Ngày 05-07-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:53 05/07/2009
LÀ BẠN LÀ THÙ

N2T


Trong bài diễn thuyết “làm thế nào để kết bạn và ảnh hưởng người khác”, một thương gia trẻ học tập báo cáo, anh ta làm thế nào để truyền thụ ứng dụng nguyên tắc bài học trên để tiếp đãi một khách hàng, rất có tác dụng, nhưng hoàn toàn không tự nhiên.

Anh ta báo cáo như thế nào:

- “Phàm là người học ờ đây, tôi hoàn toàn sử dụng những gì đã học. Đầu tiên tôi tiếp đãi khách hàng rất thân thiết, sau đó mĩm cười hỏi thăm họ và hỏi thăm một vài tình hình của họ. Tất cả những gì họ nói tôi đều lắng nghe. Tôi bỏ qua ý kiến của tôi để đồng ý với cách nhìn của họ, và không ngừng biểu hiện tôi cảm thấy họ rất đúng, họ thao thao bất tuyệt nói hơn cả tiếng đồng hồ, khi chúng tôi nói lời tạm biệt, thì tôi quyết định muốn kết bạn với họ.”

Người trong lớp đều vỗ tay tán thưởng, nhưng khi tiếng vỗ tay vừa dứt thì người diễn thuyết rất cảm tính nói:

- “Anh bạn, có thể là họ kết bạn với kẻ thù !”

(Trích: Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Học trên lớp là lý thuyết, học trong công việc là thực hành. Kinh nghiệm cho thấy lý thuyết học trong nhà trường có khi không đúng với thực hành, nhưng nguyên tắc căn bản thì vẫn là giống nhau, chỉ cần linh hoạt đem lý thuyết ứng dụng với công việc thực tế thì có thể thành công.

Có một vài cha giáo trong chủng viện than phiền là các linh mục bây giờ học một đường làm một nẻo, nên không những gây phiền muộn cho giáo dân, mà còn làm ảnh hưởng đến đức tin của họ, các ngài nói trong chủng viện các tân linh mục được học đầy đủ về nhân bản, thần học tu đức.v.v...thế nhưng khi ra xứ thì không thực hành những gì đã học, mà chỉ thực hành ứng xử theo cá tính của mình cộng thêm với uy quyền của cha sở, thế là giáo xứ của các ngài mất vui, mất đoàn kết, vì cha sở quá độc đoán, hội đồng giáo xứ thì quá nhu nhược không dám góp ý, và giáo dân thì bức xúc vì thấy thái độ quan liêu của cha sở...

Cái học trong chủng viện dù có đầy đủ chăng nữa, mà các đại chủng sinh (linh mục tương lai) không có một tâm hồn truyền giáo thật, thì uổng công các cha giáo dạy dỗ và uổng phí tâm huyết của Giáo Hội đào tạo, làm cho giáo dân thất vọng và coi linh mục là cái gai nhọn trong mắt của mình, nguy hiểm lắm.

Tâm hồn truyền giáo thật, chính là đặt Đức Ái trên hết mọi công việc mục vụ.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:54 05/07/2009
N2T


31. Phàm là người có cảm giác “tự cao tự đại”, nếu không chịu khắc chế thì không thể sửa đổi thành đức hạnh thật.

(Thánh nữ Terese of Avila)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:55 05/07/2009
N2T


164. Không nên chỉ vì một lần thất bại, rồi từ bỏ quyết tâm ban đầu mà anh muốn đạt đến mục đích.

 
Điều gì làm chúng ta hạnh phúc?
Jos. Tú Nạc, NMS
18:23 05/07/2009
Điều gì làm chúng ta hạnh phúc?
(What Makes Us Happy?)


Nếu bạn được ước một điều, điều ước đó là gì? Phải chăng đó là điều mang đến cho bạn được hạnh phúc? Bạn có thể ước một ngôi nhà nguy nga, tráng lệ; một việc làm tốt hơn; hoặc một chiếc xe hơi mới. Những thứ này chỉ là những thứ bình thường mà người ta nghĩ chúng sẽ đem lại hạnh phúc. Hầu hết mọi người tin rằng qui luất của hạnh phúc đơn giản: hạnh phúc là có được những gì họ muốn. Nhưng bạn có biết? Người ta hoàn toàn lầm tưởng.

Điều gì làm cho chúng ta hạnh phúc? Rốt cuộc, chúng ta sẽ thấy rằng đối với con người dường như hạnh phúc mà khi còn là những đứa trẻ chẳng được hạnh phúc đến lúc chúng trưởng thành. Cũng vậy, người ta không thể biết chắc điều gì sẽ mang hạnh phúc đến cho mình. Cuối cùng, chúng ta thấy bằng cách nào hạnh phúc có được nhiều vì nhu cầu bản thân hơn là cho hoàn cảnh của chúng ta.

Một vài nghiên cứu quan trọng bắt đầu từ năm 1937. Nó được gọi là Grant Study. Chương trình nghiên cứu này đã dùng những nam sinh viên và theo dõi cuộc sống của họ suốt 70 năm kế tiếp. Cứ vài năm, những người đàn ông này lại được các bác sỹ kiểm tra. Họ đã có những cuộc khảo sát trí tuệ và trả lời những câu hỏi được viết ra. Thông tin này được thu thập và tập hợp lại. Ngày nay, những người này đã già, nên những thông tin này được tổng hợp và dẫn đến những kết quả thật thú vị.

Những người sung sướng khi còn nhỏ thường không hạnh phúc, thành công lúc trưởng thành. Công trình nghiên cứu này đã lấy những sinh viên từ Đại học Harvard. Harvard là một trong những trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ - và là một trong những trường đại học danh giá nhất. Khi còn nhỏ, những sinh viên này có điều kiện vô tư về tài chánh, được theo học những trường nổi tiếng. Trong chừng mực nào đó mà bất kỳ ai cũng có thể thấy, họ tiếp tục trên con đường dẫn tới một việc làm tốt, một gia đình sung túc, và một cuộc sống hạnh phúc.

Nhưng không ai cũng trở thành một người lành mạnh và hạnh phúc. Trong thực tế, những ai đã nói hạnh phúc nhất khi trưởng thành thường họ lớn lện trong những hoàn cảnh khó khăn chẳng hạn bị cha mẹ làm tổn thương. Viêc nghiên cứu cho thấy rằng đó không phải là một câu hỏi mà con người trải qua vất vả nhưng họ đã phản ứng như thế nào khi họ va chạm. Mọi người từng trải vấn nạn cuộc đời. Đó là lẽ thường tình những ai đã biết giải quyết nhưng khó khăn khi họ còn nhỏ thì họ có thể giải quyết nó một cách dễ dàng khi khôn lớn.

Joshua Wolf Shenk là một nhà văn. Trong tạp chí “Atlantic Monthy”, ông đã viết về những người trưởng thành của việc nghiên cứu:

“… Nhiều người đã biết cách giải quyết những khó khăn từ những từ những đau khổ trải qua. Rồi họ vận dụng những kỹ năng này xuyên suốt cuộc đời của họ. chặng hạn so sánh hai người đàn ông – chương trình nghiên cứu đặt tên cho họ là “David Goodhard” và “Carlton Tarrytown.” Cả hai đều lớn lên trong lo sợ và cô đơn. Goodhard trưởng thành trong gia đình tầng lớp hạ lưu. Cha của ông nghiện rượu và mẹ của ông sống trong “căng thẳng, lo âu và sợ hãi.” Tarrytown được lớn lên trong gia đình giàu có. Nhưng cha ông cũng uống rượu. Mẹ ông thất vọng, buồn rầu đến nỗi Tarrytown sợ bà tự tử. Goodhard đã ngoi lên để trở thành một nhà lãnh dạo về những vấn đề nhân quyền. goodhard xếp hàng thứ năm đầu bảng của Grant Study về năng lực trí tuệ. Tuy nhiên, Tarrytown ở hàng thứ năm từ dưới đếm lên. Ông đã ba lần ly hôn. Ông uống rượu và dùng ma túy để giải quyết nỗi phiền muộn. Ở tuổi năm mươi, Tarrytowm tự kết liễu đời mình. Goodhard đã sống thọ đến bảy mươi tuổi.

Sự khác nhau giữa hai người đàn ông là gì? Tại sao một người trưởng thành trong hạnh phúc và cải thiện những cuộc đời của người khác. Trong khi người kia lại tự hủy đời mình?

Grant Study không thể trả lời cho những câu hỏi này. Tuy nhiên nó đã lưu ý rằng một số phẩm chất phổ biến trong những người mà họ nói họ sống hạnh phúc. Những phẩm chất này là: cuộc sống có thể giải quyết những phức tạp bằng cách cương quyêt, một nền giáo dục, một cuộc hôn nhân vững chắc, không hút thuốc, không uống rượu nhiều, vận dụng một số thao tác thể dục và giữ trọng lượng cơ thể lành mạnh. Đó là điều quan trọng để có thể thỏa mãn những nhu cầu căn bản của bạn. tuy nhiên nhiều tiền, uy quyền, đồ dung vật chất không hỗ trợ tí nào cho hạnh phúc của một con người.

Một cách để ý, thật ra có hai loại hạnh phúc. Loại thứ nhất chúng ta đã nói ở trên: có được những gì bạn muốn. Loại này được gọi, “hạnh phúc tự nhiên.” Một loại hạnh phúc khác được goi, “hạnh phúc giả.” Sự giả tạo còn một từ khác nữa là do con người tạo ra. Chỉ vì hạnh phúc giả là điều gì đó chúng ta tự tạo, nó không có nghĩa nó không phải là loại hạnh phúc có thực.

Hạnh phúc giả là những gì bạn “tạo ra” khi bạn không nhận được những gì mà bạn mong muốn. chẳng hạn, thử tưởng tượng bạn không có được một việc như bạn mong muốn. Trải qua thời gian bạn bắt đầu tin rằng tốt hơn bạn đừng nhận công việc đó. Thực ra, bạn hạnh phúc hơn bởi vì bạn không nhận công việc đó. Phải chăng bạn đang tự dối mình? Không. Đây chỉ là cách lành mạnh để giải quyết cuộc sống. Nó chỉ là cách mà những người trưởng thành làm thế nào để xoay xở sự việc chồng chất của cuộc sống thoát khỏi sự kiềm chế của chúng ta. Sự hạnh phúc này không thể giống như một sự giả dối. Nhưng sự hạnh phúc này là thực tế. Nó bền bỉ. điều này chỉ ra rằng hạnh phúc không dễ để đánh giá bên ngoài trí óc một con người.

Cuối cùng, hóa ra sự hạnh phúc đó lệ thuộc hoàn cảnh của chúng ta ít hơn chúng ta nghĩ. Có một số điều mà chúng ta nên chọn lựa vượt lên trên những thứ khác, chúng ta thích làm ra tiền hơn đau yếu, bệnh hoạn. Nhưng chúng ta nên thận trọng đừng tin rằng một sự thay đổi trong hoàn cảnh của chúng ta sẽ có kết quả lớn lao đối với mức độ hạnh phúc của chúng ta. Trong thực tế đặt quá nhiều kỳ vọng trong một sự thay đổi như thế sẽ có thể dẫn đến thất vọng và bất hạnh.

Có một bình diện cuộc sống mà mà chi phối ghê gớm đến hạnh phúc của chúng ta: yêu thương và tình liên đới. Nhiều người sống không có ý nghĩa và cô độc. Nhiều người có mục đích để sống với tha nhân. Điều đó tất cả chúng ta đều giống như nhau – không có vấn đề tuổi tác, giới tính hoặc chủng tộc. Thậm chí nhiều người thích thời gian cần thiết một mình dành ít thời gian cho người khác.

Đó không phải là một ý tưởng mới. Kinh Thánh đòi hỏi rắng Thiên Chúa đã dựng nên loài người để cúng sống với nhau. Nếu chúng ta được tạo dựng để sống với tha nhân. Điều đó cũng tạo ra ý nghĩa xe hơi, nhà lầu, tiền bạc, danh vọng, địa vị không làm cho chúng ta được hạnh phúc. Vậy, nếu chúng ta muốn sống một cuộc đời hạnh phúc, tạo sự bền vững bạn hãy đặt cuộc đời và nghị lực vào mọi người bạn quan tâm.

(Nguồn" “What Makes Us Happy?” – Adam Navis, Dịch: Jos. Tú Nạc, NMS)
 
Bí Quyết Hình Thành Một Đấng Thánh: Thánh Gioan-Maria Vianney, Huyền Nhiệm Hồng Ân (1)
Henri Ghédon
18:57 05/07/2009
Bí Quyết Hình Thành Một Đấng Thánh: Thánh Gioan-Maria Vianney, Huyền Nhiệm Hồng Ân

Sơ lược về Tác Phẩm và Tác giả: Tác giả: Henri Ghédon

Trong tất cả tác phẩm viết về cuộc đời các Thánh, Henri Ghédon đều đặt tựa chung: The Secrets of The Saints, tạm dịch là “Bí Quyết Hình Thành Một Đấng Thánh”, vì ông băn khoăn rất nhiều về điều gì đã làm nên một đấng Thánh, đâu là bí ẩn làm một con người bình thường như chúng ta, có khi còn thua kém chúng ta nhiều mặt, bỗng dưng lại trở nên Thánh mà cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người và làm cho họ cũng được thánh hóa.

Bí Quyết Hình Thành Một Đấng Thánh” là bộ truyện về bốn vị Thánh của giáo hội Công giáo: Thánh nữ Magarita Maria, Tông Đồ Thánh Tâm; Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu với Con Đường Thơ Ấu; Thánh Gioan Bosco, Người Bạn của Thanh Thiếu Niên; và Thánh Gioan-Maria Vianney, Cha sở Ars, lý tưởng và gương mẫu của các cha xứ.

Cuộc đời Gioan Bosco thật ly kỳ vì ngài đã thực hiện nhiều điều một cách kỳ thú. Gioan-Maria Vianney với những giấc ngủ bị ma qủy quấy phá còn kinh hoàng hơn sự khủng bố của Hítler. Maria Magarita và Têrêsa Hài Đồng Giêsu sống nơi tu viện bề ngoài có vẻ bình lặng nhưng phải chịu những bão tố nội tâm ghê hồn, các ngài làm cho chúng ta thấy phải xét lại cuộc đời của chính chúng ta. Hai con người vốn rất khác biệt. Một người được nuông chiều từ bé, người kia bị hắt hủi, cả hai đều chết trẻ, đều có những sứ mạng lớn lao trong giáo hội và đều chịu nhiều hiểu lầm.

Đâu là bí mật của các vị Thánh? Tác giả, một nhà văn bỏ đạo được ơn trở lại muốn dùng chính kinh nghiệm bản thân để vén lên tấm màn huyền nhiệm của hồng ân Chúa tỏa sáng vào một con người. Đó có thể là một ánh sáng quật ngã Phaolô trên đường Damas, là một cái nhìn dành cho Phêrô, những giấc mơ của Gioan Bosco, sự khắc khoải của Têrêsa Hài Đồng Giêsu, tiếng thì thầm trong lòng Maria Magarita. Có là gì đi nữa thì chung cuộc lại, từng người đều phải lắng nghe tiếng Chúa và phải thể hiện nó ra hoàn toàn trong cuộc đời của mình. Tác giả không muốn chỉ liệt kê về những đau khổ, thần hứng mà còn muốn khám phá và xâm nhập vào tính cách độc đáo của từng vị Thánh.

Henri Ghédon sinh năm 1875 tại Bray-sur-Seine, Pháp. Mẹ là người công giáo tốt nhưng bố thì đã bỏ đạo. Lên 15 tuổi ông không còn tin vào Chúa, vì là một người trung thực ông không hề dấu diếm điều đó ngay cả với mẹ. Ông không chấp nhận một tôn giáo toàn là giáo điều khô khan, không sự sống, không mang vẻ trí thức như cái đẹp của các môn nghệ thuật mà ông mê say. Ông là một người vô thần hạnh phúc, biết tận hưởng tối đa mọi thú vui trần tục. Ông muốn trở thành một nghệ sỹ, nhưng là một người thực dụng biết rằng nghệ thuật là một đời sống bấp bênh, nên ông trở thành một bác sỹ. Từ năm 1901 đến 1909 ông hành nghề y đồng thời làm thơ, soạn kịch, vẽ tranh, nghiên cứu âm nhạc, du lịch đó đây, và thành lập tạp chí Nouvelle Revue Francaise.

Thế chiến thứ nhất nổ ra, ông phải phục vụ trong quân đội bốn năm. Chính tại nơi chiến hào ông tìm lại được đức tin và trở lại đạo Công giáo năm 1915. Kinh nghiệm của ông được ghi lại trong cuốn “L’homme né de la Guere” (Người được sinh ra từ chiến tranh). Từ đó ông dùng hết khả năng nghệ thuật để chứng minh cho sức sống mãnh liệt của Đức Tin theo một cách mà ông cho rằng sẽ hữu ích cho những giới trí thức bên ngoài được hiểu chính xác về Giáo hội. Ông viết về hạnh các Thánh theo cách 1 nhà văn chuyên nghiệp viết 1 cuốn tiểu thuyết. Ông đặc biệt mê say đời sống các Thánh nhất là: Gioan Bosco. Gioan-Maria Vianney, Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Maria Magarita.

The Secret of the Cure D'Ars by Introduction by G. K. Chesterton Gheon Henri. Translated By F. J. Sheed (Hardcover - 1929)


Chương 1:

THỜI NIÊN THIẾU


I.

Trong tất cả các trái tim vĩ đại, trái tim vĩ đại nhất van là của một vị Thánh, vì trong đó không những nó ôm ấp cả nhân loại với những con người cũng như tội lỗi, đau khổ, phi lý, ác độc của nó, mà nó còn muốn chứa đựng chính Thiên Chúa.

Chưa bao giờ người ta đề cao tình đồng loại nhiều như trong hai thế kỷ vừa qua. Tuy nhiên cũng chưa bao giờ những gì tốt đẹp nhất của thế giới này lại bị họ dầy xéo một cách tàn bạo như thế. Họ cho rằng thế giới là một môi trường thí nghiệm mà người ta cần tranh giành quyền lực để tha hồ áp đặt chủ thuyết của mình lên trên người khác.

Họ muốn có một địa vị độc tôn, có quyền sai khiến và bắt người khác phục tùng, cho nên họ sẽ gây chiến, sẽ đè bẹp người khác không thương tiếc. Nhưng điều họ không bao giờ làm được là hủy diệt tình yêu. Tình yêu như hoa đồng nội vẫn lớn lên giữa những đổ nát hoang tàn vì nó là một hạt giống bất tử đã được gieo vào thâm sâu tâm hồn con người.

Tình yêu không chỉ mang tính nhân loại mà còn mang tính thần linh. Người ta chỉ có thể yêu nhau thực sự khi họ chấp nhận đồng loại như anh em do cùng một Đấng Tạo Hóa dựng nên. Như vậy tình yêu là một hồng ân từ trên ban xuống. Người ta trước hết cần đến một nhận thức nào đó về một cứu cánh của kiếp người vượt trên khỏi vật chất. Ngoài ra, những yếu tố khác để làm cho con người yêu nhau đều mong manh và không đủ mạnh để người họ có thể yêu nhau đến cùng.

Vì thế tình yêu đối với Thiên Chúa là chuẩn mực để đo lường sự vĩ đại đích thực của một tâm hồn dù rằng người ta có thể công nhận hoặc phủ nhận điều đó.

Đó chính là sự huyền nhiệm của đức ái bùng cháy nơi trái tim của Gioan-Maria Vianney, cha sở miền quê nước Pháp.

Câu chuyện tôi sắp kể hầu các bạn có thể xếp vào loại cổ tích vì có sự đóng góp của mọi thành phần làm thành một truyện cổ tích: có Ma vương quỷ dữ, có các Thiên thần và các Thánh, có Đức Mẹ, và nhất là có đủ mọi hạng người tham gia, và vì nó nói về một chân lý siêu phàm một cách giản dị. Chúng ta nên bắt đầu như thế này:

Ngày xưa tại tỉnh Lyon nước Pháp có một cậu bé quê mùa ngoan đạo mà từ bé đã say mê Thiên Chúa và thích sống trong cô tịnh.

Khi nhóm làm cách mạng lên cầm quyền tại Paris ngăn cấm dân chúng đi nhà thờ, Gioan-Maria Vianney thường cùng ba má đến dự lễ tại một nhà kho. Các linh mục đều phải chốn chui chốn nhủi, một khi bị cách mạng bắt sẽ bị đưa ra chặt đầu ngay.

Đó là lý do anh nhà quê Gioan-Maria Vianney muốn làm linh mục. Anh cầu nguyện nhiều nhưng lại học ít. Thời niên thiếu qua đi ngoài đồng nội với việc làm ruộng và chăn cừu, thi vào chủng viện bao giờ cũng rớt. Đến khi ơn kêu gọi trở nên cực kỳ hiếm hoi, người ta bất đắc dĩ phải chọn anh. Rồi anh được họ cho làm linh mục một cách rất ngần ngại.

Rồi họ cử ông cha ầu ơi ví dầu này về họ đạo Ars và sống luôn ở đó cho tới khi chết. Một cha sở kém cỏi nhất tại một ngôi làng bết bát nhất của nước Pháp.

Anh không làm gì cả ngoài việc là một cha sở đúng nghĩa, mà điều này không phải lúc nào cũng có, một cha sở hoàn toàn đến độ cái làng nghèo hèn nhất của nước Pháp đã có một cha sở vĩ đại nhất và sau cùng cả nước Pháp phải hành hương đến Ars vì ở đó thực sự có một chủ chăn.

Anh đã hoán cải mọi người đến với anh. Và nếu anh cứ sống mãi có lẽ cũng có ngày anh hoán cải cả nước Pháp vì trong anh có lửa của lòng mến.

Anh chữa bệnh nơi thân xác và tâm hồn của người ta. Anh nhìn suốt các cõi lòng như đọc một cuốn sách.

Đức Mẹ đến thăm anh. Ma vương qủy dữ đến quấy phá nhưng không thể ngăn anh trở thành một vị Thánh, một Hiển Thánh được giáo hội tôn vinh hẳn hoi, một điều rất kỳ lạ mà người ngỡ ngàng nhất có lẽ chính là anh.

Tất cả những điều này xẩy ra vào một thời gian mà chúng ta gọi đó là thế kỷ 19 nhưng ở Thiên Đàng nơi mà mọi cái được đánh giá rất khác với cách của chúng ta, ở đó nó được gọi là thế kỷ của cha sở Ars. Dĩ nhiên nước Pháp đâu có bao giờ ngờ được một điều như thế.

Tất cả đều là sự thật nhưng chúng ta phải quay sang mặt trái của tấm huy chương để thấy được điều bí ẩn của cha sở Ars, người cứu vớt các linh hồn, cái giá mà anh phải trả. Nơi tâm hồn Gioan-Maria Vianney có sự quần tụ của Thiên Đàng, trần gian và địa ngục. Phải cần tới 5 hoặc 6 đại văn hào cỡ Balzacs mới có thể làm cho chúng ta hiểu được một phần nhỏ những cuộc chiến đấu khủng khiếp của anh. Vở tuồng La Comédie Humaine chỉ là một trò trẻ con so với vở tuồng xẩy ra tại Ars trong 30 năm. Tôi không dám có cao vọng viết hết về tâm hồn vĩ đại này mà chỉ dám khắc họa một vài nét sơ sài qua những gì mà ba nhà viết tiểu sử Monnim, Joseph Vianney, và Trochu để lại. Cuốn sách nhỏ này mang tính cách lịch sử.

II.

Mỗi ơn gọi của từng người đều là một mầu nhiệm mà chỉ mình Thiên Chúa mới thấu đáo. Tuy thế chúng ta cũng cố tìm hiểu về ơn gọi của Gioan-Maria Vianney. Cuối thế kỷ 18 tại các đô thị lớn của nước Pháp đức tin bị sa sút trầm trọng nhưng tại miền quê nó vẫn còn mãnh liệt. Ít ra tại một vùng của Lyon đức tin vẫn còn bất khuất vượt xa sự hoài nghi của chủ thuyết Jansen. Khi ông nội của Gioan-Maria Vianney luôn mở rộng cửa nhà mình cho những người đi đường lỡ bước có chỗ ăn ngủ qua đêm thì ta phải công nhận rằng ông có một đức tin hiếm có. Phúc Am dạy rằng một người nghèo, bất kỳ một người nghèo nào đều là hình ảnh sống động của Đức Kitô.

Các nhà viết tiểu sử về Gioan-Maria Vianney đều nhắc đến một tu sĩ khất thực tên là Bênêdicto Giuse Labre. Người ta đồn rằng con người kỳ lạ đến từ Artois này đã tìm đến tu viện dòng Trap tại Sept-Fonds để được sống một cuộc đời khắc khổ nhất. Nhưng sau đó vì lý do nào đó người ta đuổi ngài về, thế là ngài trở thành một kẻ lang thang không nhà không cửa. Giống như Thánh Alêxis, ngài là một người nghèo hoàn toàn, bị mọi người cười đùa, đánh đập. Đôi lúc họ cũng tỏ vẻ thương hại ngài, một điều mà không bao giờ ngài làm cho bản thân mình. Một tuần ngài ăn chay 3 lần, ở chung với chuột bọ, lúc nào cũng cầu nguyện và không bao giờ hé miệng nói một lời. Ai hỏi gì ngài chỉ gật đầu thân thiện. Ngài đi bộ hành hương các nơi nổi tiếng Roma, Loretto, Compostella. Một nửa đời sống lang thang trên đường và một nửa còn lại qùy gối cầu nguyện. Năm 35 tuổi ngài qua đời, chết vì đói nghèo. Ngài đi vào cuộc đời như Đức Kitô đã đi vào thế gian để cảnh cáo về một vực sâu mà thế gian sắp sửa rơi xuống.

Trên đường đến Roma vào năm 1770 ngài dừng chân tại nhà ông Pierre Vianney. Họ cho ngài ăn, chỗ sưởi ấm và một chỗ ngủ. Các con người chất phác này trực giác được sự thánh thiện của ngài nên mang các trẻ em đến cho ngài chúc lành, trong đó có cậu bé Matthieu về sau là cha của Gioan-Maria.

Phải chăng chỉ vì tình cờ mà ngài ghé qua đó? Tình cờ chăng khi 16 năm sau người con chào đời trong gia đình được đặt tên là Gioan-Baptit -Maria? Đó là tên của ba nhân vật xoay quanh cuộc đời Đức Kitô. Một vị là mẹ của Ngài, một vị là đấng tiền hô, và một vị là môn đệ Ngài yêu dấu. Tên mà chúng ta nhận khi rửa tội nói về một mối quan hệ của ta với các Thánh, các ngài sẽ trở thành quan thầy hay là người bảo vệ ta, để rồi từ dòng suối các Thánh sẽ tuôn ra những vị Thánh mới. Vị Thánh của chúng ta Gioan-Maria Vianney tổng hợp ba dấu hiệu đặc trưng Kitô giáo: khiêm nhường, khó nghèo và thanh khiết. Đây chính là những tính chất của lòng mến mà cha mẹ cậu đã chọn với một ngụ ý sâu sa.

III.

Phía bắc Lyon có một ngôi làng với hơn 1.000 nhân khẩu tên là Dardilly. Ở đó người ta vẫn còn thấy một nông trại bề thế là nhà ông bà thân sinh ra Gioan-Maria. Họ có cả thảy 6 người con, vị Thánh của chúng ta là con thứ 4.

Chúng ta khó mà hình dung được đời sống nông thôn vào thời đó. Công việc lao động nặng nhọc nhưng tâm hồn lại thanh thản. Việc cầy bừa giữ chân người ta chặt xuống đất nhưng tâm hồn lại được bay bổng lên cao. Họ bàn luận về Phúc âm như chúng ta bàn bạc về chuyện thời sự. Lời của Chúa ít ra cũng có tầm quan trọng như các bài tường thuật của các phóng viên. Đến tối bao giờ họ cũng đọc kinh chung. Cùng một lúc cậu bé Gioan-Maria học biết Chúa Giêsu sinh ra trong hang đá trong trường hợp nào và quan sát cây bắp lớn lên làm sao. Điều gì cũng gây cho cậu một thích thú khôn tả. Khi cậu đủ cứng cáp họ cho cậu đi chăn cừu ngoài đồng. Cậu là một chú bé nhỏ con, trầm tĩnh, hãnh diện vì có cha là một nông dân chất phác và mẹ là một phụ nữ đạo hạnh. Về sau cậu nói rằng: “Nhân đức được dễ dàng truyền từ trái tim một người mẹ sang tâm hồn một đứa trẻ”.

Khác với Thánh Aloysius Gonzaga xuất thân từ một triều đình vương giả suy đồi vào thời phục hưng, để giữ cho tâm hồn trong sáng ngài phải nhắm mắt lại, nhưng Gioan-Maria của chúng ta có thể nhìn thẳng vào con người và cuộc đời chung quanh vì ở đó không có gì làm vẩn đục tâm hồn cậu. Từ bé cậu đã có thói quen hồi tâm, nhìn thẳng vào tâm hồn mình để lắng nghe tiếng Chúa nói với mình, để hạt giống lời Chúa được vươn lên. Cậu thấy được những gì bên trên công việc lao động. Cậu yêu cuộc đời, yêu mọi người, yêu thiên nhiên, nhưng cậu còn khám phá ra những gì còn cao đẹp hơn, và trong thâm tâm cậu đã muốn khước từ tất cả để đạt được sự thiện tuyệt đối, đạt được sự trọn lành.

Một bữa kia mẹ cậu không thấy cậu đâu và bà phải đi khắp nơi để tìm thì gặp cậu đang qùy gối trên bó rơm trong một góc chuồng bò, tay cầm tượng Đức Mẹ mà cậu rất yêu qúy. Cậu không nghe tiếng chân mẹ vì đang bận cầu nguyện. Đó là một chò trơi kỳ lạ nơi một em bé 4 tuổi. Trẻ em thường làm cho người lớn phải kinh ngạc vì trong sự đơn sơ của chúng vẫn tỏ ra nét độc đáo của những cá tính sắp thành hình. Gioan-Maria đã tiên đoán một điều gì đó ghê ghớm sắp xẩy ra. Chỉ một năm sau cuộc cách mạng Pháp bùng nổ kéo theo cuộc cấm đoán đức tin. Người ta sẽ phải cầu nguyện chui. Nhưng các nhà cách mạng đâu thể ngờ chính họ đã góp phần làm nên một vị Thánh.

IV.

Không mấy ai tại làng Darlilly còn nhớ về vị cha sở sau khi tuyên thệ trung thành với cách mạng có lẽ vì hổ thẹn đã tự ý rút lui. Họ cử một linh mục khác đã tuyên thệ đến thay. Dần dà người ta nhận ra ông cha này chỉ nói về chính trị chứ không chú ý tới các vấn đề thiêng liêng. Dần dà các con chiên ngoan đạo không đến nhà thờ nữa. Cuộc bách hại đạo đã bắt đầu.

Các linh mục chân chính phải lẩn trốn trong sự bao che của dân chúng. Các thánh lễ chủ nhật phải cử hành ở những nơi bí mật, để đến được những chỗ đó thì phải đi từ đêm hôm trước. Người ta cử hành thánh lễ nơi những nhà kho với những cái rương được dùng làm bàn thánh. Họ không dám đọc kinh to vì nếu bị phát giác vị linh mục sẽ bị chém đầu và con chiên sẽ bị đi tù. Vào thời đó làm người Kitô hữu thật đáng cao qúy.

Đó không phải là những thánh lễ bình thường. Của lễ không những là máu châu báu Chúa Giêsu dâng trên bàn thờ mà còn là máu của thầy cả đổ ra nơi pháp trường. Gioan-Maria đã sớm tự hỏi: “Linh mục, ngài là ai?” Đó là người sẵn sằng đón nhận cái chết vì thiên chức của mình. Một thiên chức cao qúy vì làm cho Đức Kitô được thiết thân hiện diện nơi anh chị em của mình không những bằng Mình và Máu Thánh của ngài trong Thánh lễ mà còn qua việc luôn sẵn sàng từ bỏ mạng sống của người linh mục vì Ngài. Cái chết sẽ mang lại cho cuộc sống một ý nghĩa cao đẹp hơn.

Ngôi làng sống trong u uất chừng nào còn thiếu vắng tiếng chuông nhà thờ. Gioan-Maria phải cẩn thận giấu đi bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh mà cậu rất qúi cùng với ảnh tượng các Thánh khác. Cách mạng đã trục xuất Thiên Chúa khỏi nước Pháp nhưng cậu bé Gioan-Maria đã thề sẽ mang Ngài trở lại.

V.

Trong cái thế kỷ xô bồ của chúng ta, cuộc đời của một em bé nông thôn chẳng làm ai thích thú. Lương thực cho tâm hồn em là sự tĩnh mịch, yên hàn, và thảnh thơi của thôn quê. Còn người thời nay luôn bị những cái bên ngoài chi phối, họ cố chất đầy tâm hồn trống rỗng của mình bằng báo chí, ti-vi, thời trang, tiện nghi, để rồi cuối cùng lại thấy mình bị trống rỗng hơn bội phần. Vào thời con người biết sống hồn nhiên hơn, khi đi chăn cừu các em mang theo len để đan vớ chứ không đi câu trộm cá hoặc đánh bẫy chim. Khi nhìn ngắm bầu trời các em sẽ thấy tâm hồn mình dễ dàng bay lên với Chúa vì người ta chưa nhồi nhét vào tâm trí các em rằng các nhà du hành vũ trụ đã bay khắp bầu trời mà chẳng hề thấy Thiên Chúa đâu cả. Không phải em nào vào thời đó cũng nên hoàn thiện, nhưng ít ra các em không bị tước đi cái cơ hội đó.

Khi Gioan-Maria đan vớ xong, với bàn tay khéo léo cậu nặn tượng các Thánh bằng đất sét. Đặc biệt cậu thích nặn tượng Đức Mẹ, rồi đặt dưới gốc cây liễu già, chung quanh cậu trang trí bằng hoa đồng nội rồi cậu lần hạt tại chỗ. Các bạn chăn cừu rất lấy làm lạ vì trong ba năm cách mạng chúng chưa hề được đến nhà thờ bao giờ. Cha mẹ của chúng không có được lòng nhiệt thành và dũng khí của gia đình Vianney. Những khi nhà thờ bị đóng cửa họ cũng tạm xếp đức tin vào một xó. Các bạn hỏi xem cậu đang làm gì vậy và người phụ nữ xinh xắn bằng đất sét là ai. Gioan-Maria say sưa giải thích cho các bạn vì trong cậu có lòng yêu mến các linh hồn. Chân lý từ miệng cậu tuôn ra, chân lý từ những bài học mà mẹ cậu dạy cho cậu, từ những bài giảng nơi bí mật của các linh mục không đầu hàng, và từ chính Thiên Chúa, đấng là tình yêu đã mặc khải cho cậu biết. Đám thính giả quây chung quanh nằm bò cả ra cỏ mà lắng nghe. Nếu chúng ta có mặt tại đó, tôi cho rằng chúng ta sẽ thấy cách cậu bé Gioan-Maria nói về các chân lý đức tin cũng giống như cách cha sở Ars dạy các em mồ côi tại Nhà Chúa Quan Phòng. Khi đó cha sở Ars đã ngoài 60 tuổi, đã hoán cải hàng trăm ngàn người, nhưng cha vẫn nói theo lối đơn sơ, bộc trực của một đứa trẻ:

- Các con phải yêu mến Thiên Chúa trên tất cả mọi sự.

- Chúng ta phải kính trọng và vâng lời cha mẹ.

- Chúng ta không được phạm tội vì tội lỗi xúc phạm đến Thiên Chúa.

- Nếu chúng ta có phạm tội, chúng ta phải nhanh chóng hối lỗi và quay về cùng Chúa.

Trong các bài giảng của cha, chúng ta sẽ nhận thấy có những minh họa rút ra từ đời sống mục đồng của cậu bé Gioan-Maria tại thung lũng Chante-Merle.

Chúng ta hãy làm như các mục đồng vào mùa đông. Cuộc sống cũng tựa như một mùa đông. Chúng ta hãy nhóm lên một ngọn lửa và làm cho nó cháy mãi bằng cách đi nhặt củi về cho thêm vào đó. Ngọn lửa tình yêu Thiên Chúa trong lòng chúng ta cũng phải được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện và các việc lành để nó luôn được rực sáng và không bao giờ tàn lụi.

Các đứa trẻ lớn hơn ban đầu thường chế diễu Gioan-Maria nhưng sau đó chúng nhận ra sự u mê của mình và bắt đầu lắng nghe như những đứa khác. Nhà truyền giáo mới 7 tuổi đầu này trở nên nổi tiếng giữa đám mục đồng. Các em tham gia cầu nguyện chung, hát thánh ca, rước kiệu tượng Đức Mẹ đi chung quanh cánh đồng. Những nghi lễ này Gioan-Maria thực hiện rất kính cẩn, khi cần thiết cậu còn yêu cầu các bạn giữ thinh lặng. Các bạn nhỏ ý thức rằng chúng đang cử hành các nghi thức thánh thiện rất tốt nhưng lại bất hợp pháp vào giai đoạn đó.

Gioan-Maria bắt đầu học đọc vào năm 8 tuổi. Lên 10 tuổi cậu xưng tội lần đầu với một linh mục chui, ngài ăn mặc như một người thường, đi lang thang từ làng nọ sang làng kia. Việc xưng tội diễn ra trong ngay nhà của cậu, nói thật chính xác, phiá dưới cái đồng hồ treo tường. Lên 13 tuổi cậu mới được rước lễ lần đầu trong một toà lâu đài gần đó mà các cánh cửa đều được đóng chặt.

Năm 1800 người ta không còn cấm đạo nữa. Thiên Chúa được phép chính thức quay về nhưng nhiều người không còn nhớ Ngài là ai nữa. May mắn thay tại Ecully, không xa Dardilly bao nhiêu, là quê ngoại của Gioan-Maria, có một cha sở nhiệt thành tên là Balley. Ngài chính là người đầu tiên nhìn ra, khuyến khích để rồi hình thành nên vị Thánh tương lai của chúng ta.

VI

Cha Balley, cha sở Ecully, rồi đây sẽ được tôn vinh nơi bàn thờ nếu đó là tất cả phần thưởng Chúa ban cho các Thánh. Nhưng Thiên Chúa chỉ cho chúng ta biết và tôn kính một số nhỏ các Thánh mà thôi, cũng như mắt chúng ta chỉ thấy được một số rất nhỏ các ngôi sao trên bầu trời. Cha Balley có một người anh bỏ đạo, về sau được ơn trở lại, và một người anh khác bị tử đạo trong giai đoạn cấm đoán đó. Tâm hồn cha bị giằng co giữa gương sáng của một người anh này và gương xấu của người anh kia. Satan qủy quyệt biết cách lũng đoạn hàng ngũ các người thợ gặt, nhưng lúa vẫn đang chín đầy đồng. Cần phải tuyển mộ và huấn luyện các người thợ gặt mới.

Khi đã có tuổi ông Vianney cần thêm người giúp việc. Gioan-Maria chăm chỉ phụ giúp các anh. Thân thể cậu được tôi luyện và trở nên tráng kiện qua lao động nặng nhọc để về sau còn đủ sức đón chịu rất nhiều gian nan. Nhưng ơn gọi vẫn luôn ở với cậu. Cậu đọc Phúc Am, Gương Chúa Giêsu, Đời Sống Các Giáo Phụ. Cậu không hấp tấp mà biết đợi đến giờ của Chúa. Ước nguyện thầm kín của Gioan-Maria không thoát khỏi sự nhậy cảm của mẹ cậu, bà bàn với chồng gởi cậu đến sống tại nhà dì Magarita Humbert tại Ecully để được vị cha sở đạo đức tại đó dạy bảo.

Chúng ta không bao giờ biết được đâu là điều tốt nhất. 5 năm sống bình dị trong lao động miệt mài ở đó. Cậu kéo cầy như Đức Giêsu cầm cưa cầm đục tại Nazareth. Thời gian qua đi mà anh chàng cao kều, xương xẩu và vụng về này chẳng hề tiến thêm một bước nào trên con đường lý tưởng. Nhưng đó lại là thời gian cậu tích lũy sự từ bỏ mình, tập luyện để luôn dịu dàng với người khác, và học biết nhẫn nại khi theo bước Chúa. Rồi anh chàng thất học mà kiến thức còn thua một học sinh tiểu học, một anh làm ruộng quê mùa không hơn không kém, lại dám vác xác tới gặp cha sở Balley. Cha không hề có một ấn tượng gì về vẻ bên ngoài của Gioan-Maria nhưng khi nghe cậu nói về Thiên Chúa thì cha lập tức nhận ra sức mạnh của ân sủng nơi người thanh niên nhà quê này. Cha Balley nhận dạy học cho anh.

Anh ta có vẻ khờ khạo, đầu óc trống rỗng. Xem cách anh cầm một cuốn sách ta có cảm tưởng một em bé đang cầm lên một cái quốc, em có vẻ biết cách quốc đất nhưng em còn yếu quá không quốc nổi. Anh có một phương thế khuất phục những cái thiếu xót của mình đó là sự phạt xác. Khi ở tại nhà dì, anh chỉ ăn duy nhất một món xúp và luôn đứng dậy khi pho-mai được bưng ra. Anh tự bớt đi phần bánh mì của mình đồng thời gia tăng những việc từ thiện. Có lần anh đổi đôi giầy ống mới lấy đôi quốc cũ của một lão ăn mày ngồi bên vệ đường. Anh cầu nguyện theo từng nhịp đập của con tim. Nhưng đầu óc anh vẫn luôn ù lỳ. Anh đọc đi đọc lại một cuốn sách nhiều lần cho tới khi phát ốm thế mà vẫn không hiểu nó nói về cái gì.

Rồi thình lình anh khăn gói lên đường, vừa đi vừa xin ăn và ngủ nhờ các nơi đi qua. Anh đi bộ hàng trăm cây số, lê bước trên các con đường gồ ghề, vượt rặng núi La Louvecs sang miền Vivarais ở đó có hài cốt một linh mục dòng Tên đã được phong Thánh là Phanxicô Regis. Ngài đã chết khi đang ngồi tòa giải tội vì đã muốn dùng đến cả hơi tàn sức kiệt của mình để cứu thêm một vài linh hồn cho Chúa. Gioan-Maria không ngờ được đó cũng chính là ơn gọi của anh khi qùy gối trước đấng bảo trợ khẩn nài ơn soi sáng. Và Thánh Regis đã đáp lời.

Trên đường quay về Gioan-Maria thấy mình đã sáng suốt hơn tựa hồ có một giọt sương từ trời cao đổ xuống xuyên thủng màn đêm tối tăm trong tâm trí anh. Anh học và thấy mình có thể hiểu chứ không tới nỗi u mê cho lắm. Nhưng khi anh vượt qua được trở ngại này thì trở ngại khác lại hiện lên.

VII

Những ai hay bài bác giáo hội có một cái cớ rất chính đáng để chỉ trích về cái được coi như một sự đào ngũ của Gioan-Maria. Tôi cho rằng trong hoàn cảnh vào thời đó chúng ta không có quyền lên án tuy ngày nay ai cũng coi nghĩa vụ quân sự là một bổn phận công dân chính đáng. Năm 1809 chàng nhà quê trăm phần trăm Gioan-Maria bị gọi đi lính, một cuộc chiến do phe Gironde (nhóm chủ trương cộng hòa trong cuộc cách mạng Pháp) phát động để rồi sau đó phải hứng chịu những chiến dịch trả đũa của Napoleon.

Gioan-Maria được nhận phép thêm sức từ Hồng Y Fesch là cậu của hoàng đế Napoleon. Ngài ban phép thêm sức cho tất cả thanh niên thiếu nữ trong địa phận với số lượng từ hai đến ba ngàn người trong một ngày vì vào giai đoạn cấm đạo không mấy ai được chịu phép thêm sức. Sau đó vài tuần người ta gọi anh nhập ngũ vì cần dẹp loạn ở bên Tây Ban Nha và Hoàng Đế thì cần đến mọi sinh vật biết đi bằng hai chân.

Gioan-Maria chấp nhận vì anh luôn nhìn thấy bàn tay Thiên Chúa trong mọi sự. Nếu ý Chúa muốn anh phải đổ máu ngoài mặt trận anh cũng xin vâng, còn nếu Chúa muốn dùng anh vào việc khác thì chính Ngài sẽ phải lo liệu. Khi đến tổng hành dinh Lyons anh ngã bệnh. Khi trung đoàn của anh tới Roanne, anh phải vào bệnh xá, đến lúc bệnh tình thuyên giảm họ gởi anh đến đơn vị viễn chinh tại Tây Ban Nha.

Anh nói với cô y tá “Tôi sẽ đến trình diện tại đơn vị”, rồi cầm lấy súng và ba-lô. Nhưng trước khi lên đường anh muốn ghé qua nhà thờ cầu nguyện. Đối với Gioan-Maria, cầu nguyện thì không bao giờ cho đủ. Anh ở rất lâu trong đó, khi bước ra ngoài thì binh đoàn đã lên đường. Anh quay lại đơn vị cũ, người ta khưở trách anh thậm tệ, tuy nhiên họ vẫn ký giấy để anh mau chóng lên đường đi theo đoàn quân.

Anh cố gắng đi mau nhưng vẫn không bắt kịp, rồi anh đi lạc đường. Một chiều nọ anh ngồi nghỉ chân dưới một gốc cây trên dãy núi Le Forez thì gặp một người đến bắt chuyện:

- Anh là lính phải không?

- Phải.

- Anh đi tìm đơn vị phải không?

- Đúng thế.

- Anh có muốn đi ngay không?

- Tôi đang mệt quá.

- Vậy hãy theo tôi anh sẽ được ăn ngủ thoải mái.

Đây chính là Guy, một người đào ngũ. Gioan-Maria đi theo hắn, người mệt lả. Sáng hôm sau hắn cho biết dù có cố gắng cách mấy anh cũng không thể nào theo kịp được đơn vị. Thế thì anh phải làm gì đây. Đó chính là ý Chúa. Ngài đã muốn anh trở thành bộ đội và nay muốn anh thành kẻ đào ngũ.

Gioan-Maria đã phải lẩn trốn trong hai năm tại thôn Les Robins, gần làng Les Noes, là một nơi có nhiều rừng cây dễ ẩn nấp. May mắn thay ông xã trưởng ở đó là người có tư tưởng chống đối chế độ đã bao che cho anh. Trong nhà ông đã chứa hai người đào ngũ nên ông gởi anh qua nhà một người bà con của ông tên là Claudine Fayot.

Gioan-Maria sống trong chuồng bò hai tháng, một nơi dễ làm anh liên tưởng tới hang đá Bêlem. Anh mang một tên giả Jérome Vincent và đám trẻ con cho rằng đây là một người bà con họ hàng đến chơi. Vào chiều tối anh dạy chúng học còn ban ngày anh làm một ít việc lặt vặt trong nhà. Ít khi anh dám ló mặt ra ngoài và cũng không thể đến nhà thờ tham dự Thánh lễ. Anh nhớ lại giai đoạn cấm đạo khi còn bé, trong nhà cha anh bao giờ cũng có một vị linh mục lẩn trốn. Lắm phen anh phải chui dưới đống rơm khi cảnh sát lục soát. Có lần có một thầy đội hăng say đã dùng một cái gậy chọc vào đống rơm trúng ngay người anh, may làm sao ông ta không phát giác ra anh.

Lúc Gioan-Maria mới đến gia đình chủ nhà rất khó chịu trước lối sống rất thánh thiện mà họ cho rằng gàn dở, dần dà họ nhận ra tác động của ân sủng nơi anh. Đến khi anh phải ra đi họ khóc vì luyến tiếc anh. Từ đó trở đi cho tới cuối đời, Gioan-Maria luôn coi đây như một gia đình thứ hai của mình.

Còn tại chính gia đình của Gioan-Maria tại Darlilly người ta đã mất hi vọng được gặp lại anh sau cả năm không nhận được tin tức gì. Sau khi liên lạc được với Gioan-Maria họ phải xin với nhà nước cho đứa em út của Gioan-Maria, đi nghiã vụ quân sự trước khi đến tuổi thay cho anh. Để tỏ lòng biết ơn Gioan-Maria đã tặng em mình ba ngàn quan tiền.

Đối với Gioan-Maria những gì xẩy ra chính là một tỏ bầy của ý Chúa cho con đường theo đuổi ơn gọi của anh. Thiên Chúa không để cho vua chúa thế gian cướp đi một người con mà Ngài đã tuyển chọn.

VIII

Gioan-Maria trở về nhà kịp lúc người mẹ đáng thương của anh sắp lìa đời. Anh nói cho mẹ ước nguyện của mình để bà mang đến cho Chúa. Bà đã làm tốt ước nguyện của anh vì sau đó cha Balley nhận anh trở lại và chuẩn bị cho anh có thể vào tiểu chủng viện Verrieres trong thời gian sớm nhất. Đó là một loại tiểu chủng viện kín mà trình độ giảng dạy rất thấp. Gioan-Maria còn lớn tuổi hơn thầy giáo và hầu như không có một tí kiến thức gì, học dốt hơn em nhỏ nhất trong lớp. Cả lớp lấy anh làm đích chế diễu nhất là trong những giờ học triết. Đối với anh bị chê cười bao giờ cũng là một niềm vui. Anh cầu nguyện sốt sắng bao nhiêu thì lại càng học dở bấy nhiêu. Anh kết thân với một người tên là Marcellin Champagnant rất có lòng đạo đức và học cũng rất kém. Có lẽ cả hai đều nhìn ra ân sủng hoạt động nơi bạn mình, và đó chính là điều qúy giá còn hơn tất cả sự khôn ngoan trên thế gian. Họ giống nhau từ tâm hồn đạo đức bên trong đến vẻ bề ngoài ngớ ngẩn.

Lên đại chủng viện Thánh Irénée tại Lyons cả hai gặp lại nhau. Nếu Thiên Chúa hoạt động bên trong mà không mang lại kết qủa bên ngoài thì người ta có quyền nghi ngờ Thiên Chúa đó. Họ đuổi Gioan-Maria về sau 6 tháng không thấy anh tiến bộ một chút nào dù anh có một lối sống rất đạo đức. Họ không chấp nhận có một linh mục tương lai chẳng hiểu mô tê gì về Latinh.

Gioan-Maria vẫn muốn theo được ơn gọi nên hoàn thiện trong đời sống chiêm niệm. Anh nghĩ đến việc trở thành một sư huynh trong tu hội Sư Huynh Kitô. Nhưng một lần nữa cha Balley lại đón anh về nhà xứ. Cha dành trọn thời giờ dạy cho anh với tất cả sự nhẫn nại và gởi anh đến đại chủng viện chịu các chức nhỏ. Cha đứng ra bảo lãnh vì chỉ có cha mới nhìn ra giá trị nơi anh. Tệ hại thay anh chàng ngốc nghếch của chúng ta không qua được cuộc sát hạch và làm cho các giám khảo thất vọng. Cha Balley vẫn kiên trì xin cho anh được thi lại, lần này anh tỏ ra có một chút tiến bộ. Sau cùng họ quyết định xin ý kiến của ngài Tổng Giám Mục.

Lúc đó hoàng đế mới thoái vị và hồng y Fesh phải rời Lyons ngay. Vị phụ tá của ngài hồng y là một người đơn sơ không cần biết đến trí thức mà chỉ quan tâm đến nhân đức của Gioan-Maria, về mặt này đã có sự bảo đảm của cha Balley. Vào thời buổi có quá ít linh mục và có quá nhiều xứ đạo bỏ trống có thêm ai thì tốt người đó. Vị Giám mục phụ tá nói với Gioan-Maria: “Ân sủng của Chúa sẽ bổ túc những thiếu sót nơi con”.

Chúng ta thấy con đường ơn gọi của Gioan-Maria hoàn toàn do hồng ân Chúa tác động từ bên trong và Ngài đã chọn một con người hết sức bất toàn.

Vào ngày lễ Đức Mẹ đi thăm bà Thánh Elizabeth chủng sinh Gioan-Maria Vianney được chịu các chức nhỏ bởi Đức Giám Mục Simon. Năm sau cũng tại đó ngài phong anh làm phó tế. Vài tháng sau chàng trai của chúng ta đi bộ đến Grenoble để được thụ phong linh mục cũng bởi tay Đức Cha Simon. Nghi lễ thụ phong diễn ra trong nhà nguyện đại chủng viện cho riêng một mình anh. Dù đã được chịu chức linh mục, bề trên vẫn không tin tưởng lắm nơi con người cù lần này nên chưa ban cho cha Gioan-Maria quyền được giải tội.

Biến cố vĩ đại này, đúng đây chính là một biến cố vĩ đại, đã xẫy ra trong lịch sử thế giới này vào ngày 13-8-1815, hai tháng sau trận Waterloo đã làm vị hoàng đế lẫy lừng Napoleon bị thân bại danh liệt trước mắt con người, đang khi đó một con người hèn mọn lại được nên cao trọng trước mặt Thiên Chúa. Hôm sau là ngày giáp lễ Mông triệu linh mục Gioan-Maria tiến lên bàn thờ, dâng lễ mở tay, dâng lên cho Thiên Chúa của lễ hiến tế là chính Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, và đồng thời dâng lên chính con người của Gioan-Maria.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng thống Obama gặp giới báo chí Công giáo Hoa kỳ
Phụng Nghi
00:17 05/07/2009
Một tuần lễ trước cuộc hội kiến với Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Tổng thống Barack Oabama đã đề cập đến 8 câu hỏi của các ký giả và biên tập viên báo chí Công giáo hôm 2 tháng 7. Tổng thống mở đầu:

Tôi đã có một cuộc đàm đạo tuyệt vời với Đức giáo hoàng trên điện thoại ngay sau cuộc bầu cử. Và chúng tôi, một cách nào đó, coi đây như một cuộc gặp gỡ giữa các chính quyền – chính quyền của Tòa thánh. Sẽ có những lãnh vực chúng tôi đồng thuận sâu xa; sẽ có một số lãnh vực chúng tôi có một số bất đồng.

Vì thế, trong ý nghĩa đó, có một mối liên hệ giữa một chính phủ với chính phủ, và mối liên hệ đó đã rất mạnh mẽ rồi và chúng tôi muốn tựa vào đó. Nhưng hiển nhiên còn hơn thế nữa. Giáo hội Công giáo có tầm ảnh hưởng sâu xa trên khắp thế giới và nơi quốc gia chúng ta; Đức Thánh cha là một nhà lãnh đạo tư tưởng, một nhà lãnh đạo công luận về biết bao nhiêu vấn đề có tầm rộng lớn. Và ảnh hưởng tôn giáo của ngài là thứ ảnh hưởng vượt ra ngoài cả Giáo hội Công giáo. Vì thế, từ một nhãn quan cá nhân, được gặp gỡ với Đức thánh cha là một vinh dự lớn lao và là điều tôi mong đợi rất nhiều. Và hy vọng rằng sau cuộc hội kiến này chúng tôi có thể tiếp tục tìm ra những lãnh vực trong đó chúng tôi có thể cùng cộng tác về mọi vấn đề, từ nền hòa bình ở Trung Đông cho đến việc đối phó với nạn nghèo đói trên khắp thế giới, sự thay đổi khí hậu, di dân, cả một loạt những vấn đề mà Đức giáo hoàng đã lãnh đạo một cách tuyệt vời.

Tổng thống – đã từng bị chỉ trích vì những kế hoạch của chính quyền do ông lãnh đạo muốn hủy bỏ các điều khoản bảo vệ lương tâm – hứa với các phóng viên rằng chính quyền của ông sẽ thực thi một điều khoản bảo vệ lương tâm cũng “mạnh mẽ” ngang bằng với điều khoản đã có trước khi chính quyền Bush ban hành những sự che chở hiện có.

Tôi có thể bảo đảm với tất cả độc giả của quý vị rằng sau cuộc duyệt xét lại sẽ có một điều khoản về lương tâm mạnh mẽ. Nó có thể không đạt được tiêu chuẩn đặt ra do mọi người chỉ trích tiến trình của chúng tôi, nhưng chắc chắn nó sẽ không yếu hơn những gì đã có trước khi các thay đổi được thực hiện.

Tổng thống cũng đề cập đến vấn đề phá thai:

Như tôi đã nói trước đây, tôi không bao giờ có ảo tưởng – rằng chúng ta chỉ nói cho qua tất cả những điều khác biệt của chúng ta về những vấn đề này cho xong. Một lần nữa, tôi đã công nhận điều đó trong bài diễn từ đọc tại trường Notre Dame. Tôi thiết nghĩ có một sự khác biệt không thể giảm thiểu, một mối mâu thuẫn, về vấn đề phá thai, mà điều tốt đẹp nhất chúng ta có thể làm là đề nghị rằng người thiện chí có thể đứng ở phía bên này hoặc phía bên kia, nhưng quý vị không thể ước cho những khác biệt ấy biến đi được.

Vì thế mà tôi chưa có lời đề nghị như thế nào. Tuy vậy, tôi có thể nói với quý vị rằng, về ý tưởng muốn giúp người trẻ tuổi chọn lựa khôn khéo để họ khỏi sa vào những hành động tính dục tuỳ tiện có thể dẫn đưa tới những vụ thụ thai ngoài ý muốn, về tầm quan trọng của việc cho con làm con nuôi thay vì phá thai, về việc chăm sóc các phụ nữ mang thai để giúp họ dễ dàng hơn trong việc chăm nuôi con cái, đó là ba lãnh vực mà tôi sẽ lấy làm ngạc nhiên nếu như chúng ta không có được một số đáng kể những chỗ đồng thuận.

Quý vị đã chỉ ra những lãnh vực có thể có nhiều điều khó khăn hơn. Cá nhân tôi nghĩ rằng kết hợp tính dục tốt – hoặc là tình dục tốt và giáo dục luân lý cần phải kết hợp với ngừa thai nhằm để tránh đi những vụ thụ thai ngoài ý muốn. Tôi công nhận rằng điều đó trái với giáo lý của Giáo hội Công giáo. Vì thế tôi không mong đợi những người mạnh mẽ coi vấn đề này là vấn đề thuộc về đức tin tôn giáo có thể đồng ý với tôi như thế, nhưng đó là quan điểm cá nhân của tôi. Có lẽ chúng ta không thể tiến đến một thứ ngôn ngữ tương hợp toàn hảo trên mặt trận đó.

Được hỏi về việc đề cử Harry Knox, nhà hoạt động đề cao quyền của người đồng tính - nổi tiếng vì luận điệu chống Công giáo – vào Hội đồng Cố vấn về Faith-based and Neighborhood Partnerships, Tổng thống Obama đề cập đến vấn đề tình dục đồng giới:



Quý vị sẽ nhớ rằng trong câu hỏi thứ nhất của tôi tôi đã cực lực bảo vệ quyền của các giám mục Hoa kỳ được dùng một số ngôn ngữ khá khích động khi nói về tôi, phải vậy không? Và tôi sẽ vui mừng được có những vị đó tới đây trong tòa Bạch Ốc này và tham dự vào những cuộc họp bàn tròn để chúng ta cố gắng bàn thảo về những vấn đề đó. Thế nên tôi không thể -- Tôi có thể nói thay cho những người nằm trong danh sách trả lương và tường trình công việc với tôi. Có nhiều dịp chúng ta cố gắng đem những nhóm xung đột trong lịch sử lại với nhau.

Làm như thế luôn luôn có những nguy cơ xảy ra bởi vì phần lớn những vấn đề đó tạo ra cảm xúc lớn lao. Đối với cộng đồng luyến ái đồng giới trong nước chúng ta, tôi thiết tưởng điều rõ rệt là họ cảm thấy họ là nạn nhân của những đường lối khá mạnh mẽ và họ thường bị thương tổn không chỉ do một số giảng huấn của Giáo hội Công giáo, nhưng còn bởi Kitô giáo nói chung. Và là một người theo Kitô giáo, tôi thường xuyên vật lộn với niềm tin của tôi, nỗi lo âu của tôi, mối quan tâm của tôi đối với những người nam nữ luyến ái đồng tính.

Và trong phạm vi tham gia vào những cuộc tranh biện này, điều tôi thường khám phá thấy là có nhiều sức nóng, âm thanh và cuồng nộ ở cả hai phía trong những cuộc tranh biện này, ngay cả nơi những kẻ tôi coi là những người tốt ở phía bên này hoặc ở phía bên kia. Thế nên tôi thiết tưởng tôi sẽ duy trì lời tuyên bố của tôi ở Cairo là một lập trường mà gạt bỏ niềm tin tôn giáo và đức tin mà không có lòng dung thứ - mà tôi tưởng là theo kiểu phản ứng tự động – thì không thấu hiểu sức mạnh và điều thiện hảo mà đức tin có thể mang lại trên thế giới này.

Mặt khác, tôi thiết tưởng những ai trong chúng ta là những người theo tôn giáo cũng phải xem xét những niềm tin của riêng mình và đấu tranh gay go với chúng và tự mình đảm bảo rằng chúng ta không gây niềm đau cho kẻ khác. Và tôi thiết nghĩ bất cứ ai trong chúng ta, dù theo tôn giáo nào, cũng phải công nhận rằng đã có những thời gian tôn giáo bị lơi dụng để phục vụ những điều không mấy tốt đẹp.

Và nhiệm vụ đè nặng trên chúng ta – ít nhất theo quan điểm riêng của tôi – là phải suy tư sâu sắc và sẵn sàng hỏi xem phải chăng chúng ta có đang hành động theo đường lối phù hợp không những với giáo huấn của giáo hội mà còn với điều Chúa Giêsu Kitô kêu gọi chúng ta phải làm: đối xử với người khác như đối với chính mình. Hãy làm người coi sóc anh em chúng ta.

Ngỏ lời ca tụng cố hồng y Joseph Bernardin – tổng giám mục Chicago từ 1982 đến 1996 – Tổng thống Obama cũng phân tích những mối chia rẽ trong Giáo hội:

Các giám mục Hoa kỳ có một ảnh hưởng sâu xa trong cộng đồng của các ngài, trong giáo hội, và vượt cả ra bên ngoài. Điều tôi sẽ nói là mặc dầu đã có những lời chỉ trích nhắm vào tôi từ một số các giám mục, nhưng đã có một số giám mục rất mực độ lượng và thông cảm ngay cả khi các vị đó không đồng ý với tôi về mọi vấn đề. Vì thế, trong ý nghĩa đó, các giám mục Hoa kỳ tượng trưng cho một mẫu điển hình các ý kiến cũng như các nhóm khác thường có.

Hồng y George là một nhân vật tôi đã biết từ khi tôi còn trong ngành lập pháp tiểu bang, ngài và tôi đã có cuộc hội kiến trong Văn phòng Bầu dục và tôi đã bày tỏ với ngài mối quan tâm được làm việc theo đường lối xây dựng có thể được với các giám mục về một loạt những vấn đề.

Như quý vị biết, một phần trong những lý do tại sao thiết lập mối liên lạc với các vị giám mục là điều quan trọng đối với tôi bởi vì tôi có những kỷ niệm trìu mến về Hồng y Bernadin; ngài ở Chicago khi lần đầu tôi tới đó để làm một người tổ chức cộng đồng – được tài trợ một phần do Chiến dịch Phát triển Con người – và làm việc với các xứ đạo Công giáo phía nam thành phố Chicago. Và vì thế tôi biết tiềm lực mà các giám mục phải nói lên mạnh mẽ về các vấn đề công lý xã hội. Tôi thiết tưởng sẽ tiếp tục là những lãnh vực trong đó chúng ta có những đồng thuận sâu xa và sẽ có một số lãnh vực trong đó chúng ta bất đồng ý kiến. Đó là điều lành mạnh.

Nguồn: CatholicCulture.org

 
Cuộc sống một linh mục chánh xứ tại Úc
Lm. Đồng Văn Vinh
13:43 05/07/2009
Là một Linh Mục tôi rất vui mừng khi biết được Đức Thánh Cha đã chọn năm 2009 – 2010 là Năm Linh Mục. Đặc biệt hơn nữa, đó là, Đức Thánh Cha đã chọn Cha Thánh Gioan Maria Vianney làm Quan Thầy cho tất cả Linh Mục. Trước đây, Thánh Gioan Maria Vianney chỉ là Quan Thầy của các Cha Sở.

Vào cuối năm 2000 sau khi tôi đã lãnh nhận thiên chức Linh Mục được 4 năm thì Đức Cha Hickey bổ nhiệm tôi làm Linh Mục Chánh Xứ Chúa Chiên Lành. Việc đầu tiên tôi làm đó là hành hương đến xứ Ars nơi hài cốt của Thánh Gioan Maria Vianney vẫn còn nguyên vẹn. Trước thi hài của ngài tôi đã dâng Thánh Lễ xin ngài chuyển cầu lên cùng Thiên Chúa cho tôi được trở lên một Linh Mục khiêm tốn và thánh thiện như ngài.

Đối với tôi việc Đức Thánh Cha Biển Đức chọn Thánh Gioan Maria Vianney làm Quan Thầy cho tất cả Linh Mục chứ không riêng là Linh Mục chánh xứ nhân dịp kỷ niệm 150 năm (1859) ngày qua đời của ngài là một điều đầy thú vị. Như chúng ta biết vào năm 1905 Đức Giáo Hoàng Pius X đã phong Hiển Thánh cho Thánh Gioan Maria Vianney và liền sau đó Đức Giáo Hoàng Pius XI (1922-1939) đã công bố Thánh Gioan Maria Vianney là Quan Thầy của các Cha Sở.

Năm nay 2009 Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tuyên dương Thánh Gioan Maria Vianney là Quan Thầy của tất cả Linh Mục. Vì sao Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, một nhà Thần Học Gia nỗi lạc, uyên bác được cả thế giới gưỡng mộ với những suy tư thật thâm sâu lại chọn Thánh Gioan Maria Vianney, một người khờ dại, học hành kém cỏi đến nỗi Đức Giám Mục đương thời không muốn truyền chức Linh Mục cho ngài và ngày nay ngày lại được tuyên dương là Quan Thầy hàng Linh Mục!?

Để hiểu được phần nào thâm ý sâu xa của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI chúng ta hãy thử tìm hiểu về con người Thánh Gioan Maria Vianney: Ngài sinh năm 1783. Ba năm sau tức năm 1786 cuộc cách mạng Pháp nổi dậy (French Revolution). Cuộc nổi dậy này mang theo những đố kỵ với Giáo Hội. Nhiều nhà thờ bị tàn phá. Các Giám Mục, Linh Mục và Tu Sĩ bị bắt hại. Cậu bé Gioan Maria Vianney đã phải lãnh nhận các Bí Tích một cách thầm lén vì các Linh Mục đã không được công khai làm việc mục vụ. Khi cậu Gioan Vianney có ý hướng đi tu thì đã bị thân phụ gạt qua vì cậu phải theo cha làm việc đồng ruộng. Ở tuổi 20 cậu Gioan Vianney nhất quyết xin đi tu và được một Linh Mục địa phương hướng dẫn. Sau cuộc cách mạng Pháp, cậu Gioan Vianney chính thức đăng ký gia nhập chủng viện. Việc học đối với cậu thật khó vì trí thông minh của cậu có giới hạn. Ban giám đốc chủng viện đã có ý định mời cậu về. Nhưng cha chánh địa phận đã hỏi cha giám đốc chủng viện rằng: “Cậu Gioan Vianney có ngoan không?” Cha giám đốc thưa: “Cậu Gioan Vianney là một gương mẫu của sự tốt lành”. Với nhận định đó, cha chánh địa phận đã thưa với Đức Giám Mục đương thời truyền chức Linh Mục cho cậu Gioan Vianney và hãy để cho ơn Chúa tác động trên Gioan Vianney. Vào năm 1815, trong dịp Thầy Gioan Vianney được trao ban Thiên Chức Linh Mục, cha chánh địa phận một lần nữa có những nhận định về người Linh Mục trẻ Gioan Vianney như sau: “Hội Thánh không chỉ mong có được những Linh Mục uyên bác nhưng quan trọng hơn nữa đó là có những Linh Mục thánh thiện”. Năm 1817 tức hai năm sau ngày thụ phong Linh Mục Cha Gioan Vianney được bổ nhiệm về Giáo Xứ Ars với số giáo dân thật khiêm nhường vỏn vẹn ngoài 200 người. Nhưng với cuộc sống thanh tịnh và cầu nguyện ngài đã thu hút giáo dân từ bỏ cuộc sống xa hoa về lại với Chúa. Rất nhiều người đã trở lại với Chúa qua Bí Tích Hòa Giải. Ngài đã có những lời khuyên chân thành nhưng không kém phần thách thức cho hối nhân từ bỏ tội lỗi làm hòa với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Đời sống thánh thiện của Cha Gioan Vianney chẳng mấy chốc được loan truyền khắp nước Pháp và thế giới để rồi có những lúc ngài phải ngồi trong tòa giải tội đến 18 tiếng một ngày.

Phải chăng vì đời sống thánh thiện của Cha Thánh Gioan Maria Vianney trong Thiên Chức Linh Mục đã thúc bách Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chọn năm 2009 – 2010 làm Năm Linh Mục? Hay là xã hội tục hóa ngày hôm nay cũng không khác gì với đời sống của người dân Pháp trong xứ Ars ngày xưa nên Giáo Hội hôm nay cũng đang rất cần đến những Linh Mục có đời sống đạo hạnh như Thánh Gioan Vianney người đã được cha giám đốc nhận xét là: “Cậu Gioan Vianney là một gương mẫu của sự tốt lành”. Và cha chánh địa phận nhận định rằng: “Hội Thánh không chỉ mong có được những Linh Mục uyên bác nhưng quan trọng hơn nữa đó là có những Linh Mục thánh thiện”.

Với Năm Linh Mục sẽ được bắt đầu vào ngày Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả các Linh Mục noi theo bước chân của Thánh Gioan Vianney người đã có nhận định rằng “Thiên Chức Linh Mục là tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu”.
 
Top Stories
Obama says he wants to talk with pope about aid to world's poor
Patricia Zapor / CNS
22:54 05/07/2009
WASHINGTON (CNS) -- President Barack Obama said when he meets Pope Benedict XVI July 10 he wants to talk about initiating core reforms in overseas aid and domestic policy to assure basic economic security for more people.

In a round table with religion reporters July 2 in anticipation of the meeting at the Vatican, Obama said he hopes to report to the pope about the range of commitments made by the world's leading governments at the Group of 20 summit in London in April.

He said he wants to talk about assuring that not only the poor but financially vulnerable people in the middle class are able "to live lives of dignity and security."

Obama will be in Europe to participate in a meeting of the world leaders known as the Group of Eight in L'Aquila, Italy, where he said one of his top priorities will be to get other wealthy countries to match the increased U.S. commitment to food security around the world.

He said that while he believes capitalism is the most effective means of generating wealth, one of the areas where "the Catholic Church has always been a powerful moral compass is on questions of distribution and how do we make sure that opportunities are extended to everybody."

He said that his administration "already (has) a plan in place to effectively double our resources, not only for immediate relief and foodstuffs, but also (to address) how do we work in a more intelligent way on development around agricultural self-sufficiency in many countries."

In the kind of society where opportunities are available to all "it turns out it's actually good for capitalism, because we've got people who are able to afford to support businesses because they've got some income and can operate as effective consumers."

Based upon conversations with the pope and other contacts, Obama said his impression of the pontiff is "somebody who combines a great intellect with great compassion."

The pope's work on the interfaith front in particular has been impressive, Obama said. But like himself, the pope has experienced "some of the difficulties and dangers of. .. trying to bring groups together," such as occurred during Pope Benedict's recent trip to the Middle East.

Obama also said he's looking forward to speaking with the pope about seeking peace in the Middle East.

"I think that our position is going to overlap greatly with the position of the government of the Holy See," he said. "And I think we can be effective partners in trying to move the parties in a closer direction."

(Source: http://www.catholicnews.com/data/stories/cns/0903058.htm)
 
Moscow, Vatican discuss diplomatic ties
UPI.com
23:16 05/07/2009
MOSCOW, July 5 (UPI) -- Russian President Dmitry Medvedev said Sunday Moscow and the Vatican are discussing establishing diplomatic relations.

Medvedev, speaking to Italian media, said discussions are focusing on whether to upgrade ties between Russia and the Catholic Church, the Russian news agency ITAR-TASS reported.

"We have relations with the Vatican; there are representative missions from both sides," Medvedev said. "And we are discussing whether to bring this relationship to a higher level, that is whether to change our relationship to one that is characterized by embassy and diplomatic relations. And it seems to me that this would be perfectly normal."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ khấn tại Dòng Nữ Đa Minh Tỉnh Dòng Đức Maria Vô Nhiễm Houston Texas
Sr Christine Hoàng
03:15 05/07/2009
HOUSTON - Nhờ hồng ân Thiên Chúa, Dòng Nữ Đa Minh Tỉnh Dòng Đức Maria Vô Nhiễm chúng con năm nay có thêm 3 sơ Tập Sinh, 2 sơ Tiên Khấn, và 3 sơ tuyên khấn trọn đời. Chúng con xin quý cha, quý tu sĩ nam nữ và quý thân hữu hiệp lời cầu nguyện và tri ân Chúa với chúng con.

Lãnh nhận tu phục Dòng: Thứ Sáu, ngày 03 tháng 07 năm 2009
Tập sinh Theresa Nguyễn Ngọc Lan Anh
Tập sinh Maria Antonia Phạm Ánh Luyến
Tập sinh Catherine Bùi Ngọc Duyên Anh

Tiên Khấn: Thứ Sáu, ngày 03 tháng 07 năm 2009
Sr. Têrêsa Vũ thị Thùy Linh, OP
Sr. Maria Nguyễn Ngọc Hạnh, OP

Lễ Khấn Trọn Đời: Thứ Bảy, ngày 04 tháng 07 năm 2009

Sr. Cecilia Martina Vũ Thị Mộng Cúc, OP
Sr. Theresa Vũ Thanh Phương, OP
Sr. Maria Joanna Đinh Phượng Quyên, OP
 
Đại Hội Giới Trẻ kỳ III tưng bừng khai mạc tại Pyramid trường Đại học Long Beach California
Đồng Nhân
11:41 05/07/2009
LONG BEACH, LOS ANGELES - Khoảng trên 1.500 bạn trẻ đã tới tham dự Ðại Hội Giới Trẻ VYC lần thứ III được tổ chức trong khuôn viên của trường California State University Long Beach trong ba ngày 3, 4 và 5 Tháng Bảy, 2009. Họ đến từ khắp nơi trên toàn nước Hoa Kỳ và cũng có một số bạn trẻ đến từ rất xa mãi tận Âu châu hay Úc châu để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và sống niềm tin và đào sâu hướng đi cho tương lai của mình.

Xem hình ảnh

Đừng sợ!

Lời dẫn nhập trong Sách Hướng Dẫn của Đại Hội VYC III mà mỗi bạn trẻ đều nhận được khi ghi danh tham dự, giải thích rõ cho các Bạn như sau:

"Trong cuộc sống hôm nay có thể chúng ta phải đối đầu với nhiều sợ hãi và cám dỗ. Nơi làm việc, trong gia đình, ngoài xã hội, đâu đâu Đức Tin của chúng ta cũng thường bị thử thách. Thách đố thường nhất là chúng ta phải phân định điều đạo lý khỏi những gì được xã hội coi là đúng hay hiển nhiên. Những gì thế giới coi trọng không chắc đã hợp với niềm tin Kitô. Sống chứng nhân cho Đức Tin Công giáo dễ dàng bị coi là ngược đời. Vì vậy, nếu chúng ta trung thành sống Đức Tin, chúng ta sẽ phải đương đầu với những lần chúng ta không “ăn rơ” với láng giềng, bạn đồng nghiệp, bạn bè, và đôi khi cả thân nhân của mình.

Các bạn trẻ này đến từ Seattles
Thiên Chúa biết hoàn cảnh của mỗi người chúng ta, với những thiếu sót và khó khăn của từng người. Chính vì vậy, Chúa ban cho chúng ta ơn can đảm để chúng ta có thể sống trước Thánh Nhan và phụng sự Ngài trong bình an. Nhờ ơn Chúa, chúng ta có thể can đảm sống tin yêu, phó thác vào Chúa và làm chứng nhân cho Ngài. Chúa ban ơn sức mạnh giúp chúng ta chinh phục sự nhát đảm, vượt thắng cám dỗ và gian nan để sống theo Thánh Ý Chúa.

Đại Hội Giới Trẻ Việt Nam (VYC III) ước mong trở thành cơ hội quy tụ giới trẻ Công Giáo Việt Nam đang sinh sống ở Hoa Kỳ và các nơi khác để khích lệ nhau đáp lại lời tín thác của các Đức Thánh Cha: Đừng sợ! Chúng ta không ngại nhận mình là người Công Giáo, tuyên xưng Đức Tin của mình, và rao giảng Đức Tin đó cho đồng loại. Ở thành phố Long Beach, CA này, chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng, chia sẻ và cảm nghiệm sự hiện diện và tác động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội. Chúng ta sẽ nhìn thấy một Giáo Hội thực sự là Thân thể của Chúa Kitô, một cộng đoàn sống động và tràn đầy tình yêu, một sự hiệp thông bắt nguồn từ niềm xác tín vào Đấng Phục Sinh” (lời ĐTC Benedictô XVI)

... VYC III nhằm mục đích giúp các bạn trẻ thêm can trường sống Đức Tin, biết kính mến và phụng sự Chúa, làm chứng nhân cho Thiên Chúa, và sống theo Thánh Ý Ngài
."

Trong bài chủ đề cho đại hội, LM Trần Ðức Hùng, vị tuyên úy đầu tiên của VYC và hiện vẫn tiếp tục ân cần đồng hành với đại hội, đã nhấn mạnh:

“Phải nói rằng lời mời gọi ‘Ðừng sợ!’ của Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phát xuất từ một tâm hồn bén rễ thật sâu vào hành trình ba nhịp ‘Nhận Diện, Tuyên Nhận và Công Bố Ðức Tin’ của ngài... Với ba nhịp cầu “Nhận Biết, Tuyên Nhận, và Tuyên Xưng Ðức Tin,” chủ đề VYC 3 là một thách đố mà ban tổ chức đề ra cho chính mình và cho các tham dự viên. Với tất cả những công khó và cố gắng để thực hiện đại hội, tôi cho rằng, chính ban tổ chức đã thể hiện một cách mạnh mẽ và cụ thể chủ đề này trong nhiều tháng qua, và đặc biệt trong cuối tuần này."

Nghi thức khai mạc Đại Hội

Các vị linh hướng của đại hội đã lần lượt chia sẻ huấn từ đến các bạn trẻ. Ðức Giám Mục Tod Brown của Giáo Phận Orange, tuy không đến được, nhưng cũng hiệp thông với giới trẻ trong tâm tình của người chủ chiên. Bức thư chúc mừng đại hội của Ngài có viết như sau:

Các con đã quy tụ về đây từ rất nhiều giáo phận trên toàn quốc để được nên một trong truyền thống Ðức tin Công Giáo, vốn được giữ gìn trong gần suốt 2,000 năm qua. Sự hiên diện của các con đã chứng minh rằng Chúa Kitô đang sống giữa chúng ta và nhiều người vẫn tìm về với Ngài. Cha tin chắc rằng những gì các con trải nghiệm trong suốt cuối tuần này sẽ tiếp tục giúp làm mạnh mẽ thêm Ðức tin của các con, để các con có thể sẵn sàng hợp tác với sứ mạng của Chúa Giêsu, để loan báo thông điệp sự sống và tình thương của Ngài trên toàn thế giới.”

Linh Mục Trần Cao Thượng, tuyên úy của Giới Trẻ Orange, đã ngỏ lời với các tham dự viên:

Các bạn thân mến, khi các bạn tham dự đại hội này, các bạn đã nói lên sự sống động của Ðức tin của chúng ta - một Ðức tin vốn không khô cằn nhưng thực sự sống động và sung mãn. Tôi hy vọng rằng sau đại hội, các bạn sẽ trở nên chứng tá đích thực của Chúa Kitô cho thế giới hôm nay.”

Tinh thần và Sức sống trong Đại Hội

Một thành phẩn trẻ trung trong Ban Tổ chức


Chương trình Đại Hội rất phong phú:

FRIDAY July 3 - Name Our Faith

09:30am – 12:30pm Registration / Check-In / Lunch / Activities

01:00pm – 01:30pm Rally & Keynote Address

01:30pm – 03:00pm Opening Ceremony (Prayer/Introductions)

03:00pm – 04:30pm Workshop I (Classroom, Halls)

05:00pm – 06:30pm Group Get-to-Know Games/Sport Activities

06:30pm – 08:00pm Dinner

08:30pm – 10:00pm Adoration Night and Reconciliation

SATURDAY July 4 - Claim Our Faith

07:30am – 08:30am Breakfast

08:30am – 08:45am Rally

08:45am – 09:00am Keynote Address

09:00am – 10:30am Liturgy

11:00am – 12:30pm Workshop II (Classroom, Halls, the point)

12:30pm – 02:00pm Lunch / Concert / Exhibits

02:00pm – 03:00pm Group games / Sport Activities

03:30pm – 05:00pm Workshop III (Classroom, Halls, the point)

05:30pm – 06:30pm Dinner

07:00pm – 10:00pm Entertainment Program & Concert

10:15pm – 11:15pm Divine Mercy Night: Taize, Stations of the Cross, Divine Mercy, Reconciliation

SUNDAY July 5 - Proclaim It To The Whole World

07:30am – 09:00am Breakfast & Check out

09:15am – 10:00am Morning Praise: LaSallian Troupe

10:30am – 12:00pm Workshop IV (Classroom, Halls)

12:00pm – 02:00pm Lunch/Entertainment

02:30pm – 04:00pm Closing Liturgy & Ceremony



Như hai kỳ trước, ban tổ chức đặc biệt ngỏ lời mời tất cả cộng đoàn dân Chúa tại Giáo Phận Orange, Los Angeles, San Bernadino và các vùng phụ cần, cùng đến tham dự thánh lễ đại trào để kết thúc đại hội, từ lúc 1:30 đến 4 giờ chiều Chủ Nhật. Nhất là quý phụ huynh có con em tham dự đại hội, xin đến để động viên tinh thần các em, cầu nguyện cho Ðức tin của giới trẻ, cũng như dâng lời Tạ ơn Chúa cho một kỳ đại hội tốt đẹp.

 
Nhật ký Ad Limina: HĐGMVN gặp gỡ với Bộ Giáo dục và Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông (11)
UB Truyền thông Xã hội / HĐGMVN
16:13 05/07/2009
NHẬT KÝ AD LIMINA 2009 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (11)

Thứ tư 1.07.2009: gặp gỡ với Bộ Giáo dục và Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông

Như thường lệ, hôm nay các Đức cha dâng lễ đồng tế lúc 6 giờ, ăn sáng lúc 7g15, rồi chuẩn bị đi gặp 2 cơ quan của Tòa Thánh.

Bộ Giáo dục

Tại Bộ Giáo dục, Phái đoàn Hội đồng Giám mục Việt Nam được Đức Tổng Giám mục Tổng Thư Ký Jean-Louis Brugès cùng với các vụ trưởng đón tiếp. Mở đầu, Đức TGM Brugès giới thiệu cơ cấu của bộ gồm 3 vụ: Đại Học, Chủng viện và Trường Công giáo. Ngài ngỏ ý muốn được biết hiện tình giáo dục Công giáo ở Việt Nam và những hy vọng trong tương lai.

Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn trình bày về hiện tình chung. Từ năm 1954 ở Miền Bắc và từ năm 1975 ở Miền Nam, tất cả các cơ sở giáo dục tư nhân bị đóng cửa và tịch thu, Nhà Nước giữ độc quyền về giáo dục. Ngài đã nói với chính quyền là khắp nơi trên thế giới, Hội Thánh Công Giáo làm rất tốt công tác giáo dục và y tế, tại sao ở Việt Nam lại không. Nhưng cho đến nay chỉ mới có các trường mẫu giáo.

Về các chủng viện, năm 1986 Đại Chủng viện Thánh Giuse (TGP. TPHCM) được mở và chiêu sinh theo chỉ tiêu do Nhà Nước ấn định. Nay đã có 7 Đại Chủng viện và được tự do chiêu sinh. Dầu vậy, các ứng sinh vẫn phải xếp hàng chờ đợi: riêng Saigon hiện có 300 ứng sinh.



Đức cha Nguyễn Văn Khảm trình bày về Ủy ban Giáo dục của Hội đồng Giám mục. Ủy ban được thành lập cách nay 3 tháng. Trước kia, Giáo Hội Việt Nam có nhiều trường học từ cấp mẫu giáo đến Đại học, nhưng nay chỉ còn các trường mẫu giáo.

Chính sách Đổi Mới đã thay đổi hoàn toàn nền kinh tế, nhưng về giáo dục Nhà Nước vẫn giữ độc quyền. Chính phủ cho tư nhân và người nước ngoài mở trường, nhưng không cho Giáo Hội. Cho đến nay, Giáo Hội có những cố gắng trong một số lãnh vực: (1) giáo dục đức tin trong gia đình và giáo xứ, nhiều nơi mỗi giáo xứ có dạy giáo lý hằng tuần; (2) nhiều người Công giáo dạy trong các cơ sở giáo dục của Nhà Nước; (3) đây đó có những lớp học tình thương dành cho các trẻ em không được đến trường.

Năm 2008, Hội đồng Giám mục gửi thư chung về Giáo dục Kitô giáo trong 3 năm liền: (1) tầm quan trọng của giáo dục Kitô giáo; (2) giáo dục Kitô giáo trong gia đình; (3) giáo lý trong giáo xứ. Cuối cùng ngài đưa ra hai đề nghị: (1) Ủy ban mới được thiết lập, cả người đặc trách cũng không biết phải làm gì, xin Bộ giúp ý kiến; (2) Cho đến năm 1975, Giáo Hội Việt Nam có Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X ở Đà Lạt, sau đó phải đóng cửa và bị tịch thu, xin giúp tái lập hay lập một Học viện mới.

Đức cha Vũ Huy Chương cho biết đã gửi bản báo cáo về các chủng viện, chỉ xin nêu một vài điểm. Hiện Việt Nam có 7 Đại Chủng viện với 4916 chủng sinh. Ngoài ra, tại Nha Trang có khóa đặc biệt cho 200 chủng sinh lớn tuổi. Cả nước có khoảng 2000 ứng sinh chờ vào chủng viện. Các ứng sinh này tùy mỗi giáo phận, nhưng nói chung được học giáo lý, Kinh Thánh, cầu nguyện, lịch sử Hội Thánh, tập sống cộng đoàn…

Ủy ban Linh mục và Chủng viện đang hoàn tất Quy chế Học vấn (Ratio Institutionis) cho các chủng viện. Điều quan trọng là đào tạo những người đào tạo. Sau gần 20 năm, từ năm 1994 Việt Nam mới có các linh mục được gửi đi học ở Roma, rồi sau đó là các nơi khác. Đa số các linh mục ấy sau khi học xong đã trở về dạy trong các Đại Chủng Viện.

Trong phần thảo luận, các Đức cha đã trả lời nhiều câu hỏi của các vị lãnh đạo của Bộ.

Hỏi: Ở Việt Nam có các phó tế vĩnh viễn không?

Đáp: Chưa.

Hỏi: Các Đức cha đã làm thế nào để có được nhiều ơn gọi như vậy?

Đáp: Xã hội Việt Nam có những thuận lợi: (1) gia đình; (2) giáo xứ; (3) các linh mục nói riêng và người tu hành nói chung được dân chúng quí mến; (4) cũng có thể vì trong một xã hội nghèo, đời sống linh mục cao hơn; về điểm này cần đến nhận định và và thời gian để thanh luyện.

Hỏi: Chúng tôi ganh tị vì Việt Nam có nhiều ơn gọi! Có thể phải nghĩ đến san sẻ cho nơi khác?

Đáp: Đang có những thảo luận và thử nghiệm.

Hỏi: Trong tương lai, có hy vọng là tình hình giáo dục sẽ cởi mở hơn không?

Đáp: Hy vọng thì cứ phải hy vọng!

Cuối cùng, vị Tổng Thư ký cho biết Bộ sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam, xin các Đức cha đặc trách gặp các vị vụ trưởng. Ngài cũng cho biết trên thế giới có 1200 đại học Công giáo và nhắc lại lời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Hy vọng tất cả các Đại Chủng viện liên kết với các đại học” để bằng cấp được công nhận.

Hội đồng Tòa Thánh về Truyền thông

Đúng 12 giờ trưa, các Đức cha đến họp với Hội đồng Tòa Thánh về Truyền thông. Tiếp đoàn là Đức Tổng Giám mục Chủ tịch Claudio Celli, người khá quen thuộc với Việt Nam vì đã nhiều lần đến Việt Nam trong vai trò thứ trưởng ngoại giao.

Ngài trình bày về Hội đồng và các lãnh vực quan tâm. Ngài cho biết ở Việt Nam có 20 triệu người sử dụng internet và 80% giới trẻ ở các đô thị sử dụng điện thoại di động. Cũng có những vấn đề phải lưu ý: (1) nhiều người truy cập trang Wikipedia trên internet để biết về Giáo Hội Việt Nam, các Đức cha cần xem những điều người ta viết ở đó có đúng không; (2) nhiều vị lãnh đạo trong Hội Thánh dùng blog để đối thoại với người khác, các Đức cha nên xem xét. Ngoài ra ngài cho biết những hình thức mới như Facebook (có 200 triệu người truy cập), rồi Youtube (Đức Giáo Hoàng đã sử dụng), Podcasting và Telephone IP… Giáo Hội Việt Nam cần biết và tận dụng.

Đức cha Nguyễn Văn Đệ, chủ tịch Ủy ban Truyền thông Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục trình bày hiện tình truyền thông của Giáo Hội Việt Nam. Nhà Nước độc quyền về truyền thông, nên tất cả các phương tiện trước đây của Giáo Hội không còn nữa: Không báo chí, không nhà xuất bản, không đài phát thanh, không truyền hình, không sản xuất phim ảnh. Hội đồng Giám mục chỉ có một bản thông tin hằng tháng với số bản in rất hạn chế. Tuy nhiên, Hội đồng Giám mục đã có trang web và nhiều giáo phận cũng như nhiều dòng tu đã có trang web riêng.

Vị Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Truyền thông vui mừng vì 10 năm trước Hội đồng Giám mục Việt Nam chưa có gì trong lãnh vực truyền thông nay đã có trang web, và nhiều giáo phận cũng như nhiều dòng tu có trang web. Vấn đề là tương lai. Đừng để bị bỏ lại đàng sau! Cần đào tạo nhân sự. Xin Hội đồng Giám mục gửi 2 linh mục tốt đến Roma, Hội đồng Truyền thông sẽ cho học bổng trong 3 năm để thành chuyên viên. Cần bắt đầu ngay! Được hỏi các linh mục ấy sẽ được đào tạo về công nghệ hay về tư tưởng, ngài trả lời: “Tất nhiên là cả công nghệ nữa, nhưng quan trọng nhất là cái đầu và trái tim.”

Chiều nay, Ban Thường vụ cùng với Đức Hồng y Tổng giáo phận TP.HCM và Đức Tổng Giám mục Huế đi chào Tòa Đại sứ Việt Nam ở Roma. Cũng chiều nay, một số Đức cha đến viếng Chân phước Anrê Phú Yên tại Trụ sở Dòng Tên (sọ của ngài được cha Đắc Lộ đưa sang Roma và được giữ tại Trụ sở Dòng Tên từ gần 400 năm nay). Các Đức cha đã quỳ gối trước hài cốt vị tử đạo tiên khởi của Việt Nam sốt sắng cầu nguyện cho Giáo Hội, cho các giáo lý viên và cho chính ngài sớm được phong thánh.



(Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=518&CateID=63)

UB Truyền thông Xã hội / HĐGMVN
 
Ad Limina: HĐGMVN gặp gỡ với Hội đồng Tòa Thánh Đồng Tâm - Cor Unum (12)
UB Truyền thông Xã hội / HĐGMVN
16:18 05/07/2009
NHẬT KÝ AD LIMINA 2009 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (12)

Thứ năm 2.07.2009: Hội đồng Tòa Thánh Đồng Tâm (Cor Unum)

Hội đồng Tòa Thánh Đồng Tâm được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thành lập nhằm phối hợp các hoạt động bác ái trong Hội Thánh. Đức Hồng y Chủ tịch P. J. Cordes cùng với 4 vị phụ tá tiếp Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Đức cha Nguyễn Chí Linh đọc bản trình bày của Đức cha Chủ tịch Ủy ban Bác ái Xã hội. Caritas Việt Nam được thành lập và gia nhập Caritas Quốc tế năm 1965, và đã có những hoạt động tích cực tại các giáo phận Miền Trung và Miền Nam.

Năm 1976, Caritas Việt Nam bị chính quyền cấm hoạt động.

Đến tháng 7.2008, Caritas Việt Nam cũng như Caritas các giáo phận được chính quyền cho phép hoạt động lại.

“Được sự soi sáng của Công Đồng Vatican II, của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI qua các văn kiện của ngài, đặc biệt thông điệp Deus Caritas Est và nhất là của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tích cực cổ vũ cho các hoạt động bác ái xã hội qua việc thúc đẩy thành lập các văn phòng Caritas tại các giáo phận và lan dần đến các giáo xứ. Hoạt động của Caritas Việt Nam không chỉ còn là hoạt động từ thiện của một nhóm nhỏ những người tình nguyện với những dự án cứu giúp những nạn nhân xã hội, nạn nhân thiên tai, những người nghèo khổ trong xã hội, nhưng phải là hoạt động của mọi Kitô hữu nhằm diễn tả tình yêu Thiên Chúa trong đời sống để thể hiện bản chất đích thực của mình.”

Ủy ban muốn tập trung các nỗ lực để xây dựng một “nền nhân bản toàn diện và liên đới” trong xã hội Việt Nam.

Đức Hồng y Chủ tịch vui mừng vì Caritas Việt Nam được hoạt động lại. Ý tưởng và cơ cấu đều cần thiết, nhưng quan trọng hơn cả là phải bắt tay vào việc. “Caritas là cửa sổ qua đó người ta thấy Hội Thánh, đặc biệt đối với những người vì lý do này lý do khác không ưa Hội Thánh.”

Nhiệm vụ của Caritas là bày tỏ lòng nhân hậu của Thiên Chúa, nhất là ở những nơi Hội Thánh chỉ là thiểu số. “Các Đức cha có tiếng nói của ngôn sứ trên bình diện quốc tế về bác ái.” Chương I của thông điệp Deus Caritas Est xác định sứ mệnh của chúng ta là “đem lại tiếng nói cho thực tại ấy”. Đừng dừng lại ở công việc của Hội Chữ Thập Đỏ, nhưng phải giữ chiều kích đức tin trong các hoạt động bác ái. Quý Đức cha là những vị thừa sai, là những chứng nhân đức tin.

Trong phần trao đổi, vị Chủ tịch cùng với các phụ tá giải đáp một số câu hỏi của các Đức cha. Caritas Quốc tế là một Liên hiệp các Caritas Quốc gia, nên không phải là chủ quản của các Caritas Quốc gia. Chính các giám mục Việt Nam là chủ quản của Caritas Việt Nam.

Về việc một số cơ quan Công giáo quốc tế không trực tiếp làm việc với các giám mục mà chỉ với các tổ chức chính trị, xin cho Hội đồng biết cụ thể để can thiệp giúp.

Đức Hồng y Tổng giáo phận TP.HCM đề nghị tổ chức khóa tĩnh tâm về Bác ái tại Việt Nam, và Hội đồng sẵn sàng giúp. Đức Hồng y chủ tịch nhấn mạnh: “Đừng chỉ cho tiền, nhưng phải xây dựng tinh thần bác ái. Phải đồng thời đào sâu đức tin và tăng cường hiệp thông. Cứ làm việc tốt dần dần người ta sẽ thấy.”

Vị thư ký của Hội đồng cho biết: “Chúng tôi nhìn Việt Nam không phải chỉ với lòng quý mến mà cả với lòng khâm phục nữa.”

Chương trình chiều hôm nay khá đặc biệt. 15g30, đoàn đến nghĩa trang viếng mộ Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (+16.9.2002). Sau đó, một số Đức cha đi viếng Vương cung Thánh đường Laterano, nhà thờ Chính tòa của giáo phận Roma.

Cuối cùng, theo lời mời của Đức Hồng y Bernard Law (Hoa Kỳ), lúc 17g30 đoàn đến dâng lễ đồng tế ở nhà thờ Đức Bà Cả, nơi ngài làm giám quản. Tối nay, Hội đồng Giám mục mời một số khách đặc biệt đến chia sẻ bữa ăn: Đức Hồng y Etchegaray, (nguyên đặc sứ Tòa Thánh đến Việt Nam); Đức Hồng y Claudio Celli (Chủ tịch Hội đồng Truyền thông, đã mấy lần đến Việt Nam trong tư cách thứ trưởng Tòa Thánh); Đức Tổng Giám mục Robert Sarah, Tổng Thư ký Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc.

 
Nhật ký tiếp sức mùa thi 2009 của SVCG TGP Hà Nội (Kỳ 3): Chỗ ăn, chỗ ở
BTT SVTGP Hà Nội
18:11 05/07/2009
HÀ NỘI - Chỗ trọ và ăn uống là vấn đề muôn thuở của thí sinh đi thi. Đây là đề tài được giới báo chí nhắc đến nhiều mỗi mùa thi cử. Mặt tích cực thì hiếm mà chỉ thấy những vết đen trong hoạt động dịch vụ này. Thử bỏ thời gian đi đến chỗ trọ của thí sinh, tiếp cận với các em, chúng ta sẽ nhận biết được nhiều điều nghịch lý mà xã hội nói nhiều nhưng chưa làm được.

Xem hình ảnh

Là một thí sinh từ miền Trung xa xôi ra Hà Nội dự thi vào Đại học Thương Mại Hà Nội, Ly kiếm được một gian phòng trọ nhỏ chừng vài m2. Thú thực, Ly chưa bao giờ thấy căn phòng nào bé như vậy. Mặc dù căn phòng bé, Ly cũng không được tự do trong căn phòng đó mà phải ở ghép với một thí sinh khác. Phòng trọ chật cứng mà bà chủ còn muốn nhận thêm người ở cùng. Đôi lúc họ vô tâm quá, họ cứ đối xử với thí sinh như kiểu “sống chết mặc bay” vậy - Ly tâm sự.

Một người bạn của Ly cũng đánh đường từ miền Trung đi thi. Gia cảnh không lấy gì cho khá. Việc kiếm tìm chỗ trọ nơi quận Hoàn Kiếm đối với thí sinh này thật khó khăn. Ở những quận trung tâm thành phố có rất ít phòng trọ; chủ yếu công sở, khách sạn, nhà hàng là chính. Cuối cùng, em cũng đánh liều tìm một phòng trọ xa hơn chừng vài km ở quận Long Biên, qua cầu Chương Dương với tiền phòng 60.000đ/ngày.

Kiếm được chỗ trọ chưa chắc là ổn. Chủ trọ tìm mọi cách để kiếm thêm thu nhập vào dịp làm ăn béo bở này. Có chủ trọ oái ăm hơn: Ngoài nhồi nhét và “chém” không thương tiếc học trò đi thi, họ chơi chính sách “tăng giá đột ngột” vào thời điểm thí sinh đã ổn định chỗ trọ, đang đi thi dở. Thí sinh chỉ còn nước biết kêu trời. Ở đây, không đề cập nhiều đến những thủ đoạn này bởi báo chí đã nói nhiều.

Nhiều thí sinh khá giả không thuê được phòng cũng nghĩ đến việc thuê nhà nghỉ để ở. Mặc dù vậy, nhà nghỉ cũng được đẩy lên cao so với thường lệ vì ai cũng biết hôm nay là mùa thi. Số tiền tăng lên từ 300 - 400.000 đồng/ ngày.

Với kinh tế gia đình eo hẹp, giá cả, sinh hoạt, đi lại ở Thủ đô đắt đỏ đã đành, về mùa thi lại đội lên đáng kể, thì đây quả là một gánh nặng.

Chỗ trọ thí sinh Công giáo tại Hà Nội như thế nào?

Để biết tình trạng ăn, ở của thí sinh Công giáo tại địa bàn Hà Nội diễn ra như thế nào, chúng tôi có đảo qua vài địa điểm tiếp đón thí sinh. Quả thật, giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần cho con số ước tính khoảng 2.000 thí sinh là vấn đề không phải dễ dàng.

Để đáp ứng chỗ trọ miễn phí của thí sinh, nhà Thờ, nhà giáo dân, nhà trọ anh chị em sinh viên đều được tận dụng. Không chỉ ở nhà Thờ, nhà giáo dân; tình nguyện viên còn chấp nhận chật chội, chấp nhận lời phàn nàn của chủ trọ để đón các em về nhà. Điều này trái ngược với hình ảnh một số sinh viên hợp tác với chủ trọ để kiếm lời.

Tình nguyện viên đã giúp cho các em có được chỗ trọ phù hợp, gần địa điểm thi lại được phục vụ tận tình hơn. Tất cả đều được bố trí chu đáo để giúp các em một cách hiệu quả nhất. Để có được chỗ trọ này, là công lao của biết bao nhiêu người, đặc biệt là sự quan tâm ưu ái của Đức Tổng giám mục Hà Nội, Ban Giám đốc Đại Chủng Viện, các Cha Xứ, Dòng Chúa Cứu Thế, Tu Hội Truyền Tin, và một số Dòng Tu khác; bà con giáo dân các Giáo xứ nội thành và nhất là tình nguyện viên. Nếu thử làm một phép tính, có thể thấy được kết quả rõ ràng là nhờ có được những chỗ trọ này mà thí sinh Công Giáo đã giảm bớt được rất nhiều kinh phí cho gia đình ở quê.

Một tình nguyện viên cho biết phần lớn thí sinh được đưa về các địa điểm tập kết thuận tiện nhất sao cho vừa gần Nhà Thờ, vừa gần điểm thi và tranh thủ sự giúp đỡ của các giáo dân xung quanh. Như vậy, các sĩ tử không phải lo ngại nhiều về vấn đề an ninh cũng như việc ăn uống, ngủ nghỉ…

Phòng trọ gần nhà Thờ là một ưu thế đặc biệt của thí sinh Công giáo. Thí sinh chỉ cần qua vài bước chân là có thể được viếng Thánh Thể Chúa trong nhà tạm hoặc có thể cầu nguyện trước tòa Đức Mẹ trước và sau khi đi thi về.

Nhìn chung, theo nhận xét của các em thí sinh điều kiện sinh hoạt của các em “không có gì phải phàn nàn”, “các anh chị vừa nhiệt tình vừa vui tính, giúp chúng em cảm thấy thoải mái như ở nhà” - Em Vinh Sơn Nguyễn Văn Kỷ - thí sinh quê ở Hải Hậu, Nam Định cho biết.

Nói chuyện với phóng viên Ban truyền thông, thí sinh tại nhóm Xuân Mai - em Anna Nguyễn Thị Hiên (Phát Diệm, Ninh Bình) vui vẻ chia sẻ: “Chúng em có điều kiện sinh hoạt rất tốt, các bác ở đây cũng rất nhiệt tình không chỉ đến giúp chúng em nấu nướng lại còn mang theo củi, gạo, muối cả dưa cho tụi em nữa”.

Vẫn còn nhiều khó khăn, vẫn còn nhiều khúc mắc trong việc giúp đỡ thí sinh có một chỗ trọ thích hợp. Ở một số Giáo Phận, Dòng Tu ở miền Nam đã xây dựng được một số ký túc xá, có thể giúp học sinh trong mỗi dịp mùa thi về. Giá như Hà Nội có điều kiện về đất đai, về chính sách để xây dựng những cơ sở kiểu này thì hoạt động tình nguyện của Sinh Viên Công Giáo Tổng Giáo phận sẽ thuận tiện hơn và có thể giúp đỡ được nhiều thí sinh Công giáo cũng như tôn giáo bạn.

Những giáo xứ và những nơi có đông thí sinh Công giáo mà BTT đã tiếp cận được:

- Cổ Nhuế: Thí sinh có chỗ ở rộng rãi thoải mái tại cơ sở 2 của Đại chủng viện Hà Nội. Chỗ ở này có sức chứa hàng mấy trăm thí sinh, điều kiện phục vụ rất tốt. “Chỉ có tại Cổ Nhuế mới có vừa ăn cơm vừa được thưởng thức nhạc sống với sự trình diễn của chị Lê Thị Thùy Oanh đến từ Hà Tĩnh như thế này”. PV Tùng Lâm cho biết.

Gặp Lan – thí sinh không cùng Công giáo (thuộc khu vực xứ Kim Trung – Phát Diệm), em cho biết: “lần đầu tiên em cảm nhận được người Công giáo khác hẳn so với suy nghĩ của em trước đây, em vẫn cho rằng họ mê tín dị đoan…..Nhưng khi sống chung với họ, em thấy những gì mình nghĩ, mình thấy chỉ là cái nhìn thành kiến. Ngược lại, họ có một niềm tin lạ lắm...em không hiểu được. Khi sống với các anh chị Tình nguyện và thí sinh Công giáo em thấy họ rất hoà đồng, rất vui và việc làm của họ rất ý nghĩa. Em thấy các anh chị tạo điều kiện cho em ở đây là tốt nhất rồi.”- Ngọc Lưỡng cho biết.

- Nhà thờ Lớn: Đây là một trong những nơi ở tốt nhất của thí sinh. Quí Cha Toà Tổng Giám mục đã dành hẳn một tầng ở khu nhà C để cho thí sinh ở. Một phòng trọ rộng rãi, có đầy đủ giường, chiếu, ti vi, điều hòa có thể ở được 8 thí sinh. Có khoảng hơn 10 căn phòng như vậy.

- Thái Hà: Các em được ở trên tầng 3, Tu viện dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà. Thí sinh ở đây được ưu đãi lớn lao là sẽ ăn uống tại phòng học giáo lý cạnh Đền thánh Giêrađô. Một bữa ăn có khoảng hơn 30 mâm cơm, mỗi mâm 6 người. Số thí sinh ước lượng hơn 150 em và 30 tình nguyện viên Bùi Chu, Hà Nam, Phát Diệm.

- Kẻ Sét: Thí sinh được phân bổ một ít ở nhà Thờ và tập trung tại một số gia đình giáo dân xứ Kẻ Sét. Đích thân Cha Pherô Nguyễn Văn Khải tìm kiếm chỗ trọ cho các thí sinh.

- Phùng Khoang: Ngoài nhà mục vụ của giáo xứ Phùng Khoang, nhóm Thái Bình có một ngôi nhà khách lớn trên đường Hoàng Văn Thái nên chỗ trọ thí sinh cũng hết sức thuận lợi. Một ngôi nhà khang trang sạch sẽ, chỉ với 6 em thí sinh nên điều kiện sinh hoạt khá tốt, các em được chăm sóc rất tốt. Có riêng hai Sơ lo nấu nướng cho các em thí sinh. Năm nay Giáo Phận Thái Bình tổ chức đưa đón các em thí sinh từ quê lên giao tận địa điểm tình nguyện viên tiếp sức. Đây là một trong số 8 địa điểm tiếp sức mùa thi mà nhóm Thái Bình phục vụ. Nhóm đã đón và tạo điều kiện ăn ở cho hơn 100 thí sinh gốc Thái Bình, có 12 em là thí sinh không Công giáo cũng được nhận sự hỗ trợ từ phía tình nguyện viên TGP Hà Nội.

- Nhóm Nông Nghiệp – Gia Lâm: Có 35 tình nguyện viên, 80 thí sinh. Số phòng trọ được phân bố tại 3 địa điểm là Đại học Nông nghiệp, nhà thờ giáo xứ Tư Đình và Thị trấn Yên Viên. Các thí sinh được bố trí trong các phòng trọ miễn phí, mỗi phòng trọ có khoảng 3 thí sinh. Tại đây, anh chị Tình Nguyện Viên rất chăm lo đến thời gian nghỉ ngơi, học tập và thi cử cho các em thí sinh.

- Khu Cầu Giấy: Là khu vực vắng bóng nhà Thờ, ít giáo dân nhưng tập trung nhiều trường Đại học lớn. Để giải quyết khó khăn, các bạn sinh viên đã mạnh dạn thuê một số ngôi nhà đồng thời cũng chia sẻ phòng ở vốn nhỏ bé của mình làm nơi tiếp đón các thí sinh. Riêng nhóm Bắc Ninh đã mượn được một nhà giáo dân giúp cho 15 thí sinh cùng quê. Đây là một trong 3 địa điểm tiếp sức của nhóm bao gồm Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Bến Xe Lương Yên với con số tổng cộng gần 60 thí sinh.

- Nhóm Công Nghiệp: Có khoảng 88 tình nguyện viên phục vụ cho đợt thi này. nhóm Công nghiệp phân bố thí sinh về 8 địa điểm tập kết: Đức Diễn, Phúc Lý, Ngọc Mạch, Ngọc Tảo, Nhổn, Di Trạch, Xuân Mai, Phú Mỹ. Hiện tại có tất cả 264 thí sinh, nghĩa là tăng gần gấp 3 lần con số đăng ký ban đầu. Điều đó gây ra không ít khó khăn cho công tác tình nguyện. Mặc dù vậy, với phương châm “Gặp khó khăn nào, khắc phục khó khăn đó”, nhóm Công Nghiệp đã giải quyết ổn thỏa và đem lại sự yên tâm cho các thí sinh.

So với các nhóm sinh viên Công giáo khác, Công Nghiệp là một trong những nhóm gặp nhiều khó khăn nhất, không chỉ do số lượng thí sinh đông đảo mà còn do địa hình phức tạp, đường xa nắng bụi, mưa ngập… Ngoài ra, công tác đưa đón thí sinh tới các địểm thi cũng gặp nhiều trở ngại do thiếu phương tiện đi lại… Theo đó điều kiện ăn nghỉ, sinh hoạt cuả thí sinh cũng gặp nhiều hạn chế, thiếu thốn, đặc biệt là trong thời gian đầu khi mới đón tiếp thí sinh và phân bổ về các địa điểm tập trung.

- Lạng Sơn: Với đặc tính là giáo phận nhỏ nên nhóm Lạng Sơn chỉ có 6 em thí sinh, với số lượng 10 tình nguyện viên, tất cả thí sinh đều là nam và sinh hoạt nghỉ ngơi ngay tại nhà Kim Ngưu nên các em cũng được đảm bảo rất tốt điều kiện ăn nghỉ. Các em đều thi ở những điểm khá xa so với chỗ trọ như ở Đại học Giao Thông, Kiến trúc, v.v...
 
Khóa huấn luyện Ca trưởng giáo phận Phan Thiết
Pm. Cao Huy Hoàng
19:46 05/07/2009
PHAN THIẾT - Hôm nay, ngày 05-7-2009, Ban Thánh Nhạc Giáo Phận Phan Thiết đã tổ chức Khóa Huấn Luyện Ca Trưởng cấp Giáo phận lần đầu tiên, với đúng 200 học viên gồm các ca trưởng trong toàn giáo phận.

Xem hình ảnh

Ý tưởng mở khóa huấn luyện nầy đã được nhen nhúm từ nguyện vọng của các ca trưởng trong Đại Hội Thánh Nhạc Toàn Giáo Phận lần II, ngày 8-12-2008, nhân dịp các ca đoàn hành hương Mẹ Tàpao, và Giáo Phận Phan Thiết Khai Mạc Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao.

Tạ ơn Đức Mẹ Tàpao đã thương giúp cho ý tưởng nầy, ước mơ nầy thành hiện thực, khi Ban Thánh Nhạc đề xuất mở khóa huấn luyện đã được Đức Cha Giáo Phận chuẩn nhận ngay, được Hội Đồng Tư Vấn đồng thuận, được quí Cha Giám Đốc Chủng Viện, Cha Hạt trưởng Phan Thiết, quí Cha hỗ trợ, và đặc biệt là được Nhạc Sư Phạm Đức Huyến, Hoa Kỳ, nhiệt tình giúp đỡ trực tiếp giảng dạy và điều phối ban giảng huấn, cùng nhiệt tình hỗ trợ kinh phí cho toàn bộ khóa huấn luyện một tuần lễ từ Chúa Nhật 5-7 đến thứ 7 ngày 11-7 năm 2009.

Từ 17g30 chiều 4-7, Ban Giảng Huấn gồm Nhạc sư Phạm Đức Huyến các nhạc sĩ: Văn Duy Tùng, Lê Hà, Lê Hùng, từ Hoa Kỳ, Ns. Ca Trưởng Đinh Thiện Bản, Quí Soeus Ca Trưởng: Soeur Hồng Trang, Soeur Sum, Souer Mến, cùng các anh chị Phụ Giảng: Nguyễn Thanh Truyền, Đào Tiến Việt, Đào Tiến Thắng, Đào Tuyết Thanh Vân từ Sài Gòn đã đến Đại Chủng Viện Nicolas. Ban Thánh Nhạc Giáo Phận cùng Ban Giảng Huấn đã đến chào thăm Đức Cha Già Nicolas, Đức Ông Tổng Đại Diện, Cha Thư Ký, Cha Quản Lý, Cha Giám Đốc Chủng Viện, Cha Hạt Trưởng cũng là Cha Sở Giáo Xứ Lạc Đạo, Nhà Thờ Chính Tòa. Đức Cha Nicolas vui mừng hẳn lên vì sự góp phần đáng kể của Nhạc Sư Phạm Đức Huyến, Ban Giảng Huấn. Ngài cho biết việc đào tạo nhân sự vẫn luôn là ưu tư hàng đầu của Ngài và cầu chúc cho khóa huấn luyện đem lại nhiều lợi ích cho Phụng Vụ Thánh trong Giáo Phận nhà. Đức Ông rất hân hạnh gặp được Nhạc Sư Phạm Đức Huyến đã từng nghe tên tuổi. Ngài cầu nguyện cách riêng cho khóa huấn luyện. Các Cha đều phấn khởi chúc mừng Ban Giảng Huấn và sẽ hỗ trợ tích cực cho khóa huấn luyện này.

Trở về Chủng Viện Nicolas, Ban Giảng Huấn bắt đầu triển khai công việc ngay với một cuộc hợp ngắn, trước giờ ngủ.

Từ 6g30 sáng ngày 05-7-2009, các ca trưởng, học viên từ những Giáo Xứ rất xa xôi: Đa Kai, Võ Xu... đã bắt đầu tập trung. Con số các học viên đến tham dự đã lến đến 180 trước giờ khai mạc. Các ca trưởng thâm niên đến các ca trưởng của thế hệ hậu sinh tay bắt mặt mừng vì ước mơ được đào tạo nay đã thành hiện thực.

9g00 sáng, Đức Ông Tổng Đại Diện đã đến tham dự lễ khai mạc khóa huấn luyện. Có cả sự hiện diện của Cha Phaolô Hoàng Kim Tốt, cố vấn Ban Thánh Nhạc, Cha Phêrô Nguyễn Văn Quang, Trưởng Ban Thánh Nhạc Giáo Phận, và toàn Ban Giảng Huấn. Sau phần giới thiệu thật long trọng, Cha Trưởng Ban thưa lời cảm ơn Đức Cha Phaolô, Đức Cha Nicolas, Đức Ông, quý Cha đã ưu ái đến Thánh Nhạc. Ngài cảm ơn cách riêng Nhạc Sư Phạm Đức Huyến đã nhận lời giúp giảng dạy và hỗ trợ kinh phí đào tạo. Đáp lời, Nhạc Sư khiêm cung tạ ơn Chúa, cảm ơn Giáo Phận và chúc mừng toàn thể học viên ca trưởng Giáo Phận Phan Thiết đã tham dự khóa đào tạo thứ 98 trong đời của Nhạc Sư. Những chia sẻ thánh thiện, những tâm tình trìu mến đối với thánh nhạc đã khơi dậy nơi các học viên niềm phấn khởi cùng ý thức dấn thân phụng sự Thiên Chúa, phục vụ bàn thánh và dân Chúa.

Thánh lễ Đồng Tế do Đức Ông chủ sự cùng với các Linh Mục thuộc Ban Thánh Nhạc Giáo Phận thật trang nghiêm sốt sắng. Cuối thánh lễ Đức Ông thay lời cho Đức Giám Mục Giáo Phận tuyên bố khai mạc Khóa Huấn Luyện Ca Trưởng Phan Thiết lần thứ I, trong tiếng vỗ tay tạ ơn Chúa, tạ ơn Mẹ Tàpao...

Bữa cơm trưa khai mạc đậm tình. Đức Ông, Quý Cha, Ban Giảng Huấn và các học viên chung bữa đạm bạc trong ngôi nhà Anna cổ kính...

Ngay sau cơm trưa, 12g00, khóa huấn luyện đã bắt đầu: Kỹ thuật tập hát, kỹ thuật đánh nhịp, thực tập đánh nhịp theo nhóm với bài hát cơ bản “Con Sẽ Hân Hoan”. Sau phần lý thuyết của Nhạc Sư, 9 nhóm - được xem như 9 ca đoàn có đủ cả 4 phần bè cho mỗi nhóm - được các Thầy, Soeurs thực tập từng nhóm, từng người... Các học viên sôi động và phấn khởi hẳn lên. Sau mấy phút giải lao, lý thuyết về nhạc Bình Ca, cách đọc tiếng La Tinh và hát nhạc Bình Ca, xướng âm Bình Ca được trình bày công phu và khá tỉ mỉ, làm cho các học viên một lần giác ngộ về sự thánh thiện cao vời của thánh nhạc truyền thống. Kỹ thuật huấn luyện ca đoàn, luyện thanh, xướng âm, kỹ thuật tập hát, thực tập ca hát theo tiết tấu, được lồng vào những bài thánh ca bất hủ “Chuỗi Ngọc Vàng Kinh”, “Trinh Vương Maria”, “Hiến Lễ Tinh Tuyền”... đã nâng cấp dần dần tiếng hát, tâm hồn của mỗi học viên càng lúc càng rõ nét. Nhạc Sư và Ban Giảng Huấn vui mừng quên cả những mệt nhọc đến toát đẫm mồ hôi. Các học viên cảm phục và vẫn còn hăng hái tiếp thu bài học cho đến khi trời mịt tối.

Tất cả cùng nắm tay dâng Kinh Lạy Cha tạ ơn một ngày qua, và dùng cơm tối.

Khóa đào tạo sẽ còn kéo dài cho đến ngày 11 tháng 7, tập trung vào tất cả các bài học: xướng âm, luyện thanh, luyện giọng hợp ca, thực tập đánh nhịp, thánh nhạc và phụng vụ... được giảng dạy và thực tập trên một số bài thánh ca Việt Nam bất hủ: Ôi Thần Linh Chúa, Hội Nhạc Thiên Quốc, Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Hang Bêlem, Mùa Xuân Yêu Thương, Ave Maria, Hương Thơm...

Đặc biệt, ngày thứ tư 08-7-2009, Ban Giảng Huấn cùng toàn thể học viên sẽ hành hương về bên Mẹ Tàpao, để cùng dâng thánh lễ tạ ơn Mẹ, cùng hát kính mừng Mẹ trước linh đài, và cùng kính dâng cho Mẹ sứ mạng thánh nhạc phụng sự Thiên Chúa và phục vụ Giáo Hội của đời ca trưởng và ca đoàn.

Được biết đêm thứ 5 ngày 09-7-2009 sẽ có Đêm Hội Diễn mang tính nội bộ tại Hội trường Chủng Viện. Những bài hợp ca, hợp xướng sẽ được chính các học viên điều khiển và thực hiện theo hạt, theo nhóm... thay cho một báo cáo thu hoạch trong suốt khóa học.

Nhìn vào chương trình kín kẽ thời gian của Ban Giảng Huấn, có thể nói, khóa huấn luyện thật khẩn trương nhưng đầy chi tiết; thật ngắn ngủi nhưng gói cả nỗi lòng của một thế hệ tiền bối, một thế hệ huynh trưởng đang chuyến tiếp cho một thế hệ hậu duệ kế thừa.

Thật vui mừng cho ngày đầu tiên của khóa đào tạo, khi Nhạc Sư Phạm Đức Huyến nhận xét: “Mới qua chỉ một buổi, mà tiếng hát và tâm hồn có khác hẳn lên: kỹ thuật hơn và mến yêu nồng nàn hơn! Tôi thật vui khi mở đầu khóa 98 đầy hy vọng cho Phan Thiết”. Và về phía học viên, có ca trưởng tâm tình: “ Tuyệt vời. Tạ ơn Chúa. Chắc em làm ca trưởng suốt đời”

Nguyện xin Chúa thương ban cho Ban Giảng Huấn và tất cả học viên sức khỏe, lòng yêu mến Chúa và nhiệt tâm truyền rao lòng yêu mến thánh thiện này cho mọi thành phần dân Chúa qua thánh ca, thánh nhạc.

Ban Thánh Nhạc Phan Thiết
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thẩm phán Liên bang Phan Quang Tuệ: “VN không học được gì từ kinh nghiệm chấm dứt cuộc nội chiến Hoa Kỳ”
Ðinh Quang Anh Thái /Người Việt
03:29 05/07/2009
LTS: Trước năm 1975, ông Phan Quang Tuệ là sĩ quan Quân Pháp thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam Cộng Hòa. Tiếp theo ông biệt phái về làm việc trong văn phòng chủ tịch Tối Cao Pháp Viện cho đến 1975. Từ 15 năm qua, ông là thẩm phán liên bang Tòa Di Trú San Francisco.

Thẩm phán Phan Quang Tuệ
-Người Việt: Xin hỏi cảm tưởng của thẩm phán nhân Ngày Lễ Ðộc Lập 4 Tháng Bảy của Hoa Kỳ?

-Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Năm nay Hoa Kỳ long trọng kỷ niệm 233 năm Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập được công bố vào ngày 4 Tháng Bảy năm 1776 tại Philadelphia. Qua bản tuyên ngôn này, 13 thuộc địa liên hiệp (United Colonies) đã tuyên bố tách rời khỏi triều đình Anh Quốc.

Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập nêu lên 3 nguyên tắc có giá trị trường cửu: 1) Mọi con người đều sanh ra bình đẳng với những quyền bẩm sinh bất khả xâm phạm trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu tìm hạnh phúc; 2) Ðể bảo đảm những quyền nói trên, guồng máy nhà nước đã được thiết lập như những định chế với quyền hạn xuất phát chính do sự ưng thuận của những người dân; 3) Rằng bất cứ lúc nào những chính quyền này đi ngược lại những mục đích trên thì người dân có quyền đứng lên để hoặc thay đổi, hoặc lật đổ chính quyền này, và thay thế vào đó bằng một chính quyền mới, trên những nền tảng mới, theo những nguyên tắc mới, dựa theo cách thức tổ chức mới nhằm thực hiện và bảo đảm an toàn và phúc lợi cho người dân.

Mười một năm sau, vào ngày 17 Tháng Chín năm 1787, những nguyên tắc trên về một thể chế thiếp lập để phục vụ người dân đã thành hình qua Bản Hiến Pháp của Hiệp Chủng Quốc nay đã được 222 tuổi và vẫn là Bản Hiến Pháp duy nhất của Hoa Kỳ.

Bốn năm sau, vào năm 1791, Ðạo Luật Công Dân Quyền gồm 10 điều khoản được công bố qua 10 Tu Chính Hiến Pháp nhằm giới hạn quyền hạn của chính quyền liên bang, bảo vệ quyền lợi của người dân.

Ðây là một quốc gia mà chính quyền được thành lập để bảo vệ cho phúc lợi của người dân. Luật pháp được làm ra trong tinh thần này. Luật pháp xứ sở này không hình sự hóa quyền tự do phát biểu, tham gia sinh hoạt chính trị, thay đổi và ngay cả hủy bỏ chính quyền khi chính quyền phản lại quyền lợi của người dân.

Hai trăm năm trước đây những nguyên tắc nói trên đã được Hoa Kỳ long trọng công nhận. Trong khi đó, hơn hai trăm năm sau, tại Việt Nam, vẫn còn có điều luật như điều khoản 88 áp đặt lên người dân.

-Người Việt: Với Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập ngày 4 Tháng Bảy, một quốc gia mới đã ra đời, nhưng tại sao mãi đến hơn 11 năm sau mới có Bản Hiến Pháp được công bố vào năm 1787?

-Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Danh xưng chính thức của Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập là “The unanimous Declaration of the thirteen United States of America”. Các sử gia vì thế đã không xem Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập như là một bản khai sanh của một tân quốc gia. Trước độc lập người Mỹ vẫn tự xem mình là thần dân của triều đình Anh Quốc, là công dân của từng thuộc địa riêng rẽ như Virginia, Massachusetts, New York. Ngay cả sau độc lập, ý niệm một quốc gia với những người công dân Mỹ vẫn chưa thành hình. Và quả thực trong Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập, cũng như sau này Bản Hiến Pháp không hề có danh từ quốc gia (nation) hay công dân (nationals). Vì thế mãi cho đến trước cuộc nội chiến Nam Bắc người Mỹ vẫn dùng “The United States are...” theo số nhiều. Và cho đến sau khi chấm dứt cuộc nội chiến, người ta mới dùng “The United States is...” theo số ít, ngụ ý từ đấy một quốc gia theo đúng ý nghĩa mới thật sự thành hình.

-Người Việt: Cuộc nội chiến của Mỹ chỉ kéo dài 4 năm nhưng mức độ thiệt hại nhân mạng và của cải vật chất rất cao. Tại sao người dân hai miền Nam-Bắc của Mỹ có thể hòa giải được hận thù với nhau để đưa xứ sở này lên hàng cường quốc duy nhất như hiện nay, phải chăng đó là phép lạ?

-Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Cuộc nội chiến kết thúc Tháng Tư năm 1865. Trước đó chỉ có 6 ngày, Ðại Tướng Robert Lee thống lãnh quân đội Miền Nam vẫn còn tuyên bố là ông có thể cầm cự chiến đấu ít nhất là 20 năm nữa. Thế nhưng, sau khi nhận được báo cáo của vị tướng trẻ John Gordon, rằng đạo quân miền Nam đang bị quân đội miền Bắc bao vây, lương thực cạn, tiếp tế không có, hy vọng tăng viện cũng không, Tướng Lee nói với các tướng bao quanh, “Giờ đây tôi chẳng còn làm gì hơn là đến trình diện và đầu hàng trước tướng Grant.” Và Tướng Lee viết một lá thư xin đầu hàng gửi Ðại tướng Grant, thống lãnh quân đội miền Bắc.

Ðọc lịch sử Mỹ, chúng ta thấy Tướng Lee khi đầu hàng tướng Grant, ông mặc quân phục, đeo huy chương trang trọng, và chỉ mong sao binh sĩ thuộc quyền ông được trở về đời sống dân dã làm ăn bình thường thôi. Còn bản thân Tướng Lee, ông đinh ninh thế nào cũng bị bắt và bị treo cổ. Nhưng không ngờ, khi nhận được thư của Tướng Lee, lúc bấy giờ, tại một cánh rừng gần Tòa Thị Xã Appamatox, thuộc tiểu bang Virginia, Tướng Grant, thảo bức thư trả lời Tướng Lee. Tướng Grant viết, “Tôi rất muốn hòa và mong muốn kết thúc cuộc chiến mà không phải tổn thất thêm một nhân mạng nào nữa.” Riêng Tổng Thống Lincoln, mối bận tâm lớn nhất của ông là mối hận thù rất nặng giữa hai miền Nam-Bắc. Ông quyết tâm phải hòa giải được mối hận thù này và ông đã làm được.

-Người Việt: Trong không khí say men chiến thắng, làm cách nào mà đạo quân miền Bắc kềm hãm được hành động trả thù cũng như thái độ hả hê trước sự đầu hàng của quân miền Nam, thưa thẩm phán?

-Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: Lịch sử cho thấy, cách hành xử của người thắng đối với người thua đã mở đầu trang sử mới của đất nước Mỹ. Sau khi gặp Tướng Grant để đầu hàng, Tướng Lee đứng dậy, lần lượt bắt tay các sĩ quan trong Bộ Tham Mưu của Tướng Grant, bắt tay Tướng Grant, nghiêng mình chào tất cả mọi người có mặt và bước ra khỏi phòng họp. Tướng Grant và ban sĩ quan tham mưu đã đứng sẵn ở bao lơn trước căn nhà, nơi đôi bên nghị hòa. Khi ngựa Tướng Lee rảo bước đi qua, cặp mắt của hai vị tướng chạm nhau trong giây phút, họ đồng ngả nón chào nhau. Trên bao lơn xung quanh Tướng Grant và trong sân trước căn nhà lịch sử, sĩ quan và binh sĩ miền Bắc đều đưa tay chào kính vị tướng bại trận quân đội Liên Hiệp Miền Nam. Tướng Grant còn ra lệnh cho sĩ quan và binh sĩ miền Bắc không được phép reo mừng trên chiến bại của phe miền Nam. Ðiều quan trọng với Tướng Grant là phải làm sao để thắng trận, đồng thời cũng phải gìn giữ cho bằng được sự toàn vẹn tình cảm giữa những người cùng trong cộng đồng dân tộc Hoa Kỳ.

Ðiều kiện đầu hàng được hai Tướng Lee và Grant ký kết tại Appamatox ngày 9 Tháng Tư năm 1865 thì 3 ngày sau, ngày 12 Tháng Tư mới là ngày quân Liên Hiệp Miền Nam chính thức buông súng đầu hàng. Hai đạo quân dàn đôi bên con đường chạy theo phía Ðông khu rừng Appamatox. Chỉ huy cánh quân miền Bắc và điều khiển buổi lễ là Tướng Chamberlain. Chỉ huy 28,000 sĩ quan và binh sĩ Liên hiệp Miền Nam là Tướng Gordon. Tướng Chamberlain đã ghi lại trong hồi ký của mình, “Từng đoàn, từng đoàn, họ tiến bước theo nhịp quân hành, ép chặt vào nhau giống như một dòng người đội vương miện màu đỏ ối, giương cao quân kỳ và hiệu kỳ. Ðây là những người mà gian lao, đau khổ, nhọc nhằn, kể cả tử thần không bẻ cong được quyết tâm của họ. Họ đứng thẳng hàng trước mặt đoàn quân chúng tôi, một đoàn quân tơi tả, xương xẩu, nhưng hiên ngang, mắt sáng ngời chiến thắng, họ là những hình ảnh sống phản ảnh mối liên hệ thắm thiết chỉ có thể có giữa những đồng đội trên chiến trường.”

Không hề dự định trước, cũng như không hề được chuẩn y trước, Tướng Chamberlain bất thần hô lớn ra lệnh cho quân đội miền Bắc, “Bồng súng chào!”. Một tiếng kèn lệnh vang lên, và lập tức toàn thể đoàn quân miền Bắc bồng súng lên vai chào đoàn quân thua trận. Phía đối diện, Tướng Gordon thúc nhẹ con tuấn mã khụy hai chân trước xuống, người và ngựa cùng cúi đầu, gươm tuốt trần chúc mũi trong một giáng đìệu hùng vĩ tuyệt vời. Cùng lúc, đoàn quân miền Bắc chuyển qua bồng súng nghiêm chào. Họ chào những “anh hùng bại trận,” họ bày tỏ sự kính trọng của những người Hoa Kỳ đối với những người Hoa Kỳ. Và phía hàng quân miền Bắc tiếp tục giữ đúng thế nghiêm. Không có thêm một tiếng kèn. Không có một tiếng trống. Không có một tiếng hô chiến thắng. Không có một tiếng nói. Không cả một tiếng thầm thì. Mà chỉ còn là một hàng quân im phăng phắc. Mọi nhịp thở như ngừng lại. Buổi lễ đầu hàng kéo dài 7 tiếng đồng hồ. Gần 28,000 người, trên 100,000 tấn vũ khí, đạn dược, quân kỳ, hiệu kỳ lần lượt bỏ xuống. Từng đơn vị tiến lên, gác súng, tháo bao đạn, và xếp súng xuống. Kế đến họ trìu mến cuốn hay xếp quân kỳ, hiệu kỳ, lắm cái tơi tả và lắm cái nhuộm máu đã khô, sau cùng họ khẽ đặt những lá cờ kia xuống mặt đất.

Cuộc Nội Chiến của Mỹ kết thúc như vậy đó. Không có trả thù, không có tắm máu, không có chính sách hạ nhục những người bại trận cùng vợ con họ.

Cách đây hai năm tôi đã tường thuật lại diễn tiến cuộc đình chiến Nam-Bắc năm 1865 trong một bài viết chung với Luật Sư Ðỗ Thái Nhiên.

-Người Việt: Thưa thẩm phán, dân tộc Việt Nam chúng ta học được gì từ kinh nghiệm chấm dứt cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ?

-Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: So sánh những gì xảy ra vào Tháng Tư năm 1865 tại Hoa Kỳ và Tháng Tư năm 1975 tại Việt Nam thì ta thấy bài học 110 năm trước tại Hoa Kỳ đã không được áp dụng tại Việt Nam. Trong các loại chiến tranh thì nội chiến là thứ chiến tranh nguy hiểm nhất. Nó tàn phá sự sống và để lại không biết bao nhiêu vết thương trong lòng một dân tộc. Cách thức cuộc chiến Việt Nam chấm dứt ngày 30 Tháng Tư năm 1975 đã chứng minh điều đó.

-Người Việt: Cám ơn thẩm phán đã trả lời phỏng vấn của Người Việt.

(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=97467&z=1)
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Habakkuk - Hermemeutics
Nguyễn Trọng Đa
13:48 05/07/2009
Habakkuk
Habakkuk, ngôn sứ Kha-ba-cúc, Sách Kha-ba-cúc (Kb). Là tác giả cuốn sách thứ tám trong nhóm các Ngôn sứ nhỏ, được viết khoảng năm 600 trước Công nguyên. Là một cuốn sách triết lý ngắn, gồm ba chương trong đó tác giả than phiền về các bất công ở đời. Tác giả nhận thấy sự dữ luôn chiến thắng, rõ ràng như sự hung hăng tàn bạo của dân Chaldeans (Can-đê) trong việc chiếm đọat quyền lợi của các dân khác (Kb 1:6). Người ta ngạc nhiên với cách nhìn của ngôn sứ khi ông mô tả “Nó thật là đáng kinh đáng sợ, nó dùng sức mạnh mà áp đặt công lý và oai phong” (Kb 1:7). Tuy nhiên ngôn sứ được ủi an bởi lời Đức Chúa rằng sự thiện sẽ chiến thắng đúng lúc. Ngôn sứ kết luận: “Con bình tĩnh đợi ngày khốn quẫn chụp xuống đầu dân xông đánh chúng con” (Kb 3:16).
Habit
Tập quán, thói quen, tập tính. Là một phẩm chất khó thay đổi, nó làm cho con người sẵn sàng làm điều tốt hay điều xấu, trong chính bản thân mình hay trong mối tương quan với người khác. Các thói quen tự nhiên là sự thể hiện phần nào uy lực của mình. Chúng thêm vào cho bản tính của chúng ta bằng cách giúp chúng ta dễ thực hiện hành vi, nơi mà sự thoải mái củng cố thói quen và thói quen tạo dễ dàng cho các hành vi. Thói quen hành động được thành hình bởi sự lặp đi lặp lại, và bị mất đi bởi sự không sử dụng hoặc các hành vi trái ngược. Các tập quán luân lý tốt chính là các nhân đức; và tập quán xấu chính là tật xấu và nhược điểm. (Từ nguyên Latinh habitus, có, sở hữu; điều kiện, tính cách, từ chữ habere, có.)
Habit, Religious
Tu phục, áo Dòng. Là chiếc áo đặc biệt của một nam tu sĩ hay nữ tu. Nguồn gốc tu phục là từ thời đầu của nếp sống đan tu. Tu phục được Công đồng chung Vatican II qui định cho các tu sĩ như sau: “Y phục của tu sĩ là dấu chỉ sự tận hiến nên phải giản dị và khiêm tốn, khó nghèo và tề chỉnh, hơn nữa, phải phù hợp với sức khỏe và thích nghi với hoàn cảnh thời gian, không gian cũng như nhu cầu của chức vụ” (Sắc lệnh về Canh tân Đời sống Dòng tu Perfectae Caritatis, 17).
Habitual Grace
Thường sủng. Là phẩm chất siêu nhiên liên tục của một linh hồn, thánh hóa con người liên lỉ và làm cho người ấy trở nên công chính và đẹp lòng Chúa. Còn gọi là ơn thánh hóa hay ơn công chính hóa.
Habitual Intention
Ý định quen thuộc, ý hướng quen thói. Là một quyết định của ý chí để đạt mục đích nêu ra, nhưng quyết định này không ảnh hưởng đến một hành vi đặc biệt. Một ý định quen thuộc hàm ý rằng một người đã có ý định trước đó để làm một việc gì, và đã rút lại ý định ấy, nhưng việc người ấy thực hiện bây giờ lại được làm theo ý định này.
Haceldama
Haceldama, ruộng máu, thửa ruộng máu. Là tên đặt cho thửa ruộng ông thợ gốm, được các thượng tế mua với gía ba mươi đồng bạc, đây là số tiền mà Judas (Giu-đa) nhận để phản bội Chúa Kitô. Thửa ruộng được dùng làm nơi chôn cất khách ngọai kiều (Mt 27:3-10). (Từ nguyên Hi Lạp akeldamach, từ chữ Aramaic hakel dema, ruộng máu.)
Hac In Urbe Roma
Tuyên bố chung Hac in Urbe Roma. Là tuyên bố chung giữa Đức Giáo hoàng Phaolô VI và Đức Michael Ramsey, Tổng giám mục Canterbury, đại diện cho các Giáo hội Anh giáo toàn cầu, cổ vũ sự đối thoại tiếp diễn giữa Giáo hội Công giáo Roma và Liên hiệp Anh giáo (ngày 24-3-1966).
Hades
Hades, âm phủ, âm ty, Diêm vương. Trong tôn giáo Hi lạp, là diêm vương, chủ của âm ty; do đó, cũng là tên gọi của vương quốc do Hades cai trị, hoặc âm phủ là nơi ở của người chết. Trong Kinh thánh, chữ Hi Lạp Hades là dịch từ chữ Do Thái cổ sheol, cũng có nghĩa là âm phủ, hoặc sự chết, hoặc quyền lực tiêu diệt, hoặc là nơi ở của kẻ xấu xa sau khi chết. (Từ nguyên Hi Lạp Haid_s, âm ty.)
Haggai
Haggai, ngôn sứ Khác-gai, sách Khác-gai (Kg). Còn gọi là Aggeus, là ngôn sứ thứ 10 trong các Ngôn sứ Nhỏ. Khoảng năm 520 trước Công nguyên, ngài xuất hiện giữa người Do Thái để khiển trách họ, do họ vô cảm trong việc tái thiết Đền thờ. Cuốn sách Haggai có bốn phát biểu: thúc giục việc tái thiết Đền thờ, tiên báo vinh quang Nhà mới của Chúa, đe dọa người Do Thái gặp nhiều bất hạnh cho đến khi Đền thờ được xây lại, và hứa Chúa sẽ chúc phúc cho dân qua tổng trấn Zorobabel (Dơ-rúp-ba-ven), vị đại diện của nhà David (Đa-vít).
Hagiography
Tiểu sử các thánh, khoa tầm tích hiển thánh, hạnh thánh. Là các bài viết hoặc tài liệu về các thánh hoặc người thánh thiện. Khoa này bắt đầu với việc tìm hồ sơ của các vị tử đạo, trong đó có ngày và cách thức tử vì đạo. Sau đó, khoa mở rộng ra với tiểu sử và dữ liệu của mọi vị thánh. Hình thức khoa học nhất của khoa tầm tích hiển thánh là nhóm Bollandist trong bộ sách Acta Sanctorum (Hạnh các thánh).
Hagiology
Hiển thánh học, văn chương về các thánh. Là khoa học về các thánh, sự điều tra và giải thích đời sống của các thánh mà Giáo hội đã tôn vinh các ngài với sự tôn kính công khai. Chức năng của khoa học này là phân tích linh đạo của các nhân vật này, và áp dụng các phát hiện của mình để phục vụ nhu cầu của tín hữu trên con đường theo đuổi đường thánh thiện Kitô giáo của họ. (Từ nguyên Hi Lạp agios, thánh + logos, bài viết.)
Hair Shirt
Áo nhặm, áo hành xác. Chiếc áo bằng lông dê hoặc bằng vải thô, được mang sát da như một thói quen hoặc sự hãm xác cố ý. Nó thay đổi theo hình dạng và kích cở. Trong một số dòng tu, luât buộc phải mang áo nhặm này.
Hallow
Thánh thiêng hóa, cả sáng, tôn kính. Là nhìn nhận như thánh thiêng, và do đó đối xử như thánh thiêng. Trong kinh Lạy Cha, cụm từ “Nguyện Danh Cha cả sáng” có nghĩa là tôn vinh Thánh Danh Chúa, tức là kính tôn Chúa và trao cho Chúa sự kính tôn và vâng phục mà Chúa đáng hưởng. Như thế, đây là lời xin cho Chúa được mọi tạo vật biết đến, yêu thương, và phụng sự.
Hallucination
Ảo giác, ảo ảnh, ảo tưởng. Là bất cứ nhận thức giả tạo nào, không được gây ra một cách tự do, làm cho người ta chấp nhận như là thật sự một cách khách quan điều chỉ là ý niệm mà thôi. Một trong các chức năng của thần học thần nghiệm là giúp vị linh hướng phân biệt rõ hiện tượng siêu nhiên thật sự và các ảo giác.
Halo
Vầng quang, hào quang. Trong mỹ thuật Kitô giáo, là một vầng sáng hay một hào quang trang trí chung quanh đầu của tượng Chúa Kitô hoặc tượng vị thánh. Nó tượng trưng cho sự thánh thiện, ánh sáng ân sủng và vinh quang. (Từ nguyên Latinh halos; từ chữ Hi lạp hal_s, đĩa, vầng sáng; hào quang.)
Handbook Of Indulgences
Sách chỉ nam về các ân xá. Là tuyên bố chính thức của Giáo huấn Giáo hội về ân xá, và bộ sưu tập các kinh quan trọng nhất và việc lành cần làm để hưởng ân xá. Sách này được Đức Giáo hòang Phaolô VI cho phép năm 1968.
Happiness
Hạnh phúc, niềm sung sướng. Là sự hài lòng về sở hữu điều tốt lành. Nó bao hàm một tình trạng thỏai mái vui tươi và không phải là một cảm nghiệm riêng lẻ, và là một sự thường xuyên tương đối và bền bỉ. Vì thế từ ngữ này thường được dùng trong Kinh thánh để mô tả những người được Chúa chúc phúc vì làm ý Chúa, và là phần thưởng của người công chính vì sự trung thành phục vụ của họ trên Trái đất này. Hạnh phúc là một ân ban của Chúa nhưng đòi hỏi sự hợp tác của con người mới có được nó.
Harmony, Gospel
Phối hòa Phúc âm. Là sự tập hợp các đọan Tin Mừng về các chủ đề giống nhau từ các thánh sử khác nhau, để cho thấy các điểm đồng ý giữa các vị. Nó cũng có thể là sự giải thích thỏa mãn về các khác biệt, nhất là giữa các Phúc Âm nhất lãm. Nó cũng có thể là sự phối hợp cả bốn Tin Mừng thành một trình thuật liên tiếp, hoặc đơn giản là sự sắp xếp các đọan theo thứ tự lịch sử của chúng.
Harshness
Tính lỗ mãng, tính thô bạo, tính cục cằn. Là một khuyết điểm luân lý được tỏ hiện trong sự thô lỗ của lời nói việc làm, và sự thiếu kiên nhẫn rõ ràng với các khuyết điểm và thiếu sót của người khác.
Hat, Ecclesiastical
Mũ giáo sĩ. Là cái mũ đặc biệt của hàng giáo sĩ. Chiếc mũ đỏ rộng vành với nhiều tua đặc biệt là biểu hiệu chính của một Hồng y. Nó ít khi được đội, và trong một số nhà thờ chính tòa nó được treo từ trần nhà (nhất là trên mộ) khi Hồng y qua đời. Trong huy hiệu, một cái mũ như trên nhưng là màu xanh dành cho Giám mục và màu đen dành cho linh mục, nhưng trong Giáo hội Công giáo theo nghi lễ Latinh các mũ này không hề được sử dụng. Mũ của Đức Giáo hòang thường có màu trắng.
H.B.
H.B., His Beatitude hay His Blessedness, Trọng kính Ngài.
H.E.
H.E., His Eminence, Ngài.
Headed Cross
Thánh giá tượng Chúa. Thánh giá trên đó có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh.
Healing, Sacrament Of
Bí tích chữa lành. Là bí tích xức dầu, mà một trong các ơn của bí tích là chữa lành, nếu có sự chữa lành vì lợi ích thiêng liêng của người lãnh nhận. Sự chữa lành có thể là một trong nhiều cách: hồi phục hoàn tòan, hồi phục một phần với ít nhất là giảm các triệu chứng hoặc giảm đau, có sức mạnh tinh thần và thân xác để chịu đựng nỗi đau hoặc thương tật, với sự bình an và trao phó cho ý Chúa.
Healing Ministry
Thừa tác vụ trị liệu, thừa tác vụ chữa lành. Trước tiên điều này qui chiếu đến tác vụ của Chúa Kitô, vì trong cuộc sống trên dương thế này Chúa đã chữa lành người bệnh, chữa người câm điếc, người bại liệt, người mù, và trừ quỷ cho nhiều người bị quỷ ám. Thừa tác vụ này cũng qui chiếu đến sự chăm sóc của Giáo hội, từ thời đầu của Kitô giáo, cho người bệnh và những người cần chăm sóc thể lý hoặc tình cảm. Nhưng luôn noi gương Chúa Kitô, thừa tác vụ trị liệu của Giáo hội được hiểu là không dừng lại với người cần chăm sóc thể xác mà thôi. Giáo hội còn quan tâm đến con người tòan diện, thân xác và linh hồn, và tìm cách làm giảm mọi nỗi đau hoặc khuyết tật của con người, dù là thể xác, tâm lý hay tinh thần. Trong số các bí tích, bí tích xức dầu và bí tích hòa giải được đặc biệt hướng tới sự chữa lành, cả hai bí tích đều chữa lành linh hồn trước, và hướng tới việc xức dầu (nếu đó là ý Chúa) để chữa thân xác.
Health And Apostolic Benediction
Chúc sức khỏe và phép lành Tòa Thánh. Là lời chào trong thư viết tay của Đức Giáo hòang. Vị Giáo hòang đầu tiên sử dụng cách chào này là thánh Giáo hòang Anacletus, đấng kế vị thứ hai (tức là Giáo hòang thứ ba) của thánh Phêrô.
Heart
Trái tim. Là một biểu tượng của tình yêu, chứng tỏ Chúa Kitô luôn yêu thương con người mặc cho sự vô ơn của con người. Các ảnh tượng vẽ trái tim mà thôi được dùng cho sự tôn sùng riêng tư. Nói chung Thánh Tâm được vẽ như là Chúa Kitô, với trái tim ít nhiều được nhìn thấy rõ, đôi khi bàn tay Chúa nâng đỡ trái tim nữa. Tình yêu Chúa Kitô trong cuộc Khổ nạn của Chúa thường được trình bày như một trái tim nồng cháy chung quanh có một vòng gai. Trái tim Đức mẹ, bị mũi gươm đâm thâu, thường được vẽ với nhiều hoa hồng chung quanh. Một số thánh nhân có hình trái tim như là biểu tượng của mình, chẳng hạn thánh Âu Tinh, để tượng trưng tình yêu lớn lao của ngài đối với Chúa; thánh nữ Theresa thành Avila, với hình trái tim bị đâm, nhắc nhở vết thương của thiên thần Seraphim mà ngài nhận lãnh trong cơn xuất thần; thánh nữ Margaret Mary, do vai trò của ngài trong việc cổ vũ sự tôn sùng Thánh Tâm Chúa trong thế giới hiện đại.
Hearts Of Jesus And Mary, Scapular
Áo Thánh Tâm Chúa và Trái Tim Đức Mẹ. Bộ áo màu trắng với hình hai trái tim và dụng cụ tại cuộc Khổ nạn ở một mặt, và thánh giá đỏ ở mặt bên kia. Áo này phát sinh tại Antwerp năm 1873 với Dòng Nữ tử Thánh tâm Chúa. Áo đã được Đức Giáo hòang Leo XIII và thánh Giáo hòang Piô X chấp thuận.
Heathen
Người ngoại, người vô đạo. Nguyên thủy là một thành viên chưa trở lại của một dân tộc, vốn không nhìn nhận Thiên Chúa của mặc khải Do thái giáo-Kitô giáo. Các bản dịch Kinh thánh thay đổi liên tục các chữ “heathen” (người vô đạo) và "pagan" (người ngọai giáo) để dịch chữ “unbeliever” (người vô tín ngưỡng), thí dụ Tv 2:8. Từ ngữ này đã trở thành có nghĩa là người không tin vào Thiên Chúa, và ít dùng hơn, đó là những người có tín ngưỡng, nhưng không phải là Kitô hữu hoặc tín hữu Do Thái giáo.
Heaven
Thiên đàng, thiên cung, trời. Là nơi chốn và điều kiện của hạnh phúc siêu nhiên toàn vẹn. Hạnh phúc này bao gồm chủ yếu trong việc trực tiếp diện kiến Chúa và yêu mến Chúa, và thứ đến là hiểu biết, yêu mến, và vui thú với các tạo vật. Cho đến việc thân xác sống lại ngày tận thế, ngọai trừ Chúa Kitô và Đức Mẹ, chỉ có linh hồn những người công chính được lên thiên đàng mà thôi. Sau ngày tận thế, các người công chính sẽ ở trên thiên đàng với cả xác lẫn hồn. Mặc dầu Thiên Chúa sẽ được mọi người nhìn thấy và vui mừng nhìn thấy, nhưng không phải mọi người có mức độ hạnh phúc như nhau. Mức độ hạnh phúc này sẽ tùy vào mức độ ơn Chúa ở nơi một người khi người ấy qua đời, và mức độ hạnh phúc cũng được điều kiện hóa nhiều bởi các công trạng của một người trong khi người ấy còn sống ở trần gian. Thiên đàng là đời đời bởi vì nó không bao giờ kết thúc. Nó là liên lỉ vì niềm vui ở đó sẽ không bao giờ ngừng. Nó có tính cộng đồng vì hạnh phúc là được chia sẻ với các thiên thần và các thánh, và là bạn của những người đã từng quen biết và yêu mến ở trần gian.
Hebd
Hebd, Hebdomad – tuần lễ.
Hebdomadarian
Giáo sĩ trực tuần. Là vị linh mục hoặc tu sĩ thi hành chức vụ một tuần lễ trong một tu viện hoặc một nhà thờ. Giáo sĩ trực tuần hát lễ cộng đoàn mỗi ngày, xướng các giờ kinh trong Thần vụ, hát lời nguyện, và ban mọi phép lành cần thiết. (Từ nguyên Hi Lạp hebdomos, thứ bảy.)
Heber
Heber, ông Khe-ve. Là một người đàn ông Kenite (Kê-ni) du mục đã di chuyển đến Kedesh (Ke-đét) và dựng lều ở cho ông và vợ ông là bà Jael (Gia-ên, Tl 4:11). Gần đó xảy ra trận chiến giữa người Canaanites (Ca-na-an), do ông Sisera (Xi-xơ-ra) chỉ huy, và người Do Thái. Được Đức Chúa linh ứng, bà Deborah (Đơ-vô-ra) lập kế hoạch cho trận chiến để đánh lừa quân Canaanite. Khi kế hoạch thành công, ông Sisera bỏ trốn và tìm nương náu trong lều của ông Heber (Tl 4:16). Trong sự giả vờ che giấu ông ấy, bà Jael đã giết chết ông khi ông đang ngủ (Tl 4:17-22).
Hebrews, Epistle To The
Thư gửi tín hữu Do thái (Dt). Là một lá thư, được gán cho tác giả là thánh Phaolô, được viết tại Roma khoảng năm 63. Thư được gửi chủ yếu cho các người mới trở lại từ Do Thái giáo. Thư được chia làm hai phần chính. Phần Một là tín lý (1:1 to 10:17) và nói về phẩm giá của Chúa Kitô như là Người Con tự nhiên của Thiên Chúa, chức thượng tế muôn đời của Chúa Kitô, hy lễ của Đức Kitô trong Giao ước mới là cao trọng ơn hy lễ theo Luật Moses (Mô-sê). Phần Hai là luân lý (10:19 to 13:17), trong đó những người mới trở lại được khuyến khích kiên trì trong đức tin Kitô giáo, và trong việc sống các nhân đức khó khăn được đức tin này đòi hỏi.
Hedge Schools
Trường học ngoài trời. Là việc dạy học cho các trẻ em Công giáo ngoài cánh đồng ở Ireland, trong thời kỳ bách hại tín hữu. Do các trường Công giáo bị xóa bỏ theo bộ luật hình sự, phía sau các hàng rào dọc đường đi là nơi duy nhất mà nền giáo dục Công giáo có thể tiếp tục duy trì.
Hegelianism
Thuyết Hegel, duy tâm luận. Là một học thuyết và phương pháp của triết gia Đức Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831). Đặc điểm chính của thuyết này là tiến trình biện chứng, vốn mặc nhiên công nhận sự hiện hữu phổ quát của các sự đối lập nhau, vốn sẽ bị thấm vào một sự thống nhất cao hơn, và đến lượt các đối lập mới lại phát sinh từ đó. Thuyết Hegel bác bỏ căn tính và sự mâu thuẫn như là nền tảng của tư tưởng. Mọi suy tư và mọi phát triển của hữu thể đi theo một sơ đồ “bộ ba”, gồm có luận đề, phản đề, và kết quả của hai cái này là hợp đề, nghĩa là các đối lập trong xung đột tạo ra một thể thống nhất cao hơn, và rồi thể thống nhất này lại trở nên nguồn cho xung đột khác, và sinh ra thể thống nhất mới, cứ như thế mà tiếp tục đến vô cùng vô tận. Trong thuyết Hegel, mọi sự đều có thể giải thích một cách biện chứng. Theo thuyết này, Kitô giáo được trình bày như tôn giáo tuyệt đối của chân lý và sự tự do, và đỉnh cao nhất được hoàn thành trong lịch sử nhân loại. Nhưng Kitô giáo không là siêu nhiên và không là cứu cánh, mà chỉ là một chặng trong tiến trình Chúa tự định giá mình như là Thần linh Tuyệt đối. Chủ nghĩa Mác (Marxism) được xây dựng trên thuyết Hegel.
Heideggerianism
Thuyết Heidegger. Là triết học hiện sinh của triết gia Martin Heidegger (1889-1976). Ảnh hưởng có ý nghĩa nhất của nó trên Kitô giáo là qua những người chủ trương giải trừ huyền thọai tính, như Rudolf Bultmann, người đã chấp nhận lý thuyết tri thức của Heidegger. Con người được cho là một hữu thể trong thời gian. Con người là Dasein in Zeitlichkeit, tức là “tại thể tính”, có nghĩa là một hữu thể luôn thay đổi theo giòng thời gian. Theo thuyết này, những gì Tin Mừng đã kể là đã xảy ra hoặc đã nói trong thời gian, tức là chuyện quá khứ. Do đó, câu chuyện Kitô giáo là “lịch sử thánh”, nghĩa là các dữ liệu thực tế đã được thánh thiêng hóa, quá tải với các câu chuyện không thực và huyền thọai, vốn thuộc về một thời đại cũ và cả tin.
Heli
Heli, ông Ê-li. Là thân phụ của Thánh Giuse, phu quân của Đức Maria. Nếu trong thực tế thánh Giuse là cha đẻ của Chúa Giêsu, thay vì người giám hộ của Chúa, thì ông Heli phải là ông nội của Chúa. Thánh Luca diễn tả điều này như sau: “Thiên hạ vẫn coi Chúa Giêsu là con ông Giuse. Giuse là con Ê-li” (Lc 3:23).
Hell
Hỏa ngục, địa ngục. Là nơi và tình trạng trừng phạt đời đời cho các thiên thần sa ngã và những ai chết mà tự ý xa rời tình yêu của Thiên Chúa. Có sự trừng phạt hai phần trong hỏa ngục: nỗi đau mất mát, là không được chiêm ngắm Thánh Nhan Chúa, và nỗi đau tri giác, là sự đau khổ do các vật thể bên ngòai gây ra. Sự trừng phạt ở hỏa ngục là đời đời, như Chúa Kitô đã tuyên bố trong lời tiên báo của Chúa về ngày tận thế (Mt 25:46), và như Công đồng chung Lateran IV đã định tín, khi nói rằng “kẻ có tội sẽ lãnh nhận hình phạt đời đời với quỷ dữ” (Denzinger 801). Sự hiện hữu của hỏa ngục là phù hợp với đức công bình của Chúa, bởi vì Chúa tôn trọng sự tự do của con người và những ai bị hư mất là tự kết án mình thật sự qua việc chống lại ơn Chúa ban.
Hellenism
Văn minh Hi Lạp, đặc ngữ Hi Lạp. Là toàn bộ các lý tưởng cổ điển gắn liển với nước Hy Lạp cổ, trong đó có lý luận, theo đuổi kiến thức, áp dụng triết học để học hỏi tôn giáo. Đảm đương bàn tay hướng dẫn của Chúa Quan phòng, văn minh Hi Lạp giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp tạo dáng, về mặt nhân bản và văn hóa, cho nguồn gốc và sự phát triển của Kitô giáo. Ngôn ngữ của các bản văn Tân Ước là tiếng Hi Lạp, văn minh Dân Ngọai mà Giáo hội đi vào là văn minh Hi Lạp, và các đặc điểm của các tầng lớp có học hành trong thế giới Địa Trung Hải thế kỷ thứ nhất là đặc điểm Hi Lạp.
Help Of Christians
Phù hộ các giáo hữu. Là tước hiệu của Đức Trinh Nữ Maria, được Đức Giáo hòang Piô VII thiết lập thành một lễ kính vào năm 1814, để tạ ơn việc ngài trở về Roma an tòan sau năm năm sống lưu vong ở Savona. Mặc dầu lễ này không có trong lịch phụng vụ phổ quát của Giáo hội, đây là lễ bổn mạng của nước Úc. Lời khẩn cầu nguyên thủy “Auxilium Christianorum" (Đức Bà phù hộ các giáo hữu) đã được Thánh Giáo hòang Piô V đưa vào Kinh cầu Đức Bà, để tạ ơn về chiến thắng của phe Kitô hữu trong trận chiến với người Thổ Nhĩ Kỳ ở Lepanto năm 1571.
Help Of The Sick, Scapular
Áo Đức Bà trợ giúp bệnh nhân. Là áo Đức Bà của một phụng hội được thành lập năm 1860, liên kết với Tu hội thánh Camillus, bổn mạng của các bệnh viện. Áo này màu đen, có ảnh Đức Trinh Nữ. Áo đã được các Giáo hòang Piô IX và Leo XIII chấp thuận.
Henotheism
Duy nhất thần giáo, đơn nhất thần đạo, nhất sùng thần giáo. Là sự thờ phượng một thần, trong khi không phủ nhận có nhiều thần khác. Trong thực tế, một thần được thờ phượng bởi một bộ tộc hoặc một dân tộc, và lọai trừ các thần khác thuộc các dân tộc khác. Đây là một hình thức đa thần giáo, trong nghĩa rằng thần được chọn thờ phượng này không được nhìn nhận như là Thượng đế chân thật duy nhất.
Heortology
Phụng vụ tầm nguyên học, nghiên cứu lịch phụng vụ. Là việc nghiên cứu các lịch tôn giáo. Đặc biệt hơn, đây là khoa học về lịch sử và ý nghĩa của các mùa và lễ trong niên lịch Giáo hội Công giáo. (Từ nguyên Hi Lạp heorte, lễ + logia, khoa học, tri thức.)
Heptateuch
Thất thư Kinh thánh, Bộ bảy quyển. Là bảy cuốn sách đầu tiên của Kinh thánh, cụ thể là sách Sáng thế (St), sách Xuất hành (Xh), sách Lê-vi (Lv), sách Dân số (Ds), sách Đệ Nhị luật (Đnl), sách Gio-duê (Gd) và sách Thủ lãnh (Tl). Bảy cuốn này tạo thành một thể thống nhất về lịch sử. (Từ nguyên Latinh heptateuchos, từ chữ Hi Lạp hepta, bảy + teuchos, sách.)
Heraldry, Ecclesiastical
Khoa nghiên cứu gia huy trong Giáo hội. Là khoa nghiên cứu các gia huy, biểu tượng, huy hiệu của các Dòng tu, hội đòan tôn giáo, và biểu tượng gán riêng cho mỗi thánh nhân. Các con dấu đầu tiên trong Giáo hội mang châm ngôn của một giám mục hay một viện phụ, và khỏang thế kỷ 14 các nhà Dòng ở Anh được lệnh phải có con dấu chung. Sau đó nó phát triển thành một huy hiệu cho mỗi cộng đòan. Mũ Giám mục, gậy Giám mục, và mũ đội đã xuất hiện như là biểu tượng trong thế kỷ 14, và khỏang thế kỷ 17 mũ Hồng y trở nên gần như phổ biến khắp thế giới cho các Hồng y. Thứ bậc của giám chức được chứng tỏ qua số núm tua ở mũ. Mũ lễ Giám mục hiện nay được các vị được quyền đội mũ ấy xếp cao hơn các biểu tượng khác. Một vật trang trí khác cho gia huy là gậy Giám mục, một dấu hiệu của phẩm chức Giám mục. Thánh giá ở gia huy cũng khác nhau: hai thanh ngang cho thánh giá của giáo chủ, ba thanh ngang cho thánh giá của Đức Giáo hòang. Chiếc gậy đầu u tròn thường xuất hiện sau cái khiên của cha bề trên hay mẹ bề trên. Các giáo sĩ người Armenia là giáo sĩ Đông phương không Công giáo duy nhất sử dụng các gia huy. Gia huy của Tòa thánh Vatican là mũ ba tầng vòng trên hai chìa khóa đan chéo, màu vàng trên nền màu đỏ.
Heredity, Law Of
Luật di truyền. Là thuyết cho rằng không những các đặc tính thể lý của một người mà còn các phẩm chất trí tuệ và luân lý của người ấy là phái sinh từ tổ tiên người ấy. Như thế thuyết này là không tương hợp với niềm tin của Kitô giáo trong tác động của ơn Chúa, và vai trò sự tự do của con người trong việc tạo dáng cho nhân cách của mình. Kitô giáo không phủ nhận rằng một số khuynh hướng thể lý, vốn có lẽ ảnh hưởng đời sống thiêng liêng của con người, có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Tuy nhiên, bên cạnh ân sủng Chúa và ý chí tự do, môi trường sống và việc giáo dục của một người cũng là các yếu tố góp phần vào việc làm nên tính tình của người ấy.
Heresiarch
Người khai sinh lạc giáo, người chủ xướng lạc giáo. Là người thành lập hay khởi xướng một lạc giáo lớn, vốn sau đó bị Giáo hội lên án, thí dụ các ông Arius, Nestorius, và Pelagius.
Heretic
Người rối đạo, người lạc giáo. Là một người tuyên xưng lạc giáo. Luật Giáo hội phân biệt giữa người lạc giáo cố tình, tức là người cố ý phạm tội này, và một người lạc giáo cứ sự, là người không phạm tội về luân lý do tuyên xưng cái gọi là thuyết lạc giáo khách quan.
Hermeneutics
Khoa chú giải. Là nghệ thuật và khoa học giải thích Kinh thánh và truy tìm ý nghĩa đích thực của các đoạn Kinh thánh. Khoa học này định nghĩa các luật mà các nhà chú giải phải tuân theo, để xác định và giải thích ý nghĩa của lời Chúa. Khoa này giả thiết rằng người giải thích cần hiểu được các ngôn ngữ Kinh thánh và các khoa học khác, vốn có thể góp phần vào sự hiểu biết Kinh thánh tốt hơn. (Từ nguyên Hi Lạp herm_neus, người giải thích.)