Ngày 03-07-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:22 03/07/2015
VẼ MA QUỶ DỄ NHẤT
N2T

Có một người đem tặng Tề vương một bức họa, Tề vương hỏi anh ta:
- “Vẽ gì khó nhất ?”
Người ấy trả lời:
- “Ngựa và chó.”
Tề vương lại hỏi:
- “Thứ gì dễ vẽ nhất?”.
Người ấy trả lời:
- “Vẽ ma quỷ”.
Tề vương nói:
- “Tại sao ?”
Nhà họa sĩ nói:
- “Chó và ngựa thì ai cũng biết, ngày nào cũng thấy, cho nên vẽ hơi không giống một chút thì mọi người ai cũng có thể nhìn ra là không giống; nhưng ma quỷ là thứ vô hình, không ai thấy cả, cho nên rất dễ vẽ.”
(Hàn Phi tử)

Suy tư:
Ma quỷ thì không ai thấy được, nhưng việc làm của nó thì ai cũng thấy được, chúng ta gọi đó là: con quỷ ghen tuông, con quỷ dâm dục, con quỷ kiêu căng.v.v... và khi một người phụ nữ nào mà giận dữ đánh chồng, chửi bới hàng xóm thì người ta gọi là con quỷ cái !
Đức Chúa Giê-su đã nhiều lần chữa bệnh, đuổi quỷ giúp mọi người; các tông đồ cũng có quyền chữa bệnh, đuổi quỷ; nhưng cũng có trường hợp gặp “quỷ cái” quá dữ tợn thì đành phải bó tay cầu cứu với Đức Chúa Giê-su, Ngài đã giải thích và trình bày phương pháp trừ loại quỷ này, Ngài nói: “Tại anh em kém lòng tin ! Thầy bảo thật anh em, nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này “ rời khỏi đây, qua bên kia !” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được”. Giống quỷ này không chịu ra, nếu người ta không ăn chay cầu nguyện ( Mt 17, 20- 21)
Vẽ ma quỷ thì rất dễ, vì không ai thấy hình dáng nó ra sao cả. nhưng đuổi ma qủy thì lại khó, bởi vì ít người muốn ăn chay hãm mình, ít người muốn cầu nguyện và hy sinh, ít người muốn thành tâm xưng tội và đón nhận bí tích Thánh Thể.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:24 03/07/2015
N2T

22. Đức Mẹ Ma-ri-a là con đường lớn cứu chuộc lớn.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Có thể
Lm Vũđình Tường
05:46 03/07/2015
Những bí ẩn thiên nhiên trước kia không thể giải thích nay khoa học có thể giải thích rành mạch và đưa vào sách vở cho học sinh học biết về vũ trụ quanh ta. Ngày nay chúng ta hiểu vũ trụ nhiều hơn trước nhưng cũng là lúc nhận biết vũ trụ bao la hơn ta tưởng. Thử tưởng tượng ta chỉ biết một hay hai viên gạch của căn biệt thự rồi lập luận biết rõ về căn biệt thự đó. Như chẳng ai tin? Tương tự như thế khoa học gia biết quá lắm là năm ba phần trăm về vũ trụ phần còn lại đang mù mờ chưa biết đến bao giờ mới khám phá ra. Thế nhưng có người lại chối bỏ Thượng Đế, đặt niềm tin vào khoa học. Cho là khoa học có câu trả lời cho tất cả. Điều rõ ràng là một khi chết thì không còn hoạt động. Vũ trũ vẫn đang hoạt động vì thế vũ trụ đang sống. Có sự sống là có phát triển nên giả thuyết cho rằng vũ trụ đang lớn lên mỗi ngày là điều tin được vì vũ trụ có sự sống, có di chuyển. Biến chuyển trong vũ trụ nếu xảy ra gần trái đất, ảnh hưởng mạnh đến con người, đó là thiên tai, nếu xảy ra xa trái đất đó là sinh hoạt, chuyển động bình thường của đất trời. Không có sự sống nào mà tự nó sống mà phải nhờ vào vật gì đó giúp nó sống. Vũ trụ cũng vậy, nó không thể tự sống mà phải nhờ vào điều gì đó giúp nó sống. Điều giúp vũ trụ sống và sinh hoạt trong trật tự thiên nhiên Kitô hữu gọi là Thiên Chúa.

Thiên nhiên tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống nhân loại vì con người là một phần của vũ trụ và lệ thuộc vào vũ trụ để sống còn. Hiểu biết về vũ trụ là một chuyện còn có khả năng đổi gió, dời mưa là chuyện khác. Con người không làm gì hơn trước nắng mưa, tránh lụi lội hoặc khô hạn. Không điều khiển nổi nước thuỷ triều. Con người tiên đoán trước khi động đất xảy ra, mưa bão chuyển vần nhưng không sao cấm đoán chúng xảy ra ngoài cách giúp nhau di chuyển khỏi vùng tai biến.

Bệnh tật trước kia coi là nan i, không chữa được nay đã có thuốc chữa nhưng đồng thời cũng có những bệnh dịch mới xuất hiện xem ra còn khó trị hơn trước. Đứng trước thiên tai, bệnh tật và đau khổ con người nghi ngờ về tình yêu của Thiên Chúa và thay vì đặt trọn niềm tin vào Chúa con người đặt niềm tin vào khoa học và mong chờ khoa học cho giải đáp thích đáng. Khoa học có câu trả lời cho nhiều vấn đề nhưng chính khoa học cũng lệ thuộc vào thiên nhiên để nghiên cứu. Vì thế khoa học không thể độc lập mà lệ thuộc vào thiên nhiên mà thiên nhiên không phải tự nó có mà có Đấng tạo thành. Vì thế tin vào thế giới thiên nhiên mà chối bỏ Đấng tạo dựng ra thế giới thiên nhiên chính là phản đề.
Không thể chối cãi con người có nhiều sáng kiến trong mọi lãnh vực. Xem ra những sáng kiến đó giúp giải quyết vấn nạn này nó lại sinh ra tệ nạn khác tai hại hơn. Chương trình phá rừng làm khu gia cư, dẫn thuỷ nhập điền và vất rác kĩ nghệ gây ô nhiễm không khi, làm thay đổi nhiệt độ trong vùng đều do con người gây ra. Diệt chủng các sinh vật vì bắt giết bừa bãi, thiếu kiểm soát khiến chúng biến khỏi mặt đất. Chúng biến khỏi mặt đất thì thực phẩm càng khan hiếm, càng khan hiếm càng đắt đỏ. Vì đắt đỏ nên người nghèo không có cơ hội nếm thử. Về phương diện kinh tế, hố ngăn cách giầu nghèo càng ngày càng sâu. Kẻ dư nhà người không chỗ ngủ qua đêm. Tình trạng di dân hoàn cầu lên đến gần trăm triệu. Tất cả đều do chính sách, kế hoạch sai lầm. Kẻ dư ăn, người đói khát. Đói khát lầm than sinh ra trộm cắp, gian tham và hối lộ biến nhà giam, trại tù thành nơi đông người. Về di chuyển chỉ cần qua đêm ta đang từ lục địa này qua lục địa khác nhưng số người sống cô đơn, buồn tẻ ngày càng tăng. Tin tức nóng hổi bay đi vài giây giữa nơi này đến nơi khác nhưng tình trạng cha mẹ, vợ chồng, con cái mỏi mắt mong chờ tin gia đình, thân nhân vẫn nhan nhản khắp nơi. Giờ làm việc giảm thiểu, không phải làm việc nặng tay chân nhưng tại sao công nhân bị bệnh tâm lí nhiều hơn do đè nén, sức ép công việc gây ra. Báo chí, truyền thông giáo dục về gia đình, dậy cách sống đời thế nhưng tình trạng li dị lan tràn đến phát sợ. Gần đây một số quốc gia chính thức công nhận hôn nhân đồng tính chắc chắn không giúp cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc hơn và gia đình yên ấm hơn.

Bài đọc hôm nay cho thấy con người mong chờ giải pháp cho vấn nạn cuộc sống. Đức Kitô đến mang ra giải pháp, giải thoát con người khỏi cảnh cơ hàn, tiêu trừ bệnh tật. Con người không đón tiếp, chối bỏ Ngài. Con người đang tàn phá, làm đảo trộn trật tự thiên nhiên, biến đồng loại thành nạn nhân. Con người muốn xen vào công trình cứu chuộc của Thiên Chúa. Thiên Chúa kêu gọi con người rộng lượng với nhau, bác ái với nhau nhưng con người muốn loại Thiên Chúa ra, đòi tự mình làm chủ đời mình, sống theo cách riêng mình chọn lựa mà không cần Thiên Chúa. Con người tự coi mình như chúa tể vũ trụ, dù con người chưa bằng hạt cát so với vũ trụ. Hành động như thế khác chi hạt cát đòi làm chủ đại dương. Con người chối bỏ sự hiện hữu của Chúa trong thiên nhiên để tin vào khả năng mình. Chối bỏ ân sủng Chúa là chối bỏ sống yêu thương. Sống thiếu vị tha là sống trong lo âu, phiền muộn vì luôn căng thẳng, lo sợ. Con người đang làm cho trái đất khô cằn, nếu không thay đổi cách sống tương lai vũ trụ sẽ khô cằn hơn hiện tại.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đối thoại tôn giáo giữa Phật giáo và Công giáo về sự đau khổ, giải thoát, và tình huynh đệ
Emily Nguyễn
08:35 03/07/2015
CWN 6/24/2015 - Mới đây đã có 46 Phật tử tín hữu và Công Giáo từ Hoa Kỳ đến Rome để tham dự cuộc đàm thoại sáu ngày dành cho chủ đề "đau khổ, giải thoát, và tình huynh đệ".

Ông Anthony Cirelli, phó giám đốc Văn phòng Đại Kết và Liên Tôn Vụ của Hội Đồng giám Mục Hoa Kỳ đã giải thích trong một bài đăng blog cuả ông như sau: "Trong quá khứ vấn đề Đối thoại liên tôn Phật giáo và Công Giáo tại Hoa Kỳ phần lớn thường tập trung vào việc tạo sự cảm thông lẫn nhau, tìm kiếm một hình thức mới cho cuộc đối thoại được xây dựng trên hình thức truyền thống bằng cách thúc đẩy sự hợp tác liên tôn giáo để giải quyết các vấn đề xã hội nhiều người trong cộng đồng của chúng tôi thường phải đối diện ",

Nói với những thành viên tham gia cuộc hội thoại, Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, đã gọi buổi gặp gỡ trên là "một dấu hiệu cho thấy sự cởi mở dành cho nhau lẫn sự cống hiến cuả chúng ta cho tình huynh đệ của con người", cũng như một phần của việc chúng ta " không ngừng nắm bắt những bí ẩn cuộc sống và Sự Thật sau cùng . "

Các tham dự viên đã có cuộc gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 24 tháng Sáu. Ngài nói với họ: "Trong thời điểm lịch sử đầy đau thương gây ra bởi chiến tranh và thù hận, những cử chỉ dù nhỏ cũng trở thành hạt giống cho hòa bình và tình huynh đệ . Cảm ơn anh chị em rất nhiều, xin Chúa chúc lành cho quý vị."
 
Truyền thông là một chính phục nhân bản
Linh Tiến Khải
15:50 03/07/2015
Một số nhận định của Đức Ông Paul Tighe, thư ký Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội

Ngày 27 tháng 5 vừa qua Đức TGM Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức của Liên Hiệp Quốc ở New York, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ các nhà báo trong các vùng có giao tranh. ĐTGM Auza đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong cuộc thảo luận của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc liên quan tới việc bảo vệ các nhà báo trong các tình trạng chiến tranh. ĐC Auza cho biết trong hai năm 2014-2015 đã có 337 nhà báo và phóng viên chiến trường bị giết hay bị bắt và giam tù trong khi hành nghề tại những vùng có giao tranh. Ngài nói: Không thể có các lời bào chữa, bởi vì các phe liên hệ trong xung đột không bảo vệ và che chở các nhà báo, bởi lẽ các phương tiện truyền thông phục vụ công ích; và thông tin tức là một trong các dụng cụ chính của sự chia sẻ dân chủ. Nó là một phương thế nền tảng và cần thiết cho cộng đoàn nhân loại. Các nhà báo và phóng viên chiến trường cống hiến một mỏ neo cứu thoát cho những người bị kẹt đàng sau các lằn ranh thù nghịch, hay bị bắn bởi lằn đạn của cả hai phe.

Trong bài phát biểu ĐTGM Auza cũng nhấn mạnh sự kiện tầm quan trọng của các phóng viên ấy tiếp tục gia tăng trong thế giới ngày càng được nối kết với nhau hơn. Thật thế, việc phát triển kỹ thuật khiến cho cộng đoàn của toàn thế giới liên tục nhận được các tin tức từ các vùng có chiến tranh. Và nếu điều đó là một thiện ích cho việc thăng tiến tình liên đới toàn cầu và các trợ giúp nhân đạo đối với các nạn nhân, thì đồng thời nó cũng diễn tả một khó khăn, khi phải lượng định tích cách khách quan của các tin tức nhận được. Thật thế, vì các phe liên lụy trong cuộc xung đột không thể là các nguồn đáng tin cậy của một thông tin khách quan. Và chính ở đây người ta nhận ra tầm quan trọng của các nhà báo biết chú ý tới sự thật, nói lên sự thật và thăng tiến công ích. Và cũng luôn luôn tại đây người ta hiểu “nguy cơ trầm trọng” mà một trong các kẻ tranh chấp muốn thủ tiêu một nhà báo trung thành với nhiệm vụ tường thuật khách quan của mình.

Tiếp tục bài phát biểu vị đại diện Tòa Thánh nhắc nhở rằng cộng đồng quốc tế đã đề ra một vài dụng cụ giúp bảo vệ các phóng viên chiến trường, như Hiệp Ước Genève và các khoản thêm vào đã xác định. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ, vì trong 90% các trường hợp việc sát hại các nhà báo xảy ra một cách vô cớ, và chỉ có ít hơn 5% các thủ phạm bị bắt và bị xử án. Không chỉ có thế, trong bối cảnh hiện nay, trong đó các cuộc xung đột do các lực lượng không phải quốc gia chủ mưu, thật là quan trọng duyệt xét lại hệ thống các quyền lợi và việc bảo vệ các phóng viên trong các cuộc xung đột, để xem nó có còn thích hợp hay trái lại, cần phải có các biện pháp mới. Trong bối cảnh này cộng đồng quốc tế có thể nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp sự trợ giúp kỹ thuật và tài chánh cho các nước cần có chúng để cải tiến các đường lối chính trị bảo vệ các phóng viên chiến trường và đối phó với các vụ vi phạm đã xảy ra.

ĐC Auza cũng nhấn mạnh bổn phận của các nhà báo và phóng viên. Trước hết họ phải sử dụng sự bén nhậy, đặc biệt trong các tình trạng, trong đó bổn phận phải khách quan đụng độ với việc tôn trọng các giá trị văn hóa và niềm tin tôn giáo của một dân tộc bị liên lụy trong chiến tranh. Thật thế, trong khi thiếu tin tức khách quan là một việc không phục vụ sự thật và có thể khiến cho các mạng sống và đường lối chính trị của một quốc gia lâm nguy, thì việc thiếu tôn trọng đối với nền văn hoá và tôn giáo có thể khiến cho chính cuộc xung đột trở thành trầm trọng hơn. Sau cùng, vị đại diện Tòa Thánh hướng tư tưởng tới tất cả các nhân viên truyền thông đứng ở hàng tiền phong, để cho tiếng kêu khóc của các nạn nhân các cuộc chiến có thể được nghe thấy, và tiếng nói của những người yêu chuộng hòa bình được vang vọng. Nhưng nhất là cần tất cả mọi người cùng nhau làm việc để loại trừ chiến tranh và xung khắc, để đừng có ai phải liều tính mạng và sự an toàn thể lý của mình.

Mặt khác, cũng trong các ngày cuối tháng 5 vừa qua Đức Ông Paul Tighe, Thư ký Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội, đã tham dự đại hội quốc tế về xã hội tin học tại Genève và đã phát biểu trước đại hội. Đức Ông Paul Tighe, cũng là thành viên của Ủy ban cải tổ truyền thông của Tòa Thánh Vaticăng, đã khẳng định rằng: “Một việc truyền thông tốt luôn luôn là một chinh phục nhân bản hơn là một chính phục kỹ thuật”.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị bài phỏng vấn Đức Ông liên quan tới bài phát biểu trước đại hội quốc tế tại Geneve.

Hỏi: Thưa Đức Ông, các kỹ thuật số và vi tính tân tiến ngày nay nắm vai trò nào trong lãnh vực truyền thông?

Đáp: Rõ ràng là chúng ta phải thừa nhận và nhấn mạnh tiềm năng của các kỹ thuật mới, để tạo ra các nền tảng cho việc phát triển nhân bản, Tuy nhiên, đồng thời tôi đã muốn nói rằng các kỹ thuật không thôi tự chúng không thể thay đổi thế giới, và cần phải có sự dấn thân của con người. Chúng ta hãy luôn luôn chắc chắn dùng các tài nguyên này để trợ giúp tất cả mọi người. Đối với tôi đã thật là quan trọng nói rằng truyền thông là một chinh phục nhân bản, chứ không phải chỉ đơn thuần là một kỹ thuật mà thôi. Thật là quan trọng những người kết nối với Mạng có đưọc một khả thể lớn để tiến triển trong lãnh vực giáo dục và trong lãnh vực kinh tế. Tuy nhiên, có những người đã bị loại trừ khỏi khả thể này, vì nghèo túng. Sẽ thật là một điều kinh khủng, nếu Mạng Lưới mới này lại còn gạt bỏ hơn nữa những người vốn đã nghèo và bị loại trừ ngoài lề xã hội.

Hỏi: Như vậy làm thế nào để thăng tiến một chiến thuật không loại bỏ ai khỏi cuộc cách mạng kỹ thuật này, thưa Đức Ông?

Đáp: Khi lắng nghe các phái đoàn khác phát biểu trong hội nghị, xem ra có một dấn thân lớn trên bình diện toàn cầu. Một trong các nỗ lực của hội nghị là nối liền tất cả các suy tư này liên quan tới các kỹ thuật với ý tưởng của việc phát triển nhân bản. Thế rồi tôi còn tìm thấy trong đại hội nhiều Tổ chức phi chính quyền toàn thế giới đang hoạt động trong lãnh vực phát triển và đang nghĩ tới một chiến thuật để trợ giúp việc phát triển ấy. Họ đang tìm đặt ở hàng đầu cố gắng phát triển các cơ cấu hạ tầng trên bình diện quốc gia, cho phép toàn thế giới hiện diện trong môi trường mới này, bắt đầu từ các quốc gia nghèo nhất, bởi vì họ giải thích điều họ đang làm để chắc chắn rằng bên trong một quốc gia, không chỉ có người giầu, nhưng tất cả mọi người đều có khả thể tự diễn tả và cảm nhận được điều đang xảy ra trong các lãnh vực này.

Hỏi: Thưa Đức Ông, Giáo Hội có thể đóng góp gì cho việc truyền thông luôn được tham dự nhiều hơn, hiển nhiên như ngày nay, trong các mạng lưới xã hội khác nhau?

Đáp: Có một điều quan trọng: đó là Giáo Hội bắt đầu từ các cơ sở giáo dục hiện diện tại khắp nơi trên thế giới này, bằng cách bảo đảm rằng kiểu dậy dỗ của chúng ta rút tiả ra lợi ích từ các kỹ thuật mới, và bằng cách bảo đảm rằng đây là điều mọi người đều có thể được hưởng. Thế rồi, có các sáng kiến chuyên biệt, như sáng kiến bên Châu Mỹ Latinh, nơi mạng lưới RIIAL, là mạng lưới tin học của Giáo Hội, đang tìm cộng tác với các cộng đoàn cơ bản, để tận dụng khai thác các tiềm năng của các kỹ thuật tân tiến này. Thế rồi, như là Giáo Hội, xem ra chúng tôi đã là một mạng lưới truyền thông rồi, chúng tôi đã là một cộng đoàn của các cộng đoàn, và điều này là ngôn ngữ mà nhiều người dùng để miêu tả cả liên mạng Internet.

Hỏi: Từ kinh nghiệm hay đẹp này, Đức Ông có nhận được gợi hứng nào không, khi nghĩ tới việc canh cải các phương tiện truyền thông của Tòa Thánh Vaticăng, mà người ta hiện đang nói đến rất nhiều, thưa Đức Ông?

Đáp: Tôi tin rằng có một điều rõ ràng đối với tất cả mọi người, một diều giúp tôi hiểu rằng tất cả mọi người “chiến đấu” để hiểu cho rõ thách đố, và rằng chúng tôi không là những người duy nhất trên thế giới này phải suy tư trở lại kiểu truyền thông, hiện diện trên Mạng. Từ đó cũng thật là quan trọng lắng nghe, hiểu biết điều các quốc gia khác đang làm, trong các xã hội khác. Thật vậy, bây giờ chúng ta có khả thể cùng nhau học hỏi. (RG 28-5-2015)
 
Top Stories
Hongkong : la vocation et la mission de la famille dans l’Eglise et le monde contemporain
Eglises d'Asie
07:57 03/07/2015
L’Instrumentum laboris, le document de travail, du Synode sur la famille qui se tiendra à Rome du 4 au 25 octobre prochains vient d’être publié. Ce texte a été élaboré après une nouvelle phase de consultation des épiscopats du monde entier, consultation lancée à la suite de celle qui avait été menée en préparation à la première session du synode consacré à la famille (15-19 octobre 2014).

Comment l’Eglise doit-elle se situer face aux évolutions qui affectent la famille dans les sociétés contemporaines ? Nous publions ci-dessous des extraits des réponses que les catholiques du diocèse de Hongkong ont rédigées au questionnaire préparatoire à cette 14ème Assemblée générale ordinaire du synode des évêques.

A partir des 181 contributions renvoyées au questionnaire romain (1), un comité de travail ad hoc a élaboré les réponses ci-dessous. Approuvées par la curie diocésaine, ces réponses ont été publiées le 30 mai 2015 par le Hong Kong Sunday Examiner, l’hebdomadaire du diocèse. La traduction est de la Rédaction d’Eglises d’Asie.

1.) La paroisse est encore considérée comme le lieu principal dont découle un ensemble de propositions de formation et de services pastoraux pour toute la famille, dont l’éveil à la foi du dimanche, les activités pour les enfants en fonction de leur âge, la pastorale des jeunes, la formation des responsables spirituels pour mener des groupes de réflexion ou bien encore le fait d’inciter les membres de la famille au sens élargi du terme à venir assister à la messe.

2.) Pour réveiller l’attention à la présence de Dieu dans les familles catholiques, toutes les contributions soulignent l’importance d’encourager la spiritualité et la catéchèse des familles.

3.) S’agissant du mariage et de la famille, la compréhension de l’anthropologie de ces réalités du point de vue philosophique, biblique et théologique manque un peu de profondeur, ce qui laisse le champ libre aux interprétations relativistes et utilitaristes à la mode. Les études sur le genre sont aujourd’hui partout dans les cursus académiques et influent sur l’attitude des jeunes générations à l’égard de la sexualité, de l’amour humain, du mariage, de la famille et de la procréation.

4.) Afin de venir en aide aux familles les plus éprouvées, nombre de contributeurs suggèrent de placer la pastorale familiale et conjugale en tête des priorités ecclésiales. Une écrasante majorité considère que l’aide directe et concrète à l’égard de ces familles est la meilleure façon de leur venir en aide. Certains proposent de renforcer la coopération entre les paroisses et la Caritas Hongkong afin que les paroissiens qui rencontrent des difficultés familiales soient identifiés et pris en charge le plus tôt possible.

5.) Afin d’éviter que les familles ne tombent dans des situations extrêmes, une majorité de contributeurs encourage l’Eglise à renforcer la formation catéchétique des familles à travers les programmes scolaires mais aussi des cours de catéchisme et de doctrine organisés par les paroisses et les différents mouvements d’Eglise. Soutenir la famille permet de renforcer la vie spirituelle de chacun ainsi que les liens de la famille et du mariage. Cela peut être porté par des groupes de pastorale familiale qui offrirait des séminaires chrétiens de parentalité et de chasteté conjugale. Certains contributeurs souhaiteraient que l’Eglise manifeste plus clairement son opposition à certaines nouveautés législatives et certaines politiques gouvernementales qui mettent en danger enfants et familles.

6.) Plus de 90 % des réponses considère que l’évangélisation de la famille par la prédication et l’enseignement du plan divin sur la vie et l’amour humain est un moyen efficace de renforcer les familles de croyants et tous ceux qui sont unis par les liens du mariage.

7.) Les réponses soulignent l’importance pour les prêtres de recevoir une formation solide et continue sur l’accompagnement pastoral des couples et des familles. Ce n’est que de cette manière qu’ils pourront aider les familles chrétiennes à témoigner d’une vie mature sur les plans émotionnel et affectif.

8.) Les parents sont reconnus comme les personnes les mieux à même de transmettre aux jeunes générations les valeurs de la famille et de la spiritualité chrétienne. Ceci grâce à la prière et à la pratique des vertus dans la vie quotidienne familiale.

9.) S’agissant de l’accueil que les jeunes réservent aux propositions de l’Eglise, deux tendances opposées peuvent être analysées ; d’un côté, une réaction positive et enthousiaste de la part des jeunes investis dans la paroisse ou membres d’un mouvement d’Eglise, attitude d’autant plus affirmée que ces jeunes sont suivis spirituellement. La théologie du corps est souvent bien reçue par ces jeunes. Malheureusement, ils ne forment qu’une minorité. De l’autre côté, les jeunes plus loin de l’Eglise subissent l’influence délétère et la recherche de plaisirs du monde sécularisé, et de ce fait ils réagissent d’une manière passive et souvent négative aux propositions de l’Eglise. Leur manque de fondation spirituelle et de formation catéchétique les empêche d’adhérer à la Parole du vrai Dieu.

10.) De nombreux fidèles avouent leur difficulté à mettre en pratique les enseignements de la Bible en raison de leur manque de formation dans l’étude des textes. Certains observent que le temps de préparation au mariage est un temps privilégié pour rencontrer le Christ à travers sa Parole. D’autres pensent que les prêtres, du fait de leur formation, devraient davantage révéler les trésors de la Bible dans leurs homélies. Comme pasteurs des âmes, il est de la responsabilité des prêtres d’aider les familles à grandir dans la foi en les formant à la lecture de la Bible et au partage de groupe.

11.) A propos de l’importance d’entretenir une vraie relation avec Dieu comme facteur d’aide pour les couples qui traversent des difficultés voire des épreuves conjugales, la majorité des réponses disent que le maintien d’une relation intime avec Dieu est rendue possible par l’appartenance à des mouvements catholiques ou à une participation active à la vie communautaire. A travers la rencontre et le partage avec d’autres fidèles, ils expérimentent la présence et l’action de Dieu dans leurs tentatives pour surmonter leurs propres faiblesses dans la vie conjugale. Les couples en difficulté peuvent sentir la proximité de Dieu à l’occasion des groupes d’étude et de partage autour de la Bible, des témoignages de vie ou des homélies dominicales.

12.) La plupart de contributeurs ne réalisent pas que le sacrement du mariage confère aux couples chrétiens une vocation, une mission et un nouvel état de vie qui leur permet de devenir un signe vivant de l’union du Christ et de l’Eglise dans le monde.

13.) Un peu plus de la moitié des réponses manifeste que la vie spirituelle familiale gagnerait à être développée par un soutien plus explicite à l’expérience de foi vécue au sein de la famille, les parents devant jouer ici un rôle de modèle et de moteur dans cette pratique. Il est toutefois regrettable que de nombreux parents ignorent cet aspect de leur rôle et n’y soient pas préparés.

14.) S’agissant des enseignements de l’Eglise sur la famille, la plupart des réponses mettent l’accent sur la nécessité d’être vigilant quant à la qualité des matériaux proposés en catéchèse ou à l’école du dimanche. De même, ils soulignent la nécessité de recruter des catéchistes et des enseignants convaincus, bien formés et fidèles à l’enseignement du magistère pour enseigner la foi catholique et la morale chrétienne. On peut noter ici qu’aucune réponse ne fait état du besoin de transmettre la vision catholique de l’amour et de la sexualité.

15.) Près de la moitié des contributeurs considèrent qu’une attitude bienveillante et respectueuse de la part de la communauté chrétienne encouragera les couples en situation irrégulière à réfléchir et apprécier la beauté du mariage chrétien. Vis-à-vis de ces couples qui sont déjà adultes, la beauté du mariage chrétien ne doit pas être enseignée mais témoignée, notamment par la rencontre et l’amitié de couples qui vivent de leur sacrement de mariage.

16.) Afin de mettre en avant la vocation et la mission de la famille, la formation catéchétique et spirituelle des fiancés est indispensable au cours de la préparation au mariage. La signification du sacrement de mariage et le sens de la vie familiale chrétienne doivent être clairement exposés et éclairés par des témoignages de couples chrétiens. Il apparaît aussi que les couples où l’un des conjoints n’est pas catholique ou baptisé doivent faire l’objet d’une attention pastorale particulière.

17.) La « simplification » ou la « rationalisation » des procédures judiciaires relatives au mariage doit être maniées avec prudence. Ces mesures ne sauraient concerner le contenu de ces procédures. Ainsi, il est évident que le principe ancien de « la double sentence concordante » pour obtenir la reconnaissance de nullité d’un mariage ne saurait être abandonné (comme le suggèrent certains pasteurs) au profit d’une seule sentence positive. La recherche de la vérité ne peut pas être compromise au profit de la notion de « preuves objectives suffisantes » mises en avant au nom de la sollicitude pastorale à l’égard de ceux qui souhaitent régulariser leur situation matrimoniale. En revanche, il pourrait être utile pastoralement que des informations sur les règles canoniques du mariage ainsi que sur les procédures de reconnaissance de nullité soient accessibles à tous sur le site du diocèse.

18.) Le diocèse a traité au cours des dernières années de plus en plus de situations matrimoniales qui concernaient le privilège de la foi (« dissolution du mariage en faveur de la foi ») qui repose sur « le pouvoir des clés » du souverain pontife. Le diocèse propose humblement que ce pouvoir soit délégué aux évêques diocésains afin de traiter plus rapidement ces situations pour le bien spirituel des personnes.

19.) Durant le synode de 2014, aucun père synodal n’a proposé de modifier la doctrine sur l’unité et l’indissolubilité du mariage. Ceux qui envisagent une réadmission des divorcés remariés dans la communion de l’Eglise et ainsi dans la réception des sacrements plaident pour l’adoption d’une pratique pastorale différente que celle que nous connaissons aujourd’hui dans l’administration des sacrements. Il leur revient donc de démontrer comment cette nouvelle pratique peut s’articuler avec la doctrine de l’unité et de l’indissolubilité du mariage. Ils devront faire ressortir quels sont les éléments particuliers permettant de résoudre l’irrégularité des situations.

20.) En accord avec l’enseignement de l’Eglise (par exemple le catéchisme de l’Eglise catholique), de nombreux contributeurs insistent sur l’attitude d’accueil vis-à-vis des personnes ayant une tendance homosexuelle, et recommandent qu’elles soient respectées et aimées au nom de leur dignité inaliénable d’enfants de Dieu. Dans le même temps, ils sont aussi nombreux à rejeter l’homosexualité en acte et à prôner la pratique de la chasteté. En ayant conscience que les réponses à cette question doivent être ajustées au regard des différentes sensibilités culturelles, les contributeurs expriment l’idée que les chrétiens devraient toujours traiter les personnes homosexuelles avec amour, sollicitude et compréhension, nonobstant le caractère moralement inacceptable des actes homosexuels.

21.) Beaucoup de réponses contiennent un message clair quant à l’aspect prophétique des enseignements d’Humanae Vitae sur la parentalité naturelle et sur son insuffisante promotion au sein du diocèse. Il y a un appel pressant pour davantage d’enseignements, conférences et témoignages en faveur des méthodes de régulation naturelle des naissances, des dangers de la mentalité contraceptive et de la vocation à la parentalité.

22.) Environ 45 % des réponses considèrent qu’il n’y a pas suffisamment de solidarité et de soutien pour la maternité et la paternité de la part de la communauté chrétienne. Seulement un quart d’entre elles s’accordent pour reconnaître qu’un tel soutien existe.

23.) La majorité (95 %) des contributeurs reconnaissent l’importance de proposer un soutien pour les parents adoptifs ou d’accueil et de les aider pastoralement.

24.) Un peu plus de la moitié des réponses tiennent pour acquis que la vocation à la maternité et la paternité est bien abordée dans la catéchèse. La question de savoir si elle est suffisamment mise en lumière dépend beaucoup de la qualité des matériaux catéchétiques.

25.) Un grand nombre de contributeurs reconnaissent qu’en tant que parents, ils peuvent trouver aide et soutien auprès de la communauté chrétienne pour leur mission d’éducation à travers les activités paroissiales : groupes de familles, école du dimanche, et l’enseignement catholique. Environ un tiers des réponses réclament davantage de soutien en termes de réseau familial et de groupe de familles. Certains préfèrent utiliser les nouveaux médias tels que Facebook, comme moyen d’échanges entre parents catholiques. Ces parents recherchent un soutien plus concret dans leur formation spirituelle et de parentalité. Un petit nombre de contributeurs rapporte qu’ils n’ont reçu aucune aide dans leur mission d’éducation de la part de la communauté d’Eglise. (eda/ra)

(1) Les 181 réponses au questionnaire envoyé par Rome en amont du synode à venir se répartissent ainsi :
- Membres de la curie : 4
- Prêtres diocésains : 5
- Diacres permanents : 4
- Communautés religieuses / sociétés de vie apostolique / Prélatures personnelles : 4
- Laïcs engagés dans la pastorale de la santé : 15
- Associations de fidèles : 10
- Particuliers / familles : 139


(Source: Eglises d'Asie, le 3 juillet 2015)
 
Vietnam: Vers la suppression de la limitation du nombre d’enfants par couple ?
Eglises d'Asie
10:39 03/07/2015
Depuis plus d’un demi-siècle, les autorités vietnamiennes appliquent une très rigoureuse politique de limitation des naissances, accompagnée de sévères sanctions pour les contrevenants. Durant toute cette époque, le diktat absolu de deux enfants par couple a exigé des familles qu’elles se soumettent à un très sévère contrôle. Cette politique a entraîné un déséquilibre du ratio entre les sexes ainsi qu’un taux excessivement élevé d’interruptions de grossesse. Une pratique qui soulève de nombreuses protestations dans les milieux religieux, plus particulièrement de l’Eglise catholique, qui réprouve publiquement ce moyen de limitation des naissances (1).

Mais le temps est venu où les instances officielles elles-mêmes commencent à émettre des doutes sur l’opportunité de cette politique de la contrainte. Le 9 juin 2015, le journal VN Express, qui, habituellement, reflète fidèlement les opinions des autorités, publiait un long article où des experts de haut niveau et de hauts responsables de services gouvernementaux émettent de sérieux doutes sur l’efficacité de la politique démographique actuelle.

Le journal annonçait que d’importants changements se préparent, lesquels vont, semble-t-il, renouveler radicalement la rigoureuse politique du couple à deux enfants en vigueur jusqu’à aujourd’hui. De toutes nouvelles orientations sont envisagées. En particulier, il est maintenant ouvertement question de rendre aux couples le droit de décider, par eux-mêmes, du nombre de leurs enfants. Cette proposition a été officiellement émise par la Direction nationale de la démographie. Elle a reçu le soutien des spécialistes locaux et des organismes internationaux qui estiment que cette mesure est adaptée aux conditions économiques de la société vietnamienne actuelle. Ils affirment aussi que les autorités vietnamiennes doivent tirer la leçon de l’expérience de la Corée du Sud et d’autres pays qui, face au vieillissement de leur population, ont mis un terme au contrôle rigoureux des naissances.

Interrogé sur cette question, le professeur Nguyên Dinh Cu, ancien directeur national de la démographie et spécialiste des questions sociales, se réjouit de voir que, si cette réforme rendra la politique démographique enfin conforme à la Constitution du pays et à la convention « CEDAW » (Convention sur l’élimination de toutes les formes de discrimination à l’égard des femmes) qui stipule le droit de décider du nombre de ses enfants comme un droit strict de toute femme. Le professeur ajoute qu’au cours des dix dernières années, le nombre des naissances a été peu élevé au Vietnam. En 2014, le taux de fécondité est de 2,09 enfants par femme en âge de procréer, un taux qui se situe très exactement au seuil du renouvellement des générations et qui n’est pas sans conséquences sur la production économique d’un pays peuplé de 90 millions d’habitants.

Le professeur a aussi précisé qu’après plus de cinquante ans d’imposition d’un strict planning familial, la famille d’un ou deux enfants s’est imposée comme modèle à l’ensemble de la population et il ne fallait pas craindre que la fin de limitations imposées par l’Etat provoque une explosion démographique.

L’ancienne représentante des Nations Unies pour les questions démographiques au Vietnam, Ritsu Nacken, a confirmé, pour VN Express le fait que le taux de fécondité avait continué de diminuer au cours des dix années écoulées. En outre, selon elle, la population vietnamienne est entrée, depuis 2011, dans une période de vieillissement, résultat du ralentissement des naissances et de l’élévation de l’espérance de vie. Autant de phénomènes qui incitent la représentante des Nations Unies à conseiller l’abandon de la politique de limitation des naissances.

Selon le VN Express du 8 juin dernier, un nouveau projet de loi sur la démographie est en cours d’élaboration. Un de ses articles pourrait préciser que désormais les couples choisiront eux-mêmes le nombre de leurs enfants. Cependant, le vice-directeur de l’Institut démographique, s’exprimant en public au début du mois de juin, notait qu’il existait encore deux courants au sein des instances responsables, l’un pour maintenir la politique actuelle et l’autre pour la libéraliser. (eda/jm)

(1) Dans leur réponse au récent projet de loi sur la religion, les évêques vietnamiens réclamaient le droit d’être en désaccord avec le gouvernement. Ils donnaient comme exemple le refus de légitimer l’avortement.

(2) On pourra trouver une version de ce projet de loi à l’adresse suivante : http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=545&LanID=546&TabIndex=1

(Source: Eglises d'Asie, le 3 juillet 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Phan Thiết: Lễ Phong Chức 8 Phó Tế
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
05:35 03/07/2015
Hôm nay ngày 3.7.2015, Lễ kính Thánh Tôma Tông đồ, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức lễ phong chức cho 8 Thầy Phó Tế tại Nhà thờ Chính toà. Các Thầy tốt nghiệp khóa III, Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc, sau 1 năm đi giúp xứ nay các Thầy được gia nhập hàng giáo sĩ.

Hình ảnh

1. Thầy Phêrô Đoàn Vũ Khoa
2. Thầy PX. Lê Nguyên Thao
3. Thầy Anrê Vũ Quỳnh
4. Thầy Đaminh Phạm Hoàng Thắng
5. Thầy Gioan Trần Ngọc Trung
6. Thầy PA. Phạm Quảng Đại
7. Thầy Simon Trần Quốc Được
8. Thầy Giuse Nguyễn Thành Quyết

Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ tế, đoàn đồng tế có khoảng 150 Linh mục trong và ngoài giáo phận. Đông đảo chủng sinh, tu sĩ nam nữ, thân nhân và cộng đoàn Dân Chúa chung lời cầu nguyện.

Khởi đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse nói đến niềm vui của gia đình Giáo Phận với những hoa trái của mùa giáo dục. Ngài mời gọi cộng đoàn cùng hiệp ý Tạ ơn Thiên Chúa đã thương ban cho Giáo phận 8 tân Phó Tế. Ngài cám ơn các gia đình đã quảng đại dâng những người con ưu tú cho Giáo Hội. Ngài cùng cộng đoàn chung lời cảm tạ và cầu nguyện cho các tân chức, xin Chúa cho quý thầy chu toàn nhiệm vụ sắp tới của mình. Niềm vui hồng ân trách nhiệm làm nên bầu khí của thánh lễ hôm nay.

Trong bài giảng huấn, Đức Cha Giuse nói đến chức Phó tế với 3 nét chính yếu: Phó tế là một chức thánh, là một tác vụ và là một nghiệp vụ.

Phó tế là chức Thánh. Chức Thánh gồm 3 bậc: Phó tế, Linh mục và Giám mục. Hôm nay, anh em bước vào bậc đầu tiên của hàng giáo sĩ. Trong lời nguyện nhập lễ, anh em cũng để ý ở đó Giáo Hội đã cố ý nhắc đến 3 chữ K: Kiên trì trong cầu nguyện, Khôn Ngoan trong hành động, Khiêm tốn trong phục vụ. Xin được nhắc lại để anh em nhớ và cũng như là châm ngôn cho đời sống của anh em. Cầu chúc anh em biết cách sống và vận dụng 3 chữ K ấy trong đời sống phục vụ của mình.

Phó tế là một tác vụ. Kể từ ngày lãnh chức Phó tế, các Thầy được tham dự vào ba bàn tiệc.

Chiếc bàn thứ nhất để phục vụ chính là bàn thờ. Trong những ngày sắp tới, cộng đoàn sẽ thấy các Phó tế phục vụ tích cực các bàn thờ, hoặc là tại nhà thờ Chính toà, hoặc tại các giáo xứ, nơi các Thầy sẽ được sai đến để thi hành sứ vụ của mình. Phục vụ bàn thờ, cả về không gian, rất gần gũi với bàn thờ và chủ tế. Phục vụ bàn thờ còn có nghĩa là chính các Phó Tế sẽ trực tiếp đụng chạm đến Mình Máu Thánh Đức Kitô và phân phát lại cho tất cả mọi tín hữu khác nữa.

Chiếc bàn thứ hai là bàn tiệc Lời Chúa. Các Phó Tế được mời gọi học hỏi, lắng nghe, đào sâu, tìm hiểu, sống Lời Chúa và chia sẻ cho cộng đoàn phụng vụ và cộng đoàn dân Chúa trong sứ vụ giảng dạy giáo lý. Trong những ngày sắp tới, cộng đoàn sẽ thấy các Phó Tế xuất hiện tại giảng đài để chia sẻ kinh nghiệm của mình về Lời Chúa.

Và bàn tiệc thứ ba chính là bàn tiệc bác ái, phục vụ tất cả mọi người. Có lẽ trong cấu trúc của Hội thánh, không có nhiệm vụ nào rõ rệt hơn nhiệm vụ phục vụ bàn ăn, phục vụ bác ái, phục vụ tất cả mọi người cơ nhỡ, neo đơn, nghèo khổ, được dành riêng cho các Phó tế, cho những người phụ tá, cho những người sống sứ mạng bác ái này.

Phó tế là một nghiệp vụ: chức Thánh mời gọi thánh hóa bản thân, ngày mai sẽ tư tế linh mục. Phục vụ là nhịp sống quan trọng, phải luôn nâng cao khía cạnh nghiệp vụ. Kiến thức đã có qua những năm tu học ở Đại Chủng Viện, kinh nghiệm đã có qua những năm giúp xứ, vốn liếng như thế cũng chưa đủ trong nhiệm vụ khi gắn liền với giáo xứ được gởi đến, vì thế anh em phải luôn luôn cân chỉnh và nâng cao nghiệp vụ hàng ngày. Nâng cao 3 chữ K: kinh nghiệm, kinh nguyện, kiến thức và còn chữ K thứ tư quan trọng nữa là khiết tịnh giữ bậc độc thân trung tín.

Với các tiến chức, Đức Cha nhắn nhủ: Các con thân mến, các con sắp lên chức phó tế, Chúa đã nêu gương để các con làm theo như Người đã làm. Vì các con tự nguyện tiến lên chức Phó tế, các con phải là những người có tiếng tốt, đầy khôn ngoan và Thánh Thần, giống như những người ngày xưa các Tông Đồ tuyển chọn để thi hành thừa tác vụ bác ái. Các con sẽ thi hành thừa tác vụ của các con trong bậc độc thân. Vì chưng, đó vừa là dấu chỉ vừa là động lực bác ái mục vụ, đồng thời cũng là nguồn mạch phát sinh nhiều hoa trái trong thế gian. Bởi vì khi được lòng mến chân thành đối với Đức Kitô thúc đẩy, và sống đạo đức hoàn hảo trong bậc này, các con sẽ gắn bó dễ dàng hơn với Đức Kitô bằng một con tim không chia sẻ, sẽ được tự do để phục vụ Thiên Chúa và con người, sẽ thuận lợi hơn trong việc giúp cho người ta được tái sinh.

Cuối thánh lễ, đại diện các tân chức dâng lời tri ân Đức Cha, quý cha và cộng đoàn. Những bó hoa tươi dâng lên Đức Cha, cha Niên trưởng và cha Giám đốc chủng viện Nicôla như những tâm tình hiếu thảo biết ơn.

Xin cho các thầy được dồi dào các nhân đức Phúc Âm: chân thành yêu thương, lo cho người bệnh và người nghèo, khiêm tốn thi hành quyền bính, sống đời trong sạch, tuân giữ kỷ luật đời sống thiêng liêng. Xin cho nếp sống các Thầy chiếu giãi luật Chúa, để nhờ làm gương về cách ăn nết ở, các Thầy được dân thánh noi theo. Và khi nêu bằng chứng lương tâm tốt lành, các thầy được kiên trì và vững mạnh trong Đức Kitô cũng như ở trần gian, noi gương Đức Kitô là Đấng không đến để được phục vụ nhưng để phục vụ. (Lời nguyện phong chức).

Cầu chúc các Thầy Phó Tế lên đường thi hành tác vụ thánh trong niềm vui hạnh phúc và tương lai sẽ trở nên những linh mục đạo đức thánh thiện.
 
Mừng kỷ niệm Ngọc khánh Linh mục của Đức Cha GB Bùi Tuần
Phạm Văn Tài
07:58 03/07/2015
LONG XUYÊN - Sáng 02/7/2015 tại nhà nguyện thánh Tô-Ma trong khuôn viên Tòa Giám Mục Long Xuyên đã diễn ra thánh lễ tạ ơn nhân dịp mừng kỷ niệm 60 năm hồng ân Linh mục của Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần, nguyên Giám mục chính tòa.

Khác với ý nghĩ chúng tôi đoán sẽ có nghi lễ "hoành tráng", hôm nay thánh lễ với hai Đức Cha Chánh, phó, do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ sự, với gần ba mươi linh mục vùng lân cận Long xuyên và hơn trăm người thân nhân linh tông và huyết tộc của Đức Cha Gioan. Hỏi thăm nơi cha Đinh Quang Thành, nghĩa tử, được biết ý muốn của ​vị Giám mục 87 tuổi, là tiến hành trong đơn giản, gói gọn.

L​inh mục cai quản Nhà thờ chính tòa cũng nhắc lại ngày tấn phong Giám mục 40 năm trước, ngày 30/4/1975 là một lễ phong chức vô-tiền-khoáng-hậu: không thiệp mời, không liên hoan ăn mừng, vẻn vẹn chưa tới trăm người tham dự, cũng trong ngôi nhà nguyện bé nhỏ này. Sau lễ, mỗi người nhận được một ổ bánh mì, trái chuối và 1 chai xá xị Chương Dương.

Làm như ý Chúa muốn nơi vị mục tử có bằng tiến sĩ này là một cuộc sống khiêm nhu, âm thầm, lặng lẽ; xa lánh những gì ồn ào bên ngoài để dành hết tâm tư và suy nghĩ cho những ý tưởng thánh thiện, cho tâm hồn thanh cao để "bám vào Chúa" được chặt chẽ nhất có thể.

Nhóm chúng tôi về tham dự lễ mừng Ngài hôm nay, là khóa chủng sinh đầu tiên mà Đức Cha Micae Nguyễn Khác Ngữ tuyển chọn; chúng tôi được học với "Thày Bùi" từ 1962, khi Ngài về nước. Không ai trong chúng tôi có thể quên giọng nói trầm, ấm, mạch lạc của vị Linh hướng 1962-1964, rồi Giám đốc TCV Teresa, kiêm giáo sư Triết học (từ 1967...) Nhiều người chúng tôi còn giữ bên mình hằng chục bộ sách đạo đức do Đức Cha Gioan soạn từ 60 năm qua, trong đó hằng ngàn bài đã có mặt trên diễn đàn GHHV Pio X.
 
Tìm hiểu ơn gọi cho thiếu nữ tại Hội Dòng Mân Côi, Trung Linh, Bùi Chu
BTT. Dòng Mân Côi Bùi Chu
08:25 03/07/2015
ĐIỂM HẸN GIÊSU

Vườn hồng Mân Côi luôn mở rộng để đón nhận những nụ hồng và không ngừng ươm trồng những mầm ơn gọi có cùng một lý tưởng: bước theo Chúa Kito. Với lý tưởng đó, hàng năm vào cuối tháng sáu và tháng bảy, Hội Dòng tổ chức các khóa tìm hiểu ơn gọi cho các thanh thiếu nữ. Năm nay, khóa I diễn từ ngày 26 – 28/06/2015t cho các em từ lớp 8 đến lớp 12, khóa II từ ngày 22 – 26/07/2015 dành cho các em đã học hết lớp 12, đang và đã học xong Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại Học, tại Nhà Mẹ Trung Linh.

Xem Hình

Tham dự khóa I ‘tìm hiểu ơn gọi Mân Côi’ có 152 em đến từ các địa phận Bùi Chu, Thanh Hóa, Phát Diệm, Hà Nội, Thái Bình và Hải Phòng.

Sau một ngày gặp gỡ, sinh hoạt và học hỏi về ơn gọi đời sống thánh hiến, các em đã có cơ hội tiếp xúc và làm quen để hiểu hơn về đời sống tu trì và để có thể định hướng về ơn gọi các em sẽ lựa chọn.

Để tạo cho các em có dịp hiểu hơn về Linh đạo Mân Côi, thứ 7 ngày 27 tháng 06 năm 2015, Hội Dòng cùng với các em tổ chức buổi “hành hương” lần chuỗi kính Đức Mẹ chung quanh 20 mầu nhiệm của núi An Bình.

Cụ thể vào lúc 18h30`, 152 em cùng với đoàn Đệ tử, các Dì và các Chị đang hiện diện ở Nhà Mẹ, đã tập trung đầy đủ tại sân Đức Mẹ Hoa Hồng trước núi An Bình. Mở đầu là bài hát xin ơn Chúa Thánh Thần. Tiếp đó, đoàn “hành hương” di chuyển chung quanh 20 mầu nhiệm trong khi cất lời kinh kính mừng Mẹ, với mầu nhiệm Năm Sự Vui.

Sau mỗi chục kinh là bài hát kính Đức Mẹ, đặc biệt ngắm thứ năm dành riêng để suy niệm về Đức Mẹ. Mỗi chị em được mời gọi biết nhìn lên gương Mẹ, luôn sống niềm tin tưởng phó thác vào tình yêu Thiên Chúa, yêu mến Mẹ, năng chạy đến với Chúa qua Mẹ, để nhờ lời Mẹ chuyển cầu, chúng ta biết sống vâng phục thánh ý Thiên Chúa qua cuộc sống thường ngày, qua bổn phận và đời sống cầu nguyện. Nhờ đó, chúng ta được xứng đáng đón nhận ơn phúc Thiên Chúa ban và cùng với Mẹ mang Tin Mừng Cứu Độ là chính Chúa Giêsu đến cho mọi người.

“ Giêsu điểm hẹn. Hẹn em, hẹn tôi, hẹn gặp giữa cuộc đời. Giêsu điểm hẹn. Hẹn em, hẹn tôi, hẹn gặp trong tình yêu”. Đó là tâm tình của các em hòa trong lời hát chủ đề “ĐIỂM HẸN GIÊSU” dâng lên trước nhan Mẹ và kết thúc buổi lần hạt kính Đức Mẹ lúc 19h30.

BTT. Dòng Mân Côi Bùi Chu
 
Ngày tĩnh huấn cho bố mẹ Trợ tá PT.Thiếu Nhi Thánh Thể xứ Bảo Nham
TNTT Bảo Nham
10:45 03/07/2015
Hôm qua, ngày 02.7.2015, được sự cho phép và khích lệ của cha Tuyên úy Xứ đoàn Têrêsa Hài Đồng Giêsu: Martino Nguyễn Xuân Hoàng (Gx Bảo Nham), các thầy Dòng Thừa Sai các Thánh Tông Đồ, cũng đồng thời là Ban huấn luyện đã tổ chức ngày tĩnh huấn cho bố mẹ Trợ tá PT.Thiếu Nhi Thánh Thể của hai Xứ đoàn Têrêsa Hài Đồng Giêsu (Gx. Bảo Nham) và Xứ đoàn Gioan Baotixita (Gx. Xuân Kiều).

Xem Hình

Ngày tĩnh huấn quy tụ được gần 40 bố mẹ Trợ tá và có sự hiện diện của sơ Trợ úy Dòng Mến Thánh Giá Vinh, Bảo Nham. Trước lúc khai mạc ngày tĩnh huấn, bố mẹ được khởi động với những vũ điều sôi động đã làm cho bầu khí thêm phấn khởi và thân ái giữa bố mẹ của hai xứ đoàn. Chương trình tĩnh huấn được khai mạc với bài chia sẻ của cha Tuyên úy Xứ đoàn Têrêsa Hài Đồng Giêsu với chủ đề: “Tổng quan về người Trợ tá”. Qua bài chia sẻ, cha Tuyên úy đã giúp cho các bố mẹ Trợ tá thấy được vai trò, tinh thần và nghĩa vụ của mình đối với PT.Thiếu Nhi Thánh Thể, hầu góp phần mình trong việc xây dựng Phong trào của Giáo xứ và Giáo Hội ngày một thăng tiến hơn. Sau bài chia sẻ của cha Tuyên úy, các bố mẹ được giải lao và chụp hình lưu niệm với cha Tuyên úy và Ban huấn luyện.

Tiếp đến, thầy Giuse Nguyễn Văn Chính, trưởng Ban huấn luyện đã trình bày cho các bố mẹ Trợ tá thấy rõ vị trí của mình qua đề tài: “Vai trò và nhiệm vụ của Trợ tá trong PT.Thiếu Nhi Thánh Thể”, nhất là các trợ được hiểu biết thêm về nguồn gốc, lịch sử hình thành của PT.Thiếu Nhi Thánh Thể và cơ cấu tổ chức của Phong trào qua đề tài: “Hiểu biết về PT.Thiếu Nhi Thánh Thể”. Phần Trình bày này được tiếp tục vào buổi chiều, sau bữa cơm trưa thân mật của bố mẹ Trợ tá hai Xứ đoàn. Trong bữa cơm cũng có sự hiện diện của cha Tuyên úy đã làm cho bầu khí thêm vui vẻ và thân ái hơn. Cũng không quên cám ơn và khen ngợi tinh thần phục vụ của các em Nghĩa sĩ và Huynh trưởng của Xứ đoàn Têrêsa Hài Đồng Giêsu trong ngày tĩnh huấn này, nhất là các em đã cố gắng để quý cha, quý thầy và bố mẹ có một bữa cơm trưa no đủ và ngon miệng.

Buổi chiều được mở đầu với bài chia sẻ của một thầy trong Ban huấn luyện qua đề tài: “Tâm lý các lứa tuổi và mối tương quan giữa cha mẹ với con cái”. Qua đề tài này, các bố mẹ trợ úy đã có được cái nhìn tổng quan về tâm lý các lứa tuổi của con em hình; đồng thời có thêm kinh nghiệm trong việc giáo dục con cái nhờ hướng dẫn của Kinh thánh và Giáo huấn của Giáo Hội. Sau ít phút sinh hoạt và tập hát, bố mẹ Trợ tá tiếp tục được nghe phần trình bày còn dang dở vào buổi sáng của thầy Trưởng ban. Sau phần trình bày của thầy Trưởng ban, bố mẹ Trợ có cuộc họp tổng kết và chuẩn bị cho kế hoạch sắp tới của Phong trào, nhất là chuẩn bị cho hai kỳ huấn luyện sa mạc của các em Nghĩa sĩ (ngày 25-26/7 tại Gx. Ngọc Long) và của các em Huynh trưởng (ngày 6-9, tại Gx. Xuân Kiều).

Trước khi kết thúc ngày tĩnh huấn, cha Tuyên úy Xứ đoàn Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã có nhận xét về ngày tĩnh huấn. Ngài cám ơn sự hy sinh của các bố mẹ trong ngày hôm nay, cũng như trong quá khứ và cả tương lai. Ngài cầu chúc cho bố mẹ Trợ tá được đầy sức mạnh của Chúa Thánh Thần để tiếp tục dấn thân cho Phong trào và nhất là cha Tuyên úy mong mỏi ngày càng có thêm nhiều Trợ tá khác cộng tác và làm cho Phong trào ngày thêm phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu. Sau những lời chia sẻ của cha Tuyên úy, bố mẹ Trợ tá của hai Xứ đoàn chia tay trong tình hiệp thông, thân ái và hứa hẹn cùng nhau hỗ trợ Phong trào, hầu giúp các em Thiếu Nhi Thánh Thể ngày một thăng tiến hơn trong đời sống đức tin và nhất là ngày càng gắn bó mật thiết hơn với Chúa Giêsu Thánh Thể.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tài Liệu Làm Việc Của Thượng Hội Đồng về Gia Đình năm 2015
Vũ Van An
19:10 03/07/2015
Tài Liệu Làm Việc Của Thượng Hội Đồng về Gia Đình năm 2015

Ơn Gọi và Sứ Mệnh Của Gia Đình trong Giáo Hội và trong Thế Giới Hiện Nay

Các chữ viết tắt

AA Công đồng Vatican II , sắc lệnh Apostolicam Actuositatem (18 Tháng 11 1965)
AG Công đồng Vatican II, Sắc lệnh Ad Gentes (7 tháng 12 1965)
CCC Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, (15 tháng 8 1997)
CV Đức Bênêđíctô XVI, Thông điệp Caritas in Veritate (29 tháng 6 2009)
DC Hội Đồng Giáo Hoàng về Các Bản Văn Luật Pháp, Chỉ Thị Dignitas Connubii (25 tháng 1, 2005)
DCE Đức Bênêđíctô XVI, Thông điệp Deus Caritas Est (25 tháng 12, 2005)
DeV Thánh GH Gioan Phaolô II, Thông Điệp Dominum et Vivificantem (18 tháng 5, 1986)
GS Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes (7 tháng 12, 1965)
EdE Thánh GH Gioan Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia (17 tháng 4, 2003)
EG Đức Phanxicô, Tông huấn Evangelii Gaudium (24 tháng 11, 2013)
EN Chân phúc Phaolô VI, Tông huấn Evangelii Nuntiandi (8 tháng 12, 1975)
FC Thánh GH Gioan Phaolô II, Tông huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981)
IL Khóa Họp Đặc Biệt Lần Thứ Ba Thượng Hội Đồng Giám Mục, Các Thách Đố Mục Vụ của Gia Đình treong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa, Tài liệu làm việc Instrumentum Laboris, (24 tháng 6, 2014)
LF Đức Phanxicô, Thông điệp Lumen Fidei (29 Tháng 6, 2013)
LG Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium (21 tháng 11, 1964)
MV Đức Phanxicô, Sắc chỉ Misericordiae Vultus (11 tháng 4, 2015)
NA Công Đồng Vatican II, Sắc lệnh Nostra Aetate (28 tháng 10, 1965)
NMI Thánh GH Gioan Phaolô II, Tông thư Novo Millennio Ineunte (6 tháng 1, 2001)
RM Thánh GH Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptoris Missio (7 tháng 12, 1990)

Trình bày

Thời kỳ giữa hai thượng hội đồng sắp sửa kết thúc. Trong khoảng thời gian này, Đức Thánh Cha, tức Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã ủy thác cho toàn thể Giáo Hội trách vụ “làm chín mùi hơn, bằng tinh thần biện phân thiêng liêng chân thực, các ý tưởng [đã được khóa họp đề xuất] và tìm ra các giải pháp cụ thể cho nhiều khó khăn và vô vàn thách đố mà các gia đình cần phải đối mặt” (Diễn Văn tại Lễ Bế Mạc Khóa Họp Đặc Biệt Lần Thứ Ba của Thượng Hội Đồng Các Giám Mục, 18 tháng 10, 2014).

Sau khi suy nghĩ về Các Thách Đố Mục Vụ của Gia Đình trong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa trong Khóa Họp Đặc Biệt Lần Thứ Ba của Thượng Hội Đồng Giám Mục hồi tháng 10, 2014, Khóa Họp Thường Lệ Lần Thứ Mười Bốn, dự trù diễn ra từ ngày 4 tới ngày 25 tháng 10, 2015, sẽ bàn về chủ đề, Ơn Gọi và Sứ Mệnh của Gia Đình trong Giáo Hội và trong Thế Giời Hiện Nay. Cuộc hành trình lâu dài của thượng hội đồng này được đánh dấu bằng ba thời khắc có liên hệ với nhau một cách chặt chẽ, đó là: xem xét các thách đố của gia đình; biện phân ơn gọi của gia đình; và suy nghĩ về sứ mệnh của gia đình.

Một loạt các câu hỏi đã được tổng hợp vào Phúc Trình Của Thượng Hội Đồng (Relatio Synodi), vốn là kết quả của Khóa Họp trước, để ta biết Phúc Trình này đã được tiếp nhận ra sao và để khuyến khích việc xem xét các nội dung của nó cách thấu đáo. Văn kiện do Khóa Họp vừa kể soạn ra đã được dùng làm Tài Liệu Chuẩn Bị (Lineamenta), được gửi cho các Thượng Hội Đồng Các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Tự Quản, các hội đồng giám mục, các bộ sở của Giáo Triều Rôma và Liên Hiệp Các Bề Trên Cả.

Toàn bộ Dân Chúa đã can dự vào diễn trình suy nghĩ và học hỏi. Việc này cũng diễn ra như là kết quả các buổi giáo lý hàng tuần của Đức Thánh Cha về gia đình trong các buổi yết kiến chung, cũng như các dịp khác, khi ngài ban hướng dẫn trong cuộc hành trình chung có tính thượng hội đồng này. Quan tâm đổi mới đối với gia đình, do Thượng Hội Đồng đem lại, đã được minh họa qua việc gia đình được chú ý không phải chỉ trong các giới Giáo Hội mà cả trong xã hội dân sự nữa.

Chất liệu trong Các Câu Trả Lời nhận được từ các thực thể nêu trên đã được tăng gia thêm nhờ các điều gọi là Nhận Xét của rất nhiều Tín Hữu (các cá nhân, các gia đình và các nhóm). Nhiều thành viên của các Giáo Hội đặc thù, các tổ chức, các nhóm giáo dân và các thực thể khác trong Giáo Hội đã đưa ra nhiều khuyến cáo quan trọng. Các đại học, các viện học thuật, các trung tâm nghiên cứu và các học giả cá nhân đã, và hiện còn tiếp tục, làm giầu việc xem xét thấu đáo các chủ đề của Thượng Hội Đồng bằng Các Đóng Góp của họ, qua các hội nghị chuyên đề, các hội nghị và các ấn phẩm, nhờ thế, rõi nhiều ánh sáng lên các khía cạnh mới mẻ, như “đã được yêu cầu trước” trong Tài Liệu Chuẩn Bị.

Tài Liệu Làm Việc bao gồm bản nhất định của Phúc Trình Thượng Hội Đồng (RS), thêm vào đó, một bản tóm tắt Các Câu Trả Lời, Các Nhận Xét và các Đóng Góp đã được tổng hợp. Để dễ cho việc đọc, cách đánh số phản ảnh cả bản Phúc Trình lẫn khuôn khổ của tài liệu này. Các đoạn và đầu đề nguyên thủy trong bản Phúc Trình được in ngả và được đánh dấu bằng con số tương tứng trong ngoặc đơn.

Tài liệu được chia thành ba phần, nhằm minh họa tính liên tục giữa hai Khóa Họp, đó là, Xem Xét các Thách Đố của Gia Đình (phần 1), phần này trực tiếp rút tỉa từ giai đoạn đầu của Thượng Hội Đồng; Biện Phân Ơn Gọi của Gia Đình (phần 2) và Sứ Mệnh của Gia Đình Ngày Nay (phần 3), phần này dẫn khởi chủ đề của giai đoạn hai với ý định giới thiệu với Giáo Hội và thế giới hiện nay các sáng kiến mục vụ nhằm đẩy mạnh các cố gắng đổi mới trong việc phúc âm hóa.

Hồng Y Lorenzo Baldisseri
Tổng Thư Ký

Vatican City
, 23 Tháng 6, 2015

Dẫn Nhập

1 (1). Thượng Hội Đồng Giám Mục, tụ họp quanh Đức Thánh Cha, đã hướng các suy nghĩ của mình về mọi gia đình trên thế giới, mỗi gia đình với các niềm vui, nỗi khó khăn và niềm hy vọng của họ. Một cách đặc biệt, Khóa Họp cảm thấy bổn phận phải tạ ơn Chúa về lòng quảng đại và sự trung thành của rất nhiều gia đình Kitô hữu trong việc đáp ứng ơn gọi và sứ mệnh của họ, ơn gọi và sứ mệnh được họ chu toàn một cách hân hoan và đầy đức tin, ngay cả khi phải đương đầu với trở ngại, hiểu lầm và đau khổ. Toàn thể Giáo Hội và THĐ này biểu lộ với các gia đình lòng trân trọng, biết ơn và khích lệ của chúng tôi. Trong buổi canh thức cầu nguyện tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 4 tháng Mười năm 2014 để chuẩn bị cho THĐ về gia đình, Đức GH Phanxicô gợi nhớ một cách đơn giản nhưng cụ thể tính trung tâm của [trải nghiệm] gia đình trong đời sống mọi người: “Chiều đang buông xuống cuộc tụ họp của chúng ta. Đây là giờ khắc trong đó ta vui vẻ trở về nhà để gặp nhau tại cùng một bàn ăn, trong cái thâm sâu của tình âu yếm, của những điều tốt đã làm và đã nhận được, của những gặp gỡ làm ấm lòng và giúp nó lớn thêm, của rượu ngon báo trước lễ hội không cùng của đời người. Đây cũng là giờ khắc nặng nề nhất đối với những ai thấy mình diện đối diện với chính niềm cô đơn của mình, trong cõi tranh sáng tranh tối đắng cay của những giấc mộng tan tác và những kế hoạch không thành; biết bao người lê bước suốt ngày trong những ngõ cụt của nhẫn nhục, bỏ rơi, thậm chí ghét bỏ: trong không biết bao căn nhà, bình rượu hân hoan mỗi ngày một vơi đi, và cùng với nó, là niềm vui sống, chính sự khôn ngoan, để sống […]. Ta hãy làm cho lời cầu nguyện của ta được khứng nhậm cho nhau vào buổi tối hôm nay, một lời cầu nguyện cho mọi người”.

2 (2). Bên trong gia đình, các hân hoan và thử thách, yêu thương và liên hệ sâu sắc, có lúc, có thể bị thương tổn. Gia đình quả là “trường dạy nhân tính” (Gaudium et Spes, 52) rất cần thiết ngày nay. Bất chấp các dấu hiệu khủng hoảng trong định chế gia đình tại một số vùng của “làng hòan cầu”, ý muốn kết hôn và thành lập gia đình vẫn còn rất sinh động, nhất là nơi giới trẻ, và được dùng làm căn bản cho nhu cầu của Giáo Hội, một chuyên viên về nhân tính và luôn trung thành với sứ mệnh công bố một cách không mệt mỏi và hoàn toàn xác tín “Tin Mừng Gia Đình”, đã được ủy thác cho Giáo Hội cùng với việc mạc khải tình yêu Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô và không ngừng được các giáo phụ, các bậc thầy linh đạo và Huấn Quyền Giáo Hội giảng dạy. Gia đình quan trọng đối với Giáo Hội một cách độc đáo và trong lúc này, khi mọi tín hữu đều được mời gọi nghĩ tới người khác hơn là nghĩ tới mình, gia đình càng cần được tái khám phá làm tác nhân chủ yếu cho công việc phúc âm hóa. Hãy nghĩ tới chứng tá của biết bao gia đình đã chu toàn được sứ mệnh Kitô Giáo của mình.

3 (3). Tại Khóa Họp Toàn Thể Bất Thường hồi tháng Mười năm 2014, Giám Mục Rôma đã mời gọi THĐ Giám Mục suy tư về thực tại khẩn trương và vô giá của gia đình, một suy tư sẽ được theo đuổi cách sâu sắc hơn nữa tại Khóa Họp Toàn Thể Thường Lệ dự tính sẽ khai diễn vào tháng Mười năm 2015, cũng như trong trọn cả năm giữa hai biến cố của THĐ. “Cuộc tụ họp nên một (convenire in unum) quanh Giám Mục Rôma vốn đã là một biến cố đầy ơn thánh, trong đó, tình hợp đoàn giám mục đã được tỏ hiện trên con đường biện phân tâm linh và mục vụ”. Đó là những lời đã được Đức GH Phanxicô sử dụng để mô tả trải nghiệm THĐ và ấn định ra nhiệm vụ trước mắt: đọc cả các dấu chỉ của Thiên Chúa lẫn lịch sử con người, trong lòng trung thành hai mặt nhưng rất độc đáo vốn nằm trong việc đọc này.

4 (4). Với những lời lẽ ấy trong tâm khảm, chúng tôi đã thu góp lại với nhau kết quả các suy tư và các thảo luận của chúng tôi trong ba phần sau đây: lắng nghe, để nhìn vào thực tại gia đình ngày nay trong mọi nét phức tạp của nó, cả ánh sáng lẫn bóng tối; nhìn, chúng tôi rõi nhìn vào Chúa Kitô để cân nhắc, một cách tươi mát và hứng khởi đổi mới điều mà mạc khải, được thông truyền trong đức tin của Giáo Hội, muốn nói với chúng tôi về vẻ đẹp, vai trò và phẩm giá của gia đình; và đương đầu với hoàn cảnh, với đôi mắt rõi nhìn Chúa Giêsu, để biện phân các cách thế qua đó Giáo Hội và xã hội có thể canh tân cam kết của mình đối với gia đình được thành lập trên cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà.


5. Trong khi duy trì thành quả qúy giá của Khóa Họp trước, bước kế tiếp là lấy các thách đố của gia đình và xem xét chúng dưới ánh sáng ơn gọi và sứ mệnh của gia đình trong Giáo Hội và trng thế giới hiện nay. Gia đình, ngoài việc được kêu gọi đáp ứng các thách đố ngày nay, trước nhất được Thiên Chúa kêu gọi mỗi ngày mỗi ý thức hơn về căn tính truyền giáo của mình trong tư cách Giáo Hội tiểu gia, đến độ phải “đi ra ngoài chính mình”. Trong một thế giới thường hằn vết cô đơn và buồn bã, “Tin Mừng Gia Đình” quả là một tin vui.

Còn tiếp
 
Văn Hóa
Cầu cho Hoa Kỳ
Trầm Thiên Thu
04:58 03/07/2015
Lễ Độc Lập cũng chính là Sinh Nhật
Ngày khai sinh một cường quốc Hoa Kỳ (1)
Lớn mạnh rồi chẳng coi ai ra gì
Nên chấp thuận luật hôn nhân đồng giới? (2)

Thật khủng khiếp: Một quyết định tội lỗi
Hãy cầu nguyện cho Hoa Kỳ, người ơi!
Xin ơn hoán cải cho giới lãnh đạo đời
Đã làm ngơ Thánh Luật của Thiên Chúa

Lạy Thiên Chúa, xin ra tay bảo vệ
Nước Hoa Kỳ có biết bao con người
Xin giữ họ thoát khỏi nạn phá thai
Thói dâm ô, vô thần, và đồng tính

Lạy Thánh Mẫu Đồng Trinh và Rất Thánh
Xin thay đổi những ý tưởng nghịch thường
Để mọi người luôn tin tưởng tận trung
Sống xứng đáng là thụ tạo của Chúa

Xin biến đổi sắc cam, vàng, tím, đỏ
Kết hợp với xanh lá và xanh dương (3)
Những màu sắc được đan dệt bất thường
Lạy Thiên Chúa, cúi xin Ngài thương xót!

(1) Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ ngày 4-7-1776.
(2) Tòa án Tối cao phán quyết ngày 26-6-2015.
(3) Lá cờ của giới đồng tính có 6 màu: Đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương, và tím (áp dụng từ năm 1979).
 
Trong Chúa, những niềm vui mùa hè
Maria Vũ Loan
05:26 03/07/2015
1. Một linh mục, vị ân nhân nhiều năm qua của chúng tôi, vừa qua cơn “thập tử nhất sinh” lần thứ hai.

Lần đầu, cha bị bệnh về não, mọi người cầu nguyện, cha hồi sinh và hân hoan mừng thọ tuổi 80. Xem hai lần video cha mừng thọ, tôi vui vì biết được một quá khứ phục vụ lẫy lừng của cha. Chắc chắn vì lòng thương xót của Chúa, chứ không phải vì cha rất yêu thương người nghèo và hay trợ giúp các linh mục vùng sâu vùng xa xây nhà thờ.

Lần thứ hai này, cha cũng hôn mê sâu trong nhiều ngày và ít có hy vọng qua khỏi cơn bệnh nặng. Thế mà kỳ diệu, một lần nữa, cha lại hồi sinh và ngồi xe lăn vui vẻ mừng kỷ niệm 40 năm linh mục.

Tôi vui, một niềm vui mùa hè và mơ màng hiểu về mầu nhiệm sự sống bắt nguồn từ Thiên Chúa.

2. Tôi có một cảm xúc khó tả khi được biết tin cha Giám đốc VietCatholic – Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo - được phép về hưu. Nhưng tôi vẫn vui vì đọc được hàng chữ “…và trong thời gian hưu trí sẽ tiếp tục lo cho Truyền thông Công Giáo”. Và đoạn văn này của bản tin: “Trong hành trình kế tiếp sang giai đoạn mới trong đời sống linh mục của mình, Cha Nghị dành thời gian còn lại (tùy vào tình trạng sức khỏe cho phép) sẽ cộng các với các linh mục và giáo dân trong VietCatholic Network trong sứ mạng truyền giáo qua truyền thông Công Giáo.

Tôi thầm nghĩ, đây là một công việc mà cha khó lòng bỏ qua. Cái bóng của cha trong công việc này, thời gian qua là rất lớn, và chắc là cũng mang lại cho cha một niềm vui, niềm vui truyền thông của vị mục tử trong thời đại @.

Tôi nhớ lại ở thời điểm cuối năm 2003, nhóm xã hội của tôi bế tắc về tài chánh, tôi viết 20 lá thư gửi đi các nơi để mong được trợ giúp. Nhưng chỉ có cha Gioan là người duy nhất trả lời và đồng ý trợ giúp 1.000 Usd tiền học bổng. Cảm kích trước nghĩa cử của Cha, tôi hăng hái viết bài trên Website nổi tiếng của cha mà mãi đến năm 2000 tôi mới được biết đến. Thế rồi, nhờ phương tiện truyền thông của Cha mà nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh của tôi có “nhịp thở” mạnh hơn và “xanh mướt” hơn. Tôi không bao giờ quên ơn này và hẳn là những người cùng khổ mà chúng tôi chạm tay đến cũng hàm ơn Cha mà không hề biết!

Tôi tạ ơn Chúa vì đã cho đường đời của tôi gặp những vị mục tử dấn thân phục vụ và còn tiếp tục mang lại ích lợi cho dân Chúa ở nhiều nơi trên thế giới, dù tuổi đời đã có thể nghỉ ngơi, vui thú điền viên.

3. Một công việc khá nặng nề của gia đình kéo dài hai tháng vừa qua chấm dứt. Tôi thở phào, vui hẳn lên. “Nhan sắc” của tôi héo hon, khô khốc như mùa hè sẽ được “chăm sóc” lại. Chưa bao giờ tôi cảm thông - với những người có gia đình - nhiều như thế! Tôi từ chối một hai lời mời vì không thể “cất bước đi”.

Nghĩ đến đây tôi lại thoáng buồn; khi đi công tác xã hội, tôi bắt gặp sự nghiêm khắc của một linh mục đối với giáo dân. Tôi than thở trong lòng: “Cha ơi, vừa nuôi con vừa kiếm kế sinh nhai đã là rất khó khăn, khổ sở (trong xã hội Việt Nam) rồi; thế mà khi đến với Chúa trong ngày Chúa Nhật, vị mục tử lại còn “khúc chiết” từng việc, “cặn kẽ” từng chút, thì niềm vui tâm linh có ảnh hưởng không? Cha ơi, “dễ dàng mà không dễ dãi” khi sinh hoạt tôn giáo là cách đơn giản nhất làm mọi người nhẹ lòng. Con đã trộm nghĩ như vậy!”

4. Chàng kỹ sư trẻ tuổi, ân nhân của nhóm chúng tôi, sau nhiều tháng mất việc làm đã có được công việc mới. Cậu hớn hở nhắn tin qua Viber: “Cảm ơn chị đã cầu nguyện. Em có được công việc mới, phù hợp và nơi làm việc chỉ cách xa nhà 30 phút đi xe. Hy vọng vẫn được về Việt Nam để song hành cùng các bạn trong công tác thiện nguyện”.

Tuổi trẻ mà không được làm việc để sinh nhai hoặc cống hiến là một nỗi buồn dài “vô tận”. Thời gian, sức khỏe, tài năng là vốn quý nhưng sự cần mẫn và ham làm việc là điều quý hơn cả. Tôi đã từng buồn chán vì không tìm được niềm vui trong công việc “lãnh lương hằng tháng”; cho đến khi rẽ lối, làm thêm công việc mình thích, thì cuộc sống thăng hoa và cái công việc buồn chán kia cũng bỗng vui lây…

Tôi đã nghĩ, ai tìm thấy hạnh phúc trong công việc, dù là ở bậc nào (tu trì, hôn nhân, độc thân…) thì đã “bước một chân vào thiên đàng” rồi, có đúng không ạ?

5. Mỗi tháng tôi viết một bài trên báo Bài Giảng Chúa Nhật của Tòa Giám Mục Sài Gòn. Công việc này đã kéo dài bảy năm qua. Mới đây cha tổng biên tập cũng xin nghỉ vì cao tuổi. Một linh mục khác thay thế vị trí này, tiếp tục mời tôi cộng tác. Tôi vui vẻ trả lời: “Con đã về hưu năm năm, nghĩa là hoàn thành nghĩa vụ đối với xã hội; là “tỷ phú về thời gian” nhưng con thích rong chơi và làm những gì tùy thích, vì thế, tất cả mọi thứ đều là “sắc sắc không không”, nghĩa là “có cũng được mà không có cũng được”.

Nhiều người nghỉ hưu lại làm được nhiều việc tốt hơn khi trong tuổi lao động, nhất là trong lãnh vực nghiên cứu. Có từ ngữ trong kinh tế mô tả về tình trạng này là “tự do tài chính” (nghĩa là không phải làm việc mà vẫn đủ tài chính để sinh sống).

Người cao tuổi sẽ vui khi vẫn được cống hiến cho Giáo Hội công việc tự chọn nào đó. Và dĩ nhiên, Giáo Hội vẫn luôn đón nhận thành quả công việc, dù to hay nhỏ, miễn là ích lợi cho Dân Chúa hôm nay.
 
Kỷ niệm 60 năm chức Linh mục Đức Cha JB. Bùi Tuần
Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:58 03/07/2015
Kỷ niệm 60 năm chức Linh mục Đức Cha JB. Bùi Tuần

Hồng Kông 1955 -02.07.- 2015 LongXuyên.

Đức Cha Gioan Baotixita yêu qúi,

Là học trò ngày xưa của Đức Cha thuở thế kỷ trước vào những năm 1966 -1975, bây giờ sống lưu lạc bên chân trời xa lạ Âu châu, con nhớ tới ngày kỷ niệm 60 năm về trước Đức Cha đã lãnh nhận chức Linh mục.

Nhớ tới Đức Cha với tâm tình biết ơn ân sư thầy dậy của mình ngày xưa.

Nhớ tới Đức Cha với lòng cảm phục kính mến. Người thầy của mình đã nêu gương bền chí sống trung thành với ơn gọi đời Linh mục từ hơn 60 năm qua. Sống trung thành trong tình yêu mến như ngày càng không là điều tự nhiên nữa rồi.

Một người sống đạt tới kỷ niệm ngọc khánh trong đời sống là một điều, một biến cố lớn lao hiếm qúi lắm.

Đức Cha trung thành trong nội dung ơn gọi linh mục. Nhưng Đức Cha luôn thức tỉnh mềm dẻo thay đổi cung cách áp dụng nếp sống linh mục vào trong hoàn cảnh xã hội thời gian, nhất là với nếp văn hóa cùng tâm tính con người. Những suy tư trải rộng cùng sâu sắc nơi những bài viết của Đức Cha là chứng tích cụ thể nói lên điều này.

Nhớ tới Đức Cha với lòng vui mừng rất đỗi ngạc nhiên thán phục . Vì Đức Cha được Trời cao ban cho trí óc luôn lắng nghe tìm tòi học hỏi những sứ điệp ẩn dấu trong thiên nhiên cùng nơi đời sống con người. Tầm óc suy tư phân tích và tổng hợp lại rồi nhào nặn biến chế thành lời nói chữ viết văn vẻ khúc chiết của Đức Cha là một khả năng tuyệt vời. Phải, đó là một tác phẩm công trình nghệ thuật cao vời của Trời Cao ban cho Đức Cha.

Xin cùng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.

Từ hơn 15 năm nay Đức Cha vì tuổi trời cao, sức khoẻ yếu dần, và cũng phù hợp với luật lệ thiên nhiên và xã hội đạo đời, nên Đức Cha lui về nghỉ hưu. Nghỉ hưu nhưng không phải là ngưng sinh hoạt. Trái lại Đức Cha đều đặn hàng tuần sản xuất ra những bài viết đầy nội dung chất lượng suy tư đạo đức thần học của một tâm hồn tha thiết với công việc rao giảng tình yêu Thiên Chúa cho con người, cho quê hương đất nước Hội Thánh Việt Nam hôm nay cùng ngày mai.

Chính vì động não tập thể thao cho thần kinh trí óc qua việc suy nghĩ trí thức viết lách, mà Đức Cha có được sức khoẻ đầu óc luôn sáng suốt phân định rõ ràng không luẩn quẩn vòng vo loanh quanh, sống có kỷ luật khuôn thước.

Những tư tưởng bài viết của Đức Cha không thể hiện nét giáo điều luân lý chỉ tay năm ngón dậy bảo. Nhưng là những suy tư đạo đức thần học dựa trên nguồn nền tảng phúc âm của Chúa Giêsu mang đậm mầu sắc ngôn sứ chỉ dẫn cho nếp sống tinh thần làm người.

Bài viết của Đức Cha ngắn gọn không dài dòng nhiều ngôn từ. Nhưng lại cô đọng xúc tích cùng có bố cục phân đoạn trình bày rõ ràng sáng sủa.

Người đọc nhận ra một kiểu cách hành văn dùng chữ thật đơn giản, dàn bài đích điểm rõ ràng. Nhưng lại chất chứa nhiều hình ảnh, cùng nội dung cùng gợi ý cho tiến xa hơn gói ghém trong đó. Có thể nói, một lối hành văn đạo Công Giáo kiểu mới lấy nội dung chất lượng làm trung tâm quan trọng, chứ không như đại đa số xưa nay thường ôm đồm chuộng số lượng dài dòng nhiều từ chữ, hơn nội dung chất lượng.

Xin cám ơn Đức Cha.

Hơn 60 năm là Linh mục, 40 năm chức Giám mục và đang chạm gần tới ngưỡng cửa tuổi đời cửu tuần thượng thọ( 90), cùng với những kinh nghiệm sống trải qua những biến chuyển thăng trầm trong đời sống, con chắc Đức Cha đã, hay sẽ có thắc mắc về ý nghĩa đời sống.

Theo quy luật sống, thắc mắc như thế là điều tốt hữu ích cho đời sống. Vì như Đức Cha đã chỉ dạy các học trò rằng: bỡ ngỡ thắc mắc giúp tâm trí chúng ta cởi mở vươn lên. Có như thế mới có tiến bộ.

Tâm tư thắc mắc nơi mỗi người mỗi khác nhau. Đó là khu vườn sáng tạo của trời đất thật tuyệt vời. Con tình cờ đọc được một câu chuyện ngụ ngôn khá thú vị về thắc mắc ý nghĩa đời sống. Con nghĩ dù là chuyện kể, nhưng cũng phần nào phản ảnh vẽ nói lên tâm tư suy nghĩ con người chúng ta.

„Một Bông lúa đến thưa cùng Thiên Chúa: " Lạy Chúa tạo dựng trời đất, Chúa tạo dựng nên con cho con người. Nhưng tại sao Chúa không dựng nên con đơn giản để con người dùng con mà ăn, như con là?

Vì để dùng con làm thực phẩm ăn, con người phải trước hết gieo trồng con xuống đất, rồi đợi tới ngày con trổ bông chín vàng cắt hái về, đập cho rơi khỏi thân cây rạ, đem xay con thành bột và sau cùng nhào nặn với nước với dầu cho vào khuôn hình rồi đem đi nướng trong lò...thật là mất nhiều công lao. Chúa có thấy như vậy qúa phức tạp không?

Thiên Chúa trả lời:" Con cho là phức tạp mất nhiều thời giờ ư! Đó là suy nghĩ của con thôi. Ta dựng nên con, và con người không phải là chuyện ngẫu nhiên đâu. Nhưng có chương trình cho đời sống của cả hai. Và chương trình đó có ích cho cả hai nữa đấy con.

Ta nói trước hết về con. Tự mình con, con không thể nói được rằng: một mình tôi là thực phẩm giúp cho con người có sức lực sống tồn tại. Con người không thể có thực phẩm gạo bánh ăn, nếu trước đó họ không sửa soạn. Công việc sửa soạn họ cần nước, lửa, và chính đôi bàn tay làm việc của họ…

Như thế không chỉ nguyên tùy thuộc riêng vào một mình con… và con cũng không thể với niềm tự tôn hãnh diện nói: Không có tôi không thành việc gì đâu!

Bây giờ Ta nói đến con người. Thật là điều không tốt gì, nếu mỗi ngày con người, họ tìm thấy thức phẩm của ăn sẵn cói, và chỉ việc ăn thôi.

Thay vào đó họ cần phải làm việc: gieo trồng, chăm sóc vun xới, gặt hái, phơi đập lúc, xay thành bột, nhào nặn với nước với dầu, và đem đí nấu nướng, trong hy vọng hồi hộp trông mong chờ đợi. Nhưng họ lại có niềm vui hạnh phúc lớn lao: Thực phẩm cơm bánh con người làm ra từ hoa mầu đất đai của ruộng đồng làm tâm hồn trái tim con người vui mừng phấn khởi. ( tv 104, 15.) ̣

Bông lúa sau khi nghe, hiểu nhận ra ý Chúa, nên xin chào ra đi về chỗ của mình. Nhưng chú chùm nho đi lại kêu than với Chúa.

Chùm nho nói: Lạy Chúa càn khôn đã dựng nên con là thân chùm nho hoa trái mọng chín có nước ngon ngọt cho con người hưởng dùng. Nhưng sao Chúa không dựng nên con dễ dàng hơn như thực phẩm nước uống có sẵn, như chúng con là. Đàng này con người phải gieo trồng con, chăm sóc cắt tỉa, thu hái gom góp chúng con lại, đem về ép thành nước, ủ cho dậy lên men, lựa lọc rồi mới pha chế chúng con thành rượu nho.

Tại sao Chúa lại để làm như vậy vừa mất nhiều thời giờ công sức qúa và vừa phải chờ đợi lâu nữa?

Thiên Chúa từ tốn chậm rãi trả lời: Chúng con nên vui mừng đi chứ, thay vì than trách kêu ca. Thật là điều tốt hữu ích cho con người, khi con người phải cùng được làm việc, và họ không ăn dùng chúng con ngay tức khắc như chúng con là.

Khi con người làm việc, họ tuy phải nỗ lực với những lo lắng chờ đợi, nhưng họ vui mừng lắm về thành qủa họ thu đạt được, như trong Kinh Thánh viết: Rượu nho họ làm ra từ công lao sức lực làm vui tươi phấn khởi lòng con người. (TV 104. 105.)“(Der Segen der Arbeit, W. Hoffsümmer, Kurzgeschichte 3, Nr.312.)

Chúc mừng Đức Cha, ân sư của con, ngày kỷ niệm thánh đức ngọc khánh chức Linh mục, 1955. - 02.07.- 2015

Ad multos annos!

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

Cậu học trò cũ ngày xa xưa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hướng Dương Hoa
Dominic Đức Nguyễn
21:30 03/07/2015
HƯỚNG DƯƠNG HOA
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Mặt trời lên là thức dậy khoe tươi
Thanh thoát vươn theo ánh sáng mặt trời.
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)