Ngày 04-07-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:34 04/07/2020

18. Mất đau khổ là mất đi sự đau khổ của Thiên Chúa, Thiên Chúa cao trọng như thế nào thì đau khổ mất đi cũng sẽ to lớn như thế.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:38 04/07/2020
65. QUAN TÂM CÁI ÁO TRƯỚC

Trời mưa, Vu công mượn áo của người khác để ra khỏi nhà, vì không cẩn thận nên bị té ngã, cánh tay bị thương và áo cũng bị dơ bẩn.

Người đi theo đỡ ông ta dậy, giúp ông ta nắn bóp cánh tay, Vu công ngăn lại nói:

- “Mau đi xách nước đến rửa áo, cánh tay bị té không nhằm nhò gì.”

Tùy tùng nói:

- “Thân té không chịu lo lại lo áo dơ, như thế là thế nào? ”

Vu công nói:

- “Cánh tay là của ta, cái áo là ta mượn, bị hư thì phải lo mà đền”.

(Nhã Ngược)

Suy tư 65:

Giữ gìn và tôn trọng của cải của người khác là điều cần thiết phải làm, nhưng Vu công vì sợ bị đền mà không lo đến mạng sống của mình thì là người coi trọng của cải hơn mạng sống mình, chứ không phải là tôn trọng tài sản của người khác...

Chứ “tín” và chữ “sợ” thì không giống nhau: người giữ chữ tín là người biết trọng danh dự của mình và của người khác, là người biết giữ gìn tài sản của mình cũng như của tha nhân, cho nên người giữ chữ tín là người biết lo cho mình mà vẫn cứ bồi thường thiệt hại cho người bị hại; người sợ sệt là người sợ người khác báo oán mình, sợ người khác hiểu lầm mình mà có những lúc coi thường tính mạng của mình cách vô lý...

Cái áo mưa là vật không đáng giá nhưng sức khỏe của mình là vật vô giá, lo chữa trị cho mình trước và bồi thường cho người khác sau cũng chẳng sao cả, không lỗi đức công bình và cũng không làm mất uy tín của mình, trái lại sẽ được coi là người có trí. Nếu lo cho mình mà không bồi thường thiệt hại cho người ta, thì đó mới chính là người không có uy tín và lỗi đức công bình.

Người khôn ngoan là người biết quan tâm mình trước (tu thân), là người xử sự có lý và có tình, là người không sợ mất uy tín nhưng chỉ sợ làm tổn thương đến tha nhân mà thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 14 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:39 04/07/2020
CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mt 11, 25-30

“Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường”.


Anh chị em thân mến,

Ở đời ai cũng có những gánh nặng và nhẹ phải gánh trên vai của mình, những gánh nặng và nhẹ ấy chúng ta –những người Ki-tô hữu- gọi là thánh giá mà Chúa gởi đến. Đức Chúa Giê-su trong bài tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta hãy đến với Ngài, hãy đem tất cả những gánh nặng ấy trao vào tay Ngài, xin Ngài thánh hóa và ban ơn cho chúng ta.

Có gánh nặng là có hiến tế, hiến tế này không phải là hoa quả đầu mùa của A-bê-lê cũng không phải là chiên non của dân Do Thái, nhưng là hiến tế chính mình như Đức Chúa Giê-su đã hiến tế làm của lễ hiến dâng lên Đức Chúa Cha để chuộc tội cho nhân loại.

Phần đông con người khi thấy gánh nặng mà mình phải mang phải vác, thì đem gánh nặng này vứt trong ly rượu ly bia, để rồi gánh nặng càng nặng hơn; có người đem gánh nặng của mình bỏ vào những cuộc vui đen đỏ đến tan gia bại sản, để rồi gánh nặng chỉ như tảng đá nhỏ kia lại trở thành sức nặng của hòn núi đè trên lưng mình...

Thế nhưng người Ki-tô hữu thì lại khác, họ biết làm cho gánh nặng của mình nhẹ hơn khi họ thấm nhuần lời dạy của Đức Đức Chúa Giê-su: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng”. (Mt 11, 28).

Gánh nặng của cha mẹ là khi con cái không nghe lời răn dạy của mình, đem gánh nặng này dâng cho Thiên Chúa với tất cả niêm tin; gánh nặng của vợ là khi chồng vô công rỗi việc thì nhậu nhẹt say sưa, đem gánh nặng này dâng cho Thiên Chúa với tất cả lòng mến và biết ơn; gánh nặng của chồng là khi vợ không biết lo cho gia đình con cái, đem gánh nặng này dâng lên Thiên Chúa với tất cả tâm tình của người con hiếu thảo.v.v...Và còn biết bao nhiêu là gánh nặng trong cuộc đời của mỗi người, mà chỉ có người Ki-tô hữu mới biết làm cho gánh nặng này trở nên nhẹ nhàng khi dâng lên cho Thiên Chúa mà thôi.

Anh chị em thân mến,

Không phải Đức Chúa Giê-su bốc đồng khi nói lên lời mời gọi những ai khó nhọc và gánh nặng hãy đến với Ngài, nhưng câu này được thốt ra từ miệng Ngài sau khi Ngài cầu nguyện với Chúa Cha: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha”. (Mt 11, 25-26) Lời cầu nguyện này của Đức Đức Chúa Giê-su là một lời tôn vinh chúc tụng, vì những điều mà Cha đã thực hiện qua Ngài- để cứu chuộc nhân loại.

Chúng ta cứ an tâm tin tưởng và phó thác gánh nặng của mình trong cuộc sống cho Thiên Chúa, để vui vẻ làm tốt bổn phận và trách nhiệm của mình trong đời sống thường ngày, đó chính là đức tin của người Ki-tô hữu vậy !

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Tình yêu và con đường giải ách
LM. Trương Đình Hiền
10:06 04/07/2020
Tình yêu và “con đường giải ách”

(Chúa Nhật 14 Thường niên năm A 2020)

Đã lâu rồi, hình chưa chưa có một “mùa Xuân-Hè” nào mà thế giới phải oằn vai dưới gánh nặng của bất an, chết chóc, bạo lực và khủng hoảng như “mùa Xuân-Hè” năm 2020 nầy.

Thật vậy, khi cái “ách” lạnh lùng chết chóc của con virus Corona Vũ Hán vẫn còn lấp lửng đâu đó trên khắp mọi miền thế giới, thì nhiều cái “ách khác” lại liên tiếp xuất hiện: những cuộc biểu tình bạo loạn mang tên “BLACK LIVES MATTER” (BLM), tại Mỹ và u Châu, những cuộc đụng độ và động binh của các cường quốc nguyên tử trên biên giới Hy Mã Lạp Sơn: Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan; luật an ninh siết chặt tự do tại Hồng Kông của chính quyền Trung Quốc…

Vâng, thế giới muôn nơi muôn thuở luôn khát vọng có được những ngày “tự do” thanh bình, thoát khỏi mọi xích xiềng nô lệ, mọi áp bức bất công, mọi đe doạ khủng bố, mọi thiên tai dịch bệnh, chiến tranh hận thù…

Cách đây 2000 năm, vào những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ thứ nhất, dân Do Thái cũng đang oằn mình dưới cái “ách thống trị” của đế quốc Rôma, dưới cái “gánh nặng lề luật” của giới tăng lữ và bao nhiêu khổ cực lầm than của đói khát bệnh tật…; và phần đông đám dân đen khố rách áo ôm đang khát mong một cuộc giải phóng, một biến cố đổi đời, một viễn tượng “độc lập tự cường ấm no hạnh phúc” mà các tiên tri đã bao lần loan báo…

Đùng một cái, chàng thợ mộc Giêsu xuất thân từ Na-da-rét, đăng đàn giảng đạo về “câu chuyện Nước Trời” cùng với bao chuyện động trời khác mà chủ yếu đó là một cuộc “giải ách”, như chính đương sự đã xác quyết với các môn đệ của ông Gioan:

Đức Giê-su trả lời: "Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng, và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi." (Mt 11, 4-6).

Nhưng đằng sau công cuộc “giải ách” của Thầy Giêsu là cả một “con đường hoán cải” triệt để, một nẻo “tu thân tích đức” mệnh danh “Tám Mối Phúc Thật” mà không phải ai hay không phải một sớm một chiều được đón nhận. Phần đông người ta chỉ thích “bánh mì để ăn cho đầy bụng”, thích “phép lạ” để thoả mãn hiếu kỳ, thích quyền lực chính trị và giàu sang kinh tế để hảnh tiến với lân bang…mà không chịu đổi đời, chuyển biến, đến nỗi Ngài đã gần như không giấu nỗi bực tức khi nói thẳng: "Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din! Khốn cho ngươi, hỡi Bết-xai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đôn, thì họ đã mặc áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối. Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, thành Tia và thành Xi-đôn còn được xử khoan hồng hơn các ngươi. Còn ngươi nữa, hỡi Ca-phác-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi ngươi mà được làm tại Xơ-đôm, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay. Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, đất Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn các ngươi.” (Mt 11, 21-24).

Nhưng ngoài cái đám đông mang đầy não trạng thế tục, nhất là cái đám thường xuyên tự vỗ ngực xưng mình là trí thức đạo đức, nắm vững Lề Luật, nhất định khước từ hoặc lãnh đạm với lời huấn đạo của Chúa Giêsu, vẫn còn những tâm hồn đơn sơ bé mọn, đón nhận sứ điệp Tin Mừng của Ngài với tất cả thái độ khiêm hạ: Nhóm Mười Hai Tông đồ và các môn đệ, người đàn bà Canaan, ông ty trưởng thuế vụ Giakêu, gia đình các chị em ở Bêtania, người phụ nữ ở Magdala…; đó là chưa kể những con người có liên hệ mật thiết đến công cuộc “vào đời” của Ngài như Mẹ Maria, thánh Giuse, ông Giacaria, bà Isave, Gian Tẩy Giả…

Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay nhắc lại lời cầu nguyện đặc biệt của Đức Kitô nhấn mạnh đến những đối tượng nầy: “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy.” (Mt 11, 25-26).

Và từ sự cảm nhận thiên linh đó, Đức Kitô đã đề nghị hẳn một con đường hành động, một chọn lựa nghiêm túc để được “giải ách” dành cho những ai được Chúa Cha mặc khải: “Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái, và gánh của Ta thì nhẹ nhàng” (Mt 11, 28-30).

Như vậy, chúng ta có thể nói được rằng: sứ điệp Phụng Vụ hôm nay mời gọi chúng ta cùng tiến vào mái trường của Chúa Giêsu để được thụ huấn bởi chính “Vị Rabbi” vĩ đại nầy; và chân lý sống cốt yếu mà Ngài muốn truyền thụ lại được gồm tóm trong hai nhân đức căn bản: Hiền Lành và Khiêm Nhượng: “Hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”.

Không chỉ là nhân đức, Hiền lành-Khiêm nhường còn là vũ khí chiến đấu của niềm tin mà Thiên Chúa đã vạch ra trên suốt chiều dài của lịch sử cứu độ. Ngài đã sử dụng những con người, những phương tiện xem ra bé nhỏ, giản đơn, nghèo hèn, để chiến thắng những đầu óc ngông cuồng, những trái tim kiêu căng hợm hĩnh. Một Môsê bé bỏng trôi nổi bồng bềnh trong cái thúng đã vươn lên chiến thắng Pharaô kiêu hùng…; một Juđitha liễu yếu đào tơ đã chặt đầu đại tướng Hôlôphê; một Esther hoàng hậu cùng với dân tộc Ít-ra-en đứng bên bờ vực thẳm của sự tiêu diệt, đã quật ngược thế cờ…

Và khi tới thời viên mãn, sứ ngôn Gia-ca-ri-a trong Bài đọc 1 hôm nay, đã trình bày dung mạo của Đấng Cứu Thế như thế nầy: “Này vua ngươi đến với ngươi. Người là Đấng công chính và là Đấng cứu độ; Người khiêm tốn ngồi trên lừa con, con của lừa mẹ…”; nhưng lại là Đấng “đã loại bỏ các chiến xa khỏi Ephraim, và ngựa khỏi Giêrusalem. Cung tên chiến trận sẽ được phá huỷ. Người sẽ công bố hoà bình cho các dân tộc. Quyền bính của Người sẽ bành trướng từ biển này đến biển nọ, từ sông cái đến tận cùng trái đất”.

Đó chính là hình ảnh tiên trưng về Chúa Giêsu, Đấng đã tiến vào Giê-ru-sa-lem cũng trong cung cách hiền lành như thế để hoàn tất sứ mệnh cứu thế bằng cái chết tủi nhục thương đau trên thập giá; một sự hạ mình khiêm nhượng thẳm sâu, một sự hiền lành cho đến mức cuối cùng để nhờ đó tội lỗi được thứ tha, ma quỷ bị đánh bại, Thiên Chúa được tôn vinh và con người được cứu độ.

Thế nhưng, đối với nhiều người, chấp nhận đi con đường của Đức Ki-tô, chấp nhận thực hành bài học khiêm nhường và hiền lành của Chúa Cứu Thế, con đường của Tám Mối Phước Thật…vẫn luôn là một cái “ách”, một “gánh nặng” mà họ không thể mang nổi, hay nếu có mang, thì cũng trầy trật, dở dang, chẳng đem lại ích lợi gì. Bằng chứng là đã có biết bao người đã ra đi khỏi mái nhà Hội Thánh, đã chọn những bước chân tự do của Giu-đa Is-ca-ri-ốt ra đi trong “bóng tối” với 30 đồng bạc phản bội, thay vì ở lại nơi Bàn Tiệc Lý với Thầy và anh em.

Cũng y chang như thế, ngày hôm nay, có biết bao đôi vợ chồng đã vất đi cái “ách của bí tích Hôn Phối” mà họ đã long trọng cử hành để được được tự do chạy theo những xúc cảm và đam mê của ngoại tình; biết bao bạn trẻ đã khước từ cái “gánh nặng của nhân đức khiết tịnh, trong sạch” để được tự do luyến ái trước hoặc ngoài hôn nhân; biết bao những người mẹ, người cha sẵn sàng vất đi mạng sống của chính con mình vì sợ “gánh nặng phải đẻ đau, nuôi dạy hay những phiền phức khác cho hạnh phúc cá nhân…”; biết bao nhiêu linh mục, tu sĩ cởi bỏ áo dòng, đoạn tuyệt lời cam kết…để tự do xây lâu đài hạnh phúc trần tục…

Phải chăng vì cảm nhận được sức nặng của cái “Ách” Tin Mừng, cái “Gánh” Lời Chúa và Thánh ý Ngài, mà Thánh Phaolô muốn chúng ta phải luôn cậy nhờ vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần: “Nếu ai không có Thánh Thần của Đức Kitô, thì kẻ ấy không thuộc về Người. Và nếu Thánh Thần của Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Đấng đã làm cho Đức Kitô từ cõi chết sống lại, cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần Người ngự trong anh em.” (Rm 8, 9.11)

Thánh Thần chính là “Tình Yêu”. Với “Tình Yêu”, thì bất cứ cái ách nào cũng trở nên êm ái, bất cứ gánh nặng nào cũng trở nên nhẹ nhàng…giống như cái “ách” trên cổ và cái “gánh” trên đôi vai của ông Lê Văn Hồng, người cha đã cõng người con là Lê Xuân Bách suốt 18 năm; hay đã lâu rồi, như cái “ách” và cái “gánh” trên cuộc đời thủy chung, tha thiết của tình yêu nơi người chồng Trương Văn Chín và người vợ tật nguyền đi xe lăn Nguyễn Thị Phương…

Và như thế, với sứ điệp lời Chúa được đề nghị hôm nay, chúng ta lại được dẫn tới một bài học thứ hai: để học được với Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhượng thì trước hết và trên hết, chúng ta phải đón nhận tất cả trong tình yêu, phải nhận ra cái “ách” và cái “gánh nặng” trên đôi vai cuộc đời chính là “tình yêu”.

Bởi vì như chị Chiara Lubich, người sáng lập phong trào “Tổ Ấm” Folcolare, đã phát biểu: “Những chiến tích lừng danh mà thiếu tình yêu thì chỉ còn là mây khói”. Amen.



LM. Trương Đình Hiền









 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ai Cập - một đan sĩ của Chính Thống giáo hệ Coptic bị kết án tử hình về tội giết Đan Viện trưởng Epiphanios
Thanh Quảng sdb
06:31 04/07/2020
Ai Cập - một đan sĩ của Chính Thống giáo hệ Coptic bị kết án tử hình về tội giết Đan Viện trưởng Epiphanios
Đan Viện Trưởng Anba Epiphanios

Cairo - theo Thông tấn xã Fides ngày 3/7/2020 cho hay ngày 1/7/2020 vừa qua, Tòa Thượng Thẩm Hy Lạp đã tái xác quyết bản án tử hình dành cho đan sĩ Wael Saad Tawadros về tội ngộ sát Đan Viện Trưởng Anba Epiphanios ngày 29/7/2018 tại tu viện thánh Macarius ở Wadi Natrun. Tòa án cũng kết án tù trung thân dành cho đan sĩ Falta'os al-Makari là đồng phạm.

Hai bản án trên đã được Tòa án Hình sự Damanhur phán quyết vào ngày 23 tháng 2 năm 2019 và vào ngày 24 tháng 4 năm 2019; tuy nhiên ở Ai Cập, một quốc gia Hồi giáo là quốc giáo, thì mọi bản án phải được Tòa án tối cao của Hồi giáo gọi là Mufti châu phê, thì các bản án mới có hiệu lực!

Bản án tử hình dành cho kẻ đã ám hại Đan Viện Trưởng Anba, vì đã phạt đan sĩ ấy tội biển thủ tiền bạc tài chánh của đan viện, sau một chuỗi dài cảnh cáo và điều tra. Nên vào sáng Chủ nhật ngày 29 tháng 7 năm 2018, các đan sĩ trong đan viện thấy thi thể của Đan Viện Trưởng Epiphanios chết trong vũng máu, có vẻ như ngài đã bị đánh vào đầu bằng một vật nhọn và sắc! (xem Fides, 30/7/2018).

Đan viện phụ Anba 64 tuổi, người gốc Tanta, tốt nghiệp ngành Y, ngài đã vào dòng tu tại đan viện thánh Macarius năm 1984, được thụ phong linh mục vào năm 2002.

Là một nhà nghiên cứu và học giả, ngài đã nghiên cứu và dịch từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Ả Rập một số sách trong bộ Kinh thánh. Đan viện phụ Anba Epiphanius đã sống hết lòng với các đan sĩ của mình và hiệp thông sâu sắc với các đan sĩ và các cộng đoàn đan viện khác của Giáo Hội Công Giáo. (Agenzia Fides, 3/7/2020)
 
Ấn Độ - Các sáng kiến từ thiện đầy nhiệt huyết trong Giáo Hội tại Bombay trong thời đại dịch bệnh
Lm. Stêphano Bùi Thượng Lưu
12:08 04/07/2020
Mumbai (Fides) – Hiến thân làm việc từ thiện của các cộng đồng Công Giáo của tổng giáo phận Bombay thật đáng khích lệ, nghĩa cử này đã khởi đầu từ khi chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa để phòng dịch bệnh Covid-19 và nay vẫn được tiếp tục, hầu đáp ứng nhu cầu của những người nghèo nhất và những người vô gia cư, vì hoàn cảnh xã hội hoặc công ăn việc làm, càng trở nên tồi tệ hơn trong thời đại dịch.

Như Fides tìm hiểu, trong số nhiều hoạt động được tổ chức đem lại lợi ích cho những người bần cùng nghèo khổ nhất hoặc dễ bị tổn thương, phải kể đến chương trình "Manna on Weels" (vì các tình nguyện viên tự lái xe đến những khu vực nghèo khổ nhất, đồng thời họ cũng muốn đề cao tính cách cùng chung tay "chúng tôi" của cộng đồng). Chính giáo xứ Thánh Phêro trong khu vực Bandra đã đứng ra tổ chức và được linh hoạt bởi những giáo dân cùng chung tay góp sức đáp ứng nhu cầu của những người bị đói và sống ngoài đường phố ở Bandra West, trong đó có nhiều trẻ em. Chương trình này được một cặp vợ chồng Công Giáo (Ông Richard Pereira và vợ là Canice) cùng cộng tác với cha dòng Tên Gerard Rodricks đã khởi xướng.

Chương trình bắt đầu với việc phân phối 25 hộp cơm trưa vào ngày 30 tháng 3 và vẫn còn tiếp tục. Chương trình nhanh chóng phát triển với sự tham gia của các tình nguyện viên khác, đặc biệt là những người trẻ tuổi đến từ nhà thờ St. Peter và những người từ các cộng đồng tôn giáo khác, kết cuộc đã trở thành một đoàn xe 14 chiếc ô tô chuyên chở cung cấp 1.850 bưu kiện đồ ăn mỗi ngày. Nhìn chung, hơn 40.000 bữa ăn đã được phân phối, giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người lao động nhập cư, người vô gia cư và những người cần giúp đỡ, cũng nhờ vào lòng hảo tâm của hơn 200 nhà tài trợ đã đóng góp hơn 50 nghìn đô la Mỹ.
Ông Richard Pereira trình bầy với hãng Fides: "Quả thực đây là một sáng kiến được nẩy sinh để làm chứng tá cho đức tin, hy vọng và bác ái. Và khi chúng tôi kêu gọi quỹ tài trợ, chúng tôi đã không nghĩ được rằng sẽ nhận được nhiều tiền đóng góp. Thiết nghĩ rằng hoạt động này được chính Chúa soi sáng. Dự án này là một bằng chứng về tinh thần đồng đội và sự phục vụ, được thực hiện với tình yêu và lòng thương xót, theo gương của Chúa Kitô ",

Cũng tương tự như thế, một nhà thờ khác, giáo xứ Holy Magi của Gorai-Culvem, cố tiếp xúc gần gũi với nông dân và ngư dân gặp khó khăn về kinh tế. Gorai và Culvem là những địa điểm nằm gần biển Ả Rập, được bao quanh bởi thảm thực vật, những cánh đồng và đồi núi, nơi các cộng đồng của nông dân và ngư dân sinh sống.

Cha Edward Jacinto, linh mục quản xứ giải thích với Fides như sau: "Covid-19 đã để lại những hậu quả tai hại đến sức khỏe xã hội, tâm lý và tinh thần của mọi người. Bị ảnh hưởng nhiều nhất là người di cư, người giúp việc gia đình, người lao công độ nhật, những ngư dân kiếm sống ven biển cũng phải vật lộn với sự sống còn. Chính trong cuộc khủng hoảng, giáo xứ Holy Magi đã nhận ra những khó khăn và ra công gắng sức tìm cách giải quyết ".
Các tình nguyện viên trong cộng đồng cung cấp thực phẩm và đồ tiếp tế cho những tín hữu thuộc các niềm tin khác, các bộ lạc, những người di cư, góa bụa và những người khác đang cần giúp đỡ với sự hợp tác của chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội dân sự khác. Trong hơn ba tháng, khoảng 80 thanh niên Công Giáo, phụ nữ và nam giới, đã rảo quanh khu vực này suốt ngày đêm, 7 ngày trong tuần và đã thiết lập được một mạng lưới liên đới hiệu quả.

Ông Don Mario Mendes, giám đốc "Trung tâm hoạt động xã hội", tổ chức của tổng giáo phận Bombay liên quan đến phát triển xã hội phát biểu: "Một số giáo xứ, hiệp hội, phong trào của Giáo hội địa phương đang cho những người đói ăn. Nhiều hiệp hội chung vai sát cánh với nhau và nhiều tín hữu Công Giáo đang thể hiện lòng can đảm và lòng trắc ẩn thực sự. Tổ chức từ thiện tự phát này, đang phục vụ đắc lực cho hàng ngàn người bị bỏ rơi, là một trong những khía cạnh đẹp nhất và đáng khích lệ trong thời đại dịch bệnh và xã hội xa cách hiện nay. Tình yêu của Chúa Kitô vượt qua mọi chướng ngại để đến với mọi người. Đây là chứng tá mà Giáo Hội Công Giáo ở Ấn Độ đang hiến tặng hôm nay ", Ông Don Mendes kết luận.

(Nguồn: SD-PA, Fenzen Fides, 3/7/202, http://www.fides.org/en/news/68262-ASIA_INDIA_Fervent_charity_initiatives_in_the_Church_of_Bombay_in_times_of_pandemic)
 
Vang vọng ý tưởng của ĐHY Dolan, Tổng thống Trump tố cáo các thành phần cực đoan đang làm cách mạng văn hóa kiểu Trung Quốc tại Mỹ.
J.B. Đặng Minh An dịch
17:34 04/07/2020
Trong một bài nhận định được đăng lần đầu trên tờ Wall Street Journal và sau đó trên hầu hết các phương tiện truyền thông chính mạch tại Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Timothy Dolan đã cảnh cáo rằng các thành phần cực đoan trong phong trào phá hủy các di tích đang mưu toan thực hiện một “cuộc cách mạng văn hóa” như kiểu Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông.

Vang vọng những ý tưởng này của Đức Hồng Y Dolan, buổi tối trước ngày lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump đã có một diễn từ nẩy lửa tại Núi Rushmore nơi khắc hình ảnh của 4 vị tổng thống Hoa Kỳ, và cũng là nơi các thành phần cực đoan đang hăm dọa cho nổ tung.

Sự kiện này đã thu hút khoảng 7, 500 người, tụ tập tại một nhà hát ngoài trời bên dưới các bức tượng.

Trong bài phát biểu của mình, sau những lời chào mừng quan khách và cám ơn những người đóng góp vào buổi lễ này, tổng thống nói:


Chúng ta tập hợp tối nay để chào đón ngày quan trọng nhất trong lịch sử của các quốc gia: ngày 4 tháng 7 năm 1776. Trước những lời này, mọi trái tim người Mỹ nên dâng lên với niềm tự hào. Mỗi gia đình Mỹ nên vui lên. Và mỗi người Mỹ yêu nước nên tràn ngập niềm vui, bởi vì các bạn đang sống ở một đất nước tráng lệ nhất trong lịch sử thế giới, và quốc gia này sẽ sớm trở nên vĩ đại hơn bao giờ hết. (Vỗ tay.)

Những nhà sáng lập đất nước chúng ta đã phát động không chỉ một cuộc cách mạng trong việc điều hành quốc gia, mà còn là một cuộc cách mạng trong việc theo đuổi công lý, bình đẳng, tự do và thịnh vượng. Không có quốc gia nào đã làm nhiều hơn Hoa Kỳ trong việc cải thiện điều kiện sống của con người. Và không có quốc gia nào đã làm nhiều hơn để thúc đẩy tiến bộ của con người hơn các công dân của quốc gia vĩ đại chúng ta. (Vỗ tay.)

Tất cả đã được thực hiện nhờ sự can đảm của 56 người yêu nước đã tập trung tại Philadelphia cách đây 244 năm và ký Tuyên ngôn Độc lập. (Vỗ tay) Họ đã trân trọng ghi khắc một chân lý thánh thiêng làm thay đổi thế giới mãi mãi khi họ nói: “... mọi người sinh ra đều bình đẳng”.

Những lời bất hủ này tạo ra động lực cho sự tiến bước không thể ngăn cản của tự do. Những nhà sáng lập đất nước chúng ta mạnh dạn tuyên bố rằng tất cả chúng ta đều được ban cho những quyền thiêng liêng tương tự như nhau – như Đấng Tạo Hóa của chúng ta trên Thiên đàng ban cho chúng ta. Và những gì mà Chúa đã trao ban cho chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ cho phép bất cứ ai lấy đi - không bao giờ. (Vỗ tay.)

Năm 1776 tiêu biểu cho đỉnh cao của hàng ngàn năm văn minh Tây phương và sự khải hoàn không chỉ về mặt tinh thần, nhưng cả về mặt trí tuệ, triết học và tư duy.

Tuy nhiên, khi chúng ta gặp nhau ở đây tối nay, có một mối nguy hiểm ngày càng gia tăng đe dọa mọi phước lành mà tổ tiên chúng ta đã chiến đấu rất nhiều, đã đấu tranh, đổ máu để bảo vệ.

Đất nước chúng ta đang chứng kiến một chiến dịch tàn nhẫn quét sạch lịch sử của chúng ta, phỉ báng các anh hùng của chúng ta, xóa bỏ các giá trị của chúng ta và đầu độc con cái chúng ta.

Những đám đông giận dữ đang cố gắng đập nát những bức tượng của những người sáng lập đất nước chúng ta, làm mất đi những đài tưởng niệm thiêng liêng nhất của chúng ta và tung ra một làn sóng tội phạm bạo lực trong các thành phố của chúng ta. Nhiều người trong số này không biết tại sao họ lại làm việc này, nhưng một số người biết chính xác những gì họ đang làm. Họ nghĩ rằng người dân Mỹ yếu đuối, mềm yếu và dễ phục tùng. Nhưng không, người dân Mỹ rất mạnh mẽ và tự hào, và họ sẽ không cho phép đất nước chúng ta, và tất cả các giá trị, lịch sử và văn hóa của họ bị cướp mất. (Vỗ tay.)

Một trong những vũ khí chính trị của họ là “Hủy diệt Văn hóa” – lôi kéo mọi người bỏ công ăn việc làm, phỉ báng những ai bất đồng chính kiến với họ, và đòi hỏi sự tùng phục hoàn toàn của bất cứ ai không đồng ý với họ. Đây là định nghĩa của chủ nghĩa toàn trị, và nó hoàn toàn xa lạ với văn hóa và các giá trị của chúng ta, và nó hoàn toàn không có chỗ đứng ở Hoa Kỳ. (Vỗ tay.) Cuộc tấn công này vào tự do của chúng ta, tự do tuyệt vời của chúng ta, phải được dừng lại, và nó sẽ bị dừng lại rất nhanh. Chúng tôi sẽ vạch trần phong trào nguy hiểm này, bảo vệ trẻ em của đất nước chúng ta, chấm dứt cuộc tấn công quá khích này và bảo vệ lối sống yêu dấu của người Mỹ. (Vỗ tay.)

Trong các trường học của chúng ta, các cơ quan tin tức của chúng ta, thậm chí các phòng họp của công ty chúng ta, có một chủ nghĩa phát xít mới cực đoan đang đòi hỏi sự tuân phục tuyệt đối. Nếu bạn không nói ngôn ngữ của nó, thực hiện các nghi thức của nó, đọc các câu thần chú và làm theo các điều răn của nó, thì bạn sẽ bị hạn chế, trục xuất, bị liệt vào danh sách đen, bị bách hại và bị trừng phạt. Điều đó không thể được cho phép xảy ra. (Vỗ tay.)

Các bạn đừng phạm sai lầm: cuộc cách mạng văn hóa cánh tả này được thiết kế để lật đổ cuộc Cách mạng Mỹ. Làm như vậy, họ sẽ tiêu diệt chính nền văn minh đã giải cứu hàng tỷ người khỏi nghèo đói, bệnh tật, bạo lực và đói khát, và nền văn minh ấy đã nâng nhân loại lên một tầm cao mới trong các thành tựu, khám phá và tiến bộ.

Để thực hiện điều này, họ quyết tâm phá bỏ mọi pho tượng, moi biểu tượng và ký ức về di sản quốc gia của chúng ta.

Đúng là như thế. Thực sự là như thế. Đó là lý do tại sao tôi đang triển khai các lực lượng thực thi pháp luật liên bang để bảo vệ các di tích của chúng ta, bắt giữ những kẻ bạo loạn và truy tố những kẻ phạm tội đến mức tối đa của luật pháp. (Vỗ tay.)

Tôi vui mừng báo cáo rằng ngày hôm qua, các đặc vụ liên bang đã bắt giữ kẻ bị nghi ngờ là cầm đầu vụ tấn công bức tượng Andrew Jackson ở Washington, DC - (vỗ tay) - và, ngoài ra, hàng trăm người khác đã bị bắt. (Vỗ tay.)

Theo sắc lệnh hành pháp tôi đã ký tuần trước - liên quan đến Đạo Luật Bảo Tồn Và Công Nhận Các Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh và các luật khác - những người làm hỏng hoặc làm biến dạng các pho tượng và các đài kỷ niệm liên bang sẽ bị phạt tối thiểu là 10 năm tù. (Vỗ tay.) Và rõ ràng, điều đó bao gồm cả Núi Rushmore xinh đẹp của chúng ta. (Vỗ tay.)

Nhân dân ta có một trí nhớ tuyệt vời. Họ sẽ không bao giờ quên sự phá hủy các bức tượng và đài kỷ niệm của George Washington, Abraham Lincoln, Ulysses S. Grant, những người giải phóng nô lệ và nhiều người khác.

Tình trạng bạo loạn kinh hoàng mà chúng ta đã thấy trên đường phố của nhiều thành phố là do các thành phần cấp tiến Dân chủ gây ra; và trong mọi trường hợp, là kết quả có thể dự đoán được sau nhiều năm truyền bá những lý thuyết cực đoan và thiên vị trong giáo dục, báo chí và các tổ chức văn hóa khác.

Con cái chúng ta được dạy ở trường là phải chống lại mọi luật lệ của xã hội và tự nhiên, phải ghét đất nước của các em, và tin rằng những người nam nữ xây dựng quốc gia này không phải là những anh hùng, mà là những kẻ xấu. Quan điểm cấp tiến về lịch sử Mỹ là một mạng lưới dối trá - mọi viễn cảnh đều bị xóa bỏ, mọi đức tính đều bị che khuất, mọi động cơ đều bị vặn vẹo, mọi sự thật đều bị bóp méo và mọi lỗ hổng đều được phóng đại cho đến khi lịch sử bị thanh trừng và mọi thành tích đều bị bôi nhọ bất chấp mọi sự công nhận.

Phong trào này đang công khai tấn công các di sản của mỗi danh nhân trên núi Rushmore này. Họ làm ô uế ký ức về Washington, Jefferson, Lincoln và Roosevelt. Hôm nay, chúng ta sẽ thẳng thắn nói cho đúng về lịch sử và các kỷ lục trong lịch sử. (Vỗ tay.)

Trước khi những nhân vật này được khi khắc bất tử bằng đá, họ là những người Mỹ vĩ đại bằng xương bằng thịt, những người đàn ông hào hiệp với những hành động dũng cảm đã mang lại những bước nhảy vọt lớn nhất của con người mà thế giới chưa từng biết đến. Tối nay, tôi sẽ kể cho bạn và quan trọng nhất là cho tuổi trẻ của đất nước chúng ta, những câu chuyện có thật về những người đàn ông vĩ đại, rất vĩ đại này.

Tổng thống Trump sau đó đã lần lượt kể lại tiểu sử và các thành tích của 4 vĩ nhân Washington, Jefferson, Lincoln và Roosevelt.

Hệ tư tưởng cực đoan đang tấn công sự thăng tiến đất nước chúng ta dưới ngọn cờ công bằng xã hội. Nhưng sự thật, nó sẽ phá hủy cả công lý và xã hội. Nó sẽ biến công lý thành một công cụ chia rẽ và báo thù, và nó sẽ biến xã hội tự do và toàn diện của chúng ta thành một nơi đàn áp, thống trị và loại trừ.

Họ muốn bắt chúng ta phải im lặng, nhưng chúng ta sẽ không im lặng. (Vỗ tay.)

Chúng ta sẽ nêu sự thật một cách đầy đủ, không cần xin lỗi: Chúng ta tuyên bố rằng Hoa Kỳ là quốc gia công bằng nhất và đặc biệt nhất từng tồn tại trên trái đất.

Chúng ta tự hào về thực tế - (vỗ tay) - rằng đất nước chúng ta được thành lập dựa trên các nguyên tắc của Kitô Giáo và Do Thái Giáo và chúng ta hiểu - (vỗ tay) - rằng những giá trị này đã thúc đẩy mạnh mẽ chính nghĩa hòa bình và công lý trên toàn thế giới.

Chúng ta biết rằng gia đình Mỹ là nền tảng của cuộc sống Mỹ. (Vỗ tay.)

Chúng ta tin vào cơ hội bình đẳng, công bằng và sự đối xử bình đẳng đối với công dân thuộc mọi chủng tộc, xuất thân, tôn giáo và tín ngưỡng. Mỗi đứa trẻ, thuộc mọi màu da - sinh ra và chưa sinh ra - được tạo ra theo hình ảnh thánh thiêng của Thiên Chúa. (Vỗ tay.)

Chúng ta muốn tranh luận tự do và cởi mở, chứ không phải các bài phát biểu theo khuôn sáo và thứ văn hóa hủy diệt.

Chúng ta chấp nhận sự bao dung, chứ không là định kiến.

Chúng ta ủng hộ những người nam nữ can đảm thực thi pháp luật. (Vỗ tay.) Chúng ta sẽ không bao giờ bãi bỏ cảnh sát hoặc bãi bỏ Tu chính án thứ hai tuyệt vời của chúng ta về quyền vũ trang tự vệ chính đáng. (Vỗ tay.)

Chúng ta tin rằng trẻ em của chúng ta nên được dạy để yêu mến đất nước của các em, tôn vinh lịch sử của chúng ta và tôn trọng lá cờ Mỹ vĩ đại của chúng ta. (Vỗ tay.)

Chúng ta đứng thẳng, chúng ta đứng một cách tự hào, và chúng ta chỉ quỳ xuống trước Thiên Chúa toàn năng. (Vỗ tay.)

Đây là những gì chúng ta là. Đây là những gì chúng ta tin tưởng. Và đây là những giá trị sẽ hướng dẫn chúng ta khi chúng ta cố gắng xây dựng một tương lai tốt hơn và lớn hơn.

Thật là một vinh dự lớn cho Đệ nhất phu nhân và cho bản thân tôi được ở bên các bạn. Tôi yêu mến tiểu bang của các bạn. Tôi yêu mến đất nước này. Tôi muốn chúc mọi người một ngày bốn tháng Bẩy thật hạnh phúc. Với tất cả, tôi cầu xin Chúa chúc lành cho các bạn, xin Chúa chúc phúc cho gia đình các bạn, xin Chúa ban phép lành cho quân đội vĩ đại của chúng ta và xin Chúa phù hộ nước Mỹ. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay.)


Source:The White House
 
Virus Tầu độc địa biến một đám cưới thành những đám tang
Đặng Tự Do
17:43 04/07/2020
Một tiệc cưới ở vùng nông thôn Patna hai tuần trước đã biến một ngôi làng thành một điểm nóng lây lan Covid-19, trong một trường hợp nhiễm trùng lớn nhất ở bang Bihar của Ấn Độ cho đến nay. Trong 360 người được thử nghiệm, 113 người có kết quả dương tính với coronavirus.

Chú rể đã qua đời vào ngày 17 tháng 6, chỉ hai ngày sau đám cưới tại một ngôi làng thuộc xã Paliganj của huyện Patna, cách thủ phủ của bang Bihar khoảng 22 km và đã được hỏa táng. Hơn 360 người từ Paliganj và các huyện kế bên Naubatpur và Bihta, nơi cư trú của thành viên thuộc gia đình cô dâu, đã được thử nghiệm như một phần trong nỗ lực dập tắt ổ dịch chết người này. Cô dâu đã được xét nghiệm và may mắn không nằm trong số 113 người dương tính với coronavirus.

Những người nhiễm bệnh cũng bao gồm họ hàng chú rể và các khách mời khác trong đám cưới. Mười lăm người trong số họ được cho là đã lây nhiễm cho người khác. Hầu hết trong số họ không có triệu chứng gì và đã được nhận vào các trung tâm cách ly ở Bihta và Phulwarisharif. Cả làng Paliganj đã được tuyên bố là khu vực cách ly và bị cô lập với bên ngoài.

Chú rể là một kỹ sư thảo chương làm việc tại Gurgaon, người đàn ông 30 tuổi này đã nhiễm coronavirus trước khi trở về ngôi làng của mình tại Paliganj vào tuần tháng 5 để làm đám cưới. Một người họ hàng cho biết, mặc dù anh cảm thấy không khỏe vào ngày 14 tháng 6 và muốn đám cưới bị hoãn lại, những người đứng đầu gia đình từ cả hai bên đã chống lại quyết định này, với lý do sẽ gây ra tổn thất tài chính lớn nếu phải hủy bỏ. Gia đình nhà gái cương quyết phải tiến hành đám cưới vì họ phải trả một chi phí rất lớn cho đám cưới. Theo phong tục Ấn Độ và truyền thống thịnh hành tại bang Bihar là nhà gái phải trao cho chú rể một món hồi môn rất lớn và phải trả mọi chi phí cho đám cưới. Vì phong tục này, nhiều người không thể gả con gái vì không lo nổi của hồi môn.

Trước đó, xã Paliganj của huyện Patna được coi là khu vực hoàn toàn không có ai bị nhiễm coronavirus. Đến ngày cưới, chú rể bị sốt rất cao nhưng đã cố thực hiện tất cả các nghi lễ rất dài của Ấn Giáo.

Vào ngày 17 tháng 6, khi tình trạng của anh ngày càng tồi tệ, gia đình đã vội vã đưa vào bệnh viện Patna, nhưng anh đã chết trên đường đi.

Tính cho đến ngày 2 tháng 7, 364 người đã được thử nghiệm và 113 người được xác nhận nhiễm coronavirus.


Source:Indian Express
 
Cả thế giới đang vật lộn với đại dịch! Nhưng thế giới vẫn không ngừng chiến tranh!
Thanh Quảng sdb
20:45 04/07/2020
Cả thế giới đang vật lộn với đại dịch! Nhưng thế giới vẫn không ngừng chiến tranh!

Kinshasa, Phi châu – theo Thông tấn xã Fides cho hay trong lúc cơn đại dịch đang bùng nổ, vào cuối tháng 3, ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cùng nhau đưa ra một lời kêu gọi ngừng chiến toàn cầu! Thế giới dường như đã lắng nghe và đáp lại tiếng kêu mời này, ví dụ, tại Syria, Cameroon, Philippines, Yemen, Congo, đã có những dấu hiệu tích cực ngưng chiến để tập trung vào công tác chống lại cơn dịch Covid-19, một số quân đội hoặc kháng chiến quân trên 70 mặt trận đã hạ giới…

Nhưng những thiện chí, đáp lời mời của gọi của Đức Giáo Hoàng "đình chỉ mọi hình thức chiến tranh" và dùng đường hướng "ngoại giao, đối thoại, cứu giúp những người khốn cực dễ bị tổn thương" trên khắp thế giới không trường tồn được lâu dài... Kể từ giữa tháng Tư, hầu hết các cuộc chiến đã gác súng… Nhưng chẳng được bao lâu các tranh chấp lại đối đầu với nhau, dấy lên các cuộc chiến tương tàn!

Thông tấn xã Fides đã liên lạc với đại diện của các Giáo hội tại ba nước (Cộng hòa Dân chủ Congo, Nigeria và Cameroon), nơi đang có những cuộc tương tàn trong nhiều năm qua, để tìm hiểu tình hình ra sao và lý do tại sao lại vi phạm việc đình chiến, dù chỉ tạm đình chiến trong thời gian!...
 
Top Stories
Cardinal Charles Maung Bo: « J’appelle tous les chrétiens et tous les croyants à prier pour Hong-Kong »
Églises d'Asie
10:04 04/07/2020
Le cardinal Charles Maung Bo, archevêque de Rangoun et président de la FABC (Fédération des conférences épiscopales asiatiques), dans un message publié le 1er juillet, a appelé « les chrétiens de toutes traditions et tous les croyants à travers l’Asie et le monde à prier pour Hong-Kong, pour la Chine et pour son peuple ». Le cardinal birman de 71 ans, au nom de la FABC qui rassemble 19 conférences épiscopales en Asie, a publié sa lettre en réaction à l’entrée en vigueur, le 1er juillet, de la loi sur la sécurité nationale à Hong-Kong, imposée « sans consultation de la population locale ». Cette nouvelle loi suscite de nombreuses inquiétudes concernant l’avenir du principe « un pays, deux systèmes », en vigueur depuis la rétrocession de la région administrative spéciale à la Chine en 1997.

Au nom de la Fédération des conférences épiscopales asiatiques (FABC), j’appelle les chrétiens de toutes les traditions et les fidèles de toutes les confessions religieuses, en Asie et à travers le monde, à prier sans relâche pour Hong-Kong, pour la Chine et pour son peuple. Le gouvernement chinois a imposé une nouvelle loi sur la sécurité nationale à Hong-Kong. Ceci a été décidé sans aucune consultation de la population. Cette loi fragilise les libertés à Hong-Kong et menace le « haut degré d’autonomie » promis dans le cadre du principe « un pays, deux systèmes ». Ceci représente un vrai changement constitutionnel et contredit l’esprit de l’accord de rétrocession de la région administrative spéciale à la Chine en 1997. Hong-Kong est l’un des joyaux de l’Asie, une « Perle de l’Orient », un carrefour entre l’Est et l’Ouest, une passerelle vers la Chine et un centre régional de libre-échange. Et jusqu’à maintenant, Hong-Kong a joui d’un mélange de liberté et de créativité. Une loi sur la sécurité nationale n’est pas mauvaise en soi. Chaque pays a le droit de légiférer pour protéger et maintenir sa sécurité. Mais une telle législation doit être équilibrée en garantissant le respect des droits de l’homme, de la dignité humaine et des libertés fondamentales. L’imposition de cette loi par l’Assemblée nationale populaire chinoise fragilise clairement le Conseil législatif de Hong-Kong et son autonomie. Elle transforme son identité de façon radicale.

Je m’inquiète des menaces que cette loi représente contre les libertés et les droits de l’homme à Hong-Kong. Cette législation risque de fragiliser la liberté d’expression, la liberté de rassemblement, la liberté de la presse et la liberté académique. La liberté de religion et de croyance est sans-doute également menacée. Selon beaucoup de témoignages, la liberté de religion et de croyance en Chine continentale subit les attaques les plus violentes depuis la Révolution culturelle. Même si la liberté de culte à Hong-Kong n’est pas directement ou immédiatement affectée, la nouvelle loi sur la sécurité et les criminalisations qu’elle implique (pour les actes de « subversion », de « sécession » et de « complicité avec des forces politiques étrangères ») pourraient, par exemple, entraîner le contrôle des prêches religieux, la pénalisation des veillées de prière aux chandelles et le harcèlement des lieux de culte protégeant ou assistant les manifestants. Je prie pour que cette loi ne conduise pas le gouvernement à interférer avec les affaires internes des organisations religieuses et avec les services pastoraux qu’elles proposent au public. Mes frères prêtres et évêques doivent pouvoir préparer leurs homélies en toute confiance, ainsi que les membres du clergé protestant en préparant leurs sermons, de même pour les responsables religieux des autres confessions.

« Priez pour Hong-Kong aujourd’hui, priez pour la paix »

La participation des organisations religieuses dans les affaires sociales ne doit pas pouvoir être affectée. De fait, la Loi fondamentale [qui sert de mini-Constitution pour Hong-Kong] garantit la liberté de culte. Dorénavant, les responsables religieux seront-ils poursuivis pour avoir défendu la dignité humaine, les droits de l’homme, la justice, la liberté et la vérité? Nous en avons fait l’expérience, dès que la liberté est menacée dans son ensemble, la liberté de religion ou de culte est tôt ou tard affectée. Durant plus d’un an, il y a eu de nombreuses manifestations à Hong-Kong, dont la plupart étaient pacifiques. Toutefois, plus de 9 000 manifestants ont été arrêtés, et pas un seul policier n’a été poursuivi pour usage disproportionné de la force. Il faut que tous, manifestants et policiers, soient égaux devant la loi. Les causes des tensions actuelles doivent être traitées impérativement, en trouvant des compromis et en menant des réformes significatives. Cette loi sur la sécurité nationale risque d’aggraver les tensions, et non d’apporter des solutions. Pour ces raisons et dans l’esprit des prophètes, des martyrs et des saints de notre foi, j’appelle à prier pour Hong-Kong aujourd’hui. Priez pour les dirigeants de Chine et de Hong-Kong, pour qu’ils respectent leurs promesses de respecter les libertés et les droits fondamentaux. Je vous invite tous à prier pour la paix.

(Églises d'Asie - le 04/07/2020, Avec Ucanews, Hong-Kong)
 
Covid-19: les pères vietnamiens invités à protéger leurs familles face à la crise
Églises d'Asie
10:08 04/07/2020
Le 1er juillet, à l’occasion du 170e anniversaire de la fondation de l’archidiocèse de Hué, dans le centre du Vietnam, Mgr Joseph Nguyen Chi Linh, archevêque de Hué et président de la Conférence épiscopale vietnamienne, a présidé une célébration spéciale en présence des pères de famille du diocèse. « Prenez exemple sur saint Joseph en faisant confiance à Dieu et en recevant la force de l’Esprit Saint, afin de mieux défendre vos familles contre l’adversité », a confié Mgr Linh, 70 ans, en évoquant les conséquences sociales, économiques et politiques considérables de la crise sanitaire mondiale. Selon le ministère du Travail, des Invalides de guerre et des Affaires sociales, 7, 8 millions de Vietnamiens ont perdu leur travail ou des heures de travail durant le confinement.

Le 1er juillet, plus de mille pères de famille de Hué sont partis en pèlerinage à la cathédrale de Phu Cam, afin de participer aux cérémonies marquant le 170e anniversaire de la fondation de l’archidiocèse de Hué. À cette occasion, Mgr Joseph Nguyen Chi Linh, archevêque de Hué, a confié que ce rassemblement était destiné à encourager les pères à défendre leurs familles en ce temps de crise, à les protéger et à prévoir les conséquences et l’impact du Covid-19. Mgr Linh, âgé de 70 ans, a rappelé que le coronavirus avait profondément affecté l’ordre social, économique et politique mondial, et qu’il avait causé une vague de chômage massif. Le ministère du Travail, des Invalides de guerre et des Affaires sociales du Vietnam a enregistré 7, 8 millions de personnes ayant perdu leur travail ou dont les heures de travail ont été réduites dans le pays. Près de 17, 6 millions de Vietnamiens ont également subi des pertes de salaires en raison du confinement. Mgr Linh, qui est également président de la Conférence épiscopale vietnamienne, a ajouté que les catholiques vietnamiens sont confrontés à de nombreux problèmes dans une société sécularisée comme le Vietnam, notamment au sein des familles. « Prenez exemple sur saint Joseph en faisant confiance à Dieu et en recevant la force de l’Esprit Saint, afin de mieux défendre vos familles contre l’adversité », a poursuivi l’évêque – saint Joseph est le patron des responsables locaux de l’Association familiale catholique.

Le père Augustine Le Quy Phi, père rédemptoriste, présent durant la célébration, a invité les participants à recevoir les sacrements régulièrement et venir à la messe, afin d’être mieux préparés à affronter la crise. Le père Phi ajoute qu’un père âgé de 70 ans a témoigné avoir abandonné sa foi pendant 40 ans, déçu par un prêtre qui avait manqué de respect envers les laïcs. Le prêtre ajoute que cet homme et sa femme sont partis en pèlerinage en 2017 au sanctuaire marial de Notre-Dame de la Vang, mais qu’il a refusé de se confesser, jusqu’à ce qu’il rencontre le père Phi. « Il est retourné à l’église et je suis sûr qu’il s’est réconcilié avec sa famille », se réjouit-il. Joseph Nguyen Van Phat, de la paroisse de Vinh Hien, dans la province de Thua Thien, confie qu’après la fin du confinement, fin mai, la plupart des habitants se sont retrouvés sans travail et confrontés à de nombreuses difficultés financières, forcés d’accepter des prêts coûteux afin de subvenir aux besoins de leurs familles. Joseph Phat, un pêcheur de 78 ans, ajoute que les pêcheurs n’osent pas aller en mer de peur d’être attaqués par des bateaux chinois. Il estime que les familles confrontées à ce genre de problèmes économiques risquent facilement de sombrer si elles n’ont pas confiance en Dieu. Mgr Linh a rappelé que de nombreuses familles sont venues à Hué au cours des dernières années afin de chercher un emploi. Ainsi, la population catholique de l’archidiocèse est passée de 70 000 fidèles en 2015 à 60 000 cette année. L’archidiocèse couvre les provinces de Quang Tri et de Thua Thien Hue, pour une population totale d’environ 2 millions de personnes.

(Églises d'Asie - le 04/07/2020, Avec Ucanews, Hong-Kong)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Chúa Nhật 14 Thường Niên - Năm A - 2020
Ban Thông Tin-CĐCGVNNU
08:01 04/07/2020


Trong mùa đại dịch COVID-19, theo yêu cầu của giáo dân và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh-Tâm, Quản Nhiệm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam- Nam Úc, Ban Thông Tin – CĐCGVN-NU thực hiện các Thánh Lễ Trực Tuyến (TLTT) hằng tuần. Thêm vào đó, vẫn có Tiểu Tập Phụng Vụ Lời Chúa hằng tuần được in ra cho những tín hữu không có điều kiện xem TLTT.
Sau đây là bài Suy Niệm cho Thánh Lễ Chúa Nhật 14 Thường Niện Năm A của Đức Ông Quản Nhiệm Phaolô Nguyễn Minh-Tâm.

Bài Suy Niệm - Thánh Lễ Chúa Nhật 14 Thường Niên - Năm A

Anh chị em thân mến,
Giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô mời gọi ta học lấy tinh thần hiền hậu và khiêm nhường của Ngài. Khiêm nhường giúp ta tránh được cái tật “biết rồi”. Thông thường, đối với những gì ta quen thuộc, ta luôn nghĩ rằng ta biết rồi, nên ta không cần lắng nghe, không cần suy nghĩ nữa. Thái độ này làm cho ta không để tâm suy nghĩ lời Chúa. Tâm trí ta không mở ra để đón nhận ý nghĩa sâu xa của lời Ngài.
Nơi đây, ta lại giống như những bậc khôn ngoan thông thái mà Chúa đề cập trong Tin Mừng. Thái độ “biết rồi” ngăn cản khiến cho lời Chúa không trổ sinh hoa trái cho trong tâm hồn và cuộc sống ta. Rốt cuộc đức tin của ta không phát triển vì thiếu dinh dưỡng từ lời Chúa.
Thái độ “biết rồi” cũng làm cho ta thiếu hiểu biết về những người sống bên cạnh ta hay cùng làm việc với ta. Ta nghĩ rằng ta biết họ hết rồi, nên ta không còn hiểu được tâm hồn của họ để thông cảm, nâng đỡ và tha thứ. Nhiều khi một cuộc sống gia đình ổn định chưa hẳn là không có vấn đề. Có thể những người trong cuộc đang chịu đựng khó khăn, và bất mãn đang nhen nhúm chỉ chờ ngày bùng nổ. Bởi vậy, tinh thần khiêm nhường giúp ta biết lắng nghe người thân cận để hiểu biết, thông cảm, chia sẻ và có khi giải quyết vấn đề ngay khi còn trong trứng nước.
Cái tật “biết rồi” cũng biểu lộ qua việc tính toán thái quá để tìm kiếm tiền bạc vật chất, như thể hễ càng giàu có vật chất thì càng sống yên ổn hạnh phúc. Nhưng đây là một ảo tưởng, vì vật chất không đủ sức để đem lại an bình. Bởi lẽ, những thứ sợ hãi như làm ăn thất bại, buôn bán thua lỗ, đau yếu bệnh tật, tình người mong manh... cũng đủ làm ta bất an, cho dù ta giàu có thế nào đi nữa. Ngay như tình trạng một đầu óc cứ triền miên suy nghĩ tính toán danh lợi và sự nghiệp cũng làm ta nặng nề, căng thẳng. Bởi vậy, Chúa mời gọi ta đến với Ngài để được bồi dưỡng. Khi ta thực sự dành ra thời giờ đến với Chúa, để bồi đắp đời sống tâm linh của mình, ta sẽ có tinh thần phó thác vào Ngài và sẽ được nghỉ ngơi an bình. Thánh Augustinô nói rất chí lý: “Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa, và tâm hồn con ray rứt cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa”.
Ta hãy có tâm hồn cởi mở đối với Chúa để Ngài đổ tràn tình yêu và ân sủng cho ta. Hôm nay, ta hãy nhớ đến lời Chúa dạy: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.” (Mt 11:28-29).
(Trích bài suy niệm “Mở lòng cho Chúa” của Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh-Tâm, 03/07/2011)

Ban Thông Tin -CộngĐồng Công GiáoViệt Nam-Nam Úc
 
Giáo Phận Nha Trang: Đức Cha Giuse Võ Đức Minh Truyền Chức Linh Mục Cho 19 Phó Tế
Lưu Thái Văn Chương
21:00 04/07/2020
Trong tâm tình mừng Hồng Ân kỷ niệm 63 năm hình thành và phát triển Giáo Phận, lúc 9h00 ngày 04.06.2020 tại Nhà thờ Chính Tòa Nha Trang, quây quần bên vị mục tử là Đức Cha Giuse – giám mục giáo phận Nha Trang có Đức Ông Giu se Lê Văn Sỹ, Linh mục Tổng Đại diện Giáo phận, Cha Gioan Baotixita Ngô Đình Tiến, Giám đốc Đại Chủng viện Sao Biển Nha Trang cùng các linh mục thuộc nhiều thế hệ, các tu sĩ nam nữ, các chủng sinh cùng toàn thể anh chị em giáo dân của 115 giáo xứ thuộc 9 giáo hạt trong giáo phận. Bên cạnh đó còn có cha giám tỉnh Đan Viện Thiên Hòa – Ban Mê Thuột và phụ huynh của các đan sĩ sẽ lãnh nhận thánh chức hôm nay.

Xem Hình

Trong ngày lễ này Đức cha Giuse cũng đặt tay truyền chức Linh mục cho 16 thầy phó tế gồm:

1.Đaminh Nguyễn Thái HÒA, 25/12/1988, gx Vĩnh An;
2.Giuse Nguyễn Ngọc HUY, 23/02/1989, gx Hòa Nghĩa;
3.Anrê Đoàn QuangKHẢI, 25/07/1988, gx Vinh Trang;
4.Đaminh Nguyễn Hữu LỘC, 27/08/1988, gx Hòn Thiên
5.Giacôbê Phạm Ngọc LUÂN, 15/03/1990, gx Đống Đa-Anna
6. Phanxicô X. Nguyễn Hoàng NAM, 01/04/1988, gx Cây Vông
7. Phaolô Trần Vĩnh NGHĨA, 21/07/1989, gx Phước Hòa
8. Simon Hòa Lê Trần Thế PHONG, 02/03/1988, gx Quảng Thuận
9. AntônLê Hùng SƠN, 02/07/1990, gx Vĩnh An
10. Phêrô Nguyễn Duy TÂN, 13/07/1988, gx Tấn Tài
11. Phêrô Nguyễn Ngọc THOẠI, 20/03/1988, gx Cây Vông
12. Phêrô Phạm Ngọc TIẾN, 21/09/1988, gx Phước Thiện
13. Phanxicô X. Nguyễn Hữu TÍNH, 18/09/1990 gx Tân Bình
14. Phêrô Hoàng Minh TRUNG, 16/09/1990, gx Mỹ Đức
15. Matthêu Nguyễn Thanh TÙNG, 17/08/1990, gx Đại Điền
16. Phêrô Nguyễn Nhật Hoàng VŨ, 14/04/1990, gx Hòa Tân

3 Phó tế đan sĩ của Đan viện Biển Đức Thiên Hòa, Giáo Phận Ban mê thuột:
1.Đa Minh Trần Duy Lộc sinh 1968, khấn trọng thể ngày 08.12.2014
2.Tephano Mai Xuân Hồng sinh năm 1975, khấn trọng thể 06.08.2012
3.Gioan Thánh Giá Trần Xuân Hoàng sinh 1986, khấn trọng thể ngày 11.07.2014

Ngỏ lời với cộng đoàn Dân Chúa Đức cha Giuse đã nói:” Hôm nay chúng ta thật hạnh phúc, chung lòng chung ý với nhau xin Chúa tuôn đổ muôn hồng ân trên 19 người anh em của chúng ta sẽ lãnh chức Linh mục… xin chúc mừng những người anh em.Và qua sự hiện diện của những người anh em hiện diện nơi đây xin chúc mừng quý cha quản xứ, quý cha nghĩa phụ - cách này cách kia đã góp phần trong tiến trình tiến đến chức linh mục của anh em. Đặc biệt xin trân trọng với cha giám đốc, ban giám đốc, ban giáo sư đại chủng viện Sao Biển, chủng viện Lâm Bích là những người dày công đào tạo anh em của chúng ta. Xin chúc mừng Cha giám tỉnh Đan viện Thiên Hòa, giáo phận Ban Mê Thuột đồng hành với các Đan sĩ. Xin chúc mừng và trân trọng cảm ơn đến phụ huynh Cha Mẹ, Ông bà, thân nhân bạn hữu của các tiến chức Linh mục ngày hôm nay.”

Sau Khi Cha Gioan Baotixita Ngô Đình Tiến, Giám đốc Đại Chủng viện Sao Biển xướng tên các tiến chức và chứng nhận các tiến chức xứng đáng lãnh nhận chức Linh Mục Đức Cha đã ban lời huấn dụ:” …Lời Chúa tồn tại đến muôn đời, Lời Chúa không những là ánh sáng cho nẻo đường đi của chúng ta mà Lời Chúa còn là sự sống thiêng liêng nuôi dưỡng chúng ta. Đời sống Linh mục rao giảng Lời Chúa, sống Lời Chúa để Lời Chúa trở nên thật sự trở nên lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng đoàn dân của Thiên Chúa…Để có thể thấm nhuần Lời Chúa phải là người môn đệ, người học trò của Lời Chúa…khi được tuyển chọn, được đầy ơn Thánh Thần chúng ta được sai đi trong các sứ vụ của chúng ta, chúng ta trở nên người Tông Đồ. Và đặc biệt với kinh nghiệm dày dạn của người Tông đồ chúng ta sẽ trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu vị MỤC TỬ NHÂN LÀNH… Hãy là người Môn Đệ.Hãy là người Tông Đồ.Hãy là người MỤC TỬ NHÂN LÀNH như lòng Chúa mong muốn.

TRước khi kết thúc thánh lễ Đức cha cũng gởi lời tâm huyết tận đáy lòng của Ngài đến toàn thể cộng đoàn Dân Chúa” Tôi bước vào năm thứ 50 đời linh mục của mình, với nhiều ân sủng và cũng trải qua rất nhiều thăng trầm, thử thách trong đời linh mục.Tôi muốn nhân cơ hội này có một tâm tình với tất cả Dân Chúa, cách riêng trong giáo phận Nha Trang. Hãy yêu mến, kính trọng chức Linh Mục trong Hội Thánh của Chúa. Hãy yêu mến và kính trọng bởi vì đó không phải do con người tạo ra nhưng là ơn của Chúa. Mà vì thế tại các nơi này nơi kia khi có những khuyết điểm, có những yếu đuối cách này cách nọ vị Linh mục cũng là con người, là bình sành dễ vỡ nhưng lại chứa đựng nơi những con người đó, nơi bình sành dễ vỡ đó là kho tàng vô giá là Đức Giêsu Kitô qua Thánh chức Linh mục. Do đó kinh nghiệm trong Giáo Hội cách chung khi chung ta coi thường chức Thánh chúng ta sẽ làm cho Giáo Hội khủng hoảng, bị có những xào xáo và thậm chí có tinh thần thế tục. Ngược lại khi chúng ta nhìn vào các Linh mục, như những dấu chỉ của ơn Chúa và đương nhiên ước mong các linh mục sống thật xứng đáng, xứng đáng người Môn Đệ, người Tông Đồ, người Mục Tử Nhân Lành thì chúng ta sẽ làm cho gia đình giáo phận Nha Trang thân thương của chúng ta ngày càng phát triển và phát triển cách tốt đẹp. Tôi có tâm nguyện như thế chia sẻ lại với hàng linh mục cách chung, với tu sĩ với Dân Chúa cũng như với tất cả mọi người.”

Kết thúc Thánh lễ đầy Hồng Phúc, đong đầy niềm vui hôm nay Đức Cha đã ban phép lành Tòa Thánh với ơn toàn xá cho tất cả mọi người đang hiện diện hoặc những người vì cách trở mà vẫn đang hướng lòng về Thánh lễ lúc này

Để phục vụ cho anh chị em giáo dân đứng bên ngoài tham dự lễ được hiệu quả sốt sắng ban tổ chức đã đặt ba màn hình lớn để mọi người chú tâm theo dõi dễ dàng, đặt biệt năm nay một bước tiến mới của ban truyền thông giáo phận còn tổ chức tường thuật trực tiếp trên trang mạng để anh chị em vì nhiều lý do không đến vẫn dõi theo được

Được biết các Tân Linh mục hôm nay được đào tạo và huấn luyện từ cái nôi chủng viện Lâm Bích đã tái thiết từ năm 2007 mà khóa một bội thu ơn gọi với 28 linh mục được truyền chức ngày 31/5/2018, tại Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang.

Chương trình đào tạo tại chủng viện Lâm Bích kéo dài 4 năm với ba năm nội trú để trải nghiệm đời sống cộng đoàn và một năm thực tập tại các xứ để thêm chín chắn trong ơn gọi.Sau khi được xét tuyển gởi lên Đại chủng viện Sao biển các ứng sinh Linh Mục sẽ trải qua bảy năm đào tạo với ba năm đầu là Tu đức và Triết học tiếp đến là bốn năm Thần học.Sau ba năm của giai đoạn Triết học các ứng sinh sẽ có một năm thử tại giáo phận của mình

Tin ảnh: Lưu Thái Văn Chương
 
Mừng Tỉnh Dòng Phao-lô Đà Nẵng 60 năm Thành Lập và Mừng Hồng Ân 50 năm Khấn Dòng Quý Sơ
Tô-ma Trương Văn Ân
21:26 04/07/2020
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Mừng Tỉnh Dòng Phao-lô Đà Nẵng Ngọc Khánh (60 năm) Thành Lập và mừng Hồng Ân Kim Khánh ( 50 năm ) Khấn Dòng của Nữ tu Tê-rê-sa Phan Thị Thanh Hương và Nữ tu Tê-rê-sa Nguyễn Thị Hạnh. Lúc 17 giờ, ngày 4 / 7 / 2020, tại cộng đoàn Thiên Mẫu – Cộng đoàn nữ tu thuộc Tỉnh Dòng Phao-lô Đà Nẵng, địa chỉ số 16 đường Phan Tứ, Quận Ngũ hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng. Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại diện Giáo phận Đà Nẵng, đã Chủ sự Thánh lễ Tạ ơn, cùng đồng tế với Quý Cha Linh hướng, Quý Cha Ân nhân, thân nhân với Quý Nữ tu trong dịp mừng Hồng Ân này. Rất nhiều Tu sĩ, Bà con thân nhân và các Giáo xứ các Đoàn thể Hai Nữ tu phục vụ đã đến tham dự.

Xem hình

Sáu mươi năm với Tỉnh Dòng và nhiều mốc Khấn Dòng của nhiều lớp Tu sĩ, cách riêng với Hai Sơ trong dịp Kỷ niệm 50 năm khấn Dòng. Tỉnh Dòng và Quý Tu Sĩ trải qua bao thăng trầm của xã hội, vượt qua mọi khó khăn thử thách, nhưng Quý Nữ tu vẫn một lòng dâng trọn cuộc đời cho Thiên Chúa và anh chị em, với niềm tin yêu, cậy trông và phó thác, sống trung tín, phục vụ và thi hành Sứ vụ vì tình yêu, trong Linh Đạo của Hội Dòng Phao-lô.

“ Tôi có là gì cũng là nhờ ơn Thiên Chúa và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu” ( 1Cr 15, 10) đó là tâm tình của Quý Tu sĩ, của mỗi người, cách riêng Nữ tu Tỉnh Dòng Phao-lô Đà Nẵng trong dịp Mừng Ngọc Khánh ( 60 năm) thành lập, trong buổi sáng cùng ngày.

Tỉnh Dòng Phao-lô Đà Nẵng hiện có 48 Cộng Đoàn với 443 Nữ tu sĩ, hiện diện trên hầu hết các Giáo phận của Giáo Tỉnh Hà Nội và các Giáo phận của Giáo Tỉnh Huế. Mục đích: Nữ tu tông đồ với sứ mạng bác ái, sống trong tinh thần đơn sơ, khiêm tốn, dũng cảm và được nuôi dưỡng bằng linh đạo quy về Chúa Kitô và Mầu nhiệm Vượt Qua. Chuyên Giáo dục trẻ em, Chăm sóc bệnh nhân, Giúp đỡ những người bất hạnh, trẻ mồ côi và đặc biệt những người bị lãng quên, những người bần cùng khốn khó với tấm lòng ưu ái.

Xin được chúc mừng Tỉnh Dòng Phao-lô Đà Nẵng 60 năm thành lập. Xin được chúc mừng Hai Soeur ( Sơ), xin được hiệp lời tạ ơn với niềm vui và cảm tạ. xin Thiên Chúa ban an lành cho Quý Tu Sĩ, cách riêng Quý Sơ ( Nữ tu) luôn thắm thiết trong tình yêu Thiên Chúa và yêu Anh chị em.

Tô-ma Trương Văn Ân
 
Văn Hóa
Lá thư Canada : Hạnh Phúc Từng Ngày
Trà Lũ
08:21 04/07/2020
Canada vừa mừng lễ Quốc khánh vào đầu tháng Bảy, tròn 153 tuổi. Canada còn trẻ nhưng đã làm được bao nhiêu kỳ công cho thế giới, đây là sự đóng góp của bao di dân nhân tài. Dân số Canada 36 triệu, một phần năm là các dân đến từ trên 70 quốc gia. Từ nhiều nguồn như thế nhưng đất nước sống trong thanh bình, không có nạn kỳ thị chủng tộc như bên Mỹ hiện nay. Nhiều người bảo đây là phước lành của Thiên Chúa ban cho đất nước 36 triệu dân mà có tới 23 triệu là người theo đạo Chúa. Chỉ có 36 triệu dân mà được sống trên một diện tích lớn bao la, thứ hai trên thế giới, những gần 10 triệu cây số vuông.

Sử Canada ghi năm lập quốc là 1867, nhưng trước đó đất Canada đã là nơi sinh sống của người Da Đỏ. Và theo diện mạo người Da Đỏ, ta thấy họ không phải là dân da trắng chút nào. Các nhà nhân chủng học cho rằng họ có gốc Á Châu và đã có mặt ở miền đất này ít nhất cũng trên 15 ngàn năm. Có người còn suy ra rằng họ chính là người Việt Nam thời tiền sử, là con cái Mẹ Âu Cơ đã theo mẹ lên núi tức là đi về hướng bắc, gặp bắc cực thì tiến sang phía tây, rồi gặp eo biển Beringa thì tiến xuống phía nam, nay chính là Canada vậy. Và đoàn con mẹ Âu Cơ này đã sinh sôi nảy nở, vào thế kỷ thứ 15 dân số đã lên tới 16 triệu. Rồi người da trắng đến, người Da Đỏ đã không xua đuổi mà con tiếp rước, giúp cho ổn định cuộc sống. Lễ Thanksgiving Bắc Mỹ có gốc từ cuộc sống này. Thế nhưng, người Da Đỏ đang khoẻ mạnh và phát triển tốt đẹp như thế, nào ngờ người da trắng đã đổ bệnh cho họ. Dân Da Đỏ đã bị dịch viêm gan viêm phổi từ dân da trắng Âu Châu. Chết gần hết. Hiện nay dân số Da Đỏ chỉ còn lại tròm trèm một triệu người !

Chuyện này dài lắm, để lần khác tôi sẽ trình thêm, tôi có rất nhiều tài liệu liên quan tới gốc Việt Nam của người Da Đỏ. Ngay quốc danh Canada đã mang dấu vết VN rõ ràng, Canada = Cái Nhà Ta, Toronto = Tổ Rồng To... Cho nên ta suy ra: người VN đang sống ở Canada là đang sống ở đất của anh em nhà mình, không phải sống nhờ, các cụ có đồng ý không cơ?

Đầu bài nói về lễ quốc khánh Canada mà vì đề tài người Da Đỏ hấp dẫn quá nên tôi đã miên man. Chưa bao giờ lễ quốc khánh buồn như năm nay. Không có nghi lễ chào quốc kỳ, không diễn văn, không diễn hành, không pháo bông, không có văn nghệ ngoài trời... Trừ có một việc làm tôi thích là trong thánh lễ ở các nhà thờ, tuy bị giãn cách, nhưng cuối lễ cả nhà thờ đều đứng lên hát quốc ca Canada. Tôi thấy mấy bà ngồi hàng ghế đầu đã chảy nước mắt khi hát đến câu cuối cùng ‘God bless Canada’.

Sau lễ quốc khánh, sau lễ nhà thờ, dân Canada lại ngụp lặn trong không khí lo sợ Dịch Vũ Hán của Tàu. Lại có tin ở Trung Hoa đang xuất hiện những trận mưa lớn gây bão lụt đe dọa đến cái Đập Tam Hiệp và đe doạ tới sinh mạng của 500 triệu dân ở quanh vùng. Tôi xem thấy trên đài những trận mưa kinh hoàng này, có nơi là mưa đá, có cục mưa đá to như qủa trứng gà và lạ lùng thay cục đá này có hình con Côvít-19. Bạn bè nhiều người hỏi tôi kẻ gây ra cơn dịch này có bị luật nhân quả không. Xin các cụ đáp cho tôi với.

Tin thời sự tiếp theo là tin tranh cử tổng thống bên Mỹ. Suốt ngày nghe hai đảng chửi nhau. Suốt ngày được xem đoạn hình ông Joe Biden, bà Nancy Pelosi, và nhiều yếu nhân đảng Dân Chủ qùy gối trước quan tài của Ngài George Floyd một phạm nhân da đen, không phải để tôn kính bái phục mà để xin phiếu... Suốt ngày được xem phim thời sư ông Trump chủ tọa lễ tốt nghiệp các tân sĩ quan West Point, ông chào và bắt tay trên 600 vị, và cuộc gặp gỡ cử tri ở Tulsa. Trong cuộc gặp gỡ vui vẻ này, ông hùng biện thao thao hơn 1 giờ, ông nói rất hay nhưng không hề được phe truyền thông cánh tả nhắc tới.

À, lại còn tin cha con ông Joe Biden bị tố cáo ăn hối lộ ở Ukraina liên quan tới công ty dầu khí Burisme. Số tiền hối lộ này đang bị điều tra, có thể từ 1 tỷ rưỡi lên tới 6 tỷ mỹ kim. Thật là rầy rà to cho ngài Biden đây.

Toàn những tin nghẹt thở. Tôi chỉ thấy dễ thở khi đọc tin vui này là một bài thơ VN được in trong sách giáo khoa Mỹ, đó là bài ‘Quà tặng trong chiến tranh’ viết về cuộc chiến VN của nữ thi sĩ Trần Mộng Tú, bà gốc Hà Đông di cư vào Nam 1954. Bài này đăng song song với bài diễn văn nổi tiếng của Abraham Lincoln khi ông nói về những thảm cảnh trong cuộc nội chiến ở Mỹ. Bài thơ của Trần Mộng Tú cũng nói về những thảm cảnh cuộc nội chiến anh em Bắc Nam giết nhau trước 1975.

Thôi, tin thời sự như vậy đủ rồi, bây giờ xin mời các cụ về làng An Lạc của tôi để mừng lễ Hiền Phụ / Fathers Day. Theo thông lệ trong làng, lễ Người Cha thì phe các bà đãi phe các ông. Công bằng và vui ha. Các cụ có đoán phe các bà đãi các nhà quân tử chúng tôi món gì không? Dễ mà. Sống ở đất nước gấm hoa này chúng ta không còn thiếu món gì, muốn là được, thiếu chăng là những món ăn dân giả ngày xưa ở quê nhà. Phe các bà cũng nghĩ như vậy nên đã đãi chúng tôi món dân giả. Ôi nó ngon cách gì. Trước khi đến nhà Chị Ba Biên Hòa, các nhà quân tử chúng tôi đã gặp nhau ở một quán cà phê để chia sẻ các chuyện trên trời dưới đất, chuyện Canada, chuyện Hoa Kỳ, chuyện Cụ Trump với Cụ Biden. Khi biết tiệc hôm nay sẽ ăn cá lóc thì các nhà thông thái chúng tôi đã đoán cá lóc sẽ nấu theo kiểu gì. Ý ông ODP bồ chữ hay nhất. Ông nói thế này : Cá lóc làm món nhậu thì phải làm theo cái bếp Miền Nam mới ngon. Cá lóc đầy ở các đìa, khi nước rút ra khỏi ruộng, ta đắp bờ tát đìa. Bắt được rất nhiều cá lóc. Có thể lằm nhiều món, tuỳ hoàn cảnh và tùy hứng, như :

- Canh Chua. Canh Chua cá lóc nấu với trái bứa hay trái bần mới ngon. Phải có bạc hà, đậu bắp, ngò om và ớt chín. Món này ăn với cơm và cá kho tộ.

- Nướng Trui. Cách làm theo lối miền quê : để nguyên con, không mổ bụng, không đánh vảy. Chặt một cành tre tươi vót nhọn thọc từ miệng cá tới gần đuôi, rồi nướng trên lửa than, trở qua trở lại cho đều, khi nào thấy da cá nứt ra và tươm mỡ là cá chín tới. Tuốt cá ra để trên đĩa, lấy đũa chấn trên sống lưng cá, tự nhiên lớp da cá và vảy cá tróc hết, bày ra một lớp thịt trắng nuột thơm phức, khói bay nghi ngút. Bây giờ đem cuốn với bánh tráng, rau sống, củ kiệu, chuối chát, rồi chấm với mắm nêm.

- Hay nướng ốp bẹ chuối theo kiểu ngoài đồng. Để nguyên con cá, không mổ ruột, không đánh vảy, ta lột bẹ chuối tươi ốp cá lại, dùng dây thép cột hai đầu cho chặt, rồi chất rơm khô mà đốt. Khi thấy bẹ chuối vàng héo và nước mỡ tươm ra là dấu cá chín, món này dùng với bún hay bánh hỏi và nước mắm me sả ớt là ngon hết sẩy. Nếu ngoài đồng không có bẹ chuối thì lấy đất bùn đắp phủ lên con cá, biến nó thành một cục đất rồi chất rơm chất rạ đốt. Khi nào cháy hết rơm hết rạ, than tàn, thì đập ra. Da vảy con cá đã dính chặt vào vỏ đất, con cá hiện ra nguyên hình trắng nuốt và khói nghi ngút.

- Cá kho. Kho kiểu người Nam dịp tết, kho cá với thịt nạc lưng, nước dừa, hột vịt, ăn với cơm và dưa giá. Ngon quên chết.

Khi xe chúng tôi tới nhà chị Ba Biên Hòa thì phe các bà cũng vừa nấu nướng xong. Mọi người ngồi vào bàn ngay. Cụ Chánh đọc lời kinh mở đầu rồi nói : Ăn trước, diễn văn sau. Xin vâng. Bữa ăn thịnh soạn quá. Đúng như chúng tôi đoán : canh chua, cá kho tộ và cá lóc nướng trui. Lâu ngày bị cách ly, nay đưọc gặp lại nhau, ôi vui cách gì. Bao nhiêu chuyện để nói. Bà cụ B.95 vẫn quen lệ là xin anh John chủ nhà kể chuyện vui. Anh John cũng đã quen lệ, liền nói ngay : Từ khi học tiếng Việt, cháu thấy tiếng Việt nhiều cái hay thấm thía. Chứng cớ thì nhiều vô vàn. Nói đâu xa, ngay cái vụ gọi tên cũng đã hay qúa. Xin lấy chuyện thời sự. Phe VN mình đặt tên VN cho các chính khách Hoa Kỳ thiệt là hay và ngộ. Ông Clinton thì gọi là Ông Tân, Ông Bush thì là ông Bút, ông Obama thì là ông Ma, Bà Hillary là bà Hiếu, Ông Trump là ông Trâm, Ông Biden là ông Bí Đen... chả phải e dè kiêng cữ gì. Trái lại, khi đặt tên cho người VN thì phải kiêng cữ nhiều lắm, như nhà văn Văn Quang khi xưa, ông kiêng viết tắt tên mình là VQ vì ông sợ có đứa xấu mồm đọc là ‘vê cu’, súng của ông còn nguyên vẹn có tan nát gì đâu mà phải vê lại, việc này giống y như chuyện trong một hội đoàn kia khi in tên ban chấp hành thì ông thủ quỹ xin viết rõ là thủ quỹ chứ không được viết tắt là TQ, kẻo có đứa xấu nết sẽ đọc là ‘tê cu’, lý do cây súng của ông còn khoẻ nguyên có bị tê bại bao giờ đâu. Việc này làm tôi cũng nhớ một ông già tên là Hoan. Ông cấm mọi người gọi ông là Cụ Hoan, vì ông sợ có đứa hỗn láo sẽ nói lái ra ‘hoạn cu’.

Nghe đến đây thì ông ODP xin góp chuyện. Hồi trước 1975 quốc hội VNCH một thời có thay đổi chủ tịch Nguyễn Bá Lương và Nguyễn Bá Cẩn. Báo chí làm ầm việc này. Nhà báo nổi tiếng thời đó là Sức Mấy đã trấn an dư luận : Có gì quan trọng đâu mà ầm ỹ lên thế, vì BC hay BL vẫn như nhau mà. Nói xong ông cười hì hì rồi cấm mọi người nghĩ bậy.

Nghe ông ODP nói cấm nghĩ bậy, tôi gật đầu đồng ý ngay vì ai cũng thường nghĩ bậy không à. Các cụ không tin ư, tôi xin chứng minh ngay. Xin đố các cụ câu này : người vợ thích cái gì nhất nơi người chồng? Các cụ nghĩ là cái gì cơ? Không phải cái ấy đâu nha. Câu đáp đúng là vợ thích nhất cái ví tiền khi chồng vừa lĩnh lương xong.

Cả làng cười ầm lên, nhất là phe các bà. Hầu như bà nào cũng nói mình đã đáp sai. Sợ chuyện sẽ đi vào hướng khác, cụ Chánh tiên chỉ đã xin chị Ba Biên Hòa chủ tiệc đọc diễn văn mừng lễ các Người Cha. Chị Ba có chuẩn bị nên đã đọc ngay. Chị mở lời : Nói về người cha thì biết nói thế nào cho hay cho đủ, vậy nên tôi xin mượn một chuyện có gốc từ bên tây, tại một trường tiểu học. Bữa đó đến giờ tập làm văn, cô giáo ra đề bài thế này : Qua lịch sử nước Pháp, em thích vị anh hùng nào nhất và cho biết lý do. Cả lớp im lặng làm bài. Riêng có một em ngồi cắn bút suy tư và không cúi xuống viết bài gì cả. Cô giáo thấy thế liền tiến đến và bảo em : sắp hết giờ rồi, em lo làm bài đi chứ. Em bé liền đứng lên khoanh tay lễ phép thưa rằng : con thấy cha con thực sự là một vị anh hùng mà con không dám viết ra vì con sợ cô bảo là lạc đề. Cô giáo tỏ ra ngạc nhiên hết sức vì trong làng này cô quen hết mọi người và có thấy ai là anh hùng đâu. Cha em bé chỉ là một kỹ sư bình thường mà. Nhưng rồi cô giáo nghĩ cô phải tôn trọng ý kiến của học sinh, nên cô bảo : Nếu em nghĩ cha của em là anh hùng thì em cứ viết ra, tả hết ra. Em bé liền ngồi xuống cắm cúi viết say mê. Và em đã nộp bài đúng giờ. Tối hôm đó vì tò mò cô đã lấy bài của em ra xem. Em viết thế này :

...Em học lịch sử và thấy rằng nước ta có rất nhiều anh hùng như Jeanne d’Arc, Charlemagne, Napoléon...nhưng không có vị nào làm em ưa thích bằng cha em. Cha em chính là một vị anh hùng chân chính.

Người ta bảo anh hùng thường rất mạnh, cha em mạnh lắm. Cha em có thể quỳ hai gối chống hai tay, chở em và em nhỏ trên lưng, bò quanh phòng một cách rất ung dung, thỉnh thoảng lại còn vùng vẫy và rống lên như con bò vậy. Lại còn điều này nữa là mẹ em mập và nặng, thế mà cha em thường bế má em lên thang lầu dễ dàng, vừa đi lại còn cười nữa.

Người ta bảo anh hùng rất thông minh. Cha em thông minh lắm. Bài toán nào khó mấy mà em hỏi, cha em cũng giải được dễ dàng. Các câu hỏi về khoa học cũng vậy. Còn những thắc mắc hằng ngày đều được cha giải thích tường tận.

Người ta bảo anh hùng giúp ích mọi người. Cha em cũng thế. Một lần em theo cha đi chơi quanh làng, ai cũng niềm nở cám ơn cha em : Chào ông Thévol, hôm trước ông chữa giúp cái máy bơm nước cho tôi, bây giờ máy vẫn còn tốt. Chào ông Thévol, tuần qua ông sửa cái máy truyền hình cho tôi, hình ảnh bây giờ rất rõ.

Tóm lại cha em là vị anh hùng em thích nhất. Cha em đem lại vui vẻ cho con cái, hạnh phúc cho gia đình, tiện nghi và thoải mái cho mọi người. Các vị anh hùng trong sử sách, ngoài việc hữu ích cho xã hội thường gây ra chiến tranh và chết chóc, còn cha em chỉ có hoà bình và an lạc...

Đọc đến đây xong, chị Ba xin hết. Cả làng vỗ tay râm ran. Ai cũng khen bài diễn văn hay qúa. Cụ Chánh vỗ vai anh John : Anh thật tốt phước mới lấy được Chị Ba. Anh John trả lời ngay : cháu cũng nghĩ như vậy nên hằng ngày vẫn tạ ơn Chúa về cái phước lớn này. Cụ Chánh nói tiếp : Nhờ Chị Ba mà hôm nay chúng ta có một bữa ăn tuyệt vời, không khí thân ái tuyệt vời và dân làng coi nhau như anh em ruột thịt, đây cũng là một điều tuyệt vời, chúng ta hãy tận hưởng sự hạnh phúc này. Lão xin triết lý một chút. Hạnh phúc ở trong tầm tay chúng ta. Lão nhớ có đọc một chuyện về Đức Phật, rằng có một người kia xin Đức Phật rằng ‘ Con muốn hạnh phúc’. Đức Phật trả lời ngay : Con hãy bỏ CON đi, rồi bỏ MUỐN đi, lập tức con sẽ có HẠNH PHÚC. Nhiều người chúng ta nghĩ rằng tiền bạc đem lại hạnh phúc, không phải thế, ta hãy nghe lời Đức Đạt Lai Lạt Ma :

Ra đời hai tay trắng,

Lìa đời trắng hai bàn tay

Sao mải nhặt cho đầy

Túi đời như mây bay

Các bạn còn nhớ lời danh hài Charlot người Pháp không. Cuối đời ngộ đạo, ông trối lại cho hậu thế nhiều điều ý nghĩa :

- Ngày mất mát lớn nhất trong cuộc đời là ngày chúng ta không cười.

- Nếu bạn nhìn thấy mặt trăng, bạn nhìn thấy vẻ đẹp của Thượng Đế

- Nếu bạn nhìn thấy mặt trời, bạn nhìn thấy sức mạnh của Thượng Đế

- Nếu bạn nhìn thấy bạn trong tấm gương, bạn nhìn thấy tác phẩm của Thượng Đế.

- Tất cả chúng ta là du khách. Thượng Đế là chủ hãng du lịch. Người sẽ quyết định về lộ trình, sẽ định hướng.

- Cuộc đời là một chuyến du hành.

- Hãy sống hạnh phúc ngày hôm nay, hưởng cho trọn vẹn, vì ngày mai có thể sẽ không đến.

Những lời này tôi thấy đúng y như lời tôi hằng nghe ở nhà thờ : Bạn hãy làm hết sức, phần còn lại Chúa sẽ lo : Do your best, and God will take care of the rest.

Kính chúc các cụ hạnh phúc từng ngày.

God bless Canada and USA.

TRÀ LŨ
 
VietCatholic TV
Đừng tuyệt vọng: Lòng Thương Xót Chúa từng biến một đạo sĩ thờ Satan thành một Chân Phước Công Giáo
Giáo Hội Năm Châu
05:03 04/07/2020

Tờ National Catholic Register có một câu chuyện kể về cuộc đời và hạnh tích của một vị Chân Phước có tên là Bartolo Longo, người từng được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi là “Vị Tông Đồ Của Tràng Hạt Mân Côi”. Danh xưng này là để đánh dấu chặng đường cam go đầy thử thách cũng như ơn lành mà thánh nhân nhận được nhờ vào lòng yêu mến Đức Mẹ qua việc lần chuỗi Mân Côi.

Việc một người đạo hạnh được phong Chân Phước là một điều đáng quý. Nhưng việc Chân Phước Bartolo đã từng là một giáo sĩ của đạo thờ Satan rồi trở lại đạo Công Giáo, sống đời tận hiến và được tuyên Chân Phước sau khi qua đời mới chính là tấm gương sáng hơn nữa cho chúng ta cùng học hỏi.

Gần mực thì đen...

Bartolo được sinh ra trong một gia đình có truyền thống Công Giáo tốt lành thuộc miền Nam nước Ý. Là một cậu bé thông minh, nghịch ngợm, ông đã mất đi động lực thúc đẩy niềm tin của mình sau khi mẹ ông đột ngột mất năm ông lên 10. Quãng thời gian bước vào tuổi thanh niên của ông cứ thế trượt dài trong sự nguội lạnh với đức tin Công Giáo. Cho đến khi theo học ngành luật ở trường Đại Học Naples, tiếp xúc với nhiều thành phần trí thức cấp tiến, một số từng là cựu linh mục hoàn tục, thì ông hoàn toàn mất hẳn gốc rễ đức tin của mình. Ông kể về quãng thời gian trầm luân nhất trong đời sống tâm linh của mình trước đó như sau”Tôi dần dà trở nên căm ghét các tu sĩ, linh mục, ngày cả Đức Giáo Hoàng. Tôi đặc biệt căm ghét các tu sĩ dòng Đa Minh là đối thủ rất đáng gờm và mạnh mẽ nhất của những giáo sư đương đại là những người được trường đại học (Naples) gọi là con cái của sự cấp tiến, những người bảo vệ khoa học, và vô địch của mọi quyền tự do”.

Thời gian này, Bartolo thường tìm đến các “nhà ngoại cảm” của thành Naples để tìm câu trả lời cho những sợ trống vắng và những khúc mắc về tâm linh mà ông không còn có thể tìm hiểu nơi đạo Chúa như khi còn sống dưới mái gia đình, nhất là khi mẹ ông còn sống. Dần dà, mối quan hệ với những nhà ngoại cảm này đã dẫn dắt ông đến những giáo phái thờ ma quỷ. Ông thậm chí còn được thăng tiến tới hàng tư tế (priest) của tà phái thờ Satan, sau khi trải qua nghi thức hiến mình cho ma quỷ.

Trong năm sau đó, ông bắt đầu những buổi lễ phụng thờ Satan, và rao giảng hoàn toàn sai lệch về những tín lý và giáo điều của hội thánh Chúa như một tà đạo thật sự. Ông đắm mình trong những nghi thức lên đồng, bói toán và những cuộc liên hoan đầy nhục dục.

Ông ngỡ mình sẽ nắm bắt được khả năng có phép thần thông biến hoá siêu nhiên nếu càng thuyết phục được nhiều Kytô hữu bỏ đạo. Và ông đã thành công ở một mức nào đó khi có nhiều người, thậm chí là tín hữu Công Giáo, tham gia vào tà phái mà ông tích cực rao giảng.

Nhưng, lạ lùng ở chỗ, càng sa lầy vào mưu ma chước quỷ bao nhiêu, Bartolo càng cảm thấy cô đơn, buồn chán, sợ sệt và bối rối bấy nhiêu. Nói cách khác, ông không tìm được sự bình an và thoả mãn nơi tôn giáo của ma quỷ. Đến nỗi, một ngày kia ông đã rơi vào trạng thái trầm cảm nặng, và dự định tìm đến cái chết để tự giải thoát mình khỏi những bế tắc không lối thoát.

Gần đèn thì sáng...

Khi Bartolo đang ở ngay bờ vực của tuyệt vọng và hoang mang cũng là lúc Thiên Chúa ra tay cứu vớt ông khỏi vòng vây ma quỷ. Bartolo kể lại như sau “Khi đó, gia đình tôi cố gắng hết sức để lôi kéo tôi xa rời ma quỷ và trở lại với Chúa. Nhưng họ không sao làm được, nên bảo nhau cầu nguyện thật nhiều cho tôi. Một đêm nọ, trong giấc mơ, tôi thấy người cha quá cố của mình van xin tôi trở lại với Chúa.”

Cảm thấy xúc động vì sự kiện này, ông đã tìm đến một người bạn cũ là giáo sư Vincenzo Pepe, người đã lắng nghe và ra sức thuyết phục Bartolo rời bỏ ngay đạo thờ Satan đồng thời tìm đến với một vị linh mục là cha Alberto Radente thuộc dòng Đa Minh để sau 3 tuần đối thoại thẳng thắn với cha, Bartolo đã được giải tội và trở về làm “con cái Sự Sáng” vào đúng dịp lễ Kính Thánh Tâm Chúa năm 1865.

Giáo sư Pepe quả thật là một người linh hướng tế nhị và chu đáo. Ông đã cho phép Bartolo đến sống chung với mình và cho con chiên lạc vừa tìm được đường về này được bao quanh bởi những giáo hữu tốt lành và thánh thiện để họ giúp đỡ Bartolo củng cố niềm tin vừa tìm lại sau chuỗi ngày dài đi hoang. Ngoài ra, mỗi ngày trong vòng hai năm, Bartolo tình nguyện làm công tác từ thiện cho bệnh viện chuyên chữa trị những người mắc bệnh bất trị của thành Naples. Tại đây, ông đã tìm được ơn gọi và gia nhập dòng Ba Đa Minh là chính tu hội mà trước đây ông đã ghét cay ghét đắng và ra sức đánh phá bằng mọi giá.

Qua việc này mới thấy Thiên Chúa đã thương Bartolo cách riêng và ban cho ông nhiều đặc ân để chuộc tội!

Mẹ: nguồn cậy trông, chưa thấy ai xin Mẹ về không!

Tuy đã hoà giải với Chúa và Hội Thánh, Bartolo vẫn mang trong lòng mặc cảm tội lỗi vì đã từng thề hiến mình cho Satan. Mặc cảm này mãi đeo đuổi và luôn gây ra sự hoang mang sợ hãi cho ông về viễn ảnh hoả ngục có thể đang chờ đón mình. Bản chất nhạy cảm nơi con người Bartolo trở lại hành hạ, khiến ông một lần nữa rơi vào trạng thái trầm cảm và laị toan tính chuyện tự sát.

Cho đến một ngày Bartolo thoáng nghe được lời cầu nguyện của thày Alberto trước tượng Thánh Nữ Đồng Trinh Maria “Ai truyền bá Chuỗi Mân Côi sẽ được cứu rỗi”.

Như kẻ sắp chết đuối, Bartolo tìm đến chuỗi Mân Côi như một chiếc phao hy vọng cho ơn cứu rỗi sau cùng của mình. Và Đức Mẹ một lần nữa đã không phụ lòng tin của bất cứ ai chạy đến cầu xin ơn chữa lành.

Sự cảm mến chuỗi Mân Côi đã khiến Bartolo xúc động đến nỗi ông đem tràng hạt này đến một buổi cầu hồn mà trước đây ông thường tham dự. Khi mọi người tại đó trở nên ngây ngất vì bị người lên đồng mê hoặc, ông đã đứng lên giơ cao tràng hạt Mân Côi và tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa tôn thờ thần linh vì “nó chỉ là một mê cung của những sự nhầm lẫn và sai lạc”.

Ngày 25 tháng 3 năm 1871, Bartolo Longo đã khấn dòng Ba Đa Minh và được đổi tên là thày Rosario để đánh dấu lòng yêu mến của thày dành cho chuỗi Mân Côi. Từ đó, thày làm việc không ngừng với tổ chức từ thiện ở thành Pompeii để xây trường học, trại nuôi trẻ mồ côi, giáo dục con em những tù nhân hình sự nên người hữu dụng, in ấn sách kinh, biên soạn cẩm nang cầu nguyện do hội thánh chủ trương. Đặc biệt, những đóng góp của thày cho việc truyền bá phép lần hạt Mân Côi của thày đã dẫn đến việc Tín Điều về Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời đã được phê chuẩn và công bố vào năm 1950.

Vì những công đức to lớn này, chân phước Bartolo đã được Thánh Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vinh phong lên bậc Chân Phước vào năm 1980.

Gương sáng của Chân Phước Bartolo dạy cho nhân thế nhiều hơn là chỉ một điều. Thiên đàng không chỉ dành cho những người thánh thiện và suốt đời theo chân Chúa.

Bằng cái chết trên núi Sọ, Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta một bài học thế nào là Công Giáo: rằng giáo hội của Ngài nằm ở cả hai đầu thánh giá. Một bên là tên trộm dữ tội lỗi và ngạo mạn, còn bên kia là tên trộm lành biết ăn năn hối cải. Cả hai đều được Chúa yêu thương và chờ đợi họ trở về. Tên trộm dữ, người đã về hùa với quân dữ để nhục mạ Chúa Giêsu. Vậy mà khi cận kề cái chết, Chúa Giêsu vẫn kêu xin Đức Chúa Cha “hãy tha tội cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” (Luca 23:34a). Ở đầu thánh giá bên kia, tên trộm lành đã thức tỉnh và xin Chúa Giêsu nhớ đến mình khi về thiên đàng. Với người này Chúa đã bảo “Thật thế, ngay hôm nay ngươi sẽ ở cùng ta trên thiên quốc”.

Câu chuyện về cuộc đời nằm ở- hai- đầu- thánh- giá- Chúa-Kytô của Chân Phước Bartolo - từ một nhân vật không thể có ai tội lỗi hơn cuối cùng lại trở nên bậc Chân Phước- như dành để cho những ai tay đã trót nhúng chàm có thêm động lực tìm kiếm một kết thúc có hậu: ơn tha thứ và ơn cứu rỗi.

Trên hết mọi sự, là những ơn lành Đức Mẹ có thể ban cho từ một việc hết sức đơn giản bất cứ ai dù thánh thiện hay tội lỗi cũng có thể bắt đầu: lần hạt Mân Côi.


Source:National Catholic Register
 
Virus Tầu quá độc: 34 linh mục mất mạng; những hậu quả thảm khốc của một đám cưới tại Ấn
Giáo Hội Năm Châu
16:23 04/07/2020

1. Lời chia buồn của Đức Thánh Cha Phanxicô với Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16

Đức Thánh Cha Phanxicô viết một lá thư cho người tiền nhiệm của mình, là Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, sau cái chết của bào huynh ngài là Đức Ông Georg Ratzinger, bảo đảm về sự gần gũi tinh thần và những lời cầu nguyện của ngài.

Lá thư, đề ngày thứ Năm 2 tháng 7, viết như sau

Kính thưa Đức Bênêđíctô thứ 16, Giáo Hoàng danh dự

Ngài đã tế nhị thông báo cho con trước bất cứ ai về sự qua đời của bào huynh yêu dấu của Ngài, Đức Ông Georg. Con muốn lập lại với Ngài lời chia buồn sâu sắc nhất và sự gần gũi về tinh thần trong khoảnh khắc đau đớn này.

Con bảo đảm với ngài lời cầu nguyện cho người quá cố yêu dấu, để Chúa của sự sống, theo lòng nhân từ thương xót của Người, đưa Đức Ông vào thiên đàng và ban cho Đức Ông phần thưởng đã được chuẩn bị cho các tôi tớ trung tín của Tin Mừng.

Thưa Đức Giáo Hoàng, con cũng cầu nguyện cho Ngài; khẩn xin Chúa Cha, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh nữ Maria, nâng đỡ niềm hy vọng Kitô giáo và mang lại sự an ủi dịu dàng của Thiên Chúa.

Chúng ta luôn hiệp nhất trong đức tin nơi Chúa Kitô phục sinh, là nguồn mạch của hy vọng và bình an.

Trong hiếu thảo và huynh đệ

Phanxicô

Vatican ngày 02/07/2020


Source:Vatican News


2. Tiếc tiền và tham của hồi môn, chú rể chết, cả làng chìm trong COVID-19

Một tiệc cưới ở vùng nông thôn Patna hai tuần trước đã biến một ngôi làng thành một điểm nóng lây lan Covid-19, trong một trường hợp nhiễm trùng lớn nhất ở bang Bihar của Ấn Độ cho đến nay. Trong 360 người được thử nghiệm, 113 người có kết quả dương tính với coronavirus.

Chú rể đã qua đời vào ngày 17 tháng 6, chỉ hai ngày sau đám cưới tại một ngôi làng thuộc xã Paliganj của huyện Patna, cách thủ phủ của bang Bihar khoảng 22 km và đã được hỏa táng. Hơn 360 người từ Paliganj và các huyện kế bên Naubatpur và Bihta, nơi cư trú của thành viên thuộc gia đình cô dâu, đã được thử nghiệm như một phần trong nỗ lực dập tắt ổ dịch chết người này. Cô dâu đã được xét nghiệm và may mắn không nằm trong số 113 người dương tính với coronavirus.

Những người nhiễm bệnh cũng bao gồm họ hàng chú rể và các khách mời khác trong đám cưới. Mười lăm người trong số họ được cho là đã lây nhiễm cho người khác. Hầu hết trong số họ không có triệu chứng gì và đã được nhận vào các trung tâm cách ly ở Bihta và Phulwarisharif. Cả làng Paliganj đã được tuyên bố là khu vực cách ly và bị cô lập với bên ngoài.

Chú rể là một kỹ sư thảo chương làm việc tại Gurgaon, người đàn ông 30 tuổi này đã nhiễm coronavirus trước khi trở về ngôi làng của mình tại Paliganj vào tuần tháng 5 để làm đám cưới. Một người họ hàng cho biết, mặc dù anh cảm thấy không khỏe vào ngày 14 tháng 6 và muốn đám cưới bị hoãn lại, những người đứng đầu gia đình từ cả hai bên đã chống lại quyết định này, với lý do sẽ gây ra tổn thất tài chính lớn nếu phải hủy bỏ. Gia đình nhà gái cương quyết phải tiến hành đám cưới vì họ phải trả một chi phí rất lớn cho đám cưới. Theo phong tục Ấn Độ và truyền thống thịnh hành tại bang Bihar là nhà gái phải trao cho chú rể một món hồi môn rất lớn và phải trả mọi chi phí cho đám cưới. Vì phong tục này, nhiều người không thể gả con gái vì không lo nổi của hồi môn.

Trước đó, xã Paliganj của huyện Patna được coi là khu vực hoàn toàn không có ai bị nhiễm coronavirus. Đến ngày cưới, chú rể bị sốt rất cao nhưng đã cố thực hiện tất cả các nghi lễ rất dài của Ấn Giáo.

Vào ngày 17 tháng 6, khi tình trạng của anh ngày càng tồi tệ, gia đình đã vội vã đưa vào bệnh viện Patna, nhưng anh đã chết trên đường đi.

Tính cho đến ngày 2 tháng 7, 364 người đã được thử nghiệm và 113 người được xác nhận nhiễm coronavirus.


Source:Indian Express

3. 34 linh mục tại Mễ Tây Cơ chết vì coronavirus.

Theo tin từ thông tấn xã SIR của Hội Đồng GiáIsm Mục Italia, cho đến nay, đã có ít nhất 34 linh mục đang làm mục vụ tại Mễ Tây Cơ chết vì coronavirus. Trong số các vị này, có một linh mục chỉ mới 39 tuổi.

Theo phúc trình được công bố hôm 30 tháng 6 năm 2020, trong hạ tuần tháng Sáu năm 2020, có 10 linh mục và một phó tế vĩnh viễn chết vì coronavirus. Nếu cộng cả con số trước đây, thì tại Mễ Tây Cơ có 34 linh mục, 5 phó tế và 2 nữ tu chết vì đại dịch. Trong số các linh mục nạn nhân, có cha Víctor Ramírez Aguilar, thuộc Hội Thừa sai phục vụ Lời Chúa, qua đời mới 39 tuổi. Cha đã phục vụ tại Tổng giáo phận Morelia.

Trong số kinh sĩ đoàn thuộc đền thánh Đức Mẹ Guadalupe, gần thủ đô Mễ Tây Cơ, linh mục đầu tiên chết vì virus là cha Francisco Javier Arteaga Gutiérrez, 59 tuổi, nhập tịch giáo phận Tacámbaro, và làm tuyên úy ca đoàn đền thánh Ðức Mẹ.

Ba giáo phận có đông giáo sĩ tử vong vì đại dịch là Tổng giáo phận Puebla, với chín linh mục thiệt mạng, tiếp đến là giáo phận Nezahualcóyotl với bốn linh mục chết và sau cùng là giáo phận Iztapalapa có ba linh mục nạn nhân.


Source:Aleteia

4. Israel áp đặt lại giới hạn số người dự lễ vì Covid-19.

Số trường hợp nhiễm coronavirus được xác nhận lại gia tăng tại Israel với 234 người bị nhiễm trong vòng 24 giờ của ngày thứ Năm 2 tháng 7. Tổng cộng, tại nước này có gần 24, 000 ca nhiễm và 319 người chết. Hôm Chúa nhật, 28 tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng y tế Juli Edelstein cảnh giác rằng đợt lây nhiễm thứ hai đã bắt đầu.

Trước tình trạng này chính phủ Israel đã tái áp đặt giới hạn tối đa 50 người được tham dự các thánh lễ, lễ an táng, các lễ nghi tôn giáo khác và các cuộc tụ họp xã hội.

Văn phòng phủ thủ tướng cho biết Ban đặc trách coronavirus đã nhất trí chấp thuận đề nghị gia tăng các biện pháp phòng chống lan lây dịch.

Biện pháp giới hạn trên đây không được áp dụng cho các sinh hoạt văn hóa, các buổi hòa nhạc và bảo tàng viện, có thể có tới 250 người tham dự, miễn là tuân hành sự giãn cách xã hội. Cả các lễ cưới, cho tới ngày 9 tháng 7 năm 2020 có thể có tối đa 250 người tham dự. Nhưng sau đó, chỉ được tối đa 100 người dự trong môi trường khép kín.

Các cơ sở giáo dục cao đẳng được kêu gọi hết sức tổ chức các cuộc thi cử trực tuyến. Tại các công sở, 30% công chức được yêu cầu làm việc tại gia.

Theo thông cáo, công bố hôm thứ Hai, 29 tháng 6 năm 2020, có 191 cộng đồng được chọn để xét nghiệm kháng thể, để có thể xác định mức độ lây nhiễm coronavirus tại Israel. Tổng cộng sẽ có 75, 000 người được xét nghiệm.

 
Lễ Độc Lập Hoa Kỳ: Tổng thống Trump tôn vinh Thiên Chúa và quyết liệt chống trào lưu giật sập tượng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:11 04/07/2020
Trong một bài nhận định được đăng lần đầu trên tờ Wall Street Journal và sau đó trên hầu hết các phương tiện truyền thông chính mạch tại Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Timothy Dolan đã cảnh cáo rằng các thành phần cực đoan trong phong trào phá hủy các di tích đang mưu toan thực hiện một “cuộc cách mạng văn hóa” như kiểu Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông.

Vang vọng những ý tưởng này của Đức Hồng Y Dolan, buổi tối trước ngày lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump đã có một diễn từ nẩy lửa tại Núi Rushmore nơi khắc hình ảnh của 4 vị tổng thống Hoa Kỳ, và cũng là nơi các thành phần cực đoan đang hăm dọa cho nổ tung.

Sự kiện này đã thu hút khoảng 7, 500 người, tụ tập tại một nhà hát ngoài trời bên dưới các bức tượng.

Trong bài phát biểu của mình, sau những lời chào mừng quan khách và cám ơn những người đóng góp vào buổi lễ này, tổng thống nói:


Chúng ta tập hợp tối nay để chào đón ngày quan trọng nhất trong lịch sử của các quốc gia: ngày 4 tháng 7 năm 1776. Trước những lời này, mọi trái tim người Mỹ nên dâng lên với niềm tự hào. Mỗi gia đình Mỹ nên vui lên. Và mỗi người Mỹ yêu nước nên tràn ngập niềm vui, bởi vì các bạn đang sống ở một đất nước tráng lệ nhất trong lịch sử thế giới, và quốc gia này sẽ sớm trở nên vĩ đại hơn bao giờ hết. (Vỗ tay.)

Những nhà sáng lập đất nước chúng ta đã phát động không chỉ một cuộc cách mạng trong việc điều hành quốc gia, mà còn là một cuộc cách mạng trong việc theo đuổi công lý, bình đẳng, tự do và thịnh vượng. Không có quốc gia nào đã làm nhiều hơn Hoa Kỳ trong việc cải thiện điều kiện sống của con người. Và không có quốc gia nào đã làm nhiều hơn để thúc đẩy tiến bộ của con người hơn các công dân của quốc gia vĩ đại chúng ta. (Vỗ tay.)

Tất cả đã được thực hiện nhờ sự can đảm của 56 người yêu nước đã tập trung tại Philadelphia cách đây 244 năm và ký Tuyên ngôn Độc lập. (Vỗ tay) Họ đã trân trọng ghi khắc một chân lý thánh thiêng làm thay đổi thế giới mãi mãi khi họ nói: “... mọi người sinh ra đều bình đẳng”.

Những lời bất hủ này tạo ra động lực cho sự tiến bước không thể ngăn cản của tự do. Những nhà sáng lập đất nước chúng ta mạnh dạn tuyên bố rằng tất cả chúng ta đều được ban cho những quyền thiêng liêng tương tự như nhau – như Đấng Tạo Hóa của chúng ta trên Thiên đàng ban cho chúng ta. Và những gì mà Chúa đã trao ban cho chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ cho phép bất cứ ai lấy đi - không bao giờ. (Vỗ tay.)

Năm 1776 tiêu biểu cho đỉnh cao của hàng ngàn năm văn minh Tây phương và sự khải hoàn không chỉ về mặt tinh thần, nhưng cả về mặt trí tuệ, triết học và tư duy.

Tuy nhiên, khi chúng ta gặp nhau ở đây tối nay, có một mối nguy hiểm ngày càng gia tăng đe dọa mọi phước lành mà tổ tiên chúng ta đã chiến đấu rất nhiều, đã đấu tranh, đổ máu để bảo vệ.

Đất nước chúng ta đang chứng kiến một chiến dịch tàn nhẫn quét sạch lịch sử của chúng ta, phỉ báng các anh hùng của chúng ta, xóa bỏ các giá trị của chúng ta và đầu độc con cái chúng ta.

Những đám đông giận dữ đang cố gắng đập nát những bức tượng của những người sáng lập đất nước chúng ta, làm mất đi những đài tưởng niệm thiêng liêng nhất của chúng ta và tung ra một làn sóng tội phạm bạo lực trong các thành phố của chúng ta. Nhiều người trong số này không biết tại sao họ lại làm việc này, nhưng một số người biết chính xác những gì họ đang làm. Họ nghĩ rằng người dân Mỹ yếu đuối, mềm yếu và dễ phục tùng. Nhưng không, người dân Mỹ rất mạnh mẽ và tự hào, và họ sẽ không cho phép đất nước chúng ta, và tất cả các giá trị, lịch sử và văn hóa của họ bị cướp mất. (Vỗ tay.)

Một trong những vũ khí chính trị của họ là “Hủy diệt Văn hóa” – lôi kéo mọi người bỏ công ăn việc làm, phỉ báng những ai bất đồng chính kiến với họ, và đòi hỏi sự tùng phục hoàn toàn của bất cứ ai không đồng ý với họ. Đây là định nghĩa của chủ nghĩa toàn trị, và nó hoàn toàn xa lạ với văn hóa và các giá trị của chúng ta, và nó hoàn toàn không có chỗ đứng ở Hoa Kỳ. (Vỗ tay.) Cuộc tấn công này vào tự do của chúng ta, tự do tuyệt vời của chúng ta, phải được dừng lại, và nó sẽ bị dừng lại rất nhanh. Chúng tôi sẽ vạch trần phong trào nguy hiểm này, bảo vệ trẻ em của đất nước chúng ta, chấm dứt cuộc tấn công quá khích này và bảo vệ lối sống yêu dấu của người Mỹ. (Vỗ tay.)

Trong các trường học của chúng ta, các cơ quan tin tức của chúng ta, thậm chí các phòng họp của công ty chúng ta, có một chủ nghĩa phát xít mới cực đoan đang đòi hỏi sự tuân phục tuyệt đối. Nếu bạn không nói ngôn ngữ của nó, thực hiện các nghi thức của nó, đọc các câu thần chú và làm theo các điều răn của nó, thì bạn sẽ bị hạn chế, trục xuất, bị liệt vào danh sách đen, bị bách hại và bị trừng phạt. Điều đó không thể được cho phép xảy ra. (Vỗ tay.)

Các bạn đừng phạm sai lầm: cuộc cách mạng văn hóa cánh tả này được thiết kế để lật đổ cuộc Cách mạng Mỹ. Làm như vậy, họ sẽ tiêu diệt chính nền văn minh đã giải cứu hàng tỷ người khỏi nghèo đói, bệnh tật, bạo lực và đói khát, và nền văn minh ấy đã nâng nhân loại lên một tầm cao mới trong các thành tựu, khám phá và tiến bộ.

Để thực hiện điều này, họ quyết tâm phá bỏ mọi pho tượng, moi biểu tượng và ký ức về di sản quốc gia của chúng ta.

Đúng là như thế. Thực sự là như thế. Đó là lý do tại sao tôi đang triển khai các lực lượng thực thi pháp luật liên bang để bảo vệ các di tích của chúng ta, bắt giữ những kẻ bạo loạn và truy tố những kẻ phạm tội đến mức tối đa của luật pháp. (Vỗ tay.)

Tôi vui mừng báo cáo rằng ngày hôm qua, các đặc vụ liên bang đã bắt giữ kẻ bị nghi ngờ là cầm đầu vụ tấn công bức tượng Andrew Jackson ở Washington, DC - (vỗ tay) - và, ngoài ra, hàng trăm người khác đã bị bắt. (Vỗ tay.)

Theo sắc lệnh hành pháp tôi đã ký tuần trước - liên quan đến Đạo Luật Bảo Tồn Và Công Nhận Các Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh và các luật khác - những người làm hỏng hoặc làm biến dạng các pho tượng và các đài kỷ niệm liên bang sẽ bị phạt tối thiểu là 10 năm tù. (Vỗ tay.) Và rõ ràng, điều đó bao gồm cả Núi Rushmore xinh đẹp của chúng ta. (Vỗ tay.)

Nhân dân ta có một trí nhớ tuyệt vời. Họ sẽ không bao giờ quên sự phá hủy các bức tượng và đài kỷ niệm của George Washington, Abraham Lincoln, Ulysses S. Grant, những người giải phóng nô lệ và nhiều người khác.

Tình trạng bạo loạn kinh hoàng mà chúng ta đã thấy trên đường phố của nhiều thành phố là do các thành phần cấp tiến Dân chủ gây ra; và trong mọi trường hợp, là kết quả có thể dự đoán được sau nhiều năm truyền bá những lý thuyết cực đoan và thiên vị trong giáo dục, báo chí và các tổ chức văn hóa khác.

Con cái chúng ta được dạy ở trường là phải chống lại mọi luật lệ của xã hội và tự nhiên, phải ghét đất nước của các em, và tin rằng những người nam nữ xây dựng quốc gia này không phải là những anh hùng, mà là những kẻ xấu. Quan điểm cấp tiến về lịch sử Mỹ là một mạng lưới dối trá - mọi viễn cảnh đều bị xóa bỏ, mọi đức tính đều bị che khuất, mọi động cơ đều bị vặn vẹo, mọi sự thật đều bị bóp méo và mọi lỗ hổng đều được phóng đại cho đến khi lịch sử bị thanh trừng và mọi thành tích đều bị bôi nhọ bất chấp mọi sự công nhận.

Phong trào này đang công khai tấn công các di sản của mỗi danh nhân trên núi Rushmore này. Họ làm ô uế ký ức về Washington, Jefferson, Lincoln và Roosevelt. Hôm nay, chúng ta sẽ thẳng thắn nói cho đúng về lịch sử và các kỷ lục trong lịch sử. (Vỗ tay.)

Trước khi những nhân vật này được khi khắc bất tử bằng đá, họ là những người Mỹ vĩ đại bằng xương bằng thịt, những người đàn ông hào hiệp với những hành động dũng cảm đã mang lại những bước nhảy vọt lớn nhất của con người mà thế giới chưa từng biết đến. Tối nay, tôi sẽ kể cho bạn và quan trọng nhất là cho tuổi trẻ của đất nước chúng ta, những câu chuyện có thật về những người đàn ông vĩ đại, rất vĩ đại này.

Tổng thống Trump sau đó đã lần lượt kể lại tiểu sử và các thành tích của 4 vĩ nhân Washington, Jefferson, Lincoln và Roosevelt.

Hệ tư tưởng cực đoan đang tấn công sự thăng tiến đất nước chúng ta dưới ngọn cờ công bằng xã hội. Nhưng sự thật, nó sẽ phá hủy cả công lý và xã hội. Nó sẽ biến công lý thành một công cụ chia rẽ và báo thù, và nó sẽ biến xã hội tự do và toàn diện của chúng ta thành một nơi đàn áp, thống trị và loại trừ.

Họ muốn bắt chúng ta phải im lặng, nhưng chúng ta sẽ không im lặng. (Vỗ tay.)

Chúng ta sẽ nêu sự thật một cách đầy đủ, không cần xin lỗi: Chúng ta tuyên bố rằng Hoa Kỳ là quốc gia công bằng nhất và đặc biệt nhất từng tồn tại trên trái đất.

Chúng ta tự hào về thực tế - (vỗ tay) - rằng đất nước chúng ta được thành lập dựa trên các nguyên tắc của Kitô Giáo và Do Thái Giáo và chúng ta hiểu - (vỗ tay) - rằng những giá trị này đã thúc đẩy mạnh mẽ chính nghĩa hòa bình và công lý trên toàn thế giới.

Chúng ta biết rằng gia đình Mỹ là nền tảng của cuộc sống Mỹ. (Vỗ tay.)

Chúng ta tin vào cơ hội bình đẳng, công bằng và sự đối xử bình đẳng đối với công dân thuộc mọi chủng tộc, xuất thân, tôn giáo và tín ngưỡng. Mỗi đứa trẻ, thuộc mọi màu da - sinh ra và chưa sinh ra - được tạo ra theo hình ảnh thánh thiêng của Thiên Chúa. (Vỗ tay.)

Chúng ta muốn tranh luận tự do và cởi mở, chứ không phải các bài phát biểu theo khuôn sáo và thứ văn hóa hủy diệt.

Chúng ta chấp nhận sự bao dung, chứ không là định kiến.

Chúng ta ủng hộ những người nam nữ can đảm thực thi pháp luật. (Vỗ tay.) Chúng ta sẽ không bao giờ bãi bỏ cảnh sát hoặc bãi bỏ Tu chính án thứ hai tuyệt vời của chúng ta về quyền vũ trang tự vệ chính đáng. (Vỗ tay.)

Chúng ta tin rằng trẻ em của chúng ta nên được dạy để yêu mến đất nước của các em, tôn vinh lịch sử của chúng ta và tôn trọng lá cờ Mỹ vĩ đại của chúng ta. (Vỗ tay.)

Chúng ta đứng thẳng, chúng ta đứng một cách tự hào, và chúng ta chỉ quỳ xuống trước Thiên Chúa toàn năng. (Vỗ tay.)

Đây là những gì chúng ta là. Đây là những gì chúng ta tin tưởng. Và đây là những giá trị sẽ hướng dẫn chúng ta khi chúng ta cố gắng xây dựng một tương lai tốt hơn và lớn hơn.

Thật là một vinh dự lớn cho Đệ nhất phu nhân và cho bản thân tôi được ở bên các bạn. Tôi yêu mến tiểu bang của các bạn. Tôi yêu mến đất nước này. Tôi muốn chúc mọi người một ngày bốn tháng Bẩy thật hạnh phúc. Với tất cả, tôi cầu xin Chúa chúc lành cho các bạn, xin Chúa chúc phúc cho gia đình các bạn, xin Chúa ban phép lành cho quân đội vĩ đại của chúng ta và xin Chúa phù hộ nước Mỹ. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay.)


Source:The White House