Ngày 05-07-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lời của Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:58 05/07/2011
CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 13, 1-23

Đối với mọi Kitô hữu Lời của Chúa là ngọn đèn soi bước, là kim chỉ nam hướng dẫn đời sống, là lương thực nuôi sống phần hồn, phần xác, nói cách khác Lời Chúa đem lại cho người có đức tin sự sống đời đời. Tin Mừng của thánh Matthêu hôm nay nói về “ Người gieo giống “ để dạy nhân loại về giá trị của Lời của Chúa. Công Đồng Vaticanô II dùng một hình ảnh rất phong phú đã quyết định : “ Kho tàng Thánh Kinh đã khai mở cách dư thừa và phong phú để cung cấp cho các tín hữu “ ( Hiến Chế Về Phụng Vụ, số 51 ).

Chúa Giêsu đã sống ở Nagiarét 30 năm, đã đi rao giảng khắp các nơi như Galilêa, Capharnaum, Giuđêa vv…Ngài đã mượn những hình ảnh của những sinh hoạt thôn quê để nói về Nước Trời và một trong những dụ ngôn Chúa Giêsu đưa ra để dạy nhân loại, để dạy chúng ta là dụ ngôn người gieo giống. Đọc dụ ngôn này những người đã sống ở vùng quê thôn dã, những vùng dân quê sống về nghề làm ruộng, chắc chắn sẽ hiểu rõ ý của Chúa. Bởi vì ai gieo hạt giống xuống đất cũng tin tưởng, lạc quan đặt hết hy vọng vào thời tiết thuận hòa, vào đất đai tốt vv…Hạt giống khi được gieo vãi, có hột rơi xuống đất tốt, có hột rơi bên vệ đường, có hột rơi trong bụi gai, cuối cùng nó vẫn cho một vụ mùa thu hoạch tươi tốt. Hình ảnh Nước Trời cũng giống như người ra đi gieo giống.

Vâng, tâm hồn con người được ví như vệ đường : Lời Chúa được vãi tung gieo vào tâm hồn. Con người đã nghe Lời Chúa nhưng không hiểu hay cố tình không hiểu bởi vì Lời Chúa thôi thúc chúng ta, bắt buộc chúng ta phải thay đổi nếp sống của chúng ta.

Tâm hồn con người được ví như sỏi đá : Lời Chúa cũng được gieo, con người khi nghe Lời Chúa thì mau mắn đón nhận nhưng hời hợt, nông cạn, không suy nghĩ kỹ càng do đó khi thử thách, khó khăn ập tới bất ngờ, con người dễ tháo lui, trốn chạy.

Tâm hồn con người được ví như gai góc : Lời Chúa được gieo vãi vào tâm hồn của con người nhưng con người vì quá ham mê danh vọng, tiền tài, nên đã để cho đam mê của cải bóp nghẹt Lời của Chúa.

Tuy nhiên, nếu tâm hồn con người là một mảnh đất tốt, chắc chắn khi Lời của Chúa được gieo, con người sẽ lắng nghe, hiểu biết sâu xa, tin cậy và khiêm nhượng sống Lời Chúa, chắc chắn ngày mai sẽ là một vụ lúa bội thu.

Để lãnh nhận và hiểu Lời của Chúa, nó đòi hỏi con người chúng ta thái độ lắng nghe nghiêm túc, và thái độ đáp trả lại đòi hỏi Lời của Chúa mới có giá trị. Chúa Giêsu đã nói :” Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc vì được nghe “ ( Mt 13, 16 ). Nghe và hiểu được những đòi hỏi gắt gao của Tin Mừng chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Và lại càng khó hơn khi chúng ta dám can đảm, mau mắn thực thi Lời Chúa trong đời sống hằng ngày. Bởi vì Hiến Chế Phụng Vụ số 56-57 đã viết : “ Chúng ta phải lắng nghe Lời Chúa trong tinh thần đức tin, vì chính Chúa đang nói với chúng ta khi Kinh Thánh được đọc lên “.

Kinh Thánh luôn được phổ biến rộng khắp trên thế giới. Kể từ cuốn sách Kinh Thánh đầu tiên được in ra từ năm 550. Kinh Thánh luôn được dịch ra nhiều ngôn ngữ và thổ ngữ trên thế giới. Người ta cho biết Kinh Thánh đã được dịch ra hơn 2.000 ngôn ngữ khác nhau. Cuốn Kinh Thánh luôn là cuốn sách bán chạy nhất trên thế giới…Hiện nay, với những phương tiện truyền thông vượt bực, Lời Chúa được phát đi với nhiều phương tiện khác nhau. Phương tiện không thiếu và những nhà truyền giáo, những nhà giảng thuyết không thiếu nhưng điều quan trọng là thiếu những mảnh đất tốt tươi, thiếu những tâm hồn mau mắn đón nhận Lời Chúa để Lời Chúa nẩy mầm, ngoi lên và sinh hoa kết quả : hột được ba mươi, hột được sáu mươi và hột được một trăm.

Mọi Kitô hữu không những phải chuẩn bị cho tâm hồn mình một thái độ ngoan ngùy khi nghe Lời của Chúa, để Lời có thể sinh hoa kết quả tươi tốt nhưng còn hơn người Kitô phải can đảm, hăng say thực thi Lời Chúa và nhiệt tâm gieo vãi Lời Chúa cho những người xung quanh qua thái độ thực hành Lời Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết sửa soạn tâm hồn thật tốt để sẵn sàng lắng nghe Lời Chúa và thực thi Lời Chúa trong đời sống của mình. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao Chúa Giêsu lại hay dùng dụ ngôn để nói về Nước Trời ?
2.Dụ ngôn người gieo giống dạy chúng ta những gì ?
3,Người gieo giống là ai ?
4.Muốn nghe được Lời Chúa cách hiệu quả chúng ta cần có những điều kiện nào ?
5.Ông Bà Anh Chị Em có yêu mến Lời Chúa không ?


 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thuốc viên ngừa thai mới đáng ngờ của Bayer
Vũ Văn An
05:24 05/07/2011
Điều tốt đẹp là được biết rằng hãng chế tạo thuốc aspirin đầy tin tưởng, tức hãng Bayer, đang chăm lo cho các người con gái của chúng ta. Tuy nhiên, từ năm 2008, nhà sản xuất của các thứ thuốc uống ngừa thai YAZ, Beyaz và Yasmin từng bị cơ quan FDA của Hoa Kỳ trưng dẫn là không lưu tâm tới một số nguy hại trong kích thích thố “drospirenone” mạnh của thuốc này, thường được coi là thế hệ thứ tư của thuốc viên ngừa thai.

Tình thế tệ đến nỗi bác sĩ cơ hữu của CBS News là Jennifer Ashton phải coi là tin đáng chú ý. Trên chương trình “Early Show” ngày 2 tháng 6 vừa qua, Ashton tường trình rằng cơ quan FDA vừa cho công bố lời cảnh cáo mới về an toàn chống lại các thứ thuốc viên trên vì có nguy cơ gia tăng việc đông máu rất nguy hiểm. Biện pháp này được đưa ra một phần do việc công bố hai bài báo đăng trên tờ Nhật Ký Y Khoa Anh hồi tháng 4 vừa qua. Hai bài báo này so sánh sự an toàn giữa thuốc viên ngừa thai sử dụng chất “drospirenone” và thuốc viên sử dụng chất “levonorgestrel” tức chất kích thích tố tổng hợp quen dùng trong thế hệ thuốc viên ngừa thai thứ hai. Các bài báo này được công bố sau khi xẩy ra cái chết bi thảm hồi tháng 9 năm ngoái của một thiếu nữ 18 tuổi ở New Jersey là Michelle Pfleger. Cô bị ngất xỉu tại trường vì tim ngừng đập do một vụ đông máu lớn ở phổi mà người ta tin là do cô dùng YAZ. Công ty dược phẩm khổng lồ này trả lời hai bài báo đó rằng thuốc viên của họ không nguy hiểm hơn các loại thuốc viên ngừa thai khác. Tuy nhiên, ngày 10 tháng 5, mẹ của Michelle khởi tố Bayer đã gây cái chết cho con gái mình, vì cho rằng YAZ đã gây ra cái chết ấy.

Thực ra, những vụ tử vong do YAZ và Yasmin gây ra không có chi mới lạ đối với Bayer. Giữa các năm 2004 và 2008, cơ quan FDA từng nhận được nhiều báo cáo về hơn 50 cái chết của các phụ nữ, nhiều người chỉ mới 17 tuổi; họ đều là những người đã dùng thuốc viên ngừa thai của Bayer. Năm 2009, công ty này tiết lộ rằng 129 vụ kiện đã được khởi tố chống lại họ vì những phản ứng phụ của YAZ và Yasmin. Các vụ kiện này tố cáo về đủ mọi khía cạnh từ việc quảng cáo lừa đảo tới việc nghiên cứu không thấu đáo, và việc không chịu thu hồi những loại thuốc này sau khi đã có những tường trình hậu tiếp thị cho thấy những phản ứng phụ có thể giết người.

Yasmin được FDA chấp nhận năm 2001. Không bao lâu sau, một hiệp hội y khoa Âu Châu là Hội Đồng Bác Sĩ Toàn Khoa Hòa Lan, khuyến cáo các bác sĩ của mình không nên cho toa loại thuốc viên mới vì rất nhiều trường hợp đông máu, trong đó có những vụ chết người, đã được tường thuật tại Âu Châu trong số các phụ nữ sử dụng loại thuốc viên này. Năm 2002, một loạt tường trình về trường hợp này đã gây lo lắng cho người sử dụng về khả năng bị đông máu. Và chỉ mới tháng vừa qua, Đại Lý Y Khoa Âu Châu (EMA) công bố một bản cập nhật hóa đối với các loại thuốc viên sử dụng chất “drospirenone” vì các loại thuốc này có nguy cơ làm đông máu.

Các nghiên cứu của Nhật Ký Y Khoa Anh kết luận rằng các phụ nữ dùng các loại thuốc viên ngừa thai như YAZ có nguy cơ cao tới 2 hay 3 lần mắc chứng máu đông trầm trọng hơn các phụ nữ dùng các loại thuốc thuộc các thế hệ trước.

Theo Jennifer Ashton, điều ấy có nghĩa 8 trong số 10,000 người sử dụng các loại thuốc thuộc các thế hệ trước trong khi có đến 16 (tới 32) trong số 10,000 người sử dụng các loại thuốc như YAZ sẽ có nguy cơ bị máu đông. Bênh vực cho YAZ, Ashton cho hay: “việc gia tăng nguy cơ của một biến cố hiếm hoi thì vẫn là một biến cố hiếm hoi”. Nhưng những người như mẹ của Michelle Pfleger chắc không muốn nghe luận điệu ấy.

Hẳn chúng ta còn nhớ cuộc khủng hoảng của Tylenol năm 1982? Bẩy người tại Chicago được tường trình bị chết sau khi sử dụng Tylenol cực mạnh, có lẽ pha thêm cyanide. Hãng Johnson & Johnson cho thu hồi 10 triệu lọ thuốc này trị giá gần 100 triệu dollars. Bayer đã đáp ứng ra sao trước những cái chết dường như do các loại thuốc viên kiểu YAZ gây ra? Họ chỉ cho in hàng chữ cảnh cáo sau đây ở đầu trang mạng của họ: “Beyaz và YAZ có liên hệ tới các nguy cơ làm gia tăng một số phản ứng phụ nghiêm trọng, trong đó có máu đông, đột qụy và nhồi máu cơ tim”.

Cảnh cáo của FDA

Trên đây là phân tích của E. Christian Brugger, Học Giả Kỳ Cựu về Đạo Đức Học và là giám đốc Chương Trình Các Học Giả tại Qũy Văn Hóa Sự Sống, và là Giáo Sư giữ ghế Đức Hồng Y Francis Stafford về Thần Học Luân Lý tại Chủng Viện St John Vianey, Denver, Colorado, đăng trên Zenit ngày 29 tháng 6 năm 2011.

Như trên đã nói, cơ quan FDA, ngày 31 tháng 5 vừa qua, đã ra thông báo cảnh cáo về nguy cơ đông máu của các thứ thuốc ngừa thai dùng chất “drospirenone”. Theo thông báo này, “drospirenone” là một loại kích thích tố (hormone) nữ gọi là “progestin”. Phần lớn thuốc viên ngừa thai sử dụng hai loại kích thích tố là “estrogen” và “progestin”. Các loại thuốc này ngăn cản việc rụng trứng và thay đổi chất nhờn tử cung và niêm mạc tử cung không cho việc mang thai xẩy ra. Các thuốc viên ngừa thai như Yaz, Yasmin, Beyaz và Safyral đều có chứa “drospirenone”. Mọi thuốc viên ngừa thai đều có nguy cơ làm đông máu. Nhưng với “drospirenone” nguy cơ đông máu này cao hơn, cao hơn các loại thuốc dùng “levonorgestrel”. Một cục máu đông có thể từ tĩnh mạch chạy qua cơ thể xâm nhập vào phổi, gây trở ngại trầm trọng cho phổi, gọi là chứng nghẽn khí phổi (pulmonary embolism). Hiện tượng này có thể dẫn tới cái chết. Hai nghiên cứu vừa được công bố gần đây đã xác nhận tỷ lệ đông máu cao hơn nơi các thứ thuốc có chất “drospirenone”. Các nghiên cứu trước đó cũng cho thấy những hậu quả tương tự.

Thông báo cũng nhắc tới Đại Lý Y Khoa Âu Châu (EMA) với tuyên bố ngày 27 tháng 5, 2011 cho thấy nguy cơ gây chứng “venous thromboembolism” (huyết khối tắc tĩnh mạch?) của các thứ thuốc có chất “drospirenone”. FDA cho hay đang kiểm tra tất cả các phúc trình và nghiên cứu này.


 
Hồ sơ phong thánh cho một nữ tu Hoa Kỳ đã có được phép lạ thứ hai
Bùi Hữu Thư
07:34 05/07/2011
HONOLULU (CNS) -- Hồ sơ phong thánh cho Chân Phước Marianne Cope ở Molokai đã tiến thêm một bước quan trọng với uỷ ban y tế Vatican xác nhận có thêm một phép lạ do sự bầu cử của bà.

Theo một bản tin được nhà dòng của bà là Cộng Đồng Neumann các Nữ Tu Thánh Phanxicô tại Syracuse, N.Y. phổ biến, bẩy bác sĩ thuộc Bộ Phong Thánh đã tuyên bố y khoa không thể giải thích được việc chữa lành một phụ nữ đã mắc bệnh trầm trọng không thể cứu chữa.

Bản tin nói: "Uỷ ban y tế kết luận là việc chữa lành phụ nữ này không thể giải thích được dựa trên những kiến thức hiện hành của y khoa. Các bác sĩ của uỷ ban đã cho hay là người phụ nữ này sẽ chết và hết sức ngạc nhiên về khoa học là bà ấy đã sống sót."

Không có thêm chi tiết gì về trường hợp phong thánh này được tiết lộ.

Các nữ tu Dòng Thánh Phanxicô nhận được tin này từ Đức Ông Robert J. Sarno, một linh mục Hoa Kỳ trong Bộ Phong Thánh và là người đã làm việc với hồ sơ phong thánh cho Mẹ Marianne, là Cha Ernesto Piacentini, trong bản tường trình phép lạ tại Vatican.

Phép lạ đã được uỷ ban y tế chấp chận, nhưng vẫn còn phải qua hai lần duyệt xét của Tòa Thánh khác trước khi được trình lên Đức Thánh Cha để được chấp thuận lần cuối cùng. Lần thứ nhất là bởi một uỷ ban các thần học gia để xác định sự chữa lành là kết quả của việc cầu bầu của Mẹ Marianne, và sau đó là một ủy ban các hồng y và giám mục sẽ duyệt xét toàn bộ hồ sơ phong thánh và tuyên bố quyết định tối hậu.

Nữ tu Patricia Burkard, tổng quyền Dòng Thánh Phanxicô tại Cộng Đồng Neumann nói là quyết định của uỷ ban y tế là một "lý do để vui mừng" cho dòng của bà, cho những người tôn kính chân phước, và cho "tất cả những ai có lòng vị tha săn sóc người khác và làm việc bác ái chỉ có Chúa biết."

Sơ Patricia nói: "Mẹ Marianne là gương mặt nhân loại của lệnh truyền Phúc Âm là phải săn sóc cho người đói khát, bệnh tật và nghèo khó. Chúng tôi cầu nguyện cho sự thành công của vụ phong thánh để cho cuộc đời của Mẹ sẽ linh ứng cho người khác và được toàn thế giới biết đến. Mẹ là gương mẫu cho tất cả chúng tôi."

Sơ Francis Regis Hadano, giám quản Miền Dòng Thánh Phanxicô tại Hawaii, nói cộng đồng của sơ rất "hân hoan" về quyết định của Tòa Thánh.

Trong một điện thư gửi cho báo Hawaii Catholic Herald, của Giáo Phận Honolulu, sơ viết "Chúng tôi, các sơ Dòng Phanxicô hết sức hân hoan về tiến trình phong thánh của phép lạ. Chúng tôi hy vọng các thần học gia sẽ nhóm họp vào cuối năm nay. Còn nhiều việc phải làm để chuẩn bị cho buổi họp này do đó cần đến nhiều lời cầu nguyện."

Bà nói: "Chúng tôi xin cảm tạ tất cả những ai đã cầu nguyện đặc biệt cho chân phước Marianne được phong thánh."
Đây là phép lạ thứ hai được gán cho sự bầu cử của chân phước Marianne được đệ trình để Vatican cứu xét.

Phép lạ thứ nhất cần thiết cho việc phong chân phước, là việc chữa lành không thể giải thích của một em gái người thành phố Nữu Ước đang hấp hối vì nhiều cơ phận trong người đã bị hư hỏng, sau khi nhiều người đã cầu nguyện với Mẹ Marianne. Phép lạ được uỷ ban y tế chấp nhận ngày 29 tháng 1, 2004. Uỷ ban thần học gia đã chấp nhận sau tháng sau, vào ngày 15 tháng 7. Ngày 20 tháng 12, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã công nhận trường hợp này, khiến cho Mẹ Marianne đủ điều kiện được phong chân phước. Bà đã được phong chân phước tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ngày 14 tháng 5, 2005.

Mẹ Marianne, là bề trên cộng đồng nữ tu tại Syracuse, đã hướng dẫn nhóm nữ tu Phanxicô đầu tiên đến quần đảo Hawaii năm 1883 để thiết lập một hệ thống săn sóc cho người phong hủi. Mẹ là người độc nhất trong số 50 bề trên tại Hoa Kỳ, Canada, và Âu Châu đã được mời gọi để đảm trách thử thách này.

Một khi đã tới Hawaii, Mẹ đã từ nhiệm chức vụ bề trên tại Syracuse để hướng dẫn sứ vụ mới trong 35 năm, với 5 năm tại Honolulu và thời gian còn lại tại Molokai.

Khi Mẹ qua đời tại Kalaupapa năm 1918, một tờ báo Honolulu đã viết: "Ít khi có cơ hội cho một phụ nữ dành tất cả thời giờ mỗi ngày trong 30 năm để săn sóc cho những người đã bị luật pháp cô lập hóa khỏi thế giới loài người. Mẹ đã hy sinh mạng sống mình trong suốt thời gian đó, Mẹ đã đối phó với tất cả mọi vấn đề với lòng can đảm không lay chuyển và luôn luôn vui cười trong mọi hoàn cảnh."
 
Pakistan: Kitô hữu sợ cho sự an toàn của mình hơn bao giờ hết
Phạm Kim An
07:59 05/07/2011
Pakistan: Kitô hữu sợ cho sự an toàn của mình hơn bao giờ hết

Sự đang lên đáng báo động của chủ nghĩa duy Hồi giáo

ROMA - Với sự giải thể của Bộ các nhóm thiểu số, Kitô hữu lo sợ cho sự an toàn của họ hơn bao giờ hết, theo tờ Eglises d’Asie, cơ quan ngôn luận của Hội Thừa sai Paris.

Chỉ vài tháng sau khi vụ ám sát ông Shabhaz Bhatti, Bộ trưởng Liên bang, Bộ phụ trách các nhóm thiểu số tôn giáo vừa mới bị giải thể của Islamabad, làm sống lại các nỗi lo sợ của Kitô hữu, vì họ thấy mất đi những gì mà một số người xem là thành lũy cuối cùng chống lại sự gia tăng đáng báo động của chủ nghĩa Hồi giáo ở Pakistan.

Ngày 1-7 là ngày bắt đầu có hiệu lực của tu chính án 18, được Quốc hội thông qua và Chính phủ phê duyệt ngày 28-6, tu chính án này phân cấp cho các tỉnh bảy chức năng của các bộ, trong đó có Bộ Liên bang phụ trách các nhóm thiểu số tôn giáo.

Ông Akram Masih Gill, người vào ngày 4-7 đã từ chức Bộ trưởng Bộ Liên bang phụ trách các nhóm thiểu số tôn giáo, cũng đã tranh đấu không thành công để ngăn chặn việc thông qua sự sửa đổi hiến pháp. Là người Công giáo giống như người tiền nhiệm của mình, ông đã tổ chức các cuộc tranh luận trong Quốc hội, và gần đây đã tham dự các cuộc biểu tình qui tụ các nhóm thiểu số tôn giáo khác nhau ở Pakistan. Sự biến mất của Bộ này đã không được thông qua vài tháng trước đây, nhưng đã bị xóa bỏ vào phút cuối (in extremis) trước khi ông Shahbaz Bhatti qua đời, nhờ sự can thiệp của Mỹ.

Tất cả các nhóm thiểu số Kitô hữu, và người theo Ấn giáo, đạo Sikh và đạoAhmadi, vốn chịu hậu quả của việc Hồi giáo hóa và sự đang lên của chủ nghĩa cực đoan ở Pakistan, đã nhất trí lên án "một tu án chính hiến pháp mà họ đã không hề dự phần lợi nào".

Đối với Kitô hữu, theo hãng thông tấn Fides, biện pháp này đã được cảm nhận kể từ vụ sát hại ông Shabhaz Bhatti hồi tháng ba, “đã làm biến mất khỏi chương trình nghị sự của chính quyền trung ương tất cả các mối quan tâm về các quyền của nhóm thiểu số".

Một nguồn tin địa phương than phiền rằng điều này giống như người ta sát hại ông Shabhaz Bhatti lần thứ hai”, và nói thêm rằng “vụ sát hại lần đầu nhằm loại bỏ ông về thể xác, còn vụ sát hại thứ nhì nhằm loại bỏ ông khỏi dự án của ông và di sản chính trị mà ông đang tham gia mạnh mẽ”. Một linh mục ở Lahore không ngần ngại dự đoán: "Đối với người cực đoan, nó sẽ là “việc bật đèn xanh” cho các cuộc tấn công mới, bạo lực và khủng bố chống lại người Kitô hữu".

Mặc dù Bộ đã giải thể, ông Akram Gill đã trấn an các nhóm thiểu số tôn giáo, bằng cách tuyên bố đã nhận được “các bảo đảm của Thủ tướng” về việc bảo vệ họ, và việc bảo vệ này sẽ được được đưa vào Bộ Liên bang về hòa hợp liên tôn và nhân quyền, một bộ mới nhưng chức năng chưa rõ ràng, và một số chức năng của Bộ cũ được đưa vào Bộ mới này.

Trong dòng phản ứng tiếp theo sau lời thông báo ngày 29-6 về sửa đổi tu án chính 18, ông Nazir Bhatti, Chủ tịch Đại hội Kitô hữu Pakistan (PCC) tố cáo "động cơ nhìn thấy được” của chính phủ, để làm suy yếu hơn nữa quyền của các nhóm thiểu số. Nhấn mạnh sự kiện rằng kể từ nay các Kitô hữu bị loại khỏi mọi luật lệ ở cấp liên bang, ông cho rằng giải pháp duy nhất để Kitô hữu thoát khỏi sự thương hại của người Hồi giáo là tạo ra một tỉnh mới với đa số Kitô hữu, trong bang Punjab, nơi các Kitô hữu sẽ tránh được các hệ quả của tu án chính 18.

Về phần mình, ông Julius Salik, nguyên Bộ trưởng Bộ Liên bang và Chủ tịch Liên minh các nhóm Thiểu số thế giới (World Minority Alliance), một tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền, nhắc lại rằng "sự hiện diện của các Kitô hữu ở cấp liên bang là rất quan trọng, bởi vì họ phải đối mặt với sự kỳ thị, bất công và đàn áp, một cách thường xuyên (...) và các vấn đề này chỉ có thể được giải quyết ở cấp quốc gia, chứ không ở cấp tỉnh".

Các vị phụ trách các nhóm thiểu số tôn giáo đã đồng ý quan điểm này, họ là những người đã tố cáo một thực tế là các thể chế chính trị quan liêu địa phương, đã rất mạnh mẽ, có thể từ nay sẽ chỉ định người phụ trách các nhóm thiểu số tôn giáo là các người có lợi cho họ, và ngăn cản họ giải quyết nhiều vụ án liên quan đến luật chống phạm thượng, và giải quyết các vụ việc giữa các cộng đồng. (Zenit 4-7-2011)

Phạm Kim An
 
Nigeria: Hồng y Okogie nói ''không” với ngân hàng Hồi giáo
Phạm Kim An
08:00 05/07/2011
Nigeria: Hồng y Okogie nói "không” với ngân hàng Hồi giáo

Ngân hàng này là một phần của “kế hoạch nhằm thống trị Kitô hữu”

ROMA - Đức Hồng Y Okogie ở Nigeria nói "không" với ngân hàng Hồi giáo, "bởi vì nó là một phần của một kế hoạch nhằm thống trị các Kitô hữu", theo hãng thông tấn Fides ở Vatican.

Đức Hồng Y Anthony Olubunmi Okogie, Tổng Giám Mục tổng giáo phận Lagos, đã bày tỏ sự phản đối với đề nghị của chính phủ liên bang thông qua Ngân hàng Trung ương Nigeria, về phê duyệt việc thành lập một ngân hàng Hồi giáo ở Nigeria.

Trong một tuyên bố có chữ ký của Giám mục Gabriel Osu, Giám đốc Truyền Thông Xã Hội của Tổng Giáo Phận Lagos, Đức Hồng Y Okogie khẳng định rằng các nỗ lực của Thống đốc Ngân hàng Trung ương, Mallam Sanusi Lamido Sanusi, nhằm có sự chấp thuận lập ngân hàng Hồi giáo, là một phần của một kế hoạch nhằm biến đổi Nigeria thành một Nhà nước Hồi giáo.

Thông cáo nói: “Chúng tôi lên án hành động này trong mọi khía cạnh của nó. Chúng tôi chống lại hoạt động của ngân hàng Hồi giáo, vì nó là một hành động có chủ ý để thống trị các Kitô hữu ở Nigeria. Nigeria là một nhà nước thế tục. Chúng ta phải rất nhạy cảm với các niềm tin tôn giáo của người khác. Việc đưa một hệ thống ngân hàng Hồi giáo ở Nigeria sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm sự căng thẳng tôn giáo hình sự, vốn đã được nuôi dưỡng bởi giáo phái cực đoan Boko Haram".

Tuyên bố của Đức Hồng Y Okogie kết luận: “Chúng ta đã có tám ngân hàng gặp khó khăn trong cả nước. Ngân hàng Trung ương Nigeria nên tập trung hơn về cách giải cứu chúng, chứ không nên lãng phí sức lực trên một dự án như dự án ngân hàng Hồi giáo này”. (Zenit 4-7-2011)

Phạm Kim An
 
Top Stories
Malaisie: Le Premier ministre rencontrera le pape à Castel Gondolfo le 18 juillet et évoquera sans doute l’établissement de relations diplomatiques
Eglises d'Asie
09:08 05/07/2011
Eglises d'Asie, 5 juillet 2011 - Le 18 juillet prochain, dans le cadre d’un déplacement en Europe, le Premier ministre de la Fédération de Malaisie, Najib Razak, sera reçu en audience par Benoît XVI au palais apostolique de Castel Gondolfo, la résidence d’été du pape située au sud de Rome. La visite a été annoncée du côté malaisien comme une « visite privée » et a été confirmée au Saint-Siège, ...

... où le service de documentation de Radio Vatican a précisé que, si durant le mois de juillet le pape ne présidera pas les audiences générales du mercredi, une audience était inscrite à l’agenda pour le Premier ministre malaisien (1).

Selon le site Internet The Malaysian Insider du 4 juillet, une source proche du gouvernement indique que la visite est « privée » dans la mesure où le Saint-Siège et la Malaisie n’entretiennent pas de relations diplomatiques. Najib Razak sera toutefois accompagné du ministre des Affaires étrangères ainsi que de l’archevêque catholique de Kuala Lumpur, Mgr Murphy Pakiam. Selon cette même source, l’entretien entre le pape et le Premier ministre pourrait notamment porter sur l’établissement plein et entier de relations diplomatiques entre le Saint-Siège et la Malaisie. Pour l’heure, le Saint-Siège n’est représenté en Malaisie que par un « délégué apostolique », Mgr Leopoldo Girelli, qui réside à Singapour, et dont les visites en Malaisie, du fait de son titre, ne peuvent s’adresser qu’à l’Eglise locale. Si les deux Etats décidaient d’établir des relations diplomatiques pleines et entières, le Saint-Siège serait représenté auprès du gouvernement malaisien par un « nonce apostolique » (2).

Selon les commentateurs politiques locaux, en demandant à être reçu par le pape, le Premier ministre cherche à améliorer son image et celle de son parti, l’UMNO, mises à mal au sein de la communauté chrétienne par les polémiques récurrentes concernant l’usage du mot ‘Allah’ par les chrétiens dans leurs publications en langue malaise. On se souvient que la section en bahasa malaysia de l’hebdomadaire de l’archidiocèse catholique de Kuala Lumpur avait reçu une injonction judiciaire à cesser de paraître tant que le mot ‘Allah’ y serait utilisé pour dire ‘Dieu’ ; des polémiques semblables ont longuement bloqué l’importation dans le pays de bibles en malais imprimées en Indonésie (3). Le 31 décembre 2009, l’Eglise catholique a eu gain de cause devant la Haute Cour de Kuala Lumpur mais l’affaire doit encore être jugée en appel. Selon ces mêmes commentateurs, une photo du Premier ministre en compagnie du pape permettrait ainsi au pouvoir en place de faire valoir, auprès de la minorité chrétienne, de la situation apaisée des relations entre l’Etat et l’Eglise.

Par ailleurs, l’entourage du Premier ministre a fait savoir que Najib Razak tenait à rendre visite au pape pour mettre ses pas dans ceux de son prédécesseur et mentor, le Dr Mohamad Mahathir. En juin 2002, un peu plus d’un an avant de quitter le pouvoir, celui qui fut la figure politique majeure de ces dernières décennies avait en effet été reçu en audience par Jean-Paul II, devenant le premier chef de l’exécutif malaisien à être reçu en visite au Saint-Siège. A l’issue de la rencontre, Mahathir avait déclaré que les discussions entre lui et le pape avaient porté « principalement sur l’Asie du Sud-Est et la Malaisie et la façon dont la Malaisie progressait. Nous avons aussi parlé de la liberté religieuse en Malaisie et ils [le pape, le secrétaire d’Etat et le secrétaire pour les relations avec les Etats] ont semblé plutôt satisfaits de la situation en Malaisie » (4).

Politiquement, la position du Premier ministre Najib Razak est tout sauf assurée à l’approche des élections générales qui auront lieu au plus tard en 2013. Le 16 avril dernier, la coalition au pouvoir a réussi à conserver sa majorité des deux tiers à Sarawak, Etat de la partie orientale de la Malaisie, sur l’île de Bornéo, où les chrétiens, majoritairement protestants, sont fortement implantés, mais l’opposition a obtenu deux fois plus de sièges qu’en 2006. Dans la Malaisie actuelle, où un peu plus de moitié des 28 millions sont musulmans et cohabitent avec des minorités ethniques et religieuses fortes, les équilibres politiques sont en voie de refondation. Au mois de juin dernier, lors de son congrès, le PAS (Parti Islam Se-Malaysia), principal parti islamique, a mis sous le boisseau son ordre du jour fondamentaliste pour adopter une ligne plus ouverte, mettant en avant la nécessité de construire un « Etat social » et insistant sur sa volonté de combattre la corruption, le racisme et les abus de pouvoir. Si certains observateurs locaux voient là une opération de relations publiques du PAS, d’autres, issus notamment de la société civile et des communautés non musulmanes, espèrent que, grâce à cette nouvelle orientation, il sera possible de construire en Malaisie une alternative politique sérieuse au Front national (le Barisan National dominé par l’UMNO), aux affaires depuis 54 ans. Le souhait est que le PAS, en s’alliant avec le People’s Justice Party (Parti Keadilan Rakyat) et le Democratic Action Party (DAP, expression de la composante chinoise de la société), puisse former une coalition (5) qui s’engage à garantir les droits de tous les citoyens malaisiens, sans distinction de religion, d’ethnie ou de culture.

Entre 55 et 60 % des 28 millions de Malaisiens sont d’ethnie malaise et de religion musulmane. Les minorités ethniques (Chinois : 26 %, Indiens : 8 % et autochtones) comprennent des communautés religieuses minoritaires : adeptes de la religion chinoise traditionnelle (24 %), chrétiens (8 %, dont 900 000 catholiques), hindous (7 %), bouddhistes (6 %), sikhs (2 %), animistes et autres.

(1) I-Media, 4 juillet 2011.
(2) En dépit de l’ancienneté de la présence de l’Eglise en Malaisie (le diocèse de Malacca a été érigé en 1557), la Malaisie fait partie du groupe des dix-sept Etats qui, à ce jour, n’entretiennent pas de relations diplomatiques avec le Saint-Siège. Parmi ces dix-sept Etats, on compte neuf Etats islamiques et quatre Etats communistes (Chine, Corée du Nord, Laos, Vietnam).
(3) Voir, notamment, la dépêche EDA du 1er avril 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/malaisie/les-chretiens-exigent-des-excuses-du-ministre-federal-de-l2019interieur-pour-son-attitude-dans-l2019affaire-du-ab-marquage-des-bibles-bb ainsi que celle du 1er février 2010 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/malaisie/en-depit-de-nouveaux-incidents-la-volonte-de
(4) Voir EDA 354, 355 (http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/malaisie/selon-des-depeches-dagence-le-premier-ministre?SearchableText=pape et http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/malaisie/lors-de-leur-rencontre-au-vatican-le-premier?SearchableText=pape)
(5) Le PKR (Parti Keadilan Rakyat), formé en 2003 de la fusion entre le National Justice Party et le Malaysian People’s Party, est passé de 1 à 31 sièges à la faveur des élections de 2008. Dominé par Anwar Ibrahim, chef de file de la coalition d’opposition, le PKR se situe au centre de l’échiquier politique, avec un fort accent en faveur de la justice sociale et contre la corruption et pour une approche de la politique économique qui ne tienne plus compte de l’appartenance ethnique (réforme de la New Economic Policy).
Le PAS, le PKR et le DAP forment la coalition d’opposition, qui contrôle les Etats de Kelantan, Kedah, Selangor et Penang.

(Source: Eglises d'Asie, 5 juillet 2011)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Truyền Chức Tân Linh Mục Dòng Tên tại Brisbane QLD
Lm. Peter Văn Cao Sj
18:01 05/07/2011
Sáng thứ Bảy ngày 2 tháng 7 năm 2011. Thánh Lễ Truyền Chức cho Tân Linh Mục Giuse Nguyễn Hoàng Trung SJ được diễn ra trong bầu không khí thật vui mừng.

Bầu trời thành phố Brisbane trong sáng và ấm áp, so với các tiểu bang khác của nước Úc. Đây là một niềm vui không những cho Giáo Hội Úc Châu mà còn là niềm vui cho Tỉnh Dòng Tên Úc Châu và Tân Tây Lan.

Trong nhà thờ Chánh Tòa, Saint Stephen, của tổng giáo phận Brisbane, tôi nhận thấy hầu như 80% giáo dân tham dự là người Úc gốc Việt: Bà Cố và anh chị em, các cháu và thân nhân của Tân Chức đang định cư tại TP Brisbane và TP Adelaide Nam Úc đang hiện diện.

Từ TP Melbourne tiểu bang Victoria các anh chị trong ca đoàn Cung Chiều của cộng đoàn Collingwood và bạn bè cũng như một số người thân quen của Tân Chức từ xa xôi cũng đến tham dự và một số đến từ Sydney, còn lại đa số là giáo dân từ TP Brisbane, nơi mà gia đình Tân Linh Mục đang sinh sống.

Có khỏang trên 50 Linh Mục và tu sĩ Dòng Tên từ các tiểu bang đổ về.

Với bài ca nhập Lễ do ca đoàn nhà thờ Chánh Tòa vang lên, các Thày Dòng Tên giúp Lễ tiến vào nhà thờ, theo sau là hơn 40 Linh Mục Dòng Tên, các Dòng khác và các linh mục thuộc giáo phận Brisbane.

Chủ phong là Đức Cha Gregory O’Kelly SJ, Dòng Tên, giám mục giáo phận Port Pirie, Nam Úc và Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt SJ, Dòng Tên, giám mục giáo phận Bắc Ninh, từ Việt Nam sang, cùng đồng tế.

Mở đầu Thánh Lễ, Cha Ken Howell, chánh xứ nhà thờ chánh tòa chào mừng hai Đức Cha, các linh mục và toàn thể mọi người. Ngài rất hân hạnh chào đón Tân Chức đã chọn nhà thờ chánh tòa của địa phận để được tấn phong.

Cha Bề trên học viện Dòng Tên đã đứng ra xin Đức Giám Mục truyền chức cho Tân Chức. Khi trả lời về sự xứng đáng của Tân Chức, Cha Viện Trưởng viện Thần Học Dòng Tên, dù phải ngồi trên xe lăn, nhưng Ngài đã nói lên những khả năng, trí thức và nhân đức của Tân Chức. Sau đó Ngài xác định sự tín nhiệm của Ngài và xác tín rằng Tân Chức thật xứng đáng được truyền chức Linh Mục.

Trong bài giảng, Đức Giám Mục Greg O’Kelly Sj lược qua lịch sử của Tân Chức và nhấn mạnh về những trách nhiệm và bổn phận của một Linh Mục.

Năm 7 tuổi Tân Chức theo gia đình vượt biên qua Thái Lan và gần 2 năm sau thì được định cư tại TP Adelaide Nam Úc, rồi chuyển về thánh phố Brisbane thủ phủ của tiểu bang Queensland Australia sinh sống.

Click Xem Hình Nơi Đây

Sau khi học xong trung học, Tân Chức theo học thợ máy và thực thụ làm việc về ngành sửa xe ô-tô.

Sau đó anh Nguyễn Hoàng Trung xin gia nhập Dòng Tên Úc Châu. Qua 2 năm nhà tập và 3 năm triết học, thần học, Tân Chức đã học thêm ban cử nhân Nhân Văn với hai môn chính là văn chương Anh và tiếng Trung Hoa.

Sau đó Tân Chức đã từng đi Bắc Kinh và Đài Bắc nhiều năm, để trau dồi ngôn ngữ Trung Hoa và làm quen với các cuộc sống và phong tục của người Hoa hầu chuẩn bị cho việc mục vụ trong tương lai.

Trở lại học viện Dòng Tên, Tân Chức học thêm thần học và lấy bằng Cao học. Tân Linh Mục Giuse Nguyễn Hoàng Trung Sj hiện nay đã nói được thông thạo 3 thứ tiếng: Trung Hoa Phổ Thông, tiếng Anh và dĩ nhiên tiếng Mẹ đẻ Việt Nam.

Đức Giám Mục Greg. O' Kelly đã nhắc lại ý nghĩa của thiên chức linh mục mà Tân Chức đã nói lên trong các bài phúc âm hôm nay: "Không phải con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn con” và qua tiên tri Isaiah trong bài đọc 1: Hôm nay Thiên Chúa "tấn phong tôi, sai tôi đi rao giảng cho người nghèo khó, giải thoát những người bị giam cầm, giúp người mù được thấy, người què đi được... ”

Cuối Lễ, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt Sj thành viên Kitô Hữu (Dòng Tên VN) đã chúc mừng qua ý nghĩa cái Tên gọi của Tân Linh Mục.

Trung có nghĩa là trung dung, mong rằng Tân Chức luôn là người “ở giữa”, giữa Thiên Chúa và con người, giữa Đông và Tây, giữa Úc và Việt.

Trung còn có nghĩa là trung thành, mong Tân Chức luôn trung thành với ơn gọi là Linh Mục Dòng Tên.

Khi viết tên trong phần cảm tạ, Tân Chức đã viết là Trung Nguyen Sj, Đức Cha Đạt nói cách viết này làm Đức Cha nghĩ tới cà phê Trung Nguyên ở Việt Nam, mong rằng Tân Chức là cà phê của Chúa để mọi người hưởng được gia vị đậm đà của tình yêu Thiên Chúa trong thế giới này, qua việc mục vụ của Cha Trung.
 
“Đêm biểu diễn Trường Ca Thánh Nữ Đồng Trinh Maria'' tại Saigòn
Tổng hợp
09:17 05/07/2011
ĐÊM HỢP XƯỚNG “TRƯỜNG CA THÁNH NỮ ĐỒNG TRINH MARIA”
(bài viết của PM. Cao Huy Hoàng)

Tôi muốn gọi đêm nay, 4-7, tại Hội Trường GB Phạm Minh Mẫn, TGP Sài gòn, là “Đêm Thánh Nữ Đồng Trinh Maria”, hơn là “Đêm Biểu Diễn Hợp Xướng Trường Ca Thánh Nữ Đồng Trinh Maria”. Ước muốn ấy không vì câu chữ dài dòng hay ngắn gọn, không vì đêm nay nhằm một lễ kính Mẹ Maria của lịch phụng vụ, không vì Mẹ Maria đang hiện ra, càng không phải vì đêm hợp bích vuông tròn đôi uyên ương Thơ Nhạc, nhưng là vì tôi tin chân dung cực thánh, cực tinh, cực sạch của “Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” đang bao trùm cả một hội trường có đến hơn 700 con người yêu mến Mẹ với cõi lòng khát khao nên tinh tuyền sáng láng. Đêm của những con người Việt Nam yêu mến Mẹ hiệp nhau nên một tâm nguyện trong bản hợp xướng “Trường Ca Thánh Nữ Đồng Trinh Maria”, thơ Hàn Mạc Tử, Nhạc Gs. Ns. Phạm Đức Huyến và Ns. Vũ Đình Ân.

Xem hình ảnh

Từ hàng ghế đầu tiên, chúng tôi có thể nhìn thấy nụ cười duyên dáng của Đức GM Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám Mục Phụ Tá Sài Gòn; niềm vui hạnh ngộ của Đức GM Phê-rô Nguyễn Văn Đệ, GM GP Thái Bình, người vẫn “xin cho tôi các linh hồn”; khuôn mặt rạng rỡ của Đức GM Giuse Vũ Văn Thiên, GM GP Hải Phòng; và những ánh mắt thân tình của quí Lm.Ns. Roco Nguyễn Duy, TTK BTN TQ; Lm. Ns Gioan Nguyễn Văn Minh, cựu TTK UBTNTQ trước năm 1975; Lm. Ns. Mi Trầm, nguyên TTK BTN TQ; cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, PGĐ TTMV, quí Linh mục trong và ngoài GP Sài gòn; Lm. Nhạc Sĩ Vương Diệu và Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh; Ban Thánh Nhạc các Giáo Phận; đông đảo các Nam Tu các Dòng; các Nhạc sĩ công giáo, và các Nhạc Sĩ, Nghệ Sĩ không công giáo; học viên các Khóa Ca Trưởng tại Việt Nam, Mỹ và Đan Mạch; các ca trưởng, ca viên các ca đoàn, và đông đảo cộng đoàn dân Chúa.
Tất cả đang lắng lòng chờ đợi, cho âm thanh thánh đức ngập tràn, hay đúng hơn, cho hào quang sáng láng của “Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” rợp bóng.

19g45, Nhà Thơ, Nhà Biên Khảo Lê Đình Bảng, cũng là người dẫn chương trình đêm nay, mở lời chào và giới thiệu long trọng quí Đức Cha, quí Cha, quí khách, đồng thời, ông cũng đã chuyển tấm lòng và lời chúc mừng của quí Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên CT UBTNTQ, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, CT UBTNTQ, Cha Kim Long Phó CTUBTNTQ đến hai tác giả phổ thơ, đến Ban Tổ Chức và mọi người.

Sau đó, ông giới thiệu về con người Nhà Thơ Hàn Mạc Tử và Tập Thơ “Xuân Như Ý”, cách riêng, bài thơ “Ave Maria” mà “đa phần các văn bản lại tự đặt cho nó một cái tên khác là “Thánh Nữ Đồng Trinh Maria”!
Bài thơ bất hủ này lần đầu tiên được in và trân trọng giới thiệu trên báo chí vào năm 1939: “Một bài thơ nhuốm đầy màu sắc đạo hạnh, rất hào hoa rung động, một bài thơ sáng láng, nóng hổi những tình cảm tràn trề của một tâm hồn đau thương khao khát Thiên Đàng” (Tạp chí Trong Khuê Phòng số 96, trang 9, ngày 20.5.1939) Còn nhà viết văn học sử Vũ Ngọc Phan thì khẳng định HMT là “người Việt Nam ca ngợi Thánh Nữ Đồng Trinh Maria bằng thơ trước nhất, với một giọng rất chân thành. Thơ tôn giáo ra đời với HMT và lần đầu tiên thi ca Việt Nam được một nguồn hứng mới” (“Nhà Văn Hiện Đại”, Q.3, trang 332) (Lê Đình Bảng, Bài giới thiệu).

Vâng, có thể nói: “Ave Maria”, bài thơ xuất thần của Hàn Mạc Tử, đã chạm tới Thiên Chúa từ nỗi khát khao trong đau thương cùng cực, đã chạm đến nguồn thánh thiện như tơ vàng trọng thể của Đức Nữ Đồng Trinh, để mặc lấy cho ngôn ngữ thi ca một trang phục khải huyền mà vừa chân thực tự cõi lòng thơ vút lên, lại vừa thánh thiện tinh tuyền lộng lẫy từ trời cao phủ xuống.
Bài thơ Ave Maria đã làm rúng động một thế hệ văn học Việt Nam và cuốn hút bao tâm hồn say thơ say mến Mẹ, không kể là lương hay giáo. Bài thơ có cái Hương Thần Khí vừa dịu dàng vừa mãnh liệt để vừa dâng lên Đức Trinh Nữ Maria lại cũng vừa giới thiệu Mẹ Đồng Trinh cho cả và thiên hạ mến yêu cung chúc.

Nhà Biên Khảo, MC Lê Đình Bảng còn cho biết bài thơ đã được nhiều Nhạc Sĩ phổ nhạc và đã được biểu diễn nhiều lần, nhưng cho tới nay, “trường ca Ave Maria của Hải Linh vẫn cứ là kiệt tác mẫu mực và bất cô cầu bại” (xin xem thêm bài Giới Thiệu của Nhà Biên Khảo Lê Đình Bảng tiếp ngay sau bài nầy).
Nhận xét “bất cô cầu bại” quả là chí lý, vì “Trường Ca Ave Maria” của Hải Linh và phần biểu diễn Hợp Xướng của Ca Đoàn Hồn Nước tại nhà hát Thống Nhất Sài gòn từ năm 1957, vẫn còn vang vọng trong tâm hồn mọi người, nhất là nơi những ca trưởng, ca viên đã từng thuộc lòng từ mỗi phân đoạn, mỗi ca từ, từ dòng nhạc, đến cả cách diễn cảm tới mức say mến, ngất trí như tác giả khi viết bài thơ bất tử này.

Người Công Giáo có thể hãnh diện vì loại hình Hợp Xướng trong Thánh Ca Công Giáo dẫn đến sự đạt đỉnh siêu phàm của một kết hợp, một giao duyên đất trời cách nhiệm lạ.
Hơn thế nữa, nếu một ca khúc phổ thơ với một giai điệu đơn thuần để bất kỳ một ai đó có thể tiến dâng lời ca ngợi lên Thiên Chúa, hay sẻ chia nỗi niềm cách riêng lẻ, cách lặng thầm kín đáo, và đôi khi cũng lạc loài bơ vơ, thì bản Hợp Xướng Phổ Thơ phải là một hài hòa của muôn tầng âm thanh vũ trụ, phải là một kết hợp toàn bích của những tâm hồn, phải được thể hiện với một tính hiệp nhất toàn vẹn và nhất là, Hợp Xướng Công Giáo, phải hòa cùng âm thanh siêu phàm cực thánh của Thiên Quốc chỉ nghe được bằng đức tin vững chắc và đức mến nồng nàn.

Cũng bài thơ “Ave Maria” bất hủ ấy, được Gs. Ns Phạm Đức Huyến và Ns Vũ Đình Ân cưu mang gần năm năm trời và hình thành Bản Hợp Xướng “Trường Ca Thánh Nữ Đồng Trinh Maria”, mà hôm nay chính thức ra mắt. Hẳn là, không vì trình bày một vốn học về âm nhạc, hay vì để làm phai mờ đi dấu ấn tuyệt vời “Ave Maria” của cố Ns. Hải Linh, nhưng thiết tưởng vì sự thôi thúc của Thánh Thần mãnh liệt tự bên trong để: bảo lưu, kế thừa và phát triển kho tàng hợp xướng của Thánh Ca Việt Nam. Vì thế, nét mới trong “Trường ca Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” có thể nói là ơn Chúa Thánh Thần, và như một bức họa âm thanh trong xã hội âm nhạc mới, cách nào đó, biểu lộ lòng mến của ngàn năm thứ ba giữa nhiều thăng trầm hơn, nhiều thách đố hơn, nhiều uẩn khúc hơn.

Vào chương trình, Gs Ns. Phạm Đức Huyến và Ns. Vũ Đình Ân thay nhau điều khiển dàn hợp xướng gồm 30 nhạc công phối hợp của Nhạc Viện Sài Gòn và Đài Truyền Hình Thành Phố, với 14 loại nhạc cụ như piano, flute, clarinet, trumpet, trombone, timpani, cymbal, tambore, triangolo, violon, viola, cello, contrebass, cùng hòa tấu với dàn hợp xướng 4 bè, gồm 120 ca viên đến từ ca đoàn Thiên Thanh (giáo xứ Vườn Xoài hạt Tân Định), Cecilia (giáo xứ Thạch Đà, hạt Xóm Mới), Thánh Linh (giáo xứ Tân Thành hạt Tân Sơn Nhì), ca đoàn giáo xứ Phú Bình (hạt Phú Thọ)... kết hợp với học viên các lớp ca trưởng của Thầy Huyến năm 1, năm 2, năm 3 tại dòng Chúa Cứu Thế (38 Kỳ Đồng Q.3) và hai ca sĩ lĩnh xướng: Trần Ngọc và Tâm Linh.

10 phân đoạn được trình bày. Mỗi phân đoạn một tâm tình, một xúc cảm, một đê mê ngây ngất rất riêng trong một điểm chung là Yêu Mến Ca Tụng Mẹ Đồng Trinh Maria cực thánh, cực linh, cực tinh tuyền vẹn sạch.
Cái thú vị tuyệt vời của Bài Hợp Xướng là khán giả không còn quá chú tâm đến cách đánh nhịp của ca trưởng, nhưng chính cách thể hiện hiệp nhất của một “khối băng trinh”: ca trưởng, dàn nhạc, ca viên, lĩnh xướng, âm thanh…làm cho mỗi người tham dự được hòa mình vào trong một không gian ắp tràn âm thanh thánh đức huyền diệu, như chính mình đang thốt lên lời ca tụng tự đáy lòng sâu thẳm. Thiết tưởng, đó chính là sự thành công của những Bài Hợp Xướng, và cụ thể là Bài Hợp Xướng “Trường Ca Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” đêm nay.

Bài Hợp Xướng “Trường Ca Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” đã chấm dứt trong tiếng vỗ tay chúc mừng nồng nhiệt. Và cũng chính lúc nầy đây, mọi người mới thực sự trầm lắng tâm tư để nghe “đêm Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” đang mở ra trong cõi lòng mình. Chính Đức Maria Tinh Tuyền Thánh Vẹn sẽ đưa người vào giấc ngủ thánh thiện đêm nay, với lời ca tụng, tôn vinh và tri ân cảm tạ.
“Cho đê-mê âm nhạc và thanh hương,
Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng,
Lòng vua chúa cũng như lòng lê thứ
Sẽ ngây ngất bởi chưng thơ đầy ứ
Nguồn thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu-Bi”

Xin Tạ Ơn Chúa vì Người đã sinh ra Hàn Mạc Tử trong cuộc đời, Người đã nhận chìm thi sĩ tài hoa trong biển máu lệ cuộc đời, để chính trong đau thương cùng cực nhất, thi sĩ của Chúa đã được chạm vào các dấu đinh, vào vết đòng của Chúa Giêsu, mà phát tiết bao ngôn ngữ thi ca huyền bí, thần nhiệm nhờ lòng sốt sắng mến yêu đến ngây ngất Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, Mẹ của Chúa Giêsu tử nạn, Mẹ của Hàn Mạc Tử khốn cùng.

Xin Tạ ơn Chúa vì Người đã chọn trong chúng con những tâm hồn sốt sắng mến yêu Mẹ Maria, những con người ngày đêm âm thầm phục vụ Chúa qua lời ca tiếng hát, để chắt lọc từ những phút ngất ngây thành bài ca dâng lên Thiên Chúa lời chúc tụng tôn vinh, bài ca tán dương Mẹ Thiên Chúa, “Mẹ Sầu Bi” đáng yêu chuộng vô ngần.

(Xin xem thêm bài giới thiệu của Nhà thơ, Nhà Biên Khảo Lê Đình Bảng được đính kèm sau đây)

BÀI THƠ - AVE MARIA

Như sóng lộc triều nguyên: ơn phước cả,
Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng.
Thơm tho bay cho đến cõi Thiên đàng
Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể.
Và Tổng lãnh Thiên-thần quỳ lạy Mẹ
Tung-hô câu đường-hạ ngớp châu sa.
Hương xông lên lời ca ngợi sum hòa:
Trí miêu duệ của muôn vì rất thánh.

Maria ! Linh hồn tôi ớn lạnh,
Run như run thần tử thấy long nhan,
Run như run hơi thở chạm tơ vàng...
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến.

Lạy Bà là Đấng tinh tuyền thánh vẹn
Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi,
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy
Cơn lâm lụy vừa trải qua dưới thế.
Tôi cảm động rưng rưng hai dòng lệ:
Dòng thao thao như bất tuyệt của nguồn thơ.
Bút tôi reo như châu ngọc đền vua,
Trí tôi hớp bao nhiêu là khí vị...
Và trong miệng ngậm câu ca huyền-bí,
Và trong tay nắm một vạn hào-quang...

Tôi no rồi ơn võ lộ hòa chan.
Tấu lạy Bà, Bà rất nhiều phép lạ,
Ngọc Như Ý vô tri còn biết cả,
Huống chi tôi là Thánh thể kết tinh
Tôi ưa nhìn Bắc đẩu rạng bình minh,
Chiếu cùng hết khắp ba ngàn thế giới...
Sáng nhiều quá cho thanh âm vời vợi,
Thơm dường bao cho miệng lưỡi khong khen.

Hỡi Sứ thần Thiên Chúa Gabriel,
Khi người xuống truyền tin cho Thánh nữ,
Người có nghe xôn xao muôn tinh tú,
Người có nghe náo động cả muôn trời ?
Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời
Để ca tụng, - bằng hương hoa sáng láng,
Bằng tràng hạt, bằng Sao Mai chiếu rạng,
Một đêm xuân là rất đỗi anh linh ?

Đây rồi ! Đây rồi ! Chuỗi ngọc vàng kinh.
Thơ cầu-nguyện là thơ quân tử ý,
Trượng phu lời là Tông đồ triết lý,
Là Nguồn Trăng yêu mến Nữ Đồng Trinh

Là Nguồn Đau chầu lụy Nữ Đồng Trinh.
Cho tôi thắp hai hàng cây bạch lạp,
Khói nghiêm trang sẽ dâng lên tràn ngập
Cả Hàn giang và màu sắc thiên không,
Lút trí khôn và ám ảnh hương lòng
Cho sốt sắng, cho đê mê nguyền ước...

Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước,
Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm,
Thơ trong trắng như một khối băng tâm,
Luôn luôn reo trong hồn, trong mạch máu,
Cho vỡ lở cả muôn ngàn tinh đẩu,
Cho đê-mê âm nhạc và thanh hương,
Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng,
Lòng vua chúa cũng như lòng lê thứ
Sẽ ngây ngất bởi chưng thơ đầy ứ
Nguồn thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu-Bi
Phượng Trì ! Phượng Trì ! Phượng Trì ! Phượng Trì !
Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu,
Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu
Trên triều thiên ngời chói vạn hào quang ?
Hàn Mạc Tử

GIỚI THIỆU
VÀO ĐỀ ĐÊM HỢP XƯỚNG
“TRƯỜNG CA THÁNH NỮ ĐỒNG TRINH MARIA”
Lê Đình Bảng

Có thể nói Xuân Như Ý (1939) là tập thơ hay nhất trong toàn bộ sự nghiệp thi ca của Hàn Mạc Tử. Nó khắc hoạ một bước ngoặt về thi hứng, thi pháp và đặc biệt về “Tấm linh hồn thanh khiết” của Hàn (1). Nghĩa là, nhà thơ đã hoàn toàn đoạn tuyệt cái thế giới xô bồ của “những câu thơ tội lỗi” để toàn tâm toàn ý làm thơ cầu nguyện đúng với danh nghĩa là “thi sĩ của đạo quân Thánh Giá”(2). Nói như Hoài Thanh - Hoài Chân, “HMT đã dựng riêng một ngôi đền thờ Chúa… Có những câu thơ đẹp một cách lạ lùng, đọc lên như rưới vào hồn một nguồn sáng láng… Điều ấy chứng tỏ rằng đạo Thiên Chúa ở xứ này đã tạo ra một cái không khí có thể kết tinh lại thành thơ.”(3)
Nhưng, Xuân Như Ý, lạ lùng thay, chỉ là một cuốn sổ ghi chép, một tập thơ ở dạng di cảo (trên dưới 70 bài), chưa được sắp xếp để ấn hành. Thành thử ra, đã có một số dị bản (4) hoặc vài ba trường hợp bị suy diễn khác hẳn với dụng ý của tác giả(5). Điển hình bài “Ave Maria” mà đa phần các văn bản lại tự đặt cho nó một cái tên khác là “Thánh Nữ Đồng Trinh Maria”!
Bài thơ bất hủ này lần đầu tiên được in và trân trọng giới thiệu trên báo chí vào năm 1939: “Một bài thơ nhuốm đầy màu sắc đạo hạnh, rất hào hoa rung động, một bài thơ sáng láng, nóng hổi những tình cảm tràn trề của một tâm hồn đau thương khao khát Thiên Đàng”(6). Còn nhà viết văn học sử Vũ Ngọc Phan thì khẳng định HMT là “người Việt Nam ca ngợi Thánh Nữ Đồng Trinh Maria bằng thơ trước nhất, với một giọng rất chân thành. Thơ tôn giáo ra đời với HMT và lần đầu tiên thi ca Việt Nam được một nguồn hứng mới”(7).
Như vậy, có lẽ chẳng cần dẫn chứng thêm những nhận định rất kinh điển và thuyết phục về HMT từ phía ngự sử đài của văn học Việt Nam xuyên suốt dòng thời gian từ 1942 đến 1972 (8). Bởi trước sau gì thì Phanxicô Nguyễn Trọng Trí – nhà thơ HMT (1912 – 1940) của chúng ta vẫn cứ là người giáo dân rất hãn hữu trong cộng đồng dân Chúa Việt Nam đã sớm biết làm rạng danh Cha Cả trên trời và Hội Thánh bằng nén bạc văn hoá nghệ thuật. Không lạ gì đến nay, HMT gần như là một kỷ lục vô đối. Đã có hàng chục, hàng trăm công trình văn hoá nghệ thuật được thực hiện dưới nhiều thể loại về HMT, như: sách báo, hội thảo, âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, tuồng kịch, sân khấu, cải lương, điện ảnh, băng đĩa v.v. Riêng bài thơ Ave Maria – tự bản thảo – đã là một kiệt tác, xuất thần, cả về hình thức lẫn nội dung. Thậm chí đã vượt qua biên giới của quốc gia, khi người ta đặt nó lên ngang tầm với Ave Maria của Schubert hoặc La Vierge à midi của Paul Claudel.

“Maria, linh hồn tôi ớn lạnh
Run như run thần tử thấy long nhan
Run như run hơi thở chạm tơ vàng”

Vâng, hồn thơ HMT đã bay xa, bay cao để gặp gỡ cung bậc đồng cảm của âm nhạc. Thơ và nhạc chắp cánh cho nhau, làm nên cái đẹp để giải thoát, cứu rỗi con người. Xin hãy cùng tôi bơi ngược dòng sông, đi tìm ánh hồi quang vẫn như đang lấp lánh, gần gặn bên đây. Một thời chưa xa của âm nhạc và thi ca.
• Trong tay cây đại thụ âm nhạc Lê Thương, Ave Maria của HMT đã hóa thân thành trường ca Kinh Tụng Sinh Nhựt lần đầu tiên – qua trình diễn của ca sĩ Trần Văn Trạch và dàn nhạc Võ Đức Thu – đến với đông đảo công chúng tại rạp Nguyễn Văn Hảo, Sài Gòn. (9) Để rồi sau đó là những trích đoạn mang tên Kinh Dâng Lên do nhiều giọng ca tên tuổi của Saigon thể hiện.
• Ngày 11.11.1956, trường ca Ave Maria do nhạc sĩ Lê Quang Nhạc (1924-1968) phổ thơ và ca sĩ Bạch Yến biểu diễn trong Dạ hội Văn Hóa, nhân kỷ niệm năm thứ 16 ngày mất của HMT. (10)
• Noel 1957, trường ca Ave Maria của Hải Linh (Hợp xướng 4 bè, 6 phần) do ca đoàn Hồn Nước trình diễn tại nhà hát Thống Nhất, Saigòn. Một sự kiện chấn động trong đời sống văn hóa nghệ thuật, âm vang mãi về sau. (11)
• Ngày 21.11.1971, nhân Đại Hội Am Nhạc Công giáo do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tổ chức tại Saigòn, lần biểu diễn thành công thứ 2 của ca đoàn Hồn Nước với trường ca Ave Maria

Sau 1975, đó đây trong các lễ hội của nhà thờ xứ đạo, trường ca Ave Maria của Hải Linh vẫn cứ là kiệt tác mẫu mực và bất cô cầu bại.

Và đêm nay (04.7.2011) chúng ta lại được mời tham dự một bữa tối, đúng hơn là một bữa tiệc thơ và nhạc đầy ắp cảm xúc. Vẫn là ngôn ngữ thi ca Ave Maria của HMT năm nào (1939), nhưng được đồng cảm đồng điệu bởi Phạm Đức Huyến và Vũ Đình Ân, những thế hệ nhạc sĩ kế thừa luôn nặng lòng cùng nghệ thuật, muốn tiếp bước người xưa và gửi gắm chúng ta chút tình cỏ hoa.

Trường ca Thánh Nữ Đồng Trinh Maria
• Thơ – Hàn Mạc Tử
• Nhạc – Phạm Đức Huyến. Vũ Đình Ân
• Hợp xướng 4 giọng.

Gồm 10 Đoạn:
- Đoạn I: Ave Maria.
- Đoạn II: Song Lộc Triều Nguyên.
- Đoạn III: Đấng Tinh Truyền Thánh Vẹn.
- Đoạn IV: Bắc Đẩu Rạng Bình Minh.
- Đoạn V: Sứ Thần Thiên Chúa.
- Đoạn VI: Chuỗi Ngọc Vàng Kinh.
- Đoạn VII: Thơ Cầu Nguyện.
- Đoạn VIII: Hai Hàng Cây Bạch Lạp.
- Đoạn IX: Tấu Lạy Bà.
- Đoạn X: Phượng Trì – Thơ Tôi Bay.

Chú thích:
(1) “La Pureté de l’âme” là sáng tác duy nhất bằng Pháp văn và chót hết trong toàn bộ sự nghiệp thơ của Hàn Mạc Tử (1912-1940). Đây có thể được coi như một di chúc tinh thần của tác giả, được viết ra 8 ngày trước khi từ trần (11.11.1940) tại trại phong Qui Hòa, Qui Nhơn. Đã có nhiều bản dịch Việt ngữ của Trần Thanh Mại, Hoàng Trọng Miên, Hoàng Nghị và Phạm Đình Khiêm (1974).
Tháng 11.2010, nhân giỗ lần thứ 70 của Hàn Mạc Tử, nhà sách Đức Mẹ 38 Kỳ Đồng (Dòng Chúa Cứu Thế) có tổ chức thánh lễ – niệm hương cầu nguyện và phát hành tập”Như Hương Trầm Bay Lên” với nhiều bài viết có giá trị.
(2) Trong bài thơ “Đêm Xuân Cầu Nguyện”, Hàn Mạc Tử đã tự chọn cho mình một đường hướng sáng tác, đó là “làm thơ cầu nguyện” và khẳng định vai trò của một nhà thơ Công giáo.
(3) Thi Nhân Việt Nam, NXB Văn Học Hà Nội 1988.
(4) Thơ Hàn Mạc Tử, NXB Đông Phương 1942; NXB Tân Việt 1959.
(5) Chẳng hạn câu mở đầu bài thơ Ave Maria, “Như song lộc triều nguyên ơn phước cả” đã được suy diễn nhiều cách: Sóng biển dâng trào; như con nai khát tìm đến suối trong hoặc phúc lộc phù trợ…
(6) Tạp chí Trong Khuê Phòng số 96, trang 9, ngày 20.5.1939.
(7) Nhà Văn Hiện Đại, Q.3, trang 332.
(8) Trần Thanh Mại, Hoàng Trọng Miên, Chế Lan Viên, Bùi Tuân, Thái Văn Kiểm, Lê Tuyên, Lê Hữu Mục, Bùi Xuân bào, Võ Long Tê v.v.
(9) Kinh Tụng Sinh Nhựt được đăng trên tuần báo song ngữ Le Monde – Thế Giới số 10, Sài gon, Dec.1949. Phút Sau Cùng là một trong những trích đoạn do Trần văn Trạch hát.
(10) Buổi diễn này được tổ chức tại rạp hát của khách sạn Morin, Huế.
(11) Ngày 08.12.1970, trường ca Ave Maria của Hải Linh do ca đoàn nhà thờ Phanxicô hát (linh mục nhạc sĩ Duy Ân Mai chỉ huy và thực hiện) được xuất bản trên dĩa. Năm 1972, trường ca Ave Maria được Sai Gòn xuất bản; Một giờ hợp ca, Sàigon 1972.


______________________________________________

Cảm nhận về đêm ra mắt Trường Ca "Thánh Nữ Đồng Trinh Maria"
(bài viết của Maria Thủy Tiên)

Vào ngày 11/07- 17/07/2011 sắp tới khóa Ca Trưởng cấp I đợt II sẽ được tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Huế. Khóa Ca Trưởng lần đầu tiên được tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Huế từ ngày 10/01- 16/01/2011 vừa qua, đã khép lại với biết bao tâm tình tri ân cảm mến đến thầy Giuse Phạm Đức Huyến cùng với quý thầy cô Phụ Giáo.

Sắp đến khóa học Ca Trưởng đợt I lần II, nhưng chắc hẳn trong lòng mỗi học viên ở Huế và ngay cả quý thầy cô trong Ban Giảng Huấn vẫn còn dư âm về những kỷ niệm, những niềm vui và hạnh phúc khi đã thực hiện khóa Ca Trưởng đầu tiên trên vùng đất Thần Kinh này.

Trước khi giảng dạy Khóa Trưởng cấp I đợt II tại Tổng Giáo Phận Huế sắp tới, Giáo sư nhạc sĩ Giuse Phạm Đức Huyến đã cùng với Nhạc sĩ Vũ Đình Ân (một người học trò đã học lớp Sáng Tác và Ca Trưởng những năm 1981-1990) đã tổ chức ra mắt đêm Trường ca “Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” tại Giảng đường Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn.

Với tất cả tình thương yêu và niềm ưu ái đặc biệt, thầy Huyến đã tạo điều kiện cho tôi đến Sài Gòn để tham dự đêm Trường Ca ca tụng Mẹ Maria đầy ý nghĩa này.

Chương trình ra mắt đêm Trường ca “Thánh nữ Đồng Trinh Maria” bắt đầu vào lúc 19h30, nhưng tôi đã cố ý đến trước hai tiếng đồng hồ để có dịp được tham quan và quan sát công việc chuẩn bị của mọi người như thế nào? Thật không ngờ!
Vừa bước vào hội trường, tôi đã bắt gặp ngay khung cảnh nhộn nhịp, tất bật của mọi người từ những anh lo âm thanh, quay phim chụp ảnh, những người lo đón tiếp, sắp xếp chỗ ngồi, tặng đĩa CD, phát sách.... và nhất là trên sân khấu các ca viên và nhạc công đang trong giờ cao điểm luyện tập. Đáng chú ý nhất vẫn là thầy Huyến và nhạc sĩ Vũ Đình Ân, có lẽ hai thầy đang trong tinh thần lo lắng và hồi hộp nhất.

Trong khi chờ đợi đến giờ trình tấu, tôi có cơ hội được gặp gỡ và trò chuyện cùng với chị Maria Goretti Phạm Thùy, con gái trưởng của thầy Huyến. Chị chia sẻ cùng tôi “Nhìn bố chị lo lắng và hồi hộp lắm! Bố đã dành rất nhiều tâm huyết cho chương trình tối nay. Bố chị làm việc với tinh thần rất cao và đầy trách nhiệm, cho nên mọi công việc bố chị làm các con và cách cháu trong gia đình đều ủng hộ hết mình”. Lắng nghe những lời chia sẻ của chị, tôi cảm nhận thầy Huyến không chỉ là một Giáo sư nhạc sĩ tài ba, có nhiều cống hiến cho nền Thánh Nhạc mà thầy còn làm gương sáng trong vai trò ở gia đình.

Nhìn chương trình được tổ chức với quy mô hoành tráng và chu đáo thế này. Tôi mới hỏi chị Thùy rằng: “ Suốt thời gian Thầy ở nước ngoài như vậy thì làm sao Thầy có thể trực tiếp luyện tập và chỉ huy dàn hợp xướng công phu như thế này?”. Chị Thùy đã không ngần ngại trả lời “Trong suốt mấy tháng luyện tập, anh Vũ Đình Ân đã phụ trách chỉ huy và cứ mỗi lần luyện tập là quay phim lại rồi gửi sang cho bố chị xem, có chỗ nào chưa đúng về tiết tấu hay ca từ...bố sẽ góp ý điều chỉnh lại cho hoàn thiện hơn”. Có thể vì lý do đó mà trước giờ trình diễn, Thầy hồi hộp và lo lắng hơn, thế nhưng trên khuôn mặt Thầy vẫn tỏ ra bình tĩnh, lạc quan, phó thác mọi sự trong tay Mẹ Maria La Vang.

Nghĩ đến chương trình sắp trình diễn, Thầy đã chia sẻ với tôi “ Con nhìn thấy đó, Thầy làm tất cả vì lòng yêu mến Mẹ Maria, yêu mến Giáo Hội và yêu mến Thánh nhạc”.

Nhìn vào hội trường lúc này, tôi cảm nghĩ biết bao nhiêu tâm huyết, công sức và vật chất Thầy đã đầu tư vào đêm Trường ca đầy ý nghĩa này, từ những bộ áo dài đồng phục dành cho nữ ca viên và áo quần veston dành cho nam ca viên đều được thầy Huyến quan tâm, trang bị cho họ.

Lúc này, đồng hồ trong hội trường đã điểm, đúng 19h30, cả hội trường chật ních người tham dự. Mặc dù cơn mưa chiều trên đường phố Sài Gòn kéo dài lâm râm nhưng đã không cản bước chân người tham dự, ngược lại nó khiến cho mỗi người gần lại nhau hơn như chính bầu khí trong hội trường này vậy.

Mở đầu chương trình, MC nhà thơ Lê Đình Bảng giới thiệu đến thành phần tham dự hôm nay có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, GP Thái Bình, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, GP Hải Phòng, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, phụ tá TGP Sài Gòn, cha Gioan Nguyễn Văn Minh, nguyên Tổng thư ký Ủy Ban Thánh Nhạc trước năm 1975, cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, PGĐ Trung Tâm, cha Rôcô Nguyễn Duy, tổng thư ký Uỷ ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và nhiều nhạc sĩ, các ca trưởng, quý nam nữ tu sĩ và thân hữu gần xa.

Mặc dù không đến được với đêm Trường Ca, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Thánh Nhạc, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản - Chủ tịch Ủy ban Thánh Nhạc - và linh mục nhạc sĩ Kim Long đã gửi điện thư chúc mừng đến Thầy Giuse Phạm Đức Huyến và nhạc sĩ Vũ Đình Ân.

Tiếp đến, nhà thơ Lê Đình Bảng đã ngược dòng lịch sử, cùng mọi người trong hội trường ôn lại những móc son của Trường ca Ave Maria hôm nay.

Bài thơ bất hủ “Ave Maria” của thi sĩ Hàn Mạc Tử sáng tác năm 1939, nằm trong tập thơ mới “Xuân như ý” đã làm rung động bao tâm hồn. Theo tác phẩm "Hàn Mạc Tử Anh Tôi" (Nhà xuất bản Văn Nghệ, Sàigòn, 1991), tác giả là ông Nguyễn Bá Tín, em trai nhà thơ, tiết lộ thì một biến cố bất ngờ đã ghi sâu trong suốt cuộc đời anh của ông. Trong một lần hai anh em tắm biển, anh ông sắp bị chết đuối! Từ biến cố này về sau, Hàn Mặc Tử rất sợ nước, ít khi tắm giặt! Và lúc trưởng thành, kỷ niệm sợ hãi thời niên thiếu này được diễn tả qua những dòng thơ bất hủ với hồn thơ nồng nàn tha thiết nguyện cầu trong thi phẩm "Ave Maria".

Năm 1942, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, trong bộ Nhà Văn Hiện Ðại, tập III, khi nhận định về Nhà Thơ Hàn Mạc Tử đã viết: "Hàn Mạc Tử có lẽ là người Việt Nam đầu tiên làm thơ ca ngợi Thánh Nữ Ðồng Trinh Maria và Chúa Giêsu. Ông ca tụng đạo Công Giáo với một giọng rất chân thành. Ðây là lần đầu tiên thi ca Việt Nam thấy được một nguồn cảm hứng mới. Tôi dám chắc rồi đây sẽ còn nhiều thi sĩ Việt Nam đi tìm nguồn cảm hứng trong đạo giáo và đưa thi ca Việt Nam vào con đường triết học."

Chính điều đó, đã có vài nhạc sĩ đồng cảm với những cung bậc thi ca của hồn thơ thi sĩ Hàn Mặc Tử. Theo tìm hiểu của nhà thơ Lê Đình Bảng thì cây đại thụ âm nhạc Lê Thương chuyển thể bài thơ này thành trường ca “Kinh Tụng Sinh Nhựt”. Ca sĩ Trần Văn Trạch và dàn nhạc Võ Đức Thu biểu diễn lần đầu tiên trước đông đảo công chúng tại rạp Nguyễn Văn Hảo (Sài Gòn). Sau đó những trích đoạn mang tên “Kinh Dâng Lên” do nhiều giọng ca tên tuổi của Sài Gòn thể hiện. Ngày 11.11.1956, trường ca “Ave Maria” do nhạc sĩ Lê Quang Nhạc phổ thơ với giọng hát của ca sĩ Bạch Yến trình bày tại Dạ hội Văn hóa, nhân kỷ niệm 16 năm mất của Hàn Mạc Tử. Noel năm 1967, trường ca “Ave Maria” 6 phần của nhạc sĩ Hải Linh do ca đoàn Hồn Nước hợp xướng 4 bè tại nhà hát Thống Nhất (Sài Gòn) gây tiếng vang lớn. Ngày 21.11.1971, nhân Đại hội Âm nhạc Công giáo do Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam tổ chức, ca đoàn Hồn Nước đã biểu diễn thành công lần thứ 2 trường ca này.

Và để kế thừa, tiếp bước các bậc thầy của mình, hơn 70 năm sau, bài thơ “Ave Maria” của Hàn Mạc Tử được hai nhạc sĩ Phạm Đức Huyến và Vũ Đình Ân chuyển thể thành Trường ca “Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” với một sắc thái mới. Hơn hai năm thai nghén, từ 2008, hai nhạc sĩ tuy ở xa nhau nửa vòng trái đất nhưng đã cùng nhau viết hợp xướng trên phần đệm pianô, có dàn nhạc giao hưởng mang tính cách quy mô hơn. Giáo sư Phạm Đức Huyến năm nào cũng về Việt Nam và đã có nhiều tác phẩm viết chung với nhạc sĩ Vũ Đình Ân, người học trò cũ của Thầy. Cả hai thầy trò đã phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp với nhau để cho hoàn chỉnh ca từ lẫn cung giọng, với mục đích giới thiệu bằng âm nhạc một tác phẩm bất hủ của thi ca Công giáo ngợi ca Mẹ Maria.

Đúng vào tối ngày 04/07/2011, tác phẩm trường ca “Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” được ra mắt lần đầu tiên tại hội trường Gioan Baotixita, Trung tâm Mục vụ giáo phận TP.HCM. Ðối với thầy Huyến, đây là một biến cố quan trọng trên bước đường phục vụ Chúa qua Thánh Nhạc liên tục trong gần 40 năm, qua các lớp Huấn Luyện Ca Trưởng và các lớp Sáng Tác.

Tác phẩm Trường ca được thực hiện một cách quy mô với dàn nhạc gồm 30 nhạc công trình diễn thành thạo nhiều loại nhạc cụ phong phú, hiện đại, cùng hòa tấu với dàn hợp xướng 4 bè, gồm 120 ca viên đến từ ca đoàn Thiên Thanh (giáo xứ Vườn Xoài hạt Tân Định), Cecilia (giáo xứ Thạch Đà, hạt Xóm Mới), Thánh Linh (giáo xứ Tân Thành hạt Tân Sơn Nhì), ca đoàn giáo xứ Phú Bình (hạt Phú Thọ)... kết hợp với học viên các lớp ca trưởng năm 1, năm 2, năm 3 tại dòng Chúa Cứu Thế (38 Kỳ Đồng Q.3) và hai giọng ca đảm trách phần lĩnh xướng là Trần Ngọc và Tâm Linh.

Dàn hợp xướng dưới sự chỉ huy luân phiên của hai thầy trò, đã khiến cho cả hội trường chìm sâu trong lời cầu nguyện qua 10 đoạn của Trường Ca, với các chủ đề: Ave Maria, Song lộc triều nguyên, Đầng tinh tuyền thánh vẹn, Bắc Đẩu rạng bình minh, Sứ thần Thiên Chúa, Chuỗi ngọc vàng kinh, Thơ cầu nguyện, Hai hàng cây bạch lạp, Tấu lạy Bà, Phượng trì - Thơ tôi bay.

Trước mỗi phân đoạn, nhà thơ Lê Đình Bảng đã dừng lại ít phút để dẫn mọi người đi vào nội dung của tác phẩm bằng những nhận định sâu sắc, ý nghĩa.

Tôi chợt thấy, nay thầy Huyến đã bước qua tuổi “Thất thập cổ lai hy”, nhưng vẫn trẻ trung, phong thái thanh thoát, nhẹ nhàng, yêu đời. Trước lúc kết thúc phần chỉ huy hợp xướng của mình, Thầy khiêm tốn chia sẻ tâm tình của mình trong niềm xúc động đến nghẹn ngào, Thầy tri ân đến Qúy Đức Cha, quý linh mục nhạc sĩ, quý tu sĩ, cộng đoàn dòng tu, các nhạc sĩ, ca trưởng, những người bạn cùng các học trò… trong nước cũng như ngoài nước đã vì yêu mến Mẹ Maria, yêu mến Giáo Hội và nhất là yêu mến Giáo sư, nhạc sĩ Phạm Đức Huyến, nhạc sĩ Vũ Đình Ân trong đêm ra mắt “Trường Ca Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” này. Những bó hoa tươi thắm, chứa đựng bao lòng yêu mến từ những người dự được trao tặng đến Thầy và nhạc sĩ Vũ Đình Ân.

Đây quả thật là một đóng góp của giáo sư nhạc sĩ Phạm Đức Huyến và nhạc sĩ Vũ Đình Ân một cách thiết thực cho nền âm nhạc Công giáo trong việc Ca tụng Mẹ Maria. Đêm ra mắt “Trường Ca Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” kết thúc trong niềm vui mừng dạt dào cảm xúc của người dự, dường như mọi người đã cùng với hai thầy trò của Thầy Huyến vừa bước vào một giờ cầu nguyện sốt sắng với Mẹ Maria và cùng sống lại hồn thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử.

Tôi cũng như mọi người ra về với một tâm hồn dạt dào cảm xúc, bởi những con người nghệ sĩ, nhạy bén trước những lời thơ ý nhạc. Nhà thơ Chế Lan Viên đã nói quả quyết: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử”.
Giờ đây, trong tâm hồn tôi vẫn còn vang vọng lời ca:
“MARIA! Linh hồn tôi ớn lạnh.

Run như run thần tử thấy long nhan,
Run như run hơi thở chạm tơ vàng...
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến...”

_______________________________________

Tôi tham dự đêm Trường Ca "Thánh Nữ Đồng Trinh Maria"
(bài viết của Maria Vũ Loan)

Tối ngày 04/7/2011, dù trời mưa lâm râm nhưng vẫn có nhiều người đến Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn để tham dự “Đêm biểu diễn Trường Ca Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” do Giáo sư – Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến và nhạc sĩ Vũ Đình Ân hân hạnh giới thiệu.

Vừa bước vào hội trường, người được mời tham dự đều nhận được món quà là một đĩa CD trình bày tác phẩm với hợp xướng 4 giọng & phần đệm Piano do ca đoàn Thiên Thanh thực hiện, làm người dự thấy vui vì có thể mang về cho người thân cùng thưởng thức tác phẩm âm nhạc ca ngợi vẻ đẹp thánh thiện tuyệt vời của Đức Maria.

Trước khi chương trình bắt đầu, MC – Nhà thơ Lê Đình Bảng đã nói sơ qua tác phẩm mới này. Trường Ca Thánh Nữ Đồng Trinh Maria là bài thơ của Hàn Mạc Tử được hai nhạc sĩ nói trên phổ nhạc và đây là lần đầu tiên được ra mắt tại Sài Gòn. Sau đó MC giới thiệu đến tham dự hôm nay có Đức Cha Pet. Nguyễn Văn Đệ, GP Thái Bình, Đức Cha Pet. Vũ Văn Thiên, GP Hải Phòng, Đức Cha Pet. Nguyễn Văn Khảm, phụ tá TGP Sài Gòn, cha Gioan Nguyễn Văn Minh, nguyên Tổng thư ký Ủy Ban Thánh Nhạc trước năm 1975, cha Pet Nguyễn Văn Hiền, PGĐ Trung Tâm, cha Rôcô Nguyễn Duy, trưởng Ban Thánh Nhạc GP và nhiều quan khách, các ca trưởng, quí tu sĩ và thân hữu.

Diễn tả Trường Ca Thánh Nữ Đồng Trinh Maria có dàn hợp xướng bốn bè với 120 ca viên của ca đoàn Thiên Thanh (gx Vườn Xoài), ca đoàn Cécilia (gx Thạch Đà), ca đoàn Thánh Linh (gx Tân Thành) và ca đoàn giáo xứ Phú Bình. Đặc biệt là nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh với 30 nhạc công, sử dụng thành thạo 14 loại nhạc cụ, tất cả đã phục vụ nhiệt tình cho đêm công diễn này sau bốn tháng tập luyện.

Dàn hợp xướng dẫn đưa người dự qua mười đoạn của tác phẩm:

Đoạn I: Ave Maria
Đoạn II: Song Lộc Triều Nguyên
Đoạn III: Đấng Tinh Tuyền Thánh Vẹn
Đoạn IV: Bắc Đẩu Rạng Bình Minh
Đoạn V: Sứ Thần Thiên Chúa
Đoạn VI: Chuỗi Ngọc Vàng Kinh
Đoạn VII: Thơ Cầu Nguyện
Đoạn VIII: Hai Hàng Cây Bạch Lạp
Đoạn IX: Tấu Lạy Bà
Đoạn X: Phượng Trì – Thơ Tôi bay

Hai giọng ca đảm trách phần lĩnh xướng là Trần Ngọc và Tâm Linh, vẻ trẻ trung của nam thanh nữ tú và giọng hát cao vút, khỏe mạnh như làm cho vẻ đẹp của tác phẩm được sắc nét thêm. Trước một số phân đoạn, MC- nhà thơ Lê Đình Bảng đã dẫn giải người dự vào nội dung tác phẩm.

Từ bài thơ Ave Maria được thi sĩ Hàn Mạc Tử sáng tác năm 1939, GS - NS Phạm Đức Huyến và NS Vũ Đình Ân chuyển thể thành trường ca với một sắc thái mới, được ấp ủ từ năm 2008. Hai nhạc sĩ cùng nhau viết hợp xướng trên phần đệm piano, có dàn nhạc giao hưởng, mang tính cách qui mô hơn nhằm giới thiệu bằng âm nhạc một tác phẩm bất hủ của thi ca Công giáo, ca ngợi Đức Maria. (trước đây nhạc sĩ Lê Thương, nhạc sĩ Lê Quang Nhạc, nhạc sĩ Hải Linh cũng chuyển thể bài thơ Ave Maria thành trường ca).

Trước đoạn IV, GS– NS Phạm Đức Huyến đã chia sẻ tâm tình của ông, một tâm tình xúc động khi nhìn thấy hội trường kín người đến tham dự, những bầu bạn của ngày xưa, các học trò ở Châu Âu, ở Hoa Kỳ cũng có mặt; rồi hoa, lời chúc mừng của linh mục - nhạc sĩ Kim Long, của Đức Cha Nguyễn Văn Hòa…

Ai đã từng đọc, cảm nhận đỉnh cao cái hay của thơ Hàn Mạc Tử thì dễ dâng trào cảm xúc khi những vần thơ ấy biến thành những giai điệu, trầm bổng mà ngợi ca một người phụ nữ được Thiên Chúa mặc cho vẻ đẹp thánh thiện, rạng ngời mà trăng sao, tinh tú vốn lộng lẫy trong vũ trụ tối tăm cũng không sánh bằng.

Mười phân đoạn chấm dứt trong tiếng vỗ tay vang dội. Hoa không nói hết vẻ tươi thắm trên khuôn mặt của hai tác giả, lời cảm ơn của vị đại diện cho người tham dự nói bao nhiêu cũng không tràn đầy.

Lời chào hỏi, những cái bắt tay tạm biệt làm mọi người như ấm lại vì bên ngoài trời lại bắt đầu mưa to.

Ban đêm, những xe tải có đến 18 bánh đi vội vã trên các con đường Sài Gòn đang trơn trượt dưới cơn mưa Nhưng đêm nay, nhiều người từ Trung Tâm Mục Vụ rẽ ra những con đường khác nhau nhưng lòng ai cũng ấm lại vì những giai điệu ca tụng Đức Maria như còn đọng lại trong lòng.
 
Cảm nghiệm mùa hè đi thăm các trại phong Xuân Mai - Quả Cảm
Bồ Câu Trắng
08:11 05/07/2011
MÙA HÈ YÊU THƯƠNG 2011: Thăm các Trại Phong

Hà Nội - Xuân Mai - Quả Cảm, 30.6.2011. Ngày ngày con nhện vẫn mải miết giăng tơ làm tổ, ong mật vẫn ngược xuôi với hành trình tạo mât, những cánh bướm thong thả vẫn bay lượn trên các khóm hoa. Mỗi loài đều tìm mục đích sống riêng cho đời mình. Cuộc đời con người cũng là những cuộc hành trình, đó là hành trình dài của một khát vọng hạnh phúc. Trong hành trình xa xôi ấy, mỗi người tự góp cho mình những hạnh phúc nho nhỏ góp nên một hạnh phúc lớn hơn. Chúng tôi những cánh Bồ Câu Trắng của Hàng Bột, Hà Nội đã nhận ra hạnh phúc của đời mình qua số phận của biết bao con người khác, qua những hành động yêu thương mà chúng tôi trao đến mọi người trong hành trình “MÙA HÈ YÊU THƯƠNG 2011”.

Một năm học đã qua, chúng tôi mỉm cười bỏ lại sau lưng những lo toan, vất vả của đời sống sinh viên, bước vào chuyến đi “Mùa hè yêu thương 2011” với tâm hồn thoải mái, vui tươi và đầy nhiệt huyết. Điểm đến của cuộc hành trình hôm nay là hai trại Phong: Xuân Mai (Hà Tây) và Qủa Cảm (Bắc Ninh).

Một chiếc xe khách nhỏ nhắn đón chúng tôi trước cổng nhà thờ Hàng Bột vào lúc 6g30. Nhanh chân, nhanh tay, chúng tôi chuyển đồ đạc lên xe: mì tôm, đồ ăn cho bữa trưa, nước uống… và không quên mang theo trái tim yêu thương nồng ấm của mình lên xe. Cuộc hành trình hôm nay có sự hiện diện của 3 Souer và 24 bạn đệ tử Phaolô. Và một nhân vật không thể vắng mặt trong mỗi chuyến đi đó là anh Xuân Hòa - nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp mà mọi người cứ nhầm là “Cha Tuyên Uý” của chúng tôi. Thêm vào đó là một thành viên mới lần đầu tiên tham gia cùng chúng tôi đó là cô Nhàn một ân nhân của cộng đoàn, cô là giáo viên dạy Toán. Vậy là tổng cộng hành trình của chúng tôi là 29 thành viên. Xe lăn bánh bon bon trên đường quốc lộ, tiến thẳng tới trại phong Xuân Mai. Trời hôm nay thật mát mẻ thoáng đãng. Cuộc hành trình bắt đầu bằng lời kinh cất lên cầu xin bình an của Thiên Chúa và sự đồng hành của Mẹ Maria. Xe cứ thế thẳng tiến với niềm vui của chúng tôi qua những tiếng hát vui nhộn, tiếng cười đùa thoải mái.

Đúng 7g45 xe chúng tôi đã dừng ở trước cổng khu Điều trị phong Xuân Mai, tuy gặp một chút trục trặc nhỏ nhưng cuối cùng chúng tôi cũng đến được chỗ ở của họ. Đón chúng tôi là một bác sĩ của khu điều trị đồng thời cũng là lãnh đạo ở đây. Sau những khó khăn nho nhỏ ban đầu chúng tôi tạo được thiện cảm với ban giám đốc và thuyết phục ban giám đốc để có thể đến thăm từng bệnh nhân trong các căn phòng. Tại khu điều trị này có 96 bệnh nhân đang điều trị. Cả đoàn chúng tôi chia làm 4 nhóm đi tới thăm 4 khu khác nhau của các cụ. Đón chào chúng tôi là những ánh mắt, nụ cười rạng rỡ của các cụ. Phần quà nho nhỏ của mồi cụ chỉ là ½ trùng mì tôm xong niềm vui của các cụ thể hiện rõ trên từng khuôn mặt. Các cụ vui vẻ trả lời chúng tôi về hoàn cảnh và thời gian vào đây. Sau một vòng phát quà chúng tôi 2 người một nhóm đi đến từng phòng để dọn dẹp và làm vệ sinh giúp các cụ. Vừa làm việc vừa nghe các cụ tâm sự. Tôi còn nhớ câu chuyện của cụ Mi thuộc xứ Hoàng Nguyên- Phú Xuyên- Hà Tây, cụ tâm sự: “Vào đây đã 50 năm rồi nhưng thỉnh thoảng con cháu mới vào thăm, cụ còn nói bây giờ già rồi tiền bạc chẳng thiết nữa chỉ cần tình cảm thôi”. Tôi nhìn lên tường thấy 1 cây Thánh giá, một chuỗi Mân côi, tôi chợt nghĩ dù trong hoàn cảnh nào các cụ vẫn không quên tin cậy vào tình thương của Chúa. Mặc dù các cụ trò chuyện rất vui vẻ nhưng trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn tồn tại một nỗi cô đơn của tuổi già và sự khao khát mong mỏi về con cháu. Một nhóm khác đi lên thăm hai cụ đã liệt giường, cụ ông thật vui vẻ cụ còn hát cho chúng tôi nghe, lúc này chúng tôi thấy các cụ không còn là những bệnh nhân nữa, các cụ đã vượt lên số phận để sống lạc quan và tin tưởng. Vậy là những suy nghĩ về niềm vui đươc trao đến chút yêu thương cho các cụ giờ lại trở thành những những cảm nhận về yêu thương và hạnh phúc.

Chúng tôi rời khỏi khu điều trị vào lúc 10h để tiếp tục cuộc hành trình, xe lại tiếp tục tiến thẳng về đích thứ 2 là trại phong Qủa Cảm thuộc tỉnh Bắc Ninh. Dường như không khí trên xe lúc này chơt yên lặng hơn mỗi người ai cũng để trong mình một góc nhỏ về số phận và câu chuyện của các cụ. Để xua tan không gian yên ả đó những câu hát vui vẻ lại vang lên. Bài dân ca, điệu hò Ba Miền cho chúng tôi những nụ cười vui tươi:

“Ai về là về Thanh Hóa (A li hò lờ)
Ước mơ lớn của người Thanh Hóa (A li hò lờ)
Lá rau má to bằng lá sen (Hò lơ hó lơ…)


Cứ thế đặc sản của từng vùng được nêu ra. Tôi không nhớ hết chỉ ấn tượng mãi đặc sản của Bắc Ninh “Hát dân ca trên nền nhạc Rock” và không quên nhắc đến ước mơ của người Hàng Bột là chính những người trẻ chúng tôi: “Kẹo Sôcôla to bằng viên gạch…!”

Những câu hát vui đùa đã đưa khoảng cách địa lý trở nên gần hơn. Và khoảng 11g15 chúng tôi đã có mặt ở trại phong Qủa Cảm. Chúng tôi ăn trưa và nghỉ ngơi tại đây. Lúc sau chúng tôi đến thăm ngôi nguyện đường cũ đã bị tốc mái, thầm đọc kinh cầu nguyện cho đức tin của những con người nơi đây. Ra khỏi nhà nguyện chúng tôi bắt đầu đến thăm các bệnh nhân từng người một trò chuyện và chup ảnh cùng các cụ. Ở đây chúng tôi bắt gặp cả những em nhỏ (con cái của bệnh nhân) với nụ cười hồn nhiên và ánh mắt trong sáng. Các cụ vui vẻ đón chúng tôi còn mời chúng tôi ăn trái Vải nữa. Có đi thăm chúng tôi mới nhận thấy được sự quan tâm của Giáo Hội đối với các bệnh nhân, từng khu nhà được xây nên cho các bệnh nhân, nơi đây còn lưu lại biết bao dấu ấn của tình thương. Mới đây nhất, Đức TGM Leopoldo Girelli, vị Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam đã đặt chân đến trại Phong Quả Cảm thăm viếng, an ủi các bệnh nhân vào ngày 07.6.2011. Và thật bất ngờ khi đến đây chúng tôi cũng gặp hai Thầy của Chủng viện thánh Giuse Hà Nội, đang thực tập trong mùa hè và ở cùng họ để chăm sóc, sửa nhà và dạy học cho các em thiếu nhi.

Đúng 13g30 tất cả các cụ đã có mặt đầy đủ tại Nhà Văn Hóa. Một căn nhà nhỏ nhắn cho chúng tôi cảm giác như đang đứng trong chính ngôi nhà của mình vây. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong không khí của một gia đình với đầy đủ sự hiện diện của con cháu từ khắp nơi về thăm.

Chúng tôi được gặp Souer Xuân, một người đã gắn bó cả cuộc đời với nơi đây, nơi Souer chúng tôi cảm nhân sự hy sinh và tình yêu thương đồng loại, cuộc đời Souer là một chuỗi dài những phục vụ thầm lặng. Sau lời giới thiệu mở màn, lời phát biểu của qúy Souer đồng hành, của cô Nhàn, chị em chúng tôi góp vui văn nghệ qua bài ca “Tình Gia Đình” cùng những khúc ca tạ ơn tình yêu Thiên Chúa. Không chỉ chúng tôi làm văn nghệ mà qua đó chúng tôi còn được giao lưu với những giọng ca đằm thắm nhưng chứa đầy tình cảm của Anh Chất và Anh Sơn là nhưng người hiện đang điều trị tại đây. Thêm vào đó là tiết mục văn nghệ của hai Thầy cũng thay cho lời chào chúc để ngày mai các Thầy trở lại Hà Nội nhận sứ vụ mới. Buổi gặp mặt đang diễn ra vui vẻ thì xe ôtô chở Mì tôm đến, chúng tôi nhanh chóng dàn thành 2 hàng chuyển Mì tôm vào. Các cụ vui vẻ nhìn những thùng Mì tôm được đưa vào ai ai cũng gọi nhà nhiếp ảnh gia trẻ với một biệt danh rất đỗi thân thương và trìu mến “Hòa Mì Tôm”. Không khí lại rộn lên những tiếng cười, cụ Thuần 68 tuổi góp vui văn nghệ bằng 3 bài thơ ngẫu hứng để tặng đoàn chúng tôi: 1 cho qúy Soeur và Đệ tử, 1 cho các Thầy nhân ngày chia tay, và 1 cho anh Hòa và gia đình.

Vì thời gian không cho phép nên chúng tôi đành kết thúc buổi gặp gỡ tại đây và chia thành từng nhóm nhỏ đi theo các cụ với những thùng Mì trên tay mang về đến từng phòng cho các cụ. Chúng tôi vui vẻ dọn dẹp vệ sinh phòng cho các cụ, còn nấu cơm giúp các cụ nữa. Cụ mời chúng tôi ngồi ăn vải, lại còn cho thêm một tải về làm quà và cả một quả mít đang phơi ngoài sân. Nhận lấy món quà của các cụ mà lòng chúng tôi hạnh phúc dạt dào về tình cảm các cụ giành cho chúng tôi.

Đi theo chúng tôi còn mấy em bé nhỏ xíu nói cười vui vẻ ca hát tung tăng. Tôi nhớ mãi em Sang (3 tuổi), em mất mẹ khi vừa lọt lòng, giờ đang sống với ông bà. Em chạy tung tăng khắp nơi một lúc sau trở về trên tay cầm một miếng cơm cháy giòn tan đưa cho chúng tôi, đôi mắt sáng lên một niềm vui.

Chúng tôi lên xe trở về khi trời đã xế chiều, mang theo những món quà thân thương: quả vải, quả mít, những ngọn rau càng cua xanh non… và một điều mà không ai trong chúng tôi có thể quên đó là những tình cảm yêu mến, những sự vui vẻ của con người nơi đây. “Hè năm sau các cô lại lên nhé”, một cụ bà ôm lấy chúng tôi mà nhắn nhủ.

Xe chúng tôi trở về Hà Nội, 1 ngày dài- 1 thời gian không nhiều nhưng đủ để cho chúng tôi cảm nhận phần nào ý nghĩa cuộc đời, ý nghĩa của con đường phục vụ, mà chúng tôi đang dấn thân. Mỗi người ai cũng dành cho mình một khoảng lặng cho những suy nghĩ đó.

Như thành một thông lệ tốt cho việc thăm viếng người bệnh phong của nhà Dòng Phaolô Hàng Bột, chúng tôi được kết hợp với một nhóm gia đình thiện nguyện tại Hà Nội và được tài trợ một nửa chi phí từ các giáo dân thuộc vùng Bắc Đức do cha Phaolô Phạm Văn Tuấn chăm sóc mục vụ. Kẻ góp công, người góp của đã mang lại một chút niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống cho người nhận lẫn cả người cho.

Vì thế, chấm dứt ngày sống tôi thầm thì câu hát: “Một chút trong đời, chỉ một chút xíu thôi, nhiều chút chút bé nhỏ làm cho đời thêm mới. Một chút trong đời chỉ một chút thật tuyệt vời, chắt chiu từng chút ấy cho đời này thêm sáng tươi.”

Bồ Câu Trắng, Hàng Bột-Hà Nội
 
Sa mạc Sinai kỷ niệm 25 năm thành lập phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Pháp
Trần Văn Cảnh
08:22 05/07/2011
SA MẠC SINAÏ KỶ NIỆM 25 NĂM THÀNH LẬP PHONG THÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM TẠI PHÁP

1. Vào Sa mạc Sinaï

Jambville, 2-3/07/2011, Trên 300 con tim Việt Nam đã bước vào Trại trường Huấn luyện Quốc gia Hướng Đạo Pháp, tham dự Sa mạc Sinaï, kỷ niệm 25 năm thành lập Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Pháp.

Bước vào sa mạc là một cuộc hành trình đầy thú vị và bất ngờ, nó mời gọi chúng ta quên đi những lo lắng hằng ngày, quên đi những tiện nghi vật chất, để cùng đồng hành với « bạn hữu » là anh, là chị, là con, là em chúng ta trong phong trào, với tâm tình phó thác trọn vẹn vào sự quan phòng của Thiên Chúa.

Trong trại trường Sa mạc Sinaï này, nhập tiệc hoan ca kỷ niệm 25 năm, trong tình thương yêu Thiên Chúa và tình người, « tâm hồn tươi trẻ » của mỗi người chúng ta bùng cháy sáng, một tia nắng ấm liên kết tất cả chúng ta chung quanh bàn tiệc Thánh, cùng ngỏ lời chúc tụng ngợi khen và tạ ơn.

Cuộc hành trình thú vị, hoan ca và tạ ơn này đã đi theo những mốc giờ chính của Sa mạc.

Thứ 7, 02 tháng 07 năm 2011

10g30 : Chào cờ khai mạc
11g00 : Thánh lễ
13g30 : Hành trình đức tin
18g45 : Kiệu & Chầu Thánh Thể
20g30 : Đêm Lửa Thiêng
21g30 : Dâng Hoa Đức Mẹ

Chúa Nhật, 03 tháng 07 năm 2011

10g00 : Chào cờ
10g30 : Thánh Lễ Tạ Ơn
13g30 : Diễn nguyện « 4 Mầu Cảm Tạ »
15g30 : Chào cờ bế mạc.

2. Những khám phá thú vị và bất ngờ, bùng phát lên lời chúc tụng, ngợi khen và tạ ơn

Vào Sa mạc, mỗi người ghi danh được phát một áo sa mạc, một tập Sổ tay sa mạc Sinaî và một số báo Giáo Xứ đặc biệt về 25 năm Phong Trào TNTT Việt Nam tại Pháp, 1986-2012. Qua tập báo này và qua những lời nhắn nhủ, trao đổi, người vào sa mạc khám phá được nhiều điều kỳ thú, đặc biệt là những niên đại tiến triển của Phong Trào TNTT Việt Nam tại Pháp và những thành quả của Đoàn Kitô Vua GXVN Paris, về số đoàn viên và huynh trưởng, cũng như về việc lãnh nhận các bí tích.

Ngày 22/06/1986, Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam đã được khai sinh tại Pháp qua việc thành lập và chính thức ra mắt của Đoàn Kitô Vua, GXVN Paris.

Tiếp theo, 5 đoàn khác đã được thành lập

1993, Đoàn Giêsu Vua Lyon
1994, Đoàn Mẹ Vô Nhiễm Toulouse
1994, Đoàn Fatima Nantes
1999, Đoàn Thánh Tâm Marseille
1999, Đoàn Têrêxa Hài Đồng Giêsu Cergy – Pontoise

Về dự Sa Mạc Sinaï có Đoàn Kitô Vua Paris, Đoàn Têrêxa Hài Đồng Giêsu Cergy – Pontoise và đại diện của Đoàn Thánh Tâm Marseille.

Ngày ra mắt 22/06/1986, Đoàn Kitô Vua Paris có 11 huynh trưởng và 84 đoàn sinh Ấu, Thiếu, Nghĩa

Tuyên Úy : Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách
Đoàn Trưởng kiêm Ngoại Vụ : Anh Hoàng Văn Khoa
Đoàn Phó Nghiên Huấn : Anh Đỗ Duy Hoàng
Đoàn Phó Nội Vụ : Anh Nguyễn Quang Châu
Thư ký và Thủ Quỹ : Chị Marcelle Hugon
Trưởng Ngành Ấu : Chị Nguyễn Kim Lan
Trưởng Ngành Thiếu : Anh Nguyễn Văn Châu
Trưởng Ngành Nghĩa : Anh Lê Tiến Phi

Sĩ số đoàn sinh Đoàn Kitô Vua không ngừng lớn lên từ 25 năm qua :

1985-1986 : 84 đoàn sinh, trong đó, 18 ấu nhi, 44 thiếu nhi và 22 nghĩa sĩ
1995-1996 : 202 đoàn sinh, trong đó, 104 ấu nhi, 61 thiếu nhi và 37 nghĩa sĩ

2010-2011 : 285 đoàn sinh, trong đó, 102 ấu nhi, 123 thiếu nhi và 60 nghĩa sĩ.

Nhiều kết quả đã được ghi nhận, như hiểu biết văn hóa việt nam và khả năng nói tiếng việt, tính khí tháo vát và năng động, tâm tình hiếu thảo và ngoan ngoãn với cha mẹ, ông bà. Nhưng là thiếu nhi công giáo có lẽ kết quả thiêng liêng về việc lãnh nhận bí tích và phát triển đức tin là điều cha mẹ công giáo mong muốn hơn cả. Sau đây là một vài kết quả thiêng liêng cho niên khóa 2010-2011 :

10 em tuyên xưng Đức Tin, ngày 14/05/2011
31 em lãnh nhận phép Thêm SSức, ngày 04/06/2011
59 em lãnh nhận phép Thêm Sức, ngày 05/06/2010
38 em rước lễ lần đầu, ngày 11/06/2011
34 em xưng tội rước lễ lần đầu, ngày 19/06/2010
14 em rước lễ trọng thể, ngày 18/06/2011
17 em rước lễ trọng thể, ngày 13/06/2010

Ngày kỳ niệm 25 năm thành lập 02-03/07/2011, Đoàn Kitô Vua có 285 đoàn sinh và 36 Huynh Trưởng

Ban Điều Hành

Đoàn Trưởng : Nguyễn Nhaty
Đoàn Phó Nghiên Huấn : Nguyễn Trung Minh Quân
Đoàn Phó Quản Trị : Đỗo Duy Xuân Thảo

Ngành Trưởng

Áu Nhi : Dương Quỳnh Châu và Nguyễn Hoàng Kim Thủy
Thiếu Nhi : Nguyễn Duy Thu Trang và Souppaya Sylvie
Nghĩa Sĩ : Nguyễn Thùy Trinh và Nguyễn Hoàng Kim

Huynh Trưởng

Ấu Nhi : Hoàng Cao Linh, Đỗ Trần Đoan Trinh, Nguyễn Hoàng Ngọc Châu, Bùi Nguyễn Ngọc Trân, Bùi Hoàng Vũ, Lê Đình Thiên Ân, Uông Lâm Đài Elodie, Du Vân Anh, Hoàng Như Mai.
Thiếu Nhi : Nguyễn Thiên Phúc, Nguyễn Văn Thiên, Nguyễn Đỗ Hoài Linh, Lâm Tuyết Nga, Nguyễn Mạnh Phúc, Nguyễn Minh Tiến, Trần Xuân Phúc, Dương Thùy An, Đỗ Duy Xuân Hiền, Nguyễn Thị Phương Mai.
Nghĩa sỹ : Nguyễn Nhứt Vũ, Hoàng Cao Loan, Nguyễn Vũ Phi Lan.

Dự Bị Huynh Trưởng

Soupaya Jean-Michel, Nguyễn Duy Thị Diễm Trang, Mai Khánh Linh, Trần Bích Ngọc, Dương Trâm Anh.

3. Tiếp tục hành trình Cậy trông tin tưởng vào Chúa, để hoàn thành trách nhiệm Chúa trao

Hằng tuần, từ 25 năm qua, mỗi chiều thứ bảy, các em đã sinh hoạt theo một chương trình đều đặn 4 mục : 15g00 : Học việt ngữ ; 16g00 : Sinh hoạt TNTT ; 17 g00 : Học Giáo lý ; 18g00 : Thánh lễ. Nhiều lần các em đã được nghe Cha Tuyên Úy, các Giáo Lý Viên, Các Thầy Cô Tiếng Việt và các Huynh Trưởng chỉ vẽ cho hướng đi.

Trong dịp kỷ niệm 25 năm Lễ Bạc thành lập đoàn này, thầy sáu Phạm Bá Nha đã sao lục lại những « Nhắc bảo các em thiếu nhi », mà cha Tuyên Úy Đinh Đồng Thượng Sách đã gửi các em qua những vần thơ, để các em tiếp tục hành trình Đức Tin của mình. Sau đây là bài đầu và bài cuối mà thầy Nha đã ghi lại :

Lậy Cha chí ái chí nhân,
Ngoài ao ước ấy, chi cần ước ao ?
Cúi xin ký thác kính trao,
Hồn con nguyện được đặt vào tay Cha
Con dâng hồn ấy lên Cha
Với bao âu yếm mặn mà trong tim.
Yêu Cha tha thiết muôn nghìn,
Cần yêu đến độ hiến mình cho Cha.
Cậy trông tin tưởng bao la,
Con trao thân trọn tay cha vô bờ


(Ký thác)

Cúi lạy Ngài, xin ra tay phù trợ
Giúp đỡ con được chu tất an toàn
Phần nhiệm vụ được ủy thác hoàn thành
Sao xứng hợp với lòng con sở nguyện
Rồi ngày về không xẩy ra một chuyện…
Cúi lạy Cha, con cầu con nguyện
Cho chuyến đi trót hết đời con:
Nhẹ nhàng vui thú lâng lâng
Tâm hồn sảng khoái ngập tràn niềm vui


(Trước giờ khởi hành)

Paris, ngày 05/07/2011

Trần Văn Cảnh

 
Thường huấn linh mục đoàn Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng
Giuse Trần ngọc Huấn
20:40 05/07/2011
Trong các ngày từ sáng thứ Ba, ngày 28 tháng 06 tới trưa thứ Sáu, ngày 01 tháng 07 năm 2011, các linh mục của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng và Giáo phận Bắc Ninh đã tham dự chương trình thường huấn linh mục thường niên được tổ chức tại trung tâm Mục vụ của Giáo phận Bắc Ninh.

Hiện nay Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng có tổng số 15 linh mục đang phục vụ, trên tổng số giáo dân khoảng 5.000 người thuộc tỉnh Lạng Sơn – Cao Bằng và một phần Hà Giang. Trong số đó có 8 linh mục triều và 7 linh mục thuộc các Dòng và Tu hội. Có 13 linh mục tham dự chương trình thường huấn được tổ chức vừa qua tại trung tâm mục vụ Giáo phận Bắc Ninh với sự hướng dẫn, đồng hành và chia sẻ của linh mục Matthêu Vũ Khởi Phụng (CSsR).

Đối với đời sống và sứ vụ của các linh mục trong Giáo hội Công Giáo, các chương trình thường huấn đóng vai trò hết sức quan trọng, trở nên một phần hoạt động không thể thiếu. Việc đào tạo các linh mục không chấm dứt khi hoàn thành thời gian tu học tại các Đại chủng viện, mà còn tiếp tục mãi trong suốt cuộc đời của linh mục. Cụ thể được diễn tả qua các chương trình thường huấn, vì “thường huấn là một đòi hỏi nội tại của ân huệ ngày thụ phong và của thừa tác vụ Bí tích đã lãnh nhận” (PDV 70). Thường huấn cũng là một tiến trình đào tạo toàn vẹn qua việc kiện toàn Đức ái mục tử (động lực của đời sống linh mục) và đào sâu bốn chiều kích đào tạo là nhân bản, thiêng liêng, trí thức, mục vụ của linh mục. Nếu trong thời gian đào tạo tại Đại chủng viện, chủ đích mục vụ giúp thống nhất và đem lại nét đặc trưng cho nền đào tạo linh mục (PDV 57*2) thì Đức ái mục tử sẽ là mối dây liên kết bốn chiều kích bên trong cuộc đời linh mục.

Chính nhờ thường huấn mà hình ảnh của người linh mục phản ánh hình ảnh của Chúa Kitô và Giáo Hội mỗi ngày thêm rõ nét hơn: linh mục Con người của mầu nhiệm, linh mục Con người của hiệp thông và linh mục Con người của sứ vụ truyền giáo. Mục tiêu này không chỉ để có được những biểu lộ, những kỹ năng, những hành vi bên ngoài, nhưng còn phải có tâm tình bên trong. Những tâm tình này là động lực dẫn đến lời nói, hành vi bên ngoài. Đó là đào tạo toàn vẹn về chiều sâu, biến đổi tận con tim của người linh mục. Chính trong bản chất và sứ vụ của Giáo hội là mầu nhiệm, hiệp thông, truyền giáo mà hình ảnh của người linh mục được bộc lộ: Chính trong lòng Giáo hội xét như là mầu nhiệm hiệp thông giữa Thiên Chúa Ba Ngôi trong nỗi day dứt thi hành sứ vụ truyền giáo mà căn tính loại biệt của linh mục và của thừa tác vụ linh mục được mạc khải (PDV 12).

Qua những hoạt động của việc thường huấn sẽ giúp linh mục ý thức hon sứ vụ, vai trò và trách nhiệm của mình, với Thiên Chúa và trong Giáo hội. Linh mục phải trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Gieessu: một Chúa Giêsu luôn sống theo thánh ý Chúa Cha với tâm tình yêu mến của một người con; một Chúa Giêsu luôn yêu thương Giáo hội và hiến mình vì Giáo hội, một Chúa Giêsu đã hết lòng chu toàn sứ vụ cứu độ con người qua con đường khiêm tốn (Mầu nhiệm Nhập Thể), hạ mình qua con đường phục vụ yêu thương đến trao ban mạng sống (Mầu nhiệm Thập giá), qua việc hiến dâng chính mình trở nên lương thực, thành tấm bánh thơm ngon nuôi sống đoàn chiên (Mầu nhiệm Thánh Thể).

Trong các ngày của chương trình thường huấn, các linh mục đã lắng nghe sự chia sẻ của cha Matthêu Vũ Khởi Phụng với đề tài về Công đồng Vaticano II và về những kinh nghiệm, những điều cần lưu tâm khi thi hành mục vụ linh mục tại Giáo hội ở miền Bắc hiện nay. Ngài nhấn mạnh đặc biệt tới các nguyên lý của Giáo hội qua các hiến chế, nhất là Hiến chế Mục Vụ. Ngài cũng nhắc lại lời của Đức Phaolô VI: thời nay, người ta cần những chứng nhân hơn thầy dạy, hoặc nếu cần thầy dạy thì trước tiên người ấy phải là những chứng nhân.

Những ngày thường huấn là dịp để các linh mục có những sự gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ về đời sống và kinh nghiệm mục vụ giữa các giáo xứ, giáo phận với nhau. Bên cạnh các tiết hội thảo và giảng thuyết là các hoạt động Phụng vụ và đạo đức xen kẽ, như: Thánh lễ khởi đầu mỗi ngày; các giờ kinh phụng vụ; giờ chầu Thánh Thể vào cuối ngày.Qua đó, cũng giúp cho các linh mục hòa mình vào đời sống chung của cộng đoàn, sống tình huynh đệ, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.

Sáng ngày 01 tháng 07, lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, tất cả linh mục đoàn của hai Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng và Bắc Ninh quy tụ cùng với Dân Chúa tại Đền Thánh Thánh Tâm Bắc Giang, thuộc Giáo phận Bắc Ninh để cử hành Thánh lễ đồng tế trọng thể do Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng chủ sự. Hàng ngày tín hữu từ khắp các giáo xứ đã về Đền Thánh kính Thánh Tâm để tham dự thánh lễ này. Trong bài giảng lễ, Đức cha Giuse mời gọi các linh mục hãy luôn biết chạy đến với Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin Thánh Tâm Chúa che chở và phù giúp các linh mục, vì ách của Chúa thì êm ái và gánh của Chúa thì nhẹ nhàng… Ngài cũng kêu mời cộng đoàn cầu nguyện và nâng đỡ các linh mục để các ngài hoàn thành được sứ vụ Chúa và Giáo hội ủy thác.

Với Thánh lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, các linh mục kết thúc chương trình những ngày thường huấn. Mỗi người trở về nhiệm sở với những công việc mục vụ thường nhật của mình, mang theo những kinh nghiệm sẻ chia, những tri thức học hỏi và những cảm nghiệm qua đợt thường huấn, để làm cho đời sống và sứ vụ linh mục thêm phong phú, đem lại nhiều lợi ích thiêng liêng cho Dân Chúa, làm cho đời sống Giáo hội ngày một phát triển.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hát Rong
Nguyễn Ngọc Liên
22:37 05/07/2011
HÁT RONG
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Cũng đành xin làm người hát rong
Chỉ mong đời không chê trách
Chỉ mong chuyến xe muộn màng
Không dừng sớm khi đang rong chơi
(Trích ca khúc của Trần Long Ẩn)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền