Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:05 05/07/2024
12. Cầu nguyện có thể làm thanh sạch linh hồn của con người, kiên vững đức tin, chiếu soi sự hiểu biết, thích thú tình yêu, thanh tâm quả dục, đuổi trừ lo buồn, tinh thần ngời sáng, thắng được cám dỗ, nhiệt tâm gấp bội, mở cửa Nước Trời.
(Thánh Peter Armengol)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:09 05/07/2024
100. CẤM MẸ NIỆM PHẬT
Mẹ của Địch Vĩnh Linh rất thành kính với Phật, ngày ngày tụng kinh niệm phật, âm thanh không dứt.
Con trai là Địch Vĩnh Linh giả bộ kêu lên “mẹ”, bà ta bèn nói theo.
Vĩnh Linh không ngừng hô hoán, bà ta bực tức nói:
- “Không có chuyện gì, tại sao nó kêu ta nhỉ?”
Con trai nói:
- “Con kêu mẹ ba bốn tiếng thì mẹ không vui, cái ông phật lớn Thích Ca Mâu Ni ấy mỗi ngày đều để mẹ kêu cả vạn tiếng, không biết ông ta bực tức đến độ nào chứ?”
Bà mẹ nghe rồi thì có chút giác ngộ.
(Nhã Ngược)
Suy tư 100:
Tụng kinh cả ngày nhưng chưa chắc là được vào cõi niết bàn, bởi vì họ chỉ biết mở miệng mà không biết mở tai để nghe những lời cầu xin của người bất hạnh; đọc kinh lần chuỗi Mân Côi cả ngày nhưng chưa chắc đã đến được cửa thiên đàng, bởi vì họ chỉ biết mở miệng cầu xin cho mình, mà không biết mở tâm hồn để động lòng trắc ẩn trước những người đau khổ...
Chỉ đọc kinh cầu nguyện bằng môi miệng mà không bằng tâm hồn thì chỉ làm cho Chúa không vui mà thôi, nhưng đọc cả tâm hồn mến yêu thì chắc chắn là Chúa vui hơn nhiều.
Có những người Ki-tô hữu chỉ đọc kinh bằng giác quan, như: đọc kinh ra rả, làm việc bác ái khi có người vỗ tay khen, chỉ móc hầu bao ra khi tên mình được đọc to giữa nhà thờ để mọi người nghe biết, chứ không thờ lạy Thiên Chúa trong tâm hồn, cho nên họ bực mình và khó chịu khi có người nghèo đến xin họ bố thí giúp đỡ...
Đức Chúa Giê-su đã cảnh cáo hạng người ấy đừng thờ Thiên Chúa bằng môi bằng miệng, đừng nghĩ rằng cứ đọc kinh cho thật nhiều thì sẽ được vào thiên đàng, nhưng chỉ những ai biết thực hành lời của Ngài mới được vào thiên quốc mà thôi, mà Lời Chúa không phải là kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận như chính mình sao !
Vĩnh Linh mới kêu mẹ ba bốn tiếng mà mẹ đã giận không bằng lòng, cũng vậy nếu chúng ta cứ kêu Chúa mà không yêu mến thực hành Lời Chúa, thì Chúa cũng sẽ buồn lắm vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mẹ của Địch Vĩnh Linh rất thành kính với Phật, ngày ngày tụng kinh niệm phật, âm thanh không dứt.
Con trai là Địch Vĩnh Linh giả bộ kêu lên “mẹ”, bà ta bèn nói theo.
Vĩnh Linh không ngừng hô hoán, bà ta bực tức nói:
- “Không có chuyện gì, tại sao nó kêu ta nhỉ?”
Con trai nói:
- “Con kêu mẹ ba bốn tiếng thì mẹ không vui, cái ông phật lớn Thích Ca Mâu Ni ấy mỗi ngày đều để mẹ kêu cả vạn tiếng, không biết ông ta bực tức đến độ nào chứ?”
Bà mẹ nghe rồi thì có chút giác ngộ.
(Nhã Ngược)
Suy tư 100:
Tụng kinh cả ngày nhưng chưa chắc là được vào cõi niết bàn, bởi vì họ chỉ biết mở miệng mà không biết mở tai để nghe những lời cầu xin của người bất hạnh; đọc kinh lần chuỗi Mân Côi cả ngày nhưng chưa chắc đã đến được cửa thiên đàng, bởi vì họ chỉ biết mở miệng cầu xin cho mình, mà không biết mở tâm hồn để động lòng trắc ẩn trước những người đau khổ...
Chỉ đọc kinh cầu nguyện bằng môi miệng mà không bằng tâm hồn thì chỉ làm cho Chúa không vui mà thôi, nhưng đọc cả tâm hồn mến yêu thì chắc chắn là Chúa vui hơn nhiều.
Có những người Ki-tô hữu chỉ đọc kinh bằng giác quan, như: đọc kinh ra rả, làm việc bác ái khi có người vỗ tay khen, chỉ móc hầu bao ra khi tên mình được đọc to giữa nhà thờ để mọi người nghe biết, chứ không thờ lạy Thiên Chúa trong tâm hồn, cho nên họ bực mình và khó chịu khi có người nghèo đến xin họ bố thí giúp đỡ...
Đức Chúa Giê-su đã cảnh cáo hạng người ấy đừng thờ Thiên Chúa bằng môi bằng miệng, đừng nghĩ rằng cứ đọc kinh cho thật nhiều thì sẽ được vào thiên đàng, nhưng chỉ những ai biết thực hành lời của Ngài mới được vào thiên quốc mà thôi, mà Lời Chúa không phải là kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận như chính mình sao !
Vĩnh Linh mới kêu mẹ ba bốn tiếng mà mẹ đã giận không bằng lòng, cũng vậy nếu chúng ta cứ kêu Chúa mà không yêu mến thực hành Lời Chúa, thì Chúa cũng sẽ buồn lắm vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Chúa về quê lại bị khinh chê
Lm. Nguyễn Xuân Trường
04:54 05/07/2024
CHÚA VỀ QUÊ LẠI BỊ KHINH CHÊ
Mỗi dịp quý vị về quê thấy thế nào: vui hay buồn? Phúc Âm tuần này kể chuyện Chúa Giêsu về quê không được vui lắm vì bị người nhà khinh chê, bị người quê rẻ rúng. Tại sao lại ra nông nỗi này?
1. Nhìn nhau. Trong đời nhiều khi người ta nhìn nhau bằng cái nhìn dán nhãn, nên không nhìn toàn diện chân thực, mà thường nhìn thiên kiến tiêu cực về người khác. Chúa về quê, dân làng cũng đã nhìn Chúa bằng một cái nhìn dán nhãn. Họ không nhìn ra Đức Giêsu là con Thiên Chúa tối cao, mà họ lại mặc định trong đầu mình suy nghĩ về Đức Giêsu chỉ là con nhà: bố làm thợ mộc, mẹ quanh quẩn xó nhà, anh em là mấy thằng cùng xóm chơi với nhau thôi, chứ có gì ghê gớm đâu.
2. Chê nhau. Nhìn nhau thế nào sẽ dẫn lối thái độ đối xử với nhau như thế. Khi đã dán nhãn cho Chúa là con nhà lao động chân tay ngay trong xóm mình, thì họ đã coi thường, chê bai Chúa đến độ chính Chúa phải thốt lên: Ngôn sứ bị rẻ rúng ở chính quê hương mình, ngay giữa đám bà con thân thuộc trong gia đình mình. Cần để ý điều này: người ta ít khi coi thường người lạ, mà lại hay coi thường người nhà! Đúng là, quen quá hoá nhàm. Đời là thế.
3. Mất nhau. Từ thái độ coi thường nhau, chê nhau sẽ dẫn đến mất nhau. Trong gia đình, vợ chồng mất nhau vì coi thường nhau. Dân làng đã đánh mất cơ hội được chứng kiến, được lãnh nhận những phép lạ Chúa làm. Dân làng đã đánh mất cả hồng phúc có Chúa trong làng mình vì Chúa đã phải rời đi sang các làng khác. Thế giới hôm nay cũng đang đánh mất Chúa khi người ta coi thường những lời dạy của Chúa.
Khi nhìn cây hoa thì chúng ta nhìn ngắm hoa chứ không ai lại đi nhìn ngắm gai. Thế thì, xin cho mỗi chúng ta khi nhìn nhau biết nhìn ngắm những nét đẹp đẽ, quý giá của nhau, và nhất là, biết nhìn ngắm Chúa và ơn phúc Chúa ban trong cuộc đời. Amen.
Mỗi dịp quý vị về quê thấy thế nào: vui hay buồn? Phúc Âm tuần này kể chuyện Chúa Giêsu về quê không được vui lắm vì bị người nhà khinh chê, bị người quê rẻ rúng. Tại sao lại ra nông nỗi này?
1. Nhìn nhau. Trong đời nhiều khi người ta nhìn nhau bằng cái nhìn dán nhãn, nên không nhìn toàn diện chân thực, mà thường nhìn thiên kiến tiêu cực về người khác. Chúa về quê, dân làng cũng đã nhìn Chúa bằng một cái nhìn dán nhãn. Họ không nhìn ra Đức Giêsu là con Thiên Chúa tối cao, mà họ lại mặc định trong đầu mình suy nghĩ về Đức Giêsu chỉ là con nhà: bố làm thợ mộc, mẹ quanh quẩn xó nhà, anh em là mấy thằng cùng xóm chơi với nhau thôi, chứ có gì ghê gớm đâu.
2. Chê nhau. Nhìn nhau thế nào sẽ dẫn lối thái độ đối xử với nhau như thế. Khi đã dán nhãn cho Chúa là con nhà lao động chân tay ngay trong xóm mình, thì họ đã coi thường, chê bai Chúa đến độ chính Chúa phải thốt lên: Ngôn sứ bị rẻ rúng ở chính quê hương mình, ngay giữa đám bà con thân thuộc trong gia đình mình. Cần để ý điều này: người ta ít khi coi thường người lạ, mà lại hay coi thường người nhà! Đúng là, quen quá hoá nhàm. Đời là thế.
3. Mất nhau. Từ thái độ coi thường nhau, chê nhau sẽ dẫn đến mất nhau. Trong gia đình, vợ chồng mất nhau vì coi thường nhau. Dân làng đã đánh mất cơ hội được chứng kiến, được lãnh nhận những phép lạ Chúa làm. Dân làng đã đánh mất cả hồng phúc có Chúa trong làng mình vì Chúa đã phải rời đi sang các làng khác. Thế giới hôm nay cũng đang đánh mất Chúa khi người ta coi thường những lời dạy của Chúa.
Khi nhìn cây hoa thì chúng ta nhìn ngắm hoa chứ không ai lại đi nhìn ngắm gai. Thế thì, xin cho mỗi chúng ta khi nhìn nhau biết nhìn ngắm những nét đẹp đẽ, quý giá của nhau, và nhất là, biết nhìn ngắm Chúa và ơn phúc Chúa ban trong cuộc đời. Amen.
Đường đến tự do
Lm. Minh Anh
15:30 05/07/2024
ĐƯỜNG ĐẾN TỰ DO
“Khi tới ngày chàng rể bị đem đi khỏi họ, bấy giờ họ mới ăn chay!”.
Một nhà ẩn tu nói, “Bạn muốn tự do? Muốn thực sự khám phá nó? Chắc chắn là bạn muốn! Nhưng điều đó có ý nghĩa gì; và làm thế nào để có được nó? Hãy kiêng khem những gì ‘là tốt’, để khát khao những gì ‘là thánh!’. Hãy sống một đời sống chay tịnh!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Để tự do, hãy sống một đời sống chay tịnh!”. Thoạt tiên, liên kết này có vẻ lạ thường; nhưng quả vậy, chay tịnh là phương tiện giúp đào sâu đức tin và là ‘đường đến tự do’ đích thực! Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đồng tình với nhà ẩn tu.
Chay tịnh có một vị trí nhất định trong đời sống thiêng liêng; bởi lẽ, nó tạo ra một cơn đói triền miên, đói Thiên Chúa! Mục đích của chay tịnh là “kiêng khem những gì ‘là tốt’, để khát khao những gì ‘là thánh’”, nâng cao một điều tốt tự nhiên, giúp tâm hồn thanh thoát, để nhạy bén hơn với những gì siêu nhiên, những gì thuộc về Thánh Thần. Chay tịnh là sự im lặng của xác thịt giúp cho sự khao khát thiêng liêng trở nên mãnh liệt hơn. Vì thế, khi tự do từ chối bản thân, bạn sẵn sàng mở lòng mình ra như một bầu rượu vốn sẽ không rạn nứt khi Thiên Chúa đổ vào đó rượu mới Thánh Thần của Ngài.
Tự do đích thực là tự do thoát khỏi những ràng buộc của ích kỷ hay khuynh hướng xấu để sống trong niềm vui với Thiên Chúa, niềm vui sống gần Thiên Chúa, như được ‘Chàng Rể’ luôn ở kề bên. Đó là niềm vui thiên đàng, niềm vui đời đời. Như thế, chay tịnh, ‘đường đến tự do’ giục giã bạn “kiêng khem những gì ‘là tốt’, để khát khao những gì ‘là thánh’”, vượt qua những ham muốn xác thịt để phó mình cho Thánh Thần.
Trong cuộc sống, có những lúc “Chàng Rể bị đem đi”. Đó là lúc chúng ta cảm nhận sự vắng bóng Chúa Kitô. Điều này có thể xảy đến do tội lỗi; cũng có thể đến khi chúng ta ngày càng đến gần Chúa hơn. Bấy giờ, chay tịnh có một vai trò quan trọng! Tại sao? Trước hết, chay tịnh giúp giải phóng những ràng buộc tội lỗi, củng cố ý chí, thanh lọc những lăng loàn. Trường hợp thứ hai, khi chúng ta đang tiến rất gần Chúa Kitô - Đấng che giấu sự hiện diện của chính Ngài - để chúng ta biết tìm Ngài nhiều hơn. Trong trường hợp này, chay tịnh trở thành phương tiện giúp đào sâu đức tin và sự cam kết.
Anh Chị em,
“Khi tới ngày chàng rể bị đem đi khỏi họ, bấy giờ họ mới ăn chay!”. Việc chay tịnh các môn đệ đã sống, Giáo Hội và chúng ta đang sống là phương tiện hiệp nhất chúng ta với Chúa Kitô đau khổ. Như vậy, việc từ bỏ bản thân để làm theo ý Thiên Chúa chính là tham dự vào Sự Cứu Chuộc của Ngài; đó là ‘đường đến tự do’ đích thực của Phục Sinh vinh hiển! Thiên Chúa phán, “Núi đồi sẽ ứa ra nước cốt nho, và mọi gò nổng sẽ tuôn chảy” - bài đọc một. Chúa là Đấng sẽ trả lại gấp bội cho ai biết mở lòng trở về với Ngài. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Điều Chúa phán là lời chúc bình an cho dân Ngài!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con muốn tự do, cho con dám kiêng khem những gì ‘là tốt’, để khát khao những gì ‘là thánh’, chính Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Khi tới ngày chàng rể bị đem đi khỏi họ, bấy giờ họ mới ăn chay!”.
Một nhà ẩn tu nói, “Bạn muốn tự do? Muốn thực sự khám phá nó? Chắc chắn là bạn muốn! Nhưng điều đó có ý nghĩa gì; và làm thế nào để có được nó? Hãy kiêng khem những gì ‘là tốt’, để khát khao những gì ‘là thánh!’. Hãy sống một đời sống chay tịnh!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Để tự do, hãy sống một đời sống chay tịnh!”. Thoạt tiên, liên kết này có vẻ lạ thường; nhưng quả vậy, chay tịnh là phương tiện giúp đào sâu đức tin và là ‘đường đến tự do’ đích thực! Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đồng tình với nhà ẩn tu.
Chay tịnh có một vị trí nhất định trong đời sống thiêng liêng; bởi lẽ, nó tạo ra một cơn đói triền miên, đói Thiên Chúa! Mục đích của chay tịnh là “kiêng khem những gì ‘là tốt’, để khát khao những gì ‘là thánh’”, nâng cao một điều tốt tự nhiên, giúp tâm hồn thanh thoát, để nhạy bén hơn với những gì siêu nhiên, những gì thuộc về Thánh Thần. Chay tịnh là sự im lặng của xác thịt giúp cho sự khao khát thiêng liêng trở nên mãnh liệt hơn. Vì thế, khi tự do từ chối bản thân, bạn sẵn sàng mở lòng mình ra như một bầu rượu vốn sẽ không rạn nứt khi Thiên Chúa đổ vào đó rượu mới Thánh Thần của Ngài.
Tự do đích thực là tự do thoát khỏi những ràng buộc của ích kỷ hay khuynh hướng xấu để sống trong niềm vui với Thiên Chúa, niềm vui sống gần Thiên Chúa, như được ‘Chàng Rể’ luôn ở kề bên. Đó là niềm vui thiên đàng, niềm vui đời đời. Như thế, chay tịnh, ‘đường đến tự do’ giục giã bạn “kiêng khem những gì ‘là tốt’, để khát khao những gì ‘là thánh’”, vượt qua những ham muốn xác thịt để phó mình cho Thánh Thần.
Trong cuộc sống, có những lúc “Chàng Rể bị đem đi”. Đó là lúc chúng ta cảm nhận sự vắng bóng Chúa Kitô. Điều này có thể xảy đến do tội lỗi; cũng có thể đến khi chúng ta ngày càng đến gần Chúa hơn. Bấy giờ, chay tịnh có một vai trò quan trọng! Tại sao? Trước hết, chay tịnh giúp giải phóng những ràng buộc tội lỗi, củng cố ý chí, thanh lọc những lăng loàn. Trường hợp thứ hai, khi chúng ta đang tiến rất gần Chúa Kitô - Đấng che giấu sự hiện diện của chính Ngài - để chúng ta biết tìm Ngài nhiều hơn. Trong trường hợp này, chay tịnh trở thành phương tiện giúp đào sâu đức tin và sự cam kết.
Anh Chị em,
“Khi tới ngày chàng rể bị đem đi khỏi họ, bấy giờ họ mới ăn chay!”. Việc chay tịnh các môn đệ đã sống, Giáo Hội và chúng ta đang sống là phương tiện hiệp nhất chúng ta với Chúa Kitô đau khổ. Như vậy, việc từ bỏ bản thân để làm theo ý Thiên Chúa chính là tham dự vào Sự Cứu Chuộc của Ngài; đó là ‘đường đến tự do’ đích thực của Phục Sinh vinh hiển! Thiên Chúa phán, “Núi đồi sẽ ứa ra nước cốt nho, và mọi gò nổng sẽ tuôn chảy” - bài đọc một. Chúa là Đấng sẽ trả lại gấp bội cho ai biết mở lòng trở về với Ngài. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Điều Chúa phán là lời chúc bình an cho dân Ngài!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con muốn tự do, cho con dám kiêng khem những gì ‘là tốt’, để khát khao những gì ‘là thánh’, chính Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 14 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:10 05/07/2024
CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mc 6, 1-6
“Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở quê hương mình.”
Anh chị em thân mến,
Chỉ có những người đã cảm nghiệm qua được những đau khổ mới chia sẻ được với những đau khổ của tha nhân; chỉ có những ai đã bị khinh chê, bị hất hủi, bị rẻ rúng mới hiểu được thế nào là sự tủi nhục của anh chị em mình.
Đức Chúa Giê-su đã kinh qua điều ấy khi Ngài bị những người trong làng trong họ rẻ rúng coi khinh, vì lý lịch của Ngài đối với họ không ra gì cả: con của bác thợ mộc Giu-se và bà Ma-ri-a nghèo nàn. Vì những thành kiến này, mà Đức Chúa Giê-su đã không làm một phép lạ nào cho họ, bởi vì dù có làm chăng nữa thì họ cũng không tin Ngài là Đấng Mê-si-a.
Thành kiến là mối mọt gặm nhấm tình yêu mà Đức Chúa Giê-su đã phát hiện ra khi trở về quê hương, sau những ngày bôn ba rao giảng Tin Mừng Nước Trời, đáng lẽ, những người ở quê hương phải vui mừng mới phải, vì từ nơi quê hương của mình đã phát sinh ra một người con làm rạng rỡ cho quê hương làng xóm, nhưng họ đã làm ngược lại: họ đã khinh rẻ Đức Chúa Giê-su vì Ngài xuất thân từ con nhà nghèo, con của bác thợ mộc.
Thành kiến là mối mọt gặm nhấm tình yêu giữa người với người, giữa những thành viên trong cộng đoàn với nhau, nó như những con mọt âm thầm phá nát mối giây liên hệ tình người trong cuộc sống, nó không chấp nhận một sự thực tồn tại, đó là cuộc sống của người anh chị em hôm qua và hôm nay không giống nhau; họ chì nhìn thấy cái quá khứ nghèo nàn của Đức Chúa Giê-su, họ chỉ nhìn thấy cái kém cỏi của tha nhân hôm qua mà không thấy cái hay cái tốt của họ hôm nay, cho nên đối với họ, dù cho anh chị em có tài giỏi đến đâu chăng nữa, thì anh chị em ấy cũng vẫn là con bác thợ mộc nghèo nàn, cũng là nói: anh vẫn cứ là một đứa có lý lịch không ra gì.
Thành kiến là chống lại ân sủng của Thiên Chúa nơi người anh em chị em của chúng ta, bởi vì ân sủng của Chúa như giòng nước tuôn chảy trong tâm hồn của con người. Nước chảy thì luôn làm cho nơi mà nó chảy qua được sạch sẽ đổi mới và trong lành, cũng vậy khi chúng ta cứ mãi mãi nhìn thấy cái khuyết điểm hôm qua của tha nhân để rồi phê bình, khinh bỉ, thì chúng ta chống đối và phủ nhận ân sủng của Chúa nơi người anh em chị em của chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Ở trên đời có rất nhiều sự việc xảy ra mà chúng ta không ngờ tới, không dám nghĩ tới, nhưng nó vẫn cứ xảy ra, huống hồ người anh chị em của chúng ta, hôm qua họ là người thô lổ cộc cằn, nhưng hôm nay họ trở nên hiền lành dễ thương; hôm qua họ buôn gian bán lận, nhưng hôm nay họ trở thành kẻ lương thiện; hôm qua họ là tên không ra gì, nhưng hôm nay họ trở thành một linh mục, một tu sĩ, một nữ tu...
Tất cả đều là hồng ân của Thiên Chúa, không có ân sủng của Ngài thì không ai có thể làm cho mình trở nên tốt hơn, nhưng họ đã cậy nhờ ơn Chúa để thánh hoá mình và vươn lên, vậy chúng ta lấy quyền gì để khinh rẻ anh chị em của mình?
Nếu Đức Chúa Giê-su cứ nhìn cái ngày hôm qua của chúng ta, nghĩa là Ngài cứ nhìn mỗi tội lỗi của chúng ta, thì thử hỏi, chúng ta sẽ như thế nào, chúng ta được cứu độ chăng?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin mừng: Mc 6, 1-6
“Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở quê hương mình.”
Anh chị em thân mến,
Chỉ có những người đã cảm nghiệm qua được những đau khổ mới chia sẻ được với những đau khổ của tha nhân; chỉ có những ai đã bị khinh chê, bị hất hủi, bị rẻ rúng mới hiểu được thế nào là sự tủi nhục của anh chị em mình.
Đức Chúa Giê-su đã kinh qua điều ấy khi Ngài bị những người trong làng trong họ rẻ rúng coi khinh, vì lý lịch của Ngài đối với họ không ra gì cả: con của bác thợ mộc Giu-se và bà Ma-ri-a nghèo nàn. Vì những thành kiến này, mà Đức Chúa Giê-su đã không làm một phép lạ nào cho họ, bởi vì dù có làm chăng nữa thì họ cũng không tin Ngài là Đấng Mê-si-a.
Thành kiến là mối mọt gặm nhấm tình yêu mà Đức Chúa Giê-su đã phát hiện ra khi trở về quê hương, sau những ngày bôn ba rao giảng Tin Mừng Nước Trời, đáng lẽ, những người ở quê hương phải vui mừng mới phải, vì từ nơi quê hương của mình đã phát sinh ra một người con làm rạng rỡ cho quê hương làng xóm, nhưng họ đã làm ngược lại: họ đã khinh rẻ Đức Chúa Giê-su vì Ngài xuất thân từ con nhà nghèo, con của bác thợ mộc.
Thành kiến là mối mọt gặm nhấm tình yêu giữa người với người, giữa những thành viên trong cộng đoàn với nhau, nó như những con mọt âm thầm phá nát mối giây liên hệ tình người trong cuộc sống, nó không chấp nhận một sự thực tồn tại, đó là cuộc sống của người anh chị em hôm qua và hôm nay không giống nhau; họ chì nhìn thấy cái quá khứ nghèo nàn của Đức Chúa Giê-su, họ chỉ nhìn thấy cái kém cỏi của tha nhân hôm qua mà không thấy cái hay cái tốt của họ hôm nay, cho nên đối với họ, dù cho anh chị em có tài giỏi đến đâu chăng nữa, thì anh chị em ấy cũng vẫn là con bác thợ mộc nghèo nàn, cũng là nói: anh vẫn cứ là một đứa có lý lịch không ra gì.
Thành kiến là chống lại ân sủng của Thiên Chúa nơi người anh em chị em của chúng ta, bởi vì ân sủng của Chúa như giòng nước tuôn chảy trong tâm hồn của con người. Nước chảy thì luôn làm cho nơi mà nó chảy qua được sạch sẽ đổi mới và trong lành, cũng vậy khi chúng ta cứ mãi mãi nhìn thấy cái khuyết điểm hôm qua của tha nhân để rồi phê bình, khinh bỉ, thì chúng ta chống đối và phủ nhận ân sủng của Chúa nơi người anh em chị em của chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Ở trên đời có rất nhiều sự việc xảy ra mà chúng ta không ngờ tới, không dám nghĩ tới, nhưng nó vẫn cứ xảy ra, huống hồ người anh chị em của chúng ta, hôm qua họ là người thô lổ cộc cằn, nhưng hôm nay họ trở nên hiền lành dễ thương; hôm qua họ buôn gian bán lận, nhưng hôm nay họ trở thành kẻ lương thiện; hôm qua họ là tên không ra gì, nhưng hôm nay họ trở thành một linh mục, một tu sĩ, một nữ tu...
Tất cả đều là hồng ân của Thiên Chúa, không có ân sủng của Ngài thì không ai có thể làm cho mình trở nên tốt hơn, nhưng họ đã cậy nhờ ơn Chúa để thánh hoá mình và vươn lên, vậy chúng ta lấy quyền gì để khinh rẻ anh chị em của mình?
Nếu Đức Chúa Giê-su cứ nhìn cái ngày hôm qua của chúng ta, nghĩa là Ngài cứ nhìn mỗi tội lỗi của chúng ta, thì thử hỏi, chúng ta sẽ như thế nào, chúng ta được cứu độ chăng?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Chúa về quê
Lm. Nguyễn Xuân Trường
23:03 05/07/2024
Chúa Nhật Thứ 14 Mùa Quanh Năm 7/7 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
23:38 05/07/2024
BÀI ĐỌC 1 Ed 2:2-5
Bài trích sách ngôn sứ Ê-dê-ki-en.
Bấy giờ, thần khí đã nhập vào tôi đúng như lời Người phán với tôi và làm cho chân tôi đứng vững. Người phán với tôi:
"Hỡi con người, chính Ta sai ngươi đến với con cái Ít-ra-en, đến với dân phản nghịch đang nổi loạn chống lại Ta; chúng cũng như cha ông đã nổi lên chống lại Ta mãi cho đến ngày nay.
Những đứa con mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá, chính Ta sai ngươi đến với chúng: ‘Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này.’
Còn chúng, vốn là nòi phản loạn, chúng có thể nghe hoặc không nghe, nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng.”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 2Cr 12:7-10
Bài trích thư thứ hai của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.
Thưa anh em, để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mạc khải phi thường tôi đã nhận được, thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Xa-tan được sai đến vả mặt tôi, để tôi khỏi tự cao tự đại.
Đã ba lần tôi xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này. Nhưng Người quả quyết với tôi: “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.”
Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Ki-tô ở mãi trong tôi.
Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG
Alleluia, Alleluia!
Thần Khí Chúa ngự trên tôi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.
Alleluia
TIN MỪNG Mc 6:1-6
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mác-cô.
Hồi ấy, Đức Giê-su trở về quê quán của Người, có các môn đệ đi theo. Đến ngày sa-bát, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên. Họ nói: “Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì? Ông ta không phải là bác thợ, con bà Ma-ri-a, và anh em của các ông Gia-cô-bê, Giô-xết, Giu-đa và Si-môn sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?”
Và họ vấp ngã vì Người. Đức Giê-su bảo họ:
“Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi.”
Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. Người lấy làm lạ vì họ không tin. Rồi Người đi các làng chung quanh mà giảng dạy.
Đó là Lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nếu Chúa Giêsu không chết, làm sao Thánh Lễ là lễ hy sinh?
Vũ Văn An
19:55 05/07/2024
Trên Website newtheologicalmovement.blogspot.com.au, Cha Ryan Erlenbush cho đăng một bài báo rất có giá trị về khía cạnh hy lễ của Thánh Lễ.
Trong nền thần học bí tích của Giáo Hội, ta phải nhìn nhận sự phân biệt sau đây giữa Res, Sacramentum, Res et Sacramentum, nghĩa là giữa sự vật, bí tích, sự vật và bí tích. Sự vật là ơn thánh vô hình được bí tích thông ban. Bí tích là dấu hữu hình được dùng trong nghi thức. Còn sự vật và bí tích là sự vật vô hình nhưng lại là một dấu chỉ của một điều gì sâu xa hơn. Thí dụ, dấu thánh của phép rửa là một thực tại trong linh hồn người được rửa nhưng cũng là một bí tích chỉ việc cá nhân tham dự vào Chúa Kitô.
Để hiểu cách thế trong đó Thánh Lễ là lễ hy sinh, ta phải hiểu mỗi một yếu tố này liên hệ ra sao với Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể. Điều này sẽ làm rõ việc cho dù Chúa Giêsu không chết trên bàn thờ nhưng mãi mãi sống và vinh hiển trong Phép Thánh Thể, Thánh Lễ vẫn là lễ hy sinh trên Thập Giá.
Res tantum (sự vật hay thực tại xét riêng): ơn thánh của bí tích
Sự vật hay thực tại của Phép Thánh Thể có hai điều: Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Kitô và Nhiệm Thể Chúa Kitô là Giáo Hội. Đàng khác, ta có thể nói rằng thực tại của bí tích này là ơn thánh ban cho người lãnh nhận nó cách xứng đáng.
Sacramentum tantum (dấu chỉ hay bí tích xét riêng): Hình bánh và hình rượu hữu hình.
Nơi Phép Thánh Thể, dấu chỉ đơn giản hay bí tích bề ngoài là bánh và rượu hữu hình. Chúng là dấu chỉ bao lâu còn là lương thực nuôi dưỡng thân xác. Cũng thế, Mình và Máu Chúa Kitô cũng là của dưỡng nuôi linh hồn. Đàng khác, những ai tới tham dự bữa ăn chung trở nên một thế nào; thì Giáo Hội cũng hợp nhất nơi bàn tiệc thánh này như thế.
Res et Sacramentum (thực tại hay sự vật đồng thời là dấu chỉ hay bí tích chỉ một sự vật sâu xa hơn): Mình và Máu Hiển Vinh của Chúa Kitô.
Như đã nói trên đây, Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể là một thực tại của bí tích này. Tuy nhiên, Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Kitô không phải chỉ là một thực tại, nó còn là sự hiện diện bí tích nữa. Cho nên, hiển nhiên, sự Hiện Diện Thực Sự ấy là thực tại và bí tích của Phép Thánh Thể.
Ta cần nói rõ hơn: Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể là thực tại và bí tích bao lâu Thân Xác vinh hiển của Chúa Kitô (dưới dấu chỉ hữu hình là bánh) và Máu vinh hiển của Người (dưới dấu chỉ hữu hình là rượu) là thực tại và bí tích của Phép Thánh Thể.
Dĩ nhiên, mình và máu, linh hồn và thần tính Chúa Giêsu hiện diện trọn vẹn trong mỗi hình và trong từng phần của chúng. Ấy thế nhưng, không phải là không có lý do khi ta gọi điều này là bí tích mình thánh Chúa Kitô điều kia là bí tích máu thánh Người. Trong các nghi thức thánh của mình, Giáo Hội gọi điều này là “Mình Thánh Chúa Kitô”, điều kia là “Máu Thánh Chúa Kitô” (như khi phân phối Mình Máu Thánh lúc rước lễ)
Bây giờ, ta chỉ tập chú vào một điểm sau đây mà thôi: Thân Xác vinh hiển và sống động của Chúa Kitô và Máu vinh hiển và sống động của Người không phải chỉ là các thực tại, mà còn là dấu chỉ và bí tích của một thực tại khác nữa.
Trên bàn Thánh Lễ, Thân Xác vinh hiển và sống động của Chúa Kitô được phân cách một cách bí tích ra khỏi Máu vinh hiển và sống động của Người (sự thực, chúng vẫn hợp nhất với nhau, vì trọn vẹn Chúa Giêsu vẫn hiện diện trọn vẹn trong mỗi hình). Chúng được tách rời nhau một cách bí tích, bao lâu điều này vẫn là bí tích chỉ Thân Xác Người và điều kia là bí tích chỉ Máu Người. Như thế, dưới dấu chỉ bí tích, ta thấy mình và máu Chúa Kitô được tách biệt trên bàn thờ.
Việc tách biệt hai hình Thánh Thể này là bí tích Thập Giá, lúc và nơi duy nhất trong đó mình và máu Chúa Kitô bị tách biệt bởi lưỡi đòng của Longinus đâm thấu Trái Tim Đấng Cứu Thế để máu và nước cùng chẩy ra.
Như thế, mình và máu Chúa Kitô đã được tách biệt (trong hình riêng và tự nhiên của chúng) trên bàn thờ Thập Giá thế nào, thì trên bàn thờ Thánh Lễ, chúng cũng được tách biệt như thế (trong hình bí tích của chúng) như vậy. Chính vì thế, Thánh Lễ là lễ hy sinh, vì nó là lễ hy sinh có tính bí tích.
Không phải là hai mà là một lễ hy sinh
Thánh Lễ là lễ hy sinh bí tích, không phải lễ hy sinh thể lý và đẫm máu. Cũng như không có hai thân xác Chúa Kitô thế nào (một trên thiên đàng một trong bí tích), thì cũng không thể có hai lễ hy sinh như vậy (một trên Can-vê một trong Thánh Lễ).
Không, chính vì Thánh Thể là một bí tích và lễ hy sinh là lễ hy sinh bí tích, nên không có việc nhân thừa của lễ hay cái chết. Chúa Giêsu chỉ chết một lần cho mọi người, và cái chết một lần đó được làm cho trở thành hiện diện một cách bí tích qua việc tách biệt mình và máu Chúa Kitô trên bàn thờ.
Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích Cực Thánh vẫn sống động, nhưng sự Hiện Diện của Người đã là một bí tích khi Người qua đời rồi.
Theo Thánh Tôma Tiến Sĩ
Khi tự hỏi liệu có dư thừa không khi trọn vẹn Chúa Kitô (cả mình và máu, cả linh hồn và thần tính) hiện diện trong mỗi hình, Thánh Tôma cho rằng: “Dù trọn vẹn Chúa Kitô ở trong mỗi hình, nhưng như thế không phải là không có mục đích. Vì trước hết, việc đó có mục đích biểu tượng cho Cuộc Thương Khó của Chúa Kitô, trong đó, máu được tách ra khỏi thân xác; do đó, trong mô thể truyền phép máu thánh có nhắc tới việc đổ ra” (ST III, q.76, a.2, ad 1)
Nếu trọn vẹn Chúa Kitô hiện diện dưới cả hai hình của Thánh Thể, thì tại sao ta lại nói “Mình Thánh Chúa Kitô” và “Máu Thánh Chúa Kitô”?
Khi ta nhận xác quyết sau đây làm tín điều “toàn bộ và trọn vẹn Chúa Kitô hiện diện dưới hình bánh, và dưới bất cứ thành phần nào của hình này; cũng vậy, toàn bộ Chúa Kitô hiện diện dưới hình rượu, và dưới bất cứ thành phần nào của nó” (Công Đồng Trent, Phiên XIII, Chương III), đến nỗi mình và máu thánh Chúa Kitô đều hiện diện trong cả Mình Thánh lẫn Máu Thánh, ta hẳn ngạc nhiên tại sao linh mục lại gọi hình này là mình Chúa Kitô hình kia là máu Chúa Kitô. Và vì ta lãnh nhận trọn vẹn Chúa Kitô (cả mình và máu, cả linh hồn và thần tính) lúc hiệp lễ, thì tại sao linh mục lại không cho hiệp lễ với những lời như “mình và máu Chúa Kitô”?
Nhờ xem sét cách Chúa Giêsu hiện diện toàn bộ và trọn vẹn dưới cả hai hình Thánh Thể, ta sẽ biết cách đánh giá thực hành của Giáo Hội. Hơn nữa, ta sẽ thấy rằng điều xem ra có vẻ chỉ là suy lý thần học, thực sự rất quan trọng đối với cái hiểu Công Giáo về mầu nhiệm Thánh Lễ là lễ hy sinh.
Giáo huấn của Công Đồng Trent
“Và niềm tin vốn có trong Giáo Hội Thiên Chúa là ngay sau khi truyền phép, chính Mình Thánh Chúa thật, và chính Máu Thánh Chúa thật, cùng với linh hồn và thần tính của Người đều hiện diện dưới các hình bánh và rượu; nhưng Mình Chúa quả thực dưới hình bánh, và Máu Chúa dưới hình rượu, nhờ ex vi verborum [hiệu lực của lời]; nhưng chính mình cũng hiện diện dưới hình rượu, và máu cũng hiện diện dưới hình bánh, và linh hồn hiện diện dưới cả hai hình, nhờ hiệu lực của việc nối kết và đồng kết (per concomitantiam) tự nhiên nhờ đó các phần của Chúa Kitô Chúa chúng ta, Đấng nay đã sống lại từ cõi chết, không còn chết nữa, đã kết hợp với nhau; và thần tính, nhờ sự kết hợp ngôi vị (hypostatic union) đầy kỳ diệu với Mình và Máu Người” (Công Đồng Trent, Phiên XIII, Chương III).
Điều đặc biệt đáng lưu ý trong phán quyết của Công Đồng Trent là mình Chúa Kitô hiện diện trong Mình Thánh “nhờ hiệu lực của lời” (ex vi verborum) trong khi máu Chúa Kitô hiện diện “nhờ hiệu lực việc nối kết và đồng kết tự nhiên” (per concomitantiam). Nói cách khác, vì mình và máu Chúa Kitô (cùng với linh hồn Người) kết hợp trong cách hiện hữu riêng của Người hiện diễn ra trên trời, nên chúng cũng kết hợp trong Bí Tích Cực Thánh. Nhờ hiệu năng của lời truyền phép, bản thể của bánh đã biến thành mình Chúa Kitô và bản thể của rượu đã biến thành máu Chúa Kitô, nhưng nhờ hiệu năng của sự kiện (đang diễn ra trên trời) trong đó mình và máu Chúa Kitô, trong các hình riêng của chúng, đã kết hợp với nhau và cùng nhau kết hợp với linh hồn nhân tính của Người, thì chúng cũng kết hợp với nhau như thế dưới các hình bí tích của chúng.
Điều trên muốn nói: Thánh Thể cũng là một thực tại trên trời, bao lâu sự hiện diện của Chúa Kitô ở trên trời này là yếu tố xác định sự hiện diện của Người trong bí tích. Chính vì nay Người đang sống và được hiển vinh trên trời, nên mình và máu Chúa Cứu Thế trong Phép Thánh Thể cũng được kết hợp với nhau và đang sống và được hiển vinh như vậy.
Cuối cùng, nhờ hiệu lực của sự kết hợp ngôi vị, có một sự đồng kết siêu nhiên khiến cho thần tính chúa Kitô cũng được kết hợp với mình và máu Người trong các hình Thánh Thể.
Tuy nhiên, khi linh mục truyền phép các yếu tố và cho hiệp lễ, ngài không nói tới Thánh Thể theo sự đồng kết thật sự, nhưng đúng hơn theo hiệu lực của lời truyền phép. Do đó, vì trong Bánh Thánh chỉ mình Chúa Kitô hiện diện ex vi verborum [nhờ hiệu lực của lời], nên phụng vụ chỉ nhắc tới Bánh Thánh như “Mình Thánh Chúa Kitô” chứ không như “mình, máu, linh hồn và thần tính Chúa Kitô” (dù, dĩ nhiên, trọn vẹn Chúa Kitô đều hiện diện trong Bánh Thánh). Một lần nữa, vì trong Chén Thánh chỉ máu Chúa Kitô hiện diện ex vi verborum, nên phụng vụ chỉ nhắc đến Chén Thánh như “máu Chúa Kitô” chứ không như “mình, máu, linh hồn và thần tính Chúa Kitô” (mặc dù, một lần nữa, toàn diện Chúa Kitô đều hiện diện trong Máu Cực Thánh).
Một câu hỏi có tính suy đoán của Thánh Tôma Aquinô
Trong Summa Theologica III, q.81, a.4, Tiến sĩ Thiên thần đặt ra một câu hỏi mà thoạt đầu có vẻ như là suy đoán hoang đường: Nếu Bí tích này đã được lưu giữ trong một hộp đựng mình thánh mang cho bệnh nhân [pyx] hay được thánh hiến vào lúc Chúa Kitô chết bởi một trong các tông đồ, thì liệu chính Chúa Kitô cũng chết ở đó sao? Nói cách khác, nếu Bí tích Thánh Thể được giữ lại từ Thứ Năm Tuần Thánh, thì chúng ta có thể nói gì về sự Hiện diện Thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích này? Liệu Người có còn sống không? Liệu cả thể xác và máu của Người có hiện diện trong Mình Thánh không? Liệu linh hồn của Người có hiện diện trong đó không? Liệu Người có được tôn vinh không? Và cuối cùng, liệu thần tính của Người có hiện diện trong Bánh Thánh đó không?
Xét rằng Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể, vì đó là sự hiện diện mang tính bí tích, phụ thuộc một cách hợp lý vào sự hiện diện của Đấng Cứu Rỗi trong hình sắc [species] riêng của Người (tức là trong phương thức hiện hữu tự nhiên của Người); rõ ràng là, nếu chúng ta muốn biết cách Chúa Kitô hiện diện trong Bánh Thánh được duy trì vào Thứ Sáu Tuần Thánh, thì chúng ta phải xem Chúa Kitô hiện hữu như thế nào trong thân xác đích thực của Người vào ngày đó.
Thánh Tôma, khi thiết lập những nguyên tắc mà sau này được Công đồng Trent xác nhận, đã kết luận rằng Chúa Kitô đã chết trong Bánh Thánh cũng như Người đã chết trên Thập Giá ngày hôm đó. Hơn nữa, linh hồn Chúa Kitô bị tách rời khỏi Mình và Máu Người, nên nó cũng bị tách khỏi Bí tích. Một lần nữa, như máu Chúa Kitô đổ ra từ thân xác Người trên Thập Giá, thân xác và máu Chúa Kitô cũng sẽ được tách biệt trong Bí tích. Và, như chúng ta mong đợi bây giờ, vì Đấng Cứu Rỗi của chúng ta chưa được tôn vinh theo hình sắc đích thực của Người, nên Sự Hiện Diện Thực Sự của Người trong Bánh Thánh cũng không được tôn vinh. Tuy nhiên, vì thân xác và máu vô hồn của Chúa Kitô không bị cái chết tước mất sự kết hợp ngôi vị, nên Chúa chúng ta đã hiện diện trong Mình Thánh trong thần tính của Người. Bánh Thánh chỉ là thân xác (ex vi verborum) và thiên tính của Chúa Kitô (per conmitantiam), chứ không phải là máu hay linh hồn của Người.
Chúng ta có thể nhanh chóng nhận ra rằng câu hỏi của Vị Tiến sĩ Thiên Thần không chỉ là một thao tác suy đoán, mà thực ra là một công cụ sư phạm để dạy về sự khác biệt giữa sức mạnh của việc đồng kết thực sự và sức mạnh của lời thánh hiến.
Thánh lễ là hy lễ ra sao
Như chúng tôi đã viết trong bài viết trước, việc thừa nhận sự kiện Bánh Thánh là Mình Thánh Chúa Kitô trong khi Chén Thánh là Bí tích Máu Chúa Kitô không chỉ là trò chơi suy đoán. Đúng hơn, đây là điều thiết yếu để hiểu cách thức trong đó Thánh Lễ là một hy lễ.
Thật vậy, có vẻ như một trong những lý do chính khiến nhiều người Công Giáo ngày nay không tin vào bản chất hy lễ của Thánh lễ là vì họ không hiểu Giáo hội muốn nói gì khi nói rằng Thánh lễ là một hy lễ. Không có gì bất thường khi nghe những lời giải thích sai lầm được đưa ra bởi những người theo chủ nghĩa bảo thủ thậm chí có ý tốt - có thể quan niệm sai lầm phổ biến nhất là ý tưởng cho rằng Thánh lễ trở thành hy lễ tại thời điểm trong đó linh mục nhận lãnh cả hai hình Thánh Thể (hoặc, cách khác, khi ngài bẻ Bánh Thánh).
Tuy nhiên, khi chúng ta nhận ra rằng Bánh Thánh là Bí tích Mình Thánh Chúa Kitô và Chén thánh là Bí tích Máu Chúa Kitô, chúng ta nhanh chóng hiểu được điều gì khiến Thánh lễ trở thành một hy lễ. Như Mình và Máu Chúa Cứu Thế đã được tách biệt theo đúng hình sắc của chúng trên Thập Giá (vì máu Người đổ ra từ thân thể thánh thiêng của Người), Mình và Máu Chúa cũng được tách biệt một cách bí tích trên bàn thờ.
Thân xác sống động và vinh quang của Chúa Kitô, hiện diện thực sự trong Bánh Thánh, là bí tích của thân xác đã chết và không còn sự sống của Đấng Cứu Thế khi bị treo trên Thập Giá. Tương tự như vậy, máu sống và vinh quang của Chúa Kitô, hiện diện một cách bản thể trong Chén thánh, là bí tích của máu chết và vô hồn của Chúa đổ ra từ thân thể của Người khi bị treo trên Thập Giá. [đây là luận điểm trọng tâm của cuốn sách xuất sắc của Tu viện trưởng Anscar Vonier, A Key to the Doctrine of the Eucharist [Chìa khóa dẫn đến Tín lý Thánh Thể]
Đây là điều làm cho Thánh Lễ trở thành một hy lễ: Đó là một hy lễ bí tích. Và, giống như sự hiện diện bí tích của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể là một sự hiện diện thực sự, thì hy lễ bí tích của Thánh Lễ cũng là một hy lễ thực sự và đích thực – nó là một với hy lễ Thập Giá.
Thánh lễ là một hy lễ ra sao và tại sao có quá nhiều người phủ nhận giáo lý này
Là người Công Giáo, chúng ta biết và tin một sự thật chắc chắn và không thể lay chuyển rằng Thánh lễ là một hy lễ. Tất nhiên, không phải mỗi Thánh lễ là một hy lễ riêng biệt hay Thánh lễ là một hy lễ khác với hy lễ mà Chúa Kitô đã dâng một lần đủ cả trên Thập Giá; đúng hơn, hy lễ trong Thánh Lễ là một với hy lễ hoàn hảo bằng thịt của Chúa Kitô, mà Người đã dâng lên Chúa Cha hằng hữu của Người.
Với sự rõ ràng tối đa, Công đồng Trent đã dạy rằng Thánh lễ là một hy lễ, chống lại tà giáo Tin lành. Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, thực sự là Sách Giáo lý của Công đồng Vatican II, cũng nhấn mạnh rằng Thánh lễ là một hy lễ và là một với Hy lễ Đồi Canvê.
Tuy nhiên, sự kiện vẫn là nhiều người (và thậm chí một số người Công Giáo) phủ nhận sự thật này. Hoặc qua sự bác bỏ trực tiếp giáo lý này (như trong trường hợp của những người lạc giáo) hoặc qua một sự bác bỏ ngầm và gián tiếp được thể hiện bằng các hành động bên ngoài trong Phụng vụ (như trong trường hợp của vô số người Công Giáo và thậm chí một số linh mục), nhiều người phủ nhận rằng Thánh lễ là một hy lễ thực sự.
Tuy nhiên, bất kể gốc rễ của sự phủ nhận này là gì, vấn đề có lẽ có thể được giải quyết (ít nhất là ở một bình diện lớn hơn) nếu nhiều tín hữu biết và hiểu không những rằng Thánh lễ là một hy lễ, mà cả Thánh lễ là một hy lễ như thế nào. Vì, mặc dù có nhiều người Công Giáo tin vào bản chất hy lễ của Thánh lễ, nhưng thực sự rất ít người có thể giải thích điều gì khiến Thánh lễ trở thành một với Thập giá. Hơn nữa, tôi cho rằng một số cách hiểu nổi bật về Sự Hiện Diện Thực Sự (đặc biệt giữa những người Công Giáo sùng đạo) đã dẫn đến một sự nhầm lẫn nghiêm trọng mà cuối cùng đã che khuất bản chất hy lễ của Bí tích Thánh Thể.
Bí Tích Thánh Thể là một bí tích nên là dấu chỉ và biểu tượng
Câu hỏi 574 của Giáo lý Baltimore định nghĩa bí tích như sau: “Dấu chỉ bên ngoài do Chúa Kitô thiết lập để ban ân sủng”. Các bí tích là dấu chỉ, là hình ảnh; nhưng chúng không chỉ là những dấu chỉ và hình ảnh, vì chúng mang lại một điều gì đó, đó là chúng ban ân sủng. Để một bí tích trở thành một bí tích, nó phải là một thực tại có hai mặt: Nó phải là một dấu chỉ bên ngoài hoặc hữu hình và nó phải chuyển tải một điều vô hình bên trong (ân sủng). Nếu một thực tại nhất định không phải là một dấu chỉ, một hình ảnh hay một biểu tượng, thì nó không thể là một bí tích. Nếu một thực tại nhất định chỉ là một dấu chỉ, hình ảnh hoặc biểu tượng thì nó không thể là một bí tích.
Bí tích Thánh Thể là một bí tích. Đây là một giáo huấn mà chúng ta tuân theo bằng đức tin thần thiêng và Công Giáo. Học thuyết này không phải lúc nào cũng được giữ vững, hoặc ít nhất nó không phải lúc nào cũng được thể hiện theo cách này. Đối với nhiều Giáo Phụ trong Giáo Hội sơ khai, Bí tích Thánh Thể không chỉ là một bí tích đơn thuần, mà còn hơn cả một bí tích. Do đó, mặc dù một số Giáo phụ liệt kê thậm chí 12 bí tích (và một số vị kể hơn 300 bí tích), nhiều vị đã không đưa Bí tích Thánh Thể vào danh sách.
Trong thời kỳ Kinh viện, đặc biệt nhờ ảnh hưởng của Peter Lombard, thần học về các bí tích đã phát triển và mang một hình thức gần giống với hình thức chúng ta đang nắm giữ hiện nay. Thống nhất ý tưởng về res (vật) và Sacramentum (dấu chỉ hoặc biểu tượng), các tiến sĩ Kinh viện hiểu rằng tất cả các bí tích đều là những sự vật truyền tải ân sủng. Hơn nữa, Bí tích Thánh Thể là một trong bảy bí tích đã trở thành vấn đề tín lý.
Ngay cả Thánh Thể cũng là một dấu chỉ và một biểu tượng, mặc dù nó không chỉ là một biểu tượng. Công đồng Trent thường xuyên coi Thánh Thể như một biểu tượng – nó là biểu tượng của sự hiệp nhất sẽ đến trên thiên đàng. Để phản ứng lại những nhà cải cách lạc giáo Thệ Phản, khái niệm “dấu chỉ” không còn được sử dụng để tránh nhầm lẫn. Tuy nhiên, Giáo hội vẫn tiếp tục khẳng định rằng các bí tích là “dấu chỉ”, mặc dù chắc chắn chúng không chỉ đơn thuần là dấu chỉ.
Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ và biểu tượng của điều gì? Sự Hiện Diện Thực Sự như sự hiện diện bí tích
Thứ dường như là bánh chính là bí tích Mình Thánh Chúa Kitô. Trong khi thứ dường như là rượu là bí tích máu Chúa Kitô. Hiển nhiên, chúng ta biết rằng Chúa Kitô hiện diện trọn vẹn trong thân xác, máu, linh hồn và thần tính dưới cả hai hình sắc – ai đón nhận dù chỉ một phần nhỏ nhất của Bánh Thánh, là đón nhận Chúa Kitô trọn vẹn; và ai lãnh nhận dù chỉ một giọt Máu Thánh cũng là lãnh nhận Chúa Kitô trọn vẹn. Tuy nhiên, có lý do chính đáng khi cho giáo dân rước lễ, linh mục trao Bánh Thánh, gọi là Mình Thánh Chúa Kitô; và ngài trao chén thánh, gọi thứ chứa trong đó là Máu Chúa Kitô. Bánh Thánh là bí tích Mình Thánh. Hình sắc trong chén thánh là Bí tích Máu.
Như một vấn đề đức tin, chúng ta phải không những khẳng định rằng Chúa Kitô hiện diện trong Bí tích Thánh Thể “thực sự, đích thực và theo bản thể”, vì chúng ta cũng phải tuyên xưng rằng Chúa cũng hiện diện “một cách bí tích”. Sự hiện diện bí tích của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể là nền tảng của tất cả những sự hiện diện khác, vì nếu Bí tích Thánh Thể không phải là một bí tích thì Chúa Kitô sẽ không hiện diện dưới bất cứ cách nào.
Để phản ứng phong trào Thệ Phản, nhiều người trong Giáo hội đã phủ nhận hoặc ít nhất là phớt lờ bản chất bí tích cơ bản về sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể. Thông thường, khi đọc các tác giả Công Giáo sùng đạo, dường như việc nói về Sự Hiện diện Thực sự như một sự hiện diện mang tính bí tích ít nhất chỉ có tầm quan trọng thứ yếu. Rất thường xuyên, các tín hữu ngay lập tức bị dẫn đến những cuộc tranh cãi về sự biến thể [transubstantiation] ngược với đồng bản thể [consubstantiation]– một điểm chắc chắn là quan trọng, nhưng chỉ có thể hiểu được sau khi khẳng định rằng Bí tích Thánh Thể là một bí tích. Thật vậy, chúng ta có ấn tượng rằng bất cứ việc nói nào về Bí tích Thánh Thể như một “dấu chỉ” hay “biểu tượng” (ngôn ngữ phổ biến không chỉ trong các Giáo phụ, mà ngay cả trong các tiến sĩ Kinh viện, và ở một bình diện thấp hơn nhiều, Công đồng Trent) ngay lập tức bị nghi ngờ là lạc giáo.
Một số người thậm chí sẽ bắt đầu nói về Bí tích Thánh Thể theo những thuật ngữ rất vật lý, như thể sự hiện diện của Chúa Kitô là vật lý. Ở đây, vấn đề thực sự nằm ở giả định tiềm ẩn rằng, trừ khi một vật là vật chất, nó không có thật - do đó, có vẻ như bí tích không thực sự có thật, nếu không có sự thay đổi vật lý.
Một lời trích dẫn của Đức Hồng Y Ratzinger sẽ đủ để sửa lỗi này: “Nhưng đây [học thuyết về sự biến thể] không phải là một tuyên bố vật lý. Có thể nói, chưa bao giờ người ta khẳng định rằng tự nhiên thay đổi theo nghĩa vật lý. Sự biến đổi đạt tới một bình diện sâu sắc hơn. Truyền thống cho rằng đây là một quá trình siêu hình. Chúa Kitô chiếm hữu điều, theo quan điểm thuần túy vật lý, là bánh và rượu, trong hữu thể sâu xa nhất của nó, để nó được biến đổi từ bên trong và Chúa Kitô thực sự trao ban chính mình Người trong chúng. […] [Thánh Thể] không phải là một vật. Tôi không nhận được một mảnh nào của Chúa Kitô. Đó thực sự sẽ là một điều vô lý.” (Thiên Chúa và Thế giới, 408) Đức Giáo Hoàng tương lai nói điều đó một cách cực kỳ rõ ràng: “Theo quan điểm thuần túy vật lý”, hình Thánh Thể là “bánh và rượu” bởi vì sự thay đổi không thể hiểu được “theo nghĩa vật lý”. Tuy nhiên, ở một bình diện sâu sắc hơn, ở bình diện hữu thể và yếu tính, thực ra ở bình diện bản thể; có một sự thay đổi triệt để mà qua đó những gì trước kia là bánh và rượu giờ đây đã trở thành Mình và Máu Chúa Cứu Thế.
Hy lễ Thánh lễ là một hy lễ bí tích
Một thực tại bí tích cũng có thật (có lẽ còn thực hơn) so với một thực tại vật lý. Chỉ sự kiện một sự thay đổi mang tính bí tích không có nghĩa là nó không có thật – không, những điều có thực nhất ở bên này thiên đàng là các bí tích! Do đó, chúng ta không cần phải sợ hãi khi nói rằng Thánh Lễ là một hy lễ trong chừng mực nó là một bí tích. Hy lễ mang tính bí tích.
Hình sắc Bánh Thánh là bí tích Mình Thánh Chúa Kitô, và theo bản thể, là thân xác được tôn vinh của Chúa Kitô. Hình sắc chứa trong chén thánh là bí tích Máu Chúa Kitô, và theo bản thể, là máu vinh hiển của Chúa Kitô. Tuy nhiên, các tiến sĩ kinh viện (đặc biệt là Thánh Tôma Aquinô) còn đi xa hơn và khẳng định rằng thân xác vinh hiển của Chúa Kitô, hiện diện theo bản thể trong Bánh Thánh, tự nó là một bí tích của một thực tại khác: Đó là bí tích xác chết của Chúa Kitô bị treo trên Thập Giá. Hơn nữa, máu vinh hiển và sống động của Chúa Kitô, hiện diện thực chất trong chén thánh, tự nó là một bí tích của máu chết của Chúa Kitô đổ ra từ thân xác vô hồn của Người.
Thánh Lễ là một hy lễ như thế này: Như Mình và Máu Chúa Kitô được tách ra khi Người bị chết treo và bị đâm xuyên qua trên Thập Giá như thế nào, thì trong Thánh Lễ, bí tích Mình và bí tích Máu Chúa Kitô cũng được tách biệt trên bàn thờ như vậy... Ở đây chúng ta có một bí tích: Một dấu chỉ bên ngoài mang lại ân sủng. Như bánh và rượu đã trở thành bí tích Mình và Máu Chúa Kitô thế nào, thì sự hiện diện theo bản thể của Mình và Máu Chúa Kitô cũng đã trở thành Bí tích Thập Giá như vậy. Việc tách Bánh Thánh và Chén Thánh là bí tích của hy lễ, chính sự tách biệt này làm cho Thánh Lễ trở thành một hy lễ.
Để có một nghiên cứu sâu sắc (và dễ tiếp cận) về chủ đề này, hãy xem cuốn “A Key to the Doctrine of the Eucharist [Chìa khóa của Tín lý Thánh Thể]” của Đan viện trưởng Anscar Vonier và có sẵn trong ấn bản mới của Zaccheus Press.
Tại sao nhiều người không tin Thánh Lễ là một hy lễ
Cần phải rõ tại sao rất nhiều người Công Giáo phủ nhận bản chất hy lễ của Thánh lễ - đó là vì họ phủ nhận bản chất bí tích của Thánh lễ. Chính vì rất ít người Công Giáo (sùng đạo cũng như vô đạo) có ít thời gian hoặc quan tâm đến Thánh Thể như một bí tích, dấu chỉ và biểu tượng, nhiều người Công Giáo đã mất đi quan niệm về Thánh lễ như một hy lễ. Nếu Thánh Thể không phải là bí tích thì cũng không phải là hy lễ.
Nếu chúng ta không tin rằng sự hiện diện bí tích là một sự hiện diện thực sự, và nếu chúng ta không chấp nhận rằng bí tích là có thật, thì chúng ta sẽ sớm không tin rằng hy lễ bí tích trong Thánh Lễ là một hy lễ thực sự. Nếu toàn bộ sự hiểu biết của chúng ta về Bí tích Thánh Thể chỉ dựa trên một số khái niệm về tính vật lý, thì chúng ta sẽ không có chỗ cho Đồi Can-vê - vì chắc chắn rằng chúng ta không có mặt tại Đồi đó khi chúng ta tham dự Thánh lễ.
Hơn nữa, nếu chúng ta đánh mất quan niệm Thánh Thể như một bí tích, chúng ta sẽ sớm không tin vào thực tại của các bí tích khác (vì chúng không mang lại bất cứ thay đổi đáng kể nào). Thật vậy, điều này đã bắt đầu xảy ra với các bí tích như Hôn nhân và Xưng tội. Đối với các bí tích ban cho một ấn tích [character] (cụ thể là Rửa tội, Thêm sức và Truyền chức thánh), không có gì lạ khi nghe một số nhà thần học nói về ấn tích này như một “sự thay đổi đáng kể” - như thể dấu ấn không thể xóa nhòa được gọi là ấn tích “bản thể” chứ không phải là một ấn tích “bí tích”. Trong những cách tiếp cận hiện đại về các bí tích, tất cả đều có xu hướng bị giản lược thành những thay đổi “bản thể”; và toàn bộ ý tưởng về sự thay đổi bản thể được giản lược thành sự thay đổi vật lý. Và tất cả bắt đầu khi người ta bắt đầu nói rằng Chúa Kitô là vật chất hiện diện một cách vật lý trong Thánh Thể; hãy nhớ rằng Giáo hội tuyên bố Người hiện diện chân thực, đích thực, một cách bản thể và bí tích, nhưng Giáo hội chưa bao giờ nói rằng Người hiện diện về mặt thể lý (mặc dù Người hiện diện trong thực tại thể lý của Người, tức chiều kích số lượng).
Để phục hồi niềm tin của chúng ta vào các bí tích nói chung, chúng ta phải khôi phục lại niềm tin vào Thánh Thể như một bí tích. Và có lẽ không có cách nào tốt hơn để mang lại một sự đổi mới trong cách hiểu bí tích về Thánh Thể hơn là nghiên cứu bản chất hy lễ của Thánh lễ.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Maria Goretti
Đinh văn Tiến Hùng
05:06 05/07/2024
Thánh MARIA GORETTI
Bông Huệ Nhỏ nhuốm máu
Lễ kính 6/7/24
*Bông Huệ nhỏ tuyết trinh nơi đồng nội,
Vượt lên cao tràn ngập nắng hồng ân,
Gió mưa lay, không vương mắc bụi trần,
Đẹp lòng Chúa, đem về vườn Thiên quốc.
“Xin kính chào Vị Nữ Thánh khả ái !
Hỡi Vị Tử Đạo dưới đất và Thiên Thần trên trời !
Từ nơi vinh quang, xin ghé mắt nhìn xuống đoàn con đây, đang yêu mến, tung hô và chúc tụng Ngài. Trên vầng trán Ngài ghi rõ danh tánh chói sáng hiển vinh của Chúa Kitô chiến thắng. Trên khuôn mặt tinh khiết Ngài tỏa sáng sức mạnh tình yêu và lòng kiên trung với Đức Lang Quân Chí Thánh. Ngài là Vị Hiền Thê dùng chính máu đào mình họa lại hình ảnh Chúa Kitô.
Hỡi vị Nữ Thánh quyền uy cạnh ngai tòa Chiên Thiên Chúa, xin phó dâng lên Ngài những người đang có mặt nơi đây, cũng như những người đang kết hợp cách thiêng liêng với chúng tôi. Tất cả đều ngưỡng phục lòng anh hùng của Ngài, nhất là muốn bắt chước Ngài trong nhiệt tâm giữ vững đức tin và bảo toàn phong hóa cao quí.
Từ nay các bậc làm cha mẹ chạy đến kêu cầu, xin Ngài trợ giúp trong nhiệm vụ giáo dục con cái.
Xin đặt vào vòng tay Ngài một trẻ thơ, cùng thanh thiếu nữ, hầu Ngài bảo vệ chúng thoát khỏi mọi hiểm độc và an vui bước trên đường đời trong niềm hoan lạc của những con tim trong trắng.
Ước gì được như vậy.”
Đó là lời Đức Thánh Cha Piô 12 vào chiều thứ bảy 24/6/1950 trong khung cảnh Năm Thánh, khi tuyên phong Hiển Thánh cho thiếu nữ đồng quê 12 tuổi MARIA GORETTI, trước sự hân hoan nồng nhiệt của 500 ngàn khách hành hương từ khắp nơi đổ về, cùng sự hiện diện của thân mẫu và gia đình cô.
Maria Goretti sinh 16/10/1890 taị vùng đồi thơ mộng gần thành phố Corinaldo, nước Ý. Nhưng vì sinh kế cả gia đình phải chuyển đến vùng thôn quê sình lầy Ferriere di Conca. Là chị cả trong một gia đình 6 anh chị em, cô luôn noi gương cha mẹ là người đạo hạnh và cần mẫn.
Sống trong cảnh nghèo túng, Goretti không được đi học, nhưng có lòng sùng kính đặc biệt Thánh Tâm Chúa và Mẹ Maria Đồng Trinh. Mồ côi cha từ năm lên 10, nhưng mỗi lần đi ngang mộ cha đều dừng lại cầu nguyện cho cha.
Gia đình sau khi cha mất trở nên túng quẫn hơn, cô luôn nâng đỡ tinh thần cho mẹ, xốc vác mọi việc trong nhà, đóng vai người mẹ thứ hai đối với các em, luôn săn sóc, dạy bảo và thúc giục các em cầu nguyện. Mỗi lần đi dự lễ, cô phải đi bộ 2 giờ đồng hồ, luôn là người đến sớm nhất và về sau cùng. Cô rẩt cẩn thận trong cách ăn mặc, nói năng hòa nhã khiêm tốn, tránh truyện trò thô tục…nổi bật nhất là nhân đức khiết tịnh như bông huệ tuyết trinh.
Từ ngày ba ngã bệnh rồi mất, để có người giúp đỡ công việc đồng áng và chia sẻ hoa lợi, gia đình cô phải đón nhận một gia đình khác gồm 2 bố con đến ở chung. Người con trai 19 tuổi tên Alessandro, đầu óc tràn đầy ý tưởng xấu, nên luôn nhìn Goretti với con mắt dục vọng. Cô luôn ở nhà săn sóc các em khi mẹ làm việc ngoài đồng.
Nên một hôm, Alessandro đến cám dỗ cô phạm tội, nhưng cô rất sợ hãi và từ chối rồi tìm cách tránh xa chàng. Rồi 10 ngày sau, chàng ta lại dở trò cũ, cô khiếp sợ và nói : ‘Nếu anh làm điều đó, anh sẽ phải xuống hỏa ngục !’ Chàng ta túm lấy cô, nhưng cô dùng hết sức để vượt thoát và chàng đe dọa giết nếu tiết lộ với người khác.
Trưa ngày 5/7/1902, dưới nắng hè chói chang mọi người đang thu hoặch mùa đậu. Chàng ngưng việc đi thẳng về nhà, thấy Goretti ngồi dưới chân cầu thang vá áo và trông chừng em ngủ. Chàng ta mặt hầm hầm bước lên cầu thang vào phòng lấy một thanh sắt đã mài nhọn, quay xuống gọi : ‘Goretti vào đây nhờ một tí !.’ Cô vẫn ngồi không nhúc nhích và không trả lời.
Anh ta nhào tới nắm tay cô kéo vào trong nhà. Cô la lên : ‘Nếu làm điều đó anh sẽ phải xuống hỏa ngục. Buông tôi ra ! ‘
Điên lên vì bị từ chối, anh ta một tay nắm chặt tay cô, một tay cầm dao đâm túi bụi vào thân hình liễu yếu của cô bé. Cô gào to kêu cứu, nhưng không ai bên ngoài nghe thấy. Máu chảy thành dòng, tràn trên sàn nhà và cô gục ngã. Nhưng cô còn tỉnh, cố lết tấm thân nát nhừ ra gần cửa kêu cứu. Nghe tiếng kêu, anh ta vội chạy lại, túm cổ cô đâm thêm nhiều nhát chí tử. cô bé bất hạnh phều phào kêu :
-‘Lạy Chúa tôi ! Lạy Chúa tôi ! Má ơi con chết mất !’ Rồi thiếp đi bất tỉnh…
Trong những giờ phút đau thương hấp hối, Goretti âm thầm cầu nguyện cùng Thánh Tâm Chúa và Mẹ Maria. Cô sẵn sàng chờ đón giờ chết và tha thứ cho kẻ giết mình. Khi Linh mục mang Mình Thánh Chúa đến, cô hớn hở đón nhận của ăn đàng trước khi về Thiên Quốc. Ôm ghì Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ hôn kính rồi thiếp dần. Những giây phút cuối đời, Goretti hơi thở bị tắt nghẽn vị bị ám ảnh những giây phút kinh hoàng phải đối phó với hành động xấu xa của Alessandro. Cử chỉ vô cùng mệt nhọc chống cự với một người vô hình. Sau cùng bằng sức tàn mong manh, cô vùng dậy như muốn trốn thoát, rồi trong giây lát lại buông mình nằm xuống bất động. Linh hồn trinh trong và xinh đẹp của Goretti từ từ ra khỏi xác bay về Thiên Quốc. Lúc đó là chiều Chúa nhật ngày 6/7/1902, một ngày sau khi cô bị đâm 14 nhát dao.
Sau khi qua đời, Maria Goretti đã làm nhiều phép lạ. Nhưng phép lạ to lớn nhất là hoán cải được Alessandro, cô đã hiện về trong tù trao tặng chàng những bông huệ trắng tinh. Từ ngày đó chàng sống khiêm nhường thống hối tội lỗi mình. Chàng được phóng thích sau 30 năm tù và suốt đời sống độc thân.
Về sau chàng xin vào tu viện Dòng Phan Sinh Hèn Mọn Capuchin, miền bắc Ý, trở thành phần tử Dòng Ba, ngày ngày cần mẫn làm những việc hèn mọn cùng chay tịnh để đền tội đến trọn đời, hưởng thọ 89 tuổi.
Ngày 28/4/1947, ĐTC Piô 12 phong Chân Phước cho Maria Goretti.
Ngày 24/6/1950, Ngài lại nâng lên bậc Hiển Thánh.
Rồi đặt Thánh Nữ làm Quan Thày và gương mẫu cho giới trẻ.
Hiện diện trong Lễ Phong Thánh, thân mẫu Thánh đã ngoài 80 tuổi và các em.
Trong đám đông những người tham dự có Alessandro Sereneli khi ấy đã 66 tuổi, đang qùi gối với hai dòng nước mắt lăn trên má lòng thống hối và tràn đầy ơn phúc.
Maria Goretti trở thành vị Thánh tử Đạo vì bảo vệ đức Trinh Khiết khi mới 12 tuổi.
Hàng năm Giáo Hội mừng kính thánh Nữ vào ngày 6 tháng 7.
Lời kinh Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 dâng kính Thánh Nữ :
“Hỡi Cô Bé của Thiên Chúa !
Cô đã sớm biết thế nào là khổ cực, nhọc mệt, đau thương, cùng những niềm vui ngắn ngủi của cuộc sống. Cô cũng biết thế nào là nghèo đói, mồ côi và đã không ngừng yêu mến tha nhân, tự làm người hầu hạ khiêm tốn, ân cần. Cô sống tốt lành không khoe khoang và yêu mến Tình Yêu Chúa trên mọi sự, đã đổ máu đào để khỏi phản bội Chúa và tha thứ cho người đã giết mình, cầu mong hạnh phúc Thiên đàng cho anh ta.
Xin hãy bầu cử cho chúng tôi bên tòa Thiên Chúa Cha, cùng biết thưa vâng theo chương trình Thiên Chúa định liệu trên chúng tôi.
Hỡi Đấng là bạn hữu Thiên Chúa đang chiêm ngắm Chúa.
Xin cầu cùng Chúa ban cho chúng tôi những ơn xin cùng Ngài.
Chúng tôi cảm tạ Ngài, hỡi Maria Goretti vì tình yêu Ngài dành cho Thiên Chúa và cho anh chị em đồng loại, mà Ngài đã gieo vãi trong lòng chúng tôi- Amen.”
*Ghi chú : Tham khảo theo tài liệu của Raymond Thư, CMC
Bông Huệ Nhỏ nhuốm máu
Lễ kính 6/7/24
*Bông Huệ nhỏ tuyết trinh nơi đồng nội,
Vượt lên cao tràn ngập nắng hồng ân,
Gió mưa lay, không vương mắc bụi trần,
Đẹp lòng Chúa, đem về vườn Thiên quốc.
“Xin kính chào Vị Nữ Thánh khả ái !
Hỡi Vị Tử Đạo dưới đất và Thiên Thần trên trời !
Từ nơi vinh quang, xin ghé mắt nhìn xuống đoàn con đây, đang yêu mến, tung hô và chúc tụng Ngài. Trên vầng trán Ngài ghi rõ danh tánh chói sáng hiển vinh của Chúa Kitô chiến thắng. Trên khuôn mặt tinh khiết Ngài tỏa sáng sức mạnh tình yêu và lòng kiên trung với Đức Lang Quân Chí Thánh. Ngài là Vị Hiền Thê dùng chính máu đào mình họa lại hình ảnh Chúa Kitô.
Hỡi vị Nữ Thánh quyền uy cạnh ngai tòa Chiên Thiên Chúa, xin phó dâng lên Ngài những người đang có mặt nơi đây, cũng như những người đang kết hợp cách thiêng liêng với chúng tôi. Tất cả đều ngưỡng phục lòng anh hùng của Ngài, nhất là muốn bắt chước Ngài trong nhiệt tâm giữ vững đức tin và bảo toàn phong hóa cao quí.
Từ nay các bậc làm cha mẹ chạy đến kêu cầu, xin Ngài trợ giúp trong nhiệm vụ giáo dục con cái.
Xin đặt vào vòng tay Ngài một trẻ thơ, cùng thanh thiếu nữ, hầu Ngài bảo vệ chúng thoát khỏi mọi hiểm độc và an vui bước trên đường đời trong niềm hoan lạc của những con tim trong trắng.
Ước gì được như vậy.”
Đó là lời Đức Thánh Cha Piô 12 vào chiều thứ bảy 24/6/1950 trong khung cảnh Năm Thánh, khi tuyên phong Hiển Thánh cho thiếu nữ đồng quê 12 tuổi MARIA GORETTI, trước sự hân hoan nồng nhiệt của 500 ngàn khách hành hương từ khắp nơi đổ về, cùng sự hiện diện của thân mẫu và gia đình cô.
Maria Goretti sinh 16/10/1890 taị vùng đồi thơ mộng gần thành phố Corinaldo, nước Ý. Nhưng vì sinh kế cả gia đình phải chuyển đến vùng thôn quê sình lầy Ferriere di Conca. Là chị cả trong một gia đình 6 anh chị em, cô luôn noi gương cha mẹ là người đạo hạnh và cần mẫn.
Sống trong cảnh nghèo túng, Goretti không được đi học, nhưng có lòng sùng kính đặc biệt Thánh Tâm Chúa và Mẹ Maria Đồng Trinh. Mồ côi cha từ năm lên 10, nhưng mỗi lần đi ngang mộ cha đều dừng lại cầu nguyện cho cha.
Gia đình sau khi cha mất trở nên túng quẫn hơn, cô luôn nâng đỡ tinh thần cho mẹ, xốc vác mọi việc trong nhà, đóng vai người mẹ thứ hai đối với các em, luôn săn sóc, dạy bảo và thúc giục các em cầu nguyện. Mỗi lần đi dự lễ, cô phải đi bộ 2 giờ đồng hồ, luôn là người đến sớm nhất và về sau cùng. Cô rẩt cẩn thận trong cách ăn mặc, nói năng hòa nhã khiêm tốn, tránh truyện trò thô tục…nổi bật nhất là nhân đức khiết tịnh như bông huệ tuyết trinh.
Từ ngày ba ngã bệnh rồi mất, để có người giúp đỡ công việc đồng áng và chia sẻ hoa lợi, gia đình cô phải đón nhận một gia đình khác gồm 2 bố con đến ở chung. Người con trai 19 tuổi tên Alessandro, đầu óc tràn đầy ý tưởng xấu, nên luôn nhìn Goretti với con mắt dục vọng. Cô luôn ở nhà săn sóc các em khi mẹ làm việc ngoài đồng.
Nên một hôm, Alessandro đến cám dỗ cô phạm tội, nhưng cô rất sợ hãi và từ chối rồi tìm cách tránh xa chàng. Rồi 10 ngày sau, chàng ta lại dở trò cũ, cô khiếp sợ và nói : ‘Nếu anh làm điều đó, anh sẽ phải xuống hỏa ngục !’ Chàng ta túm lấy cô, nhưng cô dùng hết sức để vượt thoát và chàng đe dọa giết nếu tiết lộ với người khác.
Trưa ngày 5/7/1902, dưới nắng hè chói chang mọi người đang thu hoặch mùa đậu. Chàng ngưng việc đi thẳng về nhà, thấy Goretti ngồi dưới chân cầu thang vá áo và trông chừng em ngủ. Chàng ta mặt hầm hầm bước lên cầu thang vào phòng lấy một thanh sắt đã mài nhọn, quay xuống gọi : ‘Goretti vào đây nhờ một tí !.’ Cô vẫn ngồi không nhúc nhích và không trả lời.
Anh ta nhào tới nắm tay cô kéo vào trong nhà. Cô la lên : ‘Nếu làm điều đó anh sẽ phải xuống hỏa ngục. Buông tôi ra ! ‘
Điên lên vì bị từ chối, anh ta một tay nắm chặt tay cô, một tay cầm dao đâm túi bụi vào thân hình liễu yếu của cô bé. Cô gào to kêu cứu, nhưng không ai bên ngoài nghe thấy. Máu chảy thành dòng, tràn trên sàn nhà và cô gục ngã. Nhưng cô còn tỉnh, cố lết tấm thân nát nhừ ra gần cửa kêu cứu. Nghe tiếng kêu, anh ta vội chạy lại, túm cổ cô đâm thêm nhiều nhát chí tử. cô bé bất hạnh phều phào kêu :
-‘Lạy Chúa tôi ! Lạy Chúa tôi ! Má ơi con chết mất !’ Rồi thiếp đi bất tỉnh…
Trong những giờ phút đau thương hấp hối, Goretti âm thầm cầu nguyện cùng Thánh Tâm Chúa và Mẹ Maria. Cô sẵn sàng chờ đón giờ chết và tha thứ cho kẻ giết mình. Khi Linh mục mang Mình Thánh Chúa đến, cô hớn hở đón nhận của ăn đàng trước khi về Thiên Quốc. Ôm ghì Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ hôn kính rồi thiếp dần. Những giây phút cuối đời, Goretti hơi thở bị tắt nghẽn vị bị ám ảnh những giây phút kinh hoàng phải đối phó với hành động xấu xa của Alessandro. Cử chỉ vô cùng mệt nhọc chống cự với một người vô hình. Sau cùng bằng sức tàn mong manh, cô vùng dậy như muốn trốn thoát, rồi trong giây lát lại buông mình nằm xuống bất động. Linh hồn trinh trong và xinh đẹp của Goretti từ từ ra khỏi xác bay về Thiên Quốc. Lúc đó là chiều Chúa nhật ngày 6/7/1902, một ngày sau khi cô bị đâm 14 nhát dao.
Sau khi qua đời, Maria Goretti đã làm nhiều phép lạ. Nhưng phép lạ to lớn nhất là hoán cải được Alessandro, cô đã hiện về trong tù trao tặng chàng những bông huệ trắng tinh. Từ ngày đó chàng sống khiêm nhường thống hối tội lỗi mình. Chàng được phóng thích sau 30 năm tù và suốt đời sống độc thân.
Về sau chàng xin vào tu viện Dòng Phan Sinh Hèn Mọn Capuchin, miền bắc Ý, trở thành phần tử Dòng Ba, ngày ngày cần mẫn làm những việc hèn mọn cùng chay tịnh để đền tội đến trọn đời, hưởng thọ 89 tuổi.
Ngày 28/4/1947, ĐTC Piô 12 phong Chân Phước cho Maria Goretti.
Ngày 24/6/1950, Ngài lại nâng lên bậc Hiển Thánh.
Rồi đặt Thánh Nữ làm Quan Thày và gương mẫu cho giới trẻ.
Hiện diện trong Lễ Phong Thánh, thân mẫu Thánh đã ngoài 80 tuổi và các em.
Trong đám đông những người tham dự có Alessandro Sereneli khi ấy đã 66 tuổi, đang qùi gối với hai dòng nước mắt lăn trên má lòng thống hối và tràn đầy ơn phúc.
Maria Goretti trở thành vị Thánh tử Đạo vì bảo vệ đức Trinh Khiết khi mới 12 tuổi.
Hàng năm Giáo Hội mừng kính thánh Nữ vào ngày 6 tháng 7.
Lời kinh Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 dâng kính Thánh Nữ :
“Hỡi Cô Bé của Thiên Chúa !
Cô đã sớm biết thế nào là khổ cực, nhọc mệt, đau thương, cùng những niềm vui ngắn ngủi của cuộc sống. Cô cũng biết thế nào là nghèo đói, mồ côi và đã không ngừng yêu mến tha nhân, tự làm người hầu hạ khiêm tốn, ân cần. Cô sống tốt lành không khoe khoang và yêu mến Tình Yêu Chúa trên mọi sự, đã đổ máu đào để khỏi phản bội Chúa và tha thứ cho người đã giết mình, cầu mong hạnh phúc Thiên đàng cho anh ta.
Xin hãy bầu cử cho chúng tôi bên tòa Thiên Chúa Cha, cùng biết thưa vâng theo chương trình Thiên Chúa định liệu trên chúng tôi.
Hỡi Đấng là bạn hữu Thiên Chúa đang chiêm ngắm Chúa.
Xin cầu cùng Chúa ban cho chúng tôi những ơn xin cùng Ngài.
Chúng tôi cảm tạ Ngài, hỡi Maria Goretti vì tình yêu Ngài dành cho Thiên Chúa và cho anh chị em đồng loại, mà Ngài đã gieo vãi trong lòng chúng tôi- Amen.”
*Ghi chú : Tham khảo theo tài liệu của Raymond Thư, CMC
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, Phần Hai, Tín ngưỡng và Văn hóa: Chương 10, Ghi chú
Vũ Văn An
14:30 05/07/2024
Chương 10: Hai nước Pháp, tiếp theo
Ghi chú
1 Charles Baudelaire, ““To the Reader” [Gửi người đọc]”, trong Baudelaire In English, Carol Clark và Robert Sykes biên tập (London và New York: Penguin, 1997), 4-5.
2 Về điểm này và các điểm trước đó, xem Jean-Luc Barré, Jacques and Raïssa Maritain: Beggars for Heaven [Jacques và Raïssa Maritain: Những Kẻ Ăn mày Thiên Đàng], Bernard E. Doering dịch (Notre Dame, Ind.: Nhà xuất bản Đại học Notre Dame, 2005), đặc biệt là 62-76.
3 Conor Cruise O'Brien, viết dưới bút danh Donat O'Donnell, đưa ra một tường thuật thú vị về Bloy trong cuốn Maria Cross: Imaginative Patterns in a Group of Modern Catholic Writers [Thập giá Maria: Các Khuôn mẫu Tưởng tượng trong một Nhóm các Văn sĩ Công Giáo hiện đại] của ông: (London: Chatto & Windus, 1954), 201-22. Trong phần chú thích cuối trang, ông trích dẫn tuyên bố ban đầu, bằng tiếng Latinh (Bloy biết tốt hơn là không nên viết nó bằng tiếng Pháp), từ Le Mendiant ingrat [Kẻ Ăn mày Vô ơn] khiến Bloy bị chỉ trích nhiều: Membrum virile Symbolice Crucis effigies ab antiquitate videtur. Christus moriens in patibulo emisit Spiritum. Vir coïtans et hoc modo cruciatus in muliere anhelans emittit semen [Bộ phận nam giới từ thời cổ đại được coi một cách tượng trưng như hình Thập giá. Chúa Kitô sinh thì trên thập giá trút Thần Khí. Nam giới khi giao hợp và bị hành hạ cách này trước người đàn bà thở hổn hển trút tinh trùng]. Chỉ là một ví dụ khác về mối quan hệ khá lỏng lẻo của Bloy với thực tại lịch sử và khả năng cho phép các biểu tượng vượt xa lý trí.
4 Xem Jacques Maritain, “Quelques pages sur Léon Bloy [một vài trang về Léon Bloy]”, trong Jacques et Raïssa Maritain, Oeuvres complètes, tập. 3 (Paris: Éd. Saint-Paul, 1985), 997. Toàn bộ tiểu luận rất đáng đọc vì bức chân dung bản thân về một người đàn ông khó tính bởi một người có khả năng quan sát và phân tích không nhỏ.
5 Charles Péguy, Temporal and Eternal [Tạm thời và vĩnh cửu}, Alexander Dru dịch với lời tựa của Pierre Manent (Indianapolis: Liberty Fund, 2001), 56. Tập này chứa phần lớn hai tiểu luận quan trọng nhất của Péguy: Notre jeunesse [tuổi trẻ chúng ta]và Clio I. Đoạn trích dẫn ở đây là từ Notre jeunesse.
6 Xem Alain Finkielkraut, Le mécontemporain: Péguy, lecteur du monde Moderne [người không thuộc thời đại: Péguy, người đọc được thế giới hiện đại] (Paris: Gallimard, 1991).
7 Marcel trong cuốn Creative Fidelity [sự trung thực sáng tạo]; von Balthasar trong cuốn Glory of the Lord: A Theological Aesthetics [Vinh quang của Chúa: Thần mỹ học]; và Hill trong “The Mystery of the Charity of Charles Péguy” [Mầu nhiệm Bác ái của Charles Péguy].
8 Trích trong Marjorie Villiers, Charles Péguy: A Study in Integrity [một nghiên cứu Tòan diện] (Westport, Conn.: Greenwood Press, 1975), 236. Villiers vẫn là cuốn tiểu sử hay nhất về Péguy bằng tiếng Anh. Bằng tiếng Pháp, Robert Burac, Charles Péguy: La révolution et la grâce[cách mạng và ơn thánh] (Paris: R. Laffont, 1994).
9 Trích dẫn bởi Julien Green trong Péguy, Basic Verities [các chân lý căn bản], Julien và Anne Green dịch (New York: Pantheon Books, 1950), 9.
10 Trích trong Villiers, Charles Péguy, 211.
11 Charles Péguy, Oeuvres complètes, tập. 2 (Paris: Nouvelle revue française, 1920), 164.
12 Từ Cahiers de la quinzaine [bán nguyệt san] năm 1913 có tựa đề L'argent [tiền bạc]. Bản dịch từ Basic Verities, 77-79, có sửa đổi bởi người viết sách này.
13 Charles Péguy, Les suppliants parallèles [những kẻ cầu xin song hành], trong Oeuvres en prose [các tác phẩm văn xuôi], 1898—1908, Bibliothèque de la Pléiade 140 (Paris: Gallimard, 1959), 869-935.
14 “Tôi tin rằng chỉ ở Péguy và chỉ ở Péguy thôi, chúng ta có thể tìm thấy những yếu tố nhất định của siêu hình học về lòng trung thành”: Gabriel Marcel, Creative Fidelity, Robert Rosthal dịch (New York: Farrar, Straus, 1964), 153.
15 Từ Notre jeunesse, trong trích đoạn bản dịch của Alexander Dru, trong Péguy, Temporal and Eternal, 17.
16 Như trên, 19-20.
17 Cùng nguồn, 20.
18 Cùng nguồn, 133.
19 Từ Cahiers có tựa đề L’argent được trích dẫn trong Villiers, Charles Péguy, 311.
20 Hans Urs von Balthasar, The Glory of the Lord: A Theological Aesthetics [Vinh quang của Chúa: một Thần mỹ học, tập. 3: Các nghiên cứu về phong cách thần học: Lay Styles, Andrew Louth, John Saward, Martin Simon và Rowan Williams dịch, John Riches hiệu đính (San Francisco: Ignatius Press, 1986), 400-517.
21 Charles Péguy, Lettres et entretiens [thư từ và nói chuyện] (Paris: L’Artisan du livre, 1927), 158.
22 Péguy, Basic Verities, 119.
23 Cùng nguồn, 153.
24 Cùng nguồn, 167.
25 Cùng nguồn, 177.
26 Cùng nguồn, 179.
27 Cùng nguồn, 127.
28 Cùng nguồn, 109.
29 Villiers, Charles Péguy, 247-48.
30 Charles Péguy, The Mystery of the Holy Innocents [Mầu nhiệm các Thánh Anh Hài], Pansy Parkenham (New York: Harper, 1956); có sẵn trực tuyến thông qua Mạng Thông tin Công Giáo (www.centropeguy.org/cachepeguy7.htm).
31 Charles Péguy, “Un nouveau théologien: M. Fernand Laudet” [một nhà thần học mới: M. Fernand Laudet], trong Oeuvres en prose, 1909—1914, Bibliothèque de la Pléiade 122 (Paris: Gallimard, 1957), 998-99.
32 Để biết thông tin toàn diện về việc trở lại đạo bởi những người biết rõ về ông vào thời điểm đó, xem Péguy au Porche de l'Église: Correspondance inédite Jacques Maritain—Dom Louis Baillet [Péguy ở ngưỡng cửa Giáo hội: thư từ chưa xuất bản Jacques Maritain-Dom Louis], René Mougel và Robert Burac biên tập (Paris: Éditions du Cerf, 1997).
33 Oeuvres en Prose, 1909—1914, 307-498. Phần lớn cuộc đối thoại này có thể được tìm thấy trong bản dịch cuốn Temporal and Eternal của Alexander Dru.
34 Từ Notre Patrie [tổ quốc ta], trích dẫn trong Villiers, Charles Péguy, 194.
35 Cùng nguồn, 219.
36 Bản dịch chuẩn sang tiếng Anh là của Julien Green (NewYork: Pantheon Books, 1950), đó là bản dịch tiếp theo ở đây.
37 Cùng nguồn, 14-11.
38 Cùng nguồn, 17..
39 Cùng nguồn, 24.
40 Cùng nguồn, 28-29.
41 Cùng nguồn, 75.
42 Cùng nguồn, 115.
43 Cùng nguồn, 127.
44 Cùng nguồn, 216.
45 Bản dịch đầy đủ nhất của tác phẩm này là The Portal of the Mystery of Hope [cửa mầu nhiệm đức cậy], David L. Schindler, Jr. dịch (Grand Rapids: Eerdmans, 1996).
46 Cùng nguồn, 3-6.
47 Cùng nguồn, 7-8.
48 Bản dịch là của tôi, từ “Prière de liberty” [Lời cầu tự do] trong Les Tapisseries [các bức thảm] của Péguy (Paris: Gallimard, 1968), 132.
49 Được Simone Casimir-Périer tường trình và được trích dẫn trong Villiers, Charles Péguy, 385.
50 Paul Claudel và André Gide, Correspondance [thư từ]: 1899—1926 (Paris: Gallimard, 1949), 54.
51 Paul Claudel, The City: A Play [Kinh thành: Một vở kịch] (New Haven: Yale University Press, 1920), 19.
52 Cùng nguồn, 21.
53 Claudel, Oeuvres en Prose (Paris: Gallimard, 1965), 514.
54 Bản dịch của tác giả.
55 Ví dụ, xem Enid Starkie, Arthur Rimbaud (New York: New Directions, 1961), 415-32.
56 Paul Claudel, The Satin Slipper: or, The Worst Is Not the Surest [Chiếc dép sa tanh: hay, Điều tồi tệ nhất không phải là điều chắc chắn nhất], John O’Connor dịch, với sự cộng tác của tác giả (New Haven: Yale University Press, 1931), 280. Bất chấp vai trò của Claudel trong bản dịch này, nó vẫn bộc lộ nhiều điểm lập dị. Là bản dịch tiêu chuẩn, nó sẽ được tuân theo ở đây.
57 Một ví dụ nổi tiếng về sự mâu thuẫn này về Claudel xảy ra trong bài thơ vĩ đại “Tưởng nhớ W. B. Yeats” của W. H. Auden. Trong phiên bản gốc, Auden viết: “Thời gian không bao dung / Của những kẻ ngây thơ dũng cảm / Và mệt mỏi trong một tuần / Của một vóc dáng đẹp / Yêu mọi ngôn ngữ và tha thứ / Tất cả những người nhờ họ mà nó sống." Sau đó, ông nói thêm: “Đã đến lúc với lời bào chữa kỳ lạ này / Xin thứ lỗi cho Kipling và quan điểm của ông ấy, / Và sẽ tha thứ cho Paul Claudel, / Xin thứ lỗi cho ông ấy vì đã viết hay.” Trong phiên bản tiếp theo, rất có thể những dòng này đã bị cắt bởi vì, như nhiều người đã lưu ý, Auden đã gán nhầm những quan điểm phản cảm cho cả Kipling lẫn Claudel.
58 Wallace Fowlie, Paul Claudel (London: Bowes & Bowes, 1957), 74.
59 Những đoạn được trích dẫn ở đây là từ bản dịch của Edward Lucie-Smith với một số sửa đổi Five Great Odes [Năm bài ca ngợi vĩ đại] (Chester Springs, Penn.: Dufour Editions, 1967).
60 Paul Claudel, “Mon Pays [Xứ sở tôi], trong Contacts et circonstances [Tiếp xúc và hoàn cảnh] (Paris: Gallimard, 1947). Để có thêm những suy gẫm hữu ích về những câu hỏi này, hãy xem Elfrieda Dubois, “.. la prosodie me fut enseignée par les psaumes...' Some Reflections on Claudel’s verset” [...phép làm thơ đã được Các Thánh vịnh dạy cho tôi’ Một số suy gẫm về đoạn thơ của Claudel", trong Richard Griffiths, chủ biên, Claudel: A Reappraisal [Claudel: một tái đánh giá] (London: Rapp & Whiting, 1968), 112-30.
61 Cùng nguồn, 113.
62 Paul Claudel, Break of Noon: A Drama [Nghỉ trưa: Một vở kịch], Wallace Fowlie dịch (Chicago: Regnery, 1960).
63 Paul Claudel, The Tidings Brought to Mary (L’annoncefaite à Marie): A Drama [Truyền tin cho Đức Maria: Một vở kịch], Wallace Fowlie dịch (Chicago: Regnery, 1965).
64 Claudel, Oeuvres en Prose, 423.
65 Tuyên bố rõ ràng nhất của Thánh Tôma về sự khác biệt giữa nghệ thuật và sự khôn ngoan, cũng như sự khác biệt giữa một nghệ sĩ giỏi và một người đàn ông tốt, xuất hiện trong Summa Theologiae I-II, q. 57, A. 3: “Bonum artis consideratur non in ipso artifice, sed magis in ipso artificiato, cum ars sit ratio recta factibilium; factio enim in exteriorem materiam transiens, non est perfectio facientis, sed facti, sicut motus est actus mobilis. Ars autem circa factibilia est. Sed prudentiae bonum attenditur in ipso agente, cujus perfectio est ipsum agere; est enim prudentia recta ratio agibilium, ut dictum est. Et ideo ad artem non requiritur quod artifex bene operetur, sed quod bonum opus faciat. Requireretur autem magis quod ipsum artificiatum bene operaretur, sicut quod cultellus bene incideret, vel serra bene secaret (si proprie horum esset agere, et non magis agi, quia non habent dominium sui actus). Et ideo ars non est necessaria ad bene vivendum ipsi artifici, sed solum ad faciendum artificiatum bonum, et ad conservandum ipsum. Prudentia autem est necessaria homini ad bene vivendum, non solum ad hoc quod fiat bonus.” [Cái tốt của nghệ thuật không được nhìn thấy ở bản thân nghệ sĩ, mà đúng hơn ở chính nghệ thuật, vì nghệ thuật là lý do đúng đắn của những việc có thể làm được; vì một sự kiện thoáng qua trong vật chất bên ngoài không phải là sự hoàn hảo của người hành động trên nó, mà là sự hoàn hảo của sự kiện, cũng như chuyển động là một hành vi có thể chuyển động. Nhưng nghệ thuật liên quan đến những gì có thể thể hiện được. Nhưng cái tốt của sự khôn ngoan được tìm tòi ở chính tác nhân, người mà sự hoàn hảo của họ là tự mình hành động; vì sự thận trọng là lý do chính đáng cho hành động, như người ta nói. Và vì vậy nghệ thuật không đòi hỏi người nghệ sĩ phải làm việc chăm chỉ mà là làm một công việc tốt. Nhưng đúng hơn, chính tài khéo léo phải hoạt động tốt, giống như một con dao cắt tốt, hay một cái cưa cắt tốt (nếu làm những việc này là đúng đắn, và không làm thêm nữa, vì họ không có quyền kiểm soát đối với những việc đó). các hành động của họ). Và do đó, nghệ thuật không cần thiết để bản thân người nghệ sĩ sống tốt mà chỉ cần làm cho tác phẩm trở nên tốt đẹp và bảo tồn nó. Nhưng sự thận trọng là cần thiết để con người sống tốt chứ không chỉ để trở nên tốt].
66 Flannery O'Connor, “Catholic Novelists and their Readers” [Các tiểu thuyết gia Công Giáo và các độc giả của họ], trong Mystery and Manners: Occasional Prose [Mầu nhiệm và Phong cách: Văn xuôi đó đây], được chọn lọc và biên tập bởi Sally và Robert Fitzgerald (New York: Farrar, Straus & Giroux, 1969), 172.
67 Joyce cô đọng ST I, q. 39, A. 8c.
68 Đoạn văn này là diễn từ kết thúc của Thánh Michael trong vở kịch The Zeal of Thy House [Nhiệt tình với Nhà Ngài] của Sayers và được in lại với sự làm sáng tỏ thêm trong cuốn The Mind of the Maker [Tâm trí Đấng Làm Ra] của bà (San Francisco: Harper and Row, 1979), 37.
69 Jacques Maritain, Creative Intuition in Art and Poetry, Bollingen [Trực giác sáng tạo trong nghệ thuật và thơ ca, Bollingen] xxxv.1 (Princeton: Nhà xuất bản Đại học Princeton, 1992), 60.
70 Claudel, Five Great Odes [Năm bài ca ngợi vĩ đại], 57.
71 Georges Bernanos, Le crépuscule des vieux [hừng đông của người già](Paris: Gallimard, 1956), 82-84, như được dịch và được trích dẫn trong Tony Pipolo, Robert Bresson: A Passion for Film [Robert Bresson: Đam mê phim ảnh] (Oxford, N.Y.: Oxford University Press, 2010), 211.
72 Hans Urs von Balthasar, Bernanos: An Ecclesial Existence [Bernanos: một hiện sinh Giáo hội], Erasmo Leiva-Merikakis dịch (Communio Books; San Francisco: Ignatius Press, 1996). Bản dịch này dài 617 trang và thậm chí nó không bao gồm tất cả tài liệu trong văn bản gốc tiếng Đức.
73 Robert Speaight, George Bernanos: A Study of the Man and the Writer [George Bernanos: Nghiên cứu về con người và nhà văn] (London: Collins and Harvill Press, 1973), 16.
74 Georges Bernanos, The Star of Satan [Ngôi sao của Satan], Pamela Morris dịch (New York: Macmillan, 1940), 111.
75 Cùng nguồn, 119.
76 Cùng nguồn, 156.
77 Cùng nguồn, 162-63.
78 Cùng nguồn, 164.
79 Cùng nguồn, 174-75.
80 Cùng nguồn, 348.
81 Bernanos, Le crépuscule des vieux, 43-44; như được dịch và được trích dẫn trong Pipolo, Bresson, 212, và được tác giả hoàn thiện.
82 George Bernanos, The Diary of a Country Priest [Nhật ký của một linh mục miền quê], bản dịch của Pamela Morris, tái bản lần thứ 2. (New York: Carroll & Graf, 2002), 211-12.
83 Hans Urs von Balthasar dành một cái nhìn sâu sắc đáng lưu ý cho chính Bernanos: “Người đàn ông thô lỗ này trong sâu thẳm mình đã nuôi dưỡng một đứa trẻ đáng yêu, người không có khả năng tự vệ và bối rối trước mọi tình yêu, trên hết là tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Vì yêu nên ông cảm nhận được sự thật, kể cả sự thật của thời đại; và, bởi vì ông cảm thấy, ông có những phản ứng tinh tế hơn bên trong, đồng thời khắc nghiệt và khốc liệt hơn bên ngoài so với chúng ta”: Von Balthasar, Bernanos, 18.
84 Speaight, George Bernanos, 217.
85 Cùng nguồn, 219.
86 Cùng nguồn, 215.
87 Bernanos, Monsieur Ouine [Ông Có-Không], William S. Bush dịch (Lincoln và London: Nhà xuất bản Đại học Nebraska, 2000), 171.
88 Khi Bernanos chiến đấu trong một trung đoàn kỵ binh trong Thế chiến thứ nhất, ông đã quyết định rằng, nếu ông chết, ông muốn trả thù, thậm chí sau khi chết, với một văn bia, “Đây là nơi an nghỉ của một người đã chiến đấu và chết vì sự thỏa mãn cá nhân của mình và để chọc tức những người đã không chiến đấu và chết”, như được trích dẫn bởi Roland N. Stromberg trong Redemption by War: The Intellects and 1914 [Cứu chuộc do chiến tranh: Các nhà trí thức và 1914] (Lawrence, Kans.: Regents Press of Kansas, 1982), 152.
89 William Bush, Georges Bernanos (New York: Twayne, 1969).
90 Georges Bernanos, “France before the World of Tomorrow [Nước Pháp trước thế giới ngày mai]”, trong Last Essays [Những tiểu luận cuối cùng], Joan và Barry Ulanov dịch (Chicago: Regnery, 1955), 4.
91 “Frère Martin” [thầy Martin] được xuất bản lần đầu vào năm 1951 trên tạp chí Esprit. Bản dịch tiếng Anh, “Thầy Martin”, có thể được tìm thấy trong Georges Bernanos and the Saints: Saint Dominic; Joan, Relapsed and Saint; Brother Martin; The Life of Jesus; with Selections from A Diary of My Times and We Frenchmen Joan, [Georges Bernanos và các Thánh: Thánh Đaminh; Tái phạm và nên Thánh; Thầy Martin; Cuộc Đời Chúa Giêsu]; với các tuyển tập từ A Diary of My Times and We Frenchmen [Nhật ký thời đại của tôi và Chúng tôi những người Pháp], Josephine S. Stewart và Paul Stewart dịch (New York: Peter Lang, 1996).
92 Georges Bernanos, “Revolution and Liberty”, in Last Essays [Cách mạng và Tự do”, trong Những tiểu luận cuối cùng], 122.
93 Trích dẫn trong Speaight, Georges Bernanos, 47.
94 Simone Weil, một người có cảm tình với Đảng Cộng hòa, đã đọc cuốn sách của Bernanos, rất ấn tượng trước sự trung thực của ông và viết thư cho ông để nói rằng bà đã rời Tây Ban Nha, sau khi đến đó chiến đấu: “Tôi không còn cảm thấy bị thôi thúc nội tâm phải tham gia vào một cuộc chiến nữa mà, thay vì giống như những gì nó đã thể hiện khi nó bắt đầu - một cuộc chiến tranh của những nông dân đói khát chống lại các địa chủ và những người ủng hộ giáo sĩ của họ - đã trở thành một cuộc chiến giữa một bên là Nga với một bên là Đức và Ý”: Bức thư năm 1938 của Simone Weil gửi Georges Bernanos, trong Simone Weil Reader [đọc Simone Weil], George A. Panichas biên tập, Richard Rees dịch (New York: David McKay, 1977), 75.
95 J. K. Huysmans, “Preface, Written Twenty Years after the Novel”, trong Against the Grain [Lời tựa, viết hai mươi năm sau cuốn tiểu thuyết”, trong Chống lại Hạt gạo (À rebours) (New York: Dover, 1969), xxxiii.
96 Xem www.nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/1952/mauriac-speech.html.
97 Xem Henri Peyre, The Contemporary French Novel [Tiểu thuyết đương thời của Pháp] (New York: Nhà xuất bản Đại học Oxford, 1955).
98 Hầu hết độc giả sẽ liệt kê Le baiser aux lépreux, Génitrix, Le désert de l'amour, Le noeud de vipères, và La Pharisienne [Nụ hôn cùi, Người Sinh hạ, sa mạc tình yêu, hổ mang cuộn, và Nữ Pharisiêu] trong thể loại này, cùng với những câu chuyện của Mauriac về Thérèse Desqueyroux. Le sagouin [người bẩn thỉu], một phần là câu chuyện về một cậu học sinh, thường được đọc ở các trường học ở Pháp.
99 François Mauriac, Oeuvres autobiographiques [các tác phẩm tự thuật] (Paris: Gallimard, 1990), 616; Bản dịch tiếng Anh của Wallace Fowlie trong What I Believe, Classic Reprint Series [Điều tôi tin: Loạt cổ điển tái ấn (London: Forgotten Books, 2012), 118.
100 Ngược lại, Mauriac khẳng định trong chính đoạn văn đó khi ông nói về việc lang thang khắp Paris như một con chó, “Tôi thường nghĩ rằng Ngài chưa bao giờ gần gũi với con hơn [trong] những ngày đau khổ vô tận khi con có thể dễ dàng bất cứ lúc nào trong khoảnh khắc lao vào cái chết”: Cùng nguồn.
101 François Mauriac, God and Mammon [Thiên Chúa và Thần Tài], Raymond N. MacKenzie dịch (Lanham, Md.: Rowman & Littlefield, 2003), 44.
102 “Donat O’Donnell,” bút danh của Conor Cruise O’Brien, đã sử dụng tên Maria trong nghiên cứu được trích dẫn trước đây của ông Maria Cross để giúp giải thích một chủ đề chung. Chương cuối cùng của ông, “Maria Cross” (trang 225-59), đặc biệt sâu sắc và tổng hợp hình ảnh người phụ nữ/thập giá của một số tác giả Công Giáo hiện đại.
103 François Mauriac, The Desert of Love [Sa mạc tình yêu], Gerard Hopkins dịch (New York: Carroll & Graf, 1989), 213.
104 François Mauriac, Men I Hold Great [những người tôi cho là vĩ đại] (Mes Grands Hommes, Elsie Pell dịch) (New York: Philosophical Library, 1951), 9.
105 Mauriac, Men I Hold Great [những người tôi cho là vĩ đại], 14.
106 Mauriac, The Desert of Love [Sa mạc tình yêu], 37.
107 “Một con quỷ vô danh thì thầm vào tai cô, 'Cô có thể chết [vì đam mê], nhưng ít nhất cô không thấy chán!' Sau đó, niềm đam mê của Maria lắng xuống, nhưng kết quả là cô cảm thấy "mối đe dọa của hư vô", điều đó trở thành “một cám dỗ đánh mất chính mình trong đó, cảm thấy mình tan biến và tan thành từng hạt, cho đến khi sa mạc bên trong trái tim cô trở thành một với sự trống rỗng của không gian, cho đến khi sự im lặng bên trong cô không khác gì sự im lặng của các quả cầu” : cùng nguồn, 142, 145, và 158. Mauriac có một phần thiên tài khi ông có thể gợi ý rằng ngay cả sự cám dỗ tự sát này cũng là một khát vọng tinh thần thiên lệch.
108 Cùng nguồn, 138-39.
109 Cùng nguồn, 113.
110 François Mauriac, Vipers’ Tangle [Khúc cuộn hổ mang], Warre B. Wells dịch (Garden City, N.Y.: Image, 1957), 12.
111 Cùng nguồn, 34.
112 Cùng nguồn, 44.
113 Cùng nguồn, 60.
114 Cùng nguồn, 151.
115 Cùng nguồn, 163.
116 Cùng nguồn, 167.
117 Cùng nguồn, 177.
118 Cùng nguồn, 194.
119 Cùng nguồn, 198.
120 Mauriac, God and Mammon [Thiên Chúa và Thần Tài]; Thư của Gide được dịch ở trang 55-57.
121 Được trích dẫn trong Tony Judt, Past Imperfect: French Intellectuals [Quá khứ bất toàn: Các Trí thức Pháp] 1944-1956 (Berkeley: Nhà xuất bản Đại học California, 1992), 71. Cuốn sách của Judt là một hướng dẫn hữu ích để xác định quan điểm công cộng của Mauriac trong thời kỳ hậu chiến. Về chủ nghĩa hợp tác của Sartre, hãy xem tiểu luận đáng lưu ý của Clive James, Cultural Amnesia: Necessary Memories from History and the Arts [Chứng mất trí nhớ văn hóa: Những ký ức cần thiết từ lịch sử và nghệ thuật] (New York: Norton, 2007), 669-79.
122 Robert Speaight, François Mauriac: A Study of the Writer and the Man [François Mauriac: Nghiên cứu về Nhà văn và Con người] (London: Chatto & Windus, 1976), 197.
123 Trích trong cùng nguồn, 193-94, từ Bloc-notes I, 40.
124 Một phiên bản tiếng Anh của tiểu luận này xuất hiện trong Jean-Paul Sartre, Literary Essays [các tiểu luận văn học], Annette Michelson dịch (New York: Thư viện Triết học, 1957), 7-23.
125 Công bằng mà nói, một Sartre trưởng thành hơn đã thừa nhận điều đó, ngay cả sau nhiều thập niên công khai mối thù với Mauriac. Năm 1960, khi được Madeleine Chapsal hỏi trong một cuộc phỏng vấn về Mauriac, ông nhận xét: “Tôi nghĩ hôm nay tôi sẽ linh hoạt hơn, vì chất lượng thiết yếu của cuốn tiểu thuyết phải là mang lại sự tham gia và sự quan tâm, và tôi sẽ bớt khắt khe hơn nhiều về các phương pháp được sử dụng.... Bạn luôn tìm cách nói điều mình muốn và tác giả luôn có mặt”: dịch bởi và trích dẫn trong David O’Connell, François Mauriac Revisited [tái duyệt François Mauriac] (New York: Twayne, 1995), 175.
126 Speaight, François Mauriac.
127 François Mauriac, What I Believe [Điều tôi tin], bản dịch và với lời giới thiệu của Wallace Fowlie (New York: Farrar, Straus & Giroux, 1963).
128 Cùng nguồn, 106.
129 Cùng nguồn, 137.
130 Cùng nguồn.
131 Speaight, François Mauriac, 218.
132 Điều này đã được tập hợp thành bốn tập của Bloc-notes (Paris: Seuil, 1993).
133 Mauriac, What I Believe [Điều tôi tin] 113.
134 Cùng nguồn, 111.
135 Cùng nguồn, 89.
136 Cùng nguồn, 36.
137 Cùng nguồn, 28.
Kỳ sau: Chương Mười Một: Xã Hội Tạp Nham và sau đó
VietCatholic TV
Patriot, NASAMS lũ lượt đến Ukraine. Lính Nga phản chiến đốt tàu Serpukhov. HG lên án Nga cấm niqab
VietCatholic Media
03:31 05/07/2024
1. Đồng minh của Putin triển khai hỏa tiễn đạn đạo trong bối cảnh căng thẳng Ukraine và tuyên bố 'Không có ranh giới đỏ'
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Ally Deploys Ballistic Missiles Amid Ukraine Tensions: 'No Red Lines'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hôm Thứ Tư, 03 Tháng Bẩy, nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko đã đưa ra lời đe dọa hạt nhân, cảnh báo rằng ông “không có ranh giới đỏ”, nghĩa là sẽ sẵn sàng sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào để bảo vệ đất nước của mình.
Lukashenko, một đồng minh thân cận của Putin, cho biết ông đã triển khai các hệ thống hỏa tiễn tầm xa Polonez và Iskander để đáp trả điều mà quân đội của ông mô tả là căng thẳng gia tăng ở biên giới với Ukraine.
Ngày 29 Tháng Sáu, Đại tá Vadim Lukashevich, một quan chức quân sự Belarus, tuyên bố Ukraine đã triển khai lực lượng tới biên giới Belarus nhằm nỗ lực “lôi đất nước chúng ta vào cuộc chiến”. Ông đang đề cập đến cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine do Putin phát động vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
“Lực lượng Không quân và Phòng không đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao. Cả của chúng ta và của Nga. Có sự hợp tác hoàn toàn ở đây”, Lukashenko nói tại Minsk. “Hệ thống hỏa tiễn Polonez và Iskander đã được triển khai vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Bạn cũng biết họ có loại đạn gì”.
Hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cũng như đầu đạn thông thường. Lukashenko cảnh báo vào tháng 6 năm 2023 rằng đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Nga cũng có thể được lắp trên các hỏa tiễn được bắn bằng bệ phóng hỏa tiễn đa năng Polonez của quân đội ông.
Cuối tuần qua, ông Lukashevich tuyên bố rằng lực lượng Ukraine đang lên kế hoạch thực hiện các hành động phá hoại và khủng bố tiềm tàng trên đất Belarus.
Quan chức quân sự này cho biết: “Tình hình ở biên giới Belarus-Ukraine có đặc điểm là căng thẳng leo thang”.
“Sẽ không có ranh giới đỏ,” ông Lukashenko cho biết hôm thứ Tư và nói thêm rằng nếu có một cuộc tấn công vào đất nước của ông, ông không loại trừ “một cuộc tấn công bằng tất cả các loại vũ khí vào một mục tiêu nhất định”.
“Tôi bảo đảm rằng chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ cuộc đụng độ nào ở biên giới với Ukraine. Sẽ không có, chúng tôi không cần chúng. Nhưng Ukraine thậm chí còn không cần chúng hơn vì những sự kiện đang diễn ra trên chiến trường của họ”, ông nói thêm.
Belarus, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, đã duy trì mối quan hệ bền chặt với Nga trong suốt cuộc chiến.
Trong khi quân đội của Lukashenko không trực tiếp tham gia cuộc xung đột Ukraine, quân đội Nga đã được phép tiến hành các cuộc tập trận trên lãnh thổ Belarus kể từ trước khi bắt đầu chiến tranh. Đất nước này đã được Nga sử dụng để giúp tiến hành cuộc xâm lược Ukraine hai năm trước.
Ngày 21 Tháng Năm, Nga và Belarus đã tiến hành diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược. Bộ Quốc phòng Nga cho biết cuộc tập trận nhằm chuẩn bị quân đội và trang thiết bị “để bảo đảm vô điều kiện chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của hai quốc gia được gọi là “Nhà nước Liên minh”.
2. Mỹ cung cấp sự hỗ trợ lớn cho hệ thống Patriot của Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “US Provides Major Boost to Ukraine's Patriot System”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hôm Thứ Tư, 03 Tháng Bẩy, Bộ Quốc phòng đã công bố khoản tăng cường trị giá 2,2 tỷ Mỹ Kim cho hệ thống phòng không của Ukraine, bao gồm các hỏa tiễn dành cho hệ thống Patriot và Hệ thống hỏa tiễn đất đối không tiên tiến quốc gia, gọi tắt là NASAMS, hiện đã thuộc quyền sở hữu của Kyiv.
Theo thông cáo từ Bộ Quốc phòng, các hỏa tiễn đánh chặn bổ sung sẽ được mua từ các nhà sản xuất Mỹ theo Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, gọi tắt là USAI. Cả hệ thống Patriot và NASAMS đều đóng vai trò quan trọng trong khả năng phòng thủ của Ukraine trước các cuộc tấn công trên không của Nga.
Ngũ Giác Đài cũng công bố khoản viện trợ 150 triệu Mỹ Kim cho Ukraine thông qua Cơ quan rút vốn của Tổng thống, gọi tắt là PDA, cho phép Bộ Quốc phòng rút trực tiếp từ kho dự trữ của Mỹ. Gói PDA sẽ bao gồm thêm các thiết bị đánh chặn phòng không, pháo binh và vũ khí chống tăng.
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng, đây là lần thứ 60 Chính quyền Tổng thống Biden rút ra khỏi kho dự trữ của Washington để viện trợ cho Ukraine kể từ tháng 8 năm 2021.
“Đừng nhầm lẫn, Ukraine không đơn độc và Hoa Kỳ sẽ không bao giờ dao động trong sự hỗ trợ của chúng tôi”, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nói trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov tại Ngũ Giác Đài hôm thứ Ba. “Cùng với khoảng 50 đồng minh và đối tác, chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp những khả năng quan trọng mà Ukraine cần để đẩy lùi sự xâm lược của Nga hôm nay và ngăn chặn sự xâm lược của Nga vào ngày mai.”
Ukraine hiện đang sở hữu ít nhất hai hệ thống phòng không Patriot, một hệ thống do Mỹ tài trợ và một hệ thống khác do Đức và Hòa Lan hợp tác cung cấp. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng Kyiv cần “tối thiểu” thêm “bảy hệ thống phòng không 'Patriots' hoặc tương tự” để phòng thủ trước Nga.
“Putin phải bị hạ gục xuống mặt đất, và bầu trời của chúng ta phải trở nên an toàn trở lại…Và điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào lựa chọn của các bạn…lựa chọn liệu chúng ta có thực sự là đồng minh hay không,” Zelenskiy trong bài phát biểu trước Hội đồng NATO-Ukraine vào tháng 4.
Mỹ lần đầu tiên cung cấp cho Ukraine hệ thống NASAMS vào tháng 11 năm 2022. Các đồng minh khác của NATO, bao gồm Na Uy và Lithuania, cũng đã cam kết cung cấp các hệ thống phóng hỏa tiễn phòng thủ cho Ukraine.
Theo thông cáo của Ngũ Giác Đài, việc mua thêm hỏa tiễn đánh chặn thông qua chương trình USAI mất nhiều thời gian hơn so với việc cung cấp cho Ukraine thiết bị theo PDA, mặc dù chính quyền Tổng thống Biden “có kế hoạch đẩy nhanh việc chuyển giao đạn dược của USAI bằng cách sắp xếp lại trình tự các đợt giao hàng quân sự nước ngoài sắp tới để dành ưu tiên cho Ukraine”..
Do đó, Ukraine sẽ được cung cấp các máy bay đánh chặn mà nước này rất cần để bảo vệ người dân và cơ sở hạ tầng quan trọng trước các cuộc tấn công trên không của Nga”, Bộ Quốc phòng cho biết thêm.
3. Tân Thủ tướng Hòa Lan thề ủng hộ Ukraine, chỉ trích Nga
Thứ Tư, 03 Tháng Bẩy, Tân Thủ tướng Hòa Lan Dick Schoof đã cam kết tiếp tục “hỗ trợ tài chính, quân sự và chính trị” cho Ukraine, khi ông nhắm vào Nga trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên của mình trước Quốc Hội.
“ Chúng ta không nên ngây thơ. Cách đây chỉ vài giờ bay, vẫn đang xảy ra một cuộc chiến khủng khiếp, nơi mạng sống con người không còn là vấn đề đối với Nga”, Thủ tướng Schoof, cựu giám đốc tình báo Hoà Lan, phát biểu trước quốc hội.
Ông nhấn mạnh: “Ukraine có thể tiếp tục trông cậy vào sự hỗ trợ tài chính, quân sự và chính trị của Hòa Lan”.
Schoof, 67 tuổi, cũng cam kết đáp ứng mục tiêu chi 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng do liên minh NATO đặt ra, sắp được lãnh đạo bởi người tiền nhiệm Mark Rutte /mác rút-ti/.
Phát biểu với một nhóm nhỏ các nhà báo sau lễ nhậm chức hôm thứ Ba, Schoof cho biết mối đe dọa chính đối với đất nước “rõ ràng đến từ phía đông”.
“Có lẽ vì tôi là nhà lãnh đạo cơ quan an ninh nên tôi hơi lo lắng hơn những người khác một chút,” ông nói.
Dưới thời Rutte, Hòa Lan đã ký một thỏa thuận trong năm nay về khoản hỗ trợ quân sự trị giá 2 tỷ euro hay 2,1 tỷ Mỹ Kim, trong 10 năm, sau đó bổ sung thêm 1 tỷ euro.
Thủ tướng Rutte cũng dẫn đầu nỗ lực cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Kyiv, một quyết định được Tổng thống Volodymyr Zelenskiy mô tả là “lịch sử” trong chuyến công du tới Hòa Lan.
Tân Thủ tướng Schoof đứng đầu một nội các bất thường không bao gồm các lãnh đạo của 4 đảng cánh hữu đã thành lập liên minh sau chiến thắng bầu cử của lãnh đạo cực hữu Geert Wilders.
Wilders bước sang một bên sau khi một số đối tác trong liên minh đe dọa sẽ rút lui nếu ông là Thủ tướng, và bày tỏ thái độ không hài lòng với quan điểm chống Hồi giáo và hoài nghi Âu Châu của ông.
Các nhà lãnh đạo ở Brussels đang theo dõi chặt chẽ Hòa Lan, một thành viên chủ chốt của Liên minh Âu Châu, để xem liệu Hòa Lan có tiếp tục đóng vai trò mang tính xây dựng trong câu lạc bộ hay không.
Tân Thủ tướng Schoof cam kết tuân thủ các thỏa thuận quốc tế nhưng cảnh báo Hòa Lan sẽ không áp đặt các quy định chặt chẽ hơn các nước khác trong chính sách môi trường.
“Không phải lúc nào chúng ta cũng phải là cậu bé ngoan nhất lớp. Và chúng ta không đủ khả năng để trở thành như vậy,” Thủ tướng Schoof nói.
4. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Hòa Lan cho biết Hòa Lan duy trì hỗ trợ cho Ukraine
Ruben Brekelmans, Bộ trưởng Quốc phòng mới được bổ nhiệm của Hòa Lan, đã cam kết vào hôm Thứ Năm, 04 Tháng Bẩy, rằng sự hỗ trợ của đất nước ông dành cho Ukraine sẽ tiếp tục “trong thời gian cần thiết”.
“Hòa Lan vẫn cam kết hỗ trợ Ukraine nhiều nhất có thể, trong thời gian cần thiết. Chúng tôi và các đồng minh của chúng tôi đoàn kết trong quyết tâm trả lại hòa bình và an ninh cho Ukraine”, Brekelmans nói.
Brekelmans cũng cảm ơn Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov vì đã chúc mừng ông được bổ nhiệm vào vị trí mới. Ông bày tỏ hy vọng sẽ sớm gặp lại người đồng cấp Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng đại diện cho Đảng Nhân dân vì Tự do và Dân chủ, gọi tắt là VVD, trung hữu trong chính phủ liên minh mới của Hòa Lan. VVD trước đây được lãnh đạo bởi Mark Rutte, người gần đây đã bảo đảm được chức vụ Tổng thư ký NATO sau khi ông Jens Stoltenberg nghỉ hưu.
Dưới thời Thủ tướng Rutte, người giữ chức vụ cao nhất quốc gia trong 14 năm, Hòa Lan đã đóng vai trò chủ động hỗ trợ Ukraine.
Hòa Lan đã phân bổ 4,4 tỷ euro hay 4,7 tỷ Mỹ Kim để hỗ trợ Ukraine cho đến năm 2026. Chính phủ Hòa Lan cũng dẫn đầu liên minh chiến đấu cơ và cam kết cung cấp 24 máy bay phản lực F-16 cho Ukraine
Chính phủ liên minh mới tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2 Tháng Bẩy. Cựu giám đốc cơ quan tình báo Hòa Lan, Dick Schoof, trở thành thủ tướng mới, thay thế Rutte, người được chính thức bổ nhiệm làm tổng thư ký NATO tiếp theo.
Liên minh được thành lập bởi Đảng cực hữu vì Tự do do Geert Wilders lãnh đạo, VVD, Hợp đồng xã hội mới theo đường lối trung dung mới thành lập gần đây và Phong trào Công dân-Nông dân theo chủ nghĩa dân túy.
5. Video cho thấy xe thiết giáp của Nga bị tiêu diệt trong các cuộc tấn công
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Video Shows Russian Armored Vehicles Decimated in Strikes”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hôm Thứ Tư, 03 Tháng Bẩy, Ukraine đã công bố một video cho thấy hàng chục xe thiết giáp của Nga bị lực lượng Kyiv phá hủy trên chiến trường.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Tư, 03 Tháng Bẩy, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, đã chia sẻ đoạn phim quay bằng máy bay điều khiển từ xa trên các kênh truyền thông xã hội của mình, cho biết một trong các đơn vị của họ đã “đốt cháy” hơn chục xe của Nga chỉ trong một ngày.
Cả Mạc Tư Khoa và Kyiv được cho là đã mất một lượng lớn nhân lực và trang thiết bị sau khi Nga bắt đầu tấn công khu vực Kharkiv vào ngày 10 Tháng Năm, chiếm giữ các thị trấn ở biên giới phía đông bắc Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ngày 8 Tháng Sáu cho biết cuộc tấn công khu vực Kharkiv của Nga đã không thành công. “Một kết quả rất có ý nghĩa là quân đội Nga đã thất bại. Hướng này đã được tăng cường. Và nó sẽ được tăng cường hơn nữa”, ông nói sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo quân đội Ukraine, Oleksandr Syrskyi.
Đại Úy Yusov nói: “Hậu cần của đối phương đang bị tấn công – các trinh sát ở mặt trận đang phá hủy các thiết bị của Nga”. “Những người lính thuộc đơn vị đặc biệt 'Kabul 9' của HUR trên tiền tuyến đã đốt cháy hơn chục xe thiết giáp và xe chuyển quân của người Nga trong một ngày.”
Ông nói tiếp: “Công việc hiệu quả trong việc tiêu diệt hậu cần của quân xâm lược Nga với sự hỗ trợ của máy bay điều khiển từ xa FPV vẫn tiếp tục! Niềm tự hào cho Ukraine!”
Truyền thông Ukraine đưa tin đơn vị Kabul 9 của HUR được thành lập khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022 và các thành viên bao gồm các cựu chiến binh của quân đội Ukraine.
Tháng trước, một sĩ quan tình báo cao cấp của Kabul 9, người hay gọi là Deputat, nói với RBC Ukraine rằng đơn vị tình báo này đã tiêu diệt “rất nhiều phương tiện của đối phương trong một nhiệm vụ”.
“Điều này bao gồm xe chiến đấu bộ binh, xe thiết giáp chở quân, xe tăng và xe không bọc thép. Vì không có hành động và tấn công dữ dội nào trong khu vực của chúng tôi, chẳng hạn như ở khu vực Donbas hay Kharkiv, nên chúng tôi hiện đang tích cực chiến đấu với các tuyến đường hậu cần của họ”.
Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine đăng số liệu về tổn thất quân đội và trang thiết bị của Nga như một phần cập nhật hàng ngày về cuộc chiến. Nga đã mất 17 xe thiết giáp trong ngày hôm qua, nâng tổng số lên 15.583 chiếc.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 04 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cũng cho biết Nga đã mất 1.180 binh sĩ trong 24 giờ trước đó, nâng tổng số lên 546.270. Ngoài ra, Mạc Tư Khoa đã mất tổng cộng 8.123 xe tăng, 14.712 hệ thống pháo, 19.850 phương tiện và thùng nhiên liệu, 876 hệ thống tác chiến phòng không, 2.336 hỏa tiễn hành trình, 360 máy bay quân sự, 326 máy bay trực thăng và 28 tàu chiến trong cuộc chiến.
6. Zelenskiy bày tỏ lòng biết ơn Hoa Kỳ về gói viện trợ quân sự mới
Hôm Thứ Năm, 04 Tháng Bẩy, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden, Quốc hội và người dân Mỹ vì đã tiếp tục hỗ trợ quân sự.
Ông chia sẻ sự đánh giá cao của mình đối với sự hào hiệp của Hoa Kỳ, nhấn mạnh tầm quan trọng của khoản viện trợ sẽ tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine trong những tháng tới.
Ông nói: “Các khí tài phòng không bổ sung, pháo binh, vũ khí chống tăng và các hạng mục quan trọng khác, cũng như tài trợ cho hỏa tiễn Patriot và NASAMS, sẽ tăng cường sức mạnh cho binh lính của chúng ta và nâng cao khả năng của chúng ta trên chiến trường”.
Hôm Thứ Tư, 03 Tháng Bẩy, Hoa Kỳ đã công bố gói phòng thủ mới quan trọng cho Ukraine, bao gồm hỏa tiễn HIMARS, máy bay đánh chặn phòng không và đạn pháo.
Gói quân sự mới đến từ Cơ quan rút vốn của Tổng thống, một cơ chế cho phép tổng thống giao vũ khí cho các đồng minh từ kho dự trữ hiện tại của Mỹ.
7. Tình báo quân sự cho biết người đào tẩu Nga có liên quan đến vụ phá hoại tàu Hạm đội Baltic của Nga
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 04 Tháng Bẩy, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết vụ phá hoại tàu Nga ở tỉnh Kaliningrad hồi tháng 4 là một phần trong hoạt động chung của Quân đoàn Tự do Nga và dự án tình báo quân sự “Tôi muốn sống” của Ukraine.
Tàu hỏa tiễn Serpukhov của Nga bị phóng hỏa vào ngày 8 Tháng Tư khi đang neo đậu ngoài khơi Kaliningrad. Đại Úy Yusov cho biết vụ phá hoại đã phá hủy hoàn toàn hệ thống liên lạc và tự động hóa của nó, đòi hỏi phải sửa chữa lâu dài.
Ông cho biết: “Một số công dân Nga đã thực hiện hoạt động dũng cảm và mạo hiểm này, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hạm đội Nga và tiết lộ tình trạng hiện tại của quân đội Nga”.
Theo tuyên bố, một thành viên đang tại ngũ của Hạm đội Baltic của Nga đã cung cấp thông tin quan trọng để thực hiện chiến dịch Rybalka nghĩa là “Đánh cá”.
Khi việc người đó tiếp tục ở lại tàu trở nên quá rủi ro, hành vi phá hoại sẽ được thực hiện. Quân nhân Nga này cũng tịch thu các tài liệu mật và sau đó được di tản khỏi Nga thông qua dự án “Tôi muốn sống”.
Theo trang web của Hải quân Nga, Serpukhov là tàu hộ tống hỏa tiễn Buyan-M, dài 74 mét và chứa nhiều hệ thống vũ khí khác nhau.
Trong khi các cuộc tấn công của Ukraine được cho là đã vô hiệu hóa khoảng 1 phần 3 Hạm đội Hắc Hải của Nga thì đây là cuộc tấn công đầu tiên nhắm vào một tàu của Hạm đội Baltic, nơi có căn cứ cách Ukraine hàng trăm km.
8. Dagestan cấm niqab để đối phó với các cuộc tấn công khủng bố chết người
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Dagestan bans niqab in response to deadly terror attacks”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các nhà chức trách tôn giáo ở vùng Dagestan phía nam nước Nga hôm thứ Tư cho biết họ đang cấm mạng che mặt niqab để đáp lại các cuộc tấn công khủng bố chết người hồi tháng trước nhằm vào các nhà thờ của người Do Thái và Chính thống giáo.
Phát ngôn nhân của muftiate – một cơ quan hành chính ban hành các quy tắc ảnh hưởng đến đa số người Hồi giáo ở nước cộng hòa – tuyên bố trang phục niqab, là một loại áo dài che kín toàn thân, ngoại trừ đôi mắt sẽ bị cấm “cho đến khi các mối đe dọa khủng bố được loại bỏ”; và rằng các nhà chức trách tôn giáo đã đến “một kết luận thần học mới.”
Lệnh cấm tạm thời được đưa ra sau một loạt vụ tấn công phối hợp nhằm vào các giáo đường Do Thái và nhà thờ Chính thống giáo ở thủ đô Makhachkala của Dagestan và thành phố Derbent hôm 23 Tháng Sáu khiến 22 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Chính quyền Dagestani vào thời điểm đó đổ lỗi cho “các tổ chức khủng bố quốc tế” nhưng không nêu tên nhóm nào chịu trách nhiệm.
Các báo cáo cho rằng một trong năm tay súng đã lên kế hoạch trốn thoát bằng cách mặc niqab để cải trang. Sau đó, thống đốc Dagestan Sergei Melikov gọi niqab là một rủi ro an ninh.
Phần lớn Dagestan là người Hồi giáo và khu vực này có lịch sử nổi dậy của người Hồi giáo.
Những nhân vật nổi tiếng ở Nga đã lên tiếng về việc cấm niqab ở Dagestan. Khi Alexander Bastrykin, nhà lãnh đạo Ủy ban Điều tra Nga, kêu gọi ban hành lệnh cấm toàn diện sau các cuộc tấn công ở Dagestan, nhà cai trị độc tài của Chechnya, Ramzan Kadyrov, đã cảnh báo Bastrykin phải “hết sức cẩn thận”.
Kadyrov nói: “Người ta không nên nhầm lẫn tôn giáo với những ý tưởng liều lĩnh của những kẻ cuồng tín và ma quỷ, những kẻ có thể tự gọi mình là bất cứ thứ gì chúng muốn nhưng hoàn toàn không có mối liên hệ nào với Hồi Giáo”.
Các cuộc tấn công ở Dagestan xảy ra sau khi các chiến binh Tajik xông vào một phòng hòa nhạc gần Mạc Tư Khoa vào tháng 3, làm thiệt mạng 145 người trong một vụ thảm sát do nhóm chiến binh Nhà nước Hồi giáo tuyên bố chịu trách nhiệm.
Cả hai cuộc tấn công đều làm nổi bật mối đe dọa ngày càng tăng của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo ở Nga - một sự xao lãng không mong muốn đối với nhà độc tài Vladimir Putin, người đang tập trung vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraine.
9. Ông Tập và Putin nói mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đang ở mức đẹp tốt nhất trong lịch sử
Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, gọi tắt là SCO, ở Astana, Kazakhstan, hôm Thứ Tư, 03 Tháng Bẩy.
Ông Tập bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với Nga khi đề cập đến cuộc chiến toàn diện với Ukraine, đồng thời phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh rằng Trung Quốc “luôn đứng về phía đúng của lịch sử”.
Trong cuộc gặp lần thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo trong vòng hai tháng qua, Tập và Putin đã đồng thanh rằng quan hệ song phương đang ở đỉnh cao lịch sử và cùng nhau bảo vệ “hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Đổi lại, Putin cũng lên tiếng phản đối sự can thiệp từ bên ngoài vào Biển Đông, nơi Trung Quốc đang tìm cách mở rộng hơn nữa ảnh hưởng và quyền kiểm soát lãnh thổ, khiến nước này đối đầu với các đồng minh và lợi ích của Mỹ trong khu vực.
Mặc dù Trung Quốc chính thức duy trì lập trường trung lập đối với cuộc chiến toàn diện của Nga ở Ukraine và phủ nhận việc cung cấp viện trợ sát thương, nhưng Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa vẫn tiếp tục tăng cường mối quan hệ.
Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb nhận xét rằng sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc đã phát triển đến mức Bắc Kinh có thể kết thúc chiến tranh chỉ bằng một cú điện thoại cho Putin. Tuy nhiên, vấn đề là Trung Quốc muốn duy trì cuộc xâm lược hiện nay của Nga để thủ lợi.
Nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, đã cáo buộc Trung Quốc liên tục hỗ trợ cỗ máy chiến tranh của Nga ở Ukraine bằng cách cung cấp máy công cụ, công nghệ vũ khí, hình ảnh vệ tinh, chất bán dẫn và các công nghệ lưỡng dụng khác.
10. Nga phát lệnh bắt giữ các nhà báo lưu vong do đưa tin về chiến tranh
Hôm Thứ Năm, 04 Tháng Bẩy, Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, đã ban hành lệnh bắt giữ đối với ba nhà báo lưu vong, một động thái mà các nhà phân tích giải thích là một nỗ lực nhằm quấy rối những người chỉ trích bên ngoài biên giới đất nước. Tuyên bố của Krasnov là nhằm đẩy mạnh và chính thức hóa ở cấp liên bang các phán quyết đã được các tòa án địa phương ở các nước cộng hòa đưa ra.
Vào ngày 17 tháng 6, một tòa án ở Mạc Tư Khoa đã ra lệnh bắt giữ Ekaterina Fomina và Roman Anin, cáo buộc họ truyền bá những gì Điện Cẩm Linh coi là thông tin sai lệch về quân đội Nga.
Trong một vụ án riêng biệt vào ngày 27 tháng 6, một tòa án đã ban hành lệnh bắt giữ Farida Kurbangaleyeva, buộc tội cô biện minh cho khủng bố và phổ biến những gì Mạc Tư Khoa cho là thông tin sai lệch về quân đội Nga, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, gọi tắt là VOA, đưa tin.
Theo báo cáo, Kurbangaleyeva đã đưa tin cho cả các kênh của Nga và quốc tế, đồng thời điều hành một kênh YouTube nơi cô phỏng vấn các chính trị gia Ukraine và Nga.
Theo các cơ quan giám sát, kể từ khi xâm lược toàn diện Ukraine vào năm 2022, Nga đã tăng cường các chiến thuật đàn áp đối với các nhà báo cả trong và ngoài nước. Mặc dù lệnh bắt giữ vắng mặt được coi là ít nghiêm trọng hơn các hình thức quấy rối khác như đầu độc và giám sát, nhưng các chuyên gia coi chúng là một phần trong chiến lược đàn áp xuyên quốc gia rộng lớn hơn của Mạc Tư Khoa.
Những lệnh này không chỉ nhằm mục đích đe dọa các nhà báo lưu vong mà còn là tín hiệu cho khán giả trong nước Nga rằng những lời chỉ trích sẽ không được dung thứ, Grady Vaughan của Freedom House ở Washington giải thích với VOA.
Vaughn nói với VOA: “Nó gửi đi thông điệp rằng chỉ vì người này rời khỏi Nga không có nghĩa là chúng tôi đã quên họ”.
Theo báo cáo năm 2023 của Freedom House, Nga là một quốc gia hung hăng nhất trong ít nhất 26 chính phủ đã tấn công vào các nhà báo và nhà phê bình ở nước ngoài trong thập niên qua.
Karol Luczka, người phụ trách khu vực Đông Âu tại Viện Báo chí Quốc tế, nói với VOA rằng hoạt động này có thể nhằm đáp ứng chỉ tiêu quản lý nội bộ nhằm đàn áp các nhà báo, nhà hoạt động và những nhân vật bất đồng chính kiến trong những khung thời gian cụ thể.
Luczka lưu ý rằng vào mỗi tối thứ Sáu hàng tuần, Bộ Tư pháp Nga thường cập nhật danh sách “đặc vụ nước ngoài”. Họ thường thêm bốn hoặc năm cái tên, và thường bao gồm cả các nhà báo.
Theo Luczka, lệnh bắt giữ cũng có thể “góp phần làm mất uy tín của các nhà báo trong chính người dân Nga”.
19 tháng trong lao tù Putin của 2 LM DCCT. 5 điều phải cân nhắc khi cáo buộc ĐTGM Viganò tội ly giáo
VietCatholic Media
17:57 05/07/2024
1. 19 tháng lao tù của các linh mục Công Giáo Ukraine trong nhà tù Nga
Hôm 28 Tháng Sáu, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã vui mừng loan báo rằng hai linh mục Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương bị quân xâm lược Nga bắt giữ từ nhà thờ của các ngài ở Berdyansk vào tháng 11 năm 2022 đã được thả sau 19 tháng bị giam cầm.
Tổng thống Zelenskiy cho biết: Các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Ivan Levitsky và Bohdan Geleta, những người đã phục vụ tại Nhà thờ Chúa Giáng Sinh của Theotokos Chí Thánh ở Berdyansk, nằm trong số 10 tù nhân đã được trả lại cho chính quyền Ukraine.
Ông nói: “Chúng tôi đã cố gắng giải thoát thêm 10 người của mình khỏi sự giam cầm của Nga, bất chấp mọi khó khăn”. Ông ca ngợi “những nỗ lực của Tòa thánh trong việc đưa những người này về nhà”.
Một lúc sau thông báo của Zelenskiy, Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine đã đăng tin này trên trang web của mình, cùng với những hình ảnh của hai linh mục được chụp ngay sau khi được trả tự do. Cả hai vị linh mục đã sụt cân đáng kể, đặc biệt là Cha Geleta, và đầu của các ngài đều bị cạo trọc. Các linh mục nhìn thẳng vào ống kính, tay phải cầm các mề đay tôn giáo và giơ ngón tay cái bên trái lên. Cha Geleta mỉm cười.
Đức Tổng Giám Mục Borys A. Gudziak của Tổng giáo phận Công Giáo Ukraine ở Philadelphia, phát biểu từ Ukraine, nói với OSV News: “Các ngài đã phải trải qua biết bao chấn thương trong suốt 19 tháng hứng chịu bạo lực của quân xâm lược”.
“Chúng tôi vui mừng vì các ngài được an toàn và chúng tôi hy vọng các ngài có thể hồi phục sau thử thách kinh hoàng này”, ngài nói, đồng thời mô tả các linh mục là “những người tuyên xưng đức tin”, một danh hiệu kính trọng trong lịch sử được sử dụng để mô tả những Kitô hữu đã công khai tuyên xưng Chúa Kitô trong bối cảnh bị đàn áp.
Cùng được trả tự do cùng với hai linh mục còn có Nariman Dzhelyal, phó giám đốc Mejlis của Người Tatar ở Crimea, người bị bắt ở Crimea vào năm 2021; thường dân Olena Piekh và Valeriy Matiushenko, bị giam giữ từ năm 2017; và năm thường dân bị bắt ở Belarus: Mykola Shvets, Natalia Zakharenko, Pavlo Kupriienko, Liudmyla Honcharenko và Kateryna Briukhanova.
Tổng thống Zelenskiy tuyên bố: “Tất cả họ hiện đã được tự do và trở về nhà ở Ukraine”. “Chúng tôi chắc chắn sẽ giải phóng tất cả người dân của mình.”
Hai Cha Levitsky và Geleta cho biết các ngài thường không nhận thức được mình đang ở đâu kể từ khi bị bắt. Quân Nga thường xuyên bịt mắt các ngài khi chuyển trại nên rất khó biết mình đang ở đâu.
Gần đây nhất, cả hai vị được tường trình bị giam giữ tại Trại lao động Kalinin của Nga ở Horlivka, nằm ở vùng Donetsk của Ukraine, nơi hiện đang bị Nga xâm lược. Trong suốt thời gian bị cầm tù hai vị thường xuyên bị tra tấn dã man vì nhất định không nhận tội.
Hai vị đã bị quân Nga bắt hồi giữa tháng Mười Một năm 2022, tại thành phố cảng Berdyansk, thuộc tỉnh Zaporizhzhia ở miền đông Ukraine và đưa tới một nơi không được tiết lộ. Báo chí Nga nói rằng hai linh mục bị cáo buộc các tội “khủng bố, sở hữu chất nổ và hai súng ngắn”, là những tội danh mà các ngài nhất định không nhận tội.
Đầu năm nay, Cha Levitsky được Yevhen Zakharov thuộc Nhóm Bảo vệ Nhân quyền Kharkiv báo cáo rằng đang bị giam giữ trong một nhà tù điều tra ở vùng Rostov của Nga, trong khi Cha Geleta được cho là đang bị giam giữ tại một nhà tù điều tra khác ở Crimea bị Nga tạm chiếm. Cha Geleta được biết là mắc bệnh tiểu đường cấp tính.
Cả hai linh mục đã từ chối rời xa giáo dân của mình sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022. Ngay sau khi hai Cha Levitsky và Geleta bị bắt, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine, cho biết ngài đã nhận được “tin buồn rằng các linh mục của chúng tôi đang bị tra tấn không thương tiếc.”
Thông tấn xã Tass của Nga đã báo cáo trước đó vào tháng 6 rằng Tatyana Moskalkova, ủy viên nhân quyền của Putin, tuyên bố trên Telegram ngày 23 tháng 5 rằng Nga đã đề xuất trao đổi hai linh mục Công Giáo giấu tên lấy hai linh mục Chính thống giáo đang bị chính quyền Kiev giam cầm.
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk đã nhiều lần kêu gọi trả tự do cho hai linh mục và lặp lại lời cầu xin của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về một cuộc trao đổi tù nhân “tất cả cho tất cả” giữa Nga và Ukraine.
Moskalkova tuyên bố: “Gần đây tôi đã đến thăm các linh mục Công Giáo tại nơi giam giữ của họ để bảo đảm rằng các điều kiện phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế,” Moskalkova tuyên bố mà không cho biết ngày và địa điểm của cuộc họp. “Về phần họ, họ chỉ đưa ra một yêu cầu duy nhất là được gặp gia đình và bạn bè càng nhanh càng tốt.”
Các nguồn tin tình báo của Ukraine lưu ý rằng Moskalkova đã ở Donetsk bị tạm chiếm vào ngày 3 tháng 5 và đã đến thăm Horlivka cùng với quan chức nhân quyền do Nga bổ nhiệm cho khu vực, Darya Morozova.
Sau khi được trả tự do, hai linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã ứa nước mắt kể lại những trận đòn tàn bạo của lính Nga, thường xuyên là bằng báng súng, dùi cui, và đôi khi là tất cả những gì có sẵn trong tay chúng. Màn tra tấn kinh hoàng nhất là chích điện vào các đầu ngón tay và các vùng nhạy cảm khác trên thân thể.
Cảm nhận của các linh mục là các ngài bị hành hạ vì là các linh mục của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, và đàn áp tôn giáo là chủ trương của lính Nga.
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk cũng ghi nhận điều này. Ngài cho biết “Vào đầu năm 2024, những “người Cossacks” của cái gọi là “Cộng hòa Nhân Dân Donetsk” đã phong tỏa tất cả các nhà thờ và các vùng lãnh thổ lân cận, đồng thời không cho phép các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương vào các nhà thờ và lãnh thổ để cầu nguyện và cử hành thánh lễ.”
Trước khi những sự kiện này xảy ra, các linh mục phục vụ trong các nhà thờ này đã bị trục xuất khỏi các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm.
Điều đáng chú ý là vào ngày 26 tháng 12 năm 2022, trên lãnh thổ bị tạm chiếm của vùng Zaporizhzhia, chính quyền xâm lược đã ban hành cái gọi là lệnh cấm Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương hoạt động và cấm các tổ chức dịch vụ xã hội của Giáo Hội trong vùng bị tạm chiếm của vùng Zaporizhzhia.
2. Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Giáo phận Trieste vào Chúa nhật, ngày 07 tháng Bảy
Tuy không có chương trình tiếp kiến trong thời kỳ nghỉ hè tháng Bảy này tại Vatican, nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm tại thành phố Trieste ở miền đông bắc Ý, vào sáng Chúa nhật, ngày 07 tháng Bảy tới đây, nhân dịp bế mạc Tuần lễ xã hội lần thứ 50 của Giáo Hội Công Giáo Ý, sẽ diễn ra từ ngày 03 đến ngày 07 tháng Bảy, với chủ đề: “Nơi trọng tâm nền dân chủ. Sự tham gia giữa lịch sử và tương lai”. Ngày 03 tháng Bảy, Tổng thống Ý, ông Sergio Mattarella sẽ đến khai mạc tuần lễ này.
Trong cuộc viếng thăm này, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các hiệp hội Công Giáo hoạt động trong lãnh vực xã hội và Caritas. Sau khi đảng dân chủ Thiên Chúa giáo ở Ý sụp đổ, họ tìm kiếm những con đường mới để dấn thân trong đời sống xã hội và chính trị của đất nước. Điều này trở nên khó khăn hơn vì tình hình chính trị chung ở Ý ngày càng có sự đụng độ gay gắt hơn giữa phe hữu và phe tả, mà không có một trung tâm chính trị đúng nghĩa. Trong bối cảnh này, Đức Thánh Cha sẽ nói về vai trò xã hội của các tín hữu Công Giáo ở Ý ngày nay.
Báo chí Ý nói đến sự hiện diện của ông Philippe Donnet, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hãng bảo hiểm Generali, tại Tuần lễ xã hội này. Đây là công ty đứng thứ sáu trên thế giới, có trụ sở tại Trieste, chủ yếu nâng đỡ những người tị nạn và các gia đình trong tình trạng khủng hoảng, qua một trong các Quỹ An ninh nhân bản.
Chúa nhật tới, ngày 07 tháng Bảy, tại trung tâm hội nghị, Đức Thánh Cha sẽ đọc diễn văn bế mạc Tuần lễ xã hội, rồi trong lúc đó, một ngàn tham dự viên di chuyển đến Quảng trường Thống Nhất Italia, Đức Thánh Cha gặp gỡ một số nhóm khác nhau, như phái đoàn đại kết Kitô, gồm mười lăm người, giới học thuật năm mươi người, một trăm năm mươi người di dân và khuyết tật.
Sau đó, Đức Thánh Cha đến Quảng trường để cử hành thánh lễ, lúc 10 giờ 30 cho các tín hữu.
Sau thánh lễ, dự kiến vào lúc 12 giờ 30, Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng trở về Vatican, khoảng 2 giờ chiều.
Trieste
Thành phố cảng Trieste có gần 200.000 dân cư, giáp giới với các nước vùng Balkan, và ở trên lộ trình của những người di dân, kể cả những người từ Đông Nam Á, từ nhiều năm phải sống trong những tình trạng không xứng đáng với con người ở Trieste. Hàng trăm người phải sống trong những nhà kho bị phá hủy ở cảng, giữa những rác thải và ổ chuột. Thành phố cảng này ở biên cương của Ý, là nơi gặp gỡ các dân tộc và các nền văn hóa khác.
Theo báo Il Fatto Quotidiano, với sự hỗ trợ của Cao Ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc, phần lớn những người di dân đã được đặt trong những nhà thùng để làm nhà ở. Những người khác được di chuyển đến các thị trấn hoặc huyện lân cận.
Rất có thể trong cuộc viếng thăm, Đức Thánh Cha cũng sẽ đề cập đến tình trạng của người di dân. Trong thời gian chuẩn bị cuộc viếng thăm của ngài, điều kiện sống của người di dân đã mau lẹ được cải tổ.
3. Phiên tòa ly giáo chống lại Đức Tổng Giám Mục Viganò: 5 vấn đề cần xem xét
Thứ Sáu, 28 Tháng Sáu, là hạn chót Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò phải đáp lại lệnh triệu tập của Vatican. Ngài đã không đáp ứng các yêu cầu của Tòa Thánh. Vạ tuyệt thông có thể được ban bố bất cứ lúc nào.
Trong bối cảnh đó, Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada có bài phân tích nhan đề “Archbishop Viganò’s Schism Case: 5 Issues to Consider”, nghĩa là “Phiên tòa ly giáo chống lại Đức Tổng Giám Mục Viganò: 5 vấn đề cần xem xét” đăng trên tờ National Catholic Register.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò đã bị buộc tội ly giáo và được triệu tập để xét xử tại Bộ Giáo lý Đức tin. Để đáp lại cáo buộc nghiêm trọng đó, ngài đã đưa ra một phản ứng kích động – gọi Vatican II là một “bệnh ung thư”, “Bergoglio” là bất hợp pháp – và từ chối trả lời lệnh triệu tập. Vatican đã cho ngài thời hạn đến Thứ Sáu, 28 Tháng Sáu, để trả lời, bằng văn bản hoặc đích thân đến Tòa Thánh, nếu không ngài “sẽ bị xét xử vắng mặt”.
Dưới đây là năm cân nhắc về các vấn đề phức tạp đang diễn ra.
Ngài tìm cách tách khỏi Giáo Hội
Giống như những câu chuyện về Br'er Rabbit, có vẻ như Đức Tổng Giám Mục Viganò muốn bị ném vào mảnh đất trồng cây thạch nam, háo hức với những hậu quả kỷ luật cho hành động của mình. Tại sao ngài lại coi mảnh đất tuyệt thông là lãnh thổ được chào đón là một vấn đề cần suy đoán.
Hoàn toàn có thể đưa ra những lời chỉ trích – mang tính xây dựng hay không – đối với Đức Thánh Cha Phanxicô và chương trình của ngài mà không cần phải đặt vấn đề về tính hợp pháp của ngài hoặc của Công đồng Vatican II. Nhiều tiếng nói Công Giáo, thuộc cả phe bảo thủ lẫn cấp tiến, đã làm như vậy. Đức Tổng Giám Mục Viganò là người duy nhất trong số các giám mục – chưa kể đến các cựu quan chức giáo triều và sứ thần – có những quan điểm cực đoan. Ngay cả những người đồng tình với một số quan điểm của ngài cũng đã thúc giục ngài từ bỏ việc sử dụng “ngôn ngữ bất kính và thiếu tôn trọng”.
Với kinh nghiệm sâu rộng của Đức Tổng Giám Mục Viganò, cần phải coi rằng ngài chọn cách khiêu khích như vậy chính là vì ngài muốn khiêu khích. Kỷ luật theo giáo luật – vạ tuyệt thông hoặc tệ hơn – có thể chính là điều mà Đức Tổng Giám Mục mong muốn.
Việc kết luận rằng Tổng Giám mục Viganò phạm tội ly giáo sẽ chỉ xác nhận điều mà nhiều nhà quan sát đã nghĩ từ lâu, rằng quan điểm đã nêu của ngài đã đặt ngài ra ngoài sự hiệp thông với Đức Thánh Cha. Bản thân Đức Tổng Giám Mục Viganò cũng có thể nghĩ như vậy, vì ngài không muốn hiệp thông với “Bergoglio”, người mà ngài coi không phải là Đức Giáo Hoàng hợp pháp.
Giáo luật thường đưa ra nhiều lựa chọn về hình phạt. Rôma có thể chọn một phương án ít nhiều nghiêm khắc chính xác vì mong muốn rõ ràng của Đức Tổng Giám Mục Viganò là kích động một phản ứng. Rõ ràng là ngài đã khiêu khích; Rôma có thể chọn mức độ khiêu khích mà mình muốn đáp lại. Tòa Thánh không bắt buộc phải cung cấp cho ngài những gì ngài rõ ràng muốn.
Sức khỏe tâm thần của ngài phải là một câu hỏi
Nhà giáo luật Ed Condon của tờ The Pillar lưu ý rằng cáo buộc ly giáo chống lại Đức Tổng Giám Mục Viganò được nhiều người coi là “đã quá hạn từ lâu”, rằng ngài đã đi vào “một quỹ đạo đi xuống dốc”, khi tố cáo Đức Thánh Cha Phanxicô bằng “những thuật ngữ rõ ràng về mặt giáo luật”.
Vì vậy, khi tưởng tượng mình được bổ nhiệm làm luật sư bào chữa cho Đức Tổng Giám Mục Viganò, Condon tự hỏi loại biện hộ nào có thể được đưa ra. Ông gợi ý rằng cách bào chữa tốt nhất là cho rằng vị tổng giám mục đang bị suy giảm năng lực nào đó. Có lẽ ngài đã bị suy sụp tinh thần hoặc cảm xúc nào đó và phát điên.
Điều đó là có cơ sở. Hành vi của ngài kể từ năm 2018, khi ngài đưa ra tuyên bố đầu tiên chống lại Đức Thánh Cha Phanxicô, liên quan đến Đức Hồng Y Theodore McCarrick lúc bấy giờ, đã trở nên thất thường hơn bao giờ hết. Ngài sống ẩn dật. Ngài có ảo tưởng về sự nguy hiểm không? Có lẽ ngài bị bao vây - hoặc thậm chí bị giam giữ - bởi những cộng sự có bản chất đáng ngờ? Ngài nhận được thông tin gì trong quá trình tự động cách ly?
Ngược lại, hãy xem xét Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, giám mục danh dự của Hương Cảng, người sống dưới sự giám sát liên tục của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc, nhưng ngài tự do đi lại, phát biểu tự do và sẵn sàng trả lời các câu hỏi. Và ngài đã đưa ra một số lời chỉ trích gay gắt về các sáng kiến gần đây của Vatican.
Khi một giám mục đơn độc - có hơn 5.000 giám mục như thế trên toàn thế giới - hành động theo một cách hoàn toàn kỳ lạ và rõ ràng là kỳ quặc, thì hoàn toàn hợp lý khi đặt câu hỏi tại sao lại như vậy. Không thể loại trừ sự điên rồ và các tòa án, theo công lý, có nghĩa vụ phải tính đến khả năng đó khi tuyên án.
Cáo buộc ly giáo là vấn đề nghiêm trọng
Khi công bố – và tố cáo – lệnh triệu tập mình do Bộ Giáo Lý Đức Tin đưa ra, Đức Tổng Giám Mục Viganò đã so sánh mình với Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre, người sáng lập Huynh Đoàn Thánh Piô 10 vào những năm 1970, và bị vạ tuyệt thông vào năm 1988 vì tấn phong các giám mục mà không có sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng.
Đức Tổng Giám Mục Viganò tự tâng bốc mình. Đức Tổng Giám Mục Lefebvre, bất chấp tất cả những rắc rối sau đó, đã là một nhà truyền giáo đáng ngưỡng mộ ở Phi Châu trong nhiều năm. Thay vì lẩn trốn, ngài đã thành lập một cộng đồng. Đức Tổng Giám Mục Viganò có lẽ đã quan sát thấy rằng nhiều tín hữu của Đức Tổng Giám Mục Lefebvre coi hình phạt của ngài là khắc nghiệt so với mức độ dành cho nhiều người khác vào những năm 1970.
Đó là một điểm quan trọng mà các quan chức Vatican cần phải tính đến. Những gì được coi là nghiêm trọng theo quan điểm giáo luật không phải luôn luôn phù hợp với quan điểm phổ biến trong xã hội. Ví dụ, việc vứt bỏ Bí tích Thánh Thể sẽ bị trừng phạt bằng vạ tuyệt thông tiền kết. Nhưng, giết người hàng loạt thì không. Có những lý do chính đáng giải thích tại sao lại như vậy, và nó đòi hỏi phải nhận thức được rằng những vấn đề siêu nhiên nghiêm trọng hơn những vấn đề tự nhiên.
Tội ly giáo cũng thế. Phá vỡ sự hiệp thông của Giáo hội có nguy cơ cắt đứt ân sủng bí tích của tín hữu. Ở ngoài sự hiệp thông ở cõi trần này có thể dẫn tới việc ở ngoài sự hiệp thông với các thánh trong cõi vĩnh hằng. Đó là lý do tại sao Giáo hội đánh giá rất nghiêm trọng tội ly giáo, ngay cả khi nó không gây ra trong tâm trí người bình dân sự ghê tởm tương tự như trong trường hợp lạm dụng tình dục.
Não trạng “những người kia thì sao”
Thuật ngữ “whataboutism” đã tham gia vào các cuộc tranh luận chính trị và văn hóa trong những năm gần đây. Một bên chỉ trích Donald Trump cách đối xử với phụ nữ. Thay vì đề cập đến cáo buộc, phe của ông Trump nói, “Còn Bill Clinton thì sao”?
Mọi giáo viên - và phụ huynh, về vấn đề đó - đều biết rằng não trạng “những người kia thì sao” nảy sinh trong các vấn đề kỷ luật. Một đứa trẻ bị kỷ luật vì tội X hỏi: “Còn người này người khác cũng đã làm X và không bị trừng phạt thì sao?” Hoặc, “Còn đứa trẻ khác đã làm điều Y, điều đó tệ hơn X thì sao?”
Chỉ vài giờ sau khi có tin tức về Đức Tổng Giám Mục Viganò dòng tiêu đề sau đã xuất hiện, “Phiên xử tội ly giáo Đức Tổng Giám Mục Viganò à… sao không xử Rupnik đi.”
Những cái tên khác có thể được thay thế, nhưng cựu linh mục Dòng Tên Marko Rupnik, là vụ án kỷ luật nổi tiếng nhất còn tồn đọng vào thời điểm hiện tại. Vị linh mục Dòng Tên này đã bị điều tra một thời gian, bị Dòng Tên trục xuất, và sự phẫn nộ toàn cầu đối với việc ông có thể tiếp tục công việc của mình đã buộc Đức Thánh Cha Phanxicô phải ra lệnh mở một cuộc điều tra mới vào mùa thu năm ngoái sau khi đã đình chỉ một cuộc điều tra trước đó do quá thời hiệu.
Não trạng “những người kia thì sao” không phải là lý do thuyết phục khiến việc kỷ luật đối với X không thể được tiến hành vì nó chưa được áp dụng đối với Y. Nhưng nếu có đủ số người tin rằng kỷ luật được áp dụng một cách không công bằng, liệu nó có đe dọa đến uy tín của cơ quan hữu quan không?
Đức Hồng Y Parolin đổ dầu trên mặt nước
Sự can thiệp đáng hoan nghênh đối với lệnh triệu tập của Đức Tổng Giám Mục Viganò đến từ một giới chức có thẩm quyền cao, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh của Đức Thánh Cha. Ngài bày tỏ sự ngưỡng mộ và buồn bã, hoang mang trước tất cả những gì đang diễn ra.
“Tôi luôn đánh giá cao Đức Tổng Giám Mục như một người làm việc rất tốt, rất trung thành với Tòa Thánh, ở một khía cạnh nào đó, ngài cũng là một tấm gương”, Đức Hồng Y Parolin nói về Đức Tổng Giám Mục Viganò cựu Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ. “Khi còn là sứ thần Tòa thánh, ngài đã làm việc rất xuất sắc, tôi không biết chuyện gì đã xảy ra.”
Đức Tổng Giám Mục Viganò đã có một sự nghiệp được nhiều người đánh giá cao. Việc bổ nhiệm đầu tiên của ngài với tư cách là Sứ Thần Tòa Thánh, dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là đến Nigeria, có lẽ là vị trí quan trọng nhất ở Phi Châu. Sau đó, ngài trở lại Rôma trong một vị trí hết sức nhạy cảm, đại diện cho các cơ quan đại diện của Đức Giáo Hoàng, vừa là giám đốc nhân sự vừa là người giám sát các nhà ngoại giao trên toàn thế giới. Sau đó, ngài giữ chức tổng thư ký của quốc gia Thành Vatican, nổi tiếng về việc quản lý hiệu quả và loại bỏ tận gốc nạn tham nhũng. Trở lại vai trò Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, ngài được nhiều người kính trọng khi nghỉ hưu vào năm 2016.
Khi Đức Tổng Giám Mục Viganò đưa ra tuyên bố đầu tiên vào năm 2018, một số giám mục Hoa Kỳ đã bày tỏ sự tin tưởng vào danh tiếng về sự trung thực của ngài và nói rằng những tuyên bố của ngài cần được điều tra.
Những nhận xét trung thực của Đức Hồng Y Parolin là một lời đáp trả đáng hoan nghênh dành cho những người không trung thực muốn đọc lại quá khứ của Đức Tổng Giám Mục Viganò trong những năm gần đây một cách tiêu cực, để mà lên án những người đã ca ngợi ngài trước khi quỹ đạo đi xuống của ngài trở nên rõ ràng.
Bây giờ điều hiển nhiên đối với tất cả mọi người, là cần có những bình luận sáng suốt từ tất cả các bên để hạn chế thiệt hại mà trường hợp Đức Tổng Giám Mục Viganò đã gây ra.
Source:National Catholic Register
15.000 quân Bắc Hàn sang giúp Nga đào địa đạo đánh úp Ukraine. Phản ứng của Kyiv. Israel có thể giúp
VietCatholic Media
18:03 05/07/2024
1. 15.000 quân của Kim Chính Ân tình nguyện sang Ukraine đào địa đạo để giúp Putin giành chiến thắng
Tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “PUTIN’S RAT BRIGADES. Kim Jong-un giving 15,000 tunnellers to Putin to dig ‘underground front’ with Hamas-style war burrows’, expert warns”, nghĩa là “Lữ Đoàn chuột. Chuyên gia cảnh báo Kim Chính Ân 'giao 15.000 thợ đào hầm cho Putin để đào địa đạo chiến tranh kiểu Hamas”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Bắc Hàn bị nghi ngờ đang gửi hàng ngàn binh sĩ đào hầm tới Nga để mở 'mặt trận ngầm' mới ở các khu vực tiền tuyến với Ukraine.
Diễn biến này xảy ra sau khi nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân cam kết ủng hộ nhà lãnh đạo Nga sau khi ông Vladimir Putin đến thăm Bình Nhưỡng vào tháng 6.
Truyền thông nhà nước Bắc Hàn tuyên bố rằng hai nước sẽ cung cấp cho nhau sự hỗ trợ quân sự ngay lập tức nếu xảy ra chiến tranh.
Theo The Telegraph, Bắc Hàn sẽ cử một số lượng lớn các nhóm kỹ thuật và xây dựng tới giúp xây dựng lại các thành phố bị Nga tạm chiếm ở biên giới.
Bắc Hàn hiện là nhà cung cấp vũ khí lớn cho Mạc Tư Khoa, quốc gia đang phải đối mặt với kho vũ khí cạn kiệt và ngành công nghiệp quốc phòng bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tuy nhiên, Kyiv nghi ngờ rằng các kỹ sư quân sự được Kim Chính Ân cử đến không phải để “khôi phục” vùng Donbas như đã nêu mà vì một mục đích nham hiểm hơn.
Theo một báo cáo, Yehor Checherinda, một thiếu tá trong Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết điều này là “nguy hiểm” vì “cái gọi là chiến tranh địa đạo có thể bắt đầu”.
Ông nói: “Có thông tin cho rằng 5 lữ đoàn công binh có thể được triển khai tới đây từ Bắc Hàn.
“Trong Chiến tranh Bắc Hàn, đường hầm, chiến tranh ngầm được sử dụng rất tích cực.”
“Lực lượng Phòng vệ cần tính đến việc quân đội Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Bắc Hàn có kinh nghiệm đột nhập vào hậu phương của đối phương bằng cách sử dụng các đường hầm dưới lòng đất. Chúng ta phải loại trừ các hoạt động như vậy ở Ukraine”
Nhà phân tích của United Ukraine, Aleksey Kushch, cho biết Nga đã sử dụng đường hầm hai lần trong cuộc xung đột, ở Avdiivka và Toretsk.
Kushch nói rằng thật phi lý khi họ tung ra những nỗ lực khôi phục các thị trấn trong khi chiến tranh đang “lên cao trào”.
Ông nói: “Đánh giá từ nhiều nguồn khác nhau, khoảng 5 lữ đoàn công binh của quân đội Bắc Hàn có thể sẽ đến khu vực Donbas”.
Nếu vậy, có thể có 15.000 người hoặc nhiều hơn được đưa ra tiền tuyến.
Kushch cũng cảnh báo về nỗ lực của Vladimir Putin nhằm phá vỡ “bế tắc” chiến tranh bằng cách đào đường hầm vào mùa hè và mùa thu.
Ông nói: “Cuộc đột phá của Nga gần Avdiivka và Toretsk xảy ra, cùng với những nguyên nhân khác, là do việc sử dụng các đường hầm dưới lòng đất”.
“Ở Avdiivka, một đường hầm đã tồn tại, trong khi ở Toretsk nó đã được đào - dài gần hai dặm hay hơn 3 km”.
“Đây là một công nghệ chiến tranh mới…để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công từ máy bay điều khiển từ xa và pháo binh – lực lượng phá hoại đào sâu, tiến về phía sau hàng phòng thủ, chiếm giữ các vị trí.”
Tại Avdiivka, chỉ huy Nga Anton 'Zima' Morozov, dẫn quân bò xuống một đường ống bê tông dài một phần tư dặm - mà người Nga đã mất nhiều tháng để dọn sạch.
Họ đã luồn được ra phía sau các vị trí của Ukraine ở một trong những trận chiến đẫm máu và chặt chẽ nhất trong cuộc chiến.
Kushch cho biết Bình Nhưỡng đã phát triển lý thuyết chiến tranh địa đạo của riêng mình dựa trên các hoạt động trong Chiến tranh Bắc Hàn.
Anh ta nói: “Ai có thể đào giỏi hơn người Bắc Hàn?”
“Những điều này đã được phát triển trong bối cảnh hoang tưởng về một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân của phương Tây.
“Ở miền Đông Ukraine, chiến thuật địa đạo có thể được sử dụng để thực hiện 'cuộc tấn công leo thang' và xuyên thủng các tuyến phòng thủ phức tạp, nhiều lớp, đồng thời giảm thiểu tổn thất từ các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và pháo binh.”
“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu chiến lược chiến tranh địa đạo được thông qua trong chuyến thăm Bắc Hàn của Putin.”
“ Có lẽ đó là do chính người Bắc Hàn đề xuất.”
“Ukraine cần chuẩn bị kỹ thuật cho những rủi ro như vậy.”
Chính phủ Ukraine vẫn chưa đưa ra bình luận nào.
Putin, 71 tuổi, đã được chào đón tại Bắc Hàn bằng một buổi lễ chào đón xa hoa trong khuôn khổ chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo Nga tới quốc gia bất hảo sau 24 năm.
Hai nhân vật bất hảo này lăn bánh trên đường phố Bình Nhưỡng trên chiếc xe Aurus do Putin tặng cho Kim trong khi đám đông cổ vũ vẫy hoa và giơ cao những bức chân dung khổng lồ của tổng thống Nga.
Sau sự chào đón xa hoa, hai nhà độc tài đã đi đến Cung điện Kumsusan để nói chuyện.
2. Đường hầm chiến tranh của Hamas là chìa khóa cho cuộc chiến khủng bố như thế nào
Bắc Hàn được tường trình đang gởi sang Nga một lực lượng có thể lên đến 15.000 người để giúp Putin đào các địa đạo nhằm tấn công sâu đằng sao phòng tuyến của quân Ukraine.
Theo phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Đề Đốc Daniel Hagari, đó là chìa khóa cho cuộc chiến khủng bố của Hamas.
Ông cho biết: “Sâu dưới lòng đất những kẻ khủng bố Hamas ẩn náu trong một mê cung đường hầm bí ẩn dài 500 km đầy rẫy những cạm bẫy chết người. Mê cung đường hầm này được sử dụng để che giấu những con tin đang sợ hãi. Nhóm khủng bố bắt đầu xây dựng mạng lưới đường hầm gần hai thập niên trước trong một nỗ lực né tránh các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Israel. Ẩn sâu tới 30 m dưới bề mặt, các lối vào được bao bọc dưới sàn nhà, nhà thờ Hồi giáo và trường học - cho phép các chiến binh di chuyển mà không bị phát hiện giữa các ngôi nhà và các con hẻm ở Gaza.”
“Nó được nhóm khủng bố này sử dụng để vận chuyển người và hàng hóa cũng như lưu trữ đá và đạn dược. Các đường hầm được hiểu là được kết nối với các hố phóng nơi hỏa tiễn đã được bắn về phía các khu vực của Israel. Các trung tâm chỉ huy và kiểm soát của Hamas cũng được đặt tại đây trong hệ thống phức tạp nằm ngoài sự giám sát của Israel. Và người ta hiểu rằng toàn bộ mạng lưới chứa đầy bẫy mìn và bom tự chế. Mỗi đường hầm đều được gia cố bằng bê tông và một số chiến binh quá cao không thể đứng thẳng người trong đó.”
3. Những tổn thất được báo cáo của Nga nhanh chóng tiến tới bốn cột mốc nghiệt ngã
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia's Reported Losses Rapidly Approaching Four Grim Milestones”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo số liệu do quân đội Ukraine công bố, thương vong của Nga ở Ukraine đang ngấp nghé con số 550.000 người, với tổn thất về pháo binh, phương tiện và các thiết bị khác sắp đạt đến những cột mốc mới.
Hôm Thứ Tư, 03 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết Nga đã chịu khoảng 546.270 thương vong ở Ukraine kể từ tháng 2 năm 2022, trong đó có 1.280 chiến binh bị loại khỏi vòng chiến trong ngày qua. Khi công bố số liệu cập nhật, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cũng cho biết Nga đã mất 57 hệ thống pháo trong 24 giờ trước đó, nâng tổng số tổn thất pháo binh của Nga lên gần 15.000.
Theo con số của Ukraine, Mạc Tư Khoa đã mất tổng cộng gần 20.000 phương tiện, bao gồm cả các xe chuyển quân và nhiên liệu. Điều này không bao gồm xe tăng, xe thiết giáp chở quân hoặc xe chiến đấu bộ binh được tính riêng. Quân đội Nga cũng đã mất gần 2.500 thiết bị mà lực lượng vũ trang Ukraine gọi là “thiết bị đặc biệt”, số liệu cập nhật từ quân đội Kyiv cho biết. Một thuật ngữ rộng, “thiết bị đặc biệt” bao gồm những tổn thất về tài sản như hệ thống tác chiến điện tử, radar và phương tiện bảo trì.
Ukraine cho biết Nga có thể điều động tới 30.000 binh sĩ mới mỗi tháng vào hàng ngũ của mình, thúc đẩy các chiến thuật đẫm máu và gây thương vong nặng nề mà Mạc Tư Khoa đã sử dụng để chống lại lực lượng Kyiv nhằm giành được lãnh thổ.
Trong một tuyên bố khác, hồi đầu tuần này Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết Nga đã mất số lượng hệ thống pháo “kỷ lục” trong tháng trước. Ông cho biết “1.415 hệ thống pháo của Nga đã bị phá hủy chỉ trong tháng 6”.
4. Kyiv từ chối trả tự do cho người lính Nga đầu tiên bị kết án tội ác chiến tranh trong cuộc trao đổi tù binh
Tổng Công Tố Ukraine, Andriy Kostin, cho biết Ukraine hiện không có kế hoạch trao đổi Vadim Shishimarin - người lính Nga đầu tiên bị kết án tội ác chiến tranh sau khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện - trong bất kỳ cuộc trao đổi tù nhân nào với Mạc Tư Khoa.
Một tòa án ở Kyiv đã kết án vào tháng 5 năm 2022 Shishimarin, một trung sĩ 21 tuổi, tù chung thân trong bản án đầu tiên liên quan đến tội ác chiến tranh mà Nga đã gây ra trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Theo ông Kostin, vào cuối tháng 2 năm 2022, Shishimarin đã giết một thường dân 62 tuổi ở tỉnh Sumy phía bắc Ukraine trong thời gian Mạc Tư Khoa rút lui. Bản án tù của Shishimarin sau đó được giảm xuống còn 15 năm.
Kyiv từ chối yêu cầu của Nga về việc đưa người lính này vào chương trình trao đổi tù nhân vì nước này hiện không có kế hoạch trao đổi anh ta.
Kostin cho biết 17 quân nhân Nga đã bị tòa án Ukraine kết án vì tội ác chiến tranh. Ông nói thêm rằng khả năng trao đổi của từng người trong số họ đang được xem xét riêng biệt.
Kostin nhấn mạnh rằng: “Tôi không loại trừ khả năng những giao dịch hoán đổi như vậy có thể diễn ra. Nhưng, theo quy định chung, chúng tôi không trao đổi những người đã phạm tội nghiêm trọng, vì đây là quan điểm nguyên tắc của Văn phòng Tổng công tố.”
Kyiv đặt mục tiêu tiến hành một cuộc trao đổi tù nhân toàn diện, vốn là một trong những chủ đề tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình của Ukraine ở Thụy Sĩ vào giữa tháng 6.
Một trăm người Ukraine, 90 binh sĩ và 10 thường dân, đã được thả trong cuộc trao đổi tù nhân cuối cùng, kết thúc vào ngày 28 tháng 6. Tổng cộng 3.310 người Ukraine đã được giải thoát khỏi sự giam cầm của Nga.
5. Ngũ Giác Đài nhận định rằng Nga 'không đạt được bao nhiêu thành tựu' trong thời gian Mỹ ngừng tài trợ
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia 'Did Not Accomplish That Much' During Break in US Funding: Pentagon”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các lực lượng Nga “không đạt được bao nhiêu thành tựu” dọc theo tiền tuyến kéo xuống miền đông Ukraine trong khi viện trợ quân sự đáng kể của Mỹ dành cho Kyiv bị suy giảm tại Quốc hội hồi đầu năm nay.
“Trong bảy tháng mà chúng tôi đang nỗ lực để có thêm hỗ trợ an ninh và tài trợ bổ sung cho Ukraine, người Nga đã nỗ lực cố gắng chiếm lấy lãnh thổ Ukraine và thực sự đã không đạt được nhiều thành tựu về mặt địa lý như họ mong muốn”, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Thiếu tướng Pat Ryder nói với giới truyền thông hôm Thứ Tư, 03 Tháng Bẩy.
Sau nhiều tháng đấu tranh chính trị. Nguồn tài trợ được ủy quyền trước đây ở Hoa Kỳ đã giảm dần vào cuối năm 2023, với cảnh báo từ Tòa Bạch Ốc vào đầu tháng 12 rằng “chúng tôi đã hết tiền — và gần như hết thời gian”.
Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào sự quyên góp của các nước phương Tây, bao gồm cả Mỹ, để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh. Nga, trong khi nhận được một số khoản tài trợ từ các đồng minh như Bắc Hàn, đã nhanh chóng đặt ngành công nghiệp quốc phòng của mình vào tình thế sẵn sàng chiến tranh để bổ sung nguồn lực đã mất ở Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vào cuối tháng Tư: “Quân đội Nga hiện đang cố gắng tận dụng tình thế khi chúng tôi đang chờ đợi nguồn cung từ các đối tác, đặc biệt là từ Hoa Kỳ”.
Cũng phát biểu ngay sau khi Quốc hội bật đèn xanh cho khoản viện trợ mới, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng “sự chậm trễ nghiêm trọng trong việc hỗ trợ đã đồng nghĩa với những hậu quả nghiêm trọng trên chiến trường”, chỉ ra những trở ngại cản trở việc viện trợ của Mỹ và các quốc gia Âu Châu đã “không thể cung cấp đạn dược tại thời điểm đó với quy mô mà chúng ta đã hứa với Ukraine.”
Các quan chức Kyiv cũng cho biết, sự chậm trễ trong việc giao vũ khí cho Ukraine đã hạn chế các hoạt động của Kyiv, bao gồm cả việc buộc Ukraine tiến hành cuộc phản công vào năm 2023 muộn hơn dự định và mang lại lợi thế cho Mạc Tư Khoa.
Từ tháng 12, Nga đã đạt được những thắng lợi hạn chế, đặc biệt là ở trung tâm giao tranh ở miền đông Ukraine. Vào tháng 2, Mạc Tư Khoa đã chiếm được thành trì Avdiivka trước đây của Ukraine, nằm ở phía tây bắc Thành phố Donetsk, là thủ phủ khu vực,.
Đây là chiến thắng có ý nghĩa nhất đối với Nga ở miền đông Ukraine kể từ khi lực lượng Điện Cẩm Linh chiếm giữ khu định cư Bakhmut ở Donetsk vào tháng 5 năm 2023.
Vào đầu tháng 5, trước khi hàng viện trợ từ nguồn tài trợ mới được phê duyệt có thể đến Ukraine, Nga đã mở một mặt trận mới và phát động một cuộc tấn công xuyên biên giới từ vùng Belgorod tới vùng Kharkiv phía đông bắc Ukraine.
Mạc Tư Khoa tuyên bố chủ quyền ở một số thị trấn và gia tăng áp lực lên thành phố lớn thứ hai Ukraine, Kharkiv, bất chấp lực lượng Ukraine đã ngăn chặn làn sóng tiến quân nhanh chóng từ phía bắc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm thứ Ba nói với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov rằng Washington sẽ công bố thêm khoản viện trợ 2,3 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine, theo thông tin từ Ngũ Giác Đài.
Khoản viện trợ này sẽ cung cấp “các thiết bị đánh chặn phòng không cần thiết khẩn cấp” cũng như pháo binh và vũ khí chống tăng.
Ukraine đã nhiều lần kêu gọi cung cấp nguồn cung cấp phòng không trong bối cảnh Nga duy trì các chiến dịch ném bom chuyên sâu trên lãnh thổ Ukraine, thường nằm ngoài tầm bắn của lực lượng phòng không Kyiv.
6. Điện Cẩm Linh lên tiếng trước các tuyên bố cho rằng Mạc Tư Khoa đang đàm phán với cựu Tổng thống Trump về Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Kremlin Responds to Claims of Ukraine Talks With Trump”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Điện Cẩm Linh hôm thứ Tư cho biết không hề có các cuộc đàm phán giữa Putin và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump về các điều kiện có thể đạt được hòa bình trong cuộc chiến Nga-Ukraine.
Khi được hỏi về vấn đề này, Dmitry Peskov, phát ngôn nhân của Putin, nói với các phóng viên: “Không, điều đó không đúng”, hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin.
Trump, ứng cử viên được cho là của Đảng Cộng hòa thách thức Tổng thống Đảng Dân chủ Tổng thống Joe Biden, đã nhiều lần nói rằng nếu tái đắc cử, ông sẽ nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine bằng cách nói chuyện với Putin.
“Tôi sẽ giải quyết cuộc chiến giữa Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy với tư cách là tổng thống đắc cử trước khi tôi nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng. Tôi sẽ giải quyết cuộc chiến đó,” cựu Tổng thống Trump nói vào ngày 27 tháng 6 trong cuộc tranh luận với Tổng thống Biden, đồng thời nói thêm, “Tôi sẽ giải quyết nhanh chóng trước khi tôi nhậm chức.”
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tiếp theo dự kiến diễn ra vào ngày 5 Tháng Mười Một.
Vào Tháng Giêng năm 2023, cựu Tổng thống Trump cho biết ông sẽ thành công trong việc đàm phán chấm dứt chiến tranh “trong vòng 24 giờ”.
“NẾU TÔI LÀ TỔNG THỐNG, CHIẾN TRANH NGA/UKRAINE SẼ KHÔNG BAO GIỜ XẢY RA, NHƯNG NGAY BÂY GIỜ, NẾU LÀ TỔNG THỐNG, TÔI SẼ CÓ THỂ ĐÀM PHÁN ĐỂ CHẤM DỨT CUỘC CHIẾN TRANH TUYỆT VỜI VÀ NHANH CHÓNG NÀY TRONG VÒNG 24 GIỜ,” cựu Tổng thống Trump viết vào thời điểm đó trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth được viết hoa toàn bộ. “Thật là một sự lãng phí bi thảm mạng sống người!!!”
Điện Cẩm Linh đã nêu rõ một số điều kiện mà Nga coi là không thể thương lượng, bao gồm cả việc Ukraine phải chấp nhận việc sáp nhập bốn khu vực của nước này vào tháng 9 năm 2022—Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia—sau các cuộc trưng cầu dân ý do Putin bày vẽ ra và đã bị cộng đồng quốc tế coi là bất hợp pháp.
Hôm 14 Tháng Sáu, Putin cho biết Ukraine cũng phải từ bỏ mọi kế hoạch gia nhập liên minh quân sự NATO.
Trong khi đó, Ukraine tuyên bố rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải vô hiệu hóa việc sáp nhập lãnh thổ của họ vào tháng 9 năm 2022 và Bán đảo Crimea, mà Putin đã sáp nhập vào năm 2014, một lần nữa phải được coi là một phần của Ukraine.
Andriy Yermak, chánh văn phòng của Zelenskiy, nói với các phóng viên hôm thứ Ba rằng Ukraine không sẵn sàng nhượng bộ bất kỳ lãnh thổ nào để chấm dứt xung đột.
Ông nói: “Chúng tôi không sẵn sàng thỏa hiệp vì những điều và những giá trị rất quan trọng… độc lập, tự do, dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền”.
Cựu Tổng thống Trump nói trong cuộc tranh luận với Tổng thống Biden rằng ông tin rằng các điều khoản của Putin “không thể chấp nhận được”. Ông nói thêm: “Nhưng hãy nhìn xem, đây là một cuộc chiến mà lẽ ra không bao giờ nên bắt đầu nếu chúng ta có người lãnh đạo trong cuộc chiến này”.
7. 'Thực tế sẽ rất khác' - Nghị sĩ Ukraine bình luận về các tuyên bố của cựu Tổng thống Trump
Kế hoạch hòa bình gây tranh cãi của Donald Trump và thỏa thuận được cho là với Nga nhằm ngăn chặn việc Ukraine gia nhập NATO chỉ là “lời nói khoa trương” cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, và “thực tế sẽ rất khác”, một nhà lập pháp cao cấp của Ukraine nói với Kyiv Independent hôm 3 Tháng Bẩy.
Oleksandr Merezhko, chủ tịch chính sách đối ngoại của quốc hội, cho biết nếu cựu Tổng thống Trump trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo, nỗi sợ bị coi là “thất bại” sẽ buộc Ông Trump phải thay đổi lập trường trước thái độ hiếu chiến của Nga.
Cho đến nay, lập trường của cựu Tổng thống Trump phần lớn được cho là sẽ có lợi cho quan điểm và mục tiêu của Điện Cẩm Linh. Tuy nhiên, Merezhko cho rằng không hẳn là như thế.
Cựu tổng thống đã hứa sẽ chấm dứt cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine trong vòng 24 giờ nếu đắc cử nhưng từ chối công khai chi tiết về kế hoạch thực hiện điều đó như thế nào, mặc dù bất kỳ kế hoạch nào như vậy có thể sẽ liên quan đến việc phải nhượng lại lãnh thổ cho Nga.
Với việc Kyiv từ chối thỏa hiệp về lãnh thổ để chấm dứt chiến tranh và việc Mạc Tư Khoa sáp nhập bất hợp pháp 4 tỉnh của Ukraine vào năm 2022, Merezhko nói rằng bất kỳ kế hoạch sâu rộng nào được cựu Tổng thống Trump công bố trước khi ông trở thành tổng thống đều khó có thể đi đến đâu nếu ông nhậm chức.
Ông nói: “Putin không thể rút lại quyết định sáp nhập.”
“Khi Ông Trump nhận ra điều này, khi Putin không sẵn sàng thỏa hiệp, ông ấy sẽ rất thất vọng vì không có khả năng đạt được thỏa hiệp hòa bình.
“Ông Trump không muốn thất bại; ông ấy muốn thành công, và nếu muốn thành công, ông ấy phải được Ukraine đồng ý, và Ukraine sẽ không bao giờ đồng ý nhượng bộ lãnh thổ “.
Hai cố vấn hàng đầu của cựu Tổng thống Trump gần đây cũng đề xuất kế hoạch sẽ ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine trừ khi nước này đồng ý ngừng bắn và tổ chức đàm phán hòa bình với Nga. Kyiv trước đây đã bác bỏ các đề xuất tương tự, nói rằng nó sẽ chỉ tạo cơ hội cho Mạc Tư Khoa tập hợp lại lực lượng của mình.
Merezhko nhấn mạnh việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan một cách thảm khốc vào năm 2021, là điều mà cựu Tổng thống Trump đã nhiều lần dùng để chỉ trích Tổng thống Joe Biden, nói rằng ông “bị ám ảnh” bởi ý tưởng phải chịu trách nhiệm về một thảm họa địa chính trị tương tự.
“Ông Trump không muốn trở thành một kẻ thất bại,” Merezhko nói. “Ông ấy bị ám ảnh bởi Afghanistan và không muốn trở thành người chịu trách nhiệm về việc để mất Ukraine.
“Đảng Dân chủ sẽ chỉ trích ông ấy nặng nề và nói rằng 'hãy nhìn xem, mọi chuyện đều ổn dưới thời Tổng thống Biden, nhưng ông đã thất bại.'“
Ông Trump cũng được cho là đang xem xét khả năng thực hiện một thỏa thuận với Nga để ngăn chặn việc gia nhập NATO trong tương lai của một số quốc gia, cụ thể là Ukraine và Georgia, Politico đưa tin hôm 2 Tháng Bẩy.
Merezhko nói rằng mặc dù vẫn quan trọng nhưng các kế hoạch NATO của cựu Tổng thống Trump chỉ là “thứ yếu” sau các cuộc thảo luận về kế hoạch hòa bình, và bây giờ không phải là thời điểm thích hợp để thực hiện chúng.
Ông nói: “Những tuyên bố được đưa ra ngay bây giờ, trong thời điểm nóng bỏng của chiến dịch tranh cử tổng thống và không được đưa ra một cách nghiêm chỉnh”.
“ Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể nói về kế hoạch sau cuộc bầu cử khi Ông Trump có một đội ngũ và khi chúng tôi biết ai sẽ là chuyên gia dẫn dắt đội ngũ này”.
“Bất kể ý tưởng về kế hoạch hòa bình nào mà ông ấy có bây giờ, chúng đều rất mơ hồ đối với tôi, nhưng thực tế sẽ rất khác.”
8. Trung Quốc ban hành cảnh báo vùng nguy hiểm ở vùng biển gần Đài Loan
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “China Issues Danger Zone Warning in Waters Near Taiwan”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Khi máy bay và tàu quân sự Trung Quốc tiếp tục hoạt động hàng ngày quanh Đài Loan, Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo vùng cấm tàu thuyền ở vùng biển gần hòn đảo tự trị này vào hôm Thứ Tư, 03 Tháng Bẩy. Đó là màn phô trương vũ lực mới nhất của Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng ở eo biển Đài Loan.
Cơ quan An toàn Hàng hải tỉnh Chiết Giang phía đông Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo hàng hải về một “cuộc tập trận quân sự” ở Biển Hoa Đông từ thứ Tư đến thứ Sáu.
Bản đồ của Newsweek cho thấy ranh giới của vùng nguy hiểm được tuyên bố ở vùng biển phía đông Chiết Giang và phía nam Thượng Hải, tuy nhiên phần lớn khu vực này nằm trong vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, hay ADIZ, và cách đường trung tuyến của eo biển Đài Loan khoảng 18 km.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố hòn đảo này là một phần lãnh thổ của Trung Quốc bất chấp sự bác bỏ liên tục của Đài Bắc. Bắc Kinh đã sử dụng nhiều áp lực quân sự, kinh tế và tâm lý chống lại hòn đảo này để phục vụ mục tiêu thống nhất cuối cùng.
ADIZ là vùng trời tự tuyên bố trên đất liền hoặc trên biển, trong đó việc xác định sẵn sàng vị trí và kiểm soát máy bay là cần thiết vì lợi ích an ninh quốc gia. Tuy nhiên, các khu vực này – cũng được các nước láng giềng Trung Quốc, Nam Hàn, Nhật Bản và Philippines sử dụng – không cấu thành không phận lãnh thổ và không bị chi phối bởi luật pháp quốc tế.
Theo Bộ Quốc phòng Đài Bắc, quân đội Trung Quốc đã triển khai 22 máy bay và sáu tàu xung quanh Đài Loan trong vòng 24 giờ tính đến 6 giờ sáng thứ Tư.
Trên X, một nhà quan sát của quân đội Trung Quốc lưu ý rằng vùng cấm đi lại, tuy rộng lớn nhưng được ban bố trong một thời gian ngắn.
Hôm thứ Hai, một cảnh báo hàng hải riêng do cơ quan an toàn hàng hải Thượng Hải đưa ra cho thấy Phúc Kiến, Hàng Không Mẫu Hạm thứ ba và tiên tiến nhất của Trung Quốc, sẽ tiến hành một cuộc thử nghiệm khác trên biển Hoa Đông hai ngày sau đó, gần cửa sông Dương Tử.
Phúc Kiến đã tiến hành thử nghiệm trên biển đầu tiên vào ngày 1 tháng 5. Hàng Không Mẫu Hạm mái phẳng này là chiếc đầu tiên của Trung Quốc cho phép các chiến đấu cơ cất cánh bằng máy phóng, trong khi trên hai Hàng Không Mẫu Hạm khác của nước này, đều do Liên Xô thiết kế, các chiến đấu cơ cất cánh bằng đường dốc trượt tuyết.
Ông Lư Lập Thạch (Lu Li-Shih), cựu giảng viên tại Học viện Hải quân Đài Loan, cho biết rằng cuộc thử nghiệm trên biển sắp tới sẽ giúp tàu Phúc Kiến cải thiện những khuyết điểm được xác định trong cuộc thử nghiệm trước đó.
Các lực lượng vũ trang Đài Loan sẽ tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật từ ngày 22 đến 26 tháng 7 trong khuôn khổ cuộc tập trận Hán Quang hàng năm lần thứ 40. Theo Thiếu tướng Đài Loan Đổng Cơ Hưng (Tung Chi-Hsing), bài học rút ra từ cuộc chiến Nga-Ukraine và cuộc chiến Israel-Hamas sẽ được lồng ghép vào các cuộc tập trận bắn đạn thật.
Đáp lại, Bắc Kinh chỉ trích cuộc tập trận Hán Quang là một “màn trình diễn”, trong đó những người ủng hộ độc lập ở Đài Loan chắc chắn sẽ thất bại. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trong cuộc họp báo hàng tháng vào cuối tháng 6 rằng “kết cục không thể thay đổi”.
9. Pháp gửi 41 máy phát điện đến Kharkiv và Chernihiv trong bối cảnh cơ sở hạ tầng năng lượng bị hư hại
Pháp đã chuyển 41 máy phát điện tới Kharkiv và Chernihiv, những nơi có cơ sở hạ tầng năng lượng đã bị hư hại nặng nề do các cuộc tấn công của Nga, Bộ Ngoại giao Pháp thông báo hôm Thứ Năm, 04 Tháng Bẩy.
Các cuộc pháo kích của lực lượng Nga đã làm hư hại nghiêm trọng cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, dẫn đến sản lượng và khả năng cung cấp điện bị suy giảm.
Trong những tháng gần đây, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine trong một cuộc tấn công mới nhằm vào mạng lưới năng lượng của nước này.
Do hậu quả của các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng, Ukraine bắt đầu thực hiện cắt điện luân phiên vào ngày 15 tháng 5, nhưng tình trạng này đã gia tăng đáng kể trong những ngày gần đây.
Các đối tác quốc tế, bao gồm cả Pháp, đang cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và vật chất để giúp Ukraine sửa chữa các cơ sở năng lượng và bảo đảm cung cấp điện cho người dân.
Bộ Năng lượng Ukraine hôm 2 Tháng Bẩy thông báo trên mạng xã hội rằng thông qua thỏa thuận với Ủy ban Âu Châu, Ukraine đã nhận được 5.876 tấm pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho các bệnh viện trên cả nước.
Volodymyr Kudrytskyi, nhà lãnh đạo công ty điều hành lưới điện nhà nước Ukrenergo, nói với Ukrainska Pravda vào ngày 1 Tháng Bẩy rằng tình trạng lưới điện của Ukraine dự kiến sẽ được cải thiện vào tháng 8.
10. Đại Sứ Ukraine tại Liên Hiệp Quốc nói 97% hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa, bom của Nga tấn công cơ sở hạ tầng dân sự
Hôm Thứ Năm, 04 Tháng Bẩy, Đại Sứ Sergiy Kyslytsya của Ukraine tại Liên Hiệp Quốc gióng lên tiếng báo động về tội ác của quân xâm lược Nga đối với thường dân Ukraine. Ông cho biết chỉ 3% hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa và bom dẫn đường của Nga tấn công các mục tiêu quân sự ở Ukraine, trong khi 97% phần còn lại tấn công vào các cơ sở hạ tầng dân sự.
Ông nhấn mạnh rằng: “Trong những tháng gần đây, Nga đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vào Ukraine bằng hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa và pháo binh, lảm thiệt mạng hàng chục dân thường trên khắp đất nước”. báo cáo.
“Các cuộc không kích quy mô lớn của Nga đã phá hủy các tòa nhà tư nhân và thương mại, khách sạn, trường học, nhà thờ, bệnh viện và nhiều cơ sở hạ tầng.”
Kyiv đã kêu gọi các đối tác của mình cung cấp thêm lực lượng phòng không khi Nga tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào các thành phố và cơ sở hạ tầng năng lượng.
Theo Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, Nga đã sử dụng hơn 800 quả bom dẫn đường chống lại Ukraine chỉ trong tuần qua, nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự.
Đại Sứ Sergiy Kyslytsya nói: “Cuối những năm 1980, việc mất 15.000 quân ở Afghanistan đã buộc giới lãnh đạo Liên Xô phải thừa nhận thất bại và rút quân khỏi nước này, chấm dứt cuộc chiến kéo dài 10 năm”.
“Để so sánh, chỉ riêng tháng 6 vừa qua, lực lượng vũ trang Nga đã mất hơn 33.000 binh sĩ ở Ukraine. Tuy nhiên, chế độ Điện Cẩm Linh, được coi là người thừa kế các nhà lãnh đạo Liên Xô, vẫn tin rằng chiến tranh phải tiếp tục.”
Tờ New York Times đưa tin trung bình hơn 1.000 binh sĩ Nga thiệt mạng hoặc bị thương mỗi ngày trong tháng 5 tại Ukraine
Đại Sứ Kyslytsya nhấn mạnh Ukraine vẫn quyết tâm khôi phục chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong phạm vi biên giới được quốc tế công nhận.
Nhà ngoại giao này nói thêm: “Thật không may, phản ứng duy nhất của Nga đối với tất cả các sáng kiến hòa bình là tiếp tục chiến tranh”.
Ông cũng mô tả các phương pháp tiến hành chiến tranh của Nga là những phương pháp “giống như những trang đen tối nhất của lịch sử thế giới, là điều mà thế giới văn minh hy vọng sẽ không bao giờ lặp lại”.
Đại Sứ Ukraine đã thông báo cho các nhà ngoại giao khác về các cuộc tấn công mới nhất của Nga vào các thành phố của Ukraine cũng như thương vong và tàn phá mà chúng gây ra.
Thay mặt phái đoàn Ukraine, Đại Sứ Kyslytsya bày tỏ hy vọng rằng hành động của Nga sẽ phải bị trừng phạt, đề cập đến lệnh bắt giữ mới nhất của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, đối với Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu và Valery Gerasimov, Tổng Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga.
ICC ngày 25 Tháng Sáu thông báo đã ban hành lệnh bắt giữ Shoigu và Gerasimov vì tội ác chiến tranh chống lại Ukraine.
Shoigu và Gerasimov bị buộc tội tội ác chiến tranh “chỉ đạo tấn công vào các đối tượng dân sự”, “gây tổn hại ngẫu nhiên quá mức cho dân thường hoặc gây thiệt hại cho các đối tượng dân sự” và “tội ác chống lại loài người”.
Viktor Orbán triều yết Putin gây phẫn nộ và khinh bỉ. Bắc Hàn đưa chiến tranh kiểu Hamas đến Ukraine
VietCatholic Media
18:05 05/07/2024
1. Orbán của Hung Gia Lợi gặp Putin ở Mạc Tư Khoa, vài ngày sau chuyến thăm Kyiv
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Hungary’s Orbán to meet Putin in Moscow, days after Kyiv visit”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Theo một số phương tiện truyền thông, sau chuyến đi tới Ukraine, Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán dự kiến đã gặp Putin vào hôm Thứ Sáu, 05 Tháng Bẩy.
Cuộc gặp sẽ diễn ra vào ngày thứ năm kể từ khi Hung Gia Lợi đảm nhiệm chức vụ chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu.
Orbán đã gặp Putin ở Mạc Tư Khoa, như báo cáo đầu tiên của cơ quan truyền thông điều tra Hung Gia Lợi VSquare, và sau đó là Financial Times và Radio Free Europe. Đài Âu Châu Tự do đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao Peter Szijjártó cũng đã tháp tùng Orbán tới Điện Cẩm Linh, dẫn một nguồn tin chính phủ.
Khi được POLITICO hỏi liệu Orbán có gặp Putin hay không, phát ngôn nhân của tổng thống Hung Gia Lợi đã từ chối bình luận.
Trước đó cùng ngày, Zoltán Kovács, phát ngôn nhân quốc tế của Orbán, nói với các phóng viên một cách khó hiểu rằng Orbán đã “ngoài lưới”. “Chúng tôi sẽ không nói trước cho bạn biết ông ấy định làm gì,” anh ta nói ở Budapest khi được hỏi liệu chuyến đi đến Mạc Tư Khoa có nằm trong kế hoạch hay không.
Sau những báo cáo ban đầu hôm thứ Năm về cuộc gặp Orbán-Putin có thể xảy ra ở Mạc Tư Khoa, Chủ tịch Hội đồng Âu Châu, Charles Michel, đã viết trên X: “Chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Âu Châu không có nhiệm vụ can dự với Nga thay mặt cho Liên Hiệp Âu Châu.
“Hội đồng Âu Châu nói rõ: Nga là kẻ xâm lược, Ukraine là nạn nhân. Không có cuộc thảo luận nào về Ukraine có thể diễn ra mà không có Ukraine.”
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã lên tiếng đặt câu hỏi về sự lựa chọn này của Orbán.
Valérie Hayer, chủ tịch nhóm Đổi mới Âu Châu tự do trong Nghị viện Âu Châu, cũng lên án chuyến thăm.
“Thủ tướng Orbán đang hành động mà không có sự ủy quyền và không vì lợi ích của Liên Hiệp Âu Châu,” cô viết trên X. “Nếu những tin đồn này được xác nhận, chúng tôi lên án nỗ lực đơn độc của quốc gia này. Liên minh Âu Châu đoàn kết đằng sau Ukraine, chứ không phải Viktor Orbán với chương trình nghị sự ẩn giấu của ông ta.”
Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo đã thêm vào sự chỉ trích : “Tin tức đáng lo ngại về chuyến thăm Mạc Tư Khoa của Orban. Rõ ràng là ông không có nhiệm vụ đàm phán hoặc thảo luận thay mặt Liên Hiệp Âu Châu.”
“Chuyến thăm của ông ấy sẽ thể hiện sự coi thường nhiệm vụ Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu và làm suy yếu lợi ích của Liên minh Âu Châu”.
Orbán đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv vào thứ Ba, nơi ông gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi đề xuất lệnh ngừng bắn ngay lập tức với Zelenskiy, nhưng Tổng thống Zelenskiy bác bỏ kế hoạch này.
Phát ngôn nhân của Orbán Kovács nói với các phóng viên rằng Thủ tướng biết rằng ông không có quyền nói chuyện với Zelenskiy nhân danh Hội đồng và nói rằng ông đã thực hiện chuyến thăm Kyiv “thay mặt mình”.
Ông nói: “Nhưng trong vòng hai giờ, bản tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện và quan điểm của Hung Gia Lợi đã được phân phát trong Hội đồng. Đó chính là điều chúng tôi muốn nói: Chúng tôi tuân thủ các quy tắc và điều đó tạo cơ hội cho các quốc gia thành viên có cơ hội hành động. Chúng tôi không chỉ thực hiện theo cách thỏa thuận môi giới thông thường.”
Ý tưởng về lệnh ngừng bắn ngay lập tức không có gì mới. Orbán người được coi là đồng minh thân cận nhất của Nga trong Liên Hiệp Âu Châu đã liên tục cản trở nỗ lực của khối nhằm hỗ trợ Kyiv. Orbán đã ủng hộ ý tưởng này kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào năm 2022. Nhưng Zelenskiy trước đó đã bác bỏ quan điểm này, nói rằng “Việc tạm dừng trên chiến trường Ukraine không có nghĩa là tạm dừng chiến tranh. Nó chỉ mang lại cho Nga cơ hội tạm nghỉ, tái tổ chức, và sau đó giáng một đòn quyết định”
Hôm thứ Tư, trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Zelenskiy nói rằng không thể tin tưởng Putin sẽ tôn trọng lệnh ngừng bắn: “Trong một cuộc chiến, bạn không thể chỉ nói về lệnh ngừng bắn. Chúng ta cần một kế hoạch cho người dân của mình. Chúng tôi không thể tin tưởng Putin vì đối với chúng tôi, ông ấy là kẻ sát nhân và kẻ xâm lược”.
Phát biểu sau hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải hôm thứ Năm, Putin cho biết ông cũng không tin tưởng phía Ukraine: “Chúng tôi không thể cho phép đối phương lợi dụng lệnh ngừng bắn này để cải thiện vị thế của mình… Chúng tôi phải bảo đảm rằng phía bên kia thực hiện các bước đi đúng đắn đối với Liên bang Nga, do đó, lệnh ngừng bắn mà không có thỏa thuận như vậy là không thể”, Putin nói, được truyền thông nhà nước Nga Sputnik dẫn lời.
2. 15.000 quân của Kim Chính Ân tình nguyện sang Ukraine đào địa đạo để giúp Putin giành chiến thắng
Tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “PUTIN’S RAT BRIGADES. Kim Jong-un giving 15,000 tunnellers to Putin to dig ‘underground front’ with Hamas-style war burrows’, expert warns”, nghĩa là “Lữ Đoàn chuột. Chuyên gia cảnh báo Kim Chính Ân 'giao 15.000 thợ đào hầm cho Putin để đào địa đạo chiến tranh kiểu Hamas”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Bắc Hàn bị nghi ngờ đang gửi hàng ngàn binh sĩ đào hầm tới Nga để mở 'mặt trận ngầm' mới ở các khu vực tiền tuyến với Ukraine.
Diễn biến này xảy ra sau khi nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân cam kết ủng hộ nhà lãnh đạo Nga sau khi ông Vladimir Putin đến thăm Bình Nhưỡng vào tháng 6.
Truyền thông nhà nước Bắc Hàn tuyên bố rằng hai nước sẽ cung cấp cho nhau sự hỗ trợ quân sự ngay lập tức nếu xảy ra chiến tranh.
Theo The Telegraph, Bắc Hàn sẽ cử một số lượng lớn các nhóm kỹ thuật và xây dựng tới giúp xây dựng lại các thành phố bị Nga tạm chiếm ở biên giới.
Bắc Hàn hiện là nhà cung cấp vũ khí lớn cho Mạc Tư Khoa, quốc gia đang phải đối mặt với kho vũ khí cạn kiệt và ngành công nghiệp quốc phòng bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tuy nhiên, Kyiv nghi ngờ rằng các kỹ sư quân sự được Kim Chính Ân cử đến không phải để “khôi phục” vùng Donbas như đã nêu mà vì một mục đích nham hiểm hơn.
Theo một báo cáo, Yehor Checherinda, một thiếu tá trong Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết điều này là “nguy hiểm” vì “cái gọi là chiến tranh địa đạo có thể bắt đầu”.
Ông nói: “Có thông tin cho rằng 5 lữ đoàn công binh có thể được triển khai tới đây từ Bắc Hàn.
“Trong Chiến tranh Bắc Hàn, đường hầm, chiến tranh ngầm được sử dụng rất tích cực.”
“Lực lượng Phòng vệ cần tính đến việc quân đội Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Bắc Hàn có kinh nghiệm đột nhập vào hậu phương của đối phương bằng cách sử dụng các đường hầm dưới lòng đất. Chúng ta phải loại trừ các hoạt động như vậy ở Ukraine”
Nhà phân tích của United Ukraine, Aleksey Kushch, cho biết Nga đã sử dụng đường hầm hai lần trong cuộc xung đột, ở Avdiivka và Toretsk.
Kushch nói rằng thật phi lý khi họ tung ra những nỗ lực khôi phục các thị trấn trong khi chiến tranh đang “lên cao trào”.
Ông nói: “Đánh giá từ nhiều nguồn khác nhau, khoảng 5 lữ đoàn công binh của quân đội Bắc Hàn có thể sẽ đến khu vực Donbas”.
Nếu vậy, có thể có 15.000 người hoặc nhiều hơn được đưa ra tiền tuyến.
Kushch cũng cảnh báo về nỗ lực của Vladimir Putin nhằm phá vỡ “bế tắc” chiến tranh bằng cách đào đường hầm vào mùa hè và mùa thu.
Ông nói: “Cuộc đột phá của Nga gần Avdiivka và Toretsk xảy ra, cùng với những nguyên nhân khác, là do việc sử dụng các đường hầm dưới lòng đất”.
“Ở Avdiivka, một đường hầm đã tồn tại, trong khi ở Toretsk nó đã được đào - dài gần hai dặm hay hơn 3 km”.
“Đây là một công nghệ chiến tranh mới…để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công từ máy bay điều khiển từ xa và pháo binh – lực lượng phá hoại đào sâu, tiến về phía sau hàng phòng thủ, chiếm giữ các vị trí.”
Tại Avdiivka, chỉ huy Nga Anton 'Zima' Morozov, dẫn quân bò xuống một đường ống bê tông dài một phần tư dặm - mà người Nga đã mất nhiều tháng để dọn sạch.
Họ đã luồn được ra phía sau các vị trí của Ukraine ở một trong những trận chiến đẫm máu và chặt chẽ nhất trong cuộc chiến.
Kushch cho biết Bình Nhưỡng đã phát triển lý thuyết chiến tranh địa đạo của riêng mình dựa trên các hoạt động trong Chiến tranh Bắc Hàn.
Anh ta nói: “Ai có thể đào giỏi hơn người Bắc Hàn?”
“Những điều này đã được phát triển trong bối cảnh hoang tưởng về một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân của phương Tây.
“Ở miền Đông Ukraine, chiến thuật địa đạo có thể được sử dụng để thực hiện 'cuộc tấn công leo thang' và xuyên thủng các tuyến phòng thủ phức tạp, nhiều lớp, đồng thời giảm thiểu tổn thất từ các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và pháo binh.”
“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu chiến lược chiến tranh địa đạo được thông qua trong chuyến thăm Bắc Hàn của Putin.”
“ Có lẽ đó là do chính người Bắc Hàn đề xuất.”
“Ukraine cần chuẩn bị kỹ thuật cho những rủi ro như vậy.”
Chính phủ Ukraine vẫn chưa đưa ra bình luận nào.
Putin, 71 tuổi, đã được chào đón tại Bắc Hàn bằng một buổi lễ chào đón xa hoa trong khuôn khổ chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo Nga tới quốc gia bất hảo sau 24 năm.
Hai nhân vật bất hảo này lăn bánh trên đường phố Bình Nhưỡng trên chiếc xe Aurus do Putin tặng cho Kim trong khi đám đông cổ vũ vẫy hoa và giơ cao những bức chân dung khổng lồ của tổng thống Nga.
Sau sự chào đón xa hoa, hai nhà độc tài đã đi đến Cung điện Kumsusan để nói chuyện.
3. Đường hầm chiến tranh của Hamas là chìa khóa cho cuộc chiến khủng bố như thế nào
Bắc Hàn được tường trình đang gởi sang Nga một lực lượng có thể lên đến 15.000 người để giúp Putin đào các địa đạo nhằm tấn công sâu đằng sao phòng tuyến của quân Ukraine.
Theo phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Đề Đốc Daniel Hagari, đó là chìa khóa cho cuộc chiến khủng bố của Hamas.
Ông cho biết: “Sâu dưới lòng đất những kẻ khủng bố Hamas ẩn náu trong một mê cung đường hầm bí ẩn dài 500 km đầy rẫy những cạm bẫy chết người. Mê cung đường hầm này được sử dụng để che giấu những con tin đang sợ hãi. Nhóm khủng bố bắt đầu xây dựng mạng lưới đường hầm gần hai thập niên trước trong một nỗ lực né tránh các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Israel. Ẩn sâu tới 30 m dưới bề mặt, các lối vào được bao bọc dưới sàn nhà, nhà thờ Hồi giáo và trường học - cho phép các chiến binh di chuyển mà không bị phát hiện giữa các ngôi nhà và các con hẻm ở Gaza.”
“Nó được nhóm khủng bố này sử dụng để vận chuyển người và hàng hóa cũng như lưu trữ đá và đạn dược. Các đường hầm được hiểu là được kết nối với các hố phóng nơi hỏa tiễn đã được bắn về phía các khu vực của Israel. Các trung tâm chỉ huy và kiểm soát của Hamas cũng được đặt tại đây trong hệ thống phức tạp nằm ngoài sự giám sát của Israel. Và người ta hiểu rằng toàn bộ mạng lưới chứa đầy bẫy mìn và bom tự chế. Mỗi đường hầm đều được gia cố bằng bê tông và một số chiến binh quá cao không thể đứng thẳng người trong đó.”
4. Những tổn thất được báo cáo của Nga nhanh chóng tiến tới bốn cột mốc nghiệt ngã
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia's Reported Losses Rapidly Approaching Four Grim Milestones”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo số liệu do quân đội Ukraine công bố, thương vong của Nga ở Ukraine đang ngấp nghé con số 550.000 người, với tổn thất về pháo binh, phương tiện và các thiết bị khác sắp đạt đến những cột mốc mới.
Hôm Thứ Tư, 03 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết Nga đã chịu khoảng 546.270 thương vong ở Ukraine kể từ tháng 2 năm 2022, trong đó có 1.280 chiến binh bị loại khỏi vòng chiến trong ngày qua. Khi công bố số liệu cập nhật, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cũng cho biết Nga đã mất 57 hệ thống pháo trong 24 giờ trước đó, nâng tổng số tổn thất pháo binh của Nga lên gần 15.000.
Theo con số của Ukraine, Mạc Tư Khoa đã mất tổng cộng gần 20.000 phương tiện, bao gồm cả các xe chuyển quân và nhiên liệu. Điều này không bao gồm xe tăng, xe thiết giáp chở quân hoặc xe chiến đấu bộ binh được tính riêng. Quân đội Nga cũng đã mất gần 2.500 thiết bị mà lực lượng vũ trang Ukraine gọi là “thiết bị đặc biệt”, số liệu cập nhật từ quân đội Kyiv cho biết. Một thuật ngữ rộng, “thiết bị đặc biệt” bao gồm những tổn thất về tài sản như hệ thống tác chiến điện tử, radar và phương tiện bảo trì.
Ukraine cho biết Nga có thể điều động tới 30.000 binh sĩ mới mỗi tháng vào hàng ngũ của mình, thúc đẩy các chiến thuật đẫm máu và gây thương vong nặng nề mà Mạc Tư Khoa đã sử dụng để chống lại lực lượng Kyiv nhằm giành được lãnh thổ.
Trong một tuyên bố khác, hồi đầu tuần này Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết Nga đã mất số lượng hệ thống pháo “kỷ lục” trong tháng trước. Ông cho biết “1.415 hệ thống pháo của Nga đã bị phá hủy chỉ trong tháng 6”.
5. Kyiv từ chối trả tự do cho người lính Nga đầu tiên bị kết án tội ác chiến tranh trong cuộc trao đổi tù binh
Tổng Công Tố Ukraine, Andriy Kostin, cho biết Ukraine hiện không có kế hoạch trao đổi Vadim Shishimarin - người lính Nga đầu tiên bị kết án tội ác chiến tranh sau khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện - trong bất kỳ cuộc trao đổi tù nhân nào với Mạc Tư Khoa.
Một tòa án ở Kyiv đã kết án vào tháng 5 năm 2022 Shishimarin, một trung sĩ 21 tuổi, tù chung thân trong bản án đầu tiên liên quan đến tội ác chiến tranh mà Nga đã gây ra trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Theo ông Kostin, vào cuối tháng 2 năm 2022, Shishimarin đã giết một thường dân 62 tuổi ở tỉnh Sumy phía bắc Ukraine trong thời gian Mạc Tư Khoa rút lui. Bản án tù của Shishimarin sau đó được giảm xuống còn 15 năm.
Kyiv từ chối yêu cầu của Nga về việc đưa người lính này vào chương trình trao đổi tù nhân vì nước này hiện không có kế hoạch trao đổi anh ta.
Kostin cho biết 17 quân nhân Nga đã bị tòa án Ukraine kết án vì tội ác chiến tranh. Ông nói thêm rằng khả năng trao đổi của từng người trong số họ đang được xem xét riêng biệt.
Kostin nhấn mạnh rằng: “Tôi không loại trừ khả năng những giao dịch hoán đổi như vậy có thể diễn ra. Nhưng, theo quy định chung, chúng tôi không trao đổi những người đã phạm tội nghiêm trọng, vì đây là quan điểm nguyên tắc của Văn phòng Tổng công tố.”
Kyiv đặt mục tiêu tiến hành một cuộc trao đổi tù nhân toàn diện, vốn là một trong những chủ đề tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình của Ukraine ở Thụy Sĩ vào giữa tháng 6.
Một trăm người Ukraine, 90 binh sĩ và 10 thường dân, đã được thả trong cuộc trao đổi tù nhân cuối cùng, kết thúc vào ngày 28 tháng 6. Tổng cộng 3.310 người Ukraine đã được giải thoát khỏi sự giam cầm của Nga.
6. Ngũ Giác Đài nhận định rằng Nga 'không đạt được bao nhiêu thành tựu' trong thời gian Mỹ ngừng tài trợ
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia 'Did Not Accomplish That Much' During Break in US Funding: Pentagon”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các lực lượng Nga “không đạt được bao nhiêu thành tựu” dọc theo tiền tuyến kéo xuống miền đông Ukraine trong khi viện trợ quân sự đáng kể của Mỹ dành cho Kyiv bị suy giảm tại Quốc hội hồi đầu năm nay.
“Trong bảy tháng mà chúng tôi đang nỗ lực để có thêm hỗ trợ an ninh và tài trợ bổ sung cho Ukraine, người Nga đã nỗ lực cố gắng chiếm lấy lãnh thổ Ukraine và thực sự đã không đạt được nhiều thành tựu về mặt địa lý như họ mong muốn”, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Thiếu tướng Pat Ryder nói với giới truyền thông hôm Thứ Tư, 03 Tháng Bẩy.
Sau nhiều tháng đấu tranh chính trị. Nguồn tài trợ được ủy quyền trước đây ở Hoa Kỳ đã giảm dần vào cuối năm 2023, với cảnh báo từ Tòa Bạch Ốc vào đầu tháng 12 rằng “chúng tôi đã hết tiền — và gần như hết thời gian”.
Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào sự quyên góp của các nước phương Tây, bao gồm cả Mỹ, để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh. Nga, trong khi nhận được một số khoản tài trợ từ các đồng minh như Bắc Hàn, đã nhanh chóng đặt ngành công nghiệp quốc phòng của mình vào tình thế sẵn sàng chiến tranh để bổ sung nguồn lực đã mất ở Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vào cuối tháng Tư: “Quân đội Nga hiện đang cố gắng tận dụng tình thế khi chúng tôi đang chờ đợi nguồn cung từ các đối tác, đặc biệt là từ Hoa Kỳ”.
Cũng phát biểu ngay sau khi Quốc hội bật đèn xanh cho khoản viện trợ mới, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng “sự chậm trễ nghiêm trọng trong việc hỗ trợ đã đồng nghĩa với những hậu quả nghiêm trọng trên chiến trường”, chỉ ra những trở ngại cản trở việc viện trợ của Mỹ và các quốc gia Âu Châu đã “không thể cung cấp đạn dược tại thời điểm đó với quy mô mà chúng ta đã hứa với Ukraine.”
Các quan chức Kyiv cũng cho biết, sự chậm trễ trong việc giao vũ khí cho Ukraine đã hạn chế các hoạt động của Kyiv, bao gồm cả việc buộc Ukraine tiến hành cuộc phản công vào năm 2023 muộn hơn dự định và mang lại lợi thế cho Mạc Tư Khoa.
Từ tháng 12, Nga đã đạt được những thắng lợi hạn chế, đặc biệt là ở trung tâm giao tranh ở miền đông Ukraine. Vào tháng 2, Mạc Tư Khoa đã chiếm được thành trì Avdiivka trước đây của Ukraine, nằm ở phía tây bắc Thành phố Donetsk, là thủ phủ khu vực,.
Đây là chiến thắng có ý nghĩa nhất đối với Nga ở miền đông Ukraine kể từ khi lực lượng Điện Cẩm Linh chiếm giữ khu định cư Bakhmut ở Donetsk vào tháng 5 năm 2023.
Vào đầu tháng 5, trước khi hàng viện trợ từ nguồn tài trợ mới được phê duyệt có thể đến Ukraine, Nga đã mở một mặt trận mới và phát động một cuộc tấn công xuyên biên giới từ vùng Belgorod tới vùng Kharkiv phía đông bắc Ukraine.
Mạc Tư Khoa tuyên bố chủ quyền ở một số thị trấn và gia tăng áp lực lên thành phố lớn thứ hai Ukraine, Kharkiv, bất chấp lực lượng Ukraine đã ngăn chặn làn sóng tiến quân nhanh chóng từ phía bắc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm thứ Ba nói với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov rằng Washington sẽ công bố thêm khoản viện trợ 2,3 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine, theo thông tin từ Ngũ Giác Đài.
Khoản viện trợ này sẽ cung cấp “các thiết bị đánh chặn phòng không cần thiết khẩn cấp” cũng như pháo binh và vũ khí chống tăng.
Ukraine đã nhiều lần kêu gọi cung cấp nguồn cung cấp phòng không trong bối cảnh Nga duy trì các chiến dịch ném bom chuyên sâu trên lãnh thổ Ukraine, thường nằm ngoài tầm bắn của lực lượng phòng không Kyiv.
7. Điện Cẩm Linh lên tiếng trước các tuyên bố cho rằng Mạc Tư Khoa đang đàm phán với cựu Tổng thống Trump về Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Kremlin Responds to Claims of Ukraine Talks With Trump”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Điện Cẩm Linh hôm thứ Tư cho biết không hề có các cuộc đàm phán giữa Putin và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump về các điều kiện có thể đạt được hòa bình trong cuộc chiến Nga-Ukraine.
Khi được hỏi về vấn đề này, Dmitry Peskov, phát ngôn nhân của Putin, nói với các phóng viên: “Không, điều đó không đúng”, hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin.
Trump, ứng cử viên được cho là của Đảng Cộng hòa thách thức Tổng thống Đảng Dân chủ Tổng thống Joe Biden, đã nhiều lần nói rằng nếu tái đắc cử, ông sẽ nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine bằng cách nói chuyện với Putin.
“Tôi sẽ giải quyết cuộc chiến giữa Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy với tư cách là tổng thống đắc cử trước khi tôi nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng. Tôi sẽ giải quyết cuộc chiến đó,” cựu Tổng thống Trump nói vào ngày 27 tháng 6 trong cuộc tranh luận với Tổng thống Biden, đồng thời nói thêm, “Tôi sẽ giải quyết nhanh chóng trước khi tôi nhậm chức.”
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tiếp theo dự kiến diễn ra vào ngày 5 Tháng Mười Một.
Vào Tháng Giêng năm 2023, cựu Tổng thống Trump cho biết ông sẽ thành công trong việc đàm phán chấm dứt chiến tranh “trong vòng 24 giờ”.
“NẾU TÔI LÀ TỔNG THỐNG, CHIẾN TRANH NGA/UKRAINE SẼ KHÔNG BAO GIỜ XẢY RA, NHƯNG NGAY BÂY GIỜ, NẾU LÀ TỔNG THỐNG, TÔI SẼ CÓ THỂ ĐÀM PHÁN ĐỂ CHẤM DỨT CUỘC CHIẾN TRANH TUYỆT VỜI VÀ NHANH CHÓNG NÀY TRONG VÒNG 24 GIỜ,” cựu Tổng thống Trump viết vào thời điểm đó trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth được viết hoa toàn bộ. “Thật là một sự lãng phí bi thảm mạng sống người!!!”
Điện Cẩm Linh đã nêu rõ một số điều kiện mà Nga coi là không thể thương lượng, bao gồm cả việc Ukraine phải chấp nhận việc sáp nhập bốn khu vực của nước này vào tháng 9 năm 2022—Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia—sau các cuộc trưng cầu dân ý do Putin bày vẽ ra và đã bị cộng đồng quốc tế coi là bất hợp pháp.
Hôm 14 Tháng Sáu, Putin cho biết Ukraine cũng phải từ bỏ mọi kế hoạch gia nhập liên minh quân sự NATO.
Trong khi đó, Ukraine tuyên bố rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải vô hiệu hóa việc sáp nhập lãnh thổ của họ vào tháng 9 năm 2022 và Bán đảo Crimea, mà Putin đã sáp nhập vào năm 2014, một lần nữa phải được coi là một phần của Ukraine.
Andriy Yermak, chánh văn phòng của Zelenskiy, nói với các phóng viên hôm thứ Ba rằng Ukraine không sẵn sàng nhượng bộ bất kỳ lãnh thổ nào để chấm dứt xung đột.
Ông nói: “Chúng tôi không sẵn sàng thỏa hiệp vì những điều và những giá trị rất quan trọng… độc lập, tự do, dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền”.
Cựu Tổng thống Trump nói trong cuộc tranh luận với Tổng thống Biden rằng ông tin rằng các điều khoản của Putin “không thể chấp nhận được”. Ông nói thêm: “Nhưng hãy nhìn xem, đây là một cuộc chiến mà lẽ ra không bao giờ nên bắt đầu nếu chúng ta có người lãnh đạo trong cuộc chiến này”.
8. 'Thực tế sẽ rất khác' - Nghị sĩ Ukraine bình luận về các tuyên bố của cựu Tổng thống Trump
Kế hoạch hòa bình gây tranh cãi của Donald Trump và thỏa thuận được cho là với Nga nhằm ngăn chặn việc Ukraine gia nhập NATO chỉ là “lời nói khoa trương” cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, và “thực tế sẽ rất khác”, một nhà lập pháp cao cấp của Ukraine nói với Kyiv Independent hôm 3 Tháng Bẩy.
Oleksandr Merezhko, chủ tịch chính sách đối ngoại của quốc hội, cho biết nếu cựu Tổng thống Trump trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo, nỗi sợ bị coi là “thất bại” sẽ buộc Ông Trump phải thay đổi lập trường trước thái độ hiếu chiến của Nga.
Cho đến nay, lập trường của cựu Tổng thống Trump phần lớn được cho là sẽ có lợi cho quan điểm và mục tiêu của Điện Cẩm Linh. Tuy nhiên, Merezhko cho rằng không hẳn là như thế.
Cựu tổng thống đã hứa sẽ chấm dứt cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine trong vòng 24 giờ nếu đắc cử nhưng từ chối công khai chi tiết về kế hoạch thực hiện điều đó như thế nào, mặc dù bất kỳ kế hoạch nào như vậy có thể sẽ liên quan đến việc phải nhượng lại lãnh thổ cho Nga.
Với việc Kyiv từ chối thỏa hiệp về lãnh thổ để chấm dứt chiến tranh và việc Mạc Tư Khoa sáp nhập bất hợp pháp 4 tỉnh của Ukraine vào năm 2022, Merezhko nói rằng bất kỳ kế hoạch sâu rộng nào được cựu Tổng thống Trump công bố trước khi ông trở thành tổng thống đều khó có thể đi đến đâu nếu ông nhậm chức.
Ông nói: “Putin không thể rút lại quyết định sáp nhập.”
“Khi Ông Trump nhận ra điều này, khi Putin không sẵn sàng thỏa hiệp, ông ấy sẽ rất thất vọng vì không có khả năng đạt được thỏa hiệp hòa bình.
“Ông Trump không muốn thất bại; ông ấy muốn thành công, và nếu muốn thành công, ông ấy phải được Ukraine đồng ý, và Ukraine sẽ không bao giờ đồng ý nhượng bộ lãnh thổ “.
Hai cố vấn hàng đầu của cựu Tổng thống Trump gần đây cũng đề xuất kế hoạch sẽ ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine trừ khi nước này đồng ý ngừng bắn và tổ chức đàm phán hòa bình với Nga. Kyiv trước đây đã bác bỏ các đề xuất tương tự, nói rằng nó sẽ chỉ tạo cơ hội cho Mạc Tư Khoa tập hợp lại lực lượng của mình.
Merezhko nhấn mạnh việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan một cách thảm khốc vào năm 2021, là điều mà cựu Tổng thống Trump đã nhiều lần dùng để chỉ trích Tổng thống Joe Biden, nói rằng ông “bị ám ảnh” bởi ý tưởng phải chịu trách nhiệm về một thảm họa địa chính trị tương tự.
“Ông Trump không muốn trở thành một kẻ thất bại,” Merezhko nói. “Ông ấy bị ám ảnh bởi Afghanistan và không muốn trở thành người chịu trách nhiệm về việc để mất Ukraine.
“Đảng Dân chủ sẽ chỉ trích ông ấy nặng nề và nói rằng 'hãy nhìn xem, mọi chuyện đều ổn dưới thời Tổng thống Biden, nhưng ông đã thất bại.'“
Ông Trump cũng được cho là đang xem xét khả năng thực hiện một thỏa thuận với Nga để ngăn chặn việc gia nhập NATO trong tương lai của một số quốc gia, cụ thể là Ukraine và Georgia, Politico đưa tin hôm 2 Tháng Bẩy.
Merezhko nói rằng mặc dù vẫn quan trọng nhưng các kế hoạch NATO của cựu Tổng thống Trump chỉ là “thứ yếu” sau các cuộc thảo luận về kế hoạch hòa bình, và bây giờ không phải là thời điểm thích hợp để thực hiện chúng.
Ông nói: “Những tuyên bố được đưa ra ngay bây giờ, trong thời điểm nóng bỏng của chiến dịch tranh cử tổng thống và không được đưa ra một cách nghiêm chỉnh”.
“ Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể nói về kế hoạch sau cuộc bầu cử khi Ông Trump có một đội ngũ và khi chúng tôi biết ai sẽ là chuyên gia dẫn dắt đội ngũ này”.
“Bất kể ý tưởng về kế hoạch hòa bình nào mà ông ấy có bây giờ, chúng đều rất mơ hồ đối với tôi, nhưng thực tế sẽ rất khác.”
9. Trung Quốc ban hành cảnh báo vùng nguy hiểm ở vùng biển gần Đài Loan
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “China Issues Danger Zone Warning in Waters Near Taiwan”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Khi máy bay và tàu quân sự Trung Quốc tiếp tục hoạt động hàng ngày quanh Đài Loan, Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo vùng cấm tàu thuyền ở vùng biển gần hòn đảo tự trị này vào hôm Thứ Tư, 03 Tháng Bẩy. Đó là màn phô trương vũ lực mới nhất của Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng ở eo biển Đài Loan.
Cơ quan An toàn Hàng hải tỉnh Chiết Giang phía đông Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo hàng hải về một “cuộc tập trận quân sự” ở Biển Hoa Đông từ thứ Tư đến thứ Sáu.
Bản đồ của Newsweek cho thấy ranh giới của vùng nguy hiểm được tuyên bố ở vùng biển phía đông Chiết Giang và phía nam Thượng Hải, tuy nhiên phần lớn khu vực này nằm trong vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, hay ADIZ, và cách đường trung tuyến của eo biển Đài Loan khoảng 18 km.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố hòn đảo này là một phần lãnh thổ của Trung Quốc bất chấp sự bác bỏ liên tục của Đài Bắc. Bắc Kinh đã sử dụng nhiều áp lực quân sự, kinh tế và tâm lý chống lại hòn đảo này để phục vụ mục tiêu thống nhất cuối cùng.
ADIZ là vùng trời tự tuyên bố trên đất liền hoặc trên biển, trong đó việc xác định sẵn sàng vị trí và kiểm soát máy bay là cần thiết vì lợi ích an ninh quốc gia. Tuy nhiên, các khu vực này – cũng được các nước láng giềng Trung Quốc, Nam Hàn, Nhật Bản và Philippines sử dụng – không cấu thành không phận lãnh thổ và không bị chi phối bởi luật pháp quốc tế.
Theo Bộ Quốc phòng Đài Bắc, quân đội Trung Quốc đã triển khai 22 máy bay và sáu tàu xung quanh Đài Loan trong vòng 24 giờ tính đến 6 giờ sáng thứ Tư.
Trên X, một nhà quan sát của quân đội Trung Quốc lưu ý rằng vùng cấm đi lại, tuy rộng lớn nhưng được ban bố trong một thời gian ngắn.
Hôm thứ Hai, một cảnh báo hàng hải riêng do cơ quan an toàn hàng hải Thượng Hải đưa ra cho thấy Phúc Kiến, Hàng Không Mẫu Hạm thứ ba và tiên tiến nhất của Trung Quốc, sẽ tiến hành một cuộc thử nghiệm khác trên biển Hoa Đông hai ngày sau đó, gần cửa sông Dương Tử.
Phúc Kiến đã tiến hành thử nghiệm trên biển đầu tiên vào ngày 1 tháng 5. Hàng Không Mẫu Hạm mái phẳng này là chiếc đầu tiên của Trung Quốc cho phép các chiến đấu cơ cất cánh bằng máy phóng, trong khi trên hai Hàng Không Mẫu Hạm khác của nước này, đều do Liên Xô thiết kế, các chiến đấu cơ cất cánh bằng đường dốc trượt tuyết.
Ông Lư Lập Thạch (Lu Li-Shih), cựu giảng viên tại Học viện Hải quân Đài Loan, cho biết rằng cuộc thử nghiệm trên biển sắp tới sẽ giúp tàu Phúc Kiến cải thiện những khuyết điểm được xác định trong cuộc thử nghiệm trước đó.
Các lực lượng vũ trang Đài Loan sẽ tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật từ ngày 22 đến 26 tháng 7 trong khuôn khổ cuộc tập trận Hán Quang hàng năm lần thứ 40. Theo Thiếu tướng Đài Loan Đổng Cơ Hưng (Tung Chi-Hsing), bài học rút ra từ cuộc chiến Nga-Ukraine và cuộc chiến Israel-Hamas sẽ được lồng ghép vào các cuộc tập trận bắn đạn thật.
Đáp lại, Bắc Kinh chỉ trích cuộc tập trận Hán Quang là một “màn trình diễn”, trong đó những người ủng hộ độc lập ở Đài Loan chắc chắn sẽ thất bại. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trong cuộc họp báo hàng tháng vào cuối tháng 6 rằng “kết cục không thể thay đổi”.
10. Pháp gửi 41 máy phát điện đến Kharkiv và Chernihiv trong bối cảnh cơ sở hạ tầng năng lượng bị hư hại
Pháp đã chuyển 41 máy phát điện tới Kharkiv và Chernihiv, những nơi có cơ sở hạ tầng năng lượng đã bị hư hại nặng nề do các cuộc tấn công của Nga, Bộ Ngoại giao Pháp thông báo hôm Thứ Năm, 04 Tháng Bẩy.
Các cuộc pháo kích của lực lượng Nga đã làm hư hại nghiêm trọng cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, dẫn đến sản lượng và khả năng cung cấp điện bị suy giảm.
Trong những tháng gần đây, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine trong một cuộc tấn công mới nhằm vào mạng lưới năng lượng của nước này.
Do hậu quả của các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng, Ukraine bắt đầu thực hiện cắt điện luân phiên vào ngày 15 tháng 5, nhưng tình trạng này đã gia tăng đáng kể trong những ngày gần đây.
Các đối tác quốc tế, bao gồm cả Pháp, đang cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và vật chất để giúp Ukraine sửa chữa các cơ sở năng lượng và bảo đảm cung cấp điện cho người dân.
Bộ Năng lượng Ukraine hôm 2 Tháng Bẩy thông báo trên mạng xã hội rằng thông qua thỏa thuận với Ủy ban Âu Châu, Ukraine đã nhận được 5.876 tấm pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho các bệnh viện trên cả nước.
Volodymyr Kudrytskyi, nhà lãnh đạo công ty điều hành lưới điện nhà nước Ukrenergo, nói với Ukrainska Pravda vào ngày 1 Tháng Bẩy rằng tình trạng lưới điện của Ukraine dự kiến sẽ được cải thiện vào tháng 8.
11. Đại Sứ Ukraine tại Liên Hiệp Quốc nói 97% hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa, bom của Nga tấn công cơ sở hạ tầng dân sự
Hôm Thứ Năm, 04 Tháng Bẩy, Đại Sứ Sergiy Kyslytsya của Ukraine tại Liên Hiệp Quốc gióng lên tiếng báo động về tội ác của quân xâm lược Nga đối với thường dân Ukraine. Ông cho biết chỉ 3% hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa và bom dẫn đường của Nga tấn công các mục tiêu quân sự ở Ukraine, trong khi 97% phần còn lại tấn công vào các cơ sở hạ tầng dân sự.
Ông nhấn mạnh rằng: “Trong những tháng gần đây, Nga đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vào Ukraine bằng hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa và pháo binh, lảm thiệt mạng hàng chục dân thường trên khắp đất nước”. báo cáo.
“Các cuộc không kích quy mô lớn của Nga đã phá hủy các tòa nhà tư nhân và thương mại, khách sạn, trường học, nhà thờ, bệnh viện và nhiều cơ sở hạ tầng.”
Kyiv đã kêu gọi các đối tác của mình cung cấp thêm lực lượng phòng không khi Nga tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào các thành phố và cơ sở hạ tầng năng lượng.
Theo Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, Nga đã sử dụng hơn 800 quả bom dẫn đường chống lại Ukraine chỉ trong tuần qua, nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự.
Đại Sứ Sergiy Kyslytsya nói: “Cuối những năm 1980, việc mất 15.000 quân ở Afghanistan đã buộc giới lãnh đạo Liên Xô phải thừa nhận thất bại và rút quân khỏi nước này, chấm dứt cuộc chiến kéo dài 10 năm”.
“Để so sánh, chỉ riêng tháng 6 vừa qua, lực lượng vũ trang Nga đã mất hơn 33.000 binh sĩ ở Ukraine. Tuy nhiên, chế độ Điện Cẩm Linh, được coi là người thừa kế các nhà lãnh đạo Liên Xô, vẫn tin rằng chiến tranh phải tiếp tục.”
Tờ New York Times đưa tin trung bình hơn 1.000 binh sĩ Nga thiệt mạng hoặc bị thương mỗi ngày trong tháng 5 tại Ukraine
Đại Sứ Kyslytsya nhấn mạnh Ukraine vẫn quyết tâm khôi phục chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong phạm vi biên giới được quốc tế công nhận.
Nhà ngoại giao này nói thêm: “Thật không may, phản ứng duy nhất của Nga đối với tất cả các sáng kiến hòa bình là tiếp tục chiến tranh”.
Ông cũng mô tả các phương pháp tiến hành chiến tranh của Nga là những phương pháp “giống như những trang đen tối nhất của lịch sử thế giới, là điều mà thế giới văn minh hy vọng sẽ không bao giờ lặp lại”.
Đại Sứ Ukraine đã thông báo cho các nhà ngoại giao khác về các cuộc tấn công mới nhất của Nga vào các thành phố của Ukraine cũng như thương vong và tàn phá mà chúng gây ra.
Thay mặt phái đoàn Ukraine, Đại Sứ Kyslytsya bày tỏ hy vọng rằng hành động của Nga sẽ phải bị trừng phạt, đề cập đến lệnh bắt giữ mới nhất của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, đối với Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu và Valery Gerasimov, Tổng Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga.
ICC ngày 25 Tháng Sáu thông báo đã ban hành lệnh bắt giữ Shoigu và Gerasimov vì tội ác chiến tranh chống lại Ukraine.
Shoigu và Gerasimov bị buộc tội tội ác chiến tranh “chỉ đạo tấn công vào các đối tượng dân sự”, “gây tổn hại ngẫu nhiên quá mức cho dân thường hoặc gây thiệt hại cho các đối tượng dân sự” và “tội ác chống lại loài người”.