Phụng Vụ - Mục Vụ
Vất vả và gánh nặng
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:56 03/07/2014
Chúa Nhật XIV THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 11, 25-30
VẤT VẢ và GÁNH NẶNG
Chúa Giêsu trong suốt cuộc hành trình giới thiệu Nước Trời, công bố Tin mừng Nước Thiên Chúa. Ngài đã dạy dỗ các tông đồ và nhân loại rất nhiều điều. Chúa luôn dạy mọi người :” Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu các con “. Lời dạy của Chúa Giêsu luôn thách thức con người bởi vì sống hiệp nhất, bác ái, yêu thương sẽ được C húa chúc lành. Còn sống chia rẽ, hận thù, Chúa không ngự trị. Hôm nay, Chúa lại mời gọi :” Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng…”.Đây là một lời mời gọi, động viên, khích lệ đầy an ủi, Chúa nói với các tông đồ, nói với tất cả mọi người và từng người chúng ta.
Vất vả và gánh nặng có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, đây là một cái bao đựng, một cái ba lô chứa đầy đồ vật, nặng, khó vác, khó đeo. Còn theo nghĩa thông thường: vất vả và gánh nặng nói đền sự nhọc nhằn, vất vả, trách nhiệm mà con người phải chấp nhận. Dù chúng ta hiểu theo bất cứ nghĩa nào thì đây cũng là những đau khổ, những vất vả, thử thách, trách nhiệm riêng của mỗi người trong cuộc sống hằng ngày.
Trong đời sống, trong cuộc đời của mỗi người đều có những niềm vui, hạnh phúc, nhưng đồng thời cũng có những vất vả, thử thách, đau khổ…Đó là định luật ở đời.: có vui, có khổ, có sống, có chết. “ Hữu sinh hữu khổ “. Vâng, đời của mỗi người có dài, có sống lâu cũng chỉ hơn trăm tuổi nhưng ai cũng phải trải qua nhiều đau khổ, nhiều chông gai, nhiều vất vả trong cuộc đời.
Chúa Giêsu hiểu rõ tất cả mọi người, thấu hiểu hết những vất vả, gánh nặng mà con người phải chịu, phải chấp nhận và phải long đong mang vác. Gánh nặng ấy là gánh nặng của bản thân, gia đình, xã hội, gánh nặng ấy cũng là gánh nặng của bệnh hoạn tật nguyền luôn đe dọa con người, là những mất mát; cha mẹ, người thân qua đời, những hiểu lầm, những vu oan, cáo vạ vô cớ mà người ta chồng chất lên nhau. Những vất vả ấy con người phải kê vai gánh vác ; vất vả với cuộc sống hằng ngày, với kinh tế thiếu hụt, vất vả với con cái lúc nhỏ,và lúc chúng trưởng thành, khôn lớn vv…
Ai cũng có những vất vả, ai cũng có những đau khổ thể xác cũng như tinh thần. Do đó, Chúa nói :” Hãy đến với Chúa “. Lời mời gọi của Chúa Giêsu mang lại cho mọi người, cho chúng ta tia hy vọng, đem lại cho chúng ta sự an ủi, đỡ nâng nhất là khi chúng ta gặp đau khổ, gặp thử thách chông gai vv…Chúa Giêsu nhắn nhủ chúng ta rằng :” Ngài đang có mặt, Ngài đang hiện diện “ trong mọi biến cố, trong mọi trạng huống của cuộc đời. Ngài mang lấy những đau khổ, những thử thách của chúng ta. Ngài trực tiếp có mặt trong từng phút giây của cuộc đời chúng ta. Ngài mang, gánh lấy tất cả những sầu đau, tủi hờn, buồn tủi của chúng ta. Ngài luôn là Đấng cứu chuộc chúng ta. Chúa luôn hiện diện để cứu vớt, giúp đỡ, nâng đỡ, bổ sức và cứu vớt chúng ta như Ngài đã đến với những người cùi, người phong, người hủi, ngài đã đến với những con người tội lỗi, những con người nghèo túng, tật nguyền, những người thu thuế vv…Chúa Giêsu đón nhận lấy tất cả những khó nhọc, buồn phiền, đau khổ của chúng ta. Ngài đã vất vả mà gánh vác tất cả những đau khổ, bệnh hoạn, khó khăn, thử thách của con người, nên, Ngài cũng đồng hóa với những người nghèo, những người bệnh hoạn, tội lỗi, bất hạnh.Chính vì thế, Ngài đã nói :” Mỗi khi các con cho một người đói ăn, người khát uống là các con cho chính Ta ăn, cho Ta uống “. Rõ ràng, Chúa Giêsu đã chúng ta thấy rõ khuôn mặt của Ngài.
Đến với Chúa, Ngài mang lấy những nỗi nhục nhằn, đau khổ, bất hạnh của chúng ta. Ngài bổ sức, nâng đỡ chúng ta. Chúng ta là con của Ngài, chúng ta cũng hãy bắt chước Ngài, nâng đỡ, an ủi những người sống xung quanh chúng ta. Hợp quần gây sức mạnh. Đau khổ sẽ giúp con người liên kết với nhau để chống lại nó. Chúng ta kết hợp với sự đau khổ của Chúa trên Thập giá, chúng ta sẽ cảm thấy đau khổ trở nên nhẹ nhàng.
Nữ tu Emmanuelle Billoteau đã viết :” …Ai mà chẳng khao khát tìm được sự yên tĩnh trong tâm hồn, là cái tên khác của niềm thinh lặng nội tâm . Và Đức Giêsu thì nhắc cho chúng ta nhớ rằng chỉ có một cách để đạt tới chân trời ấy thôi : chấp nhận mang lấy ách của Người. Vậy thì chúng ta hãy để cho Đức Kitô nắm lấy chúng ta, Người là Đấng có lòng hiền hậu và khiêm nhường, là con đường duy nhất dẫn đến Chúa Cha “.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn luôn biết chạy đến với Chúa như Chúa đã đến với mọi thành phần xã hội : “ kẻ đói nghèo, người bệnh hoạn, phường tội lỗi, người bất hạnh vv…”. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Vất vả và gánh nặng là gì ?
2.Tại sao Chúa nói :” Hãy đến với Chúa “ ?
3.Chúa Giêsu là Đấng nào ?
Mt 11, 25-30
VẤT VẢ và GÁNH NẶNG
Chúa Giêsu trong suốt cuộc hành trình giới thiệu Nước Trời, công bố Tin mừng Nước Thiên Chúa. Ngài đã dạy dỗ các tông đồ và nhân loại rất nhiều điều. Chúa luôn dạy mọi người :” Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu các con “. Lời dạy của Chúa Giêsu luôn thách thức con người bởi vì sống hiệp nhất, bác ái, yêu thương sẽ được C húa chúc lành. Còn sống chia rẽ, hận thù, Chúa không ngự trị. Hôm nay, Chúa lại mời gọi :” Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng…”.Đây là một lời mời gọi, động viên, khích lệ đầy an ủi, Chúa nói với các tông đồ, nói với tất cả mọi người và từng người chúng ta.
Vất vả và gánh nặng có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, đây là một cái bao đựng, một cái ba lô chứa đầy đồ vật, nặng, khó vác, khó đeo. Còn theo nghĩa thông thường: vất vả và gánh nặng nói đền sự nhọc nhằn, vất vả, trách nhiệm mà con người phải chấp nhận. Dù chúng ta hiểu theo bất cứ nghĩa nào thì đây cũng là những đau khổ, những vất vả, thử thách, trách nhiệm riêng của mỗi người trong cuộc sống hằng ngày.
Trong đời sống, trong cuộc đời của mỗi người đều có những niềm vui, hạnh phúc, nhưng đồng thời cũng có những vất vả, thử thách, đau khổ…Đó là định luật ở đời.: có vui, có khổ, có sống, có chết. “ Hữu sinh hữu khổ “. Vâng, đời của mỗi người có dài, có sống lâu cũng chỉ hơn trăm tuổi nhưng ai cũng phải trải qua nhiều đau khổ, nhiều chông gai, nhiều vất vả trong cuộc đời.
Chúa Giêsu hiểu rõ tất cả mọi người, thấu hiểu hết những vất vả, gánh nặng mà con người phải chịu, phải chấp nhận và phải long đong mang vác. Gánh nặng ấy là gánh nặng của bản thân, gia đình, xã hội, gánh nặng ấy cũng là gánh nặng của bệnh hoạn tật nguyền luôn đe dọa con người, là những mất mát; cha mẹ, người thân qua đời, những hiểu lầm, những vu oan, cáo vạ vô cớ mà người ta chồng chất lên nhau. Những vất vả ấy con người phải kê vai gánh vác ; vất vả với cuộc sống hằng ngày, với kinh tế thiếu hụt, vất vả với con cái lúc nhỏ,và lúc chúng trưởng thành, khôn lớn vv…
Ai cũng có những vất vả, ai cũng có những đau khổ thể xác cũng như tinh thần. Do đó, Chúa nói :” Hãy đến với Chúa “. Lời mời gọi của Chúa Giêsu mang lại cho mọi người, cho chúng ta tia hy vọng, đem lại cho chúng ta sự an ủi, đỡ nâng nhất là khi chúng ta gặp đau khổ, gặp thử thách chông gai vv…Chúa Giêsu nhắn nhủ chúng ta rằng :” Ngài đang có mặt, Ngài đang hiện diện “ trong mọi biến cố, trong mọi trạng huống của cuộc đời. Ngài mang lấy những đau khổ, những thử thách của chúng ta. Ngài trực tiếp có mặt trong từng phút giây của cuộc đời chúng ta. Ngài mang, gánh lấy tất cả những sầu đau, tủi hờn, buồn tủi của chúng ta. Ngài luôn là Đấng cứu chuộc chúng ta. Chúa luôn hiện diện để cứu vớt, giúp đỡ, nâng đỡ, bổ sức và cứu vớt chúng ta như Ngài đã đến với những người cùi, người phong, người hủi, ngài đã đến với những con người tội lỗi, những con người nghèo túng, tật nguyền, những người thu thuế vv…Chúa Giêsu đón nhận lấy tất cả những khó nhọc, buồn phiền, đau khổ của chúng ta. Ngài đã vất vả mà gánh vác tất cả những đau khổ, bệnh hoạn, khó khăn, thử thách của con người, nên, Ngài cũng đồng hóa với những người nghèo, những người bệnh hoạn, tội lỗi, bất hạnh.Chính vì thế, Ngài đã nói :” Mỗi khi các con cho một người đói ăn, người khát uống là các con cho chính Ta ăn, cho Ta uống “. Rõ ràng, Chúa Giêsu đã chúng ta thấy rõ khuôn mặt của Ngài.
Đến với Chúa, Ngài mang lấy những nỗi nhục nhằn, đau khổ, bất hạnh của chúng ta. Ngài bổ sức, nâng đỡ chúng ta. Chúng ta là con của Ngài, chúng ta cũng hãy bắt chước Ngài, nâng đỡ, an ủi những người sống xung quanh chúng ta. Hợp quần gây sức mạnh. Đau khổ sẽ giúp con người liên kết với nhau để chống lại nó. Chúng ta kết hợp với sự đau khổ của Chúa trên Thập giá, chúng ta sẽ cảm thấy đau khổ trở nên nhẹ nhàng.
Nữ tu Emmanuelle Billoteau đã viết :” …Ai mà chẳng khao khát tìm được sự yên tĩnh trong tâm hồn, là cái tên khác của niềm thinh lặng nội tâm . Và Đức Giêsu thì nhắc cho chúng ta nhớ rằng chỉ có một cách để đạt tới chân trời ấy thôi : chấp nhận mang lấy ách của Người. Vậy thì chúng ta hãy để cho Đức Kitô nắm lấy chúng ta, Người là Đấng có lòng hiền hậu và khiêm nhường, là con đường duy nhất dẫn đến Chúa Cha “.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn luôn biết chạy đến với Chúa như Chúa đã đến với mọi thành phần xã hội : “ kẻ đói nghèo, người bệnh hoạn, phường tội lỗi, người bất hạnh vv…”. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Vất vả và gánh nặng là gì ?
2.Tại sao Chúa nói :” Hãy đến với Chúa “ ?
3.Chúa Giêsu là Đấng nào ?
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:45 03/07/2014
HỎI TRỜI
Hoa sen hỏi Đấng tạo hóa:
- “Ngài coi, hơi thở của con có mùi thơm tự nhiên, mặt mày con đẹp đẽ cao thượng, ngọc cốt băng thanh, không quá cho phép chơi bời suồng sả lại còn thực dụng. Lẽ nào con không xứng đáng đứng đầu muôn hoa độc nhất vô nhị giữa trời đất sao?
Đấng tạo hóa đáp lời:
- “Đứng đầu cũng là đứng cuối, quá lớn cũng là quá nhỏ”.
Sen không chịu, nói:
- “Vậy thì Ngài không phải là Đấng chí cao vô thượng à ! Sao Ngài lại nói như thế ?”
- “Cho nên”- Đấng tạo hóa nói: “Ta PHỤC VỤ và LO LIỆU cho chúng nhân”.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Từ khi nguyên tổ chúng ta phạm tội, thì con người trở nên kiêu ngạo, ai cũng muốn đứng trên đầu trên cổ của người khác.
Các quốc gia giàu có thì muốn thống trị các nước khác.
Người có tiền bạc ức triệu thì mua danh vọng, chức quyền làm ông này bà nọ để đứng trên đầu trên cổ người khác.
Có người thích làm bề trên trong cộng đoàn dù trình độ chẳng đến đâu, võ vẽ vài chữ cũng muốn làm “anh hai” của cộng đoàn.
Đức Chúa Giê-su đến trần gian không phải để phục vụ đó sao? – “Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13, 14-15).
Muốn làm lớn thì phải làm nhỏ, có nghĩa là phải phục vụ anh em trước.
Đức Chúa Giê-su vừa phục vụ vừa lo liệu cho chúng ta.
Ngài là Thiên Chúa nên Ngài LO LIỆU.
Ngài là con người nên Ngài PHỤC VỤ.
Chúng ta –người Ki-tô hữu- là con người nên chúng ta phục vụ tha nhân, phục vụ anh em, nhưng phục vụ cách chu toàn, phục vụ trong yêu thương bao dung, phục vụ trong lo liệu và phó thác cho Thiên Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Hoa sen hỏi Đấng tạo hóa:
- “Ngài coi, hơi thở của con có mùi thơm tự nhiên, mặt mày con đẹp đẽ cao thượng, ngọc cốt băng thanh, không quá cho phép chơi bời suồng sả lại còn thực dụng. Lẽ nào con không xứng đáng đứng đầu muôn hoa độc nhất vô nhị giữa trời đất sao?
Đấng tạo hóa đáp lời:
- “Đứng đầu cũng là đứng cuối, quá lớn cũng là quá nhỏ”.
Sen không chịu, nói:
- “Vậy thì Ngài không phải là Đấng chí cao vô thượng à ! Sao Ngài lại nói như thế ?”
- “Cho nên”- Đấng tạo hóa nói: “Ta PHỤC VỤ và LO LIỆU cho chúng nhân”.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Từ khi nguyên tổ chúng ta phạm tội, thì con người trở nên kiêu ngạo, ai cũng muốn đứng trên đầu trên cổ của người khác.
Các quốc gia giàu có thì muốn thống trị các nước khác.
Người có tiền bạc ức triệu thì mua danh vọng, chức quyền làm ông này bà nọ để đứng trên đầu trên cổ người khác.
Có người thích làm bề trên trong cộng đoàn dù trình độ chẳng đến đâu, võ vẽ vài chữ cũng muốn làm “anh hai” của cộng đoàn.
Đức Chúa Giê-su đến trần gian không phải để phục vụ đó sao? – “Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13, 14-15).
Muốn làm lớn thì phải làm nhỏ, có nghĩa là phải phục vụ anh em trước.
Đức Chúa Giê-su vừa phục vụ vừa lo liệu cho chúng ta.
Ngài là Thiên Chúa nên Ngài LO LIỆU.
Ngài là con người nên Ngài PHỤC VỤ.
Chúng ta –người Ki-tô hữu- là con người nên chúng ta phục vụ tha nhân, phục vụ anh em, nhưng phục vụ cách chu toàn, phục vụ trong yêu thương bao dung, phục vụ trong lo liệu và phó thác cho Thiên Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:50 03/07/2014
N2T |
15. Nếu anh thành tâm phụng thờ Thiên Chúa, có sợi dây đức ái của Đức Chúa Giê-su là đủ rồi, không cần dùng dây xích bên ngoài.
(Thánh Benedictus)-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 15 mùa Thường niên năm A 13.7.2014
Mai Tá
22:38 03/07/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 15 mùa Thường niên năm A 13.7.2014
“Tình cứ đuổi theo người như chiếc bóng”
Người thì không bắt bóng được bao giờ.”
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Mt 13: 1-23
Tình nhà thơ, vẫn hững hờ/thờ ơ như chiếc bóng, người đeo đuổi. Tình nhà Đạo, vẫn lân-tuất ở đâu đó chốn thiên-đường, người thụ hưởng. Cuộc tình đời, người người vẫn viện-dẫn thi-ca để diễn-tả. Tình Chúa với con người, nhà Đạo xưa nay lại nhờ dụ-ngôn chuyển-tải để người nguời nhớ mà hiện-thực.
Hiện-thực Tin Mừng, thánh Mác-cô và Mát-thêu có thói quen diễn-tả bằng thể-thức dụ-ngôn để mọi người cảm-kích mà trải rộng tình thương suốt mọi thời.
Tin Mừng các thánh diễn-tả, ta như cảm-nghiệm được cả mùi cát bụi lẫn mồ hôi cùng mùi máu của các thánh tử-đạo khi xưa bị Nêrô giết hại. Tin Mừng còn diễn-tả sinh-hoạt của cộng-đoàn Rôma truyền-tụng từ thời tiên-khởi. Thánh Mác-cô, là tác-giả Tin Mừng từng suy-tư các diễn-biến thời Hội-thánh Chúa bị bách-hại, hầu hỗ-trợ, ủy-lạo cộng đoàn sống khốn-khổ, như thời Chúa.
Hôm nay, người đọc Tin Mừng lại thấy một loạt truyện kể do thánh Mát-thêu ghi, để mọi người biết sinh-hoạt cộng đoàn Hội-thánh sống vào buổi đầu. Đọc dụ-ngôn, nếu người đọc muốn biết ý của tác-giả, cũng phải tìm-hiểu kỹ đại ý nằm ở dưới truyện, rồi phải xét xem Tin Mừng muốn đưa ra điều gì gửi đến với ta và cho ta?
Suy cho kỹ, ta thấy cách viết của thánh Mát-thêu đã dựa trên cốt truyện do thánh Mác-cô viết trước nhất. Làm thế, thánh Mát-thêu mới đưa ý chính vào nội-dung rồi áp-dụng cho mỗi truyện. Nói chung thì, dụ-ngôn là lối kể truyện có lời nói lẫn ảnh-hình được diễn-tả để người đọc thấy “bí kíp” và ý nghĩa cuộc sống được các bậc thày người Do-thái sử-dụng để răn đời.
Nhiều lúc, tác-giả cũng sử-dụng câu đố hoặc ẩn-dụ thật cũng khó. Có khi, câu truyện lại giống trò chơi “ô chữ” cốt để người đọc đoán ý-nghĩa mỗi câu sao cho phù-hợp với lời kể. Nói tóm lại, tất cả là kiểu nói và kể cốt đòi người đọc phải bỏ giờ ra mà suy-tư cho thật kỹ, mới hiểu được.
Thánh Mác-cô là thánh-sử đầu tiên viết Tin Mừng, từng áp-dụng phương-cách này hầu diễn-bày Lời Chúa về các sự-việc tiêu-biểu. Chẳng hạn, khi Chúa nói: “Hãy trở thành hư không/trống rỗng đến độ anh em không còn giữ thứ gì trong mình”. Hoặc đoạn khác, Ngài lại bảo: “Thày ra đi một nơi mà anh em không thể tìm đến được!” Dĩ nhiên, những người nghe Ngài nói, đều không thể hiểu ý Ngài muốn diễn-tả. Thế nên, người bộc-trực như thánh Phêrô đã phải ra mặt phản-đối, nên mới làm phật ý Thày.
Thánh Mát-thêu thì lại khác. Là người sinh sau đẻ muộn những hai thập-niên sau tác-giả Mác-cô, thánh Mát-thêu biết ý của vị tiền-nhiệm và hiểu rõ mục-đích viết dụ-ngôn, hơn ai hết. Thế nhưng, thánh-nhân lại không theo khuôn-phép người đi trước vẫn làm, mà lại đã chỉnh-sửa cốt truyện cũng như ảnh-hình nằm trong đó. Là nhân-sĩ cao niên nhiều kinh-nghiệm, thánh Mát-thêu thêm vào đó cả sự khôn-ngoan lẫn thể-loại khác-biệt vào truyện hầu giúp người đọc hiểu dễ hơn.
Nơi dụ-ngôn người gieo giống, thánh Mát-thêu kể rõ từng loại đất trại, hầu nói lên một hình-thái thế-giới của mình, trong đó có Chúa gieo-vãi hạt giống màu-mỡ để nó dồi-dào, phong-phú hơn. Thánh-nhân còn kể rõ về “cỏ lùng” là loại cỏ dại mọc chen với lúa, vào độ gặt. Thành thử, ý của thánh-nhân muốn căn-dặn người Do-thái hãy kiên-nhẫn với cỏ dại kẻo làm hại vụ mùa đang tươi tốt.
Ở đoạn khác, thánh-nhân lấy ví-dụ về hạt cải tuy nhỏ nhưng vẫn trở-thành thứ gì đó quan-trọng hơn nhiều thứ khác, nếu nhận ra được thứ gì quí giá như viên ngọc quý nằm ẩn trong trai sò ốc hến. Thế nên, đừng loại bỏ thứ gì quí giá ẩn-tàng trong lớp vỏ xù xì, cũ kỹ. Cũng hệt thế, dân chài nào nhiều kinh-nghiệm thường sử-dụng “lưới cào” mắt nhỏ mới bắt được nhiều thứ có giá trị. Kể dụ-ngôn thông-thường, thánh Mát-thêu vẫn đặt vào đó tâm-hồn cao sang, hiền-dịu nên đã đánh động rất nhiều người.
Nói cách khác, thánh Mát-thêu ghi-chép lại rất nhiều điều, từ nội-dung truyện kể do thánh Mác-cô viết trước, và rồi đưa vào đó phong-thái tư-riêng của chính ngài. Thế nên, về người nhỏ bé kể ở dụ-ngôn, thánh-nhân biết họ không thể nắm bắt tại chỗ sứ-điệp thập-giá, cái chết hoặc việc Ngài ra đi về nơi không ai hay biết. Thánh Mát-thêu biết Đức Giêsu đã làm thế và Ngài đã lấy đi khỏi nơi ta nhu-cầu cấp-thiết sống trọn vẹn, đến như thế.
Thánh Mát-thêu cũng đã thấy nơi sự việc Chúa sống lại, là một chúc lành cho mọi đường-lối thông-thường ta vẫn theo. Thánh-nhân còn muốn dạy cho ta biết cách thấy và hiểu rằng ta được biết bao ơn lành từ Đức Giêsu và Thiên Chúa, nên từ đó mới có thể cảm kích biết ơn Ngài cho đủ.
Các dụ-ngôn do thánh Mát-thêu kể, lại vẫn là truyện kể rất hay và rất đẹp từng bộc-lộ “bí kíp” và “bí mật” của cuộc sống thường nhật, ta vẫn sống. Điều bí mật, nằm ở chỗ: cuộc sống của ta có Chúa cùng sống lại đẹp đẽ biết bao. Thiên Chúa rất thích điều đó. Và, thánh Mát-thêu đạt được cung-cách kể truyện dụ-ngôn qua việc tập-trung nơi những người bé nhỏ, trong đời thường.
Sống đời thường, đối với những người bé nhỏ, đòi hỏi phải theo cung-cách bình-thuờng là như thế. Thánh Mát-thêu lại đã khám-phá ra tính thực-tại của Mầu nhiệm Nhập Thể. Chúa không cần nền thần-học đầy khoa-bảng hoặc phương-án hùng-biện đầy kích-bốc để làm những việc Ngài muốn làm. Nhưng, Ngài lại chọn “lối sống bình thường” rất thông thường ở đời, cho mọi người.
Thánh Mát-thêu lại cũng tự thúc-bách chính mình để nói lên sự phong phú nơi quà-tặng Chúa ban cho con người, đẹp dường bao. Thánh-nhân tập-trung ý-nghĩa và hình-ảnh của sự phong-phú ấy nơi “đất màu-mỡ”, chí ít là dụ-ngôn truyện kể về đất đai, gieo vãi hạt giống tốt. Hạt giống gặp đất tốt tươi màu mỡ sẽ cho ra 30, 60 và cả đến trăm lần hơn ta kỳ-vọng hoặc trông ngóng nữa.
Thánh-sử Mát-thêu không chỉ nói về mùa gặt nơi mảnh ruộng. Ông còn nói về các giá-trị đang tăng-trưởng bên trong chúng ta khi ta sống vui tươi cảm kích thì sẽ biết được chiều sâu và các sự việc tốt đẹp trong đời người.
Người người thường vẫn ưa thích lắng nghe Lời của Chúa cả trong những sự việc nhỏ bé và hiểu được chúng rất rõ. Đó, còn là lời lẽ sử dụng trong Tin Mừng, đặc biệt là Tin Mừng theo thánh Luca và Mát-thêu khi các thánh-sử đề cập đến Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Mẹ được diễn-tả là Đấng được chúc phúc hơn các phụ-nữ khác vì Mẹ biết nghe Lời Chúa, hiểu ý-nghĩa Lời Ngài và còn giữ kỹ trong tâm can của Mẹ và biến Lời Ngài thành hiện-thực nữa.
Hãy xin Mẹ dạy ta cung-cách được thánh Mát-thêu áp-dụng sống ân-nghĩa mình nhận lãnh, là thấy được những điều tích-cực nơi sự việc ở trước mắt. Và rồi, mỉm cười chấp-nhận như ta thường làm. Có như thế, ta cũng sẽ thấy nơi lời lẽ thánh-nhân ghi chép, là cả một giòng nhạc êm-ái, rất thương yêu.
Trong tâm tình đón nhận điều hay lẽ đẹp do thánh Mát-thêu ghi, ta cũng nên ngâm lên lời thi-ca vẫn ngân-nga rằng:
Tình cứ đuổi theo người như chiếc bóng”
Người thì không bắt bóng được bao giờ.
Anh muốn khóc trong buổi đầu niên học,
Bởi yêu em nên sầu khổ dịu dàng.”
(Nguyễn Tất Nhiên – Sầu Khổ Dịu Dàng)
Sầu khổ dịu dàng, nhưng không là tình đuổi theo người như chiếc bóng, vẫn yêu thương. Thương người và thương mình, bởi tình Chúa vãi gieo nơi ta nay phong phú, màu-mỡ rất đa dạng. Yêu thương rồi, ta lại dàn trải tình thương ấy nơi mọi người, ở đời. Đó, vẫn là ý chính, thánh-sử viết khi kể truyện dụ-ngôn đầy âm-nhạc cho người bé nhỏ ở trên đời, vẫn ưa thích.
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch.
“Tình cứ đuổi theo người như chiếc bóng”
Người thì không bắt bóng được bao giờ.”
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Mt 13: 1-23
Tình nhà thơ, vẫn hững hờ/thờ ơ như chiếc bóng, người đeo đuổi. Tình nhà Đạo, vẫn lân-tuất ở đâu đó chốn thiên-đường, người thụ hưởng. Cuộc tình đời, người người vẫn viện-dẫn thi-ca để diễn-tả. Tình Chúa với con người, nhà Đạo xưa nay lại nhờ dụ-ngôn chuyển-tải để người nguời nhớ mà hiện-thực.
Hiện-thực Tin Mừng, thánh Mác-cô và Mát-thêu có thói quen diễn-tả bằng thể-thức dụ-ngôn để mọi người cảm-kích mà trải rộng tình thương suốt mọi thời.
Tin Mừng các thánh diễn-tả, ta như cảm-nghiệm được cả mùi cát bụi lẫn mồ hôi cùng mùi máu của các thánh tử-đạo khi xưa bị Nêrô giết hại. Tin Mừng còn diễn-tả sinh-hoạt của cộng-đoàn Rôma truyền-tụng từ thời tiên-khởi. Thánh Mác-cô, là tác-giả Tin Mừng từng suy-tư các diễn-biến thời Hội-thánh Chúa bị bách-hại, hầu hỗ-trợ, ủy-lạo cộng đoàn sống khốn-khổ, như thời Chúa.
Hôm nay, người đọc Tin Mừng lại thấy một loạt truyện kể do thánh Mát-thêu ghi, để mọi người biết sinh-hoạt cộng đoàn Hội-thánh sống vào buổi đầu. Đọc dụ-ngôn, nếu người đọc muốn biết ý của tác-giả, cũng phải tìm-hiểu kỹ đại ý nằm ở dưới truyện, rồi phải xét xem Tin Mừng muốn đưa ra điều gì gửi đến với ta và cho ta?
Suy cho kỹ, ta thấy cách viết của thánh Mát-thêu đã dựa trên cốt truyện do thánh Mác-cô viết trước nhất. Làm thế, thánh Mát-thêu mới đưa ý chính vào nội-dung rồi áp-dụng cho mỗi truyện. Nói chung thì, dụ-ngôn là lối kể truyện có lời nói lẫn ảnh-hình được diễn-tả để người đọc thấy “bí kíp” và ý nghĩa cuộc sống được các bậc thày người Do-thái sử-dụng để răn đời.
Nhiều lúc, tác-giả cũng sử-dụng câu đố hoặc ẩn-dụ thật cũng khó. Có khi, câu truyện lại giống trò chơi “ô chữ” cốt để người đọc đoán ý-nghĩa mỗi câu sao cho phù-hợp với lời kể. Nói tóm lại, tất cả là kiểu nói và kể cốt đòi người đọc phải bỏ giờ ra mà suy-tư cho thật kỹ, mới hiểu được.
Thánh Mác-cô là thánh-sử đầu tiên viết Tin Mừng, từng áp-dụng phương-cách này hầu diễn-bày Lời Chúa về các sự-việc tiêu-biểu. Chẳng hạn, khi Chúa nói: “Hãy trở thành hư không/trống rỗng đến độ anh em không còn giữ thứ gì trong mình”. Hoặc đoạn khác, Ngài lại bảo: “Thày ra đi một nơi mà anh em không thể tìm đến được!” Dĩ nhiên, những người nghe Ngài nói, đều không thể hiểu ý Ngài muốn diễn-tả. Thế nên, người bộc-trực như thánh Phêrô đã phải ra mặt phản-đối, nên mới làm phật ý Thày.
Thánh Mát-thêu thì lại khác. Là người sinh sau đẻ muộn những hai thập-niên sau tác-giả Mác-cô, thánh Mát-thêu biết ý của vị tiền-nhiệm và hiểu rõ mục-đích viết dụ-ngôn, hơn ai hết. Thế nhưng, thánh-nhân lại không theo khuôn-phép người đi trước vẫn làm, mà lại đã chỉnh-sửa cốt truyện cũng như ảnh-hình nằm trong đó. Là nhân-sĩ cao niên nhiều kinh-nghiệm, thánh Mát-thêu thêm vào đó cả sự khôn-ngoan lẫn thể-loại khác-biệt vào truyện hầu giúp người đọc hiểu dễ hơn.
Nơi dụ-ngôn người gieo giống, thánh Mát-thêu kể rõ từng loại đất trại, hầu nói lên một hình-thái thế-giới của mình, trong đó có Chúa gieo-vãi hạt giống màu-mỡ để nó dồi-dào, phong-phú hơn. Thánh-nhân còn kể rõ về “cỏ lùng” là loại cỏ dại mọc chen với lúa, vào độ gặt. Thành thử, ý của thánh-nhân muốn căn-dặn người Do-thái hãy kiên-nhẫn với cỏ dại kẻo làm hại vụ mùa đang tươi tốt.
Ở đoạn khác, thánh-nhân lấy ví-dụ về hạt cải tuy nhỏ nhưng vẫn trở-thành thứ gì đó quan-trọng hơn nhiều thứ khác, nếu nhận ra được thứ gì quí giá như viên ngọc quý nằm ẩn trong trai sò ốc hến. Thế nên, đừng loại bỏ thứ gì quí giá ẩn-tàng trong lớp vỏ xù xì, cũ kỹ. Cũng hệt thế, dân chài nào nhiều kinh-nghiệm thường sử-dụng “lưới cào” mắt nhỏ mới bắt được nhiều thứ có giá trị. Kể dụ-ngôn thông-thường, thánh Mát-thêu vẫn đặt vào đó tâm-hồn cao sang, hiền-dịu nên đã đánh động rất nhiều người.
Nói cách khác, thánh Mát-thêu ghi-chép lại rất nhiều điều, từ nội-dung truyện kể do thánh Mác-cô viết trước, và rồi đưa vào đó phong-thái tư-riêng của chính ngài. Thế nên, về người nhỏ bé kể ở dụ-ngôn, thánh-nhân biết họ không thể nắm bắt tại chỗ sứ-điệp thập-giá, cái chết hoặc việc Ngài ra đi về nơi không ai hay biết. Thánh Mát-thêu biết Đức Giêsu đã làm thế và Ngài đã lấy đi khỏi nơi ta nhu-cầu cấp-thiết sống trọn vẹn, đến như thế.
Thánh Mát-thêu cũng đã thấy nơi sự việc Chúa sống lại, là một chúc lành cho mọi đường-lối thông-thường ta vẫn theo. Thánh-nhân còn muốn dạy cho ta biết cách thấy và hiểu rằng ta được biết bao ơn lành từ Đức Giêsu và Thiên Chúa, nên từ đó mới có thể cảm kích biết ơn Ngài cho đủ.
Các dụ-ngôn do thánh Mát-thêu kể, lại vẫn là truyện kể rất hay và rất đẹp từng bộc-lộ “bí kíp” và “bí mật” của cuộc sống thường nhật, ta vẫn sống. Điều bí mật, nằm ở chỗ: cuộc sống của ta có Chúa cùng sống lại đẹp đẽ biết bao. Thiên Chúa rất thích điều đó. Và, thánh Mát-thêu đạt được cung-cách kể truyện dụ-ngôn qua việc tập-trung nơi những người bé nhỏ, trong đời thường.
Sống đời thường, đối với những người bé nhỏ, đòi hỏi phải theo cung-cách bình-thuờng là như thế. Thánh Mát-thêu lại đã khám-phá ra tính thực-tại của Mầu nhiệm Nhập Thể. Chúa không cần nền thần-học đầy khoa-bảng hoặc phương-án hùng-biện đầy kích-bốc để làm những việc Ngài muốn làm. Nhưng, Ngài lại chọn “lối sống bình thường” rất thông thường ở đời, cho mọi người.
Thánh Mát-thêu lại cũng tự thúc-bách chính mình để nói lên sự phong phú nơi quà-tặng Chúa ban cho con người, đẹp dường bao. Thánh-nhân tập-trung ý-nghĩa và hình-ảnh của sự phong-phú ấy nơi “đất màu-mỡ”, chí ít là dụ-ngôn truyện kể về đất đai, gieo vãi hạt giống tốt. Hạt giống gặp đất tốt tươi màu mỡ sẽ cho ra 30, 60 và cả đến trăm lần hơn ta kỳ-vọng hoặc trông ngóng nữa.
Thánh-sử Mát-thêu không chỉ nói về mùa gặt nơi mảnh ruộng. Ông còn nói về các giá-trị đang tăng-trưởng bên trong chúng ta khi ta sống vui tươi cảm kích thì sẽ biết được chiều sâu và các sự việc tốt đẹp trong đời người.
Người người thường vẫn ưa thích lắng nghe Lời của Chúa cả trong những sự việc nhỏ bé và hiểu được chúng rất rõ. Đó, còn là lời lẽ sử dụng trong Tin Mừng, đặc biệt là Tin Mừng theo thánh Luca và Mát-thêu khi các thánh-sử đề cập đến Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Mẹ được diễn-tả là Đấng được chúc phúc hơn các phụ-nữ khác vì Mẹ biết nghe Lời Chúa, hiểu ý-nghĩa Lời Ngài và còn giữ kỹ trong tâm can của Mẹ và biến Lời Ngài thành hiện-thực nữa.
Hãy xin Mẹ dạy ta cung-cách được thánh Mát-thêu áp-dụng sống ân-nghĩa mình nhận lãnh, là thấy được những điều tích-cực nơi sự việc ở trước mắt. Và rồi, mỉm cười chấp-nhận như ta thường làm. Có như thế, ta cũng sẽ thấy nơi lời lẽ thánh-nhân ghi chép, là cả một giòng nhạc êm-ái, rất thương yêu.
Trong tâm tình đón nhận điều hay lẽ đẹp do thánh Mát-thêu ghi, ta cũng nên ngâm lên lời thi-ca vẫn ngân-nga rằng:
Tình cứ đuổi theo người như chiếc bóng”
Người thì không bắt bóng được bao giờ.
Anh muốn khóc trong buổi đầu niên học,
Bởi yêu em nên sầu khổ dịu dàng.”
(Nguyễn Tất Nhiên – Sầu Khổ Dịu Dàng)
Sầu khổ dịu dàng, nhưng không là tình đuổi theo người như chiếc bóng, vẫn yêu thương. Thương người và thương mình, bởi tình Chúa vãi gieo nơi ta nay phong phú, màu-mỡ rất đa dạng. Yêu thương rồi, ta lại dàn trải tình thương ấy nơi mọi người, ở đời. Đó, vẫn là ý chính, thánh-sử viết khi kể truyện dụ-ngôn đầy âm-nhạc cho người bé nhỏ ở trên đời, vẫn ưa thích.
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khóa họp thứ 5 của Hội đồng Hồng Y cố vấn của Đức Giáo Hoàng
Lm. Trần Đức Anh OP
07:50 03/07/2014
VATICAN. Khóa họp thứ 5 của Hội đồng Hồng Y cố vấn của ĐTC về việc cải tổ giáo triều Roma đang tiến hành tại Vatican từ ngày 1 đến 4-7-2014.
Trong cuộc họp báo trưa ngày 2-7-2014, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết ĐTC tham dự tất cả các phiên họp của Hội đồng và hiện nay Hội đồng gồm 9 Hồng Y thành viên, thay vì 8 vị như khi mới thành lập, vì ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nay cũng là thành viên trọn vẹn của Hội đồng.
Trong khóa họp này, Hội đồng bàn về việc cải tổ Phủ Thống đốc Quốc gia thành Vatican, Phủ Quốc vụ khanh và các Hội đồng của Tòa Thánh. Hiện nay Hội đồng còn ở giai đoạn trao đổi và nghiên cứu thông tin về các cơ quan này và chưa thể nói là có một dự thảo Hiến chế mới thay thế Hiến Chế Pastor Bonus (Mục Tử Nhân Lành) có từ năm 1988 và hiện còn giá trị liên quan đến các cơ quan trung ương Tòa Thánh.
Ngoài ra, Hội đồng cũng bàn về Viện Giáo Vụ (IOR), quen gọi là ngân hàng Vatican. Khi bàn về vấn đề này, cũng có sự tham dự của Hội đồng các HY giám sát viện giáo vụ.
Về những tin tức gần đây cho rằng chủ tịch viện giáo vụ là Ông Ernst von Freyberg, người Đức, sắp từ chức sau 17 tháng tại nhiệm, Cha Lombardi tuyên bố rằng: ”Viện Giáo Vụ đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp và phát triển, và ở trong sự thanh thản. Sự đóng góp của ông Ernst vonFreyberg tiếp tục được đánh giá rất cao và được coi là rất tích cực. Việc làm sáng tỏ hơn là điều rất có thể, vì sắp có cuộc họp của Hội đồng Kinh tế của Tòa Thánh vào ngày 5-7-2014, và cũng sẽ bàn về qui chế của viện IOR. (SD 2-7-2014)
Trong cuộc họp báo trưa ngày 2-7-2014, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết ĐTC tham dự tất cả các phiên họp của Hội đồng và hiện nay Hội đồng gồm 9 Hồng Y thành viên, thay vì 8 vị như khi mới thành lập, vì ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nay cũng là thành viên trọn vẹn của Hội đồng.
Trong khóa họp này, Hội đồng bàn về việc cải tổ Phủ Thống đốc Quốc gia thành Vatican, Phủ Quốc vụ khanh và các Hội đồng của Tòa Thánh. Hiện nay Hội đồng còn ở giai đoạn trao đổi và nghiên cứu thông tin về các cơ quan này và chưa thể nói là có một dự thảo Hiến chế mới thay thế Hiến Chế Pastor Bonus (Mục Tử Nhân Lành) có từ năm 1988 và hiện còn giá trị liên quan đến các cơ quan trung ương Tòa Thánh.
Ngoài ra, Hội đồng cũng bàn về Viện Giáo Vụ (IOR), quen gọi là ngân hàng Vatican. Khi bàn về vấn đề này, cũng có sự tham dự của Hội đồng các HY giám sát viện giáo vụ.
Về những tin tức gần đây cho rằng chủ tịch viện giáo vụ là Ông Ernst von Freyberg, người Đức, sắp từ chức sau 17 tháng tại nhiệm, Cha Lombardi tuyên bố rằng: ”Viện Giáo Vụ đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp và phát triển, và ở trong sự thanh thản. Sự đóng góp của ông Ernst vonFreyberg tiếp tục được đánh giá rất cao và được coi là rất tích cực. Việc làm sáng tỏ hơn là điều rất có thể, vì sắp có cuộc họp của Hội đồng Kinh tế của Tòa Thánh vào ngày 5-7-2014, và cũng sẽ bàn về qui chế của viện IOR. (SD 2-7-2014)
ĐTC Phanxicô nói về hai chuyến tông du sắp tới tại Châu Á
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:58 03/07/2014
ROME- (zenit.org)- Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dành cho lục địa Á Châu hai chuyến tông du tới đây. Chuyến đầu tiên sẽ diễn ra tại Hàn Quốc từ ngày 13 đến ngày 18 tháng Tám 2014. Chuyến tiếp theo được dự tính sẽ diễn ra vào tháng Giêng 2015 với hai điểm đến là Sri Lanka và Philippines.
Nguồn tin trên đã được chính ngài xác nhận trong chuyến bay trở về từ Đất Thánh cũng như cuộc nói chuyện của ngài với nhật nhật báo Roma « Il Messaggero » được công bố hôm 30 tháng Sáu 2014 vừa qua.
« Trong vòng sáu tháng, tôi sẽ hai lần đến Châu Á : tại Hàn Quốc vào tháng Tám để gặp gỡ các bạn trẻ của Lục địa này và vào tháng Giêng tại Sri Lanka và Philippines », Đức Giáo Hoàng cho biết.
Đánh giá về Châu Lục này, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét : « Giáo Hội tại Á Châu là một hứa hẹn. Hàn Quốc trong tư thế chững chạc. Nhìn vào quá khứ, Hàn Quốc có một lịch sử rất đẹp. Giáo Hội tại đây trong vòng hai thế kỷ không có bóng dáng linh mục. Kitô giáo đã triển nở nhờ vào vai trò của các giáo dân. Cũng đã có những vị anh hùng tử đạo ».
Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh đến tính đa dạng giữa các nền văn hóa tồn tại trên mảnh đất này qua việc đề cập đến « sự thách đố lớn về văn hóa » của Trung Hoa và mẫu gương của Matteo Ricci, vị truyền giáo Dòng Tên « đã thực sự làm được điều tốt lành… ».
Hôm 18 tháng Sáu vừa qua, Tòa Thánh cũng đã công bố chương trình của Đức Thánh Cha tại Hàn Quốc. Chuyến tông du này diễn ra trong khuôn khổ kỳ Đại Hội lần thứ Sáu Ngày Giới Trẻ Công Giáo của Lục địa Á Châu. Ngài sẽ gặp các bạn trẻ của các quốc gia trong châu lục này từ ngày 15 đến 17 tháng Tám 2014.
Ngoài ra, hôm 11 tháng trước, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám Mục giáo phận Colombo, Sri Lanka cũng đã chính thức xác nhận chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tới quốc gia này vào đầu năm 2015.
Nguồn tin trên đã được chính ngài xác nhận trong chuyến bay trở về từ Đất Thánh cũng như cuộc nói chuyện của ngài với nhật nhật báo Roma « Il Messaggero » được công bố hôm 30 tháng Sáu 2014 vừa qua.
« Trong vòng sáu tháng, tôi sẽ hai lần đến Châu Á : tại Hàn Quốc vào tháng Tám để gặp gỡ các bạn trẻ của Lục địa này và vào tháng Giêng tại Sri Lanka và Philippines », Đức Giáo Hoàng cho biết.
Đánh giá về Châu Lục này, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét : « Giáo Hội tại Á Châu là một hứa hẹn. Hàn Quốc trong tư thế chững chạc. Nhìn vào quá khứ, Hàn Quốc có một lịch sử rất đẹp. Giáo Hội tại đây trong vòng hai thế kỷ không có bóng dáng linh mục. Kitô giáo đã triển nở nhờ vào vai trò của các giáo dân. Cũng đã có những vị anh hùng tử đạo ».
Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh đến tính đa dạng giữa các nền văn hóa tồn tại trên mảnh đất này qua việc đề cập đến « sự thách đố lớn về văn hóa » của Trung Hoa và mẫu gương của Matteo Ricci, vị truyền giáo Dòng Tên « đã thực sự làm được điều tốt lành… ».
Hôm 18 tháng Sáu vừa qua, Tòa Thánh cũng đã công bố chương trình của Đức Thánh Cha tại Hàn Quốc. Chuyến tông du này diễn ra trong khuôn khổ kỳ Đại Hội lần thứ Sáu Ngày Giới Trẻ Công Giáo của Lục địa Á Châu. Ngài sẽ gặp các bạn trẻ của các quốc gia trong châu lục này từ ngày 15 đến 17 tháng Tám 2014.
Ngoài ra, hôm 11 tháng trước, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám Mục giáo phận Colombo, Sri Lanka cũng đã chính thức xác nhận chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tới quốc gia này vào đầu năm 2015.
Cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô của tạp chí Il Messagero
Vũ Văn An
20:54 03/07/2014
Chúa Nhật 29 tháng 6 vừa qua, tạp chí Il Messagero đã cho đăng bài phỏng vấn Đức Phanxicô của nữ ký giả Franca Giansoldati.
Nữ ký giả này thuật lại: “Buổi hẹn diễn ra tại Nhà Thánh Mácta vào buổi chiều. Sau một cuộc khám xét nhanh chóng, một người Thụy Sĩ nhã nhặn dẫn tôi vào một phòng khách nhỏ.
Ở đấy có sẵn sáu chiếc ghế mà vải bọc nhung xanh đã hơi bạc mầu, một chiếc bàn gỗ nhỏ, một máy truyền hình kiểu xưa. Tất cả đều ngăn nắp. Nền đá bóng loáng, một vài bức tranh. Giống một phòng chờ ở giáo xứ, nơi người ta tới xin lời khuyên hay điền giấy tờ hôn phối.
Đức Phanxicô mỉm cười đi vào: “Rồi! Tôi đã đọc cô bây giờ cuối cùng cũng được gặp cô”. Tôi hơi đỏ mặt. Rồi ngài vừa cười vừa nói: “Đúng hơn, tôi đã biết cô giờ đây tôi sẽ lắng nghe cô”. Đức Phanxicô cười một cách chân tình trong suốt cuộc chuyện trò kéo dài một giờ, không hề có lời soạn sẵn, (về đủ mọi đề tài). Rôma với những tệ hại của một thành phố lớn, thời đại thay đổi đang làm yếu nền chính trị, cố gắng bảo vệ ích chung; Giáo Hội nắm lại cho mình các vấn đề nghèo đói và chia sẻ (“Marx không hề sáng nghĩ được điều gì”), sự nản lòng trước việc xuống cấp tinh thần tại các khu vực ngoại biên, hố thẳm sa lầy luân lý trong đó trẻ em bị lạm dụng, để mặc đi ăn xin, thiếu niên lao động và nạn mãi dâm trẻ em, có em chưa đầy 15 tuổi và khách hàng đáng tuổi ông của chúng.
Đức Phanxicô mô tả “ấu dâm” như thế đó. Ngài nói, ngài giải thích, ngài tự ý dừng lại, rồi lại trở lại với vấn đề, một cách say sưa, nhã nhặn và cả nghịch lý nữa. Có lúc nhỏ nhẹ như lời ru em. Bàn tay ngài cử động theo cách lý luận, lúc nắm, lúc mở, như vẽ những khuôn hình tưởng tượng trong không khí. Và ngài trông rất khỏe mạnh không giống những lời đồn đại về sức khỏe của ngài.
Hỏi: Bây giờ đang là trận đấu giữa Ý và Uruguay. Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha ủng hộ đội nào?
Đức Phanxicô: À tôi hả, không ủng hộ ai, thật đấy. Tôi đã hứa với Tổng Thống Brazil (Dilma Roussef) tôi sẽ giữ trung lập.
Hỏi: Chúng ta nên bắt đầu với Rôma chăng?
Đức Phanxicô: Nhưng cô có biết là tôi không biết Rôma không? Cô thử nghĩ coi tôi chỉ thấy Nhà Nguyện Sistine lần đầu tiên khi tham dự mật nghị bầu Đức Bênêđíctô XVI làm giáo hoàng (năm 2005). Tôi chưa bao giờ tới các viện bảo tàng. Sự thật là lúc còn làm Hồng Y, tôi ít tới đây lắm. Tôi biết Nhà Thờ Đức Bà Cả vì tôi luôn tới đó. Rồi nhà thờ Thánh Lôrensô Ngoại Thành nơi tôi tới ban Phép Thêm Sức hồi Don Giacomo Tantardini còn ở đó. Dĩ nhiên, tôi biết Piazza Navona vì tôi luôn ngụ ở Đường Via della Scriofa, phía sau nó.
Hỏi:Có điều gì là Rôma trong con người Á Căn Đình của Đức Bergoglio không?
Đức Phanxicô: Khó mà có điều gì như thế. Tôi người Piedmont nhiều hơn, vì đó là nguồn gốc nguyên thủy của gia đình tôi. Tuy nhiên, tôi bắt đầu cảm thấy mến Rôma. Tôi có ý định sẽ thăm khu vực này, các giáo xứ. Tôi đang từ từ khám phá thành phố này. Nó là một đô thị xinh đẹp, độc đáo, với nhiều nan đề của những thành phố lớn. Thành phố nhỏ thì có cơ cấu gần như nhất thống; trái lại, đô thị thì bao gồm tới 7 hay 8 thành phố chồng chéo lên nhau trên nhiều bình diện, trong đó, có bình diện văn hóa. Tôi đang nghĩ tới các lớp người trẻ của đô thị. Họ đều giống nhau tại các thành phố lớn. Thực thế, đến tháng Mười Một này, chúng tôi sẽ tổ chức một đại hội ở Barcelona chuyên bàn về việc chăm sóc mục vụ cho những người ở đô thị. Ở Á Căn Đình, các trao đổi đang được cổ vũ với Mễ Tây Cơ. Người ta khám phá ra nhiều nền văn hóa chồng chéo lên nhau, không hẳn do di dân, mà đúng hơn vì các lãnh vực văn hóa hàng ngang, mỗi lãnh vực có số thành viên riêng của nó. Giáo Hội phải có khả năng đáp ứng cả hiện tượng này nữa.
Hỏi: Tại sao, ngay từ đầu, Đức Thánh Cha đã muốn nhấn mạnh tới vai trò của Giám Mục Rôma?
Đức Phanxicô: Chức vụ thứ nhất của Phanxicô là làm Giám Mục Rôma. Ngài có đủ tước hiệu của Giáo Hoàng: mục tử hoàn vũ, Đại Diện Chúa Kitô, v.v… là vì thực sự ngài là Giám Mục Rôma. Đó là chọn lựa thứ nhất, hậu quả của quyền tối thượng của Phêrô. Nếu ngày mai Đức Giáo Hoàng muốn làm giám mục Tivoli, rõ ràng người ta sẽ đá tôi ra ngoài.
Hỏi: Bốn mươi năm trước đây, dưới thời Đức Phaolô VI, Tòa Đại Diện có cổ vũ một đại hội về các tệ hại của Rôma. Từ đó, phát sinh ra một hình ảnh về thành phố này trong đó, người nào có nhiều là người tốt nhất, và ai có ít đều là người xấu hơn cả. Theo ý kiến của Đức Thánh Cha, đâu là các tệ hại xấu xa của thành phố này
Đức Phanxicô: Chúng là các xấu xa tệ hại của các đô thị, như Buenos Aires chẳng hạn. Có người lời lãi cứ gia tăng, và có người mỗi ngày một nghèo hơn. Tôi không hay biết đại hội về các xấu xa tồi tệ của Rôma. Các xấu xa tồi tệ này hẳn có tính Rôma rất nhiều, vả lại, lúc đó, tôi mới 38 tuổi. Tôi là giáo hoàng đầu tiên không tham dự Công Đồng và là giáo hoàng đầu tiên học thần học sau Công Đồng và lúc đó, đối với chúng tôi, ánh sáng vĩ đại chính là Đức Phaolô VI. Đối với tôi, tông huấn Evangelii Nuntiandi vẫn còn là văn kiện sẽ không bao giờ bị vượt qua.
Hỏi: Có chăng một phẩm trật giá trị cần được tôn trọng trong việc cai quản việc công?
Đức Phanxicô: Chắc chắn là thế, để luôn luôn bảo vệ ích chung. Đây là ơn gọi của mọi chính trị gia. Nó là một ý niệm phong phú bao gồm việc bảo vệ sự sống con người, bảo vệ phẩm giá của nó. Đức Phaolô quen nói rằng sứ mệnh của chính trị là sứ mệnh của hình thức bác ái cao cả nhất. Ngày nay, vấn đề chính trị, tôi không chỉ nói về nước Ý mà nói về mọi quốc gia, vì vấn đề này hiện có tính cách hoàn cầu, là: nó đã mất giá, bị hủ bại vì tham nhũng, vì hiện tượng hối lộ. Tôi nhớ tới một văn kiện được các giám mục Pháp công bố cách nay 15 năm. Đó là một Thư Mục Vụ có tựa đề “Phục Hồi Chính Trị”, đề cập tới chính vấn đề này. Nếu không lấy việc phục vụ làm nền tảng, thì đến việc hiểu chính trị là gì ta cũng không làm được.
Hỏi: Đức Thánh Cha từng nói rằng thối nát nặc mùi hôi thối. Đức Thánh Cha cũng đã nói rằng thối nát xã hội là kết quả của một trái tim bệnh hoạn và không phải là những điều kiện chỉ ở bên ngoài. Không có những trái tim thối nát thì sẽ không có nạn thối nát. Người thối nát không có bạn bè mà chỉ có những anh đần hữu ích. Đức Thánh Cha có thể giải thích rõ hơn không?
Đức Phanxicô: Tôi đã nói về vấn đề này hai ngày liên tiếp nhân cơ hội chú giải bài đọc về vườn nho Nabốt. Tôi muốn nói tới bài đọc thánh lễ hôm đó. Ngày thứ nhất, tôi đề cập tới hiện tượng luận của thối nát, ngày thứ hai, nói tới việc người thối nát kết cuộc sẽ ra sao. Trong bất cứ trường hợp nào, người thối nát vẫn không có bạn bè, mà chỉ có những kẻ đồng lõa.
Hỏi: Theo ý kiến Đức Thánh Cha, người ta nói nhiều tới thối nát vì các phương tiện truyền thông đại chúng nhấn mạnh quá nhiều tới vấn đề này hay nó thực sự là một nạn dịch địa phương và là một tội ác trầm trọng?
Đức Phanxicô: Không, chẳng may, nó là một hiện tượng hoàn cầu. Thực vậy, có những vị nguyên thủ quốc gia ngồi tù vì nó. Tôi rất ngạc nhiên về việc này và tôi đi tới kết luận là: có quá nhiều tội ác mọc lên nhất là trong lúc có những thay đổi lớn lao, có tính thời đại. Ta đang sống không hẳn trong thời đại có những thay đổi, mà là trong lúc đang có sự thay đổi cả một thời đại. Do đó, thay đổi cả một nền văn hóa; chính trong thời kỳ này, sự việc kiểu này đã xẩy ra. Một thay đổi thời đại làm gia tăng sự suy đồi luân lý, không những chỉ trong chính trị, mà cả trong sinh hoạt tài chánh và xã hội nữa.
Hỏi: Ngay các Kitô hữu xem ra cũng không nêu gương sáng bao nhiêu…
Đức Phanxicô: Chính môi trường đã khuyến khích thối nát. Tôi không muốn nói: mọi người đều thối nát, nhưng thiển nghĩ khó mà lương thiện trong chính trị. Tôi đề cập tới mọi nơi, không riêng gì nước Ý. Tôi cũng nghĩ tới các trường hợp khác. Đôi khi có những người muốn làm trong sáng mọi sự, nhưng rồi họ gặp khó khăn và như thể bị nuốt trửng bởi hiện tượng đại dịch về nhiều bình diện, có tính toàn bộ. Không phải vì đó là bản chất của chính trị, mà vì sự kiện này: khi thời đại thay đổi, thì chiều hướng suy đồi luân lý sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
Hỏi: Đức Thánh Cha lo lắng trước cảnh nghèo luân lý hay cảnh nghèo vật chất của một đô thị?
Đức Phanxicô: Tôi quan ngại cả hai. Thí dụ, tôi có thể giúp một người đói để ông ta khỏi đói nữa. Nhưng nếu ông ta mất việc làm và không tìm được việc làm, ông ta sẽ phải đương đầu với một cái nghèo khác. Ông ta không còn phẩm giá nữa. Có lẽ ông ta có thể tới cơ quan Caritas và đem về nhà một gói thực phẩm nào đó, nhưng ông cảm thấy một cái nghèo hết sức trầm trọng hủy hoại trái tim ông. Một giám mục phụ tá của Rôma nói với tôi rằng nhiều người tới tiệm cà phê, một cách lén lút và đầy xấu hổ, để có thể đem về nhà một chút thực phẩm. Phẩm giá của họ từ từ sẽ mất đi, họ sống không hy vọng.
Hỏi: Trên các phố xá Rôma, Đức Thánh Cha có thể thấy các trẻ gái tuổi chỉ 14 thường buộc phải hành nghề mãi dâm giữa những thờ ơ nói chung của công chúng, trong khi ấy, Đức Thánh Cha còn thấy trẻ em ăn xin ở đường xe ngầm. Giáo Hội có còn là men nữa không? Đức Thánh Cha, trong tư cách giám mục, có cảm thấy bất lực trước sự xuống cấp luân lý như thế không?
Đức Phanxicô: Tôi thấy buồn đau, tôi cảm thấy đau đớn vô cùng. Việc bóc lột trẻ em khiến tôi hết sức đau khổ. Việc ấy cũng xẩy ra tại Á Căn Đình. Trẻ em bị sử dụng làm việc chân tay vì bàn tay chúng nhỏ hơn. Tuy nhiên, chúng còn bị bóc lột về phương diện tình dục, trong các khách sạn. Có lần tôi được thông báo có những em gái mãi dâm tuổi mới 12 trên một đường phố Buenos Aires. Tôi đi kiểm tra và quả đúng như thế. Nó làm tôi sinh bệnh. Nhưng tôi còn sinh bệnh hơn nữa khi thấy những chiếc xe hơi sang trọng, do những người đàn ông cao niên lái, dừng lại. Họ đáng là ông các em. Họ đưa em vào khách sạn, trả em 15 pesos là số tiền lúc đó thường được dùng để mua những viên ma túy vứt đi. Đối với tôi, những người làm như thế với các em gái chính là các ấu dâm. Điều này cũng xẩy ra tại Rôma. Kinh Thành Muôn Thuở, một kinh thành đáng lẽ là hải đăng của thế giới, nay thực là tấm gương phản chiếu sự thối nát luân lý của xã hội. Tôi nghĩ đây là những nan đề chỉ được giải quyết bằng một chính sách xã hội tốt đẹp.
Hỏi: Chính trị có thể làm gì được?
Đức Phanxicô: Đáp ứng một cách rõ ràng, thí dụ, bằng các dịch vụ xã hội có thể giúp các gia đình hiểu sự việc, hỗ trợ họ thoát ra được các hoàn cảnh nặng lòng này. Hiện tượng này cho thấy hiện đang có nhiều thiếu sót trong các dịch vụ xã hội trong xã hội.
Hỏi: Tuy nhiên, Giáo Hội đang làm rất nhiều…
Đức Phanxicô: Và Giáo Hội phải tiếp tục làm như thế. Các gia đình gặp khó khăn phải được giúp đỡ, một công việc khó khăn đòi hỏi cố gắng chung.
Hỏi: Ở Rôma, càng ngày giới trẻ càng ít tới nhà thờ hơn, không cho con cái rửa tội, thậm chí không biết làm cả dấu Thánh Giá. Chiến thuật nào hữu hiệu trong việc lật ngược lại xu hướng này?
Đức Phanxicô: Giáo Hội phải ra ngoài đường phố, tìm kiếm người ta, đi tới từng nhà, thăm viếng các gia đình, đi tới các khu ngoại vi. Giáo Hội không được là một Giáo Hội chỉ biết nhận, mà còn biết cho đi…
Hỏi: Và các cha xứ không nên đặt cuộn tóc lên đầu con chiên… (1)
Đức Phanxicô: (Cười). Lẽ dĩ nhiên, ta đang trong thời kỳ truyền giáo cả 10 năm nay rồi. Ta phải nhấn mạnh tới điều đó.
Hỏi: Đức Thánh Cha có lo lắng đối với việc giảm sinh suất tại Ý không?
Đức Phanxicô: Tôi nghĩ nhiều việc cần phải làm hơn nữa vì ích chung của trẻ em. Một cam kết là đặt gia đình lên hàng ưu tiên đầu; đôi khi lương tiền không đủ cho tới cuối tháng. Sợ mất việc, không có tiền trả tiền thuê nhà. Các chính sách xã hội không đủ giúp đỡ. Ý hiện đang có sinh suất rất thấp, Tây Ban Nha cũng thế. Pháp tương đối đỡ hơn một chút nhưng vẫn còn thấp. Âu Châu xem ra mệt mỏi không muốn làm mẹ nữa, thích làm bà hơn. Phần lớn tùy thuộc cuộc khủng hoảng kinh tế chứ không chỉ tại thay đổi văn hóa với đặc điểm vị kỷ và hưởng lạc của nó. Hôm nọ, tôi có đọc thống kê về tiêu chuẩn chi tiêu của dân chúng khắp thế giới. Sau thực phẩm, quần áo và thuốc men, ba món nhu yếu này, là mỹ phẩm và chi tiêu cho các con thú cưng (pets).
Hỏi: Súc vật đáng kể hơn trẻ em?
Đức Phanxicô: Đó là một hiện tượng khác của sa đoạ văn hóa. Và sở dĩ có việc này là vì việc liên hệ xúc cảm với súc vật là điều dễ dàng hơn, phần lớn có thể thảo chương được. Con vật đâu có tự do, trong khi có đứa trẻ là một điều phức tạp.
Hỏi: Tin Mừng nói với người nghèo hay nói với người giầu nhiều hơn để cải hóa họ?
Đức Phanxicô: Nghèo khó là tâm điểm của Tin Mừng. Không thể hiểu được Tin Mừng nếu không hiểu nghèo khó thực sự là gì, nên nhớ rằng ta còn có sự nghèo khó hết sức đẹp đẽ trong tinh thần nữa: nghèo khó trước mặt Thiên Chúa để Thiên Chúa đổ đầy cô. Tin Mừng nói với cả người nghèo lẫn người giầu. Và nó cũng đề cập tới cả nghèo khó lẫn giầu có. Thực vậy, nó không hề kết án người giầu, ngoại trừ khi giầu có trở thành đối tượng ngẫu thần: ông thần tài, con bò vàng…
Hỏi: Đức Thánh Cha bị coi là vị giáo hoàng cộng sản, duy nghèo khó, mỵ dân. Tờ Economist, tờ báo dành cả trang đầu cho Đức Thánh Cha, quả quyết rằng Đức Thánh Cha nói năng y hệt Lenin. Đức Thánh Cha có nhận mình giống mô tả này không?
Đức Phanxicô: Tôi chỉ xin nói rằng người cộng sản đã đánh cắp lá cờ của ta. Lá cờ của người nghèo vốn là lá cờ Kitô Giáo. Nghèo khó vốn nằm tại tâm điểm của Tin Mừng. Người nghèo nằm ngay ở trung tâm Tin Mừng. Ta hãy lấy Mátthêu chương 25, là nghị định thư mà căn cứ vào đó ta sẽ bị phán xét: Ta đói, Ta khát, Ta ngồi tù, Ta bệnh hoạn, trần truồng. Hay hãy nhìn vào các Mối Phúc, một ngọn cờ khác. Người cộng sản bảo tất cả những điều ấy đều là cộng sản. Đúng, đúng như vậy, nhưng là 20 thế kỷ sau. Bây giờ nếu họ nói thế, ta sẽ bảo họ: vậy thì các anh là Kitô hữu cả rồi (cười).
Hỏi: Đức Thánh Cha có cho phép con đưa ra một phê phán…
Đức Phanxicô: Dĩ nhiên…
Hỏi: Có lẽ Đức Thánh Cha ít nói tới phụ nữ, và khi nói, Đức Thánh Cha lại chỉ lý luận theo quan điểm làm mẹ, làm vợ v.v… Nhưng hiện nay, phụ nữ có thể lãnh đạo quốc gia, các công ty đa quốc, cả quân đội nữa. Theo ý kiến Đức Thánh Cha, người phụ nữ đang giữ vị thế nào trong Giáo Hội?
Đức Phanxicô: Phụ nữ là những gì đẹp đẽ nhất Chúa từng dựng nên. Giáo Hội vốn là đàn bà, Giáo Hội vốn là một từ ngữ phái nữ. Thần học không thể nào có được nếu không có chiều kích nữ giới này. Cô rất đúng về điểm này, chúng ta chưa nói đủ về nó. Tôi đồng ý nhiều việc cần phải làm hơn nữa về nền thần học nữ giới. Tôi từng nói như thế và nhiều việc đang được tiến hành về phương diện này.
Hỏi: Đức Thánh Cha có nhận ra một thứ kỳ thị phụ nữ đang tiềm ẩn không?
Đức Phanxicô: Sự kiện người đàn bà được lấy ra từ một chiếc xương sườn… (ngài cười một cách chân tình). Nói đùa thôi, tôi chỉ nói đùa thôi. Tôi đồng ý rằng cần phải suy nghĩ nhiều hơn nữa về vấn đề nữ giới, nếu không Giáo Hội sẽ không được ai hiểu cả.
Hỏi: Liệu chúng con có hy vọng Đức Thánh Cha sẽ đưa ra các quyết định có tính lịch sử, như một phụ nữ đứng đầu một thánh bộ chẳng hạn, con không nói tới hàng giáo sĩ… (2)
Đức Phanxicô: (Cười) Cô nhớ, nhiều khi các linh mục cuối cùng rồi cũng chịu dưới quyền mấy bà quản gia…
Hỏi: Tháng Tám, Đức Thánh Cha sẽ đi Đại Hàn. Đó có phải là cửa ngõ vào Trung Quốc không? Đức Thánh Cha có hướng tới Á Châu không?
Đức Phanxicô: Tôi sẽ tới Á Châu hai lần trong vòng 6 tháng: Đại Hành tháng tám để gặp tuổi trẻ Á Châu và tháng giêng sẽ tới Sri Lanka và Phi Luật Tân. Giáo Hội Á Châu hiện có nhiều triển vọng lớn lao. Đại Hàn tượng trưng cho nhiều điều; nó có một lịch sử hết sức đẹp đẽ. Trong 2 thế kỷ, nó không hề có một linh mục nào và Đạo Công Giáo tiến triển được là nhờ hàng ngũ giáo dân. Ở đấy có nhiều vị tử đạo. Còn về Trung Quốc, đó là một thách đố văn hóa lớn lao, rất lớn lao. Và rồi cón có điển hình Matteo Ricci nữa, người đã làm rất nhiều điều tốt lành…
Hỏi: Giáo Hội của Đức Bergoglio sẽ hướng về đâu?
Đức Phanxicô: Cám ơn Chúa, tôi không có Giáo Hội nào cả; tôi chỉ theo chân Chúa Kitô. Tôi không thành lập bất cứ điều gì. Trên quan điểm phong thái, tôi chưa thay đổi được phong cách như lúc còn ở Buenos Aires. Đúng, có lẽ trong điều nhỏ mọn thôi, vì ai cũng phải thay đổi, nhưng vào tuổi tôi, thay đổi là điều nực cười. Thay vào đó, về phương diện kế hoạch, tôi chỉ theo điều các Hồng Y yêu cầu trong các buổi gặp gỡ chung trước mật nghị bầu giáo hoàng. Tôi đi theo chiều hướng đó. Hội Đồng Tám Hồng Y, một cơ quan bên ngoài, đã phát sinh từ đó. Nó được yêu cầu để giúp việc cải cách Giáo Triều. Mặt khác, đây là điều không dễ dàng vì khi bước một bước, lại thấy xuất hiện điều này điều nọ cần phải làm, và nếu trước đây chỉ có một co quan thì bây giờ phải là bốn. Các quyết định của tôi đều là kết quả của các cuộc họp tiền mật nghị bầu giáo hoàng. Tôi không tự ý làm điều gì cả.
Hỏi: Một phương thức dân chủ?
Đức Phanxicô: Chúng là các quyết định của các vị Hồng Y. Tôi không biết đó có phải là phương thức dân chủ hay không. Tôi chỉ muốn nói nó có tính cách hợp đoàn (synodal) nhiều hơn, dù chữ này không thích đáng lắm đối với các Hồng Y.
Hỏi: Nhân dịp lễ bổn mạng hai Thánh Phêrô và Phaolô của họ, Đức Thánh Cha muốn những gì cho người Rôma?
Đức Phanxicô: Mong họ tiếp tục được tốt đẹp. Họ là những người rất thân ái. Tôi thấy điều này trong các buổi yết kiến và trong các lần thăm viếng các giáo xứ. Tôi hy vọng họ không đánh mất niềm vui, niềm hy vọng và tín thác, bất chấp mọi khó khăn. Thổ ngữ Rôma (romanaccio) cũng hết sức tươi đẹp.
Hỏi: Đức Wojtyla từng học những câu như ‘volemose bene, damose da fa’ [thổ ngữ Rôma có nghĩa: chúng ta hãy yêu thương nhau, chúng ta hãy làm việc). Đức Thánh Cha có học câu nào như thế không?
Đức Phanxicô: Đến bây giờ, rất ít. Campa e fa’ campa [hãy sống và hãy để người ta sống]. [ngài cười hết sức tự nhiên].
Dựa vào bản tiếng Anh của Zenit
________________________________________________________________________________________________________________________
(1) Theo Carol Glatz, thuộc Catholic News Service, đây là một trong những kiểu nói ví von (ẩn dụ) rất phổ thông của Đức Phanxicô, từng được ngài sử dụng trước khi làm giáo hoàng, và được gom trong cuốn “El Jesuita” năm 2010 của Sergio Rubin và Francesca Ambrogetti. Về việc các linh mục phải có mùi chiên, vị giáo hoàng tương lai nói rằng: “một Giáo Hội chỉ tự giới hạn mình vào các nhiệm vụ quản trị, khi chăm sóc đoàn chiên nhỏ bé của mình, là một Giáo Hội về lâu về dài sẽ thành bệnh hoạn. Vị mục tử tự cô lập mình không phải là vị mục tử đích thực của đoàn chiên, mà là thợ uốn tóc, chỉ biết dùng thì giờ đặt cuộn tóc lên đoàn chiên thay vì ra ngoài chăm sóc những con chiên khác”.
(2) Tin mới nhất: thánh bộ Giáo Dục Công Giáo vừa bổ nhiệm nữ tu Mary Melone làm viện trưởng Viện Đại Học Antonianum, một viện đại học cấp giáo hoàng tại Rôma, do Dòng Anh Em Hèn Mọn quản trị. Nữ tu Melone, như thế, là người đàn bà đầu tiên làm viện trưởng một Đại Học Công Giáo tại Rôma. Con đường tiến tới việc đứng đầu một thánh bộ của nữ giới, vì thế, đang được mở ra.
Nữ ký giả này thuật lại: “Buổi hẹn diễn ra tại Nhà Thánh Mácta vào buổi chiều. Sau một cuộc khám xét nhanh chóng, một người Thụy Sĩ nhã nhặn dẫn tôi vào một phòng khách nhỏ.
Ở đấy có sẵn sáu chiếc ghế mà vải bọc nhung xanh đã hơi bạc mầu, một chiếc bàn gỗ nhỏ, một máy truyền hình kiểu xưa. Tất cả đều ngăn nắp. Nền đá bóng loáng, một vài bức tranh. Giống một phòng chờ ở giáo xứ, nơi người ta tới xin lời khuyên hay điền giấy tờ hôn phối.
Đức Phanxicô mỉm cười đi vào: “Rồi! Tôi đã đọc cô bây giờ cuối cùng cũng được gặp cô”. Tôi hơi đỏ mặt. Rồi ngài vừa cười vừa nói: “Đúng hơn, tôi đã biết cô giờ đây tôi sẽ lắng nghe cô”. Đức Phanxicô cười một cách chân tình trong suốt cuộc chuyện trò kéo dài một giờ, không hề có lời soạn sẵn, (về đủ mọi đề tài). Rôma với những tệ hại của một thành phố lớn, thời đại thay đổi đang làm yếu nền chính trị, cố gắng bảo vệ ích chung; Giáo Hội nắm lại cho mình các vấn đề nghèo đói và chia sẻ (“Marx không hề sáng nghĩ được điều gì”), sự nản lòng trước việc xuống cấp tinh thần tại các khu vực ngoại biên, hố thẳm sa lầy luân lý trong đó trẻ em bị lạm dụng, để mặc đi ăn xin, thiếu niên lao động và nạn mãi dâm trẻ em, có em chưa đầy 15 tuổi và khách hàng đáng tuổi ông của chúng.
Đức Phanxicô mô tả “ấu dâm” như thế đó. Ngài nói, ngài giải thích, ngài tự ý dừng lại, rồi lại trở lại với vấn đề, một cách say sưa, nhã nhặn và cả nghịch lý nữa. Có lúc nhỏ nhẹ như lời ru em. Bàn tay ngài cử động theo cách lý luận, lúc nắm, lúc mở, như vẽ những khuôn hình tưởng tượng trong không khí. Và ngài trông rất khỏe mạnh không giống những lời đồn đại về sức khỏe của ngài.
Hỏi: Bây giờ đang là trận đấu giữa Ý và Uruguay. Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha ủng hộ đội nào?
Đức Phanxicô: À tôi hả, không ủng hộ ai, thật đấy. Tôi đã hứa với Tổng Thống Brazil (Dilma Roussef) tôi sẽ giữ trung lập.
Hỏi: Chúng ta nên bắt đầu với Rôma chăng?
Đức Phanxicô: Nhưng cô có biết là tôi không biết Rôma không? Cô thử nghĩ coi tôi chỉ thấy Nhà Nguyện Sistine lần đầu tiên khi tham dự mật nghị bầu Đức Bênêđíctô XVI làm giáo hoàng (năm 2005). Tôi chưa bao giờ tới các viện bảo tàng. Sự thật là lúc còn làm Hồng Y, tôi ít tới đây lắm. Tôi biết Nhà Thờ Đức Bà Cả vì tôi luôn tới đó. Rồi nhà thờ Thánh Lôrensô Ngoại Thành nơi tôi tới ban Phép Thêm Sức hồi Don Giacomo Tantardini còn ở đó. Dĩ nhiên, tôi biết Piazza Navona vì tôi luôn ngụ ở Đường Via della Scriofa, phía sau nó.
Hỏi:Có điều gì là Rôma trong con người Á Căn Đình của Đức Bergoglio không?
Đức Phanxicô: Khó mà có điều gì như thế. Tôi người Piedmont nhiều hơn, vì đó là nguồn gốc nguyên thủy của gia đình tôi. Tuy nhiên, tôi bắt đầu cảm thấy mến Rôma. Tôi có ý định sẽ thăm khu vực này, các giáo xứ. Tôi đang từ từ khám phá thành phố này. Nó là một đô thị xinh đẹp, độc đáo, với nhiều nan đề của những thành phố lớn. Thành phố nhỏ thì có cơ cấu gần như nhất thống; trái lại, đô thị thì bao gồm tới 7 hay 8 thành phố chồng chéo lên nhau trên nhiều bình diện, trong đó, có bình diện văn hóa. Tôi đang nghĩ tới các lớp người trẻ của đô thị. Họ đều giống nhau tại các thành phố lớn. Thực thế, đến tháng Mười Một này, chúng tôi sẽ tổ chức một đại hội ở Barcelona chuyên bàn về việc chăm sóc mục vụ cho những người ở đô thị. Ở Á Căn Đình, các trao đổi đang được cổ vũ với Mễ Tây Cơ. Người ta khám phá ra nhiều nền văn hóa chồng chéo lên nhau, không hẳn do di dân, mà đúng hơn vì các lãnh vực văn hóa hàng ngang, mỗi lãnh vực có số thành viên riêng của nó. Giáo Hội phải có khả năng đáp ứng cả hiện tượng này nữa.
Hỏi: Tại sao, ngay từ đầu, Đức Thánh Cha đã muốn nhấn mạnh tới vai trò của Giám Mục Rôma?
Đức Phanxicô: Chức vụ thứ nhất của Phanxicô là làm Giám Mục Rôma. Ngài có đủ tước hiệu của Giáo Hoàng: mục tử hoàn vũ, Đại Diện Chúa Kitô, v.v… là vì thực sự ngài là Giám Mục Rôma. Đó là chọn lựa thứ nhất, hậu quả của quyền tối thượng của Phêrô. Nếu ngày mai Đức Giáo Hoàng muốn làm giám mục Tivoli, rõ ràng người ta sẽ đá tôi ra ngoài.
Hỏi: Bốn mươi năm trước đây, dưới thời Đức Phaolô VI, Tòa Đại Diện có cổ vũ một đại hội về các tệ hại của Rôma. Từ đó, phát sinh ra một hình ảnh về thành phố này trong đó, người nào có nhiều là người tốt nhất, và ai có ít đều là người xấu hơn cả. Theo ý kiến của Đức Thánh Cha, đâu là các tệ hại xấu xa của thành phố này
Đức Phanxicô: Chúng là các xấu xa tệ hại của các đô thị, như Buenos Aires chẳng hạn. Có người lời lãi cứ gia tăng, và có người mỗi ngày một nghèo hơn. Tôi không hay biết đại hội về các xấu xa tồi tệ của Rôma. Các xấu xa tồi tệ này hẳn có tính Rôma rất nhiều, vả lại, lúc đó, tôi mới 38 tuổi. Tôi là giáo hoàng đầu tiên không tham dự Công Đồng và là giáo hoàng đầu tiên học thần học sau Công Đồng và lúc đó, đối với chúng tôi, ánh sáng vĩ đại chính là Đức Phaolô VI. Đối với tôi, tông huấn Evangelii Nuntiandi vẫn còn là văn kiện sẽ không bao giờ bị vượt qua.
Hỏi: Có chăng một phẩm trật giá trị cần được tôn trọng trong việc cai quản việc công?
Đức Phanxicô: Chắc chắn là thế, để luôn luôn bảo vệ ích chung. Đây là ơn gọi của mọi chính trị gia. Nó là một ý niệm phong phú bao gồm việc bảo vệ sự sống con người, bảo vệ phẩm giá của nó. Đức Phaolô quen nói rằng sứ mệnh của chính trị là sứ mệnh của hình thức bác ái cao cả nhất. Ngày nay, vấn đề chính trị, tôi không chỉ nói về nước Ý mà nói về mọi quốc gia, vì vấn đề này hiện có tính cách hoàn cầu, là: nó đã mất giá, bị hủ bại vì tham nhũng, vì hiện tượng hối lộ. Tôi nhớ tới một văn kiện được các giám mục Pháp công bố cách nay 15 năm. Đó là một Thư Mục Vụ có tựa đề “Phục Hồi Chính Trị”, đề cập tới chính vấn đề này. Nếu không lấy việc phục vụ làm nền tảng, thì đến việc hiểu chính trị là gì ta cũng không làm được.
Hỏi: Đức Thánh Cha từng nói rằng thối nát nặc mùi hôi thối. Đức Thánh Cha cũng đã nói rằng thối nát xã hội là kết quả của một trái tim bệnh hoạn và không phải là những điều kiện chỉ ở bên ngoài. Không có những trái tim thối nát thì sẽ không có nạn thối nát. Người thối nát không có bạn bè mà chỉ có những anh đần hữu ích. Đức Thánh Cha có thể giải thích rõ hơn không?
Đức Phanxicô: Tôi đã nói về vấn đề này hai ngày liên tiếp nhân cơ hội chú giải bài đọc về vườn nho Nabốt. Tôi muốn nói tới bài đọc thánh lễ hôm đó. Ngày thứ nhất, tôi đề cập tới hiện tượng luận của thối nát, ngày thứ hai, nói tới việc người thối nát kết cuộc sẽ ra sao. Trong bất cứ trường hợp nào, người thối nát vẫn không có bạn bè, mà chỉ có những kẻ đồng lõa.
Hỏi: Theo ý kiến Đức Thánh Cha, người ta nói nhiều tới thối nát vì các phương tiện truyền thông đại chúng nhấn mạnh quá nhiều tới vấn đề này hay nó thực sự là một nạn dịch địa phương và là một tội ác trầm trọng?
Đức Phanxicô: Không, chẳng may, nó là một hiện tượng hoàn cầu. Thực vậy, có những vị nguyên thủ quốc gia ngồi tù vì nó. Tôi rất ngạc nhiên về việc này và tôi đi tới kết luận là: có quá nhiều tội ác mọc lên nhất là trong lúc có những thay đổi lớn lao, có tính thời đại. Ta đang sống không hẳn trong thời đại có những thay đổi, mà là trong lúc đang có sự thay đổi cả một thời đại. Do đó, thay đổi cả một nền văn hóa; chính trong thời kỳ này, sự việc kiểu này đã xẩy ra. Một thay đổi thời đại làm gia tăng sự suy đồi luân lý, không những chỉ trong chính trị, mà cả trong sinh hoạt tài chánh và xã hội nữa.
Hỏi: Ngay các Kitô hữu xem ra cũng không nêu gương sáng bao nhiêu…
Đức Phanxicô: Chính môi trường đã khuyến khích thối nát. Tôi không muốn nói: mọi người đều thối nát, nhưng thiển nghĩ khó mà lương thiện trong chính trị. Tôi đề cập tới mọi nơi, không riêng gì nước Ý. Tôi cũng nghĩ tới các trường hợp khác. Đôi khi có những người muốn làm trong sáng mọi sự, nhưng rồi họ gặp khó khăn và như thể bị nuốt trửng bởi hiện tượng đại dịch về nhiều bình diện, có tính toàn bộ. Không phải vì đó là bản chất của chính trị, mà vì sự kiện này: khi thời đại thay đổi, thì chiều hướng suy đồi luân lý sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
Hỏi: Đức Thánh Cha lo lắng trước cảnh nghèo luân lý hay cảnh nghèo vật chất của một đô thị?
Đức Phanxicô: Tôi quan ngại cả hai. Thí dụ, tôi có thể giúp một người đói để ông ta khỏi đói nữa. Nhưng nếu ông ta mất việc làm và không tìm được việc làm, ông ta sẽ phải đương đầu với một cái nghèo khác. Ông ta không còn phẩm giá nữa. Có lẽ ông ta có thể tới cơ quan Caritas và đem về nhà một gói thực phẩm nào đó, nhưng ông cảm thấy một cái nghèo hết sức trầm trọng hủy hoại trái tim ông. Một giám mục phụ tá của Rôma nói với tôi rằng nhiều người tới tiệm cà phê, một cách lén lút và đầy xấu hổ, để có thể đem về nhà một chút thực phẩm. Phẩm giá của họ từ từ sẽ mất đi, họ sống không hy vọng.
Hỏi: Trên các phố xá Rôma, Đức Thánh Cha có thể thấy các trẻ gái tuổi chỉ 14 thường buộc phải hành nghề mãi dâm giữa những thờ ơ nói chung của công chúng, trong khi ấy, Đức Thánh Cha còn thấy trẻ em ăn xin ở đường xe ngầm. Giáo Hội có còn là men nữa không? Đức Thánh Cha, trong tư cách giám mục, có cảm thấy bất lực trước sự xuống cấp luân lý như thế không?
Đức Phanxicô: Tôi thấy buồn đau, tôi cảm thấy đau đớn vô cùng. Việc bóc lột trẻ em khiến tôi hết sức đau khổ. Việc ấy cũng xẩy ra tại Á Căn Đình. Trẻ em bị sử dụng làm việc chân tay vì bàn tay chúng nhỏ hơn. Tuy nhiên, chúng còn bị bóc lột về phương diện tình dục, trong các khách sạn. Có lần tôi được thông báo có những em gái mãi dâm tuổi mới 12 trên một đường phố Buenos Aires. Tôi đi kiểm tra và quả đúng như thế. Nó làm tôi sinh bệnh. Nhưng tôi còn sinh bệnh hơn nữa khi thấy những chiếc xe hơi sang trọng, do những người đàn ông cao niên lái, dừng lại. Họ đáng là ông các em. Họ đưa em vào khách sạn, trả em 15 pesos là số tiền lúc đó thường được dùng để mua những viên ma túy vứt đi. Đối với tôi, những người làm như thế với các em gái chính là các ấu dâm. Điều này cũng xẩy ra tại Rôma. Kinh Thành Muôn Thuở, một kinh thành đáng lẽ là hải đăng của thế giới, nay thực là tấm gương phản chiếu sự thối nát luân lý của xã hội. Tôi nghĩ đây là những nan đề chỉ được giải quyết bằng một chính sách xã hội tốt đẹp.
Hỏi: Chính trị có thể làm gì được?
Đức Phanxicô: Đáp ứng một cách rõ ràng, thí dụ, bằng các dịch vụ xã hội có thể giúp các gia đình hiểu sự việc, hỗ trợ họ thoát ra được các hoàn cảnh nặng lòng này. Hiện tượng này cho thấy hiện đang có nhiều thiếu sót trong các dịch vụ xã hội trong xã hội.
Hỏi: Tuy nhiên, Giáo Hội đang làm rất nhiều…
Đức Phanxicô: Và Giáo Hội phải tiếp tục làm như thế. Các gia đình gặp khó khăn phải được giúp đỡ, một công việc khó khăn đòi hỏi cố gắng chung.
Hỏi: Ở Rôma, càng ngày giới trẻ càng ít tới nhà thờ hơn, không cho con cái rửa tội, thậm chí không biết làm cả dấu Thánh Giá. Chiến thuật nào hữu hiệu trong việc lật ngược lại xu hướng này?
Đức Phanxicô: Giáo Hội phải ra ngoài đường phố, tìm kiếm người ta, đi tới từng nhà, thăm viếng các gia đình, đi tới các khu ngoại vi. Giáo Hội không được là một Giáo Hội chỉ biết nhận, mà còn biết cho đi…
Hỏi: Và các cha xứ không nên đặt cuộn tóc lên đầu con chiên… (1)
Đức Phanxicô: (Cười). Lẽ dĩ nhiên, ta đang trong thời kỳ truyền giáo cả 10 năm nay rồi. Ta phải nhấn mạnh tới điều đó.
Hỏi: Đức Thánh Cha có lo lắng đối với việc giảm sinh suất tại Ý không?
Đức Phanxicô: Tôi nghĩ nhiều việc cần phải làm hơn nữa vì ích chung của trẻ em. Một cam kết là đặt gia đình lên hàng ưu tiên đầu; đôi khi lương tiền không đủ cho tới cuối tháng. Sợ mất việc, không có tiền trả tiền thuê nhà. Các chính sách xã hội không đủ giúp đỡ. Ý hiện đang có sinh suất rất thấp, Tây Ban Nha cũng thế. Pháp tương đối đỡ hơn một chút nhưng vẫn còn thấp. Âu Châu xem ra mệt mỏi không muốn làm mẹ nữa, thích làm bà hơn. Phần lớn tùy thuộc cuộc khủng hoảng kinh tế chứ không chỉ tại thay đổi văn hóa với đặc điểm vị kỷ và hưởng lạc của nó. Hôm nọ, tôi có đọc thống kê về tiêu chuẩn chi tiêu của dân chúng khắp thế giới. Sau thực phẩm, quần áo và thuốc men, ba món nhu yếu này, là mỹ phẩm và chi tiêu cho các con thú cưng (pets).
Hỏi: Súc vật đáng kể hơn trẻ em?
Đức Phanxicô: Đó là một hiện tượng khác của sa đoạ văn hóa. Và sở dĩ có việc này là vì việc liên hệ xúc cảm với súc vật là điều dễ dàng hơn, phần lớn có thể thảo chương được. Con vật đâu có tự do, trong khi có đứa trẻ là một điều phức tạp.
Hỏi: Tin Mừng nói với người nghèo hay nói với người giầu nhiều hơn để cải hóa họ?
Đức Phanxicô: Nghèo khó là tâm điểm của Tin Mừng. Không thể hiểu được Tin Mừng nếu không hiểu nghèo khó thực sự là gì, nên nhớ rằng ta còn có sự nghèo khó hết sức đẹp đẽ trong tinh thần nữa: nghèo khó trước mặt Thiên Chúa để Thiên Chúa đổ đầy cô. Tin Mừng nói với cả người nghèo lẫn người giầu. Và nó cũng đề cập tới cả nghèo khó lẫn giầu có. Thực vậy, nó không hề kết án người giầu, ngoại trừ khi giầu có trở thành đối tượng ngẫu thần: ông thần tài, con bò vàng…
Hỏi: Đức Thánh Cha bị coi là vị giáo hoàng cộng sản, duy nghèo khó, mỵ dân. Tờ Economist, tờ báo dành cả trang đầu cho Đức Thánh Cha, quả quyết rằng Đức Thánh Cha nói năng y hệt Lenin. Đức Thánh Cha có nhận mình giống mô tả này không?
Đức Phanxicô: Tôi chỉ xin nói rằng người cộng sản đã đánh cắp lá cờ của ta. Lá cờ của người nghèo vốn là lá cờ Kitô Giáo. Nghèo khó vốn nằm tại tâm điểm của Tin Mừng. Người nghèo nằm ngay ở trung tâm Tin Mừng. Ta hãy lấy Mátthêu chương 25, là nghị định thư mà căn cứ vào đó ta sẽ bị phán xét: Ta đói, Ta khát, Ta ngồi tù, Ta bệnh hoạn, trần truồng. Hay hãy nhìn vào các Mối Phúc, một ngọn cờ khác. Người cộng sản bảo tất cả những điều ấy đều là cộng sản. Đúng, đúng như vậy, nhưng là 20 thế kỷ sau. Bây giờ nếu họ nói thế, ta sẽ bảo họ: vậy thì các anh là Kitô hữu cả rồi (cười).
Hỏi: Đức Thánh Cha có cho phép con đưa ra một phê phán…
Đức Phanxicô: Dĩ nhiên…
Hỏi: Có lẽ Đức Thánh Cha ít nói tới phụ nữ, và khi nói, Đức Thánh Cha lại chỉ lý luận theo quan điểm làm mẹ, làm vợ v.v… Nhưng hiện nay, phụ nữ có thể lãnh đạo quốc gia, các công ty đa quốc, cả quân đội nữa. Theo ý kiến Đức Thánh Cha, người phụ nữ đang giữ vị thế nào trong Giáo Hội?
Đức Phanxicô: Phụ nữ là những gì đẹp đẽ nhất Chúa từng dựng nên. Giáo Hội vốn là đàn bà, Giáo Hội vốn là một từ ngữ phái nữ. Thần học không thể nào có được nếu không có chiều kích nữ giới này. Cô rất đúng về điểm này, chúng ta chưa nói đủ về nó. Tôi đồng ý nhiều việc cần phải làm hơn nữa về nền thần học nữ giới. Tôi từng nói như thế và nhiều việc đang được tiến hành về phương diện này.
Hỏi: Đức Thánh Cha có nhận ra một thứ kỳ thị phụ nữ đang tiềm ẩn không?
Đức Phanxicô: Sự kiện người đàn bà được lấy ra từ một chiếc xương sườn… (ngài cười một cách chân tình). Nói đùa thôi, tôi chỉ nói đùa thôi. Tôi đồng ý rằng cần phải suy nghĩ nhiều hơn nữa về vấn đề nữ giới, nếu không Giáo Hội sẽ không được ai hiểu cả.
Hỏi: Liệu chúng con có hy vọng Đức Thánh Cha sẽ đưa ra các quyết định có tính lịch sử, như một phụ nữ đứng đầu một thánh bộ chẳng hạn, con không nói tới hàng giáo sĩ… (2)
Đức Phanxicô: (Cười) Cô nhớ, nhiều khi các linh mục cuối cùng rồi cũng chịu dưới quyền mấy bà quản gia…
Hỏi: Tháng Tám, Đức Thánh Cha sẽ đi Đại Hàn. Đó có phải là cửa ngõ vào Trung Quốc không? Đức Thánh Cha có hướng tới Á Châu không?
Đức Phanxicô: Tôi sẽ tới Á Châu hai lần trong vòng 6 tháng: Đại Hành tháng tám để gặp tuổi trẻ Á Châu và tháng giêng sẽ tới Sri Lanka và Phi Luật Tân. Giáo Hội Á Châu hiện có nhiều triển vọng lớn lao. Đại Hàn tượng trưng cho nhiều điều; nó có một lịch sử hết sức đẹp đẽ. Trong 2 thế kỷ, nó không hề có một linh mục nào và Đạo Công Giáo tiến triển được là nhờ hàng ngũ giáo dân. Ở đấy có nhiều vị tử đạo. Còn về Trung Quốc, đó là một thách đố văn hóa lớn lao, rất lớn lao. Và rồi cón có điển hình Matteo Ricci nữa, người đã làm rất nhiều điều tốt lành…
Hỏi: Giáo Hội của Đức Bergoglio sẽ hướng về đâu?
Đức Phanxicô: Cám ơn Chúa, tôi không có Giáo Hội nào cả; tôi chỉ theo chân Chúa Kitô. Tôi không thành lập bất cứ điều gì. Trên quan điểm phong thái, tôi chưa thay đổi được phong cách như lúc còn ở Buenos Aires. Đúng, có lẽ trong điều nhỏ mọn thôi, vì ai cũng phải thay đổi, nhưng vào tuổi tôi, thay đổi là điều nực cười. Thay vào đó, về phương diện kế hoạch, tôi chỉ theo điều các Hồng Y yêu cầu trong các buổi gặp gỡ chung trước mật nghị bầu giáo hoàng. Tôi đi theo chiều hướng đó. Hội Đồng Tám Hồng Y, một cơ quan bên ngoài, đã phát sinh từ đó. Nó được yêu cầu để giúp việc cải cách Giáo Triều. Mặt khác, đây là điều không dễ dàng vì khi bước một bước, lại thấy xuất hiện điều này điều nọ cần phải làm, và nếu trước đây chỉ có một co quan thì bây giờ phải là bốn. Các quyết định của tôi đều là kết quả của các cuộc họp tiền mật nghị bầu giáo hoàng. Tôi không tự ý làm điều gì cả.
Hỏi: Một phương thức dân chủ?
Đức Phanxicô: Chúng là các quyết định của các vị Hồng Y. Tôi không biết đó có phải là phương thức dân chủ hay không. Tôi chỉ muốn nói nó có tính cách hợp đoàn (synodal) nhiều hơn, dù chữ này không thích đáng lắm đối với các Hồng Y.
Hỏi: Nhân dịp lễ bổn mạng hai Thánh Phêrô và Phaolô của họ, Đức Thánh Cha muốn những gì cho người Rôma?
Đức Phanxicô: Mong họ tiếp tục được tốt đẹp. Họ là những người rất thân ái. Tôi thấy điều này trong các buổi yết kiến và trong các lần thăm viếng các giáo xứ. Tôi hy vọng họ không đánh mất niềm vui, niềm hy vọng và tín thác, bất chấp mọi khó khăn. Thổ ngữ Rôma (romanaccio) cũng hết sức tươi đẹp.
Hỏi: Đức Wojtyla từng học những câu như ‘volemose bene, damose da fa’ [thổ ngữ Rôma có nghĩa: chúng ta hãy yêu thương nhau, chúng ta hãy làm việc). Đức Thánh Cha có học câu nào như thế không?
Đức Phanxicô: Đến bây giờ, rất ít. Campa e fa’ campa [hãy sống và hãy để người ta sống]. [ngài cười hết sức tự nhiên].
Dựa vào bản tiếng Anh của Zenit
________________________________________________________________________________________________________________________
(1) Theo Carol Glatz, thuộc Catholic News Service, đây là một trong những kiểu nói ví von (ẩn dụ) rất phổ thông của Đức Phanxicô, từng được ngài sử dụng trước khi làm giáo hoàng, và được gom trong cuốn “El Jesuita” năm 2010 của Sergio Rubin và Francesca Ambrogetti. Về việc các linh mục phải có mùi chiên, vị giáo hoàng tương lai nói rằng: “một Giáo Hội chỉ tự giới hạn mình vào các nhiệm vụ quản trị, khi chăm sóc đoàn chiên nhỏ bé của mình, là một Giáo Hội về lâu về dài sẽ thành bệnh hoạn. Vị mục tử tự cô lập mình không phải là vị mục tử đích thực của đoàn chiên, mà là thợ uốn tóc, chỉ biết dùng thì giờ đặt cuộn tóc lên đoàn chiên thay vì ra ngoài chăm sóc những con chiên khác”.
(2) Tin mới nhất: thánh bộ Giáo Dục Công Giáo vừa bổ nhiệm nữ tu Mary Melone làm viện trưởng Viện Đại Học Antonianum, một viện đại học cấp giáo hoàng tại Rôma, do Dòng Anh Em Hèn Mọn quản trị. Nữ tu Melone, như thế, là người đàn bà đầu tiên làm viện trưởng một Đại Học Công Giáo tại Rôma. Con đường tiến tới việc đứng đầu một thánh bộ của nữ giới, vì thế, đang được mở ra.
Top Stories
Archbishop Bernardito Cleopas Auza new Permanent Representative to United Nations
Vatican Radio
07:42 03/07/2014
Vatican 2014-07-01 - The Apostolic Nunciature in Haiti has announced the current Nuncio to the country, Archbishop Bernardito Cleopas Auza, has been appointed by Pope Francis as the new Permanent Representative to the United Nations in New York. He succeeds Archbishop Francis Chullikatt, who was appointed by Pope Benedict XVI in 2010. Archbishop Auza is a native of the Philippines, and was appointed Apostolic Nuncio to Haiti in 2008.
Philippines: Les évêques s'opposent au rétablissement de la peine de mort
Eglises d'Asie
09:52 03/07/2014
Ce mercredi 2 juillet, la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP) a publié une déclaration dans laquelle elle exhorte la population à ne pas céder aux appels à la réintroduction de la peine de mort, lesquels se multiplient face à la hausse de la criminalité dans le pays. « Aussi horrible soit le crime, rien ne justifie pour un Etat d’envoyer le message pervers selon lequel la vie humaine est une chose si peu importante qu’il peut en disposer comme bon lui semble », dénonce le communiqué des évêques, signé par Mgr Socrates Villegas, président de la Conférence épiscopale.
Cette déclaration intervient dans un contexte polémique, suite aux nombreux appels à la restauration de la peine de mort qui ont été lancés ces dernières semaines par des groupes anti-criminalité. S’appuyant sur des faits divers récents – dont la mort d’un jeune étudiant de 18 ans lors d’un bizutage le 28 juin dernier à Manille –, ainsi que sur des études confirmant la recrudescence des actes criminels, ces organisations militent en faveur d’une législation pénale « plus dissuasive » et de la réintroduction de la peine capitale.
Dans leur admonestation publique, les évêques rétorquent qu’une politique véritablement « dissuasive » dans le domaine de la criminalité n’est en rien liée à la sévérité de la peine mais « bien à la certitude que les auteurs du crime répondront de leurs actes ».
Seule « une réponse morale, chrétienne (...) permettant la mise en place d’une éducation constructive en matière de respect de la vie et de la dignité humaine » pourra permettre, ajoutent-ils, de prévenir la criminalité, non en agitant la menace de la peine capitale, mais donnant à la justice sa véritable vocation, celle de « restaurer les liens brisés ainsi que la cohérence sociale altérée par l’acte criminel ».
Tout en se disant « profondément bouleversés par la nature atroce de certains crimes commis récemment », les membres de la CBCP reviennent sur le caractère irréversible et irréparable de l'exécution, toujours susceptible d’erreur, « comme tout ce qui est humain », soulignant que « rien ne pourra atténuer la gravité de la mort d’une personne injustement assassinée ».
Depuis l’abolition de la peine de mort en 2006, pour laquelle l’Eglise avait milité durant des années, la Conférence des évêques philippins n’a cessé de mettre en garde le gouvernement contre la tentation du retour à « une justice punitive » qui, selon elle, va à l’encontre d’un « système établissant pleinement la justice ».
Lors du vote de l’abolition de la peine de mort, certaines voix, y compris dans les milieux chrétiens, s’étaient pourtant élevées contre l'abolition définitive de la peine capitale.
Le Conseil philippin des Eglises évangéliques, par exemple, avait publié une déclaration, à l’opposé de celle de la Conférence des évêques catholiques, dans laquelle il affirmait sa conception d'une justice fondée sur le principe d'« une vie pour une vie », expliquant que la peine de mort devait être maintenue pour certains crimes, et que la décision finale de la commutation en prison à vie pour les condamnés à mort devait revenir exclusivement au président de la République.
Citant l’Evangile selon saint Jean où le Christ déclare être « venu pour que tous aient la vie, et l’aient en abondance » (Jn 10,10), les évêques catholiques philippins expliquent que leur position ne « peut être que la même [que celle du Christ ]».
Ils poursuivent : « L’Evangile que nous prêchons est un Evangile de vie, mais notre façon de voir peut également se défendre sur un terrain non religieux. (...) Le fait d’exécuter un être humain ne peut contribuer en aucune façon à ce qu’il y ait plus de justice. »
Ils rappellent enfin que les Philippines sont signataires du deuxième Protocole facultatif de la Convention des Nations Unies sur les droits civils et politiques (PIDCP), qui a pour but d’abolir définitivement la peine de mort. « Nous ne pouvons pas, et nous ne devons pas, conclut la déclaration de la CBCP, renier nos engagements vis-à-vis de la communauté internationale, particulièrement lorsqu’ils sont non seulement d'ordre légal mais moral. » (eda/msb)
(Source: Eglises d'Asie, le 2 juillet 2014)
Cette déclaration intervient dans un contexte polémique, suite aux nombreux appels à la restauration de la peine de mort qui ont été lancés ces dernières semaines par des groupes anti-criminalité. S’appuyant sur des faits divers récents – dont la mort d’un jeune étudiant de 18 ans lors d’un bizutage le 28 juin dernier à Manille –, ainsi que sur des études confirmant la recrudescence des actes criminels, ces organisations militent en faveur d’une législation pénale « plus dissuasive » et de la réintroduction de la peine capitale.
Dans leur admonestation publique, les évêques rétorquent qu’une politique véritablement « dissuasive » dans le domaine de la criminalité n’est en rien liée à la sévérité de la peine mais « bien à la certitude que les auteurs du crime répondront de leurs actes ».
Seule « une réponse morale, chrétienne (...) permettant la mise en place d’une éducation constructive en matière de respect de la vie et de la dignité humaine » pourra permettre, ajoutent-ils, de prévenir la criminalité, non en agitant la menace de la peine capitale, mais donnant à la justice sa véritable vocation, celle de « restaurer les liens brisés ainsi que la cohérence sociale altérée par l’acte criminel ».
Tout en se disant « profondément bouleversés par la nature atroce de certains crimes commis récemment », les membres de la CBCP reviennent sur le caractère irréversible et irréparable de l'exécution, toujours susceptible d’erreur, « comme tout ce qui est humain », soulignant que « rien ne pourra atténuer la gravité de la mort d’une personne injustement assassinée ».
Depuis l’abolition de la peine de mort en 2006, pour laquelle l’Eglise avait milité durant des années, la Conférence des évêques philippins n’a cessé de mettre en garde le gouvernement contre la tentation du retour à « une justice punitive » qui, selon elle, va à l’encontre d’un « système établissant pleinement la justice ».
Lors du vote de l’abolition de la peine de mort, certaines voix, y compris dans les milieux chrétiens, s’étaient pourtant élevées contre l'abolition définitive de la peine capitale.
Le Conseil philippin des Eglises évangéliques, par exemple, avait publié une déclaration, à l’opposé de celle de la Conférence des évêques catholiques, dans laquelle il affirmait sa conception d'une justice fondée sur le principe d'« une vie pour une vie », expliquant que la peine de mort devait être maintenue pour certains crimes, et que la décision finale de la commutation en prison à vie pour les condamnés à mort devait revenir exclusivement au président de la République.
Citant l’Evangile selon saint Jean où le Christ déclare être « venu pour que tous aient la vie, et l’aient en abondance » (Jn 10,10), les évêques catholiques philippins expliquent que leur position ne « peut être que la même [que celle du Christ ]».
Ils poursuivent : « L’Evangile que nous prêchons est un Evangile de vie, mais notre façon de voir peut également se défendre sur un terrain non religieux. (...) Le fait d’exécuter un être humain ne peut contribuer en aucune façon à ce qu’il y ait plus de justice. »
Ils rappellent enfin que les Philippines sont signataires du deuxième Protocole facultatif de la Convention des Nations Unies sur les droits civils et politiques (PIDCP), qui a pour but d’abolir définitivement la peine de mort. « Nous ne pouvons pas, et nous ne devons pas, conclut la déclaration de la CBCP, renier nos engagements vis-à-vis de la communauté internationale, particulièrement lorsqu’ils sont non seulement d'ordre légal mais moral. » (eda/msb)
(Source: Eglises d'Asie, le 2 juillet 2014)
Presentation of the World Youth Day 2016 logo
ViS
10:04 03/07/2014
Vatican City, 3 July 2014 (VIS) – In a press conference held this morning the metropolitan archbishop of Krakow, Cardinal Stanislaw Dziwisz, presented the logo and official prayer for the 31st World Youth Day.
Three elements are combined in the symbolism of the logo: the place, the main protagonists, and the theme of the celebration. The logo of the 2016 World Youth Day, to be held in Krakow, illustrates the passage from the Gospel according to Matthew, 5.7: “Blessed are the merciful, for they shall obtain mercy”, chosen as the theme of the event. The image is composed of a geographical outline of Poland, in which there is a Cross, symbol of Christ Who is the soul of World Youth Day. The yellow circle marks the position of Krakow on the map of Poland and is also a symbol of youth. The flame of Divine Mercy emerges from the Cross, and its colours recall the image “Jesus, I trust in you”. The colours used in the logo – blue, red and yellow – are the official colours of Krakow and its coat of arms.
The logo was designed by Monika Rybczynska, a young woman aged 28 from Ostrzeszow, a small town in the mid-west of Poland, following the canonisation of St. John Paul II.
The press conference also included the presentation of the official prayer of World Youth Day 2016, which entrusts humanity and the young to divine mercy, asks the Lord for the grace of a merciful heart, and asks the intercession of the Virgin Mary and St. John Paul II, patron of World Youth Day.
“God, merciful Father,
in your Son, Jesus Christ, you have revealed your love
and poured it out upon us in the Holy Spirit, the Comforter,
We entrust to you today the destiny of the world and of every man and woman”.
We entrust to you in a special way
young people of every language, people and nation:
guide and protect them as they walk the complex paths of the world today
and give them the grace to reap abundant fruits
from their experience of the Krakow World Youth Day.
Heavenly Father,
grant that we may bear witness to your mercy.
Teach us how to convey the faith to those in doubt,
hope to those who are discouraged,
love to those who feel indifferent,
forgiveness to those who have done wrong
and joy to those who are unhappy.
Allow the spark of merciful love
that you have enkindled within us
become a fire that can transform hearts
and renew the face of the earth.
Mary, Mother of Mercy, pray for us.
St. John Paul II, pray for us.
The logo was designed by Monika Rybczynska, a young woman aged 28 from Ostrzeszow, a small town in the mid-west of Poland, following the canonisation of St. John Paul II.
The press conference also included the presentation of the official prayer of World Youth Day 2016, which entrusts humanity and the young to divine mercy, asks the Lord for the grace of a merciful heart, and asks the intercession of the Virgin Mary and St. John Paul II, patron of World Youth Day.
“God, merciful Father,
in your Son, Jesus Christ, you have revealed your love
and poured it out upon us in the Holy Spirit, the Comforter,
We entrust to you today the destiny of the world and of every man and woman”.
We entrust to you in a special way
young people of every language, people and nation:
guide and protect them as they walk the complex paths of the world today
and give them the grace to reap abundant fruits
from their experience of the Krakow World Youth Day.
Heavenly Father,
grant that we may bear witness to your mercy.
Teach us how to convey the faith to those in doubt,
hope to those who are discouraged,
love to those who feel indifferent,
forgiveness to those who have done wrong
and joy to those who are unhappy.
Allow the spark of merciful love
that you have enkindled within us
become a fire that can transform hearts
and renew the face of the earth.
Mary, Mother of Mercy, pray for us.
St. John Paul II, pray for us.
Governorate, Secretary of State and Institute for Religious Works
L’Osservatore Romano
10:05 03/07/2014
L’Osservatore Romano 2014-07-02 - The Council of Cardinals reconvened as planned on Tuesday morning, 1 July at the Domus Sanctae Marthae, and deferred some of the business to Wednesday morning, 2 July, according to Fr Federico Lombardi, director of the Holy See Press Office. Pope Francis is participating in the series of meetings, and was present all of Wednesday, as the General Audience has been suspended like every summer. Cardinal Secretary of State Pietro Parolin is regularly present at the meetings, and the Holy Father has established that he will participate fully like the other members of the Council, of whom at present there are nine.
Three main themes were considered by the Council. There was a presentation by Cardinal Bertello on matters relating to the Governorate, and a presentation relating to the Secretariat of State by Cardinal Parolin. The issue of the structure of the Institute for Works of Religion (IOR) was discussed in depth. The meetings, held in two sessions, were also attended by members of the Supervisory Commission of Cardinals present in Rome, Cardinals Santos Abril y Castelló, Thomas Collins and Jean-Louis Tauran, as well as Pietro Parolin.
With regard to the news and questions circulating in the press in recent days, the Director of the Holy See Press Office made the following declaration: “The IOR is in a time of natural and peaceful transition. The contribution of Ernst von Freyberg continues to be deeply appreciated and highly valued, and further clarifications are possible, indeed likely, next week after the meeting of the Council for the Economy on Saturday”.
The Director, Fr Lombardi, then gave a concise explanation of the agenda for the next meeting of the Council for the Economy, which will focus on the Statutes and the plan for future work, and will be informed on developments relating to the IOR and, by the Prefecture for Economic Affairs, on the 2013 budget and the provisional budget for 2014.The Director also announced that a major press conference is expected to be held next week on various matters, including the IOR, linked to the sphere of competence of the Council and the Secretariat for the Economy. The Council is now continuing its meetings, again taking into consideration and systematically developing the reflections already formulated in the first round of study and review of the different bodies of the Roman Curia.
Three main themes were considered by the Council. There was a presentation by Cardinal Bertello on matters relating to the Governorate, and a presentation relating to the Secretariat of State by Cardinal Parolin. The issue of the structure of the Institute for Works of Religion (IOR) was discussed in depth. The meetings, held in two sessions, were also attended by members of the Supervisory Commission of Cardinals present in Rome, Cardinals Santos Abril y Castelló, Thomas Collins and Jean-Louis Tauran, as well as Pietro Parolin.
With regard to the news and questions circulating in the press in recent days, the Director of the Holy See Press Office made the following declaration: “The IOR is in a time of natural and peaceful transition. The contribution of Ernst von Freyberg continues to be deeply appreciated and highly valued, and further clarifications are possible, indeed likely, next week after the meeting of the Council for the Economy on Saturday”.
The Director, Fr Lombardi, then gave a concise explanation of the agenda for the next meeting of the Council for the Economy, which will focus on the Statutes and the plan for future work, and will be informed on developments relating to the IOR and, by the Prefecture for Economic Affairs, on the 2013 budget and the provisional budget for 2014.The Director also announced that a major press conference is expected to be held next week on various matters, including the IOR, linked to the sphere of competence of the Council and the Secretariat for the Economy. The Council is now continuing its meetings, again taking into consideration and systematically developing the reflections already formulated in the first round of study and review of the different bodies of the Roman Curia.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sự thật về một Linh mục bị vạ tuyệt thông
Gioan Lê Vinh
09:57 03/07/2014
Gần đây, nhiều người xôn xao về những bài giảng sai giáo lý được phát tán trên Internet bởi một linh mục còn khá trẻ.
Khi sự việc đã đến mức báo động, thì linh mục Nguyễn văn Tường, được giáo quyền giáo phận Vĩnh Long mời về nhắc nhở.
Sự việc trở nên nghiêm trọng khi vị linh mục này không những không vâng phục bề trên mà còn để cho giáo dân la ó, chửi mắng hàng giáo sĩ trong giáo hạt. Điều tệ hại là các video về những sự việc này bị phát tán trên Internet gây gương xấu trong Giáo Hội.
Vì tính chất nghiêm trọng của việc Lm Tường không chịu sửa đổi và không vâng phục quyền bính chính đáng, giáo quyền địa phương đã tuyên bố ông bị tuyệt thông tiền kết.
Có người chưa hiểu chuyện đã vội kết án giáo quyền với những lời lẽ không thích đáng.
Theo một linh mục giáo sư Giáo Luật ở Sàigòn, vạ tuyệt thông tiền kết có nghĩa là dù chưa tuyên, nhưng khi linh mục này mắc phải lỗi lạc giáo, giảng dạy trái giáo lý Hội Thánh, thì ông đã bị vạ rồi.
Cũng theo Cha giáo sư, chúng ta đừng coi vạ ấy là hình phạt, mà phải coi là phương thuốc chữa trị. Và nếu như thế thì người ngoài giáo phận không hiểu chuyện đừng làm cớ cho một số bè nhóm chống đối quyền bính.
Có người cho rằng cha Tường rất được giáo dân yêu mến. Đặc biệt là Cha Tường rất sùng kính Lòng Thương Xót Chúa và cử hành nghi thức sùng kính Lòng Thương Xót Chúa thu hút nhiều người.
Nhưng việc một linh mục có nhiều hoạt động hay được giáo dân yêu mến không biện hộ cho việc ông bị vạ. Một linh mục có uy tín nói rằng kể cả giám mục khi lạc giáo hay bội giáo vẫn bị vạ tuyệt thông. Nghĩa là luật Hội Thánh được áp dụng không trừ ai.
Để hiểu thêm về vạ tuyệt thông, có thể xem ở đây.
Linh mục Tường phản ứng mạnh mẽ trong Thánh Lễ khi ông nhận được thông báo của Cha Giám quản cho ông đi nghỉ bệnh. Ông bảo ông vẫn còn khỏe sao lại cho ông nghỉ? Thật ra chính vị linh mục và giáo dân không hiểu rằng giáo quyền muốn giữ thể diện cho ông nên đã nói nhẹ nhàng đi.
Trong một “lời trần tình”, cha Tường nói “thời đại này là thời tự do tôn giáo, mình xin là nhà nước cho liền (!), mà giáo quyền thì cấm”. Nghe câu này bất cứ người Công Giáo nào cũng kinh hãi. Các video clip cho thấy cha Tường rất bất bình và lên án giáo quyền nặng nề.
Phải hiểu rằng việc tuyên bố vạ cho vị linh mục này là phương dược giúp ông sửa đổi. Nếu ông chấp nhận Giáo lý Hội Thánh tong truyền, ông sẽ được giải vạ. Mọi phản đối và lên án giáo quyền là nhằm chia rẽ các thành phần Dân Thiên Chúa.
Cha Giám quản giáo phận và các Cha đã xem xét kỹ các lời giảng dạy của Lm Tường, và các ngài nói rõ một linh mục phải giảng dạy những điều phù hợp giáo lý, được phép của bản quyền địa phương.
Bản quyền giáo phận đã chỉ rõ những điều sai lạc trong các bài giảng của Lm Tường. Chẳng hạn Lm Tường nói sai về quyền Chúa trao cho Thánh Phêrô, về ơn Cứu độ, vè việc ăn thịt động vật. Ví dụ Lm Tường nói Chúa không trao quyền tha tôi cho Phêrô. “Thánh Phêrô chỉ tha cho mình Thánh Phêrô thôi". Về việc ăn thịt, cha Tường nói: “Ai ăn thịt động vật thì không được Chúa chúc phúc”.
Tuy nhiên, Lm Tường vẫn không chấp nhận mình sai và không hứa sửa đổi.
Các vị hữu trách hiểu rằng các ngài đã hành động theo đúng lương tâm và giáo luật. Nếu một vị linh mục có thiện chí và thật lòng yêu mến Giáo Hội, ông đã tự quên mình, biết vâng lời và làm gương sáng cho giáo dân.
Khi sự việc đã đến mức báo động, thì linh mục Nguyễn văn Tường, được giáo quyền giáo phận Vĩnh Long mời về nhắc nhở.
Sự việc trở nên nghiêm trọng khi vị linh mục này không những không vâng phục bề trên mà còn để cho giáo dân la ó, chửi mắng hàng giáo sĩ trong giáo hạt. Điều tệ hại là các video về những sự việc này bị phát tán trên Internet gây gương xấu trong Giáo Hội.
Vì tính chất nghiêm trọng của việc Lm Tường không chịu sửa đổi và không vâng phục quyền bính chính đáng, giáo quyền địa phương đã tuyên bố ông bị tuyệt thông tiền kết.
Có người chưa hiểu chuyện đã vội kết án giáo quyền với những lời lẽ không thích đáng.
Theo một linh mục giáo sư Giáo Luật ở Sàigòn, vạ tuyệt thông tiền kết có nghĩa là dù chưa tuyên, nhưng khi linh mục này mắc phải lỗi lạc giáo, giảng dạy trái giáo lý Hội Thánh, thì ông đã bị vạ rồi.
Cũng theo Cha giáo sư, chúng ta đừng coi vạ ấy là hình phạt, mà phải coi là phương thuốc chữa trị. Và nếu như thế thì người ngoài giáo phận không hiểu chuyện đừng làm cớ cho một số bè nhóm chống đối quyền bính.
Có người cho rằng cha Tường rất được giáo dân yêu mến. Đặc biệt là Cha Tường rất sùng kính Lòng Thương Xót Chúa và cử hành nghi thức sùng kính Lòng Thương Xót Chúa thu hút nhiều người.
Nhưng việc một linh mục có nhiều hoạt động hay được giáo dân yêu mến không biện hộ cho việc ông bị vạ. Một linh mục có uy tín nói rằng kể cả giám mục khi lạc giáo hay bội giáo vẫn bị vạ tuyệt thông. Nghĩa là luật Hội Thánh được áp dụng không trừ ai.
Để hiểu thêm về vạ tuyệt thông, có thể xem ở đây.
Linh mục Tường phản ứng mạnh mẽ trong Thánh Lễ khi ông nhận được thông báo của Cha Giám quản cho ông đi nghỉ bệnh. Ông bảo ông vẫn còn khỏe sao lại cho ông nghỉ? Thật ra chính vị linh mục và giáo dân không hiểu rằng giáo quyền muốn giữ thể diện cho ông nên đã nói nhẹ nhàng đi.
Trong một “lời trần tình”, cha Tường nói “thời đại này là thời tự do tôn giáo, mình xin là nhà nước cho liền (!), mà giáo quyền thì cấm”. Nghe câu này bất cứ người Công Giáo nào cũng kinh hãi. Các video clip cho thấy cha Tường rất bất bình và lên án giáo quyền nặng nề.
Phải hiểu rằng việc tuyên bố vạ cho vị linh mục này là phương dược giúp ông sửa đổi. Nếu ông chấp nhận Giáo lý Hội Thánh tong truyền, ông sẽ được giải vạ. Mọi phản đối và lên án giáo quyền là nhằm chia rẽ các thành phần Dân Thiên Chúa.
Cha Giám quản giáo phận và các Cha đã xem xét kỹ các lời giảng dạy của Lm Tường, và các ngài nói rõ một linh mục phải giảng dạy những điều phù hợp giáo lý, được phép của bản quyền địa phương.
Bản quyền giáo phận đã chỉ rõ những điều sai lạc trong các bài giảng của Lm Tường. Chẳng hạn Lm Tường nói sai về quyền Chúa trao cho Thánh Phêrô, về ơn Cứu độ, vè việc ăn thịt động vật. Ví dụ Lm Tường nói Chúa không trao quyền tha tôi cho Phêrô. “Thánh Phêrô chỉ tha cho mình Thánh Phêrô thôi". Về việc ăn thịt, cha Tường nói: “Ai ăn thịt động vật thì không được Chúa chúc phúc”.
Tuy nhiên, Lm Tường vẫn không chấp nhận mình sai và không hứa sửa đổi.
Các vị hữu trách hiểu rằng các ngài đã hành động theo đúng lương tâm và giáo luật. Nếu một vị linh mục có thiện chí và thật lòng yêu mến Giáo Hội, ông đã tự quên mình, biết vâng lời và làm gương sáng cho giáo dân.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vừa đánh vừa run không giữ được biển đông
Phạm Trần
07:24 03/07/2014
VỪA ĐÁNH VỪA RUN KHÔNG GIỮ ĐƯỢC BIỂN ĐÔNG
Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã sử dụng vũ khí ”nước bọt” nhiều hơn “hành động” để chống chiến lược “nói là chiếm Biển Đông” của Trung Cộng.
Chiến thuật của Việt Nam được ”nhóm 4 người” đứng đầu đảng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thay phiên nhau nói lớn cốt cho dân mát dạ nhưng hành động lại chân nọ đá chân kia khiến lòng dân đã không yên lại bối rối thêm trước chủ trương quyết chiếm cho được biển Việt Nam của Trung Cộng.
TUYÊN BỐ THEO THỜI TRANG ?
Trứơc tiên hãy nói về tuyên bố phá vỡ sự im lặng qúa lâu của Chính phủ bởi Thủ tướng Dũng tại Mania, Phi Luật Tân ngày 21/05 (2014). Ông nói trong cuộc họp báo: ““Việt Nam không đánh đổi chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc.”
Phản ứng trong dân phấn khởi, bình luận báo chí thuận lợi cho uy tín ông Dũng trong lúc Tổng Bí thư Trọng vẫn im lặng và chỉ cho Quốc hội họp kín về biến cố Trung Cộng đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Sau báo cáo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh, Quốc hội cũng chỉ “rặn” ra được bản Thông cáo, sau cuộc thảo luận kín tại tổ, lên án và đòi Trung Cộng rút giàn khoan và lực lượng bảo vệ.
Du luận phẫn nộ trước hành động yếu ớt của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Nhưng sau 30 cuộc tiếp xúc đôi bên, Trung Cộng vẫn duy trì giàn khoan và tăng cường thêm quân và tầu chiến bảo vệ.
Làn sóng phẫn nộ của người dân trong nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngòai nổi lên chống Trung Cộng từ ngày 11/5 (2014), nhưng sau đó Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh ngăn chặn các cuộc biểu tình chính đáng của dân kể từ khi có bạo động trong 2 ngày 13 và 14/05 (2014) tại Bình Dương và Vũng Áng là nơi có các Công ty của Trung Cộng và nước ngòai hoạt động.
Giữa lúc tình hình Biển Đông sôi sục bất lợi cho Việt Nam như thế thì Ban Chấp hành Trung ương đảng họp Hội nghị 9. Nhưng ai cũng thất vọng đến ngạc nhiên trước thái độ thờ ơ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hội nghị 9.
Ông Trọng chỉ cho 199 Ủy viên ngồi nghe “nghe báo cáo” mà không thảo luận, không có tuyên bố riêng về sự cố “Trung Cộng đã đặt giàn khoan 981 vào nhà mình”
Họ cũng được nghe ông Trọng nói vu vơ trong diễn văn bế mạc ngày 14/5 (2014):“Đặc biệt là, tình hình Biển Đông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.”
Trong khi ấy thì Thông báo cuối Hội nghị Trung ương 9 cũng viết bâng quơ: “Ban Chấp hành Trung ương theo dõi sát tình hình, nghe báo cáo của các cơ quan chức năng về việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của ta phản đối, đấu tranh đòi phía Trung Quốc phải dừng việc đặt giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển nước ta và khẳng định: Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc; đồng thời giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.”
Một xã hội buồn thiu và người dân chán nản, thất vọng trước hành động “làm nhục giống nòi” của đảng lại dược đánh thức bởi tin Ủy viên Quốc vụ viện Trung Cộng Dương Khiết Trì sang Hà Nội ngày 18/6 (2014) gặp các ông Trọng, Dũng và Phạm Bình Minh để thào luận vụ giàn khoan Hải Dương 981.
Nhưng sau một ngày vội vã họp trong không khí không bình thường như các bản tin viết theo chỉ đạo “không làm cho tình hình căng thẳng thêm” của phiá Việt Nam đưa ra, họ Dương trịch thượng đòi Việt Nam phải đình chỉ phá rối họat động của Hải Dương 981, mặc dù vẫn qủa quyết quan hệ giữa hai nước không thay đổi.
Về phần ông Trọng, lần đầu tiên người dân được nghe ông “khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi” trong cuộc nói chuyện với Dương Khiết Trì
Nhưng các tầu võ trang và tầu cá bọc sắt của Trung Cộng vẫn tiếp tục hung hăng vây hãm và săn đuổi các tầu cảnh sát biển và đâm chìm một tầu cá Việt Nam trong vùng gìan khoan 981.
Đến ngày 20/06/2014, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nói với cơ quan Thống tấn xã của Chính phủ (TTXVN, Thông tấn xã Việt Nam) rằng : Chúng ta không chấp nhận việc bất cứ ai, bất cứ nước nào, dù mạnh đến đâu, bắt ta phải nhượng bộ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc … Chúng ta kiên quyết không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm. Đối với bất cứ người Việt Nam nào, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm… Chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.”
Đây là lần đầu tiên sau ngót 2 tháng Trung Cộng đặt gìan khoan, ông Sang mới lên tiếng “hăng” đến thế, như thể muốn “chạy đua” với những tuyên bố của hai ông Trọng và Dũng.
TRỌNG-DŨNG LẠI NÓI
Rồi bất ngờ đến phiên ông Trọng lại nói với cử tri quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm ngày 01/07 (2014) về tình hình Biển Đông và thái độ “hết còn tình nghĩa” của Trung Cộng: “Đây là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, phức tạp và lâu dài, thu hút sự quan tâm của toàn dân ta và các nước trên thế giới. Vấn đề Biển Đông không chỉ liên quan đến ổn định, phát triển mà còn liên quan đến độc lập, chủ quyền của đất nước; liên quan đến việc giải quyết mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc là một nước láng giềng lớn, muốn hay không ta cũng phải "ăn đời ở kiếp" với họ.”
Ông biện giải thêm: “Trong lịch sử đã nhiều lần xảy ra các sự việc tương tự. Chúng ta luôn tìm cách chung sống hòa bình, hữu nghị, thân thiện, hợp tác cùng phát triển với người láng giềng Trung Quốc nhưng chúng ta kiên quyết giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng ta kịch liệt lên án hành động sai trái của Trung Quốc, nhất định không nhân nhượng.” (báo Điện tử Trung ương đảng CSVN)
Nhưng nếu anh hàng xóm cứ tiếp tục chơi trò “xỏ lá ba que, nuốt lời thề thốt 16 vàng và 4 tốt” (“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”) do chính họ trao cho Việt Nam thi hành từ Hội nghị Thành Đô (Tứ Xuyên-Trung Cộng) năm 1990 thì ông Trọng vẫn muốn dân “cắn răng” để “ăn đời ở kiếp” hay sao ?
Chẳng lẽ sau khi Bắc Kinh đã khinh thường Lãnh đạo Việt Nam để đem giàn khoan 981 vào sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế và gìan khoan Hải Nam 9 đến vùng chưa phân ranh ở vịnh Bắc Bộ từ ngày 18/6 (2014) và dự trù đem thêm nhiều giàn khoan xuống Biển Đông mà ông Trọng vẫn chưa “sáng mắt sáng lòng” về điều được gọi là “cùng chung ý thứcc hệ Cộng sản” với Trung Cộng ?
Và hẳn ông Nguyễn Phú Trọng chưa quên, tại Hà Nội ngày 21/12/2011, Ông Tập Cận Bình nói với ông rằng : “Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, quan hệ Trung Quốc - Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược đối với cả hai bên; khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam, sẽ tiếp tục cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam không ngừng phát triển tốt đẹp, bền vững theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, vì lợi ích căn bản và nguyện vọng của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp chủ nghĩa xã hội, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.”
Giờ đây, qua hành động gìan khoan 981, ông Trọng đã nhận ra bao nhiêu phầm trăm sự thật phũ phàng khi đọc lại lời Tập Cận Bình ?
Rồi cũng trong 2 ngày 30/6 và 1/7 (2014), ông Nguyễn Tấn Dũng cũng chạy đua với hai ông Trọng và Sang trong kỳ họp Chính phủ tháng 6 tại Hà Nội.
Ông Dũng lên án Trung Cộng đã “bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 trong vùng biển của VN.”
Ông nói : “Việc làm này của TQ không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của VN, đe dọa đến hòa bình, ổn định, an ninh của đất nước, ảnh hưởng xấu tới quan hệ hữu nghị hợp tác VN- TQ mà còn de dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực.”
Tuy nhiên Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa có quyết định kiện Trung Cộng ra trước tòa án Quốc tế về hành động chiếm Hoàng Sa năm 1974, chiếm 8 đảo và bãi đá ở Trương Sa năm 1988 và tấn công ngư dân Việt Nam trên Biển Đông trước khi có hoạt động của hai giàn khoan Hải Dương 981 và Nam Hải 9.
Việt Nam cho biết “vẫn đang nghiên cứu, cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng về thời điểm sử dụng biện pháp này.”
Nhưng tại sao Việt Nam còn do dự, dù nhiều chuyện viên trong và nước, trong số có Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trường ban Biên giới Chính phủ cũng đã thúc hối Chính phủ mau chóng kiện Trung Cộng, trước khi qúa muộn.
Vậy đảng và Nhà nước Việt Nam cần bao nhiêu thời gian nữa trước khi nhiều giàn khoan khác của Trung Cộng có mặt trong vùng biển của Việt Nam, hay sợ bị Bắc Kinh trả đũa nên chưa dám hành động để cứu nước khỏi họa ngọai xâm ?
CÁN BỘ SANG TẦU HỌC
Song song với thái độ “nhập nhằng bạn-thù” này, đảng CSVN, theo Tạp chí Xây dựng Đảng thì : “Từ ngày 15-6 đến 24-6-2014, Ban Tổ chức Trung ương cử Đoàn cán bộ cấp vụ do đồng chí Quản Minh Cường, Vụ trưởng Vụ Bảo vệ chính trị nội bộ làm trưởng Đoàn đi nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm công tác xây dựng đảng tại Trung Quốc.”
Tại sao lại coi chuyện giàn khoan 981 ở Biển Đông “không quan trọng” bằng việc gửi cán bộ đi học “xây dựng đảng” ở Trung Cộng ?
Nhưng sang bên đó, cán bộ của CSVN được cán bộ Trung Cộng dậy cho những “kinh nghiệm” gì ?
Báo đảng viết tiếp : “Tại Trung Quốc, Đoàn được tìm hiểu khái quát về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Trung Quốc hiện nay; Điều lệ xây dựng tổ chức và mô hình xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc; Công tác quản lý và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc; Cách làm và kinh nghiệm của TP. Bắc Kinh về công tác cán bộ và xây dựng tổ chức cơ sở đảng, phát triển đảng viên.”
Ô hay, tại sao cán bộ Việt Nam lại phải sang Tầu học hay là “hai đảng cũng là một” ?
Bài báo viết tiếp : “ Về nội dung công tác cán bộ, Đoàn đã đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc về công tác tuyển chọn, sử dụng và đánh giá cán bộ, các nguyên tắc trong tuyển chọn và đánh giá cán bộ như: Đảng quản lý tập trung thống nhất công tác cán bộ; việc lựa chọn cán bộ các cấp đảm bảo có đạo đức và tài năng; cán bộ phải được quần chúng tín nhiệm; nghiêm túc thực hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ; giữ vững chế độ tập trung dân chủ; làm việc theo pháp luật. Cán bộ được bổ nhiệm phải đảm bảo có tài, có đức, được đảng viên, quần chúng nhân dân tin cậy. Trong đó lấy chính trị và đạo đức là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm. Có các hình thức bổ nhiệm trực tiếp; thông qua bầu cử dân chủ; ký hợp đồng; tuyển chọn công khai. Công tác đánh giá cán bộ hay sát hạch cán bộ là công việc rất quan trọng của quan tổ chức, công tác này luôn luôn hoàn thiện theo hướng khoa học. Kết quả công tác sát hạch, đánh giá cán bộ vừa là căn cứ quan trọng để tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ vừa để quản lý cán bộ. “
Như vậy đã rõ chưa chuyện đảng CSVN đã lệ thuộc và điều khiển bởi đảng Cộng sản Trung Quốc , hay đây chỉ là “chuyện hữu hảo và trao đổi kinh nghiệm bình thường” giữa hai “đồng chí anh em một nhà ?”
Nhưng việc Việt Nam gửi cán bộ sang Tầu học , hay “được giáo huấn” có khác gì chuyện đảng CSVN phải báo cáo với Bắc Kinh mỗi khi có Đại hội đảng hay quyết định quan trọng của Bộ Chính trị ?
Có điều giữa lúc Trung Cộng coi biển đảo của Việt Nam như “một bộ phận không thể tách rời lãnh thổ của họ” mà ông Trọng cho đưa cán bộ sang Tầu học “bình thường” như hai giàn khoan 981 và Hải Nam 9 đang hoạt động ở Biển Đông thì những lời tuyên bố chống Bắc Kinh của ông có gía trị gì chăng ?
Vì vậy nếu các ông Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng không minh bạch được những điều các ông nói không đi đôi với việc làm thì làm sao đảng và nhà nước CSVN có thể giữ được Biển Đông ?
Phạm Trần
(07/014)
Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã sử dụng vũ khí ”nước bọt” nhiều hơn “hành động” để chống chiến lược “nói là chiếm Biển Đông” của Trung Cộng.
Chiến thuật của Việt Nam được ”nhóm 4 người” đứng đầu đảng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thay phiên nhau nói lớn cốt cho dân mát dạ nhưng hành động lại chân nọ đá chân kia khiến lòng dân đã không yên lại bối rối thêm trước chủ trương quyết chiếm cho được biển Việt Nam của Trung Cộng.
TUYÊN BỐ THEO THỜI TRANG ?
Trứơc tiên hãy nói về tuyên bố phá vỡ sự im lặng qúa lâu của Chính phủ bởi Thủ tướng Dũng tại Mania, Phi Luật Tân ngày 21/05 (2014). Ông nói trong cuộc họp báo: ““Việt Nam không đánh đổi chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc.”
Phản ứng trong dân phấn khởi, bình luận báo chí thuận lợi cho uy tín ông Dũng trong lúc Tổng Bí thư Trọng vẫn im lặng và chỉ cho Quốc hội họp kín về biến cố Trung Cộng đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Sau báo cáo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh, Quốc hội cũng chỉ “rặn” ra được bản Thông cáo, sau cuộc thảo luận kín tại tổ, lên án và đòi Trung Cộng rút giàn khoan và lực lượng bảo vệ.
Du luận phẫn nộ trước hành động yếu ớt của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Nhưng sau 30 cuộc tiếp xúc đôi bên, Trung Cộng vẫn duy trì giàn khoan và tăng cường thêm quân và tầu chiến bảo vệ.
Làn sóng phẫn nộ của người dân trong nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngòai nổi lên chống Trung Cộng từ ngày 11/5 (2014), nhưng sau đó Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh ngăn chặn các cuộc biểu tình chính đáng của dân kể từ khi có bạo động trong 2 ngày 13 và 14/05 (2014) tại Bình Dương và Vũng Áng là nơi có các Công ty của Trung Cộng và nước ngòai hoạt động.
Giữa lúc tình hình Biển Đông sôi sục bất lợi cho Việt Nam như thế thì Ban Chấp hành Trung ương đảng họp Hội nghị 9. Nhưng ai cũng thất vọng đến ngạc nhiên trước thái độ thờ ơ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hội nghị 9.
Ông Trọng chỉ cho 199 Ủy viên ngồi nghe “nghe báo cáo” mà không thảo luận, không có tuyên bố riêng về sự cố “Trung Cộng đã đặt giàn khoan 981 vào nhà mình”
Họ cũng được nghe ông Trọng nói vu vơ trong diễn văn bế mạc ngày 14/5 (2014):“Đặc biệt là, tình hình Biển Đông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.”
Trong khi ấy thì Thông báo cuối Hội nghị Trung ương 9 cũng viết bâng quơ: “Ban Chấp hành Trung ương theo dõi sát tình hình, nghe báo cáo của các cơ quan chức năng về việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của ta phản đối, đấu tranh đòi phía Trung Quốc phải dừng việc đặt giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển nước ta và khẳng định: Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc; đồng thời giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.”
Một xã hội buồn thiu và người dân chán nản, thất vọng trước hành động “làm nhục giống nòi” của đảng lại dược đánh thức bởi tin Ủy viên Quốc vụ viện Trung Cộng Dương Khiết Trì sang Hà Nội ngày 18/6 (2014) gặp các ông Trọng, Dũng và Phạm Bình Minh để thào luận vụ giàn khoan Hải Dương 981.
Nhưng sau một ngày vội vã họp trong không khí không bình thường như các bản tin viết theo chỉ đạo “không làm cho tình hình căng thẳng thêm” của phiá Việt Nam đưa ra, họ Dương trịch thượng đòi Việt Nam phải đình chỉ phá rối họat động của Hải Dương 981, mặc dù vẫn qủa quyết quan hệ giữa hai nước không thay đổi.
Về phần ông Trọng, lần đầu tiên người dân được nghe ông “khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi” trong cuộc nói chuyện với Dương Khiết Trì
Nhưng các tầu võ trang và tầu cá bọc sắt của Trung Cộng vẫn tiếp tục hung hăng vây hãm và săn đuổi các tầu cảnh sát biển và đâm chìm một tầu cá Việt Nam trong vùng gìan khoan 981.
Đến ngày 20/06/2014, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nói với cơ quan Thống tấn xã của Chính phủ (TTXVN, Thông tấn xã Việt Nam) rằng : Chúng ta không chấp nhận việc bất cứ ai, bất cứ nước nào, dù mạnh đến đâu, bắt ta phải nhượng bộ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc … Chúng ta kiên quyết không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm. Đối với bất cứ người Việt Nam nào, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm… Chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.”
Đây là lần đầu tiên sau ngót 2 tháng Trung Cộng đặt gìan khoan, ông Sang mới lên tiếng “hăng” đến thế, như thể muốn “chạy đua” với những tuyên bố của hai ông Trọng và Dũng.
TRỌNG-DŨNG LẠI NÓI
Rồi bất ngờ đến phiên ông Trọng lại nói với cử tri quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm ngày 01/07 (2014) về tình hình Biển Đông và thái độ “hết còn tình nghĩa” của Trung Cộng: “Đây là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, phức tạp và lâu dài, thu hút sự quan tâm của toàn dân ta và các nước trên thế giới. Vấn đề Biển Đông không chỉ liên quan đến ổn định, phát triển mà còn liên quan đến độc lập, chủ quyền của đất nước; liên quan đến việc giải quyết mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc là một nước láng giềng lớn, muốn hay không ta cũng phải "ăn đời ở kiếp" với họ.”
Ông biện giải thêm: “Trong lịch sử đã nhiều lần xảy ra các sự việc tương tự. Chúng ta luôn tìm cách chung sống hòa bình, hữu nghị, thân thiện, hợp tác cùng phát triển với người láng giềng Trung Quốc nhưng chúng ta kiên quyết giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng ta kịch liệt lên án hành động sai trái của Trung Quốc, nhất định không nhân nhượng.” (báo Điện tử Trung ương đảng CSVN)
Nhưng nếu anh hàng xóm cứ tiếp tục chơi trò “xỏ lá ba que, nuốt lời thề thốt 16 vàng và 4 tốt” (“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”) do chính họ trao cho Việt Nam thi hành từ Hội nghị Thành Đô (Tứ Xuyên-Trung Cộng) năm 1990 thì ông Trọng vẫn muốn dân “cắn răng” để “ăn đời ở kiếp” hay sao ?
Chẳng lẽ sau khi Bắc Kinh đã khinh thường Lãnh đạo Việt Nam để đem giàn khoan 981 vào sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế và gìan khoan Hải Nam 9 đến vùng chưa phân ranh ở vịnh Bắc Bộ từ ngày 18/6 (2014) và dự trù đem thêm nhiều giàn khoan xuống Biển Đông mà ông Trọng vẫn chưa “sáng mắt sáng lòng” về điều được gọi là “cùng chung ý thứcc hệ Cộng sản” với Trung Cộng ?
Và hẳn ông Nguyễn Phú Trọng chưa quên, tại Hà Nội ngày 21/12/2011, Ông Tập Cận Bình nói với ông rằng : “Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, quan hệ Trung Quốc - Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược đối với cả hai bên; khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam, sẽ tiếp tục cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam không ngừng phát triển tốt đẹp, bền vững theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, vì lợi ích căn bản và nguyện vọng của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp chủ nghĩa xã hội, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.”
Giờ đây, qua hành động gìan khoan 981, ông Trọng đã nhận ra bao nhiêu phầm trăm sự thật phũ phàng khi đọc lại lời Tập Cận Bình ?
Rồi cũng trong 2 ngày 30/6 và 1/7 (2014), ông Nguyễn Tấn Dũng cũng chạy đua với hai ông Trọng và Sang trong kỳ họp Chính phủ tháng 6 tại Hà Nội.
Ông Dũng lên án Trung Cộng đã “bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 trong vùng biển của VN.”
Ông nói : “Việc làm này của TQ không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của VN, đe dọa đến hòa bình, ổn định, an ninh của đất nước, ảnh hưởng xấu tới quan hệ hữu nghị hợp tác VN- TQ mà còn de dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực.”
Tuy nhiên Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa có quyết định kiện Trung Cộng ra trước tòa án Quốc tế về hành động chiếm Hoàng Sa năm 1974, chiếm 8 đảo và bãi đá ở Trương Sa năm 1988 và tấn công ngư dân Việt Nam trên Biển Đông trước khi có hoạt động của hai giàn khoan Hải Dương 981 và Nam Hải 9.
Việt Nam cho biết “vẫn đang nghiên cứu, cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng về thời điểm sử dụng biện pháp này.”
Nhưng tại sao Việt Nam còn do dự, dù nhiều chuyện viên trong và nước, trong số có Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trường ban Biên giới Chính phủ cũng đã thúc hối Chính phủ mau chóng kiện Trung Cộng, trước khi qúa muộn.
Vậy đảng và Nhà nước Việt Nam cần bao nhiêu thời gian nữa trước khi nhiều giàn khoan khác của Trung Cộng có mặt trong vùng biển của Việt Nam, hay sợ bị Bắc Kinh trả đũa nên chưa dám hành động để cứu nước khỏi họa ngọai xâm ?
CÁN BỘ SANG TẦU HỌC
Song song với thái độ “nhập nhằng bạn-thù” này, đảng CSVN, theo Tạp chí Xây dựng Đảng thì : “Từ ngày 15-6 đến 24-6-2014, Ban Tổ chức Trung ương cử Đoàn cán bộ cấp vụ do đồng chí Quản Minh Cường, Vụ trưởng Vụ Bảo vệ chính trị nội bộ làm trưởng Đoàn đi nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm công tác xây dựng đảng tại Trung Quốc.”
Tại sao lại coi chuyện giàn khoan 981 ở Biển Đông “không quan trọng” bằng việc gửi cán bộ đi học “xây dựng đảng” ở Trung Cộng ?
Nhưng sang bên đó, cán bộ của CSVN được cán bộ Trung Cộng dậy cho những “kinh nghiệm” gì ?
Báo đảng viết tiếp : “Tại Trung Quốc, Đoàn được tìm hiểu khái quát về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Trung Quốc hiện nay; Điều lệ xây dựng tổ chức và mô hình xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc; Công tác quản lý và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc; Cách làm và kinh nghiệm của TP. Bắc Kinh về công tác cán bộ và xây dựng tổ chức cơ sở đảng, phát triển đảng viên.”
Ô hay, tại sao cán bộ Việt Nam lại phải sang Tầu học hay là “hai đảng cũng là một” ?
Bài báo viết tiếp : “ Về nội dung công tác cán bộ, Đoàn đã đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc về công tác tuyển chọn, sử dụng và đánh giá cán bộ, các nguyên tắc trong tuyển chọn và đánh giá cán bộ như: Đảng quản lý tập trung thống nhất công tác cán bộ; việc lựa chọn cán bộ các cấp đảm bảo có đạo đức và tài năng; cán bộ phải được quần chúng tín nhiệm; nghiêm túc thực hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ; giữ vững chế độ tập trung dân chủ; làm việc theo pháp luật. Cán bộ được bổ nhiệm phải đảm bảo có tài, có đức, được đảng viên, quần chúng nhân dân tin cậy. Trong đó lấy chính trị và đạo đức là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm. Có các hình thức bổ nhiệm trực tiếp; thông qua bầu cử dân chủ; ký hợp đồng; tuyển chọn công khai. Công tác đánh giá cán bộ hay sát hạch cán bộ là công việc rất quan trọng của quan tổ chức, công tác này luôn luôn hoàn thiện theo hướng khoa học. Kết quả công tác sát hạch, đánh giá cán bộ vừa là căn cứ quan trọng để tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ vừa để quản lý cán bộ. “
Như vậy đã rõ chưa chuyện đảng CSVN đã lệ thuộc và điều khiển bởi đảng Cộng sản Trung Quốc , hay đây chỉ là “chuyện hữu hảo và trao đổi kinh nghiệm bình thường” giữa hai “đồng chí anh em một nhà ?”
Nhưng việc Việt Nam gửi cán bộ sang Tầu học , hay “được giáo huấn” có khác gì chuyện đảng CSVN phải báo cáo với Bắc Kinh mỗi khi có Đại hội đảng hay quyết định quan trọng của Bộ Chính trị ?
Có điều giữa lúc Trung Cộng coi biển đảo của Việt Nam như “một bộ phận không thể tách rời lãnh thổ của họ” mà ông Trọng cho đưa cán bộ sang Tầu học “bình thường” như hai giàn khoan 981 và Hải Nam 9 đang hoạt động ở Biển Đông thì những lời tuyên bố chống Bắc Kinh của ông có gía trị gì chăng ?
Vì vậy nếu các ông Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng không minh bạch được những điều các ông nói không đi đôi với việc làm thì làm sao đảng và nhà nước CSVN có thể giữ được Biển Đông ?
Phạm Trần
(07/014)
Thơ: Buồn Trông Vận Nước Nổi Trôi
Trương Huyền
22:24 03/07/2014
Buồn sao số phận long đong
Bao năm vất vả, ngóng trông đợi chờ.
Chờ gì cũng chỉ là mơ,
Trông gì cũng chỉ bến mơ mịt mờ.
Làm người đâu thể làm ngơ
Hiện tình đât nước bao giờ đổi thay?
Có nơi đâu giống chốn này!?
Nhân quyền, công lý vụt bay mất rồi!
Còn không hỡi đât nước tôi?
Tam Quan, hải đảo làm mồi giặc xơi!
Dân oan sợ hãi kêu trời.
Trời chưa kịp thấu người đời tống giam.
Hiếp người đàn áp dã man.
Sao cùng nòi giống bạo tàn thế kia!
Nửa tất đất mấy mộ bia
Ông cha gìn giữ lại chia cho Tàu!?
Hỏi người ai lại chẳng đau?
Chỉ bọn cường hào ngoảnh mặt làm ngơ.
Ăn trên ngồi trước nhởn nhơ,
Dân tình lầm khổ bên bờ vực sâu.
Bao thời chẳng thấy thời nao
Tệ nạn, tiêu cực xiết bao cho lường.
Cầm quyền chẳng biết cầm gương
Chỉ cầm dao, gậy tắt đường dân đi.
Dân kêu khóc - chẳng xá gì!
Quan đây cười khì "bốn tốt nghe bay!"
Làm quan thì được làm sai
Hể ai lên tiếng thì bay vô tù.
Con cháu quan dẫu có ngu,
Nhảy một cái vù ngồi tận trên mây.
Dân đen bay nếu có tài,
Tiền bay phải có quan đây mới nhìn.
Làm gì? Chỉ biết làm thinh!
Hỏi rằng chính nghĩa, hòa bình nơi nao?
Than đau nhưng biết than đâu?
Nhiều tôi một chủ làm trâu cũng phiền.
Sống trong sợ hãi cường quyền
Đời này rồi lại triền miên muôn đời ?!
Không đâu! Dân tộc tôi ơi!
Cùng nhau tranh đấu cho đời đẹp hơn.
Sống buồn thà chết được ơn!
Đừng làm con cháu trách hờn về sau.
Đứng lên chống lại cường hào,
Giành từng tất đất, buộc trao nhân quyền.
Sơn hà này của tổ tiên.
Giống nòi này của rồng tiên muôn đời.
Cầu Ngang, ngày GĐVN 2014.
Trương Huyền
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cứu-Chuộc, nhờ tình Thương-yêu Công-chính
Mai Tá
22:37 03/07/2014
Chương Bốn: Cứu-Chuộc, nhờ tình Thương-yêu Công-chính
(bài 22)
Phần 3:
Ơn Cứu-Chuộc và một phương-án rất phân-tâm
Christian Duquoc, O.P., Jesus thérapeute, Revue d’éthique et de théologie morale, Dec.2000, tr. 119-133.
Diễn-luận đây, chỉ ngắn gọn mỗi đôi giòng, nên ta cũng đừng gọi đó là thành-phần một tham-luận về Đức Giêsu lịch-sử. Trái lại, chỉ nên coi như một luận-bình cộng thêm vào sưu-tập gồm các tiểu-luận về thần-học mang tính-cách rất “phân-tâm”, thôi. Qua luận-bình, tác-giả tóm-kết các bài suy-tư/chú-giải về Ơn Cứu-Chuộc dưới ánh mắt của phân-tâm-học về sự “chuyển-nhượng” và “phản-chuyển”.
Nơi chuyển-nhượng, có sự thay-thế của ai đó mà hầu hết là các bình-luận-gia và nhà phân-tách vẫn cho rằng: bậc cha mẹ hoặc thần-học-gia tuy sáng-suốt hoặc có kinh-nghiệm nhiều về địa-hạt này, nhưng các vị chỉ biết các sự việc không theo cách phân-tâm-học. Đây, không là quan-điểm về một sự kiện nào đó, rất trổi bật, mà các nhà phân-tách/chú-giải đã thay cho tâm-tình hứng-thú của các vị chuyên-gia chữa-lành cách tuyệt-hảo. Thay thế đây, đã khuyến-khích ta trở về mối quan-hệ giữa bậc mẹ cha, ở ngoài đời. Phép trị-liệu theo phân-bào, là nghệ-thuật tinh-vi giúp ta hành-xử theo cách khác-biệt giữa sự tăng-trưởng riêng-tư trong quan-hệ vốn bế-tắc vào lúc ban đầu. Điều này cho thấy, nếu làm thế, ta sẽ có động-thái cởi mở hơn trong tương-quan trao-đổi giữa các vị như thế. Điều này, được diễn-bày qua các nhà phân-tích, là: loại-hình thay cho những gì đã có, từ khi trước.
Nơi Đức GIêsu, ta thấy có sự “thay thế” gấp hai lần. Nói thế có nghĩa: Đức Chúa đã làm thay cho Thiên-Chúa Cha và Ngài cũng cần làm công việc thay-thế ấy, do bởi loài người cần được như thế.
Đức Giêsu làm thay cho Thiên-Chúa-Cha bằng vào và ngang qua những gì Ngài dâng lên Cha theo cách “lô-gích” rất hợp đạo. Và, Ngài làm thế, ngang qua cả bóng mờ ma-mãnh của lỗi/tội, nữa. Nói thế, tức bảo rằng: người phạm lỗi, lẽ đáng ra, sẽ giết chết Thiên-Chúa nhưng họ lại đi giết Đức Giêsu, thay cho Ngài. Tuy làm thế, cung-cách Đức Giêsu chọn-lựa cái chết một cách bất-bạo-động, đã mở ra một loạt những vi-phạm về nguyên-tắc sống, ngang qua cuộc sống đầy ngẫu-hứng của Ngài. Bằng vào việc chấp-nhận cái chết bất bạo-lực mà Ngài chọn-lựa, Đức Giêsu lại đã cho thấy Thiên-Chúa-là-Cha đã khác hẳn cung-cách Ngài dính-dự vào cuộc xung-đột tâm-thân chưa giải-quyết, lúc đó. Ngài tỏ-lộ cho thấy thần-linh ngụy-tạo trở-hành đấng bậc khù-khờ, vô-đạo và thường hủy-diệt con người. Làm như thế, Đức Giêsu lại đã tự đặt Ngài vào vị-thế vừa thay cho thần-linh ngụy-tạo, vừa bộc-lộ một Thiên-Chúa-là-Cha, rất đích-thực.
Ngẫm nghĩ lại, có thể bảo: trong toàn-bộ cuộc sống của Ngài, Đức Giêsu đã dùng ngôn-từ và hành-xử từ-tốn, nhân-hiền để giải-uyết sự “chuyển-nhượng” xưa nay từng phục-vụ thần-linh ngụy-tạo. Chúng lấy đi sự chết và cả sự sống của Ngài ngõ hầu thực-hiện công việc “chuyển-nhượng” nói ở trên. Đối-chọi lại hành-xử của Đức Giêsu, không chỉ có mỗi chủ-thuyết chuyên-quyền/độc-đoán của La Mã vốn được coi như “chuyển-nhượng” tuyệt-đối của thần-linh rất ngụy-tạo, thôi. Quả thật, tình-trạng của người La Mã theo lịch-sử, là tình-trạng bộc-lộ việc “chuyển nhượng” này một cách rộng rãi, lan tràn khắp chốn.
Đức Giêsu sống “thay cho” con người, bằng vào và ngang qua động-thái có thể diễn-tả như “cơn giận lành” của Chúa, bên trong “chuyển-nhượng” ấy. Và, bằng vào chấp-nhận chịu-đựng việc “chuyển-nhượng”, như các nhà phân-tích từng làm, có như thế mới giải-trừ được nó và giải-trừ chính sự “chuyển-nhượng”, luôn nữa. Theo cách đó, Ngài tỏ-lộ cho thấy thần-linh ngụy-tạo làm như thế chỉ để phóng-thể theo kiểu-cách rất trẻ con, vốn được tạo-ban một cách sai-lạc, có hậu-thuẫn từ pháp-luật, cho chạy việc.
Phân-tâm-học cổ-xưa của Sigmund Freud nhấn mạnh nhiều lên tính trung-hoà của các nhà phân-tích/diễn-giải khiến cho sự “chuyển-nhượng” hiện rõ ra bên ngoài mặt để giải quyết. Từ đó, các nhà phân-tâm mới đối đầu với sự “phản-chuyển” và đem nó ra khỏi phương-pháp trị-liệu, cho thành sự.
Vừa qua, một số các nhà phân-tích/diễn-giải về thân-phận người phụ-nữ, như tác-giả Julia Kristeva cách riêng, đã không đồng-thuận việc này, ít là trên nguyên tắc. Các nhà phân-tích/diễn-giải cùng khuynh-hướng, lâu nay vẫn chủ-trương vai-trò tích-cực của nữ-giới và quyết rằng: tình thương-yêu nơi người mẹ thật ra đã giải-quyết được sự “chuyển nhượng” nói ở đây.
Ở đây nữa, tác-giả Christian Duquoc, o.p. lại đã nhận ra rằng: bằng vào tính tích-cực của lòng độ-luợng nơi Ngài, Đức Giêsu có thể giải-trừ tình-huống khoá chặt con người vào sự “chuyển-nhượng” đầy lỗi-phạm. Có như thế, Ngài mới ban cho con người một thần-linh ngụy tạo. Bằng việc làm thay cho Cha, qua vị-thế chữa lành mọi lỗi/tội của người phàm, Đức Giêsu đã sử-dụng lòng trắc-ẩn có nơi Ngài một cách tích-cực, ngõ hầu tặng ban và hỗ-trợ cho những người bị khoá chặt vào lỗi/tội rất ngụy-tạo.
Có thể nói, Ngài còn làm nhiều hơn thế, bởi ngay ở nơi đó, sự “chuyển-nhượng” đầy lỗi/tội, đã được giải-quyết từ lâu rồi. Thế nên, đây không còn mang tính trung-lập kiểu phàm-trần nữa, nhưng lại là ý-thức và mặc-khải Chúa tỏ cho ta biết Ngài không ở tư-thế trung-lập, nhưng dứt-khoát đã tích-cực trợ-giúp con người để ta thấy được tình Thương-yêu Công-chính của Chúa có khả-năng giải-quyết hết mọi chuyện. Đồng thời, cũng có thể nói rằng: mặc-khải đích-thực chỉ xảy đến với những ai biết cách giải-quyết sự chuyển-nhượng này, thật cũng dễ.
Từ lúc xảy ra khoảnh-khắc giải-quyết sự chuyển-nhượng đúng vào giờ phút Chúa chấp-nhận cái chết trên đồi Calvariô, đã có khả-năng nối-kết thực-thụ với quà-tặng của Thánh Thần Chúa từ Đấng chấp-nhận chịu đóng đinh trên thập giá.
----------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
(bài 22)
Phần 3:
Ơn Cứu-Chuộc và một phương-án rất phân-tâm
Christian Duquoc, O.P., Jesus thérapeute, Revue d’éthique et de théologie morale, Dec.2000, tr. 119-133.
Diễn-luận đây, chỉ ngắn gọn mỗi đôi giòng, nên ta cũng đừng gọi đó là thành-phần một tham-luận về Đức Giêsu lịch-sử. Trái lại, chỉ nên coi như một luận-bình cộng thêm vào sưu-tập gồm các tiểu-luận về thần-học mang tính-cách rất “phân-tâm”, thôi. Qua luận-bình, tác-giả tóm-kết các bài suy-tư/chú-giải về Ơn Cứu-Chuộc dưới ánh mắt của phân-tâm-học về sự “chuyển-nhượng” và “phản-chuyển”.
Nơi chuyển-nhượng, có sự thay-thế của ai đó mà hầu hết là các bình-luận-gia và nhà phân-tách vẫn cho rằng: bậc cha mẹ hoặc thần-học-gia tuy sáng-suốt hoặc có kinh-nghiệm nhiều về địa-hạt này, nhưng các vị chỉ biết các sự việc không theo cách phân-tâm-học. Đây, không là quan-điểm về một sự kiện nào đó, rất trổi bật, mà các nhà phân-tách/chú-giải đã thay cho tâm-tình hứng-thú của các vị chuyên-gia chữa-lành cách tuyệt-hảo. Thay thế đây, đã khuyến-khích ta trở về mối quan-hệ giữa bậc mẹ cha, ở ngoài đời. Phép trị-liệu theo phân-bào, là nghệ-thuật tinh-vi giúp ta hành-xử theo cách khác-biệt giữa sự tăng-trưởng riêng-tư trong quan-hệ vốn bế-tắc vào lúc ban đầu. Điều này cho thấy, nếu làm thế, ta sẽ có động-thái cởi mở hơn trong tương-quan trao-đổi giữa các vị như thế. Điều này, được diễn-bày qua các nhà phân-tích, là: loại-hình thay cho những gì đã có, từ khi trước.
Nơi Đức GIêsu, ta thấy có sự “thay thế” gấp hai lần. Nói thế có nghĩa: Đức Chúa đã làm thay cho Thiên-Chúa Cha và Ngài cũng cần làm công việc thay-thế ấy, do bởi loài người cần được như thế.
Đức Giêsu làm thay cho Thiên-Chúa-Cha bằng vào và ngang qua những gì Ngài dâng lên Cha theo cách “lô-gích” rất hợp đạo. Và, Ngài làm thế, ngang qua cả bóng mờ ma-mãnh của lỗi/tội, nữa. Nói thế, tức bảo rằng: người phạm lỗi, lẽ đáng ra, sẽ giết chết Thiên-Chúa nhưng họ lại đi giết Đức Giêsu, thay cho Ngài. Tuy làm thế, cung-cách Đức Giêsu chọn-lựa cái chết một cách bất-bạo-động, đã mở ra một loạt những vi-phạm về nguyên-tắc sống, ngang qua cuộc sống đầy ngẫu-hứng của Ngài. Bằng vào việc chấp-nhận cái chết bất bạo-lực mà Ngài chọn-lựa, Đức Giêsu lại đã cho thấy Thiên-Chúa-là-Cha đã khác hẳn cung-cách Ngài dính-dự vào cuộc xung-đột tâm-thân chưa giải-quyết, lúc đó. Ngài tỏ-lộ cho thấy thần-linh ngụy-tạo trở-hành đấng bậc khù-khờ, vô-đạo và thường hủy-diệt con người. Làm như thế, Đức Giêsu lại đã tự đặt Ngài vào vị-thế vừa thay cho thần-linh ngụy-tạo, vừa bộc-lộ một Thiên-Chúa-là-Cha, rất đích-thực.
Ngẫm nghĩ lại, có thể bảo: trong toàn-bộ cuộc sống của Ngài, Đức Giêsu đã dùng ngôn-từ và hành-xử từ-tốn, nhân-hiền để giải-uyết sự “chuyển-nhượng” xưa nay từng phục-vụ thần-linh ngụy-tạo. Chúng lấy đi sự chết và cả sự sống của Ngài ngõ hầu thực-hiện công việc “chuyển-nhượng” nói ở trên. Đối-chọi lại hành-xử của Đức Giêsu, không chỉ có mỗi chủ-thuyết chuyên-quyền/độc-đoán của La Mã vốn được coi như “chuyển-nhượng” tuyệt-đối của thần-linh rất ngụy-tạo, thôi. Quả thật, tình-trạng của người La Mã theo lịch-sử, là tình-trạng bộc-lộ việc “chuyển nhượng” này một cách rộng rãi, lan tràn khắp chốn.
Đức Giêsu sống “thay cho” con người, bằng vào và ngang qua động-thái có thể diễn-tả như “cơn giận lành” của Chúa, bên trong “chuyển-nhượng” ấy. Và, bằng vào chấp-nhận chịu-đựng việc “chuyển-nhượng”, như các nhà phân-tích từng làm, có như thế mới giải-trừ được nó và giải-trừ chính sự “chuyển-nhượng”, luôn nữa. Theo cách đó, Ngài tỏ-lộ cho thấy thần-linh ngụy-tạo làm như thế chỉ để phóng-thể theo kiểu-cách rất trẻ con, vốn được tạo-ban một cách sai-lạc, có hậu-thuẫn từ pháp-luật, cho chạy việc.
Phân-tâm-học cổ-xưa của Sigmund Freud nhấn mạnh nhiều lên tính trung-hoà của các nhà phân-tích/diễn-giải khiến cho sự “chuyển-nhượng” hiện rõ ra bên ngoài mặt để giải quyết. Từ đó, các nhà phân-tâm mới đối đầu với sự “phản-chuyển” và đem nó ra khỏi phương-pháp trị-liệu, cho thành sự.
Vừa qua, một số các nhà phân-tích/diễn-giải về thân-phận người phụ-nữ, như tác-giả Julia Kristeva cách riêng, đã không đồng-thuận việc này, ít là trên nguyên tắc. Các nhà phân-tích/diễn-giải cùng khuynh-hướng, lâu nay vẫn chủ-trương vai-trò tích-cực của nữ-giới và quyết rằng: tình thương-yêu nơi người mẹ thật ra đã giải-quyết được sự “chuyển nhượng” nói ở đây.
Ở đây nữa, tác-giả Christian Duquoc, o.p. lại đã nhận ra rằng: bằng vào tính tích-cực của lòng độ-luợng nơi Ngài, Đức Giêsu có thể giải-trừ tình-huống khoá chặt con người vào sự “chuyển-nhượng” đầy lỗi-phạm. Có như thế, Ngài mới ban cho con người một thần-linh ngụy tạo. Bằng việc làm thay cho Cha, qua vị-thế chữa lành mọi lỗi/tội của người phàm, Đức Giêsu đã sử-dụng lòng trắc-ẩn có nơi Ngài một cách tích-cực, ngõ hầu tặng ban và hỗ-trợ cho những người bị khoá chặt vào lỗi/tội rất ngụy-tạo.
Có thể nói, Ngài còn làm nhiều hơn thế, bởi ngay ở nơi đó, sự “chuyển-nhượng” đầy lỗi/tội, đã được giải-quyết từ lâu rồi. Thế nên, đây không còn mang tính trung-lập kiểu phàm-trần nữa, nhưng lại là ý-thức và mặc-khải Chúa tỏ cho ta biết Ngài không ở tư-thế trung-lập, nhưng dứt-khoát đã tích-cực trợ-giúp con người để ta thấy được tình Thương-yêu Công-chính của Chúa có khả-năng giải-quyết hết mọi chuyện. Đồng thời, cũng có thể nói rằng: mặc-khải đích-thực chỉ xảy đến với những ai biết cách giải-quyết sự chuyển-nhượng này, thật cũng dễ.
Từ lúc xảy ra khoảnh-khắc giải-quyết sự chuyển-nhượng đúng vào giờ phút Chúa chấp-nhận cái chết trên đồi Calvariô, đã có khả-năng nối-kết thực-thụ với quà-tặng của Thánh Thần Chúa từ Đấng chấp-nhận chịu đóng đinh trên thập giá.
----------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Pháo Bông
Lê Trị
21:36 03/07/2014
Ảnh của Lê Trị
Chúc Mừng Lễ Độc Lập Hoa Kỳ.
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 27/06 – 03/07/2014 – Đức Thánh Cha trao giây Pallium cho Đức Tổng Giám Mục Sàigòn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:10 03/07/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Lúc 9 giờ 30 sáng Chúa Nhật 29 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trọng thể mừng kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, và trao dây Pallium cho 24 vị Tổng Giám Mục chính tòa, trong đó có Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám Mục Sàigòn.
24 vị Tổng Giám Mục đến từ 22 quốc gia, trong đó có 6 vị từ Á châu là Việt Nam, Ấn độ, Pakistan, Indonesia, 2 vị Philippines. Từ Mỹ có Đức Cha Leonard Paul Blair, Tổng Giám Mục giáo phận Hartfort.
Ngoài ra, còn có 3 vị Tổng Giám Mục không đến được và xin nhận dây Pallium tại giáo phận thuộc quyền, do vị Đại diện Tòa Thánh trao.
Dây Pallium là một dây làm bằng lông chiên màu trắng, bề ngang chừng 5 centimét, có 6 hình thánh giá kết bằng tơ màu đen, được đeo ở cổ, có 2 giải ngắn một ở phía trước ngực và một ở phía sau lưng. Dây này biểu tượng quyền của vị Tổng Giám Mục đứng đầu giáo tỉnh và tượng trưng tình hiệp thông với Đấng kế vị thánh Phêrô.
Đồng tế thánh lễ có 50 Hồng Y, 70 Giám Mục và 350 Linh mục tất cả đều trong phẩm phục màu đỏ, cùng với trên 8 ngàn tín hữu.
Ở chỗ danh dự trước bàn thờ chính có phái đoàn Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople do Đức Tổng Giám Mục John Zizioulas hướng dẫn.
Nơi hông bên phải Đền thờ, tượng thánh Phêrô bằng đồng đen được mặc phẩm phục là áo choàng mầu đỏ, theo một thói quen rất cổ kính.
Phần thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn ca đoàn của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Nga, và ca đoàn “Mẹ Giáo Hội” ở Roma.
Nghi thức trao dây Pallium
Nghi thức trao dây Pallium thật đơn sơ và diễn ra vào đầu thánh lễ. 4 Phó tế xuống mộ Thánh Phêrô để mang 27 dây Pallium lên cạnh bàn thờ chính để ĐTC chuẩn bị làm phép.
Đức Hồng Y Renato Martino, tân Trưởng Đẳng Phó Tế, giới thiệu các vị Tổng Giám Mục chính tòa lên Đức Thánh Cha và xin ngài trao dây Pallium cho các vị.
Kế đến các Tổng Giám Mục tuyên thệ luôn trung thành và vâng phục Thánh Phêrô Tông Đồ, Tòa Thánh, Giáo Hội, Đức Thánh Cha và các Đấng Kế vị hợp pháp.
Đức Thánh Cha đọc công thức làm phép các dây Pallium, xin Thiên Chúa là Đấng đã đặt Con của Ngài làm Mục Tử nhân lành chăn dắt Giáo Hội là đoàn chiên của Chúa đổ tràn đầy ơn lành trên các dây Pallium và trên các tân Tổng Giám Mục, nhờ ơn Chúa, sẽ đeo dây này, để được nhìn nhận như những Mục Tử đoàn chiên Chúa, và biểu lộ trong cuộc sống của mình thực tại ý nghĩa của dây nay. Xin cho các vị Mục Tử này nhận lấy ách Tin Mừng đặt trên vai mình và ách ấy trở nên dịu dàng để các vị đi trước người khác trong việc sống các giới răn của Chúa, nêu gương trung thành kiên trì, cho đến khi đáng được đưa vào đồng cỏ vĩnh cửu trong nước Chúa.
Đức Thánh Cha cũng đọc công thức trong đó có đoạn nói rằng: “Ước gì giây Pallium này, đối với anh em, là biểu hiệu sự hiệp nhất và là dấu chỉ sự hiệp thông với Tòa Thánh, là mối giây bác ái và là một khích lệ can đảm mạnh mẽ để trong ngày Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô, vua của các Mục Tử, đến và tỏ hiện, anh em cùng với đoàn chiên được ủy thác cho anh em, có thể được mặc lấy áo của sự bất tử và vinh quang”.
Tiếp đến từng vị tân TGM tiến lên quỳ trước mặt ĐTC để ngài đeo dây Pallium cho.
Hình ảnh quý vị và anh chị em đang thấy là Đức Thánh Cha Phanxicô đang trao dây Pallium cho Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc là Tổng Giám Mục Sàigòn
Sau cùng, Đức Tổng Giám Mục Ilsonde Jesus Montanari, người Brazil, Tổng thư ký Bộ Giám Mục, đã tiến lên trước mặt ĐTC để nhận các dây Pallium còn lại để chuyển tới các vị Tổng Giám Mục vắng mặt, đó là các vị Tổng Giám Mục giáo phận Lilongwe bên Malawi Phi châu, Mandaly bên Myanmar và Đức Cha Stepan Burger, thụ phong Tổng Giám Mục cùng ngày hôm qua ở Freiburg im Breisgau bên Đức, nên không thể đến dự.
Bài giảng Thánh Lễ trao dây Pallium
Trong bài giảng thánh lễ, dựa vào bài đọc sách Tông Đồ Công Vụ, Đức Thánh Cha quảng diễn sự kiện thánh Phêrô được Chúa giải thoát khỏi mọi sợ hãi và ngài mời gọi các vị Mục Tử và tín hữu tín thác và theo Chúa.
Ngài nói:
Trong ngày lễ trọng kính thánh Phêrô và Phaolô, bổn mạng chính của Roma, chúng ta vui mừng và biết ơn đón tiếp Phái đoàn do Đức Thượng Phụ đại kết, người anh em đáng kính và quí mến Bartolomeo gửi đến, và được Đức Tổng Giám Mục Ioannis hướng dẫn. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho cuộc viếng thăm này có thể củng cố các mối giây huynh đệ của chúng ta trong hành trình tiến tới sự hiệp thông trọn vẹn giữa hai Giáo Hội anh em, mà chúng ta rất mong ước.
“Chúa đã sai thiên thần của Ngài và giải thoát tôi khỏi tay Hêrôđê” (Cv 12,11). Vào đầu sứ vụ của Phêrô trong cộng đồng Kitô ở Jerusalem, vẫn còn một sự sợ hãi lớn vì những bách hại của vua Hêrôđê chống lại một số thành phần của Giáo Hội. Thánh Giacôbê đã bị giết và giờ đây chính thánh Phêrô cũng bị cầm tù để làm hài lòng dân chúng. Trong khi thánh nhân bị giam trong ngục và bị xiềng xích, Người nghe tiếng thiên thần nói: 'Hãy đứng lên! .. thắt lưng và đi dép vào... mặc áo và theo tôi!” (Cv 12,7-8). Xiềng xích rơi xuống và cửa nhà tù tự động mở ra. Phêrô nhận thấy rằng mình được Chúa giải thoát khỏi sợ hãi và xích xiềng. Đúng vậy, Chúa đã giải thoát chúng ta khỏi mọi sợ hãi và mọi xiềng xích để chúng ta có thể thực sự tự do. Buổi lễ hôm nay diễn tả thật rõ thực tại ấy với những lời trong điệp khúc trong thánh vịnh đáp ca: ”Chúa đã giải thoát tôi khỏi mọi sợ hãi”.
Đây là vấn đề đối với chúng ta ngày nay: sợ hãi và những nương náu mục vụ.
Anh em Giám Mục thân mến, tôi tự hỏi: chúng ta có sợ hãi hay không? Chúng ta sợ cái gì? và nếu có sợ thì đâu là nơi nương náu chúng ta tìm kiếm trong đời sống mục vụ để được an toàn chắc chắn? Phải chăng chúng ta tìm kiếm sự hỗ trợ của những người quyền lực trần thế? Hoặc chúng ta để cho mình bị lừa đảo vì kiêu ngạo tìm kiếm những thỏa mãn và ca tụng, tuyên dương, và chúng ta tưởng sẽ được an toàn như thế? Chúng ta đặt an ninh của chúng ta ở đâu?
Đức Thánh Cha nói tiếp:
“Chứng từ của thánh Phêrô Tông Đồ nhắc nhở chúng ta rằng nơi nương náu đích thực của chúng ta là lòng tín thác nơi Thiên Chúa: lòng tín thác ấy đẩy xa mọi sợ hãi và làm cho chúng ta được giải thoát khỏi mọi nô lệ và cám dỗ trần tục. Ngày nay, GM Roma và các GM khác, đặc biệt là các vị TGM đã nhận dây Pallium, cảm thấy được gương của thánh Phêrô gọi hỏi hãy kiểm chứng lòng tín thác nơi Chúa.
Thánh Phêrô tìm lại được niềm tín thác khi Chúa Giêsu ba lần nói với Người: “Hãy chăn các chiên của Thầy” (Ga 21.15.16.17). Và đồng thời, thánh nhân, Simon, ba lần tuyên xưng lòng yêu mến đối với Chúa Giêsu, qua đó thánh nhân chữa lành ba lần chối Chúa trong cuộc khổ nạn. Phêrô còn cảm thấy bị thiêu đốt trong tâm hồn vì vết thương làm cho Chúa đau buồn trong đêm phản bội. Giờ đây Chúa hỏi thánh nhân: “Con có yêu mến Thầy không?”. Phêrô không tín thác nơi bản thân và sức riêng của mình, nhưng nơi Chúa Giêsu và lòng từ bi của Ngài: “Lạy Chúa, Chúa biết mọi sự; Chúa biết con rất mến Thầy” (Ga 21.17). Và thấy là sợ hãi, tình trạng bất an và nhút nhát biến mất.
“Phêrô đã nghiệm thấy rằng lòng trung tín của Thiên Chúa lớn hơn những bất trung của chúng ta và mạnh mẽ hơn những chối bỏ của chúng ta. Người nhận thấy rằng lòng trung tín của Chúa xua tan sợ hãi của chúng ta và vượt lên trên mọi tưởng tượng của con người. Ngày hôm nay, Chúa Giêsu cũng hỏi chúng ta: ”Con có mến Thầy không?” Chúa hỏi như thế vì Ngài biết những sợ hãi và cơ cực của chúng ta. Phêrô chỉ đường cho chúng ta: hãy tín thác nơi Chúa, Đấng 'biết mọi sự' về chúng ta, Chúa tin tưởng không phải nơi khả năng trung thành của chúng ta đối với Ngài, nhưng về lòng trung tín không thể lay chuyển của Ngài. Chúa Giêsu không bao giờ bỏ rơi chúng ta, vì Ngài không thể chối bỏ chính mính (Xv 2 Tm 2,13). Lòng trung tín - mà Thiên Chúa không ngừng khẳng định cả với các Mục Tử chúng ta, vượt lên trên những công trạng của chúng ta, - chính là nguồn mạch lòng tín thác và an bình của chúng ta. Lòng trung tín của Chúa đối với chúng ta luôn khơi lên nơi chúng ta ước muốn phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em trong tình bác ái.
Tình yêu của Chúa Giêsu phải đủ cho Phêrô. Thánh nhân không được chiều theo cám dỗ tò mò, ghen tương, như khi thấy Gioan ở cạnh, thánh nhân hỏi Chúa Giêsu: ”Lạy Chúa, anh ấy sẽ ra sao?” (Ga 21,21). Chúa trả lời Phêrô: ”Điều ấy có hệ gì đến con? Phần con hãy theo Thầy” (Ga 21,22).
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng:
“Hỡi các anh em TGM quí mến, kinh nghiệm này của Phêrô là một sứ điệp quan trọng cho cả chúng ta ngày nay. Hôm nay Chúa cũng lập lại với tôi, với anh em, và với tất cả các Mục Tử: Hãy theo Thầy! Đừng mất thời giờ trong những câu hỏi hoặc những chuyện tầm phào vô ích; đừng dừng lại ở những điều phụ thuộc, nhưng hãy nhìn điều cốt yêu và theo Thầy. Hãy theo Thầy mặc dù có những khó khăn. Hãy theo Thầy trong việc rao giảng Tin Mừng. Hãy theo Thầy trong cuộc sống chứng tá tương ứng với hồng ân phép rửa tội và truyền chức thánh. Hãy theo Thầy khi nói về Thầy với những người anh em đang sống, ngày qua ngày, trong những cơ cực của công việc, đối thoại và tình thân hữu. Hãy theo Thầy trong việc loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi người, nhất là những người rốt cùng, để không một ai bị thiếu Lời Sự Sống, giải thoát khỏi mọi sợ hãi và mang lại lòng tín thác nơi lòng trung tín của Thiên Chúa”.
Các lời nguyện giáo dân đã được xướng lên bằng các thứ tiếng Nga, Bồ đào nha, tiếng Hoa, Pháp, và tiếng Yoruba ở miền tây nam Nigeria và tây Phi châu, lần lượt cầu nguyện cho Giáo Hội, cho tân Tổng Giám Mục nhận dây Pallium, cho các dân tộc trên trái đất và các nhà cầm quyền, người nghèo, bệnh nhân, những người lẻ loi và đau khổ, sau cùng là cho toàn thể các tín hữu Kitô.
Thánh lễ kéo dài 1 giờ 40 phút và kết thúc lúc 11 giờ 10, với bài ca: “Chúng con chạy đến nương náu nơi sự bảo trợ của Mẹ Thiên Chúa:
Đức Thánh Cha đã cùng với vị Tổng Giám Mục trưởng Phái đoàn chính thống Constantinople xuống cầu nguyện trước tại Mộ của Thánh Phêrô Tông Đồ và trước tượng thánh nhân bên hông Đền Thờ.
Sau đó, ngài về dinh tông tòa và lúc 12 giờ trưa, ngài xuất hiện tại cửa sổ lầu 3 để chủ sự buổi đọc kinh truyền tin chung với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô.
2. Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Tòa Thượng phụ Đại kết
Theo một truyền thống đã có từ lâu, Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople đã gởi một phái đoàn sang Rôma để mừng lễ trọng hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, được cử hành vào ngày 29 tháng Sáu.
Hôm thứ Bẩy 28 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp phái đoàn do Đức Tổng Giám Mục Zizioulas dẫn đầu. Trong diễn từ của ngài, Đức Thánh Cha đã nhắc lại cuộc hành hương mà ngài đã chia sẻ với Đức Thượng phụ Đại kết Barthôlômêô tại Thánh Điạ vào tháng trước và buổi cầu nguyện chung của hai vị sau đó tại Vatican với hai vị tổng thống Israel và Palestine.
Đức Thánh Cha nói:
"Chúa ban cho chúng ta những dịp gặp gỡ huynh đệ, trong đó chúng ta có thể bày tỏ tình yêu thương hiệp nhất chúng ta trong Chúa Kitô, và canh tân khát vọng chung của chúng ta được đồng hành cùng nhau trên con đường hiệp nhất trọn vẹn".
"Chúng ta biết rất rõ rằng sự hiệp nhất này là một ân sủng của Thiên Chúa, một ân sủng mà ngay cả bây giờ Đấng Cực Cao Cực Trọng đang ban cho chúng ta để chúng ta có thể đạt được bất cứ khi nào, bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta lựa chọn để nhìn nhau với con mắt đức tin và để nhìn nhận sự thật về chính mình trong kế hoạch của Thiên Chúa, theo thánh ý đời đời của Ngài, chứ không phải theo như những gì chúng ta đã trở nên như hệ quả của lịch sử tội lỗi của chúng ta".
"Nếu tất cả chúng ta có thể học hỏi, và được thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần, để nhìn nhận nhau trong Chúa Kitô, con đường của chúng ta sẽ bằng phẳng và sự hợp tác của chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày mà từ lâu nay đã kết hiệp chúng ta với nhau rất vui vẻ."
Trong bài đáp từ, Đức Tổng Giám Mục Chính thống giáo John Zizioulas của Pergamo, người đứng đầu đoàn đại biểu, bày tỏ "sự cam kết đầy đủ thúc đẩy các cuộc đối thoại thần học giữa hai Giáo Hội trong tinh thần yêu thương, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau."
Ngài chỉ ra rằng Ủy Ban Quốc Tế Đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống sẽ gặp nhau trong tháng Chín này nhằm tiếp tục thảo luận về vấn đề quyền bính Đức Giáo Hoàng trong Giáo Hội.
"Đó là một vấn đề khó khăn nhưng với ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta hy vọng sẽ thực hiện được những tiến bộ," Đức Cha Zizioulas nói:
"Cách thức Đức Thánh Cha am hiểu và áp dụng quyền tối thượng của Giáo Hoàng đem lại nguồn cảm hứng và hy vọng trong những nỗ lực của chúng tôi để đạt được những thỏa thuận về vấn đề gai góc này."
3. Tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới "không nhắm mắt lại" với thực tại gia đình ngày nay
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sáng ngày 26 tháng Sáu, Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới, đã giới thiệu Instrumentum Laboris, tức là tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới sẽ nhóm họp từ mùng 5 đến ngày 19 tháng 10 tới đây. Tài liệu này dài hơn 60 trang đúc kết các câu trả lời theo bản 39 câu hỏi đã được gởi đến các cộng đoàn dân Chúa hồi cuối tháng 11 vừa qua.
Hiện diện trên bàn chủ tọa cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh cũng có Đức Hồng Y Peter Erdoe, Tổng Giám Mục Esztergom - Budapest, là Tổng tường trình viên, Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, Chủ tịch thừa ủy và Đức Cha Bruno Forte, Tổng Giám Mục giáo phận Chieti-Vasto, Italia, Tổng thư ký đặc biệt của Bruno Forte Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lần này.
Đức Cha Bruno Forte nói rằng chủ đề của Thượng Hội Đồng lần này là “Những thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng” trong đó Giáo Hội có ý định mạnh dạn giải quyết tất cả những gì ảnh hưởng đến gia đình ngày hôm nay.
"Nét đặc trưng của văn bản này là việc gắn kết với những thực tại trong tất cả sự đa dạng và phức tạp của chúng và, do đó, tôi có thể nói rằng đây là một văn bản nghiêm túc và là một văn bản trung thực không nhắm mắt lại trước vấn đề nào, dù cho vấn đề đó gay góc hay khó chịu đến mức nào đi nữa. "
Nhận xét của Đức Hồng Y Peter Erdoe
Tài liệu này đối diện với những vấn đề chẳng hạn như các cặp vợ chồng ly dị rồi tái hôn, những kết hợp dân sự không có phép đạo, người đồng tính, việc chuẩn bị hôn nhân và tình trạng của các bà mẹ độc thân.
Đức Hồng Y Peter Erdoe của Hung Gia Lợi là Tổng Tường Trình Viên nói:
"Đây là một vấn đề xã hội và mục vụ quan yếu. Giáo Hội phải đáp trả trước việc ngày càng có nhiều những bà mẹ không phải là họ ly dị nhưng hoàn cảnh dẫn đến thực tại là họ phải giáo dục con cái của họ một mình. Chúng ta thường nói ‘Đừng bỏ rơi những người đang trong trường hợp khẩn thiết’. Đây thực sự là một thách đố đối với xã hội, đặc biệt là đối với Giáo Hội. "
Nhận xét của Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri
Để đối phó với những tình huống khó khăn, tài liệu đề xuất phải đối xử với những người này với lòng thương xót.
Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới nhận xét:
"Một chương trình mục vụ có khả năng trao ban lòng thương xót mà Chúa ban cho tất cả mọi người cách nhưng không là điều cần thiết. Vì thế, vấn đề hệ tại ở chỗ là ‘đề xuất, chứ không áp đặt; đồng hành, nhưng không áp lực; mời gọi, chứ không xua đuổi; lo lắng quan tâm và không bao giờ tuyệt vọng. "
Cái nhìn sâu sắc này vào các vấn đề của gia đình không chỉ đặt trên vai các nghị phụ của thượng hội đồng. Các gia đình cũng phải biết nói lên những vấn đề của họ, khát vọng của họ và hy vọng của họ.
Nhận xét của một phụ nữ giáo dân
Nhận xét về tài liệu làm việc này, Pina DE Simone, một phụ nữ và là một người mẹ, nói:
"Văn bản này không phải là một luận án trừu tượng. Đây là một văn bản rõ ràng, cả trong cấu trúc của nó cũng như trong ngôn ngữ của nó. Nó không chỉ dành cho các nghị phụ là những người làm việc trên tài liệu đó, thậm chí nó không chỉ giới hạn trong phạm vi các tín hữu Công Giáo. Tài liệu này dành cho tất cả mọi người. Đó là một văn bản trong đó thực tại cuộc sống được phản ánh rõ rệt. Đây là một văn bản mà từ đó tỏa ra những hy vọng ".
Giai đoạn đầu tiên của Thượng Hội Đồng của gia đình sẽ bắt đầu vào ngày 05 tháng mười năm 2014. Tòa Thánh đã đưa ra một lời mời gọi đến tất cả người Công Giáo hiệp nhất trong ngày 28 tháng 9 để cầu nguyện cho những thành quả của Thượng Hội Đồng, trong những cuộc thảo luận có tầm quan trọng sống còn đối với tương lai của gia đình.
4. Đức Thánh Cha Phanxicô lên tiếng kêu gọi hòa bình cho Syria, Iraq và Ukraine
Hôm 26 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các thành viên của ROACO, một ủy ban quốc tế cung cấp những hỗ trợ tài chính cho các Giáo Hội Đông Phương. Trong số các thành viên, đã có nhiều đại diện của các quốc gia đang phải đối mặt với các cuộc xung đột đang diễn ra, chẳng hạn như Syria và Ukraine.
Dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi hòa bình. Ngài đã nhắc lại buổi cầu nguyện cùng với tổng thống Israel và Palestine vào ngày 08 tháng 6 vừa qua.
Đức Thánh Cha nói:
"Các cây ô liu mà tôi trồng trong vườn cùng với Thượng Phụ thành Constantinople, tổng thống Israel và Palestine Vatican, là một biểu tượng của hòa bình là điều chỉ có thể chắc chắn và lâu dài khi nó được trồng bởi nhiều tay."
Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến các Kitô hữu sống ở Syria, Iraq và Ukraine. Ngài yêu cầu các thành viên ROACO tiếp tục "nuôi dưỡng hòa bình" và nỗ lực hơn trong công việc của họ.
Ngài nói:
"Với tình hiệp nhất và lòng bác ái các môn đệ Chúa Kitô phấn đấu để kiến tạo hòa bình ở khắp mọi nơi, trong tất cả các dân tộc và cộng đồng, và gắng sức vượt qua các hình thức phân biệt đối xử triền miên, bắt đầu với những phân biệt đối xử dựa trên niềm tin tôn giáo."
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Francis cảm ơn các vị đã nỗ lực khôi phục "nhân phẩm và an ninh" cho người tị nạn, cũng như đề cao việc tôn trọng bản sắc tôn giáo và tự do của họ.
5. Đức Giáo Hoàng nói với các nhà thiên văn học trẻ: "Đức tin làm phong phú thêm lý trí"
Hôm 26 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các tham dự viên của khóa học mùa hè của trường Vật lý thiên văn do Đài quan sát Vatican tại Cung điện Giáo hoàng Castel Gandolfo tổ chức.
25 sinh viên từ 23 quốc gia đã trải qua gần một tháng tại Castel Gandolfo để nghiên cứu các thiên hà. Trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nêu bật gương sáng họ đưa ra cho thế giới.
Ngài nói:
"Trong gần một tháng nay, anh chị em đã dành riêng không chỉ để nghiên cứu các thiên hà, theo hướng dẫn của giáo sư là các chuyên gia trong lĩnh vực này, nhưng cũng để chia sẻ truyền thống văn hóa và tôn giáo của anh chị em. Bằng cách này, anh chị em đã đưa ra một chứng tá ấn tượng về đối thoại và sự cùng tồn tại hài hòa. "
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở họ về mối quan hệ giữa, khoa học, lý trí và đức tin. Ngài cho biết Giáo Hội đối thoại với Khoa Học từ đức tin, để làm cho lý trí phong phú và mở rộng tầm nhìn của nó.
Đức Thánh Cha mời gọi họ chia sẻ những kiến thức mà họ đã nhận được. Ngài nói rằng chỉ có một "phần rất nhỏ" của dân số thế giới có được cơ hội như họ.
Đức Thánh Cha nói:
"Những người nam nữ ở khắp mọi nơi cần phải có quyền truy cập vào những nghiên cứu và đào tạo khoa học. Hy vọng một ngày kia tất cả người dân sẽ có thể tận hưởng những lợi ích của khoa học là một khích lệ đối với tất cả chúng ta."
Đức Thánh Cha giải thích rằng khoa học mở rộng trái tim và tâm trí cho những câu hỏi lớn vương vấn trong lòng người. Việc tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này là một bước tiến gặp gỡ Thiên Chúa.
6. Đức Thánh Cha kêu gọi lòng trắc ẩn và hòa bình sau cái chết của ba thiếu niên Israel tại khu vực Tây Ngạn
Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài chia sẻ "nỗi đau khôn tả" của gia đình ba thanh thiếu niên Israel bị giết tại khu vực Tây Ngạn, cũng như những "nỗi đau của tất cả mọi người bị ảnh hưởng bởi những hậu quả của sự thù hận." Ngài tha thiết xin Thiên Chúa "linh hứng lòng trắc ẩn và hòa bình trong mọi ý nghĩ. "
Ba học sinh, Eyal Yifrah, Gilad Shaar và Naftali Fraenkel, đã biến mất vào ngày 12 khi họ đi nhờ xe ở khu vực phía nam của Tây Ngạn sông Jordan. Quân đội Israel đã tìm thấy thi hài của họ vào hôm thứ Hai 30 tháng 6, gần thành phố Hebron.
Trong một tuyên bố, Vatican đã lên án những kẻ gây những cái chết "khủng khiếp và bi đát" này, xem đó như là một hành động "hèn hạ và không thể chấp nhận được." Hành động này là một "trở ngại rất nghiêm trọng đối với hòa bình mà chúng ta đang phải tiếp tục không mệt mỏi dấn thân xây dựng, và là điều chúng ta phải tha thiết cầu nguyện. "
Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi hòa bình và sự kềm chế những phản ứng, bởi vì "bạo lực lại gây thêm bạo lực và tăng thêm vòng xoáy chết chóc của hận thù."
7. Nơi các vị tử đạo Kitô giáo thời hiện đại được vinh danh tại Rome
Trong chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Thánh Địa, ngài cho biết ngày nay có nhiều vị tử đạo hơn trong những ngày đầu của Kitô Giáo.
Vương Cung Thánh Đường Thánh Barthôlômêô chứng minh điều đó. Đền thờ này có sáu bàn thờ để tôn vinh cuộc sống của những người Công Giáo, Tin Lành và Chính Thống Giáo đã bị giết, trong những thập kỷ gần đây, vì đức tin của họ.
Trên những bàn thờ này ta có thể thấy tràng chuỗi Mân Côi của Zeferino Giménez Malla, là người Gypsy đầu tiên được phong thánh; hay cuốn Kinh Thánh của Shabaaz Bhatti một vị bộ trưởng Kitô Giáo Pakistan, là người đã bị giết vì bảo vệ quyền lợi của các nhóm tôn giáo thiểu số.
Trên bàn thờ dành riêng cho các vị tử đạo đã chết dưới bàn tay của Đức quốc xã, ta có thể tìm thấy những lá thư được viết bởi các Kitô hữu, những người đã cố gắng liên lạc với gia đình mình trong tuyệt vọng.
Cha Francesco Tedeschi thuộc Vương Cung Thánh Đường Thánh Barthôlômêô nói:
"Nói cụ thể, chúng tôi có lá thư của Paul Schneider, một mục sư Tin Lành, đã viết trước khi chết trong nhà tù Buchenwald. Ông đã bị giết chết vì bất chấp lệnh cấm của quân Đức, ông vẫn tiếp tục rao giảng Tin Mừng."
Trên bàn thờ dành riêng cho các vị tử đạo đã bị giết theo lệnh của chế độ cộng sản, là thánh tích của linh mục Ba Lan, Jerzy Popieluzsko, người đã bị bắt cóc và bị sát hại bởi mật vụ cộng sản vào năm 1984.
Ngoài ra còn có một bàn thờ dành riêng cho các vị tử đạo Mỹ châu Latinh.
Cha Francesco Tedeschi cho biết thêm chi tiết:
"Đó là một bàn thờ đẹp, vì trong đó, chúng ta thấy cuốn Sách Lễ của Đức Cố Tổng Giám mục Romero, người El Salvador, là người đã bị giết chết trong cuộc nội chiến trên đất nước này. Tiếp theo Sách Lễ của Đức Tổng Giám Mục Romero là chiếc gậy Giám Mục của Đức Hồng Y Posadas Ocampo, Tổng Giám Mục Guadalajara, người đã bị giết ở Mexico. "
Việc tôn vinh các vị tử đạo đã được đề cao dưới triều đại giáo hoàng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là người vào năm Thánh 2000, đã thiết lập một ủy ban mới nhằm điều tra và tôn vinh hạnh tích của các vị tử đạo và thông báo rằng ngôi đền thờ này sẽ được dùng để tôn vinh các vị tử đạo.
Cộng đồng Thánh 'Egidio, được giao coi sóc Vương Cung Thánh Đường này, tiếp tục cùng với ủy ban lấy lời khai về các vị tử đạo Kitô giáo, những người đã chết vì đức tin của họ.
8. Đức Thánh Cha kêu gọi đối thoại trong cuộc xung đột tại Iraq
Sau buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 19 tháng Sáu, Đức Thánh Cha đã tái lên tiếng kêu gọi hòa bình và đối thoại tại Iraq.
Ngài nói:
"Điều không may là các tin tức đến từ Iraq rất đau đớn. Tôi hiệp ý với các giám mục của đất nước này trong lời kêu gọi gởi đến các chính phủ, là chỉ thông qua đối thoại, mới có thể bảo vệ sự thống nhất quốc gia và tránh được chiến tranh."
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ mối quan tâm của mình với những người tị nạn ở Iraq: "Tôi gần gũi trong tinh thần với hàng ngàn gia đình, đặc biệt là những gia đình Kitô giáo, những người đã phải rời bỏ nhà cửa của họ và đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng."
"Bạo lực nẩy sinh bạo lực. Đối thoại là cách duy nhất cho hòa bình."
Đức Thánh Cha đã lên tiếng kêu gọi các tín hữu trên thế giới hướng về Đức Trinh Nữ Maria: "Chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria xin Mẹ phù giúp người dân Iraq."
Tại Iraq, giáo chủ Ayatollah Ali al-Sistani của Hồi Giáo Shiite, lên tiếng kêu gọi người Hồi Giáo Shiite chống lại quân khủng bố ISIS theo Hồi Giáo Sunni. Áp lực đè nặng lên thủ đô Baghdad có phần dịu lại sau khi quân Iraq mở cuộc tấn công chiếm lại được phiá Nam thành phố Tikrit là quê hương của Saddam Hussein.
Tuy nhiên, tình hình tại Syria lại trở nên tồi tệ hơn sau khi quân khủng bố Hồi Giáo ISIS chiếm được nhiều phương tiện chiến tranh quan trọng kể cả xe tăng và trực thăng của Mỹ do quân Iraq bỏ lại trên đường tháo chạy.
Hơn 90% của người dân Qaraqosh, một thành phố lớn ở Syria với hơn 40,000 dân đa số là Công Giáo, đã phải bỏ trốn sau khi ISIS chiếm được thành phố này.
Đến nay, bọn khủng bố Al Qaeda đã chiếm được khoảng một phần tư lãnh thổ Syria và một phần ba lãnh thổ Iraq.
Đức Tổng Giám Mục Youhanna Boutros Moshe, là một trong số ít người vẫn còn trong thành phố, nói với hãng thông tấn Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc hôm 27 tháng 6 rằng ngài kêu gọi "lương tâm của các nhà lãnh đạo chính trị trên thế giới, các tổ chức quốc tế và tất cả mọi người thiện chí: cần thiết phải can thiệp ngay lập tức để chấm dứt sự suy thoái của tình hình."
"Mỗi giờ, mỗi ngày qua đi, có thể làm cho tất cả không thể phục hồi lại được nữa. Không hành động sẽ trở thành đồng lõa với tội phạm và lạm dụng quyền lực. Thế giới không thể nhắm mắt làm ngơ trước những bi kịch của những người chỉ có vài tiếng đồng hồ để chạy trốn khỏi nhà cửa của họ chẳng mang theo được gì ngoài bộ quần áo đang mặc trên người."
9. Đức Thánh Cha tiếp tân quốc vương và hoàng hậu Tây Ban Nha
Hôm 30 tháng 6, Đức Thánh Cha đã tiếp tân quốc vương mới của Tây Ban Nha là vua Felipe và hoàng hậu Letizia.
Vua Felipe đã hóm hỉnh lặp đi lặp lại một câu nói mà chính Đức Giáo Hoàng đã nói với cha mình, là vua Juan Carlos, khi nhường cho nhà vua đi trước: "Chú bé giúp lễ luôn luôn đi đầu"
"Phụ hoàng đã nói với nhà vua câu nói đó à."
Đức Thánh Cha, nhà vua và hoàng hậu đã gặp riêng trong 40 phút. Đức Thánh Cha đã cám ơn vua Felipe và hoàng hậu Letizia đã ghé thăm ngài chỉ vài ngày sau khi đăng quang. Ngài cũng nói chuyện với họ về "tầm quan trọng của việc thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa Giáo Hội và Nhà nước vì lợi ích của tất cả các thành phần trong xã hội Tây Ban Nha."
Sau đó, nhà vua đã giới thiệu với Đức Giáo Hoàng đoàn tùy tùng của mình, bao gồm cả bác sĩ và bốn vệ sĩ.
Vua và hoàng hậu đã tặng Đức Giáo Hoàng cuốn sách của linh mục Dòng Tên Tây Ban Nha là cha Baltasar Gracian, "The Art of Wisdom Wordly." Phiên bản gốc được giữ ở Á Căn Đình.
Trước khi từ biệt nhà vua đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Tây Ban Nha.
10. Điện Quirinale được mở cho dân chúng tham quan trực tuyến
Quirinale được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô thứ Tám xây vào năm 1583 như là biệt điện Mùa Hè nhưng đã không thể hoàn thành trước khi ngài qua đời vào năm 1585. Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Ngũ đã hoàn tất công trình này và đã dùng trong các công nghị Hồng Y 1823, 1829, 1831 và 1846 trước khi được dùng làm văn phòng của chính quyền nước Tòa Thánh. Tháng 9 năm 1870, nước Tòa Thánh bị Ý đánh bại, Rôma trở thành kinh đô của Ý và tòa nhà này đã bị tịch thu làm dinh thự các Vua của Ý trước khi trở thành dinh Tổng Thống như hiện nay.
Dinh Quirinale Palace là một trong những kiến trúc quan trọng nhất ở Rôma. Gần như tất cả các kiến trúc sư danh tiếng của Ý từ thứ 16 đến thế kỷ 18 đều đã có những đóng góp cho dinh thự này.
Đây cũng là nơi bảo tồn các tác phẩm nghệ thuật, đồ nội thất, thảm trang trí và một bộ sưu tập đầy ấn tượng của các đồ thủ công làm bằng đất sét đã được thu thập bởi các vị Giáo Hoàng.
Bên trong phòng ngủ của Đức Giáo Hoàng, ẩn trong các màn cửa là một cánh cửa ẩn dẫn đến một phòng nhỏ bên trong một nhà nguyện.
Tất cả những chi tiết này giờ đây có thể được thưởng ngoạn trực tuyến, nhờ vào một tour du lịch ảo 3D. Chương trình mang lại cho người dùng một cái nhìn độc đáo về cách xây dựng ngoại thất và nội thất của cung điện nay. Một hướng dẫn được ghi âm thanh giải thích thêm những câu chuyện đằng sau mỗi căn phòng, và mô tả những công dụng của tòa nhà.
Ta cũng có thể thưởng lãm những bức tranh và những cảnh chi tiết trang trí công phu trên những tấm thảm chẳng hạn như cuộc đời Thánh Phaolô, hoặc những câu chuyện về Don Quixote.
Một lợi thế nhất khác là người sử dụng trực tuyến có thể khám phá những tác phẩm nghệ thuật rất gần nhờ những ống kính hình với độ nét cao.
Cái hay nhất của tour du lịch độc đáo này là nó có thể được thực hiện bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, chỉ đơn giản bằng cách truy cập địa chỉ www.quirinale.it.
11. Linh mục Michael McGivney, người linh mục vì dân, người sáng lập Hội Hiệp Sĩ Columbus
Cuộc sống không dễ dàng cho người Công Giáo di dân ở Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 19. Ở bang Connecticut, chẳng hạn, họ không có quyền mua đất.
Vì lý do này, Cha Michael McGivney, linh mục người Mỹ đã thành lập hội các Hiệp sĩ Columbus vào năm 1882, để cung cấp hỗ trợ, cả về tài chính và tinh thần, cho các gia đình Công Giáo có nhu cầu.
Ông Carl Anderson, Hiệp sĩ tối cao của Hội Hiệp Sĩ Columbus nói về cha McGivney như sau:
"Cha bắt đầu thành lập hội Hiệp sĩ Columbus với những người đàn ông trong giáo xứ của ngài, để tụ họp với nhau, hỗ trợ Giáo Hội, hỗ trợ các gia đình, cung cấp an ninh tài chính cho họ. Nhưng cũng nhằm để bảo vệ Giáo Hội trong một nền văn hóa không luôn chấp nhận người Công Giáo. "
Ngày nay, hội các Hiệp sĩ Columbus có 1,8 triệu thành viên ở Bắc và Trung Mỹ, Philippines, vùng Caribbean và Đông Âu. Năm nay, họ quyên góp được $ 170 triệu cho các công việc từ thiện.
Mặc dù là một nhân vật có một tầm ảnh hưởng quyết định trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Mỹ, Sứ điệp bác ái và hiệp nhất của cha cũng vươn đến các linh mục và giáo dân trên toàn thế giới.
Ông Carl Anderson nói:
"Ngài đại diện cho một đường lối, một mô hình, cho các linh mục quản xứ, trong cách thế liên hệ đến gia đình, và cách thức khuyến khích giáo dân tham gia tích cực hơn trong đời sống của Giáo Hội, trong đời sống của giáo xứ."
Kevin Coyne, của Đại học Columbia (New York) nhận xét
"Ngài là một linh mục giáo xứ người không chỉ trong các nghi lễ phụng vụ ngày Chúa Nhật, ngài còn rất tích cực trong cuộc sống của giáo dân vượt ra ngoài khuôn khổ các Thánh Lễ. Ngài đã tổ chức rất nhiều hoạt động."
Đức Gioan Phaolô II đã chuẩn y việc mở án phong thánh cho ngài và Đức Bênêđíctô thứ 16 tôn ngài lên hàng Tôi Tớ Chúa vào năm 2008.
Với việc xuất bản cuốn tiểu sử của vị đã thành lập hội bằng tiếng Ý, các Hiệp sĩ Columbus hy vọng sẽ có thể truyền bá xa hơn nữa các thông điệp của người 'linh mục vì dân.’
12. Cử hành ngân khánh linh mục với Đức Giáo Hoàng
Kỷ niệm 25 năm linh mục là một dịp lớn đối với hàng giáo sĩ trên toàn thế giới. Nhưng nhóm các linh mục Madrid đã có một dịp may hiếm ai có được là lễ kỷ niệm của họ có sự hiện diện của vị Giáo Hoàng.
Cha Carlos Aguilar cho biết:
"Một trong những điều đầu tiên chúng tôi ao ước là có thể xin được tham dự thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta. Nhưng ngay lập tức, nhiều người nói với chúng tôi rằng không được đâu, không thể được! Phức tạp lắm. Nhưng cuối cùng, chúng tôi đã có thể làm được điều đó."
Những gì dường như không thể, cuối cùng đã trở thành có thể. Trong ba ngày, nhóm linh mục Madrid này đã đồng tế với Đức Thánh Cha Phanxicô trong các Thánh Lễ tại nhà nguyện Santa Marta. Các vị thậm chí còn có cơ hội để được tiếp chuyện và tặng quà cho Đức Thánh Cha.
Cha Julio Rodrigo Peral nói:
"Tôi tặng Đức Thánh Cha một chiếc hộp do chị em Cát Minh làm, những vật dụng trên bàn thờ, bình rẩy nước thánh, một khăn dùng trên bàn thánh do chính các sơ làm. Ngài nói với tôi: ‘Nói với các chị em rằng cầu nguyện nhiều cho tôi nhé.’”
Cha Carlos, cha Julio và cha Pablo là ba trong số 12 linh mục đã đến Rôma để kỷ niệm ngân khánh của mình. Trong 25 năm qua, vào ngày 13 mỗi tháng, các vị đã cố gắng để gặp gỡ nhau.
Cha Pablo Morata nhận xét:
"Về nhiều mặt buổi lễ kỷ niệm này cũng giống như những lần khác, nhưng sự khác biệt là vì nó đánh dấu một mốc quan trọng, nên chúng tôi phải suy tư sâu sắc hơn. Điều duy nhất tôi cảm thấy là sự biết ơn. Thiên Chúa thật vĩ đại và Ngài chỉ ban cho bạn nếu bạn xứng đáng được lãnh nhận.”
Cha Pablo Morata nói thêm:
"Chúng tôi rất hạnh phúc, không nói lên lời."
Các vị đã trở về Tây Ban Nha với lòng biết ơn và vui vẻ, vì đã có cơ hội để ăn mừng ngân khánh với chính Đức Thánh Cha Phanxicô.
13. Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người có ảnh hưởng nhất trên Twitter
Đức Thánh Cha Phanxicô là người sử dụng Twitter có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Mỗi tweet trong account tiếng Tây Ban Nha của ngài được ít nhất 10,000 retweets (tức là những người xem chuyển đi cho người khác nữa) và hơn 6,400 retweets bằng tiếng Anh.
Thống kê này được đưa ra bởi chương trình "Twiplomacy 2014", có mục đích xác định xem các nhà lãnh đạo thế giới sử dụng Twitter như thế nào.
Theo thống kê này, các từ được sử dụng trong hầu hết các tweet của Đức Thánh Cha Phanxicô là Thiên Chúa, Chúa Giêsu và tình yêu.
Trong tháng Sáu, account Twitter của Đức Giáo Hoàng có đến 14 triệu người theo dõi. Ngài trở thành nhà lãnh đạo thế giới có nhiều người xem chỉ sau Barack Obama, người đã có đến 43 triệu người theo dõi.
Tweet của Đức Thánh Cha Phanxicô được công bố bằng chín ngôn ngữ: Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ả Rập, Bồ Đào Nha, Ba Lan và tiếng Latinh. Riêng account bằng tiếng Tây Ban Nha của ngài đã có hơn 6 triệu người theo dõi.
14. Đức Thánh Cha phải hủy bỏ chuyến viếng thăm bệnh viện Gemelli của Rôma vì tình trạng sức khoẻ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải hủy bỏ vào phút chót chuyến viếng thăm kỷ niệm lần thứ 50 của bệnh viện Gemelli tại Rôma. Một thông cáo báo chí của Tòa Thánh giải thích rằng đó là do Đức Thánh Cha cảm thấy không được khoẻ.
Đức Cha Claudio Giuliodori, tuyên úy trưởng Đại Học Công Giáo Thánh Tâm, đã đọc một thông cáo trong đó có đoạn viết:
"Đức Thánh Cha, do không được khoẻ vào phút cuối cùng, sẽ không thể thực hiện chuyến thăm đã được dự trù tại Bệnh viện Gemelli. Chuyến thăm sẽ được hoãn lại. Thánh Lễ lúc 4:30 chiều sẽ được chủ sự bởi Đức Hồng Y Angelo Scola. Ngài sẽ đọc bài giảng do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chuẩn bị trước. "
Đây là lần thứ bảy Đức Giáo Hoàng đã hoãn một cuộc họp vì lý do tương tự. Lần đầu tiên là vào ngày 15 tháng 11, khi ngài không thể gặp gỡ các nhân viên Vatican vì bị cảm.
Ngày 04 tháng 12, Đức Thánh Cha cũng đã không thể tiếp ban tổ chức triển lãm Milan vì đau lưng.
Ngày 28 Tháng Hai ngài phải hủy bỏ chuyến thăm tới Đại Chủng viện Rôma vì bị sốt.
Gần đây hơn, vào ngày 16 tháng Năm, ngài hủy bỏ lịch trình của mình do bị cảm nhẹ. Hai ngày sau, ngài lại phải hủy bỏ chuyến viếng thăm ngôi đền Tình yêu Thiên Chúa ở Rôma được dự trù diễn ra để chuẩn bị tốt hơn cho chuyến đi của ngài đến Thánh Địa.
Tháng Sáu, vào ngày 9 và 10, ngài hủy bỏ lịch trình của mình do mệt mỏi gây ra bởi sự căng thẳng cuối tuần sau buổi cầu nguyện được tổ chức tại Vatican với tổng thống Israel và Palestine.