Ngày 02-07-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hiền Lành và Khiêm Nhường
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
02:53 02/07/2020

Chúa Nhật 14 Thường Niên A

Chúa Giêsu giảng dạy về đời sống đức tin và siêu nhiên và cả cách sống nhân bản. Những ai học theo giáo huấn của Chúa sẽ trở thành con người sống dễ thương, dễ mến và nhờ đó sẽ thành công trong cuộc đời.

Sứ điệp nhân bản Chúa dạy hôm nay: “Anh em hãy học với Tôi, vì Tôi hiền lành và khiêm nhường”.

- Hiền lành là dịu dàng, ngọt ngào, không thô bạo, không cứng cỏi. Hiền lành là nhân đức bao gồm tâm thế bên trong và phản ứng bên ngoài. Tâm thế bên trong luôn êm ái, hoà nhã, nghĩ tốt về người khác, yêu thương, khoan dung, thông cảm; phản ứng bên ngoài luôn nhẹ nhàng, tôn trọng. Người ở hiền sẽ có hậu: “Ở hiền gặp lành”, “Cha mẹ hiền lành để đức cho con”.

- Khiêm tốn là chấp nhận đứng thấp, ở dưới như Gioan Tẩy Giả “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lại”. Khiêm tốn thể hiện qua lời nói cử chỉ hành động cách chân thành. Người khiêm tốn luôn biết lắng nghe, tìm thấy cái tốt nơi người khác.

Chúa Giêsu hiền lành, dễ thương trong lời nói và việc làm. Người luôn yêu thương mọi người. Lời nói và hành động của Chúa luôn toả ra sự dịu dàng, nâng đỡ, khích lệ, ủi an. Chúa không nặng lời, không kết án, nhưng luôn yêu thương. Người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, Chúa Giêsu chẳng những dễ thương với người phụ nữ mà còn dễ thương đối với những người đã tố cáo chị nữa. Họ tự cho mình là công chính. Chúa Giêsu chỉ thinh lặng cúi xuống dùng ngón tay viết lên cát. Bị hỏi mãi Chúa mới trả lời: “Ai trong các ông sạch tội, hãy ném đá trước đi”. Họ rút lui bắt đầu từ những người lớn tuổi. “Tôi cũng không kết án chị đâu, chị hãy ra về và từ nay đừng phạm tội nữa” (x.Ga 8, 1-11).

Chúa Giêsu dạy hãy sống hiền lành, dễ thương. Người khuyên chúng ta bắt chước người mục tử trong dụ ngôn “Con chiên lạc” (Lc 15, 4-7); người mục tử không hề đánh đập, giận dữ, quát tháo, hay kéo lê con chiên lạc về mà lại tử tế đặt nó lên vai mình, vác về đàn. Chúa Giêsu cũng khuyên chúng ta bắt chước người cha trong dụ ngôn “Đứa con hoang đàng” (Lc 15, 11-32); người cha không mắng chửi đứa con nhiều lầm lỗi trở về, cũng không nóng nảy, không xua đuổi mà lại ôm hôn con và dọn tiệc ăn mừng. Còn rất nhiều câu chuyện trong Phúc âm kể về sự hiền lành, dễ thương của Chúa Giêsu.

Hiền lành và khiêm nhường nơi Chúa Giêsu là luôn tự ý bước xuống và trút bỏ vinh quang. Thánh Phaolô viết: “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa.Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập giá” (Pl 2, 6-8).

Vì Thiên Chúa khiêm nhường luôn tìm đường đi xuống nên những ai kiêu căng, tìm cách nâng mình lên sẽ chẳng bao giờ gặp được Người. Thiên Chúa khiêm nhường nên chỉ ai khiêm nhường, nhỏ bé mới gặp được Người. Vì thế, Chúa Giêsu đã “ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp lòng Cha” (Mt 11, 25-26).

Hãy ghi danh vào học trường Giêsu. Hãy học bài học hiền lành, dễ thương, không những chúng ta sẽ gặp được Thiên Chúa mà Người sẽ rũ sạch mọi vất vả, âu lo và chúng ta sẽ tìm được nguồn bình an cho tâm hồn.

Augustinô là một thanh niên có tư chất thông minh nhưng lỡ đi lạc đường. Về phương diện trí thức, Augustinô ỷ mình thông thái, dùng kiến thức của mình để truy tìm những học thuyết uyên bác. Kết quả là lạc vào bè rối Manikê. Về phương diện luân lý, Augustinô sống buông thả theo những đòi hỏi của xác thịt, kết quả là một cuộc sống tội lỗi. Thế rồi một hôm, trong lúc tâm hồn đang trống rỗng, vô vị, Augustinô bỗng nghe một tiếng nói từ đâu đó vang lên: “Tolle et lege” (hãy cầm lấy và đọc). Augustinô thấy trước mặt một cuốn Kinh Thánh, Ngài cầm lên, mở ra và gặp ngay đoạn thư Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Rôma: “Đừng sống theo xác thịt nữa, mà hãy sống theo Thánh Thần”. Cuộc hoán cải của Augustinô đã được dọn đường nhờ sự cầu nguyện và hãm mình của mẹ Ngài là thánh Monica, nhưng chính câu Thánh kinh này là yếu tố quyết định thay đổi cuộc đời Thánh nhân. Trở nên một giáo phụ, một triết gia, một thần học gia, một vị thánh lỗi lạc, rất mực thánh thiện của Giáo hội, Augustinô nhờ việc học hỏi về Chúa Giêsu qua Thánh kinh.

Khi còn là một chủng sinh, thánh Gioan Vianney học hành rất kém. Một lần kia, thấy thầy Vianney quá kém cỏi, một cha giáo tức bực hét lên : “Thầy dốt như một con lừa !”. Thầy Vianney rất mực khiêm tốn trả lời : “Thưa cha giáo, ngày xưa, chỉ với một cái hàm của con lừa, Samson đã đánh đuổi cả đội quân Philitinh. Giờ đây, với cả một con lừa như con, chẳng lẽ không giúp ích gì được cho Hội Thánh sao? ”. Thánh Vianney đã giúp ích rất nhiều cho Hội Thánh. Như một kẻ bé mọn hiền lành và khiêm tốn, ngài đã dẫn đưa rất nhiều tâm hồn về với Chúa.

Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Khi làm khâm sứ ở Bungari và Thổ, ngài nhận được bức thư của một linh mục chỉ trích ngài đủ mọi thứ. Ngài đọc thư và không nói gì. Sau đó ngài làm Hồng Y, rồi làm Giáo Hoàng (1958). Sau này, có dịp vị linh mục đó cùng với giáo dân sang Rôma để yết kiến Đức Giáo Hoàng. Vị linh mục đã kể lại buổi yết kiến đáng nhớ: trong khi đứng chờ, đầu óc của tôi cứ nghĩ tới bức thư ngày trước và vừa hối hận vừa lo sợ. Thời gian lâu rồi chắc Đức Thánh Cha đã quên? Không ngờ vừa mới gặp, Đức Thánh Cha kéo lá thư trong cuốn sách kinh ra. Tôi hoảng sợ, chuyện gì sẽ xảy ra cho mình đây? Nhưng Ngài ôn tồn nói: “Con đừng sợ, cha cám ơn con. Cha để lá thư trong sách để mỗi ngày đọc và xét mình. Hầu dứt khoát với những khuyết điểm còn tồn tại và tránh những lầm lỡ có thể xảy ra trong tương lai. Mỗi lần như thế cha lại nhớ đến con và cầu nguyện cho con”.

Trong Tin Mừng, tất cả những câu mệnh lệnh của Chúa Giêsu đều nói đến việc “làm”, như: “Hãy tin”, “hãy từ bỏ”, “hãy cầu nguyện”, “hãy tha thứ”, “hãy yêu thương nhau”... Và chỉ có một câu duy nhất này, Chúa bảo “hãy học”. Như vậy, hẳn là môn học mà Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy học, ấy là môn học quan trọng lắm. Đã vậy Chúa lại bảo “hãy học cùng Ta”, không học ở nơi thầy nào khác, cho thấy rằng chỉ có Chúa Giêsu mới xứng đáng là thầy dạy môn học này. Môn học đó là “hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”. Chúng ta cũng hãy học với Thầy Giêsu qua Lời Chúa mỗi ngày. Yêu mến Lời Chúa, sống Lời Chúa để Lời Chúa biến đổi đời chúng ta sống theo hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Hãy học hỏi Tin mừng và hãy để Tin Mừng soi sáng lòng trí của mình. Hãy múc lấy sức mạnh từ ân sủng của Bí tích Hoà Giải và Bí tích Thánh Thể. Hãy siêng năng Chầu Thánh Thể.

Học với Thầy Giêsu suốt đời, lột bỏ những tự hào về khôn ngoan thông thái, sống hồn nhiên khiêm tốn như trẻ thơ, đó là điều cần thiết để mỗi người được Thầy Giêsu mạc khải và đưa vào thế giới của Thiên Chúa. Nhờ vậy, người hiền lành khiêm nhường luôn sống hiệp thông với mọi người, dễ thu hút người xung quanh; luôn biết quên mình, và chỉ muốn phục vụ người khác; sống tế nhị chân thành với mọi người, biết đền đáp những người làm ơn, trân trọng với hết mọi người, không làm mất lòng ai; luôn cảm thấy tâm hồn bình an, hạnh phúc trong Chúa và với mọi người. Chúa ưa thích ai sống hiền lành và khiêm nhường và sẽ ban thưởng phần phúc Nước Trời cho họ. “Phúc thay ai có tâm hồn (khiêm nhường) nghèo khó. Vì Nước Trời là của họ.Phúc thay ai hiền lành. Vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp” (Mt 5, 3-4).



 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:24 02/07/2020

16. Trong lòng luôn luôn chuẩn bị đón nhận những đau khổ mà Thiên Chúa thử thách trên bản thân mình, càng bình thường càng hèn hạ thì sự đau khổ đó càng hiện thực.

(Thánh Francis de Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:29 02/07/2020
63. CẮT BỎ GAN NGỰA

Tương truyền rằng gan ngựa có độc, thời Hán triều có người tên là Văn Thành Đích vì ăn gan ngựa mà chết.

Vu công nghe được thì phản đối, nói:

- “Gan ngựa nằm dài trong ruột ngựa, tại sao khi ngựa ngã thì không chết? ”

Người khác nói:

- “Từ trước đến nay ngựa không sống qua trăm năm, còn không phải là vì gan nó có độc hay sao? ”

Vu công bây giờ mới thâm tín và không hoài nghi, hơn nữa lại còn cắt mất lá gan con ngựa nhà mình, ngựa bị cắt chết ngay lập tức, Vu công nói:

- “Quả nhiên là có độc, cắt bỏ đi mà nó vẫn cứ chết, còn như nếu để lại trong bụng thì lại càng không được”.

(Nhã Ngược)

Suy tư 63:

Thiếu hiểu biết thì không những hại người mà còn hại mình và có khi ôm hận cả đời, người thiếu hiểu biết khi phủ nhận thì rất kiên quyết, khi đã nghe theo thì rất cố chấp, cho nên trên thế giới những người bần cùng thì dễ dàng làm loạn và dễ dàng bị kích động hơn là những người hiểu biết.

Người Ki-tô hữu là người hiểu biết hơn những người khác, bởi vì họ tin tưởng Thiên Chúa chính là Đấng quyền năng tạo dựng mọi sự và cũng là Cha của mọi loài, nên họ luôn nhìn thấy và hiểu biết mọi sự dưới ánh sáng của đức tin. Họ hiểu rằng con người chính là tạo vật tốt lành của Thiên Chúa được tạo dựng giống hình ảnh của Ngài, nên không thể gọi là “có độc” hay là một loại xấu xa, nhưng chính ma quỷ đã cám dỗ và làm cho con người trở nên “độc” với tha nhân và độc với anh em chị em vì lòng tham và tính kiêu ngạo của mình, cho nên chúng ta cần phải biết thông cảm và khoan dung với họ.

Vu công vì thiếu hiểu biết đến cố chấp nên đã cắt gan của ngựa nhà mình để vứt bỏ “độc”, nhưng ngựa đã chết; người Ki-tô hữu trưởng thành nhìn thấy “độc” nơi tha nhân nhưng không nặng nề chỉ trích khai trừ, mà luôn cầu nguyện, động viên và tìm cách giúp anh chị em “giải độc”...

Đó chính là hiểu biết trong yêu thương của người Ki-tô hữu sống Lời Chúa cách trưởng thành vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Chúa Nhật 14 TN A: Mang ách của Chúa, sẽ gặp được bình an
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:42 02/07/2020
Sống trong một thế giới mà người nghèo, kẻ yếu, người bị áp bức luôn phải lo lắng, vật lộn với cuộc sống đầy vất vả. Không những thế, họ còn bị đồng loại chất lên vai những gánh nặng trong khi những người kia lại chẳng buồn đưa lấy một ngón tay để nhấc những gánh nặng ấy. Lời mời gọi của Đức Giêsu “hãy đến với Ta” thật ý nghĩa và đầy nguồn an ủi cho những ai vất vả mang gánh nặng nề. Đến với Chúa Giêsu, gánh nặng sẽ vơi đi, mang ách của Người ta sẽ cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng, vì ách của Chúa là ách của tình yêu và tha thứ.

Lời Chúa Giêsu thân thưa với Cha Người: “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn” (Mt 11, 25). Chúa Giêsu hứa ban cho tất cả “sự bổ sức”, nhưng đặt một điều kiện, đó là: “Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11, 29). Cái “ách đó” là gì, mà thay vì đè nặng thì lại làm vơi nhẹ, thay vì nghiền nát thì lại nâng lên? ” Ách của Chúa Giêsu là luật của tình yêu thương, là giới răn mà Người đã để lại cho các môn đệ Người (x. Ga 13, 34; 15, 12).

Xem video và nghe bài giảng

Nói đến cái “ách”, luật Do thái được xem như đặc quyền của họ, vì sự khôn ngoan là hồng ân của Thiên Chúa thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Chúa Giêsu coi mình như là sự khôn ngoan của Thiên Chúa và ban tặng những cái ách ấy cho ai đón nhận Người. Chúa Giêsu chính là mặc khải trọn vẹn về Thiên Chúa và ý muốn của Thiên Chúa cho con người. Người mời gọi: “Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng” hãy đến với Người, hãy tin vào Người, “Người sẽ nâng đỡ bổ sức cho” (Mt 11, 28).

Ách, với mục đích là giúp con vật kéo cầy, kéo xe một cách dễ dàng. Cũng thế, khi chúng ta mang ách của Chúa Giêsu, Người không làm gì khác hơn là giúp đỡ chúng ta bớt đi những gánh nặng. Người mời gọi chúng ta đến mang lấy ách của Người, Người cùng vác ách với chúng ta. Chúa Giêsu mang ách ấy trước hết và đứng bên cạnh chúng ta. Khi hai người cộng tác với nhau kéo chung một cái ách, chắc chắn hơn một khỏe mạnh. Đó chính là điều Chúa Giêsu làm cho mỗi người trong chúng ta.

Thật là lạ, Chúa Giêsu mời gọi kẻ khó nhọc đến với Người để được nghỉ ngơi dưỡng sức, nay Người lại trao thêm ách. Ách là một công cụ để làm việc. Ách là để thi hành một tác vụ, phục vụ Đức Kitô. Chúng ta có đón nhận cái ách mà Đức Giêsu ban cho hay không? Ách của Người không phải là gánh nặng nhưng là êm ái và nhẹ nhàng (x. Mt 11, 30). Thánh Phaolô nói cái ách này sẽ dẫn chúng ta đến tự do, nên khi đón nhận cái ách của Đức Giêsu là chúng ta cũng đón nhận một người “cùng mang ách” với chúng ta.

Ở đoạn trước trong Tin mừng Matthêu, Chúa Giêsu chúc phúc cho những ai “có tinh thần nghèo khó” (Mt 5, 3) như thể đã có được nước trời làm sản nghiệp. Hôm nay, Đức Giêsu nói đến “những kẻ bé mọn” (Mt 11, 25) nghĩa là những người hèn mọn và khiêm nhường. Theo nghĩa Kinh Thánh, họ là những người không có uy thế, quyền lực, địa vị hay chức vụ cao sang, chẳng có gì để có thể khoe khoang. Vì thế, họ chấp nhận phó thác nơi Thiên Chúa mà không chút do dự hay kiêu hãnh giả tạo nào.

Tiên tri Dacaria nói đến Vị vua Mêssia lên Giêrusalem cưỡi trên con lừa con là con của lừa mẹ, nhắc lại rằng Chúa Giêsu liên kết với chúng ta, dưới ách nặng của sự khiêm nhường và dịu dàng, Người đã mang thân phận người như chúng ta, chịu khổ nạn để cứu chuộc chúng ta. Từ trên nơi cao thẳm, Người đã cúi xuống đất để nghe tiếng van nài, Người đã hạ mình xuống để giải thoát chúng ta khỏi chết.

Chúa Giêsu đề nghị chúng ta mang lấy ách của sự khiêm nhường và hiền hầu, của niềm tin vào tình thương Thiên Chúa và phó thác trong tay Người, xin Người cứu giúp: “Trẻ trung thì mệt, thì mỏi, tráng đinh nghiêng ngả bổ nhào, song những ai trông vào Thiên Chúa, sẽ có sức mạnh luôn luôn đổi mới, chúng mọc cánh như những phụng hoàng; chúng chạy mà không mỏi, chúng đi mà không mệt” (Is 40, 30-31). Thật hạnh phúc biết bao khi chúng ta đón nhận vào lòng sự hiện diện của Chúa, chúng ta sẽ tìm thấy liều thuốc bổ sức như lời Người hứa; và giảm bớt gánh nặng đè trên chúng ta, vì có Chúa vác đỡ chúng ta.

Có người viện cớ hỏi: Vậy tại sao Thiên Chúa không cất đi gánh nặng nơi con người, giải thoát con người một lần cho tất cả các gánh nặng? Thưa là vì Ngài không muốn cứu chúng ta mà không có chúng ta. Thiên Chúa dành cho chúng ta sự tôn trọng và yêu thương trong lúc ấy.

Chúng ta đang đứng trước một mầu nhiệm. Mầu nhiệm này là chỉ mạc khải cho những kẻ bé mọn nghĩa là những người không cậy dựa và sức riêng mình để tự cứu mình mà chỉ cậy dựa vào Chúa, những người không đặt an toàn vào sự hiểu biết nhân loại nhưng trong Người Con đã được mạc khải cho họ, bởi vì họ biết ngoài Người ra, họ không thể làm gì được.

Niềm vui cả thể của con người là được gắn bó với Đức Kitô và phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa là Cha. Biết được Chúa Cha yêu mến, kết hợp với Ngài và tin tưởng vào Ngài như người con bé nhỏ đặt an toàn trong tay bố của mình.

Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết khiêm nhường thật trong lòng, để chúng con được kể vào số những kẻ bé mọn của Tin Mừng, những người Thiên Chúa Cha hứa mạc khải cho biết mầu nhiệm Nước Trời.

Lạy Ðức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương của lòng từ mẫu, xin giúp chúng con “học” nơi Chúa Giêsu sự khiêm nhường thật, cương quyết mang lấy ách êm ái Người trao, để sống an bình nội tâm, và giúp chúng con an ủi các anh chị em khác đang mệt nhọc bước đi trên con đường cuộc sống. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ


 
Chúa Nhật XIV Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
17:30 02/07/2020

Dacaria 9: 9-10; Tvinh 144; Rôma 8:9-11, 13; Mátthêu 11: 25-30

Thật là điều đáng buồn cho Hoa Kỳ mừng lễ độc lập khi chúng ta nghe khắp cùng đất nước trong lúc này có tiếng la lớn về việc cảm thấy không được sống tự do, và lại còn có rất nhiều người sống trong sự hạn chế nghiêm trọng và bị phân biệt chủng tộc. Tôi nghe một bà mẹ người Hoa kỳ gốc Phi Châu than phiền về việc làm sao có thể giải thích cho hai đứa con trai bà cách cư xử nơi công cộng và phải nói gì khi cảnh sát chặn hỏi trên đường phố. Bà nói "chúng nó học rất giỏi, là những đứa trẻ rất ngoan và đang sửa soạn vào đại học. Tuy nhiên mỗi khi chúng nó ra đường phố mặc áo có mũ, tôi sợ chúng nó sẽ trở về nhà trong cái chết. Đấy là những điều tôi hằng tao thức lo âu bây giờ nhiều hơn lúc chúng nó mới chào đời. Lúc đó, tôi sung sướng được làm mẹ. Nhưng có lẻ tôi phải hiểu nhiều hơn. Lúc tôi lớn lên tôi bị kỳ thị vì màu da. Nhưng tôi nghĩ sau khi chúng tôi tranh đấu về nhân quyền thì mọi sự đều đã được thay đổi cho các con tôi. Nhưng, không có như thế, bây giờ cứ xem tin tức buổi chiều, chúng ta thấy rõ những “bạo lực và phá hoại khắp cùng các nơi. Mọi sự cần phải được thay đổi, và dân chúng đòi hỏi những sự thay đổi đó".

Ngôn sứ Dacaria và Chúa Giêsu cũng đã phải chịu nhiều gian khổ trong thế giới mà họ đang sinh sống. Ông Dacaria loan báo một thị kiến đầy hy vọng tìm thấy trong tương lai khi mọi xung đột kết thúc, và những người trung thành tin tưởng vào Chúa sẽ được "vui mừng hoan hỷ”, vị cứu tinh của ngươi đang đến với Giêrusalem. Người là Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa tiến vào. Ngôn sứ Dacaria có thị kiến một vị Vua sẽ quét sạch chiến xa, chiến mã. Cung nỏ sẽ bị Người bẻ gãy, và Người sẽ tuyên bố hòa bình cho muôn dân. Người sẽ thống trị “từ biển này sang biển nọ. Từ sông Cả đến tận cùng cõi đất".

Ông Dacaria cũng loan báo là ngày nay dân chúng sống trong cảnh hổn loạn mong mỏi được một vị lãnh đạo không dùng sức mạnh để áp bức, nhưng là một vị lãnh đạo khiêm nhường. Ông Dacaria cũng kêu gọi dân chúng thời đó không nên tìm vị lãnh đạo hùng mạnh và áp bức, nhưng hãy tìm những vị đem đến hòa bình. Theo thị kiến của ngôn sứ thì vị Vua sắp đến sẽ cai trị dân chúng đang bị áp bức bằn hanh vi hòa bình, hòa giãi và khiêm tốn. Dưới đường lối cai trị này, nhà Vua sẽ giúp dân chúng nhận thấy Thiên Chúa đã đến giúp họ. Và hơn thế nữa, vị Vua này sẽ cho họ thấy Thiên Chúa là ai, một Thiên Chúa để tìm sự hòa giải và hòa bình giữa mọi người. Đấng Thiên Chúa gởi đến sẽ cho họ thấy đó chính là Thiên Chúa thật.

Thánh Vịnh được đọc hôm nay là bài thi thiên số 144. Trong đó cho chúng ta nhìn nhận và quay về cùng Thiên Chúa mà ngôn sứ Dacaria loan báo "Tôi sẽ luôn luôn ca ngợi danh thánh Người là Vua và Thiên Chúa của tôi".

Những ngày này trông không khác gì những ngày đau khổ thời ngôn sứ Dacaria. Không phải có nhiếu cuộc biểu tình đầy bạo lực, và quân đội trên đường phố. Chúng ta dùng lời Thánh Vịnh hôm nay để biết ơn những gi chúng ta được sống trong bình an mà Thiên chúa đã ban cho chúng ta, tiếng nói của sự nhân ái và hòa giải. Cũng như lời ngôn sứ Dacaria, những tiếng reo hò đó giúp chúng ta chú trọng đến đường lối của Thiên Chúa như trong lời của Thánh Vịnh "Đức Chúa là Đấng nhân từ, chậm bất bình và đầy thương yêu", và với lời Thánh Vịnh chúng ta thêm "Lạy Chúa, xin Chúa ban Thần Khí Ngài cho chúng con, ban cho chúng con biết nhân từ, đầy tình thương như Ngài, trong khi chúng con cố gắng trở nên dụng cụ cho hòa bình trong thế giới hổn loạn của chúng con. "

Khi tất cả mọi sự xung quanh chúng ta dường như đang rối loạn và u ám, chúng ta cần được giúp đở nếu chúng ta muốn trở nên như dụng cụ cho hòa bình của Thiên chúa trong trần gian. Thiên Chúa đã nhìn thấy nhu cầu của chúng ta và đã gởi cho chúng ta ngôn sứ Dacaria. Ông đã hứa. Đấng ấy sẽ vào Giêrusalem trên lưng lừa và sẽ loan báo "bình an cho các dân tộc". Chúa Giêsu không áp đặt chúng ta bằng những lề luật mới và sự trừng phạt. Ngài ban bình an cho những ai tìm đến Ngài. Ngài không đòi buộc chúng ta những gì cao xa, nhưng Ngài cùng chia sẻ ách nặng nề với chúng ta. Nếu đi cày có 2 con vật cùng kéo, thì ách sẽ nhẹ bớt đi, làm tăng được năng xuất.

Đó là hình ảnh Chúa Giêsu cho những người thời Ngài, và chúng ta nhận thấy: chúng ta là những môn đệ đi theo Chúa Giêsu không chỉ phải tự mình chúng ta ứng đối với những thách thức hiện tại và tương lai cho hòa bình. Ngài mời gọi chúng ta hãy tiến đến gần Ngài "Anh em hãy mang lấy ách cúa tôi, và hãy học với tôi". Đất cày khô cạn và đầy sỏi đá, chúng ta cần thêm sức mạnh và kiên nhẩn nếu chúng ta cần kéo cày và gieo hạt giống hòa bình cho thế giới chúng ta. Và thế giới đó có thể gần với chúng ta như các người trong gia đình và láng giềng. Cùng chia "ách" với Chúa Kitô có thể giúp chúng ta vượt khỏi lo lắng bối rối được gây nên bởi nạn đại dịch Covid, và những lộn xộn trong xã hội trong những ngày này và sẽ cho chúng ta hy vọng cho tương lai.

Những ngày này chúng ta đang gặp thử thách dưới nhiều hình thức, nhưng không chỉ có một cách duy nhất là: "Anh em hãy học với tôi". Trong suốt cuộc đời của người Kitô hữu chúng ta, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta theo bước ngài là khiêm nhường, yêu thương, phục vụ, và tha thứ. Ngài cam đoan với chúng ta là Ngài không để chúng ta tự làm theo lời Ngài dạy hầu sống theo đường lối của Ngài. Ngài cho chúng ta nhận thấy một Thiên Chúa đầy tình thương yêu với thế giới, và nếu chúng ta cùng chia ách với Ngài thì chúng ta cũng có thể làm như Ngài. Đời sống Kitô hữu đòi hỏi chúng ta phải sống trọn vẹn theo như Chúa Giêsu và trong Thần Khí của Ngài. Chúng ta cùng hợp nhất với Ngài để chúng ta có thể tuân theo luật yêu thương của Ngài.

Hiền hậu nghe như là một đức tính lý thuyết khó thực hiện được trong thế giới hiện nay của chúng ta với tất cả những vủ khí và hành vi xâm lược đầy nguy hiểm. Trong phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nên tập đức hiền hậu (chúng ta "tập" đức tính ấy vì chúng ta không bao giờ có thể trở nên hiền hậu trọn vẹn). Chúng ta tập bằng cách mỡ rộng trái tim đừng để tâm tư nôn nóng trả lời trong tức giận, sữ dùng quyền lực để bênh vực những người yếu đuối và những người bị tước mất cơ hội cho một cuộc sống đầy đủ.

Chúa Giêsu "hiền hậu và khiêm nhường" vì Ngài muốn sống như thế. Ngài có thể dùng quyền lực của Ngài để thu hút đám đông hầu chiến thắng và chinh phục các đối thủ, hay phản đối những nơi chống lại Ngài. Trái lại, Ngài dùng quyền lực của Ngài để hiến thân thực hiện tình yêu của Thiên Chúa và đường lối của Thiên Chúa hầu chia sẻ đời sống với những người "bé mọn" đã chấp nhận Ngài. Những người đó đã chịu đau khổ vì thế lực của những người có quyền thế trong thế giới, và Chúa Giêsu cũng đã từng chịu đau khổ như thế. Họ chỉ có Thiên Chúa là chổ dựa, và tương lai của họ khi có niềm tin vào Chúa Giêsu là sự bảo đãm cho họ là niềm tin vào Ngài sẽ không bao giờ lạc lối.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


14th SUNDAY (A)
Zechariah 9: 9-10; Psalm 145; Romans 8: 9, 11-13; Matthew 11: 25-30

What a painful, eye-opening time to celebrate our country’s independence – when all over the land we hear voices that tell us, while some of us feel free, so many others have been severely limited and victimized by racism. I heard an African American mother tell how she had to explain to her two boys how to behave on the streets; what to say if are stopped by the police. She said, "They are excellent students, good kids, with plans for college. Yet, each time they go out wearing a hoodie, I’m afraid they might return dead. This is more than I expected to have to endure when they were born. Back then, I was a happy, new mother, but I should have known better. I suffered racist taunts growing up, but I thought our struggles during the civil rights movement would have cleared the air for my kids. But it hasn’t – just watch the evening news." Violence and distress mark these days. Things have to change and people are rightly impatient for that change to happen.

Zechariah and Jesus were no less distressed by the world in which they lived. The prophet Zechariah offers an apocalyptic vision, looking and hoping for a future time when conflict will end and those faithful to God will, "Rejoice heartily." The savior will come to Jerusalem, not as a victorious general riding on a warhorse into the city, but a gentle leader riding a donkey. Zechariah envisions a king who will banish the instruments of war, chariots, warhorses and bow. The king will declare peace for all the nations, "from the River [Euphrates] to the ends of the Earth."

Zechariah was posting what people today yearn for amid the turmoil; leadership not by might and forceful suppression, but by the virtue of meekness. Zechariah is calling his contemporaries not to look to oppressive leaders, but to those who will bring peace. The coming king, in the prophet’s vision, will govern the oppressed and fallen by means of peacemaking, reconciliation and gentleness. In this ruler people will realize God has come to their aid. And more: this ruler will reveal the kind of God the people have, a God who seeks reconciliation and peace among all peoples. The face of the one God sends will reveal the face of God.

Our Responsorial Psalm today is from Psalm 145, and in it we acknowledge and turn to the God Zechariah proclaims, "I will praise your name for ever my King and my God."

These days it doesn’t feel like much has changed from the distress-filled days of Zechariah; not with violent protests and military troops on our streets. We pray our Responsorial Psalm today in gratitude for the people of peace whom God has given us, voices of awareness and reconciliation. Like the prophet they keep us focused on God’s ways as we pray in the words of the Psalm, "The Lord is gracious and merciful, slow to anger and of great kindness." Stirred by our Psalm we pray, "O God, fill us with your Spirit, make us merciful, filled with great kindness, like you, as we strive to be your instruments of peace in our troubled world."

When all around us seems to be distress and disorder, we need help if we are to be the peaceful face of God in the world. God has seen our need and sent us the one Zechariah promised, who entered Jerusalem on a donkey and proclaimed "peace to the nations." Jesus does not bang us on our heads with new laws and discipline. He offers peace to those who come to him. He doesn’t dictate to us from afar, but offers to be our yoke mate. Farm beasts were yoked in pairs to increase their plowing ability.

That is the image Jesus gave his contemporaries and us: we disciples are not on our own to face present and future challenges to his ways of peace. He invites us to draw close to him, "Take my yoke upon you and learn from me." The ground is hard and rocky, we need strength and perseverance if we are to plow and plant seeds of peace in our world – and that "world" can be as close as our own family members and neighbors. Staying "yoked" to Christ can help us overcome the anxiety caused by the pandemic and social unrest that marks our days and promises to alter our futures.

These days are testing us in many ways, but in some they are not unique. "Learn from me" – throughout our Christian lives Jesus invites us to follow his way of meekness: loving, serving and forgiving. He assures us that we are not left on our own to follow his teachings and live his life. He showed the face of a loving God to the world and, yoked to him, we can do the same. Being a Christian demands everything we have to live as Jesus lived and in his spirit we are united to him so that we can follow his law of love.

Meekness seems like a useless and impossible virtue in our modern world with all its dangerous weapons and aggressions. But the gospel today invites us to try practicing meekness (we "practice" because we will never get it perfect) by: disarming our own hearts; not returning anger against anger; using our personal authority to stand with the powerless and those deprived of a chance for a full life.

Jesus was "meek and humble of heart" because he chose to be that way. He could have used power to gain a following, to conquer his opponents and overwhelm the towns that rejected him. Instead he used his power to stay committed to. God and God’s ways and to share the life of the "little ones" who accepted him. They had suffered at the hands of the powers of the world, and Jesus will too. They only had God as their support and future and Jesus’ own faith was the assurance to them that their trust in God was not misplaced.
 
Chúa Nhật XIV Thường Niên năm A
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
23:53 02/07/2020

Hiền lành và Khiêm nhường
Dcr 9, 9-10; Rm 8, 9.11-13; Mt 11, 25-30

Lời Chúa hôm nay thật phong phú, mỗi câu nói của Chúa Giêsu là một đề tài đáng suy niệm và áp dụng. Trong thánh lễ này, chúng ta chỉ tập trung suy niệm một câu thôi: “Hãy học với tôi vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11, 29).

Hiền lành và khiêm nhường là hai đức tính căn bản và nền tảng mà ai ai cũng phải có để làm người, đồng thời cũng là hai nhân đức Tin Mừng mà mỗi người Kitô hữu cần luyện tập và thực hành để sống đúng với tư cách của mình.

1- Người hiền lành

Vậy người hiền lành là ai? Trước hết người hiền lành là người có đức độ, lương thiện; có lòng thương người; người tỏ ra kiên nhẫn, tử tế và hòa nhã với người khác. Người ở hiền thì sẽ có hậu như cha ông ta vẫn thường nói: “Ở hiền gặp lành” hay “cha mẹ hiền lành để đức cho con.”

Trái nghịch với hiền lành là người độc ác, ích kỷ, nóng tính, gây hấn; người thích mệnh lệnh, ưa ăn trên ngồi trốc; người hay gây lộn; người hay “bới lông tìm vết; ” người hay nói xiên nói xỏ, gây chia rẽ trong gia đình, cộng đoàn, xã hội v.v…!

2- Người khiêm nhường

Còn người khiêm nhường là ai? Người khiêm nhường là người biết mình, biết người, biết sự thật đúng như nó là; người không khoe khoang, không phô trương, dù có thành công; người biết tôn trọng người khác và nhìn nhận người khác hơn mình. Luân lý Kitô giáo định nghĩa: “Khiêm nhường là nhìn nhận sự thật như nó là.” Điều này có nghĩa là không nói quá sự thật cũng không thêm không bớt sự thật. Sự việc như thế nào thì được đón nhận và diễn tả đúng như vậy.

Ngược với khiêm tốn là người kiêu ngạo, coi thường người khác, coi mình là cái rốn vũ trụ, người tự coi mình hơn người, khoe khoang, nói quá sự thật, hay “vơ đũa cả nắm, ” hay kiểu “cả vú lấp miệng em, ” lúc nào cũng cho mình đúng còn người khác thì sai.

3- Gương khiêm nhường

Đức Giêsu hôm nay giới thiệu với chúng ta Người là mẫu gương đích thực về sự hiền lành và khiêm nhường, đồng thời Người mời gọi chúng ta: “Hãy học với tôi vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11, 29). Thật vậy, Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhưng đã trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận tôi đòi (x. Pl 2, 6), trở nên một người phàm để đến với mọi người và để cứu độ chúng ta. Người là thầy nhưng đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ; Người là vua nhưng đã trở thành người tôi tớ hiền lành như chiên con bị xén lông mà chẳng mở miệng (x. Is 53, 5-7), và Người hạ mình đến tột cùng khi chấp nhận cái chết nhục nhã trên thập giá. Sự hiền lành và khiêm tốn của Chúa Giêsu trở thành sức mạnh của tình yêu và ơn cứu độ cho chúng ta. Người được Thiên Chúa tôn vinh với danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu (x. Pl 2, 9). Đúng là “ai hạ mình xuống thì sẽ được tôn lên” (Lc 18, 14).

Như thế, Đức Giêsu không cứu độ con người bằng sức mạnh của quyền lực thống trị và áp đặt, nhưng bằng sự khiêm hạ và sức mạnh của tình yêu tự hiến. Người mở ra con đường thập giá để chúng ta bước theo và đạt tới vinh quang.

Khi nói về những vị thánh đã học theo gương của Chúa Giêsu, chúng ta nhớ tới câu chuyện về thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII. Tên thật ngài là Roncalli, trước khi được bầu làm Giáo Hoàng, ngài làm khâm sứ ở Bungari và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi thi hành công vụ, ngài nhận được một bức thư ngỏ của một linh mục chỉ trích ngài về nhiều điều. Nhận được lá thư đó, ngài đọc và không nói gì. Sau này, ngài làm Giáo Hoàng (1958), vị linh mục đó cùng với giáo dân hành hương sang Rôma để yết kiến ngài. Trong khi đứng chờ, đầu óc của vị linh mục cứ nghĩ tới bức thư, vừa hối hận vừa lo sợ: Chắc thời gian lâu rồi hy vọng Đức Thánh Cha đã quên chuyện cũ rồi. Không ngờ khi vừa mới tới, Đức Thánh Cha kéo lá thư trong cuốn sách kinh ra. Cha hoảng sợ vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra ở đây? Nhưng Đức Giáo Hoàng ôn tồn nói: “Con đừng sợ, Cha cám ơn con. Cha để lá thư trong sách để mỗi ngày đọc và xét mình. Hầu dứt khoát với những khuyết điểm nếu có và tránh những sai lầm có thể xảy ra trong tương lai. Mỗi lần như thế Cha lại nhớ đến con và biết ơn con.”

Các thánh là những người thật hiền lành và khiêm tốn như Chúa Giêsu! Chúng ta chưa giống Chúa vì chúng ta chưa học và sống sự hiền lành và khiêm nhường của Người. Nên hôm nay Chúa mời gọi chúng ta hãy đến với Người và học nơi Người. Khi chúng ta có được sự hiền lành và khiêm nhường lòng, thì mỗi người, gia đình và xã hội sẽ có bình an. Amen!

ĐCV Vinh Thanh- Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Mặc Khải Mầu Nhiệm Cho Người Bé Mọn
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
23:58 02/07/2020

Chúa Nhật 14 Thường Niên A
Dcr 9, 9-10; Rm 8, 9.11-13; Mt 11, 25-30


Bài Tin Mừng Chúa Nhật này chứa đựng ba sứ điệp ý nghĩa:
1) Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu – “Con tạ ơn Cha; ”
2) Lời tuyên xưng của Người về chính mình – “Mọi sự tôi có là từ Cha tôi; ”
3) Lời mời gọi: “Hãy đến với tôi hết thảy những ai mệt nhọc.”

Chúng ta tập trung suy nghĩ về sứ điệp thứ nhất, đó là lời cầu nguyện tạ ơn, bởi vì nó chứa đựng một mạc khải hết sức quan trọng: “Lạy Cha là Chúa tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” (Mt 11, 25-26).

Khi giải thích về những lời của Chúa Giêsu, trong thư I gửi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô nói rằng: “Thưa anh em, anh em thử nghĩ lại xem: khi anh em được Chúa kêu gọi, thì trong anh em đâu có mấy kẻ khôn ngoan trước mặt người đời, đâu có mấy người quyền thế, mấy người quý phái. Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh; những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để hủy diệt những gì hiện có, hầu không một phàm nhân nào dám tự phụ trước mặt Người” (1 Cr 1, 26-29).

Những lời của Chúa Giêsu và của thánh Phaolô đều chiếu tỏa một ánh sáng cho thế giới hôm nay, một thế giới đang tái diễn tình trạng này: những người tự cho mình là khôn ngoan và thông thái lại từ bỏ đức tin và xa rời Giáo Hội, đặc biệt ở Châu Âu và một số nước văn minh trên thế giới; họ nhìn những người đang lần hạt, cầu nguyện trong nhà thờ hay nơi các địa điểm hành hương với một cặp mắt mỉa mai và khinh thường.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu các trường hợp không có niềm tin tôn giáo, người ta thấy rằng họ đóng kín trước mọi mạc khải của Thiên Chúa và từ chối đón nhận chân lý không phải do sự thông minh của họ nhưng do sự kiêu ngạo, một sự kiêu ngạo từ sự tự thỏa mãn với chính mình dẫn tới việc từ chối mọi sự lệ thuộc và đòi hỏi đối với chân lý tuyệt đối.

Thường họ cố thủ đằng sau những ngụy biện và bảo thủ của mình, nên họ không có khả năng tiếp nhận chân lý và mạc khải của Thiên Chúa. Họ không nhận ra những giới hạn của lý trí trước chân lý tuyệt đối. Con người cần có mạc khải của Thiên Chúa mới có thể vén mở bức màn che để đón nhận chân lý của Thiên Chúa.

Về điểm này, triết gia Công Giáo Blaise Pascal cho rằng: “Hành vi cao cả nhất của lý trí là nhận biết rằng có vô số điều mà lý trí không thể biết.” Còn Soren Kierkegaard viết: “Người ta sẽ sai lầm khi nói rằng khoa học có thể làm thỏa mãn hết mọi sự khi tìm hiểu điều này điều kia mà không thể hiểu. Ngược lại người ta phải nói: Khoa học con người phải nhìn nhận rằng có điều gì đó không thể hiểu, hoặc hiểu cách chính xác hơn, nếu nói có điều gì đó có thể hiểu cách rõ ràng mà không thể hiểu được, khi đó có những vấn đề.”
Tuy nhiên, con người nhìn nhận rằng có điều gì đó không thể hiểu được với sự hiểu biết của lý trí vì nó là như vậy. Những ai không đưa vào khả năng mình đi xa hơn sẽ tự đặt giới hạn mình trên lý trí và hạ thấp nó. Nhưng điều này không phải là điều mà các tín hữu làm khi họ mở ra với khả năng siêu việt.

Điều mà tôi giải thích lý do tại sao, sau Nietzche, tư tưởng hiện đại không còn giá trị “chân lý, ” nhưng đúng hơn đó là “sự theo đuổi chân lý và sự thành thật, ” nó đã thay thế chân lý. Đôi lúc thái độ này được dùng để trở thành một người khiêm nhường – khi hài lòng với điều mà các triết gia nói giống như Gianni Vattimo gọi là “tư tưởng yếu đuối” – nhưng đây là một loại “phán đoán theo bề mặt.”

Chừng nào con người kiếm tìm chân lý và và coi mình là nhân vật chính, khi đó họ sẽ từ bỏ. Nhưng khi chân lý được tìm thấy, đó là lúc chân lý lên ngôi, người tìm kiếm phải cúi đầu trước chân lý và khi đây là một vấn nạn của chân lý siêu việt, điều này đòi hỏi cần phải hy sinh cả lý trí nữa.

Lời tuyên bố của Chúa Giêsu trong Tin Mừng thánh Gioan: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống; Không ai đến với Chúa Cha mà không qua thầy” (Ga14, 6); “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28).

Đây là những lời thách thức nền văn hóa đương thời của chúng ta. Nhưng đây cũng là những lời mời gọi chứ không phải lời khiển trách, chúng cũng được gửi tới những ai mỏi mệt tìm kiếm mà không tìm thấy gì, tới những ai đã đi qua cuộc đời khi muốn bật tung chống lại “tảng đá của mầu nhiệm.”

Nhà tâm lý học C.G Jung, trong một cuốn sách của ông, nói rằng tất cả các bệnh nhân ở các lứa tuổi đến với ông là những người phải chịu đau khổ từ một điều gì đó có thể gọi là “một sự vắng bóng của đức khiêm tốn, ” và không thể chữa lành được cho đến khi họ thủ đắc được một thái độ tôn trọng khi đối diện với một thực tại tốt đẹp hơn họ, nghĩa là thái độ khiêm tốn.

Chúa Giêsu cũng đã lặp lại với những thông minh và khôn ngoan của thời đại hôm nay lời mời gọi đầy tình yêu của Người: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28). Amen!

ĐCV Vinh Thanh- Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội Thánh sẽ có thánh bổn mạng hệ thống điện toán toàn cầu
Lê Đình Thông
08:04 02/07/2020
Trong thời đại điện toán, Tòa Thánh đang cứu xét việc chỉ định một vị thánh cho những người sử dụng hệ thống điện toán toàn cầu. Vị thánh tương lai có thể là Carlo Acutis, người Ý mất năm 2006 vì bệnh ung thư máu ở tuổi 15. Acutis đã lập ra mạng lưới dành cho các linh mục và một mạng lưới khác để loan truyền các phép lạ.

Acutis đã cứu một em bé Ba Tây lên 6 bị biến dạng bẩm sinh do tuyến tụy (déformation congénitale du pancréas). Phép lạ này đã được Thánh bộ Phong Thánh công nhận để tiến tới việc phong chân phước vào ngày 10/10/2020 sắp tới.

Năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cao việc Acutis sử dụng mạng lưới toàn cầu để truyền bá Phúc âm, thông qua việc tán dương các giá trị và vẻ đẹp của Đấng Tạo Hóa.

Trước đây, Hội thánh đã tôn vinh thánh Patrick là bổn mạng các kỹ sư, thánh Phanxicô là bổn mạng môi trường, thánh Isidore de Séville là bổn mạng của các chuyên viên điện toán. Việc tuyên phong thánh bổn mạng được quy định trong sắc lệnh Decretum super electione Sanctorum in patronos Sacra Rituum Congregatio của Thánh bộ Phụng tự, đã được Đức Thánh Cha Urbain VIII ban hành ngày 23/03/1630.

Trong truyền thống nước ta, mỗi đình làng thờ có lệ các vị Thành hoàng (城隍) để hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân).

Lê Đình Thông
 
Lời chia buồn của Đức Thánh Cha Phanxicô với Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16
Đặng Tự Do
15:52 02/07/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô viết một lá thư cho người tiền nhiệm của mình, là Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, sau cái chết của bào huynh ngài là Đức Ông Georg Ratzinger, bảo đảm về sự gần gũi tinh thần và những lời cầu nguyện của ngài.

Lá thư, đề ngày thứ Năm 2 tháng 7, viết như sau


Kính thưa Đức Bênêđíctô thứ 16, Giáo Hoàng danh dự

Ngài đã tế nhị thông báo cho con trước bất cứ ai về sự qua đời của bào huynh yêu dấu của Ngài, Đức Ông Georg. Con muốn lập lại với Ngài lời chia buồn sâu sắc nhất và sự gần gũi về tinh thần trong khoảnh khắc đau đớn này.

Con bảo đảm với ngài lời cầu nguyện cho người quá cố yêu dấu, để Chúa của sự sống, theo lòng nhân từ thương xót của Người, đưa Đức Ông vào thiên đàng và ban cho Đức Ông phần thưởng đã được chuẩn bị cho các tôi tớ trung tín của Tin Mừng.

Thưa Đức Giáo Hoàng, con cũng cầu nguyện cho Ngài; khẩn xin Chúa Cha, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh nữ Maria, nâng đỡ niềm hy vọng Kitô giáo và mang lại sự an ủi dịu dàng của Thiên Chúa.

Chúng ta luôn hiệp nhất trong đức tin nơi Chúa Kitô phục sinh, là nguồn mạch của hy vọng và bình an.

Trong hiếu thảo và huynh đệ

Phanxicô

Vatican ngày 02/07/2020


Source:Vatican News
 
Đức Hồng Y Timothy Dolan cảnh báo về nguy cơ tại Mỹ đang có một thứ cách mạng văn hóa như Trung Quốc
Đặng Tự Do
18:29 02/07/2020
Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York đã viết trên tờ Wall Street Journal rằng việc phá hủy các di tích là bất lợi cho kiến thức về lịch sử, và cảnh báo chống lại một “cuộc cách mạng văn hóa” như kiểu Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông.

“Thiên Chúa cấm chúng ta thực hiện một cuộc cách mạng văn hóa như Trung Quốc đã làm cách đây năm thập kỷ. Hãy cảnh giác với những ai muốn thanh lọc ký ức và trình bày một thứ lịch sử tuy gọn gàng nhưng không chính xác”.

Cách mạng văn hóa Trung Quốc, bắt đầu từ 1966 và kết thúc vào năm 1976, đã tìm cách xóa bỏ các yếu tố truyền thống khỏi xã hội Trung Quốc, đặc biệt là các phong tục, các nền nếp văn hóa, các thói quen và các hệ tư tưởng mà Mao cho rằng không phù hợp với chủ nghĩa xã hội.

Đức Hồng Y đặt câu hỏi:

“Ai sẽ là người xác định rằng những bức tượng, chân dung, sách vở và lòng sùng mộ nào được chừa lại? ”

Ngài cảnh giác rằng ai cũng có khả năng đưa ra các phán đoán sai lầm, thiên vị và bất công đối với các nhân vật lịch sử.

“Hãy nhớ lại rằng trước đây đã từng có một số người cực lực phản đối việc nâng cao vị thế ngày sinh nhật của Martin Luther King Jr. thành một ngày lễ quốc gia, với lý do là vị Mục Sư này đã từng có những sai sót mà chính ông tự thừa nhận.”

Mục Sư Martin Luther King sinh ngày 15 tháng Giêng. Năm 1983, sau một chiến dịch cam go với đầy những chống đối, tổng thống Ronald Reagan đã ra sắc lệnh công nhận ngày sinh của Mục Sư Luther King là ngày lễ nghỉ quốc gia. Ba năm sau đó sắc lệnh này bắt đầu có hiệu lực nhưng vẫn có những chống đối và nhiều tiểu bang không công nhận đó là ngày lễ nghỉ. Chỉ đến năm 2000, tất cả các tiểu bang của Hoa Kỳ mới chấp nhận là ngày quốc lễ. Theo đạo luật Uniform Monday Holiday, ngày lễ này được mừng vào ngày thứ Hai gần nhất với ngày 15 tháng Giêng, để dân chúng có được một long weekend.

Nhiều di tích công cộng đã và đang là tâm điểm của những vụ phá hoại hoặc đã bị giật xuống trong những tuần gần đây.

Những bức tượng gây tranh cãi kéo dài của các nhà lãnh đạo phe muốn duy trì tình trạng nô lệ đã bị giật xuống ở một số địa phương, nhưng cả các bức tượng của George Washington, Christopher Columbus và Ulysses S. Grant cũng bị kéo đổ. Ít nhất hai bức tượng của Thánh Junipero Serra đã bị những kẻ bạo loạn ở California giật sập, và một bức tượng của Thánh Louis đã bị phản đối.

Đức Hồng Y nhắc nhớ mọi người câu chuyện về một phụ nữ giáo dân đã phản đối khi ngài công bố ý định cung hiến một giáo xứ mới cho Thánh Phêrô. Bà này cho rằng Thánh Phêrô đã chối Chúa ba lần nên bà quyết liệt chống đối quyết định này.

“Tôi biết bà ấy và biết rõ bà ấy thuộc giáo xứ nào, tôi đã viết lại, ‘Nhưng chẳng phải bà vẫn thường tự hào mình là một giáo dân tại giáo xứ Thánh Maria Mađalêna đó sao? Chắc chắn vị thánh ấy không phải là một nhân vật đức hạnh trong một giai đoạn của đời mình. Tuy nhiên, nhờ ơn Chúa, thánh nữ đã trở thành một vị thánh rạng rỡ, truyền cảm hứng cho nhiều người. Nếu chúng ta không thể đặt tên cho các nhà thờ bằng tên của những người đã từng phạm tội, thì tôi chắc chắn rằng mọi nhà thờ trên thế giới này chỉ còn cách là đặt theo các tước hiệu của Chúa Giêsu và Mẹ Người!”

Ngài lưu ý rằng điều tương tự cũng đúng với những nhân vật lịch sử của người Mỹ, và nói thêm rằng tất cả họ đều có những sai sót, nhưng tất cả họ vẫn có những đóng góp rất nhiều cho sự tiến bộ của đất nước chúng ta.

Đức Hồng Y cho rằng trào lưu giật sập các bức tượng và phá hoại những tượng đài có thể so sánh với chính sách đốt sách chôn nho đời nhà Tần bên Trung Quốc.

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc lần đầu tiên, thừa tướng của ông là Lý Tư đã đề nghị hoàng đế dập tắt tự do ngôn luận để thống nhất các chính kiến và tư tưởng bằng cách đốt hết tất cả các sách và các nhà nho giáo hoặc thông thái có tư tưởng khác với mình.

“Những đứa trẻ của chúng ta cần biết đất nước của mình, quá khứ, những nhân vật chuẩn mực và những đức tính cũng như những tật xấu của họ. Đó là cách mà chúng ta học và truyền lại câu chuyện của quốc gia mình.”

Theo Đức Hồng Y, không có cách nào hiệu quả hơn để hiểu lịch sử phân biệt chủng tộc của Mỹ cho bằng việc đọc Huckleberry Finn hoặc những truyện ngắn của Flannery O'Connor.

“Mẹ tôi giữ một bức ảnh của ông bà ngoại tôi và treo trên tường nhà chúng tôi. Cha của bà, tức là ông ngoại tôi, là một người nghiện rượu và đã bỏ rơi gia đình. Tôi rất vui vì chúng tôi đã biết về ông ngoại tôi, cả những nhân đức cũng như những tính hư, nết xấu, ” Đức Hồng Y Dolan viết.

Ngài nhấn mạnh rằng “Nếu chúng ta chỉ tôn vinh những người hoàn hảo, những người thánh thiện của quá khứ, tôi e rằng chúng ta chỉ còn lại thánh giá. Nhưng mà một số người đang muốn cấm cả điều đó nữa đấy”.

Sau khi nghiên cứu lịch sử Giáo hội Hoa Kỳ, ngài nói rằng, với tư cách là một nhà sử học, tôi muốn ghi nhớ điều tốt và điều xấu, và nhớ lại với lòng biết ơn rằng ngay cả những người có những mặt tối không thể phủ nhận được, vẫn có thể để ánh sáng chiếm ưu thế trong đời mình và để lại cho chúng ta một thế giới tốt hơn.

“Tôi muốn tiếp tục đưa các tầng lớp học sinh đến xem những di tích như vậy, và giải thích cho các em biết ngay cả những vĩ nhân trong lịch sử của chúng ta cũng đã từng có các tội ác, đã từng phạm những hành động bất công và đưa ra các phán đoán kém cỏi xen lẫn với những điều tốt đẹp mà chúng ta tôn vinh.”


Source:Catholic News Agency
 
‘Em trai tôi, Đức Bênêđíctô XVI’ — Một cuộc phỏng vấn Đức Ông Georg Ratzinger, phần 2
Vũ Văn An
19:57 02/07/2020

Làm thế nào Đức Ông phát hiện ra ơn gọi của ngài?

Lúc ấy là một thời điểm rất khác. Ngày nay, người ta mong đợi một sự kiện soi sáng, một cảm giác chắc chắn mang lại cái nhìn sâu sắc.
Từ thời thơ ấu, chúng tôi đã tham gia vào đời sống giáo hội. Tôi đã trở thành một cậu giúp lễ từ rất sớm. Đó là thế giới được tôi cảm thấy như ở nhà. Và trong kinh nghiệm thường xuyên về phụng vụ này, cũng trong tư cách cậu giúp lễ, tôi thấy rõ điều này: Đây là nơi chốn của tôi, đây là nơi tôi thuộc về.



Tôi không cần một biến cố đặc biệt. Ơn gọi của tôi dần dần rõ ràng hơn.

Cha mẹ Đức Ông phản ứng thế nào? Cả hai con trai quyết định chọn chức linh mục.

Không có phản ứng đặc biệt nào của cha mẹ chúng tôi vì nó phát triển dần dần.

Cha mẹ chúng tôi nói: “các con phải biết điều đó. Cha mẹ giúp đỡ các con, cha mẹ làm phần của cha mẹ, cha mẹ tạo cơ hội cho các con, nhưng các con phải biết điều đó”.

Cha mẹ chúng tôi nói điều đó ngay từ đầu: “Cha mẹ không được phép ép buộc con cái cách này hay cách khác. Các bậc cha mẹ phải đứng đằng sau các quyết định của con cái họ”.

Tôi nhớ Đức Hồng Y [Joseph] Höffner, tổng giám mục đã qua đời của Cologne, đã nói về ơn gọi của ngài. Cha ngài không nói nên lời, mãi mới nói vỏn vẹn “ba giả thiết ba sẽ phải mua cho con bộ đồ màu đen”.

Đức Ông có bất cứ nghi ngờ nào không?

Không, không có bất cứ nghi ngờ nào về đức tin. Nhưng luôn có những câu hỏi, trong đó, tôi phải nói, “tôi không hiểu điều đó, đó là một điều khó hiểu đối với tôi và tôi không biết người khác hiểu điều đó như thế nào. Chúa chúng ta sẽ soi sáng, ở phía bên kia”.

Các khó hiểu luôn có đó, hết lần này đến lần nọ. Nhưng nghi ngờ về đức tin ư? Không.

Điều gì là cao điểm của Đức Ông trong suốt cuộc đời làm linh mục?

Tại Công đồng Vatican II, Regensburger Domspatzen và tôi được phép thiết kế âm nhạc trong một cử hành Thánh Thể. Mỗi phiên họp của công đồng đều bắt đầu bằng một Thánh lễ trọng thể, trong đó tất cả các nghị phụ công đồng đều tham dự. Thật là tuyệt vời.

Đây là lần đầu tiên tôi tham gia một cuộc cử hành Thánh Thể tại Nhà thờ Thánh Phêrô – một phiên họp của các giám mục, Đức Giáo Hoàng tại bàn thờ, những người không theo đạo Công Giáo và các nhà quan sát báo chí... tham dự Thánh lễ thật hết sức nâng cao tinh thần.

Có một ốc đảo nào đó, nơi Đức Ông có thể làm mình tươi mát về thiêng liêng không?

Phần quan trọng nhất trong ngày là Phép Thánh Thể, mà tôi đồng tế hàng ngày. Vì mắt tôi có vấn đề, nên tôi không thể tự mình cử hành được, vì vậy tôi buộc phải đồng tế.

Tôi không thể tưởng tượng cuộc sống mà không được cử hành hàng ngày. Chỉ cử hành mỗi tuần một lần - như một số linh mục làm – là điều tôi không thể tưởng tượng nổi.

Tôi làm mình tươi mát lại trong Bí tích Thánh Thể, vào sáng sớm, trong bầu không khí tĩnh lặng, bình an, thờ lạy. Nó cũng là một một việc xây dựng bên trong. Điều đó đủ cho cả ngày.

Đó là cách bắt đầu một ngày; Tôi thích nhất Phép Thánh Thể vào buổi sáng. Sau đó, bạn không cần nhiều hơn để nuôi sống bản thân về thiêng liêng.

Lòng yêu nước, vốn gắn liền với gốc rễ của người ta, có ý nghĩa gì đối với Đức Ông và gia đình Đức Ông?

Nhà của chúng tôi ở đây, nơi tâm trí của chúng tôi nghỉ ngơi, nơi chúng tôi thuộc về. Đầu tiên ở Traunstein, sau ở Regensburg. Sau tất cả các cuộc hành trình, người ta có nơi chốn của mình, sự ổn định của mình, nơi người ta thuộc về, nơi người ta có thể đến để nghỉ ngơi, về hưu.

Được gắn liền với gốc rễ của mình là một điều cần thiết trong cuộc sống của con người. Điều đó sẽ không bao giờ trở thành quá khứ; điều này đúng với những người trẻ, cả với những người sống ở thị thành.

Có nơi nào Đức Ông muốn đi cùng với em trai Đức Ông hay không?

Trước đây tôi muốn thực hiện một chuyến đi đến Tây Ban Nha, đến Santiago de Compostela, nơi hành hương có liên hệ với Thánh Giacôbê. Tôi rất thích được thấy nơi đó, nhưng cả Toledo nữa với những nhà thờ lớn tuyệt vời.

Hôm nay, tôi đã xóa bỏ ý định đó rồi. Nhưng nó vốn là giấc mơ của tôi trong một thời gian dài.

Âm nhạc là niềm đam mê của Đức Ông. Đức Ông đã điều khiển ca đoàn Regensburger trong một thời gian dài, một trong những ca đoàn nổi tiếng nhất thế giới. Âm nhạc phụng vụ cần chu toàn các tiêu chuẩn nào?

Âm nhạc phụng vụ phải dẫn đến việc cầu nguyện và suy niệm. Nó phải làm người ta thanh thản, giúp người ta tập trung vào Thiên Chúa, vào điều cốt yếu.

Thái độ căn bản, thờ lạy, là điều thiết yếu trong phụng vụ. Nó phải giúp đỡ trong việc đó. Điều gì không giúp đỡ rõ ràng là không phù hợp.

Đức Ông thích thể loại nhạc nào?

Đối với tôi, thánh ca Gregorian mạnh mẽ gắn liền với thời kỳ đầu tiên của Kitô giáo - không tình cảm ướt át, không có gì hoành tráng, chỉ đơn giản, tập trung vào nội tâm, nhưng cũng cổ điển, đa âm và là âm nhạc cổ điển như Haydn, Mozart và Schubert.

Đối với nhiều người, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một vị thánh. Đức Ông nghĩ gì về ngài?

Tôi ngưỡng mộ ngài ngay từ đầu. Tôi đích thân được gặp ngài tại hội trường Hercules ở Munich trong chuyến ngài viếng thăm Đức đầu tiên, nơi ngài nói chuyện với các nghệ sĩ. Chúng tôi được phép hát ở đó.

Ngài có vẻ thích tôi ngay từ đầu. Ngài là một kiểu người cha, tỏa sáng lòng tốt và lòng nhân từ. Người ta biết điều này căn cứ vào hình ảnh và truyền hình, nhưng cả trong các cuộc gặp gỡ bản thân, người ta trải nghiệm nó cách trực tiếp.

Tình liên đới của ngài, tình thân ái của ngài - không những do tính khí nhân bản của ngài, mà còn được gia tăng và sâu sắc hóa vì ngài đã làm điều đó trong tư cách đại diện đức tin của chúng ta, trong tư cách giáo hoàng, để tính nhân bản được kết hợp với sự hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa một cách tốt đẹp.

Tư cách thánh nhân thường bị đặt ở một nơi không thể với tới. Tôi có “một khái niệm thực tiễn về việc làm thánh”: hữu thể nhân bản đơn giản chỉ là các hữu thể nhân bản, nhưng trong lĩnh vực nhân bản này, họ tỏa sáng một lý tưởng về tính nhân bản. Và đó là ấn tượng tôi có được từ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Tôi nhớ, trong chuyến đi thứ hai tới Rôma, chúng tôi được phép hát trong nhà nguyện riêng của ngài và sau đó chúng tôi được phép hát hai bài hát trong một căn phòng bên cạnh nhà nguyện. Đức Giáo Hoàng đến với mỗi chúng tôi, chào hỏi mọi người, gửi lời chào đến cha mẹ của các ca viên và phân phát một món quà nhỏ.

Ở đấy, ông có thể cảm nhận được bầu khí nhân bản đó một cách rất cô đọng và nồng đậm. Tôi rất quý trọng ngài ngay từ đầu và nghĩ rằng đây là vị giáo hoàng cho thời đại chúng ta. Có lẽ chẳng ai muốn một vị Giáo Hoàng tốt hơn.

Khi tôi đến thăm em trai tôi ở Rôma vào thập niên 1990, tôi bị nhồi máu cơ tim và em trai tôi nói với Đức Giáo Hoàng. Và Đức Gioan Phaolô II nói rằng ngài sẽ cầu nguyện cho tôi. Đó là một niềm an ủi rất đặc biệt, một sự hỗ trợ rất đặc biệt.

Tình bạn giữa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và em trai của Đức Ông có ảnh hưởng đến cá nhân Đức Ông không?

Về việc ấy, tôi không biết rõ lắm về Đức Thánh Cha, nhưng phần nào có lẽ có.

Trong chuyến đi thứ hai đến Rôma, tôi nhớ đã tham gia bữa ăn sáng với Đức Thánh Cha, cùng với em trai và chị gái của tôi. Người ta cảm thấy một tình bạn thực sự.

Nhưng tôi nghĩ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II rất tử tế với mọi người ngài gặp. Tôi tin chẳng cần thêm bớt gì nữa.

Theo quan điểm của Đức Ông, các tín hữu nên chú ý điều gì?

Tôi nghĩ nên có sự thay đổi trong suy nghĩ. Một mặt, tình hình của Giáo hội được mô tả một cách nhẫn nhục như không có tương lai. Nhưng mặt khác, người ta nhận thấy rằng ở chính những nơi người ta nhẫn nhục cách nào đó, lại thường có những cuộc tan rã.

Đức tin rất sâu xa ở bên trong, nó vẫn còn sống động trong khu vực của chúng ta và tự phát biểu trong những sự kiện và hành động bất ngờ. Điều quan trọng là những người trung thành sâu sắc nên thực hành đức tin của họ, đừng che giấu đức tin của mình, họ nên công khai tuyên xưng nó - họ nên sống đức tin của họ một cách cương quyết. Tôi nghĩ rằng trong một bối cảnh như vậy, các điểm cố định vô cùng quan trọng, và chúng sẽ lôi kéo những người chao đảo, những người không biết phải làm gì, những người có lẽ cởi mở nhưng không thể quyết định. Họ cần những cột hướng dẫn.
 
Nghĩa trang Đại học Providence tại bang Rhode Island Hoa Kỳ được tái thánh hiến sau vụ phá hoại phạm thánh
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
21:01 02/07/2020
Vào ngày 22 tháng 6, đêm xảy ra vụ phá hoại, các nhân viên đội tuần tra an toàn công cộng của Đại học Providence đã trả lời một cuộc gọi lúc 9h30 tối về một người đàn ông hành động đáng ngờ trong nghĩa trang Dòng Đa Minh thuộc khuôn viên trường.

Khi các sĩ quan đến, họ bắt gặp một người đàn ông đang trong quá trình phá hủy bia mộ và đốt cờ trên mộ, theo một tuyên bố chung do Cha Shanley cùng người kế nhiệm của ngài là Cha Kenneth Sicard.

“Các sĩ quan cảnh sát đã tiếp cận cá nhân để hỏi anh ta đang làm gì và xác nhận hành vi phá hoại khi họ nhận thấy nghi phạm đã vẽ hình chữ Vạn và ngôn ngữ chống Công Giáo trên cây thập tự ở trung tâm nghĩa trang và trên đầu một số mộ bia, và đang tích cực đốt cờ Mỹ trong những ngôi mộ”, phát biểu trong lời tuyên bố.

Những bức ảnh được chụp vào đêm hôm đó mô tả hình chữ Vạn của Đức quốc xã trên một số di tích, cũng như dòng chữ “Hãy giết các Cha Dòng Tên bây giờ - Kill Jesuits now!” được vẽ trên nền của thánh giá ở trung tâm.

Trong khi các sĩ quan đang cố gắng thẩm vấn nghi phạm, người đàn ông đã đánh vào đầu một trong những sĩ quan và chạy trốn khỏi nghĩa trang. Khuôn viên trường được khóa lại theo trật tự trong khi các sĩ quan và các đơn vị K-9 từ Sở Cảnh sát Providence, cùng với các sĩ quan an toàn công cộng của trường đại học tìm kiếm nghi phạm.

Cảnh sát Providence đã xác định nghi phạm là Keveon Gomera, 26 tuổi, trốn ở bụi cây trong khuôn viên trường và bắt giữ anh ta. Ông đã bị buộc tội vào ngày 23 tháng 6 với 15 tội phạm tục hóa một ngôi mộ, đó là một trọng tội và một trọng tội tấn công.

Sĩ quan cảnh sát trong khuôn viên trường, Kenneth Riccio bị thương khi gặp nghi phạm trong nghĩa trang. Riccio đã là một thành viên của lực lượng trường hơn 12 năm, kể từ khi ông nghỉ hưu từ Sở Cảnh sát Providence.

Hai ngày sau khi một kẻ phá hoại bia mộ và một cây thánh giá trung tâm với hình chữ Vạn tại Nghĩa trang Đa Minh thuộc Đại học Providence, Giám mục Thomas Tobin của Providence đã tái thánh hiến và tái cống hiến khu vực thánh thiêng nơi các tu sĩ Đa Minh đã được chôn cất kể từ khi thành lập trường đại học vào năm 1917.

Khoảng 75 tu sĩ và các thành viên của cộng đồng Đại học Providence đã tập trung cho buổi lễ long trọng vào ngày 24 tháng 6 khi Đức Giám Mục chúc lành cho mảnh đất bằng nước thánh và xông hương sau khi dâng lời nguyện thánh hiến.

“Hôm nay chúng ta đến để cầu nguyện rằng Chúa sẽ thanh tẩy chúng ta. Chúa sẽ thanh tẩy thế giới của chúng ta, quốc gia của chúng ta, cộng đồng của chúng ta, nhà thờ của chúng ta và nơi này bị phá hoại vì những cảm giác tức giận và chia rẽ, bạo lực và phá hoại, để lại một loại hòa bình mà cuối cùng chỉ có sự hiện diện của Thiên Chúa mới có thể mang lại cho chúng ta” Đức Giám Mục Tobin cho biết trong khuôn viên nghĩa trang phủ bóng cây giữa Trung tâm Nghệ thuật, Văn hóa và Công bằng Xã hội của trường đại học và các sân thể thao của đại học.

Cha Dòng Đa Minh Brian Shan, người đã từ chức hiệu trưởng vào ngày 30 tháng 6, sau 15 năm trong chức vụ, đã chào đón Đức Cha Tobin tại lối vào nghĩa trang, và nhận xét rằng khoảnh khắc này là một sự chữa lành.

“Tất cả chúng ta như một cộng đồng đều cảm thấy bị xâm phạm bởi những gì đã xảy ra đêm đó và đây là cơ hội để chúng ta tự chữa lành cho mình như một cộng đồng và mảnh đất linh thiêng này”, Cha Shanley nói và cho biết họ cũng nên cầu nguyện cho người đàn ông giờ bị buộc tội làm hư hại. “Tôi nghĩ rằng động lực của anh ấy là vấn đề sức khỏe tâm thần hơn là ác ý, và anh ấy xứng đáng với những lời cầu nguyện và tha thứ của chúng ta.”

Cha Shanley đã đề cập đến sĩ quan bị thương tại cuộc tái thánh hiến rằng: “Có một cuộc tấn công vào một người và trên các ngôi mộ ở đây.”

Hiệu trưởng đại học nhắc nhở tất cả mọi người tập hợp rằng các tu sĩ đi trước ông và những người ở đó giờ đây có một sự tin tưởng thiêng liêng để tiến lên trong sứ mệnh và sứ vụ của trường.

“Có một ý nghĩa trong đó sự thánh thiêng của nơi này không nằm trên mặt đất, mà là những cuộc sống bên dưới. Đó là điều làm cho mảnh đất này thực sự linh thiêng”, ngài nói.

Nghĩa trang là nơi an nghỉ cho “những tu sĩ Đa Minh yêu quý của chúng ta đã qua đời, những người phục vụ Đại học Providence rất tốt và rất trung thành trong nhiều năm”, các quan chức của trường nói trong tuyên bố của họ.

“Khi chúng ta tái công hiến nghĩa trang, chúng ta hãy tái công hiến chính chúng ta cho sự nghiệp và sứ mệnh của Đại học Providence mà những người này đã cống hiến bằng cuộc sống của họ. Ngày nay, trong nghĩa trang này, chúng ta trải nghiệm sự tái sinh là một phần của cuộc sống của chúng ta và khi những điều xấu xảy ra, Chúa có thể chữa lành và làm lại toàn bộ”.

Trong khi Cha Shanley kêu gọi tha thứ, ngài cũng lên án “hành động phân biệt chủng tộc, chống Do Thái và chống Công Giáo” đã xảy ra. Tuyên bố của trường cho biết: “Chúng tôi lên án hành động này để hỗ trợ và đoàn kết với các thành viên Do Thái trong cộng đồng của chúng tôi, nhiều người trong số họ rất thích tình bạn của những tu sĩ Đa Minh quá cố. Providence College có một lịch sử hợp tác lâu dài và đáng tự hào với cộng đồng Do Thái ở Rhode Island.

Cha Shanley đã giúp thành lập Trao đổi Thần học Công Giáo - Do Thái trong khoa thần học vào năm 2007. Cuộc trao đổi này là một phần quan trọng trong cuộc sống tại khuôn viên trường, thúc đẩy việc học tập, hiểu biết và tình bạn giữa các Kitô hữu và người Do Thái.

“Cộng đồng của chúng tôi bao trùm tình yêu và tôn trọng lẫn nhau đối với tất cả mọi người; không có chỗ cho sự thù hận trong khuôn viên trường của chúng tôi.” tuyên bố cho biết.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP

Nguồn: catholichearald.co.uk
 
Top Stories
Diocèse de Vinh: les étudiants catholiques appelés à redécouvrir la doctrine sociale de l’Église
Églises d'Asie
08:49 02/07/2020
Samedi 20 juin, l’Association catholique des étudiants du diocèse de Vinh, dans la province de Nghe An, dans le nord du Vietnam, a marqué la fin de l’année scolaire avec un concours sur le Docat (la doctrine sociale de l’Église pour les jeunes), organisé par l’association afin « d’approfondir la foi des jeunes catholiques ». À l’issue de la messe, le père Joseph Tran Cong Huong, responsable des étudiants catholiques du diocèse de Vinh, a également célébré l’envoi en mission de 121 jeunes diplômés. « Afin d’agir avec discernement dans chaque situation, les jeunes sont appelés à tout mettre en perspective de la foi, en prenant conscience de leur vocation chrétienne », a déclaré Mgr Alphonse Nguyen Huu Long, évêque de Vinh.

L’Association catholique des étudiants de Vinh a été fondée en 1986. En 34 ans, elle est devenue un second foyer pour les étudiants vivant loin de chez eux, en leur offrant l’opportunité d’interagir entre eux et de s’entraider. Depuis sa création, l’association a été divisée en quinze petits groupes. Cette année, alors que la population locale a dû respecter le confinement durant six semaines afin d’éviter les risques de propagation du virus, les étudiants catholiques ont prié tous les jours. Le 20 juin à 8h30, l’association a marqué la fin de l’année scolaire avec une messe et une cérémonie spéciale, dans l’église de Dong Yen (paroisse de Yen Dai). Le père Joseph Tran Cong Huong, responsable des étudiants catholiques du diocèse de Vinh, présidait la célébration aux côtés du père Paul Nguyen Van Khai (enseignant au grand séminaire saint François-Xavier), du père Antoine Tran Van Nien (vicaire de la paroisse de La Nham) et de membres de la congrégation vincentienne et de la société missionnaire des Saints Apôtres. Avant la messe, le père Joseph Huong a distribué des prix et certificats individuels aux étudiants dans le cadre d’un concours sur le Docat (catéchisme qui présente aux jeunes, à l’image du Youcat, la doctrine sociale de l’Église), organisé sur le thème « étudier avec Jésus en 2020 ».

Envoi en mission de 121 diplômés

Le thème choisi par l’Association catholique des étudiants de Vinh pour 2019-2020 était « approfondir la foi des jeunes ». Pour le diocèse, l’enseignement du catéchisme permet aux étudiants de développer leurs connaissances sur le christianisme et de mieux comprendre les enseignements de l’Église. « Vous êtes étudiants et vous êtes chrétiens. Que cherchez-vous? En cherchant la sagesse de Dieu, nous avons l’opportunité de mieux voir l’amour de Jésus et la Providence divine », a déclaré le père Paul Nguyen Van Khai durant son homélie. « L’essentiel n’est pas d’avoir de l’ambition mais d’être droits dans notre vie et avec ceux qui nous entourent. Vous allez bientôt être diplômés. Chacun d’entre vous va commencer à chercher un emploi, et vous vous préoccupez peut-être de réussir et de gagner votre vie. Rappelez-vous que vous devez d’abord chercher le Royaume de Dieu. » Le prêtre a également prié pour les étudiants du diocèse, pour qu’ils se mettent au service des autres et particulièrement des plus pauvres. Après la messe, le père Joseph Tran Cong Huong a également célébré l’envoi en mission (Nghi thuc sai di) de 121 diplômés. Mgr Paul Maria Cao Dinh Thuyen, évêque émérite de Vinh, âgé de 93 ans et ordonné prêtre il y a soixante ans, a également confié sa joie de rencontrer les étudiants. L’évêque a notamment remarqué que la vitalité de l’Église et de la société dépend en grande partie des jeunes. Pour cette raison, a-t-il ajouté, les jeunes catholiques sont appelés à vivre et proclamer l’Évangile au quotidien. Joseph Tranh Xuan Giao, président de l’Association des entrepreneurs catholiques du diocèse de Vinh, a également témoigné devant les étudiants de son expérience professionnelle, en les invitant à appliquer ce qu’ils ont appris dans leurs communautés.

Mgr Alphonse Nguyen Huu Long, évêque de Vinh depuis le 22 décembre 2018, est arrivé dans le diocèse en février 2019. Au bout de trois mois, le 5 mai 2019, il a rencontré 300 jeunes catholiques du diocèse dans la paroisse de Yen Dai. À cette occasion, il leur a confié que « nous vivons au cœur d’une société confrontée à de multiples défis ». « Dans le monde d’aujourd’hui, les jeunes rencontrent beaucoup d’épreuves. Pourtant, la jeunesse est l’âge du dynamisme. Les jeunes sont plus réceptifs aux nouveautés, mais ils vivent aussi de nombreuses difficultés et peuvent être confrontés à beaucoup de mirages comme le monde virtuel ou la célébrité », a-t-il ajouté. « Dans cette société, même les jeunes catholiques peuvent être affectés facilement par des mauvaises influences. Vraiment, parfois, à cause de notre égoïsme et de notre cupidité, nous oublions la présence de Dieu, en oubliant nos frères et sœurs. Afin d’agir avec discernement dans chaque situation, les jeunes sont appelés à tout mettre en perspective de la foi, en prenant conscience de leur vocation chrétienne », a poursuivi Mgr Alphonse Huu Long, qui a souligné que « Dieu vous regarde toujours et il se tient à vos côtés ». « Nous avons confiance en lui. Les étudiants catholiques peuvent garder la foi catholique vivante dans le monde d’aujourd’hui. »

(Églises d'Asie - le 02/07/2020. Avec Asianews, Hanoï)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhật ký hành hương Đức Mẹ La Vang của đoàn hành hương từ thiện Kiệm Tân-Xuân Lộc
Trương Trí
08:17 02/07/2020
Như thường lệ hàng năm, cứ đầu tháng 6 là Đoàn Hành hương Từ thiện Kiệm Tân-Xuân Lộc lại lên đường hành hương kính viếng Mẹ La Vang. Tuy nhiên năm nay do ảnh hưởng cách ly xã hội vì Đại dịch Covid 19, đến hôm nay 30 tháng 6, Đoàn mới đến được với Mẹ. Một điều đáng trân trọng là những ông bà cụ dù đã lớn tuổi nhưng rất trung thành với Mẹ, không năm nào vắng mặt, khi được hỏi bà khỏe không mà đi thì được trả lời rất vô tư: “Còn sức khỏe thì đến với Mẹ, khi nào năm một chỗ thì thôi”. Năm nay đồng hành với Đoàn còn có Cha Linh giám Phero Nguyễn Bùi Quốc Khánh thuộc Dòng Don Bosco, Quản xứ K’Rèn, một giáo xứ người dân tộc ở cao nguyên Lâm Đồng. Ngài là một nhà truyền giáo thiết thực trong thời đại hôm nay, ngài đến với bà con người dân tộc đang thiếu thốn không chỉ về vật chất mà còn cả Đức Tin.

Xem Hình

Ngày 30 tháng 6: Đoàn ra đến La Vang lúc gần trưa, mọi người nhận phòng nghĩ ngơi. Buổi chiều viếng Mẹ và giờ kinh Lòng Chúa Thương xót, mọi người được cha đồng hành giúp sám hối để được thanh thản đến gần Chúa và Mẹ La Vang hơn.

Buổi tối Đoàn suy ngắm 14 Chặng đàng Thánh giá, cha đồng hành và đại diện Đoàn Hành hương mỗi người vác một chặng. Nến được phát cho mọi người thắp sáng lên suốt cuộc suy ngắm Mầu nhiệm Thập giá Cứu độ của Chúa Giêsu.

Ngày 1 tháng 7: Buổi sáng Đoàn được nghe chia sẻ của Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh và cha Phero đồng hành, những trải nghiệm về đời sống của người Kitô hữu giữa lòng xã hội hôm nay.

Buổi chiều là giờ Kinh Mân Côi và Chuỗi Lòng Chúa Thương xót, tiếp đó là dâng lên Mẹ La Vang những lời khẩn nguyện của Đoàn Hành hương, nhờ Mẹ chuyển cầu cùng Chúa cho những lời ước nguyện sớm chấm dứt Đại dịch đang hoành hành trên toàn thế giới.

Buổi tối là chương trình rước Kiệu Chúa Thương xót và Kiệu Mẹ La Vang và dâng hoa lên Mẹ, những nhánh hoa Huệ tươi thắm trinh nguyên được mỗi người dâng lên Mẹ với tất cả lòng thành kính mến yêu. Kết thúc chương trình là màn pháo hoa rực sáng Linh đài Mẹ La Vang nhằm tôn vinh Mẹ.

Ngày 2 tháng 7: Thánh lễ kết thúc Hành hương và cũng là Thánh lễ kỷ niệm Hôn phối của 11 cặp vợ chồng từ 7 năm đến 56 năm hôn phối. Thánh lễ đồng tế do linh mục Quản nhiệm Trung tâm Hành hương La Vang Micae Phạm Ngọc Hải chủ tế. Chia sẻ reong dịp lễ kỷ niệm hôn phối, cha đồng hành mời gọi mỗi một gia đình là một tổ ấm, đừng bao giờ là “Tổ cha hoặc Tổ mẹ”. Dù có giận hờn nhau rồi cũng làm lành để nêu gương cho con cái.

Cha Quản nhiệm La Vang cảm ơn Đoàn Hành hương đã luôn gắn bó với Mẹ La Vang từ bao năm nay. Ngài cũng thay mặt 2 cha quản xứ Tân Lương và Nhất Tây, cảm ơn Đoàn đã kịp thời gửi một số tiền để khắc phục khó khăn trong thời gian dịch Covid.

Thầy Cô Trưởng Đoàn và Đại diện Đoàn Hành hương đã trao cho cha Quản nhiệm một số tiền 160 triệu đồng nhằm góp phần vào việc phát triễn Trung tâm Hành hương.

Trương Trí
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lợi ich nhóm hay băng đảng cướp cơm dân ?
Phạm Trần
08:33 02/07/2020
“Lợi ích nhóm”, hay “nhóm lợi ích” là những tổ chức cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong đảng Cộng sản Việt Nam đã chia bè, kết phái để cướp cơm dân và bảo vệ độc quyền cai trị cho đảng.

Chúng sinh ra và lớn lên từ Thôn, rồi leo lên Xã trước khi ngoai qua Huyện, ngóc đầu lên Tỉnh để ngênh ngang bước vào Trung ương. Lộ trình quan lộ của “lợi ích nhóm” công khai từ dưới lên trên, từ trung ương xuống cơ sở và từ nhà nước vào doanh nhân, xí nghiệp. Khối Doanh nghiệp nhà nước là ổ tham nhũng phá hoại đất nước và phản bội sức lao động của dân lớn nhất nhưng không bị trừng phạt mà còn được bảo vệ bởi các “Nhóm lợi ích” trong cơ quan đảng và bộ ngành nhà nước.

Thế nhưng, gần 10 năm qua, kể từ Khóa đảng XI (2011-2016) Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng, Thanh tra Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống Tham nhũng do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đứng đầu đã không sao vạch được mặt, chỉ ra tên các “Nhóm lợi ích” để trừng phạt và tịch thu tài sản trả lại cho dân.

Con số trên 100 Cán bộ, Đảng viên, có người ở cấp cao đã bị bắt tù, bị truy tố, bắt đền bù tiền thu bất chính từ đầu Khóa đảng XII (từ 2016…) là một “thành tích” được báo, đài đảng tung hô để biểu dương ông Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng không ai biết các thủ phạm nổi cộm đã bị ngồi tù như Đinh La Thăng (cựu Ủy viên Bộ Chính trị); Nguyễn Bắc Son (cựu Bộ trưởng Thông tin-Truyền Thông) và Trương Minh Tuấn (cựu Bộ trưởng Thông tin-Truyền Thông) thuộc “Nhóm lợi ích” nào trong đảng.

Hiện nay, trước thềm Đại hội Đảng XIII, dự trù diễn ra đầu năm 2021, một làn sóng “đánh gió” tệ “Lợi ích nhóm”, hay “Nhóm lợi ích”, do Ban Tuyên giáo chủ động, đã bung ra với những quân bài chống “chạy chức”, “chạy quyền” và “chạy vào Trung ương” của các phe phái trong đảng.

Việc này cho thấy tình trạng “Lợi ích nhóm” vẫn sinh sôi nẩy nở như ong vỡ tổ khắp nơi, khắp chốn và trong mọi lĩnh vực, mọi cửa ngõ ra vào của hệ thống đảng, nhà nước và các Doanh nghiệp.

Thậm chí, cả trong Báo chí đảng cũng đang chửi xéo, nói xiên về chuyện “Lợi ích nhóm” như để tung hỏa mù trong dư luận. Những chuyện báo tống tiền Doanh nghiệp, liên kết với nhau viết bài đánh thuê, chém mướn cho nhóm này, phe kia để có lợi cho phe, nhóm trong đảng, hoặc cho chính mình cũng đã được ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo công khai răn đe nhiều lần.

Ngoài ra tình trạng báo làm áp phe phổ biến, ai cũng biết như “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” của làng báo gọi là “cách mạng” của đảng, tuy nay không còn phổ biến đại trà như mấy năm trước, nhưng cũng vẫn âm thầm và rân ran giao du dưới gầm bàn, hay tại các quán bia ôm thời hội nhập.

Vậy mà Ban Tuyên giáo chỉ dám viết như anh mù sờ voi rằng:” Lợi ích nhóm” hay “nhóm lợi ích” là một dạng “tham nhũng đặc biệt” cần phải chủ động phòng, chống và ngăn ngừa.” (Tạp chí Tuyên giáo, ngày 20/05/2020)

Tại sao lại gọi tội phạm tham nhũng của các nhóm băng đảng là “một dạng tham nhũng đặc biệt” khi thủ phạm là cán bộ, đảng viên nắm giữ các chức vụ đã nhận hối lộ và đưa hối lộ?

LẬY ÔNG TÔI ĐAY

Vậy những kẻ đã dùng quyền được trao và chức được ban đã lạm dụng địa vị để tổ chức tham nhũng loại “đặc biệt” này như thế nào?

Tuyên giáo trả lời:”Lợi ích nhóm”/ “nhóm lợi ích” thường liên quan đến người có chức, có quyền khi có sự kết hợp cùng mục tiêu lợi ích, cùng hành động và cùng phân chia lợi ích. Hiểu nguyên nghĩa, thì “đó là lợi ích của một nhóm người gắn kết với nhau, hỗ trợ, móc ngoặc với nhau, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau có lợi ích và bảo vệ lợi ích đó”. “Lợi ích nhóm”/ “nhóm lợi ích” kiểu này được hình thành trên cơ sở cùng mục tiêu trục lợi, kiếm chác, tham nhũng; lợi dụng sơ hở của các quy định để tạo các mối quan hệ nhằm móc nối kiếm lợi bất chính cho cá nhân và nhóm mình, bất chấp nhân phẩm, đạo đức, pháp luật.” (Tuyên Giáo, ngày 20/05/2020)

Chi tiết hơn, theo tài liệu của Tuyên giáo thì các ngõ ngách ăn bẩn và làm giầu của các “Nhóm lợi ích”, hay “Lợi ích nhóm” đã diễn ra như sau:

1) “Diễn ra trong quá trình hoạch định, ban hành và thực thi chính sách về kinh tế - xã hội như quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên; trong đầu tư công, quản lý và sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng; tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi; lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.“

2) “Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi…”

3) “Càng về cuối nhiệm kỳ, những người thuộc “nhóm lợi ích” thường chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình, nhóm mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích...”

(Tài liệu “Thực trạng, xu hướng và giải pháp phòng, chống “lợi ích nhóm” ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2015, tr.42.)

NỘI CHÍNH NÓI GÌ?

Để biết rõ hơn con mắt đảng tuy đã thấy hết mà vẫn như quáng gà trước một thực trạng tha hóa trong đảng đã hết thuốc chữa, chỉ hai năm sau ngày ông Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm lãnh đạo Khóa đảng XI (từ 2011).

Bài tường trình của Ban Nội chính Trung ương đảng CSVN, đề ngày 01/08/2013 viết như sau:

“Hiện nay, ở nước ta, lợi ích nhóm tiêu cực phát triển khá phổ biến, hiện diện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Nhưng, phổ biến nhất, tác hại và nguy hiểm nhất là lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và được thể hiện dưới các dạng sau đây:

- Tạo quan hệ với cấp trên, với cơ quan có thẩm quyền, khi cần thiết có thể “hối lộ” dưới mọi hình thức để giành được kinh phí, đề tài, dự án v.v… cho đơn vị, địa phương v.v… (trong khi có thể bố trí kinh phí, đề tài, dự án cho đơn vị, địa phương khác sẽ có lợi và hiệu quả hơn).

- Tạo quan hệ, móc ngoặc với những người có chức, có quyền quyết định để được bố trí vào các chức vụ mong muốn cho bản thân hoặc cho người thân trong gia đình, trong khi năng lực, phẩm chất không đáp ứng được yêu cầu của vị trí công tác đó.

- Nhà đầu tư, doanh nghiệp tạo quan hệ móc nối với cơ quan, người có thẩm quyền quyết định, hình thành nhóm lợi ích để xây dựng các dự án, chủ trương đầu tư hoặc giành được các dự án “phát triển kinh tế - xã hội” nhằm mục đích kiếm lợi, có chi trả % cho chủ đầu tư, không tính đến hiệu quả đầu tư hoặc hiệu quả thấp, miễn là “có việc” là “có ăn”. Người có chức quyền, thoái hóa, biến chất, chỉ chăm lo thu vén lợi ích cá nhân, chỉ phê duyệt cho đơn vị, cá nhân nào biết quan hệ, biết điều, chi trả % đậm hơn.

- Các doanh nghiệp là “sân sau”, đồ đệ trung thành của những người có chức, có quyền hình thành nhóm lợi ích, cố kết với nhau để cùng nhau có lợi ích, bảo vệ lợi ích cho nhau. Doanh nghiệp và các đồ đệ trung thành phải chăm lo lợi ích của “sếp” tạo dựng uy tín, lo lót để che chắn khuyết điểm của “sếp”, để “sếp” được vào những vị trí công tác mong muốn v.v… Đến lượt “sếp” phải trả ơn, chăm lo lợi ích của các doanh nghiệp, đồ đệ của mình, phê duyệt cho họ những dự án “béo bở”, cất nhắc họ vào những vị trí làm việc hứa hẹn nhiều bổng, lộc v.v…

- Một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất trong các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát, cơ quan điều tra v.v… cũng bị móc nối và vì lợi ích vị kỷ của mình hình thành nhóm lợi ích với các cơ quan, cán bộ, công chức là đối tượng thanh tra, kiểm tra, điều tra v.v… để che chắn khuyết điểm, thậm chí làm nhẹ tội cho các đối tượng này.

Những biểu hiện trên đây của lợi ích nhóm tiêu cực đã được Đảng tổng kết thành các hành vi “chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương”…”và dư luận xã hội đã tổng kết muốn có chức quyền, lợi ích phải có “tiền tệ, quan hệ, hậu duệ, đồ đệ và cuối cùng mới là trí tuệ”.

Biết rõ chúng cấu kết, thành hình và moi móc để ăn như vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng không tìm ra được những “nhóm con sâu mọt người thật và việc thật” để trừng phạt và lấy lại của ăn cắp mà chỉ biết hô hào:” Kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, bè phái, 'lợi ích nhóm', chạy chức, chạy quyền...” (Tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 12 (11-14/05/2020);

Hay, như Tuyên giáo cũng tát nước theo mưa khi phóng loa:”Đẩy mạnh đấu tranh, phòng, chống chủ nghĩa cá nhân, các biểu hiện bè phái, cánh hẩu, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, quan liêu, tham ô, tham nhũng, “lợi ích nhóm” thì những ổ sâu “Lợi ích nhóm” hay “Nhóm lợi ích” đến bao giờ mới hết tiền nuôi bồ nhí và xây biệt phủ? -/-

Phạm Trần

(07/020)

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
ĐGH Phanxicô: Giới trẻ là tương lai Giáo Hội
Thi Chương
08:46 02/07/2020
Nhiều dịp ĐGH Phanxicô khi nào có thể là gặp, tiếp xúc, gần gũi, hay gửi sứ điệp cho giới trẻ khuyên vào khuân vào phép trong Giáo Hội để nên người hữu ích cho Giáo Hội và đất nước.

1) Trong JMJ 22-28.7.2013, tại Brasil, ĐGH nói với người trẻ: Tôi đến gặp những người trẻ, được thu hút vì lòng bàn tay mở rộng của Chúa Giêsu. Họ muốn nới rộng bàn tay, gần con tim của Chúa và lắng nghe tiếng mạnh mẽ rõ ràng: ‘’Các con hãy đi và làm cho mọi người làm môn đệ’’. Và ngỏ lời với gia đình của người trẻ: Các con là con ngươi trong mắt gia đình chúng ta. Giới trẻ là cửa sổ, tương lai thế giới. (GXVN 10.2013, tr. 16)

2) Ngày 3. 10. 2018, huấn dụ mở đầu cho Thượng HĐGM về người trẻ, ĐGH nói: người trẻ phải nói thẳng, lắng nghe và phân định, vượt thắng thành kiến, tuyệt đối tránh xu hướng giáo sỹ trị, tự mãn, tự phụ và làm tươi nở hy vọng. Nội dung huấn dụ rất phong phú, 8 điểm:

- Can đảm chia sẻ, thành thật phê bình: Tất cả hãy can đảm dám nói, nói ngay,

nói thẳng, nghĩa là liên kết tự do thật sự và bác ái. Một sự phê bình thành thật và trong sáng là xây dựng và trợ giúp.

- Khiêm tốn lắng nghe, đối thoại: Lắng nghe cởi mở đi đến đối thoại, nói cả những gì cần sửa bổ túc gợi ý và thay đổi. Đó là dấu hiệu trưởng thành nhân bản và tinh thần.

- Thực hành phân định là thái độ nội tâm ăn sâu vào đức tin cũng là mục đích nhắm tới. Sau mỗi phát biểu cần im lặng, chừng 3 phút, suy nghĩ âm hưởng chọn lọc giải thíc, đem ra áp dụng cho cuộc sống.

- Vượt trên thành kiến và quan niệm cố hữu: cần biết người khác là ai và họ muốn gì. Thành kiến là quan niệm sai, bám rễ sâu mà không hay. Người trẻ bị cám dỗ cho người lớn lỗi thời, không kinh nghiệm. Tất cả là trở ngại lớn cho đối thoại. Liên minh các thế hệ có thể và cần Iàm ngay.

- Cám dỗ của người lớn cần vượt thắng: Người lớn đừng coi thường người trẻ và phán đoán họ tiêu cực cho họ vô luân hay không khả năng cứu vãn văn hóa hay dân tộc. Trái lại, người trẻ đừng cho người lớn là ‘‘đồ cổ, lỗi thời, nhàm chán’’. Sức khỏe tuy yếu kém, người lớn luôn là ký ức, căn cội và mạch tim. Hai thế hệ đừng coi thường nhau

- Vượt thắng nạn giáo sỹ lạm quyền: Luôn chống lại nguy cơ ‘‘giáo sỹ trị, lạm quyền’’. Làm mất ơn gọi, mất uy tín là đồi bại trong Giáo Hội. Phải khiêm tốn xin lỗi và tạo điều kiện không tái diễn.

- Cảnh giác người trẻ: Cần chữa trị tự mãn, tự phụ và vội vã đưa ra kết luận nơi nhiều người trẻ. Đó là nguyên nhân dẫn tới lạc hướng, ngỡ ngàng, hoang mang, quên lịch sử ý nghĩa sống.

- Gặp gỡ giữa các thế hệ mang lại hy vọng: Gặp gỡ trao đổi rất phong phú mãnh liệt cho tương lai. Đừng so sánh quá khứ, sẽ bi quan cho tương lai. Đừng đếm thất bại làm chùn chân tiến bước. (RV 3.10.2018)

3) Trong tựa đề tác phẩm ‘’Thánh Gioan Bosco, một ‘’Tác Nhân’’ của Tin Mừng’’, do nhiều tu sỹ Salésiens viết, ĐGH ghi: Người trẻ phải đem Tin Mừng Chúa Phục Sinh và trở thành nhân chứng cho Tin Mừng. Nói rõ: Hãy đưa người trẻ đến với Tin Mừng. Một Tin Mừng đơn thuần thanh khiết dù phải đối đầu với văn hóa phức tạp tại mỗi quốc gia. Tu sỹ Salésien may mắn có vị sáng lập đầy tình thương và bác ái. Xưa, hồi nhỏ, ĐGH cũng học Salésien (Vietcathlic 12.1.2019). Ngày 30.1.2019, triều yết chung, ĐGH nhắc người trẻ đi lễ kính thánh Don Bosco (31.1) vì Ngài là vị ‘’thánh luôn ôm lấy các em vào lòng’’.

4) ĐGH viết trong Tông huấn Veritas Gaudium (29.1.2018, Niềm Vui Chân Lý): Trước những thách đố hiện nay, cần có nền giáo dục để hoàn thành ‘‘những tiến bộ’’, không sẽ ngụy ngã trước ‘‘văn hóa thu hẹp’’, con người thành một chất thái, tìm những lợi nhuận và khoa học kỹ thuật. Văn kiện áp dụng cho giáo dục đại học Công Giáo, theo 4 tiêu chuẩn:

- Trình bày Tin Mừng mới mẻ và thu hút

- Cống hiến cho ‘đối thoại rộng khắp’ và ‘nền văn hóa gặp gỡ’

- Dấn thân cho phương pháp bên trong các bộ môn và giữa các bộ môn với nhau

- Nhấn mạnh vào ‘mạng lưới’ để thúc đẩy nghiên cứu vì lợi ích chung. (Catholic Worl News. 30.1. 2018)

Vì thế Giáo Hội đã gia nhập vào 4 hiệp ước của UNESCO. ĐGH Benedicto XVI năm 2007, đã thiết lập Văn phòng Tòa Thánh Lượng Giá và thăng tiến phẩm chất các Đại Học và các phân khoa của Giáo Hội (AVEPRO) (vietcatholic 29.1.2018)

5) Trước JMJ tại Panama, ĐGH đã gửi thông điệp cho các bạn trẻ giáo phận David, Panama, tại Soloy, họp 17-21.1.2019, chuẩn bị trước cho đại hội. ĐGH cám ơn các thiện nguyện và khuyến khích giới trẻ địa phương duy trì nền văn hóa gốc rễ của họ bằng cách chống lại bị đẩy ra bên lề, bị loại trừ, phí phạm và làm cho người nghèo bị đe dọa và xây dựng một thế giới công lý và nhân bản hơn. ĐTC nói: Chúng ta mang ký ức quá khứ để xây dựng tương lai một cách can đảm. Đây là phương châm các bạn chọn cho những ngày chuẩn bị JMJ. Từ văn hóa căn bản gốc rễ mọc lên đơm hoa kết trái. Từ gốc rễ bén vào tương lai. Sẽ phát sinh sức mạnh làm các bạn lớn lên, triển nở và sinh hoa trái. Chúng ta phải bảo vệ căn nhà chung, xây dựng một thế giới khác, công bằng và nhân bản hơn. Đó là thách thức hôm nay. (vietcatholic 21.1.2019)

6) Để chuẩn bị cho Đại hội JMJ tại Panama, 22.2. 2019, ĐGH đã gửi cho đại hội thông điệp mang tên: Thưa Bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa (Lc 1, 30). JMJ kỳ này trùng hợp với Thượng HĐ GM TG về Giới Trẻ, tại Roma, 3-28.10. 2018, đề tài: ‘’Người trẻ, đức tin và phân định ơn gọi’’

- Thưa Bà Maria, xin đừng sợ: Lời chào sứ thần đột ngột trấn an thiếu nữ bình dị đừng sợ, vui lên: Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Chúa ở cùng bà (Lc.1, 28). Còn sợ là đức tin chưa vững chắc. người Kito hữu không bao giờ sợ hãi, hoài nghi.

- Vì bà đẹp lòng Thiên Chúa: Không sợ vì Đức Mẹ đầy ân sủng liên tục chứ không phải hời hợt, cả những thử thách trong tương lai (vietcatholic. 23.1.2019)

- sợ vì Đức Mẹ đầy ân sủng liên tục chứ không phải hời hợt, cả những thử thách trong tương lai (vietcatholic. 23.1.2019)

7) Ngày 24.1.2019, 17g30, JMJ 2019, tại Panama, đây là buổi chính của đại hội, ĐGH gặp giới trẻ tại cánh đồng bờ biển Santa Maria la Antigua. ĐGH nói: Phêrô và Giáo Hội đang đi, lên đường với các bạn. Các bạn đừng sợ, tiếp tục đưa ra chứng tá thuyết phục hơn cho Tin Mừng. Cùng nhiều năng lực hơn tươi mới giúp hạnh phúc và sẵn sàng hơn. Chúng ta cần khám phá và đánh thức tươi mới trẻ trung Giáo Hội. Tiến lên không ngừng để phục vụ và khuyến khích nhau phát triển xây dựng bằng nỗ lực văn hóa mới. Từ các nền văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, lịch sử khác nhau. Nhưng không ngăn cản gặp, vui mừng bên nhau. Hợp nhất thành nền văn hóa gặp gỡ chung. Là mời mọi người tập hợp tin, dám sống anh em. (Vietcatholic News 24.1.2019)

7) Ngày 25.1.2019, 10g30, JMJ tại Panama 2019, ĐGH chủ tọa nghi lễ đặc biệt sám hối, với 200 bạn trẻ tại nhà tù thanh niên, ở Las Garzas de Pacora, không dự JMJ, ĐGH ngồi tòa cho tù nhân. Bài giảng, ĐGH nói: Chúa Giêsu đón tiếp và ngồi ăn với người tội lỗi. Người Do Thái cằn nhằn, như ngăn chặn ‘‘mọi thay đổi, hoán cải và hội nhập’’. Làm như vậy là chia rẽ, cho người này tốt lành, công chính, người kia tội lỗi, mưu mô, xảo quyệt. 11 thiếu niên tù được thả và gặp ĐGH. Ban tổ chức cho là sự kiện đặc biệt trong đó ‘‘những người bị tước đoạt tự do sẽ tham gia phụng vụ sám hối với ĐTC trong hành động ăn năn, hòa giải và tha thứ’’. Đây là thực hiện mời gọi của Tin Mừng: cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc.

Cùng ngày, 15g15, ĐGH dự Đường Thánh Giá, tại Juan Pablo II, một trong hoạt động nổi của đại hội. ĐGH dâng lời nguyện: Lạy Chúa, con đường thập giá Con Cha vẫn tiếp diễn. Xin dạy chúng con biết đứng dưới chân mọi thập giá. Xin mở mắt, cứu chúng con khỏi tê liệt, sợ hãi, tuyệt vọng. Và dạy chúng con biết nói ‘‘này con đây’’ bên cạnh Con Chúa, Đức Mẹ và Môn Đệ, cả những tâm hồn mong chào đón Nước Chúa trong tâm hồn (vietcaholic. network 25.1.2019).

8) Sứ điệp ngày 22.4.20218, ĐGH gửi cho ngày Thế Giới Ơn Gọi lần 55, chủ đề theo ba khía cạnh: ‘’Lắng nghe, phân định và sống lời mời gọi của Chúa’’.

-Lắng nghe: Cả Chúa Giêsu cũng được kêu gọi, sai đi. Ngài cần hồi niệm trong thinh lặng, đã lắng nghe trong hội đường, dưới ánh sáng Thánh Linh. Ngày nay, thái độ này khó khăn, vì xã hội ồn ào, giao động, thử thách, làm phân tâm, hoang mang.

- Phân định: Mỗi người khám phá ơn gọi qua phân định thiêng liêng, đối thoại và lắng nghe Thánh Linh. Đi đến lựa chọn cuộc sống. Ơn gọi Kitô luôn có chiều kích ngôn sứ sai đến với người khác.

- Sống lời mời gọi của Chúa: Niềm vui của Phúc Âm mở cho chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa và anh em. Không chần chờ hay lười biếng. Chúa mời gọi sống trong hôn nhân hay thánh hiến, trở thành chứng nhân lúc này. Sống ơn gọi ngày hôm nay và mau mắn trả lời ‘này con đây’’. (RV 5.12.2017)

9) Tiếp tục bài Giáo lý về kinh Lạy Cha, 16.1.2019, ĐTC kêu gọi các em nhỏ cả các bạn trẻ, Chúa Cha như Cha mình, dù có sai phạm nho nhỏ, hay gặp khó khăn, cũng cứ tự nhiên thưa với Ngài, đầy lòng tin tưởng phó thác: Abba, Cha ơi ! Người Cha không bao giờ quên hay bỏ bê, không yêu con mình. Tìm giờ gần bên thỏ thẻ với Cha mình. (vietcatholic.net. 19.1.2019)66)

10) Giảng trong kinh chiều 18.1.2019, tại Đền thờ Thánh Phaolo ngoại thành, khai mạc cầu cho Hiệp Nhất Kitô hữu. Chủ đề: ‘’Anh em phải theo đuổi công lý và chỉ công lý mà thôi’’ (Đnl 16, 20) Trước sự có mặt của sinh viên trẻ của Chính Thống, ĐGH kêu gọi: Anh em sẽ liên hoan trước nhan Thiên Chúa của anh em với con trai con gái, tôi tớ nam nữ trong các thành của anh em, với ngoại kiều, cô nhi qủa phụ giữa anh em, nơi Thiên Chúa chọn anh em để danh Người ngự trị (Đnl 16, 11). Như Thánh Phaolo viết cho dân Roma (Rm 15, 1): Bổn phận chúng ta, người có đức tin, phải nâng đỡ người yếu đuối, không có đức tin, chứ không chiều theo sở thích họ. Theo gương Chúa Giêsu, chúng ta phải nỗ lực giúp đỡ những người yếu đuối. Liên đới chia sẻ trách nhiệm là luật lệ chi phối gia đình Kitô. (vietcatholic 18.1.1019)

11) Không phải giáo huấn của ĐGH, chỉ là hoạt động của Giới trẻ Hoa Kỳ, họp 3-7.1.2019, hai năm 1 lần, mang tên SEEK 2019, qui tụ 17.000 bạn trẻ về Indianapolis, Indiana, do Lm Patrick Briscoe, Đa Minh, tổ chức. Đại hội thuộc Fellowhip of Catholic University Student (Focus, Hiệp Thông Sinh Viên Đại Học Công Giáo). Đại hội biểu dương tinh thần hăng say tuổi trẻ. Mỗi ngày có thánh lễ, chầu Thánh Thể, cầu nguyện, thuyết giảng, thảo luận và phát biểu. Năm nay có Thánh tích Trái Tim không hư nát của thánh Gioan Maria Vianney, được cung nghinh đến đại hội. Cha Rosemary Sullivan, điều hành đại hội cũng là Giám Đốc Ơn Gọi toàn quốc (NCDVD), mô tả: Tôi mục kích cả một cơn sóng của niềm vui thầm lặng. Tôi thấy Thánh Gian M Vianney đang lôi kéo các cõi lòng về Thiên Chúa. Người trẻ đang ôm lấy Giáo Hội vì họ được mời gọi ôm lấy những điều mà Giáo Hội có từ thuở nào. Cha Patrick Briscoe cho thấy: Một phần trò chuyện thánh thiêng đang diễn ra. Như Sullivan, tham dự, phát biểu: Tôi thấy Thánh GM Vianney đang lôi kéo các cõi lòng về với Thiên Chúa. Như thành GM Vianney từng nói: Khi trái tim trong sạch và đơn sơ, không thể không yêu thương, vì nó đã khám phá ra nguồn gốc của tình yêu là Thiên Chúa. (vietcatholic, 18.1.2019)

Không gì đánh giá chính xác Giới Trẻ bằng kết luận của bản ‘’Kết thúc của Thượng HĐ GM TG về Người Trẻ, họp từ 3-28.10. 2018, tại Roma. Bản văn viết: Chúng tôi thấy rõ từ đầu hành trình của Thượng HĐ rằng người trẻ là một phần không thể thiếu trong Gíao Hội. Sự thánh thiện cũng thế trong thập kỳ gần đây tạo ra mùa hoa nở rộ đa diện khắp nơi. Việc chiêm ngắm và suy niệm trong Thượng HĐ lòng can đảm của nhiều người trẻ từ bỏ cuộc sống trung thành với Tin Mừng, đã khiến chúng tôi cảm động. Lắng nghe các chứng từ của những người trẻ có mặt tại THĐ, giữa những cuộc bách hại, đã chọn chia sẻ cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, đã tái sinh. Nhờ sự thánh thiện của người trẻ, Hội Thánh có thể làm hồi sinh lòng hăng say tinh thần và sức sống tông đồ của mình. Hương thơm của thánh thiện phát sinh từ tốt lành nhiều người trẻ như thế, có thể chữa lành các vết thương của Giáo hội và thế giới, đưa chúng ta trở lại với tình yêu trọn vẹn mà chúng ta luôn được mời gọi. Các vị thành trẻ đẩy chúng ta trở lại tình yêu ban đầu của mình (x. Kh 2, 4) (Bản văn số 167) (Vietcatholic. News. 2.1.2019).
 
VietCatholic TV
Đau lòng: Bia 10 điều răn Đức Chúa Trời trước tòa án thành phố Montana bị giật sập
Giáo Hội Năm Châu
03:00 02/07/2020

1. Cuộc chiến khốc liệt và vô vọng ở Syria – đẩy 13 triệu người phải di tản!

Liên Hợp Quốc cảnh báo Syria đang đối diện với một cuộc khủng hoảng chết đói! Đức Thánh Cha Phanxicô cũng kêu gọi các quốc gia hãy cứu giúp những nạn nhân đau khổ ở Syria và Trung Đông.

(Tin Vatican - Robin Gomes)

Đức Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các quốc gia hãy cứu trợ cho Trung Đông tại Hội nghị lần thứ 4 bàn về hỗ trợ tương lai cho Syria và vùng Trung đông được Brussel triệu tập.

Trong buổi triều yết vào trưa Chúa nhật 28/6/2020, Đức Thánh Cha đã đề cập đến vô số trẻ em đang chết đói, và kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho Syria, trong một Hội nghị trực tuyến sẽ được tổ chức vào thứ ba ngày 30 tháng 6 về việc đóng góp viện trợ cho Tổ chức Cứu trợ Lương thực Thế giới do Liên minh châu Âu phối hợp với Liên hợp quốc tổ chức tại Brussel.

Đại dịch Covid-19 tại Syria

Mặc dù đại dịch Covid-19 được xác nhận là tương đối nhẹ ở Syria, chỉ bộc phá ở vùng nông thôn Damascus, nhưng mối lo to lớn cho người Syria là 9 trong số 10 người có mức sống khoảng 2 đô la mỗi ngày – nếu họ bị Covid-19 chiếu cố thì thật là nguy hiểm!

Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP), đang lo nhân đạo cho gần 100 triệu người trên 83 quốc gia hàng năm, cảnh báo về nỗi ám ảnh của một nạn đói khủng khiếp đang lan tràn khắp Syria.

Giá thực phẩm leo thang 200 phần trăm!

Tổ chức Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP), đưa ra lời kêu gọi tài trợ để duy trì chương trình cung cấp thực phẩm to lớn trên toàn cầu, trong số đó ước tính có 9, 3 triệu người Syria, chiếm hơn một nửa dân số nước này, hiện thiếu thốn về thực phẩm.

Phát ngôn viên tại Syria cho hay đất nước này chưa từng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng đói như ngày nay! Giá thực phẩm cơ bản tăng vọt tới mức chưa từng thấy, kể cả cuộc đói 9 năm trước đây! Bà Elisabeth Byrs, phát ngôn viên của Tổ chức Cứu trợ Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP) cho hay vật giá leo thang 200% trong vòng năm qua.

Cơ quan Cứu trợ Thực phẩm Liên Hợp Quốc nhận hỗ trợ 4, 8 triệu người Syria mà thôi thì Tổ chức Cứu trợ Lương thực Thế giới (WFP) cần tới 200 triệu đô la.

Nếu tài trợ không có thì vào tháng 8, Tổ chức Cứu trợ Lương thực Thế giới (WFP) buộc phải cắt giảm khẩu phần cũng như số người nhận được lương thực!

Hơn 13 triệu người trong nước Syria phải di tản! Một con số không lồ, chiếm nửa dân số của Syria đang phải di cư…

Ông Jens Laerke, người phát ngôn của OCHA cho hay: Trong số 13 triệu đó, là cả một thế hệ trẻ không được hưởng gì, ngoài những thống khổ, khó khăn, hủy diệt và thiếu thốn! Ông cũng cho hay, còn hơn 11 triệu người dân ở lại Syria, cũng cần được trợ giúp và cần được bảo vệ! Trong lúc ấy, nền kinh tế của đất nước đã bị phá sản, và nạn dịch Covid-19 còn đang hoàng hành đất nước này!

2. Montana, một gã đàn ông đã kéo xập bức phù điêu Thập giới tại sân tòa án thành phố.

CNA ngày 30 tháng 6 năm 2020 cho hay: Một gã đàn ông đã bị bắt vì kéo xập bức phù điêu “Mười điều răn” trong khuôn viên tòa án thành phố Montana.

Được biết gã là một cư dân ở Columbia Falls, 30 tuổi, ngày 27/6 đã quấn xích quanh bức phù điêu “Thập giới” được dựng lên trước tiền đình tòa án ở Flathead và dùng xe tải của gã, giật xập xuống và kéo ra đường… Xong hắn tháo dây xích ra và lên xe chuồn khỏi khu vực.

Sở Cảnh sát Kalispell nói với NBC Montana rằng nhiều người thấy hắn làm vậy, nên đã gọi cho cảnh sát.

Người đàn ông thủ phạm tên là Anthony Weimer, phải đối diện với một tội hình sự. Cảnh sát cho hay họ không biết động lực nào khiến hắn hành động vậy!

Cảnh sát trưởng Kalispell Doug Overman nói với hãng tin MTN rằng hắn không có liên hệ gì với bất kỳ nhóm biểu tình hay nhóm bạo loạn nào ở quận Flathead cả.

Theo tin địa phương không biết bức phù điêu này có thể phục hồi lại được không hay phải thay thế bằng một bức phù điêu mới khác!

Các phù điêu khắc Mười điều răn, thường được trân quí và các tôn giáo như Công Giáo, Tin lành và Do Thái dựng lên và ít bị dân chúng phản đối!...

Trong mấy tuần qua, nhiều di tích lịch sử công cộng đã bị các nhóm quá khích phá hoại và kéo đổ!...

Các cuộc biểu tình ôn hòa chống lại sự tàn bạo của cảnh sát gây nên cái chết của một cư dân Minnesota là anh George Floyd, một người da đen, trong khi cảnh sát bắt anh ta!

Tuy nhiên, các cuộc biểu tình ôn hòa đã trở thành bạo loạn cướp bóc, hôi của và phá hoại nhiều di tích lịch sử như kéo xập các bức tượng Tổng thống George Washington, Christopher Columbus, nhân vật đã khám phá ra Châu Mỹ và Ulysses S. Grant, một tướng tài của lịch sử nước Mỹ, đã giải thoát dân chúng khỏi cảnh nô lệ bóc lột!...

Đã có ít nhất hai bức tượng của Thánh Junipero Serra cũng bị kéo xập do những cuộc biểu tình bạo loạn ở California.

Nói về thánh Junipero Serra, vào thế kỷ thứ mười tám, thánh nhân đã thành lập nhiều thí điểm truyền giáo mà sau này, các thì điểm này đã trở thành trung tâm của các thành phố lớn ở California. Thánh Serra đã giúp hàng ngàn người dân California bản địa gia nhập vào Kitô giáo, dạy họ các công nghệ nông nghiệp mới cũng như bảo vệ họ khỏi sự tàn bạo thực dân Tây Ban Nha thời đó!...

Tại thủ phủ St. Louis, của Tiểu bang Missouri, một tượng đài, biểu tượng của thành phố mang tên vua thánh Louis IX trước tòa đô sảnh của thành phố đang là điểm nóng thu hút sự bảo vệ tượng đài của nhiều người dân trong thành phố và phong trào bạo loạn đòi kéo xập tượng đài vì cho đây là biểu tượng của một cuộc xâm lăng quá khứ!

Thánh vương Louis là Vua nước Pháp từ năm 1226-1270, Ngài đã tham gia vào các cuộc Thập tự chinh thứ bảy và thứ tám. Vua chống lại việc cho vay lấy lời, chính Vua thành lập các bệnh viện, và đích thân chăm sóc người nghèo và những người phong cùi. Ngài được Giáo hội tôn phong hiển thánh vào năm 1297. Thành phố đã chọn tên ngài để gọi tên thủ phủ của tiểu bang…

Nguồn: https://www.catholicnewsagency.com/news/in-montana-man-tears-down-ten-commandments-monument-at-county-courthouse-grounds-10360
 
Đau buồn: Tượng đài Đức Mẹ tại thủ đô Tiệp mới dựng lên được có 17 ngày đã bị đốt
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:05 02/07/2020


Như chúng tôi đã loan tin một bức tượng Đức Mẹ Maria tại thủ đô Tiệp bị giật sập vào năm 1918, đã được dựng lại sau hơn một thế kỷ vào ngày 4 tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên, chỉ 17 ngày sau đó một nhóm người đã biểu tình dữ dội và nhóm lửa đốt bức tượng.

Nguyên thuỷ tượng Đức Mẹ được dựng vào giữa thế kỷ 17 dưới thời hoàng đế Ferdinand III. Đến năm 1918, sau khi đế quốc Áo-Hung sụp đổ, quốc gia Tiệp Khắc thành lập, các thành phần cộng sản thân Liên Sô đã giập sập bức tượng hiện diện tại quảng trường thủ đô Tiệp gần 300 năm.

Jan Bradna, nhà điêu khắc học thuật, nhà phục chế và là thành viên của Hiệp hội phục hồi tượng Đức Mẹ cho biết: chính người dân Prague muốn dựng lại bức này.

Bức tượng mới là một bản sao bằng sa thạch giống như bản gốc. Tượng được mạ vàng và được đặt trên cột cao 50 feet tức khoảng 16m. Hiện nay tượng đã được dựng lên trước nhà thờ thủ đô Prague.

Chủ trương phục hồi bức tượng bắt đầu từ năm 1990 sau khi Tiệp thoát khỏi đại họa cộng sản. Tiến trình gặp rất nhiều trở ngại về mặt pháp lý vì nhiều người vô thần và Tin Lành chống lại việc đặt lại bức tượng. Thậm chí có cả chuyện ẩu đả trên quảng trường giữa người ủng hộ và người chống đối việc dựng tượng.

Cuối cùng hội đồng thành phố Prague đã cấp phép cho dựng lại bức tượng Đức Mẹ đã hiện diện nơi đây gần 300 năm trước.

Trào lưu giật sập các bức tượng tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã lan nhanh sang đến Tiệp. Một nhóm người Tin Lành quá khích xem việc đặt bức tượng này là một cử chỉ kỳ thị đối với họ và đã nhóm lửa đốt vào tối ngày 21 tháng 6.

May mắn, cảnh sát can thiệp kịp thời và dập tắt được đám cháy.

Thị trưởng Petr Hejma của Prague nói:

“Chúng tôi cảm ơn Cảnh sát Prague vì sự can thiệp nhanh chóng của họ sau mưu toan đốt cháy Tượng Đài Đức Mẹ. Mọi người đều có quyền có ý kiến về Tượng Đài này, nhưng chúng tôi sẽ không dung thứ cho những hành động phá hoại.”