Ngày 02-07-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Phanxicô và Bóng Đá
LM. Paul Phạm Văn Tuấn
09:11 02/07/2014
ĐGH Phanxicô và Bóng Đá

Chiều qua, thứ ba – 01.7.2014 hàng trăm triệu người trên toàn cầu theo dõi cuộc thi đấu giải Túc Cầu Thế Giới 2014 tại Brazil giữa hai đội bóng Argentina và Thụy Sĩ tại sân vận động Sao Paulo để dành quyền đi tiếp vào vòng tứ kết, thì ai giầu trí tưởng tượng có thể nghĩ ra tại nội thành Vatican cũng xảy ra một cuộc thư hùng bóng đá giữa hai quốc gia Argentina và Thụy Sĩ, hay nói đúng hơn là giữa ĐGH Phanxicô và các vệ binh Thụy Sĩ.

Theo báo chí đồn thổi là đoàn vệ binh Thụy Sĩ đã mời ĐGH Phanxicô đến doanh trại của họ để cùng nhau xem truyền hình trực tiếp trận đấu bóng. Đáng tiếc ĐGH không đến được và một vài phương tiện truyền thông đã bàn tán trước đó về câu trả lời của Đức Giáo Hoàng: "Đây sẽ là một cuộc chiến tranh!", ĐGH đã nói đùa như thế tại nhà khách Santa Marta.

Trận tranh tài bóng đá thật cân xứng, tuy nhiên từ cách nhìn của Thụy Sĩ chẳng khác chi David đấu với Goliat. Thụy Sĩ, chỉ giữ banh được 36,5%, nhưng can đảm và đầy tin tưởng cản phá những đợt tấn công, nhất là vào lúc cuối trận đấu của Argentina (giữ banh 63,5%) cho đến phút 90. Sau đó cả hai đội tuyển phải đấu thêm 2 hiệp phụ cho đến phút 118 thì Thụy Sĩ mới bị thủng lưới trái bóng đầu tiên bởi Ángel Di María (7).

Sau đó đúng 4 phút, với cự ly chỉ cách khung thành 5 mét của Argentina, cầu thủ Thủy Sĩ mới vào sân, Blerim Džemaili (15) xém chút nữa đã gỡ hòa được 1:1, trái bóng không may chạm đúng khung thành bên trái và dội ra chạm lại đầu gối của Džemaili rồi trái bóng chợt ra bên ngoài khung thành. Trọng tài Jonas Eriksson sau đó thổi còi chấm dứt trận đấu và Argentina tiếp tục tiến vào vòng tứ kết.

Những khán giả mộ điệu của Argentina cho rằng ĐGH Phanxicô rất hạnh phúc về đội tuyển Argentina chiến thắng. Hy hữu cho người sút bóng nâng tỷ số 1:0 lại mang tên Ángel Di María, dính dáng đến tên của Mẹ Maria vì thế họ tin có bàn tay của Mẹ Thiên Chúa vào đó. Chắc hẳn mọi người không quên bàn tay đấm bóng trái phép của cầu thủ nổi danh Diego Maradona vào năm 1986 tại Mexicô, sau này được mệnh danh là "bàn tay của Chúa" (la mano de Dios).

Sau trận đấu bóng giữa Argentina và Thụy Sĩ vào tối qua đã có lưu hành trong các mạng xã hội về các hình ảnh ráp nối và trong đó thấy một tấm hình có mũi giầy của ĐGH Phanxicô chạm vào trái bóng của cầu thủ Džemaili, nhằm ngăn cản không cho trái bóng lăn vào lưới của Argentina.

Dân biểu quốc hội Omar Plaini đưa lên Twitter một hình ảnh tương ứng và nhận xét về đội tuyển Argentina với một đội hình: "11 + Francis". Bây giờ người Argentina lại có thêm một tên mới cho làng bóng đá thế giới: "Cột thành của Chúa".

Sau trận đấu, nhiều hình ảnh đã được lưu hành trong mạng internet, ngay cả Vatican cũng tán thành và hòa nhịp vào sự hài hước này. Hai tấm hình nói về hai thái cực của khán giả cổ động: Thụy Sĩ reo vui thì ĐGH Phanxicô buồn và ngược lại. Những hình ảnh hài hước này đang được hàng chục ngàn người chia sẻ trên Twitter.

Lúc còn ở quê hương Argentina, được biết ĐHY Jorge Mario Bergoglio, sau này trở thành Giáo Hoàng Phanxicô - là một cổ động viên hâm mộ đội bóng đá San Lorenzo, đội banh này đã đoạt được 10 lần vô địch quốc gia. Tờ báo "El Grafico" cho thấy Ngài mê đá banh đến mực "Fanatico" (cuồng mộ) và cho đăng tải bức ảnh của Tổng giám mục Buenos Aires đang cầm cờ hiệu của đội banh San Lorenzo trong lúc mặc phẩm phục Giám Mục.

Dịp mừng sinh nhật thứ 100 của của đội banh San Lorenzo vào năm 2008 thì Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio đã có mặt thường xuyên ở sân vận động để cổ vũ cho đội nhà. Và Ngài đã trở thành một thành viên danh dự của Câu Lạc Bộ Club Atlético San Lorenzo de Almagro vào tháng 3 năm 2008, mang số thẻ thành viên 88325N – 0.

Đội banh San Lorenzo de Almagro đã được thành lập vào ngày 01.04.1908 nằm trong huyện Almagro của thủ đô Buenos Aires. Khởi đầu từ một người linh mục tên là Lorenzo Massa, cha xứ Lorenzo chú tâm vào sinh hoạt giới trẻ và đi gom những đứa trẻ chơi đá bóng ngoài đường phố lại rồi tạo điều kiện cho họ chơi thể thao trong khuôn viên đằng sau nhà thờ, rồi từ đó đội banh thành hình và lấy luôn tên gọi của cha xứ Lorenzo đặt cho đội banh để tưởng nhớ đến công lao của người linh mục này.

Ngoài mê bóng đá ra các thú tiêu khiển khác của ĐGH Phanxicô được báo chí nhắc thêm qua bộ môn nhạc kịch và yêu thích các tác phẩm Shakespeare († 1616): một nhà viết kịch, nhà thơ và diễn viên người Anh, đồng thời ĐGH cũng hâm mộ điệu vũ Tango truyền thống của Á Căn Đình nữa.

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
 
Top Stories
Vietnam: Entretien avec un prêtre blogueur, «héros de l’information»
Eglises d'Asie
10:47 02/07/2014
Le 6 mai dernier, à l’occasion de la Journée mondiale de la liberté de la presse, Reporters sans frontières publiait pour la première fois une « Liste des 100 héros de l’information ». Beaucoup se sont étonnés d’y découvrir le nom du P. Antoine Lê Ngoc Thanh, religieux rédemptoriste vietnamien. La notice qui suivait le nom du religieux dans la liste en question (1) éclairait ce choix en décrivant la personnalité de ce prêtre et le travail qu’il accomplit en tant que responsable du site d’information des rédemptoristes vietnamiens et de la radio libre qui lui est attachée.

Une interview accordée par le religieux rédemptoriste au site Internet Vatican Insider lui a permis d’exprimer ses convictions et de replacer son travail de journaliste dans le contexte de son ministère pastoral. La version anglaise de cette interview a été publiée par Vatican Insider le 26 mai 2014. Une traduction vietnamienne a été mise en ligne sur le site des rédemptoristes vietnamiens le 2 juillet 2014. La traduction française ci-dessous a été réalisée par la rédaction d’Eglises d’Asie.

Père Antoine, pourriez-vous nous parler de votre vie et de votre vocation ?

Je suis né dans un quartier pauvre de Saigon, un quartier dont la charge pastorale était confiée aux prêtres rédemptoristes. Leur esprit me séduisit dès mon plus jeune âge. Cependant, à cette époque, mon pays se trouvait placé sous la chape de plomb de l’athéisme communiste. En grandissant, malgré ma réussite scolaire, je ressentis un manque. Un jour, l’occasion me fut donnée de lire un passage de la lettre de Saint Paul aux Galates disant : « Ce n’est plus moi qui vit, c’est le Christ qui vit en moi. » Je compris alors brusquement que Dieu était au plus profond de mon âme. Je commençai à aider les prêtres rédemptoristes, en m’occupant avec eux des enfants de la rue. Puis je les ai rejoints ; ils m’ont appris que le Christ demeurait parmi les pauvres et les délaissés.

Qu’est-ce qui vous a poussé à vous engager dans le domaine de l’information ?

A l’âge de 16 ans, une forte passion pour la presse et la communication est née et s’est développée en moi. Je désirais être journaliste et j’ai même commencé à travailler comme pigiste. Après mon ordination sacerdotale, j’ai été envoyé dans le diocèse de Kontum, où habitent diverses minorités ethniques. J’ai appris à connaître la population locale et j’ai réalisé un court documentaire à leur sujet.

En 2005, lorsque sont apparus les réseaux sociaux, j’ai commencé à rédiger de courtes réflexions sur un blog et sur Facebook. En 2009, les rédemptoristes vietnamiens ont décidé de donner un nouvel élan au domaine de la communication ; c’est à moi qu’ils ont confié cette tâche. Depuis lors, le groupe s’est élargi à des religieux et des laïcs. J’ai pu ainsi créer un réseau d’information diffusée sur le web et sur la radio. Nous couvrons l’actualité dans le cadre des relations entre la société vietnamienne et les valeurs chrétiennes. La liberté de religion et les droits inaliénables de l’homme nous tiennent particulièrement à cœur.

Qu’en est-il de votre travail pastoral ?

Je travaille à l’intérieur de l’archidiocèse de Saigon. Mon ministère pastoral s’exerce principalement via le web. Nous sommes en mesure de nous mettre au service de nos compatriotes dans le pays, mais aussi de collaborer avec les Vietnamiens installés dans le monde entier, grâce à l’Internet. Notre service est celui de la vie de la vérité et de l’Evangile. C’est ainsi que nous nous faisons un devoir de dénoncer les nombreux cas de personnes dépouillées de leurs terres sans aucune compensation. Tous ceux qui protestent sont arrêtés. Il nous arrive aussi de contacter des jeunes qui consacrent toute leur vie aux jeux en ligne, à la violence et à la pornographie. Beaucoup de jeunes n’espèrent plus rien de la vie. Nous essayons de les rencontrer personnellement et de les aider.

Quelles sont les difficultés que vous avez rencontrées ?

Il n’est pas rare que nous exprimions notre solidarité à l’égard de militants ou de responsables de blog arrêtés pour « propagande anti-gouvernementale ». Au cours d’une manifestation pour le soutien de Nguyen Van Hai, (connu sous le nom du blog tenu par lui, à savoir « Dieu Cay » (‘la pipe du laboureur’)), la police m’a appréhendé dans le but de m’empêcher de rendre compte de ce procès injuste. Le même scénario s’est reproduit avec Dinh Nhat, arrêté à cause de certains de ses messages sur Facebook. Tous les journalistes, y compris moi-même, courent les mêmes risques. Afin de nous soutenir mutuellement dans la réalisation de notre mission pour la liberté, nous organisons chaque semaine un rassemblement de prières. Nous sommes désarmés, mais la violence du pouvoir ne nous intimide pas car il est impossible atteindre nos consciences.

Quelle est la situation de l’Eglise au Vietnam aujourd’hui ?

Dans notre société communiste, les religions ne sont pas entièrement libres. Bien que la Constitution stipule que les citoyens sont libres de choisir leur propre religion, toutes les activités religieuses doivent être autorisées par l’Etat. Les communautés religieuses, et l’Eglise catholique donc, n’ont pas de statut juridique reconnu. Mais, outre ces problèmes structurels, dans l’Eglise du Vietnam, je vois aussi les problèmes auxquels font face les personnes qui témoignent sans réserve de leur foi dans leur vie quotidienne. Le défi est de vivre une vie vraiment chrétienne. Pourtant, les Vietnamiens ont vraiment confiance dans l’Eglise, qu’ils considèrent comme un corps fort et uni. Pour cette raison, l’Eglise a le devoir d’apporter sa propre contribution au progrès démocratique, pour le bien de la nation tout entière.

Estimez-vous que le feu cardinal Nguyên Van Thuan soit un exemple en ce sens ?

Il est un modèle pour nous : il est du Sud du Vietnam, comme moi, et les autorités communistes l’ont mis derrière les barreaux à cause de sa foi en Dieu. Son livre Sur le chemin de l’espérance donne de la force et de l’encouragement à tous les catholiques vietnamiens, même dans la situation actuelle qui reste difficile. Le cardinal Thuan a agi comme témoin de Christ, même en prison, apportant un message de paix pour les gardiens de prison. J’espère que le pape François le béatifiera bientôt. (eda/jm)

(1) On trouvera cette liste à l’adresse suivante : http://heroes.rsf.org/fr/le-ngoc-thanh/
Voici la notice consacrée au P. Antoine Lê Ngoc Thanh : « Anton Lê Ngoc Thanh est à la fois journaliste et prêtre catholique. Son travail pour Vietnam Redemporist News, un média catholique pour lequel il travaille depuis les années 1990, lui a déjà valu de nombreux problèmes avec les autorités vietnamiennes. En 2012, il est interpellé alors qu’il se rend à Bac Lieu, dans le sud du pays, où une femme s’est immolée par le feu pour protester contre le procès de sa fille blogueuse, la célèbre Ta Phong Tan. Il est alors détenu plusieurs heures pour avoir « causé un accident de la route » en se déplaçant à pieds. En 2013, il est à nouveau arrêté au cours d’une manifestation de soutien à Dinh Nhat Uy, jugé pour avoir organisé une campagne de libération de son jeune frère. Le Ngoc Thanh fait l’objet d’une surveillance policière constante et se voit régulièrement empêché de couvrir et de faire connaître les infractions aux droits humains dont il est témoin. »

(Source: Eglises d'Asie, le 2 juillet 2014)
 
Father Lombardi gives briefing on Council of Cardinals meeting
Vatican Radio
10:48 02/07/2014
Vatican 2014-07-02 - Following a second day of discussions by the Council of Cardinals which also includes the participation of the Pope himself, the Director of the Holy See Press Office Jesuit Father Federico Lombardi briefed journalists on how their work is progressing.

Father Lombardi began by saying that the first significant point was that the C8 or Council of Eight Cardinals would become the C9 with the formal inclusion of Cardinal Secretary of State Pietro Parolin who already actively participates at the meetings.

He went to say that between Tuesday and Wednesday three issues had so far been covered. First, Father Lombardi said there were two presentations given, one by Cardinal Bertello of matters relating to the Governorate of Vatican City State, and the other a presentation by Cardinal Parolin on matters regarding the Secretariat of State.

Also on the agenda was the issue of the structure of the Institute for Works of Religion (IOR) also known as the Vatican Bank.

The Press Office Director stated that with regard to reports in the press in recent days the IOR “is in a time of natural and peaceful transition.” He went on to say that “the contribution of Ernst von Freyberg continues to be deeply appreciated and highly valued, and further clarifications are possible, indeed likely, next week after the meeting of the Council for the Economy on Saturday”.

Father Lombardi announced that a press conference was due to be held next week consisting of several elements that relate to the work done in recent months by the Council, and the outlook on the part of the Secretariat and Council of the Economy and therefore also the development of the IOR.

The Council will continue it’s meetings through to Friday 4th of July continuing their reflections already formulated in the first round of study and review of the different facets of the Roman Curia.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn giáo xứ Sơn Lộc, Long Xuyên hiệp dâng thánh lễ tạ ơn với các tân linh mục
Tôma Đỗ Lộc Sơn
07:40 02/07/2014
Cộng đoàn giáo xứ Sơn Lộc, Long Xuyên hiệp dâng thánh lễ tạ ơn với các tân linh mục

Thứ hai ngày 30/6/2014 là ngày dâng lễ Tạ ơn của Tân Linh mục Giuse Trần Quang Định tại kênh 8A thuộc Giáo phận Long Xuyên, đông đảo bà con giáo dân Gx, Sơn Lộc đã đến địa chỉ trên để hiệp dâng thánh lễ Tạ ơn cầu nguyên cho cha mới.

Xem Hình

Để đến được địa chỉ trên với quãng đường 350 km, bà con giáo dân đã phải chuẩn bị lên đường từ chiều tối hôm trước.

22 giờ tối ngày 29/6, hai xe buýt lớn (loại 48 chỗ ngồi) đã chuyển bánh đem theo gần 90 người, già có, trẻ có trực chỉ Long Xuyên tiến bước.

Trời tối đen dưới làn nước mưa nặng hạt, không làm cho bà con nao núng, ngược lại họ vui vẻ đọc kinh sốt sáng, tin tưởng nơi Thiên Chúa luôn ban ơn, chúc phúc cho chuyến đi. Quả thật, mới qua ranh giới cũa Huyện Củ Chi, hạt mưa thưa dần và sau đó dứt hẳn, nhường lại cho ánh đèn đường chiếu tỏa.

Trong suốt bảy giờ xe chạy, chúng tôi có hai lần đừng xe để đổ xăng, lợi dụng thời gian hiếm có, chúng tôi xuống xe thư giãn ít phút.

Ba giờ sáng ngày30/6, xe tới Phà Vàm Cống, phải mất 20 phút để qua phà (vì nhiều xe). Vào giờ này mà đã có những người (buôn thúng bàn bưng), họ mời chào hành khách, quả là khó nhọc. Suy nghĩ về điều này, ai nấy đều cảm động.

Xe chạy tới đầu kênh 8 cũng là lúc trời vừa hừng đông. Ngôi chợ nhỏ đang đông dần. Trong khi chờ ghe máy chở chúng tôi vào nhà ông bà cố, chúng tôi mới có dịp quan sát cảnh sinh hoạt nơi đây: Từ đầu kênh tới cuối kênh khoảng 12 Km, vài trăm mét là lại có một chiếc cầu ngang nối hai bờ kênh để tiện việc qua lại. 12 Km chưa có đường cho xe lớn, chỉ có đường nhỏ cho xe nhỏ và xe 2 bánh, ghe không được dùng nhiều như trước đây. Vậy mà, hai bên kênh, nhà cửa mọc lên xan xát, toàn là nhà xây tường, mái lợp tôn sáng bóng, có cả những căn biệt thự, tường rào bằng những hàng cây trồng hoa leo trông giống như ở Đà Lạt.

Những cột điện cao thế, hạ thế giăng như mạng nhện, chứng tỏ đời sống vùng quê này không quê chút nào, mạng điện thoại, Intrenet két nối mọi nơi, phụng vụ mọi tầng lớp theo nhu cầu. Có nhiều cửa hàng dịch vụ như trên phố, đặc biệt có cả Shop hoa tươi.

Hôm nay chúng tôi chờ để đi ghe, đó có thể là điều ít có, và kỳ lạ hơn nó lại xảy ra ở nơi sông nước này.

Chúng tôi kể hơi dài dòng như thế là để cho các bạn đọc ở nơi xa hình dung được phần nào cảnh sinh hoạt ở một nơi mà có đến 90% người dân là người Công Giáo. Họ thật chăm lo cho cuộc sống, vui với cuộc sống, đưa văn minh cuộc sống vào đời sống đức tin, tín thác vào Lòng Thương Xót của Chúa, để có được nhiều chứng nhân cho Thiên Chúa, cụ thể là Tân Linh mục sắp dâng lễ Tạ ơn hôm nay.

Từ đầu kênh vào đến nhà thờ Bình Châu là 3 Km. Nhà thờ được xây dựng trên khoảng đất rộng, có tầng hầm để làm nơi sinh hoạt. Với trên dưới 3000 giáo dân, Bình Châu là một xứ đạo lớn, có một cha chánh xứ và hai cha phó. Có nhiều tu sĩ được kêu gọi nơi đây và đã có nhiều lời đáp trả.

9 giờ 30 rước đoàn gồm có một cha chủ tế (Tân chức) và 19 cha đồng tế, (trong đó có 4 cha bạn là tân chức)Nhiều tu sĩ và khoảng 800 giáo dân trong và ngoài xứ. Trước giờ lễ, cha chánh xứ Bình Châu giới thiệu với cộng đoàn: “Cha Giuse Trần Quang Định, người con của giáo xứ, vừa được nhận lãnh chức vụ sứ đồ của Thiên Chúa, hôm nay cha về đây để dâng lễ Tạ ơn. Chúng ta hãy hiệp dâng thánh lễ, để Tạ ơn và cầu nguyện cho cha được nhiều ơn lành, luôn trung thành với tình yêu Thiên Chúa mà cha vừa nhận lãnh”.

Vị đại diện giáo xứ có lời chúc mừng và kính tặng cha mới bức ảnh Chúa Chiên Lành có in hình cha trên đó.

Vào lễ, Cha Giuse có đôi lời: “Con dâng thánh lễ đầu tiên này là để cầu bình an cho giáo xứ Bình Châu của chúng con, con cũng cầu cho quý cha, đã từng phục vụ nơi đây và nay còn sống hay đã qua đời, con cũng cầu cho cha mẹ con đang hiện diện nơi đây và cho quý ông bà anh chị em được Chúa thương chúc lành.

Bài giảng lễ hôm nay do cha G.M Vianney viện trưởng đan viện Phước Vĩnh, ngài chia sẻ: Linh mục là để được nên thánh và kêu gọi mọi người hãy nên thánh. Linh mục với sứ vụ dẫn dắt đoàn chiên, làm gương sáng cho đoàn chiên noi theo, vì thế, nhiêm vụ của linh mục là rất nặng nề, sự nặng nề ấy lại chất chứa trong những bình sành mỏng dòn (Con người mỏng dòn). Chúng ta hãy cầu nguyện thật nhiều cho các linh mục, để các ngài luôn là ngọn đuốc sáng dẫn đưa đoàn Dân Chúa đến được bến bờ bình an.

Trước khi nhận Phép Lành Tòa Thánh với Ơn Toàn Xá do Tân Linh mục trao ban, cha Giuse đã có lời cám ơn đến quý cha, quý tu sĩ và toàn thể ông bà anh chị em, đã không ngại đường xá xa xôi đến đây để cầu nguyện, chia sẻ niềm vui với con, với cộng đoàn và gia đình chúng con. Chúng con xin cám ơn. Xin Chúa là Thiên Chúa toàn năng chúc phúc cho chúng ta.

Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ 30, mọi người xuống nhà sinh hoạt dự tiệc liên hoan, chia sẻ niềm vui với cha mới.

Được biết trước đó đã có những thánh lễ Tạ ơn các cha mới ở các nơi khác như;

-Cha Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Tịnh ở Gx. Xuân Trà, Gp, Xuân Lộc.

- Cha Phêrô Phan Khắc Sùng ở Gx. Bắc Hải Gp. Xuân Lộc.

- Cha Giuse Vũ Đức Tân Châu ở Gp. Saigòn.

- Cha Giuse Ngô Quang Hiệp ở Gp. Ban mê thuột. và các cha mới khác.

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Triển lãm Tranh “Mỹ Thuật Nhân Văn”
DominiArt
08:35 02/07/2014
Các họa sĩ Huế và SaiGon
Mss Phương chủ Gallery Cafe Lavie
Cha Linh hướng và Họa sĩ cắt băng khai mạc
SAIGÒN - Vào lúc 10 g sáng Chúa Nhật ngày 29/6 – 6/7/2014 đả khai mạc triển lãm tranh nghệ thuật với chủ đề “ Mỹ Thuật Nhân Văn” của 4 họa sĩ Huế và 4 họa sĩ Sài Gòn. Tại số 17 Hồ Xuân Hương Q3. Sài Gòn. Nhằm mục đích gây quỹ từ thiện “ Đêm Đông Không Nhà lần VI”

Cha linh hướng Dominiart Giuse Phạm Hưng Thịnh OP,đả đến chúc mừng và động viên anh em chuẫn bị sáng tác cho cuộc triển lãm Bổn mạng Thánh Đa Minh định kỳ hằng năm vào ngày 5/8/ 2014 sắp tới. Anh em họa sĩ có tên Thánh Phero và Phaolo được mời lên tặng hoa lưu niệm, nhân ngày 29/6 Lễ bổn mạng hai Thánh tông đồ.



Đây là cuộc triển lãm giao lưu giao các họa sĩ Huế và SaiGon lần đầu tại TP Hồ Chí Minh do Ban Mỹ Thuật Đa Minh tổ chức. Với 53 tác phẩm, Sơn dầu, Sơn mài, tranh xé dán giấy của 8 tác giả, tạo nên luồng gió mới tưng bừng nhiều màu sắc và đường nét phong phú của các vùng miền, trong ngày khai mạc.

mời xem Video: Triển lãm Tranh “ Mỹ Thuật Nhân Văn”

 
Tuần chầu lượt giáo xứ Trang Nứa GP Vinh
Joseph Nguyễn
18:22 02/07/2014
Tuần chầu lượt giáo xứ Trang Nứa

Dấu ấn tình hiệp nhất trong năm Tân Phúc Âm Hóa đời sống gia đình 2014

Nếu một lần về Trang Nứa tham dự một giờ kinh tại gia hay tại tổ liên gia, bạn sẽ cảm nhận được cách sâu sắc dấu ấn tình hiệp nhất, sự liên đới giữa các thành viên trong các gia đình và cộng đòan trong giáo họ, giáo xứ với nhau.

Xem Hình

Với thư chung năm 2013 “Hội thánh Công Giáo Việt Nam và công cuộc Tân Phúc Âm Hóa”, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã kêu gọi con cái mình sống năm Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình 2014 với chủ đề: Cầu nguyện – yêu thương – loan báo Tin mừng và bảo vệ sự sống. Năm Tân Phúc Âm Hóa đã gợi mở nhiều phong trào đạo đức, nhiều hoạt động mục vụ sôi nổi nơi các gia đình, các cộng đòan giáo xứ.

Trang Nứa là một giáo xứ có bề dày truyền thống, nơi các gia đình được liên kết với nhau bằng sợi dây hiệp nhất, yêu thương. Thực hiện năm Tân Phúc Âm Hóa đời sống gia đình, họ vẫn duy trì thường xuyên các giờ kinh tại gia. Hằng tuần các tổ liên gia vẫn tổ chức đọc kinh, chia sẻ lời Chúa và sinh hoạt cách đều đặn. Nếu một lần về Trang Nứa tham dự một giờ kinh tại gia hay tại tổ liên gia, bạn sẽ cảm nhận được cách sâu sắc dấu ấn tình hiệp nhất, sự liên đới giữa các thành viên trong gia đình và các cộng đòan trong giáo họ, giáo xứ với nhau.

Diễn ra từ ngày 22 đến ngày 29 tháng 6 năm 2014, tuần chầu lượt của giáo xứ năm nay là một điểm nhấn quan trọng trong năm Tân Phúc Âm Hóa đời sống gia đình. Nhìn tấm logo treo trước tiền sảnh ngôi thánh đường giáo xứ và những băng rôn, khẩu hiệu trong và ngoài khuôn viên giáo xứ, khách thập phương có thể nhận ra những hoạt động mục vụ sôi nổi mà giáo xứ thực hiện. Tuần chầu lượt năm nay đánh dấu một bước phát triển mới của giáo xứ. Đó là sự thay đổi bề ngòai lẫn bề trong nơi cộng đoàn giáo xứ. Giáo xứ vừa khánh thành khuôn viên, một công trình đầy tính nghệ thuật nhưng hơn hết đó là dấu ấn của tinh thần đòan kết, sự cộng tác đắc lực giữa bà con giáo xứ với hội đồng mục vụ giáo xứ và cha quản xứ. Sự lớn mạnh của các hội đòan Công Giáo tiến hành cũng nói lên sự thăng tiến trong đời sống đạo của bà con giáo dân. Giáo xứ hiện có 8 hội đòan Công Giáo tiến hành là: Thiếu nhi Thánh Thể, huynh đòan Anrê, tuổi hồng dâng Mẹ, hội con Đức Mẹ, nhóm Fatima, gia đình Thánh Tâm, gia đình Khôi Bình và hội Mân Côi. Hội đòan nào cũng có trên 100 thành viên tham gia. Một giáo xứ lớn với gần 6.000 giáo dân trải dài trên địa bàn hai xã với 6 giáo họ mang nhiều nét khác về đời sống, sản xuất, văn hóa, giọng nói. Chính vì vậy, việc xây dựng tình đòan kết, liên đới với nhau đòi hỏi sự nổ lực không ngừng của từng thành viên, từng gia đình trong cộng đoàn.

Trong suốt tuần chầu, nhiều Thánh lễ, giờ chầu, các buổi tình tâm đã được tổ chức với đông đảo bà con giáo dân tham dự. Đặc biệt, tuần chầu năm nay số người lãnh nhận bí tích giao hòa rất đông, thể hiện sự khao khát trở về với Chúa để kín múc lấy hồng ân nơi bí tích Thánh Thể của bà con giáo dân.

Tối thứ 5 ngày 26 tháng 6 năm 2014, giáo xứ đã tổ chức Thánh lễ khai mạc cao điểm tuần chầu đền tạ, Đức Giám Mục giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã chủ tế Thánh lễ. Đồng tế với Ngài, có 12 linh mục trong và ngoài giáo hạt. Giảng trong Thánh lễ, Đức Cha Phaolô đã nhấn mạnh đến ý nghĩa quan trọng của bí tích Thánh thể nơi đời sống của mỗi nguời Tín hữu. Ngài cũng đã nhấn mạnh đến tình hiệp nhất yêu thương mà Giáo Hội muốn dùng bí tích Thánh thể để liên kết các gia đình thành một cộng đòan sống và loan báo tin mừng của Chúa. Trong huấn từ, ngài cũng đã chúc mừng tuần chầu lượt của giáo xứ và những thành quả mà trong suốt thời gian qua giáo xứ đã đặt được.

Chiều thứ bảy ngày 28 tháng 6 năm 2014, giáo xứ đã tổ chức thánh lễ vọng mừng kính hai thánh Phêrô và Phaolô, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã chủ tế Thánh Lễ và giảng lễ. Đồng tế với Ngài, có 15 linh mục trong và ngòai giáo hạt. Trong bài giảng lễ, Đức Cha Phaolô Maria đã phác họa lại bức chân dung của hai vị Thánh cột trụ của Hội thánh, với sự đóng góp và vai trò quan trọng của các Ngài trong việc xây dựng và phát triển Giáo Hội.

Thánh lễ cao điểm tuần chầu diễn ra lúc 7 giờ 30 sáng Chúa Nhật ngày 29 tháng 6, Cha quản hạt chính tòa Xã/ Đoài Phanxico Xavie Hoàng Sĩ Hướng chủ tế Thánh lễ, đông đảo quý cha cùng đồng tế. Thánh lễ có sự tham dự của đông đảo chủng sinh, tu sĩ nam nữ và bà con giáo dân. Dường như cơn mưa bất chợt vào buổi sáng đã không ngăn được dòng nguời đổ về Thánh đường giáo xứ tham dự Thánh lễ cao điểm tuần chầu đền tạ nhưng nó đã làm cho không khí trên nên mát mẻ để cộng đoàn tham dự thánh lễ thêm long trọng và sốt sắng. Thánh lễ cao điểm kết thúc bằng giờ chầu Thánh thể trang nghiêm và sốt sắng.

Cũng trong khuôn khổ tuần chầu, vào đêm thứ bảy ngày 28 tháng 6 giáo xứ đã tổ chức đêm diễn nguyện và rung chuông vàng. Bằng những tiết mục văn nghệ đặc sắc, những chương trình biểu diễn vui nhộn đó cũng là những hình thức cầu nguyện để tạ ơn Thiên Chúa bằng lời ca, khúc nhạc, điệu múa.

Tuần chầu đền tạ của giáo xứ Trang Nứa kết thúc bằng những khúc ca tạ ơn. Tạ ơn Thiên Chúa với biết bao hồng ân mà Ngài đã tuôn đổ trên cộng đoàn giáo xứ, tạ ơn tất cả các vị chủ chăn đã tham dự tuần chầu, dâng Thánh lễ, ban bí tích hòa giải và cầu nguyện cho giáo xứ, tạ ơn những nguời cộng tác trực tiếp hay gián tiếp cho mọi công tác tổ chức. Giáo xứ đã tổ chức Thánh lễ và giờ chầu Thánh thể vào chiều Chúa Nhật để tạ ơn tất cả. Trong Thánh lễ, cha quản xứ Antôn Lê Công Lượng đã nhắc nhiều đến hai chữ tạ ơn và ngài đã kết lại bằng câu: “Tạ ơn vì chúng ta đã có một tuần chầu với Thiên thời, địa lợi và nhân hòa”.

Joseph Nguyễn
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Vàng Trong Nắng
Thérésa Nguyễn
21:30 02/07/2014
HOA VÀNG TRONG NẮNG
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Nắng trưa
ươm cánh hoa vàng
Nhớ ngày xưa ấy
áo nàng mầu hoa.
(tn)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 13/06 – 19/06/2014 Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:24 02/07/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Thủ phủ của người Công Giáo tại Iraq thất thủ

Tin tức nổi bật nhất trong tuần qua là thảm kịch nhân đạo đang diễn ra tại Iraq khi quân thánh chiến Hồi Giáo chiến thắng dồn dập và chiếm được nhiều thành phố trọng yếu như Mosul, Tikrit, Baiji và chỉ còn cách thủ đô Baghdad có 80 km.

Hơn nửa triệu người phải di tản. Ít nhất 1700 binh lính Iraq bị quân thánh chiến Hồi Giáo hành quyết tập thể. Đức Tổng Giám Mục của tổng giáo phận Mosul cũng phải bỏ trốn khỏi Mosul để tránh bị thảm sát. Nhiều nhà thờ bị đốt phá và cướp bóc.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 15 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ mối quan ngại sâu xa về những gì đang diễn ra tại Iraq, ngài nói:

“Anh chị em thân mến, tôi đang lo lắng theo dõi các biến cố của những ngày vừa qua bên Iraq. Tôi mời gọi tất cả mọi người hiệp ý với tôi cầu nguyện cho dân nước Iraq thân yêu, nhất là cho các nạn nhân và cho những ai phải đau khổ nhiều vì các hậu qủa của bạo lực gia tăng. Cách riêng cho nhiều người, trong đó có biết bao kitô hữu, đã phải bỏ nhà cửa. Tôi cầu chúc cho toàn dân Iraq được an ninh, hòa bình và một tương lai hòa giải, công bằng, trong đó tất cả mọi người dân Iraq, thuộc bất cứ tôn giáo nào có thể cùng nhau xây dựng quê hương của họ, làm cho Iraq trở thành một mô thức của sự sống chung.”

Thánh Bộ Giáo Hội Đông phương cũng đã ban hành một thông cáo báo chí nói rằng Đức Hồng Y Tổng Trưởng Leonardo Sandri, đang theo những diễn tiến tại Iraq với mối quan tâm tột bực, và hiệp thông trong lời cầu nguyện với Đức Thượng phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê, là Đức Hồng Y Louis Sako, cùng tất cả các giám mục, linh mục và giáo dân Iraq.

Tuyên bố còn cho biết rằng các nhà thờ và trường học Công Giáo được lệnh mở cửa cho những người tị nạn của tất cả các tôn giáo, và quả quyết với các tín hữu của Iraq về sự mật thiết tinh thần và tình cha con của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Những gì đang diễn ra tại Iraq thưa quý vị và anh chị em?

Đêm thứ Hai 9 tháng 6 rạng ngày thứ ba, các chiến binh Hồi Giáo cực đoan lần lượt chiếm được sân bay Mosul, đài truyền hình và văn phòng thống đốc, phá các nhà tù và giải thoát hơn 1,000 tù nhân.

Cảnh sát và binh lính bỏ chạy chứ không chống cự. Các chiến binh Hồi Giáo tiếp thu thành phố dễ dàng như vào chốn không người.

Đức Tổng Giám Mục Emil Shimoun Nona của Công Giáo nghi lễ Chanđê nói với thông tấn xã Công Giáo Fides rằng:

"Những gì tôi có thể nói, là một bí ẩn gì đã xảy ra. Đó là không biết như thế nào mà binh sĩ và cảnh sát rút chạy khỏi thành phố trong vòng chưa đầy một giờ đồng hồ, để lại hầu hết vũ khí và phương tiện vận tải. Tất cả điều này đặt ra nhiều câu hỏi."

Các đồn bót cảnh sát và quân đội bốc cháy, xe cộ bị đốt, bị bắn bằng hỏa tiễn nằm ngổn ngang trên đường. Nhà thờ bị cướp phá và đốt cháy.

Đức Cha Nona là Tổng Giám Mục của Mosul, nơi được coi là thánh địa của Công Giáo vì đây là vùng đất tập trung hầu hết người Công Giáo tại Iraq, cũng đã phải bỏ chạy khỏi Mosul.

Ngài nói thêm với Fides: “Tôi biết có một nhà thờ bị tấn công bởi những nhóm trộm cướp khi thành phố bị chiếm. Nhưng nhà thờ đó hiện được một số gia đình Hồi Giáo trông nom giùm.”

Nửa triệu dân chúng, phần lớn trong đó là các tín hữu Kitô bỏ chạy. Nhiều người thực sự không còn biết phải chạy đi đâu về bốn phương tám hướng đều bị thánh chiến Hồi Giáo chiếm đóng.

Đài phát thanh của cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria” hô hào các lực lượng thánh chiến tiến công vào nhiều thành phố của Iraq, bao gồm cả thủ đô Baghdad.

Với việc thất thủ Mosul, Đức Hồng Y Louis Raphael I Sako, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê tại Iraq bày tỏ âu lo là người Công Giáo đang bị bứng tận gốc khỏi quốc gia này.

Những chiến binh Hồi Giáo cực đoan này là những ai thưa quý vị và anh chị em?

Chúng là một phần của tổ chức khủng bố gọi là “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria”, hoặc ISIS, là một nhóm tách ra từ al Qaeda, chủ trương dùng vũ lực để thành lập các nhà nước Hồi Giáo Sunni theo luật Sharia tại Iraq và Syria.

Saddam Hussein là nhà độc tài đã cai trị Iraq từ tháng 7 năm 1979 đến ngày 9 tháng Tư năm 2003. Chính sách độc tài của ông triệt tiêu các mầm móng của các loại chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan tại nước này vì chúng đe doạ trực tiếp đến quyền lực của ông.

Sau khi Hoa Kỳ tấn công vào Iraq năm 2003, một khoảng trống quyền lực được hình thành và là mảnh đất phì nhiêu cho các loại Hồi Giáo cực đoan phát triển. ISIS đã được Al-Qaeda hình thành tại miền Tây Iraq gây ra nhiều thương vong cho quân đội Hoa Kỳ. Trong năm 2006, viên chỉ huy khát máu Abu Musab al-Zarqawi đã bị giết chết trong một cuộc tấn công của Mỹ.

Khi Hoa Kỳ rút dần khỏi Iraq, ISIS được tái tổ chức dưới quyền của Abu Bakr al-Baghdadi, một người được coi là hậu duệ xứng đáng của Osama Bin Laden trong viễn tượng của một Trung Đông dưới sự cai trị của các nhà nước Hồi Giáo cực đoan.

ISIS tăng trưởng mạnh trong cuộc chiến tại Syria và thu hút nhiều thành viên từ các quốc gia khác bao gồm cả châu Âu cũng như Chechnya, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều chiến binh từ các quốc gia Ả Rập khác, bị thu hút bởi cuộc xung đột ở Syria.

Từ khi Hoa Kỳ rút hết khỏi Iraq vào năm 2011, ISIS đã chiếm được nhiều thành phố của Iraq. Nhưng đặc biệt là trong nhiều tháng qua, lực lượng an ninh Iraq, do Hoa Kỳ đào tạo với chi phí hàng tỷ đô la, đã chứng minh không thể cầm cự nổi với ISIS. Quân đội và cảnh sát của thủ tướng Nuri al-Maliki lần lượt bỏ chạy khỏi Fallujah và Ramadi và nay đến lượt Kirkuk và Mosul. Cả thị trấn dầu hỏa Baiji ở tỉnh Salaheddin cũng rơi vào tay quân thánh chiến Hồi Giáo.

Tình hình Iraq đang đen tối dần đối với các Kitô hữu

Thật vậy, thưa quý vị và anh chị em,

ISIS đã bắt đầu áp đặt luật Sharia ở các thị trấn của Syria do nó chiếm được như Raqqa, buộc phụ nữ đeo khăn trùm mặt trong bộ đồ niqab, cấm tất cả các loại âm nhạc công cộng và triệt hạ các nhà thờ Kitô Giáo. Đã có những báo cáo cho thấy chỉ cần đeo trên cổ một cây thánh gía cũng bị nhóm khủng bố Hồi Giáo này chặt đầu.

Trong khi Iraq đang gặp khó khăn rất nhiều do những vụ đánh bom bằng xe hơi hàng ngày và các cuộc tấn công tự sát, quy mô của cuộc tấn công vào Mosul - và cuộc khủng hoảng nhân đạo gắn liền với nó - là tín hiệu rất trầm trọng cho sự ổn định của đất nước.

Theo Liên Hiệp Quốc, năm ngoái là năm bạo lực nhất trong 5 năm qua tại Iraq, với hơn 8.800 người thiệt mạng, hầu hết là dân thường.

Trong năm nay, gần nửa triệu người đã phải tản cư khỏi tỉnh Anbar là trung tâm các trận đánh giữa ISIS và lực lượng chính phủ.

Ngoài ra, còn có những lo ngại rằng các chiến binh Hồi Giáo nước ngoài đang hoạt động với ISIS có thể quay trở lại quê hương của họ, ở châu Âu và các nơi khác, và thực hiện các cuộc tấn công khủng bố ở đó. Lo lắng này tỏ ra có cơ sở vì trong tháng qua bốn người Do Thái đã bị giết tại Bảo tàng Do Thái ở Bỉ.

2. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và cuộc chiến tại Iraq

Tờ Daily Mail Australia số ra ngày thứ Hai 16 tháng Sáu tường trình một con số ước lượng là 1700 binh lính Iraq đã bị xử tử hàng loạt trong vòng một tuần qua bởi nhóm thánh chiến Hồi Giáo Sunni xuất thân từ tổ chức khủng bố Al Qaeda.

Iraq đang rơi vào một cuộc nội chiến nguy hiểm giữa một bên là người Hồi Giáo Sunni, chiếm gần 40% dân số, được đông đảo các nước Hồi Giáo trong khu vực ủng hộ và một bên là người Hồi Giáo Shi’ite, chiếm 60% dân số, đại diện bởi thủ tướng Nouri al-Maliki, được Iran ủng hộ. Một cuộc chiến tương tự cuộc nội chiến khốc liệt tại Syria đang diễn ra trên đất Iraq. Trong bối cảnh đó, các Kitô hữu phải bỏ chạy để tránh là nạn nhân của cả hai bên trong cuộc xung đột.

Cuộc chiến do Hoa Kỳ phát động trong vùng đã không mang lại tự do và hạnh phúc cho người dân, trái lại đã dẫn đến một tình trạng mất ổn định nghiêm trọng trong khu vực và trên toàn thế giới.

Tòa Thánh đã thấy trước điều này và đã liên tục chống lại các ý đồ can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào vùng này.

Thật vậy, năm 1991, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phản đối chiến tranh vùng Vịnh và công khai kêu gọi Tổng thống Mỹ George HW Bush đừng phát động chiến tranh. Năm 2003, lại một lần nữa ngài phản đối cuộc chiến tranh tại Iraq và kêu gọi Tổng thống Mỹ George W. Bush kiềm chế không tiến hành chiến tranh.

Trong diễn văn trước các phái đoàn ngoại giao tại Vatican vào ngày 13 tháng 1 năm 2003, Đức Giáo Hoàng tuyên bố rằng "chiến tranh không bao giờ là một phương tiện mà ta có thể lựa chọn để giải quyết sự khác biệt giữa các quốc gia" và nhắc lại rằng "chiến tranh không thể được quyết định. . . ngoại trừ đó là lựa chọn cuối cùng và phù hợp với những điều kiện rất nghiêm ngặt."

Hai tháng sau, trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 16 tháng 3 năm 2003, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đã nói về sự cần thiết "phải nỗ lực trong tinh thần trách nhiệm đối với hòa bình" và tuyên bố rằng "Vẫn còn thời gian để đàm phán; vẫn còn chỗ cho hòa bình, không bao giờ là quá muộn để hiểu biết nhau và tiếp tục thảo luận.”

Cuộc chiến tranh bắt đầu hai ngày sau, ngày 18 tháng Ba năm 2003. Ngày 20 tháng Ba năm 2003, Hoa Kỳ tràn vào lãnh thổ Iraq

Cả ngay sau khi Hoa Kỳ đã lật đổ và giết chết nhà độc tài Saddam Hussein, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã không từ bỏ quan điểm chống lại cuộc chiến tranh này. Ngày 4 tháng Sáu năm 2004, trong diễn từ với Tổng thống Bush đến thăm ngài tại Vatican, Đức Thánh Cha nhắc nhở Tổng thống rằng:

"Tổng thống rất quen thuộc với quan điểm rõ ràng của Tòa Thánh về vấn đề này, thể hiện nơi rất nhiều văn bản, thông qua tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp, và trong các nỗ lực ngoại giao đã được thực hiện kể từ khi tổng thống đến thăm tôi lần đầu tiên tại Castelgandolfo hôm 23 tháng 7 năm 2001, và một lần nữa tại điện Tông Tòa này vào ngày 28 tháng Năm năm 2002."

Trong số tháng Tư năm 2003 của tạp chí 30 ngày, một tạp chí Công Giáo Ý, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger cũng bày tỏ sự chống đối cuộc chiến tại Iraq, và tán đồng đường lối chống chiến tranh của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô. Ngài nói quan điểm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về chiến tranh là "những suy nghĩ lương tâm của một người giữ những trọng trách cao nhất trong Giáo Hội Công Giáo" và là "lời kêu gọi lương tâm thế giới soi sáng bởi đức tin."

Cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào Iraq năm 2003, không đem lại chút tự do, hạnh phúc nào cho người dân. Ngược lại, nó đã tạo ra một khoảng trống quyền lực và những mảnh đất phì nhiêu cho các loại Hồi Giáo cực đoan phát triển dẫn đến những cuộc chiến tàn khốc, những con số thương vong to lớn, những thiệt hại nặng nề về người và của và tình trạng vắng bóng dần các tín hữu Kitô tại Trung Đông.

3. Đức Phanxicô trả lời phỏng vấn nhật báo Tây Ban Nha La Vanguardia

Đức Phanxicô nhấn mạnh tới việc bách hại các Kitô hữu hiện nay. Ngài nói rằng việc bách hại này “mạnh hơn là trong các thế kỷ đầu của Giáo Hội”. Theo Đức Phanxicô, sở dĩ ngài ít nói tới việc bách hại này vì ngài không muốn làm mất lòng, nhưng ngài nhận định rằng “tại môt số nơi, người ta ngăn cấm không được có Thánh Kinh hay không được dạy giáo lý hoặc mang Thánh Giá”.

Về hệ thống kinh tế thế giới, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng một hệ thống lành mạnh phải chú tâm tới nhu cầu con người nam nữ. Ngài cho rằng “Nhưng ta đã đặt tiền bạc ở tâm điểm, ông thần tiền bạc. Ta đã sa vào tội thờ ngẫu thần, ngẫu thần tiền bạc”.

Đức Phanxicô nói rằng điều “làm ngài bất bình” là khi nghe người ta chỉ trích Đức Piô XII đã dửng dưng đối với Nạn Diệt Chủng Do Thái. Ngài nói rằng các hồ sơ lịch sử sẽ cho thấy vị giáo hoàng thời chiến này đã cố gắng hết sức để che chở người Do Thái khỏi nạn diệt chủng của Quốc Xã. Đức GH cũng tin tưởng rằng khi văn khố Vatican cho mở các hồ sơ mật, người ta sẽ được thấy phạm vi to lớn trong các cố gắng của Đức Piô XII.

Nhận định về việc từ nhiệm của Đức GH Bênêđíctô XVI, Đức Phanxicô nói tới khả năng vị tiền nhiệm của ngài rất có thể là một trong nhiều “giáo hoàng hưu trí”. Ngài nhấn mạnh: cho tới gần đây, chưa hề có các giám mục hưu trí, nhưng nay thì giám mục hưu trí hiện diện khắp nơi trên thế giới. Đức Phanxicô cũng nhắc lại việc chính ngài cũng đã đệ đơn từ chức TGM Buenos Aires và đã sắp xếp để có được một chỗ ở với các linh mục về hưu, trước khi ngài được bầu làm giáo hoàng.

Quay qua vấn đề các phong trào đòi tự trị tại Âu Châu, Đức Phanxicô nhắc tới cảnh dã man do việc phân chia Yugoslavia gây ra. Ngài đề nghị: tại những nơi như Tô Cách Lan và Catalonia, điều khôn ngoan là nhìn các tham vọng ly khai với một chút hoài nghi, bán tín bán nghi.

Về các lo lắng đối với sự an tòa bản thân của ngài, Đức Giáo Hoàng không nhấn mạnh lắm, ngài bác bỏ các lo lắng về việc ngài từ chối không sử dụng giáo hoàng xa chắn đạn. Ngài bảo: “tôi biết chuyện gì có thể xẩy ra, nhưng xin phó thác trong tay Thiên Chúa”. Ngài cho hay ngài không thể chịu được cảnh phải du hành trong “cái hộp cá mòi” có vũ trang, và vừa cười vừa bảo: “ở cỡ tuổi của mình, tôi chả có chi để mất mát cả”.

Cuối cùng, Đức Phanxicô, người rất mê túc cầu, cho hay ngài rất thích Giải Bóng Đá Thế Giới, nhưng sẽ cố gắng không trở thành người ái mộ phe phái. Ngài bảo: “tôi tự hứa sẽ đứng trung lập”.

3. Đức Thánh Cha nói với các thẩm phán Ý rằng thận trọng không có nghĩa là bất động chẳng làm gì cả

Hãy là những gương sáng cho sự liêm chính trong xã hội là lời mời gọi của Đức Thánh Cha gởi đến Hội đồng tối cao các thẩm phán Ý. Ngài kêu gọi các thẩm phán hãy là những mẫu gương về các nhân đức, trong đó quan trọng nhất là sự thận trọng.

Đức Thánh Cha nói:

"Nó không phải là một đức tính dựa trên sự bất động. Đừng nói,"Tôi thận trọng, vì thế tôi sẽ không hành động. Không! đức tính này đòi hỏi phải có những tác động. Nhân đức này đẩy người ta đến việc xem xét, cách bình tĩnh, những luật lệ chi phối từng trường hợp. "

Đức Thánh Cha sau đó nhắc nhở họ rằng xã hội hy vọng rất nhiều nơi họ, đặc biệt là khi giá trị trong xã hội đang bị xói mòn.

"Xã hội Ý hy vọng nhiều nơi các luật gia. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay được đặc trưng bởi sự xói mòn nhanh chóng các di sản của chúng ta về các giá trị và sự phát triển của cấu trúc dân chủ."

Ngài cũng đề cập đến hai vị thẩm phán quá cố, là những người minh họa giá trị Kitô giáo, bất chấp những thử thách. Trước hết là thẩm phán Vittorio Bachelet, người đã bị giết trong một thời kỳ bất ổn dân sự tại Ý, và Rosario Livatino, người đã bị giết bởi mafia và án phong chân phước cho ngài đang được tiến hành.

Cuộc họp ban đầu đã được dự trù vào buổi sáng thứ Hai 16 tháng Sáu, nhưng Đức Giáo Hoàng phải hủy bỏ, vì bị sốt. Đức Giáo Hoàng đã xin lỗi vì sự bất tiện và đã gặp gỡ các vị vào sáng thứ Ba 17 tháng Sáu.

4. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ những người nghèo tại Rôma

Dù thời tiết xấu, hôm Chúa Nhật 15 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Nhà thờ Santa Maria ở Trastevere để gặp những người đang nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng thánh Egidio.

Sau khi vào nhà thờ, Đức Giáo Hoàng đặt một bó bông hoa và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ Giàu Lòng Xót Thương.

Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nghe các chứng từ của một số người được cộng đồng thánh Egidio giúp đỡ.

Adriana, một phụ nữ bị khuyết tập, và Dawood Yousefi, một người tị nạn Hồi giáo, đã trình bày hoàn cảnh của mình và sự trợ giúp của các thành viên cộng đồng Thánh Egidio.

Adriana nói:

"Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã chữa lành nhiều người bệnh. Con cũng chịu đựng nhiều khó khăn, giống như những người khác, cả về thể chất và tâm lý. Nhưng năm nay, con hiểu rằng bệnh tật nghiêm trọng nhất là sự cô đơn. Nhưng Chúa Giêsu đã chữa lành cho con."

Dawood Yousefi

"Tôi nhớ những con đường vùng núi giữa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, nơi tôi đã trải qua hai tuần. Tôi thấy, về phía những con đường mòn, những bộ xương của những người tị nạn khác. Tôi sợ tôi sẽ chết vì lạnh."

Đức Thánh Cha Phanxicô đả kích chống lại một "nền kinh tế đầu cơ" làm cho người nghèo càng nghèo hơn. Ngài cũng yêu cầu rằng tình liên đới giữa con người với nhau không bao giờ biến mất.

Đức Thánh Cha nói:

"Nhiều người muốn xóa cái từ liên đới này khỏi từ điển, bởi vì với một nhóm người nào đó trong xã hội đó là một từ xấu. Không! Nó là một từ Kitô giáo, liên đới. Đó là lý do tại sao anh chị em quen với những người vô gia cư, bạn bè với những người khuyết tật, và anh chị em thể hiện ra rất nhiều tình nhân loại. "

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói đến thứ "văn hóa vất bỏ", quăng sang một bên những thanh thiếu niên và người già. Ngài nói rõ ràng châu Âu đang đánh mất căn cội của mình.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

"Hôm nay, tôi nói về châu Âu, một Châu Âu mệt mỏi. Chúng ta cần phải giúp làm trẻ hóa đại lục này, để người châu Âu tìm thấy nguồn gốc của mình."

Cộng đồng Thánh Egidio được thành lập vào năm 1960 để giúp đỡ những người nghèo nhất ở Rome. Họ cũng làm việc để thúc đẩy phong trào đại kết và hòa bình trên thế giới.

5. Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân dịp khai mạc giải túc cầu thế giới 2014

Đức Thánh Cha nhấn mạnh 3 bài học về việc thực hành thể thao, ba khía cạnh thiết yếu để bênh vực chính nghĩa hòa bình, đó là cần phải tập luyện, chơi đẹp và tôn trọng đối thủ.

Ngài giải thích rằng: “trước tiên thể thao dạy chúng ta điều này: để thắng thì cần phải tập luyện. Qua việc thực hành thể thao, chúng có thể thấy đó là hình ảnh cuộc sống của chúng ta. Trong cuộc đời cần phải chiến đấu, phải tập luyện, dấn thân để đạt được những kết quả quan trọng. Tinh thần thể thao gợi lại cho chúng ta hình ảnh những hy sinh cần thiết để tăng trưởng trong các nhân đức tạo nên cá tính mỗi người. Nếu để cải tiến một người, cần phải tập luyện khẩn trương và liên tục, thì cần phải dấn thân nhiều hơn để đạt tới cuộc gặp gỡ và hòa bình và giữa các dân tộc được “cải tiến”.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Túc cầu có thể và phải là một trường huấn luyện về một nền văn hóa gặp gỡ” mang lại sự hài hòa và an bình giữa các dân tộc. Ở đây bài học thứ hai trong việc thực hành thể thao giúp đỡ chúng ta: chúng ta học cách chơi đẹp trong túc cầu. Để chơi trong đội banh của mình thì trước tiên cần phải ý đến ích lợi của nhóm chứ không phải nghĩ đến mình. Để thắng, cần phải vượt lên trên chủ nghĩa cá nhân, tính ích kỷ và mọi hình thức kỳ thị chủng tộc, bất bao dung và lợi dụng con người. Thái độ cá nhân chủ nghĩa trong túc cầu là một chướng ngại cản trở chiến thắng của đội bóng; cũng chúng ta theo cá nhân chủ nghĩa trong cuộc sống, cố tính không biết đến những người chung quanh, thì toàn thể xã hội sẽ bị thiệt thòi”.

Bài học sau cùng mà thể thao mang lại để giúp đạt tới hòa bình là phải tôn trọng đối phương. Bí quyết của chiến thắng trên sân banh và cả trong cuộc sống, hệ tại biệt tôn trọng người đồng đội của mình cũng như đối phương. Không ai có thể chiến thắng một mình trên sân banh cũng như trong cuộc đời. Ước gì không ai tự cô lập mình và cảm thấy bị loại ra ngoài!

6. Giáo Hội sắp có thêm 6 vị Hiển Thánh mới

Thứ ba là Chân phước Ludovico Casoria (1814-1885), linh mục thuộc dòng Phanxicô, sáng lập dòng các nữ tu Phan Sinh Elizabeth.

Thứ tư là chân phước Nicola da Longobardi (1649-1709), tu sĩ dòng Hèn Mọn (Minimi).

Thứ năm là nữ chân phước Eufrasia Eluvathingal Thánh Tâm (1877-1952), người Ấn độ, thuộc dòng các nữ tu Đức Mẹ Camêlô.

Sau cùng là chân phước Amato Ronconi, thuộc dòng Ba Phanxicô, sáng lập bệnh viện hành hương nghèo ở Saludecio, nay là Dưỡng Đường Hội Chân Phước Amato Ronconi.

Xét về quốc tịch có 4 vị người Italia và 2 vị người Ấn độ, 3 vị đã sáng lập dòng tu, một nữ tu và một giáo dân.

Công nghị Hồng Y diễn ra lúc 10 giờ và bắt đầu với kinh giờ Ba.

7. Tổng thống nước Cộng hòa Dominica tặng Đức Thánh Cha Phanxicô một chuỗi tràng hạt hổ phách

Sáng thứ Sáu 13 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Cộng hòa Dominica, ông Danilo Medina, tại Điện Tông Tòa.

Hai vị đã đề cập đến những đóng góp của Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này, đặc biệt là trong các lĩnh vực như giáo dục và y tế, cũng như các luật mới nhất của đất nước về xuất nhập cảnh.

Sau cuộc họp báo, tổng thống Medina giới thiệu Đức Giáo Hoàng Phanxicô để một số thành viên cùng đi trong đoàn.

Sau đó ông đã tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô một tràng chuỗi Mân Côi làm bằng hổ phách, là một loại đá đặc trưng của đất nước Dominica. Bên cạnh đó có cả một hộp đựng xâu chuỗi làm bằng dừa.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng cho tổng thống một huy chương với thiết kế Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ban đầu của Bernini, cũng như một bản sao của tài liệu Aparecida và của Tông huấn "Evangelii Gaudium.' Niềm Vui Phúc Âm

Daniel Medina là Tổng thống thứ ba của nước Cộng hòa Dominica đã gặp riêng với một vị Giáo Hoàng.

8. Đức Thánh Cha gặp gỡ 60 ngàn hội viên các Hội Từ Bi

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu dấn thân, cảm thông, liên đới và giúp đỡ các anh chị em đau khổ trong cuộc sống thường nhật.

Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 14-6-2014, dành cho hơn 60 ngàn thành viên các hội đoàn từ bi bác ái và hội hiến máu ở Italia, cùng với thân nhân của họ.

Từ khoảng 9 giờ rưỡi sáng, các hội viên đã tụ tập tại Quảng trường thánh Phêrô, dù trời nắng gắt, để sinh hoạt, ca hát, cầu nguyện, nghe trình bày chứng từ, trước khi chào đón Đức Thánh Cha từ lúc 12 giờ trưa.

Đức Hồng Y Giuseppe Bertori, Tổng Giám Mục Firenze, nơi xuất phát các Hội từ bi, vị chủ tịch liên hội toàn quốc là ông Roberto Trucchi và chủ tịch Hội Fratres hiến máu, đã đại diện mọi người chào mừng Đức Thánh Cha.

Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha nhận xét rằng

“Misericordie” các hội từ bi, là tên cổ kính của các giáo dân Công Giáo, ăn rễ sâu trên toàn lãnh thổ Italia, dấn thân làm chứng tá Tin Mừng bác ái nơi các bệnh nhân, người già, người tàn tật, trẻ em, người di dân và người nghèo. Ngài giải thích nguyên ngữ của từ Misericordia nghĩa là “trao con tim cho người lầm than” (miseris cor dare). Đó cũng là điều Chúa Giêsu đã làm, Chúa mở toang con tim của Ngài trước cảnh lầm than của con người, và Phúc Âm đầy những giai thoại trình bày lòng từ bi của Chúa Giêsu đối với những người đau khổ và yếu đuối”.

Đức Thánh Cha nói: “Noi gương Thầy Chí Thánh, cả chúng ta cũng được kêu gọi gần gũi, chia sẻ thân phận của những người chúng ta gặp. Cần làm sao để lời nói, cử chỉ, thái độ của chúng ta diễn tả tình liên đới, ý chí không xa lạ đối với đau khổ của người khác, nhiệt tình huynh đệ nhưng không rơi vào bất kỳ hình thức cha chú nào”.

Đức Thánh Cha cũng cảnh giác rằng: ”Chúng ta có bao nhiêu thông tin và thống kê về nghèo đói và đau khổ của con người, có nguy cơ chúng ta trở thành những khán giả được thông tin rất nhiều về những thực tại ấy nhưng không có hành động đi kèm, hoặc nói thì hay nhưng không có sự dấn thân can dự vào các vấn đề thực tế.. Tất cả chúng ta được kêu gọi để cho mình can dự vào những chao đảo của con người, hằng ngày gọi hỏi chúng ta.. Chúng ta hãy trở nên dấu chỉ sự gần gủi của Thiên Chúa, Đấng là sự thiện hảo, tình thương và sự quan phòng”.

Phong trào các hội từ bi được khai sinh ở thành Firenze Trung Italia năm 1244 và hiện nay có 689 chi hội với hơn 700 trụ sở trên toàn quốc và khoảng 670 ngàn hội viên, trong đó 1 phần 5 hoạt động thiện nguyện, đảm trách 2.500 xe cứu thương và hơn 1 ngàn phương tiện chuyên chở đặc biệt khác.

Tham dự buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha cũng có 600 nhóm hiến máu với 133 ngàn thành viên. Năm ngoái, họ đã hiến tổng cộng hơn 143 ngàn đơn vị máu.

9. Đức Thánh Cha tiếp kiến Đức Giáo Chủ Anh giáo

Đức Thánh Cha Phanxicô tái khẳng định mục tiêu tìm về sự hiệp nhất trọn vẹn giữa Công Giáo và Anh giáo, đồng thời cổ võ sự cộng tác chung giữa hai cộng đồng Giáo Hội.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 16-6-2014, dành cho Đức Justin Welby, Tổng Giám Mục giáo phận Canterbury, Giáo Chủ liên hiệp Anh giáo, cùng với phái đoàn đến thăm Đức Thánh Cha. Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng Giám Mục giáo phận Westminster, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Anh quốc.

Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha bày tỏ đau buồn vì tình trạng chia rẽ giữa các tín hữu Kitô và khẳng định rằng: “Đứng trước cái nhìn từ bi của Chúa, chúng ta không thể làm ngơ không biết rằng sự chia rẽ giữa chúng ta là một gương xấu, một chướng ngại cản trở việc loan báo Tin Mừng cứu độ cho thế giới. Cái nhìn của chúng ta nhiều khi bị lu mờ vì gánh nặng gây ra do lịch sử những chia rẽ của chúng ta cũng như do ý chí của chúng ta không luôn luôn được giải thoát khỏi tham vọng phàm nhân, thậm chí tham vọng này nhiều khi đi kèm ước muốn loan báo Tin Mừng theo mệnh lệnh của Chúa” (Xc Mt 28,19).

Đức Thánh Cha xác quyết rằng “Mục tiêu hiệp nhất trọn vẹn có thể có vẻ là một mục tiêu xa vời, nhưng nó vẫn luôn mà mục tiêu chúng ta phải qui hướng mọi bước đường trong hành trình đại kết thúc ta đang cùng nhau thực hiện.. Sự tiến bộ hướng về hiệp nhất trọn vẹn không phải chỉ là kết quả hành động nhân trần của chúng ta mà thôi, nhưng là món quà tự do của Thiên Chúa. Chúa Thánh Linh ban cho chúng ta sức mạnh để không nản chí và mời gọi chúng ta hoàn toàn tín thác nơi hoạt động quyền năng của Chúa”.

Đức Thánh Cha nhắc lại trong lần gặp gỡ đầu tiên với Đức Giáo Chủ Liên hiệp Anh giáo, hai bên đã nói về những quan tâm chung và những tai ương đang đè nặng trên gia đình nhân loại. Ngài nói:

“Đặc biệt chúng ta đã bày tỏ kinh hoàng trước tệ nạn buôn người và những hình thức nô lệ mới mẻ. Tôi cảm ơn Đức Giáo Chủ vì đã dấn thân chống lại tội ác không thể dung thứ này chốn glại phẩm gia con người. Trong lãnh vực hoạt động rộng lớn này và cấp thiết này, nhiều hoạt động cộng tác quan trọng đã được khởi sự, trong lãnh vực đại kết cũng như với các chính quyền dân sự và các tổ chức dân sự quốc tế. Nhiều sáng kiến bác ái đã nảy sinh từ các cộng đoàn của chúng ta và được thực thi quảng đại và can đảm tại nhiều miền trên thế giới. Tôi đặc biệt nghĩ đến mạng hành động chống lại nạn buôn phụ nữ do nhiều Hội dòng nữ đề xướng. Chúng ta hãy cùng nhau dấn thân kiên trì trong cuộc chiến chống lại những hình thức nô lệ mới mẻ, với niềm tín thác rằng chúng ta có thể góp phần nâng đỡ các nạn nhân và chống lại thảm trạng buôn người thê thảm như vậy”

10. Đức Thánh Cha nói xã hội này tạo ra nhiều trẻ em mồ côi

Trong buổi lễ khai mạc cho một hội nghị về giáo xứ và cuộc sống gia đình của Giáo Phận Rôma hôm thứ Hai 16 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét xã hội này đang tạo ra rất nhiều "trẻ mồ côi" hoặc những người mất phương hướng, bởi vì họ thiếu một người nào đó để chỉ đường cho họ.

Ngài nói rằng nhiều bậc cha mẹ không dành thời gian cho con cái mình, và nhiều bạn trẻ cảm thấy bị từ chối bởi đất nước đã không tuyển dụng họ.

Bên cạnh đó, Đức Thánh Cha cũng nói rằng nếu giáo xứ muốn phát triển, mọi người cần phải cảm thấy mình được hoan nghênh, bởi vì Giáo Hội là "mẹ".

11. Đức Thánh Cha đề cập đến việc đầu tư phù hợp luân lý

Làm thế nào các nhà đầu tư có thể liên kết lợi nhuận của mình với phúc lợi xã hội trong tình liên đới? Đây là chủ đề đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập đến khi ngài nói chuyện trước một hội nghị về đầu tư với tinh thần đạo đức. Đó là một phần của một hội nghị chuyên đề hai ngày về những cách thế mà các nhà doanh nghiệp có thể kết hợp các lợi ích chung và cùng một lúc, tạo ra lợi nhuận cho riêng mình.

Đức Thánh Cha nói:

"Cảm thức liên đới với người nghèo và người thiệt thòi đã khiến anh chị em suy nghĩ về tác động của đầu tư trong một tinh thần trách nhiệm với xã hội."

Đức Giáo Hoàng đã đề cao những nhà đầu tư tập trung vào việc phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo và hạn chế bất bình đẳng xã hội, theo hướng phù hợp với học thuyết xã hội của Giáo Hội.

Những lợi ích xã hội mà họ đem đến có thể tương đối vừa phải thôi nhưng tạo ra những kết quả lâu dài cho xã hội.

Ngài đưa ra một ví dụ là "các nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn của các tổ chức tài chính để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản liên quan đến nông nghiệp, và tiếp cận với nguồn nước."

Đây là những công việc không ai muốn làm vì lợi nhuận không bao nhiêu. Nhưng những công việc như thế cải thiện khuôn mặt nông thôn và đem lại phúc lợi cho xã hội.

Đức Giáo Hoàng sau đó đã chỉ trích cách thức mà một số thị trường tài chính đang hình thành số phận của toàn bộ cộng đồng, thay vì phục vụ nhu cầu của họ, một số người giàu lên rất nhanh từ hệ thống đó, trong khi nhiều người khác lãnh đủ các hậu quả của nó.

Không chỉ có các nhà đầu tư tham gia trong hội nghị này. Giáo triều Rôma cũng đã đến dự.

Đức Thánh Cha nhận xét:

"Đại diện của Giáo triều Rôma cũng tham gia cùng anh chị em trong những ngày này nhằm đánh giá các hình thức đầu tư sáng tạo đem lại phúc lợi cho cộng đồng địa phương và môi trường."

Hội nghị được tài trợ bởi Hội đồng Giáo hoàng về Công Lý và Hòa Bình, Catholic Relief Services và Mendoza College of Business thuộc Đại học Notre Dame.

12. Khủng bố Hồi giáo Al Shabaab giết ít nhất 48 người tại Kenya

Nhóm khủng bố Hồi giáo Al Shabaab đã giết ít nhất 48 người tại thị trấn Mpeketoni của Kenya vào tối Chúa Nhật, ngày 15 tháng 6. Chúng kéo những người đàn ông ra khỏi nhà và giết chết những ai tự nhận mình không phải là người Hồi giáo.

Al Shabaab, nhóm Hồi giáo có căn cứ tại Somalia nhận trách nhiệm về vụ tấn công này nói rằng đó là phản ứng của chúng chống lại sự can thiệp của Kenya ở Somalia. Những kẻ khủng bố, di chuyển trên hai xe tải, cũng đã tấn công một đồn cảnh sát và đốt cháy hai khách sạn.

Đức Cha Emanuel Barbara của Malindi nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng sau cuộc tấn công vào đồn cảnh sát, các tay súng chặn người lái xe và người đi bộ, yêu cầu họ cho biết họ là người Hồi giáo hoặc Kitô hữu. Nếu họ là Kitô hữu chúng giết họ ngay.

Các nhân chứng khác cho biết các Kitô hữu đã bị buộc phải ra khỏi nhà của họ và bị bắn hạ trước mặt gia đình họ.
 
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 26/06 - 02/07/2014 - Đền Thờ Thánh Phêrô tại Rôma
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:40 02/07/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Hãy nên như trẻ thơ để đón nhận tình Chúa

Sáng thứ Sáu 27 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trong bài giảng ngài đã suy niệm về mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa như tương quan giữa con trẻ với một người Cha đầy lòng yêu thương.

Đức Thánh Cha nói:

"Khi chúng ta đến, Ngài đã ở đó. Khi chúng ta tìm kiếm Ngài, Ngài đã tìm kiếm chúng ta. Ngài luôn luôn đi trước chúng ta, chờ đợi để đón nhận chúng ta vào trái tim Ngài, vào tình yêu của Ngài. Đó là hai điều có thể giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa. Để chúng ta hiểu được mầu nhiệm này, Chúa cần chúng ta trở nên giống như trẻ nhỏ, cần chúng ta hạ mình xuống, và Ngài cần sự ngạc nhiên của chúng ta khi chúng ta tìm kiếm Ngài và nhận ra Ngài đã ở đó, chờ đợi chúng ta. "

Chỉ với tâm hồn trẻ thơ và sự bỡ ngỡ đến kinh ngạc trước tình Chúa yêu ta mới giúp ta hiểu được “sự dịu dàng của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài; đây là những gì Ngài muốn nói với chúng ta và điều này đem lại cho chúng ta sức mạnh để có thể dịu dàng.”

Trái lại, nếu chúng ta cảm thấy mình đã quá mạnh mẽ, chúng ta sẽ không bao giờ cảm nghiệm được sự chăm sóc của Chúa, những vuốt ve của Ngài.

"Đừng sợ, vì ta ở với con và ta sẽ giữ chặt bàn tay con trong tay ta” Đây là những lời Chúa nói với chúng ta để giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm tình yêu của Ngài. Khi nói về chính mình, Chúa Giêsu nói: "Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng." Ngay cả Đấng là Con Thiên Chúa, cũng tự hạ mình xuống để đón nhận tình yêu của Chúa Cha.

2. Chúa Giêsu là một mục tử, không phải là một nhà đạo đức học

Trong thánh lễ sáng thứ Năm 26 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích tại sao dân chúng đã lũ lượt theo Chúa Giêsu. Lý do là vì Chúa Kitô đến gần với dân Ngài và lời Ngài động đến con tim của họ.

Đức Thánh Cha nói:

"Ngài là Mục Tử Nhân Lành. Đó là lý do tại sao dân chúng theo Chúa Giêsu. Ngài không phải là một nhà đạo đức học, không phải là những người Biệt Phái thích tranh biện phức tạp, Ngài cũng không phải là người theo bè Sađốc đầu cơ chính trị với kẻ quyền thế. Ngài cũng chẳng phải là một du kích quân đang tìm cách giải phóng chính trị cho người dân của mình. Ngài cũng chẳng phải là một thiền sư chiêm niệm trong tu viện. Ngài là một mục tử nói ngôn ngữ của dân Ngài, là Đấng thấu hiểu, là Đấng nói sự thật, không thêu dệt thêm, về những điều thuộc về Thiên Chúa nhưng trong một cách thế khiến mọi người yêu thích những điều ấy."

Giải thích tại sao dân chúng không theo những người Biệt Phái là những kẻ hay thích tranh biện những tình tiết phức tạp, Đức Thánh Cha nói:

"Lấy ví dụ là điều răn thứ tư! Ngươi phải thảo kính cha mẹ ngươi. Vâng, đúng thế. Ngươi phải nuôi cha mẹ già của ngươi. Nhưng như bạn biết, tôi không thể làm thế vì tôi không có tiền, có bao nhiêu tôi đã dâng cúng vào đền thờ hết rồi! Nhưng nếu bạn không nuôi nấng cha mẹ già, thì họ sẽ chết đói. Làm sao bây giờ? Tạo ra những tình tiết mâu thuẫn là thứ tranh biện đạo đức độc ác nhất. Người ta tôn trọng những người Biệt Phái, bởi vì ai cũng đều tôn trọng họ. Họ tôn trọng đấy, nhưng họ không lắng nghe! Họ lờ đi và tiếp tục cuộc sống theo ý mình."

Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng chúng ta phải dừng lại để suy tư cẩn thận xem chúng ta đang theo ai và "xin Chúa mang chúng ta đến gần hơn với Chúa Giêsu."

"Người mà tôi muốn theo là ai? Có phải là những người nói với tôi về những điều trừu tượng hay về những tranh biện đạo đức? Hay những kẻ nói với tôi về Thiên Chúa trong khi chẳng có chút đức tin nào và chỉ chăm chăm đầu cơ chính trị với bọn quyền thế chính trị và bọn có tiền? Hay những kẻ chỉ thích làm những điều kỳ lạ, những điều gây ra những tàn phá trong cái gọi là chiến tranh giải phóng, nhưng mà cuối cùng không phải là những nẻo đường của Chúa? Hay những người chiêm niệm xa vời? Người mà tôi muốn theo là ai? "

3. Bài huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô

Thánh Phêrô và Phaolô "đã nhận được tình yêu của Thiên Chúa và để cho mình được biến đổi bởi tình thương của Ngài; do đó họ trở thành bạn bè và là tông đồ của Chúa Kitô. "

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 29 tháng 6 Lễ Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Hàng ngàn khách hành hương bất chấp cái nóng mùa hè ở Rôma đã tụ tập trên quảng trường Thánh Phêrô để lắng nghe bài huấn đức của Đức Thánh Cha.

Trước buổi đọc kinh truyền tin, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Thánh Phêrô và Phaolô trong thánh lễ được tổ chức tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, nơi ngài đã trao các dây pallium cho 24 tổng giám mục từ khắp nơi trên thế giới.

Đề cập đến hai vị thánh được mừng kính trong cùng một ngày, Đức Thánh Cha nói rằng niềm tin vào Chúa Kitô làm cho hai vị trở nên anh em và phúc tử đạo đã kết hiệp hai vị nên một.

"Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, rất khác nhau trên bình diện con người, đã được đích thân Chúa chọn và hai vị đã đáp lại bằng cách dâng hiến toàn bộ cuộc sống của mình. Nơi cả hai vị, ân sủng của Chúa Kitô đã thực hiện những điều tuyệt vời, Ngài đã biến đổi họ. Và Ngài chuyển hóa hai vị kỳ diệu biết bao! "

Thánh Phêrô, người đã chối Chúa ba lần, và thánh Phaolô, người đã đàn áp thẳng tay các Kitô hữu tiên khởi, đã để cho mình được biến đổi bởi lòng thương xót của Thiên Chúa. Gương của hai vị cho chúng ta thấy con đường hướng tới sự cứu rỗi.

"Ngay cả chúng ta, nếu chẳng may chúng ta rơi vào một tội lỗi nghiêm trọng thì ngay cả trong đêm đen tối nhất, Thiên Chúa vẫn luôn luôn có khả năng chuyển hóa chúng ta, như Ngài đã chuyển hóa thánh Phêrô và Phaolô; Ngài sẽ biến đổi tâm hồn chúng ta và tha thứ tất cả cho chúng ta, biến bóng tối của tội lỗi thành một buổi bình minh của ánh sáng".

"Thiên Chúa là như thế: Ngài biến đổi chúng ta, Ngài luôn luôn tha thứ cho chúng ta, như Ngài đã làm với hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ."

Ngày lễ hôm nay khơi lên niềm vui trong chúng ta vì nó nhắc nhở chúng ta về lòng thương xót của Thiên Chúa, là Đấng đã thể hiện tình yêu của Ngài nơi hai con người đã phạm vào những tội rất nặng.

Trước khi đọc lời cầu nguyện kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các tín hữu rằng Thiên Chúa cũng muốn ban cho chúng ta cùng một ân sủng mà Ngài đã trao cho hai vị tông đồ tuyệt vời.

Xin Mẹ Maria giúp chúng ta nhận ra được điều này như hai vị thánh, với một trái tim rộng mở, để ân sủng Chúa đừng trở nên vô ích nơi chúng ta.

4. Kitô hữu hãy loan báo về Thiên Chúa, không cần phải loan báo về chính mình

Trong Thánh lễ buổi sáng thứ Ba 24 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về ơn gọi Kitô hữu. Ngài trích dẫn Thánh Gioan Tẩy Giả như một mẫu gương cho mọi Kitô hữu bắt chước.

Đức Thánh Cha nói:

"Có ba ơn gọi trong dân Chúa: đó là dọn đường cho Chúa, biết phân định đâu là chân lý và để cho Chúa lớn lên trong khi làm cho chúng ta bé nhỏ đi. Thật đẹp để nghĩ về ơn gọi Kitô hữu theo cách này: Một Kitô hữu không cần phải loan báo về chính mình nhưng là công bố người khác. Kitô hữu dọn đường cho người khác là Chúa. Một Kitô hữu phải biết làm thế nào để phân định, phải học cách phân biệt sự thật từ những gì có vẻ là chân lý, nhưng thật ra không phải. Để trở thành một người biết phân định, Kitô hữu phải biết làm cho mình nhỏ đi để Chúa lớn lên trong ta, cũng như trong trái tim và linh hồn của những người khác. "

Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng Thánh Gioan cũng bị cám dỗ để tìm vinh quang cho chính mình, nhưng ngài biết xác định vị trí của mình và dọn đường cho Chúa.

Mở đầu bài giảng thánh lễ Kính Thánh Gioan Tẩy Giả, Đức Thánh Cha Phanxicô lên tiếng ca ngợi Thánh Gioan là một người chuẩn bị con đường cho Chúa mà không tìm bất kỳ vinh quang nào cho chính mình. Dân chúng theo ngài vì thánh nhân là một người truyền giảng đầy uy thế, nhưng khi được hỏi ngài có phải là Đấng Thiên Sai hay không, thánh Gioan trả lời rằng ngài chỉ là "một tiếng kêu dọn đường cho Chúa."

Ơn gọi thứ hai của thánh Gioan Tẩy Giả, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, là để phân định, trong số rất nhiều người tốt, ai mới chính là Đấng Mêsia. Khi Gioan nhìn thấy Chúa Giêsu đi ngang qua, ông nói với các môn đệ, "Hãy nhìn xem, đó là Chiên Thiên Chúa, là Đấng xóa tội trần gian". Các môn đệ nhìn, nhưng họ không theo Chúa Giêsu và lờ đi để Ngài đi tiếp, nên thánh Gioan lặp đi lặp lại với họ vào ngày hôm sau, "Hãy nhìn xem, đây là Đấng Thiên Chúa đã chọn!".

Ơn gọi thứ ba của Gioan Tẩy Giả, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, là để làm mình nhỏ lại ngõ hầu Chúa lớn lên trong trái tim của những người khác.

Đức Thánh Cha lưu ý rằng giai đoạn thứ ba này trong ơn gọi của thánh Gioan là một trong những điều khó khăn nhất, bởi vì Chúa Giêsu đã có một cách hành xử rất khác với những gì thánh Gioan đã tưởng tượng ra trước đó. Ngay trước khi thánh nhân qua đời trong tù, ngài vẫn đầy những nghi ngờ và vì thế đã sai các môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu nếu Ngài có thực sự là Đấng Mêsia hay không. Thánh nhân chịu tủi nhục không chỉ trong cái chết của mình mà còn trong bóng tối của những nghi ngờ của mình, nhưng ngài vẫn là một mẫu gương cho các Kitô hữu hôm nay. Để kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng là Kitô hữu chúng ta cũng phải dọn đường cho Chúa, chúng ta phải biết phân định đâu là sự thật và chúng ta phải làm chính mình nhỏ lại để Chúa có thể lớn lên trong ta và trong tâm hồn của những người khác.

5. Ngày nay quá nhiều Kitô hữu bị bách hại vì niềm tin của họ

Trong Thánh lễ buổi sáng thứ Hai 30 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha nói rằng ngày nay quá nhiều Kitô hữu bị bách hại vì niềm tin của họ, nhiều hơn rất nhiều so với những ngày đầu của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha nói:

"Chúng ta biết rằng Giáo Hội không thể tăng trưởng nếu không có Chúa: chính Ngài làm cho Giáo Hội phát triển, chính Ngài hình thành nên các cộng đoàn Giáo Hội. Thế nhưng chứng tá của các Kitô hữu cũng là cần thiết. Khi hoàn cảnh lịch sử đòi hỏi phải có chứng tá mạnh mẽ, lúc đó có các vị tử đạo là các chứng nhân vĩ đại nhất. Giáo Hội tăng trưởng nhờ máu của các vị tử đạo. Đây là vẻ đẹp của tử đạo. Nó bắt đầu với những chứng tá, ngày qua ngày, và nó có thể kết thúc như Chúa Giêsu, vị tử đạo đầu tiên, chứng nhân đầu tiên, với chứng tá thành tín nhất là máu của Ngài".

"Trong bài Tin Mừng hôm nay một trong những môn đệ của Chúa Giêsu nói rằng ông sẽ theo Chúa, nhưng chỉ sau khi đã chôn cất cha mình. .. và Chúa trả lời: ‘Không, hãy theo ta vô điều kiện!’ Chứng tá của anh chị em phải quyết liệt, anh chị em phải sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ như Chúa Giêsu đã dùng: 'lời các con phải là: có thì nói có, không thì nói không;’.. Đây là ngôn ngữ của chứng tá".

"Có rất nhiều vị tử đạo ngày hôm nay, trong Giáo Hội. Có rất nhiều những Kitô hữu đang bị bách hại. Hãy nghĩ về Trung Đông, nơi các Kitô hữu phải chạy trốn sự đàn áp, nơi các Kitô hữu bị giết. Ngay cả khi các Kitô hữu bị những người đeo ‘găng tay trắng’ lịch sự mời đi chỗ khác thì đó cũng là đàn áp. Có nhiều chứng nhân, nhiều vị tử đạo trong Giáo Hội ngày nay hơn là trong các thế kỷ đầu tiên. Vì vậy, trong Thánh lễ này, khi kính nhớ đến tổ tiên vinh quang của chúng ta, chúng ta cũng nghĩ đến anh chị em chúng ta là những người đang bị bách hại, những người đang đau khổ và những người bằng máu của họ đang dưỡng nuôi những hạt giống đức tin của rất nhiều các cộng đoàn nhỏ trên thế giới. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và cho chúng ta".

6. Câu chuyện về Đền Thờ Thánh Phêrô tại Rôma

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong các bản tin của VietCatholic, địa danh được đề cập đến nhiều nhất có lẽ là Đền Thờ Thánh Phêrô tại Rôma. Thật vậy, đây là nơi xảy ra hầu hết các biến cố lớn trong đời sống Giáo Hội hoàn vũ.

Ngôi đền thờ này đã được Đại Đế Constantino xây dựng vào năm 324. Năm đó, vị đại đế đã quan quân hùng hậu đến khu vực Vaticano nơi có ngôi mộ Thánh Phêrô được an táng sau khi chịu tử đạo, Nhà vua cởi bỏ hoàng bào nằm phủ phục trước mộ Thánh Phêrô. Sau đó, ngài cầm chiếc xẻng lớn và chính ngài bắt đầu đào, xác định khu vực xây đại Vương Cung Thánh Ðường mới. Hoàng Ðế cũng đổ đầy và vác trên vai 12 giỏ đất như một cử chỉ tôn kính 12 Tông Ðồ. Con của ngài là Hoàng Ðế Costante đã được vinh dự hoàn tất công trình to lớn xây cất Ðền Thờ vào năm 349, sau 25 năm kiến thiết.

Tuy nhiên, ngôi đền thờ mà chúng ta thấy hiện nay đã được tái thiết hồi đầu thế kỷ thứ 16 và công trình này đã kéo dài trong vòng 120 năm dưới sự điều khiển của 12 kiến trúc sư, trong đó có những người nổi tiếng như Bramante, Michelangelo, Raffaello, Bernini và Maderno. Cả Ðền Thờ cũ cũng như Ðền Thờ mới đều được xây trên mộ của Thánh Phêrô tông đồ.

Từ xa, người ta đã có thể nhìn thấy mái vòm to lớn, độc đáo của Ðền Thờ Thánh Phêrô do Michelangelo vẽ kiểu. Và khi đứng trên Via della Conciliazione /vi-a đê-la con-si-li-a-zi-ôn-nê/ người Việt thường dịch là Đại Lộ Hòa Giải, ta có thể thấy hàng cột hình vòng cung do kiến trúc sư Bernini thiết kế giống như vòng tay mở rộng tiếp đón yêu thương, nhấn mạnh ý tưởng Mẹ Giáo Hội, trong Chúa Kitô, trở thành một cộng đoàn các anh chị em, thuộc nhiều dân nước khác nhau.

Trong bài tuần trước nói về Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, Như Ý đã có dịp thưa với quý vị và anh chị em là cho đến năm 1377, dinh của Ðức Giáo Hoàng là Ðiện Laterano, cạnh đền thờ này. Sau năm 1377, Đức Giáo Hoàng Nicôlas Đệ Ngũ mới dời Giáo Đô về Vatican, cạnh đền thờ thánh Phêrô.

Nếu đi sâu vào chi tiết, có lẽ phải nói thêm là trong vòng 73 năm từ năm 1309 đến năm 1377, 7 vị Giáo Hoàng, bắt đầu từ Đức Giáo Hoàng Clêmentê Đệ Ngũ đã cư ngụ trong miền Avignon Bên Pháp.

Trong 73 năm Ðức Giáo Hoàng ở Avignon, Ðền Thánh Phêrô bị bỏ hoang đến độ hầu như không thể trùng tu được. Thực vậy, sau một ngàn năm huy hoàng, Ðền Thánh Phêrô do Hoàng Ðế Costantino xây bắt đầu có những dấu hiệu tàn lụi. Vì thế, các vị Giáo Hoàng đã nảy ra ý tưởng xây lại hoàn toàn một Ðền Thờ mới.

Nói hết những chuyện liên quan đến Ðền Thờ mới này có lẽ phải mất hàng tháng trời. Do đó, trong phần sau Như Ý chỉ xin tóm tắt một số những điểm chính.

Ðền Thờ mới như chúng ta thấy ngày nay được coi là thánh đường có kích thước lớn nhất thế giới Kitô giáo. Từ nền tầng hầm Ðền Thờ tới mái vòm cao đến 136 mét. Nếu chỉ tính từ nền Ðền thờ đến mái vòm thì cao 133 mét. Nguyên diện tích đền thờ, không kể nhà mặc áo, có diện tích hơn 2 hécta, tức là 22,067 mét vuông. Mặt tiền đền thờ, giống như một sân bóng đá, cao 46 mét và chiều ngang 115 mét. Các cột cao gần 29 mét, đường kính 2.65 mét.

Ðền Thánh Phêrô có thể chứa được 54 ngàn người nếu đứng chật hết mọi chỗ kể cả các gian lối đi, nhưng thực tế, trong các đại lễ do Đức Thánh Cha cử hành, thường chỉ có 10 ngàn người ngồi dự lễ.

Trong Ðền Thờ có 46 bàn thờ, bàn thờ cuối cùng được Ðức Piô 9 (1846-1878) thánh hiến ngày 16-1-1856. Có 9 bàn thờ dâng kính Ðức Mẹ dưới nhiều tước hiệu khác nhau.

Trong tầng hầm nhà thờ có nhiều nhà nguyện chung quanh mộ thánh Phêrô, với những bàn thờ để các linh mục cử hành thánh lễ. Mộ của 147 trong tổng số 264 giáo hoàng cũng được đặt tại đây.

Cửa Thánh. Trong số 5 cửa vào Ðền Thờ, có một cửa chỉ được mở ra vào Năm Thánh. Cửa năm Thánh 2000 đã được Đức Thánh Cha mở trong đêm vọng giáng sinh 24-12-1999 và được đóng lại vào ngày 6-1-2001.

Mái vòm Ðền Thờ có chu vi bên trong là 42.7 mét và chu vi bên ngoài là 58 mét, và cao 50.35 mét. Tính từ nền tới đỉnh cao nhất của mái vòm với thánh giá là 135.2 mét. Thánh giá trên đỉnh cao 4.87 mét và thanh ngang rộng 2.65 mét. Trọng lượng của mái vòm theo các nhà toán học Boscovich, Le-Leur và Lacquer, là 56,208,837.46 kílô.

Ngoài 2 cầu thang vòng mà các du khách leo lên mái vòm, còn có 9 cầu thang khác, 7 cái lớn và 2 cái nhỏ, mặc dù đi từ bên trong Ðền Thờ, nhưng đều dẫn tới cùng một đích điểm.

Bàn thờ chính của Ðền Thờ, được gọi là bàn Thờ Tuyên Xưng đức tin, được xây ngay bên trên mộ Thánh Phêrô theo lệnh của Ðức Clemente VIII (1592-1605). Bàn thờ có tán che và 4 cột vòng bằng đồng chống đỡ, do Bernini thực hiện. Tượng các thiên thần ở trên mỗi góc cao 3.5 mét. Tán che đền thờ được khánh thành ngày 29-6-1633.

Dưới bàn thờ này, có một bàn thờ khác của Ðức Giáo Hoàng Callisto II (1119-1124), và bên dưới đó, lại có một bàn thờ khác nữa của Ðức Gregorio Cả (590-604). Ði xuống sâu hơn, người ta gặp một khối hình vuông, bọc cẩm thạch trắng và đá vân đỏ. Ðó là đài do Hoàng Ðế Costantino thực hiện để kính nhớ Thánh Phêrô Tông Ðồ và có lẽ trong dịp lễ tưởng niệm chiến thắng của ông tại Cầu Milvio ngày 28-10-312.

Tượng thánh Phêrô bằng đồng, có từ thế kỷ 13, được tôn kính trong Ðền Thờ: chân phải của ngài bị mòn nhiều vì sự hôn kính của hàng triệu tín hữu qua dòng thời gian, kể từ khi Ðức Piô IX ban ân xá 50 ngày cho những ai hôn chân này sau khi đi xưng tội.

Theo một truyền thống cổ kính, ngày 29-6 mỗi năm, lễ thánh Phêrô, người ta mặc phẩm phục giáo hoàng cho tượng thánh Phêrô. Năm 1798-1799, lễ nghi mặc áo bị chính quyền cộng hòa cấm, tạo nên sự bất mãn rất lớn nơi dân Roma, vốn rất trung thành với truyền thống, khiến cho bộ trưởng tư pháp phải cho mặc áo, ngoại trừ chiếc mũ ba tầng.

Tượng Ðức Mẹ Sầu Bi (Pietà) – ở bên tay phải, khi mới bước vào Ðền Thờ, bằng cẩm thạch trắng, diễn tả Mẹ Maria đang ẵm xác Chúa Giêsu từ trên thánh giá mới tháo xuống, do Michelangelo thực hiện năm 1500 khi mới 25 tuổi và là tác phẩm duy nhất mang chữ ký của ông. Tên ông được khắc vào vệt áo băng qua ngực Ðức Mẹ. Cho đến năm 1972, du khách có thể đến gần ngắm tượng, nhưng một người điên Hungari, quốc tịch Úc, đã leo qua rào dùng búa đập vào tượng nhiều lần trước khi bị cản lại. Mũi Ðức Mẹ bị đập vỡ. Người ta thu thập các mảnh vở và gắn lại. Hiện nay người ta đặt kính chắn đạn để bảo vệ kiệt tác nghệ thuật này, nhưng khách viếng thăm cũng khó chiêm ngưỡng pho tượng này hơn so với trước kia.
 
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 19/06 - 25/06/2014 - Đền Thờ Thánh Gioan Latêrano tại Rôma
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:23 02/07/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha cảnh giác về những cám dỗ của tiền bạc, quyền lực và danh vọng

Trong thánh lễ hôm thứ Sáu 20 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng cảnh báo về sự cám dỗ của tiền bạc, quyền lực và danh vọng là những thứ không bao giờ có thể mang lại hạnh phúc thật sự. Kho báu thực sự có thể làm trái tim ta nhảy mừng là tình yêu dành cho anh chị em chung quanh ta và việc tôn thờ Thiên Chúa chúng ta.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã diễn giải bài Phúc Âm trong ngày trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ Ngài là đừng lưu trữ kho báu của mình trên trái đất. Một trong những kho báu trần thế ấy là tiền bạc là thứ luôn luôn có nguy cơ bị lấy trộm hay bị chao đảo bất chợt bởi thị trường chứng khoán. Tiền, là cần thiết để nuôi sống bản thân và gia đình chúng ta, nhưng những người mải miết tìm cách tích lũy sự giàu có sẽ kết thúc với việc đánh mất đi linh hồn của họ.

Một kho tàng trần thế khác là danh vọng phù hoa của những người thích khoe khoang, giống như những kẻ giả hình vào thời Chúa Giêsu khi họ cầu nguyện ở những nơi công cộng và làm phúc bố thí chỉ để khoe mẽ.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cảnh báo chống lại sự quyến rũ của quyền lực. Ngài nói:

"Có biết bao những người nam nữ đầy tự hào và kiêu hãnh đã kết thúc trong vô danh, trong đói nghèo và tù tội!"

Nếu anh chị em tìm kiếm những kho báu này, con tim của anh chị em sẽ bị xích xiềng kềm tỏa, nhưng Chúa Giêsu muốn trái tim của chúng ta được tự do. Và trái tim của chúng ta chỉ có thể được tự do nếu chúng ta tìm kiếm những kho tàng trên trời, đó là tình yêu, sự kiên nhẫn, sự phục vụ người khác và sự tôn thờ Thiên Chúa. Những báu vật ấy sẽ dẫn đến một trái tim tự do và tỏa sáng lâu dài.

Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các tín hữu biết thận trọng để phân biệt được và giải phóng trái tim họ khỏi ách nô lệ của những báu vật trần thế, để nếm hưởng được niềm vui đích thực và được tự do sống như con cái Thiên Chúa.

2. Ngoại trừ Thiên Chúa, chúng ta không muốn tôn thờ bất cứ ai và bất cứ điều gì.

Hôm thứ Bẩy 21 tháng 6, Đức Thánh Cha đã viếng thăm mục vụ giáo phận Cassano nơi nạn mafia hoành hành dữ dội. Cha Lazzaro Longobardi đã bị giết vào đầu tháng Ba năm nay và trước đó hồi đầu năm, một em bé mới 3 tuổi đã bị thiêu sống. Trong thánh lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa tại Vương Cung Thánh Đường Castrovillari, Đức Thánh Cha nói rằng ngoại trừ Thiên Chúa, chúng ta không muốn tôn thờ bất cứ ai và bất cứ điều gì, và chúng ta không đi với ai ngoài Chúa ra.

Đức Thánh Cha nói:

Trong ngày lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta tôn vinh Chúa Giêsu là "bánh hằng sống từ trời xuống" (Ga 6,51), là lương thực cho sự đói khát cuộc sống vĩnh cửu của chúng ta, và là sức mạnh cho cuộc hành trình của chúng ta. Tôi cảm tạ Chúa, Đấng mà hôm nay đây đã cho tôi được mừng lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa với các bạn, với anh chị em của Giáo Hội tại Cassano allo Jonio này. Hôm nay là ngày lễ trong đó Giáo Hội tán tụng Chúa vì hồng ân Bí Tích Thánh Thể. Vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta đã kính nhớ việc Chúa thiết lập bí tích này trong Bữa Tiệc Ly. Hôm nay, chúng ta chú trọng đến việc tạ ơn và tôn thờ. Và vì thế mà truyền thống cử hành ngày lễ này thường bao gồm việc rước kiệu Thánh Thể. Tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể và cùng tiến bước với Ngài là hai khía cạnh không thể tách rời của ngày lễ hôm nay, hai khía cạnh đánh dấu toàn bộ cuộc sống của các Kitô hữu: đó là một người tôn thờ Thiên Chúa và cùng tiến bước với Ngài.

Trước hết, chúng ta là những người tôn thờ Thiên Chúa. Chúng ta tôn thờ Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, Đấng mà trong Chúa Giêsu Kitô đã hiến mình cho chúng ta, hiến mình trên thập tự giá để chuộc tội lỗi chúng ta và qua sức mạnh của tình yêu này, Ngài đã sống lại từ cái chết và tiếp tục sống trong Giáo Hội của Ngài. Chúng ta không có Thiên Chúa nào khác hơn là vị Thiên Chúa này!

Nếu thay vì tôn thờ Thiên Chúa, chúng ta lại quay sang tôn thờ tiền bạc thì con đường tội lỗi mở ra với những ham muốn cá nhân.. . Một người không yêu mến Chúa, thì trở thành một kẻ suy tôn cái ác, như trong trường hợp những người sống bằng gian dối và bạo lực. Mảnh đất này của anh chị em, thật đẹp, nhưng lại đầy những vết tích hậu quả của tội lỗi này. Mafia Ndrangheta nghĩa là: tôn thờ cái ác và khinh bỉ công ích. Cái ác này phải bị đánh bại, phải bị trục xuất. Nó phải bị khước từ. Giáo Hội, luôn dấn thân giáo dục lương tâm con người, phải dốc hết khả năng hơn nữa để sự thiện chiến thắng được sự ác. Con em của chúng ta mong chờ điều này nơi chúng ta. Những người trẻ của chúng ta, những người cần có chút hy vọng trong cuộc sống, mong mỏi điều này nơi chúng ta. Để có thể đáp ứng nguyện vọng này của họ, đức tin có thể giúp đỡ chúng ta. Những kẻ, trong cuộc sống của họ, đã chọn con đường gian ác, con đường sự dữ này, chẳng hạn như những tên cướp, không hiệp thông với Thiên Chúa, họ đang bị vạ tuyệt thông.

Hôm nay, chúng ta xưng thú điều trong khi dán mắt nhìn về Mình Máu Thánh Chúa Kitô, về bí tích Thánh Thể. Và, vì niềm tin ấy, chúng ta từ bỏ Satan và tất cả những cám dỗ của nó; chúng ta từ bỏ các ngẫu tượng tiền bạc, phù hoa, tự hào và sức mạnh. Chúng ta, các Kitô hữu, không muốn tôn thờ bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai trên thế giới này, ngoại trừ Chúa Giêsu Kitô, là Đấng hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Có lẽ chúng ta không luôn luôn nhận ra ý nghĩa thâm sâu mà việc tuyên xưng đức tin của chúng ta lẽ ra phải mang lại. Hôm nay chúng ta hãy xin Chúa soi sáng chúng ta và hoán cải chúng ta, để chúng ta thực sự chỉ thờ phượng Ngài và ta từ bỏ sự gian ác dưới mọi hình thức.

Nhưng lòng tin vào sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu Kitô, là Thiên Chúa thật và là người thật, trong bánh và rượu được truyền phép chỉ có ý nghĩa nếu chúng ta cam kết theo Ngài và bước đi với Ngài, tìm cách thực hiện lệnh truyền mà Ngài đã trao cho các các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly: "Như Thầy đã yêu thương anh em, anh em hãy yêu thương nhau" (Ga 13,34). Một người tôn thờ Thiên Chúa trong Bí tích Thánh Thể là một người tiến bước trên con đường bác ái.

Ngày nay, với tư cách là giám mục Rôma, tôi hiện diện nơi đây để củng cố anh chị em không chỉ trong đức tin mà còn trong tình bác ái, để đồng hành cùng với anh chị em và khuyến khích anh chị em trong cuộc hành trình với Chúa Giêsu Bác Ái. Tôi muốn bày tỏ sự hỗ trợ của tôi với Đức Giám Mục, các linh mục và các phó tế của Giáo Hội tại điạ phương, và cả với giáo phận Đông Phương Lungro, rất giàu truyền thống Hy Lạp-Byzantine. Tôi cũng muốn bày tỏ sự ủng hộ với tất cả các mục tử và tín hữu của Giáo Hội tại Calabria đang can đảm loan báo Tin Mừng và cam kết thúc đẩy những lối sống và các sáng kiến đặt người nghèo tại vị trí trung tâm. Và tôi cũng chào đón các nhà chức trách dân sự đang tìm cách sống theo những cam kết chính trị và quản trị đặt lợi ích chung lên trên hết.

Tôi khuyến khích tất cả anh chị em hãy đưa ra những chứng tá thực hành của tình liên đới, đặc biệt đối với những người đang đói khát công lý, hy vọng và sự dịu dàng. Cảm ơn Chúa, có nhiều dấu hiệu hy vọng trong các gia đình, các giáo xứ, các hiệp hội và các phong trào của anh chị em. Chúa Giêsu không ngừng truyền cảm hứng cho những hành vi bác ái nơi dân lữ hành của Người! Dự án Policoro là một dấu hiệu cụ thể cho niềm hy vọng của những người trẻ, những người muốn được dự phần và tạo ra những triển vọng về công ăn việc làm cho bản thân và cho người khác. Các con, những người trẻ thân mến, đừng để mình bị cướp đi hy vọng! Tôn thờ Chúa Giêsu trong tâm hồn các con và sống kết hiệp với Người, khi đó các con sẽ biết phải làm thế nào để chống lại cái ác, sự bất công, bạo lực với sức mạnh của sự thiện, chân lý và vẻ đẹp.

Anh chị em thân mến, Thánh Thể đã tập hợp chúng ta lại với nhau. Nhiệm Thể Chúa làm cho chúng ta nên một, một gia đình, một dân tộc của Thiên Chúa hiệp nhất chung quanh Chúa Giêsu, là Bánh Sự Sống. Điều mà chính tôi đã nói với những người trẻ tuổi, tôi cũng nói với tất cả anh chị em: nếu anh chị em yêu mến Chúa Kitô, theo Ngài và đồng hành với Ngài, Giáo Hội, giáo phận và giáo xứ của anh chị em sẽ tăng trưởng trong đức tin và đức ái, và trong niềm vui rao giảng Tin Mừng. Anh chị em sẽ có một Giáo Hội trong đó cha, mẹ, linh mục, tu sĩ, giáo lý viên, trẻ em, người già và người trẻ cùng đi với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, yêu thương nhau như anh em, đặc biệt là trong những khoảnh khắc khó khăn.

Cầu xin Mẹ Maria, Nữ vương Thánh Thể, là Đấng được anh chị em sùng kính ở mọi đền thờ, đặc biệt là tại Vương Cung Thánh Đường Castrovillari này, hướng dẫn anh chị em trong cuộc lữ hành đức tin. Xin Mẹ luôn giúp anh chị em hiệp nhất với nhau, kể cả qua chứng tá của anh chị em. Xin Chúa tiếp tục ban sự sống cho thế giới.

3. Buổi triều yết chung hàng tuần

Trong buổi triều yết chung sáng thứ Tư 25 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về tư cách thành viên trong Giáo Hội của các tín hữu. Ngài nói rằng không ai có thể tự mình trở thành một Kitô hữu và cũng không ai là tín hữu Kitô một mình. Mỗi tín hữu là thành viên của một cộng đồng rộng lớn hơn, những người đã nhận được đức tin từ gia đình và những tiền nhân đi trước. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Giáo Hội là nguồn mạch của sự hiệp nhất nhân loại, và các Kitô hữu được mời gọi để hiện thực hóa điều ấy khi chăm sóc cho những anh chị em chung quanh mình.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến:

Trong loạt bài giáo lý của chúng ta về Giáo Hội, chúng ta đã thấy rằng Thiên Chúa tập hợp một dân tộc cho chính mình trong Cựu Ước và khi thời gian viên mãn Ngài đã sai Con Một của Ngài thành lập Giáo Hội như một bí tích hiệp nhất toàn thể nhân loại.

Thiên Chúa kêu gọi mỗi người chúng ta thuộc về đại gia đình này. Không ai trong chúng ta có thể tự mình trở thành Kitô hữu. Để có được mối quan hệ với Thiên Chúa, chúng ta mắc nợ rất nhiều người. Họ là những người đã thông truyền đức tin cho chúng ta, và đã đưa chúng ta đến với Bí Tích Rửa Tội, đó là những người đã dạy chúng ta cầu nguyện và cho chúng ta thấy vẻ đẹp của đời sống Kitô hữu: đó là cha mẹ và ông bà, là các linh mục và các giáo lý viên.

Sau khi nhờ những người khác mà có được đức tin, chúng ta trở thành Kitô hữu cùng với họ. Mối quan hệ của chúng ta với Chúa Kitô là cá vị nhưng không phải riêng tư; nó được sinh ra, và được làm giàu bằng sự hiệp thông của Giáo Hội.

Cuộc lữ hành tràn thế mà chúng ta chia sẻ với nhau không phải lúc nào cũng dễ dàng: có những thời điểm chúng ta phải đối mặt với sự yếu đuối của con người, những hạn chế và thậm chí cả những tai tiếng trong đời sống của Giáo Hội. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta, để chúng ta biết Ngài và yêu mến Ngài chính qua việc yêu thương anh chị em của chúng ta, qua sự kiên trì hiệp thông trong Giáo Hội và bằng cách tìm kiếm trong tất cả mọi biến cố những điều phát triển đức tin và sự thánh thiện như các thành viên của cùng nhiệm thể Đức Kitô.

4. Đức Giáo Hoàng nói: Đừng phán xét - anh chị em không phải là Thiên Chúa đâu!

Trong thánh lễ sáng thứ Hai 23 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên các tín hữu hãy từ bỏ thái độ xăm xoi, phán xét người khác. Ngài gọi đó là thái độ của những kẻ giả hình đang bị Satan xúi giục.

Đức Thánh Cha giải thích rằng:

“Khi phán xét người khác, ta đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa, là Vị thẩm phán duy nhất. Nếu ai hy vọng một ngày nào đó những hành vi phạm tội của mình được tha thứ, thì đừng phán xét người khác.”

Đức Thánh Cha đã trình bày những giáo huấn của ngài dựa trên bài Phúc Âm trong ngày khi Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ:

“Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy. Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới?” (Mt 7: 1-3)

Đức Thánh Cha cảnh báo các tín hữu đừng chiếm đoạt vai trò thẩm phán. Đó không phải là trách nhiệm của bất kỳ ai và nếu ai trong chúng ta cố gắng phán xét anh chị em của mình, người ấy sẽ là một "kẻ thua cuộc, bởi vì người ấy cuối cùng sẽ là nạn nhân của chính thái độ thiếu thương xót của mình. Đây là những gì sẽ xảy ra với một người ham phán xét kẻ khác. "

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu "không bao giờ buộc tội", trái lại, Người luôn đứng về phía biện hộ.

Thiên Chúa không chỉ sai Chúa Giêsu, Con Ngài đến để bảo vệ chúng ta, nhưng Ngài cũng sai Chúa Thánh Thần đến để "biện hộ cho chúng tôi."

Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: "Người cáo buộc là ai?" Và ngài trả lời: "Trong Kinh Thánh, kẻ 'cáo buộc' được gọi là ma quỷ, Satan", nhưng ngài lưu ý rằng mặc dù ma quỷ cáo buộc, "Chúa Giêsu sẽ phán xét, vào ngày sau hết, nhưng ngay lúc này Ngài cầu bầu cho chúng ta và bảo vệ chúng ta”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:

"Phán xét anh chị em mình là một hành vi sai lầm và cuối cùng sẽ bị phán xét theo cùng một cách như thế. Thiên Chúa là ‘vị thẩm phán duy nhất’ và bất cứ ai bị phán xét cũng luôn luôn có thể dựa vào sự biện hộ của Chúa Giêsu, là trạng sư đầu tiên của mình, và kế đó là Chúa Thánh Thần".

Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Nói cho cùng, những ai phán xét người khác đang ‘bắt chước ma quỷ thế gian’, là kẻ đang chờ đợi trong hậu trường để sẵn sàng buộc tội.

Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để bắt chước Chúa Giêsu, Đấng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, là trạng sư của chúng ta chứ đừng bắt chước những kẻ xăm xoi kết án người khác.”

5. Huấn dụ cho các linh mục

Trong bài huấn dụ ngắn tại buổi gặp gỡ các linh mục tại nhà thờ chính tòa Cassano lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha nhắc nhở cho các vị về niềm vui làm linh mục, vẻ đẹp của tình huynh đệ, đồng thời khích lệ các vị làm việc với các gia đình và cho các gia đình. Ngài nói:

Trước tiên tôi muốn chia sẻ với anh em niềm vui được làm linh mục. Một điều luôn gây ngạc nhiên, đó là được Chúa Giêsu kêu gọi theo Chúa, ở với Chúa, đem Chúa, Lời Chúa và ơn tha thứ của Chúa đến cho tha nhân.. Không có gì đẹp hơn đối với một người khi được như thế, có đúng không anh em? Khi các linh mục chúng ta ở trước Nhà Tạm Mình Thánh Chúa, và chúng ta dừng lại một lát nơi đó, trong thinh lặng, lúc ấy chúng ta cảm thấy cái nhìn của Chúa lại đặt nơi chúng ta, cái nhìn ấy đổi mới và tái linh hoạt chúng ta..

Quả thực, nhiều khi không dễ ở lại trước Chúa, không dễ dàng vì chúng ta bị bao nhiêu công việc, bao nhiêu người lôi kéo; nhưng nhiều khi việc làm ấy không dễ vì chúng ta cảm thấy một sự khó chịu nào đó, cái nhìn của Chúa làm cho chúng ta có phần bất an, có khi đặt chúng ta trong một cơn khủng hoảng. Nhưng điều đó cũng có lợi cho chúng ta! Trong thinh lặng cầu nguyện, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy chúng ta là những người thợ tốt, hoặc chỉ là những công nhân, công chức; chúng ta là những máng mở rộng và quảng đại qua đó tình thương và ơn thánh của Chúa tuôn chảy dồi dào, hoặc chúng ta tự đặt mình ở trung tâm, và thay vì là máng chuyển, chúng ta trở thành những rào cản không cho dân gặp gỡ Chúa, không cho họ tiếp cận với ánh sáng và sức mạnh của Tin Mừng.

Điều thứ hai tôi muốn chia sẻ với anh em là vẻ đẹp của tình huynh đệ: là linh mục với nhau, không phải một mình theo Chúa, không riêng rẽ nhưng cùng nhau, tuy là trong những năng khiếu và nhân cách khác nhau; đúng ra chính điều ấy làm cho linh mục đoàn được phong phú, với nhiều gốc gác, tuổi tác, tài năng khác nhau.. và tất cả những điều đó được sống trong tình hiệp thông, trong tình huynh đệ.

Cả điều này cũng không dễ dàng, không phải là điều đương nhiên xảy ra. Trước tiên vì cả các linh mục chúng ta cũng bị chìm trong nền văn hóa chủ quan ngày nay, thứ văn hóa tuyên dương cái tôi, đến độ tôn thờ nó như thần tượng, bên cạnh đó, một thái độ duy cá nhân chủ nghĩa trong mục vụ, đáng tiếc cũng lan tràn trong các giáo phận chúng ta. Vì thế chúng ta phải phản ứng lại nó bằng một sự chọn lựa tình huynh đệ. Tôi cố ý nói về sự “chọn lựa”. Không thể chỉ là một điều do tình cờ tạo nên, hay theo hoàn cảnh thuận tiện. Không phải thế, đó là một sự chọn lựa tương ứng với thực tại của chúng ta, với hồng ân chúng ta đã lãnh nhận, và cần luôn luôn đón nhận và vun trồng: đó là sự hiệp thông trong Chúa Kitô, trong hàng linh mục, quanh Đức Giám Mục. Tình hiệp thông này đòi phải được sống bằng cách tìm kiếm những hình thức cụ thể thích hợp với thời đại và thực tại của địa phương, nhưng luôn trong viễn tượng tông đồ, theo cách thức truyền giáo, huynh đệ và đời sống đơn sơ. Khi Chúa Giêsu nói: “Cứ dấu này mọi người nhận biết các con là môn đệ thầy: nếu các con yêu thương nhau” (Ga 13,35), Chúa nói điều nói cho mọi người, nhưng trước tiên là cho 12 tông đồ, là những người mà Ngài kêu gọi theo sát Ngài.

Niềm vui được làm linh mục và vẻ đẹp của tình huynh đệ. Hai điều này tôi nghĩ là quan trọng nhất khi nghĩ đến anh em. Một điều cuối tôi chỉ nhắc sơ, tôi khuyến khích anh em trong công việc với các gia đình và cho các gia đình. Đó là công việc mà Chúa yêu cầu chúng ta làm một cách đặc biệt trong thời kỳ này, là một thời kỳ thật khó khăn đối với định chế gia đình. Nhưng chính trong thời kỳ khó khăn này mà Thiên Chúa làm cho ta cảm thấy sự gần gũi, ơn thánh, sức mạnh ngôn sứ của Lời Chúa. Và tất cả chúng ta được kêu gọi trở thành chứng nhân cho sự gần gũi của Thiên Chúa đối với các gia đình và làm người trung gian cho sức mạnh ngôn sứ của Lời Chúa cho các gia đình.

6. Buổi đọc Kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật 22 tháng Sáu

Trưa Chúa Nhật 22 tháng 6, như thường lệ, hàng chục ngàn tín hữu hành hương đã quy tụ về Quảng Trường Thánh Phêrô nhân ngày Chúa Nhật Kính Mình và Máu Thánh Chúa.

Trong bài huấn đức, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

“Anh chị em thân mến,

Vào Chúa Nhật hôm nay, Ý và nhiều nước khác mừng lễ Mình và Máu Thánh Đức Kitô, tiếng Latinh gọi là Corpus Domini hay Corpus Christi. Cộng đoàn Giáo Hội quy tụ lại quanh Thánh Thể để thờ phượng gia sản quý báu nhất mà Đức Giêsu đã để lại cho mình.

Tin Mừng Gioan đã trình bày diễn từ của Đức Giêsu về "bánh hằng sống" trong Hội đường Caphacnaum, trong đó, Ngài nói:" Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời và bánh ta ban chính là thịt ta để cho thế gian được sống" (Ga 6,51). Đức Giêsu đã nhấn mạnh rằng Ngài không đến trái đất này để trao ban điều gì khác, nhưng là trao ban chính Ngài, sự sống của Ngài, như của ăn bồi dưỡng cho những ai có lòng tin vào Ngài. Sự hiệp thông này của chúng ta với Chúa thúc bách chúng ta, những môn đệ của Ngài, hãy noi gương Ngài, biến sự hiện hữu của chúng ta, qua thái độ sống của chúng ta, thành tấm bánh bẻ ra cho người khác, như chính Thầy đã bẻ bánh là chính thịt mình vậy. Về phần chúng ta, chính cách hành xử quảng đại dành cho người thân cận sẽ chiếu tỏa thái độ bẻ đời mình ra cho người khác.”

Đức Thánh Cha nói thêm rằng nhờ rước Mình và Máu Thánh Chúa Kitô mà đời sống của chúng ta được biến đổi. Ta sẽ có khả năng yêu một cách vô hạn như Thiên Chúa, Đấng không có giới hạn trong tình yêu.

Ngài nói:

“Mỗi khi chúng ta tham dự Thánh Lễ và được Mình Chúa Kitô nuôi dưỡng, sự hiện diện của Đức Giêsu và của Thánh Thần hoạt động trong chúng ta, khuôn đúc con tim chúng ta, thông truyền cho chúng ta những thái độ nội tâm, biến chuyển thành cung cách hành xử theo Tin Mừng. Trên hết, thái độ ngoan ngoãn với Lời Chúa, sau đó là tình huynh đệ giữa chúng ta, sự can đảm của chứng tá Kitô hữu, sự kỳ diệu của đức ái, khả năng trao ban hy vọng cho những ai đang mất đi niềm tin, khả năng đón tiếp những ai bị loại trừ. Theo đó, Thánh Thể làm cho lối sống Kitô hữu được trưởng thành hơn. Bác ái của Đức Kitô, nếu được đón nhận với con tim rộng mở, sẽ thay đổi chúng ta, biến đổi chúng ta, trao ban cho chúng ta khả năng yêu thương không theo mức đo lường của con người vốn luôn có hạn, nhưng theo thước đo của Thiên Chúa. Mà thước đo của Thiên Chúa thì đến mức nào?

Không có giới hạn! Thước đo của Thiên Chúa là không có giới hạn. Tất cả! Tất cả! Tất cả! Không ai có thể đo lường được tình yêu của Thiên Chúa: vì tình yêu ấy là vô hạn! Chúng ta trở nên có khả năng yêu cả những người không yêu chúng ta: điều này không dễ tí nào, phải không? Yêu người không yêu chúng ta... Chẳng dễ tí nào! Bởi vì nếu chúng ta biết rằng một người không yêu chúng ta, chúng ta cũng sẽ chẳng yêu người ấy! Đúng không! Chúng ta phải yêu cả những ai không yêu chúng ta! Chúng ta hãy chống lại điều xấu bằng điều lành, bằng sự tha thứ, sẻ chia và đón nhận. Nhờ Đức Giêsu và Thánh Thần của Người, đời sống của chúng ta cũng phải trở nên "tấm bánh bẻ ra" cho anh chị em chúng ta. Sống như thế, chúng ta sẽ khám phá ra niềm vui đích thật! Niềm vui khi biến mình thành món quà để đổi lại món quà to lớn hơn mà chúng ta đã lãnh nhận trước, không phải bởi công trạng của chúng ta. Điều này thật tuyệt vời phải không: đời sống của chúng ta trở thành món quà! Noi gương Đức Giêsu. Tôi muốn nhắc nhớ hai điều này. Thứ nhất, giới hạn của tình yêu Thiên Chúa là yêu không giới hạn. Điều này có rõ không? Cuộc sống của chúng ta, với tình yêu của Giêsu, nhận được từ Thánh Thể, tự biến thành món quà. Giống như cuộc sống của Giêsu vậy. Đừng quên hai điều này: giới hạn tình yêu của Thiên Chúa và yêu không giới hạn. Bước theo Đức Giêsu, chúng ta - với Thánh Thể - biến cuộc sống của chúng ta thành một món quà.”

7. Đền Thờ Thánh Gioan Latêrano

Năm 313, hoàng đế Constantinô ký sắc lệnh Milan chấm dứt việc bách hại đạo thánh Chúa trong toàn đế quốc Rôma. Vị hoàng đế còn thực hiện một nghĩa cử đáng trân trọng: Ông trao tặng Đức Thánh Cha Miltiad một cung điện lộng lẫy nằm trên đồi Coelius: cung điện Latêranô ngày nay. Một thời gian không lâu sau đó, Đức Thánh Cha đã cho xây bên cạnh cung điện này một Đại Thánh đường, đó là Đại Thánh đường Latêranô. Và ngày 9 tháng Giêmg năm 324, Đức Giáo Hoàng Silvestro đã long trọng cung hiến Đại Thánh đường này.

Ngay từ đầu, Thánh Đường Latêranô được dâng kính Đấng Cứu Thế, với tước hiệu Vương Cung Thánh đường Chúa Cứu Thế. Thế kỷ XII, thánh đường cũng được dâng kính thánh Gioan Baotixita và thánh Gioan tông đồ. Đại thánh đường Latêranô được xem là “Mẹ và là Đầu của mọi nhà thờ trên thế giới”. Sở dĩ nhà thờ này có một chỗ đứng quan trọng trong Giáo Hội như thế là vì năm lý do sau:

• Thứ nhất, đây là ngôi thánh đường đầu tiên được công nhận trong đế quốc.

• Thứ hai, đây là nhà thờ đầu tiên trước mọi nhà thờ trong Giáo Hội. Một ngôi nhà thờ mang nhiều ý nghĩa lịch sử: Trong thời gian bị bắt đạo, Hội Thánh không thể xây một ngôi thánh đường nào. Các thánh lễ và các buổi tụ tập cầu nguyện đều lén lút tổ chức trong các nhà tư, trong các hang toại đạo, và cả trên mộ các thánh Tử Đạo. Sau khi được chính quyền công nhận, các tín hữu, từ chỗ lén lút bước vào xã hội công khai, Đại Thánh đường đầu tiên này là nơi duy nhất và sang trọng nhất, để họ dâng kính Thiên Chúa việc thờ tự của mình.

• Thứ ba, đây là Vương Cung Thánh đường của giáo phận Rôma, có ngai tòa của Giáo hoàng. Chính vì thế, lúc 7 giờ chiều ngày 19 tháng 6 vừa qua, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa tại thềm Đền thờ trước khi rước kiệu đến Đền Thờ Đức Bà Cả.

• Thứ tư, Hội Thánh chính là đền thờ của Thiên Chúa, mỗi Kitô hữu như những viên gạch sống động đắp xây ngôi Đền Thờ Hội Thánh. Vì ý nghĩa lịch sử lớn lao và có cả một bề dày hiện diện giữa lòng Hội Thánh, Đại Vương Cung Thánh đường Latêranô là ngôi Đền Thờ được Hội Thánh chấp nhận như một biểu trưng cho một ngôi Đền Thờ to lớn là chính Hội Thánh, nơi mà Thiên Chúa trao tặng hết tình yêu của Người và ưa thích ngự vào.

• Cuối cùng, đền thờ Thánh Gioan Laterano nhắc nhở các tín hữu “hồng ân rửa tội” với tất cả ý nghĩa của ơn này và mời gọi các tín hữu cảm tạ Thiên Chúa bằng chính cuộc sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô

Thánh đường dài 130m, có 5 gian. Gian chính dài 87m, rộng 16m, có tượng 12 Thánh Tông Đồ bằng đá cẩm thạch trắng. Bước vào đền thờ, bên phải có đàn phong cầm vĩ đại với hai ngàn ống. Sau tòa giám quản có Giếng Rửa Tội (theo truyền thuyết, chính Hoàng Đế Constantinô được Đức Giáo Hoàng Silvestro rửa tội nơi đây). Ngoài nhà thờ, bên hông trái, có tháp bút cao nhất (47m) và cổ kính nhất ở Roma bằng đá hoa cương đỏ của Ai Cập có từ thế kỷ 14 trước Chúa Kitô.

Ngoài chính bản thân ngôi Đền thờ Latêranô là Đại Thánh đường cổ xưa nhất, nơi đây còn có giếng rửa tội lâu đời nhất của Rôma mà chính Đại Đế Constantinô đã được rửa tội tại đây. Tại giếng rửa tội này, cơ man các tân tòng đã đến đây lãnh phép rửa tội, nhất là trong các đêm vọng Phục Sinh. Cung điện Latêranô còn là nơi hội họp của 250 Công Đồng, trong đó có bốn Công Đồng chung.

Cho đến năm 1377, dinh của Ðức Giáo Hoàng là Ðiện Laterano, cạnh đền thờ này. Sau năm 1377, Đức Giáo Hoàng Nicôlas Đệ Ngũ mới dời Giáo Đô về Vatican, cạnh đền thờ thánh Phêrô.

Tại đền thờ Thánh Gioan Latêranô này, vào năm 1300, Ðức Bonifacio VIII đã ký sắc chỉ khai mạc Năm Thánh đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội.

Qua các trận hỏa hoạn, động đất và càn quét của man dân, của Đức, của Pháp… Đền thờ Latêranô phải tái thiết lại nhiều lần. Ngày 28 tháng 4 năm 1726, sau một công trình tái thiết lớn, Đức Thánh Cha Bênêditô thứ 13 đã thánh hiến lại và công nhận ngày 9 tháng 11 hàng năm làm ngày lễ tưởng niệm việc cung hiến Đại Thánh đường Latêranô.

Ðể chuẩn bị cho Ðại Năm Thánh 2000, theo lời yêu cầu của Ðức Hồng Y Ruini, vào năm 1999, Ðền Thờ Thánh Gioan đã có Cửa Thánh mới, bằng đồng, công trình do điêu khắc gia Floriano Bodini thực hiện. Cửa cao 3.60 mét, và chiều ngang rộng 1.90 mét. Cánh cửa diễn tả hình Ðức Mẹ bảo vệ Chúa Hài Ðồng đang hướng lên bên trên có tượng Thánh Giá. Bên trên cửa có huy hiệu Giáo Hoàng.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 20/06 – 26/06/2014 – Đức Thánh Cha đả kích Mafia tại Calabria – Chuyến Tông Du Hàn Quốc
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:23 02/07/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha chủ sự Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa

Lúc 7 giờ chiều thứ Năm 19 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa tại thềm Đền thờ thánh Gioan Laterano.

Tham dự thánh lễ, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục, cùng với các vị Giám Chức, linh mục và hàng chục ngàn tín hữu.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhắc lại lời ngôn sứ Môisê trách dân Do thái khi được vào Đất Hứa đã quên đi Chúa Đấng đã dùng manna để nuôi họ trong sa mạc: ”Chúa là Thiên Chúa của ngươi.. đã nuôi ngươi bằng manna, mà người không nhận biết” (Dnl 8,2).

“Sau khi định cư, dân Chúa tuyển đã đạt được một sự tự lập, được sung túc phần nào, và họ gặp nguy cơ quên đi những biến cố đau buồn quá khứ mà họ đã vượt qua được nhờ sự can thiệp của Thiên Chúa và nhờ lòng từ nhân vô biên của Ngài. Bấy giờ Kinh Thánh nhắn nhủ họ hãy nhớ tất cả hành trình đã trải qua trong sa mạc, trong thời thiếu thốn và cơ cực. Lời mời gọi của Môisê là hãy trở lại với những gì thiết yếu, với kinh nghiệm hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa, khi sự sinh tồn được ủy thác cho Chúa, để con người hiểu rằng “mình không sống bởi cơm bánh mà thôi.. nhưng còn nhờ tất cả những gì từ miệng Thiên Chúa mà ra” (Dnl 8,3).

Đức Thánh Cha giải thích rằng con người không phải chỉ đói thể lý, nhưng còn có cái đói khác không thể thỏa mãn bằng lương thực, đó là cái đói sự sống, đói tình thương, đói sự vĩnh cửu.. Chúa Giêsu ban cho chúng ta lương thực ấy, đúng hơn, chính Ngài là bánh hằng sống ban sự sống cho thế giới (Xc Ga 6,51). Mình Chúa là lương thực chân thực dưới hình bánh, và Máu ngài là của uống thực sự dưới hình rượu..

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng:

“Trong Bí tích Thánh Thể, Chúa thông truyền cho chúng ta tình thương, một tình thương lớn lao đến độ Chúa nuôi chúng ta bằng chính mình Chúa, một tình yêu nhưng không, luôn được dành cho những người đói khát và cần bồi dưỡng sức lực. Sống kinh nghiệm đức tin có nghĩa là để cho Chúa nuôi dưỡng và kiến tạo cuộc sống của mình không phải trên những của cải vật chất, nhưng trên thực tại không hư nát là những hồng ân của Thiên Chúa, là Lời Chúa và chính Thân Mình Chúa”

Đức Thánh Cha không quên cảnh giác các tín hữu đừng chạy theo những thứ lương thực khác. Ngài nói: “Một số người nuôi dưỡng mình bằng tiền bạc, người khác bằng thành công và sự háo danh, kẻ khác nữa bằng quyền lực và kiêu ngạo. Nhưng lương thực nuôi sống chúng ta thực sự chỉ có thể là lương thực Chúa ban!”

Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha mời gọi mỗi người, ngày hôm nay hãy tự hỏi: Tôi ăn ở đâu? Tôi muốn nuôi sống mình ở bàn ăn nào? Nơi bàn ăn của Chúa? Hay là tôi ước mơ ăn những lương thực ngon lành, nhưng trong sự nô lệ? Đâu là ký ức của tôi? Phải chăng tôi nhớ đến Chúa đã cứu thoát tôi, hay chỉ nhớ đến những củ hành củ tỏi của thời nô lệ? Tôi làm cho linh hồn tôi được no đầy nhờ ký ức nào?”

Sau thánh lễ, Đức Hồng Y Giám quản Roma, Agostino Vallini, đã thay Đức Thánh Cha chủ sự cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa cùng với hàng ngàn tín hữu tiến bước trên quảng đường dài hơn 1 cây số, tới Đền thờ Đức Bà Cả. Còn ngài thì đi xe thẳng tới Đền thờ và đợi đoàn rước đến, rồi ngài chủ sự nghi thức ban phép lành Mình Thánh Chúa cho mọi người.

Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh giải thích rằng, Đức Thánh Cha không đi bộ rước kiệu trên quãng đường dài như vậy giữa hai Đại Vương cung thánh đường, vì ngài sắp thực hiện cuộc viếng thăm tại giáo phận Cassano miền Calabria vào thứ Bẩy 21 tháng 6, và đồng thời, ngài cũng muốn sự chú ý của các tín hữu tập trung vào Mình Thánh Chúa trong cuộc rước, hợp với tinh thần của buổi lễ.

2. Đức Thánh Cha viếng thăm Giáo phận Cassano all'Jonio

Hoạt động nổi bật nhất của Đức Thánh Cha trong tuần qua là cuộc viếng thăm giáo phận Cassano all'Jonio.

Giáo phận Cassano cách Roma 400 cây số đường chim bay, có 106 ngàn tín hữu Công Giáo và hiện do Đức Cha Nunzio Galantino cai quản. Ngài cũng là Tổng thư ký HĐGM Italia. Vùng này thường bị nạn tổ chức bất lương N'drangheta, giống như mafia, hoành hành.. Cha Lazzaro Longobardi đã bị giết vào đầu tháng Ba năm nay và trước đó hồi đầu năm, một em bé mới 3 tuổi đã bị thiêu sống.

Chặng đầu tiên trong cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha là nhà tù Castrovillari, giam giữ các phụ nữ. Khi trực thăng chở ngài đáp xuống đây lúc quá 9 giờ sáng, Đức Giám Mục giáo phận cùng với ông thị trưởng và hàng trăm người đã nồng nhiệt đón tiếp, rồi ngài tiến vào nhà tù, Ông giám đốc Fedele Rizzo cùng với một toán cảnh sát chào đón, trước sự hiện diện của 200 người.

Lên tiếng sau khi thăm hỏi một số tù nhân, Đức Thánh Cha cho biết cuộc viếng thăm của ngài tại đây là để bày tỏ sự gần gũi của ngài cũng như của Giáo Hội đối với mỗi người nam nữ đang ở trong nhà giam ở các nơi trên thế giới. Ngài cũng nhận xét rằng khi suy tư về các tù nhân, người ta thường nói đến vấn đề tôn trọng các quyền con người và sự cần thiết phải có những điều kiện thi hành án tù tương ứng. Khía cạnh này trong chính sách về các nhà cải huấn tuy là thiết yếu, nhưng vẫn chưa đủ, nếu không được bổ túc bằng sự dấn thân cụ thể của các cơ quan nhắm giúp các cựu tù nhân tái hội nhập vào xã hội.

Đức Thánh Cha nói:

“Khi mục đích này bị lơ là, thì việc thi hành hình phạt chỉ là một phương thế trừng phạt và là một sự trả đũa của xã hội, nhiều khi có hại cho chính đương sự và cho xã hội”.

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến chiều kích tinh thần của tiến trình tái hội nhập vào xã hội và nói: “Trong hành trình này cũng có cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, khả năng để cho Thiên Chúa nhìn đến, Người là Đấng yêu thương chúng ta, cảm thông và tha thứ các lỗi lầm của chúng ta. Chúa là Thầy dạy sự tái hội nhập, Người cầm tay và dẫn chúng ta trở lại cộng đoàn xã hội. Chúa luôn tha thứ, tháo tùng và cảm thông chúng ta”.

Đức Thánh Cha đã bắt tay chào từng nữ tù nhân và khi chào mọi ngừơi, ngài nói: ”Xin anh chị em cầu nguyện cho tôi”.

Sau khi viếng thăm nhà tù, Đức Thánh Cha cùng với Đức Giám Mục sở tại đáp trực thăng đến Cassano vào lúc 11 giờ. Tại đây ngài viếng thăm trung tâm thánh Giuseppe Moscato, chuyên chữa trị chống đau cho các bệnh nhân ở giai đoạn cuối đời.

• Đức Thánh Cha gặp gỡ hàng giáo sĩ địa phương

Lúc 12 giờ trưa tại nhà thờ chính tòa Cassano, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ hàng giáo sĩ địa phương.

Trong bài huấn dụ ngắn nhân dịp này, ngài nhắc nhở cho các linh mục về niềm vui làm linh mục, vẻ đẹp của tình huynh đệ, đồng thời khích lệ các vị làm việc với các gia đình và cho các gia đình. Đức Thánh Cha nhận xét rằng nhiều khi linh mục cảm thấy khó chịu khi thinh lặng ở trước Nhà tạm Mình Thánh Chúa. Lúc ấy Chúa Giêsu cho chúng ta thấy mình là những người thợ tốt, hoặc chỉ là những công nhân, công chức; chúng ta là những máng mở rộng, quảng đại qua đó tình thương và ơn thánh của Chúa tuôn chảy dồi dào, hoặc chúng ta tự đặt mình ở trung tâm, và thay vì là máng chuyển, chúng ta trở thành những hàng rào không giúp gặp gỡ Chúa, với ánh sáng và sức mạnh của Tin Mừng”.

Đức Thánh Cha cảnh giác các linh mục về thái độ cá nhân chủ nghĩa trong mục vụ, chịu ảnh hưởng của nền văn hóa tuyên dương cái tôi, đến độ tôn thờ nó như thần tượng. Sau cùng, cần phải quan tâm giúp đỡ các gia đình trong thời kỳ khó khăn hiện nay, nhiều gia đình bị khủng hoảng. Ngài nói: “Chúng ta được kêu gọi làm chứng nhân, làm người trung gian về sự gần gũi của Thiên Chúa đối với các gia đình và về sức mạnh ngôn sứ của Lời Chúa cho các gia đình”.

Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường Calabria

Sau cuộc gặp gỡ với hàng giáo sĩ, Đức Thánh Cha đã đến chủng viện Gioan Phaolô I của giáo phận để dùng bữa trưa với các bệnh nhân cho những người nghèo do Caritas giáo phận giúp đỡ cũng như các bạn trẻ thuộc cộng đồng cai nghiện “Saman”.

Ban chiều lúc 2 giờ rưỡi, Đức Thánh Cha viếng thăm những người già tại nhà dưỡng lão Casa Serana, trước khi đến Sibari để cử hành thánh lễ vào lúc 4 giờ rưỡi chiều với sự tham dự của khoảng 200 ngàn tín hữu.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ lên án nhóm bất lương mafia Ndrangheta đang hoành hành trong vùng.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng là người tín hữu chúng ta tôn thờ Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, Đấng mà trong Chúa Giêsu Kitô đã hiến mình cho chúng ta, hiến mình trên thập tự giá để chuộc tội lỗi chúng ta và qua sức mạnh của tình yêu này, Ngài đã sống lại từ cái chết và tiếp tục sống trong Giáo Hội của Ngài. Chúng ta không có Thiên Chúa nào khác hơn là vị Thiên Chúa này!

Nếu thay vì tôn thờ Thiên Chúa, chúng ta lại quay sang tôn thờ tiền bạc thì con đường tội lỗi mở ra với những ham muốn cá nhân. .. Một người không yêu mến Chúa, thì trở thành một kẻ suy tôn cái ác, như trong trường hợp những người sống bằng gian dối và bạo lực. Mảnh đất này của anh chị em, thật đẹp, nhưng lại đầy những vết tích hậu quả của tội lỗi này. Mafia Ndrangheta nghĩa là: tôn thờ cái ác và khinh bỉ công ích. Cái ác này phải bị đánh bại, phải bị trục xuất.

Sau cùng, lúc 6 giờ chiều ngài đáp trực thăng trở về Roma.

3. 3 linh mục và 2 nữ tu Ba Lan vừa được Do Thái vinh danh là “người công chính giữa các dân nước”.

Viện Yad Vashem, là cơ quan lo việc tưởng niệm biến cố Holocaust, tức là thảm kịch diệt chủng người Do Thái trong thế chiến thứ Hai do Đức Quốc Xã gây nên, đã vinh danh ba linh mục và hai nữ tu Ba Lan vì những nỗ lực của họ để cứu người Do Thái trong Thế chiến II, và đưa các vị vào trong danh sách những " người công chính giữa các dân nước."

Zri Rav-Ner, đại sứ Israel tại Ba Lan, đã trao tặng các giải thưởng hôm 11 tháng Sáu trong cuộc họp thường niên của các giám mục Ba Lan.

Rav-Ner nói Polskie Radio rằng "điều quan trọng chúng tôi muốn nêu lên là rất nhiều người trong Giáo Hội Công Giáo đã cứu người Do Thái khi liều mạng, đôi khi không cần chỉ thị hoặc những chỉ dẫn từ bất cứ ai, nhưng chỉ vì lương tâm của mình và niềm tin tôn giáo mà họ đã làm điều đó. "

4. Hội Đồng Giám Mục Ấn lên án vụ thảm sát một cặp vợ chồng Tây Tạng theo đạo Công Giáo

Trong thông cáo báo chí đưa ra ngày thứ Sáu 20 tháng 6, Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ mạnh mẽ lên án vụ sát hại dã man hai vợ chồng người Tây Tạng vừa cải đạo từ Phật Giáo sang Công Giáo.

Vụ thảm sát đã diễn ra tại khu ổ chuột Geetdubling tại quận Budhwar thuộc thị trấn Kalimpong, đêm Thứ Ba rạng sáng Thứ Tư 18 tháng Sáu.

Hai vợ chồng đã bị chém bằng nhiều nhát búa trong khi đứa con gái 12 tuổi bị khoét mất một con mắt. Cháu bé đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện Bengal.

Cặp vợ chồng còn một cháu bé 4 tuổi đã thoát chết vì đến thăm người bà con lúc xảy ra vụ thảm sát.

Lạt Ma Sonam Londrup, tổng thư ký Hiệp hội Phật giáo Hi Mã Lạp Sơn và Nhóm Hỗ Trợ người Tây Tạng vùng đông bắc Ấn Độ đã lên án vụ này và đề nghị nhà cầm quyền Ấn trừng phạt nặng những thủ phạm để làm gương.

Cảnh sát đã câu lưu một người bị tình nghi dính líu đến vụ này.

5. Các Giám Mục Công Giáo Melkite Hy Lạp âu lo trước làn sóng Hồi Giáo cực đoan

Trong bài phát biểu tại cuộc họp thường niên của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Melkite Hy Lạp toàn Trung Đông nhóm tại Ain Traz, Li Băng từ 16 đến 21 tháng 6, Đức Thượng Phụ Gregory III Laham bầy tỏ âu lo trước sự phát triển mạnh của chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan tại Trung Đông.

Nhà lãnh đạo của Giáo Hội Melkite, một Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh, nói rằng "Li Băng đang trong cuộc khủng hoảng chính trị, chức vụ tổng thống của nước cộng hòa bị bỏ trống. Iraq yêu dấu lại quay lại một lần nữa với máu lửa. Chúng tôi hy vọng rằng Ai Cập nhanh chóng lấy lại sự ổn định và an ninh với vị tổng thống mới, là người mà chúng tôi muốn bầy tỏ những lời chúc tốt đẹp, cầu mong ông có thể đưa đất nước mình đến sự ổn định và an ninh."

"Chúng ta có thể nói gì về Syria, nơi đang trải qua năm thứ tư của cuộc khủng hoảng đẫm máu, là một đàng thánh giá thực sự cho cả một quốc gia, một đất nước mà người dân và các tòa nhà đang bị tàn phá? 91 nhà thờ Kitô Giáo đã bị phá hủy hoặc bị hư hỏng ở Syria, bao gồm 37 nhà thờ của Công Giáo Melkite Hy Lạp "

Đức Thượng Phụ nói thêm. "Chúng ta cũng không bao giờ quên sự đau khổ của anh chị em của chúng ta tại Đất Thánh và cuộc xung đột Israel-Palestine là nguyên cớ tạo ra cuộc khủng hoảng chung của cả vùng Trung Đông. Chúng tôi cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô của chúng ta về mối quan tâm của ngài, những lời kêu gọi và tất cả những sáng kiến của ngài cho hòa bình trong khu vực của chúng ta và trong mỗi một quốc gia của chúng ta. "

Ngài nói tiếp:

Ngày nay quan tâm mục vụ lớn nhất của chúng ta và trách nhiệm của chúng ta là làm sao bảo tồn và duy trì sự hiện diện và vai trò của chúng ta để chúng ta có thể là muối và men mãi mãi trong vùng đất này, nơi Thiên Chúa đã đặt để chúng ta, bất kể khủng hoảng, chiến tranh, sự nổi lên của trào lưu cực đoan và sự từ chối chúng ta của những người khác. Và với mỗi trẻ em của chúng ta, chúng ta nói: "Đừng đi đâu nhé! Hãy chờ đợi! Hãy kháng cự! Anh chị em là một đàn chiên nhỏ, là một đàn chiên nhỏ thật nhưng với một vai trò rất lớn. "

6. Đức Cha Saad Syroub: Baghdad hoảng loạn vì chiến tranh tâm lý trên Internet của thánh chiến Hồi Giáo

Kitô hữu tại Baghdad đang "u sầu và đau khổ sâu sắc" trước những tin đồn cho rằng khủng bố Hồi Giáo trong cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria”, hoặc ISIS, đã xâm nhập vùng ngoại ô của thủ đô Iraq.

Đức Giám Mục Saad Syroub, một phụ tá của Đức Hồng Y Louis Raphael I Sako, Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê tại Iraq, nói với Tổ Chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ là chính phủ Iraq đã chống lại cuộc chiến tranh tâm lý của ISIS bằng cách ngăn chặn việc truy cập vào Internet, và do đó "ngăn cản chúng tôi giao tiếp với thế giới bên ngoài." Kết quả là tin đồn lan truyền còn nhanh hơn, thổi bùng ngọn lửa hoảng loạn.

Bọn khủng bố Hồi Giáo ISIS đã sử dụng rất thành công những mạng xã hội như YouTube, Flickr.. để tung lên Internet những hình ảnh hành hình dã man những binh lính Iraq do chúng bắt được. Ít nhất 1700 binh lính Iraq đã bị hành quyết từ khi ISIS chiếm được Mosul. Cuộc chiến tâm lý đã gây ra sự hoảng loạn và những cuộc rút chạy không thể ngăn chặn lại được của binh lính và dân chúng Iraq. Hầu hết các thành phố chủ yếu của Iraq ở phía Bắc và phía Tây Iraq đã bị lọt vào tay khủng bố Hồi Giáo.

"Sau hơn 2000 năm trong đó chúng tôi cố chống chọi lại những trở ngại và chịu đựng sự ngược đãi, Iraq ngày nay gần như trống rỗng sự hiện diện Kitô giáo", Đức Cha Syroub than thở.

Ngài nói rằng nhiều Kitô hữu đã xin cấp bản sao giấy chứng nhận rửa tội của họ trong khi chuẩn bị bỏ chạy đến các nước khác trước những chiến thắng dồn dập của khủng bố Hồi Giáo.

Đức Cha Syroub tố cáo rằng thảm họa hiện nay ở Iraq là kết quả của cuộc xâm lược của Mỹ vào năm 2003 và nỗ lực để áp đặt một chính phủ dân chủ "mà không thể hoạt động được nếu không có hòa giải thực sự." Ngài nói rằng các cường quốc trên thế giới đặc biệt là Mỹ- lẽ ra phải tìm cách thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa các bên tham chiến hơn là trực tiếp xua quân vào Iraq.

Ngài nói thêm:

"Chúng tôi lo sợ một cuộc nội chiến. Một cuộc xung đột toàn diện sẽ là một thảm họa. Điều đó có nghĩa là dấu chấm hết cuối cùng đối với Kitô hữu chúng tôi."

Khi bọn khủng bố Hồi Giáo đã chiếm được một phần của các thành phố gần thủ đô Baghdad, Barack Obama đã công bố một kế hoạch táo bạo. Kế hoạch này chẳng có liên hệ gì với Trung Đông. Thật vậy, ngài tổng thống vẽ ra một kế hoạch tạo ra khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới ở Thái Bình Dương. Ngài tổng thống cũng đã công bố một khuôn khổ toàn diện của một chiến dịch chống hải sản nhập lậu vào Hoa Kỳ. Câu chuyện 180,000 lính Mỹ được đưa sang Iraq để bảo vệ cho nước này khỏi rơi vào cuộc nội chiến và 4500 người lính Mỹ đã hy sinh dường như là một chuyện thần thoại chưa bao giờ xảy ra.

Khi bọn khủng bố Hồi Giáo đã chiếm được một phần của các thành phố Baghdad, ngài tổng thống Barack Obama lại đang bận lo những chuyện cá, mú với hải sản các loại. Thủy quân lục chiến được đưa sang Baghdad, chuẩn bị di tản. Mong sao một ngày 30 tháng Tư buồn đừng ập xuống đầu người dân Iraq. Đó sẽ là một dấu chấm hết bi đát của một cộng đoàn Kitô đã được hình thành từ thời các thánh Tông Đồ.

7. Đức Thánh Cha tái bênh vực tự do tôn giáo

Âu lo trước những diễn biến tệ hại đang diễn ra trên thế giới, đặc biệt là tại Iraq, sáng 20-6, Đức Thánh Cha tái lên tiếng bênh vực tự do tôn giáo và tố giác hiện tượng nhiều tín hữu Kitô vẫn còn bị bách hại trên thế giới ngày nay.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho 200 tham dự viên hội nghị quốc tế do Đại học Công Giáo Lumsa ở Roma tổ chức trong hai ngày 20 và 21 tháng 6 về đề tài: “Tự do tôn giáo theo công pháp quốc tế và cuộc xung đột các giá trị trên thế giới”.

Đức Thánh Cha khẳng định rằng:

“Lý trí nhìn nhận trong tự do tôn giáo một quyền cơ bản của con người, phản ánh phẩm giá cao cả nhất, phẩm giá của người có thể tìm kiếm và gắn bó với sự thật, và lý trí nhìn nhận trong tự do ấy một điều kiện không thể thiếu được để phát huy tất cả tiềm năng của mình. Tự do tôn giáo không phải chỉ là tự do tư tưởng hoặc phụng tự riêng tư. Đó là tự do được sống theo các nguyên tắc luân lý đạo đức phù hợp với chân lý đã tìm được, cả trong chiều kích riêng tư và công khai.”

Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng đây là một thách đố lớn trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, trong đó có những trào lưu tư tưởng muốn hạ thấp trình độ luân lý nói chung và nhân danh quan niệm sai lầm về sự bao dung, người ta đi tới chỗ bách hại những người bảo vệ chân lý về con người và những hệ lụy luân lý đạo đức từ đó mà ra”.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng “tự do tôn giáo, khi được khẳng định trong các hiến pháp và luật lệ, cũng như khi được biểu lộ qua những thái độ phù hợp, thì tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các quan hệ tôn trọng nhau giữa các tín ngưỡng và một sự cộng tác lành mạnh với Nhà Nước và xã hội chính trị, không lẫn lộn vai trò và không đối nghịch nhau. Thay cho những xung đột các giá trị trên thế giới, người ta giúp nhau đạt tới sự cộng tác để mưu công ích, khởi đi từ những giá trị được mọi người chấp nhận”.

Cũng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha mạnh mẽ lên án các cuộc bách hại tôn giáo. “Sự bách hại này làm thương tổn lý trí, gây thiệt hại cho hòa bình và hạ nhục phẩm giá con người”.

Ngài nói: “Đối với tôi, thật là một đau khổ lớn lao khi thấy các tín hữu Kitô trên thế giới đang phải chịu rất nhiều các vụ kỳ thị. Sự bách hại các tín hữu Kitô này này lớn lao hơn so với những thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội, và ngày nay có nhiều Kitô hữu tử đạo hơn cả trước kia. Điều này đang xảy ra 1,700 năm sau chiếu chỉ của Hoàng đế Constantino nhìn nhận tự do của các Kitô hữu được công khai tuyên xưng niềm tin của họ”.

Đại học Lumsa, tức là Đại học tự do Đức Mẹ Mông Triệu (Libera Universit Maria SS Assunta), có trụ sở gần Vatican, được thành lập năm 1939 và hiện gồm các khoa như: nhân văn, truyền thông, huấn luyện, tâm lý, luật khoa. kinh tế, chính trị và ngôn ngữ hiện đại.

8. Đức Thánh Cha tiếp các vị đứng đầu Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha

Sáng thứ Hai 23 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp những vị đứng đầu các Ủy Ban thuộc Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha trong đó có Đức Cha Chủ tịch Ricardo Blazquez, Tổng Giám Mục Villanueva del Campillo, Đức Cha Carlos Osoro phó chủ tịch và Đức Cha tổng thư ký, José María Gil Tamayo.

Cuộc họp kéo dài khoảng 45 phút trong đó Đức Thánh Cha khích lệ các vị tiếp tục công việc của mình là tăng cường sự hiện diện của Giáo Hội trong xã hội Tây Ban Nha.

Đầu năm này các Giám Mục thuộc 70 giáo phận tại Tây Ban Nha đã chia thành 2 đoàn về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh từ ngày 24-2 đến 8-3. Trong buổi tiếp kiến chung 2 đoàn, Đức Thánh Cha nhận xét rằng các vị Giám Mục Tây ban Nha đang trải qua kinh nghiệm cam go về sự dửng dưng của nhiều tín hữu đã chịu phép rửa và các vị còn phải đương đầu với một nền văn hóa tục hóa, đóng khung Thiên Chúa trong đời sống riêng tư và loại bỏ Ngài ra khỏi lãnh vực công cộng. Đức Thánh Cha nói: “Điều cần là đừng quên lịch sử của anh em. Từ đó chúng ta học biết rằng ơn thánh của Chúa không bao giờ tàn lụi và Chúa Thánh Linh tiếp tục hoạt động quảng đại trong thực tại ngày nay”.

9. Nhà cầm quyền Hồi Giáo Sudan trả tự do cho người phụ nữ bị kết án treo cổ

Hôm thứ Hai 23 tháng Sáu, thông tấn xã chính thức của nhà nước Sudan cho biết chị Meriam Yehya Ibrahim đã được tự do sau khi một toà án đã đưa ra phán quyết hủy bỏ bản án trước đó. Cô Meriam đã được ra khỏi tù và được đưa đến một điạ điểm bí mật vì nhiều người Hồi Giáo vẫn muốn cô phải chết. Sáng thứ Ba, gia đình chị chị Meriam ra phi trường quốc tế Khartoum để đi Hoa Kỳ. Tuy nhiên, họ bị bắt tại sân bay và chính phủ Sudan không đưa ra một lời giải thích nào về vụ bắt giữ này.

Hôm 16 tháng 5, một tòa án Sudan đã đưa ra một phán quyết tàn bạo là treo cổ chị Meriam Yehya Ibrahim, là một người phụ nữ đang mang thai vì phạm tội bỏ Hồi giáo để gia nhập Kitô Giáo.

Cô Meriam Yehya Ibrahim, 27 tuổi, có cha là một người Hồi Giáo đã bỏ rơi mẹ cô là một tín hữu Chính Thống Giáo nghi lễ Êthiôpia. Từ nhỏ, cô đã được mẹ nuôi dạy trong đức tin Kitô và chưa một ngày nào là người Hồi Giáo.

Cô đã kết hôn với một tín hữu Kitô là anh Daniel Wani, một công dân Hoa Kỳ và có một cháu bé gần 2 tuổi. Người em trai cùng cha khác nẹ với cô đã tố cáo cô bỏ đạo Hồi để theo Kitô Giáo. Trong những diễn biến mới nhất, người này đã bày tỏ sự chống đối với việc tha bổng cô Meriam và cho rằng phán quyết đó vi phạm giáo lý đạo Hồi.

Trước tòa, Meriam luôn kiên quyết cho rằng mình theo đạo mẹ và đã là một Kitô hữu từ nhỏ.

Tòa án khăng khăng cho rằng Meriam đã phạm tội bội giáo và vì thế cô phải bị treo cổ. Luật lệ Hồi Giáo cũng không cho phép một người phụ nữ kết hôn với một Kitô hữu nên tòa cũng không công nhận hôn nhân giữa cô và anh Daniel Wani và truyền đánh Meriam 100 hèo vì tội ngoại tình.

Trong thời gian bị giam trong tù, cô đã hạ sinh cháu bé thứ hai vào ngày 27 tháng 5 vừa qua. Tòa truyền rằng khi cháu gái mới sinh được dứt sữa thì cô sẽ phải thi hành án.

Nhiều phong trào cầu nguyện cho cô và phản kháng bản án bất nhân đã nổ ra trên khắp thế giới.

10. Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Hàn Quốc

Hôm 18 tháng 6, Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Hàn quốc, từ ngày 13 đến 18 tháng 8 tới đây, nhân dịp Đại hội Giới trẻ Công Giáo Á châu.

• Thứ tư, 13 tháng 8

- Đức Thánh Cha sẽ rời Roma lúc 4 giờ chiều ngày Thứ tư, 13 tháng 8 và bay tới Căn cứ không quân ở thủ đô Hán Thành lúc 10 giờ rưỡi sáng ngày hôm sau, 14 tháng 8. Ngài sẽ cử hành thánh lễ riêng tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh vào lúc 12 giờ trưa. Sau đó lúc gần 4 giờ chiều cùng ngày sẽ có nghi thức đón tiếp chính thức tại Tòa Nhà Xanh là dinh tổng thống Hàn Quốc, rồi gặp gỡ chính quyền.

Tiếp đến, vào lúc 5 giờ rưỡi chiều, ngài sẽ gặp các Giám Mục Hàn quốc tại Trụ sở của Hội Đồng Giám Mục.

• Thứ Sáu 15 tháng 8

- Sáng hôm sau, thứ Sáu 15 tháng 8, Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng đến thành phố Đại Điền (Daejeon) và chủ sự thánh lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời tại Sân túc cầu quốc tế tại đây vào lúc 10 giờ rưỡi.

Sau lễ, ngài sẽ dùng bữa trưa với đại diện các bạn trẻ Công Giáo Á châu tại Đại chủng viện giáo phận Đại Điền.

Ban chiều, Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng đến Đền Thánh Solmoe để gặp gỡ các bạn trẻ Á châu vào lúc 5 giờ rưỡi chiều rồi trở về thủ đô Hán Thành.

• Thứ Bẩy, 16 tháng 8

- Sáng thứ Bẩy, 16 tháng 8, Đức Thánh Cha sẽ kính viếng Đền các Thánh Tử Đạo Hàn quốc Seo So Mon, rồi trở về Quảng trường Khải Hoàn Môn ở thủ đô Hán Thành để chủ sự thánh lễ phong chân phước cho 124 vị tử đạo đứng đầu là vị Tôi Tớ Chúa Phaolô Duẫn Trì Trung (Paul Yun Ji-Chung).

Ban chiều cùng ngày 16 tháng 8, Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng đến Kkottongnae để viếng thăm Nhà Hy Vọng, lúc 4 giờ chiều. Đây là một trung tâm phục hồi những người khuyết tật.

Sau đó lúc 5 giờ 15 ngài gặp gỡ các cộng đồng dòng tu tại Hàn Quốc tại Trung Tâm Huấn nghệ “Trường Tình Thương”, gặp các thủ lãnh tông đồ giáo dân ở Trung Tâm Linh Đạo, cũng tại thành phố Kkottongnae.

• Chúa Nhật 17 tháng 8

Chúa Nhật 17 tháng 8 là ngày quan trọng nhất trong chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Hàn Quốc.

Trước hết vào ban Sáng, Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng tới Đền thánh Haeni, gặp gỡ các Giám Mục Á châu tại đây lúc 11 giờ, và dùng bữa trưa với các vị.

Ban chiều, lúc 4 giờ rưỡi, ngài sẽ chủ sự thánh lễ bế mạc Đại hội kỳ 6 của giới trẻ Công Giáo Á châu tại Lâu Đài Haeni.

• Thứ Hai 18 tháng 8

- Sáng thứ Hai, 18 tháng 8, vào lúc 9 giờ, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo tại Tòa Giám Mục cũ của Tổng giáo phận Hán Thành trước khi cử hành thánh lễ lúc gần 10 giờ tại Nhà thờ Chính tòa Minh Đổng ở địa phương để cầu nguyện cho hòa bình và hòa giải.

Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng tới căn cứ quân sự Hán Thánh, và sau nghi thức tiễn biệt, ngài đáp máy bay lúc 1 giờ trưa để bay trở lại Roma, dự kiến sẽ về tới phi trường Ciampino vào lúc gần 6 giờ chiều cùng ngày 18 tháng 8.

11. Viện trợ khẩn cấp cho các tín hữu Kitô Iraq

Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã tặng 100.000 € Euro (khoảng $ 130,000) trong khuôn khổ chương trình cứu trợ khẩn cấp cho người Công Giáo Iraq đã chạy trốn khỏi Mosul, sau khi thành phố này bị quân khủng bố Hồi giáo chiếm được.

Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Canđê Emil Shimon Nona của tổng giáo phận Mosul đã báo cáo với Tòa Thánh rằng tất cả 3,000 gia đình cư dân Kitô giáo của thành phố đã tìm các nơi trú ẩn ở các làng lân cận vùng đồng bằng Nineveh. Nhiều người không thể đến được những vùng an toàn hơn do người Kurds kiểm soát.

Số tiền tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ tặng sẽ được sử dụng để cung cấp nơi trú ẩn tạm thời cho khoảng 1,000 gia đình cần được giúp đỡ khẩn cấp.

Trong năm năm qua, tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã hỗ trợ khoảng 2,4 triệu € Euro (hơn $ 3.250.000) cho các Kitô hữu Iraq.

12. Tòa Thánh xuất bản tem vinh danh danh hề Sạc Lô

Danh hề Charlie Chaplin, người Việt thường gọi là Sạc Lô, đã chinh phục thế giới giải trí với một cây gậy, một bộ ria mép độc đáo và một loạt các câu chuyện cảm động. Phim của ông không cần lời nói lời nào, cũng chẳng cần mầu sắc, hay áo quần sang trọng vẫn hấp dẫn hàng tỷ người trên thế giới hết thế hệ này sang thế hệ khác.

Nhân ngày sinh thứ 125 của ông, Tòa Thánh xuất bản một bộ tem để kỷ niệm người nghệ sĩ tài hoa này.

Ông Mauro Olivieri, Giám đốc văn phòng tem thư Vatican tem và sưu tập của Tòa Thánh cho biết:

"Chúng tôi nghĩ đây là một thời điểm tốt để nhận ra tầm quan trọng của nghệ sĩ này như một thiên tài trong nghệ thuật thứ bẩy. Điện ảnh đã thay đổi rất nhiều sau thời đại của ông, nhưng ông là một trong những diễn viên và đạo diễn xuất sắc đầu tiên."

Những phim của ông như "Thời Đại Tân Kỳ", "Nhà Đại Độc Tài", “Gà trống nuôi con” đầy dẫy những khoảnh khắc độc đáo.

Danh hề Sạc Lô sinh năm 1889 và qua đời ngày 25 tháng 12 năm 1977.

13. Đức Thánh Cha chống chủ trương cho sử dụng “ma túy nhẹ”

Trong buổi tiếp kiến sáng 20-6 dành cho 450 tham dự viên hội nghị quốc tế chống ma túy, Đức Thánh Cha mạnh mẽ phê bình việc cho sử dụng các loại ma túy gọi là liều lượng nhẹ.

Lên tiếng trong dịp này, ngài cầu chúc hội nghị đạt tới mục tiêu là phối hợp các chính sách chống ma túy, chia sẻ những thông tin liên hệ và phát triển một chiến lược hành động chống lại nạn buôn bán ma túy.

Đức Thánh Cha bày tỏ lo âu và đau buồn vì sự lan tràn nạn ma túy trên thế giới đồng thời khẳng định rằng:

“Tôi muốn nói thật rõ ràng: không thể chống ma túy bằng ma túy! Ma túy là một điều ác và không thể có thái độ nhượng bộ hoặc thỏa hiệp với điều ác. Tưởng rằng có thể giảm bớt thiệt hại của ma túy bằng cách cho những người sử dụng ma túy dùng những thuốc ảnh hưởng tới tâm lý thì không hề giải quyết được vấn đề. Những luật lệ cho sự dụng những thứ gọi là “ma túy nhẹ”, kể cả bán phần, không đáng được đưa ra tranh luận về mặt lập pháp, và cũng chẳng đạt được những hiệu quả mà người ta đề ra. Đàng khác, ma túy thay thế như thế không phải là một sự trị liệu đầy đủ, nhưng chỉ là một cách thức đầu hàng trá hình hiện tượng ma túy. Tôi muốn lập lại điều mà tôi đã nói trong một dịp khác: không chấp nhận bất kỳ loại ma túy nào! (Buổi triều yết chung 7-5-2014).

Đức Thánh Cha nói thêm rằng để phủ nhận ma túy, thì cần chấp nhận bênh vực sự sống, chấp nhận tình thương, chấp nhận tha nhân, giáo dục, và tạo công ăn việc làm. Nếu có những thái độ như thế thì sẽ không còn chỗ cho ma túy, cho sự lạm dụng rượu, và những thứ nghiện ngập khác”.

Đức Thánh Cha cũng nói đến sự dấn thân của Giáo Hội Công Giáo, theo gương Chúa Giêsu đối với người đau khổ, và không bỏ rơi những người sa vào vòng ma túy. “Giáo Hội cầm tay họ, qua hoạt động của bao nhiêu nhân viên và người thiện nguyện giúp họ tái khám phá phẩm giá cuả mình, giúp họ phục hồi các tiềm năng và năng khiếu bản thân mà ma túy đã chôn vùi”

14. Khủng bố Hồi Giáo Boko Haram bắt cóc thêm 60 thiếu nữ Kitô hữu

Trong cuộc tấn công hôm Chúa Nhật, nhóm khủng bố Hồi Giáo khét tiếng Boko Haram lại bắt cóc thêm 60 thiếu nữ trong một thị trấn Kitô Giáo ở miền bắc Nigeria. 30 thanh niên cũng bị bắt, một số được ghi nhận đã bị giết trên đường rút lui của chúng.

Hôm 14 tháng Tư, khoảng 300 thiếu nữ trong một trường nội trú của Kitô Giáo đã bị bắt cóc. Một số trốn thoát được và cho đến nay 276 cô gái vẫn bị coi là mất tích.

Một đoạn video do nhóm này đưa lên YouTube, cho thấy các cô gái bị buộc phải ăn mặc như người Hồi Giáo.

Lãnh đạo của Boko Haram, là Abubakar Sheku, xuất hiện trong video tuyên bố các cô gái đã cải sang đạo Hồi. Một số cô gái trốn thoát đã kể những câu chuyện kinh hoàng trong thời gian bị bắt giữ.

Nhóm cực đoan này cũng đe dọa sẽ bán các cô gái trong khu vực biên giới với Chad và Cameroon.

Tòa Thánh Vatican đã kêu gọi trả tự do cho các cô gái, trong khi Đức Giáo Hoàng đã làm dùng Twitter vận động cầu nguyện cho việc trả tự do này. Tại Nigeria, các Giám mục đã chỉ trích chính quyền là quá thụ động không có những hành động cụ thể để giải thoát các cô gái bị bắt cóc.