Père et les fidèles catholiques ».
Ce sont les manuels récemment mis en circulation qui sont en cause, a précisé Mgr Ranjith. A les lire, l’élève sri-lankais est amené à penser que le christianisme se confond avec l’Occident et que la religion chrétienne est un outil destiné à détruire la culture cinghalaise, majoritaire dans le pays. Il est expliqué que le message dont le Christ était porteur n’est plus à l’œuvre au sein de l’Eglise catholique et, au chapitre « Renouveau religieux », on comprend que le christianisme fait obstacle aux autres religions tandis que les institutions éducatives catholiques sont décrites comme des instruments au service de la propagation de la foi.
Selon le P. Ivan Perera, ce sont les plaintes répétées de nombreux professeurs d’histoire et de géographie, appuyées par celles de proviseurs d’écoles, qui ont décidé Mgr Ranjith à se saisir du sujet pour l’aborder avec le ministre. La réforme des manuels scolaires « est une tentative pour instiller des concepts parfaitement insultants et diffamatoires dans l’esprit des élèves », a affirmé l’archevêque à Bandula Gunawardana. Il a ajouté que cette affaire jetait le discrédit sur le gouvernement et qu’il était urgent que le ministère revoie le contenu des manuels en faisant appel à un comité de lecture interreligieux. Le ministre, qui a effectué une partie de sa scolarité dans un établissement catholique, le Roman Catholic College à Mawalgama, « s’est engagé auprès de l’archevêque à étudier l’affaire et à prendre les mesures nécessaires », a ajouté le P. Perera.
Pour les observateurs, la manière dont est présenté le catholicisme dans les manuels est tout sauf involontaire. Le parti présidentiel de Mahinda Rajapaksa, le Parti sri-lankais de la liberté (SLFP), a formé une alliance politique avec le Janatha Vimukthi Peramuna (JVP, Front de libération du peuple), parti marxiste, et le Jathika Hela Urumaya (JHU, Parti de l’héritage national), parti bouddhiste extrémiste, autour du « Mahinda Chintanaya » (qui peut se traduire par ‘pensée, idéologie ou conscience de Mahinda’). Dans la course entre le JVP et le JHU à qui s’affichera le plus nationaliste ou patriotique pour défendre l’Etat unitaire cinghalais, le SLFP cultive une idéologie suprématiste cinghalaise qui s’exprime sans détour depuis la victoire militaire sur les Tigres tamouls. Dans ce contexte, l’Eglise catholique demeure l’une des rares institutions qui s’oppose à une vision essentiellement cinghalaise de l’Etat sri-lankais, la communauté chrétienne (7 % de la population de l’île) présentant la particularité d’être formée aussi bien de Tamouls que de Cinghalais.
Caritas Pakistan rend un rapport accablant sur les enfants pakistanais utilisés comme jockeys pour les courses de chameaux
Eglises d’Asie
12:01 02/07/2010
PAKISTAN
Caritas Pakistan rend un rapport accablant sur les enfants pakistanais utilisés comme jockeys pour les courses de chameaux
Eglises d’Asie, 2 juillet 2010 – Caritas Pakistan s’apprête à rendre public un rapport sur les enfants pakistanais pris dans des réseaux d’exploitation en tant que jockeys pour les courses de chameaux (ou plus exactement de dromadaires), très prisées dans les Emirats Arabes Unis (EAU).
« La plupart des jeunes victimes que nous avons rencontrées avaient été envoyées par leurs parents pour gagner de l’argent à l’étranger, explique Amir Irfan, coordinateur national de programme pour Caritas Pakistan (1). Il étaient affamés afin de garder un faible poids, torturés s’ils montaient mal le chameau et revenaient au Pakistan méconnaissables. »
Ce triste constat n’est pas nouveau. Voilà des années que Caritas Internationalis et ses différentes branches des pays d’Asie concernés luttent contre cette forme particulièrement dangereuse et traumatisante de traite des enfants. Ce qui en revanche est alarmant est la certitude à laquelle conduit le rapport de Pakistan Caritas (mené de 2009 à 2010): alors qu’il est interdit et désormais encadré par des conventions internationales, le trafic se poursuit et des milliers d’enfants pakistanais continuent d’être exploités aux Emirats Arabes Unis (EAU) comme jockeys dans les courses de chameaux.
L’étude de Caritas Pakistan s’est portée sur les régions rurales de la province du Sind, qui fournissent la plupart de ces futurs jockeys. L’ONG y développe un travail de sensibilisation de la population aux dangers du trafic d’êtres humains, et dénonce les conditions inhumaines réservées aux enfants, qu’ils soient envoyés par des parents naïvement désireux de leur faire gagner un peu d’argent, vendus ou kidnappés. Les bons jockeys étant les plus légers, les enfants, qui ont entre 3 et 10 ans, sont volontairement sous-alimentés, forcés d’avaler des pilules laxatives ou de subir des injections pour freiner la croissance et garder un poids inférieur à 20 kg. Certains meurent des suites de lésions irréversibles dues à la privation d’eau et de nourriture. Les anciens jockeys rescapés racontent l’enfer d’un travail dépassant les 15 heures par jour, et des sévices, en cas de défaite en compétition, allant des décharges électriques aux abus sexuels. Bon nombre d’entre eux se blessent gravement ou meurent lors des courses de chameaux elles-mêmes, connues pour leur dangerosité. Les plus jeunes racontent que leurs jambes, trop petites, étaient attachées au chameau par des bandes velcro.
En 2005 pourtant, sous la pression de nombreuses ONG et en particulier de l’UNICEF, les EAU ont adopté une loi fédérale interdisant la traite des enfants de moins de 18 ans pour les courses de chameaux. Une loi qui n’a fait en réalité qu’entériner l’application de la Convention internationale des droits de l’enfant dont les EAU sont signataires. Toujours en 2005, les EAU se sont engagé auprès de l’UNICEF à rapatrier et à dédommager les enfants jockeys. Quelque 3 000 enfants venus majoritairement du Pakistan, de l’Inde, du Soudan et du Bangladesh ont été ainsi ramenés dans leurs pays d’origine, suivis de quelques milliers d’autres, les années suivantes. Mais dès la fin de 2005, de nouveaux rapports d’ONG et des enquêteurs de l’OIT (2) indiquaient que le recours à des enfants jockeys pour les courses de chameaux se poursuivait, les propriétaires des « écuries » étant des familles puissantes ne faisant jamais l’objet de poursuites judiciaires et organisant des courses « privées » afin de contourner la loi (3).
Caritas Pakistan continue donc de recueillir d’anciens enfants jockeys pour aider à leur réinsertion. La plupart du temps, les enfants, partis très petits, ne se souviennent plus de leurs familles et il est difficile de les retrouver. Un travail de sensibilisation de l’entourage est ensuite nécessaire, notamment afin de faire comprendre les avantages à permettre aux enfants d’être éduqués. Pour ces anciennes victimes de la traite, Caritas Pakistan a mis en place des programmes d’éducation et de réinsertion professionnelle dans de nombreux villages de la province du Sind.
« L’esclavage est la pire forme de trafic d’êtres humains qui existe dans le pays », a déclaré la secrétaire exécutive de Caritas Pakistan, Anila Gill, à une centaine d’étudiants et professeurs du très réputé Forman Christian College de Lahore, suivant une session intitulée: « Trafic d’êtres humains et esclavage des temps modernes » le 30 juin dernier. Elle a ensuite engagé l’assistance à communiquer largement, dans leurs institutions d’éducation et leurs églises, sur ce problème et à propos de l’exploitation des enfants.
Le rapport 2010 du département d’Etat américain sur le trafic d’êtres humains, « Ttrafficking in persons report », publié le 14 juin dernier, a placé le Pakistan au stade 2 de son classement mondial. Ce stade correspond aux pays dont le gouvernement n’a pas pleinement respecté les termes de la Convention sur la protection des victimes de trafic d’êtres humains mais sont considérés comme ayant fait des efforts significatifs dans ce sens.
(1) Ucanews, 2 juillet 2010.
(2) L’Organisation internationale du Travail (OIT, ILO pour l’acronyme anglais) est l’agence tripartite de l’ONU « qui rassemble gouvernements, employeurs et travailleurs de ses Etats membres dans une action commune pour promouvoir le travail décent à travers le monde ». Une branche de l’OIT est consacrée à l’élimination du travail des enfants selon les principes de la Convention internationale des droits de l’enfant (CIDE), adoptée en 1989 (application de la déclaration des droits de l’enfant adoptée par l’ONU en 1959). Par ailleurs, la protection des droits des enfants est également rattachée au Haut Commissariat des Nations Unies aux droits de l’homme.
(3) En 2006, l’émir de Dubaï et son frère ont fait l’objet d’une plainte pour esclavage après la parution du rapport du département d’Etat américain de lutte contre le trafic d’êtres humains de 2005, lequel décrivait le fonctionnement des réseaux de kidnapping et les conditions de vie inhumaines des enfants des « écuries » de l’émir. Le 30 juillet 2007, la justice de Miami, qui avait été saisie de la plainte, a déclaré que l’émir de Dubaï ne pourrait pas être poursuivi, estimant que l’affaire n’était pas du ressort de la justice américaine. La plainte, collective, avait été déposée par un grand cabinet d’avocats américains, l’émir possédant des propriétés en Floride.
Caritas Pakistan rend un rapport accablant sur les enfants pakistanais utilisés comme jockeys pour les courses de chameaux
Eglises d’Asie, 2 juillet 2010 – Caritas Pakistan s’apprête à rendre public un rapport sur les enfants pakistanais pris dans des réseaux d’exploitation en tant que jockeys pour les courses de chameaux (ou plus exactement de dromadaires), très prisées dans les Emirats Arabes Unis (EAU).
« La plupart des jeunes victimes que nous avons rencontrées avaient été envoyées par leurs parents pour gagner de l’argent à l’étranger, explique Amir Irfan, coordinateur national de programme pour Caritas Pakistan (1). Il étaient affamés afin de garder un faible poids, torturés s’ils montaient mal le chameau et revenaient au Pakistan méconnaissables. »
Ce triste constat n’est pas nouveau. Voilà des années que Caritas Internationalis et ses différentes branches des pays d’Asie concernés luttent contre cette forme particulièrement dangereuse et traumatisante de traite des enfants. Ce qui en revanche est alarmant est la certitude à laquelle conduit le rapport de Pakistan Caritas (mené de 2009 à 2010): alors qu’il est interdit et désormais encadré par des conventions internationales, le trafic se poursuit et des milliers d’enfants pakistanais continuent d’être exploités aux Emirats Arabes Unis (EAU) comme jockeys dans les courses de chameaux.
L’étude de Caritas Pakistan s’est portée sur les régions rurales de la province du Sind, qui fournissent la plupart de ces futurs jockeys. L’ONG y développe un travail de sensibilisation de la population aux dangers du trafic d’êtres humains, et dénonce les conditions inhumaines réservées aux enfants, qu’ils soient envoyés par des parents naïvement désireux de leur faire gagner un peu d’argent, vendus ou kidnappés. Les bons jockeys étant les plus légers, les enfants, qui ont entre 3 et 10 ans, sont volontairement sous-alimentés, forcés d’avaler des pilules laxatives ou de subir des injections pour freiner la croissance et garder un poids inférieur à 20 kg. Certains meurent des suites de lésions irréversibles dues à la privation d’eau et de nourriture. Les anciens jockeys rescapés racontent l’enfer d’un travail dépassant les 15 heures par jour, et des sévices, en cas de défaite en compétition, allant des décharges électriques aux abus sexuels. Bon nombre d’entre eux se blessent gravement ou meurent lors des courses de chameaux elles-mêmes, connues pour leur dangerosité. Les plus jeunes racontent que leurs jambes, trop petites, étaient attachées au chameau par des bandes velcro.
En 2005 pourtant, sous la pression de nombreuses ONG et en particulier de l’UNICEF, les EAU ont adopté une loi fédérale interdisant la traite des enfants de moins de 18 ans pour les courses de chameaux. Une loi qui n’a fait en réalité qu’entériner l’application de la Convention internationale des droits de l’enfant dont les EAU sont signataires. Toujours en 2005, les EAU se sont engagé auprès de l’UNICEF à rapatrier et à dédommager les enfants jockeys. Quelque 3 000 enfants venus majoritairement du Pakistan, de l’Inde, du Soudan et du Bangladesh ont été ainsi ramenés dans leurs pays d’origine, suivis de quelques milliers d’autres, les années suivantes. Mais dès la fin de 2005, de nouveaux rapports d’ONG et des enquêteurs de l’OIT (2) indiquaient que le recours à des enfants jockeys pour les courses de chameaux se poursuivait, les propriétaires des « écuries » étant des familles puissantes ne faisant jamais l’objet de poursuites judiciaires et organisant des courses « privées » afin de contourner la loi (3).
Caritas Pakistan continue donc de recueillir d’anciens enfants jockeys pour aider à leur réinsertion. La plupart du temps, les enfants, partis très petits, ne se souviennent plus de leurs familles et il est difficile de les retrouver. Un travail de sensibilisation de l’entourage est ensuite nécessaire, notamment afin de faire comprendre les avantages à permettre aux enfants d’être éduqués. Pour ces anciennes victimes de la traite, Caritas Pakistan a mis en place des programmes d’éducation et de réinsertion professionnelle dans de nombreux villages de la province du Sind.
« L’esclavage est la pire forme de trafic d’êtres humains qui existe dans le pays », a déclaré la secrétaire exécutive de Caritas Pakistan, Anila Gill, à une centaine d’étudiants et professeurs du très réputé Forman Christian College de Lahore, suivant une session intitulée: « Trafic d’êtres humains et esclavage des temps modernes » le 30 juin dernier. Elle a ensuite engagé l’assistance à communiquer largement, dans leurs institutions d’éducation et leurs églises, sur ce problème et à propos de l’exploitation des enfants.
Le rapport 2010 du département d’Etat américain sur le trafic d’êtres humains, « Ttrafficking in persons report », publié le 14 juin dernier, a placé le Pakistan au stade 2 de son classement mondial. Ce stade correspond aux pays dont le gouvernement n’a pas pleinement respecté les termes de la Convention sur la protection des victimes de trafic d’êtres humains mais sont considérés comme ayant fait des efforts significatifs dans ce sens.
(1) Ucanews, 2 juillet 2010.
(2) L’Organisation internationale du Travail (OIT, ILO pour l’acronyme anglais) est l’agence tripartite de l’ONU « qui rassemble gouvernements, employeurs et travailleurs de ses Etats membres dans une action commune pour promouvoir le travail décent à travers le monde ». Une branche de l’OIT est consacrée à l’élimination du travail des enfants selon les principes de la Convention internationale des droits de l’enfant (CIDE), adoptée en 1989 (application de la déclaration des droits de l’enfant adoptée par l’ONU en 1959). Par ailleurs, la protection des droits des enfants est également rattachée au Haut Commissariat des Nations Unies aux droits de l’homme.
(3) En 2006, l’émir de Dubaï et son frère ont fait l’objet d’une plainte pour esclavage après la parution du rapport du département d’Etat américain de lutte contre le trafic d’êtres humains de 2005, lequel décrivait le fonctionnement des réseaux de kidnapping et les conditions de vie inhumaines des enfants des « écuries » de l’émir. Le 30 juillet 2007, la justice de Miami, qui avait été saisie de la plainte, a déclaré que l’émir de Dubaï ne pourrait pas être poursuivi, estimant que l’affaire n’était pas du ressort de la justice américaine. La plainte, collective, avait été déposée par un grand cabinet d’avocats américains, l’émir possédant des propriétés en Floride.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh hoạt trong tháng 06 của Cộng Đòan Anrê Dũng Lạc, Oregon
Bảo Tịnh
12:23 02/07/2010
Sinh hoạt trong tháng 06 của Cộng Đòan Anrê Dũng Lạc, Oregon
BEAVERTON, (OR): 06/06 Hôm nay cộng đoàn mừng trọng thể Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, cũng là lễ quan thày của Ban Thừa tác viên trao Mình Thánh Chúa và Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Đây là năm đầu tiên các em Thiếu nhi Thánh Thể mừng lễ quan thày, vì đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể mới thành lập đã gần một năm. Phần dẫn lễ, đọc sách và dâng của lễ do các em đảm trách. (hình ảnh Lễ quan Thày của TTVTT, TNTT )
Xem hình sinh hoạt
11/06 Đoàn Liên Minh Thánh Tâm mừng lễ quan Thày: Đoàn Liên Minh Thánh Tâm của Cộng Đoàn thành lập đã 05 năm và qui tụ được một số hội viên đáng kể. Hầu hết các hội viên đều là gia trưởng, vì thế họ dành ngày thứ bảy hàng tuần cùng các Bà Mẹ Công Giáo để đến từng gia đình trong cộng đoàn để đọc kinh và cổ võ lòng sùng kính trái tim Chúa và Mẹ Maria. Sau thánh lễ, có một buổi picnic, mục đích thắt chặt tình liên đới cho Cộng đoàn. ( hình ảnh lễ quan thày của Đoàn LMTT). Năm nay có hai hội viên nhập Đoàn, đồng thời Đòan Thiếu Nhi Thánh Thể thăng cấp trợ tá, và huynh trưởng.
12/06 Thiếu Nhi Thánh Thể sinh họat ngòai trời: Đễ các em có thời gian học tập, vui chơi nhất là học hỏi về vai trò của Đòan, các em dành một ngày sinh họat ngòai trời với Cha Tuyên Úy và Sơ trợ tá cùng các anh chị em huynh trưởng. ( xem hình )
13/06 Ngày mừng các tân khoa, tân cử trong cộng đòan: Để vinh danh các em đã tốt nghiệp trung học, đại học, năm nay cộng đoàn đón nhận 01 Bác sĩ, một Nha sĩ, 01 y tá và 08 em hòan tất chương trình học, ngòai ra các em mầm non cũng hoàn tất mẫu giáo để buớc vào lớp 1 ( xem hình )
20/06 Ngày hiền Phụ: Ngoài việc vinh danh các người Cha đã làm lụng vất vả để nuôi nấng gia đình, các em Thiếu Nhi Thánh Thễ tổ chức xổ số để gây quĩ. ( xem hình )
25,26,27 /06 Thiếu Nhi Thánh Thể cộng đòan cắm trại và sinh họat chung với Đòan Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc Giáo Xứ Lavang trong 03 ngày từ ngày tại Đồi Grafhorn. Cuộc trại năm nay gọi là ĐỒNG TÂM IV-, nhờ những cuộc cắm trại nầy các em được sống với môi trường thiên nhiên, sinh họat chung với nhau đồng thời giúp các em hiểu biết cách tổ chức của Đoàn. Song song với sinh họat của Đoàn, các em tập làm quen với sự chiêm nhiệm trước bí tích Thánh Thể trong cảnh tĩnh mịch giữa cảnh đồi thanh vắng, đây cũng là cũng một cách nhắc nhở các em rằng bí tích Thánh Thể là bí tích TÌNH YÊU mà các em phải biết trân quí. ( Xem hình )
27/06 Bế mạc tháng Trái Tim Chúa Giêsu và rước Kiệu: Hằng năm Cộng đòan rước kiệu chung quanh thánh đường để tôn vinh Thánh Tâm Chúa Giêsu. (Xem hình )
29/06 Lễ quan thày Cha quản nhiệm: Cùng với Giáo Hội hòan vũ cộng đòan mừng trọng thể hai thánh cả Phêrô và Phaolô và cũng là quan thày của Cha Quản Nhiệm Đòan hoàng khôi Anh thuộc tu đòan Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa ( Xem hình)
BEAVERTON, (OR): 06/06 Hôm nay cộng đoàn mừng trọng thể Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, cũng là lễ quan thày của Ban Thừa tác viên trao Mình Thánh Chúa và Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Đây là năm đầu tiên các em Thiếu nhi Thánh Thể mừng lễ quan thày, vì đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể mới thành lập đã gần một năm. Phần dẫn lễ, đọc sách và dâng của lễ do các em đảm trách. (hình ảnh Lễ quan Thày của TTVTT, TNTT )
Xem hình sinh hoạt
11/06 Đoàn Liên Minh Thánh Tâm mừng lễ quan Thày: Đoàn Liên Minh Thánh Tâm của Cộng Đoàn thành lập đã 05 năm và qui tụ được một số hội viên đáng kể. Hầu hết các hội viên đều là gia trưởng, vì thế họ dành ngày thứ bảy hàng tuần cùng các Bà Mẹ Công Giáo để đến từng gia đình trong cộng đoàn để đọc kinh và cổ võ lòng sùng kính trái tim Chúa và Mẹ Maria. Sau thánh lễ, có một buổi picnic, mục đích thắt chặt tình liên đới cho Cộng đoàn. ( hình ảnh lễ quan thày của Đoàn LMTT). Năm nay có hai hội viên nhập Đoàn, đồng thời Đòan Thiếu Nhi Thánh Thể thăng cấp trợ tá, và huynh trưởng.
12/06 Thiếu Nhi Thánh Thể sinh họat ngòai trời: Đễ các em có thời gian học tập, vui chơi nhất là học hỏi về vai trò của Đòan, các em dành một ngày sinh họat ngòai trời với Cha Tuyên Úy và Sơ trợ tá cùng các anh chị em huynh trưởng. ( xem hình )
13/06 Ngày mừng các tân khoa, tân cử trong cộng đòan: Để vinh danh các em đã tốt nghiệp trung học, đại học, năm nay cộng đoàn đón nhận 01 Bác sĩ, một Nha sĩ, 01 y tá và 08 em hòan tất chương trình học, ngòai ra các em mầm non cũng hoàn tất mẫu giáo để buớc vào lớp 1 ( xem hình )
20/06 Ngày hiền Phụ: Ngoài việc vinh danh các người Cha đã làm lụng vất vả để nuôi nấng gia đình, các em Thiếu Nhi Thánh Thễ tổ chức xổ số để gây quĩ. ( xem hình )
25,26,27 /06 Thiếu Nhi Thánh Thể cộng đòan cắm trại và sinh họat chung với Đòan Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc Giáo Xứ Lavang trong 03 ngày từ ngày tại Đồi Grafhorn. Cuộc trại năm nay gọi là ĐỒNG TÂM IV-, nhờ những cuộc cắm trại nầy các em được sống với môi trường thiên nhiên, sinh họat chung với nhau đồng thời giúp các em hiểu biết cách tổ chức của Đoàn. Song song với sinh họat của Đoàn, các em tập làm quen với sự chiêm nhiệm trước bí tích Thánh Thể trong cảnh tĩnh mịch giữa cảnh đồi thanh vắng, đây cũng là cũng một cách nhắc nhở các em rằng bí tích Thánh Thể là bí tích TÌNH YÊU mà các em phải biết trân quí. ( Xem hình )
27/06 Bế mạc tháng Trái Tim Chúa Giêsu và rước Kiệu: Hằng năm Cộng đòan rước kiệu chung quanh thánh đường để tôn vinh Thánh Tâm Chúa Giêsu. (Xem hình )
29/06 Lễ quan thày Cha quản nhiệm: Cùng với Giáo Hội hòan vũ cộng đòan mừng trọng thể hai thánh cả Phêrô và Phaolô và cũng là quan thày của Cha Quản Nhiệm Đòan hoàng khôi Anh thuộc tu đòan Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa ( Xem hình)
Gia đình có 3 Linh mục dâng lễ tạ ơn tại quê hương
Antôn Trần Đức Hà
13:32 02/07/2010
Ba anh em linh mục Giuse Lê Minh Thông dâng lễ tạ ơn tại quê hương
Ngày 30.6.2010, tại nhà thờ giáo họ Tân Yên, giáo xứ Chính toà Giáo phận Vinh, tân linh mục Gioan Thiên Chúa Lê Xuân Quí (OC)cùng với hai người anh ruột là linh mục Banabê Lê Xuân Ánh (OC) và Giuse Lê Minh Thông (OP) đã dâng thánh lễ tạ ơn.
Xem hình
Tân Yên - giáo họ quê hương các ngài- nằm ở cửa ngõ đông nam nhà thờ Chính toà Xã Đoài với khoảng 1800 nhân danh. Sự kiện này trùng với dịp lễ kỷ niệm thánh Phêrô tông đồ, quan thầy giáo họ.
Cùng với xơ Lê Thị Thái Bình, ba linh mục là anh chị em ruột trong một gia đình thuộc giáo họ Tân Yên, giáo xứ Chính Toà Xã Đoài. Thân sinh là ông bà cụ Lê Xuân Khâm - Trần Thị Bá. Hai ông bà đã mang theo mấy mấy anh chị em di cư vào Nam thời kỳ 1954-1955 và định cư tại giáo xứ Bác Ái, hạt Quảng Đức, giáo phận Buôn Ma Thuột (Đăkmin, Đăknông).
Tại thánh lễ, linh mục Banabê Lê Xuân Ánh đã nói lên niềm vui dạt dào khi được trở về thăm lại mảnh đất cố hương xưa. “Hôm nay chúng con trở về cội nguồn, chúng con được gia tộc cũng như giáo họ chào đón nồng nhiệt và đông đảo trong thánh lễ hôm nay. Chim có tổ người có tông, mỗi người ai cũng có một mảnh đất chôn nhau cắt rốn, với tâm tình tìm về quê hương, tìm về tổ tiên; mấy anh em chúng con xin dâng lên niềm tri ân, cảm tạ”. Cha Ánh nói.
Đại diện gia tộc, giáo họ; ông Antôn Trần Đức Khánh đã cảm ơn tình cảm của quý cha và các thành viên trong gia đình đối với quê hương. Ông cũng nói lên niềm tự hào khi giáo họ đóng góp thêm nhiều ơn gọi mục tử cho giáo hội. Với hồng ân thụ phong linh mục của cha Gioan Thiên Chúa Lê Xuân Quí, số linh mục hiện tại gốc giáo họ Tân Yên là 6 vị hiện đang phục vụ tại hai giáo phận Vinh và Buôn Ma Thuột.
Được biết, tân linh mục Lê Xuân Quí vừa chịu chức tháng 5/2010 tại đan viện Xitô Châu Thuỷ OC thuộc giáo phận Phan Thiết (Hàm Tân, Bình Thuận), nơi người anh thứ hai là linh mục Lê Xuân Ánh đang phục vụ. Cha Ánh chịu chức từ năm 1994.
Còn linh mục Giuse Lê Minh Thông là người khá nổi tiếng về Thánh kinh, là thành viên Uỷ ban Kinh thánh, trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam. Ngài là linh mục dòng Đaminh (OP), đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ thần học Kinh thánh tại Đại học Công giáo Lyon – Pháp (Université Catholique de Lyon) và là tác giả của hàng loạt cuốn sách như “Người môn đệ Đức Giêsu yêu mến trong Tin Mừng thứ tư là ai?”,“Tình yêu và tình bạn trong Ga 15,9-17”.v.v.
Cha Lê Minh Thông vừa được bầu lên chức vụ Giám đốc học vụ tỉnh dòng Đaminh Việt Nam, vị trí trước đây do Đức Tân Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đảm nhận.
Trước đó, vào lúc 6h30’ sáng 29.6.2010, Đức Tân Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã tổ chức mừng lễ quan thầy của mình ngay tại ngôi thánh đường giáo họ nhà. Đây cũng là một hồng ân hiếm có dành cho bổn đạo trong giáo họ.
Đồng tế với Đức Giám mục trong thánh lễ có các linh mục: Antôn Phạm Đình Phùng, chánh văn phòng TGM kiêm quản hạt Xã Đoài; Gioan Nguyễn Hồng Pháp và Phaolô Bùi Đình Cao (ĐCV Vinh Thanh); Phêrô Đậu Đình Triều (quê hương), Gioan Nguyễn Phương Hướng (Bùi Ngoã) và linh mục Phêrô Ngô Đức Viết (TGM).
Ngày 30.6.2010, tại nhà thờ giáo họ Tân Yên, giáo xứ Chính toà Giáo phận Vinh, tân linh mục Gioan Thiên Chúa Lê Xuân Quí (OC)cùng với hai người anh ruột là linh mục Banabê Lê Xuân Ánh (OC) và Giuse Lê Minh Thông (OP) đã dâng thánh lễ tạ ơn.
Xem hình
Tân Yên - giáo họ quê hương các ngài- nằm ở cửa ngõ đông nam nhà thờ Chính toà Xã Đoài với khoảng 1800 nhân danh. Sự kiện này trùng với dịp lễ kỷ niệm thánh Phêrô tông đồ, quan thầy giáo họ.
Cùng với xơ Lê Thị Thái Bình, ba linh mục là anh chị em ruột trong một gia đình thuộc giáo họ Tân Yên, giáo xứ Chính Toà Xã Đoài. Thân sinh là ông bà cụ Lê Xuân Khâm - Trần Thị Bá. Hai ông bà đã mang theo mấy mấy anh chị em di cư vào Nam thời kỳ 1954-1955 và định cư tại giáo xứ Bác Ái, hạt Quảng Đức, giáo phận Buôn Ma Thuột (Đăkmin, Đăknông).
Tại thánh lễ, linh mục Banabê Lê Xuân Ánh đã nói lên niềm vui dạt dào khi được trở về thăm lại mảnh đất cố hương xưa. “Hôm nay chúng con trở về cội nguồn, chúng con được gia tộc cũng như giáo họ chào đón nồng nhiệt và đông đảo trong thánh lễ hôm nay. Chim có tổ người có tông, mỗi người ai cũng có một mảnh đất chôn nhau cắt rốn, với tâm tình tìm về quê hương, tìm về tổ tiên; mấy anh em chúng con xin dâng lên niềm tri ân, cảm tạ”. Cha Ánh nói.
Đại diện gia tộc, giáo họ; ông Antôn Trần Đức Khánh đã cảm ơn tình cảm của quý cha và các thành viên trong gia đình đối với quê hương. Ông cũng nói lên niềm tự hào khi giáo họ đóng góp thêm nhiều ơn gọi mục tử cho giáo hội. Với hồng ân thụ phong linh mục của cha Gioan Thiên Chúa Lê Xuân Quí, số linh mục hiện tại gốc giáo họ Tân Yên là 6 vị hiện đang phục vụ tại hai giáo phận Vinh và Buôn Ma Thuột.
Được biết, tân linh mục Lê Xuân Quí vừa chịu chức tháng 5/2010 tại đan viện Xitô Châu Thuỷ OC thuộc giáo phận Phan Thiết (Hàm Tân, Bình Thuận), nơi người anh thứ hai là linh mục Lê Xuân Ánh đang phục vụ. Cha Ánh chịu chức từ năm 1994.
Còn linh mục Giuse Lê Minh Thông là người khá nổi tiếng về Thánh kinh, là thành viên Uỷ ban Kinh thánh, trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam. Ngài là linh mục dòng Đaminh (OP), đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ thần học Kinh thánh tại Đại học Công giáo Lyon – Pháp (Université Catholique de Lyon) và là tác giả của hàng loạt cuốn sách như “Người môn đệ Đức Giêsu yêu mến trong Tin Mừng thứ tư là ai?”,“Tình yêu và tình bạn trong Ga 15,9-17”.v.v.
Cha Lê Minh Thông vừa được bầu lên chức vụ Giám đốc học vụ tỉnh dòng Đaminh Việt Nam, vị trí trước đây do Đức Tân Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đảm nhận.
Trước đó, vào lúc 6h30’ sáng 29.6.2010, Đức Tân Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã tổ chức mừng lễ quan thầy của mình ngay tại ngôi thánh đường giáo họ nhà. Đây cũng là một hồng ân hiếm có dành cho bổn đạo trong giáo họ.
Đồng tế với Đức Giám mục trong thánh lễ có các linh mục: Antôn Phạm Đình Phùng, chánh văn phòng TGM kiêm quản hạt Xã Đoài; Gioan Nguyễn Hồng Pháp và Phaolô Bùi Đình Cao (ĐCV Vinh Thanh); Phêrô Đậu Đình Triều (quê hương), Gioan Nguyễn Phương Hướng (Bùi Ngoã) và linh mục Phêrô Ngô Đức Viết (TGM).
Lời chủ chăn: Việc cần làm: canh tân ngôi nhà giáo phận
+ĐHY Phạm Minh Mẫn & GM. Phêrô Nguyễn Khảm
07:20 02/07/2010
TOÀ TỔNG GIÁM MỤC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỜI CHỦ CHĂN
Kính gởi: linh mục, tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận
Việc cần làm: canh tân "ngôi nhà giáo hội"
Anh chị em rất thân mến,
1. Nhân Năm Thánh 2010, theo lời khuyên của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI, chúng ta nhìn lại quá khứ và hiện tại, để tạ ơn Chúa đã thương ban kho tàng hồng ân cứu độ, và bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên, các tiền nhân và chứng nhân đức tin, đã dày công gìn giữ và lưu truyền kho tàng đức tin. Thứ đến là để tạ lỗi với Chúa và với mọi người vì những sai lỗi và thiếu sót trong đời sống làm con Chúa và làm anh em của mọi người. Đồng thời cũng hướng về tương lai, nhằm nhận ra những gì cần làm để bảo tồn gia sản đức tin cùng toả sáng lòng đạo của người con Chúa, của người anh em của mọi người, và để đáp trả tình thương của Cha trên trời, đền đáp công lao cùng mồ hôi, nước mắt, máu đào của các tiền nhân.
2. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã dày công nghiên cứu giáo huấn của Giáo Hội cùng tình hình Giáo Hội tại Việt Nam, và đã phác thảo bản thiết kế "Giáo Hội mầu nhiệm-hiệp thông-sứ vụ", nhằm giúp dân Chúa làm mới ngôi nhà giáo hội hôm nay và ngày mai trên đất nước chúng ta. Bản thiết kế cũng nhằm giúp xây những gian nhà giáo hội, "giáo hội tại gia" là gia đình tín hữu, "giáo hội tại cộng đoàn" là dòng tu, tu hội, giáo xứ, các giới và đoàn thể, "giáo hội tại địa phương" là giáo phận cùng cộng đồng dân Chúa... Do đó, trong thời gian Năm Thánh 2010, chúng tôi ước mong và khuyến khích mọi thành phần dân Chúa quan tâm tìm hiểu và học hỏi, trao đổi và góp ý nhằm hoàn chỉnh bản thiết kế công trình xây ngôi nhà giáo hội cho thế hệ hôm nay và mai sau.
3. Những biến động trong đời sống giáo hội những ngày tháng vừa qua, một mặt như cơn lốc làm hư hại mái vách cột kèo nhà cửa, như lũ lụt cuốn đi vật liệu xây dựng và làm suy yếu nền móng, mặt khác như cơ hội giúp chúng ta khám phá những chỗ hư hỏng do thời gian làm mục nát, do mối mọt đục khoét, do chấn động làm suy yếu...Khảo sát toàn diện, chúng ta sẽ thấy những nơi chỗ cần được sửa chữa, gia cố, phục chế, làm mới...Tất cả những việc đó đều cần đến bản thiết kế nêu trên, nhằm làm mới ngôi nhà giáo hội cho gia đình giáo phận, theo như ý Chúa muốn và như Hội Thánh dạy.
4. Trong thời gian Năm Thánh 2010, chúng tôi cũng mong rằng các giáo xứ, các cộng đoàn tu, các giới và đoàn thể tông đồ giáo dân, dành thời gian nghiên cứu tình hình những gian nhà của mình, và chuẩn bị bắt tay xây dựng công trình nói trên. Đây là công trình xây dựng lâu dài, và công nghệ, kỹ thuật, vật liệu xây dựng, cần được chuyển giao dần cho thế hệ kế tiếp. Mặt khác, để hoàn thành công trình xây dựng, gia cố, phục chế, làm mới những ngôi nhà giáo hội và xã hội trên đất nước hôm nay, chúng tôi nghĩ rằng chỉ có sức người mà thôi thì không thể. Chúng tôi xác tín rằng cần có hai điều kiện tất yếu này: một là ơn trợ giúp của Ba Ngôi Thiên Chúa, hai là sự liên kết và tinh thần đồng trách nhiệm của mọi người và mọi gia đình, mọi cộng đoàn và mọi thành phần trong gia đình giáo phận.
5. Để có được hai điều kiện đó như sự tăng cường cho sức người hữu hạn, chúng ta cần khẩn thiết xin Ba Ngôi chí thánh thương ban ơn soi sáng và ơn bình an, ơn hiệp nhất và ơn sức mạnh cho mọi người chung lòng chung sức hoàn thành công trình. Vì thế, xin anh chị em hãy chuyên cần chung lời nguyện xin Chúa, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ La Vang cùng các thánh chứng nhân đức tin, hộ phù chúng ta luôn thi hành thánh ý Cha trên trời trong công trình xây ngôi nhà giáo hội.
LỜI CẦU XIN
"XÂY NHÀ TRÊN NỀN ĐÁ"
Lạy Thiên Chúa là Cha trên trời,
Giàu lòng yêu thương tác thành và tái tạo,
Cha đã thương sai Thánh Tử Giêsu đến làm người
Ở giữa gia đình nhân loại và dạy cho mọi người
Xây nhà trên nền đá vững chắc là Lời Chúa,
Nối tiếp công trình của Người
Là kiến tạo trời mới đất mới cho thế giới hôm nay.
Cha đã thương sai Thánh Thần đến
Như nguồn ánh sáng và sức mạnh
Soi dẫn và trợ lực cho người người,
Chung sức kiến tạo nền văn minh tình thương,
Nhằm hình thành một cộng đồng nhân loại mới.
Xin Ba Ngôi chí thánh mở rộng lòng trí chúng con
Đón nhận hồng ân cứu độ tăng sức cho chúng con
Chung lòng canh tân "những ngôi nhà giáo hội".
Canh tân "ngôi nhà giáo hội mầu nhiệm",
Thành một cộng đoàn thờ phượng Chúa,
Luôn lắng nghe và thực thi Lời Chúa dạy,
Trung thành với kế hoạch và đường lối cứu độ của Chúa,
Là phục vụ cho sự sống và sự phát triển con người toàn diện.
Canh tân "ngôi nhà giáo hội hiệp thông",
Thành một cộng đoàn luôn liên kết
Và chia sẻ cho nhau mọi hồng ân Chúa ban,
Đồng cảm và đồng hành với nhau,
Trong vui buồn, lo âu và hy vọng.
Canh tân "ngôi nhà giáo hội sứ vụ",
Thành một cộng đoàn sống trách nhiệm
Đối với đồng bào và đồng loại,
Luôn bao dung đồng cảm cùng quảng đại chia sẻ
Hồng ân cứu độ cho mọi người anh em,
Khiêm tốn phục vụ cho sự sống toàn diện
Cùng hạnh phúc thật của người người.
Nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ La Vang
Và các Thánh Tử Đạo Việt Nam,
Xin cho chúng con biết thực thi Lời Chúa dạy,
Chung sức gia cố nền nhà và làm mới bốn trụ cột,
Là chân lý và tình thương, hoà bình và công lý,
Cho mọi ngôi nhà thân yêu
Trên quê hương đất nước chúng con hôm nay.
Amen.
Ngày lễ kính Thánh Tôma Tông Đồ, 3.7, Năm Thánh 2010
Gioan B. Phạm Minh Mẫn - Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Giám mục của anh chị em
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỜI CHỦ CHĂN
Kính gởi: linh mục, tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận
Việc cần làm: canh tân "ngôi nhà giáo hội"
Anh chị em rất thân mến,
1. Nhân Năm Thánh 2010, theo lời khuyên của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI, chúng ta nhìn lại quá khứ và hiện tại, để tạ ơn Chúa đã thương ban kho tàng hồng ân cứu độ, và bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên, các tiền nhân và chứng nhân đức tin, đã dày công gìn giữ và lưu truyền kho tàng đức tin. Thứ đến là để tạ lỗi với Chúa và với mọi người vì những sai lỗi và thiếu sót trong đời sống làm con Chúa và làm anh em của mọi người. Đồng thời cũng hướng về tương lai, nhằm nhận ra những gì cần làm để bảo tồn gia sản đức tin cùng toả sáng lòng đạo của người con Chúa, của người anh em của mọi người, và để đáp trả tình thương của Cha trên trời, đền đáp công lao cùng mồ hôi, nước mắt, máu đào của các tiền nhân.
2. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã dày công nghiên cứu giáo huấn của Giáo Hội cùng tình hình Giáo Hội tại Việt Nam, và đã phác thảo bản thiết kế "Giáo Hội mầu nhiệm-hiệp thông-sứ vụ", nhằm giúp dân Chúa làm mới ngôi nhà giáo hội hôm nay và ngày mai trên đất nước chúng ta. Bản thiết kế cũng nhằm giúp xây những gian nhà giáo hội, "giáo hội tại gia" là gia đình tín hữu, "giáo hội tại cộng đoàn" là dòng tu, tu hội, giáo xứ, các giới và đoàn thể, "giáo hội tại địa phương" là giáo phận cùng cộng đồng dân Chúa... Do đó, trong thời gian Năm Thánh 2010, chúng tôi ước mong và khuyến khích mọi thành phần dân Chúa quan tâm tìm hiểu và học hỏi, trao đổi và góp ý nhằm hoàn chỉnh bản thiết kế công trình xây ngôi nhà giáo hội cho thế hệ hôm nay và mai sau.
3. Những biến động trong đời sống giáo hội những ngày tháng vừa qua, một mặt như cơn lốc làm hư hại mái vách cột kèo nhà cửa, như lũ lụt cuốn đi vật liệu xây dựng và làm suy yếu nền móng, mặt khác như cơ hội giúp chúng ta khám phá những chỗ hư hỏng do thời gian làm mục nát, do mối mọt đục khoét, do chấn động làm suy yếu...Khảo sát toàn diện, chúng ta sẽ thấy những nơi chỗ cần được sửa chữa, gia cố, phục chế, làm mới...Tất cả những việc đó đều cần đến bản thiết kế nêu trên, nhằm làm mới ngôi nhà giáo hội cho gia đình giáo phận, theo như ý Chúa muốn và như Hội Thánh dạy.
4. Trong thời gian Năm Thánh 2010, chúng tôi cũng mong rằng các giáo xứ, các cộng đoàn tu, các giới và đoàn thể tông đồ giáo dân, dành thời gian nghiên cứu tình hình những gian nhà của mình, và chuẩn bị bắt tay xây dựng công trình nói trên. Đây là công trình xây dựng lâu dài, và công nghệ, kỹ thuật, vật liệu xây dựng, cần được chuyển giao dần cho thế hệ kế tiếp. Mặt khác, để hoàn thành công trình xây dựng, gia cố, phục chế, làm mới những ngôi nhà giáo hội và xã hội trên đất nước hôm nay, chúng tôi nghĩ rằng chỉ có sức người mà thôi thì không thể. Chúng tôi xác tín rằng cần có hai điều kiện tất yếu này: một là ơn trợ giúp của Ba Ngôi Thiên Chúa, hai là sự liên kết và tinh thần đồng trách nhiệm của mọi người và mọi gia đình, mọi cộng đoàn và mọi thành phần trong gia đình giáo phận.
5. Để có được hai điều kiện đó như sự tăng cường cho sức người hữu hạn, chúng ta cần khẩn thiết xin Ba Ngôi chí thánh thương ban ơn soi sáng và ơn bình an, ơn hiệp nhất và ơn sức mạnh cho mọi người chung lòng chung sức hoàn thành công trình. Vì thế, xin anh chị em hãy chuyên cần chung lời nguyện xin Chúa, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ La Vang cùng các thánh chứng nhân đức tin, hộ phù chúng ta luôn thi hành thánh ý Cha trên trời trong công trình xây ngôi nhà giáo hội.
LỜI CẦU XIN
"XÂY NHÀ TRÊN NỀN ĐÁ"
Lạy Thiên Chúa là Cha trên trời,
Giàu lòng yêu thương tác thành và tái tạo,
Cha đã thương sai Thánh Tử Giêsu đến làm người
Ở giữa gia đình nhân loại và dạy cho mọi người
Xây nhà trên nền đá vững chắc là Lời Chúa,
Nối tiếp công trình của Người
Là kiến tạo trời mới đất mới cho thế giới hôm nay.
Cha đã thương sai Thánh Thần đến
Như nguồn ánh sáng và sức mạnh
Soi dẫn và trợ lực cho người người,
Chung sức kiến tạo nền văn minh tình thương,
Nhằm hình thành một cộng đồng nhân loại mới.
Xin Ba Ngôi chí thánh mở rộng lòng trí chúng con
Đón nhận hồng ân cứu độ tăng sức cho chúng con
Chung lòng canh tân "những ngôi nhà giáo hội".
Canh tân "ngôi nhà giáo hội mầu nhiệm",
Thành một cộng đoàn thờ phượng Chúa,
Luôn lắng nghe và thực thi Lời Chúa dạy,
Trung thành với kế hoạch và đường lối cứu độ của Chúa,
Là phục vụ cho sự sống và sự phát triển con người toàn diện.
Canh tân "ngôi nhà giáo hội hiệp thông",
Thành một cộng đoàn luôn liên kết
Và chia sẻ cho nhau mọi hồng ân Chúa ban,
Đồng cảm và đồng hành với nhau,
Trong vui buồn, lo âu và hy vọng.
Canh tân "ngôi nhà giáo hội sứ vụ",
Thành một cộng đoàn sống trách nhiệm
Đối với đồng bào và đồng loại,
Luôn bao dung đồng cảm cùng quảng đại chia sẻ
Hồng ân cứu độ cho mọi người anh em,
Khiêm tốn phục vụ cho sự sống toàn diện
Cùng hạnh phúc thật của người người.
Nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ La Vang
Và các Thánh Tử Đạo Việt Nam,
Xin cho chúng con biết thực thi Lời Chúa dạy,
Chung sức gia cố nền nhà và làm mới bốn trụ cột,
Là chân lý và tình thương, hoà bình và công lý,
Cho mọi ngôi nhà thân yêu
Trên quê hương đất nước chúng con hôm nay.
Amen.
Ngày lễ kính Thánh Tôma Tông Đồ, 3.7, Năm Thánh 2010
Gioan B. Phạm Minh Mẫn - Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Giám mục của anh chị em
Giáo phận Hải Phòng mở khóa tập huấn đầu tiên cho các thành viên Caritas
Nguyễn Hoàng Thương
09:10 02/07/2010
Giáo phận Hải Phòng mở khóa tập huấn đầu tiên cho các thành viên Caritas
Hải Phòng (AsiaNews) - Bác ái là một trong những nền tảng quan trọng trong hoạt động của Giáo Hội, nó tỏ lộ tình yêu mà chúng ta phải dành cho nhau, nếu chúng ta muốn xây dựng một xã hội công bằng. Đây chính là nét nổi bật từ khóa tập huấn luyện đầu tiên về "Công tác Xã hội và Phát triển Cộng đồng" do Giáo phận Hải Phòng tổ chức cho 80 thành viên Caritas giáo xứ hôm 23/6/2010.
Các tham dự viên khác biệt về tuổi tác, kiến thức, môi trường làm việc nhưng cùng sẻ chia "tình yêu thương và tinh thần phục vụ các tín hữu và các giáo xứ".
Đức Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên, của Giáo phận Hải Phòng nhấn mạnh rằng: "Có rất nhiều người quan niệm sai lầm khi cho rằng việc thực thi Bác Ái chỉ là một việc phụ thêm của Giáo Hội nhưng thực tế Bác Aí lại làm thành bản chất của Giáo Hội ngay từ khi mới hình thành cho tới ngày hôm nay. Sự tồn tại của Giáo Hội luôn luôn có ba yếu tố song hành với nhau trong hoạt động của Giáo Hội đó là: Trách nhiệm rao giảng lời Chúa, Cử hành các bí tích, Thực hành Bác Ái yêu thương".
Một số tham sự viên trần tình: "Trước đây, chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có tiền chúng ta làm cử chỉ bác ái và các hoạt động xã hội. Giờ thì chúng tôi nhận ra rằng chúng ta phải yêu thương nhau và hiệp thông với các giáo xứ, các linh mục và giáo hội địa phương".
Cha Giuse Nguyễn Xuân Đài, người đã phải chịu 16 năm trong ngục tù của chế độ và giờ là phó ban Caritas Giáo phận chia sẻ rằng: "nếu chúng ta muốn có một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì chúng ta phải chia sẻ tình yêu thương của Chúa Kitô cho nhau. Ngài đã yêu thương và dạy chúng ta hãy yêu thương nhau".
Một số tham dự viên chia sẻ về cách họ đã thực hiện công việc bác ái "khi chúng tôi còn là trẻ con trong các hội đoàn giáo xứ Công Giáo. Giờ chúng tôi hiểu và có thể thực thi các hoạt động bác ái và xã hội cho các giáo xứ và cộng đoàn nhỏ, bằng tình yêu thương, liên đới và đạt được kết quả tốt hơn".
Các tham dự viên khác biệt về tuổi tác, kiến thức, môi trường làm việc nhưng cùng sẻ chia "tình yêu thương và tinh thần phục vụ các tín hữu và các giáo xứ".
Đức Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên, của Giáo phận Hải Phòng nhấn mạnh rằng: "Có rất nhiều người quan niệm sai lầm khi cho rằng việc thực thi Bác Ái chỉ là một việc phụ thêm của Giáo Hội nhưng thực tế Bác Aí lại làm thành bản chất của Giáo Hội ngay từ khi mới hình thành cho tới ngày hôm nay. Sự tồn tại của Giáo Hội luôn luôn có ba yếu tố song hành với nhau trong hoạt động của Giáo Hội đó là: Trách nhiệm rao giảng lời Chúa, Cử hành các bí tích, Thực hành Bác Ái yêu thương".
Cha Giuse Nguyễn Xuân Đài, người đã phải chịu 16 năm trong ngục tù của chế độ và giờ là phó ban Caritas Giáo phận chia sẻ rằng: "nếu chúng ta muốn có một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì chúng ta phải chia sẻ tình yêu thương của Chúa Kitô cho nhau. Ngài đã yêu thương và dạy chúng ta hãy yêu thương nhau".
Một số tham dự viên chia sẻ về cách họ đã thực hiện công việc bác ái "khi chúng tôi còn là trẻ con trong các hội đoàn giáo xứ Công Giáo. Giờ chúng tôi hiểu và có thể thực thi các hoạt động bác ái và xã hội cho các giáo xứ và cộng đoàn nhỏ, bằng tình yêu thương, liên đới và đạt được kết quả tốt hơn".
Giáo xứ Bảo Long GP Hà Nội - hành hương về Vĩnh Trị
Giuse Trần Văn Bắc
11:00 02/07/2010
Giáo xứ Bảo Long GP Hà Nội - hành hương về Vĩnh Trị
Trong tinh thần của Năm Thánh, Cha phó xứ Giuse Phạm Minh Triệu đã mời gọi cộng đoàn trong giáo xứ Bảo Long hành hương về Vĩnh Trị. Nơi đây chính các vị thừa sai, cha ông chúng ta là các bậc tiền nhân đã hy sinh minh chứng cho niềm tin vào Chúa Kitô. Hưởng ứng lời mời gọi đó, hôm nay 01/07/2010, tất cả các hội đoàn của giáo xứ Bảo Long, có khoảng gần 2 ngàn bà con giáo dân đã đi hành hương về Vĩnh Trị. Đây là một trong bốn điểm hành hương của giáo phận Hà Nội trong năm thánh 2010.
Xem hình hành hương
Để chuyến hành hương được tốt đẹp, trước khi xe khởi hành, Cha phó Giuse đã cùng với mọi người trong giáo xứ đã tập trung trong nhà thờ để cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho chuyến hành hương được bình an.
Đoàn xe khởi hành đúng giờ đã định 6h30. Khoảng 8h00, đoàn xe có mặt tại Cố Đô Vĩnh Trị, nhìn trên khuôn mặt mọi người thật phấn khởi vui mừng. Đoàn vào chào thăm Cha chính xứ Phanxico Kiều Ngọc Viên và Cha phó Phêrô Phú Hùng.
Không ai có thể hiểu hết nỗi niềm sung sướng của bà con khi họ tới được đất thánh. Gần 2000 giáo dân của giáo xứ Bảo Long trước sự ngỡ ngàng của bà con giáo dân xứ Vĩnh, cũng như chính các Cha cũng phải thốt lên: “Đoàn hành hương này là đoàn đông nhất từ trước tới nay”. Quả đúng như vậy. đoàn hành hương có các hội kèn đồng, các hội trống sấm, các em thiếu nhi và đặc biệt hơn có nhiều cụ tuổi đã ngoài bát tuần. Ai cũng phấn khởi, như người con xa nhà hàng mấy chục năm nay có dịp về thăm cha mẹ, ông bà tổ tiên của mình vậy.
Đoàn đi thăm nhà truyền thống gồm các chứng tích thời các thừa sai, chứng tích thời Tử đạo. Cha Phó xứ Giuse Phạm Minh Triệu xá hương rồi cùng bà con kính cẩn dâng lời cầu nguyện trước 3 bộ thánh tích, là xương thánh Trùm Đích, thánh Lý Mỹ và thánh Lê Bảo Tịnh.
Tiếp tục, đoàn được dẫn đến chiêm ngưỡng và cầu nguyện nơi Từ Đường của hai Thánh Trùm Đích và Thánh Lý Mỹ.
Còn gì cảm động và vui mừng hơn khi mọi người được mắt thấy, tai nghe về đời sống của các Thánh Tử đạo cha ông mình thật sống động, gợi lòng người hướng về quá khứ. Một quá khứ hào hùng thật đáng trân trọng và tôn vinh, một bài học về lịch sử, bài học về lòng can đảm, sự hy sinh cao cả của các bậc tiền bối.
Các tín hữu đi hành hương không những để lại trong tâm hồn mình những ý tưởng tốt đẹp mà còn luôn tâm niệm rằng, chúng ta là hậu thế cần trân trọng gìn giữ, tái tạo và phát huy những di sản quí báu mà các thế hệ trước đã để lại. Nhờ các di tich, thánh tích này mà đời sống đức tin thêm phong phú. Việc truyền giáo nhờ đó hy vọng cũng có hiệu quả hơn.
Đúng 9h30 Thánh lễ tại Vĩnh Trị do các hội đoàn trong giáo xứ Bảo Long đảm nhiệm thật trang nghiêm và sốt sáng.
Chuyến hành hương Vĩnh trị được kết thúc sau khi đoàn viếng nhà thờ và tham dự Thánh lễ cùng với lời cầu chúc và phép lành của cha phó xứ Vĩnh trị.
Đúng 11h00 đoàn hành hương rời giáo xứ Vĩnh Trị để trở về. Mọi người đều mừng rỡ hân hoan sau một ngày hành hương đầy ý nghĩa như lòng mong muốn. Nhất là sau chuyến hành hương trong năm Thánh này ai cũng nghĩ liệu là con cháu của các Thánh tử đạo có được như các ngài vững bước trên con đường bảo vệ niềm tin của mình hay không?. Thiết nghĩ đã là con cháu không ít thì nhiều nhờ ơn Chúa và lời cầu của các bậc tiền nhân, chắc chắn là hậu duệ dù cuộc sống hiện nay đầy thử thách gian lao thì cũng sẽ quyết một lòng bảo vệ niềm tin và phó thác trọn vẹn nơi Con Chí Thánh là Chúa của mình.
Xin Chúa tiếp tục chúc lành cho cộng đoàn giáo xứ Bảo Long chúng con trong hành trình trở về của năm Thánh 2010 này.
Trong tinh thần của Năm Thánh, Cha phó xứ Giuse Phạm Minh Triệu đã mời gọi cộng đoàn trong giáo xứ Bảo Long hành hương về Vĩnh Trị. Nơi đây chính các vị thừa sai, cha ông chúng ta là các bậc tiền nhân đã hy sinh minh chứng cho niềm tin vào Chúa Kitô. Hưởng ứng lời mời gọi đó, hôm nay 01/07/2010, tất cả các hội đoàn của giáo xứ Bảo Long, có khoảng gần 2 ngàn bà con giáo dân đã đi hành hương về Vĩnh Trị. Đây là một trong bốn điểm hành hương của giáo phận Hà Nội trong năm thánh 2010.
Xem hình hành hương
Để chuyến hành hương được tốt đẹp, trước khi xe khởi hành, Cha phó Giuse đã cùng với mọi người trong giáo xứ đã tập trung trong nhà thờ để cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho chuyến hành hương được bình an.
Đoàn xe khởi hành đúng giờ đã định 6h30. Khoảng 8h00, đoàn xe có mặt tại Cố Đô Vĩnh Trị, nhìn trên khuôn mặt mọi người thật phấn khởi vui mừng. Đoàn vào chào thăm Cha chính xứ Phanxico Kiều Ngọc Viên và Cha phó Phêrô Phú Hùng.
Không ai có thể hiểu hết nỗi niềm sung sướng của bà con khi họ tới được đất thánh. Gần 2000 giáo dân của giáo xứ Bảo Long trước sự ngỡ ngàng của bà con giáo dân xứ Vĩnh, cũng như chính các Cha cũng phải thốt lên: “Đoàn hành hương này là đoàn đông nhất từ trước tới nay”. Quả đúng như vậy. đoàn hành hương có các hội kèn đồng, các hội trống sấm, các em thiếu nhi và đặc biệt hơn có nhiều cụ tuổi đã ngoài bát tuần. Ai cũng phấn khởi, như người con xa nhà hàng mấy chục năm nay có dịp về thăm cha mẹ, ông bà tổ tiên của mình vậy.
Đoàn đi thăm nhà truyền thống gồm các chứng tích thời các thừa sai, chứng tích thời Tử đạo. Cha Phó xứ Giuse Phạm Minh Triệu xá hương rồi cùng bà con kính cẩn dâng lời cầu nguyện trước 3 bộ thánh tích, là xương thánh Trùm Đích, thánh Lý Mỹ và thánh Lê Bảo Tịnh.
Tiếp tục, đoàn được dẫn đến chiêm ngưỡng và cầu nguyện nơi Từ Đường của hai Thánh Trùm Đích và Thánh Lý Mỹ.
Còn gì cảm động và vui mừng hơn khi mọi người được mắt thấy, tai nghe về đời sống của các Thánh Tử đạo cha ông mình thật sống động, gợi lòng người hướng về quá khứ. Một quá khứ hào hùng thật đáng trân trọng và tôn vinh, một bài học về lịch sử, bài học về lòng can đảm, sự hy sinh cao cả của các bậc tiền bối.
Các tín hữu đi hành hương không những để lại trong tâm hồn mình những ý tưởng tốt đẹp mà còn luôn tâm niệm rằng, chúng ta là hậu thế cần trân trọng gìn giữ, tái tạo và phát huy những di sản quí báu mà các thế hệ trước đã để lại. Nhờ các di tich, thánh tích này mà đời sống đức tin thêm phong phú. Việc truyền giáo nhờ đó hy vọng cũng có hiệu quả hơn.
Đúng 9h30 Thánh lễ tại Vĩnh Trị do các hội đoàn trong giáo xứ Bảo Long đảm nhiệm thật trang nghiêm và sốt sáng.
Chuyến hành hương Vĩnh trị được kết thúc sau khi đoàn viếng nhà thờ và tham dự Thánh lễ cùng với lời cầu chúc và phép lành của cha phó xứ Vĩnh trị.
Đúng 11h00 đoàn hành hương rời giáo xứ Vĩnh Trị để trở về. Mọi người đều mừng rỡ hân hoan sau một ngày hành hương đầy ý nghĩa như lòng mong muốn. Nhất là sau chuyến hành hương trong năm Thánh này ai cũng nghĩ liệu là con cháu của các Thánh tử đạo có được như các ngài vững bước trên con đường bảo vệ niềm tin của mình hay không?. Thiết nghĩ đã là con cháu không ít thì nhiều nhờ ơn Chúa và lời cầu của các bậc tiền nhân, chắc chắn là hậu duệ dù cuộc sống hiện nay đầy thử thách gian lao thì cũng sẽ quyết một lòng bảo vệ niềm tin và phó thác trọn vẹn nơi Con Chí Thánh là Chúa của mình.
Xin Chúa tiếp tục chúc lành cho cộng đoàn giáo xứ Bảo Long chúng con trong hành trình trở về của năm Thánh 2010 này.
Giới thiệu cộng đoàn CGVN Kristiansand tại Na Uy:
Lm. Nguyễn Tất Thắng, OP.
11:15 02/07/2010
Giới thiệu cộng đoàn CGVN Kristiansand tại Na Uy:
Tôi nhớ đến cộng đoàn tín hũu đầu tiên tại Giêrusalem được khen ngợi vì: 1)chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dậy; 2) luôn luôn hiệp thông với nhau; 3) siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng. Họ ca tụng Thiên Chúa và được mọi người thương mến (Cvtd 2:42-47). Cộng đoàn Việt Nam tại Kristiansand sống đạo với tâm tình tương tự: thờ Chúa hết lòng và thương yêu nhau hết dạ. Sau khi thăm viếng nhiều nơi tại Na Uy, tôi được những người Công giáo Việt Nam nói rằng cộng đoàn Kristiansand tuy xa xôi và nhỏ bé nhưng thân tình và vững mạnh. Cộng đoàn may mắn được Cha Michael Nguyễn Duy Dương coi sóc và anh Đoàn văn Thảo đại diện cho cộng đoàn Việt Nam.
Sau mỗi thánh lễ, trẻ em học giáo lý và sinh hoạt thiếu nhi Thánh Thể. Cha mẹ nói chuyện với nhau trong khi chờ đợi con cái học hỏi thêm về giáo lý và văn hóa Việt nam. Mỗi gia đình bắt đầu tuần lễ với nhau tại giáo đường và tiếp tục chia sẻ yêu thương tại gia đình. Mỗi gia đình tựa như một giáo hội hoặc giáo xứ nho nhỏ giữ vững đức tin trong xã hội đang tục hóa hoặc thờ ơ về tôn giáo. Tôi khâm phục các em nhỏ hiểu biết rất nhiều về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Các trò chơi nhóm đã làm cho các em gần gũi với nhau vì cùng quê hương dân tộc. Các em còn sống những giây phút hồn nhiên của tuổi trẻ ngây thơ trong trắng. Thật tuyệt vời khi thấy các em tươi cười đùa dỡn với nhau trong tầng hầm giáo xứ thay vì lạc lõng ngoài đường phố hoặc trong các quán bia rượu.
Dịp Phục Sinh năm 2010 vừa qua, tôi trở lại giúp cộng đoàn tại Kristiansand với những buổi tĩnh tâm dành cho các nhóm thiếu nhi, thanh thiếu niên và cha mẹ. Nhóm thanh thiếu niên đã để lại ấn tượng mạnh nhất. Sau 1 tiếng hướng dẫn của tôi về cuộc sống thanh thiếu niên hiện nay, dựa theo dụ ngôn “người con hoang đàng” (Lc 15,11-32). Đời sống của thanh thiếu niên xét theo những khía cạnh: tự do, trách nhiệm, tôn giáo và gia đình. Các thanh thiếu niên chia sẻ trong nhóm nhỏ và nhóm lớn với những tiếng cười đùa vui vẻ. Ba tiếng đồng hồ trôi qua nhanh chóng với nhiều chia sẻ thật cụ thể, chân thành và ý nghĩa. Nhóm thanh niên trưởng thành, bây giờ đã trở thành cha mẹ hoặc sắp trở thành cha mẹ, quan tâm rất nhiều đến đức tin của chính họ cũng như của con cái. Làm sao sống đạo (chứ không phải giữ đạo) tốt hơn trong hoàn cảnh xã hội hiện nay? Giáo dục nhân bản và tôn giáo thế nào? Lý thuyết và thực hành đi đôi với nhau như thế nào? Văn hóa phong tục Việt Nam và Na Uy? Kết qủa tích cực của buổi tĩnh tâm là các thanh thiếu niên biết suy nghĩ và lựa chọn con đường tốt họ muốn đi trong cuộc đời. Họ quyết định cho họ và họ hạnh phúc với chọn lựa đó. Đức tin là một lựa chọn cá nhân. Do đó, họ cần tìm hiểu và thực hành đức tin cũng chia sẻ và nâng đỡ nhau trong cộng đoàn gia đình và giáo xứ. Mỗi người thắp sáng lên ngọn nến “đức tin” trong tâm hồn nhưng cũng cần đặt trên cao để soi sáng cho mọi người trong gia đình và giáo xứ. Ai đang lạc lối hoặc đánh mất ánh sáng có thể nhờ đó mà nhìn ra lối đi về. Những ngọn nến lấp lánh chiếu sáng niềm hy vọng của thương yêu và tha thứ sẽ xua đi mọi thù hận và chia rẽ trong xã hội.
Trời mưa lất phất với gió lạnh nhưng tâm hồn tôi được sưởi ấm vì những kỷ niệm ấm áp đang giữ trong tâm hồn. Ngồi trên máy bay, tôi ngó xuống thành phố biển Kristiansand vẫn còn ngủ yên trong sương gió. Tôi mang theo mình tất cả kỷ niệm thân yêu của Kristiansand. Tôi âm thầm gửi lời chào đến mọi người đang ngon giấc mộng. Tôi nhắm mắt lại để tâm trí được phiêu liêu theo giấc mộng riêng tư.… Chào Kristiansand, hẹn gặp lại lần sau nhé.
Sau mỗi thánh lễ, trẻ em học giáo lý và sinh hoạt thiếu nhi Thánh Thể. Cha mẹ nói chuyện với nhau trong khi chờ đợi con cái học hỏi thêm về giáo lý và văn hóa Việt nam. Mỗi gia đình bắt đầu tuần lễ với nhau tại giáo đường và tiếp tục chia sẻ yêu thương tại gia đình. Mỗi gia đình tựa như một giáo hội hoặc giáo xứ nho nhỏ giữ vững đức tin trong xã hội đang tục hóa hoặc thờ ơ về tôn giáo. Tôi khâm phục các em nhỏ hiểu biết rất nhiều về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Các trò chơi nhóm đã làm cho các em gần gũi với nhau vì cùng quê hương dân tộc. Các em còn sống những giây phút hồn nhiên của tuổi trẻ ngây thơ trong trắng. Thật tuyệt vời khi thấy các em tươi cười đùa dỡn với nhau trong tầng hầm giáo xứ thay vì lạc lõng ngoài đường phố hoặc trong các quán bia rượu.
Dịp Phục Sinh năm 2010 vừa qua, tôi trở lại giúp cộng đoàn tại Kristiansand với những buổi tĩnh tâm dành cho các nhóm thiếu nhi, thanh thiếu niên và cha mẹ. Nhóm thanh thiếu niên đã để lại ấn tượng mạnh nhất. Sau 1 tiếng hướng dẫn của tôi về cuộc sống thanh thiếu niên hiện nay, dựa theo dụ ngôn “người con hoang đàng” (Lc 15,11-32). Đời sống của thanh thiếu niên xét theo những khía cạnh: tự do, trách nhiệm, tôn giáo và gia đình. Các thanh thiếu niên chia sẻ trong nhóm nhỏ và nhóm lớn với những tiếng cười đùa vui vẻ. Ba tiếng đồng hồ trôi qua nhanh chóng với nhiều chia sẻ thật cụ thể, chân thành và ý nghĩa. Nhóm thanh niên trưởng thành, bây giờ đã trở thành cha mẹ hoặc sắp trở thành cha mẹ, quan tâm rất nhiều đến đức tin của chính họ cũng như của con cái. Làm sao sống đạo (chứ không phải giữ đạo) tốt hơn trong hoàn cảnh xã hội hiện nay? Giáo dục nhân bản và tôn giáo thế nào? Lý thuyết và thực hành đi đôi với nhau như thế nào? Văn hóa phong tục Việt Nam và Na Uy? Kết qủa tích cực của buổi tĩnh tâm là các thanh thiếu niên biết suy nghĩ và lựa chọn con đường tốt họ muốn đi trong cuộc đời. Họ quyết định cho họ và họ hạnh phúc với chọn lựa đó. Đức tin là một lựa chọn cá nhân. Do đó, họ cần tìm hiểu và thực hành đức tin cũng chia sẻ và nâng đỡ nhau trong cộng đoàn gia đình và giáo xứ. Mỗi người thắp sáng lên ngọn nến “đức tin” trong tâm hồn nhưng cũng cần đặt trên cao để soi sáng cho mọi người trong gia đình và giáo xứ. Ai đang lạc lối hoặc đánh mất ánh sáng có thể nhờ đó mà nhìn ra lối đi về. Những ngọn nến lấp lánh chiếu sáng niềm hy vọng của thương yêu và tha thứ sẽ xua đi mọi thù hận và chia rẽ trong xã hội.
Trời mưa lất phất với gió lạnh nhưng tâm hồn tôi được sưởi ấm vì những kỷ niệm ấm áp đang giữ trong tâm hồn. Ngồi trên máy bay, tôi ngó xuống thành phố biển Kristiansand vẫn còn ngủ yên trong sương gió. Tôi mang theo mình tất cả kỷ niệm thân yêu của Kristiansand. Tôi âm thầm gửi lời chào đến mọi người đang ngon giấc mộng. Tôi nhắm mắt lại để tâm trí được phiêu liêu theo giấc mộng riêng tư.… Chào Kristiansand, hẹn gặp lại lần sau nhé.
Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Tại Roma
TGP Hà Nội
11:22 02/07/2010
Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Tại Roma
Roma, 30.06.2010 (tgphanoi.org) -- Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã đến Roma vào lúc 7h:00 sáng ngày 26 tháng 6 trong niềm hân hoan chào đón của hơn 20 linh mục, chủng sinh và tu sỹ của Tổng Giáo phận Hà Nội và Giáo phận Đà Lạt đang học tại Roma. Lúc 10 giờ sáng, Đức Tổng Giám mục đã đến thăm Foyer Phát Diệm, dâng lễ, thăm hỏi và dùng cơm trưa thân mật với Đức ông, linh mục, chủng sinh, nam nữ tu sỹ, cũng như với các linh mục đang ở trọ tại Foyer Phát Diệm.
Xem hình đức TGM Nguyễn Văn Nhơn tại Roma
Trong thánh lễ trọng thể mừng kính thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ vào lúc 9h30 sáng ngày 29 tháng 6 tại Đền thờ thánh Phêrô, với sự hiện diện của nhiều hồng y, giám mục, linh mục và giáo dân, Đức Tổng Giám mục Phêrô cùng với 37 Tổng Giám mục trưởng giáo tỉnh trên thế giới đã được Đức Thánh cha Bênêđictô XVI trao dây Pallium. Sau thánh lễ, các linh mục, chủng sinh, nam nữ tu sỹ Việt Nam đã hân hoan chúc mừng Đức Tổng Giám mục nhân dịp mừng lễ quan thầy Phêrô và ngày nhận dây Pallium của Ngài.
Sáng ngày 30 tháng 6, Đức Tổng Giám mục đã dâng thánh lễ tạ ơn với các linh mục của Hà Nội đến từ Việt Nam cũng như đang du học ở Roma và Pháp. Trong những ngày ở Roma, Đức Tổng Giám mục đã dành nhiều thời gian để gặp gỡ riêng và thăm các trường mà những linh mục, chủng sinh của Tổng Giáo phận đang du học tại Roma.
Roma, 30.06.2010 (tgphanoi.org) -- Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã đến Roma vào lúc 7h:00 sáng ngày 26 tháng 6 trong niềm hân hoan chào đón của hơn 20 linh mục, chủng sinh và tu sỹ của Tổng Giáo phận Hà Nội và Giáo phận Đà Lạt đang học tại Roma. Lúc 10 giờ sáng, Đức Tổng Giám mục đã đến thăm Foyer Phát Diệm, dâng lễ, thăm hỏi và dùng cơm trưa thân mật với Đức ông, linh mục, chủng sinh, nam nữ tu sỹ, cũng như với các linh mục đang ở trọ tại Foyer Phát Diệm.
Xem hình đức TGM Nguyễn Văn Nhơn tại Roma
Trong thánh lễ trọng thể mừng kính thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ vào lúc 9h30 sáng ngày 29 tháng 6 tại Đền thờ thánh Phêrô, với sự hiện diện của nhiều hồng y, giám mục, linh mục và giáo dân, Đức Tổng Giám mục Phêrô cùng với 37 Tổng Giám mục trưởng giáo tỉnh trên thế giới đã được Đức Thánh cha Bênêđictô XVI trao dây Pallium. Sau thánh lễ, các linh mục, chủng sinh, nam nữ tu sỹ Việt Nam đã hân hoan chúc mừng Đức Tổng Giám mục nhân dịp mừng lễ quan thầy Phêrô và ngày nhận dây Pallium của Ngài.
Sáng ngày 30 tháng 6, Đức Tổng Giám mục đã dâng thánh lễ tạ ơn với các linh mục của Hà Nội đến từ Việt Nam cũng như đang du học ở Roma và Pháp. Trong những ngày ở Roma, Đức Tổng Giám mục đã dành nhiều thời gian để gặp gỡ riêng và thăm các trường mà những linh mục, chủng sinh của Tổng Giáo phận đang du học tại Roma.
Về vị đại diện không thường trú Tòa Thánh tại Việt Nam
Hà Minh Thảo
11:28 02/07/2010
ÐẠI DIỆN KHÔNG THƯỜNG TRÚ TÒA THÁNH TẠI VIỆT NAM
Ngày 26.06.2010, Mạng lưới vietvatican.net phổ biến ‘Thông cáo của Tòa Thánh về khóa họp thứ II của Nhóm Làm việc chung’ cho biết:
« … khóa họp thứ II của Nhóm Làm Việc chung giữa Việt Nam và Tòa Thánh đã diễn ra tại Vatican từ ngày 23 đến 24-6 năm 2010. Khóa họp được 2 vị đồng chủ tọa là Đức Ông Ettore Balestrero, thứ trưởng ngoại giao Tóa Thánh, trưởng đoàn Tòa Thánh, và Ông Nguyễn Quốc Cường, thứ trưởng ngoại giao, trưởng đoàn Việt Nam.
…Phái đoàn Việt Nam nhắc lại đường hướng trước sau như một của chính sách Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng cũng như các qui định pháp lý bảo đảm việc thực thi tự do đó. Phái đoàn Tòa Thánh đã ghi nhận giải thích đó và yêu cầu đảm bảo thêm những điều kiện để Giáo Hội tham gia hữu hiệu hơn vào sự phát triển đất nước, nhất là trong lãnh vực tinh thần, giáo dục, y tế, xã hội và từ thiện. Ngoài ra phái đoàn Tòa Thánh nhắc lại rằng, qua các giáo huấn, Giáo Hội mời gọi các tín hữu trở thành những công dân tốt và dấn thân cho công ích của nhân dân.
Hai phái đoàn đã ghi nhận những phát triển khả quan trong các lãnh vực của đời sống Công Giáo tại Việt Nam, đặc biệt về Năm Thánh. Ngoài ra, cả hai nhắc đến bài diễn văn của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 trong dịp các Giám Mục Việt Nam về Roma viếng mộ các Thánh Tông Đồ năm ngoái và Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam nhân dịp Năm Thánh, và cả hai Phái đoàn đồng ý rằng các giáo huấn này của Đức Thánh Cha sẽ được dùng làm hướng đi cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam trong những năm tới đây.
Về quan hệ song phương, hai Phái đoàn đánh giá cao những phát triển tích cực diễn ra từ sau Khóa họp thứ I của Nhóm làm việc chung, đặc biệt là cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 và Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết hồi tháng 12 năm 2009. Hai Phái đoàn đã trao đổi sâu rộng về quan hệ ngoại giao song phương. Để đào sâu quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam, cũng như những quan hệ giữa Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo địa phương, như một bước đầu, cả hai bên đã thỏa thuận về việc Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm một vị Đại Diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. »
Ðể rõ ràng hơn, chúng tôi xin trích bài ‘Đức Giáo Hoàng sẽ bổ nhiệm đại diện không thường trú tiên phong tại Việt Nam.’ đăng trên VietCatholic News ngày 26.06.2010, tác giả Dominic David Trần cho biết thêm: « Linh Mục Federico Lombardi SJ, Phát Ngôn Viên Tòa Thánh đã giải thích rằng, chức vị mới này không hình thành nên các quan hệ ngoại giao toàn diện và đầy đủ giữa hai bên Toà Thánh Vatican và Việt Nam, vì chức vị mới này không phải là một vị Sứ Thần hay không phải là vị Khâm Sứ Thường Trực tại Việt Nam. Linh Mục Giám Đốc Thông Tin Báo Chí kiêm Phát Ngôn Viên của Tòa Thánh Vatican lập lại một lần nữa rằng chức vị Đại diện sẽ được chính Đức Thánh Cha chính thức bổ nhiệm và sẽ là "bước đi mở đường" giữa Toà Thánh Vatican và Việt Nam, một cách có hiệu quả, đại diện cho Đức Thánh Cha trong các quan hệ. » và « nhấn mạnh rằng, ở điểm này và tại thời điểm này, chưa có sự đề nghị hay bổ nhiệm chính thức nào được đưa ra. »
I. GIÁO LUẬT 1983.
Trong tương lai, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ bổ nhiệm vị Đại Diện không thường trú này theo những qui định của Giáo Luật.
Bộ Giáo Luật có hiệu lực hiệân hành được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 25.01.1983, qui định một cách chung ‘Các Phái Viên của Đức Thánh Cha’ (Legates of the Roman Pontiff, tiếng Anh và les Légats du Pontife Romain, tiếng Pháp) nơi các Điều từ 362 đến 366, tức không phân biệt các chức vụ Khâm sứ Tòa Thánh (Délégué Apostolique, tiếng Pháp và Apostolic Delegate, tiếng Anh) hay Sứ thần Tòa Thánh (Nonce Apostolique, tiếng Pháp và Apostolic Noncio, tiếng Anh) hoặc Đại Diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam (non-resident Representative of the Holy See for Vietnam, tiếng Anh và non-résident représentant du Saint-Siège pour le Vietnam, tiếng Pháp).
1. Quyền Bổ Nhiệm.
Thay vì liệt kê các điều khoản không sống động, chúng ta hãy đọc bài phỏng vấn của đài BBC Anh quốc với Linh mục Huỳnh công Minh, trợ tá (?) cho Tổng Giám mục Sài Gòn, Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn nói với BBC (xin tóm): « Tôi, cũng như linh mục, tu sỹ, giáo dân, không biết gì cả về việc có văn phòng thường trực hay có người làm đại diện không thường trực của Tòa thánh tại Việt Nam. Tôi gặp Đức Hồng y, Ngài cũng không tỏ vẻ gì là biết về vấn đề này. Điều đó làm chúng tôi rất thắc mắc."
Xin mời đọc bài này tại: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/06/100629_vatican_vn_bishops.shtml
Chúng ta xem Điều 362: « Đức Thánh Cha có quyền bẩm sinh và độc lập để bổ nhiệm các Phái Viên và gửi họ tới các Giáo Hội địa phương ở tại các nước hay các miền khác nhau, hoặc đồng thời tới các quốc gia và các chính phủ; Đức Thánh Cha cũng có quyền thuyên chuyển và triệu hồi họ, tuy phải tôn trọng các quy luật của quốc tế công pháp liên quan tới việc ủy phái và triệu hồi các Phái Viên đã được thiết lập bên cạnh các chính phủ. »
Như vậy, Đức Thánh Cha có tự do hoàn toàn và không cần hỏi trong việc bổ nhiệm ai làm Phái Viên và gửi họ tới các Giáo Hội địa phương. Vì ‘tôn trọng các quy luật của quốc tế công pháp’, Tòa Thánh (Holy See, tiếng Anh và Saint Siège, tiếng Pháp, danh xưng chính thức trong ngoại giao) nên phải có sự đồng ý của chính phủ Việt-Nam để vị Đại Diện có thể đến Việt-Nam dễ dàng, dù không ở tại Việt-Nam.
2. Tư cách đại diện cho Đức Thánh Cha.
Điều 363:
(1) Các Phái Viên của Đức Thánh Cha lãnh nhiệm vụ làm đại diện cho chính Ngài cách thường trực tại các Giáo Hội địa phương hoặc cũng tại các quốc gia và chính phủ mà họ đã được cử tới.
(2) Tất cả những ai được cử vào Phái Bộ Tòa Thánh như là các đại diện hay là quan sát viên ở các tổ chức quốc tế hoặc bên cạnh các hội nghị hay phiên nhóm, cũng có tư cách thay mặt Tòa Thánh.
Thí dụ: Theo bản tin liên hợp Thông tấn xã Công giáo (CNA/EWTN News) ngày 30.06.2010, Linh mục Federico Lombardi SJ, Phát ngôn viên của Tòa Thánh cho biết Đức Tổng Giám mục Celestino Migliore (đã nhiều lần đến Việt-Nam với tư cách Trưởng Phái đoàn Tòa Thánh), Quan sát viên Thường Trực Đại Diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã được bổ nhiệm làm Sứ Thần tại Ba lan. Đức cha thay thế Đức cha Jozef Kowalczyk, vừa nhậm chức Tổng Giám mục Gniezno và kiêm nhiệm Giáo chủ Ba lan.
3. Phái Viên Tòa Thánh là giây hợp nhất giữa Tòa Thánh với các Giáo Hội địa phương.
BBC hỏi Linh mục Minh: “Thưa cha, chuyện này cho thấy điều gì về quan hệ giữa Vatican và các giám mục Việt Nam?”
Linh mục Minh đáp (xin tóm): “Tôi rất thắc mắc. Có thể đây là lần đầu tại Việt Nam - kể cả trước 75 Tòa thánh vẫn không có quan hệ ngoại giao với chính phủ VN Cộng hòa, dù có một vị Khâm sứ lo chuyện đạo chứ không phải lo chuyện như bây giờ - có vấn đề ngoại giao giữa Bộ Ngoại giao VN với Bộ Ngoại giao của nước Vatican. Vấn đề hoàn toàn mới, tôi không dám có ý kiến. Vấn đề mới mình không biết thì mình chờ. Nhưng mà rõ ràng tôi cũng thắc mắc. Vấn đề ngoại giao của nước Vatican cũng nằm trong vấn đề Giáo hội, không thể không ảnh hưởng đến vấn đề Giáo hội tại Việt Nam. Tôi có cảm tưởng là với tư cách là Hội đồng Giám mục, trong Hồng y đoàn là cố vấn của Đức Giáo hoàng - mà Đức Hồng y của chúng tôi rõ ràng sáng nay mới đặt vấn đề là có chuyện văn phòng là cái gì? »
Linh mục Minh, Tổng Đại diện Tổng Giáo phận Sài Gòn 30 năm, đã trả lời không đúng vì các Đức Khâm sứ vừa Đại diện Đức Thánh Cha vừa bên cạnh Hội đồng Giám mục vừa bên cạnh chính phủ Việt-Nam Cộng hòa cho đến khi bị trục xuất ngày 05.06.1975 (theo nguyên tắc liên tục Chính phủ, việc thay đổi Chính phủ ngày 30.04.1975, Đức cha Henri Lemaître đã trình Ủy nhiệm thư cho Chính phủ Việt-Nam do Tổng thống Nguyễn văn Thiệu đảm nhiệm lúc đó, tháng 05.1969). Xin được chứng minh qua hai điều khoản sau:
- Điều 364:
Nhiệm vụ chính yếu của Phái Viên Tòa Thánh là lo liệu để cho giây hợp nhất giữa Tòa Thánh với các Giáo hội địa phương mỗi ngày được thêm bền chặt và đắc lực hơn. Vì thế, công tác của các Phái Viên của Đức Thánh Cha trong khu vực lãnh thổ của mình là:
1. thông tri cho Tòa Thánh về tình hình của các Giáo hội địa phương, và về tất cả những gì liên hệ tới chính đời sống của Giáo hội và thiện ích của các linh hồn;
2. giúp đỡ các Giám Mục bằng hành động hay lời bàn, tuy phải tôn trọng việc hành sử hợp lệ quyền bính của các Ngài;
3. duy trì sự liên lạc thường xuyên với Hội Đồng Giám Mục bằng hết mọi hình thức cộng tác;
4. đối với việc bổ nhiệm Giám Mục, chuyển hoặc đề nghị danh tánh của các ứng viên cho Tòa Thánh, cũng như tiến hành thủ tục thu lượm tin tức về những người được tiến cử, theo như quy tắc Toà Thánh đã ra;
5. hết sức cổ động những dự án liên can tới hòa bình, phát triển và sự hợp tác giữa các dân tộc;
6. cộng tác với các Giám Mục, để phát động những liên lạc giữa Giáo Hội Công Giáo với các Giáo Hội và giáo đoàn khác, kể cả với các tôn giáo ngoài Kitô giáo;
7. cùng với các Giám Mục, bênh vực tất cả những gì liên quan tới sứ mệnh của Giáo Hội và của Tòa Thánh trước mặt chính phủ;
8. ngoài ra, thi hành mọi năng ân và chu toàn những ủy nhiệm mà Tòa Thánh đã giao phó.
- Điều 365:
(1) Ngoài ra, Phái Viên của Đức Thánh Cha kiêm nhiệm việc đại diện Ngài bên cạnh các quốc gia theo các quy tắc của luật quốc tế còn có nhiệm vụ:
1. cổ võ và duy trì mọi liên lạc giữa Tòa Thánh với chính quyền;
2. dàn xếp mọi vấn đề liên hệ tương quan giữa Giáo Hội với quốc gia; và đặc biệt, là lo việc ký kết những thỏa ước hay các quy ước tương tự, cũng trông coi việc thi hành chúng.
(2) Khi giải quyết những vấn đề nói ở triệt 1, tùy theo hoàn cảnh đòi hỏi, Phái Viên của Đức Thánh Cha nên tham khảo ý kiến và lời bàn của các Giám Mục trong khu vực và thông báo cho các ngài biết về diễn tiến của tình hình.
Khi BBC hỏi tín đồ ở Việt Nam mong đợi gì từ vị đại diện không thường trực? thì Linh mục Minh mong đợi được ‘quyền’ trao đổi: « vì liên hệ, dầu là liên hệ với nước Việt Nam thì chúng tôi đang sống trong nước VN, thì cũng phải có liên hệ với chúng tôi, chúng tôi cũng phải được thông báo… Rất mong mối quan hệ ngoại giao, mong thế nào có lợi cho nước, có lợi cho Giáo hội tại VN và lợi chung cho Giáo hội toàn cầu.
Về việc trao đổi, chúng tôi nghĩ điều 362 đã trả lời cho Linh mục. Còn vấn đề có lợi cho nước, cho Giáo hội Việt-Nam và lợi chung cho Giáo hội toàn cầu, chúng tôi đề nghị Linh mục đừng lo vì tuyệt đại đa số Kitô hữu Việt-Nam xác tín Đức Thánh Cha và các Phái Viên Tòa Thánh còn quan tâm hơn Linh mục và năm bảy ‘Linh mục quốc doanh’ có môn bài khác.
Còn việc Linh mục Minh dám quả quyết « thái độ của chính phủ hiện nay trong vấn đề với Giáo hội, thì không rõ ràng » là điều ai cũng biết và đã biết từ lâu.
Khi BBC hỏi về « giáo sĩ và giáo dân Việt Nam thất vọng về chuyện không được biết thực chất của chuyến làm việc vừa rồi, cũng như chuyện cắt cử vị đại diện không thường trực sắp tới? », Linh mục Minh trả lời: « chúng tôi rất là bức xúc, rất buồn, chứ chúng tôi cũng không dám trách. »
Linh mục Minh cho biết « không có hi vọng gì, … tôi chỉ dựa vào Đức Hồng y ở đây. » khi BBC hỏi về « vị đại diện sắp tới liệu có giúp Vatican hiểu được tiếng nói thực chất của các tín đồ cũng như giáo sĩ ở Việt Nam? ».
Tuy nhiên, tôi vô cùng ngạc nhiên khi Linh mục Tổng đại diện Tổng Giáo phận Sài gòn nói: « trong hoàn cảnh thực tế của VN hiện tại, của chính phủ VN hiện tại, thì có vẻ nó rất bất lợi cho giáo hội(1) VN, hơn là có lợi cho giáo hội VN, mà cũng sẽ bất lợi cho nước VN, dân tộc VN. »
(1) chúng tôi cố gắng giữ nguyên chử viết của BBC hay của Linh mục Minh.
Một cách tổng quát, chúng ta nhiều khi không tìm hiểu Giáo luật rồi trách Đức Thánh Cha và, nguy hiểm hơn, khi với chức vụ cao, được truyền thông phỏng vấn, trả lời không đúng, tạo thêm phê phán sai lạc về Tòa Thánh.
(còn tiếp một kỳ)
Ngày 26.06.2010, Mạng lưới vietvatican.net phổ biến ‘Thông cáo của Tòa Thánh về khóa họp thứ II của Nhóm Làm việc chung’ cho biết:
« … khóa họp thứ II của Nhóm Làm Việc chung giữa Việt Nam và Tòa Thánh đã diễn ra tại Vatican từ ngày 23 đến 24-6 năm 2010. Khóa họp được 2 vị đồng chủ tọa là Đức Ông Ettore Balestrero, thứ trưởng ngoại giao Tóa Thánh, trưởng đoàn Tòa Thánh, và Ông Nguyễn Quốc Cường, thứ trưởng ngoại giao, trưởng đoàn Việt Nam.
…Phái đoàn Việt Nam nhắc lại đường hướng trước sau như một của chính sách Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng cũng như các qui định pháp lý bảo đảm việc thực thi tự do đó. Phái đoàn Tòa Thánh đã ghi nhận giải thích đó và yêu cầu đảm bảo thêm những điều kiện để Giáo Hội tham gia hữu hiệu hơn vào sự phát triển đất nước, nhất là trong lãnh vực tinh thần, giáo dục, y tế, xã hội và từ thiện. Ngoài ra phái đoàn Tòa Thánh nhắc lại rằng, qua các giáo huấn, Giáo Hội mời gọi các tín hữu trở thành những công dân tốt và dấn thân cho công ích của nhân dân.
Hai phái đoàn đã ghi nhận những phát triển khả quan trong các lãnh vực của đời sống Công Giáo tại Việt Nam, đặc biệt về Năm Thánh. Ngoài ra, cả hai nhắc đến bài diễn văn của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 trong dịp các Giám Mục Việt Nam về Roma viếng mộ các Thánh Tông Đồ năm ngoái và Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam nhân dịp Năm Thánh, và cả hai Phái đoàn đồng ý rằng các giáo huấn này của Đức Thánh Cha sẽ được dùng làm hướng đi cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam trong những năm tới đây.
Về quan hệ song phương, hai Phái đoàn đánh giá cao những phát triển tích cực diễn ra từ sau Khóa họp thứ I của Nhóm làm việc chung, đặc biệt là cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 và Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết hồi tháng 12 năm 2009. Hai Phái đoàn đã trao đổi sâu rộng về quan hệ ngoại giao song phương. Để đào sâu quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam, cũng như những quan hệ giữa Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo địa phương, như một bước đầu, cả hai bên đã thỏa thuận về việc Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm một vị Đại Diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. »
Ðể rõ ràng hơn, chúng tôi xin trích bài ‘Đức Giáo Hoàng sẽ bổ nhiệm đại diện không thường trú tiên phong tại Việt Nam.’ đăng trên VietCatholic News ngày 26.06.2010, tác giả Dominic David Trần cho biết thêm: « Linh Mục Federico Lombardi SJ, Phát Ngôn Viên Tòa Thánh đã giải thích rằng, chức vị mới này không hình thành nên các quan hệ ngoại giao toàn diện và đầy đủ giữa hai bên Toà Thánh Vatican và Việt Nam, vì chức vị mới này không phải là một vị Sứ Thần hay không phải là vị Khâm Sứ Thường Trực tại Việt Nam. Linh Mục Giám Đốc Thông Tin Báo Chí kiêm Phát Ngôn Viên của Tòa Thánh Vatican lập lại một lần nữa rằng chức vị Đại diện sẽ được chính Đức Thánh Cha chính thức bổ nhiệm và sẽ là "bước đi mở đường" giữa Toà Thánh Vatican và Việt Nam, một cách có hiệu quả, đại diện cho Đức Thánh Cha trong các quan hệ. » và « nhấn mạnh rằng, ở điểm này và tại thời điểm này, chưa có sự đề nghị hay bổ nhiệm chính thức nào được đưa ra. »
I. GIÁO LUẬT 1983.
Trong tương lai, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ bổ nhiệm vị Đại Diện không thường trú này theo những qui định của Giáo Luật.
Bộ Giáo Luật có hiệu lực hiệân hành được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 25.01.1983, qui định một cách chung ‘Các Phái Viên của Đức Thánh Cha’ (Legates of the Roman Pontiff, tiếng Anh và les Légats du Pontife Romain, tiếng Pháp) nơi các Điều từ 362 đến 366, tức không phân biệt các chức vụ Khâm sứ Tòa Thánh (Délégué Apostolique, tiếng Pháp và Apostolic Delegate, tiếng Anh) hay Sứ thần Tòa Thánh (Nonce Apostolique, tiếng Pháp và Apostolic Noncio, tiếng Anh) hoặc Đại Diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam (non-resident Representative of the Holy See for Vietnam, tiếng Anh và non-résident représentant du Saint-Siège pour le Vietnam, tiếng Pháp).
1. Quyền Bổ Nhiệm.
Thay vì liệt kê các điều khoản không sống động, chúng ta hãy đọc bài phỏng vấn của đài BBC Anh quốc với Linh mục Huỳnh công Minh, trợ tá (?) cho Tổng Giám mục Sài Gòn, Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn nói với BBC (xin tóm): « Tôi, cũng như linh mục, tu sỹ, giáo dân, không biết gì cả về việc có văn phòng thường trực hay có người làm đại diện không thường trực của Tòa thánh tại Việt Nam. Tôi gặp Đức Hồng y, Ngài cũng không tỏ vẻ gì là biết về vấn đề này. Điều đó làm chúng tôi rất thắc mắc."
Xin mời đọc bài này tại: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/06/100629_vatican_vn_bishops.shtml
Chúng ta xem Điều 362: « Đức Thánh Cha có quyền bẩm sinh và độc lập để bổ nhiệm các Phái Viên và gửi họ tới các Giáo Hội địa phương ở tại các nước hay các miền khác nhau, hoặc đồng thời tới các quốc gia và các chính phủ; Đức Thánh Cha cũng có quyền thuyên chuyển và triệu hồi họ, tuy phải tôn trọng các quy luật của quốc tế công pháp liên quan tới việc ủy phái và triệu hồi các Phái Viên đã được thiết lập bên cạnh các chính phủ. »
Như vậy, Đức Thánh Cha có tự do hoàn toàn và không cần hỏi trong việc bổ nhiệm ai làm Phái Viên và gửi họ tới các Giáo Hội địa phương. Vì ‘tôn trọng các quy luật của quốc tế công pháp’, Tòa Thánh (Holy See, tiếng Anh và Saint Siège, tiếng Pháp, danh xưng chính thức trong ngoại giao) nên phải có sự đồng ý của chính phủ Việt-Nam để vị Đại Diện có thể đến Việt-Nam dễ dàng, dù không ở tại Việt-Nam.
2. Tư cách đại diện cho Đức Thánh Cha.
Điều 363:
(1) Các Phái Viên của Đức Thánh Cha lãnh nhiệm vụ làm đại diện cho chính Ngài cách thường trực tại các Giáo Hội địa phương hoặc cũng tại các quốc gia và chính phủ mà họ đã được cử tới.
(2) Tất cả những ai được cử vào Phái Bộ Tòa Thánh như là các đại diện hay là quan sát viên ở các tổ chức quốc tế hoặc bên cạnh các hội nghị hay phiên nhóm, cũng có tư cách thay mặt Tòa Thánh.
Thí dụ: Theo bản tin liên hợp Thông tấn xã Công giáo (CNA/EWTN News) ngày 30.06.2010, Linh mục Federico Lombardi SJ, Phát ngôn viên của Tòa Thánh cho biết Đức Tổng Giám mục Celestino Migliore (đã nhiều lần đến Việt-Nam với tư cách Trưởng Phái đoàn Tòa Thánh), Quan sát viên Thường Trực Đại Diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã được bổ nhiệm làm Sứ Thần tại Ba lan. Đức cha thay thế Đức cha Jozef Kowalczyk, vừa nhậm chức Tổng Giám mục Gniezno và kiêm nhiệm Giáo chủ Ba lan.
3. Phái Viên Tòa Thánh là giây hợp nhất giữa Tòa Thánh với các Giáo Hội địa phương.
BBC hỏi Linh mục Minh: “Thưa cha, chuyện này cho thấy điều gì về quan hệ giữa Vatican và các giám mục Việt Nam?”
Linh mục Minh đáp (xin tóm): “Tôi rất thắc mắc. Có thể đây là lần đầu tại Việt Nam - kể cả trước 75 Tòa thánh vẫn không có quan hệ ngoại giao với chính phủ VN Cộng hòa, dù có một vị Khâm sứ lo chuyện đạo chứ không phải lo chuyện như bây giờ - có vấn đề ngoại giao giữa Bộ Ngoại giao VN với Bộ Ngoại giao của nước Vatican. Vấn đề hoàn toàn mới, tôi không dám có ý kiến. Vấn đề mới mình không biết thì mình chờ. Nhưng mà rõ ràng tôi cũng thắc mắc. Vấn đề ngoại giao của nước Vatican cũng nằm trong vấn đề Giáo hội, không thể không ảnh hưởng đến vấn đề Giáo hội tại Việt Nam. Tôi có cảm tưởng là với tư cách là Hội đồng Giám mục, trong Hồng y đoàn là cố vấn của Đức Giáo hoàng - mà Đức Hồng y của chúng tôi rõ ràng sáng nay mới đặt vấn đề là có chuyện văn phòng là cái gì? »
Linh mục Minh, Tổng Đại diện Tổng Giáo phận Sài Gòn 30 năm, đã trả lời không đúng vì các Đức Khâm sứ vừa Đại diện Đức Thánh Cha vừa bên cạnh Hội đồng Giám mục vừa bên cạnh chính phủ Việt-Nam Cộng hòa cho đến khi bị trục xuất ngày 05.06.1975 (theo nguyên tắc liên tục Chính phủ, việc thay đổi Chính phủ ngày 30.04.1975, Đức cha Henri Lemaître đã trình Ủy nhiệm thư cho Chính phủ Việt-Nam do Tổng thống Nguyễn văn Thiệu đảm nhiệm lúc đó, tháng 05.1969). Xin được chứng minh qua hai điều khoản sau:
- Điều 364:
Nhiệm vụ chính yếu của Phái Viên Tòa Thánh là lo liệu để cho giây hợp nhất giữa Tòa Thánh với các Giáo hội địa phương mỗi ngày được thêm bền chặt và đắc lực hơn. Vì thế, công tác của các Phái Viên của Đức Thánh Cha trong khu vực lãnh thổ của mình là:
1. thông tri cho Tòa Thánh về tình hình của các Giáo hội địa phương, và về tất cả những gì liên hệ tới chính đời sống của Giáo hội và thiện ích của các linh hồn;
2. giúp đỡ các Giám Mục bằng hành động hay lời bàn, tuy phải tôn trọng việc hành sử hợp lệ quyền bính của các Ngài;
3. duy trì sự liên lạc thường xuyên với Hội Đồng Giám Mục bằng hết mọi hình thức cộng tác;
4. đối với việc bổ nhiệm Giám Mục, chuyển hoặc đề nghị danh tánh của các ứng viên cho Tòa Thánh, cũng như tiến hành thủ tục thu lượm tin tức về những người được tiến cử, theo như quy tắc Toà Thánh đã ra;
5. hết sức cổ động những dự án liên can tới hòa bình, phát triển và sự hợp tác giữa các dân tộc;
6. cộng tác với các Giám Mục, để phát động những liên lạc giữa Giáo Hội Công Giáo với các Giáo Hội và giáo đoàn khác, kể cả với các tôn giáo ngoài Kitô giáo;
7. cùng với các Giám Mục, bênh vực tất cả những gì liên quan tới sứ mệnh của Giáo Hội và của Tòa Thánh trước mặt chính phủ;
8. ngoài ra, thi hành mọi năng ân và chu toàn những ủy nhiệm mà Tòa Thánh đã giao phó.
- Điều 365:
(1) Ngoài ra, Phái Viên của Đức Thánh Cha kiêm nhiệm việc đại diện Ngài bên cạnh các quốc gia theo các quy tắc của luật quốc tế còn có nhiệm vụ:
1. cổ võ và duy trì mọi liên lạc giữa Tòa Thánh với chính quyền;
2. dàn xếp mọi vấn đề liên hệ tương quan giữa Giáo Hội với quốc gia; và đặc biệt, là lo việc ký kết những thỏa ước hay các quy ước tương tự, cũng trông coi việc thi hành chúng.
(2) Khi giải quyết những vấn đề nói ở triệt 1, tùy theo hoàn cảnh đòi hỏi, Phái Viên của Đức Thánh Cha nên tham khảo ý kiến và lời bàn của các Giám Mục trong khu vực và thông báo cho các ngài biết về diễn tiến của tình hình.
Khi BBC hỏi tín đồ ở Việt Nam mong đợi gì từ vị đại diện không thường trực? thì Linh mục Minh mong đợi được ‘quyền’ trao đổi: « vì liên hệ, dầu là liên hệ với nước Việt Nam thì chúng tôi đang sống trong nước VN, thì cũng phải có liên hệ với chúng tôi, chúng tôi cũng phải được thông báo… Rất mong mối quan hệ ngoại giao, mong thế nào có lợi cho nước, có lợi cho Giáo hội tại VN và lợi chung cho Giáo hội toàn cầu.
Về việc trao đổi, chúng tôi nghĩ điều 362 đã trả lời cho Linh mục. Còn vấn đề có lợi cho nước, cho Giáo hội Việt-Nam và lợi chung cho Giáo hội toàn cầu, chúng tôi đề nghị Linh mục đừng lo vì tuyệt đại đa số Kitô hữu Việt-Nam xác tín Đức Thánh Cha và các Phái Viên Tòa Thánh còn quan tâm hơn Linh mục và năm bảy ‘Linh mục quốc doanh’ có môn bài khác.
Còn việc Linh mục Minh dám quả quyết « thái độ của chính phủ hiện nay trong vấn đề với Giáo hội, thì không rõ ràng » là điều ai cũng biết và đã biết từ lâu.
Khi BBC hỏi về « giáo sĩ và giáo dân Việt Nam thất vọng về chuyện không được biết thực chất của chuyến làm việc vừa rồi, cũng như chuyện cắt cử vị đại diện không thường trực sắp tới? », Linh mục Minh trả lời: « chúng tôi rất là bức xúc, rất buồn, chứ chúng tôi cũng không dám trách. »
Linh mục Minh cho biết « không có hi vọng gì, … tôi chỉ dựa vào Đức Hồng y ở đây. » khi BBC hỏi về « vị đại diện sắp tới liệu có giúp Vatican hiểu được tiếng nói thực chất của các tín đồ cũng như giáo sĩ ở Việt Nam? ».
Tuy nhiên, tôi vô cùng ngạc nhiên khi Linh mục Tổng đại diện Tổng Giáo phận Sài gòn nói: « trong hoàn cảnh thực tế của VN hiện tại, của chính phủ VN hiện tại, thì có vẻ nó rất bất lợi cho giáo hội(1) VN, hơn là có lợi cho giáo hội VN, mà cũng sẽ bất lợi cho nước VN, dân tộc VN. »
(1) chúng tôi cố gắng giữ nguyên chử viết của BBC hay của Linh mục Minh.
Một cách tổng quát, chúng ta nhiều khi không tìm hiểu Giáo luật rồi trách Đức Thánh Cha và, nguy hiểm hơn, khi với chức vụ cao, được truyền thông phỏng vấn, trả lời không đúng, tạo thêm phê phán sai lạc về Tòa Thánh.
(còn tiếp một kỳ)
Giáo phận Thái Bình tiếp sức mùa thi 2010
Trường Giang
11:36 02/07/2010
GIÁO PHẬN THÁI BÌNH TIẾP SỨC MÙA THI 2010
Sáng nay, 02/07/2010, tại khuôn viên Tòa giám mục Thái Bình, có khoảng 150 sỹ tử từ khắp giáo xứ trong toàn giáo phận tập trung, sau đó lên xe về Hà Nội để chuẩn bị cho ngày thi sắp tới.
Ngay từ mờ sáng các bạn đã được các phụ huynh đưa đến Tòa giám mục, hiện rõ trên khuôn mặt các sỹ tử là sự lo âu và thiếu ngủ, sau bao ngày giùi mài chuẩn bị cho ngày “đọ sức thi tài”. Tại đây, các bạn được ban tổ chức, gồm cha Vinh sơn Ngô Thái phong, Văn phòng Tòa giám mục, các anh chị sinh viên tình nguyện, điểm danh và ghi chép một số thủ tục còn lại cho việc bảo đảm về mặt điều hành từ khâu đưa dẫn lên Hà Nội, tới chỗ ăn chỗ nghỉ cho các thí sinh, và dẫn các em tới từng địa điểm các em dự thi. Đồng thời cấp phát thuốc chống say xe cho những bạn có nhu cầu.
Đây là một trong những hoạt động của giáo phận Thái Bình từ nhiều năm nay, trực tiếp giữa các cha văn phòng Tòa giám mục và các bạn sinh viên Thái Bình hiện đang học tập tại Thái Bình và Hà Nội, dưới sự hướng đạo của Đức cha giáo phận. Ngay từ đầu tháng Tư, Đức cha đã có buổi họp mặt giữa các cha hiện đang làm việc tại Tòa giám mục với các trưởng nhóm sinh viên Thái Bình – Hà Nội, để bàn cách làm sao giúp cho các thí sinh có điều kiện tốt nhất trong mùa thi. Làm thế nào để các gia đình, các phụ huynh đỡ phải lo lắng, chật vật, đi lại tốn kém khi con cháu mình đi thi. Ông Gioan Baotixita Đoàn Viết Phán, giáo xứ Cam Châu, phụ huynh em G.B. Đoàn Viết Phước cho biết: “Nhờ sự quan tâm của Đức cha, của các cha và các anh chị sinh viên mà gia đình chúng con hoàn toàn an tâm, tin tưởng và đỡ tốn kém về chi phí khi đưa con em chúng con đi thi. Vì chúng con không thông thổ nơi đô thành, do vậy trong mùa thi chúng con không thể thuê nhà trọ cho các cháu trú ngụ trong mấy ngày thi được, hoặc có thuê được thì những căn phòng cũng chẳng ra sao, giá cả lại đắt đỏ nữa!”. Đường hướng và cách thức tổ chức chương trình tiếp sức mùa thi được ban tổ chức thông suốt từ Tòa giám mục đến các cha sở và các giáo xứ, giáo họ trong toàn giáo phận, ông Phán nói thêm: “Cách đây chừng hai tháng, khi đi lễ chúng con được cha xứ Thượng Phúc, cũng là cha quản nhiệm giáo xứ Cam Châu cho biết trên địa phận có chương trình ‘tiếp sức mùa thi’, chúng con rất vui mừng và tin tưởng, chắc chắn con cháu chúng con sẽ thi đậu, vì ngay bước đầu tâm lý các cháu thấy rất thoải mái, không bận tâm đến việc ai là người quen đường Hà Nội để dẫn các cháu đi thi”.
Trước khi các sỹ tử lên xe đi Hà Nội, Đức cha Phê rô gặp gỡ từng người, ngài chúc phúc lành và căn giặn: “Các con cứ an tâm, các con cứ cầu xin Thiên Chúa và Đức Mẹ, các Ngài sẽ nhận lời và xuống muôn phúc lành cho các con. Cha tin rằng ngày gần đây nhất các con sẽ là những tân sinh viên của các trường đại học”. Sau đó Đức cha tặng một chút quà động viên các thí sinh khi đi xe. Cũng xin nói thêm, số tiền thuê 4 xe ca để đưa các em đi Hà Nội hôm nay là do Đức cha và các ân nhân có lòng hảo tâm giúp đỡ, cha Vinh sơn Phong cho biết. Đại diện cho các bậc phụ huynh cũng như các sỹ tử, ông Gioan Baotixita Vũ Đình Thích, giáo xứ Lương Điền cám ơn Đức cha, các cha các thày và ban tổ chức đã tạo điều kiện cho các em và các gia đình trong chương trình tiếp sức mùa thi này.
Đúng 7h00, đoàn xe rời khỏi quảng trường nhà thờ Chính Tòa Thái Bình. Đồng hành với các em có cha Vinh sơn Phong, các bạn sinh viên tình nguyện Thái Bình, khi tới Hà Nội sẽ có các bạn sinh viên Hà Nội ra đón và hướng dẫn tới từng địa điểm cùng với ban tổ chức. Các phụ huynh chia tay con cháu mình tại đây, để trở về gia đình với bao công việc bộn bề của mùa màng.
Cầu chúc tất cả các sỹ tử luôn khỏe mạnh và thành công trong mùa thi cử. Cánh cửa các trường đại học đang mở ra và chào đón các bạn ngay đầu năm học mới 2010-2011.
Ngay từ mờ sáng các bạn đã được các phụ huynh đưa đến Tòa giám mục, hiện rõ trên khuôn mặt các sỹ tử là sự lo âu và thiếu ngủ, sau bao ngày giùi mài chuẩn bị cho ngày “đọ sức thi tài”. Tại đây, các bạn được ban tổ chức, gồm cha Vinh sơn Ngô Thái phong, Văn phòng Tòa giám mục, các anh chị sinh viên tình nguyện, điểm danh và ghi chép một số thủ tục còn lại cho việc bảo đảm về mặt điều hành từ khâu đưa dẫn lên Hà Nội, tới chỗ ăn chỗ nghỉ cho các thí sinh, và dẫn các em tới từng địa điểm các em dự thi. Đồng thời cấp phát thuốc chống say xe cho những bạn có nhu cầu.
Đây là một trong những hoạt động của giáo phận Thái Bình từ nhiều năm nay, trực tiếp giữa các cha văn phòng Tòa giám mục và các bạn sinh viên Thái Bình hiện đang học tập tại Thái Bình và Hà Nội, dưới sự hướng đạo của Đức cha giáo phận. Ngay từ đầu tháng Tư, Đức cha đã có buổi họp mặt giữa các cha hiện đang làm việc tại Tòa giám mục với các trưởng nhóm sinh viên Thái Bình – Hà Nội, để bàn cách làm sao giúp cho các thí sinh có điều kiện tốt nhất trong mùa thi. Làm thế nào để các gia đình, các phụ huynh đỡ phải lo lắng, chật vật, đi lại tốn kém khi con cháu mình đi thi. Ông Gioan Baotixita Đoàn Viết Phán, giáo xứ Cam Châu, phụ huynh em G.B. Đoàn Viết Phước cho biết: “Nhờ sự quan tâm của Đức cha, của các cha và các anh chị sinh viên mà gia đình chúng con hoàn toàn an tâm, tin tưởng và đỡ tốn kém về chi phí khi đưa con em chúng con đi thi. Vì chúng con không thông thổ nơi đô thành, do vậy trong mùa thi chúng con không thể thuê nhà trọ cho các cháu trú ngụ trong mấy ngày thi được, hoặc có thuê được thì những căn phòng cũng chẳng ra sao, giá cả lại đắt đỏ nữa!”. Đường hướng và cách thức tổ chức chương trình tiếp sức mùa thi được ban tổ chức thông suốt từ Tòa giám mục đến các cha sở và các giáo xứ, giáo họ trong toàn giáo phận, ông Phán nói thêm: “Cách đây chừng hai tháng, khi đi lễ chúng con được cha xứ Thượng Phúc, cũng là cha quản nhiệm giáo xứ Cam Châu cho biết trên địa phận có chương trình ‘tiếp sức mùa thi’, chúng con rất vui mừng và tin tưởng, chắc chắn con cháu chúng con sẽ thi đậu, vì ngay bước đầu tâm lý các cháu thấy rất thoải mái, không bận tâm đến việc ai là người quen đường Hà Nội để dẫn các cháu đi thi”.
Trước khi các sỹ tử lên xe đi Hà Nội, Đức cha Phê rô gặp gỡ từng người, ngài chúc phúc lành và căn giặn: “Các con cứ an tâm, các con cứ cầu xin Thiên Chúa và Đức Mẹ, các Ngài sẽ nhận lời và xuống muôn phúc lành cho các con. Cha tin rằng ngày gần đây nhất các con sẽ là những tân sinh viên của các trường đại học”. Sau đó Đức cha tặng một chút quà động viên các thí sinh khi đi xe. Cũng xin nói thêm, số tiền thuê 4 xe ca để đưa các em đi Hà Nội hôm nay là do Đức cha và các ân nhân có lòng hảo tâm giúp đỡ, cha Vinh sơn Phong cho biết. Đại diện cho các bậc phụ huynh cũng như các sỹ tử, ông Gioan Baotixita Vũ Đình Thích, giáo xứ Lương Điền cám ơn Đức cha, các cha các thày và ban tổ chức đã tạo điều kiện cho các em và các gia đình trong chương trình tiếp sức mùa thi này.
Đúng 7h00, đoàn xe rời khỏi quảng trường nhà thờ Chính Tòa Thái Bình. Đồng hành với các em có cha Vinh sơn Phong, các bạn sinh viên tình nguyện Thái Bình, khi tới Hà Nội sẽ có các bạn sinh viên Hà Nội ra đón và hướng dẫn tới từng địa điểm cùng với ban tổ chức. Các phụ huynh chia tay con cháu mình tại đây, để trở về gia đình với bao công việc bộn bề của mùa màng.
Cầu chúc tất cả các sỹ tử luôn khỏe mạnh và thành công trong mùa thi cử. Cánh cửa các trường đại học đang mở ra và chào đón các bạn ngay đầu năm học mới 2010-2011.
LM Đoàn giáo phận Phan Thiết tĩnh tâm và mừng sinh nhật Đức Cha Giuse
Sr Hồng Hương
11:48 02/07/2010
GIÁO PHẬN PHAN THIẾT MỪNG ĐỨC CHA GIUSE BƯỚC SANG TUỔI 59
Sáng ngày 2.7.2010, Linh mục đoàn giáo phận Phan Thiết đã quy tụ về Tòa Giám Mục tham dự ngày tĩnh tâm quý III và chúc mừng Sinh nhật Đức Cha Giuse Vũ Duy Thông nhân dịp ngài bước sang tuổi 59. Những ngày trước đó, đại diện một số Giáo xứ, Liên Tu sĩ Giáo phận, Hội đoàn, Dòng tu cũng đã đến chúc mừng Đức Cha.
Xem hình
Chương trình tĩnh tâm bắt đầu với giờ chầu Thánh Thể. Đức Cha Giuse bắt đầu với biến cố Bế mạc Năm Thánh Hóa Các Linh Mục (vào lễ Thánh Tâm) và những vấn đề nổi cộm liên quan đến đời sống linh mục trên thế giới vừa qua để thấy rằng: hồng ân và bóng tối trong đời sống linh mục là vấn đề thực tế. Hơn ai hết, chính các linh mục cảm nhận được hồng ân và sức nặng của đời sống linh mục và phần thưởng chỉ dành cho những người biết chiến đấu và chiến thắng. Đức cha nhắc lại linh cảm của Đức Thánh Cha Bênêdictô 16: ngài khởi đầu và kết thúc Năm Linh Mục vào lễ Thánh Tâm với ý nghĩa hồng ân linh mục gắn liền với Tình yêu Chúa. Mỗi linh mục phải biết ý thức kín múc và khởi đi từ nguồn mạch Tình yêu trong đời sống sứ vụ cho cân xứng.
Với Phúc Âm Matthêu, từ câu chuyện Chúa Giêsu mời gọi người thu thuế, Đức Cha đã gợi ý suy niệm từ trường hợp một ơn gọi để soi bóng về ơn gọi đời sống linh mục qua 3 nét:
Thứ nhất, ơn gọi bao giờ cũng bắt nguồn từ sáng kiến của Thiên Chúa. Khi được Chúa Giêsu gọi, Matthêu vẫn đang trong tư thế làm việc. Ông không ngờ được ngày đó là ngày thật đặc biệt trong đời ông, bởi ông đã nhận được ơn gọi của Chúa Giêsu hay tiếng gọi từ Trời. Trong Tin Mừng, động từ “theo” được Chúa Giêsu dùng tới 29 lần. Ơn gọi của thánh Matthêu cũng chính là hình bóng bất cứ ơn gọi nào, đặc biệt là ơn gọi đời sống linh mục. Chúa gọi và chọn bất cứ ai, bất cứ lúc nào không phải vì những gì người đó có, nhưng tất cả đều bắt nguồn từ sáng kiến của Thiên Chúa và người được gọi chỉ còn biết riu ríu đi theo.
Thứ hai, Ơn gọi là dấn bước theo đuổi trên cuộc hành trình. Đáp lại lời Chúa Giê su gọi “Hãy theo ta”, thánh Matthêu phải dấn bước vào một hành trình mới mẻ. Hành trình này không gắn liền với 1 lý thuyết nhưng gắn liền với một Đấng. Chúa không bảo ông hãy theo lý tưởng Nước Trời hay theo hạnh phúc, mà chỉ vắn gọn là “Hãy theo Ta”. Và chính vì uy tín của Chúa mà Matthêu can đảm dấn bước lên đường.
Và thứ ba, ơn gọi không phải là một ơn để đặt người ta bước vào bước đường yên nghỉ, nhưng chính là ơn gọi mời người ta nỗ lực xây dựng hòa bình.
Sau những giây phút giải lao, các linh mục trở lại phòng hội để tham dự phần chia sẻ mục vụ. Đức Cha Giuse giới thiệu với quý cha Tân linh mục Phêrô Nguyễn Châu Linh,, người em út trong linh mục đoàn Giáo phận Phan Thiết. Tiếp đó là những thông tin cần thiết của Giáo phận và phần chia sẻ mục vụ của các giáo xứ.
Và trong bầu khí tình thân, trước bữa cơm trưa, cha Niên trưởng linh mục đoàn Giáo phận đại diện anh em linh mục chúc mừng Sinh Nhật thứ 59 của Đức Cha Giuse với những tâm tình yêu thương và những lời cầu chúc tốt đẹp.
Sáng ngày 2.7.2010, Linh mục đoàn giáo phận Phan Thiết đã quy tụ về Tòa Giám Mục tham dự ngày tĩnh tâm quý III và chúc mừng Sinh nhật Đức Cha Giuse Vũ Duy Thông nhân dịp ngài bước sang tuổi 59. Những ngày trước đó, đại diện một số Giáo xứ, Liên Tu sĩ Giáo phận, Hội đoàn, Dòng tu cũng đã đến chúc mừng Đức Cha.
Xem hình
Chương trình tĩnh tâm bắt đầu với giờ chầu Thánh Thể. Đức Cha Giuse bắt đầu với biến cố Bế mạc Năm Thánh Hóa Các Linh Mục (vào lễ Thánh Tâm) và những vấn đề nổi cộm liên quan đến đời sống linh mục trên thế giới vừa qua để thấy rằng: hồng ân và bóng tối trong đời sống linh mục là vấn đề thực tế. Hơn ai hết, chính các linh mục cảm nhận được hồng ân và sức nặng của đời sống linh mục và phần thưởng chỉ dành cho những người biết chiến đấu và chiến thắng. Đức cha nhắc lại linh cảm của Đức Thánh Cha Bênêdictô 16: ngài khởi đầu và kết thúc Năm Linh Mục vào lễ Thánh Tâm với ý nghĩa hồng ân linh mục gắn liền với Tình yêu Chúa. Mỗi linh mục phải biết ý thức kín múc và khởi đi từ nguồn mạch Tình yêu trong đời sống sứ vụ cho cân xứng.
Với Phúc Âm Matthêu, từ câu chuyện Chúa Giêsu mời gọi người thu thuế, Đức Cha đã gợi ý suy niệm từ trường hợp một ơn gọi để soi bóng về ơn gọi đời sống linh mục qua 3 nét:
Thứ nhất, ơn gọi bao giờ cũng bắt nguồn từ sáng kiến của Thiên Chúa. Khi được Chúa Giêsu gọi, Matthêu vẫn đang trong tư thế làm việc. Ông không ngờ được ngày đó là ngày thật đặc biệt trong đời ông, bởi ông đã nhận được ơn gọi của Chúa Giêsu hay tiếng gọi từ Trời. Trong Tin Mừng, động từ “theo” được Chúa Giêsu dùng tới 29 lần. Ơn gọi của thánh Matthêu cũng chính là hình bóng bất cứ ơn gọi nào, đặc biệt là ơn gọi đời sống linh mục. Chúa gọi và chọn bất cứ ai, bất cứ lúc nào không phải vì những gì người đó có, nhưng tất cả đều bắt nguồn từ sáng kiến của Thiên Chúa và người được gọi chỉ còn biết riu ríu đi theo.
Thứ hai, Ơn gọi là dấn bước theo đuổi trên cuộc hành trình. Đáp lại lời Chúa Giê su gọi “Hãy theo ta”, thánh Matthêu phải dấn bước vào một hành trình mới mẻ. Hành trình này không gắn liền với 1 lý thuyết nhưng gắn liền với một Đấng. Chúa không bảo ông hãy theo lý tưởng Nước Trời hay theo hạnh phúc, mà chỉ vắn gọn là “Hãy theo Ta”. Và chính vì uy tín của Chúa mà Matthêu can đảm dấn bước lên đường.
Và thứ ba, ơn gọi không phải là một ơn để đặt người ta bước vào bước đường yên nghỉ, nhưng chính là ơn gọi mời người ta nỗ lực xây dựng hòa bình.
Sau những giây phút giải lao, các linh mục trở lại phòng hội để tham dự phần chia sẻ mục vụ. Đức Cha Giuse giới thiệu với quý cha Tân linh mục Phêrô Nguyễn Châu Linh,, người em út trong linh mục đoàn Giáo phận Phan Thiết. Tiếp đó là những thông tin cần thiết của Giáo phận và phần chia sẻ mục vụ của các giáo xứ.
Và trong bầu khí tình thân, trước bữa cơm trưa, cha Niên trưởng linh mục đoàn Giáo phận đại diện anh em linh mục chúc mừng Sinh Nhật thứ 59 của Đức Cha Giuse với những tâm tình yêu thương và những lời cầu chúc tốt đẹp.
Thông Báo
Cáo phó: Lm Tađêô Maria Nguyễn Ngọc Ban, CMC qua đời
Lm. Philipphê M. Đỗ Thanh Cao, CMC
21:27 02/07/2010
Cáo Phó
Lm Tađêô Maria Nguyễn Ngọc Ban, CMC |
Linh mục Tađêô Maria Nguyễn Ngọc Ban, CMC
mới được Chúa gọi về đêm 29 tháng 06 năm 2010.
Kính xin toàn thể Quý Linh mục, Tu sĩ thêm lời cầu nguyện cho cha Tađêô Maria được sớm hưởng tôn nhan thánh Chúa cùng với Đức Mẹ và các Thánh.
Thân ái trong Chúa Kitô và Mẹ Đồng Công,
Lm. Philipphê M. Đỗ Thanh Cao, CMC
thư ký
Phân Ưu: Thân Phụ LM Phạm Văn Tuấn qua đời
Lm. Trần Công Nghị & Ban Biên Tập VietCatholic
08:56 02/07/2010
CÁO PHÓ Trong tâm tình phó thác và cậy trông vào lòng từ bi nhân hậu của Chúa Kitô và Mẹ Maria, VietCatholic trân trọng thông báo cùng quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và anh chị em, thân phụ của cha Phạm Văn Tuấn, cộng tác viên thường trực của Vietcatholic là Cụ Cố PHAOLÔ PHẠM VĂN KHU Đã an nghỉ trong Chúa hồi 11 giờ ngày 01-07-2010 tại Hannover, hưởng thọ 86 tuổi. Xin thành kính phân ưu với cha Phaolô Phạm Văn Tuấn (tuyên uý cộng đoàn CGVN Bắc Đức: Hamburg – Hannover), với Bà Cố cùng toàn thể tang quyến. Xin hiệp thông cùng với tang quyến và cộng đoàn để cầu nguyện và tiễn đưa Cụ Cố Phaolô trong Thánh Lễ an táng được tổ chức tại ngày 09.7.2010 lúc 11g tại St. Heinrich, Hannover. Nguyện xin Chúa từ nhân ban cho linh hồn Cụ Cố Phaolô được an nghỉ muôn đời trong Nước Hằng Sống. Ban Giám Đốc và toàn thể anh chị em cộng tác viên VietCatholic Network xin hiệp thông và đồng hành trong lời cầu nguyện cùng cha. Nguyện xin Thiên Chúa là cha từ nhân mở rộng vòng tay đón linh hồn cụ Phaolô vào hưởng hạnh phúc muôn đời. Thành Kính Phân Ưu LM Trần Công Nghị và toàn ban biên tập Vietcatholic |
Văn Hóa
Câu chuyện chiếc hàng rào
Thanh Tâm
18:52 02/07/2010
Sáng hôm nay, tranh thủ chút thời gian qua đại gia đình hàng xóm thăm nhà của họ một chút. Vì hoàn cảnh đi làm xa xứ nên cũng lâu lắm rồi mới trở lại thăm gia đình này.
Hơi bị ngạc nhiên với cảnh sắc khá nhiều thay đổi. Cảnh sắc ở đây có phần đẹp hơn ngày trước nhờ những hàng cây xanh cao vút hướng ánh mặt trời. Điều ngạc nhiên khác nữa đó là từng khu vực từng khu vực được “rào dậu” bằng những khung lưới B.40 dẫu rằng tất cả khu đất ấy là sở hữu của một đại gia đình mà thôi.
Với những hàng dậu B.40 như vậy thì “bên này” cũng khó có thể bước sang “bên kia” dù trong khuôn viên một thửa đất. Và ngược lại, “bên kia” cũng khó có thể vào được “vùng cấm địa” của “bên này”.
Đang nhìn trời nhìn đất, nhìn cây nhìn cảnh và nhìn những chú chim đang tự do tung bay hoặc dừng chân trên dây điện thì chú em nọ thấy người đồng hương đồng xứ đến lân la cùng trò chuyện. Chẳng hiểu sao chú em lại khơi lên vấn đề chiếc hàng rào. Chú em bảo nhìn sân vườn đẹp thì đẹp thật đấy nhưng mà nhìn những chiếc hàng rào nó làm sao đó. Chú em còn nói thêm rằng dù ở chung một mảnh vườn ấy nhưng chú ngần ngại đặt bước sang bên kia cũng bởi tại chiếc hàng rào.
Rít một hơi thuốc xong chú em lại nói thêm về chiếc hàng rào. Chú bảo chiếc hàng rào nó vô tri vô giác nhưng nó đã ngăn cách khoảng cách của con người. Chú em còn nói thêm rằng để ngăn cho những con chó của nhà này sang “phá” nhà người kia người ta còn bít hết tất cả những lỗ hổng của những chiếc hàng rào chưa kín. Đã hơn một lần chú cún của nhà bên này lỡ chui sang nhà bên kia thì được một trận nhớ đời để lần sau đừng có lỡ nữa. Người ta làm như vậy đồng nghĩa với chuyện người ta không muốn ngay cả con chó cũng không xâm phạm đến mảnh đất của mình.
Qủa thật, tâm tình, suy nghĩ của chú em về chiếc hàng rào thật hay.
Nhìn những chiếc hàng rào thật đẹp nhưng toát lên một nỗi buồn vì lẽ tình người đã ngăn cách từ đây. Trước đây cũng có hàng rào ấy nhưng hàng rào ấy là những cọng dây leo thật dễ thương. Hàng rào bằng những cọng dây leo xanh biếc hình như nó có tình có nghĩa hơn những khung lưới B.40. Nếu còn là hàng rào dây leo thì những chú cún nhà bên này thi thoảng lại có dịp “giao lưu” với những chú cún nhà bên kia. Người còn không có dịp để hàn huyên tâm sự chứ huống hồ gì những chú cún dễ thương. Tội nghiệp cho những chú cún kia cứ giương mắt nhìn từ vườn bên này nhìn sang vườn bên kia với đôi mắt đượm buồn.
Những chiếc hàng rào vô tri vô giác ấy do đâu mà có ? Do chính con người đã dựng nên. Khi cơm lành canh ngọt hay khi người ta “yêu nhau củ ấu cũng tròn” hoặc là “chín bỏ làm mười” thì chẳng có gì phải nói và những chiếc hàng rào đó không xuất hiện vì sống trong một đại gia đình mà. Đáng tiếc thay là đại gia đình ấy lại là đại gia đình đang minh chứng cho một tình yêu của Thiên Chúa ở giữa nhiều người lương dân.
Nhìn những chiếc hàng rào bằng sắt, bằng lưới B.40 đó thì cũng thật đáng sợ nhưng sợ hơn chính là những chiếc hàng rào trong cõi lòng của con người. Những chiếc hàng rào vật chất ấy được dựng nên bởi ý tưởng ích kỷ, hờn ghen, vun vén của con người.
Chẳng hiểu sao cuộc đời vẫn còn đầy nghịch lý. Trong khi họ rao truyền tình yêu, họ rao truyền sự chia sẻ thì hành động của họ làm ngược lại.
Chỉ mong sao những chiếc hàng rào “ngăn sông cấm chợ” ở đại gia đình này chỉ là những chiếc hàng rào đại diện trong xóm giáo này. Cũng chỉ mong sao những tấm lòng khép kín để nảy sinh ra những chiếc hàng rào này cũng chỉ là những số sót trong cuộc đời mà mà người ta luôn tìm cách mở lòng ra để chung chia tình người với nhau mà thôi.
Hơi bị ngạc nhiên với cảnh sắc khá nhiều thay đổi. Cảnh sắc ở đây có phần đẹp hơn ngày trước nhờ những hàng cây xanh cao vút hướng ánh mặt trời. Điều ngạc nhiên khác nữa đó là từng khu vực từng khu vực được “rào dậu” bằng những khung lưới B.40 dẫu rằng tất cả khu đất ấy là sở hữu của một đại gia đình mà thôi.
Với những hàng dậu B.40 như vậy thì “bên này” cũng khó có thể bước sang “bên kia” dù trong khuôn viên một thửa đất. Và ngược lại, “bên kia” cũng khó có thể vào được “vùng cấm địa” của “bên này”.
Đang nhìn trời nhìn đất, nhìn cây nhìn cảnh và nhìn những chú chim đang tự do tung bay hoặc dừng chân trên dây điện thì chú em nọ thấy người đồng hương đồng xứ đến lân la cùng trò chuyện. Chẳng hiểu sao chú em lại khơi lên vấn đề chiếc hàng rào. Chú em bảo nhìn sân vườn đẹp thì đẹp thật đấy nhưng mà nhìn những chiếc hàng rào nó làm sao đó. Chú em còn nói thêm rằng dù ở chung một mảnh vườn ấy nhưng chú ngần ngại đặt bước sang bên kia cũng bởi tại chiếc hàng rào.
Rít một hơi thuốc xong chú em lại nói thêm về chiếc hàng rào. Chú bảo chiếc hàng rào nó vô tri vô giác nhưng nó đã ngăn cách khoảng cách của con người. Chú em còn nói thêm rằng để ngăn cho những con chó của nhà này sang “phá” nhà người kia người ta còn bít hết tất cả những lỗ hổng của những chiếc hàng rào chưa kín. Đã hơn một lần chú cún của nhà bên này lỡ chui sang nhà bên kia thì được một trận nhớ đời để lần sau đừng có lỡ nữa. Người ta làm như vậy đồng nghĩa với chuyện người ta không muốn ngay cả con chó cũng không xâm phạm đến mảnh đất của mình.
Qủa thật, tâm tình, suy nghĩ của chú em về chiếc hàng rào thật hay.
Nhìn những chiếc hàng rào thật đẹp nhưng toát lên một nỗi buồn vì lẽ tình người đã ngăn cách từ đây. Trước đây cũng có hàng rào ấy nhưng hàng rào ấy là những cọng dây leo thật dễ thương. Hàng rào bằng những cọng dây leo xanh biếc hình như nó có tình có nghĩa hơn những khung lưới B.40. Nếu còn là hàng rào dây leo thì những chú cún nhà bên này thi thoảng lại có dịp “giao lưu” với những chú cún nhà bên kia. Người còn không có dịp để hàn huyên tâm sự chứ huống hồ gì những chú cún dễ thương. Tội nghiệp cho những chú cún kia cứ giương mắt nhìn từ vườn bên này nhìn sang vườn bên kia với đôi mắt đượm buồn.
Những chiếc hàng rào vô tri vô giác ấy do đâu mà có ? Do chính con người đã dựng nên. Khi cơm lành canh ngọt hay khi người ta “yêu nhau củ ấu cũng tròn” hoặc là “chín bỏ làm mười” thì chẳng có gì phải nói và những chiếc hàng rào đó không xuất hiện vì sống trong một đại gia đình mà. Đáng tiếc thay là đại gia đình ấy lại là đại gia đình đang minh chứng cho một tình yêu của Thiên Chúa ở giữa nhiều người lương dân.
Nhìn những chiếc hàng rào bằng sắt, bằng lưới B.40 đó thì cũng thật đáng sợ nhưng sợ hơn chính là những chiếc hàng rào trong cõi lòng của con người. Những chiếc hàng rào vật chất ấy được dựng nên bởi ý tưởng ích kỷ, hờn ghen, vun vén của con người.
Chẳng hiểu sao cuộc đời vẫn còn đầy nghịch lý. Trong khi họ rao truyền tình yêu, họ rao truyền sự chia sẻ thì hành động của họ làm ngược lại.
Chỉ mong sao những chiếc hàng rào “ngăn sông cấm chợ” ở đại gia đình này chỉ là những chiếc hàng rào đại diện trong xóm giáo này. Cũng chỉ mong sao những tấm lòng khép kín để nảy sinh ra những chiếc hàng rào này cũng chỉ là những số sót trong cuộc đời mà mà người ta luôn tìm cách mở lòng ra để chung chia tình người với nhau mà thôi.
Thơ: Ước Vọng
Trầm Thiên Thu
21:08 02/07/2010
ƯỚC VỌNG
Xin cho con một đức tin
Dẫu nhỏ bé như hạt cải
Để giúp mảnh đời vụng dại
Vượt qua bao đợt sóng xô
Xin cho con niềm trông cậy
Ngay khi thất vọng ê chề
Vấp ngã rồi lại đứng dậy
Cùng Ngài tiếp tục bước đi
Xin cho con một đức mến
Vì Ngài mà dám dấn thân
Thương người không hề tính toán
Tấm lòng bác ái vô ngần
Giàu hay nghèo, vui hoặc buồn
Không hề sờn lòng, nản chí
Xin giúp con đừng vị kỷ
Dù qua cử chỉ mà thôi
TRẦM THIÊN THU
LUẬT YÊU THƯƠNG
(Ga 15, 9-17)
Chúa truyền dạy yêu thương
Bằng tấm lòng cao cả
Dẫu người dưng, kẻ lạ
Không phân biệt giàu, nghèo
Con có là gì đâu
Nhỏ nhoi như cát bụi
Muốn sinh hoa, kết trái
Dẫu còn nhiều thói hư
Ngày tiếp tháng theo mùa
Thời gian trôi lặng lẽ
Xin cho con gặp Chúa
Trong biến cố cuộc đời
TRẦM THIÊN THU
THÀNH TÂM
Xin đừng nỡ bỏ mặc con
Giữa bước đường đời muôn ngả
Ưu sầu rưng rưng mắt lệ
Bơ vơ ngày tháng cô liêu
Trái tim khát vọng thương yêu
Trọn vẹn con tim khờ khạo
Cuộc đời bỗng như huyền ảo
Ngu ngơ từng bước lãng du
Xin giúp con sống chan hòa
Kính Chúa, yêu người sớm tối
Dẫu đời con nhiều yếu đuối
Vẫn luôn mong ước trọn niềm
TRẦM THIÊN THU
CỎ DẠI
Tân toan đời cỏ dại
Lẩn khuất bên nhà thờ
Thanh thoát và ươn ái
Xác, hồn cứ giằng co
Những hạt kinh sớm tối
Xâu từng chuỗi tin yêu
Dẫu đời con: Cỏ dại
Vẫn khao khát vươn cao
Xin dang tay Thập giá
Kính Chúa và yêu người
Dẫu bao phen vấp ngã
Nhưng tin yêu còn hoài…
TRẦM THIÊN THU
KHIÊM NHƯỜNG
(Mc 9, 30-37)
Đừng tranh giành cao, thấp
Chớ phân biệt hơn, thua
Cứ làm người rốt hết
Hồn nhiên như trẻ thơ
So đo rồi bàn tán
Xầm xì lời khen, chê
Thương thì luôn tâng bốc
Ghét thì mãi khinh khi
Sông sâu có thể dò
Lòng người không đo được
Những định kiến, phân biệt
Là gươm sắc hại nhau
Xin giúp con thương yêu
Xuyên suốt từng ngày tháng
Trưởng thành cùng Năm Thánh
Trên nền tảng khiêm nhường
TRẦM THIÊN THU
RỬA TỘI
Lọt lòng đã là tội nhân
Lỗi lầm theo tuổi đời chồng chất
Rửa mãi không sạch hết
Ngày tháng trôi qua lại lấm lem
Nỗi buồn hờn dỗi từng đêm
Những nghĩ suy yếu đuối, nông cạn
Đời người sao mà hữu hạn
Chập chùng tinh khôi mơ ước vươn lên
Đôi khi vụng-về-nhớ-quên
Hoang vu bước phiêu du lãng đãng
Tội lút đầu, cố ngoi lên bơi về ánh sáng
Ngỡ mình như trẻ chơi bập bênh
Giữa đời cầu khỉ chông chênh
Xin mưa móc niềm-vui-ơn-cứu-độ
Để vững tâm vượt qua sóng gió
Hối nhân rửa sạch mọi oan khiên
TRẦM THIÊN THU
KINH YÊU BÊN GIÁO ĐƯỜNG
Chuông buông trầm như lời kinh sám hối
Kiếp phù sinh bao khắc khoải ưu tư
Bên giáo đường thao thức khúc thụy du
Hạt-bụi-tôi tìm bay về bên Chúa
Biết theo ai khi không còn Ngài nữa
Nỗi chán chường chồng chất giữa đam mê
Hạt kinh nào chưa trọn vẹn sớm trưa
Nên ngày tháng vẫn chông chênh tội lỗi
Xin thắp lên một ngọn-nến-sám-hối
Soi sáng lòng trong dòng chảy oan khiên
Bước trần gian vẫn bọt bèo vô duyên
“Lỗi tại tôi” một triệu lần chưa sạch
Lạy Thiên Chúa, con như một chiếc bách
Giữa biển đời muôn sóng gió dạt xô…
TRẦM THIÊN THU
Xin cho con một đức tin
Dẫu nhỏ bé như hạt cải
Để giúp mảnh đời vụng dại
Vượt qua bao đợt sóng xô
Xin cho con niềm trông cậy
Ngay khi thất vọng ê chề
Vấp ngã rồi lại đứng dậy
Cùng Ngài tiếp tục bước đi
Xin cho con một đức mến
Vì Ngài mà dám dấn thân
Thương người không hề tính toán
Tấm lòng bác ái vô ngần
Giàu hay nghèo, vui hoặc buồn
Không hề sờn lòng, nản chí
Xin giúp con đừng vị kỷ
Dù qua cử chỉ mà thôi
TRẦM THIÊN THU
LUẬT YÊU THƯƠNG
(Ga 15, 9-17)
Chúa truyền dạy yêu thương
Bằng tấm lòng cao cả
Dẫu người dưng, kẻ lạ
Không phân biệt giàu, nghèo
Con có là gì đâu
Nhỏ nhoi như cát bụi
Muốn sinh hoa, kết trái
Dẫu còn nhiều thói hư
Ngày tiếp tháng theo mùa
Thời gian trôi lặng lẽ
Xin cho con gặp Chúa
Trong biến cố cuộc đời
TRẦM THIÊN THU
THÀNH TÂM
Xin đừng nỡ bỏ mặc con
Giữa bước đường đời muôn ngả
Ưu sầu rưng rưng mắt lệ
Bơ vơ ngày tháng cô liêu
Trái tim khát vọng thương yêu
Trọn vẹn con tim khờ khạo
Cuộc đời bỗng như huyền ảo
Ngu ngơ từng bước lãng du
Xin giúp con sống chan hòa
Kính Chúa, yêu người sớm tối
Dẫu đời con nhiều yếu đuối
Vẫn luôn mong ước trọn niềm
TRẦM THIÊN THU
CỎ DẠI
Tân toan đời cỏ dại
Lẩn khuất bên nhà thờ
Thanh thoát và ươn ái
Xác, hồn cứ giằng co
Những hạt kinh sớm tối
Xâu từng chuỗi tin yêu
Dẫu đời con: Cỏ dại
Vẫn khao khát vươn cao
Xin dang tay Thập giá
Kính Chúa và yêu người
Dẫu bao phen vấp ngã
Nhưng tin yêu còn hoài…
TRẦM THIÊN THU
KHIÊM NHƯỜNG
(Mc 9, 30-37)
Đừng tranh giành cao, thấp
Chớ phân biệt hơn, thua
Cứ làm người rốt hết
Hồn nhiên như trẻ thơ
So đo rồi bàn tán
Xầm xì lời khen, chê
Thương thì luôn tâng bốc
Ghét thì mãi khinh khi
Sông sâu có thể dò
Lòng người không đo được
Những định kiến, phân biệt
Là gươm sắc hại nhau
Xin giúp con thương yêu
Xuyên suốt từng ngày tháng
Trưởng thành cùng Năm Thánh
Trên nền tảng khiêm nhường
TRẦM THIÊN THU
RỬA TỘI
Lọt lòng đã là tội nhân
Lỗi lầm theo tuổi đời chồng chất
Rửa mãi không sạch hết
Ngày tháng trôi qua lại lấm lem
Nỗi buồn hờn dỗi từng đêm
Những nghĩ suy yếu đuối, nông cạn
Đời người sao mà hữu hạn
Chập chùng tinh khôi mơ ước vươn lên
Đôi khi vụng-về-nhớ-quên
Hoang vu bước phiêu du lãng đãng
Tội lút đầu, cố ngoi lên bơi về ánh sáng
Ngỡ mình như trẻ chơi bập bênh
Giữa đời cầu khỉ chông chênh
Xin mưa móc niềm-vui-ơn-cứu-độ
Để vững tâm vượt qua sóng gió
Hối nhân rửa sạch mọi oan khiên
TRẦM THIÊN THU
KINH YÊU BÊN GIÁO ĐƯỜNG
Chuông buông trầm như lời kinh sám hối
Kiếp phù sinh bao khắc khoải ưu tư
Bên giáo đường thao thức khúc thụy du
Hạt-bụi-tôi tìm bay về bên Chúa
Biết theo ai khi không còn Ngài nữa
Nỗi chán chường chồng chất giữa đam mê
Hạt kinh nào chưa trọn vẹn sớm trưa
Nên ngày tháng vẫn chông chênh tội lỗi
Xin thắp lên một ngọn-nến-sám-hối
Soi sáng lòng trong dòng chảy oan khiên
Bước trần gian vẫn bọt bèo vô duyên
“Lỗi tại tôi” một triệu lần chưa sạch
Lạy Thiên Chúa, con như một chiếc bách
Giữa biển đời muôn sóng gió dạt xô…
TRẦM THIÊN THU
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: ĐẠI BÀNG – The Eagle of Freedom
Nguyễn Đức Cung
22:13 02/07/2010
ĐẠI BÀNG – The Eagle of Freedom
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Mừng lễ Độc Lập ngày 4 tháng 7 năm 2010.
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền